SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 82
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
----- -----
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI
Giáo viên hướng dẫn : Ths. Lê Thị Hà Thu
Sinh viên thực hiên : Vũ Thị Quỳnh Anh
Mã sinh viên : A16677
Chuyên ngành : Ngân hàng
Hà Nội - 2013
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy
động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải” đã được hoàn thành với sự
giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước hết, em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên, Ths. Lê
Thị Hà Thu là người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài
khóa luận tốt nghiệp này. Nhờ sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo, em đã
tìm ra được những hạn chế của mình trong suốt quá trình viết khóa luận để có thể
kịp thời sửa chữa nhằm hoàn thiện khóa luận một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Kinh tế trường Đại học
Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian em học tập tại
trường. Với kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu khóa luận của em mà còn là hành trang quý báu để giúp em
trong công việc sau này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị công
tác tại Maritime Bank đã giúp đỡ em trong việc cung cấp số liệu, tài liệu để em có
thể hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2013
Sinh viên
Vũ Thị Quỳnh Anh
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i 
MỤC LỤC.................................................................................................................. ii 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................v 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... vi 
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... vii 
CHƯƠNG 1.  LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................1 
1.1.  Nguồn vốn và hoạt động huy động vốn trong kinh doanh của ngân hàng
thương mại ..................................................................................................................1 
1.1.1.  Khái niệm và đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng thương mại.....................1 
1.1.2.  Vai trò của vốn huy động của ngân hàng thương mại ...................................3 
1.1.3.  Các hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại..............................4 
1.2.  Hiệu quả hoạt động huy động vốn.................................................................9 
1.2.1.  Khái niệm.......................................................................................................9 
1.2.2.  Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn ....................... 10 
1.3.  Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân
hàng thương mại....................................................................................................... 16 
1.3.1.  Yếu tố khách quan....................................................................................... 16 
1.3.2.  Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 17 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 19 
CHƯƠNG 2.  THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI.................................................... 20 
2.1.  Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải............................. 20 
2.1.1.  Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 20 
2.1.2.  Khái quát về ngành nghề kinh doanh.......................................................... 24 
2.2.  Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải giai
đoạn 2010 -2012....................................................................................................... 24 
2.2.1.  Kết quả hoạt động huy động vốn ................................................................ 25 
2.2.2.  Kết quả hoạt động tín dụng (chủ yếu là hoạt động cho vay) ...................... 27 
2.2.3.  Kết quả của các hoạt động kinh doanh khác của Maritime Bank giai
đoạn 2010 – 2012..................................................................................................... 29 
2.2.4.  Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Maritime Bank giai đoạn
2010 - 2012 .............................................................................................................. 31 
2.3.  Tình hình hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
cổ phần hàng hải giai đoạn 2010-2012 .................................................................... 32 
2.3.1.  Khái quát về nguồn vốn của Maritime Bank trong giai đoạn 2010 - 2012. 32 
2.3.2.  Hoạt động huy động VCSH ........................................................................ 34 
2.3.3.  Hoạt động huy động vốn nợ (vốn vay) ....................................................... 38 
2.4.  Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn ................ 50 
2.4.1.  Chi phí trả lãi thực tế và lãi suất bình quân đầu vào................................... 50 
2.4.2.  Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn........................................ 51 
2.4.3.  Hiệu quả sử dụng vốn ................................................................................. 54 
2.5.  Đánh giá chung hiệu quả hoạt động huy động vốn của Maritime bank..... 55 
2.5.1.  Những thành quả đạt được.......................................................................... 55 
2.5.2.  Những hạn chế còn tồn tại .......................................................................... 56 
2.5.3.  Nguyên nhân của những hạn chế................................................................ 58 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 60 
CHƯƠNG 3.  GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI ( MARITIME BANK).... 61 
3.1.  Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Maritime bank.............. 61 
3.1.1.  Định hướng chung phát triển kinh doanh giai đoạn 2013 -2015 ................ 61 
3.1.2.  Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn giai đoạn 2013 - 2015..... 61 
3.2.  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn ................... 63 
3.2.1.  Gắn liền việc huy động vốn với việc sử dụng vốn một cách hiệu quả ....... 63 
3.2.2.  Giải pháp về hoạch định và thực hiện chiến lược huy dộng vốn................ 64 
3.2.3.  Các chính sách cần áp dụng........................................................................ 66 
3.2.4.  Giải pháp về con người............................................................................... 68 
3.3.  Các kiến nghị.............................................................................................. 69 
3.3.1.  Đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................................... 69 
3.3.2.  Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải........................... 70 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 71 
LỜI KẾT .................................................................................................................. 72 
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 73 
 
