SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 7
Descargar para leer sin conexión
CÁC THAY ĐỔI TÂM LÝ CÓ THỂ CÓ Ở NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS




                              Nếu người nhiễm HIV/AIDS có thể xác định được giải pháp
                          cho riêng mình và có ai đó hiểu họ, họ có thể chấp nhận được sự
                          thật và tiếp tục sống bình thường với những hy vọng. Khi họ bắt
                          đầu có những biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội, những thay đổi về
                          tâm lý chắc chắn sẽ tái xuất hiện.
                                 Các cảm xúc sốc, lo lắng, chối bỏ thường xuyên xuất hiện
                          khi một cá nhân biết rằng mình nhiễm HIV. Một số người có thể
                          cảm thấy giận dữ, khó chịu, lo lắng hay lo sợ về những bất ổn có
                          thể xảy ra. Sau đó, họ sẽ cảm thấy nhục nhã, cô đơn và rút lui với
                          cảm giác thường xuyên mắc lỗi. Nếu các triệu chứng trầm trọng,
                          họ có thể rơi vào tình trạng trầm cảm, hay có thể cố gắng tìm cách
                          tự tử.
     Một cách rất tự nhiên các đáp ứng về tình cảm khác biệt ở mỗi cá nhân cả về tính dữ
dội hoặc mức độ của điều kiện tình cảm. Có 2 yếu tố quan trọng gây tác động đó là:
      - Sức mạnh tâm lý của mỗi cá nhân, kể cả cách họ suy nghĩ và cách họ thường đương
        đầu với những cảm xúc của mình.
      - Hoàn cảnh, có nghĩa là có một gia đình đầm ấm, thông cảm và không có các vấn đề
        tài chính thì một cá nhân có thể kiểm soát tốt hơn những điều kiện tâm lý của mình.
      Có 3 phương pháp để đánh giá hiện tượng tâm lý của người nhiễm HIV/AIDS:
      - Quan sát: bằng cách nhận biết các biểu hiện trên nét mặt và ánh mắt cùng với các cử
        động của cơ thể.
      - Đặt câu hỏi với người nhiễm HIV/AIDS, ví dụ câu hỏi quot;Dạo này anh cảm thấy như
        thế nào?!quot;
      - Đặt câu hỏi cho gia đình và bạn bè người nhiễm HIV/AIDS.

      Các diễn biến tình cảm của người nhiễm HIV/AIDS: biểu hiện và cách giải quyết ở mỗi
giai đoạn.

SỐC
      Cho dù một người có được chuẩn bị tốt đến đâu thì cũng không tránh khỏi sẽ bị sốc khi
biết mình nhiễm HIV. Người nhiễm có thể cảm thấy lúng túng và không biết làm gì. Người
trong trạng thái sốc có thể có nét mặt hoảng hốt, dường như muốn ngất, im lặng, nói những
điều vô nghĩa, thậm chí không thể nói được hoặc chỉ có thể thốt lên: quot;Tại sao điều này lại
xảy ra với tôi?!quot;. Khi một người ở trạng thái sốc, mọi vật đối với họ dường như không thực
và kỳ dị. Một điều quan trọng cần nhận biết là khi con người đang trong tình trạng sốc, khả
năng tiếp thu thông tin của họ rất thấp, do vậy chỉ ở bên họ, tạo cho họ cảm giác bình an là
hình thức hỗ trợ tốt nhất cho những người ở trạng thái tình cảm này. Hãy để cho họ ở bên
một người họ cảm thấy tin cậy.

                                                                                          1
CHỐI BỎ
      Lúc đầu, người nhiễm HIV thường không thể tin là mình nhiễm HIV, họ có thể nghĩ
rằng quot;Chắc bác sĩ đã nhầmquot; hay quot;Điều đó không thể xảy ra được, tôi cảm thấy rất khoẻ mạnh
cơ màquot;. Không muốn tin một điều là một điều mà nhiều người đã sử dụng một cách vô thức
để bảo vệ bản thân khỏi những đe doạ do HIV/AIDS tạo ra. Cảm giác chối bỏ có thể được
tạo ra bởi nỗi sợ hãi bị những người thân yêu rời bỏ. Trong giai đoạn này, con người thường
không muốn nói về điều mất mát hay điều vừa mới xảy ra bởi vì nếu nói về điều này có
nghĩa họ đã thừa nhận sự mất mát. Một tình nguyện viên hỗ trợ về tinh thần cần phải biết
nhạy cảm với thân phận của thân chủ. Sẽ là vô ích nếu như tình nguyện viên cố gắng thách
thức lại sự chối bỏ của thân chủ nhưng cũng không cần biết là phải bỏ qua cảm giác này.
Điều cần làm là nhận biết sự tồn tại của cảm giác này và giữ cho đầu óc hiểu rằng chối bỏ có
thể là một cách hữu hiệu để đương đầu với sự mất mát hay một cú sốc về tâm lý. Nếu bạn cố
gắng giúp đỡ những người không muốn đối đầu với sự thật, hãy cố gắng nhớ rằng là một tình
nguyện viên hỗ trợ về tinh thần bạn có thể giúp họ hiểu cách họ đã nhiễm, nhiễm HIV/AIDS
có nghĩa là gì và đó chính là cách tốt nhất để giúp họ vượt qua sự chối bỏ của mình.

BỰC TỨC, CÁU GIẬN
                        Con người có thể rất tức giận khi họ biết rằng họ bị nhiễm
                        HIV/AIDS. Đây là một cảm giác hết sức bình thường và có thể bắt
                        gặp khi người ta tự trách móc bản thân hay người đã truyền
                        HIV/AIDS cho họ. Một số người thậm chí còn đỗ lỗi cho Chúa Trời.
                        Bực tức là bình thường nhưng nó có thể không tốt bởi vì nó có thể
                        tập trung vào việc đổ lỗi cho người khác (tức tối với người khác) hay
                        đổ lỗi cho bản thân (tự cảm thấy tội lỗi) hơn là thực hiện những hành
                        động tích cực. Những bất ổn do HIV/AIDS gây ra cho con người
                        cũng dễ lý giải về cảm giác thất vọng và bực bội của con người. Cần
                        phải nhận thấy rằng một người đang ở trạng thái mất mát có thể thể
                        hiện sự bực tức của mình tới những người họ cảm thấy rất gần gũi.
                        Mặc dù bực tức là một cảm giác rất khó chịu, cũng cần phải để cho
                        thân chủ cảm thấy rằng họ có thể được thể hiện cả những cảm giác
                        tích cực lẫn tiêu cực, nếu những cảm giác đó đến với họ. Nói chuyện
với một người trong trạng thái bực bội có thể giúp họ vượt qua cảm giác này và chấp nhận
tình trạng hiện tại. Nếu bạn đang cố giúp một người đang bị nhiễm HIV/AIDS thì bực bội là
một phản ứng rất khó đương đầu, đặc biệt khi sự đương đầu này lại hướng đến bạn. Bạn
cũng cần phải cố gắng thông cảm và không lấy làm buồn về sự bực bội này, tất nhiên cũng
rất khó để chấp nhận sự bực bội của người khác mà không có phản ứng gì.
     Dấu hiệu của sự bực bội bao gồm: đỏ mặt, cau có, bĩu môi, cao giọng, quát mắng người
nhà hoặc bạn bè, bồn chồn, im lặng bất thường, tránh tiếp xúc ánh mắt, bạo lực với người
khác và có những hành vi thiếu hợp tác.

