SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 82
Descargar para leer sin conexión
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
LỜI CAM KẾT
Em xin cam kết đề tài: “Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình” là kết quả
nghiên cứu và nỗ lực cá nhân của bản thân em.
Các nội dung, kết quả nghiên cứu, phân tích dựa trên tài liệu thực tế thu được từ
quá trình thực tập tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình và kết quả làm việc
của bản thân.
Tác giả khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH.........................................4
I. ĐẶC ĐIỂM SXKD VÀ QUẢN LÝ SXKD TẠI CÔNG TY MAY XUẤT
KHẨU THÁI BÌNH. ..................................................................................................4
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.....................................................4
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm ........5
2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh......................................................................5
2.2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm .........................................................5
3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty.............................5
4. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây.....................................7
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY MAY
XUẤT KHẨU THÁI BÌNH.......................................................................................9
1. Tổ chức bộ máy kế toán........................................................................................9
2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.....................................................................11
3. Hình thức kế toán và phần mềm kế toán áp dụng tại công ty.............................11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU
THÁI BÌNH..................................................................................................................13
I.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT (CPSX) ..............................13
1. Phân loại CPSX ..................................................................................................13
2. Đối tượng tập hợp CPSX....................................................................................13
3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT) .................................14
3.1. Nội dung chi phí NVL trực tiếp ...................................................................14
3.2. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng .......................................................15
3.3. Tài khoản hạch toán .....................................................................................15
3.4. Trình tự hạch toán ........................................................................................16
3.4.1. Hạch toán chi tiết.............................................................................................16
3.4.2. Hạch toán tổng hợp .........................................................................................22
4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT)............................................24
4.1. Nội dung chi phí NCTT ...............................................................................24
4.2. Hình thức trả lương ......................................................................................25
4.3. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng .......................................................25
4.4. Tài khoản hạch toán .....................................................................................26
4.5. Trình tự hạch toán ........................................................................................26
4.5.1. Hạch toán chi tiết.............................................................................................27
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
4.5.2. Hạch toán tổng hợp .........................................................................................32
5. Hạch toán chi phí sản xuất chung.......................................................................36
5.1. Nội dung chi phí sản xuất chung..................................................................36
5.2. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng .......................................................36
5.3. Tài khoản hạch toán .....................................................................................36
5.4. Tập hợp chi phí sản xuất chung....................................................................37
5.4.1. Chi phí nhân viên phân xưởng........................................................................37
5.4.2. Chi phí vật liệu, CCDC...................................................................................41
5.4.3. Chi phí khấu hao TSCĐ..................................................................................43
5.4.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền...................................47
5.4.5. Tập hợp chi phí sản xuất chung......................................................................48
5.4.6. Phân bổ chi phí sản xuất chung......................................................................49
6. Tổng hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp .............................................50
6.1. Tài khoản hạch toán .....................................................................................50
6.2. Trình tự hạch toán ........................................................................................51
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY MAY THÁI BÌNH .............................................................................................52
1. Đối tượng tính giá thành.....................................................................................52
2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang ..........................................................52
3. Phương pháp tính giá thành và qui trình tính giá thành sản phẩm .....................53
III. NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH.........56
1.Ưu điểm ...............................................................................................................57
1.1. Về công tác kế toán nói chung .....................................................................57
1.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm................57
2. Nhược điểm ........................................................................................................58
2.1. Về công tác kế toán nói chung .....................................................................58
2.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm................58
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY
XUẤT KHẨU THÁI BÌNH ........................................................................................60
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ....................................................................60
1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................60
2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................61
II. NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN.............................................61
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
III. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÀ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY THÁI
BÌNH..........................................................................................................................62
1. Về công tác kế toán nói chung............................................................................62
2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ......................62
IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ......................................................................66
KẾT LUẬN ..................................................................................................................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
DANH MỤC CHỨ VIẾT TẮT
CCDC Công cụ dụng cụ
TSCĐ Tài sản cố định
SXKD Sản xuất kinh doanh
NVL Nguyên vật liệu
CPSX Chi phí sản xuất
CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CP SXC Chi phí sản xuất chung
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
SPDD Sản phẩm dở dang
KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định
KKTX Kê khai thường xuyên
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Qui trình sản xuất sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình ..............5
Sơ đồ 1.2 : Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình ...................6
Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình ........10
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính.......................................................12
Sơ đồ 2.1: Qui trình luân chuyển chứng từ và vào sổ kế toán CP NVLTT ..................16
Sơ đồ 2.2: Qui trình luân chuyển chứng từ và vào sổ kế toán CP NCTT .....................27
Sơ đồ 3.1: Hạch toán sản phẩm hỏng ............................................................................65
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu1.1:Kếtquả hoạtđộngkinhdoanhcủacôngtytrongnăm2008 -2009.........................................8
Biểu1.2:GiaodiệncủaphầnmềmVisoftAccounting ............................................................................11
Biểu 2.1: Bảng định mức vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm...................................................16
Biểu2.2: Mẫu Giấy đề nghị xuất kho...........................................................................................17
Biểu2.3:Giaodiệnphiếu xuấtkho...............................................................................................................18
Biểu2.4:Phiếuxuấtkho .................................................................................................................................19
Biểu2.5:Bảngkê phiếuxuấtNVL...............................................................................................................21
Biểu2.6:BảngphânbổchiphíNVL –CCDCchotoànDN.................................................................22
Biểu2.7:SổchitiếtTK621mã Katrina......................................................................................................23
Biểu 2.8:SổcáiTK621..................................................................................................................................24
Biểu2.9:BảngchấmcôngởtổI -PXSX....................................................................................................28
Biểu 2.10:Bảngthanhtoánlương................................................................................................................29
Biểu2.11:Bảngtínhlươngtheođơngiá thỏathuận .................................................................................30
Biểu2.12:Bảngphânbổtiềnlươngvà các khoảntríchtheolương ......................................................32
Biểu2.13:GiaodiệnPhiếukế toán...............................................................................................................33
Biểu2.14:Phiếuchitiềnlương......................................................................................................................34
Biểu2.15:SổchitiếtTK622mãKatrina....................................................................................................35
Biểu2.16:SổcáiTK622................................................................................................................................35
Biểu2.17:BảngthanhtoánlươngnhânviênquảnlýPX ........................................................................39
Biểu2.18:Bảngphânbổtiềnlươngvà các khoảntríchtheolương ......................................................40
Biểu2.19:GiaodiệnPhiếukế toánCPLươngNVQL ............................................................................41
Biểu2.20:Bảngkêphiếu xuấtNVL............................................................................................................42
Biểu2.21:Hóađơnmua TSCĐ....................................................................................................................44
Biểu2.22: Bảngphânbổ khấuhaoTSCĐ.................................................................................................46
Biểu2.25:SổcáiTK627................................................................................................................................49
Biểu2.24:BảngtổnghợpchiphíSXC........................................................................................................48
Biểu2.23:Giaodiệnphiếuchikếtoán.........................................................................................................47
Biểu2.26:BảngphânbổchiphíSXC.........................................................................................................50
Biểu2.27:Bảngtínhgiá thànhsảnphẩmtheomã hàng...........................................................................53
Biểu2.28:SổchitiếtTK154mãKatrina....................................................................................................54
Biểu2.29:SổchitiếtTK154mãNataly.....................................................................................................55
Biểu2.30:SổchitiếtTK154mãSL_45.....................................................................................................55
Biểu2.31:SổcáiTK154................................................................................................................................56
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
1
LỜI MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong xu thế sôi động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế,
bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải hòa mình vào dòng chảy
khốc liệt đó. Nền kinh tế càng được quốc tế hóa bao nhiêu thì sự cạnh tranh giữa các
quốc gia, các công ty càng trở nên mạnh mẽ. Nền kinh tế thị trường với những đổi mới
trong cơ chế quản lý tài chính đã khẳng định vai trò là một nguồn thông tin đáng tin
cậy, giúp Nhà nước điều hành nền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các
ngành khu vực. Công cuộc đổi mới của đất nước ta đang diễn ra trong bối cảnh nền
kinh tế thế giới vô cùng biến động, trước thực tế khách quan đó đòi hỏi các doanh
nghiệp phải tự đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực,
phải quan tâm đến các khâu của quá trình sản xuất và tổ chức sản xuất để đảm bảo
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng để nâng cao đời sống
của cán bộ công nhân viên, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung, chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất. Muốn tồn tại, phát triển và
đứng vững, các doanh nghiệp phải cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất
lượng cao và giá thành hợp lý. Vì vậy, việc quản lý các loại chi phí sản xuất như: Chi
phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị, chi phí quản lý phân
xưởng... là những vấn đề cấp thiết được đặt ra cho các doanh nghiệp. Qua đó góp phần
đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay của vốn, giúp doanh nghiệp tăng
lợi nhuận một cách đáng kể.
Ngoài ra, thực hiện tốt kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn có ý
nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị, cung cấp thông tin tài chính hữu ích để họ
có thể đưa ra những quyết định tối ưu nhất.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề nên trong
thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình, vận dụng những kiến
thức đã được trang bị trong nhà trường, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo ,
cũng như sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán tại công ty, em đã
đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình”.
II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
2
1. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong công tác tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình.
 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty.
 So sánh những kiến thức thu thập được trong suốt quá trình tìm hiểu thực tế với
kiến thức đã được học trong nhà trường để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
2. Phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành tại doanh nghiệp.
 Phạm vi nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình dựa trên cơ sở số liệu tháng 11
năm 2010.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, trong quá trình làm khóa luận
em đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp quan sát, phương pháp
so sánh và đối chiếu làm cơ sở để phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn.
Đặc biệt là thu thập số liệu từ phân xưởng và từ phòng Kế toán để so sánh với lý luận
chung.
IV. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Khóa luận tốt nghiệp của em được chia ra làm ba phần:
 Chương I: Đặc điểm kinh doanh và tổ chức kinh doanh của Công ty may xuất
khẩu Thái Bình.
 Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty may xuất khẩu Thái Bình.
 Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình.
V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này nhằm giúp em so sánh giữa kiến thức lý luận đã học và kiến thức thực tế
về công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại một doanh nghiệp sản xuất.
Mặt khác, em cũng hi vọng với những giải pháp mà em đã nêu lên trong bài viết
sẽ đóng góp được phần nào để làm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình.
Do điều kiện thời gian thực tập và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế
nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi một vài thiếu sót, em rất mong nhận
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
3
được ý kiến phản hồi, đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện
hơn kiến thức của bản thân.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán trường Đại Học
Lao Động Xã Hội đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo cùng sự giúp đỡ của
các cô chú cán bộ, nhân viên phòng Kế toán Công ty may xuất khẩu Thái Bình đã giúp
em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
4
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH
I. ĐẶC ĐIỂM SXKD VÀ QUẢN LÝ SXKD TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU
THÁI BÌNH.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình nằm trên trục đường 19 của phố
Quang Trung phường Quang Trung thành phố Thái Bình. Công ty có diện tích khoảng
8500m2
nằm giáp đường quốc lộ với giao thông qua lại đông đúc, đây là điều kiện hết
sức thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của công ty.
Tên công ty : Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình
Tên giao dịch : Thai Binh garment export joint stock company
Điện thoại : 0363.838.308
Địa chỉ : Số 128 đường Quang Trung thành phố Thái Bình
Mã số thuế : 1000215399
Website: www.thabiga.com.vn
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình trước đây là một doanh nghiệp nhà
nước được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. Đăng ký kinh
doanh theo Quyết định số 90-QĐUB ngày 25/03/1991 của UBND tỉnh Thái Bình.
 Tiền thân của công ty là trạm vải sợi may mặc thành lập từ tháng 3 năm 1957
với nhiệm vụ chung là cải tạo một số cơ sở dệt trong tỉnh đồng thời gia công dệt vải
khổ vuông và vải màn phục vụ tiêu dùng chủ yếu của người dân.
 Từ năm 1967-1971: UBND tỉnh Thái Bình quyết định thành lập xí nghiệp may
mặc, xí nghiệp hạch toán độc lập do ty thương nghiệp quản lý làm nhiệm vụ sản xuất
và gia công hàng may mặc.
 Tháng 3 năm 1993: Công ty được Bộ Thương Mại cấp giấy phép kinh doanh
xuất khẩu trực tiếp và được phân bổ hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào thị
trường Châu Âu. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho công ty ổn định và phát triển.
 Đầu tháng 7 năm 2005: Theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình công ty
được cổ phần hóa và trở thành Công ty may xuất khẩu Thái Bình.
Với phương châm uy tín, chất lượng, hiệu quả, công ty đã từng bước mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nhiều nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Singapo,
Mỹ…Chính vì vậy, công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường
quốc tế.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
5
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Là công ty chuyên sản xuất gia công các sản phẩm may mặc theo qui trình công
nghệ khép kín từ khâu nhập khẩu nguyên liệu đến khâu sản xuất sản phẩm
Sản phẩm của công ty bao gồm:
 Sản phẩm gia công: Quần áo bảo hộ lao động, quần áo đông xuân, áo Jacket…
 Sản phẩm sản xuất toàn bộ: Chăn màn, áo sơ mi…
Hiện nay, sản phẩm của công ty tương đối lớn về số lượng và phong phú về
mẫu mã cũng như chủng loại.
2.2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 1.1: Qui trình sản xuất sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình
Qui trình sản xuất thành phẩm tại công ty được thực hiện theo các bước sau:
Nguyên vật liệu sau khi nhập về và kiểm tra sẽ được chuyển cho phân xưởng
cắt cắt thành các bán thành phẩm.
Bán thành phẩm được kiểm tra chi tiết, đánh số thứ tự và được chuyển cho phân
xưởng may, phế liệu thu hồi sẽ được tận dụng để pha cắt sản phẩm bán trong thị
trường nội địa. Tại phân xưởng may thực hiện lắp ráp các chi tiết sản phẩm, bước cuối
cùng là hoàn thiện sản phẩm.
Sản phẩm may xong được chuyển qua bộ phận là, sau đó được kiểm nghiệm rồi
chuyển qua phân xưởng hoàn thành để đóng gói bao kiện rồi tiến hành nhập kho.
3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty
Bộ máy tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty được xây dựng theo hướng
tập trung và trực tiếp theo mô hình hội đồng quản trị (HĐQT) với sơ đồ như sau:
NVL
(vải)
)
Cắt
Thêu
May
ghép
thành
phẩm Tẩy
Vật
liệu
phụ
Là
Kiểm tra,
đóng gói
Bao bì,
đóng kiện
Nhập
kho
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
6
Sơ đồ 1.2 : Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình
Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình thành lập và hoạt động theo điều lệ
công ty và Luật Doanh nghiệp. Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng khá hiệu
quả với chức năng và nhiệm vụ như sau:
 HĐQT: Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý cũng như các phương án
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
 Ban kiểm soát: Kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, tính toán
chính xác, hợp lý các số liệu, các vấn đề quản lý và điều hành hoạt động của công ty.
 Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc:
 Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo toàn công ty, là người chịu trách nhiệm toàn bộ
hoạt động sản xuất.
 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật hỗ trợ cho giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật
sản xuất, thiết kế của công ty.
 Phó giám đốc phụ trách hành chính và xây dựng giúp việc cho giám đốc trong
công tác hành chính nhân sự, xây dựng cơ bản.
 Các phòng ban trong công ty:
 Phòng tổ chức hành chính bao gồm các bộ phận:
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Gíam đốc
Ban kiểm soát
PGĐ phụ trách
HC
PGĐ phụ trách
kỹ thuật
Phòng Tổ
chức hành
chính
Phòng Kế
hoạch
nghiệp vụ
Phòng Kế
toán
Phòng Kỹ
thuật
Phòng Cơ
điện
Phân xưởng hoàn thànhPhân xưởng mayPhân xưởng cắt
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
7
- Bộ phận tiền lương: Có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự, các vấn đề chính
sách, chế độ đối với người lao động.
- Bộ phận hành chính: Phụ trách công việc phục vụ đời sống cho cán bộ công
nhân viên trong công ty, giải quyết các thủ tục hành chính, an toàn lao động…
- Bộ phận bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ trật tự, bảo toàn về tài sản của công ty.
 Phòng nghiệp vụ kế hoạch: Nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch dài hạn
và ngắn hạn, ký kết các hợp đồng mua bán, thực hiện lưu thông đối ngoại.
 Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lý tài sản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, phản ánh và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
đồng thời cung cấp thông tin khi cần thiết.
 Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý sản xuất, quản lý quy trình công nghệ,
xây dựng định mức tiêu hao vật tư và chế tạo mẫu mã mới để đưa vào sản xuất.
 Phòng cơ điện: Nghiên cứu chế tạo và quản lý máy móc thiết bị, đảm bảo cho
quá trình sản xuất được hoạt động bình thường.
 Xưởng cắt: Có nhiệm vụ cắt thành phẩm cho tổ may.
 Các phân xưởng may: Nhận bán thành phẩm chuyển kho từ phân xưởng cắt, sản
xuất theo dây chuyền để hoàn thành sản phẩm.
 Phân xưởng hoàn thành: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói.
4. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây
Trong những vừa năm qua, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới đã có
nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và kinh doanh
của công ty. Tuy nhiên, công ty cũng đã ph ấn đấu không ngừng và đạt được những kết
quả đáng khích lệ, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau :
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
8
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính : Đồng
( Nguồn số liệu từ phòng Kế toán tại công ty)
Biểu 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2008 - 2009
Qua một số chỉ tiêu trên có thể nhận thấy công ty đã đạt được những bước tăng
trưởng khá rõ rệt. Cụ thể như sau :
 Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.288.106.000đ tương ứng với
7,54 %.
 Gía vốn hàng bán năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4,65% tương ứng với tốc
độ tăng doanh thu là 7,54%. Điều này cho thấy rằng qua 2 năm 2008, 2009 công ty đã
thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng
doanh thu.
Chỉ tiêu Mã số Năm 2008 Năm 2009
(1) (2) (3) (4)
- 1. Doanh thu BH,DV 01 17.084.346.000 18.372.362.000
2. Doanh thu thuần về BH,DV 10 17.084.346.000 18.372.362.000
3. Giá vốn hàng bán 11 12.465.851.000 13.035.470.000
4. Lợi nhuận gộp về BH, DV
(20 = 10 -11)
20 4.618.945.000 5.336.892.000
5. Doanh thu HĐTC 21 354.531.000 107.647.000
6. Chi phí tài chính 22 1.117.764.000 1.556.256.000
7. Chi phí bán hàng 24 405.626.000 385.000.000
8. Chi phí QLDN 25 390.716.000 403.988.000
9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
(30 = 20 + (21-22) – (24+ 25))
30 3.059.370.000 3.099.295.000
10. Thu nhập khác 31 786.900.000 878.690.000
11. Chi phí khác. 32 676.985.000 457.678.000
12. Lợi nhuận khác 40 109.915.000 421.012.000
13. Tổng lợi nhuận trước thuế
(50 = 30 + 40)
50 3.169.285.000 3.520.307.000
14. Chi phí thuế TN hiện hành 51 1.050.604.000 1.342.010.000
15. Chi phí thuế TN hoãn lại 52
16. LN sau thuế TNDN
(60 = 50 – 51 -52)
60 2.118.681.000 2.178.297.000
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
9
 Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 59.616.000 đồng tương
ứng với 2,81 %. Đây cũng là một thành công đáng được ghi nhận của công ty.
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm
2008 - 2009, ta có thể thấy công ty đang có những bước phát triển vững chắc, một
trong những thành công lớn của công ty đó là mở rộng được thị trường xuất khẩu, tiết
kiệm được chi phí sản xuất. Đó cũng là những kết quả đáng khích lệ mà công ty cần
chú trọng và phát huy hơn nữa.
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY MAY XUẤT
KHẨU THÁI BÌNH.
1. Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Hiện
nay đội ngũ kế toán làm việc ở phòng Kế toán của công ty gồm có 5 người, dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
Bộ máy kế toán được đặt dưới sự giám sát, quản lý của giám đốc công ty, có
nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, cung cấp thông tin
kịp thời cho nhà quản lý doanh nghiệp. Kế toán phải thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép
ban đầu, chế độ hạch toán, quản lý tài chính, đảm bảo sự quản lý hiệu quả trong công
tác kế toán của công ty.
Tại phòng Kế toán sau khi tiếp nhận các chứng từ gốc theo nhiệm vụ được phân
công từng kế toán viên sẽ tiến hành công việc kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ phục
vụ cho việc ghi vào các sổ kế toán liên quan.
Để đảm bảo sự vận hành thông suốt của các phần hành kế toán, phát huy được
vai trò của cán bộ kế toán đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, năng lực
quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
10
Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình
: Quan hệ quản lý
: Quan hệ công việc
 Kế toán trưởng: Trực tiếp tổng hợp các số liệu để lập BCTC. Là người giúp
giám đốc DN tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài
chính ở công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan cấp trên.
 Kế toán theo dõi TSCĐ, tiền mặt, tiền gửi, lương và BHXH: Theo dõi biến
động của TSCĐ, trích lập khấu hao, theo dõi sửa chữa lớn TSCĐ, XDCB. Đồng thời
theo dõi lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên trong công ty,
thanh toán BHXH với cơ quan bảo hiểm cấp trên. Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt,
tiền gửi, tiền vay ngân hàng.
 Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho từng loại nguyên
vật liệu, quyết toán nguyên vật liệu. Theo dõi công nợ với các khách hàng và thanh
toán công nợ.
 Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán thành phẩm tiêu
thụ: Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành thành
phẩm. Đồng thời theo dõi việc nhập xuất tồn kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ sản
phẩm và xác định kết quả kinh doanh.
 Thủ quĩ: Phụ trách nghiệp vụ thu chi các khoản tiền được duyệt theo quyết
định của giám đốc, kế toán trưởng.
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền,
TSCĐ,
lương và
BHXH
Kế toán
chi phí và
tính giá
thành
Kế toán
nguyên vật
liệu, công
nợ, thanh
toán
Thủ quỹ
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
11
2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
 Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15
ra ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
 Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch.
 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ
 Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Giá vốn hàng xuất kho xác định theo phương pháp bình quân gia quyền
 Phương pháp kế toán tài sản cố định
- Xác định nguyên giá tài sản cố định theo giá trị thực tế
- Đánh giá tài sản theo nguyên giá và giá trị còn lại
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định là phương pháp khấu hao đường thẳng
 Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ .
3. Hình thức kế toán và phần mềm kế toán áp dụng tại công ty
 Hình thức kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như trình độ của
đội ngũ cán bộ trong phòng kế toán tương đối đồng đều nên hiện nay công ty áp dụng
hình thức Kế toán trên máy vi tính. Công ty sử dụng phần mềm kế toán Visoft
Accouting làm giảm nhẹ công việc của kế toán viên, giúp cho nhà quản trị doanh
nghiệp nắm được thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Giao diện của phần mềm Visoft Accounting như sau:
Biểu 1.2: Giao diện của phần mềm Visoft Accounting
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
12
 Hình thức in sổ:
Công ty thực hiện việc in sổ theo hình thức Nhật ký – Chứng từ, các mẫu sổ
không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán đã được thống nhất chung mà được thiết kế linh
hoạt hơn, thuận tiện hơn cho phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.
 Trình tự ghi sổ:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
- Theo qui trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ
kế toán tổng hợp (Sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
- Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập BCTC. Việc đối chiếu
giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính
xác, trung thực các thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm
tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và BCTC sau khi đã in ra giấy.
- Thực hiện các thao tác để in BCTC theo qui định.
- Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy,
đòng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo qui định về sổ kế toán ghi
bằng tay.
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính
: Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
: Đối chiếu, kiểm tra
MÁY VI TÍNH
- BCTC
- Báo cáo
KTQT
PHẦN MỀM KẾ
TOÁN VISOFT
ACCOUNTING
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN CÙNG LOẠI
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN
SÔ KẾ TOÁN:
- Tổng hợp
- Chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
13
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH
I.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT (CPSX)
1. Phân loại CPSX
Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung, tính chất
kinh tế cũng như mục đích công dụng đối với quá trình sản xuất khác nhau. Tùy theo
mục đích quản lý và xem xét chi phí dưới từng góc độ mà có cách phân loại chi phí
cho phù hợp.
Chi phí sản xuất tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình được phân loại như sau:
 Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm các giá trị về NVL chính, NVL phụ được sử
dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm, được hạch toán rõ ràng đã sử dụng để sản xuất
cho loại sản phẩm nào.
 Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản chi phí công ty phải trả cho
người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: Lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn
giữa ca, các khoản trích theo lương...
 Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí như chi phí nhân viên phân
xưởng, chi phí vật liệu phụ - công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung ở phân xưởng,
chi phí KH TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền.
- Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu - công cụ dụng cụ, chi phí khấu
hao TSCĐ được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất trên cơ sở Bảng phân bổ
nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bảng
phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền được tập hợp cho toàn công
ty trên cơ sở chứng từ hợp lệ.
2. Đối tượng tập hợp CPSX
Đối tượng kế toán CPSX ở công ty được xác định dựa trên cơ sở, đặc điểm cơ
cấu tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ của công ty, trình độ yêu cầu của công ty
quản lý.
Quá trình sản xuất được tổ chức ở các phân xưởng: Phân xưởng cắt, phân
xưởng may, phân xưởng hoàn thành. Công tác sản xuất được tiến hành theo kế hoạch
sản xuất của phòng Kế hoạch. Qui trình sản xuất là qui trình phức tạp, diễn ra một
cách liên tục, sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau, sản
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
14
phẩm của giai đoạn này là sản phẩm dở dang của giai đoạn kế tiếp. Loại hình sản
phẩm của công ty vô cùng đa dạng được chia làm nhiều mã hàng khác nhau như: Mã
Katrina, mã Nataly, mã SL_45... Trước đặc điểm trên, công ty xác định đối tượng hạch
toán chi phí sản xuất là từng mã hàng cụ thể, kế toán căn cứ vào số liệu ghi trên chứng
từ để tập hợp trực tiếp vào mã sản phẩm theo tiêu thức thích hợp.
Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất như vậy là phù hợp với điều
kiện thực tế của công ty.
3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT)
3.1. Nội dung chi phí NVL trực tiếp
Hiện nay công ty có 2 hình thức sản xuất chủ yếu là hình thức sản xuất theo hợp
đồng may gia công và hình thức sản xuất theo hợp đồng may FOB. Ở mỗi hình thức
sản xuất thì chi phí NVL trực tiếp là không giống nhau.
 Hình thức sản xuất theo hợp đồng may gia công: NVL do đối tác ký hợp
đồng may gia công cung cấp. Công ty chỉ tiến hành quản lý về mặt số lượng đồng thời
phản ánh vào chi phí NVL trực tiếp phần chi phí vận chuyển NVL. Số lượng NVL
chuyển cho công ty trên cơ sở số lượng sản phẩm đặt hàng và định mức tiêu hao từng
loại NVL. Định mức này được công ty và khách hàng cùng xây dựng. Ngoài ra, khách
hàng còn có trách nhiệm chuyển cho công ty số NVL để bù đắp vào sự hao hụt trong
quá trình sản xuất. Vì vậy, chi phí NVL trực tiếp chỉ phát sinh trong trường hợp NVL
khách hàng giao cho công ty sản xuất nhưng không đầy đủ, khách hàng nhờ công ty
mua hộ NVL và sau này sẽ thanh toán khoản chi phí thêm cùng với đơn giá gia tăng.
 Hình thức sản xuất theo hợp đồng may FOB: Chi phí NVL trực tiếp gồm chi
phí về NVL chính và NVL phụ. Các khoản chi phí này được tập hợp trực tiếp cho từng
mã hàng cụ thể.
Tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình, chi phí NVL trực tiếp bao gồm:
 Chi phí NVL chính:
- Các loại vải: Vải lót, vải phối giả da,...
- Bông 100g/m2
, bạt mộc...
- Các loại sợi: Sợi ACC 32, sợi trục hồ...
Và các loại nguyên liệu khác có tác dụng tạo nên thực thể sản phẩm. Các loại
NVL chính có thể do khách hàng đem đến hoặc do công ty tự mua.
 Chi phí NVL phụ gồm nhiều loại khác nhau như
- Chỉ, khóa nhựa, móc, chun...
- Các loại nhãn: Nhãn công ty, nhãn cỡ...
- Nhiên liệu: Dầu Diezen, dầu máy...
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
15
3.2. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng
Công ty sử dụng các loại chứng từ và sổ sách sau:
- Phiếu yêu cầu NVL
- Giấy đề nghị xuất kho NVL
- Phiếu xuất kho NVL
- Bảng kê phiếu xuất NVL, CCDC
- Bảng phân bổ CP NVL, CCDC
- Sổ chi tiết TK 621
- Sổ cái TK 621
- Bảng kê số 4
- Nhật ký – Chứng từ số 7
3.3. Tài khoản hạch toán
Kế toán ở công ty sử dụng TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” để hạch toán chi
phí nguyên vật liệu.
Tài khoản này được chi tiết thành ba tài khoản cấp hai là:
 TK 621A - Chi phí NVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã Katrina
 TK 621B - Chi phí NVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã Nataly
 TK 621C - Chi phí NVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã SL_45
Nội dung phản ánh trên TK 621 như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá NVL trực tiếp (Bông, vải, sợi, chỉ khâu, chỉ thêu,...) sử dụng trực tiếp
cho sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Bên Có:
- Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho
- Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm
- Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vượt lên mức bình thường vào TK 632
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ
Ngoài ra còn một số tài khoản có liên quan như:
- TK 152 “Nguyên vật liệu” .
Tài khoản này được chi tiết thành hai tài khoản cấp hai là:
 TK 1521 “NVL chính trực tiếp”
 TK 1522 “NVL phụ trực tiếp”
- TK 153 “Công cụ, dụng cụ”
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
16
3.4. Trình tự hạch toán
Sơ đồ 2.1: Qui trình luân chuyển chứng từ và vào sổ kế toán CP NVLTT
3.4.1. Hạch toán chi tiết
 Hàng tháng, dựa trên kế hoạch sản xuất phòng Kỹ thuật sẽ xây dựng các định
mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng mã hàng.
Biểu 2.1: Bảng định mức vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm
Định mức tiêu hao NVL được xác định như sau:
Định mức NVL tiêu hao 1 sp = Lượng NVL sử dụng SX 1sp + Lượng hao hụt sử
dụng NVL SX cho phép + Lượng NVL tiêu hao cho SP hỏng theo định mức cho phép
Mức hao hụt và tiêu hao được tính 1% - 2% định mức NVL sử dụng.
Ngoài định mức là vải thì các vật liệu phụ như: Chỉ, cúc, khóa…cũng được tính
theo định mức thông thường như 1 áo sơ mi ngắn tay có 6 cúc (+1 cúc dự trữ).
 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất bộ phận sản xuất thấy có nhu cầu sử dụng vật
liệu sẽ lập Giấy đề nghị xuất kho, lượng vật tư xuất kho đề nghị dựa trên cơ sở Bảng
định mức vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm rồi gửi lên phòng Kế hoạch, sau khi xem
xét cụ thể, phòng Kế hoạch dựa vào đó để viết Lệnh sản xuất. Sau đó, Lệnh sản xuất
này sẽ được gửi lên cho Giám đốc ký duyệt rồi chuyển xuống cho phòng Kế toán cùng
với Giấy đề nghị xuất kho.
Kết hoạch
sản xuất
Giám
đốc ký
duyệt
Kế toán: Nhập
dữ liệu vào máy
tính
Phòng Kế
hoạch viết
Lệnh sản xuất
Bộ phận sản xuất lập
Giấy đề nghị xuất
kho vật liệu
Bảng kê
Nhật ký - Chứng từ
Sổ chi tiết TK 621, 152
Bảng cân đối SPS
Bảng cân đối kế toán
Phần mềm kế toán xử
lý theo chương trình
đã cài dặt
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
17
Ví dụ: Thực hiện hợp đồng may FOB đã ký ngày 25/10/2010 giữa Công ty may
xuất khẩu Thái Bình và Công ty GMR (Singapore), ta có trình tự luân chuyển chứng từ
như sau:
Biểu 2.2: Mẫu Giấy đề nghị xuất kho
 Khi nhận được Giấy đề nghị xuất kho vật tư và Lệnh sản xuất đã được giám đốc
ký duyệt, kế toán lập Phiếu xuất kho trên phần mềm kế toán theo đường dẫn sau:
Kế toán tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Phiếu xuất kho, sau đó tiến hành cập nhật số
liệu cần thiết. Ghi Nợ TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” (Chi tiết cho từng mã hàng),
ghi Có TK 1521 “ NVL chính”.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
18
Giao diện của Phiếu xuất kho:
Biểu 2.3: Giao diện phiếu xuất kho
Nhấn vào mục “In ctừ” in ra được Phiếu xuất kho theo mẫu sau:
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
19
Biểu 2.4: Phiếu xuất kho
Mỗi phiếu xuất kho được lập thành ba liên:
- Liên 1: Lưu ở phòng Kế hoạch
- Liên 2: Giao cho bộ phận lĩnh vật tư
- Liên 3: Giao cho thủ kho.
 Tại kho khi nhận được Phiếu xuất kho đã được phê duyệt, thủ kho tiến hành
xuất vật tư. Sau đó ghi số lượng vào cột thực xuất và cùng người nhận vật tư ký tên
vào Phiếu xuất kho.
 Cuối tháng, kế toán tính đơn giá NVL xuất kho theo đường dẫn sau:
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
20
Tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Tính giá trung bình, đơn giá của NVL sẽ xuất hiện
trên các chứng từ có liên quan sau khi kế toán điền các thông tin cần thiết theo đường
dẫn trên.
Đơn giá NVL xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, cách
tính này phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.
Công thức tính như sau:
Đơn giá bq Trị giá thực tế NVL + Trị giá thực tế NVL
gia quyền = tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
cuối kỳ Số lượng NVL + Số lượng NVL
tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ
Giá trị NVL xuất dùng = Đơn giá bq gia quyền CK x Số lượng NVL xuất kho
Ví dụ:
Theo số liệu tháng 11 năm 2010:
Vải chính: Không có tồn đầu kỳ.
Ngày 1/11/2010 công ty tiến hành nhập với số lượng 2.104m vải chính, đơn giá
44.000 đ/m, thành tiền 92.576.000đ để sản xuất theo đơn đặt hàng FOB.
Ngày 04/11/2010 theo lệnh sản xuất công ty tiến hành xuất 660m vải chính
phục vụ sản xuất sản phẩm của mã hàng Katrina.
Đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ =
104.20
000.576.920


