SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 75
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
            KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




                LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP




Giáo viên hướng dẫn:                          Sinh viên thực hiện:
Ths. Nguyễn Thị Kim Phượng                    Đoàn Thị Nam Ninh
                                              MSSV: 4031078
                                              Lớp: Kế toán 01 – K29




                         Cần Thơ, 07 - 2007


                                -1-
LỜI CAM ĐOAN


      Em xin cam đoan là đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu có trong
bài đều có được từ kết quả phân tích hoạt động tín dụng tại cơ quan thực tập, tất
cả là số liệu trung thực và không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.


                                                    Ngày 21 tháng 06 năm 2007
                                                         Sinh viên thực hiện
                                                        Đoàn Thị Nam Ninh




                                       -2-
LỜI CẢM ƠN


       Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, với sự tận tình
giảng dạy của quý thầy, cô trong Khoa KT & QTKD đã trang bị cho em nhiều
kiến thức quý báu. Và trong thời gian qua, được sự giới thiệu của Khoa KT &
QTKD và sự chấp thuận của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quận Cái Răng, em đã thực tập tại Ngân hàng. Trong thời gian này em có cơ hội
để tiếp xúc với công việc thực tế ở Ngân hàng.
       Qua thời gian thực tập tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng đã giúp cho em
có thể thông suốt được những kiến thức đã được học ở trường và công việc thực
tế mà các anh chị trong cơ quan đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trực tiếp
tham gia.
       Đề tài của em sẽ khó hoàn thành nếu không có sự tận tình giúp đỡ của các
cô, chú, anh, chị ở chi nhánh NHN0 & PTNT Quận Cái Răng, những người đã
sẵn sàng cung cấp cho em những thông tin số liệu về ngân hàng có liên quan đến
nội dung mà em đề tài đã sử dụng để nghiên cứu, cũng như sự nhiệt tình giải
thích cho em những thắc mắc về các nghiệp vụ tín dụng. Và đặc biệt là giáo viên
hướng dẫn cô Nguyễn Thị Kim Phượng, người đã trực tiếp hướng dẫn em những
nội dung về đề tài cần nghiên cứu, cách phân tích, đánh giá, xử lý số liệu…đến
cách trang trí, trưng bày.
       Vì thế em xin gởi lời cảm ơn chân thành và lời chúc hạnh phúc đến quý
thầy, cô khoa KT & QTKD trường Đại Học Cần Thơ, các cô, chú, anh, chị ở
Ngân hàng NHN0 & PTNT luôn dồi dào sức khoẻ và thành công trong công việc
cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị
Kim Phượng và chúc cô luôn tràn đầy sức khỏe, gia đình hạnh phúc và thành
công trong công việc.
                                         Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2007
                                                 Sinh viên thực hiện
                                                 Đoàn Thị Nam Ninh




                                      -3-
MỤC LỤC


                                                                                                          Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1
  1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu: ................................................................................. 1
    1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu:.......................................................................... 1
    1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn:................................................................. 2
  1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................... 2
    1.2.1 Mục tiêu chung:....................................................................................... 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể:....................................................................................... 2
  1.3 Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................... 2
  1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ................................. 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 4
  2.1 Phương pháp luận: ........................................................................................ 4
    2.1.1 Khái niệm tín dụng:................................................................................. 4
    2.1.2 Phân loại tín dụng: .................................................................................. 4
      2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay:: ........................................................... 4
      2.1.2.2 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng:........................................................... 4
      2.1.2.3 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:.................................................... 5
    2.1.3 Lãi suất tín dụng:..................................................................................... 5
    2.1.4 Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất:................................................... 5
      2.1.4.1 Khái niệm hộ sản xuất:...................................................................... 5
      2.1.4.2 Đặc điểm hộ sản xuất: ....................................................................... 5
      2.1.4.3 Vai trò của kinh tế hộ: ....................................................................... 6
      2.1.4.4 Các chủ trương, chính sách về tín dụng nông hộ. ............................. 6
    2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng:................... 9
      2.1.5.1 Chỉ tiêu hệ số thu nợ.......................................................................... 9
      2.1.5.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ.................................................. 9
      2.1.5.3 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn................................................. 10
      2.1.5.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ..................................................... 10
  2.2 Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 10
    2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:............................................................... 10

                                                      - vi -
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: ............................................................. 10
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHN0 & PTNT QUẬN CÁI
RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ....................................................................... 11
  3.1 Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội quận Cái Răng:.................................. 11
  3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp:................................................................. 11
  3.3 Quá trình hình thành và phát triển của NHN0 & PTNT quận Cái Răng:.... 12
  3.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự: .................................................................... 13
  3.5 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban: ..................................................... 13
    3.5.1 Giám đốc: .............................................................................................. 13
    3.5.2 Phó giám đốc:........................................................................................ 14
    3.5.3 Phòng kinh doanh:................................................................................. 14
    3.5.4 Phòng kế toán và kho quỹ: .................................................................... 14
    3.5.5 Phòng tổ chức hành chính: .................................................................... 15
    3.5.6 Giám định viên:..................................................................................... 15
  3.6 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHN0 & PTNT Quận Cái
Răng qua ba năm: ................................................................................................ 15
    3.6.1 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NHN0 & PTNT
Quận Cái Răng:.................................................................................................... 15
    3.6.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh:.............................................. 16
       3.6.2.1 Về doanh thu: .................................................................................. 16
       3.6.2.2 Về chi phí: ....................................................................................... 18
       3.6.2.3 Về lợi nhuận: ................................................................................... 18
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI NÔNG HỘ TẠI
NHN0 & PTNT QUẬN CÁI RĂNG ................................................................... 19
  4.1 Khái quát tình hình huy động vốn............................................................... 19
    4.1.1 Vốn huy động:....................................................................................... 19
    4.1.2 Vốn điều chuyển: .................................................................................. 21
    4.1.3 Tổng nguồn vốn: ................................................................................... 21
  4.2 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng................................ 23
  4.3 Phân tích tình hình cho vay nông hộ từ năm 2004-2006. ........................... 23
    4.3.1 Phân tích doanh số cho vay................................................................... 24
       4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn. ..................................................... 24


                                                       - vii -
4.3.1.2 Doanh số cho vay theo đối tượng:................................................... 27
       4.3.1.3 Doanh số cho vay theo phường ....................................................... 31
     4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ. .................................................................... 32
       4.3.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn......................................................... 33
       4.3.2.2 Doanh số thu nợ theo đối tượng ...................................................... 34
       4.3.2.3 Doanh số thu nợ theo phường ......................................................... 36
     4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ. ..................................................................... 37
       4.3.3.1 Dư nợ theo thời hạn......................................................................... 38
       4.3.3.2 Dư nợ theo đối tượng ...................................................................... 38
       4.3.3.3 Dư nợ theo phường.......................................................................... 40
     4.3.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn:............................................................. 41
       4.3.4.1 Nợ quá hạn theo thời hạn: ............................................................... 41
       4.3.4.2 Nợ quá hạn theo đối tượng .............................................................. 43
       4.3.4.3 Nợ quá hạn theo phường: ................................................................ 44
     4.3.5 Phân tích tình hình nợ gia hạn:.............................................................. 46
       4.3.5.1 Nợ gia hạn theo thời gian: ............................................................... 46
       4.3.5.2 Nợ gia hạn theo đối tượng ............................................................... 47
       4.3.5.3 Gia hạn nợ theo phường: ................................................................. 48
     4.3.6 Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng nông hộ ..................... 49
       4.3.6.1 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn................................................. 49
       4.3.6.2 Hệ số thu nợ..................................................................................... 49
       4.3.6.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ..................................................... 50
       4.3.6.4 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ................................................ 50
CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU
QUẢ CHO VAY NÔNG HỘ TẠI NHN0 & PTNT QUẬN CÁI RĂNG............ 52
  5.1 Những thuận lợi và tồn tại trong hoạt động cho vay nông hộ .................... 52
     5.1.1 Thuận lợi: .............................................................................................. 52
     5.1.2 Tồn tại: .................................................................................................. 52
  5.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng NH
đối với nông hộ. ................................................................................................... 53
     5.2.1 Cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ:.................................................. 53
     5.2.2 Xây dựng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng:........... 54


                                                         - viii -
5.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác cho vay:.................................................... 54
    5.2.4 Tăng tỷ lệ đầu tư vốn trung và dài hạn: ................................................ 55
    5.2.5 Nắm vững thông tin về khách hàng vay vốn: ....................................... 55
    5.2.6 Hạn chế nợ quá hạn:.............................................................................. 56
CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 57
  6.1 Kết luận ....................................................................................................... 57
  6.2 Kiến nghị..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61




                                                          - ix -
DANH MỤC BIỂU BẢNG


                                                                                                      Trang
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ....................................... 16
Bảng 2: Tình hình huy động vốn ......................................................................... 20
Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng......................................... 23
Bảng 4: Tổng doanh số cho vay .......................................................................... 25
Bảng 5: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo đối tượng ....................................... 27
Bảng 6: Doanh số cho vay theo phường.............................................................. 31
Bảng 7: Tổng doanh số thu nợ............................................................................. 33
Bảng 8: Doanh số thu nợ theo đối tượng............................................................. 34
Bảng 9: Doanh số thu nợ theo phường ................................................................ 37
Bảng 10: Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất .......................................................... 38
Bảng 11: Tổng dư nợ theo đối tượng................................................................... 39
Bảng 12: Dư nợ theo phường .............................................................................. 40
Bảng 13: Tổng nợ quá hạn hộ sản xuất ............................................................... 41
Bảng 14: Nợ quá hạn theo đối tượng................................................................... 43
Bảng 15 Nợ quá hạn theo phường ....................................................................... 45
Bảng 16: Tổng nợ gia hạn.................................................................................... 46
Bảng 17: Nợ gia hạn theo đối tượng.................................................................... 47
Bảng 18: Gia hạn nợ theo phường ....................................................................... 48
Bảng 19: Các chỉ số đánh giá hiệu quả................................................................ 50




                                                     -x-
DANH MỤC HÌNH


                                                                                    Trang
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng .................... 13
Hình 2: Tổng nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2004 - 2006 ............................. 22
Hình 3: Tổng doanh số cho vay hộ sản xuất từ năm 2004 - 2006 ....................... 26
Hình 4: Tổng nợ quá hạn hộ sản xuất từ năm 2004 - 2006 ................................. 42




                                           - 11 -
TÓM TẮT


       Trong quyển sách này, em sẽ đi vào phân tích tình hình cho vay hộ gia đình
tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng. Sau đây em sẽ lược thảo một số phần em sẽ
làm.
Chương 1: Giới thiệu
       1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
       Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một trong những cái nôi của nông
nghiệp cả nước mà trong đó Thành phố Cần Thơ là trung tâm của cả vùng. Do đó
sự phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng của TP Cần Thơ có vai
trò rất quan trọng. Tuy nhiên, các hộ nông dân ta đa số là những hộ sản xuất nhỏ
lẻ chỉ có một khoản vốn nhất định trong tay. Chính vì thế mà vấn đề thiếu vốn
luôn xảy ra đối với họ.
       Là một chi nhánh của NHN0 & PTNT TP Cần Thơ, NHN0 & PTNT Quận
Cái Răng ra đời và hoạt động chủ yếu là tín dụng nông thôn một trong những yếu
tố cực kỳ quan trọng để phát triển nông nghiệp và ngành nghề khác, giúp hỗ trợ
kinh tế nông nghiệp phát triển, nông thôn có những bước thay đổi, mỗi hộ có
mức sống cao hơn.
       Để mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng này đòi hỏi cần phân tích, đánh
giá hiệu quả cho vay một cách chính xác nhằm tìm ra những bước phát triển
thích hợp.
       Vì những yếu tố trên nên em quyết định chọn đề tài “phân tích tình hình cho
vay hộ gia đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng” làm đề tài tốt nghiệp của
mình.
       1.2 Mục tiêu nghiên cứu
       Đề tài này em tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
        (1) Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm từ
2004 đến 2006.
        (2) Đánh giá thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng qua ba năm từ
2004 đến 2006.
        (3) Phân tích hiệu quả cho vay hộ gia đình để thấy được những thuận lợi
cũng như những vấn đề còn tồn tại mà ngân hàng đang gặp phải.

                                        - 12 -
(4) Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ
gia đình tại ngân hàng.
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
   2.1 Phương pháp luận.
        Ở phần này em sẽ nêu khái niệm tín dụng, phân loại tín dụng, lãi suất tín
dụng và một số vấn đề về tín dụng hộ gia đình.
   2.2 Phương pháp nghiên cứu
        Em sẽ đưa ra phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số
liệu.
Chương 3: Giới thiệu khái quát về NHN0 & PTNT Quận Cái Răng
        Giới thiệu vài nét về tình hình kinh tế xã hội quận Cái Răng, tình hình sản
xuất nông nghiệp tại đây, cũng như quá trình hình thành và phát triển của ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng. Sau đó em sẽ giới
thiệu về sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng và khái quát sơ lược về tình hình
kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm.
Chương 4: Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình tại NHN0 &
PTNT Quận Cái Răng.
        Đây là phần quan trọng nhất của bài, em sẽ phân tích các vấn đề chính
sau:
        + Tình hình huy động vốn từ năm 2004-2006
        + Doanh số cho vay từ năm 2004-2006
        + Doanh số thu nợ từ năm 2004-2006
        + Dư nợ từ năm 2004-2006
        + Nợ quá hạn từ năm 2004-2006
        + Các chỉ số tài chính.
        Đối với doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn, em sẽ
phân tích theo hướng thời hạn món vay, theo đối tượng cho vay và theo phường.
Chương 5: Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay hộ gia
đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng.
        Trong phần này, em sẽ đề cập đến những thuận lợi và bất lợi của ngân
hàng. Sau đó kết hợp với những phân tích trong phần 4 em sẽ đưa ra các hướng
khắc phục các mặt còn hạn chế để nâng cao chất lượng của ngân hàng.


                                        - 13 -
Chương 6: Kiến nghị và kết luận
      Về phần này, em sẽ đúc kết lại những vấn đề mà em đã phân tích được
trong các phần trên sau đó em sẽ đưa ra các kiến nghị để ngân hàng hoạt động tốt
hơn nữa.




                                      - 14 -
CHƯƠNG 1


                                GIỚI THIỆU


1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
   1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu:
        Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời, trong cơ cấu kinh tế
nước ta, tỷ trọng nông nghiệp luôn chiếm khá lớn so với tỷ trọng các ngành khác.
Hơn một thập kỷ qua, ngành nông nghiệp của ta đã tăng trưởng nhanh chóng. Từ
một nước nhập khẩu gạo ròng ở thập niên 80, Việt Nam đã trở thành một trong
những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra Việt Nam cũng xuất
khẩu một lượng lớn các nông sản thương mại ra thị trường bên ngoài. Trong thời
gian gần đây, chính phủ đang nỗ lực cải thiện hơn nữa chất lượng các mặt hàng
nông sản, đa dạng hóa các mặt hàng có giá trị cao, đa dạng hóa thị trường và
nâng cao năng suất của các sản phẩm này. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực
này là rất cần thiết đối với nhà nông và hộ kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam.
        Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một trong những cái nôi của nông
nghiệp cả nước mà trong đó Thành phố Cần Thơ là trung tâm của cả vùng. Do đó
sự phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng của TP Cần Thơ có vai
trò rất quan trọng. Tuy nhiên, các hộ gia đình nước ta đa số là những hộ sản xuất
nhỏ lẻ chỉ có một khoản vốn nhất định trong tay. Chính vì thế mà vấn đề thiếu
vốn luôn xảy ra đối với họ.
        Nếu như trước đây, hầu hết các hộ dân do thiếu vốn phải đi vay vốn bên
ngoài với lãi suất rất cao thì nay với sự phát triển rộng khắp của mạng lưới các
NHN0 & PTNT người dân đã có thể dễ dàng tiếp cận và bổ sung nguồn vốn cho
mình.
        Là một chi nhánh của NHN0 & PTNT TP Cần Thơ, NHN0 & PTNT Quận
Cái Răng ra đời và hoạt động chủ yếu là tín dụng nông thôn một trong những yếu
tố cực kỳ quan trọng để phát triển nông nghiệp và ngành nghề khác, giúp hỗ trợ
kinh tế nông nghiệp phát triển, nông thôn có những bước thay đổi, mỗi hộ có
mức sống cao hơn. Tuy nhiên, đầu tư vốn vào nông nghiệp chủ yếu là cho vay hộ
gia đình vẫn còn có một số hạn chế. Để mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng

                                      - 15 -
này đòi hỏi cần phân tích, đánh giá hiệu quả cho vay một cách chính xác nhằm
tìm ra những bước phát triển thích hợp.
        Vì những yếu tố trên nên em quyết định chọn đề tài “phân tích tình hình
cho vay hộ gia đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng” làm đề tài tốt nghiệp của
mình.
   1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn:
        Được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô khoa kinh tế quản trị kinh doanh
và thông qua những kiến thức đã được tiếp thu từ thực tế em đã vận dụng những
bài học về môn lý thuyết tài chính tín dụng, tiền tệ ngân hàng, nghiệp vụ ngân
hàng và đã sử dụng những kiến thức này vào nghiên cứu thực tiễn tại ngân hàng
nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cái Răng. Thông qua đó em sẽ có
nhiều am hiểu hơn về hoạt động tại ngân hàng và có thể đề ra được những giải
pháp thích hợp cho hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
   1.2.1 Mục tiêu chung:
        Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng
qua ba năm từ 2004        2006 để đưa ra được những nhận xét góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của NH đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay vốn hộ gia đình.
   1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Đề tài này em tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
        (1) Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm từ
2004 đến 2006.
        (2) Đánh giá thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng qua ba năm từ
2004 đến 2006.
        (3) Phân tích hiệu quả cho vay hộ gia đình để thấy được những thuận lợi
cũng như những vấn đề còn tồn tại mà ngân hàng đang gặp phải.
        (4) Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ
gia đình tại ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
   1.3.1 Thời gian, không gian:
        Hoạt động tín dụng ngân hàng vốn là một hoạt động vô cùng phức tạp và
phong phú, bao gồm rất nhiều hoạt động và nghiệp vụ khác nhau. Tuy nhiên do


                                       - 16 -
thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình cho
vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng hộ gia đình trong 3 năm
trở lại đây (từ năm 2004 2006) và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của hoạt động này tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng.
   1.3.2 Đối tượng nghiên cứu:
      Vì kiến thức có hạn, thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa
dạng và phong phú tại ngân hàng chưa nhiều nên luận văn này em chủ yếu tập
trung đề cập một số vấn đề sau:
      + Phân tích tình hình nguồn vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong
hoạt động tín dụng hộ gia đình.
      + Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ gia
đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng.
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu:
      Để thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình em đã nghiên cứu một số tài liệu
có liên quan như:
        + Đề tài “phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại NHN0
& PTNT Quận Cái Răng”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích tình
hình hoạt động của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng và tình hình tín dụng hộ sản
xuất nông nghiệp từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng
hộ sản xuất nông nghiệp tại đây. Đề tài được làm vào tháng 04/2005 do sinh viên
Trần Đức Trinh thực hiện.
        + Đề tài “phân tích tình hình hoạt động tín dụng cho sản xuất nông
nghiệp tại NHN0 & PTNT Huyện Châu Thành”. Mục tiêu của đề tài này là phân
tích, đánh giá tình hình cho vay của NHN0 & PTNT Huyện Châu Thành từ đó rút
ra những rủi ro có thể xảy ra và đề ra một số biện pháp khắc phục nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Đề tài do sinh viên Nguyễn Văn Vũ thực hiện
vào tháng 06/2004.




