SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 65
Descargar para leer sin conexión
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về thuế. ................................................................................................................8
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế..................................................................... 8
1.1.2 Khái niệm thuế:............................................................................................................. 9
1.1.2.1 Một số quan điểm khác nhau về thuế: .............................................................9
1.1.2.1.1 Thuyết khế ước xã hội: .................................................................................9
1.1.2.1.2 Thuyết quyền lực nhà nước: .........................................................................9
1.1.2.1.2.1 Khái niệm ...............................................................................................9
1.1.2.1.2.2 Đặc điểm của thuyết quyền lực nhà nước:.............................................9
1.1.2.1.3 Thuyết tự nguyện: .......................................................................................10
1.1.2.1.3.1 Khái niệm .............................................................................................10
1.1.2.1.3.2 Hạn chế của thuyết tự nguyện:.............................................................10
1.1.2.1.4 Kết luận:......................................................................................................10
1.1.3 Đặc điểm của thuế: ..................................................................................................... 10
1.1.3.1 Thuế là một phạm trù lịch sử gắn liền với nhà nước (từ phạm vi điều chỉnh
đến hình thức thu thuế): ...................................................................................................10
1.1.3.2 Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện bỡi các
văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao và sức mạnh cưỡng chế của nhà nước (do
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành). ............................................................11
1.1.3.2.1 Là một khoản thu mang tính bắt buộc: .......................................................11
1.1.3.2.2 Đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế: ..........................................11
1.1.3.3 Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp........11
1.1.3.4 Thuế có phạm vi tác động rộng: ....................................................................11
1.1.4 Phân biệt thuế với các khoản thu khác (phí, lệ phí).................................................... 11
1.1.4.1.1 Giống nhau:.................................................................................................11
1.1.4.1.2 Khác nhau ...................................................................................................12
1.1.5 Phân loại thuế.............................................................................................................. 12
1.1.5.1 Căn cứ vào tính chất của từng sắc thuế..........................................................12
1.1.5.1.1 Thuế trực thu:..............................................................................................12
1.1.5.1.2 Thuế gián thu: .............................................................................................13
1.1.5.1.2.1 Khái niệm .............................................................................................13
1.1.5.1.2.2 Ba loại thuế gián thu: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Xuất khẩu, nhập
khẩu, Thuế Tiêu thụ đặc biệt.....................................................................................13
1.1.5.1.2.2.1 Nhược điểm: ..................................................................................13
1.1.5.1.2.2.2 Ưu điểm:........................................................................................13
1.1.5.1.3 So sánh Thuế gián thu và trực thu...............................................................13
1.1.5.2 Căn cứ vào đối tượng chịu thuế .....................................................................14
1.1.5.2.1 Nhóm 1: Thuế thu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch
vụ: 14
1.1.5.2.2 Nhóm 2: Thuế điều tiết vào thu nhập (còn gọi là thuế thu nhập): gồm các
sắc thuế có đối tượng điếu chỉnh là các khoản thu nhập. .............................................14
1.1.5.2.3 Nhóm 3: Thuế điều tiết vào hành vi sử dụng một số loại tài sản của nhà
nước. 14
1.1.6 Vai trò của thuế........................................................................................................... 14
1.1.6.1 Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước:........................................................14
1.1.6.2 Thuế là sản phẩm, là công cụ pháp lý giúp nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh
tế: 14
1.1.6.3 Thuế là công cụ điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội................15
1.1.6.3.1 Thuế điều tiết thu nhập một cách hợp lý dựa trên thu nhập: ......................15
1.1.6.3.2 Thuế tạo công bằng xã hội:.........................................................................15
1.2 Những vấn đề cơ bản về pháp luật thuế: ......................................................................................15
1.2.1 Khái niệm pháp luật thuế:........................................................................................... 15
1.2.1.1 Luật thuế không phải là một ngành luật độc lập............................................15
1.2.1.2 Lưu ý:.............................................................................................................15
1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế: .................................................................... 15
1.2.3 Các yếu tố cấu thành của một đạo luật thuế. .............................................................. 16
1.2.3.1 Tên gọi của đạo luật thuế:..............................................................................16
1.2.3.2 Đối tượng chịu thuế: ......................................................................................16
1.2.3.2.1 Khái niệm....................................................................................................16
1.2.3.2.2 Ý nghĩa của việc xác định đối tượng chịu thuế:..........................................16
1.2.3.3 Đối tượng nộp thuế: .......................................................................................16
1.2.3.3.1 Hai điều kiện để trở thành đối tượng nộp thuế: ..........................................16
1.2.3.3.2 Phân biệt 2 khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế với người
chịu thuế 16
1.2.3.4 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế và đối tượng không thuộc diện nộp
thuế. 17
1.2.3.5 Căn cứ tính thuế.............................................................................................17
1.2.3.5.1 Cơ sở tính thuế:...........................................................................................17
1.2.3.5.1.1 Đối với thuế gián thu:...........................................................................17
1.2.3.5.1.2 Đối với thuế trực thu: ...........................................................................17
1.2.3.5.2 Thuế suất:....................................................................................................17
1.2.3.5.2.1 Thuế suất tuyệt đối:..............................................................................17
1.2.3.5.2.2 Thuế suất tương đối:.............................................................................18
1.2.3.6 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế: (đây là nghĩa vụ gắn
liền với đối tượng nộp thuế khi thực hiện các hành vi chịu thuế. ....................................18
1.2.3.6.1 Đăng ký thuế (xem chương II Luật Quản lý thuế):.....................................18
1.2.3.6.2 Kê khai thuế (xem chương III Luật Quản lý thuế): ....................................18
1.2.3.6.3 Nộp thuế (xem chương V Luật Quản lý thuế):: ..........................................19
1.2.3.6.4 Quyết toán thuế (xem chương VI Luật Quản lý thuế):...............................19
1.2.3.6.4.1 Khái niệm .............................................................................................19
1.2.3.6.4.2 Các trường hợp xảy ra khi quyết toán:.................................................19
1.2.3.7 Chế độ truy thu và hoàn thuế (xem chương VII Luật Quản lý thuế):............19
1.2.3.7.1 Chế độ hoàn thuế: .......................................................................................19
1.2.3.7.1.1 Khái niệm .............................................................................................19
1.2.3.7.1.2 Các trường hợp thường được hoàn thuế...............................................19
1.2.3.7.2 Truy thu thuế:..............................................................................................19
1.2.3.8 Chế độ miễn giảm thuế (xem chương VIII Luật Quản lý thuế):....................19
1.2.3.9 Chế độ xử phạt và khen thưởng (xem chương XII Luật Quản lý thuế):........21
1.2.4 Các nguyên tắc khi xây dựng hệ thống thuế:.............................................................. 21
1.2.4.1 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo công bằng: ...........................................21
1.2.4.1.1 Theo chiều ngang:.......................................................................................21
1.2.4.1.2 Theo chiều dọc:...........................................................................................21
1.2.4.2 Nguyên tắc đánh thuế phải đạt hiệu quả:.......................................................21
1.2.4.3 Nguyên tắc đơn giản và rõ ràng:....................................................................21
1.2.4.4 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng
chịu thuế chịu một loại thuế nhiều lần. ............................................................................21
1.2.4.5 Một số nguyên tắc khác có liên quan:............................................................21
1.2.5 Hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam. ......................................................................... 21
CHƯƠNG 2........................ PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOA, DỊCH VỤ. ...........................
2.1 Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hàng hoá dịch vụ. ....................................................22
2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào hàng hóa dịch vụ:...................................................22
2.2.1 Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu:....................................................................................... 22
2.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu: .......................22
2.2.1.1.1 Khái niệm:...................................................................................................22
2.2.1.1.2 Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu:.........................................................22
2.2.1.1.3 Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu:.......................................................23
2.2.1.2 Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu: ...................................................23
2.2.1.3 Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:....................................................23
2.2.1.3.1 Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hoá qua biên giới Việt
Nam (là chủ hàng) gồm: ...............................................................................................23
2.2.1.3.2 Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất
khẩu, nhập khẩu hoàn tất..............................................................................................24
2.2.1.4 Những trường hợp không nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 3 Luật thuế
xuất khẩu, nhập khẩu, điều 2 Nghị định 87): ...................................................................24
2.2.1.5 Căn cứ tính thuế:............................................................................................25
2.2.1.5.1 Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %: ......................................25
2.2.1.5.2 Đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối:...........................................25
2.2.1.6 Chế độ miễn, giảm thuế: (điều 16, 17, 18 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu,
Chương IV Nghị định 149/2005 Hướng dẫn thi hnh luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu)....26
2.2.1.7 Chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán và hoàn thuế: Điều 13, 14, 15,
Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu, điều 13, 14, 15 nghị định 149: ......................................26
2.2.1.8 Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu..............................26
2.2.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt: ................................................................................................ 26
2.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt:................................26
2.2.2.1.1 Khái niệm:...................................................................................................26
2.2.2.1.2 Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt: .................................................................26
2.2.2.1.3 Vai trò của tiêu thụ đặc biệt:.......................................................................26
2.2.2.2 Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:............................................................26
2.2.2.3 Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (điều 4 luật thuế tiêu thụ đặc biệt):............26
2.2.2.4 Căn cứ tính thuế (Chương 2 Nghị định 26, Chương II Thông tư 64/2009/TT-
BTC): là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB.
27
2.2.2.5 Chế độ miễn, giảm thuế: ................................................................................28
2.2.2.6 Khấu trừ, quyết toán và hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (Chương III của Luật
TTĐB, Chương III Nghị định 26 và chương III Thông tư 64) ........................................28
2.2.3 Thuế giá trị gia tăng.................................................................................................... 28
2.2.3.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò, ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng: ................28
2.2.3.1.1 Khái niệm thuế giá trị gia tăng:...................................................................28
2.2.3.1.2 Đặc điểm thuế giá trị gia tăng:....................................................................28
2.2.3.1.3 Vai trò của thuế giá trị gia tăng:..................................................................29
2.2.3.2 Người nộp thuế giá trị gia tăng: .....................................................................30
2.2.3.3 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: ..............30
2.2.3.3.1 Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: ...........................................................30
2.2.3.3.2 Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: ................................................30
2.2.3.4 Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng:....................................................................30
2.2.3.4.1 Giá tính thuế giá trị gia tăng: ......................................................................30
2.2.3.4.2 Thuế suất thuế giá trị gia tăng:....................................................................31
2.2.3.5 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:..........................................................32
2.2.3.5.1 Phương pháp khấu trừ thuế (điều 10 Luật thuế GTGT)..............................32
2.2.3.5.2 Điều kiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:.........................................32
2.2.3.5.3 Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (Điều 11 Luật thuế
GTGT. 32
2.2.3.5.3.1 Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là:33
2.2.3.6 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán Giá trị gia tăng:....................34
2.2.3.7 Chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng: ..................................................................34
CHƯƠNG 3................................................ PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP ...........................
3.1 Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào thu nhập:..................................................................35
3.1.1 Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập:............................................................... 35
3.1.2 Đặc điểm chung của pháp luật thuế thu vào thu nhập:............................................... 36
3.1.2.1 Thuế thu vào thu nhập là loại thuế trực thu: ..................................................36
3.1.2.2 Thuế thu vào thu nhập có đối tượng chịu thuế là thu nhập chịu thuế............36
3.1.2.2.1 Căn cứ xác định thu nhập phát sinh làm căn cứ tính thuế: .........................36
3.1.2.2.1.1 Yếu tố quốc tịch: ..................................................................................36
3.1.2.2.1.2 Yếu tố chủ quyền quốc gia (yếu tồ lãnh thổ): ......................................36
3.1.2.2.2 Xác định khái niệm thu nhập chịu thuế: .....................................................37
3.1.2.3 Trong thuế thu vào thu nhập, mức độ điều tiết thường rất lớn và chế độ miễn,
giảm thuế rất linh hoạt......................................................................................................37
3.1.3 Vai trò của thuế thu vào thu nhập:.............................................................................. 37
3.2 Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào thu nhập: ................................................................37
3.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp: .......................................................................................................39
3.3.1 Khái niệm và đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp:................................................. 39
3.3.1.1 Khái niệm.......................................................................................................39
3.3.1.2 Đặc điểm cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp: .......................................39
3.3.2 Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:..................................................................... 40
3.3.2.1 Các tổ chức là các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh hàng hóa
dịch vụ bao gồm:..............................................................................................................40
3.3.2.2 Nhóm các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã có thực hiện hoạt
động sản xuất kinh doanh có thu nhập, gồm:...................................................................41
3.3.3 Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:.............................................................. 41
3.3.4 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp: ................................................................... 42
3.3.4.1 Thu nhập tính thuế: ........................................................................................42
3.3.4.1.1 Thu nhập chịu thuế: ....................................................................................42
3.3.4.1.1.1 Doanh thu:............................................................................................42
3.3.4.1.1.2 Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập tính thuế bao gồm:
(điều 9 Luật):.............................................................................................................43
3.3.4.1.1.3 Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý để được trừ khi tính
doanh thu chịu thuế của doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật................43
3.3.4.1.1.4 Các khoản thu nhập khác: ....................................................................43
3.3.4.1.2 Thu nhập tính thuế: .....................................................................................43
3.3.4.2 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: .........................................................43
3.3.4.2.1 Tính hợp lý:.................................................................................................43
3.3.4.2.2 Tính công bằng: ..........................................................................................44
3.3.5 Chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: ............................................................... 44
3.3.6 Nơi nộp thuế. .............................................................................................................. 44
3.4 Thuế thu nhập cá nhân..................................................................................................................45
3.4.1 Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân. .............................................................. 45
3.4.1.1 Khái niệm.......................................................................................................45
3.4.1.2 Đặc điểm cơ bản của thuế thu nhập cá nhân:.................................................45
3.4.2 Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân:....................................................................... 45
3.4.3 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân:........................................................................ 46
3.4.4 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú:..................................................................... 46
3.4.4.1 Thu nhập tính thuế: ........................................................................................46
3.4.4.1.1 Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công.46
3.4.4.1.2 Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn,
chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương
mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế được xác định theo phương pháp
xác định thu nhập chịu thuế đối với từng thu nhập cụ thể............................................46
3.4.4.2 Thu nhập chịu thuế đối với từng khoản thu nhập. .........................................46
3.4.4.2.1 Đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh (Điều 10)::.................................46
3.4.4.2.2 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công (Điều 11):..............................47
3.4.4.2.3 Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn (Điều 12)...............................................47
3.4.4.2.4 Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn (Điều 13)................................47
3.4.4.2.5 Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản (Điều 14):.................47
3.4.4.2.6 Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng (Điều 15)...........................................47
3.4.4.2.7 Thu nhập chịu thuế từ bản quyền (Điều 16). ..............................................47
3.4.4.2.8 Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại (Điều 17). ....................47
3.4.4.2.9 Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng (Điều 18). ...................................47
3.4.4.3 Quy định về giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế. .................................47
3.4.4.3.1 Giảm trừ gia cảnh:.......................................................................................47
3.4.4.3.1.1 Điều kiện giảm trừ: ..............................................................................47
3.4.4.3.1.2 Mức giảm trừ:.......................................................................................47
3.4.4.3.1.3 Nguyên tắc giảm trừ:............................................................................48
3.4.4.3.1.4 Xác định người phụ thuộc:...................................................................48
3.4.4.3.2 Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo...........................48
3.4.4.3.2.1 Điều kiện giảm trừ: ..............................................................................48
3.4.4.3.2.2 Các trường hợp được giảm trừ:............................................................48
3.4.4.4 Thuế suất thuế thu nhập cá nhân....................................................................48
3.4.5 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú........................................................... 49
3.4.5.1 Xác định thu nhập tính thuế và thuế suất.......................................................49
3.4.5.2 Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế (điều 32 Luật thuế thu nhập cá nhân).
49
3.4.6 Chế độ miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân.................................................................. 49
CHƯƠNG 4.THUẾ THU VÀO HÀNH VI SỬ DỤNG MỘT SỐ TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC ............
4.1 Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hành sử dụng một số tài sản của nhà nước:.............50
4.1.1 Khái niệm pháp luật thuế thu vào hành vi sử dụng một số tài sản của nhà nước:...... 50
4.1.2 Đặc điểm của thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản:............................... 50
4.2 Nội dung pháp luật thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản: ........................................50
4.2.1 Thuế sử dụng đất nông nghiệp.................................................................................... 50
4.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế sử dụng đất nông nghiệp......................................50
4.2.1.1.1 Khái niệm....................................................................................................50
4.2.1.1.2 Đặc điểm:....................................................................................................50
4.2.1.2 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế:..........................................................51
4.2.1.3 Căn cứ tính thuế:............................................................................................51
4.2.2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.............................................................................. 52
4.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp................................52
4.2.2.1.1 Khái niệm:...................................................................................................52