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
GTCG Giấy tờ có giá
LNST Lợi nhuận sau thuế
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mai
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TSCĐ Tài sản cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
VHĐ Vốn huy động
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012 ............... 25
Bảng 2.2. Kết quả tín dụng (chủ yếu là cho vay) của Maritime Bank giai đoạn
2010 – 2012 ............................................................................................ 27
Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của Maritime Bank giai đoạn 2010 – 2012............. 31
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của Maritime Bank giai đoạn 2010 – 2012............... 32
Bảng 2.5. Kết quả các thành phần của VCSH giai đoạn 2010 – 2012..................... 36
Bảng 2.6. Kết quả huy động tiền gửi theo đối tượng khách hàng............................ 39
Bảng 2.7. Kết quả huy động tiền gửi theo thời gian ................................................ 41
Bảng 2.8. Kết quả huy động tiền gửi theo loại tiền giai đoạn 2010 -2012 .............. 43
Bảng 2.9. Kết quả huy động vốn bằng phát GTCG giai đoạn 2010 – 2012 ............ 45
Bảng 2.10. Kết quả huy động vốn từ nguồn vay giai đoạn 2010 – 2012................. 46
Bảng 2.11. Cơ cấu huy động vốn trong ngắn, trung và dài hạn giai đoạn 2010-2012.... 48
Bảng 2.12. Cơ cấu nguồn vốn huy động chia theo loại tiền giai đoạn 2010 – 2012........49
Bảng 2.13. Chi phí trả lãi nguồn vốn huy động giai đoạn 2010 – 2012 .................. 50
Bảng 2.14. Lãi suất bình quân đầu vào của Maritime Bank giai đoạn 2010 – 2012 ...... 51
Bảng 2.15. Một số chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ huy động vốn và sử dụng vốn.. 51
Bảng 2.16. Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn.................................................................. 53
Bảng 2.17. Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn ...................................................... 54
Bảng 2.18. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.................................... 54
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank ........................................................ 23
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng của vốn điều lệ qua các năm................................ 34
Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng nguồn tiền gửi giai đoạn 2010 - 2012................................... 41
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng vốn huy động phân theo loại tiền giai đoạn 2010 -2012 ...... 43
Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn, trung và dài hạn giai đoạn 2010 - 2012 48
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vốn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội và là tiền đề cho
sự tăng trưởng kinh tế. Nếu không kể việc đầu tư từ ngân sách hoặc đầu tư từ cá
nhân, doanh nghiệp thì việc khai thác, chuyển dịch các nguồn vốn tích lũy đến đầu
tư cho vay có thể tiến hành theo hai phương thức: đầu tư trực tiếp qua thị trường tài
chính và đầu tư qua các trung gian tài chính. Tuy nhiên do thị trường tài chính ở
nước ta mới trong giai đoạn hình thành và ngay khi cả đi vào hoạt động thì khả
năng huy động cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy nguồn vốn đầu tư qua các trung
gian tài chính mà chủ yếu là hệ thống Ngân hàng thương mại càng trở nên quan
trọng và hữu hiệu hơn bao giờ hết.
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức
mọi hoạt động kinh doanh, những ngân hàng có vốn dồi dào sẽ có thế mạnh trong
kinh doanh, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để đáp ứng tốt cho yêu cầu hoạt
động của bản thân ngân hàng, thông qua đó góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại
phải tận dụng, khai thác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước. Vì
vậy ngoài vốn cần thiết ban đầu, việc làm thế nào để tăng quy mô vốn huy động ổn
định qua các năm, đáp ứng tốt nhu cầu cho sử dụng vốn của ngân hàng với chi phí
hợp lý luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngân hàng thương mại Việt
Nam.
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải (Maritime Bank) được thành lập
năm 1991, là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Trải qua nhiều
giai đoạn phát triển, Maritime Bank hiện nay là một trong tám ngân hàng thương
mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đã tạo được uy tín và thương hiệu
trong lĩnh vực ngân hàng. Maritime Bank đang phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ
tiêu biểu tại Việt Nam. Thêm vào đó ngày nay còn có sự cạnh tranh gay gắt không
chỉ riêng hệ thống ngân hàng thương mại mà còn từ sự tham gia ngày càng nhiều
của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Từ đó đòi hỏi Maritime Bank phải có
những giải pháp huy động vốn đúng đắn, thích hợp mới đáp ứng được nhu cầu vốn
cho nền kinh tế đồng thời thực hiện chiến lược đã đặt ra. Trên cơ sở đó em quyết
định lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
chương trình đào tạo bậc Đại học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba nội dung chính:
Thang Long University Library
- Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
cổ phần.
- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ
phần Hàng Hải (Maritime Bank) giai đoạn 2010 – 2012.
- Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn một cách ổn định, vững
chắc, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và hoàn thành
sứ mệnh, mục tiêu của ngân hàng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thu thập thông
tin, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm giải quyết
các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần
Hàng Hải trong giai đoạn 2010 – 2012.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu số liệu và danh mục các từ
viết tắt, kết cấu khóa luận gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ
phần.
Chương II: Thực trạng hoạt đông huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ
phần Hàng Hải giai đoạn 2010 – 2012.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Hàng Hải.
1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Nguồn vốn và hoạt động huy động vốn trong kinh doanh của ngân hàng
thương mại
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính với các chức năng cơ bản
là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Để thực hiện
được những chức năng này và đi vào hoạt động có hiệu quả thì ngân hàng thương
mại phải có lượng vốn hoạt động nhất định. Theo giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng
thương mại của Trường Đại học Thăng Long thì nguồn vốn được định nghĩa như
sau: “Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các vốn tiền tệ mà ngân hàng
tạo lập bằng nhiều hình thức để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 2 loại chính: Vốn chủ sở hữu và vốn nợ”.
Khái niệm trên đã nói được đầy đủ những thành phần tạo nên vốn của ngân
hàng thương mại. Về thực chất vốn của ngân hàng thương mại là những nguồn tiền
tệ của chính bản thân ngân hàng và của những người có vốn tạm thời nhàn rỗi. Họ
chuyển tiền vào ngân hàng với các mục đích khác nhau: hoặc lấy lãi, hoặc nhờ thu,
nhờ chi hay sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Nhờ vào nguồn vốn
đó ngân hàng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình.
Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh
doanh chủ yếu của NHTM. Với một nguồn vốn có quy mô lớn và cơ cấu hợp lý,
ngân hàng sẽ có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ tài chính cho khách hàng
một cách ổn định, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng cũng như uy tín
của ngân hàng trên thị trường.
Vốn còn là nhân tố quyết định thắng lợi trong việc cạnh tranh, tạo lập được
chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Chính vì vậy nguồn vốn tăng trưởng mạnh
hàng năm là điều kiện tiên quyết quyết định đến sự phát triển của các hoạt động
ngân hàng. Vốn của ngân hàng thương mại gồm hai nguồn:
1.1.1.1. Vốn tự có (VCSH)
Theo luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội - Luật các Tổ chức tín dụng: “Vốn
tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của
chi nhánh ngân hàng nhà nước và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Vốn tự có là nguồn vốn do NHTM tự tạo
Thang Long University Library
2
lập ra, thuộc sở hữu riêng của NHTM bao gồm vốn tự có cấp I (vốn cơ bản) và vốn
tự có cấp II (vốn bổ sung).
Đặc điểm của VCSH
NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, chịu sự chế tài chặt chẽ của Nhà
nước do đó VCSH của ngân hàng có những đặc điểm khác biệt với các doanh
nghiệp thường trong nền kinh tế. VCSH chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn
vốn (khoảng 5- 10%) nhưng lại có tính chất quyết định đến sự hình thành, tồn tại và
phát triển của NHTM. Vốn này được hình thành chủ yếu từ góp vốn của chủ ngân
hàng và được bổ sung trong hoạt động kinh doanh, phần lớn là thông qua việc phát
hành cổ phiếu thường và lợi nhuận giữ lại. Đặc biệt nguồn vốn này mang tính ổn
định cao vì nó thuộc sở hữu của NHTM và NHTM không có nghĩa vụ phải hoàn trả.
Vốn tự có giúp đảm bảo an toàn cho hoạt động của NHTM, góp phần điều chỉnh
mọi hoạt động kinh doanh (quy mô, giá trị tài sản cố định, cơ cấu tài sản…), góp
phần vào hoạt động mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật…
1.1.1.2. Vốn nợ (Vốn huy động)
Vốn nợ là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các cá nhân,
tổ chức kinh tế trong xã hội thông qua nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, nghiệp vụ
kinh doanh khác...được làm vốn kinh doanh. Vốn huy động đóng một vai trò quan
trọng hoạt động của NHTM, chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và
ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động kinh doanh của NHTM. Vốn huy động là
vốn ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế, đoàn thể, các doanh nghiệp và
cá nhân trong nền kinh tế thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền gửi, phát
hành giấy tờ có giá, đi vay trên thị trường liên ngân hàng, vay NHNN, vốn tạm thời
nhàn rỗi trong các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác
và được làm vốn kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn huy động có những điểm nổi bật như sau:
Vốn huy động chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và giữ vị trí
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Vốn huy động là vốn tài trợ
chính đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM do đặc điểm của các NHTM là
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, với nhiệm vụ thường
xuyên nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cấp tín dụng cho khách hàng, cung cấp
các dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các họat động kinh doanh khác. Chính vì
thế nguồn vốn huy động là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các NHTM.
Vốn huy động là khoản nợ mà ngân hàng phải thực hiện theo nguyên tắc có
hoàn trả. Vốn huy động không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của NHTM, nó là
3
nguồn vốn ngân hàng vay mượn từ những người đang có vốn tạm thời nhàn rỗi
trong nền kinh tế. Do vậy ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở
hữu nguồn vốn này và phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi sau một khoảng
thời gian nhất định.
Nguồn vốn này phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN theo
từng thời kỳ. Hơn nữa, nguồn vốn huy động luôn có tính biến động cao, nhu cầu sử
dụng vốn của ngân hàng lớn, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chứa đựng nhiều
yếu tố rủi ro. Để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và đảm bảo an toàn cho hoạt
động của ngân hàng thì NHTM không được phép sử dụng hết số vốn huy động này
mà phải thực hiện dự trữ bắt buộc.
Ngân hàng phải trả lãi cho nguồn vốn huy động. Thêm vào đó, chi phí trả lãi
cho những nguồn vốn này luôn gắn liền với kỳ hạn huy động của nguồn vốn, thời
gian huy động càng dài, lãi suất càng cao. Hiện nay chi phí trả cho nguồn vốn huy
động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí phải trả trong hoạt động kinh doanh
của NHTM. Khi thực hiện định giá lãi suất huy động vốn, ngân hàng phải quan tâm
đến nhiều nhân tố, trong đó có lãi suất huy động vốn của các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường, lãi suất cho vay, đầu tư của bản thân ngân hàng và các nhân tố khác Đây
là nguồn vốn quan trọng trong ngân hàng và nó là cơ sở để thực hiện mọi hoạt động
kinh doanh, quyết định đến hầu hết các quy mô tín dụng, thanh toán, khả năng thanh
khoản…
1.1.2. Vai trò của vốn huy động của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế
Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối
về vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn. Các cơ hội đầu tư được mở rộng,
quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện dễ dàng hơn nhờ việc huy động vốn
của NHTM. Hiện nay hoạt động huy động vốn có thể được thực hiện bằng nhiều
kênh: thị trường chứng khoán, ngân sách Nhà nước…nhưng trong điều kiện nước ta
thì huy động vốn thông qua NHTM vẫn là chủ yếu và quan trọng nhất.
1.1.2.2. Đối với bản thân ngân hàng
Huy động vốn là cơ sở để ngân hàng thực hiện mọi hoạt động kinh doanh:
Không giống hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, NHTM kinh doanh
dựa trên một loại hàng hóa đặc biệt là “tiền tệ” với hoạt động chính đi vay và cho
vay. Vốn vừa là phương tiện, vừa là đối tượng kinh doanh. Vốn là điểm đầu tiên
trong chu kỳ kinh doanh của NHTM, do đó ngoài vốn ban đầu cần thiết (vốn điều lệ
Thang Long University Library
4
theo quy định của pháp luật) thì các ngân hàng phải thường xuyên chăm lo đến việc
tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động.
Huy động vốn quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác: Tùy theo
quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động mà các NHTM sẽ quyết định quy mô và cơ
cấu đầu tư. Với nguồn vốn huy động lớn, các NHTM có đủ khả năng mở rộng phạm
vi và khối lượng cho vay, mở rộng quy mô, thị phần cấp tín dụng, tăng khả năng
thanh toán và các dịch vụ khác của ngân hàng. Qua đó tăng năng lực cạnh tranh
trong hoạt động tín dụng. Ngược lại, do khả năng vốn hạn hẹp nên các NHTM nhỏ
không có những phản ứng nhanh nhạy trước sự biến động của lãi suất, ảnh hưởng
đến khả năng thu hút vốn đầu tư.
Huy động vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân
hàng trên thương trường: Uy tín của ngân hàng dựa trên khả năng tâp trung vốn và
sẵn sàng chi trả cho khách hàng. Với khả năng huy động vốn cao, tạo điều kiện cho
ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, ngân
hàng có thể hoạt động với quy mô ngày càng mở rộng, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư,
giảm thiểu rủi ro, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao vị thế của ngân hàng.
Huy động vốn còn quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng: Nguồn vốn
huy động lớn sẽ chứng minh quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của
ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng các mối quan hệ do đó
nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các ngân hàng khác. Đặc biệt
trong tình hình hiện nay, sự xuất hiện của hàng loạt các tổ chức tín dụng, ngân hàng
thương mại mới được thành lập làm cho tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày
càng trở nên gay gắt. Với một nguồn vốn dồi dào, ngân hàng sẽ chủ động trong việc
sử dụng vốn, hạn chế tối đa các rủi ro về thanh khoản, tăng cường cơ sở vật chất, kĩ
thuật và quy mô hoạt động trên mọi lĩnh vực từ đó nâng cao uy tín ngân hàng.
1.1.3. Các hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
Vốn có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện và mở rộng quy mô các
hoạt động kinh doanh của ngân hàng, quyết định đến năng lực thanh toán, uy tín
cũng như năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chính vì vậy các hoạt động
huy động vốn để gia tăng nguồn vốn là hoạt động vô cùng quan trọng.
1.1.3.1. Đối với VCSH
VCSH là một trong những thành phần cấu tạo nên tổng nguồn vốn, VCSH
tăng (giảm) hàng năm phụ thuộc vào sự tăng (giảm) của hai nguồn: Vốn cấp I (Vốn
cơ bản) và Vốn cấp II (Vốn bổ sung).
5
Vốn cấp I có độ an toàn cao và rất ít, thậm chí không có rủi ro, bao gồm:
Vốn điều lệ: Vốn này tối thiểu bằng vốn pháp định, tùy theo hình thức sở hữu
mà vốn điều lệ đươc hình thành từ các nguồn khác nhau và được bổ sung trong quá
trình hoạt động của ngân hàng. Theo Nghị định 141/2006 NĐ - CP của Chính phủ
thì các NHTM phải theo lộ trình của NN là tăng vốn điều lệ. Đối với các NHTM cổ
phần thì tăng vốn điều lệ chủ yếu là do tăng cổ phần.
Quỹ bổ sung vốn điều lệ: được hình thành từ lợi nhuận sau thuế hàng năm
của NHTM. Hiện nay theo quy định của Nhà nước, hàng năm NHTM phải tối thiểu
trích lập 5% LNST và tối đa bằng quy mô vốn điều lệ để tăng làm quỹ bổ sung vốn
điều lệ. Ngoài ra, với NHTMCP, quỹ bổ sung vốn điều lệ còn được ghi tăng từ phần
thặng dư (phần chênh lệch dương giữa giá trị thị trường và mệnh giá cổ phiếu) theo
quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ. Hàng năm, quỹ bổ sung vốn điều lệ
được trích lập nhằm mục đích ghi tăng vốn điều lệ của NHTM. Khi có nhu cầu tăng
quy mô vốn điều lệ, NHTM có thể sử dụng số dư quỹ bổ sung vốn điều lệ chuyển
sang làm tăng số dư của vốn điều lệ.
Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: Đây là quỹ để hình thành nên các tài sản
của ngân hàng, được tính dựa trên lợi nhuận sau thuế và được trích lập quỹ bổ sung
vốn điều lệ trừ đi các chi phí không được khấu trừ. Theo quy định hiện hành, quỹ
đầu tư phát triển chỉ được sử dụng vào mục đích trang trải chi phí mua sắm, nguồn
hình thành TSCĐ, mở rộng mạng lưới hoạt động của NH.
Lợi nhuận không chia: Là phần thu nhập sau thuế do ngân hàng giữ lại sau
khi đã thực hiện trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận không
chia của NHTM cổ phần phải được đại hội đồng cổ đông thông qua, tuy nhiên việc
giữ lại quá nhiều lợi nhuận không chia sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông.
Thặng dư vốn cổ phần: là phần chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá
thực tế phát hành. NHTM cổ phần dùng phần thặng dư này sau khi đã trừ đi phần
dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có) để góp phần vào tăng (giảm) VCSH.
Vốn tự có cấp II là những khoản vay mượn sau khi đánh giá lại và có độ ổn
định thấp, bao gồm:
Phần gia tăng do đánh giá lại TSCĐ: Hàng năm NHTMCP thực hiện việc
đánh giá lại tài sản cố định và tài sản chính theo đúng quy định. Giá trị tài sản cố
định và tài sản chính của NHTMCP tăng (giảm) do định giá lại thì Nhà nước cho
phép NHTMCP được ghi nhận phần tăng (giảm) đó bằng 50% giá trị gia tăng do
đánh giá lại TSCĐ và 40% giá trị gia tăng do đánh giá lại tài sản chính.
Thang Long University Library
6
Quỹ dự phòng tài chính: tối đa bằng 1,25% tổng tài sản có rủi ro, trong đó tài
sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có”
và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có” theo quy định của nhà nước.
Các công cụ nợ khác: Khác với doanh nghiệp thông thường trong nền kinh
tế, hiện nay theo quy định của nhà nước, với GTCG thì NHTM phát hành để huy
động vốn, nếu đáp ứng điều kiện nhà nước đặt ra sẽ được ghi nhận làm VCSH của
ngân hàng. Song xét về bản chất, đây là các công nợ, sau một thời gian nhất định
ngân hàng sẽ phải hoàn trả lại nhà đầu tư. Do đó tính chất ổn định của nguồn vốn
này không cao như các khoản mục vốn chủ sở hữu khác nên nhà nước chỉ chấp
nhận cho NHTM ghi nhận vào vốn cấp 2 của ngân hàng. Cụ thể, các công cụ nợ chỉ
được ghi nhận là vốn cấp 2 của ngân hàng khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau: Là
khoản nợ mà trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín
dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác. Có
kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm, không được đảm bảo bằng tài sản của chính
TCTD. Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất cộng
thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp
đồng và được điều chỉnh một lần trong suốt thời hạn của khoản vay.
Theo quy định của thông tư số 13/2010/TT-NHNN, tổng giá trị trái phiếu
chuyển đổi và các công cụ nợ khác thỏa mãn được điều kiện của nhà nước đặt ra tối
đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1. Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn
chuyển đổi, thanh toán, giá trị các công cụ nợ này phải khấu trừ 20% giá trị ban đầu
để chuyển sang cổ phiếu phổ thông.
1.1.3.2. Đối với vốn nợ (vốn huy động)
Một thành phần vốn cũng vô cùng quan trọng đối với các NHTM nói chung
và NHTM cổ phần nói riêng đó là vốn nợ. Nguồn vốn này gồm những hoạt động
huy động sau:
Huy động qua nguồn tiền gửi
Huy động từ tiền gửi thanh toán: Đây là loại tiền gửi không có kì hạn xác
định, người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào do đó lãi suất thấp. Tiền gửi thanh
toán là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể
dự báo về quy mô tiền gửi không kì hạn có thể giao dịch. Hình thức này mở chủ yếu
dành cho các doanh nghiệp sử dụng một số dịch vụ của ngân hàng như thanh toán,
ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi… Do tính chất không ổn định của nó nên ngân hàng chỉ
được sử dụng một tỉ lệ phần trăm nhất định nào đó của lượng tiền gửi nhận được và
ngân hàng muốn sử dụng thì phải dự tính về sự ổn định tương đối của lượng tiền
7
này. Để huy động được nguồn tiền gửi thanh toán, các NHTM cần phải nâng cấp
các tiện ích và dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp kèm theo như: dịch vụ
thẻ, dịch vụ thanh toán…Một số ngân hàng còn kết hợp tài khoản tiền gửi thanh
toán với tài khoản cho vay (thấu chi – chi vượt trên số dư có của tài khoản tiền gửi
thanh toán) hoặc thường xuyên cải tiến, chuyên môn hóa các nghiệp vụ nhằm rút
ngắn thời gian giao dịch kết hợp với đầu tư cơ sở vật chất văn phòng giao dịch, tiện
nghi rộng rãi qua đó thu hút, lôi cuốn khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các
ngân hàng khác. Mặc dù là khoản tiền có tính chất không ổn định nhưng tiền gửi
thanh toán cũng giữ một vai trò quan trọng trong huy động vốn, thường thì khoản
tiền này thường là khoản tiền lớn, thêm vào đó lượng tiền của tiền gửi thanh toán
càng lớn thì càng phản ánh được số lượng , chất lượng khách hàng của ngân hàng
và uy tín của ngân hàng.
Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Tiền gửi có kỳ hạn
của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội là những khoản tiền mà các các tổ chức tổ
chức xã hội, doanh nghiệp gửi ở ngân hàng sẽ được chi trả trong một khoảng thời
gian nhất định. Đây là nguồn vốn ổn dịnh, vì vậy các NHTM luôn tìm cách đa dạng
hóa huy động loại tiền gửi này bằng việc áp dụng nhiều kỳ hạn, lãi suất linh hoạt
cùng nhiều chính sách khách hàng để thu hút tối đa nguồn vốn này. Trong khoảng
thời gian chưa đến hạn chi trả NH có quyền chủ động sử dụng số tiền gửi đó. Thông
thường đây là khoản tiền nhàn rỗi phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội, họ sẽ gửi vào ngân hàng với mục đích thu lợi nhuận
và an toàn. Ngân hàng thường phải trả lãi cao cho số dư tiền gửi có kỳ hạn (tùy
thuộc vào độ dài kỳ hạn) nên chi phí huy động thường cao hơn so với chi phí huy
động tiền gửi thanh toán nhưng bù lại tính ổn định của nguồn vốn này lại cao, có thể
sử đụng để đầu tư, thay đổi công nghệ và cấp tín dụng trung, dài hạn.
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn vốn mà