Những điều nên làm:
   - Cho phép người nhiễm thảo luận về sự bực bội của mình, điều này có thể giúp phân tán
     bớt nỗi bực dọc. Thể hiện sự thông cảm của mình với tình huống của người nhiễm
     bằng cách làm rõ tình huống, Ví dụ nói với họ rằng quot;chị đang cáu vì chồng mình lây
     bệnh cho mình đúng không?!quot;.
   - Khi người nhiễm đã dịu xuống, hãy giúp họ nhận ra hậu quả của việc cáu giận, ví dụ
     nói rằng quot;chuyện gì sẽ xảy ra nếu chị cứ tiếp tục cáu giận?!quot;
   - Hãy cố gắng xác định các nguyên nhân khác làm họ cáu giận và cùng với họ giải quyết
     các nguyên nhân đó.




                                                                                           2
Những điều không nên làm:
   - Bỏ qua các cảm giác của người nhiễm, có những câu nhận xét như quot;tức giận chỉ là vô
     ích, quên nó đi!quot;, hay quot;đành cam chịu thôiquot;.
   - Tranh luận với người nhiễm hay thể hiện sự không hài lòng của mình thông qua những
     câu nhận xét như quot;tôi chẳng thể giúp gì được anh đâu nếu anh cứ cáu giận như vậy!quot;.
   - Ép buộc người nhiễm giải thích những xúc cảm của họ.
   - Dùng kinh nghiệm của mình hay cuộc đời mình làm hình mẫu để người khác neo theo.

MẶC CẢM
      Một người bị nhiễm HIV có thể rơi vào trạng thái mặc cảm và nghĩ rằng quot;Chúa Trời
sẽ chữa khỏi bệnh cho mình nếu như mình thôi không quan hệ tình dục nữaquot;, quot;mình sẽ trở
nên một người tốt và AIDS sẽ phải bỏ điquot;. Vai trò của người hỗ trợ tinh thần là cần giúp đỡ
người nhiễm HIV chấp nhận sự thật, không nên đồng loã cũng không nên thách thức những
cảm xúc này.

SỢ HÃI
Người bị nhiễm HIV có thể bị sợ hãi vì nhiều thứ:
      - Sợ đau đớn.
      - Sợ mất việc.
      - Sợ người khác biết được mình nhiễm.
      - Sợ sự xua đuổi của mọi người.
      - Sợ con cái không ai chăm sóc.
      - Lo sợ về tương lai của gia đình.
      - Lo sợ về cái chết.
      Nỗi sợ hãi sẽ vơi bớt khi họ nói chuyện với một ai đó thông hiểu họ. Người nhiễm
HIV sau đó có thể nhận thấy rằng họ đã lo lắng về những điều mà không phải đáng lo.
       Các dấu hiệu của sự lo lắng bao gồm: đánh trống ngực, đau ngực, thở hụt hơi, chóng
mặt, toát mồ hôi, bồn chồn, áy náy và mất ngủ. Một số người có thể nói rằng họ sợ chết hay
mất khả năng tự điều khiển. Họ có thể nói rằng họ đang buồn hay đang lo lắng. Một dấu hiệu
đáng nhận biết khác là họ có nét mặt lo lắng, không thể tập trung, khả năng làm việc giảm
sút.

Những điều nên làm với người nhiễm khi họ lo sợ:
   - Quan tâm đến tình cảm của người nhiễm.
   - Khuyến khích người nhiễm nói lên hoặc thể hiện nỗi lo sợ của mình bằng một cách
     bình tĩnh và vững vàng.
   - Xác định các nguyên nhân làm họ lo sợ bằng cách hỏi như quot;Anh đang sợ điều gì?!quot;.
   - Xác định các cách để giải quyết nỗi lo sợ một cách hiệu quả, ví dụ nếu người nhiễm sợ
     chết vì có các bệnh nhiễm trùng cơ hội bắt đầu xuất hiện thì cần giới thiệu người bệnh
     đến gặp các bác sĩ.
   - Đề xuất các hoạt động có thể giúp người nhiễm tạm quên nỗi lo sợ hay lo lắng của
     mình như làm các công việc nhà, tập thể dục hay đi chơi.
   - Đưa ra các hỗ trợ tinh thần, ví dụ quot;những người nhiễm HIV khác cũng có cùng chung
     nỗi lo với anh hoặc chịquot; hoặc quot;bố mẹ vẫn sẽ luôn chấp nhận những đứa con bị nhiễm
     HIVquot; hoặc quot;anh/chị vẫn khoẻ mạnh nếu anh/chị chăm sóc sức khoẻ tốt, anh/chị vẫn có
     thể sống bình thường trong một thời gian dàiquot;.

                                                                                         3
Những điều không nên làm:
   - Bỏ qua hoặc lờ đi cảm giác sợ hãi của người bệnh. Xem thường nỗi lo sợ của người
     nhiễm bằng câu nói quot;điều này đơn giản thôi mà, đừng lo lắngquot;.
   - Lo lắng hoặc cảm thấy căng thẳng vì mình không giúp được người nhiễm.

CÔ ĐƠN / TỰ ÁM THỊ
                                   Một người nhiễm HIV có thể cảm thấy cô đơn. Cảm giác
                              này có thể đến rồi mất đi trong một thời gian dài tuỳ thuộc vào
                              sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè. Mỗi người bị nhiễm HIV cần
                              phải được hỗ trợ để họ hiểu rằng họ không cô đơn, có rất nhiều
                              người khác cũng bị nhiễm HIV.
                                   Các dấu hiệu của sự cô đơn bao gồm: tránh tiếp xúc mắt
                              với người khác, rút lui khỏi các hoạt động xã hội, nói ít, cảm
                              thấy cô đơn, lẻ loi. Họ có thể nói quot;tôi không muốn gặp aiquot; hay
                              quot;tôi muốn ở một mìnhquot; hay quot;tôi không muốn nói chuyện với ai
                              nữaquot;.
      Cảm giác tự ám thị xuất phát từ nỗi lo sợ bị phân biệt đối xử của xã hội hay nghi ngờ bị
theo dõi hay nói xấu. Thái độ này thường xuất hiện khi người bệnh đã có những dấu hiệu
bệnh rõ ràng hay bạn tình của nguời bệnh đã chết vì AIDS. Cô đơn có thể xuất hiện khi
người nhiễm HIV cảm thấy không còn ai để chia sẽ những khó khăn hay hiểu họ. Những lúc
đó, họ cảm thấy cô đơn và vô giá trị.
      Bạn có thể giúp đỡ người nhiễm không tự che giấu bản thân hay có cảm giác chán nản
bằng cách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Điều này sẽ làm
tăng sự chấp nhận đối với người nhiễm HIV bằng cách cho thế giới thấy rằng họ cũng là
thành viên của xã hội như những người khác. Hãy làm cho họ thấy rằng nếu họ áp dụng các
biện pháp bảo vệ, họ sẽ không làm lây HIV cho những người xung quanh.

