SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 15
Descargar para leer sin conexión
Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh
cho các doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO
1. Lý thuyết về cạnh tranh
1.1. Cạnh tranh (Competition)
Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành
giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính
là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao
hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ
cạnh tranh. (Michael Porter, 1996).
1.2. Năng lực cạnh tranh
Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm
năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau
như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực
cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ... Ở luận văn này, sẽ chủ yếu đề cập đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi
của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các
yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về
công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng
biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng
một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm
yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách
tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên
năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh
tranh cho riêng mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các
đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác
cạnh tranh. (Lê Công Hoa, 2006).
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy
đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về
mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết
được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp
ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên
trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu
của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị,
hệ thống thông tin…
Như vậy có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động,
được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ
mô. Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng
năm sau, hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ
được các yếu tố lợi thế.
1.3. Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage)
Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng,
giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả,
và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích
tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao
hơn. (Michael Porter, 1985, trang 3).
Khi một doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có
cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ,
hoặc làm được những việc mà các đối thủ khác không thể làm được. Lợi thế cạnh
tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp.
Do vậy mà các doanh nghiệp đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy
nhiên điều này thường rất dễ bị xói mòn bới những hành động bắt chước của đối
thủ.
2. Các cơ sở của lợi thế cạnh tranh
Quan điểm của tổ chức công nghiệp IO (Industrial Organization) tập trung
vào cơ cấu lực lượng trong một ngành, môi trường cạnh tranh của các công ty và
ảnh hưởng của chúng tới lợi thế cạnh tranh. Ông Michael Porter, giáo sư đại học
Harvard, người nổi tiếng đã ủng hộ quan điểm này. Theo ý kiến của ông, xây dựng
và duy trì lợi thế cạnh tranh là phân tích các lực lượng bên ngoài, sau đó quyết
định và hành động dựa trên kết quả thu được. Mối quan tâm lớn của quan điểm IO
là doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh như thế nào, đồng thời quan điểm IO
cho rằng lợi thế cạnh tranh liên quan tới vị trí trong ngành.
Mô hình 5 tác lực cạnh tranh nắm bắt được ý tưởng chính về lý thuyết lợi
thế cạnh tranh của Porter, 5 tác lực cạnh tranh xác định những quy luật cạnh tranh
trong bất cứ ngành công nghiệp nào. Mục đích của việc phân tích cấu trúc ngành
là nhằm xác định những nhân tố then chốt cho cạnh tranh thành công, cũng như
nhận ra các cơ hội và mối đe dọa là gì? Chìa khoá thành công nằm ở khả năng
khác biệt của doanh nghiệp trong việc giải quyết mối quan hệ với các tác lực cạnh
tranh đó. Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét và phân tích môi trường vĩ mô nhằm
xác định những nhân tố quan trọng về phía chính phủ, xã hội, chính trị, tự nhiên và
công nghệ để nhận diện các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên để có thể hiểu biết đầy đủ về các lợi thế cạnh tranh, đòi hỏi
doanh nghiệp phải xem xét vai trò của các nguồn lực bên trong công ty.
Quan điểm dựa trên nguồn lực RBV (Resource-Based View) cho rằng để
đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh, nguồn lực doanh nghiệp đóng vai trò rất
quan trọng, công ty sẽ thành công nếu nó trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và
tốt nhất đối với việc kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp. RBV không chỉ
tập trung phân tích các nguồn lực bên trong mà nó còn liên kết năng lực bên trong
với môi trường bên ngoài. Lợi thế cạnh tranh sẽ bị thu hút về doanh nghiệp nào sở
hữu những nguồn lực hoặc năng lực tốt nhất. Do vậy, theo RBV, lợi thế cạnh tranh
liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực và năng lực cốt lõi của
doanh nghiệp.
Hình 2.1. Vai trò của nguồn lực & năng lực (Lê Thành Long, 2003)
2.1. Cách thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh
Theo James Craig và Rober Grant, lợi thế cạnh tranh được tạo ra theo
mô hình sau:
Hình 2.2. Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh
(Nguồn: James Craig và Rober Grant, “Strategy Management”, 1993,
trang 63).
Mô hình này là sự kết hợp cả quan điểm của tổ chức công nghiệp (IO)
và quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV).
Để xác định các yếu tố thành công then chốt, là nguồn gốc bên ngoài
của lợi thế cạnh tranh, trước hết phải phân tích môi trường vĩ mô và cạnh
tranh ngành. Tiếp theo, phân tích nguồn lực và kiểm toán nội bộ công ty sẽ
