SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 93
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
          KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH




              LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
         MAY TIỀN TIẾN




Giáo viên hướng dẫn                      Sinh viên thực hiện
Th.s. NGUYỄN THUÝ HẰNG                   LÊ THU VÂN PHƯƠNG
                                          Mã số SV: 4031080
                                         Lớp: Kế toán 01- K29




                         Cần Thơ -2007
LỜI CẢM TẠ


         Những năm tháng trên giảng đường đại học là những năm tháng vô cùng
quý báu và quan trọng đối với em. Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói
chung và quý thầy cô Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm
giảng dạy, trang bị hành trang kiến thức để em có đủ tự tin bước vào đời. Với
tấm lòng biết ơn chân thành, em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại
học Cần Thơ và quý thầy cô Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh. Đặc biệt, em xin
cảm ơn cô Ngyễn Thuý Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện đề tài này.
         Đồng thời, em xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong Công ty cổ phần may Tiền Tiến đặc biệt
là cô Đỗ Thu Liễu đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học
hỏi công việc thực tế giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
         Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo công ty và tất cả
các cô, chú, anh, chị ở các phòng ban trong công ty nhiều sức khoẻ, thành công
và hạnh phúc.
                                         Ngày … tháng … năm …
                                           Sinh viên thực hiện
LỜI CAM ĐOAN


        Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.




                                          Ngày … tháng … năm …
                                             Sinh viên thực hiện
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


  ……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………….


                       Ngày … tháng … năm 2007
                       Thủ trưởng đơn vị
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


  ……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………….


                       Ngày … tháng … năm …
                        Giáo viên hướng dẫn




       NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………….


                  Ngày … tháng … năm …
                   Giáo viên phản biện




               MỤC LỤC
                                         Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................1
   1.2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................1
   1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
   1.3.1. Không gian................................................................................................2
   1.3.2. Thời gian...................................................................................................2
   1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................2
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài.......................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..4
2.1. Phương pháp luận ............................................................................................4
   2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của phân tích hiệu quả kinh doanh...........4
   2.1.2. Đối tượng sử dụng để đánh giá, phân tích hiệu quả kinh doanh. .............5
   2.1.3. Một số chỉ tiêu phân tích ..........................................................................7
   2.1.4. Tài liệu sử dụng trong phân tích kết quả kinh doanh ...............................9
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................9
   2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................9
   2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................9
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN
TIẾN.....................................................................................................................11
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................11
   3.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty..............................................................11
   3.1.2. Lịch sử hình thành ..................................................................................11
3.2. Chức năng và mục tiêu hoạt động .................................................................12
   3.2.1. Chức năng ...............................................................................................12
   3.2.2. Mục tiêu hoạt động .................................................................................12
3.3. Cơ cấu tổ chức quản lí ...................................................................................13
   3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..............................................................................14
   3.3.2. Chức năng của các phòng, ban trong công ty.........................................15
   3.3.3. Nguồn nhân lực.......................................................................................17
3.4. Tổ chức công tác kế toán ...............................................................................18
   3.4.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán ..............................................................18
   3.4.2. Chức năng ...............................................................................................18
3.5. Thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển.......................................................19
   3.5.1. Thuận lợi.................................................................................................19
   3.5.2. Khó khăn.................................................................................................20
   3.5.3. Hướng phát triển .....................................................................................21
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN ........................................................22
4.1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua
ba năm...................................................................................................................22
4.2. Phân tích tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2006 ..................23
   4.2.1. Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty qua ba năm ..............23
   4.2.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................27
   4.2.3. Phân tích doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh .......................................28
4.3. Phân tích tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2004-2006 .......................48
   4.3.1. Phân tích tổng chi phí của công ty qua ba năm ......................................50
   4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng chi phí của công ty .......50
4.4. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004-2006 ...................53
   4.4.1. Phân tích tình hình lợi nhuận trước thuế của công ty qua ba năm .........55
   4.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến lợi nhuận của công ty. ..........55
   4.4.3. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận kế hoạch của công ty qua
ba năm...................................................................................................................57
4.5. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu ...................................................58
   4.5.1. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư ..............................................................58
   4.5.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ...................................................60
   4.5.3. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận.....................................................................62
4.6. Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai
đoạn 2004-2006 ....................................................................................................65


Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY MAY TIỀN TIẾN....................................................68
5.1. Những kết quả đạt được và những tồn tại......................................................68
   5.1.1. Những kết quả đạt được..........................................................................68
   5.1.2. Những tồn tại ..........................................................................................68
5.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty may Tiền
Tiến .......................................................................................................................69
   5.2.1. Giải pháp về thị trường ...........................................................................69
   5.2.2. Giải pháp về sản phẩm............................................................................70
   5.2.3. Giải pháp về Marketing ..........................................................................71
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................73
6.1. Kết luận..........................................................................................................73
6.2. Kiến nghị........................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................75
PHỤ LỤC .............................................................................................................76




                                   DANH MỤC BIỂU BẢNG
                                                                                                                    Trang
Bảng 1: Bảng tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua ba năm.......................22
Bảng 2: Bảng tổng hợp tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2006 ...24
Bảng 3: Bảng tổng hợp tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty giai
đoạn 2004-2006 ....................................................................................................27
Bảng 4: Bảng tổng hợp doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh ...............................28
Bảng 5: Bảng tổng hợp doanh thu gia công xuất khẩu theo thị trường giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................31
Bảng 6: Bảng tổng hợp doanh thu gia công xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................35
Bảng 7: Bảng tổng hợp số lượng hàng gia công của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................38
Bảng 8: Bảng tổng hợp giá gia công các mặt hàng của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................49
Bảng 9: Bảng tổng hợp doanh thu kinh doanh xuất khẩu theo thị trường giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................41
Bảng 10: Bảng tổng hợp doanh thu kinh doanh xuất khẩu theo mặt hàng giai
đoạn 2004-2006 ....................................................................................................44
Bảng 11: Bảng tổng hợp số lượng hàng kinh doanh của công ty giai đoạn
2004-2006 ............................................................................................................47
Bảng 12: Bảng tổng hợp giá cả hàng FOB của công ty giai đoạn 2004-2006 .....48
Bảng 13: Bảng tổng hợp tình tình chi phí của công ty giai đoạn 2004-2006 .......49
Bảng 14: Bảng tổng hợp tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004-2006..54
Bảng 15: Bảng phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận kế hoạch của công ty qua
ba năm...................................................................................................................57
Bảng 16: Bảng phân tích tỉ suất đầu tư tổng quát của công ty giai đoạn
2004-2006 ............................................................................................................58
Bảng 17: Bảng phân tích tỉ suất tự tài trợ của công ty giai đoạn 2004-2006 .......59
Bảng 18: Bảng phân tích hệ số khái quát tình hình công nợ của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................60
Bảng 19: Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................61
Bảng 20: Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................61
Bảng 21: Bảng phân tích tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................62
Bảng 22: Bảng phân tích suất sinh lời của tài sản của công ty giai đoạn
2004-2006 ............................................................................................................63
Bảng 23: Bảng phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................64
Bảng 24: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty ............................................................................................................65




                                         DANH MỤC HÌNH
Trang


Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty may Tiền Tiến....................................14
Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty ..............................................18
Hình 3: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận .....22
Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty
giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................27
Hình 5: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ gữa doanh thu kinh doanh và doanh thu
gia công của công ty .............................................................................................29
Hình 6: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện lợi nhuận kế hoạch của công ty giai
đoạn 2004-2006 ....................................................................................................57




                                                 TÓM TẮT
Nội dung của đề tài tập trung phân tích tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty cổ phần may Tiền Tiến qua ba năm 2004, 2005, 2006. Số liệu sử
dụng trong đề tài chủ yếu được thu thập từ các báo cáo tài chính kết hợp với việc
quan sát, tìm hiểu và trực tiếp trao đổi với các nhân viên của phòng kế toán và
phòng kế hoạch kinh doanh. Các số liệu thu thập được xử lí bằng phần mềm
Excel và sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá biến động của các
chỉ tiêu qua từng năm. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp chi tiết theo
các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích.
         Hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công và sản xuất kinh doanh
hàng may mặc xuất khẩu. Trong ba năm qua, doanh thu từ lĩnh vực gia công
hàng may mặc xuất khẩu ngày càng tăng. Trong khi đó, doanh thu từ lĩnh vực
kinh doanh lại liên tục giảm sút làm cho tổng doanh thu của công ty giảm liên tục
qua ba năm. Tổng chi phí cũng biến động tương tự như doanh thu. Sở dĩ, tổng chi
phí liên tục giảm là do biến động giảm của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng.
Về lợi nhuận, lợi nhuận của công ty tăng giảm không ổn định qua ba năm. Lợi
nhuận trước thuế giảm đáng kể vào năm 2005 và tăng nhẹ ở năm 2006. Qua đó,
đề tài còn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty trong thời gian tới.
         Nội dung của đề tài gồm 6 chương:
       Chương 1: Giới thiệu.
       Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
       Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần may Tiền Tiến.
       Chương 4: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần
may Tiền Tiến.
       Chương 5: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ
phần may Tiền Tiến.
       Chương 6: Kết luận và kiến nghị




                                CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
         Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn
tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh này ngày càng gay gắt. Trong cuộc cạnh
tranh đó, có nhiều doanh nghiệp trụ vững và phát triển sản xuất nhưng cũng
không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể và phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ
chế thị trường, các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
chi phí sản xuất, nâng cao uy tín của doanh nghiệp mình trên thương trường,…
Do đó, kinh doanh có hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề
được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu và trở thành điều kiện sống còn để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, việc phân tích thường xuyên
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá
đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh,
biết được những mặt mạnh cần phát huy và những yếu kém cần khắc phục trong
mối quan hệ với môi trường xung quanh. Đồng thời biết được các nhân tố ảnh
hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, tìm ra những giải pháp thích hợp để không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
         Thấy được tầm quan trọng cũng như lợi ích mà việc phân tích hiệu quả
kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp, sau một thời gian tìm hiểu tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần may Tiền Tiến” làm nội dung
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung
         Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần may Tiền Tiến qua ba năm 2004, 2005, 2006. Trên
cơ sở đó, đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty trong thời gian tới.




