SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 63
http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com


                      DANH MỤC BẢNG BIỂU

- Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty Thanh Bình HTC.


-    Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty( 2001- 2003).


- Bảng 2: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu.


- Bảng 3: Thị trường nhập khẩu của công ty.

- Bảng 4: Thị phần của công ty theo miền ở Việt Nam.


- Bảng 5: Doanh thu của Hai công ty.




                             LỜI NÓI ĐẦU.




                                  1
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

        Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, nước ta đã có
chủ trương mở cửa kinh tế với các nước trên thế giới. Các loại hàng hóa đã
được xuất khẩu và nhập khẩu nhiều hơn ( kim ngạch xuất nhập khẩu luôn
tăng theo các năm). Nước ta là một nước đang phát triển nên thế mạnh xuất
khẩu chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp, các sản phẩm của ngành công
nghiệp nhẹ như hàng dệt may, giầy dép... Và nhập khẩu các mặt hàng công
nghiệp nặng, các mặt hàng kỹ thuật cao như máy móc, thiết bị, công nghệ
mới... để phục vụ cho sản xuất, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Và nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh quá trình hội nhập
với nề kinh tế thế giới, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu thì chung ta sẽ
hiểu biết hơn về các nước mà chung ta giao dịch.


         Trong các mặt hàng nhập khẩu hiện nay của nước ta có một số
mặt hàng chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài. Như
mặt hàng sắt thép nhập khẩu vừa qua đã tăng lên gấp 1,5 lần, trước đó
khoảng một năm chúng ta vẫn còn đang ứ đọng rất nhiều thép trong các
nhà máy sản xuất thép. Với lý do này em đã quyết định chọn công ty
Thanh Bình HTC để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Công ty Thanh
Bình HTC là chuyên nhập khẩu các mặt hàng thép công nghiệp về để
phân phối và chế biến cho thị trường trong nước. Như vậy công ty vừa
hoạt động trong lĩnh vực thương mại vừa hoạt động sản xuất các sản
phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Do đó em đã chọn đề tài thực tập tốt
nghiệp là: “một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu và
nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá tại công ty thanh bình htc.”




      Em xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong công ty Thanh
Bình HTC và thầy giáo Th.s Bùi Huy Nhượng đã hướng dẫn và giúp đỡ em
hoàn thành bài viết này.


                                    2
http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com



                                                       Sinh viên:
                                                    Mai Hoàng Tùng.




           CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHẬP
                             KHẨU HÀNG HOÁ.


      1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của nhập khẩu hàng hoá.
      1.1.1. Khái niệm nhập khẩu.



                                    3
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

        * Khái niệm: Nhập khẩu là việc mua bán và trao đổi hàng hoá dịch
vụ của nước này với nước khác, trong giao dịch dùng ngoại tệ của một
nước hay một ngoại tệ mạnh trên thế giới để trao đổi.
      * Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu:
- Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán quốc tế, nó là một hệ thống
   các quan hệ mua bán rất phức tạp và có tổ chức từ bên trong ra bên
   ngoài. Vì thế hoạt động nhập khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng
   nó cũng có thể gây những hậu quả do tác động với cả hệ thống kinh tế
   bên ngoài, mà một quốc gia tham gia nhập khẩu không thể khống chế
   được.
- Hoạt động nhập khẩu được tổ chức, thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhiều
   khâu khác nhau. Từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá
   nhập khẩu, giao dịch, tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng, tổ chức
   thực hiện hợp đồng cho đến khi nhận hàng hoá và thanh toán. Các khâu,
   các nhiệm vụ phải được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng để nắm bắt
   được những lợi thế và đạt được kết quả mà mình mong muốn.
- Hoạt động nhập khẩu là hoạt động giao dịch buôn bán giữa những người
   có quốc tịch khác nhau. Với đặc điểm thị trường rộng lớn, khó kiểm
   soát, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một nước hoặc cả hai,và
   các quốc gia khác nhau khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu phải tuân
   theo những phong tục tập quán của địa phương, và các thông lệ quốc tế.
- Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên phậm vi rất rộng cả về không gian và
   thời gian. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc
   gia hoặc trên nhiều quốc gia khác trên thế giới, và có thể chỉ diễn ra
   trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài hàng năm.
- Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên moi lĩnh vực, có thể hàng hoá nhập
   khẩu là hàng tiêu dùng hay là các tư liệu sản xuất, các máy móc thiết
   bịvà cả công nghệ kỹ thuật cao. Nhằm mang lại lợi ích cho các quốc gia
   nhập khẩu.


                                     4
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com



      1.1.2. Chức năng của nhập khẩu:
- Hoạt động nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân
   thông qua việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở sử dụng những
   khả năngvà lợi thế so sánh của phân công lao động quốc tế, năng lực
   của các quốc gia trên thế giới.
- Hoạt động nhập khẩu khai thác năng lực và thế mạnh về hàng hoá, công
   nghệ, vốn, lao động… của các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm
   thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêu dùng trong nước phát triển. Trên cơ sở
   đó nền sản xuất trong nước tiếp thu được tiến bộ về khoa học công nghệ
   của thế giới, và được sử dụng những hàng hoá, dịch vụ vừa tốt vừa rẻ.
- Hoạt động nhập khẩu làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của tổng sản
   phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cho việc phát triển
   sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân. Hoạt động nhập khẩu góp
   phần làm cho nền kinh tế phát triển một cách nhịp nhành, cân đối và đạt
   tốc độ tăng trưởng cao.
- Hoạt động nhập khẩu giúp cho các nước đang phát triển đảy nhanh quá
   trình liên kết kinh tế, mở rộng thị trường và bạn hàng. Góp phần vào sự
   ổn định nền kinh tế và chính trị trong nước.
- Hoạt động nhập khẩu phát triển sẽ giúp cho các hoạt động kinh tế đối
   ngoại khác như: thông tin liên lạc quốc tế, tài chính tín dụng quốc tế, du
   lịch… được mở rộng, các chính sách hợp tác và đầu tư quốc tế cũng
   phát triển.
- Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện các nước khác sẽ chú ý đến làm cho
   nền sản xuất phát triển, thu hút đầu tư có điều kiện cân đối xuất nhập
   khẩu, tiến tới xuất siêu.
      1.1.3. Vai trò của nhập khẩu hàng hoá.
      Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế, nó
tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, và đời sống nhân dân( thông qua


                                     5
http://luanvan.forumvi.com         email: luanvan84@gmail.com

tiêu dùng hàng nhập khẩu). Thông qua nhập khẩu sẽ tăng cường được cơ sở
vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho quá trình sản xuất, và
người dân được tiêu dùng các sản phẩm mà trong nước không sản xuất
được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Hoạt động nhập khẩu có
những vai trò chủ yếu sau đây:
 + Đối với nền kinh tế thế giới:
  - Thông qua hoạt động nhập khẩu các quốc gia trên thế giới có điều kiện
hiểu rõ về phong tục tập quán, văn hoá chính trị … về nhau hơn. Qua đó sẽ
góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập hoá nền kinh tế giữa các nước, khai
thác triệt để về lợi thế so sánh của nước mình và sử dụng các nguồn lực, tài
nguyên thiên một cách hợp lý hơn.
  - Hoạt động nhập khẩu sẽ kích thích việc sản xuất và tiêu dùng trong mỗi
nước phát triển hơn. Làm cho khối lượng hàng hoá và nhu cầu trong nề
kinh tế thế giới tăng lên, từ đó mức sông của người dân được nâng cao.
 - Từ hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho các nước kém phát triển hoặc đang
phát triển có cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, tiếp thu
được các thành tựa khoa học kỹ thuật. Phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá,
công nghiệp hoá đất nước.
 - Hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc
gia, các khu vực được đẩy mạnh hơn. Làm cho quá trình phân công lao
động quốc tế diễm ra trên toàn thế giới. Tao uy tín cho mỗi quốc gia thành
viên được nâng cao. Các hoạt động đối ngoại khác như bảo hiểm, du lịch,
dịch vụ thương mại cũng phát triển nhanh chóng.
 + Đối với nền kinh tế VIệt Nam:
 Nước ta là một nước đang phát triển do đó nhập khẩu hnàg hoá là một tất
yếu để phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế, và đẩy nhanh công
cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như vậy hoạt động nhập khẩu
có một vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam:



                                       6
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

 - Nhập khẩu các thiết bị xây dựng sẽ giúp cho quá trình xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật được rút ngắn thời gian và công sức. Tạo điều kiện phát
triển nền kinh tế với các dây truyền trang thiết bị hiện đại, thông qua nhập
khẩu các thiết bị hiện đại sẽ làm cho đội ngũ lao động của nước ta nâng cao
tay nghề và kiến thức, các nhà quẩn lý có điều kiện trao dồi những kiến
thức về trình độ và công tác quản lý.
 - Nhập khẩu hàng hoá sẽ làm đa dạng các mặt hàng và chủng loại hàng
hoá, người tiêu dùng sẽ lựa chọn được những hàng hoá phù hợp với thu
nhập của mình. Qua đó sẽ góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân
dân. Thông qua hoạt động nhập khẩu sẽ bổ xung kịp thời những hàng hoá
thiếu hụt trong nước do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ hoặc chưa
sản xuất được.
 - Nhờ nhập khẩu mà ngành sản xuất trong nước sẽ đào thải được các đơn
vị có năng lực sản xuất yếu kém không có sức cạnh tranh. Thông qua hoạt
động nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới cả
công nghệ và cách quản lý để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản
xuất ra. Tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh thị trường trong nước và dần dần
tiến tới xuất khẩu.
 - Nhập khẩu sẽ tao cơ hội cho nước ta mở rộng được quan hệ ngoại giao
với các nước khác. từ đó tranh thủ sự ủng hộ của họ để phát triển kinh tế
của mình.
 + Đối với các doanh nghiệp:
 - Thông qua hoạt động nhập khẩu các doanh nghiệp phải đổi mới cải tiến
công nghệ chất lượng, dịch vụ sản phẩm để tăng sức canh tranh của sản
phẩm nội địa. Qua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm
đước việc làm, đời sông cán bộ công nhân được nâng cao.
 - Hoạt động nhập khẩu là hoạt động trên phạm vi quôc tế rất phức tạp vì
có sự giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về văn hoá, chính trị, tập
quán, ngôn ngữ… Vì vậy, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải luôn


                                        7
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

hoàn thiện và đổi mới công tác quản trị kinh doanh, các cán bộ, các cá nhân
luôn phải học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ… Điều đó lam,f nâng
cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong doanh nghiệp.
 - Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò làm tăng thế lực và uy tín của
công ty cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Lợi nhuận do kinh
doanh đem lại cho phép công ty xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng
các lĩnh vực kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đòi sống cán bộ công nhân
viên, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện và phát triển
mối quan hệ trong kinh doanh.
 - Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết giữa
các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác, xuaqát phát từ lợi ích
cuảe cả hai bên, tạo ra sức mạnh chủ thể trong doanh nghiệp một cách thiết
thực.
   Như vậy nhập khẩu có ý nghiã quan trọng đối với sự phát triển của một
quốc gia, nó tồn tại như là một nhu cầu cần thiết


        1.2. Các hình thức của hoạt động nhập khẩu.
        1.2.1. Nhập khẩu thông thường(nhập khẩu trực tiếp).
   Khái niệm: Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc
lập của một doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu trực tiếp các hàng hoá dịch
vụ mà không qua tổ chức trung giam nào.
  Đặc điểm:
   - Doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí và rủi ro, trách nhiệm pháp lý về
        hoạt động nhập khẩu hàng hoá đó.
   - doanh nghiệp phải chịu mọi nghĩa vụ về thuế liên quan đến hàng hoá
        nhập khẩu về.
   - Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu dược cao hơn nhiều so
        với các hình thức nhập khẩu khác. doanh nghiệp nhập khẩu là người


                                     8
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

      bán hàng trực tiếp cho khách hàng trong nước, vì vậy hàng hoá nhập
      khẩu về phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp thì
      doanh nghiệp mới có thu được lãi cao.
      1.2.2. Nhập khẩu uỷ thác.
      Khái niệm: nhập khẩu uỷ thác là hạot động hình thành giữa một
doanh nghiệp có vốn và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng
lại không có quyền tham gia nhập khẩu trực tiếp, nên phải uỷ thác cho một
doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch tiến hành nhập khẩu theo
yêu cậu của mình. Bên uỷ thác sẽ tiến hành đàm phán với đối tác nước
ngoài để nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên đi uỷ thác và nhận được
nhận một khoản thu lao gọi là phí uỷ thác.( Nói cách khác nhập khẩu uỷ
thác là doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò trung gian nhập khẩu ).
      Đặc điểm của nhập khẩu uỷ thác:
     - Trong hoạt động nhập khẩu này doanh nghiệp nhận uỷ thác không
phải bỏ vốn, nghiên cứu thị trường…của hàng hoá nhập khẩu mà chỉ đóng
vai trò làm đại diện bên uỷ thác giao dịch với nước ngoài, ký kết hợp đồng
và làm thủ tục nhập khẩu hàng. Và phải thay mặt bên uỷ thác khiếu
nại( nếu có), đòi bồi thường nếu bị tổn thất.
    - Bên uỷ thác phải tự nghiên cứu thị trường, lựa chon mặt hàng, đối
       tượng giao dịch và chịu mọi chi phí liên quan.
     - Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác thì doanh nghiệp chỉ được tính phí
        uỷ thác chứ không được tính doanh thu và không phải chịu thuế
        doanh thu.
   - Khi nhập khẩu uỷ tác thị doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập hai hợp
      đồng là hợp đồng ngoại thương giữa doanh nghiệp với đối nước
      ngoài và một hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp uỷ thác.
   - Hình thức nhập khẩu uỷ thác có ưu điểm là mức độ rủi ro thấ, trách
      nhiệm ít, người đứng ra nhập khẩu phải chịu tránh nhiệm cuối cùng,



                                      9
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

       không cần bỏ vốn, nhận tiền phí uỷ thác nhanh và ít thủ tục. Nhưng
       phí uỷ thác không cao.
       Quy định của chính phủ Việt Nam về nhập khẩu uỷ thác:
   - Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc mã số
       doanh nghiệp nhập khẩu được uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phù hợp
       với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
   - việc uỷ thác nhập khẩu và việc nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng
       nhập khẩu phải có điều kiện do bộ thương mại hướng dẫn cụ thể.
   - Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên uỷ thác nhập khẩu và bên nhận
       uỷ thác nhập khẩu do các bên tham gia kí kết thoả thuận.
       1.2.3. Nhập khẩu liên doanh.
       Khái niệm: nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá
trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm
phối hợp kỹ năng để giao dịch và đề ra chủ trương, biện pháp có liên quan
đến hoạt động nhập khẩu,thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có
lợi nhất cho hai bên theo nguyên tắc lãi cung chia lỗ cùng chịu.
       Đặc điểm:
   - So với nhập khẩu thông thường thì nhập khẩu liên doanh giúp cho
       doanh nghiệp chịu ít rủi ro hơn vì mỗi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ
       phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi
       bên cũng tăng lên theovốn góp. Việc phân chi chi phí các loại thuế
       theo tỷ lệ góp vốn, lỗ lãi tuỳ theo hai bên phân chia.
   -    Trong nhập khẩu liên doanh thì doanh nghiệp đứng ra nhập hàng về
       sẽ được tính kim nghạch nhập khẩu nhưng hki dưa hàng về tiêu thụ
       thì chỉ tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ góp vốn à chịu thuế
       doanh thu trên số hàng đó.
   - Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp phải thực hiện hai hợp đồng một
       là hợp đồng mua hàng với nước ngoài một là hợp đồng liên doanh
       với doanh nghiệp khác.


                                      10
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

      1.2.4. Nhập khẩu đổi hàng.
      Khái niệm: nhập khẩu đổi hàng là một phương pháp trao đổi hàng
hoá, trong đó nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán cũng
đồng thời là người mua,lượng hàng trao đi và lượng hàng nhận về có giá trị
tương đương nhau. Mục đích của hoạt động nhập khẩu đổi hàng là không
chỉ có lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu mà còn để xuất khẩu hàng có lãi.
      Đặc điểm:
   - Hàng nhập khẩu và xuất khẩu có sự cân bằng về giá trị hàng giao
      dịch và cân bằng về điều kiện giao hàng.
   - Doanh nghiệp nhập khẩu đổi hàng được tính cả kim ngạch nhập khẩu
      và kim ngạch xuất khẩu, doanh số cả trên hàng xuất nhập khẩu.
   - Hình thức của hợp đồng nhập khẩu đổi hàng là có thể chỉ lập bằng
      một hợp đồng với hai danh mục hàng hóa hoặc hai hợp đồng mà mỗi
      hợp đồng một danh mục hàng hóa.
   - Trong trường hợp nhập khẩu đổihàng thường có điều kiện đảm bảo
      đối lưu. Sự đảm bảo này có thể được thực hiện bởi một trong những
      phương pháp: dùng thư tín dụng, dùng một tài khoản đặc biệt tại
      ngân hàng, dùng người thứ ba….
      1.2.5. Nhập khẩu tái xuất.
      Khái niệm: nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu vào trong
nước nhưng không phả để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước
khác nhằm thu được lợi nhuận cao hơn, những hàng nhập khẩu này không
qua chế biến ở nước tái xuất. Nhưvậy nhập khẩu tái xuất luôn thu hút ba
nước tham gia đó là nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất.
      Đặc điểm:
   - Doanh nghiệp tái xuất phải thực hiện hai hợp đồng là mmọt hợp
      đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu.




                                    11
http://luanvan.forumvi.com          email: luanvan84@gmail.com

    - Doanh nghiệp nhập khẩu tái xuất được tính kim ngạnh xuất khẩu và
          nhập khẩu doanh số bán tínhtrên giá trị hàng xuất khẩu và phải chịu
          tuế doanh thu.
    - Hàng hóa nhập khẩu không nhất thiết phải qua nước tái xuất mà có
          thể chuyểnthẳng sang nước thứ ba nhưng trả tiền phải luôn là nước
          tái xuất thu tiền từ nước nhập khẩu và trả cho nước xuất khẩu.
          Nhiều khi người tái xuất còn thu được lợi nhuận từ việc tiền hàngthu
          nhanh trả chậm.
       1.2.6. Nhập khẩu theo đơn nhập hàng
       Khái niệm: nhập khẩu theo đơn đặt hàng là hình thức đơn vị ngoại
thương chịu mọi chi phí và rủi ro để nhập khẩu hàng hóa cho đơn vị đặt
hàng trên cơ sở đơn đặt hàng của đơn vị đặt hàng có nghĩa vụ nhận hàng và
trả tiền.
       Đặc điểm:
     - Đơn vị ngoại thương phải kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài
            theo đúng đơn đặt hàng về tên hàng, số lượng,quy cách, chất lượng
            và điều kiện, thời gian giao hàng.
     - Đối với hình thức này phương thức thanh toán thường áp dụng là:
            nhờ thu có chấp nhận, có cải tiến.
    Với các hình thức nhập khẩu đa dạng như trên việc pá dụn hình thức
nào cho hợp lý còn phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp nhập khẩu, nhu
cầu trong nướ và phù hợp với quy định của pháp luật.