NHTM huy động tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền do
dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích bảo toàn và sinh lời, đặc biệt mục tiêu bảo
toàn. Đây thường là khoản tiền gửi có tỷ trọng cao nhất trong tổng số tiền gửi của
ngân hàng và có tính ổn định cao nhất. Lượng tiền gửi phụ thuộc vào thu nhập của
dân cư, xu hướng tiêu dùng, tiết kiệm, các đặc tính về văn hóa, xã hội. Tiền gửi, đặc
biệt là tiền gửi tiết kiệm thường nhạy cảm với các biến động của lãi suất, tỷ giá, thu
nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác. Lãi suất là một nhân tố kích thích các
doanh nghiệp, dân cư gửi tiền. Muốn huy động nguồn tiền gửi, các NHTM cần phải
chú ý mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, đưa ra các dịch vụ, hình
Thang Long University Library
8
thức huy động đa dạng như tiết kiệm bậc thang, tiền gửi bậc thang… với lãi suất
cạnh tranh hấp dẫn.
Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá (Vay trên thị trường
vốn):Ngân hàng thương mại huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá
như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Các loại giấy tờ có giá được NHTM
phát hành từng đợt với mục đích, số lượng và kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, phải
được NHNN chấp thuận và phải được công bố rộng rãi. Hình thức huy động này
giúp tạo và tăng các nguồn vốn trung và dài hạn có tính ổn định cao cho ngân hàng
khi cần thiết. Vì vậy, ngân hàng có thể sử dụng nguồn này để cho vay các dự án đầu
tư, đầu tư tài sản cố định, bất động sản. Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu của
ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, ngoài
việc sử dụng vốn nhàn rỗi hay phần tiết kiệm tạm thời chưa sử dụng đến để mua,
trên thực tế đây còn là một kênh đầu tư của những người có vốn trong xã hội. Các
kỳ phiếu, trái phiếu này có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền mặt bằng cách mua
bán, chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng. Huy động
vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá thường có lãi suất cao hơn các loại tiền gửi
có cùng kỳ hạn, chi phí cao. Tuy nhiên NHTM lại có khả năng tập trung một lượng
vốn lớn trong thời gian ngắn và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này. Ngày
nay, nguồn vốn này có xu hướng gia tăng phù hợp với xu thế phát triển của nền
kinh tế, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
Vay từ các tổ chức tín dụng khác: Các NH vay mượn lẫn nhau và vay của các
TCTD khác thông qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về dự
trữ, thanh khoản và chi trả cấp bách. Lãi suất phụ thuộc vào quy mô khoản vay, thị
trường, kì hạn và thường cao hơn các nguồn huy động khác. Nguồn tiền đi vay
không phải dự trữ bắt buộc, được đảm bảo thanh toán bằng các GTCG đồng thời
ngân hàng cũng chủ động về thời gian hoàn lại. Nhưng vay từ các TCTD khác
không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, điều này còn phụ thuộc vào tình
hình hoạt động kinh doanh của các TCTD, uy tín của ngân hàng đối với các ngân
hàng khác, số lượng tiền đi vay…
Vay từ NHNN: NHNN nước đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong
nền kinh tế. NHNN có thể cho các NHTM và các TCTD vay vốn ngắn hạn và cung
ứng phương tiện thanh toán khi cần thiết dưới hình thức tái cấp vốn như cho vay lại
theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn, cho vay
9
đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn han khác, cho vay bổ
sung trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, cho vay. Đặc biệt khi TCTD mất khả
năng thanh toán và có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống. Tuy nhiên, việc đi vay
vốn NHNN thường là sự lựa chọn cuối cùng của các NHTM, NHNN hoạt động vì
mục tiêu không lợi nhuận, quản lý vĩ mô đối với các hoạt động tài chính, tiền tệ,
đảm bảo giá trị động nội tệ, cân bằng cán cân kinh tế…việc cho vay sẽ ảnh hưởng
đến các hoạt động này. Hơn thế nữa, việc cho NHNN cho NHTM vay còn phụ
thuộc vào chính sách tiền tệ trong từng thời kì, chính vì thế việc vay vốn của NHNN
là không hề dễ dàng.
Huy động vốn khác: Ngoài những nguồn vốn trên, NHTM còn có thể huy
động từ các vốn khác như:
- Vốn trong thanh toán: trong quá trình làm trung gian thanh toán, NHTM
cũng sử dụng vốn trong thanh toán, bao gồm các khoản vốn trên tài khoản
mở thư tín dụng L/C, tài khoản séc bảo chi... Thông qua nghiệp vụ làm đại lý
thanh toán, NHTM cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể thông qua quá
trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các TCTD khác, nhận và
điều chuyển vốn cho khách hàng, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu
hộ…Do việc sử dụng tiền được thực hiện theo tiến độ công việc nên NH có
thể sử dụng tạm thời khoản đó vào hoạt động kinh doanh.
- Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong và
ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội…
- Vốn tạm thời chưa sử dụng trong nghiệp vụ cho vay đồng tài trợ…
1.2. Hiệu quả hoạt động huy động vốn
1.2.1. Khái niệm
Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu hiệu quả
cao thì khoảng cách giữa kết quả đạt được và chi phí sẽ càng lớn, ngược lại hiệu quả
thấp thì khoảng cách này càng gần. Hiệu quả hoạt động huy động vốn cao là kết quả
vốn ngân hàng huy động được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được
mục tiêu an toàn và sinh lợi cao cho ngân hàng. Trong khi đó, hiệu quả hoạt động
huy động vốn thấp là khi kết quả vốn ngân hàng huy động được không đáp ứng
được nhu cầu sử dụng vốn hoặc huy động được vốn nhưng không sử dụng vốn tốt
theo các mục tiêu đề ra.
Thang Long University Library
10
Hiệu quả của huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của ngân
hàng. Ngân hàng phải đảm bảo ở mọi thời điểm, toàn bộ Tài sản Có phải lớn hơn
các khoản nợ phải thanh toán để có thể duy trì được khả năng thanh toán của mình.
Đồng thời ngân hàng phải đảm bảo trong số tài sản ấy phải có những tài sản mang
tính thanh khoản cao, trang trải hết số thiếu trong thanh toán bù trừ, đáp ứng đủ nhu
cầu rút tiền mặt …trong khi vẫn đảm bảo được tỉ lệ dự trữ theo quy định. Ngân
hàng bảo đảm được tỷ lệ cần thiết của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hoặc tỷ
lệ giữa vốn chủ sở hữu với tổng tài sản Có rủi ro. Thêm vào đó ngân hàng phải phân
tích và dự phòng được rủi ro trong kinh doanh, rủi ro lãi suất đối với thu nhập của
ngân hàng. Chính vì thế hiệu quả hoạt động huy động vốn cần được đánh giá
thường xuyên để từ đó ngân hàng có những biện pháp, chiến lược để điều chỉnh kịp
thời trong từng giai đoạn giúp các hoạt động kinh doanh có thể hoạt động tốt nhất.
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng được đánh giá là hiệu quả khi:
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của năm sau cao hơn năm trước cả về số
lượng lẫn chất lượng.
Quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài
sản và không ngừng tăng trưởng ổn định.
Nguồn vốn huy động có chi phí hợp lý.
Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn.
Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn.
1.2.2.1. Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động
Vấn đề quan tâm đầu tiên khi xem xét khả năng huy động vốn của một
NHTM đó là quy mô vốn mà ngân hàng đó huy động được. Quy mô nguồn vốn thể
hiện số lượng vốn huy động. Quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở
rộng hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh việc đánh giá quy mô tổng nguồn
vốn của ngân hàng thì việc xem xét quy mô của từng loại vốn, VCSH và vốn nợ
cũng rất cần thiết.
Các khoản mục được tính đến quy mô của VCSH bao gồm: Vốn cổ phần,
thặng dư vốn, các quỹ (quỹ bổ dung vốn điều lệ, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ
khác…)…Quy mô VCSH là một trong những tiêu chí quan trọng để một NHTM
được xếp loại là ngân hàng quy mô lớn, trung bình hay nhỏ. Quy mô VCSH dùng
11
để so sánh giữa các ngân hàng với nhau hoặc một ngân hàng trong những thời điểm
khác nhau.
Khi xét về quy mô, vốn nợ của NHTM thường được xác định gồm tiền gửi,
tiền vay và vốn nợ khác. Quy mô vốn chỉ là một chỉ số tuyệt đối và nếu chỉ sử dụng
đơn lẻ thì nó không phản ánh được hoàn toàn khả năng huy động vốn của một
NHTM. Dựa vào chỉ tiêu quy mô vốn, nhiều chỉ tiêu tương đối được xác định và
phản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nếu quy mô vốn cho
biết độ lớn của lượng vốn ngân hàng huy động được thì tốc độ tăng trưởng phản ánh
sự tăng (giảm) của vốn tại các thời điểm khác nhau cũng như sự tăng (giảm) đó
nhiều hay ít:
Tốc độ tăng trưởng
vốn kinh doanh
=
Tổng nguồn vốn kỳ này – Tổng nguồn vốn kỳ trước
x 100%
Tổng nguồn vốn kỳ trước
Đây là chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn qua các giai
đoạn. Nếu hệ số này lớn hơn 0 cho thấy tổng nguồn vốn của kì này lớn hơn tổng
nguồn vốn của kì trước, cho thấy hiệu quả vốn huy động có xu hướng gia tăng bởi
nguồn vốn huy động tăng sẽ làm tổng nguồn vốn tăng. Còn nếu hệ số này nhỏ hơn 0
thì tổng nguồn vốn kì này nhỏ hơn kì trước hay nói cách khác tốc độ tăng trưởng
của nguồn vốn kinh doanh giảm. Do đó ngân hàng cần xem xét lại cách thức huy
động vốn để khắc phục tình trạng trên. Trong trường hợp hệ số này bằng 0 chứng tỏ
nguồn vốn kì này và kì trước không thay đổi vì vậy ngân hàng cần nâng cao hiệu
quả huy động vốn.
Tốc độ tăng trưởng có thể tính cho tổng vốn cũng có thể xét đối với từng loại
vốn cụ thể. Sự biến động của từng loại vốn đôi khi trái chiều nhau và không giống
chiều biến động của tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này kết hợp tỷ trọng vốn giúp sự đánh
hiệu quả huy động vốn của NHTM được sâu sắc và toàn diện hơn.
Tốc độ tăng trưởng VCSH =
Tổng VCSH kì này – Tổng vốn VCSH kì trước
x 100%
Tổng VCSH kì trước
Tốc độ tăng trưởng > 0: VCSH tăng
Tốc độ tăng trưởng < 0: VCSH giảm
Tốc độ tăng trưởng < 0: VCSH không thay đổi
Tốc độ tăng trưởng
VHĐ
=
Tổng VHĐ kỳ này – Tổng VHĐ kỳ trước
x 100%
Tổng VHĐ kỳ trước
Thang Long University Library
12
Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của
ngân hàng. Chỉ tiêu này âm cho thấy vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng âm,
ngân hàng đang gặp khó khăn trong huy động vốn, ngân hàng cần có những biện
pháp triệt để hơn để tăng nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này dương cho thấy vốn
huy động kì này lớn hơn kì trước, hoạt động huy động vốn của ngân hàng đang có
những hiệu quả nhất định. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy sự hiệu quả của
ngân hàng trong hoạt đông huy động vốn. Tuy nhiên cần chú ý đến tốc độ tăng
trưởng tín dụng, tránh chênh lệch quá lớn để hạn chế chi phí trả lãi. Việc tăng huy
động vốn để tăng cho vay phải đảm bảo được các yêu cầu về vốn và thanh khoản.
1.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Cơ cấu vốn chủ yếu cho thấy chất lượng nguồn vốn của ngân hàng, mức độ
phù hợp, cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Để đánh giá cơ cấu vốn huy
động, cần đánh giá:
VCSH/Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của
ngân hàng thì VCSH chiếm bao nhiêu phần. Đồng thời chỉ tiêu cũng cho biết mức
độ tự chủ và độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này
tăng có thể do tổng nguồn vốn của ngân hàng không đổi nhưng VCSH lại tăng hoặc
do VCSH và tổng nguồn vốn cùng thay đổi, song mức độ tăng của VCSH lớn hơn
mức độ tăng của tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy ngân hàng đã tự chủ được
trong việc huy động vốn từ vốn tự có của mình. Nếu chỉ tiêu này giảm biểu hiện độ
an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang bị đe dọa. Còn chỉ tiêu này
không đổi cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng chưa cao.
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng vốn huy động
trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh khả năng hút vốn từ nền
kinh tế của NHTM. Nếu chỉ tiêu này tăng cho thấy hiệu quả huy động vốn tốt do
ngân hàng có các hình thức huy động hiệu quả. Ngược lại nếu chỉ tiêu này giảm
chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn hạn chế, khả năng huy động
vốn chưa tốt.
Tổng nguồn vốn huy động/Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết mức độ
vay nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này tăng do
tổng nguồn vốn huy động tăng, tổng nguồn vốn của ngân hàng không đổi hoặc do
tốc độ tăng của nguồn vốn huy động lớn hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Điều
13
này cho thấy mức độ vay nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có
hiệu quả. Trong trường hợp chỉ tiêu này giảm thì mức độ vay nợ tài trợ cho hoạt
động kinh doanh của ngân hàng còn chưa cao.
Tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn =
Vốn huy động ngắn hạn
Tổng nguồn vốn huy động
Tỷ lệ huy động vốn trung hạn =
Vốn huy động trung hạn
Tổng nguồn vốn huy động
Tỷ lệ huy động vốn dài hạn =
Vốn huy động dài hạn
Tổng nguồn vốn huy động
Ba tỷ lệ cho biết tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn chiếm tỷ
trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn huy động. Mỗi loại vốn có những yêu cầu
khác nhau về thời hạn, chi phí hoạt động. Sự biến đổi cơ cầu nguồn vốn sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến cơ cấu cho vay, đầu tư của ngân hàng. Dựa vào tiêu chí này, ta
có thể điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp nhằm đảm bảo ngân hàng có thể thu được
lợi nhuận mà không gặp vấn đề gì về tính thanh khoản.
Việc đánh giá cơ cấu vốn, cả cơ cấu VCSH và cơ cấu vốn nợ của một ngân
hàng là không hề đơn giản. Sự đánh giá đó ngoài việc dựa vào những số liệu đã có thì
cần phải đặt trong sự nhìn nhận đặc điểm cũng như môi trường kinh doanh của ngân
hàng. Mỗi ngân hàng duy trì cho mình một cơ cấu vốn riêng tùy thuộc vào điều kiện
của ngân hàng đó. Sự áp đặt cơ cấu vốn của ngân hàng này với ngân hàng khác có thể
gây bất lợi hoặc không phát huy được thế mạnh của bản thân ngân hàng.
1.2.2.3. Chi phí huy động vốn
Ngân hàng là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người cho vay và người đi
vay, đòi hỏi NHTM phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối
với các bên nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy, trong huy động
vốn mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được
những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số
vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận được trên thị trường. Để phục vụ
cho quản lý chi phí huy động vốn và xác định các mức lãi suất tiền gửi, tiền vay phù
hợp, các ngân hàng thường tính toán lãi suất huy động vốn bình quân, được tính
bằng công thức:
Thang Long University Library
14
Lãi suất huy động bình quân =
Tổng lãi phải trả
Tổng tiền gửi và tiền vay
Chỉ tiêu này cho biết chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để thu hút về một đồng
vốn là bao nhiêu. Lãi suất bình quân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định
mức chênh lệch giữa lãi suất tiền vay và lãi suất cho vay, nhân tố phản ánh sinh lời
của ngân hàng.
Việc xác định chi phí huy động vốn là công việc phức tạp, khó khăn và quyết định
đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM. Vì vậy hoạt động huy động vốn
được coi là hiệu quả khi xét trên phương diện chi phí khi: Ngân hàng huy động
được vốn với chi phí thấp trong khi vẫn đạt được hiệu quả giữa huy động vốn và sử
dụng vốn. Ngân hàng coi công tác quản lý chi phí là công việc phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục vì nó quyết định mọi hoạt động huy động và sử dụng vốn
của ngân hàng. Với nguồn vốn có thời hạn ngắn hạn do tính ổn định không cao thì
ngân hàng thường trả lãi thấp và ngược lại chịu chi phí trả lãi cao với nguồn vốn dài
hạn vì tính ổn định của nó.
Ngoài ra để xem xét hiệu quả hoạt động huy động vốn theo phương diện chi phí, ta
cũng xem xét đến chỉ tiêu tỉ suất chi phí hoạt động huy động vốn.
Tỉ suất chi phí HĐV =
Chi phí huy động
Doanh thu
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thì mất bao nhiêu đồng dành cho chi
phí huy động. Tỷ suất chi phí huy động vốn càng nhỏ càng tốt, qua chỉ tiêu này có
thể đánh giá được ngân hàng mất nhiều hay ít tiền dành cho chi phí huy động vốn
kinh doanh. Từ đó ngân hàng sẽ điều chỉnh mức chi phí này cho phù hợp với tình
hình kinh doanh thực tế.
1.2.2.4. Hiệu quả sinh lời của vốn huy động
Khả năng sinh lời của VHĐ =
LNST
VHĐ
Khả năng sinh lời của vốn huy động cho biết một đồng vốn huy động tạo ra
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cao càng chứng tỏ hoạt động
huy động vốn hiệu quả, giúp cho ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận từ nguồn
vốn huy động.
15
Khả năng sinh lời của VCSH=
LNST
VCSH
Hệ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này cao cho thấy hiệu quả hoạt động huy động vốn
từ VCSH của ngân hàng, giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
1.2.2.5. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn
Một trong những hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn để sử dụng
nhằm thu lại lợi nhuận. Theo đó ngân hàng sẽ chuyển hóa tiền gửi, tiền vay, vốn của
mình thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán…nhằm thỏa mãn
những mục tiêu mà ngân hàng đề ra. Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau và đó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Để xét mối quan hệ này các chỉ tiêu đánh giá như hệ số vốn
trong kỳ, hệ số vốn trong ngắn, trung và dài hạn thường được sử dụng để đánh giá.
Hệ số sử dụng vốn trong kì =
Dư nợ tín dụng trong kì
Vốn huy động
Hệ số này cho biết trong 1 đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được sử
dụng (thường là hoạt động tín dụng) trong kì. Hệ số này càng cao càng cao càng tốt,
chứng tỏ vốn huy động được sử dụng hiệu quả, số dư vốn huy động sau khi đã sử
dụng càng ít thì ngân hàng càng tiết kiệm được chi phí trả lãi.
Huy động vốn và sử dụng vốn trong kỳ được chia theo thời gian: ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn. Hệ số sử dụng vốn cũng nên được tính rõ ràng theo sự phân
chia đó để đánh giá được khách quan, chi tiết từ đó mới có được hành động, chiến
lược hoạt động cụ thể tùy thuộc vào tình hình.
Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn =
Dư nợ tín dụng ngắn hạn
Vốn huy động ngắn hạn
Hệ số sử dụng vốn trung hạn =
Dư nợ tín dụng trung hạn
Vốn huy động trung hạn
Hệ số sử dụng vốn dài hạn =
Dư nợ tín dụng dài hạn
Vốn huy động dài hạn
Thang Long University Library
16
Ba chỉ tiêu này phản ánh tron tổng nguồn vốn huy động được thì tỷ trọng vốn
huy động được để dùng cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn, dài hạn là bao
nhiêu. Theo nguyên tắc thì các ngân hàng sẽ lấy vốn huy động ngắn hạn để tiến
hành cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn.
Tuy nhiên trong thực tế, nhu cầu vay trung và dài hạn thường lớn hơn trong khi
nguồn vốn nguồn vốn trung và dài hạn không đáp ứng đủ. Do đó NHTM có thể linh
hoạt chuyển đổi kỳ hạn tức là dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để tiến hành cho
vay dài hạn. Điều này mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, nhưng nếu không tính
toán một tỷ lệ chuyển đổi hợp lý thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với những vấn đề về
tính thanh khoản, gây rủi ro cho ngân hàng.
Một số chỉ tiêu khác bao gồm:
Quản lý công tác huy động vốn của NHTM bên cạnh các chỉ tiêu chính trên
còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu khác như:
Mức độ hoạt động của vốn huy động: Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng
nguồn vốn huy động.
Mức độ thuận tiện khách hàng: thủ tục gửi tiền, rút tiền, các dịch vụ hỗ trợ
kèm theo của ngân hàng… nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách
hàng.
Thời gian để huy động một số lượng vốn nhất định, số lượng vốn rút ra trước
thời hạn, kỳ hạn thực tế của nguồn vốn…
Uy tín của ngân hàng: Gia tăng VCSH qua các năm giúp ngân hàng có được
niềm tin của các đối tác, các nhà đầu tư từ đó mở rộng được các mối quan hệ, thu
hút được nhiều nguồn vốn khác nhau từ các cá nhân, TCKT…
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân
hàng thương mại
1.3.1. Yếu tố khách quan
1.3.1.1. Pháp luật, chính sách của Nhà nước, của Ngân hàng Trung ương
Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu
hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh
gặp khó khăn.. Ngược lại nếu phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi
trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết
quả cao.
Thêm vào đó, các quy định của pháp luật đòi hỏi các ngân hàng thương mại
luôn phải tuân thủ. Pháp luật quy định số tiền huy động của ngân hàng không được
17
lớn hơn 20 lần vốn chủ sở hữu. Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính phủ điều
chỉnh việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc hay
lãi suất tái chiết khấu là tùy theo định hướng phát triển của từng thời kỳ. Các chính
sách đầu tư, ưu tiên phát triển mũi nhọn…cũng ảnh hưởng sâu sắc tới việc huy động
vốn của ngân hàng thương mại. Môi trường pháp luật là một trong những nhân tố
quan trọng ảnh hưởng đến quy mô vốn huy động của NHTM.
1.3.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước
Hoạt động của ngân hàng luôn bị tác động bởi các chỉ tiêu kinh tế tác động
như tốc độ tăng trưởng, tình trạng thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát…Mọi
biến động của nền kinh tế đều được thể hiện rõ qua việc tăng, giảm nguồn vốn huy
động từ bên ngoài của NHTM. Nền kinh tế tăng trưởng, phát triển, sản xuất phát
triển từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn do đó tạo môi trường cho việc thu hút
vốn của NHTM.
Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh vậy nên sự ổn định về
chính trị cũng tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính trị ổn
định, đất nước mở rộng giao lưu, hợp tác sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng
nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó trình độ dân cư, phân bố giữa các vùng miền, lứa
tuổi…cũng cần nghiên cứu và xem xét kĩ lưỡng.
1.3.1.3. Văn hóa, thói quen tiêu dùng của khách hàng
Văn hóa là yếu tố tác động đến tập quán, thói quen, tâm lý trong việc sử dụng
tiền của dân cư. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn
định lượng tiền gửi vào hoặc rút ra. Ngược lại khi niềm tin của khách hàng vào
tương lai là đồng tiền sẽ mất giá, khách hàng sẽ không gửi thêm tiền hoặc đồng loạt
rút vốn. Mặt khác có những vùng dân cư quen cất trữ tiền mặt thì việc huy động vốn
của ngân hàng sẽ rất khó khăn. Một đặc điểm cũng khá quan trọng của khách hàng
trong việc huy động vốn của ngân hàng là mức độ chấp nhận rủi ro của xã hội, thói
quen tích lũy hay việc sử dụng thường xuyên những dịch vụ của ngân hàng. Tần
suất và mức độ của các yếu tố này càng cao thì ngân hàng càng dễ huy động vốn.
1.3.2. Yếu tố chủ quan
1.3.2.1. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn huy động đòi hỏi các ngân hàng không
ngừng đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Một trong những chiến lược
liên quan nhất của huy động vốn là các hình thức huy động vốn. Các hình thức huy
Thang Long University Library
18
động vốn phải linh hoạt, đa dạng, thuận tiện và hiệu quả. Mức độ đa dạng hóa các
hình thức càng cao thì càng dễ đáp ứng được nhu cầu của dân cư vì họ tìm thấy cho
mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà an toàn. Chính sự đa dạng hóa các hình
thức huy động vốn của ngân hàng đã giúp cho mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp
tìm được cho mình một hình thức đầu tư có hiệu quả nhất.
1.3.2.2. Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng
Đội ngũ nhân viên, nhất là các giao dịch viên được coi là hình ảnh của cả
ngân hàng khi trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với các khách hàng. Vai trò của các giao
dịch viên ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động huy động vốn khi các ngân
hàng triển khai hình thức giao dịch “một cửa”. Thái độ vui vẻ, thân thiện và tích cực
của các giao dịch viên tạo nên tâm lý thoải mái, an toàn cho khách hàng và góp
phần tạo nên nét đặc trưng cho chất lượng hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Trong
điều kiện tài chính – ngân hàng ngày nay thì chất lượng dịch vụ được coi là yếu tố
chiến lược để cạnh tranh với các ngân hàng khác.
1.3.2.3. Uy tín, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng
Uy tín của ngân hàng: là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là
niềm tin của khách hàng. Uy tín đó đươc hình thành trong thời gian dài, người gửi
tiền thường chọn gửi ở những ngân hàng lâu đời chứ ít khi gửi ở một ngân hàng mới
thành lập và chưa có tên tuổi trong ngành. Ngân hàng lớn vẫn được ưu tiên lựa chọn
so với ngân hàng nhỏ. Một điều quan trọng ở nước ta là hình thức sở hữu cũng có
ảnh hưởng quan trọng đến huy động vốn. Các ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng
có độ an toàn cao hơn so với người gửi tiền, uy tín của họ được đảm bảo hơn và nhờ
đó họ huy động vốn được nhiều hơn với chi phí rẻ hơn và tiết kiệm thời gian hơn.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng: Trình độ công nghệ ngân hàng bao
gồm cơ sở vật chất phục vụ ngân hàng, các loại hình dịch vụ ngân hàng cung
ứng…Trình độ công nghệ của ngân hàng càng cao thì khách hàng càng cảm thấy
hài lòng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh
như hiện nay, với cùng một lãi suất huy động như nhau thì ngân hàng nào cải tiến
chất lượng dịch vụ tốt hơn, dịch vụ nhanh chóng hơn thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn
so với ngân hàng khác.
19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ lý luận đến thực tiễn là cả một quá trình, nhất là đối với hoạt động huy
động vốn luôn được coi là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của NHTM.
Trong chương 1, khóa luận đã trình bày chi tiết, có chọn lọc những lý luận cơ bản
về nguồn vốn cũng như về hoạt động huy động vốn của NHTM. Trên cơ sở ý tưởng
nghiên cứu khoa học đó, khóa luận cũng đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
hoạt động huy động vốn, đồng thời cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động huy động vốn trong nền kinh tế thị trường. Từ đó, khóa luận sẽ tiếp tục
tập trung nghiên cứu nội dung chủ đạo của đề tài đó là thực trạng hoạt động huy
động vốn của Maritime Bank ở chương 2.
Thang Long University Library
20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI
GIAI ĐOẠN 2010 -2012
2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên gọi: Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải
Tên giao dịch quốc tế : Viet Nam Maritime Commercial Stock Bank.
Tên viết tắt: Maritime Bank hoặc MSB.
Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Hàng Hải được tóm tắt chủ yếu
qua 2 giai đoạn chính:
2.1.1.1. Giai đoạn 1 (từ 12/07/1991 đến 07/07/2003)
Vào những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nhu cầu vốn để đầu tư và phát
triển ngành Hàng Hải là rất lớn. Nguồn vốn để đầu tư cho ngành Hàng Hải lúc đó
chủ yếu là của Nhà nước nhưng tình hình kinh tế rất khó khăn nên hầu như rất ít, tài
sản của Đội tàu biển Việt Nam chủ yếu hình thành từ hình thức thuê mua, vay mua.
Chính vì thực trạng như vậy nên ý tưởng thành lập ngân hàng để tạo vốn và cung
cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho hoạt động của ngành Hàng Hải nói riêng
và các ngành kinh tế của đất nước nói chung được hình thành. Với sự ủng hộ nhiệt
thành của các doanh nghiệp thuộc ngành Hàng Hải và sự tin tưởng của các cơ quan
quản lý Nhà nước, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải đã được thành lập.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) là Ngân hàng được thành lập
đầu tiên khi Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng thương
mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990
theo Giấy phép số 0001/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp
ngày 08/06/1991. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi
vào hoạt động tại Thành phố cảng Hải Phòng. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô
hình ngân hàng cổ phần còn chưa đi đến hồi kết thì Ngân hàng Maritime bank đã
trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có
được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng hải
Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Cục hàng không Dân
dụng Việt Nam…
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một
vài Chi nhánh lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh. Có thể
nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX đã
21
góp phần tạo nên bước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt
Nam. Nhưng vì đây là giai đoạn mới thành lập, mới triển khai mô hình mới nên hệ
thống pháp lý về cơ chế kinh doanh còn chưa đầy đủ, thiếu tính nhất quán, cơ sở vật
chất kĩ thuật còn thiếu, hoạt động kinh doanh thuần túy là tín dụng bằng tiền đồng
Việt Nam.
Năm 2001, MSB được Ngân hàng thế giới lựa chọn là một trong sáu NHTM
của Việt Nam tham gia dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán.
2.1.1.2. Giai đoạn 2 (từ 07/07/2003 đến nay)
Ngày 07/07/2003, theo Quyết định số 719 QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, thời hạn hoạt động của MSB tăng từ 25 năm lên 99 năm.
Được sự chấp thuận của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hải Phòng,
văn bản số 673/NHNN-HAP7 ngày 27/12/2004, vốn điều lệ của MSB tăng từ 160,2
tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Theo đó NHTM CP Hàng Hải được tổ chức theo mô hình
Tổng công ty Nhà nước.
Năm 2005, MSB chuyển trụ sở chính lên Hà Nội và cơ cấu lại tổ chức vào
năm 2006. Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện
của MSB, đây là một sự chuyển hướng trong chiến lược, thể hiện sự quyết tâm mở
rộng tầm thị trường cũng như tầm ảnh hưởng.
Vào 01/01/2010, MSB chính thức ra mắt logo mới nhằm định vị thương hiệu
với cam kết đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm dịch vụ,
mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Ngày 03/11/2010, MSB chính thức kí kết
hợp đồng triển khai giải pháp quản trị rủi ro thị trường Kondor+ với công ty
Thomson Reuters. Tới thời điểm hiện tại thì MSB là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam
triển khai biện pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh trên thị trường tài chính.
Qua gần 22 năm hoạt động, MSB đã có những bước phát triển vượt bậc trên
mọi mặt, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững, tạo
lập được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của MSB hiện nay là 8.000 tỷ
VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ, tăng rất nhiều so với con số ban đầu
lúc mới thành lập. Mạng lưới của ngân hàng cũng được trải khắp trên toàn quốc với
hơn 230 điểm giao dịch trên toàn quốc, Trụ sở chính, Sở giao dịch tại Hà Nội, các
chi nhánh tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần
Thơ, Nha Trang… những đầu mối kinh tế quan trọng của đất nước. Ngoài ra MSB
còn thiết lập quan hệ đại lý với hơn 200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước
ngoài ở nhiều nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán
quốc tế. Hơn thế nữa, hòa nhập với xu thế phát triển của thế giới hiện nay, MSB đã
Thang Long University Library
22
và đang là thành viên của những tổ chức ngân hàng thế giới như Hiệp hội ngân hàng
Đông Nam Á, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT,
MASTER CARD, đại lý chuyển tiền thanh toán toàn cầu Money Gram…Bên cạnh
đó việc triển khai thành công dự án Hiện đại hóa ngân hàng và Hệ thống thanh toán
do Ngân hàng thế giới tài trợ, MSB đang không ngừng đẩy nhanh việc nâng cao
chất lượng đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp, ngày càng tạo
được uy tín và niềm tin cho khách hàng.
23
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank
(Nguồn: msb.com.vn)
Đại hội đồng cổ
Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Ban kiểm soát
Kiểm toán nội bộ
Các ủy ban
HĐ quản lý
rủi ro hoạt
HĐ xử lý
rủi ro
Hội đồng
ALCO
HĐ điều
hành
HĐ tín
dụng và
đầu tư
Ban QL tín
dụng và đầu tư
Ban PR &
Marketing
Ban QL
chiến lược
Ban DV ngân
hàng giao dịch
Khối Ngân
hàng cá nhân
KhốiNgân hàng
doanh nghiệp
Ngân hàng
DN lớn
Ngân hàng
định chế
tài chính
Khối
quản lý
rủi ro
Khối quản
lý TC
Khối phê
duyệt TD
Khối công nghệ
và vận hành
Thang Long University Library
24
2.1.2. Khái quát về ngành nghề kinh doanh
Maritime Bank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt
Nam, hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung vào các hoạt động chính của ngân
hàng nói chung. Tùy vào từng đối tượng khách hàng với nhu cầu khác nhau, mục
đích khác nhau mà Maritime Bank đã xây dựng những sản phẩm dịch vụ đa dạng,
linh hoạt, phù hợp để đáp ứng đầy đủ và làm hài lòng khách hàng:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: Trong hoạt động này
Maritime Bank có những sản phẩm riêng dành cho khách hàng cá nhân như:
Bộ sản phẩm M1 – Account, M Money, tiền gửi tiết kiệm, sản phẩm thẻ. Đối
với khách hàng -doanh nghiệp thì có sản phẩm M – Bussiness, tiền gửi thanh
toán…
- Tiếp nhận vốn ủy thác, đầu tư và phát triển.
- Cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn.
- Chiết khấu giấy tờ có giá.
- Hùn vốn, tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán,
tài trợ thương mại
- Tài trợ thương mại.
- Kinh doanh ngoại hối.
- Các dịch vụ ngân hàng khác như Internet Banking, Mobile Banking…
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải giai
đoạn 2010 -2012
Trong giai đoạn 2010 -2012, tình hình kinh tế - tài chính toàn cầu khó khăn, đã
tác động sâu sắc tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của ngành Ngân
hàng nói riêng. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến tăng trưởng chậm, lợi nhuận bị suy
giảm, nợ xấu gia tăng…ngân hàng đối mặt với các thách thức và khó khăn trong
việc duy trì tăng trưởng, phát triển. Hơn thế nữa những vấn đề đặt ra như tái cơ cấu,
sáp nhập, thay đổi chiến lược kinh doanh…để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế khiến
cho ngành Ngân hàng trong giai đoạn này có những biến động không nhỏ. Maritime
Bank cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của môi trường đầy thách thức này.
Tuy vậy trong giai đoạn 2010 -2012, Maritime Bank vẫn duy trì được mục tiêu và
kế hoạch kinh doanh đề ra trong mỗi năm.
25
2.2.1. Kết quả hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: nghìn tỷ
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Chênh lệch
(2011/2010)
Chênh lệch
(2012/2011)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Huy động từ tiền gửi 48,63 62,3 59,59 13,67 28,11 (2,71) (4,35)
Huy động từ phát
hành giấy tờ có giá
12,19 7,18 2,29 (5,01) (41,1) (4,89) (68,10)
Vay từ các TCTD khác 2,26 2,48 12,64 0,22 9,73 10,14 408,87
Vay NHNN 18,6 10,69 2,9 (7,91) (42,52) (7,79) (72,87)
Vốn khác 0,06 0,03 0,02 (0,03) (50) (0,01) (33,33)
Tồng 81,74 82,68 77,2 0,94 11,5 (5,18) (6,26)
(Nguồn: Báo cáo thường niên Maritime Bank giai đoạn 2010 - 2012)
Qua bảng kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012 có thể thấy
hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 có sự biến động mạnh. Năm
2010 tổng vốn huy động đạt 81,47 nghìn tỷ, năm 2011 lượng vốn này đạt 82,68
nghìn tỷ, tăng 0,94 nghìn tỷ, tương ứng với 11,5%. Tổng vốn huy động có sự tăng
mạnh trong năm 2011 nhưng đến năm 2012 lại giảm, chỉ đạt 77,4 nghìn tỷ, giảm
5,18 nghìn tỷ tương đương giảm 6,26% so với năm 2011.
Huy động từ tiền gửi: Đây là nguồn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong
hoạt động huy động vốn của Maritime Bank. Huy động từ tiền gửi có xu hướng tăng
mạnh năm 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012. Năm 2010, huy động từ tiền gửi đạt
48,63 nghìn tỷ chiếm 59,5% tổng vốn huy động, năm 2011 con số này lên đến 62,3
nghìn tỷ. Tỷ lệ tăng trưởng mạnh 28,11% trong năm 2011 cho thấy hiệu quả huy
động từ nguồn tiền gửi có xu hướng phát triển tốt nhất trong tất cả các nguồn.
Maritime Bank đã tập trung vào các phân khúc khách hàng và các sản phẩm huy
động tiền gửi để tăng thị phần, số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên đến năm 2012,
kết quả này lại giảm xuống chỉ còn 59,59 nghìn tỷ, có sự giảm nhẹ 4,35% so với
cùng kỳ năm 2011. Mặc dù tính toán trên số liệu thì kết quả nguồn tiền gửi của năm
2012 có giảm nhưng tốc độ giảm không nhanh bằng các nguồn khác. Chính vì thế
vẫn thấy được xu hướng tập trung vào huy động tiền gửi của Maritime trong giai
đoạn 2010 -2012, điều này cho thấy ngân hàng đã và đang chủ động trong hoạt
động huy động của mình. Tuy có sự giảm nhẹ về kết quả huy động vốn từ tiên gửi
năm 2012 nhưng trong tình hình khó khăn chung mà các ngân hàng đang phải đối
Thang Long University Library
26
mặt thì kết quả đạt được cũng thể hiện mọi cố gắng, nỗ lực của Maritime Bank
trong hoạt động huy động vốn.
Xét về cơ cấu các nguồn huy động thì trong 3 năm liên tiếp Maritime Bank
đang có xu hướng giảm hoạt động huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá, vay
NHNN và các nguồn khác.
Phát hành GTCG: Năm 2010, kết quả từ phát hành giấy tờ có giá là 12,19
nghìn tỷ nhưng đến năm 2011 giảm 5,01 nghìn tỷ, năm 2012 tiếp tục giảm thêm
2,29 nghìn tỷ. Có thể thấy sự sụt giảm mạnh của nguồn huy động này trong 3 năm
liên tiếp và tỷ lệ giảm ngày càng nhiều hơn, năm 2011 giảm 41,1%, năm 2012 tỷ lệ
này lên đến 68,10%. Nguồn tiền huy động được từ các nguồn khác tăng lên khiến
cho ngân hàng giảm huy động bằng hình thức phát hành GTCG. Trong giai đoạn
2010 – 2012, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt khiến cho
người dân không muốn gửi khoản tiền của mình cố định trong một thời gian, không
rút ra được trước hạn với chỉ một mức lãi suất như đặc điểm của chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, trái phiếu…Chính vì thế việc phát hành GTCG không còn thu hút được
nhiều khách hàng, nhu cầu giảm nên ngân hàng tùy thuộc vào tình hình thực tế điều
chỉnh chiến lược huy động của mình.
Vay NHNN: năm 2010 là 18,6 nghìn tỷ nhưng hai năm sau đó con số chỉ còn
lại là 10,69 nghìn tỷ và 2,9 nghìn tỷ. Vay NHNN có xu hướng giảm mạnh nhất
trong tất cả các chỉ tiêu, năm 2011 giảm 42,52%, năm 2012 giảm tới 72,87%. Điều
này cho thấy Maritime Bank đã hạn chế được vốn vay từ hình thức vay cuối cùng,
chủ động được lượng vốn từ các hình thức khác an toàn hơn.
Vay các TCTD: Xu hướng đi vay các TCTD khác cũng đang tăng dần qua
các năm, năm 2010 là 2,26 nghìn tỷ, năm 2011 tăng lên 2,48 nghìn tỷ và năm 2012
tăng vọt lên gấp gần 10 lần là 12,62 nghìn tỷ. Đây không phải là nguồn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong hoạt động huy động vốn nhưng trong giai đoạn 2010 – 2012,
nguồn này có sự tăng trưởng mạnh nhất, tăng 408,87% vào năm 2012. Năm 2012,
thực hiện theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN (8/6/2012), Maritime Bank đã áp dụng
trần lãi suất huy động 9%/năm đối với VNĐ và 2% đối với USD. Biện pháp hành
chính này đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tăng trưởng huy động nhất là về huy
động tiền gửi ở năm 2012, lượng tiền gửi giảm do đó Maritime Bank tìm kiếm thêm
nguồn huy động thị trường liên ngân hàng. Mặc dù điều này giúp cho ngân hàng
đáp ứng khả năng thanh toán song tính chất an toàn của nguồn tiền này không cao
do đó Maritime Bank cũng cần xem xét để cân đối tỷ trọng, tránh phụ thuộc quá
nhiều vào nguồn này.
27
2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng (chủ yếu là hoạt động cho vay)
Bảng 2.2. Kết quả tín dụng (chủ yếu là cho vay) giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: nghìn tỷ
Năm 2010 2011 2012
Chênh lệch
(2011/2010)
Chênh lệch
(2012/2011)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Cho vay
I.Phân theo thời gian
Ngắn hạn 19,33 21,53 10,41 2,2 11,38 (11,12) (51,64)
Trung hạn 6,26 6,32 6,91 0,06 1 0,59 9,3
Dài hạn 6,24 9,9 11,62 3,66 58,65 1,72 17,37
II.Phân theo đối tượng
Cho vay các TCKT 28,48 34,16 27,43 5,68 23,2 (6,73) (19,7)
Cho vay cá nhân 3,35 3,59 1,51 0,24 7,16 (2,08) (57,93)
Tổng 31,83 37,75 28,94 5,92 18,6 (8,81) (23,33)
(Nguồn: Báo cáo thường niên Maritime Bank giai đoạn 2010 – 2012)
Về tín dụng, những năm gần đây nền kinh tế diễn biến theo chiều hướng xấu
khiến hàng loạt các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp bị phá sản. Nhiều doanh
nghiệp hoạt động kém hiệu quả buộc phải thu hẹp hoạt động. Các doanh nghiệp này
chủ động cắt giảm vay vốn, tận dụng vốn tự có, công nợ của khách hàng để giảm
chi phí tài chính, giảm thiểu áp lực trả nợ. Kết quả tín dụng trong giai đoạn 2010 –
2012 cho thấy rõ xu hướng biến động mạnh theo bối cảnh nền kinh tế giai đoạn này.
Năm 2010, khi Maritime Bank nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ và tình hình huy động
vốn trở nên khả quan hơn thì quy mô vốn trở nên lớn hơn. Ngân hàng tăng vốn điều
lệ qua các năm chứng tỏ sự phát triển không ngừng, thêm vào đó uy tín của ngân
hàng được tăng cao. Vốn điều lệ tăng dẫn đến VCSH tăng, ngân hàng đảm bảo được
hệ số CAR an toàn do đó ngân hàng mạnh dạn cho vay hơn so với những năm
trước. Kết quả tín dụng tăng tương đối mạnh, năm 2010 đạt 31,83 nghìn tỷ, đến
năm 2011 tiếp tục đà phát triển con số này lên đến 37,75 nghìn tỷ, tăng 5,92 nghìn
tỷ tương đương với 18,6%. Nhưng đến năm 2012, hoạt động của các ngân hàng bị
ảnh hưởng không nhỏ bởi tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, lạm phát vẫn tăng
Thang Long University Library
28
cao, ảnh hưởng không nhỏ của việc NHNN áp trần lãi suất cho vay, tình hình nợ
xấu ngày càng gia tăng khiến cho hoạt động tín dụng của Maritime Bank giảm
mạnh, tổng dư nợ chỉ còn 28,94 nghìn tỷ, giảm 8,81 nghìn tỷ tương đương 23,33 %.
Phân loại theo tiêu chí thời gian: kết quả tín dụng (chủ yếu cho vay) của
Maritime Bank trong giai đoạn 2010 – 2012 có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu. Dư
nợ cho vay ngắn hạn giảm mạnh, thay vào đó dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng.
Năm 2010, dư nợ ngắn hạn đạt 19,33 nghìn tỷ, năm 2011 đạt 21,53 nghìn tỷ nhưng
đến năm 2012 lại giảm mạnh chỉ còn 11,38 nghìn tỷ, giảm 51,64% so với năm
2011. Trong khi đó dư nợ trung và dài hạn tăng tương đối nhiều, đặc biệt là dư nợ
dài hạn, năm 2011 tăng 3,66% so với năm 2010 và năm 2012 tăng tới 17,37% so
với năm 2011. Điều này cho thấy Maritime Bank đang ngày càng chú trọng vào các
khoản vay trung và dài hạn. Tình hình dư nợ theo thời gian này phụ thuộc vào định
hướng hoạt động của Maritime và tình hình huy động vốn. Vốn huy động cũng có
sự biến đổi trong cơ cấu, giảm vốn huy động ngắn hạn và tăng vốn huy động trong
dài hạn. Thêm vào đó, khi các doanh nghiệp gặp khó khăn thì cho vay trong dài hạn
là một biện pháp để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay, vượt qua giai
đoạn khủng hoảng và tiếp tục duy trì hoạt động trong thời gian dài.
Phân loại theo đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay chủ đạo trong hoạt
động cho vay của Maritime Bank là các TCKT hay các doanh nghiệp. Tỷ trọng cho
vay các doanh nghiệp luôn trên 88% tổng dư nợ, cho vay cá nhân thường chiếm một
tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Điều đó cho thấy khách hàng mục tiêu của Maritime
Bank chính là các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mục đích đầu
tiên khi thành lập Maritime Bank là cung cấp vốn cho các hoạt động của ngành
Hàng hải, khách hàng chủ yếu của ngân hàng cũng là các doanh nghiệp cả về huy
động vốn và cho vay. Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu vay vốn nhiều để
thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình do đó tìm kiếm khách hàng là các
TCKT hay doanh nghiệp là không khó trong tình hình kinh tế ổn định và phát triển.
Năm 2010 cho vay các TCKT đạt 28,48 nghìn tỷ, năm 2011 tăng lên 34,16 nghìn tỷ.
Sang năm 2012, tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn do đó các doanh nghiệp hạn chế
vay vốn, dư nợ cho vay chỉ đạt 27,43 nghìn tỷ chiếm 94,77% tổng dư nợ, giảm 6,73
nghìn tỷ so với năm 2011 tương đương tăng 19,7%. Vay doanh nghiệp chủ yếu là
do đóng góp từ phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng vay vốn của phân
khúc này tăng đều qua các năm, tính đến năm 2012 là có hơn 800 khách hàng.
Riêng về phân khúc doanh nghiệp lớn, Maritime Bank luôn có chính sách chú trọng
đặc biệt trong định hướng chiến lược phát triển. Trong những năm vừa qua, tại
Maritime Bank, hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp lớn cũng đạt được
29
những kết quả khả quan nhờ tập trung vào đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động thay vì
tập tung vào quy mô tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng.
Đối tượng có nhu cầu vay vốn lớn thứ hai của Maritime Bank là cá nhân và
hộ gia đình. Cho vay cá nhân mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với TCKT nhưng
cũng không nằm ngoài xu hướng chung, tăng lên trong năm 2011 và giảm trong
năm 2012. Cho vay cá nhân hầu hết là cho vay tiêu dùng do đó hoạt động cho vay
cá nhân bị chi phối trực tiếp từ tình hình thu nhập, chi tiêu của khách hàng. Năm
2010 kết quả cho vay cá nhân đạt 3,35 nghìn tỷ, năm 2011 tăng lên thành 3,59
nghìn tỷ. Nhưng năm 2012 do tình hình khó khăn, lương cơ bản có tăng nhưng tốc
độ tăng không theo kịp lạm phát do đó nhu cầu chi tiêu của khách hàng giảm, nhu
cầu tín dụng của nhóm khách hàng này giảm rõ rệt. Chính vì vậy kết quả cho vay
khách hàng cá nhân năm 2012 giảm xuống 57,93% so với năm 2011 còn 1,51 nghìn
tỷ. Với tình hình chung hiện nay, hoạt động cho vay chỉ tập trung vào khách hàng
mục tiêu là doanh nghiệp không còn hiệu quả cao như những năm trước. Nhu cầu
vay vốn giảm, khả năng trả nợ cũng rất khó khăn do đó cần tập trung tới nhóm
khách hàng cá nhân, mở rộng quy mô cũng như các sản phẩm thu hút nhóm khách
hàng này.
2.2.3. Kết quả của các hoạt động kinh doanh khác của Maritime Bank giai
đoạn 2010 – 2012
Các hoạt động khác cũng có những thành tích đáng kể như về hoạt động tài
trợ thương mại, hoạt động liên ngân hàng, đầu tư chứng khoán và góp vốn cổ
phần…
Về kinh doanh ngoại hối
Các sản phẩm phái sinh như hoán đổi tiền tệ (SWAP), quyền chọn ngoại tệ,
giao dịch kỳ hạn và hoán đổi lãi suất đã được ngân hàng tư vấn cung cấp cho các
khách hàng và sử dụng trong quản trị rủi ro cho chính danh mục của mình. Với
mạng lưới giao dịch ngày càng mở rộng cùng với nhu cầu tăng cao của khách hàng,
Maritime Bank đang đáp ứng đầy đủ các dịch vụ về giao dịch ngoại tệ cho khách
hàng doanh nghiệp và cá nhân. Các nhu cầu giao dịch ngoại tệ của khách hàng là
doanh nghiệp hay tổ chức tập trung vào một số mục đích cụ thể như thanh toán
quốc tế, trả nợ vay, chuyển vốn đầu tư trong ngoài nước; trong khi giao dịch ngoại
tệ của khách hàng cá nhân phục vụ giao dịch kiều hối, chuyển tiền du học, du lịch,
chữa bệnh…
Thang Long University Library
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...HanaTiti
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một số giải pháp nâng chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...
Một số giải pháp nâng chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...Một số giải pháp nâng chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...
Một số giải pháp nâng chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