Những điều nên làm:
   - Gặp gỡ, thảo luận và dành nhiều thời gian với người nhiễm thường xuyên.
   - Chú ý hay ở, dành thời gian với người nhiễm ngay cả khi họ không muốn nói chuyện.
   - Lắng nghe, đồng cảm, bảo đảm giữ bí mật cho những thông tin cá nhân của họ.
   - Xác định nguyên nhân làm cho họ tự đánh giá thấp bản thân, khuyến khích họ suy nghĩ
     tích cực về bản thân, ví dụ nêu nguyên nhân là họ nghi ngờ người khác biết về tình
     trạng nhiễm HIV của họ, hãy chỉ ra các điểm mạnh làm cho người khác phải chấp nhận
     họ.
   - Hãy thảo luận cùng gia đình họ và khuyến khích họ chấp nhận và hỗ trợ người nhiễm.
   - Hỗ trợ tinh thần cho họ bằng cách cho họ biết các thông tin về các nhóm hỗ trợ trong
     cộng đồng.

Những điều không nên làm:
   - Lờ đi hay xem thường cảm giác cô đơn của người nhiễm.
   - Làm phức tạp vấn đề của người nhiễm bằng những câu như quot;đừng lo lắng quá mức,
     nếu không các triệu chứng của anh/chị sẽ còn tồi tệ hơnquot;.
   - Hỗ trợ quá nhiều hoặc quá sớm bở vì người nhiễm có thể cảm thấy không thoải mái và
     trở nên trầm uất hơn.




                                                                                            4
TRẦM UẤT / CÓ HÀNH VI TỰ TỬ
      Có người khi biết mình bị nhiễm HIV thì cảm thấy không còn lý do gì để sống nữa. Họ
có thể cảm thấy mình vô dụng, chỉ muốn ở nhà, không muốn ăn và nói chuyện với ai.
     Trạng thái trầm uất có thể làm con người yếu đi, cả về thể chất lẫn tinh thần. Cần phải
giúp đỡ họ vượt qua trạng thái này và không được bỏ cuộc. Khuyến khích họ tiếp tục cuộc
sống hằng ngày, cũng như mặc quần áo đẹp, thăm hỏi bạn bè, giữ cho bản thân luôn bận rộn,
giúp đỡ người khác, suy nghĩ về con cái hay bạn bè những người cần họ.
      Các dấu hiệu của trầm uất/có hành vi tự tử bao gồm: buồn bã, rút lui, im lặng bất
thường, ăn không ngon miệng, mất ngủ, dáng vẻ mệt mỏi, mất trí nhớ, mất khả năng tập
trung và cử động chậm. Nhiều người trong trạng thái trầm cảm có ý muốn chết hay cảm thấy
mình không có giá trị, họ có thể trở nên thờ ơ, lạnh đạm hay không quan tâm đến vệ sinh cá
nhân.
      Thái độ cảm thấy tội lỗi, vô giá trị và vô vọng thường xuất hiện ở những người có các
triệu chứng bệnh mãn tính, đặc biệt đối với những người mà các đợt điều trị không mang lại
hiệu quả. Nỗi sợ mất mát có thể là nguyên nhân chính của sự trầm cảm. Một số người còn
tìm cách tự tử bởi vì họ cáu giận với gia đình, tự tử là một cách báo thù hay một cách trừng
phạt gia đình.

Các dấu hiệu về tình trạng trầm uất:
   - Luôn nhắc lại những câu nói về ý muốn chết.
   - Các dấu hiệu lập kế hoạch cho cái chết. Ví dụ như viết thư từ biệt hay tặng các vật quý
     cho người khác.
   - Các câu nói có ý nói đến cái chết. Ví dụ quot;hãy chăm sóc con cái tôiquot; hay quot;đây là lần cuối
     chúng ta gặp nhauquot;.
   - Trong một số trường hợp, phục hồi bất ngờ sau một đợt trầm cảm kéo dài có thể là dấu
     hiệu rằng người nhiễm cuối cùng đã ra quyết định tự tử.

Những điều không nên làm:
   - Tảng lờ hoặc gạt sang bên trạng thái tình cảm của người nhiễm bằng những câu nói
     như quot;đừng lo mọi chuyện rồi sẽ ổnquot;.
   - Vội vàng làm yên ổn mọi chuyện, khuyên hay dạy dỗ mà không chú ý đến tình cảm của
     người nhiễm, ví dụ quot;tại sao anh hoặc chị lại không tham gia các nhóm hỗ trợ?!quot; hay
     quot;ngồi thiền có khi tốt cho anh hoặc chị đóquot;.
   - Giả thuyết rằng người nhiễm HIV nói đùa rằng họ không có đủ can đảm để tự tử.
   - Sử dụng những giáo lý, ví dụ quot;tự tử là một việc làm tội lỗiquot;.
   - Cười nhạo những ý định tự tử không thành công bằng cách nói quot;Anh/chị chẳng có can
     đảm đâuquot; hay quot;nếu lần sau có làm lại thì làm tốt hơn nhéquot;.
   - Cố gắng tư vấn ở mức độ quá sức mình mà không chịu nhờ những người có chuyên
     môn.

Những việc nên làm:
   - Thể hiện mối quan tâm thân thiện với người nhiễm, thậm chí khi cả họ không muốn
     chia sẽ những suy nghĩ và tình cảm riêng tư.
   - Quan tâm và thuyết phục người nhiễm thảo luận về những tình cảm cá nhân của họ, hỗ
     trợ về tinh thần khi họ có thể giải quyết được vấn đề của họ. Hỏi quot;đã bao giờ anh/chị
     gặp phải những vấn đề khó khăn chưa?! khi đó anh/chị đã giải quyết vấn đề đó thế
     nào?!quot;
   - Lắng nghe đồng cảm và ghi nhận với thái độ nghiêm túc những lời nói của họ.
                                                                                           5
- Xác định nguyên nhân gây trầm cảm và hỗ trợ chính xác để giải quyết những trầm cảm
     đó, ví dụ nếu người nhiễm cảm thấy mình vô giá trị thì phải giúp họ nhìn thấy những
     điểm mạnh của mình.

Trong trường hợp người nhiễm HIV có ý định tự tử:
   Giám sát mức độ trầm cảm của người nhiễm bằng cách hỏi về ý nghĩ của họ: quot;Anh/chị
cảm thấy thế nào về bản thânquot; hay quot;đã bao giờ anh/chị cảm thấy không muốn sống nữa
chưa?!quot; hay quot;đã bao giờ anh/chị có ý định làm đau bản thân chưa?! Nếu có thì anh/chị định
làm gì?!
   - Nếu những suy nghĩ không rõ ràng hay cụ thể hoặc người nhiễm không có một kế
     hoạch rõ ràng thì nguy cơ tự tử là thấp. Người chăm sóc cần tiếp tục lắng nghe và hỗ
     trợ.
   - Nếu như người nhiễm có kế hoạch nhưng họ vẫn chưa chuẩn bị dụng cụ để tự tử thì
     nguy cơ tự tử cao hơn. Người chăm sóc nên giúp đỡ người nhiễm xác định các giải
     pháp và giám sát họ chặt chẽ.
   - Trong trường hợp người nhiễm có kế hoạch rõ ràng, chi tiết và đã chuẩn bị các dụng cụ
     tức là nguy cơ tự tử cao nhất. Người chăm sóc cần theo dõi kỹ lưỡng người nhhiễm và
     tìm sự trợ giúp của những người có chuyên môn.
   - Xác định nguyên nhân của người muốn tự tử để có thể giải quyết vấn đề.
   - Đối với gia đình và người thân: cần giám sát người nhiễm chặt chẽ, để mắt tới họ nếu
     họ còn có hành động tự huỷ hoại, cẩn thận và cất những vật có thể dùng cho việc tự tử
     như các vật sắc, dây thừng, các thuốc độc.