                                       - 17 -
CHƯƠNG 2


    PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
   2.1.1 Khái niệm tín dụng:
      Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời
gian nhất định.
   2.1.2 Phân loại tín dụng:
      2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay: đây là cách phân loại phổ biến nhất
hiện nay. Căn cứ vào thời hạn được chia làm ba loại:
      a)Tín dụng ngắn hạn
      Là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm nhằm để bổ sung thiếu hụt tạm
thời vốn lưu động của các doanh nghiệp hay nhu cầu chi tiêu của các cá nhân.
      b) Tín dụng trung hạn
      Là loại tín dụng từ 1    5 năm, được cung cấp để mua tài sản cố định, cải
tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ có
thời hạn thu hồi vốn nhanh.
      c) Tín dụng dài hạn
      Là loại tín dụng có thời hạn lớn hơn 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho
xây dựng cơ bản và cải tiến, mở rộng sản xuất có qui mô lớn.
      2.1.2.2 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng:
      a) Tín dụng không có bảo đảm
      Còn gọi là cho vay tín chấp. Là loại cho vay không có tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc sự bảo lãnh bằng thế chấp của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ
dựa vào uy tín của bản thân khách hàng.
      b) Tín dụng có bảo đảm
      Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố,
hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để
ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất
thiếu chắc chắn.

                                      - 18 -
2.1.2.3 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
      a) Cho vay trả góp
      Là loại cho vay mà khách hàng phải trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.
      b) Cho vay phi trả góp
      Là loại cho vay được thanh toán một lần theo thời hạn đã thỏa thuận.
   2.1.3 Lãi suất tín dụng:
      Lãi suất tín dụng là tỷ lệ % giữa tổng số lợi tức thu được trong một
khoảng thời gian so với tổng vốn bỏ ra cho vay cũng trong thời gian đó.
      Mức lãi suất cho vay theo thỏa thuận giữa NHN0 & PTNT với khách hàng
nhưng phải phù hợp với những qui định về lãi suất của NHNN và NHN0 &
PTNT tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. NHN0 & PTNT có trách nhiệm
công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết.
      Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn giao cho giám đốc sở
giao dịch chi nhánh cấp 1 ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay
áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc được điều chỉnh trong hợp
đồng tín dụng, theo qui định của NHN0 & PTNT Việt Nam và hướng dẫn của
thống đốc NHNN Việt Nam.
   2.1.4 Một số vấn đề về tín dụng hộ gia đình:
      2.1.4.1 Khái niệm hộ gia đình:
      Hộ gia đình mà các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung để
hợp tác kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong
một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan
hệ dân sự đó; hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan
hệ dân sự liên quan đến đất ở đó.
      Hộ gia đình bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung.
Những người nầy có thể có hoặc không có quỹ thu, chi chung; có thể có hoặc
không có mối quan hệ ruột thịt.
      Trong một nhà hay một căn hộ có thể có một hoặc nhiều hộ, mỗi hộ được
coi là một đơn vị điều tra. Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng
góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được cho chung, được thừa kế chung và các tài
sản khác mà các thành viên trong gia đình thỏa thuận là tài sản chung của hộ.


                                      - 19 -
2.1.4.2 Đặc điểm hộ gia đình:
       Hộ gia đình ở nước ta chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
ngoài ra còn nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp tại nông thôn.
Nước ta hộ gia đình có đặc điểm như sau:
       - Hộ gia đình vừa là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa
là đơn vị tiêu dùng.
       - Khả năng của hộ chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ
sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng và lao động.
       - Trong sản xuất gặp nhiều rủi ro nhất là rủi ro do thiên nhiên gây ra thì
hộ chưa có khả năng khắc phục và phòng ngừa.
       - Hộ nghèo và hộ trung bình còn chiếm tỷ trọng cao, khó khăn nhất của
các hộ này là thiếu vốn.
       2.1.4.3 Vai trò của kinh tế hộ:
       Đối với một nước mà nền sản xuất nông nghiệp được xem là nền tảng như
nước ta thì kinh tế hộ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Nó chính là động lực, là
nền tảng để phát triển kinh tế đất nước. Trước hết, kinh tế hộ chính là tế bào cấu
tạo nên nền kinh tế nông nghiệp, là từng viên gạch nhỏ xây nên một ngôi nhà
vững chắc. Thế nên muốn có một nền kinh tế phồn thịnh thì việc quan tâm đúng
mức đến kinh tế hộ là điều quan trọng tất yếu. Bên cạnh đó, nó còn là đơn vị tiêu
dùng quan trọng, là thị trường tiêu thụ lớn mà rất nhiều nhà sản xuất nhắm đến.
Hơn nữa, đó cũng là nguồn cung cấp lao động lớn cho xã hội. Nắm được điều đó,
trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm, chăm lo
cho sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế hộ. Trong đó, chính sách, cơ chế cho
vay đối với hộ gia đình của NHN0 & PTNT Việt Nam cũng là một ví dụ điển
hình. Và những phân tích, minh chứng sắp được trình bày sẽ giúp chúng ta thấy
được rõ điều đó.
       2.1.4.4 Các chủ trương, chính sách về tín dụng hộ gia đình.
       Tăng trưởng kinh tế nông thôn còn ở mức thấp hơn so với tốc độ tăng
trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhìn tổng thể thì nông nghiệp - nông
thôn nước ta chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, lạc hậu.
       Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại
hóa là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của


                                         - 20 -
đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: “Trong
nhiều năm tới, vẫn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một trọng
điểm cần tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết. Tiếp tục phát triển
mạnh và đưa nông – lâm – ngư nghiệp lên một trình độ mới...”.
        Những đổi mới chủ yếu về cơ chế tín dụng đối với nông nghiệp, nông
thôn.
        Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, thực hiện các đường lối chủ trương phát
triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Chính phủ đã có 3 văn bản quan trọng về
tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy các văn bản được ban hành vào
các thời điểm khác nhau, nhưng đều thống nhất tư tưởng là hướng hoạt động cho
vay của các tổ chức tín dụng ở nông thôn, trong đó chủ yếu là NHN0 & PTNT
Việt Nam vào phục vụ nông nghiệp, nông thôn, vì sự nghiệp xoá đói giảm nghèo,
vì sự phồn thịnh của bà con nông dân.
        Ngày 28 tháng 6 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng đã có Chỉ thị 202/CT
trong đó qui định “Việc cho vay của ngân hàng để phát triển sản xuất nông, lâm,
ngư, diêm nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, tạo
điều kiện cho các hộ sản xuất thuộc các ngành này thực sự trở thành đơn vị kinh
tế tự chủ”.
        Căn cứ vào kết quả và những kinh nghiệm tổng kết sau một năm làm thử
cho vay vốn đến hộ sản xuất theo chỉ thị 202/CT, Chính phủ đã ban hành Nghị
định 14/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 về ban hành qui định về chính sách cho hộ
sản xuất vay vốn để phát triển nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông
thôn. Nếu chỉ thị 202/CT chỉ đề cập việc chuyển hướng tín dụng ngân hàng cho
vay trực tiếp đến hộ sản xuất và triển khai thử nghiệm, thì Nghị định 14/CP đã
khẳng định việc cho vay hộ sản xuất vay vốn là một chính sách kinh tế quan
trọng. Nghị định đưa ra khái niệm “hộ sản xuất” rộng hơn, bao gồm: hộ gia đình,
doanh nghiệp, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Đối tượng cho vay đa dạng từ sản
xuất, dịch vụ, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm. Thời hạn cho vay gồm: cho vay
ngắn hạn dùng cho chi phí sản xuất; cho vay trung hạn để trồng cây mới cây lưu
gốc, nuôi đại gia súc; Cho vay dài hạn để trồng và chăm sóc cây dài ngày, cây
lâm nghiệp, nuôi gia súc cơ bản... Đồng thời Nghị định cũng qui định: “Củng cố,
nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp” khuyến khích các tổ


                                        - 21 -
chức tín dụng cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất ở nông thôn, các hợp tác xã nông
nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp được
làm đại lý cho ngân hàng thực hiện cho vay hộ sản xuất.
         Đến năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
67/1999/QĐ-TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn với các nội dung sau:
         - Xác định rõ nguồn gốc phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao
gồm vốn huy động, vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay của các tổ chức tài chính
và nước ngoài. Nguồn vốn bổ sung hàng năm giao cho NHN0 & PTNT, trong đó
dành một phần vốn hợp lý cho hộ nghèo vay qua Ngân hàng phục vụ người
nghèo.
         - Về chính sách cơ chế tín dụng, gồm có: cho vay theo tín dụng thông
thường, cho vay ưu đãi lãi suất, cho vay theo chính sách của Nhà nước.
         - Về thời hạn cho vay: thời hạn cho vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng; thời
hạn cho vay trung hạn, tối đa 60 tháng, thời hạn cho vay dài hạn, trên 60 tháng.
         - Về bảo đảm tiền vay: hộ vay dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp;
đối với hợp tác xã: được lấy tài sản của các thành viên ban quản lý làm bảo đảm
tiền vay, được lấy tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay, đối với
doanh nghiệp nhà nước, được Nhà nước giao nhiệm vụ làm đầu mối thu mua để
xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón, được dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm
bảo đảm tiền vay.
         - Về mạng lưới phục vụ và giao dịch của ngân hàng: NHN0 & PTNT Việt
Nam căn cứ khối lượng tín dụng và khả năng tài chính, từng bước mở rộng màng
lưới để thực hiện giải ngân tại chỗ, đồng thời có thể ủy thác cho các tổ chức tín
dụng ở nông thôn làm đại lý một số nghiệp vụ cụ thể về tín dụng.
         - Xử lý rủi ro: Vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trong
trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như: Bão lụt,
hạn hán, dịch bệnh, Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và
ngân hàng cho vay.
         Đặc biệt, nhằm bảo đảm cho hoạt động của các tổ chức tín dụng được lành
mạnh, an toàn và có hiệu quả, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo
vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, phát


                                       - 22 -
triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội đã thông qua Luật NHNN
Việt Nam, và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi. Các văn bản luật này đã tạo hành
lang pháp lý cao hơn cho hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong
đó có nội dung về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông
dân:“Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn
vay vốn đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm góp phần xây dựng
cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp và nông thôn”.
      Như vậy, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước, Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật khá đồng bộ, đặc biệt từ khi thi hành Luật NHNN Việt Nam và Luật
các Tổ chức tín dụng, bao gồm: các chính sách về nông nghiệp, nông thôn; các
chính sách về cấp tín dụng; chính sách liên quan đến cấp tín dụng. Các chính
sách kể trên đã tạo ra một khung pháp lý khá hoàn chỉnh cho các tổ chức tín
dụng, đặc biệt đối với NHN0 & PTNT. Thực tiễn đã chứng minh đây là những
văn bản quan trọng tạo tiền đề, điều kiện to lớn cho hoạt động tín dụng của
NHN0 & PTNT đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
   2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng:
      2.1.5.1 Chỉ tiêu hệ số thu nợ (%):

                                           Doanh số thu nợ
                     Hệ số thu nợ =
                                           Doanh số cho vay

      Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay
thiện chí trả nợ của khách hàng trong thời kỳ nhất định. Giúp đánh giá hiệu quả
tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nó phản ánh một thời kỳ nào đó
với doanh số cho vay nhất định ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ số
này càng cao thì được đánh giá càng tốt.
      2.1.5.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%):
                                                       Nợ quá hạn
            Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ      =
                                                       Tổng dư nợ

                                      - 23 -
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng và phản ánh rõ nét kết
quả hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín
dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất
lượng tín dụng của ngân hàng này cao.
       2.1.5.3 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn (%):

                                                          Tổng dư nợ
          Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn      =
                                                        Tổng nguồn vốn

       Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín
dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng
càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại thì ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là
trong việc tìm kiếm khách hàng.
       2.1.5.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng (lần):

                                                 Doanh số thu nợ
                Vòng quay vốn tín dụng =
                                                 Dư nợ bình quân

       Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân
chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ vốn quay càng nhanh, ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngược lại.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
   2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
       Sử dụng số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính qua các năm 2004     2006 tại
chi nhánh NHN0 & PTNT Quận Cái Răng đồng thời dựa vào các tạp chí chuyên
ngành, các sách báo…
   2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu:
       Dùng phương pháp đánh giá, mô tả thông qua các biểu bảng số liệu, đồ thị
để giải quyết mục tiêu (1) và (2).
       Dùng các chỉ số tài chính để giải quyết mục tiêu (3).




                                        - 24 -
CHƯƠNG 3


  GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHN0 & PTNT QUẬN CÁI RĂNG
                            THÀNH PHỐ CẦN THƠ


3.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN CÁI RĂNG:
          Quận Cái Răng là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ,
được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 Tháng 01 năm 2004
của Chính phủ.
          Địa giới hành chính: Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong
Điền; Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Ninh Kiều.
          Quận Cái Răng được thành lập trực thuộc thành phố Cần Thơ, gồm 7 đơn
vị hành chính cấp phường: Lê Bình, Ba Láng, Thường Thạnh, Hưng Phú, Hưng
Thạnh, Tân Phú và Phú Thứ. Quận Cái Răng có 6.253,43 ha diện tích tự nhiên và
74.942 nhân khẩu.
          Quận cách Cần Thơ 5km về phía Nam, có quốc lộ đi qua, với diện tích tự
nhiên 6.253,4 ha, dân số là 74.942 người với 14.344 hộ dân. Ngoài ra Quận Cái
Răng còn có khu công nghiệp Hưng Phú I, II, khu dân cư mới Nam sông Cần
Thơ, khu chế biến dầu thực vật Cái Lân, Cảng biển Cái Cui và nơi đây trong
tương lai sẽ có cầu Cần Thơ đi qua, mở ra một vùng kinh tế mới đầy năng động.
          Quận Cái Răng là đơn vị “cửa ngõ” của thành phố Cần Thơ, vị trí và tầm
vóc của Quận Cái Răng đã được xác định là vùng phát triển kinh tế trọng điểm
của thành phố Cần Thơ trong tương lai. Nên ngay đầu năm mới thành lập Quận
Cái Răng đã tập trung phát huy nội lực; nêu cao ý chí tự lực tự cường; tư duy
sáng tạo, đầu tư đúng mức cho xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, chủ
động giải quyết các vấn đề xã hội. Đặc biệt vai trò lãnh đạo nhất quán là yếu tố
“khơi nguồn” động lực để Cái Răng vươn lên hoàn thành sớm các chỉ tiêu kinh tế
xã hội.
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:
          Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chính của Quận Cái Răng, do điều kiện
khí hậu, đất đai, nguồn nước ngọt thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây nhiệt
đới sinh trưởng và phát triển.

                                        - 25 -
+ Trồng các loại cây ăn quả có các loại trồng rất phổ biến và cho thu nhập
khá cao: cam, quýt, mận, chanh, nhãn. Bên cạnh đó còn có: mía, cóc, tắc…cũng
đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các bộ phận trong vùng.
       + Chăn nuôi chỉ là kinh tế phụ nên rất phân tán chủ yếu là nuôi heo, vịt,
đàn gà công nghiệp và các loại khác sản lượng rất ít.
       + Thủy sản do thuận lợi về nguồn nước nên Quận Cái Răng có nguồn thủy
sản rất phong phú với sản lượng khai thác hàng năm cao chủ yếu là các loại cá
như: rô phi, tai tượng, trê…
3.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG:
Từ khi được thành lập đến nay NHN0 & PTNT Quận Cái Răng đã đổi tên 4 lần:
       + Tên đầu tiên là Ngân hàng phát triển nông nghiệp Huyện Châu Thành,
được thành lập cùng theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ
Trưởng (nay là chính phủ).
       + Đến 14/11/1990 quyết định số 400-CP ra đời và Ngân hàng phát triển
nông nghiệp Huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp
Huyện Châu Thành.
       + Đến ngày 15/11/1996 ngân hàng đổi tên thành NHN0 & PTNT Huyện
Châu Thành.
       + Đến ngày 25/03/2004 đổi tên thành NHN0 & PTNT Quận Cái Răng.
       NHN0 & PTNT Quận Cái Răng đặt tại số 104/6 đường Võ Tánh – Quận
Cái Răng – TP Cần Thơ, là một trong tám chi nhánh của NHN0 & PTNT Thành
phố Cần Thơ và thuộc quản lý, điều hành của NHN0 & PTNT Việt Nam (tên giao
dịch quốc tế là Viet Nam Bank For Agriculture, viết tắt là VBA). Vì là NHN0 &
PTNT nên chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
hoạt động với mục đích mang lại lợi ích, phồn vinh cho khách hàng, mặt khác
mang lại lợi nhuận tái hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
       NHN0 & PTNT Quận Cái Răng từ khi ra đời tới nay đã hoạt động không
ngừng và phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế của quận phát triển xóa đói giảm
nghèo, nâng cao mức sống của người dân. Uy tín của ngân hàng ngày càng được
nâng cao trong nước và trên trường quốc tế với đội ngũ cán bộ nhân viên có năng
lực, giàu kinh nghiệm, trách nhiệm cao.


