SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 28
LỜI NÓI ĐẦU

      Gắn liền với công cuộc đổi mới & mở cửa của nước ta, có nhiều yêu cầu cần giải
quyết cùng lúc như: vừa ổn định vừa phát triển kinh tế trong nước,vừa mở rộng giao lưu,
quan hệ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhu cầu mở rộng lượng tiền cung ứng
ngày càng lớn dẫn đến sự xác lập quan hệ cung - cầu mới về tiền, trong khi đó vẫn phải
tiếp tục ổn định kinh tế Vĩ mô với hạt nhân là ổn định tiền tệ, tạo lập nền tảng cho sự phát
triển chung.

      Ngày nay, không còn ai có thể phủ nhận rằng: bằng việc điều chỉnh tiền tệ cho phù
hợp với nhu cầu của nền kinh tế, là một trong những vấn đề thiết yếu mà tổ chức quản lý
các hệ thống tiền tệ phải tuân thủ & chính sách tiền tệ phải theo đuổi.

      Sự bùng phát của lạm phát vào những tháng đầu năm 2008 ít nhất cũng mang lại cho
chúng ta một khía cạnh tích cực - làm cho nhiều người giật mình về vai trò quan trọng của
chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. Lý thuyết được thực tiễn làm sáng tỏ. Rõ ràng với
chính sách tiền tệ không thể xem thường hay thờ ơ với nó.

      Bước vào thế kỉ 21, Việt Nam xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế & công bằng xã
hội, vì vậy việc lựa chọn giải pháp nào để xây dựng & điều hành chính sách tiền tệ quốc
gia có hiệu quả nhất vẫn là 1 vấn đề khó khăn, phức tạp.

      Qua quá trình học tập & rèn luyện môn Lý thuyết tài chính tiền tệ, em xin trình bày
Đề án môn học lý thuyết tài chính tiền tệ với đề tài “Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện
nay, thực trạng và giải pháp”.

      Đề án này bao gồm các phần:

      Phần I:   Lý luận chung về Chính sách tiền tệ & các công cụ của Chính sách tiền tệ

      Phần II: Thực trạng điều hành Chính sách tiền tệ ở Việt Nam.

      PhầnIII: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Chính sách tiền tệ.

      Vì lượng kiến thức còn hạn chế, bài làm còn nhiều sai sót, Em rất mong được sự
đóng góp của thầy cô trong tổ bộ môn Lý thuyết Tài chính tiền tệ để Đề án được hoàn
thiện hơn.

      Em xin chân thành cảm ơn!




                                              1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
                              VÀ CÁC CÔNG CỤ CỦA NÓ



1.1   TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

      1.1.1 Khái niệm về Chính sách tiền tệ &Vai trò của chính sách tiền tệ

      Khái niệm: Chính sách tiền tệ (CSTT) là tổng thể các biện pháp của nhà nước pháp
quyền nhằm mục đích:

      - Cung ứng cho nền kinh tế phương tiện thanh toán cần thiết

      - Tạo ra khuôn khổ tiền tệ cho mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước.

      Tại mỗi một quốc gia, với tư cách là thiết chế đầu não của toàn bộ hệ thống tài chính
& ngân hàng, Ngân hàng trung ương (NHTW) là cơ quan chủ chốt, thiết kế và quyết định
chính sách tiền tệ. Dù với tên gọi khác nhau (NHTW, NHNN, Hệ thống dự trữ liên
bang...), nhưng tất cả chúng đều có chung một tính chất là cơ quan trong bộ máy quản lý
Nhà nước, độc quyền phát hành tiền, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là ổn định giá trị tiền tệ,
thiết lập trật tự, bảo đảm sự hoạt động an toàn, ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống
ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của mỗi đất nước.

      Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là nhiệm vụ trung tâm, là “linh hồn” của
NHTW trong lĩnh vực tiền tệ. Điều hành chính sách tiền tệ của NHTW trong nền kinh tế
thị trường mang tính chất điều tiết vĩ mô, hướng các tổ chức tín dụng vào thực hiện các
mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời vẫn đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh
doanh của các tổ chức tín dụng. NHTW thường không can thiệp và không ra lệnh trực tiếp
vào các quyết địng tác nghiệp của các tổ chức tín dụng mà chủ yếu sử dụng các biện pháp
tác động gián tiếp để điều chỉnh môi trường và các điều kiện kinh doanh của các tổ chức
tín dụng như: khả năng thanh toán, lãi suất chiết khấu, dự trữ, khối lượng tiền cung ứng, tỷ
giá... để thông qua đó đạt tối mục tiêu của chính sách tiền tệ.

      Để điều hành chính sách tiền tệ, NHTW phải hình thành và sử dụng hệ thống công
cụ của nó. Đặc điểm của các công cụ chính sách tiền tệ là tạo cho NHTW khả năng tác
động có hiệu lực đến các yếu tố tiền đề buộc các tổ chức tín dụng phải tự điều chỉnh hoạt
động của mình theo hướng chỉ đạo của NHTW nhưng vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ
trong kinh doanh cũng như sự bình đẳng trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng.




                                              2
1.1.2     Mục tiêu của chính sách tiền tệ

     Chính sách tiền tệ là tổng hoà các phương thức mà Ngân hàng Trung ương (NHTW)
thông qua các hoat động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông nhằm
phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong một thời kì nhất định.

     Trong từng hoàn cảnh cụ thể, đồi với từng quốc gia thì việc đề ra chính sách tiền tệ
cũng có những điểm khác biệt. Xét về mặt tổng thể chính sách tiền tệ của các quốc gia trên
thế giới hướng vào các mục tiêu chủ yếu là:

     -   Công ăn việc làm cao.

     Mục tiêu của việc làm cao do đó không phai là một con số không thất nghiệp mà là
một mức trên số không phù hợp với việc làm đầyđủ mà tại đó cầu lao động bằng với cung
lao động.Người ta gọi đó là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm
phụ thuộc chủ yếu vào tình hình tăng trưởng KT.Tuỳ theo tình hình đó mà NHTW phải
vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường mở rộng đằu tư sản xuất kinh
doanh,đồng thời tham gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục và ổn định,khống chế tỷ lệ
thất nghiệp không tăng quá mức tự nhiên.

     -    Tăng trưởng kinh tế.

     Mục tiêu tăng trưởng kinh tế quan hệ chặt chẽ với mục tiêu việc làm cao. Các chính
sách có thể tập trung kích thích đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

     Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của chính sách tiền tệ.
Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng & thanh toán trong nền kinh tế quốc dân, NHTW
có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. NHNN Việt Nam cần bằng mọi
phương thức để có thể huy dộng được hầu hết các nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước
để phục vụ cho mục tiêu này. Mục tiêu từ năm 2000 trở đi tốc độ tăng trưởng hàng năm
phải đạt từ 9% - 10%. Đó là mức tăng trưởng cao đòi hỏi sự gia tăng đầu tư hàng năm hàng
chục tỉ USD.

     - Về ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát.

     Khi giá cả ổn định, lạm phát ở mức thấp thu nhập thực tế của người dân được nâng
cao, đời sống nhân dân được cải thiện, đầu tư cho nền kinh tế cũng được đảm bảo, tăng
trưởng kinh tế thực dương. Ngược lại, khi lạm phát ở mức cao, thu nhập của người dân bấp
bênh, nguy cơ khủng hoảng kinh tế cao. Chính vì vậy mà mục tiêu này được xem là một




                                              3
trong những mục tiêu quan trọng nhất trong Chính sách tiền tệ. Mục tiêu tăng trưởng kinh
tế luôn luôn gắn liền với mục tiêu ổn định giá cả kiềm chế lạm phát.

          - Mục tiêu ổn định lãi suất:

          Tất cả các quốc gia đều mong muốn một sự ổn định về lãi suất. Vì lãi suất có ảnh
hưởng lớn đến đầu tư và tăng trưởng, ảnh hưởng đến các luồng vốn, ngoại tệ.. Chính vì
thế, ổn định lãi suất tạo ra thế ổn định cho các lĩnh vực như tín dụng, đầu tư, sự di chuyển
vốn… dẫn đến ổn định chung cho nền kinh tế.

          Lãi suất chính là một trong những công cụ quan trọng nhất của CSTT. Để cho nền
kinh tế được ổn định đòi hỏi CSTT phải đưa ra một hệ thống lãi suất mềm dẻo đúng đắn,
phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường.

          - Về ổn định thị trường tài chính:

          Việc tạo ra một nền tảng tài chính ổn định để hệ thống Ngân hàng & các tổ chức tín
dụng có thể hoạt động một cách có hiệu quả và hỗ trợ một cách tốt nhất cho tăng trưởng kinh
tế cao, lạm phát thấp, cũng như hạn chế những khuyết tật của hệ thống tài chính là mục tiêu
chủ đạo của chính sách tiền tệ. NHTW phải điều hoà hoạt động của hệ thống tài chính trong
nước một cách gián tiếp, tăng cường hiệu quả cho nó.

          Bản thân hệ thống tài chính cũng có những mục tiêu riêng của nó và nhiều khi những
mục tiêu này lại đối chọi với các mục tiêu chung của nền kinh tế. Do đó vai trò của CSTT
là làm hài hoà một cách tối ưu giữa các mục tiêu trên, để phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung
của nền kinh tế mà không làm tổn hại hay hạn chế sự phát triển của hệ thống tài chính.

          - Mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối:

          Nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền quốc gia, NHTW thực hiện các nhiệm
vụ giao dịch về tài chính và Tiền tệ đối ngoại bằng các phương diện: quản lý ngoại hối, lập
và theo dõi diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các nghiệp vụ hối đoái. Tổ
chức và điều tiết thị trường hối đoái trong nước, xây dựng và thống nhất quản lý dự trữ
ngoại hối của đất nước, tiến hành kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối quốc tế.
Cần thiết lập mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm tìm kiếm các
nguồn vốn có thể huy động được (viện trợ, vay nợ, vay ưu đãi, thu hút đầu tư, thu hút kiều
hối..).

          CSTT góp phần nhiều vào việc thực hiện các mục tiêu trên lại mâu thuẫn nhau. Cụ
thể chỉ có thể đạt được một mục tiêu khi chấp nhận sự cắt giảm nhất định đối với mục tiêu


                                               4
khác. Chẳng hạn muốn kiềm chế lạm phát thì sẽ phải chấp nhận nạn thất nghiệp tăng lên...
Vì vậy tuỳ theo việc hướng vào mục tiêu nào là chính mà người ta có thể coi CSTT là
chính sách ổn định giá cả, chính sách tạo việc làm, chính sách cân bằng cán cân thanh toán
hay chính sách tăng trưởng kinh tế.

      Để đạt được những mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ NHTW phải xác định
các mục tiêu trung gian. Bởi lẽ NHTW sử dụng các mục tiêu trung gian để có thể xét đoán
nhanh chóng được tình hình hoạt động của mình phục vụ cho các mục tiêu cuối cùng, hơn
là chờ cho đến khi thấy được kết quả cuối cùng của các mục tiêu đó. Mục tiêu trung gian là
điều tiết cung tiền thông qua chi phối dòng tiền chu chuyển và khối lượng tiền. Tuỳ theo
điều kiện cụ thể của từng nước mà các khối tiền tệ có thể là M1, M2, M3.

      1.1.3    Nội dung của chính sách tiền tệ.

      Xét cho cùng NHTW có thể thực thi hai loại chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình
thực tiễn của nền kinh tế:

      - Chính sách mở rộng tiền tệ: là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế nhằm
khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm.

      Chính sách này được đưa ra trong trường hợp nền kinh tế trì trệ, tăng trưởng thấp. Nó
tạo ra không khí tiêu dùng mạnh mẽ kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

      - Chính sách thắt chặt tiền tệ: là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm
khuyến khích đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát.
Chính sách này được đưa ra nhằm ngăn trặn tình trạng phát triển quá nóng của nền kinh tế.
Nó tạo ra sự khan hiếm về tiền, sự đắt đỏ về chi phí, làm giảm tốc độ tăng trưởng quá
nhanh, tạo ra một sự phát triển bền vững.

      Trong nền kinh tế thị trường, CSTT bao gồm 4 thành phần cơ bản gắn liền với 4
kênh dẫn nhập tiền vào lưu thông. Đó là:

      - Chính sách cung ứng tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ:

Việc vạch và thực thi CSTT phải khống chế sao cho khối lượng tiền tệ cung ứng trong một
thời kỳ nhất định phải cân với mức tăng tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa và vòng quay
tiền tệ trong thời kỳ đó.




                                             5
- Chính sách tín dụng:

        Thực chất chính sách tín dụng là cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế
quốc dân, thông qua các nghiệp vụ ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ
các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất mềm dẻo, phù hợp với sự vận
động của cơ chế thị trường.

        - Chính sách ngoại hối:

        Nhằm đảm bảo việc sử dụng co hiệu quả các tài sản có giá trị thanh toán đối
ngoạiphục vụ cho việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và gia tăng
việc làm trong xã hội, đảm bảo chủ quyền tiền tệ của đất nước.

        - Chính sách đối với ngân sách nhà nước:

        Nhằm đảm bảo phương tiện thanh toán cho chính phủ trong trường hợp Ngân sách
nhà nước bị thiếu hụt. Phương thức tối ưu là NHTW cho ngân sách nhà nước vay theo kỳ
hạn nhất định, dần dần tiến tới loại bỏ hoàn toàn phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân
sách.

        Ngân sách nhà nước có thể ở ba trạng thái, đó là thâm hụt ngân sách, cân bằng ngân
sách & thặng dư ngân sách.

1.2     CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NÓ.

        1.2.1 Công cụ tái cấp vốn.

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM. Khi cấp một khoản
tín dụng cho NHTM một mặt NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho
NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán cho họ. Các hình thức tái
cấp vốn ngoài tái chiết khấu bao gồm:

      - Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác.

      - Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp, các chứng từ có giá ngắn hạn.

      - Cho vay trong thanh toán bù trừ.

      - Cho vay theo hình thức chỉ định.

      - Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.

 Qua công cụ tái cấp vốn, NHTM là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín
dụng của các NHTM, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã được khống chế để kiềm chế



                                             6
lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế. Đối với các NHTM, với tư cách là người đi
vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe dọa thì NHTW là chỗ dựa, là vị cứu tinh của họ.
Tuy nhiên vì quyền quyết định vay hay không vay là của NHTM nên NHTW không thể
nắm chắc được kết quả của sự điều tiết.

   1.2.2       Lãi suất tín dụng

      Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện CSTT trong việc điều khiển
mức cung ứng tiền cho nền kinh tế, nó không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền
tệ trong lưu thông nhưng có thể kích thích hoặc kìm hãm sản xuất, vì vậy nó là một công
cụ rất lợi hại. Với công cụ này có thể áp dụng cơ chế điều hành gián tiếp hoặc trực tiếp.

     Cơ chế điều hành gián tiếp: Thông qua cơ chế tái cấp vốn của NHTW đối với các tổ
chức tín dụng, NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các NHTM đối với
nền kinh tế. Cơ chế điều hành lãi suất này được áp dụng phổ biến đối với các nền kinh tế
có hệ thống tài chính phát triển.

     Cơ chế điều hành trực tiếp: Thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ chức
tín dụng đối với nền kinh tế, như quy định các mức lãi suất về tiền gửi, cho vay, khung lãi
suất, trần lãi suất cho vay, biên độ chênh lệch lãi suất bình quân. Nhìn chung trong các nền
kinh tế phát triển, lãi suất ngày càng được tự do hoá, còn các nước có hệ thống tài chính
chưa phát triển, các quy định mang tính quản lý trực tiếp được áp dụng phổ biến hơn và xu
hướng chung là ngày càng giảm dần sự quản lý trực tiếp này.

   1.2.3       Hạn mức tín dụng:

     Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp một cách trực tiếp mang tính
hành chính của NHTW, được sử dụng để khống chế tổng lượng tiền để cung ứng cho nền
kinh tế, mang tính áp đặt của NHTW đối với hệ thống ngân hàng.

      Qua sử dụng hạn mức tín dụng, NHTW nhằm điều chỉnh khả năng tạo tiền của các
NHTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế.

      Bằng việc quy định hạn mức tín dụng, NHTW có thể kiểm soát khá chặt chẽ tổng
lượng tiền cung ứng. Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện trong
nền kinh tế tăng cao và các công cụ khác tỏ ra kém hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả điều tiết
của công cụ này không cao vì nó thiếu linh hoạt.