     Hệ thống chuyển giao: Nếu như bạn đã cố gắng mà không cải thiện được tình hình thì
bạn cần ngay lập tức giới thiệu người nhiễm đến một chuyên gia có thể giám sát được tình
hình hoặc kê đơn thuốc cho bệnh nhân.
      Đối với người tình nguyện: sau khi người nhiễm được trở về nhà, bạn vẫn nên tiếp tục
đến thăm họ tại nhà, giám sát những tiến bộ và chú ý đến những dấu hiệu quay trở lại tình
trạng cũ. Nếu như người nhiễm bắt đầu cho thấy những dấu hiệu dự định tự tử, tiếp tục hỗ
trợ họ và giới thiệu họ đến những người chuyên môn. Hãy nhớ rằng họ vẫn cần sự giúp đỡ
của bạn, họ không tự tử để thu hút sự quan tâm của bạn.

CHẤP NHẬN
      Sau một thời gian, người nhiễm HIV sẽ bắt đầu chấp nhận tình thế. Điều này sẽ giúp họ
cảm thấy tốt hơn. Những người đến giai đoạn này sẽ cảm thấy bình an và bắt đầu suy nghĩ về
cách tốt nhất để sống.

Họ có thể nghĩ:
   - Mình sẽ phải làm gì để phần còn lại của mình thật sự có ý nghĩa?
   - Mình cần ăn thức ăn gì để mình có thể khoẻ mạnh?
   - Mình cần lập kế hoạch gì cho con cái mình trong tương lai?
   - Hãy để tôi thấy biết ơn cuộc đời cho mỗi ngày tôi sống trên đời này, hãy cho tôi biết ơn
     gia đình và bạn bè tôi và cho họ biết là tôi quan tâm đến họ.




                                                                                           6
HY VỌNG
Bạn cũng có thể giúp người nhiễm HIV có hy vọng về nhiều điều trong cuộc sống.
                                     Ví dụ:
                                     Hy vọng rằng họ sẽ còn sống lâu.
                                     Hy vọng rằng con cái họ sẽ khoẻ mạnh.
                                     Hy vọng rằng bệnh tật sẽ được chữa khỏi.
                                     Hy vọng rằng họ sẽ được yêu mến và chấp nhận.
                                     Hy vọng rằng các nhà khoa học sẽ tìm được cách
                                     chữa trị cho căn bệnh của họ.
     Điều quan trọng là phải có hy vọng cho cuộc sống. Hãy nhớ rằng người có hy vọng
hôm nay sẽ có thể rơi vào tình trạng cáu giận hoặc trầm cảm vào ngày mai. Đó là điều hoàn
toàn bình thường. Ngay cả người không bị nhiễm HIV cũng có thể rơi vào tình trạng tình
cảm lên xuống hằng ngày.
 Người bị nhiễm HIV hay người có liên hệ với người nhiễm thường sợ rằng những cảm xúc
tiêu cực nêu trên có thể trở nên quá mạnh… Đó là phản ứng bình thường đối với một khủng
hoảng. Gia đình, bạn bè, hàng xóm hay những nhân viên y tế hay bất kỳ ai chăm sóc cần phải
giúp đỡ người khác đối diện với những tình cảm này bằng cách lắng nghe, nói chuyện với họ
về những tình cảm này.


Phỏng theo cuốn quot;Giữ cho khoẻ mạnh và cảm thấy vui vẻquot;, tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức
khoẻ và tinh thần cho người nhiễm HIV tại cộng đồng (PATH) và cuốn quot;Tài liệu chăm sóc
người nhiễm HIV tại nhàquot; (Tổ chức Y tế Thế giới).




                                                                                        7

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emforeman
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanforeman
 
CTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocCTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocforeman
 
Ap dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troAp dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troforeman
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam thanforeman
 
Lam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp PascalLam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp Pascalhuuthangvu
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangforeman
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSnataliej4
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánBichtram Nguyen
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sốnglenho
 
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãOđể RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãOyingjun1805
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómforeman
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNforeman
 

La actualidad más candente (17)

Quy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung KhoanQuy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung Khoan
 
Cong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre emCong tac xa hoi voi tre em
Cong tac xa hoi voi tre em
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
 
Chuyende Cndvbc
Chuyende CndvbcChuyende Cndvbc
Chuyende Cndvbc
 
CTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hocCTXH tai truong hoc
CTXH tai truong hoc
 
HDJHJ
HDJHJHDJHJ
HDJHJ
 
Ap dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho troAp dung cac chien luoc ho tro
Ap dung cac chien luoc ho tro
 
Gtquyhoachsddat
GtquyhoachsddatGtquyhoachsddat
Gtquyhoachsddat
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam than
 
Lam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp PascalLam Viec Co Pp Pascal
Lam Viec Co Pp Pascal
 
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dangCam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
Cam nang dao tao cho giao duc vien dong dang
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống
 
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãOđể RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
để RèN LuyệN RèN LuyệN Trí NãO
 
Sách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhómSách về CTXH nhóm
Sách về CTXH nhóm
 
Luat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VNLuat An Sinh Xa Hoi VN
Luat An Sinh Xa Hoi VN
 

Destacado

Những đặc trưng tâm lý người nhiễm hiv
Những đặc trưng tâm lý người nhiễm hivNhững đặc trưng tâm lý người nhiễm hiv
Những đặc trưng tâm lý người nhiễm hivĐHKHXH&NV HN
 
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂNGIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂNNgoc Quang
 
Tamlyhoccacbenhchuyenkhoa
TamlyhoccacbenhchuyenkhoaTamlyhoccacbenhchuyenkhoa
TamlyhoccacbenhchuyenkhoaNgoc Quang
 
TÂM LÝ HỌC BỆNH LÝ
TÂM LÝ HỌC BỆNH LÝTÂM LÝ HỌC BỆNH LÝ
TÂM LÝ HỌC BỆNH LÝNgoc Quang
 
HIV/AIDS tại VN
HIV/AIDS tại VNHIV/AIDS tại VN
HIV/AIDS tại VNforeman
 
Tâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nTâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nKhai Nguyen
 
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)Hoangvan Manh
 
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNTÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNNgoc Quang
 
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊTÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊNgoc Quang
 
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...atvsld
 
An toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chungAn toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chunghoasengroup
 
The Building Blocks of Community: The Story of Product Hunt (Presenting at #E...
The Building Blocks of Community: The Story of Product Hunt (Presenting at #E...The Building Blocks of Community: The Story of Product Hunt (Presenting at #E...
The Building Blocks of Community: The Story of Product Hunt (Presenting at #E...Ryan Hoover
 
Iran Startups: Story of A Community
Iran Startups: Story of A CommunityIran Startups: Story of A Community
Iran Startups: Story of A CommunityIran Startups
 

Destacado (17)

Những đặc trưng tâm lý người nhiễm hiv
Những đặc trưng tâm lý người nhiễm hivNhững đặc trưng tâm lý người nhiễm hiv
Những đặc trưng tâm lý người nhiễm hiv
 
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂNGIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
 
Tamlyhoccacbenhchuyenkhoa
TamlyhoccacbenhchuyenkhoaTamlyhoccacbenhchuyenkhoa
Tamlyhoccacbenhchuyenkhoa
 
TÂM LÝ HỌC BỆNH LÝ
TÂM LÝ HỌC BỆNH LÝTÂM LÝ HỌC BỆNH LÝ
TÂM LÝ HỌC BỆNH LÝ
 
Hiv aids
Hiv aidsHiv aids
Hiv aids
 
HIV/AIDS tại VN
HIV/AIDS tại VNHIV/AIDS tại VN
HIV/AIDS tại VN
 
Tâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nTâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ n
 
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
 
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...
 
