SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 128
Descargar para leer sin conexión
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
__________________________

SỔ TAY

HỌC VỤ CAO HỌC 2012

- Địa chỉ:
Số 100, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 069 515 321; 069 515 320; 069 515 319
- Fax:
04 3 8361789.
- E-mail:
phongsdh.kqh@moet.edu.vn
- Website: www.lqdtu.edu.vn.
LỜI NÓI ĐẦU
Sổ tay học vụ cao học được phát hành vào đầu mỗi năm học nhằm cung
cấp những thông tin cần thiết về đào tạo sau đại học của Học viện Kỹ thuật
Quân sự để học viên cao học hoạch định, tổ chức công việc học tập của mình
một cách hợp lý, đúng quy chế.
Sổ tay năm 2012 bao gồm các nội dung:
- Quy định tạm thời đào tạo trình độ thạc sĩ;
- Một số thay đổi trong Quy định tạm thời đào tạo trình độ thạc sĩ;
- Hướng dẫn thực hiện Luận văn tốt nghiệp cao học;
- Các biểu mẫu học vụ thường sử dụng;
- Chương trình khung các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ.
Để công tác học vụ cao học được vận hành một cách hiệu quả, chúng tôi
rất mong đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, khoa, cơ quan và học viên tìm
hiểu kỹ Sổ tay học vụ cao học 2012, qua đó cùng trao đổi, góp ý nhằm làm
hoàn chỉnh hơn các quy định về đào tạo sau đại học của Học viện.
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin gửi về Ban Quản lý đào tạo Phòng Sau đại học, hoặc qua E-mail theo địa chỉ:
phongsdh.kqh@moet.edu.vn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
2

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................... 1
MỤC LỤC ............................................................................................................................. 2
PHẦN I. QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG ......................................................................................... 8
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ............................................................. 8
Điều 2. Mục tiêu đào tạo .................................................................................................... 8
Điều 3. Thời gian đào tạo ................................................................................................... 8
Chương II. CƠ SỞ ĐÀO TẠO ............................................................................................ 8
Điều 4. Giảng viên.............................................................................................................. 8
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên........................................................................ 9
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền của học viên........................................................................... 9
Điều 7. Trách nhiệm của Học viện ................................................................................... 10
Chương III. TUYỂN SINH (Từ Điều 8 đến Điều 34)...................................................... 11
Chương IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO .. 11
Điều 35. Chương trình đào tạo ......................................................................................... 11
Điều 36. Cấu trúc môn học ............................................................................................... 12
Điều 37. Đề cương môn học và Kế hoạch giảng dạy ....................................................... 13
Điều 38. Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu ........................................................... 13
Điều 39. Quản lý các lớp cao học và học viên ................................................................. 13
Điều 40. Đăng ký học chương trình đào tạo theo phương thức nghiên cứu..................... 14
Điều 41. Đăng ký môn học ............................................................................................... 14
Điều 42. Bảo lưu, đăng ký tiếp tục môn học .................................................................... 15
Điều 43. Tổ chức giảng dạy môn học............................................................................... 16
Điều 44. Tổ chức giảng dạy thực hành, thí nghiệm.......................................................... 16
Điều 45. Nghỉ dạy, dạy bù ................................................................................................ 16
Điều 46. Đánh giá môn học .............................................................................................. 17
Điều 47. Tổ chức thi kết thúc môn học ............................................................................ 17
Điều 48. Dự thi kết thúc môn học..................................................................................... 18
Điều 49. Quản lý điểm môn học....................................................................................... 19
Điều 50. Cải thiện điểm đánh giá môn học ...................................................................... 20
Điều 51. Những thay đổi trong quá trình đào tạo ............................................................. 20
Chương V. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ................ 21
Điều 52. Tổ chức giảng dạy môn học “Thực hiện đề cương luận văn” ........................... 21
Điều 53. Tổ chức đánh giá môn học “Thực hiện đề cương luận văn” ............................. 22
Điều 54. Giao đề tài luận văn ........................................................................................... 22
Điều 55. Thay đổi thực hiện luận văn............................................................................... 22
Điều 56. Tổ chức giảng dạy, đánh giá môn học “Chuyên đề luận văn”........................... 23
3
Điều 57. Kiểm tra tiến độ, thời gian và kế hoạch bảo vệ luận văn................................... 23
Điều 58. Điều kiện được bảo vệ luận văn......................................................................... 24
Điều 59. Phản biện, thành lập hội đồng đánh giá luận văn .............................................. 24
Điều 60. Chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận văn...................................................................... 25
Điều 61. Tổ chức bảo vệ, đánh giá luận văn .................................................................... 26
Điều 62. Bảo vệ luận văn không đạt yêu cầu, bảo vệ lần 2 .............................................. 27
Điều 63. Sửa chữa và nộp lưu chiểu luận văn .................................................................. 27
Điều 64. Công nhận, xếp hạng tốt nghiệp ........................................................................ 27
Điều 65. Cấp bằng thạc sĩ ................................................................................................. 28
Chương VI. THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ
XỬ LÝ VI PHẠM ............................................................................................................... 28
Điều 66. Thanh tra, kiểm tra............................................................................................. 28
Điều 67. Khiếu nại, tố cáo ................................................................................................ 28
Điều 68. Xử lý vi phạm .................................................................................................... 29
Chương VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................................ 29
Điều 69. Điều khoản thi hành........................................................................................... 29
PHẦN II. MỘT SỐ THAY ĐỔI TRONG QUY ĐỊNH TẠM THỜI
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
1. Khoản 3 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau: .......................................................... 31
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:......................................................................... 31
3. Điểm b Khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: ............................................. 31
4. Khoản 2 và Khoản 4 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:..................................... 32
5. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:....................................................................... 33
6. Điểm a Khoản 1 Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau: ........................................... 33
7. Khoản 1 Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau: ........................................................ 33
8. Khoản 1 Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau: ........................................................ 33
9. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:....................................................................... 33
10. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:..................................................................... 34
11. Khoản 2 Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau: ...................................................... 35
12. Khoản 1 Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau: ...................................................... 35
Phụ lục III. TRÌNH ĐỘ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ B1
CỦA KHUNG CHÂU ÂU ÁP DỤNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ............ 36
Phụ lục IV. DẠNG THỨC ĐỀ THI NGOẠI NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ B1 CỦA
KHUNG CHÂU ÂU ÁP DỤNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ..................... 38
PHẦN III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: ................................................................... 41
2. Kế hoạch chung thực hiện luận văn:............................................................................. 41
3. Giao sơ bộ đề tài luận văn: ........................................................................................... 41
4. Hoàn thiện đề cương luận văn: ..................................................................................... 42
5. Giao chính thức đề tài luận văn: ................................................................................... 42
6. Kiểm tra kết quả thực hiện luận văn:............................................................................ 43
4
7. Hoàn thiện hồ sơ bảo vệ luận văn:................................................................................ 43
8. Tổ chức bảo vệ luận văn:.............................................................................................. 44
9. Thời hạn thực hiện luận văn. ........................................................................................ 45
PHẦN IV. CÁC MẪU BIỂU HỌC VỤ THƯỜNG DÙNG
Mẫu số 01-12/SĐH. Mẫu Danh sách dự kiến đề tài luận văn thạc sĩ ............................... 47
Mẫu số 02-12/SĐH. Mẫu Phiếu đăng ký thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ ...................... 48
Mẫu số 03-12/SĐH. Mẫu Đề cương luận văn thạc sĩ....................................................... 49
Mẫu số 04-12/SĐH. Mẫu Danh sách giao đề tài luận văn thạc sĩ .................................... 53
Mẫu số 05-12/SĐH. Mẫu Phiếu đánh giá kết quả thực hiện luận văn thạc sĩ........................ 54
Mẫu số 06-12/SĐH. Mẫu Đề nghị kế hoạch tổ chức bảo vệ luận văn thạc sĩ .................. 56
Mẫu số 07-12/SĐH. Mẫu Trình bày luận văn thạc sĩ ....................................................... 57
Mẫu số 08-12/SĐH. Mẫu Hồ sơ bảo vệ luận văn thạc sĩ ................................................. 69
Mẫu số 09-12/SĐH. Đề nghị giải quyết học vụ ............................................................... 77
Mẫu số 10-12/SĐH. Giấy cam kết đăng ký học theo phương thức nghiên cứu ............... 78
Mẫu số 11-12/SĐH. Đề nghị xem xét lại bài thi .............................................................. 79
Mẫu số 12-12/SĐH. Đề nghị công nhận học phần có chứng chỉ ..................................... 80
Mẫu số 13-12/SĐH. Đề nghị thay đổi thực hiện luận văn................................................ 81
Mẫu số 14-12/SĐH. Phiếu ghi điểm sau đại học.............................................................. 82
Mẫu số 15-12/SĐH. Đơn xin hủy, bổ sung học phần....................................................... 83
Mẫu số 16-12/SĐH. Đăng ký học phần............................................................................ 84
PHẦN V. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CÁC CHUYÊN NGÀNH
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
1. Kỹ thuật hoá học (Mã số 60 52 03 01) ......................................................................... 85
* Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 85
2. Hệ thống thông tin (Mã số 60 48 01 04)....................................................................... 86
* Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 86
* Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 87
3. Khoa học máy tính (Mã số 60 48 01 01) ...................................................................... 88
* Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 88
* Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 89
4. Cơ học vật rắn............................................................................................................... 89
* Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 89
* Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 90
5. Cơ kỹ thuật (Mã số 60 52 01 01) .................................................................................. 91
* Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 91
* Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 92
6. Kỹ thuật vật liệu (Mã số 60 52 03 09) .......................................................................... 93
* Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 93
* Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 94
7. Quản lý khoa học và công nghệ (Mã số 60 34 04 12) .................................................. 95
* Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 95
5
8. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Công nghệ chế tạo máy................................... 96
* Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 96
9. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Gia công áp lực ............................................... 97
* Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 97
* Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 98
10. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Kỹ thuật cơ điện tử........................................ 99
* Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 99
* Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 100
11. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Các hệ thống quang, quang điện tử............. 101
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 101
12. Cơ kỹ thuật (Mã số 60 52 01 01) - Vũ khí................................................................ 102
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 102
13. Cơ kỹ thuật (Mã số 60 52 01 01) - Đạn.................................................................... 103
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 103
14. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - KT ôtô quân sự, ôtô máy kéo....... 104
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 104
* Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 105
15. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - Kỹ thuật động cơ nhiệt................. 106
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 106
* Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 108
16. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - Kỹ thuật xe máy công binh .......... 110
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 110
* Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 111
17. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - Kỹ thuật tăng thiết giáp................ 113
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 113
* Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 114
18. Kỹ thuật điện tử (Mã số 60 52 02 03)....................................................................... 115
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 115
19. Kỹ thuật rađa - dẫn đường (Mã số 60 52 02 04)....................................................... 116
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 116
* Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 117
20. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Mã số 60 52 02 16) - Tự động hóa ................ 118
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 118
21. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Mã số 60 52 02 16) - ĐK các thiết bị bay...... 119
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 119
22. Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm (Mã số 60 58 02 04)........................................ 120
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 120
23. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Mã số 60 58 02 05) Xây dựng đường ôtô
và đường thành phố ........................................................................................................ 121
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 121
* Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 122
24. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Mã số 60 58 02 05) - Xây dựng sân bay124
6
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 124
* Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 125
25. Chỉ huy, quản lý kỹ thuật (Mã số 60 86 02 14) - Quản lý kinh tế kỹ thuật .............. 126
* Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 126
7

PHẦN I. QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
BỘ QUỐC PHÒNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

Số: 3156/QĐ-HV

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2010

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định tạm thời đào tạo trình độ thạc sĩ

GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN
Căn cứ Quyết định số 93-TTg ngày 20 tháng 3 năm 1979 của Thủ tướng
Chính phủ về việc giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho trường Đại học Kỹ
thuật Quân sự nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự;
Căn cứ “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” ban hành kèm theo Quyết định số:
45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2008 và Thông tư số 08/2009/TT-BGDĐT
ngày 21/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của đồng chí Trưởng phòng Sau đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời đào tạo
trình độ thạc sĩ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho các
quyết định về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ trước đây.
Điều 3. Đồng chí Trưởng phòng Sau đại học và các cơ quan, đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: BM, P7 (2b), Kh24b.

(Đã ký)

Trung tướng Phạm Thế Long
8
BỘ QUỐC PHÒNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH TẠM THỜI
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3156/QĐ-HV ngày 08 tháng 10 năm 2010
của Giám đốc Học viện)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định chi tiết về đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện
Kỹ thuật Quân sự bao gồm: cơ sở đào tạo; tuyển sinh; chương trình, tổ chức
đào tạo; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm.
2. Quy định này cụ thể hóa các quy định tại Quy chế đào tạo trình độ thạc
sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2008 và
Thông tư số 08/2009/TT-BGDĐT ngày 21/4/2009 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều trong Quy chế của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Quy định này áp dụng đối với các đối tượng tham gia đào tạo trình độ
thạc sĩ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, bao gồm: Phòng Sau đại học; các khoa
chuyên ngành; Hệ Sau đại học; Hệ Quốc tế; nghiên cứu sinh và các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện.
Điều 2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao
về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện,
giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo.
Điều 3. Thời gian đào tạo
Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai
năm học.
a) Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 5
năm trở lên, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 1,5 năm học.
b) Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 4,5
năm trở xuống, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 1,5 đến 2 năm học.
Chương II
CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Điều 4. Giảng viên
1. Giảng viên đào tạo trình độ thạc sĩ là người làm nhiệm vụ giảng dạy
các môn học trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc hướng dẫn học
viên thực hành, thực tập, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Giảng viên phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.
9

b) Đạt trình độ chuẩn về đào tạo:
- Có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư
đối với giảng viên giảng dạy các môn học, các chuyên đề, hướng dẫn luận văn
thạc sĩ và tham gia các Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.
- Có bằng thạc sĩ đối với giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng
dạy môn ngoại ngữ, quân sự.
c) Đủ sức khoẻ để giảng dạy.
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên
1. Nhiệm vụ của giảng viên:
a) Giảng dạy các môn học, chuyên đề, hướng dẫn thực hành, thực tập.
b) Hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
c) Tham gia các Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.
d) Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, cải tiến phương pháp giảng
dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tư vấn giúp đỡ học viên trong học
tập, nghiên cứu.
đ) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật
và quy định của Học viện. Trung thực, khách quan, công bằng trong giảng
dạy, nghiên cứu khoa học, trong đối xử với học viên.
e) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền của giảng viên:
a) Được giảng dạy theo ngành, chuyên ngành được đào tạo.
b) Giảng viên có chức danh giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học được
hướng dẫn tối đa bảy (7) học viên; giảng viên có chức danh phó giáo sư được
hướng dẫn tối đa năm (5) học viên; giảng viên có bằng tiến sĩ được hướng dẫn
tối đa ba (3) học viên trong cùng thời gian, kể cả của cơ sở đào tạo khác.
c) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
d) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo
đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tại Học viện.
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền của học viên
1. Nhiệm vụ của học viên:
a) Thực hiện kế hoạch học tập, chương trình học tập và nghiên cứu khoa
học trong thời gian quy định của Học viện; nắm vững và thực hiện nội dung
chương trình đào tạo, quy định tổ chức và quản lý đào tạo chuyên ngành liên
quan. Học viên liên hệ trực tiếp với cán bộ Phòng Sau đại học, Hệ Quản lý
học viên sau đại học, khoa, bộ môn hay giảng viên giảng dạy môn học để
được hướng dẫn chi tiết và trợ giúp.
10

Thường xuyên theo dõi thông báo học vụ liên quan (đăng tải trên
Website của Học viện và niêm yết thông báo tại Phòng Sau đại học, Hệ Quản
lý học viên sau đại học) để thực hiện các học vụ yêu cầu theo quy trình và thời
hạn quy định; bảo mật tài khoản truy cập thông tin học vụ được Học viện cung
cấp (nếu có).
b) Trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học.
c) Tham gia vào công tác giáo dục đào tạo của Học viện: trợ giảng;
hướng dẫn thực hành; hướng dẫn thí nghiệm; hướng dẫn bài tập, đồ án môn
học; cố vấn học tập... theo sự phân công và hướng dẫn của các khoa, bộ môn
chuyên ngành.
d) Đóng học phí theo quy định.
đ) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Học viện, không
dùng bất cứ áp lực nào đối với giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên để có kết
quả học tập, nghiên cứu khoa học theo ý muốn chủ quan.
e) Chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy định của Học viện.
g) Giữ gìn và bảo vệ tài sản của công.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền của học viên:
a) Được cơ sở đào tạo cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về học
tập của mình.
b) Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang
thiết bị và cơ sở vật chất của Học viện và cơ sở phối hợp đào tạo.
c) Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong Học viện.
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của Học viện
1. Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy đối với
các ngành, chuyên ngành được giao; lập hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo
ngành, chuyên ngành mới khi có đủ điều kiện.
2. Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm cho các ngành,
chuyên ngành đã được giao nhiệm vụ và báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
3. Tổ chức tuyển sinh hàng năm theo chỉ tiêu đã được xác định.
4. Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo theo chương trình đào tạo đã
được phê duyệt.
5. Quản lý việc học tập và nghiên cứu của học viên, quản lý việc thi và
cấp chứng chỉ, bảng điểm học tập.
6. Quyết định danh sách học viên trúng tuyển, quyết định công nhận tốt
nghiệp, quyết định cấp bằng thạc sĩ, báo cáo định kỳ về công tác đào tạo trình
độ thạc sĩ của Học viện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc
phòng.
11

7. Cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm, quản lý việc cấp bằng thạc sĩ theo quy
định.
8. Quản lý kinh phí, khai thác, tạo nguồn bổ sung, sử dụng và quản lý các
nguồn lực khác trong đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định.
9. Hợp tác đào tạo trình độ thạc sĩ với các cơ sở trong và ngoài nước theo
quy định.
10. Công bố công khai các văn bản quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ;
về chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy; về kế hoạch, chỉ tiêu
tuyển sinh hàng năm cho các ngành, chuyên ngành đã được giao; về danh sách
học viên trúng tuyển, danh sách học viên tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ trên
trang thông tin điện tử (Website) của Học viện.
11. Tham gia kiểm định chất lượng nhà trường và kiểm định chương
trình đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành.
12. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo và lưu trữ.
Chương III
TUYỂN SINH (Từ Điều 8 đến Điều 34)
Chương IV
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
Điều 35. Chương trình đào tạo
1. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thể hiện mục tiêu đào tạo, quy
định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thức đào tạo, cách thức
đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, mỗi môn học đào tạo trình độ
thạc sĩ.
Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ đảm bảo cho học viên được bổ sung
và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức
liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa
học trong ngành, chuyên ngành được đào tạo. Trong những trường hợp cần
thiết, phần kiến thức ở trình độ đại học được nhắc lại nhưng không quá 5%
thời lượng quy định cho mỗi môn học.
2. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thời lượng 42 tín chỉ (TC).
Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực
hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ viết
tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp. Đối với những học phần lý
thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ, học viên phải
dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
3. Một tiết học được tính bằng 45 phút.
4. Cấu trúc chương trình:
TT
1

Các khối
kiến thức
Các môn học chung:

Phương thức
giảng dạy
7TC

Phương thức nghiên cứu
7TC
12

4

Các khối
kiến thức
- Triết học
- Tiếng Anh
Các môn bắt buộc:
- Cơ sở chuyên ngành
- Chuyên ngành
Các môn tự chọn:
- Cơ sở chuyên ngành
- Chuyên ngành
Đề cương luận văn

5

Luận văn

TT
1.1
1.2
2
2.1
2.2
3

Tổng:

Phương thức
giảng dạy
4TC
3TC
17TC
11TC
6TC

Phương thức nghiên cứu
4TC
3TC
11TC
11TC

10/30TC

8/36TC

8TC

2TC
8TC – Thực hiện luận văn
6TC – Hoạt động khoa học (như tham
gia hội thảo, hướng dẫn sinh viên
NCKH, tham gia đề tài NCKH...),
chuyên đề luận văn.
Bắt buộc có ít nhất 1 bài báo hoặc báo
cáo khoa học trở lên được đăng toàn văn
trên tuyển tập HNKH các nhà nghiên cứu
trẻ của Học viện.
42 TC

42 TC

- Học phần tự chọn của chương trình đào tạo được tách thành 2 phần tự
chọn cho cơ sở chuyên ngành và chuyên ngành.
- Riêng đối với 2 chuyên ngành “Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật” và “Quản lý
khoa học và công nghệ” phần cơ sở chuyên ngành bắt buộc là 8 TC và phần
chuyên ngành bắt buộc là 9 TC.
- Môn Tiếng Anh: Giám đốc Học viện quyết định khối lượng học tập hỗ
trợ để học viên có thể tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ học tập và trao
đổi khoa học.
Điều 36. Cấu trúc môn học
Các môn học thuộc khối kiến thức bắt buộc và tự chọn có khối lượng
2TC hoặc 3 TC (môn Triết học và Tiếng Anh có cấu trúc riêng).
Nội dung môn học bao gồm 2 thành phần chính: lý thuyết - LT và thực
hành – TH (gồm: thực hành, thí nghiệm, thảo luận), được cấu trúc như sau:
TT
1
2