4.2.2.1.2 Đặc điểm của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: .......................................52
4.2.2.2 Đối tượng chịu thuế. ......................................................................................53
4.2.2.3 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế nhà đất..............................................53
4.2.2.4 Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Điều 4 Luật thuế sử dụng đất
phi nông nghiệp)...............................................................................................................54
4.2.2.5 Căn cứ tính thuế nhà, đất. ..............................................................................54
4.2.3 Thuế Tài nguyên. ........................................................................................................ 54
4.2.3.1 Khái niệm, đặc điểm thuế tài nguyên.............................................................54
4.2.3.1.1 Khái niệm....................................................................................................54
4.2.3.1.2 Đặc điểm của thuế tài nguyên.....................................................................54
4.2.3.2 Đối tượng chịu thuế tài nguyên......................................................................55
4.2.3.3 Người nộp thuế tài nguyên.............................................................................55
4.2.3.4 Căn cứ tính thuế.............................................................................................56
4.2.3.5 Miễn, giảm thuế tài nguyên: ..........................................................................56
CHƯƠNG 5...........................................................XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ ...........................
5.1 Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. ......................................................................................57
5.1.1 Khái niệm xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. ................................................... 57
5.1.1.1 Thuyết phục: ..................................................................................................57
5.1.1.2 Theo dõi, kiểm tra:.........................................................................................57
5.1.1.3 Cưỡng chế:.....................................................................................................57
5.1.2 Đặc điểm xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế...................................................... 57
5.1.3 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. ................................................................... 58
5.1.3.1 Nhóm các nguyên tắc đảm bảo thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính. 58
5.1.3.2 Nhóm nguyên tắc đảm bảo về mặt xử phạt....................................................58
5.1.3.3 Nguyên tắc đảm bảo về thời hiệu xử phạt......................................................59
5.1.4 Các hành vi vi phạm pháp luật thuế:........................................................................... 59
5.1.4.1 Vi phạm các thủ tục thuế (Điều 105 Luật quản lý thuế):...............................59
5.1.4.2 Chậm nộp tiền thuế (Điều 106 Luật quản lý thuế): .......................................59
5.1.4.3 Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn
(Điều 107 Luật quản lý thuế): ..........................................................................................59
5.1.4.4 Trốn thuế, gian lận thuế (Điều 108 Luật quản lý thuế):.................................60
5.1.5 Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế.......................................................... 61
5.1.6 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế...................................................... 61
5.1.6.1 Nhóm cơ quan thuế các cấp:..........................................................................61
5.1.6.2 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan hải quan:.....62
5.1.6.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp. .....63
5.2 Xử lý hình sự về hành vi trốn thuế trốn thuế................................................................................63
5.2.1 Khái niệm, đặc điểm. .................................................................................................. 63
5.2.1.1 Đặc điểm của xử lý hình sự về hành vi trốn thuế. .........................................64
5.2.1.2 Khái niệm.......................................................................................................64
5.2.2 Cấu thành tội trốn thuế................................................................................................ 64
5.2.2.1 Mặt khách quan:.............................................................................................64
5.2.2.2 Khách thể:......................................................................................................65
5.2.2.3 Mặt chủ quan: ................................................................................................65
5.2.2.4 Chủ thể:..........................................................................................................65
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP
LUẬT THUẾ VIỆT NAM
1.1 Khái quát chung về thuế.
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế.
Trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người (xã hội công xã nguyên thủy) với nền sản
xuất chủ yếu là săn bắt, hái lượm, sản phẩm làm ra được chia đều cho các thành viên công xã.
Mỗi thành viên trong xã hội đều bình đẳng như nhau và không phải đóng góp của cải của mình.
Lúc này, tuy các cộng đồng đều có thủ lĩnh của mình nhưng những thủ lĩnh này chỉ được cộng
đồng trao cho quyền hạn mang tính xã hội chứ không là quyền lực chính trị, quyền lực nhà
nước. Trong xã hội đó cũng chưa có nhà nước, chưa có pháp luật và đương nhiên là trong xã
hội đó cũng chưa có “thuế”.
- Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, con người ngày càng sáng tạo ra các công
cụ, phương tiện sản xuất mới, các phương thức sản xuất ngày càng phát triển cùng với sự
chuyên môn hóa trong sản xuất, sản phẩm tạo ra không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của con
người mà còn dư thừa. Sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều, phát sinh chế dộ chiếm hữu tư
nhân, hình thành giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt dẫn đến đấu tranh giai cấp.Trong cuộc
đấu tranh giai cấp đó, giai cấp nào thắng thế sẽ lập ra một thiết chế gọi là nhà nước để thống trị
các giai cấp còn lại. Nhà nước ra đời trên nền tảng kinh tế - chính trị đó.
Để duy thì sự tồn tại của nhà nước (mà đại diện là giai cấp thống trị) và thực hiện các
chức năng quản lý xã hội cần phải có nguồn tài chính đủ lớn. Mà nguồn tài chính thu được từ
đâu? Câu trả lời chính là thu từ sự đóng góp của người dân trong xã hội, sự đóng góp này được
gọi là thuế. Đó là yêu cầu đầu tiên quyết định sự ra đời của thuế. Như vậy, thuế ra đời là để đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
* Vậy: Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nhà
nước và pháp luật. Sự xuất hiện và phát triển của thuế gắn liền với mỗi giai đoạn lịch sử
và lợi ích của nhà nước mà giai cấp thống trị đang cầm quyền. Mác nói rằng: Thuế là cơ
sở tồn tại của nhà nước.
1.1.2 Khái niệm thuế:
1.1.2.1 Một số quan điểm khác nhau về thuế:
1.1.2.1.1 Thuyết khế ước xã hội:
• Khế ước là gì? Khế ước hiểu một cách chung nhất là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều
chủ thể về việc các chủ thể được hưởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất
định.
• Theo thuyết khế ước xã hội, thuế là nghĩa vụ trong hợp đồng được thiết lập giữa nhà
nước với cư dân trong xã hội. Hay thuế là kết quả của sự thoả thuận giữa nhân dân mà đại diện
của họ chính là các đại biểu dân chúng trong Nghị viện hoặc Quốc hội và Nhà nước. Như vậy,
trong khế ước xã hội đó, quan hệ thuế được hiểu như sau:
+ Nhân dân phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.
+ Nhà nước có nghĩa vụ cung cấp, đảm bảo cho nhân dân các dịch vụ như: an ninh,
quốc phòng, giáo dục…
• Hạn chế của thuyết khế ước: thực tế thì thuế:
+ Trong quan hệ pháp luật thuế không có sự tương ứng quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
+ Trong quan hệ pháp luật thuế không có sự thỏa thuận giữa nhà nước và nhân dân.
Ngay từ khi nhà nước ra đời, nhà nước đã sử dụng quyền lực của giai cấp thống trị bóc lột giai
cấp bị trị thông qua chế độ thuế khóa nặng nề,
+ Trong quan hệ pháp luật thuế không có hợp đồng cụ thể thuần túy giữa các bên.
+ Người dân có quyền mặc cả về thuế không?
• Từ sự phân tích trên có thể nhận thấy, thuyết khế ước xã hội chấp nhận quan điểm thuế
mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, nghĩa là nhân dân phải nhận được phần lợi ích một cách
trực tiếp từ nhà nước tương ứng với số thuế mà nhân dân đã nộp. Hay nói cách khác rằng, tôi
đã nộp thế thì tôi phải được hưởng một phần lợi ích tương ứng với số tiền thuế tôi đã nộp. Vấn
đề là: người nộp thuế có được nhà nước cung cấp các quyền và nghĩa vụ tương ứng không?
Người không nộp thuế (người nghèo…) có được hưởng các lợi ích do nhà nước cung cấp
không? Những vấn đề này chưa được thuyết khế ước xã hội giải quyết triệt để.
1.1.2.1.2 Thuyết quyền lực nhà nước:
1.1.2.1.2.1 Khái niệm
Theo quan điểm của thuyết này, thuế là sự đóng góp tài chính bắt buộc của người dân
nhằm hình thành quỹ ngân sách nhà nước để nhà nước thực hiện các chức năng của mình,
không mang tính đối giá và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước
(bắt buộc các chủ thể từ bỏ một phần lợi ích của mình cho nhà nước).
1.1.2.1.2.2 Đặc điểm của thuyết quyền lực nhà nước:
+ Khẳng định bản chất của thuế là sự đóng góp bắt buộc được đảm bảo bằng sức mạnh
cưỡng chế của nhà nước …
+ Khẳng định bản chất của thuế không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
- Với quan điểm của thuyết này, thuế sẽ giết chết nguồn thu, người nộp thuế không còn
khả năng để tái sản xuất nên sẽ không thu được thuế lâu dài (không đảm bảo nguồn thu trong
tương lai).
- Trong xã hội hiện đại, với quan điểm tiến bộ, nhà nước cần phải có chính sách thuế
hợp lý nhằm đảm bảo duy trì và bổ sung nguồn thu hợp lý, không bỏ sót đối tượng chịu thuế
nhưng cũng cần có chính sách miễn giảm thuế nhằm hộ trợ kịp thời, giúp họ tiếp tục thực hiện
hành vi chịu thuế. Có như vậy nguồn thu từ thuế mới ổn định, ngân sách nhà nước mới bền
vững.
1.1.2.1.3 Thuyết tự nguyện:
1.1.2.1.3.1 Khái niệm
Theo thuyết tư nguyện, thuế là một khoản tiền mà nhân dân tự nguyện đóng góp cho quỹ ngân
sách nhà nước. Đây là thuyết của giai cấp tư sản muốn lật đổ nhà nước phong kiến với thuyết
quyền lực nhằm tranh thủ sự ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân.
1.1.2.1.3.2 Hạn chế của thuyết tự nguyện:
- Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, không ai tự nguyện từ bỏ lợi ích của mình cho
nhà nước trong khi các quyền và lợi ích mà họ nhận được từ hành vi nộp thuế rất mơ hồ, không
rõ ràng, không tương xứng.
- Vì thế, đây là một thuyết không tưởng, chưa hiểu rõ được bản chất, đặc điểm của
thuế. Thuyết này không đứng trên quan điểm duy vật biện chứng mà mang nặng tính chất siêu
hình.. Mục đích cơ bản của thuyết này không phải là xây dựng nền tảng lý luận về thuế mà vì
mục đích chính trị để chống lại và lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời với chế độ thuế khóa hà
khắc.
 Từ sự đưa ra và phân tích các thuyết trên, có thể thấy thuế vừa có dấu hiệu của hợp đồng,
vừa có dấu hiệu của quyền lực nhà nước,
1.1.2.1.4 Kết luận:
Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức,
cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.
Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Đây là
quan điểm toàn diện, hệ thống và đầy đủ nhất, thể hiện đúng bản chất của thuế, là cơ sở quan
trọng để chúng ta di vào phân tích những đặc điểm của thuế.
1.1.3 Đặc điểm của thuế:
1.1.3.1 Thuế là một phạm trù lịch sử gắn liền với nhà nước (từ phạm vi điều chỉnh đến
hình thức thu thuế):
- Bởi vì có sự xuất hiện, tồn tại, phát triển và mất đi của thuế; mỗi giai đoạn lịch sử khác
nhau thì có chính sách thuế khác nhau.
- Mọi sự thay đổi của lịch sử sẽ dẫn đến sự thay đổi về thuế.
- Gắn liền với nhà nước: (như đã phân tích ở nguồn gốc ra đời của thuế).
1.1.3.2 Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện bỡi các văn
bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao và sức mạnh cưỡng chế của nhà nước (do
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành).
1.1.3.2.1 Là một khoản thu mang tính bắt buộc:
Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước. Hơn nữa, để nhà
nước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định. Nếu tự nguyện nộp thì không thể
thường xuyên và ổn định được. Tính bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau:
- Bắt buộc đối với nhà nước: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu
thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu
thuế, căn cứ tính thuế… Khoản 1 Điều 8 Luật Quản lý Thuế quy định: Trách nhiệm của cơ
quan quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật
làm căn cứ duy nhất để thực hiện.
- Đối với người dân: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ
điệu kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay
ngoài hợp đồng.
- Tính bắt buộc của thuế là một trong những đặc tính quan trọng để phân biệt thuế với các
khoản thu khác trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước.
1.1.3.2.2 Đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế:
- Cưỡng chế hành chính.
- Cưỡng chế hình sự: Điều 161 Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội trốn thuế với
mức hình phạt lên đến 7 năm tù giam.
 Hậu quả của việc cưỡng chế này có thể dẫn đến giảm hiệu quả, uy tín trong sản xuất
kinh doanh, thậm chí là chấm dứt sự tồn tại của đối tượng bị áp dụng.
1.1.3.3 Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp.
• Trong quan hệ pháp luật thuế không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế mà các đối
tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp mà đối tượng nộp thuế
nhận được từ nhà nước.
- Không mang tính đối giá: người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều được
hưởng lợi ích như nhau.
- Không hoàn trả trực tiếp: Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp
thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước.
1.1.3.4 Thuế có phạm vi tác động rộng:
Hầu như mọi đối tượng hàng hóa dịch vụ (được phép lưu thông và hợp pháp), mọi tổ chức, cá
nhân (có tư cách chủ thể) đều chịu sự điều chỉnh của thuế.
1.1.4 Phân biệt thuế với các khoản thu khác (phí, lệ phí)
Từ những đặc điểm trên, chúng ta có thể so sánh, phân biệt thuế với các khoản thu khác trong
hệ thống các khoản thu của ngân sách nhà nước mà tiêu biểu nhất là phân biệt thuế với phí và
lệ phí:
1.1.4.1.1 Giống nhau:
+ Đều là những nguồn thu của ngân sách nhà nước.
+ Căn cứ để tiến hành thu đều là văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành.
1.1.4.1.2 Khác nhau
Tiêu chí
phân biệt
Thuế Phí, lệ phí
Cơ sở
pháp lý
Văn bản có hiệu lực pháp lý cao, do
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
ban hành là Quốc hội hoặc Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội (Luật, Pháp lệnh,
Nghị quyết)
Được điều chỉnh bởi những văn bản
dưới luật, do Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài
chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có
thẩm quyền ban hành.
Vai trò
trong hệ
thống
Ngân sách
nhà nước
Là khoản thu chủ yếu, quan trọng,
chiếm trên 90% các khoản thu cho
Ngân sách nhà nước
Là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ
đủ chi dùng cho các hoạt động phát
sinh từ phí.
Tính đối
giá
Không mang tính đối giá và hoàn trả
trực tiếp
Mang tính đối giá rõ ràng và hoàn trả
trực tiếp.
Phạm vi
áp dụng
- Không có giới hạn, không có sự khác
biệt giữa các đối tượng, các vùng lãnh
thổ.
- Áp dụng hầu hết đối với các cá nhân,
tổ chức.
- Mang tính địa phương, địa bàn rõ
ràng.
- Chỉ những cá nhân tổ chức có yêu cầu
“Nhà nước” thực hiện một dịch vụ nào
đó.
1.1.5 Phân loại thuế.
1.1.5.1 Căn cứ vào tính chất của từng sắc thuế
Thuế trực thu và thuế gián thu.
1.1.5.1.1 Thuế trực thu:
Là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng nộp thuế, người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là
người chịu thuế, người phải trả tiền thuế và trực tiếp nộp thuế vào NSNN. Hay nói cách khác là
nhà nước đã tiến hành điều tiết một cách trực tiếp một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân
vào ngân sách nhà nước.
Ưu điểm: chính sách về thuế trực thu được công bằng hơn vì nhà nước hiểu rõ và cá biệt hóa
được người chịu thuế. Trên cơ sở đó đảm bảo công bằng xã hội hơn cho việc điều tiết thu nhập.
Căn cứ này cũng là cơ sở để lý giải vì sao các loại thuế trực thu thường có mức thuế
suất rất cao nhưng chế độ miễn giảm rất linh hoạt nhằm đảm bảo sự công bằng.
Nhược điểm: khó thu thuế, người nộp thuế có xu hướng trốn thuế vì họ cảm thấy gánh nặng về
thuế khi phải trích một phần lợi ích của chính bản thân mình cho nhà nước.
Bên cạnh đó, việc theo dõi, quản lý thu thuế này là rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ thuế
phải có chuyên môn cao, có hệ thống xử lý thông tin liên thông. Điều này cũng làm cho chi phí
hành thu đối với loại thuế trực thu cũng tăng lên tương đối cao và khó khăn so với thuế gián
thu. Điều này đôi khi cũng làm cho việc tập trung thu nhập vào ngân sách nhà nước không đáp
ứng kịp thời, đầy đủ.
Trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam hiện nay, thuế trực thu gồm:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Thuế thu nhập cá nhân;
+ Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
+ Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
+ Thuế tài nguyên.
1.1.5.1.2 Thuế gián thu:
1.1.5.1.2.1 Khái niệm
Là loại thuế thu gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Trong thuế gián thu, đối tượng
nộp thuế không phải là người chịu thuế (người gánh chịu thuế là người tiêu dùng).
- Thuế gián thu không tách biệt ra khỏi giá cả hàng hóa và dịch vụ mà nó cấu thành trong
giá cả hàng hoá dịch vụ, làm cho người tiêu dùng lầm tưởng đó là giá mà họ trả để có được
hàng hoá dịch vụ đó.
- Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau. Thông thường,
người chịu thuế chính là người tiêu dùng.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một. Ví dụ:
Doanh nghiệp A nhập khẩu máy lạnh về để trang bị cho hệ thống văn phòng của mình. Trong
trường hợp này, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu là thuế gián thu
nhưng chính doanh nghiệp A là người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế.. Lưu ý: nếu có
nhận định rằng: Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau là
nhận định đúng, (không nên vận dụng những trường hợp đặc biệt như ví dụ trên để cho rằng
nhận định này sai). Vì đây là đặc trưng cơ bản của thuế gián thu.
1.1.5.1.2.2 Ba loại thuế gián thu: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu, Thuế
Tiêu thụ đặc biệt.
1.1.5.1.2.2.1 Nhược điểm:
- Tỷ trọng tiền thuế gián thu trên thu nhập của người nghèo lại cao hơn tỷ trọng tiền thuế
gián thu trên thu nhập của người giàu. Đây là tính không công bằng của thuế gián thu.
- Nhà nước không cá biệt hóa được người chịu thuế nên khó khăn trong việc thực hiện
chính sách miễn giảm về thuế.
1.1.5.1.2.2.2 Ưu điểm:
Dễ thu thuế bởi vì đối tượng nộp thuế không phải là người chị thuế (không có cảm giác gánh
nặng về thuế).
1.1.5.1.3 So sánh Thuế gián thu và trực thu
Trên cơ sở phân tích về thuế gián thu, trực thu, ta có thể đưa ra sự khác biệt sau của hai loại
thuế này là:
Thuế gián thu Thuế trực thu
- Tiền thuế được cấu thành trong giá cả
hàng hoá, dịch vụ.
- Tiền thuế không được cấu thành trong giá cả
hàng hoá, dịch vụ.
- Nhà nước điều tiết thu nhập của người
chịu thuế một cách gián tiếp thông qua giá
cả hàng hoá, dịch vụ.
- Nhà nước điều tiết trực tiếp thu nhập của
người chịu thuế.
- Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và
người chịu thuế là khác nhau.
- Trong thuế trực thu, đối tượng nộp thuế và
người chịu thuế là một.
Phạm vi tác động của thuế gián thu là rất
rộng rãi.
- Phạm vi tác động của thuế trực thu là tương
đối hẹp.
- Việc thu thuế là tương đối dễ dàng hơn vì
ít gặp sự phản ứng của người chịu thuế.
- Việc thu thuế là tương đối khó khăn vì tâm lý
phản ứng với thuế của người tiêu dùng.
1.1.5.2 Căn cứ vào đối tượng chịu thuế
1.1.5.2.1 Nhóm 1: Thuế thu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ:
1.1.5.2.2 Nhóm 2: Thuế điều tiết vào thu nhập (còn gọi là thuế thu nhập): gồm các sắc thuế
có đối tượng điếu chỉnh là các khoản thu nhập.
1.1.5.2.3 Nhóm 3: Thuế điều tiết vào hành vi sử dụng một số loại tài sản của nhà nước.
1.1.6 Vai trò của thuế.
1.1.6.1 Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước:
- Thuế là một trong 3 nguồn thu chủ yếu và thường xuyên trong Ngân sách nhà nước, chiếm
trên 90% tổng nguồn thu Ngân sách nhà nước.
- Nhà nước quan tâm khi ban hành một sắc thuế thì sẽ bổ sung bao nhiêu phần trăm cho
nguồn thu ngân sách nhà nước, chi phí hành thu như thế nào.
• Để thực hiện tốt vai trò này, cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Cần phải đảm bảo rằng các văn bản qui phạm pháp luật thuế đồng bộ, thống nhất và
khoa học để có thể dễ dàng trong việc áp dụng thuế.
+ Thuế đưa ra phải bao quát hầu hết mọi hoạt động từ sản xuất-kinh doanh, chế biến,
sửa chữa, khai thác, xây dựng đến dịch vụ, từ nguồn thu nhập thường xuyên đến không thường
xuyên, những hoạt động tiêu dùng của xã hội.
+ Việc thu thuế cần phải đảm bảo việc nuôi dưỡng nguồn thu.
+ Bên cạnh đó, việc thu thuế phải đảm bảo tính công bằng.
1.1.6.2 Thuế là sản phẩm, là công cụ pháp lý giúp nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế:
- Thuế tạo nguồn thu để phục vụ nhu cầu đầu tư của đất nước.
- Thuế là công cụ điều tiết giá cả thị trường, chống lạm phát hoặc giảm phát.
- Thuế góp phần điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng: để hạn chế tiêu dùng các sản phẩm và sử
dụng các dịch vụ không cần thiêt, nhà nước đánh thuế rất cao và ngược lại.
- Thuế được coi là công cụ quan trong để bảo vệ nền sản xuất trong nước, đồng thời khuyền
khích nhà đầu tư đầu tư vào những ngành, những vùng miền nhà nước cần phát triển.
1.1.6.3 Thuế là công cụ điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.
1.1.6.3.1 Thuế điều tiết thu nhập một cách hợp lý dựa trên thu nhập:
Các luật thuế được ban hành đều xác nhận “động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà
nước” như một lý do cơ bản để ban hành sắc thuế đó.
1.1.6.3.2 Thuế tạo công bằng xã hội:
Được thể hiện ở việc nhà nước sử dụng nguồn tài chính có được để xây dựng hệ thống phúc lợi
xã hội, thực hiện các chính sách xã hội như: đào tạo nghề cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, chăm
sóc cho người già không nơi nương tựa, chính sách xã hội đối với gia đình có công với cách
mạng, gia đình neo đơn, hay các chương trình xây dựng hệ thống nước ngọt để cung cấp nước
cho mùa khô, đào kênh rửa phèn, ngăn mặn…
1.2 Những vấn đề cơ bản về pháp luật thuế:
1.2.1 Khái niệm pháp luật thuế:
Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước ban hành nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế, là bộ phận chủ yếu và quan
trong nhất của pháp luật về thu Ngân sách nhà nước.
1.2.1.1 Luật thuế không phải là một ngành luật độc lập
Luật thuế không phải là một ngành luật độc lập mà chỉ là một bộ phận của pháp luật Ngân sách
nhà nước thuộc ngành luật tài chính. Bỡi vì: để trở thành một ngành luật độc lập, phải có đối
tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh độc lập. Trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của
pháp luật thuế chỉ là một khâu trong toàn bộ chu trình ngân sách nhà nước thuộc đối tượng điều
chỉnh của ngành luật tài chính.
1.2.1.2 Lưu ý:
Pháp luật thuế là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật xã hội
phát sinh trong quá trình thu nộp thuế. Điều này có nghĩa là những quan hệ nảy sinh trong việc
thu nộp thuế sẽ bao gồm những quan hệ sau:
+ Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế của cơ quan nhà nước.
+ Nhóm quan hệ trong việc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan
thuế.
- Pháp luật thuế là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của pháp luật về thu ngân sách
nhà nước.
1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế:
a. Xác lập nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
b. Xác lập cách thức điều tiết thuế.
c. Xác định trình tự thực hiện các nghĩa vụ về thuế.
d. Xác lập biện pháp xử phạt và khen thưởng.
1.2.3 Các yếu tố cấu thành của một đạo luật thuế.
1.2.3.1 Tên gọi của đạo luật thuế:
Tên gọi của đạo luật thuế cần phản ánh được phạm vi tác động, mục đích điều tiết của sắc
thuế.
- Căn cứ đặt tên thuế có rất nhiều căn cứ khác nhau, nhưng thông thường thì căn cứ
vào đối tượng tính thuế, đối tượng tác động của loại thuế, nội dung, tính chất của các điều kiện
pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ chịu thuế.
- Mục đích của tên gọi một đạo luật thuế là cần phải làm sao giúp người nghe, người
nghiên cứu, người dân ngay khi mới nghe đến tên của sắc thuế đã có thể hình dung được đối
tượng mà sắc thuế muốn điều chỉnh, tránh nhầm lẫn với các sắc thuế khác.
1.2.3.2 Đối tượng chịu thuế:
1.2.3.2.1 Khái niệm
Đối tượng chịu thuế của một đạo luật thuế là đối tượng khách quan phải thu thuế, là vật chuẩn
mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định.
Phương pháp quy định đối tượng chịu thuế có thể là phương pháp liệt kê (thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân) hoặc dùng phương pháp đưa ra khái niệm (thuế xuất khẩu,
nhập khẩu, thuế gia trị gia tăng).
1.2.3.2.2 Ý nghĩa của việc xác định đối tượng chịu thuế:
- Dựa vào đối tượng chịu thuế có thể xác định được phạm vi điều chỉnh của đạo luật thuế.
- Dựa vào đối tượng chịu thuế có thể xác định được chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế.
- Về nguyên tắc, mỗi đạo luật thuế có đối tượng chịu thuế riêng biệt.
1.2.3.3 Đối tượng nộp thuế:
Đối tượng nộp thuế của một đạo luật thuế là những tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên
đối tượng chịu thuế và theo quy định của đạo luật thuế, các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải
nộp thuế cho nhà nước.
1.2.3.3.1 Hai điều kiện để trở thành đối tượng nộp thuế:
- Có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà đạo luật thuế quy định;
- Thỏa mãn điều kiện chịu thuế do pháp luật quy định.
 Điều đó có nghĩa là không phải mọi tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng
chịu thuế đều là đối tượng nộp thuế mà còn phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy
định.
1.2.3.3.2 Phân biệt 2 khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế với người chịu thuế
• Cần phân biệt 2 khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế.
