SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Download to read offline
i
Lời nói đầu

Chính phủ Việt Nam và các Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam cam kết đạt
được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và thực hiện những giá trị và
nguyên tắc của Tuyên bố Thiên niên kỷ.

Tuyên bố Thiên niên kỷ khẳng định khát vọng chung của chúng ta là xóa bỏ bần cùng
và nghèo đói ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân Việt Nam phát huy hết
tiềm năng của mình về các mặt kinh tế, thể chất, trí tuệ và khả năng sáng tạo. Tuyên
bố Thiên niên kỷ cũng đưa ra tầm nhìn chung của chúng ta về một thế giới mà ở đó
các dân tộc, cộng đồng và người dân cùng sát cánh bên nhau vì tự do, bình đẳng, đoàn
kết, khoan dung và tôn trọng tự nhiên.

Được xây dựng dựa trên những kết quả phân tích trong báo cáo Đánh giá chung của
LHQ về Việt Nam (CCA), Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ (UNDAF) xác định
những vấn đề phát triển cụ thể đã được nêu rõ trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã
hội 10 năm và các kế hoạch 5 năm của Chính phủ. UNDAF cũng xác định những mục
tiêu phát triển phù hợp nhất với các lĩnh vực mà các Tổ chức LHQ quan tâm và có thế
mạnh về mặt chuyên môn, và tập trung vào các nỗ lực xây dựng chương trình để tối
đa hóa hiệu quả làm việc tập thể của các Tổ chức LHQ.

Năm năm tới đây là giai đoạn quan trọng để Việt Nam phấn đấu đạt được các Mục
tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ vào năm 2015 và gia nhập nhóm những nước có thu
nhập trung bình vào năm 2020. Mục tiêu đặt ra trong khuôn khổ này là rất lớn, nhưng
đạt được những mục tiêu này một cách kịp thời có ý nghĩa thiết yếu đối với chiến
lược phát triển dài hạn của Chính phủ.

Chúng tôi chân thành cám ơn các đồng nghiệp của các cơ quan Chính phủ và các đối
tác phát triển đã đóng góp thời gian và công sức trong quá trình tham vấn cũng như
tham gia vào các tổ công tác để xây dựng văn kiện UNDAF này.

Chúng tôi quan niệm rằng UNDAF cùng quá trình xây dựng văn kiện này là đóng góp
hữu ích cho quá trình hài hòa hóa các hoạt động của các Tổ chức LHQ tại Việt Nam
và cho những nỗ lực chung của chúng ta nhằm khẳng định các mục tiêu và giá trị của
Tuyên bố Thiên niên kỷ.




         Võ Hồng Phúc                                Jordan D. Ryan
 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư        Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam




                                                                                    ii
Thông điệp của các Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam

Tuyên bố Thiên niên kỷ đưa ra các nguyên tắc, giá trị và các mục tiêu phát triển tạo
thành một khuôn khổ chung cho các hoạt động của chúng tôi ở Việt Nam. Chúng tôi
rất vinh dự được sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy những giá trị
này cũng như cùng nhau hợp tác để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc giảm
tỷ lệ nghèo và mở rộng các khả năng lựa chọn cho người dân. Mặc dù vậy, chúng tôi
nhận thấy vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo không một ai bị tụt hậu, và quyền
của mọi người dân, không phân biệt dân tộc, giới tính và vùng địa lý, đều được bảo vệ
và khuyến khích sử dụng.

Nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được các mục tiêu nói trên, chúng tôi, các Tổ
chức LHQ tại Việt Nam, xin khẳng định lại cam kết của mình là phấn đấu đạt được
những mục tiêu đặt ra trong Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển này. Chúng tôi cam kết sẽ
hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển khác sử dụng hợp lý và có
hiệu quả những nguồn lực dành cho mục đích này, và sẽ tôn trọng những nguyên tắc
và giá trị của Tuyên bố Thiên niên kỷ trong mọi hoạt động của mình.




                                                                                  iii
Tóm tắt nội dung

Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDAF) dành cho Việt Nam đặt ra
những mục tiêu phát triển cụ thể cho các tổ chức LHQ trong giai đoạn 2006 - 2010.
Những mục tiêu này được xây dựng trên cơ sở một quá trình tham vấn có sự tham gia
của Chính phủ, các Tổ chức LHQ và các đối tác phát triển khác. Báo cáo Đánh giá
chung của LHQ về Việt Nam (CCA) được xuất bản năm 2004, Chiến lược Phát triển
kinh tế-xã hội của Chính phủ cùng các kế hoạch hành động ra đời từ Chiến lược này
đã cung cấp tư liệu phân tích cho quá trình hình thành UNDAF. Phương thức phát
triển dựa trên quyền trong báo cáo CCA cũng được áp dụng trong cách tiếp cận phân
tích của UNDAF.

Bảng tổng hợp kết quả UNDAF bao gồm ba chủ đề chính và một số vấn đề liên ngành
được xác định trong CCA. Những chủ đề này được phản ánh trong ba mục tiêu của
UNDAF, đó là: các chính sách kinh tế của Chính phủ hỗ trợ quá trình tăng trưởng
mang tính công bằng, hòa nhập và bền vững hơn; nâng cao chất lượng cung cấp các
dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cũng như khả năng tiếp cận công bằng với các dịch
vụ này; và, các chính sách, luật pháp và cơ cấu quản trị quốc gia hỗ trợ cho phương
thức phát triển dựa trên quyền nhằm thực hiện các giá trị và mục tiêu của Tuyên bố
Thiên niên kỷ. Những vấn đề liên ngành bao gồm tính công bằng và sự hòa nhập của
các nhóm dân cư dễ bị tổn thương; thanh niên Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi; sự
tham gia, trao quyền và trách nhiệm giải trình; và thách thức về HIV/AIDS. Ngoài ra,
vấn đề giới cũng được lồng ghép vào trong toàn bộ văn kiện UNDAF nhằm đề cập
đến những khuôn mẫu truyền thống về vai trò của phụ nữ và nam giới, và cải thiện
các số liệu và thông tin được phân tách theo giới một cách có hệ thống về các vấn đề
giới cụ thể.

Để đạt được những mục tiêu này cần huy động sự tham gia của các cơ quan Chính
phủ từ cấp trung ương xuống cấp tỉnh và các cấp địa phương, các Tổ chức LHQ, các
nhà tài trợ và xã hội dân sự. Do số lượng lớn và sự đa dạng của các bên liên quan, các
Tổ chức LHQ cần phải thực hiện một loạt chiến lược hợp tác và cộng tác. Cần có sự
linh hoạt khi tình hình thay đổi và số lượng các đối tác phát triển ở Việt Nam tăng lên,
kể cả khi có sự tham gia nhiều hơn của xã hội dân sự.

Các Tổ chức LHQ ước tính cần có một khoản kinh phí khoảng 425 triệu Đô la Mỹ
cho việc thực hiện các mục tiêu của UNDAF như được trình bày trong văn kiện này.
Tổng số tiền này bao gồm tất cả các khoản phân bổ kinh phí của các Tổ chức LHQ
đang hoạt động tại Việt Nam và số tiền mà những tổ chức này hy vọng sẽ huy động
được từ các nguồn bên ngoài. LHQ tin tưởng sẽ nhận được sự ủng hộ ở mức cao nhất
của Chính phủ để đạt được các chỉ tiêu huy động kinh phí này.

Các Tổ chức LHQ và Điều phối viên Thường trú LHQ chịu trách nhiệm thực hiện
UNDAF. UNDAF xác định những lĩnh vực phối hợp và xây dựng chương trình hỗ trợ
chung giữa các Tổ chức LHQ nhằm góp phần hoàn thành các mục tiêu của UNDAF
và các mục tiêu trong chương trình quốc gia của từng Tổ chức. Các tổ công tác
chuyên môn sẽ được thành lập cho từng mục tiêu của UNDAF, và những nhóm này sẽ
gặp gỡ thường xuyên để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu được đề cập trong
văn kiện này.




                                                                                      iv
Bảng tổng hợp Theo dõi và Đánh giá UNDAF, được nêu trong phụ lục của văn kiện
này, tập hợp các chỉ số theo dõi và đánh giá cho tất cả các kết quả cụ thể cũng như
cung cấp các dữ liệu cơ sở ban đầu khi có các dữ liệu đó. Các bên tham gia đã rất cố
gắng xây dựng được một bộ chỉ số mang tính thực tiễn, có khả năng tiếp cận và có
khả năng kiểm soát. Hệ thống theo dõi và đánh giá có thể cung cấp các thông tin cập
nhật và đáng tin cậy về tiến độ thực hiện và các thách thức mà không đòi hỏi quá
nhiều nỗ lực báo cáo của các Tổ chức LHQ hay của phía Chính phủ. Cuộc họp kiểm
điểm giữa kỳ chung của Chính phủ và LHQ sẽ trình bày kết quả đánh giá độc lập về
tiến độ thực hiện các mục tiêu của UNDAF.




                                                                                  v
Danh mục các từ viết tắt

ADB         Ngân hàng Phát triển Châu Á
AIDS        Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BGD&ĐT      Bộ Giáo dục và Đào tạo
BKH&ĐT      Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BLĐTB&XH    Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
BNN& PTNT   Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BYT         Bộ Y tế
CCA         Báo cáo Đánh giá chung của LHQ về Việt Nam
CPVN        Chính phủ Việt Nam
DFID        Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh
FAO         Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ
GDP         Tổng sản phẩm quốc nội
HIV         Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người
ILO         Tổ chức Lao động Quốc tế
IOM         Tổ chức Di cư Quốc tế
KĐGK        Kiểm điểm giữa kỳ
LHQ         Liên Hợp Quốc
M&E         Theo dõi và Đánh giá
MDG         Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
NGO         Các tổ chức phi chính phủ
OHCHR       Văn phòng Cao uỷ LHQ về Quyền con người
SARS        Hội chứng viêm đường hô hấp cấp
TCTK        Tổng cục Thống kê
TWG         Nhóm công tác kỹ thuật
UNCT        Các Tổ chức LHQ tại Việt Nam
UNDAF       Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ
UNDP        Chương trình Phát triển LHQ
UNESCO      Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ
UNFPA       Quỹ Dân số LHQ
UNICEF      Quỹ Nhi đồng LHQ
UNIDO       Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ
UNIFEM      Quỹ Phát triển vì Phụ nữ của LHQ
UNODC       Văn phòng LHQ về Phòng chống ma tuý và tội phạm
UNV         Chương trình Tình nguyện viên LHQ
WHO         Tổ chức Y tế Thế giới
WTO         Tổ chức Thương mại Thế giới




                                                              vi
Mục lục

Lời nói đầu
Thông điệp của các Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam
Tóm tắt nội dung
Danh mục các từ viết tắt

I. Giới thiệu

II. Kết quả
    Các mục tiêu của UNDAF
    Các vấn đề liên ngành
    Các mục tiêu khác của Chương trình Quốc gia
    Các chiến lược hợp tác

III. Huy động nguồn lực

IV. Thực hiện
    Phương thức phát triển dựa trên quyền
    Quá trình hài hòa hóa của LHQ
    Các cơ chế phối hợp

V. Theo dõi và đánh giá
   Các nguyên tắc đánh giá chung
   Theo dõi và đánh giá thường kỳ
   Đánh giá độc lập

Phụ lục

A. Bảng tổng hợp kết quả UNDAF
B. Bảng tổng hợp theo dõi và đánh giá UNDAF




                                                        vii
I.     Giới thiệu
Các Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam vừa hoàn thành bản báo cáo Đánh
giá chung của LHQ về Việt Nam (báo cáo CCA). Báo cáo CCA phân tích những
thành tựu phát triển mới nhất và dự báo những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối
mặt trong những năm sắp tới. Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ (UNDAF) phản
ánh những kết quả phân tích được trình bày trong báo cáo CCA đề cập đến, đặc biệt là
phương thức phát triển dựa trên quyền.

Là một thành viên của LHQ và là nước đã ký Tuyên bố Thiên niên kỷ, Việt Nam ủng
hộ các Tổ chức LHQ áp dụng phương thức phát triển lấy con người làm trung tâm và
dựa trên quyền con người. Tuyên bố Thiên niên kỷ và các Mục tiêu Phát triển Thiên
niên kỷ (MDG) đã đưa ra tầm nhìn về phát triển hoà nhập, mở rộng hơn phạm vi lựa
chọn cho mọi người dân thuộc các thành phần xã hội, ưu tiên xóa bỏ những rào cản về
cơ cấu, thể chế và văn hóa đối với việc tham gia của người dân vào quá trình phát
triển quốc gia.

Tâm điểm của Tuyên bố Thiên niên kỷ chính là sự khẳng định phát triển không chỉ là
tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo mà còn là xây dựng một xã hội hòa đồng,
thịnh vượng dựa trên các nguyên tắc tự do, bình đẳng, đoàn kết, khoan dung và tôn
trọng thiên nhiên.

Khái niệm tự do trong Tuyên bố Thiên niên kỷ bao gồm cả sự thoát khỏi đói nghèo và
thiếu thốn vật chất như được đề cập ở mục tiêu thứ nhất trong tám MDG. Nhưng để
đảm bảo phát triển con người một cách thực sự, ngoài sự thoát khỏi nghèo đói, con
người còn phải được tự do phát huy tiềm năng của cá nhân và tập thể cũng như tự do
thể hiện tính cách riêng của mỗi người về các phương diện văn hóa, sáng tạo và trí
tuệ.

Tương tự như vậy, khái niệm bình đẳng cũng không chỉ giới hạn ở việc có cơ hội như
nhau để gây dựng được một cuộc sống ấm no về vật chất, mà còn là sự bình đẳng theo
pháp luật và có phẩm giá như nhau trong mối tương tác giữa chúng ta với Chính phủ,
giữa chúng ta với nhau và với người dân ở những nơi khác trên thế giới. Sẽ không thể
có tự do trên toàn cầu nếu thiếu sự bình đẳng giữa những người không cùng chủng
tộc, giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau, giữa phụ nữ và nam giới và giữa
trẻ em gái với trẻ em trai.

Phát triển con người một cách thực sự còn đòi hỏi phải có tình đoàn kết và sự khoan
dung, vì nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau và không có mong ước cùng nhau phấn
đấu đạt được những mục tiêu chung, thì chúng ta sẽ không thể có hòa bình ở trong
nước hay trên thế giới. Sự gắn kết xã hội xuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau, sự khoan
dung và cùng chung ý thức về vận mệnh quốc gia là yếu tố quyết định đối với sự
nghiệp phát triển đất nước. Đoàn kết cũng có nghĩa là đầu tư cho tương lai để chuẩn
bị đối phó với các thảm họa và các tình huống khẩn cấp, vốn có tác động rất lớn đối
với người nghèo.

Cuối cùng, để tôn trọng thiên nhiên và dạy cho con cái chúng ta về tầm quan trọng
của việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, chúng ta kêu gọi mọi người - cả thế hệ hôm
nay cũng như các thế hệ mai sau - hãy thực hiện quyền được hưởng bầu không khí và
nguồn nước trong sạch cũng như tận hưởng những nguồn lợi của rừng, biển, các hệ


                                                                                    1
sinh thái nông nghiệp và tài nguyên khoáng sản được con người quản lý một cách
sáng suốt.

Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ giai đoạn 2006-2010 được xây dựng dựa trên
những nguyên tắc cơ bản đó và áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền của LHQ để đưa
ra một số vấn đề nội dung chính đã được Chính phủ Việt Nam và các tổ chức LHQ
xác định là đặc biệt quan trọng trong giai đoạn kế hoạch tới đây. Khuôn khổ cũng xác
định một số lượng hạn chế các mục tiêu cụ thể, phù hợp với khả năng của các Tổ chức
LHQ. Dựa trên kết quả của quá trình tham vấn với sự tham gia của các cơ quan chính
phủ, các Tổ chức LHQ và rất nhiều đối tác liên quan, UNDAF đề ra những mục tiêu
này và qua đó mở ra cơ hội tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức và các chương
trình hợp tác chung của LHQ cũng như đảm bảo cho các hoạt động hỗ trợ của LHQ
nhất quán và phù hợp hơn với nỗ lực của Chính phủ trong các lĩnh vực này.

Quá trình tham vấn về UNDAF đã tập trung vào ba nhóm vấn đề: (i) chất lượng tăng
trưởng, nghĩa là tăng trưởng mang tính hiệu quả, hoà nhập và bền vững; (ii) nâng cao
chất lượng và khả năng cung cấp các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cho tất cả mọi
người bất kể họ là ai, đang sống ở đâu; và iii) các bộ luật, chính sách và cơ cấu quản
trị quốc gia tạo thuận lợi cho việc khuyến khích và bảo vệ các quyền phát triển của
con người.

Khuôn khổ này còn phát triển mẫu văn kiện UNDAF tiêu chuẩn bằng việc xác định
một số lượng có chọn lọc các vấn đề liên ngành có liên quan trực tiếp đến ba chủ đề
chính được nêu ở trên. Những vấn đề này bao gồm: tính công bằng và sự hòa nhập
của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương; cơ hội và thách thức mà thanh niên Việt Nam
đang phải đối mặt; người dân được tham gia và trao quyền để có trách nhiệm giải
trình cao hơn trong đời sống xã hội; và, sự ứng phó một cách hiệu quả của quốc gia
nhằm ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS và bảo vệ quyền của những người sống
chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Ba chủ đề chính được nhắc đến ở trên đều bắt nguồn từ kết quả phân tích dựa trên
quyền của báo cáo CCA cũng như các đánh giá khác về tình hình ở Việt Nam do
Chính phủ, các nhà tài trợ và các đối tác phát triển khác thực hiện. Ba chủ đề này
cũng phản ánh lợi thế rõ ràng của các tổ chức LHQ tại Việt Nam trong việc thực hiện
các chương trình có chất lượng trên một số lĩnh vực hoạt động cụ thể. Việc bổ sung
các vấn đề liên ngành là một sáng kiến xây dựng kế hoạch quan trọng do sự hòa nhập
xã hội, thanh niên, HIV/AIDS, sự tham gia và trao quyền đều là những vấn đề trọng
tâm trong từng chủ đề thuộc ba chủ đề chính này. Mối quan hệ qua lại giữa các chủ đề
và các vấn đề liên ngành này đã minh họa cho tính chất liên kết của quá trình phát
triển và tiềm năng cho việc phối hợp giữa các Tổ chức LHQ tại Việt Nam.

Sự giao thoa giữa các chủ đề và các vấn đề liên ngành cũng nhấn mạnh vai trò của
hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển ở Việt nam. Việt Nam đang phải đối mặt
với thách thức lớn trong việc thúc đẩy những chuyển biến sâu rộng về kinh tế, chính
trị và xã hội trên mặt trận trong nước, đồng thời đối phó với tiến trình hội nhập quốc
tế đang diễn ra nhanh chóng, trong đó có những thách thức đặt ra từ việc gia nhập
WTO. Một trong những mục tiêu chính của hệ thống LHQ trong giai đoạn thực hiện
UNDAF là giúp Việt Nam tranh thủ ở mức tối đa những lợi ích của toàn cầu hóa,
đồng thời giảm thiểu những tổn hại về mặt xã hội của quá trình hội nhập.



                                                                                    2
II.    Kết quả
Chiến lược phát triển của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được nêu rõ
trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm do Đảng và Chính phủ thông qua
năm 2001, trong các kế hoạch 5 năm và các kế hoạch ngành được xây dựng trên cơ sở
đó. Chiến lược và các kế hoạch này đã được Đảng và các tổ chức quần chúng như Hội
Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và Mặt trận Tổ quốc tổ chức tham
vấn rộng rãi trên toàn quốc. Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các cam kết
quốc tế khác là những chuẩn mực để Việt Nam có thể đo được tiến độ của mình.

UNDAF là sản phẩm của quá trình tham vấn tích cực trong nội bộ các Tổ chức LHQ
cũng như giữa các Tổ chức LHQ với các Cơ quan Chính phủ. Các đối tác phát triển
khác cũng đã tham gia thảo luận trong vào một số thời điểm quan trọng và đã có
những đóng góp quí báu cho văn kiện trong thời gian soạn thảo. Tuy ý thức được rằng
UNDAF phù hợp với Chiến luợc phát triển cũng như nhất quán với các kế hoạch của
Chính phủ, song các bên đã cùng nhau tập trung vào những lĩnh vực mà các Tổ chức
LHQ có kinh nghiệm và chuyên môn, và những lĩnh vực này đặc biệt phù hợp với
phương thức phát triển dựa trên quyền của LHQ.

Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ được xây dựng vào thời điểm Chính phủ đang
tích cực xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010. Các Tổ
chức LHQ đã thu nhận được rất nhiều thông tin từ những cuộc thảo luận sâu rộng với
các đối tác chính phủ về nội dung và phương hướng của Kế hoạch 5 năm để sử dụng
cho công tác chuẩn bị CCA và UNDAF và cũng là một phần trong cuộc đối thoại
chính sách của mỗi tổ chức. Vì vậy, các mục tiêu của UNDAF bám rất sát các mục
tiêu trung hạn của Chính phủ mà các tổ chức LHQ đã được các đối tác phía Chính phủ
thông báo trong giai đoạn này.

1. Các mục tiêu của UNDAF
Như đã trình bày ở trên, các Tổ chức LHQ xác định ba chủ đề chính và một số vấn đề
liên ngành trong quá trình chuẩn bị CCA và tham vấn với Chính phủ và các đối tác
phát triển khác. Bảng tổng hợp kết quả UNDAF (Phụ lục 1) phản ánh bố cục chung
của các chủ đề và vấn đề liên ngành này. Ba mục tiêu UNDAF được trình bày ở dưới
đây. Các mục tiêu của Chương trình Quốc gia được trình bày trong hai tiểu phần có
liên quan đến các vấn đề liên ngành và các vấn đề phát triển riêng theo từng mục tiêu
UNDAF.

MỤC TIÊU UNDAF 1: Các chính sách kinh tế hỗ trợ quá trình tăng
trưởng mang tính công bằng, hòa nhập và bền vững

Tăng trưởng kinh tế nhanh có ý nghĩa sống còn đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo
và nâng cao mức sống cho đại bộ phận dân cư Việt Nam. Trong Kế hoạch 5 năm sắp
tới, Chính phủ đã đề ra những mục tiêu lớn cho tăng trưởng trong tương lai. Việc
nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ giúp Việt Nam đạt được những mục
tiêu này.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế không phải là yếu tố duy nhất gắn phát triển
kinh tế với những thành quả của phát triển con người. Một thách thức lớn trong tương
lai là nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo lợi ích tăng trưởng được chia sẻ một


                                                                                   3
cách hết sức rộng rãi cho mọi thành phần xã hội, dân tộc và kinh tế, cũng như được
chia sẻ một cách bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, giữa trẻ em gái và trẻ em trai.
Toàn cầu hóa có thể tạo ra những cơ hội cho tăng trưởng, nhưng nó cũng đặt ra những
nguy cơ làm gia tăng sự bất bình đẳng do những lợi ích từ hội nhập không được chia
sẻ một cách công bằng trong xã hội.

Tăng trưởng có chất lượng sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước, đồng thời bảo
vệ những thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Tăng trưởng có chất lượng
cũng sẽ bảo đảm sự bền vững về mặt kinh tế và môi trường. Tăng trưởng đạt được ở
thời điểm hiện tại nhưng lại gây ra những tổn hại cho lợi ích của các thế hệ mai sau -
do nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt hay sự bất ổn định của nền tài
chính - đều không phải là tăng trưởng có chất lượng. Quá trình đô thị hóa và công
nghiệp hóa, vốn dĩ đi liền với tăng trưởng kinh tế, cần được quản lý một cách hợp lý
để đảm bảo cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam cũng như gìn giữ chất lượng của
môi trường tự nhiên và môi trường do con người tạo nên.

Thành tích tăng trưởng đầy ấn tượng của Việt Nam phản ánh sự lao động cần cù, năng
lực và ước vọng của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, để duy trì tăng trưởng không chỉ
đòi hỏi năng lực và sự chăm chỉ mà còn cần phải có chính sách tốt, các quyết định
kinh tế nhất quán vì lợi ích lâu dài của người dân và một sự hiểu biết thấu đáo hơn về
những ảnh hưởng của phát triển dân số hiện nay và trong tương lai. Trách nhiệm giải
trình và tính minh bạch trong đời sống xã hội, cạnh tranh tự do và công bằng, bình
đẳng về cơ hội và trách nhiệm xã hội, tất cả đều là những dấu hiệu của một chính sách
kinh tế có hiệu quả. Để có được những chính sách tạo ra tăng trưởng công bằng, hoà
nhập và bền vững đòi hỏi phải có sự tham gia rộng rãi vào cuộc đối thoại chính sách
cũng như đề cao trách nhiệm giải trình và khả năng đáp ứng các nhu cầu của người
dân, đặc biệt là những nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Kế hoạch 5
năm của Chính phủ nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của quốc gia về xuất khẩu và
thu hút thêm đầu tư vào trong nước. Triển vọng của Việt Nam về vấn đề này phụ
thuộc đáng kể vào mức độ thuận lợi của môi trường cho các sáng kiến và kinh doanh
của khu vực tư nhân. Những sáng kiến chính sách nhằm thúc đẩy các hoạt động của
khu vực tư nhân trong nước phải vượt ra ngoài khái niệm “sân chơi bình đẳng” mới
có thể hỗ trợ một cách tích cực cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước thâm nhập
thị trường xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu ở thị trường trong nước. Cần
phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam để các doanh nghiệp này có
thể phát huy sức sáng tạo, tiếp cận với những công nghệ mới và các tập quán, kinh
nghiệm quản lý tiên tiến và phát triển hơn nữa. Để tăng cường khả năng cạnh tranh
cũng đòi hỏi hệ thống giáo dục của quốc gia phải vươn lên đáp ứng được yêu cầu
trang bị cho thanh niên những kỹ năng mà họ cần để thích ứng với sự thay đổi nhanh
chóng về kinh tế, công nghệ và xã hội.

