SlideShare a Scribd company logo
1 of 6
Download to read offline
Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net




Vị thế của Doanh nhân Việt Nam hiện nay
PGS.TS Lê Quý Đức

Văn hóa Doanh nhân

                                       1.Những nhân tố quy định vị thế của doanh
                                       nhân Việt Nam hiện nay:

                                       Những nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời đại
                                       hiện nay quy định vị thế của các giai tầng xã hội,
                                       trong đó đặc biệt là vị thế của tầng lớp doanh
                                       nhân. Có thể nói chưa bao giờ như ngày nay,
                                       tầng lớp doanh nhân lại được đặt vào vị trí trung
                                       tâm của xã hội ở mỗi quốc gia dân tộc và trong
đời sống nhân loại.

Đặt vấn đề như vậy, không phải là một sự cường điệu vai trò doanh nhân mà xuất phát
từ thực tiễn của đời sống xã hội vốn như vậy, dù ai đó có phủ nhận hoặc không thừa
nhận.

Chúng tôi cho rằng, nước Việt Nam ta hiện nay đang thực hiện một nhiệm vụ, một ước
mơ to lớn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” – một sự nghiệp chưa từng diễn ra trong lịch sử
mấy nghìn năm của dân tộc. Để hoàn thành sự nghiệp đó, chúng ta phải phấn đấu thực
hiện mục tiêu kép, đó là phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh (mục tiêu kinh tế, vật chất);
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (mục tiêu con người, xã hội và văn hóa), gắn với
giải pháp xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh. Nhiệm vụ xây dựng kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm của cả dân tộc. Phát triển kinh tế của đất nước có ý nghĩa sống còn
“tồn tại hay không tồn tại” đối với đất nước ta. Bởi, nền kinh tế nước ta kém phát triển,
lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá và hiện nay đang có nguy cơ tụt hậu. Kinh tế không
phát triển thì sẽ không thể tồn tại trong cuộc đua tranh sinh tồn giữa các quốc gia dân
tộc trong thời đại ngày nay. Nếu không phát triển được kinh tế chúng ta sẽ không thực
hiện được ước vọng thiêng liêng của cha ông, nước độc lập dân phải được hưởng hạnh
phúc, tự do (ngược lại nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do thì độc
lập không có ý nghĩa gì - như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói). Lớp người đi đầu trong
xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay không phải là ai khác ngoài tầng lớp doanh nhân
Việt nam. Cách đây hơn 60 năm, sau khi nước nhà giành lại nền độc lập, bắt tay vào sự
nghiệp “kiến quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giới công thương (doanh
nhân – LQĐ) phải hoạt động để xây dựng nền kinh tế tài chính vững vàng và thịnh
vượng”. Sự chấn hưng nền kinh tế dân tộc, doanh nhân phải là đầu tầu, là đội quân chủ
lực: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công
thương thịnh vượng”.
Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net




Nhân tố thời đại cũng góp phần to lớn quy định vị thế của doanh nhân Việt Nam nói
riêng và doanh nhân ở mọi quốc gia dân tộc trên trường quốc tế nói chung. Thời đại
ngày nay là thời đại hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia dân tộc. Vị thế của
một dân tộc không chỉ là những vinh quang trong quá khứ mà được biểu hiện ở tỷ lệ
GDP của nó trong nền kinh tế thế giới. Một quốc gia kinh tế thấp kém, không xác lập
được các quan hệ hợp tác với các quốc gia khác thì sẽ đứng ngoài mọi sinh hoạt quốc tế,
hoặc chỉ giữ thân phận “chầu rìa” đối với các tổ chức kinh tế thế giới. Do vậy, vị thế của
doanh nhân trong xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước là tiền đề cho vị thế của
quốc gia trong hội nhập quốc tế. Trước đây, mỗi khi các nguyên thủ quốc gia đi thăm
viếng các nước trên thế giới thường kéo theo các nhà chính trị, ngoại giao, còn từ khi
chúng ta mở cửa đổi mới “muốn làm bạn với các nước trên thế giới”, tháp tùng các
chính khách chủ yếu là lực lượng doanh nhân. Sự biến đổi ấy phần nào đã nói lên vị thế
của doanh nhân trong hội nhập quốc tế hiện nay. Chúng ta đưa ra quan điểm chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế hay “chỉ hội nhập kinh tế” với thế giới, điều đó cũng khẳng
định vị thế của doanh nhân. Như người ta nói, trên thương trường quốc tế hiện nay, nếu
chỉ đến “hội” thì ai cũng đi được, nhưng để “nhập” (hợp tác, liên kết, liên doanh làm ăn
kinh tế) với các nước, các doanh nghiệp nước ngoài thì chỉ có thể là các doanh nghiệp,
doanh nhân mà thôi.

