SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 38
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

PHẦN GIỚI THIỆU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì
vậy, việc đảm bảo đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm
rất quan trọng trong mỗi cơ quan, tổ chức. Việt Nam được thế giới đánh giá là có
lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi
lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện
thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại
hội Đảng XI thông qua ngày 16/2/2011.
Đối với Việt Nam, khi làm chiến lược phát triển kinh tế thường không song
hành với chiến lược phát triển nhân lực. Đây là một hạn chế lớn, ảnh hưởng đến phát
triển nguồn nhân lực nước ta. Và hệ quả của cách làm này cho thấy, dù chi tiêu cho
giáo dục chiếm tỷ trọng lớn của GDP nhưng nguồn nhân lực vẫn không có bước đột
phá, các chiến lược phát triển kinh tế không có đủ nguồn nhân lực cần thiết để thực
hiện. Theo Phó giáo sư – Tiến Sĩ Đức Vượng (Viện trưởng Viện Khoa học nghiên
cứu nhân tài - nhân lực Việt Nam) đã khẳng định “nếu không làm tốt vấn đề tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, thì khó lòng đạt được mục tiêu đến
năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Hiện nay, Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 85.000 cơ sở sản xuất, khu
công nghiệp, thu hút 300.000 lao động làm việc. Tuy nhiên, toàn vùng chỉ giải quyết
được việc làm cho khoản 170.000 người. Theo tiến sĩ Bùi Thị Thanh (Trường Đại
học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định: “Môi trường làm việc, chính sách
đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân tài của Đồng bằng Sông Cửu
Long, chậm cải thiện, chưa đủ mạnh và thiếu đồng bộ giữa các địa phương nên
không tạo ra các điều kiện cần thiết kích thích phát triển và thu hút nguồn nhân lực.
Điều đó dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám sang các vùng khác như Thành phố
Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ”.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

1

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của những vấn đề trên nên việc
Phân tích “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu
Long” là vấn đề cần được nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu
Long. Từ đó tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đồng bằng Sông Cửu Long.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam.
- Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đồng bằng Sông Cửu
Long.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đồng bằng Sông Cửu Long
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Phạm vi về không gian và đối tượng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu
của đề tài chủ yếu là nguồn nhân lực có trình độ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
3.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thống kê trong năm 2010, 2011 và 2012 về
thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam.
3.3. Phạm vi về nội dung
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

2

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

Do thực hiện trong thời gian ngắn, nên đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích
thực trạng nguồn nhân lực tại Đồng bằng Sông Cửu Long.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Do hạn chế về thời gian nên đề tài không sử dụng số liệu sơ cấp mà chỉ sử
dụng số liệu thứ cấp. Các số liệu thứ cấp này được thu thập trên Internet, các trang
web, các bài báo và tạp chí chuyên ngành,…
4.2. Phương pháp phân tích
Dùng phương pháp thống kê và mô tả để biết được thực trạng nguồn nhân lực
Việt Nam nói chung và thực trạng nguồn nhân lực tại Đồng bằng Sông Cửu Long
nói riêng.
Từ mô tả và phân tích trên sử dụng phương pháp suy luận để đề ra các giải
pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu hút nguồn nhân lực có trình độ,
góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

3

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM NGUỒN NHÂN LỰC
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển
kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong
các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định
trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một
nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng
không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó
thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn.
Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc
hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt
Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có
khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất nguồn năng lực nội sinh. Vậy nguồn nhân lực là gì?
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực:
- Dưới dưới góc độ của Kinh tế Chính trị: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực
và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó
kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch
sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu
hiện tại và tương lai của đất nước.
- Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển
của mỗi cá nhân và của đất nước”.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

4

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

- Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao
gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn
lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn
tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên.
Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng
nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân
lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân
số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc
độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và
nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người
muốn phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động).
Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một
nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển
Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển
các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho
sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tinh
chiến lược , là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.
Phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia: chính là sự biến đổi về số lượng
và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh
thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực . Nói
một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử
dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản
thân mỗi con người.
1.2. NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người
lao động cụ thể có trình độ lành nghề ( về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành
nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định
(Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề. Giữa chất lượng
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

5

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là
muốn nói đến tổng thể nguồn nhân lực của một quốc gia, trong đó nguồn nhân lực
chất lượng cao là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có
chất lượng nhất. Bởi vậy, khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao không thể
không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nói chung của một
đất nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu
cầu của thị trường ( yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có
kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm,
làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm
với công việc.
Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những con người phát triển cả
về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về
đạo đức, tình cảm trong sáng. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần đông
về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất.
Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri
thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Các
lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh
và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát
triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó động
lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người,
đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những con người được đầu tư phát
triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở
thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”. Bởi trong bối cảnh thế giới có
nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những người có
năng lực thực sự.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

6

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

1.3. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động
luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực
để phát triển kinh tế.
Theo nhà kinh tế người Anh , William Petty cho rằng lao động là cha, đất đai
là mẹ của mọi của cải vật chất; Các-Mác cho rằng con người là yếu tố số một của
lực lượng sản xuất. Trong truyền thống Việt Nam xác định “Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia”. Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao động tri
thức, theo ông ta “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ
của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”.
Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá
trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là
nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác.
Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa
học công nghệ,… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân
lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của
mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí
tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai
thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố
có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có
hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là
yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính
quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên
không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền
vững nếu hội đủ bốn điều kiện :

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

7

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

+ Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn.
+ Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó.
+ Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo.
+ Bốn là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba.
Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là quá trình chuyển
đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao
động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào
tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại
nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất
yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa. Khi đất nước ta
đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri
thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển bền vững. Đảng ta đã
xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự
phát triển nhanh và bền vững.
Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách
tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước nhằm phát triển bền vững.
Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

8

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

Chương 2
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

2.1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO Ở VIỆT NAM
2.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số Việt Nam vào năm 2010 là 86,82
triệu người. Đến năm 2011, dân số nước ta tăng thêm 1,06% so với năm 2010, đạt
87,84 triệu người. Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người,
tăng 1,06% so với năm 2011.
Bảng 1. DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: Triệu người
Chênh lệch
Dân số

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

2011-2010
+/-

Theo Giới tính
Nam
Nữ
Theo Khu Vực
Thành thị
Nông thôn

86,93
42,99
43,94
86,93
26,51
60,42

87,84
43,44
44,40
87,84
27,89
59,95

88,78
43,92
44,86
88,78
28,81
59,97

0,91
0,45
0,46
0,91
1,38
-0,47

Tỷ lệ %
1,05
1,05
1,05
1,05
5,21
-0,78

2012-2011
+/0,94
0,48
0,46
0,94
0,92
0,02

Tỷ lệ %
1,07
1,10
1,04
1,07
3,30
0,03

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Phân theo giới tính: Dân số nam năm 2011 là 43,44 triệu người, tăng 1,05% và
dân số nữ năm 2011 là 40,44 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2010. Đến năm
2012, dân số nam 43,92 triệu người, tăng 1,10%; dân số nữ 44,86 triệu người tăng
1,04%. Nhìn chung, tốc độ gia tăng dân số nam cao hơn tốc độ gia tăng dân số nữ
trong giai đoạn 2010 – 2012.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

9

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

Xét theo khu vực: Trong tổng dân số cả nước năm 2011, dân số khu vực thành
thị là 27,89 triệu người, tăng 1,38% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là
59,95 triệu người, giảm 0,47%. Tuy nhiên, dân số ở cả hai khu vực đều tăng trong
năm 2012. Dân số khu vực thành thị tăng 3,30% so với năm 2011, đạt mức 28,81
triệu người. Dân số khu vực nông thôn cũng tăng thêm nhưng với tỷ lệ thấp là
0,03% so với năm 2011 và đạt 59,97 triệu người
Theo tính toán của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, đến giữa thế kỷ XXI, dân số
Việt Nam (VN) có thể đạt ngưỡng 100 triệu người [10, Tr 1]. Ngân hàng thế giới
(WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm
(thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng.
Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực VN đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh
của nền kinh tế VN xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng [10, Tr1]. Tuổi thọ trung
bình của người VN hiện nay là 75 tuổi.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm
việc có xu hướng tăng qua các năm. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011
là 51,40 triệu người, tăng 1,96% so với năm 2010. Trong năm 2012, lực lượng lao
động từ 15 tuổi trở lên đã tăng thêm 1,18 triệu người, tương đương 2,30%, đẩy con
số này lên 52,58 triệu người.
Bảng 2. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: Triệu người
Chênh lệch
Lực lượng
lao động

Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

2011-2010

2012-2011

+/-

Tỷ lệ %

+/-

Tỷ lệ %

Lực lượng lao động từ
15 tuổi trở lên

50,41

51,40

52,58

0,99

1,96

1,18

2,30

Lao động từ 15 tuổi
trở lên đang làm việc

49,05

50,34

51,69

1,29

2,63

1,35

2,68

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

10

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”
(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Tương tự, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2011 là 50,34 triệu
người, tăng 2,63% so với năm 2010. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012
là 51,69 triệu người, tăng 2,26% so với năm 2011.
Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc biến động với tỷ lệ thấp. Xét
theo thành phần kinh tế, lực lượng lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng
cao nhất, tăng từ 86,06% năm 2010 lên 86,30% năm 2012; Cơ cấu lao động khu vực
nhà nước có xu hướng giảm tăng trong năm 2011 từ 10,42% năm 2010 lên 10,43%
năm 2011 và giảm trong năm 2012 xuống còn 10,39%; Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm dần qua các năm, từ năm 2010 là 3,53%
giảm xuống còn 3,31% năm 2012. Phân theo ngành kinh tế, lĩnh vực nông lâm
nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm dần qua các năm,
từ năm 2010 là 49,50% xuống 47,49% năm 2012; lĩnh vực dịch vụ tăng từ 29,54%
năm 2010 lên 31,40 % năm 2012. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng dần
qua 3 năm từ 20,96% năm 2010 lên 21,11% năm 2012.
Bảng 3. CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN
ĐANG LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2012

Năm
Theo thành phần kinh tế
Nhà nước
Ngoài nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Theo ngành kinh tế
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ

2010
100,00
10,42
86,06
3,53
100,00
49,50
20,96
29,54

ĐVT: %
2011
2012
100,00 100,00
10,43
10,39
86,20
86,30
3,38
3,31
100,00 100,00
48,39
47,49
21,28
21,11
30,33
31,40

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Số liệu từ Điều tra biến động dân số năm 2011 của Tổng cục Dân số - Kế
hoạch hóa gia đình cho thấy, số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

11

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

nhóm dân số nào khác nên chỉ số già hóa cũng gia tăng nhanh chóng, trong khi đó tỷ
số hỗ trợ tiềm năng lại giảm đáng kể [20, Tr1].
Thời gian để VN chuyển đổi từ cơ cấu dân số già hóa sang cơ cấu dân số già sẽ
ngắn hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế cũng như các chương trình an sinh xã hội
cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi được coi là nhóm thiệt
thòi và dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, hơn 39% người cao tuổi VN vẫn đang làm
việc.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi và tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động trong độ tuổi của VN giai đoạn 2010-2012 có chiều hướng giảm dần qua các
năm, đây là một dấu hiệu tích cực của thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của lao
động trong độ tuổi năm đã giảm từ 2,88% năm 2010 xuống 1,99% năm 2012. Tỷ lệ
thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn cao hơn ở khu vực nông thôn. Trong đó, khu
vực thành thị giảm từ 4,29% năm 2010 xuống 3,25% năm 2012 và khu vực nông
thôn giảm từ 2,30% năm 2010 xuống 1,42% năm 2012. Tỷ lệ thiếu việc làm năm
2012 của lao động trong độ tuổi là 2,80%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực
nông thôn là 3,35%, thấp hơn so với tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm 2010 (các tỷ lệ
tương ứng năm 2009 là: 3,57%, 1,82%, 4,26%). Ngược lại với tỷ lệ lao động thất
nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn cao hơn
khu vực thành thị.
Bảng 4. TỶ LỆ LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012

Năm
Tỷ lệ lao động thất nghiệp
Thành thị
Nông thôn
Tỷ lệ lao động thếu việc làm
Thành thị
Nông thôn

2010
2,88
4,29
2,30
3,57
1,82
4,26

ĐVT: %
2011
2012
2,27
1,99
3,60
3,25
1,71
1,42
3,34
2,80
1,82
1,58
3,96
3,35

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

12

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

Theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ,
về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực VN giai đoạn 2011-2020 [6, Tr1],
thì trong 10 năm tới cần tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với
cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 là khoảng 30,5 triệu người
(chiếm khoảng 55,0% trong tổng số 55 triệu người làm việc trong nền kinh tế đất
nước) và năm 2020, có khoảng gần 44 triệu người (chiếm khoảng 70,0% trong tổng
số gần 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế). Trong tổng số nhân lực qua đào
tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề đến năm 2015 có khoảng 23,5 triệu
người (tăng 77%). Đến năm 2020 có khoảng 34,4 triệu người (bằng 78,5%). Số nhân
lực đào tạo qua hệ thống giáo dục - đào tạo đến năm 2015 có khoảng 7 triệu người
(bằng 23%), đến năm 2020 có khoảng 9,4 triệu người (bằng 21,5%).
2.1.2. Hiện tượng chảy máu chất xám
Chảy máu chất xám (tiếng Anh: human capital flight hoặc brain drain) là thuật
ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ
thuật từ một nước qua những nước khác.
Hiện nay, Chảy máu chất xám còn là cụm từ dùng để chỉ những người không
thỏa mãn với môi trường làm việc, muốn tìm cơ hội thăng tiến và cống hiến ở một
công ty mới. Việc giữ chân nhân viên giỏi đang là một vấn đề nhức nhối đối với
nhiều doanh nghiệp, nhất là những ngành yêu cầu trình độ cao.
Xuất phát từ ước mơ thoát nghèo, lao động kĩ thuật cao thường có xu hướng
học tập và làm việc ở môi trường được kỳ vọng là thuận lợi nhất. Từ đó, hiện tượng
chảy máu chất xám ở các nước nghèo và đang phát triển lại càng đáng quan ngại
hơn.
Theo thống kê của Trang Di cư (Bộ Ngoại giao VN) [25, Tr 1] thì cộng đồng
Việt ở nước ngoài đã tăng hơn 4 triệu người, đang học tập, sinh sống và làm việc
trên 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu chỉ nhìn trong ngắn hạn thì điều này đồng
nghĩa với lượng chất xám đang thất thoát ngày càng nhiều. Số liệu thống kê ước tính
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

13

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

có khoảng 400.000 trí thức, trong đó có 25% du học sinh VN đang học tập, sinh
sống tại xứ người. Khảo sát năm 2010 của Viện giáo dục quốc tế IIE thì có đến 6070% du học sinh có ý định ở lại học tập và công tác ở nước ngoài. Đáng lo hơn là số
học sinh du học tự túc chiếm đến 90% tổng số lượng thống kê.
Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án
322) được hình thành từ năm 2000 với mục tiêu là đào tạo cán bộ tại những cơ sở
giáo dục nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước với những ngành mà VN thiếu hoặc
chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế. Đây là đề án được kỳ vọng rất lớn từ phía chính
phủ, nhân dân lẫn người học. Đề án 322 là một chương trình nhận được nguồn kinh
phí rất lớn trong điều kiện đất nước còn nghèo, kéo dài trong một thập kỷ. Theo ông
Nguyễn Xuân Vang, cục trưởng Cục Đào tạo nước ngoài - Bộ GD-ĐT, cho biết kinh
phí đã chi cho việc đào tạo từ năm 2.000 - 2010 là trên 2.500 tỉ đồng, trung bình mỗi
năm chi 228,5 tỉ đồng.
Trong mười năm hoạt động của Ðề án 322, có 7.129 ứng viên trúng tuyển đã
được gửi đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục tiên tiến tại nhiều nước trên thế giới, trong
đó có 3.838 tiến sĩ, 2.042 thạc sĩ, 416 thực tập sinh và 833 cử nhân. Theo Bộ Giáo
dục và Ðào tạo, 95% số lưu học sinh đã về nước đúng thời hạn và đã hoàn thành
nhiệm vụ đào tạo [9, Tr 1]. Ðề án 322 là một minh chứng thể hiện những nỗ lực của
Nhà nước ta trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học
và công nghệ, đồng thời bảo đảm tính công bằng về cơ hội trong lĩnh vực đào tạo.
Tuy vậy, ngay khi Ðề án khép lại, có một vấn đề đã được đặt ra một cách
nghiêm túc, là hiệu quả hoạt động nghiên cứu của lưu học sinh sau khi trở về đơn vị
công tác cũ. Không ít nghiên cứu sinh sau khi trở về đã phải từng bước tạm dừng
hoặc rời bỏ hẳn hoạt động nghiên cứu khoa học vì nhiều lý do: môi trường khoa học
còn bảo thủ, chưa chấp nhận thay đổi đến từ bên ngoài; điều kiện hoạt động khoa
học thiếu thốn (thiếu kinh phí nghiên cứu; nghèo nàn cơ sở vật chất, phòng thí
nghiệm, thư viện...) và đặc biệt là những vấn đề của đời sống vật chất khiến nhiều
nhà nghiên cứu phải đặt khoa học sang một bên để lao vào các công việc mưu sinh.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