• Cần phân biệt 2 khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế với người chịu thuế.
• Lưu ý:
- Một tổ chức, cá nhân có thể là đối tượng nộp thuế của nhiều đạo luật thuế.
- Tư cách pháp lý của đối tượng nộp thuế không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế của
đối tượng nộp thuế.
Dựa trên việc xác định đối tượng nộp thuế và người chịu thuế chúng ta phân biệt một số
điểm sau:
Đối tượng nộp thuế Người chịu thuế
- Được qui định cụ thể trong đạo luật. - Không được xác định trong đạo luật.
- Là tổ chức, cá nhân trực tiếp tiến hành
việc nộp thuế cho cơ quan thuế.
- Là người thực sự phải trả tiền thuế nhưng
không phải lúc nào cũng nộp thuế trực tiếp
cho cơ quan thuế.
- Trong một số trường hợp, đối tượng nộp thuế trùng với người chịu thuế: khi đó là loại
thuế trực thu hoặc thuế gián thu nhưng đối tượng nộp thuế chính là người tiêu dùng sản
phẩm, sử dụng dịch vụ.
1.2.3.4 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế và đối tượng không thuộc diện nộp thuế.
• Đối tượng không thuộc diện chịu thuế là các hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập
có các điều kiện được dự liệu trong đạo luật nhưng được đạo luật xác định là không thuộc
phạm vi điều chỉnh của đạo luật (sắc thuế đó).
• Đối tượng không thuộc diện nộp thuế là các tổ chức cá nhân có các điều kiện được dự
liệu trong đạo luật có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế nhưng được đạo luật xác định
không phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế.
1.2.3.5 Căn cứ tính thuế.
• Căn cứ tính thuế gồm 2 căn cứ: là cơ sở tính thuế và thuế suất.
1.2.3.5.1 Cơ sở tính thuế:
1.2.3.5.1.1 Đối với thuế gián thu:
Là giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ của loại thuế cần áp dụng (đây là giá chưa có thuế).
Giá chưa có thuế là giá cả hàng hoá, dịch vụ chưa có tiền thuế của loại thế cần áp dụng.
 Lưu ý: Giá chưa có thuế là chưa có loại thuế cần áp dụng, nó có thể là giá đã có các loại
thuế khác.
1.2.3.5.1.2 Đối với thuế trực thu:
Theo từng loại thuế khác nhau mà có cách tính khác nhau (là thu nhập thực tế hay là thu nhập
theo pháp luật, thu nhập từ hoạt động làm công ăn lương hay thu nhập từ hoạt động sản xuất
kinh doanh).
1.2.3.5.2 Thuế suất:
Là mức thuế phải thu thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước mà đối tượng nộp thuế có nghĩa
vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo một mức nhất định. Có 2 loại thuế suất:
1.2.3.5.2.1 Thuế suất tuyệt đối:
Là một số tiền nhất định trên một đơn vị tính thuế. Thuế suất căn cứ trên đơn vị hàng hóa.
Ưu điểm của thuế suất tuyệt đối: đảm bảo ổn định được số thuế thu vào ngân sách nhà
nước; giúp cơ sở kinh doanh định trước được số thuế phải nộp để xác định trước chi phí kinh
doanh sao cho có lợi và việc thu thuế được tiến hành dễ dàng, phần nào hạn chế được tình trạng
kê khai gian dối của đối tượng nộp thuế để trốn thuế.
Nhược điểm của thuế suất tuyệt đối: mức thuế suất này không phụ thuộc vào sự biến
động của giá cả dẫn đến đôi khi việc điều tiết của thuế không sát với tình hình thực tại của thị
trường, gây thất thoát nguồn thu hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của đối tượng nộp thuế.
1.2.3.5.2.2 Thuế suất tương đối:
Được xác định bằng tỷ lệ % dựa vào cơ sở tính thuế. Loại thuế suất này thường được sử dụng
hơn.
 Thuế suất tương đối cố định: Mức thuế suất không thay đổi khi giá trị tính
thuế thay đổi.
 Thuế suất tương đối lũy tiến: Mức thuế suất gia tăng theo sự gia tăng của
giá trị tính thuế. Được chia làm 2 loại:
+ Thuế suất tương đối lũy tiến từng phần.
+ Thuế suất tương đối lũy tiến toàn phần.
 Thuế suất tương đối lũy thoái: Mức thuế suất giảm theo theo sự gia tăng của
giá trị tính thuế.
Ưu điểm của mức thuế suất tương đối: số thuế phải nộp có thể thay đổi tuỳ theo cơ sở
tính thuế. Trên cơ sở đó, đảm bảo lợi ích của nhà nước và tạo sự công bằng giữa các đối tượng
nộp thuế.
Nhược điểm của mức thuế suất tương đối: công tác hành thu thuế rất là khó khăn vì phải
làm sao có thể xác định được chính xác cơ sở tính thuế (giá bán hàng hoá, dịch vụ, thu nhập
của đối tượng nộp thuế…). Vì vậy, đối với loại thuế suất này, đối tượng nộp thuế rất dễ có cơ
hội để thực hiện các hành vi trốn thuế.
1.2.3.6 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế: (đây là nghĩa vụ gắn liền
với đối tượng nộp thuế khi thực hiện các hành vi chịu thuế.
1.2.3.6.1 Đăng ký thuế (xem chương II Luật Quản lý thuế):
Là việc đối tượng nộp thuế thông báo với cơ quan thuế biết được đối tượng nộp thuế đang tiến
hành những hoạt động, thực hiện những hành vi chịu thuế.
 Các đạo luật thuế bắt buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký và
quy định về thời gian đăng ký đối với từng sắc thuế.
Việc đăng ký thuế chính là trách nhiệm của đối tượng nộp thuế.
1.2.3.6.2 Kê khai thuế (xem chương III Luật Quản lý thuế):
Là việc đối tượng nộp thuế thông báo cho cơ quan thuế biết về thực tế hoạt động của đối tượng
nộp thuế và số tiền thuế phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp
luật (còn được gọi là kỳ tính thuế).
Lưu ý: Trong trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp thì đối tượng nộp thuế cũng
phải tiến hành kê khai với cơ quan thuế để thông báo với cơ quan thuế rằng số thuế phát sinh
là không có.
1.2.3.6.3 Nộp thuế (xem chương V Luật Quản lý thuế)::
Là việc đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với nhà nước.
1.2.3.6.4 Quyết toán thuế (xem chương VI Luật Quản lý thuế):
1.2.3.6.4.1 Khái niệm
Là việc đối tượng nộp thuế xác định lại với cơ quan thuế chính xác số thuế mà đối tượng nộp
thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là kết thúc năm tài chính).
1.2.3.6.4.2 Các trường hợp xảy ra khi quyết toán:
- Nếu tiền thuế tạm nộp > Nghĩa vụ nộp: được hoàn thuế (trong thực tế thì không hoàn thuế mà
thường khấu trừ thuế cho năm sau).
- Nếu tiền thuế tạm nộp < Nghĩa vụ nộp: nộp phần còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
- Nếu tiền thuế tạm nộp = Nghĩa vụ nộp: thực hiện quyết toán sổ sách theo đúng quy định.
1.2.3.7 Chế độ truy thu và hoàn thuế (xem chương VII Luật Quản lý thuế):
1.2.3.7.1 Chế độ hoàn thuế:
1.2.3.7.1.1 Khái niệm
Là việc cơ quan thuế hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế mà các tổ chức, cá nhân
(không dùng từ đối tượng nộp thuế) đã nộp trước đó do các tổ chức cá nhân đã thực hiện vượt
quá nghĩa vụ nộp thuế của họ.
Trong thực tế, việc hoàn thuế được thực hiện bằng cách khấu trừ vào nghĩa vụ thuế của
năm tiếp theo.
1.2.3.7.1.2 Các trường hợp thường được hoàn thuế
+ Do những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các đối tượng nộp thuế. Ví dụ như:
hoàn thuế đối với trường hợp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nước ngoài…
+ Do đối tượng nộp thuế đã tiến hành nộp thừa cho cơ quan thuế so với nghĩa vụ của
họ.
+ Do sự nhầm lẫn của cơ quan thuê hay là đối tượng nộp thuế.
1.2.3.7.2 Truy thu thuế:
Là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế phải nộp phần
thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
 Truy thu thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của
đối tượng nộp thuế mà có thể là do nhầm lẫn hoặc thay đổi trong việc thực hiện chế độ
miễn, giảm thuế.
1.2.3.8 Chế độ miễn giảm thuế (xem chương VIII Luật Quản lý thuế):
là sự ưu đãi hoặc chia sẻ của nhà nước dành cho đối tượng nộp thuế khi thỏa mãn những điều
kiện mà đạo luật thuế quy định. Trong mọi trường hợp, đối tượng nộp thuế là người hưởng lợi
trực tiếp từ việc miễn giảm thuế.
• Lưu ý: Những đối tượng thuộc diện này vẫn là đối tượng nộp thuế, vẫn phải đăng
ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế. Khi có căn cứ chứng tỏ rằng họ không thuộc diện
miễn, giảm thuế thì có thể bị truy thu thuế và xử lý theo quy định của pháp luật.
• Điều kiện để được miễn, giảm thuế do đạo luật thuế điều chỉnh sắc thuế tương ứng
quy định. Đối tượng nộp thuế chỉ được miễn, giảm khi thoả mãn các điều kiện do đạo luật thuế
quy định.
• Đối tượng nộp thuế tuy đã thoả mãn các điều kiện được đạo luật thuế dự liệu như các đối
tượng nộp thuế chưa có thể được hưởng chế độ miễn, giảm thuế một cách đượng nhiên. Các
đối tượng nộp thuế cần phải làm các thủ tục để xin cơ quan thuế có thẩm quyền đồng ý cho
được hưởng chế độ miễn, giảm thuế này.
• Từ việc hiểu thế nào là miễn thuế, là không phải nộp thuế, là hưởng thuế suất 0% thì
chúng ta có thể phân biệt được chúng với nhau:
Không nộp thuế Miễn thuế Thuế suất 0%
- Là những trường hợp đạo
luật thuế dự liệu trước, khi
các tổ chức, cá nhân tác
động vào hàng hoá, dịch vụ
trong trường hợp này sẽ
không phải nộp thuế. Họ
không được coi là đối tượng
nộp thuế.
- Là những trường hợp đạo
luật dự liệu trước, các tổ
chức, cá nhân khi thoả mãn
các điều kiện đặt ra sẽ được
miễn thuế. Họ vẫn là đối
tượng nộp thuế theo quy
định của pháp luật.
- Là những trường hợp đạo luật
qui định nhằm tạo sự ưu đãi cho
đối tượng nộp thuế khi họ có
hành vi tác động vào đối tượng
chịu thuế trong những trường
hợp đặc biệt. Tổ chức, cá nhân
khi tác động vào đối tượng chịu
thuế này sẽ được hưởng mức
thuế suất là 0% và họ vẫn là đối
tượng nộp thuế của loại thuế đó.
- Không thuộc phạm vi điều
chỉnh của một đạo luật thuế.
- Thuộc phạm vi điều chỉnh
của một đạo luật thuế.
- Thuộc phạm vi điều chỉnh của
một đạo luật thuế.
- Hệ quả của việc không
phải nộp thuế là hệ quả
đương nhiên. Trong trường
hợp này, tổ chức, cá nhân
không phải lập hồ sơ về
hành vi của mình.
- Hệ quả được miễn thuế là
hệ quả có điều kiện. Cần
phải xin phép cơ quan thuế
có thẩm quyền.
- Hệ quả số tiền thuế phải nộp là
0 đồng là hệ quả đương nhiên.
Các tổ chức, cá nhân không cần
phải làm đơn xin phép.
- Không phải tiến hành kê
khai, nộp thuế.
- Phải tiến hành kê khai,
nộp thuế.
- Phải tiến hành kê khai, nộp
thuế.
Về mặt số học (tiền thuế phải đóng) là giống nhau nhưng bản chất và hệ quả pháp lý của nó là
khác nhau. Việc phân biệt 3 khái niệm này là điều cần thiết để phục vụ cho hoạt động áp dụng
pháp luật thuế, tư vấn thuế..
1.2.3.9 Chế độ xử phạt và khen thưởng (xem chương XII Luật Quản lý thuế):.
1.2.4 Các nguyên tắc khi xây dựng hệ thống thuế:
1.2.4.1 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo công bằng:
Mọi đối tượng có năng lực chịu thuế phải nộp thuế và mọi người có liên quan đến thuế như
nhau phải thực hiện nghĩa vụ thuế như nhau. Nếu có sự khác nhau nhưng cùng loại thì
phải được đối xử với nhau tương xứng. Sự công bằng đó phải được thể hiện ở cả chiều
ngang và chiều dọc.
1.2.4.1.1 Theo chiều ngang:
Đối tượng nộp thuế có cùng điều kiện như nhau thì có nghĩa vụ nộp thuế như nhau. Điều này
chỉ đạt được khi những đối tượng nộp thuế giống nhau về mọi khía cạnh được đối xử như nhau
thông qua hệ thống thuế.
1.2.4.1.2 Theo chiều dọc:
Người nào có khả năng nộp thuế cao hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn. Vấn đề đặt ra thì nộp
thuế bao nhiêu được gọi là công bằng ? Vấn đề này bản thân hệ thống pháp luật thuế hiện nay
không thể giải quyết được.
1.2.4.2 Nguyên tắc đánh thuế phải đạt hiệu quả:
Nguyên tắc này yêu cầu phải xây dựng hệ thống thuế mang tính hiệu quả cao.
- Hệ thống thuế phải đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách.
- Hệ thống thuế phải đảm bảo không gây tác hại tiêu cực đến đối tượng nộp thuế, đến sự
phát triển của nền kinh tế (phải nuôi dưỡng nguồn thu, kích thích sự phát triển kinh tế).
- Chi phí hành thu phải thấp.
1.2.4.3 Nguyên tắc đơn giản và rõ ràng:
Nguyên tắc này đòi hỏi trong đạo luật thuế, ngôn ngữ và cách thực hiện các nghĩa vụ về thuế
phải dễ hiểu, đơn giản, dễ thực hiện.
1.2.4.4 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng chịu
thuế chịu một loại thuế nhiều lần.
1.2.4.5 Một số nguyên tắc khác có liên quan:
- Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt tài chính.
- Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt kinh tế.
- Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt pháp lý.
1.2.5 Hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOA, DỊCH VỤ.
2.1 Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hàng hoá dịch vụ.
Tự nghiên cứu
2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào hàng hóa dịch vụ:
2.2.1 Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu:
2.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
2.2.1.1.1 Khái niệm:
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại
hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
Lưu ý:
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt
Nam và các nước trên thế giới.
• Tên gọi đạo luật là thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh loại thuế khác nhau là
thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.
• Mục đích quan trọng của thuế xuất khẩu, nhập khẩu là do yêu cầu bảo hộ nền sản
xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính (hàng rào phi thuế quan)
thì thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ hữu hiệu nhất thực hiện được yêu cầu này.
• Hiện nay, do yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, nhà
nước còn ban hành thêm thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (được ban hành bởi
Pháp lệnh cảu Uy ban thường vụ Quốc hội). Thực chất đây là hai loại thuế bổ sung cho thuế
xuất khẩu, nhập khẩu trong những trường hợp có căn cứ cho rằng hàng hoá đó có trợ cấp của
nhà nước hoặc có hành vi bán phá giá nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
2.2.1.1.2 Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
• Thứ nhất: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá được phép
xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
- Chỉ có những hàng hoá được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới
Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Những trường hợp cần lưu ý:
+ Hàng hoá đó có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp ở Việt
Nam: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Hàng hoá hợp pháp nhưng giao dịch không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu
thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hoá không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu
thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
• Thứ hai: Hàng hoá chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hóa được
mang qua biên giới Nam:
- Hàng hoá là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải có một hành vi thực tế
làm dịch chuyển hàng hoá đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao dổi, tặng cho…
Khái niệm đường biên giới trong thuế xuất khẩu, nhập khẩu không đồng nhất với
khái niệm đường biên giới quốc gia trong công pháp quốc tế. Nó không đơn thuần như chúng
ta thường nói trong đời sống hằng ngy: bin giới giữa Việt Nam v Lo, Campuchia, Trung Quốc.
Biên giới trong pháp luật thuế là biên giới về mặt kinh tế. Bất cứ ở đâu, khi nào có sự phân định
giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài thì đó là biên giới được hiểu theo pháp
luật thuế.
-Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới phải là hành vi trực tiếp tác
động làm hàng hoá đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam. Hành vi đó do đối tượng nộp thuế
trực tiếp tác động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp
thay.
• Thứ ba: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải
nộp cấu thành trong giá cả hàng hoá. (đã trình bày rất rõ trong phần đặc điểm chung của
nhóm thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ.)
• Thứ tư: Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới.
2.2.1.1.3 Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
ngoài những vai trò cơ bản đã được trình bày ở phần chung, thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn có
những vai trò cơ bản sau đây:
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng
và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài.
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ gip nh nước cn bằng cn cn thanh tốn quốc tế.
2.2.1.2 Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu, điều 1 Nghị định 87: Đối tượng chịu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
- Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế
quan vào thị trường trong nước.
- Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
2.2.1.3 Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
Là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế (Điều
4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87). Để một tổ chức, cá nhân trở
thành đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý sau:
2.2.1.3.1 Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hoá qua biên giới Việt Nam (là
chủ hàng) gồm:
- Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
- Cá nhân có Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận
hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
Lưu ý: Cần phần biệt với đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế quy
định tại khoản 2 Nghị định 87.
2.2.1.3.2 Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập
khẩu hoàn tất.
Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, hàng hóa
nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước.
• Lưu ý: Tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân hay tổ chức, pháp nhân hay không phải
pháp nhân, mang quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay không quốc tịch…) không ảnh hưởng
đến nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2.1.4 Những trường hợp không nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 3 Luật thuế xuất
khẩu, nhập khẩu, điều 2 Nghị định 87):
− Các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh, chuyển khẩu hoặc mượn đường qua
lãnh thổ Việt Nam.
 Quá cảnh là gì? Quá cảnh chính là muợn đường (mượn lãnh thổ kế) Việt Nam
để vận chuyển hàng hóa sang một nước thứ ba mà không tiêu thụ tại Việt nam. Hàng hóa này
phải thực hiện chế độ niêm phong kẹp chì rất nghiêm ngặt theo thủ tục hàng vận chuyển quá
cảnh.
 Chuyển khẩu là gì? Là hàng hóa kinh doanh muợn kho ngoại quan, cửa khẩu
Việt nam để thực hiện việc giao hàng cho phía bạn hàng nước ngoài hoặc vì một lý do nào đó
mà hàng hóa này trong quá trình vận chuyển phải đưa vào kho ngoại quan hoặc cửa khẩu của
Việt nam một thời gian mới tiếp tục vận chuyển ra nước ngoài (lưu ý, hàng này phải không làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam.
− Hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa ra nước ngoài, hàng từ nước ngoài đưa vào
khu phi thuế quan, hàng hoá từ khu phi thuế quan này đưa khu phi thuế quan khác.
+ Khu phi thuế quan là gì? Khu phi thuế quan l khu vực kinh tế nằm trong lãnh
thổ Việt Nam, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài quan hệ xuất khẩu,
nhập khẩu (Theo khoản 1 điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005).
+ Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo
thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công
nghiệp và khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có
quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu
(đọan 2 khỏan 2 điều 1 NĐ 149/2005/NĐ-CP ngy 06/12/2005 Qui định chi tiết thi hnh Luật
thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005).
− Hàng hoá viện trợ nhân đạo, viện trợ nhân đạo.
− Hàng hoá là dầu khí đã chịu thuế tài nguyên khi xuất khẩu. Vì thực tế tiền thuế
xuất khẩu tài nguyên cần nộp là tiền của nhà nước. Nhà nước chỉ thu thuế tài nguyên để quản lý
khối lượng, số lượng dầu khí đã khai thác.
2.2.1.5 Căn cứ tính thuế:
Chủ yếu dựa vào biểu hiện giá trị trong quan hệ hàng hoá đó, có hai trường hợp:
2.2.1.5.1 Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %:
Công thức tính thuế nhập khẩu:
Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x Giá tính thuế x Thuế suất.
a) Số lượng hàng hóa: là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi
trong tờ khai hải quan.
b) Giá tính thuế từng mặt hàng: được xác định theo các phương pháp xác định trị giá
hải quan (còn gọi là trị giá tính thuế) được quy định tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày
16/3/2007.
c) Thuế suất: áp dụng đối với từng mặt hàng theo quy định trong biểu thuế xuất khẩu,
nhập khẩu.
- Đối với thuế xuất khẩu: Tương ứng với mỗi loại hàng hóa, pháp luật quy định
một mức thuế suất cụ thể trong từng biểu thuế và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
- Đối với thuế nhập khẩu: Bỡi vì hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt nam có
nguồn gốc từ nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau nên tùy thuộc vào mối quan hệ song
phương hay đa phương mà pháp luật Việt Nam áp dụng các mức thuế suất khác nhau. Về cơ
bản có ba loại thuế suất thuế nhập khẩu:
+ Thứ nhất: Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị
trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ có thỏa thuận Tối huệ
quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Bảng thuế suất ưu đãi do Bộ Tài chính
ban hành trn cơ sở khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hnh và áp dụng thống
nhất trong cả nước không phụ thuộc vào cửa khẩu nơi nhập khẩu. Hiện nay Việt Nam đã đối xử
tối huệ quốc với hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ là một thuận lợi rất lớn đối với Việt Nam trong
quan hệ mua bán ngoại thương.
+ Thứ hai: Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu
vào thị trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ thực hiện ưu
đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh
thuế quan hoặc để tạo điều kiện tư do cho giao lưu thương mại biên giới và các trường hợp đặc
biệt khác.
+ Thứ ba: Thuế suất thông thường: sẽ áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu
vào thị trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ còn lại chưa có
thỏa thuận hợp tác thương mại quốc tế. Đây không phải là sự trả đũa hay trừng phạt mà đây là
sự đối xử bình đẳng, công bằng trong quan hệ quốc tế (nghĩa là không ưu đãi gì cả). Hiện nay
Việt Nam chỉ áp dụng mức thuế suất này cho một vài quốc gia. Mức thuế suất này bằng 150%
thuế suất ưu đãi.
2.2.1.5.2 Đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối:
Trong một số trường hợp đặc biệt, không thể áp dụng thuế suất tỷ lệ vì không xác định được
giá tính thuế đối với từng loại hàng hóa vì nhiều lý do như hàng hóa dùng rồi, phế liệu, đồ cũ…
thì pháp luật quy định áp dụng mức thuế tuyệt đối, công thức tính như sau: Số tiền thuế phải
nộp = Số lượng hàng hóa x mức thuế tuyệt đối.
2.2.1.6 Chế độ miễn, giảm thuế: (điều 16, 17, 18 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Chương
IV Nghị định 149/2005 Hướng dẫn thi hnh luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu).
2.2.1.7 Chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán và hoàn thuế: Điều 13, 14, 15, Luật
thuế xuất khẩu nhập khẩu, điều 13, 14, 15 nghị định 149:
2.2.1.8 Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt:
2.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt:
2.2.2.1.1 Khái niệm:
thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế thu vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
2.2.2.1.2 Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Đối tượng tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa dịch vụ không
thật cần thiết cho nhu cầu của con người, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nhưng
không thể cấm hoặc tác động xấu đến môi trường.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt có đối tượng chịu thuế hẹp, thuế suất cao.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần (khi có hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng
hóa và kinh doanh dịch vụ) trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng với điều kiện
trong quá trình đó, hàng hóa không thay đổi công năng, tính năng sử dụng, hình dáng thể hiện.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu.
2.2.2.1.3 Vai trò của tiêu thụ đặc biệt:
- Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần hướng dẫn tiêu dùng.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần điều tiết thu nhập, góp phần thực hiện công bằng
xã hội.
- Việc đăng ký, kê khai và nộp thuế là cơ sở để nhà nước quản lý, điều tiết nững
hàng hóa, dịch vụ nhạy cảm, tác động lớn đến nền kinh tế – xã hội.
- Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
2.2.2.2 Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
là những loại hàng hoá, dịch vụ không thật cần thiết, có hại cho con người hoặc ảnh hưởng
đến tiêu dùng. (Theo quy định tại điều 2 luật thuế tiêu thụ đặc biệt, điều 2 Nghị định 26).
Những trường hợp không chịu thuế TTĐB: Theo quy định tại điều 3 luật thuế tiêu
thụ đặc biệt, điều 3 Nghị định 26)
2.2.2.3 Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (điều 4 luật thuế tiêu thụ đặc biệt):
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh
doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hng hố thuộc diện
chịu thuế tiu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu m tiu thụ
trong nước thì tổ chức, c nhn cĩ hoạt động kinh doanh xuất khẩu l người nộp thuế tiu thụ đặc
biệt.
2.2.2.4 Căn cứ tính thuế (Chương 2 Nghị định 26, Chương II Thông tư 64/2009/TT-BTC):
là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB.
Công thức:
Thuế TTĐB phải nộp =Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất Thuế TTĐB.
Lưu ý: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt (điều 6 Luật thuế
TTĐB, điều 4 Nghị định 26).
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt:
 Đối với hàng hóa sản xuất trong nước:
Gi bn (chưa có thuế giá trị gia tăng)
Giá tính thuế TTĐB = 1 + Thuế suất thuế TTĐB
Trong đó: Giá thanh toán = Giá tính thuế (giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt ) + Tiền
Thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính thuế x thuế suất thuế
tiêu thụ đặc biệt).
Vậy Giá Thanh toán = Giá tính thuế (1 + thuế suất).
Lưu ý: Giá tính thuế là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng vẫn có thể có các loại thuế
khác. Ví dụ: Trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bằng giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu (bao gồm cả
thuế nhập khẩu).
Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế
TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có).
- Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu
thì thuế nhập khẩu được xác định trong giá tính thuế TTĐB theo số thuế nhập khẩu còn laïi
phải nộp.
 Giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB: là giá cung ứng dịch vụ của cơ
sở kinh doanh chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế Giá trị gia tăng, được xác định như sau:
Giá dịch vụ chưa có thuế Giá trị gia tăng
Giá tính thuế TTĐB =
1 + Thuế suất thuế TTĐB
- Giá dịch vụ chưa có thuế Giá trị gia tăng làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB
đối với một số dịch vụ quy định như sau:
+ Đối với kinh doanh gôn giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán thẻ hội viên,
bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền phí chơi gôn và tiền ký quỹ (nếu có). Trường hợp có kinh
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế
Pháp luật về thuế