   1.3.      Khái niệm, vai trò và các hình thức cạnh tranh:
    -Khái niệm: Ngày nay các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh
vầ coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sẹ phát triển
mà cồn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, tạo
động lực phát triển. Do đó quan điểm cạnh tranh như sau: cạnh tranh là
cuộc đấu gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa


                                         12
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều
kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản
xuất phát triển.
    Cạnh tranh diễn ra ở mọi nơi và ở mỗi nơi một hình thái cạnh tranh lại
có đặc điểm riêng và phạm vi riêng. Để hiểu được cạnh tranh chúng ta có
thể tìm hiểu về khái niệm lợi thế cạnh tranh và môi trường cạnh tranh:
    Lợi thế cạnh tranh : là một khái niệm cơ bản của quản lý chiến lược,
việc tạo ra và giữ được nó là tất cả những gì quản lý chiến lược quan tâm.
Lợi thế cạnh tranh là cái làm cho doanh nghiệp khác biệt so với các đối thủ
cạnh tranh. Các doanh nghiệp cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh như vậy
để thu hút khách hàng. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dễ bị soi mói
bởi những hành động bắt chiếc của đối thủ. Bởi vì lợi thế cạnh tranh có
nghĩa tồn tại những đối thủ cạnh tranh, do vậy chúng ta cần xem xết đến
môi trường cạnh tranh để cảm nhận được lợi thế cạnh tranh được phát huy.
    Môi trường cạnh tranh: có rất ít ngành trên lĩnh vực hoặc doanh nghiệp
không phải đương đầu với một hình thức và mức độ cạnh tranh nào đó.
Thực tế theo một số nhà nghiên cứu quản lý chiến lược đã mô tả môi
trường cạnh tranh hiện nay là một môi trường siêu cạnh tranh,đố là một
mức độ cạnh tranh rất khốc liệt và liên tục gia tăng.
      - Phân loại cạnh tranh.
     + Căn cứ vào mức độ tính chất cạnh tranh trên thị trường:
      Cạnh tranh hoàn hảo: là có nhiều người mua ngươì bán độc lập với
 nhau sản phẩm là đồng nhất. Doanh nghiệp định giá cao hơn thì không
 bán được bất cứ thứ gì vì người mua sẽ mua của người khác. Vì thế doanh
 nghiệp cạnh tranh hoàn hỏa không có sức mạnh thị trường, tức là không
 có khả năng kiểm soát thị trường đối với sản phẩm của mình bán ra. Sản
 lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với cung của thị trường vì thế doanh
 nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng, giá trên thị
 trường trong cạnhtỷanh hoàn hảo không có cạnh tranh giá cả.


                                     13
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

     Cạnh tranh độc quyền chỉ có một người mua và một người bán duy
nhất, sản phẩm là độc nhất, chính sách của doanh nghiệp trong cạnh tranh
độc quyền và định giá cao là sản lượng sản xuất ra ít. Tuy nhiên, không có
nghĩa là nhà độc quyền có thểư định giá bao nhiêu cũng được. Tuy nhiên,
tùy theo đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm và cơ chế quản lý của nhà nước
mà độc quyền có thể định giá cao hay thấp để cuối cùng có thể thu được lợi
nhuận tối đa. Các nhà độc quyền cũng dùng hình thức cạnh tranh phi giá để
thu hút khách hàng.
      Độc quyền tập đoàn: Sản phẩm có thể giống hoặc khác nhau và chỉ
có một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hoặc hầu hết sản lượng. Tính phụ
thuộc giữa các doanh nghiệp là lớn, hành vi của doanh nghiệp này ảnh
hưởng đến hành vi của doanh nghiệp khác. Nừu một doanh nghiệp giảm
giá sẽ dẫn tới tình trạng phá giá, do đó các doanh nghiệp dễ cấu kết với
nhau. Vì cạnh tranh bằng giá không có lợi nên người ta chuyển sang cạnh
tranh bằng chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.
    + Căn cứ vào phạm vi nền kinh tế
      Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hóa và dịch vụ nào đó.
Trong cuộc cạnh tranh này các doanh nghiệp tìm mọi cách thôn tính lẫn
nhau, dành khách hàng về mình. Biện pháp canh tranh chủ yếu là cải tiến
kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Giảm chi phí sản xuất nhằm làm cho
giá trị cá biệt của hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất thấp hơn giá trị xã hội
để thu được nhiều lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh là kỹ thuật
sản xuất phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị xã
hội của hàng hóa được xác định lại.
      Cạnh tranh giữa các ngành: Cạnh tranh giữa các ngành kinh tế với
nhau nhằm thu được lựo nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn
đầu tư nếu bỏ vào ngành khác. Sự cạnh tranh này dẫn đến doanh nghiệp



                                      14
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

đang kinh doanh từ ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn hình thành nên tỷ
suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành
+ Căn cứ vào đối tượng kinh tế tham gia vào thị trường
         Cạnh tranh giữa những người bán với nhau là loại cạnh tránh quyết
liệt nhất trên thị trường. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thủ tiêu
tranh dành khách hàng và thị trường, khi ấy giá cả sẽ giảm xuống và người
mua được lợi. Đây là cuộc cạnh tranh có ý nghĩa quyết định đối với sự
sống còn của doanh nghiệp.
         Cạnh tranh giữa người bán với người mua: người bán và người mua
cạnh tranh nhau theo quy luật mua rẻ bán đắt trên thị trường. Người bán
muốn bán sản phẩm của mình vơí giá cao người mua muốn mua với giá
thấp. Giá cuối cùng chấp nhập được là giá thông nhất giữa người bán và
người mua sau quá trình mặc cả với nhau.
         Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Cạnh tranh xảy ra trên cơ sở
tranh mua khi cung nhỏ hơn cầu. Do hàng hóa trên thị trường khan hiếm
nên người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được hàng hóa mà họ
cần.
        - Vai trò của cạnh tranh.
        Mỗi một doanh nghiệp không thể lẩn tránh được cạnh tranh vì như
vậy là cầm chắc phá sản, phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh tranh
và sẵn sàng linh hoạt sử dụng các công cụ cạnh tranh hữu hiệu của mình.
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải:
        Tối ưu hóa các yếu tố đầu vào cảu sản xuất kinh doanh.
        Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh
doanh.
        Nhanh chóng tiếp cận với cơ hội kinh doanh mới
        Không ngừng phục vụ tốt hơn nhu cầu của ngưiơù tiêu dùng cuối
cùng.



                                     15
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

      Cạnh tranh làm cho giá cả phục vụ giảm xuống nhưng chất lượng lại
được nâng cao nên kích thích sức mua, làm tăng tốc độ tăng trưeởng của
nền kinh tế.
      Tòm lại, cạnh tranh là sự vươn lên mạnh m,ẽ của nhà sản xuất để sản
xuất một cách dễ dàng các loại sản phẩm hàng hóa, chiếm lĩnh mỏe rộng
thị trường và thu được lợi nhuận cao. Cạnh tranh làm cho nền kinh tế sản
xuất phát triển, là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất tiến bộ khoa
học kỹ thuât, giáo dục tính năng độngtháo vát cho các nhà sản xuất kinh
doanh. Cạnh tranh là cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm và ngày càng cải tiến cách thức sản xuất để đem lại lợi
nhuận tối đa nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những vấn đề còn tồn tại cần
phải giải quyết như một số nhược điểm của cạnh tranh độc quyền dẫn đến
thiệt hại cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, những thủ đoạn lừa bịp,
hàng giả, hàng lậu.
      Doanh nghiệp muốn cạnh tranh được thì bên cạnh việc tìm hiểu thực
tế thị trường và những vấn đề liên quan đên đối thủ cạnh tranh, phải có
những biện pháp thích hợp trong quá trình phát triển và sản xuất kinh
doanh đó là nghiên cứu và ứng dụngcác lý luận về cạnh tranh một cách
sáng tạo và phù hợp.
      - Các công cụ cạnh tranh.
     + Giá cả: là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của
bất cứ một doanh nghiệp nào khi đã tham gia vào thị trường. Theo lý thuyết
kinh tế giá cả được xác định của sự giao nhau của cung và cầu, nhưng thực
tế doanh nghiệp hoàn toàn có thể định giá cho sản phẩm của mình tùy theo
mục đích kinh doanh cụ thể, chỉ cần mức giá đó bù đắp được chi phí sản
xuất và phải có lãi. Do vậy doanh nghiệp có thể chọn giá cả làm công cụ
cạnh tranh của mình. Trong thương mại để dành được phần thắng trong
cuộc chạy đuakinh tế thì các doanh nghiệp thường đưa ra một mức giá thấp
hơn của đối thủ cạnh tranh nhằm lôi cuốn khách hàng, tiêu thụ nhiều hơn


                                     16
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

hàng hóa và dịch vụ của mình. Các đối thủ có thể phản ứng lại bằng cách
hạ giá thấp hơn. Công cụ cạnh tranh này khi đã trở nên gay gắt thì sẽ biến
thành cuộc chiến tranh về giá cả giữa các doanh nghiệp.
        Giá cả được thể hiện như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc
định giá của sản phẩm: định giá sản phẩm thấp, định giá ngang thị trường,
chính sách định giá cao.
        Với một mức giá ngang thị trường giúp doanh nghiệp giữ được
khách hàng, nêu doanh nghiệp tìm ra được biện pháp giảm chi phí thì lợi
nhuận thu được sẽ tăng. Ngược lại với một mức giá thấp hơn thị trường sẽ
thu hút được nhiều khác hàng và tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ
có cơ hội thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị trường mới. Mức giá
doanh nghiệp áp đặt cao hơn mức giá thị trường chỉ sử dụng được khi các
doanh nghiệp có tính độc quyền, điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu được
lợi nhuận siêu ngạch.
        Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh doanh nghiệp cần phải
có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng
thời kỳ trong chu kỳ sản phẩm hay tùy thuộc đặc điểm của thị trường
        + Chất lượng sản phẩm: Khi thu nhập trong đời sống dân cư ngày
càng cao thì cạnh tranh bằng giá xem như không hiệu quả. Chất lượng của
sản phẩm và dịch vụ sẽ là mối quan tâm, của khách hàng nên nếu như hàng
hóa có chất lượng thấp thì dù có bán rẻ cũng không thể tiêu thụ được. Để
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ doanh nghiệp không
còn cách nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chất
lượng được thể hiện qua nhiều yếu tố, nếu doanh nghiệp không đủ điều
kiện phát triển mọi yếu tố chất lượng thì vẫn có thể đi sâu khai thác thế
mạnh một hoặc một số yếu tố nào đó.
        Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khách hàng và kỹ thuật
cúng như sự bành chướng của các công ty đa quốc gia thì vấn đề canỵh
tranh bằng chất lượng càng trở nên gay gắt, Khi các sản phẩm đưa ra thị


                                    17
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

trường đều đảm bảo chất lượng cao. Chính vì vậy, đối với các quốc gia có
trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế sẽ rất khó có khả năng canh tranh trên
thị trường quốc tế.
        + Dịch vụ khách hàng: Ngoài cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng
thì trên thực tế doanh còn phải cạnh tranh với nhau bằng dịch vụ. Đây là
công cụ cạnh tranh hết sức phổ biến, đó có thể là:
        Dịch vụ trược khi bán hàng: bao gồm các hoạt động chào hàng, các
thông tin về mặt hàng, trưng bày hàng…
        Dịch vụ trong khi bán hàng: là những hoạt động phục vụ quá trình
lựa chọn xem xét quyết định mua hàng của khách hàng. Hàng hóa phải
được trưng bày đẹp, hấp dẫn, bán đúng giá liêm yết, giúp đỡ và tư vấn cho
khách hàng về cách sử dụng, cung cấp đầy đủ hóa đơn chứng từ, tài liệu
cần thiết, giấy bảo hành và các dịch vụ bổ sung.
        Dịch vụ sau bán hàng: dịch vụ thông tin kỹ thuật, đưa hàng đến nhà
cho khách hàng, hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo hành…
        Cạnh tranh bằng dịch vụ khách hàng ngày càng được sử dụng rộng
rãi và đa dạng hơn nhất là khi lĩnh vực dịch vụ đang tăng dần tỷ trọng và cơ
cấu của nền kinh tế. Cạnh tranh bằng dịch vụ có hiệu quả rất cao vì khi đó
khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng và khi đó sẽ có cảm tình với sản
phẩm của doanh nghiệp.
        + Cạnh tranh bằng nghệ thuật phân phối tiêu thụ sản phẩm: Tiêu
thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình ản xuất kinh doanh. Đây là
giai đoạn thực hiện bù đắp chi phí và thu lợi nhuận.
        Việc đầu tiên của việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn
các kênh phân phối sản phẩm một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm mục đích
đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng để nhanh chóng giải
phóng nguồn hàng để bù đắp chi phí và thu hồi vốn. Kênh phân phối phải
tạo được sự phối hợp ăn ý giữa các rthành viênkhông vì quyền lợi của



                                     18
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com

thành viên này mà làm tổn hại đến toàn bộ hệ thống kênh phân phối. Kênh
dài hay ngắn là phụ thuộc vào mục tiêu phân phối của doanh nghiệp.
         Thông thường có 3 kênh phân phối sau:
        Kênh trực tiếp: người sản xuất – người tiêu dùng cuối cùng
        Kênh gián tiếp: người sản xuất- người bán lẻ- người tiêu dùng cuối
cùng.
        Kênh gián tiếp dài: người sản xuất- người bán buôn- người bán lẻ-
người tiêu dùng cuối cùng.
Việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp cũng như đặc điểm kinh tế kỹ thuất của sản phẩm cần
tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách với thị trường, địa hình, hệ thống thông
tin của thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân tích các
đặc điểm trên doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống kênh phân
phối hợp lý đạt hiệu quả cao.
        - Các đối thủ cạnh tranh.
        Để có thể tồn tại và phát triển được trên thương trường thì các doanh
nghiệp buộc phải nghiên cưu đối thủ cạnh tranh của mình để từ đó tìm ra
được điểm mạn điểm yếu và tìm ra những biện pháp khắc phục nhược điểm
của mình. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh dưới 2 góc độ:
         + Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh dưới góc độ ngành kinh doanh:
Đối thủ cạnh tranh được xác định là những doanh nghiệp sản xuất cùng
một loại sản phẩm giống nhau hoặc cung cấp cùng một loại dịch vụ giống
nhau. Những đối thủ cạnh tranh trong một ngành sản xuất hoặc cung cấp
hàng hóa, dịch vụ giống nhau hoặc rất giống nhau. Hơn thế nữa những
ngành này hoặc ngành khác có thể được mô tả theo số người bán và tiêu
chuẩn sản phẩm. Lượng người bán và mức độ khác biệt của sản phẩm, dich
vụ sẽ ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh của ngành.
         + Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh dưới góc độ nhóm chiến lược:
Trong một ngành có thể thấy ít nhất hoặc một số nhóm chiến lược phụ


                                      19
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

thuộc và những yếu tố chiến lược nào là quan trọng đối với những nhóm
khách hàng khác nhau. Ví dụ hai nhóm yêu tố chiến lược thường được
dùng để phân nhóm các đối thủ cạnh tranh là giá cả và chất lượng bởi vì
chúng rất quan trọng đối với khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh có thể
được phân nhóm theo những chiến lược giá cả, chất lượng của họ cùng với
những ai tuân thủ những phương pháp giống nhau hoặc tương tự như trong
một nhóm chiến lược giống nhau. Những yếu tố chiến lược quan trọng sử
dụng để xác định các đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp là rất khác
nhau đối với mỗi ngành.
        Theo phương pháp này, khái niện nhóm chiến lược là quan trong
để hiểu được ai là đối thủ cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh gần nhất của
doanh nghiệp là những ai ở trong nhóm chiến lược của doanh nghiệp đó.
Mặc dù cạnh tranh có thể xuất phát từ những doanh nghiệp cùng ở trong
nhóm chiến lược, nhưng mức độ cạnh tranh từ góc độ này phụ thuộc vào
việc mỗi đối thủ cạnh tranh có thể xây dựng lợi thế canh tranh bên vững
một cách hiệu quả như thế nào vào chiến lược.
      Cho dù chúng ta có thể định nghĩa đối thủ cạnh tranh như thế nào, sự
thực là có các doanh nghiệp khác đang hoạt động tích cực để giành lấy
khách hàng, tài nguyên và những kết quả khác. Mỗi doanh nghiệp này đều
có những nguồn lực và khả năng cố gắng khai thác.


      1.4. Sức cạnh tranh của hàng hoá và sự cần thiết phải nâng cao
      sức cạnh tranh của hàng hoá.
      1.4.1. Sức cạnh tranh của hàng hoá
      -Khái niệm.
        Sức cạnh tranh của hàng hóa được hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu
tố,tiềm năng mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình
trên thương trường cạnh tranh một cách lâu dài và có ý nghĩa.



                                    20
http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com

        Sức cạnh tranh của hàng hóa được xác định dựa vào các ưu thế của
nó. Ưu thế cạnh tranh được hiểu như là những đặc tính hoặc những thông
số của sản phẩm nhờ đó mà sản phẩm có được sự ưu việt, sự vượt trội hơn
so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Ưu thế cạnh tranh của
hàng hóa thể hiện ở sự phân biệt hóa sản phẩm.
        Để đánh giá được một sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh hay
không thì cần phải dựa vào một số công cụ sau:
        ` Giá thành sản phẩm và lợi thế về chi phí.
        ` Chất lượng sản phẩm và khả năng đảm bảo nâng cao chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp.
        ` Các dịch vụ đi kèm theo sản phẩm.
      - Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh.
      + Các chỉ tiêu định tính:
      ` Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm:
      Sản phẩm của công ty thể hiện sức cạnh tranh ở chỗ nó được khách
hàng đánh giá như thế nào trên thị trường, tốt hay xấu, xu hướng tiêu dùng
đối với sản phẩm đó dài lâu hay không. Nừu khách hàng đánh giá sản phẩm
đó là tốt và có nhu cầu tiêu dùng trong thời gian dài thì chứng tỏ sức cạnh
tranh của sản phẩm đó là tốt.
      Cơ cấu sản phẩm của công ty thể hiện sức cạnh tranh ở chỗ sản
phẩm có đa dạng, phong phú về chủng koại hay không? Nếu sản phẩm
phong phú và đa dạng thì khả năng cạnh tranh cao hơn nuững sản phẩm
yếu kém hơn về cơ cấu.
       Như vậy, dựa vào sản phẩm và cơ cấu của sản phẩm của công ty
chúng ta biết được phần nào tình hình kinh doanh của công ty và biết được
khả năng cạnh tranh về sản phẩm của công ty ở mức độ nào. Vì vậy, các
doanh nghiệp cần phải thay đổi sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của mình
một cách thích hợp theo nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để năng cao
sức cạnh tranh của sản phẩm đó.


                                      21
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

      Không một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường mà lại không
có sản phẩm kinh doanh cho dù là hữu hình hay vô hình. Vấn đề đặt ra cho
các doanh nghiệp là phải làm cho snả phẩm của mình thích ứng được với
thị trường một cách nhanh chóng thì mới có thể tiêu thụ hết trên thị trường,
mở rộng thị trường để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghịêp.
      Để có thể cạnh tranh với đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải
luôn thực hiện đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp
phải luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu thị
trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì đồng
thời tiếp tụcc duy trì các loại sản phẩm hiện đang là thế mạnh của doanh
nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các sản phẩm mới
nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Đa dạng hoía sản
phẩm không chỉ để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường, thu được
nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp phân tán rủi ro trong kinh daonh
khi mà cuộc cạnh tranh càng trở nên gay gắt và quyết liệt.
      Đi đôi với việc đa dạng hoá sản phẩm, để đảm bảo đứng vững trong
điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp có thể thực hiện trọng tâm hoá
sản phẩm vào một số loại sản phẩm nhằm cung cấp cho một nhóm người
hoặc một vùng thị trường nhất định của mình. Trong phạm vi này, doanh
nghiệp có thể phục vụ một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn so với các đối thủ
cạnh tranh và như vậy, doanh nghiệp đã tạo được một bước rào chắn, đảm
bảo giữ được thị phần của mình trên thị trường.
      Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện chiến lược khác biệt
hoá sản phẩm, tạo ra nét độc đáo riêng cho mình để thu hút, tạo sự hấp hẫn
cho khách hàng vào các sản phẩm của mình, nâng cao uy tín doang nghiệp.
      Như vậy, sản phẩm và xác định cơ cấu sản phẩm là một trong những
yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
      ` Chất lượng của sản phẩm:



                                    22
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com

      Chất lượng của sản phẩm cũng là một chỉ tiêu định tính phản ánh
sức cạnh tranh của sản phẩm. Nếu chất lượng của sản phẩm là tốt chứng tỏ
sức cạnh tranh của sản phẩm là cao và ngược lại, chất lượng của snả phẩm
xấu thì sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Như vậy, việc doanh nghiệp
nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm.
      Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác dịnh
bắng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thoả mãn các diều
kiện kỹ thuật và các yêu cầu nhất định của người tiêu dùng và xã hội. Chất
lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và
ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công
nghệ, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình đọ tay nghề lao động,
trình độ quản lý.
      Chất lượng sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với một doanh
nghiệp. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo thì cũng có
nghĩa là doanh nghiệp bị mât khách hàng, mất thị trường và nhanh chóng đi
đến chỗ suy yếu và bị phá sản.
      Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, một quan niệm mới về
chất lượng đã xuất hiện: Chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, bền, đẹp mà
nó ccòn do khách hàng quyết định. Quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố
chủ quan còn sự đánh giá của kháchhàng mang tính khách quan. Đây là
một quan niệm mới xuất phát từ thực tế là mức độ cạnh tranh trên thị
trường ngày càng trở nên quyết liệt hơn.
      Chất lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định khả năng cạnh chất
tranh của doanh nghiệp ở chỗ:
    o Nâng cao lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm,
        tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản
        phẩm.