xác định các nguồn gốc bên trong của lợi thế cạnh tranh, đó là những nguồn
lực có giá trị, các tiềm lực tiêu biểu, những năng lực cốt lõi và khác biệt của
công ty, từ đó nhận dạng được các lợi thế cạnh tranh trong phối thức và
nguồn lực.
Để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững thì nguồn lực phải có giá trị, nó
bao hàm những đặc điểm như hiếm có, có thể tạo ra giá trị khách hàng, có thể
bắt chước và thay thế nhưng không hoàn toàn (Barney, 1991, trang 105).
Trong một ngành phụ thuộc lớn vào xu thế công nghệ như ngành chế
tạo máy biến thế, thì các nguồn lực không thể bắt chước hoàn toàn lại thường
bị các công nghệ mới thay thế và có thể sẽ bị mất toàn bộ giá trị. Do vậy, lợi
thế cạnh tranh bền vững là những lợi thế đủ lớn để tạo sự khác biệt, đủ lâu
dài trước những biến đổi của môi trường kinh doanh và phản ứng của đối thủ,
trội hơn đối thủ trong những thuộc tính kinh doanh hữu hình có ảnh hưởng
đến khách hàng.
2.2. Cách thức để duy trì, củng cố và xây dựng năng lực cạnh tranh
2.2.1 Tập trung xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh
Theo phân tích của Michael Porter, lợi thế cạnh tranh bền vững chỉ có
thể đạt được thông qua chi phí thấp hoặc sự khác biệt hóa trong phối thức thị
trường.
Hình 2.3. Các lợi thế cạnh tranh của Porter
(Nguồn: Michael Porter, “Competitive Advantage”, 1985, trang 12).
Từ đó, ở hầu hết mức độ cơ bản, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế
cạnh tranh bền vững bằng cách nhận biết và thực hiện những hành động sau
đây : nâng cao hiệu quả các hoạt động, nâng cao chất lượng, đổi mới và nâng
cao sự thõa mãn khách hàng.
Nâng cao hiệu quả các hoạt động là tạo ra hiệu suất lớn hơn với chi phí
thấp hơn dựa vào hiệu suất lao động và vốn. Nâng cao chất lượng là tạo ra
những sản phẩm hay dịch vụ tin cậy, an toàn và khác biệt nhằm đem lại
những giá trị cao hơn trong nhận thức của khách hàng. Đổi mới là khám phá
những phương thức mới và tốt hơn để cạnh tranh trong ngành và thâm nhập
vào thị trường. Còn nâng cao sự thỏa mãn khách hàng là làm tốt hơn đối thủ
trong việc nhận biết và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Vậy khối tổng thể được xây dựng như sau:
Hình 2.4. Xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh
2.2.2 Xác định các nguồn lực cần xây dựng và duy trì
Đó là những nguồn lực tạo ra giá trị cho khách hàng và có thể ngăn
cản sự bắt chước hoặc thay thế. Do đó nên tập trung sự đầu tư vào xây dựng
và bảo vệ các nguồn lực đáp ứng những điều kiện này thì mới có khả năng tạo
ra và duy trì được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Theo Michael Porter, có ba điều kiện để duy trì lợi thế cạnh tranh. Thứ
nhất, hệ thống cấp bậc của nguồn gốc (tính bền vững và tính bắt chước),
những lợi thế cấp thấp hơn như chi phí lao động thấp thì dễ dàng bị bắt
chước trong khi những lợi thế cấp cao hơn như độc quyền về công nghệ, danh
tiếng thương hiệu, hay đầu tư tích lũy và duy trì các mối quan hệ với khách
hàng thì khó có thể bắt chước được. Thứ hai, số lượng của những nguồn gốc
khác biệt, càng nhiều thì càng khó bắt chước. Thứ ba, không ngừng cải tiến
và nâng cấp, luôn tạo ra những lợi thế canh tranh mới ít nhất là nhanh hơn
đối thủ để thay thế những cái cũ.
3. Công cụ phân tích năng lực cạnh tranh
3.1. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công trong ngành, nhất thiết phải
trả lời được hai câu hỏi quan trọng, phải nhận ra khách hàng cần gì ở mình? và
làm thế nào doanh nghiệp có thể chống đỡ sự cạnh tranh?
Muốn vậy, trước hết doanh nghiệp phải tập trung vào phân tích môi trường
ngành dựa trên mô hình năm tác lực cạnh tranh của Michael Porter. Việc phân tích
này giúp công ty nhận ra những cơ hội và thách thức, qua đó doanh nghiệp biết
mình nên đứng ở vị trí nào để đối phó một cách hiệu quả với năm lực lượng cạnh
tranh trong ngành. Năm tác lực này không phải là yếu tố tĩnh, mà ngược lại nó vận
động liên lục cùng với các giai đoạn phát triển của ngành. Từ đó sẽ xác định
những yếu tố thành công then chốt được xem như là nguồn gốc bên ngoài của lợi
thế cạnh tranh.
Michael Porter đã đưa ra mô hình năm tác lực cạnh tranh gồm (1) Cường
độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành, (2) Nguy cơ nhập cuộc của
các đối thủ tiềm năng, (3) Mối đe dọa từ các sản phẩm có khả năng thay thế, (4)
Quyền lực thương lượng của người mua, và (5) Quyền lực thương lượng của nhà
cung ứng.
Hình 2.5. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
(Nguồn: Michael Porter, “Competitive Strategy”, 1980, trang 4).
3.1.1 Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng
Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể
hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có
thể dự đoán. Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh
hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất
thấp.
Theo Michael Porter, có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu, đó là lợi thế
kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển
đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chi phí không liên
quan đến quy mô.
3.1.2 Ap lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành
Tính chất và cường độ của cuộc cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong
ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau :
Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc.
Tốc độ tăng trưởng của ngành.
Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao.
Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi.
Ngành có năng lực dư thừa.
Tính đa dạng của ngành.
Sự tham gia vào ngành cao.
Các rào cản rút lui.
3.1.3 Ap lực từ các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành
bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể
kinh doanh có lãi. Do các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến
sự canh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích
xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do đó, việc phân biệt sản phẩm