Vừa qua, Chính phủ đã tổ chức tôn vinh “Thương hiệu quốc gia”. Trong số 30 doanh
nghiệp, doanh nhân được tôn vinh đã có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân hợp tác thành
công với nhiều đối tác quốc tế đạt hiệu quả kinh tế và góp phần bước đầu tạo nên các
quan hệ kinh tế với các tập đoàn kinh tế nước ngoài và nâng cao uy tín của hàng hóa,
thương hiệu quốc gia Việt Nam. Ở những nước đang phát triển, phải có một đội ngũ
doanh nhân đông đảo thì kinh tế của đất nước mới có thể phát triển được. Theo tạp chí
Forbes, một quốc gia khi chưa có những tỷ phú đô-la thì nền kinh tế nước đó chưa có
khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở nước ta hiện nay, doanh nhân là những
chiến sỹ tiên phong trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp là những quả đấm thép
trên thương trường quốc tế. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, sau thất bại trong
chiến tranh, người Nhật đã lao vào phát triển kinh tế, hình thành tầng lớp doanh nhân
thay thế cho tầng lớp võ sỹ đạo, nhân vật tiêu biểu cho xã hội Nhật Bản hiện đại. Ngày
nay, chính tầng lớp doanh nhân đã làm nên thương hiệu của đất nước Mặt trời mọc (con
cháu thần mặt trời) làm nên uy tín và vị thế của Nhật bản trên trường quốc tế.

Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, doanh nhân giữ vai trò hết sức to lớn, theo thống kê
của tổ chức phát triển của Liên hợp quốc gần đây, 358 công ty xuyên quốc gia chiếm tới
50% GDP toàn cầu. Như vậy, đời sống kinh tế của thế giới phụ thuộc rất nhiều vào hoạt
động của các công ty đó. Cơn địa chấn về tài chính, ngân hàng vùng Đông Nam Á và
Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net




Đông Á những năm 1997-1998 vừa qua làm rung chuyển các nước như Thái Lan,
Malayxia, Indonesia và cả Hàn Quốc đã chứng tỏ điều đó. Doanh nhân là tầng lớp nắm
quyền lực kinh tế, một trong những quyền lực có sức khuynh đảo đời sống của các quốc
gia và thế giới, chẳng hạn sự xuất hiện của nhà tỷ phú Bill Gates – người giàu nhất hành
tinh là “người làm thay đổi thế giới” ở cuối thế kỷ XX.

Doanh nhân có thể tác động mạnh mẽ đến cả đời sống chính trị, xã hội của các quốc gia
dân tộc. Những tập đoàn kinh tế lớn có thể làm sập đổ cả một bộ máy quyền lực hay
cũng có thể cứu vãn sự sụp đổ của một chính phủ. Nhiều doanh nhân lớn đã trở thành
chính khách lèo lái con thuyền chính trị của nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thế
giới như Đổng Kiến Hoa (Hồng Kông), Berlusconi (Italia), Thạc-sỉn (Thái Lan) hay Lee
Myung Bak (Hàn Quốc)…

Như vậy, vị thế của doanh nhân Việt Nam trong hội nhập và phát triển cần được xem
xét từ 2 góc độ: vị thế của doanh nhân trong xã hội nước ta hiện nay và vai trò của
doanh nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập của nước ta với thế giới.

Điều này được thể hiện trong các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào?
Chúng tôi xin trình bày ở phần thứ hai của bài viết.

2. Nhận thức về vai trò của doanh nhân

Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã
nhận thức được đầy đủ hơn vai trò của doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
ở nước ta hiện nay. Muốn nền kinh tế của đất nước phát triển phải có một đội ngũ doanh
nhân đông đảo và cần có những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế làm nòng cốt và có đủ
sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh
thì người dân phải biết làm giàu, trong đó doanh nhân là những đầu tầu lôi kéo sự làm
giàu đó. Chính vì vậy, trong lời phát biểu khi đón tiếp đoàn đại biểu Trung tâm Văn hóa
doanh nhân Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định: “Doanh nghiệp và
doanh nhân Việt Nam chính là người làm giàu cho đất nước” (Tạp chí VHDNVN số
1&2/2005). Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng đánh giá cao vai trò của
đội ngũ doanh nhân Việt Nam, coi đội ngũ này như một nguồn lực quý báu của nhân
dân trong sự phát triển: “Đội ngũ doanh nhân giữ vai trò quan trọng không thể thiếu
trong nền kinh tế đất nước. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, các doanh nhân
đã thực sự tạo một nguồn của cải vật chất khổng lồ đóng góp vào sự phồn vinh của xã
hội. Thật khó có thể hình dung nếu thiếu đi đội ngũ hùng hậu hàng chục vạn doanh
nhân, đất nước sẽ mất đi một nguồn của cải lớn như thế nào và tốc độ phát triển các
mặt khác của xã hội sẽ bị ảnh hưởng ra sao.” (Tạp chí đã dẫn).