Môn học
2 TC
3 TC

Cấu trúc 1
(1;1) = (16LT;30TH)
(2;1) = (30LT;30TH)

Cấu trúc 2
(1,5;0,5) = (22LT;15TH)
(2,5;0,5) = (39LT;15TH)

- Cấu trúc 1: dành cho các môn cần nhiều thí nghiệm, thực hành.
- Cấu trúc 2: dành cho các môn nặng về giảng dạy lý thuyết, nhưng
khuyến khích các giáo viên có thêm 15 tiết thực hành.
Có thể thay 01 tín chỉ bằng 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận ở
trên bằng 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn.
13

Điều 37. Đề cương môn học và Kế hoạch giảng dạy
Nội dung chi tiết, khối lượng các thành phần môn học được thể hiện
trong đề cương chi tiết của môn học. Đề cương chi tiết và kế hoạch giảng dạy
môn học được biên soạn theo mẫu quy định của Phòng Sau đại học, phải được
giáo viên phụ trách môn học công bố rộng rãi cho học viên, trong vòng 1 tuần
từ khi môn học được bắt đầu.
Lịch học cơ bản đối với khoá cao học theo học chế tín chỉ có thông báo
sau theo từng khóa.
Điều 38. Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu
Phòng Sau đại học chủ trì và phối hợp với các khoa quản lý chuyên
ngành, bộ môn phụ trách môn học trong việc phân công giảng dạy và lập thời
khóa biểu theo quy trình như sau:
1. Căn cứ chương trình đào tạo, Phòng Sau đại học lập kế hoạch giảng
dạy và gửi yêu cầu phân công giảng dạy đến các khoa.
2. Khoa chỉ đạo bộ môn phụ trách môn học phân công giảng dạy các môn
học liên quan (bao gồm cả việc mời thỉnh giảng).
3. Khoa điều phối sự phân công (nếu cần thiết) và gửi danh sách phân
công giảng dạy cho Phòng Sau đại học theo thời hạn quy định.
4. Phòng Sau đại học rà soát sự phân công giảng dạy và phản hồi về các
khoa (nếu có yêu cầu điều chỉnh) và sau đó lập thời khóa biểu dự thảo gửi
xuống các khoa.
5. Phòng Sau đại học lập thời khóa biểu chính thức trình Thủ trưởng Học
viện phê duyệt khi có đủ các điều kiện (học viên đăng ký đủ số lượng tối
thiểu...). Thời khóa biểu chính thức được thông báo tới các khoa, bảng thông
báo tại Văn phòng Khoa quản lý môn học. Khoa có trách nhiệm thông báo
thời khóa biểu đến các bộ môn phụ trách môn học. Bộ môn có trách nhiệm
thông báo thời khóa biểu đến các giáo viên (bao gồm cả thỉnh giảng).
Điều 39. Quản lý các lớp cao học và học viên
1. Lớp học viên theo khóa và chuyên ngành đào tạo: Đây là lớp được tổ
chức theo từng khóa đào tạo dựa trên kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh sau
đại học và chuyên ngành đào tạo. Mỗi lớp phải có lớp trưởng do học viên đề
cử. Giám đốc Học viện ký quyết định thành lập các lớp học viên theo khóa và
chuyên ngành đào tạo.
2. Lớp môn học: được thành lập trong từng học kỳ dựa trên kết quả đăng
ký môn học của học viên. Mỗi lớp phải có lớp trưởng do học viên đề cử.
Trưởng phòng Sau đại học ký quyết định thành lập các lớp môn học.
3. Các cơ quan, Hệ Quản lý học viên sau đại học thực hiện công tác quản
lý học viên theo “Quy chế quản lý học viên tại Học viện Kỹ thuật Quân sự”.
4. Phòng Sau đại học phối hợp với các khoa, Hệ Quản lý học viên sau đại
học và các cơ quan có liên quan đảm bảo mối liên hệ thường xuyên với các
lớp trong suốt thời gian tổ chức giảng dạy (kể cả ngoài giờ làm việc hành
14

chính) để kịp thời đáp ứng những yêu cầu cần thiết cho các lớp học và học
viên.
Điều 40. Đăng ký học chương trình đào tạo theo phương thức nghiên cứu
Để được đào tạo thạc sĩ theo phương thức nghiên cứu, học viên phải đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
1. Có giấy chấp thuận hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn, có xác nhận của
bộ môn đào tạo/phòng thí nghiệm, đảm bảo điều kiện nghiên cứu cho học
viên.
2. Là cán bộ thuộc các đối tượng:
Công tác ở các cơ quan, trong đó ưu tiên cán bộ công tác tại các cơ quan
làm công tác nghiên cứu trong và ngoài quân đội; giáo viên giảng dạy tại các
trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội.
3. Tốt nghiệp đại học chính quy dài hạn loại khá trở lên.
4. Phải viết đơn đề nghị xin được học theo phương thức nghiên cứu và
cam kết (đối với học viên dân sự) mỗi tuần ít nhất có 2 ngày cố định làm việc
tại Bộ môn của cán bộ hướng dẫn; được điều về sinh hoạt học thuật tại Bộ
môn của cán bộ hướng dẫn.
Điều 41. Đăng ký môn học
1. Để được tham gia học các môn học, học viên phải thực hiện các thủ
tục đăng ký môn học, đóng học phí theo quy định.
2. Học viện tổ chức đăng ký môn học và đóng học phí theo học kỳ của
năm học. Chỉ có các học viên được xếp và nhận thời khóa biểu đúng hạn mới
có đầy đủ quyền lợi của một học viên cao học của Học viện trong học kỳ
tương ứng. Nếu quá thời hạn quy định đăng ký môn học của học kỳ mà học
viên vẫn không đăng ký bất kỳ môn học nào, Học viện sẽ ra quyết định cảnh
cáo học vụ đối với học viên trong học kỳ liên quan.
3. Các nguyên tắc và quy định chung cần phải tuân thủ khi đăng ký môn
học:
a) Để đảm bảo có đủ thời gian hoàn tất khối lượng học tập, một học viên
được đăng ký ít nhất 9 tín chỉ, không quá 21 TC trong một học kỳ. Riêng ở
học kỳ thực hiện Luận văn tốt nghiệp, học viên chỉ được đăng ký học thêm tối
đa là 6 TC các môn học khác.
b) Học viên được phép đăng ký và theo học bất cứ một môn học nào có
mở trong học kỳ nếu thỏa mãn các điều kiện ràng buộc riêng của môn học
(môn học tiên quyết, học trước, song hành...) và nếu lớp môn học tương ứng
còn khả năng tiếp nhận học viên.
4. Đăng ký môn học tự chọn:
a) Ngoài các môn học trong danh mục của mỗi chuyên ngành đào tạo
đang theo học, học viên được chọn tuỳ ý môn học của chuyên ngành bất kỳ có
tổ chức đào tạo tại Học viện (có khối lượng 2 đến 3 TC) để thay thế 1 môn
15

thuộc học phần tự chọn của chuyên ngành đang theo học; có quyền đăng ký
môn học khác tương đương thay thế nếu không đạt điểm môn học tự chọn đã
học.
b) Khi đăng ký môn học, học viên được quyền chọn môn học tự chọn từ
tất cả các môn học được lập kế hoạch giảng dạy ở học kỳ tương ứng. Nếu số
học viên đăng ký môn học tự chọn ít hơn 10 và Học viện không mở lớp cho
môn học liên quan, học viên có quyền đăng ký môn học khác có mở lớp trong
học kỳ để thay thế.
c) Trong 8 tín chỉ các môn học tự chọn của phương thức nghiên cứu, học
viên có thể được chọn tuỳ ý từ các chuyên ngành khác đang đào tạo tại Học
viện 2 đến 3 TC (1 môn học) và 1 môn thuộc chuyên ngành đang theo học
nhưng chưa có trong danh mục môn học của chương trình đào tạo chuyên
ngành này theo phương thức giảng dạy môn học, nhưng phải có sự đồng ý
bằng văn bản của giáo viên hướng dẫn.
5. Đăng ký môn học thay thế: Trường hợp học viên có nhu cầu đăng ký
môn học để hoàn thiện chương trình đào tạo của khóa đào tạo liên quan hoặc
đăng ký tiếp tục học môn học bảo lưu nhưng môn học không còn được tổ chức
giảng dạy trong chương trình đào tạo của Học viện thì học viên phải đăng ký
môn học khác thay thế. Nếu môn học liên quan là môn học bắt buộc thì môn
học thay thế do bộ môn quản lý chuyên ngành đề nghị và khoa quản lý chuyên
ngành quyết định. Nếu môn học liên quan là môn học tự chọn thì học viên
được quyền chọn môn học bất kỳ từ chương trình đào tạo hiện hành làm môn
học thay thế.
6. Đăng ký môn học trước – sau: Để đảm bảo tính hệ thống trong nội
dung chương trình đào tạo, một số môn học yêu cầu các môn phải học trước.
Nếu môn học A là môn học trước của môn học B thì học viên cần đăng ký
môn học A trước ít nhất 1 học kỳ so với môn học B.
7. Đăng ký môn học song hành: Nếu trong chương trình đào tạo có các
môn học song hành, học viên phải đăng ký học các môn học song hành trong
cùng 1 học kỳ.
Điều 42. Bảo lưu, đăng ký tiếp tục môn học
1.Trường hợp đã đóng học phí nhưng không thể theo học môn học, học
viên có thể bảo lưu môn học. Học viên được xét duyệt cho bảo lưu môn học
nếu nộp đơn xin bảo lưu cho Phòng Sau đại học trong thời gian 30 ngày kể từ
ngày khai giảng học kỳ tương ứng. Đối với mỗi môn học, học viên chỉ được
phép bảo lưu một lần vào học kỳ sau đó.
2. Học phí bảo lưu sẽ được khấu trừ vào học kỳ kế tiếp. Căn cứ để khấu
trừ là mức học phí được quy định cho học kỳ đó.
3. Trường hợp do thay đổi chương trình đào tạo, môn học được xét duyệt
bảo lưu không được tiếp tục mở lớp, học viên phải đăng ký môn học thay thế.
Học phí được điều chỉnh tương ứng theo quy định.
16

Điều 43. Tổ chức giảng dạy môn học
1. Môn học được tổ chức giảng dạy theo kế hoạch và đề cương đã được
phê duyệt cho khóa đào tạo tương ứng.
2. Việc tổ chức giảng dạy môn học được thực hiện như sau:
a) Đối với học phần lý thuyết, tổ chức giảng dạy theo lớp môn học.
b) Đối với học phần thực hành, thí nghiệm, chuyên đề theo nhóm nghiên
cứu chuyên sâu: tổ chức giảng dạy tại phòng thí nghiệm, phòng máy tính...
theo nhóm thực hành với sĩ số quy định.
c) Đối với học phần bài tập, tiểu luận: học viên tự nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của giáo viên môn học.
d) Đối với học phần thảo luận: tổ chức trên lớp theo hình thức thuyết
trình – trao đổi.
3. Kiểm tra giữa học kỳ do giáo viên phụ trách môn học quyết định và
chủ trì thực hiện. Trường hợp cần thay đổi phòng để tổ chức kiểm tra giữa học
kỳ, giáo viên cần có đề nghị bằng văn bản cho Phòng Sau đại học ít nhất 5
ngày trước ngày kiểm tra. Điểm kiểm tra giữa học kỳ do giáo viên phụ trách
môn học và Phòng Sau đại học quản lý; giáo viên phụ trách môn học trực tiếp
thông báo cho học viên trên giờ lên lớp.
Điều 44. Tổ chức giảng dạy thực hành, thí nghiệm
1. Bộ môn phụ trách môn học có trách nhiệm đảm bảo điều kiện thực
hành – thí nghiệm cho các môn học phụ trách tại phòng thí nghiệm do bộ môn
hoặc khoa quản lý.
2. Trường hợp có yêu cầu tổ chức thực hành – thí nghiệm ở phòng thí
nghiệm ngoài khoa, bộ môn phụ trách môn học cần gửi yêu cầu cho Phòng
Sau đại học 2 tuần trước khi tiến hành. Phòng Sau đại học chỉ xem xét các yêu
cầu thực hành – thí nghiệm đã được lập kế hoạch trong đề cương môn học và
có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu sử dụng phòng thí nghiệm ngoài khoa quản
lý môn học. Bộ môn phụ trách môn học có trách nhiệm liên hệ nơi thực hành –
thí nghiệm, giáo viên môn học có trách nhiệm tổ chức giảng dạy thực hành –
thí nghiệm.
Điều 45. Nghỉ dạy, dạy bù
1. Trường hợp nghỉ dạy, giáo viên phải có trách nhiệm thông báo việc
nghỉ dạy cho học viên, báo cáo Khoa, Khoa báo cáo với Phòng Sau đại học,
Phòng Sau đại học thông báo cho Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng
Giáo dục – Đào tạo và Hệ Quản lý học viên sau đại học.
Trường hợp nghỉ dạy do các lý do đột xuất, bất khả kháng, giáo viên tìm
mọi cách liên lạc sớm nhất tới Khoa hoặc Phòng Sau đại học để giải quyết.
2. Giáo viên thực hiện chưa đủ thời lượng giảng dạy đối với môn học,
phải có trách nhiệm dạy bù. Các buổi dạy bù được thực hiện trong thời gian tổ
chức giảng dạy của học kỳ tương ứng.
17

3. Để được cấp phòng dạy bù, giáo viên cần lập phiếu đề nghị xin phòng
dạy bù và nộp cho Phòng Sau đại học trước thời gian đề nghị dạy bù ít nhất 5
ngày.
4. Giáo viên dạy bù có trách nhiệm thông báo lịch dạy bù cho lớp học
liên quan, cho Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo.
Điều 46. Đánh giá môn học
(Trừ môn học “Thực hiện đề cương luận văn”, “Chuyên đề luận văn”).
1. Đánh giá môn học được thực hiện bằng các điểm bộ phận (tiểu luận,
xemina, thực hành, bài tập, kiểm tra viết trên lớp, trình bày bài chuẩn bị ở nhà,
kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập...) và điểm thi kết thúc môn
học. Thi kết thúc môn học có thể theo hình thức thi viết hoặc vấn đáp, chấm
thi kết thúc môn phải do 2 giảng viên đảm nhiệm thống nhất được điểm chấm.
Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống nhất được điểm chấm
thì Chủ nhiệm bộ môn tổ chức đối thoại, trực tiếp xem xét và quyết định.
2. Điểm thi kết thúc môn học và các điểm bộ phận được chấm theo thang
điểm 10; nếu cho điểm lẻ thì chỉ lẻ 0,5 điểm. Điểm môn học là tổng điểm thi
kết thúc môn học và các điểm bộ phận nhân với trọng số tương ứng, lấy đến
một chữ số thập phân và không làm tròn. Môn học được coi là đạt yêu cầu khi
điểm môn học từ 5,0 trở lên. Điểm môn học (ĐMH) được tính như sau:
n

ĐMH = ∑ k i xi
i =1

Trong đó n là số lần kiểm tra, đánh giá và thi, xi là điểm của lần kiểm tra
hoặc thi thứ i và ki là trọng số của lần kiểm tra hoặc thi thứ i. Tổng các ki = 1.
3. Việc ấn định các đầu điểm bộ phận và trọng số tương ứng phải được
quy định trong đề cương chi tiết môn học và kế hoạch giảng dạy môn học.
Quy định chung có hai điểm bộ phận với trọng số là 0,1 và 0,2. Điểm thi kết
thúc môn học có trọng số là 0,7.
4. Trường hợp học viên muốn cải thiện điểm môn học thì thực hiện theo
Điều 50 của Quy định này.
5. Khiếu nại về điểm môn học được giải quyết trong vòng 7 ngày làm
việc tính từ khi công bố kết quả.
Điều 47. Tổ chức thi kết thúc môn học
1. Khi bắt đầu môn học, giảng viên có trách nhiệm thông báo cho học
viên về kế hoạch học tập môn học, kế hoạch kiểm tra, thi giữa kỳ, thi kết thúc
môn học, các yêu cầu về bài tập, tiểu luận, thực hành, thái độ học tập cùng
trọng số của các điểm đánh giá.
2. Giảng viên phụ trách môn học chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi số
lượng, tình hình học tập của học viên trên lớp, tổ chức và cho điểm kiểm tra
thường kỳ, bài tập, tiểu luận theo yêu cầu của đề cương chi tiết môn học, kế
hoạch giảng dạy môn học và nộp phiếu điểm (theo mẫu phiếu điểm quá trình)
cho Phòng Sau đại học.
18

3. Bộ môn và giảng viên phụ trách môn học tổ chức thi kết thúc môn học
(theo kế hoạch của Phòng Sau đại học và Quy định của Học viện).
Trước khi thi, Bộ môn nhận phiếu điểm đồng thời là danh sách thi từ
Phòng Sau đại học (đã ghi đủ điểm quá trình của lớp, không gửi qua học viên).
Đề thi kết thúc môn được bốc thăm ngẫu nhiên trong ngân hàng đề thi
(lưu trữ tại Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục - Đào tạo, đối
với những môn chưa có ngân hàng đề thi thì bộ môn tổ chức ra đề theo quy
định của Học viện).
Chậm nhất sau 01 tuần kể từ ngày thi, Bộ môn tổ chức chấm thi viết và
vào điểm xong tại Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào
tạo, giáo viên phụ trách môn học nhận phiếu điểm đã có chữ ký của Phòng
Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo và nộp cho Phòng Sau
đại học. Phiếu điểm hoàn chỉnh được lưu tại Phòng Sau đại học 01 bản gốc.
Phòng Sau đại học chịu trách nhiệm phô tô 01 bản cho Hệ Quản lý học viên
sau đại học (Hệ 5) và 01 bản cho bộ môn.
Thi vấn đáp (bảo vệ tiểu luận): điểm thi vấn đáp phải công bố công khai
ngay sau mỗi buổi thi, phiếu điểm có chữ ký của hai cán bộ chấm thi và bộ
môn được giáo viên phụ trách môn học nộp cho Phòng Sau đại học 01 bản
gốc, Phòng Sau đại học phô tô cho Hệ 5 một bản, cho Bộ môn 01 bản.
Đào tạo theo học chế tín chỉ, học viên có điểm môn học không đạt yêu,
phải đăng ký học lại môn học từ đầu (không tổ chức thi lại). Học viên có môn
học đã đạt yêu cầu có thể đăng ký học lại môn học đó từ đầu để nhận kết quả
học tập cao hơn. Học viên phải tự túc kinh phí trong cả hai trường hợp trên.
Đối với học chế niên khoá, những học viên có điểm môn học không đạt
yêu cầu được dự thi kết thúc môn học lại lần thứ hai (điểm quá trình không
thay đổi). Lịch thi lại phải được ấn định và công bố ngay từ đầu học kỳ trong
thời khoá biểu và bảo đảm ít nhất sau 4 tuần kể từ kỳ thi lần thứ nhất. Khi này,
điểm môn học được tính lại theo điểm thi kết thúc môn học lần thứ hai và phải
ghi rõ là điểm lần hai. Với kết quả thi lại mà điểm môn học vẫn không đạt yêu
cầu, học viên phải học lại môn học đó cùng với khoá kế tiếp. Tổ chức thi lại
do Phòng Sau đại học triển khai theo quy định chung (đề thi lại do Phòng
Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo thống nhất với bộ môn
xây dựng).
Điều 48. Dự thi kết thúc môn học
1. Điều kiện dự thi:
a.) Học viên được dự kỳ thi kết thúc môn học khi đáp ứng quy định học
tập của môn học đó. Quy định học tập của môn học do giáo viên phụ trách
giảng dạy môn học quyết định và phải phổ biến cho học viên trong đề cương
chi tiết vào giờ giảng dạy đầu tiên của môn học.
b) Học viên không đáp ứng quy định học tập của môn học sẽ bị cấm thi:
học viên bị cấm thi sẽ bị điểm tổng kết “0” đối với môn học đó.
19

