SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 71
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
      KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




          HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN


TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU
HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT
             CHUYÊN
         THOẠI NGỌC HẦU


    Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp




   KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




           Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
        KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




      KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU
HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT
             CHUYÊN
         THOẠI NGỌC HẦU

     Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp



    Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
        Lớp: DH5TC Mã số SV: DTC041758

     Người hướng dẫn: Th.S VÕ MINH SANG




               Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
        KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
              TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG




           Người hướng dẫn: Th.S VÕ MINH SANG




    Người chấm, nhận xét 1:………………………………….




    Người chấm, nhận xét 2:………………………………….




    Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh ngày 27 tháng 06 năm 2008
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
                                                           TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
                                                           TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
                                                           TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
                                                           TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
Lời cảm ơn

    Từ khi bắt đầu năm thứ nhất tôi đã quyết tâm làm khóa luận tốt nghiệp nên trong
quá trình học tập có sự cố gắng rất nhiều. Năm cuối, nhờ sự giúp đỡ của giáo viên nên
đã chọn được đề tài phù hợp. Trong quá trình nghiên cứu, tôi gặp rất nhiều khó khăn
tưởng chừng khó có thể vượt qua được. Nhưng với sự hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên
hướng dẫn, bạn bè và cơ quan thực tập, cuối cùng tôi có thể hoàn thành đề tài tốt
nghiệp.
   Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến thầy Võ Minh Sang đã hướng dẫn, góp ý
cho nội dung, hình thức của đề tài. Và cũng xin gửi lời cám ơn đến những người bạn đã
ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
    Tôi cũng trân trọng cám ơn Ông Vũ Xuân Thủy – Giám đốc Chi nhánh An giang
của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – và Ông Nguyễn Chí Sơn – Tổ trưởng Phòng Tín Dụng
và Bảo Lãnh – cùng toàn thể nhân viên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An
Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
    Cuối cùng tôi xin chúc tất cả thầy cô, bạn bè, nhân viên Ngân hàng dồi dào sức khỏe
và đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
                                                                  Sinh viên
                                                            Huỳnh Thị Thủy Tiên
TÓM TẮT

    Thành phố Long Xuyên có nhiều Trung tâm dạy ngoại ngữ như Trung tâm Ngoại
Ngữ của Trường Đại học An Giang, của Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên, của
Trường Lê Quí Đôn… Những trung tâm này ngày càng có nhiều học viên đăng ký học,
điều đó chứng tỏ mọi người đã có ý thức học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ có nhiều mục
đích, phục vụ cho học tập, công việc, du học. Ngoại ngữ là yêu cầu đầu tiên đối với
những người có mong muốn du học. Hằng năm, tỉnh An Giang có nhiều người đi du
học, có người đi bằng học bổng, có người tự túc. Nhưng dù du học bằng cách nào thì
cũng thể hiện khát khao của người muốn được tiếp cận kiến thức, thành tựu tiên tiến của
nước ngoài. Để giúp đỡ cho những người có mong muốn du học nhưng không đủ điều
kiện về tài chính, ngân hàng đã đưa ra sản phẩm cho vay du học để tạo điều kiện cho
những người này có thể thực hiện được ước mơ.
    Mục tiêu của đề tài là xác định nhu cầu của học sinh và phụ huynh học sinh Trường
THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu về vay du học, tìm hiểu nguyên nhân học sinh và phụ
huynh học sinh không thích sử dụng sản phẩm vay du học. Đề tài được thực hiện dựa
trên cơ sở lý thuyết là nhu cầu khách hàng. Mô hình nghiên cứu gồm nhu cầu khách
hàng trọng tâm, qui mô khách hàng trọng tâm và các yếu tố tác động mức cầu. Phương
pháp nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi và thu thập một
số dữ liệu thứ cấp khác. Địa điểm nghiên cứu là Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc
Hầu.
   Sau quá trình nghiên cứu, xác định được có 15 phụ huynh muốn vay du học. Con số
này còn thấp vì vay du học vẫn chưa tiếp cận được nhiều khách hàng và những đặc
điểm của vay du học còn gây khó khăn cho khách hàng.
    Tóm lại, học sinh và phụ huynh học sinh có nhu cầu về vay du học, nhưng số người
thực sự có thể vay chưa nhiều vì những lý do khác nhau. Điều này rất hữu ích cho ngân
hàng trong việc nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện sản phẩm vay du học và đưa đến
những khách hàng có nhu cầu.
MỤC LỤC
                                                           Chương 1
                                                       TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài_______________________________________________1
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu _______________________________________1
  1.2.1 Mục tiêu ........................................................................................................................1
  1.2.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
1.3. Ý nghĩa đề tài_______________________________________________________2
1.4 Nội dung của khoá luận_______________________________________________2
2.1 Giới thiệu sản phẩm cho vay du học_____________________________________3
2.2 Thực trạng của sản phẩm cho vay du học tại thành phố Long Xuyên_________5
2.3 Tóm tắt____________________________________________________________5
3.1 Nghiên cứu khả thi của sản phẩm ______________________________________6
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu hiện tính khả thi của một sản phẩm______________________6
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ biểu hiện nhu cầu khách hàng_____________________________10
3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng_______________11
3.3 Mô hình nghiên cứu _________________________________________________12
_____________________________________________________________________12
3.4 Tóm tắt___________________________________________________________13
4.1 Phương pháp nghiên cứu ____________________________________________14
4.2 Những dữ liệu cần thiết cho đề tài_____________________________________14
  4.2.1 Dữ liệu thứ cấp............................................................................................................14
Bảng 4.1: Dữ liệu thứ cấp cần thu thập____________________________________14
  4.2.2 Dữ liệu sơ cấp..............................................................................................................14
Bảng 4.2: Dữ liệu sơ cấp cần thu thập_____________________________________14
4.3 Tổng hợp số liệu và viết báo cáo_______________________________________15
4.4 Thiết kế nghiên cứu _________________________________________________15
  4.4.1 Nghiên cứu sơ bộ.........................................................................................................15
  4.4.2 Nghiên cứu chính thức................................................................................................15
4.5 Trình tự thực hiện các công đoạn______________________________________16
4.6 Bảng câu hỏi_______________________________________________________16
4.7 Mẫu______________________________________________________________17
  4.7.1 Chọn mẫu.....................................................................................................................17
  4.7.2 Giới thiệu sơ lược về trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu.................................17
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu_________18
4.8 Thống kê mẫu______________________________________________________18
5.1 Báo cáo kết quả điều tra_____________________________________________19
  5.1.1 Kết quả điều tra bảng câu hỏi sàng lọc đối tượng phỏng vấn .................................19
Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu________________________________19
Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình học tập từ 6.5 đến dưới 9.0_______22
Biểu đồ 5.5: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình Anh Văn từ 6.5 trở lên __________22
Biểu đồ 5.6: Tỷ lệ học sinh đi học thêm Anh Văn____________________________23
Biểu đồ 5.7:Tỷ lệ địa điểm học sinh chọn đi học Anh Văn_____________________23
Biểu đồ 5.9: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên_______________24
  5.1.2 Báo cáo kết quả điều tra cuộc phỏng vấn trực tiếp học sinh....................................26
Biểu đồ 5.10: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu_______________________________26
Biểu đồ 5.11: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên______________27
Biểu đồ 5.12: Tỷ lệ nguồn thông tin học sinh chọn để tham khảo thông tin du học_7
                                                                               2
Biểu đồ 5.13 : Tỷ lệ khách hàng muốn vay du học___________________________32
  5.1.3 Báo cáo cuộc điều tra phỏng vấn phụ huynh.............................................................32
  5.1.4 Ước lượng mức cầu.....................................................................................................36
5.2 Tóm tắt___________________________________________________________38
6.1 Kết luận___________________________________________________________39
  6.1.1 Tổng quát.....................................................................................................................39
  6.1.2 Kết quả chính của nghiên cứu ...................................................................................40
6.2 Kiến nghị__________________________________________________________40
6.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu_________________________________________42




                                     DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 4.1: Dữ liệu thứ cấp cần thu thập______________________________________
Bảng 4.2: Dữ liệu sơ cấp cần thu thập_______________________________________


                         DANH MỤC BIỂU ĐỒ
                                  
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu hiện tính khả thi của một sản phẩm_______________________
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ biểu hiện nhu cầu khách hàng_______________________________
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu___________
Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu__________________________________
Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình học tập từ 6.5 đến dưới 9.0_________
Biểu đồ 5.5: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình Anh Văn từ 6.5 trở lên____________
Biểu đồ 5.6: Tỷ lệ học sinh đi học thêm Anh Văn______________________________
Biểu đồ 5.7:Tỷ lệ địa điểm học sinh chọn đi học Anh Văn_______________________
Biểu đồ 5.9: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên_________________
Biểu đồ 5.10: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu_________________________________
Biểu đồ 5.11: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên________________
Biểu đồ 5.12: Tỷ lệ nguồn thông tin học sinh chọn để tham khảo thông tin du học__
                                                                                _
Biểu đồ 5.13 : Tỷ lệ khách hàng muốn vay du học_____________________________
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
                                 
CMND         : Chứng minh nhân dân
DTB          : Điểm trung bình
RV MEKONG : Resource Venture Mekong
THPT         : Trung học phổ thông
TN           : Thu nhập
TMCP         : Thương mại cổ phần
TP           : Thành phố
TP. LX       : Thành phố Long Xuyên
USD          : The United States of Dollar
VND          : Viet Nam Dong
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
              ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU

                                       Chương 1
                                  TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
    Hiện nay, tại Việt Nam, việc du học từ bậc phổ thông trung học đến đại học, sau đại
học ở thủ đô Hà Nội hay các thành phố lớn như Hồ Chí Minh…đã không còn quá xa lạ
hoặc hiếm hoi. Có trường hợp do nhận được học bổng, cũng có trường hợp du học tự
túc. Khi du học, học sinh sinh viên đều có chung mong muốn là tiếp cận với nền giáo
dục tiên tiến, hiệu quả từ các nước phát triển, để trang bị hành tranh kiến thức bổ ích
cho công việc tương lai. Những học sinh sinh viên đó thật may mắn. Bên cạnh những
người may mắn cũng có những người kém may mắn hơn. Họ vì nhiều lý do khác nhau
mà không thực hiện được ước mơ của mình, trong đó có một lý do nổi bật là điều kiện
về tài chính. Đó là lý do mà các ngân hàng thương mại cho ra đời sản phẩm cho vay du
học, nhằm giúp những gia đình điều kiện kinh tế khá giả có mong muốn cho con em du
học nhưng muốn được hỗ trợ tài chính toàn bộ hoặc một phần. Lợi ích của sản phẩm
cho vay du học không chỉ giúp cho bản thân học sinh sinh viên có một cơ hội phát triển,
còn gián tiếp giúp cho sự phát triển kinh tế của quốc gia qua việc các du học sinh trở về
nước ứng dụng những kiến thức tiếp thu được ở nước ngoài vào công việc.
     Tại thành phố Long Xuyên, có tổng cộng sáu trường trường phổ thông trung học và
một trường đại học. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh sinh viên du học bậc đại học, sau đại học
rất thấp. Với thời đại của Internet, việc tiếp cận với những thông tin du học tương đối dễ
dàng. Nhưng việc du học bằng học bổng hay tự túc đã hiếm, mà vay đi du học lại càng
hiếm hoi hơn nữa. Một số gia đình muốn cho con em du học nhưng lại ngại chuyện tiền
bạc, thủ tục, giấy tờ…nên lại thôi mà chấp nhận chọn một trường trong nước với lý do
an toàn và rẻ hơn. Vì vậy, mặc dù một số ngân hàng tại địa bàn thành phố Long Xuyên
đã có sản phẩm cho vay du học nhưng vẫn ì ạch nằm trên bàn giấy, chưa thể đưa đến tận
tay những người có nhu cầu thực sự. Tại sao lại như vậy? Có phải do nhu cầu chưa đủ
lớn hay việc giới thiệu sản phẩm của ngân hàng không được tốt, hay do tâm lý ngại việc
vay nợ…
    Từ sự đánh giá chủ quan của bản thân, tôi đưa ra quyết định chọn đề tài nghiên cứu
“Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh trường THPT Chuyên Thoại
Ngọc Hầu” với mong muốn tìm hiểm kỹ hơn liệu có nhu cầu vay du học hay không?
Nếu có thì độ lớn của thị trường khoảng bao nhiêu? Kết quả nghiên cứu có thể phần nào
giúp ngân hàng có chiến lược tốt hơn đối với sản phẩm cho vay du học. Điều đó không
chỉ giúp ngân hàng có thể đa dạng hoá sản phẩm, mà còn có thể giúp cho những người
có mong muốn tiếp cận với nền giáo dục tại những trường đại học danh tiếng nước
ngoài có cơ hội du học, mà không quá bận tâm về vấn đề tài chính.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
   1.2.1 Mục tiêu
   •   Nhu cầu vay đi du học của học sinh và phụ huynh học sinh Trường THPT Thoại
       Ngọc Hầu niên học 2007-2008 có hay không? Nếu có thì mức cầu khoảng bao
       nhiêu?
   •   Tại sao những học sinh và phụ huynh học sinh này lại không mặn mà trong việc
       sử dụng sản phẩm cho vay du học của ngân hàng?



GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                         Trang   1
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
   1.2.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
    Nghiên cứu này được tiến hành qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính, sử dụng
kỹ thuật thảo luận tay đôi với học sinh nhằm thiết kế và hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho
nghiên cứu chính thức.
    Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ, bảng
câu hỏi được hoàn chỉnh và tiến hành thu thập dữ liệu bằng phát phiếu phỏng vấn cho
học sinh và phỏng vấn trực tiếp một số học sinh và phụ huynh học sinh. Đối tượng là
học sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu niên học 2007-2008. Các dữ liệu được
xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0.
1.3. Ý nghĩa đề tài
    Kết quả nghiên cứu đề tài “Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh
trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu” giúp cho các Ngân hàng xem xét lại nhu cầu
của khách hàng tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu. Nhu cầu có đủ lớn để các
Ngân hàng phát triển sản phẩm tại đây, nhằm có chiến lược và bước đi phù hợp tình
hình hiện tại.
    Ngoài ra, còn giúp cho công ty tư vấn du học có sự đánh giá đúng đắn về đối tượng
khách hàng tiềm năng, để có cách tiếp cận và phương pháp tư vấn phù hợp với nhu cầu,
nguyện vọng và khả năng của khách hàng. Và giúp cho Ban giám hiệu và các thấy cô
trường phổ thông hiểu rõ thêm về các nhu cầu của học sinh, trên cơ sở đó có những lời
khuyên, tư vấn phù hợp.
1.4 Nội dung của khoá luận
   Kết cấu khoá luận gồm 5 chương:
   Chương 1: Giới thiệu về vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, ý
nghĩa của đề tài.
    Chương 2: Trình bày hiện trạng của sản phẩm cho vay du học của ngân hàng tại
thành phố Long Xuyên: (1) Giới thiệu sản phẩm cho vay du học; (2) Sự triển khai sản
phẩm cho vay du học của ngân hàng tại thành phố Long Xuyên.
   Chương 3: Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu
   Chương 4: Phương pháp nghiên cứu .
   Chương 5: Kết quả nghiên cứu.
   Chương 6: Tóm tắt, kết luận và nêu ra các vấn đề còn hạn chế.




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                    Trang   2
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
                                      Chương 2
             HIỆN TRẠNG SẢN PHẨM CHO VAY DU HỌC
                      TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN
    Trong chương này giới thiệu về sản phẩm cho vay du học của ngân hàng, những đặc
tính của sản phẩm nhằm giúp cho người đọc có những hiểu biết cơ bản. Và tình hình sử
dụng sản phẩm của khách hàng tại địa bàn thành phố Long Xuyên.
2.1 Giới thiệu sản phẩm cho vay du học
   Dưới đây là đặc điểm sản phẩm cho vay du học được tổng hợp từ các sản phẩm cho
vay du học trên thị trường. Cho vay du học là hình thức cho vay phục vụ đời sống,
nhằm đáp ứng nhu cầu cho chính khách hàng hoặc cho người thân của khách hàng đi du
học ở nước ngoài hoặc du học trong nước.
   Đối tượng khách hàng
   - Trường hợp đi du học nước ngoài: Khách hàng là người thân của du học sinh.
   - Trường hợp đi du học theo hình thức tại chỗ: Khách hàng là du học sinh hoặc
   người thân của du học sinh .
   Ðiều kiện vay
   •   Có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
   •   Có giấy tờ chứng minh các khoản phải thanh toán cho các cơ sở đào tạo, chi phí
       khác trong suốt quá trình du học.
   •   Có tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay thuộc sở hữu của chính người đi vay
       hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
   •   Cá nhân vay đi du học nước ngoài phải có người chịu trách nhiệm trả nợ thay tại
       Việt Nam.
   Lãi suất: thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ.
   Mức vay: theo nhu cầu sử dụng thực tế và khả năng trả nợ của khách hàng (mức
vay so với giá trị tài sản đảm bảo thực hiện theo Quy định về bảo đảm tiền vay). Tối đa
bằng 100% học phí và chi phí sinh hoạt.
   Thời hạn vay: tuỳ theo từng ngân hàng mà thời hạn vay dao động từ 3 năm đến 10
năm.
   Phương thức vay: từng lần.
   Phương thức trả tiền vay:
   •   Trả gốc: theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với điều kiện
       trả nợ và quy định của ngân hàng.
   •   Trả lãi: hàng tháng hoặc hàng quý.

   Loại tiền vay

   Khách hàng vay bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.

   Khách hàng vay bằng đồng tiền nào thì trả nợ bằng đồng tiền đó hoặc bằng VNĐ
quy đổi theo giá bán của Ngân hàng tại thời điểm trả nợ.

GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                       Trang   3
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU

   Điều kiện giải ngân

    Ngân hàng sẽ chuyển tiền học phí, chi phí ăn ở đến nơi tiếp nhận du học và thanh
toán các khoản chi phí khác.