Vai trò của doanh nhân không chỉ biểu hiện ở “nguồn của cải vật chất khổng lồ” đóng
góp vào tiềm lực kinh tế mà còn tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, góp phần xóa đói
giảm nghèo, tạo điều kiện ổn định kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao vị thế của dân
tộc trên trường quốc tế. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ ra rằng: “Đội ngũ doanh nhân
Việt Nam với tinh thần yêu nước – đoàn kết – đổi mới – sáng tạo có trách nhiệm lớn xây
Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net




dựng một nền văn hóa kinh doanh (…) có uy tín và tầm cỡ quốc tế trong tiến trình hội
nhập tòan cầu, đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững, sánh vai cùng các cường quốc
năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn” (Tạp chí đã dẫn).

Với...

Đại hội Đại biểu toàn quốc (ĐHĐBTQ) lần thứ X năm 2006 vừa qua, một lần nữa
ĐCSVN đã nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của doanh nhân Việt Nam trong nền
kinh tế đất nước. Đó là phát triển sản xuất, mở rộng đầu tư, thu hút đầu tư, tạo ra viêc làm
và nâng cao thương hiệu Việt Nam: “Đối với doanh nhân, tạo điều kiện phát huy tiềm
năng và vai trò tích cực trong phát triển sản xuất kinh doanh; mở rộng đầu tư trong nước
và nước ngoài, giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng sản phẩm;
tạo dựng và giữ gìn thương hiệu hàng hóa Việt Nam” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ, tr.
119).




Đó chính là những nhận thức mới mẻ về địa vị kinh tế của doanh nhân Việt Nam trong
đời sống kinh tế cả đất nước mà ĐCSVN đã tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh nêu ra trong
bức thư gửi giới công thương Việt Nam ngày 13-10-1945. Không những thế, ĐCSVN
còn trân trọng và đề cao vị thế doanh nhân trong đời sống chính trị - xã hội của dân tộc.
Điều này được thể hiện ở Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20-9-2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm làm ngày truyền thống Doanh nhân
Việt Nam. Như vậy, giới doanh nhân đã thực sự được công nhận như một chủ thể xã hội,
có quyền tự hào về vị thế của mình như các giới khác trong xã hội. Hơn nữa, Đại hội lần
thứ X của ĐCSVN đã đưa vị trí xã hội của giới doanh nhân lên ngang hàng với các tầng
lớp , giai cấp khác như nó vốn có. Trong báo cáo của Ban Chấp hành TW Đảng khóa 10
trước ĐHĐBTQ lần thứ X của Đảng, ở phần Phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết dân
tộc… có đoạn viết: “Chúng ta cần tiếp tục đổi mới các chính sách cụ thể đối với các giai
cấp, các tôn giáo; chú trọng chính sách đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân,
trí thức, doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, đồng bào định
Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net




cư ở nước ngoài” (Văn kiện đã dẫn, tr. 42). Nếu so sánh với Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ
IX thì vị trí của doanh nhân đã được Đại hội lần thứ X nâng lên một tầm cao mới (vị trí
thứ tư so với vị trí thứ mười một trước đây).

Vấn đề phát huy vai trò của doanh nhân trong đời sống xã hội hiện nay là quan điểm hết
sức cơ bản, quan trọng của Đảng và Nhà nước đối với doanh nhân. ĐCSVN đã đưa ra
phương hướng tạo môi trường để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp theo cơ chế thị
trường. Đó là xây dựng một môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa tổng thể để cho
tầng lớp doanh nhân phát triển. Đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, mở cửa hội nhập quốc tế, gia nhập WTO và dân chủ hóa đời sống xã hội chính là
tiền đề quan trọng để tạo ra môi trường tổng thể đó.

- Trước hết là chủ trương “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa”, “giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sản xuất”, “khuyến
khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng” và “phát triển nền kinh tế nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”. Đó là những chính sách vĩ mô rất cần thiết cho
tầng lớp doanh nhân xuất hiện.

- Những chủ trương cụ thể thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và tầng lớp
doanh nhân trong giai đoạn trước mắt. ĐCSVN chủ trương “phát triển mạnh các hộ kinh
doanh cá thể và các loại hình của doanh nghiệp tư nhân”; “Mọi công dân có quyền tham
gia các hoạt động đầu tư, với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp
luật bảo hộ, có quyền bình đảng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận cơ hội, nguồn lực
kinh doanh, thông tin và nhận thông tin” (Văn kiện đã dẫn, tr. 86).

- Những chủ trương khuyến khích sự tham gia của các doanh nhân vào việc giải quyết
các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước, đây là chủ trương rất phù hợp với tính tất yếu
khách quan của nền kinh tế thị trường: “Khuyến khích tư nhân mua cổ phần của các
doanh nghiệp nhà nước, tham gia đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan
trọng của nền kinh tế. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lớn bán cổ phần cho
người lao động” (Văn kiện đã dẫn, tr. 137).

- Xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và ban hành các văn bản pháp luật bảo
đảm quyền tự do, dân chủ cho doanh nhân trong sản xuất kinh doanh. Đây là một quan
điểm mới mẻ và có ý nghĩa pháp lý rất cần thiết cho sự phát triển tự nhiên của đời sống
kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định rõ: “Điều chỉnh chức năng,
nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của nhà nước, tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế,
tạo môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, không can thiệp trực tiếp
vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nhân, có như vậy mới bảo đảm cho
nền kinh tế phát triển theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường” (Văn kiện đã dẫn, tr.
241).