                                             7
1.2.4       Dự trữ bắt buộc

     Dự trữ bắt buộc là khoản tiền gửi của các NHTM ở NHTW, mức tiền gửi này do
pháp luật qui định bằng một tỷ lệ nhất định so với các khoản nợ của ngân hàng. Thông qua
việc thay đổi mức dự trữ bắt buộc NHTW tác động tới việc cung cấp tiện tệ cho nền kinh
tế quốc dân. Nếu NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thì khả năng tín dụng của NHTM sẽ
giảm xuống. Mặt khác, để bù lại phần lãi suất đó (do quỹ tiền gửi NHTW không được tính
lãi ) các ngân hàng phải tăng lãi suất tín dụng do vậy mức tín dụng cung ứng cho nền kinh
tế sẽ giảm xuống. Việc tăng lên hay giảm xuống quỹ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hoặc
tăng lương tiền cung ứng cho nền kinh tế qua cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Vì
vậy đó là một công cụ tiềm tàng của CSTT. Ngoài ra dự trữ bắt buộc còn đảm bảo việc
thanh toán thường xuyên của các NHTM.

     Điểm lợi chính của công cụ này là nó tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và
có tác dụng đầy quyền lực đến cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên khi dự trữ bắt buộc không được
trả lại, chúng tương đương với một khoản thuế và có thể dẫn đến hiện tượng phi trung gian
hoá. Mặt khác bự trữ bắt buộc thiếu tính mềm dẻo bởi sẽ rất vất vả để thực hiện được
những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi dự trữ bắt buộc. Một điểm
bất lợi khác nữa của việc sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát việc cung ứng tiền tệ là việc
tăng dự trữ bắt buộc cói thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản của các NHTM,
gây ra tình trạng không ổn định cho các ngân hành. Chính vì vậy công cụ dự trữ bắt buộc
thường không được khuyến khích và ít được sử dụng.

   1.2.5       Nghiệp vụ thị trường mở

     Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua và bán các giấy tờ có giá (như cổ phiếu,
trái khoán, công trái...) do NHNN trên thị trường tiền tệ và trong chừng mực hạn chế nhất
định cả trên thị trường vốn. Đây là môt trong những công cụ rất quan trọng được nhiều
NHNN của các nước sử dụng có hiệu quả CSTT.

     Bằng việc bán các giấy tờ có giá cho các NHTM với lãi suất hấp dẫn, NHTW thu hồi
tiền từ lưu thông làm giảm lượng tiền cung ứng, đồng thời khả năng cho vay của các
NHTM cũng giảm và già trị tín dụng tăng lên. Ngược lại, Bằng việc mua các giấy tờ có
giá, NHTW cung cấp tiền cho các NHTM để cho vay, làm gia tăng lượng tiền cung ứng
trên thị trường. Điều quan trọng ở đây là thời hạn cuả các giấy tờ có giá. Việc mua bán các
giấy tờ có giá ngắn hạn chủ yếu nhằm mục đích cân bằng giao động của tỷ lệ lãi suất trên




                                             8
thị trường tiền tệ, trong khi đó mua bán các giấy tờ có giá dài hạn có ảnh hưởng rõ rệt tới
khả năng thanh toán của các NHTM.

      Đây được coi là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ vì nó có những ưu
điểm hơn hẳn so với các công cụ khác:

      - Phát sinh theo ý tưởng chủ đạo của NHNN trong đó NHNN hoàn toàn kiểm soát
được khối lượng giao dịch.

      - Là công cụ linh hoạt và có tính chính xác cao giúp NHNN luôn luôn thay đổi được
tình thế của mình khi mắc phải sai lầm.

      - Nghiệp vụ này có thể sử dụng được ở bất kì một mức độ nào khi có yêu cầu căn cứ
vào khối lượng các loại giấy tờ có giá bán ra.

      - Nghiệp vụ thị trường mở có thể tiến nhanh chóng không gây những chậm trễ về
mặt hành chính và ít tốn kém về mặt chi phí.

      Tuy nhiên, khi NHTW mua bán chứng khoán trên thị trường thì vẫn phải phụ thuộc
vào người mua bán (các NHTM). Và để sử dụng được nghiệp vụ này thì phải có sự phát
triển khá cao của của cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, tiền trong lưu thông phần lớn
nằm trong tài khoản của ngân hàng, đòi hỏi thị trường tài chính phải tương đối phát triển.
Hay nói cách khác, nghiệp vụ thi trường mở chỉ đạt được hiệu quả trong điều kiện có một
thị trường chứng khoán thứ cấp sôi động, một thị trường liên Ngân hàng, thị trường tiền tệ
hoạt động sôi động.

   1.2.6       Tỷ giá hối đoái

     Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bénvà hết sức mạnh mẽ đến sản xuất, xuất
nhập khẩu hàng hoá, tình trạng tài chính tiền tệ , cán cân thanh toán quốc tế, thu huts vốn
đầu tư, dự trữ của đất nước.Về thực chất, tỷ giá không phảI là công cụ của chính sách tiền
tệ bởi lẽ tỷ giá không làm tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, có nhiều
quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đang chuyển đổi,lại coi tỷ
giá là công cụ bổ trợ quan trọng cho điều hành chính sách tiền tệ.

     Các phương pháp điều hành tỷ giá gồm có chính sách hối đoái, quỹ dự trữ bình quân
hối đoái, phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ, chính sách lãi suất chiết khấu




                                               9
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
                                         Ở VIỆT NAM
2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam
       Năm 2008, trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, không nền kinh tế nào không bị tác động, chỉ nhiều hay
ít, sớm hay muộn mà thôi, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Kinh tế Việt Nam cũng chịu
tác động không ít và bắt đầu thực sự bước vào giai đoạn khó khăn. Trong quý I năm 2008
với mục tiêu tăng trưởng GDP 9% nhưng đã giảm còn 6,5%; biên độ giá của các mặt hàng
dao động mạnh, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi, giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong
vòng 3 năm qua,…tất cả những biến đổi đó tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói
chung và doanh nghiệp nói riêng. Nhìn lại diễn biến nền kinh tế Việt Nam năm 2008, các
nhà phân tích chia nền kinh tế ra ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc trưng về mục tiêu và
chính sách kinh tế khá rõ nét. Cụ thế:
       Giai đoạn 1: Cỗ xe kinh tế phi nước đại và ủ bệnh: Năm 2007, Việt Nam đạt được
những thành tựu kinh tế ấn tượng. Theo Tổng cục Thống kê ngày 31/12/2007, tổng sản phẩm
trong nước (GDP) ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%). Khối
lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước đạt 461,9 nghìn tỷ đồng,
bằng 40,4% GDP (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006. Vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với
năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD. Nền
kinh tế Việt Nam năm 2007 có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên
đây là dấu hiệu của nền kinh tế tăng trưởng nóng. Trước những thay đổi mạnh mẽ về luồng
vốn, tác động từ bên ngoài như vậy, Chính phủ đã triển khai các biện pháp và các công trình để
đạt các mục tiêu đề ra: việc phân cấp quá mức cho chính quyền địa phương cấp tỉnh về đầu tư
(trong nước và ngoài nước), việc cấp đất, mở khu công nghiệp... đã tạo ra những chồng chéo
và dư thừa về quá nhiều công trình đầu tư vào sân golf, bất động sản, nhà máy thép, nhà máy
lọc dầu lớn nhỏ. Các tập đoàn kinh tế nhà nước đã nhanh chóng đa dạng hóa đầu tư sang các
lĩnh vực như chứng khoán, đầu tư tài chính, bất động sản, thậm chí cả tham gia lập các ngân
hàng thương mại. Chưa bao giờ trong một thời gian ngắn các tập đoàn lại đua nhau thành lập
nhiều công ty con, công ty cháu, công ty liên kết nhanh đến như vậy. Tương tự, các công ty
đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán cũng xuất hiện một cách ồ ạt
như thế. Điều tất yếu phải đến đã đến là cung tín dụng tiếp tục tăng trên 50%, lạm phát tăng
vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, bong
bóng thị trường bất động sản bị vỡ.


                                             10
Giai đoạn 2: Cỗ xe kinh tế bị thắng gấp và phát bệnh: Theo nhận định của các
chuyên gia kinh tế, 5 tháng đầu năm 2008,lạm phát chính là vấn đề nổi cộm nhất đối với
kinh tế Việt Nam. Chính phủ đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát.
Lãi suất cơ bản được nâng lên, dự trữ bắt buộc với lãi suất rất thấp được áp đặt, tín phiếu
bắt buộc được phân bổ, biện pháp hạn chế tín dụng hà khắc được áp đặt lên các ngân hàng
thương mại, cắt giảm đầu tư... Tất cả biện pháp này gây ra gánh nặng lớn cho các ngân
hàng thương mại cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguyên nhân năm 2007, tổng dư nợ
cho vay tăng tới 53,8%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng vốn huy động và cao gấp trên 6 lần tốc độ
tăng GDP. Năm tháng đầu năm 2008, dư nợ cho vay tăng 18%, cao gấp trên 4 lần tốc độ
tăng vốn huy động và cao gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tăng GDP. Vào thời điểm này, các
ngân hàng thương mại phải đối mặt với vấn đề thanh khoản, dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất
diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng. Các quan hệ thị trường bị thu hẹp rõ rệt bởi sự can
thiệp hành chính, đặc biệt là các quyết định về tăng, giảm thuế nhập khẩu, về hạn ngạch, về
giá xăng dầu... liên tục được đưa ra (có thời kỳ đạt tốc độ bình quân sáu quyết định lớn,
nhỏ một tuần).
       Giai đoạn 3: Tập trung chữa bệnh:Bắt đầu từ quí 3/2008, một sự cộng hưởng ngoài ý
muốn giữa hiệu lực của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ với tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuất hiện. Giá hàng loạt nguyên vật liệu
trên thế giới giảm mạnh khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần và chỉ số giá của hai tháng
10 và 11 lần lượt giảm thấp hơn tháng trước. Trong khi đó, xuất khẩu giảm cả về kim ngạch
lẫn khối lượng, đối mặt với những khó khăn dồn dập từ các nước nhập khẩu (về tín dụng, khả
năng thanh toán, sức mua, giảm giá). Nhiều doanh nghiệp đã phải giãn thợ, giảm công suất,
thu nhập của người lao động càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt
giảm và đầy biến động, tín dụng bị thu hẹp, số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa đã
xuống mức thấp nhất và khó có thể đạt mục tiêu hoàn thành cổ phần hóa trong hai năm nữa
vào năm 2010.
2.2 Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay.
      Chính sách tiền tệ của NHNN là tổng hoà các giải pháp đảm bảo ổn định đồng tiền và thị
trường tiền tệ, góp phần giải quyết các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Chúng ta sẽ tiến hành
nghiên cứu chính sách tiền tệ ở Việt Nam 2 năm 2008-2009.
      Kế hoạch phát triển kinh tế,xã hội nước ta trong hai năm 2008-2009 được thực hiện
trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động khó lường. Sự lên xuống thất thường của giá dầu
thô,diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với thiên tai dịch
bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong năm qua. Nhờ sự


                                             11
chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất của Đảng và nhà nước cùng sự đồng thuận cao
của các tầng lớp nhân dân, cán bộ ngành, các tập đoàn kinh tế…nền kinh tế nước ta đã
từng bước vượt qua khó khăn thách thức, kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát, an sinh xã
hội được đảm bảo, nhiều vấn đề bức xúc xã hội được giải quyết.
        Trong giai đoạn này mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế vĩ mô và đảm
bảo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế. Gia tăng tốc độ phát triển là mục tiêu chính trong
giai đoạn này, mục tiêu kinh tế vĩ mô bao hàm nghĩa rộng hơn so với mục tiêu kiểm soát,
ổn định kinh tế, tốc độ tăng trưởng đồng đều trong các năm, tỷ lệ lạm phát giao động
không quá mạnh. Cố gắng đạt cán cân thanh toán quốc tế từ thiếu hụt tới cân bằng và tiến
tới thặng dư. Đảm bảo trạng thái cân bằng ngân sách, tăng thu giảm chi nhất là các khoản
chi điều hành để tập trung cho đầu tư công cộng.
        Một số nội dung chính trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ trong hai năm
2008-2009:
2.2.1 Hạn mức tín dụng:
        Đây là công cụ được coi là cần thiết ở Việt Nam trong những năm đầu của thời kỳ
đổi mới hiệu quả của nó đã thể hiện rõ rểttong việc chống lạm phát.
        Tuy nhiên từ năm 1998 đến nay, công cụ hạn mức tín dụng đã mất dần vai trò của nó
trong việc hạn chế sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán vì lạm phát có xu hướng
giảm và thấp dần; mặt khác nhu cầu vốn của nền kinh tếngày càng tăng và cần phải mở
rộng tín dụng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do đó trong quý 2 năm 2008,
NHNN đã không áp dụng công cụ này như một công cụ thường xuyên để điều hành chính
sách tiền tệ (mặc dù có thể coi nó như một giải pháp tình thế khi càn thiết).
        Công cụ này sẽ được xoá hoàn toàn khi thị trường tiên tệ ổn định, thị trường vốn phát
triển và thị trường mở đi vào hoạt động có hiệu quả.
        Hạn mức tín dụng 30% năm 2008 đã góp phần tăng thêm sự méo mó của việc phân
bổ nguồn lực, khiến cho dòng vốn không lưu chuyển một cách thông suốt đến những nơi
cần vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.
        Nếu quá thiên về mức tăng dư nợ tín dụng so với hạn mức chung trong điều hành vĩ
mô, sẽ không chỉ làm mất đi cơ hội tiếp cận vốn của những doanh nghiệp có khả năng kinh
doanh hiệu quả (kể cả doanh nghiệp kinh doanh bất động sản), mà còn tạo cơ hội tăng
trưởng nóng cho những tổ chức tín dụng không hội đủ các chuẩn mực an toàn cần thiết,
gây nên rủi ro cho toàn hệ thống.
2.2.2    Dự trữ bắt buộc:




                                              12
Ở Việt Nam, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kì
hạn cộng với tiền gửi có kì hạn dưới một năm và tiền gửi có thời hạn 1 năm đến 2 năm, trong
đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với tiền gửi có kì hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn. Ngoài ra tỷ lệ dự trữ
bắt buộc còn được quy đinh khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo
quy mô, tính chất hoạt động.
Ngày 16/1/2008,Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã kí quyêt định về việc tăng
thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi nhằm rút bớt tiền từ lưu thông, chủ
động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng phù hợp
với các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
       Vấn đề lạm phát vào thời điểm đầu năm 2008 là điểm nóng của kinh tế vĩ mô Việt
Nam.Việc NHNN cùng lúc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ chống lạm phát thông qua
công cụ sử dụng các công cụ CSTT, trong đó có việc tăng và mở rộng diện đối tượng tiền
gửi tại NHTM phải trích dự trữ bắt buộc vào thời điểm đó tuy gây khó khăn cho tiềm lực
mở rộng tín dụng của các NHTM, nhưng là rất cần thiết và kịp thời để góp phần quyết định
trong các nỗ lực của chính phủ về chủ trương kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2008.
     Đến năm 2009, lạm phát đã được kiểm soát, nhưng nền kinh tế rơi vào đà tăng trưởng
giảm nên từ 1/3/2009, NHNN đã quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi
bằng VND của các tổ chức tín dụng đồng thời giữ nguyên lãi suất cơ bản VND. Mục đích
của việc thực hiện các giải pháp này là nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và
hỗ trợ vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng có điều kiện mở rộng huy động huy động
vốn và tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, kể cả việc cho vay đối với các dự án đầu
tư theo chương trình kích cầu của chính phủ.
       Năm 2008 do phải thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm vùa chống lạm phát vừa
ngăn đà suy giảm kinh tế nên các ngân hàng thương mại gặp khó khăn và ngân hàng nhà
nước đã hỗ trợ bằng cách trả lãi cao hơn cho dự trữ bắt buộc bằng VND. Tuy nhiên trong
năm 2009 tình hình đã khả quan hơn cho phép ngân hàng giảm lãi suất.
2.2.3 Tái cấp vốn :
      Ngày 3/11/2008 NHNN đã quyết định số 2561/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu,lãi suât cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho
vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các ngân
hàng, theo đó lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14% năm xuống 13% năm; lãi suất tái chiết khấu
giảm từ 12% xuống 11% năm; lãi suất cho vay qua đêm xuống từ 14% xuống 13% năm.
Mục đích của việc thực hiện các giải pháp nêu trên là nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức
tín dụng đảm bảo khả năng huy động vốn và thanh toán, hoạt động kinh doanh an toàn,