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNTÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
 
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊTÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
TÂM LÝ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ
 
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...
Bài giảng: An toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp xây dựng - Trần Đă...
 
An toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chungAn toàn lao động - VSLĐ chung
An toàn lao động - VSLĐ chung
 
The Building Blocks of Community: The Story of Product Hunt (Presenting at #E...
The Building Blocks of Community: The Story of Product Hunt (Presenting at #E...The Building Blocks of Community: The Story of Product Hunt (Presenting at #E...
The Building Blocks of Community: The Story of Product Hunt (Presenting at #E...
 
Iran Startups: Story of A Community
Iran Startups: Story of A CommunityIran Startups: Story of A Community
Iran Startups: Story of A Community
 
HIV/AIDS
HIV/AIDSHIV/AIDS
HIV/AIDS
 
HIV AIDS
HIV AIDSHIV AIDS
HIV AIDS
 

Similar a Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS

Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe nataliej4
 
Caithuocla
CaithuoclaCaithuocla
Caithuoclasangbsdk
 
Sach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa HoiSach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa Hoiforeman
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mangLâm Khôi
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnforeman
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữenglishonecfl
 
Nao pha thai
Nao pha thaiNao pha thai
Nao pha thaiforeman
 
Moi quan he ho tro
Moi quan he ho troMoi quan he ho tro
Moi quan he ho troforeman
 
Phinh Dm Chu Bung Ok
Phinh Dm Chu Bung OkPhinh Dm Chu Bung Ok
Phinh Dm Chu Bung OkKhoa Dương
 
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi nataliej4
 
Suc manh cua hien tai
Suc manh cua hien taiSuc manh cua hien tai
Suc manh cua hien taidinhnam0009
 
Thoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkThoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkKhoa Dương
 
Trelaodong
TrelaodongTrelaodong
Trelaodongforeman
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongforeman
 
Hoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho troHoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho troforeman
 

Similar a Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS (17)

Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe Tâm Lý Và Sức Khỏe
Tâm Lý Và Sức Khỏe
 
Caithuocla
CaithuoclaCaithuocla
Caithuocla
 
Sach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa HoiSach An Sinh Xa Hoi
Sach An Sinh Xa Hoi
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mang
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
 
Nao pha thai
Nao pha thaiNao pha thai
Nao pha thai
 
Moi quan he ho tro
Moi quan he ho troMoi quan he ho tro
Moi quan he ho tro
 
Phinh Dm Chu Bung Ok
Phinh Dm Chu Bung OkPhinh Dm Chu Bung Ok
Phinh Dm Chu Bung Ok
 
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
Một số phương pháp chăm sóc sức khỏe cho Người cao tuổi
 
Suc manh cua hien tai
Suc manh cua hien taiSuc manh cua hien tai
Suc manh cua hien tai
 
Thoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung OkThoat Vi Thanh Bung Ok
Thoat Vi Thanh Bung Ok
 
Trelaodong
TrelaodongTrelaodong
Trelaodong
 
Soi Duong Mat Ok
Soi Duong Mat OkSoi Duong Mat Ok
Soi Duong Mat Ok
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
Hoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho troHoc thuyet ve su ho tro
Hoc thuyet ve su ho tro
 

Más de foreman

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004foreman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachforeman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songforeman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongforeman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stressforeman
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to liveforeman
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityforeman
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebookforeman
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Designforeman
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communitiesforeman
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dongforeman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinhforeman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gianforeman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luongforeman
 

Más de foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 

Último

Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfHongBiThi1
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbPhNguyn914909
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaHongBiThi1
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfHongBiThi1
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptxngocsangchaunguyen
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx27NguynTnQuc11A1
 

Último (19)

Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdfSGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
SGK Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn ĐHYHN.pdf
 
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfbTANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
TANG-HUYET-AP-2023-1.pdfjkqfbqfbqbfàn ầbfb
 
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạnHô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
Hô hấp - Viêm phế quản phổi.ppt hay nha các bạn
 
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nhaSGK Viêm  màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
SGK Viêm màng ngoài tim Y6.pdf rất hay nha
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein mới.pdf
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nhaSGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
SGK cũ Hen phế quản.pdf rất hay và khó nha
 
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdfSGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
SGK chuyển hóa lipid và lipoprotein cũ 2006.pdf
 
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docxSINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
SINH LÝ MÁU rất hay nha các bạn cần xem kỹ.docx
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptxchuyên đề về  trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
chuyên đề về trĩ mũi nhóm trình ck.pptx
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdfSGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
SGK Hóa học lipid ĐHYHN mới rất hay nha.pdf
 
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptxGỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
GỐnnnnnnnnnnnnnnhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhI.pptx
 