- Về quan điểm pháp luật đối với doanh nghiệp và doanh nhân ngày càng đổi mới theo
hướng dân chủ và “thượng tôn pháp luật”, để “bảo vệ tài sản hợp pháp của các doanh
nhân và doanh nghiệp. Cần loại bỏ các quy định pháp luật không phù hợp về việc khám
xét nơi ở và làm việc, tịch thu hoặc giữ tài sản của công dân và doanh nghiệp. Các cơ
Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net




quan có thẩm quyền phải đền bù thích đáng cho doanh nhân và những doanh nghiệp về
những thiệt hại và cả danh dự và vật chất do những quyết định trái phát luật gây ra” (văn
kiện đã dẫn, tr.237).

- Các quan điểm về văn hóa, xã
hội gắn liền với quan điểm về
kinh tế nhằm thay đổi nhận
thức và tâm lý xã hội để tôn
vinh doanh nhân cũng là một
chủ trương hết sức quan trọng
hiện nay. Văn kiện ĐHĐBTQ
lần thứ X của Đảng đã định
hướng: “Bồi dưỡng, đào tạo và
tôn vinh các doanh nhân có tài,
có đức và thành đạt” (Văn kiện
đã dẫn, tr. 84). Đồng thời “bỏ
mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội
và môi trường kinh doanh cho
các loại hình doanh nghiệp của
tư nhân phát triển, không hạn
chế quy mô, mọi ngành nghề,
lĩnh vực, kể cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật
không cấm” (Văn kiện đã dẫn, tr. 87).

Trên đây là những quan điểm mang tính toàn diện của ĐCSVN về chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa và pháp luật để cho các doanh nghiệp và doanh nhân phát huy vai trò của
mình trong đời sống xã hội và phát triển đội ngũ doanh nhân, một tầng lớp xã hội có vai
trò to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Các quan
điểm của Đảng xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về tầng lớp doanh nhân Việt Nam,
mang tinh thần đổi mới và phát triển phù hợp với yêu cầu khách quan của đời sống xã
hội. Tất nhiên, những quan điểm mới mẻ, tích cực trên cần được cụ thể hóa trong đời
sống thực tiễn và cần luật pháp hóa để bảo đảm cho chúng được thực thi trong thực tế thì
mới mang lại kết quả mong muốn.

More Related Content

More from Xuan Le

Cách tư duy sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn
Cách tư duy sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạnCách tư duy sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn
Cách tư duy sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạnXuan Le
 
11 triết lý kinh doanh - TienLx
11 triết lý kinh doanh - TienLx11 triết lý kinh doanh - TienLx
11 triết lý kinh doanh - TienLxXuan Le
 
Type classification-ebook
Type classification-ebookType classification-ebook
Type classification-ebookXuan Le
 
Fsfinalbook single
Fsfinalbook singleFsfinalbook single
Fsfinalbook singleXuan Le
 
Better css font stacks unit verse
Better css font stacks   unit verseBetter css font stacks   unit verse
Better css font stacks unit verseXuan Le
 
Typographers glossary
Typographers glossaryTypographers glossary
Typographers glossaryXuan Le
 
Two side
Two sideTwo side
Two sideXuan Le
 
Bạn có máu phát minh không ?
Bạn có máu phát minh không ?Bạn có máu phát minh không ?
Bạn có máu phát minh không ?Xuan Le
 
Giải pháp cho các vấn đề truyền thông
Giải pháp cho các vấn đề truyền thôngGiải pháp cho các vấn đề truyền thông
Giải pháp cho các vấn đề truyền thôngXuan Le
 
10 cách đơn giản chữa đau lưng
10 cách đơn giản chữa đau lưng10 cách đơn giản chữa đau lưng
10 cách đơn giản chữa đau lưngXuan Le
 
ý Chí thường có giới hạn
ý Chí thường có giới hạný Chí thường có giới hạn
ý Chí thường có giới hạnXuan Le
 
Vé liveshow hà nội còn mãi 1 tình yêu
Vé liveshow hà nội còn mãi 1 tình yêuVé liveshow hà nội còn mãi 1 tình yêu
Vé liveshow hà nội còn mãi 1 tình yêuXuan Le
 
6 bi quyet thanh cong cua steven job
6 bi quyet thanh cong cua steven job6 bi quyet thanh cong cua steven job
6 bi quyet thanh cong cua steven jobXuan Le
 
Tutoria mvc framework
Tutoria mvc frameworkTutoria mvc framework
Tutoria mvc frameworkXuan Le
 
9.thuthap thongtinmuahangcuakhachhang
9.thuthap thongtinmuahangcuakhachhang9.thuthap thongtinmuahangcuakhachhang
9.thuthap thongtinmuahangcuakhachhangXuan Le
 