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

To khai thue mon bai nam 2015
To khai thue mon bai nam 2015To khai thue mon bai nam 2015
To khai thue mon bai nam 2015vinhphu68
 
Dang ky thanh lap doanh nghiep
Dang ky thanh lap doanh nghiepDang ky thanh lap doanh nghiep
Dang ky thanh lap doanh nghiepvinhphu68
 
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam anh hieu
 
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-namthucbk
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất...Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

La actualidad más candente (16)

Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái BìnhĐề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
Đề tài: Quản lý thu ngân sách xã ở huyện Tiền Hải, Thái Bình
 
To khai thue mon bai nam 2015
To khai thue mon bai nam 2015To khai thue mon bai nam 2015
To khai thue mon bai nam 2015
 
Dang ky thanh lap doanh nghiep
Dang ky thanh lap doanh nghiepDang ky thanh lap doanh nghiep
Dang ky thanh lap doanh nghiep
 
Đề tài: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, HAY
Đề tài: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, HAYĐề tài: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, HAY
Đề tài: Chính sách tiền tệ, Chính sách tài khóa, HAY
 
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAYĐề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
Đề tài: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Đồng Xoài, HAY
 
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
Nâng cao tính tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Việt Nam
 
Luận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt Nam
Luận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt NamLuận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt Nam
Luận văn: Lãi suất trong tiến trình tự do hóa tài chính tình huống Việt Nam
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAYLuận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
 
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
đườNg-lối-cach-mạng-của-đảng-cộng-sản-việt-nam
 
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOTLuận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Chế độ hưu trí theo Luật bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất...Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất...
Luận văn: Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về hải quan đối với thuế xuất...
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
Luận văn: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh B...
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, HuếLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy, Huế
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
 

Destacado

Tự lượng giá dinh dưỡng tiết chế
Tự lượng giá dinh dưỡng tiết chếTự lượng giá dinh dưỡng tiết chế
Tự lượng giá dinh dưỡng tiết chếAnh Trần
 
Phòng bệnh xương khớp cho người già
Phòng bệnh xương khớp cho người giàPhòng bệnh xương khớp cho người già
Phòng bệnh xương khớp cho người giàken128
 
эссе
эссеэссе
эссеSveta16
 
Объекты земельно-имущественных торгов
Объекты земельно-имущественных торгов Объекты земельно-имущественных торгов
Объекты земельно-имущественных торгов tendermosru
 
volgorde van ontleden
volgorde van ontledenvolgorde van ontleden
volgorde van ontledenGeertehage
 
Artikel_maskinmestren_sten_hesselholt
Artikel_maskinmestren_sten_hesselholtArtikel_maskinmestren_sten_hesselholt
Artikel_maskinmestren_sten_hesselholtSten Hesselholt
 
подготвка и адаптация к школе (2015)
подготвка и адаптация к школе (2015)подготвка и адаптация к школе (2015)
подготвка и адаптация к школе (2015)Maria Spitsyna
 
Nowoczesny czytnik DS4800
Nowoczesny czytnik DS4800Nowoczesny czytnik DS4800
Nowoczesny czytnik DS4800LogicSystemCo
 
Oei ik groei (met mijn bedrijf). door monica swalef
Oei ik groei (met mijn bedrijf). door monica swalefOei ik groei (met mijn bedrijf). door monica swalef
Oei ik groei (met mijn bedrijf). door monica swalefSuccesvol-ondernemen
 
Dễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não vào mùa đông
Dễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não vào mùa đôngDễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não vào mùa đông
Dễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não vào mùa đôngdrucilla851
 
Marcella Marletta - Innovazione a servizio dei pazienti
Marcella Marletta - Innovazione a servizio dei pazientiMarcella Marletta - Innovazione a servizio dei pazienti
Marcella Marletta - Innovazione a servizio dei pazientiMarcella Marletta
 
حكم التسويق-بعمولة-هرمية-دراسة-فقهية-قانونية-مقارنة-أحمد-سمير-قرني
حكم التسويق-بعمولة-هرمية-دراسة-فقهية-قانونية-مقارنة-أحمد-سمير-قرنيحكم التسويق-بعمولة-هرمية-دراسة-فقهية-قانونية-مقارنة-أحمد-سمير-قرني
حكم التسويق-بعمولة-هرمية-دراسة-فقهية-قانونية-مقارنة-أحمد-سمير-قرنيAtiqa Salmane
 
Тиждень безпечного Інтернету_2014
Тиждень безпечного Інтернету_2014Тиждень безпечного Інтернету_2014
Тиждень безпечного Інтернету_2014Yulia Vlasenko
 
نشاط تعليم إلكتروني 2
نشاط تعليم إلكتروني 2نشاط تعليم إلكتروني 2
نشاط تعليم إلكتروني 2Abduljabbar Al-dhufri
 
DXN Dynamic Start Program (DSP) HU
DXN Dynamic Start Program (DSP) HUDXN Dynamic Start Program (DSP) HU
DXN Dynamic Start Program (DSP) HUDXN Wellness
 

Destacado (20)

Tự lượng giá dinh dưỡng tiết chế
Tự lượng giá dinh dưỡng tiết chếTự lượng giá dinh dưỡng tiết chế
Tự lượng giá dinh dưỡng tiết chế
 
Phòng bệnh xương khớp cho người già
Phòng bệnh xương khớp cho người giàPhòng bệnh xương khớp cho người già
Phòng bệnh xương khớp cho người già
 
Dịch anh-việt
Dịch anh-việtDịch anh-việt
Dịch anh-việt
 
эссе
эссеэссе
эссе
 
Объекты земельно-имущественных торгов
Объекты земельно-имущественных торгов Объекты земельно-имущественных торгов
Объекты земельно-имущественных торгов
 
