SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 79
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                 http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                        For evaluation only.




                            LỜI MỞ ĐẦU

        Giai đoạn lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên phải thực hiện trong bất kỳ cuộc kiểm
toán nào, là giai đoạn có ý nghĩa định hướng cho các bước công việc kiểm toán tiếp theo
và chuẩn bị các điều kiện cho cuộc kiểm toán được tiến hành. Lập kế hoạch đúng đắn sẽ
là cơ sở để kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị góp phần đưa ra các
nhận xét xác đáng về thực trạng hoạt động kiểm toán, góp phần giữ vững và nâng cao uy
tín và hình ảnh của công ty kiểm toán đối với khách hàng.
        Chính vì tầm quan trọng đó mà ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán các công ty
thường giao cho những người có trình độ chuyên môn cao cũng như có nhiều kinh
nghiệm trong công tác kiểm toán đảm nhiệm. Ở nước ta, do kiểm toán còn khá mới mẻ
nên thực tế hoạt động kiểm toán trong thời gian qua cho thấy giữa yêu cầu đòi hỏi và thực
tế lập kế hoạch vẫn còn khoảng cách khá lớn. Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán
AAC giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chủ yếu chỉ được biết thông qua phỏng vấn và
quan sát trong thời gian ngắn ngủi làm việc tại đơn vị khách hàng. Thế nhưng vào giai
đoạn thực hiện kiểm toán các kiểm toán viên lại tốn rất nhiều thời gian để kiểm tra chi tiết
hoặc kiểm tra với mẫu với khối lượng lớn.Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu
thực tiễn công tác lập kế hoạch kiểm toán để tìm ra các vấn đề tồn tại và đề ra hướng khắc
phục là một điều cần thiết. Cho nên, nắm bắt được vấn đề này trong thời gian thực tập tại
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện
giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế
toán AAC” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Kết cấu của đề tài bao gồm:
    - Phần 1: Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo
        cáo tài chính.
    - Phần 2: Thực trạng quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo
        tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện.
    - Phần 3: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán
        trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC
        thực hiện.
        Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, luận văn của em chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô, các anh chị và các bạn.

                                                           Sinh viên thực hiện




                                                              Hồ Thị Dung




SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
    I. Khái quát công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính:
       Để thực hiện bất cứ một công việc gì thì việc lập kế hoạch luôn đóng vai trò quan
trọng, ảnh hưởng lớn đến thành công của công việc đó.
    1. Khái niệm:
        Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (CMKTVN) 300 nêu rõ:
        “Kế hoạch kiểm toán là những định hướng cơ bản của cuộc kiểm toán dựa trên
hiểu biết của kiểm toán viên (KTV) về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và
trọng tâm cuộc kiểm toán”
        Theo định nghĩa trên thì việc lập kế hoạch trước hết đó là tìm hiểu về “tình hình
hoạt động kinh doanh của khách hàng”. Trước khi thực hiện cuộc kiểm toán, KTV phải
có hiểu biết biết đầy đủ về tình hình kinh doanh của khách hàng nhằm đánh giá, phân tích
được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính
của đơn vị.
    2. Vị trí và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo
       cáo tài chính:
       Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán
cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp làm căn cứ cho kết luận
của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên Báo cáo tài chính (BCTC), cuộc
kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn như sau: Lập kế hoạch
kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán:




                             Sơ đồ 1: Quy trình kiểm toán.
     Vị trí:
       Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn dầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi
cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết
khác cho kiểm toán. Nó không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán nhằm
chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản
trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các KTV phải
tuân theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng.
     Vai trò:
       Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua một số điểm sau:
     Giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp làm cơ sở
để đưa ra các ý kiến xác đáng về các BCTC.
     Giúp KTV phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ
phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài...




SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


     Là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ra những bất đồng đối với khách hàng.
Trên cơ sở kế hoạch đã lập, KTV thống nhất với các khách hàng về nội dung công việc sẽ
thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng như trách nhiệm mỗi bên.
     Kế hoạch kiểm toán đưa ra các kế hoạch, chương trình kiểm toán cụ thể, các bước
thực hiện và nội dung thực hiện được các bước đó. Nên từ bản kế hoạch kiểm toán công
ty kiểm toán sẽ tính toán được chi phí hợp lý của cuộc kiểm toán từ đó có thể đưa ra mức
phí kiểm toán mà khách hàng phải trả đảm bảo có lợi nhuận cho mình nhưng phù hợp với
các chi phí đã bỏ ra.
     Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, KTV có thể kiểm soát và đánh giá
chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện. Từ đó có thể đưa ra các ý kiến,
phương án để nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán.
  II. TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN:
      Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm 5 bước công việc như sau:




            Sơ đồ 2: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán

    1. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán:
        1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán:
        Để đưa ra quyết định chấp nhận hay duy trì một khách hàng, kiểm toán viên cần
xem xét các yếu tố sau:
               1.1.1. Xem xét tính độc lập của công ty kiểm toán:
        Vì các thông tin BCTCsau kiểm toán có ảnh hưởng liên quan đến nhiều đối tượng
vì vậy đòi hỏi thông tin đó phải trung thực, khách quan dẫn đến người thực hiện kiểm
toán phải có tính độc lập với khách hàng được kiểm toán cụ thể là không có mối quan hệ
đặc biệt giữa KTV thực hiện với những người liên quan đến bộ phận quản lý đơn vị của
khách hàng. Đây là một yếu tố bắt buộc nhằm thông tin do kiểm toán viên cung cấp có
tính trung thực khách quan về BCTC của khách hàng được kiểm toán.
               1.1.2. Khả năng phục vụ tốt khách hàng:
          Khách hàng tiềm năng của công ty kiểm toán có thể rất nhiều, tuy nhiên để thực
hiện được một hợp đồng kiểm toán thành công ngoài sự đồng ý từ phía khách hàng thì
công ty kiểm toán phải đánh giá đúng năng lực của mình. Vì hoạt động kiểm toán có rủi


SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com               http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                      For evaluation only.


ro cao, công ty kiểm toán phải có trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến của mình
đưa ra. Vì vậy tùy quy mô đối tượng khách hàng, tính chất công việc đối chiếu với năng
lực khả năng hiện có thì công ty kiểm toán mới ra quyết định có thực hiện cuộc kiểm toán
hay không.
              1.1.3. Tính liêm khiết của ban quản trị doanh nghiệp được kiểm toán:
          Theo CMKTVN số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, tính liêm khiết
của ban quản trị là bộ phận cấu thành then chốt của môi trường kiểm soát, đây là nền tảng
cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hơn nữa, CMKTVN số 240
“Gian lận và sai sót”, nhấn mạnh tầm quan trọng về đặc thù của ban quản trị và ảnh
hưởng của nó tới môi trường kiểm soát như là nhân tố rủi ro ban đầu của việc báo cáo
gian lận của các thông tin tài chính. Nếu ban quả trị thiếu liêm khiết, KTV không thể dựa
vào bất cứ giải trình nào của ban quản trị cũng như không thể dựa vào các sổ sách kế
toán.
       1.1.4. Xem xét tính đầy đủ của bằng chứng mà hệ thống kế toán của khách
hàng cung cấp về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
          Theo CMKTVN số 500 mục 02 quy định “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán
phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của
mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán”. Vì vậy KTV muốn đưa ra được ý kiến của
mình thì phải có bằng chứng kiểm toán đầy đủ tương ứng, mà nguồn bằng chứng chủ yếu
(như chứng từ, sổ sách kế toán...) liên quan đến BCTC là do hệ thống kế toán của đơn vị
cung cấp. Nên việc xem xét hệ thống kế toán của khách hàng phải cung cấp đầy đủ bằng
chứng về nghiệp vụ kinh tế phát sinh là yêu cầu bắt buộc của KTV đối với việc đánh giá
khả năng chấp nhận kiểm toán.
       1.1.5. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng mới của
              công ty kiểm toán:
          a. Đối với khách hàng mới và chưa được công ty nào kiểm toán trước đây:
          Đối với những khách hàng này để có được thông tin, KTV có thể thu thập các
thông tin này thông qua việc nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành, thẩm tra các bên
thông tin về khách hàng sắp tới như ngân hàng, tư vấn pháp lý, các bên có mối quan hệ tài
chính buôn bán với khách hàng... Nếu thấy chưa vấn đề phức tạp, khó tìm hiểu thì có thể
phải thuê các nhà điều tra chuyên nghiệp.
           b. Đối với khách hàng mới và đã được kiểm toán bởi công ty khác:
         Ngoài việc tự tìm hiểu thì KTV có thể liên lạc với KTV tiền nhiệm vì đây là
nguồn thông tin hữu ích để đánh giá khách hàng bao gồm: những thông tin về tính liêm
khiết của ban quản trị, những bất đồng giữa ban quản trị với KTV tiền nhiệm về các
nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quan trọng khác. Đồng thời tìm
hiểu lý do tại sao khách hàng thay đổi kiểm toán viên. Ngoài ra KTV có thể xem xét hồ sơ
kiểm toán của KTV tiền nhiệm để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán của mình.
1.2. Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng:
       Thực chất của việc nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng là việc
xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ. Đây là hai yếu tố




SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com              http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                     For evaluation only.


chính ảnh hưởng đến mức độ chính xác của ý kiến đưa ra và số lượng bằng chứng phải
thu thập. Là cơ sở để thiết kế phương pháp kiểm toán và lựa chọn đội ngũ KTV thích hợp.
1.3. Lựa chọn đội ngũ KTV và trợ lý kiểm toán:
       Dựa vào đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán của khách hàng, mục tiêu của
cuộc kiểm toán và tình hình nhân sự, công ty kiểm toán tiến hành lựa chọn đội ngũ KTV
và trợ lý kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Lựa chọn nhân sự sao cho thích hợp với hợp
đồng kiểm toán, không những đạt hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ các
CMKT chung được thừa nhận. Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về số
người, trình độ khả năng và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật và thường do ban giám đốc
công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo. Nhóm kiểm toán thông thường có một hoặc hai trợ lý
kiểm toán một KTV cao cấp và một chủ nhiệm kiểm toán. Đối với các hợp đồng lớn đội
ngũ KTV thường ở các mức kinh nghiệm khác nhau và có sự tham gia của các chuyên gia
về thống kê, tin học...
       1.4. Ký kết hợp đồng kiểm toán:
       Hợp đồng kiểm toán (HĐKT) là một thỏa hiệp giữa công ty kiểm toán và khách
hàng về sự điều hành cuộc kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Nó phải chỉ rõ là
kiểm toán viên sẽ thực hiện một cuộc kiểm toán, một cuộc xem xét lại hoặc một cuộc
soạn thảo, cùng với những dịch vụ khác như dịch vụ lập bản khai thuế hay dịch vụ quản
lý. HĐKT phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm
bảo vệ quyền lợi của khách hàng và của công ty kiểm toán (CMKTVN 210). Trong
trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng văn bản cam kết thay cho HĐKT.
       Hợp đồng kiểm toán gồm các nội dung chủ yếu sau:
     Mục đích và phạm vi kiểm toán
     Trách nhiệm Ban giám đốc công ty khách hàng và kiểm toán viên.
     Hình thức thông báo kết quả kiểm toán.
     Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán.
     Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán phí kiểm toán.
     Xác định rằng KTV không chịu trách nhiệm những sai sót do bản chất và những
hạn chế vốn có của hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán.
       Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, công ty kiểm toán trở thành chủ thể kiểm
toán chính thức của công ty khách hàng.
    2. Thu thập thông tin chung về khách hàng:
       2.1. Thu thập thông tin chung về khách hàng:
       CMKTVN số 300 quy định, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát,
KTV cần thu thập thông tin về:
     Ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng: những hiểu biết chung về
nền kinh tế, môi trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức sản
xuất kinh doanh, quản lý, cơ cấu vốn…
     Hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ của khách hàng.
     Thông tin về các bên liên quan như: các bộ phận trực thuộc, các chủ sở hữu chính
thức, các cá nhân, tổ chức có khả năng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị.
     Thông tin về hình thức sở hữu và các nghĩa vụ pháp lý của đơn vị được kiểm toán.
       KTV có thể có được những hiểu biết này bằng nhiều cách:


SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                 http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                        For evaluation only.


     Trao đổi với KTV tiền nhiệm, xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước.
     Trao đổi trực tiếp với KTV nội bộ, nhân viên, ban giám đốc của công ty khách
hàng
     Tham quan nhà xưởng.
     Nghiên cứu các giấy phép thành lập, điều lệ công ty, biên bản các cuộc họp quan
trọng…
     Trao đổi với các đối tượng bên ngoài: các chuyên gia, cơ quan chủ quản, khách
hàng, nhà cung cấp.
   2.2. Thực hiện thủ tục phân tích:
        2.2.1. Khái niệm:
        Thủ tục phân tích theo định nghĩa của CMKT số 520:
        “ Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng,
qua đó tìm những xu hướng, biến động và tìm ra những mâu thuẫn với các thông tin liên
quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến”.
        Phân loại thủ tục phân tích:
     Phân tích xu hướng: Là xem xét xu hướng biến động của số liệu theo thời gian và
phát hiện ra xu hướng bất thường( tăng hoặc giảm đột biến) mà không có lý do rõ ràng
     Phân tích dự báo: việc phân tích này được áp dụng để ước tính về một số dư tài
khoản hay một loại hình nghiệp vụ.
     Phân tích tỷ suất: bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến
động của các khoản mục trên báo cáo tài chính.
     Phân tích hồi quy: là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữ liệu đã
diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa
các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng
phương trình gọi là phương trình hồi quy.
        2.2.2. Mục đích của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
        Trong giai đoạn lập kế hoạch, phân tích chủ yếu được tiến hành đối với BCTC.
Theo chuẩn mực số 520 “Quy trình phân tích”, KTV nên áp dụng thủ tục phân tích trong
tiến trình lập kế hoạch vì:
     KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong tiến trình lập kế hoạch kiểm toán để
tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro. Quy
trình phân tích giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm
toán khác.
     Ngoài ra, thông qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính (nhất là khả năng thanh
toán), KTV còn xem xét thêm liệu giả định hoạt động liên tục có thể bị vi phạm hay
không? Đánh giá ban đầu về giả định này sẽ là cơ sở để KTV quyết định có thực hiện các
thủ tục xác minh cần thiết hay không.
        2.2.3. Nội dung của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:
        KTV phải thu thập và nghiên cứu tài liệu, tham quan đơn vị, phỏng vấn các cá
nhân có liên quan và thực hiện phân tích sơ bộ BCTC để đạt được những hiểu biết đầy đủ
về đơn vị. Sau đó, KTV tiến hành phân tích sơ bộ theo trình tự sau:




SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


     Tiến hành lập bảng so sánh các số liệu từ báo cáo tài chính giữa năm nay với năm
trước để xác định những chênh lệch tuyệt đối và tương đối.
     Tính toán các tỷ số tài chính cơ bản như: Tỷ suất thanh toán nhanh; Lợi nhuận
ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ suất nợ … Xem xét các mối quan hệ bất thường như
việc vòng quay hàng tồn kho nhanh nhưng tỷ lệ lãi gộp lại có xu hướng giảm .
     So sánh và ghi nhận các biến động tuyệt đối, ví dụ: Chênh lệch lớn hơn 10% (Giữa
số ước tính và số thực tế).
     So sánh và ghi nhận những biến động bất thường (Doanh thu hàng năm tăng 10%,
năm nay tăng 30%).
    3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro:
       3.1. Trọng yếu:
              3.1.1. Khái niệm và mục đích nghiên cứu trọng yếu:
       “Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (độ lớn) và bản chất của các sai phạm (kể cả
bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh
cụ thể nếu nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ
rút ra những quyết định sai lầm”.
       Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính
mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và
đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và
phạm vi các thử nghiệm kiểm toán.
       Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu:
       Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức
đó các BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử
dụng hay nói cách khác đó chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ
BCTC. Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập
bằng chứng kiểm toán thích hợp. Cụ thể là, nếu KTV ước lượng mức trọng yếu càng thấp
nghĩa là độ chính xác trên BCTC càng cao thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều
và ngược lại. Ước lượng ban đầu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm
toán. Khi xây dựng mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, KTV cần lưu ý những yếu
tố ảnh hưởng sau:
    a. Yếu tố định lượng của trọng yếu:
       Quy mô sai sót là một yếu tố quan trọng để xem xét liệu yếu tố sai sót có trọng yếu
hay không. Trong thực tế, mỗi công ty kiểm toán sẽ có một phương pháp để xác định mức
trọng yếu riêng. Thông thường theo kinh nghiệm KTV có thể xác định mức trọng yếu như
sau (Gay & Simnett 2003, Auditing and Assurance Service):
     Cơ sở xác định mức trọng yếu              Tỷ lệ xác định mức trọng yếu (%)
Lợi nhuận sau thuế                                             5 – 10
Tổng doanh thu                                                0,5 – 1
Tổng tài sản                                                  0,5 – 1
Vốn chủ sở hữu                                                 1–2


SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


         Hoặc có thể quy định mức trọng yếu theo những giới hạn, ví dụ:
    Vị trí của                                                         Chắc chắn
                      Không trọng yếu        Có thể trọng yếu
    khoản mục                                                          trọng yếu