là chính hay là sản phẩm thay thế chỉ mang tính tương đối.
3.1.4 Ap lực từ phía khách hàng
Ap lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hay mặc
cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính điều này làm cho các đối thủ chống lại
nhau, dẫn tới làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành. Ap lực từ khách hàng xuất
phát từ các điều kiện sau:
Khi số lượng người mua là nhỏ.
Khi người mua mua một lượng lớn sản phẩm và tập trung.
Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán.
Các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản.
Khách hàng đe dọa hội nhập về phía sau.
Sản phẩm ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của
người mua.
Khách hàng có đầy đủ thông tin.
3.1.5 Ap lực của nhà cung ứng
Nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng
giá hay giảm chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cung ứng. Do đó, nhà cung ứng có thể
chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp chi phí
tăng lên trong giá thành sản xuất.
Những điều kiện làm tăng áp lực từ nhà cung ứng có xu hướng ngược với
các điều kiện làm tăng quyền lực của người mua. Áp lực từ nhà cung ứng sẽ tăng
lên nếu :
Chỉ có một số ít các nhà cung ứng.
Khi sản phẩm thay thế không có sẵn.
Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt
động của khách hàng.
Khi sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi
các đối thủ của người mua.
Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung ứng.
Khi các nhà cung ứng đe dọa hội nhập về phía trước.
3.2. Phân tích nguồn lực
3.2.1 Nguồn lực
Nguồn lực là tài sản riêng của công ty, có thể phân nguồn lực thành 2 loại
là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.
Nguồn lực hữu hình bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực về tài
chính.
Nguồn lực vô hình bao gồm nhân lực, công nghệ, danh tiếng và các mối
quan hệ.
Bảng 2.1. Phân loại các nguồn lực
Các nguồn lực tài
chính
Khả năng nợ, các mức tín dụng, tài sản ròng hiện có,
dự trữ tiền mặt và bất cứ một tài sản tài chính nào khác.
Các nguồn lực vật
chất
Nhà xưởng, máy móc, đồ đạc, nguyên liệu, thiết bị
văn phòng, phương tiện sản xuất,…
Các nguồn lực
nhân lực
Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của nhà quản lý và
nhân viên. Khả năng thích ứng và lòng trung thành của nhân
viên.
Công nghệ
Bằng phát minh sáng chế, bản quyền, bí mật công
nghệ.
Danh tiếng
Nhãn hiệu, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại,
hình ảnh công ty, văn hóa doanh nghiệp.
Các mối quan hệ
Với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và mối
quan hệ với chính phủ, cộng đồng.
Mọi công ty đều có các nguồn lực, tuy nhiên các nguồn lực này không phải
là duy nhất và có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, trừ phi nguồn lực đó
phải khó xây dựng, khó mua, khó thay thế hoặc khó bắt chước được.
3.2.2 Năng lực cốt lõi (Core Competencies)
Là những năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn những năng
lực khác trong nội bộ công ty, năng lực đó mang tính trung tâm đối với khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
C.K.Prahalad và Gary Hamel (1990) đưa ra hình tượng một cái cây mà bộ
rễ là năng lực cốt lõi, thân và cành chính là sản phẩm cốt lõi, nhánh phụ là những
đơn vị kinh doanh, hoa lá là những sản phẩm sau cùng. Năng lực cốt lõi là sự hợp
nhất, gom tụ tất cả công nghệ và chuyên môn của công ty vào thành một trọng
điểm, một mũi nhọn nhất quán. Nhiều gợi ý cho rằng công ty nên xác định và tập
trung vào 3 hoặc 4 năng lực cốt lõi. Các năng lực cốt lõi phải khác biệt nhau.
(Prahalad va Hamel, 1990).
3.2.3 Năng lực khác biệt (Distinctive Competencies)
Đó là những năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn đối thủ
cạnh tranh, nó cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh (John Kay, 1993).
Giá trị của bất kỳ lợi thế nào tạo ra phụ thuộc vào tính bền vững và khả năng thích
ứng của nó. Kay chỉ ra có 3 loại năng lực khác biệt là cơ cấu hợp tác, sự đổi mới
và danh tiếng. Các năng lực khác biệt khó xây dựng và duy trì, khó sao chép và
bắt chước, cũng như khó có thể mua được.
Các năng lực khác biệt không phải dễ bắt chước và rất tốn kém nhất là khi
các năng lực khác biệt đó có tính chất năng động, không ngừng biến hoá. Các đối
thủ muốn bắt chước cần phải có khả năng và quyết tâm cao. Do đó việc tăng đầu
tư hoặc tăng tính mạo hiểm sẽ làm đối thủ phải nản lòng.
3.3. Phương pháp kiểm toán nội bộ (Internal Auditing)
Đây là phương pháp xác định các điểm mạnh và yếu của công ty bằng hình
thức sử dụng kiểm toán nội bộ các chức năng trong công ty. Đánh giá chi tiết toàn
bộ các chức năng hoạt động và khả năng hoàn thành công việc trong việc xây
dựng năng lực cạnh tranh cho công ty. Các chức năng này có thể được thực hiện
tốt hoặc không tốt trong việc theo đuổi một lợi thế cạnh tranh bền vững.
Phương pháp kiểm toán nội bộ được các nhà hoạch định chiến lược sử dụng
để đánh giá các nguồn lực và năng lực của một tổ chức dưới góc độ các bộ phận
chức năng khác nhau của công ty. Thường thì các công ty có kết cấu gồm sáu lĩnh
vực chức năng chính: sản xuất - vận hành, tiếp thị, nghiên cứu và triển khai, tài
chính – kế toán, quản trị và hệ thống thông tin. Đây là sáu chức năng phổ biến
nhất mà công ty nào cũng có và THIBIDI cũng sẽ không ngoại lệ.
Vậy chúng ta cần kiểm tra đánh giá gì ở mỗi lĩnh vực chức năng này?
Những gì cần tập trung đánh giá là sự đầy đủ hay thiếu hụt các nguồn lực quan
trọng, mức độ tiến hành các quy trình và các công việc thường nhật trong mỗi lĩnh
vực chức năng này. Điểm chính là xác định việc thực hiện các chức năng này tốt
hay chưa và những nguồn lực nào đã có sẵn cho những lĩnh vực chức năng này
tiến hành các hoạt động lao động sản xuất của mình.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Do luong gia tri thuong hieu
Do luong gia tri thuong hieuDo luong gia tri thuong hieu
Do luong gia tri thuong hieuTuong Huynh Dieu
 