= 44.000
Vậy giá trị thực tế của 660m vải chính = 660 x 44.000 = 29.040.000
Các NVL khác tiến hành tương tự.
 Từ các Phiếu xuất kho NVL, máy sẽ tổng hợp lên Bảng kê phiếu xuất. Bảng kê
này dùng để phản ánh tổng giá trị NVL xuất dùng trong tháng cho các đối tượng sử
dụng. Khi cần thông tin, kế toán thao tác theo đường dẫn sau:
Tồn kho/ Báo cáo hàng xuất/ Bảng kê phiếu xuất, chọn thời gian từ 01/11/2010
đến 30/11/2010 rồi ấn lệnh in kế toán sẽ thu thập được thông tin về các loại NVL xuất
dùng trong kỳ.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
21
Biểu 2.5: Bảng kê phiếu xuất NVL
 Căn cứ vào Bảng kê phiếu xuất NVL, kế toán lập Bảng phân bổ nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ. Bảng này dùng để phản ánh tổng giá trị NVL, CCDC xuất kho
trong kỳ theo đơn giá bình quân gia quyền tại công ty, đồng thời là căn cứ để tập hợp
chi phí NVLTT và chi phí NVL- CCDC dùng chung cho sản xuất ở phân xưởng.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
22
Biểu 2.6: Bảng phân bổ chi phí NVL – CCDC cho toàn DN
3.4.2. Hạch toán tổng hợp
 Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng, ngay khi kế toán tiến hành thao tác trên
máy tính các số liệu sẽ tự động cập nhật vào Bảng kê số 4, Nhật ký – Chứng từ số 7,
Sổ chi tiết và Sổ cái các TK 621, 152.
Khi cần thông tin, kế toán chỉ cần vào theo đường dẫn:
Tổng hợp/ Sổ kế toán theo hình thức NKCT/ Sổ chi tiết tài khoản
Sau khi điền các thông tin cần thiết đặt lệnh in ta được mẫu Sổ chi tiết như sau:
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
23
Biểu 2.7: Sổ chi tiết TK 621 mã Katrina
Các mã hàng còn lại tương tự như trên.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
24
Biểu 2.8: Sổ cái TK 621
4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT)
4.1. Nội dung chi phí NCTT
Tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền làm
thêm giờ, tiền công ăn ca, các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất tại các
phân xưởng: Phân xưởng may, phân xưởng cắt, phân xưởng hoàn thành.
Với hai hình thức sản xuất khác nhau nhưng việc tập hợp chi phí nhân công của
công ty là tương đối giống nhau.
 Nếu hình thức sản xuất theo hợp đồng may gia công thì việc tính lương cho
công nhân trực tiếp sản xuất dựa trên đơn giá nhân công do khách hàng ký.
 Nếu hình thức sản xuất theo hợp đồng may FOB thì công ty tự xác định một
đơn giá gia công để tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, nhất là trong lĩnh vực may mặc thì chi
phí của CNTT sản xuất là bộ phận chủ yếu trong toàn bộ chi phí nhân công toàn công
ty. Đây là khoản mục chi phí trực tiếp trong giá thành sản phẩm theo chế độ hiện hành.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
25
4.2. Hình thức trả lương
Hiện nay, Công ty may Thái Bình áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương
theo sản phẩm (lương khoán) và trả lương theo thời gian.
 Hình thức trả lương theo sản phẩm: Áp dụng cho công nhân trực tiếp sản
xuất. Cơ sở tính lương cho công nhân sản xuất là Bảng chấm công. Bảng này do tổ
trưởng hoặc tổ phó (được ủy quyền) căn cứ vào tình hình đi làm thực tế tại đơn vị của
từng cá nhân để chấm công và ghi vào mẫu in sẵn. Cuối tháng, dựa vào đó để tính tổng
số ngày công thực tế của từng lao động.
Để tính ra tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, công ty xác định quĩ
lương trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương.
- Phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành lập trên cơ sở hợp đồng giao
khoán và khối lượng công việc thực tế hoàn thành. Khi kết thúc tháng sản xuất, nhân
viên kỹ thuật cùng người chấm công tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, ghi nhận
khối lượng sản phẩm hoàn thành thực tế vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành.
- Đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở ký kết hợp đồng với khách hàng,
`sao cho vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động, vừa đem lại lợi ích cho DN.
 Hình thức trả lương theo thời gian: Áp dụng cho đội ngũ nhân viên văn
phòng, nhân viên quản lý phân xưởng.
Bên cạnh đó, công nhân còn được hưởng một số khoản khác được tính vào
lương như: Lương nghỉ phép, tiền lương khuyến khích sản xuất, tiền ăn ca và phụ cấp
trách nhiệm...
Các khoản trích theo lương: Các khoản trích theo lương của CNTT sản xuất
như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được công ty trích lập theo chế độ hiện hành là
30,5%. Trong đó tính vào chi phí sản xuất là 22,5%, cụ thể như sau: BHXH 16%,
BHYT 3%, KPCĐ 2%, BHTN 1%. Còn lại 8,5% trừ vào thu nhập của người lao động.
4.3. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng
Công ty sử dụng các loại chứng từ và sổ sách sau:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
- Sổ chi tiết TK 622
- Sổ cái tài khoản 622 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”
- Bảng kê số 4
- Nhật ký – Chứng từ số 7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
26
4.4. Tài khoản hạch toán
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”: Dùng để tập hợp và kết chuyển số chi
phí tiền công, tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản
xuất vào tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành.
Tài khoản này được chi tiết thành ba tài khoản cấp hai là:
 TK 622A - Chi phí NCTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã Katrina
 TK 622B - Chi phí NCTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã Nataly
 TK 622C - Chi phí NCTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã SL_45
Nội dung phản ánh trên TK 622 như sau:
Bên Nợ:
- Chi phí NCTT tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: Tiền lương,
tiền công lao động và các khoản trích tiền lương, tiền công theo qui định phát sinh
trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí NCTT tính vào chi phí sản xuất (Kết chuyển sang TK 154)
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632
TK 622 cuối kỳ không có số dư.
Và một số tài khoản có liên quan như:
- TK 334: Phải trả người lao động
- TK 338: Phải trả, phải nộp khác
TK 338 được chia thành các tài khoản cấp II:
 TK 3382 : Kinh phí công đoàn
 TK 3383 : Bảo hiểm xã hội
 TK 3384 : Bảo hiểm y tế
 TK 3389 : Bảo hiểm thất nghiệp
4.5. Trình tự hạch toán
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
27
Sơ đồ 2.2: Qui trình luân chuyển chứng từ và vào sổ kế toán CP NCTT
4.5.1. Hạch toán chi tiết
 Hàng ngày, các tổ trưởng sản xuất sẽ theo dõi kết quả làm việc của công nhân
trên Bảng chấm công. Cuối tháng, căn cứ vào đó bộ phận lao động tiền lương tiến
hành lập Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán lương được lập cho từng tháng
(thường vào cuối tháng) và được tính cho từng tổ sản xuất, trong đó lại tách riêng giữa
nhân viên quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Bảng này thể hiện số tiền
thực lĩnh của mỗi công nhân trong tháng.
Ví dụ: Trong tháng 11/2010 chi phí NCTT phát sinh được tập hợp theo trình tự
như sau:
Kế toán: Nhập
dữ liệu vào
máy tính
Bảng kê
Nhật ký chứng từ,
Sổ chi tiết TK 622, 334,
338
Bảng cân đối SPS
Bảng cân đối kế toán
Phần mềm kế toán xử
lý theo chương trình
đã cài dặt
Bảng chấm
công
(Do tổ
trưởng sx
theo dõi)
Kế toán tiền lương
tiến hành lập: Bảng
phân bổ tiền lương
và các khoản trích
theo lương
Bộ phận lao
động tiền lương
tiến hành lập
Bảng thanh toán
tiền lương
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
28
Biểu 2.9: Bảng chấm công ở tổ I - PXSX
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
29
Biểu 2.10: Bảng thanh toán lương
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
30
Phương pháp tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Căn cứ vào tổng số công cùng với tổng số tiền giao khoán, kế toán tiền lương
tính ra tiền lương của các tổ từ đó tiến hành tính ra tiền lương cho từng lao động.
Số tiền lương Tổng số lương khoán Số công
khoán sản phẩm = Tổng số công công nhân x của từng
của một công nhân CN
Ví dụ : Dựa vào công thức nêu trên tính lương, các khoản phụ cấp từ đó tính ra
tổng thu nhập thực tế của bà Nguyễn Thị Châu công nhân trực tiếp sản xuất tại phân
xưởng như sau:
Lương SP =
290
248.675.16
x 25 = 1.437.520
Tổng thu nhập = Lương SP + Tiền ăn ca = 1.437.520 + 89.000 = 1.526.520
Số tiền BH phải trích = 800.000 x 8,5% = 68.000
Số tiền bà Châu thực lĩnh = 1.526.520 - 68.000 = 1.458.520
 Bảng thanh toán lương sẽ được bộ phận lao động tiền lương chuyển sang phòng
Kế toán. Tại đây kế toán tiền lương tổng hợp để lập Bảng tổng hợp lương tháng cho
toàn doanh nghiệp và Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Ví dụ: Trong kỳ kế toán dựa vào Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương tập
hợp được tổng tiền lương phải trả cho CNSX của ba mã hàng là 86.156.255đ, tổng các
khoản trích theo lương của cả ba mã là 6.605.300đ, kết hợp với Bảng tính lương theo
đơn giá thỏa thuận kế toán tiến hành phân bổ lương CNTTSX cho từng mã hàng.
Biểu 2.11: Bảng tính lương theo đơn giá thỏa thuận
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
31
Phương pháp phân bổ chi phí NCTT cho từng mã hàng:
Lương CNSX Tổng tiền lương CNSX Tổng giá trị SP gia công
phân bổ cho = Tổng giá trị SP theo đơn x từng mã hàng
từng mã hàng giá thỏa thuận
 Lương CNSX phân bổ cho mã Katrina:
Lương CNSX_Ka =
600.295.185
255.156.86
x 65.527.780 = 30.468.226
 Lương CNSX phân bổ cho mã Nataly:
Lương CNSX_Na =
600.295.185
255.156.86
x 61.685.417 = 28.681.655
 Lương CNSX phân bổ cho mã SL_45:
Lương CNSX_SL45 =
600.295.185
255.156.86
x 58.082.403 = 27.006.374
Các khoản trích theo lương được phân bổ theo tiêu thức sau:
Các khoản trích Lương CNSX pbổ từng mã hàng x Tổng CP
theo lương phân bổ cho = Tổng lương CNSX cần phân bổ
từng mã hàng
 Các khoản trích theo lương phân bổ cho mã Katrina:
CP pb mã Ka =
255.156.86
226.468.30
x 6.605.300 = 2.335.893
 Các khoản trích theo lương phân bổ cho mã Nataly:
CP pb mã Na =
255.156.86
655.681.28
x 6.605.300 = 2.198.923
 Các khoản trích theo lương phân bổ cho mã SL_45:
CP pb mã SL45 =
255.156.86
374.006.27
x 6.605.300 = 2.070.484
 Số liệu trên được phản ánh trên Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích
theo lương như sau:
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
32
Biểu 2.12 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương được dùng để tập hợp
và phân bổ tiền lương, tiền công thực tế phải trả cho các đối tượng lao động, là căn cứ
để ghi vào các Bảng kê số 4, Nhật ký – Chứng từ số 7, các sổ sách kế toán có liên quan
đồng thời sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành.
4.5.2. Hạch toán tổng hợp
 Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiến
hành lập Phiếu kế toán theo đường dẫn:
Tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Phiếu kế toán, sau khi giao diện phiếu kế toán xuất
hiện chọn “ Mới”.
Kế toán ghi Nợ TK 622 – Chi tiết từng mã hàng, ghi Có TK 334.
Giao diện Phiếu kế toán như sau:
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
33
Biểu 2.13: Giao diện Phiếu kế toán
Kế toán tổng hợp định khoản:
 Khi tính tiền lương:
Nợ TK 622: 86.156.255
(Nợ TK 622A: 30.468.226
Nợ TK 622B: 28.681.655
Nợ TK 622C: 27.006.374)
Có TK 334: 86.156.255
Đối với các khoản trích theo lương, kế cũng thao tác tương tự.
 Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
Nợ TK 622: 6.605.300
(Nợ TK 622A: 2.335.893
Nợ TK 622B: 2.198.923
Nợ TK 622C: 2.070.484)
Có TK 338: 6.605.300
(Có TK 3382: 600.482
Có TK 3383: 4.803.855
Có TK 3384: 900.723
Có TK 3389: 300.240)
Với mỗi tài khoản chi tiết 228, lập được một Phiếu kế toán tương ưng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
34
 Sau khi chi lương kế toán ghi Nợ TK 334, Có TK 1111, sau đây là mẫu Phiếu
chi tiền lương:
Biểu 2.14: Phiếu chi tiền lương
 Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng, ngay khi kế toán tiến hành thao tác trên
máy tính các số liệu sẽ tự động cập nhật vào Bảng kê số 4, Nhật ký – Chứng từ số 7,
Sổ chi tiết và Sổ cái các TK 622, 334, 338.
Khi cần thông tin, kế toán chỉ cần vào theo đường dẫn:
Tổng hợp/ Sổ kế toán theo hình thức NKCT/ Sổ chi tiết tài khoản
Sau khi điền các thông tin cần thiết đặt lệnh in ta được mẫu Sổ chi tiết như sau:
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
35
Biểu 2.15: Sổ chi tiết TK 622 mã Katrina
Sổ chi tiết của các mã hàng khác thao tác tương tự theo mẫu trên.
Biểu 2.16: Sổ cái TK 622
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
36
5. Hạch toán chi phí sản xuất chung
5.1. Nội dung chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung ở Công ty may xuất khẩu Thái Bình bao gồm các khoản
chi phí chủ yếu sau:
- Tiền lương, tiền công cùng các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý
phân xưởng.
- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng (chi phí
sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế).
- Chi phí khấu hao TSCĐ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền.
5.2. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
- Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
- Sổ cái tài khoản 627
- Hóa đơn
- Phiếu chi
5.3. Tài khoản hạch toán
TK 627 ‘Chi phí sản xuất chung”: Dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất
phát sinh ở phân xưởng, bộ phận phục vụ sản xuất sản phẩm. Tài khoản này được mở
chi tiết theo từng phân xưởng.
Nội dung phản ánh trên TK 627 như sau:
Bên Nợ:
- Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ như: Chi phí nhân viên quản
lý phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí KH TSCĐ...
Bên Có:
- Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.
- Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng
bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.
- Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến, sản xuất
cho các đối tượng chịu chi phí.
TK 627 cuối kỳ không có số dư.
- TK 627 được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2
TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272 – Chi phí vật liệu
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
37
TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền
Và một số tài khoản có liên quan như:
- TK 334: Phải trả người lao động
- TK 338: Phải trả, phải nộp khác
TK 338 được chia thành các tài khoản cấp hai là:
TK 3382 : Kinh phí công đoàn
TK 3383 : Bảo hiểm xã hội
TK 3384 : Bảo hiểm y tế
TK 3389 : Bảo hiểm thất nghiệp
- TK 111: Tiền mặt
- TK 112: Tiền gửi ngân hàng
5.4. Tập hợp chi phí sản xuất chung
5.4.1. Chi phí nhân viên phân xưởng
Nhân viên quản lý phân xưởng gồm: Tổ trưởng, tổ phó, thủ kho,… Do không
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nên chi phí tiền lương và các khoản trích theo
lương của không được tập hợp vào TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” mà được tập
hợp vào TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”.
Không như những công nhân trực tiếp sản xuất, những cán bộ, công nhân viên
thuộc các đơn vị, các tổ bảo dưỡng, điện và phục vụ sản xuất không hưởng lương theo
sản phẩm mà hưởng lương thời gian. Cơ sở để tính lương cũng là các bảng chấm công
thời gian làm việc thực tế của từng nhân viên. Ngoài mức lương cơ bản, tiền lương của
nhân viên quản lý phân xưởng còn bao gồm các khoản phụ cấp khác như: Phụ cấp
trách nhiệm, phụ cấp chức vụ... mỗi khoản phụ cấp được tính theo tỷ lệ nhất định tùy
thuộc vào thâm niên công tác cũng như vị trí công tác của mỗi nhân viên.
 Mức lương tối thiểu áp dụng trong công ty là 730.000VNĐ
 Số ngày công chế độ: 22 ngày do nhà nước ta có chính sách nghỉ 2 ngày cuối
tuần là T7 & CN.
 Lương thời gian được tính theo công thức:
Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu của công ty x HSLCB
Lương thời gian = Lương cơ bản x Số ngày công hưởng lương
22
 Các khoản phụ cấp:
 Phụ cấp chức vụ :
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
38
- Tổ trưởng sx : 25%
- Tổ phó : 20%
 Công ty thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định
như sau:
 BHXH: Trích 22% tổng quỹ lương cơ bản. Trong đó công ty chịu 16% tính vào
chi phí, người lao động chịu 6% trừ vào lương.
 BHYT: Trích 4,5% tổng quỹ lương cơ bản. Trong đó công ty chịu 3% tính vào
chi phí, người lao động chịu 1,5% trừ vào lương.
 KPCĐ: Trích 2% tổng quỹ lương cơ bản tính vào chi phí của công ty.
 BHTN: Trích 2% tổng quỹ lương cơ bản. Trong đó công ty chịu 1% tính vào
chi phí, người lao động chịu 1% trừ vào lương.
Ví dụ: Tính lương và các khoản trích theo lương cho ông Hồ Minh Tùng, chức
vụ tổ phó sx, biết số ngày công lao động trong tháng của ông dựa theo bảng chấm
công là 20 ngày, hệ số LCB của ông là 4,2.
Lương cơ bản = 730.000 x 4,2 = 3.066.000
Lương thời gian =
22
000.066.3
x 20 = 2.787.273
Phụ cấp chức vụ = 730.000 x 20% = 146.000
Tổng thu nhập tháng 11 của ông Tùng:
2.787.273 + 146.000 = 2.933.273
Các khoản giảm trừ = 3.066.000 x 8,5% = 260.610
Số tiền thực lĩnh của ông Tùng là:
2.933.273 - 260.610 = 2.672.663
 Qui trình hạch toán: Tương tự như qui trình hạch toán đã nêu ở phần chi phí
NCTT: Từ các Bảng chấm công, bộ phận lao động tiền lương sẽ tiến hành lập Bảng
thanh toán lương rồi chuyển qua phòng Kế toán. Tại đây kế toán tiền lương sẽ kiểm
tra, đối chiếu lại cho chính xác và dựa vào đó để lập Bảng phân bổ tiền lương và các
khoản trích theo lương.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
39
Biểu 2.17: Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý PX
 Kế toán tập hợp chi phí NCTT theo Bảng sau:
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
40
Biểu 2.18 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ta thấy trong
tháng 11 năm 2010, khoản tiền lương thực tế của nhân viên phân xưởng tập hợp được
là 17.006.400đ, tổng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN là 3.619.924đ
 Từ các số liệu tập hợp được, kế toán lập Phiếu kế toán theo đường dẫn:
Kế toán tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Phiếu kế toán, sau khi giao diện phiếu kế
toán xuất hiện chọn “ Mới”.
Kế toán ghi Nợ TK 627, ghi Có TK 334, TK 338 (TK chi tiết 3382, 3383...).
Giao diện Phiếu kế toán:
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
41
Biểu 2.19: Giao diện Phiếu kế toán CP Lương NVQL
Định khoản như sau:
 Nợ TK 6271: 17.006.400
Có TK 334 : 17.006.400
 Nợ TK 6271: 3.619.924
Có TK 338 : 3.619.924
(Có TK 3382 : 329.084
Có TK 3383 : 2.632.672
Có TK 3384 : 493.626
Có TK 3389 : 164.542)
Tương tự với mỗi TK chi tiết 3382, 3383, 3384, 3389 lập một Phiếu kế toán
tương ứng.
Đến cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí SXC trên TK 627 kế toán tiến
hành các thao tác thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển, số liệu sẽ tự động cập
nhật vào các sổ kế toán có liên quan.
5.4.2. Chi phí vật liệu, CCDC
Vật liệu xuất dùng phục vụ cho sản xuất tại các phân xưởng có rất nhiều loại, ở
mỗi giai đoạn công nghệ khác nhau lại sử dụng những loại vật liệu khác nhau. Ví dụ
giai đoạn cắt sử dụng: Bìa cứng cắt mẫu vải, bút vẽ, phấn vẽ... Giai đoạn may lại cần:
suet, dùi, kéo bấm chỉ... Do vậy, công ty tiến hành hạch toán chi tiết ở cả mặt giá trị và
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
42
hiện vật, tiến hành theo dõi cả ở kho và phòng kế toán theo phương pháp ghi thẻ song
song căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho.
Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung gồm các loại: Găng tay, khẩu trang.
Những loại công cụ này có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn nên được phân bổ một
lần vào chi phí sản xuất mà không cần sử dụng đến tài khoản 142 “Chi phí trả trước”
hoặc 242 “Chi phí trả trước dài hạn”.
 Qui trình hạch toán: Khi xuất NVL, CCDC phục vụ cho hoạt động sản xuất
chung cũng phải làm Giấy đề nghị xuất kho và Phiếu xuất kho, từ đó số liệu sẽ được
tổng hợp lên Bảng kê phiếu xuất và các sổ kế toán có liên quan (Trình tự hạch toán
tương tự như phần chi phí NVL trực tiếp với các thao tác kế toán máy tương tự).
Biểu 2.20: Bảng kê phiếu xuất NVL
Dựa vào các bảng kê và chứng từ có liên quan, kế toán tập hợp được chi phí
NVL, CCDC xuất dùng cho sản xuất chung tại PXSX là 8.659.440đ
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 6272: 8.659.440
Có TK 153: 8.659.440
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
43
Đến cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí SXC trên TK 627 kế toán tiến
hành các thao tác thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển, số liệu sẽ tự động cập
nhật vào các sổ kế toán có liên quan.
5.4.3. Chi phí khấu hao TSCĐ
TSCĐ của công ty gồm nhiều loại, đa phần là máy móc sản xuất. Hiện nay
công ty đang thực hiện việc quản lý, sử dụng và trích KH TSCĐ theo quyết định số
206/2003 của BTC.
TSCĐ là tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là
tham gia vào nhiều chu trình sản xuất. Do đó, khi tham gia và quá trình sản xuất kinh
doanh, tài sản sẽ bị hao mòn dần về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được
chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp khấu
hao theo đường thẳng:
Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ
TSCĐ hàng tháng = Số năm sử dụng x 12 tháng
Tại Công ty may Thái Bình TSCĐ có rất nhiều loại và mỗi loại phục vụ một
công đoạn nhất định của quá trình sản xuất, đa phần TSCĐ của công ty là nhà xưởng
và máy móc thiết bị.
 Qui trình hạch toán: Khi nhận được bộ chứng từ bàn giao TSCĐ, kế toán dùng
làm căn cứ để ghi nhận TSCĐ. Nếu mua TSCĐ thì kế toán nhập số liệu như mua hàng
hóa bình thường. Định khoản ghi Nợ TK 211- Chi tiết máy móc thiết bị và ghi Có TK
đối ứng. Phần mềm sẽ tự động tính khấu hao cho từng máy móc theo phương pháp áp
dụng tại công ty. Ngược lại, khi tiến hành thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ, kế toán
phải tiến hành khai báo giảm tài sản trên phần mềm kế toán.
Ví dụ:Trong tháng 11/2010 công ty trang bị thêm cho phân xưởng may một
máy đính thẻ bài DENNISON ST-9000 với NG ghi trên hóa đơn là 35.100.000đ (giá
chưa thuế VAT), thời gian sử dụng của tài sản được qui định là 10 năm.
Đồng thời, công ty cũng tiến hành thanh lý một máy khung đầu tròn của phân
xưởng may với nguyên giá 27.210.550đ, một máy cắt tay của phân xưởng cắt với
nguyên giá là 24.292.560đ, cả hai loại đều có thời gian sử dụng là 4 năm.
(Với số trích khấu hao tháng 10 của PXSX là: 23.222.140đ)
Hóa đơn mua TSCĐ như sau:
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
44
Biểu 2.21: Hóa đơn mua TSCĐ
Số khấu hao tháng 11 được tính như sau:
Số khấu hao tăng trong tháng =
1210
000.100.35
x
= 292.500
Số khấu hao giảm trong tháng =
124
560.292.24550.210.27
x