Spaid Resume
Spaid ResumeSpaid Resume
Spaid Resume
 
volgorde van ontleden
volgorde van ontledenvolgorde van ontleden
volgorde van ontleden
 
Artikel_maskinmestren_sten_hesselholt
Artikel_maskinmestren_sten_hesselholtArtikel_maskinmestren_sten_hesselholt
Artikel_maskinmestren_sten_hesselholt
 
[Idm b] tools databases 3
[Idm b] tools databases 3[Idm b] tools databases 3
[Idm b] tools databases 3
 
подготвка и адаптация к школе (2015)
подготвка и адаптация к школе (2015)подготвка и адаптация к школе (2015)
подготвка и адаптация к школе (2015)
 
Nowoczesny czytnik DS4800
Nowoczesny czytnik DS4800Nowoczesny czytnik DS4800
Nowoczesny czytnik DS4800
 
Oei ik groei (met mijn bedrijf). door monica swalef
Oei ik groei (met mijn bedrijf). door monica swalefOei ik groei (met mijn bedrijf). door monica swalef
Oei ik groei (met mijn bedrijf). door monica swalef
 
гд 4
гд 4гд 4
гд 4
 
Dễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não vào mùa đông
Dễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não vào mùa đôngDễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não vào mùa đông
Dễ bị đột quỵ, tai biến mạch máu não vào mùa đông
 
Marcella Marletta - Innovazione a servizio dei pazienti
Marcella Marletta - Innovazione a servizio dei pazientiMarcella Marletta - Innovazione a servizio dei pazienti
Marcella Marletta - Innovazione a servizio dei pazienti
 
حكم التسويق-بعمولة-هرمية-دراسة-فقهية-قانونية-مقارنة-أحمد-سمير-قرني
حكم التسويق-بعمولة-هرمية-دراسة-فقهية-قانونية-مقارنة-أحمد-سمير-قرنيحكم التسويق-بعمولة-هرمية-دراسة-فقهية-قانونية-مقارنة-أحمد-سمير-قرني
حكم التسويق-بعمولة-هرمية-دراسة-فقهية-قانونية-مقارنة-أحمد-سمير-قرني
 
Тиждень безпечного Інтернету_2014
Тиждень безпечного Інтернету_2014Тиждень безпечного Інтернету_2014
Тиждень безпечного Інтернету_2014
 
The Basics of Personal Injury Law in Illinois
The Basics of Personal Injury Law in IllinoisThe Basics of Personal Injury Law in Illinois
The Basics of Personal Injury Law in Illinois
 
نشاط تعليم إلكتروني 2
نشاط تعليم إلكتروني 2نشاط تعليم إلكتروني 2
نشاط تعليم إلكتروني 2
 
DXN Dynamic Start Program (DSP) HU
DXN Dynamic Start Program (DSP) HUDXN Dynamic Start Program (DSP) HU
DXN Dynamic Start Program (DSP) HU
 

Similar a Pháp luật về thuế

Mucluc huonggiang
Mucluc huonggiangMucluc huonggiang
Mucluc huonggiangNguyen Tan
 
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuếQuản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuếLuanvantot.com 0934.573.149
 
Kế toán thanh toán tại ngân hàng HD BANK
Kế toán thanh toán tại ngân hàng HD BANKKế toán thanh toán tại ngân hàng HD BANK
Kế toán thanh toán tại ngân hàng HD BANKluanvantrust
 
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Hải Finiks Huỳnh
 
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...Shinigami Kun
 
Tailieu.vncty.com quan ly-gia_xang_dau_trong_viec_binh_on_thi_truong_xang_d...
Tailieu.vncty.com   quan ly-gia_xang_dau_trong_viec_binh_on_thi_truong_xang_d...Tailieu.vncty.com   quan ly-gia_xang_dau_trong_viec_binh_on_thi_truong_xang_d...
Tailieu.vncty.com quan ly-gia_xang_dau_trong_viec_binh_on_thi_truong_xang_d...Trần Đức Anh
 
Th s01.024 quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại vi...
Th s01.024 quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại vi...Th s01.024 quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại vi...
Th s01.024 quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại vi...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar a Pháp luật về thuế (20)

Mucluc huonggiang
Mucluc huonggiangMucluc huonggiang
Mucluc huonggiang
 
Đề tài: Công tác doanh thu, chi phí tại công ty In Thanh Hương
Đề tài: Công tác doanh thu, chi phí tại công ty In Thanh HươngĐề tài: Công tác doanh thu, chi phí tại công ty In Thanh Hương
Đề tài: Công tác doanh thu, chi phí tại công ty In Thanh Hương
 
Đề tài: Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty In
Đề tài: Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty InĐề tài: Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty In
Đề tài: Kế toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty In
 
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuếQuản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
Quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh tại chi cục thuế
 
Quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhQuản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Quản lý và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh
 
Kế toán thanh toán tại ngân hàng HD BANK
Kế toán thanh toán tại ngân hàng HD BANKKế toán thanh toán tại ngân hàng HD BANK
Kế toán thanh toán tại ngân hàng HD BANK
 
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂMKhóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp, 9 ĐIỂM
 
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
Tieu luan qttc cty-kinh do-iuh-2010-2012
 
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAYĐề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
Đề tài: Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Thanh Hóa, HAY
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
mot-so-giai-phap-tang-cuong-cong-tac-quan-ly-no-thue-va-cuong-che-no-thue-tai...
 
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông ÁĐề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông Á
Đề tài: Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công ty thương mại Đông Á
 
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
Luận văn: Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty TNHH Thương mại và d...
 
HAR - Ban Cao Bach
HAR - Ban Cao BachHAR - Ban Cao Bach
HAR - Ban Cao Bach
 
Tailieu.vncty.com quan ly-gia_xang_dau_trong_viec_binh_on_thi_truong_xang_d...
Tailieu.vncty.com   quan ly-gia_xang_dau_trong_viec_binh_on_thi_truong_xang_d...Tailieu.vncty.com   quan ly-gia_xang_dau_trong_viec_binh_on_thi_truong_xang_d...
Tailieu.vncty.com quan ly-gia_xang_dau_trong_viec_binh_on_thi_truong_xang_d...
 
Th s01.024 quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại vi...
Th s01.024 quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại vi...Th s01.024 quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại vi...
Th s01.024 quản lý giá xăng dầu trong việc bình ổn thị trường xăng dầu tại vi...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam
Luận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt NamLuận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam
Luận văn: Giải pháp quản lý và bình ổn thị trường xăng dầu tại Việt Nam
 
Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân Bình
Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân BìnhPháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân Bình
Pháp luật thuế giá trị gia tăng tại doanh nghiệp ở Quận Tân Bình
 
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nướcTăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
Tăng cường chống thất thu thuế TNDN đối với doanh nghiệp nhà nước
 
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty dịch vụ Việt Đức, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty dịch vụ Việt Đức, HOTĐề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty dịch vụ Việt Đức, HOT
Đề tài: Lập bảng cân đối kế toán tại công ty dịch vụ Việt Đức, HOT
 