   Mỗi lần giải ngân phải có thông báo (chứng từ) của nơi tiếp nhận du học.
   Tổng số tiền các lần giải ngân tối đa bằng số tiền đã ký kết trong hợp đồng tín dụng

   Hồ sơ vay vốn

       Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp:

       1. Giấy đề nghị vay vốn.

       2. Bản sao giấy CMND, hộ khẩu của khách hàng vay vốn.

       3. Giấy báo nhập học hoặc hồ sơ chứng minh việc đi du học ở nước ngoài.

       4. Thông báo học phí, chi phí ăn ở…vv.

       5. Passport, Visa, hộ khẩu (bản sao) của người đi du học.

       6. Phương án, chứng từ chứng minh khả năng trả nợ.

       7. Cam kết của người đại diện đứng tên vay và trả nợ thay.

       8. Hồ sơ về tài sản đảm bảo.

       Hồ sơ do Ngân hàng và khách hàng cùng lập:

       1. Hợp đồng tín dụng.

       2. Giấy nhận nợ.

       3. Hợp đồng đảm bảo tiền vay.

       4. Hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo.

       5. Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo (nếu có).

       6. Biên bản kiểm tra sau khi cho vay.

   Thời gian giải quyết hồ sơ vay

   Tuỳ theo từng ngân hàng, nhưng tối đa 7 ngày làm việc.




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                       Trang   4
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
              ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
2.2 Thực trạng của sản phẩm cho vay du học tại thành phố Long Xuyên
    Trên địa bàn thành phố Long Xuyên có khoảng 24 Ngân hàng và Phòng giao dịch
đang hoạt động. Một số ngân hàng khi quảng cáo sản phẩm có giới thiệu sản phẩm cho
vay du học, nhưng khi khách hàng đến liên hệ thì được trả lời là hiện tại ngân hàng chưa
triển khai sản phẩm đó tại thành phố Long Xuyên. Nên nhìn chung chỉ có ba ngân hàng
là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Quốc Tế là triển
khai dòng sản phẩm cho vay du học khá mạnh. Ngân hàng Á Châu được biết đến là
ngân hàng triển khai dòng sản phẩm cho vay du học đầu tiên, nên kinh nghiệm trong
lĩnh vực này khá phong phú và giành được sự tín nhiệm khá cao trong lòng người tiêu
dùng. Còn Ngân hàng Quốc Tế được biết đến muộn hơn nhờ sự liên kết với công ty tư
vấn du học RV Mekong. Đây là công ty tư vấn du học có quy mô tương đối và sự
chuyên nghiêp trong lĩnh vực khá mới mẻ này tại thành phố Long Xuyên. Công ty này
ngoài lĩnh vực chuyên môn là tư vấn và làm hồ sơ du học, công ty còn mở những lớp
dạy Anh văn dành cho nhiều đối tượng, đặc biệt có lớp luyện thi chứng chỉ IELTS dành
cho những người có mong muốn du học. Ngoài ra, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
được đánh giá là có chính sách cho vay khá thông thoáng nên giành được sự ưu ái từ
phía khách hàng.
     Mặc dù mang tiếng cho vay du học, nhưng thực sự những người đến liên hệ với
ngân hàng chỉ sử dụng dịch vụ hỗ trợ là cho vay chứng minh tài chính, mở sổ tiết
kiệm/tài khoản và xác nhận số dư sổ tiết kiệm/tài khoản, dịch vụ chuyển tiền thanh toán
chi phí du học…Số người đến ngân hàng để vay cho nhu cầu thanh toán chi phí du học
là rất ít.
    Nhìn chung, sản phẩm cho vay du học không phải là mới, nhưng để triển khai sản
phẩm một cách có hiệu quả, đưa sản phẩm đến tận tay những người có nhu cầu thì điều
đó quả thực khá khó khăn và vẫn còn một chặng đường dài phía trước.
2.3 Tóm tắt
    Sản phẩm cho vay du học có nhiều đặc điểm mà khách hàng cần phải lưu ý khi sử
dụng sản phẩm như lãi suất, thời hạn vay, điều kiện vay, điều kiện giải ngân…Khi tiếp
xúc với nhân viên ngân hàng nên yêu cầu họ cung cấp thông tin về sản phẩm trên giấy
tờ. Vì có nhiều khoản mục trong quá trình tư vấn nhân viên ngân hàng có thể quên, hoặc
bản thân khách hàng ko thể nhớ hết, dẫn đến thông tin mù mờ, nhớ không chính xác.
   Trên địa bàn thành phố Long Xuyên có 03 Ngân hàng được nhiều khách hàng biết
đến là có triển khai sản phẩm cho vay du học gồm Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Sài
Gòn Thương Tín, Ngân hàng Quốc Tế. Tuy nhiên, khách hàng thực sự sử dụng sản
phẩm chính thức của Ngân hàng thì không có, mà chủ yếu sử dụng dịch vụ đi kèm như
chuyển tiền, chứng minh tài chính…Cho nên hiện tại mặc dù cho vay du học được
quảng cáo kèm theo những chương trình sản phẩm của Ngân hàng nhưng khách hàng
không hề sử dụng. Đó là điều hết sức nghịch lý.




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                       Trang   5
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
                                       Chương 3
      CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
    Chương 3 sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết đề tài về nhu cầu đối với sản phẩm, sự khả
thi sản phẩm khi mới ra thị trường và giới thiệu mô hình nghiên cứu sử dụng cho sản
phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng.
3.1 Nghiên cứu khả thi của sản phẩm
    Ý tưởng chỉ mới thai nghén một sản phẩm. Cuộc sống của sản phẩm còn phụ thuộc
nhiều yếu tố khác: thị trường (khách hàng), năng lực doanh nghiệp, công nghệ. Do đó,
cần nghiên cứu sự khả thi của sản phẩm.
               Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu hiện tính khả thi của một sản phẩm

       Khả thi về nhu cầu


                                                             Khả thi sản phẩm
 Khả thi về kỹ thuật công nghệ
                                                             mới ra thị trường


       Khả thi về kinh tế


    Phân tích thị trường
    Đánh giá khả năng chấp nhận, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, qui mô thị
trường để trả lời câu hỏi: thị trường tiềm năng có đủ điều kiện để tiếp tục đầu tư phát
triển sản phẩm này không.
    Phân tích kinh tế
    Xác định các chi phí thiết kế, sản xuất để tính giá thành; xác định khả năng tiêu thụ
và đặc tính của thị trường; hoạch định chính sách giá bán tương ứng. Các kỹ thuật định
lượng trong dự án đầu tư như phân tích lợi ích/chi phí, hiện giá (NPV), suất thu nhập
nội tại (IRR) được sử dụng. Trong đó, phân tích rủi ro rất được quan tâm.
    Phân tích kỹ thuật
    Để trả lời câu hỏi: công nghệ nào được dùng cho sản xuất? Nguồn lực kỹ thuật và
năng lực quản lý của doanh nghiệp có đáp ứng được không? Các rủi ro công nghệ nào
có thể xảy ra? Sản phẩm có làm tăng lợi thế cạnh tranh, có phù hợp với năng lực cốt lõi
của doanh nghiệp?
    Đặc tính kỹ thuật của một sản phẩm được thể hiện thông qua tính chất cơ – lý – hoá
của sản phẩm, hình dáng, kích thước, công dụng của sản phẩm, mẫu mã – bao bì. Ở đây,
sản phẩm cho vay du học là một dịch vụ, đây là sản phẩm vô hình, nhân tố con người
đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là cán bộ tín dụng.
Sau đây là quy trình cho vay đối với sản phẩm cho vay du học:




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                          Trang   6
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
           ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU

                          Quy trình cho vay du học

                                            đồng ý vay
  Hướng dẫn khách hàng về thủ tục,
         điều kiện vay vốn                                       Lập hồ sơ vay vốn


                                                      Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính
                                                         hợp pháp của hồ sơ vay vay vốn


                                               Thẩm định thực tế:
                                                  Thông tin liên quan đến khách hàng
                                                  Đánh giá phương án vay vốn
                                                  Đánh giá tài sản
                                                  Kiểm tra xác minh thông tin




                                      từ chối cho vay               Lập tờ trình
            Thông báo đến
             khách hàng                                             thẩm định
                                                                    khách hàng

                                                                           đồng ý cho vay, trình lãnh
                                                                           đạo xem xét


                                    từ chối cho vay
                                                                  Lãnh đạo xét
                                                                  duyệt cho vay

                                                                           đồng ý cho vay



           Theo dõi, kiểm tra, giám                      Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng
                 sát vốn vay                              bảo đảm và hoàn tất thủ tục bảo
                                                                  đảm tiền vay


                   Giải ngân



          Thu nợ, thu lãi, phí và                                Thanh lý hợp
          xử lý phát sinh                                        đồng tín dụng




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                            Trang     7
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
              ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU

    Hướng dẫn khách hàng về thủ tục và điều kiện vay vốn
  Khách hàng liên hệ nhân viên tín dụng để được tư vấn về thời hạn vay, các phí liên
quan, mức cho vay, tài sản đảm bảo mà ngân hàng có thể nhận, đồng tiền cho vay. Nếu
khách hàng có nhu cầu vay thì lập hồ sơ đề nghị vay vốn gồm:

       1. Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng).

       2. Bản sao giấy CMND, hộ khẩu của khách hàng vay vốn.

       3. Giấy báo nhập học hoặc hồ sơ chứng minh việc đi du học ở nước ngoài.

       4. Thông báo học phí, chi phí ăn ở…

       5. Passport, Visa, hộ khẩu (bản sao) của người đi du học.

       6. Phương án, chứng từ chứng minh khả năng trả nợ: xác nhận thu nhập của cơ
          quan, hợp đồng lao động, giấy phép kinh doanh, hợp đồng cho thuê nhà….

       7. Cam kết của người đại diện đứng tên vay và trả nợ thay.
       8. Hồ sơ về tài sản đảm bảo.
    Nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn và thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp
lệ, tính hiệu lực của các hồ sơ. Lập 02 phiếu giao nhận hồ sơ: 01 gửi khách hàng, 01 lưu
hồ sơ theo dõi; phiếu giao nhận hồ sơ phải có thời gian giao nhận hồ sơ.
    Tiến hành thẩm định thực tế
        •   Thẩm định các thông tin liên quan đến khách hàng:
            o Tư cách đạo đức, thông tin cá nhân của khách hàng và gia đình.
            o Trình độ chuyên môn, văn hóa: quan hệ xã hội.
            o Khả năng, kinh nghiệm và cách thức quản lý của khách hàng.
            o Tổng tài sản khác của khách hàng không phục vụ việc sản xuất kinh
              doanh (bất động sản, xe ôtô, sổ tiết kiệm…)
            o Khả năng tài chính của khách hàng: thu nhập từ hoạt động kinh doanh,
              lương (nếu có), khác (cho thuê nhà, xe, cổ tức…). Nếu khách hàng kinh
              doanh thì phải thẩm định tiếp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
              của khách hàng.
        •   Đánh giá phương án vay vốn: thu nhập, tổng nhu cầu vốn cần thiết, vốn tự
            có tham gia, nhu cầu vốn vay, thời hạn vay, phương thức vay…
        •   Đánh giá tài sản:
            o Hiện trạng tài sản đảm bảo, khả năng chuyển nhượng.
            o Trường hợp bên thứ ba dùng tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ trả
              nợ cho bên vay, bộ phận tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu thêm thông tin
              của bên thứ ba:
                    Mối quan hệ giữa người vay vốn và bên bảo đảm (bên thứ ba)


GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                       Trang   8
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
                   Thông tin cá nhân của bên bảo đảm (bên thứ ba), đặc biệt là quan
                    hệ tín dụng của bên bảo đảm với các tổ chức tín dụng khác.
       •   Kiểm tra, xác minh thông tin: hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng (nếu
           có); thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng kiểm tra khách hàng vay và
           bên thứ ba dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên vay;
           các bạn hàng, đối tác làm ăn, người quen…
    Lập tờ trình thẩm định khách hàng và nêu rõ ý kiến đề xuất cho vay hay
     không cho vay. Trình lãnh đạo bộ phận tín dụng xem xét, phê duyệt các khoản
     vay của khách hàng.
    Xét duyệt cho vay
   Lãnh đạo bộ phận tín dụng xem xét, kiểm tra, thẩm định lại các nội dung của hồ sơ
vay và ghi rõ ý kiến vào tờ trình, trình lãnh đạo đơn vị xem xét. Lãnh đạo đơn vị/ Hội
đồng tín dụng xem xét, kiểm tra hồ sơ vay, ý liến của bộ phận tín dụng và phê duyệt cho
vay hoặc không cho vay. Trình về Hội sở đối với những trường hợp vượt mức phán
quyết.
    Trường hợp cấp thẩm quyền duyệt không cho vay, bộ phận tín dụng có trách nhiệm
thông báo cho khách hàng bằng văn bản. Bộ phận tín dụng phải xử lý hồ sơ và trả lời
khách hàng cho vay hay không trong thời gian ngắn nhất có thể, nhưng tối đa không quá
07 ngày làm việc.
    Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và hoàn tất thủ tục bảo đảm tiền
     vay
       •   Sau khi cấp thẩm quyền duyệt cho vay, bộ phận tín dụng soạn thảo: Hợp
           đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm nợ vay, biên bản định giá, hoàn chỉnh các
           thủ tục tài sản đảm bảo.
       •   Trình cấp thẩm quyền ký các hợp đồng
       •   Thực hiện công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
       •   Nhập tài sản theo quy định.
    Giải ngân
       •   Khi khách hàng có nhu cầu , bộ phận tín dụng hướng dẫn khách hàng lập,
           cung cấp các chứng từ sau: bảng kê rút vốn, giấy tờ chứng minh chi phí liên
           quan, ủy nhiệm chi.
       •   Kiểm tra các hồ sơ chứng từ trước khi giải ngân
       •   Thực hiện nhập thông tin, dữ liệu vào chương trình quản lý.
       •   Bộ phận tín dụng luân chuyển chứng từ sang bộ phận nghiệp vụ liên quan
           và giải ngân cho khách hàng theo yêu cầu.
    Theo dõi, kiểm tra, giám sát vốn vay:
  Nhân viên tín dụng phụ trách khoản vay thực hiện kiểm tra và giám sát tình hình hoạt
động cũng như việc sử dụng tiền vay của khách hàng, tài sản đảm bảo, nếu có vướng
mắc khó khăn thì trình cấp có thẩm quyền kịp thời xử lý.




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                      Trang   9
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU

    Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh
       •   Trước 10 ngày đến hạn thanh toán lãi và/hoặc gốc, bộ phận tín dụng thông
           báo đến khách hàng.
       •   Trong trường hợp đến hạn thanh toán nhưng khách hàng gặp khó khăn về
           khả năng trả nợ dẫn đến tình trạng chậm trả lãi và/hoặc gốc, tùy theo từng
           trường hợp cụ thể thì bộ phận tín dụng thực hiện cơ cấu nợ theo đúng quy
           định hiện hành.
       •   Thường xuyên theo dõi thu nợ gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn.
    Thanh lý hợp đồng tín dụng
       •   Tất toán khoản vay: khi khách hàng trả hết nợ, bộ phận tín dụng phối hợp
           với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…của
           khách hàng để tất toán khoản vay.
       •   Giải toả các hợp đồng bảo đảm tài sản.
       •   Thanh lý hợp đồng tín dụng: khi bên vay trả đầy đủ và hết nợ gốc và lãi cho
           ngân hàng theo đúng thoả thuận thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu
           lực và các bên ko cần lập biên bản thanh lý hợp đồng, ngoại trừ trường hợp
           khách hàng yêu cầu.
    Sản phẩm mới có thể đạt được một sự tiến bộ đáng kể về mặt kỹ thuật, song chưa
hẳn đã đạt được một sự khả thi về mặt kinh tế, khả thi về nhu cầu. Chẳng hạn như thời
gian nghiên cứu, thiết kế, chế thử sản phẩm mới quá dài, giá thành quá cao hoặc sử
dụng nó phải tạo ra những điều kiện bắt buộc khá tốn kém. Vì vậy, sản phẩm mới phải
nhất quán cả về ba phương diện: tiến bộ về mặt kỹ thuật, khả thi về nhu cầu và khả thi
về kinh tế.
    Nghiên cứu sự khả thi sản phẩm mới ra thị trường thì phải nghiên cứu cả ba phía:
khả thi về nhu cầu, khả thi về kỹ thuật công nghệ, khả thi kinh tế, nhưng đề tài chỉ đi
sâu vào nghiên cứu khía cạnh nhu cầu của học sinh và người thân học sinh về vay du
học. Nhu cầu khách hàng được thể hiện cụ thể dưới hình sau:
                    Sơ đồ 3.2: Sơ đồ biểu hiện nhu cầu khách hàng


            Nhu cầu



           Mong muốn
                                                          Nhu cầu khách hàng



            Mức cầu




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                      Trang   10
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
    Nhu cầu của con người: là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ
bản nào đó. Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quý trọng và
một vài thứ khác nữa để tồn tại. Những nhu cầu này không phải do xã hội hay những
người làm marketing tạo ra, chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể và tinh
thần con người.
    Mong muốn: là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu
xa hơn. Mặc dù, nhu cầu của con người thì ít nhưng mong muốn của họ thì rất nhiều.
Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các lực lượng
và các định chế xã hội khác như nhà thờ, trường học, gia đình, các công ty kinh
doanh…
     Mức cầu: là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả
năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Mong muốn trở thành mức cầu khi có sức mua hỗ
trợ.
    Nhu cầu bao giờ cũng nảy sinh do tác động qua lại giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội xung quanh. Nhu cầu không những gắn liền với quá trình sinh lý cơ
thể của con người mà còn gắn với sinh hoạt của họ. Hành vi của con người nói chung
bao giờ cũng xuất phát từ những nhu cầu của họ.
    Nhu cầu xuất hiện khi con người sẵn sàng tiếp nhận những sản phẩm sẵn có, đang
có hoặc mới xuất hiện trên thị trường mà tính năng của chúng đáp ứng được yêu cầu của
họ. Nhu cầu cũng xuất hiện khi có sản phẩm trên thị trường nhưng trạng thái cơ thể con
người, quá trình lao động của con người đòi hỏi, mong muốn cảm thấy phải có một cái
gì đó để đáp ứng những yêu cầu chưa được thoả mãn của mình.
3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng
   Nhân khẩu học: tổng dân số, cơ cấu dân số, tuổi tác, giới tính, các giai đoạn khác
nhau của đời sống gia đình, đặc tính kinh tế xã hội.
    Thu nhập và phân phối thu nhập: phân biệt thu nhập và thu nhập được phân phối,
thu nhập hữu hình và thu nhập vô hình, cơ cấu phân phối thu nhập.
    Riêng đối với nhu cầu vay du học thì còn có thêm những nhân tố sau ảnh hưởng sức
mua: chi phí du học, ngoại ngữ, ảnh hưởng của người thân, ảnh hưởng của những người
đã hoặc đang du học, bạn bè, khả năng tự lập, môi trường học tập hiện tại, môi trường
học tập ở nước du học, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, ảnh hưởng từ quảng cáo.