    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-   Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua ba năm
2004-2006.
    -   Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến doanh thu, chi phí, lợi
nhuận của công ty.
    -   Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các chỉ
tiêu tài chính cơ bản.
    -   Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1. Không gian
         Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Tiền Tiến.
    1.3.2. Thời gian
         Đề tài được thực hiện trong thời gian ba tháng thực tập từ ngày
05/03/2007 đến ngày 11/06/2007.
    1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
         Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty may Tiền Tiến qua ba năm 2004, 2005, 2006.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
        Nguyễn Thị Ánh Nga, (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại Công ty cổ phần thuỷ sản Cửu Long, lớp kế toán 01, khoá 28, trường Đại học
Cần Thơ.
         Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích các chỉ tiêu
doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích các
chỉ tiêu tài chính. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thuỷ sản Cửu Long.
Lương Thị Hữu Duyên, (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế tại bưu điện tỉnh Vĩnh
Long, lớp kế toán 01, khoá 28, trường Đại học Cần Thơ.
         Đề tài này cũng sử dụng phương pháp so sánh để phân tích doanh thu,
chi phí, lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp chi
tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu để đánh giá doanh thu và lợi nhuận
của công ty theo từng loại hình dịch vụ để từ đó xác định hoạt động nào là thế
mạnh chủ lực của bưu điện, hoạt động nào có khả năng phát triển thêm. Đồng
thời, đề tài cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
bưu điện và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của bưu điện tỉnh Vĩnh
Long.
         Nguyễn Năng Phúc (2003). Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài
chính.
         Chương 6: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận
của doanh nghiệp.
           -   Khái niệm lợi nhuận.
           -   Nguồn hình thành lợi nhuận.
         Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương (2004). Phân tích hoạt động kinh
doanh, NXB Tổng hợp, TP.HCM.
         Chương 1: Lí luận chung
           -   Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của phân tích hiệu quả kinh doanh.
           -   Phương pháp so sánh.
           -   Phương pháp phân tích chi tiết.
         Chương 8: Phân tích các báo cáo tài chính.
               Ý nghĩa và công thức tính một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.
         Nguyễn Tấn Bình. Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê.
         Chương 5: Phân tích tình hình tài chính.
               Ý nghĩa và công thức tính của một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.
CHƯƠNG 2
     PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
    2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích hiệu quả kinh
doanh
         2.1.1.1. Khái niệm
     - Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện
các mục tiêu đã đề ra.
     - Phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình nghiên cứu toàn bộ quá trình
sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tình
hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Trên
cơ sở đó, đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh ở doanh nghiệp.
        2.1.1.2. Ý nghĩa
     - Kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế
đã xây dựng.
     - Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế
của doanh nghiệp.
     - Phát hiện khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện.
     - Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh.
     - Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở
doanh nghiệp.
     - Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro nhất
định trong kinh doanh.
     - Hữu dụng cho cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
         2.1.1.3. Mục đích
     - Nhằm đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với mục
tiêu, kế hoạch đề ra để xem trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã có cố
gắng trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra hay không, từ đó tìm ra nguyên nhân
và biện pháp khắc phục.
- Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp cho doanh nghiệp thấy được những
mặt hàng ưu thế của mình trên thị trường, từ đó xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh
doanh có hiệu quả, góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
     - Phân tích hiệu quả kinh doanh cũng giúp ta nhìn ra các nhân tố bên trong
và bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tìm ra các nguyên nhân gây
nên mức độ ảnh hưởng đó, từ đó giúp đề ra các biện pháp khai thác khả năng
tiềm tàng và khắc phục những yếu kém, tồn tại của quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
    2.1.2. Đối tượng sử dụng để đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh
         2.1.2.1. Doanh thu
         Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu
được hoặc sẽ thu được trong kỳ kinh doanh phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động không thường xuyên khác của doanh
nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
         Theo nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ
phận cấu thành sau:
     - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
         + Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá
mua vào,…
         + Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng
trong một hoặc nhiều kỳ kinh doanh như: dịch vụ vận tải, dịch vụ gia công, cho
thuê tài sản cố định,…
     - Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh các khoản doanh thu phát sinh từ
hoạt động tài chính như: tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, cổ tức, lợi nhuận
được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, lãi do chênh lệch tỷ giá
hối đoái, lãi do bán ngoại tệ.
     - Thu nhập khác: Phản ánh các khoản thu nhập, doanh thu ngoài hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,
tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản được ngân sách Nhà nước
hoàn lại,…
2.1.2.2. Chi phí
         Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu
thông hàng hoá. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những
chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và
hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó.
         Có nhiều loại chi phí, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài chỉ xem xét sự
biến động của các loại chi phí sau:
     - Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn (giá nhập kho) của sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ sản xuất.
     - Chi phí bán hàng: Phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình
bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi
phí vật liệu bao bì,…
     - Chi phí quản lí doanh nghiệp: Phản ánh các chi phí quản lý chung của
toàn doanh nghiệp gồm các chi phí như: chi phí nhân viên bộ phận quản lý doanh
nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng,…
     - Chi phí tài chính: Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc lỗ
phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính như: chi phí đi vay, lỗ phát
sinh khi bán ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá,…
     - Chi phí khác: Chi phí khác là những chi phí phát sinh do các sự kiện riêng
biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp như : chi phí thanh lý,
nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt
thuế,…
         2.1.2.3. Lợi nhuận
         Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu
thu về so với các khoản chi phí bỏ ra. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào
chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lí của doanh nghiệp.
         Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ
phận cấu thành sau đây:
     - Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu
được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: Là phần chênh lệch giữa thu
và chi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
     - Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác: Là khoản lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính chất không
thường xuyên hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt
động khác của doanh nghiệp.
    2.1.3. Một số chỉ tiêu phân tích
         2.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư
         Tỉ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn), là tỉ lệ giữa tài sản cố
định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện
sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc
điểm, ngành nghề kinh doanh.
            a. Tỉ suất đầu tư tổng quát
         Đầu tư tổng quát gồm: tài sản cố định và tất cả các đầu tư dài hạn của
doanh nghiệp.
                             Trị giá TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn
Tỉ suất đầu tư tổng quát =                                                   * 100%
                                              Tổng tài sản
            b. Tỉ suất vốn chủ sở hữu
         Tỉ suất vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỉ suất tự tài trợ cho thấy mức độ
tự chủ về vốn và tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.
                         Vốn chủ sở hữu
Tỉ suất tự tài trợ =                           * 100%
                         Nguồn vốn
         2.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
            a. Hệ số khái quát tình hình công nợ
         Hệ số này dùng để xem xét sự chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa doanh
nghiệp và các đối tác của mình.
                                            Khoản phải thu ngắn hạn
Hệ số khái quát tình hình công nợ =
                                             Khoản phải trả ngắn hạn
             b. Hệ số thanh toán ngắn hạn
         Hệ số thanh toán ngắn hạn còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số
này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hay nói
cách khác là hiện trạng của tài sản lưu động trong kỳ kinh doanh hiện tại. Ý
nghĩa của hệ số là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà
không cần tới một khoản vay mượn thêm.
                                   Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán hiện hành =
                                      Nợ ngắn hạn
             c. Hệ số thanh toán nhanh
        Hệ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các
khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng để trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền
và các khoản tương đương tiền.
                               Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số thanh toán nhanh =
                                           Nợ ngắn hạn
        2.1.3.3. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận
        Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận luôn được
mọi người quan tâm và cố gắng tìm hiểu. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong
tất cả các mối quan hệ có thể, mỗi góc độ nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích
một ý nghĩa cụ thể để phục vụ cho các quyết định quản trị.
           a. Tỉ suất lợi nhuận ròng
        Lãi ròng ở đây là lợi nhuận sau thuế. Tỉ suất lợi nhuận ròng hay còn goại
là suất sinh lời của doanh thu thuần, mang ý nghĩa một đồng doanh thu thuần tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
                                   Lãi ròng
Tỉ suất lợi nhuận ròng =                              * 100%
                                Doanh thu thuần
          b. Suất sinh lời của tài sản (ROA)
        Hệ số suất sinh lời của tài sản ROA mang ý nghĩa một đồng tài sản tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và
quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
             Lãi ròng
ROA =                            * 100%
             Tổng tài sản
           c. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
        Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu mang ý nghĩa một đồng vốn chủ
sở hữu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.
Lãi ròng
ROE =                               * 100%
              Vốn chủ sở hữu
           2.1.4. Tài liệu sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
        - Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định.
        - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp tình
hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiết
theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động khác, tình hình thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
       2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
        - Số liệu sử dụng trong bài chủ yếu được thu thập qua các báo cáo tài chính
của công ty như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng
kết của phòng kế hoạch- kinh doanh.
        - Trực tiếp phỏng vấn nhân viên phòng kế toán, phòng kế hoạch- kinh
doanh xuất nhập khẩu.
        - Quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty trong thời gian thực tập.
        2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
           Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua ba năm 2004-2006. Đồng thời, đề tài còn
sử dụng phương pháp chi tiết theo từng yếu tố cấu thành để đánh giá mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
         Phương pháp so sánh
           Khái niệm
           Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây la phương
pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kết quả kinh doanh.
           Tiêu chuẩn so sánh
           Tiêu chuẩn so sánh thường là:
   -     Tài liệu năm trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
-   Các chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch.
         Điều kiện so sánh
        Các chỉ tiêu được so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian,
cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán,…
         Kỹ thuật so sánh
   -   So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng qui
mô của các hiện tượng kinh tế.
   -   So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
             Phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu
        Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành.
Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu
phân tích.
CHƯƠNG 3
 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN


3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
       3.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
   -     Tên công ty: Công ty cổ phần may Tiền Tiến.
   -     Tên giao dịch quốc tế: Tien Tien Garment Import Export Company.
   -     Tên viết tắt: TIVITEC.Co. Ldt.
   -     Trụ sở công ty: số 234, đường Đinh Bộ Lĩnh, khu phố 6, phường 9, Thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
   -     Điện thoại: 073- 851201, 073- 851202.
   -     Fax: 073- 851205.
   -     Email: tientien@hcm.vnn.vn.
   -     Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
   -     Vốn điều lệ: 7.673 triệu đồng
   -     Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất kinh doanh hàng may mặc
       3.1.2. Lịch sử hình thành
           Công ty được thành lập từ liên doanh giữa Công ty thương nghiệp tổng
hợp Tiền Giang và công ty may Việt Tiến thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam
theo quyết định số 547/QĐ/UB của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang ngày
01/11/1993.
           Sau thời gian chuẩn bị về nhân lực và cơ sở hạ tầng, tháng 04/1994 công
ty chính thức đi vào hoạt động với 1 xí nghiệp may và 200 công nhân. Ngày
28/10/1994 công ty được Bộ Thương Mại cấp giấy phép xuất khẩu số
4143010/GP. Do làm ăn ngày càng hiệu quả nên tháng 11/1997 công ty đã mở
thêm xí nghiệp 2 ở khu B và vào tháng 4/2004 công ty tiếp tục mở thêm xí
nghiệp 3 và 4 ở ấp Phong Thuận A, xã Tân Mỹ Chánh, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang.
           Như vậy, đến nay công ty đã có 4 xí nghiệp với 28 chuyền may cùng các
bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất, có trên 2.000 công nhân sản xuất trên tổng
diện tích mặt bằng 15.489 m2.
   -     Nhà xưởng: 5.121 m2
-      Văn phòng: 1.803 m2
   -      Xưởng cắt: 1.504 m2
   -      Xưởng ủi: 1.039 m2
   -      Đóng gói: 1.191 m2
   -      Kho: 2.094 m2
           Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là gia công hàng may mặc xuất
khẩu. Ngoài ra, công ty còn sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu
thụ nội địa. Sản phẩm chính của công ty là quần áo thời trang phụ nữ và trẻ em
như: jacket, chemise, trouse, veston, short, đầm, váy, blouse. Năng lực sản xuất
khoảng 5 triệu sản phẩm/ năm. Phần lớn sản phẩm của công ty được xuất sang
Mỹ, Châu Âu, Đài Loan, …
3.2. CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
       3.2.1. Chức năng
           Hiện nay, công ty may Tiền Tiến có các hoạt động chủ yếu sau:
   -      Sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu.
   -      Sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu.
   -      Sản xuất hàng may mặc để tiêu thụ nội địa.
   -      Gia công hàng may mặc cho các đối tác trong nước.
       3.2.2. Mục tiêu
   -      Đầu tư cho việc thiết kế mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm, nắm bắt kịp thời
xu thế thời trang quốc tế đảm bảo đáp ứng nhu cầu mặc đẹp ngày càng cao của
xã hội.
   -      Tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo uy tín với các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
   -      Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa.
   -      Đầu tư xây dựng nhà xưởng hiện đại, đổi mới thiết bị, công nghệ theo
hướng tiếp cận với công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
năng suất, hạ giá thành.
   -      Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cho cán bộ quản lý sản
xuất, thiết kế, kinh doanh và công nhân may.
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ
        Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều
kinh nghiệm, cùng với cơ sở vật chất kỹ thật không ngừng được cải tiến đã làm
cho công việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động của công ty ngày một ổn
định và hoàn thiện.
        Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến- chức năng. Các
phòng ban, xí nghiệp được quyền chủ động trong phạm vi chức năng mà bộ phận
đó đảm nhiệm để đảm bảo công việc được tiến hành thuận lợi, dễ kiểm soát trong
quá trình thực hiện.
        Các phòng ban, xí nghiệp thông qua cuộc họp giao ban hàng tuần nắm
chủ trương và kế hoạch của công ty để có sự phối hợp nhịp nhàng.
    3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
TỔNG GIÁM ĐỐC




           PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC                                                              PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
          PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT                                                             PHỤ TRÁCH NỘI CHÍNH




Phòng        Phòng        Phòng        BAN        Phòng          Xí      Phòng kế       Phòng         Phòng       Phòng
  kho         KCS         sơ đồ       ĐIỀU        cơ điện      nghiệp      hoạch          kế         thiết kế       tổ
vận- vô                               HÀNH                       1          kinh        toán-                      chức
  bao                                 KHU B                               doanh-        tài vụ                     hành
 đóng                                                                    xuất nhập                                chính
  gói                                                                      khẩu


                                                                                                 Điều hành trực tiếp

 Tổng                  Xí           Xí         Xí           Trạm                                 Phối hợp điều hành
 kho                 nghiệp       nghiệp     nghiệp         giao
                       2            3          4            dịch
                                                        TP.HCM


                                   Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty may Tiền Tiến
3.3.2. Chức năng của các phòng, ban trong công ty
          Hệ thống các phòng ban chức năng điều phối toàn bộ hoạt động của các
xưởng sản xuất gồm có: 8 phòng nghiệp vụ, ban điều hành xí nghiệp 1, ban điều
hành khu B.
       * Ban giám đốc
            • Tổng giám đốc
   -     Là người đại diện theo pháp luật của công ty, có thẩm quyền cao nhất
trong lãnh đạo, quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty.
   -     Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, quyết định tất
cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
   -     Ký kết hợp đồng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh
doanh, kế hoạch đầu tư của công ty.
            • Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất
   -     Là người phụ trách hoạt động sản xuất của toàn công ty và chịu trách
nhiệm về năng suất, chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất, kế hoạch giao hàng
theo cam kết với khách hàng.
   -     Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đề ra cho các xí nghiệp, phó tổng
giám đốc có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra công tác triển khai thực hiện của các
xí nghiệp. Khi cần thiết được quyền điều phối các phòng chức năng, chỉ đạo ban
điều hành khu B, xử lý các sự cố xảy ra để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ
được giao.
   -     Phó tổng giám đốc được tổng giám đốc uỷ quyền giải quyết công việc khi
tổng giám đốc đi công tác xa. Đồng thời, phó tổng giám đốc là trưởng ban chỉ
đạo thực hiện ISO và SA của công ty.
            • Phó tổng giám đốc phụ trách nội chính
          Là người phụ trách toàn bộ công tác nội chính của công ty bao gồm: tổ
chức, nhân sự, hành chính, quản trị, y tế, nhà ăn, các chính sách chế độ đối với
người lao động, công tác an toàn của cơ quan, phòng cháy chữa cháy, phát ngôn
báo chí, đào tạo, thi đua , khen thưởng, kỷ luật,… Phó giám đốc nội chính trực
tiếp phụ trách phòng tổ chức hành chính của công ty.
* Phòng tổ chức hành chính
           Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc về công tác tổ chức nhân sự,
tiền lương, chính sách, chế độ đối với người lao động hành chính quản trị, tuyển
dụng, thôi việc, đào tạo, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, y tế, nhà ăn, tạp vụ vệ
sinh, công tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trong toàn bộ công ty.
       * Phòng kế toán- tài vụ
           Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc giải quyết các hoạt động thuộc
lĩnh vực tài chính kế toán, quản lý nguồn vốn và lập kế hoạch vốn kinh doanh
theo chế độ hạch toán kế toán hiện hành.
   -     Cơ cấu tổ chức bao gồm:
         Kế toán trưởng
         Kế toán tổng hợp
         Kế toán thanh toán
         Kế toán vật tư
         Kế toán tài sản cố định
       * Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu
           Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về việc lập kế hoạch kinh doanh,
thống kê kế hoạch, quản lý xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu- hàng hoá, hoạt động
marketing, điều phối mạng lưới kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng với
khách hàng.
       * Phòng thiết kế
          Chuyên trách công tác thiết kế sản phẩm, mẫu mã mới phù hợp với thị
hiếu của khách hàng.
       * Phòng KCS
           Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về công tác kiểm tra chất lượng
sản phẩm, thoã mãn những cam kết về chất lượng sản phẩm đã ký kết với khách
hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và thực hiện nội dung công
tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn công ty.
       * Phòng cơ điện
           Quản lý toàn bộ hệ thống điện, máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ
sản xuất của công ty. Tổ chức kiểm tra định kỳ để bảo trì, sửa chữa hoặc đề xuất
mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, thực hiện việc điều phối máy móc giữa
các xí nghiệp hoặc giữa các bộ phận khi có chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty.
       * Phòng sơ đồ
          Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về những vấn đề liên quan đến
định mức và sơ đồ cắt theo hợp đồng đã ký với khách hàng , đồng thời chịu trách
nhiệm tổ chức bộ máy và thực hiện công việc trong công ty theo chỉ đạo của tổng
giám đốc.
       * Phòng kho vận- vô bao đóng gói
          Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc các vấn đề có liên quan đến vận
chuyển, áp tải, xếp dở hàng hoá, quản lí kho bãi, giám định và cấp phát nguyên
phụ liệu đáp ứng sản xuất, hoàn tất đóng gói hàng hoá, đồng thời chịu trách
nhiệm về tổ chức bộ máy và thực hiện nội dung công việc theo chỉ đạo của tổng
giám đốc.
       * Ban điều hành khu B
   -     Giám đốc điều hành khu B được lãnh đạo công ty uỷ nhiệm chỉ đạo toàn
bộ hoạt động của khu B và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về những quyết
định của mình.
   -     Mỗi xí nghiệp có 1 giám đốc trực tiếp quản lý. Giúp việc cho giám đốc xí
nghiệp có 2 phó giám đốc: phó giám đốc phụ trách sản xuất và phó giám đốc phụ
trách kỹ thuật.
   -     Đối với các tổ sản xuất, điều hành trực tiếp có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó, 1
nhân viên phụ trách kỹ thuật.
        3.3.3. Nguồn nhân lực
          Tổng số lao động hiện nay của công ty là 2.041 người trong đó lao động
nữ là 1.560 người chiếm tỷ lệ 76%, lao động nam là 481 người chiếm tỷ lệ 24%.
         Bộ phận trực tiếp sản xuất có 1.606 người sử dụng hơn 2.000 máy chuyên
dùng, bình quân có tay nghề bậc 3 trở lên được tổ chức làm việc ở các phân
xưởng cắt, kỹ thuật, may, kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm. Công nhân
làm việc 8- 10 giờ/ ngày, thời gian làm sẽ thay đổi, tăng ca tuỳ theo thời vụ để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty luôn hạn chế tối đa việc tăng ca nhưng
vẫn đảm bảo tiến độ giao hàng.
Bộ phận chuyên môn và quản lý có 133 người được phân công ở các
phòng nghiệp vụ có trình độ chuyên môn khá cao. Trong đó có 54 người có trình
độ đại học và cao đẳng, 79 người có trình độ trung học và trung học chuyên
nghiệp.
3.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
    3.4.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán
           Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty áp dụng là mô hình kế toán
tập trung.

