SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 219
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------
DƯƠNG NGỌC HÀO
GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
NGƯT, PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------
DƯƠNG NGỌC HÀO
GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: NGƯT, PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015
LỜI CAM ĐOAN
.............................
­ Tôi tên: Dương Ngọc Hào
­ Ngày sinh: 16 tháng 8 năm 1976.
­ Quê quán: Bình Định
­ Hiện đang công tác tại: Ngân hàng TMCP Á Châu
­ Là nghiên cứu sinh khoá 17 của Trường Đại Học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh.
­ Mã số NCS: 010117120006
­ Tên đề tài: "GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM"
­ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
­ Mã số: 62.34.02.01
­ Người hướng dẫn khoa học: NGƯT, PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH
­ Luận án này được thực hiện tại Trường Đại Học Ngân hàng Thành phố Hồ
Chí Minh
Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận án tiến sỹ này là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được trình bày trong nội dung luận án là
trung thực, độc lập, không sao chép và chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình nào. Các số liệu và nguồn trích dẫn được ghi chú nguồn gốc rõ ràng,
đầy đủ.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan của tôi.
TP. Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 6 năm 2015
Tác giả
Dương Ngọc Hào
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. i
CHƯƠNG 1.............................................................................................................................1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .........................................................................................................................................1
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .........1
1.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại........................................................1
1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng .........................................................................................................2
1.1.3. Cơ cấu của rủi ro tín dụng ........................................................................................................3
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ..............................................................................................5
1.1.4.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan .............................................................................5
1.1.4.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan.................................................................................7
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..........................8
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ...........................................................................................8
1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại....................................9
1.2.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.............................................10
1.2.3.1. Nguyên tắc cơ bản.................................................................................................................10
1.2.3.2. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng.....................................................................11
1.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng ...........................................................................................16
1.2.4.1. Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng ....................................................................17
1.2.4.2. Xác định “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng ..............................................................................17
1.2.4.3. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng thích hợp...........................................................17
1.2.4.4. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng.................................................................................19
1.2.4.5. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng..............................................................................19
1.2.4.6. Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện ...............................................................................20
1.2.4.7. Điều chỉnh sau giám sát.........................................................................................................21
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại..................21
1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô.................................................................................21
1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng ..........................................................................................23
1.2.6. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.............................25
1.2.6.1. Tiêu chí định lượng ..............................................................................................................25
1.2.6.2. Tiêu chí định tính .................................................................................................................27
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG VIỆT NAM ................29
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại nước ngoài..........29
1.3.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Trung Quốc ........................................................30
1.3.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Thái Lan .............................................................32
1.3.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Mỹ.......................................................................34
1.3.1.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản...................................................................................................37
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Việt
Nam 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................................................40
CHƯƠNG 2...........................................................................................................................41
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM....................................................................................................................41
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM....................................................................................................................41
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại Việt Nam............................41
2.1.2 Về quy mô của Ngân hàng thương mại Việt Nam...................................................................42
2.1.2.1 Mạng lưới hoạt động...............................................................................................................42
2.1.2.2 Vốn điều lệ..............................................................................................................................43
2.1.2.3 Tổng tài sản ............................................................................................................................43
2.1.2.4 Nhân sự...................................................................................................................................45
2.1.3 Hoạt động huy động vốn tại các NHTM Việt Nam (2009 -2013).............................................46
2.1.4 Hoạt động tín dụng các NHTM Việt Nam (2009 -2013)..........................................................49
2.1.5 Về nợ quá hạn tại các NHTM Việt Nam (2009 -2013).............................................................52
2.1.5.1 Nợ quá hạn..............................................................................................................................52
2.1.5.2 Phân loại nợ...........................................................................................................................54
2.1.5.3 Xử lý nợ xấu...........................................................................................................................55
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..................................................................................................56
2.2.1. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 1.......................................56
2.2.1.1. Hoạch định.............................................................................................................................58
2.2.1.2. Tổ chức thực hiện.....................................................................................................................58
2.2.1.3. Giám sát..................................................................................................................................58
2.2.1.4. Điều chỉnh sau giám sát............................................................................................................60
2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 2.......................................60
2.2.2.1. Hoạch định.............................................................................................................................62
2.2.2.2. Tổ chức thực hiện.....................................................................................................................62
2.2.2.3. Giám sát..................................................................................................................................64
2.2.2.4. Điều chỉnh sau giám sát............................................................................................................67
2.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 3......................................67
2.2.3.1. Hoạch định.............................................................................................................................68
2.2.3.2. Tổ chức thực hiện.....................................................................................................................69
2.2.3.3. Giám sát..................................................................................................................................70
2.2.3.4. Điều chỉnh sau giám sát............................................................................................................72
2.2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại............................73
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM......................................................................................76
2.3.1 Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng..........................................................76
2.3.1.1. Hầu hết các ngân hàng đã xây dựng chiến lược, chính sách định hướng cho công tác quản
lý rủi ro tín dụng thống nhất trong từng hệ thống ngân hàng...............................................................77
2.3.1.2. Mô hình tổ chức theo hướng tập trung cho quản trị rủi ro bước đầu đã được hình thành tại
một số ngân hàng thương mại. ............................................................................................................78
2.3.1.3. Hầu hết các ngân hàng đã xây dựng được quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, tạo điều kiện để
kiểm soát rủi ro tín dụng ngay từ khi mới xuất hiện. ............................................................................80
2.3.1.4. Một số ngân hàng đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đo
lường rủi ro giao dịch tín dụng. ..........................................................................................................81
2.3.2 Những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại .............................82
2.3.2.1. Môi trường quản trị rủi ro tín dụng nói chung chưa đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban
Basel và thông lệ quốc tế.....................................................................................................................82
2.3.2.2. Một số ngân hàng thương mại vẫn duy trì mô hình tổ chức quản trị phân tán, chưa tách
bạch các chức năng dễ dẫn đến xung đột quyền lợi trong quản trị rủi ro tín dụng................................83
2.3.2.3. Việc thực hiện quy trình tín dụng còn nhiều sai sót là một trong các nguyên nhân dẫn đến
tỷ lệ nợ xấu ở nhiều ngân hàng tăng quá mức cho phép.......................................................................83
2.3.2.4. Các ngân hàng chưa có một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế...86
2.3.2.5. Hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại ngân hàng chưa hỗ trợ hiệu quả cho công tác
quản lý rủi ro tín dụng ........................................................................................................................87
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
thương mại. .......................................................................................................................................88
2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan..................................................................................................88
2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan ..............................................................................................91
CHƯƠNG 3...........................................................................................................................97
GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................97
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.....................................................................97
3.1.1. Định hướng phát triển thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam vững chắc để hội nhập quốc tế.................................................................................................97
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới ...............................................................99
3.1.3. Định hướng hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam 100
3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM........................................................................102
3.2.1. Nhóm giải pháp có tính chiến lược........................................................................................103
3.2.1.1. Thay đổi nhận thức về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng............103
3.2.1.2. Hoàn thiện khung quản trị rủi ro tín dụng.............................................................................104
3.2.1.3. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng..........................................106
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng ..............................................111
3.2.2.1. Lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng an toàn, khoa học, dễ vận hành, dễ kiểm tra ........111
3.2.2.2. Hoàn thiện các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng...............................................................112
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng.............................................116
3.2.2.4. Hoàn thiện các phương thức đo lường rủi ro tín dụng...........................................................123
3.2.2.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát và quản lý khoản vay..............................................126
3.2.2.6 Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và chính xác phản ánh đúng
tình trạng nợ của mỗi ngân hàng thương mại....................................................................................128
3.2.3. Nhóm giải pháp phân tán rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất tín dụng..128
3.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực và
thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng thương mại .................................................................132
3.2.5. Nhóm giải pháp ứng dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng......................135
3.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác..................................................................................................137
3.2.6.1 Xây dựng đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp............................137
3.2.6.2 Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại ................................................................138
3.2.6.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin................................................................................................139
3.2.6.4 Có kế hoạch tăng vốn điều lệ hợp lý, kịp thời.........................................................................140
3.2.6.5 Thực hiện chính sách sáp nhập, hợp nhất các TCTD để nâng cao năng lực tài chính .............141
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM..........................................................................................................................143
3.3.1. Kiến nghị với Nhà Nước........................................................................................................143
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...............................................................145
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 149
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
AGRIBANK: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
CAR-(Capital Adequacy Ratio): Hệ số an toàn vốn
CBTD : Cán bộ tín dụng
CSTT : Chính sách tiền tệ
DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
DPRR : Dự phòng rủi ro
HĐQT : Hội đồng quản trị
NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHNg : Ngân hàng mước ngoài
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân hàng trung ương
MB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
NQH : Nợ quá hạn
TCTD : Tổ chức tín dụng
TCKT : Tổ chức kinh tế
TECHCOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam
TSBĐ : Tài sản bảo đảm
TMCP : Thương mại cổ phần
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
SXKD : Sản xuất kinh doanh
SACOMBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
QTRR : Quản trị rủi ro
RRTD : Rủi ro tín dụng
VIETCOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
VIETINBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
VPBank : Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
VNĐ : Đồng Việt Nam
VAMC : Công ty mua bán nợ Việt Nam
UBND : Ủy ban nhân dân
USD : Đô la Mỹ
XHTDNB : Xếp hạng tín dụng nội bộ
TIẾNG ANH
ALCO : Asset Liability
CIC : Credit Information Center
EL : Expected Loss
EAD : Exposure At Default
GDP : Gross Domestic Product
LGD : Loss Given at Default
PD : Possibility Default
UL : Unexpected Loss
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Huy động vốn của các ngân hàng thương mại (2009-2013) 47
Bảng 2.2 Thị phần tiền gửi của các nhóm NHTM (2009-2012) 47
Bảng 2.3
Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với GDP và Lạm phát 2009-
2013
50
Bảng 2.4 Thị phần tín dụng của các nhóm NHTM (2009-2012) 50
Bảng 2.5
Nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn
2009 -2013
53
Bảng 2.6 Phân nhóm quy mô các NHTM Việt Nam 56
Bảng 2.7
Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM
nhóm 1, giai đoạn 2009-2013
57
Bảng 2.8
Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM
nhóm 2, giai đoạn 2009-2013
61
Bảng 2.9
Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM
nhóm 3, giai đoạn 2009-2013
68
Hình 1.1 Khung quản trị rủi ro tín dụng của NHTM 16
Hình 2.1 Số lượng ngân hàng tại Việt Nam đến 2013 41
Hình 2.2 Số lượng CN/ PGD của các ngân hàng Việt Nam đến 2013 42
Hình 2.3 Vốn điều lệ các ngân hàng thương mại Việt Nam đến 2013 43
Hình 2.4 Tổng tài sản các ngân hàng thương mại Việt Nam đến 2013 44
Hình 2.5
Tăng trưởng tổng tài sản của các nhóm tổ chức tín dụng năm
2013
44
Hình 2.6
Tỉ trọng tổng tài sản của nhóm các tổ chức tín dụng tại thời
điểm 31/12/2013
45
Hình 2.7 Nhân sự các ngân hàng thương mại Việt Nam đến 2013 46
Hình 2.8
Thị phần huy động vốn các ngân hàng thương mại Việt Nam
tính đến cuối năm 2013
48
Hình 2.9
Tỉ lệ (%) cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (TT1) của
các ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến cuối năm 2013
49
Hình 2.10
Thị phần tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam tính
đến cuối năm 2013
51
Hình 2.11
Diễn biến thị phần dư nợ tín dụng của các nhóm ngân hàng
2007-2013
51
Hình 2.12 Diễn biến dư nợ tín dụng và lãi vay bình quân của ngân hàng 52
Hình 2.13 Tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng 2009 -2013 53
Hình 2.14 Tỉ trọng nợ xấu của nhóm các NHTM 54
Hình 2.15 Tỉ lệ nợ xấu của nhóm các lĩnh vực kinh tế 54
Hình 2.16
Giá trị nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam đến
cuối năm 2013
55
Hình 2.17 Hệ thống 3 tuyến phòng thủ trong quản trị rủi ro 79
i
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam từ khi bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế và chính thức trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới cho đến nay đã mở ra nhiều cơ hội mới cho
các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực trong đó ngân hàng cũng là doanh nghiệp đặc
biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đây được xem là một lĩnh vực hết
sức nhạy cảm và xương sống đối với việc điều tiết nền kinh tế trong nước nên được
xem là mũi nhọn trong hội nhập kinh tế. Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết
mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh
ngày càng khốc liệt, cơ hội mở ra rất nhiều nhưng thách thức cũng không ít, nhân
tố hội nhập được xem là tác nhân, động lực mới ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời kèm theo nhiều rủi ro
tiềm ẩn, những rủi ro tác động đến nền kinh tế đều có ảnh hưởng đến hoạt động của
các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng
Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện nay, hoạt động tín
dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng và là hoạt động kinh doanh quan
trọng nhất, mang lại tỷ trọng lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng là
hoạt động phức tạp, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể
tác động rất nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác và có thể làm tổn hại đến
uy tín và vị thế của ngân hàng.
Một ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và
có hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp sẽ đảm bảo cho sự
tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững.
Thực tiễn hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
trong thời gian qua cho thấy công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói
riêng mặc dù đã được các ngân hàng thương mại quan tâm, tuy nhiên về quản trị rủi
ro tín dụng vẫn chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách
chính xác, chặt chẽ và theo thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra
ii
là cần phải nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có
thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng. Việc xây
dựng một hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có
vai trò sống còn đối với hoạt động của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề này, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “ Giải pháp cơ bản nhằm hoàn
thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” để
nghiên cứu làm luận án tiến sỹ kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là điều kiện để ngân hàng thương mại hoạt
động ổn định và phát triển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh
tế. Tại Việt Nam, khi chuyển sang cơ chế thị trường, các NHTM đứng trước những
khó khăn do sự khác biệt trong hoạt động giữa cơ chế cũ và cơ chế mới mang lại,
trong đó có vấn đề quản lý rủi ro tín dụng nhằm khắc phục những khó khăn và thúc
đẩy hoạt động tín dụng có hiệu quả, các chuyên gia và các nhà quản trị ngân hàng
rất quan tâm đến công tác phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa,
hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đặc biệt, trong
những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau từ
báo cáo đến nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng, cụ thể như:
Năm 2012, TS. Bùi Diệu Anh, Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng
TMCP Việt Nam, luận án tiến sĩ, Trường đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh
Năm 2013, NCS. Hà Văn Dương bảo vệ thành công Đề tài: ''Quản lý nhà nước
về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa
bàn TP. HCM đến năm 2020''
Năm 2013, NCS Bùi Văn Khoa bảo vệ thành công đề tài: ''Quản lý rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên''
Có thể nói, hàng trăm luận văn thạc sỹ, hàng chục luận án tiến sỹ nghiên cứu
về quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nói riêng và tại hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung đã được bảo vệ. Nhìn chung các đề
iii
tài nghiên cứu bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những tồn tại và hạn chế về
phạm vi, quy mô nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài. Ngoài ra, việc đi sâu nghiên cứu
hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam cập nhật trong giai đoạn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng như hiện nay là rất cần
thiết cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó luận án này là một công trình được bổ sung.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện
quản trị rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại nhằm góp phần làm rõ các nội dung cơ bản về lý luận quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng thương mại
+ Phân tích rõ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của nhóm các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009 -2013
+ Xác định những điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở
đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng
của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro
tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và nhóm các ngân
hàng thương mại lớn, điển hình, có tổng qui mô dư nợ chiếm tỉ trọng cao của hệ
thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề rất rộng, có nhiều công
trình nghiên cứu, do đó nội dung nghiên cứu của luận án này nghiên cứu sinh lựa
iv
chọn là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2009-2013 của hệ thống
ngân hàng thương mại Việt Nam theo 3 nhóm NHTM dựa trên qui mô.
