SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 14
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỔNG
CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC
I. Giới thiệu về Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc
Tổng công ty Lương thực Miền Bắc là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt
được thành lập theo Quyết định số 312/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính
phủ trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung
ương I và các doanh nghiệp Lương thực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 1995 phê
chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Theo các văn bản trên, Tổng
công ty có nhiệm vụ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng lương thực,
nông sản và chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc đảm bảo an ninh lương
thực quốc gia.
Hiện nay, Tổng công ty có 27 đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã được cổ
phần hóa là các công ty con; 05 đơn vị là công ty liên kết và 03 liên doanh với nước
ngoài. Phần lớn các đơn vị thành viên của Tổng công ty có trụ sở chính tại các tỉnh
phía Bắc, tuy nhiên, để đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu và tiêu thụ
trong nước, Tổng công ty có 14 đơn vị, chi nhánh của đơn vị thành viên đóng tại
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Lương thực miền Bắc in dấu
nhiều thăng trầm, biến động; cũng được đổi bằng biết bao mồ hôi, nước mắt và cả
máu xương của nhiều thế hệ CBCNV - lao động trong Ngành. 15 năm, không phải
là thời gian dài trong cuộc đời mỗi người, mỗi tổ chức và lại còn ngắn ngủi so với
chiều dài lịch sử dựng Nước và giữ Nước của Dân tộc. Để có được một Tổng công
ty Lương thực miền Bắc, với thương hiệu VINAFOOD I như ngày hôm nay, nhiều
thế hệ CBCNV-lao động trong đơn vị đã trải qua những thời khắc gian khó, song
cũng rất đỗi hào hùng...
Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty luôn hoạt động ổn định, sản xuất kinh
doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Khi thành lập, vốn chủ sở hữu
của Tổng công ty chưa tới 200 tỷ đồng, trong đó lỗ và công nợ khó đòi gần 100 tỷ
đồng. Sau 14 năm Tổng công ty đã bổ sung vốn bằng nguồn lợi nhuận sau thuế, đưa
tổng số vốn chủ sở hữu và các quỹ dự phòng tăng 18 lần so với thời điểm mới thành
lập. Các chỉ tiêu chính về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
bình quân của người lao động... đều có sự tăng trưởng ổn định, vững chắc qua từng
năm; tình hình tài chính của Tổng công ty lành mạnh, không có nợ đọng, nợ xấu.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật của Tổng công ty không ngừng được cải thiện, việc đầu
tư kho tàng, cơ sở xay xát chế biến không chỉ trên địa bàn miền Bắc mà còn vươn
đến các tỉnh vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long, thiết thực tiêu thụ lương thực hàng
hóa cho nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
Kế thừa lợi thế về đất đai của Ngành do các thế hệ đi trước giao lại, nhằm tạo thế
và lực mới trong xu thế cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Tổng
công ty đã đề ra chiến lược đầu tư và đang xúc tiến việc thực hiện để sớm hình
thành "chuỗi" phân phối - bán lẻ qua hệ thống các Trung tâm thương mại - Siêu thị -
Cửa hàng tiện ích...; trước mắt tập trung vào các tỉnh, thành phố, các địa bàn trọng
điểm, khu vực đông dân cư.
Nếu như trong quá khứ, Ngành lương thực đã “phủ sóng” hệ thống kho tàng, cửa
hàng bán lương thực đến mọi vùng, miền của đất nước, thì thế hệ hiện nay ở Tổng
công ty Lương thực miền Bắc đã kế thừa, phát triển có chọn lọc để nâng hoạt động
phân phối - bán lẻ lương thực - thực phẩm lên một vị thế mới.
II. Bối cảnh thị trường
Mặc dù đã dự báo trước về những thách thức Tổng công ty Lương thực miền
Bắc sẽ phải đối mặt trong việc thực hiện kế hoạch năm 2013, nhưng với thực tế diễn
biến 6 tháng đầu năm Tổng công ty đã gặp khó khăn gấp bội.
Trong nước, tuy tình hình chính trị, xã hội ổn định, lạm phát được kiềm chế, an
sinh xã hội được đảm bảo, song các doanh nghiệp trong nền kinh tế tiếp tục phải đối
mặt với những khó khăn rất lớn: thị trường suy giảm, sức mua giảm, khả năng hấp
thụ hàng hóa của thị trường thấp, lãi suất vay vốn cao cũng như khả năng tiếp cận
vốn vay khó khăn; Giá cả các mặt hàng nông sản biến động theo chiều hướng giảm
liên tục làm phát sinh số lỗ lớn cho các đơn vị có hàng tồn kho tạm trữ. Một số
doanh nghiệp trong ngành nông sản gặp khó khăn ảnh hưởng dây chuyền tới hoạt
động của các đơn vị thành viên của Tổng công ty, các khoản nợ đọng, nợ bị chiếm
dụng trong thanh toán tăng cao ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính các đơn vị.
Tình hình xuất khẩu năm 2013 của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn. Thương
mại gạo toàn cầu được dự báo sẽ giảm so với năm 2012 do tồn kho cao ở cả các
quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu. Tính đến hết tháng 6/2013, tổng số giao dịch gạo
trên thế giới đạt 15,39 triệu tấn, trong đó India 4,82 triệu tấn; Vietnam 3,52 triệu tấn,
Thailand 3,06 triệu, Pakistan 2,14 triệu tấn, Mỹ 1,85 triệu tấn, giảm 1,3% so với
cùng kỳ năm 2012.
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
Hoạt động xuất khẩu gạo của các nhà xuất khẩu Việt Nam, trong đó cỉa Tổng
công ty đang đối mặt với những khó khăn lớn về nhu cầu và giá bán, thị trường đang
ở trạng thái cung vượt cầu và dự đoán trạng thái này sẽ còn tiếp tục duy trì từ nay
đến cuối năm do các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu đều đang đẩy mạnh sản xuất
và xuất khẩu trong thời gian tới. Trong đó:
Đối với các quốc gia nhập khẩu: Trung quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu gạo và
nông sản nhiều nhất thế giới khi chính quyền quyết định tập trung đất nông nghiệp
cho công nghiệp, nới lỏng chính sách gia đình chỉ có 1 con, vì vậy Trung quốc chủ
trương tăng tồn kho lên bằng cách tăng cường nhập khẩu các loại ngũ cốc, kể cả
gạo.Từ đầu năm đến nay, Trung quốc cũng thị trường nhập khẩu lớn nhất của gạo
Việt Nam với số lượng trên 1 triệu tấn. Tuy nhiên, do gần Việt nam, nên Trung quốc
chủ trương xem Việt nam như là hệ thống kho trữ hàng, khi nào cần thiết sẽ nhập
khẩu, không chủ trương nhập ồ ạt để tránh tình trạng giá tăng cao ở thị trường nội
địa. Các thị trường khác như Châu Phi hiện tại cũng ít do lượng hàng nhập nhiều
trong năm qua và gạo Việt Nam cũng khó cạnh tranh được với Ấn Độ do cước vận
tải biển cao hơn.
Về thị trường truyền thống: Philippines, Indonesia, Malaysia, Cuba là các thị
trường tập trung của Việt Nam hiện chưa có kế hoạch nhập thêm gạo trong 6 tháng
cuối năm 2013 và nếu có mua trở lại thì số lượng dự kiến cũng không nhiều như
những năm trước. Thị trường Iraq do ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế, nên các
hai năm gần đây vẫn chưa chấp nhận gạo có xuất xứ Việt Nam tham gia thầu vào thị
trường này.
Đối với các quốc gia xuất khẩu: Nhờ mùa vụ thuận lợi, một số nước xuất khẩu
gạo khác đang đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu như Campuchia, Myanmar với giá
thấp. Campuchia 1 triệu tấn, Myanmar 2 triệu tấn. Hiện nay, EU đang xem xét cấp
tối huệ quốc cho Myanmar với thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% từ năm 2014.
Myanmar là quốc gia có diện tích trồng lúa bằng với Thái Lan, với hệ thống kênh
đào giống như Việt nam. Do đó, có thể nói rằng Myanmar sẽ là đối thủ cạnh tranh
trực tiếp với Thái Lan và Việt nam. Campuchia cũng đang gia tăng lượng gạo xuất
lên nhiều trong thời gian gần đây. Do hưởng quy chế thuế suất thuế nhập khẩu bằng
0% vào EU, nên đã có hiện tượng gạo Việt xuất mậu biên vào Campuchia, và sẽ
được tái chế và đóng bao xuất vào EU.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ chính sách bán hàng tồn kho của Chính phủ Thái Lan
với số lượng bán ra dự kiến từ 3-4 triệu tấn từ nay đến cuối năm 2013 và Ấn Độ tiếp
tục bán ra có thể dẫn đến nguồn cung gạo trên thị trường tiếp tục gia tăng, ảnh
hưởng đến khả năng tiêu thụ gạo hàng hóa của Việt Nam.
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu Cuba sụt giảm 50% sản lượng
xuất khẩu so với năm 2012, thị trường Iraq thay đổi chính sách đối với thị trường do
đó gạo Việt Nam không có khả năng trúng thầu. Ngoài ra, các thị trường thương mại
khác của Tổng công ty mặc dù có sự bứt phá về doanh số và thị phần so với các
doanh nghiệp trong nước, song do có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong bối
cảnh chịu áp lực giảm giá chung trên toàn cầu nên mức tăng doanh số không đạt kỳ
vọng.
III. Thuận lợi và khó khăn
1. Kinh tế thế giới
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2013 được
dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2011, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu
tố bất ổn đe dọa đà phục hồi và thậm chí khiến kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.
Những bất ổn tài chính tại Mỹ, tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc và Ấn Độ,
khủng hoảng nợ công tại châu Âu, kinh tế chững lại tại Nhật Bản và bất ổn chính
trị tại Trung Đông-Bắc Phi sẽ ảnh hưởng nhiều đến thương mại thế giới.
Về thị trường lương thực, mặc dù Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của
Liên hợp quốc (FAO), Viện nghiên cứu Lúa gạo thế giới (IRRI) và các chuyên
gia quốc tế luôn cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của khủng hoảng lương thực, nhưng
trên thực tế nhu cầu và giá cả lương thực tăng chậm hơn so với các loại hàng hóa
khác. Nguyên nhân là do kinh tế suy thoái, mức độ nhập khẩu lương thực của
các nước nghèo, đặc biệt là châu Phi phụ thuộc nhiều vào viện trợ quốc tế, trong
khi kinh tế của các nước phát triển gặp khó khăn, khả năng đóng góp hạn chế.
2. Nền kinh tế trong nước
Các cân đối kinh tế vĩ mô, như thu chi ngân sách nhà nước, tiền tệ, tín dụng
đang diễn biến theo chiều hướng tích cực so với năm 2012, các chính sách về
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô dự kiến sẽ từng bước phát huy hiệu
quả. Sự can thiệp của chính phủ trong việc kích thích đầu tư công, kiềm chế lãi
suất ngân hàng cũng như duy trì tỷ giá ở mức ổn định sẽ là những điều kiện rất
quan trọng để các doanh nghiệp có cơ hội duy trì và từng bước phục hồi hoạt
động sản xuất kinh doanh
Về sản xuất lương thực năm 2013, theo dự báo sản lượng lúa đạt 40,5 triệu
tấn, được sử dụng cho các nhu cầu trong nước khoảng 27,5 triệu tấn, bao gồm để
giống 0,85 triệu tấn, hao hụt và chăn nuôi 5,2 triệu tấn và nhu cầu ăn của dân cư
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
là 21,5 triệu tấn; còn lại khoảng 13 triệu tấn lúa (tương đương 6,5 triệu tấn
gạo) có thể chế biến để xuất khẩu.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như trên, năm 2013, Tổng công ty sẽ
tiếp tục gặp phải nhiều khó khăn: Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt,
tăng lãi suất liên ngân hàng nhằm kiềm chế lạm phát trong năm 2012 gây nhiều
khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn; việc tăng giá dây chuyền và
tăng giá do tâm lý sau khi có sự điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu
trong nước tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào sản xuất và tăng giá cả hàng hóa
tiêu dùng trong nước, thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn trước, gây khó khăn
trong việc kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường cũng như phát triển sản
xuất kinh doanh.
Cạnh tranh về thị trường gạo trong và ngoài nước ngày càng phức tạp khi
thực hiện đầy đủ Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của các
Bộ, ngành về xuất khẩu gạo. Thông tin đại chúng về sản xuất, cân đối cung cầu
lương thực, giá cả trong nước và dự báo giá lương thực thế giới đôi khi gây bất
lợi cho người sản xuất, người kinh doanh lúa gạo và ảnh hưởng đến lợi ích quốc
gia đối với mặt hàng gạo.
Sự thay đổi chính sách kinh tế của Cuba sau Đại hội Đảng của nước bạn đang
đặt ra một số vấn đề về tương lai thị trường Cuba. Việc thu nợ sẽ tiếp tục phức
tạp và khó khăn hơn. Đối với Iraq, tình hình chưa có dấu hiệu khả quan, nếu có