                                    Kế toán trưởng



                                   Kế toán tổng hợp



     Kế toán thanh toán             Kế toán vật tư           Kế toán TSCĐ

                         Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

    3.4.2. Chức năng
           Tổng số cán bộ, nhân viên phòng kế toán- tài vụ của công ty hiện nay là
5 người tương ứng với 5 phần hành trên.
    * Kế toán trưởng: Tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kế toán tài chính
trong công ty. Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính, xử lí các vấn đề phát
sinh trong kế toán. Báo cáo ban giám đốc hoạt động tài chính và các hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
    * Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu từ các kế toán phần hành khác để
xác định kết quả kinh doanh của công ty. Lập báo cáo tài chính định kỳ (quí,
năm) gởi đến các cơ quan chức năng. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn theo dõi
công nợ các khoản phải thu khách hàng.
    * Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi các khoản thu chi
vốn bằng tiền, các khoản thu chi tạm ứng, tiền gởi ngân hàng, tiền vay, thanh
toán vốn vay và trả lãi tiền vay. Theo dõi tình hình xuất nhập kho hàng hoá và
thanh toán thu chi của cửa hàng trực thuộc công ty.
* Kế toán tài sản cố định: Tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình tăng giảm tài
sản cố định, tính toán và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định trong kỳ. Chịu
trách nhiệm theo dõi tình hình xuất, nhập nguyên vật liệu. Theo dõi các khoản
thu chi của nhà ăn.
       * Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình xuất nhập nguyên phụ liệu gia công cho
khách hàng. Bên cạnh đó, kế toán vật tư còn phải theo dõi các công nợ phải trả
cho khách hàng và người bán.
3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY
       3.5.1. Thuận lợi
   -     Nằm trong khu vực thành phố Mỹ Tho gần trục lộ giao thông chính nên
rất thuận lợi về cơ sở hạ tầng như: mạng lưới giao thông , điện, nước, thông tin
liên lạc,…
   -     Được sự quan tâm của uỷ ban nhân dân tỉnh, sở chủ quản, các ban ngành
liên quan và sự giúp đỡ của khách hàng trong hợp tác cũng như trong nghiệp vụ
chuyên môn.
   -     Nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao, nhiệt tình, năng nổ trong
công việc.
   -     Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, được trang bị máy móc thiết bị hiện đại
phục vụ cho sản xuất.
   -     Có kinh nghiệm tích luỹ nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu.
Ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên có tinh thần đoàn kết nhất trí cao cùng
nhau phấn đấu đưa doanh nghiệp ngày một tiến lên.
   -     Với chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước, mối quan hệ của
công ty với khách hàng ngày càng mở rộng, tạo được uy tín và tên tuổi trên thị
trường. Đây là thế mạnh rất lớn của công ty.
   -     Ngành hàng chuyên sản xuất của công ty là trang phục cho phụ nữ và trẻ
em, đây cũng là thế mạnh độc quyền trên thị trường may mặc Việt Nam cũng
như nước ngoài. Chính điều này đã giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng
hơn.
   -     Về phía công ty cũng chủ động nắm bắt thời cơ, phát huy nội lực, không
ngừng cải tiến lề lối làm việc, qui trình kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị
hiện đại. Tổ chức học tập và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001: 2000 và được công ty SGS cấp chứng chỉ ISO vào tháng
2/2002. Trên cơ sở đó, giám đốc công ty cũng cam kết thực hiện những yêu cầu
của hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000: 2001 và cũng đã được
SGS cấp chứng chỉ công nhận vào tháng 4/2005.
   -     Những thuận lợi trên đã giúp cho công ty đạt được nhiều thành tựu như:
năm 2003 công ty được chính phủ và uỷ ban nhân dân tặng cờ thi đua hoàn thành
xuất sắc nhiện vụ, đồng thời trong năm đó công ty được chính phủ trao tặng huy
chương lao động hạng 3. Đạt được những thành tựu trên là nhờ sự quan tâm giúp
đỡ của tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Tổng công ty dệt may Việt
Nam, công ty may Việt Tiến và sự nỗ lực làm việc của ban lãnh đạo và toàn thể
cán bộ công nhân viên của công ty.
       3.5.2. Khó khăn
   -     Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, tỷ giá hối đoái không ổn
định gây khó khăn cho việc định giá đầu ra.
   -     Việc lựa chọn đối tác gia công ngày càng phải thận trọng và khắc khe hơn.
Các công ty may mặc trong nước và một số quốc gia lân cận ngày càng phát triển
mạnh. Điều đó tuy có kích thích cạnh tranh nhưng đồng thời cũng làm phát sinh
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành, lợi dụng yếu điểm
này mà khách hàng ép giá.
   -     Trình độ tay nghề công nhân không đồng đều, năng suất lao động chưa đạt
mức chuẩn theo quy định của ngành may.
   -     Thị trường Mỹ tuy lớn nhưng đòi hỏi về chất lượng sản phẩm rất khắc khe
đòi hỏi cán bộ lao động trong toàn công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa.
   -     Công ty có khả năng để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng khả năng tiếp
cận nguồn vốn còn rất hạn chế do lãi suất cho vay của ngân hàng hiện nay còn
cao nên không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, thủ tục
vay vốn còn phức tạp, khó khăn.
3.5.3. Hướng phát triển
   -     Phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo xu hướng hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới.
   -     Đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại sản phẩm với chất lượng tốt nhất để đáp
ứng nhu cầu của thị trường.
   -     Giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống đồng thời tìm
kiếm thêm nhiều khách hàng mới.
   -     Nâng tỷ trọng hàng kinh doanh xuất khẩu (hàng FOB) lên 40- 50% tổng
sản lượng xuất khẩu, phấn đấu đạt doanh thu 130- 170 tỷ đồng/ năm.
   -     Thực hiện đầy đủ chính sách với người lao động, nâng cao mức sống cho
cán bộ công nhân viên của công ty đạt từ 1,4- 1,5 triệu đồng/ người/ tháng.
CHƯƠNG 4
 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
                     TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN


4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM


 Bảng 1: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA
                            CÔNG TY QUA BA NĂM
                                                       ĐVT: triệu đồng
                 Chỉ tiêu            Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
      Tổng doanh thu                    130.120         119.798    119.770
      Tổng chi phí                      125.531         117.796    117.275
      Tổng lợi nhuận trước thuế            3.154          2.002          2.495
                              (Nguồn: Phòng kế toán)




       140.000
       120.000
       100.000
                                                             Tổng doanh thu
        80.000
                                                             Tổng chi phí
        60.000
                                                             Tổng lợi nhuận
        40.000
        20.000
             0
                  Năm 2004    Năm 2005      Năm 2006


Hình 3: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận


        Qua biểu đồ ta thấy tổng doanh thu và tổng chi phí của công ty liên tục
giảm qua ba năm. Năm 2005, cả tổng doanh thu và tổng chi phí đều giảm mạnh
so với năm 2004 làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty cũng giảm mạnh so
với năm 2004. Sang năm 2006, tổng doanh thu và tổng chi phí tiếp tục giảm so
với năm 2005. Tuy nhiên, do tốc độ giảm của tổng doanh thu nhỏ hơn tốc độ
giảm của tổng chi phí nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2006
tăng so với năm 2005. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
qua ba năm khá hiệu quả, kinh doanh hàng năm đều có lãi.
        Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty trong thời gian gần đây, ta đi vào phân tích cụ thể tình hình doanh
thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2004-2006.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2004-2006
    4.2.1. Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty qua ba năm
Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
                                                                                                                 ĐVT: triệu đồng
                                                                                                         Chênh lệch           Chênh lệch
                                    Năm 2004              Năm 2005                   Năm 2006
                                                                                                         2005/2004            2006/2005
          Chỉ tiêu
                                          Tỷ trọng               Tỷ trọng                  Tỷ trọng
                                Số tiền               Số tiền                  Số tiền                 Số tiền      %      Số tiền   %
                                            (%)                    (%)                       (%)
Doanh thu bán hàng và cung
                                128.985      99,13 118.885            99,24 117.272           97,91    -10.100     -7,83   -1.613     -1,36
cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính      781         0,60      548           0,46         726         0,61      -233    -29,83      178     32,48
Thu nhập khác                      354         0,27      365           0,30        1.772        1,48        11      3,11    1.407    385,48
Tổng doanh thu                  130.120     100,00 119.798           100,00 119.770          100,00    -10.322     -7,93      -28     -0,02
                                                         ( Nguồn: Phòng kế toán)
4.2.1.1. Phân tích tổng doanh thu
          Tổng doanh thu của công ty bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu. Tỷ trọng doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2004 là 99,13%, năm 2005 là 99,24% và năm
2006 là 97,91%. Điều đó chứng tỏ doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là
nguồn doanh thu chủ yếu của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập
khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu.
          Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2004-
2006 liên tục giảm. Năm 2005 tổng doanh thu của công ty giảm đáng kể so với
năm 2004. Tổng doanh thu của công ty năm 2005 là 119.798 triệu đồng, giảm
đến 10.322 triệu đồng tức giảm 7,93% so với năm 2004. Nguyên nhân là do
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm này giảm mạnh. Năm 2006
tổng doanh thu của công ty tiếp tục giảm nhưng giảm không đáng kể. Tổng
doanh thu của công ty năm 2006 giảm 28 triệu đồng, tức chỉ giảm 0,02% so với
năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do biến động giảm của doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
          Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của doanh thu trong ba năm qua ta
phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng doanh thu của công ty.
          4.2.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng doanh thu của
công ty
              a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
          Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn doanh thu chính,
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty. Hoạt động sản xuất
kinh doanh chính của công ty là hoạt động sản xuất gia công hàng may mặc xuất
khẩu và sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty còn
sản xuất kinh doanh hàng may mặc trong nước, gia công cho các đối tác cùng
ngành và bán vật tư nguyên phụ liệu dệt may.
          Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
công ty liên tục giảm qua ba năm. Năm 2004 doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ của công ty là 128.985 triệu đồng. Đến năm 2005 doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty giảm mạnh cụ thể là giảm 10.100 triệu đồng tức
giảm 7,83% so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động kinh
doanh hàng may mặc xuất khẩu giảm mạnh. Sang năm 2006 doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2005 cụ thể là giảm 1.613 triệu
đồng, tức giảm 1,36% so với năm 2005. Tuy doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh
của công ty năm 2006 tiếp tục giảm mạnh nhưng do doanh thu gia công và doanh
thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác của công ty cũng tăng lên đáng kể nên doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 chỉ giảm nhẹ so với năm 2005.
              b. Doanh thu hoạt động tài chính
        Doanh thu hoạt động tài chính của công ty gồm: lãi tiền gửi, tiền cho
vay, lãi bán ngoại tệ, lãi chênh lệch tỷ giá. Do hoạt động chính của công ty là sản
xuất gia công và kinh doanh hàng xuất khẩu nên sự biến động của doanh thu hoạt
động tài chính chủ yếu là do sự thay đổi của tỷ giá trên thị trường.
        Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty
tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2005 doanh thu hoạt động tài chính của
công ty giảm 233 triệu đồng, tức giảm 29,83% so với năm 2004. Nguyên nhân là
do lãi chênh lệch tỷ giá của công ty giảm. Năm 2006 doanh thu hoạt động tài
chính của công ty tăng 178 triệu đồng tức tăng 32,48% so với năm 2005. Nguyên
nhân là do công ty thu được một khoản tiền lãi do bán ngoại tệ.
             c. Thu nhập khác
        Thu nhập khác của công ty chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh
thu của công ty bao gồm thu nhập từ các hoạt động sau: thu từ thanh lý, nhượng
bán tài sản cố định, thu từ các khoản nợ đã xoá sổ và thu tiền phạt do khách hàng
vi phạm hợp đồng.
        Nhìn chung, thu nhập khác của công ty có xu hướng tăng. Năm 2005 thu
nhập khác của công ty tăng 11 triệu đồng, tức tăng 3,11% so với năm 2004. Năm
2006 thu nhập khác tăng lên đáng kể cụ thể là tăng 1.407 triệu đồng, tăng tới
385,48% so với năm 2005. Nguyên nhân là do công ty thu được một khoản tiền
từ việc thanh lý các máy may công nghiệp và một số máy móc thiết bị đã hư
hỏng không còn sử dụng được. Đồng thời, trước đó công ty có trích trước một
khoản tiền để trả tiền phạt do trả lãi chậm nhưng do ngân hàng không tính tiền
phạt nên số tiền này được đưa vào thu nhập khác của công ty. Chính vì vậy mà
thu nhập khác năm 2006 mới tăng lên đáng kể.
4.2.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của
công ty giai đoạn 2004-2006