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                        Trang   11
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
3.3 Mô hình nghiên cứu



                                                                  Nhu cầu
          Sự kỳ vọng                 Mong muốn
                                                                  cần thiết




                               Nhu cầu khách hàng về
                              sản phẩm cho vay du học
                               (Khách hàng trọng tâm)




  Năng lực khách hàng                                    Các yếu tố điều tiết mức cầu
       trọng tâm                   Ước lượng            Chi phí du học
 Năng lực ngoại ngữ                 mức cầu             Cơ hội nghề nghiệp
 Khả năng tài chính                                     Đặc điểm của vay du học



    Đầu tiên, là tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về sản phẩm cho vay du học xoay
quanh 3 nội dung: nhu cầu cần thiết, mong muốn, kỳ vọng của khách hàng. Qua cuộc
điều tra sẽ thu về kết quả cho vay du học có cần thiết hay không, những đánh giá của
khách hàng về sản phẩm, những đề nghị cải tiến và tỷ lệ khách hàng muốn vay.
   Kế tiếp, sẽ xác định quy mô của khách hàng có khả năng vay tại trường THPT
Chuyên Thoại Ngọc Hầu, khách hàng trọng tâm phải thoả mãn các tiêu chí sau:
   •   Học sinh phải có điểm trung bình học tập từ 6.5 trở lên và điểm trung bình môn
       Anh văn từ 6.5 trở lên.
   •   Học sinh phải có mong muốn du học.
   •   Người thân có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.
   •   Có tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay thuộc sở hữu của chính người đi vay,
       hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
   Tiếp theo, phân tích các yếu tố tác động đến mức cầu. Các yếu tố tác động này bao
gồm:
   •   Chi phí du học
   •   Cơ hội nghề nghiệp
   •   Đặc điểm của vay du học


GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                       Trang   12
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
              ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
    Cuối cùng, từ tỷ lệ khách hàng muốn vay, qui mô khách hàng có khả năng vay, mức
tác động đến mức cầu sẽ ước lượng được mức cầu về sản phẩm cho vay du học bằng
công thức sau:
   •   Số người muốn vay trong trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu = tỷ lệ khách
       hàng muốn vay x qui mô khách hàng có khả năng vay. (1)
   •   Nếu tác động tăng thì: mức tăng = tỷ lệ tác động tăng x số người muốn vay trong
       trường THPT Thoại Ngọc Hầu. (2)
   •   Nếu tác động giảm thì: mức giảm = tỷ lệ tác động giảm x số người muốn vay
       trong trường THPT Thoại Ngọc Hầu. (3)
   •   Mức cầu về sản phẩm = (1) + (2) – (3)
3.4 Tóm tắt
    Khi phân tích tính khả thi của sản phẩm thì phải xem xét đến cả ba mặt gồm khả thi
về nhu cầu, khả thi về kỹ thuật công nghệ của sản phẩm và khả thi về kinh tế. Đối với
đề tài nghiên cứu này chỉ đi sâu nghiên khía cạnh nhu cầu của học sinh và người thân
học sinh về vay du học.
     Còn mô hình nghiên cứu sẽ giúp cho người nghiên cứu tập trung vào những thông
tin trọng tâm để có thể thông qua năng lực khách hàng, các yếu tố điều tiết mức cầu để
ước lượng mức cầu của học sinh.




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                     Trang   13
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
               ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
                                       Chương 4

                   PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Chương 4 sẽ tìm hiểu phương pháp nghiên cứu nào được sử dụng, những dữ liệu
cần thiết cho đề tài, tổng hợp số liệu và viết báo cáo, thiết kế nghiên cứu, trình tự thực
hiện các công đoạn, bảng câu hỏi, chọn mẫu và thống kê mẫu.
4.1 Phương pháp nghiên cứu
   Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp học sinh và phụ huynh học sinh bằng
bảng câu hỏi được thiết kế trước, nhằm lấy được thông tin một cách chính xác.
   Ngoài ra, cũng sử dụng dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn như phỏng vấn nhân viên tín
dụng, thông tin của Ngân hàng, báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ…trên Internet.
4.2 Những dữ liệu cần thiết cho đề tài
   4.2.1 Dữ liệu thứ cấp
                          Bảng 4.1: Dữ liệu thứ cấp cần thu thập
     Dữ liệu                     Nội dung                       Cách thu thập
                         Giới thiệu sản phẩm cho          Tài liệu trên mạng của
                          vay du học                        Ngân hàng Sài Gòn
                         Tình hình hiện tại của sản        Thương Tín, Ngân hàng
                          phẩm cho vay du học tại           Phương Đông, Ngân hàng
 Tình hình sản
                          Thành phố Long Xuyên              Á Châu, Ngân hàng Quốc
phẩm cho vay du
                                                            Tế, Ngân hàng TMCP Sài
  học hiện nay
                                                            Gòn
                                                         Tiếp xúc với một số nhân
                                                            viên tín dụng để thu thập
                                                            thông tin
                      Học sinh có điểm trung           Phát bảng câu hỏi cho học
                       bình môn Anh văn, điểm           sinh trả lời
                       trung bình học tập từ 6.5
Khách hàng trọng       trở lên
      tâm             Học sinh có mong muốn du
                       học
                      Thu nhập gia đình từ 10
                       triệu trở lên
                      Chi phí du học            Phỏng vấn trực tiếp
  Các yếu tố tác
                      Cơ hội nghề nghiệp
  động mức cầu
                      Đặc điểm vay du học
   4.2.2 Dữ liệu sơ cấp
                          Bảng 4.2: Dữ liệu sơ cấp cần thu thập
          Dữ liệu                       Nội dung                   Cách thu thập
Tìm hiểu nhu cầu của học          Sản phẩm có cần thiết     Dùng bảng câu hỏi phỏng
sinh và người thân học sinh        đối với họ không          vấn trực tiếp học sinh và
về sản phẩm cho vay du            Họ mong muốn gì ở         người thân học sinh
học                                sản phẩm này
                                  Họ có muốn sử dụng

GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                         Trang   14
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU

                                  sản phẩm không
4.3 Tổng hợp số liệu và viết báo cáo
   Tổng hợp: kết quả đã phỏng vấn, các yếu tố tác động, tỷ lệ khách hàng trọng tâm.
Sau đó viết báo cáo kết quả mức cầu về sản phẩm cho vay du học.
4.4 Thiết kế nghiên cứu
   Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước chính:
Bước Dạng            Phương pháp       Kỹ thuật                      Thời gian
 1   Sơ bộ           Định tính         Thảo luận tay đôi      17/03/2008-24/03/2008
                                       n=5
        Chính
   2    thức         Định lượng        Phỏng vấn trực tiếp    24/03/2008-14/04/2008
                                       qua bảng câu hỏi
                                       n = 100
                                       Xử lý, phân tích dữ
                                       liệu
   4.4.1 Nghiên cứu sơ bộ
    Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ là: tìm hiểu các vấn đề về sản phẩm cho vay du học
mà học sinh quan tâm, sự cần thiết cũng như mong muốn về sản phẩm này. Dàn bài
thảo luận tay đôi tham khảo phụ lục 01.
    Địa điểm tiến hành: nhà riêng của một học sinh. Số lượng học sinh tham gia thảo
luận là 5, thuộc khối 11 học chung một lớp. Kết quả thu được từ buổi thảo luận được
ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc thiết lập bảng câu hỏi. Sau đó, lấy ý kiến của một
số người có hiểu biết về lĩnh vực này cho nhận xét về bảng câu hỏi, hiệu chỉnh lần cuối
trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức.
   4.4.2 Nghiên cứu chính thức
   Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng, kỹ thuật thu thập dữ liệu có 2 bước:
    (1) phát phiếu phỏng vấn cho học sinh khối 10, 11 và lớp 12 Chuyên Anh, sau đó
thu lại sàng lọc những học sinh đáp ứng những yêu cầu ban đầu;
   (2) phỏng vấn trực tiếp học sinh và người thân học sinh, kích thước mẫu học sinh là
100, phụ huynh là 50. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS.




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                       Trang   15
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU


4.5 Trình tự thực hiện các công đoạn

                                      Cơ sở lý thuyết


                       Tìm hiểu tại các ngân hàng tại TP. LX
                       Tìm hiểu tại công ty tư vấn du học


                              Bảng câu hỏi phát thảo



                                Phỏng vấn thử, n=5
                                (thảo luận tay đôi)


                              Hiệu chỉnh bảng câu hỏi


                              Bảng câu hỏi chính thức
                              Phỏng vấn trực tiếp


                                      Xử lý dữ liệu


                                  Tổng hợp thống kê
                                  Báo cáo kết quả



4.6 Bảng câu hỏi
   Đối tượng được phỏng vấn là: học sinh và phụ huynh học sinh.
   •   Đối với học sinh thì phải thoả mãn những điều kiện trong bảng câu hỏi sàng lọc.
   •   Đối với phụ huynh thì phải thêm một điều kiện là dựa trên sự đánh giá chủ quan
       của người phỏng vấn về thái độ hợp tác của đối tượng được phỏng vấn và điều
       kiện vật chất hiện tại của gia đình (theo nhận xét của người phỏng vấn).
   Số lượng bảng câu hỏi là 3 bảng:
   •   Bảng câu hỏi sàng lọc học sinh (phụ lục 02)
   •   Bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp học sinh (phụ lục 03)
   •   Bảng câu hỏi phỏng vấn phụ huynh (phụ lục 04)



GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                      Trang   16
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
4.7 Mẫu
   4.7.1 Chọn mẫu
    Do thời gian phỏng vấn trùng với thời gian thi học kỳ II của khối 12, nên chỉ có thể
lấy mẫu đại diện từ khối 10, khối 11 và lớp 12 Chuyên Anh. Tiến hành chọn mẫu dựa
trên việc đưa bảng câu hỏi sàng lọc cho học sinh trả lời, chọn ra những mẫu thoả mãn
điều kiện phỏng vấn. Sau đó, liên lạc phỏng vấn học sinh. Tiếp tục chọn từ những học
sinh được phỏng vấn để phỏng vấn phụ huynh học sinh.
   4.7.2 Giới thiệu sơ lược về trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu
       i. Quá trình thành lập
          Giai đoạn I: từ ngày thành lập đến ngày 30/04/1975
   - Năm 1947 một dãy phòng học đơn sơ bằng tre lá được dựng lên bên cạnh hương
     lộ Long Xuyên – Châu Đốc, ngay dưới chân cầu Hoàng Diệu.
   - Ngày 12/11/1948 Trường Trung học đầu tiên của Tỉnh được chính thức thành lập
     mang tên: “Collège de Long Xuyên”. Trường có 02 lớp, dạy chương trình Pháp.
   - Ba năm sau, năm 1951 trường được chuyển sang dạy chương trình Việt.
   - Năm 1954-1955 Trường được xây cất lại bằng gạch, khang trang.
   - Năm 1956 trường mang tên “Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu”.
   - Từ năm 1957 đến năm 1959, cùng với phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh
     trong cả nước để chống lại “luật 10/59” của chính quyền Ngô Đình Diệm,chi đoàn
     “Thanh Lao” đầu tiên của trường được thành lập (1957). “Đội Hành Động” trong
     nội thành có 04 học sinh, đều là học sinh của trương Thoại Ngọc Hầu.
   Phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Long Xuyên bắt đầu từ trường Thoại
Ngọc Hầu đã lan rộng ra các trường lân cận. Nhiều đồng chí lãnh đạo của Tỉnh và
Thành phố hiện nay là học sinh cũ của Trường.
          Giai đoạn II: từ 30/04/1975 đến nay
    Sau ngày 30/04/1975 trường Thoại Ngọc Hầu đổi tên thành Trương Cấp II-III “A”
Thị xã Long Xuyên.
    Cùng với niềm vui đất nước được giải phóng, một nhiệm vụ mới được đặt ra cho
nhân dân chánh quyền cách mạng tỉnh An Giang: đào tạo nhanh chóng một đội ngũ giáo
viên không những có đủ năng lực và trình độ chuyên môn mà còn có một lập trường
cách mạng vững vàng. Từ tháng 12/1976 đến năm 1989 trường lần lượt được đổi tên
thành:
   •   Trường Cao đẳng sư phạm (1976-1980)
   •   Trường trung học Võ Thị Sáu (1980-1982)
   •   Trường Đại học Tại Chức (1982-1989)
   •   Mãi cho đến năm học 1989-1990, niềm mơ ước khôi phục lại ngôi trường truyền
       thống của tỉnh nhà mới trở thành hiện thực - Trường mang tên “Trường Phổ
       thông Trung học Thoại Ngọc Hầu”.
       Ngay từ năm học đầu tiên, đội ngũ giáo viên và học sinh của trường PTTH
       Thoại Ngọc Hầu đã tỏ ra xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân tỉnh nhà,

GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                       Trang   17
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
       cũng như với sự quan tâm và đầu tư của Ủy ban nhân dân Tỉnh an Giang, Sở
       Giáo dục – Đào tạo An Giang.
   •   Năm học 1993-1994, một lần nữa Trường lại đổi tên thành “Trường Phổ thông
       Trung học Chuyên Thoại Ngọc Hầu”, và hiện nay là trường Trung học Phổ
       thông Chuyên Thoại Ngọc Hầu.
       ii. Cơ cấu tổ chức
        Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu

                                   Ban Giám Hiệu




   Bí thư               Các Đoàn                    Ban đại diện phụ        Giáo viên
  Đảng Ủy                  thể                       huynh học sinh

       iii. Thành tích của trường năm 2007
   Hằng năm, trường đều đạt được những thành tích vượt bậc do sự nỗ lực của các em
học sinh trong các kỳ thi, cụ thể:
   •   Học sinh giỏi quốc gia                        :   07 học sinh
   •   Học sinh giỏi Đồng bằng Sông Cửu Long         :   20 học sinh
   •   Học sinh giỏi Olympic 30/04                   :   13 học sinh
   •   Học sinh giỏi Tin học trẻ không chuyên        :   04 học sinh
   •   Học sinh giỏi cấp Tỉnh                        :   117 học sinh
   Ngoài ra thành tích của trường còn thể hiện ở:
   •   Khối 12: có 134 học sinh giỏi và 286 học sinh tiên tiến.
   •   Khối 11: có 226 học sinh giỏi và 215 học sinh tiên tiến.
   •   Khối 10: có 130 học sinh giỏi và 269 học sinh tiên tiến.
   Tóm lại, năm 2007 trường có học sinh giỏi chiếm 35%, học sinh tiên tiến chiếm
55%.
4.8 Thống kê mẫu
    Phát bảng câu hỏi sàng lọc cho 947 học sinh, sau đó chọn ra 100 học sinh phỏng vấn
trực tiếp. Từ 100 mẫu lấy được, chọn ra 50 mẫu để phỏng vấn phụ huynh học sinh.