                                       - 26 -
3.4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ:
        Đối với bất cứ một tổ chức kinh tế hay chính trị nào thì cơ cấu tổ chức là
vô cùng quan trọng bởi nó sẽ phản ánh được tính hợp lý, khả năng khai thác
nguồn lực của tổ chức.


                                      Giám đốc



                                 Phó giám đốc




  Giám định              Phòng kinh          Phòng kế toán        Phòng tổ chức
     viên                  doanh               kho quỹ             hành chính

                                                        Thông tin trực tiếp

                                                        Thông tin phản hồi

        Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng


3.5 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN:
   3.5.1 Giám đốc:
        Là người điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng cũng là người quyết
định cuối cùng trong kinh doanh, ký duyệt các hợp đồng tín dụng.
        Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong
phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao.
        Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi
từ các phòng ban.
        Được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ
luật hoặc nâng lương, trừ lương đối với cán bộ công nhân viên trong đơn vị
mình.




                                         - 27 -
3.5.2 Phó giám đốc:
       Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, tổ chức các hoạt
động trong lĩnh vực kế toán và ngân quỹ.
   3.5.3 Phòng kinh doanh:
       Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá khả năng khách hàng, nhận
đơn xin vay, kiểm soát hồ sơ, thẩm định duyệt cho vay để trình lên ban giám đốc.
       Chịu trách nhiệm trong việc quản lý đồng vốn và giám sát quá trình sử
dụng đồng vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, đôn đốc khách
hàng trả nợ vay đúng hạn.
       Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần
thiết để phục vụ tín dụng đầu tư từ đó trình lên giám đốc để có quyết định cụ thể.
   3.5.4 Phòng kế toán và kho quỹ:
       Bộ phận kế toán thực hiện các chức năng sau đây:
       + Có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ pháp lý do phòng tín dụng chuyển xuống,
lưu giữ hồ sơ và đồng thời thông báo cho các bộ phận trong đơn vị về tình hình
thu lãi, thu nợ ở từng địa bàn và trong toàn ngân hàng.
       + Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của
giám đốc hoặc người ủy quyền.
       + Trực tiếp hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ, theo
dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh.
       + Thu thập số liệu để lập bảng cân đối thanh toán hàng quý, báo cáo quyết
toán cuối năm.
       Bộ phận ngân quỹ có chức năng:
       + Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách
nhiệm kiểm soát lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán trong kho hàng, trong thu
chi kho phát sinh.
       + Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các
nhiệm vụ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót.
   3.5.5 Phòng tổ chức hành chính:
       Thực hiện tổ chức và cơ cấu nhân sự, theo dõi và điều tiết các hoạt động
của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ của
từng nhân viên trong ngân hàng, đồng thời có các chính sách tiền lương cho mỗi


                                       - 28 -
nhân viên, tạo điều kiện cho mỗi nhân viên phát huy hết khả năng thực hiện công
việc, nâng cao hiệu quả lao động.
   3.5.6 Giám định viên:
      Là người duy nhất thực hiện công việc quan sát toàn bộ quá trình hoạt
động của các nhân viên trong ngân hàng với sự trợ giúp và đóng góp ý kiến của
giám đốc ngân hàng.
3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI
RĂNG QUA BA NĂM:
   3.6.1 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NHN0 &
PTNT Quận Cái Răng:
      Trong những năm gần đây cùng với sự thay đổi và phát triển của nền kinh
tế nước ta, hoạt động của ngân hàng có sự thay đổi, phương thức hoạt động phù
hợp với cơ chế thị trường. NHN0 & PTNT Quận Cái Răng là một ngân hàng
thương mại quốc doanh hoạt động theo cơ chế kinh doanh tương đối đầy đủ để
thu hút tiền gởi của mọi thành phần kinh tế, từ đó đầu tư tín dụng phục vụ nhu
cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cùng với các nghiệp vụ thanh toán
trong và ngoài nước. Cụ thể bao gồm các hoạt động sau:
      + Huy động vốn: khai thác và huy động vốn trong và ngoài nước của mọi
tổ chức dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm: các loại tiền gửi có kỳ hạn
và các loại tiền gửi không kỳ hạn.
      + Phát hành chứng chỉ tiền gửi: kỳ phiếu, trái phiếu…
      + Đầu tư tín dụng: cho vay ngắn hạn với các hoạt động sản xuất kinh
doanh hàng hóa và dịch vụ. Cho vay trung hạn với các mục tiêu hiệu quả hoặc
mục tiêu tùy tính chất và khả năng vốn.
      + Ngoài ra, NHN0 & PTNT Quận Cái Răng còn thực hiện các nghiệp vụ
như: kinh doanh, mua bán và thu đổi ngoại tệ; chuyển tiền điện tử; chi trả kiều
hối; bảo lãnh dự thầu; kiểm đếm tiền; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; thu phí bảo
hiểm; đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt; đại lý bảo hiểm cho Groupama.
   3.6.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh:
      Trong ba năm qua, trước những thử thách và cơ hội, chi nhánh NHN0 &
PTNT Quận Cái Răng với sự nổ lực vượt bậc của mình đã vượt qua khó khăn


                                      - 29 -
hoàn thành những nhiệm vụ cấp trên giao phó và đạt được những kết quả khả
quan. Điều đó được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
trong ba năm như sau:
      3.6.2.1 Về doanh thu:
      Nhìn chung doanh thu qua ba năm đều tăng lên qua các năm. Cụ thể, trong
năm 2004 doanh thu của ngân hàng là 8.777 triệu đồng, đến năm 2005 doanh thu
của ngân hàng là 15.897 triệu đồng tăng 7.120 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng là 81,12% so với năm 2004. Đến năm 2006 doanh thu của ngân hàng lại tiếp
tục gia tăng đạt 20.467 triệu đồng tăng 4.570 triệu đồng tỷ lệ tăng 28,75% so với
năm 2005.
      Nguyên nhân của sự tăng lên qua các năm là do ngân hàng hoạt động ngày
càng hiệu quả. Số vốn ngân hàng huy động đều tăng lên qua các năm kéo theo đó
là sự gia tăng của công tác cho vay. Hơn nữa, Cái Răng là quận mới được thành
lập năm 2004 do đó thành phố tập trung xây dựng quận này thành một trong
những quận trung tâm, vì thế nhiều hạng mục công trình được quy hoạch và xây
dựng. Điều này dẫn đến việc nhiều người dân vay vốn ngân hàng để thực hiện
việc xây dựng sửa chữa nhà, mở rộng quy mô sản xuất…mà để vay được vốn
phải cam kết trả nợ lãi và nợ vay đúng hạn, chính vì thế mà ngân hàng đã thu
được phần lớn là lãi vay từ các hộ này.
      Trong năm 2004 hoạt động của ngân hàng chỉ chủ yếu là thu lãi từ hoạt
động kinh doanh, chiếm khoảng 99,78% trong tổng doanh thu. Trong đó thu lãi
chiếm khoảng 98,83%, 0,95% là thu từ dịch vụ. Điều này cho ta thấy ngân hàng
chỉ tập trung vào nghiệp vụ cho vay và thu nợ mà chưa để ý nhiều đến việc thực
hiện các sản phẩm dịch vụ. Để cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn đòi hỏi
ngân hàng cần phải chú ý nhiều hơn đến loại hình này.




                                          - 30 -
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
                                                                                                     ĐVT: triệu đồng
                                                                          Năm                                          Chênh lệch
                            Chỉ tiêu                    2004               2005               2006           2005 so 2004       2006 so 2005
                                                   Số tiền     %      Số tiền     %      Số tiền     %      Số tiền    %       Số tiền    %
              I. Doanh thu                          8.777      100    15.897      100    20.467      100     7.120     81,12    4.570    28,75
              1. Thu từ hoạt động kinh doanh        8.757    99,78    15.799    99,38    20.404    99,69     7.042     80,42    4.605    29,15
              1.1 Thu lãi                           8.674    98,83    15.744    99,04    20.321    99,29     7.070     81,51    4.577    29,07
              1.2 Thu dịch vụ                          83      0,95       55      0,35       83      0,41       -28   -33,73        28   50,91
              2 Thu khác                               20      0,22       98      0,62       63      0,31       78      390        -35   -35,71
              II. Chi phí                           4.092      100    10.100      100    13.135      100     6.008    146,82    3.035    30,05
              1. Chi hoạt động kinh doanh           2.393    58,48     8.067    79,87    10.184    77,53     5.674    237,11    2.117    26,24
              2. Chi sự nghiệp                      1.210    29,57     1.420    14,06     2.254    17,16       210     17,36      834    58,73
              3. Chi khác                             489    11,95       613      6,07      697      5,31      124     25,36        84   13,70
              III. Lợi nhuận trước thuế             4.685      100     5.797      100     7.332      100     1.112     23,74    1.505    26,48


                                       (Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)


      Năm 2005 tổng doanh thu có sự gia tăng. Cụ thể là thu lãi năm 2005 so với năm 2004 đã tăng 7.070 triệu đồng khoảng 81,51%, thu
dịch vụ lại giảm 28 triệu đồng tốc độ giảm là 33,73%. Năm này cũng có tỷ trọng thu lãi chiếm khá cao khoảng 99,04%. Cho ta thấy doanh
thu từ dịch vụ và thu khác không những không tăng mà còn đang có chiều hướng giảm xuống.

                                          - 31 -
Năm 2006 tình hình doanh thu lại tiếp tục có sự gia tăng. Cụ thể, năm
2006 so với năm 2005 thu từ hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng lên đạt mức
20.404 triệu đồng tăng 4.605 triệu đồng vào khoảng 29,15%. Như đã nêu ở trên
nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng đã bắt đầu tin tưởng hơn vào ngân hàng.
Trong năm này, mặc dù tỷ lệ thu lãi vẫn còn khá cao 99,29% trong khi dịch vụ
chỉ khoảng 0,41% nhưng so với năm 2005 cả hai loại thu này đều có những gia
tăng nhất định. Đây là điều đáng mừng vì khách hàng đã bắt đầu chú ý đến sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng.
       3.6.2.2 Về chi phí:
       Nhìn chung chi phí của ngân hàng qua các năm cũng có sự thay đổi. Cụ
thể, năm 2004 chi phí cho ngân hàng là 4.092 triệu đồng trong đó chi phí cho
hoạt động kinh doanh là 2.393 triệu đồng chiếm khoảng 58,48% còn lại là chi sự
nghiệp và chi khác chiếm khoảng 41,52%. Đến năm 2005 chi phí của ngân hàng
đã tăng lên thành 10.100 triệu đồng tăng 6.008 triệu đồng so với năm 2004. Điều
này là do doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 nên chi phí tăng là điều bình
thường. Hơn thế nữa chi nhánh đi vào hoạt động cần phải có sự trang bị máy móc
thiết bị mới do đó chi phí năm 2005 tăng lên. Chi phí năm 2006 tiếp tục tăng lên
thành 13.135 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 3.035 triệu đồng. Có sự gia
tăng này là do ngân hàng đã hoạt động hiệu quả hơn và đã đi vào ổn định. Vì lý
do trên mà chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh cũng tăng lên, đây là điều
bình thường, tuy nhiên chúng ta cũng phải lưu ý không cho chỉ tiêu chi phí này
tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu.
       3.6.2.3 Về lợi nhuận:
       Do doanh thu và chi phí có sự tăng lên qua các năm nên dẫn đến lợi nhuận
cũng tăng theo. Cụ thể, năm 2004 lợi nhuận đạt được là 4.685 triệu đồng, sang
đến năm 2005 lợi nhuận tăng lên thành 5.797 triệu đồng. Đến năm 2006 lợi
nhuận lại tiếp tục tăng lên đạt 7.332 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 1.505 triệu
đồng chứng tỏ ngân hàng đã dần đi vào ổn định và ngày càng hoạt động có hiệu
quả.




                                       - 32 -
CHƯƠNG 4


   PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH
                  TẠI NHN0 & PTNT QUẬN CÁI RĂNG


4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN.
      NHN0 & PTNT Quận Cái Răng là ngân hàng hoạt động với phương châm
“đi vay để cho vay” như mọi ngân hàng thương mại khác, chính vì thế mà hoạt
động huy động vốn rất được chú ý. Để biết được công tác huy động vốn của ngân
hàng qua ba năm ta tiến hành phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng.
   4.1.1 Vốn huy động:
      Đây là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, ngân hàng thực hiện các hình
thức huy động vốn nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế
qua đó ngân hàng có thể sử dụng chúng để cho vay lại nhằm thu về lợi nhuận.
Vốn huy động không những mang lại cho ngân hàng nguồn vốn với chi phí thấp
để kinh doanh, mà nó còn giúp cho ngân hàng nắm bắt được thông tin, tư liệu
chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín
dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ để quy định mức vốn
để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó.
      Vốn huy động bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và phát hành
chứng chỉ tiền gửi. Dựa vào bảng 2 ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng
qua các năm đều tăng lên. Cụ thể, năm 2004 vốn huy động của ngân hàng đạt
102.445 triệu đồng chiếm 63,25% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong đó, tiền
gửi thanh toán chiếm khoảng 30,06% tổng nguồn vốn, tiền gửi tiết kiệm chiếm
khoảng 32,42% còn lại là chứng chỉ tiền gửi chiếm khoảng 3,26%. Điều này cho
thấy ngân hàng huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi
thanh toán.




                                       - 33 -
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
                                                                                                 ĐVT: triệu đồng
                                                                        Năm                         Chênh lệch
                                    Chỉ tiêu                  2004      2005    2006      2005 so 2004       2006 so 2005
                                                             Số tiền   Số tiền Số tiền   Số tiền    %     Số tiền      %
                       I. Vốn huy động                       102.445   138.907 151.975    36.462 35,59 13.068          9,41
                       1. Tiền gửi thanh toán                 48.683    61.785 52.605     13.102 26,91      -9.180 -14,86
                       2.Tiền gửi tiết kiệm                   52.505    75.017 97.330     22.512 42,88 22.313 29,74
                       2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn     2.676     3.166   3.817       490 18,31         651 20,56
                       2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn       49.673    71.776 92.713     22.103 44,50 20.937 29,17
                       2.3 Tiền gửi tiết kiệm khác               156        75     800        -81 -51,92       725 966,67
                       3. Phát hành chứng chỉ tiền gửi         1.257     2.105   2.040       848 67,46         -65    -3,09
                       II. Vốn điều chuyển                    59.514    35.634 11.414    -23.880 -40,13 -24.220 -67,97
                       Tổng nguồn vốn                        161.959   174.541 163.389    12.582    7,77 -11.152      -6,39


                                   (Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)


      Đến năm 2005 tình hình huy động vốn đạt 138.907 triệu đồng, tăng 36.462 triệu đồng so với năm 2004 tức khoảng 35,59% về số
tương đối. Nguyên nhân do Cái Răng đã trở thành một trong bốn quận của thành phố Cần Thơ nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng vào đây là điều
tất yếu. Chính vì thế nhiều nơi được quy hoạch, chỉnh trang lại dẫn đến việc nhiều nhà được bồi thường do đó vốn nhàn rỗi trong dân cư
tăng lên và ngân hàng đã thu hút được lượng vốn nhàn rỗi đó. Trong cơ cấu vốn huy động này tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm vẫn
chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 78,38%.


                                       - 34 -
Sang đến năm 2006 tình hình cũng không có nhiều thay đổi, vốn huy động
tiếp tục tăng trưởng đạt 151.975 triệu đồng, tăng 13.068 triệu đồng so với năm
2005 tức khoảng 9,41%. Đây là điều đáng mừng vì như vậy ngân hàng đã thu hút
ngày càng nhiều người dân đến gởi tiền. Ngoài ra, việc phát hành các chứng chỉ
tiền gửi cũng đang giảm xuống, chứng tỏ tình hình huy động vốn của ngân hàng
thông qua tiền gửi đã dần được cải thiện, nhờ đó ngân hàng cũng ngày càng giảm
bớt được chi phí vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
      4.1.2 Vốn điều chuyển:
      Vốn điều chuyển là lượng vốn được điều chuyển từ ngân hàng cấp trên
xuống các chi nhánh khi khả năng huy động vốn của chi nhánh không đủ cho
hoạt động. Loại vốn này chủ yếu là bổ sung vốn ngắn hạn cho ngân hàng, hơn
nữa lại có lãi suất cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn của ngân hàng. Do đó ngân
hàng cần hạn chế lượng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống càng tốt.
      Năm 2004 số vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên là 59.514 triệu đồng,
chiếm tới 36,75% nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng chỉ đủ đáp ứng
khoảng 2/3 cho hoạt động của mình phần còn lại phải nhận điều chuyển từ ngân
hàng cấp trên. Sang năm 2005 tình hình đã có chuyển biến tốt hơn, số vốn điều
chuyển đã giảm xuống chỉ còn 35.634 triệu đồng. Đến năm 2006, con số này đã
giảm chỉ còn 11.414 triệu đồng. Đây là điều đáng mừng vì như vậy chứng tỏ
ngân hàng đã ngày càng có những biện pháp tốt hơn để nâng cao khả năng huy
động của mình.
   4.1.3 Tổng nguồn vốn:
      Tổng nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn huy động được tại ngân
hàng và vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Để thấy rõ hơn tổng nguồn vốn
của ngân hàng qua các năm ta sẽ đi sâu vào tỷ trọng của từng khoản mục trong
tổng nguồn vốn.
      Dựa vào hình 2 ta thấy tổng cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi qua các năm.
Vốn điều chuyển giảm xuống qua các năm trong khi vốn huy động lại không
ngừng tăng lên. Mặc dù vẫn còn phải sử dụng lượng vốn điều chuyển từ ngân
hàng cấp trên xuống nhưng xu hướng chuyển biến chung của nguồn vốn rất khả
quan, số lượng cũng như tỷ trọng của vốn điều chuyển và phát hành giấy tờ có
giá dần được thay thế bằng vốn huy động từ tiền gửi. Từ đó làm cho cơ cấu


                                      - 35 -
nguồn vốn của ngân hàng ngày càng hợp lý hơn và ngân hàng ngày càng hoạt
động hiệu quả hơn.
                                Năm 2004




                       36,75%



                                                 63,25%




                                Năm 2005



                          20,42%

                                                             Vốn huy động

                                                             Vốn điều chuyển

                                            79,58%




                                Năm 2006


                                6,99%




                                        93,01%



   Hình 2: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2004 - 2006




                                   - 36 -
4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG:
      Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cái Răng là một
ngân hàng thương mại hoạt động cho vay trên tất cả các lĩnh vực kinh tế nhưng
trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay hộ gia đình.


   Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
                                                                    ĐVT: triệu đồng
                                                           Năm
         Chỉ tiêu                  2004                    2005                  2006
                            Số tiền       %         Số tiền       %       Số tiền       %
 1) Tổng doanh số cho vay   109.619        100      162.761        100    151.698        100
 Hộ gia đình                 92.797       84,65     137.545       84,51   116.303       76,67
 Khác                        16.822       15,35      25.216       15,49    35.395       23,33
 2) Tổng doanh số thu nợ     61.013        100      115.965        100    145.643        100
 Hộ gia đình                 46.406       76,06      93.200       80,37   112.849       77,48
 Khác                        14.607       23,94      22.765       19,63    32.794       22,52
 3) Tổng dư nợ               86.151        100      132.947        100    139.002        100
 Hộ gia đình                 80.035       92,90     124.380       93,56   127.834       91,97
 Khác                         6.116        7,10       8.567        6,44    11.168        8,03
 4) Nợ quá hạn                  130        100          153        100        370        100
 Hộ gia đình                    130        100          153        100        370        100
 Khác                              0          0            0          0          0          0


      (Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)


      Dựa vào số liệu ở bảng 3 ta có thể thấy được doanh số cho vay của ngân
hàng có khoảng 80% là cho vay hộ gia đình. Con số này có sự thay đổi qua các
năm tuy nhiên nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân
hàng. Doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn cũng tương tự luôn chiếm tỷ trọng
rất cao. Từ đó cho thấy hoạt động của ngân hàng chủ yếu là cho vay hộ gia đình.
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TỪ NĂM 2004
ĐẾN NĂM 2006.
      Trong những năm qua, sự phát triển các thành tựu kinh tế của tỉnh Cần
Thơ nói chung và Quận Cái Răng nói riêng ngày một đi lên. Tuy nhiên, cũng có
vấn đề nảy sinh đó là sự thiếu hụt vốn diễn ra ngày một nhiều. Thực tế nhu cầu
vốn ở nông thôn trong quận ngày một tăng, trong khi đó nguồn vốn tự có của các
ngân hàng lại không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh tế của khu vực, riêng

                                           - 37 -
ngành sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ
cấu cây trồng vật nuôi, chăm sóc ruộng vườn đang là nhu cầu cần thiết.
      Do đa số người dân trên địa bàn sống bằng nghề nông nên ngân hàng
Quận Cái Răng chủ yếu tập trung cho vay hộ nông dân, mà thời hạn cho vay chỉ
là cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn (chưa có cho vay dài hạn). Tùy từng
trường hợp cụ thể mà ngân hàng có thể cho vay khoảng từ 50% - 70% tổng chi
phí thực hiện dự án sản xuất kinh doanh hay nhu cầu vốn phục vụ cho đời sống
của dân cư. Để biết rõ tình hình kinh doanh của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng
qua các năm, chúng ta hãy xem xét tình hình sử dụng vốn.
   4.3.1 Phân tích doanh số cho vay.
      Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp,
xây dựng và đổi mới bộ mặt nông thôn NHN0 & PTNT đã triển khai thực hiện có
kết quả công tác cho vay trực tiếp đến các đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ sản
xuất và cá nhân…kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, doanh số cho vay
của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn và trung hạn. Trong đó cho vay ngắn
hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Tình hình phát sinh
doanh số cho vay tại ngân hàng biểu hiện như sau:
      4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn.
      Dựa vào bảng 4 ta có doanh số cho vay của ngân hàng năm 2004 là
92.797 triệu đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 62.714 triệu đồng chiếm khoảng
67,58% tổng doanh số cho vay còn cho vay trung hạn chỉ có 30.083 triệu đồng
chiếm khoảng 32,42% tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Như vậy cho thấy cho
vay ngắn hạn của ngân hàng chiếm khá lớn.


                    Bảng 4: TỔNG DOANH SỐ CHO VAY
                                                                ĐVT: triệu đồng
                             Năm                              Chênh lệch
     Chỉ tiêu      2004      2005      2006         2005 so 2004      2006 so 2005
                  Số tiền   Số tiền   Số tiền     Số tiền     %     Số tiền     %
   1. Ngắn hạn    62.714    105.218    91.418     42.504    67,77   -13.800   -13,12
   2. Trung hạn   30.083     32.327    24.885      2.244     7,46    -7.442   -23,02
   Tổng cộng      92.797    137.545   116.303     44.748    48,22   -21.242   -15,44


      (Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)

                                         - 38 -
Sang năm 2005 doanh số cho vay đã tăng lên đạt 137.545 triệu đồng, tăng
hơn so với năm 2004 là 42.504 triệu đồng, tốc độ tăng là 67,77% so với năm
2004. Điều này cho thấy nhu cầu vốn để sản xuất của người dân ngày càng cao.
Đối với cho vay ngắn hạn, doanh số lĩnh vực này vẫn chiếm tỷ trọng lớn đạt
105.218 triệu đồng (khoảng 76,50%) trong khi tỷ trọng từ cho vay trung hạn
giảm xuống còn khoảng 23,50%. Mặc dù vậy so với năm 2004 cả cho vay ngắn
hạn và trung hạn đều gia tăng. Năm 2006 lại có sự giảm dần trong tổng doanh số
cho vay chỉ đạt 116.303 triệu đồng, giảm 21.242 triệu đồng với tốc độ giảm
xuống là 15,44%. Sự giảm xuống này là do tình hình huy động vốn có giảm
xuống nhưng không đáng kể đã làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay.
       Dựa vào hình 3 ta có thể thấy được doanh số cho vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Nhu cầu vay vốn
của bà con nông dân chủ yếu là để bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời, mục đích xin
vay là để mua con giống, phân bón, thuốc trừ sâu…
      Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn người dân cũng có nhu cầu vay vốn
trung hạn nhằm thực hiện các phương án kinh doanh như đầu tư cải tạo đồng
ruộng, làm thủy lợi nhỏ, đắp bờ bao, đầu tư cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái...
Vì vậy mà nhu cầu vốn cho vay trung hạn cũng chiếm một vị trí trong tổng doanh
số cho vay. Tuy nhiên, cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều
so với cho vay ngắn hạn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Ngân hàng chưa
thực sự chú trọng đến cho vay trung hạn là vì cho vay trung hạn có tỷ lệ rủi ro
cao hơn nhưng mặt khác tiền lãi thu được lại cao hơn cho vay ngắn hạn. Trong
những năm tới chúng ta cần phải có những biện pháp thu hút vốn nhàn rỗi trung
và dài hạn vì điều này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có thể dùng số tiền này cho
vay trung hạn nhiều hơn.




                                       - 39 -
Năm 2004



                          32,42%




                                                   67,58%




                                      Năm 2005


                            23,50%


                                                                   Ngắn hạn

                                                                   Trung hạn

                                                 76,50%




                                      Năm 2006


                             21,40%




                                                 78,60%




     Hình 3: Tỷ trọng doanh số cho vay hộ gia đình từ năm 2004 - 2006


      Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích các khoản mục cho vay của ngân hàng
để thấy được tỷ trọng của từng thành phần kinh tế trong tổng doanh số cho vay.




                                        - 40 -
4.3.1.2 Doanh số cho vay phân theo đối tượng:
         Thực tiễn cho thấy, tín dụng hộ gia đình đã thực sự đáp ứng được nhu cầu
 vốn bị thiếu hụt của bà con nông dân tại địa bàn Quận Cái Răng. Kết quả cho vay
 hộ gia đình đạt được tiến bộ rất đáng kể.


     Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH THEO ĐỐI TƯỢNG
                                                                   ĐVT: triệu đồng

                                       Năm                            Chênh lệch
        Chỉ tiêu             2004      2005      2006       2005 so 2004      2006 so 2005
                            Số tiền   Số tiền   Số tiền   Số tiền     %    Số tiền      %
1. Cải tạo vườn             23.440     29.366    24.379     5.926    25,28   -4.987    -16,98
2. Chăn nuôi                  1.463     4.608    10.122     3.145 214,97      5.514 119,66
3. Mua máy nông nghiệp          361         0        40      -361     -100       40         X
4. Mua bán nhỏ              24.088     45.333    46.951    21.245    88,20    1.618      3,57
5. Xây dựng, sửa chữa nhà   43.445     58.238    34.811    14.793    34,05 -23.427     -40,23
Tổng cộng                   92.797    137.545   116.303    44.748    48,22 -21.242     -15,44


        (Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh)


         Cho vay cải tạo vườn:
         Do đất đai ở đây màu mỡ nên số lượng vốn vay ở đây luôn chiếm tỷ trọng
 khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể, năm 2004 doanh số cho
 vay ngắn hạn đối với cải tạo vườn là 23.440 triệu đồng chiếm 25,26% tổng doanh
 số cho vay hộ gia đình. Sang đến năm 2005 con số này đã gia tăng lên đạt 29.366
 triệu đồng, tăng 5.926 triệu đồng, tốc độ tăng 26,28%. Năm 2004 và 2005 người
 dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt nên doanh thu
 hàng năm tăng lên, cải thiện được đời sống của người dân. Từ đó, người dân tích
 cực trồng trọt, cải tạo vườn và đòi hỏi phải có vốn, vì thế họ đã tìm đến ngân
 hàng để vay vốn làm cho doanh số cho vay của ngân hàng trong hai năm 2005
 tăng lên. Đến năm 2006 cho vay cải tạo vườn có sự giảm sút tương đối đạt
 24.379 triệu đồng, giảm 4.987 triệu đồng tức khoảng 16,98%. Tình hình cho vay
 cải tạo vườn có chiều hướng giảm tương đối là do lĩnh vực trồng trọt không tạo
 ra nhiều lợi nhuận cho người nông dân bằng những lĩnh vực khác nên nhiều
 người dân đã chuyển đổi sang những lĩnh vực khác làm cho doanh số cho vay cải
 tạo vườn có sự giảm sút tương đối. Ngoài ra một phần diện tích đất nông nghiệp
                                            - 41 -
bị thu hồi phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế, phát triển đô thị của thành
phố. Do đó, cho vay lĩnh vực trồng trọt trong những năm vừa qua giảm.
       Cho vay chăn nuôi:
       Dựa vào bảng số liệu ta có được doanh số cho vay chăn nuôi của ngân
hàng tăng qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2004 doanh số cho vay đạt 1.463
triệu đồng chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhất 1,58%, đến năm 2005 doanh số cho vay
tăng lên đạt 4.608 triệu đồng tăng 3.145 triệu đồng tốc độ tăng là 214,97%, sang
đến năm 2006 con số này là 10.122 triệu đồng, tăng 5.514 triệu đồng tốc độ tăng
đạt 119,66%. Chăn nuôi có sự gia tăng đáng kể qua các năm, tỷ trọng chăn nuôi
trong tổng doanh số cho vay gia tăng qua các năm. Mặc dù năm 2005 vẫn còn
ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng doanh số cho vay chăn nuôi vẫn tăng
cao do người dân đã chuyển sang nuôi các loại cá như: cá trê vàng lai, cá tra, cá
basa,… Đến năm 2006 nông dân đã có nhiều kinh nghiệm hơn đối với các loại
dịch bệnh kết hợp với sự tham gia của đội ngũ cán bộ thú y nên đã mở rộng cho
vay đối với lĩnh vực này làm cho doanh số cho vay chăn nuôi tiếp tục tăng.
Doanh số cho vay chăn nuôi vẫn còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số
cho vay hộ gia đình. Do người dân còn chăn nuôi với quy mô nhỏ, chưa có trình
độ kỹ thuật cũng như vốn để chăn nuôi với quy mô lớn. Doanh số cho vay chăn
nuôi của ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng hỗ trợ
nhiều hơn cho hoạt động chăn nuôi thông qua vốn kết hợp với thẩm định các dự
án khả thi.
       Cho vay mua máy nông nghiệp:
       Doanh số cho vay mua máy nông nghiệp có sự biến động rất lớn qua các
năm. Cụ thể, năm 2004 cho vay để mua máy móc nông nghiệp là 361 triệu đồng
chiếm 1,2% trong tổng doanh số cho vay, đến năm 2005 không hộ dân nào đi vay
để mua máy móc sử dụng cho nông nghiệp. Do nhu cầu mua máy móc nông
nghiệp đã ổn định, người dân ý thức về việc sử dụng và bảo quản máy được lâu
dài hơn. Hơn nữa máy móc nông nghiệp khi mua về thời gian sử dụng rất dài, có
thể là 2-5 năm hoặc hơn nữa, do đó khi những hộ nông dân đi vay tiền mua máy
móc nông nghiệp thì thời gian lâu sau họ mới có thể trở lại vay ngân hàng với
mục đích đó. Năm 2006 cho vay mua máy nông nghiệp tăng nhưng không cao
đạt 40 triệu đồng chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay trung hạn


                                      - 42 -
năm 2006 chỉ có 0,15%. Sự tăng lên này là do một số hộ trước đây chưa biết đến
khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhưng khi nhìn thấy các bà con nông dân trong vùng
sử dụng kỹ thuật mới thì họ đã thay đổi cách nghĩ. Họ đã biết tận dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật nhằm làm giảm bớt lao động chân tay, tiết kiệm chi phí,
nâng cao năng suất thu hoạch. Vì vậy các hộ này đến ngân hàng xin hỗ trợ thêm
vốn nhằm thực hiện dự án của mình do đó làm cho doanh số cho vay đối tượng
này tăng lên vào năm 2006.
      Cho vay mua bán nhỏ:
      Bên cạnh cho vay nông nghiệp thì cho vay mua bán nhỏ cũng luôn chiếm
tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Do Quận Cái Răng có
chợ nổi nên phần lớn các hộ dân tại đây vay vốn ngân hàng để mua bán nhỏ
nhằm thực hiện buôn bán trên sông như: bán thuốc, sữa, máy móc, tivi... Năm
2004 doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ kinh doanh mua bán nhỏ này là
24.088 triệu đồng chiếm 25,96% trong tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Đến
năm 2005 con số này tăng lên thành 45.333 triệu đồng chiếm 32,96% tăng
21.245 triệu đồng tốc độ tăng khoảng 88,20%. Năm 2006 doanh số cho vay trong
lĩnh vực này tiếp tục gia tăng đạt 46.951 triệu đồng tăng 1.618 triệu đồng tốc độ
tăng là 3,57%. Định hướng phát triển của nước ta là tập trung đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang
hướng công nghiệp và dịch vụ theo nghị quyết 45 của Bộ Chính trị và quyết định
số 210/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các nghị quyết này đã góp phần
thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng, từ đó người dân có khuynh
hướng chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là dấu hiệu đáng mừng
cho thấy sự phát triển của các thành phần kinh tế phi nông nghiệp trên địa bàn
mà NHN0 & PTNT Quận Cái Răng cần chú trọng khai thác hơn nữa. So với nhịp
độ phát triển của Quận Cái Răng trong những năm tới doanh số này sẽ còn tăng
cao hơn nữa. Do đó chi nhánh cần có những biện pháp hiệu quả để thu hút nhằm
đạt được kết quả cao.
      Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà:
      Doanh số cho vay đối với lĩnh vực này cũng có sự biến động qua các năm.
Năm 2004 doanh số cho vay xây dựng và sửa chữa nhà là 43.445 triệu đồng
chiếm khá cao trong tổng doanh số cho vay khoảng 46,82%. Năm 2005 doanh số


                                      - 43 -
cho vay xây dựng, sửa chữa nhà tiếp tục tăng đạt 58.238 triệu đồng chiếm tỷ
trọng 42,34%, tăng 14.793 triệu đồng tốc độ tăng đạt 34,05%. Mức sống người
dân càng cao thì nhu cầu ăn ở đi lại càng nhiều, hơn nữa Cái Răng là một trong 4
quận của thành phố Cần Thơ-thành phố trực thuộc trung ương do đó việc xây
dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở càng cao và còn nhiều nhu cầu khác phát sinh nữa.
Mặt khác huyện Châu Thành có sự chia tách thành Quận Cái Răng và huyện
Châu Thành, làm cho nhiều nhà dân được giải tỏa đền bù, sẵn có việc đền bù giải
tỏa này nhiều hộ dân đã vay tiền để xây dựng và sửa chữa nhà do đó doanh số
cho vay trong hai năm tăng lên. Đến năm 2006 doanh số cho vay này có chiều
hướng giảm xuống chỉ đạt 34.811 triệu đồng, giảm 23.427 triệu đồng tức giảm
khoảng 40,23%. Sự giảm sút này là do nhu cầu vay vốn của người dân trong lĩnh
vực này đã không còn nhiều. Đa số các hộ dân đã được “an cư” nên họ đã chuyển
sang “lạc nghiệp” thực hiện các phương thức kinh doanh do đó doanh số cho vay
của đối tượng này giảm xuống.
      Tóm lại:
      Dựa vào doanh số cho vay theo thời hạn có thể thấy được tỷ trọng cho vay
ngắn hạn luôn chiếm rất cao trong tổng doanh số cho vay, còn cho vay dài hạn
ngân hàng lại chưa đáp ứng được. Đây là điều còn hạn chế ở ngân hàng. Trong
những năm tới chúng ta cần nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn lên vì
như vậy mới thỏa mãn được nhu cầu thực tế của người dân.
      4.3.1.3 Doanh số cho vay theo phường:
      NHN0 & PTNT Quận Cái Răng là ngân hàng chuyên cho vay các đối
tượng là nông dân, hộ sản xuất nhỏ, lẻ…Mạng lưới của ngân hàng trải khắp 7
phường trong Quận Cái Răng. Mỗi phường sẽ có một cán bộ tín dụng phụ trách
về công tác nắm thông tin từng đối tượng, hướng dẫn bà con cách vay tiền, lập hồ
sơ vay, quản lý nợ vay, đôn đốc người dân trả nợ vay đúng hạn…
      Do đó để tìm hiểu chính xác hơn về công tác cho vay đối với hộ gia đình
ta sẽ xem xét thêm công tác cho vay này ở từng địa bàn cụ thể, qua đó sẽ cho ta
biết được phường nào có doanh số cho vay hộ gia đình cao nhất cần được phát
huy và phường nào còn hạn chế trong công tác cho vay để có hướng khắc phục.