tiếp cận được thị trường này thì hiệu quả cũng rất thấp vì cạnh tranh gay gắt với
các nước trong liên quân trước đây. Các thị trường thương mại khác sẽ gặp khó
khăn khi các công ty đa quốc gia đáp ứng đầy đủ các quy định của Việt Nam tại
Nghị định số 109/NĐ-CP của Chính phủ về xuất khẩu gạo sẽ tiếp cận sâu hơn
vào thị trường gạo nội địa.
Việc giải quyết hậu quả tài chính sau khi tiếp nhận Tổng công ty Muối và
những khó khăn trong việc thực hiện chính sách thu mua tạm trữ muối sẽ còn
tiếp tục ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
IV. Mục tiêu đề ra
1) Mục tiêu
Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế hiện có, phát huy tính chủ động sáng tạo
của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đầu
tư có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, đảm bảo cổ tức cho các cổ
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
đông; phấn đấu đạt mức tăng trưởng so với thực hiện năm 2012; chuẩn bị các
điều kiện cần thiết để Tổng công ty tăng tốc từ năm 2013-2014.
2) Các chỉ tiêu cần đạt được
1. Triển khai tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu của Tổng công ty, bao gồm
tái cơ cấu hoạt động của Công ty mẹ và cơ cấu lại hoạt động đối với từng các
đơn vị thành viên.
2. Mở rộng hoạt động kinh doanh, giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có,
phát triển thị trường mới, trong đó trọng tâm là thị trường thương mại; đa dạng
hóa mặt hàng xuất khẩu, có bước đột phá về chiếm lĩnh thị trường nội địa đối với
mặt hàng gạo trung và cao cấp; đa dạng hóa mặt hàng và phương thức tiếp cận
khách hàng.
3. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về đất đai, thực hiện đầu tư đúng trọng
tâm, trọng điểm; triển khai một số dự án mới thuộc ngành sản xuất chính và hỗ
trợ ngành sản xuất chính.
4. Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, bảo toàn phát triển vốn, thu hồi
công nợ cho Chính phủ.
5. Tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh về muối trong mọi
tình huống; tham gia thực hiện tốt công tác an sinh xã hội.
V. Một số giải pháp thực hiện
a) Về phát triển hoạt động kinh doanh
- Duy trì các thị trường xuất khẩu gạo tập trung như: Cuba, Iraq,... giữ vững
các khách hàng truyền thống, phát triển các thị trường mới ở khu vực Châu á,
Châu Phi, Trung Đông. Đẩy mạnh khai thác gạo đặc sản, chất lượng cao nhằm
khai thác tối đa tiềm năng của các Tổng kho của Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao trên trường quốc tế, nâng cao uy tín gạo Việt Nam.
- Coi xúc tiến thương mại là nhiệm vụ hàng đầu; xác định chiến lược và
chính sách cụ thể đối với từng thị trường truyền thống để giữ vững; mở rộng liên
kết trong nước, có các cơ chế khuyến khích cụ thể. Nâng cao tính cạnh tranh về
giá và chất lượng, xây dựng uy tín thương hiệu VNF1 trên thị trường quốc tế;
tăng cường nguồn lực về tài chính, nhân lực để thâm nhập các thị trường thương
mại mới. Tăng cường việc tham gia các tổ chức lương thực quốc tế, các hội chợ,
triển lãm trong và ngoài nước, các diễn đàn quốc tế; phối hợp chặt chẽ với các
thương vụ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Thí điểm thành lập một số
Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện tại nước ngoài có tiềm năng phát triển thị
trường.
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
- Tiếp tục hướng trọng tâm vào phát triển thị trường trong nước, sản xuất,
kinh doanh các sản phẩm sạch, có chất lượng cao; tăng cường giới thiệu quảng
bá, phát triển thương hiệu; đổi mới phương thức kinh doanh; nghiên cứu, lựa
chọn đối tác, hợp tác với các nhà bán lẻ nước ngoài để nâng cao hiệu quả chuỗi
cửa hàng, siêu thị bán lẻ; tổ chức quản trị và thống nhất thương hiệu, nhãn hiệu
hàng hoá VNF1 trong toàn Tổng công ty.
- Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm, củng cố, mở rộng hệ thống phân phối bán
lẻ tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Nghiên cứu đầu tư một số vùng lúa chất
lượng cao nhằm nâng giá trị thương phẩm của thóc gạo, tăng sức cạnh tranh trên
thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Các công ty
thành viên tại các địa bàn thành phố, khu công nghiệp tập trung, khu đông dân
cư phía Bắc cùng Công ty cổ phần Phân phối bán lẻ VNF1 nhanh chóng phát
triển Hệ thống phân phối-bán lẻ của Tổng công ty có hiệu quả.
- Nghiên cứu thị trường nội địa để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc,
phân bón, lúa mỳ, chọn thêm mặt hàng, mở rộng kinh doanh hàng nhập khẩu,
đặc biệt là nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước chưa sản xuất đủ.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan nắm chắc cung, cầu về muối,
đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm muối; đồng thời, đề xuất
các giải pháp khả thi thu mua, tiêu thụ muối cho diêm dân báo cáo các Bộ, ngành
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 4749/VPCP-KTN ngày
13/7/2011 của Văn phòng Chính phủ.
- Chuẩn bị tốt về nhân lực, phương thức tổ chức thực hiện để triển khai Đề án
thu mua muối cho diêm dân gắn với sản xuất, cung ứng muối i-ốt; chủ động
tham gia với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án phát triển ngành Muối đến
năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm căn cứ xây dựng kế hoạch
sản xuất kinh doanh, đầu tư cho ngành Muối đến năm 2015.
b) Về tổ chức, quản lý
Tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động của Tổng công ty sau khi được
Chính phủ phê duyệt, trong đó tập trung thực hiện sắp xếp lại hoạt động của các
đơn vị tực thuộc công ty mẹ và cơ cấu lại vốn đầu tư vào các công ty con, công
ty liên kết của Tổng công ty.
c) Về tài chính
- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tài chính hợp lý, hiệu quả trên cơ sở điều chỉnh
vốn đầu tư vào các công ty con, liên kết, đảm bảo đủ vốn tự có tài trợ cho các
hoạt động đầu tư phát triển xây dựng tài sản dài hạn cho doanh nghiệp.
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
- Thực hiện lộ trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành của Công ty mẹ sau khi
được Chính phủ phê duyệt; Rà soát tình hình tài chính tại các công ty con, liên
kết, xây dựng Đề án thoái vốn đầu tư tại lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính
và triển khai thực hiện việc thoái vốn sau khi Đề án được duyệt.
- Tập trung giải quyết, huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng các trung tâm
thương mại, siêu thị trong kế hoạch phát triển chuỗi phân phối, bán lẻ lương
thực, thực phẩm giai đoạn 2011-2015. Ngoài việc sử dụng nguồn vốn tự có, các
đơn vị thành viên thực hiện giải ngân đối với hạn mức được duyệt tại các ngân
hàng thương mại và tìm kiếm các đối tác có thế mạnh về bán lẻ và năng lực tài
chính để liên doanh, liên kết đầu tư và khai thác có hiệu quả các dự án.
- Căn cứ kế hoạch kinh doanh dài hạn được duyệt, xây dựng và thường xuyên
đánh giá, rà soát kế hoạch tài chính để đảm bảo cơ cấu sử dụng vốn, cơ cấu chi
phí tối ưu, hiệu quả.
- Xây dựng quy trình tài chính tối ưu, là công cụ kịp thời và hữu hiệu trong
việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại tất cả các hoạt động, bộ phận
để tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp;
- Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng với các ngân hàng trong nước
và nước ngoài để chủ động trong việc chuẩn bị kịp thời, đầy đủ nguồn vốn để
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của Tổng công ty với
chi phí vốn thấp nhất; Lập phương án sử dụng hạn mức tín dụng cho các đơn vị
thành viên hợp lý để tiết kiệm chi phí lãi vay ngân hàng.
- Tiếp tục duy trì nguyên tắc thận trọng trong việc trích lập các khoản dự
phòng theo quy định để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp.
- Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh,
Tổng công ty tiếp tục sử dụng linh hoạt nguồn vốn tự có, cùng với việc khai thác
các nguồn vốn vay có chi phí hợp lý từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước;
cơ cấu lại các nguồn vốn, tích cực mở rộng tìm kiếm, tận dụng các nguồn tín
dụng của nhà cung cấp, của đối tác để tối thiểu hóa chi phí huy động vốn và đảm
bảo duy trì tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu dưới trần quy định hiện hành đối với
công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước.
d) Về đầu tư
- Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Tổng công ty đã thay đổi phương thức
triển khai thực hiện Dự án tổ hợp công trình tại số 3 Lương Yên. Tập trung ưu
tiên hoàn thành các dự án đầu tư giai đoạn 2012-2015 thuộc ngành nghề sản xuất
chính như: Đầu tư mới hoặc nâng cấp cơ sở vật chất chế biến lúa gạo; Hoàn
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
thiện mạng lưới kho chứa và chế biến nông sản, trung tâm thương mại, siêu thị,
cửa hàng tiện ích tại các tỉnh phía Bắc; Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức
ăn chăn nuôi tại phía Bắc và nhà máy chế biến các phụ phẩm từ nông sản; Đầu
tư cơ sở hạ tầng đồng muối từ vốn ngân sách; Sản xuất muối công nghiệp, muối
i-ốt và các phụ phẩm từ muối.
- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống phân phối-bán lẻ lương thực, thực
phẩm và các cửa hàng tiện ích tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Phát triển chương
trình hợp tác 4 nhà: Phối hợp với các địa phương, các nhà khoa học, khuyến
nông, nông dân thực hiện liên kết mở rộng vùng lúa chất lượng cao, vùng nông
sản, rau, quả đặc sản ở các tỉnh có sản lượng hàng hóa lớn cung cấp cho các
trung tâm thương mại, siêu thị.
- Các đơn vị thành viên, các chi nhánh Tổng công ty tham gia chương trình
cánh đồng mẫu lớn với quy mô phù hợp thông qua việc đầu tư vốn để ứng dụng
tiến bộ khoa học và cơ giới hóa đồng bộ; tham gia cung ứng vật tư đầu vào,
hướng dẫn kỹ thuật, đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng với nông dân
để chủ động tạo nguồn gạo hàng hóa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và từng
bước chiếm lĩnh thị trường trong nước.
- Tiếp tục đầu tư, phát triển công nghệ chế biến, bảo quản nông sản nhằm
tăng tỷ lệ thu hồi nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm lương thực;
nghiên cứu ứng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để đầu tư sản xuất muối công
nghiệp, chế biến muối i-ốt với công nghệ tiến tiến, năng suất, chất lượng cao
cung ứng cho đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa và phục vụ nhu cầu của xã
hội.
- Đầu tư hệ thống dây truyền sản xuất muối tinh, muối tinh Iốt theo hướng
đầu tư dây truyền công suất nhỏ nhưng thiết bị công nghệ hiện đại, khai thác triệt
để năng lực dây truyền, khấu hao nhanh và chú trọng làm tốt thị trường, trước
mắt chọn 2 địa điểm sát vùng nguyên liệu, thuận tiện vận chuyển đã có thị
trường truyền thống để đầu tư tại Hải Hậu – Nam Định và Vĩnh Ngọc – Quỳnh
Lưu – Nghệ An. Đồng thời, đầu tư nâng cấp hệ thống kho chứa tại Gia Lâm để
chuẩn bị chân hàng đáp ứng cho Hà Nội và có muối chất lượng phục vụ cho các
tỉnh phía Bắc. Nghiên cứu ứng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để đầu tư sản
xuất muối công nghiệp, sản phẩm sinh học từ muối.
Rà soát, tổng hợp quỹ đất toàn Tổng công ty: Hiện nay đang được giao quản
lý, sử dụng 477 lô đất với tổng diện tích 2.863.232,2 m2, trong đó đất đang dùng
để phục vụ hoạt động SXKD là 291 lô với diện tích 2.215.015,8 m2 (có 1 triệu
m2 đất đồng muối); đất dự kiến thanh lý tài sản và trả đất cho địa phương là 55
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
lô với diện tích 313.176,1 m2. Trong đó, tổng số đất có lợi thế thương mại là 131
lô với diện tích 335.040,3 m2. Trên cơ sở phân loại, Tổng công ty đang xúc tiến
các phương án khai thác kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai.
Đến nay, Tổng công ty đã xây dựng kế hoạch đầu tư từ 2012-2015 và đang xây
dựng Chiến lược đầu tư phát triển của Tổng công ty và các đơn vị thành viên đến
năm 2020 và Đề án Quy hoạch hệ thống kho chứa lương thực và của hàng phân
phối lương thực đến năm 2030 phù hợp với lộ trình tái cơ cấu.
e) Hoàn thiện hệ thống quản trị toàn Tổng công ty