                                              13
hiệu quả, giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các hộ sản
xuất tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển.
       Tuy nhiên hiện nay hiệu lực can thiệp của công cụ này đến thị trường tiền tệ chưa cao
và mối liên hệ giữa công cụ tái cấp vốn và tổng phương tiện thanh toán chưa rõ ràng.
       Thời gian hoàn thành một đề nghị cho vay cầm cố một giấy tờ cấp vốn (GTCG) của
NHNN còn dài. Đối với đề nghị vay vốn của các ngân hàng có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời
gian thực hiện từ khi nhận đủ hồ sơ đến khi vay vốn thường không quá 2 ngày làm việc, nhưng
đối với các ngân hàng không có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian này thường bị kéo dài ra,
có khi lên tới 5 ngày làm việc. Đây là một trong những hạn chế cơ bản của công cụ này, làm
giảm tính chất hỗ trợ khẩn cấp của công cụ tái cấp vốn để bổ sung hỗ trợ cho ngân hàng.
        Ngoài ra sự quan tâm và hiểu biết của hệ thống NHTM tới nghiệp vụ tái cấp vốn
không đồng đều và nhìn chung chưa cao. Các ngân hàng thường xuyên tiếp cận nguồn vốn
này chỉ là bốn NHTM Nhà nước có trụ sở tại Hà Nội.
       Về cơ bản không có nhiều khác biệt giữa hình thức chiết khấu có thời hạn và hình
thức cầm cố GTCG có thời hạn.
2.2.4 Công cụ lãi suất.
        Tháng 3/2008, Ngân hàng Nhà nước công bố loạt biện pháp cụ thể triển khai chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ về kiềm chế lạm phát. Trọng tâm của những giải pháp trên
là ổn định lãi suất trên thị trường, mở hướng linh hoạt hơn cho tỷ giá, giải tỏa bớt áp lực
ngoại tệ và vốn VND tại các ngân hàng thương mại và hạn chế tín dụng tăng trưởng nóng.
        Sau khi áp trần lãi suất huy động VND 12%, Ngân hàng nhà nước tiếp tục có mức
trần mới cho lãi suất trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở từ 9% – 10%. Trường hợp
tính thanh khoản của các thành viên có vấn đề, Ngân hàng nhà nước này sẽ vào cuộc hỗ
trợ.
        Ngoài ra, với kế hoạch phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, ngân hàng nào
khó khăn về vốn sẽ được xem xét lùi thời hạn sau 17/3/2008, tùy từng trường hợp cụ thể.
        Trong chính sách điều chỉnh lãi suất, Ngân hàng nhà nước luôn thận trọng và đưa
ra các mức độ điều chỉnh lãi suất cơ bản cho phù hợp. Những tháng đầu năm 2008, diễn ra
cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại. Nguyên nhân là do các ngân hàng
thương mại đang thiểu thanh khoản trầm trọng. Trước tình hình đó, Ngân hàng nhà nước
đã ra Quyết định 305/QĐ-NHNN ngày 30/01/2008, lãi suất cơ bản sau 25 tháng giữ ổn
định ở mức 8,25%/năm tăng lên 0,5%/năm, chuyển sang mức 8,75%/năm. Sau hơn 3 tháng
thực hiện, đến 19/5/2008, lãi suất cơ bản vọt lên 12%/năm và chưa đầy 1 tháng sau, ngày




                                             14
11/6/2008, Quyết định 1317/QĐ-NHNN của NHNN đã nâng thêm 2% đưa lãi suất cơ bản
lên mức 14%/năm...(Xem bảng 1)
         Bảng 1: Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản từ tháng 12/2005 - đến tháng
6/2008
                  Lãi suất            Quyết định            Ngày thực hiện
                                 1317/QĐ-NHNN ngày
                 14%/năm                                       11/06/2008
                                      10/6/2008
                                 1099/QĐ-NHNN ngày
                 12%/năm                                       19/05/2008
                                      16/5/2008
                                 305/QĐ-NHNN ngày
                8.75%/năm                                      01/02/2008
                                      30/1/2008
                                 1746/QĐ-NHNN ngày
                8,25%/năm                                      01/12/2005
                                       1/12/2005


         Trong điều kiện tiền quá nhiều trong lưu thông thì việc sử dụng các công cụ chính
sách tiền tệ để giảm lượng tiền thừa là hoàn toàn đúng xét cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Sự
can thiệp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước cho thấy được chính kiến cũng như sự quyết
tâm của toàn hệ thống ngân hàng trong việc kiềm chế lạm phát. Cuộc chạy đua lãi suất
cũng bắt đầu có dấu hiệu chững lại sau một loạt các quyết định của Ngân hàng nhà nước
trong việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Lãi suất cơ bản giảm xuống từ
14%/năm còn 8,5%/năm. (Xem bảng 2).
         Bảng 2: Diễn biến Lãi suất cơ bản năm 2008
             Lãi suất CB               Quyết định             Ngày thực hiện
                8,5%        3161/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008         22/12/2008
                 10%        2948/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008         05/12/2008
                                 2808/QĐ--NHNN ngày
              11%/năm                                            21/11/2008
                                       20/11/2008
                12%/năm 2559/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008                05/11/2008
               13.0%/năm 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008              21/10/2008
                14%/năm 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008                11/06/2008
   -        Lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc thì lần lượt tăng lên: 3,5%/năm; 5%/năm;
10%/năm, sau đó giảm nhưng với tốc độ giảm chậm. (Xem bảng 3).




                                            15
Bảng 3: lãi suất dự trữ bắt buộc năm 2008


                 Lãi suất
                                      Quyết định             Ngày thực hiện
                  DTBB
                                3162/QĐ-NHNN ngày
                8,5%/năm                                       22/12/2008
                                     19/12/2008
                                2950/QĐ-NHNN ngày
                 9%/năm                                         5/12/2008
                                      3/12/2008
                                  2321/QĐ-NHNN ngày
                  10%/năm                                           21/10/2008
                                       20/10/2008
                                  2133/QĐ-NHNN ngày
                  5,0%/năm                                          01/10/2008
                                       25/9/2008
                                  1907/QĐ-NHNN ngày
                  3,5%/năm                                          01/9/2008
                                         29/8/2008


       Tất cả những quyết định trên đều hướng đến việc tăng thêm khả năng cho các ngân
hàng thương mại trong việc mở rộng “hầu bao” cho vay đối với nền kinh tế. Ngay sau đó,
mặt bằng lãi suất mới được thiết lập, các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất.
Ngày 01/12, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thiết lập mặt bằng lãi suất mới với mức thấp
nhất là 11,4%/năm; ngày 05/12, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng
công bố lãi suất thấp nhất của mình là 11%/năm; ngày 10/12, ngân hàng thương mại Xuất
nhập khẩu Việt Nam giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp, ngắn hạn còn 13,2%/năm,
giảm 1,2%/năm so với cuối tháng 11…
        Tháng 12/2008, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 13-14%/năm. Động thái giảm lãi
suất của các ngân hàng là một giải pháp tích cực cho doanh nghiệp, nhất là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn để duy trì và mở rộng
sản xuất.

       Về cơ chế lãi suất, lãi suất huy động vốn sẽ áp dụng ở mức hợp lý phù hợp với
chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường và các quy định của Ngân hàng Nhà
nước trong từng thời kỳ, ấn định các mức lãi suất, cơ cấu lãi suất huy động vốn, phù hợp
với thông lệ và mặt bằng lãi suất thị trường đối với từng kỳ hạn.

       Trong thời gian tới, các ngân hàng thương mại sẽ không được áp dụng các hình
thức khuyến mãi bằng tiền và hiện vật đối với người gửi tiền như là một hình thức cạnh




                                            16
tranh không lành mạnh để thu hút tiền gửi, làm dịch chuyển tiền gửi giữa các ngân hàng,
gây xáo trộn thị trường tiền tệ.

       Tháng 9/2008, NHNN ban hành một số quyết định trong điều hành chính sách tiền
tệ. Theo đó, NHNN giữ nguyên lãi suất cơ bản là 14%/năm nhưng tăng lãi suất tiền gửi dự
trữ bắt buộc đối với nội tệ tại NHNN từ 1,2% lên 3,6%/năm. Với động thái này, có thể thấy
rõ việc ưu tiên cho kiềm chế lạm phát đang được tiếp tục thực hiện. Những quyết định
trên cho thấy, NHNN vẫn kiên trì thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ưu tiên cho kiềm
chế lạm phát hơn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy chỉ số CPI tháng 8/2008 chỉ còn ở
mức tăng 1,56%, thấp hơn rất nhiều mức tăng của các tháng trước đó nhưng nhiều phân
tích cho rằng, mức tăng CPI trong 12 tháng qua vẫn còn rất cao và việc kiềm chế lạm phát
vẫn phải được tiếp tục, không lơ là. Với quyết định nói trên, có thể dự đoán rằng trong 8
tháng đầu năm, dư nợ cho vay của các Ngân hàng Thương mại và Tổ chức tín dụng vẫn ở
mức cao mà trong điều hành, NHNN thấy cần phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn lượng
tiền lưu thông, kìm hãm việc mở rộng tín dụng. Bởi lẽ, bình quân 3 ngân hàng thương mại
nhà nước (không tính Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long và ngân hàng
thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam) có tổng số dư tiền gửi là 200.000 tỷ đồng,
trong đó tiền gửi nội tệ giả sử bình quân của mỗi ngân hàng là 150.000 tỷ đồng, thì tiền gửi
dự trữ bắt buộc tăng thêm đối với mỗi ngân hàng là 1.500 tỷ đồng. Ngoài ra, NHNN vẫn
giữ nguyên lãi suất này. Ngược lại, NHNN tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc tiền gửi
nội tệ lên gấp 3 lần mức trước đó. Quyết định này cũng có ý nghĩa tác động tới việc giảm
chi phí huy động vốn, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay. Vì
với một lượng dự trữ bắt buộc, lãi suất mà ngân hàng được hưởng cao gấp ba lần mức hiện
hành (quyết định tăng lãi suất dự trữ bắt buộc có hiệu lực từ 1/9/2008).Phản ứng tức thì đối
với quyết định trên của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà nước và
Vietcombank đã có quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay vốn nội tệ đối với khách hàng
giảm từ 0,5%-1,0%/tháng so với trước.

2.2.5 Công cụ tỷ giá.

       Trong chính sách điều hành tỷ giá, lần thứ hai liên tiếp Ngân hàng Nhà nước nới
rộng biên độ kể từ đầu năm 2008. Từ ngày 10/3 tới, tỷ giá giao dịch bình quân trên thị
trường liên ngân hàng nới thêm ±0,25% (tăng từ ±0,75% lên ±1%). Đây là một động thái
cho thấy chính sách tỷ giá đang cởi mở hơn, phản ánh thị trường sát hơn trong thời gian
tới. Ngày 26/7/2008, Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt quyết định quan trọng liên quan
đến điều hành ngoại tệ và lãi suất. Việt Nam điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt có kiểm


                                            17
soát, vì thế cần có một biên độ để các tổ chức tín dụng ấn định từ 0,25% tăng dần và hiện
là 1%. Tùy theo các tổ chức tín dụng, và dựa trên quan hệ cung – cầu để ấn định. Việc mở
biên độ là để tạo điều kiện linh hoạt hơn cho các tổ chức tín dụng. Chủ trương nới biên độ
lên 2% đã được Chính phủ cho phép và Ngân hàng nhà nước quyết định thực hiện. Cùng
với mở rộng biện độ, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng là phải niêm yết,
mua – bán đúng với giá Ngân hàng Nhà nước công bố và cộng thêm biên độ +/-2%; không
được dùng đồng tiền thứ ba để tính ra tỷ giá VND với USD gây xáo trộn và không trung
thực về tỷ giá.

        Năm 2009, tình hình tài chính tiền tệ tương đối ổn định, Ngân hàng nhà nước thực
hiện phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tỷ giá. Mục tiêu điều hành chính
sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2009 là tiếp tục duy trì ổn định để tạo lòng
tin đối với thị trường, góp phần khôi phục sự phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động
ngăn chặn suy giảm kinh tế. Ngân hàng nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để giữ
ổn định ở mức phù hợp, nhằm tạo điều kiện tối đa hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu,
đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế bền vững, đồng thời hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ
tăng cao, giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ổn định.
Bên cạnh đó,Ngân hàng nhà nước phối hợp cùng Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ và
không để nhập siêu ở mức cao nhằm tránh ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc tế và gây
khó khăn cho công tác điều hành tỷ giá. Tiếp tục kiên trì mục tiêu điều hành tỷ giá linh
hoạt trong ngắn hạn, tương đối ổn định trong dài hạn giúp kiềm chế lạm phát và khôi phục
ổn định kinh tế vĩ mô là chủ trương của Ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, yếu tố lạm phát
tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, trong khi đó,
các công cụ kiềm chế lạm phát lại khiến cho việc duy trì tỷ giá để hỗ trợ sức cạnh tranh đối
mặt với những giới hạn nhất định. Vì thế, Ngân hàng nhà nước sẽ phối hợp chặt chẽ giữa
chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.

        Nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt việc điều hành tiền tệ, tránh sự thiếu hụt “đột
ngột“ vốn thanh toán của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường
phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện chuyển số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân
hàng thương mại hiện nay về Ngân hàng Nhà nước theo một lộ trình nhất định trong năm
2008.

        Đối với cơ chế cho vay, Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát để chỉnh sửa, bổ sung các
cơ chế về tín dụng, cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản, trích lập và sử dụng dự
phòng rủi ro tín dụng, cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn để kiểm soát chặt chẽ các


                                            18
hoạt động tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ngay từ đầu năm theo mục tiêu tăng
trưởng tối đa 30%.

         Đặc biệt với hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, Ngân hàng nhà
nước cho phép các ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định
số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

2.2.6    Nghiệp vụ thị trường mở :

        Năm 2008 được coi là một năm điều hành thành công CSTT của NHNN Việt Nam
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn nội tại của nền kinh tế.
Đóng góp vào thành công đó phải kể đến việc sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ
CSTT, trong đó có vai trò quan trọng của nghiệp vụ thị trường mở thể hiện qua doanh số
giao dịch tăng gần 150% so với năm 2007. Điều hành linh hoạt TTM đã góp phần kiểm
soát lạm phát thành công, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và sự
bền vững cho các hệ thống ngân hàng.

        Năm 2008 sở giao dịch NHNN đã tổ chức 402 phiên giao dịch TTM, tăng 47 phiên
so với năm 2007. Mua GTCG chiếm đến 64,67% tổng phiên giao dịch với doanh số trúng
thầu chiếm đến 91,42%. Không chỉ tăng số phiên giao dịch, doanh số giao dịch cũng tăng
kỉ lục so với năm 2007, trong đó chủ yếu là giao dịch mua có kì hạn. Trong khi đó, giao
dịch bán hẳn chỉ còn 76.837 tỷ đồng, giảm 4,6 lần so với năm 2007.

        Những con số trên phần nào phản ánh sự nhộn nhịp trên thị trường tiền tệ. Quý I
năm 2008, trên thị trường mở vẫn diễn ra cả 2 phiên giao dịch mua bán xen kẽ nhau nhưng
các tài chính tín dụng chủ yếu tham gia mua. Trước tình hình các NHTM chạy đua tăng lãi
suất huy động để thu hút vốn trên thị trường, NHNN đã áp dụng các biện pháp mạnh như
khống chế lãi suất huy động tối đa, nâng lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu. Trong 2 tháng
đầu năm 2008, NHNN áp dụng cả hai phương pháp đấu thầu lãi suất và đấu thầu khối
lượng. Nhưng đến giữa tháng 2/2008, do lãi suất đặt thầu và thắng thầu bắt đầu tăng cao,
NHNN chỉ sử dụng phương thức đấu thầu khối lượng với lãi suất được thống nhất nhằm
tạo định hướng cho thị trường. Sang quý II/2008 khi nguồn vốn trên thị trường ngày càng
khan hiếm, để đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, NHNN một mặt thực
hiện thắt chặt tiền tệ, mặt khác vẫn cung cấp thanh khoản cho tài chính tín dụng qua kênh
TTM. Lượng vốn bơm ra trên thị trương mở thời kì này chiếm đến 99,65% tổng khối
lượng giao dịch thành công trên thị trường mở. TTM đã trơr thành công cụ hữu hiệu của
NHNN cũng như tài chính tín dụng trong thời kì này.