Doi thu canh tranh va cach bo tro
Doi thu canh tranh va cach bo troDoi thu canh tranh va cach bo tro
Doi thu canh tranh va cach bo troViệt Long Plaza
 
địNh giá thương hiệu
địNh giá thương hiệuđịNh giá thương hiệu
địNh giá thương hiệuKiên Thỏ
 
Quản trị chiến lược doanh nghiệp
Quản trị chiến lược doanh nghiệpQuản trị chiến lược doanh nghiệp
Quản trị chiến lược doanh nghiệpVũ Hồng Phong
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mô hình phân tích swot
Mô hình phân tích swotMô hình phân tích swot
Mô hình phân tích swotPhương Giang
 

La actualidad más candente (8)

Do luong gia tri thuong hieu
Do luong gia tri thuong hieuDo luong gia tri thuong hieu
Do luong gia tri thuong hieu
 
Doi thu canh tranh va cach bo tro
Doi thu canh tranh va cach bo troDoi thu canh tranh va cach bo tro
Doi thu canh tranh va cach bo tro
 
địNh giá thương hiệu
địNh giá thương hiệuđịNh giá thương hiệu
địNh giá thương hiệu
 
Quản trị chiến lược doanh nghiệp
Quản trị chiến lược doanh nghiệpQuản trị chiến lược doanh nghiệp
Quản trị chiến lược doanh nghiệp
 
MAR26.doc
MAR26.docMAR26.doc
MAR26.doc
 
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
Một số nhận xét đánh giá về công tác tổ chứcbộ máy quản ...
 
QT093.Doc
QT093.DocQT093.Doc
QT093.Doc
 
Mô hình phân tích swot
Mô hình phân tích swotMô hình phân tích swot
Mô hình phân tích swot
 

Destacado

100 cau hoi ly thuyet vat li hoc bua.10992
100 cau hoi ly thuyet vat li hoc bua.10992100 cau hoi ly thuyet vat li hoc bua.10992
100 cau hoi ly thuyet vat li hoc bua.10992triday19
 
Ly Thuyet Kinh Te Vi Mo
Ly Thuyet Kinh Te Vi MoLy Thuyet Kinh Te Vi Mo
Ly Thuyet Kinh Te Vi Mohsplastic
 
[123doc.vn] luan-van-giai-phap-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-tren-dia-ban-...
[123doc.vn]   luan-van-giai-phap-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-tren-dia-ban-...[123doc.vn]   luan-van-giai-phap-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-tren-dia-ban-...
[123doc.vn] luan-van-giai-phap-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-tren-dia-ban-...Ngọc Lê
 
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)Nang Vang
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrienLuận Teddi
 
Bai tap kinh te vi mo
Bai tap kinh te vi moBai tap kinh te vi mo
Bai tap kinh te vi moTrung Billy
 
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDBai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDDung Nguyen
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢIDung Lê
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môTrung Billy
 

Destacado (10)

100 cau hoi ly thuyet vat li hoc bua.10992
100 cau hoi ly thuyet vat li hoc bua.10992100 cau hoi ly thuyet vat li hoc bua.10992
100 cau hoi ly thuyet vat li hoc bua.10992
 
Ly Thuyet Kinh Te Vi Mo
Ly Thuyet Kinh Te Vi MoLy Thuyet Kinh Te Vi Mo
Ly Thuyet Kinh Te Vi Mo
 
[123doc.vn] luan-van-giai-phap-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-tren-dia-ban-...
[123doc.vn]   luan-van-giai-phap-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-tren-dia-ban-...[123doc.vn]   luan-van-giai-phap-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-tren-dia-ban-...
[123doc.vn] luan-van-giai-phap-phat-trien-kinh-te-nong-nghiep-tren-dia-ban-...
 