                                     23
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

    o Sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích
       thích khách mua hàng và mở rộng thị trường
    o Chất lượng sản phẩm cao làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình
       hình tài chính của doanh nghiệp.
      Thực tế cho thấy tất cả các doanh nghiệp thành đạt trong kinh doanh
đều có thái độ tích cực trong quản lý chất lượng sản phẩm. Nguyên tắc
chung của họ la đảm bảo chất lượng tuyệt đối với độ tin cậy cao khi sử
dụng và lòng trung thành trong quan hệ buôn bán. Để tồn tại và chiến thắng
trong cạnh ranh, doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm.
      ` Dịch vụ khách hàng:
      Bao gồm dich vụ trước, trong và sau khi bán sản phẩm cho khách
hàng. doanh nghiệp cần phải thức hiện đầy đủ các dịch vụ này ngày càng
tốt hơn thì sẽ tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng và ngày càng
nhiềukhách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Có như
thế sản phẩm của doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
      ` Hình ảnh của doanh nghiệp:
      Được xác định dựa trên uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng.
Nếu uy tín của doanh nghiệp đảm bảo chất lượng hang hoá và các dịch vụ
khác tốt, khách hàng sẽ tin tưởng chọn mua phẩm của doanh nghiệp. Như
vậy doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh, các đối thủ khác muốn lôi
kéo các khách hàng này của họ cần có thời gian, chi phí. Hình ảnh của
doanh nghiệp rấtquan trọng trong cạnh tranh, nó giúp doanh nghiệp duy trì
và giữ vững thị trường, chống sự lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh
tranh, và hình ảnh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
sức cạnh tranh của sẩnhẩm doanh nghiệp. Hình ảnh của doanh nghiệp tốt sẽ
đồng nghĩa với sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tốt và giá cả vừa
phải, thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng.
      + Chỉ tiêu định lượng:
      ` Thị phần của doanh nghiệp:

                                     24
http://luanvan.forumvi.com          email: luanvan84@gmail.com

        *Thị trường của công ty so với toàn bộ thị trường
        Công thức tính:
        Thị phần của công ty                Doanh thu của công ty        .100%
                                  =
        So với toàn bộ thị trường         Doanh thu toàn bộ thị trường
        Ý nghĩa kinh tế: Thị phần này cho ta biết khả năng chấp nhận của thị
trường với mặt hàng doanh nghiệp đang sản suất kinh doanh như thế nào?
Thị phần lớn hơn chứng tỏ nó được khách hàng ưa chuộng và đáng giá cao
hơn so với đối thủ cạnh tranh. Những doanh nghiệp có thị phần lớn ở mặt
hàng nào đó là những doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến để sản xuất mặt
hàng đó nhằm đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp, đáp
ứng được những đòi hỏi của khách hàng. Thị trường của doanh nghiệp so
với toàn bộ thị trường mà lớn chứng tỏ doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn,
có khả năng đánh bại đối thủ cạnh tranh và phục vụ tốt nhu cầu của khách
hàng.
        *Thị phần của công ty so với phần khúc mà nó phục vụ
        Công thức tính:
        Thị phần của công ty so           Doanh thu của công ty     .100%
                                      =
        Với phần mà nó phụcvụ             Doanh thu của toàn khúc thi trường


        Ý nghĩa kinh tế: Xuất phát từ nguồn lực là có hạn và nhu cầu của
khách hàng thì đa dạng, nhu cầu của người này không giống nhu cầu của
người kia và nhu cầu của nhóm khách hàng ở các quốc gia khác nhau cũng
thường không giống nhau do các đặc điểm về văn hoá, thói quen tiêu dùng.
Nên để có thể cạnh tranh thành công doanh nghiệp không thể phục vụ tất
cả người tiêu dùng ở mọi nơi mà doanh nghiệp thường phải xác định cho
mình một thị trường mục tiêu phù hợp với tiềm lực ccủa chính mình. Trên
thị trường mụctiêu của doanh nghiệp đôi khi cũng có rất nhiều đối thủ cạnh


                                           25
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

tranh, thị phần của công ty do với phần khúc mà nó phục vụ cũng phản ánh
sức cạnh tranh của sản phẩm công ty so với đối thủ cạnh tranh. Nếu thị
phần của cong ty lớn hơn chứng tỏ sản phẩm của công ty được khách hàng
chấp nhận, được ưa thích hơn so với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó tốc độ
tăng các năm cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của sản phẩm của công ty.
Nếu tốc độ cao chứng tỏ sản phẩm của công ty ngày càng được chấp nhận,
có khả năng đánh bại đối thủ cạnh tranh.
      * Thị phần tương đối:
      Công thức tính :
      Thị phần tương đối      Doanh số của công ty   .100%
                         =
                              Doanh số của đối thủ mạnh nhất
      Ý nghĩa kinh tế: Nó cho biết vị thế của công ty trên thị trường như
      thế nào.
      ` Giá thành và giá cả của sản phẩm
      Đây cũng là một chỉ tiêu định lượng cho biết sứ cạnh tranh của sản
phẩm. Nếu giá thành và giá cả sản phẩm của công ty mà nhỏ hơn nhiều so
với đối thủ cạnh tranh khác thì sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh cao
hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và ngược lại.
      ` Tỷ lệ doanh thu của công ty so với đối thủ mạnh nhất
      Qua chỉ tiêu này cho biết vị thế và khả năng cạnh tranh của công ty
trên thị trường. Thể hiện ở mức độ cạnh tranh của côn ty đến đâu, công ty
có thể vượt qua được đối thủ cạnh tranh nào và khả năng trong tương lai
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ có xu hướng như
thế nào.
      - Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hoá.
      Điểm cốt yếu của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh là liên hệ
công ty với môi trường của nó. mặc dù môi trường liên quan là rất rộng,
bao gồm cả các lực lượng kinh tế lẫn xã hội thì mảng quan trọng nhất của


                                     26
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

môi trường đó là ngành kinh tế nơi mà các hoạt động cạnh tranh của công
ty đang diễn ra. Cấu trúc ngành có một ảnh hưởng lớn sự việc xác định
những điều luật của cuộc chơi cũng như các chiến lược có khả năng có
được đối với công ty. Các lực lượng bên ngoài nganh cần được kể đến
trước hết la ở các mối quan hệ, bởi vì các lực lượng đó thường ảnh hưởng
đến toàn bộ các hãng ở trong ngành. Chìa khoá thành công nằm ở khả năng
khác biệt của hãng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các lực ượng đó.
Dưới đây ta xem xét các nhân tố ảnh hưởng đén sức cạnh tranh của hàng
hoá qua mô hình của Michael. E. Porter. Porter đã đưa ra khái niệm cạnh
tranh mở rộng, theo đó cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào 5 lực
lượng: các đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế, người cung ứng, khách
hàng và những đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành. Bốn lực lượng đầu
được xem như là lực lượng bên ngoài và cuộc cạnh tranh của các đối thủ
cạnh tranh trong một ngành được xem là cuộc cạnh tranh quyết liệt nhất.
      Năm lực lượng cạnh tranh- nguy cơ nhập cuộc đối thủ cạnh tranh
mới, mối đe doạ từ sản phẩm thay thế, quyền lực của người mua, quyền lực
của người cung ứng và cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện thời- phản
ánh thực tế là cạnh tranh rong một ngành liên quan không chỉ các bên đã
xác định. Khách hàng, người cung ứng, người thay thế, các đối thủ mới tất
cả đều là đối thủ cạnh tranh đối với các hãng trong ngành và tuỳ thuộc vào
hoàn cảnh cụ thể có thể nổi trội hơn một chút hoặc kém hơn một chút so
với các đối thủ khác. Cuộc cạnh tranh với nghĩa rộng này có thể được gọi
là cạnh tranh mở rộng.
      + Nguy cơ nhập cuộc:
       Nguy cơ nhập cuộc vào một ngành phụ thuộc vào những nhập cuộc
thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối
thủ mới có thể dự đoán được. nếu tất cả barie cao hoặc nếu đối thủ mới có
thẻ dự đoán sự suy tính trả đũa quyết liệt của các đối thủ hiện thời đang



                                   27
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com

quyết tân phòng thủ thì nguy cơ nhập cuộc sẽ thấp. Có 6 nguồn barie nhập
cuộc chủ yếu sau:
      *Tính kinh tế nhờ quy mô: Tính kinh tế nhờ quy mô sản xuất coi sự
giảm xuống về chi phí cho một đơn vị sản phẩm là do sự tăng lên tuỵêt đối
trong một thời kỳ về khối lượng sản phẩm. Tính kinh tế nhờ quy mô ngăn
cản sự nhập cuộc do bắt những đối thủ mới vào cuộc với quy mô lớn và
phải mạo hiểm với những phản ứng mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh hiện
đang tồn tại hoặc vào cuộc với quy mô nhỏ và chấp nhận sự bất lợi về chi
phi, cả hai đều là sự lựa chọn không monh muốn.
      *Tính dị biệt của sản phẩm: chỉ rằng các hãng tồn tại đã có danh
tiếng và sự tin cậy của khách hàng, công tác quảng cáo trong quá khứ, hoẵ
dơn giản vì nó là hãng đầu tiên của ngành. Tính dị biệt tạo nên barie nhập
cuộc vì nó bắt buộc các đói thủ mới phải làm nhiều để vượt qua sự trunh
thành hiện tại của khách hàng. Những nỗ lực này thường kéo theo những
khoản lỗ cho việc khởi đầu vì phải kéo dài thời gian. Những đầu tư nhằm
xây dựng tiếng tăm cho hãng là rất mạo hiểm vì sẽ không có một chút giá
trị đền bù nào nếu viêvj nhập cuộc thất bại.
      *Những đòi hỏi về vốn: Sự cần thiết phải đầu tư những nguồn lực tài
chính lớn để cạnh tranh cũng tạo lên một barie nhập cuộc, đặc biệt trong
trường hợp vốn đó không giành cho sự mạo hiểm, hoặc cho những chi phí
quảng cáo trứơc không bù đắp được, hoặc cho việc nghiên cứu và tạo sản
phẩm mới.
      *Chi phí chuyển mối: Các chi phí đổi mối tạo nên barie nhập cuộc,
có nghĩa là chi phí mà người mua phải trả một lần cho việc thay đổi từ việc
mua sản phẩm của người cung ứng này sang sản phẩm của người khác. Chi
phí đổi mối có thể bao gồm các chi phí đào tạo nhân viên, giá của các thiết
bị mới kèm theo, chi phí và thời gian để kiểm tra và c ng vị trí thuận lợi, trợ
cấp của chính phủ, biểu đồ kinh nghiệm và học hỏi.
      + Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại:


                                      28
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

      Một số hình thức cạnh tranh, rõ nhất là cạnh tranh vè giá, rất không
ổn định và có khảt năng làm giảm lợi nhuận của toàn ngành. Các đối thủ
cạnh tranh rất nhanh chóng và dễ dàng bắt chớc các hành động giảm giá, và
một khi bắt chước theo như vậy. chúng đã hạ doanh thu của tất cả các hãng
trừ khi độ co giãn của cầu là đủ lớn. ngược lại các cuộc chién tranh vè
quảng cáo có thể làm tăng nhu cầu và làm tăng mức độ dị biệt của sản
phẩm trong ngành có lợi ích cho tất cả các hãng.
      Cuộc tranh đua trong một ssố ngành được đặc trưng qua một số giai
đoạn như “ Sẵn sàng nghênh chiến”, “chiến đấu”, “tiêu diệt” trong khi ở
một số ngành khác nó được gọi là “lịch sự” hoặc “quân tử”. Cạnh tranh
khốc liệt là kết quả của một loạt các yếu tố tác động lẫn nhau
      *Các đối thủ cạnh tranh đông đảo hoặc bằng vai phải lứa: Khi số
hãng dông đảo, khả năng có sự lộn xộn là lờn và mọt ssố hãng có thể tin
tưởng theo thói quen là họ có thể dich chuyển mà không bi nhận thấy.
Thậm chí khi có một số hãng, nếu chung khá là cân bằng với nhau xét về
quy mô và thực lực thì vẫn có sự không ổn định bởi vì chúng có lẽ là thiên
hướng đối chọi vói nhau và có các nguồn lực để chống đỡ và trả đũa kịch
liệt. ngược lại khi ngành có mức tập trung hoá cao, hay bị điều khiển bởi
một hoặc một số ít hàng thì có ít sự nhầm tưởng vè sức mạnh, và hãng hoặc
những hãng dẫn đầu có thể ấn định trật tự cũng như có thể đảm trách vai
trò sắp sếp phối hợp trong ngành quấcc công cụ như vai trò dẫn đầu về giá.
      *Tốc độ tăng trưởng chậm của ngành: Tốc độ tăng trưởng chậm biến
của cạnh tranh của các hãng đang muốn mở rộng thành một cuộc phân chia
thị trường. Cuộc cạnh tranh về thị trường sẽ sôi động hơn rất nhiều so với
trường hợp khi tốc độ tăng trưởng của ngành đảm bảo những kết quả cao
hơn trong khi chỉ cần theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành, mà khi các
nguồn lực về quản lý và tài chính sẽ được dùng vào việc mở mang phát
triển cùng với toàn ngành.



                                     29
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

      *Chi phí cố định và chi phí lưu kho: Chi phí cố định cao gây áp lực
lớn buộc các hãng phải khai thác hết năng lực sản xuất và khi năng lực sản
xuất dư thừa thì điều đó thường dẫn đến việc giảm giá một cách mạnh mẽ.
Chi phí cô định được coi là cao trong trường hợp mà sản phẩm nếu đã sản
xuất ra sẽ rất khó hoặc rất tốn kém để lưu kho. Khi đó các hãng rất dẽ bị
cuốn vào trào lưu giảm giá nhằm tăng lượng bán.
      *Sự thiếu vắng về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển
mối: Khi một sản phẩn hoặc một dịch vụ nào đó được chấp nhận trên thị
trường như một hangf hoá hoặc gần như một loại hàng hoá thì việc lựa
chọn của người mua chủ yếu dựa vào giá cả và cách thức phục vụ, kết quả
là gây ra một cuộc cạnh tranh sống còn về giá cả cũng như là cung cách
phục vụ.
      *Năng lực sản xuất tăng thêm với mức vốn: Khi tính hiệu quả nhờ
quy mô đòi hỏi phải tăng năng lực sản xuất với mức lớn thì phần năng lực
sản xuất đểtăng thêm có thể đồng thời phá huỷ sự cân bằng cung cầu, đặc
biệt khi có nguy cơ co cụm của các năng lực sản xuất bổ sung này.
      *Các đối thủ cạnh tranh đa dạng: Các đổi thủ cạnh tranh đa dạng về
chiến lược, về nguồn vốn, về con người. Các mỗi quan hệ vơi công ty mẹ
của họ có những mục đích khác nhau và chiến lược cạnh tranh khác nhau.
      *Đặt cược chiến lược cao: Cuộc cạnh tranh trong ngành cành trở nên
sôi động hơn nếu một loạt các hãng đặt cược những địnhk mức giá cao váo
sự thành công trong cuộc cạnh tranh này.
      Các Barie bỏ cuộc cao: Các Barie bỏ cuộc là các yếu tố kinh tế ,
chiến lược và tinh thần có tác dụng giữ các công ty ở lại cạnh tranh trong
ngành cho dù họ có thể kiếm được rất ít lợi nhuận hoặc thậm chí có thể lỗ.
      + Áp lực từ sản phẩm thay thế
      Xét theo nghĩa rộng thì các hãng trong một ngành phải cạnh tranh
với các ngành sản xuất ra các sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế
hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt ngưỡng tối


                                    30
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

đa cho mức giá mà các hãng trong ngành kinh doanh có lãi. Khả năng lựa
chọn về giá cả của các sản phẩm thay thế càng hấp hẫn thì ngưỡng chặn
trên đối với lợi nhuận của ngành càng vững chắc hơn.
      Trong một chừng mực nhất định, sự xuất hiện của các sản phẩm thay
thế làm giảm đi sức cạnh tranh của hành hoá do tính năng và công dụng
của nó. Có thể trong một thời gian sử dụng, người tiêu dùng nhận biết
nđược nó không “thay thế” được sản phẩm truyền thống thì sức cạnh tranh
của sản phẩm trước lại sẽ cao hơn sức cạnh tranh của sản phẩm thay thế.
      Sản phẩm tthay thế cũng là một nhân tố đe doạ đến sứccạnh tranh
hàng hoá của doanh nghiệp. Sự ra đời của sản phẩm thay thế là tất yếu
nhằm đáp ứng được sự thay đổi của thị trường theo đúng hướng ngày càng
đa dạng, phong phú và ngày càng cao cấp hơn. Sản phẩm thay tthế luôn
được sản xuất trên những dây chuyề công nghệ tiên tiến hơn và rõ rãng nó
có nhiều ưu điểm hơn và do đó nó sẽ dần thu hẹp thị trường của các sản
phẩm thay thế. Do vậy chính nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các
sản phẩm bị thay thế. Cách khắc phục của các doanh nghiệp là hướng tới
sản phẩm mới hay hướng các khách hàng tìm kiếm độ thoả dụng mới.
      + Quyền lực của người mua
      Sự khó tính của người mua trong tiêu dùng sản phẩm như đòi hỏi
kiểu cách, mẫu mã, chất lượng và giá cả của sản phẩm buộc các doanh
nghiệp phải tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên khi thực hiện
nhu cầu này thì sức cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp này có thể cao
hơn, trong khi đó sức cạnh tranh hàng hoa của doanh nghiệp khác lại thấp.
Đó cũng là do quy luật cạnh tranh, sự đào thải của cái không phát triển
cũng chính là sự sinh sôi của cái mới, phát triển hơn.
       Người mua cạnh tranh với ngà bắng cách ép giảm giá xuống, mặc
cả để có chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn đồng thời làm cho
đối thủ chống lại nhau. Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của ngàh nói
chung và của doanh nghiệp nói riêng. Quyền lực của mỗi nhóm khách hàng


                                     31
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com

của doanh nghiệp phụ thuộc vào một loạt các đặc điểm về tình hình thị
trường của nhóm và vào tầm quan trọng của hàng hoá mà khách hàng mua
của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng là mạnh nếu họ có các điều kiện sau:
    o          Nhóm tập trung hoặc mua với khoói lượng lớn so với khối
         lượng bán ra của người bán.
     o Chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các chi phí hoặc trong các hàng
          hoá phải mua của nhóm. Khách hàng sẽ có xu hướng chi tiêu hựp
          lý các Những hàng hoá mà trong nhóm mua của ngành nguồn lực
          dùng để mua hàng của mình, đặc biệt có lý do giá cả và mua một
          cách có chọn lọc.
     o Những sản phẩm mà nhóm mua của doanh nghiệp là theo đúng
          tiêu chuẩn phổ biến và không có gì khác biệt. Người mua chắc
          chắn có thể tìm thấy những ngườ cung cấp khác và sẽ có khả năng
          đẩy doanh nghiệp này chống lại doanh nghiệp khác.
        Nhóm chỉ kiếm được mức lợi nhuận thấp, lợi nhuận thúc đẩy hạ thấp
chi phí mua hàng. Còn đối với nhóm khách hàng có mức lợi nhuận cao
nhìn chung ít để ý giá cả hơn.
            + Quyền lực của người cung cấp
        Sức ép của người cung ứng mà lờn thì buộc các doanh nghiệp phải
lựa chọn các biện pháp thích hợp nhất để giải quýêt. Ví dụ người cung cấp
ép giá nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm cao, làm cho các doanh nghiệp
phải chịu một chi phí lớn hơn để sản xuất ra sản phẩm và do đó giá bán có
thể cao hơn đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy, làm giảm đi sức cạnh tranh
của hàng hoá của doanh nghiệp xuống là rất cần thiết.
        Với vai trò là người cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản
xuất, quyền kực của nhà cung ứng được khẳng định thông qua sức ép về
giá các yếu tố đầu vào. Những đặc điểm sau của người cung ứng ảnh
hưởng rất lớn đến sức canh tranh trong ngành:



                                       32
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

       Số lượng người cung ứng: Thể hiện mức cung ứng các yếu tố đầu
vào quan trọng và mức lựa chọn nhà cung ứng của các doanh nghiệp cao
hay thấp. Nhiều nàh cung cấp tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường nguyên
vật liệu, nó có tác dụng làm giảm chi phí đầu vào của các nhà sản xuất.
       Tính độc quyền của nhà cung ứng tạo ra cho họ những điều kiện để
phá giá các nhà sản xuất, gây ra những khó khăn cho việc thực hiện cạnh
tranh bằng giá cả.
       Mối quan hệ giữa các nhà cung ứng và nhà sản xuất: Khi nhà cung
ứng đồng thời là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng một tổ chức
sản xuất thì tính liên kết nội bộ được phát huy tạo cho nhà sản xuất có điều
kiện thực hiện cạnh tranh bằng giá cả.
       Để giảm bớt ảnh hưởng xấu từ phía các nhà cung ứng doanh nghiệp
cần xây dựng mối quan hệ tốt với họ, mua của nhiều người trong đó chọn
ra một nhà cung ứng chính đồng thời tích cực nghiên cứu tìm ra nguyên vật
liệu thay thế.