+ Về thời gian, tập trung trong giai đoạn từ 2009 – 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với việc sử dụng
các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích đi từ cơ sở lý thuyết đến
thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận án nghiên cứu
là xây dựng các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong luận án là sử dụng số liệu
qua các báo cáo, thông kê của ngân hàng thương mại, Ngân hàng nhà nước để phân
tích đánh giá và đưa ra các giải pháp, kiến nghị trong hoạt động quản trị rủi ro tín
dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
6. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án này làm rõ những cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng,
quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó:
Luận án cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng phải được bắt đầu từ khâu
thẩm định khách hàng cho đến khi kết thúc việc thu hồi nợ của khách hàng vay.
Luận án đã khẳng định tính cấp thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đó
là "các khoản nợ tại các NHTM Việt Nam tất yếu và nhanh chóng phải được đo
lường, phân loại, lượng hóa các rủi ro theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu
hội nhập trong quản trị ngân hàng"
Thứ hai, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam, luận án phân tích những hạn chế trong quản trị rủi ro
tín dụng, tìm ra các nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và
khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong thời gian tới.
v
Thứ ba, Luận án đề xuất cần khẩn trương và thận trọng trong chiến lược hợp
nhất, sáp nhập các TCTD để nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị trong xu
thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng tại các ngân hàng thương mại lớn, điển hình và có tổng qui mô dư nợ chiếm tỉ
trọng cao của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng và theo nhóm qui
mô ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Tác giả
phân tích thực trạng kết hợp các nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên
cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp trong quá
trình tham gia trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các ý kiến, nhận định, giải pháp,
nhằm tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung
và hoạt động tín dụng nói riêng.
Qua việc nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất các giải
pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam, tác giả mong muốn những nội dung nghiên cứu và đề xuất kiến nghị sẽ giúp
ích cho việc góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng của
hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới.
8. Những hạn chế trong nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu này được thực hiện trong điều kiện, thời gian, khả năng
nghiên cứu của một nghiên cứu sinh là chủ yếu và ngân sách có hạn, trong khi lĩnh
vực nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt động nói chung và quản trị rủi ro tín
dụng nói riêng là rất rộng lớn, phức tạp và liên quan đến nhiều ngân hàng, nhiều
văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành ngân hàng và các lĩnh vực khác có liên
quan. Do đó, để có được một nghiên cứu tổng hợp, logic cho các NHTM trong cả
nước đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn và đặc biệt là cần nhiều
thời gian dài với lực lượng nghiên cứu lớn hơn. Đồng thời, nội dung nghiên cứu của
luận án này dựa trên việc chia các ngân hàng thương mại Việt Nam thành ba nhóm
dựa trên qui mô truyền thống (loại hình ngân hàng thương mại, quy mô vốn điều lệ,
vi
tỉ trọng sở hữu vốn của nhà nước và các cổ đông khác) do đó khó có thể bao quát
hết từng khía cạnh chi tiết trong quản trị rủi ro tín dụng của từng ngân hàng thương
mại.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết
cấu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại
các ngân hàng thương mại Việt Nam
1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI
1.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Vì vậy, trong hoạt
động kinh doanh, ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro
phức tạp. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại là khả năng xảy ra tổn thất
ngoài dự kiến, làm giảm thu nhập hoặc giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại có thể được phân theo các tiêu chí
sau đây [Bùi Diệu Anh (2013) giáo trình Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất
bản Phương Đông]:
 Phân loại theo tính chất rủi ro bao gồm:
+ Rủi ro tài chính là những rủi ro gây ra tổn thất về mặt tài chính cho ngân hàng,
ngân hàng có thể đo lường được giá trị mất mát từ những tổn thất này, chẳng hạn rủi ro
tín dụng, rủi ro lãi suất…
+ Rủi ro phi tài chính là những rủi ro gây ra thiệt hại cho ngân hàng nhưng khó
đo lường được tổn thất từ đó, chẳng hạn rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp lý
 Phân loại theo nguồn gốc xuất hiện của rủi ro có các loại rủi ro sau đây:
+ Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xuất hiện trong các giao dịch giữa ngân hàng và
đối tác của ngân hàng, trong đó chủ yếu là giao dịch tín dụng giữa ngân hàng và người
vay.
+ Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất phát từ sự biến động bất lợi của lãi suất thị
trường tác động lên cấu trúc giữa tài sản nợ và tài sản có tại ngân hàng. Rủi ro lãi suất
xuất hiện ở tất cả những hoạt động có liên quan đến thu nhập từ lãi và chi phí lãi của
ngân hàng.
2
+ Rủi ro tỷ giá hối đoái là lọai rủi ro xuất phát từ sự biến động bất lợi của tỷ giá
hối đoái giữa đồng bản tệ và ngọai tệ tác động lên trạng thái ngọai hối của ngân hàng.
Rủi ro ngọai hối xuất hiện trong tất cả các hoạt động làm phát sinh việc mua bán ngoại
tệ của ngân hàng.
+ Rủi ro thanh khoản là lọai rủi ro phát sinh khi ngân hàng không có khả năng
đáp ứng các nhu cầu rút tiền, vay tiền của khách hàng hoặc đáp ứng được nhưng với
một chi phí bỏ ra tốn kém từ đó dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng. Rủi ro thanh
khỏan có thể là hậu quả của các lọai rủi ro tín dụng, lãi suất, hối đoái nêu trên
 Phân loại theo quan điểm của ủy ban Basel gồm có các loại:
+ Rủi ro thị trường, bao gồm các loại cụ thể như rủi ro lãi suất (Interest Rate
Risk), rủi ro ngọai hối (Foreign Currency Risk), rủi ro vốn (Equity Risk), rủi ro quyền
chọn (Option Risk), rủi ro hàng hóa (Commodity Risk). Rủi ro thị trường được hiểu là
khả năng tổn thất xảy ra trong và ngoài bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) của ngân
hàng phát sinh từ các biến động giá trên thị trường. Rủi ro thị trường là cộng gộp của
các lọai rủi ro bộ phận đã nêu trên.
+ Rủi ro tín dụng (Credit Risk) là khả năng xảy ra tổn thất khi có sự vi phạm từ
phía đối tác của ngân hàng. Theo quan điểm của Ủy ban Basel thì rủi ro tín dụng có
thể hiểu là rủi ro đối tác (Counterparty Risk) xuất hiện khi có sự vi phạm các thỏa
thuận giữa ngân hàng và đối tác trong giao dịch của họ
+ Rủi ro hoạt động / tác nghiệp (Operational Risk) được hiểu là khả năng xảy ra
tổn thất do các nguyên nhân nội bộ (quy trình, hệ thống, vận hành…) và nguyên nhân
khách quan bên ngoài (như gian lận chẳng hạn)
Ngoài các tiêu chí phân lọai như kể trên, tùy từng điều kịện cụ thể, ngân hàng có
thể áp dụng các cách phân lọai rủi ro khác nhau ra phục vụ cho công tác quản trị hoạt
động của ngân hàng.
1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là vấn đề đặc biệt được quan tâm không chỉ ở phạm vi các ngân
hàng mà còn trong toàn nền kinh tế. Có nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng, gồm:
3
Theo hai nhà kinh tế A. Saunder và H. Lange [Financial Institutions
Management – A Modern Perpective] thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là “khoản lỗ
tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng
thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện
đầy đủ về cả số lượng và thời gian”
Theo quan niệm của ủy ban Basel thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay
hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận” [Basel
Committee on Banking Supervision (September 2000), Principal for the Management of
Credit Risk]. Theo khái niệm này thì rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng, không chỉ trong
quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng mà trong cả các hoạt động khác như đầu
tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện. Tuy nhiên, như đã giới thiệu trong phạm vi nghiên
cứu của đề tài, luận án chỉ nghiên cứu rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng, vì vậy rủi ro tín dụng có thể hiểu đơn giản là sự vi phạm không hoàn trả nợ từ
phía khách hàng vay.
Theo cách hiểu tại các ngân hàng Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy
ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực
hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” [quyết định
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005].
Như vậy, từ nhiều định nghĩa khác nhau, đa dạng, có thể tóm lược nội dung về
rủi ro tín dụng như sau:
Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác
không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ
của mình theo cam kết.
1.1.3. Cơ cấu của rủi ro tín dụng
Cơ cấu thành phần của rủi ro tín dụng bao gồm (i) Rủi ro giao dịch (Transaction
risk) và (ii) Rủi ro danh mục (Portfolio risk) [Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng,
nhà xuất bản Thống kê].
4
1.1.3.1. Rủi ro giao dịch
Rủi ro giao dịch có 3 thành phần là: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro
nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình thẩm định, phân tích tín dụng
của ngân hàng để lựa chọn khách hàng cấp tín dụng. Trong quá trình này, ngân hàng
rất dễ mắc phải sự lựa chọn sai lầm do hiện tượng “thông tin bất cân xứng” xuất hiện.
+ Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn bảo đảm cho giao dịch giữa ngân
hàng và khách hàng được diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn cho ngân hàng. Các quy
định hoặc tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm, vốn tự có đối ứng, các thỏa thuận trên hợp
đồng tín dụng là nhằm hạn chế rủi ro trong giai đoạn này.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến các thao tác trong quá trình thực hiện
khoản tín dụng. Ở đây những sai sót của nhân viên cấp tín dụng trong quá trình giải
ngân, giám sát theo dõi khoản tín dụng có thể là xuất phát điểm cho các rủi ro từ đạo
đức của khách hàng nảy sinh. Chẳng hạn việc lơ là không thực hiện các giám sát sau
khi giải ngân, có thể khiến người vay nảy sinh ý đồ sử dụng sai mục đích, làm thất
thoát tiền vay, việc bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi giải ngân cũng có thể
là nguyên nhân dẫn đến việc chiếm dụng vốn từ phía khách hàng.
1.1.3.2. Rủi ro danh mục
Rủi ro danh mục được phân ra hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập
trung (Concentration risk)
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi
vay hoặc ngành kinh tế. Chẳng hạn như biến cố rủi ro từ thiên tai, mất mùa đặc trưng
trong ngành nông nghiệp, hoặc yếu tố tồn kho ứ đọng trong ngành công nghiệp, xây
dựng…Vì gắn liền với chủ thể /đối tượng được cấp tín dụng nên rủi ro nội tại là yếu tố
không thể triệt tiêu được.
+ Rủi ro tập trung xuất phát từ việc dồn vốn cho một số ít khách hàng, một số
ngành kinh tế hẹp, một số loại hình cho vay hoặc một khu vực địa lý, đi ngược lại với
nguyên tắc đa dạng hóa để phân tán rủi ro. Cũng vì sự xuất hiện của rủi ro nội tại và
đặc tính không thể triệt tiêu của rủi ro nội tại nên việc đa dạng hóa để hạn chế và kiểm
5
soát rủi ro tập trung là vấn đề cần thiết đối với các ngân hàng trong quá trình cấp tín
dụng.
1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng
1.1.4.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan
 Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định
+ Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế. Quá trình tự
do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi
trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường
xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc
nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh trạnh của các ngân hàng thương
mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân
hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi
hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu
hút.
+ Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng
thừa về đầu tư trong một số ngành. Tình trạng này cũng có thể kéo theo việc tập trung
đầu tư tín dụng quá mức của các ngân hàng thương mại cho một số ngành kinh tế “thời
thượng” nào đó, như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán…và hệ quả
không tránh khỏi là rủi ro tín dụng tập trung trên danh mục của các ngân hàng thương
mại.
+ Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm
kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi
nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây
cũng là một hiện tượng khách quan. Ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt
Nam, sự cạnh tranh diễn ra một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy
hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hóa lao động, thể hiện sự bất
lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
+ Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tình hình kinh tế vĩ mô trong nước
dẫn đến các trường hợp bất ổn về các chỉ số tài chính như lạm phát cao, mất thăng
6
bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái không ổn định… có thể là các tác
nhân dẫn đến rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các khách hàng) cho ngân hàng.
 Rủi ro do môi trường pháp lý không thuận lợi
+ Sự chồng chéo, kém hiệu quả của hệ thống văn bản pháp luật nhà nước, hành
lang pháp luật yếu, thường xuyên thay đổi và không đồng bộ, việc thực thi pháp luật
một cách chậm chạp có thể là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro
cho các ngân hàng thương mại. Đây là điều không tránh khỏi tại các quốc gia kém
hoặc đang phát triển.
+ Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của cơ quan giám sát
ngân hàng. Đây là nhân tố có tác động hai chiều đối với hoạt động của các ngân hàng
thương mại. Ở chiều tích cực, nếu cơ quan giám sát ngân hàng hoạt động có hiệu quả,
sẽ tạo ra một hiệu ứng tốt, có tác dụng cảnh báo rủi ro từ xa cho các ngân hàng thương
mại. Nhưng ngược lại, sự trì trệ yếu kém của cơ quan giám sát ngân hàng có thể tạo
tâm lý ỷ lại, thiếu chủ động của các ngân hàng thương mại trong việc phòng chống rủi
ro, dẫn đến nhiều khi xử lý rủi ro chậm trễ, hậu quả khắc phục rất thấp.
+ Hệ thống quản lý và cung cấp thông tin, hỗ trợ cho hoạt động của các ngân
hàng thương mại còn bất cập. Chủ trương chính sách quản lý của Ngân hàng nhà nước,
các cơ quan có liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng mang tính ngắn hạn,
hình thức, có định hướng ép buộc hơn là khoa học trong quản lý. Đó cũng là thách
thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế
trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng thương
mại cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông
tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.
 Rủi ro phát sinh từ phía khách hàng quan hệ tín dụng
+ Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng vay yếu kém. Khi các doanh
nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn
đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản
lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực.
Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự
7
phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên
thực tế.
+ Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Ở những doanh
nghiệp có quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, thường tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao, biểu
hiện năng lực tự chủ tài chính thấp, vì vậy độ rủi ro cho người tài trợ như ngân hàng là
khá cao. Ngoài ra, ở hầu hết các quốc gia chưa phát triển, ý thức tuân thủ luật pháp
chưa tốt, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa
được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, khi thẩm định
tình hình tài chính, ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa
trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây
cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là
chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
+ Những nguyên nhân khác như: khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kinh
doanh kém hiệu quả, không có thiện chí trong việc trả nợ.
1.1.4.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan
 Nhóm rủi ro xuất phát từ chiến lược, chính sách của các ngân hàng thương
mại
+ Do ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận, đặt kỳ vọng về lợi nhuận cao hơn
sự an toàn của các khoản vay, hoặc ngân hàng đang ở trong giai đoạn nóng vội về tăng
trưởng, chạy theo doanh số để tăng trưởng thị phần, dẫn đến coi nhẹ hoặc hạ thấp các
tiêu chuẩn hoặc điều kiện vay vốn, làm phát sinh nhiều khoản nợ có chất lượng thấp.
+ Do chiến lược cho vay không phù hợp, tập trung quá nhiều tín dụng vào một
lĩnh vực hoặc một ngành kinh tế hẹp, hoặc cho một nhóm khách hàng.
+ Do không tìm hiểu kỹ thị trường, thiếu thông tin thị trường dẫn đến chính sách
cho vay, thị trường mục tiêu không hợp lý, tập trung cho những mảng không phải là
thế mạnh của ngân hàng.
 Nhóm rủi ro xuất phát từ năng lực tác nghiệp của ngân hàng
+ Do không tuân thủ đúng quy trình cấp tín dụng, bỏ qua các khâu trọng yếu
dẫn đến không kiểm soát được rủi ro từ phía khách hàng vay và khoản vay.
8
+ Năng lực nghiệp vụ của nhân viên cho vay yếu kém, từ khâu thẩm định lựa
chọn khách hàng quan hệ tín dụng, thiết kế các yếu tố bảo đảm an toàn cho khoản tín
dụng, cho đến khâu giám sát tín dụng thiếu hiệu quả vì vậy không thể ngăn chặn được
rủi ro từ phía khách hàng.
+ Hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của ngân hàng thiếu hiệu quả,
không có tác dụng hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh trong việc cảnh báo và xử lý rủi ro.
 Nhóm rủi ro xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của ngân hàng
+ Do hội đồng quản trị, Ban điều hành ngân hàng chạy theo lợi ích cục bộ, lợi ích
nhóm, đi ngược lại các quy định, nguyên tắc trong quản lý hoạt động tín dụng.
+ Do cán bộ ngân hàng cố tình vi phạm đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến việc cho
vay khống, cho vay không đúng mục đích, thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh
doanh không chính xác.
Tóm lại, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn chứa đựng tiềm ẩn rủi ro, nguồn
phát sinh có thể do tác động thiên tai, cơ chế chính sách, sự biến động kinh tế chính trị
hay do sự yếu kém của khách hàng về năng lực quản lý, khả năng tài chính, thậm chí
là sự lừa gạt của khách hàng... và chính sự yếu kém của bản thân ngân hàng trong việc
sàng lọc thông tin, chọn lọc khách hàng và công tác theo dõi, kiểm soát khoản vay.
Những rủi ro này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng một cơ chế và chính sách quản
lý rủi ro thích hợp trong từng thời kỳ.
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Đối với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng, khi rủi ro xảy ra đều dẫn đến
những ảnh hưởng khó lường và hậu quả của chúng cũng không dễ dàng khắc phục
trong một thời gian ngắn. Chính vì thế, quản trị rủi ro được coi là hoạt động trọng tâm
trong các tổ chức tài chính – ngân hàng bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng
nghĩa với việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Mặt khác, nền kinh tế thị trường nếu
không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do
đó, quản trị rủi ro là một nhu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của
ngân hàng thương mại.
9
Như đã đề cập ở phần trên, rủi ro tín dụng có thể mang lại những hậu quả rất
nguy hiểm đối với ngân hàng thương mại. Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng được xem là
một công việc có ý nghĩa sống còn đối với tất cả các ngân hàng thương mại, dù quy
mô lớn hay nhỏ, phạm vi hoạt động rộng hay hẹp. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng
của ngân hàng gắn chặt với hoạt động cấp tín dụng, nó thể hiện sự vận dụng các
nguyên tắc quản trị nói chung vào hoạt động có tính đặc thù của quá trình cấp tín
dụng. Xuất phát từ cách hiểu như vậy, theo người viết, khái niệm quản trị rủi ro tín
dụng có thể được trình bày như sau:
Quản trị rủi ro tín dụng là tiến trình của nhà quản trị bao gồm nhận dạng, đánh
giá mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt đồng thời lựa chọn và thực thi
những biện pháp/công cụ thích hợp nhằm đối phó với rủi ro trong hoạt động tín dụng
của ngân hàng thương mại.
Mục đích cao nhất của quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo rủi ro tín dụng được
kiểm soát trong khả năng ngân hàng có thể chấp nhận được, đồng thời với việc tối đa
hoá giá trị mà ngân hàng kỳ vọng đạt được trong điều kiện biến động của môi trường
kinh doanh.
1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Thứ nhất, quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tốt góp phần giảm tổn thất, giảm
thiểu chi phí hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng.
Chi phí cho việc trích lập dự phòng và xử lý các khoản rủi ro tín dụng là rất lớn
và thường được tính vào chi phí hoạt động, vì vậy việc trích lập dự phòng rủi ro sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, nếu công tác quản trị rủi ro tín
dụng có hiệu quả, các khỏan tín dụng trên danh mục của ngân hàng có chất lượng tốt
sẽ tạo điều kiện để ngân hàng giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận.
Thứ hai, quản trị rủi ro tín dụng tốt góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình
hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như gia tăng năng
lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình thực hiện các cam kết về việc gia nhập
WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Thứ ba, quản trị rủi ro tín dụng tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của
10
đất nước, khu vực. Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và bền vững, tạo
lòng tin vững chắc từ công chúng và khách hàng của các ngân hàng cũng như tạo niềm
tin và gia tăng mức độ tín nhiệm đối với cộng đồng, các tổ chức quốc tế đối với việc
quản trị hoạt động ngân hàng tại Việt Nam
1.2.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
1.2.3.1 Nguyên tắc cơ bản
 Chấp nhận rủi ro: Bản thân hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, vì vậy
một trong những nguyên tắc của ngân hàng là chấp nhận rủi ro. Rủi ro là sự hiện hữu
khách quan trong hoạt động tín dụng ngân hàng, ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro
ở mức cho phép nếu như mong muốn một mức thu nhập phù hợp. Bởi muốn loại bỏ
hoàn toàn rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là điều không thể. Đây là một xu
thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng
không phải là thụ động mà là chấp nhận một cách chủ động, cụ thể trong nhiều trường
hợp ngân hàng có thể chuyển nó thành cơ hội thu lợi nhuận cho mình. Việc chấp nhận
mức độ, lựa chọn loại bỏ rủi ro tín dụng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết
những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng.
 Điều hành rủi ro trong khả năng cho phép: Ngân hàng phải tính toán khả năng
gánh chịu rủi ro của mình để thực hiện việc cấp các khoản tín dụng, đồng thời duy trì
một danh mục tín dụng phù hợp. Ngân hàng luôn phải tuân thủ nguyên tắc không cấp
tín dụng cho những món vay không có khă năng khống chế và kiểm soát.
 Quản lý độc lập các rủi ro tín dụng riêng biệt: Các rủi ro trong ngân hàng là độc
lập nhau chính vì vậy phải có biện pháp quản lý riêng rẽ, không được gộp các rủi ro để
đưa ra cùng một phương pháp điều hành. Cùng một loại rủi ro nhưng phải được sắp
xếp, phân loại và quản lý theo từng nhóm nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý và tuân
theo quy định của pháp luật.
 Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập: Thu từ hoạt động tín
dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng chính vì vậy không ít ngân hàng đã chạy
theo mục tiêu lợi nhuận mà mắc sai sót trong việc quản trị rủi ro. Nguyên tắc này là
nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng. Các ngân hàng trong quá trình hoạt
11
động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro tín dụng mà thiệt hại
khi chúng xảy ra không được cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các
loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ.
 Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính: Giá trị thiệt hại mà
ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro tín dụng phải phù hợp với phần vốn mà
ngân hàng có thể trích lập dự phòng cho những thiệt hại do chúng gây ra. Đây là
nguyên tắc hết sức quan trọng vì khi rủi ro tín dụng xảy ra nó kéo theo sự thiệt hại thu
nhập, giảm tiềm năng lợi nhuận và nhịp độ phát triển ngân hàng trong tương lai.
 Hiệu quả kinh tế: Mục đích cơ bản của việc quản trị rủi ro tín dụng là điều tiết
những tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng khi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của
ngân hàng bỏ ra điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro tín dụng ngân
hàng có khă năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.
 Phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng
cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển cũng
như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng. Điều này sẽ tạo
sự phát triển đồng đều, hiệu quả, an toàn và bền vững trong hoạt động của ngân hàng.
1.2.3.2. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision
- BCBS) là một ủy ban được thành lập gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân
hàng từ năm 1974 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10, tại thành
phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng
vào thập kỷ 80. Vào năm 1988, Ủy ban Basel đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà
nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) còn được gọi là
Basel I. Hiệp ước Basel I cung cấp nội dung cơ bản về khung đo lường rủi ro tín dụng
với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I ngay sau khi ra đời vào năm 1988 được phổ
biến trong các quốc gia thành viên và sau đó được phổ biến ở hầu hết các nước có các
ngân hàng tham gia hoạt động quốc tế với các mục đích và tiêu chuẩn gồm:
 Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng
quốc tế; Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm
giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
12
 Tiêu chuẩn của Basel I gồm có ba nội dung:
(i) Tỉ số vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ số Cook”: Tỉ số này được phát triển bởi Ủy
ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS)
với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng
phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều
phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng.
Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR - Capital Adequacy Ratio) = Vốn bắt buộc/Tài
sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)
Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn
thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR <
6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.
(ii) Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được
định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ
lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 +
Vốn cấp 3
Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố,
như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự
trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty
con có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill).
Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng
đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn
hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức
tài chính khác.
Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn
(iii) Vốn tính theo rủi ro gia quyền:
RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân
đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)
Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới nhưng vẫn có khá
nhiều điểm hạn chế so với xu thế phát triển của hệ thống các ngân hàng. Để khắc phục
những hạn chế của Basel I, đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel
13
mới chính thức được ban hành và còn được gọi là Hiệp ước Basel II với khung đo
lường mới gồm 3 trụ cột chính:
(i) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt
buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên,
rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín
dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I,
cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị
trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận
hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và
rất nhạy cảm với xếp hạng.
(ii) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel
II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với
Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân
hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh
khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại
(residual risk).
Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát:
Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ
đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn
nhằm duy trì mức vốn đó.
Thứ hai, các Giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn
nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân
thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; Giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù
hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này.
Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn
mức tối thiểu theo quy định.
Thứ tư, Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của
ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi
ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.
14
(iii) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách
thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu
buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn,
mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân
hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của
ngân hàng đối với từng loại rủi ro này.
Theo đó, Ủy ban Basel đã ban hành những văn bản cụ thể, đưa ra những nguyên
tắc quản trị thích ứng với mỗi lọai rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. Các nguyên tắc
quản lý rủi ro tín dụng của ủy ban Basel lần đầu được ghi nhận trong bản Nguyên tắc
quản trị rủi ro tín dụng với các nội dung cơ bản của nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng
theo tinh thần của Ủy ban Basel gồm 16 nguyên tắc chia thành 4 nhóm như sau [Basel
Committee on Banking Supervision (Basel September 2000), Principles for the
Management of Credit Risk]
Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:
 Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ, xem
xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, khả năng sinh lời.
 Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng, xây dựng các quy trình,
thủ tục cho vay đối với từng khoản vay cụ thể và toàn bộ danh mục nhằm xác định,
đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.
 Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý RRTD trong mọi hoạt động và mọi sản phẩm
của Ngân hàng. Đảm bảo mọi hoạt động đều được thực hiện đúng theo các thủ tục và
quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.
Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh:
 Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: những hiểu biết về người
vay, mục tiêu, cơ cấu tín dụng và nguồn thanh toán.
 Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng Khách hàng riêng
lẻ, nhóm những Khách hàng vay có liên quan đến nhau, trong và ngoài bảng cân đối
kế toán.
15
 Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các
khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.
 Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại,
quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm
giảm bớt rủi ro trong cho vay.
Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi phù hợp:
 Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với
các danh mục tín dụng.
 Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng
khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng.
 Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ, hệ thống
đánh giá cần phải nhất quán với hoạt động của Ngân hàng.
 Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp Ban quản lý đánh
giá Rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài Bảng cân đối kế toán.
 Nguyên tắc 12: Có hệ thống kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể, chất lượng của
danh mục tín dụng.
 Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có
thể xảy ra trong tương lai.
Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:
 Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, cần thông
báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và Ban quản lý cấp cao.
 Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể:
việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm
soát nội bộ, những phạm vi về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được
báo cáo kịp thời.
 Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản mục tín dụng phát hiện
thấy có vấn đề.
16
1.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Trong các tổ chức kinh doanh nói chung, kể cả các tổ chức tài chính, hoạt
động quản trị thường bao gồm ba mảng nội dung có sự đan xen với nhau. Đó là
quản trị tổ chức, quản trị hoạt động và quản trị rủi ro. Tùy đặc điểm của tổ chức mà
nội dung quản trị nào được nhấn mạnh hơn. Riêng đối với các ngân hàng thương
mại, do hoạt động trong môi trường quá nhạy cảm, nên quản trị rủi ro được đặc bịệt
nhấn mạnh. Thêm nữa tín dụng lại là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho các
ngân hàng, vì vậy quản trị rủi ro tín dụng lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Quản trị rủi ro tín dụng là một nội dung đặc thù của hoạt động quản trị kinh doanh
nói chung trong các ngân hàng. Vì vậy tiến trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm
các nội dung công việc mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải thực hiện trong họat
động quản trị kinh doanh của mình. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng được mô tả
khái quát trong khung quản trị rủi ro tín dụng như hình 1.1 dưới đây:
Hình 1.1: Khung quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại
Nguồn tham khảo: Từ tài liệu [Financial Technology Transfer Agency,
Luxembourg (2008), Risk Management]
Hoạch định
chiến lược
QTRR
Tín dụng
Các biện
pháp điều
chỉnh sau
giám sát
Giám sát
và kiểm tra
quá trình
thực hiện
Tổ chức
thực hiện
QTRR Tín
dụng
Tổ chức
bộ máy
QTRR
Tín dụng
Xây dựng
chính sách
QTRR
Tín dụng
Xác định
“khẩu vị rủi
ro Tín dụng”
Khung
quản trị rủi
ro Tín dụng
17
1.2.4.1. Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng là định hướng hoạt động được các
nhà quản lý ngân hàng hoạch định, định hướng kinh doanh cho ngân hàng mình để
đạt tới một mục tiêu nhất định. Trong đó, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là một
bộ phận trong chiến lược kinh doanh tổng thể, nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng
với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời xác định khả năng và thái độ sẵn sàng
chấp nhận của ngân hảng đối với rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Trên cơ sở đó, ngân hàng
đề ra các chính sách thích hợp cho hoạt động tín dụng.