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                     Trang   18
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
                                      Chương 5
                        KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    Chương 5 sẽ tổng hợp lại các kết quả phỏng vấn, xác định tỷ lệ khách hàng muốn
vay. Bên cạnh đó cũng phân tích định tính các yếu tố tác động có ảnh hưởng làm giảm
hay tăng mức cầu sử dụng sản phẩm, từ các kết quả thu thập được sẽ ước lượng mức
cầu về sản phẩm.
5.1 Báo cáo kết quả điều tra
   5.1.1 Kết quả điều tra bảng câu hỏi sàng lọc đối tượng phỏng vấn
   Phát bảng câu hỏi cho 947 học sinh, kết qủa thu về 400 bảng câu hỏi. Tiến hành
sàng lọc đối tượng phỏng vấn thỏa các điều kiện:
   •   Phần sàng lọc: trả lời số lượng câu hỏi trên 90% phần nội dung sàng lọc và thỏa
       các điều kiện của câu 1, 3, 6.
   •   Phần thông tin đáp viên: ghi rõ, đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân yêu cầu
       được cung cấp.
   Thu được 150 mẫu thỏa mãn 02 điều kiện trên. Kết quả tổng hợp ban đầu từ 150
mẫu như sau:
    Thông tin cơ bản
                     Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu




                                                    36%


                               64%




                                      Nam      Nữ

        Biểu đồ 5.2: Tỷ lệ học sinh khối 10, khối 11 và lớp 12A trong 150 mẫu


                                     8%



                                                     49%
                            43%




                                Khối 10   Khối 11   12A



GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                     Trang   19
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
    Số mẫu thỏa mãn điều kiện phỏng vấn có tỷ lệ nữ lớn hơn nam, cụ thể nữ chiếm
64%, nam chiếm 36%. Trong đó, các lớp chuyên Anh khối 10, 11, 12 được ưu tiên
trong việc chọn mẫu do có điều kiện về học Anh Văn chuyên sâu hơn các lớp khác.
Tổng hợp lại khối 10 có tỷ lệ mẫu phỏng vấn cao nhất 79 mẫu, chiếm 49%; khối 11 ít
hơn chiếm 43%. Do thời gian phỏng vấn khối 12 trùng với thời gian thi học kỳ nên chỉ
phỏng vấn được lớp 12 chuyên Anh. Đây là một hạn chế của khóa luận. Mặc dù khối 12
là đối tượng có tiềm năng, nhưng do các em đã làm hồ sơ thi đại học trước khi tiếp xúc
phỏng vấn và đã có định hướng rõ ràng trong việc thi đại học. Nên khi đề cập đến vấn
đề vay du học không thu hút được nhiều sự chú ý từ các em.
    Đối với khối 11, 10 thì các em vẫn chưa kết thúc cấp III, nhưng sự quan tâm về vấn
đề du học khá thoải mái và đồng ý trao đổi sâu về vấn đề này. Vì các em vẫn chưa có
định hướng rõ ràng và có tâm lý muốn tìm hiểu để da dạng sự lựa cho tương lai của
mình. Cho nên đây cũng là một đối tượng tiềm năng khi được tiếp cận thông tin sản
phẩm vay du học.
    Trong 150 mẫu thì có học sinh có địa chỉ ngoài Long Xuyên như An Châu, Bình
Hoà, Chợ Mới, Châu Đốc, Tân Châu, Chợ Mới...nhưng tỷ lệ thấp không đáng kể. Do
chọn mẫu thuận tiện nên chỉ phỏng vấn học sinh có địa chỉ trong thành phố Long xuyên.
Bên cạnh đó, yếu tố số người trong hộ gia đình cũng ảnh hưởng đáng kể trong việc du
học của học sinh. Nếu gia đình chỉ có 01 người con thì học sinh rất khó du học do bị
ảnh hưởng bởi tình cảm gia đình. Nên khi chọn mẫu để phỏng vấn, yếu tố số người
trong gia đình cũng được xét đến. Theo khảo sát, số người trong hộ gia đình là 4 người
chiếm tỷ lệ cao nhất 60%, kế đến là 5 người chiếm 20.7%. Đây là kết cấu gia đình lý
tưởng cho việc du học của học sinh.
    Quốc gia được học sinh chọn du học
                Biểu đồ 5.3: Tỷ lệ quốc gia được học sinh chọn du học



                                    8%


                                                        31%
                        21%




                          14%

                                                26%
                                Mỹ                Úc
                                Singapore         Châu Âu
                                Khác



GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                     Trang   20
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
              ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
    Mỹ dường như là một quốc gia được học sinh chọn du học nhiều nhất, chiếm 31%.
Điều đó có thể lý giải phần nào chất lượng giáo học tại quốc gia hợp chủng quốc này
được học sinh đánh giá rất cao. Kế đến là Úc chiếm 26%. Chính phủ Úc cũng có những
chương trình hỗ trợ giáo dục và chất lượng các trường đại học cũng được quốc tế đánh
giá cao. Hiện nay, theo thông tin của các công ty tư vấn du học thì các quốc gia ở Châu
Âu nổi lên như là một sự lựa chọn tương đối phù hợp cho những du học sinh thích sự cổ
kính, khí hậu hài hòa và chất lượng giáo dục nổi tiếng hàng trăm năm của những trường
đại học ở Châu Âu. Hơn nữa, những quốc gia này đang có những chính sách thu hút du
học rất hấp dẫn nên thị trường du học đang có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hóa.
Một số quốc gia được đề cập đến như Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan…
    Một sự lựa chọn khác cũng được khá nhiều học sinh quan tâm là Singapore. Quốc
gia này được biết đến với chất lượng giáo dục tương đối tốt, có thể liên thông với các
trường đại học danh tiếng ở các quốc gia khác; và chính phủ cũng có nhiều chương trình
hỗ trợ, cũng như học bổng dành cho du học sinh quốc tế. Ngoài ra, một số học sinh
cũng có mong muốn du học tại một số nước như Nhật, Trung Quốc, Canada, Hàn
Quốc…nhưng tỷ lệ không đáng kể.
     Một số thông tin du học tại các quốc gia Mỹ, Úc, Singapore, Anh (phụ lục 05)
                     Bảng 5.1: Thông tin học phí tại một số quốc gia
STT     Quốc gia     Chương trình học             Chi phí học tập/năm (ước tính)
                    Cao đẳng cộng đồng      13.000 – 20.000 USD
                    Trao đổi văn hoá một    5.500 USD
 1         Mỹ       năm trung học tại
                    Mỹ của tổ chức CCI
                    Đại học, sau đại học    24.000 – 33.000 USD
                    Trung học
                    Tư thục                 Học phí trường tư thục: 10.000 – 13.000 USD
                    Công lập                Học phí trường công lập: 8.000 – 9.000 USD
                                            Chi phí sinh hoạt: 9.000 USD
 2         Úc
                    Dự bị đại học           Học phí: 12.000 – 14.000 USD
                                            Chi phí sinh hoạt: 9.000 USD
                    Đại học                 Học phí: 11.000 – 15.000 USD
                                            Chi phí sinh hoạt: 9.000 USD
                    Cao đẳng, đại học       Học phí: 4.000 – 7.500 USD
 3      Singapore
                                            Chi phí sinh hoạt: 4.500 USD
                    Trung học               Học phí: 20.000 USD
                                            Chi phí sinh hoạt: 13.000 USD
         Vương      Dự bị đại học           Học phí: 19.000 USD
 4
        quốc Anh                            Chi phí sinh hoạt: 13.000 USD
                    Đại học                 Học phí: 17.000 – 30.000 USD
                                            Chi phí sinh hoạt: 13.000 USD
                                                 Nguồn: Công ty tư vấn du học ILA (năm 2007)
    Đối với mức học phí như trên thì học sinh có thể làm hồ sơ vay món, rút gốc từng
lần. Mức học phí dao động từ 4.000 USD đến cao nhất là 33.000 USD. Để có thể vay
được số tiền như trên thì tuỳ từng ngân hàng mà có tỷ lệ cho vay bao nhiêu phần trăm
trên tài sản đảm bảo và mức cho vay tối đa bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí. Thời



GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                          Trang   21
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
hạn cho vay cũng khác nhau giữa các ngân hàng nhưng phải phù hợp với khả năng trả
nợ của người vay.
    Đối với việc du học thì một trong những điều kiện cần mà trình độ Anh Văn. Mỗi
quốc gia và trường có mức độ đòi hỏi khác nhau đối với trình độ Anh Văn của học sinh.
Một số chứng chỉ quốc tế phổ biển khi du học là TOEFL, IELTS. Đây là 2 chứng chỉ
được nhiều trường yêu cầu đối với ứng viên dự tuyển. Vì thế học sinh ngoài việc phải
chuẩn bị tiền cho chi phí học tập thì còn phải thi đậu chứng chỉ quốc tế theo yêu cầu của
trường mình mong muốn du học. Đây là yêu cầu đầu tiên hết sức quan trọng khi du học.
    Điểm trung bình học tập và Trung bình môn Anh Văn
       Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình học tập từ 6.5 đến dưới 9.0




                          41%


                                                         59%




                                   6.5=<DTB<8.0
                                   8.0=<DTB<9.0

         Biểu đồ 5.5: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình Anh Văn từ 6.5 trở lên

                                   10%




                         34%                                56%




                                 6.5=<DTB AV<8.0
                                 8.0=<DTB AV<9.0
                                 DTB AV>=9.0

    Học sinh được chọn phỏng vấn có thành tích học tập tương đối tốt. Điểm trung bình
thu thập được là điểm trung bình học kỳ I. Tỷ lệ các em có điểm trung bình từ 6.5 đến
dưới 8.0 chiếm 59% trên 150 mẫu; và tỷ lệ điểm trung bình từ 8.0 đến 9.0 chiếm 41%,
đây là tỷ lệ tương đối cao trong tổng số mẫu thoả điều kiện. Thông thường, các em có
điểm trung bình học tập từ 8.0 trở lên thì điểm trung bình Anh Văn tương đối cao (trên

GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                        Trang   22
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
8.0). Đặc biệt có một số học sinh điểm trung bình Anh Văn rất cao (trên 9.0), đây là đối
tượng được ưu tiên khi chọn mẫu phỏng vấn. Vì các em có kỹ năng học ngoại ngữ tốt
nên hầu hết các em đều có mong muốn du học và thuận lợi cho việc du học.
                   Biểu đồ 5.6: Tỷ lệ học sinh đi học thêm Anh Văn


                                            3%


                          30%




                                                           67%




                                       Có
                                       Không
                                       Không trả lời

               Biểu đồ 5.7:Tỷ lệ địa điểm học sinh chọn đi học Anh Văn




                                       9%



                          16%                                33%




                         6%


                           7%


                                  8%                 21%


                                Bỏ qua           Nhà giáo viên
                                RV Mekong        Nhà học sinh
                                ĐH AG            Khác
                                Không trả lời


    Theo số lượng mẫu thu thập được thì tỷ lệ học sinh có đi học thêm Anh Văn tương
đối cao chiếm 67%. Chỗ được các em chọn học thường là nhà giáo viên (chiếm 21%),
ngoài ra các em cũng đi học thêm tại một số địa điểm khác như trung tâm Anh Ngữ
trong trường Đại Học An Giang, trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên, trường Thoại
Ngọc Hầu…Một số học sinh có điều kiện về tài chính thì chọn học tại trung tâm Anh


GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                       Trang   23
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
Ngữ của RV Mekong hoặc mướn gia sư về nhà dạy kèm riêng. Tuy nhiên tỷ lệ này khá
thấp dưới 10%. Học phí học Anh Văn theo khảo sát dao động từ 40.000 đồng đến
800.000đồng. Mức học phí được đa số học sinh chấp nhận là 100.000đ/tháng. Mức học
phí hiện tại cao nhất là tại RV Mekong. Tại đây giá học phí khá cao tuỳ theo từng cấp
độ; học phí thấp nhất cho một khóa học là 73 USD gần bằng 1.181.000 đồng trong thời
gian 10 tuần, học phí cao nhất là 232 USD gần bằng 5.800.000 đồng trong thời gian 16
tuần (cập nhật tháng 05/2008).
   Bên cạnh các em học sinh có điều kiện về thời gian và tài chính, thì cũng có một số
học sinh không đi học thêm Anh Văn vì những lý do khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ học sinh
không học thêm Anh Văn là 30%. Lý do được các em đưa ra nhiều nhất là không đủ
thời gian để học thêm, vì các em phải dành thời gian cho học những môn khác, học phụ
đạo. Một lý do nữa được nêu ra là các em có thể tự học và muốn tự học. Tuy nhiên một
điều khá thú vị là điểm trung bình Anh Văn của các em này khá cao (trên 8.0). Ngoài ra,
một số học sinh cũng nêu ra lý do không tìm được nơi học thích hợp, nhưng lý do này
quá chung không biết là nơi học không phù hợp với yêu cầu chất lượng hay học phí của
học sinh. Nên lý do này cần được xem xét lại khi phỏng vấn trực tiếp học sinh.
   Trong quá trình học Anh Văn, các em học sinh cũng gặp phải khó khăn như phương
pháp dạy của giáo hiện không sinh động, không thu hút được sự quan tâm, hứng thú
trong học tập của học sinh; cách phát âm của giáo viên không chuẩn gây khó khăn cho
việc tiếp thu của học sinh; không được thực hành tiếng Anh thường xuyên…Trong 150
mẫu thì tỷ lệ học sinh đưa ra khó khăn trong việc học tiếng Anh là không thực hành
thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất 56%. Việc không thực hành thường xuyên do
nguyên nhân đến từ bản thân học sinh hay giáo viên giảng dạy không tạo điều kiện cho
học sinh, nhưng theo cách nhìn nhận vấn đề của học sinh thì lý do trên chủ yếu do giáo
viên giảng dạy. Điều này cần được xem xét lại.
           Biểu đồ 5.9: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên

                                5% 4%

                       18%




                                                       73%


                             5.000.000đ=<TN<10.000.000đ
                             10.000.000đ=<TN<20.000.000đ
                             20.000.000đ=<TN<40.000.000đ
                             TN>=40.000.000đ

  Theo đánh giá chủ quan từ phía học sinh thì thu nhập của hộ gia đình được tổng hợp
như biểu đồ trên. Số mẫu có thu nhập từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng khá cao

GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                        Trang   24
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
chiếm 73%, từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng chiếm 18%, từ 20 triệu đồng trở lên
chiếm khá thấp 9%. Đây cũng là một điều kiện ưu tiên khi lựa chọn phụ huynh học sinh
để phỏng vấn. Tuy nhiên, số liệu trên chỉ mang tính tham khảo vì độ chính xác không
cao. Học sinh khó có thể biết được chính xác thu nhập của gia đình, tiền chi tiêu của các
em phụ thuộc vào ba mẹ hoặc anh chị; nên thông tin cần phải tham khảo lại với gia
đình. Điều đó sẽ được kiểm tra lại khi tiến hành phỏng vấn phụ huynh học sinh.
    Tóm lại, qua kết quả điều tra bảng phỏng vấn sàng lọc, thành phần mẫu được tham
gia phỏng vấn có tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Quốc gia được chọn du học nhiều nhất là Mỹ.
Đây là quốc gia theo nhận xét của học sinh thì có chất lượng giáo dục tốt. Tuy nhiên
yêu cầu về đầu vào và phỏng vấn xin visa tương đối khó hơn so với những quốc gia
khác, và một điều khá quan trọng là học phí tại Mỹ so với một số quốc gia khác thì cao
hơn nhiều.
    Điểm trung bình học tập và học Anh Văn yêu cầu phải từ 6.5 trở lên. Vì thực tế một
số gia đình có điều kiện về tài chính cho học sinh du học tự túc, nhưng khi học sinh qua
bên nước đó du học thì không tốt nghiệp ra trường được. Có nhiều lý do đưa đến tình
trạng trên, nhưng một lý do khá quan trọng là do bản thân học sinh không đủ năng lực
để tiếp thu kiến thức tại trường mình đang học. Mặt khác, mục tiêu của đề tài là tìm
kiếm nhu cầu vay du học. Do đó, yếu tố đầu tiên được cân nhắc khi chọn đối tượng
phỏng vấn là năng lực học tập của học sinh. Nếu học sinh có năng lực học tập giỏi mà
lại có mong muốn du học thì sẽ làm giảm rủi ro khi cho cho vay du học. Ngoài ra, một
tiêu chí được đưa ra khi chọn mẫu phỏng vấn là thu nhập của gia đình, mặc dù tiêu chí
này có một số hạn chế nhất định.
    Kết quả khảo sát cũng cho thấy học sinh cũng rất quan tâm việc học Anh Văn. Vì
bản thân học sinh cũng ý thức được tầm quan trọng của Anh Văn trong quá trình học
tập và cho nghề nghiệp tương lai. Lúc này, một vấn đề nổi bật được nêu ra trong qúa
trình học là học sinh không thực hành tiếng Anh thường xuyên nên kỹ năng nghe nói rất
yếu. Việc học ngoại ngữ là để giao tiếp, chứ không phải chỉ để đọc và viết tài liệu nước
ngoài. Vì vậy cần xem xét lại vấn đề cách học ngoại ngữ.




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                        Trang   25
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC
             ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU
   5.1.2 Báo cáo kết quả điều tra cuộc phỏng vấn trực tiếp học sinh
    Tổng hợp thông tin cơ bản
                     Biểu đồ 5.10: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu




                                                    33%



                             67%




                                     Nam          Nữ

   Trong cuộc điều tra thứ hai, tổng số mẫu là 100 với số lượng nam gấp đôi nữ, trong
đó nữ chiếm 67%, nam chiếm 33%. Trong quá trình phỏng vấn, nữ khi được hỏi trả lời
tích cực hơn nam và cũng có đặt những câu hỏi mở rộng vấn đề; còn nam khá ngại
ngần khi bộc lộ những dự định cho tương lai của mình. Tỷ lệ khối 10 và khối 11 được
phỏng vấn lần lượt là 47% và 41%. Khối 10 khá thoải mái và lạc quan khi bày tỏ ý kiến
của mình, còn khối 11 và lớp 12 Chuyên Anh thì cẩn thận và cung cấp thông tin cụ thể
hơn.
   Do số người trong gia đình của học sinh lý tưởng là 04 người nên tỷ lệ chiếm khá cao
trên 50%. Cá biệt có phỏng vấn 04 học sinh có số người trong gia đình là 06 người, vì
những gia đình đồng ý cho con đi du học, có điều kiện kinh tế tương đối ổn định và cho
phỏng vấn trực tiếp.




GVHD: Th.S VÕ MINH SANG                                                      Trang   26
SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc
Tong hop.doc

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thươngPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thươnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...hieu anh
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012BUG Corporation
 

La actualidad más candente (19)

Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAYLuận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
Luận án: Mở rộng tự chủ tài chính đối với bệnh viện công lập, HAY
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác quản lý tài sản công tại kho bạc nhà nước, HOT!
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thươngPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
 
Luận án: Giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận án: Giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt NamLuận án: Giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Luận án: Giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
LV: Hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng chính sách xã hội, HOT!
 
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đ
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đĐề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đ
Đề tài: Nhân tố ảnh hưởng đến gửi tiền tiết kiệm tại Sacombank, 9đ
 
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ ATM - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ ATM - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ ATM - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THẺ ATM - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAYĐề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
 
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh BìnhQuy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
Quy trình lập dự toán thu chi tại bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế, HOTLuận văn: Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế, HOT
Luận văn: Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế, HOT
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcLuận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
 
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOTLuận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
Luận văn: Cho vay ngắn hạn để sản xuất kinh doanh tại ngân hàng, HOT
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt namMức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
Mức độ chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam
 
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KINH DOANH ĐỊA...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng t...
 