 Bảng 3: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU KẾ
             HOẠCH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
                                                  ĐVT: triệu đồng
          Tổng doanh thu       Kế hoạch        Thực hiện     So sánh
          Năm 2004                 135.000         130.120    96,39%
          Năm 2005                 140.000         119.798    85,57%
          Năm 2006                 160.000         119.770    74,86%
                              ( Nguồn: Phòng kế toán)




       180.000
       160.000
       140.000
       120.000
       100.000                                                 Kế hoạch
        80.000                                                 Thực hiện
        60.000
        40.000
        20.000
             0
                  Năm 2004       Năm 2005        Năm 2006


Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty
giai đoạn 2004-2006

        Nhìn chung, tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty liên tục
giảm qua ba năm. Năm 2004 tổng doanh thu thực hiện của công ty đạt 96,39% kế
hoạch. Tuy nhiên, đến năm 2005 và năm 2006 mức hoàn thành kế hoạch của
doanh thu liên tục giảm sút. Năm 2005 tổng doanh thu thực hiện chỉ bằng
85,57% kế hoạch và sang năm 2006 chỉ bằng 74,86% kế hoạch. Nguyên nhân là
do tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trên
thị trường đã làm tổng doanh thu của công ty hàng năm liên tục giảm trong khi
đó công ty lại đặt ra mức doanh thu kế hoạch tương đối cao, năm sau đều cao
hơn năm trước. Chính vì vậy mà tỷ lệ hoàn thành doanh thu kế hoạch của công ty
   liên tục giảm. Do đó, trong thời gian tới công ty cần nỗ lực hơn nữa để hoàn
   thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, công ty cần căn cứ vào thực trạng
   sản xuất để đưa ra chỉ tiêu kế hoạch phù hợp với năng lực sản xuất và tình hình
   kinh doanh của công ty mình.
           4.2.3. Phân tích doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh
               Doanh nghiệp sản xuất và hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực
   kinh doanh khác nhau như: sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu, sản xuất
   kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh hàng may mặc ở thị trường nội
   địa, gia công cho các đối tác trong nước cùng ngành, bán vật tư nguyên phụ liệu
   dệt may. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài chỉ phân tích doanh thu của hai hoạt
   động kinh doanh chính của công ty là gia công và kinh doanh hàng may mặc xuất
   khẩu.


       Bảng 4: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU THEO LĨNH VỰC KINH
               DOANH CHÍNH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
                                                                      ĐVT: 1.000 USD
                                                                    Chênh lệch     Chênh lệch
                 Năm 2004       Năm 2005          Năm 2006
                                                                    2005/2004      2006/2005
Doanh thu                Tỷ              Tỷ                Tỷ
                 Số             Số              Số                   Số             Số
                       trọng           trọng             trọng             %               %
                tiền           tiền            tiền                 tiền           tiền
                        (%)             (%)               (%)
Gia công       4.677    57,98 5.027     66,83 5.547       78,27     350    7,48    520    10,34
Kinh doanh     3.390    42,02 2.495     33,17 1.540      21,73      -895 -26,40    -955 -38,28
Tổng cộng      8.067   100,00 7.522    100,00 7.087 100,00          -545   -6,76   -435    5,78
                             ( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Năm 2004                                      Năm 2005
                                                 Kinh
                                                 doanh
      Kinh
                                                33,17%
     doanh
    42,02%
                                Gia
                               công
                                                                          Gia
                              57,98%
                                                                         công
                                                                        66,83%


                                Kinh
                               doanh Năm 2006
                              21,73%




                                                  Gia công
                                                  78,27%

Hình 5: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu gia công và doanh thu
kinh doanh của công ty

        Qua biểu đồ ta thấy tỷ trọng doanh thu của hoạt động gia công luôn lớn
hơn tỷ trọng doanh thu của hoạt động kinh doanh. Điều đó cho thấy hoạt động
sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính của
công ty. Tỷ trọng doanh thu của hoạt động gia công liên tục tăng qua ba năm.
Năm 2004 tỷ trọng này là 57,98%, sang năm 2005 tỷ trọng này tăng lên 66,83%
và năm 2006 là 78,27%. Nguyên nhân là do doanh thu của lĩnh vực gia công liên
tục tăng qua ba năm. Trong khi đó, sự sụt giảm liên tục của doanh thu kinh doanh
đã làm cho tỷ trọng doanh thu từ hoạt động kinh doanh này giảm liên tục qua ba
năm. Tỷ trọng doanh thu của lĩnh vực kinh doanh năm 2004 là 42,02%, năm
2005 là 33,17% và đến năm 2006 giảm còn 21,73%.
        Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu gia công của công ty liên tục tăng
qua ba năm. Năm 2005 doanh thu gia công của công ty tăng 350 ngàn USD tức
tăng 7,48% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu gia công của công ty tiếp tục
tăng cụ thể là tăng 520 ngàn USD tức tăng 10,34% so với năm 2005. Nguyên
nhân là do số lượng hàng gia công của công ty liên tục tăng qua các năm.
Trong khi doanh thu gia công của công ty liên tục tăng thì doanh thu từ
lĩnh vực kinh doanh của công ty lại giảm liên tục với tốc độ giảm ngày càng cao.
Năm 2005 doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh giảm 26,4% so với năm 2004 và
năm 2006 giảm 38,28% so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu từ lĩnh vực gia công
của công ty giảm là do xu thế thời trang thế giới ngày càng hướng tới các sản
phẩm hợp mode, độc đáo với giá cả hợp lý trong khi đó phần lớn các doanh
nghiệp dệt may nói chung và công ty may Tiền Tiến nói riêng chưa có một đội
ngũ thiết kế thật sự chuyên nghiệp nên sản phẩm của công ty chưa thực sự thu
hút được sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, do máy móc thiết bị, công nghệ
sản xuất chưa tiên tiến nên năng suất lao động thấp, giá thành cao. Trong khi đó
sản phẩm từ các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Ấn Độ lại có
ưu thế về sản phẩm đẹp, giá rẻ và sản phẩm của các quốc gia này lại được xuất
khẩu tự do sang thị trường Mỹ sau khi Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch dệt may đối với các
quốc gia WTO còn sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn phải áp dụng chế độ hạn
ngạch. Vì vậy mà sức cạnh tranh của hàng may mặc nước ta trên thị trường vẫn
còn tương đối thấp. Đồng thời, hoạt động sản xuất hàng FOB cần vốn kinh doanh
khá lớn do nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập từ nước ngoài với giá khá cao
trong khi đó công ty lại thiếu vốn để sản xuất nên hoạt động sản xuất hàng FOB
cũng giảm dần.
        Tuy doanh thu từ hoạt động gia công liên tục tăng nhưng do doanh thu
kinh doanh của công ty hàng năm đều giảm mạnh nên tổng cộng doanh thu từ hai
lĩnh vực này liên tục giảm sút.
        4.2.3.1. Hoạt động gia công
        Hoạt động sản xuất gia công hàng xuất khẩu là hoạt động chính của
công ty. Doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng rất cao. Với hoạt động này
khách hàng sẽ cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã sản phẩm cho công ty. Công
ty sẽ sản xuất theo mẫu có sẵn, giao trả sản phẩm đúng thời gian qui định và thu
phí gia công. Doanh thu gia công của công ty bao gồm doanh thu xuất khẩu trực
tiếp và doanh thu uỷ thác xuất khẩu, trong đó doanh thu từ lĩnh vực uỷ thác chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ.
             a. Phân tích doanh thu gia công theo thị trường
Bảng 5: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU GIA CÔNG XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2004-2006
                                                                                             ĐVT: 1.000 USD
                                                                                      Chênh lệch        Chênh lệch
                Năm 2004              Năm 2005                  Năm 2006
    Thị                                                                               2005/2004         2006/2005
  trường              Tỷ trọng                Tỷ trọng                Tỷ trọng
            Số tiền               Số tiền               Số tiền                    Số tiền     %      Số tiền    %
                        (%)                     (%)                     (%)
Trực tiếp     4.423       94,57     4.904         97,55  5.049            91,02        481    10,87       145      2,96
Anh             361        7,72     1.495         29,74  2.682            48,35      1.134   314,13     1.187     79,40
Mỹ            4.026       86,08     3.112         61,91  1.713            30,88       -914   -22,70    -1.399    -44,96
Đức               -           -       167          3,32     542            9,77        167        -       375    224,55
Hà Lan           30        0,64        43          0,86        -              -         13    43,33       -43   -100,00
Đài Loan          5        0,11         2          0,04       2            0,04         -3   -60,00         0      0,00
Canada            1        0,02        30          0,60      65            1,17         29 2.900,00        35    116,67
HôngKông          -           -         -             -      13            0,23          -        -        13         -
Nhật Bản          -           -         -             -      31            0,56          -        -        31         -
Pháp              -           -        12          0,24       1            0,02         12        -       -11    -91,67
Bỉ                -           -        43          0,86        -              -         43        -       -43   -100,00
Uỷ thác         254        5,43       123          2,45     498            8,98       -131   -51,57       375    304,88
Tổng cộng     4.677     100,00      5.027       100,00   5.547          100,00         350     7,48       520     10,34
                                            ( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Qua bảng phân tích tình hình hình doanh thu gia công theo thị trường ta
thấy thị trường xuất khẩu hàng gia công của công ty khá đa dạng trong đó Mỹ và
Anh là hai thị trường mũi nhọn. Đồng thời, công ty cũng đã phát triển thị trường
sang một số nước châu Á như: HôngKông, Nhật Bản, Đài Loan.
             Mỹ
        Doanh thu gia công từ thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng
doanh thu gia công của công ty. Sản phẩm gia công cho thị trường Mỹ khá đa
dạng chủ yếu là: quần, đầm, áo kiểu, áo vest,… Năm 2004 phần lớn các đơn
hàng gia công của công ty đều xuất sang Mỹ, tỷ trọng doanh thu từ thị trường
này chiếm đến 86,08%. Điều đó chứng tỏ đây là thị trường mũi nhọn của công ty
trong năm 2004. Tuy nhiên, tỷ trọng cũng như doanh thu từ thị trường này lại có
xu hướng giảm qua các năm. Năm 2005, tỷ trọng doanh thu từ thị trường Mỹ
giảm còn 61,91% và năm 2006 là 30,88%. Điều đó chứng tỏ công ty đã thực hiện
chiến lược đa dạng hoá thị trường để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.
        Năm 2005 doanh thu từ thị trường Mỹ giảm 914 ngàn USD tức giảm
22,7% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu từ thị trường này lại tiếp tục giảm
mạnh cụ thể là giảm 1.399 ngàn USD tức giảm 44,96% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do Mỹ là một thị trường khổng lồ mà bất cứ quốc gia xuất khẩu
nào cũng hướng tới. Do đó, các khách hàng Mỹ có nhiều cơ hội để chọn lựa đối
tác cho mình chính vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt. Với ưu
thế giá rẻ và kỹ thuật khá tốt, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đã tranh thủ
được phần lớn đơn hàng từ Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh để được nhiều hạn
ngạch xuất khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam cũng diễn ra rất gay gắt, số
lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều nên hạn ngạch phân bổ cho mỗi doanh
nghiệp hàng năm cũng ít đi. Điều này cũng góp phần làm giảm doanh thu gia
công xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
             Anh
        Anh cũng là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty
trong lĩnh vực gia công. Sản phẩm gia công chủ yếu cũng là: quần, đầm, áo
vest,… Nhìn chung, tỷ trọng doanh thu từ thị trường Anh liên tục tăng qua ba
năm. Năm 2004, tỷ trọng doanh thu gia công từ thị trường Anh chỉ chiếm 7,72%
tổng doanh thu gia công của công ty nhưng sang năm 2005 tỷ trọng này đã tăng
lên khá cao 29,74% và năm 2006 lên đến 48,35%. Điều đó cho thấy Anh là thị
trường đang được chú trọng phát triển trong những năm gần đây.
           Trong khi doanh thu gia công từ thị trường Mỹ liên tục giảm thì doanh
thu gia công từ thị trường Anh lại liên tục tăng với tốc độ khá cao. Năm 2005
doanh thu gia công từ thị trường Anh tăng 1.134 ngàn USD, tăng tới 314,13% so
với năm 2004. Doanh thu từ thị trường này năm 2006 tăng 1.187 ngàn USD, tức
tăng 79,4 % so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu từ thị trường này liên tục tăng cao
là do trước đây công ty đã tạo được mối quan hệ tốt và uy tín với khách hàng nên
trong năm 2005 và 2006 họ đã đặt hàng với số lượng lớn và bằng các hợp đồng
dài hạn.
               Đức
           Phần lớn đơn hàng từ thị trường Đức là hàng FOB nên doanh thu gia
công chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Từ năm 2005, công ty mới nhận được
những đơn hàng gia công từ thị trường này. Nhìn chung, doanh thu gia công từ
thị trường này có xu hướng tăng. Năm 2005 doanh thu gia công từ thị trường này
là 167 ngàn USD đến năm 2006 là 542 ngàn USD tức tăng 375 ngàn USD
(224,55%). Nguyên nhân là do các đơn hàng gia công của các sản phẩm quần,
váy, suits tăng lên đáng kể.
               Hà Lan
           Hà Lan cũng là thị trường chủ yếu chỉ đặt hàng FOB nên tỷ trọng và
doanh thu gia công từ thị trường này rất nhỏ và không ổn định qua ba năm.
               Canada
           Doanh thu từ thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có tốc độ
tăng trưởng cao nhất trong các thị trường xuất khẩu hàng gia công của công ty.
Năm 2005, doanh thu từ thị trường này tăng đến 2.900% so với năm 2004 và
năm 2006 tăng 116,67% so với năm 2005. Nguyên nhân là do các đơn hàng gia
công của các sản phẩm quần, áo kiểu và áo sơ mi tăng lên đáng kể. Điều đó
chứng tỏ đây là thị trường có nhiều cơ hội phát triển trong những năm sắp tới.
               HôngKông và Nhật Bản
           Đây là hai thị trường mà công ty mới phát triển trong năm 2006 nên tỷ
trọng và doanh thu chưa cao. Tuy nhiên, đây là hai thị trường đầy tiềm năng
trong những năm sắp tới. Nhật Bản là thị trường tương đối khó tính do yêu cầu
về kỹ thuật cao và mẫu mã đẹp tuy nhiên, hàng xuất sang thị trường này có giá
khá cao nên lợi nhuận sẽ nhiều hơn. HôngKông là một trong những thị trường
tương đối dễ tính không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật và cũng không kén chọn mẫu
mã, thương hiệu nên hàng xuất sang quốc gia này sẽ dễ dàng hơn.
        Các thị trường khác ( Pháp, Bỉ, Đài Loan): Doanh thu từ các thị trường
này hầu như không đáng kể và tăng giảm không ổn định qua các năm.
        Tóm lại, tình hình doanh thu gia công của các thị trường có nhiều biến
động nhưng nhìn chung doanh thu gia công tăng hàng năm là do sự gia tăng
doanh thu của hai thị trường Anh và Đức.
            b. Phân tích doanh thu gia công theo mặt hàng
Bảng 6: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU GIA CÔNG XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG GIAI ĐOẠN 2004-2006
                                                                                                ĐVT: 1.000 USD
                                                                                        Chênh lệch            Chênh lệch
                Năm 2004              Năm 2005                   Năm 2006
                                                                                        2005/2004             2006/2005
 Mặt hàng
                    Tỷ trọng                 Tỷ trọng                     Tỷ trọng
            Số tiền               Số tiền                   Số tiền                   Số tiền     %        Số tiền    %
                      (%)                      (%)                          (%)
Áo choàng         6      0,13           -            -                -           -        -6    -100,00         -         -
Đầm            995      21,27         811         16,13          683         12,31       -184     -18,49      -128    -15,78
Quần          1.169     24,99       1.226         24,39        1.879         33,87         57       4,88       653    53,26
Áo kiểu        515      11,01         611         12,15          453           8,17        96     18,64       -158    -25,86
Áo vest       1.007     21,53       1.617         32,17        1.504         27,11        610     60,58       -113     -6,99
Váy            194         4,15       454           9,03         627         11,30        260    134,02        173    38,11
Áo sơ mi       248         5,30       169           3,36         184           3,32       -79     -31,85        15     8,88
Suits           543     11,61         139           2,77         217           3,91      -404     -74,40        78    56,12
Tổng cộng     4.677    100,00       5.027        100,00        5.547        100,00        350       7,48       520    10,34
                                            ( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)
Lv (19)