14

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

Như vậy, vấn đề chảy máu chất xám không chỉ là những vết thương ngoại khi
người được đào tạo rời bỏ Tổ quốc, di dân đến các quốc gia phát triển, mà còn là
những vết thương nội khi nguồn chất xám chất lượng cao không phục vụ cho các
mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, mà nhiều khi bị lãng phí trong những mục
đích tầm thường của cuộc sống (nhưng không hề tầm thường với mỗi cá nhân). Nhìn
một cách sâu xa, những vết thương nội để lại những hậu quả tai hại còn hơn cả
những vết thương ngoại. Bởi lẽ một chuyên gia, một nhà khoa học nếu còn có những
liên hệ với đất nước thì đến một lúc nào đó, sau khi vượt qua được những vấn đề
trước mắt, họ vẫn có thể có những đóng góp quan trọng cho Tổ quốc. Nhưng nếu
một nhà khoa học không vượt qua được thì rất nhiều khả năng giới khoa học sẽ mất
đi một nhà khoa học chỉ sau một khoảng thời gian không tham gia nghiên cứu.
Đánh giá về chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công
nghệ trong các trường đại học (ĐH), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn
Quân nhận định: “VN đang rất lãng phí nguồn lực chất xám ở các trường ĐH, nơi
tập trung rất đông nguồn nhân lực trình độ cao với nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến
sĩ” [12, Tr 1].
2.1.3. Hoạt động động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Theo Bộ Giáo dục và đào tạo năm học 1999-2000, cả nước có 153 trường ĐH
và cao đẳng (ĐH là 69, cao đẳng là 84), năm học 2004-2005 số trường là 230 (93
trường ĐH, 137 trường cao đẳng), năm học 2011-2012, số trường ĐH và cao đẳng
(CĐ) là 419 (ĐH là 204 trường, số trường CĐ là 215). Như vậy, so với năm học
1999-2000 thì số trường ĐH và cao đẳng tính đến năm học 2011-2012 đã tăng thêm
hơn 2,7 lần. Việc tăng thêm các trường ĐH và CĐ để đáp ứng nhu cầu học tập của
xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước là cần thiết. Song việc mở ồ ạt các trường trong điều kiện cơ sở vật
chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa đủ, đồng thời một cơ chế quản lý lỏng lẻo,
nhiều bất cập thì lại trở thành một điều đáng lo ngại đối với giáo dục nước ta.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

15

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

Bảng 5. SỐ LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
VÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG QUA CÁC NĂM HỌC
Bậc học
Năm học

Hệ cao đẳng
Trường

Hệ đại học

Sinh viên Trường

Tổng

Sinh viên

Trường

Sinh viên

1999 – 2000

153

173.910

69

719.840

222

893.750

2004 – 2005

137

273.460

93

1.046.291

230

1.319.754

2009 – 2010

230

576.880

173

1.358.861

403

1.935.739

2010 – 2011

173

726.219

188

1.435.887

414

2.162.106

2011 – 2012

215

756.290

204

1.448.021

419

2.204.313

Ghi chú: - Đơn vị tính cột Trường là: Trường
- Đơn vị tính cột Sinh viên là: Sinh viên
(Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo)

Nếu như số lượng sinh viên vào năm học 1999-200 là 893.754 sinh viên thì
đến năm học 2011-2012 là 2.204.313 sinh viên tăng 1,6 lần. Quy chuẩn về cơ cấu
trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động khu vực châu Á hiện nay là: 1 đại học/4
cao đẳng/10 trung cấp [27, Tr 1] nhưng đối với VN thì con số này là ngược lại. Số
trường ĐH năm 2012 là 204 trường với 1.448.201 sinh viên, trong khi số CĐ chỉ là
215 trường với 756.292 sinh viên. Thay vì 1 đại học/4 CĐ thì chúng ta đã làm ngược
lại: 2 đại học/1 cao đẳng. Cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng đang gặp vấn đề: đào tạo
công nhân kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp; nhân lực được đào tạo các ngành kỹ
thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư chiếm tỷ trọng thấp, còn tỷ trọng các ngành xã
hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao, thiếu nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề,
trước hết là trong các ngành trọng điểm (cơ khí, điện tử - kỹ thuật điện, hóa chất...).
Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học Xã
hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức một cuộc khảo sát với quy mô gần
3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba
ĐH: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và ĐH Huế, đã
cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc
làm, dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

16

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo. Trong số này,
46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn một giải pháp
an toàn là tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Thậm chí, có 27%
cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không
phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành
học cũng chiếm tới 18%. Do đây là khảo sát được thực hiện tại các ĐH quốc gia,
ĐH vùng - những ĐH “đầu tàu” của VN nên thực trạng này ở các trường ĐH khác
có lẽ cũng không khả quan hơn [15, Tr 1].
Theo bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào Tạo Phạm Vũ Luận thì “so với nhu cầu
hiện đại hóa đất nước, chất lượng giáo dục ĐH còn yếu kém. Chính vì vậy Đảng ra
chỉ thị phải đổi mới căn bản và toàn diện bậc học này” [22, Tr 1]. Nguyên nhân việc
không kiểm soát chất lượng giảng dạy và cấp bằng tùy tiện hiển nhiên là làm giảm
thấp uy tín của giáo dục VN. Bằng chứng là chất lượng của các trường ĐH hàng đầu
VN bị xuống cấp nghiêm trọng, không có khả năng cạnh tranh quốc tế, và trên thực
tế không thể lọt vào nhóm 200 trường đầu bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế
giới.
2.1.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ, tính đến tháng 12-2012 cả nước
có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình
11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm [28, Tr 1]
Theo Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các
hội khoa học và kỹ thuật VN (VUSTA) nhận định “Số Giáo sư, Tiến sĩ chúng ta
nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH VN nào được đứng trong bảng
xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế
của cả nước gần 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng số lượng của một trường ĐH ở
Thái Lan” [28, Tr 1]. Theo Báo cáo Harvard, trong năm 2006, 2.830 giảng viên của
trường ĐH Chulalongkorn của Thái Lan đăng được 744 công trình nghiên cứu trên

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

17

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

các tạp chí quốc tế. Trong khi đó, 3.360 giảng viên của hai trường ĐH Quốc gia Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đăng được tổng cộng 36 công trình.
Năm 2006, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(VAST) đăng được 41 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế [13, Tr 1]. Cũng
trong năm đó, chỉ riêng các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Phúc Đán ở Thượng
Hải đã đăng được 2.286 bài trên các tạp chí quốc tế.
Theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong giai đoạn 1996-2011 Việt
Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình
duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của
Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore (126.881).
Thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ và các chuyên gia cho thấy trong 5
năm (2006 - 2010) cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích
được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ,
trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng
sáng chế nào được đăng ký tại đây. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8
triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161
bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và
trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 bằng sáng chế.
Để giải thích cho tình trạng này là giảng viên VN kém ngoại ngữ. Điều này có
thể chấp nhận như một lời giải thích nhưng khó chấp nhận với thực tế hiện tại, nhất
là trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, khi mà các hoạt đông nghiên cứu khoa học
ngày càng trở nên có tính toàn cầu trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính.
Những nhà khoa học không có khả năng kết nối với những xu hướng toàn cầu trong
lĩnh vực của họ chắc chắn sẽ không tham gia vào các nghiên cứu có liên quan.
Nguyên nhân khác, theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, mỗi giảng viên
ĐH ngoài việc đảm bảo 900 giờ giảng dạy phải có 500 giờ dành cho nghiên cứu
khoa học/năm. Đối với Giáo sư, Phó Giáo sư và giảng viên chính thì số giờ dành
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

18

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

cho nghiên cứu khoa học từ 600 - 700 giờ/năm. Tuy nhiên, hiện nay đa số giảng
viên các trường ĐH chỉ đào tạo mà không nghiên cứu khoa học. Các trường ĐH
không có biên chế làm khoa học chuyên nghiệp. Việc nghiên cứu chỉ được coi là
hoạt động làm thêm của cán bộ giảng dạy.
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố bảng xếp hàng về Chỉ số
đối mới công nghệ toàn cầu năm 2012, trong đó VN xếp vị trí 76 [19, Tr 1].

Hình 1. Chỉ số đối mới công nghệ toàn cầu
Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII- Global Innovation Index) được tính dựa trên
điểm số trung bình của các yếu tố đầu vào là môi trường thuận lợi cho đổi mới (cách
tổ chức, nguồn nhân lực, thị trường, cơ sở hạ tầng), môi trường kinh doanh và đầu ra
là thành tựu trong đổi mới khoa học và sáng tạo.
Theo Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới Francis Gurry, đổi mới
công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới và
chất lượng. Đổi mới công nghệ cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng sức cạnh
tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số này luôn thấp hơn các nước Malaysia,
Singapore và Thái Lan.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

19

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

Chất lượng của các nghiên cứu khoa học còn thấp. Đề tài mà chúng ta tiến
hành nghiên cứu là ứng dụng những thành tựu của thế giới vào điều kiện cụ thể của
VN. Những vấn đề mà chúng ta chọn làm mục tiêu nghiên cứu đối với thế giới
thường là quá cũ, có khi cũ đến hai, ba hoặc cũng có thể tới bốn chục năm. Tên đề
tài thường chung chung, không có giới hạn cụ thể [28, Tr 1]. Tỷ lệ kết quả nghiên
cứu được ứng dụng vào sản xuất có lẽ chỉ khoảng vài ba phần trăm. Đề cương
nghiên cứu của đề tài thường “rộng”, nhiều nội dung nhưng kết quả đạt được thì quá
khiêm tốn, lặp đi lặp lại, bảo vệ đạt “xuất sắc”. Tuy nhiên, ngoài việc nộp cho Bộ
Khoa học và Công Nghệ và thì đề tài không được ứng dụng. Nghiên cứu khoa học
có thể được thực hiện nhằm được tính điểm công trình để ứng cử vào các chức danh
giáo sư, phó giáo sư. Điều này gây lãng phí lớn hàng chục tỉ đồng cho ngân sách nhà
nước.
2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
2.2.1. Giới thiệu khái quát Đồng bằng Sông Cửu Long
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích đất tự nhiên là 39.653,2
Km2 (chiếm 12,50% diện tích đất tự nhiên của cả nước, gồm 13 tỉnh, thành phố:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Thành phố Cần
Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đây là
vùng sinh thái, là đồng bằng châu thổ lớn nhất VN, là châu thổ rộng và phì nhiêu ở
Đông Nam Á và thế giới. Đất canh tác hầu hết là đất phù sa, được tưới tiêu bằng hệ
thống sông ngòi, kênh mương chằng chịt do thiên nhiên ban tặng và được xây dựng
qua nhiều thế hệ. Do vậy, ĐBSCL là vùng đất có nhiều tiềm năng về sản xuất nông
nghiệp.
ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 Km 2 và khoảng 360.000 Km2 lãnh hải, là
vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan, do đó rất thuận lợi cho
phát triển kinh tế biển, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, du lịch và
vận tải biển.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

20

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

ĐBSCL có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và
phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – có tiềm lực lớn nhất cả
nước. Biên giới tây giáp với các nước Đông Nam Á càng làm cho ĐBSCL trở thành
một vị trí chiến lược toàn diện về kinh tế lẫn quốc phòng.
ĐBSCL được Đảng và nhà nước xác định là vùng kinh tế lớn hàng đầu cả
nước. Đó là vùng kinh tế không chỉ có nông nghiệp và thuỷ sản xuất khẩu lớn nhất
cả nước, mà còn là vùng có lợi thế để phát triển thương mại, du lịch dịch vụ; phát
triển các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và giao lưu kinh tế với các quốc gia lưu
vực sông Mê Kông nói riêng, với ASEAN và thế giới nói chung.
Tuy nhiên, nếu so với đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ đời sống văn
hóa, xã hội của ĐBSCL còn có một khoản cách nhất định, đó là kết cấu hạ tầng, kỹ
chưa phát triển, nhận thức của người dân chưa cao, đời sống kinh tế còn nghèo. Do
dó điều kiện để phát triển và hưởng thụ dịch vụ văn hóa của người dân trong vùng
còn gặp nhiều khó khăn.
2.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long
Do quy mô dân số lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối cao (khoản 0,82%
vào năm 2011), cơ cấu dân số trẻ, ĐBSCL đã tạo ra sức cung lớn về lực lượng lao
động. Từ năm 2009 đến 2011, trong khi dân số thực tế tăng bình quân là 0,34% thì
tốc độ tăng lực lượng lao động, thì tốc động tăng trưởng lực lượng lao động 0,95%.
Đây là một tiềm năng lớn cho phát triển nguồn nhân lực của vùng, nhưng cũng tạo
nên sức ép lớn về giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác.
Bảng 6. SỰ GIA TĂNG NGUỒN NHÂN LỰC
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lực lượng
lao động

Năm
2010

Năm
2011

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

Năm
2012

21

ĐVT: Nghìn người
Chênh lệch
2011-2010

2012-2011

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

+/-

Tỷ
lệ %

+/-

Tỷ
lệ %

Lực lượng lao
động từ 15
tuổi trở lên

10046,10

10128,7
0

10238,4
0

82,6
0

0,82

109,70

1,08

Dân số

17213,40

17272,2
0

17330,9
0

58,8
0

0,34

58,70

0,34

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Xét theo ngành kinh tế, do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nến tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên và
ngành nông nghiệp giảm xuống. Cụ thể từ năm 2001 đến năm 2011 tỷ trọng khu vực
Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 65,89% xuống còn 51,72%, giảm bình quân
1,42%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 10,57% lên 16,82%, tức tăng bình
quân 0,63%/năm. Khu vực dịch vụ tăng từ 23,5% lên 31,5%, tức tăng bình quân
0,76%/năm. Tuy nhiên, năm 2012 lại có xu hướng ngược lại do tình hình kinh tế
khó khăn, thị trường bất động sản bị ứ động.
Bảng 7: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN
THEO NGÀNH KINH TẾ
ĐVT: %
Năm
Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
Tổng

2001
2009
2010
2011
65,89 54,54 52,61 51,72
10,57 16,63 17,24 16,82
23,54 28,83 30,15 31,16
100,00 100,00 100,00 100,00

T9-2012
52,30
16,53
31,17
100,00

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Xét theo khu vực (thành thị và nông thôn), đại bộ phận lực lượng lao động làm
nghề Nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung phần lớn ở nông thôn. Những năm
gần đây, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn, cơ cấu vùng ĐBSCL có những bước chuyển dịch, kéo theo sự dịch chuyển cơ
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

22

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

cấu lao động. Hệ quả là một bộ phận lao động ở nông thôn được chuyển sang thành
thị hoặc được chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, làm giảm tỷ lệ lao
động ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động khu vực thành thị đã tăng từ 17,16% năm
2001 lên 29,34% năm 2011. Tương ứng, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn đã giảm
từ 82,84% năm 2001 xuống còn 70,66% năm 2011.
Bảng 8. CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN THEO KHU VỰC

Năm
Thành thị
Nông thôn
Tổng

2001
17,16
82,84
100,00

2006
24,83
75,17
100,0
0

2009
27,92
72,08
100,0
0

2010
27,58
72,42
100,0
0

ĐVT: %
2011
29,34
70,66
100,00

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

2.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ ở Đồng bằng Sông Cửu Long
2.2.3.1. Khái quát về nguồn lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long
Hiện nay vùng ĐBSCL đang đối diện với thực trạng chất lượng nguồn nhân
lực chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Bảng 9. TỶ LỆ LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2008 - 2011