      1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá.
      - Do xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá.
       Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế
giới, các hàng rào mậu dịch được dỡ dần, thay vào đó là chế độ tự do mậu
dịch. Khi đó, quốc gia nào, doanh nghiệp nào có hàng hoá có chất lượng
cao hơn, giá rẻ hơn sẽ được khách hàng chấp nhận, nhứng hàng hoá chất
lượng tháp trong khi giá cả cai sẽ bị thải loại dần. Như vậy công cụ để tồn
tại và phát triển trong điều kiện hiện nay của các doanh nghiệp chính là sức
cạnh tranh của hàng hoá, là khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng được
khách hàng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh như thế nào.
       Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia sẽ nhận biết được lợi
thế so sánh của mình so với các nước khác, và họ sẽ tập trung vào những
lĩnh vực thuộc lợi thế của họ để tối đa hoá lợi ích thu được. Vì vậy, khi


                                    33
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

tham gia xuất khẩu hàng hoá, các quốc gia sẽ phát huy tối đa lợi thé của
mình để phát triển sản xuất. Việc mở rộng thị trường ra nước ngoài còn
giúp đa dạnh hoá ngành nghề ở các nước xuất khẩu, từ đó nhiều công việc
được tạo ra, thu nhập của người dân tăng và đời sống nhân dân được cải
thiện. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của hoật động xuất khẩu,
mà muốn hoạt động xuất khẩu phát triển tức là có thể bán được nhiều hành
hoá cho nước ngoài điều đó đồng nghĩa với việc ta sẽ phục vụ khách hàng
tốt hơn đối thủ cạnh tranh, có nghĩa là sức cạnh tranh sản phẩm của ta cao
hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
      - Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
      Quy luật cạnh tranh là một quy luật kinh tế, quy luật cạnh tranh của
nền kinh tê thị trường buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, vươn lên
để có thể trụ vững trong cạnh tranh. Theo quy luật, khi tham gia thị trường,
giá cả người bán và người mua đều muốn tối da hoá lợi ích của mình.
Người mua thì luôn muốn nhận được hàng hoá có chất lượng tốt nhất với
giá cả tốt nhất, trong khi người bán lại luôn muốn định giá ở mức độ cao
nhất để có thể nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Do đó trên thị trường, người
thắng cuộc sẽ là người cung cấp hàng hoá mà người mua thích nhất, có
nghĩa là nhà sản xuất phải cho những sản phẩm được coi là có chất lượng
cao nhất, song giá thành phải thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, điều đó
đồng nghĩa với việc gia tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.
      - Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
      Ngày nay, cùng với dự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật
và công nghệ, chất lượng sản phẩm khong ngừng được nâng cao trong khi
giá thành sản xuất ngày càng giảm . Điều này sẽ làm cho ai nắm được công
nghệ tiên tiến trong tay sẽ tồn tại và tăng trưởng tốt. Ngược lại, với những
công nghệ lạc hậu, sản xuất ra snả phẩm có chất lượng thấp và giá thành
cao, nhà sản xuất sẽ bị thua cuộc, bị pha sản và sẽ bị loại khỏi thị trường.
Vì vậy, để tồn tại và phất triển doanh nghiệp phải thoả mãn tốt nhu cầu của


                                    34
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

khách hàng, tức là sản xuất ra sảnphẩm có chât lượng ngày càng cao và giá
cả ngày càng hạ hay nói cách khác sức cạnh tranh của hàng hoá phải được
nâng cao cùng với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
      - Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty.
      Việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa là rất quan trọng. Điều
này thể hiện qua việc tìm hiểu về khái niệm, chỉ tiêu và các nhân tố ảnh
hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa. Như vậy, đây là những lý luận hết
sức cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều
phải nghiên cứư và ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình. Sự trình
bày trên thể hiện tính chất phức tạp của cạnh tranh nói chung và cạnh tranh
hàng hóa nói riêng. Đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững được lý luận này
thì mới có thể đáp ứng được quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp mình.




                                    35
http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com




CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP
KHẨU VÀ SỨC CẠNH TRANH VỀ HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY.
      2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
      2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển.
  - Công ty Thanh Bình HTC được thành lập Ngày 2 tháng 5 năm 1998.
  - Theo quyết định số 3506 /QĐ/KHĐT.
  - Địa chỉ giao dịch: www. thanh binhhtc. com. vn.
  - Tên giao dịch là THABICO.
  - Điện thoại: (04) 8771883- 8772790.
  - Fax: (04) 8771883- 8773995.
  - Tài khoản: 43222-00- 20117 mởi tại chi nhánh techcombank Hoàn
     Kiếm – Hà Nội.
  - Mã số thuế: 01 00595569- 01.
  - Ngành nghề kinh doanh là: vật tư kim khí. Công ty lúc ban đầu chỉ là
     công ty thương mại với nhiệm vụ chủ yếu là nhập các mặt hàng về
     thép sau đó bán cho khách hàng. Thì hiện nay công ty đã phát triển
     được các ngành nghề kinh doanh như thương mại và sản xuất các
     mặt hàng về thép công nghiệp theo các đơn đặt hàng của khách hàng.
  - Chức năng, nhiệm vụ của công ty là kinh doanh các mặt hàng thép
     công nghiệp:
  + Thép tấm, thép lá cán nóng, cán nguộn dạng cuộn và kiện.
  + Thép các bon, thép hợp kim dạng tấm và thanh tròn.


                                   36
http://luanvan.forumvi.com         email: luanvan84@gmail.com

            + Thép hình các loại: U –I V –L ...
            + Cùng với kinh doanh công ty còn có một bộ phận sản xuất, chuyên
          phục vụ theo yêu cầu của khách hàng về các loại sản phẩm sau thép đó là:
          thép hình U- C- Z ..., thép tấm, lá theo yêu cầu về kích thước, kiểu dánh
          chất lượng của khách hàng.
            - Thị trường đầu vào của công ty chủ yếu là Nga và Nhật Bản, ngoài ra
                  còn      các công ty của các nước Dài Loan, Canada, Hàn Quốc...
            - Thị trường đầu ra của công ty chủ yếu là thị trường miền Bắc, Trung
          từ Đà Nẵng trở ra.
            - Qui mô , bộ máy tổ chức lúc thành lập: chỉ có 12 cán bộ công nhân
                  viên, qui mô nhỏ, chưa phân thành cơ cấu rõ ràng.
                  2.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty.
                 Với số lượng ban đầu mới chỉ là 12 cán bộ công nhân viên hiện nay
          công ty đã có số công nhân viên là gần 60 người. Từ chỗ chưa có bộ máy tổ
          chức đã có cơ cấu tổ chức rõ ràng với các phòng kinh doanh, phòng xuất
          nhập khẩu, phòng kế toán tài chính, phòng hành chính, phòng tổ chức nhân
          sự … Qua 7 năm phát triển công ty đã có cơ cấu bộ máy rõ ràng với các bộ
          phận chức năng sau:
                   o Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty.
                      Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty Thanh Bình HTC
           PHÓ GIÁM ĐỐC                        GIÁM ĐỐC                       PHÓ GIÁM ĐỐC




        PHÒNG                                                                           PHÒNG
                                                         P.TÀI              PHÒNG
          KẾ                TRUNG
                           TÂM SX-           PHÒNG       CHÍNH               BAN          TỔ
        HOẠCH                 KD              XNK
                                                        KẾ TOÁN              KHÁC        CHỨC
         SX-KD




                                                TỔ                TỔ KINH             LAO
CỬA     CỬA                                              TỔ KẾ                                TỔ
HÀNG    HÀNG        X SX      X SX     TỔ         37
                                              NGHIỆP     TOÁN      DOANH             ĐỘNG
                                       KHO                                                   CHỨC
  KD    KD SỐ       SỐ 1      SỐ 2                        TÀ I     TỔNG              TIỀN    HÀNH
 SỐ 1     2                            VẬN    VỤ KẾ
                                               TOÁN      CHÍNH      HỢP             LƯƠNG    CHÍNH
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com




      - Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức:
      + Giám đốc: là người quyết định thực thi kế hoạch, chiến lược phát
 triển của công ty. Thông qua sự tích hợp những ý kiến, đánh giá có được
 từ hệ thống các phòng ban trực thuộc sự quản lý của giám đốc như các
 phó giám đốc, phòng xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán.
       Giám đốc có nhiệm vụ chủ yếu là:
      * Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
      * Ký các hợp đồng lao động hay thoả ước lao động với công nhân.
      * Thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng kinh tế phục vụ cho
 hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
      * Bổ nhiệm miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong từng bộ phận
 của công ty.
      * Đại diện cho công ty để giao dịch với cơ quan nhà nước , các tổ
 chức kinh tế và với tào án về mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của
 công ty.
       + Các phó giám đốc: là bộ phận tham mưu cho giám đốc về các kế
hoạch, chiến lược phát triển công ty.
       Phó giám đốc tổ chức và triển khai các quyết định của giám đốc tới
các phòng ban trực thuộc do mình quản lý theo sự phân công của giám đốc.
Như các phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trung tâm sản xuất kinh
doanh, phòng tổ chức và các phòng ban khác của công ty.
       + Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc tổ
chức thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trên cơ sở mục


                                    38
http://luanvan.forumvi.com     email: luanvan84@gmail.com

tiêu chung của toàn công ty và yêu cầu của của các bộ phận khác đề ra yêu
cầu cho bộ phận mình.
       * Xử lý các vấn đề phát sinh về tài chính tiền tệ, xác định những thế
mạnh và điểm yếu của công ty để huy động vốn cho các hoạt đông của
doanh nghiệp.
      * Bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh.
      * Xây dựng kế toán tài chính và thống kê theo pháp lênh hiện hành
của nhà nước.
      * Quản lý sử dụng tài sản, vật tư, hàng hoá, quỹ khấu hao tài sản cố
định để mua sắm, xây dựng tranh thiết bị mới, các nguồn vốn dùng cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
      * Mở tài khoản tại ngân hàng.
      * Hoạch toán giá, thành lập và phân tích báo cáo tài chính như : boá
cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán…
       + Phòng tổ chức:là phòng có chức năng tham mưu giúp giám đốc
và phó giám đốc phụ trách của công ty tổ chức thực hiện công tác, xây
dựng và lựa chọn mô hình tổ chức lao động sao cho phù hợp với nhiệm vụ
sản xuất kinh doanh. Và tổ chức bộ máy quản lý đơn vị, cơ cấu bộ máy
phải gọn nhẹ, hiệu quả và khoa học, chủ động lập kế hoạch chi tiết và phân
công lao động hợp lý.
      Nhiệm vụ của phòng tổ chức:
      * Thực hiện tuyển dụng lao động, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Sử dụng
cán bộ đúng năng lực chuyên môn.
      * Thực hiện chế độ khen thưởng đúng mức, xây dựng kế hoạch tiền
lương, lựa chọn phương thức trả lương.
      *Thực hiện phân phói thu nhập cho lao động và công tác chính sách
xã hội bảo hộ an toàn lao động.




                                    39
http://luanvan.forumvi.com    email: luanvan84@gmail.com

      * Tổ chức thi đua khen thưởng và kỉ luật, giải quyết các đơn thư
khiếu nại, thanh tra kiểm tra đảm bảo an toàn trật tự, công tác phòng cháy
chữa cháy cho công ty.
      * Tổ chức các công tác hành chính quản trị, mua sắm các trang thiết
bị văn phòng, bố trí nơi làm việc, điện nước, tổ chức công tác dịch vụ văn
phòng.
      + Phòng xuất nhập khẩu: có chức năng là tham mưu cho giám đốc
về các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế.
       Chức năng của phòng xuất nhập khẩu là thu thập thông tin về các
mặt hàng mà công ty đang kinh doanh trên thị trường quốc tế, để tìm ra
các khách hàng tiềm năng cho công ty. Và chuẩn bị các công tác cho việc
kí kết hơp đồng kinh doanh quốc tế.
      + Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh: có nhiệm vụ và chức năng
lập kết hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu cho phó giám đốc tham khảo trình
lên giám đốc và báo cáo kết quả kinh doanh của các cửa hành kinh doanh
lên phó giám đốc phụ trách. Và nhận nhiệm vụ của mình theo quyết định
của phó giám đốc phụ trách.
      + Trung tâm sản xuất kinh doanh: có chức năng giám sát các xưởng
sản xuất , tổ kho vân, tổ nghiệp vụ kỹ thuật để báo cáo lên phó giám đốc
phụ trách.
    Nhiệm vụ của trung tâm sản xuất kinh doanh là tổ chức cho các xưởng
sản xuất của công ty, sản xuất ra các sản phẩm theo chỉ thị ơ trên. và tổ
chức kho vận để nhập hàng hoá về bảo quản hoặc sản xuất. Và giao nhiệm
vụ cho tổ nghiệp vụ kĩ thuật kiểm tra các sản phẩm trước khi xuất xưởng,
cũng như kiển tra chất lượng sản phẩm mua về nhập kho.
         o Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức:
  Do công ty Thanh Bình HTC là một công ty tư nhân, nên trong bộ máy
tổ chức giám đốc là người có quyền cao nhất và quyết định các vấn đề quan
trọng của công ty. Giám đốc thu thập thông tin từ các phòng các phó giám

                                   40
http://luanvan.forumvi.com       email: luanvan84@gmail.com

đốc và các phòng ban trong công ty, từ đó ra các quyết định để các phòng
ban thực hiện nhiệm vụ.
          Còn các phó giám đốc tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch
phát triển công ty, và điều hành các phòng ban trực thuộc mình quản lý.
Thu thập các thông tin từ các phòng ban đó để hỗ trợ cho giám đốc trong
việc ra các quyết định.
           Các phòng ban: phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trung tâm
sản xuất kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán, phòng
tổ chức, và các phòng ban khác sẽ nhạn các nhiệm vụ của mình từ cấp trên
để chỉ đạo cấp dưới của mình thực hiện nhiệm vụ. Và thu thập thông tin từ
các đơn vị thuộc mình quản lý để báo cáo lên cấp trên.
          Như Phòng kế hoạch sản xuất thu thập thông tin từ các cửa hàng
kinh doanh sau đó lập kế hoach kinh doanh báo cáo cho phó giám đốc phụ
trách.
          Trung tâm sản xuất kinh doanh thì nhận các kế hoạch sản xuất từ
phó giám đốc phụ trách, sau đó giao kế hoạch cho từng xưởng sản xuất.
Phân việc cho tổ kho vận giao và chuyển hàng, tổ nghiệp vụ kỹ thuật kiểm
tra các sản phẩm.
          Phòng xuất nhập khẩu thì tìm kiếm thông tin thị trường và tìm các
nhà cung cấp tiềm năng báo cáo cho giám đốc. Và chuẩn bị các công tác
đàm phán, dao dịch và soạn thảo hợp đồng cho giám đốc ký kết với bên
nước ngoài.
           Phòng tài chính kế toán tổng hợp các số liệu thống kê về mua bán
các mặt hàng qua đó báo cáo cho giám đốc biết được tình hình tài chính
của công ty.
         2.1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty.
    - Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
    Số lĩnh vực kinh doanh qua các năm: khi mới thành lập thì lĩnh vực
kinh doanh chủ yếu của công ty chỉ là thương mại( nhập các sản phẩm thép


                                      41
http://luanvan.forumvi.com      email: luanvan84@gmail.com

công nghiệp về phân phối cho các công ty trong nước). Đến năm 2000 thì
công ty đã có nhà máy sản xuất thép, và đã sản xuất các sản phẩm theo yêu
cầu của khách hàng. Như vậy từ năm 2000 đến nay công ty đã mở rộng lĩnh
vực kinh doanh về cả thương mại và sản xuất các mặt hàng thép công
nghiệp.
    Cơ cấu của số lĩnh vực kinh doanh: Hiện nay công ty kinh doanh các
mặt hàng nhập khẩu khoảng 80% là thương mại. Còn 20% là dùng cho quá
trình sản xuất các sản phẩm phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
    - Danh mục các mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh.
 + Thép tấm, thép lá cán nóng, cán nguộn dạng cuộn và kiện.
 + Thép các bon, thép hợp kim dạng tấm và thanh tròn.
 + Thép hình các loại: U –I V –L ...
 + Cùng với kinh doanh công ty còn có một bộ phận sản xuất, chuyên phục
 vụ theo yêu cầu của khách hàng về các loại sản phẩm sau thép đó là: thép
 hình U- C- Z ..., thép tấm, lá theo yêu cầu về kích thước, kiểu dánh chất
 lượng của khách hàng.
         - Nguồn cung cấp các mặt hàng cho công ty: chủ yếu là các doanh
nghiệp của Nga và Nhật Bản, ngoài ra còn các công ty của các nước Dài
Loan, Canada, Hàn Quốc..
         - Những đặc tính của nguyên vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm của công ty: Do đặc tính của các mặt hàng thép công nghiệp nhất là
các hàng cán nguội rất khó bảo quản ( rất dễ bị rỉ ). Mà khí hậu của nước ta
là khí hậu ẩm nên công việc bảo quản rất kho khăn và tốn kém. Mặt khác
các mặt hàng về sắt thép này thường có trong lượng lớn nên việc vận
chuyển cũng gây rất nhiều khó khăn và cước phí vận chuyển gây tốn kém.
    - Thị trường mua bán chủ yếu của công ty:
         Thị trường đầu vào của công ty chủ yếu là Nga và Nhật Bản, ngoài
ra còn      các công ty của các nước Đài Loan, Canada, Hàn Quốc...Đây là



                                       42
http://luanvan.forumvi.com        email: luanvan84@gmail.com

các nước có nền công nghiệp phát triển nên các mặt hàng nhập về rất có
chất lượng.
        Thị trường đầu ra của công ty chủ yếu là thị trường miền Bắc, Trung
từ Đà Nẵng trở ra. Vì công ty có nhà máy và xưởgn sản xuất ở Hà Nội nên
các khách hàng của công ty đa số ở miền bắc.
        - Công nghệ và thiết bị của công ty.
        Công nghệ và các loại thiết bị hiện tại của công ty: công ty đã đầu tư
được các loại máy móc nhà xưởng khoảng 3,5- 4 tỷ đồng để phục vụ cho
quá trình sản xuất. Đó là các máy móc công nghệ nhập của Nhật Bản tương
đối hiện đại so với công nghệ trong nước,nhưng so với công nghệ của thế
giới thì công nghệ nay cũng đã lỗi thời. Do đó, công nghệ và thiết bị của
công ty vừa thế mạnh vừa là khó khăn của công ty so với thị trường trong
nước.
    - Cơ cấu lao động của công ty:
         Đội ngũ lao động của công ty gần 60 người hầu hết là trẻ, và
trong công ty các cán bộ công nhân viên chủ yếu là nam với nghề quản
trị kinh doanh và công nhân sản xuất. Trong số đó thì cán bộ có trình
độ đã qua đại học, còn công nhân là động trong nhà máy có trình độ từ
phổ thông đến cao đẳng.
        - Các nguồn vốn và cơ cấu theo nguồn, theo loại vốn qua các năm:
Nguồn vốn của công ty hầu hết là vốn của chủ sở hữu và vốn vay. Một số
là từ lợi nhuận không chia của công ty. Do công ty kinh doanh luôn có lãi
qua các năm nên tạo được uy tín với các ngân hàng và các chủ nợ.