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng longPhân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

La actualidad más candente (20)

Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hươngPhân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân gương kính cường hương
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại toàn thắng
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty, HAY
 
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
Phân tích tình hình TÀI CHÍNH tại công ty Xây Dựng, HAY!
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
 
Luận án: Phân tích tài chính trong các công ty chứng khoán, HAY
Luận án: Phân tích tài chính trong các công ty chứng khoán, HAYLuận án: Phân tích tài chính trong các công ty chứng khoán, HAY
Luận án: Phân tích tài chính trong các công ty chứng khoán, HAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng longPhân tích tình hình  tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần may thăng long
 
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh th...
 
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu HuệQuản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
Quản trị vốn lưu động của Công ty xây dựng thương mại Hữu Huệ
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8 Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thang máy, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần Viglacera ...
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAYĐề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
Đề tài: Phân tích kết quả kinh doanh công ty Tư vấn, Xây dựng, HAY
 
Đề tài phân tích tài chính công ty xuất nhập khẩu, HOT 2018
Đề tài  phân tích tài chính công ty xuất nhập khẩu, HOT 2018Đề tài  phân tích tài chính công ty xuất nhập khẩu, HOT 2018
Đề tài phân tích tài chính công ty xuất nhập khẩu, HOT 2018
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tài chính công ty TNHH sản xuất và thương mại ...
 
Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Hoàng Tú, 9điểm. HAY!
Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Hoàng Tú, 9điểm. HAY!Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Hoàng Tú, 9điểm. HAY!
Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Hoàng Tú, 9điểm. HAY!
 
Đề tài: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại tập đoàn Hoa Sao
Đề tài: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại tập đoàn Hoa SaoĐề tài: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại tập đoàn Hoa Sao
Đề tài: Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại tập đoàn Hoa Sao
 

Similar a Lv (19)

3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt ok3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt okLuThThuH1
 
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnđáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...Nguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...anh hieu
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
bctntlvn (34).pdf
bctntlvn (34).pdfbctntlvn (34).pdf
bctntlvn (34).pdfLuanvan84
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar a Lv (19) (20)

3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt ok3. quách thị duyên.bctt ok
3. quách thị duyên.bctt ok
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty Sắt Thép
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty Sắt ThépLuận văn: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty Sắt Thép
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty Sắt Thép
 
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài công tác tạo động lực làm việc cho người lao động, ĐIỂM CAO, HAY
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
 
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bảnđáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
đáNh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty thnn mt – nhật bản
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
 
Lv (24)
Lv (24)Lv (24)
Lv (24)
 
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG  KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ  PHẦN  TƯ VẤN  ĐẦU TƯ...
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ...
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
Đề tài: Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công...
 
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
Kế toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH Vũ...
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
 
banchinhhoanchinh_1.doc
banchinhhoanchinh_1.docbanchinhhoanchinh_1.doc
banchinhhoanchinh_1.doc
 
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH - TẢI FREE ZALO: 0934 57...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH - TẢI FREE ZALO: 0934 57...CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH - TẢI FREE ZALO: 0934 57...
CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH - TẢI FREE ZALO: 0934 57...
 
bctntlvn (34).pdf
bctntlvn (34).pdfbctntlvn (34).pdf
bctntlvn (34).pdf
 
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Vận Tải
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Vận TảiHoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Vận Tải
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công Ty Vận Tải
 
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao ĐộngKhóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
Khóa Luận Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Người Lao Động
 

Más de Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Nguyễn Công Huy
 

Más de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
Đề tài:“Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành s...
 

Último

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 

Último (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 

Lv (19)