1.2.4.2. Xác định “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng
Mỗi một ngân hàng có một khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau, điều này
tùy thuộc vào quy mô vốn tự có, năng lực quản trị, cơ sở vật chất kỹ thuật và một
số yếu tố nội lực khác của ngân hàng. Vì vậy cùng với việc hoạch định chiến lược,
mỗi ngân hàng phải tự xác định khả năng chịu đựng rủi ro của mình, để đảm bảo
các chính sách sau đó sẽ được thiết kế phù hợp với khả năng này. Đây là yếu tố
quan trọng mà ủy ban Basel gọi là mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, hay là
“khẩu vị rủi ro”. Để cụ thể hơn, mức độ chịu đựng rủi ro của ngân hàng có thể được
xác định theo từng khoản vay, từng khách hàng, nhóm khách hàng, theo sản phẩm
và lĩnh vực đầu tư, theo khu vực địa lý, theo dạng tài sản bảo đảm, theo trình độ
chuyên môn của cán bộ tín dụng.
1.2.4.3. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng thích hợp
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là một nội dung trong chính sách tín dụng
chung cùa ngân hàng. Theo đó, chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan
điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng của ngân hàng
do ban lãnh đạo ngân hàng soạn thảo, Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua, phù
hợp với chiến lược phát triển của từng ngân hàng và những quy định pháp lý hiện
hành. Chính sách tín dụng của ngân hàng thường phải nhất quán và phù hợp với đặc
điểm, tình hình tài chính của từng ngân hàng. Mặt khác, chính sách tín dụng của
18
ngân hàng thương mại luôn luôn hướng tới các mục tiêu lợi nhuận, an toàn và lành
mạnh [Ngô Hướng, Phan Đình Thế (2002), giáo trình Quản trị và kinh doanh ngân
hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà nội]. Và cũng chính bởi mục tiêu an toàn / tức giảm
thiểu rủi ro, nên trong chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại không thể
thiếu được một nội dung quan trọng đó là định hướng cho quản lý rủi ro tín dụng.
Những nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản trong chính sách gồm có:
+ Chính sách giới hạn hoặc hạn chế cấp tín dụng. Trong từng ngân hàng luôn
có những quy định về giới hạn cấp tín dụng, những giới hạn này có thể hình thành
do quy định của luật pháp, hoặc của cơ quan giám sát ngân hàng từng nước, hoặc
cũng có thể do chính ngân hàng tự đặt ra. Mục đích là nhằm giảm thiểu sự tập trung
trên danh mục cấp tín dụng, tránh dồn vốn cho một số ít đối tượng, gây bất lợi cho
ngân hàng.
+ Chính sách phân tán rủi ro thông qua đa dạng hóa lĩnh vực / ngành kinh tế,
khu vực địa lý …Một mặt chính sách đa dạng hóa là cụ thể hóa nguyên tắc phân tán
rủi ro theo đối tượng được cấp tín dụng, mặt khác thể hiện thị trường mục tiêu mà
ngân hàng đang muốn hướng tới, phù hợp với năng lực kiểm soát rủi ro của ngân
hàng.
+ Chính sách đảm bảo an toàn cho quá trình cấp tín dụng, thông qua quy định
về lãi suất tiền vay, quy định tài sản bảo đảm nợ vay, quy định về vốn đối ứng
trong từng dự án, phương án vay vốn. Những quy định này có tính chất định hướng
cho quá trình thực hiện cấp tín dụng tại ngân hàng.
+ Chính sách trích lập quỹ dự phòng tổn thất trong kinh doanh tín dụng. Tổn
thất tín dụng mà ngân hàng gặp phải có thể là lọai ước tính được (Expected Loss)
hoặc lọai không ước tính được (Unexpected Loss). Để đối phó với các lọai tổn thất
này, ngân hàng thường có hai cách:
(i) Trích lập dự phòng cho tổn thất dự tính được và
(ii) Tính số vốn tự có cần thiết để trang trải cho tổn thất không dự tính được.
Những nội dung liên quan đến dự phòng tổn thất phải được đề cập đến trong chính
sách quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
19
1.2.4.4. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng
Tất cả các nội dung chiến lược, chính sách mà ngân hàng đề ra sẽ không thể
thực hiện hiệu quả nếu không có một cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý. Ở các ngân
hàng thương mại hiện đại theo chuẩn mực quốc tế có xu hướng chuyển từ cơ cấu quản
trị rủi ro tín dụng phi tập trung sang xu hướng quản trị tập trung. Theo đó, sẽ hình
thành một mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất từ Hội đồng quản trị cấp cao có
sự tư vấn của ủy ban quản trị rủi ro đến bộ phận quản trị rủi ro trực thuộc Ban điều
hành, cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía Ban kỉểm soát của ngân hàng thương mại.
Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng,
hiện nay, ở hầu hết các ngân hàng thương mại đều chú trọng tách biệt 3 chức năng
cơ bản, đó là chức năng kinh doanh (kiến tạo rủi ro), chức năng thẩm định (phê
duyệt rủi ro) và chức năng giám sát (quản lý rủi ro). Trong đó, chức năng quản lý
rủi ro được thực hiện bởi một bộ phận riêng biệt với tên gọi là Phòng/ bộ phận quản
lý rủi ro. Bộ phận này trực thuộc sự chỉ đạo của ban điều hành, cùng cấp với các
phòng ban tác nghiệp khác, tuy nhiên hoạt động của bộ phận này tách biệt, không tham
gia vào quá trình tác nghiệp để đảm bảo tính độc lập. Việc xây dựng bộ máy quản trị
rủi ro thích hợp sẽ tạo điều kiện để các chính sách quản trị đã ban hành được thực thi
một cách hiệu quả hơn.
1.2.4.5. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng
Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng là một trong các nội dung quan
trọng của tiến trình quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng tại
các ngân hàng. Bởi vì nó được xem là khâu phức tạp do có sự tham gia của nhiều
bộ phận, phòng, ban trong ngân hàng. Nếu không có sự phối kết hợp một cách
nhuần nhuyễn, có thể làm phát sinh nhiều sai sót, chẳng hạn như bỏ qua các thủ tục
pháp lý cần thiết, vi phạm quy tắc “bốn mắt” trong xét duyệt tín dụng…và từ đây sẽ
xuất hiện rủi ro hoạt động nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng đã được Ủy ban
Basel đề cập đến [Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS, Basel II- sự thống nhất quốc
tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, nhà xuất bản văn hóa thông tin, bản dịch của
Khúc Quang Huy năm 2008]. Để cho quá trình thực hiện hoạt động tín dụng được diễn
20
ra suôn sẻ, giảm thiểu sai sót, các ngân hàng thường xây dựng các quy định cụ thể như
quy chế, quy trình tín dụng có tính cách bắt buộc để các bộ phận cùng phối hợp thực
hiện. Trong các văn bản này, nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận /cá nhân tham gia
được quy định rất rõ, nhằm hạn chế thấp nhất việc chồng chéo “giẫm chân lên nhau”
trong quá trình thực hiện.
1.2.4.6. Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện
Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện có các ý nghĩa sau đây:
Thứ nhất, phát hiện các dấu hiệu của các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề. Ngân
hàng phải kịp thời phát hiện và quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, luôn
xây dựng chính sách chung sống cùng rủi ro: Hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, khai
thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề. Ngân hàng phân loại
nợ quá hạn, nợ khó đòi cũng như nợ có vấn đề, phân tích nguyên nhân, thực trạng
và khả năng giải quyết. Trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời, song
vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay
thêm để duy trì sản xuất kinh doanh, tạo nguồn trả nợ, gia hạn nợ, giảm lãi. Trường
hợp người vay lừa đảo, chây ỳ, không có khả năng trả nợ, ngân hàng tìm giải pháp
xử lý như bán tài sản bảo đảm, phong tỏa tiền gửi trên tài khoản. Giám sát tình hình
sản xuất kinh doanh để nắm bắt được khả năng trả nợ của khách hàng. Khi khách
hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét, hỗ trợ thêm vốn
cho doanh nghiệp hoặc có phương án thu hồi nợ sớm. Ngân hàng nên yêu cầu các
doanh nghiệp phải có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động
kinh doanh với những nguồn vốn vay của ngân hàng trong thời hạn đang vay vốn.
Cán bộ tín dụng kiểm tra tại cơ sở của khách hàng, theo dõi thị trường và ngành
hàng sản xuất, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành…Rõ ràng giải pháp
tối ưu là phải đảm bảo thu hồi được nợ, đồng thời tạo điều kiện cho cả ngân hàng
và khách hàng có thể duy trì hoạt động tiếp theo một cách bình thường.
Thứ hai, tiếp tục thực hiện quá trình sàng lọc khách hàng, thông qua việc thu
thập thông tin từ những khách hàng vay. Các ngân hàng phải thực hiện lọc những
người vay tín dụng có triển vọng tốt ra khỏi những người mạo hiểm vay tín dụng có
21
dự báo xấu, bằng cách tập hợp thông tin. Nhờ vậy, các món tiền cho vay sẽ đem lại
lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng thu thập thông tin qua tình hình tài chính, uy
tín của khách hàng vay, dự báo thị trường đối với ngành hàng.
Thứ ba, hình thành quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Trên cơ sở phân loại nợ
theo chất lượng, hàng năm các ngân hàng thương mại tiến hành trích lập dự phòng
rủi ro cho các tổn thất ước tính. Nguy cơ đe dọa hoạt động kinh doanh bình thường
của ngân hàng cũng sẽ ra tăng nếu như công tác trích lập dự phòng rủi ro không
được thực hiện nghiêm túc và chất lượng dựa trên kết quả phân loại nợ và xếp hạng
tín dụng.
1.2.4.7. Điều chỉnh sau giám sát
Đây là nội dung cuối cùng trong tiến trình quản trị rủi ro tại ngân hàng. Trong
trường hợp kết quả giám sát cho thấy hoạt động tín dụng ổn thỏa, mọi rủi ro trong tầm
kiểm sóat được thì xem như biện pháp điều chỉnh không xảy ra. Tuy nhiên trong nhiều
trường hợp nếu xuất hiện các biến cố bất thường, chẳng hạn tỷ lệ các khoản nợ xấu, nợ
có vấn đề vượt khỏi dự kiến, danh mục cho vay tiềm ẩn rủi ro tập trung quá rõ thì ngân
hàng lập tức phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Mục đích sau cùng của
các điều chỉnh này là đưa hoạt động tín dụng trở về quỹ đạo an toàn, trong tầm kiểm
soát của ngân hàng.
Những biện pháp điều chỉnh mà ngân hàng thực hiện có thể là xử lý nợ có vấn đề
thông qua các công cụ pháp luật, thực hiện mua bán nợ, điều chỉnh danh mục… Ở các
nước phát triển do điều kiện thị trường tài chính phát triển mạnh, các ngân hàng có thể
áp dụng nhiều biện pháp điều chỉnh như: hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa nợ
chủ yếu nhằm giảm rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của mỗi ngân hàng [Bùi
Diệu Anh (2012) Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, luận
án tiến sĩ, Trường đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh]
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương
mại
1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
22
­ Môi trường tự nhiên:
Khi môi trường tự nhiên có một sự biến động bất thường như động đất, núi
lửa, bão lũ, lụt lội, hạn hán, dịch bệnh gia súc và cây trồng…gây thiệt hại cho sản
xuất kinh doanh và dịch vụ thì rủi ro sẽ xuất hiện và các ngân hàng sẽ không thu
hồi được vốn, nguy cơ rủi ro tín dụng là bất khả kháng.
­ Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế xã hội là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội tác động lên
hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Đối mặt với những thay đổi thất thường trên tầm vĩ mô của nền kinh tế, chính là
thách thức đặt ra cho các ngân hàng. Chỉ có biện pháp quản trị rủi ro linh hoạt và hiệu quả
mới giúp ngân hàng vượt qua. Dưới góc độ vĩ mô, kinh tế Việt Nam chưa thực sự có nền
kinh tế thị trường toàn diện. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ dỡ bỏ
hàng rào thuế quan và bảo hộ mậu dịch buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự chống
chọi với sức ép từ bên ngoài, chưa tính đến trường hợp là doanh nghiệp gặp khó khăn khi
phải cạnh tranh ngoài lãnh thổ. Mặc khác, đối với những doanh nghiệp đang được nhà
nước bao cấp sau khi cổ phần hóa, ngân hàng sẽ phải thu hồi các khoản nợ tồn đọng từ
trước. Sự thay đổi mang tầm vĩ mô của nền kinh tế nếu ngân hàng không có biện pháp xử
lý và ứng phó kịp thời, hợp lý thì ngân hàng sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề.
­ Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp, các văn bản của nhà nước
ban hành liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do vậy, môi trường
pháp lý ảnh hưởng không ít đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng
thương mại. Hành lang pháp lý rộng hay hẹp đồng nghĩa với khả năng tự chủ của
ngân hàng cao hay thấp. Hệ thống luật hiện nay chưa hoàn thiện, còn nhiều chồng
chéo gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động ngân hàng; các văn bản quy phạm
pháp luật chưa đồng bộ, chỗ thừa chỗ thiếu, chỗ quá khắt khe chỗ lại quá sơ hở, dễ
bị lợi dụng, hoặc gây ách tắc không đáng có cho doanh nghiệp và ngân hàng.
­ Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro như:
+ Môi trường xã hội: Đạo đức của cán bộ ngân hàng hoặc khách hàng xuống
cấp đã tác động xấu đến rủi ro tín dụng.
23
+ Những biến động của giá cả thị trường ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng giá trị tài sản bảo đảm, xử lý các tài sản bảo
đảm.
+ Hệ thống thông tin hiện nay làm giảm đáng kể tính hiệu quả trong quản trị
rủi ro tín dụng do thiếu vắng và kém tin cậy của hệ thống thông tin được kiểm tra
bỡi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đánh giá các doanh nghiệp,
người tiêu dùng (như kiểm toán, kế toán, xếp hạng, đánh giá rủi ro). Do không có
“trọng tài” khách quan cũng như các thông tin được kiểm chứng, ngân hàng phải tự
mình đánh giá đối tác trong từng giao dịch. Trên thế giới, các thông tin của doanh
nghiệp được công bố rộng rãi mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận khi tiến hành các
giao dịch với ngân hàng hoặc giao dịch mua bán với nhau
+ Vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước còn hạn chế. Việc giám sát, thanh
tra, xử lý hiệu lực còn thấp, thiếu kiên quyết, không dứt điểm, do vậy chưa phát
huy được tác dụng. Quy chế hướng dẫn còn chưa đồng bộ, chậm trễ bổ sung sửa
đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Tất cả những yếu tố nêu trên đều ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín
dụng. Muốn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại có hiệu quả cần phải
có các tiền đề, hình thành môi trường kinh doanh ổn định có sự can thiệp và điều
tiết của ngân hàng Nhà nước.