MỤC TIÊU UNDAF 2: Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã
hội và an sinh xã hội và tính công bằng trong việc tiếp cận với các
dịch vụ này

Việc xây dựng một xã hội công bằng và hòa nhập đòi hỏi phải đảm bảo khả năng tiếp
cận của toàn dân với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội có chất lượng. Ai cũng biết
rằng Việt Nam đã cam kết tăng cường khả năng tiếp cận với giáo dục và y tế cho mọi
người dân. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Chúng ta cần đạt được nhiều

                                                                                    4
tiến bộ hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và bà mẹ, giảm số trẻ bị
suy dinh dưỡng cũng như đảm bảo khả năng tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi
trường. Cần đầu tư nhiều hơn vào việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất
lượng và cung cấp thông tin nhằm khuyến khích bình đẳng giới, nâng cao khả năng
lựa chọn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, làm chậm tốc độ lây lan của
HIV/AIDS, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và giúp trẻ vị thành niên trong giai đoạn
trưởng thành. Cũng cần giảm tình trạng bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo
và khoảng cách về tỷ lệ biết chữ và đi học. Cần xây dựng và thực thi những phương
tiện cung cấp tài chính ổn định và công bằng cho các dịch vụ xã hội có chất lượng
nhằm ngăn chặn sự phát triển của hệ thống y tế và giáo dục hai tầng. Những hệ thống
này sẽ tạo điều kiện để những người khá giả hơn tự trả tiền mà không phải sử dụng hệ
thống cung ứng dịch vụ công cộng còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

Một trong những chỉ số quan trọng nhất để đo mức độ bình đẳng và đoàn kết ở cả
những nước giàu và những nước nghèo là khả năng tiếp cận và chất lượng của các
dịch vụ chăm sóc y tế cho những người nghèo và dễ bị tổn thương. Trong khi chi tiêu
cá nhân cho y tế đã tăng lên đáng kể, thì chi tiêu công vẫn ở mức thấp hơn nhiều so
với chuẩn vùng. Mức độ triển khai bảo hiểm y tế và các chương trình liên quan vẫn
chưa đồng đều, còn cung ứng dịch vụ thì không đạt yêu cầu.

MỤC TIÊU UNDAF 3: Các chính sách, luật pháp và cơ cấu quản trị
quốc gia hỗ trợ một cách hiệu quả cho sự phát triển dựa trên quyền
để thực hiện các giá trị và mục tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ.

Dân chủ hóa đời sống của Việt Nam là một phần trong Kế hoạch Phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm và ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược
phát triển của Chính phủ về nhiều lĩnh vực và hoạt động. Ở Việt Nam, sự hiểu biết về
mối quan hệ mật thiết giữa chế độ pháp quyền, quản trị quốc gia tốt và tăng trưởng
kinh tế đang ngày một tăng. Một điều khác không kém phần quan trọng là mối gắn kết
giữa quản trị quốc gia tốt và phát triển con người. Những nhóm nghèo và dễ bị tổn
thương là những người phải gánh chịu nhiều nhất hậu quả của nạn tham nhũng và các
biểu hiện thiếu dân chủ bởi vì họ là những người phải phụ thuộc nhiều hơn vào các
dịch vụ công. Tham nhũng, dưới bất kỳ hình thức nào, đều làm nảy sinh sự đối xử
thiên vị, và ưu đãi cho những đối tượng có quyền lực hơn là sức sáng tạo, năng lực và
tính cần cù.

Một hệ thống pháp luật độc lập và vững mạnh là rất cần thiết cho sự phát triển dựa
trên quyền. Một bộ máy tư pháp vô tư thực hiện chức năng kiểm tra và ngăn chặn,
theo qui định của pháp luật, việc sử dụng các quyền kinh tế và chính trị. Việc củng cố
các cơ quan dân cử từ cấp trung ương đến cấp địa phương sẽ nâng cao trách nhiệm
giải trình và giúp Chính phủ đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người dân. Việc cung
cấp những kiến thức về quyền con người là rất cần thiết để đảm bảo cho mọi người
dân có khả năng nắm bắt và sử dụng quyền của mình, trong đó có kiến thức về các cơ
chế xử lý các trường hợp vi phạm các quyền này.

Một vấn đề vô cùng quan trọng ở Việt Nam là thực hiện chương trình cải cách hành
chính công của Chính phủ trong đó có việc phân cấp về hành chính và tài chính. Để
việc phân cấp mang lại lợi ích cho người dân đòi hỏi phải tăng cường năng lực ở cấp
địa phương, trao quyền cho người dân và có các hình thức khuyến khích động viên
thích hợp hơn cho các cán bộ ở địa phương. Thực hiện có hiệu quả Nghị định Dân chủ
cơ sở, xây dựng một cơ sở pháp lý rõ ràng cho các tổ chức phi chính phủ trong nước

                                                                                    5
và đảm bảo khả năng tiếp cận với một nền tư pháp vô tư đều là những nội dung quan
trọng của quá trình phân cấp.

2. Các vấn đề liên ngành
Báo cáo Đánh giá chung của LHQ về Việt Nam xác định một số vấn đề liên ngành
liên quan đến từng mục tiêu của UNDAF như đã trình bày ở trên. Nhiều mục tiêu của
Chương trình Quốc gia được liệt kê trong Bảng tổng hợp kết quả UNDAF đều có liên
quan đến những vấn đề liên ngành, và những vấn đề này phản ánh phương thức tiếp
cận dựa trên quyền của các tổ chức LHQ tại Việt Nam.

Tính công bằng và sự hòa nhập của những nhóm dân cư dễ bị tổn
thương

Tính công bằng và sự hòa nhập là những nguyên tắc cơ bản của Tuyên bố Thiên niên
kỷ và thể hiện sứ mệnh của LHQ trên toàn cầu. Thành công của Việt Nam trong việc
giảm tỷ lệ nghèo phản ánh một bước tiến vượt bậc trong việc bảo vệ những thành viên
dễ bị tổn thương trong xã hội. Tuy nhiên, trong khi điều kiện sống của đại bộ phận
dân cư Việt Nam đã được cải thiện, thì một vài nhóm dân cư khác vẫn chưa tiến kịp
với bước phát triển chung. Tình trạng thiếu đói giờ đây tập trung chủ yếu ở đồng bào
các dân tộc thiểu số và các vùng sâu, vùng xa. Mặc dù vị thế của người phụ nữ ở Việt
Nam là tương đối cao so với nhiều nước đang phát triển khác, song bình đẳng giới
vẫn là một vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của Chính phủ cũng như của
các tổ chức LHQ, và cần đạt được nhiều tiến bộ hơn trong lĩnh vực này. Trong số
những nhóm dễ bị tổn thương có người di cư, người khuyết tật, trẻ em và những
người sống chung với HIV/AIDS.

Mục tiêu của Chương trình Quốc gia

   Chất lượng tăng trưởng: Tăng trưởng kinh tế đem lại lợi ích cho các nhóm
   dân cư bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương về mặt xã hội, trong đó có đồng bào
   dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em.

   Chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội:
   Những nhóm dân cư bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương về mặt xã hội có khả
   năng tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội có chất
   lượng, kể cả các dịch vụ nhằm đối phó với các tình huống khẩn cấp.

   Các chính sách, luật pháp và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa trên
   quyền: Quyền của các nhóm dân cư bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương được
   công nhận, thúc đẩy và bảo vệ trong quá trình xây dựng và thực thi chính
   sách và luật pháp.

Thanh thiếu niên Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi

Là một bộ phận dân số lớn nhất và phát triển nhanh nhất, các cơ hội trong cuộc sống
của thanh thiếu niên ngày nay chịu tác động rất lớn của chất lượng tăng trưởng. Chất
lượng của các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cũng như khả năng tiếp cận với các
dịch vụ này là những khía cạnh quan trọng trong các chính sách về thanh niên của
Chính phủ, đặc biệt là chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục ở mọi cấp học. Thế hệ

                                                                                   6
trẻ Việt Nam đang chứng kiến những thay đổi lớn lao về đường lối điều hành quốc
gia, trong đó có việc mở ra các con đường để người dân tham gia thực sự vào quá
trình ra quyết định ở cấp trung ương và địa phương. Trách nhiệm của giới trẻ ngày
nay là tranh thủ tối đa những thay đổi này như một phương tiện để làm cho đời sống
xã hội ngày càng vì dân nhiều hơn cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình và tính
minh bạch của các cơ quan công quyền.

Mục tiêu của Chương trình Quốc gia

   Chất lượng tăng trưởng: Tăng trưởng kinh tế tạo cơ hội và huy động sự tham
   gia của thanh thiếu niên Việt Nam.

   Chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội:
   Thanh thiếu niên được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ xã hội và an sinh
   xã hội phù hợp và có chất lượng.

   Pháp luật, chính sách và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa trên
   quyền: Các chính sách và luật pháp tạo môi trường thuận lợi để thanh thiếu
   niên thực hiện các quyền của mình.

Tham gia, trao quyền và trách nhiệm giải trình

Phương thức phát triển dựa trên quyền công nhận rằng việc người dân tham gia và
được trao quyền có ý nghĩa quan trọng để cải thiện nền quản trị quốc gia và nâng cao
chất lượng của chính sách công và trách nhiệm giải trình. Trong bối cảnh này, việc
tham gia không chỉ là tham dự các cuộc họp hay đóng góp sức lao động vào các dự án
phát triển tại cộng đồng. Tham gia và trao quyền còn là sự kiểm tra của dân đối với
các quyết định quan trọng của Chính phủ, trong đó có các quyết định về đầu tư, phân
bổ nguồn lực, cung cấp các dịch vụ công và củng cố các cơ quan công quyền. Tính
minh bạch và tự do trao đổi thông tin là vô cùng quan trọng để khuyến khích việc
tham gia và trao quyền cho các cộng đồng dân cư, trong đó có những người dễ bị tổn
thương như phụ nữ, đồng bào các dân tộc thiểu số, người di cư và người khuyết tật.

Mục tiêu của Chương trình Quốc gia

   Chất lượng tăng trưởng: Người dân địa phương được quyền tham gia vào
   các quyết định liên quan đến việc phân bổ, sử dụng và huy động nguồn lực
   cũng như có quyền giám sát và yêu cầu các bên liên quan giải trình về các
   quyết sách này.

   Chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội:
   Việc cung cấp và giám sát các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội được thực hiện
   trên cơ sở có đầy đủ thông tin với sự tham gia rộng rãi của người dân địa
   phương và đáp ứng yêu cầu của họ.

   Pháp luật, chính sách và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa trên
   quyền: Các cơ cấu và tập quán quản trị quốc gia mang tính đại diện, minh
   bạch và có trách nhiệm giải trình đối với các cử tri địa phương và được phân
   cấp ở mức độ tối đa cho phép.



                                                                                  7
Thách thức về HIV/AIDS

Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV đang gia tăng ở Việt Nam, song vẫn có thể ngăn chặn sự lây
lan rộng hơn của đại dịch này. Chiến lược Quốc gia Phòng chống AIDS mới được
thông qua tạo cơ sở vững chắc cho các hành động phòng chống tiếp theo, và các nhà
tài trợ nước ngoài đang cung cấp hoặc cam kết những khoản tài trợ lớn cho các nỗ lực
phòng chống HIV ở Việt Nam. Muốn đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong Chiến
lược Quốc gia cần có một phương thức tiếp cận thực sự đa ngành, trong đó các dịch
vụ ở tuyến đầu như y tế và giáo dục được cung cấp đủ nguồn lực, và tất cả các cơ
quan Việt Nam phối hợp với nhau để nâng cao nhận thức của công chúng, quan tâm
chăm sóc những người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi căn bệnh này và đấu
tranh chống lại sự định kiến và thiếu hiểu biết. Hệ thống LHQ hỗ trợ tăng cường
năng lực quản lý và công tác điều phối để thực hiện Chiến lược Quốc gia cũng như
lồng ghép các chính sách và chương trình phòng chống HIV/AIDS vào các kế hoạch
phát triển quốc gia.

Việc tăng cường sự tham gia của người dân là điều cần thiết để đảm bảo sử dụng các
nguồn lực một cách khôn ngoan cũng như giám sát và kiểm tra tiến độ thực hiện mục
tiêu cuối cùng là ngăn chặn và tiến tới thanh toán căn bệnh này. Tự do về thông tin là
điều tối quan trọng trong cuộc chiến chống HIV/AIDS.

Mục tiêu của Chương trình Quốc gia

   Chất lượng tăng trưởng: Những người sống chung với HIV/AIDS và bị ảnh
   hưởng bởi căn bệnh này được hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng kinh tế và
   có cơ hội tham gia một cách bình đẳng vào quá trình này.

   Chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội:
   Tăng cường khả năng cung cấp, sử dụng và tham gia vào công tác giáo dục
   và các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS phù hợp cho mọi người dân cũng như
   đảm bảo cho những người bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm
   sóc, điều trị, hỗ trợ và bảo vệ mà không bị kỳ thị và phân biệt đối xử.

   Luật pháp, chính sách và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa trên
   quyền: Xây dựng luật pháp và chính sách ở cấp quốc gia và cấp địa phương
   nhằm ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS, cung cấp dịch vụ y tế và những sự
   hỗ trợ khác cho những người sống chung với HIV/AIDS cũng như những
   người và gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có trẻ em mồ côi hay
   trẻ em bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, và tạo ra nơi làm việc để bố trí công
   ăn việc làm và chấp nhận những người sống chung với HIV/AIDS và gia đình
   của họ.

3. Các mục tiêu khác của Chương trình Quốc gia
Ngoài các mục tiêu của Chương trình Quốc gia liên quan đến các vấn đề liên ngành
được trình bày ở trên, các Tổ chức LHQ trong quá trình tham vấn với Chính phủ Việt
Nam cũng đã xác định một số vấn đề then chốt có mối liên quan cụ thể với từng mục
tiêu của UNDAF.



                                                                                    8
Chất lượng tăng trưởng

Hai mặt quan trọng của chất lượng tăng trưởng là khả năng Việt Nam đối phó được
với những tình huống khẩn cấp và thảm họa và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và
tăng cường sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Các Tổ
chức LHQ đang hỗ trợ cả hai lĩnh vực này và hy vọng rằng việc hợp tác sẽ được mở
rộng trong thời gian tới.

Các tình huống khẩn cấp và thảm họa là mối đe dọa thường xuyên đối với quá trình
phát triển. Việc chuẩn bị sẵn sàng ở cấp trung ương và địa phương có thể làm giảm
chi phí và, trong một số trường hợp, có thể ngăn ngừa không để thảm họa xảy ra.
Kinh nghiệm ngăn chặn dịch SARS và sự đe dọa thường xuyên của dịch cúm gia cầm
đã khiến Chính phủ ngày càng quyết tâm tăng cường công tác chuẩn bị phòng chống.

Tính bền vững về môi trường cũng rất được quan tâm trong chương trình nghị sự phát
triển của Chính phủ. Điều này đã được phản ánh qua việc ban hành Chiến lược Quốc
gia về Phát triển bền vững và các văn bản chính sách khác có liên quan. Chính phủ và
các Tổ chức LHQ cam kết đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu
tình trạng xuống cấp của môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Những
vấn đề này sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi thu nhập của người dân, khả năng chi
tiêu và quá trình đô thị hóa không ngừng gia tăng ở Việt Nam.

   Việt Nam có năng lực đối phó với các tình huống khẩn cấp và thiên tai.
   Tăng trưởng kinh tế cần tính đến việc bảo vệ môi trường và việc sử dụng hợp
   lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và an sinh xã
hội

Vấn đề chất lượng, khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội
tất nhiên sẽ dẫn đến yêu cầu tập trung xây dựng năng lực cho khu vực dịch vụ công,
trong đó có việc tăng cường thể chế, tiến hành đào tạo và đề ra các biện pháp khuyến
khích đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, quá trình tham vấn UNDAF
cũng nêu bật tầm quan trọng của công suất sử dụng các dịch vụ xã hội và an sinh xã
hội của người dân. Việc tăng cường năng lực công, trong đó có việc tiếp nhận các
dịch vụ và nhận thức về nhu cầu về các dịch vụ thiết yếu như y tế và giáo dục, là vô
cùng quan trọng để nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ.

   Năng lực của chính quyền và các cơ sở cung cấp dịch vụ trong việc quản lý và
   cung cấp các dịch vụ xã hội và an sinh có chất lượng cũng như công suất sử
   dụng các dịch vụ của người dân được nâng cao.

Pháp luật, chính sách và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa
trên quyền

Dân chủ hóa và chế độ pháp quyền chính là nền tảng cho việc cải thiện công tác quản
trị quốc gia. Để đạt được những mục tiêu này cần phát triển cơ cấu và thể chế, ban
hành luật và ra các chính sách dựa trên những nguyên tắc của quản trị nhà nước mang
tính dân chủ và chế độ pháp quyền, trong đó có các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con
người.

                                                                                  9
Tăng cường cơ cấu quản trị quốc gia, xây dựng và thực hiện các văn bản
   pháp luật và các chính sách phù hợp với các nguyên tắc dân chủ và chế độ
   pháp quyền.

4. Các chiến lược hợp tác
Các mục tiêu của UNDAF và các mục tiêu của Chương trình Quốc gia trong phần
này, và được trình bày chi tiết hơn trong Bảng tổng hợp kết quả (Phụ lục 1), bao hàm
rất nhiều vấn đề và lĩnh vực. Các mục tiêu cũng liên quan đến tất cả các thành phần
của xã hội Việt Nam. Muốn đạt được những mục tiêu này cần huy động sự tham gia
của các cơ quan chính phủ từ cấp trung ương đến cấp địa phương, các Tổ chức LHQ,
các đối tác phát triển khác và xã hội dân sự. Do có rất nhiều bên tham gia với thành
phần rất đa dạng, nên các Tổ chức LHQ cần thực hiện một loạt các chiến lược hợp tác
và phối hợp.

Những ví dụ cụ thể về các chiến lược hợp tác liên quan đến từng mục tiêu UNDAF
được trình bày trong Bảng tổng hợp kết quả. Những ví dụ này chỉ có tính chất định
hướng do các chiến lược này cần phải mang tính linh hoạt và tính toàn diện khi có sự
thay đổi về tình hình. Các chiến lược hợp tác cũng cần được đánh giá liên tục và nằm
trong chương trình theo dõi đánh giá được trình bày ở Phần V.

Những ví dụ cụ thể về hợp tác hỗ trợ nhằm đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
đó là các chương trình ở khu vực Tây Nguyên, theo dõi và thu thập số liệu, các
chương trình thanh niên, tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương cũng như
các chương trình phòng chống sự lây lan của HIV/AIDS và hỗ trợ cho những người
sống chung hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.




                                                                                 10
III. Huy động nguồn lực
Các Tổ chức LHQ ước tính cần có một khoản kinh phí khoảng 425 triệu Đô la Mỹ
cho việc thực hiện các mục tiêu của UNDAF như đã trình bày ở trên.

Số tiền này bao gồm các khoản phân bổ kinh phí của các Tổ chức LHQ đang hoạt
động tại Việt Nam và các khoản kinh phí khác mà những Tổ chức này, với sự hỗ trợ
của Chính phủ, hy vọng sẽ huy động được từ các nguồn bên ngoài. Các nhà tài trợ
song phương sẽ được đề nghị ưu tiên hỗ trợ cho các chương trình hợp tác của LHQ để
phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống LHQ tại Việt Nam.

Theo tính toán sơ bộ, số tiền này sẽ được phân cho ba mục tiêu của UNDAF như sau:
161,5 triệu Đô la Mỹ dành cho chất lượng tăng trưởng; 127,5 triệu Đô la Mỹ dành cho
tiếp cận và chất lượng các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội; và 136 triệu Đô la Mỹ
dành cho luật pháp, chính sách và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa trên quyền.
Những số liệu mang tính định hướng này có thể sẽ thay đổi khi các chương trình có sự
thay đổi.

Điều quan trọng cần lưu ý là trách nhiệm lập kế hoạch tài chính thuộc về từng tổ
chức, và các kế hoạch tài chính này sẽ được đề ra trong khuôn khổ văn kiện Chương
trình Quốc gia do chính các tổ chức này xây dựng. Những dự báo của UNDAF được
đưa ra trên cơ sở những chỉ số ban đầu trong nội dung Chương trình Quốc gia của
từng tổ chức, nhưng những Chương trình này có thể sẽ thay đổi nhiều trong quá trình
thực hiện.




                                                                                   11
IV.    Thực hiện
Các Tổ chức LHQ và Điều phối viên Thường trú LHQ chịu trách nhiệm thực hiện
UNDAF. UNDAF xác định rõ các lĩnh vực hợp tác và xây dựng chương trình chung
giữa các Tổ chức LHQ nhằm góp phần hoàn thành các mục tiêu của UNDAF cũng
như các mục tiêu của Chương trình Quốc gia. Những mục tiêu này cuối cùng đều liên
quan tới phương thức tiếp cận dựa trên quyền của các Tổ chức LHQ.

1. Phương thức phát triển dựa trên quyền

UNDAF là một cơ chế hữu ích nhằm thúc đẩy quá trình hài hòa và phối hợp hỗ trợ
nhằm đạt được những mục tiêu chung. Tuy nhiên, động cơ chính cho việc hợp tác
chặt chẽ hơn nữa không phải là văn kiện UNDAF này mà là phương thức tiếp cận
phát triển dựa trên quyền. Phương thức tiếp cận này là kim chỉ nam cho hoạt động của
tất cả các Tổ chức LHQ tại Việt Nam, trong đó có quá trình xây dựng văn kiện
UNDAF này. Dựa vào phương thức tiếp cận này, các Tổ chức LHQ sẽ tập trung nỗ
lực vào việc xây dựng một xã hội hòa nhập để mọi người dân Việt Nam có điều kiện
phát huy tiềm năng và được tự do thể hiện khả năng sáng tạo về văn hóa và trí tuệ của
mình.


2. Quá trình hài hòa hóa của LHQ

Để thực hiện UNDAF một cách hiệu quả thì cần tăng cường hơn nữa sự hài hòa giữa
các Tổ chức LHQ với nhau. Quá trình hài hòa hóa đã bắt đầu triển khai, khi các tổ
chức trong Uỷ ban Phát triển Cấp cao LHQ đồng bộ hóa qui trình lập kế hoạch hỗ trợ
phù hợp với văn kiện UNDAF và văn kiện Chương trình Quốc gia của từng tổ chức.

Các Tổ chức LHQ cũng đề xuất thành lập ba Nhóm công tác kỹ thuật, mỗi Nhóm phụ
trách một mục tiêu của UNDAF. Các Nhóm công tác kỹ thuật sẽ gặp gỡ định kỳ để
đánh giá tiến độ và báo cáo lên Điều phối viên Thường trú.

Để tạo điều kiện cho việc xây dựng chương trình phối hợp, cần chỉ định các cơ quan
chủ trì quản lý các mục tiêu cụ thể của Chương trình quốc gia. Mặc dù nguồn kinh phí
dành cho những mục tiêu này không nhất thiết trong mọi trường hợp phải được phân
bổ thông qua cơ quan chủ trì, song các cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm trước tiên về
các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình.

3. Các cơ chế điều phối

Hiện đã có một số cơ chế điều phối ở Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho sự trao đổi
thông tin giữa các đối tác phát triển và qua đó khuyến khích tăng cường sự thống nhất
trong các hoạt động chương trình. Các cuộc họp của Nhóm tư vấn các nhà tài trợ,
được tổ chức định kỳ mỗi năm hai lần vào hầu hết các năm, là diễn đàn chính để thúc
đẩy cuộc đối thoại chính sách tích cực giữa Chính phủ và các nhà tài trợ. Một số
nhóm quan hệ đối tác cũng đã được thành lập có sự tham gia của Chính phủ, các nhà
tài trợ và các tổ chức phi chính phủ. Các Tổ chức LHQ cũng là những thành viên tích
cực và nổi bật của các nhóm này. Diễn đàn hàng tháng của Nhóm các nhà tài trợ do
UNDP tổ chức là một cơ hội thường xuyên nữa để các nhà tài trợ gặp gỡ và trao đổi
về các vấn đề phát triển quan trọng. Trong nội bộ LHQ, các vị Trưởng Đại diện các tổ


                                                                                  12
chức có cuộc họp chính thức hàng tháng. Các nhóm Phó Đại diện phụ trách chương
trình cũng như các cán bộ hành chính cũng gặp gỡ thường xuyên để tăng cường hiệu
quả hoạt động của các Tổ chức LHQ.