8.thi truongmuctieu
8.thi truongmuctieu8.thi truongmuctieu
8.thi truongmuctieuXuan Le
 
7.thuthap thongtinkhachhang
7.thuthap thongtinkhachhang7.thuthap thongtinkhachhang
7.thuthap thongtinkhachhangXuan Le
 
6.gia vachienluocgia
6.gia vachienluocgia6.gia vachienluocgia
6.gia vachienluocgiaXuan Le
 
5.mo tacongviec
5.mo tacongviec5.mo tacongviec
5.mo tacongviecXuan Le
 
4.phan tichcongviec
4.phan tichcongviec4.phan tichcongviec
4.phan tichcongviecXuan Le
 

More from Xuan Le (20)

Cách tư duy sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn
Cách tư duy sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạnCách tư duy sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn
Cách tư duy sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn
 
11 triết lý kinh doanh - TienLx
11 triết lý kinh doanh - TienLx11 triết lý kinh doanh - TienLx
11 triết lý kinh doanh - TienLx
 
Type classification-ebook
Type classification-ebookType classification-ebook
Type classification-ebook
 
Fsfinalbook single
Fsfinalbook singleFsfinalbook single
Fsfinalbook single
 
Better css font stacks unit verse
Better css font stacks   unit verseBetter css font stacks   unit verse
Better css font stacks unit verse
 
Typographers glossary
Typographers glossaryTypographers glossary
Typographers glossary
 
Two side
Two sideTwo side
Two side
 
Bạn có máu phát minh không ?
Bạn có máu phát minh không ?Bạn có máu phát minh không ?
Bạn có máu phát minh không ?
 
Giải pháp cho các vấn đề truyền thông
Giải pháp cho các vấn đề truyền thôngGiải pháp cho các vấn đề truyền thông
Giải pháp cho các vấn đề truyền thông
 
10 cách đơn giản chữa đau lưng
10 cách đơn giản chữa đau lưng10 cách đơn giản chữa đau lưng
10 cách đơn giản chữa đau lưng
 
ý Chí thường có giới hạn
ý Chí thường có giới hạný Chí thường có giới hạn
ý Chí thường có giới hạn
 
Vé liveshow hà nội còn mãi 1 tình yêu
Vé liveshow hà nội còn mãi 1 tình yêuVé liveshow hà nội còn mãi 1 tình yêu
Vé liveshow hà nội còn mãi 1 tình yêu
 
6 bi quyet thanh cong cua steven job
6 bi quyet thanh cong cua steven job6 bi quyet thanh cong cua steven job
6 bi quyet thanh cong cua steven job
 
Tutoria mvc framework
Tutoria mvc frameworkTutoria mvc framework
Tutoria mvc framework
 
9.thuthap thongtinmuahangcuakhachhang
9.thuthap thongtinmuahangcuakhachhang9.thuthap thongtinmuahangcuakhachhang
9.thuthap thongtinmuahangcuakhachhang
 
8.thi truongmuctieu
8.thi truongmuctieu8.thi truongmuctieu
8.thi truongmuctieu
 
7.thuthap thongtinkhachhang
7.thuthap thongtinkhachhang7.thuthap thongtinkhachhang
7.thuthap thongtinkhachhang
 
6.gia vachienluocgia
6.gia vachienluocgia6.gia vachienluocgia
6.gia vachienluocgia
 
5.mo tacongviec
5.mo tacongviec5.mo tacongviec
5.mo tacongviec
 
4.phan tichcongviec
4.phan tichcongviec4.phan tichcongviec
4.phan tichcongviec
 

Recently uploaded

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 

Recently uploaded (6)

bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 

Vị thế của doanh nhân việt nam hiện nay

  • 1. Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net Vị thế của Doanh nhân Việt Nam hiện nay PGS.TS Lê Quý Đức Văn hóa Doanh nhân 1.Những nhân tố quy định vị thế của doanh nhân Việt Nam hiện nay: Những nhân tố dân tộc và quốc tế trong thời đại hiện nay quy định vị thế của các giai tầng xã hội, trong đó đặc biệt là vị thế của tầng lớp doanh nhân. Có thể nói chưa bao giờ như ngày nay, tầng lớp doanh nhân lại được đặt vào vị trí trung tâm của xã hội ở mỗi quốc gia dân tộc và trong đời sống nhân loại. Đặt vấn đề như vậy, không phải là một sự cường điệu vai trò doanh nhân mà xuất phát từ thực tiễn của đời sống xã hội vốn như vậy, dù ai đó có phủ nhận hoặc không thừa nhận. Chúng tôi cho rằng, nước Việt Nam ta hiện nay đang thực hiện một nhiệm vụ, một ước mơ to lớn là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” – một sự nghiệp chưa từng diễn ra trong lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc. Để hoàn thành sự nghiệp đó, chúng ta phải phấn đấu thực hiện mục tiêu kép, đó là phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh (mục tiêu kinh tế, vật chất); xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (mục tiêu con người, xã hội và văn hóa), gắn với giải pháp xây dựng nền kinh tế thị trường văn minh. Nhiệm vụ xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của cả dân tộc. Phát triển kinh tế của đất nước có ý nghĩa sống còn “tồn tại hay không tồn tại” đối với đất nước ta. Bởi, nền kinh tế nước ta kém phát triển, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá và hiện nay đang có nguy cơ tụt hậu. Kinh tế không phát triển thì sẽ không thể tồn tại trong cuộc đua tranh sinh tồn giữa các quốc gia dân tộc trong thời đại ngày nay. Nếu không phát triển được kinh tế chúng ta sẽ không thực hiện được ước vọng thiêng liêng của cha ông, nước độc lập dân phải được hưởng hạnh phúc, tự do (ngược lại nếu nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do thì độc lập không có ý nghĩa gì - như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói). Lớp người đi đầu trong xây dựng và phát triển kinh tế hiện nay không phải là ai khác ngoài tầng lớp doanh nhân Việt nam. Cách đây hơn 60 năm, sau khi nước nhà giành lại nền độc lập, bắt tay vào sự nghiệp “kiến quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giới công thương (doanh nhân – LQĐ) phải hoạt động để xây dựng nền kinh tế tài chính vững vàng và thịnh vượng”. Sự chấn hưng nền kinh tế dân tộc, doanh nhân phải là đầu tầu, là đội quân chủ lực: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là sự kinh doanh của các nhà công thương thịnh vượng”.
  • 2. Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net Nhân tố thời đại cũng góp phần to lớn quy định vị thế của doanh nhân Việt Nam nói riêng và doanh nhân ở mọi quốc gia dân tộc trên trường quốc tế nói chung. Thời đại ngày nay là thời đại hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia dân tộc. Vị thế của một dân tộc không chỉ là những vinh quang trong quá khứ mà được biểu hiện ở tỷ lệ GDP của nó trong nền kinh tế thế giới. Một quốc gia kinh tế thấp kém, không xác lập được các quan hệ hợp tác với các quốc gia khác thì sẽ đứng ngoài mọi sinh hoạt quốc tế, hoặc chỉ giữ thân phận “chầu rìa” đối với các tổ chức kinh tế thế giới. Do vậy, vị thế của doanh nhân trong xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước là tiền đề cho vị thế của quốc gia trong hội nhập quốc tế. Trước đây, mỗi khi các nguyên thủ quốc gia đi thăm viếng các nước trên thế giới thường kéo theo các nhà chính trị, ngoại giao, còn từ khi chúng ta mở cửa đổi mới “muốn làm bạn với các nước trên thế giới”, tháp tùng các chính khách chủ yếu là lực lượng doanh nhân. Sự biến đổi ấy phần nào đã nói lên vị thế của doanh nhân trong hội nhập quốc tế hiện nay. Chúng ta đưa ra quan điểm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hay “chỉ hội nhập kinh tế” với thế giới, điều đó cũng khẳng định vị thế của doanh nhân. Như người ta nói, trên thương trường quốc tế hiện nay, nếu chỉ đến “hội” thì ai cũng đi được, nhưng để “nhập” (hợp tác, liên kết, liên doanh làm ăn kinh tế) với các nước, các doanh nghiệp nước ngoài thì chỉ có thể là các doanh nghiệp, doanh nhân mà thôi. Vừa qua, Chính phủ đã tổ chức tôn vinh “Thương hiệu quốc gia”. Trong số 30 doanh nghiệp, doanh nhân được tôn vinh đã có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân hợp tác thành công với nhiều đối tác quốc tế đạt hiệu quả kinh tế và góp phần bước đầu tạo nên các quan hệ kinh tế với các tập đoàn kinh tế nước ngoài và nâng cao uy tín của hàng hóa, thương hiệu quốc gia Việt Nam. Ở những nước đang phát triển, phải có một đội ngũ doanh nhân đông đảo thì kinh tế của đất nước mới có thể phát triển được. Theo tạp chí Forbes, một quốc gia khi chưa có những tỷ phú đô-la thì nền kinh tế nước đó chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ở nước ta hiện nay, doanh nhân là những chiến sỹ tiên phong trong quá trình hội nhập, các doanh nghiệp là những quả đấm thép trên thương trường quốc tế. Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, sau thất bại trong chiến tranh, người Nhật đã lao vào phát triển kinh tế, hình thành tầng lớp doanh nhân thay thế cho tầng lớp võ sỹ đạo, nhân vật tiêu biểu cho xã hội Nhật Bản hiện đại. Ngày nay, chính tầng lớp doanh nhân đã làm nên thương hiệu của đất nước Mặt trời mọc (con cháu thần mặt trời) làm nên uy tín và vị thế của Nhật bản trên trường quốc tế. Trong nền kinh tế thế giới hiện nay, doanh nhân giữ vai trò hết sức to lớn, theo thống kê của tổ chức phát triển của Liên hợp quốc gần đây, 358 công ty xuyên quốc gia chiếm tới 50% GDP toàn cầu. Như vậy, đời sống kinh tế của thế giới phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của các công ty đó. Cơn địa chấn về tài chính, ngân hàng vùng Đông Nam Á và