1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng
­ Nhân sự
Nhân sự là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và trong hoạt động tín dụng
cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, hệ thống ngân
hàng ngày càng hiện đại đòi hỏi nhân sự phải có trình độ, năng lực, khả năng tư
duy, nhạy cảm và có đạo đức nghề nghiệp và đây cũng là những nhân tố quyết định
đến hiệu quả quản lý rủi ro rủi ro tín dụng. Nếu bố trí không hợp lý như một cán bộ
phải theo dõi quá nhiều khách hàng, quy mô và tính phức tạp của khoản vay vượt
quá khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, chất lượng tín dụng sẽ giảm sút, nguy cơ
rủi ro tín dụng là tất yếu. Đối với những dự án công nghệ cao, khả năng tiếp cận
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam
Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

Más contenido relacionado

Destacado

Văn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp pptVăn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp ppt
Vita-Share
 

Destacado (6)

Văn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp pptVăn hóa doanh nghiệp ppt
Văn hóa doanh nghiệp ppt
 
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAMBAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
BAO CAO THUC TAP SACOMBANK HA NAM
 
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệpQuản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
 
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanhPhân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 
Financial risk management ppt @ mba finance
Financial risk management  ppt @ mba financeFinancial risk management  ppt @ mba finance
Financial risk management ppt @ mba finance
 

Más de https://www.facebook.com/garmentspace

Más de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Último

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Último (20)

Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 

Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- DƯƠNG NGỌC HÀO GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học NGƯT, PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- DƯƠNG NGỌC HÀO GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: NGƯT, PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN ............................. ­ Tôi tên: Dương Ngọc Hào ­ Ngày sinh: 16 tháng 8 năm 1976. ­ Quê quán: Bình Định ­ Hiện đang công tác tại: Ngân hàng TMCP Á Châu ­ Là nghiên cứu sinh khoá 17 của Trường Đại Học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. ­ Mã số NCS: 010117120006 ­ Tên đề tài: "GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM" ­ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng ­ Mã số: 62.34.02.01 ­ Người hướng dẫn khoa học: NGƯT, PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH ­ Luận án này được thực hiện tại Trường Đại Học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận án tiến sỹ này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được trình bày trong nội dung luận án là trung thực, độc lập, không sao chép và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Các số liệu và nguồn trích dẫn được ghi chú nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan của tôi. TP. Hồ Chí Minh, Ngày 10 tháng 6 năm 2015 Tác giả Dương Ngọc Hào
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. i CHƯƠNG 1.............................................................................................................................1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .........................................................................................................................................1 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .........1 1.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại........................................................1 1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng .........................................................................................................2 1.1.3. Cơ cấu của rủi ro tín dụng ........................................................................................................3 1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ..............................................................................................5 1.1.4.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan .............................................................................5 1.1.4.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan.................................................................................7 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..........................8 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng ...........................................................................................8 1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại....................................9 1.2.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.............................................10 1.2.3.1. Nguyên tắc cơ bản.................................................................................................................10 1.2.3.2. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng.....................................................................11 1.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng ...........................................................................................16 1.2.4.1. Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng ....................................................................17 1.2.4.2. Xác định “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng ..............................................................................17 1.2.4.3. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng thích hợp...........................................................17 1.2.4.4. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng.................................................................................19 1.2.4.5. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng..............................................................................19 1.2.4.6. Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện ...............................................................................20 1.2.4.7. Điều chỉnh sau giám sát.........................................................................................................21 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại..................21 1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô.................................................................................21 1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng ..........................................................................................23 1.2.6. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.............................25 1.2.6.1. Tiêu chí định lượng ..............................................................................................................25 1.2.6.2. Tiêu chí định tính .................................................................................................................27
  • 5. 1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG VIỆT NAM ................29 1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại nước ngoài..........29 1.3.1.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Trung Quốc ........................................................30 1.3.1.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Thái Lan .............................................................32 1.3.1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của Mỹ.......................................................................34 1.3.1.4. Kinh nghiệm của Nhật Bản...................................................................................................37 1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1....................................................................................................................40 CHƯƠNG 2...........................................................................................................................41 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM....................................................................................................................41 2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM....................................................................................................................41 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại Việt Nam............................41 2.1.2 Về quy mô của Ngân hàng thương mại Việt Nam...................................................................42 2.1.2.1 Mạng lưới hoạt động...............................................................................................................42 2.1.2.2 Vốn điều lệ..............................................................................................................................43 2.1.2.3 Tổng tài sản ............................................................................................................................43 2.1.2.4 Nhân sự...................................................................................................................................45 2.1.3 Hoạt động huy động vốn tại các NHTM Việt Nam (2009 -2013).............................................46 2.1.4 Hoạt động tín dụng các NHTM Việt Nam (2009 -2013)..........................................................49 2.1.5 Về nợ quá hạn tại các NHTM Việt Nam (2009 -2013).............................................................52 2.1.5.1 Nợ quá hạn..............................................................................................................................52 2.1.5.2 Phân loại nợ...........................................................................................................................54 2.1.5.3 Xử lý nợ xấu...........................................................................................................................55 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..................................................................................................56 2.2.1. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 1.......................................56 2.2.1.1. Hoạch định.............................................................................................................................58 2.2.1.2. Tổ chức thực hiện.....................................................................................................................58 2.2.1.3. Giám sát..................................................................................................................................58
  • 6. 2.2.1.4. Điều chỉnh sau giám sát............................................................................................................60 2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 2.......................................60 2.2.2.1. Hoạch định.............................................................................................................................62 2.2.2.2. Tổ chức thực hiện.....................................................................................................................62 2.2.2.3. Giám sát..................................................................................................................................64 2.2.2.4. Điều chỉnh sau giám sát............................................................................................................67 2.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại thuộc nhóm 3......................................67 2.2.3.1. Hoạch định.............................................................................................................................68 2.2.3.2. Tổ chức thực hiện.....................................................................................................................69 2.2.3.3. Giám sát..................................................................................................................................70 2.2.3.4. Điều chỉnh sau giám sát............................................................................................................72 2.2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại............................73 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM......................................................................................76 2.3.1 Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng..........................................................76 2.3.1.1. Hầu hết các ngân hàng đã xây dựng chiến lược, chính sách định hướng cho công tác quản lý rủi ro tín dụng thống nhất trong từng hệ thống ngân hàng...............................................................77 2.3.1.2. Mô hình tổ chức theo hướng tập trung cho quản trị rủi ro bước đầu đã được hình thành tại một số ngân hàng thương mại. ............................................................................................................78 2.3.1.3. Hầu hết các ngân hàng đã xây dựng được quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, tạo điều kiện để kiểm soát rủi ro tín dụng ngay từ khi mới xuất hiện. ............................................................................80 2.3.1.4. Một số ngân hàng đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đo lường rủi ro giao dịch tín dụng. ..........................................................................................................81 2.3.2 Những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại .............................82 2.3.2.1. Môi trường quản trị rủi ro tín dụng nói chung chưa đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban Basel và thông lệ quốc tế.....................................................................................................................82 2.3.2.2. Một số ngân hàng thương mại vẫn duy trì mô hình tổ chức quản trị phân tán, chưa tách bạch các chức năng dễ dẫn đến xung đột quyền lợi trong quản trị rủi ro tín dụng................................83 2.3.2.3. Việc thực hiện quy trình tín dụng còn nhiều sai sót là một trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ở nhiều ngân hàng tăng quá mức cho phép.......................................................................83 2.3.2.4. Các ngân hàng chưa có một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế...86 2.3.2.5. Hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại ngân hàng chưa hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý rủi ro tín dụng ........................................................................................................................87 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. .......................................................................................................................................88
  • 7. 2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan..................................................................................................88 2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan ..............................................................................................91 CHƯƠNG 3...........................................................................................................................97 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................97 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.....................................................................97 3.1.1. Định hướng phát triển thị trường tài chính và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vững chắc để hội nhập quốc tế.................................................................................................97 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới ...............................................................99 3.1.3. Định hướng hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 100 3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM........................................................................102 3.2.1. Nhóm giải pháp có tính chiến lược........................................................................................103 3.2.1.1. Thay đổi nhận thức về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng............103 3.2.1.2. Hoàn thiện khung quản trị rủi ro tín dụng.............................................................................104 3.2.1.3. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng..........................................106 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng ..............................................111 3.2.2.1. Lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng an toàn, khoa học, dễ vận hành, dễ kiểm tra ........111 3.2.2.2. Hoàn thiện các yêu cầu về quản trị rủi ro tín dụng...............................................................112 3.2.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng.............................................116 3.2.2.4. Hoàn thiện các phương thức đo lường rủi ro tín dụng...........................................................123 3.2.2.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát và quản lý khoản vay..............................................126 3.2.2.6 Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và chính xác phản ánh đúng tình trạng nợ của mỗi ngân hàng thương mại....................................................................................128 3.2.3. Nhóm giải pháp phân tán rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất tín dụng..128 3.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng thương mại .................................................................132 3.2.5. Nhóm giải pháp ứng dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng......................135 3.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác..................................................................................................137 3.2.6.1 Xây dựng đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp............................137 3.2.6.2 Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại ................................................................138 3.2.6.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin................................................................................................139
  • 8. 3.2.6.4 Có kế hoạch tăng vốn điều lệ hợp lý, kịp thời.........................................................................140 3.2.6.5 Thực hiện chính sách sáp nhập, hợp nhất các TCTD để nâng cao năng lực tài chính .............141 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..........................................................................................................................143 3.3.1. Kiến nghị với Nhà Nước........................................................................................................143 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ...............................................................145 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 149
  • 9. BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT AGRIBANK: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam BIDV : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam CAR-(Capital Adequacy Ratio): Hệ số an toàn vốn CBTD : Cán bộ tín dụng CSTT : Chính sách tiền tệ DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DPRR : Dự phòng rủi ro HĐQT : Hội đồng quản trị NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHNg : Ngân hàng mước ngoài NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương MB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội NQH : Nợ quá hạn TCTD : Tổ chức tín dụng TCKT : Tổ chức kinh tế TECHCOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam TSBĐ : Tài sản bảo đảm TMCP : Thương mại cổ phần TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh SXKD : Sản xuất kinh doanh SACOMBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín QTRR : Quản trị rủi ro RRTD : Rủi ro tín dụng VIETCOMBANK: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
  • 10. VIETINBANK : Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam VPBank : Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VNĐ : Đồng Việt Nam VAMC : Công ty mua bán nợ Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân USD : Đô la Mỹ XHTDNB : Xếp hạng tín dụng nội bộ TIẾNG ANH ALCO : Asset Liability CIC : Credit Information Center EL : Expected Loss EAD : Exposure At Default GDP : Gross Domestic Product LGD : Loss Given at Default PD : Possibility Default UL : Unexpected Loss
  • 11. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Huy động vốn của các ngân hàng thương mại (2009-2013) 47 Bảng 2.2 Thị phần tiền gửi của các nhóm NHTM (2009-2012) 47 Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với GDP và Lạm phát 2009- 2013 50 Bảng 2.4 Thị phần tín dụng của các nhóm NHTM (2009-2012) 50 Bảng 2.5 Nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009 -2013 53 Bảng 2.6 Phân nhóm quy mô các NHTM Việt Nam 56 Bảng 2.7 Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 1, giai đoạn 2009-2013 57 Bảng 2.8 Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 2, giai đoạn 2009-2013 61 Bảng 2.9 Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nhóm 3, giai đoạn 2009-2013 68 Hình 1.1 Khung quản trị rủi ro tín dụng của NHTM 16 Hình 2.1 Số lượng ngân hàng tại Việt Nam đến 2013 41 Hình 2.2 Số lượng CN/ PGD của các ngân hàng Việt Nam đến 2013 42 Hình 2.3 Vốn điều lệ các ngân hàng thương mại Việt Nam đến 2013 43 Hình 2.4 Tổng tài sản các ngân hàng thương mại Việt Nam đến 2013 44 Hình 2.5 Tăng trưởng tổng tài sản của các nhóm tổ chức tín dụng năm 2013 44 Hình 2.6 Tỉ trọng tổng tài sản của nhóm các tổ chức tín dụng tại thời điểm 31/12/2013 45 Hình 2.7 Nhân sự các ngân hàng thương mại Việt Nam đến 2013 46 Hình 2.8 Thị phần huy động vốn các ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến cuối năm 2013 48
  • 12. Hình 2.9 Tỉ lệ (%) cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (TT1) của các ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến cuối năm 2013 49 Hình 2.10 Thị phần tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam tính đến cuối năm 2013 51 Hình 2.11 Diễn biến thị phần dư nợ tín dụng của các nhóm ngân hàng 2007-2013 51 Hình 2.12 Diễn biến dư nợ tín dụng và lãi vay bình quân của ngân hàng 52 Hình 2.13 Tỉ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng 2009 -2013 53 Hình 2.14 Tỉ trọng nợ xấu của nhóm các NHTM 54 Hình 2.15 Tỉ lệ nợ xấu của nhóm các lĩnh vực kinh tế 54 Hình 2.16 Giá trị nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam đến cuối năm 2013 55 Hình 2.17 Hệ thống 3 tuyến phòng thủ trong quản trị rủi ro 79
  • 13. i MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam từ khi bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế và chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới cho đến nay đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực trong đó ngân hàng cũng là doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, đây được xem là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và xương sống đối với việc điều tiết nền kinh tế trong nước nên được xem là mũi nhọn trong hội nhập kinh tế. Việt Nam đã và đang thực hiện các cam kết mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm cho các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cơ hội mở ra rất nhiều nhưng thách thức cũng không ít, nhân tố hội nhập được xem là tác nhân, động lực mới ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời kèm theo nhiều rủi ro tiềm ẩn, những rủi ro tác động đến nền kinh tế đều có ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng và là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại tỷ trọng lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, nó cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể tác động rất nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác và có thể làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng. Một ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, có năng lực tài chính mạnh và có hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững. Thực tiễn hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng mặc dù đã được các ngân hàng thương mại quan tâm, tuy nhiên về quản trị rủi ro tín dụng vẫn chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chính xác, chặt chẽ và theo thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra
  • 14. ii là cần phải nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng. Việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “ Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu làm luận án tiến sỹ kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng không chỉ là điều kiện để ngân hàng thương mại hoạt động ổn định và phát triển, mà còn để ngăn ngừa những tác động xấu đến nền kinh tế. Tại Việt Nam, khi chuyển sang cơ chế thị trường, các NHTM đứng trước những khó khăn do sự khác biệt trong hoạt động giữa cơ chế cũ và cơ chế mới mang lại, trong đó có vấn đề quản lý rủi ro tín dụng nhằm khắc phục những khó khăn và thúc đẩy hoạt động tín dụng có hiệu quả, các chuyên gia và các nhà quản trị ngân hàng rất quan tâm đến công tác phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau từ báo cáo đến nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể như: Năm 2012, TS. Bùi Diệu Anh, Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, luận án tiến sĩ, Trường đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh Năm 2013, NCS. Hà Văn Dương bảo vệ thành công Đề tài: ''Quản lý nhà nước về đa dạng hóa hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM đến năm 2020'' Năm 2013, NCS Bùi Văn Khoa bảo vệ thành công đề tài: ''Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên'' Có thể nói, hàng trăm luận văn thạc sỹ, hàng chục luận án tiến sỹ nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng tại các chi nhánh ngân hàng thương mại nói riêng và tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung đã được bảo vệ. Nhìn chung các đề
  • 15. iii tài nghiên cứu bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những tồn tại và hạn chế về phạm vi, quy mô nghiên cứu theo mục tiêu của đề tài. Ngoài ra, việc đi sâu nghiên cứu hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cập nhật trong giai đoạn tái cơ cấu các tổ chức tín dụng như hiện nay là rất cần thiết cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó luận án này là một công trình được bổ sung. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. - Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại nhằm góp phần làm rõ các nội dung cơ bản về lý luận quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại + Phân tích rõ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của nhóm các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009 -2013 + Xác định những điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và nhóm các ngân hàng thương mại lớn, điển hình, có tổng qui mô dư nợ chiếm tỉ trọng cao của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề rất rộng, có nhiều công trình nghiên cứu, do đó nội dung nghiên cứu của luận án này nghiên cứu sinh lựa
  • 16. iv chọn là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn 2009-2013 của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo 3 nhóm NHTM dựa trên qui mô. + Về thời gian, tập trung trong giai đoạn từ 2009 – 2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận án nghiên cứu là xây dựng các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong luận án là sử dụng số liệu qua các báo cáo, thông kê của ngân hàng thương mại, Ngân hàng nhà nước để phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp, kiến nghị trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. 6. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án này làm rõ những cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó: Luận án cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng phải được bắt đầu từ khâu thẩm định khách hàng cho đến khi kết thúc việc thu hồi nợ của khách hàng vay. Luận án đã khẳng định tính cấp thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đó là "các khoản nợ tại các NHTM Việt Nam tất yếu và nhanh chóng phải được đo lường, phân loại, lượng hóa các rủi ro theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập trong quản trị ngân hàng" Thứ hai, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án phân tích những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng, tìm ra các nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.