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
Kinh te phat trien 45F nhom 2(ĐHTM)
 
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrienNgân hàng trắc nghiệm môn kt  phattrien
Ngân hàng trắc nghiệm môn kt phattrien
 
Bai tap kinh te vi mo
Bai tap kinh te vi moBai tap kinh te vi mo
Bai tap kinh te vi mo
 
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQDBai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
Bai giang kinh te phat trien ĐH KTQD
 
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giaiBai tap kinh te vi mo co loi giai
Bai tap kinh te vi mo co loi giai
 
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
290 CÂU TRẮC NGHIỆM KINH TẾ VĨ MÔ CÓ LỜI GIẢI
 
bài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi môbài tập kinh tế vi mô
bài tập kinh tế vi mô
 

Similar a Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_co_so_ly_thuyet_de_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cho_cac_doanh_nghiep_truoc

Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)Thanhxuan Pham
 
Chapter 6 phan tich nganh va moi truong canh tranh
Chapter 6   phan tich nganh va moi truong canh tranhChapter 6   phan tich nganh va moi truong canh tranh
Chapter 6 phan tich nganh va moi truong canh tranhNgoc Loan Bui
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiThao Vy
 
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptxSO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptxHuongThu88
 
Chien luoc kinh doanh hieu qua
Chien luoc kinh doanh hieu quaChien luoc kinh doanh hieu qua
Chien luoc kinh doanh hieu quaLee Cường
 
Chapter 6 __phan_tich_nganh_va_moi_truong_canh_tranh
Chapter 6 __phan_tich_nganh_va_moi_truong_canh_tranhChapter 6 __phan_tich_nganh_va_moi_truong_canh_tranh
Chapter 6 __phan_tich_nganh_va_moi_truong_canh_tranhVõ Thịnh
 

Similar a Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_co_so_ly_thuyet_de_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cho_cac_doanh_nghiep_truoc (20)

Lợi thế và tầm quan trọng về quản trị kinh doanh
Lợi thế và tầm quan trọng về quản trị kinh doanh Lợi thế và tầm quan trọng về quản trị kinh doanh
Lợi thế và tầm quan trọng về quản trị kinh doanh
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Tổng Công Ty 319 ...
 
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
Doko.vn 24324-giai-phap-nham-nang-cao-nang-luc-canh-tr (1)
 
Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
 
Chapter 6 phan tich nganh va moi truong canh tranh
Chapter 6   phan tich nganh va moi truong canh tranhChapter 6   phan tich nganh va moi truong canh tranh
Chapter 6 phan tich nganh va moi truong canh tranh
 
Chapter 10.pptx
Chapter 10.pptxChapter 10.pptx
Chapter 10.pptx
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển.Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển.
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển.
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Thời Kỳ Hội ...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Thời Kỳ Hội ...Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Thời Kỳ Hội ...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Thời Kỳ Hội ...
 
Đề tài quản trị kinh doanh marketing xuất khẩu tại công ty hay 2017
Đề tài  quản trị kinh doanh marketing xuất khẩu tại công ty hay 2017 Đề tài  quản trị kinh doanh marketing xuất khẩu tại công ty hay 2017
Đề tài quản trị kinh doanh marketing xuất khẩu tại công ty hay 2017
 
Năng lực cạnh tranh là gì? Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
Năng lực cạnh tranh là gì? Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael PorterNăng lực cạnh tranh là gì? Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
Năng lực cạnh tranh là gì? Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
 
Marketing
MarketingMarketing
Marketing
 
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moiCâu hỏi quản trị chiến lược moi
Câu hỏi quản trị chiến lược moi
 
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP KHU CHẾ XUẤT Ở VIỆT NAM...
 
1,2,3.pptx
1,2,3.pptx1,2,3.pptx
1,2,3.pptx
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Bia.
 
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptxSO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
SO CONG THUONG - NLCT - HOANG CHI CUONG.pptx
 
Chien luoc kinh doanh hieu qua
Chien luoc kinh doanh hieu quaChien luoc kinh doanh hieu qua
Chien luoc kinh doanh hieu qua
 
Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu.docxCơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu.docx
Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu.docx
 
Chapter 6 __phan_tich_nganh_va_moi_truong_canh_tranh
Chapter 6 __phan_tich_nganh_va_moi_truong_canh_tranhChapter 6 __phan_tich_nganh_va_moi_truong_canh_tranh
Chapter 6 __phan_tich_nganh_va_moi_truong_canh_tranh
 

Más de Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 

Más de Trần Đức Anh (20)

Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 

Tailieu.vncty.com luan van-thac_sy_co_so_ly_thuyet_de_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cho_cac_doanh_nghiep_truoc