Cac thay doi tam ly co the co o nguoi nhiem HIV/AIDS

  • 1. CÁC THAY ĐỔI TÂM LÝ CÓ THỂ CÓ Ở NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS Nếu người nhiễm HIV/AIDS có thể xác định được giải pháp cho riêng mình và có ai đó hiểu họ, họ có thể chấp nhận được sự thật và tiếp tục sống bình thường với những hy vọng. Khi họ bắt đầu có những biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội, những thay đổi về tâm lý chắc chắn sẽ tái xuất hiện. Các cảm xúc sốc, lo lắng, chối bỏ thường xuyên xuất hiện khi một cá nhân biết rằng mình nhiễm HIV. Một số người có thể cảm thấy giận dữ, khó chịu, lo lắng hay lo sợ về những bất ổn có thể xảy ra. Sau đó, họ sẽ cảm thấy nhục nhã, cô đơn và rút lui với cảm giác thường xuyên mắc lỗi. Nếu các triệu chứng trầm trọng, họ có thể rơi vào tình trạng trầm cảm, hay có thể cố gắng tìm cách tự tử. Một cách rất tự nhiên các đáp ứng về tình cảm khác biệt ở mỗi cá nhân cả về tính dữ dội hoặc mức độ của điều kiện tình cảm. Có 2 yếu tố quan trọng gây tác động đó là: - Sức mạnh tâm lý của mỗi cá nhân, kể cả cách họ suy nghĩ và cách họ thường đương đầu với những cảm xúc của mình. - Hoàn cảnh, có nghĩa là có một gia đình đầm ấm, thông cảm và không có các vấn đề tài chính thì một cá nhân có thể kiểm soát tốt hơn những điều kiện tâm lý của mình. Có 3 phương pháp để đánh giá hiện tượng tâm lý của người nhiễm HIV/AIDS: - Quan sát: bằng cách nhận biết các biểu hiện trên nét mặt và ánh mắt cùng với các cử động của cơ thể. - Đặt câu hỏi với người nhiễm HIV/AIDS, ví dụ câu hỏi quot;Dạo này anh cảm thấy như thế nào?!quot; - Đặt câu hỏi cho gia đình và bạn bè người nhiễm HIV/AIDS. Các diễn biến tình cảm của người nhiễm HIV/AIDS: biểu hiện và cách giải quyết ở mỗi giai đoạn. SỐC Cho dù một người có được chuẩn bị tốt đến đâu thì cũng không tránh khỏi sẽ bị sốc khi biết mình nhiễm HIV. Người nhiễm có thể cảm thấy lúng túng và không biết làm gì. Người trong trạng thái sốc có thể có nét mặt hoảng hốt, dường như muốn ngất, im lặng, nói những điều vô nghĩa, thậm chí không thể nói được hoặc chỉ có thể thốt lên: quot;Tại sao điều này lại xảy ra với tôi?!quot;. Khi một người ở trạng thái sốc, mọi vật đối với họ dường như không thực và kỳ dị. Một điều quan trọng cần nhận biết là khi con người đang trong tình trạng sốc, khả năng tiếp thu thông tin của họ rất thấp, do vậy chỉ ở bên họ, tạo cho họ cảm giác bình an là hình thức hỗ trợ tốt nhất cho những người ở trạng thái tình cảm này. Hãy để cho họ ở bên một người họ cảm thấy tin cậy. 1
  • 2. CHỐI BỎ Lúc đầu, người nhiễm HIV thường không thể tin là mình nhiễm HIV, họ có thể nghĩ rằng quot;Chắc bác sĩ đã nhầmquot; hay quot;Điều đó không thể xảy ra được, tôi cảm thấy rất khoẻ mạnh cơ màquot;. Không muốn tin một điều là một điều mà nhiều người đã sử dụng một cách vô thức để bảo vệ bản thân khỏi những đe doạ do HIV/AIDS tạo ra. Cảm giác chối bỏ có thể được tạo ra bởi nỗi sợ hãi bị những người thân yêu rời bỏ. Trong giai đoạn này, con người thường không muốn nói về điều mất mát hay điều vừa mới xảy ra bởi vì nếu nói về điều này có nghĩa họ đã thừa nhận sự mất mát. Một tình nguyện viên hỗ trợ về tinh thần cần phải biết nhạy cảm với thân phận của thân chủ. Sẽ là vô ích nếu như tình nguyện viên cố gắng thách thức lại sự chối bỏ của thân chủ nhưng cũng không cần biết là phải bỏ qua cảm giác này. Điều cần làm là nhận biết sự tồn tại của cảm giác này và giữ cho đầu óc hiểu rằng chối bỏ có thể là một cách hữu hiệu để đương đầu với sự mất mát hay một cú sốc về tâm lý. Nếu bạn cố gắng giúp đỡ những người không muốn đối đầu với sự thật, hãy cố gắng nhớ rằng là một tình nguyện viên hỗ trợ về tinh thần bạn có thể giúp họ hiểu cách họ đã nhiễm, nhiễm HIV/AIDS có nghĩa là gì và đó chính là cách tốt nhất để giúp họ vượt qua sự chối bỏ của mình. BỰC TỨC, CÁU GIẬN Con người có thể rất tức giận khi họ biết rằng họ bị nhiễm HIV/AIDS. Đây là một cảm giác hết sức bình thường và có thể bắt gặp khi người ta tự trách móc bản thân hay người đã truyền HIV/AIDS cho họ. Một số người thậm chí còn đỗ lỗi cho Chúa Trời. Bực tức là bình thường nhưng nó có thể không tốt bởi vì nó có thể tập trung vào việc đổ lỗi cho người khác (tức tối với người khác) hay đổ lỗi cho bản thân (tự cảm thấy tội lỗi) hơn là thực hiện những hành động tích cực. Những bất ổn do HIV/AIDS gây ra cho con người cũng dễ lý giải về cảm giác thất vọng và bực bội của con người. Cần phải nhận thấy rằng một người đang ở trạng thái mất mát có thể thể hiện sự bực tức của mình tới những người họ cảm thấy rất gần gũi. Mặc dù bực tức là một cảm giác rất khó chịu, cũng cần phải để cho thân chủ cảm thấy rằng họ có thể được thể hiện cả những cảm giác tích cực lẫn tiêu cực, nếu những cảm giác đó đến với họ. Nói chuyện với một người trong trạng thái bực bội có thể giúp họ vượt qua cảm giác này và chấp nhận tình trạng hiện tại. Nếu bạn đang cố giúp một người đang bị nhiễm HIV/AIDS thì bực bội là một phản ứng rất khó đương đầu, đặc biệt khi sự đương đầu này lại hướng đến bạn. Bạn cũng cần phải cố gắng thông cảm và không lấy làm buồn về sự bực bội này, tất nhiên cũng rất khó để chấp nhận sự bực bội của người khác mà không có phản ứng gì. Dấu hiệu của sự bực bội bao gồm: đỏ mặt, cau có, bĩu môi, cao giọng, quát mắng người nhà hoặc bạn bè, bồn chồn, im lặng bất thường, tránh tiếp xúc ánh mắt, bạo lực với người khác và có những hành vi thiếu hợp tác. Những điều nên làm: - Cho phép người nhiễm thảo luận về sự bực bội của mình, điều này có thể giúp phân tán bớt nỗi bực dọc. Thể hiện sự thông cảm của mình với tình huống của người nhiễm bằng cách làm rõ tình huống, Ví dụ nói với họ rằng quot;chị đang cáu vì chồng mình lây bệnh cho mình đúng không?!quot;. - Khi người nhiễm đã dịu xuống, hãy giúp họ nhận ra hậu quả của việc cáu giận, ví dụ nói rằng quot;chuyện gì sẽ xảy ra nếu chị cứ tiếp tục cáu giận?!quot; - Hãy cố gắng xác định các nguyên nhân khác làm họ cáu giận và cùng với họ giải quyết các nguyên nhân đó. 2