  • 17. v Thứ ba, Luận án đề xuất cần khẩn trương và thận trọng trong chiến lược hợp nhất, sáp nhập các TCTD để nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu dựa trên thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại lớn, điển hình và có tổng qui mô dư nợ chiếm tỉ trọng cao của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng và theo nhóm qui mô ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. Tác giả phân tích thực trạng kết hợp các nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp trong quá trình tham gia trong lĩnh vực ngân hàng để đưa ra các ý kiến, nhận định, giải pháp, nhằm tuân thủ các chuẩn mực trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Qua việc nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả mong muốn những nội dung nghiên cứu và đề xuất kiến nghị sẽ giúp ích cho việc góp phần nâng cao hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. 8. Những hạn chế trong nghiên cứu Nội dung nghiên cứu này được thực hiện trong điều kiện, thời gian, khả năng nghiên cứu của một nghiên cứu sinh là chủ yếu và ngân sách có hạn, trong khi lĩnh vực nghiên cứu về quản trị rủi ro trong hoạt động nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng là rất rộng lớn, phức tạp và liên quan đến nhiều ngân hàng, nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành ngân hàng và các lĩnh vực khác có liên quan. Do đó, để có được một nghiên cứu tổng hợp, logic cho các NHTM trong cả nước đòi hỏi cần phải có một nghiên cứu rộng hơn, sâu hơn và đặc biệt là cần nhiều thời gian dài với lực lượng nghiên cứu lớn hơn. Đồng thời, nội dung nghiên cứu của luận án này dựa trên việc chia các ngân hàng thương mại Việt Nam thành ba nhóm dựa trên qui mô truyền thống (loại hình ngân hàng thương mại, quy mô vốn điều lệ,
  • 18. vi tỉ trọng sở hữu vốn của nhà nước và các cổ đông khác) do đó khó có thể bao quát hết từng khía cạnh chi tiết trong quản trị rủi ro tín dụng của từng ngân hàng thương mại. 9. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương 3: Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
  • 19. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp đặc biệt. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro phức tạp. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến, làm giảm thu nhập hoặc giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng thương mại có thể được phân theo các tiêu chí sau đây [Bùi Diệu Anh (2013) giáo trình Hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông]:  Phân loại theo tính chất rủi ro bao gồm: + Rủi ro tài chính là những rủi ro gây ra tổn thất về mặt tài chính cho ngân hàng, ngân hàng có thể đo lường được giá trị mất mát từ những tổn thất này, chẳng hạn rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất… + Rủi ro phi tài chính là những rủi ro gây ra thiệt hại cho ngân hàng nhưng khó đo lường được tổn thất từ đó, chẳng hạn rủi ro danh tiếng, rủi ro pháp lý  Phân loại theo nguồn gốc xuất hiện của rủi ro có các loại rủi ro sau đây: + Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xuất hiện trong các giao dịch giữa ngân hàng và đối tác của ngân hàng, trong đó chủ yếu là giao dịch tín dụng giữa ngân hàng và người vay. + Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất phát từ sự biến động bất lợi của lãi suất thị trường tác động lên cấu trúc giữa tài sản nợ và tài sản có tại ngân hàng. Rủi ro lãi suất xuất hiện ở tất cả những hoạt động có liên quan đến thu nhập từ lãi và chi phí lãi của ngân hàng.
  • 20. 2 + Rủi ro tỷ giá hối đoái là lọai rủi ro xuất phát từ sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái giữa đồng bản tệ và ngọai tệ tác động lên trạng thái ngọai hối của ngân hàng. Rủi ro ngọai hối xuất hiện trong tất cả các hoạt động làm phát sinh việc mua bán ngoại tệ của ngân hàng. + Rủi ro thanh khoản là lọai rủi ro phát sinh khi ngân hàng không có khả năng đáp ứng các nhu cầu rút tiền, vay tiền của khách hàng hoặc đáp ứng được nhưng với một chi phí bỏ ra tốn kém từ đó dẫn đến giảm lợi nhuận của ngân hàng. Rủi ro thanh khỏan có thể là hậu quả của các lọai rủi ro tín dụng, lãi suất, hối đoái nêu trên  Phân loại theo quan điểm của ủy ban Basel gồm có các loại: + Rủi ro thị trường, bao gồm các loại cụ thể như rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk), rủi ro ngọai hối (Foreign Currency Risk), rủi ro vốn (Equity Risk), rủi ro quyền chọn (Option Risk), rủi ro hàng hóa (Commodity Risk). Rủi ro thị trường được hiểu là khả năng tổn thất xảy ra trong và ngoài bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) của ngân hàng phát sinh từ các biến động giá trên thị trường. Rủi ro thị trường là cộng gộp của các lọai rủi ro bộ phận đã nêu trên. + Rủi ro tín dụng (Credit Risk) là khả năng xảy ra tổn thất khi có sự vi phạm từ phía đối tác của ngân hàng. Theo quan điểm của Ủy ban Basel thì rủi ro tín dụng có thể hiểu là rủi ro đối tác (Counterparty Risk) xuất hiện khi có sự vi phạm các thỏa thuận giữa ngân hàng và đối tác trong giao dịch của họ + Rủi ro hoạt động / tác nghiệp (Operational Risk) được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất do các nguyên nhân nội bộ (quy trình, hệ thống, vận hành…) và nguyên nhân khách quan bên ngoài (như gian lận chẳng hạn) Ngoài các tiêu chí phân lọai như kể trên, tùy từng điều kịện cụ thể, ngân hàng có thể áp dụng các cách phân lọai rủi ro khác nhau ra phục vụ cho công tác quản trị hoạt động của ngân hàng. 1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là vấn đề đặc biệt được quan tâm không chỉ ở phạm vi các ngân hàng mà còn trong toàn nền kinh tế. Có nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng, gồm:
  • 21. 3 Theo hai nhà kinh tế A. Saunder và H. Lange [Financial Institutions Management – A Modern Perpective] thì rủi ro tín dụng được định nghĩa là “khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian” Theo quan niệm của ủy ban Basel thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận” [Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principal for the Management of Credit Risk]. Theo khái niệm này thì rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng mà trong cả các hoạt động khác như đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện. Tuy nhiên, như đã giới thiệu trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án chỉ nghiên cứu rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng, vì vậy rủi ro tín dụng có thể hiểu đơn giản là sự vi phạm không hoàn trả nợ từ phía khách hàng vay. Theo cách hiểu tại các ngân hàng Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết” [quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005]. Như vậy, từ nhiều định nghĩa khác nhau, đa dạng, có thể tóm lược nội dung về rủi ro tín dụng như sau: Rủi ro tín dụng là rủi ro do bên được cấp tín dụng, bên có nghĩa vụ hoặc đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. 1.1.3. Cơ cấu của rủi ro tín dụng Cơ cấu thành phần của rủi ro tín dụng bao gồm (i) Rủi ro giao dịch (Transaction risk) và (ii) Rủi ro danh mục (Portfolio risk) [Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, nhà xuất bản Thống kê].
  • 22. 4 1.1.3.1. Rủi ro giao dịch Rủi ro giao dịch có 3 thành phần là: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. + Rủi ro lựa chọn là rủi ro liên quan đến quá trình thẩm định, phân tích tín dụng của ngân hàng để lựa chọn khách hàng cấp tín dụng. Trong quá trình này, ngân hàng rất dễ mắc phải sự lựa chọn sai lầm do hiện tượng “thông tin bất cân xứng” xuất hiện. + Rủi ro bảo đảm xuất phát từ các tiêu chuẩn bảo đảm cho giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng được diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn cho ngân hàng. Các quy định hoặc tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm, vốn tự có đối ứng, các thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng là nhằm hạn chế rủi ro trong giai đoạn này. + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến các thao tác trong quá trình thực hiện khoản tín dụng. Ở đây những sai sót của nhân viên cấp tín dụng trong quá trình giải ngân, giám sát theo dõi khoản tín dụng có thể là xuất phát điểm cho các rủi ro từ đạo đức của khách hàng nảy sinh. Chẳng hạn việc lơ là không thực hiện các giám sát sau khi giải ngân, có thể khiến người vay nảy sinh ý đồ sử dụng sai mục đích, làm thất thoát tiền vay, việc bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi giải ngân cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc chiếm dụng vốn từ phía khách hàng. 1.1.3.2. Rủi ro danh mục Rủi ro danh mục được phân ra hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk) + Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố mang tính riêng biệt của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành kinh tế. Chẳng hạn như biến cố rủi ro từ thiên tai, mất mùa đặc trưng trong ngành nông nghiệp, hoặc yếu tố tồn kho ứ đọng trong ngành công nghiệp, xây dựng…Vì gắn liền với chủ thể /đối tượng được cấp tín dụng nên rủi ro nội tại là yếu tố không thể triệt tiêu được. + Rủi ro tập trung xuất phát từ việc dồn vốn cho một số ít khách hàng, một số ngành kinh tế hẹp, một số loại hình cho vay hoặc một khu vực địa lý, đi ngược lại với nguyên tắc đa dạng hóa để phân tán rủi ro. Cũng vì sự xuất hiện của rủi ro nội tại và đặc tính không thể triệt tiêu của rủi ro nội tại nên việc đa dạng hóa để hạn chế và kiểm
  • 23. 5 soát rủi ro tập trung là vấn đề cần thiết đối với các ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng. 1.1.4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 1.1.4.1. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan  Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định + Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hoá tài chính, hội nhập quốc tế. Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh trạnh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. + Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành. Tình trạng này cũng có thể kéo theo việc tập trung đầu tư tín dụng quá mức của các ngân hàng thương mại cho một số ngành kinh tế “thời thượng” nào đó, như kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán…và hệ quả không tránh khỏi là rủi ro tín dụng tập trung trên danh mục của các ngân hàng thương mại. + Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sự cạnh tranh diễn ra một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hóa lao động, thể hiện sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. + Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng tình hình kinh tế vĩ mô trong nước dẫn đến các trường hợp bất ổn về các chỉ số tài chính như lạm phát cao, mất thăng
  • 24. 6 bằng cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái không ổn định… có thể là các tác nhân dẫn đến rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các khách hàng) cho ngân hàng.  Rủi ro do môi trường pháp lý không thuận lợi + Sự chồng chéo, kém hiệu quả của hệ thống văn bản pháp luật nhà nước, hành lang pháp luật yếu, thường xuyên thay đổi và không đồng bộ, việc thực thi pháp luật một cách chậm chạp có thể là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Đây là điều không tránh khỏi tại các quốc gia kém hoặc đang phát triển. + Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của cơ quan giám sát ngân hàng. Đây là nhân tố có tác động hai chiều đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Ở chiều tích cực, nếu cơ quan giám sát ngân hàng hoạt động có hiệu quả, sẽ tạo ra một hiệu ứng tốt, có tác dụng cảnh báo rủi ro từ xa cho các ngân hàng thương mại. Nhưng ngược lại, sự trì trệ yếu kém của cơ quan giám sát ngân hàng có thể tạo tâm lý ỷ lại, thiếu chủ động của các ngân hàng thương mại trong việc phòng chống rủi ro, dẫn đến nhiều khi xử lý rủi ro chậm trễ, hậu quả khắc phục rất thấp. + Hệ thống quản lý và cung cấp thông tin, hỗ trợ cho hoạt động của các ngân hàng thương mại còn bất cập. Chủ trương chính sách quản lý của Ngân hàng nhà nước, các cơ quan có liên quan đến hoạt động của hệ thống ngân hàng mang tính ngắn hạn, hình thức, có định hướng ép buộc hơn là khoa học trong quản lý. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng thương mại cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.  Rủi ro phát sinh từ phía khách hàng quan hệ tín dụng + Khả năng quản lý kinh doanh của khách hàng vay yếu kém. Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự
  • 25. 7 phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế. + Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Ở những doanh nghiệp có quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ, thường tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao, biểu hiện năng lực tự chủ tài chính thấp, vì vậy độ rủi ro cho người tài trợ như ngân hàng là khá cao. Ngoài ra, ở hầu hết các quốc gia chưa phát triển, ý thức tuân thủ luật pháp chưa tốt, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, khi thẩm định tình hình tài chính, ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng. + Những nguyên nhân khác như: khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kinh doanh kém hiệu quả, không có thiện chí trong việc trả nợ. 1.1.4.2. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan  Nhóm rủi ro xuất phát từ chiến lược, chính sách của các ngân hàng thương mại + Do ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận, đặt kỳ vọng về lợi nhuận cao hơn sự an toàn của các khoản vay, hoặc ngân hàng đang ở trong giai đoạn nóng vội về tăng trưởng, chạy theo doanh số để tăng trưởng thị phần, dẫn đến coi nhẹ hoặc hạ thấp các tiêu chuẩn hoặc điều kiện vay vốn, làm phát sinh nhiều khoản nợ có chất lượng thấp. + Do chiến lược cho vay không phù hợp, tập trung quá nhiều tín dụng vào một lĩnh vực hoặc một ngành kinh tế hẹp, hoặc cho một nhóm khách hàng. + Do không tìm hiểu kỹ thị trường, thiếu thông tin thị trường dẫn đến chính sách cho vay, thị trường mục tiêu không hợp lý, tập trung cho những mảng không phải là thế mạnh của ngân hàng.  Nhóm rủi ro xuất phát từ năng lực tác nghiệp của ngân hàng + Do không tuân thủ đúng quy trình cấp tín dụng, bỏ qua các khâu trọng yếu dẫn đến không kiểm soát được rủi ro từ phía khách hàng vay và khoản vay.