ĐVT: %
2010
2011
7,93
8,57
19,48
20,73
14,59
15,41

Năm
2008
2009
Đồng bằng Sông Cửu Long
7,82
7,91
Đông Nam Bộ
22,45 19,59
Cả nước
14,31 14,82
. (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật trong cơ cấu nguồn nhân lực
của vùng rất thất, chỉ đạt 7,82% vào năm 2008 và đạt 8,57% vào năm 2011. Con số
này thấp nhất trong 07 vùng kinh tế của VN và thấp hơn nhiều so với bình quân cả
nước (14,31% vào năm 2008 và 15,41% vào năm 2011). Dù đã được cải thiện

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

23

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

nhưng nếu so với vùng Đông Nam Bộ thì tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn
kỹ thuật của vùng Đông Nam Bộ gấp xấp xỉ 3 lần so với ĐBSCL .
Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, ĐH của ĐBSCL chỉ chiếm 4,39%
trong tổng lực lượng lao động, nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình chung của cả
nước là 7,90%. Tương tự thì lực lượng lao động được dạy nghề và trung cấp chuyên
nghiệp cũng gần bằng phân nữa so với cả nước. Vì vậy, mà ĐBSCL vẫn được xem
là vùng trũng giáo dục của VN. Và tỷ lệ này cần được cải thiện hơn nữa trong tương
lai. Đặc biệt, ở lĩnh vực nông thôn, tỷ lệ lao động chưa đào tạo hơn 94% cao nhất cả
nước và cao hơn trung bình chung cả nước 3,43%, đây là hậu quả của việc người
dân không chú trọng đến việc đưa con cái đi học, muốn con ở nhà làm ruộng, cày
bừa vì họ cho rằng làm nghề nông không cần phải học. Tỷ lệ lao động có trình độ
ĐH trở lên thường tập trung ở thành thị, con số này gấp bốn lần so với nông thôn, vì
ở thành thị có điều kiện để phát triển cho bản thân những người có trình độ.
Bảng 10. CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ
CHUYÊN MÔN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2011
ĐVT: %

Không có trình độ
Dạy nghề
Trung cấp chuyên nghiệp
Cao đẳng
Đại học trở lên
Tổng

Chung
ĐB
Cả
nước
SCL
91,43 84,41
1,82
4,03
2,36
3,66
1,01
1,79
3,38
6,11
100,0
0 100,00

Thành thị
ĐB
Cả
nước
SCL
81,56 69,18
3,94
6,67
4,25
5,81
1,82
2,92
8,43 15,42
100,0
100,00
0

Nông Thôn
ĐB
Cả
Nước
SCL
94,26 90,83
1,23
2,88
1,85
2,81
0,79
1,31
1,87
2,17
100,00 100,00

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp tỉnh, huyện trong vùng, thì 70% có trình độ
ĐH, hai phần ba trong số họ có bằng cử nhân luật, kinh tế chính trị; một phần ba còn
lại là cử nhân chuyên ngành kinh tế và kỹ thuật. Phần lớn cán bộ quản lý được đào
tạo trong cơ chế cũ, nên một bộ phận không nhỏ còn xa lạ và thiếu hiểu biết về kinh

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

24

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

tế thị trường. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có khoảng 20%-50% cán bộ quản lý
nhà nước trong vùng chưa được đào tạo các kỹ năng làm việc trong điều kiện mới và
năng lực tổ chức, quản lý còn hạn chế. Nhưng đáng nói hơn, chỉ có 12,6% cán bộ
quản lý tự nhận thấy cần bổ sung thêm kiến thức về quản trị kinh doanh và 31,2 có
nhu cầu kiến thức quản lý hiện đại [1, Tr 58].
Về đội ngũ quản lý trong các doanh nghiệp của vùng, đặc biệt là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, mặc dù được đánh giá là nhân tố đóng vai trò quan
trọng trong việc thay đổi, cải tiến công nghệ, áp dụng tri thức vào nơi sản xuất, kinh
doanh và quản lý, thế nhưng một tỷ lệ khá lớn trong số họ lại có trình độ học vấn
thấp và đáng lo ngại hơn là hầu hết đều thiếu những kiến thức về quản trị doanh
nghiệp. Theo kết quả điều tra, chỉ có 30% số chủ doanh nghiệp ở nông thôn đã qua
đào tạo kiến thức về quản trị kinh doanh, 25% hiểu biết về luật doanh nghiệp, 44%
hiểu biết về luật thuế, 25% hiểu biết về luật lao động, 8% hiểu biết về luật đầu tư
dẫn đến chất lượng và hiệu quả quản lý doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp ở
nông thôn ĐBSCL rất thấp [1, Tr 59].
Thực trạng trên phản ánh nguồn nhân lực ĐBSCL hiện còn nặng về lao động
giản đơn, ít được đào tạo và mất cân đối trong cơ cấu và không hợp lý trong phân
bố. Đây là sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực và là tồn tại rõ nét nhất của nguồn
nhân lực ĐBSCL.
2.2.3.2. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng
Sông Cửu Long
Nhiệm vụ của giáo dục nói chung là đào tạo con người là mở mang và nâng
cao dân trí, trong đó giáo dục ĐH đóng vai trò rất quan trọng, có thể nói một cách
khẳng định rằng, cả bề mặt và chiều sâu của một nền giáo dục được thể hiện qua nền
giáo dục ĐH. Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp
VN (VCCI) chi nhánh Cần Thơ khẳng định: “Yếu kém về học vấn và đào tạo
chuyên môn được xem là điểm yếu, ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế xã hội
của khu vực ĐBSCL”.
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

25

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

ĐBSCL là vùng đất trù phú, là vựa lúa của cả nước, nhưng nói đến Giáo dục –
đào tạo, thì nơi đây còn nhiều yếu kém. Người ta ví nơi đây giàu lương thực nhưng
nghèo con chữ là vì vậy. Ðể giáo dục ĐBSCL phát triển, tiến bước cùng các vùng
khác trong cả nước, xứng tầm yêu cầu nhiệm vụ, Chính phủ, các ngành, các cấp đã
vào cuộc, có những giải pháp quyết liệt. Ngân sách các tỉnh ĐBSCL dành cho giáo
dục cũng tăng từ 13% lên 18%/năm. Nhiều giải pháp phấn đấu để đạt mục tiêu đến
năm 2015 đưa tỷ lệ lao động được đào tạo lên 40% với 445.000 người/năm; đưa số
trường CĐ nghề và trung cấp nghề lên 57 trường; nâng tỷ lệ 190 sinh viên/10.000
dân; nâng cấp, lập mới 10 - 12 trường ĐH, 11 trường CĐ.
Hiện tại, ĐBSCL có 12 trường ĐH, một phân hiệu trường ĐH và 27 trường
CĐ. Việc xã hội hoá giáo dục với nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập luôn được
chú trọng, đi đầu là ĐH Cửu Long, ĐH Tây Đô,… Trong tương lai là ĐH Kinh tế
Hàng hải, ĐH Đồng Bằng Sông Cửu Long, ĐH Mê Kông. Trước mắt là chung tay
đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH có chất lượng theo nhu cầu xã hội vùng ĐBSCL
tầm nhìn đến năm 2020.
Ngành nghề ưu tiên đào tạo là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, điều dưỡng,
cán bộ y tế cộng đồng, y tế dự phòng, bác sỹ, dược sỹ. Trong lĩnh vực nông nghiệp,
ưu tiên đào tạo ngành công nghệ sau thu hoạch, nuôi trồng, khai thác và chế biến
thủy hải sản; thủy lợi, động lực và cơ khí nông nghiệp, tài nguyên môi trường.
Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, ưu tiên đào tạo các ngành cơ khí chế tạo,
sửa chữa, điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, xây dựng cầu đường, kiến
trúc, xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông vận tải. Trong ngành kinh tế, ưu
tiên đào tạo về quản trị kinh doanh, kinh tế phát triển, quy hoạch, kế hoạch, tái
chính, ngân hàng, thương mại, kinh tế đối ngoại, bảo hiểm, du lịch, quản lý khách
sạn.
Thời gian qua, các trường ĐH tại ĐBSCL có quy mô tuyển sinh khoảng
10.000 sinh viên/năm, trong khi hàng năm có hàng trăm ngàn học sinh tốt nghiệp

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

26

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

phổ thông trung học. Trong phạm vi cả nước, bình quân 0,9 triệu dân có một trường
ĐH thì ở ĐBSCL 3,37 triệu dân có một trường ĐH.
Ngành nghề đào tạo ĐH ở ĐBSCL còn hạn hẹp, chủ yếu đào tạo các ngành
kinh tế, sư phạm, nông lâm, ngoại ngữ. Các ngành cần thiết cho phát triển kinh tế,
kỹ thuật cao giúp đưa quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhanh hơn chỉ mới
bắt đầu triển khai [17, Tr 1]..
2.2.3.3. Chất lượng nguồn nhân lực có trình độ đại học ở Đồng bằng Sông
Cửu Long
Tác giả Quang Minh Nhật và cộng sự đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về
chất lượng nguồn nhân lực có trình độ ở ĐBSCL. Trên cơ sở khảo sát về chất lượng
đào tạo của các trường đại học được đánh giá bởi doanh nghiệp trong khu vực đã
cho thấy chất lượng đào tạo được đánh giá tương đối cao, thể hiện qua hầu hết các
tiêu chí đều được đánh giá ở mức khá và giỏi. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiêm túc
nhìn nhận rằng cần phải quan tâm và cải thiện hơn nữa vì các tiêu chí quan trọng
như kiến thức về lý thuyết cơ bản, kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành kỹ năng
kinh nghiệm thực tiễn, khả năng giải quyết công việc chỉ được đánh giá ở mức khá.
Sinh viên dường như phù hợp hơn với yêu cầu công việc trong các trường
trung học phổ thông và các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng chưa được đánh giá
cao khi được tuyển dụng và làm việc tại các ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh [4, Tr 278].
Khi thực hiện so sánh giữa yêu cầu/nhu cầu về chất lượng đào tạo của doanh
nghiệp và thực tế chất lượng sinh viên được đánh giá bởi doanh nghiệp trong khu
vực để đo lường mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo nguồn nhân lức ĐBSCL. Theo
tác giả Quang Minh Nhật và cộng sự, tuy có chút ít sự cách biệt giữa yêu cầu và
thực tế đáp ứng về chất lượng, nhưng sinh viên tốt nghiệp từ các trường ĐH trong
khu vực đã đáp ứng tương đối cao những yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Nhìn

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

27

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

chung chất lượng đào tạo được đánh giá khá tốt và đáp ứng được những yêu cầu
trong công việc thực tiễn [4, Tr 279].
2.2.4. Nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ ở một số lĩnh vực trong tương lai
2.2.4.1. Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực thuỷ sản
Ngành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, đặc
biệt trong tiến trình phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. ĐBSCL là một vùng
kinh tế quan trọng của Việt Nam. Đồng bằng này được xem như là vùng có những
điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản nhờ vào tiềm năng diện tích mặt nước
biển, ven biển và nội đồng rất lớn cũng như các điều kiện khác về tự nhiên và kinh
tế - xã hội.
Vai trò quan trọng và tiềm năng to lớn của ngành thủy sản ở ĐBSCL không
những chỉ thể hiện ở diện tích mặt nước biển lớn mà còn cả ở nhiều loại hình diện
tích mặt nước ven biển và nội đồng rất phong phú. Nhu cầu cho phát triển của vùng
đến năm 2015 được dự báo khoảng 15.000 kỹ sư và sau đó đạt mức ổn định. Như
vậy, hằng năm cần đào tạo bổ sung khoảng 250-300 kỹ sư thủy sản cho ĐBSCL .
Ngoài ra, đào tạo sau đại học là một nhu cầu thực tế của ngành thủy sản ở
ĐBSCL. Ước tính mỗi năm cần đào tạo 30-50 thạc sĩ cho ngành thủy sản ở đây. Đào
tạo kỹ sư ngành thủy sản cũng cần phải được thực hiện một cách cân đối với đào tạo
ở cấp độ trung cấp-cao đẳng và sau đại học. Tỷ lệ số người có trình độ sau đại học
cần đặc biệt cao đối với trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo nhân
lực cho ngành thủy sản hay cơ quan quản lý ngành ở cấp tỉnh. Trình độ đại học thích
hợp nhiều cho cấp tỉnh và huyện. Cấp độ trung cấp và cao đẳng là rất thích hợp cho
mạng lưới khuyến nông lâm ngư cấp huyện, cơ sở và đơn vị trực tiếp sản xuất kinh
doanh [3, 174].
2.2.4.2. Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

28

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

ĐBSCL là khu vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng
miền nào của cả nước. Nơi đây, cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển
đảo, một vùng sông nước hữu tình và quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu quả, môi
trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hóa,
lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm [11, Tr 1].
Ở Khu Du lịch Núi Sam - An Giang, Khu Du lịch Phù Sa, quận Cái Răng và
Khu Du lịch Mỹ Khánh, huyện Phong Điền -TP.Cần Thơ, Khu Du lịch Vinh Sang Vĩnh Long, là những nơi có sức hút tương đối khá thì đội ngũ chuyên nghiệp vẫn
thiếu và yếu, hầu hết chỉ sử dụng lực lượng lao động phổ thông.
Hiện tại, ĐBSCL đang đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng cả
về cán bộ quản lý và lao động trực tiếp bằng nhiều hình thức, chương trình phù hợp,
đáp ứng yêu cầu về các nghiệp vụ trong ngành du lịch, không ngừng nâng cao tay
nghề và tính chuyên nghiệp cao. Theo kế hoạch phấn đấu của thành phố Cần Thơ và
các tỉnh trong khu vực, đến năm 2015 có ít nhất 80% đội ngũ làm du lịch được
thông qua đào tạo [16, Tr 1].
2.2.4.3. Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực y tế
Theo Quyết định 153/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2010,
ĐBSCL phải đạt tỉ lệ 7 bác sĩ/10.000 dân và 01 dược sĩ đại học/10.000 dân. Tuy
nhiên, đến thời điểm này, toàn vùng chỉ mới đạt 5,27 bác sĩ/10.000 dân và 0,73 dược
sĩ đại học/10.000 dân, đáp ứng chỉ mới được khoảng gần 75% số bác sĩ, dược sĩ
phục vụ nhu cầu điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Thành phố Cần Thơ là
địa phương duy nhất của vùng đạt 7 bác sĩ/10.000 dân, kế đến là cà mau với 6,26
bác sĩ. Tỷ lệ thấp nhất là tại Sóc Trăng chỉ có 3,7 bác sĩ/10.000 dân; tiếp đến là Hậu
Giang 4,05 bác sĩ/10.000 dân. Ở Kiên Giang, nhiều xã đảo, huyện đảo đang rất thiếu
bác sĩ, có khu vực hoàn toàn không có bác sĩ.
Trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của người dân ngày
càng nâng cao, việc thiếu bác sĩ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và thái độ phục
vụ. So với tiêu chuẩn thì hiện tại ĐBSCL còn thiếu 3.048 bác sĩ và 655 dược sĩ trong
GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

29

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

hệ thống y tế công lập và ngoài công lập. Các tỉnh thiếu bác sĩ nhiều nhất là An
Giang với 508 bác sĩ, Sóc Trăng 458 bác sĩ, Tiền Giang 363 bác sĩ [18, Tr 1].