2) Vắng thi: học viên vắng thi không phép sẽ bị điểm “0” cho điểm thi
kết thúc môn học.
3) Hoãn thi: Trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể tham dự được
kỳ thi kết thúc môn học, học viên phải làm đơn xin hoãn thi và nộp cho Phòng
Sau đại học trước buổi thi kết thúc môn học. Trường hợp đặc biệt (ốm đau, tai
nạn...), học viên có thể nộp đơn hoãn thi kèm minh chứng liên quan trong
vòng 5 ngày (chỉ tính ngày làm việc) kể từ ngày thi kết thúc môn học.
Học viên được xem xét hoãn thi khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Học viên đã đăng ký, được xếp thời khóa biểu và hoàn thành các phần
bắt buộc của môn học như: đi học đầy đủ, dự các lần kiểm tra, hoàn tất các
phần thí nghiệm, thực hành....
- Đã nộp đủ học phí của học kỳ tương ứng.
- Không bị giảng viên phụ trách giảng dạy môn học đề nghị cấm thi.
- Có đơn xin hoãn thi.
Học viên hoãn thi môn học nào thì được phép dự thi môn học đó vào học
kỳ kế tiếp khi môn học được mở. Nếu trường hợp môn học không còn tồn tại
(không có trong chương trình đào tạo các khóa tiếp theo) thì học viên được
phép học môn học khác thay thế (theo điểm 5, Điều 41 của Quy định này).
Để được dự thi kết thúc môn học đã hoãn thi, học viên phải nộp đơn xin
dự thi (kèm đơn xin hoãn thi đã được phê duyệt chấp thuận) cho Phòng Sau
đại học ít nhất 30 ngày trước ngày thi kết thúc môn học khi môn học đó được
mở vào học kỳ tiếp theo.
4. Miễn thi: Miễn thi là một hình thức thưởng điểm cho các học viên:
đăng ký học môn học và đã hoàn thành xuất sắc các phần yêu cầu bắt buộc của
môn học; đặc biệt đạt điểm cao trong các kỳ kiểm tra thường xuyên, có báo
cáo chuyên đề cấp Học viện, cấp quốc gia về lĩnh vực trực tiếp liên quan tới
môn học. Khi hội đủ điều kiện, cán bộ giảng dạy và bộ môn quản lý môn học
làm thủ tục miễn thi và điểm tổng kết môn học chính thức trình Khoa phê
duyệt, sau đó nộp cho Phòng Sau đại học.
Điều 49. Quản lý điểm môn học
1. Nộp điểm đánh giá môn học: Giáo viên giao điểm tổng kết đánh giá
môn học cho Phòng Sau đại học muộn nhất sau 14 ngày kể từ ngày thi. Quá
thời hạn này, Phòng Sau đại học sẽ gửi giấy báo nhắc nhở nộp điểm trễ hạn
lần thứ nhất tới Khoa phụ trách môn học.
2. Nếu quá 30 ngày, kể từ ngày thi, giáo viên vẫn chưa nộp điểm, Phòng
Sau đại học gửi giấy báo nhắc nhở nộp điểm trễ hạn lần thứ hai tới Khoa phụ
trách môn học, đồng thời thông báo việc nộp điểm trễ hạn tới các cơ quan liên
quan (theo dõi thi đua, khen thưởng).
3. Nhận phiếu điểm và xác nhận giao phiếu điểm: Phòng Sau đại học
nhận phiếu điểm gốc, đồng thời xác nhận vào bản sao để bộ môn phụ trách
môn học và Hệ Quản lý học viên sau đại học lưu trữ.
20

4. Thông báo điểm cho học viên:
- Bộ môn phụ trách môn học, Hệ Quản lý học viên sau đại học niêm yết
bảng điểm trên bảng thông báo của bộ môn, Hệ.
- Phòng Sau đại học thông báo điểm cho học viên trên bảng thông báo
hoặc trên Website của Phòng.
Điều 50. Cải thiện điểm đánh giá môn học
1. Học viên có quyền đăng ký học lại các môn học đã đạt yêu cầu ( ≥ 5
điểm) (ngoại trừ môn học “Thực hiện đề cương luận văn”, “Chuyên đề luận
văn”) để cải thiện điểm cho môn học liên quan. Thủ tục đăng ký học lại môn
học để cải thiện điểm giống như thủ tục đăng ký môn học lần đầu.
2. Điểm đánh giá môn học tương ứng với các lần học lại được ghi đầy đủ
trong bảng điểm tích lũy môn học. Kết quả cao nhất trong các lần học sẽ được
chọn để tính điểm trung bình tích lũy toàn khóa học.
Điều 51. Những thay đổi trong quá trình đào tạo
1. Tạm dừng học, tiếp tục học
a) Trong quá trình học tập, nếu có yêu cầu và còn thời gian đào tạo, học
viên có thể xin tạm dừng học. Để được tạm dừng học, học viên cần nộp đơn
cho Phòng Sau đại học để trình Giám đốc Học viện ra quyết định. Thời gian
tạm dừng học tối đa là 01 năm.
b) Trong thời gian tạm dừng học, tất cả các kết quả đăng ký môn học của
học viên trong học kỳ liên quan sẽ bị hủy.
c) Trường hợp tạm dừng học trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu
học kỳ và học viên đã đóng học phí thì học phí này sẽ được bảo lưu cho đến
khi tiếp tục học lại.
d) Để được tiếp tục học, học viên cần nộp đơn ít nhất một tuần trước khi
bắt đầu học kỳ mới để Phòng Sau đại học trình Giám đốc Học viện ra quyết
định cho phép tiếp tục học tập.
2. Chuyển cơ sở đào tạo:
a) Học viên được phép chuyển cơ sở đào tạo khi có các điều kiện sau
đây:
- Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc học viên
có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến cơ sở đào tạo gần nơi cư trú
để thuận lợi trong học tập.
- Xin chuyển đến cơ sở đào tạo có cùng ngành, chuyên ngành đào tạo.
- Được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ sở đào tạo nơi xin chuyển đi và nơi
xin chuyển đến.
- Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển cơ sở
đào tạo quy định tại điểm b khoản này.
b) Học viên không được phép chuyển cơ sở đào tạo khi:
- Đang học học kỳ cuối khóa.
21

- Đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
c) Thủ tục chuyển cơ sở đào tạo:
- Học viên xin chuyển cơ sở đào tạo phải làm hồ sơ xin chuyển theo quy
định của cơ sở đào tạo nơi đến.
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo nơi chuyển đến ra quyết định tiếp nhận học
viên, quyết định công nhận một phần hoặc toàn bộ các học phần mà học viên
đã học, quyết định số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh với
chương trình ở cơ sở đào tạo học viên xin chuyển đi.
3. Xử lý học vụ buộc thôi học
Học viện quyết định buộc thôi học và xóa tên học viên khỏi danh sách
học viên cao học của Học viện nếu vi phạm một trong các quy định sau đây:
a) Hết thời gian đào tạo theo quy định mà chưa hội đủ điều kiện để tốt
nghiệp và nhận bằng.
b) Không đăng ký môn học, không đóng học phí, không có đơn xin tạm
dừng học quá 01 học kỳ.
c) Đi thi hộ hoặc nhờ thi hộ.
Chương V
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
Điều 52. Tổ chức giảng dạy môn học “Thực hiện đề cương luận văn”
1. Môn học “Thực hiện đề cương luận văn” là môn học bắt buộc đối với
tất cả học viên. Học viên thực hiện môn học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của
cán bộ hướng dẫn. Thời gian thực hiện môn học “Thực hiện đề cương luận
văn” là 01 học kỳ.
2. Để được đăng ký môn học “Thực hiện đề cương luận văn”, học viên
phải tích luỹ tối thiểu 13 TC (đối với chương trình đào tạo theo phương thức
giảng dạy môn học); 08 TC (đối với chương trình đào tạo theo phương thức
nghiên cứu) của chương trình đào tạo chuyên ngành, trong đó không tính số
tín chỉ tích luỹ của các môn học Triết, Anh văn.
3. Học viên được quyền chủ động đề xuất cán bộ hướng dẫn đề cương
luận văn (học viên đã liên hệ trước và được giáo viên chấp thuận). Trường hợp
học viên không đề xuất được cán bộ hướng dẫn, học viên sẽ chịu sự phân công
của bộ môn quản lý chuyên ngành.
4. Phòng Sau đại học và khoa quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ
chức giảng dạy như sau:
a) Phòng Sau đại học cung cấp danh sách học viên liên quan cho khoa
quản lý chuyên ngành.
b) Khoa quản lý chuyên ngành chỉ đạo bộ môn quản lý chuyên ngành tổ
chức đăng ký cán bộ hướng dẫn, thực hiện đề cương luận văn; lập danh sách
22

cán bộ hướng dẫn và nộp cho Phòng Sau đại học theo thời gian quy định trong
quy trình đào tạo. Mỗi luận văn thạc sĩ có tối đa hai người hướng dẫn, trường
hợp có hai người hướng dẫn cần ghi rõ người hướng dẫn chính và người
hướng dẫn phụ.
Điều 53. Tổ chức đánh giá môn học “Thực hiện đề cương luận văn”
1. Bộ môn quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức đánh giá môn
học “Thực hiện đề cương luận văn” đối với học viên đào tạo theo phương thức
nghiên cứu.
2. Căn cứ chương trình đào tạo, môn học được tổ chức đánh giá như sau:
a) Bộ môn quản lý chuyên ngành chủ trì thực hiện đánh giá môn học.
b) Hình thức đánh giá môn học: Bộ môn quản lý chuyên ngành đề nghị
phương thức đánh giá, trình Khoa ra quyết định và báo cáo Học viện.
3. Học viên không đạt môn học phải đăng ký và đóng học phí học lại
môn học này.
Điều 54. Giao đề tài luận văn
1. Khoa quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức cho học viên thực
hiện luận văn theo quy trình đào tạo toàn khóa (Điều 37).
Theo phương thức giảng dạy môn học: giao sơ bộ luận văn vào tháng 6,
bảo vệ đề cương luận văn tháng 9, giao đề tài luận văn tháng 10 hàng năm.
Ngay sau khi được công nhận học tập theo phương thức nghiên cứu, học
viên được định hướng nhiệm vụ của đề tài và tiến hành thực hiện Đề cương
luận văn.
2. Phòng Sau đại học có trách nhiệm trình Giám đốc Học viện ra quyết
định giao đề tài và phân công cán bộ hướng dẫn cho học viên khi đáp ứng đủ
các điều kiện cần thiết trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận đề nghị của Khoa,
chuyển quyết định cho Khoa quản lý chuyên ngành và thông báo trên Website
đào tạo sau đại học, bảng thông báo tại Phòng.
3. Đối với chương trình đào tạo theo phương thức giảng dạy môn học,
thời gian thực hiện luận văn là 01 học kỳ; đối với chương trình đào tạo theo
phương thức nghiên cứu, thời gian thực hiện luận văn là 02 học kỳ.
Điều 55. Thay đổi thực hiện luận văn
Trường hợp có yêu cầu, học viên và cán bộ hướng dẫn được quyền đề
nghị thay đổi thực hiện luận văn theo quy định như sau:
1. Điều chỉnh tên đề tài: học viên phải có đơn được chấp thuận của cán
bộ hướng dẫn, bộ môn quản lý chuyên ngành và nộp cho Phòng Sau đại học
muộn nhất 30 ngày trước thời hạn hoàn thành luận văn (trong đợt kiểm tra tiến
độ luận văn lần hai). Phòng Sau đại học trình Giám đốc Học viện quyết định
điều chỉnh tên đề tài trước khi đến hạn nộp luận văn ít nhất 3 ngày.
2. Thay đổi đề tài, thay đổi cán bộ hướng dẫn: học viên phải có đơn nộp
cho Phòng Sau đại học và thực hiện lại toàn bộ các thủ tục liên quan đến việc
23

đăng ký, đóng học phí và tham gia môn học “Thực hiện đề cương luận văn”,
thực hiện luận văn thạc sĩ. Học viên chỉ được thay đổi đề tài hoặc thay đổi cán
bộ hướng dẫn 01 lần trong toàn bộ khóa đào tạo.
3. Gia hạn thực hiện luận văn: Việc gia hạn thực hiện luận văn chỉ được
xem xét cho học viên còn thời gian đào tạo và có đơn được đồng ý của cán bộ
hướng dẫn, bộ môn quản lý chuyên ngành và nộp cho Phòng Sau đại học
chậm nhất 30 ngày trước thời hạn hoàn thành luận văn (trong đợt kiểm tra tiến
độ luận văn lần hai). Thời gian gia hạn hoàn thành luận văn tối đa là 1 học kỳ.
4. Học viên không hoàn thành nhiệm vụ luận văn đúng hạn sẽ bị xem xét
trừ điểm đánh giá luận văn.
Điều 56. Tổ chức giảng dạy, đánh giá môn học “Chuyên đề luận văn”
1. Môn học “Chuyên đề luận văn” là một phần của luận văn thạc sĩ đào
tạo theo phương thức nghiên cứu. Để được đăng ký môn học, học viên phải
hoàn thành môn học “Thực hiện đề cương luận văn”. Môn học “Chuyên đề
luận văn” giúp cho học viên cập nhật kiến thức liên quan trực tiếp đến đề tài
luận văn, nâng cao năng lực nghiên cứu hoặc giúp học viên giải quyết một số
nội dung liên quan tới đề tài luận văn.
2. Học viên thực hiện môn học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ
hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
3. Môn học được tổ chức đánh giá bởi hội đồng chuyên môn gồm 3-5
thành viên do bộ môn quản lý chuyên ngành đề nghị, trình khoa, Phòng Sau
đại học ra quyết định thành lập. Điểm môn học là trung bình cộng điểm của
cán bộ hướng dẫn, 2 cán bộ phản biện và điểm của các thành viên hội đồng có
mặt tại buổi đánh giá “Chuyên đề luận văn”.
Điều 57. Kiểm tra tiến độ, thời gian và kế hoạch bảo vệ luận văn
1. Học viên thực hiện đúng quy trình đào tạo chuẩn được kiểm tra tiến độ
thực hiện luận văn 2 lần, kế hoạch kiểm tra được đưa vào kế hoạch thực hiện
luận văn và thông báo cho học viên, giáo viên hướng dẫn, khoa quản lý
chuyên ngành ngay khi giao đề tài luận văn. Thành phần kiểm tra gồm các
chuyên gia của khoa trong các lĩnh vực thuộc chuyên ngành, đề tài nghiên
cứu, đại diện khoa quản lý chuyên ngành, Phòng Sau đại học, cán bộ hướng
dẫn, học viên thực hiện.
Ngoài nội dung kiểm tra tiến độ, cần đạt được yêu cầu sau:
- Kiểm tra lần một: định hướng cụ thể nội dung, yêu cầu của luận văn cần
đạt được để đảm bảo chất lượng luận văn.
- Kiểm tra lần hai (trước khi hết hạn thực hiện luận văn ít nhất 01 tháng):
kết luận được khả năng hoàn thành luận văn đúng hạn, có chất lượng để có thể
cho phép bảo vệ đúng kế hoạch hay không.
2. Bảo vệ luận văn tốt nghiệp được tiến hành 4 đợt trong một năm vào
khoảng thời gian từ ngày 15 đến 30 của tháng cuối quý. Những học viên bảo
24

vệ luận văn tốt nghiệp sớm hoặc chậm so với tiến độ quy trình đào tạo chuẩn
đã ấn định khi giao đề tài luận văn tốt nghiệp thì đều phải làm đơn.
- Học viên nộp đơn xin bảo vệ (theo mẫu) trước 1 tháng 15 ngày (để
thành lập hội đồng bảo vệ), nộp quyển luận văn tốt nghiệp và hồ sơ bảo vệ
trước 01 tháng (để chấm phản biện, xếp lịch bảo vệ) tính đến ngày 15 của
tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, 12).
Điều 58. Điều kiện được bảo vệ luận văn
1. Đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh với một trong các chứng chỉ, văn
bằng sau:
- Đạt trình độ TOEFL ITP 450, TOEFL iBT 45 hoặc IELTS 4.5 trở lên
hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ.
- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh; bằng tốt nghiệp đại học tại
nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy là tiếng Anh; bằng tốt
nghiệp đại học trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy chuyên môn
là tiếng Anh, không qua phiên dịch.
2. Đã học xong và đạt yêu cầu các học phần trong chương trình đào tạo.
3. Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên
hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn.
5. Nộp luận văn đúng thời hạn theo quy trình đào tạo.
6. Luận văn được cán bộ hướng dẫn và ít nhất 01 cán bộ phản biện đồng
ý cho bảo vệ.
7. Trường hợp 02 cán bộ phản biện đều không đồng ý cho học viên bảo
vệ thì bộ môn quản lý chuyên ngành tổ chức họp với cán bộ hướng dẫn luận
văn và 02 cán bộ phản biện để xem xét về việc có cho phép học viên bảo vệ
luận văn hay không. Chỉ khi ý kiến kết luận của cuộc họp đồng ý cho phép
học viên bảo vệ luận văn thì bộ môn quản lý chuyên ngành mới đưa học viên
vào danh sách được phép bảo vệ. Bộ môn quản lý chuyên ngành có trách
nhiệm thông báo cho Phòng Sau đại học các học viên không được phép bảo vệ
(kèm theo biên bản cuộc họp) ít nhất là 3 ngày trước ngày tổ chức bảo vệ luận
văn để không đưa các học viên đó vào danh sách bảo vệ.
Điều 59. Phản biện, thành lập hội đồng đánh giá luận văn
Việc phản biện, thành lập hội đồng đánh giá luận văn được tổ chức thực
hiện như sau:
1. Muộn nhất là 15 ngày trước thời hạn hoàn thành luận văn, Phòng Sau
đại học có trách nhiệm chuyển cho khoa quản lý chuyên ngành toàn bộ danh
sách học viên đủ điều kiện phản biện luận văn của đợt bảo vệ liên quan (đã
xem xét các trường hợp gia hạn thực hiện luận văn của học kỳ trước và học kỳ
liên quan).
25

2. Sau một tuần, bộ môn quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phân công
cán bộ phản biện, đề nghị hội đồng đánh giá luận văn, đề nghị thời gian tổ
chức bảo vệ luận văn, trình Khoa phê duyệt và gửi danh sách về Phòng Sau
đại học.
3. Phòng Sau đại học có trách nhiệm thực hiện các thủ tục trình Giám đốc
Học viện ra quyết định thành lập hội đồng đánh giá luận văn (kèm phân công
phản biện), gửi văn bản thành lập hội đồng cho bộ môn quản lý chuyên ngành
trước ngày thu luận văn; gửi hồ sơ bảo vệ cho bộ môn quản lý chuyên ngành
chậm nhất 3 ngày trước thời gian tổ chức bảo vệ.
4. Hội đồng đánh giá luận văn có 5 thành viên, gồm: 01 chủ tịch, 01 thư
ký, 02 phản biện và 01 uỷ viên, trong đó có ít nhất 2 thành viên ở ngoài cơ sở
đào tạo. Mỗi thành viên Hội đồng chỉ được đảm nhận một chức trách trong
Hội đồng. Người hướng dẫn khoa học không là thành viên Hội đồng.
5. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng:
a) Các thành viên hội đồng là người không có quan hệ cha, mẹ, vợ,
chồng, con, anh chị em ruột, là cấp dưới trực tiếp của người bảo vệ luận văn.
b) Các thành viên Hội đồng phải có bằng tiến sĩ, hoặc tiến sĩ khoa học,
hoặc chức danh giáo sư, hoặc phó giáo sư chuyên ngành phù hợp, am hiểu
những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn.
c) Chủ tịch Hội đồng phải là người có năng lực và uy tín chuyên môn, có
kinh nghiệm trong tổ chức điều hành công việc của Hội đồng.
d) Người phản biện phải là người am hiểu đề tài luận văn. Người phản
biện không được là đồng tác giả với người bảo vệ trong các công trình công
bố có liên quan đến đề tài luận văn (nếu có).
Điều 60. Chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận văn
Phòng Sau đại học và khoa, bộ môn quản lý chuyên ngành có trách
nhiệm chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận văn, bao gồm:
1. Phòng Sau đại học cung cấp cho bộ môn quản lý chuyên ngành hồ sơ
bảo vệ luận văn, bao gồm:
a) Quyết định thành lập hội đồng đánh giá luận văn.
b) Biểu mẫu “Biên bản họp Hội đồng đánh giá luận văn”.
c) Biểu mẫu “Phiếu chấm điểm bảo vệ luận văn”.
d) Biểu mẫu “Biên bản họp ban kiểm phiếu chấm điểm bảo vệ luận văn”.
e) Một số văn bản khác minh chứng kết quả nghiên cứu của học viên
(nếu có).
2. Khoa, bộ môn quản lý chuyên ngành:
- Khi đến hạn: kiểm tra (hình thức, chất lượng, số lượng theo quy định
thống nhất trong toàn Học viện) và thu quyển luận văn của học viên đủ điều
kiện bảo vệ.
26