= 1.072.981
Vậy, số khấu hao tháng 11 = 23.222.140 + 292.500 – 1.072.981 = 22.441.659
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
45
 Căn cứ vào bảng tính khấu hao, máy tính sẽ tự động lên các sổ chi tiết từng tài
khoản theo đối ứng tài khoản đặt sẵn. Đối với TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất,
số khấu hao sẽ được phản ánh theo định khoản:
Nợ TK 6274 : 22.441.659
Có TK 214 : 22.441.659
Đến cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí SXC trên TK 627 kế toán tiến
hành các thao tác thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển, số liệu sẽ tự động cập
nhật vào các sổ kế toán có liên quan.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
46
Biểu 2.22 : Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
5.4.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
Để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty cần mua ngoài
một số dịch vụ như điện, nước, điện thoại... Hàng tháng, công ty tiến hành thanh toán
các dịch vụ này thông qua hình thức chủ yếu là tiền gửi ngân hàng.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn phát sinh các chi phí khác bằng tiền như:
Chi phí bồi dưỡng công nhân làm ngoài giờ, chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí bảo dưỡng
máy móc thiết bị. Những chi phí này được chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay
tiền tạm ứng do bộ phận kế toán quản lý.
 Qui trình hạch toán: Kế toán thanh toán dựa vào phiếu chi để nhập số liệu vào
phần mềm kế toán theo đường dẫn sau:
Quĩ ngân hàng/ Cập nhật số liệu/ Phiếu chi tiền mặt
Định khoản ghi Nợ TK 627, và ghi Có TK 111
Ví dụ: Trong tháng 11 năm 2010 công ty chi tiền vệ sinh cho PXSX:
Phiếu chi tiền vệ sinh:
Biểu 2.23: Giao diện phiếu chi kế toán
 Trong tháng 11 năm 2010 căn cứ vào các hóa đơn thanh toán và các chứng từ
hợp lệ có liên quan, kế toán tập hợp được chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
dùng vào cho sản xuất chung của công ty như sau:
Nợ TK 6277 : 9.936.400
Có TK 111 : 2.800.600
Có TK 112 : 7.135.800
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Các khoản chi phí này được phản ánh trên Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
chung , Sổ cái TK 627, TK 111.
Đến cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí SXC trên TK 627 kế toán tiến
hành các thao tác thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển, số liệu sẽ tự động cập
nhật vào Bảng kê số 4, Nhật ký – Chứng từ số 7 cùng các sổ kế toán có liên quan.
5.4.5. Tập hợp chi phí sản xuất chung
Sau khi đã xác định được tất cả các khoản mục kế toán tập hợp toàn bộ chi phí
sản xuất chung trong kỳ qua Bảng tổng hợp chi phí SXC.
Biểu 2.24: Bảng tổng hợp chi phí SXC
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 627: 61.663.823
Có TK 334: 17.006.400
Có TK 338: 3.619.924
Có TK 153: 8.659.440
Có TK 214: 22.441.659
Có TK 111: 2.800.600
Có TK 112: 7.135.800)
 Các số liệu này đồng thời cũng được thể hiện trên Sổ cái TK 627
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Biểu 2.25: Sổ cái TK 627
5.4.6. Phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung ở công ty được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất.
Vì vậy, đến cuối mỗi tháng kế toán mới tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho
từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng mã hàng.
 Việc phân bổ CP SXC được kế toán tiến hành trên phần mềm kế toán qua
đường dẫn:
Tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Khai báo các bút toán phân bổ tự động. sau khi
hoàn thành các thao tác điền dữ liệu, kế toán tiếp tục theo đường dẫn sau:
Tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Bút toán phân bổ tự động, thực hiện xong thao tác
này, chi phí SXC đã được phân bổ theo từng mã hàng cụ thể
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Tiêu thức được chọn để phân bổ chi phí sản xuất chung là chi phí nhân công
trực tiếp từng mã hàng. Chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh trên Bảng phân bổ
tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Chi phí SXC = Tổng chi phí SXC trong kỳ x Chi phí NCTT
từng mã hàng Tổng chi phí NCTT từng mã hàng
Từ đó ta có thể tính được chi phí SXC phân bổ cho từng mã hàng
 CP SXC mã Katrina =
555.761.92
823.663.61
x 32.804.119 = 21.806.743
 CP SXC mã Nataly =
555.761.92
823.663.61
x 30.880.578 = 20.528.057
 CP SXC mã SL_45 =
555.761.92
823.663.61
x 29.076.858 = 19.329.023
.
Biểu 2.26: Bảng phân bổ chi phí SXC
6. Tổng hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp
6.1. Tài khoản hạch toán
Kế toán sử dụng TK 154-“ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp
CPSX cho ba mã hàng Katrina, Nataly, SL_45.
Tài khoản này được chia thành ba tài khoản cấp 2”
TK 154A: CP SXKD DD mã Katrina
TK 154B: CP SXKD DD mã Nataly
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
TK 154C: CP SXKD DD mã SL_45
TK 154 có kết cấu như sau:
Bên Nợ :
- Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong
kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ từ các TK 621, 622,
627
Bên Có :
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
- Trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho
- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập lại kho hoặc
chuyển đi bán
TK 154 ở công ty không có số dư cuối kỳ.
6.2. Trình tự hạch toán
 Cuối tháng, căn cứ vào chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC tập hợp
được kế toán tổng hợp sẽ thực hiện các thao tác kết chuyển trên phần mềm kế toán. Khi đó
máy sẽ tự động kết chuyển số liệu từ các TK 621, 622, 627 sang tài khoản 154.
 Kế toán thực hiện thao tác kết chuyển CP NVLTT như sau:
Tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Khai báo các bút toán kết chuyển tự động, chọn
năm 2010, sau khi khai báo xong, kế toán thao tác tiếp theo đường dẫn sau:
Tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Bút toán kết chuyển tự động, chọn năm 2010
Định khoản kế toán như sau:
Nợ TK 154: 534.452.480
(Nợ TK 154A: 182.763.600
Nợ TK 154B: 141.546.845
Nợ TK 154C: 210.142.035)
Có TK 621: 534.452.480
(Có TK 621A: 182.763.600
Có TK 621B: 141.546.845
Có TK 621C: 210.142.035)
Tương tự với thao tác trên kế toán thực hiện kết chuyển CP NCTT, CP SXC
 Kế toán thực hiện thao tác kết chuyển CP NCTT như sau:
Định khoản kế toán:
Nợ TK 154: 92.761.555
(Nợ TK 154A: 32.804.119
Nợ TK 154B: 30.880.578
Nợ TK 154C: 29.076.858)
Có TK 622: 92.761.555
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
(Có TK 622A: 32.804.119
Có TK 622B: 30.880.578
Có TK 622C: 29.076.858)
 Kế toán thực hiện thao tác kết chuyển CP SXC như sau:
Định khoản kế toán:
Nợ TK 154: 61.663.823
(Nợ TK 154A: 21.806.743
Nợ TK 154B: 20.528.057
Nợ TK 154C: 19.329.023 )
Có TK 627: 61.663.823
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY MAY THÁI BÌNH
1. Đối tượng tính giá thành
Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty gồm các giai đoạn: Cắt, may và hoàn
thiện sản phẩm. Kết thúc giai đoạn cắt tạo ra bán thành phẩm không có giá trị sử dụng
hoàn chỉnh trong nền kinh tế, vì vậy công ty không bán thành phẩm ra ngoài thị
trường, không xác định đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm. Bán thành phẩm
được chuyển sang giai đoạn 2 là may rồi hoàn thiện, chỉ đến khi sản phẩm được kiểm
tra chất lượng thì mới được tính giá thành.
Đối tượng tính giá là sản phẩm đã hoàn thành của toàn bộ quy trình công nghệ
(toàn doanh nghiêp), kỳ tính giá thành là 1 tháng.
2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang tại công ty có nhiều dạng:
- Sản phẩm dở dang dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt hoặc chưa đồng bộ)
- Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm cắt (chưa may xong)
- Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm may (chưa là)
- Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm là (chưa đóng gói)
Mặc dù vậy, công ty không đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Điều này là do:
 Giá trị của những sản phẩm làm dở rất nhỏ lẻ, khó xác định được phần trăm
hoàn thành, đồng thời phần trăm hoàn thành của từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng
khác nhau là khác nhau nên việc xác định số lượng sản phẩm làm dở cũng như công
tác đánh giá sản phẩm dở dang rất khó.
 Số lượng thành phẩm mà công ty sản xuất đã được đặt và định mức làm trước
khi tiến hành sản xuất, do đó số SPDD cuối kỳ là không nhiều nên công ty không tính
giá trị SPDD vào giá thành sản phẩm cuối kỳ.
 Công ty thực hiện tính lương theo sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất
lượng nhập kho nên CPNCTT đối với sản phẩm dở dang coi như bằng không.
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Do vậy, công ty không thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang. Mọi chi phí sản
xuất phát sinh sẽ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong tháng.
3. Phương pháp tính giá thành và qui trình tính giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm trong tháng được tính cho sản phẩm hoàn thành, còn các
sản phẩm chưa hoàn thành sẽ được tính giá thành vào kỳ sau. Công ty sử dụng phương
pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành.
Công thức tính giá thành theo phương pháp giản đơn:
Tổng Zsp CPSX CPSX CPSX Các khoản
hoàn = dở dang + phát sinh - dở dang - làm giảm
thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ CP
Vì công ty không đánh giá sản phẩm làm dở nên chi phí sản xuất dở dang đầu
kỳ và cuối kỳ được xem là không có. Do vậy, tổng giá thành của số sản phẩm hoàn
thành hay công tác tính giá thành sản phẩm của công ty thực chất chỉ là công tác tập
hợp chi phí sản xuất trong kỳ.
Tổng Zsp hoàn thành = Tổng CPSX phát sinh trong kỳ
Biểu 2.27: Bảng tính giá thành sản phẩm theo mã hàng
 Cuối cùng kế toán sẽ thực hiện bút toán kết chuyển chi phí SXKD để tính giá
thành khi sản phẩm hoàn thành nhập kho theo đường dẫn sau:
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Phiếu nhập kho
Kế toán định khoản như sau:
 Nợ TK 155A: 237.374.462
Có TK 154A : 237.374.462
 Nợ TK 155B: 192.995.480
Có TK 154B : 192.995.480
 Nợ TK 155C: 258.547.916
Có TK 154C : 258.547.916
 Các số liệu trên sẽ được cập nhật lên Sổ chi tiết và Sổ cái các tài khoản. Khi cần
thông tin, kế toán thao tác theo đường dẫn:
Tổng hợp/ Sổ kế toán theo hình thức NKCT/ Sổ chi tiết tài khoản, sau khi điền
các thông tin cần thiết và đặt lệnh in ta được mẫu Sổ chi tiết như sau:
Biểu 2.28: Sổ chi tiết TK 154 mã Katrina
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Biểu 2.29: Sổ chi tiết TK 154 mã Nataly
Biểu 2.30: Sổ chi tiết TK 154 mã SL_45
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
Biểu 2.31: Sổ cái TK 154
III. NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH
Công ty may Thái Bình từ khi được thành lập đến nay đã định hướng đúng đắn về
mục đích, nhiệm vụ trong quản lý sản xuất và hạch toán kế toán phù hợp với thực tế doanh
nghiệp. Công ty đã chú trọng tới việc sử dụng và đào tạo người lao động một cách phù hợp,
hiệu quả, đồng thời không ngừng tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến
trong sản xuất kinh doanh, tìm hiểu và rút kinh nghiệm trong quản lý.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song với những thành tựu và kết quả đạt được, nhất
là sự đứng vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết
liệt, điều này đã chứng tỏ sự cố gắng không ngừng của Ban giám đốc công ty cũng như
cán bộ công nhân viên, trong đó có sự đóng góp tích cực của phòng Kế toán.
Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy công tác kế toán tại công ty nói
chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán
có nhiều ưu điểm cần phát huy, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc
phục, em xin mạnh dạn nêu ra những ưu điểm và tồn tại đó.
1.Ưu điểm
1.1. Về công tác kế toán nói chung
Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn
nhẹ, chặt chẽ bao gồm những nhân viên kế toán có trách nhiệm, nhiệt tình trong công
việc. Các nhân viên kế toán được bố trí và phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với
khả năng và trình độ củ a mỗi người. Chính vì vậy bộ máy kế toán tuy có qui mô nhỏ
nhưng đã đảm đương được khối lượng công việc lớn, góp phần đắc lực vào công tác
quản lý kinh tế, tài chính của công ty.
Hình thức kế toán: Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy kết hợp với
việc in sổ theo hình thức Nhật ký – Chứng từ. Hình thức này có ưu điểm là giúp kế
toán giảm bớt khối lượng ghi chép, thuận lợi cho việc kiểm tra và đối chiếu số liệu.
Công ty thực hiện việc lập, luân chuyển và lưu giữ chứng từ theo đúng chế độ
kế toán qui định. Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số chứng từ khác nhằm phục vụ
công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Việc áp dụng thành tựu khoa học vào công tác kế toán đã giúp cắt giảm đáng kể
khối lượng công việc cho kế toán viên, giúp cho công việc kế toán được xử lý nhanh
gọn và hiệu quả. Công ty có nối mạng máy tính nên thuận lợi cho việc cập nhập thông
tin mới nhất, đặc biệt là các qui định, chế tài, các luật mới.
1.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nhận thức rõ
được tầm quan trọng của vấn đề này công ty đã ký kết hợp đồng lâu dài với các nhà
cung cấp, chính điều này giúp Công ty luôn chủ động nguồn nguyên liệu, hạn chế sự
biến động giá cả, từ đó giúp ổn định giá thành sản phẩm.
Việc tính lương và trích lương cho nhân viên, đặc biệt là đội ngũ công nhân
trực tiếp sản xuất theo đúng quy định, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động
cũng như đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Luôn chú trọng tới việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chính
vì vậy công ty không ngần ngại áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mua sắm máy
móc thiết bị hiện đại nhằm tiết kiệm điện năng cũng như khấu hao tài sản cố định.
Tập hợp chi phí: Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp
đã được tập hợp theo đúng khoản mục chi phí là từng mã hàng cụ thể. Chi phí sản xuất
chung cũng được tập hợp riêng cho từng phân xưởng, đến cuối tháng tiến hành phân
bổ cho từng mã hàng dựa theo chi phí nhân công trực tiếp là hợp lý. Công tác tập hợp
chi phí được tiến hành một cách nề nếp, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận kế
toán và bộ phận kế hoạch.
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình
Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Sống Động
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
https://www.facebook.com/garmentspace
 