  • 26. 8 + Năng lực nghiệp vụ của nhân viên cho vay yếu kém, từ khâu thẩm định lựa chọn khách hàng quan hệ tín dụng, thiết kế các yếu tố bảo đảm an toàn cho khoản tín dụng, cho đến khâu giám sát tín dụng thiếu hiệu quả vì vậy không thể ngăn chặn được rủi ro từ phía khách hàng. + Hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của ngân hàng thiếu hiệu quả, không có tác dụng hỗ trợ cho bộ phận kinh doanh trong việc cảnh báo và xử lý rủi ro.  Nhóm rủi ro xuất phát từ đạo đức nghề nghiệp của ngân hàng + Do hội đồng quản trị, Ban điều hành ngân hàng chạy theo lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, đi ngược lại các quy định, nguyên tắc trong quản lý hoạt động tín dụng. + Do cán bộ ngân hàng cố tình vi phạm đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến việc cho vay khống, cho vay không đúng mục đích, thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh doanh không chính xác. Tóm lại, hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn chứa đựng tiềm ẩn rủi ro, nguồn phát sinh có thể do tác động thiên tai, cơ chế chính sách, sự biến động kinh tế chính trị hay do sự yếu kém của khách hàng về năng lực quản lý, khả năng tài chính, thậm chí là sự lừa gạt của khách hàng... và chính sự yếu kém của bản thân ngân hàng trong việc sàng lọc thông tin, chọn lọc khách hàng và công tác theo dõi, kiểm soát khoản vay. Những rủi ro này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng một cơ chế và chính sách quản lý rủi ro thích hợp trong từng thời kỳ. 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Đối với mọi hoạt động kinh doanh ngân hàng, khi rủi ro xảy ra đều dẫn đến những ảnh hưởng khó lường và hậu quả của chúng cũng không dễ dàng khắc phục trong một thời gian ngắn. Chính vì thế, quản trị rủi ro được coi là hoạt động trọng tâm trong các tổ chức tài chính – ngân hàng bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Mặt khác, nền kinh tế thị trường nếu không chấp nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do đó, quản trị rủi ro là một nhu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.
  • 27. 9 Như đã đề cập ở phần trên, rủi ro tín dụng có thể mang lại những hậu quả rất nguy hiểm đối với ngân hàng thương mại. Vì vậy quản trị rủi ro tín dụng được xem là một công việc có ý nghĩa sống còn đối với tất cả các ngân hàng thương mại, dù quy mô lớn hay nhỏ, phạm vi hoạt động rộng hay hẹp. Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng gắn chặt với hoạt động cấp tín dụng, nó thể hiện sự vận dụng các nguyên tắc quản trị nói chung vào hoạt động có tính đặc thù của quá trình cấp tín dụng. Xuất phát từ cách hiểu như vậy, theo người viết, khái niệm quản trị rủi ro tín dụng có thể được trình bày như sau: Quản trị rủi ro tín dụng là tiến trình của nhà quản trị bao gồm nhận dạng, đánh giá mức độ rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt đồng thời lựa chọn và thực thi những biện pháp/công cụ thích hợp nhằm đối phó với rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Mục đích cao nhất của quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo rủi ro tín dụng được kiểm soát trong khả năng ngân hàng có thể chấp nhận được, đồng thời với việc tối đa hoá giá trị mà ngân hàng kỳ vọng đạt được trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh. 1.2.2. Sự cần thiết phải quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Thứ nhất, quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng tốt góp phần giảm tổn thất, giảm thiểu chi phí hoạt động và gia tăng lợi nhuận cho chính bản thân ngân hàng. Chi phí cho việc trích lập dự phòng và xử lý các khoản rủi ro tín dụng là rất lớn và thường được tính vào chi phí hoạt động, vì vậy việc trích lập dự phòng rủi ro sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, nếu công tác quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả, các khỏan tín dụng trên danh mục của ngân hàng có chất lượng tốt sẽ tạo điều kiện để ngân hàng giảm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Thứ hai, quản trị rủi ro tín dụng tốt góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ của các ngân hàng, cũng như gia tăng năng lực tài chính của các ngân hàng trong quá trình thực hiện các cam kết về việc gia nhập WTO trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thứ ba, quản trị rủi ro tín dụng tốt góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội của
  • 28. 10 đất nước, khu vực. Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và bền vững, tạo lòng tin vững chắc từ công chúng và khách hàng của các ngân hàng cũng như tạo niềm tin và gia tăng mức độ tín nhiệm đối với cộng đồng, các tổ chức quốc tế đối với việc quản trị hoạt động ngân hàng tại Việt Nam 1.2.3. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 1.2.3.1 Nguyên tắc cơ bản  Chấp nhận rủi ro: Bản thân hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng rủi ro, vì vậy một trong những nguyên tắc của ngân hàng là chấp nhận rủi ro. Rủi ro là sự hiện hữu khách quan trong hoạt động tín dụng ngân hàng, ngân hàng phải biết chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu như mong muốn một mức thu nhập phù hợp. Bởi muốn loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là điều không thể. Đây là một xu thế tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng không phải là thụ động mà là chấp nhận một cách chủ động, cụ thể trong nhiều trường hợp ngân hàng có thể chuyển nó thành cơ hội thu lợi nhuận cho mình. Việc chấp nhận mức độ, lựa chọn loại bỏ rủi ro tín dụng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng.  Điều hành rủi ro trong khả năng cho phép: Ngân hàng phải tính toán khả năng gánh chịu rủi ro của mình để thực hiện việc cấp các khoản tín dụng, đồng thời duy trì một danh mục tín dụng phù hợp. Ngân hàng luôn phải tuân thủ nguyên tắc không cấp tín dụng cho những món vay không có khă năng khống chế và kiểm soát.  Quản lý độc lập các rủi ro tín dụng riêng biệt: Các rủi ro trong ngân hàng là độc lập nhau chính vì vậy phải có biện pháp quản lý riêng rẽ, không được gộp các rủi ro để đưa ra cùng một phương pháp điều hành. Cùng một loại rủi ro nhưng phải được sắp xếp, phân loại và quản lý theo từng nhóm nhằm phù hợp với yêu cầu quản lý và tuân theo quy định của pháp luật.  Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập: Thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng chính vì vậy không ít ngân hàng đã chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà mắc sai sót trong việc quản trị rủi ro. Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro tín dụng. Các ngân hàng trong quá trình hoạt
  • 29. 11 động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro tín dụng mà thiệt hại khi chúng xảy ra không được cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ.  Phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính: Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro tín dụng phải phù hợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích lập dự phòng cho những thiệt hại do chúng gây ra. Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng vì khi rủi ro tín dụng xảy ra nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng lợi nhuận và nhịp độ phát triển ngân hàng trong tương lai.  Hiệu quả kinh tế: Mục đích cơ bản của việc quản trị rủi ro tín dụng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro tín dụng khi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro tín dụng ngân hàng có khă năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.  Phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: Hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng. Điều này sẽ tạo sự phát triển đồng đều, hiệu quả, an toàn và bền vững trong hoạt động của ngân hàng. 1.2.3.2. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) là một ủy ban được thành lập gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng từ năm 1974 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ương của nhóm G10, tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Vào năm 1988, Ủy ban Basel đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) còn được gọi là Basel I. Hiệp ước Basel I cung cấp nội dung cơ bản về khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu 8%. Basel I ngay sau khi ra đời vào năm 1988 được phổ biến trong các quốc gia thành viên và sau đó được phổ biến ở hầu hết các nước có các ngân hàng tham gia hoạt động quốc tế với các mục đích và tiêu chuẩn gồm:  Mục đích của Basel I: Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế; Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.
  • 30. 12  Tiêu chuẩn của Basel I gồm có ba nội dung: (i) Tỉ số vốn dựa trên rủi ro - “Tỉ số Cook”: Tỉ số này được phát triển bởi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking supervision - BCBS) với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế. Theo tiêu chuẩn này, ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng. Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR - Capital Adequacy Ratio) = Vốn bắt buộc/Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA) Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%. (ii) Vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3: Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định: Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn; Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại); Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con có hợp nhất báo cáo tài chính; Lợi thế kinh doanh (goodwill). Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố; Dự phòng đánh giá lại tài sản; Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung; Công cụ vốn hỗn hợp; Vay với thời hạn ưu đãi; Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác. Vốn Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn (iii) Vốn tính theo rủi ro gia quyền: RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng) Đến năm 1996, Basel I được sửa đổi với rất nhiều điểm mới nhưng vẫn có khá nhiều điểm hạn chế so với xu thế phát triển của hệ thống các ngân hàng. Để khắc phục những hạn chế của Basel I, đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn Basel
  • 31. 13 mới chính thức được ban hành và còn được gọi là Hiệp ước Basel II với khung đo lường mới gồm 3 trụ cột chính: (i) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro được tính toán theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành (hay rủi ro hoạt động) và rủi ro thị trường. So với Basel I, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, đối với rủi ro thị trường có sự thay đổi nhỏ, nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro vận hành. Trọng số rủi ro của Basel II bao gồm nhiều mức (từ 0%-150% hoặc hơn) và rất nhạy cảm với xếp hạng. (ii) Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách ngân hàng, Basel II cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những “công cụ” tốt hơn so với Basel I. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, mà hiệp ước tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại (residual risk). Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các Giám sát viên nên rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; Giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu.
  • 32. 14 (iii) Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường. Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này. Theo đó, Ủy ban Basel đã ban hành những văn bản cụ thể, đưa ra những nguyên tắc quản trị thích ứng với mỗi lọai rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. Các nguyên tắc quản lý rủi ro tín dụng của ủy ban Basel lần đầu được ghi nhận trong bản Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng với các nội dung cơ bản của nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo tinh thần của Ủy ban Basel gồm 16 nguyên tắc chia thành 4 nhóm như sau [Basel Committee on Banking Supervision (Basel September 2000), Principles for the Management of Credit Risk] Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp:  Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét chiến lược rủi ro tín dụng theo định kỳ, xem xét những vấn đề như: mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, khả năng sinh lời.  Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng, xây dựng các quy trình, thủ tục cho vay đối với từng khoản vay cụ thể và toàn bộ danh mục nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.  Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý RRTD trong mọi hoạt động và mọi sản phẩm của Ngân hàng. Đảm bảo mọi hoạt động đều được thực hiện đúng theo các thủ tục và quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ. Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh:  Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: những hiểu biết về người vay, mục tiêu, cơ cấu tín dụng và nguồn thanh toán.  Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng Khách hàng riêng lẻ, nhóm những Khách hàng vay có liên quan đến nhau, trong và ngoài bảng cân đối kế toán.
  • 33. 15  Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.  Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro trong cho vay. Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi phù hợp:  Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.  Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro tín dụng.  Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ, hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với hoạt động của Ngân hàng.  Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp Ban quản lý đánh giá Rủi ro tín dụng cho các hoạt động trong và ngoài Bảng cân đối kế toán.  Nguyên tắc 12: Có hệ thống kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể, chất lượng của danh mục tín dụng.  Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai. Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng:  Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, cần thông báo kết quả đánh giá cho Hội đồng quản trị và Ban quản lý cấp cao.  Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những phạm vi về các chính sách, thủ tục và hạn mức tín dụng cần được báo cáo kịp thời.  Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản mục tín dụng phát hiện thấy có vấn đề.