                                      - 44 -
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)
Lv (17)

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Ngọc Hưng
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 

La actualidad más candente (20)

Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
 
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàngĐề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
Đề tài: Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAYĐề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
Đề tài: Đánh giá chất lượng tín dụng (cho vay) tai eximbank, 9đ, HAY
 
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAYLuận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
Luận văn: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại, HAY
 
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAYĐề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
Đề tài quản trị rủi ro lãi suất, ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
 
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
Luận văn: Huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Vi...
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9dLuận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
Luận văn: Quản trị rủi ro Tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9d
 
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
Giải pháp đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và...
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOTĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HOT
 
CHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.docCHAU THI HOANG OANH.doc
CHAU THI HOANG OANH.doc
 
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
Tiểu luận quản trị rủi ro đề tài rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại ...
 
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOTĐề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay xóa đói giảm nghèo tại Ngân hàng, HOT
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về tín dụng cho vay tiêu dùng, 9đ
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCBĐề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
Đề tài: Nghiệp vụ Bảo lãnh Xuất nhập khẩu tại ngân hàng VCB
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại AGRIBANK Bình Thạnh, 9đ
 

Destacado

Báo cao thực tập tông hợp
Báo cao thực tập tông hợpBáo cao thực tập tông hợp
Báo cao thực tập tông hợpkelvin Khánh Vinh
 
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh Đào
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh ĐàoTiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh Đào
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh ĐàoIceCy Min
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...Nguyễn Công Huy
 
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamTiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamNgọc Hưng
 
International Contracts Models
International Contracts ModelsInternational Contracts Models
International Contracts ModelsGlobal Negotiator
 
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi examMau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi examduyluanhufi
 
Hợp đồng xuất khẩu gạo
Hợp đồng xuất khẩu gạoHợp đồng xuất khẩu gạo
Hợp đồng xuất khẩu gạoHoa Tuyết
 
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...Phap Nguyen
 
International sale contract
International sale contract International sale contract
International sale contract T.H. Y.P
 
International Sales Agreements
International Sales AgreementsInternational Sales Agreements
International Sales AgreementsDror Futter
 
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!Vũ Phong Nguyễn
 
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngCách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngDoan Tran Ngocvu
 
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuChứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuLuan Nguyen
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!Vũ Phong Nguyễn
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaLanh Chanh
 

Destacado (19)

Lv (15)
Lv (15)Lv (15)
Lv (15)
 
11. NGUYEN MINH PHUC.doc
11. NGUYEN MINH PHUC.doc11. NGUYEN MINH PHUC.doc
11. NGUYEN MINH PHUC.doc
 
Báo cao thực tập tông hợp
Báo cao thực tập tông hợpBáo cao thực tập tông hợp
Báo cao thực tập tông hợp
 
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh Đào
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh ĐàoTiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh Đào
Tiểu luận về công ty XNK SADACO-Anh Đào
 
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM DẦU KHÍ TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆ M HỮ...
 
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anhSales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
Sales contract - Mẫu hợp đồng xuất khẩu linh kiện điện tử bằng tiếng anh
 
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt NamTiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
Tiểu luận Quản trị xuất nhập khẩu đề tài Chứng từ xuất nhập khẩu tại Việt Nam
 
International Contracts Models
International Contracts ModelsInternational Contracts Models
International Contracts Models
 
International Sales and Services Contracts
International Sales and Services ContractsInternational Sales and Services Contracts
International Sales and Services Contracts
 
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi examMau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
Mau hop dong_ngoai_thuong_hufi exam
 
Hợp đồng xuất khẩu gạo
Hợp đồng xuất khẩu gạoHợp đồng xuất khẩu gạo
Hợp đồng xuất khẩu gạo
 
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
Hướng dẫn về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên ...
 
International sale contract
International sale contract International sale contract
International sale contract
 
International Sales Agreements
International Sales AgreementsInternational Sales Agreements
International Sales Agreements
 
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG, HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI, PHIẾU ĐÓNG GÓI SONG NGỮ ANH VIỆT!!!
 
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thươngCách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
 
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập KhẩuChứng Từ Xuất Nhập Khẩu
Chứng Từ Xuất Nhập Khẩu
 
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
QUY TRÌNH VÀ BỘ CHỨNG TỪ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA!
 
Bài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty BibicaBài tiểu luận về công ty Bibica
Bài tiểu luận về công ty Bibica
 

Similar a Lv (17)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...Nguyễn Công Huy
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar a Lv (17) (20)

Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái thực...
Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái thực...Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái thực...
Bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp vừa nhỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái thực...
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ CHO VAY TIÊU DÙNG - T...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại ThươngLuận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
Luận Văn Hoàn Thiện Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Ngoại Thương
 
Luận văn: Dạy - Học giới hạn vô cực của hàm số ở trường phổ thông
Luận văn: Dạy - Học giới hạn vô cực của hàm số ở trường phổ thôngLuận văn: Dạy - Học giới hạn vô cực của hàm số ở trường phổ thông
Luận văn: Dạy - Học giới hạn vô cực của hàm số ở trường phổ thông
 
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài  hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn, ĐIỂM CAO, HOT
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàngNhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng
 
Lv (11)
Lv (11)Lv (11)
Lv (11)
 
Lv (31)
Lv (31)Lv (31)
Lv (31)
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
Đề tài hoạt động huy động vốn,ĐIỂM 8
 
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
Sự tác động của thẻ điểm cân bằng đến kết quả thực hiện công việc tại ngân hà...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
 
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG - TẢI FREE QUA ZALO: 093 457 3149
 
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tín dụng chứng từ, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOTĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
 
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
Đề tài: Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Vpbank Chi Nhánh Lý Thường ...
 
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT - TẢI FREE QUA ZAL...
 

Más de Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Nguyễn Công Huy
 

Más de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 

Último

GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Lv (17)