                                                                             13
V. Theo dõi và Đánh giá
Các tổ chức LHQ đã tiến hành một quá trình tham vấn rộng rãi liên quan đến công tác
theo dõi và đánh giá UNDAF. Sản phẩm chính của quá trình tham vấn này là Bảng
tổng hợp Theo dõi và Đánh giá được trình bày ở Phụ lục 2. Bảng tổng hợp này đưa ra
những chỉ số theo dõi và đánh giá cho tất cả các đầu ra được trình bày trong Phụ lục
này. Chính phủ và các tổ chức đã phối hợp với nhau để đưa ra một bộ chỉ số mang
tính thực tế, có thể tiếp cận và có thể kiếm soát được. Việc lựa chọn những chỉ số này
sẽ thay đổi theo thời gian khi có thêm nguồn số liệu và thông tin mới, cũng như khi
các chương trình của LHQ có sự thay đổi trong thời gian thực hiện Khuôn khổ này.
Tuy nhiên, Bảng tổng hợp tạo ra một sự khởi đầu tốt đẹp cho việc đánh giá một cách
chặt chẽ quá trình thực hiện UNDAF.

1. Các nguyên tắc đánh giá chung

Nguyên tắc cơ bản của khung đánh giá UNDAF là hệ thống theo dõi và đánh giá cần
cung cấp những thông tin cập nhật và đáng tin cậy về tiến độ thực hiện cũng như
những thách thức mà không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực báo cáo của các Tổ chức LHQ
hoặc của Chính phủ. Việc theo dõi và đánh giá là rất cần thiết nhằm đảm bảo sự gắn
kết về mặt chương trình và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Tuy nhiên, theo
dõi và đánh giá không nên làm cho các nguồn lực con người và tài chính xa rời các
nhiệm vụ phát triển chính của UNDAF và các Chương trình Quốc gia.

2. Theo dõi và đánh giá thường kỳ

Như được trình bày ở trên, các Nhóm công tác kỹ thuật sẽ được thành lập cho từng
mục tiêu của UNDAF, và những Nhóm công tác này sẽ gặp gỡ định kỳ để đánh giá
tiến độ thực hiện các kết quả cụ thể của Chương trình Quốc gia được trình bày trong
Bảng tổng hợp kết quả (Phụ lục 1). Các Nhóm công tác sẽ chuẩn bị báo cáo tiến độ
hàng năm để nộp cho Điều phối viên Thường trú LHQ, trong đó đưa ra kết quả đánh
giá cả việc thực hiện các chỉ số định tính và định lượng được trình bày trong Bảng
tổng hợp Theo dõi và Đánh giá (Phụ lục 2).

Điều phối viên LHQ sẽ đưa báo cáo của các Nhóm công tác kỹ thuật vào báo cáo
hàng năm của các Tổ chức LHQ và Chính phủ, trong đó tóm tắt tổng thể tiến độ thực
hiện các mục tiêu của UNDAF.

3. Đánh giá độc lập

Việc đánh giá độc lập về tiến độ thực hiện các mục tiêu của UNDAF sẽ được tiến
hành dưới hình thức của một Đánh giá giữa kỳ giữa Chính phủ Việt Nam và các Tổ
chức LHQ vào khoảng cuối năm 2008. Cần cố gắng thu xếp thời gian đánh giá giữa
kỳ của UNDAF cho trùng khớp ở mức tối đa với các đánh giá giữa kỳ của từng Tổ
chức LHQ nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Đánh giá giữa kỳ của UNDAF sẽ tập
trung vào Bảng tổng hợp kết quả và đánh giá xem các mục tiêu và đầu ra cụ thể có
còn phù hợp với phát triển dựa trên quyền ở Việt Nam cũng như có còn phù hợp với
chiến lược phát triển của Chính phủ nữa hay không.




                                                                                   14
Các Tổ chức LHQ và Chính phủ sẽ phối hợp tổ chức đánh giá cuối kỳ để tạo cơ sở
cho việc xây dựng UNDAF tiếp theo. Đánh giá cuối kỳ cũng sẽ được thực hiện bởi
các chuyên gia độc lập nằm ngoài các Tổ chức LHQ và Chính phủ Việt Nam.




                                                                           15
Phô lôc A: B¶ng tæng hîp KÕt qu¶ Khu«n khæ Hç trî Ph¸t triÓn cña Liªn Hîp Quèc (UNDAF)

A. ChÊt l−îng t¨ng tr−ëng

Môc tiªu UNDAF 1: C¸c chÝnh s¸ch kinh tÕ cña ChÝnh phñ hç trî qu¸ tr×nh t¨ng tr−ëng mang tÝnh c«ng b»ng, hoµ nhËp vµ bÒn v÷ng h¬n
Môc tiªu cña Ch−¬ng tr×nh            §Çu ra cña Ch−¬ng tr×nh Quèc gia
Quèc gia
1.1 TÝnh c«ng b»ng vµàsù hoµ 1.1.1 T¨ng tr−ëng kinh tÕ t¹o thªm c¬ héi viÖc lµm cho phô n÷, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ nh÷ng nhãm d©n c− dÔ bÞ tæn th−¬ng
                                          kh¸c, ®ång thêi gi¶m thiÓu nh÷ng yÕu tè h¹n chÕ kh¶ n¨ng t×m viÖc lµm cña hä.
     nhËp cña c¸c nhãm d©n c−
     dÔ bÞ tæn th−¬ngT1: T¨ng 1.1.2 C¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch xem xÐt t¸c ®éng cña c¸c chÝnh s¸ch kinh tÕ, trong ®ã cã viÖc gia nhËp Tæ chøc Th−¬ng m¹i
                                  P   PT




                                              ThÕ giíi (WTO), ®èi víi t×nh tr¹ng bÊt b×nh ®¼ng vÒ thu nhËp còng nh− xem xÐt c¸c biÖn ph¸p nh»m gi¶m thiÓu t×nh tr¹ng
     tr−ëng kinh tÕ ®em l¹i lîi Ých
                                              bÊt b×nh ®¼ng nµy.
     cho c¸c nhãm d©n c− bÞ thiÖt
     thßi vµ dÔ bÞ tæn th−¬ng, trong 1.1.3     C¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch vµ ng−êi d©n ngµy cµng nhËn thøc râ h¬n vÒ nhu cÇu ph¸t triÓn mét c¸ch c©n ®èi còng nh−
                                              c¸c yÕu tè kinh tÕ, x· héi vµ d©n sè ng¨n c¶n phô n÷, trÎ em, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ c¸c nhãm d©n c− dÔ bÞ tæn
     ®ã cã c¸c d©n téc thiÓu sè,
                                              th−¬ng kh¸c h−ëng lîi tõ qu¸ tr×nh t¨ng tr−ëng kinh tÕ.
     phô n÷ vµ trÎ em.
                              MDG: 1.1.4      Phô n÷, trÎ em, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ nh÷ng nhãm dÔ bÞ tæn th−¬ng kh¸c ®−îc h−ëng thô lîi Ých cña viÖc ®Çu t−
                                              c«ng céng còng nh− cã c¬ héi b×nh ®¼ng trong viÖc vay vèn tõ c¸c c¬ së tÝn dông chÝnh thøc cña Nhµ n−íc.
                   MDG 1 & MDG 3
                                     1.1.5    C¸c quyÒn ë n¬i lµm viÖc cña phô n÷, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ c¸c nhãm d©n c− dÔ bÞ tæn th−¬ng kh¸c ®−îc b¶o vÖ.
                                     1.1.6 Cã c¸c chÝnh s¸ch vµ c¬ cÊu b¶o hé ®Ó gi¶m thiÓu nh÷ng t¸c ®éng xÊu cña t¨ng tr−ëng kinh tÕ ®èi víi c¸c nhãm d©n c− dÔ
                                              bÞ tæn th−¬ng.
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé TN&MT, Bé NV, Bé GD&§T, Bé YT, Bé KHCN, Uû ban D©n téc, Tæng côc Thèng kª, Uû ban
DSG§&TE, Quèc héi, Héi LHPNVN, C«ng ®oµn, c¸c tæ chøc cña bªn tuyÓn dông lao ®éng, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng
UNDP, UNFPA, UNICEF, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNODC, UNV, WHO, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD
1.2. Thanh niªn: T¨ng tr−ëng kinh 1.2.1. T¨ng tr−ëng kinh tÕ t¹o thªm nhiÒu viÖc lµm cho thanh niªn.
tÕ t¹o c¬ héi vµ huy ®éng sù tham 1.2.2. Ngµy cµng cã nhiÒu thanh niªn ®−îc trang bÞ nh÷ng kü n¨ng cÇn thiÕt ®Ó cã thÓ tham gia ®ãng gãp vµ h−ëng lîi tõ qu¸ tr×nh
                                              t¨ng tr−ëng kinh tÕ.
gia cña thanh niªn ViÖt Nam.
                                     1.2.3. C¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch vµ ng−êi d©n ®−îc tiÕp cËn víi th«ng tin vÒ viÖc lµm cho thanh niªn.
                              MDG: 1.2.4. KhuyÕn khÝch c¸c c¬ së tuyÓn dông lao ®éng nhËn lao ®éng trÎ vµ tØ träng lao ®éng trÎ trong lùc l−îng lao ®éng t¨ng lªn.
                   MDG 1 & MDG 3
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NG, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé TNMT, Bé NV, Bé XD, Bé GD&§T, Bé YT, Bé TP, Bé KHCN, §oµn TN, Uû ban
DSG§&TE, C«ng ®oµn, c¸c tæ chøc cña bªn tuyÓn dông lao ®éng
UNDP, UNICEF, UNFPA, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNHCR, UNODC, UNV, WHO, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD
1.3. Sù tham gia, trao quyÒn vµ 1.3.1. KÕt qu¶ ®¸nh gi¸ nh÷ng t¸c ®éng vÒ kinh tÕ, x· héi vµ m«i tr−êng cña c¸c dù ¸n ®Çu t− c«ng céng ®−îc th«ng b¸o c«ng khai
                                              vµ sö dông mét c¸ch hîp lý.
tr¸ch nhiÖm gi¶i tr×nh: Ng−êi d©n
®Þa ph−¬ng ®−îc quyÒn tham gia 1.3.2. Ngµy cµng cã nhiÒu dù ¸n ®Çu t− c«ng céng ®−îc thùc hiÖn víi sù tham gia cña ®Þa ph−¬ng trong viÖc ra quyÕt ®Þnh vµ gi¸m
                                              s¸t kÕt qu¶ dù ¸n.
vµo c¸c quyÕt ®Þnh liªn quan ®Õn
viÖc ph©n bæ, sö dông vµ huy 1.3.3. Ngµy cµng cã nhiÒu céng ®ång d©n c− ®Þa ph−¬ng tham gia tÝch cùc vµo nh÷ng quyÕt ®Þnh liªn quan ®Õn c«ng t¸c qu¶n lý tµi
                                              nguyªn thiªn nhiªn, vµ cã quyÒn yªu cÇu c¸c bªn liªn quan gi¶i tr×nh vÒ c¸c quyÕt ®Þnh liªn quan tíi viÖc sö dông c¸c
®éng nguån lùc còng nh− cã
                                              nguån tµi nguyªn thiªn nhiªn.
quyÒn theo dâi vµ yªu cÇu c¸c
bªn liªn quan gi¶i tr×nh vÒ c¸c
quyÕt ®Þnh nµy.
                              MDG:
                   MDG 3 & MDG 8
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé TN&MT, Bé NN&PTNT, Bé NG, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé NV, Bé GD&§T, Bé YT, Bé TP, Bé KHCN,
UNDP, UNICEF, UNFPA, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNHCR, UNODC, UNV, WHO, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD




1
          Bao gåm ng−êi nghÌo, phô n÷, trÎ em, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ c¸c nhãm d©n di c− t¹m thêi hoÆc dµi h¹n.
TP   PT
1.4.1.   Gi¶m thiÓu sù ph©n biÖt ®èi xö ë n¬i lµm viÖc víi nh÷ng ng−êi sèng chung víi HIV/AIDS vµ më réng c¬ héi viÖc lµm cho hä.
1.4 HIV/AIDS: Nh÷ng ng−êi sèng
                                       1.4.2.   Néi dung gi¶m thiÓu nguy c¬ l©y nhiÔm HIV ®−îc chó ý tíi trong qu¸ tr×nh x©y dùng kÕ ho¹ch vµ thùc hiÖn c¸c dù ¸n ®Çu t−
chung víi HIV/AIDS ®−îc h−ëng
                                                trong khu vùc nhµ n−íc.
lîi tõ qu¸ tr×nh t¨ng tr−ëng kinh tÕ
                                       1.4.3.   Theo dâi t¸c ®éng vÒ kinh tÕ - x· héi cña bÖnh dÞch HIV/AIDS vµ sö dông th«ng tin nµy vµo qu¸ tr×nh tr×nh ho¹ch ®Þnh chÝnh
vµ cã c¬ héi tham gia ®ãng gãp
                                                s¸ch vµ lËp ch−¬ng tr×nh.
mét c¸ch b×nh ®¼ng vµo qu¸ tr×nh
nµy.
                              MDG:
                   MDG 1 & MDG 6
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé YT, Bé L§TB&XH, Bé KH&§T, Bé TN&MT, Bé NN&PTNT, Bé NG, Bé TC, Bé NV, Bé GD&§T, Bé TP, Bé KHCN, Uû ban quèc gia Phßng chèng
HIV/AIDS, Ma tóy vµ TÖ n¹n x· héi, Uû ban DSG§&TE, C«ng ®oµn, c¸c tæ chøc cña bªn tuyÓn dông lao ®éng
UNDP, UNAIDS, UNFPA, WHO, ILO, UNICEF, FAO, IOM, UNESCO, UNHCR, UNODC, UNV, Ng©n hµng TG, ADB
1.5. ViÖt Nam cã n¨ng lùc ®èi phã 1.5.1. ChÝnh phñ ViÖt Nam vµ céng ®ång gi¶m thiÓu nh÷ng t¸c ®éng xÊu vÒ mÆt kinh tÕ, x· héi vµ m«i tr−êng cña c¸c t×nh huèng
víi thiªn tai.                              khÈn cÊp vµ thiªn tai, kÓ c¶ sù l©y lan cña nh÷ng bÖnh truyÒn nhiÔm ë ng−êi vµ ®éng vËt.
                                    1.5.2. Phô n÷, trÎ em, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ c¸c nhãm d©n c− dÔ bÞ tæn th−¬ng kh¸c ®−îc n©ng cao vÞ thÕ vµ n¨ng lùc ®Ó
                           MDG:
                                            ng¨n ngõa, gi¶m thiÓu vµ ®−¬ng ®Çu víi c¸c t×nh huèng khÈn cÊp vµ thiªn tai còng nh− tiÕp nhËn hç trî khÈn cÊp khi t×nh
                 MDG 1 & MDG 7
                                            huèng khÈn cÊp hoÆc thiªn tai x¶y ra.
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé T N&MT, Bé YT, Bé NN&PTNT, Bé L§TB&XH, Bé NV, Bé NG, Bé TC, Bé GD&§T, Bé TP, Bé KHCN, MTTQ, Uû ban DSG§&TE
UNDP, UNFPA, WHO, FAO, UNICEF, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNHCR, UNODC, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD
1.6 T¨ng tr−ëng kinh tÕ tÝnh ®Õn       1.6.1.   T¸c ®éng cña viÖc sö dông c¹n kiÖt c¸c nguån tµi nguyªn kh«ng t¸i t¹o vµ t×nh tr¹ng suy tho¸i m«i tr−êng ®−îc ph¶n ¸nh
viÖc b¶o vÖ m«i tr−êng vµ viÖc sö               ®Çy ®ñ trong c¸c kÕ ho¹ch cña trung −¬ng, ®Þa ph−¬ng vµ c¸c ngµnh còng nh− trong c¸c chØ sè kinh tÕ.
dông hîp lý c¸c nguån tµi nguyªn       1.6.2.   C¸c biÖn ph¸p b¶o vÖ m«i tr−êng, kÓ c¶ c¸c biÖn ph¸p khuyÕn khÝch vÒ tµi chÝnh vµ c¸c h×nh thøc xö ph¹t hµnh chÝnh, ®−îc
thiªn nhiªn.                                    x©y dùng trong tÊt c¶ c¸c ngµnh.
                                 1.6.3.         §Çu t− cña Nhµ n−íc, khu vùc t− nh©n vµ c¸c ®èi t¸c quèc tÕ cho viÖc b¶o vÖ m«i tr−êng t¨ng lªn.
                         MDG:
                                 1.6.4          C¬ chÕ quan tr¾c chÊt l−îng m«i tr−êng tù nhiªn ®−îc x©y dùng, vµ kÕt qu¶ quan tr¾c ®−îc th«ng b¸o c«ng khai.
                MDG 1 & MDG 7
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé TN&MT, Bé KH&§T, Bé NN&PTNT, Bé YT, Bé L§TB&XH, Bé NG, Bé TC, Bé NV, Bé GD&§T, Bé TP, Bé KHCN, c¸c tæ chøc cña bªn tuyÓn dông
lao ®éng
UNDP, UNFPA, UNICEF, FAO, WHO, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNODC, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD
Môc tiªu UNDAF: Qu¸ tr×nh t¨ng tr−ëng kinh tÕ mang tÝnh c«ng b»ng, hoµ nhËp vµ bÒn v÷ng.
C¸c ph−¬ng thøc phèi hîp, thùc hiÖn vµ ch−¬ng tr×nh: Cµc ho¹t ®éng trong lÜnh vùc nµy sÏ ®−îc ®iÒu phèi th«ng qua c¸c Nhãm c«ng t¸c kü thuËt cña UNDAF, Nhãm
c«ng t¸c vÒ Xo¸ ®ãi Gi¶m nghÌo, c¸c cuéc häp ®Þnh kú cña c¸c vÞ Tr−ëng ®¹i diÖn cña c¸c Tæ chøc LHQ vµ c¸c héi nghÞ th−êng niªn cña Nhãm t− vÊn víi ChÝnh phñ vµ
c¸c nhµ tµi trî còng nh− ®ît ®¸nh gi¸ gi÷a kú dù kiÕn tiÕn hµnh vµo n¨m 2008.

Cã thÓ sÏ sö dông triÖt ®Ó mét lo¹t ph−¬ng thøc ch−¬ng tr×nh ®ang triÓn khai hiÖn nay.




                                                                                                                                                                 2
B. C¸c dÞch vô x∙ héi và an sinh
Môc tiªu UNDAF 2: N©ng cao chÊt l−îng cung cÊp vµ tÝnh c«ng b»ng trong viÖc tiÕp cËn víi c¸c dÞch vô x∙ héi vµ an sinh x∙ héi ®−îc −u tiªn, phï hîp vµ víi
chi phÝ hîp lýT2
               P       PT




Môc tiªu cña Ch−¬ng tr×nh                    KÕt qu¶ cña Ch−¬ng tr×nh Quèc gia
Quèc gia
                                             2.1.1
                                            C¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi phï hîp, víi chi phÝ hîp lý vµ cã chÊt l−îng cao h¬n ®−îc cung cÊp vµ ®−îc sö dông
2.1 TÝnh c«ng b»ng vµ sù hoµ
                                            bëi c¸c nhãm d©n c− bÞ thiÖt thßi vµ dÔ bÞ tæn th−¬ng.
nhËp cña c¸c nhãm d©n c− dÔ
                                      2.1.2 TrÎ em, ®Æc biÖt lµ trÎ em g¸i, løa tuæi vÞ thµnh niªn vµ c¸c gia ®×nh thuéc diÖn bÞ thiÖt thßi vµ dÔ bÞ tæn th−¬ng ®−îc cung
bÞ tæn th−¬ngT3: Nh÷ng nhãm d©n
                   P        PT




                                            cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ c¸c dÞch vô t− vÊn chÊt l−îng cao, phï hîp vµ víi chi phÝ hîp lý.
c− dÔ bÞ tæn th−¬ng vµ bÞ thiÖt thßi
                                      2.1.3 T¨ng c−êng c¸c hÖ thèng chuÈn bÞ vµ phßng chèng thiªn tai, kÓ c¶ viÖc cung cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cho
trong x· héi cã kh¶ n¨ng tiÕp cËn
                                            c¸c ®Þa ph−¬ng cã nguy c¬ bÞ thiªn tai.
nhiÒu h¬n víi c¸c dÞch vô x· héi
                                      2.1.4 T¨ng c−êng th«ng tin, ph©n tÝch, chÝnh s¸ch vµ m« h×nh vÒ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cho d©n di c−.
vµ an sinh x· héi cã chÊt l−îng, kÓ
                                      2.1.5 T¨ng c−êng th«ng tin, ph©n tÝch, chÝnh s¸ch vµ m« h×nh vÒ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cho ®ång bµo c¸c d©n téc
c¶ c¸c dÞch vô nh»m ®èi phã víi
                                            thiÓu sè.
c¸c t×nh huèng khÈn cÊp.
                                      2.1.6 KiÕn thøc, th¸i ®é vµ tËp qu¸n trong c¸c nhãm bÞ thiÖt thßi vµ dÔ bÞ tæn th−¬ng khuyÕn khÝch t¨ng c−êng hiÓu biÕt vµ t¨ng
                             MDG:
                                            c−êng viÖc sö dông hîp lý c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi.
  MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4,
                                      2.1.7 B¶o vÖ c¸c nhãm bÞ thiÖt thßi vµ dÔ bÞ tæn th−¬ng tr−íc c¸c nguy c¬ b¹o lùc, l¹m dông vµ ®èi xö kh«ng phï hîp còng nh−
           MDG 5, MDG 6, MDG 8
                                            cung cÊp c¸c dÞch vô phôc håi nh©n phÈm vµ t¸i hoµ nhËp.
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé YT, Bé GD&§T, Bé L§TB&XH, Bé KH&§T, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé NV, Bé TP, Bé GTVT, Uû ban DSG§&TE, Quèc héi, chÝnh quyÒn ®Þa
ph−¬ng, Héi LHPNVN, Héi N«ng d©n, Uû ban D©n téc, §oµn TN, Héi LHTNVN, c¸c c¬ quan th«ng tin ®¹i chóng, x· héi d©n sù, khu vùc t− nh©n, c¸c tæ chøc cña bªn
tuyÓn dông lao ®éng, vµ c¸c nhµ tµi trî
UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD
2.2 Thanh niªn: Thanh niªnT4 2.2.1          C¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cã chÊt l−îng ®−îc cung cÊp vµ ®−îc thanh niªn ViÖt Nam sö dông.
                                    P   PT




®−îc tiÕp cËn nhiÒu h¬n víi c¸c 2.2.2       Mäi thanh niªn ViÖt Nam ®Òu cã c¬ héi ®−îc gi¸o dôc c¸c kü n¨ng sèng ®óng ®¾n, phï hîp vµ trªn diÖn réng ®Ó khuyÕn
                                            khÝch c¸c hµnh vi cã tr¸ch nhiÖm, an toµn vµ lµnh m¹nh.
dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cã
                                      2.2.3 Thanh niªn ViÖt Nam ®−îc b¶o vÖ tr−íc c¸c nguy c¬ b¹o lùc, l¹m dông vµ ®èi xö kh«ng phï hîp.
chÊt l−îng vµ phï hîp.
                             MDG: 2.2.4     Phong trµo t×nh nguyÖn lµ c¬ chÕ t¹o c¬ héi cho thanh niªn tham gia vµ ®ãng gãp.
  MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, 2.2.5         Mäi thanh niªn, ®Æc biÖt lµ c¸c nhãm bÞ thiÖt thßi nh− thanh niªn d©n téc thiÓu sè vµ thanh niªn n«ng th«n, ®Òu cã c¬ héi
                                            ®−îc h−íng nghiÖp vµ ®−îc ®µo t¹o h−íng dÉn ngµnh nghÒ phï hîp.
                   MDG 5, MDG 6
                                      2.2.6 Thanh niªn ViÖt Nam ®−îc tiÕp cËn nhiÒu h¬n víi c¸c th«ng tin phï hîp ®Ó hä cã thÓ tiÕp cËn vµ tham gia ®ãng gãp vµo
                                            viÖc cung cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cã chÊt l−îng.
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé YT, Bé GD&§T, Bé L§TB&XH, Bé KH&§T, Bé NV, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé VHTT, Bé TP, Bé GTVT, Uû ban DSG§&TE, Quèc héi, chÝnh quyÒn
®Þa ph−ong, Héi LHPNVN, Héi N«ng d©n, Uû ban D©n téc, §oµn TN, Héi LHTNVN, c¸c c¬ quan th«ng tin ®¹i chóng, x· héi d©n sù, khu vùc t− nh©n, C«ng ®oµn
UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD
2.3 Sù tham gia, trao quyÒn vµ 2.3.1        C«ng t¸c lËp kÕ ho¹ch cung cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi ®−îc tiÕn hµnh theo h−íng ph©n cÊp, ph©n quyÒn vµ
                                            ®Þa ph−¬ng lµm chñ nhiÒu h¬n.
tr¸ch nhiÖm gi¶i tr×nh: viÖc cung
cÊp vµ gi¸m s¸t c¸c dÞch vô x· héi 2.3.2    C«ng t¸c lËp kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t vµ ®¸nh gi¸ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi ë cÊp ®Þa ph−¬ng ®−îc t¨ng c−êng.
vµ an sinh x· héi ®−îc thùc hiÖn 2.3.3      Ng−êi sö dông dÞch vô, x· héi d©n sù vµ khu vùc t− nh©n tham gia nhiÒu h¬n vµo c«ng t¸c lËp kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t vµ ®¸nh
                                            gi¸ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi.
trªn c¬ së cã ®Çy ®ñ th«ng tin víi
sù tham gia cña nh©n d©n ®Þa 2.3.4          C«ng t¸c th«ng tin tuyªn truyÒn khuyÕn khÝch vµ t¹o ®iÒu kiÖn cho ng−êi sö dông tham gia vµo c«ng t¸c lËp kÕ ho¹ch, gi¸m
                                            s¸t, cung cÊp vµ ®¸nh gi¸ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi.
ph−¬ng vµ ®¸p øng yªu cÇu cña
                                      2.3.5 T¨ng c−êng sù tham gia ®ãng gãp vµ n¨ng lùc cña x· héi d©n sù vµ khu vùc t− nh©n trong viÖc cung cÊp vµ duy tr× c¸c dÞch
hä.