- Rà soát để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sửa đổi, bổ sung Điều
lệ Tổ chức và hoạt động Tổng công ty cho phù hợp với thực hiện tái cơ cấu Tổng
công ty về những nội dung cần thiết.
- Thực hiện Quyết định số 704/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản trị
doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường, tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy
chế quản lý nội bộ như Quy chế hoạt động Hội đồng thành viên, xây dựng Quy
chế hoạt động Kiểm soát viên, rà soát Quy chế quản lý phần vốn của Tổng công
ty tại doanh nghiệp khác... Thiết lập cơ chế giám sát hoạt động công ty mẹ và
giám sát phần vốn của Tổng công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác để tăng
cường hoạt động giám sát hoạt động, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, sai phạm trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao nhận thức, tạo ra chuyển biến về
hành động cụ thể trong cán bộ công nhân viên và người lao động của Tổng công
ty về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch giám sát, thanh tra, kiểm tra; kiện toàn tổ chức và hoạt
động của Ban kiểm soát nội bộ; tăng cường nâng cao vai trò của người đại diện
quản lý vốn của Tổng công ty tại các công ty cổ phần trong quản lý vốn, tài sản
của Nhà nước. Tăng cường công tác quản lý, chấp hành nghiêm các qui định của
pháp luật, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh...;
rà soát, tiết giảm chi phí quản lý, chi phi sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, tập trung vào
các biện pháp phòng ngừa. Quan tâm đến các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh
tiêu cực, lãng phí như quản lý tiền hàng; đầu tư xây dựng; quản lý đất đai…;
tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Tổng công ty; xử lý
kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm.
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
- Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ thông tin
trong sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành hoạt động của Tổng công ty và các
đơn vị thành viên. Áp dụng tiêu chuẩn ISO, VietGap, HACCP, vệ sinh an toàn
thực phẩm...; thực hiện các chính sách về markting, thương hiệu và quản trị
thương hiệu...
- Về xây dựng văn hóa doanh nghiệp:
+ Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm củng cố niềm tin trong xây dựng cơ
sở hạ tầng, trong quản lý kinh tế, tài chính đối với Chính phủ, với các Bộ, ban
ngành Trung ương; giữ vững uy tín với các bạn hàng, đối tác.
+ Xây dựng ý thức tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, phục vụ khách hàng;
tiết giảm những chi phí văn phòng thực sự không cần thiết,...
+ Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của tập thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ
CNVC lao động trước khó khăn, thách thức; quan tâm đến lợi ích của đối tác
bằng những sản phẩm và dịch vụ đem lại cho khách hàng sự hài lòng cả về chất
lượng, giá cả và phong cách phục vụ.
+ Tích cực tham gia thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính
phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững; các hoạt động nhân đạo vì người nghèo,
xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm lo
cho gia đình thương binh, liệt sĩ, ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
+ Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tăng cường
đoàn kết giữa các đơn vị, góp phần quảng bá hình ảnh của Tổng công ty.
+ Tổng công ty và các đơn vị thành viên xây dựng đưa ra và thực hiện tốt các
chuẩn mực văn hóa như văn hóa trong giao tiếp ứng xử giữa cán bộ CNVC lao
động trong nội bộ cơ quan, quan hệ với đối tác nước ngoài được xử lý đúng mực,
tác phong công nghiệp của nhân viên, trang phục làm việc,... Từ đó xây dựng
môi trường làm việc của Tổng công ty xanh, sạch, đẹp và an toàn.
f) Về phát triển nguồn nhân lực
- Hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 để
đảm bảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý phù hợp
với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục thực hiện các phương
pháp quản trị nhân lực hiện đại (phân công rõ trách nhiệm, mối quan hệ, môi
trường làm việc, quyền lợi, luân chuyển cán bộ, đào tạo...); bổ sung cán bộ các
chuyên ngành phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh; ứng dụng công
nghệ thông tin, tạo tác phong làm việc mới; khuyến khích cán bộ học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, thăng tiến trong nghề nghiệp.
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
- Dự kiến số lượng lao động chính thức toàn Tổng công ty đến năm 2015 là
7.500 người và lao động hợp đồng theo thời vụ 3.000-4.000 người. Thu nhập
bình quân của người lao động đến năm 2015 dự kiến đạt 6,9 triệu
đồng/người/tháng. Quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động trong quá
trình chuyển đổi; đào tạo, tuyển dụng lao động cho các dự án đầu tư mới.
- Tiếp tục thực hiện quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp theo
đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình, đảm bảo bổ sung, luân chuyển thường
xuyên, kịp thời lực lượng cán bộ quản lý, điều hành đủ mạnh, năng động, sáng
tạo có bản lĩnh kinh doanh đồng thời có đạo đức, tâm huyết đáp ứng yêu cầu
phát triển của ngành.
- Thực hiện cải cách chính sách, chế độ về lương, quy chế thưởng, đảm bảo
tiền lương, tiền công gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, linh hoạt và có cơ chế
đặc thù đối với chuyên gia giỏi, để lương, thưởng trở thành những công cụ quan
trọng phục vụ đắc lực cho tăng trưởng thông qua việc khuyến khích các nhân tố
mới về thị trường, phương thức kinh doanh.
- Rà soát, phân loại, tổng hợp quỹ đất Tổng công ty; xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu chuẩn về đất đai toàn Tổng công ty tới từng lô đất. Trên cơ sở đó, xây
dựng Chiến lược đầu tư phát triển của Tổng công ty và các đơn vị thành viên đến
năm 2015 và 2020.
- Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế phân cấp đầu tư cho phù hợp với
tình hình mới, phân cấp quyết định đầu tư mạnh mẽ hơn, đồng thời tăng cường
giám sát của Tổng công ty.
- Nghiên cứu xây dựng một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại phía Bắc để
tạo chỗ đứng trên thị trường, thuận lợi trong việc sản xuất kinh doanh nguyên
liệu. Tiếp tục đầu tư thiết bị, công nghệ chế biến các phụ phẩm từ nông sản (trấu,
cám...); đặc biệt quan tâm đến trang thiết bị, công nghệ mới, giảm tiêu hao năng
lượng, bảo vệ môi trường; nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến,
tăng khả năng cạnh tranh.
- Các đơn vị thành viên đẩy nhanh tiến độ các dự án sửa chữa nâng cấp kho
chứa, cửa hàng, sớm đưa vào vận hành, tăng thêm năng lực kinh doanh. Đồng
thời, chuẩn bị nhân sự để triển khai thực hiện việc liên kết tiêu thụ phân bón với
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí.
- Tập trung giải quyết vốn để hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng đồng
muối, kho dự trữ muối quốc gia, sớm đưa các công trình vào hoạt động.
VI. Kiến nghị và đề xuất
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
i. Về tài chính
Thực hiện chính sách mới về tiền thuê đất, các đơn vị thành viên của Tổng
công ty gặp khó khăn do chi phí thuê đất, đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà nội
tăng cao. Để đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ chính trị trong công tác
bình ổn giá, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn thành phố, Tổng
công ty đề nghị Chính phủ xem xét, cho phép Tổng công ty được miễn, giảm
tiền thuê đất đối với các khu đất đang được sử dụng làm kho chứa lương thực
trên địa bàn các tỉnh, thành phố trọng điểm.
ii. Về quản lý, sử dụng đất đai
Ngành Lương thực trước đây được Nhà nước giao quản lý, sử dụng quỹ đất
để xây dựng hệ thống kho chứa, cửa hàng bán lẻ lương thực cung cấp cho cán
bộ công nhân viên và lao động phi nông nghiệp, nhưng giấy tờ về giao đất
không đầy đủ theo pháp luật hiện nay. Để tiếp tục củng cố, kiện toàn nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thành viên đã cổ phần hoá từ năm
2007 trở về trước, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường có
hướng dẫn thống nhất với các địa phương việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (sổ đỏ) đối với quỹ đất mà các doanh nghiệp cổ phần thuộc Tổng công
ty đang quản lý, sử dụng để có điều kiện cải tạo các công trình đã xuống cấp;
đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh.
iii. Về đầu tư
Kết quả rà soát, phân loại, tổng hợp quỹ đất, đến nay Tổng công ty đang
quản lý, sử dụng 477 lô đất với tổng diện tích 2.863.232,2 m2, trong đó đất
đang dùng để phục vụ hoạt động SXKD là 291 lô với diện tích 2.215.015,8 m2
(có 1 triệu m2 đất đồng muối); 131 lô đất có lợi thế thương mại, với diện tích
335 ngàn m2. Số còn lại 55 lô với diện tích 313.176,1 m2, Tổng công ty sẽ tiến
hành thanh lý tài sản và trả lại đất cho địa phương.
Với tiềm năng của 131 lô đất có lợi thế thương mại, diện tích 335 ngàn m2
nêu trên, trong khi các công ty con của Tổng công ty quy mô nhỏ, vốn chủ sở
hữu thấp không có điều kiện thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất
kinh doanh. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng công ty được
cùng các đơn vị thành viên hoặc với các đối tác có năng lực tại các địa phương
thực hiện các dự án đầu tư trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh để cải tạo,
xây dựng mới hệ thống kho tàng, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện
ích của hệ thống "chuỗi" phân phối – bán buôn, bán lẻ lương thực, thực phẩm
trên địa bàn các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, kết hợp tận dụng không gian của một
Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế
Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt
số trung tâm thương mại, siêu thị cho người lao động của ngành Lương thực,
ngành Muối thu nhập thấp, hiện đang rất khó khăn về nhà ở được góp vốn xây
dựng nhà ở chung cư, giảm bớt khó khăn về nhà ở cho cán bộ công nhân viên
và rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư.
iv. Về tiền lương
Nhìn chung, việc quản lý tiền lương, thu nhập đối với công ty nhà nước
theo chính sách như hiện nay đã đảm bảo được tiền lương, thu nhập cho người
lao động tương đối ổn định, đời sống của người lao động đã được nâng lên, đã
tạo ra tính tích cực chủ động để doanh nghiệp phấn đấu làm ăn có lãi và tăng
thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động.
Về cơ bản, việc điều chỉnh hệ số tiền lương và tăng mức lương tối thiểu phù
hợp với tình hình phát triển kinh tế và thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên,
về mức tăng lương tối thiểu chưa phản ánh đúng thực tế vì tại thời điểm tăng
lương thì giá cả thị trường tăng nhanh hơn việc tăng lương. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, đẩy giá
thành sản phẩm lên cao.
Việc điều chỉnh hệ số tiền lương trong mối quan hệ giữa các loại lao động
còn chưa phù hợp, nhất là đối với lao động đòi hỏi có tay nghề, chuyên môn kỹ
thuật cao. Nếu duy trì hệ số lương như hiện nay thì chưa phản ánh đúng giá trị
của lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Đây cũng là nguyên nhân vì sao
những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao không muốn gắn bó với
doanh nghiệp.
Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hiệu lực trong công tác quản lý vốn đầu tư
của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác, việc xây dựng chế độ lương,
thưởng và phụ cấp cho người đại diện quản lý vốn là rất cần thiết. Vì vậy, Tổng
công ty đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh xã hội ban hành cơ
chế cụ thể làm cơ sở để Tổng công ty xây dựng và áp dụng chế độ lương,
thưởng và phụ cấp cho người đại diện vốn.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Sữa ở VN
Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Sữa ở VNReport hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Sữa ở VN
Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Sữa ở VNTuan Le
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôtibeodangyeu
 
