SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 34
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

                   VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN




                          BÁO CÁO

                  THỰC TẬP TỔNG HỢP
  CHI NHÁNH CÔNG TY CPĐTXD&PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN



               Họ tên : Hà Huyền Trang

               Lớp: LT TC lên ĐH Khóa 01. Hệ: VHVL

               MSSV:

          Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Quang




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG   -1-     SV: HÀ HUYỀN TRANG
LỜI MỞ ĐẦU
         Sự nghiệp giáo dục của nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát
triển nhằm bắt kịp xu thế giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, vì
vậy việc học tập đi đôi với thực hành là một biện pháp hiệu quả đúng đắn đã và
đang được áp dụng tại các trường đại học tại Việt Nam, không những chỉ trong
các ngành kỹ thuật mà cả trong các ngành kinh tế xã hội khác. Đối với sinh viên
các nghành kinh tế thì việc tổ chức các đợt thực tập tại các công ty, nhà máy, xí
nghiệp... là một việc rất cần thiết giúp sinh viên tiếp cận, tìm hiểu và làm quen với
môi trường làm việc thực tế từ đó vận dụng các kiến thức đã học tập được ở nhà
trường vào điều kiện làm việc thực tế một cách linh hoạt sáng tạo. Đồng thời đây
cũng là cơ hội giúp nhà trường nhìn nhận đánh giá được đúng, khách quan hiệu
quả đào tạo của mình cũng như đánh giá được trình độ, khả năng tiếp thu, học lực
của mỗi sinh viên.
      Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Phạm Quang cùng sự
giúp đỡ của cán bộ công nhân viên CN Công ty CPĐTXD và PTNT. Em đã có 5
tuần thực tập tại công ty, trong 65tuần thực tập tại đây đã giúp em có một cái nhìn
đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò và tầm quan trọng của quản trị trong doanh
nghiệp đồng thời vận dụng một cách cụ thể hơn những kiến thức đã học vào trong
điều kiện thực tế. Quá trình thực tập cũng giúp em hiểu được quá trình sản xuất
thực tế và các lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản trong công
ty. Em đã nắm được những nội dung về:

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỒNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CN CÔNG TY CPĐTXD&

PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN

PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CN CÔNG
TY CP ĐTXD &PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN .



GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG               -2-         SV: HÀ HUYỀN TRANG
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KÊ
TOÁN TẠI CN CÔNG TY CPĐTXD&PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN.

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỒNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
CN CÔNG TY CPĐTXD& PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN


      1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CN Công ty
CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên

       CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên là một doanh nghiệp được
   hình thành theo giấy phép kinh doanh số 21.02.001003 cấp ngày 22/3/2006. Có
   số vốn điều lệ là 12.500.000.000đ.( Mười hai tỷ năm trăm triệu đồng) Trụ sở
   chính đặt tại số nhà 04 - Tổ 9- phường Thanh Bình- TP Điện Biên - tỉnh Điện
   Biên . CN Công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng là chủ yếu, là một đơn vị
   hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, mở tài
   khoản tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Điện Biên .

      CN Công ty CPĐTXD& PTNT tại Điện Biên được thành lập và hoạt động
ngày 22 tháng 03 năm 2006.

      CN Công ty từng bước phát triển sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu. Ngày nay CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên đã trở thành
Công ty mạnh về xây dựng. Với lực lượng cán bộ công nhân viên khoảng 100
người. Có thể đảm đương xây dựng các công trình xây dựng có quy mô lớn.

      Hiện đang Công ty quản lý, sử dụng lực lượng lao động khoảng 100 người,
tổng số lao động có cơ cấu như sau:




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG                   -3-           SV: HÀ HUYỀN TRANG
Bảng 1.1 Thông tin năng lực nhân sự của CN Công ty ĐTXD& PTNT

      (Nguồn số liệu của CN Công ty ĐTXD & PTNT tháng 12 năm 2011)

                 Trình độ chuyên môn                         Số lượng

1.Trình độ Đại học                                              15

2.Trình độ cao đẳng                                             04

3.Trình độ trung cấp                                            11

4.Công nhân đào tạo qua các trường dạy nghề                     20

5.Lao động phổ thông                                            50

      Từ chỗ kinh doanh hiệu quả Công ty đã đổi mới nâng cấp, đầu tư mua sắm
các loại phương tiện máy móc thiết bị thi công chuyên dụng được Công ty lựa
chọn mua sắm của các hãng nổi tiếng như SUMITOMO, CAT, KOBELKO,
HUYNDAI…Với đa dạng chủng loại máy móc thuộc quyền sở hữu của Công ty,
có thể kể đến một số máy móc thiết bị như:

      - Máy xúc các loại                     05 chiếc

      - Máy ủi các loại                      02 chiếc

      - Xe ô tô tải tự đổ các loại           06 chiếc

      - Máy chuyên dụng các loại             03 chiếc

      ………………………………………………….




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG              -4-        SV: HÀ HUYỀN TRANG
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của CN Công ty
CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên.

        1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện
Biên.

        - Chức năng của Công ty:

        + Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với các cơ
quan chức năng của Nhà nước.

        + Thực hiện theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về
việc ký kết các hợp đồng lao động, đồng thời ưu tiên sử dụng lao động của địa phương.

        + Tìm kiếm, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài
nước.

        + Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà
nước.

        - Nhiệm vụ của Công ty:

        + Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty với
phương châm năm sau cao hơn năm trước. Làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp
đầy đủ các khoản tiền cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh
nghiệp.

        + Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao
động, đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao
nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên của Công ty.

        + Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm
đảm bảo đúng tiến độ sản xuất. Quan hệ tốt với khách hàng, tạo uy tín với khách
hàng.




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG                  -5-           SV: HÀ HUYỀN TRANG
+ Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi
trường.

       1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của CN Công ty
CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên.



        Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là xây dựng bao gồm: Xây
dựng các công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi và công trình điện, xây dựng
công trình cầu…..

       Công ty đã tiếp cận thành công với các công nghệ hiện đại phục vụ cho việc
kinh doanh phát triển, mở rộng quy mô của mình. Thông qua hoạt động sản xuất
kinh doanh đấu thầu xây dựng các công trình, Công ty khai thác một cách có hiệu
quả nguồn vốn vật tư, tài nguyên, nhân lực để giữ vững và nâng cao hơn nữa uy
tín và vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường xây dựng, đảm bảo cuộc sống
cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tổ chức sản xuất trong Công ty
phần lớn là phương thức khoán gọn các công trình, các hạng mục công trình đến
các đội. Công ty đã nhận thầu các công trình về dân dụng, công nghiệp, giao thông
thuỷ lợi và bước đầu tiếp cận thành công với công nghệ hiện đại phục vụ cho công
tác xây dựng.

       1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của CN Công ty
CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên

       Với các ngành nghề đăng ký kinh doanh, đơn vị đã tập trung đầu tư cả về
chiều sâu và chiều rộng vào kinh doanh các ngành nghề mang tính thế mạnh như:

       - Xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi.

       - Khai thác chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu quặng; Khai thác đá, cát;
       - Mua bán Vật liệu xây dựng thiết bị khác trong xây dựng…



GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG                   -6-           SV: HÀ HUYỀN TRANG
Các công trình Công ty thi công hoàn thành đều được đánh giá cao về chất
lượng, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, đúng tiến độ cam kết, trung bình 3 năm gần
đây mỗi năm Công ty nhận và thi công hoàn thành từ 5 đến 7 công trình có quy
mô vừa và nhỏ; Do đó Doanh thu từ hoạt động xây lắp luôn chiếm trên 90% tổng
doanh thu hàng năm của Công ty;

      Cũng như các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, sản phẩm
chính của quá trình sản xuất thuộc CN Công ty là các công trình xây dựng, hạng
mục công trình có kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất hoàn thành sản phẩm dài,
với đặc thù của sản phẩm là thực hiện theo đơn đặt hàng thông qua các hợp đồng
xây lắp bằng các hình thức như: Chỉ định thầu, đầu thầu trực tiếp….do vậy mà
sản phẩm sản xuất xong không thể đem nhập kho mà tiêu thụ ngay thông qua hình
thức "Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng", do đặc điểm
sản phẩm mang tính đơn chiếc, không tập trung tại một địa điểm nên việc tổ chức
quản lý thi công và hạch toán tập hợp các chi phí tính giá thành sản phẩm đã được
Công ty thực hiện thường xuyên, theo dõi riêng cho mỗi công trình, sau đó căn cứ
vào dự toán được lập (khi tham dự thầu) để quản lý việc sử dụng các yếu tố sản
xuất, xây dựng các kế hoạch cung ứng, tổ chức hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí,
giảm giá thành sản phẩm;

      CN Công ty tổ chức thực hiện xây lắp các công trình theo hình thức hợp
đồng trọn gói, để có được hợp đồng xây dựng các công trình đơn vị đã tiến hành
tham dự thầu hoặc được Chủ đầu tư ra quyết định chỉ định thầu; để có được quyền
xây lắp đơn vị đã tiến hành thực hiện các bước sau:

Bước 1: Sau khi mua hồ sơ mời thầu, đơn vị tiến hành cử cán bộ điều tra thực
trạng hiện trường công trình, xác minh các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong thi
công như: Điều kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên, giao thông, các nguồn cung cấp
nguyên vật liệu, thị trường lao động …


GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG             -7-        SV: HÀ HUYỀN TRANG
Bước 2: Khi nhận thấy đã hiểu rõ về công trình, CN Công ty quyết định lập hồ sơ
tham dự thầu (hoặc dự chỉ thầu) theo đúng mẫu của hồ sơ mời thầu, bằng các kết
quả của cuộc điều tra mà đưa ra các quyết định chính xác cho đơn giá tham dự
thầu, sau đó trực tiếp tham dự thầu;

Bước 3: Khi dành được quyền thi công, CN công ty tiến hành lập biện pháp thi
công chi tiết cho từng giai đoạn sau đó thực hiện tiếp các nội dung sau:

-Nhận mặt bằng thi công từ Chủ đầu tư;

-Tổ chức tập kết nguyên vật liệu, nhân công, bộ máy quản lý hiện trường, thiết bị
máy móc phục vụ công tác xây lắp giai đoạn ban đầu;

-Triển khai các phương án kỹ thuật tổ chức thi công, các giải pháp kinh tế, kỹ thuật
theo kế hoạch đã lập, quản lý chi phí, tổ chức hạch toán tập hợp chi phí tính giá
thành;

Bước 4: Thi công hoàn thành, bàn giao công trình đưa vào sử dụng;

 Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên quy trình công nghệ sản
xuất của CN Công ty được khái quát bằng:




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG              -8-         SV: HÀ HUYỀN TRANG
Sơ Đồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại CN Công ty CP ĐTXD&
                 PTNT tại Điện Biên


                                   Mua hồ sơ mời thầu



                            Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến
                              việc quyết định tham dự thầu




                                    Lập hồ sơ dự thầu



                                 Trực tiếp tham dự thầu




                                  Ký hợp đồng xây lắp




                                Tổ chức thi công xây lắp




   Tổ chức nhân lực                Tổ chức công tác               Tơ chức máy
   thi công, quản lý                cung ứng vật tư               móc, thiết bị




                       Xây dựng hoàn thành, nghiệm thu bàn giao




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG             -9-           SV: HÀ HUYỀN TRANG
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của CN
Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên.

    CN Công ty CPĐTXD & PTNT là đơn vị hạch toán độc lập. Để tiến hành tổ
chức và điều hành sản xuất, CN Công ty CPĐTXD & PTNT tổ chức bộ máy quản
lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Đây là kiểu tổ chức bộ máy quản lý hay
được áp dụng hiện nay, trong đó:

    Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung trong toàn CN Công ty CPĐTXD
& PTNT , dưới là PGĐ kỹ thuật. Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp tới
Phòng Tài chính Kế toán và Phòng Tổ chức - hành chính.