Học viên nộp tối thiểu 05 quyển thuyết minh luận văn theo quy cách đã
hướng dẫn (cho 5 thành viên hội đồng), kèm theo nhận xét của cán bộ hướng
dẫn luận văn có ý kiến đồng ý cho bảo vệ.
- Lập kế hoạch tổ chức bảo vệ.
- Gửi hồ sơ (giấy mời chấm phản biện, giấy mời tham gia hội đồng, quyết
định thành lập hội đồng, thuyết minh luận văn, lịch bảo vệ...) đến các thành
viên hội đồng, Thời gian tối thiểu để cán bộ phản biện viết nhận xét luận văn
không được ít hơn 7 ngày (tính đến ngày bảo vệ). Gửi hồ sơ bảo vệ cho thư ký
hội đồng.
- Thông báo lịch bảo vệ cho học viên, Phòng Sau đại học để đăng tin trên
trang Web đào tạo sau đại học.
- Chuẩn bị phòng có đủ phương tiện làm việc cần thiết để tổ chức bảo vệ
hoặc đề nghị các cơ quan có liên quan cung cấp phòng bảo vệ.
3. Học viên không được phép tham gia vào quá trình chuẩn bị tổ chức
bảo vệ luận văn.
Điều 61. Tổ chức bảo vệ, đánh giá luận văn
1. Luận văn thạc sĩ được đánh giá công khai tại Hội đồng chấm luận văn.
Buổi bảo vệ và đánh giá luận văn được thực hiện theo quy trình sau:
a) Thư ký hội đồng công bố văn bản quyết định thành lập hội đồng, chủ
tịch hội đồng thống nhất quy trình làm việc.
b) Hội đồng đánh giá luận văn theo trình tự: học viên trình bày luận văn;
hội đồng, khách mời tham dự (nếu có) đặt câu hỏi; học viên trả lời câu hỏi; thư
ký, cán bộ phản biện đọc nhận xét; hội đồng cho điểm đánh giá luận văn.
c) Hội đồng tổng kết kết quả bảo vệ, hoàn tất hồ sơ bảo vệ và công bố kết
quả cho học viên.
d) Hội đồng bàn giao hồ sơ bảo vệ luận văn cho bộ môn quản lý chuyên
ngành. Bộ môn quản lý chuyên ngành bàn giao hồ sơ bảo vệ cho Phòng Sau
đại học trong vòng 5 ngày (chỉ tính ngày làm việc) sau ngày bảo vệ cuối cùng.
2. Các thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính
trung thực của các nhận xét, đánh giá của mình về luận văn.
3. Không thành lập hội đồng bảo vệ thử luận văn thạc sĩ.
4. Không tiến hành bảo vệ luận văn khi xảy ra một trong các trường hợp
sau:
a) Khi học viên lúc bảo vệ không đủ sức khoẻ.
b) Vắng mặt Chủ tịch hội đồng hoặc Thư ký Hội đồng.
c) Vắng mặt phản biện có ý kiến không tán thành luận văn.
d) Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên.
5. Giám đốc Học viện quy định cách cho điểm đánh giá luận văn, thủ tục
hồ sơ buổi bảo vệ, yêu cầu đối với bản nhận xét luận văn, biên bản bảo vệ và
hướng dẫn các thành viên Hội đồng thực hiện (theo Hướng dẫn đánh giá cho
27

điểm luận văn tốt nghiệp cao học đã được Giám đốc Học viện phê duyệt ngày
14/12/2007).
Điểm chấm luận văn của từng thành viên theo thang điểm 10, lẻ đến 0,5
điểm. Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên Hội
đồng chấm luận văn có mặt và lấy đến hai chữ số thập phân.
6. Học viện tổ chức đánh giá luận văn theo khóa học và theo ngành,
chuyên ngành.
Điều 62. Bảo vệ luận văn không đạt yêu cầu, bảo vệ lần 2
1. Luận văn được đánh giá không đạt yêu cầu nếu điểm trung bình đánh
giá luận văn của Hội đồng chấm luận văn dưới 5 điểm.
2. Học viên bảo vệ luận văn lần thứ nhất không đạt yêu cầu, được bảo vệ
lần 2 vào các kỳ tổ chức bảo vệ trong năm của Học viện. Không tổ chức bảo
vệ luận văn lần thứ ba.
3. Học viên bảo vệ luận văn lần 2 phải thanh toán toàn phần kinh phí bảo
vệ liên quan. Nếu bảo vệ lần 2 cũng không đạt, học viên phải thực hiện đề tài
mới. Để được thực hiện đề tài mới, học viên phải thực hiện đầy đủ các thủ tục
đăng ký lại môn học “Thực hiện đề cương luận văn” và thực hiện luận văn
cùng khóa kế tiếp.
Điều 63. Sửa chữa và nộp lưu chiểu luận văn
1. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày bảo vệ thành công luận văn, học viên
có trách nhiệm sửa chữa luận văn (nếu có) theo yêu cầu của Hội đồng. Sau khi
hoàn tất việc chỉnh sửa, học viên trình luận văn cho chủ tịch hội đồng và chủ
nhiệm bộ môn, khoa quản lý chuyên ngành ký xác nhận.
2. Chỉ có những luận văn có đầy đủ xác nhận của cán bộ hướng dẫn, chủ
tịch hội đồng, bộ môn và khoa quản lý chuyên ngành mới nộp tại thư viện Học
viện (2 quyển cùng đĩa mềm).
Điều 64. Công nhận, xếp hạng tốt nghiệp
1. Học viên được công nhận tốt nghiệp cao học và cấp bằng thạc sĩ nếu
hội đủ các điều kiện:
a) Có đủ điều kiện quy định tại Điều 58.
b) Bảo vệ luận văn đạt yêu cầu.
c) Trường hợp học viên học chương trình đào tạo theo phương thức
nghiên cứu đã bảo vệ thành công luận văn, nhưng không thể hoàn thành báo
cáo khoa học, để được cấp bằng thạc sĩ, học viên phải hoàn tất đầy đủ số tín
chỉ môn học quy định đối với chương trình đào tạo theo phương thức giảng
dạy môn học trong thời hạn của khóa đào tạo chuyên ngành liên quan.
2. Xếp hạng tốt nghiệp cho học viên được thực hiện căn cứ vào điểm
trung bình tích lũy chuyên ngành (ĐTBTLN) theo thang điểm đánh giá như
sau: Xuất sắc ( 9 ≤ ĐTBTLN ≤ 10 ), Giỏi ( 8 ≤ ĐTBTLN < 9 ), Khá ( 7 ≤ ĐTBTLN < 8 ),
Trung bình khá ( 6 ≤ ĐTBTLN < 7 ), Trung bình ( 5 ≤ ĐTBTLN < 6 ). ĐTBTLN là
28

trung bình cộng tính theo hệ số (số TC của học phần) của tất cả các điểm tổng
kết học phần thuộc chương trình đào tạo chuyên ngành liên quan (kể cả các
học phần được bảo lưu, miễn học, miễn thi). ĐTBTLN được tính theo thang
điểm 10 và lấy đến 01 chữ số thập phân, không làm tròn.
3. Học viên đạt ĐTBTLN thuộc loại “Giỏi”, “Xuất sắc” bị hạ 1 bậc xếp
hạng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có thời gian đào tạo vượt quá thời gian đào tạo chính thức (2 năm).
b) Có số tín chỉ học lại vượt quá 10% tổng số tín chỉ của chương trình
đào tạo.
c) Bị kỷ luật trong thời gian đào tạo từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Điều 65. Cấp bằng thạc sĩ
1. Để hoàn tất thủ tục cấp bằng và ra trường, học viên cần nộp hồ sơ cho
Phòng Sau đại học, bao gồm:
a) Lý lịch khoa học (theo mẫu).
b) Phiếu xác nhận nộp luận văn theo quy định của Thư viện Học viện.
c) 02 ảnh 3x4.
d) Phiếu đánh giá khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành liên quan (nếu có).
2. Thời gian nộp hồ sơ cấp văn bằng thạc sĩ: trong vòng một tuần sau khi
bảo vệ luận văn tốt nghiệp đạt yêu cầu.
3. Học viện tổ chức cấp văn bằng thạc sĩ và bảng điểm toàn khóa 01 đợt:
tháng 9 hàng năm.
Chương VI
THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 66. Thanh tra, kiểm tra
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Học viện thực hiện thanh tra,
kiểm tra công tác tuyển sinh, công tác tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc
sĩ tại Học viện theo các quy định hiện hành.
Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm: Các hoạt động trong tuyển sinh;
quá trình đào tạo, cấp bằng. Kết luận thanh tra, kiểm tra và các kiến nghị (nếu
có) sẽ được thông báo bằng văn bản theo các quy định.
Điều 67. Khiếu nại, tố cáo
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về hoạt động vi
phạm quy chế, quy định của cơ sở đào tạo, về gian lận của học viên, về sai
phạm trong thực hiện chương trình đào tạo, về quá trình tổ chức và quản lý
đào tạo.
29

Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật
khiếu nại, tố cáo.
Điều 68. Xử lý vi phạm
1. Xử lý cán bộ vi phạm quy chế trong tuyển sinh: Người tham gia công
tác tuyển sinh có hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong khi làm nhiệm
vụ hoặc sau khi thi tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ vi phạm
sẽ bị xử lý kỷ luật theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban
hành hàng năm.
2. Xử lý thí sinh vi phạm quy chế trong tuyển sinh: Thí sinh có hành vi vi
phạm quy chế (bị phát hiện trong hoặc sau kỳ tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ,
tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo Quy chế tuyển sinh đại học,
cao đẳng hệ chính quy ban hành hàng năm.
3. Xử lý vi phạm trong chấm thi tuyển sinh:
a) Ban Thư ký, Ban Chấm thi có trách nhiệm phát hiện và báo cáo
Trưởng ban Chấm thi những bài thi có biểu hiện vi phạm quy định cần xử lý,
kể cả các trường hợp không có biên bản của Ban Coi thi.
b) Sau khi Trưởng ban Chấm thi xem xét và kết luận về các trường hợp
vi phạm thì xử lý theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ
chính quy ban hành hàng năm.
4. Xử lý học viên vi phạm quy định về thi, kiểm tra học phần, luận văn:
a) Trong khi kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, thi
giữa học phần, thi kết thúc học phần nếu vi phạm quy định, học viên sẽ bị xử
lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm như quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Học viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức
đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc
thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
5. Xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý đào tạo
Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm một trong các hành vi vi phạm Quy định
này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại thì
phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 69. Điều khoản thi hành
1. Quy định này được áp dụng đối với học viên cao học được tuyển sinh
từ năm 2010.
30

2. Đối với học viên học tập trung tại Học viện sẽ áp dụng hình thức đào tạo
theo học chế tín chỉ. Áp dụng hình thức đào tạo theo niên chế đối với học viên
không tập trung.
3. Mọi thay đổi, điều chỉnh hoặc bổ sung Quy định này trong quá trình tổ
chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện do Giám đốc Học viện
quyết định./.
GIÁM ĐỐC
(Đã ký)
Trung tướng Phạm Thế Long
31

PHẦN II. MỘT SỐ THAY ĐỔI TRONG QUY ĐỊNH TẠM THỜI
ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
Số:

/HD-SĐH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2011

MỘT SỐ THAY ĐỔI TRONG
QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ
Ngày 28 tháng 02 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký
Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ
(sau đây gọi tắt là Thông tư 10). Để các đơn vị, cán bộ, giảng viên và học viên
thống nhất thực hiện Quy định tạm thời đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện,
Phòng Sau đại học hướng dẫn một số nội dung điều chỉnh, sửa đổi của Quy
định này cho phù hợp với Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định của
Bộ Quốc phòng và điều kiện cụ thể của Học viện Kỹ thuật Quân sự (viết tắt là
Học viện) như sau:
1. Khoản 3 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
3. Quy định này áp dụng đối với các đối tượng tham gia đào tạo trình độ
thạc sĩ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, bao gồm: Phòng Sau đại học; các khoa
chuyên ngành; Hệ Sau đại học; Hệ Quốc tế; Các tổ chức, cá nhân có liên quan
đến quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện; Các học viên cao học trúng
tuyển từ năm 2011 (Cao học từ khóa 23).
2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1,5 đến hai năm học.
a) Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ năm
năm trở lên, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tối thiểu là 1 năm học.
b) Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 4,5
trở xuống, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 1,5 đến 2 năm học.
c) Thời gian tối đa để bảo lưu kết quả học tập là 1 năm học.
3. Điểm b Khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
b) Giảng viên có chức danh giáo sư được hướng dẫn tối đa bảy (7) học
viên; giảng viên có chức danh phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học được
32

hướng dẫn tối đa năm (5) học viên; giảng viên có bằng tiến sĩ được hướng dẫn
tối đa ba (3) học viên trong cùng thời gian, kể cả của cơ sở đào tạo khác.
4. Khoản 2 và Khoản 4 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
2. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thời lượng 40 tín chỉ (TC).
Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc 30 - 45 tiết
thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận hoặc 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở hoặc
45 - 60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu
được một tín chỉ, học viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
4. Cấu trúc chương trình:

4

Các khối
kiến thức
Các môn học chung:
- Triết học
- Tiếng Anh
Các môn bắt buộc:
- Cơ sở chuyên ngành
- Chuyên ngành
Các môn tự chọn:
- Cơ sở chuyên ngành
- Chuyên ngành
Đề cương luận văn

5

Luận văn

TT
1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
3

Phương thức
giảng dạy môn học
5TC
2TC
3TC
17TC
11TC
6TC

Phương thức nghiên cứu
5TC
2TC
3TC
11TC
11TC
8/36TC

8TC

Tổng:

10/30TC

2TC
8TC – Thực hiện luận văn
6TC – Hoạt động khoa học (như
tham gia hội thảo, hướng dẫn sinh
viên NCKH, tham gia đề tài
NCKH...), chuyên đề luận văn.
Bắt buộc có ít nhất 1 bài báo hoặc
báo cáo khoa học trở lên được
đăng toàn văn trên tuyển tập
HNKH các nhà nghiên cứu trẻ của
Học viện.
40 TC

40 TC

- Học phần tự chọn của chương trình đào tạo được tách thành 2 phần tự
chọn cho cơ sở chuyên ngành và chuyên ngành.
- Riêng đối với 2 chuyên ngành “Chỉ huy, quản lý kỹ thuật” và “Quản lý
khoa học và công nghệ”, phần cơ sở chuyên ngành bắt buộc là 8 TC và phần
chuyên ngành bắt buộc là 9 TC.
- Môn Tiếng Anh: Giám đốc Học viện quyết định khối lượng học tập hỗ
trợ để học viên có thể tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ học tập và trao
đổi khoa học.
33

5. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Nội dung chi tiết, khối lượng các thành phần môn học được thể hiện
trong đề cương chi tiết của môn học. Đề cương chi tiết và kế hoạch giảng dạy
môn học được biên soạn theo mẫu quy định của Phòng Sau đại học, phải được
giáo viên phụ trách môn học công bố rộng rãi cho học viên, trong vòng 1 tuần
từ khi môn học được bắt đầu.
6. Điểm a Khoản 1 Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Học viên được dự kỳ thi kết thúc môn học khi đáp ứng quy định học
tập của môn học đó và thời gian nghỉ học không quá 20% tổng số thời gian
quy định của môn học. Quy định học tập của môn học do giáo viên phụ trách
giảng dạy môn học quyết định và phải phổ biến cho học viên trong đề cương
chi tiết vào giờ giảng dạy đầu tiên của môn học.
7. Khoản 1 Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Khoa quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức cho học viên thực
hiện luận văn theo quy trình đào tạo toàn khóa (Điều 37).
Ngay sau khi được công nhận học tập theo phương thức nghiên cứu, học
viên được định hướng nhiệm vụ của đề tài và tiến hành thực hiện Đề cương
luận văn.
8. Khoản 1 Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Học viên thực hiện đúng quy trình đào tạo chuẩn sẽ kiểm tra kết quả
thực hiện luận văn, kế hoạch kiểm tra được đưa vào kế hoạch thực hiện luận
văn và thông báo cho học viên, giáo viên hướng dẫn, khoa/viện quản lý
chuyên ngành ngay khi giao đề tài luận văn. Thành phần kiểm tra gồm các
chuyên gia của khoa trong các lĩnh vực thuộc chuyên ngành, đề tài nghiên
cứu, đại diện khoa quản lý chuyên ngành, Phòng Sau đại học, cán bộ hướng
dẫn, học viên thực hiện.
Nội dung kiểm tra kết quả thực hiện luận văn, cần đạt được yêu cầu sau:
- Đánh giá khối lượng, hàm lượng khoa học của luận văn.
- Cho phép bảo vệ đúng kế hoạch hay không.
9. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều kiện bảo vệ luận văn:
a) Đã học xong và đạt yêu cầu các học phần trong chương trình đào tạo;
b) Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên
hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn.
d) Nộp luận văn đúng thời hạn theo quy trình đào tạo.
e) Luận văn được cán bộ hướng dẫn và ít nhất 01 cán bộ phản biện đồng
ý cho bảo vệ.
f) Trường hợp 02 cán bộ phản biện đều không đồng ý cho học viên bảo
vệ thì bộ môn quản lý chuyên ngành tổ chức họp với cán bộ hướng dẫn luận
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013
2012 so tay hv cao hoc 2013

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISC
Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISCLuận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISC
Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISCLe Duy
 
Giáo trình lắp ráp và cài đặt máy tính
Giáo trình lắp ráp và cài đặt máy tínhGiáo trình lắp ráp và cài đặt máy tính
Giáo trình lắp ráp và cài đặt máy tínhjackjohn45
 
Huong dan do an chi tiet may sao đỏ
Huong dan do an chi tiet may sao đỏHuong dan do an chi tiet may sao đỏ
Huong dan do an chi tiet may sao đỏMạc Văn Giang
 
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...Man_Ebook
 
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]bookbooming1
 
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]bookbooming1
 
Giáo trình đào tạo visual basic 6.0 fpt software solution[bookbooming.com]
Giáo trình đào tạo visual basic 6.0   fpt software solution[bookbooming.com]Giáo trình đào tạo visual basic 6.0   fpt software solution[bookbooming.com]
Giáo trình đào tạo visual basic 6.0 fpt software solution[bookbooming.com]bookbooming1
 
Công trình biển cố định 2 trụ
Công trình biển cố định 2 trụCông trình biển cố định 2 trụ
Công trình biển cố định 2 trụimage_verification
 
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8 Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8 David Nguyen
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết nhằm phát triể...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết nhằm phát triể...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết nhằm phát triể...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết nhằm phát triể...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Da tốt nghiệp
Da tốt nghiệpDa tốt nghiệp
Da tốt nghiệpluuguxd
 
Lập trình hướng đối tượng với C++
Lập trình hướng đối tượng với C++Lập trình hướng đối tượng với C++
Lập trình hướng đối tượng với C++Trần Thiên Đại
 

La actualidad más candente (20)

Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISC
Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISCLuận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISC
Luận Văn Tính Toán Dầm Thép Tiết Diện Dạng Chữ I Chịu Xoắn Theo AISC
 
đồ áN jacket
đồ áN jacketđồ áN jacket
đồ áN jacket
 
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOTLuận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
Luận văn: Phẩm chất nghề nghiệp của sinh viên sư phạm, HOT
 
Ly thuyetdohoa
Ly thuyetdohoaLy thuyetdohoa
Ly thuyetdohoa
 
Giáo trình lắp ráp và cài đặt máy tính
Giáo trình lắp ráp và cài đặt máy tínhGiáo trình lắp ráp và cài đặt máy tính
Giáo trình lắp ráp và cài đặt máy tính
 
20235
2023520235
20235
 
Huong dan do an chi tiet may sao đỏ
Huong dan do an chi tiet may sao đỏHuong dan do an chi tiet may sao đỏ
Huong dan do an chi tiet may sao đỏ
 
Đề tài: Nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số, HAY
Đề tài: Nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số, HAYĐề tài: Nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số, HAY
Đề tài: Nghiên cứu lắp ráp máy đo tần số âm tần hiển thị số, HAY
 
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
Thiết kế mạch đo nhiệt độ sử dụng board arduino, hiển thị trên 4 led 7 thanh ...
 
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]Giáo trình tin học đại cương   đỗ thị mơ[bookbooming.com]
Giáo trình tin học đại cương đỗ thị mơ[bookbooming.com]
 
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
 
Giáo trình đào tạo visual basic 6.0 fpt software solution[bookbooming.com]
Giáo trình đào tạo visual basic 6.0   fpt software solution[bookbooming.com]Giáo trình đào tạo visual basic 6.0   fpt software solution[bookbooming.com]
Giáo trình đào tạo visual basic 6.0 fpt software solution[bookbooming.com]
 
Công trình biển cố định 2 trụ
Công trình biển cố định 2 trụCông trình biển cố định 2 trụ
Công trình biển cố định 2 trụ
 
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
Luận án: Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học...
 
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8 Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
Hướng dẫn sử dụng Mind Manager 8
 
Luận văn: Chế tạo bộ khuếch đại tạp âm thấp với cơ chế bảo vệ
Luận văn: Chế tạo bộ khuếch đại tạp âm thấp với cơ chế bảo vệLuận văn: Chế tạo bộ khuếch đại tạp âm thấp với cơ chế bảo vệ
Luận văn: Chế tạo bộ khuếch đại tạp âm thấp với cơ chế bảo vệ
 
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ  Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
Đề tài: Công tác văn thư-lưu trữ tại văn phòng huyện Mỹ Đức, 9đ
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết nhằm phát triể...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết nhằm phát triể...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết nhằm phát triể...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết nhằm phát triể...
 