  Báo cáo kết quả       <5% lợi nhuận         Từ 5 -10% lợi          >10% lợi nhuận
    kinh doanh            trước thuế         nhuận trước thuế          trước thuế
  Bảng cân đối kế                            Từ 10 – 15% tổng
                      <10% tổng tài sản                             >15% tổng tài sản
       toán                                       tài sản
                              Hình 3: Một số cách xác định mức trọng yếu.
    b. Yếu tố định tính của trọng yếu:
        Khái niệm trọng yếu gắn liền với tính hệ trọng của vấn đề xem xét. Yếu tố định
tính cần xem xét đó là bản chất của khoản mục hoặc vấn đề đang được đánh giá. Trường
hợp sai phạm có giá trị thấp nhưng bản chất sai phạm nghiêm trọng thì vẫn xem là trọng
yếu. Chẳng hạn một sai phạm có tác động dây chuyền và gây ảnh hưởng nghiệm trọng
đến BCTC hay một sự mô tả không đúng đắn hay không chính xác về chính sách kế toán
của đơn vị như không thông báo về sự thay đổi cách tính khấu hao tài sản cố định… làm
cho người sử dụng BCTC hiểu sai về bản chất các thông tin của doanh nghiệp.
               3.1.2. Trình tự xác định tính trọng yếu:
        Một cuộc kiểm toán được thực hiện nhằm phát hiện sự trình bày sai lệch trọng yếu
trên BCTC, vì vậy tính trọng yếu theo kế hoạch phải được sử dụng như là một cơ sở cho
việc xác định khối lượng công việc sẽ thực hiện với toàn bộ BCTC. Sau đó, các KTV
phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho số dư các tài khoản. Cụ thể trình tự xác định tính
trọng yếu gồm 5 bước sau:
        Bước 1: Ước tính ban đầu về tính trọng yếu đối với toàn bộ BCTC. Mức ước
lượng đó chính là mức sai sót mà KTV tin rằng sai sót này sẽ không làm cho BCTC bị sai
lệch nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin của những người ra quyết
định. Kiểm toán viên đặt mức trọng yếu càng thấp đồng nghĩa với việc đòi hỏi sự chính
xác càng cao của số liệu trên BCTC và ngược lại.
        Bước 2: Phân bổ mức ước tính ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục hay
các bộ phận của BCTC, nghĩa là xác định mức sai sót trọng yếu của từng khoản mục hay
bộ phận và đó là sai sót chấp nhận được hay sai sót có thể bỏ qua. Việc phân bổ này sẽ
được thực hiện theo hai hướng sai phạm có thể xảy ra đó là khai khống (số liệu sổ sách
lớn hơn số liệu thực tế) và khai thiếu (số liệu sổ sách nhỏ hơn thực tế).
        Bước 3: KTV áp dụng kỹ thuật lấy mẫu kiểm tra và ước tính mức sai sót của từng
khoản mục, gọi là sai sót dự kiến. KTV sẽ so sánh mức sai sót này với mức sai sót chấp
nhận được và đưa ra quyết định là có chấp nhận hay không chấp nhận số liệu sổ sách hoặc
tiếp tục thu thập thêm bằng chứng kiểm toán.
        Bước 4: KTV tổng hợp sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục của BCTC.
        Bước 5: KTV so sánh sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục với ước tính ban
đầu về mức trọng yếu, hoặc với mức ước tính được điều chỉnh. Trên cơ sở kết quả so sánh
này, KTV sẽ đánh giá xem toàn bộ những sai sót đó có vượt qua giới hạn cho phép không,


SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


và tùy trường hợp cụ thể, KTV sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh số liệu hoặc thực hiện thêm
các thủ tục kiểm toán hoặc đưa ra ý kiến về bảng BCTC đó.
       Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV chỉ thực hiện Bước 1 và Bước 2. Ba
bước sau được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán.
       3.2. Rủi ro kiểm toán (AR):
              3.2.1. Khái niệm:
       “Rủi ro kiểm toán là xác suất kiểm toán viên đưa ra ý kiến không thích hợp về báo
cáo tài chính được kiểm toán”.
       Rủi ro kiểm toán thường xảy ra theo hướng: BCTC có những sai phạm trọng yếu,
nhưng KTV không phát hiện được, do đó đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với BCTC.
       Rủi ro kiểm toán luôn tồn tại do khả năng thực tế của KTV, do giới hạn về thời
gian và chi phí kiểm toán. Mức độ rủi ro kiểm toán dự kiến cao hay thấp quyết định khối
lượng công việc kiểm toán phải tiến hành. Vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu các
thành phần của rủi ro kiểm toán, xem xét tác động của thành phần này đến khối lượng
công việc kiểm toán cần phải tiến hành, cũng như đến trình tự và các thủ pháp kiểm toán
thích hợp cần phải tiến hành. Trong thực tế, rủi ro kiểm toán thường xảy ra do giới hạn về
quản lý và giới hạn về chi phí kiểm toán. Trong mối quan hệ này rủi ro kiểm toán và chi
phí có mối quan hệ tỷ lệ nghịch:


                             Rủi ro đạt tới
           Mức rủi ro kiểm
                toán




                                                  Rủi ro mong muốn


                             Bằng chứng kiểm toán (Chi phí)

            Sơ đồ 4: Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa rủi ro và chi phí kiểm toán
       3.2.2. Các thành phần của rủi ro kiểm toán
      Rủi ro tiềm tàng (IR): là xác suất tồn tại sai phạm trọng yếu trong BCTC khi chưa
có sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm tra nào, kể cả hệ thống KSNB của đơn vị được
kiểm toán. Mức độ rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của
khách thể kiểm toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của khách thể kiểm
toán. KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát được rủi ro tiềm tàng, chỉ có thể đánh
giá mức độ rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra. KTV có thể dựa vào nhiều nguồn khác nhau để
đánh giá rủi ro tiềm tàng như kết quả kiểm toán năm trước hoặc thông qua thu thập thông
tin về ngành nghề kinh doanh, chính sách kinh tế, tài chính kế toán của đơn vị được kiểm
toán…
      Rủi ro kiểm soát (CR): là xác suất hệ thống KSNB của đơn vị không phát hiện và
ngăn chặn kịp thời các gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC. Đánh giá RRKS thực chất


SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


là quá trình đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB đối với việc phát hiện và ngăn
chặn các gian lận và sai sót quan trọng trong BCTC. Sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB
KTV cần đánh giá sơ bộ RRKS đối với các cơ sở dẫn liệu trong BCTC. Sự đánh giá của
KTV về rủi ro kiểm soát cũng như rủi ro tiềm tàng sẽ ảnh hưởng đến nội dung, thời gian
và phạm vi của các phương pháp kiểm toán.
      Rủi ro phát hiện (DR): là xác suất công việc kiểm toán của KTV không phát hiện
được các sai phạm trọng yếu trong BCTC được kiểm toán. Ngược lại với rủi ro tiềm tàng
và rủi ro kiểm soát, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục để thu thập các bằng
chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát rủi ro phát hiện.
       3.2.3. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán – Mô hình rủi ro kiểm toán:
       Trong kiểm toán thường đề cập đến ba loại rủi ro chính là rủi ro tiềm tàng, rủi ro
kiểm soát và rủi ro phát hiện. Ba rủi ro này là những bộ phận cấu thành rủi ro kiểm toán
và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán có
thể phản ánh qua hai mô hình rủi ro sau:
                            1


                            2



       Trong đó: Công thức 1 - 2: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
       AR: Mức rủi ro kiểm toán
       IR : Mức rủi ro tiềm tàng do KTV đánh giá
       CR : Mức rủi ro kiểm soát do KTV đánh giá
       DR : Mức rủi ro phát hiện
       Mô hình (1) biểu thị mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán. Mô hình này được
KTV sử dụng để điều chỉnh mức rủi ro phát hiện để có mức rủi ro kiểm toán mong muốn.
Nếu KTV nhận thấy mức rủi ro phát hiện là cao thì có thể điều chỉnh mức rủi ro kiểm
toán mong muốn để giảm mức rủi ro phát hiện xuống nhưng rủi ro kiểm toán phải ở mức
thấp cho phép.
       Trên thực tế, rủi ro kiểm toán mong muốn thường được xác định từ khi lập kế
hoạch kiểm toán. Mức rủi ro kiểm toán thường khó thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán.
Mô hình (2) DR là đối tượng quan tâm của KTV. Thông qua việc xác định DR, KTV sẽ
xác định các thủ tục kiểm toán và số lượng bằng chứng cần thu thập.
       Mối quan hệ giữa các loại rủi ro còn được minh họa bằng bảng sau:
                                  Ma trận rủi ro phát hiện
                                         Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát
                                         Cao            Trung bình           Thấp

Đánh    giá   của       Cao           Thấp nhất            Thấp           Trung bình



SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.



KTV về rủi ro       Trung bình           Thấp           Trung bình            Cao
tiềm tàng
                       Thấp          Trung bình             Cao            Cao nhất
                                 Hình 5: Ma trận rủi ro phát hiện
       Trong bảng trên:
       Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được chia thành ban mức: thấp, trung bình và
cao.
       Rủi ro phát hiện được chia ra làm năm mức: thấp nhất, thấp, trung bình, cao và cao
nhất. Tương ứng với mỗi mức độ đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, thì KTV
sẽ xác định được mức rủi ro phát hiện cần thiết sao cho mức rủi ro kiểm toán mong muốn
ở mức thấp nhất.
3.2.4. Trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán:
    a. Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn:
       Hiện nay tại các Công ty kiểm toán, mức rủi ro kiểm toán mong muốn luôn được
xác định trước khi tiến hành kiểm toán
       DAR: Mức rủi ro kiểm toán mong muốn
       Mức rủi ro kiểm toán mong muốn phụ thuộc vào: mức độ quan tâm của người sử
dụng bên ngoài đến báo cáo tài chính và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính
sau khi báo cáo kiểm toán được công bố. Việc xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn
là điểm khởi đầu cho việc xác định mức rủi ro phát hiện
    b. Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát:
     Rủi ro tiềm tàng:
       Đánh giá rủi ro tiềm tàng là công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế
hoạch kiểm toán. Mức độ rủi ro tiềm tàng được xác định có ảnh hưởng đến các thủ tục
kiểm toán, khối lượng công việc, thời gian và các nguồn lực cần huy động để phục vụ cho
cuộc kiểm toán.
       Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV dựa vào các yếu tố có thể ảnh hưởng sau:
        Bản chất kinh doanh của khách hàng.
        Tính chính trực của Ban Giám đốc.
        Động cơ của khách hàng.
        Kết quả các lần kiểm toán trước
        Hợp đồng kiểm toán năm đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn
        Các bên liên qua.
        Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên.
        Các ước tính kế toán.
        Số lượng tiền của các số dư tài khoản với tài khoản có số dư bằng tiền nhỏ.
     Rủi ro kiểm soát:
       Đánh giá rủi ro kiểm soát là một khâu trong quy trình tìm hiểu và đánh giá về hệ
thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành có hiệu quả
thì mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp. Khi hệ thống kiểm soát nội bộ
được thiết kế không phù hợp hay hoạt động không có hiệu quả thì khi đó rủi ro kiểm soát


SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


được đánh giá ở mức cao. Mức rủi ro kiểm soát không bao giờ bằng “không” bởi hệ thống
kiểm soát nội bộ lúc nào cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Để đánh giá rủi ro kiểm
soát, KTV phải hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị
được kiểm toán. Quy trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ được trình bày ở phần
sau.
   c. Xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được:
       Việc xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được có ý nghĩa thực tiễn rất
cao, nó có quan hệ với tính trọng yếu và số lượng bằng chứng cần thu thập về khoản mục
cần kiểm toán. Dựa trên mức rủi ro kiểm toán mong muốn, và việc đánh giá rủi ro tiềm
tàng, rủi ro kiểm soát thì ta xác định rủi ro phát hiện theo công thức sau:

                                  4



                Công thức 4: Xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được.
  3.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán:
        Theo CMKT quốc tế IAS số 320 về tính trọng yếu trong kiểm toán, mức độ trọng
yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau nghĩa là nến mức trọng yếu
càng cao thì mức rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Cụ thể nếu một khoản mục có
rủi ro kiểm toán cao, như vậy để hạn chế rủi ro này đòi hỏi KTV phải đưa ra mức sai sót
có thể chấp nhận được thấp, hoặc nếu một khoản mục có tính chất quan trọng, đánh giá về
khoản mục này phải có tính chính xác cao nên mức rủi ro mong muốn sẻ phải thấp.


    4. Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ:
        4.1. Mục đích tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:
        Việc nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát là rất quan trọng đối
với kiểm toán viên, đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp khi tiến
hành kiểm toán. KSNB không những là một công cụ quan trọng trong quản lý đơn vị mà
còn có những ảnh hưởng rất lớn đối với công việc của kiểm toán viên, cụ thể là:
     Thông qua tìm hiểu về hệ thống KSNB và các bộ phận cấu thành, KTV đánh giá
được những điểm mạnh và những điểm yếu của KSNB nói chung cũng như của từng bộ
phận, từng khoản mục.
     Trên cơ sở hiểu biết về KSNB, KTV hình dung về khối lượng và độ phức tạp của
công việc, đánh giá sơ bộ về RRKS. Từ đó KTV sẽ xác định phương hướng và phạm vi
kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lượng nhân sự cần
thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán.
        4.2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:
               4.2.1. Nội dung tìm hiểu:
     Tìm hiểu môi trường kiểm soát.
     Tìm hiểu về hệ thống thông tin và truyền thông.
     Tìm hiểu về các hoạt động kiểm soát.
     Tìm hiểu về hệ thống giám sát và thẩm định.


SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com               http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                      For evaluation only.


              4.2.2. Các phương pháp tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:
     Phỏng vấn người quản lý và các nhân viên trong đơn vị.
     Quan sát hoạt động kinh doanh của đơn vị và tình trạng máy móc thiết bị.
     Điều tra các tài liệu.
     Đọc các báo cáo của nhà quản lý.
     Lần theo những giao dịch nhờ hệ thống thông tin liên quan đến.
       4.3. Mô tả về hệ thống Kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc:
       Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV phải tài liệu hóa những
thông tin đã thu thập để chứng minh là đã tìm hiểu về KSNB trong hồ sơ kiểm toán. Các
công cụ mô tả có thể là:
     Bản tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng.
Yêu cầu trình bày cần đầy đủ bốn điểm sau:
        Nguồn gốc của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống.
        Tất cả các quá trình đã xảy ra.
        Sự chuyển giao mọi chứng từ, sổ sách trong hệ thống .
        Chỉ rõ các hoạt động kiểm soát thích hợp với quá trình đánh giá RRKS.
     Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ: Là mội bảng liệt kê một loại các câu hỏi được
chuẩn bị trước về các quá trình kiểm soát trong lĩnh vực kiểm toán, kể cả môi trường
kiểm soát, được thiết kế dưới dạng trả lời “Có” , “Không” , “Không áp dụng”.
     Lưu đồ: Là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động
kiểm soát có liên quan của khách hàng bằng những ký hiệu đã được quy ước.
Nhờ biểu thị bằng hình vẽ nên lưu đồ có thể cung cấp cái nhìn khái quát, súc tích về toàn
bộ hệ thống cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các chứng từ và sổ sách… và
có tác dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá bởi vì giúp KTV nhận diện những
thiếu sót của những thủ tục qua việc vận hành của hệ thống.

        4.4. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát:
        Dựa trên những thông tin về hệ thống kiểm nội bộ đã tìm hiểu được KTV sẽ đưa
ra những đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát của đơn vị. Dựa vào những đánh giá đó KTV
sẽ nhận xét về rủi ro kiểm soát là cao, trung bình hoặc thấp.
    5. Xây dựng các kế hoạch kiểm toán:
        5.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược:
        Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của
cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi
trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch chiến lược được lập cho các
cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn hoạt động rộng hoặc kiểm toán
BCTC của nhiều năm. Nội dung của kế hoạch chiến lược gồm có:
     Tình hình kinh doanh của khách hàng
     Xác định những vấn đề liên quan đến BCTC như chế độ kế toán, chuẩn mực kế
toán áp dụng…
     Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo
tài chính
     Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ


SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


       Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán
       Xác định nhu cầu hợp tác của các chuyên gia
       Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện
       Phê duyệt của Ban giám đốc
       (Mẫu kế hoạch chiến lược xem Phụ lục số 01).
        5.2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể:
        Là việc cụ thể hóa chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch
trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm
toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo
đúng thời gian dự kiến. Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm:
     Hiểu biết về đơn vị được kiểm toán:
     Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:
     Phân chia tổng thể BCTC thành những bộ phận hay khoản mục cần kiểm toán:
     Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán:
     Hoạch định phương hướng áp dụng các kỹ thuật kiểm toán cho các khoản mục:
         Lựa chọn kỹ thuật kiểm toán cần sử dụng như thư xác nhận…
         Xác định phạm vi lấy mẫu kiểm tra hay kiểm tra toàn bộ.
         Xác định trọng tâm cần kiểm tra
         (Mẫu kế hoạch kiểm toán tổng thể xem Phụ lục số 02).
        5.3. Lập chương trình kiểm toán:
        Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong
đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực
hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể. Khi xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải xem
xét đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạt
được thông qua thử nghiệm cơ bản. KTV cần phải xem xét:
     Thời gian để thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản;
     Sự phối hợp từ phía khách hàng, từ trợ lý kiểm toán trong nhóm và sự tham gia của
KTV khác hoặc các chuyên gia khác.
    6. Xác định phương pháp chọn mẫu cho giai đoạn thực hiện kiểm toán:
        6.1. Chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát:
        TNKS được thực hiện khi KTV cho rằng hệ thống KSNB có được thiết kế và vận
hành hiệu quả. Chọn mẫu thuộc tính là cách chọn mẫu được sử dụng rộng rãi đối với
TNKS khi mà KTV muốn ước lượng tỷ lệ sai lệch của các hoạt động kiểm soát so với
thiết kế. Cần chú ý là kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính chỉ có thể áp dụng kiểm tra các thủ tục
kiểm soát có để lại “dấu vết”.
        Qui trình chọn mẫu thuộc tính bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
        Bước 1: Xác định mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát: nhằm thu thập các bằng
chứng về sự thiết kế và hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.



SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


       Bước 2: Xác định các thuộc tính và định nghĩa sai phạm: KTV sử dụng những
nhận định nghề nghiệp để xác định những thuộc tính và các điều kiện sai lệch cho một thử
nghiệm kiểm soát cụ thể. Thuộc tính là những đặc điểm mà nó cung cấp minh chứng rằng
một hoạt động kiểm soát đã được thực hiện. Ví dụ sự hiện diện các chữ ký của một cá
nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm soát trên một số tài liệu thích hợp.
       Bước 3: Xác định tổng thể được chọn mẫu: KTV phải xác định tổng thể mà mẫu
được chọn ra phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán cụ thể.
       Bước 4: Xác định phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu: Nếu sử dụng
phương pháp chọn mẫu thống kê thì phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu là ngẫu
nhiên. Còn nếu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê thì phương pháp lựa chọn các
phần tử mẫu là phi xác suất.
       Bước 5: Xác định cỡ mẫu: Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cỡ mẫu trong
chọn mẫu thuộc tính bao gồm: rủi ro về độ tin cậy cao hệ thống kiểm soát nội bộ, tỷ lệ sai
phạm có thể bỏ qua và mức sai phạm dự kiến của tổng thể. Ngoài ra kích thước tổng thể
cũng ảnh hưởng tới kích cỡ mẫu nhưng chỉ khi tổng thể rất nhỏ.
     Rủi ro về độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ:
       Rủi ro do độ tin cậy thấp vào hệ thống KSNB (Risk of Underreliance-ROU): tức là
kết quả mẫu làm KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hơn so với thực tế do đó họ sẽ thực
hiện các thử nghiệm cơ bản nhiều hơn mức cần thiết.
       Rủi ro do độ tin cậy cao vào hệ thống KSNB ( Risk of Overreliance-ROR): tức là
khả năng kết quả mẫu làm cho KTV đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn thực tế, do đó
KTV sẽ giảm đi một cách không thích hợp các thử nghiệm cơ bản. ROR thường được xác
định ở mức 5-10%.
    Tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua (Tolerable Deviation Rate_TDR):
       Là tỉ lệ sai phạm tối đa của tổng thể đối với một thủ tục kiểm soát nào đó mà KTV
có thể bỏ qua. Tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua càng cao thì cỡ mẫu càng nhỏ. Mức rủi ro
kiểm soát ban đầu càng thấp thì tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua càng thấp và ngược lại. Theo
kinh nghiệm của KTV tỉ lệ sai phạm có thể bỏ qua có thể biến đổi như sau:
            Mức rủi ro kiểm soát ban đầu         Tỉ lệ sai phạm có thể bỏ qua
                          Thấp                                2-7%
                       Trung bình                            6-12%
                          Cao                               11-12%
                         Tối đa                         Không thực hiện
                       Hình 6: Mối quan hệ giữa CR ban đầu và TDR
    Tỷ lệ sai phạm kỳ vọng của tổng thể (Expected Population Deviation Rate – EDR)
       Là tỉ lệ sai phạm kiểm toán viên dự kiến sẽ phát hiện trong mẫu lấy ra từ tổng thể.
Tỷ lệ sai phạm dự kiến của tổng thể cao, tức là KTV phán đoán sai phạm lớn, thì cỡ mẫu
cần thiết lớn. Để ước lượng tỉ lệ sai phạm kỳ vọng của tổng thể KTV thường sử dụng kết
quả mẫu từ năm trước được lưu trong hồ sơ kiểm toán hoặc ước lượng dựa vào kinh
nghiệm của mình hoặc bằng việc kiểm tra thử một mẫu nhỏ.



SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


       Khi áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính thống kê, trên cơ sở ROR, TDR và EDR
đã xác định, KTV sẽ sử dụng các công thức thống kê để tính ra cỡ mẫu cần thiết. Tuy
nhiên để giúp cho KTV ứng dụng chọn mẫu thuộc tính mà không cần đến công thức toán
học phức tạp, Bảng Phụ lục 3&4 được xây dựng để hổ trợ cho KTV xác định kích cỡ
mẫu cho thử nghiệm kiểm soát với mức 5% và 10% rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống
kiểm soát nội bộ. Các bảng này được lấy từ sổ tay hướng dẫn cách chọn mẫu kiểm toán
của AICPA (Viện kế toán viên công chứng Hoa Kỳ).
       Khi sử dụng bảng để tính qui mô mẫu ban đầu, phải thực hiện bốn bước:
   (1) Chọn bảng có liên quan với mức rủi ro do độ tin cậy cao_ROR.
   (2) Định vị mức sai sót có thể bỏ qua_TDR tại dòng đầu tiên của bảng
   (3) Định vị mức sai phạm kỳ vọng của tổng thể_EDR tại cột đầu tiên bên trái của
       bảng.
   (4) Quy mô chọn mẫu ban đầu chính là số được xác định tại nơi giao nhau giữa hai cột và
       dòng này.
       Bước 6: Chọn lựa và kiểm tra các phần tử của mẫu: Sau khi xác định được qui
mô của mẫu cần chọn KTV sẽ tiến hành việc lựa chọn các phần tử của mẫu theo phương
pháp chọn mẫu đã xác định. Khi chọn các phần tử mẫu, cần phải chọn các phần tử bổ
sung nhằm thay thế các phần tử không hợp lệ. Một phần tử không hợp lệ là phần tử không
mang một thuộc tính cụ thể theo yêu cầu.
       Sau khi chọn được mẫu, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán để tìm ra
các sai phạm của mẫu.
       Bước 7: Đánh giá kết quả mẫu.
       Bước 8: Lập tài liệu về các thủ tục chọn mẫu.
       Ở giai đoạn lập kế hoạch ta dừng lại ở việc chọn lựa phần tử mẫu mà không tiến
hành kiểm tra các phần tử của mẫu, công việc này sẽ được tiếp tục tại phần thực hiện
kiểm toán.
       6.2. Chọn mẫu trong thử nghiệm cơ bản:
       Thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và
số dư. Thử nghiệm cơ bản chỉ liên quan đến giá trị các khoản mục. Các thử nghiệm cơ
bản được thiết kế để phát hiện các gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC. Do đó, kỹ
thuật lấy mẫu cho thử nghiệm cơ bản được thiết kế để ước lượng số tiền sai sót ở một số
dư tài khoản.
       Chọn mẫu kiểm toán cho các thử nghiệm cơ bản thường được tiến hành qua các
bước sau:
       Bước 1: Xác định mục đích của thử nghiệm
       Bước 2: Xác định tổng thể
       Bước 3: Chọn lựa kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán
       Bước 4: Xác định cỡ mẫu
       Bước 5: Quyết định phương pháp chọn lựa các phần tử của mẫu
       Bước 6: Chọn lựa và kiểm tra các phần tử của mẫu



SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com              http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                     For evaluation only.


       Bước 7: Đánh giá kết quả mẫu
       Bước 8: Lập tài liệu về các thủ tục chọn mẫu
       Để thực hiện chọn mẫu kiểm toán, kiểm toán viên có thể áp dụng các kỹ thuật sau:
     Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ.
     Chọn mẫu biến đổi.
        Chọn mẫu biến đổi thống kê: Ước lượng trung bình đơn vị, ước lượng tỷ số,
           ước lượng sai biệt.
        Chọn mẫu biến đổi phi thống kê
  III. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH:
    1. Khái niệm về chất lượng kiểm toán:
       Trong chuẩn mực số 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán (Ban hành
theo quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính) có nêu:
       Chất lượng hoạt động kiểm toán: Là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng
kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán
viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng
góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian
định trước với giá phí hợp lý.
    2. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn lập kế hoạch:
       2.1. Mục tiêu:
     Thu thập thông tin đầy đủ về tình hình kinh doanh của khách hàng, hệ thống kế
toán cũng như chính sách kiểm toán nội bộ doanh nghiệp.
     Bước đầu có nhận định ban đầu về rủi ro tiềm tàng và đánh giá rủi ro kiểm soát.
     Đánh giá đúng đắn mức trọng yếu cho các khoản mục kiểm toán.
     Lập chương trình và xác định nội dung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm
       toán cần thực hiện một cách hiệu quả và có căn cứ xác thực.
     Tổ chức thực hiện các bước công việc.
       2.2. Nội dung:
     Các vấn đề về kiểm soát khách hàng: Trước khi quyết định chấp nhận hoặc giữ
một khách hàng, cần đánh giá mức độ độc lập của công ty, khả năng đáp ứng những yêu
cầu của khách hàng cũng như mức độ liêm khiết của ban lãnh đạo khách hàng
     Kiểm soát trình độ, năng lực và đạo đức của kiểm toán viên: KTV phải tuân thủ
những chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty.
     Sự phân công công việc giữa KTV chính và trợ lý KTV: Người có trách nhiệm
phân công phải xem xét các yếu tố như: yêu cầu về nhân viên và thời gian của hợp đồng
kiểm toán; trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, địa vị của từng người, dự kiến thời gian
hoàn thành công việc của người được giao việc.




SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com              http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                     For evaluation only.




PHẦN II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG
KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ
TOÁN AAC THỰC HIỆN.
    I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KÊ TOÁN AAC:
    1. Quá trình hình thành và phát triển:
       Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (gọi tắt là AAC) có trụ sở chính đặt tại
217 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán thành lập
sớm nhất ở Việt Nam. AAC là công ty kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ Tài chính được
thành lập trên cơ sở quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01/04/1993 và Quyết định số
106/TC-BTC ngày 13/02/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tiền thân là công ty kiểm
toán DAC, trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh của hai công ty hành nghề kiểm toán từ năm
1991, đó là: Chi nhánh Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Chi nhánh công ty tư
vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.
       Để phù hợp với tình hình mới về sự phát triển của công ty, Bộ tài chính đã có
quyết định số 139/2000/QD-BTC ngày 06/09/2000 về việc đổi tên “Công ty kiểm toán Đà
Nẵng-DAC” thành “Công ty kiểm toán và kế toán AAC”.
       Đến năm 2007 theo quyết định 1335/QĐ-BTC ngày 02/04/2007 của bộ tài chính
thì công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty TNHH
hạn hai thành viên trở lên.
       AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc , được phép kiểm toán tất cả các loại hình
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành đặc thù có quy chế riêng về
việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện như kiểm toán các tổ chức niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán…
       Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC là công ty kiểm toán có quy mô lớn
nhất hiện nay, với sự hiệu quả trong công việc, được sự đánh giá cao của Chính phủ, Bộ
Tài chính cũng như tạo hình ảnh uy tín trong tâm trí khách hàng. Đạt được những thành
tựu đó là do phương châm hoạt động của công ty: độc lập, khách quan, trung thực và bí
mật số liệu của khách hàng. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những
người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin
đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp từ đó đưa ra các
quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện
và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp được thuận lợi và đạt được hiệu quả kinh tế cao. AAC thực hiện kiểm toán
theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế,
phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của nhà nước Việt Nam.
       Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với quá trình hoạt động và phát triển
của công ty công ty đó là chất lượng nguồn nhân lực. Tất cả các nhân viên kiểm toán của
công ty đều có trình độ từ Đại học trở lên. AAC là công ty kiểm toán có tỷ trọng về số
lượng kiểm toán viên cấp Quốc gia trên tổng số nhân viên chuyên nghiệp gần 30%, cao
nhất so với tất cả công ty kiểm toán trong và ngoài nước đang hoạt động ở Việt Nam. Đội
ngủ Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán cao cấp của AAC được đào tạo trực tiếp bởi các




SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com              http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                     For evaluation only.


chuyên gia cao cấp về kiểm toán của cộng đồng châu Âu thông qua chương trình hợp tác
về kiểm toán và kế toán của dự án EURO-TAPVIET do cộng đồng Châu Âu tài trợ.
       Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình công ty đã đạt được nhiều thành
tích lớn. Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải “Thương
mại Dịch vụ - Top Trade Services” - Bộ Công Thương bình chọn là một trong 05 công ty
kiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt nam và được trao giải/cup. Trong nhiều năm liền,
AAC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam chấp thuận đủ điều kiện để kiểm
toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán Việt
Nam. Tháng 9/2008, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC trở thành thành viên của
hãng Kiểm toán quốc tế Polaris International.
    2. Phương châm hoạt động và phương hướng phát triển của AAC:
       AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số
liệu của khách hàng. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người
quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cung cấp cho họ những thông tin đích
thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết
định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và
ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp. trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
       AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt
Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế. Phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động
kiểm toán của Nhà nước Việt Nam.
    3. Các dịch vụ AAC cung cấp:
       3.1. Kiểm toán:
       Cung cấp các dịch vụ kiểm toán là dịch vụ chính mà AAC cung cấp và đây luôn là
thế mạnh của AAC. Doanh thu Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp đều được lập kế
hoạch và tiến hành theo các Quy trình kiểm toán chuẩn do AAC xây dựng. Từ các kết quả
kiểm toán , AAC đảm bảo cung cấp những góp ý xây dựng hiệu quả cho các khách hàng
của mình. Trải qua một thời gian dài nỗ lực xây dựng và không ngừng phát triển, AAC đã
tạo dựng được niềm tin của các khách hàng trong từng dịch vụ kiểm toán.
       Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp bao gồm:
     Kiểm toán báo cáo tài chính.
     Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế.
     Kiểm toán hoạt động.
     Kiểm toán tuân thủ.
     Kiểm toán nội bô.
     Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước.
       3.2. Kế toán:
     Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán.
     Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán.
     Lập các Báo cáo tài chính định kỳ.
     Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS.



SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com               http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                      For evaluation only.


     Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
       3.3. Tư vấn thuế:
       Đối với các công ty, thuế ngày càng đóng vai trò quan trọng do các quy định về
thuế càng ngày càng trở nên phức tạp. Thông qua một đội ngũ các chuyên gia am hiểu về
các sắc thuế và tận tâm, AAC sẵn sàng hỗ trợ các khách hàng hoàn thành đúng nghĩa vụ
thuế với nhà nước đồng thời tận dụng triệt để các lợi thế về thuế trong hoạt động kinh
doanh để gia tăng lợi ích của các chủ sở hữu công ty. Đối với nhiều cá nhân, thuế thu hút
được sự quan tâm ngày càng nhiều hơn. Với khả năng của mình, AAC giúp các khách
hàng của mình có đầy đủ tự tin hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước cũng như đảm bảo
được giá trị tài sản của mình. AAC sẵn sàng bảo vệ khách hàng trong mọi trường hợp
tranh chấp xảy ra. AAC làm việc hết mình để xây dựng uy tín của chính mình, niềm tin
đối với khách hàng không chỉ vì các khách hàng, vì Nhà nước mà còn vì cộng đồng.
Các dịch vụ thuế do AAC cung cấp bao gồm:
     Đăng ký & kê khai thuế.
     Tư vấn kế hoạch thuế.
     Cung cấp các văn bản thuế có liên quan.
       3.4.    Tư vấn và đào tạo:
       Thế giới hiện nay đang thay đổi từng phút, từng giây, để có được thành công mỗi
người phải biết nắm bắt lấy từng cơ hội đồng thời phải biết kiểm soát các rủi ro. Thông
qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn có hiệu quả và các khóa các cập nhật các kiến thức
mới nhất, AAC đã tham gia thành công vào việc giúp các khách hàng của mình thích ứng
với môi trường mới.
       Các dịch vụ tư vấn & đào tạo do AAC cung cấp bao gồm:
     Đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp
     Tư vấn thực hành kế toán
     Tư vấn đầu tư & thủ tục cấp phép
     Tư vấn thành lập doanh nghiệp
     Tư vấn xác định giá trị & cổ phần hoá doanh nghiệp
     Tư vấn tổ chức bộ máy kế toán
     Tư vấn tài chính
     Tổ chức lớp bồi dưỡng kế toán trưởng
     Tổ chức lớp thực hành kế toán
     Tổ chức lớp chuẩn mực kế toán & kiểm toán
     Tổ chức lớp kiểm toán nội bộ
     Tổ chức lớp ôn tập & cấp chứng chỉ hành nghề kế toán
     Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức chứng khoán
       3.5.    Dịch vụ tin học:
     Cung cấp và tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán và quản lý;
     Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học;



SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
  Email: luanvan84@gmail.com               http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                        For evaluation only.