                                            19
Sự thành công của TTM đã thu hút ngày càng nhiều tài chính tín dụng tham gia. Nếu
năm 2007, TTM có 44 thành viên thì năm 2008 đã tăng lên 56 tài chính tín dụng; trong đó
có 35 tài chính tín dụng có giao dịch thường xuyên trên TTM, tăng 66,67% so với năm
trước. Đặc biệt, nếu trước đây các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ tham gia giao dịch
bán GTCG thì nay đã tham gia cả mua và bán.

2.3. Nhận xét chung

       Có thể nói, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tiền tệ thông qua điều hành
lãi suất tiền gửi và lãi suất dự trữ bắt buộc kịp thời đã giúp ngân hàng thương mại vượt qua
được thời kỳ sóng gió. Hiện nay, cơ bản các ngân hàng hoạt động ổn định, lãi suất huy
động và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đã dần trở lại gần
như cuối năm 2007.

       Trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, trong 6 tháng đầu năm
2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những phản ứng kịp thời, sử dụng đồng bộ và
quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và
ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để hút tiền
từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế, điều hành linh hoạt tỷ
giá theo tín hiệu thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám
sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín
dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng. Đến cuối năm
2008 và sang năm 2009, để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, chính sách tiền tệ thắt
chặt được chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng.

       Bên cạnh những thành công đã đạt được hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của
Ngân hàng nhà nước còn tồn tại một số khiếm khuyết. Đó là: định hướng thực hiện các giải
pháp là đúng nhưng liều lượng, thời gian tiến hành chưa thích hợp, nhuần nhuyễn. Liều
lượng quá nhiều, căng thẳng cùng một lúc, trong điều kiện thanh khoản của các ngân hàng
đang ở mức thấp vì cho vay dễ dãi từ các năm trước dồn cho bất động sản, chứng khoán.
Đồng thời với đó, các ngân hàng thương mại lại phải mua trái phiếu Ngân hàng nhà nước,
tăng dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu… đã tạo một áp lực lớn, làm tình hình hơi rối và
lãi suất tiền gửi cứ đua nhau lên. Ngoài ra, sự phối hợp giữa chính sách tài khoá, chính
sách đầu tư, xuất nhập khẩu lại chưa được phối hợp đồng thời.




                                            20
21
PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
                              CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
   •   Chú trọng phát triển các công cụ của chính sách tiền tệ vì đây là những phương tiện
hữu hiệu giúp cho chính sách tiền tệ được thực thi có hiệu quả.
    Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở.
   -       Cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường cần được rà soát lại để kịp thời điều
chỉnh theo hướng tạo điều kiện để thu hút thành viên tham gia thị trường mở.
   -       Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu để tiếp tục mở rộng thêm nhiều loại hàng
hoá như: các loại trái phiếu, các chứng khoán do tổ chức tín dụng nhà nước phát hành… có
thể sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở.
   -       Chất lượng công tác dự báo, điều hành thị trường cần từng bước hoàn thiện trên
cơ sở nâng cao trình độ cán bộ dự báo, cải tiến chế độ cung cấp thông tin trong và ngoài
ngành với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng,
các Bộ ngành liên quan.
   -       Đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Đây là cơ sở
để nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.
    Đối với công cụ dự trữ bắt buộc.
   Để nâng cao hiệu quả điều tiết của công cụ này, Ngân hàng nhà nước cần có các giải
pháp hoàn thiện công cụ theo hướng mở rộng khả năng kiểm soát tiền tệ của ngân hàng
nhà nước và khuyến khích các tổ chức tín dụng sử dụng vốn linh hoạt và hiệu quả. Một số
nội dung cần xem xét điều chỉnh đối với dự trữ bắt buộc như xem xét không trả lãi cho tiền
gửi vượt dự trữ bắt buộc và trả lãi cho tiền dự trữ bắt buộc.
   -   Mở rộng diện gửi tiền phải dự trữ bắt buộc từ 12 tháng lên 24 tháng.
   -   Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần được điều chỉnh linh hoạt hơn, phối hợp đồng bộ với việc
điều chỉnh đối với các công cụ khác như tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở.
    Đối với công cụ tái cấp vốn.
   Công cụ tái cấp vốn cần được hoàn thiện theo hướng thực hiện vai trò là công cụ cấp
tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng nhà nước cung ứng phương tiện
thanh toán cho các ngân hàng thương mại và thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng.
Quy chế tái cấp vốn cần được tiếp tục hoàn thiện, quy định rõ từng hình thức tái cấp vốn:
tái chiết khấu, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn, cho vay có bảo đảm
bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn… Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái




                                             22
chiết khấu cần được điều chỉnh linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường và
mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.
    Đối với công cụ hỗ trợ như lãi suất, tỷ giá.
   Đứng trước xu hướng hội nhập quốc tế, việc điều hành lãi suất, tỷ giá cần được thực
hiện linh hoạt theo hướng tiến tới mục tiêu tự do hoá. Việc điều hành lãi suất cần tiếp tục
gắn liền với điều hành tỷ giá. Riêng đối với tỷ giá, thay cho việc gắn đồng Việt Nam với
đồng USD, tỷ giá chính thức gắn với rổ tiền tệ (gồm USD và các đồng tiền khác như Nhật,
NEI, khối EU và các nước trong khu vực). Hơn nữa, Ngân hàng trung ương cần có các
biện pháp tiếp tục phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tỷ giá thực sự do các lực
lượng thị trường quyết định.
   •   Tăng cường sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và các chính sách khác trong hoạt
động điều tiết kinh tế vĩ mô.
       Như chúng ta đã biết, chính sách tiền tệ là một bộ phận quan trọng của chính sách
kinh tế tài chính của nhà nước, nhằm kiểm soát khối lượng tiền cung ứng, đảm bảo ổn định
hệ thống tiền tệ trong nền kinh tế. Nhưng chính vì là một chính sách kinh tế vĩ mô, chính
sách điều tiết khối lượng tiền, trong quá trình thực thi chính sách này, có thể dẫn đến mâu
thuẫn với các chính sách kinh tế khác. Do vậy, cần có sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ
với các chính sách kinh tế khác, nhằm tránh những tổn thất cho nền kinh tế. Khi chính sách
tiền tệ hoạt động không hiệu quả, sẽ ảnh hưởng đến các chính sách khác.
   •   Điều hành chính sách tiền tệ phải có những đổi mới.
        Thứ nhất phải làm đồng bộ những chính sách đã có, kể cả những chính sách mới
bổ sung (khuyến khích xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư, chống suy giảm kinh tế…) từ đó cần
phải nới chính sách tiền tệ, tăng vốn vào những nơi, dự án tạo ra xuất khẩu, việc làm, hàng
tiêu dùng, thậm chí cả tín dụng cho tiêu dùng. Tiếp tục tính đến bài toán giảm lãi suất, đơn
giản thủ tục hành chính để doanh nghiệp tiếp cận được vốn và sử dụng vốn này.
   •   Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt.
       Chính sách tiền tệ linh hoạt là chính sách thực hiện đồng bộ các công cụ chính sách
tiền tệ, kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa điều hành tỷ giá và lãi suất, tăng cường phối hợp với
các bộ, ngành để bảo đảm nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính
sách tiền tệ và chính sách tài khóa; nâng cao hiệu quả công tác thống kê, dự báo, phản ứng
kịp thời trước những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; bảo đảm tính thanh
khoản của các tổ chức tín dụng




                                             23
•   Chính sách tiền tệ phải đảm bảo hài hoà giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài
          hạn, giữa mục tiêu phát triển ổn định và mục tiêu thu hút vốn, khuyến khích đầu tư
          phát triển kinh tế.
      •   Cần nâng cao tính mềm dẻo, linh hoạt của các công cụ của chính sách tiền tệ để đáp
          ứng nhu cầu quản lý nền kinh tế, bên cạnh việc sử dụng các công cụ trực tiếp phải
          không ngừng tăng vai trò của các công cụ gián tiếp.
          trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chúng ta đang trong lộ trình tự do hoá thương mại
dẫn đến tự do hoá tài chính, nguồn vốn đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng đòi hỏi
chính sách tiền tệ phải có nhiều đối sách kinh tế mới có thể đảm bảo được sự ổn định của
nền kinh tế, tránh được những cú sốc và hạn chế rủi ro từ bên ngoài.


      •   Nâng cao vai trò của Ngân hàng trung ương trong lĩnh vực điều hành, quản lý tiền
tệ, giám sát các hoạt động tín dụng, tăng cường năng lực của Ngân hàng trung ương về tổ
chức, thể chế, pháp luật và cán bộ.


      •   Thực thi chính sách tiền tệ hướng tới lạm phát, giải pháp hữu hiệu để bình ổn kinh
tế.
Mục tiêu lạm phát được lượng hoá bằng một con số hay một biên độ dao động của lạm
phát và đặt tỷ lệ lạm phát cho một số năm hoặc nhiều năm trong tương lai. Việc hình thành
mục tiêu lạm phát hàm ý xây dựng một chỉ số lạm phát cụ thể, nghĩa là phải có sự công bố
về chỉ số lạm phát và được xem như mục tiêu ổn định giá cả trong tương lai.
Chính sách tiền tệ thể hiện tính rõ ràng, minh bạch và linh hoạt. Tính rõ ràng, minh bạch
thể hiện mục tiêu lạm phát phải được chuyển đến công chúng một cách rõ ràng, minh bạch
và hiệu quả. Do đó, Ngân hàng trung ương nên có một khuôn khổ tốt cho dự báo lạm phát,
có những hiểu biết nhất định về kênh truyền dẫn giữa công cụ của chính sách tiền tệ và lạm
phát, qua đó mới biết được độ trễ thời gian giữa việc điều chỉnh các công cụ chính sách
tiền tệ với ảnh hưởng của nó tới tỷ lệ lạm phát.
          Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, lạm phát dự báo được sử dụng như
mục tiêu trung gian chủ yếu của chính sách tiền tệ, do vậy cần xác định rõ một cơ chế dẫn
truyền của các công cụ chính sách tiền tệ hướng tới lạm phát trong tương lai.
      •   Duy trì quan điểm điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, kiểm soát tiền tệ chặt
chẽ nhằm ổn định tiền tệ, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.




                                              24
Muốn làm được điều này, trước hết Ngân hàng nhà nước cần xem xét thật kỹ lưỡng
khi đưa ra các quyết định về điều hành chính sách tiền tệ. Ví dụ, trong tình kinh tế như
hiện này, thì lựa chọn công cụ nào là hợp lý, mức thay đổi dự trữ bắt buộc, hạn mức tín
dụng là bao nhiêu thì phù hợp. Mọi quyết định của Ngân hàng nhà nước có thể khiến cho
nền kinh tế phát triển hay đi xuống. Vì vậy, thận trọng trong việc ra quyết định là hoàn
toàn cần thiết. Do đó, Ngân hàng nhà nước cần chú ý tới việc điều hành lãi suất dựa trên
quan điểm giữ ổn định lãi suất huy động và cho vay trên thị trường nhằm hạn chế những
tác động tiêu cực. Đầu tiên cần điều chỉnh các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất chiết khấu phù hợp với sự biến động của thị trường. Ngoài ra, công cụ dự trữ bắt buộc
cần được sử dụng trong việc kiểm soát sự gia tăng của tín dụng và bảo đảm cân đối hợp lý
giữa nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ. Ngân hàng trung ương cần kiểm soát tăng trưởng tín
dụng phải kết hợp đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của mình.




                                             25
LỜI KẾT
       Thông qua việc nghiên cứu các công cụ của chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô
của Ngân hàng trung ương, có thể thấy chính sách tiền tệ ngày càng trở thành một bộ phận
quan trọng trong hệ thống chính sách vĩ mô của các quốc gia. Nhất là trong quá trình hội
nhập kinh tế như hiện nay, chính sách tiền tệ lại càng trở nên cần thiết. Toàn cầu hoá đặt ra
nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia, trong đó có những vấn đề đặt ra cho chính
sách tiền tệ. Đó là làm sao để đảm bảo cho đất nước tham gia hội nhập, đẩy mạnh tăng
trưởng và phát triển kinh tế bền vững mà vẫn đảm bảo giữ ổn định giá trị đồng nội tệ, kiềm
chế lạm phát, tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Với những thành tựu của chính sách
tiền tệ ở Việt Nam đạt được trong thời gian qua, đã đem lại những hi vọng và sự tin tưởng
của người dân vào đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đó cũng là cơ
sở để hoàn thiện chính sách tiền tệ trong tương lại. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra hiện nay là
phải làm sao giữ vững mục tiêu và quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Đảng và
Nhà nước trong giai đoạn mới, điều đó đòi hỏi Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần thực thị
một chính sách tiền tệ linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể và có sự phối hợp với các chính
sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế
đối ngoại. Làm được tốt những điều đó, chính sách tiền tệ sẽ thực sự phát huy được vai trò
điều tiết của mình, và trở thành một công cụ hữu hiệu để bình ổn kinh tế, thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển.
       Với sự khái quát về lý thuyết cũng như thực trạng hoạt động của chính sách tiển tệ
thông qua sự điều tiết của Ngân hàng trung ương hiện nay hi vọng sẽ tạo cho bạn đọc một
cái nhìn xác thực hơn về hoạt động của Ngân hàng trung ương. Bên cạnh những ý kiến
đóng góp chủ quan nhằm nâng cao vai trò của Ngân hàng trung ương đối với sự điều tiết
nền kinh tế vĩ mô, trên tinh thần cầu thị, rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía các
bạn.
       Cuối cùng em xin được chân thành cảm ơn cô giáo đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn
thành đề án này.
                                                     Hà Nội, tháng 12 năm 2009


                         DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
   1. Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Trần Viết Hoàng, Cung
       Trần Việt. NXB Thống Kê 2008.
   2. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam. TS Nguyễn Thu Thảo. NXB
   Chính trị quốc gia.
   2. Đánh giá quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ. NXB Lao Động
   3. Giáo trình kinh tế vĩ mô. Đại học kinh tế quốc dân 2000


                                            26
4. Giáo trình kinh tế và tài chính công. ĐHKTQD2002
5. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài khoa NH-TC
     ĐHKTQDchủ biên 2007.
6. Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương 1/2000
7. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Nguyễn Đăng Dờn. NXB Đại học quốc gia thành phố
     Hồ Chí Minh 2009.
8. Nghiệp vụ ngân hàng trung ương. PGS.TS. Hoàng Xuân Quế khoa NH-TC NXB
     thống kê 2003.
9.   Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương. Nguyễn Đăng Dờn. NXB Đại học quốc gia
     thành phố Hồ Chí Minh 2009.
10. Thông tin tài chính số 19 tháng 10/2009.
11. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Prederic s.mishkin. NXB khoa học và kỹ
     thuật.
12. Tiền tệ và ngân hàng. PGS Lê Văn Tề, TS Ngô Hướng. NXB Thống kê 2000.
13. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 3/2004 và số 6/2003.
14. Văn kiện đại hội Đảng 9. NXB Chính trị quốc gia 2001.
15. www.vneconomy.vn
16. www.saga.vn
17. www.thesaigontimes.vn
18. www.taichinhvietnam.com
19. www.sbv.gov.vn




                                        27
MỤC LỤC




  28

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Kiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tienKiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tienluckydoll9x
 
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Quy Moke
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamSương Tuyết
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệNguyễn Minh
 
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốcNghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốcThanh Hoa
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Nguyễn Tuấn Anh
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnCong Do Thanh
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfTinAnhTrn11
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápHuyền Trần
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủLinh Lư
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương Potter VietHung
 

La actualidad más candente (19)

Tiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệTiểu luận Tài chính tienf tệ
Tiểu luận Tài chính tienf tệ
 
Kiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tienKiem soat muc cung tien
Kiem soat muc cung tien
 
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...
Luận văn: Chính sách tiền tệ và đánh giá về việc thực thi chính sách tiền tệ ...
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013-2014)
 
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt NamCác công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
Các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở Việt Nam
 
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệCác công cụ của chính sách tiền tệ
Các công cụ của chính sách tiền tệ
 
Omo
OmoOmo
Omo
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốcNghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
Nghiệp vụ thị trường mở của trung quốc
 
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
Bài thảo luận môn lý thuyết tài chính tiền tệ 2013.02.27 nhóm 6(edited)
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
Luận án: Hoàn thiện chính sách tỷ giá ở Việt Nam (2010-2020)
 
Hệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật BảnHệ thống tài chính Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản
 