         2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.
        - Kim ngạch nhập khẩu.
           Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty( 2001- 2003)
                                                        (Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu/ Năm              2001                2002               2003


                                      43
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Nguyễn Công Huy
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
Luu Quan
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Nguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Nguyễn Công Huy
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Qúy Nguyễn
 
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©n
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©nTr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©n
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©n
Jere My
 
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
Cerberus Kero
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
Cerberus Kero
 

La actualidad más candente (20)

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (4)
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (53)
 
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
 
QT186.doc
QT186.docQT186.doc
QT186.doc
 
QT162.doc
QT162.docQT162.doc
QT162.doc
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (30).DOC
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (22).doc
 
QT238.doc
QT238.docQT238.doc
QT238.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (35).doc
 
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
Đề tài: Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam từ năm 2010 đến quý 1 năm 2020
 
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
Xuất khẩu hàng việt nam vào thị trường hoa kì và những giải ...
 
Btl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thươngBtl kinh tế ngoại thương
Btl kinh tế ngoại thương
 
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
 
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©n
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©nTr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©n
Tr­êng §¹i häc kinh tõ quèc d©n
 
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...“Giải pháp đẩy mạnh  xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc Việt Nam sang thị trường Đức ...
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 

Similar a Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).doc
Nguyễn Công Huy
 
de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).doc
Luanvan84
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
s2nhomau
 

Similar a Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2) (20)

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (41).doc
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU.docx
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
de an mon hoc (8).doc
de an mon hoc  (8).docde an mon hoc  (8).doc
de an mon hoc (8).doc
 
BÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về xuất nhập khẩu khoáng sản, HAY
 
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại công ty xuất nhập khẩu kỹ thuật - Gửi miễn phí...
 
Phap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khauPhap luat ve hop dong nhap khau
Phap luat ve hop dong nhap khau
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...
Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...
Hoàn thiện kế toán hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty xuất nhập khẩu và...
 
Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Nội Thất Sang Thị Trường Trung Quốc
Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Nội Thất Sang Thị Trường Trung QuốcPhân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Nội Thất Sang Thị Trường Trung Quốc
Phân Tích Tình Hình Xuất Khẩu Nội Thất Sang Thị Trường Trung Quốc
 
Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docxCơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docx
Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Nhập Khẩu Của Doanh Nghiệp.docx
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường MỹLuận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
Luận văn: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
 
QT053.doc
QT053.docQT053.doc
QT053.doc
 
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thiết bị điện nước sang thị trường lào của ...
 

Más de Nguyễn Công Huy

Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Nguyễn Công Huy
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
Nguyễn Công Huy
 

Más de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Último

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (2)