  • 1. Cơ sở lý thuyết để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trước thách thức hội nhập WTO 1. Lý thuyết về cạnh tranh 1.1. Cạnh tranh (Competition) Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh. (Michael Porter, 1996). 1.2. Năng lực cạnh tranh Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, người ta đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ... Ở luận văn này, sẽ chủ yếu đề cập đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng
  • 2. một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra và có được các lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh. (Lê Công Hoa, 2006). Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin… Như vậy có thể thấy, khái niệm năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, được cấu thành bởi nhiều yếu tố và chịu sự tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô. Một sản phẩm có thể năm nay được đánh giá là có năng lực cạnh tranh, nhưng năm sau, hoặc năm sau nữa lại không còn khả năng cạnh tranh nếu không giữ được các yếu tố lợi thế. 1.3. Lợi thế cạnh tranh (Competitive Advantage) Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả, và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao hơn. (Michael Porter, 1985, trang 3).
  • 3. Khi một doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc mà các đối thủ khác không thể làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy mà các doanh nghiệp đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên điều này thường rất dễ bị xói mòn bới những hành động bắt chước của đối thủ. 2. Các cơ sở của lợi thế cạnh tranh Quan điểm của tổ chức công nghiệp IO (Industrial Organization) tập trung vào cơ cấu lực lượng trong một ngành, môi trường cạnh tranh của các công ty và ảnh hưởng của chúng tới lợi thế cạnh tranh. Ông Michael Porter, giáo sư đại học Harvard, người nổi tiếng đã ủng hộ quan điểm này. Theo ý kiến của ông, xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh là phân tích các lực lượng bên ngoài, sau đó quyết định và hành động dựa trên kết quả thu được. Mối quan tâm lớn của quan điểm IO là doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh như thế nào, đồng thời quan điểm IO cho rằng lợi thế cạnh tranh liên quan tới vị trí trong ngành. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh nắm bắt được ý tưởng chính về lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Porter, 5 tác lực cạnh tranh xác định những quy luật cạnh tranh trong bất cứ ngành công nghiệp nào. Mục đích của việc phân tích cấu trúc ngành là nhằm xác định những nhân tố then chốt cho cạnh tranh thành công, cũng như nhận ra các cơ hội và mối đe dọa là gì? Chìa khoá thành công nằm ở khả năng khác biệt của doanh nghiệp trong việc giải quyết mối quan hệ với các tác lực cạnh tranh đó. Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét và phân tích môi trường vĩ mô nhằm xác định những nhân tố quan trọng về phía chính phủ, xã hội, chính trị, tự nhiên và công nghệ để nhận diện các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp.
  • 4. Tuy nhiên để có thể hiểu biết đầy đủ về các lợi thế cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét vai trò của các nguồn lực bên trong công ty. Quan điểm dựa trên nguồn lực RBV (Resource-Based View) cho rằng để đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh, nguồn lực doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, công ty sẽ thành công nếu nó trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất đối với việc kinh doanh và chiến lược của doanh nghiệp. RBV không chỉ tập trung phân tích các nguồn lực bên trong mà nó còn liên kết năng lực bên trong với môi trường bên ngoài. Lợi thế cạnh tranh sẽ bị thu hút về doanh nghiệp nào sở hữu những nguồn lực hoặc năng lực tốt nhất. Do vậy, theo RBV, lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp. Hình 2.1. Vai trò của nguồn lực & năng lực (Lê Thành Long, 2003) 2.1. Cách thức để tạo ra lợi thế cạnh tranh
  • 5. Theo James Craig và Rober Grant, lợi thế cạnh tranh được tạo ra theo mô hình sau: Hình 2.2. Mô hình các yếu tố quyết định của lợi thế cạnh tranh (Nguồn: James Craig và Rober Grant, “Strategy Management”, 1993, trang 63). Mô hình này là sự kết hợp cả quan điểm của tổ chức công nghiệp (IO) và quan điểm dựa trên nguồn lực (RBV). Để xác định các yếu tố thành công then chốt, là nguồn gốc bên ngoài của lợi thế cạnh tranh, trước hết phải phân tích môi trường vĩ mô và cạnh tranh ngành. Tiếp theo, phân tích nguồn lực và kiểm toán nội bộ công ty sẽ xác định các nguồn gốc bên trong của lợi thế cạnh tranh, đó là những nguồn lực có giá trị, các tiềm lực tiêu biểu, những năng lực cốt lõi và khác biệt của công ty, từ đó nhận dạng được các lợi thế cạnh tranh trong phối thức và nguồn lực. Để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững thì nguồn lực phải có giá trị, nó bao hàm những đặc điểm như hiếm có, có thể tạo ra giá trị khách hàng, có thể bắt chước và thay thế nhưng không hoàn toàn (Barney, 1991, trang 105). Trong một ngành phụ thuộc lớn vào xu thế công nghệ như ngành chế tạo máy biến thế, thì các nguồn lực không thể bắt chước hoàn toàn lại thường