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdfCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM ĐỐI PHÓ DỊCH COVID-19_v2.pdf
 
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải phápThị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
 
Chính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủChính sách can thiệp của Chính phủ
Chính sách can thiệp của Chính phủ
 
Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương
 
663 do van duc
663 do van duc663 do van duc
663 do van duc
 
Chương 5
Chương 5Chương 5
Chương 5
 
Lạm phát
Lạm phátLạm phát
Lạm phát
 

Destacado

Bai 4 Thị trường tiền tệ
Bai 4 Thị trường tiền tệBai 4 Thị trường tiền tệ
Bai 4 Thị trường tiền tệHocchungkhoanonline
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệLyLy Tran
 
kinh tế vĩ mô - chương 5,6,7
kinh tế vĩ mô - chương 5,6,7kinh tế vĩ mô - chương 5,6,7
kinh tế vĩ mô - chương 5,6,7Giang Nam Nguyen
 
Thị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giảiThị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giảiHong Hanh Ha
 
Tailieu.vncty.com giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1
Tailieu.vncty.com   giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1Tailieu.vncty.com   giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1
Tailieu.vncty.com giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1Trần Đức Anh
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)Tạ Đình Chương
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiHọc Huỳnh Bá
 

Destacado (8)

Bai 4 Thị trường tiền tệ
Bai 4 Thị trường tiền tệBai 4 Thị trường tiền tệ
Bai 4 Thị trường tiền tệ
 
tiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệtiền tệ và chính sách tiền tệ
tiền tệ và chính sách tiền tệ
 
kinh tế vĩ mô - chương 5,6,7
kinh tế vĩ mô - chương 5,6,7kinh tế vĩ mô - chương 5,6,7
kinh tế vĩ mô - chương 5,6,7
 
Thị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giảiThị trường tiền tệ việt nam và giải
Thị trường tiền tệ việt nam và giải
 
Tailieu.vncty.com giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1
Tailieu.vncty.com   giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1Tailieu.vncty.com   giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1
Tailieu.vncty.com giai-bai-tap-tien-te-ngan-hang-phan1
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính   tiền tệ (vb2)
Câu hỏi ôn thi phần tự luận lý thuyết tài chính tiền tệ (vb2)
 
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giảiBài tập nguyên lý kế toán có lời giải
Bài tập nguyên lý kế toán có lời giải
 

Similar a Bài tập cstt

Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxAnhThNguyn984756
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...OnTimeVitThu
 
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptxTHUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptxAnhNguyn590052
 
BÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.pdf
BÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.pdfBÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.pdf
BÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.pdfHanaTiti
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)https://www.facebook.com/garmentspace
 
đề Cương tc tt
đề Cương tc ttđề Cương tc tt
đề Cương tc ttMơ Vũ
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV .pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV         .pdfBÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV         .pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV .pdfngnquyet
 
bai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptxbai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptxQuangMinhLe16
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...phamquyenbt9191
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namQuỳnh Trọng
 
Day 3 presentation charles & shinichi vn
Day 3 presentation charles & shinichi vnDay 3 presentation charles & shinichi vn
Day 3 presentation charles & shinichi vnHung Nguyen Quang
 

Similar a Bài tập cstt (20)

Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docxĐề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
Đề án TCTT - Anh Thư 60B TCNH.docx
 
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
Tiểu luận môn tài chính tiền tệ các công cụ chính sách tiền tệ hiện nay ở việ...
 
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
Đề tài: Thực trạng chi ngân sách nhà nước và giải pháp nâng cao hiệu quả chi ...
 
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệLuận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
Luận văn: Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ
 
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
LUẬN VĂN: KIỂM SOÁT CHI TIÊU CÔNG VÀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM: T...
 
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptxTHUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
THUYẾT TRÌNH LTTCTT...pptx
 
BÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.pdf
BÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.pdfBÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.pdf
BÀI GIẢNG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, TỶ GIÁ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH.pdf
 
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)
Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam (2013 2014)
 
đề Cương tc tt
đề Cương tc ttđề Cương tc tt
đề Cương tc tt
 
Cstg
CstgCstg
Cstg
 
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docxCơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.docx
 
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAYĐề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
Đề tài: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta, HAY
 
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV .pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV         .pdfBÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV         .pdf
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2022_SBV .pdf
 
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docxCơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
Cơ sở khoa học về quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh.docx
 
bai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptxbai 3 - ban chuan.pptx
bai 3 - ban chuan.pptx
 
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
Tim hieu ve_lam_phat_o_viet_nam_trong_nhun_nam_gan_day_va_lien_he_tac_dong_cu...
 
chinh
chinhchinh
chinh
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt nam
 
Thuyết trình
Thuyết trìnhThuyết trình
Thuyết trình
 
Day 3 presentation charles & shinichi vn
Day 3 presentation charles & shinichi vnDay 3 presentation charles & shinichi vn
Day 3 presentation charles & shinichi vn
 