      Các dịch vụ khác có liên quan.
     4. Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty:
     a. Sơ đồ tổ chức của công ty:
         Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý theo các phòng ban chức năng. Mô hình
  này giảm thiểu chi phí hành chính, giảm các bộ phận trung gian trong quá trình quản lý.
  Các kế hoạch, chiến lựơc hoạt động của ban giám đốc đựợc phổ biến thẳng xuống cho các
  bộ phận thực thi và ngược lại mọi sự phản hồi từ các bộ phận triển khai hoạt động cũng
  được Ban giám đốc nắm bắt nhanh chóng.
         Do mục tiêu hoạt động hướng vào khách hàng, Công ty thực hiện việc phân chia
  phòng ban theo mục đích phục vụ khách hàng, mỗi phòng nghiệp vụ sẽ chịu trách nhiệm
  cung cấp một loại hình dịch vụ nhất định cho khách hàng nhờ đó mà chất lượng dịch vụ
  cung cấp sẽ đựơc nâng cao do sự am hiểu khách hàng và chuyên môn hoá trong công việc
  cũng như việc quy trách nhiệm trong quản lý.

                                     TỔNG GIÁM ĐỐC


            PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC                                PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
                  XDCB                                             BCTC




     KHỐI KIỂM         PHÒNG TƯ         CHI NHÁNH           PHÒNG KẾ         KHỐI KIỂM
     TOÁN XDCB           VẤN             TP. HCM              TOÁN           TOÁN BCTC
                       ĐÀO TẠO                             HÀNH CHÍNH




 BAN KIỂM    PHÒNG     PHÒNG        BAN KIỂM      PHÒNG       PHÒNG        PHÒNG      PHÒNG
SOÁT CHẤT   KT XDCB   KT XDCB      SOÁT CHẤT     KT BCTC     KT BCTC      KT BCTC    KT BCTC
  LƯỢNG                              LƯỢNG
                1        2                          1           2             3         4


                             Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty.
     b. Đội ngũ nhân viên:
        Mô hình đội ngũ nhân viên theo các cấp




  SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.




                           Sơ đồ 8: Mô hình đội ngũ nhân viên theo cấp.
   5. Sơ lược về quy trình kiểm toán BCTC do AAC thực hiện:
       Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC đã xây dựng thành công Quy trình kiểm
toán báo cáo tài chính qua thực tế công tác kiểm toán Báo cáo tài chính tại các loại hình
doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, với kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ
được.
       Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính được soạn lập trên cơ sở tuân thủ những
Chuẩn mực Kiểm toán, Quy chế kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện hành, đồng thời
có sự so sánh đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và Thông lệ được
chấp nhận chung của Quốc tế. Quy trình này cho phép kiểm toán viên AAC lập kế hoạch
và thực hiện kiểm toán một cách khoa học và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho
mỗi cuộc kiểm toán.
       Mục tiêu của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính là nhằm đưa ra ý kiến liệu các báo
cáo tài chính có phản ánh trung thực hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh
doanh và dòng lưu chuyển tiền tệ trong niên độ của doanh nghiệp theo các quy định hiện
hành hay không. Dựa vào các thông tin trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán,
người sử dụng báo cáo tài chính có thể an tâm đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với
thực tế của doanh nghiệp.
       Ngoài ra, việc kiểm toán báo cáo tài chính còn mang lại cho doanh nghiệp nhiều
lợi ích như trong quá trình kiểm toán, các Kiểm toán viên sẽ xem xét kỹ lưỡng hệ thống
kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán tại doanh nghiệp, để từ đó đưa ra những ý kiến giúp
doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của mình, nhằm
phát hiện và ngăn ngừa rủi ro do những hạn chế trong công tác quản lý, đặc biệt là trong
quản lý tài chính.



SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.




        Cuộc kiểm toán tập trung vào hai vấn đề sau:
     Xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp
     Đánh giá tính trung thực, hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh
doanh và dòng lưu chuyển tiền tệ trong niên độ của doanh nghiệp.
        Kết thúc cuộc kiểm toán, AAC sẽ cung cấp cho doanh nghiệp Báo cáo kiểm toán
kèm theo các Báo cáo tài chính của năm tài chính được kiểm toán. Trong trường hợp cần
thiết, AAC sẽ phát hành thư quản lý đề cập đến những phát hiện của Kiểm toán viên trong
quá trình kiểm toán nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ
thống kế toán của mình.
        Các giai đoạn của qui trình kiểm toán báo cáo tài chính:




           Lập kế hoạch
                                                                 Thực hiện
            kiểm toán
                                   Quy trình kiểm                kiểm toán
                                    toán BCTC




                                 Kết thúc kiểm toán
                   Sơ đồ 9: Các giao đoạn của quá trình kiểm toán.

        5.1.    Lập kế hoạch kiểm toán:
        Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi
cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết
khác cho việc kiểm toán. Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế IAS 300 nêu rõ KTV cần
lập kế hoạch cho công tác kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán được tiến
hành một cách có hiệu quả
        Về mặt kỹ thuật, kế hoạch kiểm toán là thời gian, nội dung và mức độ của cuộc
kiểm toán được xác định tùy thuộc vào khách hàng cũ, mới, ít rủi ro hay nhiều rủi ro.Về
mặt dịch vụ khách hàng lập kế hoạch kiểm toán là cách làm thế nào để thỏa mãn hoặc làm
vượt lên những mong đợi, nhu cầu của khách hàng. Lập kế hoạch kiểm toán còn được
hiểu là việc phân công trách nhiệm: ai là người thực hiện kiểm toán? Đoàn kiểm toán gồm
bao nhiều người?... do trưởng đoàn kiểm toán lập.
        5.2. Thực hiện kiểm toán:
        Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán
thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá
trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm
đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên
cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy.


SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                   http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                          For evaluation only.




       Các nội dung cụ thể trong bước này:
     Qui định về nhiệm vụ của nhóm trưởng: Nhóm trưởng giữ vai trò hết sức quan
trọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán. thực hiện 8 nhiệm vụ sau: thảo luận với khách
hàng, liên hệ khách hàng để sắp xếp kiểm kê tài sản cố định, tổ chức lưu trữ hồ sơ, lập kế
hoạch kiểm toán và phân tích hồ sơ, sắp xếp, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong
nhóm…
     Các qui trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của một doanh nghiệp: Mỗi doanh
nghiệp khác nhau có quy trình các nghiệp vụ phát sinh khác nhau. Tuỳ theo tính trọng yếu
của vấn đề mà quy định kiểm toán viên nào thực hiện kiểm tra quy trình nào.
     Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: Giấy làm việc phải được
sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của công ty nhằm đảm bảo
dễ kiểm tra, so sánh và thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ.
     Chỉ mục giấy làm việc.
     Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc:
                          NỘI DUNG, Ý NGHĨA                                    KÝ HIỆU

   Đã đối chiếu với số dư năm trước.                                               

   Đã đối chiếu với sổ cái và sổ chi tiết.                                         

   Đã kiểm tra chứng từ gốc hoặc các tài liệu có liên quan.                        

   Đã thực hiện cộng dồn.
   Đã kiểm tra lại các phép tính số học.
   Giải thích cho số liệu cần làm rõ.                                             …

   Đã gửi thư xác nhận.                                                            

   Đã được bên thư ba xác nhận, đã nhận được thư phúc đáp. Số liệu
                                                                                   
   khớp đúng, đồng ý với thư xác nhận.
   Đã đếm, đã xem xét tài sản vật tư trực tiếp vào thời điểm kiểm toán.            

   Số liệu cần theo dõi và điều chỉnh. Cần bổ sung chứng từ hoặc các tài
                                                                                   W
   liệu khác có liên quan (ghi rõ người đã bàn luận).
   Không cần theo dõi nữa, đã điều chỉnh hoặc bổ sung chứng từ gốc.                W

   Bút toán điều chỉnh số trang giấy làm việc.                                    ADE

   Đã bàn luận và trao đổi dứt điểm với kế toán trưởng, thủ quỹ, người
   có liên quan.                                                                   ®
      5.3.   Hoàn thành cuộc kiểm toán:




SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


        Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán kiểm toán báo
cáo tài chính. Đây là giai đoạn mà các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực
hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán.
Các giấy tờ làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán
AAC gồm:
     Chỉ mục giấy làm việc
     Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán
     Trang trình duyệt
     Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán
     Danh mục kiểm tra cuối cùng
     Bàn luận về thư quản lý
     Tổng kết của nhóm trưởng
     Tổng kết của các thành viên trong nhóm
     Kiểm tra khái niệm hoạt động liên tục
     Kiểm tra sự kiện sinh sau ngày kết thúc niên độ
     Biên bản ghi nhận tiến độ làm việc
     Bảng chấm công
   II. QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC
HIỆN:
    1. Nhìn nhận của công ty về vai trò, ý nghĩa của lập kế hoạch kiểm toán trong
quy trình kiểm toán BCTC:
        AAC là công ty kiểm toán được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán
đã gần hai thập kỷ với nhiều thành tích đạt được, thương hiệu và uy tín đã được khẳng
định. Đạt được các thành công trên một phần lớn là do công ty đã chủ động vận dụng các
chuẫn mực kiểm toán, các quy định, quyết định về kiểm toán do bộ tài chính ban hành…
một cách phù hợp. Một cuộc kiểm toán do AAC thực hiện gồm có 3 giai đoạn: Lập kế
hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Trong đó Lập kế hoạch kiểm
toán là giai đoạn đầu tiên luôn được công ty nhận định là bước khởi đầu quan trọng cho
mỗi cuộc kiểm toán, nó không chỉ vạch ra các công việc, lựa chọn đội ngũ KTV và trợ lý
thực hiện mà còn hạn chế rủi ro cho công ty, tránh các trường hợp công ty bị sa lầy do
thực hiện cuộc kiểm toán với khách hàng, đồng thời quy định trách nhiệm pháp lý của
AAC và khách hàng khi thực hiện cuộc kiểm toán. Thông qua kế hoạch kiểm toán công ty
xác định các chi phí phải bỏ ra từ đó đưa ra mức phí phù hợp mà AAC được hưởng. Với
vai trò quan trọng như vậy nên AAC rất quan tâm đến giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán,
giai đoạn này được thực hiện bởi các KTV có kinh nghiệm và được sự phê duyệt của ban
giám đốc (cấp quản trị cao nhất của công ty). Ngoài ra để lưu trử và trình bày về các
thông tin trong giai đoạn lập kế hoạch thì các liệu liên quan đến quá trình lập kế kế hoạch
kiểm toán của công ty được lưu giữ cẩn thận trong hai bộ hồ sơ là: hồ sơ thường trực và
hồ sơ làm việc.
    2. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán do AAC thực hiện:



SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com                http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                       For evaluation only.


       Lập kế hoạch là công việc bắt buộc đối với bất kì cuộc kiểm toán nào do AAC thực
hiện. Với tính vai trò và tính chất quan trọng đó AAC đã xây dựng một quy trình lập kế
hoạch kiểm toán cụ thể và chi tiết quy trình đó đã được thể hiện qua sơ đồ sau:
       Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước sau:

                                                                         Khách hàng

         Tìm hiểu thông tin hay
           cập nhật thông tin.                                         Hệ thống kế toán


                                                                       Hệ thống KSNB
       Ký kết hợp đồng kiểm toán.



        Phân tích sơ bộ báo cáo
               tài chính.


        Đánh giá sơ bộ hệ thống
          KSNB và RRKS.

                                               Thảo luận về kế hoạch kiểm toán
        Xác định rủi ro và mức
              trọng yếu.


         Tham chiếu cuộc kiểm
            toán năm trước.



          Kế hoạch kiểm toán.


                                                   Tài liệu và thông tin yêu cầu
        Kiểm tra KH kiểm toán.                            khách hàng lập.

                      Sơ đồ 10: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại AAC.
2.1. Tìm hiểu hay cập nhật thông tin về khách hàng:
     2.1.1. Nội dung tìm hiểu thông tin về khách hàng:
     Tìm hiểu thông tin là bước đầu tiên trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán của
AAC. Nội dung tìm hiểu về khách hàng bao gồm các thông tin:
    Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến
doanh nghiệp:
    Môi trường kinh doanh chung.


SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com               http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                      For evaluation only.


     Các vấn đề về ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh và xu hướng của ngành
       nghề.
     Môi trường pháp lý mà doanh nghiệp hoạt động.
     Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
      Hiểu biết về doanh nghiệp:
     Các hoạt động, tình hình kinh doanh và khách hàng chủ yếu.
     Sở hữu, các bên liên quan và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp.
     Các thay đổi lớn về quy mô của doanh nghiệp.
     Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng và quy trình quản lý tài sản tại đơn vị.
     Kết quả hoạt động kinh doanh và thuế.
     Các hợp đồng quan trọng.
      Các vấn đề khác:
     Nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp.
     Nhân sự kế toán.
     Các thông tin hành chính khác như: địa chỉ của doanh nghiệp và các đơn vị có liên
quan (nếu có), thông tin về ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản, thông tin về luật
mà doanh nghiệp đang sử dụng …
     Một số điểm cần lưu ý về số liệu năm kiểm toán.
       Mục đích của việc thu thập các thông tin chung này nhằm cung cấp cho KTV có
một cái nhìn toàn diện về khách hàng đồng thời đánh giá sơ bộ về rủi ro tiềm tàng và rủi
ro phát hiện tại giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đối với các rủi ro phát hiện KTV cần
xác định rõ tài khoản ảnh hưởng, thủ tục kiểm toán cơ bản cho rủi ro đó. Các thủ tục kiểm
tra cơ bản này cần được bổ sung vào chương trình kiểm tra cơ bản của các tài khoản
tương ứng .
       2.1.2. Cách thức tìm hiểu thông tin về khách hàng:
       Để có được một quyết định đúng đắn khi ký kết một hợp đồng kiểm toán, Ban
Tổng giám đốc của công ty AAC sẽ có hướng điều tra, thăm dò và tham khảo từ nhiều
nguồn thông tin về khách hàng mà công ty muốn ký kết hợp đồng. Công việc này thường
là do Phó Tổng giám đốc Báo cáo tài chính dưới sự ủy quyền của Tổng Giám đốc chỉ đạo
thực hiện. Việc thu thập thông tin khách hàng AAC phải đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời.
  a. Cách thức tìm hiểu thông tin đối với khách hàng cũ:
       Đối với khách hàng cũ việc thu thập thông tin sẽ dựa vào Hồ sơ thường trực đã
được lập ở các cuộc kiểm toán trước. Các thông tin KTV phải thu thập được thể hiện
trong danh mục hồ sơ thường trực. Gồm các mục chính sau:
     Các thông tin chung.
     Các tài liệu pháp luật.
     Các tài liệu về thuế.
     Các tài liệu về kế toán.
     Các hợp đồng quan trọng và dài hạn.
     Các quy định về hệ thống KSNB.
       Dựa vào từng mục trên KTV tổng hợp những thông tin chính vào Bảng “Tìm hiểu
khách hàng và môi trường hoạt động” (Phụ lục 05) và Phiếu “Tìm hiểu khách hàng”


SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
Email: luanvan84@gmail.com              http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com
                                                                     For evaluation only.


(Phụ lục 06). KTV còn thu thập thêm các thông tin còn thiếu, những thay đổi của công ty
khách hàng và phản ánh vào Phiếu này để đưa ra những phương pháp kiểm toán thích
hợp, sau đó cập nhập vào Hồ sơ thường trực cho những lần kiểm toán tiếp theo. Còn đối
với các thông tin không thay đổi so với năm kiểm toán trước KTV ghi “không thay đổi
gì” vào phần đó trong Phiếu “Tìm hiểu khách hàng”.
       Minh họa tại công ty XYZ:
       Các thông tin trong Phiếu “Tìm hiểu khách hàng” được trình bày dưới dạng hỏi
đáp ngắn gọn giúp cho việc thu thập, trình bày thông tin trở nên đơn giản hơn nhưng vẫn
đảm bảo tính hiệu quả của nó. Dưới đây là một số thông tin trong Phiếu “Tìm hiểu khách
hàng XYZ” do AAC kiểm toán:

   1. Quá trình thành lập, vốn và trụ sở giao dịch chính của Công ty:
    Công ty được thành lập trên cơ sở nào?
      Công ty XYZ được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
3203001911 ngày 27 tháng 02 năm 2008. Công ty là đơn vị hoạch toán độc lập, hoạt động
theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.
Từ khi thành lập đến nay Công ty đã 3 lần điều chỉnh giấy chứng nhân đăng ký kinh
doanh. Cụ thể:
      - Thay đổi lần 1: Đã cập nhập năm 2008: ngày 27/08/08
      - Thay đổi lần 2 vào ngày 30/06/2009, mục đích của việc điều chỉnh này là thay
          đổi lại tên công ty.
      - Thay đổi lần 3 vào ngày 4/12/2009: Thay đổi cơ cấu vốn của thành viên sáng
          lập.
    Vốn diều lệ và đầu tư thực tế là bao nhiêu?
      - Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 150.000.000.000 đồng.
      - Vốn đầu tư thực tế đến ngày 31/12/2010: 200.000.000.000 đồng
   2. Về con người:
    Ai là người điều hành chính của doanh nghiệp ?
      - Ông Hồ Nghĩa Tín : Giám đốc.
      - Ông Huỳnh Văn Tân: Chủ tịch Hội đồng quản trị
          2 thành viên này đều tham gia điều hành trực tiếp tại đây.
    Ai là những nhà tư vấn chuyên nghiệp chính?
      - Hiện nay AAA.
    Tổng số CBCNV, trong đó cán bộ quản lý?
      - Tính đến ngày 31/12/2010 tổng số CBCNV: 618 người, trong đó nhân viên
          quản lý: 71 người.
          …
   3. Các chính sách kế toán áp dụng và quy trình quản lý tài sản tại đơn vị:
      Như năm 2009 (không thay đổi gì)
   4. Chính sách thuế và các khoản lệ phí nộp Ngân sách:
      Như năm 2008 (không thay đổi gì).

 b.   Cách thức tìm hiểu thông tin đối với khách hàng mới :



SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Nguyễn Công Huy
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Nguyễn Công Huy
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxNguyễn Công Huy
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhtrungan88
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuSnow Ball
 

La actualidad más candente (20)

khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.dockhoa luan tot nghiep kiem toan.doc
khoa luan tot nghiep kiem toan.doc
 
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAYQuy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
Quy trình kiểm toán Tài sản cố định tại Công ty kiểm toán, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
 
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFKĐề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
Đề tài: Kiểm toán Nợ Phải thu khách hàng Công ty Kiểm toán DFK
 
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...Đề tài  Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
Đề tài Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả tại Công ty Kiểm toán và Tư...
 