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. Nguyễn Thị Kim Phượng Đoàn Thị Nam Ninh MSSV: 4031078 Lớp: Kế toán 01 – K29 Cần Thơ, 07 - 2007 -1-
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan là đề tài này do chính em thực hiện, các số liệu có trong bài đều có được từ kết quả phân tích hoạt động tín dụng tại cơ quan thực tập, tất cả là số liệu trung thực và không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 21 tháng 06 năm 2007 Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Nam Ninh -2-
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, với sự tận tình giảng dạy của quý thầy, cô trong Khoa KT & QTKD đã trang bị cho em nhiều kiến thức quý báu. Và trong thời gian qua, được sự giới thiệu của Khoa KT & QTKD và sự chấp thuận của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cái Răng, em đã thực tập tại Ngân hàng. Trong thời gian này em có cơ hội để tiếp xúc với công việc thực tế ở Ngân hàng. Qua thời gian thực tập tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng đã giúp cho em có thể thông suốt được những kiến thức đã được học ở trường và công việc thực tế mà các anh chị trong cơ quan đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em trực tiếp tham gia. Đề tài của em sẽ khó hoàn thành nếu không có sự tận tình giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị ở chi nhánh NHN0 & PTNT Quận Cái Răng, những người đã sẵn sàng cung cấp cho em những thông tin số liệu về ngân hàng có liên quan đến nội dung mà em đề tài đã sử dụng để nghiên cứu, cũng như sự nhiệt tình giải thích cho em những thắc mắc về các nghiệp vụ tín dụng. Và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn cô Nguyễn Thị Kim Phượng, người đã trực tiếp hướng dẫn em những nội dung về đề tài cần nghiên cứu, cách phân tích, đánh giá, xử lý số liệu…đến cách trang trí, trưng bày. Vì thế em xin gởi lời cảm ơn chân thành và lời chúc hạnh phúc đến quý thầy, cô khoa KT & QTKD trường Đại Học Cần Thơ, các cô, chú, anh, chị ở Ngân hàng NHN0 & PTNT luôn dồi dào sức khoẻ và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Thị Kim Phượng và chúc cô luôn tràn đầy sức khỏe, gia đình hạnh phúc và thành công trong công việc. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2007 Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Nam Ninh -3-
  • 4. MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu: ................................................................................. 1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu:.......................................................................... 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn:................................................................. 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung:....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể:....................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................... 2 1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ................................. 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU... 4 2.1 Phương pháp luận: ........................................................................................ 4 2.1.1 Khái niệm tín dụng:................................................................................. 4 2.1.2 Phân loại tín dụng: .................................................................................. 4 2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay:: ........................................................... 4 2.1.2.2 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng:........................................................... 4 2.1.2.3 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:.................................................... 5 2.1.3 Lãi suất tín dụng:..................................................................................... 5 2.1.4 Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất:................................................... 5 2.1.4.1 Khái niệm hộ sản xuất:...................................................................... 5 2.1.4.2 Đặc điểm hộ sản xuất: ....................................................................... 5 2.1.4.3 Vai trò của kinh tế hộ: ....................................................................... 6 2.1.4.4 Các chủ trương, chính sách về tín dụng nông hộ. ............................. 6 2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng:................... 9 2.1.5.1 Chỉ tiêu hệ số thu nợ.......................................................................... 9 2.1.5.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ.................................................. 9 2.1.5.3 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn................................................. 10 2.1.5.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ..................................................... 10 2.2 Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 10 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:............................................................... 10 - vi -
  • 5. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: ............................................................. 10 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHN0 & PTNT QUẬN CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ ....................................................................... 11 3.1 Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội quận Cái Răng:.................................. 11 3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp:................................................................. 11 3.3 Quá trình hình thành và phát triển của NHN0 & PTNT quận Cái Răng:.... 12 3.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự: .................................................................... 13 3.5 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban: ..................................................... 13 3.5.1 Giám đốc: .............................................................................................. 13 3.5.2 Phó giám đốc:........................................................................................ 14 3.5.3 Phòng kinh doanh:................................................................................. 14 3.5.4 Phòng kế toán và kho quỹ: .................................................................... 14 3.5.5 Phòng tổ chức hành chính: .................................................................... 15 3.5.6 Giám định viên:..................................................................................... 15 3.6 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng qua ba năm: ................................................................................................ 15 3.6.1 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng:.................................................................................................... 15 3.6.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh:.............................................. 16 3.6.2.1 Về doanh thu: .................................................................................. 16 3.6.2.2 Về chi phí: ....................................................................................... 18 3.6.2.3 Về lợi nhuận: ................................................................................... 18 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI NÔNG HỘ TẠI NHN0 & PTNT QUẬN CÁI RĂNG ................................................................... 19 4.1 Khái quát tình hình huy động vốn............................................................... 19 4.1.1 Vốn huy động:....................................................................................... 19 4.1.2 Vốn điều chuyển: .................................................................................. 21 4.1.3 Tổng nguồn vốn: ................................................................................... 21 4.2 Khái quát tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng................................ 23 4.3 Phân tích tình hình cho vay nông hộ từ năm 2004-2006. ........................... 23 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay................................................................... 24 4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn. ..................................................... 24 - vii -
  • 6. 4.3.1.2 Doanh số cho vay theo đối tượng:................................................... 27 4.3.1.3 Doanh số cho vay theo phường ....................................................... 31 4.3.2 Phân tích doanh số thu nợ. .................................................................... 32 4.3.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn......................................................... 33 4.3.2.2 Doanh số thu nợ theo đối tượng ...................................................... 34 4.3.2.3 Doanh số thu nợ theo phường ......................................................... 36 4.3.3 Phân tích tình hình dư nợ. ..................................................................... 37 4.3.3.1 Dư nợ theo thời hạn......................................................................... 38 4.3.3.2 Dư nợ theo đối tượng ...................................................................... 38 4.3.3.3 Dư nợ theo phường.......................................................................... 40 4.3.4 Phân tích tình hình nợ quá hạn:............................................................. 41 4.3.4.1 Nợ quá hạn theo thời hạn: ............................................................... 41 4.3.4.2 Nợ quá hạn theo đối tượng .............................................................. 43 4.3.4.3 Nợ quá hạn theo phường: ................................................................ 44 4.3.5 Phân tích tình hình nợ gia hạn:.............................................................. 46 4.3.5.1 Nợ gia hạn theo thời gian: ............................................................... 46 4.3.5.2 Nợ gia hạn theo đối tượng ............................................................... 47 4.3.5.3 Gia hạn nợ theo phường: ................................................................. 48 4.3.6 Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả tín dụng nông hộ ..................... 49 4.3.6.1 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn................................................. 49 4.3.6.2 Hệ số thu nợ..................................................................................... 49 4.3.6.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ..................................................... 50 4.3.6.4 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ................................................ 50 CHƯƠNG 5 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY NÔNG HỘ TẠI NHN0 & PTNT QUẬN CÁI RĂNG............ 52 5.1 Những thuận lợi và tồn tại trong hoạt động cho vay nông hộ .................... 52 5.1.1 Thuận lợi: .............................................................................................. 52 5.1.2 Tồn tại: .................................................................................................. 52 5.2 Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng NH đối với nông hộ. ................................................................................................... 53 5.2.1 Cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ:.................................................. 53 5.2.2 Xây dựng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng:........... 54 - viii -
  • 7. 5.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác cho vay:.................................................... 54 5.2.4 Tăng tỷ lệ đầu tư vốn trung và dài hạn: ................................................ 55 5.2.5 Nắm vững thông tin về khách hàng vay vốn: ....................................... 55 5.2.6 Hạn chế nợ quá hạn:.............................................................................. 56 CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 57 6.1 Kết luận ....................................................................................................... 57 6.2 Kiến nghị..................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61 - ix -
  • 8. DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ....................................... 16 Bảng 2: Tình hình huy động vốn ......................................................................... 20 Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng......................................... 23 Bảng 4: Tổng doanh số cho vay .......................................................................... 25 Bảng 5: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo đối tượng ....................................... 27 Bảng 6: Doanh số cho vay theo phường.............................................................. 31 Bảng 7: Tổng doanh số thu nợ............................................................................. 33 Bảng 8: Doanh số thu nợ theo đối tượng............................................................. 34 Bảng 9: Doanh số thu nợ theo phường ................................................................ 37 Bảng 10: Tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất .......................................................... 38 Bảng 11: Tổng dư nợ theo đối tượng................................................................... 39 Bảng 12: Dư nợ theo phường .............................................................................. 40 Bảng 13: Tổng nợ quá hạn hộ sản xuất ............................................................... 41 Bảng 14: Nợ quá hạn theo đối tượng................................................................... 43 Bảng 15 Nợ quá hạn theo phường ....................................................................... 45 Bảng 16: Tổng nợ gia hạn.................................................................................... 46 Bảng 17: Nợ gia hạn theo đối tượng.................................................................... 47 Bảng 18: Gia hạn nợ theo phường ....................................................................... 48 Bảng 19: Các chỉ số đánh giá hiệu quả................................................................ 50 -x-
  • 9. DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng .................... 13 Hình 2: Tổng nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2004 - 2006 ............................. 22 Hình 3: Tổng doanh số cho vay hộ sản xuất từ năm 2004 - 2006 ....................... 26 Hình 4: Tổng nợ quá hạn hộ sản xuất từ năm 2004 - 2006 ................................. 42 - 11 -
  • 10. TÓM TẮT Trong quyển sách này, em sẽ đi vào phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng. Sau đây em sẽ lược thảo một số phần em sẽ làm. Chương 1: Giới thiệu 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một trong những cái nôi của nông nghiệp cả nước mà trong đó Thành phố Cần Thơ là trung tâm của cả vùng. Do đó sự phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng của TP Cần Thơ có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, các hộ nông dân ta đa số là những hộ sản xuất nhỏ lẻ chỉ có một khoản vốn nhất định trong tay. Chính vì thế mà vấn đề thiếu vốn luôn xảy ra đối với họ. Là một chi nhánh của NHN0 & PTNT TP Cần Thơ, NHN0 & PTNT Quận Cái Răng ra đời và hoạt động chủ yếu là tín dụng nông thôn một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển nông nghiệp và ngành nghề khác, giúp hỗ trợ kinh tế nông nghiệp phát triển, nông thôn có những bước thay đổi, mỗi hộ có mức sống cao hơn. Để mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng này đòi hỏi cần phân tích, đánh giá hiệu quả cho vay một cách chính xác nhằm tìm ra những bước phát triển thích hợp. Vì những yếu tố trên nên em quyết định chọn đề tài “phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này em tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: (1) Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm từ 2004 đến 2006. (2) Đánh giá thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng qua ba năm từ 2004 đến 2006. (3) Phân tích hiệu quả cho vay hộ gia đình để thấy được những thuận lợi cũng như những vấn đề còn tồn tại mà ngân hàng đang gặp phải. - 12 -
  • 11. (4) Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng. Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2.1 Phương pháp luận. Ở phần này em sẽ nêu khái niệm tín dụng, phân loại tín dụng, lãi suất tín dụng và một số vấn đề về tín dụng hộ gia đình. 2.2 Phương pháp nghiên cứu Em sẽ đưa ra phương pháp thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu. Chương 3: Giới thiệu khái quát về NHN0 & PTNT Quận Cái Răng Giới thiệu vài nét về tình hình kinh tế xã hội quận Cái Răng, tình hình sản xuất nông nghiệp tại đây, cũng như quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng. Sau đó em sẽ giới thiệu về sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng và khái quát sơ lược về tình hình kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm. Chương 4: Phân tích hoạt động cho vay đối với hộ gia đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng. Đây là phần quan trọng nhất của bài, em sẽ phân tích các vấn đề chính sau: + Tình hình huy động vốn từ năm 2004-2006 + Doanh số cho vay từ năm 2004-2006 + Doanh số thu nợ từ năm 2004-2006 + Dư nợ từ năm 2004-2006 + Nợ quá hạn từ năm 2004-2006 + Các chỉ số tài chính. Đối với doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn, em sẽ phân tích theo hướng thời hạn món vay, theo đối tượng cho vay và theo phường. Chương 5: Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả cho vay hộ gia đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng. Trong phần này, em sẽ đề cập đến những thuận lợi và bất lợi của ngân hàng. Sau đó kết hợp với những phân tích trong phần 4 em sẽ đưa ra các hướng khắc phục các mặt còn hạn chế để nâng cao chất lượng của ngân hàng. - 13 -
  • 12. Chương 6: Kiến nghị và kết luận Về phần này, em sẽ đúc kết lại những vấn đề mà em đã phân tích được trong các phần trên sau đó em sẽ đưa ra các kiến nghị để ngân hàng hoạt động tốt hơn nữa. - 14 -
  • 13. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu: Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời, trong cơ cấu kinh tế nước ta, tỷ trọng nông nghiệp luôn chiếm khá lớn so với tỷ trọng các ngành khác. Hơn một thập kỷ qua, ngành nông nghiệp của ta đã tăng trưởng nhanh chóng. Từ một nước nhập khẩu gạo ròng ở thập niên 80, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Ngoài ra Việt Nam cũng xuất khẩu một lượng lớn các nông sản thương mại ra thị trường bên ngoài. Trong thời gian gần đây, chính phủ đang nỗ lực cải thiện hơn nữa chất lượng các mặt hàng nông sản, đa dạng hóa các mặt hàng có giá trị cao, đa dạng hóa thị trường và nâng cao năng suất của các sản phẩm này. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này là rất cần thiết đối với nhà nông và hộ kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long cũng là một trong những cái nôi của nông nghiệp cả nước mà trong đó Thành phố Cần Thơ là trung tâm của cả vùng. Do đó sự phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng của TP Cần Thơ có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, các hộ gia đình nước ta đa số là những hộ sản xuất nhỏ lẻ chỉ có một khoản vốn nhất định trong tay. Chính vì thế mà vấn đề thiếu vốn luôn xảy ra đối với họ. Nếu như trước đây, hầu hết các hộ dân do thiếu vốn phải đi vay vốn bên ngoài với lãi suất rất cao thì nay với sự phát triển rộng khắp của mạng lưới các NHN0 & PTNT người dân đã có thể dễ dàng tiếp cận và bổ sung nguồn vốn cho mình. Là một chi nhánh của NHN0 & PTNT TP Cần Thơ, NHN0 & PTNT Quận Cái Răng ra đời và hoạt động chủ yếu là tín dụng nông thôn một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để phát triển nông nghiệp và ngành nghề khác, giúp hỗ trợ kinh tế nông nghiệp phát triển, nông thôn có những bước thay đổi, mỗi hộ có mức sống cao hơn. Tuy nhiên, đầu tư vốn vào nông nghiệp chủ yếu là cho vay hộ gia đình vẫn còn có một số hạn chế. Để mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng - 15 -
  • 14. này đòi hỏi cần phân tích, đánh giá hiệu quả cho vay một cách chính xác nhằm tìm ra những bước phát triển thích hợp. Vì những yếu tố trên nên em quyết định chọn đề tài “phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn: Được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô khoa kinh tế quản trị kinh doanh và thông qua những kiến thức đã được tiếp thu từ thực tế em đã vận dụng những bài học về môn lý thuyết tài chính tín dụng, tiền tệ ngân hàng, nghiệp vụ ngân hàng và đã sử dụng những kiến thức này vào nghiên cứu thực tiễn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cái Răng. Thông qua đó em sẽ có nhiều am hiểu hơn về hoạt động tại ngân hàng và có thể đề ra được những giải pháp thích hợp cho hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích tình hình cho vay hộ gia đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng qua ba năm từ 2004 2006 để đưa ra được những nhận xét góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NH đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay vốn hộ gia đình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: Đề tài này em tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: (1) Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm từ 2004 đến 2006. (2) Đánh giá thực trạng cho vay hộ gia đình tại ngân hàng qua ba năm từ 2004 đến 2006. (3) Phân tích hiệu quả cho vay hộ gia đình để thấy được những thuận lợi cũng như những vấn đề còn tồn tại mà ngân hàng đang gặp phải. (4) Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ gia đình tại ngân hàng. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.3.1 Thời gian, không gian: Hoạt động tín dụng ngân hàng vốn là một hoạt động vô cùng phức tạp và phong phú, bao gồm rất nhiều hoạt động và nghiệp vụ khác nhau. Tuy nhiên do - 16 -
  • 15. thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng hộ gia đình trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2004 2006) và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng. 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu: Vì kiến thức có hạn, thời gian tiếp cận với những hoạt động thực tiễn đa dạng và phong phú tại ngân hàng chưa nhiều nên luận văn này em chủ yếu tập trung đề cập một số vấn đề sau: + Phân tích tình hình nguồn vốn, cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng hộ gia đình. + Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ gia đình tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng. 1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu: Để thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình em đã nghiên cứu một số tài liệu có liên quan như: + Đề tài “phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại NHN0 & PTNT Quận Cái Răng”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là phân tích tình hình hoạt động của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng và tình hình tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp tại đây. Đề tài được làm vào tháng 04/2005 do sinh viên Trần Đức Trinh thực hiện. + Đề tài “phân tích tình hình hoạt động tín dụng cho sản xuất nông nghiệp tại NHN0 & PTNT Huyện Châu Thành”. Mục tiêu của đề tài này là phân tích, đánh giá tình hình cho vay của NHN0 & PTNT Huyện Châu Thành từ đó rút ra những rủi ro có thể xảy ra và đề ra một số biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Đề tài do sinh viên Nguyễn Văn Vũ thực hiện vào tháng 06/2004. - 17 -