Thị trường sửa bột ở việt nam
Thị trường sửa bột ở việt namThị trường sửa bột ở việt nam
Thị trường sửa bột ở việt namSang Meo
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Thiên Chi Ngân
 
Phân tích swot của cty vinamilk
Phân tích swot của cty vinamilkPhân tích swot của cty vinamilk
Phân tích swot của cty vinamilknguyenhoa1991
 
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh BắcPhân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh BắcGin Lavender
 
Bctn2015 angimex
Bctn2015 angimexBctn2015 angimex
Bctn2015 angimexviet luu
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Qt chien luoc
Qt chien luocQt chien luoc
Qt chien luocnuriko_26
 
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008hụng hung
 
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.dochoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.docMinhTrnNht7
 
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcSương Tuyết
 

La actualidad más candente (18)

Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Sữa ở VN
Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Sữa ở VNReport hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Sữa ở VN
Report hoạt động Quảng cáo trực tuyến của ngành Sữa ở VN
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Thị trường sửa bột ở việt nam
Thị trường sửa bột ở việt namThị trường sửa bột ở việt nam
Thị trường sửa bột ở việt nam
 
QT028.Doc
QT028.DocQT028.Doc
QT028.Doc
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAYĐề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
Đề tài: Hoạch định chiến lược cạnh tranh công ty bánh kẹo, HAY
 
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
Hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk
 
Phân tích swot của cty vinamilk
Phân tích swot của cty vinamilkPhân tích swot của cty vinamilk
Phân tích swot của cty vinamilk
 
Tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
Tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đôTieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
Tieu luan maketing sản xuất bánh kẹo kinh đô
 
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh BắcPhân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
Phân tích chiến lược Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc
 
Bctn2015 angimex
Bctn2015 angimexBctn2015 angimex
Bctn2015 angimex
 
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
Đề tài: Phân tích tình hình tài chính công ty thực phẩm Minh Dương - Gửi miễn...
 
Qt chien luoc
Qt chien luocQt chien luoc
Qt chien luoc
 
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
Vinamilk truong hoangthuyminh qtkd_2008
 
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.dochoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
hoach-dinh-chien-luoc-cua-doanh-nghiep-vinamilk.doc
 
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩmĐề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty chế biến thực phẩm
 
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
Đề tài: Phát triển ngành hàng snack tại công ty cổ phần chế biến thực phẩm Ki...
 
Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lượcQuản trị chiến lược
Quản trị chiến lược
 
Vinamilk 2213
Vinamilk 2213Vinamilk 2213
Vinamilk 2213
 

Similar a Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc

Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Xuân Lan Nguyễn
 
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần Đây
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần ĐâyTiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần Đây
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần ĐâyNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Ngành Sữa 2014 Người Tiêu Dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyến
Ngành Sữa 2014 Người Tiêu Dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyếnNgành Sữa 2014 Người Tiêu Dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyến
Ngành Sữa 2014 Người Tiêu Dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyếnDung Tri
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThaoNguyenXanh_MT
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hàbáo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hànataliej4
 
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...jackjohn45
 
Môi trường kinh doanh ngành sản xuất sữa tại Việt Nam
Môi trường kinh doanh ngành sản xuất sữa tại Việt NamMôi trường kinh doanh ngành sản xuất sữa tại Việt Nam
Môi trường kinh doanh ngành sản xuất sữa tại Việt NamBích Ngọc
 
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Han Nguyen
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar a Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc (20)

Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...Đề tài  Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn cho công ty V...
 