Da tốt nghiệp
Da tốt nghiệpDa tốt nghiệp
Da tốt nghiệp
 
Lập trình hướng đối tượng với C++
Lập trình hướng đối tượng với C++Lập trình hướng đối tượng với C++
Lập trình hướng đối tượng với C++
 

Destacado

GOOGLE APPS HANDBOOK - sổ tay cách sử dụng các ứng dụng của Google
GOOGLE APPS HANDBOOK - sổ tay cách sử dụng các ứng dụng của GoogleGOOGLE APPS HANDBOOK - sổ tay cách sử dụng các ứng dụng của Google
GOOGLE APPS HANDBOOK - sổ tay cách sử dụng các ứng dụng của GoogleBrand Xanh
 
Lời nói đầu
Lời nói đầuLời nói đầu
Lời nói đầuTâm Thanh
 
Bao Cao Thu Viec Thu End19.3
Bao Cao Thu Viec Thu End19.3Bao Cao Thu Viec Thu End19.3
Bao Cao Thu Viec Thu End19.3guest725d07
 
Xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tiếng anh trên thiết bị android
Xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tiếng anh trên thiết bị androidXây dựng ứng dụng hỗ trợ học tiếng anh trên thiết bị android
Xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tiếng anh trên thiết bị androidTrần Võ Khôi Nguyên
 
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGhuucong
 

Destacado (6)

GOOGLE APPS HANDBOOK - sổ tay cách sử dụng các ứng dụng của Google
GOOGLE APPS HANDBOOK - sổ tay cách sử dụng các ứng dụng của GoogleGOOGLE APPS HANDBOOK - sổ tay cách sử dụng các ứng dụng của Google
GOOGLE APPS HANDBOOK - sổ tay cách sử dụng các ứng dụng của Google
 
download
downloaddownload
download
 
Lời nói đầu
Lời nói đầuLời nói đầu
Lời nói đầu
 
Bao Cao Thu Viec Thu End19.3
Bao Cao Thu Viec Thu End19.3Bao Cao Thu Viec Thu End19.3
Bao Cao Thu Viec Thu End19.3
 
Xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tiếng anh trên thiết bị android
Xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tiếng anh trên thiết bị androidXây dựng ứng dụng hỗ trợ học tiếng anh trên thiết bị android
Xây dựng ứng dụng hỗ trợ học tiếng anh trên thiết bị android
 
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONGbáo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
báo cáo thực tập thực trạng marketing online tại Athena - HUU CONG
 

Similar a 2012 so tay hv cao hoc 2013

CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019
CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019
CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019TiLiu5
 
CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019
CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019
CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019phamhieu56
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã của huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.pdf
Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã của huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.pdfĐào tạo cán bộ, công chức cấp xã của huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.pdf
Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã của huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.pdfNuioKila
 
Huong dan day va hoc trong giao duc dai hoc
Huong dan day va hoc trong giao duc dai hocHuong dan day va hoc trong giao duc dai hoc
Huong dan day va hoc trong giao duc dai hocCABean
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdf
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdfGiáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdf
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdfMan_Ebook
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà thông minh
Báo cáo đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà thông minhBáo cáo đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà thông minh
Báo cáo đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà thông minhtrongdaigia43kd
 
Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học ngành kế toán theo ...
Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học ngành kế toán theo ...Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học ngành kế toán theo ...
Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học ngành kế toán theo ...jackjohn45
 

Similar a 2012 so tay hv cao hoc 2013 (20)

CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019
CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019
CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019
 
CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019
CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019
CẨM NANG HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH_10552012092019
 
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
Luận án: Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng...
 
Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã của huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.pdf
Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã của huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.pdfĐào tạo cán bộ, công chức cấp xã của huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.pdf
Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã của huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội.pdf
 
Huong dan day va hoc trong giao duc dai hoc
Huong dan day va hoc trong giao duc dai hocHuong dan day va hoc trong giao duc dai hoc
Huong dan day va hoc trong giao duc dai hoc
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập ĐỏCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Cán Bộ Hội Chữ Thập Đỏ
 
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdf
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdfGiáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdf
Giáo trình thiết kế ô tô - Đặng Quý, Đỗ Văn Dũng, Dương Tuấn Tùng.pdf
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG  CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI ...
 
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOTLuận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
Luận văn: Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAYBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAY
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ đào tạo công chức, HAY
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC” VẬT LÍ 1...
 
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
Luận án: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra sinh viên các...
 
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAYLuận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
Luận văn: quản lý việc giảng dạy trong các trường trung cấp, HAY
 
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
Luận văn: Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của ngành ...
 
Báo cáo đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà thông minh
Báo cáo đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà thông minhBáo cáo đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà thông minh
Báo cáo đồ án tốt nghiệp thiết kế nhà thông minh
 
Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học ngành kế toán theo ...
Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học ngành kế toán theo ...Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học ngành kế toán theo ...
Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo trình độ đại học ngành kế toán theo ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...
Hoàn Thiện Quy Trình Và Phương Pháp Lập Dự Toán Thu, Chi Hoạt Động Tại Bệnh V...
 