  • 16. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 2.1.1 Khái niệm tín dụng: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. 2.1.2 Phân loại tín dụng: 2.1.2.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay: đây là cách phân loại phổ biến nhất hiện nay. Căn cứ vào thời hạn được chia làm ba loại: a)Tín dụng ngắn hạn Là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm nhằm để bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp hay nhu cầu chi tiêu của các cá nhân. b) Tín dụng trung hạn Là loại tín dụng từ 1 5 năm, được cung cấp để mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. c) Tín dụng dài hạn Là loại tín dụng có thời hạn lớn hơn 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản và cải tiến, mở rộng sản xuất có qui mô lớn. 2.1.2.2 Căn cứ vào bảo đảm tín dụng: a) Tín dụng không có bảo đảm Còn gọi là cho vay tín chấp. Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh bằng thế chấp của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. b) Tín dụng có bảo đảm Là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm một nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. - 18 -
  • 17. 2.1.2.3 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: a) Cho vay trả góp Là loại cho vay mà khách hàng phải trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. b) Cho vay phi trả góp Là loại cho vay được thanh toán một lần theo thời hạn đã thỏa thuận. 2.1.3 Lãi suất tín dụng: Lãi suất tín dụng là tỷ lệ % giữa tổng số lợi tức thu được trong một khoảng thời gian so với tổng vốn bỏ ra cho vay cũng trong thời gian đó. Mức lãi suất cho vay theo thỏa thuận giữa NHN0 & PTNT với khách hàng nhưng phải phù hợp với những qui định về lãi suất của NHNN và NHN0 & PTNT tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng. NHN0 & PTNT có trách nhiệm công bố công khai các mức lãi suất cho vay cho khách hàng biết. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn giao cho giám đốc sở giao dịch chi nhánh cấp 1 ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc được điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng, theo qui định của NHN0 & PTNT Việt Nam và hướng dẫn của thống đốc NHNN Việt Nam. 2.1.4 Một số vấn đề về tín dụng hộ gia đình: 2.1.4.1 Khái niệm hộ gia đình: Hộ gia đình mà các thành viên cùng đóng góp công sức, tài sản chung để hợp tác kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trong một số lĩnh vực kinh doanh khác do pháp luật quy định, là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó; hộ gia đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên quan đến đất ở đó. Hộ gia đình bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Những người nầy có thể có hoặc không có quỹ thu, chi chung; có thể có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt. Trong một nhà hay một căn hộ có thể có một hoặc nhiều hộ, mỗi hộ được coi là một đơn vị điều tra. Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên trong gia đình thỏa thuận là tài sản chung của hộ. - 19 -
  • 18. 2.1.4.2 Đặc điểm hộ gia đình: Hộ gia đình ở nước ta chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài ra còn nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp tại nông thôn. Nước ta hộ gia đình có đặc điểm như sau: - Hộ gia đình vừa là đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng. - Khả năng của hộ chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơn nhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất, nhất là ruộng và lao động. - Trong sản xuất gặp nhiều rủi ro nhất là rủi ro do thiên nhiên gây ra thì hộ chưa có khả năng khắc phục và phòng ngừa. - Hộ nghèo và hộ trung bình còn chiếm tỷ trọng cao, khó khăn nhất của các hộ này là thiếu vốn. 2.1.4.3 Vai trò của kinh tế hộ: Đối với một nước mà nền sản xuất nông nghiệp được xem là nền tảng như nước ta thì kinh tế hộ giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Nó chính là động lực, là nền tảng để phát triển kinh tế đất nước. Trước hết, kinh tế hộ chính là tế bào cấu tạo nên nền kinh tế nông nghiệp, là từng viên gạch nhỏ xây nên một ngôi nhà vững chắc. Thế nên muốn có một nền kinh tế phồn thịnh thì việc quan tâm đúng mức đến kinh tế hộ là điều quan trọng tất yếu. Bên cạnh đó, nó còn là đơn vị tiêu dùng quan trọng, là thị trường tiêu thụ lớn mà rất nhiều nhà sản xuất nhắm đến. Hơn nữa, đó cũng là nguồn cung cấp lao động lớn cho xã hội. Nắm được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm, chăm lo cho sự tăng trưởng, phát triển của kinh tế hộ. Trong đó, chính sách, cơ chế cho vay đối với hộ gia đình của NHN0 & PTNT Việt Nam cũng là một ví dụ điển hình. Và những phân tích, minh chứng sắp được trình bày sẽ giúp chúng ta thấy được rõ điều đó. 2.1.4.4 Các chủ trương, chính sách về tín dụng hộ gia đình. Tăng trưởng kinh tế nông thôn còn ở mức thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nhìn tổng thể thì nông nghiệp - nông thôn nước ta chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, lạc hậu. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của - 20 -
  • 19. đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: “Trong nhiều năm tới, vẫn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là một trọng điểm cần tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết. Tiếp tục phát triển mạnh và đưa nông – lâm – ngư nghiệp lên một trình độ mới...”. Những đổi mới chủ yếu về cơ chế tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn. Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, thực hiện các đường lối chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng, Chính phủ đã có 3 văn bản quan trọng về tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy các văn bản được ban hành vào các thời điểm khác nhau, nhưng đều thống nhất tư tưởng là hướng hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng ở nông thôn, trong đó chủ yếu là NHN0 & PTNT Việt Nam vào phục vụ nông nghiệp, nông thôn, vì sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, vì sự phồn thịnh của bà con nông dân. Ngày 28 tháng 6 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng đã có Chỉ thị 202/CT trong đó qui định “Việc cho vay của ngân hàng để phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp cần được chuyển sang cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất thuộc các ngành này thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ”. Căn cứ vào kết quả và những kinh nghiệm tổng kết sau một năm làm thử cho vay vốn đến hộ sản xuất theo chỉ thị 202/CT, Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 về ban hành qui định về chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông – lâm – ngư – diêm nghiệp và kinh tế nông thôn. Nếu chỉ thị 202/CT chỉ đề cập việc chuyển hướng tín dụng ngân hàng cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất và triển khai thử nghiệm, thì Nghị định 14/CP đã khẳng định việc cho vay hộ sản xuất vay vốn là một chính sách kinh tế quan trọng. Nghị định đưa ra khái niệm “hộ sản xuất” rộng hơn, bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã, tập đoàn sản xuất. Đối tượng cho vay đa dạng từ sản xuất, dịch vụ, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm. Thời hạn cho vay gồm: cho vay ngắn hạn dùng cho chi phí sản xuất; cho vay trung hạn để trồng cây mới cây lưu gốc, nuôi đại gia súc; Cho vay dài hạn để trồng và chăm sóc cây dài ngày, cây lâm nghiệp, nuôi gia súc cơ bản... Đồng thời Nghị định cũng qui định: “Củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp” khuyến khích các tổ - 21 -
  • 20. chức tín dụng cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất ở nông thôn, các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức đoàn thể, hội nghề nghiệp được làm đại lý cho ngân hàng thực hiện cho vay hộ sản xuất. Đến năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 67/1999/QĐ-TTg về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với các nội dung sau: - Xác định rõ nguồn gốc phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm vốn huy động, vốn ngân sách Nhà nước, vốn vay của các tổ chức tài chính và nước ngoài. Nguồn vốn bổ sung hàng năm giao cho NHN0 & PTNT, trong đó dành một phần vốn hợp lý cho hộ nghèo vay qua Ngân hàng phục vụ người nghèo. - Về chính sách cơ chế tín dụng, gồm có: cho vay theo tín dụng thông thường, cho vay ưu đãi lãi suất, cho vay theo chính sách của Nhà nước. - Về thời hạn cho vay: thời hạn cho vay ngắn hạn, tối đa 12 tháng; thời hạn cho vay trung hạn, tối đa 60 tháng, thời hạn cho vay dài hạn, trên 60 tháng. - Về bảo đảm tiền vay: hộ vay dưới 10 triệu đồng không phải thế chấp; đối với hợp tác xã: được lấy tài sản của các thành viên ban quản lý làm bảo đảm tiền vay, được lấy tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay, đối với doanh nghiệp nhà nước, được Nhà nước giao nhiệm vụ làm đầu mối thu mua để xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón, được dùng tài sản hình thành từ vốn vay làm bảo đảm tiền vay. - Về mạng lưới phục vụ và giao dịch của ngân hàng: NHN0 & PTNT Việt Nam căn cứ khối lượng tín dụng và khả năng tài chính, từng bước mở rộng màng lưới để thực hiện giải ngân tại chỗ, đồng thời có thể ủy thác cho các tổ chức tín dụng ở nông thôn làm đại lý một số nghiệp vụ cụ thể về tín dụng. - Xử lý rủi ro: Vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trong trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như: Bão lụt, hạn hán, dịch bệnh, Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và ngân hàng cho vay. Đặc biệt, nhằm bảo đảm cho hoạt động của các tổ chức tín dụng được lành mạnh, an toàn và có hiệu quả, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, phát - 22 -
  • 21. triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Quốc hội đã thông qua Luật NHNN Việt Nam, và Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi. Các văn bản luật này đã tạo hành lang pháp lý cao hơn cho hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong đó có nội dung về chính sách tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân:“Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện, thời hạn vay vốn đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân nhằm góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn”. Như vậy, trong những năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã ban hành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá đồng bộ, đặc biệt từ khi thi hành Luật NHNN Việt Nam và Luật các Tổ chức tín dụng, bao gồm: các chính sách về nông nghiệp, nông thôn; các chính sách về cấp tín dụng; chính sách liên quan đến cấp tín dụng. Các chính sách kể trên đã tạo ra một khung pháp lý khá hoàn chỉnh cho các tổ chức tín dụng, đặc biệt đối với NHN0 & PTNT. Thực tiễn đã chứng minh đây là những văn bản quan trọng tạo tiền đề, điều kiện to lớn cho hoạt động tín dụng của NHN0 & PTNT đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân. 2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng: 2.1.5.1 Chỉ tiêu hệ số thu nợ (%): Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay hay thiện chí trả nợ của khách hàng trong thời kỳ nhất định. Giúp đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nó phản ánh một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Tỷ số này càng cao thì được đánh giá càng tốt. 2.1.5.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%): Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ = Tổng dư nợ - 23 -
  • 22. Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao. 2.1.5.3 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn (%): Tổng dư nợ Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn = Tổng nguồn vốn Dựa vào chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại thì ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng. 2.1.5.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng (lần): Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn quay càng nhanh, ngân hàng hoạt động có hiệu quả và ngược lại. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính qua các năm 2004 2006 tại chi nhánh NHN0 & PTNT Quận Cái Răng đồng thời dựa vào các tạp chí chuyên ngành, các sách báo… 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu: Dùng phương pháp đánh giá, mô tả thông qua các biểu bảng số liệu, đồ thị để giải quyết mục tiêu (1) và (2). Dùng các chỉ số tài chính để giải quyết mục tiêu (3). - 24 -
  • 23. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NHN0 & PTNT QUẬN CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ 3.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN CÁI RĂNG: Quận Cái Răng là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 Tháng 01 năm 2004 của Chính phủ. Địa giới hành chính: Đông giáp tỉnh Vĩnh Long; Tây giáp huyện Phong Điền; Nam giáp tỉnh Hậu Giang; Bắc giáp quận Ninh Kiều. Quận Cái Răng được thành lập trực thuộc thành phố Cần Thơ, gồm 7 đơn vị hành chính cấp phường: Lê Bình, Ba Láng, Thường Thạnh, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Tân Phú và Phú Thứ. Quận Cái Răng có 6.253,43 ha diện tích tự nhiên và 74.942 nhân khẩu. Quận cách Cần Thơ 5km về phía Nam, có quốc lộ đi qua, với diện tích tự nhiên 6.253,4 ha, dân số là 74.942 người với 14.344 hộ dân. Ngoài ra Quận Cái Răng còn có khu công nghiệp Hưng Phú I, II, khu dân cư mới Nam sông Cần Thơ, khu chế biến dầu thực vật Cái Lân, Cảng biển Cái Cui và nơi đây trong tương lai sẽ có cầu Cần Thơ đi qua, mở ra một vùng kinh tế mới đầy năng động. Quận Cái Răng là đơn vị “cửa ngõ” của thành phố Cần Thơ, vị trí và tầm vóc của Quận Cái Răng đã được xác định là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của thành phố Cần Thơ trong tương lai. Nên ngay đầu năm mới thành lập Quận Cái Răng đã tập trung phát huy nội lực; nêu cao ý chí tự lực tự cường; tư duy sáng tạo, đầu tư đúng mức cho xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, chủ động giải quyết các vấn đề xã hội. Đặc biệt vai trò lãnh đạo nhất quán là yếu tố “khơi nguồn” động lực để Cái Răng vươn lên hoàn thành sớm các chỉ tiêu kinh tế xã hội. 3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP: Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chính của Quận Cái Răng, do điều kiện khí hậu, đất đai, nguồn nước ngọt thích hợp cho việc trồng nhiều loại cây nhiệt đới sinh trưởng và phát triển. - 25 -
  • 24. + Trồng các loại cây ăn quả có các loại trồng rất phổ biến và cho thu nhập khá cao: cam, quýt, mận, chanh, nhãn. Bên cạnh đó còn có: mía, cóc, tắc…cũng đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các bộ phận trong vùng. + Chăn nuôi chỉ là kinh tế phụ nên rất phân tán chủ yếu là nuôi heo, vịt, đàn gà công nghiệp và các loại khác sản lượng rất ít. + Thủy sản do thuận lợi về nguồn nước nên Quận Cái Răng có nguồn thủy sản rất phong phú với sản lượng khai thác hàng năm cao chủ yếu là các loại cá như: rô phi, tai tượng, trê… 3.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG: Từ khi được thành lập đến nay NHN0 & PTNT Quận Cái Răng đã đổi tên 4 lần: + Tên đầu tiên là Ngân hàng phát triển nông nghiệp Huyện Châu Thành, được thành lập cùng theo nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là chính phủ). + Đến 14/11/1990 quyết định số 400-CP ra đời và Ngân hàng phát triển nông nghiệp Huyện Châu Thành được đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp Huyện Châu Thành. + Đến ngày 15/11/1996 ngân hàng đổi tên thành NHN0 & PTNT Huyện Châu Thành. + Đến ngày 25/03/2004 đổi tên thành NHN0 & PTNT Quận Cái Răng. NHN0 & PTNT Quận Cái Răng đặt tại số 104/6 đường Võ Tánh – Quận Cái Răng – TP Cần Thơ, là một trong tám chi nhánh của NHN0 & PTNT Thành phố Cần Thơ và thuộc quản lý, điều hành của NHN0 & PTNT Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Viet Nam Bank For Agriculture, viết tắt là VBA). Vì là NHN0 & PTNT nên chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn hoạt động với mục đích mang lại lợi ích, phồn vinh cho khách hàng, mặt khác mang lại lợi nhuận tái hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. NHN0 & PTNT Quận Cái Răng từ khi ra đời tới nay đã hoạt động không ngừng và phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế của quận phát triển xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân. Uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao trong nước và trên trường quốc tế với đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực, giàu kinh nghiệm, trách nhiệm cao. - 26 -
  • 25. 3.4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ: Đối với bất cứ một tổ chức kinh tế hay chính trị nào thì cơ cấu tổ chức là vô cùng quan trọng bởi nó sẽ phản ánh được tính hợp lý, khả năng khai thác nguồn lực của tổ chức. Giám đốc Phó giám đốc Giám định Phòng kinh Phòng kế toán Phòng tổ chức viên doanh kho quỹ hành chính Thông tin trực tiếp Thông tin phản hồi Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng 3.5 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN: 3.5.1 Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động trong ngân hàng cũng là người quyết định cuối cùng trong kinh doanh, ký duyệt các hợp đồng tín dụng. Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà ngân hàng cấp trên giao. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. Được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương, trừ lương đối với cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình. - 27 -
  • 26. 3.5.2 Phó giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc trong việc điều hành, tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực kế toán và ngân quỹ. 3.5.3 Phòng kinh doanh: Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá khả năng khách hàng, nhận đơn xin vay, kiểm soát hồ sơ, thẩm định duyệt cho vay để trình lên ban giám đốc. Chịu trách nhiệm trong việc quản lý đồng vốn và giám sát quá trình sử dụng đồng vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay, đôn đốc khách hàng trả nợ vay đúng hạn. Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần thiết để phục vụ tín dụng đầu tư từ đó trình lên giám đốc để có quyết định cụ thể. 3.5.4 Phòng kế toán và kho quỹ: Bộ phận kế toán thực hiện các chức năng sau đây: + Có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ pháp lý do phòng tín dụng chuyển xuống, lưu giữ hồ sơ và đồng thời thông báo cho các bộ phận trong đơn vị về tình hình thu lãi, thu nợ ở từng địa bàn và trong toàn ngân hàng. + Thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền. + Trực tiếp hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán và dịch vụ, theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh. + Thu thập số liệu để lập bảng cân đối thanh toán hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm. Bộ phận ngân quỹ có chức năng: + Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm soát lượng tiền mặt, ngân phiếu thanh toán trong kho hàng, trong thu chi kho phát sinh. + Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các nhiệm vụ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót. 3.5.5 Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện tổ chức và cơ cấu nhân sự, theo dõi và điều tiết các hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên trong ngân hàng, đồng thời có các chính sách tiền lương cho mỗi - 28 -
  • 27. nhân viên, tạo điều kiện cho mỗi nhân viên phát huy hết khả năng thực hiện công việc, nâng cao hiệu quả lao động. 3.5.6 Giám định viên: Là người duy nhất thực hiện công việc quan sát toàn bộ quá trình hoạt động của các nhân viên trong ngân hàng với sự trợ giúp và đóng góp ý kiến của giám đốc ngân hàng. 3.6 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG QUA BA NĂM: 3.6.1 Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng: Trong những năm gần đây cùng với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế nước ta, hoạt động của ngân hàng có sự thay đổi, phương thức hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường. NHN0 & PTNT Quận Cái Răng là một ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động theo cơ chế kinh doanh tương đối đầy đủ để thu hút tiền gởi của mọi thành phần kinh tế, từ đó đầu tư tín dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, cùng với các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. Cụ thể bao gồm các hoạt động sau: + Huy động vốn: khai thác và huy động vốn trong và ngoài nước của mọi tổ chức dân cư thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm: các loại tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi không kỳ hạn. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi: kỳ phiếu, trái phiếu… + Đầu tư tín dụng: cho vay ngắn hạn với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Cho vay trung hạn với các mục tiêu hiệu quả hoặc mục tiêu tùy tính chất và khả năng vốn. + Ngoài ra, NHN0 & PTNT Quận Cái Răng còn thực hiện các nghiệp vụ như: kinh doanh, mua bán và thu đổi ngoại tệ; chuyển tiền điện tử; chi trả kiều hối; bảo lãnh dự thầu; kiểm đếm tiền; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; thu phí bảo hiểm; đại lý bảo hiểm cho Bảo Việt; đại lý bảo hiểm cho Groupama. 3.6.2 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh: Trong ba năm qua, trước những thử thách và cơ hội, chi nhánh NHN0 & PTNT Quận Cái Răng với sự nổ lực vượt bậc của mình đã vượt qua khó khăn - 29 -
  • 28. hoàn thành những nhiệm vụ cấp trên giao phó và đạt được những kết quả khả quan. Điều đó được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm như sau: 3.6.2.1 Về doanh thu: Nhìn chung doanh thu qua ba năm đều tăng lên qua các năm. Cụ thể, trong năm 2004 doanh thu của ngân hàng là 8.777 triệu đồng, đến năm 2005 doanh thu của ngân hàng là 15.897 triệu đồng tăng 7.120 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 81,12% so với năm 2004. Đến năm 2006 doanh thu của ngân hàng lại tiếp tục gia tăng đạt 20.467 triệu đồng tăng 4.570 triệu đồng tỷ lệ tăng 28,75% so với năm 2005. Nguyên nhân của sự tăng lên qua các năm là do ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả. Số vốn ngân hàng huy động đều tăng lên qua các năm kéo theo đó là sự gia tăng của công tác cho vay. Hơn nữa, Cái Răng là quận mới được thành lập năm 2004 do đó thành phố tập trung xây dựng quận này thành một trong những quận trung tâm, vì thế nhiều hạng mục công trình được quy hoạch và xây dựng. Điều này dẫn đến việc nhiều người dân vay vốn ngân hàng để thực hiện việc xây dựng sửa chữa nhà, mở rộng quy mô sản xuất…mà để vay được vốn phải cam kết trả nợ lãi và nợ vay đúng hạn, chính vì thế mà ngân hàng đã thu được phần lớn là lãi vay từ các hộ này. Trong năm 2004 hoạt động của ngân hàng chỉ chủ yếu là thu lãi từ hoạt động kinh doanh, chiếm khoảng 99,78% trong tổng doanh thu. Trong đó thu lãi chiếm khoảng 98,83%, 0,95% là thu từ dịch vụ. Điều này cho ta thấy ngân hàng chỉ tập trung vào nghiệp vụ cho vay và thu nợ mà chưa để ý nhiều đến việc thực hiện các sản phẩm dịch vụ. Để cho ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn đòi hỏi ngân hàng cần phải chú ý nhiều hơn đến loại hình này. - 30 -