2
  Bao gåm gi¸o dôc, y tÕ, n−íc s¹ch vµ vÖ sinh m«i tr−êng, dinh d−ìng, d©n sè, th−¬ng tËt vµ an sinh x· héi (kÓ c¶ c¸c dÞch vô phôc håi nh©n phÈm vµ t¸i hoµ nhËp céng ®ång).
TP   PT




3
  [Xem danh môc cña Bé L§TB&XH].
TP   PT




4
  Trong ®é tuæi tõ 14 ®Õn 24.
TP   PT




                                                                                                                                                                                3
vô x· héi vµ an sinh x· héi.
                             MDG:
  MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4,
           MDG 5, MDG 6, MDG 8
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé NV, Bé XD, Bé TP, Bé VHTT, Bé GTVT, Bé L§TB&XH, Bé YT, Bé GD&§T, Bé KH&§T, Uû ban DSG§&TE, Héi LHPNVN,
C«ng ®oµn, Quèc héi, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng
UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD
2.4 HIV/AIDS: T¨ng c−êng c«ng 2.4.1.       Nh÷ng ng−êi sèng chung víi HIV/ AIDS ngµy cµng ®−îc tiÕp cËn nhiÒu h¬n víi c¸c dÞch vô phï hîp, kÓ c¶ viÖc ®iÒu trÞ.
t¸c gi¸o dôc vµ c¸c dÞch vô phßng 2.4.2.   C¸c vËt liÖu gi¶m thiÓu rñi ro l©y nhiÔm, nh− bao cao su vµ b¬m kim tiªm s¹ch, ®−îc cung cÊp cho mäi ®èi t−îng vµ sö
                                           dông theo nh− h−íng dÉn trong ChiÕn l−îc Quèc gia Phßng chèng HIV/AIDS.
phèng HIV phï hîp cho mäi ng−êi
d©n còng nh− ®¶m b¶o cho nh÷ng 2.4.3.      N©ng cao hiÓu biÕt vµ nhËn thøc vÒ c¸c con ®−êng l©y nhiÔm, thay ®æi th¸i ®é vµ t¨ng c−êng kü n¨ng sèng ®Ó ng¨n ngõa
                                           sù lan truyÒn HIV.
ng−êi bÞ nhiÔm vµ t¸c ®éng bëi
HIV/AIDS ®−îc ch¨m sãc, ®iÒu trÞ, 2.4.4.   Xö lý vµ gi¶m thiÓu kú thÞ vµ ph©n biÖt ®çi xö víi ng−êi sèng chung víi HIV/ AIDS.
hç trî vµ b¶o vÖ mµ kh«ng bÞ kú 2.4.5.     Cung cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cho tÊt c¶ nh÷ng ng−êi vµ c¸c gia ®×nh chÞu t¸c ®éng cña HIV/AIDS, kÓ c¶ trÎ
                                           em må c«i vµ trÎ em chÞu c¸c t¸c ®éng kh¸c cña HIV/ AIDS.
thÞ vµ ph©n biÖt ®èi xö.
                             MDG: 2.4.6.   Phong trµo t×nh nguyÖn vµ vËn ®éng x· héi hç trî c¸c dÞch vô dµnh cho nh÷ng ng−êi bÞ nhiÔm vµ t¸c ®éng bëi HIV/AIDS.
  MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4,
           MDG 5, MDG 6, MDG 8
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé NV, Bé VHTT, Bé TP, Bé GTVT, Bé L§TB&XH, Bé YT, Bé GD&§T, Bé KH&§T, Uû ban DSG§ &TE, Héi LHPNVN, C«ng
®oµn, Quèc héi, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng
UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV, Ng©n hµng TG, ADB
2.5. N¨ng lùc cña chÝnh quyÒn vµ 2.5.1.    KiÕn thøc, th¸i ®é vµ tËp qu¸n trong c¸c céng ®ång d©n c− khuyÕn khÝch t¨ng c−êng hiÓu biÕt vµ sö dông hîp lý c¸c dÞch vô
c¸c c¬ së cung cÊp dÞch vô trong           x· héi vµ an sinh x· héi.
viÖc qu¶n lý vµ cung cÊp c¸c dÞch 2.5.2.   T¨ng c−êng sù phèi hîp trong c«ng t¸c x©y dùng kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t, cung cÊp vµ ®¸nh gi¸ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh
vô x· héi vµ an sinh x· héi cã chÊt        x· héi cã chÊt l−îng ë cÊp quèc gia.
l−îng còng nh− n¨ng lùc cña 2.5.3.         N©ng cao n¨ng lùc cña trung −¬ng vµ chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng trong viÖc x©y dùng kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t, cung cÊp vµ ®¸nh
ng−êi d©n trong viÖc sö dông c¸c           gi¸ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi.
dÞch vô ®ã ®−îc n©ng cao.           2.5.4. T¨ng c−êng khu«n khæ lËp ph¸p vµ n©ng cao n¨ng lùc cña ChÝnh phñ ®Ó ®iÒu chØnh sù tham gia cña khu vùc t− nh©n vµ x·
                                           héi d©n sù trong viÖc cung cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cã chÊt l−îng.
                             MDG:
  MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, 2.5.5.       T¨ng c−êng ®Çu t− cña ChÝnh phñ vµ c¸c tæ chøc ViÖn trî Ph¸t triÓn chÝnh thøc (ODA) cho c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x·
                                           héi.
           MDG 5, MDG 6, MDG 8
                                    2.5.6. X©y dùng c¬ cÊu vµ n¨ng lùc thÓ chÕ ®Ó cung cÊp c¸c dÞch vô an sinh x· héi.
                                    2.5.7. C¶i thiÖn sè liÖu liªn quan tíi c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi, trong ®ã ®Æc biÖt quan t©m tíi sù thay ®æi vÒ kinh tÕ-x·
                                           héi vµ t¸c ®éng cña nã ®èi víi vai trß cña gia ®×nh vµ giíi.
                                    2.5.8. ThiÕt lËp vµ nh©n réng c¸c m« h×nh dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cã hiÖu qu¶.
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé NV, Bé VHTT, Bé TP, Bé GTVT, Bé L§TB&XH, Bé YT, Bé GD&§T, Uû ban DSG§&TE, Héi LHPNVN, Quèc
héi, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng
UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD
KÕt qu¶ UNDAF: N©ng cao chÊt l−îng cung cÊp vµ tÝnh c«ng b»ng trong viÖc tiÕp cËn víi c¸c dÞch vô x· héi.

C¸c ph−¬ng thøc phèi hîp, thùc hiÖn vµ ch−¬ng tr×nh: Cµc ho¹t ®éng trong lÜnh vùc nµy sÏ ®−îc ®iÒu phèi th«ng qua c¸c Nhãm c«ng t¸c kü thuËt cña UNDAF, Nhãm
c«ng t¸c vÒ Xo¸ ®ãi Gi¶m nghÌo, c¸c cuéc häp ®Þnh kú cña c¸c vÞ Tr−ëng ®¹i diÖn cña c¸c Tæ chøc LHQ vµ c¸c héi nghÞ th−êng niªn cña Nhãm t− vÊn víi ChÝnh phñ vµ
c¸c nhµ tµi trî còng nh− ®ît ®¸nh gi¸ gi÷a kú dù kiÕn tiÕn hµnh vµo n¨m 2008.

Cã thÓ sÏ sö dông triÖt ®Ó mét lo¹t ph−¬ng thøc ch−¬ng tr×nh ®ang triÓn khai hiÖn nay.




                                                                                                                                                                4
C. LuËt ph¸p, chÝnh s¸ch vµ qu¶n trÞ quèc gia
Môc tiªu UNDAF 3: C¸c chÝnh s¸ch, luËt ph¸p vµ c¬ cÊu qu¶n lý quèc gia phï hîp víi c¸c gi¸ trÞ vµ môc tiªu cña Tuyªn bè Thiªn niªn kû.
Môc tiªu cña Ch−¬ng tr×nh            §Çu ra cña Ch−¬ng tr×nh Quèc gia
Quèc gia
3.1. TÝnh c«ng b»ng vµ sù hoµ 3.1.1          LuËt ph¸p vµ chÝnh s¸ch ngµy cµng nh¹y c¶m víi nhu cÇu cña c¸c nhãm dÔ bÞ tæn th−¬ng, còng nh− x©y dùng vµ thùc hiÖn
                                             c¸c luËt vµ ®iÒu kho¶n ®Æc biÖt, trong ®ã x¸c ®Þnh quyÒn cña tõng nhãm ®èi t−îng cô thÓ.
nhËp cña c¸c nhãm d©n c− dÔ
bÞ tæn th−¬ng: QuyÒn cña nh÷ng 3.1.2         C¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch, c¸c c¬ së cung cÊp dÞch vô vµ c«ng chóng nhËn thøc râ h¬n vÒ c¸c quyÒn con ng−êi, kÓ
                                             c¶ viÖc t×m hiÓu nh÷ng nhu cÇu vµ lîi Ých ®Æc biÖt cña c¸c nhãm dÔ bÞ tæn th−¬ng.
nhãm d©n c− nµy ®−îc c«ng nhËn,
thóc ®Èy vµ b¶o vÖ th«ng qua c¸c 3.1.3       Ng−êi nghÌo vµ c¸c nhãm ®èi t−îng dÔ bÞ tæn th−¬ng kh¸c ®−îc trao quyÒn vµ cung cÊp th«ng tin vÒ luËt ph¸p vµ qui ®Þnh
                                             ®iÒu chØnh c¸c mÆt kinh tÕ - x· héi trong ®êi sèng cña hä, còng nh− ®−îc tiÕp cËn víi dÞch vô hç trî ph¸p lý vµ c¸c c¬ chÕ
chÝnh s¸ch, luËt ph¸p còng nh−
                                             ®¸ng tin cËy ®Ó gi¶i quyÕt khiÕu n¹i.
trong qu¸ tr×nh thùc thi chÝnh s¸ch,
luËt ph¸p.
                              MDG:
  MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4,
   MDG 5, MDG 6, MDG 7, MDG 8

C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé TC, Bé TN & MT, Bé NV, Bé GD&§T, Bé YT, Bé NG, Bé KH&§T, Bé TP, Bé L§TB&XH, Bé NN&PTNT, Uû ban D©n téc, Uû ban DSG§&TE, Uû
Ban D©n téc cña Quèc héi, MTTQ, Héi LHPNVN, Tæng Liªn ®oµn Lao ®éng VN, c¸c tæ chøc phi chÝnh phñ VN
UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNHCR, IFAD
3.2. Thanh niªn: C¸c chÝnh s¸ch 3.2.1      LuËt ph¸p, chÝnh s¸ch vµ viÖc thùc thi ph¸p luËt, chÝnh s¸ch cã t¸c dông thóc ®Èy c¸c quyÒn, lîi Ých vµ sù tham gia vµo ®êi
                                           sèng chÝnh trÞ cña thanh niªn.
vµ luËt ph¸p t¹o m«i tr−êng thuËn
lîi ®Ó thanh niªn thùc hiÖn c¸c 3.2.2      Thanh niªn ®−îc tiÕp cËn nhiÒu h¬n víi th«ng tin vÒ c¸c quyÒn vµ luËt ph¸p liªn quan ®Õn thanh niªn còng nh− hiÓu biÕt vÒ
                                           c¸c chøc n¨ng ho¹t ®éng cña hÖ thèng ph¸p luËt.
quyÒn cña m×nh.
                                    3.2.3  ThiÕt lËp c¬ chÕ vµ t¹o c¬ héi ®Ó thanh niªn cã thÓ bµy tá quan ®iÓm còng nh− ph¶n ¸nh c¸c nhu cÇu vµ quyÒn lîi cña m×nh
                            MDG:           víi nh÷ng ng−êi ra quyÕt ®Þnh.
  MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4,
   MDG 5, MDG 6, MDG 7, MDG 8
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NG, Bé NN&PNTN, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé TN&MT, Bé NV, Bé YT, Bé TP, Bé GD&§T, Quèc héi, §oµn TN, Héi LHPNVN, C«ng
®oµn, Héi N«ng d©n, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng
UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNESCO, UNV, IFAD
3.3. Sù tham gia, trao quyÒn vµ 3.3.1      Hội đồng Nhân dân vừa có quyền tù chñ vừa có năng lực bền vững/tổng hợp để thực hiện các chức năng theo quy ®Þnh
                                           cña pháp luật.
tr¸ch nhiÖm gi¶i tr×nh: C¸c c¬
cÊu vµ ho¹t ®éng qu¶n trÞ quèc gia 3.3.2   QuyÒn lùc ®−îc ph©n cho chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng trong tr−êng hîp cã thÓ, thùc hiÖn tõng b−íc c¸c môc tiªu ph©n cÊp vÒ
mang tÝnh ®¹i diÖn, minh b¹ch vµ           qu¶n lý.
cã tr¸ch nhiÖm gi¶i tr×nh ®èi víi 3.3.3    Ng−êi d©n ®−îc tiÕp cËn nhiÒu h¬n víi nh÷ng th«ng tin ®¸ng tin cËy vÒ c¸c chÝnh s¸ch cña ChÝnh phñ, c¸c lùa chän chÝnh
c¸c cö tri ®Þa ph−¬ng vµ ®−îc              s¸ch vµ t¸c ®éng cña chÝnh s¸ch, vµ cã c¬ chÕ gióp ng−êi d©n tham gia x©y dùng c¸c chÝnh s¸ch ë cÊp quèc gia vµ cÊp ®Þa
ph©n cÊp ë møc ®é tèi ®a cho               ph−¬ng.
                                    3.3.4 Các tổ chức phi chính phủ trong n−íc và các tổ chức cộng đồng ngày càng có thêm năng lực và cơ hội để tham gia
phÐp.
                            MDG:           tích cực vào quá trình phát triển, kể cả tham gia t¨ng c−êng việc thực hiện và nâng cao trách nhiệm giải trình của các
                                           chính sách và luật ph¸p ở mọi cấp.
  MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4,
           MDG 5, MDG 6, MDG 8
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NG, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé TN&MT, Bé NV, Bé YT, Bé GD&§T, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng, c¸c tæ chøc phi chÝnh phñ
ViÖt Nam, c¸c tæ chøc quÇn chóng, c¸c c¬ quan th«ng tin ®¹i chóng, vµ c¸c tæ chøc chÝnh trÞ phï hîp kh¸c, UNDP, UNICEF, UNFPA




                                                                                                                                                              5
3.4. HIV/AIDS: Cã luËt ph¸p vµ 3.4.1      Cã c¸c chÝnh s¸ch, luËt ph¸p vµ kÕ ho¹ch nh»m thùc hiÖn ChiÕn l−îc Quèc gia Phßng chèng HIV/AIDS ë c¶ cÊp quèc gia
                                          vµ cÊp tØnh.
chÝnh s¸ch ë cÊp quèc gia vµ ®Þa
ph−¬ng nh»m ng¨n chÆn sù l©y 3.4.2        T¨ng c−êng sù phèi hîp gi÷a c¸c c¬ quan chÝnh phñ ®Ó øng phã mét c¸ch hiÖu qu¶ víi nh÷ng t¸c ®éng nhiÒu mÆt cña
                                          HIV/AIDS, còng nh− n©ng cao n¨ng lùc lËp kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t & ®¸nh gi¸ c«ng t¸c phßng chèng HIV/AIDS ë cÊp quèc gia
lan cña HIV/AIDS, cung cÊp dÞch
                                          vµ cÊp ®Þa ph−¬ng.
vô y tÕ vµ c¸c hç trî kh¸c cho
nh÷ng ng−êi sèng chung víi 3.4.3          X©y dùng khu«n khæ lËp ph¸p ®Ó b¶o vÖ quyÒn cña nh÷ng ng−êi bÞ nhiÔm vµ t¸c ®éng bëi HIV/AIDS.
HIV/AIDS, nh÷ng ng−êi vµ gia
®×nh bÞ ¶nh h−ëng bëi HIV/AIDS,
kÓ c¶ trÎ em må c«i hay trÎ em
chÞu c¸c t¸c ®éng kh¸c cña HIV/
AIDS.
                             MDG:
  MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4,
   MDG 5, MDG 6, MDG 7, MDG 8
C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NG, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé TN&MT, Bé NV, Bé TP, Bé GD&§T, Bé YT, Bé CA, Bé QP, Uû ban Quèc gia Phßng
chèng HIV/AIDS, Uû ban C¸c vÊn ®Ò x· héi cña Quèc héi, Uû ban DSG§&TE, §oµn TN, Héi LHPNVN, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng, c¸c tæ chøc phi chÝnh phñ ViÖt Nam vµ
c¸c c¬ quan th«ng tin ®¹i chóng
UNDP, UNICEF, UNFPA, UNODC, UNESCO, WHO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV
3.5. T¨ng c−êng c¬ cÊu qu¶n lý 3.5.1      Tham gia các hiệp ước quốc tế chính, trong đó có các hiÖp −íc về quyền con người, và nếu phù hợp th× chuyÓn thµnh
                                          luật quèc gia, và c¸c c«ng −íc nµy ngày càng được các cơ quan chính phủ quan tâm thùc hiÖn.
quèc gia, x©y dùng vµ thùc hiÖn
c¸c v¨n b¶n luËt ph¸p vµ c¸c 3.5.2        Quốc hội có năng lực cao h¬n và nhiều cơ hội hơn để đảm đương các chức năng lập pháp, đại diện và giám sát.
chÝnh s¸ch phï hîp víi c¸c 3.5.3          Bé m¸y hành chính công vận hành theo phương thức chịu trách nhiệm nhiều hơn, minh bạch hơn và có sự tham gia
nguyªn t¾c d©n chñ vµ chÕ ®é              nhiÒu h¬n cña ng−êi d©n và chÞu sù giám sát của c«ng chóng.
                                  3.5.4   Bộ máy tư pháp có năng lực cao hơn và nhiều cơ hội hơn để áp dụng luật mét c¸ch độc lập, hiệu quả và có thể dự đoán
ph¸p quyÒn.
                                          trước được, và ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
                             MDG:
  MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, 3.5.5       Các hệ thống dữ liệu thường nhật được t¨ng c−êng nhằm cho phép thu thập, phân tích và phổ biến rộng rãi các thông tin
                                          đáng tin cậy.
   MDG 5, MDG 6, MDG 7, MDG 8

C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NG, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé NV, Bé GD&§T, Bé YT, Bé TP, c¸c Uû ban cña Quèc héi, Thanh tra ChÝnh phñ, V¨n
phßng ChÝnh phñ,
Tæng côc Thèng kª, Tßa ¸n Nh©n d©n Tèi cao, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng
UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNIDO, UNESCO, WHO, FAO, IFAD
KÕt qu¶ UNDAF: Cã luËt ph¸p, chÝnh s¸ch vµ c¬ cÊu qu¶n lý quèc gia nh»m hç trî vµ thóc ®Èy qu¸ tr×nh ph¸t triÓn dùa trªn quyÒn phï hîp víi c¸c nguyªn t¾c cña Tuyªn
bè Thiªn niªn kû vµ c¸c MDG.
C¸c ph−¬ng thøc phèi hîp, thùc hiÖn vµ ch−¬ng tr×nh: Cµc ho¹t ®éng trong lÜnh vùc nµy sÏ ®−îc ®iÒu phèi th«ng qua c¸c Nhãm c«ng t¸c kü thuËt cña UNDAF, Nhãm
c«ng t¸c vÒ sù tham gia cña ng−êi d©n, Ban ChØ ®¹o CCHC, DiÔn ®µn §èi t¸c vÒ CCHC, Quü Hç trî CCHC, Ban ChØ ®¹o chiÕn l−îc x©y dùng hÖ thèng ph¸p luËt, DiÔn
®µn §èi t¸c vÒ ph¸t triÓn hÖ thèng ph¸p luËt, Quü Hç trî ph¸t triÓn hÖ thèng ph¸p luËt, DiÔn ®µn §èi t¸c vÒ t¨ng c−êng n¨ng lùc Quèc héi, c¸c c¬ chÕ phèi hîp ë cÊp
trung −¬ng vµ cña tõng ngµnh, c¸c cuéc häp ®Þnh kú cña c¸c vÞ Tr−ëng ®¹i diÖn cña c¸c Tæ chøc LHQ vµ c¸c héi nghÞ th−êng niªn cña Nhãm t− vÊn víi ChÝnh phñ vµ c¸c
nhµ tµi trî còng nh− ®ît ®¸nh gi¸ gi÷a kú dù kiÕn tiÕn hµnh vµo n¨m 2008.

Cã thÓ sÏ sö dông triÖt ®Ó mét lo¹t ph−¬ng thøc ch−¬ng tr×nh ®ang triÓn khai hiÖn nay.




                                                                                                                                                          6
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN
Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN

More Related Content

What's hot

Nao pha thai
Nao pha thaiNao pha thai
Nao pha thaiforeman
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanforeman
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...foreman
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamforeman
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam thanforeman
 
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...nataliej4
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH nataliej4
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ nataliej4
 
Tang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danTang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danforeman
 
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đứcNguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đứcVuKirikou
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG nataliej4
 
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình nataliej4
 
Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật nataliej4
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...nataliej4
 
Trelaodong
TrelaodongTrelaodong
Trelaodongforeman
 
Phat trien con nguoi 2007
Phat trien con nguoi 2007Phat trien con nguoi 2007
Phat trien con nguoi 2007foreman
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ nataliej4
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSnataliej4
 

What's hot (20)

Nao pha thai
Nao pha thaiNao pha thai
Nao pha thai
 
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khanTam ly tre em trong hoan canh kho khan
Tam ly tre em trong hoan canh kho khan
 
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
Toan cau hoa, van de Gioi va viec lam trong nen kinh te chuyen doi:Truong hop...
 
Van de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lamVan de gioi va viec lam
Van de gioi va viec lam
 
Suc khoe tam than
Suc khoe tam thanSuc khoe tam than
Suc khoe tam than
 
Gtquyhoachsddat
GtquyhoachsddatGtquyhoachsddat
Gtquyhoachsddat
 
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...
Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt vùng Đồng bằng Bắ...
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
 
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
Đồ Án Thiết Kế Máy Sấy Lúa Kiểu Sấy Tháp Tam Giác Năng Suất 6 Tấn.Mẻ
 
Tang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danTang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua dan
 
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đứcNguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh - Phẩm chất đạo đức
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH HẬU GIANG
 
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình
Bài Giảng Phòng, Chống Bạo Lực Gia Đình
 
Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật Chuyên đề Thần kinh ở động vật
Chuyên đề Thần kinh ở động vật
 
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH...
 