Último

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 

2012 so tay hv cao hoc 2013

  • 1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ __________________________ SỔ TAY HỌC VỤ CAO HỌC 2012 - Địa chỉ: Số 100, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội - Điện thoại: 069 515 321; 069 515 320; 069 515 319 - Fax: 04 3 8361789. - E-mail: phongsdh.kqh@moet.edu.vn - Website: www.lqdtu.edu.vn.
  • 2. LỜI NÓI ĐẦU Sổ tay học vụ cao học được phát hành vào đầu mỗi năm học nhằm cung cấp những thông tin cần thiết về đào tạo sau đại học của Học viện Kỹ thuật Quân sự để học viên cao học hoạch định, tổ chức công việc học tập của mình một cách hợp lý, đúng quy chế. Sổ tay năm 2012 bao gồm các nội dung: - Quy định tạm thời đào tạo trình độ thạc sĩ; - Một số thay đổi trong Quy định tạm thời đào tạo trình độ thạc sĩ; - Hướng dẫn thực hiện Luận văn tốt nghiệp cao học; - Các biểu mẫu học vụ thường sử dụng; - Chương trình khung các chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ. Để công tác học vụ cao học được vận hành một cách hiệu quả, chúng tôi rất mong đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, khoa, cơ quan và học viên tìm hiểu kỹ Sổ tay học vụ cao học 2012, qua đó cùng trao đổi, góp ý nhằm làm hoàn chỉnh hơn các quy định về đào tạo sau đại học của Học viện. Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc, xin gửi về Ban Quản lý đào tạo Phòng Sau đại học, hoặc qua E-mail theo địa chỉ: phongsdh.kqh@moet.edu.vn Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
  • 3. 2 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................................. 2 PHẦN I. QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG ......................................................................................... 8 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ............................................................. 8 Điều 2. Mục tiêu đào tạo .................................................................................................... 8 Điều 3. Thời gian đào tạo ................................................................................................... 8 Chương II. CƠ SỞ ĐÀO TẠO ............................................................................................ 8 Điều 4. Giảng viên.............................................................................................................. 8 Điều 5. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên........................................................................ 9 Điều 6. Nhiệm vụ và quyền của học viên........................................................................... 9 Điều 7. Trách nhiệm của Học viện ................................................................................... 10 Chương III. TUYỂN SINH (Từ Điều 8 đến Điều 34)...................................................... 11 Chương IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO .. 11 Điều 35. Chương trình đào tạo ......................................................................................... 11 Điều 36. Cấu trúc môn học ............................................................................................... 12 Điều 37. Đề cương môn học và Kế hoạch giảng dạy ....................................................... 13 Điều 38. Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu ........................................................... 13 Điều 39. Quản lý các lớp cao học và học viên ................................................................. 13 Điều 40. Đăng ký học chương trình đào tạo theo phương thức nghiên cứu..................... 14 Điều 41. Đăng ký môn học ............................................................................................... 14 Điều 42. Bảo lưu, đăng ký tiếp tục môn học .................................................................... 15 Điều 43. Tổ chức giảng dạy môn học............................................................................... 16 Điều 44. Tổ chức giảng dạy thực hành, thí nghiệm.......................................................... 16 Điều 45. Nghỉ dạy, dạy bù ................................................................................................ 16 Điều 46. Đánh giá môn học .............................................................................................. 17 Điều 47. Tổ chức thi kết thúc môn học ............................................................................ 17 Điều 48. Dự thi kết thúc môn học..................................................................................... 18 Điều 49. Quản lý điểm môn học....................................................................................... 19 Điều 50. Cải thiện điểm đánh giá môn học ...................................................................... 20 Điều 51. Những thay đổi trong quá trình đào tạo ............................................................. 20 Chương V. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ................ 21 Điều 52. Tổ chức giảng dạy môn học “Thực hiện đề cương luận văn” ........................... 21 Điều 53. Tổ chức đánh giá môn học “Thực hiện đề cương luận văn” ............................. 22 Điều 54. Giao đề tài luận văn ........................................................................................... 22 Điều 55. Thay đổi thực hiện luận văn............................................................................... 22 Điều 56. Tổ chức giảng dạy, đánh giá môn học “Chuyên đề luận văn”........................... 23
  • 4. 3 Điều 57. Kiểm tra tiến độ, thời gian và kế hoạch bảo vệ luận văn................................... 23 Điều 58. Điều kiện được bảo vệ luận văn......................................................................... 24 Điều 59. Phản biện, thành lập hội đồng đánh giá luận văn .............................................. 24 Điều 60. Chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận văn...................................................................... 25 Điều 61. Tổ chức bảo vệ, đánh giá luận văn .................................................................... 26 Điều 62. Bảo vệ luận văn không đạt yêu cầu, bảo vệ lần 2 .............................................. 27 Điều 63. Sửa chữa và nộp lưu chiểu luận văn .................................................................. 27 Điều 64. Công nhận, xếp hạng tốt nghiệp ........................................................................ 27 Điều 65. Cấp bằng thạc sĩ ................................................................................................. 28 Chương VI. THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM ............................................................................................................... 28 Điều 66. Thanh tra, kiểm tra............................................................................................. 28 Điều 67. Khiếu nại, tố cáo ................................................................................................ 28 Điều 68. Xử lý vi phạm .................................................................................................... 29 Chương VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................................ 29 Điều 69. Điều khoản thi hành........................................................................................... 29 PHẦN II. MỘT SỐ THAY ĐỔI TRONG QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ 1. Khoản 3 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau: .......................................................... 31 2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:......................................................................... 31 3. Điểm b Khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: ............................................. 31 4. Khoản 2 và Khoản 4 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:..................................... 32 5. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:....................................................................... 33 6. Điểm a Khoản 1 Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau: ........................................... 33 7. Khoản 1 Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau: ........................................................ 33 8. Khoản 1 Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau: ........................................................ 33 9. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau:....................................................................... 33 10. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:..................................................................... 34 11. Khoản 2 Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau: ...................................................... 35 12. Khoản 1 Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau: ...................................................... 35 Phụ lục III. TRÌNH ĐỘ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ B1 CỦA KHUNG CHÂU ÂU ÁP DỤNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ............ 36 Phụ lục IV. DẠNG THỨC ĐỀ THI NGOẠI NGỮ TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP ĐỘ B1 CỦA KHUNG CHÂU ÂU ÁP DỤNG CHO ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ ..................... 38 PHẦN III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: ................................................................... 41 2. Kế hoạch chung thực hiện luận văn:............................................................................. 41 3. Giao sơ bộ đề tài luận văn: ........................................................................................... 41 4. Hoàn thiện đề cương luận văn: ..................................................................................... 42 5. Giao chính thức đề tài luận văn: ................................................................................... 42 6. Kiểm tra kết quả thực hiện luận văn:............................................................................ 43
  • 5. 4 7. Hoàn thiện hồ sơ bảo vệ luận văn:................................................................................ 43 8. Tổ chức bảo vệ luận văn:.............................................................................................. 44 9. Thời hạn thực hiện luận văn. ........................................................................................ 45 PHẦN IV. CÁC MẪU BIỂU HỌC VỤ THƯỜNG DÙNG Mẫu số 01-12/SĐH. Mẫu Danh sách dự kiến đề tài luận văn thạc sĩ ............................... 47 Mẫu số 02-12/SĐH. Mẫu Phiếu đăng ký thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ ...................... 48 Mẫu số 03-12/SĐH. Mẫu Đề cương luận văn thạc sĩ....................................................... 49 Mẫu số 04-12/SĐH. Mẫu Danh sách giao đề tài luận văn thạc sĩ .................................... 53 Mẫu số 05-12/SĐH. Mẫu Phiếu đánh giá kết quả thực hiện luận văn thạc sĩ........................ 54 Mẫu số 06-12/SĐH. Mẫu Đề nghị kế hoạch tổ chức bảo vệ luận văn thạc sĩ .................. 56 Mẫu số 07-12/SĐH. Mẫu Trình bày luận văn thạc sĩ ....................................................... 57 Mẫu số 08-12/SĐH. Mẫu Hồ sơ bảo vệ luận văn thạc sĩ ................................................. 69 Mẫu số 09-12/SĐH. Đề nghị giải quyết học vụ ............................................................... 77 Mẫu số 10-12/SĐH. Giấy cam kết đăng ký học theo phương thức nghiên cứu ............... 78 Mẫu số 11-12/SĐH. Đề nghị xem xét lại bài thi .............................................................. 79 Mẫu số 12-12/SĐH. Đề nghị công nhận học phần có chứng chỉ ..................................... 80 Mẫu số 13-12/SĐH. Đề nghị thay đổi thực hiện luận văn................................................ 81 Mẫu số 14-12/SĐH. Phiếu ghi điểm sau đại học.............................................................. 82 Mẫu số 15-12/SĐH. Đơn xin hủy, bổ sung học phần....................................................... 83 Mẫu số 16-12/SĐH. Đăng ký học phần............................................................................ 84 PHẦN V. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ 1. Kỹ thuật hoá học (Mã số 60 52 03 01) ......................................................................... 85 * Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 85 2. Hệ thống thông tin (Mã số 60 48 01 04)....................................................................... 86 * Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 86 * Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 87 3. Khoa học máy tính (Mã số 60 48 01 01) ...................................................................... 88 * Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 88 * Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 89 4. Cơ học vật rắn............................................................................................................... 89 * Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 89 * Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 90 5. Cơ kỹ thuật (Mã số 60 52 01 01) .................................................................................. 91 * Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 91 * Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 92 6. Kỹ thuật vật liệu (Mã số 60 52 03 09) .......................................................................... 93 * Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 93 * Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 94 7. Quản lý khoa học và công nghệ (Mã số 60 34 04 12) .................................................. 95 * Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 95
  • 6. 5 8. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Công nghệ chế tạo máy................................... 96 * Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 96 9. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Gia công áp lực ............................................... 97 * Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 97 * Phương thức nghiên cứu............................................................................................ 98 10. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Kỹ thuật cơ điện tử........................................ 99 * Phương thức giảng dạy .............................................................................................. 99 * Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 100 11. Kỹ thuật cơ khí (Mã số 60 52 01 03) - Các hệ thống quang, quang điện tử............. 101 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 101 12. Cơ kỹ thuật (Mã số 60 52 01 01) - Vũ khí................................................................ 102 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 102 13. Cơ kỹ thuật (Mã số 60 52 01 01) - Đạn.................................................................... 103 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 103 14. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - KT ôtô quân sự, ôtô máy kéo....... 104 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 104 * Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 105 15. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - Kỹ thuật động cơ nhiệt................. 106 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 106 * Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 108 16. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - Kỹ thuật xe máy công binh .......... 110 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 110 * Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 111 17. Kỹ thuật cơ khí động lực (Mã số 60 52 01 16) - Kỹ thuật tăng thiết giáp................ 113 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 113 * Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 114 18. Kỹ thuật điện tử (Mã số 60 52 02 03)....................................................................... 115 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 115 19. Kỹ thuật rađa - dẫn đường (Mã số 60 52 02 04)....................................................... 116 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 116 * Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 117 20. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Mã số 60 52 02 16) - Tự động hóa ................ 118 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 118 21. Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Mã số 60 52 02 16) - ĐK các thiết bị bay...... 119 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 119 22. Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm (Mã số 60 58 02 04)........................................ 120 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 120 23. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Mã số 60 58 02 05) Xây dựng đường ôtô và đường thành phố ........................................................................................................ 121 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 121 * Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 122 24. Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (Mã số 60 58 02 05) - Xây dựng sân bay124
  • 7. 6 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 124 * Phương thức nghiên cứu.......................................................................................... 125 25. Chỉ huy, quản lý kỹ thuật (Mã số 60 86 02 14) - Quản lý kinh tế kỹ thuật .............. 126 * Phương thức giảng dạy ............................................................................................ 126
  • 8. 7 PHẦN I. QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ BỘ QUỐC PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ Số: 3156/QĐ-HV Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy định tạm thời đào tạo trình độ thạc sĩ GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN Căn cứ Quyết định số 93-TTg ngày 20 tháng 3 năm 1979 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho trường Đại học Kỹ thuật Quân sự nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự; Căn cứ “Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ” ban hành kèm theo Quyết định số: 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2008 và Thông tư số 08/2009/TT-BGDĐT ngày 21/4/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Theo đề nghị của đồng chí Trưởng phòng Sau đại học, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho các quyết định về tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ trước đây. Điều 3. Đồng chí Trưởng phòng Sau đại học và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. GIÁM ĐỐC Nơi nhận: - Như điều 3; - Lưu: BM, P7 (2b), Kh24b. (Đã ký) Trung tướng Phạm Thế Long
  • 9. 8 BỘ QUỐC PHÒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3156/QĐ-HV ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Giám đốc Học viện) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quy định này quy định chi tiết về đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự bao gồm: cơ sở đào tạo; tuyển sinh; chương trình, tổ chức đào tạo; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm. 2. Quy định này cụ thể hóa các quy định tại Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2008 và Thông tư số 08/2009/TT-BGDĐT ngày 21/4/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Quy định này áp dụng đối với các đối tượng tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, bao gồm: Phòng Sau đại học; các khoa chuyên ngành; Hệ Sau đại học; Hệ Quốc tế; nghiên cứu sinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện. Điều 2. Mục tiêu đào tạo Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo. Điều 3. Thời gian đào tạo Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai năm học. a) Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 5 năm trở lên, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 1,5 năm học. b) Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 4,5 năm trở xuống, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 1,5 đến 2 năm học. Chương II CƠ SỞ ĐÀO TẠO Điều 4. Giảng viên 1. Giảng viên đào tạo trình độ thạc sĩ là người làm nhiệm vụ giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc hướng dẫn học viên thực hành, thực tập, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Giảng viên phải có những tiêu chuẩn sau đây: a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.
  • 10. 9 b) Đạt trình độ chuẩn về đào tạo: - Có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư đối với giảng viên giảng dạy các môn học, các chuyên đề, hướng dẫn luận văn thạc sĩ và tham gia các Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. - Có bằng thạc sĩ đối với giảng viên hướng dẫn thực hành, thực tập, giảng dạy môn ngoại ngữ, quân sự. c) Đủ sức khoẻ để giảng dạy. d) Lý lịch bản thân rõ ràng. Điều 5. Nhiệm vụ và quyền của giảng viên 1. Nhiệm vụ của giảng viên: a) Giảng dạy các môn học, chuyên đề, hướng dẫn thực hành, thực tập. b) Hướng dẫn luận văn thạc sĩ. c) Tham gia các Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. d) Thường xuyên cập nhật kiến thức mới, cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tư vấn giúp đỡ học viên trong học tập, nghiên cứu. đ) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và quy định của Học viện. Trung thực, khách quan, công bằng trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trong đối xử với học viên. e) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Quyền của giảng viên: a) Được giảng dạy theo ngành, chuyên ngành được đào tạo. b) Giảng viên có chức danh giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học được hướng dẫn tối đa bảy (7) học viên; giảng viên có chức danh phó giáo sư được hướng dẫn tối đa năm (5) học viên; giảng viên có bằng tiến sĩ được hướng dẫn tối đa ba (3) học viên trong cùng thời gian, kể cả của cơ sở đào tạo khác. c) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. d) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tại Học viện. đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 6. Nhiệm vụ và quyền của học viên 1. Nhiệm vụ của học viên: a) Thực hiện kế hoạch học tập, chương trình học tập và nghiên cứu khoa học trong thời gian quy định của Học viện; nắm vững và thực hiện nội dung chương trình đào tạo, quy định tổ chức và quản lý đào tạo chuyên ngành liên quan. Học viên liên hệ trực tiếp với cán bộ Phòng Sau đại học, Hệ Quản lý học viên sau đại học, khoa, bộ môn hay giảng viên giảng dạy môn học để được hướng dẫn chi tiết và trợ giúp.
  • 11. 10 Thường xuyên theo dõi thông báo học vụ liên quan (đăng tải trên Website của Học viện và niêm yết thông báo tại Phòng Sau đại học, Hệ Quản lý học viên sau đại học) để thực hiện các học vụ yêu cầu theo quy trình và thời hạn quy định; bảo mật tài khoản truy cập thông tin học vụ được Học viện cung cấp (nếu có). b) Trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học. c) Tham gia vào công tác giáo dục đào tạo của Học viện: trợ giảng; hướng dẫn thực hành; hướng dẫn thí nghiệm; hướng dẫn bài tập, đồ án môn học; cố vấn học tập... theo sự phân công và hướng dẫn của các khoa, bộ môn chuyên ngành. d) Đóng học phí theo quy định. đ) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Học viện, không dùng bất cứ áp lực nào đối với giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên để có kết quả học tập, nghiên cứu khoa học theo ý muốn chủ quan. e) Chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy định của Học viện. g) Giữ gìn và bảo vệ tài sản của công. h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. 2. Quyền của học viên: a) Được cơ sở đào tạo cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về học tập của mình. b) Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị và cơ sở vật chất của Học viện và cơ sở phối hợp đào tạo. c) Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong Học viện. d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 7. Trách nhiệm của Học viện 1. Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy đối với các ngành, chuyên ngành được giao; lập hồ sơ đăng ký nhận nhiệm vụ đào tạo ngành, chuyên ngành mới khi có đủ điều kiện. 2. Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm cho các ngành, chuyên ngành đã được giao nhiệm vụ và báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Tổ chức tuyển sinh hàng năm theo chỉ tiêu đã được xác định. 4. Tổ chức và quản lý quá trình đào tạo theo chương trình đào tạo đã được phê duyệt. 5. Quản lý việc học tập và nghiên cứu của học viên, quản lý việc thi và cấp chứng chỉ, bảng điểm học tập. 6. Quyết định danh sách học viên trúng tuyển, quyết định công nhận tốt nghiệp, quyết định cấp bằng thạc sĩ, báo cáo định kỳ về công tác đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng.