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đôPhân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
Phân tích chiến lược kinh doanh công ty cổ phần kinh đô
 
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂMTiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
Tiểu luận Xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, 9 ĐIỂM
 
Nganh Sua Viet Nam 2014
Nganh Sua Viet Nam 2014Nganh Sua Viet Nam 2014
Nganh Sua Viet Nam 2014
 
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp. Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
Báo cáo ngành Sữa và hoạt động quảng cáo trực tuyến của doanh nghiệp.
 
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần Đây
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần ĐâyTiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần Đây
Tiểu Luận Phân Tích Thị Trường Sản Phẩm Sữa Tại Việt Nam Những Năm Gần Đây
 
PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
PHÂN TÍCH VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TẠI VIỆT NAM (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
Ngành Sữa 2014 Người Tiêu Dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyến
Ngành Sữa 2014 Người Tiêu Dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyếnNgành Sữa 2014 Người Tiêu Dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyến
Ngành Sữa 2014 Người Tiêu Dùng và Hoạt động Quảng cáo Trực tuyến
 
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàngThảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
Thảo Nguyên Xanh - Mẫu dự án kinh doanh nhà hàng
 
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hàbáo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
báo cáo thực tập công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanhBài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
Bài mẫu Tiểu luận phát triển mì ăn liền bổ sung thêm đậu xanh
 
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm tỉnh đồng...
 
Ttck
TtckTtck
Ttck
 
Môi trường kinh doanh ngành sản xuất sữa tại Việt Nam
Môi trường kinh doanh ngành sản xuất sữa tại Việt NamMôi trường kinh doanh ngành sản xuất sữa tại Việt Nam
Môi trường kinh doanh ngành sản xuất sữa tại Việt Nam
 
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
Tiểu luận phân tích báo cáo thương niên vinamilk năm 2013
 
Qt053
Qt053Qt053
Qt053
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
Khóa luận: Quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản
Khóa luận: Quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sảnKhóa luận: Quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản
Khóa luận: Quản lý của nhà nước về tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực Nông sản
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu lúa gạo và chính sách gái của chính phủ
 
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủTiểu luận kinh tế vi mô   cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
Tiểu luận kinh tế vi mô cung cầu của lúa gạo và chính sách giá của chính phủ
 

Más de Giang Coffee

Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng ViệtMarketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng ViệtGiang Coffee
 
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamĐộng lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamGiang Coffee
 
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...Giang Coffee
 
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Giang Coffee
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...Giang Coffee
 
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...Giang Coffee
 
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...Giang Coffee
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...Giang Coffee
 
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà NộiLập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà NộiGiang Coffee
 
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...Giang Coffee
 
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...Giang Coffee
 
Consumer's decision making process
Consumer's decision making processConsumer's decision making process
Consumer's decision making processGiang Coffee
 
The influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviourThe influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviourGiang Coffee
 
Influencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experienceInfluencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experienceGiang Coffee
 
What makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internetWhat makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internetGiang Coffee
 
Online consumer behaviour : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour  : An review and agenda for future researchOnline consumer behaviour  : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour : An review and agenda for future researchGiang Coffee
 
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...Giang Coffee
 
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20Giang Coffee
 
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...Giang Coffee
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...Giang Coffee
 

Más de Giang Coffee (20)

Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng ViệtMarketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
Marketing trực tuyến - Juss Strauss - 2010 - Bản dịch tiếng Việt
 
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại NamĐộng lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
Động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam
 
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
Slide - Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả mar...
 
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
Phân tích khách hàng và đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả marketing c...
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống tàu điện ngầm Metro tại TP H...
 
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG  ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  VỀCÁC DỊCH VỤH...
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐTÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN VỀCÁC DỊCH VỤH...
 
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN  ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO  TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
KHẢO SÁT SỰHÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ðỐI VỚI HOẠT ðỘNG ðÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ðẠI ...
 
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI  T...
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TẠI T...
 
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà NộiLập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
Lập kế hoạch bán hàng Vinamilk khu vực Cầu Giấy, Hà Nội
 
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...Consumer decision making in online environment :  The effect of interactive d...
Consumer decision making in online environment : The effect of interactive d...
 
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse,  and ...
Predictors of online buying behavior - Steven Bellman, Gerald L. Lohse, and ...
 
Consumer's decision making process
Consumer's decision making processConsumer's decision making process
Consumer's decision making process
 
The influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviourThe influence of attitudes on behaviour
The influence of attitudes on behaviour
 
Influencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experienceInfluencing the online consumer's behavior : the web experience
Influencing the online consumer's behavior : the web experience
 
What makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internetWhat makes consumers buy from internet
What makes consumers buy from internet
 
Online consumer behaviour : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour  : An review and agenda for future researchOnline consumer behaviour  : An review and agenda for future research
Online consumer behaviour : An review and agenda for future research
 
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
Applying the Technology Acceptance Model and Flow Theory to online consumer b...
 
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất  khẩu của công ty 20
ứng dụng MAR- MIX trong kinh doanh xuất khẩu của công ty 20
 
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
Một số giải pháp để áp dụng hoạt động Marketing – Mix tại Công ty Điện tử Côn...
 
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm...
 

Último

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeMay Ong Vang
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docLeHoaiDuyen
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfPhamTrungKienQP1042
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngngtrungkien12
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfXem Số Mệnh
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Học viện Kstudy
 

Último (7)

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 

Kinh doanh trong môi trường quốc tế - Trường hợp Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc

  • 1. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC I. Giới thiệu về Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt được thành lập theo Quyết định số 312/TTg ngày 24/5/1995 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Lương thực Trung ương I và các doanh nghiệp Lương thực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 1995 phê chuẩn Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Theo các văn bản trên, Tổng công ty có nhiệm vụ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng lương thực, nông sản và chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Hiện nay, Tổng công ty có 27 đơn vị thành viên hạch toán độc lập đã được cổ phần hóa là các công ty con; 05 đơn vị là công ty liên kết và 03 liên doanh với nước ngoài. Phần lớn các đơn vị thành viên của Tổng công ty có trụ sở chính tại các tỉnh phía Bắc, tuy nhiên, để đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, Tổng công ty có 14 đơn vị, chi nhánh của đơn vị thành viên đóng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Lương thực miền Bắc in dấu nhiều thăng trầm, biến động; cũng được đổi bằng biết bao mồ hôi, nước mắt và cả máu xương của nhiều thế hệ CBCNV - lao động trong Ngành. 15 năm, không phải là thời gian dài trong cuộc đời mỗi người, mỗi tổ chức và lại còn ngắn ngủi so với chiều dài lịch sử dựng Nước và giữ Nước của Dân tộc. Để có được một Tổng công ty Lương thực miền Bắc, với thương hiệu VINAFOOD I như ngày hôm nay, nhiều thế hệ CBCNV-lao động trong đơn vị đã trải qua những thời khắc gian khó, song cũng rất đỗi hào hùng... Kể từ khi thành lập đến nay, Tổng công ty luôn hoạt động ổn định, sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước. Khi thành lập, vốn chủ sở hữu của Tổng công ty chưa tới 200 tỷ đồng, trong đó lỗ và công nợ khó đòi gần 100 tỷ đồng. Sau 14 năm Tổng công ty đã bổ sung vốn bằng nguồn lợi nhuận sau thuế, đưa tổng số vốn chủ sở hữu và các quỹ dự phòng tăng 18 lần so với thời điểm mới thành lập. Các chỉ tiêu chính về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, thu nhập
  • 2. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt bình quân của người lao động... đều có sự tăng trưởng ổn định, vững chắc qua từng năm; tình hình tài chính của Tổng công ty lành mạnh, không có nợ đọng, nợ xấu. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của Tổng công ty không ngừng được cải thiện, việc đầu tư kho tàng, cơ sở xay xát chế biến không chỉ trên địa bàn miền Bắc mà còn vươn đến các tỉnh vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long, thiết thực tiêu thụ lương thực hàng hóa cho nông dân, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Kế thừa lợi thế về đất đai của Ngành do các thế hệ đi trước giao lại, nhằm tạo thế và lực mới trong xu thế cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Tổng công ty đã đề ra chiến lược đầu tư và đang xúc tiến việc thực hiện để sớm hình thành "chuỗi" phân phối - bán lẻ qua hệ thống các Trung tâm thương mại - Siêu thị - Cửa hàng tiện ích...; trước mắt tập trung vào các tỉnh, thành phố, các địa bàn trọng điểm, khu vực đông dân cư. Nếu như trong quá khứ, Ngành lương thực đã “phủ sóng” hệ thống kho tàng, cửa hàng bán lương thực đến mọi vùng, miền của đất nước, thì thế hệ hiện nay ở Tổng công ty Lương thực miền Bắc đã kế thừa, phát triển có chọn lọc để nâng hoạt động phân phối - bán lẻ lương thực - thực phẩm lên một vị thế mới. II. Bối cảnh thị trường Mặc dù đã dự báo trước về những thách thức Tổng công ty Lương thực miền Bắc sẽ phải đối mặt trong việc thực hiện kế hoạch năm 2013, nhưng với thực tế diễn biến 6 tháng đầu năm Tổng công ty đã gặp khó khăn gấp bội. Trong nước, tuy tình hình chính trị, xã hội ổn định, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được đảm bảo, song các doanh nghiệp trong nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn rất lớn: thị trường suy giảm, sức mua giảm, khả năng hấp thụ hàng hóa của thị trường thấp, lãi suất vay vốn cao cũng như khả năng tiếp cận vốn vay khó khăn; Giá cả các mặt hàng nông sản biến động theo chiều hướng giảm liên tục làm phát sinh số lỗ lớn cho các đơn vị có hàng tồn kho tạm trữ. Một số doanh nghiệp trong ngành nông sản gặp khó khăn ảnh hưởng dây chuyền tới hoạt động của các đơn vị thành viên của Tổng công ty, các khoản nợ đọng, nợ bị chiếm dụng trong thanh toán tăng cao ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính các đơn vị. Tình hình xuất khẩu năm 2013 của Tổng công ty gặp nhiều khó khăn. Thương mại gạo toàn cầu được dự báo sẽ giảm so với năm 2012 do tồn kho cao ở cả các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu. Tính đến hết tháng 6/2013, tổng số giao dịch gạo trên thế giới đạt 15,39 triệu tấn, trong đó India 4,82 triệu tấn; Vietnam 3,52 triệu tấn, Thailand 3,06 triệu, Pakistan 2,14 triệu tấn, Mỹ 1,85 triệu tấn, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2012.
  • 3. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt Hoạt động xuất khẩu gạo của các nhà xuất khẩu Việt Nam, trong đó cỉa Tổng công ty đang đối mặt với những khó khăn lớn về nhu cầu và giá bán, thị trường đang ở trạng thái cung vượt cầu và dự đoán trạng thái này sẽ còn tiếp tục duy trì từ nay đến cuối năm do các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu đều đang đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu trong thời gian tới. Trong đó: Đối với các quốc gia nhập khẩu: Trung quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu gạo và nông sản nhiều nhất thế giới khi chính quyền quyết định tập trung đất nông nghiệp cho công nghiệp, nới lỏng chính sách gia đình chỉ có 1 con, vì vậy Trung quốc chủ trương tăng tồn kho lên bằng cách tăng cường nhập khẩu các loại ngũ cốc, kể cả gạo.Từ đầu năm đến nay, Trung quốc cũng thị trường nhập khẩu lớn nhất của gạo Việt Nam với số lượng trên 1 triệu tấn. Tuy nhiên, do gần Việt nam, nên Trung quốc chủ trương xem Việt nam như là hệ thống kho trữ hàng, khi nào cần thiết sẽ nhập khẩu, không chủ trương nhập ồ ạt để tránh tình trạng giá tăng cao ở thị trường nội địa. Các thị trường khác như Châu Phi hiện tại cũng ít do lượng hàng nhập nhiều trong năm qua và gạo Việt Nam cũng khó cạnh tranh được với Ấn Độ do cước vận tải biển cao hơn. Về thị trường truyền thống: Philippines, Indonesia, Malaysia, Cuba là các thị trường tập trung của Việt Nam hiện chưa có kế hoạch nhập thêm gạo trong 6 tháng cuối năm 2013 và nếu có mua trở lại thì số lượng dự kiến cũng không nhiều như những năm trước. Thị trường Iraq do ảnh hưởng của các yếu tố phi kinh tế, nên các hai năm gần đây vẫn chưa chấp nhận gạo có xuất xứ Việt Nam tham gia thầu vào thị trường này. Đối với các quốc gia xuất khẩu: Nhờ mùa vụ thuận lợi, một số nước xuất khẩu gạo khác đang đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu như Campuchia, Myanmar với giá thấp. Campuchia 1 triệu tấn, Myanmar 2 triệu tấn. Hiện nay, EU đang xem xét cấp tối huệ quốc cho Myanmar với thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% từ năm 2014. Myanmar là quốc gia có diện tích trồng lúa bằng với Thái Lan, với hệ thống kênh đào giống như Việt nam. Do đó, có thể nói rằng Myanmar sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Thái Lan và Việt nam. Campuchia cũng đang gia tăng lượng gạo xuất lên nhiều trong thời gian gần đây. Do hưởng quy chế thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0% vào EU, nên đã có hiện tượng gạo Việt xuất mậu biên vào Campuchia, và sẽ được tái chế và đóng bao xuất vào EU. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ chính sách bán hàng tồn kho của Chính phủ Thái Lan với số lượng bán ra dự kiến từ 3-4 triệu tấn từ nay đến cuối năm 2013 và Ấn Độ tiếp tục bán ra có thể dẫn đến nguồn cung gạo trên thị trường tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ gạo hàng hóa của Việt Nam.
  • 4. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt Về thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu Cuba sụt giảm 50% sản lượng xuất khẩu so với năm 2012, thị trường Iraq thay đổi chính sách đối với thị trường do đó gạo Việt Nam không có khả năng trúng thầu. Ngoài ra, các thị trường thương mại khác của Tổng công ty mặc dù có sự bứt phá về doanh số và thị phần so với các doanh nghiệp trong nước, song do có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong bối cảnh chịu áp lực giảm giá chung trên toàn cầu nên mức tăng doanh số không đạt kỳ vọng. III. Thuận lợi và khó khăn 1. Kinh tế thế giới Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế thế giới năm 2013 được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2011, tuy nhiên vẫn còn nhiều yếu tố bất ổn đe dọa đà phục hồi và thậm chí khiến kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Những bất ổn tài chính tại Mỹ, tăng trưởng chậm lại tại Trung Quốc và Ấn Độ, khủng hoảng nợ công tại châu Âu, kinh tế chững lại tại Nhật Bản và bất ổn chính trị tại Trung Đông-Bắc Phi sẽ ảnh hưởng nhiều đến thương mại thế giới. Về thị trường lương thực, mặc dù Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Viện nghiên cứu Lúa gạo thế giới (IRRI) và các chuyên gia quốc tế luôn cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn của khủng hoảng lương thực, nhưng trên thực tế nhu cầu và giá cả lương thực tăng chậm hơn so với các loại hàng hóa khác. Nguyên nhân là do kinh tế suy thoái, mức độ nhập khẩu lương thực của các nước nghèo, đặc biệt là châu Phi phụ thuộc nhiều vào viện trợ quốc tế, trong khi kinh tế của các nước phát triển gặp khó khăn, khả năng đóng góp hạn chế. 2. Nền kinh tế trong nước Các cân đối kinh tế vĩ mô, như thu chi ngân sách nhà nước, tiền tệ, tín dụng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực so với năm 2012, các chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô dự kiến sẽ từng bước phát huy hiệu quả. Sự can thiệp của chính phủ trong việc kích thích đầu tư công, kiềm chế lãi suất ngân hàng cũng như duy trì tỷ giá ở mức ổn định sẽ là những điều kiện rất quan trọng để các doanh nghiệp có cơ hội duy trì và từng bước phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh Về sản xuất lương thực năm 2013, theo dự báo sản lượng lúa đạt 40,5 triệu tấn, được sử dụng cho các nhu cầu trong nước khoảng 27,5 triệu tấn, bao gồm để giống 0,85 triệu tấn, hao hụt và chăn nuôi 5,2 triệu tấn và nhu cầu ăn của dân cư
  • 5. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt là 21,5 triệu tấn; còn lại khoảng 13 triệu tấn lúa (tương đương 6,5 triệu tấn gạo) có thể chế biến để xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như trên, năm 2013, Tổng công ty sẽ tiếp tục gặp phải nhiều khó khăn: Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất liên ngân hàng nhằm kiềm chế lạm phát trong năm 2012 gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn; việc tăng giá dây chuyền và tăng giá do tâm lý sau khi có sự điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu trong nước tiếp tục làm tăng chi phí đầu vào sản xuất và tăng giá cả hàng hóa tiêu dùng trong nước, thiết lập mặt bằng giá mới cao hơn trước, gây khó khăn trong việc kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường cũng như phát triển sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh về thị trường gạo trong và ngoài nước ngày càng phức tạp khi thực hiện đầy đủ Nghị định 109/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành về xuất khẩu gạo. Thông tin đại chúng về sản xuất, cân đối cung cầu lương thực, giá cả trong nước và dự báo giá lương thực thế giới đôi khi gây bất lợi cho người sản xuất, người kinh doanh lúa gạo và ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia đối với mặt hàng gạo. Sự thay đổi chính sách kinh tế của Cuba sau Đại hội Đảng của nước bạn đang đặt ra một số vấn đề về tương lai thị trường Cuba. Việc thu nợ sẽ tiếp tục phức tạp và khó khăn hơn. Đối với Iraq, tình hình chưa có dấu hiệu khả quan, nếu có tiếp cận được thị trường này thì hiệu quả cũng rất thấp vì cạnh tranh gay gắt với các nước trong liên quân trước đây. Các thị trường thương mại khác sẽ gặp khó khăn khi các công ty đa quốc gia đáp ứng đầy đủ các quy định của Việt Nam tại Nghị định số 109/NĐ-CP của Chính phủ về xuất khẩu gạo sẽ tiếp cận sâu hơn vào thị trường gạo nội địa. Việc giải quyết hậu quả tài chính sau khi tiếp nhận Tổng công ty Muối và những khó khăn trong việc thực hiện chính sách thu mua tạm trữ muối sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. IV. Mục tiêu đề ra 1) Mục tiêu Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế hiện có, phát huy tính chủ động sáng tạo của Công ty mẹ và các đơn vị thành viên; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và đầu tư có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, đảm bảo cổ tức cho các cổ