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012
 
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOTĐề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
Đề tài: Biện pháp pháp lý hạn chế trục lợi bảo hiểm nhân thọ, HOT
 

Destacado

Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.doc
Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.docLâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.doc
Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)Nguyễn Công Huy
 
Entorno de traballo
Entorno de traballoEntorno de traballo
Entorno de traballomperezhdez
 
Calahonda Panoramica
Calahonda PanoramicaCalahonda Panoramica
Calahonda Panoramicaguest64b303
 
9 o que o seu hospede está disposto a pagar ao longo da vida útil de seu empr...
9 o que o seu hospede está disposto a pagar ao longo da vida útil de seu empr...9 o que o seu hospede está disposto a pagar ao longo da vida útil de seu empr...
9 o que o seu hospede está disposto a pagar ao longo da vida útil de seu empr...Rui da Silveira Cruz Ventura
 
Tarxeta comelibros 5
Tarxeta comelibros 5Tarxeta comelibros 5
Tarxeta comelibros 5maseroca
 
Trabajo De Laboratorio
Trabajo De LaboratorioTrabajo De Laboratorio
Trabajo De Laboratorioalicia8
 
Como converter texto em tabela e tabela em texto
Como converter texto em tabela e tabela em textoComo converter texto em tabela e tabela em texto
Como converter texto em tabela e tabela em textoDenis Katko
 
Crear, Eliminar Y Formatear Particiones
Crear, Eliminar Y Formatear ParticionesCrear, Eliminar Y Formatear Particiones
Crear, Eliminar Y Formatear Particionesmperezhdez
 

Destacado (20)

Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.doc
Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.docLâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.doc
Lâm_hồng_bảo_chinh_Dh5kt_Phân_tích_tín_dụng_ngắn_h.doc
 
Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)Luan van tot nghiep ke toan (11)
Luan van tot nghiep ke toan (11)
 
Luan van tot nghiep ke toan
Luan van tot nghiep ke toanLuan van tot nghiep ke toan
Luan van tot nghiep ke toan
 
Entorno de traballo
Entorno de traballoEntorno de traballo
Entorno de traballo
 
Apostila da linguagem c
Apostila da linguagem cApostila da linguagem c
Apostila da linguagem c
 
Calahonda Panoramica
Calahonda PanoramicaCalahonda Panoramica
Calahonda Panoramica
 
Topologias de redes
Topologias de redesTopologias de redes
Topologias de redes
 
Aplicaciones del silicio
Aplicaciones del silicioAplicaciones del silicio
Aplicaciones del silicio
 
Valores
ValoresValores
Valores
 
9 o que o seu hospede está disposto a pagar ao longo da vida útil de seu empr...
9 o que o seu hospede está disposto a pagar ao longo da vida útil de seu empr...9 o que o seu hospede está disposto a pagar ao longo da vida útil de seu empr...
9 o que o seu hospede está disposto a pagar ao longo da vida útil de seu empr...
 
Curso sumário materias
Curso sumário materiasCurso sumário materias
Curso sumário materias
 
Tarxeta comelibros 5
Tarxeta comelibros 5Tarxeta comelibros 5
Tarxeta comelibros 5
 
Informàtica
InformàticaInformàtica
Informàtica
 
Semillas horticolas 2 elizabeth bravo
Semillas horticolas 2 elizabeth bravoSemillas horticolas 2 elizabeth bravo
Semillas horticolas 2 elizabeth bravo
 
Claudia Gilardoni
Claudia GilardoniClaudia Gilardoni
Claudia Gilardoni
 
Trabajo De Laboratorio
Trabajo De LaboratorioTrabajo De Laboratorio
Trabajo De Laboratorio
 
Como converter texto em tabela e tabela em texto
Como converter texto em tabela e tabela em textoComo converter texto em tabela e tabela em texto
Como converter texto em tabela e tabela em texto
 
Ferdy
FerdyFerdy
Ferdy
 
CinéTica%20quíMica
CinéTica%20quíMicaCinéTica%20quíMica
CinéTica%20quíMica
 
Crear, Eliminar Y Formatear Particiones
Crear, Eliminar Y Formatear ParticionesCrear, Eliminar Y Formatear Particiones
Crear, Eliminar Y Formatear Particiones
 

Similar a Tong hop.doc

KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docKL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docNguyễn Công Huy
 
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docNguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...nataliej4
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương HuếĐề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huếlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế   xã hội ở việt namđáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế   xã hội ở việt nam
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...luanvantrust
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar a Tong hop.doc (20)

KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.docKL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
KL-Võ_Thị_Ái_Trinh_5TC_Thực_trạng_hoạt_động_tín_dụng_tại_Ngân_h.doc
 
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ Hòa
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ HòaĐề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ Hòa
Đề tài: Hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Quỹ Tín Dụng nhân dân Mỹ Hòa
 
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.docLƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
LƯƠNG THỊ THANH TUYỀN_DH5KT.doc
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...
Luận văn: Hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nh...
 
2. DOAN MINH TINH.doc
2. DOAN MINH TINH.doc2. DOAN MINH TINH.doc
2. DOAN MINH TINH.doc
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntexPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
 
DUONG LY HANH .doc
DUONG LY HANH .docDUONG LY HANH .doc
DUONG LY HANH .doc
 
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về CHẾ độ THAI sản TRONG LUẬT bảo HI...
 
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!
Luận văn:  Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!Luận văn:  Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, HAY!, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
 
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
Biện pháp đấy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ ...
 
LUANVAN hoan thanh_giau.doc
LUANVAN hoan thanh_giau.docLUANVAN hoan thanh_giau.doc
LUANVAN hoan thanh_giau.doc
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG  THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NG...
 
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY...
 
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương HuếĐề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
Đề tài luận văn 2024 Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế
 
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế   xã hội ở việt namđáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế   xã hội ở việt nam
đáNh giá kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở việt nam
 
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng TrịLuận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
Luận văn:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị
 
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG  (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN  TRÊN TH...
HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGANG HÀNG (P2P LENDING) – KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TRÊN TH...
 
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...
Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ phần chứng...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
 

Más de Nguyễn Công Huy

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMNguyễn Công Huy
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuNguyễn Công Huy
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamNguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Nguyễn Công Huy
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Nguyễn Công Huy
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmNguyễn Công Huy
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfNguyễn Công Huy
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Nguyễn Công Huy
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Nguyễn Công Huy
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...Nguyễn Công Huy
 

Más de Nguyễn Công Huy (20)

Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCMKết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
Kết quả điểm thi công chức thuế TP HCM
 
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giangKet qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
Ket qua-thi-cong-chuc-thue-an-giang
 
Luận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lươngLuận văn kế toán tiền lương
Luận văn kế toán tiền lương
 
Luận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểmLuận văn bảo hiểm
Luận văn bảo hiểm
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftuKhóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngoại thương ftu
 
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt NamKhóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy qhkt Lào và Việt Nam
 
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
Luận văn kế toán Tổ chức kế toán nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tạ...
 
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
đề tài là: “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần x...
 
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
Báo cáo thực tập: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TN...
 
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
Luận văn kế toán: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại C...
 
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...Luận văn tốt nghiệp:  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
Luận văn tốt nghiệp: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY CỔ...
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xi ...
 
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
Luận văn tốt nghiệp: kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại X...
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NH SGTT Kiên ...
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdfbao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
bao cao tot nghiep ke toan (5).pdf
 
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ  Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
Hạch toán kế toán vật liệu và công cụ dụng cụ
 
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại cô...
 
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
Luận văn: Tổ chức công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong d...
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG ...
 