  • 6. bị các công nghệ mới thay thế và có thể sẽ bị mất toàn bộ giá trị. Do vậy, lợi thế cạnh tranh bền vững là những lợi thế đủ lớn để tạo sự khác biệt, đủ lâu dài trước những biến đổi của môi trường kinh doanh và phản ứng của đối thủ, trội hơn đối thủ trong những thuộc tính kinh doanh hữu hình có ảnh hưởng đến khách hàng. 2.2. Cách thức để duy trì, củng cố và xây dựng năng lực cạnh tranh 2.2.1 Tập trung xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh Theo phân tích của Michael Porter, lợi thế cạnh tranh bền vững chỉ có thể đạt được thông qua chi phí thấp hoặc sự khác biệt hóa trong phối thức thị trường. Hình 2.3. Các lợi thế cạnh tranh của Porter (Nguồn: Michael Porter, “Competitive Advantage”, 1985, trang 12). Từ đó, ở hầu hết mức độ cơ bản, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách nhận biết và thực hiện những hành động sau đây : nâng cao hiệu quả các hoạt động, nâng cao chất lượng, đổi mới và nâng cao sự thõa mãn khách hàng.
  • 7. Nâng cao hiệu quả các hoạt động là tạo ra hiệu suất lớn hơn với chi phí thấp hơn dựa vào hiệu suất lao động và vốn. Nâng cao chất lượng là tạo ra những sản phẩm hay dịch vụ tin cậy, an toàn và khác biệt nhằm đem lại những giá trị cao hơn trong nhận thức của khách hàng. Đổi mới là khám phá những phương thức mới và tốt hơn để cạnh tranh trong ngành và thâm nhập vào thị trường. Còn nâng cao sự thỏa mãn khách hàng là làm tốt hơn đối thủ trong việc nhận biết và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Vậy khối tổng thể được xây dựng như sau: Hình 2.4. Xây dựng các khối tổng thể của lợi thế cạnh tranh 2.2.2 Xác định các nguồn lực cần xây dựng và duy trì Đó là những nguồn lực tạo ra giá trị cho khách hàng và có thể ngăn cản sự bắt chước hoặc thay thế. Do đó nên tập trung sự đầu tư vào xây dựng và bảo vệ các nguồn lực đáp ứng những điều kiện này thì mới có khả năng tạo ra và duy trì được lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  • 8. Theo Michael Porter, có ba điều kiện để duy trì lợi thế cạnh tranh. Thứ nhất, hệ thống cấp bậc của nguồn gốc (tính bền vững và tính bắt chước), những lợi thế cấp thấp hơn như chi phí lao động thấp thì dễ dàng bị bắt chước trong khi những lợi thế cấp cao hơn như độc quyền về công nghệ, danh tiếng thương hiệu, hay đầu tư tích lũy và duy trì các mối quan hệ với khách hàng thì khó có thể bắt chước được. Thứ hai, số lượng của những nguồn gốc khác biệt, càng nhiều thì càng khó bắt chước. Thứ ba, không ngừng cải tiến và nâng cấp, luôn tạo ra những lợi thế canh tranh mới ít nhất là nhanh hơn đối thủ để thay thế những cái cũ. 3. Công cụ phân tích năng lực cạnh tranh 3.1. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công trong ngành, nhất thiết phải trả lời được hai câu hỏi quan trọng, phải nhận ra khách hàng cần gì ở mình? và làm thế nào doanh nghiệp có thể chống đỡ sự cạnh tranh? Muốn vậy, trước hết doanh nghiệp phải tập trung vào phân tích môi trường ngành dựa trên mô hình năm tác lực cạnh tranh của Michael Porter. Việc phân tích này giúp công ty nhận ra những cơ hội và thách thức, qua đó doanh nghiệp biết mình nên đứng ở vị trí nào để đối phó một cách hiệu quả với năm lực lượng cạnh tranh trong ngành. Năm tác lực này không phải là yếu tố tĩnh, mà ngược lại nó vận động liên lục cùng với các giai đoạn phát triển của ngành. Từ đó sẽ xác định những yếu tố thành công then chốt được xem như là nguồn gốc bên ngoài của lợi thế cạnh tranh. Michael Porter đã đưa ra mô hình năm tác lực cạnh tranh gồm (1) Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành, (2) Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm năng, (3) Mối đe dọa từ các sản phẩm có khả năng thay thế, (4)
  • 9. Quyền lực thương lượng của người mua, và (5) Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng. Hình 2.5. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter (Nguồn: Michael Porter, “Competitive Strategy”, 1980, trang 4). 3.1.1 Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đoán. Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp.
  • 10. Theo Michael Porter, có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu, đó là lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô. 3.1.2 Ap lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành Tính chất và cường độ của cuộc cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau : Số lượng các đối thủ cạnh tranh đông đúc. Tốc độ tăng trưởng của ngành. Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao. Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi. Ngành có năng lực dư thừa. Tính đa dạng của ngành. Sự tham gia vào ngành cao. Các rào cản rút lui. 3.1.3 Ap lực từ các sản phẩm thay thế Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằng cách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các công ty trong ngành có thể kinh doanh có lãi. Do các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến sự canh tranh trên thị trường. Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích
  • 11. xu hướng sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại. Do đó, việc phân biệt sản phẩm là chính hay là sản phẩm thay thế chỉ mang tính tương đối. 3.1.4 Ap lực từ phía khách hàng Ap lực từ phía khách hàng chủ yếu có hai dạng là đòi hỏi giảm giá hay mặc cả để có chất lượng phục vụ tốt hơn. Chính điều này làm cho các đối thủ chống lại nhau, dẫn tới làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành. Ap lực từ khách hàng xuất phát từ các điều kiện sau: Khi số lượng người mua là nhỏ. Khi người mua mua một lượng lớn sản phẩm và tập trung. Khi người mua chiếm một tỷ trọng lớn trong sản lượng của người bán. Các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản. Khách hàng đe dọa hội nhập về phía sau. Sản phẩm ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của người mua. Khách hàng có đầy đủ thông tin. 3.1.5 Ap lực của nhà cung ứng Nhà cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng cách đe dọa tăng giá hay giảm chất lượng sản phẩm/ dịch vụ cung ứng. Do đó, nhà cung ứng có thể chèn ép lợi nhuận của một ngành khi ngành đó không có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong giá thành sản xuất.
  • 12. Những điều kiện làm tăng áp lực từ nhà cung ứng có xu hướng ngược với các điều kiện làm tăng quyền lực của người mua. Áp lực từ nhà cung ứng sẽ tăng lên nếu : Chỉ có một số ít các nhà cung ứng. Khi sản phẩm thay thế không có sẵn. Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trọng đối với hoạt động của khách hàng. Khi sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi các đối thủ của người mua. Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung ứng. Khi các nhà cung ứng đe dọa hội nhập về phía trước. 3.2. Phân tích nguồn lực 3.2.1 Nguồn lực Nguồn lực là tài sản riêng của công ty, có thể phân nguồn lực thành 2 loại là nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình. Nguồn lực hữu hình bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực về tài chính. Nguồn lực vô hình bao gồm nhân lực, công nghệ, danh tiếng và các mối quan hệ. Bảng 2.1. Phân loại các nguồn lực
  • 13. Các nguồn lực tài chính Khả năng nợ, các mức tín dụng, tài sản ròng hiện có, dự trữ tiền mặt và bất cứ một tài sản tài chính nào khác. Các nguồn lực vật chất Nhà xưởng, máy móc, đồ đạc, nguyên liệu, thiết bị văn phòng, phương tiện sản xuất,… Các nguồn lực nhân lực Kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của nhà quản lý và nhân viên. Khả năng thích ứng và lòng trung thành của nhân viên. Công nghệ Bằng phát minh sáng chế, bản quyền, bí mật công nghệ. Danh tiếng Nhãn hiệu, uy tín sản phẩm, nhãn hiệu thương mại, hình ảnh công ty, văn hóa doanh nghiệp. Các mối quan hệ Với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối và mối quan hệ với chính phủ, cộng đồng. Mọi công ty đều có các nguồn lực, tuy nhiên các nguồn lực này không phải là duy nhất và có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, trừ phi nguồn lực đó phải khó xây dựng, khó mua, khó thay thế hoặc khó bắt chước được. 3.2.2 Năng lực cốt lõi (Core Competencies)
  • 14. Là những năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn những năng lực khác trong nội bộ công ty, năng lực đó mang tính trung tâm đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. C.K.Prahalad và Gary Hamel (1990) đưa ra hình tượng một cái cây mà bộ rễ là năng lực cốt lõi, thân và cành chính là sản phẩm cốt lõi, nhánh phụ là những đơn vị kinh doanh, hoa lá là những sản phẩm sau cùng. Năng lực cốt lõi là sự hợp nhất, gom tụ tất cả công nghệ và chuyên môn của công ty vào thành một trọng điểm, một mũi nhọn nhất quán. Nhiều gợi ý cho rằng công ty nên xác định và tập trung vào 3 hoặc 4 năng lực cốt lõi. Các năng lực cốt lõi phải khác biệt nhau. (Prahalad va Hamel, 1990). 3.2.3 Năng lực khác biệt (Distinctive Competencies) Đó là những năng lực mà doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh, nó cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh (John Kay, 1993). Giá trị của bất kỳ lợi thế nào tạo ra phụ thuộc vào tính bền vững và khả năng thích ứng của nó. Kay chỉ ra có 3 loại năng lực khác biệt là cơ cấu hợp tác, sự đổi mới và danh tiếng. Các năng lực khác biệt khó xây dựng và duy trì, khó sao chép và bắt chước, cũng như khó có thể mua được. Các năng lực khác biệt không phải dễ bắt chước và rất tốn kém nhất là khi các năng lực khác biệt đó có tính chất năng động, không ngừng biến hoá. Các đối thủ muốn bắt chước cần phải có khả năng và quyết tâm cao. Do đó việc tăng đầu tư hoặc tăng tính mạo hiểm sẽ làm đối thủ phải nản lòng. 3.3. Phương pháp kiểm toán nội bộ (Internal Auditing) Đây là phương pháp xác định các điểm mạnh và yếu của công ty bằng hình thức sử dụng kiểm toán nội bộ các chức năng trong công ty. Đánh giá chi tiết toàn bộ các chức năng hoạt động và khả năng hoàn thành công việc trong việc xây
  • 15. dựng năng lực cạnh tranh cho công ty. Các chức năng này có thể được thực hiện tốt hoặc không tốt trong việc theo đuổi một lợi thế cạnh tranh bền vững. Phương pháp kiểm toán nội bộ được các nhà hoạch định chiến lược sử dụng để đánh giá các nguồn lực và năng lực của một tổ chức dưới góc độ các bộ phận chức năng khác nhau của công ty. Thường thì các công ty có kết cấu gồm sáu lĩnh vực chức năng chính: sản xuất - vận hành, tiếp thị, nghiên cứu và triển khai, tài chính – kế toán, quản trị và hệ thống thông tin. Đây là sáu chức năng phổ biến nhất mà công ty nào cũng có và THIBIDI cũng sẽ không ngoại lệ. Vậy chúng ta cần kiểm tra đánh giá gì ở mỗi lĩnh vực chức năng này? Những gì cần tập trung đánh giá là sự đầy đủ hay thiếu hụt các nguồn lực quan trọng, mức độ tiến hành các quy trình và các công việc thường nhật trong mỗi lĩnh vực chức năng này. Điểm chính là xác định việc thực hiện các chức năng này tốt hay chưa và những nguồn lực nào đã có sẵn cho những lĩnh vực chức năng này tiến hành các hoạt động lao động sản xuất của mình.