La actualidad más candente (20)

Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAYLuận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
Luận văn: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh công ty xi măng, HAY
 
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng KênhĐề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khíĐề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí
Đề tài: Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOTĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng số 1, HOT
 
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắpKế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty xây lắp
 
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệuBáo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
Báo cáo thực tập kế toán nguyên vật liệu
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựaĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tại công ty nhựa
 
Khóa luận: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, 9 ĐIỂM
Khóa luận: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, 9 ĐIỂMKhóa luận: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, 9 ĐIỂM
Khóa luận: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, 9 ĐIỂM
 
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thànhBáo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Báo cáo thực tập kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Điện cơ, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, HAY
 
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
Phương pháp ghi thẻ song song áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có chủ...
 
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệpLuận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
Luận văn công tác quản trị nguyên vật liệu tại doanh nghiệp
 
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệĐề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệ
Đề tài: Kế toán hàng tồn kho tại Công ty đầu tư phát triển công nghệ
 
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩmBáo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Báo cáo thực tập kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
 
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệpLuận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu   công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
Luận văn tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty bao bì, HAY, 9đ
 
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựngBáo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
Báo cáo thực tập nguyên vật liệu công ty xây dựng
 
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
 

Destacado

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Dương Hà
 

Destacado (20)

Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái KhangBáo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
Báo cáo thực tập kế toán chi phí thành công ty xây dựng Thái Khang
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
Phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả tài chính của Tổng công ty Hàng khôn...
 