  • 1. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com DANH MỤC BẢNG BIỂU - Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty Thanh Bình HTC. - Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty( 2001- 2003). - Bảng 2: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu. - Bảng 3: Thị trường nhập khẩu của công ty. - Bảng 4: Thị phần của công ty theo miền ở Việt Nam. - Bảng 5: Doanh thu của Hai công ty. LỜI NÓI ĐẦU. 1
  • 2. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới hiện nay, nước ta đã có chủ trương mở cửa kinh tế với các nước trên thế giới. Các loại hàng hóa đã được xuất khẩu và nhập khẩu nhiều hơn ( kim ngạch xuất nhập khẩu luôn tăng theo các năm). Nước ta là một nước đang phát triển nên thế mạnh xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng nông nghiệp, các sản phẩm của ngành công nghiệp nhẹ như hàng dệt may, giầy dép... Và nhập khẩu các mặt hàng công nghiệp nặng, các mặt hàng kỹ thuật cao như máy móc, thiết bị, công nghệ mới... để phục vụ cho sản xuất, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Và nhà nước ta có chủ trương đẩy mạnh quá trình hội nhập với nề kinh tế thế giới, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu thì chung ta sẽ hiểu biết hơn về các nước mà chung ta giao dịch. Trong các mặt hàng nhập khẩu hiện nay của nước ta có một số mặt hàng chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài. Như mặt hàng sắt thép nhập khẩu vừa qua đã tăng lên gấp 1,5 lần, trước đó khoảng một năm chúng ta vẫn còn đang ứ đọng rất nhiều thép trong các nhà máy sản xuất thép. Với lý do này em đã quyết định chọn công ty Thanh Bình HTC để viết chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Công ty Thanh Bình HTC là chuyên nhập khẩu các mặt hàng thép công nghiệp về để phân phối và chế biến cho thị trường trong nước. Như vậy công ty vừa hoạt động trong lĩnh vực thương mại vừa hoạt động sản xuất các sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh. Do đó em đã chọn đề tài thực tập tốt nghiệp là: “một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu và nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá tại công ty thanh bình htc.” Em xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong công ty Thanh Bình HTC và thầy giáo Th.s Bùi Huy Nhượng đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. 2
  • 3. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Sinh viên: Mai Hoàng Tùng. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ. 1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của nhập khẩu hàng hoá. 1.1.1. Khái niệm nhập khẩu. 3
  • 4. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com * Khái niệm: Nhập khẩu là việc mua bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ của nước này với nước khác, trong giao dịch dùng ngoại tệ của một nước hay một ngoại tệ mạnh trên thế giới để trao đổi. * Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu: - Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán quốc tế, nó là một hệ thống các quan hệ mua bán rất phức tạp và có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài. Vì thế hoạt động nhập khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng nó cũng có thể gây những hậu quả do tác động với cả hệ thống kinh tế bên ngoài, mà một quốc gia tham gia nhập khẩu không thể khống chế được. - Hoạt động nhập khẩu được tổ chức, thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhiều khâu khác nhau. Từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, giao dịch, tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi nhận hàng hoá và thanh toán. Các khâu, các nhiệm vụ phải được nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng để nắm bắt được những lợi thế và đạt được kết quả mà mình mong muốn. - Hoạt động nhập khẩu là hoạt động giao dịch buôn bán giữa những người có quốc tịch khác nhau. Với đặc điểm thị trường rộng lớn, khó kiểm soát, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với một nước hoặc cả hai,và các quốc gia khác nhau khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu phải tuân theo những phong tục tập quán của địa phương, và các thông lệ quốc tế. - Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên phậm vi rất rộng cả về không gian và thời gian. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hoặc trên nhiều quốc gia khác trên thế giới, và có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài hàng năm. - Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên moi lĩnh vực, có thể hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu dùng hay là các tư liệu sản xuất, các máy móc thiết bịvà cả công nghệ kỹ thuật cao. Nhằm mang lại lợi ích cho các quốc gia nhập khẩu. 4
  • 5. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 1.1.2. Chức năng của nhập khẩu: - Hoạt động nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân thông qua việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở sử dụng những khả năngvà lợi thế so sánh của phân công lao động quốc tế, năng lực của các quốc gia trên thế giới. - Hoạt động nhập khẩu khai thác năng lực và thế mạnh về hàng hoá, công nghệ, vốn, lao động… của các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêu dùng trong nước phát triển. Trên cơ sở đó nền sản xuất trong nước tiếp thu được tiến bộ về khoa học công nghệ của thế giới, và được sử dụng những hàng hoá, dịch vụ vừa tốt vừa rẻ. - Hoạt động nhập khẩu làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cho việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho nhân dân. Hoạt động nhập khẩu góp phần làm cho nền kinh tế phát triển một cách nhịp nhành, cân đối và đạt tốc độ tăng trưởng cao. - Hoạt động nhập khẩu giúp cho các nước đang phát triển đảy nhanh quá trình liên kết kinh tế, mở rộng thị trường và bạn hàng. Góp phần vào sự ổn định nền kinh tế và chính trị trong nước. - Hoạt động nhập khẩu phát triển sẽ giúp cho các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: thông tin liên lạc quốc tế, tài chính tín dụng quốc tế, du lịch… được mở rộng, các chính sách hợp tác và đầu tư quốc tế cũng phát triển. - Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện các nước khác sẽ chú ý đến làm cho nền sản xuất phát triển, thu hút đầu tư có điều kiện cân đối xuất nhập khẩu, tiến tới xuất siêu. 1.1.3. Vai trò của nhập khẩu hàng hoá. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế, nó tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất, và đời sống nhân dân( thông qua 5
  • 6. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com tiêu dùng hàng nhập khẩu). Thông qua nhập khẩu sẽ tăng cường được cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho quá trình sản xuất, và người dân được tiêu dùng các sản phẩm mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu. Hoạt động nhập khẩu có những vai trò chủ yếu sau đây: + Đối với nền kinh tế thế giới: - Thông qua hoạt động nhập khẩu các quốc gia trên thế giới có điều kiện hiểu rõ về phong tục tập quán, văn hoá chính trị … về nhau hơn. Qua đó sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình hội nhập hoá nền kinh tế giữa các nước, khai thác triệt để về lợi thế so sánh của nước mình và sử dụng các nguồn lực, tài nguyên thiên một cách hợp lý hơn. - Hoạt động nhập khẩu sẽ kích thích việc sản xuất và tiêu dùng trong mỗi nước phát triển hơn. Làm cho khối lượng hàng hoá và nhu cầu trong nề kinh tế thế giới tăng lên, từ đó mức sông của người dân được nâng cao. - Từ hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho các nước kém phát triển hoặc đang phát triển có cơ hội học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, tiếp thu được các thành tựa khoa học kỹ thuật. Phục vụ cho công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước. - Hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho quá trình liên kết kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực được đẩy mạnh hơn. Làm cho quá trình phân công lao động quốc tế diễm ra trên toàn thế giới. Tao uy tín cho mỗi quốc gia thành viên được nâng cao. Các hoạt động đối ngoại khác như bảo hiểm, du lịch, dịch vụ thương mại cũng phát triển nhanh chóng. + Đối với nền kinh tế VIệt Nam: Nước ta là một nước đang phát triển do đó nhập khẩu hnàg hoá là một tất yếu để phục vụ cho quá trình phát triển nền kinh tế, và đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Như vậy hoạt động nhập khẩu có một vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam: 6
  • 7. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com - Nhập khẩu các thiết bị xây dựng sẽ giúp cho quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật được rút ngắn thời gian và công sức. Tạo điều kiện phát triển nền kinh tế với các dây truyền trang thiết bị hiện đại, thông qua nhập khẩu các thiết bị hiện đại sẽ làm cho đội ngũ lao động của nước ta nâng cao tay nghề và kiến thức, các nhà quẩn lý có điều kiện trao dồi những kiến thức về trình độ và công tác quản lý. - Nhập khẩu hàng hoá sẽ làm đa dạng các mặt hàng và chủng loại hàng hoá, người tiêu dùng sẽ lựa chọn được những hàng hoá phù hợp với thu nhập của mình. Qua đó sẽ góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua hoạt động nhập khẩu sẽ bổ xung kịp thời những hàng hoá thiếu hụt trong nước do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ hoặc chưa sản xuất được. - Nhờ nhập khẩu mà ngành sản xuất trong nước sẽ đào thải được các đơn vị có năng lực sản xuất yếu kém không có sức cạnh tranh. Thông qua hoạt động nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới cả công nghệ và cách quản lý để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ra. Tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh thị trường trong nước và dần dần tiến tới xuất khẩu. - Nhập khẩu sẽ tao cơ hội cho nước ta mở rộng được quan hệ ngoại giao với các nước khác. từ đó tranh thủ sự ủng hộ của họ để phát triển kinh tế của mình. + Đối với các doanh nghiệp: - Thông qua hoạt động nhập khẩu các doanh nghiệp phải đổi mới cải tiến công nghệ chất lượng, dịch vụ sản phẩm để tăng sức canh tranh của sản phẩm nội địa. Qua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm đước việc làm, đời sông cán bộ công nhân được nâng cao. - Hoạt động nhập khẩu là hoạt động trên phạm vi quôc tế rất phức tạp vì có sự giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về văn hoá, chính trị, tập quán, ngôn ngữ… Vì vậy, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải luôn 7
  • 8. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com hoàn thiện và đổi mới công tác quản trị kinh doanh, các cán bộ, các cá nhân luôn phải học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ… Điều đó lam,f nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong doanh nghiệp. - Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò làm tăng thế lực và uy tín của công ty cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Lợi nhuận do kinh doanh đem lại cho phép công ty xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đòi sống cán bộ công nhân viên, góp phần giải quyết vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện và phát triển mối quan hệ trong kinh doanh. - Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác, xuaqát phát từ lợi ích cuảe cả hai bên, tạo ra sức mạnh chủ thể trong doanh nghiệp một cách thiết thực. Như vậy nhập khẩu có ý nghiã quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, nó tồn tại như là một nhu cầu cần thiết 1.2. Các hình thức của hoạt động nhập khẩu. 1.2.1. Nhập khẩu thông thường(nhập khẩu trực tiếp). Khái niệm: Hoạt động nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu trực tiếp các hàng hoá dịch vụ mà không qua tổ chức trung giam nào. Đặc điểm: - Doanh nghiệp phải chịu mọi chi phí và rủi ro, trách nhiệm pháp lý về hoạt động nhập khẩu hàng hoá đó. - doanh nghiệp phải chịu mọi nghĩa vụ về thuế liên quan đến hàng hoá nhập khẩu về. - Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận thu dược cao hơn nhiều so với các hình thức nhập khẩu khác. doanh nghiệp nhập khẩu là người 8
  • 9. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com bán hàng trực tiếp cho khách hàng trong nước, vì vậy hàng hoá nhập khẩu về phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp thì doanh nghiệp mới có thu được lãi cao. 1.2.2. Nhập khẩu uỷ thác. Khái niệm: nhập khẩu uỷ thác là hạot động hình thành giữa một doanh nghiệp có vốn và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng lại không có quyền tham gia nhập khẩu trực tiếp, nên phải uỷ thác cho một doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch tiến hành nhập khẩu theo yêu cậu của mình. Bên uỷ thác sẽ tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài để nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên đi uỷ thác và nhận được nhận một khoản thu lao gọi là phí uỷ thác.( Nói cách khác nhập khẩu uỷ thác là doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò trung gian nhập khẩu ). Đặc điểm của nhập khẩu uỷ thác: - Trong hoạt động nhập khẩu này doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, nghiên cứu thị trường…của hàng hoá nhập khẩu mà chỉ đóng vai trò làm đại diện bên uỷ thác giao dịch với nước ngoài, ký kết hợp đồng và làm thủ tục nhập khẩu hàng. Và phải thay mặt bên uỷ thác khiếu nại( nếu có), đòi bồi thường nếu bị tổn thất. - Bên uỷ thác phải tự nghiên cứu thị trường, lựa chon mặt hàng, đối tượng giao dịch và chịu mọi chi phí liên quan. - Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác thì doanh nghiệp chỉ được tính phí uỷ thác chứ không được tính doanh thu và không phải chịu thuế doanh thu. - Khi nhập khẩu uỷ tác thị doanh nghiệp nhận uỷ thác phải lập hai hợp đồng là hợp đồng ngoại thương giữa doanh nghiệp với đối nước ngoài và một hợp đồng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp uỷ thác. - Hình thức nhập khẩu uỷ thác có ưu điểm là mức độ rủi ro thấ, trách nhiệm ít, người đứng ra nhập khẩu phải chịu tránh nhiệm cuối cùng, 9
  • 10. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com không cần bỏ vốn, nhận tiền phí uỷ thác nhanh và ít thủ tục. Nhưng phí uỷ thác không cao. Quy định của chính phủ Việt Nam về nhập khẩu uỷ thác: - Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp nhập khẩu được uỷ thác nhập khẩu hàng hoá phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - việc uỷ thác nhập khẩu và việc nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng nhập khẩu phải có điều kiện do bộ thương mại hướng dẫn cụ thể. - Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên uỷ thác nhập khẩu và bên nhận uỷ thác nhập khẩu do các bên tham gia kí kết thoả thuận. 1.2.3. Nhập khẩu liên doanh. Khái niệm: nhập khẩu liên doanh là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp nhằm phối hợp kỹ năng để giao dịch và đề ra chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu,thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho hai bên theo nguyên tắc lãi cung chia lỗ cùng chịu. Đặc điểm: - So với nhập khẩu thông thường thì nhập khẩu liên doanh giúp cho doanh nghiệp chịu ít rủi ro hơn vì mỗi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi bên cũng tăng lên theovốn góp. Việc phân chi chi phí các loại thuế theo tỷ lệ góp vốn, lỗ lãi tuỳ theo hai bên phân chia. - Trong nhập khẩu liên doanh thì doanh nghiệp đứng ra nhập hàng về sẽ được tính kim nghạch nhập khẩu nhưng hki dưa hàng về tiêu thụ thì chỉ tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ góp vốn à chịu thuế doanh thu trên số hàng đó. - Doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp phải thực hiện hai hợp đồng một là hợp đồng mua hàng với nước ngoài một là hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác. 10
  • 11. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com 1.2.4. Nhập khẩu đổi hàng. Khái niệm: nhập khẩu đổi hàng là một phương pháp trao đổi hàng hoá, trong đó nhập khẩu kết hợp chặt chẽ với xuất khẩu, người bán cũng đồng thời là người mua,lượng hàng trao đi và lượng hàng nhận về có giá trị tương đương nhau. Mục đích của hoạt động nhập khẩu đổi hàng là không chỉ có lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu mà còn để xuất khẩu hàng có lãi. Đặc điểm: - Hàng nhập khẩu và xuất khẩu có sự cân bằng về giá trị hàng giao dịch và cân bằng về điều kiện giao hàng. - Doanh nghiệp nhập khẩu đổi hàng được tính cả kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu, doanh số cả trên hàng xuất nhập khẩu. - Hình thức của hợp đồng nhập khẩu đổi hàng là có thể chỉ lập bằng một hợp đồng với hai danh mục hàng hóa hoặc hai hợp đồng mà mỗi hợp đồng một danh mục hàng hóa. - Trong trường hợp nhập khẩu đổihàng thường có điều kiện đảm bảo đối lưu. Sự đảm bảo này có thể được thực hiện bởi một trong những phương pháp: dùng thư tín dụng, dùng một tài khoản đặc biệt tại ngân hàng, dùng người thứ ba…. 1.2.5. Nhập khẩu tái xuất. Khái niệm: nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu vào trong nước nhưng không phả để tiêu thụ trong nước mà để xuất sang một nước khác nhằm thu được lợi nhuận cao hơn, những hàng nhập khẩu này không qua chế biến ở nước tái xuất. Nhưvậy nhập khẩu tái xuất luôn thu hút ba nước tham gia đó là nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất. Đặc điểm: - Doanh nghiệp tái xuất phải thực hiện hai hợp đồng là mmọt hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu. 11
  • 12. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com - Doanh nghiệp nhập khẩu tái xuất được tính kim ngạnh xuất khẩu và nhập khẩu doanh số bán tínhtrên giá trị hàng xuất khẩu và phải chịu tuế doanh thu. - Hàng hóa nhập khẩu không nhất thiết phải qua nước tái xuất mà có thể chuyểnthẳng sang nước thứ ba nhưng trả tiền phải luôn là nước tái xuất thu tiền từ nước nhập khẩu và trả cho nước xuất khẩu. Nhiều khi người tái xuất còn thu được lợi nhuận từ việc tiền hàngthu nhanh trả chậm. 1.2.6. Nhập khẩu theo đơn nhập hàng Khái niệm: nhập khẩu theo đơn đặt hàng là hình thức đơn vị ngoại thương chịu mọi chi phí và rủi ro để nhập khẩu hàng hóa cho đơn vị đặt hàng trên cơ sở đơn đặt hàng của đơn vị đặt hàng có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền. Đặc điểm: - Đơn vị ngoại thương phải kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài theo đúng đơn đặt hàng về tên hàng, số lượng,quy cách, chất lượng và điều kiện, thời gian giao hàng. - Đối với hình thức này phương thức thanh toán thường áp dụng là: nhờ thu có chấp nhận, có cải tiến. Với các hình thức nhập khẩu đa dạng như trên việc pá dụn hình thức nào cho hợp lý còn phụ thuộc vào bản thân doanh nghiệp nhập khẩu, nhu cầu trong nướ và phù hợp với quy định của pháp luật. 1.3. Khái niệm, vai trò và các hình thức cạnh tranh: -Khái niệm: Ngày nay các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh vầ coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sẹ phát triển mà cồn là một yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, tạo động lực phát triển. Do đó quan điểm cạnh tranh như sau: cạnh tranh là cuộc đấu gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa 12
  • 13. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. Cạnh tranh diễn ra ở mọi nơi và ở mỗi nơi một hình thái cạnh tranh lại có đặc điểm riêng và phạm vi riêng. Để hiểu được cạnh tranh chúng ta có thể tìm hiểu về khái niệm lợi thế cạnh tranh và môi trường cạnh tranh: Lợi thế cạnh tranh : là một khái niệm cơ bản của quản lý chiến lược, việc tạo ra và giữ được nó là tất cả những gì quản lý chiến lược quan tâm. Lợi thế cạnh tranh là cái làm cho doanh nghiệp khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh như vậy để thu hút khách hàng. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dễ bị soi mói bởi những hành động bắt chiếc của đối thủ. Bởi vì lợi thế cạnh tranh có nghĩa tồn tại những đối thủ cạnh tranh, do vậy chúng ta cần xem xết đến môi trường cạnh tranh để cảm nhận được lợi thế cạnh tranh được phát huy. Môi trường cạnh tranh: có rất ít ngành trên lĩnh vực hoặc doanh nghiệp không phải đương đầu với một hình thức và mức độ cạnh tranh nào đó. Thực tế theo một số nhà nghiên cứu quản lý chiến lược đã mô tả môi trường cạnh tranh hiện nay là một môi trường siêu cạnh tranh,đố là một mức độ cạnh tranh rất khốc liệt và liên tục gia tăng. - Phân loại cạnh tranh. + Căn cứ vào mức độ tính chất cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh hoàn hảo: là có nhiều người mua ngươì bán độc lập với nhau sản phẩm là đồng nhất. Doanh nghiệp định giá cao hơn thì không bán được bất cứ thứ gì vì người mua sẽ mua của người khác. Vì thế doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hỏa không có sức mạnh thị trường, tức là không có khả năng kiểm soát thị trường đối với sản phẩm của mình bán ra. Sản lượng của doanh nghiệp là nhỏ so với cung của thị trường vì thế doanh nghiệp không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng, giá trên thị trường trong cạnhtỷanh hoàn hảo không có cạnh tranh giá cả. 13
  • 14. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Cạnh tranh độc quyền chỉ có một người mua và một người bán duy nhất, sản phẩm là độc nhất, chính sách của doanh nghiệp trong cạnh tranh độc quyền và định giá cao là sản lượng sản xuất ra ít. Tuy nhiên, không có nghĩa là nhà độc quyền có thểư định giá bao nhiêu cũng được. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm và cơ chế quản lý của nhà nước mà độc quyền có thể định giá cao hay thấp để cuối cùng có thể thu được lợi nhuận tối đa. Các nhà độc quyền cũng dùng hình thức cạnh tranh phi giá để thu hút khách hàng. Độc quyền tập đoàn: Sản phẩm có thể giống hoặc khác nhau và chỉ có một số doanh nghiệp sản xuất toàn bộ hoặc hầu hết sản lượng. Tính phụ thuộc giữa các doanh nghiệp là lớn, hành vi của doanh nghiệp này ảnh hưởng đến hành vi của doanh nghiệp khác. Nừu một doanh nghiệp giảm giá sẽ dẫn tới tình trạng phá giá, do đó các doanh nghiệp dễ cấu kết với nhau. Vì cạnh tranh bằng giá không có lợi nên người ta chuyển sang cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm. + Căn cứ vào phạm vi nền kinh tế Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hóa và dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này các doanh nghiệp tìm mọi cách thôn tính lẫn nhau, dành khách hàng về mình. Biện pháp canh tranh chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Giảm chi phí sản xuất nhằm làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất thấp hơn giá trị xã hội để thu được nhiều lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả của cạnh tranh là kỹ thuật sản xuất phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hóa được xác định lại. Cạnh tranh giữa các ngành: Cạnh tranh giữa các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lựo nhuận và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với vốn đầu tư nếu bỏ vào ngành khác. Sự cạnh tranh này dẫn đến doanh nghiệp 14
  • 15. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com đang kinh doanh từ ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành + Căn cứ vào đối tượng kinh tế tham gia vào thị trường Cạnh tranh giữa những người bán với nhau là loại cạnh tránh quyết liệt nhất trên thị trường. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thủ tiêu tranh dành khách hàng và thị trường, khi ấy giá cả sẽ giảm xuống và người mua được lợi. Đây là cuộc cạnh tranh có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa người bán với người mua: người bán và người mua cạnh tranh nhau theo quy luật mua rẻ bán đắt trên thị trường. Người bán muốn bán sản phẩm của mình vơí giá cao người mua muốn mua với giá thấp. Giá cuối cùng chấp nhập được là giá thông nhất giữa người bán và người mua sau quá trình mặc cả với nhau. Cạnh tranh giữa người mua với nhau: Cạnh tranh xảy ra trên cơ sở tranh mua khi cung nhỏ hơn cầu. Do hàng hóa trên thị trường khan hiếm nên người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao để mua được hàng hóa mà họ cần. - Vai trò của cạnh tranh. Mỗi một doanh nghiệp không thể lẩn tránh được cạnh tranh vì như vậy là cầm chắc phá sản, phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh tranh và sẵn sàng linh hoạt sử dụng các công cụ cạnh tranh hữu hiệu của mình. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải: Tối ưu hóa các yếu tố đầu vào cảu sản xuất kinh doanh. Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Nhanh chóng tiếp cận với cơ hội kinh doanh mới Không ngừng phục vụ tốt hơn nhu cầu của ngưiơù tiêu dùng cuối cùng. 15