Último

BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 

Bài tập cstt

  • 1. LỜI NÓI ĐẦU Gắn liền với công cuộc đổi mới & mở cửa của nước ta, có nhiều yêu cầu cần giải quyết cùng lúc như: vừa ổn định vừa phát triển kinh tế trong nước,vừa mở rộng giao lưu, quan hệ quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhu cầu mở rộng lượng tiền cung ứng ngày càng lớn dẫn đến sự xác lập quan hệ cung - cầu mới về tiền, trong khi đó vẫn phải tiếp tục ổn định kinh tế Vĩ mô với hạt nhân là ổn định tiền tệ, tạo lập nền tảng cho sự phát triển chung. Ngày nay, không còn ai có thể phủ nhận rằng: bằng việc điều chỉnh tiền tệ cho phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế, là một trong những vấn đề thiết yếu mà tổ chức quản lý các hệ thống tiền tệ phải tuân thủ & chính sách tiền tệ phải theo đuổi. Sự bùng phát của lạm phát vào những tháng đầu năm 2008 ít nhất cũng mang lại cho chúng ta một khía cạnh tích cực - làm cho nhiều người giật mình về vai trò quan trọng của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế. Lý thuyết được thực tiễn làm sáng tỏ. Rõ ràng với chính sách tiền tệ không thể xem thường hay thờ ơ với nó. Bước vào thế kỉ 21, Việt Nam xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế & công bằng xã hội, vì vậy việc lựa chọn giải pháp nào để xây dựng & điều hành chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả nhất vẫn là 1 vấn đề khó khăn, phức tạp. Qua quá trình học tập & rèn luyện môn Lý thuyết tài chính tiền tệ, em xin trình bày Đề án môn học lý thuyết tài chính tiền tệ với đề tài “Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp”. Đề án này bao gồm các phần: Phần I: Lý luận chung về Chính sách tiền tệ & các công cụ của Chính sách tiền tệ Phần II: Thực trạng điều hành Chính sách tiền tệ ở Việt Nam. PhầnIII: Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Chính sách tiền tệ. Vì lượng kiến thức còn hạn chế, bài làm còn nhiều sai sót, Em rất mong được sự đóng góp của thầy cô trong tổ bộ môn Lý thuyết Tài chính tiền tệ để Đề án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 1
  • 2. PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CÁC CÔNG CỤ CỦA NÓ 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1.1 Khái niệm về Chính sách tiền tệ &Vai trò của chính sách tiền tệ Khái niệm: Chính sách tiền tệ (CSTT) là tổng thể các biện pháp của nhà nước pháp quyền nhằm mục đích: - Cung ứng cho nền kinh tế phương tiện thanh toán cần thiết - Tạo ra khuôn khổ tiền tệ cho mối quan hệ kinh tế trong và ngoài nước. Tại mỗi một quốc gia, với tư cách là thiết chế đầu não của toàn bộ hệ thống tài chính & ngân hàng, Ngân hàng trung ương (NHTW) là cơ quan chủ chốt, thiết kế và quyết định chính sách tiền tệ. Dù với tên gọi khác nhau (NHTW, NHNN, Hệ thống dự trữ liên bang...), nhưng tất cả chúng đều có chung một tính chất là cơ quan trong bộ máy quản lý Nhà nước, độc quyền phát hành tiền, thực hiện nhiệm vụ cơ bản là ổn định giá trị tiền tệ, thiết lập trật tự, bảo đảm sự hoạt động an toàn, ổn định và hiệu quả của toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô của mỗi đất nước. Hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là nhiệm vụ trung tâm, là “linh hồn” của NHTW trong lĩnh vực tiền tệ. Điều hành chính sách tiền tệ của NHTW trong nền kinh tế thị trường mang tính chất điều tiết vĩ mô, hướng các tổ chức tín dụng vào thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, đồng thời vẫn đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. NHTW thường không can thiệp và không ra lệnh trực tiếp vào các quyết địng tác nghiệp của các tổ chức tín dụng mà chủ yếu sử dụng các biện pháp tác động gián tiếp để điều chỉnh môi trường và các điều kiện kinh doanh của các tổ chức tín dụng như: khả năng thanh toán, lãi suất chiết khấu, dự trữ, khối lượng tiền cung ứng, tỷ giá... để thông qua đó đạt tối mục tiêu của chính sách tiền tệ. Để điều hành chính sách tiền tệ, NHTW phải hình thành và sử dụng hệ thống công cụ của nó. Đặc điểm của các công cụ chính sách tiền tệ là tạo cho NHTW khả năng tác động có hiệu lực đến các yếu tố tiền đề buộc các tổ chức tín dụng phải tự điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng chỉ đạo của NHTW nhưng vẫn phải đảm bảo quyền tự chủ trong kinh doanh cũng như sự bình đẳng trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng. 2
  • 3. 1.1.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là tổng hoà các phương thức mà Ngân hàng Trung ương (NHTW) thông qua các hoat động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong một thời kì nhất định. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, đồi với từng quốc gia thì việc đề ra chính sách tiền tệ cũng có những điểm khác biệt. Xét về mặt tổng thể chính sách tiền tệ của các quốc gia trên thế giới hướng vào các mục tiêu chủ yếu là: - Công ăn việc làm cao. Mục tiêu của việc làm cao do đó không phai là một con số không thất nghiệp mà là một mức trên số không phù hợp với việc làm đầyđủ mà tại đó cầu lao động bằng với cung lao động.Người ta gọi đó là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm phụ thuộc chủ yếu vào tình hình tăng trưởng KT.Tuỳ theo tình hình đó mà NHTW phải vận dụng các công cụ của mình góp phần tăng cường mở rộng đằu tư sản xuất kinh doanh,đồng thời tham gia tích cực vào sự tăng trưởng liên tục và ổn định,khống chế tỷ lệ thất nghiệp không tăng quá mức tự nhiên. - Tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế quan hệ chặt chẽ với mục tiêu việc làm cao. Các chính sách có thể tập trung kích thích đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của chính sách tiền tệ. Với tư cách là trung tâm tiền tệ tín dụng & thanh toán trong nền kinh tế quốc dân, NHTW có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu này. NHNN Việt Nam cần bằng mọi phương thức để có thể huy dộng được hầu hết các nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước để phục vụ cho mục tiêu này. Mục tiêu từ năm 2000 trở đi tốc độ tăng trưởng hàng năm phải đạt từ 9% - 10%. Đó là mức tăng trưởng cao đòi hỏi sự gia tăng đầu tư hàng năm hàng chục tỉ USD. - Về ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát. Khi giá cả ổn định, lạm phát ở mức thấp thu nhập thực tế của người dân được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, đầu tư cho nền kinh tế cũng được đảm bảo, tăng trưởng kinh tế thực dương. Ngược lại, khi lạm phát ở mức cao, thu nhập của người dân bấp bênh, nguy cơ khủng hoảng kinh tế cao. Chính vì vậy mà mục tiêu này được xem là một 3
  • 4. trong những mục tiêu quan trọng nhất trong Chính sách tiền tệ. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn luôn gắn liền với mục tiêu ổn định giá cả kiềm chế lạm phát. - Mục tiêu ổn định lãi suất: Tất cả các quốc gia đều mong muốn một sự ổn định về lãi suất. Vì lãi suất có ảnh hưởng lớn đến đầu tư và tăng trưởng, ảnh hưởng đến các luồng vốn, ngoại tệ.. Chính vì thế, ổn định lãi suất tạo ra thế ổn định cho các lĩnh vực như tín dụng, đầu tư, sự di chuyển vốn… dẫn đến ổn định chung cho nền kinh tế. Lãi suất chính là một trong những công cụ quan trọng nhất của CSTT. Để cho nền kinh tế được ổn định đòi hỏi CSTT phải đưa ra một hệ thống lãi suất mềm dẻo đúng đắn, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường. - Về ổn định thị trường tài chính: Việc tạo ra một nền tảng tài chính ổn định để hệ thống Ngân hàng & các tổ chức tín dụng có thể hoạt động một cách có hiệu quả và hỗ trợ một cách tốt nhất cho tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát thấp, cũng như hạn chế những khuyết tật của hệ thống tài chính là mục tiêu chủ đạo của chính sách tiền tệ. NHTW phải điều hoà hoạt động của hệ thống tài chính trong nước một cách gián tiếp, tăng cường hiệu quả cho nó. Bản thân hệ thống tài chính cũng có những mục tiêu riêng của nó và nhiều khi những mục tiêu này lại đối chọi với các mục tiêu chung của nền kinh tế. Do đó vai trò của CSTT là làm hài hoà một cách tối ưu giữa các mục tiêu trên, để phục vụ tốt nhất cho lợi ích chung của nền kinh tế mà không làm tổn hại hay hạn chế sự phát triển của hệ thống tài chính. - Mục tiêu ổn định thị trường ngoại hối: Nhằm ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền quốc gia, NHTW thực hiện các nhiệm vụ giao dịch về tài chính và Tiền tệ đối ngoại bằng các phương diện: quản lý ngoại hối, lập và theo dõi diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế, thực hiện các nghiệp vụ hối đoái. Tổ chức và điều tiết thị trường hối đoái trong nước, xây dựng và thống nhất quản lý dự trữ ngoại hối của đất nước, tiến hành kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại hối quốc tế. Cần thiết lập mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế nhằm tìm kiếm các nguồn vốn có thể huy động được (viện trợ, vay nợ, vay ưu đãi, thu hút đầu tư, thu hút kiều hối..). CSTT góp phần nhiều vào việc thực hiện các mục tiêu trên lại mâu thuẫn nhau. Cụ thể chỉ có thể đạt được một mục tiêu khi chấp nhận sự cắt giảm nhất định đối với mục tiêu 4
  • 5. khác. Chẳng hạn muốn kiềm chế lạm phát thì sẽ phải chấp nhận nạn thất nghiệp tăng lên... Vì vậy tuỳ theo việc hướng vào mục tiêu nào là chính mà người ta có thể coi CSTT là chính sách ổn định giá cả, chính sách tạo việc làm, chính sách cân bằng cán cân thanh toán hay chính sách tăng trưởng kinh tế. Để đạt được những mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ NHTW phải xác định các mục tiêu trung gian. Bởi lẽ NHTW sử dụng các mục tiêu trung gian để có thể xét đoán nhanh chóng được tình hình hoạt động của mình phục vụ cho các mục tiêu cuối cùng, hơn là chờ cho đến khi thấy được kết quả cuối cùng của các mục tiêu đó. Mục tiêu trung gian là điều tiết cung tiền thông qua chi phối dòng tiền chu chuyển và khối lượng tiền. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước mà các khối tiền tệ có thể là M1, M2, M3. 1.1.3 Nội dung của chính sách tiền tệ. Xét cho cùng NHTW có thể thực thi hai loại chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình thực tiễn của nền kinh tế: - Chính sách mở rộng tiền tệ: là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất tạo công ăn việc làm. Chính sách này được đưa ra trong trường hợp nền kinh tế trì trệ, tăng trưởng thấp. Nó tạo ra không khí tiêu dùng mạnh mẽ kích thích đầu tư và tăng trưởng kinh tế. - Chính sách thắt chặt tiền tệ: là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát. Chính sách này được đưa ra nhằm ngăn trặn tình trạng phát triển quá nóng của nền kinh tế. Nó tạo ra sự khan hiếm về tiền, sự đắt đỏ về chi phí, làm giảm tốc độ tăng trưởng quá nhanh, tạo ra một sự phát triển bền vững. Trong nền kinh tế thị trường, CSTT bao gồm 4 thành phần cơ bản gắn liền với 4 kênh dẫn nhập tiền vào lưu thông. Đó là: - Chính sách cung ứng tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ: Việc vạch và thực thi CSTT phải khống chế sao cho khối lượng tiền tệ cung ứng trong một thời kỳ nhất định phải cân với mức tăng tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa và vòng quay tiền tệ trong thời kỳ đó. 5
  • 6. - Chính sách tín dụng: Thực chất chính sách tín dụng là cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân, thông qua các nghiệp vụ ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền gửi của xã hội và với một hệ thống lãi suất mềm dẻo, phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường. - Chính sách ngoại hối: Nhằm đảm bảo việc sử dụng co hiệu quả các tài sản có giá trị thanh toán đối ngoạiphục vụ cho việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và gia tăng việc làm trong xã hội, đảm bảo chủ quyền tiền tệ của đất nước. - Chính sách đối với ngân sách nhà nước: Nhằm đảm bảo phương tiện thanh toán cho chính phủ trong trường hợp Ngân sách nhà nước bị thiếu hụt. Phương thức tối ưu là NHTW cho ngân sách nhà nước vay theo kỳ hạn nhất định, dần dần tiến tới loại bỏ hoàn toàn phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách. Ngân sách nhà nước có thể ở ba trạng thái, đó là thâm hụt ngân sách, cân bằng ngân sách & thặng dư ngân sách. 1.2 CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NÓ. 1.2.1 Công cụ tái cấp vốn. Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM. Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM một mặt NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán cho họ. Các hình thức tái cấp vốn ngoài tái chiết khấu bao gồm: - Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. - Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp, các chứng từ có giá ngắn hạn. - Cho vay trong thanh toán bù trừ. - Cho vay theo hình thức chỉ định. - Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. Qua công cụ tái cấp vốn, NHTM là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã được khống chế để kiềm chế 6
  • 7. lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế. Đối với các NHTM, với tư cách là người đi vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe dọa thì NHTW là chỗ dựa, là vị cứu tinh của họ. Tuy nhiên vì quyền quyết định vay hay không vay là của NHTM nên NHTW không thể nắm chắc được kết quả của sự điều tiết. 1.2.2 Lãi suất tín dụng Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện CSTT trong việc điều khiển mức cung ứng tiền cho nền kinh tế, nó không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông nhưng có thể kích thích hoặc kìm hãm sản xuất, vì vậy nó là một công cụ rất lợi hại. Với công cụ này có thể áp dụng cơ chế điều hành gián tiếp hoặc trực tiếp. Cơ chế điều hành gián tiếp: Thông qua cơ chế tái cấp vốn của NHTW đối với các tổ chức tín dụng, NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế. Cơ chế điều hành lãi suất này được áp dụng phổ biến đối với các nền kinh tế có hệ thống tài chính phát triển. Cơ chế điều hành trực tiếp: Thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, như quy định các mức lãi suất về tiền gửi, cho vay, khung lãi suất, trần lãi suất cho vay, biên độ chênh lệch lãi suất bình quân. Nhìn chung trong các nền kinh tế phát triển, lãi suất ngày càng được tự do hoá, còn các nước có hệ thống tài chính chưa phát triển, các quy định mang tính quản lý trực tiếp được áp dụng phổ biến hơn và xu hướng chung là ngày càng giảm dần sự quản lý trực tiếp này. 1.2.3 Hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp một cách trực tiếp mang tính hành chính của NHTW, được sử dụng để khống chế tổng lượng tiền để cung ứng cho nền kinh tế, mang tính áp đặt của NHTW đối với hệ thống ngân hàng. Qua sử dụng hạn mức tín dụng, NHTW nhằm điều chỉnh khả năng tạo tiền của các NHTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Bằng việc quy định hạn mức tín dụng, NHTW có thể kiểm soát khá chặt chẽ tổng lượng tiền cung ứng. Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiện trong nền kinh tế tăng cao và các công cụ khác tỏ ra kém hiệu quả. Tuy nhiên, hiệu quả điều tiết của công cụ này không cao vì nó thiếu linh hoạt. 7
  • 8. 1.2.4 Dự trữ bắt buộc Dự trữ bắt buộc là khoản tiền gửi của các NHTM ở NHTW, mức tiền gửi này do pháp luật qui định bằng một tỷ lệ nhất định so với các khoản nợ của ngân hàng. Thông qua việc thay đổi mức dự trữ bắt buộc NHTW tác động tới việc cung cấp tiện tệ cho nền kinh tế quốc dân. Nếu NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên thì khả năng tín dụng của NHTM sẽ giảm xuống. Mặt khác, để bù lại phần lãi suất đó (do quỹ tiền gửi NHTW không được tính lãi ) các ngân hàng phải tăng lãi suất tín dụng do vậy mức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế sẽ giảm xuống. Việc tăng lên hay giảm xuống quỹ dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hoặc tăng lương tiền cung ứng cho nền kinh tế qua cơ chế tạo tiền của hệ thống ngân hàng. Vì vậy đó là một công cụ tiềm tàng của CSTT. Ngoài ra dự trữ bắt buộc còn đảm bảo việc thanh toán thường xuyên của các NHTM. Điểm lợi chính của công cụ này là nó tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và có tác dụng đầy quyền lực đến cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên khi dự trữ bắt buộc không được trả lại, chúng tương đương với một khoản thuế và có thể dẫn đến hiện tượng phi trung gian hoá. Mặt khác bự trữ bắt buộc thiếu tính mềm dẻo bởi sẽ rất vất vả để thực hiện được những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ bằng cách thay đổi dự trữ bắt buộc. Một điểm bất lợi khác nữa của việc sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát việc cung ứng tiền tệ là việc tăng dự trữ bắt buộc cói thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản của các NHTM, gây ra tình trạng không ổn định cho các ngân hành. Chính vì vậy công cụ dự trữ bắt buộc thường không được khuyến khích và ít được sử dụng. 1.2.5 Nghiệp vụ thị trường mở Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua và bán các giấy tờ có giá (như cổ phiếu, trái khoán, công trái...) do NHNN trên thị trường tiền tệ và trong chừng mực hạn chế nhất định cả trên thị trường vốn. Đây là môt trong những công cụ rất quan trọng được nhiều NHNN của các nước sử dụng có hiệu quả CSTT. Bằng việc bán các giấy tờ có giá cho các NHTM với lãi suất hấp dẫn, NHTW thu hồi tiền từ lưu thông làm giảm lượng tiền cung ứng, đồng thời khả năng cho vay của các NHTM cũng giảm và già trị tín dụng tăng lên. Ngược lại, Bằng việc mua các giấy tờ có giá, NHTW cung cấp tiền cho các NHTM để cho vay, làm gia tăng lượng tiền cung ứng trên thị trường. Điều quan trọng ở đây là thời hạn cuả các giấy tờ có giá. Việc mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn chủ yếu nhằm mục đích cân bằng giao động của tỷ lệ lãi suất trên 8
  • 9. thị trường tiền tệ, trong khi đó mua bán các giấy tờ có giá dài hạn có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng thanh toán của các NHTM. Đây được coi là công cụ quan trọng nhất của chính sách tiền tệ vì nó có những ưu điểm hơn hẳn so với các công cụ khác: - Phát sinh theo ý tưởng chủ đạo của NHNN trong đó NHNN hoàn toàn kiểm soát được khối lượng giao dịch. - Là công cụ linh hoạt và có tính chính xác cao giúp NHNN luôn luôn thay đổi được tình thế của mình khi mắc phải sai lầm. - Nghiệp vụ này có thể sử dụng được ở bất kì một mức độ nào khi có yêu cầu căn cứ vào khối lượng các loại giấy tờ có giá bán ra. - Nghiệp vụ thị trường mở có thể tiến nhanh chóng không gây những chậm trễ về mặt hành chính và ít tốn kém về mặt chi phí. Tuy nhiên, khi NHTW mua bán chứng khoán trên thị trường thì vẫn phải phụ thuộc vào người mua bán (các NHTM). Và để sử dụng được nghiệp vụ này thì phải có sự phát triển khá cao của của cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, tiền trong lưu thông phần lớn nằm trong tài khoản của ngân hàng, đòi hỏi thị trường tài chính phải tương đối phát triển. Hay nói cách khác, nghiệp vụ thi trường mở chỉ đạt được hiệu quả trong điều kiện có một thị trường chứng khoán thứ cấp sôi động, một thị trường liên Ngân hàng, thị trường tiền tệ hoạt động sôi động. 1.2.6 Tỷ giá hối đoái Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bénvà hết sức mạnh mẽ đến sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, tình trạng tài chính tiền tệ , cán cân thanh toán quốc tế, thu huts vốn đầu tư, dự trữ của đất nước.Về thực chất, tỷ giá không phảI là công cụ của chính sách tiền tệ bởi lẽ tỷ giá không làm tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đang chuyển đổi,lại coi tỷ giá là công cụ bổ trợ quan trọng cho điều hành chính sách tiền tệ. Các phương pháp điều hành tỷ giá gồm có chính sách hối đoái, quỹ dự trữ bình quân hối đoái, phá giá tiền tệ, nâng giá tiền tệ, chính sách lãi suất chiết khấu 9