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.s. NGUYỄN THUÝ HẰNG LÊ THU VÂN PHƯƠNG Mã số SV: 4031080 Lớp: Kế toán 01- K29 Cần Thơ -2007
  • 2. LỜI CẢM TẠ Những năm tháng trên giảng đường đại học là những năm tháng vô cùng quý báu và quan trọng đối với em. Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm giảng dạy, trang bị hành trang kiến thức để em có đủ tự tin bước vào đời. Với tấm lòng biết ơn chân thành, em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ và quý thầy cô Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Ngyễn Thuý Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Đồng thời, em xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong Công ty cổ phần may Tiền Tiến đặc biệt là cô Đỗ Thu Liễu đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học hỏi công việc thực tế giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo công ty và tất cả các cô, chú, anh, chị ở các phòng ban trong công ty nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc. Ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày … tháng … năm … Sinh viên thực hiện
  • 4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………. Ngày … tháng … năm 2007 Thủ trưởng đơn vị
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………. Ngày … tháng … năm … Giáo viên hướng dẫn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
  • 6. …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………. Ngày … tháng … năm … Giáo viên phản biện MỤC LỤC Trang
  • 7. Chương 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .....................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................1 1.2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................1 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2 1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2 1.3.1. Không gian................................................................................................2 1.3.2. Thời gian...................................................................................................2 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................2 1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài.......................................................2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..4 2.1. Phương pháp luận ............................................................................................4 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của phân tích hiệu quả kinh doanh...........4 2.1.2. Đối tượng sử dụng để đánh giá, phân tích hiệu quả kinh doanh. .............5 2.1.3. Một số chỉ tiêu phân tích ..........................................................................7 2.1.4. Tài liệu sử dụng trong phân tích kết quả kinh doanh ...............................9 2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................9 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................9 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................9 Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN.....................................................................................................................11 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................11 3.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty..............................................................11 3.1.2. Lịch sử hình thành ..................................................................................11 3.2. Chức năng và mục tiêu hoạt động .................................................................12 3.2.1. Chức năng ...............................................................................................12 3.2.2. Mục tiêu hoạt động .................................................................................12 3.3. Cơ cấu tổ chức quản lí ...................................................................................13 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..............................................................................14 3.3.2. Chức năng của các phòng, ban trong công ty.........................................15 3.3.3. Nguồn nhân lực.......................................................................................17
  • 8. 3.4. Tổ chức công tác kế toán ...............................................................................18 3.4.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán ..............................................................18 3.4.2. Chức năng ...............................................................................................18 3.5. Thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển.......................................................19 3.5.1. Thuận lợi.................................................................................................19 3.5.2. Khó khăn.................................................................................................20 3.5.3. Hướng phát triển .....................................................................................21 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN ........................................................22 4.1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm...................................................................................................................22 4.2. Phân tích tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2006 ..................23 4.2.1. Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty qua ba năm ..............23 4.2.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................................27 4.2.3. Phân tích doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh .......................................28 4.3. Phân tích tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2004-2006 .......................48 4.3.1. Phân tích tổng chi phí của công ty qua ba năm ......................................50 4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng chi phí của công ty .......50 4.4. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004-2006 ...................53 4.4.1. Phân tích tình hình lợi nhuận trước thuế của công ty qua ba năm .........55 4.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến lợi nhuận của công ty. ..........55 4.4.3. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận kế hoạch của công ty qua ba năm...................................................................................................................57 4.5. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu ...................................................58 4.5.1. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư ..............................................................58 4.5.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ...................................................60 4.5.3. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận.....................................................................62 4.6. Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2006 ....................................................................................................65 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
  • 9. DOANH TẠI CÔNG TY MAY TIỀN TIẾN....................................................68 5.1. Những kết quả đạt được và những tồn tại......................................................68 5.1.1. Những kết quả đạt được..........................................................................68 5.1.2. Những tồn tại ..........................................................................................68 5.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty may Tiền Tiến .......................................................................................................................69 5.2.1. Giải pháp về thị trường ...........................................................................69 5.2.2. Giải pháp về sản phẩm............................................................................70 5.2.3. Giải pháp về Marketing ..........................................................................71 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................73 6.1. Kết luận..........................................................................................................73 6.2. Kiến nghị........................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................75 PHỤ LỤC .............................................................................................................76 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang
  • 10. Bảng 1: Bảng tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua ba năm.......................22 Bảng 2: Bảng tổng hợp tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2006 ...24 Bảng 3: Bảng tổng hợp tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty giai đoạn 2004-2006 ....................................................................................................27 Bảng 4: Bảng tổng hợp doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh ...............................28 Bảng 5: Bảng tổng hợp doanh thu gia công xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................................31 Bảng 6: Bảng tổng hợp doanh thu gia công xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................................35 Bảng 7: Bảng tổng hợp số lượng hàng gia công của công ty giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................................38 Bảng 8: Bảng tổng hợp giá gia công các mặt hàng của công ty giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................................49 Bảng 9: Bảng tổng hợp doanh thu kinh doanh xuất khẩu theo thị trường giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................................41 Bảng 10: Bảng tổng hợp doanh thu kinh doanh xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn 2004-2006 ....................................................................................................44 Bảng 11: Bảng tổng hợp số lượng hàng kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2006 ............................................................................................................47 Bảng 12: Bảng tổng hợp giá cả hàng FOB của công ty giai đoạn 2004-2006 .....48 Bảng 13: Bảng tổng hợp tình tình chi phí của công ty giai đoạn 2004-2006 .......49 Bảng 14: Bảng tổng hợp tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004-2006..54 Bảng 15: Bảng phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận kế hoạch của công ty qua ba năm...................................................................................................................57 Bảng 16: Bảng phân tích tỉ suất đầu tư tổng quát của công ty giai đoạn 2004-2006 ............................................................................................................58 Bảng 17: Bảng phân tích tỉ suất tự tài trợ của công ty giai đoạn 2004-2006 .......59 Bảng 18: Bảng phân tích hệ số khái quát tình hình công nợ của công ty giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................................60 Bảng 19: Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành của công ty giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................................61
  • 11. Bảng 20: Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh của công ty giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................................61 Bảng 21: Bảng phân tích tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................................62 Bảng 22: Bảng phân tích suất sinh lời của tài sản của công ty giai đoạn 2004-2006 ............................................................................................................63 Bảng 23: Bảng phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................................64 Bảng 24: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ............................................................................................................65 DANH MỤC HÌNH
  • 12. Trang Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty may Tiền Tiến....................................14 Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty ..............................................18 Hình 3: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận .....22 Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................27 Hình 5: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ gữa doanh thu kinh doanh và doanh thu gia công của công ty .............................................................................................29 Hình 6: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện lợi nhuận kế hoạch của công ty giai đoạn 2004-2006 ....................................................................................................57 TÓM TẮT
  • 13. Nội dung của đề tài tập trung phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Tiền Tiến qua ba năm 2004, 2005, 2006. Số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu được thu thập từ các báo cáo tài chính kết hợp với việc quan sát, tìm hiểu và trực tiếp trao đổi với các nhân viên của phòng kế toán và phòng kế hoạch kinh doanh. Các số liệu thu thập được xử lí bằng phần mềm Excel và sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá biến động của các chỉ tiêu qua từng năm. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp chi tiết theo các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công và sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Trong ba năm qua, doanh thu từ lĩnh vực gia công hàng may mặc xuất khẩu ngày càng tăng. Trong khi đó, doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh lại liên tục giảm sút làm cho tổng doanh thu của công ty giảm liên tục qua ba năm. Tổng chi phí cũng biến động tương tự như doanh thu. Sở dĩ, tổng chi phí liên tục giảm là do biến động giảm của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng. Về lợi nhuận, lợi nhuận của công ty tăng giảm không ổn định qua ba năm. Lợi nhuận trước thuế giảm đáng kể vào năm 2005 và tăng nhẹ ở năm 2006. Qua đó, đề tài còn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Nội dung của đề tài gồm 6 chương: Chương 1: Giới thiệu. Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần may Tiền Tiến. Chương 4: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần may Tiền Tiến. Chương 5: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần may Tiền Tiến. Chương 6: Kết luận và kiến nghị CHƯƠNG 1
  • 14. GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh này ngày càng gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh đó, có nhiều doanh nghiệp trụ vững và phát triển sản xuất nhưng cũng không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể và phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín của doanh nghiệp mình trên thương trường,… Do đó, kinh doanh có hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, việc phân tích thường xuyên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được những mặt mạnh cần phát huy và những yếu kém cần khắc phục trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Đồng thời biết được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, tìm ra những giải pháp thích hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thấy được tầm quan trọng cũng như lợi ích mà việc phân tích hiệu quả kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp, sau một thời gian tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần may Tiền Tiến” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Tiền Tiến qua ba năm 2004, 2005, 2006. Trên cơ sở đó, đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể
  • 15. - Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua ba năm 2004-2006. - Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty. - Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính cơ bản. - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Tiền Tiến. 1.3.2. Thời gian Đề tài được thực hiện trong thời gian ba tháng thực tập từ ngày 05/03/2007 đến ngày 11/06/2007. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty may Tiền Tiến qua ba năm 2004, 2005, 2006. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Nguyễn Thị Ánh Nga, (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần thuỷ sản Cửu Long, lớp kế toán 01, khoá 28, trường Đại học Cần Thơ. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thuỷ sản Cửu Long.
  • 16. Lương Thị Hữu Duyên, (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế tại bưu điện tỉnh Vĩnh Long, lớp kế toán 01, khoá 28, trường Đại học Cần Thơ. Đề tài này cũng sử dụng phương pháp so sánh để phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu để đánh giá doanh thu và lợi nhuận của công ty theo từng loại hình dịch vụ để từ đó xác định hoạt động nào là thế mạnh chủ lực của bưu điện, hoạt động nào có khả năng phát triển thêm. Đồng thời, đề tài cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bưu điện và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của bưu điện tỉnh Vĩnh Long. Nguyễn Năng Phúc (2003). Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài chính. Chương 6: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận của doanh nghiệp. - Khái niệm lợi nhuận. - Nguồn hình thành lợi nhuận. Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương (2004). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp, TP.HCM. Chương 1: Lí luận chung - Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của phân tích hiệu quả kinh doanh. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân tích chi tiết. Chương 8: Phân tích các báo cáo tài chính. Ý nghĩa và công thức tính một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. Nguyễn Tấn Bình. Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê. Chương 5: Phân tích tình hình tài chính. Ý nghĩa và công thức tính của một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.
  • 17. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích hiệu quả kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm - Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. - Phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. 2.1.1.2. Ý nghĩa - Kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. - Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế của doanh nghiệp. - Phát hiện khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện. - Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. - Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro nhất định trong kinh doanh. - Hữu dụng cho cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. 2.1.1.3. Mục đích - Nhằm đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với mục tiêu, kế hoạch đề ra để xem trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã có cố gắng trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra hay không, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
  • 18. - Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp cho doanh nghiệp thấy được những mặt hàng ưu thế của mình trên thị trường, từ đó xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh doanh có hiệu quả, góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả kinh doanh cũng giúp ta nhìn ra các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tìm ra các nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó, từ đó giúp đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và khắc phục những yếu kém, tồn tại của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2. Đối tượng sử dụng để đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1. Doanh thu Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kinh doanh phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động không thường xuyên khác của doanh nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Theo nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ + Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào,… + Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kinh doanh như: dịch vụ vận tải, dịch vụ gia công, cho thuê tài sản cố định,… - Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh các khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động tài chính như: tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, cổ tức, lợi nhuận được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, lãi do chênh lệch tỷ giá hối đoái, lãi do bán ngoại tệ. - Thu nhập khác: Phản ánh các khoản thu nhập, doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản được ngân sách Nhà nước hoàn lại,…