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đKiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
Kiểm toán khoản mục phải trả người bán công ty Kiểm toán, 9đ
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAYĐề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
Đề tài: Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán, HAY
 
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASCĐề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Quy trình kiểm toán hàng tồn kho tại công ty kiểm toán AASC
 
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
Hoàn thiện kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Cô...
 
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chínhĐề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
Đề tài: Kểm toán vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng LongĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại Công ty định giá Thăng Long
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
 
Slide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán ataxSlide luận văn kiểm toán atax
Slide luận văn kiểm toán atax
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố định
 
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Châu Á thực hiện, 9đ - Gửi miễ...
 
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAYLuận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
Luận văn: Kiểm toán hàng tồn kho trong báo cáo tài chính, HAY
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
Đề tài Hoàn thiện công tác kiểm toán chu kỳ tài sản cố định trong kiểm toán b...
 
Kiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thuKiểm toán doanh thu
Kiểm toán doanh thu
 

Destacado

Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnCường Sol
 
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toánHệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toántrinh nguyen duc
 
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
đánh giá tính trọng yếu
đánh giá tính trọng yếuđánh giá tính trọng yếu
đánh giá tính trọng yếuGió Vô Tình
 
Mot so khai niem va cau hoi ve cnpm nang cao
Mot so khai niem va cau hoi ve cnpm nang caoMot so khai niem va cau hoi ve cnpm nang cao
Mot so khai niem va cau hoi ve cnpm nang caodinhbien
 
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepPhan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepxuanduong92
 
Khái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếuKhái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếuThanh Vũ
 
KiểM ToáN TàI ChíNh
KiểM ToáN TàI ChíNhKiểM ToáN TàI ChíNh
KiểM ToáN TàI ChíNhVinh
 
Lập kế hoạch thế nào
Lập kế hoạch thế nàoLập kế hoạch thế nào
Lập kế hoạch thế nàoCMT SOLUTION
 

Destacado (11)

Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bản
 
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toánHệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
 
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...
Hoàn thiện kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TN...
 
Báo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toánBáo cáo thực tập kiểm toán
Báo cáo thực tập kiểm toán
 
đánh giá tính trọng yếu
đánh giá tính trọng yếuđánh giá tính trọng yếu
đánh giá tính trọng yếu
 
Mot so khai niem va cau hoi ve cnpm nang cao
Mot so khai niem va cau hoi ve cnpm nang caoMot so khai niem va cau hoi ve cnpm nang cao
Mot so khai niem va cau hoi ve cnpm nang cao
 
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiepPhan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
Phan biet he thong kiem soat noi bo va kiem toan noi bo trong doanh nghiep
 
Khái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếuKhái niệm trọng yếu
Khái niệm trọng yếu
 
KiểM ToáN TàI ChíNh
KiểM ToáN TàI ChíNhKiểM ToáN TàI ChíNh
KiểM ToáN TàI ChíNh
 
Bai giang kiem_toan
Bai giang kiem_toanBai giang kiem_toan
Bai giang kiem_toan
 
Lập kế hoạch thế nào
Lập kế hoạch thế nàoLập kế hoạch thế nào
Lập kế hoạch thế nào
 

Similar a Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitteLap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloittePhuong Nt
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPthanhmai1711
 
Kiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnKiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnhuynhducnhut
 
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet namTailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet namTrần Đức Anh
 
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docNguyễn Công Huy
 
Bai
BaiBai
Baian92
 
5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605Nhí Minh
 
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcbnqnhon
 

Similar a Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (20)

Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitteLap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 
Kiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiềnKiểm toán vốn bằng tiền
Kiểm toán vốn bằng tiền
 
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
 
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&CKiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
Kiểm toán các khoản phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán A&C
 
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASCĐề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
Đề tài: Kiểm toán Chi phí trả trước tại Công ty kiểm toán AASC
 
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet namTailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
 
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty T...
 
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...Đề tài  Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
Đề tài Kiểm toán các khoản nợ phải trả trong kiểm toán báo cáo ta...
 
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.docbao cao tot nghiep kiem toan.doc
bao cao tot nghiep kiem toan.doc
 
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAYĐề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
Đề tài: Kiểm toán vốn bằng tiền tại công ty Kiểm toán VACO, HAY
 
Bai
BaiBai
Bai
 
5 kiem toan
5   kiem toan5   kiem toan
5 kiem toan
 
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAYLuận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
Luận văn: Thực trạng công tác kiểm toán tài sản cố định, HAY
 
Nckh
NckhNckh
Nckh
 
Tổng Quan Về Kiểm Toán
Tổng Quan Về Kiểm ToánTổng Quan Về Kiểm Toán
Tổng Quan Về Kiểm Toán
 
Tổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toánTổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toán
 
5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định tại công ty kiểm toán quốc tế (IFC)
 