  • 12. 11 7. Cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm, quản lý việc cấp bằng thạc sĩ theo quy định. 8. Quản lý kinh phí, khai thác, tạo nguồn bổ sung, sử dụng và quản lý các nguồn lực khác trong đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định. 9. Hợp tác đào tạo trình độ thạc sĩ với các cơ sở trong và ngoài nước theo quy định. 10. Công bố công khai các văn bản quy định về đào tạo trình độ thạc sĩ; về chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch giảng dạy; về kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các ngành, chuyên ngành đã được giao; về danh sách học viên trúng tuyển, danh sách học viên tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ trên trang thông tin điện tử (Website) của Học viện. 11. Tham gia kiểm định chất lượng nhà trường và kiểm định chương trình đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành. 12. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo và lưu trữ. Chương III TUYỂN SINH (Từ Điều 8 đến Điều 34) Chương IV CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Điều 35. Chương trình đào tạo 1. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ thể hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp, hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, mỗi môn học đào tạo trình độ thạc sĩ. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ đảm bảo cho học viên được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở trình độ đại học; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong ngành, chuyên ngành được đào tạo. Trong những trường hợp cần thiết, phần kiến thức ở trình độ đại học được nhắc lại nhưng không quá 5% thời lượng quy định cho mỗi môn học. 2. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thời lượng 42 tín chỉ (TC). Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ, học viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. 3. Một tiết học được tính bằng 45 phút. 4. Cấu trúc chương trình: TT 1 Các khối kiến thức Các môn học chung: Phương thức giảng dạy 7TC Phương thức nghiên cứu 7TC
  • 13. 12 4 Các khối kiến thức - Triết học - Tiếng Anh Các môn bắt buộc: - Cơ sở chuyên ngành - Chuyên ngành Các môn tự chọn: - Cơ sở chuyên ngành - Chuyên ngành Đề cương luận văn 5 Luận văn TT 1.1 1.2 2 2.1 2.2 3 Tổng: Phương thức giảng dạy 4TC 3TC 17TC 11TC 6TC Phương thức nghiên cứu 4TC 3TC 11TC 11TC 10/30TC 8/36TC 8TC 2TC 8TC – Thực hiện luận văn 6TC – Hoạt động khoa học (như tham gia hội thảo, hướng dẫn sinh viên NCKH, tham gia đề tài NCKH...), chuyên đề luận văn. Bắt buộc có ít nhất 1 bài báo hoặc báo cáo khoa học trở lên được đăng toàn văn trên tuyển tập HNKH các nhà nghiên cứu trẻ của Học viện. 42 TC 42 TC - Học phần tự chọn của chương trình đào tạo được tách thành 2 phần tự chọn cho cơ sở chuyên ngành và chuyên ngành. - Riêng đối với 2 chuyên ngành “Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật” và “Quản lý khoa học và công nghệ” phần cơ sở chuyên ngành bắt buộc là 8 TC và phần chuyên ngành bắt buộc là 9 TC. - Môn Tiếng Anh: Giám đốc Học viện quyết định khối lượng học tập hỗ trợ để học viên có thể tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ học tập và trao đổi khoa học. Điều 36. Cấu trúc môn học Các môn học thuộc khối kiến thức bắt buộc và tự chọn có khối lượng 2TC hoặc 3 TC (môn Triết học và Tiếng Anh có cấu trúc riêng). Nội dung môn học bao gồm 2 thành phần chính: lý thuyết - LT và thực hành – TH (gồm: thực hành, thí nghiệm, thảo luận), được cấu trúc như sau: TT 1 2 Môn học 2 TC 3 TC Cấu trúc 1 (1;1) = (16LT;30TH) (2;1) = (30LT;30TH) Cấu trúc 2 (1,5;0,5) = (22LT;15TH) (2,5;0,5) = (39LT;15TH) - Cấu trúc 1: dành cho các môn cần nhiều thí nghiệm, thực hành. - Cấu trúc 2: dành cho các môn nặng về giảng dạy lý thuyết, nhưng khuyến khích các giáo viên có thêm 15 tiết thực hành. Có thể thay 01 tín chỉ bằng 30 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận ở trên bằng 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn.
  • 14. 13 Điều 37. Đề cương môn học và Kế hoạch giảng dạy Nội dung chi tiết, khối lượng các thành phần môn học được thể hiện trong đề cương chi tiết của môn học. Đề cương chi tiết và kế hoạch giảng dạy môn học được biên soạn theo mẫu quy định của Phòng Sau đại học, phải được giáo viên phụ trách môn học công bố rộng rãi cho học viên, trong vòng 1 tuần từ khi môn học được bắt đầu. Lịch học cơ bản đối với khoá cao học theo học chế tín chỉ có thông báo sau theo từng khóa. Điều 38. Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu Phòng Sau đại học chủ trì và phối hợp với các khoa quản lý chuyên ngành, bộ môn phụ trách môn học trong việc phân công giảng dạy và lập thời khóa biểu theo quy trình như sau: 1. Căn cứ chương trình đào tạo, Phòng Sau đại học lập kế hoạch giảng dạy và gửi yêu cầu phân công giảng dạy đến các khoa. 2. Khoa chỉ đạo bộ môn phụ trách môn học phân công giảng dạy các môn học liên quan (bao gồm cả việc mời thỉnh giảng). 3. Khoa điều phối sự phân công (nếu cần thiết) và gửi danh sách phân công giảng dạy cho Phòng Sau đại học theo thời hạn quy định. 4. Phòng Sau đại học rà soát sự phân công giảng dạy và phản hồi về các khoa (nếu có yêu cầu điều chỉnh) và sau đó lập thời khóa biểu dự thảo gửi xuống các khoa. 5. Phòng Sau đại học lập thời khóa biểu chính thức trình Thủ trưởng Học viện phê duyệt khi có đủ các điều kiện (học viên đăng ký đủ số lượng tối thiểu...). Thời khóa biểu chính thức được thông báo tới các khoa, bảng thông báo tại Văn phòng Khoa quản lý môn học. Khoa có trách nhiệm thông báo thời khóa biểu đến các bộ môn phụ trách môn học. Bộ môn có trách nhiệm thông báo thời khóa biểu đến các giáo viên (bao gồm cả thỉnh giảng). Điều 39. Quản lý các lớp cao học và học viên 1. Lớp học viên theo khóa và chuyên ngành đào tạo: Đây là lớp được tổ chức theo từng khóa đào tạo dựa trên kết quả trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh sau đại học và chuyên ngành đào tạo. Mỗi lớp phải có lớp trưởng do học viên đề cử. Giám đốc Học viện ký quyết định thành lập các lớp học viên theo khóa và chuyên ngành đào tạo. 2. Lớp môn học: được thành lập trong từng học kỳ dựa trên kết quả đăng ký môn học của học viên. Mỗi lớp phải có lớp trưởng do học viên đề cử. Trưởng phòng Sau đại học ký quyết định thành lập các lớp môn học. 3. Các cơ quan, Hệ Quản lý học viên sau đại học thực hiện công tác quản lý học viên theo “Quy chế quản lý học viên tại Học viện Kỹ thuật Quân sự”. 4. Phòng Sau đại học phối hợp với các khoa, Hệ Quản lý học viên sau đại học và các cơ quan có liên quan đảm bảo mối liên hệ thường xuyên với các lớp trong suốt thời gian tổ chức giảng dạy (kể cả ngoài giờ làm việc hành
  • 15. 14 chính) để kịp thời đáp ứng những yêu cầu cần thiết cho các lớp học và học viên. Điều 40. Đăng ký học chương trình đào tạo theo phương thức nghiên cứu Để được đào tạo thạc sĩ theo phương thức nghiên cứu, học viên phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây: 1. Có giấy chấp thuận hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn, có xác nhận của bộ môn đào tạo/phòng thí nghiệm, đảm bảo điều kiện nghiên cứu cho học viên. 2. Là cán bộ thuộc các đối tượng: Công tác ở các cơ quan, trong đó ưu tiên cán bộ công tác tại các cơ quan làm công tác nghiên cứu trong và ngoài quân đội; giáo viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội. 3. Tốt nghiệp đại học chính quy dài hạn loại khá trở lên. 4. Phải viết đơn đề nghị xin được học theo phương thức nghiên cứu và cam kết (đối với học viên dân sự) mỗi tuần ít nhất có 2 ngày cố định làm việc tại Bộ môn của cán bộ hướng dẫn; được điều về sinh hoạt học thuật tại Bộ môn của cán bộ hướng dẫn. Điều 41. Đăng ký môn học 1. Để được tham gia học các môn học, học viên phải thực hiện các thủ tục đăng ký môn học, đóng học phí theo quy định. 2. Học viện tổ chức đăng ký môn học và đóng học phí theo học kỳ của năm học. Chỉ có các học viên được xếp và nhận thời khóa biểu đúng hạn mới có đầy đủ quyền lợi của một học viên cao học của Học viện trong học kỳ tương ứng. Nếu quá thời hạn quy định đăng ký môn học của học kỳ mà học viên vẫn không đăng ký bất kỳ môn học nào, Học viện sẽ ra quyết định cảnh cáo học vụ đối với học viên trong học kỳ liên quan. 3. Các nguyên tắc và quy định chung cần phải tuân thủ khi đăng ký môn học: a) Để đảm bảo có đủ thời gian hoàn tất khối lượng học tập, một học viên được đăng ký ít nhất 9 tín chỉ, không quá 21 TC trong một học kỳ. Riêng ở học kỳ thực hiện Luận văn tốt nghiệp, học viên chỉ được đăng ký học thêm tối đa là 6 TC các môn học khác. b) Học viên được phép đăng ký và theo học bất cứ một môn học nào có mở trong học kỳ nếu thỏa mãn các điều kiện ràng buộc riêng của môn học (môn học tiên quyết, học trước, song hành...) và nếu lớp môn học tương ứng còn khả năng tiếp nhận học viên. 4. Đăng ký môn học tự chọn: a) Ngoài các môn học trong danh mục của mỗi chuyên ngành đào tạo đang theo học, học viên được chọn tuỳ ý môn học của chuyên ngành bất kỳ có tổ chức đào tạo tại Học viện (có khối lượng 2 đến 3 TC) để thay thế 1 môn
  • 16. 15 thuộc học phần tự chọn của chuyên ngành đang theo học; có quyền đăng ký môn học khác tương đương thay thế nếu không đạt điểm môn học tự chọn đã học. b) Khi đăng ký môn học, học viên được quyền chọn môn học tự chọn từ tất cả các môn học được lập kế hoạch giảng dạy ở học kỳ tương ứng. Nếu số học viên đăng ký môn học tự chọn ít hơn 10 và Học viện không mở lớp cho môn học liên quan, học viên có quyền đăng ký môn học khác có mở lớp trong học kỳ để thay thế. c) Trong 8 tín chỉ các môn học tự chọn của phương thức nghiên cứu, học viên có thể được chọn tuỳ ý từ các chuyên ngành khác đang đào tạo tại Học viện 2 đến 3 TC (1 môn học) và 1 môn thuộc chuyên ngành đang theo học nhưng chưa có trong danh mục môn học của chương trình đào tạo chuyên ngành này theo phương thức giảng dạy môn học, nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của giáo viên hướng dẫn. 5. Đăng ký môn học thay thế: Trường hợp học viên có nhu cầu đăng ký môn học để hoàn thiện chương trình đào tạo của khóa đào tạo liên quan hoặc đăng ký tiếp tục học môn học bảo lưu nhưng môn học không còn được tổ chức giảng dạy trong chương trình đào tạo của Học viện thì học viên phải đăng ký môn học khác thay thế. Nếu môn học liên quan là môn học bắt buộc thì môn học thay thế do bộ môn quản lý chuyên ngành đề nghị và khoa quản lý chuyên ngành quyết định. Nếu môn học liên quan là môn học tự chọn thì học viên được quyền chọn môn học bất kỳ từ chương trình đào tạo hiện hành làm môn học thay thế. 6. Đăng ký môn học trước – sau: Để đảm bảo tính hệ thống trong nội dung chương trình đào tạo, một số môn học yêu cầu các môn phải học trước. Nếu môn học A là môn học trước của môn học B thì học viên cần đăng ký môn học A trước ít nhất 1 học kỳ so với môn học B. 7. Đăng ký môn học song hành: Nếu trong chương trình đào tạo có các môn học song hành, học viên phải đăng ký học các môn học song hành trong cùng 1 học kỳ. Điều 42. Bảo lưu, đăng ký tiếp tục môn học 1.Trường hợp đã đóng học phí nhưng không thể theo học môn học, học viên có thể bảo lưu môn học. Học viên được xét duyệt cho bảo lưu môn học nếu nộp đơn xin bảo lưu cho Phòng Sau đại học trong thời gian 30 ngày kể từ ngày khai giảng học kỳ tương ứng. Đối với mỗi môn học, học viên chỉ được phép bảo lưu một lần vào học kỳ sau đó. 2. Học phí bảo lưu sẽ được khấu trừ vào học kỳ kế tiếp. Căn cứ để khấu trừ là mức học phí được quy định cho học kỳ đó. 3. Trường hợp do thay đổi chương trình đào tạo, môn học được xét duyệt bảo lưu không được tiếp tục mở lớp, học viên phải đăng ký môn học thay thế. Học phí được điều chỉnh tương ứng theo quy định.
  • 17. 16 Điều 43. Tổ chức giảng dạy môn học 1. Môn học được tổ chức giảng dạy theo kế hoạch và đề cương đã được phê duyệt cho khóa đào tạo tương ứng. 2. Việc tổ chức giảng dạy môn học được thực hiện như sau: a) Đối với học phần lý thuyết, tổ chức giảng dạy theo lớp môn học. b) Đối với học phần thực hành, thí nghiệm, chuyên đề theo nhóm nghiên cứu chuyên sâu: tổ chức giảng dạy tại phòng thí nghiệm, phòng máy tính... theo nhóm thực hành với sĩ số quy định. c) Đối với học phần bài tập, tiểu luận: học viên tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên môn học. d) Đối với học phần thảo luận: tổ chức trên lớp theo hình thức thuyết trình – trao đổi. 3. Kiểm tra giữa học kỳ do giáo viên phụ trách môn học quyết định và chủ trì thực hiện. Trường hợp cần thay đổi phòng để tổ chức kiểm tra giữa học kỳ, giáo viên cần có đề nghị bằng văn bản cho Phòng Sau đại học ít nhất 5 ngày trước ngày kiểm tra. Điểm kiểm tra giữa học kỳ do giáo viên phụ trách môn học và Phòng Sau đại học quản lý; giáo viên phụ trách môn học trực tiếp thông báo cho học viên trên giờ lên lớp. Điều 44. Tổ chức giảng dạy thực hành, thí nghiệm 1. Bộ môn phụ trách môn học có trách nhiệm đảm bảo điều kiện thực hành – thí nghiệm cho các môn học phụ trách tại phòng thí nghiệm do bộ môn hoặc khoa quản lý. 2. Trường hợp có yêu cầu tổ chức thực hành – thí nghiệm ở phòng thí nghiệm ngoài khoa, bộ môn phụ trách môn học cần gửi yêu cầu cho Phòng Sau đại học 2 tuần trước khi tiến hành. Phòng Sau đại học chỉ xem xét các yêu cầu thực hành – thí nghiệm đã được lập kế hoạch trong đề cương môn học và có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu sử dụng phòng thí nghiệm ngoài khoa quản lý môn học. Bộ môn phụ trách môn học có trách nhiệm liên hệ nơi thực hành – thí nghiệm, giáo viên môn học có trách nhiệm tổ chức giảng dạy thực hành – thí nghiệm. Điều 45. Nghỉ dạy, dạy bù 1. Trường hợp nghỉ dạy, giáo viên phải có trách nhiệm thông báo việc nghỉ dạy cho học viên, báo cáo Khoa, Khoa báo cáo với Phòng Sau đại học, Phòng Sau đại học thông báo cho Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo và Hệ Quản lý học viên sau đại học. Trường hợp nghỉ dạy do các lý do đột xuất, bất khả kháng, giáo viên tìm mọi cách liên lạc sớm nhất tới Khoa hoặc Phòng Sau đại học để giải quyết. 2. Giáo viên thực hiện chưa đủ thời lượng giảng dạy đối với môn học, phải có trách nhiệm dạy bù. Các buổi dạy bù được thực hiện trong thời gian tổ chức giảng dạy của học kỳ tương ứng.
  • 18. 17 3. Để được cấp phòng dạy bù, giáo viên cần lập phiếu đề nghị xin phòng dạy bù và nộp cho Phòng Sau đại học trước thời gian đề nghị dạy bù ít nhất 5 ngày. 4. Giáo viên dạy bù có trách nhiệm thông báo lịch dạy bù cho lớp học liên quan, cho Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo. Điều 46. Đánh giá môn học (Trừ môn học “Thực hiện đề cương luận văn”, “Chuyên đề luận văn”). 1. Đánh giá môn học được thực hiện bằng các điểm bộ phận (tiểu luận, xemina, thực hành, bài tập, kiểm tra viết trên lớp, trình bày bài chuẩn bị ở nhà, kiểm tra thường xuyên trong quá trình học tập...) và điểm thi kết thúc môn học. Thi kết thúc môn học có thể theo hình thức thi viết hoặc vấn đáp, chấm thi kết thúc môn phải do 2 giảng viên đảm nhiệm thống nhất được điểm chấm. Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống nhất được điểm chấm thì Chủ nhiệm bộ môn tổ chức đối thoại, trực tiếp xem xét và quyết định. 2. Điểm thi kết thúc môn học và các điểm bộ phận được chấm theo thang điểm 10; nếu cho điểm lẻ thì chỉ lẻ 0,5 điểm. Điểm môn học là tổng điểm thi kết thúc môn học và các điểm bộ phận nhân với trọng số tương ứng, lấy đến một chữ số thập phân và không làm tròn. Môn học được coi là đạt yêu cầu khi điểm môn học từ 5,0 trở lên. Điểm môn học (ĐMH) được tính như sau: n ĐMH = ∑ k i xi i =1 Trong đó n là số lần kiểm tra, đánh giá và thi, xi là điểm của lần kiểm tra hoặc thi thứ i và ki là trọng số của lần kiểm tra hoặc thi thứ i. Tổng các ki = 1. 3. Việc ấn định các đầu điểm bộ phận và trọng số tương ứng phải được quy định trong đề cương chi tiết môn học và kế hoạch giảng dạy môn học. Quy định chung có hai điểm bộ phận với trọng số là 0,1 và 0,2. Điểm thi kết thúc môn học có trọng số là 0,7. 4. Trường hợp học viên muốn cải thiện điểm môn học thì thực hiện theo Điều 50 của Quy định này. 5. Khiếu nại về điểm môn học được giải quyết trong vòng 7 ngày làm việc tính từ khi công bố kết quả. Điều 47. Tổ chức thi kết thúc môn học 1. Khi bắt đầu môn học, giảng viên có trách nhiệm thông báo cho học viên về kế hoạch học tập môn học, kế hoạch kiểm tra, thi giữa kỳ, thi kết thúc môn học, các yêu cầu về bài tập, tiểu luận, thực hành, thái độ học tập cùng trọng số của các điểm đánh giá. 2. Giảng viên phụ trách môn học chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi số lượng, tình hình học tập của học viên trên lớp, tổ chức và cho điểm kiểm tra thường kỳ, bài tập, tiểu luận theo yêu cầu của đề cương chi tiết môn học, kế hoạch giảng dạy môn học và nộp phiếu điểm (theo mẫu phiếu điểm quá trình) cho Phòng Sau đại học.
  • 19. 18 3. Bộ môn và giảng viên phụ trách môn học tổ chức thi kết thúc môn học (theo kế hoạch của Phòng Sau đại học và Quy định của Học viện). Trước khi thi, Bộ môn nhận phiếu điểm đồng thời là danh sách thi từ Phòng Sau đại học (đã ghi đủ điểm quá trình của lớp, không gửi qua học viên). Đề thi kết thúc môn được bốc thăm ngẫu nhiên trong ngân hàng đề thi (lưu trữ tại Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục - Đào tạo, đối với những môn chưa có ngân hàng đề thi thì bộ môn tổ chức ra đề theo quy định của Học viện). Chậm nhất sau 01 tuần kể từ ngày thi, Bộ môn tổ chức chấm thi viết và vào điểm xong tại Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo, giáo viên phụ trách môn học nhận phiếu điểm đã có chữ ký của Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo và nộp cho Phòng Sau đại học. Phiếu điểm hoàn chỉnh được lưu tại Phòng Sau đại học 01 bản gốc. Phòng Sau đại học chịu trách nhiệm phô tô 01 bản cho Hệ Quản lý học viên sau đại học (Hệ 5) và 01 bản cho bộ môn. Thi vấn đáp (bảo vệ tiểu luận): điểm thi vấn đáp phải công bố công khai ngay sau mỗi buổi thi, phiếu điểm có chữ ký của hai cán bộ chấm thi và bộ môn được giáo viên phụ trách môn học nộp cho Phòng Sau đại học 01 bản gốc, Phòng Sau đại học phô tô cho Hệ 5 một bản, cho Bộ môn 01 bản. Đào tạo theo học chế tín chỉ, học viên có điểm môn học không đạt yêu, phải đăng ký học lại môn học từ đầu (không tổ chức thi lại). Học viên có môn học đã đạt yêu cầu có thể đăng ký học lại môn học đó từ đầu để nhận kết quả học tập cao hơn. Học viên phải tự túc kinh phí trong cả hai trường hợp trên. Đối với học chế niên khoá, những học viên có điểm môn học không đạt yêu cầu được dự thi kết thúc môn học lại lần thứ hai (điểm quá trình không thay đổi). Lịch thi lại phải được ấn định và công bố ngay từ đầu học kỳ trong thời khoá biểu và bảo đảm ít nhất sau 4 tuần kể từ kỳ thi lần thứ nhất. Khi này, điểm môn học được tính lại theo điểm thi kết thúc môn học lần thứ hai và phải ghi rõ là điểm lần hai. Với kết quả thi lại mà điểm môn học vẫn không đạt yêu cầu, học viên phải học lại môn học đó cùng với khoá kế tiếp. Tổ chức thi lại do Phòng Sau đại học triển khai theo quy định chung (đề thi lại do Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục – Đào tạo thống nhất với bộ môn xây dựng). Điều 48. Dự thi kết thúc môn học 1. Điều kiện dự thi: a.) Học viên được dự kỳ thi kết thúc môn học khi đáp ứng quy định học tập của môn học đó. Quy định học tập của môn học do giáo viên phụ trách giảng dạy môn học quyết định và phải phổ biến cho học viên trong đề cương chi tiết vào giờ giảng dạy đầu tiên của môn học. b) Học viên không đáp ứng quy định học tập của môn học sẽ bị cấm thi: học viên bị cấm thi sẽ bị điểm tổng kết “0” đối với môn học đó.
  • 20. 19 2) Vắng thi: học viên vắng thi không phép sẽ bị điểm “0” cho điểm thi kết thúc môn học. 3) Hoãn thi: Trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể tham dự được kỳ thi kết thúc môn học, học viên phải làm đơn xin hoãn thi và nộp cho Phòng Sau đại học trước buổi thi kết thúc môn học. Trường hợp đặc biệt (ốm đau, tai nạn...), học viên có thể nộp đơn hoãn thi kèm minh chứng liên quan trong vòng 5 ngày (chỉ tính ngày làm việc) kể từ ngày thi kết thúc môn học. Học viên được xem xét hoãn thi khi có đủ các điều kiện sau đây: - Học viên đã đăng ký, được xếp thời khóa biểu và hoàn thành các phần bắt buộc của môn học như: đi học đầy đủ, dự các lần kiểm tra, hoàn tất các phần thí nghiệm, thực hành.... - Đã nộp đủ học phí của học kỳ tương ứng. - Không bị giảng viên phụ trách giảng dạy môn học đề nghị cấm thi. - Có đơn xin hoãn thi. Học viên hoãn thi môn học nào thì được phép dự thi môn học đó vào học kỳ kế tiếp khi môn học được mở. Nếu trường hợp môn học không còn tồn tại (không có trong chương trình đào tạo các khóa tiếp theo) thì học viên được phép học môn học khác thay thế (theo điểm 5, Điều 41 của Quy định này). Để được dự thi kết thúc môn học đã hoãn thi, học viên phải nộp đơn xin dự thi (kèm đơn xin hoãn thi đã được phê duyệt chấp thuận) cho Phòng Sau đại học ít nhất 30 ngày trước ngày thi kết thúc môn học khi môn học đó được mở vào học kỳ tiếp theo. 4. Miễn thi: Miễn thi là một hình thức thưởng điểm cho các học viên: đăng ký học môn học và đã hoàn thành xuất sắc các phần yêu cầu bắt buộc của môn học; đặc biệt đạt điểm cao trong các kỳ kiểm tra thường xuyên, có báo cáo chuyên đề cấp Học viện, cấp quốc gia về lĩnh vực trực tiếp liên quan tới môn học. Khi hội đủ điều kiện, cán bộ giảng dạy và bộ môn quản lý môn học làm thủ tục miễn thi và điểm tổng kết môn học chính thức trình Khoa phê duyệt, sau đó nộp cho Phòng Sau đại học. Điều 49. Quản lý điểm môn học 1. Nộp điểm đánh giá môn học: Giáo viên giao điểm tổng kết đánh giá môn học cho Phòng Sau đại học muộn nhất sau 14 ngày kể từ ngày thi. Quá thời hạn này, Phòng Sau đại học sẽ gửi giấy báo nhắc nhở nộp điểm trễ hạn lần thứ nhất tới Khoa phụ trách môn học. 2. Nếu quá 30 ngày, kể từ ngày thi, giáo viên vẫn chưa nộp điểm, Phòng Sau đại học gửi giấy báo nhắc nhở nộp điểm trễ hạn lần thứ hai tới Khoa phụ trách môn học, đồng thời thông báo việc nộp điểm trễ hạn tới các cơ quan liên quan (theo dõi thi đua, khen thưởng). 3. Nhận phiếu điểm và xác nhận giao phiếu điểm: Phòng Sau đại học nhận phiếu điểm gốc, đồng thời xác nhận vào bản sao để bộ môn phụ trách môn học và Hệ Quản lý học viên sau đại học lưu trữ.
  • 21. 20 4. Thông báo điểm cho học viên: - Bộ môn phụ trách môn học, Hệ Quản lý học viên sau đại học niêm yết bảng điểm trên bảng thông báo của bộ môn, Hệ. - Phòng Sau đại học thông báo điểm cho học viên trên bảng thông báo hoặc trên Website của Phòng. Điều 50. Cải thiện điểm đánh giá môn học 1. Học viên có quyền đăng ký học lại các môn học đã đạt yêu cầu ( ≥ 5 điểm) (ngoại trừ môn học “Thực hiện đề cương luận văn”, “Chuyên đề luận văn”) để cải thiện điểm cho môn học liên quan. Thủ tục đăng ký học lại môn học để cải thiện điểm giống như thủ tục đăng ký môn học lần đầu. 2. Điểm đánh giá môn học tương ứng với các lần học lại được ghi đầy đủ trong bảng điểm tích lũy môn học. Kết quả cao nhất trong các lần học sẽ được chọn để tính điểm trung bình tích lũy toàn khóa học. Điều 51. Những thay đổi trong quá trình đào tạo 1. Tạm dừng học, tiếp tục học a) Trong quá trình học tập, nếu có yêu cầu và còn thời gian đào tạo, học viên có thể xin tạm dừng học. Để được tạm dừng học, học viên cần nộp đơn cho Phòng Sau đại học để trình Giám đốc Học viện ra quyết định. Thời gian tạm dừng học tối đa là 01 năm. b) Trong thời gian tạm dừng học, tất cả các kết quả đăng ký môn học của học viên trong học kỳ liên quan sẽ bị hủy. c) Trường hợp tạm dừng học trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu học kỳ và học viên đã đóng học phí thì học phí này sẽ được bảo lưu cho đến khi tiếp tục học lại. d) Để được tiếp tục học, học viên cần nộp đơn ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới để Phòng Sau đại học trình Giám đốc Học viện ra quyết định cho phép tiếp tục học tập. 2. Chuyển cơ sở đào tạo: a) Học viên được phép chuyển cơ sở đào tạo khi có các điều kiện sau đây: - Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc học viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến cơ sở đào tạo gần nơi cư trú để thuận lợi trong học tập. - Xin chuyển đến cơ sở đào tạo có cùng ngành, chuyên ngành đào tạo. - Được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ sở đào tạo nơi xin chuyển đi và nơi xin chuyển đến. - Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển cơ sở đào tạo quy định tại điểm b khoản này. b) Học viên không được phép chuyển cơ sở đào tạo khi: - Đang học học kỳ cuối khóa.
  • 22. 21 - Đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên. c) Thủ tục chuyển cơ sở đào tạo: - Học viên xin chuyển cơ sở đào tạo phải làm hồ sơ xin chuyển theo quy định của cơ sở đào tạo nơi đến. - Thủ trưởng cơ sở đào tạo nơi chuyển đến ra quyết định tiếp nhận học viên, quyết định công nhận một phần hoặc toàn bộ các học phần mà học viên đã học, quyết định số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh với chương trình ở cơ sở đào tạo học viên xin chuyển đi. 3. Xử lý học vụ buộc thôi học Học viện quyết định buộc thôi học và xóa tên học viên khỏi danh sách học viên cao học của Học viện nếu vi phạm một trong các quy định sau đây: a) Hết thời gian đào tạo theo quy định mà chưa hội đủ điều kiện để tốt nghiệp và nhận bằng. b) Không đăng ký môn học, không đóng học phí, không có đơn xin tạm dừng học quá 01 học kỳ. c) Đi thi hộ hoặc nhờ thi hộ. Chương V LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP Điều 52. Tổ chức giảng dạy môn học “Thực hiện đề cương luận văn” 1. Môn học “Thực hiện đề cương luận văn” là môn học bắt buộc đối với tất cả học viên. Học viên thực hiện môn học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ hướng dẫn. Thời gian thực hiện môn học “Thực hiện đề cương luận văn” là 01 học kỳ. 2. Để được đăng ký môn học “Thực hiện đề cương luận văn”, học viên phải tích luỹ tối thiểu 13 TC (đối với chương trình đào tạo theo phương thức giảng dạy môn học); 08 TC (đối với chương trình đào tạo theo phương thức nghiên cứu) của chương trình đào tạo chuyên ngành, trong đó không tính số tín chỉ tích luỹ của các môn học Triết, Anh văn. 3. Học viên được quyền chủ động đề xuất cán bộ hướng dẫn đề cương luận văn (học viên đã liên hệ trước và được giáo viên chấp thuận). Trường hợp học viên không đề xuất được cán bộ hướng dẫn, học viên sẽ chịu sự phân công của bộ môn quản lý chuyên ngành. 4. Phòng Sau đại học và khoa quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức giảng dạy như sau: a) Phòng Sau đại học cung cấp danh sách học viên liên quan cho khoa quản lý chuyên ngành. b) Khoa quản lý chuyên ngành chỉ đạo bộ môn quản lý chuyên ngành tổ chức đăng ký cán bộ hướng dẫn, thực hiện đề cương luận văn; lập danh sách