Último

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 

Tong hop.doc

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN Lớp: DH5TC Mã số SV: DTC041758 Người hướng dẫn: Th.S VÕ MINH SANG Long Xuyên, tháng 06 năm 2008
  • 3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: Th.S VÕ MINH SANG Người chấm, nhận xét 1:…………………………………. Người chấm, nhận xét 2:…………………………………. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh ngày 27 tháng 06 năm 2008
  • 4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
  • 5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
  • 6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1 ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
  • 7. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2 ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ TP. Long Xuyên, ngày … tháng … năm 2008
  • 8. Lời cảm ơn Từ khi bắt đầu năm thứ nhất tôi đã quyết tâm làm khóa luận tốt nghiệp nên trong quá trình học tập có sự cố gắng rất nhiều. Năm cuối, nhờ sự giúp đỡ của giáo viên nên đã chọn được đề tài phù hợp. Trong quá trình nghiên cứu, tôi gặp rất nhiều khó khăn tưởng chừng khó có thể vượt qua được. Nhưng với sự hỗ trợ nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, bạn bè và cơ quan thực tập, cuối cùng tôi có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến thầy Võ Minh Sang đã hướng dẫn, góp ý cho nội dung, hình thức của đề tài. Và cũng xin gửi lời cám ơn đến những người bạn đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng trân trọng cám ơn Ông Vũ Xuân Thủy – Giám đốc Chi nhánh An giang của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – và Ông Nguyễn Chí Sơn – Tổ trưởng Phòng Tín Dụng và Bảo Lãnh – cùng toàn thể nhân viên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh An Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng tôi xin chúc tất cả thầy cô, bạn bè, nhân viên Ngân hàng dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Sinh viên Huỳnh Thị Thủy Tiên
  • 9. TÓM TẮT Thành phố Long Xuyên có nhiều Trung tâm dạy ngoại ngữ như Trung tâm Ngoại Ngữ của Trường Đại học An Giang, của Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên, của Trường Lê Quí Đôn… Những trung tâm này ngày càng có nhiều học viên đăng ký học, điều đó chứng tỏ mọi người đã có ý thức học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ có nhiều mục đích, phục vụ cho học tập, công việc, du học. Ngoại ngữ là yêu cầu đầu tiên đối với những người có mong muốn du học. Hằng năm, tỉnh An Giang có nhiều người đi du học, có người đi bằng học bổng, có người tự túc. Nhưng dù du học bằng cách nào thì cũng thể hiện khát khao của người muốn được tiếp cận kiến thức, thành tựu tiên tiến của nước ngoài. Để giúp đỡ cho những người có mong muốn du học nhưng không đủ điều kiện về tài chính, ngân hàng đã đưa ra sản phẩm cho vay du học để tạo điều kiện cho những người này có thể thực hiện được ước mơ. Mục tiêu của đề tài là xác định nhu cầu của học sinh và phụ huynh học sinh Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu về vay du học, tìm hiểu nguyên nhân học sinh và phụ huynh học sinh không thích sử dụng sản phẩm vay du học. Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết là nhu cầu khách hàng. Mô hình nghiên cứu gồm nhu cầu khách hàng trọng tâm, qui mô khách hàng trọng tâm và các yếu tố tác động mức cầu. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi và thu thập một số dữ liệu thứ cấp khác. Địa điểm nghiên cứu là Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu. Sau quá trình nghiên cứu, xác định được có 15 phụ huynh muốn vay du học. Con số này còn thấp vì vay du học vẫn chưa tiếp cận được nhiều khách hàng và những đặc điểm của vay du học còn gây khó khăn cho khách hàng. Tóm lại, học sinh và phụ huynh học sinh có nhu cầu về vay du học, nhưng số người thực sự có thể vay chưa nhiều vì những lý do khác nhau. Điều này rất hữu ích cho ngân hàng trong việc nghiên cứu để ngày càng hoàn thiện sản phẩm vay du học và đưa đến những khách hàng có nhu cầu.
  • 10. MỤC LỤC Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở hình thành đề tài_______________________________________________1 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu _______________________________________1 1.2.1 Mục tiêu ........................................................................................................................1 1.2.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu..........................................................................2 1.3. Ý nghĩa đề tài_______________________________________________________2 1.4 Nội dung của khoá luận_______________________________________________2 2.1 Giới thiệu sản phẩm cho vay du học_____________________________________3 2.2 Thực trạng của sản phẩm cho vay du học tại thành phố Long Xuyên_________5 2.3 Tóm tắt____________________________________________________________5 3.1 Nghiên cứu khả thi của sản phẩm ______________________________________6 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu hiện tính khả thi của một sản phẩm______________________6 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ biểu hiện nhu cầu khách hàng_____________________________10 3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng_______________11 3.3 Mô hình nghiên cứu _________________________________________________12 _____________________________________________________________________12 3.4 Tóm tắt___________________________________________________________13 4.1 Phương pháp nghiên cứu ____________________________________________14 4.2 Những dữ liệu cần thiết cho đề tài_____________________________________14 4.2.1 Dữ liệu thứ cấp............................................................................................................14 Bảng 4.1: Dữ liệu thứ cấp cần thu thập____________________________________14 4.2.2 Dữ liệu sơ cấp..............................................................................................................14 Bảng 4.2: Dữ liệu sơ cấp cần thu thập_____________________________________14 4.3 Tổng hợp số liệu và viết báo cáo_______________________________________15 4.4 Thiết kế nghiên cứu _________________________________________________15 4.4.1 Nghiên cứu sơ bộ.........................................................................................................15 4.4.2 Nghiên cứu chính thức................................................................................................15 4.5 Trình tự thực hiện các công đoạn______________________________________16 4.6 Bảng câu hỏi_______________________________________________________16 4.7 Mẫu______________________________________________________________17 4.7.1 Chọn mẫu.....................................................................................................................17 4.7.2 Giới thiệu sơ lược về trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu.................................17
  • 11. Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu_________18 4.8 Thống kê mẫu______________________________________________________18 5.1 Báo cáo kết quả điều tra_____________________________________________19 5.1.1 Kết quả điều tra bảng câu hỏi sàng lọc đối tượng phỏng vấn .................................19 Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu________________________________19 Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình học tập từ 6.5 đến dưới 9.0_______22 Biểu đồ 5.5: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình Anh Văn từ 6.5 trở lên __________22 Biểu đồ 5.6: Tỷ lệ học sinh đi học thêm Anh Văn____________________________23 Biểu đồ 5.7:Tỷ lệ địa điểm học sinh chọn đi học Anh Văn_____________________23 Biểu đồ 5.9: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên_______________24 5.1.2 Báo cáo kết quả điều tra cuộc phỏng vấn trực tiếp học sinh....................................26 Biểu đồ 5.10: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu_______________________________26 Biểu đồ 5.11: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên______________27 Biểu đồ 5.12: Tỷ lệ nguồn thông tin học sinh chọn để tham khảo thông tin du học_7 2 Biểu đồ 5.13 : Tỷ lệ khách hàng muốn vay du học___________________________32 5.1.3 Báo cáo cuộc điều tra phỏng vấn phụ huynh.............................................................32 5.1.4 Ước lượng mức cầu.....................................................................................................36 5.2 Tóm tắt___________________________________________________________38 6.1 Kết luận___________________________________________________________39 6.1.1 Tổng quát.....................................................................................................................39 6.1.2 Kết quả chính của nghiên cứu ...................................................................................40 6.2 Kiến nghị__________________________________________________________40 6.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu_________________________________________42 DANH MỤC BIỂU BẢNG
  • 12.  Bảng 4.1: Dữ liệu thứ cấp cần thu thập______________________________________ Bảng 4.2: Dữ liệu sơ cấp cần thu thập_______________________________________ DANH MỤC BIỂU ĐỒ  Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu hiện tính khả thi của một sản phẩm_______________________ Sơ đồ 3.2: Sơ đồ biểu hiện nhu cầu khách hàng_______________________________ Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu___________ Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu__________________________________ Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình học tập từ 6.5 đến dưới 9.0_________ Biểu đồ 5.5: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình Anh Văn từ 6.5 trở lên____________ Biểu đồ 5.6: Tỷ lệ học sinh đi học thêm Anh Văn______________________________ Biểu đồ 5.7:Tỷ lệ địa điểm học sinh chọn đi học Anh Văn_______________________ Biểu đồ 5.9: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên_________________ Biểu đồ 5.10: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu_________________________________ Biểu đồ 5.11: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên________________ Biểu đồ 5.12: Tỷ lệ nguồn thông tin học sinh chọn để tham khảo thông tin du học__ _ Biểu đồ 5.13 : Tỷ lệ khách hàng muốn vay du học_____________________________
  • 13. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  CMND : Chứng minh nhân dân DTB : Điểm trung bình RV MEKONG : Resource Venture Mekong THPT : Trung học phổ thông TN : Thu nhập TMCP : Thương mại cổ phần TP : Thành phố TP. LX : Thành phố Long Xuyên USD : The United States of Dollar VND : Viet Nam Dong
  • 14.
  • 15. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Hiện nay, tại Việt Nam, việc du học từ bậc phổ thông trung học đến đại học, sau đại học ở thủ đô Hà Nội hay các thành phố lớn như Hồ Chí Minh…đã không còn quá xa lạ hoặc hiếm hoi. Có trường hợp do nhận được học bổng, cũng có trường hợp du học tự túc. Khi du học, học sinh sinh viên đều có chung mong muốn là tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, hiệu quả từ các nước phát triển, để trang bị hành tranh kiến thức bổ ích cho công việc tương lai. Những học sinh sinh viên đó thật may mắn. Bên cạnh những người may mắn cũng có những người kém may mắn hơn. Họ vì nhiều lý do khác nhau mà không thực hiện được ước mơ của mình, trong đó có một lý do nổi bật là điều kiện về tài chính. Đó là lý do mà các ngân hàng thương mại cho ra đời sản phẩm cho vay du học, nhằm giúp những gia đình điều kiện kinh tế khá giả có mong muốn cho con em du học nhưng muốn được hỗ trợ tài chính toàn bộ hoặc một phần. Lợi ích của sản phẩm cho vay du học không chỉ giúp cho bản thân học sinh sinh viên có một cơ hội phát triển, còn gián tiếp giúp cho sự phát triển kinh tế của quốc gia qua việc các du học sinh trở về nước ứng dụng những kiến thức tiếp thu được ở nước ngoài vào công việc. Tại thành phố Long Xuyên, có tổng cộng sáu trường trường phổ thông trung học và một trường đại học. Tuy nhiên, tỷ lệ học sinh sinh viên du học bậc đại học, sau đại học rất thấp. Với thời đại của Internet, việc tiếp cận với những thông tin du học tương đối dễ dàng. Nhưng việc du học bằng học bổng hay tự túc đã hiếm, mà vay đi du học lại càng hiếm hoi hơn nữa. Một số gia đình muốn cho con em du học nhưng lại ngại chuyện tiền bạc, thủ tục, giấy tờ…nên lại thôi mà chấp nhận chọn một trường trong nước với lý do an toàn và rẻ hơn. Vì vậy, mặc dù một số ngân hàng tại địa bàn thành phố Long Xuyên đã có sản phẩm cho vay du học nhưng vẫn ì ạch nằm trên bàn giấy, chưa thể đưa đến tận tay những người có nhu cầu thực sự. Tại sao lại như vậy? Có phải do nhu cầu chưa đủ lớn hay việc giới thiệu sản phẩm của ngân hàng không được tốt, hay do tâm lý ngại việc vay nợ… Từ sự đánh giá chủ quan của bản thân, tôi đưa ra quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu” với mong muốn tìm hiểm kỹ hơn liệu có nhu cầu vay du học hay không? Nếu có thì độ lớn của thị trường khoảng bao nhiêu? Kết quả nghiên cứu có thể phần nào giúp ngân hàng có chiến lược tốt hơn đối với sản phẩm cho vay du học. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng có thể đa dạng hoá sản phẩm, mà còn có thể giúp cho những người có mong muốn tiếp cận với nền giáo dục tại những trường đại học danh tiếng nước ngoài có cơ hội du học, mà không quá bận tâm về vấn đề tài chính. 1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu • Nhu cầu vay đi du học của học sinh và phụ huynh học sinh Trường THPT Thoại Ngọc Hầu niên học 2007-2008 có hay không? Nếu có thì mức cầu khoảng bao nhiêu? • Tại sao những học sinh và phụ huynh học sinh này lại không mặn mà trong việc sử dụng sản phẩm cho vay du học của ngân hàng? GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 1 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 16. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU 1.2.2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính, sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với học sinh nhằm thiết kế và hiệu chỉnh bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức là nghiên cứu định lượng. Trên cơ sở nghiên cứu sơ bộ, bảng câu hỏi được hoàn chỉnh và tiến hành thu thập dữ liệu bằng phát phiếu phỏng vấn cho học sinh và phỏng vấn trực tiếp một số học sinh và phụ huynh học sinh. Đối tượng là học sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu niên học 2007-2008. Các dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 13.0. 1.3. Ý nghĩa đề tài Kết quả nghiên cứu đề tài “Tiềm năng thị trường cho vay du học đối với học sinh trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu” giúp cho các Ngân hàng xem xét lại nhu cầu của khách hàng tại Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu. Nhu cầu có đủ lớn để các Ngân hàng phát triển sản phẩm tại đây, nhằm có chiến lược và bước đi phù hợp tình hình hiện tại. Ngoài ra, còn giúp cho công ty tư vấn du học có sự đánh giá đúng đắn về đối tượng khách hàng tiềm năng, để có cách tiếp cận và phương pháp tư vấn phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng và khả năng của khách hàng. Và giúp cho Ban giám hiệu và các thấy cô trường phổ thông hiểu rõ thêm về các nhu cầu của học sinh, trên cơ sở đó có những lời khuyên, tư vấn phù hợp. 1.4 Nội dung của khoá luận Kết cấu khoá luận gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu về vấn đề cần nghiên cứu, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài. Chương 2: Trình bày hiện trạng của sản phẩm cho vay du học của ngân hàng tại thành phố Long Xuyên: (1) Giới thiệu sản phẩm cho vay du học; (2) Sự triển khai sản phẩm cho vay du học của ngân hàng tại thành phố Long Xuyên. Chương 3: Trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu Chương 4: Phương pháp nghiên cứu . Chương 5: Kết quả nghiên cứu. Chương 6: Tóm tắt, kết luận và nêu ra các vấn đề còn hạn chế. GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 2 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 17. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Chương 2 HIỆN TRẠNG SẢN PHẨM CHO VAY DU HỌC TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN Trong chương này giới thiệu về sản phẩm cho vay du học của ngân hàng, những đặc tính của sản phẩm nhằm giúp cho người đọc có những hiểu biết cơ bản. Và tình hình sử dụng sản phẩm của khách hàng tại địa bàn thành phố Long Xuyên. 2.1 Giới thiệu sản phẩm cho vay du học Dưới đây là đặc điểm sản phẩm cho vay du học được tổng hợp từ các sản phẩm cho vay du học trên thị trường. Cho vay du học là hình thức cho vay phục vụ đời sống, nhằm đáp ứng nhu cầu cho chính khách hàng hoặc cho người thân của khách hàng đi du học ở nước ngoài hoặc du học trong nước. Đối tượng khách hàng - Trường hợp đi du học nước ngoài: Khách hàng là người thân của du học sinh. - Trường hợp đi du học theo hình thức tại chỗ: Khách hàng là du học sinh hoặc người thân của du học sinh . Ðiều kiện vay • Có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. • Có giấy tờ chứng minh các khoản phải thanh toán cho các cơ sở đào tạo, chi phí khác trong suốt quá trình du học. • Có tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay thuộc sở hữu của chính người đi vay hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. • Cá nhân vay đi du học nước ngoài phải có người chịu trách nhiệm trả nợ thay tại Việt Nam. Lãi suất: thay đổi linh hoạt theo từng thời kỳ. Mức vay: theo nhu cầu sử dụng thực tế và khả năng trả nợ của khách hàng (mức vay so với giá trị tài sản đảm bảo thực hiện theo Quy định về bảo đảm tiền vay). Tối đa bằng 100% học phí và chi phí sinh hoạt. Thời hạn vay: tuỳ theo từng ngân hàng mà thời hạn vay dao động từ 3 năm đến 10 năm. Phương thức vay: từng lần. Phương thức trả tiền vay: • Trả gốc: theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với điều kiện trả nợ và quy định của ngân hàng. • Trả lãi: hàng tháng hoặc hàng quý. Loại tiền vay Khách hàng vay bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Khách hàng vay bằng đồng tiền nào thì trả nợ bằng đồng tiền đó hoặc bằng VNĐ quy đổi theo giá bán của Ngân hàng tại thời điểm trả nợ. GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 3 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 18. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Điều kiện giải ngân Ngân hàng sẽ chuyển tiền học phí, chi phí ăn ở đến nơi tiếp nhận du học và thanh toán các khoản chi phí khác. Mỗi lần giải ngân phải có thông báo (chứng từ) của nơi tiếp nhận du học. Tổng số tiền các lần giải ngân tối đa bằng số tiền đã ký kết trong hợp đồng tín dụng Hồ sơ vay vốn Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp: 1. Giấy đề nghị vay vốn. 2. Bản sao giấy CMND, hộ khẩu của khách hàng vay vốn. 3. Giấy báo nhập học hoặc hồ sơ chứng minh việc đi du học ở nước ngoài. 4. Thông báo học phí, chi phí ăn ở…vv. 5. Passport, Visa, hộ khẩu (bản sao) của người đi du học. 6. Phương án, chứng từ chứng minh khả năng trả nợ. 7. Cam kết của người đại diện đứng tên vay và trả nợ thay. 8. Hồ sơ về tài sản đảm bảo. Hồ sơ do Ngân hàng và khách hàng cùng lập: 1. Hợp đồng tín dụng. 2. Giấy nhận nợ. 3. Hợp đồng đảm bảo tiền vay. 4. Hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bảo. 5. Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo (nếu có). 6. Biên bản kiểm tra sau khi cho vay. Thời gian giải quyết hồ sơ vay Tuỳ theo từng ngân hàng, nhưng tối đa 7 ngày làm việc. GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 4 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 19. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU 2.2 Thực trạng của sản phẩm cho vay du học tại thành phố Long Xuyên Trên địa bàn thành phố Long Xuyên có khoảng 24 Ngân hàng và Phòng giao dịch đang hoạt động. Một số ngân hàng khi quảng cáo sản phẩm có giới thiệu sản phẩm cho vay du học, nhưng khi khách hàng đến liên hệ thì được trả lời là hiện tại ngân hàng chưa triển khai sản phẩm đó tại thành phố Long Xuyên. Nên nhìn chung chỉ có ba ngân hàng là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Quốc Tế là triển khai dòng sản phẩm cho vay du học khá mạnh. Ngân hàng Á Châu được biết đến là ngân hàng triển khai dòng sản phẩm cho vay du học đầu tiên, nên kinh nghiệm trong lĩnh vực này khá phong phú và giành được sự tín nhiệm khá cao trong lòng người tiêu dùng. Còn Ngân hàng Quốc Tế được biết đến muộn hơn nhờ sự liên kết với công ty tư vấn du học RV Mekong. Đây là công ty tư vấn du học có quy mô tương đối và sự chuyên nghiêp trong lĩnh vực khá mới mẻ này tại thành phố Long Xuyên. Công ty này ngoài lĩnh vực chuyên môn là tư vấn và làm hồ sơ du học, công ty còn mở những lớp dạy Anh văn dành cho nhiều đối tượng, đặc biệt có lớp luyện thi chứng chỉ IELTS dành cho những người có mong muốn du học. Ngoài ra, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín được đánh giá là có chính sách cho vay khá thông thoáng nên giành được sự ưu ái từ phía khách hàng. Mặc dù mang tiếng cho vay du học, nhưng thực sự những người đến liên hệ với ngân hàng chỉ sử dụng dịch vụ hỗ trợ là cho vay chứng minh tài chính, mở sổ tiết kiệm/tài khoản và xác nhận số dư sổ tiết kiệm/tài khoản, dịch vụ chuyển tiền thanh toán chi phí du học…Số người đến ngân hàng để vay cho nhu cầu thanh toán chi phí du học là rất ít. Nhìn chung, sản phẩm cho vay du học không phải là mới, nhưng để triển khai sản phẩm một cách có hiệu quả, đưa sản phẩm đến tận tay những người có nhu cầu thì điều đó quả thực khá khó khăn và vẫn còn một chặng đường dài phía trước. 2.3 Tóm tắt Sản phẩm cho vay du học có nhiều đặc điểm mà khách hàng cần phải lưu ý khi sử dụng sản phẩm như lãi suất, thời hạn vay, điều kiện vay, điều kiện giải ngân…Khi tiếp xúc với nhân viên ngân hàng nên yêu cầu họ cung cấp thông tin về sản phẩm trên giấy tờ. Vì có nhiều khoản mục trong quá trình tư vấn nhân viên ngân hàng có thể quên, hoặc bản thân khách hàng ko thể nhớ hết, dẫn đến thông tin mù mờ, nhớ không chính xác. Trên địa bàn thành phố Long Xuyên có 03 Ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến là có triển khai sản phẩm cho vay du học gồm Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Quốc Tế. Tuy nhiên, khách hàng thực sự sử dụng sản phẩm chính thức của Ngân hàng thì không có, mà chủ yếu sử dụng dịch vụ đi kèm như chuyển tiền, chứng minh tài chính…Cho nên hiện tại mặc dù cho vay du học được quảng cáo kèm theo những chương trình sản phẩm của Ngân hàng nhưng khách hàng không hề sử dụng. Đó là điều hết sức nghịch lý. GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 5 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 20. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Chương 3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 3 sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết đề tài về nhu cầu đối với sản phẩm, sự khả thi sản phẩm khi mới ra thị trường và giới thiệu mô hình nghiên cứu sử dụng cho sản phẩm, các nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng. 3.1 Nghiên cứu khả thi của sản phẩm Ý tưởng chỉ mới thai nghén một sản phẩm. Cuộc sống của sản phẩm còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác: thị trường (khách hàng), năng lực doanh nghiệp, công nghệ. Do đó, cần nghiên cứu sự khả thi của sản phẩm. Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu hiện tính khả thi của một sản phẩm Khả thi về nhu cầu Khả thi sản phẩm Khả thi về kỹ thuật công nghệ mới ra thị trường Khả thi về kinh tế  Phân tích thị trường Đánh giá khả năng chấp nhận, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, qui mô thị trường để trả lời câu hỏi: thị trường tiềm năng có đủ điều kiện để tiếp tục đầu tư phát triển sản phẩm này không.  Phân tích kinh tế Xác định các chi phí thiết kế, sản xuất để tính giá thành; xác định khả năng tiêu thụ và đặc tính của thị trường; hoạch định chính sách giá bán tương ứng. Các kỹ thuật định lượng trong dự án đầu tư như phân tích lợi ích/chi phí, hiện giá (NPV), suất thu nhập nội tại (IRR) được sử dụng. Trong đó, phân tích rủi ro rất được quan tâm.  Phân tích kỹ thuật Để trả lời câu hỏi: công nghệ nào được dùng cho sản xuất? Nguồn lực kỹ thuật và năng lực quản lý của doanh nghiệp có đáp ứng được không? Các rủi ro công nghệ nào có thể xảy ra? Sản phẩm có làm tăng lợi thế cạnh tranh, có phù hợp với năng lực cốt lõi của doanh nghiệp? Đặc tính kỹ thuật của một sản phẩm được thể hiện thông qua tính chất cơ – lý – hoá của sản phẩm, hình dáng, kích thước, công dụng của sản phẩm, mẫu mã – bao bì. Ở đây, sản phẩm cho vay du học là một dịch vụ, đây là sản phẩm vô hình, nhân tố con người đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, cụ thể là cán bộ tín dụng. Sau đây là quy trình cho vay đối với sản phẩm cho vay du học: GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 6 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 21. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Quy trình cho vay du học đồng ý vay Hướng dẫn khách hàng về thủ tục, điều kiện vay vốn Lập hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ vay vay vốn Thẩm định thực tế: Thông tin liên quan đến khách hàng Đánh giá phương án vay vốn Đánh giá tài sản Kiểm tra xác minh thông tin từ chối cho vay Lập tờ trình Thông báo đến khách hàng thẩm định khách hàng đồng ý cho vay, trình lãnh đạo xem xét từ chối cho vay Lãnh đạo xét duyệt cho vay đồng ý cho vay Theo dõi, kiểm tra, giám Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng sát vốn vay bảo đảm và hoàn tất thủ tục bảo đảm tiền vay Giải ngân Thu nợ, thu lãi, phí và Thanh lý hợp xử lý phát sinh đồng tín dụng GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 7 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 22. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU  Hướng dẫn khách hàng về thủ tục và điều kiện vay vốn Khách hàng liên hệ nhân viên tín dụng để được tư vấn về thời hạn vay, các phí liên quan, mức cho vay, tài sản đảm bảo mà ngân hàng có thể nhận, đồng tiền cho vay. Nếu khách hàng có nhu cầu vay thì lập hồ sơ đề nghị vay vốn gồm: 1. Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng). 2. Bản sao giấy CMND, hộ khẩu của khách hàng vay vốn. 3. Giấy báo nhập học hoặc hồ sơ chứng minh việc đi du học ở nước ngoài. 4. Thông báo học phí, chi phí ăn ở… 5. Passport, Visa, hộ khẩu (bản sao) của người đi du học. 6. Phương án, chứng từ chứng minh khả năng trả nợ: xác nhận thu nhập của cơ quan, hợp đồng lao động, giấy phép kinh doanh, hợp đồng cho thuê nhà…. 7. Cam kết của người đại diện đứng tên vay và trả nợ thay. 8. Hồ sơ về tài sản đảm bảo. Nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn và thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, tính hiệu lực của các hồ sơ. Lập 02 phiếu giao nhận hồ sơ: 01 gửi khách hàng, 01 lưu hồ sơ theo dõi; phiếu giao nhận hồ sơ phải có thời gian giao nhận hồ sơ.  Tiến hành thẩm định thực tế • Thẩm định các thông tin liên quan đến khách hàng: o Tư cách đạo đức, thông tin cá nhân của khách hàng và gia đình. o Trình độ chuyên môn, văn hóa: quan hệ xã hội. o Khả năng, kinh nghiệm và cách thức quản lý của khách hàng. o Tổng tài sản khác của khách hàng không phục vụ việc sản xuất kinh doanh (bất động sản, xe ôtô, sổ tiết kiệm…) o Khả năng tài chính của khách hàng: thu nhập từ hoạt động kinh doanh, lương (nếu có), khác (cho thuê nhà, xe, cổ tức…). Nếu khách hàng kinh doanh thì phải thẩm định tiếp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. • Đánh giá phương án vay vốn: thu nhập, tổng nhu cầu vốn cần thiết, vốn tự có tham gia, nhu cầu vốn vay, thời hạn vay, phương thức vay… • Đánh giá tài sản: o Hiện trạng tài sản đảm bảo, khả năng chuyển nhượng. o Trường hợp bên thứ ba dùng tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên vay, bộ phận tín dụng có trách nhiệm tìm hiểu thêm thông tin của bên thứ ba:  Mối quan hệ giữa người vay vốn và bên bảo đảm (bên thứ ba) GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 8 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 23. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU  Thông tin cá nhân của bên bảo đảm (bên thứ ba), đặc biệt là quan hệ tín dụng của bên bảo đảm với các tổ chức tín dụng khác. • Kiểm tra, xác minh thông tin: hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng (nếu có); thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng kiểm tra khách hàng vay và bên thứ ba dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên vay; các bạn hàng, đối tác làm ăn, người quen…  Lập tờ trình thẩm định khách hàng và nêu rõ ý kiến đề xuất cho vay hay không cho vay. Trình lãnh đạo bộ phận tín dụng xem xét, phê duyệt các khoản vay của khách hàng.  Xét duyệt cho vay Lãnh đạo bộ phận tín dụng xem xét, kiểm tra, thẩm định lại các nội dung của hồ sơ vay và ghi rõ ý kiến vào tờ trình, trình lãnh đạo đơn vị xem xét. Lãnh đạo đơn vị/ Hội đồng tín dụng xem xét, kiểm tra hồ sơ vay, ý liến của bộ phận tín dụng và phê duyệt cho vay hoặc không cho vay. Trình về Hội sở đối với những trường hợp vượt mức phán quyết. Trường hợp cấp thẩm quyền duyệt không cho vay, bộ phận tín dụng có trách nhiệm thông báo cho khách hàng bằng văn bản. Bộ phận tín dụng phải xử lý hồ sơ và trả lời khách hàng cho vay hay không trong thời gian ngắn nhất có thể, nhưng tối đa không quá 07 ngày làm việc.  Lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và hoàn tất thủ tục bảo đảm tiền vay • Sau khi cấp thẩm quyền duyệt cho vay, bộ phận tín dụng soạn thảo: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm nợ vay, biên bản định giá, hoàn chỉnh các thủ tục tài sản đảm bảo. • Trình cấp thẩm quyền ký các hợp đồng • Thực hiện công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định. • Nhập tài sản theo quy định.  Giải ngân • Khi khách hàng có nhu cầu , bộ phận tín dụng hướng dẫn khách hàng lập, cung cấp các chứng từ sau: bảng kê rút vốn, giấy tờ chứng minh chi phí liên quan, ủy nhiệm chi. • Kiểm tra các hồ sơ chứng từ trước khi giải ngân • Thực hiện nhập thông tin, dữ liệu vào chương trình quản lý. • Bộ phận tín dụng luân chuyển chứng từ sang bộ phận nghiệp vụ liên quan và giải ngân cho khách hàng theo yêu cầu.  Theo dõi, kiểm tra, giám sát vốn vay: Nhân viên tín dụng phụ trách khoản vay thực hiện kiểm tra và giám sát tình hình hoạt động cũng như việc sử dụng tiền vay của khách hàng, tài sản đảm bảo, nếu có vướng mắc khó khăn thì trình cấp có thẩm quyền kịp thời xử lý. GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 9 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 24. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU  Thu nợ, thu lãi, phí và xử lý phát sinh • Trước 10 ngày đến hạn thanh toán lãi và/hoặc gốc, bộ phận tín dụng thông báo đến khách hàng. • Trong trường hợp đến hạn thanh toán nhưng khách hàng gặp khó khăn về khả năng trả nợ dẫn đến tình trạng chậm trả lãi và/hoặc gốc, tùy theo từng trường hợp cụ thể thì bộ phận tín dụng thực hiện cơ cấu nợ theo đúng quy định hiện hành. • Thường xuyên theo dõi thu nợ gốc, lãi, phí đầy đủ, đúng hạn.  Thanh lý hợp đồng tín dụng • Tất toán khoản vay: khi khách hàng trả hết nợ, bộ phận tín dụng phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí…của khách hàng để tất toán khoản vay. • Giải toả các hợp đồng bảo đảm tài sản. • Thanh lý hợp đồng tín dụng: khi bên vay trả đầy đủ và hết nợ gốc và lãi cho ngân hàng theo đúng thoả thuận thì hợp đồng tín dụng đương nhiên hết hiệu lực và các bên ko cần lập biên bản thanh lý hợp đồng, ngoại trừ trường hợp khách hàng yêu cầu. Sản phẩm mới có thể đạt được một sự tiến bộ đáng kể về mặt kỹ thuật, song chưa hẳn đã đạt được một sự khả thi về mặt kinh tế, khả thi về nhu cầu. Chẳng hạn như thời gian nghiên cứu, thiết kế, chế thử sản phẩm mới quá dài, giá thành quá cao hoặc sử dụng nó phải tạo ra những điều kiện bắt buộc khá tốn kém. Vì vậy, sản phẩm mới phải nhất quán cả về ba phương diện: tiến bộ về mặt kỹ thuật, khả thi về nhu cầu và khả thi về kinh tế. Nghiên cứu sự khả thi sản phẩm mới ra thị trường thì phải nghiên cứu cả ba phía: khả thi về nhu cầu, khả thi về kỹ thuật công nghệ, khả thi kinh tế, nhưng đề tài chỉ đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh nhu cầu của học sinh và người thân học sinh về vay du học. Nhu cầu khách hàng được thể hiện cụ thể dưới hình sau: Sơ đồ 3.2: Sơ đồ biểu hiện nhu cầu khách hàng Nhu cầu Mong muốn Nhu cầu khách hàng Mức cầu GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 10 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 25. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Nhu cầu của con người: là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn cơ bản nào đó. Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại. Những nhu cầu này không phải do xã hội hay những người làm marketing tạo ra, chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành cơ thể và tinh thần con người. Mong muốn: là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa hơn. Mặc dù, nhu cầu của con người thì ít nhưng mong muốn của họ thì rất nhiều. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các lực lượng và các định chế xã hội khác như nhà thờ, trường học, gia đình, các công ty kinh doanh… Mức cầu: là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể được hậu thuẫn của khả năng và thái độ sẵn sàng mua chúng. Mong muốn trở thành mức cầu khi có sức mua hỗ trợ. Nhu cầu bao giờ cũng nảy sinh do tác động qua lại giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. Nhu cầu không những gắn liền với quá trình sinh lý cơ thể của con người mà còn gắn với sinh hoạt của họ. Hành vi của con người nói chung bao giờ cũng xuất phát từ những nhu cầu của họ. Nhu cầu xuất hiện khi con người sẵn sàng tiếp nhận những sản phẩm sẵn có, đang có hoặc mới xuất hiện trên thị trường mà tính năng của chúng đáp ứng được yêu cầu của họ. Nhu cầu cũng xuất hiện khi có sản phẩm trên thị trường nhưng trạng thái cơ thể con người, quá trình lao động của con người đòi hỏi, mong muốn cảm thấy phải có một cái gì đó để đáp ứng những yêu cầu chưa được thoả mãn của mình. 3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng Nhân khẩu học: tổng dân số, cơ cấu dân số, tuổi tác, giới tính, các giai đoạn khác nhau của đời sống gia đình, đặc tính kinh tế xã hội. Thu nhập và phân phối thu nhập: phân biệt thu nhập và thu nhập được phân phối, thu nhập hữu hình và thu nhập vô hình, cơ cấu phân phối thu nhập. Riêng đối với nhu cầu vay du học thì còn có thêm những nhân tố sau ảnh hưởng sức mua: chi phí du học, ngoại ngữ, ảnh hưởng của người thân, ảnh hưởng của những người đã hoặc đang du học, bạn bè, khả năng tự lập, môi trường học tập hiện tại, môi trường học tập ở nước du học, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, ảnh hưởng từ quảng cáo. GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 11 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 26. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU 3.3 Mô hình nghiên cứu Nhu cầu Sự kỳ vọng Mong muốn cần thiết Nhu cầu khách hàng về sản phẩm cho vay du học (Khách hàng trọng tâm) Năng lực khách hàng Các yếu tố điều tiết mức cầu trọng tâm Ước lượng Chi phí du học Năng lực ngoại ngữ mức cầu Cơ hội nghề nghiệp Khả năng tài chính Đặc điểm của vay du học Đầu tiên, là tìm hiểu nhu cầu của khách hàng về sản phẩm cho vay du học xoay quanh 3 nội dung: nhu cầu cần thiết, mong muốn, kỳ vọng của khách hàng. Qua cuộc điều tra sẽ thu về kết quả cho vay du học có cần thiết hay không, những đánh giá của khách hàng về sản phẩm, những đề nghị cải tiến và tỷ lệ khách hàng muốn vay. Kế tiếp, sẽ xác định quy mô của khách hàng có khả năng vay tại trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu, khách hàng trọng tâm phải thoả mãn các tiêu chí sau: • Học sinh phải có điểm trung bình học tập từ 6.5 trở lên và điểm trung bình môn Anh văn từ 6.5 trở lên. • Học sinh phải có mong muốn du học. • Người thân có thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. • Có tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay thuộc sở hữu của chính người đi vay, hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Tiếp theo, phân tích các yếu tố tác động đến mức cầu. Các yếu tố tác động này bao gồm: • Chi phí du học • Cơ hội nghề nghiệp • Đặc điểm của vay du học GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 12 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 27. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Cuối cùng, từ tỷ lệ khách hàng muốn vay, qui mô khách hàng có khả năng vay, mức tác động đến mức cầu sẽ ước lượng được mức cầu về sản phẩm cho vay du học bằng công thức sau: • Số người muốn vay trong trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu = tỷ lệ khách hàng muốn vay x qui mô khách hàng có khả năng vay. (1) • Nếu tác động tăng thì: mức tăng = tỷ lệ tác động tăng x số người muốn vay trong trường THPT Thoại Ngọc Hầu. (2) • Nếu tác động giảm thì: mức giảm = tỷ lệ tác động giảm x số người muốn vay trong trường THPT Thoại Ngọc Hầu. (3) • Mức cầu về sản phẩm = (1) + (2) – (3) 3.4 Tóm tắt Khi phân tích tính khả thi của sản phẩm thì phải xem xét đến cả ba mặt gồm khả thi về nhu cầu, khả thi về kỹ thuật công nghệ của sản phẩm và khả thi về kinh tế. Đối với đề tài nghiên cứu này chỉ đi sâu nghiên khía cạnh nhu cầu của học sinh và người thân học sinh về vay du học. Còn mô hình nghiên cứu sẽ giúp cho người nghiên cứu tập trung vào những thông tin trọng tâm để có thể thông qua năng lực khách hàng, các yếu tố điều tiết mức cầu để ước lượng mức cầu của học sinh. GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 13 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 28. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Chương 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương 4 sẽ tìm hiểu phương pháp nghiên cứu nào được sử dụng, những dữ liệu cần thiết cho đề tài, tổng hợp số liệu và viết báo cáo, thiết kế nghiên cứu, trình tự thực hiện các công đoạn, bảng câu hỏi, chọn mẫu và thống kê mẫu. 4.1 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp học sinh và phụ huynh học sinh bằng bảng câu hỏi được thiết kế trước, nhằm lấy được thông tin một cách chính xác. Ngoài ra, cũng sử dụng dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn như phỏng vấn nhân viên tín dụng, thông tin của Ngân hàng, báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ…trên Internet. 4.2 Những dữ liệu cần thiết cho đề tài 4.2.1 Dữ liệu thứ cấp Bảng 4.1: Dữ liệu thứ cấp cần thu thập Dữ liệu Nội dung Cách thu thập  Giới thiệu sản phẩm cho  Tài liệu trên mạng của vay du học Ngân hàng Sài Gòn  Tình hình hiện tại của sản Thương Tín, Ngân hàng phẩm cho vay du học tại Phương Đông, Ngân hàng Tình hình sản Thành phố Long Xuyên Á Châu, Ngân hàng Quốc phẩm cho vay du Tế, Ngân hàng TMCP Sài học hiện nay Gòn  Tiếp xúc với một số nhân viên tín dụng để thu thập thông tin  Học sinh có điểm trung Phát bảng câu hỏi cho học bình môn Anh văn, điểm sinh trả lời trung bình học tập từ 6.5 Khách hàng trọng trở lên tâm  Học sinh có mong muốn du học  Thu nhập gia đình từ 10 triệu trở lên  Chi phí du học Phỏng vấn trực tiếp Các yếu tố tác  Cơ hội nghề nghiệp động mức cầu  Đặc điểm vay du học 4.2.2 Dữ liệu sơ cấp Bảng 4.2: Dữ liệu sơ cấp cần thu thập Dữ liệu Nội dung Cách thu thập Tìm hiểu nhu cầu của học  Sản phẩm có cần thiết Dùng bảng câu hỏi phỏng sinh và người thân học sinh đối với họ không vấn trực tiếp học sinh và về sản phẩm cho vay du  Họ mong muốn gì ở người thân học sinh học sản phẩm này  Họ có muốn sử dụng GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 14 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 29. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU sản phẩm không 4.3 Tổng hợp số liệu và viết báo cáo Tổng hợp: kết quả đã phỏng vấn, các yếu tố tác động, tỷ lệ khách hàng trọng tâm. Sau đó viết báo cáo kết quả mức cầu về sản phẩm cho vay du học. 4.4 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước chính: Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian 1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi 17/03/2008-24/03/2008 n=5 Chính 2 thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 24/03/2008-14/04/2008 qua bảng câu hỏi n = 100 Xử lý, phân tích dữ liệu 4.4.1 Nghiên cứu sơ bộ Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ là: tìm hiểu các vấn đề về sản phẩm cho vay du học mà học sinh quan tâm, sự cần thiết cũng như mong muốn về sản phẩm này. Dàn bài thảo luận tay đôi tham khảo phụ lục 01. Địa điểm tiến hành: nhà riêng của một học sinh. Số lượng học sinh tham gia thảo luận là 5, thuộc khối 11 học chung một lớp. Kết quả thu được từ buổi thảo luận được ghi nhận, tổng hợp làm cơ sở cho việc thiết lập bảng câu hỏi. Sau đó, lấy ý kiến của một số người có hiểu biết về lĩnh vực này cho nhận xét về bảng câu hỏi, hiệu chỉnh lần cuối trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. 