La actualidad más candente (20)

Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
Phát triển hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á...
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAYĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng An Bình, HAY
 
Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank, HOT
Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank, HOTGiải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank, HOT
Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank, HOT
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCB
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCBĐề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCB
Đề tài: Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng OCB
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc DânĐề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
Đề tài: Nâng cao hiệu quả công tác tín dụng tại ngân hàng Quốc Dân
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank
 
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂMBáo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Đông Nam á, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài phân tích hoạt động tín dụng cá nhân, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đĐề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
Đề tài: Nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng ACB, HAY
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Agribank - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Một số giải pháp nâng chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...
Một số giải pháp nâng chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...Một số giải pháp nâng chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...
Một số giải pháp nâng chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng liên doanh ...
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Giải pháp tăng cường huy động vốn ngân hàng, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đĐề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSBĐề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
Đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng MSB
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng, HAY
 

Similar a Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại Luanvantot.com 0934.573.149
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar a Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải (20)

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phầ...
 
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAYĐề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
Đề tài đề hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Lào Cai, HAY
 
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime BankĐề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
Đề tài: Tình hình phát triển dịch vụ của Ngân hàng Maritime Bank
 
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại  Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
Luận văn hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng thương mại
 
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,Đề tài  quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
Đề tài quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Hàng Hải, RẤT HAY,
 
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải chi nhánh ...
 
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,Đề tài  phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
Đề tài phát triển kinh doanh tại ngân hàng thương mại,
 
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
Phát triển hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương ...
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
 
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOTĐề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
Đề tài hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát tr...
 
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
Đề tài: Thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại OceanBank - Gửi miễn ph...
 
Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng Maritime Bank
Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng Maritime BankHuy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng Maritime Bank
Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng Maritime Bank
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên PhongLuận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
Luận Văn : Hoạt động Marketing của ngân hàng Tiên Phong
 
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
 
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp việt nam ...
 

Más de https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Más de https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Último

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 

Último (20)