    PGĐ kỹ thuật: chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp tới Phòng Kỹ thuật và kế
hoạch sản xuất, chịu trách nhiệm gián tiếp tới các đội sản xuất.

     Phòng Tổ chức - Hành chính: Chịu điều hành trực tiếp của ban GĐ về công
tác quản lý lao động và các công tác phục vụ cho hoạt động chung của CN Công
ty CPĐTXD & PTNT.

    Phòng kỹ thuật và Kế hoạch sản xuất: Chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp tới
các đội sản xuất, đội sản xuất chủ động tổ chức công việc thi công cho từng tổ sản
xuất của mình.

    Phòng tài chính kế toán: Cung cấp và chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám
đốc CN Công ty CPĐTXD & PTNT về số liệu Kế toán được tập hợp, xử lý, đảm
bảo tính hợp lý, hợp pháp, chính xác và kịp thời của thông tin kế toán. Đồng thời
chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các đội sản xuất làm ra chứng từ kế toán ban
đầu theo đúng qui định của chế độ kế toán hiện hành nói chung và các qui định
của CN Công ty CPĐTXD & PTNT nói riêng.

    * Chức năng của Phòng Tổ chức - Hành chính:

    - Quản lý chặt chẽ lao động về số lượng, chất lượng, quản lý ngày giờ công
lao động và ký hợp đồng lao động

GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG              - 10 -        SV: HÀ HUYỀN TRANG
- Tổ chức việc thực hiện kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện và chấp
hành những chính sách, chế độ, nội qui, qui chế của CN Công ty CPĐTXD &
PTNT đã đề ra.

    * Chức năng của Phòng Kỹ thuật và Kế hoạch sản xuất:

    - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc CN Công ty CPĐTXD & PTNT về việc
nắm bắt kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất trực tiếp, đồng thời hướng
dẫn kỹ thuật thi công tới các đội và các tổ sản xuất.

    - Tổng hợp báo cáo việc thực hiện kế hoạch, tiến độ thi công, chất lượng thi
công công việc hàng ngày, hàng tuần báo cáo Giám đốc.

    * Chức năng của Phòng Kế toán Tài chính:

    - Quản lý theo dõi các chế độ về hạch toán tài chính qua các hoạt động
SXKD của CN Công ty.

    - Quản lý tài chính, hướng dẫn cho các phái viên chấp hành và thực hiện đúng các
chế độ mua bán và thanh toán theo đúng nguyên tắc Tài chính đã qui định.

    - Ghi chép cập nhật những số liệu, chứng từ thu chi xuất nhập hàng ngày, để
tính toán, hạch toán giá thành và báo cáo tổng hợp với cấp trên.

    - Chịu trách nhiệm trực tiếp với Phòng Kế toán - Tài chính CN Công ty và
Giám đốc về báo cáo Tài chính kế toán lập ra.

    Các bộ phận ban bệ của CN Công ty có mối quan hệ khăng khít với nhau, hỗ
trợ đắc lực cho nhau và cho Giám đốc trong việc lãnh đạo, điều hành sản xuất.

    * Chức năng các đội, tổ sản xuất:

    Đó là bộ phận trực tiếp thi công sản xuất sản phẩm của CN Công ty.




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG               - 11 -        SV: HÀ HUYỀN TRANG
Sơ đồ 2. Bộ máy quản lý được thể hiện ở sơ đồ sau đây:



                                    GIÁM ĐỐC




    PHÓ GĐ

  KỸ THUẬT




PHÒNG KT VÀ                          PHÒNG                    PHÒNG TC
KH SẢN XUẤT                                                  HÀNH CHÍNH
                                  TC- KẾ TOÁN

Phòng Kỹ thuậ t và kế
  hoạ ch sả n xuấ t


                                 ĐỘI SẢN XUẤT




                                 TỔ SẢN XUẤT




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG              - 12 -      SV: HÀ HUYỀN TRANG
1.4. Tình hình Tài chính và kết quả kinh doanh của CN Công ty
      CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên .

      Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhất là sự cạnh
tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, tuy nhiên CN Công ty vẫn luôn giữ được
tốc độ phát triển khá ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế năm sau đều cao hơn năm trước.
Chỉ tính riêng từ năm 2009 đến năm 2011 doanh thu lợi nhuận đều tăng. Doanh
thu năm 2009 đạt 14.298.702.200đ đến năm 2011 doanh thu đạt 14.764.438.763đ.
Lợi nhuận trước thuế tăng 1.294.032.549 đồng năm 2009 đến 1.486.778.983 đồng
năm 2011. Đơn vị cũng luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước,
đầy đủ và đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó đơn vị đã lo đủ công ăn việc làm,
đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Thu nhập bình quân tăng
năm 2009 đạt 2,5 triệu đồng/người/ tháng đến năm 2011 con số đó đã nâng lên 4,2
triệu đồng/ người /tháng.

        Bảng 2. Chỉ tiêu kinh tế của Doanh nghiệp từ năm 2009-2011

     (Nguồn số liệu của CN Công ty CPĐTXD &PTNT tháng 12 năm 2011)

                                                              Đơn vị tính: VNĐ


TT          Chỉ tiêu          Năm 2009                Năm 2010        Năm 2011

 1   Tổng tài sản           13.976.604.824      15.063.435.877     15.433.633.343

 2   Vốn cố định            7.786.561.323        8.821.312.800     10.175.413.042

 3   Vốn lưu động           6.190.043.501        6.242.123.077      5.258.220.301

 4   Doanh thu              14.298.702.200      14.483.578.157     14.764.438.763

 5   Lợi nhuận trước        1.294.032.549        1.449.806.174      1.486.778.983

     thuế

 6   Lợi nhuận sau thuế      931.703.435         1.043.860.445      1.070.480.868

 7   Thu nhập bình quân        2.500.000              3.200.000       4.200.000

GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG              - 13 -         SV: HÀ HUYỀN TRANG
người/tháng



PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CN CÔNG TY CP ĐTXD &PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN .

        Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại CN Công ty
CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên

        2.1.Tổ chức bộ máy kế toán CN Công ty CPĐTXD và PTNT tại Điện
Biên.

        Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những công việc quan trọng hàng đầu
trong công tác kế toán, chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình
độ, khả năng thành thạo, sự phân công, phân nhiệm hợp lý. Công tác kế toán mà
CN Công ty lựa chọn là hình thức tổ chức kế toán tập trung, toàn bộ công việc xử
lý thông tin trong toàn CN Công ty được thực hiện tập trung ở phòng kế toán, các
bộ phận thực hiện thu thập, phân loại và chuyển chứng từ về phòng kế toán xử lý.

        Do đặc thù của CN Công ty sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn, nhiều
công trình… nên việc tổ công tác kế toán được thành lập nhiều bộ phận, theo các
phần hành cụ thể; Bộ máy kế toán doanh nghiệp xây dựng gồm có năm nhân viên
kế toán, được bố trí theo sơ đồ sau:




Sơ đồ 3. Tổ chức bộ máy kế toán tại CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện
Biên



                                        Kế toán trưởng




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG                 - 14 -        SV: HÀ HUYỀN TRANG
Kế toán                                                        Thủ kho
                           Kế toán tiền             Kế toán Tài      kiêm thu
     tổng hợp               gửi NH và               sản cố định         qũy
                           thanh toán


      Hiện nay, Công ty có quy mô hoạt động ngày càng lớn, địa bàn rộng, các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Mặt khác, yêu
cầu của các nhà quản lý công ty cần nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp
thời để đề ra quyết định kinh doanh, tận dụng được thời cơ và hiệu quả, cũng như
yêu cầu về việc giảm được cường độ làm việc của kế toán. Nhận thức được vấn đề
đó cùng với những lợi ích thiết thực mà kế toán máy mang lại, Công ty đã đưa vào
và áp dụng việc hạch toán kế toán trên máy vi tính. Hiện nay công ty đang áp
dụng phần mềm kế toán SAS của UNESCO ACCOUTING.

      Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy
quản lí ở trên phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý. CN Công ty
CPĐTXD&PTNT áp dụng hình thức tổ chức công tác - bộ máy kế toán tập trung,
hầu hết mọi công việc kế toán được thực hiện ở phòng kế toán trung tâm, từ khoản
thu nhập kiểm tra chứng từ, ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập báo cáo kế toán, từ kế
toán chi tiết đến kế toán tổng hợp.

- Kế toán trưởng:

      Là người có trình độ chuyên môn cao có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực
điều hành, tổ chức được công tác kế toán trong CN Công ty.

      Là người có chức năng tổ chức kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị, ngoài ra,
kế toán trưởng là người cung cấp các kế hoạch tài chính cho giám đốc.Nhiệm      vụ
cuả kế toán trưởng là: Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định khối lượng
công tác kế toán để đưa thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh. Điều hành và


GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG            - 15 -         SV: HÀ HUYỀN TRANG
kiểm soát bộ máy kế toán. Chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài
chính của đơn vị.

      Chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn các nhân viên dưới quyền thuộc phạm vi và
trách nhiệm của mình.Yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý
ở doanh nghiệp cùng thực hiện các công việc chuyên môn có liên quan.

      Các tài liệu kế toán phải do kế toán trưởng kiểm tra và ký duyệt. Nhưng kế
toán trưởng có quyền từ chối không ký duyệt nếu các tài liệu đó không phù hợp
với chế độ quy định.

- Kế toán tổng hợp

      Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác kế toán được giao nhiệm
vụ và quyền hạn như sau:

      Là người chịu trách nhiệm chính về hệ thống sổ cái của đơn vị, cung cấp số
liệu kịp thời và lập báo cáo tổng hợp.

- Kế toán tiền gửi ngân hàng, thanh toán.

       Theo dõi tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người bán, tạm ứng,
các khoản phải thu, thanh toán với ngân sách Nhà nước, thanh toán lương cho cán
bộ nhân viên trong đơn vị…

       Quản lý và đảm bảo an toàn bí mật tài khoản tiền gửi ngân hàng, ghi chép
đầy đủ các thông tin vào sổ tiền gửi, tiền vay ngân hàng và phát hiện những sai sót
để điều chỉnh cho kịp thời.

      Sau khi làm thủ tục chuyển tiền tại ngân hàng, kế toán ngân hàng phải nhận
lại chứng từ ngân hàng đã thực hiện, bảng kê chuyển tiền và lập chứng từ hạch
toán trong đó nêu nội dung kinh tế, định khoản kế toán, ký và trình kế toán trưởng.

- Kế toán tài sản cố định




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG              - 16 -       SV: HÀ HUYỀN TRANG
Quản lý tài sản cố định, đăng ký và tính khấu hàng tháng, quý, lập bảng
phân bổ khấu hao theo chế độ hiện hành.

- Thủ kho kiêm thủ quỹ

      Chịu sự điều hành của kế toán trưởng và có chức năng như sau:

      Là người quản lý quỹ tiền mặt của đơn vị, có trách nhiệm căn cứ vào các
phiếu, phiếu chi tiền mặt để thu tiền nhập quỹ hoặc xuất quỹ. Và phải đảm bảo an
toàn tuyệt đối quỹ tiền mặt;

      Quản lý và tổ chức tốt công tác sử dụng NVL, trong kho tránh hư hỏng, mất
mát. Thủ kho căn cứ vào các phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu để kiểm tra đối
chiếu số lượng nguyên vật liệu thực nhập, xuất, tránh nhập, xuất nguyên vật liệu
sai so với yêu cầu sản xuất; sau đó, ghi vào thẻ kho, cuối tháng đối chiếu với sổ
kho của kế toán để xác định tính chính xác trong việc quản lý hàng tồn kho .