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

30

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

Chương 3.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
NGUỒN NHÂN LỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
3.1. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Đây là giải pháp hàng đầu nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ĐBSCL bởi
giáo dục là điền kiện tiên quyết, là yếu tố trực tiếp đóng vai trò quyết định đến chất
lượng nguồn nhân lực.
3.1.1. Đối với giáo dục phổ thông
Học sinh phổ thông là nguồn đầu vào cho cấp bậc giáo dục Đại học, cao đẳng,
nếu kiến thức nền không vững thì sau khi hoàn thành cấp bậc giáo dục làm sao có
được nguồn đầu ra có chất lượng cao.
- Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân học tập”, vận động học sinh đúng tuổi
đến trường, phải có những chính sách cụ thể, giao trách nhiệm đến từng ban ngành
để hạn chế tối đa đi đến không có tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
- Hoàn thiện quy hoạc và thiết kế mạng lưới các trường theo từng địa phương
trong toàn vùng trên cơ sở dụ báo số lượng học sinh trong 10 hoặc 15 năm tới. Xây
dựng trường học có chất lượng, tránh tình trạng vừa xây xong phải sửa chửa. Có
thiết kế cụ thể cho các trường ở vùng bị ngập nước, vùng sâu vùng xa.
- Nhanh chống chuyển sang chế độ học 2 buổi và mỗi lớp từ 30-35 học sinh
theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo.
- Mỗi trường nên có ít nhất một chuyên viên tâm lý để tư vấn, tìm hiểu tâm tư
nguyện vọng của học sinh.
- Quy hoạch và nhân rộng trường sư phạm chất lượng cao để nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên, có lòng say mê trong nghề nghiệp. Có những chính sách ưu
đãi để khác phục những khó khăn mà giáo viên đang gặp phải.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

31

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

- Xây dụng và tổ chức thực hiện kế hoạc bồi dưỡng thường xuyên hoặc kiểm
tra định kỳ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên
vào năm 2015 và nâng câp trình độ giáo viên vào năm 2020.
3.1.2. Đối với đào tạo bậc đại học, cao đẳng
- Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và thiết kế mạng lưới các trường cao đẳng, đại
học trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nguồn
nhân lực và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo cho toàn vùng.
- Tự ý thức và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho bản thân sinh viên và giảng
viên, đây là điều kiện tiên quyết để hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
- Điều chỉnh cơ cấu đào tạo và đào tạo lại nhằm giảm bớt tình trạng mất cân
đối trong cơ cấu đào tạo và cơ cấu nguồn nhân lực hiện nay.
- Nhanh chóng triển khai mô hình liên kết giáo dục và đào tạo với doanh
nghiệp nhằm gắn liền đào tạo với sử dụng, khắc phục tình trạng nội dung chương
trình, quy mô và cơ cấu đào tạo còn xa rời thực tiễn. Nhân rông mô hình đào Co.op
của Đại học Trà Vinh.
- Triển khai các chương trình đào tạo bằng tiếng anh, liên kết với các trường uy
tín của nước ngoài xây dựng mô hình 2 giai đoạn (2 năm đào tạo tại Việt Nam - 2
năm đào tạo tại nước ngoài).
- Thực hiện việc nghiên cứu khoa học công nghệ theo đúng yêu cầu của doanh
nghiệp và là điểm tựa về về khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp trên cơ sở đó
tạo ra sự thoã mãn hơn cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Chú trọng nghiên cứu
khoa học trong sinh viên.
- Xây dựng bộ phận hướng nghiệp cho sinh viên nhằm giúp sinh viên định
hướng nghề nghiệp trong tương lai một cách hiệu quả.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

32

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

- Xúc tác hình thành một số trường chất lượng cao, trong đó ưu tiên đào tạo
các ngành khoa học cơ bản và các ngành công nghệ cao. Liên kết đào tạo với các
trường đại học trọng điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các trường chất
lượng của khu vự và thế giới nhằm tăng nhanh quy mô đào tạo kỹ sư và nguồn nhân
lực chất lượng cao.
3.2. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN
LỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một bước đột phá chiến
lược, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ
cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm
đưa nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.
- Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người lao động là một
trong những tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì điều này
có ý nghĩa quyết định đến trí lực, thể lực, nhân cách, sức sáng tạo và niềm đam mê
của người lao động.
- Vận động người dân thay đổi tập quán chi tiêu theo hướng giảm thiểu chi tiêu
cho uống rượu, hút thuốc thay vào đó để nâng cao chất lượng bữa ăn, sinh hoạt.
Tăng cường đầu tư cho giáo dục và văn hoá, đẩy lùi tệ nạn xã hội.
- Mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn xã hội về nhân lực Việt Nam phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát động phong trào thi đua yêu
nước tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần
giúp cho mọi người hiểu rõ về các chính sách phát triển nhân lực. Vận động các
doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực để sử dụng với chất lượng ngày càng cao.
- Tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất lượng nhân lực
ở tất cả các ngành, các cấp, địa phương và cả nước; bảo đảm cân đối cung - cầu
nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội Đồng bằng Sông Cửu Long.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

33

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

- Phải làm cho cán bộ đứng đầu trong cơ quan Đảng, chính quyền địa phương,
các ban ngành, tổ chức và các doanh nghiệp trong vùng nhận thức rõ về sự cần thiết
phải thu hút và sử dụng các nhân tài có hiệu quả, từ đó đưa ra các chính sách trọng
dụng hợp lý.
- Xây dựng chính sách chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho lao động
trình độ cao với phương châm “trải chiếu hoa, mời gọi nhân tài.
- Tạo điều kiện để cho sinh viên mới tốt nghiệp ra trường vào làm việc và thể
hiện tài năng nhằm tạo được luồng sinh khí mới trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ
chức. Các doanh nghiệp liên kết với trường đại học, cao đẳng để phối hợp đào tạo
nguồn nhân lực phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp mình.
- Tổ chức sắp xếp lại cán bộ bằng cách rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu
chí năng lực và vào đạo đức. Từ đó bố trí lại cán bộ theo nguyên tác đảm bảo những
cương vị quan trọng phải thuộc về cán bộ có tài, có đức thực sự, đồng thời thực hiện
việc luân chuyển và điều động cán bộ theo định kỳ.
- Hằng năm, Chính quyền địa phương cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về
nguồn nhân lực, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh
nghiệm, trên cơ sở đó mà phát huy mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

34

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam nói chung và
ĐBSCL nói riêng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Mặc dù Đảng và
Nhà nước ta đã rất chú ý đến đào tạo nhưng ĐBSCL luôn trong tình trạng thiếu
nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua phân tích, tác giả đã cho thấy nguồn nhân lực
ĐBSCL hiện còn nặng về lao động giản đơn, ít được đào tạo và mất cân đối trong cơ
cấu và không hợp lý trong phân bố. Đây là sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực và là
tồn tại rõ nét nhất của nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ đó, tác giả đã
đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Đồng bằng
Sông Cửu Long.
2. KIẾN NGHỊ
Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cần khẩn trương chỉ đạo xây dựng Hội đồng nghiên
cứu, tư vấn Giáo dục – Đào tạo cho vùng. Chính quyền của các tỉnh, thành phố trong
khu vực cần tăng cường phối hợp trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực –
chiến lược lược trung tâm cho việc thực hiện các chiến lược khác của từng địa
phương và toàn vùng.
Các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp cần đổi mới tư duy, có cái nhìn mới
về con người, nguồn nhân lực có chất lượng. Tạo điều kiện cho nguồn nhân lực trẻ
có cơ hội cống hiến và phát triển.
Sinh viên cần có ý thức tự học, tự hoàn thiện bản thân cũng như các kỹ năng
cần thiết để xây dựng thương hiệu cho bản thân.
Cần tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa xã hội - nhà trường - gia đình để tạo ra
nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

35

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Thanh (2005), “Phát triển nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu
Long đến năm 2020”, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chu Văn Cấp (2012), “Giáo dục và đào tạo với phát triển nguồn nhân lực
Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & hội nhập (Số 6-16), Tr 50-54.
3. Nguyễn Thanh Toàn, Lê Xuân Sinh, Huỳnh Văn Hiền (2009), “Hiện trạng
và nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành thủy sản ở Đồng bằng Sông
Cửu Long, Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ (Số 2), Tr 168-175.
4. Quang Minh Nhật, Phạm Lê Đông Hậu, Trần Thị Bạch Yến (2012), “Đánh
giá mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp
Đồng bằng Sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên”, Tạp chí Khoa học Đại
học Cần Thơ (Số 22b), Tr 273-282.
5. Niên Giám Thống Kê các năm 2009, 2010, 2011.
6. Quyết định số 1216/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt
Nam giai đoạn 2011- 2020, Thủ tướng Chính phủ, 2011.
7. Bùi Du Dương (2013), Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố
khoa học; http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/01/viet-nam-tut-hau-50-nam-sovoi-thai-lan-ve-cong-bo-khoa-hoc/
8. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Số liệu thống kê toàn ngành giáo dục năm
2012; http://www.moet.gov.vn/?page=11.0
9. Duy Khiêm (2012) Bàn về hiện tượng chảy máu chất xám;
http://nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/777402-.html
10 Đức Vượng (2013), Thực trạng và giải pháp về phát triển nhân lực Việt
Nam;http://nhanlucquangnam.org.vn/index.php?

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

36

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

option=com_content&view=article&id=1251:thc-trng-va-gii-phap-v-phat-trin-nhanlc-vit-nam&catid=250:vit-nam&Itemid=532
11. Nguyễn Hà Phương (2009), Đầu tư du lịch ở Đồng bằng Sông Cửu Long:
Nhân lực vừa thiếu, vừa yếu; http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=124899
12. Nhật Tân, Xuân hải (2012) Việt Nam đang bị chảy máu chất xám nghiêm
trọng;

http://soha.vn/xa-hoi/viet-nam-dang-bi-chay-mau-chat-xam-nghiem-trong-

20121215121304204.htm
13. Phạm Đức Chính (2008), Vì sao khoa học Việt Nam chưa phát triển;
http://vnn.vietnamnet.vn/khoahoc/2008/05/782005/
14. Phạm Đức Chính (2008), Bốn vấn đề nóng cho thứ trưởng Giáo dục – Đào
tạo tương lai; http://vn.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/khoa-hoc/di-nan/b-n-v-n-nong-cho-th-tr-ng-gd-t-t-ng-lai-1.142485
15. Phạm Thị Ly (2012), Giảng đường ế ẫm: Sự sàng lọc của cơ chế thị trường;
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/99320/giang-duong-e-am--su-sang-loc-cua-co-chethi-truong.html
16. Quốc Minh (2013), Nguồn nhân lực du lịch đồng bằng sông Cửu Long vừa
thiếu

vừa

yếu;

http://www.vtvcantho.vn/CVTV/Detail/31173?id_menu-

=152&act=News_Detail&contr=Content
17. Thế Đạt (2013), Đồng bằng Sông Cửu Long đẩy mạnh đầu tư về giáo dục;
http://www.vietnamplus.vn/Home/DB-song-Cuu-Long-day-manh-dau-tu-ve-giaoduc/20132/182800.vnplus
18. Thế Đạt (2013), Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long thiếu gần 4.000 bác
sỹ và dược sỹ; http://www.vietnamplus.vn/Home/Cac-tinh-DBSCL-thieu-gan-4000bac-sy-va-duoc-sy/20131/180157.vnplus

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

37

SVTH: Thạch Kim Khánh
“Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long”

19.

Thùy

Ngân

(2012),

Việt

Nam

tụt

hạng

chỉ

số

trí

tuệ;

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120917/viet-nam-tut-hang-ve-chi-so-tritue.aspx
20. Thông Tấn Xã Việt Nam (2012), Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh
chóng; http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/09/dan-so-viet-nam-dang-gia-hoa-nhanhchong/
21. Thông Tấn Xã Việt Nam (2011), Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần khắc
phục

điểm

yếu

về

học

vấn

và

đào

tạo

http://cpv.org.vn/-

cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340669&cn_id=492930#
22.

Tiến

Dũng

(2011),

Chất

lượng

đại

học

còn

yếu

kém;

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/11/chat-luong-giao-duc-dai-hoc-con-yeu-kem/
23. Tổng cục thống kê Việt Nam (2013), Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam
2012; http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13419
24. Văn Đình Tấn (2012), Nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa

ở nước

ta;

http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?

_Article_ID=212
25. Vân Anh, Thuận Thiên (2012), Kiều hối chảy về, chất xám chảy đi;
http://vef.vn/2012-08-17-trang-page
26.

Vĩnh

Hy

(2012),

Có

bao

nhiêu

thạc

sĩ

giấy?;

http://nld.com.vn/20121206100911191p0c1017/co-bao-nhieu-thac-si-giay.htm
27. Vũ Thế Tùng (2012), Thiếu trường mầm non, thừa trường đại học;
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/04/thieu-truong-mam-non-thua-truongdai-hoc-1/
28.

Vũ

Thơ

(2012),

Nhiều

tiến

sĩ,

ít

phát

minh;

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121205/vat-vo-nghien-cuu-khoa-hoc-ky-2nhieu-tien-si-it-phat-minh.aspx

GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung

38

SVTH: Thạch Kim Khánh

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

La.ts nguon nhan luc o tth
La.ts nguon nhan luc o tthLa.ts nguon nhan luc o tth
La.ts nguon nhan luc o tthduyanhnguyen1202
 
Ảnh hưởng của lực lượng lao động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tron...
Ảnh hưởng của lực lượng lao động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tron...Ảnh hưởng của lực lượng lao động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tron...
Ảnh hưởng của lực lượng lao động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tron...LTrnTnh
 
Những nhận thức chung về nguồn nhân lực
Những nhận thức chung về nguồn nhân lựcNhững nhận thức chung về nguồn nhân lực
Những nhận thức chung về nguồn nhân lựcdohaiyen0907
 
Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ
Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ vùng Đông Nam BộQuy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ
Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ vùng Đông Nam BộHưng Vũ
 
LV: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại ban quản lý đầu tư - xây dựng
LV: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại ban quản lý đầu tư - xây dựngLV: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại ban quản lý đầu tư - xây dựng
LV: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại ban quản lý đầu tư - xây dựngDịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Daotaonguonnhanluc
DaotaonguonnhanlucDaotaonguonnhanluc
DaotaonguonnhanlucMinh Minh
 

La actualidad más candente (12)

La.ts nguon nhan luc o tth
La.ts nguon nhan luc o tthLa.ts nguon nhan luc o tth
La.ts nguon nhan luc o tth
 
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh PhúcLuận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Luận văn: Quản lý nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước về nguồn nhân lực trong Khu công nghiệp
 
4
44
4
 
Ảnh hưởng của lực lượng lao động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tron...
Ảnh hưởng của lực lượng lao động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tron...Ảnh hưởng của lực lượng lao động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tron...
Ảnh hưởng của lực lượng lao động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam tron...
 
Những nhận thức chung về nguồn nhân lực
Những nhận thức chung về nguồn nhân lựcNhững nhận thức chung về nguồn nhân lực
Những nhận thức chung về nguồn nhân lực
 
Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ
Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ vùng Đông Nam BộQuy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ
Quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ
 
LV: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại ban quản lý đầu tư - xây dựng
LV: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại ban quản lý đầu tư - xây dựngLV: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại ban quản lý đầu tư - xây dựng
LV: Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nguồn nhân lực tại ban quản lý đầu tư - xây dựng
 
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM - TẢI ...
 
Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Krông Năng
Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Krông NăngPhát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Krông Năng
Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp xã huyện Krông Năng
 
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOTLuận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
Luận văn: Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế ở Đồng Nai, HOT
 
Daotaonguonnhanluc
DaotaonguonnhanlucDaotaonguonnhanluc
Daotaonguonnhanluc
 

Destacado

Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com 20 lv-09_dhkh_toanud_dodiepanh
Tailieu.vncty.com 20 lv-09_dhkh_toanud_dodiepanhTailieu.vncty.com 20 lv-09_dhkh_toanud_dodiepanh
Tailieu.vncty.com 20 lv-09_dhkh_toanud_dodiepanhTrần Đức Anh
 
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại AthenaBao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athenaconco12345
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpNguyễn Thanh
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...Thanh Hoa
 
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...tainguyenphu
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm tailieumau
 
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...Viện Quản Trị Ptdn
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Nguồn Nhân LựcBáo Cáo Thực Tập Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Nguồn Nhân LựcNhóc Tinh Nghịch
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhTiểu Yêu
 
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...The Anh Duong
 

Destacado (17)

Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)Tailieu.vncty.com   thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
Tailieu.vncty.com thuong-mai-dien-tu-va-thuc-trang-ung-dun (1)
 
Tailieu.vncty.com 20 lv-09_dhkh_toanud_dodiepanh
Tailieu.vncty.com 20 lv-09_dhkh_toanud_dodiepanhTailieu.vncty.com 20 lv-09_dhkh_toanud_dodiepanh
Tailieu.vncty.com 20 lv-09_dhkh_toanud_dodiepanh
 
Tailieu.vncty.com 5142 5647
Tailieu.vncty.com   5142 5647Tailieu.vncty.com   5142 5647
Tailieu.vncty.com 5142 5647
 
Tailieu.vncty.com 5138 529
Tailieu.vncty.com   5138 529Tailieu.vncty.com   5138 529
Tailieu.vncty.com 5138 529
 
Tailieu.vncty.com 5249 5591
Tailieu.vncty.com   5249 5591Tailieu.vncty.com   5249 5591
Tailieu.vncty.com 5249 5591
 
Tailieu.vncty.com 5208 2542
Tailieu.vncty.com   5208 2542Tailieu.vncty.com   5208 2542
Tailieu.vncty.com 5208 2542
 
Tailieu.vncty.com 5275 1261
Tailieu.vncty.com   5275 1261Tailieu.vncty.com   5275 1261
Tailieu.vncty.com 5275 1261
 
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại AthenaBao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athena
Bao cao thuc tap đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Athena
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tậpBáo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty sôn...
 