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ----- ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI Giáo viên hướng dẫn : Ths. Lê Thị Hà Thu Sinh viên thực hiên : Vũ Thị Quỳnh Anh Mã sinh viên : A16677 Chuyên ngành : Ngân hàng Hà Nội - 2013
  • 2. LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải” đã được hoàn thành với sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tổ chức. Trước hết, em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành nhất tới giảng viên, Ths. Lê Thị Hà Thu là người trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Nhờ sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của cô giáo, em đã tìm ra được những hạn chế của mình trong suốt quá trình viết khóa luận để có thể kịp thời sửa chữa nhằm hoàn thiện khóa luận một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Kinh tế trường Đại học Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian em học tập tại trường. Với kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận của em mà còn là hành trang quý báu để giúp em trong công việc sau này. Em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị công tác tại Maritime Bank đã giúp đỡ em trong việc cung cấp số liệu, tài liệu để em có thể hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2013 Sinh viên Vũ Thị Quỳnh Anh Thang Long University Library
  • 3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i  MỤC LỤC.................................................................................................................. ii  DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv  DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................v  DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... vi  LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... vii  CHƯƠNG 1.  LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................1  1.1.  Nguồn vốn và hoạt động huy động vốn trong kinh doanh của ngân hàng thương mại ..................................................................................................................1  1.1.1.  Khái niệm và đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng thương mại.....................1  1.1.2.  Vai trò của vốn huy động của ngân hàng thương mại ...................................3  1.1.3.  Các hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại..............................4  1.2.  Hiệu quả hoạt động huy động vốn.................................................................9  1.2.1.  Khái niệm.......................................................................................................9  1.2.2.  Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn ....................... 10  1.3.  Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại....................................................................................................... 16  1.3.1.  Yếu tố khách quan....................................................................................... 16  1.3.2.  Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 17  KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 19  CHƯƠNG 2.  THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI.................................................... 20  2.1.  Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải............................. 20  2.1.1.  Quá trình hình thành và phát triển .............................................................. 20  2.1.2.  Khái quát về ngành nghề kinh doanh.......................................................... 24  2.2.  Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải giai đoạn 2010 -2012....................................................................................................... 24  2.2.1.  Kết quả hoạt động huy động vốn ................................................................ 25  2.2.2.  Kết quả hoạt động tín dụng (chủ yếu là hoạt động cho vay) ...................... 27  2.2.3.  Kết quả của các hoạt động kinh doanh khác của Maritime Bank giai đoạn 2010 – 2012..................................................................................................... 29  2.2.4.  Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Maritime Bank giai đoạn 2010 - 2012 .............................................................................................................. 31 
  • 4. 2.3.  Tình hình hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải giai đoạn 2010-2012 .................................................................... 32  2.3.1.  Khái quát về nguồn vốn của Maritime Bank trong giai đoạn 2010 - 2012. 32  2.3.2.  Hoạt động huy động VCSH ........................................................................ 34  2.3.3.  Hoạt động huy động vốn nợ (vốn vay) ....................................................... 38  2.4.  Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động huy động vốn ................ 50  2.4.1.  Chi phí trả lãi thực tế và lãi suất bình quân đầu vào................................... 50  2.4.2.  Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn........................................ 51  2.4.3.  Hiệu quả sử dụng vốn ................................................................................. 54  2.5.  Đánh giá chung hiệu quả hoạt động huy động vốn của Maritime bank..... 55  2.5.1.  Những thành quả đạt được.......................................................................... 55  2.5.2.  Những hạn chế còn tồn tại .......................................................................... 56  2.5.3.  Nguyên nhân của những hạn chế................................................................ 58  KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................... 60  CHƯƠNG 3.  GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI ( MARITIME BANK).... 61  3.1.  Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Maritime bank.............. 61  3.1.1.  Định hướng chung phát triển kinh doanh giai đoạn 2013 -2015 ................ 61  3.1.2.  Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn giai đoạn 2013 - 2015..... 61  3.2.  Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn ................... 63  3.2.1.  Gắn liền việc huy động vốn với việc sử dụng vốn một cách hiệu quả ....... 63  3.2.2.  Giải pháp về hoạch định và thực hiện chiến lược huy dộng vốn................ 64  3.2.3.  Các chính sách cần áp dụng........................................................................ 66  3.2.4.  Giải pháp về con người............................................................................... 68  3.3.  Các kiến nghị.............................................................................................. 69  3.3.1.  Đối với Ngân hàng Nhà nước ..................................................................... 69  3.3.2.  Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải........................... 70  KẾT LUẬN CHƯƠNG 3......................................................................................... 71  LỜI KẾT .................................................................................................................. 72  TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 73    Thang Long University Library
  • 5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ GTCG Giấy tờ có giá LNST Lợi nhuận sau thuế NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mai NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TSCĐ Tài sản cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VHĐ Vốn huy động
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012 ............... 25 Bảng 2.2. Kết quả tín dụng (chủ yếu là cho vay) của Maritime Bank giai đoạn 2010 – 2012 ............................................................................................ 27 Bảng 2.3. Kết quả kinh doanh của Maritime Bank giai đoạn 2010 – 2012............. 31 Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của Maritime Bank giai đoạn 2010 – 2012............... 32 Bảng 2.5. Kết quả các thành phần của VCSH giai đoạn 2010 – 2012..................... 36 Bảng 2.6. Kết quả huy động tiền gửi theo đối tượng khách hàng............................ 39 Bảng 2.7. Kết quả huy động tiền gửi theo thời gian ................................................ 41 Bảng 2.8. Kết quả huy động tiền gửi theo loại tiền giai đoạn 2010 -2012 .............. 43 Bảng 2.9. Kết quả huy động vốn bằng phát GTCG giai đoạn 2010 – 2012 ............ 45 Bảng 2.10. Kết quả huy động vốn từ nguồn vay giai đoạn 2010 – 2012................. 46 Bảng 2.11. Cơ cấu huy động vốn trong ngắn, trung và dài hạn giai đoạn 2010-2012.... 48 Bảng 2.12. Cơ cấu nguồn vốn huy động chia theo loại tiền giai đoạn 2010 – 2012........49 Bảng 2.13. Chi phí trả lãi nguồn vốn huy động giai đoạn 2010 – 2012 .................. 50 Bảng 2.14. Lãi suất bình quân đầu vào của Maritime Bank giai đoạn 2010 – 2012 ...... 51 Bảng 2.15. Một số chỉ tiêu đánh giá mối quan hệ huy động vốn và sử dụng vốn.. 51 Bảng 2.16. Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn.................................................................. 53 Bảng 2.17. Hệ số sử dụng vốn trung và dài hạn ...................................................... 54 Bảng 2.18. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.................................... 54 Thang Long University Library
  • 7. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank ........................................................ 23 Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng của vốn điều lệ qua các năm................................ 34 Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng nguồn tiền gửi giai đoạn 2010 - 2012................................... 41 Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng vốn huy động phân theo loại tiền giai đoạn 2010 -2012 ...... 43 Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng vốn huy động ngắn hạn, trung và dài hạn giai đoạn 2010 - 2012 48
  • 8. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vốn có vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội và là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế. Nếu không kể việc đầu tư từ ngân sách hoặc đầu tư từ cá nhân, doanh nghiệp thì việc khai thác, chuyển dịch các nguồn vốn tích lũy đến đầu tư cho vay có thể tiến hành theo hai phương thức: đầu tư trực tiếp qua thị trường tài chính và đầu tư qua các trung gian tài chính. Tuy nhiên do thị trường tài chính ở nước ta mới trong giai đoạn hình thành và ngay khi cả đi vào hoạt động thì khả năng huy động cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy nguồn vốn đầu tư qua các trung gian tài chính mà chủ yếu là hệ thống Ngân hàng thương mại càng trở nên quan trọng và hữu hiệu hơn bao giờ hết. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, những ngân hàng có vốn dồi dào sẽ có thế mạnh trong kinh doanh, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để đáp ứng tốt cho yêu cầu hoạt động của bản thân ngân hàng, thông qua đó góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước, đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại phải tận dụng, khai thác triệt để mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước. Vì vậy ngoài vốn cần thiết ban đầu, việc làm thế nào để tăng quy mô vốn huy động ổn định qua các năm, đáp ứng tốt nhu cầu cho sử dụng vốn của ngân hàng với chi phí hợp lý luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của ngân hàng thương mại Việt Nam. Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải (Maritime Bank) được thành lập năm 1991, là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Maritime Bank hiện nay là một trong tám ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, đã tạo được uy tín và thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng. Maritime Bank đang phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam. Thêm vào đó ngày nay còn có sự cạnh tranh gay gắt không chỉ riêng hệ thống ngân hàng thương mại mà còn từ sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Từ đó đòi hỏi Maritime Bank phải có những giải pháp huy động vốn đúng đắn, thích hợp mới đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế đồng thời thực hiện chiến lược đã đặt ra. Trên cơ sở đó em quyết định lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp chương trình đào tạo bậc Đại học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba nội dung chính: Thang Long University Library
  • 9. - Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần. - Phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải (Maritime Bank) giai đoạn 2010 – 2012. - Đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn một cách ổn định, vững chắc, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu của ngân hàng. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp thu thập thông tin, kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải trong giai đoạn 2010 – 2012. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu số liệu và danh mục các từ viết tắt, kết cấu khóa luận gồm ba chương: Chương I: Lý luận chung về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần. Chương II: Thực trạng hoạt đông huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải giai đoạn 2010 – 2012. Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải.
  • 10. 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Nguồn vốn và hoạt động huy động vốn trong kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm nguồn vốn của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính với các chức năng cơ bản là trung gian tín dụng, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền. Để thực hiện được những chức năng này và đi vào hoạt động có hiệu quả thì ngân hàng thương mại phải có lượng vốn hoạt động nhất định. Theo giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại của Trường Đại học Thăng Long thì nguồn vốn được định nghĩa như sau: “Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các vốn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập bằng nhiều hình thức để cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm 2 loại chính: Vốn chủ sở hữu và vốn nợ”. Khái niệm trên đã nói được đầy đủ những thành phần tạo nên vốn của ngân hàng thương mại. Về thực chất vốn của ngân hàng thương mại là những nguồn tiền tệ của chính bản thân ngân hàng và của những người có vốn tạm thời nhàn rỗi. Họ chuyển tiền vào ngân hàng với các mục đích khác nhau: hoặc lấy lãi, hoặc nhờ thu, nhờ chi hay sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng. Nhờ vào nguồn vốn đó ngân hàng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Với một nguồn vốn có quy mô lớn và cơ cấu hợp lý, ngân hàng sẽ có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ tài chính cho khách hàng một cách ổn định, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng cũng như uy tín của ngân hàng trên thị trường. Vốn còn là nhân tố quyết định thắng lợi trong việc cạnh tranh, tạo lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Chính vì vậy nguồn vốn tăng trưởng mạnh hàng năm là điều kiện tiên quyết quyết định đến sự phát triển của các hoạt động ngân hàng. Vốn của ngân hàng thương mại gồm hai nguồn: 1.1.1.1. Vốn tự có (VCSH) Theo luật số 47/2010/QH12 của Quốc hội - Luật các Tổ chức tín dụng: “Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nhà nước và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Vốn tự có là nguồn vốn do NHTM tự tạo Thang Long University Library
  • 11. 2 lập ra, thuộc sở hữu riêng của NHTM bao gồm vốn tự có cấp I (vốn cơ bản) và vốn tự có cấp II (vốn bổ sung). Đặc điểm của VCSH NHTM là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, chịu sự chế tài chặt chẽ của Nhà nước do đó VCSH của ngân hàng có những đặc điểm khác biệt với các doanh nghiệp thường trong nền kinh tế. VCSH chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn (khoảng 5- 10%) nhưng lại có tính chất quyết định đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của NHTM. Vốn này được hình thành chủ yếu từ góp vốn của chủ ngân hàng và được bổ sung trong hoạt động kinh doanh, phần lớn là thông qua việc phát hành cổ phiếu thường và lợi nhuận giữ lại. Đặc biệt nguồn vốn này mang tính ổn định cao vì nó thuộc sở hữu của NHTM và NHTM không có nghĩa vụ phải hoàn trả. Vốn tự có giúp đảm bảo an toàn cho hoạt động của NHTM, góp phần điều chỉnh mọi hoạt động kinh doanh (quy mô, giá trị tài sản cố định, cơ cấu tài sản…), góp phần vào hoạt động mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật… 1.1.1.2. Vốn nợ (Vốn huy động) Vốn nợ là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các cá nhân, tổ chức kinh tế trong xã hội thông qua nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, nghiệp vụ kinh doanh khác...được làm vốn kinh doanh. Vốn huy động đóng một vai trò quan trọng hoạt động của NHTM, chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động kinh doanh của NHTM. Vốn huy động là vốn ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế, đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, đi vay trên thị trường liên ngân hàng, vay NHNN, vốn tạm thời nhàn rỗi trong các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được làm vốn kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động có những điểm nổi bật như sau: Vốn huy động chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và giữ vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Vốn huy động là vốn tài trợ chính đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM do đặc điểm của các NHTM là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ, với nhiệm vụ thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng tiền này để cấp tín dụng cho khách hàng, cung cấp các dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các họat động kinh doanh khác. Chính vì thế nguồn vốn huy động là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các NHTM. Vốn huy động là khoản nợ mà ngân hàng phải thực hiện theo nguyên tắc có hoàn trả. Vốn huy động không phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của NHTM, nó là
  • 12. 3 nguồn vốn ngân hàng vay mượn từ những người đang có vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Do vậy ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu nguồn vốn này và phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi sau một khoảng thời gian nhất định. Nguồn vốn này phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN theo từng thời kỳ. Hơn nữa, nguồn vốn huy động luôn có tính biến động cao, nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng lớn, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng thì NHTM không được phép sử dụng hết số vốn huy động này mà phải thực hiện dự trữ bắt buộc. Ngân hàng phải trả lãi cho nguồn vốn huy động. Thêm vào đó, chi phí trả lãi cho những nguồn vốn này luôn gắn liền với kỳ hạn huy động của nguồn vốn, thời gian huy động càng dài, lãi suất càng cao. Hiện nay chi phí trả cho nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí phải trả trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Khi thực hiện định giá lãi suất huy động vốn, ngân hàng phải quan tâm đến nhiều nhân tố, trong đó có lãi suất huy động vốn của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, lãi suất cho vay, đầu tư của bản thân ngân hàng và các nhân tố khác Đây là nguồn vốn quan trọng trong ngân hàng và nó là cơ sở để thực hiện mọi hoạt động kinh doanh, quyết định đến hầu hết các quy mô tín dụng, thanh toán, khả năng thanh khoản… 1.1.2. Vai trò của vốn huy động của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối về vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn. Các cơ hội đầu tư được mở rộng, quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện dễ dàng hơn nhờ việc huy động vốn của NHTM. Hiện nay hoạt động huy động vốn có thể được thực hiện bằng nhiều kênh: thị trường chứng khoán, ngân sách Nhà nước…nhưng trong điều kiện nước ta thì huy động vốn thông qua NHTM vẫn là chủ yếu và quan trọng nhất. 1.1.2.2. Đối với bản thân ngân hàng Huy động vốn là cơ sở để ngân hàng thực hiện mọi hoạt động kinh doanh: Không giống hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, NHTM kinh doanh dựa trên một loại hàng hóa đặc biệt là “tiền tệ” với hoạt động chính đi vay và cho vay. Vốn vừa là phương tiện, vừa là đối tượng kinh doanh. Vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của NHTM, do đó ngoài vốn ban đầu cần thiết (vốn điều lệ Thang Long University Library
  • 13. 4 theo quy định của pháp luật) thì các ngân hàng phải thường xuyên chăm lo đến việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động. Huy động vốn quyết định quy mô tín dụng và các hoạt động khác: Tùy theo quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động mà các NHTM sẽ quyết định quy mô và cơ cấu đầu tư. Với nguồn vốn huy động lớn, các NHTM có đủ khả năng mở rộng phạm vi và khối lượng cho vay, mở rộng quy mô, thị phần cấp tín dụng, tăng khả năng thanh toán và các dịch vụ khác của ngân hàng. Qua đó tăng năng lực cạnh tranh trong hoạt động tín dụng. Ngược lại, do khả năng vốn hạn hẹp nên các NHTM nhỏ không có những phản ứng nhanh nhạy trước sự biến động của lãi suất, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư. Huy động vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường: Uy tín của ngân hàng dựa trên khả năng tâp trung vốn và sẵn sàng chi trả cho khách hàng. Với khả năng huy động vốn cao, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, ngân hàng có thể hoạt động với quy mô ngày càng mở rộng, không bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, góp phần vừa giữ được chữ tín, vừa nâng cao vị thế của ngân hàng. Huy động vốn còn quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng: Nguồn vốn huy động lớn sẽ chứng minh quy mô, trình độ nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng các mối quan hệ do đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các ngân hàng khác. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, sự xuất hiện của hàng loạt các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại mới được thành lập làm cho tình hình cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt. Với một nguồn vốn dồi dào, ngân hàng sẽ chủ động trong việc sử dụng vốn, hạn chế tối đa các rủi ro về thanh khoản, tăng cường cơ sở vật chất, kĩ thuật và quy mô hoạt động trên mọi lĩnh vực từ đó nâng cao uy tín ngân hàng. 1.1.3. Các hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Vốn có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện và mở rộng quy mô các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, quyết định đến năng lực thanh toán, uy tín cũng như năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. Chính vì vậy các hoạt động huy động vốn để gia tăng nguồn vốn là hoạt động vô cùng quan trọng. 1.1.3.1. Đối với VCSH VCSH là một trong những thành phần cấu tạo nên tổng nguồn vốn, VCSH tăng (giảm) hàng năm phụ thuộc vào sự tăng (giảm) của hai nguồn: Vốn cấp I (Vốn cơ bản) và Vốn cấp II (Vốn bổ sung).
  • 14. 5 Vốn cấp I có độ an toàn cao và rất ít, thậm chí không có rủi ro, bao gồm: Vốn điều lệ: Vốn này tối thiểu bằng vốn pháp định, tùy theo hình thức sở hữu mà vốn điều lệ đươc hình thành từ các nguồn khác nhau và được bổ sung trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Theo Nghị định 141/2006 NĐ - CP của Chính phủ thì các NHTM phải theo lộ trình của NN là tăng vốn điều lệ. Đối với các NHTM cổ phần thì tăng vốn điều lệ chủ yếu là do tăng cổ phần. Quỹ bổ sung vốn điều lệ: được hình thành từ lợi nhuận sau thuế hàng năm của NHTM. Hiện nay theo quy định của Nhà nước, hàng năm NHTM phải tối thiểu trích lập 5% LNST và tối đa bằng quy mô vốn điều lệ để tăng làm quỹ bổ sung vốn điều lệ. Ngoài ra, với NHTMCP, quỹ bổ sung vốn điều lệ còn được ghi tăng từ phần thặng dư (phần chênh lệch dương giữa giá trị thị trường và mệnh giá cổ phiếu) theo quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ. Hàng năm, quỹ bổ sung vốn điều lệ được trích lập nhằm mục đích ghi tăng vốn điều lệ của NHTM. Khi có nhu cầu tăng quy mô vốn điều lệ, NHTM có thể sử dụng số dư quỹ bổ sung vốn điều lệ chuyển sang làm tăng số dư của vốn điều lệ. Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: Đây là quỹ để hình thành nên các tài sản của ngân hàng, được tính dựa trên lợi nhuận sau thuế và được trích lập quỹ bổ sung vốn điều lệ trừ đi các chi phí không được khấu trừ. Theo quy định hiện hành, quỹ đầu tư phát triển chỉ được sử dụng vào mục đích trang trải chi phí mua sắm, nguồn hình thành TSCĐ, mở rộng mạng lưới hoạt động của NH. Lợi nhuận không chia: Là phần thu nhập sau thuế do ngân hàng giữ lại sau khi đã thực hiện trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận không chia của NHTM cổ phần phải được đại hội đồng cổ đông thông qua, tuy nhiên việc giữ lại quá nhiều lợi nhuận không chia sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Thặng dư vốn cổ phần: là phần chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành. NHTM cổ phần dùng phần thặng dư này sau khi đã trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ (nếu có) để góp phần vào tăng (giảm) VCSH. Vốn tự có cấp II là những khoản vay mượn sau khi đánh giá lại và có độ ổn định thấp, bao gồm: Phần gia tăng do đánh giá lại TSCĐ: Hàng năm NHTMCP thực hiện việc đánh giá lại tài sản cố định và tài sản chính theo đúng quy định. Giá trị tài sản cố định và tài sản chính của NHTMCP tăng (giảm) do định giá lại thì Nhà nước cho phép NHTMCP được ghi nhận phần tăng (giảm) đó bằng 50% giá trị gia tăng do đánh giá lại TSCĐ và 40% giá trị gia tăng do đánh giá lại tài sản chính. Thang Long University Library