  • 10. PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam Năm 2008, trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, lạm phát tăng cao, không nền kinh tế nào không bị tác động, chỉ nhiều hay ít, sớm hay muộn mà thôi, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không ít và bắt đầu thực sự bước vào giai đoạn khó khăn. Trong quý I năm 2008 với mục tiêu tăng trưởng GDP 9% nhưng đã giảm còn 6,5%; biên độ giá của các mặt hàng dao động mạnh, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi, giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua,…tất cả những biến đổi đó tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nhìn lại diễn biến nền kinh tế Việt Nam năm 2008, các nhà phân tích chia nền kinh tế ra ba giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc trưng về mục tiêu và chính sách kinh tế khá rõ nét. Cụ thế: Giai đoạn 1: Cỗ xe kinh tế phi nước đại và ủ bệnh: Năm 2007, Việt Nam đạt được những thành tựu kinh tế ấn tượng. Theo Tổng cục Thống kê ngày 31/12/2007, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 8,48% so với năm 2006, đạt kế hoạch đề ra (8,2-8,5%). Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2007 theo giá thực tế ước đạt 461,9 nghìn tỷ đồng, bằng 40,4% GDP (đạt kế hoạch đề ra 40% GDP) và tăng 15,8% so với năm 2006. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng khá, ước tính năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3% so với năm 2006 và vượt 56,3% kế hoạch cả năm, trong đó vốn cấp phép mới là 17,86 tỷ USD. Nền kinh tế Việt Nam năm 2007 có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực. Tuy nhiên đây là dấu hiệu của nền kinh tế tăng trưởng nóng. Trước những thay đổi mạnh mẽ về luồng vốn, tác động từ bên ngoài như vậy, Chính phủ đã triển khai các biện pháp và các công trình để đạt các mục tiêu đề ra: việc phân cấp quá mức cho chính quyền địa phương cấp tỉnh về đầu tư (trong nước và ngoài nước), việc cấp đất, mở khu công nghiệp... đã tạo ra những chồng chéo và dư thừa về quá nhiều công trình đầu tư vào sân golf, bất động sản, nhà máy thép, nhà máy lọc dầu lớn nhỏ. Các tập đoàn kinh tế nhà nước đã nhanh chóng đa dạng hóa đầu tư sang các lĩnh vực như chứng khoán, đầu tư tài chính, bất động sản, thậm chí cả tham gia lập các ngân hàng thương mại. Chưa bao giờ trong một thời gian ngắn các tập đoàn lại đua nhau thành lập nhiều công ty con, công ty cháu, công ty liên kết nhanh đến như vậy. Tương tự, các công ty đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán cũng xuất hiện một cách ồ ạt như thế. Điều tất yếu phải đến đã đến là cung tín dụng tiếp tục tăng trên 50%, lạm phát tăng vọt lên 25%, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, bong bóng thị trường bất động sản bị vỡ. 10
  • 11. Giai đoạn 2: Cỗ xe kinh tế bị thắng gấp và phát bệnh: Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, 5 tháng đầu năm 2008,lạm phát chính là vấn đề nổi cộm nhất đối với kinh tế Việt Nam. Chính phủ đã đưa ra một loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Lãi suất cơ bản được nâng lên, dự trữ bắt buộc với lãi suất rất thấp được áp đặt, tín phiếu bắt buộc được phân bổ, biện pháp hạn chế tín dụng hà khắc được áp đặt lên các ngân hàng thương mại, cắt giảm đầu tư... Tất cả biện pháp này gây ra gánh nặng lớn cho các ngân hàng thương mại cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguyên nhân năm 2007, tổng dư nợ cho vay tăng tới 53,8%, cao gấp rưỡi tốc độ tăng vốn huy động và cao gấp trên 6 lần tốc độ tăng GDP. Năm tháng đầu năm 2008, dư nợ cho vay tăng 18%, cao gấp trên 4 lần tốc độ tăng vốn huy động và cao gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tăng GDP. Vào thời điểm này, các ngân hàng thương mại phải đối mặt với vấn đề thanh khoản, dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất diễn ra quyết liệt giữa các ngân hàng. Các quan hệ thị trường bị thu hẹp rõ rệt bởi sự can thiệp hành chính, đặc biệt là các quyết định về tăng, giảm thuế nhập khẩu, về hạn ngạch, về giá xăng dầu... liên tục được đưa ra (có thời kỳ đạt tốc độ bình quân sáu quyết định lớn, nhỏ một tuần). Giai đoạn 3: Tập trung chữa bệnh:Bắt đầu từ quí 3/2008, một sự cộng hưởng ngoài ý muốn giữa hiệu lực của các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu đã xuất hiện. Giá hàng loạt nguyên vật liệu trên thế giới giảm mạnh khiến tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm dần và chỉ số giá của hai tháng 10 và 11 lần lượt giảm thấp hơn tháng trước. Trong khi đó, xuất khẩu giảm cả về kim ngạch lẫn khối lượng, đối mặt với những khó khăn dồn dập từ các nước nhập khẩu (về tín dụng, khả năng thanh toán, sức mua, giảm giá). Nhiều doanh nghiệp đã phải giãn thợ, giảm công suất, thu nhập của người lao động càng khó khăn hơn. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm và đầy biến động, tín dụng bị thu hẹp, số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa đã xuống mức thấp nhất và khó có thể đạt mục tiêu hoàn thành cổ phần hóa trong hai năm nữa vào năm 2010. 2.2 Chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay. Chính sách tiền tệ của NHNN là tổng hoà các giải pháp đảm bảo ổn định đồng tiền và thị trường tiền tệ, góp phần giải quyết các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu chính sách tiền tệ ở Việt Nam 2 năm 2008-2009. Kế hoạch phát triển kinh tế,xã hội nước ta trong hai năm 2008-2009 được thực hiện trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động khó lường. Sự lên xuống thất thường của giá dầu thô,diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cùng với thiên tai dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta trong năm qua. Nhờ sự 11
  • 12. chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thống nhất của Đảng và nhà nước cùng sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, cán bộ ngành, các tập đoàn kinh tế…nền kinh tế nước ta đã từng bước vượt qua khó khăn thách thức, kiềm chế và đẩy lùi được lạm phát, an sinh xã hội được đảm bảo, nhiều vấn đề bức xúc xã hội được giải quyết. Trong giai đoạn này mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo sự tăng trưởng cao của nền kinh tế. Gia tăng tốc độ phát triển là mục tiêu chính trong giai đoạn này, mục tiêu kinh tế vĩ mô bao hàm nghĩa rộng hơn so với mục tiêu kiểm soát, ổn định kinh tế, tốc độ tăng trưởng đồng đều trong các năm, tỷ lệ lạm phát giao động không quá mạnh. Cố gắng đạt cán cân thanh toán quốc tế từ thiếu hụt tới cân bằng và tiến tới thặng dư. Đảm bảo trạng thái cân bằng ngân sách, tăng thu giảm chi nhất là các khoản chi điều hành để tập trung cho đầu tư công cộng. Một số nội dung chính trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ trong hai năm 2008-2009: 2.2.1 Hạn mức tín dụng: Đây là công cụ được coi là cần thiết ở Việt Nam trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới hiệu quả của nó đã thể hiện rõ rểttong việc chống lạm phát. Tuy nhiên từ năm 1998 đến nay, công cụ hạn mức tín dụng đã mất dần vai trò của nó trong việc hạn chế sự gia tăng của tổng phương tiện thanh toán vì lạm phát có xu hướng giảm và thấp dần; mặt khác nhu cầu vốn của nền kinh tếngày càng tăng và cần phải mở rộng tín dụng để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do đó trong quý 2 năm 2008, NHNN đã không áp dụng công cụ này như một công cụ thường xuyên để điều hành chính sách tiền tệ (mặc dù có thể coi nó như một giải pháp tình thế khi càn thiết). Công cụ này sẽ được xoá hoàn toàn khi thị trường tiên tệ ổn định, thị trường vốn phát triển và thị trường mở đi vào hoạt động có hiệu quả. Hạn mức tín dụng 30% năm 2008 đã góp phần tăng thêm sự méo mó của việc phân bổ nguồn lực, khiến cho dòng vốn không lưu chuyển một cách thông suốt đến những nơi cần vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Nếu quá thiên về mức tăng dư nợ tín dụng so với hạn mức chung trong điều hành vĩ mô, sẽ không chỉ làm mất đi cơ hội tiếp cận vốn của những doanh nghiệp có khả năng kinh doanh hiệu quả (kể cả doanh nghiệp kinh doanh bất động sản), mà còn tạo cơ hội tăng trưởng nóng cho những tổ chức tín dụng không hội đủ các chuẩn mực an toàn cần thiết, gây nên rủi ro cho toàn hệ thống. 2.2.2 Dự trữ bắt buộc: 12
  • 13. Ở Việt Nam, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được quy định cho hai loại tiền gửi: tiền gửi không kì hạn cộng với tiền gửi có kì hạn dưới một năm và tiền gửi có thời hạn 1 năm đến 2 năm, trong đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc so với tiền gửi có kì hạn từ 1 đến 2 năm thấp hơn. Ngoài ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn được quy đinh khác nhau đối với những loại ngân hàng khác nhau có thể theo quy mô, tính chất hoạt động. Ngày 16/1/2008,Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã kí quyêt định về việc tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi nhằm rút bớt tiền từ lưu thông, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Vấn đề lạm phát vào thời điểm đầu năm 2008 là điểm nóng của kinh tế vĩ mô Việt Nam.Việc NHNN cùng lúc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ chống lạm phát thông qua công cụ sử dụng các công cụ CSTT, trong đó có việc tăng và mở rộng diện đối tượng tiền gửi tại NHTM phải trích dự trữ bắt buộc vào thời điểm đó tuy gây khó khăn cho tiềm lực mở rộng tín dụng của các NHTM, nhưng là rất cần thiết và kịp thời để góp phần quyết định trong các nỗ lực của chính phủ về chủ trương kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2008. Đến năm 2009, lạm phát đã được kiểm soát, nhưng nền kinh tế rơi vào đà tăng trưởng giảm nên từ 1/3/2009, NHNN đã quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND của các tổ chức tín dụng đồng thời giữ nguyên lãi suất cơ bản VND. Mục đích của việc thực hiện các giải pháp này là nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và hỗ trợ vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng có điều kiện mở rộng huy động huy động vốn và tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, kể cả việc cho vay đối với các dự án đầu tư theo chương trình kích cầu của chính phủ. Năm 2008 do phải thực hiện các chính sách tiền tệ nhằm vùa chống lạm phát vừa ngăn đà suy giảm kinh tế nên các ngân hàng thương mại gặp khó khăn và ngân hàng nhà nước đã hỗ trợ bằng cách trả lãi cao hơn cho dự trữ bắt buộc bằng VND. Tuy nhiên trong năm 2009 tình hình đã khả quan hơn cho phép ngân hàng giảm lãi suất. 2.2.3 Tái cấp vốn : Ngày 3/11/2008 NHNN đã quyết định số 2561/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,lãi suât cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN Việt Nam đối với các ngân hàng, theo đó lãi suất tái cấp vốn giảm từ 14% năm xuống 13% năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 12% xuống 11% năm; lãi suất cho vay qua đêm xuống từ 14% xuống 13% năm. Mục đích của việc thực hiện các giải pháp nêu trên là nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng huy động vốn và thanh toán, hoạt động kinh doanh an toàn, 13
  • 14. hiệu quả, giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển. Tuy nhiên hiện nay hiệu lực can thiệp của công cụ này đến thị trường tiền tệ chưa cao và mối liên hệ giữa công cụ tái cấp vốn và tổng phương tiện thanh toán chưa rõ ràng. Thời gian hoàn thành một đề nghị cho vay cầm cố một giấy tờ cấp vốn (GTCG) của NHNN còn dài. Đối với đề nghị vay vốn của các ngân hàng có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian thực hiện từ khi nhận đủ hồ sơ đến khi vay vốn thường không quá 2 ngày làm việc, nhưng đối với các ngân hàng không có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian này thường bị kéo dài ra, có khi lên tới 5 ngày làm việc. Đây là một trong những hạn chế cơ bản của công cụ này, làm giảm tính chất hỗ trợ khẩn cấp của công cụ tái cấp vốn để bổ sung hỗ trợ cho ngân hàng. Ngoài ra sự quan tâm và hiểu biết của hệ thống NHTM tới nghiệp vụ tái cấp vốn không đồng đều và nhìn chung chưa cao. Các ngân hàng thường xuyên tiếp cận nguồn vốn này chỉ là bốn NHTM Nhà nước có trụ sở tại Hà Nội. Về cơ bản không có nhiều khác biệt giữa hình thức chiết khấu có thời hạn và hình thức cầm cố GTCG có thời hạn. 2.2.4 Công cụ lãi suất. Tháng 3/2008, Ngân hàng Nhà nước công bố loạt biện pháp cụ thể triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kiềm chế lạm phát. Trọng tâm của những giải pháp trên là ổn định lãi suất trên thị trường, mở hướng linh hoạt hơn cho tỷ giá, giải tỏa bớt áp lực ngoại tệ và vốn VND tại các ngân hàng thương mại và hạn chế tín dụng tăng trưởng nóng. Sau khi áp trần lãi suất huy động VND 12%, Ngân hàng nhà nước tiếp tục có mức trần mới cho lãi suất trong giao dịch nghiệp vụ thị trường mở từ 9% – 10%. Trường hợp tính thanh khoản của các thành viên có vấn đề, Ngân hàng nhà nước này sẽ vào cuộc hỗ trợ. Ngoài ra, với kế hoạch phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, ngân hàng nào khó khăn về vốn sẽ được xem xét lùi thời hạn sau 17/3/2008, tùy từng trường hợp cụ thể. Trong chính sách điều chỉnh lãi suất, Ngân hàng nhà nước luôn thận trọng và đưa ra các mức độ điều chỉnh lãi suất cơ bản cho phù hợp. Những tháng đầu năm 2008, diễn ra cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng thương mại. Nguyên nhân là do các ngân hàng thương mại đang thiểu thanh khoản trầm trọng. Trước tình hình đó, Ngân hàng nhà nước đã ra Quyết định 305/QĐ-NHNN ngày 30/01/2008, lãi suất cơ bản sau 25 tháng giữ ổn định ở mức 8,25%/năm tăng lên 0,5%/năm, chuyển sang mức 8,75%/năm. Sau hơn 3 tháng thực hiện, đến 19/5/2008, lãi suất cơ bản vọt lên 12%/năm và chưa đầy 1 tháng sau, ngày 14
  • 15. 11/6/2008, Quyết định 1317/QĐ-NHNN của NHNN đã nâng thêm 2% đưa lãi suất cơ bản lên mức 14%/năm...(Xem bảng 1) Bảng 1: Những dấu mốc thay đổi lãi suất cơ bản từ tháng 12/2005 - đến tháng 6/2008 Lãi suất Quyết định Ngày thực hiện 1317/QĐ-NHNN ngày 14%/năm 11/06/2008 10/6/2008 1099/QĐ-NHNN ngày 12%/năm 19/05/2008 16/5/2008 305/QĐ-NHNN ngày 8.75%/năm 01/02/2008 30/1/2008 1746/QĐ-NHNN ngày 8,25%/năm 01/12/2005 1/12/2005 Trong điều kiện tiền quá nhiều trong lưu thông thì việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để giảm lượng tiền thừa là hoàn toàn đúng xét cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Sự can thiệp quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước cho thấy được chính kiến cũng như sự quyết tâm của toàn hệ thống ngân hàng trong việc kiềm chế lạm phát. Cuộc chạy đua lãi suất cũng bắt đầu có dấu hiệu chững lại sau một loạt các quyết định của Ngân hàng nhà nước trong việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ. Lãi suất cơ bản giảm xuống từ 14%/năm còn 8,5%/năm. (Xem bảng 2). Bảng 2: Diễn biến Lãi suất cơ bản năm 2008 Lãi suất CB Quyết định Ngày thực hiện 8,5% 3161/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008 22/12/2008 10% 2948/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 05/12/2008 2808/QĐ--NHNN ngày 11%/năm 21/11/2008 20/11/2008 12%/năm 2559/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008 05/11/2008 13.0%/năm 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 21/10/2008 14%/năm 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 11/06/2008 - Lãi suất trả cho dự trữ bắt buộc thì lần lượt tăng lên: 3,5%/năm; 5%/năm; 10%/năm, sau đó giảm nhưng với tốc độ giảm chậm. (Xem bảng 3). 15
  • 16. Bảng 3: lãi suất dự trữ bắt buộc năm 2008 Lãi suất Quyết định Ngày thực hiện DTBB 3162/QĐ-NHNN ngày 8,5%/năm 22/12/2008 19/12/2008 2950/QĐ-NHNN ngày 9%/năm 5/12/2008 3/12/2008 2321/QĐ-NHNN ngày 10%/năm 21/10/2008 20/10/2008 2133/QĐ-NHNN ngày 5,0%/năm 01/10/2008 25/9/2008 1907/QĐ-NHNN ngày 3,5%/năm 01/9/2008 29/8/2008 Tất cả những quyết định trên đều hướng đến việc tăng thêm khả năng cho các ngân hàng thương mại trong việc mở rộng “hầu bao” cho vay đối với nền kinh tế. Ngay sau đó, mặt bằng lãi suất mới được thiết lập, các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất. Ngày 01/12, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thiết lập mặt bằng lãi suất mới với mức thấp nhất là 11,4%/năm; ngày 05/12, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng công bố lãi suất thấp nhất của mình là 11%/năm; ngày 10/12, ngân hàng thương mại Xuất nhập khẩu Việt Nam giảm lãi suất cho vay với doanh nghiệp, ngắn hạn còn 13,2%/năm, giảm 1,2%/năm so với cuối tháng 11… Tháng 12/2008, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 13-14%/năm. Động thái giảm lãi suất của các ngân hàng là một giải pháp tích cực cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn để duy trì và mở rộng sản xuất. Về cơ chế lãi suất, lãi suất huy động vốn sẽ áp dụng ở mức hợp lý phù hợp với chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường và các quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ, ấn định các mức lãi suất, cơ cấu lãi suất huy động vốn, phù hợp với thông lệ và mặt bằng lãi suất thị trường đối với từng kỳ hạn. Trong thời gian tới, các ngân hàng thương mại sẽ không được áp dụng các hình thức khuyến mãi bằng tiền và hiện vật đối với người gửi tiền như là một hình thức cạnh 16
  • 17. tranh không lành mạnh để thu hút tiền gửi, làm dịch chuyển tiền gửi giữa các ngân hàng, gây xáo trộn thị trường tiền tệ. Tháng 9/2008, NHNN ban hành một số quyết định trong điều hành chính sách tiền tệ. Theo đó, NHNN giữ nguyên lãi suất cơ bản là 14%/năm nhưng tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với nội tệ tại NHNN từ 1,2% lên 3,6%/năm. Với động thái này, có thể thấy rõ việc ưu tiên cho kiềm chế lạm phát đang được tiếp tục thực hiện. Những quyết định trên cho thấy, NHNN vẫn kiên trì thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, ưu tiên cho kiềm chế lạm phát hơn là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy chỉ số CPI tháng 8/2008 chỉ còn ở mức tăng 1,56%, thấp hơn rất nhiều mức tăng của các tháng trước đó nhưng nhiều phân tích cho rằng, mức tăng CPI trong 12 tháng qua vẫn còn rất cao và việc kiềm chế lạm phát vẫn phải được tiếp tục, không lơ là. Với quyết định nói trên, có thể dự đoán rằng trong 8 tháng đầu năm, dư nợ cho vay của các Ngân hàng Thương mại và Tổ chức tín dụng vẫn ở mức cao mà trong điều hành, NHNN thấy cần phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để hạn lượng tiền lưu thông, kìm hãm việc mở rộng tín dụng. Bởi lẽ, bình quân 3 ngân hàng thương mại nhà nước (không tính Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long và ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam) có tổng số dư tiền gửi là 200.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi nội tệ giả sử bình quân của mỗi ngân hàng là 150.000 tỷ đồng, thì tiền gửi dự trữ bắt buộc tăng thêm đối với mỗi ngân hàng là 1.500 tỷ đồng. Ngoài ra, NHNN vẫn giữ nguyên lãi suất này. Ngược lại, NHNN tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc tiền gửi nội tệ lên gấp 3 lần mức trước đó. Quyết định này cũng có ý nghĩa tác động tới việc giảm chi phí huy động vốn, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay. Vì với một lượng dự trữ bắt buộc, lãi suất mà ngân hàng được hưởng cao gấp ba lần mức hiện hành (quyết định tăng lãi suất dự trữ bắt buộc có hiệu lực từ 1/9/2008).Phản ứng tức thì đối với quyết định trên của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại nhà nước và Vietcombank đã có quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay vốn nội tệ đối với khách hàng giảm từ 0,5%-1,0%/tháng so với trước. 2.2.5 Công cụ tỷ giá. Trong chính sách điều hành tỷ giá, lần thứ hai liên tiếp Ngân hàng Nhà nước nới rộng biên độ kể từ đầu năm 2008. Từ ngày 10/3 tới, tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng nới thêm ±0,25% (tăng từ ±0,75% lên ±1%). Đây là một động thái cho thấy chính sách tỷ giá đang cởi mở hơn, phản ánh thị trường sát hơn trong thời gian tới. Ngày 26/7/2008, Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt quyết định quan trọng liên quan đến điều hành ngoại tệ và lãi suất. Việt Nam điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt có kiểm 17