  • 6. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt đông; phấn đấu đạt mức tăng trưởng so với thực hiện năm 2012; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Tổng công ty tăng tốc từ năm 2013-2014. 2) Các chỉ tiêu cần đạt được 1. Triển khai tổ chức thực hiện đề án tái cơ cấu của Tổng công ty, bao gồm tái cơ cấu hoạt động của Công ty mẹ và cơ cấu lại hoạt động đối với từng các đơn vị thành viên. 2. Mở rộng hoạt động kinh doanh, giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có, phát triển thị trường mới, trong đó trọng tâm là thị trường thương mại; đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, có bước đột phá về chiếm lĩnh thị trường nội địa đối với mặt hàng gạo trung và cao cấp; đa dạng hóa mặt hàng và phương thức tiếp cận khách hàng. 3. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về đất đai, thực hiện đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm; triển khai một số dự án mới thuộc ngành sản xuất chính và hỗ trợ ngành sản xuất chính. 4. Nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, bảo toàn phát triển vốn, thu hồi công nợ cho Chính phủ. 5. Tiếp tục đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an ninh về muối trong mọi tình huống; tham gia thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. V. Một số giải pháp thực hiện a) Về phát triển hoạt động kinh doanh - Duy trì các thị trường xuất khẩu gạo tập trung như: Cuba, Iraq,... giữ vững các khách hàng truyền thống, phát triển các thị trường mới ở khu vực Châu á, Châu Phi, Trung Đông. Đẩy mạnh khai thác gạo đặc sản, chất lượng cao nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các Tổng kho của Tổng công ty, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trên trường quốc tế, nâng cao uy tín gạo Việt Nam. - Coi xúc tiến thương mại là nhiệm vụ hàng đầu; xác định chiến lược và chính sách cụ thể đối với từng thị trường truyền thống để giữ vững; mở rộng liên kết trong nước, có các cơ chế khuyến khích cụ thể. Nâng cao tính cạnh tranh về giá và chất lượng, xây dựng uy tín thương hiệu VNF1 trên thị trường quốc tế; tăng cường nguồn lực về tài chính, nhân lực để thâm nhập các thị trường thương mại mới. Tăng cường việc tham gia các tổ chức lương thực quốc tế, các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước, các diễn đàn quốc tế; phối hợp chặt chẽ với các thương vụ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Thí điểm thành lập một số Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện tại nước ngoài có tiềm năng phát triển thị trường.
  • 7. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt - Tiếp tục hướng trọng tâm vào phát triển thị trường trong nước, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sạch, có chất lượng cao; tăng cường giới thiệu quảng bá, phát triển thương hiệu; đổi mới phương thức kinh doanh; nghiên cứu, lựa chọn đối tác, hợp tác với các nhà bán lẻ nước ngoài để nâng cao hiệu quả chuỗi cửa hàng, siêu thị bán lẻ; tổ chức quản trị và thống nhất thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá VNF1 trong toàn Tổng công ty. - Tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm, củng cố, mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Nghiên cứu đầu tư một số vùng lúa chất lượng cao nhằm nâng giá trị thương phẩm của thóc gạo, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Các công ty thành viên tại các địa bàn thành phố, khu công nghiệp tập trung, khu đông dân cư phía Bắc cùng Công ty cổ phần Phân phối bán lẻ VNF1 nhanh chóng phát triển Hệ thống phân phối-bán lẻ của Tổng công ty có hiệu quả. - Nghiên cứu thị trường nội địa để nhập khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc, phân bón, lúa mỳ, chọn thêm mặt hàng, mở rộng kinh doanh hàng nhập khẩu, đặc biệt là nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước chưa sản xuất đủ. - Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan nắm chắc cung, cầu về muối, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm muối; đồng thời, đề xuất các giải pháp khả thi thu mua, tiêu thụ muối cho diêm dân báo cáo các Bộ, ngành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 4749/VPCP-KTN ngày 13/7/2011 của Văn phòng Chính phủ. - Chuẩn bị tốt về nhân lực, phương thức tổ chức thực hiện để triển khai Đề án thu mua muối cho diêm dân gắn với sản xuất, cung ứng muối i-ốt; chủ động tham gia với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án phát triển ngành Muối đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư cho ngành Muối đến năm 2015. b) Về tổ chức, quản lý Tổ chức thực hiện Đề án tái cơ cấu hoạt động của Tổng công ty sau khi được Chính phủ phê duyệt, trong đó tập trung thực hiện sắp xếp lại hoạt động của các đơn vị tực thuộc công ty mẹ và cơ cấu lại vốn đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết của Tổng công ty. c) Về tài chính - Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tài chính hợp lý, hiệu quả trên cơ sở điều chỉnh vốn đầu tư vào các công ty con, liên kết, đảm bảo đủ vốn tự có tài trợ cho các hoạt động đầu tư phát triển xây dựng tài sản dài hạn cho doanh nghiệp.
  • 8. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt - Thực hiện lộ trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành của Công ty mẹ sau khi được Chính phủ phê duyệt; Rà soát tình hình tài chính tại các công ty con, liên kết, xây dựng Đề án thoái vốn đầu tư tại lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính và triển khai thực hiện việc thoái vốn sau khi Đề án được duyệt. - Tập trung giải quyết, huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị trong kế hoạch phát triển chuỗi phân phối, bán lẻ lương thực, thực phẩm giai đoạn 2011-2015. Ngoài việc sử dụng nguồn vốn tự có, các đơn vị thành viên thực hiện giải ngân đối với hạn mức được duyệt tại các ngân hàng thương mại và tìm kiếm các đối tác có thế mạnh về bán lẻ và năng lực tài chính để liên doanh, liên kết đầu tư và khai thác có hiệu quả các dự án. - Căn cứ kế hoạch kinh doanh dài hạn được duyệt, xây dựng và thường xuyên đánh giá, rà soát kế hoạch tài chính để đảm bảo cơ cấu sử dụng vốn, cơ cấu chi phí tối ưu, hiệu quả. - Xây dựng quy trình tài chính tối ưu, là công cụ kịp thời và hữu hiệu trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại tất cả các hoạt động, bộ phận để tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp; - Tiếp tục duy trì và mở rộng quan hệ tín dụng với các ngân hàng trong nước và nước ngoài để chủ động trong việc chuẩn bị kịp thời, đầy đủ nguồn vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư của Tổng công ty với chi phí vốn thấp nhất; Lập phương án sử dụng hạn mức tín dụng cho các đơn vị thành viên hợp lý để tiết kiệm chi phí lãi vay ngân hàng. - Tiếp tục duy trì nguyên tắc thận trọng trong việc trích lập các khoản dự phòng theo quy định để đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp. - Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty tiếp tục sử dụng linh hoạt nguồn vốn tự có, cùng với việc khai thác các nguồn vốn vay có chi phí hợp lý từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cơ cấu lại các nguồn vốn, tích cực mở rộng tìm kiếm, tận dụng các nguồn tín dụng của nhà cung cấp, của đối tác để tối thiểu hóa chi phí huy động vốn và đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu dưới trần quy định hiện hành đối với công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước. d) Về đầu tư - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Tổng công ty đã thay đổi phương thức triển khai thực hiện Dự án tổ hợp công trình tại số 3 Lương Yên. Tập trung ưu tiên hoàn thành các dự án đầu tư giai đoạn 2012-2015 thuộc ngành nghề sản xuất chính như: Đầu tư mới hoặc nâng cấp cơ sở vật chất chế biến lúa gạo; Hoàn
  • 9. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt thiện mạng lưới kho chứa và chế biến nông sản, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích tại các tỉnh phía Bắc; Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại phía Bắc và nhà máy chế biến các phụ phẩm từ nông sản; Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng muối từ vốn ngân sách; Sản xuất muối công nghiệp, muối i-ốt và các phụ phẩm từ muối. - Đầu tư phát triển cơ sở vật chất hệ thống phân phối-bán lẻ lương thực, thực phẩm và các cửa hàng tiện ích tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Phát triển chương trình hợp tác 4 nhà: Phối hợp với các địa phương, các nhà khoa học, khuyến nông, nông dân thực hiện liên kết mở rộng vùng lúa chất lượng cao, vùng nông sản, rau, quả đặc sản ở các tỉnh có sản lượng hàng hóa lớn cung cấp cho các trung tâm thương mại, siêu thị. - Các đơn vị thành viên, các chi nhánh Tổng công ty tham gia chương trình cánh đồng mẫu lớn với quy mô phù hợp thông qua việc đầu tư vốn để ứng dụng tiến bộ khoa học và cơ giới hóa đồng bộ; tham gia cung ứng vật tư đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng với nông dân để chủ động tạo nguồn gạo hàng hóa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước. - Tiếp tục đầu tư, phát triển công nghệ chế biến, bảo quản nông sản nhằm tăng tỷ lệ thu hồi nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm lương thực; nghiên cứu ứng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để đầu tư sản xuất muối công nghiệp, chế biến muối i-ốt với công nghệ tiến tiến, năng suất, chất lượng cao cung ứng cho đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa và phục vụ nhu cầu của xã hội. - Đầu tư hệ thống dây truyền sản xuất muối tinh, muối tinh Iốt theo hướng đầu tư dây truyền công suất nhỏ nhưng thiết bị công nghệ hiện đại, khai thác triệt để năng lực dây truyền, khấu hao nhanh và chú trọng làm tốt thị trường, trước mắt chọn 2 địa điểm sát vùng nguyên liệu, thuận tiện vận chuyển đã có thị trường truyền thống để đầu tư tại Hải Hậu – Nam Định và Vĩnh Ngọc – Quỳnh Lưu – Nghệ An. Đồng thời, đầu tư nâng cấp hệ thống kho chứa tại Gia Lâm để chuẩn bị chân hàng đáp ứng cho Hà Nội và có muối chất lượng phục vụ cho các tỉnh phía Bắc. Nghiên cứu ứng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để đầu tư sản xuất muối công nghiệp, sản phẩm sinh học từ muối. Rà soát, tổng hợp quỹ đất toàn Tổng công ty: Hiện nay đang được giao quản lý, sử dụng 477 lô đất với tổng diện tích 2.863.232,2 m2, trong đó đất đang dùng để phục vụ hoạt động SXKD là 291 lô với diện tích 2.215.015,8 m2 (có 1 triệu m2 đất đồng muối); đất dự kiến thanh lý tài sản và trả đất cho địa phương là 55