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty CP Đại Lý Vận Tải Hàng Không...
 
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại Công ty TNHH Thương mại Long Việt
 
Báo cáo kế toán tiền lương công ty in báo
Báo cáo kế toán tiền lương công ty in báoBáo cáo kế toán tiền lương công ty in báo
Báo cáo kế toán tiền lương công ty in báo
 
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNGLÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
LÝ LUẬN BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
 
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên Việt
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên ViệtBáo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên Việt
Báo cáo thực tập kế toán tiền lương tại công ty ô Tô Liên Việt
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Chi nhánh ...
 
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ...
 
Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNV&N tại VP Bank
Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNV&N tại VP BankThực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNV&N tại VP Bank
Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNV&N tại VP Bank
 
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp đại học FPT
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp đại học FPTHướng dẫn báo cáo tốt nghiệp đại học FPT
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp đại học FPT
 
Những giải pháp chủ yếu huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty C...
Những giải pháp chủ yếu huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty C...Những giải pháp chủ yếu huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty C...
Những giải pháp chủ yếu huy động vốn đổi mới thiết bị công nghệ tại Công ty C...
 
Thực trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam
Thực trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam Thực trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam
Thực trạng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP XNK Việt Nam
 
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt NamHoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
Hoạt động của các Ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạt động kinh doanh của công ty Cao Nguyên Việt Nam
Báo cáo thực tập kế toán hoạt động kinh doanh của công ty Cao Nguyên Việt NamBáo cáo thực tập kế toán hoạt động kinh doanh của công ty Cao Nguyên Việt Nam
Báo cáo thực tập kế toán hoạt động kinh doanh của công ty Cao Nguyên Việt Nam
 
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện Lực
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện LựcHướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện Lực
Hướng dẫn báo cáo thực tập trường Điện Lực
 
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICA
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICAHướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICA
Hướng dẫn báo cáo tốt nghiệp viện đại học TOPICA
 
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
Báo cáo thực tập kế toán hoạch toán kế toán tại công ty TNHH thương mại kỹ th...
 
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chungBáo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
Báo cáo thực tập tổng hợp theo nhật ký chung
 

Similar a Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình

Similar a Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình (20)

Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn LaLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tếĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Ph...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Ph...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Ph...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Cổ Ph...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOTĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại công ty điện Hải Phòng, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAYĐề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
Đề tài: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty Hải Long, HAY
 
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An PhúKế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
Kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH An Phú
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Phân tích
Phân tíchPhân tích
Phân tích
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Tnhh ...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Tnhh ...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Tnhh ...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Tnhh ...
 
Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...
Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...
Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công tyĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
 
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH An Vũ Khang
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH An Vũ KhangĐề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH An Vũ Khang
Đề tài: Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa tại Công ty TNHH An Vũ Khang
 
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty An Vũ Khang, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty An Vũ Khang, HOTĐề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty An Vũ Khang, HOT
Đề tài: Công tác kế toán hàng hóa tại Công ty An Vũ Khang, HOT
 
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán và kết quả bán hàng tại Công ty Cổ phần Tôn Vikor - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây lắp thương mại
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây lắp thương mạiĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây lắp thương mại
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty xây lắp thương mại
 
Luận văn: Chi phí sản xuất xây lắp tại công ty xây dựng Phục Hưng
Luận văn: Chi phí sản xuất xây lắp tại công ty xây dựng Phục HưngLuận văn: Chi phí sản xuất xây lắp tại công ty xây dựng Phục Hưng
Luận văn: Chi phí sản xuất xây lắp tại công ty xây dựng Phục Hưng
 

Más de Dương Hà

Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Dương Hà
 

Más de Dương Hà (20)

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆPHƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO  THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP VÀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢTHỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU- PHẢI TRẢ
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thiết bị vệ sinh tạ...
 
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ THIẾT BỊ VỆ SINH TẠI CÔNG TY ...
 
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
Thực trạng quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm tại C...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢPBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HCBÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ GIÁM SÁT HC
 
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝBÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
BÁO CÁO TỔNG HỢP CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ
 
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
Những vấn đề cơ bản về huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả nghiệp vụ khai thác vốn tại chi nhánh Ngân...
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng ngo...
 
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Một số ý kiến  về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Một số ý kiến về tăng thu, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
 
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mạiHoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
Hoạt Động Tín Dụng Trung và Dài Hạn Của Ngân Hàng Thương mại
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG- DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ P...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông n...
 
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng - Thực t...
 
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từHoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
 
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP BankGiải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển DNV&N tại VP Bank
 