  • 3. Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net Đông Á những năm 1997-1998 vừa qua làm rung chuyển các nước như Thái Lan, Malayxia, Indonesia và cả Hàn Quốc đã chứng tỏ điều đó. Doanh nhân là tầng lớp nắm quyền lực kinh tế, một trong những quyền lực có sức khuynh đảo đời sống của các quốc gia và thế giới, chẳng hạn sự xuất hiện của nhà tỷ phú Bill Gates – người giàu nhất hành tinh là “người làm thay đổi thế giới” ở cuối thế kỷ XX. Doanh nhân có thể tác động mạnh mẽ đến cả đời sống chính trị, xã hội của các quốc gia dân tộc. Những tập đoàn kinh tế lớn có thể làm sập đổ cả một bộ máy quyền lực hay cũng có thể cứu vãn sự sụp đổ của một chính phủ. Nhiều doanh nhân lớn đã trở thành chính khách lèo lái con thuyền chính trị của nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thế giới như Đổng Kiến Hoa (Hồng Kông), Berlusconi (Italia), Thạc-sỉn (Thái Lan) hay Lee Myung Bak (Hàn Quốc)… Như vậy, vị thế của doanh nhân Việt Nam trong hội nhập và phát triển cần được xem xét từ 2 góc độ: vị thế của doanh nhân trong xã hội nước ta hiện nay và vai trò của doanh nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập của nước ta với thế giới. Điều này được thể hiện trong các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào? Chúng tôi xin trình bày ở phần thứ hai của bài viết. 2. Nhận thức về vai trò của doanh nhân Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã nhận thức được đầy đủ hơn vai trò của doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Muốn nền kinh tế của đất nước phát triển phải có một đội ngũ doanh nhân đông đảo và cần có những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế làm nòng cốt và có đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh thì người dân phải biết làm giàu, trong đó doanh nhân là những đầu tầu lôi kéo sự làm giàu đó. Chính vì vậy, trong lời phát biểu khi đón tiếp đoàn đại biểu Trung tâm Văn hóa doanh nhân Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định: “Doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam chính là người làm giàu cho đất nước” (Tạp chí VHDNVN số 1&2/2005). Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng đánh giá cao vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, coi đội ngũ này như một nguồn lực quý báu của nhân dân trong sự phát triển: “Đội ngũ doanh nhân giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế đất nước. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, các doanh nhân đã thực sự tạo một nguồn của cải vật chất khổng lồ đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội. Thật khó có thể hình dung nếu thiếu đi đội ngũ hùng hậu hàng chục vạn doanh nhân, đất nước sẽ mất đi một nguồn của cải lớn như thế nào và tốc độ phát triển các mặt khác của xã hội sẽ bị ảnh hưởng ra sao.” (Tạp chí đã dẫn). Vai trò của doanh nhân không chỉ biểu hiện ở “nguồn của cải vật chất khổng lồ” đóng góp vào tiềm lực kinh tế mà còn tạo ra công ăn việc làm cho xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện ổn định kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao vị thế của dân tộc trên trường quốc tế. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ ra rằng: “Đội ngũ doanh nhân Việt Nam với tinh thần yêu nước – đoàn kết – đổi mới – sáng tạo có trách nhiệm lớn xây
  • 4. Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net dựng một nền văn hóa kinh doanh (…) có uy tín và tầm cỡ quốc tế trong tiến trình hội nhập tòan cầu, đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn” (Tạp chí đã dẫn). Với... Đại hội Đại biểu toàn quốc (ĐHĐBTQ) lần thứ X năm 2006 vừa qua, một lần nữa ĐCSVN đã nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của doanh nhân Việt Nam trong nền kinh tế đất nước. Đó là phát triển sản xuất, mở rộng đầu tư, thu hút đầu tư, tạo ra viêc làm và nâng cao thương hiệu Việt Nam: “Đối với doanh nhân, tạo điều kiện phát huy tiềm năng và vai trò tích cực trong phát triển sản xuất kinh doanh; mở rộng đầu tư trong nước và nước ngoài, giải quyết việc làm cho người lao động; nâng cao chất lượng sản phẩm; tạo dựng và giữ gìn thương hiệu hàng hóa Việt Nam” (ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ, tr. 119). Đó chính là những nhận thức mới mẻ về địa vị kinh tế của doanh nhân Việt Nam trong đời sống kinh tế cả đất nước mà ĐCSVN đã tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh nêu ra trong bức thư gửi giới công thương Việt Nam ngày 13-10-1945. Không những thế, ĐCSVN còn trân trọng và đề cao vị thế doanh nhân trong đời sống chính trị - xã hội của dân tộc. Điều này được thể hiện ở Quyết định số 990/QĐ-TTg ngày 20-9-2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm làm ngày truyền thống Doanh nhân Việt Nam. Như vậy, giới doanh nhân đã thực sự được công nhận như một chủ thể xã hội, có quyền tự hào về vị thế của mình như các giới khác trong xã hội. Hơn nữa, Đại hội lần thứ X của ĐCSVN đã đưa vị trí xã hội của giới doanh nhân lên ngang hàng với các tầng lớp , giai cấp khác như nó vốn có. Trong báo cáo của Ban Chấp hành TW Đảng khóa 10 trước ĐHĐBTQ lần thứ X của Đảng, ở phần Phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết dân tộc… có đoạn viết: “Chúng ta cần tiếp tục đổi mới các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tôn giáo; chú trọng chính sách đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, trí thức, doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, đồng bào định