  • 29. Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Doanh thu 8.777 100 15.897 100 20.467 100 7.120 81,12 4.570 28,75 1. Thu từ hoạt động kinh doanh 8.757 99,78 15.799 99,38 20.404 99,69 7.042 80,42 4.605 29,15 1.1 Thu lãi 8.674 98,83 15.744 99,04 20.321 99,29 7.070 81,51 4.577 29,07 1.2 Thu dịch vụ 83 0,95 55 0,35 83 0,41 -28 -33,73 28 50,91 2 Thu khác 20 0,22 98 0,62 63 0,31 78 390 -35 -35,71 II. Chi phí 4.092 100 10.100 100 13.135 100 6.008 146,82 3.035 30,05 1. Chi hoạt động kinh doanh 2.393 58,48 8.067 79,87 10.184 77,53 5.674 237,11 2.117 26,24 2. Chi sự nghiệp 1.210 29,57 1.420 14,06 2.254 17,16 210 17,36 834 58,73 3. Chi khác 489 11,95 613 6,07 697 5,31 124 25,36 84 13,70 III. Lợi nhuận trước thuế 4.685 100 5.797 100 7.332 100 1.112 23,74 1.505 26,48 (Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Năm 2005 tổng doanh thu có sự gia tăng. Cụ thể là thu lãi năm 2005 so với năm 2004 đã tăng 7.070 triệu đồng khoảng 81,51%, thu dịch vụ lại giảm 28 triệu đồng tốc độ giảm là 33,73%. Năm này cũng có tỷ trọng thu lãi chiếm khá cao khoảng 99,04%. Cho ta thấy doanh thu từ dịch vụ và thu khác không những không tăng mà còn đang có chiều hướng giảm xuống. - 31 -
  • 30. Năm 2006 tình hình doanh thu lại tiếp tục có sự gia tăng. Cụ thể, năm 2006 so với năm 2005 thu từ hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng lên đạt mức 20.404 triệu đồng tăng 4.605 triệu đồng vào khoảng 29,15%. Như đã nêu ở trên nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng đã bắt đầu tin tưởng hơn vào ngân hàng. Trong năm này, mặc dù tỷ lệ thu lãi vẫn còn khá cao 99,29% trong khi dịch vụ chỉ khoảng 0,41% nhưng so với năm 2005 cả hai loại thu này đều có những gia tăng nhất định. Đây là điều đáng mừng vì khách hàng đã bắt đầu chú ý đến sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. 3.6.2.2 Về chi phí: Nhìn chung chi phí của ngân hàng qua các năm cũng có sự thay đổi. Cụ thể, năm 2004 chi phí cho ngân hàng là 4.092 triệu đồng trong đó chi phí cho hoạt động kinh doanh là 2.393 triệu đồng chiếm khoảng 58,48% còn lại là chi sự nghiệp và chi khác chiếm khoảng 41,52%. Đến năm 2005 chi phí của ngân hàng đã tăng lên thành 10.100 triệu đồng tăng 6.008 triệu đồng so với năm 2004. Điều này là do doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 nên chi phí tăng là điều bình thường. Hơn thế nữa chi nhánh đi vào hoạt động cần phải có sự trang bị máy móc thiết bị mới do đó chi phí năm 2005 tăng lên. Chi phí năm 2006 tiếp tục tăng lên thành 13.135 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 3.035 triệu đồng. Có sự gia tăng này là do ngân hàng đã hoạt động hiệu quả hơn và đã đi vào ổn định. Vì lý do trên mà chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh cũng tăng lên, đây là điều bình thường, tuy nhiên chúng ta cũng phải lưu ý không cho chỉ tiêu chi phí này tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. 3.6.2.3 Về lợi nhuận: Do doanh thu và chi phí có sự tăng lên qua các năm nên dẫn đến lợi nhuận cũng tăng theo. Cụ thể, năm 2004 lợi nhuận đạt được là 4.685 triệu đồng, sang đến năm 2005 lợi nhuận tăng lên thành 5.797 triệu đồng. Đến năm 2006 lợi nhuận lại tiếp tục tăng lên đạt 7.332 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 1.505 triệu đồng chứng tỏ ngân hàng đã dần đi vào ổn định và ngày càng hoạt động có hiệu quả. - 32 -
  • 31. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH TẠI NHN0 & PTNT QUẬN CÁI RĂNG 4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN. NHN0 & PTNT Quận Cái Răng là ngân hàng hoạt động với phương châm “đi vay để cho vay” như mọi ngân hàng thương mại khác, chính vì thế mà hoạt động huy động vốn rất được chú ý. Để biết được công tác huy động vốn của ngân hàng qua ba năm ta tiến hành phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng. 4.1.1 Vốn huy động: Đây là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, ngân hàng thực hiện các hình thức huy động vốn nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế qua đó ngân hàng có thể sử dụng chúng để cho vay lại nhằm thu về lợi nhuận. Vốn huy động không những mang lại cho ngân hàng nguồn vốn với chi phí thấp để kinh doanh, mà nó còn giúp cho ngân hàng nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có căn cứ để quy định mức vốn để đầu tư cho vay đối với những khách hàng đó. Vốn huy động bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và phát hành chứng chỉ tiền gửi. Dựa vào bảng 2 ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm đều tăng lên. Cụ thể, năm 2004 vốn huy động của ngân hàng đạt 102.445 triệu đồng chiếm 63,25% tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong đó, tiền gửi thanh toán chiếm khoảng 30,06% tổng nguồn vốn, tiền gửi tiết kiệm chiếm khoảng 32,42% còn lại là chứng chỉ tiền gửi chiếm khoảng 3,26%. Điều này cho thấy ngân hàng huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán. - 33 -
  • 32. Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % I. Vốn huy động 102.445 138.907 151.975 36.462 35,59 13.068 9,41 1. Tiền gửi thanh toán 48.683 61.785 52.605 13.102 26,91 -9.180 -14,86 2.Tiền gửi tiết kiệm 52.505 75.017 97.330 22.512 42,88 22.313 29,74 2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 2.676 3.166 3.817 490 18,31 651 20,56 2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 49.673 71.776 92.713 22.103 44,50 20.937 29,17 2.3 Tiền gửi tiết kiệm khác 156 75 800 -81 -51,92 725 966,67 3. Phát hành chứng chỉ tiền gửi 1.257 2.105 2.040 848 67,46 -65 -3,09 II. Vốn điều chuyển 59.514 35.634 11.414 -23.880 -40,13 -24.220 -67,97 Tổng nguồn vốn 161.959 174.541 163.389 12.582 7,77 -11.152 -6,39 (Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Đến năm 2005 tình hình huy động vốn đạt 138.907 triệu đồng, tăng 36.462 triệu đồng so với năm 2004 tức khoảng 35,59% về số tương đối. Nguyên nhân do Cái Răng đã trở thành một trong bốn quận của thành phố Cần Thơ nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng vào đây là điều tất yếu. Chính vì thế nhiều nơi được quy hoạch, chỉnh trang lại dẫn đến việc nhiều nhà được bồi thường do đó vốn nhàn rỗi trong dân cư tăng lên và ngân hàng đã thu hút được lượng vốn nhàn rỗi đó. Trong cơ cấu vốn huy động này tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng khá cao khoảng 78,38%. - 34 -
  • 33. Sang đến năm 2006 tình hình cũng không có nhiều thay đổi, vốn huy động tiếp tục tăng trưởng đạt 151.975 triệu đồng, tăng 13.068 triệu đồng so với năm 2005 tức khoảng 9,41%. Đây là điều đáng mừng vì như vậy ngân hàng đã thu hút ngày càng nhiều người dân đến gởi tiền. Ngoài ra, việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi cũng đang giảm xuống, chứng tỏ tình hình huy động vốn của ngân hàng thông qua tiền gửi đã dần được cải thiện, nhờ đó ngân hàng cũng ngày càng giảm bớt được chi phí vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 4.1.2 Vốn điều chuyển: Vốn điều chuyển là lượng vốn được điều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống các chi nhánh khi khả năng huy động vốn của chi nhánh không đủ cho hoạt động. Loại vốn này chủ yếu là bổ sung vốn ngắn hạn cho ngân hàng, hơn nữa lại có lãi suất cao hơn lãi suất huy động ngắn hạn của ngân hàng. Do đó ngân hàng cần hạn chế lượng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống càng tốt. Năm 2004 số vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên là 59.514 triệu đồng, chiếm tới 36,75% nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng chỉ đủ đáp ứng khoảng 2/3 cho hoạt động của mình phần còn lại phải nhận điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Sang năm 2005 tình hình đã có chuyển biến tốt hơn, số vốn điều chuyển đã giảm xuống chỉ còn 35.634 triệu đồng. Đến năm 2006, con số này đã giảm chỉ còn 11.414 triệu đồng. Đây là điều đáng mừng vì như vậy chứng tỏ ngân hàng đã ngày càng có những biện pháp tốt hơn để nâng cao khả năng huy động của mình. 4.1.3 Tổng nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn huy động được tại ngân hàng và vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Để thấy rõ hơn tổng nguồn vốn của ngân hàng qua các năm ta sẽ đi sâu vào tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng nguồn vốn. Dựa vào hình 2 ta thấy tổng cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi qua các năm. Vốn điều chuyển giảm xuống qua các năm trong khi vốn huy động lại không ngừng tăng lên. Mặc dù vẫn còn phải sử dụng lượng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống nhưng xu hướng chuyển biến chung của nguồn vốn rất khả quan, số lượng cũng như tỷ trọng của vốn điều chuyển và phát hành giấy tờ có giá dần được thay thế bằng vốn huy động từ tiền gửi. Từ đó làm cho cơ cấu - 35 -
  • 34. nguồn vốn của ngân hàng ngày càng hợp lý hơn và ngân hàng ngày càng hoạt động hiệu quả hơn. Năm 2004 36,75% 63,25% Năm 2005 20,42% Vốn huy động Vốn điều chuyển 79,58% Năm 2006 6,99% 93,01% Hình 2: Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ năm 2004 - 2006 - 36 -
  • 35. 4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quận Cái Răng là một ngân hàng thương mại hoạt động cho vay trên tất cả các lĩnh vực kinh tế nhưng trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là cho vay hộ gia đình. Bảng 3: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1) Tổng doanh số cho vay 109.619 100 162.761 100 151.698 100 Hộ gia đình 92.797 84,65 137.545 84,51 116.303 76,67 Khác 16.822 15,35 25.216 15,49 35.395 23,33 2) Tổng doanh số thu nợ 61.013 100 115.965 100 145.643 100 Hộ gia đình 46.406 76,06 93.200 80,37 112.849 77,48 Khác 14.607 23,94 22.765 19,63 32.794 22,52 3) Tổng dư nợ 86.151 100 132.947 100 139.002 100 Hộ gia đình 80.035 92,90 124.380 93,56 127.834 91,97 Khác 6.116 7,10 8.567 6,44 11.168 8,03 4) Nợ quá hạn 130 100 153 100 370 100 Hộ gia đình 130 100 153 100 370 100 Khác 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Dựa vào số liệu ở bảng 3 ta có thể thấy được doanh số cho vay của ngân hàng có khoảng 80% là cho vay hộ gia đình. Con số này có sự thay đổi qua các năm tuy nhiên nó luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Doanh số thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn cũng tương tự luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Từ đó cho thấy hoạt động của ngân hàng chủ yếu là cho vay hộ gia đình. 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006. Trong những năm qua, sự phát triển các thành tựu kinh tế của tỉnh Cần Thơ nói chung và Quận Cái Răng nói riêng ngày một đi lên. Tuy nhiên, cũng có vấn đề nảy sinh đó là sự thiếu hụt vốn diễn ra ngày một nhiều. Thực tế nhu cầu vốn ở nông thôn trong quận ngày một tăng, trong khi đó nguồn vốn tự có của các ngân hàng lại không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh tế của khu vực, riêng - 37 -
  • 36. ngành sản xuất nông nghiệp, nguồn vốn đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chăm sóc ruộng vườn đang là nhu cầu cần thiết. Do đa số người dân trên địa bàn sống bằng nghề nông nên ngân hàng Quận Cái Răng chủ yếu tập trung cho vay hộ nông dân, mà thời hạn cho vay chỉ là cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn (chưa có cho vay dài hạn). Tùy từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng có thể cho vay khoảng từ 50% - 70% tổng chi phí thực hiện dự án sản xuất kinh doanh hay nhu cầu vốn phục vụ cho đời sống của dân cư. Để biết rõ tình hình kinh doanh của NHN0 & PTNT Quận Cái Răng qua các năm, chúng ta hãy xem xét tình hình sử dụng vốn. 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, xây dựng và đổi mới bộ mặt nông thôn NHN0 & PTNT đã triển khai thực hiện có kết quả công tác cho vay trực tiếp đến các đơn vị sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất và cá nhân…kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, doanh số cho vay của ngân hàng bao gồm cho vay ngắn hạn và trung hạn. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Tình hình phát sinh doanh số cho vay tại ngân hàng biểu hiện như sau: 4.3.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn. Dựa vào bảng 4 ta có doanh số cho vay của ngân hàng năm 2004 là 92.797 triệu đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 62.714 triệu đồng chiếm khoảng 67,58% tổng doanh số cho vay còn cho vay trung hạn chỉ có 30.083 triệu đồng chiếm khoảng 32,42% tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Như vậy cho thấy cho vay ngắn hạn của ngân hàng chiếm khá lớn. Bảng 4: TỔNG DOANH SỐ CHO VAY ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Ngắn hạn 62.714 105.218 91.418 42.504 67,77 -13.800 -13,12 2. Trung hạn 30.083 32.327 24.885 2.244 7,46 -7.442 -23,02 Tổng cộng 92.797 137.545 116.303 44.748 48,22 -21.242 -15,44 (Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) - 38 -
  • 37. Sang năm 2005 doanh số cho vay đã tăng lên đạt 137.545 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2004 là 42.504 triệu đồng, tốc độ tăng là 67,77% so với năm 2004. Điều này cho thấy nhu cầu vốn để sản xuất của người dân ngày càng cao. Đối với cho vay ngắn hạn, doanh số lĩnh vực này vẫn chiếm tỷ trọng lớn đạt 105.218 triệu đồng (khoảng 76,50%) trong khi tỷ trọng từ cho vay trung hạn giảm xuống còn khoảng 23,50%. Mặc dù vậy so với năm 2004 cả cho vay ngắn hạn và trung hạn đều gia tăng. Năm 2006 lại có sự giảm dần trong tổng doanh số cho vay chỉ đạt 116.303 triệu đồng, giảm 21.242 triệu đồng với tốc độ giảm xuống là 15,44%. Sự giảm xuống này là do tình hình huy động vốn có giảm xuống nhưng không đáng kể đã làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay. Dựa vào hình 3 ta có thể thấy được doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Nhu cầu vay vốn của bà con nông dân chủ yếu là để bổ sung vốn thiếu hụt tạm thời, mục đích xin vay là để mua con giống, phân bón, thuốc trừ sâu… Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn người dân cũng có nhu cầu vay vốn trung hạn nhằm thực hiện các phương án kinh doanh như đầu tư cải tạo đồng ruộng, làm thủy lợi nhỏ, đắp bờ bao, đầu tư cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái... Vì vậy mà nhu cầu vốn cho vay trung hạn cũng chiếm một vị trí trong tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên, cho vay trung hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với cho vay ngắn hạn trong cơ cấu cho vay của ngân hàng. Ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến cho vay trung hạn là vì cho vay trung hạn có tỷ lệ rủi ro cao hơn nhưng mặt khác tiền lãi thu được lại cao hơn cho vay ngắn hạn. Trong những năm tới chúng ta cần phải có những biện pháp thu hút vốn nhàn rỗi trung và dài hạn vì điều này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có thể dùng số tiền này cho vay trung hạn nhiều hơn. - 39 -
  • 38. Năm 2004 32,42% 67,58% Năm 2005 23,50% Ngắn hạn Trung hạn 76,50% Năm 2006 21,40% 78,60% Hình 3: Tỷ trọng doanh số cho vay hộ gia đình từ năm 2004 - 2006 Sau đây ta sẽ đi sâu vào phân tích các khoản mục cho vay của ngân hàng để thấy được tỷ trọng của từng thành phần kinh tế trong tổng doanh số cho vay. - 40 -
  • 39. 4.3.1.2 Doanh số cho vay phân theo đối tượng: Thực tiễn cho thấy, tín dụng hộ gia đình đã thực sự đáp ứng được nhu cầu vốn bị thiếu hụt của bà con nông dân tại địa bàn Quận Cái Răng. Kết quả cho vay hộ gia đình đạt được tiến bộ rất đáng kể. Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY HỘ GIA ĐÌNH THEO ĐỐI TƯỢNG ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005 so 2004 2006 so 2005 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Cải tạo vườn 23.440 29.366 24.379 5.926 25,28 -4.987 -16,98 2. Chăn nuôi 1.463 4.608 10.122 3.145 214,97 5.514 119,66 3. Mua máy nông nghiệp 361 0 40 -361 -100 40 X 4. Mua bán nhỏ 24.088 45.333 46.951 21.245 88,20 1.618 3,57 5. Xây dựng, sửa chữa nhà 43.445 58.238 34.811 14.793 34,05 -23.427 -40,23 Tổng cộng 92.797 137.545 116.303 44.748 48,22 -21.242 -15,44 (Nguồn: bảng cân đối kế toán 2004, 2005, 2006 – phòng kinh doanh) Cho vay cải tạo vườn: Do đất đai ở đây màu mỡ nên số lượng vốn vay ở đây luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Cụ thể, năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn đối với cải tạo vườn là 23.440 triệu đồng chiếm 25,26% tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Sang đến năm 2005 con số này đã gia tăng lên đạt 29.366 triệu đồng, tăng 5.926 triệu đồng, tốc độ tăng 26,28%. Năm 2004 và 2005 người dân đã biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt nên doanh thu hàng năm tăng lên, cải thiện được đời sống của người dân. Từ đó, người dân tích cực trồng trọt, cải tạo vườn và đòi hỏi phải có vốn, vì thế họ đã tìm đến ngân hàng để vay vốn làm cho doanh số cho vay của ngân hàng trong hai năm 2005 tăng lên. Đến năm 2006 cho vay cải tạo vườn có sự giảm sút tương đối đạt 24.379 triệu đồng, giảm 4.987 triệu đồng tức khoảng 16,98%. Tình hình cho vay cải tạo vườn có chiều hướng giảm tương đối là do lĩnh vực trồng trọt không tạo ra nhiều lợi nhuận cho người nông dân bằng những lĩnh vực khác nên nhiều người dân đã chuyển đổi sang những lĩnh vực khác làm cho doanh số cho vay cải tạo vườn có sự giảm sút tương đối. Ngoài ra một phần diện tích đất nông nghiệp - 41 -
  • 40. bị thu hồi phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế, phát triển đô thị của thành phố. Do đó, cho vay lĩnh vực trồng trọt trong những năm vừa qua giảm. Cho vay chăn nuôi: Dựa vào bảng số liệu ta có được doanh số cho vay chăn nuôi của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2004 doanh số cho vay đạt 1.463 triệu đồng chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhất 1,58%, đến năm 2005 doanh số cho vay tăng lên đạt 4.608 triệu đồng tăng 3.145 triệu đồng tốc độ tăng là 214,97%, sang đến năm 2006 con số này là 10.122 triệu đồng, tăng 5.514 triệu đồng tốc độ tăng đạt 119,66%. Chăn nuôi có sự gia tăng đáng kể qua các năm, tỷ trọng chăn nuôi trong tổng doanh số cho vay gia tăng qua các năm. Mặc dù năm 2005 vẫn còn ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nhưng doanh số cho vay chăn nuôi vẫn tăng cao do người dân đã chuyển sang nuôi các loại cá như: cá trê vàng lai, cá tra, cá basa,… Đến năm 2006 nông dân đã có nhiều kinh nghiệm hơn đối với các loại dịch bệnh kết hợp với sự tham gia của đội ngũ cán bộ thú y nên đã mở rộng cho vay đối với lĩnh vực này làm cho doanh số cho vay chăn nuôi tiếp tục tăng. Doanh số cho vay chăn nuôi vẫn còn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Do người dân còn chăn nuôi với quy mô nhỏ, chưa có trình độ kỹ thuật cũng như vốn để chăn nuôi với quy mô lớn. Doanh số cho vay chăn nuôi của ngân hàng ngày càng tăng chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng hỗ trợ nhiều hơn cho hoạt động chăn nuôi thông qua vốn kết hợp với thẩm định các dự án khả thi. Cho vay mua máy nông nghiệp: Doanh số cho vay mua máy nông nghiệp có sự biến động rất lớn qua các năm. Cụ thể, năm 2004 cho vay để mua máy móc nông nghiệp là 361 triệu đồng chiếm 1,2% trong tổng doanh số cho vay, đến năm 2005 không hộ dân nào đi vay để mua máy móc sử dụng cho nông nghiệp. Do nhu cầu mua máy móc nông nghiệp đã ổn định, người dân ý thức về việc sử dụng và bảo quản máy được lâu dài hơn. Hơn nữa máy móc nông nghiệp khi mua về thời gian sử dụng rất dài, có thể là 2-5 năm hoặc hơn nữa, do đó khi những hộ nông dân đi vay tiền mua máy móc nông nghiệp thì thời gian lâu sau họ mới có thể trở lại vay ngân hàng với mục đích đó. Năm 2006 cho vay mua máy nông nghiệp tăng nhưng không cao đạt 40 triệu đồng chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay trung hạn - 42 -
  • 41. năm 2006 chỉ có 0,15%. Sự tăng lên này là do một số hộ trước đây chưa biết đến khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhưng khi nhìn thấy các bà con nông dân trong vùng sử dụng kỹ thuật mới thì họ đã thay đổi cách nghĩ. Họ đã biết tận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm làm giảm bớt lao động chân tay, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất thu hoạch. Vì vậy các hộ này đến ngân hàng xin hỗ trợ thêm vốn nhằm thực hiện dự án của mình do đó làm cho doanh số cho vay đối tượng này tăng lên vào năm 2006. Cho vay mua bán nhỏ: Bên cạnh cho vay nông nghiệp thì cho vay mua bán nhỏ cũng luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Do Quận Cái Răng có chợ nổi nên phần lớn các hộ dân tại đây vay vốn ngân hàng để mua bán nhỏ nhằm thực hiện buôn bán trên sông như: bán thuốc, sữa, máy móc, tivi... Năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn đối với hộ kinh doanh mua bán nhỏ này là 24.088 triệu đồng chiếm 25,96% trong tổng doanh số cho vay hộ gia đình. Đến năm 2005 con số này tăng lên thành 45.333 triệu đồng chiếm 32,96% tăng 21.245 triệu đồng tốc độ tăng khoảng 88,20%. Năm 2006 doanh số cho vay trong lĩnh vực này tiếp tục gia tăng đạt 46.951 triệu đồng tăng 1.618 triệu đồng tốc độ tăng là 3,57%. Định hướng phát triển của nước ta là tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng công nghiệp và dịch vụ theo nghị quyết 45 của Bộ Chính trị và quyết định số 210/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các nghị quyết này đã góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng, từ đó người dân có khuynh hướng chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự phát triển của các thành phần kinh tế phi nông nghiệp trên địa bàn mà NHN0 & PTNT Quận Cái Răng cần chú trọng khai thác hơn nữa. So với nhịp độ phát triển của Quận Cái Răng trong những năm tới doanh số này sẽ còn tăng cao hơn nữa. Do đó chi nhánh cần có những biện pháp hiệu quả để thu hút nhằm đạt được kết quả cao. Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà: Doanh số cho vay đối với lĩnh vực này cũng có sự biến động qua các năm. Năm 2004 doanh số cho vay xây dựng và sửa chữa nhà là 43.445 triệu đồng chiếm khá cao trong tổng doanh số cho vay khoảng 46,82%. Năm 2005 doanh số - 43 -
  • 42. cho vay xây dựng, sửa chữa nhà tiếp tục tăng đạt 58.238 triệu đồng chiếm tỷ trọng 42,34%, tăng 14.793 triệu đồng tốc độ tăng đạt 34,05%. Mức sống người dân càng cao thì nhu cầu ăn ở đi lại càng nhiều, hơn nữa Cái Răng là một trong 4 quận của thành phố Cần Thơ-thành phố trực thuộc trung ương do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở càng cao và còn nhiều nhu cầu khác phát sinh nữa. Mặt khác huyện Châu Thành có sự chia tách thành Quận Cái Răng và huyện Châu Thành, làm cho nhiều nhà dân được giải tỏa đền bù, sẵn có việc đền bù giải tỏa này nhiều hộ dân đã vay tiền để xây dựng và sửa chữa nhà do đó doanh số cho vay trong hai năm tăng lên. Đến năm 2006 doanh số cho vay này có chiều hướng giảm xuống chỉ đạt 34.811 triệu đồng, giảm 23.427 triệu đồng tức giảm khoảng 40,23%. Sự giảm sút này là do nhu cầu vay vốn của người dân trong lĩnh vực này đã không còn nhiều. Đa số các hộ dân đã được “an cư” nên họ đã chuyển sang “lạc nghiệp” thực hiện các phương thức kinh doanh do đó doanh số cho vay của đối tượng này giảm xuống. Tóm lại: Dựa vào doanh số cho vay theo thời hạn có thể thấy được tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm rất cao trong tổng doanh số cho vay, còn cho vay dài hạn ngân hàng lại chưa đáp ứng được. Đây là điều còn hạn chế ở ngân hàng. Trong những năm tới chúng ta cần nâng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn lên vì như vậy mới thỏa mãn được nhu cầu thực tế của người dân. 4.3.1.3 Doanh số cho vay theo phường: NHN0 & PTNT Quận Cái Răng là ngân hàng chuyên cho vay các đối tượng là nông dân, hộ sản xuất nhỏ, lẻ…Mạng lưới của ngân hàng trải khắp 7 phường trong Quận Cái Răng. Mỗi phường sẽ có một cán bộ tín dụng phụ trách về công tác nắm thông tin từng đối tượng, hướng dẫn bà con cách vay tiền, lập hồ sơ vay, quản lý nợ vay, đôn đốc người dân trả nợ vay đúng hạn… Do đó để tìm hiểu chính xác hơn về công tác cho vay đối với hộ gia đình ta sẽ xem xét thêm công tác cho vay này ở từng địa bàn cụ thể, qua đó sẽ cho ta biết được phường nào có doanh số cho vay hộ gia đình cao nhất cần được phát huy và phường nào còn hạn chế trong công tác cho vay để có hướng khắc phục. - 44 -