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
 

Más de Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

Más de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Último

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

  • 1. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. LỜI MỞ ĐẦU Giai đoạn lập kế hoạch là giai đoạn đầu tiên phải thực hiện trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào, là giai đoạn có ý nghĩa định hướng cho các bước công việc kiểm toán tiếp theo và chuẩn bị các điều kiện cho cuộc kiểm toán được tiến hành. Lập kế hoạch đúng đắn sẽ là cơ sở để kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán có giá trị góp phần đưa ra các nhận xét xác đáng về thực trạng hoạt động kiểm toán, góp phần giữ vững và nâng cao uy tín và hình ảnh của công ty kiểm toán đối với khách hàng. Chính vì tầm quan trọng đó mà ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán các công ty thường giao cho những người có trình độ chuyên môn cao cũng như có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểm toán đảm nhiệm. Ở nước ta, do kiểm toán còn khá mới mẻ nên thực tế hoạt động kiểm toán trong thời gian qua cho thấy giữa yêu cầu đòi hỏi và thực tế lập kế hoạch vẫn còn khoảng cách khá lớn. Tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chủ yếu chỉ được biết thông qua phỏng vấn và quan sát trong thời gian ngắn ngủi làm việc tại đơn vị khách hàng. Thế nhưng vào giai đoạn thực hiện kiểm toán các kiểm toán viên lại tốn rất nhiều thời gian để kiểm tra chi tiết hoặc kiểm tra với mẫu với khối lượng lớn.Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn công tác lập kế hoạch kiểm toán để tìm ra các vấn đề tồn tại và đề ra hướng khắc phục là một điều cần thiết. Cho nên, nắm bắt được vấn đề này trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Kết cấu của đề tài bao gồm: - Phần 1: Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. - Phần 2: Thực trạng quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện. - Phần 3: Một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện. Do kiến thức và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, luận văn của em chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các anh chị và các bạn. Sinh viên thực hiện Hồ Thị Dung SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 2. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH: I. Khái quát công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính: Để thực hiện bất cứ một công việc gì thì việc lập kế hoạch luôn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn đến thành công của công việc đó. 1. Khái niệm: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (CMKTVN) 300 nêu rõ: “Kế hoạch kiểm toán là những định hướng cơ bản của cuộc kiểm toán dựa trên hiểu biết của kiểm toán viên (KTV) về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và trọng tâm cuộc kiểm toán” Theo định nghĩa trên thì việc lập kế hoạch trước hết đó là tìm hiểu về “tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng”. Trước khi thực hiện cuộc kiểm toán, KTV phải có hiểu biết biết đầy đủ về tình hình kinh doanh của khách hàng nhằm đánh giá, phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của đơn vị. 2. Vị trí và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính: Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên Báo cáo tài chính (BCTC), cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quy trình gồm ba giai đoạn như sau: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và hoàn thành kiểm toán: Sơ đồ 1: Quy trình kiểm toán.  Vị trí: Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn dầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho kiểm toán. Nó không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán nhằm chuẩn bị những điều kiện cơ bản trong công tác kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các KTV phải tuân theo đầy đủ nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng.  Vai trò: Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua một số điểm sau:  Giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các BCTC.  Giúp KTV phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài... SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 3. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only.  Là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ra những bất đồng đối với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch đã lập, KTV thống nhất với các khách hàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng như trách nhiệm mỗi bên.  Kế hoạch kiểm toán đưa ra các kế hoạch, chương trình kiểm toán cụ thể, các bước thực hiện và nội dung thực hiện được các bước đó. Nên từ bản kế hoạch kiểm toán công ty kiểm toán sẽ tính toán được chi phí hợp lý của cuộc kiểm toán từ đó có thể đưa ra mức phí kiểm toán mà khách hàng phải trả đảm bảo có lợi nhuận cho mình nhưng phù hợp với các chi phí đã bỏ ra.  Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện. Từ đó có thể đưa ra các ý kiến, phương án để nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán. II. TRÌNH TỰ LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN: Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm 5 bước công việc như sau: Sơ đồ 2: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán 1. Chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán: 1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: Để đưa ra quyết định chấp nhận hay duy trì một khách hàng, kiểm toán viên cần xem xét các yếu tố sau: 1.1.1. Xem xét tính độc lập của công ty kiểm toán: Vì các thông tin BCTCsau kiểm toán có ảnh hưởng liên quan đến nhiều đối tượng vì vậy đòi hỏi thông tin đó phải trung thực, khách quan dẫn đến người thực hiện kiểm toán phải có tính độc lập với khách hàng được kiểm toán cụ thể là không có mối quan hệ đặc biệt giữa KTV thực hiện với những người liên quan đến bộ phận quản lý đơn vị của khách hàng. Đây là một yếu tố bắt buộc nhằm thông tin do kiểm toán viên cung cấp có tính trung thực khách quan về BCTC của khách hàng được kiểm toán. 1.1.2. Khả năng phục vụ tốt khách hàng: Khách hàng tiềm năng của công ty kiểm toán có thể rất nhiều, tuy nhiên để thực hiện được một hợp đồng kiểm toán thành công ngoài sự đồng ý từ phía khách hàng thì công ty kiểm toán phải đánh giá đúng năng lực của mình. Vì hoạt động kiểm toán có rủi SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 4. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. ro cao, công ty kiểm toán phải có trách nhiệm trước pháp luật về những ý kiến của mình đưa ra. Vì vậy tùy quy mô đối tượng khách hàng, tính chất công việc đối chiếu với năng lực khả năng hiện có thì công ty kiểm toán mới ra quyết định có thực hiện cuộc kiểm toán hay không. 1.1.3. Tính liêm khiết của ban quản trị doanh nghiệp được kiểm toán: Theo CMKTVN số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, tính liêm khiết của ban quản trị là bộ phận cấu thành then chốt của môi trường kiểm soát, đây là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống kiểm soát nội bộ. Hơn nữa, CMKTVN số 240 “Gian lận và sai sót”, nhấn mạnh tầm quan trọng về đặc thù của ban quản trị và ảnh hưởng của nó tới môi trường kiểm soát như là nhân tố rủi ro ban đầu của việc báo cáo gian lận của các thông tin tài chính. Nếu ban quả trị thiếu liêm khiết, KTV không thể dựa vào bất cứ giải trình nào của ban quản trị cũng như không thể dựa vào các sổ sách kế toán. 1.1.4. Xem xét tính đầy đủ của bằng chứng mà hệ thống kế toán của khách hàng cung cấp về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Theo CMKTVN số 500 mục 02 quy định “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về BCTC của đơn vị được kiểm toán”. Vì vậy KTV muốn đưa ra được ý kiến của mình thì phải có bằng chứng kiểm toán đầy đủ tương ứng, mà nguồn bằng chứng chủ yếu (như chứng từ, sổ sách kế toán...) liên quan đến BCTC là do hệ thống kế toán của đơn vị cung cấp. Nên việc xem xét hệ thống kế toán của khách hàng phải cung cấp đầy đủ bằng chứng về nghiệp vụ kinh tế phát sinh là yêu cầu bắt buộc của KTV đối với việc đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. 1.1.5. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán đối với khách hàng mới của công ty kiểm toán: a. Đối với khách hàng mới và chưa được công ty nào kiểm toán trước đây: Đối với những khách hàng này để có được thông tin, KTV có thể thu thập các thông tin này thông qua việc nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành, thẩm tra các bên thông tin về khách hàng sắp tới như ngân hàng, tư vấn pháp lý, các bên có mối quan hệ tài chính buôn bán với khách hàng... Nếu thấy chưa vấn đề phức tạp, khó tìm hiểu thì có thể phải thuê các nhà điều tra chuyên nghiệp. b. Đối với khách hàng mới và đã được kiểm toán bởi công ty khác: Ngoài việc tự tìm hiểu thì KTV có thể liên lạc với KTV tiền nhiệm vì đây là nguồn thông tin hữu ích để đánh giá khách hàng bao gồm: những thông tin về tính liêm khiết của ban quản trị, những bất đồng giữa ban quản trị với KTV tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quan trọng khác. Đồng thời tìm hiểu lý do tại sao khách hàng thay đổi kiểm toán viên. Ngoài ra KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV tiền nhiệm để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kiểm toán của mình. 1.2. Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng: Thực chất của việc nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng là việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ. Đây là hai yếu tố SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 5. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. chính ảnh hưởng đến mức độ chính xác của ý kiến đưa ra và số lượng bằng chứng phải thu thập. Là cơ sở để thiết kế phương pháp kiểm toán và lựa chọn đội ngũ KTV thích hợp. 1.3. Lựa chọn đội ngũ KTV và trợ lý kiểm toán: Dựa vào đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán của khách hàng, mục tiêu của cuộc kiểm toán và tình hình nhân sự, công ty kiểm toán tiến hành lựa chọn đội ngũ KTV và trợ lý kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Lựa chọn nhân sự sao cho thích hợp với hợp đồng kiểm toán, không những đạt hiệu quả của cuộc kiểm toán mà còn tuân thủ các CMKT chung được thừa nhận. Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về số người, trình độ khả năng và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật và thường do ban giám đốc công ty kiểm toán trực tiếp chỉ đạo. Nhóm kiểm toán thông thường có một hoặc hai trợ lý kiểm toán một KTV cao cấp và một chủ nhiệm kiểm toán. Đối với các hợp đồng lớn đội ngũ KTV thường ở các mức kinh nghiệm khác nhau và có sự tham gia của các chuyên gia về thống kê, tin học... 1.4. Ký kết hợp đồng kiểm toán: Hợp đồng kiểm toán (HĐKT) là một thỏa hiệp giữa công ty kiểm toán và khách hàng về sự điều hành cuộc kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Nó phải chỉ rõ là kiểm toán viên sẽ thực hiện một cuộc kiểm toán, một cuộc xem xét lại hoặc một cuộc soạn thảo, cùng với những dịch vụ khác như dịch vụ lập bản khai thuế hay dịch vụ quản lý. HĐKT phải được lập và ký chính thức trước khi tiến hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và của công ty kiểm toán (CMKTVN 210). Trong trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng văn bản cam kết thay cho HĐKT. Hợp đồng kiểm toán gồm các nội dung chủ yếu sau:  Mục đích và phạm vi kiểm toán  Trách nhiệm Ban giám đốc công ty khách hàng và kiểm toán viên.  Hình thức thông báo kết quả kiểm toán.  Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán.  Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán phí kiểm toán.  Xác định rằng KTV không chịu trách nhiệm những sai sót do bản chất và những hạn chế vốn có của hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán. Sau khi hợp đồng kiểm toán được ký kết, công ty kiểm toán trở thành chủ thể kiểm toán chính thức của công ty khách hàng. 2. Thu thập thông tin chung về khách hàng: 2.1. Thu thập thông tin chung về khách hàng: CMKTVN số 300 quy định, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng quát, KTV cần thu thập thông tin về:  Ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng: những hiểu biết chung về nền kinh tế, môi trường kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý, cơ cấu vốn…  Hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ của khách hàng.  Thông tin về các bên liên quan như: các bộ phận trực thuộc, các chủ sở hữu chính thức, các cá nhân, tổ chức có khả năng kiểm soát hoặc ảnh hưởng đáng kể đối với đơn vị.  Thông tin về hình thức sở hữu và các nghĩa vụ pháp lý của đơn vị được kiểm toán. KTV có thể có được những hiểu biết này bằng nhiều cách: SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 6. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only.  Trao đổi với KTV tiền nhiệm, xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước.  Trao đổi trực tiếp với KTV nội bộ, nhân viên, ban giám đốc của công ty khách hàng  Tham quan nhà xưởng.  Nghiên cứu các giấy phép thành lập, điều lệ công ty, biên bản các cuộc họp quan trọng…  Trao đổi với các đối tượng bên ngoài: các chuyên gia, cơ quan chủ quản, khách hàng, nhà cung cấp. 2.2. Thực hiện thủ tục phân tích: 2.2.1. Khái niệm: Thủ tục phân tích theo định nghĩa của CMKT số 520: “ Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm những xu hướng, biến động và tìm ra những mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến”. Phân loại thủ tục phân tích:  Phân tích xu hướng: Là xem xét xu hướng biến động của số liệu theo thời gian và phát hiện ra xu hướng bất thường( tăng hoặc giảm đột biến) mà không có lý do rõ ràng  Phân tích dự báo: việc phân tích này được áp dụng để ước tính về một số dư tài khoản hay một loại hình nghiệp vụ.  Phân tích tỷ suất: bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến động của các khoản mục trên báo cáo tài chính.  Phân tích hồi quy: là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan. Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trình hồi quy. 2.2.2. Mục đích của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: Trong giai đoạn lập kế hoạch, phân tích chủ yếu được tiến hành đối với BCTC. Theo chuẩn mực số 520 “Quy trình phân tích”, KTV nên áp dụng thủ tục phân tích trong tiến trình lập kế hoạch vì:  KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong tiến trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro. Quy trình phân tích giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác.  Ngoài ra, thông qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính (nhất là khả năng thanh toán), KTV còn xem xét thêm liệu giả định hoạt động liên tục có thể bị vi phạm hay không? Đánh giá ban đầu về giả định này sẽ là cơ sở để KTV quyết định có thực hiện các thủ tục xác minh cần thiết hay không. 2.2.3. Nội dung của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán: KTV phải thu thập và nghiên cứu tài liệu, tham quan đơn vị, phỏng vấn các cá nhân có liên quan và thực hiện phân tích sơ bộ BCTC để đạt được những hiểu biết đầy đủ về đơn vị. Sau đó, KTV tiến hành phân tích sơ bộ theo trình tự sau: SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 7. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only.  Tiến hành lập bảng so sánh các số liệu từ báo cáo tài chính giữa năm nay với năm trước để xác định những chênh lệch tuyệt đối và tương đối.  Tính toán các tỷ số tài chính cơ bản như: Tỷ suất thanh toán nhanh; Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ suất nợ … Xem xét các mối quan hệ bất thường như việc vòng quay hàng tồn kho nhanh nhưng tỷ lệ lãi gộp lại có xu hướng giảm .  So sánh và ghi nhận các biến động tuyệt đối, ví dụ: Chênh lệch lớn hơn 10% (Giữa số ước tính và số thực tế).  So sánh và ghi nhận những biến động bất thường (Doanh thu hàng năm tăng 10%, năm nay tăng 30%). 3. Đánh giá trọng yếu và rủi ro: 3.1. Trọng yếu: 3.1.1. Khái niệm và mục đích nghiên cứu trọng yếu: “Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (độ lớn) và bản chất của các sai phạm (kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những quyết định sai lầm”. Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các thử nghiệm kiểm toán. Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng hay nói cách khác đó chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC. Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Cụ thể là, nếu KTV ước lượng mức trọng yếu càng thấp nghĩa là độ chính xác trên BCTC càng cao thì số lượng bằng chứng thu thập càng nhiều và ngược lại. Ước lượng ban đầu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán. Khi xây dựng mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu, KTV cần lưu ý những yếu tố ảnh hưởng sau: a. Yếu tố định lượng của trọng yếu: Quy mô sai sót là một yếu tố quan trọng để xem xét liệu yếu tố sai sót có trọng yếu hay không. Trong thực tế, mỗi công ty kiểm toán sẽ có một phương pháp để xác định mức trọng yếu riêng. Thông thường theo kinh nghiệm KTV có thể xác định mức trọng yếu như sau (Gay & Simnett 2003, Auditing and Assurance Service): Cơ sở xác định mức trọng yếu Tỷ lệ xác định mức trọng yếu (%) Lợi nhuận sau thuế 5 – 10 Tổng doanh thu 0,5 – 1 Tổng tài sản 0,5 – 1 Vốn chủ sở hữu 1–2 SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 8. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. Hoặc có thể quy định mức trọng yếu theo những giới hạn, ví dụ: Vị trí của Chắc chắn Không trọng yếu Có thể trọng yếu khoản mục trọng yếu Báo cáo kết quả <5% lợi nhuận Từ 5 -10% lợi >10% lợi nhuận kinh doanh trước thuế nhuận trước thuế trước thuế Bảng cân đối kế Từ 10 – 15% tổng <10% tổng tài sản >15% tổng tài sản toán tài sản Hình 3: Một số cách xác định mức trọng yếu. b. Yếu tố định tính của trọng yếu: Khái niệm trọng yếu gắn liền với tính hệ trọng của vấn đề xem xét. Yếu tố định tính cần xem xét đó là bản chất của khoản mục hoặc vấn đề đang được đánh giá. Trường hợp sai phạm có giá trị thấp nhưng bản chất sai phạm nghiêm trọng thì vẫn xem là trọng yếu. Chẳng hạn một sai phạm có tác động dây chuyền và gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến BCTC hay một sự mô tả không đúng đắn hay không chính xác về chính sách kế toán của đơn vị như không thông báo về sự thay đổi cách tính khấu hao tài sản cố định… làm cho người sử dụng BCTC hiểu sai về bản chất các thông tin của doanh nghiệp. 3.1.2. Trình tự xác định tính trọng yếu: Một cuộc kiểm toán được thực hiện nhằm phát hiện sự trình bày sai lệch trọng yếu trên BCTC, vì vậy tính trọng yếu theo kế hoạch phải được sử dụng như là một cơ sở cho việc xác định khối lượng công việc sẽ thực hiện với toàn bộ BCTC. Sau đó, các KTV phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho số dư các tài khoản. Cụ thể trình tự xác định tính trọng yếu gồm 5 bước sau: Bước 1: Ước tính ban đầu về tính trọng yếu đối với toàn bộ BCTC. Mức ước lượng đó chính là mức sai sót mà KTV tin rằng sai sót này sẽ không làm cho BCTC bị sai lệch nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin của những người ra quyết định. Kiểm toán viên đặt mức trọng yếu càng thấp đồng nghĩa với việc đòi hỏi sự chính xác càng cao của số liệu trên BCTC và ngược lại. Bước 2: Phân bổ mức ước tính ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục hay các bộ phận của BCTC, nghĩa là xác định mức sai sót trọng yếu của từng khoản mục hay bộ phận và đó là sai sót chấp nhận được hay sai sót có thể bỏ qua. Việc phân bổ này sẽ được thực hiện theo hai hướng sai phạm có thể xảy ra đó là khai khống (số liệu sổ sách lớn hơn số liệu thực tế) và khai thiếu (số liệu sổ sách nhỏ hơn thực tế). Bước 3: KTV áp dụng kỹ thuật lấy mẫu kiểm tra và ước tính mức sai sót của từng khoản mục, gọi là sai sót dự kiến. KTV sẽ so sánh mức sai sót này với mức sai sót chấp nhận được và đưa ra quyết định là có chấp nhận hay không chấp nhận số liệu sổ sách hoặc tiếp tục thu thập thêm bằng chứng kiểm toán. Bước 4: KTV tổng hợp sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục của BCTC. Bước 5: KTV so sánh sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục với ước tính ban đầu về mức trọng yếu, hoặc với mức ước tính được điều chỉnh. Trên cơ sở kết quả so sánh này, KTV sẽ đánh giá xem toàn bộ những sai sót đó có vượt qua giới hạn cho phép không, SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 9. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. và tùy trường hợp cụ thể, KTV sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh số liệu hoặc thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán hoặc đưa ra ý kiến về bảng BCTC đó. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV chỉ thực hiện Bước 1 và Bước 2. Ba bước sau được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán. 3.2. Rủi ro kiểm toán (AR): 3.2.1. Khái niệm: “Rủi ro kiểm toán là xác suất kiểm toán viên đưa ra ý kiến không thích hợp về báo cáo tài chính được kiểm toán”. Rủi ro kiểm toán thường xảy ra theo hướng: BCTC có những sai phạm trọng yếu, nhưng KTV không phát hiện được, do đó đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với BCTC. Rủi ro kiểm toán luôn tồn tại do khả năng thực tế của KTV, do giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán. Mức độ rủi ro kiểm toán dự kiến cao hay thấp quyết định khối lượng công việc kiểm toán phải tiến hành. Vì vậy, cần phải tiến hành nghiên cứu các thành phần của rủi ro kiểm toán, xem xét tác động của thành phần này đến khối lượng công việc kiểm toán cần phải tiến hành, cũng như đến trình tự và các thủ pháp kiểm toán thích hợp cần phải tiến hành. Trong thực tế, rủi ro kiểm toán thường xảy ra do giới hạn về quản lý và giới hạn về chi phí kiểm toán. Trong mối quan hệ này rủi ro kiểm toán và chi phí có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: Rủi ro đạt tới Mức rủi ro kiểm toán Rủi ro mong muốn Bằng chứng kiểm toán (Chi phí) Sơ đồ 4: Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa rủi ro và chi phí kiểm toán 3.2.2. Các thành phần của rủi ro kiểm toán  Rủi ro tiềm tàng (IR): là xác suất tồn tại sai phạm trọng yếu trong BCTC khi chưa có sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm tra nào, kể cả hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán. Mức độ rủi ro tiềm tàng phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh doanh của khách thể kiểm toán, loại hình kinh doanh và cả năng lực nhân viên của khách thể kiểm toán. KTV không tạo ra và cũng không kiểm soát được rủi ro tiềm tàng, chỉ có thể đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra. KTV có thể dựa vào nhiều nguồn khác nhau để đánh giá rủi ro tiềm tàng như kết quả kiểm toán năm trước hoặc thông qua thu thập thông tin về ngành nghề kinh doanh, chính sách kinh tế, tài chính kế toán của đơn vị được kiểm toán…  Rủi ro kiểm soát (CR): là xác suất hệ thống KSNB của đơn vị không phát hiện và ngăn chặn kịp thời các gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC. Đánh giá RRKS thực chất SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 10. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. là quá trình đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB đối với việc phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót quan trọng trong BCTC. Sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB KTV cần đánh giá sơ bộ RRKS đối với các cơ sở dẫn liệu trong BCTC. Sự đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát cũng như rủi ro tiềm tàng sẽ ảnh hưởng đến nội dung, thời gian và phạm vi của các phương pháp kiểm toán.  Rủi ro phát hiện (DR): là xác suất công việc kiểm toán của KTV không phát hiện được các sai phạm trọng yếu trong BCTC được kiểm toán. Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục để thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát rủi ro phát hiện. 3.2.3. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán – Mô hình rủi ro kiểm toán: Trong kiểm toán thường đề cập đến ba loại rủi ro chính là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Ba rủi ro này là những bộ phận cấu thành rủi ro kiểm toán và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán có thể phản ánh qua hai mô hình rủi ro sau: 1 2 Trong đó: Công thức 1 - 2: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro AR: Mức rủi ro kiểm toán IR : Mức rủi ro tiềm tàng do KTV đánh giá CR : Mức rủi ro kiểm soát do KTV đánh giá DR : Mức rủi ro phát hiện Mô hình (1) biểu thị mối quan hệ giữa các loại rủi ro kiểm toán. Mô hình này được KTV sử dụng để điều chỉnh mức rủi ro phát hiện để có mức rủi ro kiểm toán mong muốn. Nếu KTV nhận thấy mức rủi ro phát hiện là cao thì có thể điều chỉnh mức rủi ro kiểm toán mong muốn để giảm mức rủi ro phát hiện xuống nhưng rủi ro kiểm toán phải ở mức thấp cho phép. Trên thực tế, rủi ro kiểm toán mong muốn thường được xác định từ khi lập kế hoạch kiểm toán. Mức rủi ro kiểm toán thường khó thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán. Mô hình (2) DR là đối tượng quan tâm của KTV. Thông qua việc xác định DR, KTV sẽ xác định các thủ tục kiểm toán và số lượng bằng chứng cần thu thập. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro còn được minh họa bằng bảng sau: Ma trận rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của Cao Thấp nhất Thấp Trung bình SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 11. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. KTV về rủi ro Trung bình Thấp Trung bình Cao tiềm tàng Thấp Trung bình Cao Cao nhất Hình 5: Ma trận rủi ro phát hiện Trong bảng trên: Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được chia thành ban mức: thấp, trung bình và cao. Rủi ro phát hiện được chia ra làm năm mức: thấp nhất, thấp, trung bình, cao và cao nhất. Tương ứng với mỗi mức độ đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, thì KTV sẽ xác định được mức rủi ro phát hiện cần thiết sao cho mức rủi ro kiểm toán mong muốn ở mức thấp nhất. 3.2.4. Trình tự đánh giá rủi ro kiểm toán: a. Xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn: Hiện nay tại các Công ty kiểm toán, mức rủi ro kiểm toán mong muốn luôn được xác định trước khi tiến hành kiểm toán DAR: Mức rủi ro kiểm toán mong muốn Mức rủi ro kiểm toán mong muốn phụ thuộc vào: mức độ quan tâm của người sử dụng bên ngoài đến báo cáo tài chính và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố. Việc xác định mức rủi ro kiểm toán mong muốn là điểm khởi đầu cho việc xác định mức rủi ro phát hiện b. Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát:  Rủi ro tiềm tàng: Đánh giá rủi ro tiềm tàng là công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Mức độ rủi ro tiềm tàng được xác định có ảnh hưởng đến các thủ tục kiểm toán, khối lượng công việc, thời gian và các nguồn lực cần huy động để phục vụ cho cuộc kiểm toán. Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV dựa vào các yếu tố có thể ảnh hưởng sau:  Bản chất kinh doanh của khách hàng.  Tính chính trực của Ban Giám đốc.  Động cơ của khách hàng.  Kết quả các lần kiểm toán trước  Hợp đồng kiểm toán năm đầu và hợp đồng kiểm toán dài hạn  Các bên liên qua.  Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên.  Các ước tính kế toán.  Số lượng tiền của các số dư tài khoản với tài khoản có số dư bằng tiền nhỏ.  Rủi ro kiểm soát: Đánh giá rủi ro kiểm soát là một khâu trong quy trình tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành có hiệu quả thì mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp. Khi hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế không phù hợp hay hoạt động không có hiệu quả thì khi đó rủi ro kiểm soát SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 12. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. được đánh giá ở mức cao. Mức rủi ro kiểm soát không bao giờ bằng “không” bởi hệ thống kiểm soát nội bộ lúc nào cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Để đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV phải hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán. Quy trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ được trình bày ở phần sau. c. Xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được: Việc xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được có ý nghĩa thực tiễn rất cao, nó có quan hệ với tính trọng yếu và số lượng bằng chứng cần thu thập về khoản mục cần kiểm toán. Dựa trên mức rủi ro kiểm toán mong muốn, và việc đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát thì ta xác định rủi ro phát hiện theo công thức sau: 4 Công thức 4: Xác định mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được. 3.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán: Theo CMKT quốc tế IAS số 320 về tính trọng yếu trong kiểm toán, mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau nghĩa là nến mức trọng yếu càng cao thì mức rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. Cụ thể nếu một khoản mục có rủi ro kiểm toán cao, như vậy để hạn chế rủi ro này đòi hỏi KTV phải đưa ra mức sai sót có thể chấp nhận được thấp, hoặc nếu một khoản mục có tính chất quan trọng, đánh giá về khoản mục này phải có tính chính xác cao nên mức rủi ro mong muốn sẻ phải thấp. 4. Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ: 4.1. Mục đích tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: Việc nghiên cứu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát là rất quan trọng đối với kiểm toán viên, đồng thời cũng thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp khi tiến hành kiểm toán. KSNB không những là một công cụ quan trọng trong quản lý đơn vị mà còn có những ảnh hưởng rất lớn đối với công việc của kiểm toán viên, cụ thể là:  Thông qua tìm hiểu về hệ thống KSNB và các bộ phận cấu thành, KTV đánh giá được những điểm mạnh và những điểm yếu của KSNB nói chung cũng như của từng bộ phận, từng khoản mục.  Trên cơ sở hiểu biết về KSNB, KTV hình dung về khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về RRKS. Từ đó KTV sẽ xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian và lực lượng nhân sự cần thiết trong kế hoạch và chương trình kiểm toán. 4.2. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ: 4.2.1. Nội dung tìm hiểu:  Tìm hiểu môi trường kiểm soát.  Tìm hiểu về hệ thống thông tin và truyền thông.  Tìm hiểu về các hoạt động kiểm soát.  Tìm hiểu về hệ thống giám sát và thẩm định. SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 13. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. 4.2.2. Các phương pháp tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ:  Phỏng vấn người quản lý và các nhân viên trong đơn vị.  Quan sát hoạt động kinh doanh của đơn vị và tình trạng máy móc thiết bị.  Điều tra các tài liệu.  Đọc các báo cáo của nhà quản lý.  Lần theo những giao dịch nhờ hệ thống thông tin liên quan đến. 4.3. Mô tả về hệ thống Kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc: Sau khi tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV phải tài liệu hóa những thông tin đã thu thập để chứng minh là đã tìm hiểu về KSNB trong hồ sơ kiểm toán. Các công cụ mô tả có thể là:  Bản tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng. Yêu cầu trình bày cần đầy đủ bốn điểm sau:  Nguồn gốc của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống.  Tất cả các quá trình đã xảy ra.  Sự chuyển giao mọi chứng từ, sổ sách trong hệ thống .  Chỉ rõ các hoạt động kiểm soát thích hợp với quá trình đánh giá RRKS.  Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ: Là mội bảng liệt kê một loại các câu hỏi được chuẩn bị trước về các quá trình kiểm soát trong lĩnh vực kiểm toán, kể cả môi trường kiểm soát, được thiết kế dưới dạng trả lời “Có” , “Không” , “Không áp dụng”.  Lưu đồ: Là bảng hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kế toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan của khách hàng bằng những ký hiệu đã được quy ước. Nhờ biểu thị bằng hình vẽ nên lưu đồ có thể cung cấp cái nhìn khái quát, súc tích về toàn bộ hệ thống cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận, giữa các chứng từ và sổ sách… và có tác dụng như một công cụ phân tích khi đánh giá bởi vì giúp KTV nhận diện những thiếu sót của những thủ tục qua việc vận hành của hệ thống. 4.4. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát: Dựa trên những thông tin về hệ thống kiểm nội bộ đã tìm hiểu được KTV sẽ đưa ra những đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát của đơn vị. Dựa vào những đánh giá đó KTV sẽ nhận xét về rủi ro kiểm soát là cao, trung bình hoặc thấp. 5. Xây dựng các kế hoạch kiểm toán: 5.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp, địa bàn hoạt động rộng hoặc kiểm toán BCTC của nhiều năm. Nội dung của kế hoạch chiến lược gồm có:  Tình hình kinh doanh của khách hàng  Xác định những vấn đề liên quan đến BCTC như chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng…  Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài chính  Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 14. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only.  Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán  Xác định nhu cầu hợp tác của các chuyên gia  Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện  Phê duyệt của Ban giám đốc  (Mẫu kế hoạch chiến lược xem Phụ lục số 01). 5.2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hóa chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến. Nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể gồm:  Hiểu biết về đơn vị được kiểm toán:  Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:  Phân chia tổng thể BCTC thành những bộ phận hay khoản mục cần kiểm toán:  Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán:  Hoạch định phương hướng áp dụng các kỹ thuật kiểm toán cho các khoản mục:  Lựa chọn kỹ thuật kiểm toán cần sử dụng như thư xác nhận…  Xác định phạm vi lấy mẫu kiểm tra hay kiểm tra toàn bộ.  Xác định trọng tâm cần kiểm tra  (Mẫu kế hoạch kiểm toán tổng thể xem Phụ lục số 02). 5.3. Lập chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể. Khi xây dựng chương trình kiểm toán, KTV phải xem xét đánh giá về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, cũng như mức độ đảm bảo phải đạt được thông qua thử nghiệm cơ bản. KTV cần phải xem xét:  Thời gian để thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản;  Sự phối hợp từ phía khách hàng, từ trợ lý kiểm toán trong nhóm và sự tham gia của KTV khác hoặc các chuyên gia khác. 6. Xác định phương pháp chọn mẫu cho giai đoạn thực hiện kiểm toán: 6.1. Chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát: TNKS được thực hiện khi KTV cho rằng hệ thống KSNB có được thiết kế và vận hành hiệu quả. Chọn mẫu thuộc tính là cách chọn mẫu được sử dụng rộng rãi đối với TNKS khi mà KTV muốn ước lượng tỷ lệ sai lệch của các hoạt động kiểm soát so với thiết kế. Cần chú ý là kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính chỉ có thể áp dụng kiểm tra các thủ tục kiểm soát có để lại “dấu vết”. Qui trình chọn mẫu thuộc tính bao gồm các nội dung cơ bản như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát: nhằm thu thập các bằng chứng về sự thiết kế và hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 15. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. Bước 2: Xác định các thuộc tính và định nghĩa sai phạm: KTV sử dụng những nhận định nghề nghiệp để xác định những thuộc tính và các điều kiện sai lệch cho một thử nghiệm kiểm soát cụ thể. Thuộc tính là những đặc điểm mà nó cung cấp minh chứng rằng một hoạt động kiểm soát đã được thực hiện. Ví dụ sự hiện diện các chữ ký của một cá nhân có trách nhiệm thực hiện hoạt động kiểm soát trên một số tài liệu thích hợp. Bước 3: Xác định tổng thể được chọn mẫu: KTV phải xác định tổng thể mà mẫu được chọn ra phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán cụ thể. Bước 4: Xác định phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu: Nếu sử dụng phương pháp chọn mẫu thống kê thì phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu là ngẫu nhiên. Còn nếu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi thống kê thì phương pháp lựa chọn các phần tử mẫu là phi xác suất. Bước 5: Xác định cỡ mẫu: Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cỡ mẫu trong chọn mẫu thuộc tính bao gồm: rủi ro về độ tin cậy cao hệ thống kiểm soát nội bộ, tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua và mức sai phạm dự kiến của tổng thể. Ngoài ra kích thước tổng thể cũng ảnh hưởng tới kích cỡ mẫu nhưng chỉ khi tổng thể rất nhỏ.  Rủi ro về độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ: Rủi ro do độ tin cậy thấp vào hệ thống KSNB (Risk of Underreliance-ROU): tức là kết quả mẫu làm KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là cao hơn so với thực tế do đó họ sẽ thực hiện các thử nghiệm cơ bản nhiều hơn mức cần thiết. Rủi ro do độ tin cậy cao vào hệ thống KSNB ( Risk of Overreliance-ROR): tức là khả năng kết quả mẫu làm cho KTV đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn thực tế, do đó KTV sẽ giảm đi một cách không thích hợp các thử nghiệm cơ bản. ROR thường được xác định ở mức 5-10%.  Tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua (Tolerable Deviation Rate_TDR): Là tỉ lệ sai phạm tối đa của tổng thể đối với một thủ tục kiểm soát nào đó mà KTV có thể bỏ qua. Tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua càng cao thì cỡ mẫu càng nhỏ. Mức rủi ro kiểm soát ban đầu càng thấp thì tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua càng thấp và ngược lại. Theo kinh nghiệm của KTV tỉ lệ sai phạm có thể bỏ qua có thể biến đổi như sau: Mức rủi ro kiểm soát ban đầu Tỉ lệ sai phạm có thể bỏ qua Thấp 2-7% Trung bình 6-12% Cao 11-12% Tối đa Không thực hiện Hình 6: Mối quan hệ giữa CR ban đầu và TDR  Tỷ lệ sai phạm kỳ vọng của tổng thể (Expected Population Deviation Rate – EDR) Là tỉ lệ sai phạm kiểm toán viên dự kiến sẽ phát hiện trong mẫu lấy ra từ tổng thể. Tỷ lệ sai phạm dự kiến của tổng thể cao, tức là KTV phán đoán sai phạm lớn, thì cỡ mẫu cần thiết lớn. Để ước lượng tỉ lệ sai phạm kỳ vọng của tổng thể KTV thường sử dụng kết quả mẫu từ năm trước được lưu trong hồ sơ kiểm toán hoặc ước lượng dựa vào kinh nghiệm của mình hoặc bằng việc kiểm tra thử một mẫu nhỏ. SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 16. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. Khi áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính thống kê, trên cơ sở ROR, TDR và EDR đã xác định, KTV sẽ sử dụng các công thức thống kê để tính ra cỡ mẫu cần thiết. Tuy nhiên để giúp cho KTV ứng dụng chọn mẫu thuộc tính mà không cần đến công thức toán học phức tạp, Bảng Phụ lục 3&4 được xây dựng để hổ trợ cho KTV xác định kích cỡ mẫu cho thử nghiệm kiểm soát với mức 5% và 10% rủi ro về độ tin cậy cao vào hệ thống kiểm soát nội bộ. Các bảng này được lấy từ sổ tay hướng dẫn cách chọn mẫu kiểm toán của AICPA (Viện kế toán viên công chứng Hoa Kỳ). Khi sử dụng bảng để tính qui mô mẫu ban đầu, phải thực hiện bốn bước: (1) Chọn bảng có liên quan với mức rủi ro do độ tin cậy cao_ROR. (2) Định vị mức sai sót có thể bỏ qua_TDR tại dòng đầu tiên của bảng (3) Định vị mức sai phạm kỳ vọng của tổng thể_EDR tại cột đầu tiên bên trái của bảng. (4) Quy mô chọn mẫu ban đầu chính là số được xác định tại nơi giao nhau giữa hai cột và dòng này. Bước 6: Chọn lựa và kiểm tra các phần tử của mẫu: Sau khi xác định được qui mô của mẫu cần chọn KTV sẽ tiến hành việc lựa chọn các phần tử của mẫu theo phương pháp chọn mẫu đã xác định. Khi chọn các phần tử mẫu, cần phải chọn các phần tử bổ sung nhằm thay thế các phần tử không hợp lệ. Một phần tử không hợp lệ là phần tử không mang một thuộc tính cụ thể theo yêu cầu. Sau khi chọn được mẫu, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán để tìm ra các sai phạm của mẫu. Bước 7: Đánh giá kết quả mẫu. Bước 8: Lập tài liệu về các thủ tục chọn mẫu. Ở giai đoạn lập kế hoạch ta dừng lại ở việc chọn lựa phần tử mẫu mà không tiến hành kiểm tra các phần tử của mẫu, công việc này sẽ được tiếp tục tại phần thực hiện kiểm toán. 6.2. Chọn mẫu trong thử nghiệm cơ bản: Thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư. Thử nghiệm cơ bản chỉ liên quan đến giá trị các khoản mục. Các thử nghiệm cơ bản được thiết kế để phát hiện các gian lận và sai sót trọng yếu trên BCTC. Do đó, kỹ thuật lấy mẫu cho thử nghiệm cơ bản được thiết kế để ước lượng số tiền sai sót ở một số dư tài khoản. Chọn mẫu kiểm toán cho các thử nghiệm cơ bản thường được tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Xác định mục đích của thử nghiệm Bước 2: Xác định tổng thể Bước 3: Chọn lựa kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán Bước 4: Xác định cỡ mẫu Bước 5: Quyết định phương pháp chọn lựa các phần tử của mẫu Bước 6: Chọn lựa và kiểm tra các phần tử của mẫu SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 17. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. Bước 7: Đánh giá kết quả mẫu Bước 8: Lập tài liệu về các thủ tục chọn mẫu Để thực hiện chọn mẫu kiểm toán, kiểm toán viên có thể áp dụng các kỹ thuật sau:  Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ.  Chọn mẫu biến đổi.  Chọn mẫu biến đổi thống kê: Ước lượng trung bình đơn vị, ước lượng tỷ số, ước lượng sai biệt.  Chọn mẫu biến đổi phi thống kê III. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH: 1. Khái niệm về chất lượng kiểm toán: Trong chuẩn mực số 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán (Ban hành theo quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 14/3/2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính) có nêu: Chất lượng hoạt động kiểm toán: Là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian định trước với giá phí hợp lý. 2. Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn lập kế hoạch: 2.1. Mục tiêu:  Thu thập thông tin đầy đủ về tình hình kinh doanh của khách hàng, hệ thống kế toán cũng như chính sách kiểm toán nội bộ doanh nghiệp.  Bước đầu có nhận định ban đầu về rủi ro tiềm tàng và đánh giá rủi ro kiểm soát.  Đánh giá đúng đắn mức trọng yếu cho các khoản mục kiểm toán.  Lập chương trình và xác định nội dung, thời gian, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thực hiện một cách hiệu quả và có căn cứ xác thực.  Tổ chức thực hiện các bước công việc. 2.2. Nội dung:  Các vấn đề về kiểm soát khách hàng: Trước khi quyết định chấp nhận hoặc giữ một khách hàng, cần đánh giá mức độ độc lập của công ty, khả năng đáp ứng những yêu cầu của khách hàng cũng như mức độ liêm khiết của ban lãnh đạo khách hàng  Kiểm soát trình độ, năng lực và đạo đức của kiểm toán viên: KTV phải tuân thủ những chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng của công ty.  Sự phân công công việc giữa KTV chính và trợ lý KTV: Người có trách nhiệm phân công phải xem xét các yếu tố như: yêu cầu về nhân viên và thời gian của hợp đồng kiểm toán; trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, địa vị của từng người, dự kiến thời gian hoàn thành công việc của người được giao việc. SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 18. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. PHẦN II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KÊ TOÁN AAC: 1. Quá trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC (gọi tắt là AAC) có trụ sở chính đặt tại 217 Nguyễn Văn Linh, TP Đà Nẵng, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán thành lập sớm nhất ở Việt Nam. AAC là công ty kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập trên cơ sở quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01/04/1993 và Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13/02/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tiền thân là công ty kiểm toán DAC, trên cơ sở sát nhập hai chi nhánh của hai công ty hành nghề kiểm toán từ năm 1991, đó là: Chi nhánh Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Chi nhánh công ty tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. Để phù hợp với tình hình mới về sự phát triển của công ty, Bộ tài chính đã có quyết định số 139/2000/QD-BTC ngày 06/09/2000 về việc đổi tên “Công ty kiểm toán Đà Nẵng-DAC” thành “Công ty kiểm toán và kế toán AAC”. Đến năm 2007 theo quyết định 1335/QĐ-BTC ngày 02/04/2007 của bộ tài chính thì công ty chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty TNHH hạn hai thành viên trở lên. AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc , được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành đặc thù có quy chế riêng về việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện như kiểm toán các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán… Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC là công ty kiểm toán có quy mô lớn nhất hiện nay, với sự hiệu quả trong công việc, được sự đánh giá cao của Chính phủ, Bộ Tài chính cũng như tạo hình ảnh uy tín trong tâm trí khách hàng. Đạt được những thành tựu đó là do phương châm hoạt động của công ty: độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt được hiệu quả kinh tế cao. AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của nhà nước Việt Nam. Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với quá trình hoạt động và phát triển của công ty công ty đó là chất lượng nguồn nhân lực. Tất cả các nhân viên kiểm toán của công ty đều có trình độ từ Đại học trở lên. AAC là công ty kiểm toán có tỷ trọng về số lượng kiểm toán viên cấp Quốc gia trên tổng số nhân viên chuyên nghiệp gần 30%, cao nhất so với tất cả công ty kiểm toán trong và ngoài nước đang hoạt động ở Việt Nam. Đội ngủ Kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán cao cấp của AAC được đào tạo trực tiếp bởi các SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 19. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. chuyên gia cao cấp về kiểm toán của cộng đồng châu Âu thông qua chương trình hợp tác về kiểm toán và kế toán của dự án EURO-TAPVIET do cộng đồng Châu Âu tài trợ. Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình công ty đã đạt được nhiều thành tích lớn. Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services” - Bộ Công Thương bình chọn là một trong 05 công ty kiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt nam và được trao giải/cup. Trong nhiều năm liền, AAC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam chấp thuận đủ điều kiện để kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán Việt Nam. Tháng 9/2008, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC trở thành thành viên của hãng Kiểm toán quốc tế Polaris International. 2. Phương châm hoạt động và phương hướng phát triển của AAC: AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp với thực tiễn. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp. trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. AAC thực hiện kiểm toán theo đúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế. Phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam. 3. Các dịch vụ AAC cung cấp: 3.1. Kiểm toán: Cung cấp các dịch vụ kiểm toán là dịch vụ chính mà AAC cung cấp và đây luôn là thế mạnh của AAC. Doanh thu Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp đều được lập kế hoạch và tiến hành theo các Quy trình kiểm toán chuẩn do AAC xây dựng. Từ các kết quả kiểm toán , AAC đảm bảo cung cấp những góp ý xây dựng hiệu quả cho các khách hàng của mình. Trải qua một thời gian dài nỗ lực xây dựng và không ngừng phát triển, AAC đã tạo dựng được niềm tin của các khách hàng trong từng dịch vụ kiểm toán. Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp bao gồm:  Kiểm toán báo cáo tài chính.  Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế.  Kiểm toán hoạt động.  Kiểm toán tuân thủ.  Kiểm toán nội bô.  Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước. 3.2. Kế toán:  Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán.  Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán.  Lập các Báo cáo tài chính định kỳ.  Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS. SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 20. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only.  Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán. 3.3. Tư vấn thuế: Đối với các công ty, thuế ngày càng đóng vai trò quan trọng do các quy định về thuế càng ngày càng trở nên phức tạp. Thông qua một đội ngũ các chuyên gia am hiểu về các sắc thuế và tận tâm, AAC sẵn sàng hỗ trợ các khách hàng hoàn thành đúng nghĩa vụ thuế với nhà nước đồng thời tận dụng triệt để các lợi thế về thuế trong hoạt động kinh doanh để gia tăng lợi ích của các chủ sở hữu công ty. Đối với nhiều cá nhân, thuế thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều hơn. Với khả năng của mình, AAC giúp các khách hàng của mình có đầy đủ tự tin hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước cũng như đảm bảo được giá trị tài sản của mình. AAC sẵn sàng bảo vệ khách hàng trong mọi trường hợp tranh chấp xảy ra. AAC làm việc hết mình để xây dựng uy tín của chính mình, niềm tin đối với khách hàng không chỉ vì các khách hàng, vì Nhà nước mà còn vì cộng đồng. Các dịch vụ thuế do AAC cung cấp bao gồm:  Đăng ký & kê khai thuế.  Tư vấn kế hoạch thuế.  Cung cấp các văn bản thuế có liên quan. 3.4. Tư vấn và đào tạo: Thế giới hiện nay đang thay đổi từng phút, từng giây, để có được thành công mỗi người phải biết nắm bắt lấy từng cơ hội đồng thời phải biết kiểm soát các rủi ro. Thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn có hiệu quả và các khóa các cập nhật các kiến thức mới nhất, AAC đã tham gia thành công vào việc giúp các khách hàng của mình thích ứng với môi trường mới. Các dịch vụ tư vấn & đào tạo do AAC cung cấp bao gồm:  Đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp  Tư vấn thực hành kế toán  Tư vấn đầu tư & thủ tục cấp phép  Tư vấn thành lập doanh nghiệp  Tư vấn xác định giá trị & cổ phần hoá doanh nghiệp  Tư vấn tổ chức bộ máy kế toán  Tư vấn tài chính  Tổ chức lớp bồi dưỡng kế toán trưởng  Tổ chức lớp thực hành kế toán  Tổ chức lớp chuẩn mực kế toán & kiểm toán  Tổ chức lớp kiểm toán nội bộ  Tổ chức lớp ôn tập & cấp chứng chỉ hành nghề kế toán  Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức chứng khoán 3.5. Dịch vụ tin học:  Cung cấp và tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán và quản lý;  Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học; SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 21. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only.  Các dịch vụ khác có liên quan. 4. Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty: a. Sơ đồ tổ chức của công ty: Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý theo các phòng ban chức năng. Mô hình này giảm thiểu chi phí hành chính, giảm các bộ phận trung gian trong quá trình quản lý. Các kế hoạch, chiến lựơc hoạt động của ban giám đốc đựợc phổ biến thẳng xuống cho các bộ phận thực thi và ngược lại mọi sự phản hồi từ các bộ phận triển khai hoạt động cũng được Ban giám đốc nắm bắt nhanh chóng. Do mục tiêu hoạt động hướng vào khách hàng, Công ty thực hiện việc phân chia phòng ban theo mục đích phục vụ khách hàng, mỗi phòng nghiệp vụ sẽ chịu trách nhiệm cung cấp một loại hình dịch vụ nhất định cho khách hàng nhờ đó mà chất lượng dịch vụ cung cấp sẽ đựơc nâng cao do sự am hiểu khách hàng và chuyên môn hoá trong công việc cũng như việc quy trách nhiệm trong quản lý. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC XDCB BCTC KHỐI KIỂM PHÒNG TƯ CHI NHÁNH PHÒNG KẾ KHỐI KIỂM TOÁN XDCB VẤN TP. HCM TOÁN TOÁN BCTC ĐÀO TẠO HÀNH CHÍNH BAN KIỂM PHÒNG PHÒNG BAN KIỂM PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG SOÁT CHẤT KT XDCB KT XDCB SOÁT CHẤT KT BCTC KT BCTC KT BCTC KT BCTC LƯỢNG LƯỢNG 1 2 1 2 3 4 Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty. b. Đội ngũ nhân viên: Mô hình đội ngũ nhân viên theo các cấp SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 22. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. Sơ đồ 8: Mô hình đội ngũ nhân viên theo cấp. 5. Sơ lược về quy trình kiểm toán BCTC do AAC thực hiện: Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC đã xây dựng thành công Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính qua thực tế công tác kiểm toán Báo cáo tài chính tại các loại hình doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, với kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ được. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính được soạn lập trên cơ sở tuân thủ những Chuẩn mực Kiểm toán, Quy chế kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện hành, đồng thời có sự so sánh đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và Thông lệ được chấp nhận chung của Quốc tế. Quy trình này cho phép kiểm toán viên AAC lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách khoa học và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho mỗi cuộc kiểm toán. Mục tiêu của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính là nhằm đưa ra ý kiến liệu các báo cáo tài chính có phản ánh trung thực hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và dòng lưu chuyển tiền tệ trong niên độ của doanh nghiệp theo các quy định hiện hành hay không. Dựa vào các thông tin trên các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, người sử dụng báo cáo tài chính có thể an tâm đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc kiểm toán báo cáo tài chính còn mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như trong quá trình kiểm toán, các Kiểm toán viên sẽ xem xét kỹ lưỡng hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán tại doanh nghiệp, để từ đó đưa ra những ý kiến giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của mình, nhằm phát hiện và ngăn ngừa rủi ro do những hạn chế trong công tác quản lý, đặc biệt là trong quản lý tài chính. SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 23. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. Cuộc kiểm toán tập trung vào hai vấn đề sau:  Xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp  Đánh giá tính trung thực, hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và dòng lưu chuyển tiền tệ trong niên độ của doanh nghiệp. Kết thúc cuộc kiểm toán, AAC sẽ cung cấp cho doanh nghiệp Báo cáo kiểm toán kèm theo các Báo cáo tài chính của năm tài chính được kiểm toán. Trong trường hợp cần thiết, AAC sẽ phát hành thư quản lý đề cập đến những phát hiện của Kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của mình. Các giai đoạn của qui trình kiểm toán báo cáo tài chính: Lập kế hoạch Thực hiện kiểm toán Quy trình kiểm kiểm toán toán BCTC Kết thúc kiểm toán Sơ đồ 9: Các giao đoạn của quá trình kiểm toán. 5.1. Lập kế hoạch kiểm toán: Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như những điều kiện cần thiết khác cho việc kiểm toán. Trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế IAS 300 nêu rõ KTV cần lập kế hoạch cho công tác kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả Về mặt kỹ thuật, kế hoạch kiểm toán là thời gian, nội dung và mức độ của cuộc kiểm toán được xác định tùy thuộc vào khách hàng cũ, mới, ít rủi ro hay nhiều rủi ro.Về mặt dịch vụ khách hàng lập kế hoạch kiểm toán là cách làm thế nào để thỏa mãn hoặc làm vượt lên những mong đợi, nhu cầu của khách hàng. Lập kế hoạch kiểm toán còn được hiểu là việc phân công trách nhiệm: ai là người thực hiện kiểm toán? Đoàn kiểm toán gồm bao nhiều người?... do trưởng đoàn kiểm toán lập. 5.2. Thực hiện kiểm toán: Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 24. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. Các nội dung cụ thể trong bước này:  Qui định về nhiệm vụ của nhóm trưởng: Nhóm trưởng giữ vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình kiểm toán. thực hiện 8 nhiệm vụ sau: thảo luận với khách hàng, liên hệ khách hàng để sắp xếp kiểm kê tài sản cố định, tổ chức lưu trữ hồ sơ, lập kế hoạch kiểm toán và phân tích hồ sơ, sắp xếp, kiểm tra, đánh giá các thành viên trong nhóm…  Các qui trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của một doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp khác nhau có quy trình các nghiệp vụ phát sinh khác nhau. Tuỳ theo tính trọng yếu của vấn đề mà quy định kiểm toán viên nào thực hiện kiểm tra quy trình nào.  Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc: Giấy làm việc phải được sắp xếp, đánh số và tham chiếu phù hợp với quy định chung của công ty nhằm đảm bảo dễ kiểm tra, so sánh và thuận tiện cho việc lưu trữ hồ sơ.  Chỉ mục giấy làm việc.  Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc: NỘI DUNG, Ý NGHĨA KÝ HIỆU Đã đối chiếu với số dư năm trước.  Đã đối chiếu với sổ cái và sổ chi tiết.  Đã kiểm tra chứng từ gốc hoặc các tài liệu có liên quan.  Đã thực hiện cộng dồn. Đã kiểm tra lại các phép tính số học. Giải thích cho số liệu cần làm rõ. … Đã gửi thư xác nhận.  Đã được bên thư ba xác nhận, đã nhận được thư phúc đáp. Số liệu  khớp đúng, đồng ý với thư xác nhận. Đã đếm, đã xem xét tài sản vật tư trực tiếp vào thời điểm kiểm toán.  Số liệu cần theo dõi và điều chỉnh. Cần bổ sung chứng từ hoặc các tài W liệu khác có liên quan (ghi rõ người đã bàn luận). Không cần theo dõi nữa, đã điều chỉnh hoặc bổ sung chứng từ gốc. W Bút toán điều chỉnh số trang giấy làm việc. ADE Đã bàn luận và trao đổi dứt điểm với kế toán trưởng, thủ quỹ, người có liên quan. ® 5.3. Hoàn thành cuộc kiểm toán: SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 25. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán kiểm toán báo cáo tài chính. Đây là giai đoạn mà các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán. Các giấy tờ làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC gồm:  Chỉ mục giấy làm việc  Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán  Trang trình duyệt  Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán  Danh mục kiểm tra cuối cùng  Bàn luận về thư quản lý  Tổng kết của nhóm trưởng  Tổng kết của các thành viên trong nhóm  Kiểm tra khái niệm hoạt động liên tục  Kiểm tra sự kiện sinh sau ngày kết thúc niên độ  Biên bản ghi nhận tiến độ làm việc  Bảng chấm công II. QUY TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN: 1. Nhìn nhận của công ty về vai trò, ý nghĩa của lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC: AAC là công ty kiểm toán được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán đã gần hai thập kỷ với nhiều thành tích đạt được, thương hiệu và uy tín đã được khẳng định. Đạt được các thành công trên một phần lớn là do công ty đã chủ động vận dụng các chuẫn mực kiểm toán, các quy định, quyết định về kiểm toán do bộ tài chính ban hành… một cách phù hợp. Một cuộc kiểm toán do AAC thực hiện gồm có 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Trong đó Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên luôn được công ty nhận định là bước khởi đầu quan trọng cho mỗi cuộc kiểm toán, nó không chỉ vạch ra các công việc, lựa chọn đội ngũ KTV và trợ lý thực hiện mà còn hạn chế rủi ro cho công ty, tránh các trường hợp công ty bị sa lầy do thực hiện cuộc kiểm toán với khách hàng, đồng thời quy định trách nhiệm pháp lý của AAC và khách hàng khi thực hiện cuộc kiểm toán. Thông qua kế hoạch kiểm toán công ty xác định các chi phí phải bỏ ra từ đó đưa ra mức phí phù hợp mà AAC được hưởng. Với vai trò quan trọng như vậy nên AAC rất quan tâm đến giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn này được thực hiện bởi các KTV có kinh nghiệm và được sự phê duyệt của ban giám đốc (cấp quản trị cao nhất của công ty). Ngoài ra để lưu trử và trình bày về các thông tin trong giai đoạn lập kế hoạch thì các liệu liên quan đến quá trình lập kế kế hoạch kiểm toán của công ty được lưu giữ cẩn thận trong hai bộ hồ sơ là: hồ sơ thường trực và hồ sơ làm việc. 2. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán do AAC thực hiện: SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 26. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. Lập kế hoạch là công việc bắt buộc đối với bất kì cuộc kiểm toán nào do AAC thực hiện. Với tính vai trò và tính chất quan trọng đó AAC đã xây dựng một quy trình lập kế hoạch kiểm toán cụ thể và chi tiết quy trình đó đã được thể hiện qua sơ đồ sau: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước sau: Khách hàng Tìm hiểu thông tin hay cập nhật thông tin. Hệ thống kế toán Hệ thống KSNB Ký kết hợp đồng kiểm toán. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính. Đánh giá sơ bộ hệ thống KSNB và RRKS. Thảo luận về kế hoạch kiểm toán Xác định rủi ro và mức trọng yếu. Tham chiếu cuộc kiểm toán năm trước. Kế hoạch kiểm toán. Tài liệu và thông tin yêu cầu Kiểm tra KH kiểm toán. khách hàng lập. Sơ đồ 10: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại AAC. 2.1. Tìm hiểu hay cập nhật thông tin về khách hàng: 2.1.1. Nội dung tìm hiểu thông tin về khách hàng: Tìm hiểu thông tin là bước đầu tiên trong quy trình lập kế hoạch kiểm toán của AAC. Nội dung tìm hiểu về khách hàng bao gồm các thông tin:  Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp:  Môi trường kinh doanh chung. SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 27. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only.  Các vấn đề về ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh và xu hướng của ngành nghề.  Môi trường pháp lý mà doanh nghiệp hoạt động.  Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp.  Hiểu biết về doanh nghiệp:  Các hoạt động, tình hình kinh doanh và khách hàng chủ yếu.  Sở hữu, các bên liên quan và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp.  Các thay đổi lớn về quy mô của doanh nghiệp.  Hiểu biết về hệ thống kế toán áp dụng và quy trình quản lý tài sản tại đơn vị.  Kết quả hoạt động kinh doanh và thuế.  Các hợp đồng quan trọng.  Các vấn đề khác:  Nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp.  Nhân sự kế toán.  Các thông tin hành chính khác như: địa chỉ của doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan (nếu có), thông tin về ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản, thông tin về luật mà doanh nghiệp đang sử dụng …  Một số điểm cần lưu ý về số liệu năm kiểm toán. Mục đích của việc thu thập các thông tin chung này nhằm cung cấp cho KTV có một cái nhìn toàn diện về khách hàng đồng thời đánh giá sơ bộ về rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện tại giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đối với các rủi ro phát hiện KTV cần xác định rõ tài khoản ảnh hưởng, thủ tục kiểm toán cơ bản cho rủi ro đó. Các thủ tục kiểm tra cơ bản này cần được bổ sung vào chương trình kiểm tra cơ bản của các tài khoản tương ứng . 2.1.2. Cách thức tìm hiểu thông tin về khách hàng: Để có được một quyết định đúng đắn khi ký kết một hợp đồng kiểm toán, Ban Tổng giám đốc của công ty AAC sẽ có hướng điều tra, thăm dò và tham khảo từ nhiều nguồn thông tin về khách hàng mà công ty muốn ký kết hợp đồng. Công việc này thường là do Phó Tổng giám đốc Báo cáo tài chính dưới sự ủy quyền của Tổng Giám đốc chỉ đạo thực hiện. Việc thu thập thông tin khách hàng AAC phải đảm bảo tính đầy đủ, kịp thời. a. Cách thức tìm hiểu thông tin đối với khách hàng cũ: Đối với khách hàng cũ việc thu thập thông tin sẽ dựa vào Hồ sơ thường trực đã được lập ở các cuộc kiểm toán trước. Các thông tin KTV phải thu thập được thể hiện trong danh mục hồ sơ thường trực. Gồm các mục chính sau:  Các thông tin chung.  Các tài liệu pháp luật.  Các tài liệu về thuế.  Các tài liệu về kế toán.  Các hợp đồng quan trọng và dài hạn.  Các quy định về hệ thống KSNB. Dựa vào từng mục trên KTV tổng hợp những thông tin chính vào Bảng “Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động” (Phụ lục 05) và Phiếu “Tìm hiểu khách hàng” SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3
  • 28. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software Email: luanvan84@gmail.com http://www.foxitsoftware.com luanvan.forumvi.com For evaluation only. (Phụ lục 06). KTV còn thu thập thêm các thông tin còn thiếu, những thay đổi của công ty khách hàng và phản ánh vào Phiếu này để đưa ra những phương pháp kiểm toán thích hợp, sau đó cập nhập vào Hồ sơ thường trực cho những lần kiểm toán tiếp theo. Còn đối với các thông tin không thay đổi so với năm kiểm toán trước KTV ghi “không thay đổi gì” vào phần đó trong Phiếu “Tìm hiểu khách hàng”. Minh họa tại công ty XYZ: Các thông tin trong Phiếu “Tìm hiểu khách hàng” được trình bày dưới dạng hỏi đáp ngắn gọn giúp cho việc thu thập, trình bày thông tin trở nên đơn giản hơn nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả của nó. Dưới đây là một số thông tin trong Phiếu “Tìm hiểu khách hàng XYZ” do AAC kiểm toán: 1. Quá trình thành lập, vốn và trụ sở giao dịch chính của Công ty:  Công ty được thành lập trên cơ sở nào? Công ty XYZ được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203001911 ngày 27 tháng 02 năm 2008. Công ty là đơn vị hoạch toán độc lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Điều lệ Công ty và các quy định pháp lý hiện hành có liên quan. Từ khi thành lập đến nay Công ty đã 3 lần điều chỉnh giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh. Cụ thể: - Thay đổi lần 1: Đã cập nhập năm 2008: ngày 27/08/08 - Thay đổi lần 2 vào ngày 30/06/2009, mục đích của việc điều chỉnh này là thay đổi lại tên công ty. - Thay đổi lần 3 vào ngày 4/12/2009: Thay đổi cơ cấu vốn của thành viên sáng lập.  Vốn diều lệ và đầu tư thực tế là bao nhiêu? - Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 150.000.000.000 đồng. - Vốn đầu tư thực tế đến ngày 31/12/2010: 200.000.000.000 đồng 2. Về con người:  Ai là người điều hành chính của doanh nghiệp ? - Ông Hồ Nghĩa Tín : Giám đốc. - Ông Huỳnh Văn Tân: Chủ tịch Hội đồng quản trị 2 thành viên này đều tham gia điều hành trực tiếp tại đây.  Ai là những nhà tư vấn chuyên nghiệp chính? - Hiện nay AAA.  Tổng số CBCNV, trong đó cán bộ quản lý? - Tính đến ngày 31/12/2010 tổng số CBCNV: 618 người, trong đó nhân viên quản lý: 71 người. … 3. Các chính sách kế toán áp dụng và quy trình quản lý tài sản tại đơn vị: Như năm 2009 (không thay đổi gì) 4. Chính sách thuế và các khoản lệ phí nộp Ngân sách: Như năm 2008 (không thay đổi gì). b. Cách thức tìm hiểu thông tin đối với khách hàng mới : SVTH: HỒ THỊ DUNG – LỚP: 34K06.3