Pháp luật về thuế

  • 1. MỤC LỤC CHƯƠNG 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung về thuế. ................................................................................................................8 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế..................................................................... 8 1.1.2 Khái niệm thuế:............................................................................................................. 9 1.1.2.1 Một số quan điểm khác nhau về thuế: .............................................................9 1.1.2.1.1 Thuyết khế ước xã hội: .................................................................................9 1.1.2.1.2 Thuyết quyền lực nhà nước: .........................................................................9 1.1.2.1.2.1 Khái niệm ...............................................................................................9 1.1.2.1.2.2 Đặc điểm của thuyết quyền lực nhà nước:.............................................9 1.1.2.1.3 Thuyết tự nguyện: .......................................................................................10 1.1.2.1.3.1 Khái niệm .............................................................................................10 1.1.2.1.3.2 Hạn chế của thuyết tự nguyện:.............................................................10 1.1.2.1.4 Kết luận:......................................................................................................10 1.1.3 Đặc điểm của thuế: ..................................................................................................... 10 1.1.3.1 Thuế là một phạm trù lịch sử gắn liền với nhà nước (từ phạm vi điều chỉnh đến hình thức thu thuế): ...................................................................................................10 1.1.3.2 Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện bỡi các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao và sức mạnh cưỡng chế của nhà nước (do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành). ............................................................11 1.1.3.2.1 Là một khoản thu mang tính bắt buộc: .......................................................11 1.1.3.2.2 Đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế: ..........................................11 1.1.3.3 Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp........11 1.1.3.4 Thuế có phạm vi tác động rộng: ....................................................................11 1.1.4 Phân biệt thuế với các khoản thu khác (phí, lệ phí).................................................... 11 1.1.4.1.1 Giống nhau:.................................................................................................11 1.1.4.1.2 Khác nhau ...................................................................................................12 1.1.5 Phân loại thuế.............................................................................................................. 12 1.1.5.1 Căn cứ vào tính chất của từng sắc thuế..........................................................12 1.1.5.1.1 Thuế trực thu:..............................................................................................12 1.1.5.1.2 Thuế gián thu: .............................................................................................13 1.1.5.1.2.1 Khái niệm .............................................................................................13 1.1.5.1.2.2 Ba loại thuế gián thu: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu, Thuế Tiêu thụ đặc biệt.....................................................................................13 1.1.5.1.2.2.1 Nhược điểm: ..................................................................................13 1.1.5.1.2.2.2 Ưu điểm:........................................................................................13 1.1.5.1.3 So sánh Thuế gián thu và trực thu...............................................................13 1.1.5.2 Căn cứ vào đối tượng chịu thuế .....................................................................14 1.1.5.2.1 Nhóm 1: Thuế thu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ: 14
  • 2. 1.1.5.2.2 Nhóm 2: Thuế điều tiết vào thu nhập (còn gọi là thuế thu nhập): gồm các sắc thuế có đối tượng điếu chỉnh là các khoản thu nhập. .............................................14 1.1.5.2.3 Nhóm 3: Thuế điều tiết vào hành vi sử dụng một số loại tài sản của nhà nước. 14 1.1.6 Vai trò của thuế........................................................................................................... 14 1.1.6.1 Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước:........................................................14 1.1.6.2 Thuế là sản phẩm, là công cụ pháp lý giúp nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế: 14 1.1.6.3 Thuế là công cụ điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội................15 1.1.6.3.1 Thuế điều tiết thu nhập một cách hợp lý dựa trên thu nhập: ......................15 1.1.6.3.2 Thuế tạo công bằng xã hội:.........................................................................15 1.2 Những vấn đề cơ bản về pháp luật thuế: ......................................................................................15 1.2.1 Khái niệm pháp luật thuế:........................................................................................... 15 1.2.1.1 Luật thuế không phải là một ngành luật độc lập............................................15 1.2.1.2 Lưu ý:.............................................................................................................15 1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế: .................................................................... 15 1.2.3 Các yếu tố cấu thành của một đạo luật thuế. .............................................................. 16 1.2.3.1 Tên gọi của đạo luật thuế:..............................................................................16 1.2.3.2 Đối tượng chịu thuế: ......................................................................................16 1.2.3.2.1 Khái niệm....................................................................................................16 1.2.3.2.2 Ý nghĩa của việc xác định đối tượng chịu thuế:..........................................16 1.2.3.3 Đối tượng nộp thuế: .......................................................................................16 1.2.3.3.1 Hai điều kiện để trở thành đối tượng nộp thuế: ..........................................16 1.2.3.3.2 Phân biệt 2 khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế với người chịu thuế 16 1.2.3.4 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế và đối tượng không thuộc diện nộp thuế. 17 1.2.3.5 Căn cứ tính thuế.............................................................................................17 1.2.3.5.1 Cơ sở tính thuế:...........................................................................................17 1.2.3.5.1.1 Đối với thuế gián thu:...........................................................................17 1.2.3.5.1.2 Đối với thuế trực thu: ...........................................................................17 1.2.3.5.2 Thuế suất:....................................................................................................17 1.2.3.5.2.1 Thuế suất tuyệt đối:..............................................................................17 1.2.3.5.2.2 Thuế suất tương đối:.............................................................................18 1.2.3.6 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế: (đây là nghĩa vụ gắn liền với đối tượng nộp thuế khi thực hiện các hành vi chịu thuế. ....................................18 1.2.3.6.1 Đăng ký thuế (xem chương II Luật Quản lý thuế):.....................................18 1.2.3.6.2 Kê khai thuế (xem chương III Luật Quản lý thuế): ....................................18 1.2.3.6.3 Nộp thuế (xem chương V Luật Quản lý thuế):: ..........................................19 1.2.3.6.4 Quyết toán thuế (xem chương VI Luật Quản lý thuế):...............................19
  • 3. 1.2.3.6.4.1 Khái niệm .............................................................................................19 1.2.3.6.4.2 Các trường hợp xảy ra khi quyết toán:.................................................19 1.2.3.7 Chế độ truy thu và hoàn thuế (xem chương VII Luật Quản lý thuế):............19 1.2.3.7.1 Chế độ hoàn thuế: .......................................................................................19 1.2.3.7.1.1 Khái niệm .............................................................................................19 1.2.3.7.1.2 Các trường hợp thường được hoàn thuế...............................................19 1.2.3.7.2 Truy thu thuế:..............................................................................................19 1.2.3.8 Chế độ miễn giảm thuế (xem chương VIII Luật Quản lý thuế):....................19 1.2.3.9 Chế độ xử phạt và khen thưởng (xem chương XII Luật Quản lý thuế):........21 1.2.4 Các nguyên tắc khi xây dựng hệ thống thuế:.............................................................. 21 1.2.4.1 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo công bằng: ...........................................21 1.2.4.1.1 Theo chiều ngang:.......................................................................................21 1.2.4.1.2 Theo chiều dọc:...........................................................................................21 1.2.4.2 Nguyên tắc đánh thuế phải đạt hiệu quả:.......................................................21 1.2.4.3 Nguyên tắc đơn giản và rõ ràng:....................................................................21 1.2.4.4 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng chịu thuế chịu một loại thuế nhiều lần. ............................................................................21 1.2.4.5 Một số nguyên tắc khác có liên quan:............................................................21 1.2.5 Hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam. ......................................................................... 21 CHƯƠNG 2........................ PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOA, DỊCH VỤ. ........................... 2.1 Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hàng hoá dịch vụ. ....................................................22 2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào hàng hóa dịch vụ:...................................................22 2.2.1 Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu:....................................................................................... 22 2.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu: .......................22 2.2.1.1.1 Khái niệm:...................................................................................................22 2.2.1.1.2 Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu:.........................................................22 2.2.1.1.3 Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu:.......................................................23 2.2.1.2 Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu: ...................................................23 2.2.1.3 Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu:....................................................23 2.2.1.3.1 Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hoá qua biên giới Việt Nam (là chủ hàng) gồm: ...............................................................................................23 2.2.1.3.2 Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoàn tất..............................................................................................24 2.2.1.4 Những trường hợp không nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, điều 2 Nghị định 87): ...................................................................24 2.2.1.5 Căn cứ tính thuế:............................................................................................25 2.2.1.5.1 Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %: ......................................25 2.2.1.5.2 Đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối:...........................................25 2.2.1.6 Chế độ miễn, giảm thuế: (điều 16, 17, 18 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Chương IV Nghị định 149/2005 Hướng dẫn thi hnh luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu)....26
  • 4. 2.2.1.7 Chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán và hoàn thuế: Điều 13, 14, 15, Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu, điều 13, 14, 15 nghị định 149: ......................................26 2.2.1.8 Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu..............................26 2.2.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt: ................................................................................................ 26 2.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt:................................26 2.2.2.1.1 Khái niệm:...................................................................................................26 2.2.2.1.2 Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt: .................................................................26 2.2.2.1.3 Vai trò của tiêu thụ đặc biệt:.......................................................................26 2.2.2.2 Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:............................................................26 2.2.2.3 Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (điều 4 luật thuế tiêu thụ đặc biệt):............26 2.2.2.4 Căn cứ tính thuế (Chương 2 Nghị định 26, Chương II Thông tư 64/2009/TT- BTC): là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB. 27 2.2.2.5 Chế độ miễn, giảm thuế: ................................................................................28 2.2.2.6 Khấu trừ, quyết toán và hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (Chương III của Luật TTĐB, Chương III Nghị định 26 và chương III Thông tư 64) ........................................28 2.2.3 Thuế giá trị gia tăng.................................................................................................... 28 2.2.3.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò, ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng: ................28 2.2.3.1.1 Khái niệm thuế giá trị gia tăng:...................................................................28 2.2.3.1.2 Đặc điểm thuế giá trị gia tăng:....................................................................28 2.2.3.1.3 Vai trò của thuế giá trị gia tăng:..................................................................29 2.2.3.2 Người nộp thuế giá trị gia tăng: .....................................................................30 2.2.3.3 Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: ..............30 2.2.3.3.1 Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: ...........................................................30 2.2.3.3.2 Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: ................................................30 2.2.3.4 Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng:....................................................................30 2.2.3.4.1 Giá tính thuế giá trị gia tăng: ......................................................................30 2.2.3.4.2 Thuế suất thuế giá trị gia tăng:....................................................................31 2.2.3.5 Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng:..........................................................32 2.2.3.5.1 Phương pháp khấu trừ thuế (điều 10 Luật thuế GTGT)..............................32 2.2.3.5.2 Điều kiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:.........................................32 2.2.3.5.3 Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (Điều 11 Luật thuế GTGT. 32 2.2.3.5.3.1 Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là:33 2.2.3.6 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán Giá trị gia tăng:....................34 2.2.3.7 Chế độ hoàn thuế giá trị gia tăng: ..................................................................34 CHƯƠNG 3................................................ PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO THU NHẬP ........................... 3.1 Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào thu nhập:..................................................................35 3.1.1 Khái niệm pháp luật thuế thu vào thu nhập:............................................................... 35 3.1.2 Đặc điểm chung của pháp luật thuế thu vào thu nhập:............................................... 36
  • 5. 3.1.2.1 Thuế thu vào thu nhập là loại thuế trực thu: ..................................................36 3.1.2.2 Thuế thu vào thu nhập có đối tượng chịu thuế là thu nhập chịu thuế............36 3.1.2.2.1 Căn cứ xác định thu nhập phát sinh làm căn cứ tính thuế: .........................36 3.1.2.2.1.1 Yếu tố quốc tịch: ..................................................................................36 3.1.2.2.1.2 Yếu tố chủ quyền quốc gia (yếu tồ lãnh thổ): ......................................36 3.1.2.2.2 Xác định khái niệm thu nhập chịu thuế: .....................................................37 3.1.2.3 Trong thuế thu vào thu nhập, mức độ điều tiết thường rất lớn và chế độ miễn, giảm thuế rất linh hoạt......................................................................................................37 3.1.3 Vai trò của thuế thu vào thu nhập:.............................................................................. 37 3.2 Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào thu nhập: ................................................................37 3.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp: .......................................................................................................39 3.3.1 Khái niệm và đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp:................................................. 39 3.3.1.1 Khái niệm.......................................................................................................39 3.3.1.2 Đặc điểm cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp: .......................................39 3.3.2 Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp:..................................................................... 40 3.3.2.1 Các tổ chức là các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ bao gồm:..............................................................................................................40 3.3.2.2 Nhóm các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã có thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh có thu nhập, gồm:...................................................................41 3.3.3 Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp:.............................................................. 41 3.3.4 Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp: ................................................................... 42 3.3.4.1 Thu nhập tính thuế: ........................................................................................42 3.3.4.1.1 Thu nhập chịu thuế: ....................................................................................42 3.3.4.1.1.1 Doanh thu:............................................................................................42 3.3.4.1.1.2 Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập tính thuế bao gồm: (điều 9 Luật):.............................................................................................................43 3.3.4.1.1.3 Các khoản chi không được tính vào chi phí hợp lý để được trừ khi tính doanh thu chịu thuế của doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật................43 3.3.4.1.1.4 Các khoản thu nhập khác: ....................................................................43 3.3.4.1.2 Thu nhập tính thuế: .....................................................................................43 3.3.4.2 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: .........................................................43 3.3.4.2.1 Tính hợp lý:.................................................................................................43 3.3.4.2.2 Tính công bằng: ..........................................................................................44 3.3.5 Chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: ............................................................... 44 3.3.6 Nơi nộp thuế. .............................................................................................................. 44 3.4 Thuế thu nhập cá nhân..................................................................................................................45 3.4.1 Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập cá nhân. .............................................................. 45 3.4.1.1 Khái niệm.......................................................................................................45 3.4.1.2 Đặc điểm cơ bản của thuế thu nhập cá nhân:.................................................45 3.4.2 Đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân:....................................................................... 45
  • 6. 3.4.3 Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân:........................................................................ 46 3.4.4 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân cư trú:..................................................................... 46 3.4.4.1 Thu nhập tính thuế: ........................................................................................46 3.4.4.1.1 Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công.46 3.4.4.1.2 Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, trúng thưởng, tiền bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhận thừa kế, quà tặng là thu nhập chịu thuế được xác định theo phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối với từng thu nhập cụ thể............................................46 3.4.4.2 Thu nhập chịu thuế đối với từng khoản thu nhập. .........................................46 3.4.4.2.1 Đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh (Điều 10)::.................................46 3.4.4.2.2 Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công (Điều 11):..............................47 3.4.4.2.3 Thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn (Điều 12)...............................................47 3.4.4.2.4 Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn (Điều 13)................................47 3.4.4.2.5 Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản (Điều 14):.................47 3.4.4.2.6 Thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng (Điều 15)...........................................47 3.4.4.2.7 Thu nhập chịu thuế từ bản quyền (Điều 16). ..............................................47 3.4.4.2.8 Thu nhập chịu thuế từ nhượng quyền thương mại (Điều 17). ....................47 3.4.4.2.9 Thu nhập chịu thuế từ thừa kế, quà tặng (Điều 18). ...................................47 3.4.4.3 Quy định về giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế. .................................47 3.4.4.3.1 Giảm trừ gia cảnh:.......................................................................................47 3.4.4.3.1.1 Điều kiện giảm trừ: ..............................................................................47 3.4.4.3.1.2 Mức giảm trừ:.......................................................................................47 3.4.4.3.1.3 Nguyên tắc giảm trừ:............................................................................48 3.4.4.3.1.4 Xác định người phụ thuộc:...................................................................48 3.4.4.3.2 Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo...........................48 3.4.4.3.2.1 Điều kiện giảm trừ: ..............................................................................48 3.4.4.3.2.2 Các trường hợp được giảm trừ:............................................................48 3.4.4.4 Thuế suất thuế thu nhập cá nhân....................................................................48 3.4.5 Căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú........................................................... 49 3.4.5.1 Xác định thu nhập tính thuế và thuế suất.......................................................49 3.4.5.2 Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế (điều 32 Luật thuế thu nhập cá nhân). 49 3.4.6 Chế độ miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân.................................................................. 49 CHƯƠNG 4.THUẾ THU VÀO HÀNH VI SỬ DỤNG MỘT SỐ TÀI SẢN CỦA NHÀ NƯỚC ............ 4.1 Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hành sử dụng một số tài sản của nhà nước:.............50 4.1.1 Khái niệm pháp luật thuế thu vào hành vi sử dụng một số tài sản của nhà nước:...... 50 4.1.2 Đặc điểm của thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản:............................... 50 4.2 Nội dung pháp luật thuế thu vào hành vi tác động vào một số tài sản: ........................................50 4.2.1 Thuế sử dụng đất nông nghiệp.................................................................................... 50 4.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm thuế sử dụng đất nông nghiệp......................................50