      2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại CN Công ty CPĐTXD&PTNT

      2.2.1. Các chính sách kế toán chung.

   -Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01, kết thúc vào 31/12 dương lịch hàng năm.

   -Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán: Việt Nam đồng.

   -Doanh nghiệp thực hiện kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

   -Căn cứ vào quy mô kinh doanh đơn vị áp dụng phương pháp hạch toán hàng
   tồn kho theo“Phương pháp kê khai thường xuyên”, tính thuế GTGT theo
   “phương pháp khấu trừ”.

   - CN Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo quyết định
   số 15/QD-BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính và các thông tư bổ sung sửa
   đổi kèm theo.

      2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán .



GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG              - 17 -      SV: HÀ HUYỀN TRANG
Chế độ chứng từ tại CN Công ty tuân thủ theo đúng nội dung, phương
pháp lập, ký chứng từ theo quy định của chế độ kế toán;

-Chứng từ thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương;

         Đơn vị thường xuyên sử dụng các chứng từ như: Bảng chấm công, bảng
thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương, hợp đồng lao động, phiếu xác
nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán, bảng phân bổ
tiền lương và bảo hiểm xã hội;

-Chứng từ thuộc chỉ tiêu hàng tồn kho:

         Sử dụng các chứng từ như phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Phiếu báo vật
tư còn lại cuối kỳ; Biên bản kiểm kê vật tư công cụ hàng hoá;

-Chứng từ thuộc chỉ tiêu bán hàng gồm: Hoá đơn;

-Chứng từ thuộc chỉ tiêu tiền tệ gồm các chứng từ: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề
nghị tạm ứng; giấy thanh toán tiền tạm ứng; Bảng kiểm kê quỹ; bảng kê chi tiền

-Chứng từ thuộc chỉ tiêu TSCĐ sử dụng các chứng từ như: Biên bản giao nhận
TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn
thành; Bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ

         Ngoài các chứng từ do Doanh nghiệp phát hành sử dụng nêu trên, trong
hệ thống các bản chứng từ đơn vị còn sử dụng các chứng từ phát hành bên ngoài
khác như: Các loại chứng từ ngân hàng, hoá đơn GTGT, hoá đơn thông thường,
các hợp đồng xây lắp...

      2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.

      Hệ thống TK kế toán Công ty áp dụng theo hệ thống TK hiện hành theo
quyết định số 15/2006/BTC của Bộ trưởng Tài chính. Do sử dụng phương pháp kê
khai thường xuyên nên Công ty không sử dụng TK 611. Các TK đầu tư tài chính
Công ty chưa sử dụng vì ở Công ty chưa phát sinh các nghiệp vụ này. Và sau đây
là một số tài khoản mà Công ty sử dụng để hạch toán nghiệp vụ kế toán của doanh

GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG                  - 18 -         SV: HÀ HUYỀN TRANG
nghiệp: 1. TK 111; TK112; TK131(chi tiết từng công trình); TK 133; TK 1388 ;
TK 136; TK 141 (chi tiết từng công trình ); TK 142 ; TK 152; TK 153; TK 154 ;
TK 211.1; TK2112; TK 214; TK 241; TK331 (chi tiết từng đơn vị cung cung
cấp); TK 3331; TK 311; TK 338; TK 335: TK 336; 411, 421, 511, 621, 622, 623,
627, 642 , 711, 811, 911.

      Việc vận dụng hệ thống TK kế toán của Công ty phù hợp với chế độ kế toán
hiện hành. Hệ thống TK kế toán Công ty sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý trình độ nhân viên kế toán thuận tiện cho
việc ghi sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu.

      2.2.4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.

- Đơn vị vận dụng hình thức ghi sổ: “Chứng từ ghi sổ”

- Các hoạt động kinh tế, tài chính được phản ánh trên chứng từ gốc được phân loại
tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi vào các sổ kế
toán tổng hợp liên quan.

- Tách rời việc ghi sổ theo thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống trên hai sổ kế
toán tổng hợp riêng biệt, sổ cái các tài khoản và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.

- Tách rời hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết

- Lập bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu trước khi
lập báo cáo.

-Trình tự ghi sổ được mô tả qua sơ đồ sau:

               Sơ đồ 4. Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ

                         tại CN Công ty CPĐTXD & PTNT

                                                            (1)

                               Chứng từ kế toán

                                    (1)


GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG                - 19 -           SV: HÀ HUYỀN TRANG
(2)
        Sổ đăng ký                 Chứng từ ghi              Sổ chi tiết
      chứng từ ghi sổ                  sổ


                                       (3)                   (4)



                                                             Bảng tổng
                                       Sổ cái          (5)   hợp chi tiết

                   (7)                       (6)



                                 Bảng cân đối số
                                   phát sinh

                                 (8)



                                  Báo cáo kế
                                    toán
Ghi chú:                  Ghi hàng ngày

                          Ghi cuối kỳ

                          Đối chiếu, so sánh

         Chứng từ ghi sổ do kế toán lập để báo quản chứng từ kế toán, đầu kỳ kế
toán làm căn cứ ghi vào sổ cái, chứng từ ghi sổ có thể lập cho một chứng từ gốc
hoặc một số chứng từ gốc (chứng từ tổng hợp) và được đánh số thứ tự liên tục
trong kỳ kế toán. Sổ đăng ký chứng từ có nhiều trang: Là sổ ghi các chứng từ ghi
sổ theo thứ tự thời gian đăng ký chứng từ ghi sổ, lưu trữ và quản lý tập trung số
liệu kế toán theo thời gian ghi nhật ký và là căn cứ đối chiếu số liệu với sổ cái.

         Sổ cái (mở cho tài khoản tổng hợp) mỗi tài khoản sử dụng một số trang sổ
riêng.

GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG                    - 20 -       SV: HÀ HUYỀN TRANG
Các sổ chi tiết: Mở cho tài khoản chi tiết như: Sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ
chi tiết thanh toán với người mua…

- Trình tự ghi và phương pháp ghi sổ:

(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra dể lập chứng từ
ghi sổ để lập bảng tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ trên cơ sở
số liệu của bảng tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ và vào sổ chi
tiết.

(2) Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho kế toán trưởng, kế toán duyệt
rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi
và các sổ thẻ kế toán chi tiết.

(3) Sau khi phản ánh tất cả các chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế
toán tiến hành cộng sổ phát sinh nợ, số phát sinh có, số dư cuối tháng cuả từng tài
khoản.

(4) Cuối kỳ căn cứ vào sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết để (5) đối chiếu so
sánh với sổ cái.

(6) Cuối kỳ căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh để (7) so sánh với sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ để kiểm tra số liệu kế toán:

         Tổng số tiền       =     Tổng phát sinh Nợ      = Tổng phát sinh Có

(Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ)         Các tài khoản              Các tài khoản

(8) Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi
tiết lập báo cáo kế toán.

        2.2.5.Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán.

        Hệ thống báo cáo tài chính

        Báo cáo tài chính năm, gồm:

    - Bảng cân đối kế toán                                  Mẫu số B 01 - DN

GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG                - 21 -        SV: HÀ HUYỀN TRANG
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh                Mẫu số B 02 - DN

   - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ                          Mẫu số B 03 - DN

   - Bản thuyết minh báo cáo tài chính                   Mẫu số B 09 - DN



      Công ty áp dụng hệ thống Báo cáo tài chính theo Chế độ kế toán doanh
nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các báo cáo tài chính của Công ty được
kế toán trong công ty thiết lập, phải được người lập, kế toán trưởng và người đại
diện theo pháp luật của Công ty ký, đóng dấu của đơn vị và phải gửi các báo cáo
tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương, Sở kế hoạch đầu
tư, cục thống kê và ngân hàng mà công ty vay vốn.

      - Bảng cân đối kế toán                         Mẫu số B 01 - DN

      - Bảng kết quả hoạt động kinh doanh            Mẫu số B 02 - DN

      - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ                   Mẫu số B 03 - DN

      - Thuyết minh báo cáo tài chính                Mẫu số B 09 – DN

      - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Công ty lập theo phương pháp trực tiếp.

       2.3. Vận dụng chế độ kế toán trong mộ số phần hành

   Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vì thế NVL,CCDC sau khi mua phải
vận chuyển đến địa điểm xây dựng công trình. Việc vận chuyển như vậy rất khó
khăn, thường xảy ra thất thoát hỏng hóc, việc lưu trữ NVL, CCDC tại nơi xây
dựng tốn kém. NVL, thường được mua theo lô vì vậy doanh nghiệp tính giá xuất
kho NVL theo phương pháp thực tế đích danh.

   NVL : cát, đá, xi măng, sắt, thép,…..

   CCDC:


GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG             - 22 -        SV: HÀ HUYỀN TRANG
2.2. Tài khoản, chứng từ và sổ kế toán sử dụng.

   Tài khoản:                  151: Hàng mua đang đi đường

                               152: NVL

                               153: CCDC

                               142, 242: Chi phí trả trước

                               ……….

   Chứng từ                 Phiếu xuất kho

                            Phiếu nhập kho

                            Biên bản kiểm kê hàng hoá

                            Bảng kê mua hàng

                            Bảng phân bổ NVL, CCDC

                            Hoá đơn GTGT…….



                        Phiếu nhập kho, xuất kho, bảng
   Sổ kế toán sử dụng   phân bổ NVL,CCDC, hoá đơn
                                  GTGT……..
   Sổ chi tiết:          Sổ theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn

                         Sổ chi tiết vật tư hàng hoá,….
                          Nhật ký chứng từ                   sổ chi tiết tài khoản
   Sổ tổng hợp:
   Bảng kê               Sổ cái tài khoản 152,153, 142, 242, 133,…..
                                                              152,153,133,142…

   Quy trình hạch toán



                                                              Bảng tổng hợp chi tiết
                                  Sổ cái tài
                                 khoản 152,
                               153, 133,142...

GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG                  - 23 -    SV: HÀ HUYỀN TRANG

                        Báo cáo tài chính
Sơ đồ tài khoản chữ T

        Đơn vị: 1000 Đồng

        Quý II năm 2009




                                               TK 152

                                                                      TK 621,627,641,642
        TK 111,112,
TK 111,112,331,311
                             SD:2.916.781
                                                    NVL xuất dùng cho sxkd

               Giá mua và CP thu mua NVL

                                                   16.824.107      16.824.107
    TK 133     15.970.210        17.567.231                                      TK 154


              1.597.021                           Giá trị NVL xuất để gia công


                            Hàng mua đang đi
                  5.698      đường nhập kho                                  TK 138,632
                  TK 151
        GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG
                   133133                               - 24 -        SV: HÀNVL thiếu TRANG kê
                                                                       Gia trị HUYỀN khi kiểm
56.980           62.678


  TK 154              Nhập kho NVL




                 Giá trị NVL thừa khi kiểm
TK 338,711       kê




                            CPS:17.629.909    CPS: 16.824.107



                             SD: 3.722.583




     PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH
     TOÁN KẾ TOÁN TẠI CN CÔNG TY CPĐTXD&PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN

             3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại CN Công ty CPĐTXD&PTNT
     tại Điện Biên

             Ưu điểm.

             Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức khoa học, gọn nhẹ, dễ kiểm tra,
     việc xử lý thông tin kế toán nhanh và kịp thời giúp lãnh đạo Công ty đưa ra các
     chỉ đạo sát sao đối với hoạt động của toàn Công ty.

             Bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với chuyên môn của mỗi nhân viên.
     Nhân viên phòng kế toán có trình độ, thành thạo, có đạo đức nghề nhiệp. Giữa các

     GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG             - 25 -         SV: HÀ HUYỀN TRANG
phần hành có sự phân công, phân nhiệm cụ thể hợp lý góp phần đem lại hiêu quả
cao cho công tác quản lý. Trong quá trình tổ chức chứng từ , kế toán đảm bảo
đúng nguyên tắc về biểu mẫu, luân chuyển, ký duyệt đồng thời cũng tuân thủ các
chế độ kiểm tra, ghi sổ, bảo quản lưu trữ và huỷ chứng từ.

      Công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty được
thực hiện tương đối khoa học và hợp lý. Chí phí sản xuất được tập hợp và tính giá
thánh riêng theo từng công trình, hạng mục công trình, từng dự án, hợp đồng ký
kết. Quá trình hạch toán các khoản chi phí về cơ bản đã tuân theo chế độ quy định
của Bộ tài chính.

      Công ty đã áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán. Do đó đã hỗ trợ rất
nhiều cho công tác quản lý chứng từ vào sổ và lên báo cáo. Với các nghiệp vụ
kinh tế phức tạp kế toán lập một phiếu xử lý kế toán nhằm tổng hợp các chứng từ,
định khoản rồi mới nhập vào máy.

      Hạn chế:

      Bên cạnh những ưu điểm công tác kế toán của Công ty còn tồn tại những
hạn chế: do công trình thi công cách xa phòng kế toán của Công ty vì vậy nhiều
khi việc luân chuyển chứng từ còn chậm dẫn tới việc hoạch toán của kế toán bị
chậm trễ, thiếu chính xác.

      Công ty để các đội tự hạch toán dẫn tới tình trạng thu nhập của người lao
động không đồng đều giữa các đội dù họ có cùng bậc thợ, cùng số năm công tác
tại Công ty nhưng người có lương cao, người có lương thấp, tạo ra tâm lý bất ổn
trong người lao động. Ngoài ra việc này cũng dễ dẫn tới việc báo cáo mất tính
chính xác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đội làm cho Công ty thất thoát
nguồn thu giảm lợi nhuận, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ không
đảm bảo tính trung thực.

       Do đặc điểm của các đội xây dựng thường xuyên thay đổi chỗ làm việc do
phải đi theo các công trình nên việc quản lý lao động ở đây chỉ dựa trên các đội
trưởng. Việc này rễ tạo khe hở cho việc tính công, từ đây sẽ dẫn đến những tiêu
GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG             - 26 -           SV: HÀ HUYỀN TRANG
cực trong việc tính lương nhất là với các đội xây dựng sử dụng nhiều lao động
thuê ngoài. Vì vậy cần phải quán triệt tính tự giác và giám sát chặt chẽ nguồn
nhân công.

      Số lượng lao động của Công ty là lớn trên 200 người, trong đó có cả đội
ngũ lao động gián tiếp hưởng lương theo ngày công, có trường hợp đi muộn về
sớm, thậm chí làm việc nửa ngày nhưng Công ty chưa có biện pháp cũng như cách
để hạch toán trường hợp này. Do vậy Công ty cần có những biện pháp quản lý tiền
lương chặt chẽ hơn ở các đội sản xuất.

        3.2 Đánh giá tổ chức công tác kế toán tại Công ty

       Ưu điểm

      Công tác tài chính của Công ty đã thực hiện được các mục tiêu cơ bản:

      - Phân tích tài chính đầy đủ, khai thác được các thông tin hữu hiệu cho các
nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính.

      - Phân tích tài chính đã cung cấp được thông tin cho lãnh đạo, giúp cho ban
lãnh đạo đánh giá được khả năng và tính chắc chắn của đồng tiền vào, ra.

      - Công tác tài chính đã cung cấp được thông tin đầy đủ về nguồn vốn chủ
sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình sản xuất.

      - Công tác quản lý công nợ, quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận được tổ
chức khoa học, hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của
Công ty.

           Hạn chế.

      Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh
nghiệp nào để duy trì và phát triển. Nhưng nguồn vốn của Công ty chủ yếu được
huy động từ nguồn nợ ngắn hạn. Công ty đã chú trọng tới công tác tài chính, hoạt
động kinh doanh có hiệu quả nhưng Công ty chưa chú trọng tới công tác quản lý
và sử dụng vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa cao.

      Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn vay cao dẫn đến khả năng tự chủ tài
chính thấp. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi đó nguồn vốn vay chiếm

GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG             - 27 -       SV: HÀ HUYỀN TRANG
tỷ trọng lớn. Công ty lại chưa có sự tiết kiệm nguồn chi phi phí kinh doanh dẫn
đến doanh thu của Công ty đạt được thì cao nhưng lợi nhuận lại thấp. Hiệu suất sử
dụng vốn cao xong hiệu quả sử dụng vốn không cao, cho ta thấy khả năng sinh lời
của đồng vốn giảm. do vậy Công ty cần chú trọng hơn trong việc quản lý vốn
nhằm nâng cao khả năng sử dụng vốn của Công ty.




                                  KẾT LUẬN


      Trong thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại CN Công ty CPĐTXD và
PTNT đã giúp em vận dụng những kiến thức đã học tập ở trường vào công tác
thực tế và cũng đã bổ sung được rất nhiều kiến thức mà chỉ qua thực tế mới có .
      Trên đây em đã trình bày một số hiểu biết của em về quá trình hình thành
và phát triển, về các lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức của CN Công ty, về
công tác kế toán và việc ứng dụng các chuẩn mực, chế độ kế toán vào công tác kế
toán của CN Công ty.
      Do thời gian hạn hẹp và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề thực tập tổng
hợp của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ
GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG             - 28 -       SV: HÀ HUYỀN TRANG
bảo tận tình của các thầy cô giáo, các cô chú trong phòng kế toán cũng như sụ góp
ý của các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
      Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phạm Quang, Các cô chú và
các anh chị kế toán tại phòng Tài chính kế toán CN Công ty ĐTXD và PTNT đã
giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tổng hợp này

                                           Điện Biên, tháng 01 năm 2013

                                                     Sinh viên




                                                Hà Huyền Trang




                                  MỤC LỤC

Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý
hoạt động sản xuất kinh doanh của CN Công ty ĐTXD & PTNT tại Điện Biên.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CN Công ty CPĐTXD & PTNT………..1

1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của CN Công ty CPĐTXD &
PTNT……………………………………………………………………………... 3

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của CN Công ty CPĐTXD& PTNT ………………..4

1.2.2 .Đặc điểm hoạt động SXKD của CN Công ty CPĐTXD& PTNT…………4

1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ SXSP của CN Công ty CPĐTXD& PTNT…..4

GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG             - 29 -        SV: HÀ HUYỀN TRANG
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của CN Công ty CPĐTXD&
PTNT………………………………………………………………………………8

1.4. Tình hình Tài chính và KQKD của CN Công ty CPĐTXD& PTNT………..11

Phần 2: Tổ chứcbộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại CN Công ty CPĐXD&

PTNT……………………………………………………………………………12.

2.1 .Tổ chức bộ máy kế toán tại CN Công ty CPĐTXD& PTNT………………..12

2.2 .Tổ chức hệ thống kế toán tại CN Công ty CPĐTXD& PTNT………………15

2.2.1. Các chính sách kế toán chung……………………………………………..15

2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán……………………………..16

2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán……………………………..17

2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán………………………………17

2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán…………………………………………20

2.3. Vận dụng chế độ kế toán trong một số phần hành cụ thể……………………21

Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CN Công ty

CPĐXD& PTNT…………………………………………………………………25

3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại CN Công ty CPĐTXD& PTNT………26

3.2 . Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại CN Công ty CPĐTXD& PTNT ...27

Kết Luận…………………………………………………………………………….




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG           - 30 -      SV: HÀ HUYỀN TRANG
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU



Bảng 1    Thông tin năng lực nhân sự

Bảng 2    Các chỉ tiêu kinh tế của DN trong 3 năm 2009-2011

Sơ đồ 1   Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Sơ đồ 2   Bộ máy quản lý

Sơ đồ 3   Tổ chức bộ máy tế toán

Sơ đồ 4   Trình tự ghi sổ




 GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG           - 31 -       SV: HÀ HUYỀN TRANG
DANH MỤC VIẾT TẮT
     CN: Chi nhánh
     CP ĐTXD & PTNT: Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn
     CP NVL: Chi phí nguyên vật liệu
     CPSX: Chi phí sản xuất
     GTSP: Giá thành sản phẩm




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG        - 32 -      SV: HÀ HUYỀN TRANG
DANH MỤC VIẾT TẮT
     CN: Chi nhánh
     CP ĐTXD & PTNT: Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn
     CP NVL: Chi phí nguyên vật liệu
     CPSX: Chi phí sản xuất
     GTSP: Giá thành sản phẩm




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG        - 32 -      SV: HÀ HUYỀN TRANG
DANH MỤC VIẾT TẮT
     CN: Chi nhánh
     CP ĐTXD & PTNT: Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn
     CP NVL: Chi phí nguyên vật liệu
     CPSX: Chi phí sản xuất
     GTSP: Giá thành sản phẩm




GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG        - 32 -      SV: HÀ HUYỀN TRANG

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngDương Hà
 
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...nataliej4
 
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợpKế toán Trí Việt
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jeanTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAYĐề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nguồn nhân lực hay 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nguồn nhân lực hay 9 điểm 2017Đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nguồn nhân lực hay 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nguồn nhân lực hay 9 điểm 2017Luận Văn 1800
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMeocon Doan
 
Giới thiệu về công ty Hiếu Đức
Giới thiệu về công ty Hiếu ĐứcGiới thiệu về công ty Hiếu Đức
Giới thiệu về công ty Hiếu ĐứcPhạm Văn Trai
 
Báo cáo thục tập
Báo cáo thục tậpBáo cáo thục tập
Báo cáo thục tậpquynhngaht
 

La actualidad más candente (19)

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP   CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH  SỐ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY CỔ PHẦN HẠ TẦNG - XÂY DỰNG TIẾN THỊNH SỐ
 
Lời mở đầu
Lời mở đầuLời mở đầu
Lời mở đầu
 
Báo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toánBáo cáo thực tập kế toán
Báo cáo thực tập kế toán
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựngBáo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tổng hơp về công ty xây dựng
 
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của Công ty Cổ phần...
 
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuật
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuậtĐề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuật
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuật
 
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mayBáo cáo ngành may   tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
Báo cáo ngành may tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm may
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jeanBáo cáo thực tập ngành may   quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
Báo cáo thực tập ngành may quy trình chuẩn bị sản xuất mã hàng quần jean
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời   2 túi hàm ...
Báo cáo thực tập ngành may quy trình sản xuất quần jean lưng rời 2 túi hàm ...
 
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAYĐề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
Đề tài: Đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh công ty Vĩnh Hưng, HAY
 
Đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nguồn nhân lực hay 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nguồn nhân lực hay 9 điểm 2017Đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nguồn nhân lực hay 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập đãi ngộ nguồn nhân lực hay 9 điểm 2017
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợpBáo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, HAY
Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, HAYBáo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, HAY
Báo cáo Thực tập tại Công ty cổ phần Bê tông Xây dựng Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV SX&LR Ô Tô Khách Trư...
Đề tài: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV SX&LR Ô Tô Khách Trư...Đề tài: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV SX&LR Ô Tô Khách Trư...
Đề tài: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH MTV SX&LR Ô Tô Khách Trư...
 