Quy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung KhoanQuy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung Khoan
 
Trelaodong
TrelaodongTrelaodong
Trelaodong
 
Phat trien con nguoi 2007
Phat trien con nguoi 2007Phat trien con nguoi 2007
Phat trien con nguoi 2007
 
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
Đại Cương Giáo Dục Đặc Biệt Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
 
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCSSKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
SKKN Phát triển năng lực học sinh thông qua cách giải bài tập Hóa học ở cấp THCS
 

Viewers also liked

Neurosurgery
NeurosurgeryNeurosurgery
Neurosurgerypatredman
 
Hand Hygiene
Hand HygieneHand Hygiene
Hand Hygienemsamuel
 
Ruby on Rails For .Net Programmers
Ruby on Rails For .Net ProgrammersRuby on Rails For .Net Programmers
Ruby on Rails For .Net Programmersdaveverwer
 
管不住的知識
管不住的知識管不住的知識
管不住的知識Yu Kuan Chen
 
Com funciona la wiwi
Com funciona la wiwiCom funciona la wiwi
Com funciona la wiwieprimave
 
iPad Interface Design
iPad Interface DesigniPad Interface Design
iPad Interface Designdaveverwer
 

Viewers also liked (8)

Neurosurgery
NeurosurgeryNeurosurgery
Neurosurgery
 
Hand Hygiene
Hand HygieneHand Hygiene
Hand Hygiene
 
Slide Vaz
Slide VazSlide Vaz
Slide Vaz
 
Ruby on Rails For .Net Programmers
Ruby on Rails For .Net ProgrammersRuby on Rails For .Net Programmers
Ruby on Rails For .Net Programmers
 
管不住的知識
管不住的知識管不住的知識
管不住的知識
 
Fascinante
FascinanteFascinante
Fascinante
 
Com funciona la wiwi
Com funciona la wiwiCom funciona la wiwi
Com funciona la wiwi
 
iPad Interface Design
iPad Interface DesigniPad Interface Design
iPad Interface Design
 

Similar to Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN

Ba tru cot phat trien nong thon
Ba tru cot phat trien nong thonBa tru cot phat trien nong thon
Ba tru cot phat trien nong thonforeman
 
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va CanadaPhan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canadaforeman
 
An Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn VersionAn Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn Versionforeman
 
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Giaforeman
 
Havard S Report On Vn 2[1].2008
Havard S Report On Vn 2[1].2008Havard S Report On Vn 2[1].2008
Havard S Report On Vn 2[1].2008trongquy07
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnforeman
 
Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124Le Viet
 
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người nataliej4
 
Khai Niem Va Xu Huong Tang Truong
Khai Niem Va Xu Huong Tang TruongKhai Niem Va Xu Huong Tang Truong
Khai Niem Va Xu Huong Tang Truonghsplastic
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Tehsplastic
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữenglishonecfl
 
My hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongMy hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongSan La
 
Báo Cáo Thương Mại Điện Tử VN - 2006
Báo Cáo Thương Mại Điện Tử VN - 2006Báo Cáo Thương Mại Điện Tử VN - 2006
Báo Cáo Thương Mại Điện Tử VN - 2006Phuc Nguyen Thanh
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mangLâm Khôi
 
Du HọC Australia
Du HọC AustraliaDu HọC Australia
Du HọC Australiadavid_cao
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH nataliej4
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênbongbien
 
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí MinhGiáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí MinhVuKirikou
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Teenglishonecfl
 
Van Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic GroupsVan Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic Groupsbaointer
 

Similar to Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN (20)

Ba tru cot phat trien nong thon
Ba tru cot phat trien nong thonBa tru cot phat trien nong thon
Ba tru cot phat trien nong thon
 
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va CanadaPhan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
 
An Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn VersionAn Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn Version
 
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham GiaThiet Ke Du An Co Su Tham Gia
Thiet Ke Du An Co Su Tham Gia
 
Havard S Report On Vn 2[1].2008
Havard S Report On Vn 2[1].2008Havard S Report On Vn 2[1].2008
Havard S Report On Vn 2[1].2008
 
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấnSử dụng trò chơi trong tập huấn
Sử dụng trò chơi trong tập huấn
 
Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124Long trieu q19 c29 c124
Long trieu q19 c29 c124
 
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người
 
Khai Niem Va Xu Huong Tang Truong
Khai Niem Va Xu Huong Tang TruongKhai Niem Va Xu Huong Tang Truong
Khai Niem Va Xu Huong Tang Truong
 
He Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc TeHe Thong Tien Te Quoc Te
He Thong Tien Te Quoc Te
 
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI NgữLý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
Lý LuậN Và PhươNg PháP DạY NgoạI Ngữ
 
My hoc Dai cuong
My hoc Dai cuongMy hoc Dai cuong
My hoc Dai cuong
 
Báo Cáo Thương Mại Điện Tử VN - 2006
Báo Cáo Thương Mại Điện Tử VN - 2006Báo Cáo Thương Mại Điện Tử VN - 2006
Báo Cáo Thương Mại Điện Tử VN - 2006
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mang
 
Du HọC Australia
Du HọC AustraliaDu HọC Australia
Du HọC Australia
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
 
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niênSức khoẻ sinh sản vị thành niên
Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
 
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí MinhGiáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh TeChuong Trinh Dao Tao Tieng Anh   Kinh Te
Chuong Trinh Dao Tao Tieng Anh Kinh Te
 
Van Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic GroupsVan Kieu Ethnic Groups
Van Kieu Ethnic Groups
 

More from foreman

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoiforeman
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004foreman
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004foreman
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachforeman
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songforeman
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongforeman
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unescoforeman
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stressforeman
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to liveforeman
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityforeman
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebookforeman
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Designforeman
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communitiesforeman
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap monforeman
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dongforeman
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinhforeman
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gianforeman
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luongforeman
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Giaforeman
 

More from foreman (20)

Chuyenxecuocdoi
ChuyenxecuocdoiChuyenxecuocdoi
Chuyenxecuocdoi
 
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004Phat trien con nguoi VN 1999-2004
Phat trien con nguoi VN 1999-2004
 
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
Ngheo và giam ngheo của VN 1993-2004
 
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sachHuong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
Huong dan long ghep Gioi trong hoach dinh va thuc thi chinh sach
 
Suy Gam
Suy GamSuy Gam
Suy Gam
 
Bai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc songBai ca ve cuoc song
Bai ca ve cuoc song
 
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thongNhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
Nhung ky nang co ban cho hoc sinh pho thong
 
Hoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than UnescoHoc theo tinh than Unesco
Hoc theo tinh than Unesco
 
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc StressCau Chuyen Ly Nuoc Stress
Cau Chuyen Ly Nuoc Stress
 
Learn to live
Learn to liveLearn to live
Learn to live
 
Games used in workshop and in community
Games used in workshop and in communityGames used in workshop and in community
Games used in workshop and in community
 
Development Communication Sourcebook
Development Communication SourcebookDevelopment Communication Sourcebook
Development Communication Sourcebook
 
Participatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy DesignParticipatory Communication Strategy Design
Participatory Communication Strategy Design
 
Empowering communities
Empowering communitiesEmpowering communities
Empowering communities
 
Ctxh nhap mon
Ctxh nhap monCtxh nhap mon
Ctxh nhap mon
 
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong DongKy Nang Phat Trien Cong Dong
Ky Nang Phat Trien Cong Dong
 
Ky Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet TrinhKy Nang Thuyet Trinh
Ky Nang Thuyet Trinh
 
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi GianKy Nang Quan Ly Thoi Gian
Ky Nang Quan Ly Thoi Gian
 
Ky Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong LuongKy Nang Thuong Luong
Ky Nang Thuong Luong
 
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham GiaKy Nang Thu Hut Su Tham Gia
Ky Nang Thu Hut Su Tham Gia
 