  • 19. 2.1.2.2. Chi phí Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Có nhiều loại chi phí, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài chỉ xem xét sự biến động của các loại chi phí sau: - Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn (giá nhập kho) của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sản xuất. - Chi phí bán hàng: Phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì,… - Chi phí quản lí doanh nghiệp: Phản ánh các chi phí quản lý chung của toàn doanh nghiệp gồm các chi phí như: chi phí nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng,… - Chi phí tài chính: Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc lỗ phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính như: chi phí đi vay, lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá,… - Chi phí khác: Chi phí khác là những chi phí phát sinh do các sự kiện riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp như : chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế,… 2.1.2.3. Lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu thu về so với các khoản chi phí bỏ ra. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lí của doanh nghiệp. Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây: - Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 20. - Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: Là phần chênh lệch giữa thu và chi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác: Là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính chất không thường xuyên hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác của doanh nghiệp. 2.1.3. Một số chỉ tiêu phân tích 2.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư Tỉ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn), là tỉ lệ giữa tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh. a. Tỉ suất đầu tư tổng quát Đầu tư tổng quát gồm: tài sản cố định và tất cả các đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Trị giá TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn Tỉ suất đầu tư tổng quát = * 100% Tổng tài sản b. Tỉ suất vốn chủ sở hữu Tỉ suất vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỉ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tự chủ về vốn và tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu Tỉ suất tự tài trợ = * 100% Nguồn vốn 2.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán a. Hệ số khái quát tình hình công nợ Hệ số này dùng để xem xét sự chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa doanh nghiệp và các đối tác của mình. Khoản phải thu ngắn hạn Hệ số khái quát tình hình công nợ = Khoản phải trả ngắn hạn b. Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hay nói
  • 21. cách khác là hiện trạng của tài sản lưu động trong kỳ kinh doanh hiện tại. Ý nghĩa của hệ số là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Tài sản lưu động Hệ số thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn c. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng để trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và các khoản tương đương tiền. Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn 2.1.3.3. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận luôn được mọi người quan tâm và cố gắng tìm hiểu. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ có thể, mỗi góc độ nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ cho các quyết định quản trị. a. Tỉ suất lợi nhuận ròng Lãi ròng ở đây là lợi nhuận sau thuế. Tỉ suất lợi nhuận ròng hay còn goại là suất sinh lời của doanh thu thuần, mang ý nghĩa một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lãi ròng Tỉ suất lợi nhuận ròng = * 100% Doanh thu thuần b. Suất sinh lời của tài sản (ROA) Hệ số suất sinh lời của tài sản ROA mang ý nghĩa một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Lãi ròng ROA = * 100% Tổng tài sản c. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.
  • 22. Lãi ròng ROE = * 100% Vốn chủ sở hữu 2.1.4. Tài liệu sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu sử dụng trong bài chủ yếu được thu thập qua các báo cáo tài chính của công ty như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng kết của phòng kế hoạch- kinh doanh. - Trực tiếp phỏng vấn nhân viên phòng kế toán, phòng kế hoạch- kinh doanh xuất nhập khẩu. - Quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty trong thời gian thực tập. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua ba năm 2004-2006. Đồng thời, đề tài còn sử dụng phương pháp chi tiết theo từng yếu tố cấu thành để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phương pháp so sánh Khái niệm Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây la phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kết quả kinh doanh. Tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn so sánh thường là: - Tài liệu năm trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
  • 23. - Các chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch. Điều kiện so sánh Các chỉ tiêu được so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán,… Kỹ thuật so sánh - So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng qui mô của các hiện tượng kinh tế. - So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế. Phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành. Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu phân tích.
  • 24. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần may Tiền Tiến. - Tên giao dịch quốc tế: Tien Tien Garment Import Export Company. - Tên viết tắt: TIVITEC.Co. Ldt. - Trụ sở công ty: số 234, đường Đinh Bộ Lĩnh, khu phố 6, phường 9, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. - Điện thoại: 073- 851201, 073- 851202. - Fax: 073- 851205. - Email: tientien@hcm.vnn.vn. - Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần - Vốn điều lệ: 7.673 triệu đồng - Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất kinh doanh hàng may mặc 3.1.2. Lịch sử hình thành Công ty được thành lập từ liên doanh giữa Công ty thương nghiệp tổng hợp Tiền Giang và công ty may Việt Tiến thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam theo quyết định số 547/QĐ/UB của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang ngày 01/11/1993. Sau thời gian chuẩn bị về nhân lực và cơ sở hạ tầng, tháng 04/1994 công ty chính thức đi vào hoạt động với 1 xí nghiệp may và 200 công nhân. Ngày 28/10/1994 công ty được Bộ Thương Mại cấp giấy phép xuất khẩu số 4143010/GP. Do làm ăn ngày càng hiệu quả nên tháng 11/1997 công ty đã mở thêm xí nghiệp 2 ở khu B và vào tháng 4/2004 công ty tiếp tục mở thêm xí nghiệp 3 và 4 ở ấp Phong Thuận A, xã Tân Mỹ Chánh, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Như vậy, đến nay công ty đã có 4 xí nghiệp với 28 chuyền may cùng các bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất, có trên 2.000 công nhân sản xuất trên tổng diện tích mặt bằng 15.489 m2. - Nhà xưởng: 5.121 m2
  • 25. - Văn phòng: 1.803 m2 - Xưởng cắt: 1.504 m2 - Xưởng ủi: 1.039 m2 - Đóng gói: 1.191 m2 - Kho: 2.094 m2 Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là gia công hàng may mặc xuất khẩu. Ngoài ra, công ty còn sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Sản phẩm chính của công ty là quần áo thời trang phụ nữ và trẻ em như: jacket, chemise, trouse, veston, short, đầm, váy, blouse. Năng lực sản xuất khoảng 5 triệu sản phẩm/ năm. Phần lớn sản phẩm của công ty được xuất sang Mỹ, Châu Âu, Đài Loan, … 3.2. CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG 3.2.1. Chức năng Hiện nay, công ty may Tiền Tiến có các hoạt động chủ yếu sau: - Sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. - Sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu. - Sản xuất hàng may mặc để tiêu thụ nội địa. - Gia công hàng may mặc cho các đối tác trong nước. 3.2.2. Mục tiêu - Đầu tư cho việc thiết kế mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm, nắm bắt kịp thời xu thế thời trang quốc tế đảm bảo đáp ứng nhu cầu mặc đẹp ngày càng cao của xã hội. - Tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo uy tín với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. - Đầu tư xây dựng nhà xưởng hiện đại, đổi mới thiết bị, công nghệ theo hướng tiếp cận với công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, hạ giá thành. - Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cho cán bộ quản lý sản xuất, thiết kế, kinh doanh và công nhân may.
  • 26. 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, cùng với cơ sở vật chất kỹ thật không ngừng được cải tiến đã làm cho công việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động của công ty ngày một ổn định và hoàn thiện. Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến- chức năng. Các phòng ban, xí nghiệp được quyền chủ động trong phạm vi chức năng mà bộ phận đó đảm nhiệm để đảm bảo công việc được tiến hành thuận lợi, dễ kiểm soát trong quá trình thực hiện. Các phòng ban, xí nghiệp thông qua cuộc họp giao ban hàng tuần nắm chủ trương và kế hoạch của công ty để có sự phối hợp nhịp nhàng. 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
  • 27. TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT PHỤ TRÁCH NỘI CHÍNH Phòng Phòng Phòng BAN Phòng Xí Phòng kế Phòng Phòng Phòng kho KCS sơ đồ ĐIỀU cơ điện nghiệp hoạch kế thiết kế tổ vận- vô HÀNH 1 kinh toán- chức bao KHU B doanh- tài vụ hành đóng xuất nhập chính gói khẩu Điều hành trực tiếp Tổng Xí Xí Xí Trạm Phối hợp điều hành kho nghiệp nghiệp nghiệp giao 2 3 4 dịch TP.HCM Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty may Tiền Tiến
  • 28. 3.3.2. Chức năng của các phòng, ban trong công ty Hệ thống các phòng ban chức năng điều phối toàn bộ hoạt động của các xưởng sản xuất gồm có: 8 phòng nghiệp vụ, ban điều hành xí nghiệp 1, ban điều hành khu B. * Ban giám đốc • Tổng giám đốc - Là người đại diện theo pháp luật của công ty, có thẩm quyền cao nhất trong lãnh đạo, quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty. - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty. - Ký kết hợp đồng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ty. • Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất - Là người phụ trách hoạt động sản xuất của toàn công ty và chịu trách nhiệm về năng suất, chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất, kế hoạch giao hàng theo cam kết với khách hàng. - Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đề ra cho các xí nghiệp, phó tổng giám đốc có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra công tác triển khai thực hiện của các xí nghiệp. Khi cần thiết được quyền điều phối các phòng chức năng, chỉ đạo ban điều hành khu B, xử lý các sự cố xảy ra để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. - Phó tổng giám đốc được tổng giám đốc uỷ quyền giải quyết công việc khi tổng giám đốc đi công tác xa. Đồng thời, phó tổng giám đốc là trưởng ban chỉ đạo thực hiện ISO và SA của công ty. • Phó tổng giám đốc phụ trách nội chính Là người phụ trách toàn bộ công tác nội chính của công ty bao gồm: tổ chức, nhân sự, hành chính, quản trị, y tế, nhà ăn, các chính sách chế độ đối với người lao động, công tác an toàn của cơ quan, phòng cháy chữa cháy, phát ngôn báo chí, đào tạo, thi đua , khen thưởng, kỷ luật,… Phó giám đốc nội chính trực tiếp phụ trách phòng tổ chức hành chính của công ty.
  • 29. * Phòng tổ chức hành chính Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc về công tác tổ chức nhân sự, tiền lương, chính sách, chế độ đối với người lao động hành chính quản trị, tuyển dụng, thôi việc, đào tạo, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, y tế, nhà ăn, tạp vụ vệ sinh, công tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trong toàn bộ công ty. * Phòng kế toán- tài vụ Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc giải quyết các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính kế toán, quản lý nguồn vốn và lập kế hoạch vốn kinh doanh theo chế độ hạch toán kế toán hiện hành. - Cơ cấu tổ chức bao gồm: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Kế toán tài sản cố định * Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về việc lập kế hoạch kinh doanh, thống kê kế hoạch, quản lý xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu- hàng hoá, hoạt động marketing, điều phối mạng lưới kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng với khách hàng. * Phòng thiết kế Chuyên trách công tác thiết kế sản phẩm, mẫu mã mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng. * Phòng KCS Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, thoã mãn những cam kết về chất lượng sản phẩm đã ký kết với khách hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và thực hiện nội dung công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn công ty. * Phòng cơ điện Quản lý toàn bộ hệ thống điện, máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất của công ty. Tổ chức kiểm tra định kỳ để bảo trì, sửa chữa hoặc đề xuất
  • 30. mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, thực hiện việc điều phối máy móc giữa các xí nghiệp hoặc giữa các bộ phận khi có chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty. * Phòng sơ đồ Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về những vấn đề liên quan đến định mức và sơ đồ cắt theo hợp đồng đã ký với khách hàng , đồng thời chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy và thực hiện công việc trong công ty theo chỉ đạo của tổng giám đốc. * Phòng kho vận- vô bao đóng gói Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc các vấn đề có liên quan đến vận chuyển, áp tải, xếp dở hàng hoá, quản lí kho bãi, giám định và cấp phát nguyên phụ liệu đáp ứng sản xuất, hoàn tất đóng gói hàng hoá, đồng thời chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và thực hiện nội dung công việc theo chỉ đạo của tổng giám đốc. * Ban điều hành khu B - Giám đốc điều hành khu B được lãnh đạo công ty uỷ nhiệm chỉ đạo toàn bộ hoạt động của khu B và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về những quyết định của mình. - Mỗi xí nghiệp có 1 giám đốc trực tiếp quản lý. Giúp việc cho giám đốc xí nghiệp có 2 phó giám đốc: phó giám đốc phụ trách sản xuất và phó giám đốc phụ trách kỹ thuật. - Đối với các tổ sản xuất, điều hành trực tiếp có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó, 1 nhân viên phụ trách kỹ thuật. 3.3.3. Nguồn nhân lực Tổng số lao động hiện nay của công ty là 2.041 người trong đó lao động nữ là 1.560 người chiếm tỷ lệ 76%, lao động nam là 481 người chiếm tỷ lệ 24%. Bộ phận trực tiếp sản xuất có 1.606 người sử dụng hơn 2.000 máy chuyên dùng, bình quân có tay nghề bậc 3 trở lên được tổ chức làm việc ở các phân xưởng cắt, kỹ thuật, may, kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm. Công nhân làm việc 8- 10 giờ/ ngày, thời gian làm sẽ thay đổi, tăng ca tuỳ theo thời vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty luôn hạn chế tối đa việc tăng ca nhưng vẫn đảm bảo tiến độ giao hàng.
  • 31. Bộ phận chuyên môn và quản lý có 133 người được phân công ở các phòng nghiệp vụ có trình độ chuyên môn khá cao. Trong đó có 54 người có trình độ đại học và cao đẳng, 79 người có trình độ trung học và trung học chuyên nghiệp. 3.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 3.4.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty áp dụng là mô hình kế toán tập trung. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 3.4.2. Chức năng Tổng số cán bộ, nhân viên phòng kế toán- tài vụ của công ty hiện nay là 5 người tương ứng với 5 phần hành trên. * Kế toán trưởng: Tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kế toán tài chính trong công ty. Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính, xử lí các vấn đề phát sinh trong kế toán. Báo cáo ban giám đốc hoạt động tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. * Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu từ các kế toán phần hành khác để xác định kết quả kinh doanh của công ty. Lập báo cáo tài chính định kỳ (quí, năm) gởi đến các cơ quan chức năng. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn theo dõi công nợ các khoản phải thu khách hàng. * Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi các khoản thu chi vốn bằng tiền, các khoản thu chi tạm ứng, tiền gởi ngân hàng, tiền vay, thanh toán vốn vay và trả lãi tiền vay. Theo dõi tình hình xuất nhập kho hàng hoá và thanh toán thu chi của cửa hàng trực thuộc công ty.
  • 32. * Kế toán tài sản cố định: Tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình tăng giảm tài sản cố định, tính toán và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định trong kỳ. Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình xuất, nhập nguyên vật liệu. Theo dõi các khoản thu chi của nhà ăn. * Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình xuất nhập nguyên phụ liệu gia công cho khách hàng. Bên cạnh đó, kế toán vật tư còn phải theo dõi các công nợ phải trả cho khách hàng và người bán. 3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.5.1. Thuận lợi - Nằm trong khu vực thành phố Mỹ Tho gần trục lộ giao thông chính nên rất thuận lợi về cơ sở hạ tầng như: mạng lưới giao thông , điện, nước, thông tin liên lạc,… - Được sự quan tâm của uỷ ban nhân dân tỉnh, sở chủ quản, các ban ngành liên quan và sự giúp đỡ của khách hàng trong hợp tác cũng như trong nghiệp vụ chuyên môn. - Nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao, nhiệt tình, năng nổ trong công việc. - Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, được trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. - Có kinh nghiệm tích luỹ nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu. Ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên có tinh thần đoàn kết nhất trí cao cùng nhau phấn đấu đưa doanh nghiệp ngày một tiến lên. - Với chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước, mối quan hệ của công ty với khách hàng ngày càng mở rộng, tạo được uy tín và tên tuổi trên thị trường. Đây là thế mạnh rất lớn của công ty. - Ngành hàng chuyên sản xuất của công ty là trang phục cho phụ nữ và trẻ em, đây cũng là thế mạnh độc quyền trên thị trường may mặc Việt Nam cũng như nước ngoài. Chính điều này đã giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn. - Về phía công ty cũng chủ động nắm bắt thời cơ, phát huy nội lực, không ngừng cải tiến lề lối làm việc, qui trình kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị
  • 33. hiện đại. Tổ chức học tập và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và được công ty SGS cấp chứng chỉ ISO vào tháng 2/2002. Trên cơ sở đó, giám đốc công ty cũng cam kết thực hiện những yêu cầu của hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000: 2001 và cũng đã được SGS cấp chứng chỉ công nhận vào tháng 4/2005. - Những thuận lợi trên đã giúp cho công ty đạt được nhiều thành tựu như: năm 2003 công ty được chính phủ và uỷ ban nhân dân tặng cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiện vụ, đồng thời trong năm đó công ty được chính phủ trao tặng huy chương lao động hạng 3. Đạt được những thành tựu trên là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty may Việt Tiến và sự nỗ lực làm việc của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. 3.5.2. Khó khăn - Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, tỷ giá hối đoái không ổn định gây khó khăn cho việc định giá đầu ra. - Việc lựa chọn đối tác gia công ngày càng phải thận trọng và khắc khe hơn. Các công ty may mặc trong nước và một số quốc gia lân cận ngày càng phát triển mạnh. Điều đó tuy có kích thích cạnh tranh nhưng đồng thời cũng làm phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành, lợi dụng yếu điểm này mà khách hàng ép giá. - Trình độ tay nghề công nhân không đồng đều, năng suất lao động chưa đạt mức chuẩn theo quy định của ngành may. - Thị trường Mỹ tuy lớn nhưng đòi hỏi về chất lượng sản phẩm rất khắc khe đòi hỏi cán bộ lao động trong toàn công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa. - Công ty có khả năng để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn còn rất hạn chế do lãi suất cho vay của ngân hàng hiện nay còn cao nên không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, thủ tục vay vốn còn phức tạp, khó khăn.