  • 10. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt lô với diện tích 313.176,1 m2. Trong đó, tổng số đất có lợi thế thương mại là 131 lô với diện tích 335.040,3 m2. Trên cơ sở phân loại, Tổng công ty đang xúc tiến các phương án khai thác kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai. Đến nay, Tổng công ty đã xây dựng kế hoạch đầu tư từ 2012-2015 và đang xây dựng Chiến lược đầu tư phát triển của Tổng công ty và các đơn vị thành viên đến năm 2020 và Đề án Quy hoạch hệ thống kho chứa lương thực và của hàng phân phối lương thực đến năm 2030 phù hợp với lộ trình tái cơ cấu. e) Hoàn thiện hệ thống quản trị toàn Tổng công ty - Rà soát để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sửa đổi, bổ sung Điều lệ Tổ chức và hoạt động Tổng công ty cho phù hợp với thực hiện tái cơ cấu Tổng công ty về những nội dung cần thiết. - Thực hiện Quyết định số 704/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản trị doanh nghiệp theo thông lệ kinh tế thị trường, tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy chế quản lý nội bộ như Quy chế hoạt động Hội đồng thành viên, xây dựng Quy chế hoạt động Kiểm soát viên, rà soát Quy chế quản lý phần vốn của Tổng công ty tại doanh nghiệp khác... Thiết lập cơ chế giám sát hoạt động công ty mẹ và giám sát phần vốn của Tổng công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác để tăng cường hoạt động giám sát hoạt động, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro, sai phạm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao nhận thức, tạo ra chuyển biến về hành động cụ thể trong cán bộ công nhân viên và người lao động của Tổng công ty về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát, thanh tra, kiểm tra; kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát nội bộ; tăng cường nâng cao vai trò của người đại diện quản lý vốn của Tổng công ty tại các công ty cổ phần trong quản lý vốn, tài sản của Nhà nước. Tăng cường công tác quản lý, chấp hành nghiêm các qui định của pháp luật, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh...; rà soát, tiết giảm chi phí quản lý, chi phi sản xuất kinh doanh ở tất cả các khâu. - Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, tập trung vào các biện pháp phòng ngừa. Quan tâm đến các lĩnh vực nhạy cảm dễ phát sinh tiêu cực, lãng phí như quản lý tiền hàng; đầu tư xây dựng; quản lý đất đai…; tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Tổng công ty; xử lý kịp thời, nghiêm minh những trường hợp vi phạm.
  • 11. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt - Đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Áp dụng tiêu chuẩn ISO, VietGap, HACCP, vệ sinh an toàn thực phẩm...; thực hiện các chính sách về markting, thương hiệu và quản trị thương hiệu... - Về xây dựng văn hóa doanh nghiệp: + Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm củng cố niềm tin trong xây dựng cơ sở hạ tầng, trong quản lý kinh tế, tài chính đối với Chính phủ, với các Bộ, ban ngành Trung ương; giữ vững uy tín với các bạn hàng, đối tác. + Xây dựng ý thức tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, phục vụ khách hàng; tiết giảm những chi phí văn phòng thực sự không cần thiết,... + Tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của tập thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ CNVC lao động trước khó khăn, thách thức; quan tâm đến lợi ích của đối tác bằng những sản phẩm và dịch vụ đem lại cho khách hàng sự hài lòng cả về chất lượng, giá cả và phong cách phục vụ. + Tích cực tham gia thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững; các hoạt động nhân đạo vì người nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, chăm lo cho gia đình thương binh, liệt sĩ, ủng hộ đồng bào bị thiên tai. + Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tăng cường đoàn kết giữa các đơn vị, góp phần quảng bá hình ảnh của Tổng công ty. + Tổng công ty và các đơn vị thành viên xây dựng đưa ra và thực hiện tốt các chuẩn mực văn hóa như văn hóa trong giao tiếp ứng xử giữa cán bộ CNVC lao động trong nội bộ cơ quan, quan hệ với đối tác nước ngoài được xử lý đúng mực, tác phong công nghiệp của nhân viên, trang phục làm việc,... Từ đó xây dựng môi trường làm việc của Tổng công ty xanh, sạch, đẹp và an toàn. f) Về phát triển nguồn nhân lực - Hoàn thiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 để đảm bảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý phù hợp với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp tục thực hiện các phương pháp quản trị nhân lực hiện đại (phân công rõ trách nhiệm, mối quan hệ, môi trường làm việc, quyền lợi, luân chuyển cán bộ, đào tạo...); bổ sung cán bộ các chuyên ngành phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh; ứng dụng công nghệ thông tin, tạo tác phong làm việc mới; khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thăng tiến trong nghề nghiệp.
  • 12. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt - Dự kiến số lượng lao động chính thức toàn Tổng công ty đến năm 2015 là 7.500 người và lao động hợp đồng theo thời vụ 3.000-4.000 người. Thu nhập bình quân của người lao động đến năm 2015 dự kiến đạt 6,9 triệu đồng/người/tháng. Quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi; đào tạo, tuyển dụng lao động cho các dự án đầu tư mới. - Tiếp tục thực hiện quy hoạch nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn, quy trình, đảm bảo bổ sung, luân chuyển thường xuyên, kịp thời lực lượng cán bộ quản lý, điều hành đủ mạnh, năng động, sáng tạo có bản lĩnh kinh doanh đồng thời có đạo đức, tâm huyết đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. - Thực hiện cải cách chính sách, chế độ về lương, quy chế thưởng, đảm bảo tiền lương, tiền công gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ, linh hoạt và có cơ chế đặc thù đối với chuyên gia giỏi, để lương, thưởng trở thành những công cụ quan trọng phục vụ đắc lực cho tăng trưởng thông qua việc khuyến khích các nhân tố mới về thị trường, phương thức kinh doanh. - Rà soát, phân loại, tổng hợp quỹ đất Tổng công ty; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn về đất đai toàn Tổng công ty tới từng lô đất. Trên cơ sở đó, xây dựng Chiến lược đầu tư phát triển của Tổng công ty và các đơn vị thành viên đến năm 2015 và 2020. - Ban hành và tổ chức thực hiện Quy chế phân cấp đầu tư cho phù hợp với tình hình mới, phân cấp quyết định đầu tư mạnh mẽ hơn, đồng thời tăng cường giám sát của Tổng công ty. - Nghiên cứu xây dựng một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc tại phía Bắc để tạo chỗ đứng trên thị trường, thuận lợi trong việc sản xuất kinh doanh nguyên liệu. Tiếp tục đầu tư thiết bị, công nghệ chế biến các phụ phẩm từ nông sản (trấu, cám...); đặc biệt quan tâm đến trang thiết bị, công nghệ mới, giảm tiêu hao năng lượng, bảo vệ môi trường; nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến, tăng khả năng cạnh tranh. - Các đơn vị thành viên đẩy nhanh tiến độ các dự án sửa chữa nâng cấp kho chứa, cửa hàng, sớm đưa vào vận hành, tăng thêm năng lực kinh doanh. Đồng thời, chuẩn bị nhân sự để triển khai thực hiện việc liên kết tiêu thụ phân bón với Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí. - Tập trung giải quyết vốn để hoàn thành các dự án cơ sở hạ tầng đồng muối, kho dự trữ muối quốc gia, sớm đưa các công trình vào hoạt động. VI. Kiến nghị và đề xuất
  • 13. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt i. Về tài chính Thực hiện chính sách mới về tiền thuê đất, các đơn vị thành viên của Tổng công ty gặp khó khăn do chi phí thuê đất, đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà nội tăng cao. Để đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ chính trị trong công tác bình ổn giá, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn thành phố, Tổng công ty đề nghị Chính phủ xem xét, cho phép Tổng công ty được miễn, giảm tiền thuê đất đối với các khu đất đang được sử dụng làm kho chứa lương thực trên địa bàn các tỉnh, thành phố trọng điểm. ii. Về quản lý, sử dụng đất đai Ngành Lương thực trước đây được Nhà nước giao quản lý, sử dụng quỹ đất để xây dựng hệ thống kho chứa, cửa hàng bán lẻ lương thực cung cấp cho cán bộ công nhân viên và lao động phi nông nghiệp, nhưng giấy tờ về giao đất không đầy đủ theo pháp luật hiện nay. Để tiếp tục củng cố, kiện toàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thành viên đã cổ phần hoá từ năm 2007 trở về trước, đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn thống nhất với các địa phương việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) đối với quỹ đất mà các doanh nghiệp cổ phần thuộc Tổng công ty đang quản lý, sử dụng để có điều kiện cải tạo các công trình đã xuống cấp; đầu tư xây dựng mới cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh. iii. Về đầu tư Kết quả rà soát, phân loại, tổng hợp quỹ đất, đến nay Tổng công ty đang quản lý, sử dụng 477 lô đất với tổng diện tích 2.863.232,2 m2, trong đó đất đang dùng để phục vụ hoạt động SXKD là 291 lô với diện tích 2.215.015,8 m2 (có 1 triệu m2 đất đồng muối); 131 lô đất có lợi thế thương mại, với diện tích 335 ngàn m2. Số còn lại 55 lô với diện tích 313.176,1 m2, Tổng công ty sẽ tiến hành thanh lý tài sản và trả lại đất cho địa phương. Với tiềm năng của 131 lô đất có lợi thế thương mại, diện tích 335 ngàn m2 nêu trên, trong khi các công ty con của Tổng công ty quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu thấp không có điều kiện thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất kinh doanh. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng công ty được cùng các đơn vị thành viên hoặc với các đối tác có năng lực tại các địa phương thực hiện các dự án đầu tư trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh để cải tạo, xây dựng mới hệ thống kho tàng, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích của hệ thống "chuỗi" phân phối – bán buôn, bán lẻ lương thực, thực phẩm trên địa bàn các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, kết hợp tận dụng không gian của một
  • 14. Bài tập nhóm môn Kinh Doanh Trong Môi Trường Quốc Tế Trường Giang, Thanh Huyền, Mai Phương, Huy Tâm, Khánh Việt số trung tâm thương mại, siêu thị cho người lao động của ngành Lương thực, ngành Muối thu nhập thấp, hiện đang rất khó khăn về nhà ở được góp vốn xây dựng nhà ở chung cư, giảm bớt khó khăn về nhà ở cho cán bộ công nhân viên và rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư. iv. Về tiền lương Nhìn chung, việc quản lý tiền lương, thu nhập đối với công ty nhà nước theo chính sách như hiện nay đã đảm bảo được tiền lương, thu nhập cho người lao động tương đối ổn định, đời sống của người lao động đã được nâng lên, đã tạo ra tính tích cực chủ động để doanh nghiệp phấn đấu làm ăn có lãi và tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động. Về cơ bản, việc điều chỉnh hệ số tiền lương và tăng mức lương tối thiểu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên, về mức tăng lương tối thiểu chưa phản ánh đúng thực tế vì tại thời điểm tăng lương thì giá cả thị trường tăng nhanh hơn việc tăng lương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Việc điều chỉnh hệ số tiền lương trong mối quan hệ giữa các loại lao động còn chưa phù hợp, nhất là đối với lao động đòi hỏi có tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cao. Nếu duy trì hệ số lương như hiện nay thì chưa phản ánh đúng giá trị của lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Đây cũng là nguyên nhân vì sao những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao không muốn gắn bó với doanh nghiệp. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hiệu lực trong công tác quản lý vốn đầu tư của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác, việc xây dựng chế độ lương, thưởng và phụ cấp cho người đại diện quản lý vốn là rất cần thiết. Vì vậy, Tổng công ty đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh xã hội ban hành cơ chế cụ thể làm cơ sở để Tổng công ty xây dựng và áp dụng chế độ lương, thưởng và phụ cấp cho người đại diện vốn.