Giới thiệu về công ty Hiếu Đức
Giới thiệu về công ty Hiếu ĐứcGiới thiệu về công ty Hiếu Đức
Giới thiệu về công ty Hiếu Đức
 
Báo cáo thục tập
Báo cáo thục tậpBáo cáo thục tập
Báo cáo thục tập
 

Destacado

2014 Milwaukee BizExpo: Business Strategy Seminar | BRANDeliver = BRANDemand ...
2014 Milwaukee BizExpo: Business Strategy Seminar | BRANDeliver = BRANDemand ...2014 Milwaukee BizExpo: Business Strategy Seminar | BRANDeliver = BRANDemand ...
2014 Milwaukee BizExpo: Business Strategy Seminar | BRANDeliver = BRANDemand ...THIEL Design
 
Clean Marina Workbooks
Clean Marina WorkbooksClean Marina Workbooks
Clean Marina WorkbooksDale Gilbert
 
TECHBlue Center - Example Waterfront Studies & Reviews
TECHBlue Center - Example Waterfront Studies & ReviewsTECHBlue Center - Example Waterfront Studies & Reviews
TECHBlue Center - Example Waterfront Studies & ReviewsDale Gilbert
 
Автотесты и образ мышления
Автотесты и образ мышленияАвтотесты и образ мышления
Автотесты и образ мышленияAndrei Zubov
 
(Yudi 1 spa) rpp rangka otot pesawat sederhana
(Yudi 1 spa) rpp rangka otot pesawat sederhana(Yudi 1 spa) rpp rangka otot pesawat sederhana
(Yudi 1 spa) rpp rangka otot pesawat sederhanayudiyudiarif
 
KRIA Training - Water Cleaning Equipment
KRIA Training - Water Cleaning EquipmentKRIA Training - Water Cleaning Equipment
KRIA Training - Water Cleaning EquipmentDale Gilbert
 

Destacado (15)

2014 Milwaukee BizExpo: Business Strategy Seminar | BRANDeliver = BRANDemand ...
2014 Milwaukee BizExpo: Business Strategy Seminar | BRANDeliver = BRANDemand ...2014 Milwaukee BizExpo: Business Strategy Seminar | BRANDeliver = BRANDemand ...
2014 Milwaukee BizExpo: Business Strategy Seminar | BRANDeliver = BRANDemand ...
 
Tcvn 4513 1988
Tcvn 4513 1988Tcvn 4513 1988
Tcvn 4513 1988
 
Herramientas electrónicas en ritsi
Herramientas electrónicas en ritsiHerramientas electrónicas en ritsi
Herramientas electrónicas en ritsi
 
Clean Marina Workbooks
Clean Marina WorkbooksClean Marina Workbooks
Clean Marina Workbooks
 
Aprende a usar GDB, el depurador de C
Aprende a usar GDB, el depurador de CAprende a usar GDB, el depurador de C
Aprende a usar GDB, el depurador de C
 
Catalogo tocare
Catalogo tocareCatalogo tocare
Catalogo tocare
 
TECHBlue Center - Example Waterfront Studies & Reviews
TECHBlue Center - Example Waterfront Studies & ReviewsTECHBlue Center - Example Waterfront Studies & Reviews
TECHBlue Center - Example Waterfront Studies & Reviews
 
Katarak
KatarakKatarak
Katarak
 
Автотесты и образ мышления
Автотесты и образ мышленияАвтотесты и образ мышления
Автотесты и образ мышления
 
(Yudi 1 spa) rpp rangka otot pesawat sederhana
(Yudi 1 spa) rpp rangka otot pesawat sederhana(Yudi 1 spa) rpp rangka otot pesawat sederhana
(Yudi 1 spa) rpp rangka otot pesawat sederhana
 
ADSTYLE Profile
ADSTYLE ProfileADSTYLE Profile
ADSTYLE Profile
 
KRIA Training - Water Cleaning Equipment
KRIA Training - Water Cleaning EquipmentKRIA Training - Water Cleaning Equipment
KRIA Training - Water Cleaning Equipment
 
Sundance
SundanceSundance
Sundance
 
Human teeth 2
Human teeth 2Human teeth 2
Human teeth 2
 
Nhóm mk9120
Nhóm mk9120Nhóm mk9120
Nhóm mk9120
 

Similar a Tong hop

kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19Hoài Molly
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn CườngBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn CườngDương Hà
 
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ  tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ  tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU luanvantrust
 
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703OnTimeVitThu
 
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017Luận Văn 1800
 
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường LongChiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường LongViệt Việt
 
Báo cáo thực tập ngoại ngữ anh văn thương mại trường đại học BÀ rịa vũng tàu hay
Báo cáo thực tập ngoại ngữ anh văn thương mại trường đại học BÀ rịa vũng tàu hayBáo cáo thực tập ngoại ngữ anh văn thương mại trường đại học BÀ rịa vũng tàu hay
Báo cáo thực tập ngoại ngữ anh văn thương mại trường đại học BÀ rịa vũng tàu hayNam Hương
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậptrungcodan
 
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & XNK NGÂN HÀ
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & XNK NGÂN HÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & XNK NGÂN HÀ
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & XNK NGÂN HÀ Luận Văn 1800
 

Similar a Tong hop (20)

kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty cổ phần xây dựng 19
 
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty tư vấn và xây dựng hưng phú, 9 điểm.docx
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty tư vấn và xây dựng hưng phú, 9 điểm.docxKế toán nguyên vật liệu tại công ty tư vấn và xây dựng hưng phú, 9 điểm.docx
Kế toán nguyên vật liệu tại công ty tư vấn và xây dựng hưng phú, 9 điểm.docx
 
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn CườngBáo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
Báo cáo thực tập kế toán vốn bằng tiền công ty Sơn Cường
 
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ  tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU  KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ  tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ tại Công ty TNHH HOÀNG CHÂU
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Sản Xuất
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Sản XuấtKế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Sản Xuất
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Sản Xuất
 
Một số kiến nghị nhầm hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty Điệ...
Một số kiến nghị nhầm hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty Điệ...Một số kiến nghị nhầm hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty Điệ...
Một số kiến nghị nhầm hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân sự tại Công ty Điệ...
 
Đề tài tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
Đề tài  tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017 Đề tài  tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
Đề tài tốt nghiệp kế toán tài sản cố định hay nhất 2017
 
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
Kế Toán Công Nợ Tại Công Ty Cổ Phần - Nhận bài free tại zalo: 0777.149.703
 
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017
Đề tài báo cáo thực tập tuyển dụng nguồn nhân lực 9 điểm 2017
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công TyKhoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty
 
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợpMẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
Mẫu báo cáo thực tập kế toán tổng hợp
 
Công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và xây dự...
Công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và xây dự...Công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và xây dự...
Công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên Công ty cổ phần đầu tư và xây dự...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại công ...Một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại công ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại công ...
 
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường LongChiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
Chiến lược kd công ty xây dựng Trường Long
 
Báo cáo thực tập ngoại ngữ anh văn thương mại trường đại học BÀ rịa vũng tàu hay
Báo cáo thực tập ngoại ngữ anh văn thương mại trường đại học BÀ rịa vũng tàu hayBáo cáo thực tập ngoại ngữ anh văn thương mại trường đại học BÀ rịa vũng tàu hay
Báo cáo thực tập ngoại ngữ anh văn thương mại trường đại học BÀ rịa vũng tàu hay
 
Chuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng
Chuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc HưngChuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng
Chuyên đề tốt nghiệp Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công ty TNHH Phúc Hưng
 
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công TyPhân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Phân Tích Hoạt Động Tạo Động Lực Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docx
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docxNâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docx
Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Nhập Khẩu Tại Công Ty Tnhh Tự Động.docx
 
Báo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tậpBáo cáo kiến tập
Báo cáo kiến tập
 
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & XNK NGÂN HÀ
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & XNK NGÂN HÀ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & XNK NGÂN HÀ
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TM & XNK NGÂN HÀ
 