  • 3. Những điều không nên làm: - Bỏ qua các cảm giác của người nhiễm, có những câu nhận xét như quot;tức giận chỉ là vô ích, quên nó đi!quot;, hay quot;đành cam chịu thôiquot;. - Tranh luận với người nhiễm hay thể hiện sự không hài lòng của mình thông qua những câu nhận xét như quot;tôi chẳng thể giúp gì được anh đâu nếu anh cứ cáu giận như vậy!quot;. - Ép buộc người nhiễm giải thích những xúc cảm của họ. - Dùng kinh nghiệm của mình hay cuộc đời mình làm hình mẫu để người khác neo theo. MẶC CẢM Một người bị nhiễm HIV có thể rơi vào trạng thái mặc cảm và nghĩ rằng quot;Chúa Trời sẽ chữa khỏi bệnh cho mình nếu như mình thôi không quan hệ tình dục nữaquot;, quot;mình sẽ trở nên một người tốt và AIDS sẽ phải bỏ điquot;. Vai trò của người hỗ trợ tinh thần là cần giúp đỡ người nhiễm HIV chấp nhận sự thật, không nên đồng loã cũng không nên thách thức những cảm xúc này. SỢ HÃI Người bị nhiễm HIV có thể bị sợ hãi vì nhiều thứ: - Sợ đau đớn. - Sợ mất việc. - Sợ người khác biết được mình nhiễm. - Sợ sự xua đuổi của mọi người. - Sợ con cái không ai chăm sóc. - Lo sợ về tương lai của gia đình. - Lo sợ về cái chết. Nỗi sợ hãi sẽ vơi bớt khi họ nói chuyện với một ai đó thông hiểu họ. Người nhiễm HIV sau đó có thể nhận thấy rằng họ đã lo lắng về những điều mà không phải đáng lo. Các dấu hiệu của sự lo lắng bao gồm: đánh trống ngực, đau ngực, thở hụt hơi, chóng mặt, toát mồ hôi, bồn chồn, áy náy và mất ngủ. Một số người có thể nói rằng họ sợ chết hay mất khả năng tự điều khiển. Họ có thể nói rằng họ đang buồn hay đang lo lắng. Một dấu hiệu đáng nhận biết khác là họ có nét mặt lo lắng, không thể tập trung, khả năng làm việc giảm sút. Những điều nên làm với người nhiễm khi họ lo sợ: - Quan tâm đến tình cảm của người nhiễm. - Khuyến khích người nhiễm nói lên hoặc thể hiện nỗi lo sợ của mình bằng một cách bình tĩnh và vững vàng. - Xác định các nguyên nhân làm họ lo sợ bằng cách hỏi như quot;Anh đang sợ điều gì?!quot;. - Xác định các cách để giải quyết nỗi lo sợ một cách hiệu quả, ví dụ nếu người nhiễm sợ chết vì có các bệnh nhiễm trùng cơ hội bắt đầu xuất hiện thì cần giới thiệu người bệnh đến gặp các bác sĩ. - Đề xuất các hoạt động có thể giúp người nhiễm tạm quên nỗi lo sợ hay lo lắng của mình như làm các công việc nhà, tập thể dục hay đi chơi. - Đưa ra các hỗ trợ tinh thần, ví dụ quot;những người nhiễm HIV khác cũng có cùng chung nỗi lo với anh hoặc chịquot; hoặc quot;bố mẹ vẫn sẽ luôn chấp nhận những đứa con bị nhiễm HIVquot; hoặc quot;anh/chị vẫn khoẻ mạnh nếu anh/chị chăm sóc sức khoẻ tốt, anh/chị vẫn có thể sống bình thường trong một thời gian dàiquot;. 3
  • 4. Những điều không nên làm: - Bỏ qua hoặc lờ đi cảm giác sợ hãi của người bệnh. Xem thường nỗi lo sợ của người nhiễm bằng câu nói quot;điều này đơn giản thôi mà, đừng lo lắngquot;. - Lo lắng hoặc cảm thấy căng thẳng vì mình không giúp được người nhiễm. CÔ ĐƠN / TỰ ÁM THỊ Một người nhiễm HIV có thể cảm thấy cô đơn. Cảm giác này có thể đến rồi mất đi trong một thời gian dài tuỳ thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè. Mỗi người bị nhiễm HIV cần phải được hỗ trợ để họ hiểu rằng họ không cô đơn, có rất nhiều người khác cũng bị nhiễm HIV. Các dấu hiệu của sự cô đơn bao gồm: tránh tiếp xúc mắt với người khác, rút lui khỏi các hoạt động xã hội, nói ít, cảm thấy cô đơn, lẻ loi. Họ có thể nói quot;tôi không muốn gặp aiquot; hay quot;tôi muốn ở một mìnhquot; hay quot;tôi không muốn nói chuyện với ai nữaquot;. Cảm giác tự ám thị xuất phát từ nỗi lo sợ bị phân biệt đối xử của xã hội hay nghi ngờ bị theo dõi hay nói xấu. Thái độ này thường xuất hiện khi người bệnh đã có những dấu hiệu bệnh rõ ràng hay bạn tình của nguời bệnh đã chết vì AIDS. Cô đơn có thể xuất hiện khi người nhiễm HIV cảm thấy không còn ai để chia sẽ những khó khăn hay hiểu họ. Những lúc đó, họ cảm thấy cô đơn và vô giá trị. Bạn có thể giúp đỡ người nhiễm không tự che giấu bản thân hay có cảm giác chán nản bằng cách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng. Điều này sẽ làm tăng sự chấp nhận đối với người nhiễm HIV bằng cách cho thế giới thấy rằng họ cũng là thành viên của xã hội như những người khác. Hãy làm cho họ thấy rằng nếu họ áp dụng các biện pháp bảo vệ, họ sẽ không làm lây HIV cho những người xung quanh. Những điều nên làm: - Gặp gỡ, thảo luận và dành nhiều thời gian với người nhiễm thường xuyên. - Chú ý hay ở, dành thời gian với người nhiễm ngay cả khi họ không muốn nói chuyện. - Lắng nghe, đồng cảm, bảo đảm giữ bí mật cho những thông tin cá nhân của họ. - Xác định nguyên nhân làm cho họ tự đánh giá thấp bản thân, khuyến khích họ suy nghĩ tích cực về bản thân, ví dụ nêu nguyên nhân là họ nghi ngờ người khác biết về tình trạng nhiễm HIV của họ, hãy chỉ ra các điểm mạnh làm cho người khác phải chấp nhận họ. - Hãy thảo luận cùng gia đình họ và khuyến khích họ chấp nhận và hỗ trợ người nhiễm. - Hỗ trợ tinh thần cho họ bằng cách cho họ biết các thông tin về các nhóm hỗ trợ trong cộng đồng. Những điều không nên làm: - Lờ đi hay xem thường cảm giác cô đơn của người nhiễm. - Làm phức tạp vấn đề của người nhiễm bằng những câu như quot;đừng lo lắng quá mức, nếu không các triệu chứng của anh/chị sẽ còn tồi tệ hơnquot;. - Hỗ trợ quá nhiều hoặc quá sớm bở vì người nhiễm có thể cảm thấy không thoải mái và trở nên trầm uất hơn. 4