  • 34. 3.5.3. Hướng phát triển - Phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. - Đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại sản phẩm với chất lượng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. - Nâng tỷ trọng hàng kinh doanh xuất khẩu (hàng FOB) lên 40- 50% tổng sản lượng xuất khẩu, phấn đấu đạt doanh thu 130- 170 tỷ đồng/ năm. - Thực hiện đầy đủ chính sách với người lao động, nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên của công ty đạt từ 1,4- 1,5 triệu đồng/ người/ tháng.
  • 35. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN 4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM Bảng 1: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu 130.120 119.798 119.770 Tổng chi phí 125.531 117.796 117.275 Tổng lợi nhuận trước thuế 3.154 2.002 2.495 (Nguồn: Phòng kế toán) 140.000 120.000 100.000 Tổng doanh thu 80.000 Tổng chi phí 60.000 Tổng lợi nhuận 40.000 20.000 0 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hình 3: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận Qua biểu đồ ta thấy tổng doanh thu và tổng chi phí của công ty liên tục giảm qua ba năm. Năm 2005, cả tổng doanh thu và tổng chi phí đều giảm mạnh so với năm 2004 làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty cũng giảm mạnh so với năm 2004. Sang năm 2006, tổng doanh thu và tổng chi phí tiếp tục giảm so
  • 36. với năm 2005. Tuy nhiên, do tốc độ giảm của tổng doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm của tổng chi phí nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2006 tăng so với năm 2005. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm khá hiệu quả, kinh doanh hàng năm đều có lãi. Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây, ta đi vào phân tích cụ thể tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2004-2006. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006 4.2.1. Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty qua ba năm
  • 37. Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % (%) (%) (%) Doanh thu bán hàng và cung 128.985 99,13 118.885 99,24 117.272 97,91 -10.100 -7,83 -1.613 -1,36 cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính 781 0,60 548 0,46 726 0,61 -233 -29,83 178 32,48 Thu nhập khác 354 0,27 365 0,30 1.772 1,48 11 3,11 1.407 385,48 Tổng doanh thu 130.120 100,00 119.798 100,00 119.770 100,00 -10.322 -7,93 -28 -0,02 ( Nguồn: Phòng kế toán)
  • 38. 4.2.1.1. Phân tích tổng doanh thu Tổng doanh thu của công ty bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu. Tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2004 là 99,13%, năm 2005 là 99,24% và năm 2006 là 97,91%. Điều đó chứng tỏ doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn doanh thu chủ yếu của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu. Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2004- 2006 liên tục giảm. Năm 2005 tổng doanh thu của công ty giảm đáng kể so với năm 2004. Tổng doanh thu của công ty năm 2005 là 119.798 triệu đồng, giảm đến 10.322 triệu đồng tức giảm 7,93% so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm này giảm mạnh. Năm 2006 tổng doanh thu của công ty tiếp tục giảm nhưng giảm không đáng kể. Tổng doanh thu của công ty năm 2006 giảm 28 triệu đồng, tức chỉ giảm 0,02% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do biến động giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của doanh thu trong ba năm qua ta phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng doanh thu của công ty. 4.2.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng doanh thu của công ty a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn doanh thu chính, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là hoạt động sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu và sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất kinh doanh hàng may mặc trong nước, gia công cho các đối tác cùng ngành và bán vật tư nguyên phụ liệu dệt may. Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty liên tục giảm qua ba năm. Năm 2004 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 128.985 triệu đồng. Đến năm 2005 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm mạnh cụ thể là giảm 10.100 triệu đồng tức
  • 39. giảm 7,83% so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu giảm mạnh. Sang năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2005 cụ thể là giảm 1.613 triệu đồng, tức giảm 1,36% so với năm 2005. Tuy doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh của công ty năm 2006 tiếp tục giảm mạnh nhưng do doanh thu gia công và doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác của công ty cũng tăng lên đáng kể nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 chỉ giảm nhẹ so với năm 2005. b. Doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính của công ty gồm: lãi tiền gửi, tiền cho vay, lãi bán ngoại tệ, lãi chênh lệch tỷ giá. Do hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công và kinh doanh hàng xuất khẩu nên sự biến động của doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu là do sự thay đổi của tỷ giá trên thị trường. Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2005 doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 233 triệu đồng, tức giảm 29,83% so với năm 2004. Nguyên nhân là do lãi chênh lệch tỷ giá của công ty giảm. Năm 2006 doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng 178 triệu đồng tức tăng 32,48% so với năm 2005. Nguyên nhân là do công ty thu được một khoản tiền lãi do bán ngoại tệ. c. Thu nhập khác Thu nhập khác của công ty chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty bao gồm thu nhập từ các hoạt động sau: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu từ các khoản nợ đã xoá sổ và thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. Nhìn chung, thu nhập khác của công ty có xu hướng tăng. Năm 2005 thu nhập khác của công ty tăng 11 triệu đồng, tức tăng 3,11% so với năm 2004. Năm 2006 thu nhập khác tăng lên đáng kể cụ thể là tăng 1.407 triệu đồng, tăng tới 385,48% so với năm 2005. Nguyên nhân là do công ty thu được một khoản tiền từ việc thanh lý các máy may công nghiệp và một số máy móc thiết bị đã hư hỏng không còn sử dụng được. Đồng thời, trước đó công ty có trích trước một khoản tiền để trả tiền phạt do trả lãi chậm nhưng do ngân hàng không tính tiền phạt nên số tiền này được đưa vào thu nhập khác của công ty. Chính vì vậy mà thu nhập khác năm 2006 mới tăng lên đáng kể.
  • 40. 4.2.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty giai đoạn 2004-2006 Bảng 3: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006 ĐVT: triệu đồng Tổng doanh thu Kế hoạch Thực hiện So sánh Năm 2004 135.000 130.120 96,39% Năm 2005 140.000 119.798 85,57% Năm 2006 160.000 119.770 74,86% ( Nguồn: Phòng kế toán) 180.000 160.000 140.000 120.000 100.000 Kế hoạch 80.000 Thực hiện 60.000 40.000 20.000 0 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty giai đoạn 2004-2006 Nhìn chung, tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty liên tục giảm qua ba năm. Năm 2004 tổng doanh thu thực hiện của công ty đạt 96,39% kế hoạch. Tuy nhiên, đến năm 2005 và năm 2006 mức hoàn thành kế hoạch của doanh thu liên tục giảm sút. Năm 2005 tổng doanh thu thực hiện chỉ bằng 85,57% kế hoạch và sang năm 2006 chỉ bằng 74,86% kế hoạch. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã làm tổng doanh thu của công ty hàng năm liên tục giảm trong khi đó công ty lại đặt ra mức doanh thu kế hoạch tương đối cao, năm sau đều cao
  • 41. hơn năm trước. Chính vì vậy mà tỷ lệ hoàn thành doanh thu kế hoạch của công ty liên tục giảm. Do đó, trong thời gian tới công ty cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, công ty cần căn cứ vào thực trạng sản xuất để đưa ra chỉ tiêu kế hoạch phù hợp với năng lực sản xuất và tình hình kinh doanh của công ty mình. 4.2.3. Phân tích doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh Doanh nghiệp sản xuất và hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu, sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh hàng may mặc ở thị trường nội địa, gia công cho các đối tác trong nước cùng ngành, bán vật tư nguyên phụ liệu dệt may. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài chỉ phân tích doanh thu của hai hoạt động kinh doanh chính của công ty là gia công và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Bảng 4: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU THEO LĨNH VỰC KINH DOANH CHÍNH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006 ĐVT: 1.000 USD Chênh lệch Chênh lệch Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Doanh thu Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số Số Số trọng trọng trọng % % tiền tiền tiền tiền tiền (%) (%) (%) Gia công 4.677 57,98 5.027 66,83 5.547 78,27 350 7,48 520 10,34 Kinh doanh 3.390 42,02 2.495 33,17 1.540 21,73 -895 -26,40 -955 -38,28 Tổng cộng 8.067 100,00 7.522 100,00 7.087 100,00 -545 -6,76 -435 5,78 ( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
  • 42. Năm 2004 Năm 2005 Kinh doanh Kinh 33,17% doanh 42,02% Gia công Gia 57,98% công 66,83% Kinh doanh Năm 2006 21,73% Gia công 78,27% Hình 5: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu gia công và doanh thu kinh doanh của công ty Qua biểu đồ ta thấy tỷ trọng doanh thu của hoạt động gia công luôn lớn hơn tỷ trọng doanh thu của hoạt động kinh doanh. Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính của công ty. Tỷ trọng doanh thu của hoạt động gia công liên tục tăng qua ba năm. Năm 2004 tỷ trọng này là 57,98%, sang năm 2005 tỷ trọng này tăng lên 66,83% và năm 2006 là 78,27%. Nguyên nhân là do doanh thu của lĩnh vực gia công liên tục tăng qua ba năm. Trong khi đó, sự sụt giảm liên tục của doanh thu kinh doanh đã làm cho tỷ trọng doanh thu từ hoạt động kinh doanh này giảm liên tục qua ba năm. Tỷ trọng doanh thu của lĩnh vực kinh doanh năm 2004 là 42,02%, năm 2005 là 33,17% và đến năm 2006 giảm còn 21,73%. Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu gia công của công ty liên tục tăng qua ba năm. Năm 2005 doanh thu gia công của công ty tăng 350 ngàn USD tức tăng 7,48% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu gia công của công ty tiếp tục tăng cụ thể là tăng 520 ngàn USD tức tăng 10,34% so với năm 2005. Nguyên nhân là do số lượng hàng gia công của công ty liên tục tăng qua các năm.
  • 43. Trong khi doanh thu gia công của công ty liên tục tăng thì doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh của công ty lại giảm liên tục với tốc độ giảm ngày càng cao. Năm 2005 doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh giảm 26,4% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 38,28% so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu từ lĩnh vực gia công của công ty giảm là do xu thế thời trang thế giới ngày càng hướng tới các sản phẩm hợp mode, độc đáo với giá cả hợp lý trong khi đó phần lớn các doanh nghiệp dệt may nói chung và công ty may Tiền Tiến nói riêng chưa có một đội ngũ thiết kế thật sự chuyên nghiệp nên sản phẩm của công ty chưa thực sự thu hút được sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, do máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất chưa tiên tiến nên năng suất lao động thấp, giá thành cao. Trong khi đó sản phẩm từ các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Ấn Độ lại có ưu thế về sản phẩm đẹp, giá rẻ và sản phẩm của các quốc gia này lại được xuất khẩu tự do sang thị trường Mỹ sau khi Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch dệt may đối với các quốc gia WTO còn sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn phải áp dụng chế độ hạn ngạch. Vì vậy mà sức cạnh tranh của hàng may mặc nước ta trên thị trường vẫn còn tương đối thấp. Đồng thời, hoạt động sản xuất hàng FOB cần vốn kinh doanh khá lớn do nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập từ nước ngoài với giá khá cao trong khi đó công ty lại thiếu vốn để sản xuất nên hoạt động sản xuất hàng FOB cũng giảm dần. Tuy doanh thu từ hoạt động gia công liên tục tăng nhưng do doanh thu kinh doanh của công ty hàng năm đều giảm mạnh nên tổng cộng doanh thu từ hai lĩnh vực này liên tục giảm sút. 4.2.3.1. Hoạt động gia công Hoạt động sản xuất gia công hàng xuất khẩu là hoạt động chính của công ty. Doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng rất cao. Với hoạt động này khách hàng sẽ cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã sản phẩm cho công ty. Công ty sẽ sản xuất theo mẫu có sẵn, giao trả sản phẩm đúng thời gian qui định và thu phí gia công. Doanh thu gia công của công ty bao gồm doanh thu xuất khẩu trực tiếp và doanh thu uỷ thác xuất khẩu, trong đó doanh thu từ lĩnh vực uỷ thác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. a. Phân tích doanh thu gia công theo thị trường
  • 44. Bảng 5: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU GIA CÔNG XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2004-2006 ĐVT: 1.000 USD Chênh lệch Chênh lệch Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Thị 2005/2004 2006/2005 trường Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % (%) (%) (%) Trực tiếp 4.423 94,57 4.904 97,55 5.049 91,02 481 10,87 145 2,96 Anh 361 7,72 1.495 29,74 2.682 48,35 1.134 314,13 1.187 79,40 Mỹ 4.026 86,08 3.112 61,91 1.713 30,88 -914 -22,70 -1.399 -44,96 Đức - - 167 3,32 542 9,77 167 - 375 224,55 Hà Lan 30 0,64 43 0,86 - - 13 43,33 -43 -100,00 Đài Loan 5 0,11 2 0,04 2 0,04 -3 -60,00 0 0,00 Canada 1 0,02 30 0,60 65 1,17 29 2.900,00 35 116,67 HôngKông - - - - 13 0,23 - - 13 - Nhật Bản - - - - 31 0,56 - - 31 - Pháp - - 12 0,24 1 0,02 12 - -11 -91,67 Bỉ - - 43 0,86 - - 43 - -43 -100,00 Uỷ thác 254 5,43 123 2,45 498 8,98 -131 -51,57 375 304,88 Tổng cộng 4.677 100,00 5.027 100,00 5.547 100,00 350 7,48 520 10,34 ( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
  • 45. Qua bảng phân tích tình hình hình doanh thu gia công theo thị trường ta thấy thị trường xuất khẩu hàng gia công của công ty khá đa dạng trong đó Mỹ và Anh là hai thị trường mũi nhọn. Đồng thời, công ty cũng đã phát triển thị trường sang một số nước châu Á như: HôngKông, Nhật Bản, Đài Loan. Mỹ Doanh thu gia công từ thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu gia công của công ty. Sản phẩm gia công cho thị trường Mỹ khá đa dạng chủ yếu là: quần, đầm, áo kiểu, áo vest,… Năm 2004 phần lớn các đơn hàng gia công của công ty đều xuất sang Mỹ, tỷ trọng doanh thu từ thị trường này chiếm đến 86,08%. Điều đó chứng tỏ đây là thị trường mũi nhọn của công ty trong năm 2004. Tuy nhiên, tỷ trọng cũng như doanh thu từ thị trường này lại có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2005, tỷ trọng doanh thu từ thị trường Mỹ giảm còn 61,91% và năm 2006 là 30,88%. Điều đó chứng tỏ công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Năm 2005 doanh thu từ thị trường Mỹ giảm 914 ngàn USD tức giảm 22,7% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu từ thị trường này lại tiếp tục giảm mạnh cụ thể là giảm 1.399 ngàn USD tức giảm 44,96% so với năm 2005. Nguyên nhân là do Mỹ là một thị trường khổng lồ mà bất cứ quốc gia xuất khẩu nào cũng hướng tới. Do đó, các khách hàng Mỹ có nhiều cơ hội để chọn lựa đối tác cho mình chính vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt. Với ưu thế giá rẻ và kỹ thuật khá tốt, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đã tranh thủ được phần lớn đơn hàng từ Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh để được nhiều hạn ngạch xuất khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam cũng diễn ra rất gay gắt, số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều nên hạn ngạch phân bổ cho mỗi doanh nghiệp hàng năm cũng ít đi. Điều này cũng góp phần làm giảm doanh thu gia công xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Anh Anh cũng là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty trong lĩnh vực gia công. Sản phẩm gia công chủ yếu cũng là: quần, đầm, áo vest,… Nhìn chung, tỷ trọng doanh thu từ thị trường Anh liên tục tăng qua ba năm. Năm 2004, tỷ trọng doanh thu gia công từ thị trường Anh chỉ chiếm 7,72% tổng doanh thu gia công của công ty nhưng sang năm 2005 tỷ trọng này đã tăng
  • 46. lên khá cao 29,74% và năm 2006 lên đến 48,35%. Điều đó cho thấy Anh là thị trường đang được chú trọng phát triển trong những năm gần đây. Trong khi doanh thu gia công từ thị trường Mỹ liên tục giảm thì doanh thu gia công từ thị trường Anh lại liên tục tăng với tốc độ khá cao. Năm 2005 doanh thu gia công từ thị trường Anh tăng 1.134 ngàn USD, tăng tới 314,13% so với năm 2004. Doanh thu từ thị trường này năm 2006 tăng 1.187 ngàn USD, tức tăng 79,4 % so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu từ thị trường này liên tục tăng cao là do trước đây công ty đã tạo được mối quan hệ tốt và uy tín với khách hàng nên trong năm 2005 và 2006 họ đã đặt hàng với số lượng lớn và bằng các hợp đồng dài hạn. Đức Phần lớn đơn hàng từ thị trường Đức là hàng FOB nên doanh thu gia công chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Từ năm 2005, công ty mới nhận được những đơn hàng gia công từ thị trường này. Nhìn chung, doanh thu gia công từ thị trường này có xu hướng tăng. Năm 2005 doanh thu gia công từ thị trường này là 167 ngàn USD đến năm 2006 là 542 ngàn USD tức tăng 375 ngàn USD (224,55%). Nguyên nhân là do các đơn hàng gia công của các sản phẩm quần, váy, suits tăng lên đáng kể. Hà Lan Hà Lan cũng là thị trường chủ yếu chỉ đặt hàng FOB nên tỷ trọng và doanh thu gia công từ thị trường này rất nhỏ và không ổn định qua ba năm. Canada Doanh thu từ thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các thị trường xuất khẩu hàng gia công của công ty. Năm 2005, doanh thu từ thị trường này tăng đến 2.900% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 116,67% so với năm 2005. Nguyên nhân là do các đơn hàng gia công của các sản phẩm quần, áo kiểu và áo sơ mi tăng lên đáng kể. Điều đó chứng tỏ đây là thị trường có nhiều cơ hội phát triển trong những năm sắp tới. HôngKông và Nhật Bản Đây là hai thị trường mà công ty mới phát triển trong năm 2006 nên tỷ trọng và doanh thu chưa cao. Tuy nhiên, đây là hai thị trường đầy tiềm năng trong những năm sắp tới. Nhật Bản là thị trường tương đối khó tính do yêu cầu
  • 47. về kỹ thuật cao và mẫu mã đẹp tuy nhiên, hàng xuất sang thị trường này có giá khá cao nên lợi nhuận sẽ nhiều hơn. HôngKông là một trong những thị trường tương đối dễ tính không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật và cũng không kén chọn mẫu mã, thương hiệu nên hàng xuất sang quốc gia này sẽ dễ dàng hơn. Các thị trường khác ( Pháp, Bỉ, Đài Loan): Doanh thu từ các thị trường này hầu như không đáng kể và tăng giảm không ổn định qua các năm. Tóm lại, tình hình doanh thu gia công của các thị trường có nhiều biến động nhưng nhìn chung doanh thu gia công tăng hàng năm là do sự gia tăng doanh thu của hai thị trường Anh và Đức. b. Phân tích doanh thu gia công theo mặt hàng
  • 48. Bảng 6: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU GIA CÔNG XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG GIAI ĐOẠN 2004-2006 ĐVT: 1.000 USD Chênh lệch Chênh lệch Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 2005/2004 2006/2005 Mặt hàng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % (%) (%) (%) Áo choàng 6 0,13 - - - - -6 -100,00 - - Đầm 995 21,27 811 16,13 683 12,31 -184 -18,49 -128 -15,78 Quần 1.169 24,99 1.226 24,39 1.879 33,87 57 4,88 653 53,26 Áo kiểu 515 11,01 611 12,15 453 8,17 96 18,64 -158 -25,86 Áo vest 1.007 21,53 1.617 32,17 1.504 27,11 610 60,58 -113 -6,99 Váy 194 4,15 454 9,03 627 11,30 260 134,02 173 38,11 Áo sơ mi 248 5,30 169 3,36 184 3,32 -79 -31,85 15 8,88 Suits 543 11,61 139 2,77 217 3,91 -404 -74,40 78 56,12 Tổng cộng 4.677 100,00 5.027 100,00 5.547 100,00 350 7,48 520 10,34 ( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)