Tong hop

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CHI NHÁNH CÔNG TY CPĐTXD&PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN Họ tên : Hà Huyền Trang Lớp: LT TC lên ĐH Khóa 01. Hệ: VHVL MSSV: Giáo viên hướng dẫn PGS.TS Phạm Quang GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG -1- SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 2. LỜI MỞ ĐẦU Sự nghiệp giáo dục của nước ta đang trong quá trình xây dựng và phát triển nhằm bắt kịp xu thế giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới, vì vậy việc học tập đi đôi với thực hành là một biện pháp hiệu quả đúng đắn đã và đang được áp dụng tại các trường đại học tại Việt Nam, không những chỉ trong các ngành kỹ thuật mà cả trong các ngành kinh tế xã hội khác. Đối với sinh viên các nghành kinh tế thì việc tổ chức các đợt thực tập tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp... là một việc rất cần thiết giúp sinh viên tiếp cận, tìm hiểu và làm quen với môi trường làm việc thực tế từ đó vận dụng các kiến thức đã học tập được ở nhà trường vào điều kiện làm việc thực tế một cách linh hoạt sáng tạo. Đồng thời đây cũng là cơ hội giúp nhà trường nhìn nhận đánh giá được đúng, khách quan hiệu quả đào tạo của mình cũng như đánh giá được trình độ, khả năng tiếp thu, học lực của mỗi sinh viên. Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo PGS.TS Phạm Quang cùng sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên CN Công ty CPĐTXD và PTNT. Em đã có 5 tuần thực tập tại công ty, trong 65tuần thực tập tại đây đã giúp em có một cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về vai trò và tầm quan trọng của quản trị trong doanh nghiệp đồng thời vận dụng một cách cụ thể hơn những kiến thức đã học vào trong điều kiện thực tế. Quá trình thực tập cũng giúp em hiểu được quá trình sản xuất thực tế và các lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản trong công ty. Em đã nắm được những nội dung về: PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỒNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CN CÔNG TY CPĐTXD& PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CN CÔNG TY CP ĐTXD &PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN . GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG -2- SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 3. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KÊ TOÁN TẠI CN CÔNG TY CPĐTXD&PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỒNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CN CÔNG TY CPĐTXD& PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên là một doanh nghiệp được hình thành theo giấy phép kinh doanh số 21.02.001003 cấp ngày 22/3/2006. Có số vốn điều lệ là 12.500.000.000đ.( Mười hai tỷ năm trăm triệu đồng) Trụ sở chính đặt tại số nhà 04 - Tổ 9- phường Thanh Bình- TP Điện Biên - tỉnh Điện Biên . CN Công ty hoạt động trên lĩnh vực xây dựng là chủ yếu, là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Điện Biên . CN Công ty CPĐTXD& PTNT tại Điện Biên được thành lập và hoạt động ngày 22 tháng 03 năm 2006. CN Công ty từng bước phát triển sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngày nay CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên đã trở thành Công ty mạnh về xây dựng. Với lực lượng cán bộ công nhân viên khoảng 100 người. Có thể đảm đương xây dựng các công trình xây dựng có quy mô lớn. Hiện đang Công ty quản lý, sử dụng lực lượng lao động khoảng 100 người, tổng số lao động có cơ cấu như sau: GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG -3- SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 4. Bảng 1.1 Thông tin năng lực nhân sự của CN Công ty ĐTXD& PTNT (Nguồn số liệu của CN Công ty ĐTXD & PTNT tháng 12 năm 2011) Trình độ chuyên môn Số lượng 1.Trình độ Đại học 15 2.Trình độ cao đẳng 04 3.Trình độ trung cấp 11 4.Công nhân đào tạo qua các trường dạy nghề 20 5.Lao động phổ thông 50 Từ chỗ kinh doanh hiệu quả Công ty đã đổi mới nâng cấp, đầu tư mua sắm các loại phương tiện máy móc thiết bị thi công chuyên dụng được Công ty lựa chọn mua sắm của các hãng nổi tiếng như SUMITOMO, CAT, KOBELKO, HUYNDAI…Với đa dạng chủng loại máy móc thuộc quyền sở hữu của Công ty, có thể kể đến một số máy móc thiết bị như: - Máy xúc các loại 05 chiếc - Máy ủi các loại 02 chiếc - Xe ô tô tải tự đổ các loại 06 chiếc - Máy chuyên dụng các loại 03 chiếc …………………………………………………. GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG -4- SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 5. 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên. 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên. - Chức năng của Công ty: + Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với các cơ quan chức năng của Nhà nước. + Thực hiện theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ký kết các hợp đồng lao động, đồng thời ưu tiên sử dụng lao động của địa phương. + Tìm kiếm, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong và ngoài nước. + Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà nước. - Nhiệm vụ của Công ty: + Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty với phương châm năm sau cao hơn năm trước. Làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủ các khoản tiền cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp. + Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên của Công ty. + Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm đảm bảo đúng tiến độ sản xuất. Quan hệ tốt với khách hàng, tạo uy tín với khách hàng. GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG -5- SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 6. + Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường. 1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là xây dựng bao gồm: Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi và công trình điện, xây dựng công trình cầu….. Công ty đã tiếp cận thành công với các công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh phát triển, mở rộng quy mô của mình. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh đấu thầu xây dựng các công trình, Công ty khai thác một cách có hiệu quả nguồn vốn vật tư, tài nguyên, nhân lực để giữ vững và nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường xây dựng, đảm bảo cuộc sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Tổ chức sản xuất trong Công ty phần lớn là phương thức khoán gọn các công trình, các hạng mục công trình đến các đội. Công ty đã nhận thầu các công trình về dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi và bước đầu tiếp cận thành công với công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác xây dựng. 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên Với các ngành nghề đăng ký kinh doanh, đơn vị đã tập trung đầu tư cả về chiều sâu và chiều rộng vào kinh doanh các ngành nghề mang tính thế mạnh như: - Xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi. - Khai thác chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu quặng; Khai thác đá, cát; - Mua bán Vật liệu xây dựng thiết bị khác trong xây dựng… GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG -6- SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 7. Các công trình Công ty thi công hoàn thành đều được đánh giá cao về chất lượng, đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật, đúng tiến độ cam kết, trung bình 3 năm gần đây mỗi năm Công ty nhận và thi công hoàn thành từ 5 đến 7 công trình có quy mô vừa và nhỏ; Do đó Doanh thu từ hoạt động xây lắp luôn chiếm trên 90% tổng doanh thu hàng năm của Công ty; Cũng như các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, sản phẩm chính của quá trình sản xuất thuộc CN Công ty là các công trình xây dựng, hạng mục công trình có kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất hoàn thành sản phẩm dài, với đặc thù của sản phẩm là thực hiện theo đơn đặt hàng thông qua các hợp đồng xây lắp bằng các hình thức như: Chỉ định thầu, đầu thầu trực tiếp….do vậy mà sản phẩm sản xuất xong không thể đem nhập kho mà tiêu thụ ngay thông qua hình thức "Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng", do đặc điểm sản phẩm mang tính đơn chiếc, không tập trung tại một địa điểm nên việc tổ chức quản lý thi công và hạch toán tập hợp các chi phí tính giá thành sản phẩm đã được Công ty thực hiện thường xuyên, theo dõi riêng cho mỗi công trình, sau đó căn cứ vào dự toán được lập (khi tham dự thầu) để quản lý việc sử dụng các yếu tố sản xuất, xây dựng các kế hoạch cung ứng, tổ chức hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm; CN Công ty tổ chức thực hiện xây lắp các công trình theo hình thức hợp đồng trọn gói, để có được hợp đồng xây dựng các công trình đơn vị đã tiến hành tham dự thầu hoặc được Chủ đầu tư ra quyết định chỉ định thầu; để có được quyền xây lắp đơn vị đã tiến hành thực hiện các bước sau: Bước 1: Sau khi mua hồ sơ mời thầu, đơn vị tiến hành cử cán bộ điều tra thực trạng hiện trường công trình, xác minh các yếu tố thuận lợi, khó khăn trong thi công như: Điều kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên, giao thông, các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường lao động … GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG -7- SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 8. Bước 2: Khi nhận thấy đã hiểu rõ về công trình, CN Công ty quyết định lập hồ sơ tham dự thầu (hoặc dự chỉ thầu) theo đúng mẫu của hồ sơ mời thầu, bằng các kết quả của cuộc điều tra mà đưa ra các quyết định chính xác cho đơn giá tham dự thầu, sau đó trực tiếp tham dự thầu; Bước 3: Khi dành được quyền thi công, CN công ty tiến hành lập biện pháp thi công chi tiết cho từng giai đoạn sau đó thực hiện tiếp các nội dung sau: -Nhận mặt bằng thi công từ Chủ đầu tư; -Tổ chức tập kết nguyên vật liệu, nhân công, bộ máy quản lý hiện trường, thiết bị máy móc phục vụ công tác xây lắp giai đoạn ban đầu; -Triển khai các phương án kỹ thuật tổ chức thi công, các giải pháp kinh tế, kỹ thuật theo kế hoạch đã lập, quản lý chi phí, tổ chức hạch toán tập hợp chi phí tính giá thành; Bước 4: Thi công hoàn thành, bàn giao công trình đưa vào sử dụng; Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên quy trình công nghệ sản xuất của CN Công ty được khái quát bằng: GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG -8- SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 9. Sơ Đồ 1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại CN Công ty CP ĐTXD& PTNT tại Điện Biên Mua hồ sơ mời thầu Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định tham dự thầu Lập hồ sơ dự thầu Trực tiếp tham dự thầu Ký hợp đồng xây lắp Tổ chức thi công xây lắp Tổ chức nhân lực Tổ chức công tác Tơ chức máy thi công, quản lý cung ứng vật tư móc, thiết bị Xây dựng hoàn thành, nghiệm thu bàn giao GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG -9- SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 10. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh của CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên. CN Công ty CPĐTXD & PTNT là đơn vị hạch toán độc lập. Để tiến hành tổ chức và điều hành sản xuất, CN Công ty CPĐTXD & PTNT tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Đây là kiểu tổ chức bộ máy quản lý hay được áp dụng hiện nay, trong đó: Giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung trong toàn CN Công ty CPĐTXD & PTNT , dưới là PGĐ kỹ thuật. Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp tới Phòng Tài chính Kế toán và Phòng Tổ chức - hành chính. PGĐ kỹ thuật: chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp tới Phòng Kỹ thuật và kế hoạch sản xuất, chịu trách nhiệm gián tiếp tới các đội sản xuất. Phòng Tổ chức - Hành chính: Chịu điều hành trực tiếp của ban GĐ về công tác quản lý lao động và các công tác phục vụ cho hoạt động chung của CN Công ty CPĐTXD & PTNT. Phòng kỹ thuật và Kế hoạch sản xuất: Chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp tới các đội sản xuất, đội sản xuất chủ động tổ chức công việc thi công cho từng tổ sản xuất của mình. Phòng tài chính kế toán: Cung cấp và chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc CN Công ty CPĐTXD & PTNT về số liệu Kế toán được tập hợp, xử lý, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp, chính xác và kịp thời của thông tin kế toán. Đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các đội sản xuất làm ra chứng từ kế toán ban đầu theo đúng qui định của chế độ kế toán hiện hành nói chung và các qui định của CN Công ty CPĐTXD & PTNT nói riêng. * Chức năng của Phòng Tổ chức - Hành chính: - Quản lý chặt chẽ lao động về số lượng, chất lượng, quản lý ngày giờ công lao động và ký hợp đồng lao động GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 10 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 11. - Tổ chức việc thực hiện kiểm tra, giám sát, theo dõi việc thực hiện và chấp hành những chính sách, chế độ, nội qui, qui chế của CN Công ty CPĐTXD & PTNT đã đề ra. * Chức năng của Phòng Kỹ thuật và Kế hoạch sản xuất: - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc CN Công ty CPĐTXD & PTNT về việc nắm bắt kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất trực tiếp, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật thi công tới các đội và các tổ sản xuất. - Tổng hợp báo cáo việc thực hiện kế hoạch, tiến độ thi công, chất lượng thi công công việc hàng ngày, hàng tuần báo cáo Giám đốc. * Chức năng của Phòng Kế toán Tài chính: - Quản lý theo dõi các chế độ về hạch toán tài chính qua các hoạt động SXKD của CN Công ty. - Quản lý tài chính, hướng dẫn cho các phái viên chấp hành và thực hiện đúng các chế độ mua bán và thanh toán theo đúng nguyên tắc Tài chính đã qui định. - Ghi chép cập nhật những số liệu, chứng từ thu chi xuất nhập hàng ngày, để tính toán, hạch toán giá thành và báo cáo tổng hợp với cấp trên. - Chịu trách nhiệm trực tiếp với Phòng Kế toán - Tài chính CN Công ty và Giám đốc về báo cáo Tài chính kế toán lập ra. Các bộ phận ban bệ của CN Công ty có mối quan hệ khăng khít với nhau, hỗ trợ đắc lực cho nhau và cho Giám đốc trong việc lãnh đạo, điều hành sản xuất. * Chức năng các đội, tổ sản xuất: Đó là bộ phận trực tiếp thi công sản xuất sản phẩm của CN Công ty. GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 11 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 12. Sơ đồ 2. Bộ máy quản lý được thể hiện ở sơ đồ sau đây: GIÁM ĐỐC PHÓ GĐ KỸ THUẬT PHÒNG KT VÀ PHÒNG PHÒNG TC KH SẢN XUẤT HÀNH CHÍNH TC- KẾ TOÁN Phòng Kỹ thuậ t và kế hoạ ch sả n xuấ t ĐỘI SẢN XUẤT TỔ SẢN XUẤT GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 12 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 13. 