  • 15. 6 Quỹ dự phòng tài chính: tối đa bằng 1,25% tổng tài sản có rủi ro, trong đó tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro được tính bằng tích số của giá trị tài sản “Có” và hệ số rủi ro tương ứng của tài sản “Có” theo quy định của nhà nước. Các công cụ nợ khác: Khác với doanh nghiệp thông thường trong nền kinh tế, hiện nay theo quy định của nhà nước, với GTCG thì NHTM phát hành để huy động vốn, nếu đáp ứng điều kiện nhà nước đặt ra sẽ được ghi nhận làm VCSH của ngân hàng. Song xét về bản chất, đây là các công nợ, sau một thời gian nhất định ngân hàng sẽ phải hoàn trả lại nhà đầu tư. Do đó tính chất ổn định của nguồn vốn này không cao như các khoản mục vốn chủ sở hữu khác nên nhà nước chỉ chấp nhận cho NHTM ghi nhận vào vốn cấp 2 của ngân hàng. Cụ thể, các công cụ nợ chỉ được ghi nhận là vốn cấp 2 của ngân hàng khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau: Là khoản nợ mà trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức tín dụng đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác. Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu trên 10 năm, không được đảm bảo bằng tài sản của chính TCTD. Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng phần lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày ký kết hợp đồng và được điều chỉnh một lần trong suốt thời hạn của khoản vay. Theo quy định của thông tư số 13/2010/TT-NHNN, tổng giá trị trái phiếu chuyển đổi và các công cụ nợ khác thỏa mãn được điều kiện của nhà nước đặt ra tối đa bằng 50% giá trị vốn cấp 1. Trong thời gian 5 năm cuối cùng trước khi đến hạn chuyển đổi, thanh toán, giá trị các công cụ nợ này phải khấu trừ 20% giá trị ban đầu để chuyển sang cổ phiếu phổ thông. 1.1.3.2. Đối với vốn nợ (vốn huy động) Một thành phần vốn cũng vô cùng quan trọng đối với các NHTM nói chung và NHTM cổ phần nói riêng đó là vốn nợ. Nguồn vốn này gồm những hoạt động huy động sau: Huy động qua nguồn tiền gửi Huy động từ tiền gửi thanh toán: Đây là loại tiền gửi không có kì hạn xác định, người gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào do đó lãi suất thấp. Tiền gửi thanh toán là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó có thể dự báo về quy mô tiền gửi không kì hạn có thể giao dịch. Hình thức này mở chủ yếu dành cho các doanh nghiệp sử dụng một số dịch vụ của ngân hàng như thanh toán, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi… Do tính chất không ổn định của nó nên ngân hàng chỉ được sử dụng một tỉ lệ phần trăm nhất định nào đó của lượng tiền gửi nhận được và ngân hàng muốn sử dụng thì phải dự tính về sự ổn định tương đối của lượng tiền
  • 16. 7 này. Để huy động được nguồn tiền gửi thanh toán, các NHTM cần phải nâng cấp các tiện ích và dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp kèm theo như: dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán…Một số ngân hàng còn kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay (thấu chi – chi vượt trên số dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán) hoặc thường xuyên cải tiến, chuyên môn hóa các nghiệp vụ nhằm rút ngắn thời gian giao dịch kết hợp với đầu tư cơ sở vật chất văn phòng giao dịch, tiện nghi rộng rãi qua đó thu hút, lôi cuốn khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. Mặc dù là khoản tiền có tính chất không ổn định nhưng tiền gửi thanh toán cũng giữ một vai trò quan trọng trong huy động vốn, thường thì khoản tiền này thường là khoản tiền lớn, thêm vào đó lượng tiền của tiền gửi thanh toán càng lớn thì càng phản ánh được số lượng , chất lượng khách hàng của ngân hàng và uy tín của ngân hàng. Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Tiền gửi có kỳ hạn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội là những khoản tiền mà các các tổ chức tổ chức xã hội, doanh nghiệp gửi ở ngân hàng sẽ được chi trả trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là nguồn vốn ổn dịnh, vì vậy các NHTM luôn tìm cách đa dạng hóa huy động loại tiền gửi này bằng việc áp dụng nhiều kỳ hạn, lãi suất linh hoạt cùng nhiều chính sách khách hàng để thu hút tối đa nguồn vốn này. Trong khoảng thời gian chưa đến hạn chi trả NH có quyền chủ động sử dụng số tiền gửi đó. Thông thường đây là khoản tiền nhàn rỗi phát sinh trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội, họ sẽ gửi vào ngân hàng với mục đích thu lợi nhuận và an toàn. Ngân hàng thường phải trả lãi cao cho số dư tiền gửi có kỳ hạn (tùy thuộc vào độ dài kỳ hạn) nên chi phí huy động thường cao hơn so với chi phí huy động tiền gửi thanh toán nhưng bù lại tính ổn định của nguồn vốn này lại cao, có thể sử đụng để đầu tư, thay đổi công nghệ và cấp tín dụng trung, dài hạn. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn vốn mà NHTM huy động tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền do dân cư gửi vào ngân hàng với mục đích bảo toàn và sinh lời, đặc biệt mục tiêu bảo toàn. Đây thường là khoản tiền gửi có tỷ trọng cao nhất trong tổng số tiền gửi của ngân hàng và có tính ổn định cao nhất. Lượng tiền gửi phụ thuộc vào thu nhập của dân cư, xu hướng tiêu dùng, tiết kiệm, các đặc tính về văn hóa, xã hội. Tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm thường nhạy cảm với các biến động của lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác. Lãi suất là một nhân tố kích thích các doanh nghiệp, dân cư gửi tiền. Muốn huy động nguồn tiền gửi, các NHTM cần phải chú ý mở rộng mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, đưa ra các dịch vụ, hình Thang Long University Library
  • 17. 8 thức huy động đa dạng như tiết kiệm bậc thang, tiền gửi bậc thang… với lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá (Vay trên thị trường vốn):Ngân hàng thương mại huy động vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Các loại giấy tờ có giá được NHTM phát hành từng đợt với mục đích, số lượng và kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, phải được NHNN chấp thuận và phải được công bố rộng rãi. Hình thức huy động này giúp tạo và tăng các nguồn vốn trung và dài hạn có tính ổn định cao cho ngân hàng khi cần thiết. Vì vậy, ngân hàng có thể sử dụng nguồn này để cho vay các dự án đầu tư, đầu tư tài sản cố định, bất động sản. Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu của ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế, ngoài việc sử dụng vốn nhàn rỗi hay phần tiết kiệm tạm thời chưa sử dụng đến để mua, trên thực tế đây còn là một kênh đầu tư của những người có vốn trong xã hội. Các kỳ phiếu, trái phiếu này có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền mặt bằng cách mua bán, chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng. Huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá thường có lãi suất cao hơn các loại tiền gửi có cùng kỳ hạn, chi phí cao. Tuy nhiên NHTM lại có khả năng tập trung một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này. Ngày nay, nguồn vốn này có xu hướng gia tăng phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Vay từ các tổ chức tín dụng khác: Các NH vay mượn lẫn nhau và vay của các TCTD khác thông qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về dự trữ, thanh khoản và chi trả cấp bách. Lãi suất phụ thuộc vào quy mô khoản vay, thị trường, kì hạn và thường cao hơn các nguồn huy động khác. Nguồn tiền đi vay không phải dự trữ bắt buộc, được đảm bảo thanh toán bằng các GTCG đồng thời ngân hàng cũng chủ động về thời gian hoàn lại. Nhưng vay từ các TCTD khác không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được, điều này còn phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của các TCTD, uy tín của ngân hàng đối với các ngân hàng khác, số lượng tiền đi vay… Vay từ NHNN: NHNN nước đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong nền kinh tế. NHNN có thể cho các NHTM và các TCTD vay vốn ngắn hạn và cung ứng phương tiện thanh toán khi cần thiết dưới hình thức tái cấp vốn như cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn, cho vay
  • 18. 9 đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn han khác, cho vay bổ sung trong thanh toán điện tử liên ngân hàng, cho vay. Đặc biệt khi TCTD mất khả năng thanh toán và có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống. Tuy nhiên, việc đi vay vốn NHNN thường là sự lựa chọn cuối cùng của các NHTM, NHNN hoạt động vì mục tiêu không lợi nhuận, quản lý vĩ mô đối với các hoạt động tài chính, tiền tệ, đảm bảo giá trị động nội tệ, cân bằng cán cân kinh tế…việc cho vay sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động này. Hơn thế nữa, việc cho NHNN cho NHTM vay còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ trong từng thời kì, chính vì thế việc vay vốn của NHNN là không hề dễ dàng. Huy động vốn khác: Ngoài những nguồn vốn trên, NHTM còn có thể huy động từ các vốn khác như: - Vốn trong thanh toán: trong quá trình làm trung gian thanh toán, NHTM cũng sử dụng vốn trong thanh toán, bao gồm các khoản vốn trên tài khoản mở thư tín dụng L/C, tài khoản séc bảo chi... Thông qua nghiệp vụ làm đại lý thanh toán, NHTM cũng thu hút được một lượng vốn đáng kể thông qua quá trình thu hoặc chi hộ khách hàng, làm đại lý cho các TCTD khác, nhận và điều chuyển vốn cho khách hàng, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ…Do việc sử dụng tiền được thực hiện theo tiến độ công việc nên NH có thể sử dụng tạm thời khoản đó vào hoạt động kinh doanh. - Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội… - Vốn tạm thời chưa sử dụng trong nghiệp vụ cho vay đồng tài trợ… 1.2. Hiệu quả hoạt động huy động vốn 1.2.1. Khái niệm Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu hiệu quả cao thì khoảng cách giữa kết quả đạt được và chi phí sẽ càng lớn, ngược lại hiệu quả thấp thì khoảng cách này càng gần. Hiệu quả hoạt động huy động vốn cao là kết quả vốn ngân hàng huy động được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn và sinh lợi cao cho ngân hàng. Trong khi đó, hiệu quả hoạt động huy động vốn thấp là khi kết quả vốn ngân hàng huy động được không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn hoặc huy động được vốn nhưng không sử dụng vốn tốt theo các mục tiêu đề ra. Thang Long University Library
  • 19. 10 Hiệu quả của huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng phải đảm bảo ở mọi thời điểm, toàn bộ Tài sản Có phải lớn hơn các khoản nợ phải thanh toán để có thể duy trì được khả năng thanh toán của mình. Đồng thời ngân hàng phải đảm bảo trong số tài sản ấy phải có những tài sản mang tính thanh khoản cao, trang trải hết số thiếu trong thanh toán bù trừ, đáp ứng đủ nhu cầu rút tiền mặt …trong khi vẫn đảm bảo được tỉ lệ dự trữ theo quy định. Ngân hàng bảo đảm được tỷ lệ cần thiết của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn hoặc tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu với tổng tài sản Có rủi ro. Thêm vào đó ngân hàng phải phân tích và dự phòng được rủi ro trong kinh doanh, rủi ro lãi suất đối với thu nhập của ngân hàng. Chính vì thế hiệu quả hoạt động huy động vốn cần được đánh giá thường xuyên để từ đó ngân hàng có những biện pháp, chiến lược để điều chỉnh kịp thời trong từng giai đoạn giúp các hoạt động kinh doanh có thể hoạt động tốt nhất. 1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn của ngân hàng được đánh giá là hiệu quả khi: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng lẫn chất lượng. Quy mô, cơ cấu nguồn vốn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản và không ngừng tăng trưởng ổn định. Nguồn vốn huy động có chi phí hợp lý. Huy động vốn phù hợp với sử dụng vốn. Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn. 1.2.2.1. Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động Vấn đề quan tâm đầu tiên khi xem xét khả năng huy động vốn của một NHTM đó là quy mô vốn mà ngân hàng đó huy động được. Quy mô nguồn vốn thể hiện số lượng vốn huy động. Quy mô vốn lớn sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh việc đánh giá quy mô tổng nguồn vốn của ngân hàng thì việc xem xét quy mô của từng loại vốn, VCSH và vốn nợ cũng rất cần thiết. Các khoản mục được tính đến quy mô của VCSH bao gồm: Vốn cổ phần, thặng dư vốn, các quỹ (quỹ bổ dung vốn điều lệ, quỹ dự phòng rủi ro, quỹ khác…)…Quy mô VCSH là một trong những tiêu chí quan trọng để một NHTM được xếp loại là ngân hàng quy mô lớn, trung bình hay nhỏ. Quy mô VCSH dùng
  • 20. 11 để so sánh giữa các ngân hàng với nhau hoặc một ngân hàng trong những thời điểm khác nhau. Khi xét về quy mô, vốn nợ của NHTM thường được xác định gồm tiền gửi, tiền vay và vốn nợ khác. Quy mô vốn chỉ là một chỉ số tuyệt đối và nếu chỉ sử dụng đơn lẻ thì nó không phản ánh được hoàn toàn khả năng huy động vốn của một NHTM. Dựa vào chỉ tiêu quy mô vốn, nhiều chỉ tiêu tương đối được xác định và phản ánh được đầy đủ khả năng huy động vốn của ngân hàng. Nếu quy mô vốn cho biết độ lớn của lượng vốn ngân hàng huy động được thì tốc độ tăng trưởng phản ánh sự tăng (giảm) của vốn tại các thời điểm khác nhau cũng như sự tăng (giảm) đó nhiều hay ít: Tốc độ tăng trưởng vốn kinh doanh = Tổng nguồn vốn kỳ này – Tổng nguồn vốn kỳ trước x 100% Tổng nguồn vốn kỳ trước Đây là chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn qua các giai đoạn. Nếu hệ số này lớn hơn 0 cho thấy tổng nguồn vốn của kì này lớn hơn tổng nguồn vốn của kì trước, cho thấy hiệu quả vốn huy động có xu hướng gia tăng bởi nguồn vốn huy động tăng sẽ làm tổng nguồn vốn tăng. Còn nếu hệ số này nhỏ hơn 0 thì tổng nguồn vốn kì này nhỏ hơn kì trước hay nói cách khác tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn kinh doanh giảm. Do đó ngân hàng cần xem xét lại cách thức huy động vốn để khắc phục tình trạng trên. Trong trường hợp hệ số này bằng 0 chứng tỏ nguồn vốn kì này và kì trước không thay đổi vì vậy ngân hàng cần nâng cao hiệu quả huy động vốn. Tốc độ tăng trưởng có thể tính cho tổng vốn cũng có thể xét đối với từng loại vốn cụ thể. Sự biến động của từng loại vốn đôi khi trái chiều nhau và không giống chiều biến động của tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này kết hợp tỷ trọng vốn giúp sự đánh hiệu quả huy động vốn của NHTM được sâu sắc và toàn diện hơn. Tốc độ tăng trưởng VCSH = Tổng VCSH kì này – Tổng vốn VCSH kì trước x 100% Tổng VCSH kì trước Tốc độ tăng trưởng > 0: VCSH tăng Tốc độ tăng trưởng < 0: VCSH giảm Tốc độ tăng trưởng < 0: VCSH không thay đổi Tốc độ tăng trưởng VHĐ = Tổng VHĐ kỳ này – Tổng VHĐ kỳ trước x 100% Tổng VHĐ kỳ trước Thang Long University Library
  • 21. 12 Chỉ tiêu này phản ánh chính xác hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này âm cho thấy vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng âm, ngân hàng đang gặp khó khăn trong huy động vốn, ngân hàng cần có những biện pháp triệt để hơn để tăng nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này dương cho thấy vốn huy động kì này lớn hơn kì trước, hoạt động huy động vốn của ngân hàng đang có những hiệu quả nhất định. Chỉ tiêu này càng cao càng cho thấy sự hiệu quả của ngân hàng trong hoạt đông huy động vốn. Tuy nhiên cần chú ý đến tốc độ tăng trưởng tín dụng, tránh chênh lệch quá lớn để hạn chế chi phí trả lãi. Việc tăng huy động vốn để tăng cho vay phải đảm bảo được các yêu cầu về vốn và thanh khoản. 1.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động Cơ cấu vốn chủ yếu cho thấy chất lượng nguồn vốn của ngân hàng, mức độ phù hợp, cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Để đánh giá cơ cấu vốn huy động, cần đánh giá: VCSH/Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì VCSH chiếm bao nhiêu phần. Đồng thời chỉ tiêu cũng cho biết mức độ tự chủ và độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này tăng có thể do tổng nguồn vốn của ngân hàng không đổi nhưng VCSH lại tăng hoặc do VCSH và tổng nguồn vốn cùng thay đổi, song mức độ tăng của VCSH lớn hơn mức độ tăng của tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy ngân hàng đã tự chủ được trong việc huy động vốn từ vốn tự có của mình. Nếu chỉ tiêu này giảm biểu hiện độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang bị đe dọa. Còn chỉ tiêu này không đổi cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng chưa cao. Vốn huy động/Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh khả năng hút vốn từ nền kinh tế của NHTM. Nếu chỉ tiêu này tăng cho thấy hiệu quả huy động vốn tốt do ngân hàng có các hình thức huy động hiệu quả. Ngược lại nếu chỉ tiêu này giảm chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng còn hạn chế, khả năng huy động vốn chưa tốt. Tổng nguồn vốn huy động/Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết mức độ vay nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu này tăng do tổng nguồn vốn huy động tăng, tổng nguồn vốn của ngân hàng không đổi hoặc do tốc độ tăng của nguồn vốn huy động lớn hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn. Điều
  • 22. 13 này cho thấy mức độ vay nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. Trong trường hợp chỉ tiêu này giảm thì mức độ vay nợ tài trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn chưa cao. Tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn = Vốn huy động ngắn hạn Tổng nguồn vốn huy động Tỷ lệ huy động vốn trung hạn = Vốn huy động trung hạn Tổng nguồn vốn huy động Tỷ lệ huy động vốn dài hạn = Vốn huy động dài hạn Tổng nguồn vốn huy động Ba tỷ lệ cho biết tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng nguồn vốn huy động. Mỗi loại vốn có những yêu cầu khác nhau về thời hạn, chi phí hoạt động. Sự biến đổi cơ cầu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu cho vay, đầu tư của ngân hàng. Dựa vào tiêu chí này, ta có thể điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp nhằm đảm bảo ngân hàng có thể thu được lợi nhuận mà không gặp vấn đề gì về tính thanh khoản. Việc đánh giá cơ cấu vốn, cả cơ cấu VCSH và cơ cấu vốn nợ của một ngân hàng là không hề đơn giản. Sự đánh giá đó ngoài việc dựa vào những số liệu đã có thì cần phải đặt trong sự nhìn nhận đặc điểm cũng như môi trường kinh doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng duy trì cho mình một cơ cấu vốn riêng tùy thuộc vào điều kiện của ngân hàng đó. Sự áp đặt cơ cấu vốn của ngân hàng này với ngân hàng khác có thể gây bất lợi hoặc không phát huy được thế mạnh của bản thân ngân hàng. 1.2.2.3. Chi phí huy động vốn Ngân hàng là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa người cho vay và người đi vay, đòi hỏi NHTM phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy, trong huy động vốn mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận được trên thị trường. Để phục vụ cho quản lý chi phí huy động vốn và xác định các mức lãi suất tiền gửi, tiền vay phù hợp, các ngân hàng thường tính toán lãi suất huy động vốn bình quân, được tính bằng công thức: Thang Long University Library
  • 23. 14 Lãi suất huy động bình quân = Tổng lãi phải trả Tổng tiền gửi và tiền vay Chỉ tiêu này cho biết chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để thu hút về một đồng vốn là bao nhiêu. Lãi suất bình quân đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức chênh lệch giữa lãi suất tiền vay và lãi suất cho vay, nhân tố phản ánh sinh lời của ngân hàng. Việc xác định chi phí huy động vốn là công việc phức tạp, khó khăn và quyết định đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM. Vì vậy hoạt động huy động vốn được coi là hiệu quả khi xét trên phương diện chi phí khi: Ngân hàng huy động được vốn với chi phí thấp trong khi vẫn đạt được hiệu quả giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Ngân hàng coi công tác quản lý chi phí là công việc phải được tiến hành thường xuyên, liên tục vì nó quyết định mọi hoạt động huy động và sử dụng vốn của ngân hàng. Với nguồn vốn có thời hạn ngắn hạn do tính ổn định không cao thì ngân hàng thường trả lãi thấp và ngược lại chịu chi phí trả lãi cao với nguồn vốn dài hạn vì tính ổn định của nó. Ngoài ra để xem xét hiệu quả hoạt động huy động vốn theo phương diện chi phí, ta cũng xem xét đến chỉ tiêu tỉ suất chi phí hoạt động huy động vốn. Tỉ suất chi phí HĐV = Chi phí huy động Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thì mất bao nhiêu đồng dành cho chi phí huy động. Tỷ suất chi phí huy động vốn càng nhỏ càng tốt, qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được ngân hàng mất nhiều hay ít tiền dành cho chi phí huy động vốn kinh doanh. Từ đó ngân hàng sẽ điều chỉnh mức chi phí này cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế. 1.2.2.4. Hiệu quả sinh lời của vốn huy động Khả năng sinh lời của VHĐ = LNST VHĐ Khả năng sinh lời của vốn huy động cho biết một đồng vốn huy động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cao càng chứng tỏ hoạt động huy động vốn hiệu quả, giúp cho ngân hàng kiếm được nhiều lợi nhuận từ nguồn vốn huy động.
  • 24. 15 Khả năng sinh lời của VCSH= LNST VCSH Hệ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số này cao cho thấy hiệu quả hoạt động huy động vốn từ VCSH của ngân hàng, giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 1.2.2.5. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn Một trong những hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lại lợi nhuận. Theo đó ngân hàng sẽ chuyển hóa tiền gửi, tiền vay, vốn của mình thành các loại tài sản như ngân quỹ, tín dụng, chứng khoán…nhằm thỏa mãn những mục tiêu mà ngân hàng đề ra. Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để xét mối quan hệ này các chỉ tiêu đánh giá như hệ số vốn trong kỳ, hệ số vốn trong ngắn, trung và dài hạn thường được sử dụng để đánh giá. Hệ số sử dụng vốn trong kì = Dư nợ tín dụng trong kì Vốn huy động Hệ số này cho biết trong 1 đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được sử dụng (thường là hoạt động tín dụng) trong kì. Hệ số này càng cao càng cao càng tốt, chứng tỏ vốn huy động được sử dụng hiệu quả, số dư vốn huy động sau khi đã sử dụng càng ít thì ngân hàng càng tiết kiệm được chi phí trả lãi. Huy động vốn và sử dụng vốn trong kỳ được chia theo thời gian: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hệ số sử dụng vốn cũng nên được tính rõ ràng theo sự phân chia đó để đánh giá được khách quan, chi tiết từ đó mới có được hành động, chiến lược hoạt động cụ thể tùy thuộc vào tình hình. Hệ số sử dụng vốn ngắn hạn = Dư nợ tín dụng ngắn hạn Vốn huy động ngắn hạn Hệ số sử dụng vốn trung hạn = Dư nợ tín dụng trung hạn Vốn huy động trung hạn Hệ số sử dụng vốn dài hạn = Dư nợ tín dụng dài hạn Vốn huy động dài hạn Thang Long University Library
  • 25. 16 Ba chỉ tiêu này phản ánh tron tổng nguồn vốn huy động được thì tỷ trọng vốn huy động được để dùng cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn, dài hạn là bao nhiêu. Theo nguyên tắc thì các ngân hàng sẽ lấy vốn huy động ngắn hạn để tiến hành cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên trong thực tế, nhu cầu vay trung và dài hạn thường lớn hơn trong khi nguồn vốn nguồn vốn trung và dài hạn không đáp ứng đủ. Do đó NHTM có thể linh hoạt chuyển đổi kỳ hạn tức là dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để tiến hành cho vay dài hạn. Điều này mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng, nhưng nếu không tính toán một tỷ lệ chuyển đổi hợp lý thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với những vấn đề về tính thanh khoản, gây rủi ro cho ngân hàng. Một số chỉ tiêu khác bao gồm: Quản lý công tác huy động vốn của NHTM bên cạnh các chỉ tiêu chính trên còn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu khác như: Mức độ hoạt động của vốn huy động: Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động. Mức độ thuận tiện khách hàng: thủ tục gửi tiền, rút tiền, các dịch vụ hỗ trợ kèm theo của ngân hàng… nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí cho khách hàng. Thời gian để huy động một số lượng vốn nhất định, số lượng vốn rút ra trước thời hạn, kỳ hạn thực tế của nguồn vốn… Uy tín của ngân hàng: Gia tăng VCSH qua các năm giúp ngân hàng có được niềm tin của các đối tác, các nhà đầu tư từ đó mở rộng được các mối quan hệ, thu hút được nhiều nguồn vốn khác nhau từ các cá nhân, TCKT… 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.3.1. Yếu tố khách quan 1.3.1.1. Pháp luật, chính sách của Nhà nước, của Ngân hàng Trung ương Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó khăn.. Ngược lại nếu phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao. Thêm vào đó, các quy định của pháp luật đòi hỏi các ngân hàng thương mại luôn phải tuân thủ. Pháp luật quy định số tiền huy động của ngân hàng không được