Báo cáo kế toán chi phí và tính thành công ty may thái bình

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán LỜI CAM KẾT Em xin cam kết đề tài: “Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình” là kết quả nghiên cứu và nỗ lực cá nhân của bản thân em. Các nội dung, kết quả nghiên cứu, phân tích dựa trên tài liệu thực tế thu được từ quá trình thực tập tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình và kết quả làm việc của bản thân. Tác giả khóa luận tốt nghiệp
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH.........................................4 I. ĐẶC ĐIỂM SXKD VÀ QUẢN LÝ SXKD TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH. ..................................................................................................4 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.....................................................4 2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm ........5 2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh......................................................................5 2.2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm .........................................................5 3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty.............................5 4. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây.....................................7 II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH.......................................................................................9 1. Tổ chức bộ máy kế toán........................................................................................9 2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty.....................................................................11 3. Hình thức kế toán và phần mềm kế toán áp dụng tại công ty.............................11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH..................................................................................................................13 I.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT (CPSX) ..............................13 1. Phân loại CPSX ..................................................................................................13 2. Đối tượng tập hợp CPSX....................................................................................13 3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT) .................................14 3.1. Nội dung chi phí NVL trực tiếp ...................................................................14 3.2. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng .......................................................15 3.3. Tài khoản hạch toán .....................................................................................15 3.4. Trình tự hạch toán ........................................................................................16 3.4.1. Hạch toán chi tiết.............................................................................................16 3.4.2. Hạch toán tổng hợp .........................................................................................22 4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT)............................................24 4.1. Nội dung chi phí NCTT ...............................................................................24 4.2. Hình thức trả lương ......................................................................................25 4.3. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng .......................................................25 4.4. Tài khoản hạch toán .....................................................................................26 4.5. Trình tự hạch toán ........................................................................................26 4.5.1. Hạch toán chi tiết.............................................................................................27
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 4.5.2. Hạch toán tổng hợp .........................................................................................32 5. Hạch toán chi phí sản xuất chung.......................................................................36 5.1. Nội dung chi phí sản xuất chung..................................................................36 5.2. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng .......................................................36 5.3. Tài khoản hạch toán .....................................................................................36 5.4. Tập hợp chi phí sản xuất chung....................................................................37 5.4.1. Chi phí nhân viên phân xưởng........................................................................37 5.4.2. Chi phí vật liệu, CCDC...................................................................................41 5.4.3. Chi phí khấu hao TSCĐ..................................................................................43 5.4.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền...................................47 5.4.5. Tập hợp chi phí sản xuất chung......................................................................48 5.4.6. Phân bổ chi phí sản xuất chung......................................................................49 6. Tổng hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp .............................................50 6.1. Tài khoản hạch toán .....................................................................................50 6.2. Trình tự hạch toán ........................................................................................51 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY THÁI BÌNH .............................................................................................52 1. Đối tượng tính giá thành.....................................................................................52 2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang ..........................................................52 3. Phương pháp tính giá thành và qui trình tính giá thành sản phẩm .....................53 III. NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH.........56 1.Ưu điểm ...............................................................................................................57 1.1. Về công tác kế toán nói chung .....................................................................57 1.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm................57 2. Nhược điểm ........................................................................................................58 2.1. Về công tác kế toán nói chung .....................................................................58 2.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm................58 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH ........................................................................................60 I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ....................................................................60 1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................60 2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................................61 II. NGUYÊN TẮC ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN.............................................61
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán III. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÀ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY THÁI BÌNH..........................................................................................................................62 1. Về công tác kế toán nói chung............................................................................62 2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ......................62 IV. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN ......................................................................66 KẾT LUẬN ..................................................................................................................68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán DANH MỤC CHỨ VIẾT TẮT CCDC Công cụ dụng cụ TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh NVL Nguyên vật liệu CPSX Chi phí sản xuất CP NVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CP NCTT Chi phí nhân công trực tiếp CP SXC Chi phí sản xuất chung BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn BHTN Bảo hiểm thất nghiệp SPDD Sản phẩm dở dang KH TSCĐ Khấu hao tài sản cố định KKTX Kê khai thường xuyên
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Qui trình sản xuất sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình ..............5 Sơ đồ 1.2 : Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình ...................6 Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình ........10 Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính.......................................................12 Sơ đồ 2.1: Qui trình luân chuyển chứng từ và vào sổ kế toán CP NVLTT ..................16 Sơ đồ 2.2: Qui trình luân chuyển chứng từ và vào sổ kế toán CP NCTT .....................27 Sơ đồ 3.1: Hạch toán sản phẩm hỏng ............................................................................65
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu1.1:Kếtquả hoạtđộngkinhdoanhcủacôngtytrongnăm2008 -2009.........................................8 Biểu1.2:GiaodiệncủaphầnmềmVisoftAccounting ............................................................................11 Biểu 2.1: Bảng định mức vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm...................................................16 Biểu2.2: Mẫu Giấy đề nghị xuất kho...........................................................................................17 Biểu2.3:Giaodiệnphiếu xuấtkho...............................................................................................................18 Biểu2.4:Phiếuxuấtkho .................................................................................................................................19 Biểu2.5:Bảngkê phiếuxuấtNVL...............................................................................................................21 Biểu2.6:BảngphânbổchiphíNVL –CCDCchotoànDN.................................................................22 Biểu2.7:SổchitiếtTK621mã Katrina......................................................................................................23 Biểu 2.8:SổcáiTK621..................................................................................................................................24 Biểu2.9:BảngchấmcôngởtổI -PXSX....................................................................................................28 Biểu 2.10:Bảngthanhtoánlương................................................................................................................29 Biểu2.11:Bảngtínhlươngtheođơngiá thỏathuận .................................................................................30 Biểu2.12:Bảngphânbổtiềnlươngvà các khoảntríchtheolương ......................................................32 Biểu2.13:GiaodiệnPhiếukế toán...............................................................................................................33 Biểu2.14:Phiếuchitiềnlương......................................................................................................................34 Biểu2.15:SổchitiếtTK622mãKatrina....................................................................................................35 Biểu2.16:SổcáiTK622................................................................................................................................35 Biểu2.17:BảngthanhtoánlươngnhânviênquảnlýPX ........................................................................39 Biểu2.18:Bảngphânbổtiềnlươngvà các khoảntríchtheolương ......................................................40 Biểu2.19:GiaodiệnPhiếukế toánCPLươngNVQL ............................................................................41 Biểu2.20:Bảngkêphiếu xuấtNVL............................................................................................................42 Biểu2.21:Hóađơnmua TSCĐ....................................................................................................................44 Biểu2.22: Bảngphânbổ khấuhaoTSCĐ.................................................................................................46 Biểu2.25:SổcáiTK627................................................................................................................................49 Biểu2.24:BảngtổnghợpchiphíSXC........................................................................................................48 Biểu2.23:Giaodiệnphiếuchikếtoán.........................................................................................................47 Biểu2.26:BảngphânbổchiphíSXC.........................................................................................................50 Biểu2.27:Bảngtínhgiá thànhsảnphẩmtheomã hàng...........................................................................53 Biểu2.28:SổchitiếtTK154mãKatrina....................................................................................................54 Biểu2.29:SổchitiếtTK154mãNataly.....................................................................................................55 Biểu2.30:SổchitiếtTK154mãSL_45.....................................................................................................55 Biểu2.31:SổcáiTK154................................................................................................................................56
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 1 LỜI MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế sôi động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải hòa mình vào dòng chảy khốc liệt đó. Nền kinh tế càng được quốc tế hóa bao nhiêu thì sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các công ty càng trở nên mạnh mẽ. Nền kinh tế thị trường với những đổi mới trong cơ chế quản lý tài chính đã khẳng định vai trò là một nguồn thông tin đáng tin cậy, giúp Nhà nước điều hành nền kinh tế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các ngành khu vực. Công cuộc đổi mới của đất nước ta đang diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vô cùng biến động, trước thực tế khách quan đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực, phải quan tâm đến các khâu của quá trình sản xuất và tổ chức sản xuất để đảm bảo mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời cũng để nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất. Muốn tồn tại, phát triển và đứng vững, các doanh nghiệp phải cung cấp ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hợp lý. Vì vậy, việc quản lý các loại chi phí sản xuất như: Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị, chi phí quản lý phân xưởng... là những vấn đề cấp thiết được đặt ra cho các doanh nghiệp. Qua đó góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay của vốn, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận một cách đáng kể. Ngoài ra, thực hiện tốt kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị, cung cấp thông tin tài chính hữu ích để họ có thể đưa ra những quyết định tối ưu nhất. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề nên trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình, vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo , cũng như sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán tại công ty, em đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình”. II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 2 1. Mục đích nghiên cứu  Nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình.  Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.  So sánh những kiến thức thu thập được trong suốt quá trình tìm hiểu thực tế với kiến thức đã được học trong nhà trường để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. 2. Phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại doanh nghiệp.  Phạm vi nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình dựa trên cơ sở số liệu tháng 11 năm 2010. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, trong quá trình làm khóa luận em đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp như: Phương pháp quan sát, phương pháp so sánh và đối chiếu làm cơ sở để phân tích, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn. Đặc biệt là thu thập số liệu từ phân xưởng và từ phòng Kế toán để so sánh với lý luận chung. IV. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Khóa luận tốt nghiệp của em được chia ra làm ba phần:  Chương I: Đặc điểm kinh doanh và tổ chức kinh doanh của Công ty may xuất khẩu Thái Bình.  Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình.  Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình. V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đề tài này nhằm giúp em so sánh giữa kiến thức lý luận đã học và kiến thức thực tế về công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại một doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác, em cũng hi vọng với những giải pháp mà em đã nêu lên trong bài viết sẽ đóng góp được phần nào để làm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình. Do điều kiện thời gian thực tập và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi một vài thiếu sót, em rất mong nhận
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 3 được ý kiến phản hồi, đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của bản thân. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán trường Đại Học Lao Động Xã Hội đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo cùng sự giúp đỡ của các cô chú cán bộ, nhân viên phòng Kế toán Công ty may xuất khẩu Thái Bình đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 4 CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH I. ĐẶC ĐIỂM SXKD VÀ QUẢN LÝ SXKD TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình nằm trên trục đường 19 của phố Quang Trung phường Quang Trung thành phố Thái Bình. Công ty có diện tích khoảng 8500m2 nằm giáp đường quốc lộ với giao thông qua lại đông đúc, đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. Tên công ty : Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình Tên giao dịch : Thai Binh garment export joint stock company Điện thoại : 0363.838.308 Địa chỉ : Số 128 đường Quang Trung thành phố Thái Bình Mã số thuế : 1000215399 Website: www.thabiga.com.vn Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình trước đây là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. Đăng ký kinh doanh theo Quyết định số 90-QĐUB ngày 25/03/1991 của UBND tỉnh Thái Bình.  Tiền thân của công ty là trạm vải sợi may mặc thành lập từ tháng 3 năm 1957 với nhiệm vụ chung là cải tạo một số cơ sở dệt trong tỉnh đồng thời gia công dệt vải khổ vuông và vải màn phục vụ tiêu dùng chủ yếu của người dân.  Từ năm 1967-1971: UBND tỉnh Thái Bình quyết định thành lập xí nghiệp may mặc, xí nghiệp hạch toán độc lập do ty thương nghiệp quản lý làm nhiệm vụ sản xuất và gia công hàng may mặc.  Tháng 3 năm 1993: Công ty được Bộ Thương Mại cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp và được phân bổ hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Châu Âu. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho công ty ổn định và phát triển.  Đầu tháng 7 năm 2005: Theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình công ty được cổ phần hóa và trở thành Công ty may xuất khẩu Thái Bình. Với phương châm uy tín, chất lượng, hiệu quả, công ty đã từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nhiều nước như: Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Mỹ…Chính vì vậy, công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 5 2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm 2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Là công ty chuyên sản xuất gia công các sản phẩm may mặc theo qui trình công nghệ khép kín từ khâu nhập khẩu nguyên liệu đến khâu sản xuất sản phẩm Sản phẩm của công ty bao gồm:  Sản phẩm gia công: Quần áo bảo hộ lao động, quần áo đông xuân, áo Jacket…  Sản phẩm sản xuất toàn bộ: Chăn màn, áo sơ mi… Hiện nay, sản phẩm của công ty tương đối lớn về số lượng và phong phú về mẫu mã cũng như chủng loại. 2.2. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm Sơ đồ 1.1: Qui trình sản xuất sản phẩm tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình Qui trình sản xuất thành phẩm tại công ty được thực hiện theo các bước sau: Nguyên vật liệu sau khi nhập về và kiểm tra sẽ được chuyển cho phân xưởng cắt cắt thành các bán thành phẩm. Bán thành phẩm được kiểm tra chi tiết, đánh số thứ tự và được chuyển cho phân xưởng may, phế liệu thu hồi sẽ được tận dụng để pha cắt sản phẩm bán trong thị trường nội địa. Tại phân xưởng may thực hiện lắp ráp các chi tiết sản phẩm, bước cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm may xong được chuyển qua bộ phận là, sau đó được kiểm nghiệm rồi chuyển qua phân xưởng hoàn thành để đóng gói bao kiện rồi tiến hành nhập kho. 3. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty Bộ máy tổ chức quản lý và kinh doanh của công ty được xây dựng theo hướng tập trung và trực tiếp theo mô hình hội đồng quản trị (HĐQT) với sơ đồ như sau: NVL (vải) ) Cắt Thêu May ghép thành phẩm Tẩy Vật liệu phụ Là Kiểm tra, đóng gói Bao bì, đóng kiện Nhập kho
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 6 Sơ đồ 1.2 : Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình Công ty cổ phần may xuất khẩu Thái Bình thành lập và hoạt động theo điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp. Bộ máy quản lý của công ty được xây dựng khá hiệu quả với chức năng và nhiệm vụ như sau:  HĐQT: Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý cũng như các phương án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.  Ban kiểm soát: Kiểm tra giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, tính toán chính xác, hợp lý các số liệu, các vấn đề quản lý và điều hành hoạt động của công ty.  Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc:  Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo toàn công ty, là người chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất.  Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật hỗ trợ cho giám đốc trong lĩnh vực kỹ thuật sản xuất, thiết kế của công ty.  Phó giám đốc phụ trách hành chính và xây dựng giúp việc cho giám đốc trong công tác hành chính nhân sự, xây dựng cơ bản.  Các phòng ban trong công ty:  Phòng tổ chức hành chính bao gồm các bộ phận: Hội đồng quản trị Ban giám đốc Gíam đốc Ban kiểm soát PGĐ phụ trách HC PGĐ phụ trách kỹ thuật Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch nghiệp vụ Phòng Kế toán Phòng Kỹ thuật Phòng Cơ điện Phân xưởng hoàn thànhPhân xưởng mayPhân xưởng cắt
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 7 - Bộ phận tiền lương: Có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự, các vấn đề chính sách, chế độ đối với người lao động. - Bộ phận hành chính: Phụ trách công việc phục vụ đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty, giải quyết các thủ tục hành chính, an toàn lao động… - Bộ phận bảo vệ: Có nhiệm vụ bảo vệ trật tự, bảo toàn về tài sản của công ty.  Phòng nghiệp vụ kế hoạch: Nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, ký kết các hợp đồng mua bán, thực hiện lưu thông đối ngoại.  Phòng kế toán: Có nhiệm vụ quản lý tài sản, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh và phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đồng thời cung cấp thông tin khi cần thiết.  Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý sản xuất, quản lý quy trình công nghệ, xây dựng định mức tiêu hao vật tư và chế tạo mẫu mã mới để đưa vào sản xuất.  Phòng cơ điện: Nghiên cứu chế tạo và quản lý máy móc thiết bị, đảm bảo cho quá trình sản xuất được hoạt động bình thường.  Xưởng cắt: Có nhiệm vụ cắt thành phẩm cho tổ may.  Các phân xưởng may: Nhận bán thành phẩm chuyển kho từ phân xưởng cắt, sản xuất theo dây chuyền để hoàn thành sản phẩm.  Phân xưởng hoàn thành: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói. 4. Kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây Trong những vừa năm qua, tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới đã có nhiều biến động phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty cũng đã ph ấn đấu không ngừng và đạt được những kết quả đáng khích lệ, điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau :
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 8 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính : Đồng ( Nguồn số liệu từ phòng Kế toán tại công ty) Biểu 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2008 - 2009 Qua một số chỉ tiêu trên có thể nhận thấy công ty đã đạt được những bước tăng trưởng khá rõ rệt. Cụ thể như sau :  Doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.288.106.000đ tương ứng với 7,54 %.  Gía vốn hàng bán năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4,65% tương ứng với tốc độ tăng doanh thu là 7,54%. Điều này cho thấy rằng qua 2 năm 2008, 2009 công ty đã thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất, từ đó góp phần hạ giá thành sản phẩm và tăng doanh thu. Chỉ tiêu Mã số Năm 2008 Năm 2009 (1) (2) (3) (4) - 1. Doanh thu BH,DV 01 17.084.346.000 18.372.362.000 2. Doanh thu thuần về BH,DV 10 17.084.346.000 18.372.362.000 3. Giá vốn hàng bán 11 12.465.851.000 13.035.470.000 4. Lợi nhuận gộp về BH, DV (20 = 10 -11) 20 4.618.945.000 5.336.892.000 5. Doanh thu HĐTC 21 354.531.000 107.647.000 6. Chi phí tài chính 22 1.117.764.000 1.556.256.000 7. Chi phí bán hàng 24 405.626.000 385.000.000 8. Chi phí QLDN 25 390.716.000 403.988.000 9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD (30 = 20 + (21-22) – (24+ 25)) 30 3.059.370.000 3.099.295.000 10. Thu nhập khác 31 786.900.000 878.690.000 11. Chi phí khác. 32 676.985.000 457.678.000 12. Lợi nhuận khác 40 109.915.000 421.012.000 13. Tổng lợi nhuận trước thuế (50 = 30 + 40) 50 3.169.285.000 3.520.307.000 14. Chi phí thuế TN hiện hành 51 1.050.604.000 1.342.010.000 15. Chi phí thuế TN hoãn lại 52 16. LN sau thuế TNDN (60 = 50 – 51 -52) 60 2.118.681.000 2.178.297.000