Hỗ trợ phát trien của LHQ cho VN

  • 1. i
  • 2. Lời nói đầu Chính phủ Việt Nam và các Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam cam kết đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) và thực hiện những giá trị và nguyên tắc của Tuyên bố Thiên niên kỷ. Tuyên bố Thiên niên kỷ khẳng định khát vọng chung của chúng ta là xóa bỏ bần cùng và nghèo đói ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân Việt Nam phát huy hết tiềm năng của mình về các mặt kinh tế, thể chất, trí tuệ và khả năng sáng tạo. Tuyên bố Thiên niên kỷ cũng đưa ra tầm nhìn chung của chúng ta về một thế giới mà ở đó các dân tộc, cộng đồng và người dân cùng sát cánh bên nhau vì tự do, bình đẳng, đoàn kết, khoan dung và tôn trọng tự nhiên. Được xây dựng dựa trên những kết quả phân tích trong báo cáo Đánh giá chung của LHQ về Việt Nam (CCA), Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ (UNDAF) xác định những vấn đề phát triển cụ thể đã được nêu rõ trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và các kế hoạch 5 năm của Chính phủ. UNDAF cũng xác định những mục tiêu phát triển phù hợp nhất với các lĩnh vực mà các Tổ chức LHQ quan tâm và có thế mạnh về mặt chuyên môn, và tập trung vào các nỗ lực xây dựng chương trình để tối đa hóa hiệu quả làm việc tập thể của các Tổ chức LHQ. Năm năm tới đây là giai đoạn quan trọng để Việt Nam phấn đấu đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên Niên Kỷ vào năm 2015 và gia nhập nhóm những nước có thu nhập trung bình vào năm 2020. Mục tiêu đặt ra trong khuôn khổ này là rất lớn, nhưng đạt được những mục tiêu này một cách kịp thời có ý nghĩa thiết yếu đối với chiến lược phát triển dài hạn của Chính phủ. Chúng tôi chân thành cám ơn các đồng nghiệp của các cơ quan Chính phủ và các đối tác phát triển đã đóng góp thời gian và công sức trong quá trình tham vấn cũng như tham gia vào các tổ công tác để xây dựng văn kiện UNDAF này. Chúng tôi quan niệm rằng UNDAF cùng quá trình xây dựng văn kiện này là đóng góp hữu ích cho quá trình hài hòa hóa các hoạt động của các Tổ chức LHQ tại Việt Nam và cho những nỗ lực chung của chúng ta nhằm khẳng định các mục tiêu và giá trị của Tuyên bố Thiên niên kỷ. Võ Hồng Phúc Jordan D. Ryan Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam ii
  • 3. Thông điệp của các Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Tuyên bố Thiên niên kỷ đưa ra các nguyên tắc, giá trị và các mục tiêu phát triển tạo thành một khuôn khổ chung cho các hoạt động của chúng tôi ở Việt Nam. Chúng tôi rất vinh dự được sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy những giá trị này cũng như cùng nhau hợp tác để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo và mở rộng các khả năng lựa chọn cho người dân. Mặc dù vậy, chúng tôi nhận thấy vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo không một ai bị tụt hậu, và quyền của mọi người dân, không phân biệt dân tộc, giới tính và vùng địa lý, đều được bảo vệ và khuyến khích sử dụng. Nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được các mục tiêu nói trên, chúng tôi, các Tổ chức LHQ tại Việt Nam, xin khẳng định lại cam kết của mình là phấn đấu đạt được những mục tiêu đặt ra trong Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển này. Chúng tôi cam kết sẽ hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam và các đối tác phát triển khác sử dụng hợp lý và có hiệu quả những nguồn lực dành cho mục đích này, và sẽ tôn trọng những nguyên tắc và giá trị của Tuyên bố Thiên niên kỷ trong mọi hoạt động của mình. iii
  • 4. Tóm tắt nội dung Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDAF) dành cho Việt Nam đặt ra những mục tiêu phát triển cụ thể cho các tổ chức LHQ trong giai đoạn 2006 - 2010. Những mục tiêu này được xây dựng trên cơ sở một quá trình tham vấn có sự tham gia của Chính phủ, các Tổ chức LHQ và các đối tác phát triển khác. Báo cáo Đánh giá chung của LHQ về Việt Nam (CCA) được xuất bản năm 2004, Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ cùng các kế hoạch hành động ra đời từ Chiến lược này đã cung cấp tư liệu phân tích cho quá trình hình thành UNDAF. Phương thức phát triển dựa trên quyền trong báo cáo CCA cũng được áp dụng trong cách tiếp cận phân tích của UNDAF. Bảng tổng hợp kết quả UNDAF bao gồm ba chủ đề chính và một số vấn đề liên ngành được xác định trong CCA. Những chủ đề này được phản ánh trong ba mục tiêu của UNDAF, đó là: các chính sách kinh tế của Chính phủ hỗ trợ quá trình tăng trưởng mang tính công bằng, hòa nhập và bền vững hơn; nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cũng như khả năng tiếp cận công bằng với các dịch vụ này; và, các chính sách, luật pháp và cơ cấu quản trị quốc gia hỗ trợ cho phương thức phát triển dựa trên quyền nhằm thực hiện các giá trị và mục tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ. Những vấn đề liên ngành bao gồm tính công bằng và sự hòa nhập của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương; thanh niên Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi; sự tham gia, trao quyền và trách nhiệm giải trình; và thách thức về HIV/AIDS. Ngoài ra, vấn đề giới cũng được lồng ghép vào trong toàn bộ văn kiện UNDAF nhằm đề cập đến những khuôn mẫu truyền thống về vai trò của phụ nữ và nam giới, và cải thiện các số liệu và thông tin được phân tách theo giới một cách có hệ thống về các vấn đề giới cụ thể. Để đạt được những mục tiêu này cần huy động sự tham gia của các cơ quan Chính phủ từ cấp trung ương xuống cấp tỉnh và các cấp địa phương, các Tổ chức LHQ, các nhà tài trợ và xã hội dân sự. Do số lượng lớn và sự đa dạng của các bên liên quan, các Tổ chức LHQ cần phải thực hiện một loạt chiến lược hợp tác và cộng tác. Cần có sự linh hoạt khi tình hình thay đổi và số lượng các đối tác phát triển ở Việt Nam tăng lên, kể cả khi có sự tham gia nhiều hơn của xã hội dân sự. Các Tổ chức LHQ ước tính cần có một khoản kinh phí khoảng 425 triệu Đô la Mỹ cho việc thực hiện các mục tiêu của UNDAF như được trình bày trong văn kiện này. Tổng số tiền này bao gồm tất cả các khoản phân bổ kinh phí của các Tổ chức LHQ đang hoạt động tại Việt Nam và số tiền mà những tổ chức này hy vọng sẽ huy động được từ các nguồn bên ngoài. LHQ tin tưởng sẽ nhận được sự ủng hộ ở mức cao nhất của Chính phủ để đạt được các chỉ tiêu huy động kinh phí này. Các Tổ chức LHQ và Điều phối viên Thường trú LHQ chịu trách nhiệm thực hiện UNDAF. UNDAF xác định những lĩnh vực phối hợp và xây dựng chương trình hỗ trợ chung giữa các Tổ chức LHQ nhằm góp phần hoàn thành các mục tiêu của UNDAF và các mục tiêu trong chương trình quốc gia của từng Tổ chức. Các tổ công tác chuyên môn sẽ được thành lập cho từng mục tiêu của UNDAF, và những nhóm này sẽ gặp gỡ thường xuyên để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu được đề cập trong văn kiện này. iv
  • 5. Bảng tổng hợp Theo dõi và Đánh giá UNDAF, được nêu trong phụ lục của văn kiện này, tập hợp các chỉ số theo dõi và đánh giá cho tất cả các kết quả cụ thể cũng như cung cấp các dữ liệu cơ sở ban đầu khi có các dữ liệu đó. Các bên tham gia đã rất cố gắng xây dựng được một bộ chỉ số mang tính thực tiễn, có khả năng tiếp cận và có khả năng kiểm soát. Hệ thống theo dõi và đánh giá có thể cung cấp các thông tin cập nhật và đáng tin cậy về tiến độ thực hiện và các thách thức mà không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực báo cáo của các Tổ chức LHQ hay của phía Chính phủ. Cuộc họp kiểm điểm giữa kỳ chung của Chính phủ và LHQ sẽ trình bày kết quả đánh giá độc lập về tiến độ thực hiện các mục tiêu của UNDAF. v
  • 6. Danh mục các từ viết tắt ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo BKH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư BLĐTB&XH Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội BNN& PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn BYT Bộ Y tế CCA Báo cáo Đánh giá chung của LHQ về Việt Nam CPVN Chính phủ Việt Nam DFID Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh FAO Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực LHQ GDP Tổng sản phẩm quốc nội HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người ILO Tổ chức Lao động Quốc tế IOM Tổ chức Di cư Quốc tế KĐGK Kiểm điểm giữa kỳ LHQ Liên Hợp Quốc M&E Theo dõi và Đánh giá MDG Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ NGO Các tổ chức phi chính phủ OHCHR Văn phòng Cao uỷ LHQ về Quyền con người SARS Hội chứng viêm đường hô hấp cấp TCTK Tổng cục Thống kê TWG Nhóm công tác kỹ thuật UNCT Các Tổ chức LHQ tại Việt Nam UNDAF Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ UNDP Chương trình Phát triển LHQ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ UNFPA Quỹ Dân số LHQ UNICEF Quỹ Nhi đồng LHQ UNIDO Tổ chức Phát triển công nghiệp LHQ UNIFEM Quỹ Phát triển vì Phụ nữ của LHQ UNODC Văn phòng LHQ về Phòng chống ma tuý và tội phạm UNV Chương trình Tình nguyện viên LHQ WHO Tổ chức Y tế Thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới vi
  • 7. Mục lục Lời nói đầu Thông điệp của các Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Tóm tắt nội dung Danh mục các từ viết tắt I. Giới thiệu II. Kết quả Các mục tiêu của UNDAF Các vấn đề liên ngành Các mục tiêu khác của Chương trình Quốc gia Các chiến lược hợp tác III. Huy động nguồn lực IV. Thực hiện Phương thức phát triển dựa trên quyền Quá trình hài hòa hóa của LHQ Các cơ chế phối hợp V. Theo dõi và đánh giá Các nguyên tắc đánh giá chung Theo dõi và đánh giá thường kỳ Đánh giá độc lập Phụ lục A. Bảng tổng hợp kết quả UNDAF B. Bảng tổng hợp theo dõi và đánh giá UNDAF vii
  • 8. I. Giới thiệu Các Tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam vừa hoàn thành bản báo cáo Đánh giá chung của LHQ về Việt Nam (báo cáo CCA). Báo cáo CCA phân tích những thành tựu phát triển mới nhất và dự báo những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong những năm sắp tới. Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ (UNDAF) phản ánh những kết quả phân tích được trình bày trong báo cáo CCA đề cập đến, đặc biệt là phương thức phát triển dựa trên quyền. Là một thành viên của LHQ và là nước đã ký Tuyên bố Thiên niên kỷ, Việt Nam ủng hộ các Tổ chức LHQ áp dụng phương thức phát triển lấy con người làm trung tâm và dựa trên quyền con người. Tuyên bố Thiên niên kỷ và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) đã đưa ra tầm nhìn về phát triển hoà nhập, mở rộng hơn phạm vi lựa chọn cho mọi người dân thuộc các thành phần xã hội, ưu tiên xóa bỏ những rào cản về cơ cấu, thể chế và văn hóa đối với việc tham gia của người dân vào quá trình phát triển quốc gia. Tâm điểm của Tuyên bố Thiên niên kỷ chính là sự khẳng định phát triển không chỉ là tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo mà còn là xây dựng một xã hội hòa đồng, thịnh vượng dựa trên các nguyên tắc tự do, bình đẳng, đoàn kết, khoan dung và tôn trọng thiên nhiên. Khái niệm tự do trong Tuyên bố Thiên niên kỷ bao gồm cả sự thoát khỏi đói nghèo và thiếu thốn vật chất như được đề cập ở mục tiêu thứ nhất trong tám MDG. Nhưng để đảm bảo phát triển con người một cách thực sự, ngoài sự thoát khỏi nghèo đói, con người còn phải được tự do phát huy tiềm năng của cá nhân và tập thể cũng như tự do thể hiện tính cách riêng của mỗi người về các phương diện văn hóa, sáng tạo và trí tuệ. Tương tự như vậy, khái niệm bình đẳng cũng không chỉ giới hạn ở việc có cơ hội như nhau để gây dựng được một cuộc sống ấm no về vật chất, mà còn là sự bình đẳng theo pháp luật và có phẩm giá như nhau trong mối tương tác giữa chúng ta với Chính phủ, giữa chúng ta với nhau và với người dân ở những nơi khác trên thế giới. Sẽ không thể có tự do trên toàn cầu nếu thiếu sự bình đẳng giữa những người không cùng chủng tộc, giữa những người thuộc các dân tộc khác nhau, giữa phụ nữ và nam giới và giữa trẻ em gái với trẻ em trai. Phát triển con người một cách thực sự còn đòi hỏi phải có tình đoàn kết và sự khoan dung, vì nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau và không có mong ước cùng nhau phấn đấu đạt được những mục tiêu chung, thì chúng ta sẽ không thể có hòa bình ở trong nước hay trên thế giới. Sự gắn kết xã hội xuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau, sự khoan dung và cùng chung ý thức về vận mệnh quốc gia là yếu tố quyết định đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Đoàn kết cũng có nghĩa là đầu tư cho tương lai để chuẩn bị đối phó với các thảm họa và các tình huống khẩn cấp, vốn có tác động rất lớn đối với người nghèo. Cuối cùng, để tôn trọng thiên nhiên và dạy cho con cái chúng ta về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường thiên nhiên, chúng ta kêu gọi mọi người - cả thế hệ hôm nay cũng như các thế hệ mai sau - hãy thực hiện quyền được hưởng bầu không khí và nguồn nước trong sạch cũng như tận hưởng những nguồn lợi của rừng, biển, các hệ 1
  • 9. sinh thái nông nghiệp và tài nguyên khoáng sản được con người quản lý một cách sáng suốt. Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ giai đoạn 2006-2010 được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản đó và áp dụng cách tiếp cận dựa trên quyền của LHQ để đưa ra một số vấn đề nội dung chính đã được Chính phủ Việt Nam và các tổ chức LHQ xác định là đặc biệt quan trọng trong giai đoạn kế hoạch tới đây. Khuôn khổ cũng xác định một số lượng hạn chế các mục tiêu cụ thể, phù hợp với khả năng của các Tổ chức LHQ. Dựa trên kết quả của quá trình tham vấn với sự tham gia của các cơ quan chính phủ, các Tổ chức LHQ và rất nhiều đối tác liên quan, UNDAF đề ra những mục tiêu này và qua đó mở ra cơ hội tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức và các chương trình hợp tác chung của LHQ cũng như đảm bảo cho các hoạt động hỗ trợ của LHQ nhất quán và phù hợp hơn với nỗ lực của Chính phủ trong các lĩnh vực này. Quá trình tham vấn về UNDAF đã tập trung vào ba nhóm vấn đề: (i) chất lượng tăng trưởng, nghĩa là tăng trưởng mang tính hiệu quả, hoà nhập và bền vững; (ii) nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cho tất cả mọi người bất kể họ là ai, đang sống ở đâu; và iii) các bộ luật, chính sách và cơ cấu quản trị quốc gia tạo thuận lợi cho việc khuyến khích và bảo vệ các quyền phát triển của con người. Khuôn khổ này còn phát triển mẫu văn kiện UNDAF tiêu chuẩn bằng việc xác định một số lượng có chọn lọc các vấn đề liên ngành có liên quan trực tiếp đến ba chủ đề chính được nêu ở trên. Những vấn đề này bao gồm: tính công bằng và sự hòa nhập của các nhóm dân cư dễ bị tổn thương; cơ hội và thách thức mà thanh niên Việt Nam đang phải đối mặt; người dân được tham gia và trao quyền để có trách nhiệm giải trình cao hơn trong đời sống xã hội; và, sự ứng phó một cách hiệu quả của quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS và bảo vệ quyền của những người sống chung và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Ba chủ đề chính được nhắc đến ở trên đều bắt nguồn từ kết quả phân tích dựa trên quyền của báo cáo CCA cũng như các đánh giá khác về tình hình ở Việt Nam do Chính phủ, các nhà tài trợ và các đối tác phát triển khác thực hiện. Ba chủ đề này cũng phản ánh lợi thế rõ ràng của các tổ chức LHQ tại Việt Nam trong việc thực hiện các chương trình có chất lượng trên một số lĩnh vực hoạt động cụ thể. Việc bổ sung các vấn đề liên ngành là một sáng kiến xây dựng kế hoạch quan trọng do sự hòa nhập xã hội, thanh niên, HIV/AIDS, sự tham gia và trao quyền đều là những vấn đề trọng tâm trong từng chủ đề thuộc ba chủ đề chính này. Mối quan hệ qua lại giữa các chủ đề và các vấn đề liên ngành này đã minh họa cho tính chất liên kết của quá trình phát triển và tiềm năng cho việc phối hợp giữa các Tổ chức LHQ tại Việt Nam. Sự giao thoa giữa các chủ đề và các vấn đề liên ngành cũng nhấn mạnh vai trò của hội nhập quốc tế trong quá trình phát triển ở Việt nam. Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức lớn trong việc thúc đẩy những chuyển biến sâu rộng về kinh tế, chính trị và xã hội trên mặt trận trong nước, đồng thời đối phó với tiến trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, trong đó có những thách thức đặt ra từ việc gia nhập WTO. Một trong những mục tiêu chính của hệ thống LHQ trong giai đoạn thực hiện UNDAF là giúp Việt Nam tranh thủ ở mức tối đa những lợi ích của toàn cầu hóa, đồng thời giảm thiểu những tổn hại về mặt xã hội của quá trình hội nhập. 2
  • 10. II. Kết quả Chiến lược phát triển của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được nêu rõ trong Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm do Đảng và Chính phủ thông qua năm 2001, trong các kế hoạch 5 năm và các kế hoạch ngành được xây dựng trên cơ sở đó. Chiến lược và các kế hoạch này đã được Đảng và các tổ chức quần chúng như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân và Mặt trận Tổ quốc tổ chức tham vấn rộng rãi trên toàn quốc. Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các cam kết quốc tế khác là những chuẩn mực để Việt Nam có thể đo được tiến độ của mình. UNDAF là sản phẩm của quá trình tham vấn tích cực trong nội bộ các Tổ chức LHQ cũng như giữa các Tổ chức LHQ với các Cơ quan Chính phủ. Các đối tác phát triển khác cũng đã tham gia thảo luận trong vào một số thời điểm quan trọng và đã có những đóng góp quí báu cho văn kiện trong thời gian soạn thảo. Tuy ý thức được rằng UNDAF phù hợp với Chiến luợc phát triển cũng như nhất quán với các kế hoạch của Chính phủ, song các bên đã cùng nhau tập trung vào những lĩnh vực mà các Tổ chức LHQ có kinh nghiệm và chuyên môn, và những lĩnh vực này đặc biệt phù hợp với phương thức phát triển dựa trên quyền của LHQ. Khuôn khổ Hỗ trợ phát triển của LHQ được xây dựng vào thời điểm Chính phủ đang tích cực xây dựng Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010. Các Tổ chức LHQ đã thu nhận được rất nhiều thông tin từ những cuộc thảo luận sâu rộng với các đối tác chính phủ về nội dung và phương hướng của Kế hoạch 5 năm để sử dụng cho công tác chuẩn bị CCA và UNDAF và cũng là một phần trong cuộc đối thoại chính sách của mỗi tổ chức. Vì vậy, các mục tiêu của UNDAF bám rất sát các mục tiêu trung hạn của Chính phủ mà các tổ chức LHQ đã được các đối tác phía Chính phủ thông báo trong giai đoạn này. 1. Các mục tiêu của UNDAF Như đã trình bày ở trên, các Tổ chức LHQ xác định ba chủ đề chính và một số vấn đề liên ngành trong quá trình chuẩn bị CCA và tham vấn với Chính phủ và các đối tác phát triển khác. Bảng tổng hợp kết quả UNDAF (Phụ lục 1) phản ánh bố cục chung của các chủ đề và vấn đề liên ngành này. Ba mục tiêu UNDAF được trình bày ở dưới đây. Các mục tiêu của Chương trình Quốc gia được trình bày trong hai tiểu phần có liên quan đến các vấn đề liên ngành và các vấn đề phát triển riêng theo từng mục tiêu UNDAF. MỤC TIÊU UNDAF 1: Các chính sách kinh tế hỗ trợ quá trình tăng trưởng mang tính công bằng, hòa nhập và bền vững Tăng trưởng kinh tế nhanh có ý nghĩa sống còn đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho đại bộ phận dân cư Việt Nam. Trong Kế hoạch 5 năm sắp tới, Chính phủ đã đề ra những mục tiêu lớn cho tăng trưởng trong tương lai. Việc nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ giúp Việt Nam đạt được những mục tiêu này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế không phải là yếu tố duy nhất gắn phát triển kinh tế với những thành quả của phát triển con người. Một thách thức lớn trong tương lai là nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo lợi ích tăng trưởng được chia sẻ một 3
  • 11. cách hết sức rộng rãi cho mọi thành phần xã hội, dân tộc và kinh tế, cũng như được chia sẻ một cách bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, giữa trẻ em gái và trẻ em trai. Toàn cầu hóa có thể tạo ra những cơ hội cho tăng trưởng, nhưng nó cũng đặt ra những nguy cơ làm gia tăng sự bất bình đẳng do những lợi ích từ hội nhập không được chia sẻ một cách công bằng trong xã hội. Tăng trưởng có chất lượng sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước, đồng thời bảo vệ những thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Tăng trưởng có chất lượng cũng sẽ bảo đảm sự bền vững về mặt kinh tế và môi trường. Tăng trưởng đạt được ở thời điểm hiện tại nhưng lại gây ra những tổn hại cho lợi ích của các thế hệ mai sau - do nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt hay sự bất ổn định của nền tài chính - đều không phải là tăng trưởng có chất lượng. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, vốn dĩ đi liền với tăng trưởng kinh tế, cần được quản lý một cách hợp lý để đảm bảo cuộc sống của mỗi người dân Việt Nam cũng như gìn giữ chất lượng của môi trường tự nhiên và môi trường do con người tạo nên. Thành tích tăng trưởng đầy ấn tượng của Việt Nam phản ánh sự lao động cần cù, năng lực và ước vọng của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, để duy trì tăng trưởng không chỉ đòi hỏi năng lực và sự chăm chỉ mà còn cần phải có chính sách tốt, các quyết định kinh tế nhất quán vì lợi ích lâu dài của người dân và một sự hiểu biết thấu đáo hơn về những ảnh hưởng của phát triển dân số hiện nay và trong tương lai. Trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong đời sống xã hội, cạnh tranh tự do và công bằng, bình đẳng về cơ hội và trách nhiệm xã hội, tất cả đều là những dấu hiệu của một chính sách kinh tế có hiệu quả. Để có được những chính sách tạo ra tăng trưởng công bằng, hoà nhập và bền vững đòi hỏi phải có sự tham gia rộng rãi vào cuộc đối thoại chính sách cũng như đề cao trách nhiệm giải trình và khả năng đáp ứng các nhu cầu của người dân, đặc biệt là những nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực kinh tế năng động nhất thế giới. Kế hoạch 5 năm của Chính phủ nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của quốc gia về xuất khẩu và thu hút thêm đầu tư vào trong nước. Triển vọng của Việt Nam về vấn đề này phụ thuộc đáng kể vào mức độ thuận lợi của môi trường cho các sáng kiến và kinh doanh của khu vực tư nhân. Những sáng kiến chính sách nhằm thúc đẩy các hoạt động của khu vực tư nhân trong nước phải vượt ra ngoài khái niệm “sân chơi bình đẳng” mới có thể hỗ trợ một cách tích cực cho các doanh nghiệp tư nhân trong nước thâm nhập thị trường xuất khẩu và cạnh tranh với hàng nhập khẩu ở thị trường trong nước. Cần phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam để các doanh nghiệp này có thể phát huy sức sáng tạo, tiếp cận với những công nghệ mới và các tập quán, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và phát triển hơn nữa. Để tăng cường khả năng cạnh tranh cũng đòi hỏi hệ thống giáo dục của quốc gia phải vươn lên đáp ứng được yêu cầu trang bị cho thanh niên những kỹ năng mà họ cần để thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng về kinh tế, công nghệ và xã hội. MỤC TIÊU UNDAF 2: Nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội và tính công bằng trong việc tiếp cận với các dịch vụ này Việc xây dựng một xã hội công bằng và hòa nhập đòi hỏi phải đảm bảo khả năng tiếp cận của toàn dân với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội có chất lượng. Ai cũng biết rằng Việt Nam đã cam kết tăng cường khả năng tiếp cận với giáo dục và y tế cho mọi người dân. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Chúng ta cần đạt được nhiều 4