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...
đề Tài thực trạng vấn đề quản lý nguồn nhân lực của công ty dệt may xuất khẩu...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Tài Tâm
 
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
“ Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty tnhh mtv giải...
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Nguồn Nhân LựcBáo Cáo Thực Tập Quản Trị Nguồn Nhân Lực
Báo Cáo Thực Tập Quản Trị Nguồn Nhân Lực
 
Bao cao thuc tap hoan chinh
Bao cao thuc tap hoan chinhBao cao thuc tap hoan chinh
Bao cao thuc tap hoan chinh
 
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức ThịnhBáo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
Báo cáo thực tập về công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thịnh
 
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...
 

Similar a Tailieu.vncty.com thuc trang-nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_song_cuu_long_0103

Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcLuận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcLuan van Viet
 
Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocquangbk1994
 
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...NuioKila
 

Similar a Tailieu.vncty.com thuc trang-nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_song_cuu_long_0103 (20)

Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học.docx
 
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Định, 9đ
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Định, 9đThu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Định, 9đ
Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Bình Định, 9đ
 
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcLuận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Luận văn thạc sỹ giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
 
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.doc
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.docPhát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.doc
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Tỉnh Quảng Nam hiện nay.doc
 
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
 
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
Luận Văn Phương Án Sử Dụng Có Hiệu Quả Các Nguồn Lực Cơ Bản Trong Nông Nghiệp...
 
Giải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.docGiải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.docPhát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ngành Y Tế Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công...
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công...Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công...
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công...
 
Thao luan
Thao luanThao luan
Thao luan
 
Thao luan
Thao luanThao luan
Thao luan
 
Luận Văn Giải Pháp Sử Dụng Hiệu Quả Nguồn Nhân Lực Tại Bưu Điện.
Luận Văn Giải Pháp Sử Dụng Hiệu Quả Nguồn Nhân Lực Tại Bưu Điện.Luận Văn Giải Pháp Sử Dụng Hiệu Quả Nguồn Nhân Lực Tại Bưu Điện.
Luận Văn Giải Pháp Sử Dụng Hiệu Quả Nguồn Nhân Lực Tại Bưu Điện.
 
Tieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hocTieu luan mon triet hoc
Tieu luan mon triet hoc
 
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH NN, NT Hưng Yên giai đoạn ...
 
Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực tại doanh ...
Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực tại doanh ...Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực tại doanh ...
Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực tại doanh ...
 
Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...
Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...
Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam, Nghệ...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam, Nghệ...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam, Nghệ...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Sông Lam, Nghệ...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệpLuận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp
 
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Trong Thời K...
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Trong Thời K...Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Trong Thời K...
Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Trong Thời K...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng nhân lực nông nghiệp Bắc Ninh, HAY
 

Más de Trần Đức Anh

Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Trần Đức Anh
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652Trần Đức Anh
 

Más de Trần Đức Anh (20)

Tailieu.vncty.com 5219 0449
Tailieu.vncty.com   5219 0449Tailieu.vncty.com   5219 0449
Tailieu.vncty.com 5219 0449
 
Tailieu.vncty.com 5145 0887
Tailieu.vncty.com   5145 0887Tailieu.vncty.com   5145 0887
Tailieu.vncty.com 5145 0887
 
Tailieu.vncty.com 5125 4608
Tailieu.vncty.com   5125 4608Tailieu.vncty.com   5125 4608
Tailieu.vncty.com 5125 4608
 
Tailieu.vncty.com 5117 1019
Tailieu.vncty.com   5117 1019Tailieu.vncty.com   5117 1019
Tailieu.vncty.com 5117 1019
 
Tailieu.vncty.com 5106 4775
Tailieu.vncty.com   5106 4775Tailieu.vncty.com   5106 4775
Tailieu.vncty.com 5106 4775
 
Tailieu.vncty.com 5089 2417
Tailieu.vncty.com   5089 2417Tailieu.vncty.com   5089 2417
Tailieu.vncty.com 5089 2417
 
Tailieu.vncty.com 5088 8018
Tailieu.vncty.com   5088 8018Tailieu.vncty.com   5088 8018
Tailieu.vncty.com 5088 8018
 
Tailieu.vncty.com 5067 1967
Tailieu.vncty.com   5067 1967Tailieu.vncty.com   5067 1967
Tailieu.vncty.com 5067 1967
 
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747Tailieu.vncty.com   nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
Tailieu.vncty.com nst gioi-tinh_va_di_truyen_lien_ket_gioi_tinh_747
 
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602Tailieu.vncty.com   nhom 6-de_tai_flo_9602
Tailieu.vncty.com nhom 6-de_tai_flo_9602
 
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413Tailieu.vncty.com   lai phan-tu_2413
Tailieu.vncty.com lai phan-tu_2413
 
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666Tailieu.vncty.com   duong hoa-hoc_3666
Tailieu.vncty.com duong hoa-hoc_3666
 
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562Tailieu.vncty.com   do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
Tailieu.vncty.com do an-nhan_giong_in_vi_tro_cay_co_ngot_stevia_4562
 
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324Tailieu.vncty.com   tieu luanc4v-1324
Tailieu.vncty.com tieu luanc4v-1324
 
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366Tailieu.vncty.com   do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
Tailieu.vncty.com do an-cong_nghe_san_xuat_sua_tiet_trung_9366
 
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274Tailieu.vncty.com   da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
Tailieu.vncty.com da dang-dinh_hoc_bao_ton_9274
 
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949Tailieu.vncty.com   cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
Tailieu.vncty.com cong nghe-che_bien_phan_compost_5949
 
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
 
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...Tailieu.vncty.com   anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
Tailieu.vncty.com anh huong-cua_gia_vi_che_do_say_va_hoa_chat_bao_quan_den_...
 
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652Tailieu.vncty.com   bai photpho-2652
Tailieu.vncty.com bai photpho-2652
 

Tailieu.vncty.com thuc trang-nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_song_cuu_long_0103