  • 7. 4.2.1.1.1 Khái niệm....................................................................................................50 4.2.1.1.2 Đặc điểm:....................................................................................................50 4.2.1.2 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế:..........................................................51 4.2.1.3 Căn cứ tính thuế:............................................................................................51 4.2.2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.............................................................................. 52 4.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm thuế sử dụng đất phi nông nghiệp................................52 4.2.2.1.1 Khái niệm:...................................................................................................52 4.2.2.1.2 Đặc điểm của thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: .......................................52 4.2.2.2 Đối tượng chịu thuế. ......................................................................................53 4.2.2.3 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế nhà đất..............................................53 4.2.2.4 Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (Điều 4 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp)...............................................................................................................54 4.2.2.5 Căn cứ tính thuế nhà, đất. ..............................................................................54 4.2.3 Thuế Tài nguyên. ........................................................................................................ 54 4.2.3.1 Khái niệm, đặc điểm thuế tài nguyên.............................................................54 4.2.3.1.1 Khái niệm....................................................................................................54 4.2.3.1.2 Đặc điểm của thuế tài nguyên.....................................................................54 4.2.3.2 Đối tượng chịu thuế tài nguyên......................................................................55 4.2.3.3 Người nộp thuế tài nguyên.............................................................................55 4.2.3.4 Căn cứ tính thuế.............................................................................................56 4.2.3.5 Miễn, giảm thuế tài nguyên: ..........................................................................56 CHƯƠNG 5...........................................................XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ ........................... 5.1 Xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. ......................................................................................57 5.1.1 Khái niệm xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế. ................................................... 57 5.1.1.1 Thuyết phục: ..................................................................................................57 5.1.1.2 Theo dõi, kiểm tra:.........................................................................................57 5.1.1.3 Cưỡng chế:.....................................................................................................57 5.1.2 Đặc điểm xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế...................................................... 57 5.1.3 Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính. ................................................................... 58 5.1.3.1 Nhóm các nguyên tắc đảm bảo thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. 58 5.1.3.2 Nhóm nguyên tắc đảm bảo về mặt xử phạt....................................................58 5.1.3.3 Nguyên tắc đảm bảo về thời hiệu xử phạt......................................................59 5.1.4 Các hành vi vi phạm pháp luật thuế:........................................................................... 59 5.1.4.1 Vi phạm các thủ tục thuế (Điều 105 Luật quản lý thuế):...............................59 5.1.4.2 Chậm nộp tiền thuế (Điều 106 Luật quản lý thuế): .......................................59 5.1.4.3 Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn (Điều 107 Luật quản lý thuế): ..........................................................................................59 5.1.4.4 Trốn thuế, gian lận thuế (Điều 108 Luật quản lý thuế):.................................60 5.1.5 Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế.......................................................... 61
  • 8. 5.1.6 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế...................................................... 61 5.1.6.1 Nhóm cơ quan thuế các cấp:..........................................................................61 5.1.6.2 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan hải quan:.....62 5.1.6.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp. .....63 5.2 Xử lý hình sự về hành vi trốn thuế trốn thuế................................................................................63 5.2.1 Khái niệm, đặc điểm. .................................................................................................. 63 5.2.1.1 Đặc điểm của xử lý hình sự về hành vi trốn thuế. .........................................64 5.2.1.2 Khái niệm.......................................................................................................64 5.2.2 Cấu thành tội trốn thuế................................................................................................ 64 5.2.2.1 Mặt khách quan:.............................................................................................64 5.2.2.2 Khách thể:......................................................................................................65 5.2.2.3 Mặt chủ quan: ................................................................................................65 5.2.2.4 Chủ thể:..........................................................................................................65 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ VÀ PHÁP LUẬT THUẾ VIỆT NAM 1.1 Khái quát chung về thuế. 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thuế. Trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người (xã hội công xã nguyên thủy) với nền sản xuất chủ yếu là săn bắt, hái lượm, sản phẩm làm ra được chia đều cho các thành viên công xã. Mỗi thành viên trong xã hội đều bình đẳng như nhau và không phải đóng góp của cải của mình. Lúc này, tuy các cộng đồng đều có thủ lĩnh của mình nhưng những thủ lĩnh này chỉ được cộng đồng trao cho quyền hạn mang tính xã hội chứ không là quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Trong xã hội đó cũng chưa có nhà nước, chưa có pháp luật và đương nhiên là trong xã hội đó cũng chưa có “thuế”. - Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, con người ngày càng sáng tạo ra các công cụ, phương tiện sản xuất mới, các phương thức sản xuất ngày càng phát triển cùng với sự chuyên môn hóa trong sản xuất, sản phẩm tạo ra không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của con người mà còn dư thừa. Sản phẩm dư thừa ngày càng nhiều, phát sinh chế dộ chiếm hữu tư nhân, hình thành giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt dẫn đến đấu tranh giai cấp.Trong cuộc đấu tranh giai cấp đó, giai cấp nào thắng thế sẽ lập ra một thiết chế gọi là nhà nước để thống trị các giai cấp còn lại. Nhà nước ra đời trên nền tảng kinh tế - chính trị đó. Để duy thì sự tồn tại của nhà nước (mà đại diện là giai cấp thống trị) và thực hiện các chức năng quản lý xã hội cần phải có nguồn tài chính đủ lớn. Mà nguồn tài chính thu được từ đâu? Câu trả lời chính là thu từ sự đóng góp của người dân trong xã hội, sự đóng góp này được gọi là thuế. Đó là yêu cầu đầu tiên quyết định sự ra đời của thuế. Như vậy, thuế ra đời là để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước. * Vậy: Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nhà nước và pháp luật. Sự xuất hiện và phát triển của thuế gắn liền với mỗi giai đoạn lịch sử
  • 9. và lợi ích của nhà nước mà giai cấp thống trị đang cầm quyền. Mác nói rằng: Thuế là cơ sở tồn tại của nhà nước. 1.1.2 Khái niệm thuế: 1.1.2.1 Một số quan điểm khác nhau về thuế: 1.1.2.1.1 Thuyết khế ước xã hội: • Khế ước là gì? Khế ước hiểu một cách chung nhất là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều chủ thể về việc các chủ thể được hưởng những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. • Theo thuyết khế ước xã hội, thuế là nghĩa vụ trong hợp đồng được thiết lập giữa nhà nước với cư dân trong xã hội. Hay thuế là kết quả của sự thoả thuận giữa nhân dân mà đại diện của họ chính là các đại biểu dân chúng trong Nghị viện hoặc Quốc hội và Nhà nước. Như vậy, trong khế ước xã hội đó, quan hệ thuế được hiểu như sau: + Nhân dân phải có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước. + Nhà nước có nghĩa vụ cung cấp, đảm bảo cho nhân dân các dịch vụ như: an ninh, quốc phòng, giáo dục… • Hạn chế của thuyết khế ước: thực tế thì thuế: + Trong quan hệ pháp luật thuế không có sự tương ứng quyền và nghĩa vụ giữa các bên. + Trong quan hệ pháp luật thuế không có sự thỏa thuận giữa nhà nước và nhân dân. Ngay từ khi nhà nước ra đời, nhà nước đã sử dụng quyền lực của giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị thông qua chế độ thuế khóa nặng nề, + Trong quan hệ pháp luật thuế không có hợp đồng cụ thể thuần túy giữa các bên. + Người dân có quyền mặc cả về thuế không? • Từ sự phân tích trên có thể nhận thấy, thuyết khế ước xã hội chấp nhận quan điểm thuế mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp, nghĩa là nhân dân phải nhận được phần lợi ích một cách trực tiếp từ nhà nước tương ứng với số thuế mà nhân dân đã nộp. Hay nói cách khác rằng, tôi đã nộp thế thì tôi phải được hưởng một phần lợi ích tương ứng với số tiền thuế tôi đã nộp. Vấn đề là: người nộp thuế có được nhà nước cung cấp các quyền và nghĩa vụ tương ứng không? Người không nộp thuế (người nghèo…) có được hưởng các lợi ích do nhà nước cung cấp không? Những vấn đề này chưa được thuyết khế ước xã hội giải quyết triệt để. 1.1.2.1.2 Thuyết quyền lực nhà nước: 1.1.2.1.2.1 Khái niệm Theo quan điểm của thuyết này, thuế là sự đóng góp tài chính bắt buộc của người dân nhằm hình thành quỹ ngân sách nhà nước để nhà nước thực hiện các chức năng của mình, không mang tính đối giá và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước (bắt buộc các chủ thể từ bỏ một phần lợi ích của mình cho nhà nước). 1.1.2.1.2.2 Đặc điểm của thuyết quyền lực nhà nước: + Khẳng định bản chất của thuế là sự đóng góp bắt buộc được đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước …
  • 10. + Khẳng định bản chất của thuế không có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp. - Với quan điểm của thuyết này, thuế sẽ giết chết nguồn thu, người nộp thuế không còn khả năng để tái sản xuất nên sẽ không thu được thuế lâu dài (không đảm bảo nguồn thu trong tương lai). - Trong xã hội hiện đại, với quan điểm tiến bộ, nhà nước cần phải có chính sách thuế hợp lý nhằm đảm bảo duy trì và bổ sung nguồn thu hợp lý, không bỏ sót đối tượng chịu thuế nhưng cũng cần có chính sách miễn giảm thuế nhằm hộ trợ kịp thời, giúp họ tiếp tục thực hiện hành vi chịu thuế. Có như vậy nguồn thu từ thuế mới ổn định, ngân sách nhà nước mới bền vững. 1.1.2.1.3 Thuyết tự nguyện: 1.1.2.1.3.1 Khái niệm Theo thuyết tư nguyện, thuế là một khoản tiền mà nhân dân tự nguyện đóng góp cho quỹ ngân sách nhà nước. Đây là thuyết của giai cấp tư sản muốn lật đổ nhà nước phong kiến với thuyết quyền lực nhằm tranh thủ sự ủng hộ của đại đa số quần chúng nhân dân. 1.1.2.1.3.2 Hạn chế của thuyết tự nguyện: - Trong bất kỳ một chế độ xã hội nào, không ai tự nguyện từ bỏ lợi ích của mình cho nhà nước trong khi các quyền và lợi ích mà họ nhận được từ hành vi nộp thuế rất mơ hồ, không rõ ràng, không tương xứng. - Vì thế, đây là một thuyết không tưởng, chưa hiểu rõ được bản chất, đặc điểm của thuế. Thuyết này không đứng trên quan điểm duy vật biện chứng mà mang nặng tính chất siêu hình.. Mục đích cơ bản của thuyết này không phải là xây dựng nền tảng lý luận về thuế mà vì mục đích chính trị để chống lại và lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời với chế độ thuế khóa hà khắc.  Từ sự đưa ra và phân tích các thuyết trên, có thể thấy thuế vừa có dấu hiệu của hợp đồng, vừa có dấu hiệu của quyền lực nhà nước, 1.1.2.1.4 Kết luận: Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Các khoản thu này không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế. Đây là quan điểm toàn diện, hệ thống và đầy đủ nhất, thể hiện đúng bản chất của thuế, là cơ sở quan trọng để chúng ta di vào phân tích những đặc điểm của thuế. 1.1.3 Đặc điểm của thuế: 1.1.3.1 Thuế là một phạm trù lịch sử gắn liền với nhà nước (từ phạm vi điều chỉnh đến hình thức thu thuế): - Bởi vì có sự xuất hiện, tồn tại, phát triển và mất đi của thuế; mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì có chính sách thuế khác nhau. - Mọi sự thay đổi của lịch sử sẽ dẫn đến sự thay đổi về thuế. - Gắn liền với nhà nước: (như đã phân tích ở nguồn gốc ra đời của thuế).
  • 11. 1.1.3.2 Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc được đảm bảo thực hiện bỡi các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao và sức mạnh cưỡng chế của nhà nước (do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành). 1.1.3.2.1 Là một khoản thu mang tính bắt buộc: Vì không ai tự nguyện từ bỏ quyền lợi của mình để nộp thuế cho nhà nước. Hơn nữa, để nhà nước tồn tại, nguồn thu từ thuế phải thường xuyên và ổn định. Nếu tự nguyện nộp thì không thể thường xuyên và ổn định được. Tính bắt buộc được thể hiện dưới 2 khía cạnh sau: - Bắt buộc đối với nhà nước: Thu thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, cơ quan thu thuế. Cán bộ cơ quan thu thuế không được quyền lựa chọn đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế… Khoản 1 Điều 8 Luật Quản lý Thuế quy định: Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế là “Tổ chức thực hiện thu thuế theo quy định của pháp luật”, lấy pháp luật làm căn cứ duy nhất để thực hiện. - Đối với người dân: Đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điệu kiện do pháp luật thuế quy định mà không phải quan hệ thanh toán trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. - Tính bắt buộc của thuế là một trong những đặc tính quan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu khác trên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước. 1.1.3.2.2 Đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế: - Cưỡng chế hành chính. - Cưỡng chế hình sự: Điều 161 Bộ Luật Hình sự năm 1999 quy định về tội trốn thuế với mức hình phạt lên đến 7 năm tù giam.  Hậu quả của việc cưỡng chế này có thể dẫn đến giảm hiệu quả, uy tín trong sản xuất kinh doanh, thậm chí là chấm dứt sự tồn tại của đối tượng bị áp dụng. 1.1.3.3 Thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. • Trong quan hệ pháp luật thuế không có mối liên hệ trực tiếp giữa số tiền thuế mà các đối tượng nộp thuế đã nộp cho nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp mà đối tượng nộp thuế nhận được từ nhà nước. - Không mang tính đối giá: người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều được hưởng lợi ích như nhau. - Không hoàn trả trực tiếp: Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước. 1.1.3.4 Thuế có phạm vi tác động rộng: Hầu như mọi đối tượng hàng hóa dịch vụ (được phép lưu thông và hợp pháp), mọi tổ chức, cá nhân (có tư cách chủ thể) đều chịu sự điều chỉnh của thuế. 1.1.4 Phân biệt thuế với các khoản thu khác (phí, lệ phí) Từ những đặc điểm trên, chúng ta có thể so sánh, phân biệt thuế với các khoản thu khác trong hệ thống các khoản thu của ngân sách nhà nước mà tiêu biểu nhất là phân biệt thuế với phí và lệ phí: 1.1.4.1.1 Giống nhau:
  • 12. + Đều là những nguồn thu của ngân sách nhà nước. + Căn cứ để tiến hành thu đều là văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. 1.1.4.1.2 Khác nhau Tiêu chí phân biệt Thuế Phí, lệ phí Cơ sở pháp lý Văn bản có hiệu lực pháp lý cao, do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành là Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết) Được điều chỉnh bởi những văn bản dưới luật, do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành. Vai trò trong hệ thống Ngân sách nhà nước Là khoản thu chủ yếu, quan trọng, chiếm trên 90% các khoản thu cho Ngân sách nhà nước Là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ đủ chi dùng cho các hoạt động phát sinh từ phí. Tính đối giá Không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp Mang tính đối giá rõ ràng và hoàn trả trực tiếp. Phạm vi áp dụng - Không có giới hạn, không có sự khác biệt giữa các đối tượng, các vùng lãnh thổ. - Áp dụng hầu hết đối với các cá nhân, tổ chức. - Mang tính địa phương, địa bàn rõ ràng. - Chỉ những cá nhân tổ chức có yêu cầu “Nhà nước” thực hiện một dịch vụ nào đó. 1.1.5 Phân loại thuế. 1.1.5.1 Căn cứ vào tính chất của từng sắc thuế Thuế trực thu và thuế gián thu. 1.1.5.1.1 Thuế trực thu: Là loại thuế thu trực tiếp vào đối tượng nộp thuế, người có nghĩa vụ nộp thuế đồng thời là người chịu thuế, người phải trả tiền thuế và trực tiếp nộp thuế vào NSNN. Hay nói cách khác là nhà nước đã tiến hành điều tiết một cách trực tiếp một phần thu nhập của các tổ chức, cá nhân vào ngân sách nhà nước. Ưu điểm: chính sách về thuế trực thu được công bằng hơn vì nhà nước hiểu rõ và cá biệt hóa được người chịu thuế. Trên cơ sở đó đảm bảo công bằng xã hội hơn cho việc điều tiết thu nhập. Căn cứ này cũng là cơ sở để lý giải vì sao các loại thuế trực thu thường có mức thuế suất rất cao nhưng chế độ miễn giảm rất linh hoạt nhằm đảm bảo sự công bằng. Nhược điểm: khó thu thuế, người nộp thuế có xu hướng trốn thuế vì họ cảm thấy gánh nặng về thuế khi phải trích một phần lợi ích của chính bản thân mình cho nhà nước.
  • 13. Bên cạnh đó, việc theo dõi, quản lý thu thuế này là rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ thuế phải có chuyên môn cao, có hệ thống xử lý thông tin liên thông. Điều này cũng làm cho chi phí hành thu đối với loại thuế trực thu cũng tăng lên tương đối cao và khó khăn so với thuế gián thu. Điều này đôi khi cũng làm cho việc tập trung thu nhập vào ngân sách nhà nước không đáp ứng kịp thời, đầy đủ. Trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam hiện nay, thuế trực thu gồm: + Thuế thu nhập doanh nghiệp; + Thuế thu nhập cá nhân; + Thuế sử dụng đất nông nghiệp; + Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; + Thuế tài nguyên. 1.1.5.1.2 Thuế gián thu: 1.1.5.1.2.1 Khái niệm Là loại thuế thu gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ. Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế không phải là người chịu thuế (người gánh chịu thuế là người tiêu dùng). - Thuế gián thu không tách biệt ra khỏi giá cả hàng hóa và dịch vụ mà nó cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ, làm cho người tiêu dùng lầm tưởng đó là giá mà họ trả để có được hàng hoá dịch vụ đó. - Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau. Thông thường, người chịu thuế chính là người tiêu dùng. - Trong một số trường hợp đặc biệt, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một. Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu máy lạnh về để trang bị cho hệ thống văn phòng của mình. Trong trường hợp này, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu là thuế gián thu nhưng chính doanh nghiệp A là người chịu thuế đồng thời là người nộp thuế.. Lưu ý: nếu có nhận định rằng: Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau là nhận định đúng, (không nên vận dụng những trường hợp đặc biệt như ví dụ trên để cho rằng nhận định này sai). Vì đây là đặc trưng cơ bản của thuế gián thu. 1.1.5.1.2.2 Ba loại thuế gián thu: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu, Thuế Tiêu thụ đặc biệt. 1.1.5.1.2.2.1 Nhược điểm: - Tỷ trọng tiền thuế gián thu trên thu nhập của người nghèo lại cao hơn tỷ trọng tiền thuế gián thu trên thu nhập của người giàu. Đây là tính không công bằng của thuế gián thu. - Nhà nước không cá biệt hóa được người chịu thuế nên khó khăn trong việc thực hiện chính sách miễn giảm về thuế. 1.1.5.1.2.2.2 Ưu điểm: Dễ thu thuế bởi vì đối tượng nộp thuế không phải là người chị thuế (không có cảm giác gánh nặng về thuế). 1.1.5.1.3 So sánh Thuế gián thu và trực thu
  • 14. Trên cơ sở phân tích về thuế gián thu, trực thu, ta có thể đưa ra sự khác biệt sau của hai loại thuế này là: Thuế gián thu Thuế trực thu - Tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ. - Tiền thuế không được cấu thành trong giá cả hàng hoá, dịch vụ. - Nhà nước điều tiết thu nhập của người chịu thuế một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. - Nhà nước điều tiết trực tiếp thu nhập của người chịu thuế. - Trong thuế gián thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là khác nhau. - Trong thuế trực thu, đối tượng nộp thuế và người chịu thuế là một. Phạm vi tác động của thuế gián thu là rất rộng rãi. - Phạm vi tác động của thuế trực thu là tương đối hẹp. - Việc thu thuế là tương đối dễ dàng hơn vì ít gặp sự phản ứng của người chịu thuế. - Việc thu thuế là tương đối khó khăn vì tâm lý phản ứng với thuế của người tiêu dùng. 1.1.5.2 Căn cứ vào đối tượng chịu thuế 1.1.5.2.1 Nhóm 1: Thuế thu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ: 1.1.5.2.2 Nhóm 2: Thuế điều tiết vào thu nhập (còn gọi là thuế thu nhập): gồm các sắc thuế có đối tượng điếu chỉnh là các khoản thu nhập. 1.1.5.2.3 Nhóm 3: Thuế điều tiết vào hành vi sử dụng một số loại tài sản của nhà nước. 1.1.6 Vai trò của thuế. 1.1.6.1 Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: - Thuế là một trong 3 nguồn thu chủ yếu và thường xuyên trong Ngân sách nhà nước, chiếm trên 90% tổng nguồn thu Ngân sách nhà nước. - Nhà nước quan tâm khi ban hành một sắc thuế thì sẽ bổ sung bao nhiêu phần trăm cho nguồn thu ngân sách nhà nước, chi phí hành thu như thế nào. • Để thực hiện tốt vai trò này, cần phải đáp ứng những yêu cầu sau: + Cần phải đảm bảo rằng các văn bản qui phạm pháp luật thuế đồng bộ, thống nhất và khoa học để có thể dễ dàng trong việc áp dụng thuế. + Thuế đưa ra phải bao quát hầu hết mọi hoạt động từ sản xuất-kinh doanh, chế biến, sửa chữa, khai thác, xây dựng đến dịch vụ, từ nguồn thu nhập thường xuyên đến không thường xuyên, những hoạt động tiêu dùng của xã hội. + Việc thu thuế cần phải đảm bảo việc nuôi dưỡng nguồn thu. + Bên cạnh đó, việc thu thuế phải đảm bảo tính công bằng. 1.1.6.2 Thuế là sản phẩm, là công cụ pháp lý giúp nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế: - Thuế tạo nguồn thu để phục vụ nhu cầu đầu tư của đất nước. - Thuế là công cụ điều tiết giá cả thị trường, chống lạm phát hoặc giảm phát.
  • 15. - Thuế góp phần điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng: để hạn chế tiêu dùng các sản phẩm và sử dụng các dịch vụ không cần thiêt, nhà nước đánh thuế rất cao và ngược lại. - Thuế được coi là công cụ quan trong để bảo vệ nền sản xuất trong nước, đồng thời khuyền khích nhà đầu tư đầu tư vào những ngành, những vùng miền nhà nước cần phát triển. 1.1.6.3 Thuế là công cụ điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội. 1.1.6.3.1 Thuế điều tiết thu nhập một cách hợp lý dựa trên thu nhập: Các luật thuế được ban hành đều xác nhận “động viên một phần thu nhập vào ngân sách nhà nước” như một lý do cơ bản để ban hành sắc thuế đó. 1.1.6.3.2 Thuế tạo công bằng xã hội: Được thể hiện ở việc nhà nước sử dụng nguồn tài chính có được để xây dựng hệ thống phúc lợi xã hội, thực hiện các chính sách xã hội như: đào tạo nghề cho trẻ em lang thang cơ nhỡ, chăm sóc cho người già không nơi nương tựa, chính sách xã hội đối với gia đình có công với cách mạng, gia đình neo đơn, hay các chương trình xây dựng hệ thống nước ngọt để cung cấp nước cho mùa khô, đào kênh rửa phèn, ngăn mặn… 1.2 Những vấn đề cơ bản về pháp luật thuế: 1.2.1 Khái niệm pháp luật thuế: Pháp luật thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế, là bộ phận chủ yếu và quan trong nhất của pháp luật về thu Ngân sách nhà nước. 1.2.1.1 Luật thuế không phải là một ngành luật độc lập Luật thuế không phải là một ngành luật độc lập mà chỉ là một bộ phận của pháp luật Ngân sách nhà nước thuộc ngành luật tài chính. Bỡi vì: để trở thành một ngành luật độc lập, phải có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh độc lập. Trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của pháp luật thuế chỉ là một khâu trong toàn bộ chu trình ngân sách nhà nước thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật tài chính. 1.2.1.2 Lưu ý: Pháp luật thuế là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế. Điều này có nghĩa là những quan hệ nảy sinh trong việc thu nộp thuế sẽ bao gồm những quan hệ sau: + Nhóm quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý thuế của cơ quan nhà nước. + Nhóm quan hệ trong việc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan thuế. - Pháp luật thuế là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của pháp luật về thu ngân sách nhà nước. 1.2.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế: a. Xác lập nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. b. Xác lập cách thức điều tiết thuế. c. Xác định trình tự thực hiện các nghĩa vụ về thuế.
  • 16. d. Xác lập biện pháp xử phạt và khen thưởng. 1.2.3 Các yếu tố cấu thành của một đạo luật thuế. 1.2.3.1 Tên gọi của đạo luật thuế: Tên gọi của đạo luật thuế cần phản ánh được phạm vi tác động, mục đích điều tiết của sắc thuế. - Căn cứ đặt tên thuế có rất nhiều căn cứ khác nhau, nhưng thông thường thì căn cứ vào đối tượng tính thuế, đối tượng tác động của loại thuế, nội dung, tính chất của các điều kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ chịu thuế. - Mục đích của tên gọi một đạo luật thuế là cần phải làm sao giúp người nghe, người nghiên cứu, người dân ngay khi mới nghe đến tên của sắc thuế đã có thể hình dung được đối tượng mà sắc thuế muốn điều chỉnh, tránh nhầm lẫn với các sắc thuế khác. 1.2.3.2 Đối tượng chịu thuế: 1.2.3.2.1 Khái niệm Đối tượng chịu thuế của một đạo luật thuế là đối tượng khách quan phải thu thuế, là vật chuẩn mà dựa vào đó nhà nước thu được một số tiền thuế nhất định. Phương pháp quy định đối tượng chịu thuế có thể là phương pháp liệt kê (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân) hoặc dùng phương pháp đưa ra khái niệm (thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế gia trị gia tăng). 1.2.3.2.2 Ý nghĩa của việc xác định đối tượng chịu thuế: - Dựa vào đối tượng chịu thuế có thể xác định được phạm vi điều chỉnh của đạo luật thuế. - Dựa vào đối tượng chịu thuế có thể xác định được chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế. - Về nguyên tắc, mỗi đạo luật thuế có đối tượng chịu thuế riêng biệt. 1.2.3.3 Đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế của một đạo luật thuế là những tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế và theo quy định của đạo luật thuế, các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước. 1.2.3.3.1 Hai điều kiện để trở thành đối tượng nộp thuế: - Có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà đạo luật thuế quy định; - Thỏa mãn điều kiện chịu thuế do pháp luật quy định.  Điều đó có nghĩa là không phải mọi tổ chức, cá nhân có hành vi tác động lên đối tượng chịu thuế đều là đối tượng nộp thuế mà còn phải thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định. 1.2.3.3.2 Phân biệt 2 khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế với người chịu thuế • Cần phân biệt 2 khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế. • Cần phân biệt 2 khái niệm người nộp thuế và đối tượng nộp thuế với người chịu thuế. • Lưu ý:
  • 17. - Một tổ chức, cá nhân có thể là đối tượng nộp thuế của nhiều đạo luật thuế. - Tư cách pháp lý của đối tượng nộp thuế không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế. Dựa trên việc xác định đối tượng nộp thuế và người chịu thuế chúng ta phân biệt một số điểm sau: Đối tượng nộp thuế Người chịu thuế - Được qui định cụ thể trong đạo luật. - Không được xác định trong đạo luật. - Là tổ chức, cá nhân trực tiếp tiến hành việc nộp thuế cho cơ quan thuế. - Là người thực sự phải trả tiền thuế nhưng không phải lúc nào cũng nộp thuế trực tiếp cho cơ quan thuế. - Trong một số trường hợp, đối tượng nộp thuế trùng với người chịu thuế: khi đó là loại thuế trực thu hoặc thuế gián thu nhưng đối tượng nộp thuế chính là người tiêu dùng sản phẩm, sử dụng dịch vụ. 1.2.3.4 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế và đối tượng không thuộc diện nộp thuế. • Đối tượng không thuộc diện chịu thuế là các hàng hóa, dịch vụ, tài sản hoặc thu nhập có các điều kiện được dự liệu trong đạo luật nhưng được đạo luật xác định là không thuộc phạm vi điều chỉnh của đạo luật (sắc thuế đó). • Đối tượng không thuộc diện nộp thuế là các tổ chức cá nhân có các điều kiện được dự liệu trong đạo luật có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế nhưng được đạo luật xác định không phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế. 1.2.3.5 Căn cứ tính thuế. • Căn cứ tính thuế gồm 2 căn cứ: là cơ sở tính thuế và thuế suất. 1.2.3.5.1 Cơ sở tính thuế: 1.2.3.5.1.1 Đối với thuế gián thu: Là giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ của loại thuế cần áp dụng (đây là giá chưa có thuế). Giá chưa có thuế là giá cả hàng hoá, dịch vụ chưa có tiền thuế của loại thế cần áp dụng.  Lưu ý: Giá chưa có thuế là chưa có loại thuế cần áp dụng, nó có thể là giá đã có các loại thuế khác. 1.2.3.5.1.2 Đối với thuế trực thu: Theo từng loại thuế khác nhau mà có cách tính khác nhau (là thu nhập thực tế hay là thu nhập theo pháp luật, thu nhập từ hoạt động làm công ăn lương hay thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh). 1.2.3.5.2 Thuế suất: Là mức thuế phải thu thể hiện mức độ điều tiết của nhà nước mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo một mức nhất định. Có 2 loại thuế suất: 1.2.3.5.2.1 Thuế suất tuyệt đối:
  • 18. Là một số tiền nhất định trên một đơn vị tính thuế. Thuế suất căn cứ trên đơn vị hàng hóa. Ưu điểm của thuế suất tuyệt đối: đảm bảo ổn định được số thuế thu vào ngân sách nhà nước; giúp cơ sở kinh doanh định trước được số thuế phải nộp để xác định trước chi phí kinh doanh sao cho có lợi và việc thu thuế được tiến hành dễ dàng, phần nào hạn chế được tình trạng kê khai gian dối của đối tượng nộp thuế để trốn thuế. Nhược điểm của thuế suất tuyệt đối: mức thuế suất này không phụ thuộc vào sự biến động của giá cả dẫn đến đôi khi việc điều tiết của thuế không sát với tình hình thực tại của thị trường, gây thất thoát nguồn thu hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của đối tượng nộp thuế. 1.2.3.5.2.2 Thuế suất tương đối: Được xác định bằng tỷ lệ % dựa vào cơ sở tính thuế. Loại thuế suất này thường được sử dụng hơn.  Thuế suất tương đối cố định: Mức thuế suất không thay đổi khi giá trị tính thuế thay đổi.  Thuế suất tương đối lũy tiến: Mức thuế suất gia tăng theo sự gia tăng của giá trị tính thuế. Được chia làm 2 loại: + Thuế suất tương đối lũy tiến từng phần. + Thuế suất tương đối lũy tiến toàn phần.  Thuế suất tương đối lũy thoái: Mức thuế suất giảm theo theo sự gia tăng của giá trị tính thuế. Ưu điểm của mức thuế suất tương đối: số thuế phải nộp có thể thay đổi tuỳ theo cơ sở tính thuế. Trên cơ sở đó, đảm bảo lợi ích của nhà nước và tạo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế. Nhược điểm của mức thuế suất tương đối: công tác hành thu thuế rất là khó khăn vì phải làm sao có thể xác định được chính xác cơ sở tính thuế (giá bán hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của đối tượng nộp thuế…). Vì vậy, đối với loại thuế suất này, đối tượng nộp thuế rất dễ có cơ hội để thực hiện các hành vi trốn thuế. 1.2.3.6 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế: (đây là nghĩa vụ gắn liền với đối tượng nộp thuế khi thực hiện các hành vi chịu thuế. 1.2.3.6.1 Đăng ký thuế (xem chương II Luật Quản lý thuế): Là việc đối tượng nộp thuế thông báo với cơ quan thuế biết được đối tượng nộp thuế đang tiến hành những hoạt động, thực hiện những hành vi chịu thuế.  Các đạo luật thuế bắt buộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký và quy định về thời gian đăng ký đối với từng sắc thuế. Việc đăng ký thuế chính là trách nhiệm của đối tượng nộp thuế. 1.2.3.6.2 Kê khai thuế (xem chương III Luật Quản lý thuế): Là việc đối tượng nộp thuế thông báo cho cơ quan thuế biết về thực tế hoạt động của đối tượng nộp thuế và số tiền thuế phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật (còn được gọi là kỳ tính thuế).
  • 19. Lưu ý: Trong trường hợp không phát sinh số thuế phải nộp thì đối tượng nộp thuế cũng phải tiến hành kê khai với cơ quan thuế để thông báo với cơ quan thuế rằng số thuế phát sinh là không có. 1.2.3.6.3 Nộp thuế (xem chương V Luật Quản lý thuế):: Là việc đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình đối với nhà nước. 1.2.3.6.4 Quyết toán thuế (xem chương VI Luật Quản lý thuế): 1.2.3.6.4.1 Khái niệm Là việc đối tượng nộp thuế xác định lại với cơ quan thuế chính xác số thuế mà đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là kết thúc năm tài chính). 1.2.3.6.4.2 Các trường hợp xảy ra khi quyết toán: - Nếu tiền thuế tạm nộp > Nghĩa vụ nộp: được hoàn thuế (trong thực tế thì không hoàn thuế mà thường khấu trừ thuế cho năm sau). - Nếu tiền thuế tạm nộp < Nghĩa vụ nộp: nộp phần còn thiếu vào ngân sách nhà nước. - Nếu tiền thuế tạm nộp = Nghĩa vụ nộp: thực hiện quyết toán sổ sách theo đúng quy định. 1.2.3.7 Chế độ truy thu và hoàn thuế (xem chương VII Luật Quản lý thuế): 1.2.3.7.1 Chế độ hoàn thuế: 1.2.3.7.1.1 Khái niệm Là việc cơ quan thuế hoàn trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền thuế mà các tổ chức, cá nhân (không dùng từ đối tượng nộp thuế) đã nộp trước đó do các tổ chức cá nhân đã thực hiện vượt quá nghĩa vụ nộp thuế của họ. Trong thực tế, việc hoàn thuế được thực hiện bằng cách khấu trừ vào nghĩa vụ thuế của năm tiếp theo. 1.2.3.7.1.2 Các trường hợp thường được hoàn thuế + Do những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các đối tượng nộp thuế. Ví dụ như: hoàn thuế đối với trường hợp xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ ra thị trường nước ngoài… + Do đối tượng nộp thuế đã tiến hành nộp thừa cho cơ quan thuế so với nghĩa vụ của họ. + Do sự nhầm lẫn của cơ quan thuê hay là đối tượng nộp thuế. 1.2.3.7.2 Truy thu thuế: Là một quyết định hành chính của cơ quan thuế, yêu cầu đối tượng nộp thuế phải nộp phần thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.  Truy thu thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nộp thuế mà có thể là do nhầm lẫn hoặc thay đổi trong việc thực hiện chế độ miễn, giảm thuế. 1.2.3.8 Chế độ miễn giảm thuế (xem chương VIII Luật Quản lý thuế):
  • 20. là sự ưu đãi hoặc chia sẻ của nhà nước dành cho đối tượng nộp thuế khi thỏa mãn những điều kiện mà đạo luật thuế quy định. Trong mọi trường hợp, đối tượng nộp thuế là người hưởng lợi trực tiếp từ việc miễn giảm thuế. • Lưu ý: Những đối tượng thuộc diện này vẫn là đối tượng nộp thuế, vẫn phải đăng ký, kê khai, nộp và quyết toán thuế. Khi có căn cứ chứng tỏ rằng họ không thuộc diện miễn, giảm thuế thì có thể bị truy thu thuế và xử lý theo quy định của pháp luật. • Điều kiện để được miễn, giảm thuế do đạo luật thuế điều chỉnh sắc thuế tương ứng quy định. Đối tượng nộp thuế chỉ được miễn, giảm khi thoả mãn các điều kiện do đạo luật thuế quy định. • Đối tượng nộp thuế tuy đã thoả mãn các điều kiện được đạo luật thuế dự liệu như các đối tượng nộp thuế chưa có thể được hưởng chế độ miễn, giảm thuế một cách đượng nhiên. Các đối tượng nộp thuế cần phải làm các thủ tục để xin cơ quan thuế có thẩm quyền đồng ý cho được hưởng chế độ miễn, giảm thuế này. • Từ việc hiểu thế nào là miễn thuế, là không phải nộp thuế, là hưởng thuế suất 0% thì chúng ta có thể phân biệt được chúng với nhau: Không nộp thuế Miễn thuế Thuế suất 0% - Là những trường hợp đạo luật thuế dự liệu trước, khi các tổ chức, cá nhân tác động vào hàng hoá, dịch vụ trong trường hợp này sẽ không phải nộp thuế. Họ không được coi là đối tượng nộp thuế. - Là những trường hợp đạo luật dự liệu trước, các tổ chức, cá nhân khi thoả mãn các điều kiện đặt ra sẽ được miễn thuế. Họ vẫn là đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật. - Là những trường hợp đạo luật qui định nhằm tạo sự ưu đãi cho đối tượng nộp thuế khi họ có hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế trong những trường hợp đặc biệt. Tổ chức, cá nhân khi tác động vào đối tượng chịu thuế này sẽ được hưởng mức thuế suất là 0% và họ vẫn là đối tượng nộp thuế của loại thuế đó. - Không thuộc phạm vi điều chỉnh của một đạo luật thuế. - Thuộc phạm vi điều chỉnh của một đạo luật thuế. - Thuộc phạm vi điều chỉnh của một đạo luật thuế. - Hệ quả của việc không phải nộp thuế là hệ quả đương nhiên. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân không phải lập hồ sơ về hành vi của mình. - Hệ quả được miễn thuế là hệ quả có điều kiện. Cần phải xin phép cơ quan thuế có thẩm quyền. - Hệ quả số tiền thuế phải nộp là 0 đồng là hệ quả đương nhiên. Các tổ chức, cá nhân không cần phải làm đơn xin phép. - Không phải tiến hành kê khai, nộp thuế. - Phải tiến hành kê khai, nộp thuế. - Phải tiến hành kê khai, nộp thuế. Về mặt số học (tiền thuế phải đóng) là giống nhau nhưng bản chất và hệ quả pháp lý của nó là khác nhau. Việc phân biệt 3 khái niệm này là điều cần thiết để phục vụ cho hoạt động áp dụng pháp luật thuế, tư vấn thuế..
  • 21. 1.2.3.9 Chế độ xử phạt và khen thưởng (xem chương XII Luật Quản lý thuế):. 1.2.4 Các nguyên tắc khi xây dựng hệ thống thuế: 1.2.4.1 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo công bằng: Mọi đối tượng có năng lực chịu thuế phải nộp thuế và mọi người có liên quan đến thuế như nhau phải thực hiện nghĩa vụ thuế như nhau. Nếu có sự khác nhau nhưng cùng loại thì phải được đối xử với nhau tương xứng. Sự công bằng đó phải được thể hiện ở cả chiều ngang và chiều dọc. 1.2.4.1.1 Theo chiều ngang: Đối tượng nộp thuế có cùng điều kiện như nhau thì có nghĩa vụ nộp thuế như nhau. Điều này chỉ đạt được khi những đối tượng nộp thuế giống nhau về mọi khía cạnh được đối xử như nhau thông qua hệ thống thuế. 1.2.4.1.2 Theo chiều dọc: Người nào có khả năng nộp thuế cao hơn thì phải nộp thuế nhiều hơn. Vấn đề đặt ra thì nộp thuế bao nhiêu được gọi là công bằng ? Vấn đề này bản thân hệ thống pháp luật thuế hiện nay không thể giải quyết được. 1.2.4.2 Nguyên tắc đánh thuế phải đạt hiệu quả: Nguyên tắc này yêu cầu phải xây dựng hệ thống thuế mang tính hiệu quả cao. - Hệ thống thuế phải đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách. - Hệ thống thuế phải đảm bảo không gây tác hại tiêu cực đến đối tượng nộp thuế, đến sự phát triển của nền kinh tế (phải nuôi dưỡng nguồn thu, kích thích sự phát triển kinh tế). - Chi phí hành thu phải thấp. 1.2.4.3 Nguyên tắc đơn giản và rõ ràng: Nguyên tắc này đòi hỏi trong đạo luật thuế, ngôn ngữ và cách thực hiện các nghĩa vụ về thuế phải dễ hiểu, đơn giản, dễ thực hiện. 1.2.4.4 Nguyên tắc đánh thuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạng một đối tượng chịu thuế chịu một loại thuế nhiều lần. 1.2.4.5 Một số nguyên tắc khác có liên quan: - Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt tài chính. - Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt kinh tế. - Nguyên tắc xây dựng hệ thống thuế phải đảm bảo về mặt pháp lý. 1.2.5 Hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam.
  • 22. CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOA, DỊCH VỤ. 2.1 Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hàng hoá dịch vụ. Tự nghiên cứu 2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào hàng hóa dịch vụ: 2.2.1 Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu: 2.2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu: 2.2.1.1.1 Khái niệm: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Lưu ý: • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới. • Tên gọi đạo luật là thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh loại thuế khác nhau là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu. • Mục đích quan trọng của thuế xuất khẩu, nhập khẩu là do yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính (hàng rào phi thuế quan) thì thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ hữu hiệu nhất thực hiện được yêu cầu này. • Hiện nay, do yêu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, nhà nước còn ban hành thêm thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (được ban hành bởi Pháp lệnh cảu Uy ban thường vụ Quốc hội). Thực chất đây là hai loại thuế bổ sung cho thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong những trường hợp có căn cứ cho rằng hàng hoá đó có trợ cấp của nhà nước hoặc có hành vi bán phá giá nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh. 2.2.1.1.2 Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu: • Thứ nhất: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. - Chỉ có những hàng hoá được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Những trường hợp cần lưu ý: + Hàng hoá đó có thể là hợp pháp ở nước ngoài nhưng không hợp pháp ở Việt Nam: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. + Hàng hoá hợp pháp nhưng giao dịch không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. + Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hoá không hợp pháp: thì không là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. • Thứ hai: Hàng hoá chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hóa được mang qua biên giới Nam: - Hàng hoá là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải có một hành vi thực tế làm dịch chuyển hàng hoá đó qua biên giới Việt Nam thông qua mua bán, trao dổi, tặng cho…
  • 23. Khái niệm đường biên giới trong thuế xuất khẩu, nhập khẩu không đồng nhất với khái niệm đường biên giới quốc gia trong công pháp quốc tế. Nó không đơn thuần như chúng ta thường nói trong đời sống hằng ngy: bin giới giữa Việt Nam v Lo, Campuchia, Trung Quốc. Biên giới trong pháp luật thuế là biên giới về mặt kinh tế. Bất cứ ở đâu, khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngoài thì đó là biên giới được hiểu theo pháp luật thuế. -Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới phải là hành vi trực tiếp tác động làm hàng hoá đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam. Hành vi đó do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay. • Thứ ba: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hoá. (đã trình bày rất rõ trong phần đặc điểm chung của nhóm thuế thu vào hàng hoá, dịch vụ.) • Thứ tư: Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. 2.2.1.1.3 Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu: ngoài những vai trò cơ bản đã được trình bày ở phần chung, thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn có những vai trò cơ bản sau đây: • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở để nhà nước kiểm soát được số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam. • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng. • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước. • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ gip nh nước cn bằng cn cn thanh tốn quốc tế. 2.2.1.2 Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu, điều 1 Nghị định 87: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm: - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; - Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. - Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 2.2.1.3 Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế (Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87). Để một tổ chức, cá nhân trở thành đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý sau: 2.2.1.3.1 Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hoá qua biên giới Việt Nam (là chủ hàng) gồm: - Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • 24. - Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; - Cá nhân có Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Lưu ý: Cần phần biệt với đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế quy định tại khoản 2 Nghị định 87. 2.2.1.3.2 Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoàn tất. Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước. • Lưu ý: Tư cách pháp lý của chủ thể (cá nhân hay tổ chức, pháp nhân hay không phải pháp nhân, mang quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay không quốc tịch…) không ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 2.2.1.4 Những trường hợp không nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, điều 2 Nghị định 87): − Các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh, chuyển khẩu hoặc mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam.  Quá cảnh là gì? Quá cảnh chính là muợn đường (mượn lãnh thổ kế) Việt Nam để vận chuyển hàng hóa sang một nước thứ ba mà không tiêu thụ tại Việt nam. Hàng hóa này phải thực hiện chế độ niêm phong kẹp chì rất nghiêm ngặt theo thủ tục hàng vận chuyển quá cảnh.  Chuyển khẩu là gì? Là hàng hóa kinh doanh muợn kho ngoại quan, cửa khẩu Việt nam để thực hiện việc giao hàng cho phía bạn hàng nước ngoài hoặc vì một lý do nào đó mà hàng hóa này trong quá trình vận chuyển phải đưa vào kho ngoại quan hoặc cửa khẩu của Việt nam một thời gian mới tiếp tục vận chuyển ra nước ngoài (lưu ý, hàng này phải không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam. − Hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa ra nước ngoài, hàng từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ khu phi thuế quan này đưa khu phi thuế quan khác. + Khu phi thuế quan là gì? Khu phi thuế quan l khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (Theo khoản 1 điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005). + Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (đọan 2 khỏan 2 điều 1 NĐ 149/2005/NĐ-CP ngy 06/12/2005 Qui định chi tiết thi hnh Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005). − Hàng hoá viện trợ nhân đạo, viện trợ nhân đạo. − Hàng hoá là dầu khí đã chịu thuế tài nguyên khi xuất khẩu. Vì thực tế tiền thuế xuất khẩu tài nguyên cần nộp là tiền của nhà nước. Nhà nước chỉ thu thuế tài nguyên để quản lý
  • 25. khối lượng, số lượng dầu khí đã khai thác. 2.2.1.5 Căn cứ tính thuế: Chủ yếu dựa vào biểu hiện giá trị trong quan hệ hàng hoá đó, có hai trường hợp: 2.2.1.5.1 Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %: Công thức tính thuế nhập khẩu: Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x Giá tính thuế x Thuế suất. a) Số lượng hàng hóa: là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan. b) Giá tính thuế từng mặt hàng: được xác định theo các phương pháp xác định trị giá hải quan (còn gọi là trị giá tính thuế) được quy định tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007. c) Thuế suất: áp dụng đối với từng mặt hàng theo quy định trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. - Đối với thuế xuất khẩu: Tương ứng với mỗi loại hàng hóa, pháp luật quy định một mức thuế suất cụ thể trong từng biểu thuế và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. - Đối với thuế nhập khẩu: Bỡi vì hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt nam có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau nên tùy thuộc vào mối quan hệ song phương hay đa phương mà pháp luật Việt Nam áp dụng các mức thuế suất khác nhau. Về cơ bản có ba loại thuế suất thuế nhập khẩu: + Thứ nhất: Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ có thỏa thuận Tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Bảng thuế suất ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành trn cơ sở khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hnh và áp dụng thống nhất trong cả nước không phụ thuộc vào cửa khẩu nơi nhập khẩu. Hiện nay Việt Nam đã đối xử tối huệ quốc với hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ là một thuận lợi rất lớn đối với Việt Nam trong quan hệ mua bán ngoại thương. + Thứ hai: Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo điều kiện tư do cho giao lưu thương mại biên giới và các trường hợp đặc biệt khác. + Thứ ba: Thuế suất thông thường: sẽ áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ còn lại chưa có thỏa thuận hợp tác thương mại quốc tế. Đây không phải là sự trả đũa hay trừng phạt mà đây là sự đối xử bình đẳng, công bằng trong quan hệ quốc tế (nghĩa là không ưu đãi gì cả). Hiện nay Việt Nam chỉ áp dụng mức thuế suất này cho một vài quốc gia. Mức thuế suất này bằng 150% thuế suất ưu đãi. 2.2.1.5.2 Đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối: Trong một số trường hợp đặc biệt, không thể áp dụng thuế suất tỷ lệ vì không xác định được giá tính thuế đối với từng loại hàng hóa vì nhiều lý do như hàng hóa dùng rồi, phế liệu, đồ cũ…
  • 26. thì pháp luật quy định áp dụng mức thuế tuyệt đối, công thức tính như sau: Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x mức thuế tuyệt đối. 2.2.1.6 Chế độ miễn, giảm thuế: (điều 16, 17, 18 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Chương IV Nghị định 149/2005 Hướng dẫn thi hnh luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu). 2.2.1.7 Chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán và hoàn thuế: Điều 13, 14, 15, Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu, điều 13, 14, 15 nghị định 149: 2.2.1.8 Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 2.2.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt: 2.2.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt: 2.2.2.1.1 Khái niệm: thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế thu vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. 2.2.2.1.2 Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt: - Đối tượng tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa dịch vụ không thật cần thiết cho nhu cầu của con người, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nhưng không thể cấm hoặc tác động xấu đến môi trường. - Thuế tiêu thụ đặc biệt có đối tượng chịu thuế hẹp, thuế suất cao. - Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần (khi có hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ) trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng với điều kiện trong quá trình đó, hàng hóa không thay đổi công năng, tính năng sử dụng, hình dáng thể hiện. - Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu. 2.2.2.1.3 Vai trò của tiêu thụ đặc biệt: - Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần hướng dẫn tiêu dùng. - Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần điều tiết thu nhập, góp phần thực hiện công bằng xã hội. - Việc đăng ký, kê khai và nộp thuế là cơ sở để nhà nước quản lý, điều tiết nững hàng hóa, dịch vụ nhạy cảm, tác động lớn đến nền kinh tế – xã hội. - Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 2.2.2.2 Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: là những loại hàng hoá, dịch vụ không thật cần thiết, có hại cho con người hoặc ảnh hưởng đến tiêu dùng. (Theo quy định tại điều 2 luật thuế tiêu thụ đặc biệt, điều 2 Nghị định 26). Những trường hợp không chịu thuế TTĐB: Theo quy định tại điều 3 luật thuế tiêu thụ đặc biệt, điều 3 Nghị định 26) 2.2.2.3 Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (điều 4 luật thuế tiêu thụ đặc biệt): Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
  • 27. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hng hố thuộc diện chịu thuế tiu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu m tiu thụ trong nước thì tổ chức, c nhn cĩ hoạt động kinh doanh xuất khẩu l người nộp thuế tiu thụ đặc biệt. 2.2.2.4 Căn cứ tính thuế (Chương 2 Nghị định 26, Chương II Thông tư 64/2009/TT-BTC): là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB. Công thức: Thuế TTĐB phải nộp =Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất Thuế TTĐB. Lưu ý: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt (điều 6 Luật thuế TTĐB, điều 4 Nghị định 26). Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt:  Đối với hàng hóa sản xuất trong nước: Gi bn (chưa có thuế giá trị gia tăng) Giá tính thuế TTĐB = 1 + Thuế suất thuế TTĐB Trong đó: Giá thanh toán = Giá tính thuế (giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt ) + Tiền Thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính thuế x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt). Vậy Giá Thanh toán = Giá tính thuế (1 + thuế suất). Lưu ý: Giá tính thuế là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng vẫn có thể có các loại thuế khác. Ví dụ: Trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bằng giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu (bao gồm cả thuế nhập khẩu). Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có). - Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu thì thuế nhập khẩu được xác định trong giá tính thuế TTĐB theo số thuế nhập khẩu còn laïi phải nộp.  Giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB: là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế Giá trị gia tăng, được xác định như sau: Giá dịch vụ chưa có thuế Giá trị gia tăng Giá tính thuế TTĐB = 1 + Thuế suất thuế TTĐB - Giá dịch vụ chưa có thuế Giá trị gia tăng làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB đối với một số dịch vụ quy định như sau: + Đối với kinh doanh gôn giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền phí chơi gôn và tiền ký quỹ (nếu có). Trường hợp có kinh