  • 23. 22 cán bộ hướng dẫn và nộp cho Phòng Sau đại học theo thời gian quy định trong quy trình đào tạo. Mỗi luận văn thạc sĩ có tối đa hai người hướng dẫn, trường hợp có hai người hướng dẫn cần ghi rõ người hướng dẫn chính và người hướng dẫn phụ. Điều 53. Tổ chức đánh giá môn học “Thực hiện đề cương luận văn” 1. Bộ môn quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức đánh giá môn học “Thực hiện đề cương luận văn” đối với học viên đào tạo theo phương thức nghiên cứu. 2. Căn cứ chương trình đào tạo, môn học được tổ chức đánh giá như sau: a) Bộ môn quản lý chuyên ngành chủ trì thực hiện đánh giá môn học. b) Hình thức đánh giá môn học: Bộ môn quản lý chuyên ngành đề nghị phương thức đánh giá, trình Khoa ra quyết định và báo cáo Học viện. 3. Học viên không đạt môn học phải đăng ký và đóng học phí học lại môn học này. Điều 54. Giao đề tài luận văn 1. Khoa quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức cho học viên thực hiện luận văn theo quy trình đào tạo toàn khóa (Điều 37). Theo phương thức giảng dạy môn học: giao sơ bộ luận văn vào tháng 6, bảo vệ đề cương luận văn tháng 9, giao đề tài luận văn tháng 10 hàng năm. Ngay sau khi được công nhận học tập theo phương thức nghiên cứu, học viên được định hướng nhiệm vụ của đề tài và tiến hành thực hiện Đề cương luận văn. 2. Phòng Sau đại học có trách nhiệm trình Giám đốc Học viện ra quyết định giao đề tài và phân công cán bộ hướng dẫn cho học viên khi đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận đề nghị của Khoa, chuyển quyết định cho Khoa quản lý chuyên ngành và thông báo trên Website đào tạo sau đại học, bảng thông báo tại Phòng. 3. Đối với chương trình đào tạo theo phương thức giảng dạy môn học, thời gian thực hiện luận văn là 01 học kỳ; đối với chương trình đào tạo theo phương thức nghiên cứu, thời gian thực hiện luận văn là 02 học kỳ. Điều 55. Thay đổi thực hiện luận văn Trường hợp có yêu cầu, học viên và cán bộ hướng dẫn được quyền đề nghị thay đổi thực hiện luận văn theo quy định như sau: 1. Điều chỉnh tên đề tài: học viên phải có đơn được chấp thuận của cán bộ hướng dẫn, bộ môn quản lý chuyên ngành và nộp cho Phòng Sau đại học muộn nhất 30 ngày trước thời hạn hoàn thành luận văn (trong đợt kiểm tra tiến độ luận văn lần hai). Phòng Sau đại học trình Giám đốc Học viện quyết định điều chỉnh tên đề tài trước khi đến hạn nộp luận văn ít nhất 3 ngày. 2. Thay đổi đề tài, thay đổi cán bộ hướng dẫn: học viên phải có đơn nộp cho Phòng Sau đại học và thực hiện lại toàn bộ các thủ tục liên quan đến việc
  • 24. 23 đăng ký, đóng học phí và tham gia môn học “Thực hiện đề cương luận văn”, thực hiện luận văn thạc sĩ. Học viên chỉ được thay đổi đề tài hoặc thay đổi cán bộ hướng dẫn 01 lần trong toàn bộ khóa đào tạo. 3. Gia hạn thực hiện luận văn: Việc gia hạn thực hiện luận văn chỉ được xem xét cho học viên còn thời gian đào tạo và có đơn được đồng ý của cán bộ hướng dẫn, bộ môn quản lý chuyên ngành và nộp cho Phòng Sau đại học chậm nhất 30 ngày trước thời hạn hoàn thành luận văn (trong đợt kiểm tra tiến độ luận văn lần hai). Thời gian gia hạn hoàn thành luận văn tối đa là 1 học kỳ. 4. Học viên không hoàn thành nhiệm vụ luận văn đúng hạn sẽ bị xem xét trừ điểm đánh giá luận văn. Điều 56. Tổ chức giảng dạy, đánh giá môn học “Chuyên đề luận văn” 1. Môn học “Chuyên đề luận văn” là một phần của luận văn thạc sĩ đào tạo theo phương thức nghiên cứu. Để được đăng ký môn học, học viên phải hoàn thành môn học “Thực hiện đề cương luận văn”. Môn học “Chuyên đề luận văn” giúp cho học viên cập nhật kiến thức liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, nâng cao năng lực nghiên cứu hoặc giúp học viên giải quyết một số nội dung liên quan tới đề tài luận văn. 2. Học viên thực hiện môn học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ hướng dẫn luận văn thạc sĩ. 3. Môn học được tổ chức đánh giá bởi hội đồng chuyên môn gồm 3-5 thành viên do bộ môn quản lý chuyên ngành đề nghị, trình khoa, Phòng Sau đại học ra quyết định thành lập. Điểm môn học là trung bình cộng điểm của cán bộ hướng dẫn, 2 cán bộ phản biện và điểm của các thành viên hội đồng có mặt tại buổi đánh giá “Chuyên đề luận văn”. Điều 57. Kiểm tra tiến độ, thời gian và kế hoạch bảo vệ luận văn 1. Học viên thực hiện đúng quy trình đào tạo chuẩn được kiểm tra tiến độ thực hiện luận văn 2 lần, kế hoạch kiểm tra được đưa vào kế hoạch thực hiện luận văn và thông báo cho học viên, giáo viên hướng dẫn, khoa quản lý chuyên ngành ngay khi giao đề tài luận văn. Thành phần kiểm tra gồm các chuyên gia của khoa trong các lĩnh vực thuộc chuyên ngành, đề tài nghiên cứu, đại diện khoa quản lý chuyên ngành, Phòng Sau đại học, cán bộ hướng dẫn, học viên thực hiện. Ngoài nội dung kiểm tra tiến độ, cần đạt được yêu cầu sau: - Kiểm tra lần một: định hướng cụ thể nội dung, yêu cầu của luận văn cần đạt được để đảm bảo chất lượng luận văn. - Kiểm tra lần hai (trước khi hết hạn thực hiện luận văn ít nhất 01 tháng): kết luận được khả năng hoàn thành luận văn đúng hạn, có chất lượng để có thể cho phép bảo vệ đúng kế hoạch hay không. 2. Bảo vệ luận văn tốt nghiệp được tiến hành 4 đợt trong một năm vào khoảng thời gian từ ngày 15 đến 30 của tháng cuối quý. Những học viên bảo
  • 25. 24 vệ luận văn tốt nghiệp sớm hoặc chậm so với tiến độ quy trình đào tạo chuẩn đã ấn định khi giao đề tài luận văn tốt nghiệp thì đều phải làm đơn. - Học viên nộp đơn xin bảo vệ (theo mẫu) trước 1 tháng 15 ngày (để thành lập hội đồng bảo vệ), nộp quyển luận văn tốt nghiệp và hồ sơ bảo vệ trước 01 tháng (để chấm phản biện, xếp lịch bảo vệ) tính đến ngày 15 của tháng cuối quý (tháng 3, 6, 9, 12). Điều 58. Điều kiện được bảo vệ luận văn 1. Đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh với một trong các chứng chỉ, văn bằng sau: - Đạt trình độ TOEFL ITP 450, TOEFL iBT 45 hoặc IELTS 4.5 trở lên hoặc tương đương trong thời hạn 2 năm kể từ ngày cấp chứng chỉ. - Có bằng tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh; bằng tốt nghiệp đại học tại nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy là tiếng Anh; bằng tốt nghiệp đại học trong nước mà ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy chuyên môn là tiếng Anh, không qua phiên dịch. 2. Đã học xong và đạt yêu cầu các học phần trong chương trình đào tạo. 3. Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 4. Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn. 5. Nộp luận văn đúng thời hạn theo quy trình đào tạo. 6. Luận văn được cán bộ hướng dẫn và ít nhất 01 cán bộ phản biện đồng ý cho bảo vệ. 7. Trường hợp 02 cán bộ phản biện đều không đồng ý cho học viên bảo vệ thì bộ môn quản lý chuyên ngành tổ chức họp với cán bộ hướng dẫn luận văn và 02 cán bộ phản biện để xem xét về việc có cho phép học viên bảo vệ luận văn hay không. Chỉ khi ý kiến kết luận của cuộc họp đồng ý cho phép học viên bảo vệ luận văn thì bộ môn quản lý chuyên ngành mới đưa học viên vào danh sách được phép bảo vệ. Bộ môn quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thông báo cho Phòng Sau đại học các học viên không được phép bảo vệ (kèm theo biên bản cuộc họp) ít nhất là 3 ngày trước ngày tổ chức bảo vệ luận văn để không đưa các học viên đó vào danh sách bảo vệ. Điều 59. Phản biện, thành lập hội đồng đánh giá luận văn Việc phản biện, thành lập hội đồng đánh giá luận văn được tổ chức thực hiện như sau: 1. Muộn nhất là 15 ngày trước thời hạn hoàn thành luận văn, Phòng Sau đại học có trách nhiệm chuyển cho khoa quản lý chuyên ngành toàn bộ danh sách học viên đủ điều kiện phản biện luận văn của đợt bảo vệ liên quan (đã xem xét các trường hợp gia hạn thực hiện luận văn của học kỳ trước và học kỳ liên quan).
  • 26. 25 2. Sau một tuần, bộ môn quản lý chuyên ngành có trách nhiệm phân công cán bộ phản biện, đề nghị hội đồng đánh giá luận văn, đề nghị thời gian tổ chức bảo vệ luận văn, trình Khoa phê duyệt và gửi danh sách về Phòng Sau đại học. 3. Phòng Sau đại học có trách nhiệm thực hiện các thủ tục trình Giám đốc Học viện ra quyết định thành lập hội đồng đánh giá luận văn (kèm phân công phản biện), gửi văn bản thành lập hội đồng cho bộ môn quản lý chuyên ngành trước ngày thu luận văn; gửi hồ sơ bảo vệ cho bộ môn quản lý chuyên ngành chậm nhất 3 ngày trước thời gian tổ chức bảo vệ. 4. Hội đồng đánh giá luận văn có 5 thành viên, gồm: 01 chủ tịch, 01 thư ký, 02 phản biện và 01 uỷ viên, trong đó có ít nhất 2 thành viên ở ngoài cơ sở đào tạo. Mỗi thành viên Hội đồng chỉ được đảm nhận một chức trách trong Hội đồng. Người hướng dẫn khoa học không là thành viên Hội đồng. 5. Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng: a) Các thành viên hội đồng là người không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột, là cấp dưới trực tiếp của người bảo vệ luận văn. b) Các thành viên Hội đồng phải có bằng tiến sĩ, hoặc tiến sĩ khoa học, hoặc chức danh giáo sư, hoặc phó giáo sư chuyên ngành phù hợp, am hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. c) Chủ tịch Hội đồng phải là người có năng lực và uy tín chuyên môn, có kinh nghiệm trong tổ chức điều hành công việc của Hội đồng. d) Người phản biện phải là người am hiểu đề tài luận văn. Người phản biện không được là đồng tác giả với người bảo vệ trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận văn (nếu có). Điều 60. Chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận văn Phòng Sau đại học và khoa, bộ môn quản lý chuyên ngành có trách nhiệm chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận văn, bao gồm: 1. Phòng Sau đại học cung cấp cho bộ môn quản lý chuyên ngành hồ sơ bảo vệ luận văn, bao gồm: a) Quyết định thành lập hội đồng đánh giá luận văn. b) Biểu mẫu “Biên bản họp Hội đồng đánh giá luận văn”. c) Biểu mẫu “Phiếu chấm điểm bảo vệ luận văn”. d) Biểu mẫu “Biên bản họp ban kiểm phiếu chấm điểm bảo vệ luận văn”. e) Một số văn bản khác minh chứng kết quả nghiên cứu của học viên (nếu có). 2. Khoa, bộ môn quản lý chuyên ngành: - Khi đến hạn: kiểm tra (hình thức, chất lượng, số lượng theo quy định thống nhất trong toàn Học viện) và thu quyển luận văn của học viên đủ điều kiện bảo vệ.
  • 27. 26 Học viên nộp tối thiểu 05 quyển thuyết minh luận văn theo quy cách đã hướng dẫn (cho 5 thành viên hội đồng), kèm theo nhận xét của cán bộ hướng dẫn luận văn có ý kiến đồng ý cho bảo vệ. - Lập kế hoạch tổ chức bảo vệ. - Gửi hồ sơ (giấy mời chấm phản biện, giấy mời tham gia hội đồng, quyết định thành lập hội đồng, thuyết minh luận văn, lịch bảo vệ...) đến các thành viên hội đồng, Thời gian tối thiểu để cán bộ phản biện viết nhận xét luận văn không được ít hơn 7 ngày (tính đến ngày bảo vệ). Gửi hồ sơ bảo vệ cho thư ký hội đồng. - Thông báo lịch bảo vệ cho học viên, Phòng Sau đại học để đăng tin trên trang Web đào tạo sau đại học. - Chuẩn bị phòng có đủ phương tiện làm việc cần thiết để tổ chức bảo vệ hoặc đề nghị các cơ quan có liên quan cung cấp phòng bảo vệ. 3. Học viên không được phép tham gia vào quá trình chuẩn bị tổ chức bảo vệ luận văn. Điều 61. Tổ chức bảo vệ, đánh giá luận văn 1. Luận văn thạc sĩ được đánh giá công khai tại Hội đồng chấm luận văn. Buổi bảo vệ và đánh giá luận văn được thực hiện theo quy trình sau: a) Thư ký hội đồng công bố văn bản quyết định thành lập hội đồng, chủ tịch hội đồng thống nhất quy trình làm việc. b) Hội đồng đánh giá luận văn theo trình tự: học viên trình bày luận văn; hội đồng, khách mời tham dự (nếu có) đặt câu hỏi; học viên trả lời câu hỏi; thư ký, cán bộ phản biện đọc nhận xét; hội đồng cho điểm đánh giá luận văn. c) Hội đồng tổng kết kết quả bảo vệ, hoàn tất hồ sơ bảo vệ và công bố kết quả cho học viên. d) Hội đồng bàn giao hồ sơ bảo vệ luận văn cho bộ môn quản lý chuyên ngành. Bộ môn quản lý chuyên ngành bàn giao hồ sơ bảo vệ cho Phòng Sau đại học trong vòng 5 ngày (chỉ tính ngày làm việc) sau ngày bảo vệ cuối cùng. 2. Các thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các nhận xét, đánh giá của mình về luận văn. 3. Không thành lập hội đồng bảo vệ thử luận văn thạc sĩ. 4. Không tiến hành bảo vệ luận văn khi xảy ra một trong các trường hợp sau: a) Khi học viên lúc bảo vệ không đủ sức khoẻ. b) Vắng mặt Chủ tịch hội đồng hoặc Thư ký Hội đồng. c) Vắng mặt phản biện có ý kiến không tán thành luận văn. d) Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên. 5. Giám đốc Học viện quy định cách cho điểm đánh giá luận văn, thủ tục hồ sơ buổi bảo vệ, yêu cầu đối với bản nhận xét luận văn, biên bản bảo vệ và hướng dẫn các thành viên Hội đồng thực hiện (theo Hướng dẫn đánh giá cho
  • 28. 27 điểm luận văn tốt nghiệp cao học đã được Giám đốc Học viện phê duyệt ngày 14/12/2007). Điểm chấm luận văn của từng thành viên theo thang điểm 10, lẻ đến 0,5 điểm. Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên Hội đồng chấm luận văn có mặt và lấy đến hai chữ số thập phân. 6. Học viện tổ chức đánh giá luận văn theo khóa học và theo ngành, chuyên ngành. Điều 62. Bảo vệ luận văn không đạt yêu cầu, bảo vệ lần 2 1. Luận văn được đánh giá không đạt yêu cầu nếu điểm trung bình đánh giá luận văn của Hội đồng chấm luận văn dưới 5 điểm. 2. Học viên bảo vệ luận văn lần thứ nhất không đạt yêu cầu, được bảo vệ lần 2 vào các kỳ tổ chức bảo vệ trong năm của Học viện. Không tổ chức bảo vệ luận văn lần thứ ba. 3. Học viên bảo vệ luận văn lần 2 phải thanh toán toàn phần kinh phí bảo vệ liên quan. Nếu bảo vệ lần 2 cũng không đạt, học viên phải thực hiện đề tài mới. Để được thực hiện đề tài mới, học viên phải thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký lại môn học “Thực hiện đề cương luận văn” và thực hiện luận văn cùng khóa kế tiếp. Điều 63. Sửa chữa và nộp lưu chiểu luận văn 1. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày bảo vệ thành công luận văn, học viên có trách nhiệm sửa chữa luận văn (nếu có) theo yêu cầu của Hội đồng. Sau khi hoàn tất việc chỉnh sửa, học viên trình luận văn cho chủ tịch hội đồng và chủ nhiệm bộ môn, khoa quản lý chuyên ngành ký xác nhận. 2. Chỉ có những luận văn có đầy đủ xác nhận của cán bộ hướng dẫn, chủ tịch hội đồng, bộ môn và khoa quản lý chuyên ngành mới nộp tại thư viện Học viện (2 quyển cùng đĩa mềm). Điều 64. Công nhận, xếp hạng tốt nghiệp 1. Học viên được công nhận tốt nghiệp cao học và cấp bằng thạc sĩ nếu hội đủ các điều kiện: a) Có đủ điều kiện quy định tại Điều 58. b) Bảo vệ luận văn đạt yêu cầu. c) Trường hợp học viên học chương trình đào tạo theo phương thức nghiên cứu đã bảo vệ thành công luận văn, nhưng không thể hoàn thành báo cáo khoa học, để được cấp bằng thạc sĩ, học viên phải hoàn tất đầy đủ số tín chỉ môn học quy định đối với chương trình đào tạo theo phương thức giảng dạy môn học trong thời hạn của khóa đào tạo chuyên ngành liên quan. 2. Xếp hạng tốt nghiệp cho học viên được thực hiện căn cứ vào điểm trung bình tích lũy chuyên ngành (ĐTBTLN) theo thang điểm đánh giá như sau: Xuất sắc ( 9 ≤ ĐTBTLN ≤ 10 ), Giỏi ( 8 ≤ ĐTBTLN < 9 ), Khá ( 7 ≤ ĐTBTLN < 8 ), Trung bình khá ( 6 ≤ ĐTBTLN < 7 ), Trung bình ( 5 ≤ ĐTBTLN < 6 ). ĐTBTLN là
  • 29. 28 trung bình cộng tính theo hệ số (số TC của học phần) của tất cả các điểm tổng kết học phần thuộc chương trình đào tạo chuyên ngành liên quan (kể cả các học phần được bảo lưu, miễn học, miễn thi). ĐTBTLN được tính theo thang điểm 10 và lấy đến 01 chữ số thập phân, không làm tròn. 3. Học viên đạt ĐTBTLN thuộc loại “Giỏi”, “Xuất sắc” bị hạ 1 bậc xếp hạng nếu thuộc một trong các trường hợp sau: a) Có thời gian đào tạo vượt quá thời gian đào tạo chính thức (2 năm). b) Có số tín chỉ học lại vượt quá 10% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo. c) Bị kỷ luật trong thời gian đào tạo từ hình thức cảnh cáo trở lên. Điều 65. Cấp bằng thạc sĩ 1. Để hoàn tất thủ tục cấp bằng và ra trường, học viên cần nộp hồ sơ cho Phòng Sau đại học, bao gồm: a) Lý lịch khoa học (theo mẫu). b) Phiếu xác nhận nộp luận văn theo quy định của Thư viện Học viện. c) 02 ảnh 3x4. d) Phiếu đánh giá khóa đào tạo thạc sĩ chuyên ngành liên quan (nếu có). 2. Thời gian nộp hồ sơ cấp văn bằng thạc sĩ: trong vòng một tuần sau khi bảo vệ luận văn tốt nghiệp đạt yêu cầu. 3. Học viện tổ chức cấp văn bằng thạc sĩ và bảng điểm toàn khóa 01 đợt: tháng 9 hàng năm. Chương VI THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 66. Thanh tra, kiểm tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng và Học viện thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh, công tác tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện theo các quy định hiện hành. Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm: Các hoạt động trong tuyển sinh; quá trình đào tạo, cấp bằng. Kết luận thanh tra, kiểm tra và các kiến nghị (nếu có) sẽ được thông báo bằng văn bản theo các quy định. Điều 67. Khiếu nại, tố cáo Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về hoạt động vi phạm quy chế, quy định của cơ sở đào tạo, về gian lận của học viên, về sai phạm trong thực hiện chương trình đào tạo, về quá trình tổ chức và quản lý đào tạo.
  • 30. 29 Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo. Điều 68. Xử lý vi phạm 1. Xử lý cán bộ vi phạm quy chế trong tuyển sinh: Người tham gia công tác tuyển sinh có hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau khi thi tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành hàng năm. 2. Xử lý thí sinh vi phạm quy chế trong tuyển sinh: Thí sinh có hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong hoặc sau kỳ tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành hàng năm. 3. Xử lý vi phạm trong chấm thi tuyển sinh: a) Ban Thư ký, Ban Chấm thi có trách nhiệm phát hiện và báo cáo Trưởng ban Chấm thi những bài thi có biểu hiện vi phạm quy định cần xử lý, kể cả các trường hợp không có biên bản của Ban Coi thi. b) Sau khi Trưởng ban Chấm thi xem xét và kết luận về các trường hợp vi phạm thì xử lý theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành hàng năm. 4. Xử lý học viên vi phạm quy định về thi, kiểm tra học phần, luận văn: a) Trong khi kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, thi giữa học phần, thi kết thúc học phần nếu vi phạm quy định, học viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm như quy định tại khoản 2 Điều này. b) Học viên đi thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai. 5. Xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý đào tạo Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm một trong các hành vi vi phạm Quy định này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chương VII TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 69. Điều khoản thi hành 1. Quy định này được áp dụng đối với học viên cao học được tuyển sinh từ năm 2010.
  • 31. 30 2. Đối với học viên học tập trung tại Học viện sẽ áp dụng hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Áp dụng hình thức đào tạo theo niên chế đối với học viên không tập trung. 3. Mọi thay đổi, điều chỉnh hoặc bổ sung Quy định này trong quá trình tổ chức và quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện do Giám đốc Học viện quyết định./. GIÁM ĐỐC (Đã ký) Trung tướng Phạm Thế Long
  • 32. 31 PHẦN II. MỘT SỐ THAY ĐỔI TRONG QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ PHÒNG SAU ĐẠI HỌC Số: /HD-SĐH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2011 MỘT SỐ THAY ĐỔI TRONG QUY ĐỊNH TẠM THỜI ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ Ngày 28 tháng 02 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ (sau đây gọi tắt là Thông tư 10). Để các đơn vị, cán bộ, giảng viên và học viên thống nhất thực hiện Quy định tạm thời đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện, Phòng Sau đại học hướng dẫn một số nội dung điều chỉnh, sửa đổi của Quy định này cho phù hợp với Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định của Bộ Quốc phòng và điều kiện cụ thể của Học viện Kỹ thuật Quân sự (viết tắt là Học viện) như sau: 1. Khoản 3 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau: 3. Quy định này áp dụng đối với các đối tượng tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện Kỹ thuật Quân sự, bao gồm: Phòng Sau đại học; các khoa chuyên ngành; Hệ Sau đại học; Hệ Quốc tế; Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình đào tạo trình độ thạc sĩ tại Học viện; Các học viên cao học trúng tuyển từ năm 2011 (Cao học từ khóa 23). 2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau: Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ được thực hiện từ 1,5 đến hai năm học. a) Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ năm năm trở lên, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ tối thiểu là 1 năm học. b) Đối với các ngành đào tạo trình độ đại học có thời gian đào tạo từ 4,5 trở xuống, thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ là 1,5 đến 2 năm học. c) Thời gian tối đa để bảo lưu kết quả học tập là 1 năm học. 3. Điểm b Khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau: b) Giảng viên có chức danh giáo sư được hướng dẫn tối đa bảy (7) học viên; giảng viên có chức danh phó giáo sư hoặc có bằng tiến sĩ khoa học được
  • 33. 32 hướng dẫn tối đa năm (5) học viên; giảng viên có bằng tiến sĩ được hướng dẫn tối đa ba (3) học viên trong cùng thời gian, kể cả của cơ sở đào tạo khác. 4. Khoản 2 và Khoản 4 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau: 2. Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ có thời lượng 40 tín chỉ (TC). Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết hoặc 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận hoặc 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở hoặc 45 - 60 giờ viết tiểu luận, bài tập lớn hoặc luận văn tốt nghiệp. Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ, học viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. 4. Cấu trúc chương trình: 4 Các khối kiến thức Các môn học chung: - Triết học - Tiếng Anh Các môn bắt buộc: - Cơ sở chuyên ngành - Chuyên ngành Các môn tự chọn: - Cơ sở chuyên ngành - Chuyên ngành Đề cương luận văn 5 Luận văn TT 1 1.1 1.2 2 2.1 2.2 3 Phương thức giảng dạy môn học 5TC 2TC 3TC 17TC 11TC 6TC Phương thức nghiên cứu 5TC 2TC 3TC 11TC 11TC 8/36TC 8TC Tổng: 10/30TC 2TC 8TC – Thực hiện luận văn 6TC – Hoạt động khoa học (như tham gia hội thảo, hướng dẫn sinh viên NCKH, tham gia đề tài NCKH...), chuyên đề luận văn. Bắt buộc có ít nhất 1 bài báo hoặc báo cáo khoa học trở lên được đăng toàn văn trên tuyển tập HNKH các nhà nghiên cứu trẻ của Học viện. 40 TC 40 TC - Học phần tự chọn của chương trình đào tạo được tách thành 2 phần tự chọn cho cơ sở chuyên ngành và chuyên ngành. - Riêng đối với 2 chuyên ngành “Chỉ huy, quản lý kỹ thuật” và “Quản lý khoa học và công nghệ”, phần cơ sở chuyên ngành bắt buộc là 8 TC và phần chuyên ngành bắt buộc là 9 TC. - Môn Tiếng Anh: Giám đốc Học viện quyết định khối lượng học tập hỗ trợ để học viên có thể tham khảo tài liệu chuyên môn phục vụ học tập và trao đổi khoa học.
  • 34. 33 5. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau: Nội dung chi tiết, khối lượng các thành phần môn học được thể hiện trong đề cương chi tiết của môn học. Đề cương chi tiết và kế hoạch giảng dạy môn học được biên soạn theo mẫu quy định của Phòng Sau đại học, phải được giáo viên phụ trách môn học công bố rộng rãi cho học viên, trong vòng 1 tuần từ khi môn học được bắt đầu. 6. Điểm a Khoản 1 Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau: a) Học viên được dự kỳ thi kết thúc môn học khi đáp ứng quy định học tập của môn học đó và thời gian nghỉ học không quá 20% tổng số thời gian quy định của môn học. Quy định học tập của môn học do giáo viên phụ trách giảng dạy môn học quyết định và phải phổ biến cho học viên trong đề cương chi tiết vào giờ giảng dạy đầu tiên của môn học. 7. Khoản 1 Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau: 1. Khoa quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức cho học viên thực hiện luận văn theo quy trình đào tạo toàn khóa (Điều 37). Ngay sau khi được công nhận học tập theo phương thức nghiên cứu, học viên được định hướng nhiệm vụ của đề tài và tiến hành thực hiện Đề cương luận văn. 8. Khoản 1 Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau: 1. Học viên thực hiện đúng quy trình đào tạo chuẩn sẽ kiểm tra kết quả thực hiện luận văn, kế hoạch kiểm tra được đưa vào kế hoạch thực hiện luận văn và thông báo cho học viên, giáo viên hướng dẫn, khoa/viện quản lý chuyên ngành ngay khi giao đề tài luận văn. Thành phần kiểm tra gồm các chuyên gia của khoa trong các lĩnh vực thuộc chuyên ngành, đề tài nghiên cứu, đại diện khoa quản lý chuyên ngành, Phòng Sau đại học, cán bộ hướng dẫn, học viên thực hiện. Nội dung kiểm tra kết quả thực hiện luận văn, cần đạt được yêu cầu sau: - Đánh giá khối lượng, hàm lượng khoa học của luận văn. - Cho phép bảo vệ đúng kế hoạch hay không. 9. Điều 58 được sửa đổi, bổ sung như sau: Điều kiện bảo vệ luận văn: a) Đã học xong và đạt yêu cầu các học phần trong chương trình đào tạo; b) Không đang trong thời gian chịu kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự; c) Không bị khiếu nại, tố cáo về nội dung khoa học trong luận văn. d) Nộp luận văn đúng thời hạn theo quy trình đào tạo. e) Luận văn được cán bộ hướng dẫn và ít nhất 01 cán bộ phản biện đồng ý cho bảo vệ. f) Trường hợp 02 cán bộ phản biện đều không đồng ý cho học viên bảo vệ thì bộ môn quản lý chuyên ngành tổ chức họp với cán bộ hướng dẫn luận