  • 18. soát, vì thế cần có một biên độ để các tổ chức tín dụng ấn định từ 0,25% tăng dần và hiện là 1%. Tùy theo các tổ chức tín dụng, và dựa trên quan hệ cung – cầu để ấn định. Việc mở biên độ là để tạo điều kiện linh hoạt hơn cho các tổ chức tín dụng. Chủ trương nới biên độ lên 2% đã được Chính phủ cho phép và Ngân hàng nhà nước quyết định thực hiện. Cùng với mở rộng biện độ, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng là phải niêm yết, mua – bán đúng với giá Ngân hàng Nhà nước công bố và cộng thêm biên độ +/-2%; không được dùng đồng tiền thứ ba để tính ra tỷ giá VND với USD gây xáo trộn và không trung thực về tỷ giá. Năm 2009, tình hình tài chính tiền tệ tương đối ổn định, Ngân hàng nhà nước thực hiện phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tỷ giá. Mục tiêu điều hành chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2009 là tiếp tục duy trì ổn định để tạo lòng tin đối với thị trường, góp phần khôi phục sự phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế. Ngân hàng nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để giữ ổn định ở mức phù hợp, nhằm tạo điều kiện tối đa hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế bền vững, đồng thời hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng cao, giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ổn định. Bên cạnh đó,Ngân hàng nhà nước phối hợp cùng Bộ Công Thương quản lý chặt chẽ và không để nhập siêu ở mức cao nhằm tránh ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc tế và gây khó khăn cho công tác điều hành tỷ giá. Tiếp tục kiên trì mục tiêu điều hành tỷ giá linh hoạt trong ngắn hạn, tương đối ổn định trong dài hạn giúp kiềm chế lạm phát và khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô là chủ trương của Ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó, yếu tố lạm phát tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, trong khi đó, các công cụ kiềm chế lạm phát lại khiến cho việc duy trì tỷ giá để hỗ trợ sức cạnh tranh đối mặt với những giới hạn nhất định. Vì thế, Ngân hàng nhà nước sẽ phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt việc điều hành tiền tệ, tránh sự thiếu hụt “đột ngột“ vốn thanh toán của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện chuyển số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng thương mại hiện nay về Ngân hàng Nhà nước theo một lộ trình nhất định trong năm 2008. Đối với cơ chế cho vay, Ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát để chỉnh sửa, bổ sung các cơ chế về tín dụng, cho vay đầu tư và kinh doanh bất động sản, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn để kiểm soát chặt chẽ các 18
  • 19. hoạt động tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ngay từ đầu năm theo mục tiêu tăng trưởng tối đa 30%. Đặc biệt với hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, Ngân hàng nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện theo quy định tại Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 2.2.6 Nghiệp vụ thị trường mở : Năm 2008 được coi là một năm điều hành thành công CSTT của NHNN Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Đóng góp vào thành công đó phải kể đến việc sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ CSTT, trong đó có vai trò quan trọng của nghiệp vụ thị trường mở thể hiện qua doanh số giao dịch tăng gần 150% so với năm 2007. Điều hành linh hoạt TTM đã góp phần kiểm soát lạm phát thành công, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng và sự bền vững cho các hệ thống ngân hàng. Năm 2008 sở giao dịch NHNN đã tổ chức 402 phiên giao dịch TTM, tăng 47 phiên so với năm 2007. Mua GTCG chiếm đến 64,67% tổng phiên giao dịch với doanh số trúng thầu chiếm đến 91,42%. Không chỉ tăng số phiên giao dịch, doanh số giao dịch cũng tăng kỉ lục so với năm 2007, trong đó chủ yếu là giao dịch mua có kì hạn. Trong khi đó, giao dịch bán hẳn chỉ còn 76.837 tỷ đồng, giảm 4,6 lần so với năm 2007. Những con số trên phần nào phản ánh sự nhộn nhịp trên thị trường tiền tệ. Quý I năm 2008, trên thị trường mở vẫn diễn ra cả 2 phiên giao dịch mua bán xen kẽ nhau nhưng các tài chính tín dụng chủ yếu tham gia mua. Trước tình hình các NHTM chạy đua tăng lãi suất huy động để thu hút vốn trên thị trường, NHNN đã áp dụng các biện pháp mạnh như khống chế lãi suất huy động tối đa, nâng lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu. Trong 2 tháng đầu năm 2008, NHNN áp dụng cả hai phương pháp đấu thầu lãi suất và đấu thầu khối lượng. Nhưng đến giữa tháng 2/2008, do lãi suất đặt thầu và thắng thầu bắt đầu tăng cao, NHNN chỉ sử dụng phương thức đấu thầu khối lượng với lãi suất được thống nhất nhằm tạo định hướng cho thị trường. Sang quý II/2008 khi nguồn vốn trên thị trường ngày càng khan hiếm, để đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, NHNN một mặt thực hiện thắt chặt tiền tệ, mặt khác vẫn cung cấp thanh khoản cho tài chính tín dụng qua kênh TTM. Lượng vốn bơm ra trên thị trương mở thời kì này chiếm đến 99,65% tổng khối lượng giao dịch thành công trên thị trường mở. TTM đã trơr thành công cụ hữu hiệu của NHNN cũng như tài chính tín dụng trong thời kì này. 19
  • 20. Sự thành công của TTM đã thu hút ngày càng nhiều tài chính tín dụng tham gia. Nếu năm 2007, TTM có 44 thành viên thì năm 2008 đã tăng lên 56 tài chính tín dụng; trong đó có 35 tài chính tín dụng có giao dịch thường xuyên trên TTM, tăng 66,67% so với năm trước. Đặc biệt, nếu trước đây các chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ tham gia giao dịch bán GTCG thì nay đã tham gia cả mua và bán. 2.3. Nhận xét chung Có thể nói, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tiền tệ thông qua điều hành lãi suất tiền gửi và lãi suất dự trữ bắt buộc kịp thời đã giúp ngân hàng thương mại vượt qua được thời kỳ sóng gió. Hiện nay, cơ bản các ngân hàng hoạt động ổn định, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đã dần trở lại gần như cuối năm 2007. Trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước, trong 6 tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những phản ứng kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường. Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng. Đến cuối năm 2008 và sang năm 2009, để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, chính sách tiền tệ thắt chặt được chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng. Bên cạnh những thành công đã đạt được hoạt động điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước còn tồn tại một số khiếm khuyết. Đó là: định hướng thực hiện các giải pháp là đúng nhưng liều lượng, thời gian tiến hành chưa thích hợp, nhuần nhuyễn. Liều lượng quá nhiều, căng thẳng cùng một lúc, trong điều kiện thanh khoản của các ngân hàng đang ở mức thấp vì cho vay dễ dãi từ các năm trước dồn cho bất động sản, chứng khoán. Đồng thời với đó, các ngân hàng thương mại lại phải mua trái phiếu Ngân hàng nhà nước, tăng dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu… đã tạo một áp lực lớn, làm tình hình hơi rối và lãi suất tiền gửi cứ đua nhau lên. Ngoài ra, sự phối hợp giữa chính sách tài khoá, chính sách đầu tư, xuất nhập khẩu lại chưa được phối hợp đồng thời. 20
  • 21. 21
  • 22. PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ • Chú trọng phát triển các công cụ của chính sách tiền tệ vì đây là những phương tiện hữu hiệu giúp cho chính sách tiền tệ được thực thi có hiệu quả.  Đối với công cụ nghiệp vụ thị trường mở. - Cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường cần được rà soát lại để kịp thời điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện để thu hút thành viên tham gia thị trường mở. - Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu để tiếp tục mở rộng thêm nhiều loại hàng hoá như: các loại trái phiếu, các chứng khoán do tổ chức tín dụng nhà nước phát hành… có thể sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở. - Chất lượng công tác dự báo, điều hành thị trường cần từng bước hoàn thiện trên cơ sở nâng cao trình độ cán bộ dự báo, cải tiến chế độ cung cấp thông tin trong và ngoài ngành với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị Ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng, các Bộ ngành liên quan. - Đẩy mạnh tiến độ hiện đại hoá hệ thống thanh toán liên ngân hàng. Đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở.  Đối với công cụ dự trữ bắt buộc. Để nâng cao hiệu quả điều tiết của công cụ này, Ngân hàng nhà nước cần có các giải pháp hoàn thiện công cụ theo hướng mở rộng khả năng kiểm soát tiền tệ của ngân hàng nhà nước và khuyến khích các tổ chức tín dụng sử dụng vốn linh hoạt và hiệu quả. Một số nội dung cần xem xét điều chỉnh đối với dự trữ bắt buộc như xem xét không trả lãi cho tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc và trả lãi cho tiền dự trữ bắt buộc. - Mở rộng diện gửi tiền phải dự trữ bắt buộc từ 12 tháng lên 24 tháng. - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần được điều chỉnh linh hoạt hơn, phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh đối với các công cụ khác như tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở.  Đối với công cụ tái cấp vốn. Công cụ tái cấp vốn cần được hoàn thiện theo hướng thực hiện vai trò là công cụ cấp tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng nhà nước cung ứng phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại và thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng. Quy chế tái cấp vốn cần được tiếp tục hoàn thiện, quy định rõ từng hình thức tái cấp vốn: tái chiết khấu, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn… Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái 22
  • 23. chiết khấu cần được điều chỉnh linh hoạt hơn trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường và mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.  Đối với công cụ hỗ trợ như lãi suất, tỷ giá. Đứng trước xu hướng hội nhập quốc tế, việc điều hành lãi suất, tỷ giá cần được thực hiện linh hoạt theo hướng tiến tới mục tiêu tự do hoá. Việc điều hành lãi suất cần tiếp tục gắn liền với điều hành tỷ giá. Riêng đối với tỷ giá, thay cho việc gắn đồng Việt Nam với đồng USD, tỷ giá chính thức gắn với rổ tiền tệ (gồm USD và các đồng tiền khác như Nhật, NEI, khối EU và các nước trong khu vực). Hơn nữa, Ngân hàng trung ương cần có các biện pháp tiếp tục phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tỷ giá thực sự do các lực lượng thị trường quyết định. • Tăng cường sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và các chính sách khác trong hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô. Như chúng ta đã biết, chính sách tiền tệ là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế tài chính của nhà nước, nhằm kiểm soát khối lượng tiền cung ứng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ trong nền kinh tế. Nhưng chính vì là một chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết khối lượng tiền, trong quá trình thực thi chính sách này, có thể dẫn đến mâu thuẫn với các chính sách kinh tế khác. Do vậy, cần có sự kết hợp giữa chính sách tiền tệ với các chính sách kinh tế khác, nhằm tránh những tổn thất cho nền kinh tế. Khi chính sách tiền tệ hoạt động không hiệu quả, sẽ ảnh hưởng đến các chính sách khác. • Điều hành chính sách tiền tệ phải có những đổi mới. Thứ nhất phải làm đồng bộ những chính sách đã có, kể cả những chính sách mới bổ sung (khuyến khích xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư, chống suy giảm kinh tế…) từ đó cần phải nới chính sách tiền tệ, tăng vốn vào những nơi, dự án tạo ra xuất khẩu, việc làm, hàng tiêu dùng, thậm chí cả tín dụng cho tiêu dùng. Tiếp tục tính đến bài toán giảm lãi suất, đơn giản thủ tục hành chính để doanh nghiệp tiếp cận được vốn và sử dụng vốn này. • Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt. Chính sách tiền tệ linh hoạt là chính sách thực hiện đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, kết hợp hài hòa, linh hoạt giữa điều hành tỷ giá và lãi suất, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để bảo đảm nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; nâng cao hiệu quả công tác thống kê, dự báo, phản ứng kịp thời trước những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; bảo đảm tính thanh khoản của các tổ chức tín dụng 23
  • 24. Chính sách tiền tệ phải đảm bảo hài hoà giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, giữa mục tiêu phát triển ổn định và mục tiêu thu hút vốn, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế. • Cần nâng cao tính mềm dẻo, linh hoạt của các công cụ của chính sách tiền tệ để đáp ứng nhu cầu quản lý nền kinh tế, bên cạnh việc sử dụng các công cụ trực tiếp phải không ngừng tăng vai trò của các công cụ gián tiếp. trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, chúng ta đang trong lộ trình tự do hoá thương mại dẫn đến tự do hoá tài chính, nguồn vốn đầu tư nước ngoài không ngừng gia tăng đòi hỏi chính sách tiền tệ phải có nhiều đối sách kinh tế mới có thể đảm bảo được sự ổn định của nền kinh tế, tránh được những cú sốc và hạn chế rủi ro từ bên ngoài. • Nâng cao vai trò của Ngân hàng trung ương trong lĩnh vực điều hành, quản lý tiền tệ, giám sát các hoạt động tín dụng, tăng cường năng lực của Ngân hàng trung ương về tổ chức, thể chế, pháp luật và cán bộ. • Thực thi chính sách tiền tệ hướng tới lạm phát, giải pháp hữu hiệu để bình ổn kinh tế. Mục tiêu lạm phát được lượng hoá bằng một con số hay một biên độ dao động của lạm phát và đặt tỷ lệ lạm phát cho một số năm hoặc nhiều năm trong tương lai. Việc hình thành mục tiêu lạm phát hàm ý xây dựng một chỉ số lạm phát cụ thể, nghĩa là phải có sự công bố về chỉ số lạm phát và được xem như mục tiêu ổn định giá cả trong tương lai. Chính sách tiền tệ thể hiện tính rõ ràng, minh bạch và linh hoạt. Tính rõ ràng, minh bạch thể hiện mục tiêu lạm phát phải được chuyển đến công chúng một cách rõ ràng, minh bạch và hiệu quả. Do đó, Ngân hàng trung ương nên có một khuôn khổ tốt cho dự báo lạm phát, có những hiểu biết nhất định về kênh truyền dẫn giữa công cụ của chính sách tiền tệ và lạm phát, qua đó mới biết được độ trễ thời gian giữa việc điều chỉnh các công cụ chính sách tiền tệ với ảnh hưởng của nó tới tỷ lệ lạm phát. Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ, lạm phát dự báo được sử dụng như mục tiêu trung gian chủ yếu của chính sách tiền tệ, do vậy cần xác định rõ một cơ chế dẫn truyền của các công cụ chính sách tiền tệ hướng tới lạm phát trong tương lai. • Duy trì quan điểm điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, kiểm soát tiền tệ chặt chẽ nhằm ổn định tiền tệ, ổn định vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 24
  • 25. Muốn làm được điều này, trước hết Ngân hàng nhà nước cần xem xét thật kỹ lưỡng khi đưa ra các quyết định về điều hành chính sách tiền tệ. Ví dụ, trong tình kinh tế như hiện này, thì lựa chọn công cụ nào là hợp lý, mức thay đổi dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng là bao nhiêu thì phù hợp. Mọi quyết định của Ngân hàng nhà nước có thể khiến cho nền kinh tế phát triển hay đi xuống. Vì vậy, thận trọng trong việc ra quyết định là hoàn toàn cần thiết. Do đó, Ngân hàng nhà nước cần chú ý tới việc điều hành lãi suất dựa trên quan điểm giữ ổn định lãi suất huy động và cho vay trên thị trường nhằm hạn chế những tác động tiêu cực. Đầu tiên cần điều chỉnh các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu phù hợp với sự biến động của thị trường. Ngoài ra, công cụ dự trữ bắt buộc cần được sử dụng trong việc kiểm soát sự gia tăng của tín dụng và bảo đảm cân đối hợp lý giữa nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ. Ngân hàng trung ương cần kiểm soát tăng trưởng tín dụng phải kết hợp đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của mình. 25
  • 26. LỜI KẾT Thông qua việc nghiên cứu các công cụ của chính sách tiền tệ và điều tiết vĩ mô của Ngân hàng trung ương, có thể thấy chính sách tiền tệ ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách vĩ mô của các quốc gia. Nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay, chính sách tiền tệ lại càng trở nên cần thiết. Toàn cầu hoá đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các quốc gia, trong đó có những vấn đề đặt ra cho chính sách tiền tệ. Đó là làm sao để đảm bảo cho đất nước tham gia hội nhập, đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững mà vẫn đảm bảo giữ ổn định giá trị đồng nội tệ, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Với những thành tựu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam đạt được trong thời gian qua, đã đem lại những hi vọng và sự tin tưởng của người dân vào đường lối chiến lược của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để hoàn thiện chính sách tiền tệ trong tương lại. Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra hiện nay là phải làm sao giữ vững mục tiêu và quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới, điều đó đòi hỏi Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần thực thị một chính sách tiền tệ linh hoạt trong từng điều kiện cụ thể và có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại. Làm được tốt những điều đó, chính sách tiền tệ sẽ thực sự phát huy được vai trò điều tiết của mình, và trở thành một công cụ hữu hiệu để bình ổn kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Với sự khái quát về lý thuyết cũng như thực trạng hoạt động của chính sách tiển tệ thông qua sự điều tiết của Ngân hàng trung ương hiện nay hi vọng sẽ tạo cho bạn đọc một cái nhìn xác thực hơn về hoạt động của Ngân hàng trung ương. Bên cạnh những ý kiến đóng góp chủ quan nhằm nâng cao vai trò của Ngân hàng trung ương đối với sự điều tiết nền kinh tế vĩ mô, trên tinh thần cầu thị, rất mong được sự đóng góp ý kiến từ phía các bạn. Cuối cùng em xin được chân thành cảm ơn cô giáo đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Hà Nội, tháng 12 năm 2009 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Trần Viết Hoàng, Cung Trần Việt. NXB Thống Kê 2008. 2. Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam. TS Nguyễn Thu Thảo. NXB Chính trị quốc gia. 2. Đánh giá quản lý nhà nước về tài chính tiền tệ. NXB Lao Động 3. Giáo trình kinh tế vĩ mô. Đại học kinh tế quốc dân 2000 26
  • 27. 4. Giáo trình kinh tế và tài chính công. ĐHKTQD2002 5. Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài khoa NH-TC ĐHKTQDchủ biên 2007. 6. Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương 1/2000 7. Lý thuyết tài chính tiền tệ. Nguyễn Đăng Dờn. NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2009. 8. Nghiệp vụ ngân hàng trung ương. PGS.TS. Hoàng Xuân Quế khoa NH-TC NXB thống kê 2003. 9. Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương. Nguyễn Đăng Dờn. NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 2009. 10. Thông tin tài chính số 19 tháng 10/2009. 11. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính. Prederic s.mishkin. NXB khoa học và kỹ thuật. 12. Tiền tệ và ngân hàng. PGS Lê Văn Tề, TS Ngô Hướng. NXB Thống kê 2000. 13. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 3/2004 và số 6/2003. 14. Văn kiện đại hội Đảng 9. NXB Chính trị quốc gia 2001. 15. www.vneconomy.vn 16. www.saga.vn 17. www.thesaigontimes.vn 18. www.taichinhvietnam.com 19. www.sbv.gov.vn 27