  • 12. tiến bộ hơn nữa trong việc giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và bà mẹ, giảm số trẻ bị suy dinh dưỡng cũng như đảm bảo khả năng tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường. Cần đầu tư nhiều hơn vào việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng và cung cấp thông tin nhằm khuyến khích bình đẳng giới, nâng cao khả năng lựa chọn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, làm chậm tốc độ lây lan của HIV/AIDS, giảm tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và giúp trẻ vị thành niên trong giai đoạn trưởng thành. Cũng cần giảm tình trạng bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo và khoảng cách về tỷ lệ biết chữ và đi học. Cần xây dựng và thực thi những phương tiện cung cấp tài chính ổn định và công bằng cho các dịch vụ xã hội có chất lượng nhằm ngăn chặn sự phát triển của hệ thống y tế và giáo dục hai tầng. Những hệ thống này sẽ tạo điều kiện để những người khá giả hơn tự trả tiền mà không phải sử dụng hệ thống cung ứng dịch vụ công cộng còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một trong những chỉ số quan trọng nhất để đo mức độ bình đẳng và đoàn kết ở cả những nước giàu và những nước nghèo là khả năng tiếp cận và chất lượng của các dịch vụ chăm sóc y tế cho những người nghèo và dễ bị tổn thương. Trong khi chi tiêu cá nhân cho y tế đã tăng lên đáng kể, thì chi tiêu công vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với chuẩn vùng. Mức độ triển khai bảo hiểm y tế và các chương trình liên quan vẫn chưa đồng đều, còn cung ứng dịch vụ thì không đạt yêu cầu. MỤC TIÊU UNDAF 3: Các chính sách, luật pháp và cơ cấu quản trị quốc gia hỗ trợ một cách hiệu quả cho sự phát triển dựa trên quyền để thực hiện các giá trị và mục tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ. Dân chủ hóa đời sống của Việt Nam là một phần trong Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và ngày càng trở thành một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Chính phủ về nhiều lĩnh vực và hoạt động. Ở Việt Nam, sự hiểu biết về mối quan hệ mật thiết giữa chế độ pháp quyền, quản trị quốc gia tốt và tăng trưởng kinh tế đang ngày một tăng. Một điều khác không kém phần quan trọng là mối gắn kết giữa quản trị quốc gia tốt và phát triển con người. Những nhóm nghèo và dễ bị tổn thương là những người phải gánh chịu nhiều nhất hậu quả của nạn tham nhũng và các biểu hiện thiếu dân chủ bởi vì họ là những người phải phụ thuộc nhiều hơn vào các dịch vụ công. Tham nhũng, dưới bất kỳ hình thức nào, đều làm nảy sinh sự đối xử thiên vị, và ưu đãi cho những đối tượng có quyền lực hơn là sức sáng tạo, năng lực và tính cần cù. Một hệ thống pháp luật độc lập và vững mạnh là rất cần thiết cho sự phát triển dựa trên quyền. Một bộ máy tư pháp vô tư thực hiện chức năng kiểm tra và ngăn chặn, theo qui định của pháp luật, việc sử dụng các quyền kinh tế và chính trị. Việc củng cố các cơ quan dân cử từ cấp trung ương đến cấp địa phương sẽ nâng cao trách nhiệm giải trình và giúp Chính phủ đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của người dân. Việc cung cấp những kiến thức về quyền con người là rất cần thiết để đảm bảo cho mọi người dân có khả năng nắm bắt và sử dụng quyền của mình, trong đó có kiến thức về các cơ chế xử lý các trường hợp vi phạm các quyền này. Một vấn đề vô cùng quan trọng ở Việt Nam là thực hiện chương trình cải cách hành chính công của Chính phủ trong đó có việc phân cấp về hành chính và tài chính. Để việc phân cấp mang lại lợi ích cho người dân đòi hỏi phải tăng cường năng lực ở cấp địa phương, trao quyền cho người dân và có các hình thức khuyến khích động viên thích hợp hơn cho các cán bộ ở địa phương. Thực hiện có hiệu quả Nghị định Dân chủ cơ sở, xây dựng một cơ sở pháp lý rõ ràng cho các tổ chức phi chính phủ trong nước 5
  • 13. và đảm bảo khả năng tiếp cận với một nền tư pháp vô tư đều là những nội dung quan trọng của quá trình phân cấp. 2. Các vấn đề liên ngành Báo cáo Đánh giá chung của LHQ về Việt Nam xác định một số vấn đề liên ngành liên quan đến từng mục tiêu của UNDAF như đã trình bày ở trên. Nhiều mục tiêu của Chương trình Quốc gia được liệt kê trong Bảng tổng hợp kết quả UNDAF đều có liên quan đến những vấn đề liên ngành, và những vấn đề này phản ánh phương thức tiếp cận dựa trên quyền của các tổ chức LHQ tại Việt Nam. Tính công bằng và sự hòa nhập của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương Tính công bằng và sự hòa nhập là những nguyên tắc cơ bản của Tuyên bố Thiên niên kỷ và thể hiện sứ mệnh của LHQ trên toàn cầu. Thành công của Việt Nam trong việc giảm tỷ lệ nghèo phản ánh một bước tiến vượt bậc trong việc bảo vệ những thành viên dễ bị tổn thương trong xã hội. Tuy nhiên, trong khi điều kiện sống của đại bộ phận dân cư Việt Nam đã được cải thiện, thì một vài nhóm dân cư khác vẫn chưa tiến kịp với bước phát triển chung. Tình trạng thiếu đói giờ đây tập trung chủ yếu ở đồng bào các dân tộc thiểu số và các vùng sâu, vùng xa. Mặc dù vị thế của người phụ nữ ở Việt Nam là tương đối cao so với nhiều nước đang phát triển khác, song bình đẳng giới vẫn là một vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của Chính phủ cũng như của các tổ chức LHQ, và cần đạt được nhiều tiến bộ hơn trong lĩnh vực này. Trong số những nhóm dễ bị tổn thương có người di cư, người khuyết tật, trẻ em và những người sống chung với HIV/AIDS. Mục tiêu của Chương trình Quốc gia Chất lượng tăng trưởng: Tăng trưởng kinh tế đem lại lợi ích cho các nhóm dân cư bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương về mặt xã hội, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em. Chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội: Những nhóm dân cư bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương về mặt xã hội có khả năng tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội có chất lượng, kể cả các dịch vụ nhằm đối phó với các tình huống khẩn cấp. Các chính sách, luật pháp và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa trên quyền: Quyền của các nhóm dân cư bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương được công nhận, thúc đẩy và bảo vệ trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách và luật pháp. Thanh thiếu niên Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi Là một bộ phận dân số lớn nhất và phát triển nhanh nhất, các cơ hội trong cuộc sống của thanh thiếu niên ngày nay chịu tác động rất lớn của chất lượng tăng trưởng. Chất lượng của các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội cũng như khả năng tiếp cận với các dịch vụ này là những khía cạnh quan trọng trong các chính sách về thanh niên của Chính phủ, đặc biệt là chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục ở mọi cấp học. Thế hệ 6
  • 14. trẻ Việt Nam đang chứng kiến những thay đổi lớn lao về đường lối điều hành quốc gia, trong đó có việc mở ra các con đường để người dân tham gia thực sự vào quá trình ra quyết định ở cấp trung ương và địa phương. Trách nhiệm của giới trẻ ngày nay là tranh thủ tối đa những thay đổi này như một phương tiện để làm cho đời sống xã hội ngày càng vì dân nhiều hơn cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của các cơ quan công quyền. Mục tiêu của Chương trình Quốc gia Chất lượng tăng trưởng: Tăng trưởng kinh tế tạo cơ hội và huy động sự tham gia của thanh thiếu niên Việt Nam. Chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội: Thanh thiếu niên được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội phù hợp và có chất lượng. Pháp luật, chính sách và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa trên quyền: Các chính sách và luật pháp tạo môi trường thuận lợi để thanh thiếu niên thực hiện các quyền của mình. Tham gia, trao quyền và trách nhiệm giải trình Phương thức phát triển dựa trên quyền công nhận rằng việc người dân tham gia và được trao quyền có ý nghĩa quan trọng để cải thiện nền quản trị quốc gia và nâng cao chất lượng của chính sách công và trách nhiệm giải trình. Trong bối cảnh này, việc tham gia không chỉ là tham dự các cuộc họp hay đóng góp sức lao động vào các dự án phát triển tại cộng đồng. Tham gia và trao quyền còn là sự kiểm tra của dân đối với các quyết định quan trọng của Chính phủ, trong đó có các quyết định về đầu tư, phân bổ nguồn lực, cung cấp các dịch vụ công và củng cố các cơ quan công quyền. Tính minh bạch và tự do trao đổi thông tin là vô cùng quan trọng để khuyến khích việc tham gia và trao quyền cho các cộng đồng dân cư, trong đó có những người dễ bị tổn thương như phụ nữ, đồng bào các dân tộc thiểu số, người di cư và người khuyết tật. Mục tiêu của Chương trình Quốc gia Chất lượng tăng trưởng: Người dân địa phương được quyền tham gia vào các quyết định liên quan đến việc phân bổ, sử dụng và huy động nguồn lực cũng như có quyền giám sát và yêu cầu các bên liên quan giải trình về các quyết sách này. Chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội: Việc cung cấp và giám sát các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội được thực hiện trên cơ sở có đầy đủ thông tin với sự tham gia rộng rãi của người dân địa phương và đáp ứng yêu cầu của họ. Pháp luật, chính sách và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa trên quyền: Các cơ cấu và tập quán quản trị quốc gia mang tính đại diện, minh bạch và có trách nhiệm giải trình đối với các cử tri địa phương và được phân cấp ở mức độ tối đa cho phép. 7
  • 15. Thách thức về HIV/AIDS Mặc dù tỷ lệ nhiễm HIV đang gia tăng ở Việt Nam, song vẫn có thể ngăn chặn sự lây lan rộng hơn của đại dịch này. Chiến lược Quốc gia Phòng chống AIDS mới được thông qua tạo cơ sở vững chắc cho các hành động phòng chống tiếp theo, và các nhà tài trợ nước ngoài đang cung cấp hoặc cam kết những khoản tài trợ lớn cho các nỗ lực phòng chống HIV ở Việt Nam. Muốn đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong Chiến lược Quốc gia cần có một phương thức tiếp cận thực sự đa ngành, trong đó các dịch vụ ở tuyến đầu như y tế và giáo dục được cung cấp đủ nguồn lực, và tất cả các cơ quan Việt Nam phối hợp với nhau để nâng cao nhận thức của công chúng, quan tâm chăm sóc những người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi căn bệnh này và đấu tranh chống lại sự định kiến và thiếu hiểu biết. Hệ thống LHQ hỗ trợ tăng cường năng lực quản lý và công tác điều phối để thực hiện Chiến lược Quốc gia cũng như lồng ghép các chính sách và chương trình phòng chống HIV/AIDS vào các kế hoạch phát triển quốc gia. Việc tăng cường sự tham gia của người dân là điều cần thiết để đảm bảo sử dụng các nguồn lực một cách khôn ngoan cũng như giám sát và kiểm tra tiến độ thực hiện mục tiêu cuối cùng là ngăn chặn và tiến tới thanh toán căn bệnh này. Tự do về thông tin là điều tối quan trọng trong cuộc chiến chống HIV/AIDS. Mục tiêu của Chương trình Quốc gia Chất lượng tăng trưởng: Những người sống chung với HIV/AIDS và bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này được hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng kinh tế và có cơ hội tham gia một cách bình đẳng vào quá trình này. Chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội: Tăng cường khả năng cung cấp, sử dụng và tham gia vào công tác giáo dục và các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS phù hợp cho mọi người dân cũng như đảm bảo cho những người bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc, điều trị, hỗ trợ và bảo vệ mà không bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Luật pháp, chính sách và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa trên quyền: Xây dựng luật pháp và chính sách ở cấp quốc gia và cấp địa phương nhằm ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS, cung cấp dịch vụ y tế và những sự hỗ trợ khác cho những người sống chung với HIV/AIDS cũng như những người và gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, trong đó có trẻ em mồ côi hay trẻ em bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này, và tạo ra nơi làm việc để bố trí công ăn việc làm và chấp nhận những người sống chung với HIV/AIDS và gia đình của họ. 3. Các mục tiêu khác của Chương trình Quốc gia Ngoài các mục tiêu của Chương trình Quốc gia liên quan đến các vấn đề liên ngành được trình bày ở trên, các Tổ chức LHQ trong quá trình tham vấn với Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định một số vấn đề then chốt có mối liên quan cụ thể với từng mục tiêu của UNDAF. 8
  • 16. Chất lượng tăng trưởng Hai mặt quan trọng của chất lượng tăng trưởng là khả năng Việt Nam đối phó được với những tình huống khẩn cấp và thảm họa và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tăng cường sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Các Tổ chức LHQ đang hỗ trợ cả hai lĩnh vực này và hy vọng rằng việc hợp tác sẽ được mở rộng trong thời gian tới. Các tình huống khẩn cấp và thảm họa là mối đe dọa thường xuyên đối với quá trình phát triển. Việc chuẩn bị sẵn sàng ở cấp trung ương và địa phương có thể làm giảm chi phí và, trong một số trường hợp, có thể ngăn ngừa không để thảm họa xảy ra. Kinh nghiệm ngăn chặn dịch SARS và sự đe dọa thường xuyên của dịch cúm gia cầm đã khiến Chính phủ ngày càng quyết tâm tăng cường công tác chuẩn bị phòng chống. Tính bền vững về môi trường cũng rất được quan tâm trong chương trình nghị sự phát triển của Chính phủ. Điều này đã được phản ánh qua việc ban hành Chiến lược Quốc gia về Phát triển bền vững và các văn bản chính sách khác có liên quan. Chính phủ và các Tổ chức LHQ cam kết đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu tình trạng xuống cấp của môi trường và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên. Những vấn đề này sẽ ngày càng trở nên quan trọng khi thu nhập của người dân, khả năng chi tiêu và quá trình đô thị hóa không ngừng gia tăng ở Việt Nam. Việt Nam có năng lực đối phó với các tình huống khẩn cấp và thiên tai. Tăng trưởng kinh tế cần tính đến việc bảo vệ môi trường và việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chất lượng và khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội Vấn đề chất lượng, khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội tất nhiên sẽ dẫn đến yêu cầu tập trung xây dựng năng lực cho khu vực dịch vụ công, trong đó có việc tăng cường thể chế, tiến hành đào tạo và đề ra các biện pháp khuyến khích đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, quá trình tham vấn UNDAF cũng nêu bật tầm quan trọng của công suất sử dụng các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội của người dân. Việc tăng cường năng lực công, trong đó có việc tiếp nhận các dịch vụ và nhận thức về nhu cầu về các dịch vụ thiết yếu như y tế và giáo dục, là vô cùng quan trọng để nâng cao khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ. Năng lực của chính quyền và các cơ sở cung cấp dịch vụ trong việc quản lý và cung cấp các dịch vụ xã hội và an sinh có chất lượng cũng như công suất sử dụng các dịch vụ của người dân được nâng cao. Pháp luật, chính sách và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa trên quyền Dân chủ hóa và chế độ pháp quyền chính là nền tảng cho việc cải thiện công tác quản trị quốc gia. Để đạt được những mục tiêu này cần phát triển cơ cấu và thể chế, ban hành luật và ra các chính sách dựa trên những nguyên tắc của quản trị nhà nước mang tính dân chủ và chế độ pháp quyền, trong đó có các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. 9
  • 17. Tăng cường cơ cấu quản trị quốc gia, xây dựng và thực hiện các văn bản pháp luật và các chính sách phù hợp với các nguyên tắc dân chủ và chế độ pháp quyền. 4. Các chiến lược hợp tác Các mục tiêu của UNDAF và các mục tiêu của Chương trình Quốc gia trong phần này, và được trình bày chi tiết hơn trong Bảng tổng hợp kết quả (Phụ lục 1), bao hàm rất nhiều vấn đề và lĩnh vực. Các mục tiêu cũng liên quan đến tất cả các thành phần của xã hội Việt Nam. Muốn đạt được những mục tiêu này cần huy động sự tham gia của các cơ quan chính phủ từ cấp trung ương đến cấp địa phương, các Tổ chức LHQ, các đối tác phát triển khác và xã hội dân sự. Do có rất nhiều bên tham gia với thành phần rất đa dạng, nên các Tổ chức LHQ cần thực hiện một loạt các chiến lược hợp tác và phối hợp. Những ví dụ cụ thể về các chiến lược hợp tác liên quan đến từng mục tiêu UNDAF được trình bày trong Bảng tổng hợp kết quả. Những ví dụ này chỉ có tính chất định hướng do các chiến lược này cần phải mang tính linh hoạt và tính toàn diện khi có sự thay đổi về tình hình. Các chiến lược hợp tác cũng cần được đánh giá liên tục và nằm trong chương trình theo dõi đánh giá được trình bày ở Phần V. Những ví dụ cụ thể về hợp tác hỗ trợ nhằm đạt các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đó là các chương trình ở khu vực Tây Nguyên, theo dõi và thu thập số liệu, các chương trình thanh niên, tăng cường năng lực cho chính quyền địa phương cũng như các chương trình phòng chống sự lây lan của HIV/AIDS và hỗ trợ cho những người sống chung hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 10
  • 18. III. Huy động nguồn lực Các Tổ chức LHQ ước tính cần có một khoản kinh phí khoảng 425 triệu Đô la Mỹ cho việc thực hiện các mục tiêu của UNDAF như đã trình bày ở trên. Số tiền này bao gồm các khoản phân bổ kinh phí của các Tổ chức LHQ đang hoạt động tại Việt Nam và các khoản kinh phí khác mà những Tổ chức này, với sự hỗ trợ của Chính phủ, hy vọng sẽ huy động được từ các nguồn bên ngoài. Các nhà tài trợ song phương sẽ được đề nghị ưu tiên hỗ trợ cho các chương trình hợp tác của LHQ để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống LHQ tại Việt Nam. Theo tính toán sơ bộ, số tiền này sẽ được phân cho ba mục tiêu của UNDAF như sau: 161,5 triệu Đô la Mỹ dành cho chất lượng tăng trưởng; 127,5 triệu Đô la Mỹ dành cho tiếp cận và chất lượng các dịch vụ xã hội và an sinh xã hội; và 136 triệu Đô la Mỹ dành cho luật pháp, chính sách và quản trị quốc gia phục vụ phát triển dựa trên quyền. Những số liệu mang tính định hướng này có thể sẽ thay đổi khi các chương trình có sự thay đổi. Điều quan trọng cần lưu ý là trách nhiệm lập kế hoạch tài chính thuộc về từng tổ chức, và các kế hoạch tài chính này sẽ được đề ra trong khuôn khổ văn kiện Chương trình Quốc gia do chính các tổ chức này xây dựng. Những dự báo của UNDAF được đưa ra trên cơ sở những chỉ số ban đầu trong nội dung Chương trình Quốc gia của từng tổ chức, nhưng những Chương trình này có thể sẽ thay đổi nhiều trong quá trình thực hiện. 11
  • 19. IV. Thực hiện Các Tổ chức LHQ và Điều phối viên Thường trú LHQ chịu trách nhiệm thực hiện UNDAF. UNDAF xác định rõ các lĩnh vực hợp tác và xây dựng chương trình chung giữa các Tổ chức LHQ nhằm góp phần hoàn thành các mục tiêu của UNDAF cũng như các mục tiêu của Chương trình Quốc gia. Những mục tiêu này cuối cùng đều liên quan tới phương thức tiếp cận dựa trên quyền của các Tổ chức LHQ. 1. Phương thức phát triển dựa trên quyền UNDAF là một cơ chế hữu ích nhằm thúc đẩy quá trình hài hòa và phối hợp hỗ trợ nhằm đạt được những mục tiêu chung. Tuy nhiên, động cơ chính cho việc hợp tác chặt chẽ hơn nữa không phải là văn kiện UNDAF này mà là phương thức tiếp cận phát triển dựa trên quyền. Phương thức tiếp cận này là kim chỉ nam cho hoạt động của tất cả các Tổ chức LHQ tại Việt Nam, trong đó có quá trình xây dựng văn kiện UNDAF này. Dựa vào phương thức tiếp cận này, các Tổ chức LHQ sẽ tập trung nỗ lực vào việc xây dựng một xã hội hòa nhập để mọi người dân Việt Nam có điều kiện phát huy tiềm năng và được tự do thể hiện khả năng sáng tạo về văn hóa và trí tuệ của mình. 2. Quá trình hài hòa hóa của LHQ Để thực hiện UNDAF một cách hiệu quả thì cần tăng cường hơn nữa sự hài hòa giữa các Tổ chức LHQ với nhau. Quá trình hài hòa hóa đã bắt đầu triển khai, khi các tổ chức trong Uỷ ban Phát triển Cấp cao LHQ đồng bộ hóa qui trình lập kế hoạch hỗ trợ phù hợp với văn kiện UNDAF và văn kiện Chương trình Quốc gia của từng tổ chức. Các Tổ chức LHQ cũng đề xuất thành lập ba Nhóm công tác kỹ thuật, mỗi Nhóm phụ trách một mục tiêu của UNDAF. Các Nhóm công tác kỹ thuật sẽ gặp gỡ định kỳ để đánh giá tiến độ và báo cáo lên Điều phối viên Thường trú. Để tạo điều kiện cho việc xây dựng chương trình phối hợp, cần chỉ định các cơ quan chủ trì quản lý các mục tiêu cụ thể của Chương trình quốc gia. Mặc dù nguồn kinh phí dành cho những mục tiêu này không nhất thiết trong mọi trường hợp phải được phân bổ thông qua cơ quan chủ trì, song các cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm trước tiên về các vấn đề kỹ thuật trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình. 3. Các cơ chế điều phối Hiện đã có một số cơ chế điều phối ở Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho sự trao đổi thông tin giữa các đối tác phát triển và qua đó khuyến khích tăng cường sự thống nhất trong các hoạt động chương trình. Các cuộc họp của Nhóm tư vấn các nhà tài trợ, được tổ chức định kỳ mỗi năm hai lần vào hầu hết các năm, là diễn đàn chính để thúc đẩy cuộc đối thoại chính sách tích cực giữa Chính phủ và các nhà tài trợ. Một số nhóm quan hệ đối tác cũng đã được thành lập có sự tham gia của Chính phủ, các nhà tài trợ và các tổ chức phi chính phủ. Các Tổ chức LHQ cũng là những thành viên tích cực và nổi bật của các nhóm này. Diễn đàn hàng tháng của Nhóm các nhà tài trợ do UNDP tổ chức là một cơ hội thường xuyên nữa để các nhà tài trợ gặp gỡ và trao đổi về các vấn đề phát triển quan trọng. Trong nội bộ LHQ, các vị Trưởng Đại diện các tổ 12
  • 20. chức có cuộc họp chính thức hàng tháng. Các nhóm Phó Đại diện phụ trách chương trình cũng như các cán bộ hành chính cũng gặp gỡ thường xuyên để tăng cường hiệu quả hoạt động của các Tổ chức LHQ. 13
  • 21. V. Theo dõi và Đánh giá Các tổ chức LHQ đã tiến hành một quá trình tham vấn rộng rãi liên quan đến công tác theo dõi và đánh giá UNDAF. Sản phẩm chính của quá trình tham vấn này là Bảng tổng hợp Theo dõi và Đánh giá được trình bày ở Phụ lục 2. Bảng tổng hợp này đưa ra những chỉ số theo dõi và đánh giá cho tất cả các đầu ra được trình bày trong Phụ lục này. Chính phủ và các tổ chức đã phối hợp với nhau để đưa ra một bộ chỉ số mang tính thực tế, có thể tiếp cận và có thể kiếm soát được. Việc lựa chọn những chỉ số này sẽ thay đổi theo thời gian khi có thêm nguồn số liệu và thông tin mới, cũng như khi các chương trình của LHQ có sự thay đổi trong thời gian thực hiện Khuôn khổ này. Tuy nhiên, Bảng tổng hợp tạo ra một sự khởi đầu tốt đẹp cho việc đánh giá một cách chặt chẽ quá trình thực hiện UNDAF. 1. Các nguyên tắc đánh giá chung Nguyên tắc cơ bản của khung đánh giá UNDAF là hệ thống theo dõi và đánh giá cần cung cấp những thông tin cập nhật và đáng tin cậy về tiến độ thực hiện cũng như những thách thức mà không đòi hỏi quá nhiều nỗ lực báo cáo của các Tổ chức LHQ hoặc của Chính phủ. Việc theo dõi và đánh giá là rất cần thiết nhằm đảm bảo sự gắn kết về mặt chương trình và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Tuy nhiên, theo dõi và đánh giá không nên làm cho các nguồn lực con người và tài chính xa rời các nhiệm vụ phát triển chính của UNDAF và các Chương trình Quốc gia. 2. Theo dõi và đánh giá thường kỳ Như được trình bày ở trên, các Nhóm công tác kỹ thuật sẽ được thành lập cho từng mục tiêu của UNDAF, và những Nhóm công tác này sẽ gặp gỡ định kỳ để đánh giá tiến độ thực hiện các kết quả cụ thể của Chương trình Quốc gia được trình bày trong Bảng tổng hợp kết quả (Phụ lục 1). Các Nhóm công tác sẽ chuẩn bị báo cáo tiến độ hàng năm để nộp cho Điều phối viên Thường trú LHQ, trong đó đưa ra kết quả đánh giá cả việc thực hiện các chỉ số định tính và định lượng được trình bày trong Bảng tổng hợp Theo dõi và Đánh giá (Phụ lục 2). Điều phối viên LHQ sẽ đưa báo cáo của các Nhóm công tác kỹ thuật vào báo cáo hàng năm của các Tổ chức LHQ và Chính phủ, trong đó tóm tắt tổng thể tiến độ thực hiện các mục tiêu của UNDAF. 3. Đánh giá độc lập Việc đánh giá độc lập về tiến độ thực hiện các mục tiêu của UNDAF sẽ được tiến hành dưới hình thức của một Đánh giá giữa kỳ giữa Chính phủ Việt Nam và các Tổ chức LHQ vào khoảng cuối năm 2008. Cần cố gắng thu xếp thời gian đánh giá giữa kỳ của UNDAF cho trùng khớp ở mức tối đa với các đánh giá giữa kỳ của từng Tổ chức LHQ nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Đánh giá giữa kỳ của UNDAF sẽ tập trung vào Bảng tổng hợp kết quả và đánh giá xem các mục tiêu và đầu ra cụ thể có còn phù hợp với phát triển dựa trên quyền ở Việt Nam cũng như có còn phù hợp với chiến lược phát triển của Chính phủ nữa hay không. 14
  • 22. Các Tổ chức LHQ và Chính phủ sẽ phối hợp tổ chức đánh giá cuối kỳ để tạo cơ sở cho việc xây dựng UNDAF tiếp theo. Đánh giá cuối kỳ cũng sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia độc lập nằm ngoài các Tổ chức LHQ và Chính phủ Việt Nam. 15