  • 16. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Cạnh tranh làm cho giá cả phục vụ giảm xuống nhưng chất lượng lại được nâng cao nên kích thích sức mua, làm tăng tốc độ tăng trưeởng của nền kinh tế. Tòm lại, cạnh tranh là sự vươn lên mạnh m,ẽ của nhà sản xuất để sản xuất một cách dễ dàng các loại sản phẩm hàng hóa, chiếm lĩnh mỏe rộng thị trường và thu được lợi nhuận cao. Cạnh tranh làm cho nền kinh tế sản xuất phát triển, là điều kiện quan trọng để phát triển sản xuất tiến bộ khoa học kỹ thuât, giáo dục tính năng độngtháo vát cho các nhà sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh là cho các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và ngày càng cải tiến cách thức sản xuất để đem lại lợi nhuận tối đa nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những vấn đề còn tồn tại cần phải giải quyết như một số nhược điểm của cạnh tranh độc quyền dẫn đến thiệt hại cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, những thủ đoạn lừa bịp, hàng giả, hàng lậu. Doanh nghiệp muốn cạnh tranh được thì bên cạnh việc tìm hiểu thực tế thị trường và những vấn đề liên quan đên đối thủ cạnh tranh, phải có những biện pháp thích hợp trong quá trình phát triển và sản xuất kinh doanh đó là nghiên cứu và ứng dụngcác lý luận về cạnh tranh một cách sáng tạo và phù hợp. - Các công cụ cạnh tranh. + Giá cả: là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của bất cứ một doanh nghiệp nào khi đã tham gia vào thị trường. Theo lý thuyết kinh tế giá cả được xác định của sự giao nhau của cung và cầu, nhưng thực tế doanh nghiệp hoàn toàn có thể định giá cho sản phẩm của mình tùy theo mục đích kinh doanh cụ thể, chỉ cần mức giá đó bù đắp được chi phí sản xuất và phải có lãi. Do vậy doanh nghiệp có thể chọn giá cả làm công cụ cạnh tranh của mình. Trong thương mại để dành được phần thắng trong cuộc chạy đuakinh tế thì các doanh nghiệp thường đưa ra một mức giá thấp hơn của đối thủ cạnh tranh nhằm lôi cuốn khách hàng, tiêu thụ nhiều hơn 16
  • 17. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com hàng hóa và dịch vụ của mình. Các đối thủ có thể phản ứng lại bằng cách hạ giá thấp hơn. Công cụ cạnh tranh này khi đã trở nên gay gắt thì sẽ biến thành cuộc chiến tranh về giá cả giữa các doanh nghiệp. Giá cả được thể hiện như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá của sản phẩm: định giá sản phẩm thấp, định giá ngang thị trường, chính sách định giá cao. Với một mức giá ngang thị trường giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng, nêu doanh nghiệp tìm ra được biện pháp giảm chi phí thì lợi nhuận thu được sẽ tăng. Ngược lại với một mức giá thấp hơn thị trường sẽ thu hút được nhiều khác hàng và tăng sản lượng tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị trường mới. Mức giá doanh nghiệp áp đặt cao hơn mức giá thị trường chỉ sử dụng được khi các doanh nghiệp có tính độc quyền, điều này sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận siêu ngạch. Để chiếm lĩnh được ưu thế trong cạnh tranh doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn các chính sách giá thích hợp cho từng loại sản phẩm, từng thời kỳ trong chu kỳ sản phẩm hay tùy thuộc đặc điểm của thị trường + Chất lượng sản phẩm: Khi thu nhập trong đời sống dân cư ngày càng cao thì cạnh tranh bằng giá xem như không hiệu quả. Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ sẽ là mối quan tâm, của khách hàng nên nếu như hàng hóa có chất lượng thấp thì dù có bán rẻ cũng không thể tiêu thụ được. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chất lượng được thể hiện qua nhiều yếu tố, nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện phát triển mọi yếu tố chất lượng thì vẫn có thể đi sâu khai thác thế mạnh một hoặc một số yếu tố nào đó. Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khách hàng và kỹ thuật cúng như sự bành chướng của các công ty đa quốc gia thì vấn đề canỵh tranh bằng chất lượng càng trở nên gay gắt, Khi các sản phẩm đưa ra thị 17
  • 18. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com trường đều đảm bảo chất lượng cao. Chính vì vậy, đối với các quốc gia có trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế sẽ rất khó có khả năng canh tranh trên thị trường quốc tế. + Dịch vụ khách hàng: Ngoài cạnh tranh bằng giá cả, chất lượng thì trên thực tế doanh còn phải cạnh tranh với nhau bằng dịch vụ. Đây là công cụ cạnh tranh hết sức phổ biến, đó có thể là: Dịch vụ trược khi bán hàng: bao gồm các hoạt động chào hàng, các thông tin về mặt hàng, trưng bày hàng… Dịch vụ trong khi bán hàng: là những hoạt động phục vụ quá trình lựa chọn xem xét quyết định mua hàng của khách hàng. Hàng hóa phải được trưng bày đẹp, hấp dẫn, bán đúng giá liêm yết, giúp đỡ và tư vấn cho khách hàng về cách sử dụng, cung cấp đầy đủ hóa đơn chứng từ, tài liệu cần thiết, giấy bảo hành và các dịch vụ bổ sung. Dịch vụ sau bán hàng: dịch vụ thông tin kỹ thuật, đưa hàng đến nhà cho khách hàng, hướng dẫn sử dụng, lắp đặt, bảo hành… Cạnh tranh bằng dịch vụ khách hàng ngày càng được sử dụng rộng rãi và đa dạng hơn nhất là khi lĩnh vực dịch vụ đang tăng dần tỷ trọng và cơ cấu của nền kinh tế. Cạnh tranh bằng dịch vụ có hiệu quả rất cao vì khi đó khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng và khi đó sẽ có cảm tình với sản phẩm của doanh nghiệp. + Cạnh tranh bằng nghệ thuật phân phối tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình ản xuất kinh doanh. Đây là giai đoạn thực hiện bù đắp chi phí và thu lợi nhuận. Việc đầu tiên của việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối sản phẩm một cách hợp lý, có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng để nhanh chóng giải phóng nguồn hàng để bù đắp chi phí và thu hồi vốn. Kênh phân phối phải tạo được sự phối hợp ăn ý giữa các rthành viênkhông vì quyền lợi của 18
  • 19. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com thành viên này mà làm tổn hại đến toàn bộ hệ thống kênh phân phối. Kênh dài hay ngắn là phụ thuộc vào mục tiêu phân phối của doanh nghiệp. Thông thường có 3 kênh phân phối sau: Kênh trực tiếp: người sản xuất – người tiêu dùng cuối cùng Kênh gián tiếp: người sản xuất- người bán lẻ- người tiêu dùng cuối cùng. Kênh gián tiếp dài: người sản xuất- người bán buôn- người bán lẻ- người tiêu dùng cuối cùng. Việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc điểm kinh tế kỹ thuất của sản phẩm cần tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách với thị trường, địa hình, hệ thống thông tin của thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân tích các đặc điểm trên doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống kênh phân phối hợp lý đạt hiệu quả cao. - Các đối thủ cạnh tranh. Để có thể tồn tại và phát triển được trên thương trường thì các doanh nghiệp buộc phải nghiên cưu đối thủ cạnh tranh của mình để từ đó tìm ra được điểm mạn điểm yếu và tìm ra những biện pháp khắc phục nhược điểm của mình. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh dưới 2 góc độ: + Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh dưới góc độ ngành kinh doanh: Đối thủ cạnh tranh được xác định là những doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm giống nhau hoặc cung cấp cùng một loại dịch vụ giống nhau. Những đối thủ cạnh tranh trong một ngành sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giống nhau hoặc rất giống nhau. Hơn thế nữa những ngành này hoặc ngành khác có thể được mô tả theo số người bán và tiêu chuẩn sản phẩm. Lượng người bán và mức độ khác biệt của sản phẩm, dich vụ sẽ ảnh hưởng đến cường độ cạnh tranh của ngành. + Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh dưới góc độ nhóm chiến lược: Trong một ngành có thể thấy ít nhất hoặc một số nhóm chiến lược phụ 19
  • 20. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com thuộc và những yếu tố chiến lược nào là quan trọng đối với những nhóm khách hàng khác nhau. Ví dụ hai nhóm yêu tố chiến lược thường được dùng để phân nhóm các đối thủ cạnh tranh là giá cả và chất lượng bởi vì chúng rất quan trọng đối với khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh có thể được phân nhóm theo những chiến lược giá cả, chất lượng của họ cùng với những ai tuân thủ những phương pháp giống nhau hoặc tương tự như trong một nhóm chiến lược giống nhau. Những yếu tố chiến lược quan trọng sử dụng để xác định các đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp là rất khác nhau đối với mỗi ngành. Theo phương pháp này, khái niện nhóm chiến lược là quan trong để hiểu được ai là đối thủ cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh gần nhất của doanh nghiệp là những ai ở trong nhóm chiến lược của doanh nghiệp đó. Mặc dù cạnh tranh có thể xuất phát từ những doanh nghiệp cùng ở trong nhóm chiến lược, nhưng mức độ cạnh tranh từ góc độ này phụ thuộc vào việc mỗi đối thủ cạnh tranh có thể xây dựng lợi thế canh tranh bên vững một cách hiệu quả như thế nào vào chiến lược. Cho dù chúng ta có thể định nghĩa đối thủ cạnh tranh như thế nào, sự thực là có các doanh nghiệp khác đang hoạt động tích cực để giành lấy khách hàng, tài nguyên và những kết quả khác. Mỗi doanh nghiệp này đều có những nguồn lực và khả năng cố gắng khai thác. 1.4. Sức cạnh tranh của hàng hoá và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. 1.4.1. Sức cạnh tranh của hàng hoá -Khái niệm. Sức cạnh tranh của hàng hóa được hiểu là tất cả các đặc điểm, yếu tố,tiềm năng mà sản phẩm đó có thể duy trì và phát triển vị trí của mình trên thương trường cạnh tranh một cách lâu dài và có ý nghĩa. 20
  • 21. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Sức cạnh tranh của hàng hóa được xác định dựa vào các ưu thế của nó. Ưu thế cạnh tranh được hiểu như là những đặc tính hoặc những thông số của sản phẩm nhờ đó mà sản phẩm có được sự ưu việt, sự vượt trội hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Ưu thế cạnh tranh của hàng hóa thể hiện ở sự phân biệt hóa sản phẩm. Để đánh giá được một sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh hay không thì cần phải dựa vào một số công cụ sau: ` Giá thành sản phẩm và lợi thế về chi phí. ` Chất lượng sản phẩm và khả năng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. ` Các dịch vụ đi kèm theo sản phẩm. - Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh. + Các chỉ tiêu định tính: ` Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm: Sản phẩm của công ty thể hiện sức cạnh tranh ở chỗ nó được khách hàng đánh giá như thế nào trên thị trường, tốt hay xấu, xu hướng tiêu dùng đối với sản phẩm đó dài lâu hay không. Nừu khách hàng đánh giá sản phẩm đó là tốt và có nhu cầu tiêu dùng trong thời gian dài thì chứng tỏ sức cạnh tranh của sản phẩm đó là tốt. Cơ cấu sản phẩm của công ty thể hiện sức cạnh tranh ở chỗ sản phẩm có đa dạng, phong phú về chủng koại hay không? Nếu sản phẩm phong phú và đa dạng thì khả năng cạnh tranh cao hơn nuững sản phẩm yếu kém hơn về cơ cấu. Như vậy, dựa vào sản phẩm và cơ cấu của sản phẩm của công ty chúng ta biết được phần nào tình hình kinh doanh của công ty và biết được khả năng cạnh tranh về sản phẩm của công ty ở mức độ nào. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thay đổi sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của mình một cách thích hợp theo nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng để năng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đó. 21
  • 22. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Không một doanh nghiệp nào hoạt động trên thị trường mà lại không có sản phẩm kinh doanh cho dù là hữu hình hay vô hình. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải làm cho snả phẩm của mình thích ứng được với thị trường một cách nhanh chóng thì mới có thể tiêu thụ hết trên thị trường, mở rộng thị trường để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghịêp. Để có thể cạnh tranh với đối thủ trên thị trường, doanh nghiệp phải luôn thực hiện đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm. Sản phẩm của doanh nghiệp phải luôn được hoàn thiện không ngừng để có thể theo kịp nhu cầu thị trường bằng cách cải tiến các thông số chất lượng, mẫu mã, bao bì đồng thời tiếp tụcc duy trì các loại sản phẩm hiện đang là thế mạnh của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Đa dạng hoía sản phẩm không chỉ để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thị trường, thu được nhiều lợi nhuận mà còn là một biện pháp phân tán rủi ro trong kinh daonh khi mà cuộc cạnh tranh càng trở nên gay gắt và quyết liệt. Đi đôi với việc đa dạng hoá sản phẩm, để đảm bảo đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp có thể thực hiện trọng tâm hoá sản phẩm vào một số loại sản phẩm nhằm cung cấp cho một nhóm người hoặc một vùng thị trường nhất định của mình. Trong phạm vi này, doanh nghiệp có thể phục vụ một cách tốt hơn, có hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh và như vậy, doanh nghiệp đã tạo được một bước rào chắn, đảm bảo giữ được thị phần của mình trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, tạo ra nét độc đáo riêng cho mình để thu hút, tạo sự hấp hẫn cho khách hàng vào các sản phẩm của mình, nâng cao uy tín doang nghiệp. Như vậy, sản phẩm và xác định cơ cấu sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. ` Chất lượng của sản phẩm: 22
  • 23. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Chất lượng của sản phẩm cũng là một chỉ tiêu định tính phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm. Nếu chất lượng của sản phẩm là tốt chứng tỏ sức cạnh tranh của sản phẩm là cao và ngược lại, chất lượng của snả phẩm xấu thì sức cạnh tranh của sản phẩm thấp. Như vậy, việc doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là hệ thống nội tại của sản phẩm được xác dịnh bắng các thông số có thể đo được hoặc so sánh được thoả mãn các diều kiện kỹ thuật và các yêu cầu nhất định của người tiêu dùng và xã hội. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế tới tổ chức sản xuất và ngay cả sau khi tiêu thụ hàng hoá và chịu tác động của nhiều yếu tố: công nghệ, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, trình đọ tay nghề lao động, trình độ quản lý. Chất lượng sản phẩm là một vấn đề sống còn đối với một doanh nghiệp. Một khi chất lượng sản phẩm không được đảm bảo thì cũng có nghĩa là doanh nghiệp bị mât khách hàng, mất thị trường và nhanh chóng đi đến chỗ suy yếu và bị phá sản. Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, một quan niệm mới về chất lượng đã xuất hiện: Chất lượng sản phẩm không chỉ là tốt, bền, đẹp mà nó ccòn do khách hàng quyết định. Quản lý chất lượng sản phẩm là yếu tố chủ quan còn sự đánh giá của kháchhàng mang tính khách quan. Đây là một quan niệm mới xuất phát từ thực tế là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên quyết liệt hơn. Chất lượng sản phẩm thể hiện tính quyết định khả năng cạnh chất tranh của doanh nghiệp ở chỗ: o Nâng cao lượng sản phẩm sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. 23
  • 24. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com o Sản phẩm chất lượng cao sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, kích thích khách mua hàng và mở rộng thị trường o Chất lượng sản phẩm cao làm tăng khả năng sinh lời, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy tất cả các doanh nghiệp thành đạt trong kinh doanh đều có thái độ tích cực trong quản lý chất lượng sản phẩm. Nguyên tắc chung của họ la đảm bảo chất lượng tuyệt đối với độ tin cậy cao khi sử dụng và lòng trung thành trong quan hệ buôn bán. Để tồn tại và chiến thắng trong cạnh ranh, doanh nghiệp cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm. ` Dịch vụ khách hàng: Bao gồm dich vụ trước, trong và sau khi bán sản phẩm cho khách hàng. doanh nghiệp cần phải thức hiện đầy đủ các dịch vụ này ngày càng tốt hơn thì sẽ tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng và ngày càng nhiềukhách hàng trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Có như thế sản phẩm của doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường. ` Hình ảnh của doanh nghiệp: Được xác định dựa trên uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng. Nếu uy tín của doanh nghiệp đảm bảo chất lượng hang hoá và các dịch vụ khác tốt, khách hàng sẽ tin tưởng chọn mua phẩm của doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp có lợi thế trong cạnh tranh, các đối thủ khác muốn lôi kéo các khách hàng này của họ cần có thời gian, chi phí. Hình ảnh của doanh nghiệp rấtquan trọng trong cạnh tranh, nó giúp doanh nghiệp duy trì và giữ vững thị trường, chống sự lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh, và hình ảnh của doanh nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức cạnh tranh của sẩnhẩm doanh nghiệp. Hình ảnh của doanh nghiệp tốt sẽ đồng nghĩa với sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tốt và giá cả vừa phải, thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng. + Chỉ tiêu định lượng: ` Thị phần của doanh nghiệp: 24
  • 25. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com *Thị trường của công ty so với toàn bộ thị trường Công thức tính: Thị phần của công ty Doanh thu của công ty .100% = So với toàn bộ thị trường Doanh thu toàn bộ thị trường Ý nghĩa kinh tế: Thị phần này cho ta biết khả năng chấp nhận của thị trường với mặt hàng doanh nghiệp đang sản suất kinh doanh như thế nào? Thị phần lớn hơn chứng tỏ nó được khách hàng ưa chuộng và đáng giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh. Những doanh nghiệp có thị phần lớn ở mặt hàng nào đó là những doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến để sản xuất mặt hàng đó nhằm đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp, đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng. Thị trường của doanh nghiệp so với toàn bộ thị trường mà lớn chứng tỏ doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn, có khả năng đánh bại đối thủ cạnh tranh và phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. *Thị phần của công ty so với phần khúc mà nó phục vụ Công thức tính: Thị phần của công ty so Doanh thu của công ty .100% = Với phần mà nó phụcvụ Doanh thu của toàn khúc thi trường Ý nghĩa kinh tế: Xuất phát từ nguồn lực là có hạn và nhu cầu của khách hàng thì đa dạng, nhu cầu của người này không giống nhu cầu của người kia và nhu cầu của nhóm khách hàng ở các quốc gia khác nhau cũng thường không giống nhau do các đặc điểm về văn hoá, thói quen tiêu dùng. Nên để có thể cạnh tranh thành công doanh nghiệp không thể phục vụ tất cả người tiêu dùng ở mọi nơi mà doanh nghiệp thường phải xác định cho mình một thị trường mục tiêu phù hợp với tiềm lực ccủa chính mình. Trên thị trường mụctiêu của doanh nghiệp đôi khi cũng có rất nhiều đối thủ cạnh 25
  • 26. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com tranh, thị phần của công ty do với phần khúc mà nó phục vụ cũng phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm công ty so với đối thủ cạnh tranh. Nếu thị phần của cong ty lớn hơn chứng tỏ sản phẩm của công ty được khách hàng chấp nhận, được ưa thích hơn so với đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó tốc độ tăng các năm cũng cho thấy khả năng cạnh tranh của sản phẩm của công ty. Nếu tốc độ cao chứng tỏ sản phẩm của công ty ngày càng được chấp nhận, có khả năng đánh bại đối thủ cạnh tranh. * Thị phần tương đối: Công thức tính : Thị phần tương đối Doanh số của công ty .100% = Doanh số của đối thủ mạnh nhất Ý nghĩa kinh tế: Nó cho biết vị thế của công ty trên thị trường như thế nào. ` Giá thành và giá cả của sản phẩm Đây cũng là một chỉ tiêu định lượng cho biết sứ cạnh tranh của sản phẩm. Nếu giá thành và giá cả sản phẩm của công ty mà nhỏ hơn nhiều so với đối thủ cạnh tranh khác thì sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh cao hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và ngược lại. ` Tỷ lệ doanh thu của công ty so với đối thủ mạnh nhất Qua chỉ tiêu này cho biết vị thế và khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Thể hiện ở mức độ cạnh tranh của côn ty đến đâu, công ty có thể vượt qua được đối thủ cạnh tranh nào và khả năng trong tương lai tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ có xu hướng như thế nào. - Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh hàng hoá. Điểm cốt yếu của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh là liên hệ công ty với môi trường của nó. mặc dù môi trường liên quan là rất rộng, bao gồm cả các lực lượng kinh tế lẫn xã hội thì mảng quan trọng nhất của 26
  • 27. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com môi trường đó là ngành kinh tế nơi mà các hoạt động cạnh tranh của công ty đang diễn ra. Cấu trúc ngành có một ảnh hưởng lớn sự việc xác định những điều luật của cuộc chơi cũng như các chiến lược có khả năng có được đối với công ty. Các lực lượng bên ngoài nganh cần được kể đến trước hết la ở các mối quan hệ, bởi vì các lực lượng đó thường ảnh hưởng đến toàn bộ các hãng ở trong ngành. Chìa khoá thành công nằm ở khả năng khác biệt của hãng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa các lực ượng đó. Dưới đây ta xem xét các nhân tố ảnh hưởng đén sức cạnh tranh của hàng hoá qua mô hình của Michael. E. Porter. Porter đã đưa ra khái niệm cạnh tranh mở rộng, theo đó cạnh tranh trong một ngành phụ thuộc vào 5 lực lượng: các đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế, người cung ứng, khách hàng và những đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành. Bốn lực lượng đầu được xem như là lực lượng bên ngoài và cuộc cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong một ngành được xem là cuộc cạnh tranh quyết liệt nhất. Năm lực lượng cạnh tranh- nguy cơ nhập cuộc đối thủ cạnh tranh mới, mối đe doạ từ sản phẩm thay thế, quyền lực của người mua, quyền lực của người cung ứng và cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện thời- phản ánh thực tế là cạnh tranh rong một ngành liên quan không chỉ các bên đã xác định. Khách hàng, người cung ứng, người thay thế, các đối thủ mới tất cả đều là đối thủ cạnh tranh đối với các hãng trong ngành và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể có thể nổi trội hơn một chút hoặc kém hơn một chút so với các đối thủ khác. Cuộc cạnh tranh với nghĩa rộng này có thể được gọi là cạnh tranh mở rộng. + Nguy cơ nhập cuộc: Nguy cơ nhập cuộc vào một ngành phụ thuộc vào những nhập cuộc thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đoán được. nếu tất cả barie cao hoặc nếu đối thủ mới có thẻ dự đoán sự suy tính trả đũa quyết liệt của các đối thủ hiện thời đang 27
  • 28. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com quyết tân phòng thủ thì nguy cơ nhập cuộc sẽ thấp. Có 6 nguồn barie nhập cuộc chủ yếu sau: *Tính kinh tế nhờ quy mô: Tính kinh tế nhờ quy mô sản xuất coi sự giảm xuống về chi phí cho một đơn vị sản phẩm là do sự tăng lên tuỵêt đối trong một thời kỳ về khối lượng sản phẩm. Tính kinh tế nhờ quy mô ngăn cản sự nhập cuộc do bắt những đối thủ mới vào cuộc với quy mô lớn và phải mạo hiểm với những phản ứng mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh hiện đang tồn tại hoặc vào cuộc với quy mô nhỏ và chấp nhận sự bất lợi về chi phi, cả hai đều là sự lựa chọn không monh muốn. *Tính dị biệt của sản phẩm: chỉ rằng các hãng tồn tại đã có danh tiếng và sự tin cậy của khách hàng, công tác quảng cáo trong quá khứ, hoẵ dơn giản vì nó là hãng đầu tiên của ngành. Tính dị biệt tạo nên barie nhập cuộc vì nó bắt buộc các đói thủ mới phải làm nhiều để vượt qua sự trunh thành hiện tại của khách hàng. Những nỗ lực này thường kéo theo những khoản lỗ cho việc khởi đầu vì phải kéo dài thời gian. Những đầu tư nhằm xây dựng tiếng tăm cho hãng là rất mạo hiểm vì sẽ không có một chút giá trị đền bù nào nếu viêvj nhập cuộc thất bại. *Những đòi hỏi về vốn: Sự cần thiết phải đầu tư những nguồn lực tài chính lớn để cạnh tranh cũng tạo lên một barie nhập cuộc, đặc biệt trong trường hợp vốn đó không giành cho sự mạo hiểm, hoặc cho những chi phí quảng cáo trứơc không bù đắp được, hoặc cho việc nghiên cứu và tạo sản phẩm mới. *Chi phí chuyển mối: Các chi phí đổi mối tạo nên barie nhập cuộc, có nghĩa là chi phí mà người mua phải trả một lần cho việc thay đổi từ việc mua sản phẩm của người cung ứng này sang sản phẩm của người khác. Chi phí đổi mối có thể bao gồm các chi phí đào tạo nhân viên, giá của các thiết bị mới kèm theo, chi phí và thời gian để kiểm tra và c ng vị trí thuận lợi, trợ cấp của chính phủ, biểu đồ kinh nghiệm và học hỏi. + Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại: 28