4.4.2 Nghiên cứu chính thức Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng, kỹ thuật thu thập dữ liệu có 2 bước: (1) phát phiếu phỏng vấn cho học sinh khối 10, 11 và lớp 12 Chuyên Anh, sau đó thu lại sàng lọc những học sinh đáp ứng những yêu cầu ban đầu; (2) phỏng vấn trực tiếp học sinh và người thân học sinh, kích thước mẫu học sinh là 100, phụ huynh là 50. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 15 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 30. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU 4.5 Trình tự thực hiện các công đoạn Cơ sở lý thuyết Tìm hiểu tại các ngân hàng tại TP. LX Tìm hiểu tại công ty tư vấn du học Bảng câu hỏi phát thảo Phỏng vấn thử, n=5 (thảo luận tay đôi) Hiệu chỉnh bảng câu hỏi Bảng câu hỏi chính thức Phỏng vấn trực tiếp Xử lý dữ liệu Tổng hợp thống kê Báo cáo kết quả 4.6 Bảng câu hỏi Đối tượng được phỏng vấn là: học sinh và phụ huynh học sinh. • Đối với học sinh thì phải thoả mãn những điều kiện trong bảng câu hỏi sàng lọc. • Đối với phụ huynh thì phải thêm một điều kiện là dựa trên sự đánh giá chủ quan của người phỏng vấn về thái độ hợp tác của đối tượng được phỏng vấn và điều kiện vật chất hiện tại của gia đình (theo nhận xét của người phỏng vấn). Số lượng bảng câu hỏi là 3 bảng: • Bảng câu hỏi sàng lọc học sinh (phụ lục 02) • Bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp học sinh (phụ lục 03) • Bảng câu hỏi phỏng vấn phụ huynh (phụ lục 04) GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 16 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 31. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU 4.7 Mẫu 4.7.1 Chọn mẫu Do thời gian phỏng vấn trùng với thời gian thi học kỳ II của khối 12, nên chỉ có thể lấy mẫu đại diện từ khối 10, khối 11 và lớp 12 Chuyên Anh. Tiến hành chọn mẫu dựa trên việc đưa bảng câu hỏi sàng lọc cho học sinh trả lời, chọn ra những mẫu thoả mãn điều kiện phỏng vấn. Sau đó, liên lạc phỏng vấn học sinh. Tiếp tục chọn từ những học sinh được phỏng vấn để phỏng vấn phụ huynh học sinh. 4.7.2 Giới thiệu sơ lược về trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu i. Quá trình thành lập Giai đoạn I: từ ngày thành lập đến ngày 30/04/1975 - Năm 1947 một dãy phòng học đơn sơ bằng tre lá được dựng lên bên cạnh hương lộ Long Xuyên – Châu Đốc, ngay dưới chân cầu Hoàng Diệu. - Ngày 12/11/1948 Trường Trung học đầu tiên của Tỉnh được chính thức thành lập mang tên: “Collège de Long Xuyên”. Trường có 02 lớp, dạy chương trình Pháp. - Ba năm sau, năm 1951 trường được chuyển sang dạy chương trình Việt. - Năm 1954-1955 Trường được xây cất lại bằng gạch, khang trang. - Năm 1956 trường mang tên “Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu”. - Từ năm 1957 đến năm 1959, cùng với phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh trong cả nước để chống lại “luật 10/59” của chính quyền Ngô Đình Diệm,chi đoàn “Thanh Lao” đầu tiên của trường được thành lập (1957). “Đội Hành Động” trong nội thành có 04 học sinh, đều là học sinh của trương Thoại Ngọc Hầu. Phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Long Xuyên bắt đầu từ trường Thoại Ngọc Hầu đã lan rộng ra các trường lân cận. Nhiều đồng chí lãnh đạo của Tỉnh và Thành phố hiện nay là học sinh cũ của Trường. Giai đoạn II: từ 30/04/1975 đến nay Sau ngày 30/04/1975 trường Thoại Ngọc Hầu đổi tên thành Trương Cấp II-III “A” Thị xã Long Xuyên. Cùng với niềm vui đất nước được giải phóng, một nhiệm vụ mới được đặt ra cho nhân dân chánh quyền cách mạng tỉnh An Giang: đào tạo nhanh chóng một đội ngũ giáo viên không những có đủ năng lực và trình độ chuyên môn mà còn có một lập trường cách mạng vững vàng. Từ tháng 12/1976 đến năm 1989 trường lần lượt được đổi tên thành: • Trường Cao đẳng sư phạm (1976-1980) • Trường trung học Võ Thị Sáu (1980-1982) • Trường Đại học Tại Chức (1982-1989) • Mãi cho đến năm học 1989-1990, niềm mơ ước khôi phục lại ngôi trường truyền thống của tỉnh nhà mới trở thành hiện thực - Trường mang tên “Trường Phổ thông Trung học Thoại Ngọc Hầu”. Ngay từ năm học đầu tiên, đội ngũ giáo viên và học sinh của trường PTTH Thoại Ngọc Hầu đã tỏ ra xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân tỉnh nhà, GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 17 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 32. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU cũng như với sự quan tâm và đầu tư của Ủy ban nhân dân Tỉnh an Giang, Sở Giáo dục – Đào tạo An Giang. • Năm học 1993-1994, một lần nữa Trường lại đổi tên thành “Trường Phổ thông Trung học Chuyên Thoại Ngọc Hầu”, và hiện nay là trường Trung học Phổ thông Chuyên Thoại Ngọc Hầu. ii. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức của Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu Ban Giám Hiệu Bí thư Các Đoàn Ban đại diện phụ Giáo viên Đảng Ủy thể huynh học sinh iii. Thành tích của trường năm 2007 Hằng năm, trường đều đạt được những thành tích vượt bậc do sự nỗ lực của các em học sinh trong các kỳ thi, cụ thể: • Học sinh giỏi quốc gia : 07 học sinh • Học sinh giỏi Đồng bằng Sông Cửu Long : 20 học sinh • Học sinh giỏi Olympic 30/04 : 13 học sinh • Học sinh giỏi Tin học trẻ không chuyên : 04 học sinh • Học sinh giỏi cấp Tỉnh : 117 học sinh Ngoài ra thành tích của trường còn thể hiện ở: • Khối 12: có 134 học sinh giỏi và 286 học sinh tiên tiến. • Khối 11: có 226 học sinh giỏi và 215 học sinh tiên tiến. • Khối 10: có 130 học sinh giỏi và 269 học sinh tiên tiến. Tóm lại, năm 2007 trường có học sinh giỏi chiếm 35%, học sinh tiên tiến chiếm 55%. 4.8 Thống kê mẫu Phát bảng câu hỏi sàng lọc cho 947 học sinh, sau đó chọn ra 100 học sinh phỏng vấn trực tiếp. Từ 100 mẫu lấy được, chọn ra 50 mẫu để phỏng vấn phụ huynh học sinh. GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 18 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 33. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Chương 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 5 sẽ tổng hợp lại các kết quả phỏng vấn, xác định tỷ lệ khách hàng muốn vay. Bên cạnh đó cũng phân tích định tính các yếu tố tác động có ảnh hưởng làm giảm hay tăng mức cầu sử dụng sản phẩm, từ các kết quả thu thập được sẽ ước lượng mức cầu về sản phẩm. 5.1 Báo cáo kết quả điều tra 5.1.1 Kết quả điều tra bảng câu hỏi sàng lọc đối tượng phỏng vấn Phát bảng câu hỏi cho 947 học sinh, kết qủa thu về 400 bảng câu hỏi. Tiến hành sàng lọc đối tượng phỏng vấn thỏa các điều kiện: • Phần sàng lọc: trả lời số lượng câu hỏi trên 90% phần nội dung sàng lọc và thỏa các điều kiện của câu 1, 3, 6. • Phần thông tin đáp viên: ghi rõ, đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân yêu cầu được cung cấp. Thu được 150 mẫu thỏa mãn 02 điều kiện trên. Kết quả tổng hợp ban đầu từ 150 mẫu như sau:  Thông tin cơ bản Biểu đồ 5.1: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu 36% 64% Nam Nữ Biểu đồ 5.2: Tỷ lệ học sinh khối 10, khối 11 và lớp 12A trong 150 mẫu 8% 49% 43% Khối 10 Khối 11 12A GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 19 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 34. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Số mẫu thỏa mãn điều kiện phỏng vấn có tỷ lệ nữ lớn hơn nam, cụ thể nữ chiếm 64%, nam chiếm 36%. Trong đó, các lớp chuyên Anh khối 10, 11, 12 được ưu tiên trong việc chọn mẫu do có điều kiện về học Anh Văn chuyên sâu hơn các lớp khác. Tổng hợp lại khối 10 có tỷ lệ mẫu phỏng vấn cao nhất 79 mẫu, chiếm 49%; khối 11 ít hơn chiếm 43%. Do thời gian phỏng vấn khối 12 trùng với thời gian thi học kỳ nên chỉ phỏng vấn được lớp 12 chuyên Anh. Đây là một hạn chế của khóa luận. Mặc dù khối 12 là đối tượng có tiềm năng, nhưng do các em đã làm hồ sơ thi đại học trước khi tiếp xúc phỏng vấn và đã có định hướng rõ ràng trong việc thi đại học. Nên khi đề cập đến vấn đề vay du học không thu hút được nhiều sự chú ý từ các em. Đối với khối 11, 10 thì các em vẫn chưa kết thúc cấp III, nhưng sự quan tâm về vấn đề du học khá thoải mái và đồng ý trao đổi sâu về vấn đề này. Vì các em vẫn chưa có định hướng rõ ràng và có tâm lý muốn tìm hiểu để da dạng sự lựa cho tương lai của mình. Cho nên đây cũng là một đối tượng tiềm năng khi được tiếp cận thông tin sản phẩm vay du học. Trong 150 mẫu thì có học sinh có địa chỉ ngoài Long Xuyên như An Châu, Bình Hoà, Chợ Mới, Châu Đốc, Tân Châu, Chợ Mới...nhưng tỷ lệ thấp không đáng kể. Do chọn mẫu thuận tiện nên chỉ phỏng vấn học sinh có địa chỉ trong thành phố Long xuyên. Bên cạnh đó, yếu tố số người trong hộ gia đình cũng ảnh hưởng đáng kể trong việc du học của học sinh. Nếu gia đình chỉ có 01 người con thì học sinh rất khó du học do bị ảnh hưởng bởi tình cảm gia đình. Nên khi chọn mẫu để phỏng vấn, yếu tố số người trong gia đình cũng được xét đến. Theo khảo sát, số người trong hộ gia đình là 4 người chiếm tỷ lệ cao nhất 60%, kế đến là 5 người chiếm 20.7%. Đây là kết cấu gia đình lý tưởng cho việc du học của học sinh.  Quốc gia được học sinh chọn du học Biểu đồ 5.3: Tỷ lệ quốc gia được học sinh chọn du học 8% 31% 21% 14% 26% Mỹ Úc Singapore Châu Âu Khác GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 20 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 35. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Mỹ dường như là một quốc gia được học sinh chọn du học nhiều nhất, chiếm 31%. Điều đó có thể lý giải phần nào chất lượng giáo học tại quốc gia hợp chủng quốc này được học sinh đánh giá rất cao. Kế đến là Úc chiếm 26%. Chính phủ Úc cũng có những chương trình hỗ trợ giáo dục và chất lượng các trường đại học cũng được quốc tế đánh giá cao. Hiện nay, theo thông tin của các công ty tư vấn du học thì các quốc gia ở Châu Âu nổi lên như là một sự lựa chọn tương đối phù hợp cho những du học sinh thích sự cổ kính, khí hậu hài hòa và chất lượng giáo dục nổi tiếng hàng trăm năm của những trường đại học ở Châu Âu. Hơn nữa, những quốc gia này đang có những chính sách thu hút du học rất hấp dẫn nên thị trường du học đang có sự chuyển biến theo hướng đa dạng hóa. Một số quốc gia được đề cập đến như Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan… Một sự lựa chọn khác cũng được khá nhiều học sinh quan tâm là Singapore. Quốc gia này được biết đến với chất lượng giáo dục tương đối tốt, có thể liên thông với các trường đại học danh tiếng ở các quốc gia khác; và chính phủ cũng có nhiều chương trình hỗ trợ, cũng như học bổng dành cho du học sinh quốc tế. Ngoài ra, một số học sinh cũng có mong muốn du học tại một số nước như Nhật, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc…nhưng tỷ lệ không đáng kể. Một số thông tin du học tại các quốc gia Mỹ, Úc, Singapore, Anh (phụ lục 05) Bảng 5.1: Thông tin học phí tại một số quốc gia STT Quốc gia Chương trình học Chi phí học tập/năm (ước tính) Cao đẳng cộng đồng 13.000 – 20.000 USD Trao đổi văn hoá một 5.500 USD 1 Mỹ năm trung học tại Mỹ của tổ chức CCI Đại học, sau đại học 24.000 – 33.000 USD Trung học Tư thục Học phí trường tư thục: 10.000 – 13.000 USD Công lập Học phí trường công lập: 8.000 – 9.000 USD Chi phí sinh hoạt: 9.000 USD 2 Úc Dự bị đại học Học phí: 12.000 – 14.000 USD Chi phí sinh hoạt: 9.000 USD Đại học Học phí: 11.000 – 15.000 USD Chi phí sinh hoạt: 9.000 USD Cao đẳng, đại học Học phí: 4.000 – 7.500 USD 3 Singapore Chi phí sinh hoạt: 4.500 USD Trung học Học phí: 20.000 USD Chi phí sinh hoạt: 13.000 USD Vương Dự bị đại học Học phí: 19.000 USD 4 quốc Anh Chi phí sinh hoạt: 13.000 USD Đại học Học phí: 17.000 – 30.000 USD Chi phí sinh hoạt: 13.000 USD Nguồn: Công ty tư vấn du học ILA (năm 2007) Đối với mức học phí như trên thì học sinh có thể làm hồ sơ vay món, rút gốc từng lần. Mức học phí dao động từ 4.000 USD đến cao nhất là 33.000 USD. Để có thể vay được số tiền như trên thì tuỳ từng ngân hàng mà có tỷ lệ cho vay bao nhiêu phần trăm trên tài sản đảm bảo và mức cho vay tối đa bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí. Thời GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 21 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 36. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU hạn cho vay cũng khác nhau giữa các ngân hàng nhưng phải phù hợp với khả năng trả nợ của người vay. Đối với việc du học thì một trong những điều kiện cần mà trình độ Anh Văn. Mỗi quốc gia và trường có mức độ đòi hỏi khác nhau đối với trình độ Anh Văn của học sinh. Một số chứng chỉ quốc tế phổ biển khi du học là TOEFL, IELTS. Đây là 2 chứng chỉ được nhiều trường yêu cầu đối với ứng viên dự tuyển. Vì thế học sinh ngoài việc phải chuẩn bị tiền cho chi phí học tập thì còn phải thi đậu chứng chỉ quốc tế theo yêu cầu của trường mình mong muốn du học. Đây là yêu cầu đầu tiên hết sức quan trọng khi du học.  Điểm trung bình học tập và Trung bình môn Anh Văn Biểu đồ 5.4: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình học tập từ 6.5 đến dưới 9.0 41% 59% 6.5=<DTB<8.0 8.0=<DTB<9.0 Biểu đồ 5.5: Tỷ lệ học sinh có điểm trung bình Anh Văn từ 6.5 trở lên 10% 34% 56% 6.5=<DTB AV<8.0 8.0=<DTB AV<9.0 DTB AV>=9.0 Học sinh được chọn phỏng vấn có thành tích học tập tương đối tốt. Điểm trung bình thu thập được là điểm trung bình học kỳ I. Tỷ lệ các em có điểm trung bình từ 6.5 đến dưới 8.0 chiếm 59% trên 150 mẫu; và tỷ lệ điểm trung bình từ 8.0 đến 9.0 chiếm 41%, đây là tỷ lệ tương đối cao trong tổng số mẫu thoả điều kiện. Thông thường, các em có điểm trung bình học tập từ 8.0 trở lên thì điểm trung bình Anh Văn tương đối cao (trên GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 22 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 37. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU 8.0). Đặc biệt có một số học sinh điểm trung bình Anh Văn rất cao (trên 9.0), đây là đối tượng được ưu tiên khi chọn mẫu phỏng vấn. Vì các em có kỹ năng học ngoại ngữ tốt nên hầu hết các em đều có mong muốn du học và thuận lợi cho việc du học. Biểu đồ 5.6: Tỷ lệ học sinh đi học thêm Anh Văn 3% 30% 67% Có Không Không trả lời Biểu đồ 5.7:Tỷ lệ địa điểm học sinh chọn đi học Anh Văn 9% 16% 33% 6% 7% 8% 21% Bỏ qua Nhà giáo viên RV Mekong Nhà học sinh ĐH AG Khác Không trả lời Theo số lượng mẫu thu thập được thì tỷ lệ học sinh có đi học thêm Anh Văn tương đối cao chiếm 67%. Chỗ được các em chọn học thường là nhà giáo viên (chiếm 21%), ngoài ra các em cũng đi học thêm tại một số địa điểm khác như trung tâm Anh Ngữ trong trường Đại Học An Giang, trung tâm Giáo Dục Thường Xuyên, trường Thoại Ngọc Hầu…Một số học sinh có điều kiện về tài chính thì chọn học tại trung tâm Anh GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 23 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 38. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU Ngữ của RV Mekong hoặc mướn gia sư về nhà dạy kèm riêng. Tuy nhiên tỷ lệ này khá thấp dưới 10%. Học phí học Anh Văn theo khảo sát dao động từ 40.000 đồng đến 800.000đồng. Mức học phí được đa số học sinh chấp nhận là 100.000đ/tháng. Mức học phí hiện tại cao nhất là tại RV Mekong. Tại đây giá học phí khá cao tuỳ theo từng cấp độ; học phí thấp nhất cho một khóa học là 73 USD gần bằng 1.181.000 đồng trong thời gian 10 tuần, học phí cao nhất là 232 USD gần bằng 5.800.000 đồng trong thời gian 16 tuần (cập nhật tháng 05/2008). Bên cạnh các em học sinh có điều kiện về thời gian và tài chính, thì cũng có một số học sinh không đi học thêm Anh Văn vì những lý do khác nhau. Cụ thể, tỷ lệ học sinh không học thêm Anh Văn là 30%. Lý do được các em đưa ra nhiều nhất là không đủ thời gian để học thêm, vì các em phải dành thời gian cho học những môn khác, học phụ đạo. Một lý do nữa được nêu ra là các em có thể tự học và muốn tự học. Tuy nhiên một điều khá thú vị là điểm trung bình Anh Văn của các em này khá cao (trên 8.0). Ngoài ra, một số học sinh cũng nêu ra lý do không tìm được nơi học thích hợp, nhưng lý do này quá chung không biết là nơi học không phù hợp với yêu cầu chất lượng hay học phí của học sinh. Nên lý do này cần được xem xét lại khi phỏng vấn trực tiếp học sinh. Trong quá trình học Anh Văn, các em học sinh cũng gặp phải khó khăn như phương pháp dạy của giáo hiện không sinh động, không thu hút được sự quan tâm, hứng thú trong học tập của học sinh; cách phát âm của giáo viên không chuẩn gây khó khăn cho việc tiếp thu của học sinh; không được thực hành tiếng Anh thường xuyên…Trong 150 mẫu thì tỷ lệ học sinh đưa ra khó khăn trong việc học tiếng Anh là không thực hành thường xuyên chiếm tỷ lệ cao nhất 56%. Việc không thực hành thường xuyên do nguyên nhân đến từ bản thân học sinh hay giáo viên giảng dạy không tạo điều kiện cho học sinh, nhưng theo cách nhìn nhận vấn đề của học sinh thì lý do trên chủ yếu do giáo viên giảng dạy. Điều này cần được xem xét lại. Biểu đồ 5.9: Tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập từ 5.000.000 đ trở lên 5% 4% 18% 73% 5.000.000đ=<TN<10.000.000đ 10.000.000đ=<TN<20.000.000đ 20.000.000đ=<TN<40.000.000đ TN>=40.000.000đ Theo đánh giá chủ quan từ phía học sinh thì thu nhập của hộ gia đình được tổng hợp như biểu đồ trên. Số mẫu có thu nhập từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng khá cao GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 24 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 39. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU chiếm 73%, từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng chiếm 18%, từ 20 triệu đồng trở lên chiếm khá thấp 9%. Đây cũng là một điều kiện ưu tiên khi lựa chọn phụ huynh học sinh để phỏng vấn. Tuy nhiên, số liệu trên chỉ mang tính tham khảo vì độ chính xác không cao. Học sinh khó có thể biết được chính xác thu nhập của gia đình, tiền chi tiêu của các em phụ thuộc vào ba mẹ hoặc anh chị; nên thông tin cần phải tham khảo lại với gia đình. Điều đó sẽ được kiểm tra lại khi tiến hành phỏng vấn phụ huynh học sinh. Tóm lại, qua kết quả điều tra bảng phỏng vấn sàng lọc, thành phần mẫu được tham gia phỏng vấn có tỷ lệ nữ nhiều hơn nam. Quốc gia được chọn du học nhiều nhất là Mỹ. Đây là quốc gia theo nhận xét của học sinh thì có chất lượng giáo dục tốt. Tuy nhiên yêu cầu về đầu vào và phỏng vấn xin visa tương đối khó hơn so với những quốc gia khác, và một điều khá quan trọng là học phí tại Mỹ so với một số quốc gia khác thì cao hơn nhiều. Điểm trung bình học tập và học Anh Văn yêu cầu phải từ 6.5 trở lên. Vì thực tế một số gia đình có điều kiện về tài chính cho học sinh du học tự túc, nhưng khi học sinh qua bên nước đó du học thì không tốt nghiệp ra trường được. Có nhiều lý do đưa đến tình trạng trên, nhưng một lý do khá quan trọng là do bản thân học sinh không đủ năng lực để tiếp thu kiến thức tại trường mình đang học. Mặt khác, mục tiêu của đề tài là tìm kiếm nhu cầu vay du học. Do đó, yếu tố đầu tiên được cân nhắc khi chọn đối tượng phỏng vấn là năng lực học tập của học sinh. Nếu học sinh có năng lực học tập giỏi mà lại có mong muốn du học thì sẽ làm giảm rủi ro khi cho cho vay du học. Ngoài ra, một tiêu chí được đưa ra khi chọn mẫu phỏng vấn là thu nhập của gia đình, mặc dù tiêu chí này có một số hạn chế nhất định. Kết quả khảo sát cũng cho thấy học sinh cũng rất quan tâm việc học Anh Văn. Vì bản thân học sinh cũng ý thức được tầm quan trọng của Anh Văn trong quá trình học tập và cho nghề nghiệp tương lai. Lúc này, một vấn đề nổi bật được nêu ra trong qúa trình học là học sinh không thực hành tiếng Anh thường xuyên nên kỹ năng nghe nói rất yếu. Việc học ngoại ngữ là để giao tiếp, chứ không phải chỉ để đọc và viết tài liệu nước ngoài. Vì vậy cần xem xét lại vấn đề cách học ngoại ngữ. GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 25 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN
  • 40. TIỀM NĂNG THỊ TRƯỜNG CHO VAY DU HỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU 5.1.2 Báo cáo kết quả điều tra cuộc phỏng vấn trực tiếp học sinh  Tổng hợp thông tin cơ bản Biểu đồ 5.10: Tỷ lệ nam và nữ trong 150 mẫu 33% 67% Nam Nữ Trong cuộc điều tra thứ hai, tổng số mẫu là 100 với số lượng nam gấp đôi nữ, trong đó nữ chiếm 67%, nam chiếm 33%. Trong quá trình phỏng vấn, nữ khi được hỏi trả lời tích cực hơn nam và cũng có đặt những câu hỏi mở rộng vấn đề; còn nam khá ngại ngần khi bộc lộ những dự định cho tương lai của mình. Tỷ lệ khối 10 và khối 11 được phỏng vấn lần lượt là 47% và 41%. Khối 10 khá thoải mái và lạc quan khi bày tỏ ý kiến của mình, còn khối 11 và lớp 12 Chuyên Anh thì cẩn thận và cung cấp thông tin cụ thể hơn. Do số người trong gia đình của học sinh lý tưởng là 04 người nên tỷ lệ chiếm khá cao trên 50%. Cá biệt có phỏng vấn 04 học sinh có số người trong gia đình là 06 người, vì những gia đình đồng ý cho con đi du học, có điều kiện kinh tế tương đối ổn định và cho phỏng vấn trực tiếp. GVHD: Th.S VÕ MINH SANG Trang 26 SVTH: HUỲNH THỊ THUỶ TIÊN