1.4. Tình hình Tài chính và kết quả kinh doanh của CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên . Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhất là sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, tuy nhiên CN Công ty vẫn luôn giữ được tốc độ phát triển khá ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế năm sau đều cao hơn năm trước. Chỉ tính riêng từ năm 2009 đến năm 2011 doanh thu lợi nhuận đều tăng. Doanh thu năm 2009 đạt 14.298.702.200đ đến năm 2011 doanh thu đạt 14.764.438.763đ. Lợi nhuận trước thuế tăng 1.294.032.549 đồng năm 2009 đến 1.486.778.983 đồng năm 2011. Đơn vị cũng luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đầy đủ và đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó đơn vị đã lo đủ công ăn việc làm, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Thu nhập bình quân tăng năm 2009 đạt 2,5 triệu đồng/người/ tháng đến năm 2011 con số đó đã nâng lên 4,2 triệu đồng/ người /tháng. Bảng 2. Chỉ tiêu kinh tế của Doanh nghiệp từ năm 2009-2011 (Nguồn số liệu của CN Công ty CPĐTXD &PTNT tháng 12 năm 2011) Đơn vị tính: VNĐ TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Tổng tài sản 13.976.604.824 15.063.435.877 15.433.633.343 2 Vốn cố định 7.786.561.323 8.821.312.800 10.175.413.042 3 Vốn lưu động 6.190.043.501 6.242.123.077 5.258.220.301 4 Doanh thu 14.298.702.200 14.483.578.157 14.764.438.763 5 Lợi nhuận trước 1.294.032.549 1.449.806.174 1.486.778.983 thuế 6 Lợi nhuận sau thuế 931.703.435 1.043.860.445 1.070.480.868 7 Thu nhập bình quân 2.500.000 3.200.000 4.200.000 GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 13 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 14. người/tháng PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CN CÔNG TY CP ĐTXD &PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN . Tổ chức bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng tại CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên 2.1.Tổ chức bộ máy kế toán CN Công ty CPĐTXD và PTNT tại Điện Biên. Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những công việc quan trọng hàng đầu trong công tác kế toán, chất lượng công tác kế toán phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng thành thạo, sự phân công, phân nhiệm hợp lý. Công tác kế toán mà CN Công ty lựa chọn là hình thức tổ chức kế toán tập trung, toàn bộ công việc xử lý thông tin trong toàn CN Công ty được thực hiện tập trung ở phòng kế toán, các bộ phận thực hiện thu thập, phân loại và chuyển chứng từ về phòng kế toán xử lý. Do đặc thù của CN Công ty sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn, nhiều công trình… nên việc tổ công tác kế toán được thành lập nhiều bộ phận, theo các phần hành cụ thể; Bộ máy kế toán doanh nghiệp xây dựng gồm có năm nhân viên kế toán, được bố trí theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3. Tổ chức bộ máy kế toán tại CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên Kế toán trưởng GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 14 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 15. Kế toán Thủ kho Kế toán tiền Kế toán Tài kiêm thu tổng hợp gửi NH và sản cố định qũy thanh toán Hiện nay, Công ty có quy mô hoạt động ngày càng lớn, địa bàn rộng, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Mặt khác, yêu cầu của các nhà quản lý công ty cần nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời để đề ra quyết định kinh doanh, tận dụng được thời cơ và hiệu quả, cũng như yêu cầu về việc giảm được cường độ làm việc của kế toán. Nhận thức được vấn đề đó cùng với những lợi ích thiết thực mà kế toán máy mang lại, Công ty đã đưa vào và áp dụng việc hạch toán kế toán trên máy vi tính. Hiện nay công ty đang áp dụng phần mềm kế toán SAS của UNESCO ACCOUTING. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lí ở trên phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý. CN Công ty CPĐTXD&PTNT áp dụng hình thức tổ chức công tác - bộ máy kế toán tập trung, hầu hết mọi công việc kế toán được thực hiện ở phòng kế toán trung tâm, từ khoản thu nhập kiểm tra chứng từ, ghi sổ đến khâu tổng hợp, lập báo cáo kế toán, từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp. - Kế toán trưởng: Là người có trình độ chuyên môn cao có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực điều hành, tổ chức được công tác kế toán trong CN Công ty. Là người có chức năng tổ chức kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị, ngoài ra, kế toán trưởng là người cung cấp các kế hoạch tài chính cho giám đốc.Nhiệm vụ cuả kế toán trưởng là: Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định khối lượng công tác kế toán để đưa thông tin và kiểm tra hoạt động kinh doanh. Điều hành và GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 15 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 16. kiểm soát bộ máy kế toán. Chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính của đơn vị. Chỉ đạo trực tiếp và hướng dẫn các nhân viên dưới quyền thuộc phạm vi và trách nhiệm của mình.Yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở doanh nghiệp cùng thực hiện các công việc chuyên môn có liên quan. Các tài liệu kế toán phải do kế toán trưởng kiểm tra và ký duyệt. Nhưng kế toán trưởng có quyền từ chối không ký duyệt nếu các tài liệu đó không phù hợp với chế độ quy định. - Kế toán tổng hợp Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công tác kế toán được giao nhiệm vụ và quyền hạn như sau: Là người chịu trách nhiệm chính về hệ thống sổ cái của đơn vị, cung cấp số liệu kịp thời và lập báo cáo tổng hợp. - Kế toán tiền gửi ngân hàng, thanh toán. Theo dõi tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người bán, tạm ứng, các khoản phải thu, thanh toán với ngân sách Nhà nước, thanh toán lương cho cán bộ nhân viên trong đơn vị… Quản lý và đảm bảo an toàn bí mật tài khoản tiền gửi ngân hàng, ghi chép đầy đủ các thông tin vào sổ tiền gửi, tiền vay ngân hàng và phát hiện những sai sót để điều chỉnh cho kịp thời. Sau khi làm thủ tục chuyển tiền tại ngân hàng, kế toán ngân hàng phải nhận lại chứng từ ngân hàng đã thực hiện, bảng kê chuyển tiền và lập chứng từ hạch toán trong đó nêu nội dung kinh tế, định khoản kế toán, ký và trình kế toán trưởng. - Kế toán tài sản cố định GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 16 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 17. Quản lý tài sản cố định, đăng ký và tính khấu hàng tháng, quý, lập bảng phân bổ khấu hao theo chế độ hiện hành. - Thủ kho kiêm thủ quỹ Chịu sự điều hành của kế toán trưởng và có chức năng như sau: Là người quản lý quỹ tiền mặt của đơn vị, có trách nhiệm căn cứ vào các phiếu, phiếu chi tiền mặt để thu tiền nhập quỹ hoặc xuất quỹ. Và phải đảm bảo an toàn tuyệt đối quỹ tiền mặt; Quản lý và tổ chức tốt công tác sử dụng NVL, trong kho tránh hư hỏng, mất mát. Thủ kho căn cứ vào các phiếu nhập, xuất nguyên vật liệu để kiểm tra đối chiếu số lượng nguyên vật liệu thực nhập, xuất, tránh nhập, xuất nguyên vật liệu sai so với yêu cầu sản xuất; sau đó, ghi vào thẻ kho, cuối tháng đối chiếu với sổ kho của kế toán để xác định tính chính xác trong việc quản lý hàng tồn kho . 2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại CN Công ty CPĐTXD&PTNT 2.2.1. Các chính sách kế toán chung. -Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01, kết thúc vào 31/12 dương lịch hàng năm. -Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán: Việt Nam đồng. -Doanh nghiệp thực hiện kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. -Căn cứ vào quy mô kinh doanh đơn vị áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo“Phương pháp kê khai thường xuyên”, tính thuế GTGT theo “phương pháp khấu trừ”. - CN Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo quyết định số 15/QD-BTC ngày 20/03/2006 của bộ tài chính và các thông tư bổ sung sửa đổi kèm theo. 2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán . GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 17 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 18. Chế độ chứng từ tại CN Công ty tuân thủ theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của chế độ kế toán; -Chứng từ thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương; Đơn vị thường xuyên sử dụng các chứng từ như: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương, hợp đồng lao động, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội; -Chứng từ thuộc chỉ tiêu hàng tồn kho: Sử dụng các chứng từ như phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ; Biên bản kiểm kê vật tư công cụ hàng hoá; -Chứng từ thuộc chỉ tiêu bán hàng gồm: Hoá đơn; -Chứng từ thuộc chỉ tiêu tiền tệ gồm các chứng từ: Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị tạm ứng; giấy thanh toán tiền tạm ứng; Bảng kiểm kê quỹ; bảng kê chi tiền -Chứng từ thuộc chỉ tiêu TSCĐ sử dụng các chứng từ như: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành; Bảng tính phân bổ khấu hao TSCĐ Ngoài các chứng từ do Doanh nghiệp phát hành sử dụng nêu trên, trong hệ thống các bản chứng từ đơn vị còn sử dụng các chứng từ phát hành bên ngoài khác như: Các loại chứng từ ngân hàng, hoá đơn GTGT, hoá đơn thông thường, các hợp đồng xây lắp... 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống TK kế toán Công ty áp dụng theo hệ thống TK hiện hành theo quyết định số 15/2006/BTC của Bộ trưởng Tài chính. Do sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên nên Công ty không sử dụng TK 611. Các TK đầu tư tài chính Công ty chưa sử dụng vì ở Công ty chưa phát sinh các nghiệp vụ này. Và sau đây là một số tài khoản mà Công ty sử dụng để hạch toán nghiệp vụ kế toán của doanh GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 18 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 19. nghiệp: 1. TK 111; TK112; TK131(chi tiết từng công trình); TK 133; TK 1388 ; TK 136; TK 141 (chi tiết từng công trình ); TK 142 ; TK 152; TK 153; TK 154 ; TK 211.1; TK2112; TK 214; TK 241; TK331 (chi tiết từng đơn vị cung cung cấp); TK 3331; TK 311; TK 338; TK 335: TK 336; 411, 421, 511, 621, 622, 623, 627, 642 , 711, 811, 911. Việc vận dụng hệ thống TK kế toán của Công ty phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Hệ thống TK kế toán Công ty sử dụng phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý trình độ nhân viên kế toán thuận tiện cho việc ghi sổ kế toán, kiểm tra đối chiếu. 2.2.4.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán. - Đơn vị vận dụng hình thức ghi sổ: “Chứng từ ghi sổ” - Các hoạt động kinh tế, tài chính được phản ánh trên chứng từ gốc được phân loại tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng chứng từ ghi sổ để ghi vào các sổ kế toán tổng hợp liên quan. - Tách rời việc ghi sổ theo thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống trên hai sổ kế toán tổng hợp riêng biệt, sổ cái các tài khoản và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Tách rời hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết - Lập bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu trước khi lập báo cáo. -Trình tự ghi sổ được mô tả qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4. Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ tại CN Công ty CPĐTXD & PTNT (1) Chứng từ kế toán (1) GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 19 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 20. (2) Sổ đăng ký Chứng từ ghi Sổ chi tiết chứng từ ghi sổ sổ (3) (4) Bảng tổng Sổ cái (5) hợp chi tiết (7) (6) Bảng cân đối số phát sinh (8) Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, so sánh Chứng từ ghi sổ do kế toán lập để báo quản chứng từ kế toán, đầu kỳ kế toán làm căn cứ ghi vào sổ cái, chứng từ ghi sổ có thể lập cho một chứng từ gốc hoặc một số chứng từ gốc (chứng từ tổng hợp) và được đánh số thứ tự liên tục trong kỳ kế toán. Sổ đăng ký chứng từ có nhiều trang: Là sổ ghi các chứng từ ghi sổ theo thứ tự thời gian đăng ký chứng từ ghi sổ, lưu trữ và quản lý tập trung số liệu kế toán theo thời gian ghi nhật ký và là căn cứ đối chiếu số liệu với sổ cái. Sổ cái (mở cho tài khoản tổng hợp) mỗi tài khoản sử dụng một số trang sổ riêng. GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 20 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 21. Các sổ chi tiết: Mở cho tài khoản chi tiết như: Sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết thanh toán với người mua… - Trình tự ghi và phương pháp ghi sổ: (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra dể lập chứng từ ghi sổ để lập bảng tổng hợp chứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ trên cơ sở số liệu của bảng tổng hợp chứng từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ và vào sổ chi tiết. (2) Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho kế toán trưởng, kế toán duyệt rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng để ghi và các sổ thẻ kế toán chi tiết. (3) Sau khi phản ánh tất cả các chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng sổ phát sinh nợ, số phát sinh có, số dư cuối tháng cuả từng tài khoản. (4) Cuối kỳ căn cứ vào sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết để (5) đối chiếu so sánh với sổ cái. (6) Cuối kỳ căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh để (7) so sánh với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ để kiểm tra số liệu kế toán: Tổng số tiền = Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có (Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) Các tài khoản Các tài khoản (8) Cuối tháng căn cứ vào số liệu ở bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết lập báo cáo kế toán. 2.2.5.Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính Báo cáo tài chính năm, gồm: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 21 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 22. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN Công ty áp dụng hệ thống Báo cáo tài chính theo Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Các báo cáo tài chính của Công ty được kế toán trong công ty thiết lập, phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của Công ty ký, đóng dấu của đơn vị và phải gửi các báo cáo tài chính cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương, Sở kế hoạch đầu tư, cục thống kê và ngân hàng mà công ty vay vốn. - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN - Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 – DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Công ty lập theo phương pháp trực tiếp. 2.3. Vận dụng chế độ kế toán trong mộ số phần hành Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp vì thế NVL,CCDC sau khi mua phải vận chuyển đến địa điểm xây dựng công trình. Việc vận chuyển như vậy rất khó khăn, thường xảy ra thất thoát hỏng hóc, việc lưu trữ NVL, CCDC tại nơi xây dựng tốn kém. NVL, thường được mua theo lô vì vậy doanh nghiệp tính giá xuất kho NVL theo phương pháp thực tế đích danh. NVL : cát, đá, xi măng, sắt, thép,….. CCDC: GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 22 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 23. 2.2. Tài khoản, chứng từ và sổ kế toán sử dụng. Tài khoản: 151: Hàng mua đang đi đường 152: NVL 153: CCDC 142, 242: Chi phí trả trước ………. Chứng từ Phiếu xuất kho Phiếu nhập kho Biên bản kiểm kê hàng hoá Bảng kê mua hàng Bảng phân bổ NVL, CCDC Hoá đơn GTGT……. Phiếu nhập kho, xuất kho, bảng Sổ kế toán sử dụng phân bổ NVL,CCDC, hoá đơn GTGT…….. Sổ chi tiết: Sổ theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn Sổ chi tiết vật tư hàng hoá,…. Nhật ký chứng từ sổ chi tiết tài khoản Sổ tổng hợp: Bảng kê Sổ cái tài khoản 152,153, 142, 242, 133,….. 152,153,133,142… Quy trình hạch toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái tài khoản 152, 153, 133,142... GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 23 - SV: HÀ HUYỀN TRANG Báo cáo tài chính
  • 24. Sơ đồ tài khoản chữ T Đơn vị: 1000 Đồng Quý II năm 2009 TK 152 TK 621,627,641,642 TK 111,112, TK 111,112,331,311 SD:2.916.781 NVL xuất dùng cho sxkd Giá mua và CP thu mua NVL 16.824.107 16.824.107 TK 133 15.970.210 17.567.231 TK 154 1.597.021 Giá trị NVL xuất để gia công Hàng mua đang đi 5.698 đường nhập kho TK 138,632 TK 151 GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG 133133 - 24 - SV: HÀNVL thiếu TRANG kê Gia trị HUYỀN khi kiểm
  • 25. 56.980 62.678 TK 154 Nhập kho NVL Giá trị NVL thừa khi kiểm TK 338,711 kê CPS:17.629.909 CPS: 16.824.107 SD: 3.722.583 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CN CÔNG TY CPĐTXD&PTNT TẠI ĐIỆN BIÊN 3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại CN Công ty CPĐTXD&PTNT tại Điện Biên Ưu điểm. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức khoa học, gọn nhẹ, dễ kiểm tra, việc xử lý thông tin kế toán nhanh và kịp thời giúp lãnh đạo Công ty đưa ra các chỉ đạo sát sao đối với hoạt động của toàn Công ty. Bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với chuyên môn của mỗi nhân viên. Nhân viên phòng kế toán có trình độ, thành thạo, có đạo đức nghề nhiệp. Giữa các GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 25 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 26. phần hành có sự phân công, phân nhiệm cụ thể hợp lý góp phần đem lại hiêu quả cao cho công tác quản lý. Trong quá trình tổ chức chứng từ , kế toán đảm bảo đúng nguyên tắc về biểu mẫu, luân chuyển, ký duyệt đồng thời cũng tuân thủ các chế độ kiểm tra, ghi sổ, bảo quản lưu trữ và huỷ chứng từ. Công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của Công ty được thực hiện tương đối khoa học và hợp lý. Chí phí sản xuất được tập hợp và tính giá thánh riêng theo từng công trình, hạng mục công trình, từng dự án, hợp đồng ký kết. Quá trình hạch toán các khoản chi phí về cơ bản đã tuân theo chế độ quy định của Bộ tài chính. Công ty đã áp dụng kế toán máy trong công tác kế toán. Do đó đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác quản lý chứng từ vào sổ và lên báo cáo. Với các nghiệp vụ kinh tế phức tạp kế toán lập một phiếu xử lý kế toán nhằm tổng hợp các chứng từ, định khoản rồi mới nhập vào máy. Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm công tác kế toán của Công ty còn tồn tại những hạn chế: do công trình thi công cách xa phòng kế toán của Công ty vì vậy nhiều khi việc luân chuyển chứng từ còn chậm dẫn tới việc hoạch toán của kế toán bị chậm trễ, thiếu chính xác. Công ty để các đội tự hạch toán dẫn tới tình trạng thu nhập của người lao động không đồng đều giữa các đội dù họ có cùng bậc thợ, cùng số năm công tác tại Công ty nhưng người có lương cao, người có lương thấp, tạo ra tâm lý bất ổn trong người lao động. Ngoài ra việc này cũng dễ dẫn tới việc báo cáo mất tính chính xác về hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng đội làm cho Công ty thất thoát nguồn thu giảm lợi nhuận, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ không đảm bảo tính trung thực. Do đặc điểm của các đội xây dựng thường xuyên thay đổi chỗ làm việc do phải đi theo các công trình nên việc quản lý lao động ở đây chỉ dựa trên các đội trưởng. Việc này rễ tạo khe hở cho việc tính công, từ đây sẽ dẫn đến những tiêu GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 26 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 27. cực trong việc tính lương nhất là với các đội xây dựng sử dụng nhiều lao động thuê ngoài. Vì vậy cần phải quán triệt tính tự giác và giám sát chặt chẽ nguồn nhân công. Số lượng lao động của Công ty là lớn trên 200 người, trong đó có cả đội ngũ lao động gián tiếp hưởng lương theo ngày công, có trường hợp đi muộn về sớm, thậm chí làm việc nửa ngày nhưng Công ty chưa có biện pháp cũng như cách để hạch toán trường hợp này. Do vậy Công ty cần có những biện pháp quản lý tiền lương chặt chẽ hơn ở các đội sản xuất. 3.2 Đánh giá tổ chức công tác kế toán tại Công ty Ưu điểm Công tác tài chính của Công ty đã thực hiện được các mục tiêu cơ bản: - Phân tích tài chính đầy đủ, khai thác được các thông tin hữu hiệu cho các nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính. - Phân tích tài chính đã cung cấp được thông tin cho lãnh đạo, giúp cho ban lãnh đạo đánh giá được khả năng và tính chắc chắn của đồng tiền vào, ra. - Công tác tài chính đã cung cấp được thông tin đầy đủ về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình sản xuất. - Công tác quản lý công nợ, quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuận được tổ chức khoa học, hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của Công ty. Hạn chế. Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào để duy trì và phát triển. Nhưng nguồn vốn của Công ty chủ yếu được huy động từ nguồn nợ ngắn hạn. Công ty đã chú trọng tới công tác tài chính, hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhưng Công ty chưa chú trọng tới công tác quản lý và sử dụng vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty chưa cao. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn vay cao dẫn đến khả năng tự chủ tài chính thấp. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi đó nguồn vốn vay chiếm GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 27 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 28. tỷ trọng lớn. Công ty lại chưa có sự tiết kiệm nguồn chi phi phí kinh doanh dẫn đến doanh thu của Công ty đạt được thì cao nhưng lợi nhuận lại thấp. Hiệu suất sử dụng vốn cao xong hiệu quả sử dụng vốn không cao, cho ta thấy khả năng sinh lời của đồng vốn giảm. do vậy Công ty cần chú trọng hơn trong việc quản lý vốn nhằm nâng cao khả năng sử dụng vốn của Công ty. KẾT LUẬN Trong thời gian nghiên cứu tìm hiểu thực tế tại CN Công ty CPĐTXD và PTNT đã giúp em vận dụng những kiến thức đã học tập ở trường vào công tác thực tế và cũng đã bổ sung được rất nhiều kiến thức mà chỉ qua thực tế mới có . Trên đây em đã trình bày một số hiểu biết của em về quá trình hình thành và phát triển, về các lĩnh vực hoạt động và cơ cấu tổ chức của CN Công ty, về công tác kế toán và việc ứng dụng các chuẩn mực, chế độ kế toán vào công tác kế toán của CN Công ty. Do thời gian hạn hẹp và trình độ còn hạn chế nên chuyên đề thực tập tổng hợp của em không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 28 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 29. bảo tận tình của các thầy cô giáo, các cô chú trong phòng kế toán cũng như sụ góp ý của các bạn để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Phạm Quang, Các cô chú và các anh chị kế toán tại phòng Tài chính kế toán CN Công ty ĐTXD và PTNT đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tổng hợp này Điện Biên, tháng 01 năm 2013 Sinh viên Hà Huyền Trang MỤC LỤC Phần 1: Tổng quan về đặc điểm kinh tế- kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của CN Công ty ĐTXD & PTNT tại Điện Biên. 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CN Công ty CPĐTXD & PTNT………..1 1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của CN Công ty CPĐTXD & PTNT……………………………………………………………………………... 3 1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của CN Công ty CPĐTXD& PTNT ………………..4 1.2.2 .Đặc điểm hoạt động SXKD của CN Công ty CPĐTXD& PTNT…………4 1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ SXSP của CN Công ty CPĐTXD& PTNT…..4 GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 29 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 30. 1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của CN Công ty CPĐTXD& PTNT………………………………………………………………………………8 1.4. Tình hình Tài chính và KQKD của CN Công ty CPĐTXD& PTNT………..11 Phần 2: Tổ chứcbộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại CN Công ty CPĐXD& PTNT……………………………………………………………………………12. 2.1 .Tổ chức bộ máy kế toán tại CN Công ty CPĐTXD& PTNT………………..12 2.2 .Tổ chức hệ thống kế toán tại CN Công ty CPĐTXD& PTNT………………15 2.2.1. Các chính sách kế toán chung……………………………………………..15 2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán……………………………..16 2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán……………………………..17 2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán………………………………17 2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán…………………………………………20 2.3. Vận dụng chế độ kế toán trong một số phần hành cụ thể……………………21 Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại CN Công ty CPĐXD& PTNT…………………………………………………………………25 3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán tại CN Công ty CPĐTXD& PTNT………26 3.2 . Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại CN Công ty CPĐTXD& PTNT ...27 Kết Luận……………………………………………………………………………. GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 30 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 31. DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1 Thông tin năng lực nhân sự Bảng 2 Các chỉ tiêu kinh tế của DN trong 3 năm 2009-2011 Sơ đồ 1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sơ đồ 2 Bộ máy quản lý Sơ đồ 3 Tổ chức bộ máy tế toán Sơ đồ 4 Trình tự ghi sổ GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 31 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 32. DANH MỤC VIẾT TẮT CN: Chi nhánh CP ĐTXD & PTNT: Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn CP NVL: Chi phí nguyên vật liệu CPSX: Chi phí sản xuất GTSP: Giá thành sản phẩm GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 32 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 33. DANH MỤC VIẾT TẮT CN: Chi nhánh CP ĐTXD & PTNT: Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn CP NVL: Chi phí nguyên vật liệu CPSX: Chi phí sản xuất GTSP: Giá thành sản phẩm GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 32 - SV: HÀ HUYỀN TRANG
  • 34. DANH MỤC VIẾT TẮT CN: Chi nhánh CP ĐTXD & PTNT: Cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn CP NVL: Chi phí nguyên vật liệu CPSX: Chi phí sản xuất GTSP: Giá thành sản phẩm GV HƯỚNG DẪN: PGS.TS PHẠM QUANG - 32 - SV: HÀ HUYỀN TRANG