  • 29. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Một số hình thức cạnh tranh, rõ nhất là cạnh tranh vè giá, rất không ổn định và có khảt năng làm giảm lợi nhuận của toàn ngành. Các đối thủ cạnh tranh rất nhanh chóng và dễ dàng bắt chớc các hành động giảm giá, và một khi bắt chước theo như vậy. chúng đã hạ doanh thu của tất cả các hãng trừ khi độ co giãn của cầu là đủ lớn. ngược lại các cuộc chién tranh vè quảng cáo có thể làm tăng nhu cầu và làm tăng mức độ dị biệt của sản phẩm trong ngành có lợi ích cho tất cả các hãng. Cuộc tranh đua trong một ssố ngành được đặc trưng qua một số giai đoạn như “ Sẵn sàng nghênh chiến”, “chiến đấu”, “tiêu diệt” trong khi ở một số ngành khác nó được gọi là “lịch sự” hoặc “quân tử”. Cạnh tranh khốc liệt là kết quả của một loạt các yếu tố tác động lẫn nhau *Các đối thủ cạnh tranh đông đảo hoặc bằng vai phải lứa: Khi số hãng dông đảo, khả năng có sự lộn xộn là lờn và mọt ssố hãng có thể tin tưởng theo thói quen là họ có thể dich chuyển mà không bi nhận thấy. Thậm chí khi có một số hãng, nếu chung khá là cân bằng với nhau xét về quy mô và thực lực thì vẫn có sự không ổn định bởi vì chúng có lẽ là thiên hướng đối chọi vói nhau và có các nguồn lực để chống đỡ và trả đũa kịch liệt. ngược lại khi ngành có mức tập trung hoá cao, hay bị điều khiển bởi một hoặc một số ít hàng thì có ít sự nhầm tưởng vè sức mạnh, và hãng hoặc những hãng dẫn đầu có thể ấn định trật tự cũng như có thể đảm trách vai trò sắp sếp phối hợp trong ngành quấcc công cụ như vai trò dẫn đầu về giá. *Tốc độ tăng trưởng chậm của ngành: Tốc độ tăng trưởng chậm biến của cạnh tranh của các hãng đang muốn mở rộng thành một cuộc phân chia thị trường. Cuộc cạnh tranh về thị trường sẽ sôi động hơn rất nhiều so với trường hợp khi tốc độ tăng trưởng của ngành đảm bảo những kết quả cao hơn trong khi chỉ cần theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành, mà khi các nguồn lực về quản lý và tài chính sẽ được dùng vào việc mở mang phát triển cùng với toàn ngành. 29
  • 30. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com *Chi phí cố định và chi phí lưu kho: Chi phí cố định cao gây áp lực lớn buộc các hãng phải khai thác hết năng lực sản xuất và khi năng lực sản xuất dư thừa thì điều đó thường dẫn đến việc giảm giá một cách mạnh mẽ. Chi phí cô định được coi là cao trong trường hợp mà sản phẩm nếu đã sản xuất ra sẽ rất khó hoặc rất tốn kém để lưu kho. Khi đó các hãng rất dẽ bị cuốn vào trào lưu giảm giá nhằm tăng lượng bán. *Sự thiếu vắng về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển mối: Khi một sản phẩn hoặc một dịch vụ nào đó được chấp nhận trên thị trường như một hangf hoá hoặc gần như một loại hàng hoá thì việc lựa chọn của người mua chủ yếu dựa vào giá cả và cách thức phục vụ, kết quả là gây ra một cuộc cạnh tranh sống còn về giá cả cũng như là cung cách phục vụ. *Năng lực sản xuất tăng thêm với mức vốn: Khi tính hiệu quả nhờ quy mô đòi hỏi phải tăng năng lực sản xuất với mức lớn thì phần năng lực sản xuất đểtăng thêm có thể đồng thời phá huỷ sự cân bằng cung cầu, đặc biệt khi có nguy cơ co cụm của các năng lực sản xuất bổ sung này. *Các đối thủ cạnh tranh đa dạng: Các đổi thủ cạnh tranh đa dạng về chiến lược, về nguồn vốn, về con người. Các mỗi quan hệ vơi công ty mẹ của họ có những mục đích khác nhau và chiến lược cạnh tranh khác nhau. *Đặt cược chiến lược cao: Cuộc cạnh tranh trong ngành cành trở nên sôi động hơn nếu một loạt các hãng đặt cược những địnhk mức giá cao váo sự thành công trong cuộc cạnh tranh này. Các Barie bỏ cuộc cao: Các Barie bỏ cuộc là các yếu tố kinh tế , chiến lược và tinh thần có tác dụng giữ các công ty ở lại cạnh tranh trong ngành cho dù họ có thể kiếm được rất ít lợi nhuận hoặc thậm chí có thể lỗ. + Áp lực từ sản phẩm thay thế Xét theo nghĩa rộng thì các hãng trong một ngành phải cạnh tranh với các ngành sản xuất ra các sản phẩm thay thế. Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt ngưỡng tối 30
  • 31. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com đa cho mức giá mà các hãng trong ngành kinh doanh có lãi. Khả năng lựa chọn về giá cả của các sản phẩm thay thế càng hấp hẫn thì ngưỡng chặn trên đối với lợi nhuận của ngành càng vững chắc hơn. Trong một chừng mực nhất định, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế làm giảm đi sức cạnh tranh của hành hoá do tính năng và công dụng của nó. Có thể trong một thời gian sử dụng, người tiêu dùng nhận biết nđược nó không “thay thế” được sản phẩm truyền thống thì sức cạnh tranh của sản phẩm trước lại sẽ cao hơn sức cạnh tranh của sản phẩm thay thế. Sản phẩm tthay thế cũng là một nhân tố đe doạ đến sứccạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp. Sự ra đời của sản phẩm thay thế là tất yếu nhằm đáp ứng được sự thay đổi của thị trường theo đúng hướng ngày càng đa dạng, phong phú và ngày càng cao cấp hơn. Sản phẩm thay tthế luôn được sản xuất trên những dây chuyề công nghệ tiên tiến hơn và rõ rãng nó có nhiều ưu điểm hơn và do đó nó sẽ dần thu hẹp thị trường của các sản phẩm thay thế. Do vậy chính nó sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. Cách khắc phục của các doanh nghiệp là hướng tới sản phẩm mới hay hướng các khách hàng tìm kiếm độ thoả dụng mới. + Quyền lực của người mua Sự khó tính của người mua trong tiêu dùng sản phẩm như đòi hỏi kiểu cách, mẫu mã, chất lượng và giá cả của sản phẩm buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên khi thực hiện nhu cầu này thì sức cạnh tranh hàng hoá của doanh nghiệp này có thể cao hơn, trong khi đó sức cạnh tranh hàng hoa của doanh nghiệp khác lại thấp. Đó cũng là do quy luật cạnh tranh, sự đào thải của cái không phát triển cũng chính là sự sinh sôi của cái mới, phát triển hơn. Người mua cạnh tranh với ngà bắng cách ép giảm giá xuống, mặc cả để có chất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn đồng thời làm cho đối thủ chống lại nhau. Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của ngàh nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Quyền lực của mỗi nhóm khách hàng 31
  • 32. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com của doanh nghiệp phụ thuộc vào một loạt các đặc điểm về tình hình thị trường của nhóm và vào tầm quan trọng của hàng hoá mà khách hàng mua của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng là mạnh nếu họ có các điều kiện sau: o Nhóm tập trung hoặc mua với khoói lượng lớn so với khối lượng bán ra của người bán. o Chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các chi phí hoặc trong các hàng hoá phải mua của nhóm. Khách hàng sẽ có xu hướng chi tiêu hựp lý các Những hàng hoá mà trong nhóm mua của ngành nguồn lực dùng để mua hàng của mình, đặc biệt có lý do giá cả và mua một cách có chọn lọc. o Những sản phẩm mà nhóm mua của doanh nghiệp là theo đúng tiêu chuẩn phổ biến và không có gì khác biệt. Người mua chắc chắn có thể tìm thấy những ngườ cung cấp khác và sẽ có khả năng đẩy doanh nghiệp này chống lại doanh nghiệp khác. Nhóm chỉ kiếm được mức lợi nhuận thấp, lợi nhuận thúc đẩy hạ thấp chi phí mua hàng. Còn đối với nhóm khách hàng có mức lợi nhuận cao nhìn chung ít để ý giá cả hơn. + Quyền lực của người cung cấp Sức ép của người cung ứng mà lờn thì buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn các biện pháp thích hợp nhất để giải quýêt. Ví dụ người cung cấp ép giá nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm cao, làm cho các doanh nghiệp phải chịu một chi phí lớn hơn để sản xuất ra sản phẩm và do đó giá bán có thể cao hơn đối thủ cạnh tranh khác. Vì vậy, làm giảm đi sức cạnh tranh của hàng hoá của doanh nghiệp xuống là rất cần thiết. Với vai trò là người cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, quyền kực của nhà cung ứng được khẳng định thông qua sức ép về giá các yếu tố đầu vào. Những đặc điểm sau của người cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến sức canh tranh trong ngành: 32
  • 33. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com Số lượng người cung ứng: Thể hiện mức cung ứng các yếu tố đầu vào quan trọng và mức lựa chọn nhà cung ứng của các doanh nghiệp cao hay thấp. Nhiều nàh cung cấp tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường nguyên vật liệu, nó có tác dụng làm giảm chi phí đầu vào của các nhà sản xuất. Tính độc quyền của nhà cung ứng tạo ra cho họ những điều kiện để phá giá các nhà sản xuất, gây ra những khó khăn cho việc thực hiện cạnh tranh bằng giá cả. Mối quan hệ giữa các nhà cung ứng và nhà sản xuất: Khi nhà cung ứng đồng thời là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng một tổ chức sản xuất thì tính liên kết nội bộ được phát huy tạo cho nhà sản xuất có điều kiện thực hiện cạnh tranh bằng giá cả. Để giảm bớt ảnh hưởng xấu từ phía các nhà cung ứng doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt với họ, mua của nhiều người trong đó chọn ra một nhà cung ứng chính đồng thời tích cực nghiên cứu tìm ra nguyên vật liệu thay thế. 1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá. - Do xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá. Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới, các hàng rào mậu dịch được dỡ dần, thay vào đó là chế độ tự do mậu dịch. Khi đó, quốc gia nào, doanh nghiệp nào có hàng hoá có chất lượng cao hơn, giá rẻ hơn sẽ được khách hàng chấp nhận, nhứng hàng hoá chất lượng tháp trong khi giá cả cai sẽ bị thải loại dần. Như vậy công cụ để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay của các doanh nghiệp chính là sức cạnh tranh của hàng hoá, là khả năng doanh nghiệp có thể đáp ứng được khách hàng tốt hơn các đối thủ cạnh tranh như thế nào. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia sẽ nhận biết được lợi thế so sánh của mình so với các nước khác, và họ sẽ tập trung vào những lĩnh vực thuộc lợi thế của họ để tối đa hoá lợi ích thu được. Vì vậy, khi 33
  • 34. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com tham gia xuất khẩu hàng hoá, các quốc gia sẽ phát huy tối đa lợi thé của mình để phát triển sản xuất. Việc mở rộng thị trường ra nước ngoài còn giúp đa dạnh hoá ngành nghề ở các nước xuất khẩu, từ đó nhiều công việc được tạo ra, thu nhập của người dân tăng và đời sống nhân dân được cải thiện. Điều này càng khẳng định tầm quan trọng của hoật động xuất khẩu, mà muốn hoạt động xuất khẩu phát triển tức là có thể bán được nhiều hành hoá cho nước ngoài điều đó đồng nghĩa với việc ta sẽ phục vụ khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh, có nghĩa là sức cạnh tranh sản phẩm của ta cao hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Quy luật cạnh tranh là một quy luật kinh tế, quy luật cạnh tranh của nền kinh tê thị trường buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, vươn lên để có thể trụ vững trong cạnh tranh. Theo quy luật, khi tham gia thị trường, giá cả người bán và người mua đều muốn tối da hoá lợi ích của mình. Người mua thì luôn muốn nhận được hàng hoá có chất lượng tốt nhất với giá cả tốt nhất, trong khi người bán lại luôn muốn định giá ở mức độ cao nhất để có thể nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Do đó trên thị trường, người thắng cuộc sẽ là người cung cấp hàng hoá mà người mua thích nhất, có nghĩa là nhà sản xuất phải cho những sản phẩm được coi là có chất lượng cao nhất, song giá thành phải thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, điều đó đồng nghĩa với việc gia tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. - Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Ngày nay, cùng với dự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, chất lượng sản phẩm khong ngừng được nâng cao trong khi giá thành sản xuất ngày càng giảm . Điều này sẽ làm cho ai nắm được công nghệ tiên tiến trong tay sẽ tồn tại và tăng trưởng tốt. Ngược lại, với những công nghệ lạc hậu, sản xuất ra snả phẩm có chất lượng thấp và giá thành cao, nhà sản xuất sẽ bị thua cuộc, bị pha sản và sẽ bị loại khỏi thị trường. Vì vậy, để tồn tại và phất triển doanh nghiệp phải thoả mãn tốt nhu cầu của 34
  • 35. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com khách hàng, tức là sản xuất ra sảnphẩm có chât lượng ngày càng cao và giá cả ngày càng hạ hay nói cách khác sức cạnh tranh của hàng hoá phải được nâng cao cùng với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. - Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty. Việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa là rất quan trọng. Điều này thể hiện qua việc tìm hiểu về khái niệm, chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa. Như vậy, đây là những lý luận hết sức cơ bản mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải nghiên cứư và ứng dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình. Sự trình bày trên thể hiện tính chất phức tạp của cạnh tranh nói chung và cạnh tranh hàng hóa nói riêng. Đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững được lý luận này thì mới có thể đáp ứng được quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. 35
  • 36. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU VÀ SỨC CẠNH TRANH VỀ HÀNG HOÁ CỦA CÔNG TY. 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển. - Công ty Thanh Bình HTC được thành lập Ngày 2 tháng 5 năm 1998. - Theo quyết định số 3506 /QĐ/KHĐT. - Địa chỉ giao dịch: www. thanh binhhtc. com. vn. - Tên giao dịch là THABICO. - Điện thoại: (04) 8771883- 8772790. - Fax: (04) 8771883- 8773995. - Tài khoản: 43222-00- 20117 mởi tại chi nhánh techcombank Hoàn Kiếm – Hà Nội. - Mã số thuế: 01 00595569- 01. - Ngành nghề kinh doanh là: vật tư kim khí. Công ty lúc ban đầu chỉ là công ty thương mại với nhiệm vụ chủ yếu là nhập các mặt hàng về thép sau đó bán cho khách hàng. Thì hiện nay công ty đã phát triển được các ngành nghề kinh doanh như thương mại và sản xuất các mặt hàng về thép công nghiệp theo các đơn đặt hàng của khách hàng. - Chức năng, nhiệm vụ của công ty là kinh doanh các mặt hàng thép công nghiệp: + Thép tấm, thép lá cán nóng, cán nguộn dạng cuộn và kiện. + Thép các bon, thép hợp kim dạng tấm và thanh tròn. 36
  • 37. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com + Thép hình các loại: U –I V –L ... + Cùng với kinh doanh công ty còn có một bộ phận sản xuất, chuyên phục vụ theo yêu cầu của khách hàng về các loại sản phẩm sau thép đó là: thép hình U- C- Z ..., thép tấm, lá theo yêu cầu về kích thước, kiểu dánh chất lượng của khách hàng. - Thị trường đầu vào của công ty chủ yếu là Nga và Nhật Bản, ngoài ra còn các công ty của các nước Dài Loan, Canada, Hàn Quốc... - Thị trường đầu ra của công ty chủ yếu là thị trường miền Bắc, Trung từ Đà Nẵng trở ra. - Qui mô , bộ máy tổ chức lúc thành lập: chỉ có 12 cán bộ công nhân viên, qui mô nhỏ, chưa phân thành cơ cấu rõ ràng. 2.1.2. Bộ máy tổ chức của công ty. Với số lượng ban đầu mới chỉ là 12 cán bộ công nhân viên hiện nay công ty đã có số công nhân viên là gần 60 người. Từ chỗ chưa có bộ máy tổ chức đã có cơ cấu tổ chức rõ ràng với các phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng kế toán tài chính, phòng hành chính, phòng tổ chức nhân sự … Qua 7 năm phát triển công ty đã có cơ cấu bộ máy rõ ràng với các bộ phận chức năng sau: o Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty. Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty Thanh Bình HTC PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG P.TÀI PHÒNG KẾ TRUNG TÂM SX- PHÒNG CHÍNH BAN TỔ HOẠCH KD XNK KẾ TOÁN KHÁC CHỨC SX-KD TỔ TỔ KINH LAO CỬA CỬA TỔ KẾ TỔ HÀNG HÀNG X SX X SX TỔ 37 NGHIỆP TOÁN DOANH ĐỘNG KHO CHỨC KD KD SỐ SỐ 1 SỐ 2 TÀ I TỔNG TIỀN HÀNH SỐ 1 2 VẬN VỤ KẾ TOÁN CHÍNH HỢP LƯƠNG CHÍNH
  • 38. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com - Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy tổ chức: + Giám đốc: là người quyết định thực thi kế hoạch, chiến lược phát triển của công ty. Thông qua sự tích hợp những ý kiến, đánh giá có được từ hệ thống các phòng ban trực thuộc sự quản lý của giám đốc như các phó giám đốc, phòng xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán. Giám đốc có nhiệm vụ chủ yếu là: * Theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Ký các hợp đồng lao động hay thoả ước lao động với công nhân. * Thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng kinh tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Bổ nhiệm miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong từng bộ phận của công ty. * Đại diện cho công ty để giao dịch với cơ quan nhà nước , các tổ chức kinh tế và với tào án về mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty. + Các phó giám đốc: là bộ phận tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch, chiến lược phát triển công ty. Phó giám đốc tổ chức và triển khai các quyết định của giám đốc tới các phòng ban trực thuộc do mình quản lý theo sự phân công của giám đốc. Như các phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trung tâm sản xuất kinh doanh, phòng tổ chức và các phòng ban khác của công ty. + Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc tổ chức thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trên cơ sở mục 38
  • 39. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com tiêu chung của toàn công ty và yêu cầu của của các bộ phận khác đề ra yêu cầu cho bộ phận mình. * Xử lý các vấn đề phát sinh về tài chính tiền tệ, xác định những thế mạnh và điểm yếu của công ty để huy động vốn cho các hoạt đông của doanh nghiệp. * Bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. * Xây dựng kế toán tài chính và thống kê theo pháp lênh hiện hành của nhà nước. * Quản lý sử dụng tài sản, vật tư, hàng hoá, quỹ khấu hao tài sản cố định để mua sắm, xây dựng tranh thiết bị mới, các nguồn vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. * Mở tài khoản tại ngân hàng. * Hoạch toán giá, thành lập và phân tích báo cáo tài chính như : boá cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán… + Phòng tổ chức:là phòng có chức năng tham mưu giúp giám đốc và phó giám đốc phụ trách của công ty tổ chức thực hiện công tác, xây dựng và lựa chọn mô hình tổ chức lao động sao cho phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Và tổ chức bộ máy quản lý đơn vị, cơ cấu bộ máy phải gọn nhẹ, hiệu quả và khoa học, chủ động lập kế hoạch chi tiết và phân công lao động hợp lý. Nhiệm vụ của phòng tổ chức: * Thực hiện tuyển dụng lao động, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Sử dụng cán bộ đúng năng lực chuyên môn. * Thực hiện chế độ khen thưởng đúng mức, xây dựng kế hoạch tiền lương, lựa chọn phương thức trả lương. *Thực hiện phân phói thu nhập cho lao động và công tác chính sách xã hội bảo hộ an toàn lao động. 39
  • 40. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com * Tổ chức thi đua khen thưởng và kỉ luật, giải quyết các đơn thư khiếu nại, thanh tra kiểm tra đảm bảo an toàn trật tự, công tác phòng cháy chữa cháy cho công ty. * Tổ chức các công tác hành chính quản trị, mua sắm các trang thiết bị văn phòng, bố trí nơi làm việc, điện nước, tổ chức công tác dịch vụ văn phòng. + Phòng xuất nhập khẩu: có chức năng là tham mưu cho giám đốc về các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế. Chức năng của phòng xuất nhập khẩu là thu thập thông tin về các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh trên thị trường quốc tế, để tìm ra các khách hàng tiềm năng cho công ty. Và chuẩn bị các công tác cho việc kí kết hơp đồng kinh doanh quốc tế. + Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh: có nhiệm vụ và chức năng lập kết hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu cho phó giám đốc tham khảo trình lên giám đốc và báo cáo kết quả kinh doanh của các cửa hành kinh doanh lên phó giám đốc phụ trách. Và nhận nhiệm vụ của mình theo quyết định của phó giám đốc phụ trách. + Trung tâm sản xuất kinh doanh: có chức năng giám sát các xưởng sản xuất , tổ kho vân, tổ nghiệp vụ kỹ thuật để báo cáo lên phó giám đốc phụ trách. Nhiệm vụ của trung tâm sản xuất kinh doanh là tổ chức cho các xưởng sản xuất của công ty, sản xuất ra các sản phẩm theo chỉ thị ơ trên. và tổ chức kho vận để nhập hàng hoá về bảo quản hoặc sản xuất. Và giao nhiệm vụ cho tổ nghiệp vụ kĩ thuật kiểm tra các sản phẩm trước khi xuất xưởng, cũng như kiển tra chất lượng sản phẩm mua về nhập kho. o Mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy tổ chức: Do công ty Thanh Bình HTC là một công ty tư nhân, nên trong bộ máy tổ chức giám đốc là người có quyền cao nhất và quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Giám đốc thu thập thông tin từ các phòng các phó giám 40
  • 41. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com đốc và các phòng ban trong công ty, từ đó ra các quyết định để các phòng ban thực hiện nhiệm vụ. Còn các phó giám đốc tham mưu cho giám đốc về các kế hoạch phát triển công ty, và điều hành các phòng ban trực thuộc mình quản lý. Thu thập các thông tin từ các phòng ban đó để hỗ trợ cho giám đốc trong việc ra các quyết định. Các phòng ban: phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trung tâm sản xuất kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức, và các phòng ban khác sẽ nhạn các nhiệm vụ của mình từ cấp trên để chỉ đạo cấp dưới của mình thực hiện nhiệm vụ. Và thu thập thông tin từ các đơn vị thuộc mình quản lý để báo cáo lên cấp trên. Như Phòng kế hoạch sản xuất thu thập thông tin từ các cửa hàng kinh doanh sau đó lập kế hoach kinh doanh báo cáo cho phó giám đốc phụ trách. Trung tâm sản xuất kinh doanh thì nhận các kế hoạch sản xuất từ phó giám đốc phụ trách, sau đó giao kế hoạch cho từng xưởng sản xuất. Phân việc cho tổ kho vận giao và chuyển hàng, tổ nghiệp vụ kỹ thuật kiểm tra các sản phẩm. Phòng xuất nhập khẩu thì tìm kiếm thông tin thị trường và tìm các nhà cung cấp tiềm năng báo cáo cho giám đốc. Và chuẩn bị các công tác đàm phán, dao dịch và soạn thảo hợp đồng cho giám đốc ký kết với bên nước ngoài. Phòng tài chính kế toán tổng hợp các số liệu thống kê về mua bán các mặt hàng qua đó báo cáo cho giám đốc biết được tình hình tài chính của công ty. 2.1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. - Lĩnh vực kinh doanh của công ty. Số lĩnh vực kinh doanh qua các năm: khi mới thành lập thì lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty chỉ là thương mại( nhập các sản phẩm thép 41
  • 42. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com công nghiệp về phân phối cho các công ty trong nước). Đến năm 2000 thì công ty đã có nhà máy sản xuất thép, và đã sản xuất các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Như vậy từ năm 2000 đến nay công ty đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh về cả thương mại và sản xuất các mặt hàng thép công nghiệp. Cơ cấu của số lĩnh vực kinh doanh: Hiện nay công ty kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu khoảng 80% là thương mại. Còn 20% là dùng cho quá trình sản xuất các sản phẩm phục vụ theo yêu cầu của khách hàng. - Danh mục các mặt hàng mà công ty sản xuất kinh doanh. + Thép tấm, thép lá cán nóng, cán nguộn dạng cuộn và kiện. + Thép các bon, thép hợp kim dạng tấm và thanh tròn. + Thép hình các loại: U –I V –L ... + Cùng với kinh doanh công ty còn có một bộ phận sản xuất, chuyên phục vụ theo yêu cầu của khách hàng về các loại sản phẩm sau thép đó là: thép hình U- C- Z ..., thép tấm, lá theo yêu cầu về kích thước, kiểu dánh chất lượng của khách hàng. - Nguồn cung cấp các mặt hàng cho công ty: chủ yếu là các doanh nghiệp của Nga và Nhật Bản, ngoài ra còn các công ty của các nước Dài Loan, Canada, Hàn Quốc.. - Những đặc tính của nguyên vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của công ty: Do đặc tính của các mặt hàng thép công nghiệp nhất là các hàng cán nguội rất khó bảo quản ( rất dễ bị rỉ ). Mà khí hậu của nước ta là khí hậu ẩm nên công việc bảo quản rất kho khăn và tốn kém. Mặt khác các mặt hàng về sắt thép này thường có trong lượng lớn nên việc vận chuyển cũng gây rất nhiều khó khăn và cước phí vận chuyển gây tốn kém. - Thị trường mua bán chủ yếu của công ty: Thị trường đầu vào của công ty chủ yếu là Nga và Nhật Bản, ngoài ra còn các công ty của các nước Đài Loan, Canada, Hàn Quốc...Đây là 42
  • 43. http://luanvan.forumvi.com email: luanvan84@gmail.com các nước có nền công nghiệp phát triển nên các mặt hàng nhập về rất có chất lượng. Thị trường đầu ra của công ty chủ yếu là thị trường miền Bắc, Trung từ Đà Nẵng trở ra. Vì công ty có nhà máy và xưởgn sản xuất ở Hà Nội nên các khách hàng của công ty đa số ở miền bắc. - Công nghệ và thiết bị của công ty. Công nghệ và các loại thiết bị hiện tại của công ty: công ty đã đầu tư được các loại máy móc nhà xưởng khoảng 3,5- 4 tỷ đồng để phục vụ cho quá trình sản xuất. Đó là các máy móc công nghệ nhập của Nhật Bản tương đối hiện đại so với công nghệ trong nước,nhưng so với công nghệ của thế giới thì công nghệ nay cũng đã lỗi thời. Do đó, công nghệ và thiết bị của công ty vừa thế mạnh vừa là khó khăn của công ty so với thị trường trong nước. - Cơ cấu lao động của công ty: Đội ngũ lao động của công ty gần 60 người hầu hết là trẻ, và trong công ty các cán bộ công nhân viên chủ yếu là nam với nghề quản trị kinh doanh và công nhân sản xuất. Trong số đó thì cán bộ có trình độ đã qua đại học, còn công nhân là động trong nhà máy có trình độ từ phổ thông đến cao đẳng. - Các nguồn vốn và cơ cấu theo nguồn, theo loại vốn qua các năm: Nguồn vốn của công ty hầu hết là vốn của chủ sở hữu và vốn vay. Một số là từ lợi nhuận không chia của công ty. Do công ty kinh doanh luôn có lãi qua các năm nên tạo được uy tín với các ngân hàng và các chủ nợ. 2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. - Kim ngạch nhập khẩu. Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu của công ty( 2001- 2003) (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu/ Năm 2001 2002 2003 43