  • 5. TRẦM UẤT / CÓ HÀNH VI TỰ TỬ Có người khi biết mình bị nhiễm HIV thì cảm thấy không còn lý do gì để sống nữa. Họ có thể cảm thấy mình vô dụng, chỉ muốn ở nhà, không muốn ăn và nói chuyện với ai. Trạng thái trầm uất có thể làm con người yếu đi, cả về thể chất lẫn tinh thần. Cần phải giúp đỡ họ vượt qua trạng thái này và không được bỏ cuộc. Khuyến khích họ tiếp tục cuộc sống hằng ngày, cũng như mặc quần áo đẹp, thăm hỏi bạn bè, giữ cho bản thân luôn bận rộn, giúp đỡ người khác, suy nghĩ về con cái hay bạn bè những người cần họ. Các dấu hiệu của trầm uất/có hành vi tự tử bao gồm: buồn bã, rút lui, im lặng bất thường, ăn không ngon miệng, mất ngủ, dáng vẻ mệt mỏi, mất trí nhớ, mất khả năng tập trung và cử động chậm. Nhiều người trong trạng thái trầm cảm có ý muốn chết hay cảm thấy mình không có giá trị, họ có thể trở nên thờ ơ, lạnh đạm hay không quan tâm đến vệ sinh cá nhân. Thái độ cảm thấy tội lỗi, vô giá trị và vô vọng thường xuất hiện ở những người có các triệu chứng bệnh mãn tính, đặc biệt đối với những người mà các đợt điều trị không mang lại hiệu quả. Nỗi sợ mất mát có thể là nguyên nhân chính của sự trầm cảm. Một số người còn tìm cách tự tử bởi vì họ cáu giận với gia đình, tự tử là một cách báo thù hay một cách trừng phạt gia đình. Các dấu hiệu về tình trạng trầm uất: - Luôn nhắc lại những câu nói về ý muốn chết. - Các dấu hiệu lập kế hoạch cho cái chết. Ví dụ như viết thư từ biệt hay tặng các vật quý cho người khác. - Các câu nói có ý nói đến cái chết. Ví dụ quot;hãy chăm sóc con cái tôiquot; hay quot;đây là lần cuối chúng ta gặp nhauquot;. - Trong một số trường hợp, phục hồi bất ngờ sau một đợt trầm cảm kéo dài có thể là dấu hiệu rằng người nhiễm cuối cùng đã ra quyết định tự tử. Những điều không nên làm: - Tảng lờ hoặc gạt sang bên trạng thái tình cảm của người nhiễm bằng những câu nói như quot;đừng lo mọi chuyện rồi sẽ ổnquot;. - Vội vàng làm yên ổn mọi chuyện, khuyên hay dạy dỗ mà không chú ý đến tình cảm của người nhiễm, ví dụ quot;tại sao anh hoặc chị lại không tham gia các nhóm hỗ trợ?!quot; hay quot;ngồi thiền có khi tốt cho anh hoặc chị đóquot;. - Giả thuyết rằng người nhiễm HIV nói đùa rằng họ không có đủ can đảm để tự tử. - Sử dụng những giáo lý, ví dụ quot;tự tử là một việc làm tội lỗiquot;. - Cười nhạo những ý định tự tử không thành công bằng cách nói quot;Anh/chị chẳng có can đảm đâuquot; hay quot;nếu lần sau có làm lại thì làm tốt hơn nhéquot;. - Cố gắng tư vấn ở mức độ quá sức mình mà không chịu nhờ những người có chuyên môn. Những việc nên làm: - Thể hiện mối quan tâm thân thiện với người nhiễm, thậm chí khi cả họ không muốn chia sẽ những suy nghĩ và tình cảm riêng tư. - Quan tâm và thuyết phục người nhiễm thảo luận về những tình cảm cá nhân của họ, hỗ trợ về tinh thần khi họ có thể giải quyết được vấn đề của họ. Hỏi quot;đã bao giờ anh/chị gặp phải những vấn đề khó khăn chưa?! khi đó anh/chị đã giải quyết vấn đề đó thế nào?!quot; - Lắng nghe đồng cảm và ghi nhận với thái độ nghiêm túc những lời nói của họ. 5
  • 6. - Xác định nguyên nhân gây trầm cảm và hỗ trợ chính xác để giải quyết những trầm cảm đó, ví dụ nếu người nhiễm cảm thấy mình vô giá trị thì phải giúp họ nhìn thấy những điểm mạnh của mình. Trong trường hợp người nhiễm HIV có ý định tự tử: Giám sát mức độ trầm cảm của người nhiễm bằng cách hỏi về ý nghĩ của họ: quot;Anh/chị cảm thấy thế nào về bản thânquot; hay quot;đã bao giờ anh/chị cảm thấy không muốn sống nữa chưa?!quot; hay quot;đã bao giờ anh/chị có ý định làm đau bản thân chưa?! Nếu có thì anh/chị định làm gì?! - Nếu những suy nghĩ không rõ ràng hay cụ thể hoặc người nhiễm không có một kế hoạch rõ ràng thì nguy cơ tự tử là thấp. Người chăm sóc cần tiếp tục lắng nghe và hỗ trợ. - Nếu như người nhiễm có kế hoạch nhưng họ vẫn chưa chuẩn bị dụng cụ để tự tử thì nguy cơ tự tử cao hơn. Người chăm sóc nên giúp đỡ người nhiễm xác định các giải pháp và giám sát họ chặt chẽ. - Trong trường hợp người nhiễm có kế hoạch rõ ràng, chi tiết và đã chuẩn bị các dụng cụ tức là nguy cơ tự tử cao nhất. Người chăm sóc cần theo dõi kỹ lưỡng người nhhiễm và tìm sự trợ giúp của những người có chuyên môn. - Xác định nguyên nhân của người muốn tự tử để có thể giải quyết vấn đề. - Đối với gia đình và người thân: cần giám sát người nhiễm chặt chẽ, để mắt tới họ nếu họ còn có hành động tự huỷ hoại, cẩn thận và cất những vật có thể dùng cho việc tự tử như các vật sắc, dây thừng, các thuốc độc. Hệ thống chuyển giao: Nếu như bạn đã cố gắng mà không cải thiện được tình hình thì bạn cần ngay lập tức giới thiệu người nhiễm đến một chuyên gia có thể giám sát được tình hình hoặc kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Đối với người tình nguyện: sau khi người nhiễm được trở về nhà, bạn vẫn nên tiếp tục đến thăm họ tại nhà, giám sát những tiến bộ và chú ý đến những dấu hiệu quay trở lại tình trạng cũ. Nếu như người nhiễm bắt đầu cho thấy những dấu hiệu dự định tự tử, tiếp tục hỗ trợ họ và giới thiệu họ đến những người chuyên môn. Hãy nhớ rằng họ vẫn cần sự giúp đỡ của bạn, họ không tự tử để thu hút sự quan tâm của bạn. CHẤP NHẬN Sau một thời gian, người nhiễm HIV sẽ bắt đầu chấp nhận tình thế. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy tốt hơn. Những người đến giai đoạn này sẽ cảm thấy bình an và bắt đầu suy nghĩ về cách tốt nhất để sống. Họ có thể nghĩ: - Mình sẽ phải làm gì để phần còn lại của mình thật sự có ý nghĩa? - Mình cần ăn thức ăn gì để mình có thể khoẻ mạnh? - Mình cần lập kế hoạch gì cho con cái mình trong tương lai? - Hãy để tôi thấy biết ơn cuộc đời cho mỗi ngày tôi sống trên đời này, hãy cho tôi biết ơn gia đình và bạn bè tôi và cho họ biết là tôi quan tâm đến họ. 6
  • 7. HY VỌNG Bạn cũng có thể giúp người nhiễm HIV có hy vọng về nhiều điều trong cuộc sống. Ví dụ: Hy vọng rằng họ sẽ còn sống lâu. Hy vọng rằng con cái họ sẽ khoẻ mạnh. Hy vọng rằng bệnh tật sẽ được chữa khỏi. Hy vọng rằng họ sẽ được yêu mến và chấp nhận. Hy vọng rằng các nhà khoa học sẽ tìm được cách chữa trị cho căn bệnh của họ. Điều quan trọng là phải có hy vọng cho cuộc sống. Hãy nhớ rằng người có hy vọng hôm nay sẽ có thể rơi vào tình trạng cáu giận hoặc trầm cảm vào ngày mai. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Ngay cả người không bị nhiễm HIV cũng có thể rơi vào tình trạng tình cảm lên xuống hằng ngày. Người bị nhiễm HIV hay người có liên hệ với người nhiễm thường sợ rằng những cảm xúc tiêu cực nêu trên có thể trở nên quá mạnh… Đó là phản ứng bình thường đối với một khủng hoảng. Gia đình, bạn bè, hàng xóm hay những nhân viên y tế hay bất kỳ ai chăm sóc cần phải giúp đỡ người khác đối diện với những tình cảm này bằng cách lắng nghe, nói chuyện với họ về những tình cảm này. Phỏng theo cuốn quot;Giữ cho khoẻ mạnh và cảm thấy vui vẻquot;, tài liệu hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ và tinh thần cho người nhiễm HIV tại cộng đồng (PATH) và cuốn quot;Tài liệu chăm sóc người nhiễm HIV tại nhàquot; (Tổ chức Y tế Thế giới). 7