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 9  Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 59.616.000 đồng tương ứng với 2,81 %. Đây cũng là một thành công đáng được ghi nhận của công ty. Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2008 - 2009, ta có thể thấy công ty đang có những bước phát triển vững chắc, một trong những thành công lớn của công ty đó là mở rộng được thị trường xuất khẩu, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Đó cũng là những kết quả đáng khích lệ mà công ty cần chú trọng và phát huy hơn nữa. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH. 1. Tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Hiện nay đội ngũ kế toán làm việc ở phòng Kế toán của công ty gồm có 5 người, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng. Bộ máy kế toán được đặt dưới sự giám sát, quản lý của giám đốc công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý doanh nghiệp. Kế toán phải thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, quản lý tài chính, đảm bảo sự quản lý hiệu quả trong công tác kế toán của công ty. Tại phòng Kế toán sau khi tiếp nhận các chứng từ gốc theo nhiệm vụ được phân công từng kế toán viên sẽ tiến hành công việc kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ phục vụ cho việc ghi vào các sổ kế toán liên quan. Để đảm bảo sự vận hành thông suốt của các phần hành kế toán, phát huy được vai trò của cán bộ kế toán đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, năng lực quản lý, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức như sau:
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 10 Sơ đồ 1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình : Quan hệ quản lý : Quan hệ công việc  Kế toán trưởng: Trực tiếp tổng hợp các số liệu để lập BCTC. Là người giúp giám đốc DN tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài chính ở công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan cấp trên.  Kế toán theo dõi TSCĐ, tiền mặt, tiền gửi, lương và BHXH: Theo dõi biến động của TSCĐ, trích lập khấu hao, theo dõi sửa chữa lớn TSCĐ, XDCB. Đồng thời theo dõi lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên trong công ty, thanh toán BHXH với cơ quan bảo hiểm cấp trên. Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng.  Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi việc nhập, xuất, tồn kho từng loại nguyên vật liệu, quyết toán nguyên vật liệu. Theo dõi công nợ với các khách hàng và thanh toán công nợ.  Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm kiêm kế toán thành phẩm tiêu thụ: Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành thành phẩm. Đồng thời theo dõi việc nhập xuất tồn kho thành phẩm, tình hình tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh.  Thủ quĩ: Phụ trách nghiệp vụ thu chi các khoản tiền được duyệt theo quyết định của giám đốc, kế toán trưởng. Kế toán trưởng Kế toán tiền, TSCĐ, lương và BHXH Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán nguyên vật liệu, công nợ, thanh toán Thủ quỹ
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 11 2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty  Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam theo Quyết định số 15 ra ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.  Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch.  Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ  Phương pháp kế toán hàng tồn kho: - Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên - Giá vốn hàng xuất kho xác định theo phương pháp bình quân gia quyền  Phương pháp kế toán tài sản cố định - Xác định nguyên giá tài sản cố định theo giá trị thực tế - Đánh giá tài sản theo nguyên giá và giá trị còn lại - Phương pháp khấu hao tài sản cố định là phương pháp khấu hao đường thẳng  Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ . 3. Hình thức kế toán và phần mềm kế toán áp dụng tại công ty  Hình thức kế toán Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ trong phòng kế toán tương đối đồng đều nên hiện nay công ty áp dụng hình thức Kế toán trên máy vi tính. Công ty sử dụng phần mềm kế toán Visoft Accouting làm giảm nhẹ công việc của kế toán viên, giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp nắm được thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Giao diện của phần mềm Visoft Accounting như sau: Biểu 1.2: Giao diện của phần mềm Visoft Accounting
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 12  Hình thức in sổ: Công ty thực hiện việc in sổ theo hình thức Nhật ký – Chứng từ, các mẫu sổ không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán đã được thống nhất chung mà được thiết kế linh hoạt hơn, thuận tiện hơn cho phù hợp với đặc thù doanh nghiệp.  Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. - Theo qui trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. - Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp và số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực các thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán và BCTC sau khi đã in ra giấy. - Thực hiện các thao tác để in BCTC theo qui định. - Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đòng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo qui định về sổ kế toán ghi bằng tay. Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán trên máy vi tính : Nhập số liệu hàng ngày : In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm : Đối chiếu, kiểm tra MÁY VI TÍNH - BCTC - Báo cáo KTQT PHẦN MỀM KẾ TOÁN VISOFT ACCOUNTING BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI CHỨNG TỪ KẾ TOÁN SÔ KẾ TOÁN: - Tổng hợp - Chi tiết
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 13 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH I.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT (CPSX) 1. Phân loại CPSX Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung, tính chất kinh tế cũng như mục đích công dụng đối với quá trình sản xuất khác nhau. Tùy theo mục đích quản lý và xem xét chi phí dưới từng góc độ mà có cách phân loại chi phí cho phù hợp. Chi phí sản xuất tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình được phân loại như sau:  Chi phí NVL trực tiếp: Bao gồm các giá trị về NVL chính, NVL phụ được sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm, được hạch toán rõ ràng đã sử dụng để sản xuất cho loại sản phẩm nào.  Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản chi phí công ty phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: Lương, các khoản phụ cấp, tiền ăn giữa ca, các khoản trích theo lương...  Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phụ - công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung ở phân xưởng, chi phí KH TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền. - Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu - công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất trên cơ sở Bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền được tập hợp cho toàn công ty trên cơ sở chứng từ hợp lệ. 2. Đối tượng tập hợp CPSX Đối tượng kế toán CPSX ở công ty được xác định dựa trên cơ sở, đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất, qui trình công nghệ của công ty, trình độ yêu cầu của công ty quản lý. Quá trình sản xuất được tổ chức ở các phân xưởng: Phân xưởng cắt, phân xưởng may, phân xưởng hoàn thành. Công tác sản xuất được tiến hành theo kế hoạch sản xuất của phòng Kế hoạch. Qui trình sản xuất là qui trình phức tạp, diễn ra một cách liên tục, sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau, sản
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 14 phẩm của giai đoạn này là sản phẩm dở dang của giai đoạn kế tiếp. Loại hình sản phẩm của công ty vô cùng đa dạng được chia làm nhiều mã hàng khác nhau như: Mã Katrina, mã Nataly, mã SL_45... Trước đặc điểm trên, công ty xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng mã hàng cụ thể, kế toán căn cứ vào số liệu ghi trên chứng từ để tập hợp trực tiếp vào mã sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất như vậy là phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. 3. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT) 3.1. Nội dung chi phí NVL trực tiếp Hiện nay công ty có 2 hình thức sản xuất chủ yếu là hình thức sản xuất theo hợp đồng may gia công và hình thức sản xuất theo hợp đồng may FOB. Ở mỗi hình thức sản xuất thì chi phí NVL trực tiếp là không giống nhau.  Hình thức sản xuất theo hợp đồng may gia công: NVL do đối tác ký hợp đồng may gia công cung cấp. Công ty chỉ tiến hành quản lý về mặt số lượng đồng thời phản ánh vào chi phí NVL trực tiếp phần chi phí vận chuyển NVL. Số lượng NVL chuyển cho công ty trên cơ sở số lượng sản phẩm đặt hàng và định mức tiêu hao từng loại NVL. Định mức này được công ty và khách hàng cùng xây dựng. Ngoài ra, khách hàng còn có trách nhiệm chuyển cho công ty số NVL để bù đắp vào sự hao hụt trong quá trình sản xuất. Vì vậy, chi phí NVL trực tiếp chỉ phát sinh trong trường hợp NVL khách hàng giao cho công ty sản xuất nhưng không đầy đủ, khách hàng nhờ công ty mua hộ NVL và sau này sẽ thanh toán khoản chi phí thêm cùng với đơn giá gia tăng.  Hình thức sản xuất theo hợp đồng may FOB: Chi phí NVL trực tiếp gồm chi phí về NVL chính và NVL phụ. Các khoản chi phí này được tập hợp trực tiếp cho từng mã hàng cụ thể. Tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình, chi phí NVL trực tiếp bao gồm:  Chi phí NVL chính: - Các loại vải: Vải lót, vải phối giả da,... - Bông 100g/m2 , bạt mộc... - Các loại sợi: Sợi ACC 32, sợi trục hồ... Và các loại nguyên liệu khác có tác dụng tạo nên thực thể sản phẩm. Các loại NVL chính có thể do khách hàng đem đến hoặc do công ty tự mua.  Chi phí NVL phụ gồm nhiều loại khác nhau như - Chỉ, khóa nhựa, móc, chun... - Các loại nhãn: Nhãn công ty, nhãn cỡ... - Nhiên liệu: Dầu Diezen, dầu máy...
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 15 3.2. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng Công ty sử dụng các loại chứng từ và sổ sách sau: - Phiếu yêu cầu NVL - Giấy đề nghị xuất kho NVL - Phiếu xuất kho NVL - Bảng kê phiếu xuất NVL, CCDC - Bảng phân bổ CP NVL, CCDC - Sổ chi tiết TK 621 - Sổ cái TK 621 - Bảng kê số 4 - Nhật ký – Chứng từ số 7 3.3. Tài khoản hạch toán Kế toán ở công ty sử dụng TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” để hạch toán chi phí nguyên vật liệu. Tài khoản này được chi tiết thành ba tài khoản cấp hai là:  TK 621A - Chi phí NVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã Katrina  TK 621B - Chi phí NVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã Nataly  TK 621C - Chi phí NVLTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã SL_45 Nội dung phản ánh trên TK 621 như sau: Bên Nợ: - Trị giá NVL trực tiếp (Bông, vải, sợi, chỉ khâu, chỉ thêu,...) sử dụng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm. Bên Có: - Trị giá NVL sử dụng không hết nhập lại kho - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vượt lên mức bình thường vào TK 632 Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ Ngoài ra còn một số tài khoản có liên quan như: - TK 152 “Nguyên vật liệu” . Tài khoản này được chi tiết thành hai tài khoản cấp hai là:  TK 1521 “NVL chính trực tiếp”  TK 1522 “NVL phụ trực tiếp” - TK 153 “Công cụ, dụng cụ”
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 16 3.4. Trình tự hạch toán Sơ đồ 2.1: Qui trình luân chuyển chứng từ và vào sổ kế toán CP NVLTT 3.4.1. Hạch toán chi tiết  Hàng tháng, dựa trên kế hoạch sản xuất phòng Kỹ thuật sẽ xây dựng các định mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng mã hàng. Biểu 2.1: Bảng định mức vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm Định mức tiêu hao NVL được xác định như sau: Định mức NVL tiêu hao 1 sp = Lượng NVL sử dụng SX 1sp + Lượng hao hụt sử dụng NVL SX cho phép + Lượng NVL tiêu hao cho SP hỏng theo định mức cho phép Mức hao hụt và tiêu hao được tính 1% - 2% định mức NVL sử dụng. Ngoài định mức là vải thì các vật liệu phụ như: Chỉ, cúc, khóa…cũng được tính theo định mức thông thường như 1 áo sơ mi ngắn tay có 6 cúc (+1 cúc dự trữ).  Căn cứ vào kế hoạch sản xuất bộ phận sản xuất thấy có nhu cầu sử dụng vật liệu sẽ lập Giấy đề nghị xuất kho, lượng vật tư xuất kho đề nghị dựa trên cơ sở Bảng định mức vật tư dùng cho sản xuất sản phẩm rồi gửi lên phòng Kế hoạch, sau khi xem xét cụ thể, phòng Kế hoạch dựa vào đó để viết Lệnh sản xuất. Sau đó, Lệnh sản xuất này sẽ được gửi lên cho Giám đốc ký duyệt rồi chuyển xuống cho phòng Kế toán cùng với Giấy đề nghị xuất kho. Kết hoạch sản xuất Giám đốc ký duyệt Kế toán: Nhập dữ liệu vào máy tính Phòng Kế hoạch viết Lệnh sản xuất Bộ phận sản xuất lập Giấy đề nghị xuất kho vật liệu Bảng kê Nhật ký - Chứng từ Sổ chi tiết TK 621, 152 Bảng cân đối SPS Bảng cân đối kế toán Phần mềm kế toán xử lý theo chương trình đã cài dặt
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 17 Ví dụ: Thực hiện hợp đồng may FOB đã ký ngày 25/10/2010 giữa Công ty may xuất khẩu Thái Bình và Công ty GMR (Singapore), ta có trình tự luân chuyển chứng từ như sau: Biểu 2.2: Mẫu Giấy đề nghị xuất kho  Khi nhận được Giấy đề nghị xuất kho vật tư và Lệnh sản xuất đã được giám đốc ký duyệt, kế toán lập Phiếu xuất kho trên phần mềm kế toán theo đường dẫn sau: Kế toán tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Phiếu xuất kho, sau đó tiến hành cập nhật số liệu cần thiết. Ghi Nợ TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp” (Chi tiết cho từng mã hàng), ghi Có TK 1521 “ NVL chính”.
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 18 Giao diện của Phiếu xuất kho: Biểu 2.3: Giao diện phiếu xuất kho Nhấn vào mục “In ctừ” in ra được Phiếu xuất kho theo mẫu sau:
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 19 Biểu 2.4: Phiếu xuất kho Mỗi phiếu xuất kho được lập thành ba liên: - Liên 1: Lưu ở phòng Kế hoạch - Liên 2: Giao cho bộ phận lĩnh vật tư - Liên 3: Giao cho thủ kho.  Tại kho khi nhận được Phiếu xuất kho đã được phê duyệt, thủ kho tiến hành xuất vật tư. Sau đó ghi số lượng vào cột thực xuất và cùng người nhận vật tư ký tên vào Phiếu xuất kho.  Cuối tháng, kế toán tính đơn giá NVL xuất kho theo đường dẫn sau:
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 20 Tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Tính giá trung bình, đơn giá của NVL sẽ xuất hiện trên các chứng từ có liên quan sau khi kế toán điền các thông tin cần thiết theo đường dẫn trên. Đơn giá NVL xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền, cách tính này phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Công thức tính như sau: Đơn giá bq Trị giá thực tế NVL + Trị giá thực tế NVL gia quyền = tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ cuối kỳ Số lượng NVL + Số lượng NVL tồn kho đầu kỳ nhập kho trong kỳ Giá trị NVL xuất dùng = Đơn giá bq gia quyền CK x Số lượng NVL xuất kho Ví dụ: Theo số liệu tháng 11 năm 2010: Vải chính: Không có tồn đầu kỳ. Ngày 1/11/2010 công ty tiến hành nhập với số lượng 2.104m vải chính, đơn giá 44.000 đ/m, thành tiền 92.576.000đ để sản xuất theo đơn đặt hàng FOB. Ngày 04/11/2010 theo lệnh sản xuất công ty tiến hành xuất 660m vải chính phục vụ sản xuất sản phẩm của mã hàng Katrina. Đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ = 104.20 000.576.920   = 44.000 Vậy giá trị thực tế của 660m vải chính = 660 x 44.000 = 29.040.000 Các NVL khác tiến hành tương tự.  Từ các Phiếu xuất kho NVL, máy sẽ tổng hợp lên Bảng kê phiếu xuất. Bảng kê này dùng để phản ánh tổng giá trị NVL xuất dùng trong tháng cho các đối tượng sử dụng. Khi cần thông tin, kế toán thao tác theo đường dẫn sau: Tồn kho/ Báo cáo hàng xuất/ Bảng kê phiếu xuất, chọn thời gian từ 01/11/2010 đến 30/11/2010 rồi ấn lệnh in kế toán sẽ thu thập được thông tin về các loại NVL xuất dùng trong kỳ.
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 21 Biểu 2.5: Bảng kê phiếu xuất NVL  Căn cứ vào Bảng kê phiếu xuất NVL, kế toán lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng này dùng để phản ánh tổng giá trị NVL, CCDC xuất kho trong kỳ theo đơn giá bình quân gia quyền tại công ty, đồng thời là căn cứ để tập hợp chi phí NVLTT và chi phí NVL- CCDC dùng chung cho sản xuất ở phân xưởng.
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 22 Biểu 2.6: Bảng phân bổ chi phí NVL – CCDC cho toàn DN 3.4.2. Hạch toán tổng hợp  Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng, ngay khi kế toán tiến hành thao tác trên máy tính các số liệu sẽ tự động cập nhật vào Bảng kê số 4, Nhật ký – Chứng từ số 7, Sổ chi tiết và Sổ cái các TK 621, 152. Khi cần thông tin, kế toán chỉ cần vào theo đường dẫn: Tổng hợp/ Sổ kế toán theo hình thức NKCT/ Sổ chi tiết tài khoản Sau khi điền các thông tin cần thiết đặt lệnh in ta được mẫu Sổ chi tiết như sau:
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 23 Biểu 2.7: Sổ chi tiết TK 621 mã Katrina Các mã hàng còn lại tương tự như trên.
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 24 Biểu 2.8: Sổ cái TK 621 4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) 4.1. Nội dung chi phí NCTT Tại Công ty may xuất khẩu Thái Bình chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương, tiền làm thêm giờ, tiền công ăn ca, các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng: Phân xưởng may, phân xưởng cắt, phân xưởng hoàn thành. Với hai hình thức sản xuất khác nhau nhưng việc tập hợp chi phí nhân công của công ty là tương đối giống nhau.  Nếu hình thức sản xuất theo hợp đồng may gia công thì việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất dựa trên đơn giá nhân công do khách hàng ký.  Nếu hình thức sản xuất theo hợp đồng may FOB thì công ty tự xác định một đơn giá gia công để tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất. Với đặc thù là doanh nghiệp sản xuất, nhất là trong lĩnh vực may mặc thì chi phí của CNTT sản xuất là bộ phận chủ yếu trong toàn bộ chi phí nhân công toàn công ty. Đây là khoản mục chi phí trực tiếp trong giá thành sản phẩm theo chế độ hiện hành.
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 25 4.2. Hình thức trả lương Hiện nay, Công ty may Thái Bình áp dụng hai hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm (lương khoán) và trả lương theo thời gian.  Hình thức trả lương theo sản phẩm: Áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất. Cơ sở tính lương cho công nhân sản xuất là Bảng chấm công. Bảng này do tổ trưởng hoặc tổ phó (được ủy quyền) căn cứ vào tình hình đi làm thực tế tại đơn vị của từng cá nhân để chấm công và ghi vào mẫu in sẵn. Cuối tháng, dựa vào đó để tính tổng số ngày công thực tế của từng lao động. Để tính ra tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất, công ty xác định quĩ lương trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương. - Phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành lập trên cơ sở hợp đồng giao khoán và khối lượng công việc thực tế hoàn thành. Khi kết thúc tháng sản xuất, nhân viên kỹ thuật cùng người chấm công tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm, ghi nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành thực tế vào Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành. - Đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở ký kết hợp đồng với khách hàng, `sao cho vừa đảm bảo quyền lợi của người lao động, vừa đem lại lợi ích cho DN.  Hình thức trả lương theo thời gian: Áp dụng cho đội ngũ nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý phân xưởng. Bên cạnh đó, công nhân còn được hưởng một số khoản khác được tính vào lương như: Lương nghỉ phép, tiền lương khuyến khích sản xuất, tiền ăn ca và phụ cấp trách nhiệm... Các khoản trích theo lương: Các khoản trích theo lương của CNTT sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN được công ty trích lập theo chế độ hiện hành là 30,5%. Trong đó tính vào chi phí sản xuất là 22,5%, cụ thể như sau: BHXH 16%, BHYT 3%, KPCĐ 2%, BHTN 1%. Còn lại 8,5% trừ vào thu nhập của người lao động. 4.3. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng Công ty sử dụng các loại chứng từ và sổ sách sau: - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Sổ chi tiết TK 622 - Sổ cái tài khoản 622 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” - Bảng kê số 4 - Nhật ký – Chứng từ số 7
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 26 4.4. Tài khoản hạch toán TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”: Dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công, tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất vào tài khoản tập hợp chi phí và tính giá thành. Tài khoản này được chi tiết thành ba tài khoản cấp hai là:  TK 622A - Chi phí NCTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã Katrina  TK 622B - Chi phí NCTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã Nataly  TK 622C - Chi phí NCTT dùng cho sản xuất sản phẩm mã SL_45 Nội dung phản ánh trên TK 622 như sau: Bên Nợ: - Chi phí NCTT tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích tiền lương, tiền công theo qui định phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí NCTT tính vào chi phí sản xuất (Kết chuyển sang TK 154) - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 TK 622 cuối kỳ không có số dư. Và một số tài khoản có liên quan như: - TK 334: Phải trả người lao động - TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 338 được chia thành các tài khoản cấp II:  TK 3382 : Kinh phí công đoàn  TK 3383 : Bảo hiểm xã hội  TK 3384 : Bảo hiểm y tế  TK 3389 : Bảo hiểm thất nghiệp 4.5. Trình tự hạch toán
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 27 Sơ đồ 2.2: Qui trình luân chuyển chứng từ và vào sổ kế toán CP NCTT 4.5.1. Hạch toán chi tiết  Hàng ngày, các tổ trưởng sản xuất sẽ theo dõi kết quả làm việc của công nhân trên Bảng chấm công. Cuối tháng, căn cứ vào đó bộ phận lao động tiền lương tiến hành lập Bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán lương được lập cho từng tháng (thường vào cuối tháng) và được tính cho từng tổ sản xuất, trong đó lại tách riêng giữa nhân viên quản lý và công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Bảng này thể hiện số tiền thực lĩnh của mỗi công nhân trong tháng. Ví dụ: Trong tháng 11/2010 chi phí NCTT phát sinh được tập hợp theo trình tự như sau: Kế toán: Nhập dữ liệu vào máy tính Bảng kê Nhật ký chứng từ, Sổ chi tiết TK 622, 334, 338 Bảng cân đối SPS Bảng cân đối kế toán Phần mềm kế toán xử lý theo chương trình đã cài dặt Bảng chấm công (Do tổ trưởng sx theo dõi) Kế toán tiền lương tiến hành lập: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Bộ phận lao động tiền lương tiến hành lập Bảng thanh toán tiền lương
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 28 Biểu 2.9: Bảng chấm công ở tổ I - PXSX
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 29 Biểu 2.10: Bảng thanh toán lương
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 30 Phương pháp tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất: Căn cứ vào tổng số công cùng với tổng số tiền giao khoán, kế toán tiền lương tính ra tiền lương của các tổ từ đó tiến hành tính ra tiền lương cho từng lao động. Số tiền lương Tổng số lương khoán Số công khoán sản phẩm = Tổng số công công nhân x của từng của một công nhân CN Ví dụ : Dựa vào công thức nêu trên tính lương, các khoản phụ cấp từ đó tính ra tổng thu nhập thực tế của bà Nguyễn Thị Châu công nhân trực tiếp sản xuất tại phân xưởng như sau: Lương SP = 290 248.675.16 x 25 = 1.437.520 Tổng thu nhập = Lương SP + Tiền ăn ca = 1.437.520 + 89.000 = 1.526.520 Số tiền BH phải trích = 800.000 x 8,5% = 68.000 Số tiền bà Châu thực lĩnh = 1.526.520 - 68.000 = 1.458.520  Bảng thanh toán lương sẽ được bộ phận lao động tiền lương chuyển sang phòng Kế toán. Tại đây kế toán tiền lương tổng hợp để lập Bảng tổng hợp lương tháng cho toàn doanh nghiệp và Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. Ví dụ: Trong kỳ kế toán dựa vào Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương tập hợp được tổng tiền lương phải trả cho CNSX của ba mã hàng là 86.156.255đ, tổng các khoản trích theo lương của cả ba mã là 6.605.300đ, kết hợp với Bảng tính lương theo đơn giá thỏa thuận kế toán tiến hành phân bổ lương CNTTSX cho từng mã hàng. Biểu 2.11: Bảng tính lương theo đơn giá thỏa thuận
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 31 Phương pháp phân bổ chi phí NCTT cho từng mã hàng: Lương CNSX Tổng tiền lương CNSX Tổng giá trị SP gia công phân bổ cho = Tổng giá trị SP theo đơn x từng mã hàng từng mã hàng giá thỏa thuận  Lương CNSX phân bổ cho mã Katrina: Lương CNSX_Ka = 600.295.185 255.156.86 x 65.527.780 = 30.468.226  Lương CNSX phân bổ cho mã Nataly: Lương CNSX_Na = 600.295.185 255.156.86 x 61.685.417 = 28.681.655  Lương CNSX phân bổ cho mã SL_45: Lương CNSX_SL45 = 600.295.185 255.156.86 x 58.082.403 = 27.006.374 Các khoản trích theo lương được phân bổ theo tiêu thức sau: Các khoản trích Lương CNSX pbổ từng mã hàng x Tổng CP theo lương phân bổ cho = Tổng lương CNSX cần phân bổ từng mã hàng  Các khoản trích theo lương phân bổ cho mã Katrina: CP pb mã Ka = 255.156.86 226.468.30 x 6.605.300 = 2.335.893  Các khoản trích theo lương phân bổ cho mã Nataly: CP pb mã Na = 255.156.86 655.681.28 x 6.605.300 = 2.198.923  Các khoản trích theo lương phân bổ cho mã SL_45: CP pb mã SL45 = 255.156.86 374.006.27 x 6.605.300 = 2.070.484  Số liệu trên được phản ánh trên Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương như sau:
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 32 Biểu 2.12 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương được dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương, tiền công thực tế phải trả cho các đối tượng lao động, là căn cứ để ghi vào các Bảng kê số 4, Nhật ký – Chứng từ số 7, các sổ sách kế toán có liên quan đồng thời sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành. 4.5.2. Hạch toán tổng hợp  Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiến hành lập Phiếu kế toán theo đường dẫn: Tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Phiếu kế toán, sau khi giao diện phiếu kế toán xuất hiện chọn “ Mới”. Kế toán ghi Nợ TK 622 – Chi tiết từng mã hàng, ghi Có TK 334. Giao diện Phiếu kế toán như sau:
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 33 Biểu 2.13: Giao diện Phiếu kế toán Kế toán tổng hợp định khoản:  Khi tính tiền lương: Nợ TK 622: 86.156.255 (Nợ TK 622A: 30.468.226 Nợ TK 622B: 28.681.655 Nợ TK 622C: 27.006.374) Có TK 334: 86.156.255 Đối với các khoản trích theo lương, kế cũng thao tác tương tự.  Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN Nợ TK 622: 6.605.300 (Nợ TK 622A: 2.335.893 Nợ TK 622B: 2.198.923 Nợ TK 622C: 2.070.484) Có TK 338: 6.605.300 (Có TK 3382: 600.482 Có TK 3383: 4.803.855 Có TK 3384: 900.723 Có TK 3389: 300.240) Với mỗi tài khoản chi tiết 228, lập được một Phiếu kế toán tương ưng
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 34  Sau khi chi lương kế toán ghi Nợ TK 334, Có TK 1111, sau đây là mẫu Phiếu chi tiền lương: Biểu 2.14: Phiếu chi tiền lương  Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng, ngay khi kế toán tiến hành thao tác trên máy tính các số liệu sẽ tự động cập nhật vào Bảng kê số 4, Nhật ký – Chứng từ số 7, Sổ chi tiết và Sổ cái các TK 622, 334, 338. Khi cần thông tin, kế toán chỉ cần vào theo đường dẫn: Tổng hợp/ Sổ kế toán theo hình thức NKCT/ Sổ chi tiết tài khoản Sau khi điền các thông tin cần thiết đặt lệnh in ta được mẫu Sổ chi tiết như sau:
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 35 Biểu 2.15: Sổ chi tiết TK 622 mã Katrina Sổ chi tiết của các mã hàng khác thao tác tương tự theo mẫu trên. Biểu 2.16: Sổ cái TK 622
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 36 5. Hạch toán chi phí sản xuất chung 5.1. Nội dung chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung ở Công ty may xuất khẩu Thái Bình bao gồm các khoản chi phí chủ yếu sau: - Tiền lương, tiền công cùng các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng. - Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng (chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế). - Chi phí khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền. 5.2. Chứng từ hạch toán và sổ sách sử dụng - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương - Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định - Sổ cái tài khoản 627 - Hóa đơn - Phiếu chi 5.3. Tài khoản hạch toán TK 627 ‘Chi phí sản xuất chung”: Dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất phát sinh ở phân xưởng, bộ phận phục vụ sản xuất sản phẩm. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng. Nội dung phản ánh trên TK 627 như sau: Bên Nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ như: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí KH TSCĐ... Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. - Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. - Chi phí sản xuất chung được phân bổ, kết chuyển vào chi phí chế biến, sản xuất cho các đối tượng chịu chi phí. TK 627 cuối kỳ không có số dư. - TK 627 được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 TK 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 – Chi phí vật liệu
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 37 TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 – Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 – Chi phí khác bằng tiền Và một số tài khoản có liên quan như: - TK 334: Phải trả người lao động - TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 338 được chia thành các tài khoản cấp hai là: TK 3382 : Kinh phí công đoàn TK 3383 : Bảo hiểm xã hội TK 3384 : Bảo hiểm y tế TK 3389 : Bảo hiểm thất nghiệp - TK 111: Tiền mặt - TK 112: Tiền gửi ngân hàng 5.4. Tập hợp chi phí sản xuất chung 5.4.1. Chi phí nhân viên phân xưởng Nhân viên quản lý phân xưởng gồm: Tổ trưởng, tổ phó, thủ kho,… Do không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nên chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của không được tập hợp vào TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” mà được tập hợp vào TK 627 “ Chi phí sản xuất chung”. Không như những công nhân trực tiếp sản xuất, những cán bộ, công nhân viên thuộc các đơn vị, các tổ bảo dưỡng, điện và phục vụ sản xuất không hưởng lương theo sản phẩm mà hưởng lương thời gian. Cơ sở để tính lương cũng là các bảng chấm công thời gian làm việc thực tế của từng nhân viên. Ngoài mức lương cơ bản, tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng còn bao gồm các khoản phụ cấp khác như: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chức vụ... mỗi khoản phụ cấp được tính theo tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào thâm niên công tác cũng như vị trí công tác của mỗi nhân viên.  Mức lương tối thiểu áp dụng trong công ty là 730.000VNĐ  Số ngày công chế độ: 22 ngày do nhà nước ta có chính sách nghỉ 2 ngày cuối tuần là T7 & CN.  Lương thời gian được tính theo công thức: Lương cơ bản = Mức lương tối thiểu của công ty x HSLCB Lương thời gian = Lương cơ bản x Số ngày công hưởng lương 22  Các khoản phụ cấp:  Phụ cấp chức vụ :
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 38 - Tổ trưởng sx : 25% - Tổ phó : 20%  Công ty thực hiện trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định như sau:  BHXH: Trích 22% tổng quỹ lương cơ bản. Trong đó công ty chịu 16% tính vào chi phí, người lao động chịu 6% trừ vào lương.  BHYT: Trích 4,5% tổng quỹ lương cơ bản. Trong đó công ty chịu 3% tính vào chi phí, người lao động chịu 1,5% trừ vào lương.  KPCĐ: Trích 2% tổng quỹ lương cơ bản tính vào chi phí của công ty.  BHTN: Trích 2% tổng quỹ lương cơ bản. Trong đó công ty chịu 1% tính vào chi phí, người lao động chịu 1% trừ vào lương. Ví dụ: Tính lương và các khoản trích theo lương cho ông Hồ Minh Tùng, chức vụ tổ phó sx, biết số ngày công lao động trong tháng của ông dựa theo bảng chấm công là 20 ngày, hệ số LCB của ông là 4,2. Lương cơ bản = 730.000 x 4,2 = 3.066.000 Lương thời gian = 22 000.066.3 x 20 = 2.787.273 Phụ cấp chức vụ = 730.000 x 20% = 146.000 Tổng thu nhập tháng 11 của ông Tùng: 2.787.273 + 146.000 = 2.933.273 Các khoản giảm trừ = 3.066.000 x 8,5% = 260.610 Số tiền thực lĩnh của ông Tùng là: 2.933.273 - 260.610 = 2.672.663  Qui trình hạch toán: Tương tự như qui trình hạch toán đã nêu ở phần chi phí NCTT: Từ các Bảng chấm công, bộ phận lao động tiền lương sẽ tiến hành lập Bảng thanh toán lương rồi chuyển qua phòng Kế toán. Tại đây kế toán tiền lương sẽ kiểm tra, đối chiếu lại cho chính xác và dựa vào đó để lập Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 39 Biểu 2.17: Bảng thanh toán lương nhân viên quản lý PX  Kế toán tập hợp chi phí NCTT theo Bảng sau:
  • 47. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 40 Biểu 2.18 : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương Căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ta thấy trong tháng 11 năm 2010, khoản tiền lương thực tế của nhân viên phân xưởng tập hợp được là 17.006.400đ, tổng các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN là 3.619.924đ  Từ các số liệu tập hợp được, kế toán lập Phiếu kế toán theo đường dẫn: Kế toán tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Phiếu kế toán, sau khi giao diện phiếu kế toán xuất hiện chọn “ Mới”. Kế toán ghi Nợ TK 627, ghi Có TK 334, TK 338 (TK chi tiết 3382, 3383...). Giao diện Phiếu kế toán:
  • 48. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 41 Biểu 2.19: Giao diện Phiếu kế toán CP Lương NVQL Định khoản như sau:  Nợ TK 6271: 17.006.400 Có TK 334 : 17.006.400  Nợ TK 6271: 3.619.924 Có TK 338 : 3.619.924 (Có TK 3382 : 329.084 Có TK 3383 : 2.632.672 Có TK 3384 : 493.626 Có TK 3389 : 164.542) Tương tự với mỗi TK chi tiết 3382, 3383, 3384, 3389 lập một Phiếu kế toán tương ứng. Đến cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí SXC trên TK 627 kế toán tiến hành các thao tác thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển, số liệu sẽ tự động cập nhật vào các sổ kế toán có liên quan. 5.4.2. Chi phí vật liệu, CCDC Vật liệu xuất dùng phục vụ cho sản xuất tại các phân xưởng có rất nhiều loại, ở mỗi giai đoạn công nghệ khác nhau lại sử dụng những loại vật liệu khác nhau. Ví dụ giai đoạn cắt sử dụng: Bìa cứng cắt mẫu vải, bút vẽ, phấn vẽ... Giai đoạn may lại cần: suet, dùi, kéo bấm chỉ... Do vậy, công ty tiến hành hạch toán chi tiết ở cả mặt giá trị và
  • 49. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 42 hiện vật, tiến hành theo dõi cả ở kho và phòng kế toán theo phương pháp ghi thẻ song song căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho. Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung gồm các loại: Găng tay, khẩu trang. Những loại công cụ này có giá trị thấp, thời gian sử dụng ngắn nên được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất mà không cần sử dụng đến tài khoản 142 “Chi phí trả trước” hoặc 242 “Chi phí trả trước dài hạn”.  Qui trình hạch toán: Khi xuất NVL, CCDC phục vụ cho hoạt động sản xuất chung cũng phải làm Giấy đề nghị xuất kho và Phiếu xuất kho, từ đó số liệu sẽ được tổng hợp lên Bảng kê phiếu xuất và các sổ kế toán có liên quan (Trình tự hạch toán tương tự như phần chi phí NVL trực tiếp với các thao tác kế toán máy tương tự). Biểu 2.20: Bảng kê phiếu xuất NVL Dựa vào các bảng kê và chứng từ có liên quan, kế toán tập hợp được chi phí NVL, CCDC xuất dùng cho sản xuất chung tại PXSX là 8.659.440đ Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 6272: 8.659.440 Có TK 153: 8.659.440
  • 50. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 43 Đến cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí SXC trên TK 627 kế toán tiến hành các thao tác thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển, số liệu sẽ tự động cập nhật vào các sổ kế toán có liên quan. 5.4.3. Chi phí khấu hao TSCĐ TSCĐ của công ty gồm nhiều loại, đa phần là máy móc sản xuất. Hiện nay công ty đang thực hiện việc quản lý, sử dụng và trích KH TSCĐ theo quyết định số 206/2003 của BTC. TSCĐ là tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu trình sản xuất. Do đó, khi tham gia và quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản sẽ bị hao mòn dần về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dần vào giá trị sản phẩm. Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng: Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ TSCĐ hàng tháng = Số năm sử dụng x 12 tháng Tại Công ty may Thái Bình TSCĐ có rất nhiều loại và mỗi loại phục vụ một công đoạn nhất định của quá trình sản xuất, đa phần TSCĐ của công ty là nhà xưởng và máy móc thiết bị.  Qui trình hạch toán: Khi nhận được bộ chứng từ bàn giao TSCĐ, kế toán dùng làm căn cứ để ghi nhận TSCĐ. Nếu mua TSCĐ thì kế toán nhập số liệu như mua hàng hóa bình thường. Định khoản ghi Nợ TK 211- Chi tiết máy móc thiết bị và ghi Có TK đối ứng. Phần mềm sẽ tự động tính khấu hao cho từng máy móc theo phương pháp áp dụng tại công ty. Ngược lại, khi tiến hành thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ, kế toán phải tiến hành khai báo giảm tài sản trên phần mềm kế toán. Ví dụ:Trong tháng 11/2010 công ty trang bị thêm cho phân xưởng may một máy đính thẻ bài DENNISON ST-9000 với NG ghi trên hóa đơn là 35.100.000đ (giá chưa thuế VAT), thời gian sử dụng của tài sản được qui định là 10 năm. Đồng thời, công ty cũng tiến hành thanh lý một máy khung đầu tròn của phân xưởng may với nguyên giá 27.210.550đ, một máy cắt tay của phân xưởng cắt với nguyên giá là 24.292.560đ, cả hai loại đều có thời gian sử dụng là 4 năm. (Với số trích khấu hao tháng 10 của PXSX là: 23.222.140đ) Hóa đơn mua TSCĐ như sau:
  • 51. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 44 Biểu 2.21: Hóa đơn mua TSCĐ Số khấu hao tháng 11 được tính như sau: Số khấu hao tăng trong tháng = 1210 000.100.35 x = 292.500 Số khấu hao giảm trong tháng = 124 560.292.24550.210.27 x  = 1.072.981 Vậy, số khấu hao tháng 11 = 23.222.140 + 292.500 – 1.072.981 = 22.441.659
  • 52. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 45  Căn cứ vào bảng tính khấu hao, máy tính sẽ tự động lên các sổ chi tiết từng tài khoản theo đối ứng tài khoản đặt sẵn. Đối với TSCĐ sử dụng ở phân xưởng sản xuất, số khấu hao sẽ được phản ánh theo định khoản: Nợ TK 6274 : 22.441.659 Có TK 214 : 22.441.659 Đến cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí SXC trên TK 627 kế toán tiến hành các thao tác thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển, số liệu sẽ tự động cập nhật vào các sổ kế toán có liên quan.
  • 53. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 46 Biểu 2.22 : Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
  • 54. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán 5.4.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty cần mua ngoài một số dịch vụ như điện, nước, điện thoại... Hàng tháng, công ty tiến hành thanh toán các dịch vụ này thông qua hình thức chủ yếu là tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn phát sinh các chi phí khác bằng tiền như: Chi phí bồi dưỡng công nhân làm ngoài giờ, chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị. Những chi phí này được chi bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay tiền tạm ứng do bộ phận kế toán quản lý.  Qui trình hạch toán: Kế toán thanh toán dựa vào phiếu chi để nhập số liệu vào phần mềm kế toán theo đường dẫn sau: Quĩ ngân hàng/ Cập nhật số liệu/ Phiếu chi tiền mặt Định khoản ghi Nợ TK 627, và ghi Có TK 111 Ví dụ: Trong tháng 11 năm 2010 công ty chi tiền vệ sinh cho PXSX: Phiếu chi tiền vệ sinh: Biểu 2.23: Giao diện phiếu chi kế toán  Trong tháng 11 năm 2010 căn cứ vào các hóa đơn thanh toán và các chứng từ hợp lệ có liên quan, kế toán tập hợp được chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền dùng vào cho sản xuất chung của công ty như sau: Nợ TK 6277 : 9.936.400 Có TK 111 : 2.800.600 Có TK 112 : 7.135.800
  • 55. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán Các khoản chi phí này được phản ánh trên Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung , Sổ cái TK 627, TK 111. Đến cuối kỳ, sau khi đã tập hợp được chi phí SXC trên TK 627 kế toán tiến hành các thao tác thực hiện các bút toán phân bổ, kết chuyển, số liệu sẽ tự động cập nhật vào Bảng kê số 4, Nhật ký – Chứng từ số 7 cùng các sổ kế toán có liên quan. 5.4.5. Tập hợp chi phí sản xuất chung Sau khi đã xác định được tất cả các khoản mục kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung trong kỳ qua Bảng tổng hợp chi phí SXC. Biểu 2.24: Bảng tổng hợp chi phí SXC Kế toán định khoản như sau: Nợ TK 627: 61.663.823 Có TK 334: 17.006.400 Có TK 338: 3.619.924 Có TK 153: 8.659.440 Có TK 214: 22.441.659 Có TK 111: 2.800.600 Có TK 112: 7.135.800)  Các số liệu này đồng thời cũng được thể hiện trên Sổ cái TK 627
  • 56. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán Biểu 2.25: Sổ cái TK 627 5.4.6. Phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung ở công ty được tập hợp cho từng phân xưởng sản xuất. Vì vậy, đến cuối mỗi tháng kế toán mới tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng mã hàng.  Việc phân bổ CP SXC được kế toán tiến hành trên phần mềm kế toán qua đường dẫn: Tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Khai báo các bút toán phân bổ tự động. sau khi hoàn thành các thao tác điền dữ liệu, kế toán tiếp tục theo đường dẫn sau: Tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Bút toán phân bổ tự động, thực hiện xong thao tác này, chi phí SXC đã được phân bổ theo từng mã hàng cụ thể
  • 57. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán Tiêu thức được chọn để phân bổ chi phí sản xuất chung là chi phí nhân công trực tiếp từng mã hàng. Chi phí nhân công trực tiếp được phản ánh trên Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Chi phí SXC = Tổng chi phí SXC trong kỳ x Chi phí NCTT từng mã hàng Tổng chi phí NCTT từng mã hàng Từ đó ta có thể tính được chi phí SXC phân bổ cho từng mã hàng  CP SXC mã Katrina = 555.761.92 823.663.61 x 32.804.119 = 21.806.743  CP SXC mã Nataly = 555.761.92 823.663.61 x 30.880.578 = 20.528.057  CP SXC mã SL_45 = 555.761.92 823.663.61 x 29.076.858 = 19.329.023 . Biểu 2.26: Bảng phân bổ chi phí SXC 6. Tổng hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp 6.1. Tài khoản hạch toán Kế toán sử dụng TK 154-“ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp CPSX cho ba mã hàng Katrina, Nataly, SL_45. Tài khoản này được chia thành ba tài khoản cấp 2” TK 154A: CP SXKD DD mã Katrina TK 154B: CP SXKD DD mã Nataly
  • 58. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán TK 154C: CP SXKD DD mã SL_45 TK 154 có kết cấu như sau: Bên Nợ : - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ từ các TK 621, 622, 627 Bên Có : - Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được - Trị giá nguyên vật liệu, hàng hóa gia công xong nhập lại kho - Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập lại kho hoặc chuyển đi bán TK 154 ở công ty không có số dư cuối kỳ. 6.2. Trình tự hạch toán  Cuối tháng, căn cứ vào chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC tập hợp được kế toán tổng hợp sẽ thực hiện các thao tác kết chuyển trên phần mềm kế toán. Khi đó máy sẽ tự động kết chuyển số liệu từ các TK 621, 622, 627 sang tài khoản 154.  Kế toán thực hiện thao tác kết chuyển CP NVLTT như sau: Tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Khai báo các bút toán kết chuyển tự động, chọn năm 2010, sau khi khai báo xong, kế toán thao tác tiếp theo đường dẫn sau: Tổng hợp/ Cập nhật số liệu/ Bút toán kết chuyển tự động, chọn năm 2010 Định khoản kế toán như sau: Nợ TK 154: 534.452.480 (Nợ TK 154A: 182.763.600 Nợ TK 154B: 141.546.845 Nợ TK 154C: 210.142.035) Có TK 621: 534.452.480 (Có TK 621A: 182.763.600 Có TK 621B: 141.546.845 Có TK 621C: 210.142.035) Tương tự với thao tác trên kế toán thực hiện kết chuyển CP NCTT, CP SXC  Kế toán thực hiện thao tác kết chuyển CP NCTT như sau: Định khoản kế toán: Nợ TK 154: 92.761.555 (Nợ TK 154A: 32.804.119 Nợ TK 154B: 30.880.578 Nợ TK 154C: 29.076.858) Có TK 622: 92.761.555
  • 59. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán (Có TK 622A: 32.804.119 Có TK 622B: 30.880.578 Có TK 622C: 29.076.858)  Kế toán thực hiện thao tác kết chuyển CP SXC như sau: Định khoản kế toán: Nợ TK 154: 61.663.823 (Nợ TK 154A: 21.806.743 Nợ TK 154B: 20.528.057 Nợ TK 154C: 19.329.023 ) Có TK 627: 61.663.823 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY THÁI BÌNH 1. Đối tượng tính giá thành Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty gồm các giai đoạn: Cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Kết thúc giai đoạn cắt tạo ra bán thành phẩm không có giá trị sử dụng hoàn chỉnh trong nền kinh tế, vì vậy công ty không bán thành phẩm ra ngoài thị trường, không xác định đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm. Bán thành phẩm được chuyển sang giai đoạn 2 là may rồi hoàn thiện, chỉ đến khi sản phẩm được kiểm tra chất lượng thì mới được tính giá thành. Đối tượng tính giá là sản phẩm đã hoàn thành của toàn bộ quy trình công nghệ (toàn doanh nghiêp), kỳ tính giá thành là 1 tháng. 2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang tại công ty có nhiều dạng: - Sản phẩm dở dang dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt hoặc chưa đồng bộ) - Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm cắt (chưa may xong) - Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm may (chưa là) - Sản phẩm dở dang dưới dạng bán thành phẩm là (chưa đóng gói) Mặc dù vậy, công ty không đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. Điều này là do:  Giá trị của những sản phẩm làm dở rất nhỏ lẻ, khó xác định được phần trăm hoàn thành, đồng thời phần trăm hoàn thành của từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng khác nhau là khác nhau nên việc xác định số lượng sản phẩm làm dở cũng như công tác đánh giá sản phẩm dở dang rất khó.  Số lượng thành phẩm mà công ty sản xuất đã được đặt và định mức làm trước khi tiến hành sản xuất, do đó số SPDD cuối kỳ là không nhiều nên công ty không tính giá trị SPDD vào giá thành sản phẩm cuối kỳ.  Công ty thực hiện tính lương theo sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng nhập kho nên CPNCTT đối với sản phẩm dở dang coi như bằng không.
  • 60. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán Do vậy, công ty không thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang. Mọi chi phí sản xuất phát sinh sẽ được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong tháng. 3. Phương pháp tính giá thành và qui trình tính giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm trong tháng được tính cho sản phẩm hoàn thành, còn các sản phẩm chưa hoàn thành sẽ được tính giá thành vào kỳ sau. Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tính giá thành của sản phẩm hoàn thành. Công thức tính giá thành theo phương pháp giản đơn: Tổng Zsp CPSX CPSX CPSX Các khoản hoàn = dở dang + phát sinh - dở dang - làm giảm thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ CP Vì công ty không đánh giá sản phẩm làm dở nên chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ được xem là không có. Do vậy, tổng giá thành của số sản phẩm hoàn thành hay công tác tính giá thành sản phẩm của công ty thực chất chỉ là công tác tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ. Tổng Zsp hoàn thành = Tổng CPSX phát sinh trong kỳ Biểu 2.27: Bảng tính giá thành sản phẩm theo mã hàng  Cuối cùng kế toán sẽ thực hiện bút toán kết chuyển chi phí SXKD để tính giá thành khi sản phẩm hoàn thành nhập kho theo đường dẫn sau:
  • 61. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán Tồn kho/ Cập nhật số liệu/ Phiếu nhập kho Kế toán định khoản như sau:  Nợ TK 155A: 237.374.462 Có TK 154A : 237.374.462  Nợ TK 155B: 192.995.480 Có TK 154B : 192.995.480  Nợ TK 155C: 258.547.916 Có TK 154C : 258.547.916  Các số liệu trên sẽ được cập nhật lên Sổ chi tiết và Sổ cái các tài khoản. Khi cần thông tin, kế toán thao tác theo đường dẫn: Tổng hợp/ Sổ kế toán theo hình thức NKCT/ Sổ chi tiết tài khoản, sau khi điền các thông tin cần thiết và đặt lệnh in ta được mẫu Sổ chi tiết như sau: Biểu 2.28: Sổ chi tiết TK 154 mã Katrina
  • 62. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán Biểu 2.29: Sổ chi tiết TK 154 mã Nataly Biểu 2.30: Sổ chi tiết TK 154 mã SL_45
  • 63. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán Biểu 2.31: Sổ cái TK 154 III. NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU THÁI BÌNH Công ty may Thái Bình từ khi được thành lập đến nay đã định hướng đúng đắn về mục đích, nhiệm vụ trong quản lý sản xuất và hạch toán kế toán phù hợp với thực tế doanh nghiệp. Công ty đã chú trọng tới việc sử dụng và đào tạo người lao động một cách phù hợp, hiệu quả, đồng thời không ngừng tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, tìm hiểu và rút kinh nghiệm trong quản lý. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, song với những thành tựu và kết quả đạt được, nhất là sự đứng vững và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt, điều này đã chứng tỏ sự cố gắng không ngừng của Ban giám đốc công ty cũng như cán bộ công nhân viên, trong đó có sự đóng góp tích cực của phòng Kế toán. Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy công tác kế toán tại công ty nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng
  • 64. Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán có nhiều ưu điểm cần phát huy, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục, em xin mạnh dạn nêu ra những ưu điểm và tồn tại đó. 1.Ưu điểm 1.1. Về công tác kế toán nói chung Về bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, chặt chẽ bao gồm những nhân viên kế toán có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc. Các nhân viên kế toán được bố trí và phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với khả năng và trình độ củ a mỗi người. Chính vì vậy bộ máy kế toán tuy có qui mô nhỏ nhưng đã đảm đương được khối lượng công việc lớn, góp phần đắc lực vào công tác quản lý kinh tế, tài chính của công ty. Hình thức kế toán: Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán máy kết hợp với việc in sổ theo hình thức Nhật ký – Chứng từ. Hình thức này có ưu điểm là giúp kế toán giảm bớt khối lượng ghi chép, thuận lợi cho việc kiểm tra và đối chiếu số liệu. Công ty thực hiện việc lập, luân chuyển và lưu giữ chứng từ theo đúng chế độ kế toán qui định. Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số chứng từ khác nhằm phục vụ công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc áp dụng thành tựu khoa học vào công tác kế toán đã giúp cắt giảm đáng kể khối lượng công việc cho kế toán viên, giúp cho công việc kế toán được xử lý nhanh gọn và hiệu quả. Công ty có nối mạng máy tính nên thuận lợi cho việc cập nhập thông tin mới nhất, đặc biệt là các qui định, chế tài, các luật mới. 1.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Nguyên vật liệu là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất, nhận thức rõ được tầm quan trọng của vấn đề này công ty đã ký kết hợp đồng lâu dài với các nhà cung cấp, chính điều này giúp Công ty luôn chủ động nguồn nguyên liệu, hạn chế sự biến động giá cả, từ đó giúp ổn định giá thành sản phẩm. Việc tính lương và trích lương cho nhân viên, đặc biệt là đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất theo đúng quy định, góp phần bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Luôn chú trọng tới việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chính vì vậy công ty không ngần ngại áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị hiện đại nhằm tiết kiệm điện năng cũng như khấu hao tài sản cố định. Tập hợp chi phí: Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp đã được tập hợp theo đúng khoản mục chi phí là từng mã hàng cụ thể. Chi phí sản xuất chung cũng được tập hợp riêng cho từng phân xưởng, đến cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng mã hàng dựa theo chi phí nhân công trực tiếp là hợp lý. Công tác tập hợp chi phí được tiến hành một cách nề nếp, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận kế toán và bộ phận kế hoạch.