  • 23. Phô lôc A: B¶ng tæng hîp KÕt qu¶ Khu«n khæ Hç trî Ph¸t triÓn cña Liªn Hîp Quèc (UNDAF) A. ChÊt l−îng t¨ng tr−ëng Môc tiªu UNDAF 1: C¸c chÝnh s¸ch kinh tÕ cña ChÝnh phñ hç trî qu¸ tr×nh t¨ng tr−ëng mang tÝnh c«ng b»ng, hoµ nhËp vµ bÒn v÷ng h¬n Môc tiªu cña Ch−¬ng tr×nh §Çu ra cña Ch−¬ng tr×nh Quèc gia Quèc gia 1.1 TÝnh c«ng b»ng vµàsù hoµ 1.1.1 T¨ng tr−ëng kinh tÕ t¹o thªm c¬ héi viÖc lµm cho phô n÷, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ nh÷ng nhãm d©n c− dÔ bÞ tæn th−¬ng kh¸c, ®ång thêi gi¶m thiÓu nh÷ng yÕu tè h¹n chÕ kh¶ n¨ng t×m viÖc lµm cña hä. nhËp cña c¸c nhãm d©n c− dÔ bÞ tæn th−¬ngT1: T¨ng 1.1.2 C¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch xem xÐt t¸c ®éng cña c¸c chÝnh s¸ch kinh tÕ, trong ®ã cã viÖc gia nhËp Tæ chøc Th−¬ng m¹i P PT ThÕ giíi (WTO), ®èi víi t×nh tr¹ng bÊt b×nh ®¼ng vÒ thu nhËp còng nh− xem xÐt c¸c biÖn ph¸p nh»m gi¶m thiÓu t×nh tr¹ng tr−ëng kinh tÕ ®em l¹i lîi Ých bÊt b×nh ®¼ng nµy. cho c¸c nhãm d©n c− bÞ thiÖt thßi vµ dÔ bÞ tæn th−¬ng, trong 1.1.3 C¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch vµ ng−êi d©n ngµy cµng nhËn thøc râ h¬n vÒ nhu cÇu ph¸t triÓn mét c¸ch c©n ®èi còng nh− c¸c yÕu tè kinh tÕ, x· héi vµ d©n sè ng¨n c¶n phô n÷, trÎ em, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ c¸c nhãm d©n c− dÔ bÞ tæn ®ã cã c¸c d©n téc thiÓu sè, th−¬ng kh¸c h−ëng lîi tõ qu¸ tr×nh t¨ng tr−ëng kinh tÕ. phô n÷ vµ trÎ em. MDG: 1.1.4 Phô n÷, trÎ em, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ nh÷ng nhãm dÔ bÞ tæn th−¬ng kh¸c ®−îc h−ëng thô lîi Ých cña viÖc ®Çu t− c«ng céng còng nh− cã c¬ héi b×nh ®¼ng trong viÖc vay vèn tõ c¸c c¬ së tÝn dông chÝnh thøc cña Nhµ n−íc. MDG 1 & MDG 3 1.1.5 C¸c quyÒn ë n¬i lµm viÖc cña phô n÷, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ c¸c nhãm d©n c− dÔ bÞ tæn th−¬ng kh¸c ®−îc b¶o vÖ. 1.1.6 Cã c¸c chÝnh s¸ch vµ c¬ cÊu b¶o hé ®Ó gi¶m thiÓu nh÷ng t¸c ®éng xÊu cña t¨ng tr−ëng kinh tÕ ®èi víi c¸c nhãm d©n c− dÔ bÞ tæn th−¬ng. C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé TN&MT, Bé NV, Bé GD&§T, Bé YT, Bé KHCN, Uû ban D©n téc, Tæng côc Thèng kª, Uû ban DSG§&TE, Quèc héi, Héi LHPNVN, C«ng ®oµn, c¸c tæ chøc cña bªn tuyÓn dông lao ®éng, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng UNDP, UNFPA, UNICEF, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNODC, UNV, WHO, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD 1.2. Thanh niªn: T¨ng tr−ëng kinh 1.2.1. T¨ng tr−ëng kinh tÕ t¹o thªm nhiÒu viÖc lµm cho thanh niªn. tÕ t¹o c¬ héi vµ huy ®éng sù tham 1.2.2. Ngµy cµng cã nhiÒu thanh niªn ®−îc trang bÞ nh÷ng kü n¨ng cÇn thiÕt ®Ó cã thÓ tham gia ®ãng gãp vµ h−ëng lîi tõ qu¸ tr×nh t¨ng tr−ëng kinh tÕ. gia cña thanh niªn ViÖt Nam. 1.2.3. C¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch vµ ng−êi d©n ®−îc tiÕp cËn víi th«ng tin vÒ viÖc lµm cho thanh niªn. MDG: 1.2.4. KhuyÕn khÝch c¸c c¬ së tuyÓn dông lao ®éng nhËn lao ®éng trÎ vµ tØ träng lao ®éng trÎ trong lùc l−îng lao ®éng t¨ng lªn. MDG 1 & MDG 3 C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NG, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé TNMT, Bé NV, Bé XD, Bé GD&§T, Bé YT, Bé TP, Bé KHCN, §oµn TN, Uû ban DSG§&TE, C«ng ®oµn, c¸c tæ chøc cña bªn tuyÓn dông lao ®éng UNDP, UNICEF, UNFPA, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNHCR, UNODC, UNV, WHO, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD 1.3. Sù tham gia, trao quyÒn vµ 1.3.1. KÕt qu¶ ®¸nh gi¸ nh÷ng t¸c ®éng vÒ kinh tÕ, x· héi vµ m«i tr−êng cña c¸c dù ¸n ®Çu t− c«ng céng ®−îc th«ng b¸o c«ng khai vµ sö dông mét c¸ch hîp lý. tr¸ch nhiÖm gi¶i tr×nh: Ng−êi d©n ®Þa ph−¬ng ®−îc quyÒn tham gia 1.3.2. Ngµy cµng cã nhiÒu dù ¸n ®Çu t− c«ng céng ®−îc thùc hiÖn víi sù tham gia cña ®Þa ph−¬ng trong viÖc ra quyÕt ®Þnh vµ gi¸m s¸t kÕt qu¶ dù ¸n. vµo c¸c quyÕt ®Þnh liªn quan ®Õn viÖc ph©n bæ, sö dông vµ huy 1.3.3. Ngµy cµng cã nhiÒu céng ®ång d©n c− ®Þa ph−¬ng tham gia tÝch cùc vµo nh÷ng quyÕt ®Þnh liªn quan ®Õn c«ng t¸c qu¶n lý tµi nguyªn thiªn nhiªn, vµ cã quyÒn yªu cÇu c¸c bªn liªn quan gi¶i tr×nh vÒ c¸c quyÕt ®Þnh liªn quan tíi viÖc sö dông c¸c ®éng nguån lùc còng nh− cã nguån tµi nguyªn thiªn nhiªn. quyÒn theo dâi vµ yªu cÇu c¸c bªn liªn quan gi¶i tr×nh vÒ c¸c quyÕt ®Þnh nµy. MDG: MDG 3 & MDG 8 C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé TN&MT, Bé NN&PTNT, Bé NG, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé NV, Bé GD&§T, Bé YT, Bé TP, Bé KHCN, UNDP, UNICEF, UNFPA, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNHCR, UNODC, UNV, WHO, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD 1 Bao gåm ng−êi nghÌo, phô n÷, trÎ em, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ c¸c nhãm d©n di c− t¹m thêi hoÆc dµi h¹n. TP PT
  • 24. 1.4.1. Gi¶m thiÓu sù ph©n biÖt ®èi xö ë n¬i lµm viÖc víi nh÷ng ng−êi sèng chung víi HIV/AIDS vµ më réng c¬ héi viÖc lµm cho hä. 1.4 HIV/AIDS: Nh÷ng ng−êi sèng 1.4.2. Néi dung gi¶m thiÓu nguy c¬ l©y nhiÔm HIV ®−îc chó ý tíi trong qu¸ tr×nh x©y dùng kÕ ho¹ch vµ thùc hiÖn c¸c dù ¸n ®Çu t− chung víi HIV/AIDS ®−îc h−ëng trong khu vùc nhµ n−íc. lîi tõ qu¸ tr×nh t¨ng tr−ëng kinh tÕ 1.4.3. Theo dâi t¸c ®éng vÒ kinh tÕ - x· héi cña bÖnh dÞch HIV/AIDS vµ sö dông th«ng tin nµy vµo qu¸ tr×nh tr×nh ho¹ch ®Þnh chÝnh vµ cã c¬ héi tham gia ®ãng gãp s¸ch vµ lËp ch−¬ng tr×nh. mét c¸ch b×nh ®¼ng vµo qu¸ tr×nh nµy. MDG: MDG 1 & MDG 6 C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé YT, Bé L§TB&XH, Bé KH&§T, Bé TN&MT, Bé NN&PTNT, Bé NG, Bé TC, Bé NV, Bé GD&§T, Bé TP, Bé KHCN, Uû ban quèc gia Phßng chèng HIV/AIDS, Ma tóy vµ TÖ n¹n x· héi, Uû ban DSG§&TE, C«ng ®oµn, c¸c tæ chøc cña bªn tuyÓn dông lao ®éng UNDP, UNAIDS, UNFPA, WHO, ILO, UNICEF, FAO, IOM, UNESCO, UNHCR, UNODC, UNV, Ng©n hµng TG, ADB 1.5. ViÖt Nam cã n¨ng lùc ®èi phã 1.5.1. ChÝnh phñ ViÖt Nam vµ céng ®ång gi¶m thiÓu nh÷ng t¸c ®éng xÊu vÒ mÆt kinh tÕ, x· héi vµ m«i tr−êng cña c¸c t×nh huèng víi thiªn tai. khÈn cÊp vµ thiªn tai, kÓ c¶ sù l©y lan cña nh÷ng bÖnh truyÒn nhiÔm ë ng−êi vµ ®éng vËt. 1.5.2. Phô n÷, trÎ em, ®ång bµo d©n téc thiÓu sè vµ c¸c nhãm d©n c− dÔ bÞ tæn th−¬ng kh¸c ®−îc n©ng cao vÞ thÕ vµ n¨ng lùc ®Ó MDG: ng¨n ngõa, gi¶m thiÓu vµ ®−¬ng ®Çu víi c¸c t×nh huèng khÈn cÊp vµ thiªn tai còng nh− tiÕp nhËn hç trî khÈn cÊp khi t×nh MDG 1 & MDG 7 huèng khÈn cÊp hoÆc thiªn tai x¶y ra. C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé T N&MT, Bé YT, Bé NN&PTNT, Bé L§TB&XH, Bé NV, Bé NG, Bé TC, Bé GD&§T, Bé TP, Bé KHCN, MTTQ, Uû ban DSG§&TE UNDP, UNFPA, WHO, FAO, UNICEF, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNHCR, UNODC, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD 1.6 T¨ng tr−ëng kinh tÕ tÝnh ®Õn 1.6.1. T¸c ®éng cña viÖc sö dông c¹n kiÖt c¸c nguån tµi nguyªn kh«ng t¸i t¹o vµ t×nh tr¹ng suy tho¸i m«i tr−êng ®−îc ph¶n ¸nh viÖc b¶o vÖ m«i tr−êng vµ viÖc sö ®Çy ®ñ trong c¸c kÕ ho¹ch cña trung −¬ng, ®Þa ph−¬ng vµ c¸c ngµnh còng nh− trong c¸c chØ sè kinh tÕ. dông hîp lý c¸c nguån tµi nguyªn 1.6.2. C¸c biÖn ph¸p b¶o vÖ m«i tr−êng, kÓ c¶ c¸c biÖn ph¸p khuyÕn khÝch vÒ tµi chÝnh vµ c¸c h×nh thøc xö ph¹t hµnh chÝnh, ®−îc thiªn nhiªn. x©y dùng trong tÊt c¶ c¸c ngµnh. 1.6.3. §Çu t− cña Nhµ n−íc, khu vùc t− nh©n vµ c¸c ®èi t¸c quèc tÕ cho viÖc b¶o vÖ m«i tr−êng t¨ng lªn. MDG: 1.6.4 C¬ chÕ quan tr¾c chÊt l−îng m«i tr−êng tù nhiªn ®−îc x©y dùng, vµ kÕt qu¶ quan tr¾c ®−îc th«ng b¸o c«ng khai. MDG 1 & MDG 7 C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé TN&MT, Bé KH&§T, Bé NN&PTNT, Bé YT, Bé L§TB&XH, Bé NG, Bé TC, Bé NV, Bé GD&§T, Bé TP, Bé KHCN, c¸c tæ chøc cña bªn tuyÓn dông lao ®éng UNDP, UNFPA, UNICEF, FAO, WHO, ILO, IOM, UNAIDS, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNODC, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD Môc tiªu UNDAF: Qu¸ tr×nh t¨ng tr−ëng kinh tÕ mang tÝnh c«ng b»ng, hoµ nhËp vµ bÒn v÷ng. C¸c ph−¬ng thøc phèi hîp, thùc hiÖn vµ ch−¬ng tr×nh: Cµc ho¹t ®éng trong lÜnh vùc nµy sÏ ®−îc ®iÒu phèi th«ng qua c¸c Nhãm c«ng t¸c kü thuËt cña UNDAF, Nhãm c«ng t¸c vÒ Xo¸ ®ãi Gi¶m nghÌo, c¸c cuéc häp ®Þnh kú cña c¸c vÞ Tr−ëng ®¹i diÖn cña c¸c Tæ chøc LHQ vµ c¸c héi nghÞ th−êng niªn cña Nhãm t− vÊn víi ChÝnh phñ vµ c¸c nhµ tµi trî còng nh− ®ît ®¸nh gi¸ gi÷a kú dù kiÕn tiÕn hµnh vµo n¨m 2008. Cã thÓ sÏ sö dông triÖt ®Ó mét lo¹t ph−¬ng thøc ch−¬ng tr×nh ®ang triÓn khai hiÖn nay. 2
  • 25. B. C¸c dÞch vô x∙ héi và an sinh Môc tiªu UNDAF 2: N©ng cao chÊt l−îng cung cÊp vµ tÝnh c«ng b»ng trong viÖc tiÕp cËn víi c¸c dÞch vô x∙ héi vµ an sinh x∙ héi ®−îc −u tiªn, phï hîp vµ víi chi phÝ hîp lýT2 P PT Môc tiªu cña Ch−¬ng tr×nh KÕt qu¶ cña Ch−¬ng tr×nh Quèc gia Quèc gia 2.1.1 C¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi phï hîp, víi chi phÝ hîp lý vµ cã chÊt l−îng cao h¬n ®−îc cung cÊp vµ ®−îc sö dông 2.1 TÝnh c«ng b»ng vµ sù hoµ bëi c¸c nhãm d©n c− bÞ thiÖt thßi vµ dÔ bÞ tæn th−¬ng. nhËp cña c¸c nhãm d©n c− dÔ 2.1.2 TrÎ em, ®Æc biÖt lµ trÎ em g¸i, løa tuæi vÞ thµnh niªn vµ c¸c gia ®×nh thuéc diÖn bÞ thiÖt thßi vµ dÔ bÞ tæn th−¬ng ®−îc cung bÞ tæn th−¬ngT3: Nh÷ng nhãm d©n P PT cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ c¸c dÞch vô t− vÊn chÊt l−îng cao, phï hîp vµ víi chi phÝ hîp lý. c− dÔ bÞ tæn th−¬ng vµ bÞ thiÖt thßi 2.1.3 T¨ng c−êng c¸c hÖ thèng chuÈn bÞ vµ phßng chèng thiªn tai, kÓ c¶ viÖc cung cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cho trong x· héi cã kh¶ n¨ng tiÕp cËn c¸c ®Þa ph−¬ng cã nguy c¬ bÞ thiªn tai. nhiÒu h¬n víi c¸c dÞch vô x· héi 2.1.4 T¨ng c−êng th«ng tin, ph©n tÝch, chÝnh s¸ch vµ m« h×nh vÒ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cho d©n di c−. vµ an sinh x· héi cã chÊt l−îng, kÓ 2.1.5 T¨ng c−êng th«ng tin, ph©n tÝch, chÝnh s¸ch vµ m« h×nh vÒ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cho ®ång bµo c¸c d©n téc c¶ c¸c dÞch vô nh»m ®èi phã víi thiÓu sè. c¸c t×nh huèng khÈn cÊp. 2.1.6 KiÕn thøc, th¸i ®é vµ tËp qu¸n trong c¸c nhãm bÞ thiÖt thßi vµ dÔ bÞ tæn th−¬ng khuyÕn khÝch t¨ng c−êng hiÓu biÕt vµ t¨ng MDG: c−êng viÖc sö dông hîp lý c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi. MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, 2.1.7 B¶o vÖ c¸c nhãm bÞ thiÖt thßi vµ dÔ bÞ tæn th−¬ng tr−íc c¸c nguy c¬ b¹o lùc, l¹m dông vµ ®èi xö kh«ng phï hîp còng nh− MDG 5, MDG 6, MDG 8 cung cÊp c¸c dÞch vô phôc håi nh©n phÈm vµ t¸i hoµ nhËp. C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé YT, Bé GD&§T, Bé L§TB&XH, Bé KH&§T, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé NV, Bé TP, Bé GTVT, Uû ban DSG§&TE, Quèc héi, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng, Héi LHPNVN, Héi N«ng d©n, Uû ban D©n téc, §oµn TN, Héi LHTNVN, c¸c c¬ quan th«ng tin ®¹i chóng, x· héi d©n sù, khu vùc t− nh©n, c¸c tæ chøc cña bªn tuyÓn dông lao ®éng, vµ c¸c nhµ tµi trî UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD 2.2 Thanh niªn: Thanh niªnT4 2.2.1 C¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cã chÊt l−îng ®−îc cung cÊp vµ ®−îc thanh niªn ViÖt Nam sö dông. P PT ®−îc tiÕp cËn nhiÒu h¬n víi c¸c 2.2.2 Mäi thanh niªn ViÖt Nam ®Òu cã c¬ héi ®−îc gi¸o dôc c¸c kü n¨ng sèng ®óng ®¾n, phï hîp vµ trªn diÖn réng ®Ó khuyÕn khÝch c¸c hµnh vi cã tr¸ch nhiÖm, an toµn vµ lµnh m¹nh. dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cã 2.2.3 Thanh niªn ViÖt Nam ®−îc b¶o vÖ tr−íc c¸c nguy c¬ b¹o lùc, l¹m dông vµ ®èi xö kh«ng phï hîp. chÊt l−îng vµ phï hîp. MDG: 2.2.4 Phong trµo t×nh nguyÖn lµ c¬ chÕ t¹o c¬ héi cho thanh niªn tham gia vµ ®ãng gãp. MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, 2.2.5 Mäi thanh niªn, ®Æc biÖt lµ c¸c nhãm bÞ thiÖt thßi nh− thanh niªn d©n téc thiÓu sè vµ thanh niªn n«ng th«n, ®Òu cã c¬ héi ®−îc h−íng nghiÖp vµ ®−îc ®µo t¹o h−íng dÉn ngµnh nghÒ phï hîp. MDG 5, MDG 6 2.2.6 Thanh niªn ViÖt Nam ®−îc tiÕp cËn nhiÒu h¬n víi c¸c th«ng tin phï hîp ®Ó hä cã thÓ tiÕp cËn vµ tham gia ®ãng gãp vµo viÖc cung cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cã chÊt l−îng. C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé YT, Bé GD&§T, Bé L§TB&XH, Bé KH&§T, Bé NV, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé VHTT, Bé TP, Bé GTVT, Uû ban DSG§&TE, Quèc héi, chÝnh quyÒn ®Þa ph−ong, Héi LHPNVN, Héi N«ng d©n, Uû ban D©n téc, §oµn TN, Héi LHTNVN, c¸c c¬ quan th«ng tin ®¹i chóng, x· héi d©n sù, khu vùc t− nh©n, C«ng ®oµn UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD 2.3 Sù tham gia, trao quyÒn vµ 2.3.1 C«ng t¸c lËp kÕ ho¹ch cung cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi ®−îc tiÕn hµnh theo h−íng ph©n cÊp, ph©n quyÒn vµ ®Þa ph−¬ng lµm chñ nhiÒu h¬n. tr¸ch nhiÖm gi¶i tr×nh: viÖc cung cÊp vµ gi¸m s¸t c¸c dÞch vô x· héi 2.3.2 C«ng t¸c lËp kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t vµ ®¸nh gi¸ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi ë cÊp ®Þa ph−¬ng ®−îc t¨ng c−êng. vµ an sinh x· héi ®−îc thùc hiÖn 2.3.3 Ng−êi sö dông dÞch vô, x· héi d©n sù vµ khu vùc t− nh©n tham gia nhiÒu h¬n vµo c«ng t¸c lËp kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t vµ ®¸nh gi¸ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi. trªn c¬ së cã ®Çy ®ñ th«ng tin víi sù tham gia cña nh©n d©n ®Þa 2.3.4 C«ng t¸c th«ng tin tuyªn truyÒn khuyÕn khÝch vµ t¹o ®iÒu kiÖn cho ng−êi sö dông tham gia vµo c«ng t¸c lËp kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t, cung cÊp vµ ®¸nh gi¸ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi. ph−¬ng vµ ®¸p øng yªu cÇu cña 2.3.5 T¨ng c−êng sù tham gia ®ãng gãp vµ n¨ng lùc cña x· héi d©n sù vµ khu vùc t− nh©n trong viÖc cung cÊp vµ duy tr× c¸c dÞch hä. 2 Bao gåm gi¸o dôc, y tÕ, n−íc s¹ch vµ vÖ sinh m«i tr−êng, dinh d−ìng, d©n sè, th−¬ng tËt vµ an sinh x· héi (kÓ c¶ c¸c dÞch vô phôc håi nh©n phÈm vµ t¸i hoµ nhËp céng ®ång). TP PT 3 [Xem danh môc cña Bé L§TB&XH]. TP PT 4 Trong ®é tuæi tõ 14 ®Õn 24. TP PT 3
  • 26. vô x· héi vµ an sinh x· héi. MDG: MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, MDG 5, MDG 6, MDG 8 C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé NV, Bé XD, Bé TP, Bé VHTT, Bé GTVT, Bé L§TB&XH, Bé YT, Bé GD&§T, Bé KH&§T, Uû ban DSG§&TE, Héi LHPNVN, C«ng ®oµn, Quèc héi, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD 2.4 HIV/AIDS: T¨ng c−êng c«ng 2.4.1. Nh÷ng ng−êi sèng chung víi HIV/ AIDS ngµy cµng ®−îc tiÕp cËn nhiÒu h¬n víi c¸c dÞch vô phï hîp, kÓ c¶ viÖc ®iÒu trÞ. t¸c gi¸o dôc vµ c¸c dÞch vô phßng 2.4.2. C¸c vËt liÖu gi¶m thiÓu rñi ro l©y nhiÔm, nh− bao cao su vµ b¬m kim tiªm s¹ch, ®−îc cung cÊp cho mäi ®èi t−îng vµ sö dông theo nh− h−íng dÉn trong ChiÕn l−îc Quèc gia Phßng chèng HIV/AIDS. phèng HIV phï hîp cho mäi ng−êi d©n còng nh− ®¶m b¶o cho nh÷ng 2.4.3. N©ng cao hiÓu biÕt vµ nhËn thøc vÒ c¸c con ®−êng l©y nhiÔm, thay ®æi th¸i ®é vµ t¨ng c−êng kü n¨ng sèng ®Ó ng¨n ngõa sù lan truyÒn HIV. ng−êi bÞ nhiÔm vµ t¸c ®éng bëi HIV/AIDS ®−îc ch¨m sãc, ®iÒu trÞ, 2.4.4. Xö lý vµ gi¶m thiÓu kú thÞ vµ ph©n biÖt ®çi xö víi ng−êi sèng chung víi HIV/ AIDS. hç trî vµ b¶o vÖ mµ kh«ng bÞ kú 2.4.5. Cung cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cho tÊt c¶ nh÷ng ng−êi vµ c¸c gia ®×nh chÞu t¸c ®éng cña HIV/AIDS, kÓ c¶ trÎ em må c«i vµ trÎ em chÞu c¸c t¸c ®éng kh¸c cña HIV/ AIDS. thÞ vµ ph©n biÖt ®èi xö. MDG: 2.4.6. Phong trµo t×nh nguyÖn vµ vËn ®éng x· héi hç trî c¸c dÞch vô dµnh cho nh÷ng ng−êi bÞ nhiÔm vµ t¸c ®éng bëi HIV/AIDS. MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, MDG 5, MDG 6, MDG 8 C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé NV, Bé VHTT, Bé TP, Bé GTVT, Bé L§TB&XH, Bé YT, Bé GD&§T, Bé KH&§T, Uû ban DSG§ &TE, Héi LHPNVN, C«ng ®oµn, Quèc héi, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV, Ng©n hµng TG, ADB 2.5. N¨ng lùc cña chÝnh quyÒn vµ 2.5.1. KiÕn thøc, th¸i ®é vµ tËp qu¸n trong c¸c céng ®ång d©n c− khuyÕn khÝch t¨ng c−êng hiÓu biÕt vµ sö dông hîp lý c¸c dÞch vô c¸c c¬ së cung cÊp dÞch vô trong x· héi vµ an sinh x· héi. viÖc qu¶n lý vµ cung cÊp c¸c dÞch 2.5.2. T¨ng c−êng sù phèi hîp trong c«ng t¸c x©y dùng kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t, cung cÊp vµ ®¸nh gi¸ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh vô x· héi vµ an sinh x· héi cã chÊt x· héi cã chÊt l−îng ë cÊp quèc gia. l−îng còng nh− n¨ng lùc cña 2.5.3. N©ng cao n¨ng lùc cña trung −¬ng vµ chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng trong viÖc x©y dùng kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t, cung cÊp vµ ®¸nh ng−êi d©n trong viÖc sö dông c¸c gi¸ c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi. dÞch vô ®ã ®−îc n©ng cao. 2.5.4. T¨ng c−êng khu«n khæ lËp ph¸p vµ n©ng cao n¨ng lùc cña ChÝnh phñ ®Ó ®iÒu chØnh sù tham gia cña khu vùc t− nh©n vµ x· héi d©n sù trong viÖc cung cÊp c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cã chÊt l−îng. MDG: MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, 2.5.5. T¨ng c−êng ®Çu t− cña ChÝnh phñ vµ c¸c tæ chøc ViÖn trî Ph¸t triÓn chÝnh thøc (ODA) cho c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi. MDG 5, MDG 6, MDG 8 2.5.6. X©y dùng c¬ cÊu vµ n¨ng lùc thÓ chÕ ®Ó cung cÊp c¸c dÞch vô an sinh x· héi. 2.5.7. C¶i thiÖn sè liÖu liªn quan tíi c¸c dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi, trong ®ã ®Æc biÖt quan t©m tíi sù thay ®æi vÒ kinh tÕ-x· héi vµ t¸c ®éng cña nã ®èi víi vai trß cña gia ®×nh vµ giíi. 2.5.8. ThiÕt lËp vµ nh©n réng c¸c m« h×nh dÞch vô x· héi vµ an sinh x· héi cã hiÖu qu¶. C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé NV, Bé VHTT, Bé TP, Bé GTVT, Bé L§TB&XH, Bé YT, Bé GD&§T, Uû ban DSG§&TE, Héi LHPNVN, Quèc héi, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV, Ng©n hµng TG, ADB, IFAD KÕt qu¶ UNDAF: N©ng cao chÊt l−îng cung cÊp vµ tÝnh c«ng b»ng trong viÖc tiÕp cËn víi c¸c dÞch vô x· héi. C¸c ph−¬ng thøc phèi hîp, thùc hiÖn vµ ch−¬ng tr×nh: Cµc ho¹t ®éng trong lÜnh vùc nµy sÏ ®−îc ®iÒu phèi th«ng qua c¸c Nhãm c«ng t¸c kü thuËt cña UNDAF, Nhãm c«ng t¸c vÒ Xo¸ ®ãi Gi¶m nghÌo, c¸c cuéc häp ®Þnh kú cña c¸c vÞ Tr−ëng ®¹i diÖn cña c¸c Tæ chøc LHQ vµ c¸c héi nghÞ th−êng niªn cña Nhãm t− vÊn víi ChÝnh phñ vµ c¸c nhµ tµi trî còng nh− ®ît ®¸nh gi¸ gi÷a kú dù kiÕn tiÕn hµnh vµo n¨m 2008. Cã thÓ sÏ sö dông triÖt ®Ó mét lo¹t ph−¬ng thøc ch−¬ng tr×nh ®ang triÓn khai hiÖn nay. 4
  • 27. C. LuËt ph¸p, chÝnh s¸ch vµ qu¶n trÞ quèc gia Môc tiªu UNDAF 3: C¸c chÝnh s¸ch, luËt ph¸p vµ c¬ cÊu qu¶n lý quèc gia phï hîp víi c¸c gi¸ trÞ vµ môc tiªu cña Tuyªn bè Thiªn niªn kû. Môc tiªu cña Ch−¬ng tr×nh §Çu ra cña Ch−¬ng tr×nh Quèc gia Quèc gia 3.1. TÝnh c«ng b»ng vµ sù hoµ 3.1.1 LuËt ph¸p vµ chÝnh s¸ch ngµy cµng nh¹y c¶m víi nhu cÇu cña c¸c nhãm dÔ bÞ tæn th−¬ng, còng nh− x©y dùng vµ thùc hiÖn c¸c luËt vµ ®iÒu kho¶n ®Æc biÖt, trong ®ã x¸c ®Þnh quyÒn cña tõng nhãm ®èi t−îng cô thÓ. nhËp cña c¸c nhãm d©n c− dÔ bÞ tæn th−¬ng: QuyÒn cña nh÷ng 3.1.2 C¸c nhµ ho¹ch ®Þnh chÝnh s¸ch, c¸c c¬ së cung cÊp dÞch vô vµ c«ng chóng nhËn thøc râ h¬n vÒ c¸c quyÒn con ng−êi, kÓ c¶ viÖc t×m hiÓu nh÷ng nhu cÇu vµ lîi Ých ®Æc biÖt cña c¸c nhãm dÔ bÞ tæn th−¬ng. nhãm d©n c− nµy ®−îc c«ng nhËn, thóc ®Èy vµ b¶o vÖ th«ng qua c¸c 3.1.3 Ng−êi nghÌo vµ c¸c nhãm ®èi t−îng dÔ bÞ tæn th−¬ng kh¸c ®−îc trao quyÒn vµ cung cÊp th«ng tin vÒ luËt ph¸p vµ qui ®Þnh ®iÒu chØnh c¸c mÆt kinh tÕ - x· héi trong ®êi sèng cña hä, còng nh− ®−îc tiÕp cËn víi dÞch vô hç trî ph¸p lý vµ c¸c c¬ chÕ chÝnh s¸ch, luËt ph¸p còng nh− ®¸ng tin cËy ®Ó gi¶i quyÕt khiÕu n¹i. trong qu¸ tr×nh thùc thi chÝnh s¸ch, luËt ph¸p. MDG: MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, MDG 5, MDG 6, MDG 7, MDG 8 C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé TC, Bé TN & MT, Bé NV, Bé GD&§T, Bé YT, Bé NG, Bé KH&§T, Bé TP, Bé L§TB&XH, Bé NN&PTNT, Uû ban D©n téc, Uû ban DSG§&TE, Uû Ban D©n téc cña Quèc héi, MTTQ, Héi LHPNVN, Tæng Liªn ®oµn Lao ®éng VN, c¸c tæ chøc phi chÝnh phñ VN UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNESCO, WHO, FAO, ILO, IOM, UNHCR, IFAD 3.2. Thanh niªn: C¸c chÝnh s¸ch 3.2.1 LuËt ph¸p, chÝnh s¸ch vµ viÖc thùc thi ph¸p luËt, chÝnh s¸ch cã t¸c dông thóc ®Èy c¸c quyÒn, lîi Ých vµ sù tham gia vµo ®êi sèng chÝnh trÞ cña thanh niªn. vµ luËt ph¸p t¹o m«i tr−êng thuËn lîi ®Ó thanh niªn thùc hiÖn c¸c 3.2.2 Thanh niªn ®−îc tiÕp cËn nhiÒu h¬n víi th«ng tin vÒ c¸c quyÒn vµ luËt ph¸p liªn quan ®Õn thanh niªn còng nh− hiÓu biÕt vÒ c¸c chøc n¨ng ho¹t ®éng cña hÖ thèng ph¸p luËt. quyÒn cña m×nh. 3.2.3 ThiÕt lËp c¬ chÕ vµ t¹o c¬ héi ®Ó thanh niªn cã thÓ bµy tá quan ®iÓm còng nh− ph¶n ¸nh c¸c nhu cÇu vµ quyÒn lîi cña m×nh MDG: víi nh÷ng ng−êi ra quyÕt ®Þnh. MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, MDG 5, MDG 6, MDG 7, MDG 8 C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NG, Bé NN&PNTN, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé TN&MT, Bé NV, Bé YT, Bé TP, Bé GD&§T, Quèc héi, §oµn TN, Héi LHPNVN, C«ng ®oµn, Héi N«ng d©n, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNESCO, UNV, IFAD 3.3. Sù tham gia, trao quyÒn vµ 3.3.1 Hội đồng Nhân dân vừa có quyền tù chñ vừa có năng lực bền vững/tổng hợp để thực hiện các chức năng theo quy ®Þnh cña pháp luật. tr¸ch nhiÖm gi¶i tr×nh: C¸c c¬ cÊu vµ ho¹t ®éng qu¶n trÞ quèc gia 3.3.2 QuyÒn lùc ®−îc ph©n cho chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng trong tr−êng hîp cã thÓ, thùc hiÖn tõng b−íc c¸c môc tiªu ph©n cÊp vÒ mang tÝnh ®¹i diÖn, minh b¹ch vµ qu¶n lý. cã tr¸ch nhiÖm gi¶i tr×nh ®èi víi 3.3.3 Ng−êi d©n ®−îc tiÕp cËn nhiÒu h¬n víi nh÷ng th«ng tin ®¸ng tin cËy vÒ c¸c chÝnh s¸ch cña ChÝnh phñ, c¸c lùa chän chÝnh c¸c cö tri ®Þa ph−¬ng vµ ®−îc s¸ch vµ t¸c ®éng cña chÝnh s¸ch, vµ cã c¬ chÕ gióp ng−êi d©n tham gia x©y dùng c¸c chÝnh s¸ch ë cÊp quèc gia vµ cÊp ®Þa ph©n cÊp ë møc ®é tèi ®a cho ph−¬ng. 3.3.4 Các tổ chức phi chính phủ trong n−íc và các tổ chức cộng đồng ngày càng có thêm năng lực và cơ hội để tham gia phÐp. MDG: tích cực vào quá trình phát triển, kể cả tham gia t¨ng c−êng việc thực hiện và nâng cao trách nhiệm giải trình của các chính sách và luật ph¸p ở mọi cấp. MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, MDG 5, MDG 6, MDG 8 C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NG, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé TN&MT, Bé NV, Bé YT, Bé GD&§T, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng, c¸c tæ chøc phi chÝnh phñ ViÖt Nam, c¸c tæ chøc quÇn chóng, c¸c c¬ quan th«ng tin ®¹i chóng, vµ c¸c tæ chøc chÝnh trÞ phï hîp kh¸c, UNDP, UNICEF, UNFPA 5
  • 28. 3.4. HIV/AIDS: Cã luËt ph¸p vµ 3.4.1 Cã c¸c chÝnh s¸ch, luËt ph¸p vµ kÕ ho¹ch nh»m thùc hiÖn ChiÕn l−îc Quèc gia Phßng chèng HIV/AIDS ë c¶ cÊp quèc gia vµ cÊp tØnh. chÝnh s¸ch ë cÊp quèc gia vµ ®Þa ph−¬ng nh»m ng¨n chÆn sù l©y 3.4.2 T¨ng c−êng sù phèi hîp gi÷a c¸c c¬ quan chÝnh phñ ®Ó øng phã mét c¸ch hiÖu qu¶ víi nh÷ng t¸c ®éng nhiÒu mÆt cña HIV/AIDS, còng nh− n©ng cao n¨ng lùc lËp kÕ ho¹ch, gi¸m s¸t & ®¸nh gi¸ c«ng t¸c phßng chèng HIV/AIDS ë cÊp quèc gia lan cña HIV/AIDS, cung cÊp dÞch vµ cÊp ®Þa ph−¬ng. vô y tÕ vµ c¸c hç trî kh¸c cho nh÷ng ng−êi sèng chung víi 3.4.3 X©y dùng khu«n khæ lËp ph¸p ®Ó b¶o vÖ quyÒn cña nh÷ng ng−êi bÞ nhiÔm vµ t¸c ®éng bëi HIV/AIDS. HIV/AIDS, nh÷ng ng−êi vµ gia ®×nh bÞ ¶nh h−ëng bëi HIV/AIDS, kÓ c¶ trÎ em må c«i hay trÎ em chÞu c¸c t¸c ®éng kh¸c cña HIV/ AIDS. MDG: MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, MDG 5, MDG 6, MDG 7, MDG 8 C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NG, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé TN&MT, Bé NV, Bé TP, Bé GD&§T, Bé YT, Bé CA, Bé QP, Uû ban Quèc gia Phßng chèng HIV/AIDS, Uû ban C¸c vÊn ®Ò x· héi cña Quèc héi, Uû ban DSG§&TE, §oµn TN, Héi LHPNVN, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng, c¸c tæ chøc phi chÝnh phñ ViÖt Nam vµ c¸c c¬ quan th«ng tin ®¹i chóng UNDP, UNICEF, UNFPA, UNODC, UNESCO, WHO, ILO, IOM, UNAIDS, UNHCR, UNV 3.5. T¨ng c−êng c¬ cÊu qu¶n lý 3.5.1 Tham gia các hiệp ước quốc tế chính, trong đó có các hiÖp −íc về quyền con người, và nếu phù hợp th× chuyÓn thµnh luật quèc gia, và c¸c c«ng −íc nµy ngày càng được các cơ quan chính phủ quan tâm thùc hiÖn. quèc gia, x©y dùng vµ thùc hiÖn c¸c v¨n b¶n luËt ph¸p vµ c¸c 3.5.2 Quốc hội có năng lực cao h¬n và nhiều cơ hội hơn để đảm đương các chức năng lập pháp, đại diện và giám sát. chÝnh s¸ch phï hîp víi c¸c 3.5.3 Bé m¸y hành chính công vận hành theo phương thức chịu trách nhiệm nhiều hơn, minh bạch hơn và có sự tham gia nguyªn t¾c d©n chñ vµ chÕ ®é nhiÒu h¬n cña ng−êi d©n và chÞu sù giám sát của c«ng chóng. 3.5.4 Bộ máy tư pháp có năng lực cao hơn và nhiều cơ hội hơn để áp dụng luật mét c¸ch độc lập, hiệu quả và có thể dự đoán ph¸p quyÒn. trước được, và ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. MDG: MDG 1, MDG 2, MDG 3, MDG 4, 3.5.5 Các hệ thống dữ liệu thường nhật được t¨ng c−êng nhằm cho phép thu thập, phân tích và phổ biến rộng rãi các thông tin đáng tin cậy. MDG 5, MDG 6, MDG 7, MDG 8 C¸c ®èi t¸c chÝnh: Bé KH&§T, Bé NG, Bé NN&PTNT, Bé TC, Bé L§TB&XH, Bé NV, Bé GD&§T, Bé YT, Bé TP, c¸c Uû ban cña Quèc héi, Thanh tra ChÝnh phñ, V¨n phßng ChÝnh phñ, Tæng côc Thèng kª, Tßa ¸n Nh©n d©n Tèi cao, chÝnh quyÒn ®Þa ph−¬ng UNDP, UNICEF, UNFPA, UNIFEM, UNODC, UNIDO, UNESCO, WHO, FAO, IFAD KÕt qu¶ UNDAF: Cã luËt ph¸p, chÝnh s¸ch vµ c¬ cÊu qu¶n lý quèc gia nh»m hç trî vµ thóc ®Èy qu¸ tr×nh ph¸t triÓn dùa trªn quyÒn phï hîp víi c¸c nguyªn t¾c cña Tuyªn bè Thiªn niªn kû vµ c¸c MDG. C¸c ph−¬ng thøc phèi hîp, thùc hiÖn vµ ch−¬ng tr×nh: Cµc ho¹t ®éng trong lÜnh vùc nµy sÏ ®−îc ®iÒu phèi th«ng qua c¸c Nhãm c«ng t¸c kü thuËt cña UNDAF, Nhãm c«ng t¸c vÒ sù tham gia cña ng−êi d©n, Ban ChØ ®¹o CCHC, DiÔn ®µn §èi t¸c vÒ CCHC, Quü Hç trî CCHC, Ban ChØ ®¹o chiÕn l−îc x©y dùng hÖ thèng ph¸p luËt, DiÔn ®µn §èi t¸c vÒ ph¸t triÓn hÖ thèng ph¸p luËt, Quü Hç trî ph¸t triÓn hÖ thèng ph¸p luËt, DiÔn ®µn §èi t¸c vÒ t¨ng c−êng n¨ng lùc Quèc héi, c¸c c¬ chÕ phèi hîp ë cÊp trung −¬ng vµ cña tõng ngµnh, c¸c cuéc häp ®Þnh kú cña c¸c vÞ Tr−ëng ®¹i diÖn cña c¸c Tæ chøc LHQ vµ c¸c héi nghÞ th−êng niªn cña Nhãm t− vÊn víi ChÝnh phñ vµ c¸c nhµ tµi trî còng nh− ®ît ®¸nh gi¸ gi÷a kú dù kiÕn tiÕn hµnh vµo n¨m 2008. Cã thÓ sÏ sö dông triÖt ®Ó mét lo¹t ph−¬ng thøc ch−¬ng tr×nh ®ang triÓn khai hiÖn nay. 6