  • 34. 16 1.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng Trong các tổ chức kinh doanh nói chung, kể cả các tổ chức tài chính, hoạt động quản trị thường bao gồm ba mảng nội dung có sự đan xen với nhau. Đó là quản trị tổ chức, quản trị hoạt động và quản trị rủi ro. Tùy đặc điểm của tổ chức mà nội dung quản trị nào được nhấn mạnh hơn. Riêng đối với các ngân hàng thương mại, do hoạt động trong môi trường quá nhạy cảm, nên quản trị rủi ro được đặc bịệt nhấn mạnh. Thêm nữa tín dụng lại là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng, vì vậy quản trị rủi ro tín dụng lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Quản trị rủi ro tín dụng là một nội dung đặc thù của hoạt động quản trị kinh doanh nói chung trong các ngân hàng. Vì vậy tiến trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các nội dung công việc mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải thực hiện trong họat động quản trị kinh doanh của mình. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng được mô tả khái quát trong khung quản trị rủi ro tín dụng như hình 1.1 dưới đây: Hình 1.1: Khung quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Nguồn tham khảo: Từ tài liệu [Financial Technology Transfer Agency, Luxembourg (2008), Risk Management] Hoạch định chiến lược QTRR Tín dụng Các biện pháp điều chỉnh sau giám sát Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện Tổ chức thực hiện QTRR Tín dụng Tổ chức bộ máy QTRR Tín dụng Xây dựng chính sách QTRR Tín dụng Xác định “khẩu vị rủi ro Tín dụng” Khung quản trị rủi ro Tín dụng
  • 35. 17 1.2.4.1. Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng Chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng là định hướng hoạt động được các nhà quản lý ngân hàng hoạch định, định hướng kinh doanh cho ngân hàng mình để đạt tới một mục tiêu nhất định. Trong đó, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận trong chiến lược kinh doanh tổng thể, nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời xác định khả năng và thái độ sẵn sàng chấp nhận của ngân hảng đối với rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Trên cơ sở đó, ngân hàng đề ra các chính sách thích hợp cho hoạt động tín dụng. 1.2.4.2. Xác định “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng Mỗi một ngân hàng có một khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau, điều này tùy thuộc vào quy mô vốn tự có, năng lực quản trị, cơ sở vật chất kỹ thuật và một số yếu tố nội lực khác của ngân hàng. Vì vậy cùng với việc hoạch định chiến lược, mỗi ngân hàng phải tự xác định khả năng chịu đựng rủi ro của mình, để đảm bảo các chính sách sau đó sẽ được thiết kế phù hợp với khả năng này. Đây là yếu tố quan trọng mà ủy ban Basel gọi là mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, hay là “khẩu vị rủi ro”. Để cụ thể hơn, mức độ chịu đựng rủi ro của ngân hàng có thể được xác định theo từng khoản vay, từng khách hàng, nhóm khách hàng, theo sản phẩm và lĩnh vực đầu tư, theo khu vực địa lý, theo dạng tài sản bảo đảm, theo trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. 1.2.4.3. Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng thích hợp Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là một nội dung trong chính sách tín dụng chung cùa ngân hàng. Theo đó, chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng của ngân hàng do ban lãnh đạo ngân hàng soạn thảo, Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua, phù hợp với chiến lược phát triển của từng ngân hàng và những quy định pháp lý hiện hành. Chính sách tín dụng của ngân hàng thường phải nhất quán và phù hợp với đặc điểm, tình hình tài chính của từng ngân hàng. Mặt khác, chính sách tín dụng của
  • 36. 18 ngân hàng thương mại luôn luôn hướng tới các mục tiêu lợi nhuận, an toàn và lành mạnh [Ngô Hướng, Phan Đình Thế (2002), giáo trình Quản trị và kinh doanh ngân hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà nội]. Và cũng chính bởi mục tiêu an toàn / tức giảm thiểu rủi ro, nên trong chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại không thể thiếu được một nội dung quan trọng đó là định hướng cho quản lý rủi ro tín dụng. Những nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản trong chính sách gồm có: + Chính sách giới hạn hoặc hạn chế cấp tín dụng. Trong từng ngân hàng luôn có những quy định về giới hạn cấp tín dụng, những giới hạn này có thể hình thành do quy định của luật pháp, hoặc của cơ quan giám sát ngân hàng từng nước, hoặc cũng có thể do chính ngân hàng tự đặt ra. Mục đích là nhằm giảm thiểu sự tập trung trên danh mục cấp tín dụng, tránh dồn vốn cho một số ít đối tượng, gây bất lợi cho ngân hàng. + Chính sách phân tán rủi ro thông qua đa dạng hóa lĩnh vực / ngành kinh tế, khu vực địa lý …Một mặt chính sách đa dạng hóa là cụ thể hóa nguyên tắc phân tán rủi ro theo đối tượng được cấp tín dụng, mặt khác thể hiện thị trường mục tiêu mà ngân hàng đang muốn hướng tới, phù hợp với năng lực kiểm soát rủi ro của ngân hàng. + Chính sách đảm bảo an toàn cho quá trình cấp tín dụng, thông qua quy định về lãi suất tiền vay, quy định tài sản bảo đảm nợ vay, quy định về vốn đối ứng trong từng dự án, phương án vay vốn. Những quy định này có tính chất định hướng cho quá trình thực hiện cấp tín dụng tại ngân hàng. + Chính sách trích lập quỹ dự phòng tổn thất trong kinh doanh tín dụng. Tổn thất tín dụng mà ngân hàng gặp phải có thể là lọai ước tính được (Expected Loss) hoặc lọai không ước tính được (Unexpected Loss). Để đối phó với các lọai tổn thất này, ngân hàng thường có hai cách: (i) Trích lập dự phòng cho tổn thất dự tính được và (ii) Tính số vốn tự có cần thiết để trang trải cho tổn thất không dự tính được. Những nội dung liên quan đến dự phòng tổn thất phải được đề cập đến trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
  • 37. 19 1.2.4.4. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng Tất cả các nội dung chiến lược, chính sách mà ngân hàng đề ra sẽ không thể thực hiện hiệu quả nếu không có một cơ cấu bộ máy tổ chức hợp lý. Ở các ngân hàng thương mại hiện đại theo chuẩn mực quốc tế có xu hướng chuyển từ cơ cấu quản trị rủi ro tín dụng phi tập trung sang xu hướng quản trị tập trung. Theo đó, sẽ hình thành một mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất từ Hội đồng quản trị cấp cao có sự tư vấn của ủy ban quản trị rủi ro đến bộ phận quản trị rủi ro trực thuộc Ban điều hành, cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía Ban kỉểm soát của ngân hàng thương mại. Mặt khác, để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, hiện nay, ở hầu hết các ngân hàng thương mại đều chú trọng tách biệt 3 chức năng cơ bản, đó là chức năng kinh doanh (kiến tạo rủi ro), chức năng thẩm định (phê duyệt rủi ro) và chức năng giám sát (quản lý rủi ro). Trong đó, chức năng quản lý rủi ro được thực hiện bởi một bộ phận riêng biệt với tên gọi là Phòng/ bộ phận quản lý rủi ro. Bộ phận này trực thuộc sự chỉ đạo của ban điều hành, cùng cấp với các phòng ban tác nghiệp khác, tuy nhiên hoạt động của bộ phận này tách biệt, không tham gia vào quá trình tác nghiệp để đảm bảo tính độc lập. Việc xây dựng bộ máy quản trị rủi ro thích hợp sẽ tạo điều kiện để các chính sách quản trị đã ban hành được thực thi một cách hiệu quả hơn. 1.2.4.5. Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng Tổ chức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng là một trong các nội dung quan trọng của tiến trình quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng tại các ngân hàng. Bởi vì nó được xem là khâu phức tạp do có sự tham gia của nhiều bộ phận, phòng, ban trong ngân hàng. Nếu không có sự phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn, có thể làm phát sinh nhiều sai sót, chẳng hạn như bỏ qua các thủ tục pháp lý cần thiết, vi phạm quy tắc “bốn mắt” trong xét duyệt tín dụng…và từ đây sẽ xuất hiện rủi ro hoạt động nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng đã được Ủy ban Basel đề cập đến [Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS, Basel II- sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, nhà xuất bản văn hóa thông tin, bản dịch của Khúc Quang Huy năm 2008]. Để cho quá trình thực hiện hoạt động tín dụng được diễn
  • 38. 20 ra suôn sẻ, giảm thiểu sai sót, các ngân hàng thường xây dựng các quy định cụ thể như quy chế, quy trình tín dụng có tính cách bắt buộc để các bộ phận cùng phối hợp thực hiện. Trong các văn bản này, nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận /cá nhân tham gia được quy định rất rõ, nhằm hạn chế thấp nhất việc chồng chéo “giẫm chân lên nhau” trong quá trình thực hiện. 1.2.4.6. Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện Giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện có các ý nghĩa sau đây: Thứ nhất, phát hiện các dấu hiệu của các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề. Ngân hàng phải kịp thời phát hiện và quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng có vấn đề, luôn xây dựng chính sách chung sống cùng rủi ro: Hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề. Ngân hàng phân loại nợ quá hạn, nợ khó đòi cũng như nợ có vấn đề, phân tích nguyên nhân, thực trạng và khả năng giải quyết. Trường hợp người vay có khó khăn tài chính tạm thời, song vẫn còn khả năng và ý chí trả nợ, ngân hàng áp dụng chính sách hỗ trợ như cho vay thêm để duy trì sản xuất kinh doanh, tạo nguồn trả nợ, gia hạn nợ, giảm lãi. Trường hợp người vay lừa đảo, chây ỳ, không có khả năng trả nợ, ngân hàng tìm giải pháp xử lý như bán tài sản bảo đảm, phong tỏa tiền gửi trên tài khoản. Giám sát tình hình sản xuất kinh doanh để nắm bắt được khả năng trả nợ của khách hàng. Khi khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét, hỗ trợ thêm vốn cho doanh nghiệp hoặc có phương án thu hồi nợ sớm. Ngân hàng nên yêu cầu các doanh nghiệp phải có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh với những nguồn vốn vay của ngân hàng trong thời hạn đang vay vốn. Cán bộ tín dụng kiểm tra tại cơ sở của khách hàng, theo dõi thị trường và ngành hàng sản xuất, đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành…Rõ ràng giải pháp tối ưu là phải đảm bảo thu hồi được nợ, đồng thời tạo điều kiện cho cả ngân hàng và khách hàng có thể duy trì hoạt động tiếp theo một cách bình thường. Thứ hai, tiếp tục thực hiện quá trình sàng lọc khách hàng, thông qua việc thu thập thông tin từ những khách hàng vay. Các ngân hàng phải thực hiện lọc những người vay tín dụng có triển vọng tốt ra khỏi những người mạo hiểm vay tín dụng có
  • 39. 21 dự báo xấu, bằng cách tập hợp thông tin. Nhờ vậy, các món tiền cho vay sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Ngân hàng thu thập thông tin qua tình hình tài chính, uy tín của khách hàng vay, dự báo thị trường đối với ngành hàng. Thứ ba, hình thành quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Trên cơ sở phân loại nợ theo chất lượng, hàng năm các ngân hàng thương mại tiến hành trích lập dự phòng rủi ro cho các tổn thất ước tính. Nguy cơ đe dọa hoạt động kinh doanh bình thường của ngân hàng cũng sẽ ra tăng nếu như công tác trích lập dự phòng rủi ro không được thực hiện nghiêm túc và chất lượng dựa trên kết quả phân loại nợ và xếp hạng tín dụng. 1.2.4.7. Điều chỉnh sau giám sát Đây là nội dung cuối cùng trong tiến trình quản trị rủi ro tại ngân hàng. Trong trường hợp kết quả giám sát cho thấy hoạt động tín dụng ổn thỏa, mọi rủi ro trong tầm kiểm sóat được thì xem như biện pháp điều chỉnh không xảy ra. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp nếu xuất hiện các biến cố bất thường, chẳng hạn tỷ lệ các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề vượt khỏi dự kiến, danh mục cho vay tiềm ẩn rủi ro tập trung quá rõ thì ngân hàng lập tức phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh kịp thời. Mục đích sau cùng của các điều chỉnh này là đưa hoạt động tín dụng trở về quỹ đạo an toàn, trong tầm kiểm soát của ngân hàng. Những biện pháp điều chỉnh mà ngân hàng thực hiện có thể là xử lý nợ có vấn đề thông qua các công cụ pháp luật, thực hiện mua bán nợ, điều chỉnh danh mục… Ở các nước phát triển do điều kiện thị trường tài chính phát triển mạnh, các ngân hàng có thể áp dụng nhiều biện pháp điều chỉnh như: hoán đổi rủi ro tín dụng, chứng khoán hóa nợ chủ yếu nhằm giảm rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của mỗi ngân hàng [Bùi Diệu Anh (2012) Quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP Việt Nam, luận án tiến sĩ, Trường đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh] 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 1.2.5.1. Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
  • 40. 22 ­ Môi trường tự nhiên: Khi môi trường tự nhiên có một sự biến động bất thường như động đất, núi lửa, bão lũ, lụt lội, hạn hán, dịch bệnh gia súc và cây trồng…gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ thì rủi ro sẽ xuất hiện và các ngân hàng sẽ không thu hồi được vốn, nguy cơ rủi ro tín dụng là bất khả kháng. ­ Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế xã hội là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội tác động lên hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đối mặt với những thay đổi thất thường trên tầm vĩ mô của nền kinh tế, chính là thách thức đặt ra cho các ngân hàng. Chỉ có biện pháp quản trị rủi ro linh hoạt và hiệu quả mới giúp ngân hàng vượt qua. Dưới góc độ vĩ mô, kinh tế Việt Nam chưa thực sự có nền kinh tế thị trường toàn diện. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ dỡ bỏ hàng rào thuế quan và bảo hộ mậu dịch buộc các doanh nghiệp trong nước phải tự chống chọi với sức ép từ bên ngoài, chưa tính đến trường hợp là doanh nghiệp gặp khó khăn khi phải cạnh tranh ngoài lãnh thổ. Mặc khác, đối với những doanh nghiệp đang được nhà nước bao cấp sau khi cổ phần hóa, ngân hàng sẽ phải thu hồi các khoản nợ tồn đọng từ trước. Sự thay đổi mang tầm vĩ mô của nền kinh tế nếu ngân hàng không có biện pháp xử lý và ứng phó kịp thời, hợp lý thì ngân hàng sẽ phải chịu những tổn thất nặng nề. ­ Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp, các văn bản của nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Do vậy, môi trường pháp lý ảnh hưởng không ít đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại. Hành lang pháp lý rộng hay hẹp đồng nghĩa với khả năng tự chủ của ngân hàng cao hay thấp. Hệ thống luật hiện nay chưa hoàn thiện, còn nhiều chồng chéo gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động ngân hàng; các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ, chỗ thừa chỗ thiếu, chỗ quá khắt khe chỗ lại quá sơ hở, dễ bị lợi dụng, hoặc gây ách tắc không đáng có cho doanh nghiệp và ngân hàng. ­ Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro như: + Môi trường xã hội: Đạo đức của cán bộ ngân hàng hoặc khách hàng xuống cấp đã tác động xấu đến rủi ro tín dụng.
  • 41. 23 + Những biến động của giá cả thị trường ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng giá trị tài sản bảo đảm, xử lý các tài sản bảo đảm. + Hệ thống thông tin hiện nay làm giảm đáng kể tính hiệu quả trong quản trị rủi ro tín dụng do thiếu vắng và kém tin cậy của hệ thống thông tin được kiểm tra bỡi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc đánh giá các doanh nghiệp, người tiêu dùng (như kiểm toán, kế toán, xếp hạng, đánh giá rủi ro). Do không có “trọng tài” khách quan cũng như các thông tin được kiểm chứng, ngân hàng phải tự mình đánh giá đối tác trong từng giao dịch. Trên thế giới, các thông tin của doanh nghiệp được công bố rộng rãi mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận khi tiến hành các giao dịch với ngân hàng hoặc giao dịch mua bán với nhau + Vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước còn hạn chế. Việc giám sát, thanh tra, xử lý hiệu lực còn thấp, thiếu kiên quyết, không dứt điểm, do vậy chưa phát huy được tác dụng. Quy chế hướng dẫn còn chưa đồng bộ, chậm trễ bổ sung sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế. Tất cả những yếu tố nêu trên đều ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. Muốn quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại có hiệu quả cần phải có các tiền đề, hình thành môi trường kinh doanh ổn định có sự can thiệp và điều tiết của ngân hàng Nhà nước. 1.2.5.2. Các nhân tố thuộc về ngân hàng ­ Nhân sự Nhân sự là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và trong hoạt động tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, hệ thống ngân hàng ngày càng hiện đại đòi hỏi nhân sự phải có trình độ, năng lực, khả năng tư duy, nhạy cảm và có đạo đức nghề nghiệp và đây cũng là những nhân tố quyết định đến hiệu quả quản lý rủi ro rủi ro tín dụng. Nếu bố trí không hợp lý như một cán bộ phải theo dõi quá nhiều khách hàng, quy mô và tính phức tạp của khoản vay vượt quá khả năng quản lý của cán bộ tín dụng, chất lượng tín dụng sẽ giảm sút, nguy cơ rủi ro tín dụng là tất yếu. Đối với những dự án công nghệ cao, khả năng tiếp cận