  • 1. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” PHẦN GIỚI THIỆU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc đảm bảo đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm rất quan trọng trong mỗi cơ quan, tổ chức. Việt Nam được thế giới đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thông qua ngày 16/2/2011. Đối với Việt Nam, khi làm chiến lược phát triển kinh tế thường không song hành với chiến lược phát triển nhân lực. Đây là một hạn chế lớn, ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực nước ta. Và hệ quả của cách làm này cho thấy, dù chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ trọng lớn của GDP nhưng nguồn nhân lực vẫn không có bước đột phá, các chiến lược phát triển kinh tế không có đủ nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện. Theo Phó giáo sư – Tiến Sĩ Đức Vượng (Viện trưởng Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực Việt Nam) đã khẳng định “nếu không làm tốt vấn đề tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, thì khó lòng đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Hiện nay, Đồng bằng Sông Cửu Long có khoảng 85.000 cơ sở sản xuất, khu công nghiệp, thu hút 300.000 lao động làm việc. Tuy nhiên, toàn vùng chỉ giải quyết được việc làm cho khoản 170.000 người. Theo tiến sĩ Bùi Thị Thanh (Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định: “Môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân tài của Đồng bằng Sông Cửu Long, chậm cải thiện, chưa đủ mạnh và thiếu đồng bộ giữa các địa phương nên không tạo ra các điều kiện cần thiết kích thích phát triển và thu hút nguồn nhân lực. Điều đó dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám sang các vùng khác như Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Đông Nam Bộ”. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 1 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 2. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của những vấn đề trên nên việc Phân tích “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” là vấn đề cần được nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích hực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ đó tìm ra các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao Việt Nam. - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi về không gian và đối tượng nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là nguồn nhân lực có trình độ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long 3.2. Phạm vi về thời gian Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp được thống kê trong năm 2010, 2011 và 2012 về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam. 3.3. Phạm vi về nội dung GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 2 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 3. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” Do thực hiện trong thời gian ngắn, nên đề tài chỉ tập trung vào việc phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại Đồng bằng Sông Cửu Long. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Do hạn chế về thời gian nên đề tài không sử dụng số liệu sơ cấp mà chỉ sử dụng số liệu thứ cấp. Các số liệu thứ cấp này được thu thập trên Internet, các trang web, các bài báo và tạp chí chuyên ngành,… 4.2. Phương pháp phân tích Dùng phương pháp thống kê và mô tả để biết được thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và thực trạng nguồn nhân lực tại Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng. Từ mô tả và phân tích trên sử dụng phương pháp suy luận để đề ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác thu hút nguồn nhân lực có trình độ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 3 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 4. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 KHÁI NIỆM NGUỒN NHÂN LỰC Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngày nay trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất nguồn năng lực nội sinh. Vậy nguồn nhân lực là gì? Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực: - Dưới dưới góc độ của Kinh tế Chính trị: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. - Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 4 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 5. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” - Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Nguồn nhân lực được xem xét trên giác độ số lượng và chất lượng. Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực. Các chỉ tiêu này có quan hệ mật thiết với các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số. Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao thì dẫn đến quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan hệ dân số và nguồn nhân lực được biểu hiện sau một thời gian nhất định (vì đến lúc đó con người muốn phát triển đầy đủ, mới có khả năng lao động). Trong thời đại ngày nay, con người được coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con người, phát triển Nguồn nhân lực trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con người là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có tinh chiến lược , là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia: chính là sự biến đổi về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trên các mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tiến bộ về cơ cấu nguồn nhân lực . Nói một cách khái quát nhất, phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. 1.2. NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Nguồn nhân lực chất lượng cao là khái niệm để chỉ một con người, một người lao động cụ thể có trình độ lành nghề ( về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (Đại học, trên đại học, cao đẳng, lao động kỹ thuật lành nghề. Giữa chất lượng GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 5 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 6. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Nói đến chất lượng nguồn nhân lực là muốn nói đến tổng thể nguồn nhân lực của một quốc gia, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là nhóm tinh tuý nhất, có chất lượng nhất. Bởi vậy, khi bàn về nguồn nhân lực chất lượng cao không thể không đặt nó trong tổng thể vấn đề chất lượng nguồn nhân lực nói chung của một đất nước. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn nhân lực phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường ( yêu cầu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước), đó là: có kiến thức: chuyên môn, kinh tế, tin học; có kỹ năng: kỹ thuật, tìm và tự tạo việc làm, làm việc an toàn, làm việc hợp tác; có thái độ, tác phong làm việc tốt, trách nhiệm với công việc. Như vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao phải là những con người phát triển cả về trí lực và thể lực, cả về khả năng lao động, về tính tích cực chính trị- xã hội, về đạo đức, tình cảm trong sáng. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể không cần đông về số lượng, nhưng phải đi vào thực chất. Trong thế giới hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định của nó. Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là những con người, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những con người được đầu tư phát triển, có kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực”. Bởi trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những người có năng lực thực sự. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 6 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 7. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” 1.3. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Mối quan hệ giữa nguồn lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế. Theo nhà kinh tế người Anh , William Petty cho rằng lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất; Các-Mác cho rằng con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất. Trong truyền thống Việt Nam xác định “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Nhà tương lai Mỹ Avill Toffer nhấn mạnh vai trò của lao động tri thức, theo ông ta “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; Chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”. Thứ nhất là, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật, khoa học công nghệ,… có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý, còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy, con người với tư cách là nguồn nhân lực, là chủ thể sáng tạo, là yếu tố bản thân của quá trình sản xuất, là trung tâm của nội lực, là nguồn lực chính quyết định quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Ngày nay một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi nhưng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu hội đủ bốn điều kiện : GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 7 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 8. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” + Một là, quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn. + Hai là, quốc gia đó biết tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối đó. + Ba là, quốc gia đó có đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao và đông đảo. + Bốn là, quốc gia đó có các nhà doanh nghiệp tài ba. Thứ hai là, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa. Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển bền vững. Đảng ta đã xác định phải lấy việc phát huy chất lượng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Thứ ba là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm phát triển bền vững. Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế, nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 8 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 9. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” Chương 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC TRÌNH ĐỘ CAO Ở VIỆT NAM 2.1.1 Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, dân số Việt Nam vào năm 2010 là 86,82 triệu người. Đến năm 2011, dân số nước ta tăng thêm 1,06% so với năm 2010, đạt 87,84 triệu người. Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng 1,06% so với năm 2011. Bảng 1. DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012 ĐVT: Triệu người Chênh lệch Dân số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011-2010 +/- Theo Giới tính Nam Nữ Theo Khu Vực Thành thị Nông thôn 86,93 42,99 43,94 86,93 26,51 60,42 87,84 43,44 44,40 87,84 27,89 59,95 88,78 43,92 44,86 88,78 28,81 59,97 0,91 0,45 0,46 0,91 1,38 -0,47 Tỷ lệ % 1,05 1,05 1,05 1,05 5,21 -0,78 2012-2011 +/0,94 0,48 0,46 0,94 0,92 0,02 Tỷ lệ % 1,07 1,10 1,04 1,07 3,30 0,03 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Phân theo giới tính: Dân số nam năm 2011 là 43,44 triệu người, tăng 1,05% và dân số nữ năm 2011 là 40,44 triệu người, tăng 1,05% so với năm 2010. Đến năm 2012, dân số nam 43,92 triệu người, tăng 1,10%; dân số nữ 44,86 triệu người tăng 1,04%. Nhìn chung, tốc độ gia tăng dân số nam cao hơn tốc độ gia tăng dân số nữ trong giai đoạn 2010 – 2012. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 9 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 10. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” Xét theo khu vực: Trong tổng dân số cả nước năm 2011, dân số khu vực thành thị là 27,89 triệu người, tăng 1,38% so với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,95 triệu người, giảm 0,47%. Tuy nhiên, dân số ở cả hai khu vực đều tăng trong năm 2012. Dân số khu vực thành thị tăng 3,30% so với năm 2011, đạt mức 28,81 triệu người. Dân số khu vực nông thôn cũng tăng thêm nhưng với tỷ lệ thấp là 0,03% so với năm 2011 và đạt 59,97 triệu người Theo tính toán của Quỹ Dân số Liên hiệp quốc, đến giữa thế kỷ XXI, dân số Việt Nam (VN) có thể đạt ngưỡng 100 triệu người [10, Tr 1]. Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh nguồn nhân lực VN đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế VN xếp thứ 73/133 nước được xếp hạng [10, Tr1]. Tuổi thọ trung bình của người VN hiện nay là 75 tuổi. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc có xu hướng tăng qua các năm. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 là 51,40 triệu người, tăng 1,96% so với năm 2010. Trong năm 2012, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đã tăng thêm 1,18 triệu người, tương đương 2,30%, đẩy con số này lên 52,58 triệu người. Bảng 2. LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012 ĐVT: Triệu người Chênh lệch Lực lượng lao động Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011-2010 2012-2011 +/- Tỷ lệ % +/- Tỷ lệ % Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 50,41 51,40 52,58 0,99 1,96 1,18 2,30 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc 49,05 50,34 51,69 1,29 2,63 1,35 2,68 GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 10 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 11. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Tương tự, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2011 là 50,34 triệu người, tăng 2,63% so với năm 2010. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 51,69 triệu người, tăng 2,26% so với năm 2011. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc biến động với tỷ lệ thấp. Xét theo thành phần kinh tế, lực lượng lao động khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng từ 86,06% năm 2010 lên 86,30% năm 2012; Cơ cấu lao động khu vực nhà nước có xu hướng giảm tăng trong năm 2011 từ 10,42% năm 2010 lên 10,43% năm 2011 và giảm trong năm 2012 xuống còn 10,39%; Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm dần qua các năm, từ năm 2010 là 3,53% giảm xuống còn 3,31% năm 2012. Phân theo ngành kinh tế, lĩnh vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng giảm dần qua các năm, từ năm 2010 là 49,50% xuống 47,49% năm 2012; lĩnh vực dịch vụ tăng từ 29,54% năm 2010 lên 31,40 % năm 2012. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng dần qua 3 năm từ 20,96% năm 2010 lên 21,11% năm 2012. Bảng 3. CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 Năm Theo thành phần kinh tế Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Theo ngành kinh tế Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 2010 100,00 10,42 86,06 3,53 100,00 49,50 20,96 29,54 ĐVT: % 2011 2012 100,00 100,00 10,43 10,39 86,20 86,30 3,38 3,31 100,00 100,00 48,39 47,49 21,28 21,11 30,33 31,40 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Số liệu từ Điều tra biến động dân số năm 2011 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho thấy, số lượng người cao tuổi đang tăng nhanh hơn bất kỳ GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 11 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 12. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” nhóm dân số nào khác nên chỉ số già hóa cũng gia tăng nhanh chóng, trong khi đó tỷ số hỗ trợ tiềm năng lại giảm đáng kể [20, Tr1]. Thời gian để VN chuyển đổi từ cơ cấu dân số già hóa sang cơ cấu dân số già sẽ ngắn hơn nhiều so với tăng trưởng kinh tế cũng như các chương trình an sinh xã hội cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của nhóm dân số cao tuổi được coi là nhóm thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, hơn 39% người cao tuổi VN vẫn đang làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi của VN giai đoạn 2010-2012 có chiều hướng giảm dần qua các năm, đây là một dấu hiệu tích cực của thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm đã giảm từ 2,88% năm 2010 xuống 1,99% năm 2012. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn cao hơn ở khu vực nông thôn. Trong đó, khu vực thành thị giảm từ 4,29% năm 2010 xuống 3,25% năm 2012 và khu vực nông thôn giảm từ 2,30% năm 2010 xuống 1,42% năm 2012. Tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 của lao động trong độ tuổi là 2,80%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%, thấp hơn so với tỷ lệ lao động thiếu việc làm năm 2010 (các tỷ lệ tương ứng năm 2009 là: 3,57%, 1,82%, 4,26%). Ngược lại với tỷ lệ lao động thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị. Bảng 4. TỶ LỆ LAO ĐỘNG THẤT NGHIỆP VÀ THIẾU VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2012 Năm Tỷ lệ lao động thất nghiệp Thành thị Nông thôn Tỷ lệ lao động thếu việc làm Thành thị Nông thôn 2010 2,88 4,29 2,30 3,57 1,82 4,26 ĐVT: % 2011 2012 2,27 1,99 3,60 3,25 1,71 1,42 3,34 2,80 1,82 1,58 3,96 3,35 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 12 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 13. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” Theo Quyết định số 1216/QĐ-TTg, ngày 22-7-2011 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực VN giai đoạn 2011-2020 [6, Tr1], thì trong 10 năm tới cần tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế với cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 là khoảng 30,5 triệu người (chiếm khoảng 55,0% trong tổng số 55 triệu người làm việc trong nền kinh tế đất nước) và năm 2020, có khoảng gần 44 triệu người (chiếm khoảng 70,0% trong tổng số gần 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế). Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề đến năm 2015 có khoảng 23,5 triệu người (tăng 77%). Đến năm 2020 có khoảng 34,4 triệu người (bằng 78,5%). Số nhân lực đào tạo qua hệ thống giáo dục - đào tạo đến năm 2015 có khoảng 7 triệu người (bằng 23%), đến năm 2020 có khoảng 9,4 triệu người (bằng 21,5%). 2.1.2. Hiện tượng chảy máu chất xám Chảy máu chất xám (tiếng Anh: human capital flight hoặc brain drain) là thuật ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua những nước khác. Hiện nay, Chảy máu chất xám còn là cụm từ dùng để chỉ những người không thỏa mãn với môi trường làm việc, muốn tìm cơ hội thăng tiến và cống hiến ở một công ty mới. Việc giữ chân nhân viên giỏi đang là một vấn đề nhức nhối đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những ngành yêu cầu trình độ cao. Xuất phát từ ước mơ thoát nghèo, lao động kĩ thuật cao thường có xu hướng học tập và làm việc ở môi trường được kỳ vọng là thuận lợi nhất. Từ đó, hiện tượng chảy máu chất xám ở các nước nghèo và đang phát triển lại càng đáng quan ngại hơn. Theo thống kê của Trang Di cư (Bộ Ngoại giao VN) [25, Tr 1] thì cộng đồng Việt ở nước ngoài đã tăng hơn 4 triệu người, đang học tập, sinh sống và làm việc trên 103 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu chỉ nhìn trong ngắn hạn thì điều này đồng nghĩa với lượng chất xám đang thất thoát ngày càng nhiều. Số liệu thống kê ước tính GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 13 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 14. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” có khoảng 400.000 trí thức, trong đó có 25% du học sinh VN đang học tập, sinh sống tại xứ người. Khảo sát năm 2010 của Viện giáo dục quốc tế IIE thì có đến 6070% du học sinh có ý định ở lại học tập và công tác ở nước ngoài. Đáng lo hơn là số học sinh du học tự túc chiếm đến 90% tổng số lượng thống kê. Đề án đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước (đề án 322) được hình thành từ năm 2000 với mục tiêu là đào tạo cán bộ tại những cơ sở giáo dục nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước với những ngành mà VN thiếu hoặc chất lượng chưa đạt chuẩn quốc tế. Đây là đề án được kỳ vọng rất lớn từ phía chính phủ, nhân dân lẫn người học. Đề án 322 là một chương trình nhận được nguồn kinh phí rất lớn trong điều kiện đất nước còn nghèo, kéo dài trong một thập kỷ. Theo ông Nguyễn Xuân Vang, cục trưởng Cục Đào tạo nước ngoài - Bộ GD-ĐT, cho biết kinh phí đã chi cho việc đào tạo từ năm 2.000 - 2010 là trên 2.500 tỉ đồng, trung bình mỗi năm chi 228,5 tỉ đồng. Trong mười năm hoạt động của Ðề án 322, có 7.129 ứng viên trúng tuyển đã được gửi đi đào tạo ở các cơ sở giáo dục tiên tiến tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có 3.838 tiến sĩ, 2.042 thạc sĩ, 416 thực tập sinh và 833 cử nhân. Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, 95% số lưu học sinh đã về nước đúng thời hạn và đã hoàn thành nhiệm vụ đào tạo [9, Tr 1]. Ðề án 322 là một minh chứng thể hiện những nỗ lực của Nhà nước ta trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, đồng thời bảo đảm tính công bằng về cơ hội trong lĩnh vực đào tạo. Tuy vậy, ngay khi Ðề án khép lại, có một vấn đề đã được đặt ra một cách nghiêm túc, là hiệu quả hoạt động nghiên cứu của lưu học sinh sau khi trở về đơn vị công tác cũ. Không ít nghiên cứu sinh sau khi trở về đã phải từng bước tạm dừng hoặc rời bỏ hẳn hoạt động nghiên cứu khoa học vì nhiều lý do: môi trường khoa học còn bảo thủ, chưa chấp nhận thay đổi đến từ bên ngoài; điều kiện hoạt động khoa học thiếu thốn (thiếu kinh phí nghiên cứu; nghèo nàn cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thư viện...) và đặc biệt là những vấn đề của đời sống vật chất khiến nhiều nhà nghiên cứu phải đặt khoa học sang một bên để lao vào các công việc mưu sinh. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 14 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 15. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” Như vậy, vấn đề chảy máu chất xám không chỉ là những vết thương ngoại khi người được đào tạo rời bỏ Tổ quốc, di dân đến các quốc gia phát triển, mà còn là những vết thương nội khi nguồn chất xám chất lượng cao không phục vụ cho các mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, mà nhiều khi bị lãng phí trong những mục đích tầm thường của cuộc sống (nhưng không hề tầm thường với mỗi cá nhân). Nhìn một cách sâu xa, những vết thương nội để lại những hậu quả tai hại còn hơn cả những vết thương ngoại. Bởi lẽ một chuyên gia, một nhà khoa học nếu còn có những liên hệ với đất nước thì đến một lúc nào đó, sau khi vượt qua được những vấn đề trước mắt, họ vẫn có thể có những đóng góp quan trọng cho Tổ quốc. Nhưng nếu một nhà khoa học không vượt qua được thì rất nhiều khả năng giới khoa học sẽ mất đi một nhà khoa học chỉ sau một khoảng thời gian không tham gia nghiên cứu. Đánh giá về chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ trong các trường đại học (ĐH), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nhận định: “VN đang rất lãng phí nguồn lực chất xám ở các trường ĐH, nơi tập trung rất đông nguồn nhân lực trình độ cao với nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ” [12, Tr 1]. 2.1.3. Hoạt động động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Theo Bộ Giáo dục và đào tạo năm học 1999-2000, cả nước có 153 trường ĐH và cao đẳng (ĐH là 69, cao đẳng là 84), năm học 2004-2005 số trường là 230 (93 trường ĐH, 137 trường cao đẳng), năm học 2011-2012, số trường ĐH và cao đẳng (CĐ) là 419 (ĐH là 204 trường, số trường CĐ là 215). Như vậy, so với năm học 1999-2000 thì số trường ĐH và cao đẳng tính đến năm học 2011-2012 đã tăng thêm hơn 2,7 lần. Việc tăng thêm các trường ĐH và CĐ để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là cần thiết. Song việc mở ồ ạt các trường trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên chưa đủ, đồng thời một cơ chế quản lý lỏng lẻo, nhiều bất cập thì lại trở thành một điều đáng lo ngại đối với giáo dục nước ta. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 15 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 16. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” Bảng 5. SỐ LƯỢNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ SINH VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG QUA CÁC NĂM HỌC Bậc học Năm học Hệ cao đẳng Trường Hệ đại học Sinh viên Trường Tổng Sinh viên Trường Sinh viên 1999 – 2000 153 173.910 69 719.840 222 893.750 2004 – 2005 137 273.460 93 1.046.291 230 1.319.754 2009 – 2010 230 576.880 173 1.358.861 403 1.935.739 2010 – 2011 173 726.219 188 1.435.887 414 2.162.106 2011 – 2012 215 756.290 204 1.448.021 419 2.204.313 Ghi chú: - Đơn vị tính cột Trường là: Trường - Đơn vị tính cột Sinh viên là: Sinh viên (Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo) Nếu như số lượng sinh viên vào năm học 1999-200 là 893.754 sinh viên thì đến năm học 2011-2012 là 2.204.313 sinh viên tăng 1,6 lần. Quy chuẩn về cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động khu vực châu Á hiện nay là: 1 đại học/4 cao đẳng/10 trung cấp [27, Tr 1] nhưng đối với VN thì con số này là ngược lại. Số trường ĐH năm 2012 là 204 trường với 1.448.201 sinh viên, trong khi số CĐ chỉ là 215 trường với 756.292 sinh viên. Thay vì 1 đại học/4 CĐ thì chúng ta đã làm ngược lại: 2 đại học/1 cao đẳng. Cơ cấu ngành nghề đào tạo cũng đang gặp vấn đề: đào tạo công nhân kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng thấp; nhân lực được đào tạo các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư chiếm tỷ trọng thấp, còn tỷ trọng các ngành xã hội, luật, kinh tế, ngoại ngữ lại quá cao, thiếu nhiều công nhân kỹ thuật lành nghề, trước hết là trong các ngành trọng điểm (cơ khí, điện tử - kỹ thuật điện, hóa chất...). Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức một cuộc khảo sát với quy mô gần 3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010) của ba ĐH: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và ĐH Huế, đã cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm, dù khái niệm việc làm ở đây được hiểu rất rộng là bất cứ công việc gì tạo ra thu GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 16 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 17. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” nhập, không nhất thiết phải đúng với trình độ, chuyên ngành đào tạo. Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn một giải pháp an toàn là tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Thậm chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%. Do đây là khảo sát được thực hiện tại các ĐH quốc gia, ĐH vùng - những ĐH “đầu tàu” của VN nên thực trạng này ở các trường ĐH khác có lẽ cũng không khả quan hơn [15, Tr 1]. Theo bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào Tạo Phạm Vũ Luận thì “so với nhu cầu hiện đại hóa đất nước, chất lượng giáo dục ĐH còn yếu kém. Chính vì vậy Đảng ra chỉ thị phải đổi mới căn bản và toàn diện bậc học này” [22, Tr 1]. Nguyên nhân việc không kiểm soát chất lượng giảng dạy và cấp bằng tùy tiện hiển nhiên là làm giảm thấp uy tín của giáo dục VN. Bằng chứng là chất lượng của các trường ĐH hàng đầu VN bị xuống cấp nghiêm trọng, không có khả năng cạnh tranh quốc tế, và trên thực tế không thể lọt vào nhóm 200 trường đầu bảng xếp hạng các trường ĐH trên thế giới. 2.1.4. Hoạt động nghiên cứu khoa học Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ, tính đến tháng 12-2012 cả nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm [28, Tr 1] Theo Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN (VUSTA) nhận định “Số Giáo sư, Tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH VN nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế của cả nước gần 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng số lượng của một trường ĐH ở Thái Lan” [28, Tr 1]. Theo Báo cáo Harvard, trong năm 2006, 2.830 giảng viên của trường ĐH Chulalongkorn của Thái Lan đăng được 744 công trình nghiên cứu trên GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 17 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 18. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” các tạp chí quốc tế. Trong khi đó, 3.360 giảng viên của hai trường ĐH Quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đăng được tổng cộng 36 công trình. Năm 2006, các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đăng được 41 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế [13, Tr 1]. Cũng trong năm đó, chỉ riêng các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Phúc Đán ở Thượng Hải đã đăng được 2.286 bài trên các tạp chí quốc tế. Theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong giai đoạn 1996-2011 Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore (126.881). Thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ và các chuyên gia cho thấy trong 5 năm (2006 - 2010) cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại đây. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 bằng sáng chế. Để giải thích cho tình trạng này là giảng viên VN kém ngoại ngữ. Điều này có thể chấp nhận như một lời giải thích nhưng khó chấp nhận với thực tế hiện tại, nhất là trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay, khi mà các hoạt đông nghiên cứu khoa học ngày càng trở nên có tính toàn cầu trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính. Những nhà khoa học không có khả năng kết nối với những xu hướng toàn cầu trong lĩnh vực của họ chắc chắn sẽ không tham gia vào các nghiên cứu có liên quan. Nguyên nhân khác, theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, mỗi giảng viên ĐH ngoài việc đảm bảo 900 giờ giảng dạy phải có 500 giờ dành cho nghiên cứu khoa học/năm. Đối với Giáo sư, Phó Giáo sư và giảng viên chính thì số giờ dành GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 18 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 19. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” cho nghiên cứu khoa học từ 600 - 700 giờ/năm. Tuy nhiên, hiện nay đa số giảng viên các trường ĐH chỉ đào tạo mà không nghiên cứu khoa học. Các trường ĐH không có biên chế làm khoa học chuyên nghiệp. Việc nghiên cứu chỉ được coi là hoạt động làm thêm của cán bộ giảng dạy. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã công bố bảng xếp hàng về Chỉ số đối mới công nghệ toàn cầu năm 2012, trong đó VN xếp vị trí 76 [19, Tr 1]. Hình 1. Chỉ số đối mới công nghệ toàn cầu Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII- Global Innovation Index) được tính dựa trên điểm số trung bình của các yếu tố đầu vào là môi trường thuận lợi cho đổi mới (cách tổ chức, nguồn nhân lực, thị trường, cơ sở hạ tầng), môi trường kinh doanh và đầu ra là thành tựu trong đổi mới khoa học và sáng tạo. Theo Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới Francis Gurry, đổi mới công nghệ đóng vai trò quan trọng thúc đẩu tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới và chất lượng. Đổi mới công nghệ cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số này luôn thấp hơn các nước Malaysia, Singapore và Thái Lan. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 19 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 20. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” Chất lượng của các nghiên cứu khoa học còn thấp. Đề tài mà chúng ta tiến hành nghiên cứu là ứng dụng những thành tựu của thế giới vào điều kiện cụ thể của VN. Những vấn đề mà chúng ta chọn làm mục tiêu nghiên cứu đối với thế giới thường là quá cũ, có khi cũ đến hai, ba hoặc cũng có thể tới bốn chục năm. Tên đề tài thường chung chung, không có giới hạn cụ thể [28, Tr 1]. Tỷ lệ kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất có lẽ chỉ khoảng vài ba phần trăm. Đề cương nghiên cứu của đề tài thường “rộng”, nhiều nội dung nhưng kết quả đạt được thì quá khiêm tốn, lặp đi lặp lại, bảo vệ đạt “xuất sắc”. Tuy nhiên, ngoài việc nộp cho Bộ Khoa học và Công Nghệ và thì đề tài không được ứng dụng. Nghiên cứu khoa học có thể được thực hiện nhằm được tính điểm công trình để ứng cử vào các chức danh giáo sư, phó giáo sư. Điều này gây lãng phí lớn hàng chục tỉ đồng cho ngân sách nhà nước. 2.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.2.1. Giới thiệu khái quát Đồng bằng Sông Cửu Long Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích đất tự nhiên là 39.653,2 Km2 (chiếm 12,50% diện tích đất tự nhiên của cả nước, gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Đây là vùng sinh thái, là đồng bằng châu thổ lớn nhất VN, là châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới. Đất canh tác hầu hết là đất phù sa, được tưới tiêu bằng hệ thống sông ngòi, kênh mương chằng chịt do thiên nhiên ban tặng và được xây dựng qua nhiều thế hệ. Do vậy, ĐBSCL là vùng đất có nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp. ĐBSCL có bờ biển dài trên 700 Km 2 và khoảng 360.000 Km2 lãnh hải, là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan, do đó rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ, du lịch và vận tải biển. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 20 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 21. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ĐBSCL có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – có tiềm lực lớn nhất cả nước. Biên giới tây giáp với các nước Đông Nam Á càng làm cho ĐBSCL trở thành một vị trí chiến lược toàn diện về kinh tế lẫn quốc phòng. ĐBSCL được Đảng và nhà nước xác định là vùng kinh tế lớn hàng đầu cả nước. Đó là vùng kinh tế không chỉ có nông nghiệp và thuỷ sản xuất khẩu lớn nhất cả nước, mà còn là vùng có lợi thế để phát triển thương mại, du lịch dịch vụ; phát triển các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng và giao lưu kinh tế với các quốc gia lưu vực sông Mê Kông nói riêng, với ASEAN và thế giới nói chung. Tuy nhiên, nếu so với đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ đời sống văn hóa, xã hội của ĐBSCL còn có một khoản cách nhất định, đó là kết cấu hạ tầng, kỹ chưa phát triển, nhận thức của người dân chưa cao, đời sống kinh tế còn nghèo. Do dó điều kiện để phát triển và hưởng thụ dịch vụ văn hóa của người dân trong vùng còn gặp nhiều khó khăn. 2.2.2 Thực trạng nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long Do quy mô dân số lớn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tương đối cao (khoản 0,82% vào năm 2011), cơ cấu dân số trẻ, ĐBSCL đã tạo ra sức cung lớn về lực lượng lao động. Từ năm 2009 đến 2011, trong khi dân số thực tế tăng bình quân là 0,34% thì tốc độ tăng lực lượng lao động, thì tốc động tăng trưởng lực lượng lao động 0,95%. Đây là một tiềm năng lớn cho phát triển nguồn nhân lực của vùng, nhưng cũng tạo nên sức ép lớn về giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác. Bảng 6. SỰ GIA TĂNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lực lượng lao động Năm 2010 Năm 2011 GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung Năm 2012 21 ĐVT: Nghìn người Chênh lệch 2011-2010 2012-2011 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 22. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” +/- Tỷ lệ % +/- Tỷ lệ % Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 10046,10 10128,7 0 10238,4 0 82,6 0 0,82 109,70 1,08 Dân số 17213,40 17272,2 0 17330,9 0 58,8 0 0,34 58,70 0,34 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Xét theo ngành kinh tế, do có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nến tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên và ngành nông nghiệp giảm xuống. Cụ thể từ năm 2001 đến năm 2011 tỷ trọng khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 65,89% xuống còn 51,72%, giảm bình quân 1,42%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 10,57% lên 16,82%, tức tăng bình quân 0,63%/năm. Khu vực dịch vụ tăng từ 23,5% lên 31,5%, tức tăng bình quân 0,76%/năm. Tuy nhiên, năm 2012 lại có xu hướng ngược lại do tình hình kinh tế khó khăn, thị trường bất động sản bị ứ động. Bảng 7: CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN THEO NGÀNH KINH TẾ ĐVT: % Năm Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Tổng 2001 2009 2010 2011 65,89 54,54 52,61 51,72 10,57 16,63 17,24 16,82 23,54 28,83 30,15 31,16 100,00 100,00 100,00 100,00 T9-2012 52,30 16,53 31,17 100,00 (Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Xét theo khu vực (thành thị và nông thôn), đại bộ phận lực lượng lao động làm nghề Nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung phần lớn ở nông thôn. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, cơ cấu vùng ĐBSCL có những bước chuyển dịch, kéo theo sự dịch chuyển cơ GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 22 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 23. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” cấu lao động. Hệ quả là một bộ phận lao động ở nông thôn được chuyển sang thành thị hoặc được chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp, làm giảm tỷ lệ lao động ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động khu vực thành thị đã tăng từ 17,16% năm 2001 lên 29,34% năm 2011. Tương ứng, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn đã giảm từ 82,84% năm 2001 xuống còn 70,66% năm 2011. Bảng 8. CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN THEO KHU VỰC Năm Thành thị Nông thôn Tổng 2001 17,16 82,84 100,00 2006 24,83 75,17 100,0 0 2009 27,92 72,08 100,0 0 2010 27,58 72,42 100,0 0 ĐVT: % 2011 29,34 70,66 100,00 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) 2.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ ở Đồng bằng Sông Cửu Long 2.2.3.1. Khái quát về nguồn lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long Hiện nay vùng ĐBSCL đang đối diện với thực trạng chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Bảng 9. TỶ LỆ LAO ĐỘNG ĐÃ QUA ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2008 - 2011 ĐVT: % 2010 2011 7,93 8,57 19,48 20,73 14,59 15,41 Năm 2008 2009 Đồng bằng Sông Cửu Long 7,82 7,91 Đông Nam Bộ 22,45 19,59 Cả nước 14,31 14,82 . (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật trong cơ cấu nguồn nhân lực của vùng rất thất, chỉ đạt 7,82% vào năm 2008 và đạt 8,57% vào năm 2011. Con số này thấp nhất trong 07 vùng kinh tế của VN và thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước (14,31% vào năm 2008 và 15,41% vào năm 2011). Dù đã được cải thiện GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 23 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 24. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” nhưng nếu so với vùng Đông Nam Bộ thì tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật của vùng Đông Nam Bộ gấp xấp xỉ 3 lần so với ĐBSCL . Lực lượng lao động có trình độ cao đẳng, ĐH của ĐBSCL chỉ chiếm 4,39% trong tổng lực lượng lao động, nhỏ hơn rất nhiều so với trung bình chung của cả nước là 7,90%. Tương tự thì lực lượng lao động được dạy nghề và trung cấp chuyên nghiệp cũng gần bằng phân nữa so với cả nước. Vì vậy, mà ĐBSCL vẫn được xem là vùng trũng giáo dục của VN. Và tỷ lệ này cần được cải thiện hơn nữa trong tương lai. Đặc biệt, ở lĩnh vực nông thôn, tỷ lệ lao động chưa đào tạo hơn 94% cao nhất cả nước và cao hơn trung bình chung cả nước 3,43%, đây là hậu quả của việc người dân không chú trọng đến việc đưa con cái đi học, muốn con ở nhà làm ruộng, cày bừa vì họ cho rằng làm nghề nông không cần phải học. Tỷ lệ lao động có trình độ ĐH trở lên thường tập trung ở thành thị, con số này gấp bốn lần so với nông thôn, vì ở thành thị có điều kiện để phát triển cho bản thân những người có trình độ. Bảng 10. CƠ CẤU LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG THEO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2011 ĐVT: % Không có trình độ Dạy nghề Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng Đại học trở lên Tổng Chung ĐB Cả nước SCL 91,43 84,41 1,82 4,03 2,36 3,66 1,01 1,79 3,38 6,11 100,0 0 100,00 Thành thị ĐB Cả nước SCL 81,56 69,18 3,94 6,67 4,25 5,81 1,82 2,92 8,43 15,42 100,0 100,00 0 Nông Thôn ĐB Cả Nước SCL 94,26 90,83 1,23 2,88 1,85 2,81 0,79 1,31 1,87 2,17 100,00 100,00 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp tỉnh, huyện trong vùng, thì 70% có trình độ ĐH, hai phần ba trong số họ có bằng cử nhân luật, kinh tế chính trị; một phần ba còn lại là cử nhân chuyên ngành kinh tế và kỹ thuật. Phần lớn cán bộ quản lý được đào tạo trong cơ chế cũ, nên một bộ phận không nhỏ còn xa lạ và thiếu hiểu biết về kinh GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 24 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 25. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” tế thị trường. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, có khoảng 20%-50% cán bộ quản lý nhà nước trong vùng chưa được đào tạo các kỹ năng làm việc trong điều kiện mới và năng lực tổ chức, quản lý còn hạn chế. Nhưng đáng nói hơn, chỉ có 12,6% cán bộ quản lý tự nhận thấy cần bổ sung thêm kiến thức về quản trị kinh doanh và 31,2 có nhu cầu kiến thức quản lý hiện đại [1, Tr 58]. Về đội ngũ quản lý trong các doanh nghiệp của vùng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, mặc dù được đánh giá là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi, cải tiến công nghệ, áp dụng tri thức vào nơi sản xuất, kinh doanh và quản lý, thế nhưng một tỷ lệ khá lớn trong số họ lại có trình độ học vấn thấp và đáng lo ngại hơn là hầu hết đều thiếu những kiến thức về quản trị doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra, chỉ có 30% số chủ doanh nghiệp ở nông thôn đã qua đào tạo kiến thức về quản trị kinh doanh, 25% hiểu biết về luật doanh nghiệp, 44% hiểu biết về luật thuế, 25% hiểu biết về luật lao động, 8% hiểu biết về luật đầu tư dẫn đến chất lượng và hiệu quả quản lý doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp ở nông thôn ĐBSCL rất thấp [1, Tr 59]. Thực trạng trên phản ánh nguồn nhân lực ĐBSCL hiện còn nặng về lao động giản đơn, ít được đào tạo và mất cân đối trong cơ cấu và không hợp lý trong phân bố. Đây là sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực và là tồn tại rõ nét nhất của nguồn nhân lực ĐBSCL. 2.2.3.2. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long Nhiệm vụ của giáo dục nói chung là đào tạo con người là mở mang và nâng cao dân trí, trong đó giáo dục ĐH đóng vai trò rất quan trọng, có thể nói một cách khẳng định rằng, cả bề mặt và chiều sâu của một nền giáo dục được thể hiện qua nền giáo dục ĐH. Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) chi nhánh Cần Thơ khẳng định: “Yếu kém về học vấn và đào tạo chuyên môn được xem là điểm yếu, ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế xã hội của khu vực ĐBSCL”. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 25 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 26. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ĐBSCL là vùng đất trù phú, là vựa lúa của cả nước, nhưng nói đến Giáo dục – đào tạo, thì nơi đây còn nhiều yếu kém. Người ta ví nơi đây giàu lương thực nhưng nghèo con chữ là vì vậy. Ðể giáo dục ĐBSCL phát triển, tiến bước cùng các vùng khác trong cả nước, xứng tầm yêu cầu nhiệm vụ, Chính phủ, các ngành, các cấp đã vào cuộc, có những giải pháp quyết liệt. Ngân sách các tỉnh ĐBSCL dành cho giáo dục cũng tăng từ 13% lên 18%/năm. Nhiều giải pháp phấn đấu để đạt mục tiêu đến năm 2015 đưa tỷ lệ lao động được đào tạo lên 40% với 445.000 người/năm; đưa số trường CĐ nghề và trung cấp nghề lên 57 trường; nâng tỷ lệ 190 sinh viên/10.000 dân; nâng cấp, lập mới 10 - 12 trường ĐH, 11 trường CĐ. Hiện tại, ĐBSCL có 12 trường ĐH, một phân hiệu trường ĐH và 27 trường CĐ. Việc xã hội hoá giáo dục với nhiều trường ĐH, CĐ ngoài công lập luôn được chú trọng, đi đầu là ĐH Cửu Long, ĐH Tây Đô,… Trong tương lai là ĐH Kinh tế Hàng hải, ĐH Đồng Bằng Sông Cửu Long, ĐH Mê Kông. Trước mắt là chung tay đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH có chất lượng theo nhu cầu xã hội vùng ĐBSCL tầm nhìn đến năm 2020. Ngành nghề ưu tiên đào tạo là giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, điều dưỡng, cán bộ y tế cộng đồng, y tế dự phòng, bác sỹ, dược sỹ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên đào tạo ngành công nghệ sau thu hoạch, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản; thủy lợi, động lực và cơ khí nông nghiệp, tài nguyên môi trường. Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, ưu tiên đào tạo các ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa, điện, điện tử viễn thông, công nghệ thông tin, xây dựng cầu đường, kiến trúc, xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao thông vận tải. Trong ngành kinh tế, ưu tiên đào tạo về quản trị kinh doanh, kinh tế phát triển, quy hoạch, kế hoạch, tái chính, ngân hàng, thương mại, kinh tế đối ngoại, bảo hiểm, du lịch, quản lý khách sạn. Thời gian qua, các trường ĐH tại ĐBSCL có quy mô tuyển sinh khoảng 10.000 sinh viên/năm, trong khi hàng năm có hàng trăm ngàn học sinh tốt nghiệp GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 26 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 27. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” phổ thông trung học. Trong phạm vi cả nước, bình quân 0,9 triệu dân có một trường ĐH thì ở ĐBSCL 3,37 triệu dân có một trường ĐH. Ngành nghề đào tạo ĐH ở ĐBSCL còn hạn hẹp, chủ yếu đào tạo các ngành kinh tế, sư phạm, nông lâm, ngoại ngữ. Các ngành cần thiết cho phát triển kinh tế, kỹ thuật cao giúp đưa quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhanh hơn chỉ mới bắt đầu triển khai [17, Tr 1].. 2.2.3.3. Chất lượng nguồn nhân lực có trình độ đại học ở Đồng bằng Sông Cửu Long Tác giả Quang Minh Nhật và cộng sự đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về chất lượng nguồn nhân lực có trình độ ở ĐBSCL. Trên cơ sở khảo sát về chất lượng đào tạo của các trường đại học được đánh giá bởi doanh nghiệp trong khu vực đã cho thấy chất lượng đào tạo được đánh giá tương đối cao, thể hiện qua hầu hết các tiêu chí đều được đánh giá ở mức khá và giỏi. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiêm túc nhìn nhận rằng cần phải quan tâm và cải thiện hơn nữa vì các tiêu chí quan trọng như kiến thức về lý thuyết cơ bản, kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành kỹ năng kinh nghiệm thực tiễn, khả năng giải quyết công việc chỉ được đánh giá ở mức khá. Sinh viên dường như phù hợp hơn với yêu cầu công việc trong các trường trung học phổ thông và các đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng chưa được đánh giá cao khi được tuyển dụng và làm việc tại các ngân hàng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh [4, Tr 278]. Khi thực hiện so sánh giữa yêu cầu/nhu cầu về chất lượng đào tạo của doanh nghiệp và thực tế chất lượng sinh viên được đánh giá bởi doanh nghiệp trong khu vực để đo lường mức độ đáp ứng chất lượng đào tạo nguồn nhân lức ĐBSCL. Theo tác giả Quang Minh Nhật và cộng sự, tuy có chút ít sự cách biệt giữa yêu cầu và thực tế đáp ứng về chất lượng, nhưng sinh viên tốt nghiệp từ các trường ĐH trong khu vực đã đáp ứng tương đối cao những yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Nhìn GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 27 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 28. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” chung chất lượng đào tạo được đánh giá khá tốt và đáp ứng được những yêu cầu trong công việc thực tiễn [4, Tr 279]. 2.2.4. Nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ ở một số lĩnh vực trong tương lai 2.2.4.1. Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực thuỷ sản Ngành thủy sản đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế nước ta, đặc biệt trong tiến trình phát triển và hội nhập với kinh tế thế giới. ĐBSCL là một vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam. Đồng bằng này được xem như là vùng có những điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản nhờ vào tiềm năng diện tích mặt nước biển, ven biển và nội đồng rất lớn cũng như các điều kiện khác về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Vai trò quan trọng và tiềm năng to lớn của ngành thủy sản ở ĐBSCL không những chỉ thể hiện ở diện tích mặt nước biển lớn mà còn cả ở nhiều loại hình diện tích mặt nước ven biển và nội đồng rất phong phú. Nhu cầu cho phát triển của vùng đến năm 2015 được dự báo khoảng 15.000 kỹ sư và sau đó đạt mức ổn định. Như vậy, hằng năm cần đào tạo bổ sung khoảng 250-300 kỹ sư thủy sản cho ĐBSCL . Ngoài ra, đào tạo sau đại học là một nhu cầu thực tế của ngành thủy sản ở ĐBSCL. Ước tính mỗi năm cần đào tạo 30-50 thạc sĩ cho ngành thủy sản ở đây. Đào tạo kỹ sư ngành thủy sản cũng cần phải được thực hiện một cách cân đối với đào tạo ở cấp độ trung cấp-cao đẳng và sau đại học. Tỷ lệ số người có trình độ sau đại học cần đặc biệt cao đối với trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành thủy sản hay cơ quan quản lý ngành ở cấp tỉnh. Trình độ đại học thích hợp nhiều cho cấp tỉnh và huyện. Cấp độ trung cấp và cao đẳng là rất thích hợp cho mạng lưới khuyến nông lâm ngư cấp huyện, cơ sở và đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh [3, 174]. 2.2.4.2. Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 28 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 29. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” ĐBSCL là khu vực có tiềm năng về du lịch, độc đáo, không giống với vùng miền nào của cả nước. Nơi đây, cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng bằng và biển đảo, một vùng sông nước hữu tình và quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu quả, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và Chăm [11, Tr 1]. Ở Khu Du lịch Núi Sam - An Giang, Khu Du lịch Phù Sa, quận Cái Răng và Khu Du lịch Mỹ Khánh, huyện Phong Điền -TP.Cần Thơ, Khu Du lịch Vinh Sang Vĩnh Long, là những nơi có sức hút tương đối khá thì đội ngũ chuyên nghiệp vẫn thiếu và yếu, hầu hết chỉ sử dụng lực lượng lao động phổ thông. Hiện tại, ĐBSCL đang đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng cả về cán bộ quản lý và lao động trực tiếp bằng nhiều hình thức, chương trình phù hợp, đáp ứng yêu cầu về các nghiệp vụ trong ngành du lịch, không ngừng nâng cao tay nghề và tính chuyên nghiệp cao. Theo kế hoạch phấn đấu của thành phố Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực, đến năm 2015 có ít nhất 80% đội ngũ làm du lịch được thông qua đào tạo [16, Tr 1]. 2.2.4.3. Nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực y tế Theo Quyết định 153/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2010, ĐBSCL phải đạt tỉ lệ 7 bác sĩ/10.000 dân và 01 dược sĩ đại học/10.000 dân. Tuy nhiên, đến thời điểm này, toàn vùng chỉ mới đạt 5,27 bác sĩ/10.000 dân và 0,73 dược sĩ đại học/10.000 dân, đáp ứng chỉ mới được khoảng gần 75% số bác sĩ, dược sĩ phục vụ nhu cầu điều trị, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Thành phố Cần Thơ là địa phương duy nhất của vùng đạt 7 bác sĩ/10.000 dân, kế đến là cà mau với 6,26 bác sĩ. Tỷ lệ thấp nhất là tại Sóc Trăng chỉ có 3,7 bác sĩ/10.000 dân; tiếp đến là Hậu Giang 4,05 bác sĩ/10.000 dân. Ở Kiên Giang, nhiều xã đảo, huyện đảo đang rất thiếu bác sĩ, có khu vực hoàn toàn không có bác sĩ. Trước nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của người dân ngày càng nâng cao, việc thiếu bác sĩ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và thái độ phục vụ. So với tiêu chuẩn thì hiện tại ĐBSCL còn thiếu 3.048 bác sĩ và 655 dược sĩ trong GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 29 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 30. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” hệ thống y tế công lập và ngoài công lập. Các tỉnh thiếu bác sĩ nhiều nhất là An Giang với 508 bác sĩ, Sóc Trăng 458 bác sĩ, Tiền Giang 363 bác sĩ [18, Tr 1]. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 30 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 31. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đây là giải pháp hàng đầu nhằm phát triển nguồn nhân lực cho ĐBSCL bởi giáo dục là điền kiện tiên quyết, là yếu tố trực tiếp đóng vai trò quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực. 3.1.1. Đối với giáo dục phổ thông Học sinh phổ thông là nguồn đầu vào cho cấp bậc giáo dục Đại học, cao đẳng, nếu kiến thức nền không vững thì sau khi hoàn thành cấp bậc giáo dục làm sao có được nguồn đầu ra có chất lượng cao. - Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân học tập”, vận động học sinh đúng tuổi đến trường, phải có những chính sách cụ thể, giao trách nhiệm đến từng ban ngành để hạn chế tối đa đi đến không có tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. - Hoàn thiện quy hoạc và thiết kế mạng lưới các trường theo từng địa phương trong toàn vùng trên cơ sở dụ báo số lượng học sinh trong 10 hoặc 15 năm tới. Xây dựng trường học có chất lượng, tránh tình trạng vừa xây xong phải sửa chửa. Có thiết kế cụ thể cho các trường ở vùng bị ngập nước, vùng sâu vùng xa. - Nhanh chống chuyển sang chế độ học 2 buổi và mỗi lớp từ 30-35 học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo. - Mỗi trường nên có ít nhất một chuyên viên tâm lý để tư vấn, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh. - Quy hoạch và nhân rộng trường sư phạm chất lượng cao để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, có lòng say mê trong nghề nghiệp. Có những chính sách ưu đãi để khác phục những khó khăn mà giáo viên đang gặp phải. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 31 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 32. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” - Xây dụng và tổ chức thực hiện kế hoạc bồi dưỡng thường xuyên hoặc kiểm tra định kỳ về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên vào năm 2015 và nâng câp trình độ giáo viên vào năm 2020. 3.1.2. Đối với đào tạo bậc đại học, cao đẳng - Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và thiết kế mạng lưới các trường cao đẳng, đại học trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo cho toàn vùng. - Tự ý thức và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho bản thân sinh viên và giảng viên, đây là điều kiện tiên quyết để hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá hiện nay. - Điều chỉnh cơ cấu đào tạo và đào tạo lại nhằm giảm bớt tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và cơ cấu nguồn nhân lực hiện nay. - Nhanh chóng triển khai mô hình liên kết giáo dục và đào tạo với doanh nghiệp nhằm gắn liền đào tạo với sử dụng, khắc phục tình trạng nội dung chương trình, quy mô và cơ cấu đào tạo còn xa rời thực tiễn. Nhân rông mô hình đào Co.op của Đại học Trà Vinh. - Triển khai các chương trình đào tạo bằng tiếng anh, liên kết với các trường uy tín của nước ngoài xây dựng mô hình 2 giai đoạn (2 năm đào tạo tại Việt Nam - 2 năm đào tạo tại nước ngoài). - Thực hiện việc nghiên cứu khoa học công nghệ theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp và là điểm tựa về về khoa học và công nghệ cho doanh nghiệp trên cơ sở đó tạo ra sự thoã mãn hơn cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Chú trọng nghiên cứu khoa học trong sinh viên. - Xây dựng bộ phận hướng nghiệp cho sinh viên nhằm giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp trong tương lai một cách hiệu quả. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 32 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 33. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” - Xúc tác hình thành một số trường chất lượng cao, trong đó ưu tiên đào tạo các ngành khoa học cơ bản và các ngành công nghệ cao. Liên kết đào tạo với các trường đại học trọng điểm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các trường chất lượng của khu vự và thế giới nhằm tăng nhanh quy mô đào tạo kỹ sư và nguồn nhân lực chất lượng cao. 3.2. GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một bước đột phá chiến lược, yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lợi thế cạnh tranh, bảo đảm đưa nền kinh tế của đất nước phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả. - Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người lao động là một trong những tiền đề quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì điều này có ý nghĩa quyết định đến trí lực, thể lực, nhân cách, sức sáng tạo và niềm đam mê của người lao động. - Vận động người dân thay đổi tập quán chi tiêu theo hướng giảm thiểu chi tiêu cho uống rượu, hút thuốc thay vào đó để nâng cao chất lượng bữa ăn, sinh hoạt. Tăng cường đầu tư cho giáo dục và văn hoá, đẩy lùi tệ nạn xã hội. - Mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn xã hội về nhân lực Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát động phong trào thi đua yêu nước tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần giúp cho mọi người hiểu rõ về các chính sách phát triển nhân lực. Vận động các doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực để sử dụng với chất lượng ngày càng cao. - Tiến hành điều tra, khảo sát thường xuyên về nhân lực và chất lượng nhân lực ở tất cả các ngành, các cấp, địa phương và cả nước; bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội Đồng bằng Sông Cửu Long. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 33 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 34. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” - Phải làm cho cán bộ đứng đầu trong cơ quan Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành, tổ chức và các doanh nghiệp trong vùng nhận thức rõ về sự cần thiết phải thu hút và sử dụng các nhân tài có hiệu quả, từ đó đưa ra các chính sách trọng dụng hợp lý. - Xây dựng chính sách chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho lao động trình độ cao với phương châm “trải chiếu hoa, mời gọi nhân tài. - Tạo điều kiện để cho sinh viên mới tốt nghiệp ra trường vào làm việc và thể hiện tài năng nhằm tạo được luồng sinh khí mới trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức. Các doanh nghiệp liên kết với trường đại học, cao đẳng để phối hợp đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp mình. - Tổ chức sắp xếp lại cán bộ bằng cách rà soát và phân loại cán bộ theo các tiêu chí năng lực và vào đạo đức. Từ đó bố trí lại cán bộ theo nguyên tác đảm bảo những cương vị quan trọng phải thuộc về cán bộ có tài, có đức thực sự, đồng thời thực hiện việc luân chuyển và điều động cán bộ theo định kỳ. - Hằng năm, Chính quyền địa phương cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà phát huy mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 34 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 35. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã rất chú ý đến đào tạo nhưng ĐBSCL luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Qua phân tích, tác giả đã cho thấy nguồn nhân lực ĐBSCL hiện còn nặng về lao động giản đơn, ít được đào tạo và mất cân đối trong cơ cấu và không hợp lý trong phân bố. Đây là sự lãng phí rất lớn nguồn nhân lực và là tồn tại rõ nét nhất của nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long. Từ đó, tác giả đã đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Đồng bằng Sông Cửu Long. 2. KIẾN NGHỊ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ cần khẩn trương chỉ đạo xây dựng Hội đồng nghiên cứu, tư vấn Giáo dục – Đào tạo cho vùng. Chính quyền của các tỉnh, thành phố trong khu vực cần tăng cường phối hợp trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực – chiến lược lược trung tâm cho việc thực hiện các chiến lược khác của từng địa phương và toàn vùng. Các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp cần đổi mới tư duy, có cái nhìn mới về con người, nguồn nhân lực có chất lượng. Tạo điều kiện cho nguồn nhân lực trẻ có cơ hội cống hiến và phát triển. Sinh viên cần có ý thức tự học, tự hoàn thiện bản thân cũng như các kỹ năng cần thiết để xây dựng thương hiệu cho bản thân. Cần tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa xã hội - nhà trường - gia đình để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 35 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 36. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Thị Thanh (2005), “Phát triển nguồn nhân lực Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020”, Trường đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Chu Văn Cấp (2012), “Giáo dục và đào tạo với phát triển nguồn nhân lực Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & hội nhập (Số 6-16), Tr 50-54. 3. Nguyễn Thanh Toàn, Lê Xuân Sinh, Huỳnh Văn Hiền (2009), “Hiện trạng và nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành thủy sản ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ (Số 2), Tr 168-175. 4. Quang Minh Nhật, Phạm Lê Đông Hậu, Trần Thị Bạch Yến (2012), “Đánh giá mức độ đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long được đào tạo bậc đại học trở lên”, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (Số 22b), Tr 273-282. 5. Niên Giám Thống Kê các năm 2009, 2010, 2011. 6. Quyết định số 1216/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020, Thủ tướng Chính phủ, 2011. 7. Bùi Du Dương (2013), Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa học; http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/01/viet-nam-tut-hau-50-nam-sovoi-thai-lan-ve-cong-bo-khoa-hoc/ 8. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Số liệu thống kê toàn ngành giáo dục năm 2012; http://www.moet.gov.vn/?page=11.0 9. Duy Khiêm (2012) Bàn về hiện tượng chảy máu chất xám; http://nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/777402-.html 10 Đức Vượng (2013), Thực trạng và giải pháp về phát triển nhân lực Việt Nam;http://nhanlucquangnam.org.vn/index.php? GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 36 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 37. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” option=com_content&view=article&id=1251:thc-trng-va-gii-phap-v-phat-trin-nhanlc-vit-nam&catid=250:vit-nam&Itemid=532 11. Nguyễn Hà Phương (2009), Đầu tư du lịch ở Đồng bằng Sông Cửu Long: Nhân lực vừa thiếu, vừa yếu; http://vietstock.vn/PrintView.aspx?ArticleID=124899 12. Nhật Tân, Xuân hải (2012) Việt Nam đang bị chảy máu chất xám nghiêm trọng; http://soha.vn/xa-hoi/viet-nam-dang-bi-chay-mau-chat-xam-nghiem-trong- 20121215121304204.htm 13. Phạm Đức Chính (2008), Vì sao khoa học Việt Nam chưa phát triển; http://vnn.vietnamnet.vn/khoahoc/2008/05/782005/ 14. Phạm Đức Chính (2008), Bốn vấn đề nóng cho thứ trưởng Giáo dục – Đào tạo tương lai; http://vn.nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/khoa-hoc/di-nan/b-n-v-n-nong-cho-th-tr-ng-gd-t-t-ng-lai-1.142485 15. Phạm Thị Ly (2012), Giảng đường ế ẫm: Sự sàng lọc của cơ chế thị trường; http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/99320/giang-duong-e-am--su-sang-loc-cua-co-chethi-truong.html 16. Quốc Minh (2013), Nguồn nhân lực du lịch đồng bằng sông Cửu Long vừa thiếu vừa yếu; http://www.vtvcantho.vn/CVTV/Detail/31173?id_menu- =152&act=News_Detail&contr=Content 17. Thế Đạt (2013), Đồng bằng Sông Cửu Long đẩy mạnh đầu tư về giáo dục; http://www.vietnamplus.vn/Home/DB-song-Cuu-Long-day-manh-dau-tu-ve-giaoduc/20132/182800.vnplus 18. Thế Đạt (2013), Các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long thiếu gần 4.000 bác sỹ và dược sỹ; http://www.vietnamplus.vn/Home/Cac-tinh-DBSCL-thieu-gan-4000bac-sy-va-duoc-sy/20131/180157.vnplus GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 37 SVTH: Thạch Kim Khánh
  • 38. “Thực trạng nguồn nhân lực có trình độ cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long” 19. Thùy Ngân (2012), Việt Nam tụt hạng chỉ số trí tuệ; http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120917/viet-nam-tut-hang-ve-chi-so-tritue.aspx 20. Thông Tấn Xã Việt Nam (2012), Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng; http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/09/dan-so-viet-nam-dang-gia-hoa-nhanhchong/ 21. Thông Tấn Xã Việt Nam (2011), Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần khắc phục điểm yếu về học vấn và đào tạo http://cpv.org.vn/- cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340669&cn_id=492930# 22. Tiến Dũng (2011), Chất lượng đại học còn yếu kém; http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/11/chat-luong-giao-duc-dai-hoc-con-yeu-kem/ 23. Tổng cục thống kê Việt Nam (2013), Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam 2012; http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=13419 24. Văn Đình Tấn (2012), Nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta; http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx? _Article_ID=212 25. Vân Anh, Thuận Thiên (2012), Kiều hối chảy về, chất xám chảy đi; http://vef.vn/2012-08-17-trang-page 26. Vĩnh Hy (2012), Có bao nhiêu thạc sĩ giấy?; http://nld.com.vn/20121206100911191p0c1017/co-bao-nhieu-thac-si-giay.htm 27. Vũ Thế Tùng (2012), Thiếu trường mầm non, thừa trường đại học; http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/04/thieu-truong-mam-non-thua-truongdai-hoc-1/ 28. Vũ Thơ (2012), Nhiều tiến sĩ, ít phát minh; http://www.thanhnien.com.vn/pages/20121205/vat-vo-nghien-cuu-khoa-hoc-ky-2nhieu-tien-si-it-phat-minh.aspx GVHD: Th.S. Phạm Lê Hồng Nhung 38 SVTH: Thạch Kim Khánh