  • 26. 17 lớn hơn 20 lần vốn chủ sở hữu. Hay thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc chính phủ điều chỉnh việc cung ứng tiền cho nền kinh tế. Việc điều chỉnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc hay lãi suất tái chiết khấu là tùy theo định hướng phát triển của từng thời kỳ. Các chính sách đầu tư, ưu tiên phát triển mũi nhọn…cũng ảnh hưởng sâu sắc tới việc huy động vốn của ngân hàng thương mại. Môi trường pháp luật là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quy mô vốn huy động của NHTM. 1.3.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước Hoạt động của ngân hàng luôn bị tác động bởi các chỉ tiêu kinh tế tác động như tốc độ tăng trưởng, tình trạng thu nhập, tình trạng thất nghiệp, lạm phát…Mọi biến động của nền kinh tế đều được thể hiện rõ qua việc tăng, giảm nguồn vốn huy động từ bên ngoài của NHTM. Nền kinh tế tăng trưởng, phát triển, sản xuất phát triển từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn do đó tạo môi trường cho việc thu hút vốn của NHTM. Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp kinh doanh vậy nên sự ổn định về chính trị cũng tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính trị ổn định, đất nước mở rộng giao lưu, hợp tác sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó trình độ dân cư, phân bố giữa các vùng miền, lứa tuổi…cũng cần nghiên cứu và xem xét kĩ lưỡng. 1.3.1.3. Văn hóa, thói quen tiêu dùng của khách hàng Văn hóa là yếu tố tác động đến tập quán, thói quen, tâm lý trong việc sử dụng tiền của dân cư. Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào hoặc rút ra. Ngược lại khi niềm tin của khách hàng vào tương lai là đồng tiền sẽ mất giá, khách hàng sẽ không gửi thêm tiền hoặc đồng loạt rút vốn. Mặt khác có những vùng dân cư quen cất trữ tiền mặt thì việc huy động vốn của ngân hàng sẽ rất khó khăn. Một đặc điểm cũng khá quan trọng của khách hàng trong việc huy động vốn của ngân hàng là mức độ chấp nhận rủi ro của xã hội, thói quen tích lũy hay việc sử dụng thường xuyên những dịch vụ của ngân hàng. Tần suất và mức độ của các yếu tố này càng cao thì ngân hàng càng dễ huy động vốn. 1.3.2. Yếu tố chủ quan 1.3.2.1. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Muốn thu hút được nhiều nguồn vốn huy động đòi hỏi các ngân hàng không ngừng đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Một trong những chiến lược liên quan nhất của huy động vốn là các hình thức huy động vốn. Các hình thức huy Thang Long University Library
  • 27. 18 động vốn phải linh hoạt, đa dạng, thuận tiện và hiệu quả. Mức độ đa dạng hóa các hình thức càng cao thì càng dễ đáp ứng được nhu cầu của dân cư vì họ tìm thấy cho mình một hình thức gửi tiền phù hợp mà an toàn. Chính sự đa dạng hóa các hình thức huy động vốn của ngân hàng đã giúp cho mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp tìm được cho mình một hình thức đầu tư có hiệu quả nhất. 1.3.2.2. Năng lực và trình độ của cán bộ ngân hàng Đội ngũ nhân viên, nhất là các giao dịch viên được coi là hình ảnh của cả ngân hàng khi trực tiếp tiếp xúc, giao dịch với các khách hàng. Vai trò của các giao dịch viên ngày càng trở nên quan trọng trong hoạt động huy động vốn khi các ngân hàng triển khai hình thức giao dịch “một cửa”. Thái độ vui vẻ, thân thiện và tích cực của các giao dịch viên tạo nên tâm lý thoải mái, an toàn cho khách hàng và góp phần tạo nên nét đặc trưng cho chất lượng hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Trong điều kiện tài chính – ngân hàng ngày nay thì chất lượng dịch vụ được coi là yếu tố chiến lược để cạnh tranh với các ngân hàng khác. 1.3.2.3. Uy tín, cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng Uy tín của ngân hàng: là hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng, là niềm tin của khách hàng. Uy tín đó đươc hình thành trong thời gian dài, người gửi tiền thường chọn gửi ở những ngân hàng lâu đời chứ ít khi gửi ở một ngân hàng mới thành lập và chưa có tên tuổi trong ngành. Ngân hàng lớn vẫn được ưu tiên lựa chọn so với ngân hàng nhỏ. Một điều quan trọng ở nước ta là hình thức sở hữu cũng có ảnh hưởng quan trọng đến huy động vốn. Các ngân hàng quốc doanh bao giờ cũng có độ an toàn cao hơn so với người gửi tiền, uy tín của họ được đảm bảo hơn và nhờ đó họ huy động vốn được nhiều hơn với chi phí rẻ hơn và tiết kiệm thời gian hơn. Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngân hàng: Trình độ công nghệ ngân hàng bao gồm cơ sở vật chất phục vụ ngân hàng, các loại hình dịch vụ ngân hàng cung ứng…Trình độ công nghệ của ngân hàng càng cao thì khách hàng càng cảm thấy hài lòng và yên tâm hơn khi gửi tiền tại ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, với cùng một lãi suất huy động như nhau thì ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn, dịch vụ nhanh chóng hơn thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn so với ngân hàng khác.
  • 28. 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Từ lý luận đến thực tiễn là cả một quá trình, nhất là đối với hoạt động huy động vốn luôn được coi là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất của NHTM. Trong chương 1, khóa luận đã trình bày chi tiết, có chọn lọc những lý luận cơ bản về nguồn vốn cũng như về hoạt động huy động vốn của NHTM. Trên cơ sở ý tưởng nghiên cứu khoa học đó, khóa luận cũng đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn, đồng thời cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn trong nền kinh tế thị trường. Từ đó, khóa luận sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu nội dung chủ đạo của đề tài đó là thực trạng hoạt động huy động vốn của Maritime Bank ở chương 2. Thang Long University Library
  • 29. 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI GIAI ĐOẠN 2010 -2012 2.1. Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tên gọi: Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Tên giao dịch quốc tế : Viet Nam Maritime Commercial Stock Bank. Tên viết tắt: Maritime Bank hoặc MSB. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Hàng Hải được tóm tắt chủ yếu qua 2 giai đoạn chính: 2.1.1.1. Giai đoạn 1 (từ 12/07/1991 đến 07/07/2003) Vào những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX, nhu cầu vốn để đầu tư và phát triển ngành Hàng Hải là rất lớn. Nguồn vốn để đầu tư cho ngành Hàng Hải lúc đó chủ yếu là của Nhà nước nhưng tình hình kinh tế rất khó khăn nên hầu như rất ít, tài sản của Đội tàu biển Việt Nam chủ yếu hình thành từ hình thức thuê mua, vay mua. Chính vì thực trạng như vậy nên ý tưởng thành lập ngân hàng để tạo vốn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho hoạt động của ngành Hàng Hải nói riêng và các ngành kinh tế của đất nước nói chung được hình thành. Với sự ủng hộ nhiệt thành của các doanh nghiệp thuộc ngành Hàng Hải và sự tin tưởng của các cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải đã được thành lập. Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) là Ngân hàng được thành lập đầu tiên khi Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh Ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 theo Giấy phép số 0001/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 08/06/1991. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố cảng Hải Phòng. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa đi đến hồi kết thì Ngân hàng Maritime bank đã trở thành ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng hải Việt Nam, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam, Cục hàng không Dân dụng Việt Nam… Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài Chi nhánh lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX đã
  • 30. 21 góp phần tạo nên bước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Nhưng vì đây là giai đoạn mới thành lập, mới triển khai mô hình mới nên hệ thống pháp lý về cơ chế kinh doanh còn chưa đầy đủ, thiếu tính nhất quán, cơ sở vật chất kĩ thuật còn thiếu, hoạt động kinh doanh thuần túy là tín dụng bằng tiền đồng Việt Nam. Năm 2001, MSB được Ngân hàng thế giới lựa chọn là một trong sáu NHTM của Việt Nam tham gia dự án Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán. 2.1.1.2. Giai đoạn 2 (từ 07/07/2003 đến nay) Ngày 07/07/2003, theo Quyết định số 719 QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời hạn hoạt động của MSB tăng từ 25 năm lên 99 năm. Được sự chấp thuận của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại thành phố Hải Phòng, văn bản số 673/NHNN-HAP7 ngày 27/12/2004, vốn điều lệ của MSB tăng từ 160,2 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Theo đó NHTM CP Hàng Hải được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Năm 2005, MSB chuyển trụ sở chính lên Hà Nội và cơ cấu lại tổ chức vào năm 2006. Sự kiện này đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của MSB, đây là một sự chuyển hướng trong chiến lược, thể hiện sự quyết tâm mở rộng tầm thị trường cũng như tầm ảnh hưởng. Vào 01/01/2010, MSB chính thức ra mắt logo mới nhằm định vị thương hiệu với cam kết đa dạng hóa và nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm dịch vụ, mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng. Ngày 03/11/2010, MSB chính thức kí kết hợp đồng triển khai giải pháp quản trị rủi ro thị trường Kondor+ với công ty Thomson Reuters. Tới thời điểm hiện tại thì MSB là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam triển khai biện pháp quản trị rủi ro trong kinh doanh trên thị trường tài chính. Qua gần 22 năm hoạt động, MSB đã có những bước phát triển vượt bậc trên mọi mặt, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững, tạo lập được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của MSB hiện nay là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VNĐ, tăng rất nhiều so với con số ban đầu lúc mới thành lập. Mạng lưới của ngân hàng cũng được trải khắp trên toàn quốc với hơn 230 điểm giao dịch trên toàn quốc, Trụ sở chính, Sở giao dịch tại Hà Nội, các chi nhánh tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang… những đầu mối kinh tế quan trọng của đất nước. Ngoài ra MSB còn thiết lập quan hệ đại lý với hơn 200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nhiều nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế. Hơn thế nữa, hòa nhập với xu thế phát triển của thế giới hiện nay, MSB đã Thang Long University Library
  • 31. 22 và đang là thành viên của những tổ chức ngân hàng thế giới như Hiệp hội ngân hàng Đông Nam Á, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, MASTER CARD, đại lý chuyển tiền thanh toán toàn cầu Money Gram…Bên cạnh đó việc triển khai thành công dự án Hiện đại hóa ngân hàng và Hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ, MSB đang không ngừng đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp, ngày càng tạo được uy tín và niềm tin cho khách hàng.
  • 32. 23 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Maritime Bank (Nguồn: msb.com.vn) Đại hội đồng cổ Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Kiểm toán nội bộ Các ủy ban HĐ quản lý rủi ro hoạt HĐ xử lý rủi ro Hội đồng ALCO HĐ điều hành HĐ tín dụng và đầu tư Ban QL tín dụng và đầu tư Ban PR & Marketing Ban QL chiến lược Ban DV ngân hàng giao dịch Khối Ngân hàng cá nhân KhốiNgân hàng doanh nghiệp Ngân hàng DN lớn Ngân hàng định chế tài chính Khối quản lý rủi ro Khối quản lý TC Khối phê duyệt TD Khối công nghệ và vận hành Thang Long University Library
  • 33. 24 2.1.2. Khái quát về ngành nghề kinh doanh Maritime Bank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam, hoạt động kinh doanh chủ yếu tập trung vào các hoạt động chính của ngân hàng nói chung. Tùy vào từng đối tượng khách hàng với nhu cầu khác nhau, mục đích khác nhau mà Maritime Bank đã xây dựng những sản phẩm dịch vụ đa dạng, linh hoạt, phù hợp để đáp ứng đầy đủ và làm hài lòng khách hàng: - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn: Trong hoạt động này Maritime Bank có những sản phẩm riêng dành cho khách hàng cá nhân như: Bộ sản phẩm M1 – Account, M Money, tiền gửi tiết kiệm, sản phẩm thẻ. Đối với khách hàng -doanh nghiệp thì có sản phẩm M – Bussiness, tiền gửi thanh toán… - Tiếp nhận vốn ủy thác, đầu tư và phát triển. - Cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn. - Chiết khấu giấy tờ có giá. - Hùn vốn, tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế. - Cung cấp các dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán, tài trợ thương mại - Tài trợ thương mại. - Kinh doanh ngoại hối. - Các dịch vụ ngân hàng khác như Internet Banking, Mobile Banking… 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Hàng Hải giai đoạn 2010 -2012 Trong giai đoạn 2010 -2012, tình hình kinh tế - tài chính toàn cầu khó khăn, đã tác động sâu sắc tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của ngành Ngân hàng nói riêng. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến tăng trưởng chậm, lợi nhuận bị suy giảm, nợ xấu gia tăng…ngân hàng đối mặt với các thách thức và khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng, phát triển. Hơn thế nữa những vấn đề đặt ra như tái cơ cấu, sáp nhập, thay đổi chiến lược kinh doanh…để phù hợp với hoàn cảnh kinh tế khiến cho ngành Ngân hàng trong giai đoạn này có những biến động không nhỏ. Maritime Bank cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng của môi trường đầy thách thức này. Tuy vậy trong giai đoạn 2010 -2012, Maritime Bank vẫn duy trì được mục tiêu và kế hoạch kinh doanh đề ra trong mỗi năm.
  • 34. 25 2.2.1. Kết quả hoạt động huy động vốn Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: nghìn tỷ Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch (2011/2010) Chênh lệch (2012/2011) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Huy động từ tiền gửi 48,63 62,3 59,59 13,67 28,11 (2,71) (4,35) Huy động từ phát hành giấy tờ có giá 12,19 7,18 2,29 (5,01) (41,1) (4,89) (68,10) Vay từ các TCTD khác 2,26 2,48 12,64 0,22 9,73 10,14 408,87 Vay NHNN 18,6 10,69 2,9 (7,91) (42,52) (7,79) (72,87) Vốn khác 0,06 0,03 0,02 (0,03) (50) (0,01) (33,33) Tồng 81,74 82,68 77,2 0,94 11,5 (5,18) (6,26) (Nguồn: Báo cáo thường niên Maritime Bank giai đoạn 2010 - 2012) Qua bảng kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012 có thể thấy hoạt động huy động vốn trong giai đoạn 2010 – 2012 có sự biến động mạnh. Năm 2010 tổng vốn huy động đạt 81,47 nghìn tỷ, năm 2011 lượng vốn này đạt 82,68 nghìn tỷ, tăng 0,94 nghìn tỷ, tương ứng với 11,5%. Tổng vốn huy động có sự tăng mạnh trong năm 2011 nhưng đến năm 2012 lại giảm, chỉ đạt 77,4 nghìn tỷ, giảm 5,18 nghìn tỷ tương đương giảm 6,26% so với năm 2011. Huy động từ tiền gửi: Đây là nguồn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động huy động vốn của Maritime Bank. Huy động từ tiền gửi có xu hướng tăng mạnh năm 2011 và giảm nhẹ trong năm 2012. Năm 2010, huy động từ tiền gửi đạt 48,63 nghìn tỷ chiếm 59,5% tổng vốn huy động, năm 2011 con số này lên đến 62,3 nghìn tỷ. Tỷ lệ tăng trưởng mạnh 28,11% trong năm 2011 cho thấy hiệu quả huy động từ nguồn tiền gửi có xu hướng phát triển tốt nhất trong tất cả các nguồn. Maritime Bank đã tập trung vào các phân khúc khách hàng và các sản phẩm huy động tiền gửi để tăng thị phần, số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên đến năm 2012, kết quả này lại giảm xuống chỉ còn 59,59 nghìn tỷ, có sự giảm nhẹ 4,35% so với cùng kỳ năm 2011. Mặc dù tính toán trên số liệu thì kết quả nguồn tiền gửi của năm 2012 có giảm nhưng tốc độ giảm không nhanh bằng các nguồn khác. Chính vì thế vẫn thấy được xu hướng tập trung vào huy động tiền gửi của Maritime trong giai đoạn 2010 -2012, điều này cho thấy ngân hàng đã và đang chủ động trong hoạt động huy động của mình. Tuy có sự giảm nhẹ về kết quả huy động vốn từ tiên gửi năm 2012 nhưng trong tình hình khó khăn chung mà các ngân hàng đang phải đối Thang Long University Library
  • 35. 26 mặt thì kết quả đạt được cũng thể hiện mọi cố gắng, nỗ lực của Maritime Bank trong hoạt động huy động vốn. Xét về cơ cấu các nguồn huy động thì trong 3 năm liên tiếp Maritime Bank đang có xu hướng giảm hoạt động huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá, vay NHNN và các nguồn khác. Phát hành GTCG: Năm 2010, kết quả từ phát hành giấy tờ có giá là 12,19 nghìn tỷ nhưng đến năm 2011 giảm 5,01 nghìn tỷ, năm 2012 tiếp tục giảm thêm 2,29 nghìn tỷ. Có thể thấy sự sụt giảm mạnh của nguồn huy động này trong 3 năm liên tiếp và tỷ lệ giảm ngày càng nhiều hơn, năm 2011 giảm 41,1%, năm 2012 tỷ lệ này lên đến 68,10%. Nguồn tiền huy động được từ các nguồn khác tăng lên khiến cho ngân hàng giảm huy động bằng hình thức phát hành GTCG. Trong giai đoạn 2010 – 2012, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt khiến cho người dân không muốn gửi khoản tiền của mình cố định trong một thời gian, không rút ra được trước hạn với chỉ một mức lãi suất như đặc điểm của chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu…Chính vì thế việc phát hành GTCG không còn thu hút được nhiều khách hàng, nhu cầu giảm nên ngân hàng tùy thuộc vào tình hình thực tế điều chỉnh chiến lược huy động của mình. Vay NHNN: năm 2010 là 18,6 nghìn tỷ nhưng hai năm sau đó con số chỉ còn lại là 10,69 nghìn tỷ và 2,9 nghìn tỷ. Vay NHNN có xu hướng giảm mạnh nhất trong tất cả các chỉ tiêu, năm 2011 giảm 42,52%, năm 2012 giảm tới 72,87%. Điều này cho thấy Maritime Bank đã hạn chế được vốn vay từ hình thức vay cuối cùng, chủ động được lượng vốn từ các hình thức khác an toàn hơn. Vay các TCTD: Xu hướng đi vay các TCTD khác cũng đang tăng dần qua các năm, năm 2010 là 2,26 nghìn tỷ, năm 2011 tăng lên 2,48 nghìn tỷ và năm 2012 tăng vọt lên gấp gần 10 lần là 12,62 nghìn tỷ. Đây không phải là nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động huy động vốn nhưng trong giai đoạn 2010 – 2012, nguồn này có sự tăng trưởng mạnh nhất, tăng 408,87% vào năm 2012. Năm 2012, thực hiện theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN (8/6/2012), Maritime Bank đã áp dụng trần lãi suất huy động 9%/năm đối với VNĐ và 2% đối với USD. Biện pháp hành chính này đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tăng trưởng huy động nhất là về huy động tiền gửi ở năm 2012, lượng tiền gửi giảm do đó Maritime Bank tìm kiếm thêm nguồn huy động thị trường liên ngân hàng. Mặc dù điều này giúp cho ngân hàng đáp ứng khả năng thanh toán song tính chất an toàn của nguồn tiền này không cao do đó Maritime Bank cũng cần xem xét để cân đối tỷ trọng, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn này.
  • 36. 27 2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng (chủ yếu là hoạt động cho vay) Bảng 2.2. Kết quả tín dụng (chủ yếu là cho vay) giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: nghìn tỷ Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch (2011/2010) Chênh lệch (2012/2011) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Cho vay I.Phân theo thời gian Ngắn hạn 19,33 21,53 10,41 2,2 11,38 (11,12) (51,64) Trung hạn 6,26 6,32 6,91 0,06 1 0,59 9,3 Dài hạn 6,24 9,9 11,62 3,66 58,65 1,72 17,37 II.Phân theo đối tượng Cho vay các TCKT 28,48 34,16 27,43 5,68 23,2 (6,73) (19,7) Cho vay cá nhân 3,35 3,59 1,51 0,24 7,16 (2,08) (57,93) Tổng 31,83 37,75 28,94 5,92 18,6 (8,81) (23,33) (Nguồn: Báo cáo thường niên Maritime Bank giai đoạn 2010 – 2012) Về tín dụng, những năm gần đây nền kinh tế diễn biến theo chiều hướng xấu khiến hàng loạt các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp bị phá sản. Nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả buộc phải thu hẹp hoạt động. Các doanh nghiệp này chủ động cắt giảm vay vốn, tận dụng vốn tự có, công nợ của khách hàng để giảm chi phí tài chính, giảm thiểu áp lực trả nợ. Kết quả tín dụng trong giai đoạn 2010 – 2012 cho thấy rõ xu hướng biến động mạnh theo bối cảnh nền kinh tế giai đoạn này. Năm 2010, khi Maritime Bank nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ và tình hình huy động vốn trở nên khả quan hơn thì quy mô vốn trở nên lớn hơn. Ngân hàng tăng vốn điều lệ qua các năm chứng tỏ sự phát triển không ngừng, thêm vào đó uy tín của ngân hàng được tăng cao. Vốn điều lệ tăng dẫn đến VCSH tăng, ngân hàng đảm bảo được hệ số CAR an toàn do đó ngân hàng mạnh dạn cho vay hơn so với những năm trước. Kết quả tín dụng tăng tương đối mạnh, năm 2010 đạt 31,83 nghìn tỷ, đến năm 2011 tiếp tục đà phát triển con số này lên đến 37,75 nghìn tỷ, tăng 5,92 nghìn tỷ tương đương với 18,6%. Nhưng đến năm 2012, hoạt động của các ngân hàng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, lạm phát vẫn tăng Thang Long University Library
  • 37. 28 cao, ảnh hưởng không nhỏ của việc NHNN áp trần lãi suất cho vay, tình hình nợ xấu ngày càng gia tăng khiến cho hoạt động tín dụng của Maritime Bank giảm mạnh, tổng dư nợ chỉ còn 28,94 nghìn tỷ, giảm 8,81 nghìn tỷ tương đương 23,33 %. Phân loại theo tiêu chí thời gian: kết quả tín dụng (chủ yếu cho vay) của Maritime Bank trong giai đoạn 2010 – 2012 có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu. Dư nợ cho vay ngắn hạn giảm mạnh, thay vào đó dư nợ cho vay trung và dài hạn tăng. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn đạt 19,33 nghìn tỷ, năm 2011 đạt 21,53 nghìn tỷ nhưng đến năm 2012 lại giảm mạnh chỉ còn 11,38 nghìn tỷ, giảm 51,64% so với năm 2011. Trong khi đó dư nợ trung và dài hạn tăng tương đối nhiều, đặc biệt là dư nợ dài hạn, năm 2011 tăng 3,66% so với năm 2010 và năm 2012 tăng tới 17,37% so với năm 2011. Điều này cho thấy Maritime Bank đang ngày càng chú trọng vào các khoản vay trung và dài hạn. Tình hình dư nợ theo thời gian này phụ thuộc vào định hướng hoạt động của Maritime và tình hình huy động vốn. Vốn huy động cũng có sự biến đổi trong cơ cấu, giảm vốn huy động ngắn hạn và tăng vốn huy động trong dài hạn. Thêm vào đó, khi các doanh nghiệp gặp khó khăn thì cho vay trong dài hạn là một biện pháp để các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay, vượt qua giai đoạn khủng hoảng và tiếp tục duy trì hoạt động trong thời gian dài. Phân loại theo đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay chủ đạo trong hoạt động cho vay của Maritime Bank là các TCKT hay các doanh nghiệp. Tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp luôn trên 88% tổng dư nợ, cho vay cá nhân thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Điều đó cho thấy khách hàng mục tiêu của Maritime Bank chính là các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mục đích đầu tiên khi thành lập Maritime Bank là cung cấp vốn cho các hoạt động của ngành Hàng hải, khách hàng chủ yếu của ngân hàng cũng là các doanh nghiệp cả về huy động vốn và cho vay. Nhóm khách hàng này thường có nhu cầu vay vốn nhiều để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình do đó tìm kiếm khách hàng là các TCKT hay doanh nghiệp là không khó trong tình hình kinh tế ổn định và phát triển. Năm 2010 cho vay các TCKT đạt 28,48 nghìn tỷ, năm 2011 tăng lên 34,16 nghìn tỷ. Sang năm 2012, tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn do đó các doanh nghiệp hạn chế vay vốn, dư nợ cho vay chỉ đạt 27,43 nghìn tỷ chiếm 94,77% tổng dư nợ, giảm 6,73 nghìn tỷ so với năm 2011 tương đương tăng 19,7%. Vay doanh nghiệp chủ yếu là do đóng góp từ phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số lượng vay vốn của phân khúc này tăng đều qua các năm, tính đến năm 2012 là có hơn 800 khách hàng. Riêng về phân khúc doanh nghiệp lớn, Maritime Bank luôn có chính sách chú trọng đặc biệt trong định hướng chiến lược phát triển. Trong những năm vừa qua, tại Maritime Bank, hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp lớn cũng đạt được
  • 38. 29 những kết quả khả quan nhờ tập trung vào đảm bảo tỷ lệ an toàn hoạt động thay vì tập tung vào quy mô tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng. Đối tượng có nhu cầu vay vốn lớn thứ hai của Maritime Bank là cá nhân và hộ gia đình. Cho vay cá nhân mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với TCKT nhưng cũng không nằm ngoài xu hướng chung, tăng lên trong năm 2011 và giảm trong năm 2012. Cho vay cá nhân hầu hết là cho vay tiêu dùng do đó hoạt động cho vay cá nhân bị chi phối trực tiếp từ tình hình thu nhập, chi tiêu của khách hàng. Năm 2010 kết quả cho vay cá nhân đạt 3,35 nghìn tỷ, năm 2011 tăng lên thành 3,59 nghìn tỷ. Nhưng năm 2012 do tình hình khó khăn, lương cơ bản có tăng nhưng tốc độ tăng không theo kịp lạm phát do đó nhu cầu chi tiêu của khách hàng giảm, nhu cầu tín dụng của nhóm khách hàng này giảm rõ rệt. Chính vì vậy kết quả cho vay khách hàng cá nhân năm 2012 giảm xuống 57,93% so với năm 2011 còn 1,51 nghìn tỷ. Với tình hình chung hiện nay, hoạt động cho vay chỉ tập trung vào khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp không còn hiệu quả cao như những năm trước. Nhu cầu vay vốn giảm, khả năng trả nợ cũng rất khó khăn do đó cần tập trung tới nhóm khách hàng cá nhân, mở rộng quy mô cũng như các sản phẩm thu hút nhóm khách hàng này. 2.2.3. Kết quả của các hoạt động kinh doanh khác của Maritime Bank giai đoạn 2010 – 2012 Các hoạt động khác cũng có những thành tích đáng kể như về hoạt động tài trợ thương mại, hoạt động liên ngân hàng, đầu tư chứng khoán và góp vốn cổ phần… Về kinh doanh ngoại hối Các sản phẩm phái sinh như hoán đổi tiền tệ (SWAP), quyền chọn ngoại tệ, giao dịch kỳ hạn và hoán đổi lãi suất đã được ngân hàng tư vấn cung cấp cho các khách hàng và sử dụng trong quản trị rủi ro cho chính danh mục của mình. Với mạng lưới giao dịch ngày càng mở rộng cùng với nhu cầu tăng cao của khách hàng, Maritime Bank đang đáp ứng đầy đủ các dịch vụ về giao dịch ngoại tệ cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Các nhu cầu giao dịch ngoại tệ của khách hàng là doanh nghiệp hay tổ chức tập trung vào một số mục đích cụ thể như thanh toán quốc tế, trả nợ vay, chuyển vốn đầu tư trong ngoài nước; trong khi giao dịch ngoại tệ của khách hàng cá nhân phục vụ giao dịch kiều hối, chuyển tiền du học, du lịch, chữa bệnh… Thang Long University Library