  • 5. Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net cư ở nước ngoài” (Văn kiện đã dẫn, tr. 42). Nếu so sánh với Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX thì vị trí của doanh nhân đã được Đại hội lần thứ X nâng lên một tầm cao mới (vị trí thứ tư so với vị trí thứ mười một trước đây). Vấn đề phát huy vai trò của doanh nhân trong đời sống xã hội hiện nay là quan điểm hết sức cơ bản, quan trọng của Đảng và Nhà nước đối với doanh nhân. ĐCSVN đã đưa ra phương hướng tạo môi trường để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường. Đó là xây dựng một môi trường chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa tổng thể để cho tầng lớp doanh nhân phát triển. Đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập quốc tế, gia nhập WTO và dân chủ hóa đời sống xã hội chính là tiền đề quan trọng để tạo ra môi trường tổng thể đó. - Trước hết là chủ trương “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, “giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sản xuất”, “khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng” và “phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”. Đó là những chính sách vĩ mô rất cần thiết cho tầng lớp doanh nhân xuất hiện. - Những chủ trương cụ thể thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân và tầng lớp doanh nhân trong giai đoạn trước mắt. ĐCSVN chủ trương “phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình của doanh nghiệp tư nhân”; “Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ, có quyền bình đảng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhận thông tin” (Văn kiện đã dẫn, tr. 86). - Những chủ trương khuyến khích sự tham gia của các doanh nhân vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước, đây là chủ trương rất phù hợp với tính tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường: “Khuyến khích tư nhân mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước, tham gia đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế. Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân lớn bán cổ phần cho người lao động” (Văn kiện đã dẫn, tr. 137). - Xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và ban hành các văn bản pháp luật bảo đảm quyền tự do, dân chủ cho doanh nhân trong sản xuất kinh doanh. Đây là một quan điểm mới mẻ và có ý nghĩa pháp lý rất cần thiết cho sự phát triển tự nhiên của đời sống kinh tế - xã hội. Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định rõ: “Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của nhà nước, tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, không can thiệp trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nhân, có như vậy mới bảo đảm cho nền kinh tế phát triển theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường” (Văn kiện đã dẫn, tr. 241). - Về quan điểm pháp luật đối với doanh nghiệp và doanh nhân ngày càng đổi mới theo hướng dân chủ và “thượng tôn pháp luật”, để “bảo vệ tài sản hợp pháp của các doanh nhân và doanh nghiệp. Cần loại bỏ các quy định pháp luật không phù hợp về việc khám xét nơi ở và làm việc, tịch thu hoặc giữ tài sản của công dân và doanh nghiệp. Các cơ
  • 6. Bai gui boi phamthao_91 tai http://ecvin.net quan có thẩm quyền phải đền bù thích đáng cho doanh nhân và những doanh nghiệp về những thiệt hại và cả danh dự và vật chất do những quyết định trái phát luật gây ra” (văn kiện đã dẫn, tr.237). - Các quan điểm về văn hóa, xã hội gắn liền với quan điểm về kinh tế nhằm thay đổi nhận thức và tâm lý xã hội để tôn vinh doanh nhân cũng là một chủ trương hết sức quan trọng hiện nay. Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ X của Đảng đã định hướng: “Bồi dưỡng, đào tạo và tôn vinh các doanh nhân có tài, có đức và thành đạt” (Văn kiện đã dẫn, tr. 84). Đồng thời “bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển, không hạn chế quy mô, mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả lĩnh vực sản xuất kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm” (Văn kiện đã dẫn, tr. 87). Trên đây là những quan điểm mang tính toàn diện của ĐCSVN về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và pháp luật để cho các doanh nghiệp và doanh nhân phát huy vai trò của mình trong đời sống xã hội và phát triển đội ngũ doanh nhân, một tầng lớp xã hội có vai trò to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Các quan điểm của Đảng xuất phát từ tư tưởng Hồ Chí Minh về tầng lớp doanh nhân Việt Nam, mang tinh thần đổi mới và phát triển phù hợp với yêu cầu khách quan của đời sống xã hội. Tất nhiên, những quan điểm mới mẻ, tích cực trên cần được cụ thể hóa trong đời sống thực tiễn và cần luật pháp hóa để bảo đảm cho chúng được thực thi trong thực tế thì mới mang lại kết quả mong muốn.