SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 127
Mục lục.
                                                                  Trang
Lời nói đầu                                                           3
Chương 1:
Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu
                         hàng nông sản.                               4
I. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu                             4
   1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu:                                  4
   2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.                                4
   3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu                                 8
  4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu                   10
   5. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa                      16
II. Vai trò của hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng
    nông sản.                                                        22
  1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản.                                 22
 2. Đặc điểm thị trường hàng nông sản thế giới                       24
 3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam              26
Chương ii:
  Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty VILEXIM        36
I. Giới thiệu sơ lược về công ty.                                    36
  1. Tên gọi, trụ sở, nguồn vốn của công ty                          36
  2. Lịch sử hình thành công ty                                      36
  3. Cơ cấu tổ chức của công ty                                      37
  4. Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty                                 39
  5. Nội dung hoạt động của công ty.                                 40
II .Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty
    VILEXIM giai đoạn 1996 - 2000.                                   41
   1. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty.                 42
   2. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của công ty.                    45

                                       -1 -
3. Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của công ty.                      48
  4. Giá cả hàng nông sản xuất khẩu của công ty                           51
  5. Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty.               53
   6. Công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường của công ty        59
   7. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản của công ty                       61
   8. Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty                              64
III. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của
    công ty.                                                              65
   1. Thành tựu.                                                          65
   2. Tồn tại và nguyên nhân                                              65
Chương III :
 Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động
   kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty
                 VILEXIM trong thời gian tới .                            71
I. Định hướng phát triển của công ty giai đọan 2001 - 2005.               71
II. Giải pháp và kiến nghị.                                               71
   A.         Giải pháp đối với công ty                                   71
   1. Tổ chức tốt công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và
                                                                          72
      xúc tiến thương mại
   2. Lựa chọn thị trường trọng điểm.                                     73
   3. Xây dựng chính sách sản phẩm thích hợp.                             74
   4. Đẩy mạnh xâm nhập thị trường                                        75
   5. Huy động các nguồn vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinhdoanh   75
   6. Tổ chức tốt công tác thu mua hàng xuất khẩu.                        77
   7. Đầu tư vào công tác chế biến, bảo quản                              79
   8. Nâng cao chất lượng người lao động                                  80
   B. Kiến nghị với nhà nước.                                             80
   1. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất chế biến hàng nông sản.                 80
   2. Trợ giúp cho công ty xuất khẩu hàng nông sản.                       82
   3. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu                   83



                                     -2 -
Kết luận                                          86
Tài liệu tham khảo                                87



                      Lời nói đầu

   Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan
trọng trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một
quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất
khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình
trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan
trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc
biệt là tạo công ăn, việc làm cho người lao động.
   Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý
nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát
triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện
thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì
Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời
sống nhân dân.
   Từ đặc điểm    có nền kinh tế của một nước nông
nghiệp với dân số chủ yếu tham gia vào các hoạt động
sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản
là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn
thu ban đầu rất cần thiết cho phát triển kinh tế đất
nước. Chính vì vậy, nhà nước đã tạo điều kiện thuận
lợi khuyến khích sự tham gia của các công ty trong
lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Mặt hàng nông sản


                          -3 -
là mặt hàng chính được Công ty XNK với Lào ( VILEXIM )
hết sức chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của
mình. Trên lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản công ty
đã đạt được những thành công, song     bên cạnh những
thành công đó vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì
vậy, đề tài : “Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy
xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM” đã được
chọn để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập. Đề tài
này đã tổng kết được những lý luận cơ bản về hoạt
động xuất khẩu, phân tích và đánh giá tình hình xuất
khẩu hàng nông sản của Công ty. Trên cơ sở đó đưa ra
một số kiến nghị và giải pháp cơ bản để đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty.




Chương 1:
 Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu
                          hàng nông sản.
I.Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu.

1.Khái niệm hoạt động xuất khẩu.

         Xuất khẩu là việc bán hàng hóa (hoặc dịch vụ)
cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương
tiện thanh toán theo nguyên tắc ngang giá. Tiền tệ ở
đây có thể là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong
mối quan hệ này.
   Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được
lợi thế của từng quốc gia trong   phân công lao động

                                        -4 -
quốc tế. Việc trao đổi hàng hóa mang lại lợi ích cho
các quốc gia do đó các quốc gia đều tích cực tham gia
mở rộng hoạt động này.
   Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt
động ngoại thương,    đã xuất hiện từ rất lâu và ngày
càng phát triển. Hoạt động này diễn ra trên mọi lĩnh
vực, trong mọi điều kiện từ sản xuất hàng tiêu dùng
cho đến máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất và cả công
nghệ kỹ thuật cao. Dù ở lĩnh vực nào thì hoạt động
xuất khẩu cũng đều nhằm mục đích mang lại lợi nhuận
cho các quốc gia tham gia.
   Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng,
cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra
trong thời gian ngắn song cũng có thể kéo dài hàng
năm. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ
của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
a.Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với một quốc
gia.
   Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ        để   đảm bảo nhu
     cầu nhập khẩu.
   Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phụ thuộc
vào 4 nhân tố đó là: vốn, công nghệ, nhân lực và tài
nguyên. Song không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ
cả 4 yếu tố này đặc biệt là đối với các quốc gia đang
phát triển và chậm phát triển. Mô hình:



                                     -5 -
Thiếu vốn



    Khả năng sản xuất kém               Công nghệ lạc hậu


   Hiện nay hầu hết các quốc gia đang phát triển và
chậm phát triển đều thiếu vốn thế nên họ không có cơ
hội để nhập khẩu công nghệ hiện đại và không thể đầu
tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực do đó trình độ
sản xuất của họ rất thấp. Ngược lại trình độ sản xuất
thấp lại chính là nguyên nhân làm cho quốc gia này
thiếu vốn. Vì vậy, đây chính là một vòng luẩn quẩn
của các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển.
Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này buộc các quốc gia
này phải có vốn để nhập khẩu công nghệ tiên tiến mà
trong nước chưa sản xuất được và nâng cao trình độ
nguồn nhân lực qua đó nâng cao khả năng sản xuất.
Nhưng một câu hỏi được đặt ra với các quốc gia là:
Làm thế nào để có một lượng ngoại tệ cần thiết đáp
ứng cho nhu cầu này?
   Thực tiễn cho thấy, để có đủ một lượng ngoại tệ
đáp ứng cho nhu cầu này các quốc gia có thể sử dụng
các nguồn huy động vốn chính sau:
−Nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ.
−Nguồn đầu tư nước ngoài.
−Nguồn vay nợ, viện trợ.




                               -6 -
−Nguồn từ các dịch vụ thu ngoại tệ   như dịch vụ ngân
hàng , du lịch.
   Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát
triển chậm lại như hiện nay thì các quốc gia đang
phát triển và chậm phát triển sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong việc huy động được nguồn vốn từ các hoạt
động   đầu tư, vay nợ, viện trợ và các dịch vụ thu
ngoại tệ. Thêm vào đấy, với các nguồn vốn này các
quốc gia phải chịu những thiệt thòi và những ràng
buộc về chính trị nhất định. Vì vậy nguồn vốn quan
trọng nhất mà các quốc gia này có thể trông chờ là
nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu.
  Hoạt động xuất khẩu phát huy được lợi thế của quốc
   gia.
    Để hoạt động xuất khẩu có hiệu quả thì các quốc
gia thường phải lựa chọn các mặt hàng sản xuất ở quốc
gia đó có lợi thế hơn so với sản xuất tại các quốc
gia khác. Đây chính là những mặt hàng có sử dụng
nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động rẻ, ứng dụng nền
sản xuất trong nước. Chính vì vậy mà hoạt động xuất
khẩu phát huy được lợi thế của quốc gia.
Ta có thể chứng minh điều này ở ví dụ sau:     Giả sử
trong nền kinh tế thế giới chỉ có hai quốc gia Việt
Nam và Đài Loan sản xuất hai loại mặt hàng là thép và
vải.
Bảng 1: Lợi thế kinh tế đối với nền kinh tế của mỗi
quốc gia.



                         -7 -
Quốc gia               Việt Nam   Đài Loan
    Hàng hóa
      Thép ( kg/1 công )      1          6
      Vải ( m/1h công )       4          3


   Qua bảng số liệu trong ta thấy: trong ngành sản
xuất thép năng suất lao động của Đài Loan lớn hơn
năng suất lao động của Việt Nam. Tuy nhiên trong
ngành sản xuất vải thì Việt Nam lại có năng suất lao
động lớn hơn. Do vậy Việt Nam có lợi thế trong sản
xuất thép còn Đài Loan có lợi thế trong sản xuất vải.
   Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ
cùng có lợi nếu Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất vải
còn Đài Loan chuyên môn hoá sản xuất thép. Sau đấy
hai nước sẽ mang trao đổi một phần sản phẩm cho nhau.
Nếu tỷ lệ trao đổi bằng tỷ lệ trao đổi nội địa của
mỗi quốc gia thì một trong hai quốc gia sẽ từ chối
trao đổi. Do vậy tỷ lệ trao đổi quốc tế phải nằm ở
khoảng giữa. Tức là:     6/3 > Tỷ lệ trao đổi quốc tế
(thép/vải) > 1/4. Giả sử tỷ lệ trao đổi của Việt Nam
và Đài Loan là 6 thép lấy 6 vải. Khi đó, Đài Loan sẽ
được lợi 3 mét vải tương đương với tiết kiệm được một
giờ công lao động. Việt Nam sẽ được lợi 18 mét vải
tương đương với tiết kiệm được 4,5 giờ công lao động.
Qua phân tích ở trên cho thấy hoạt động xuất khẩu sẽ
phát tạo cơ hội cho một quốc gia phát huy được lợi
của mình.


                            -8 -
 Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu
   sản xuất.
   Thông thường các nhà xuất khẩu sẽ tập trung vào
xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế của đất nước. Khi
lợi nhuận thu được từ xuất khẩu mặt hàng ấy càng lớn
thì số người tập trung vào sản xuất mặt hàng ấy ngày
càng nhiều. Do vậy cơ cấu sản xuất trong nước sẽ thay
đổi. Sự thay đổi này không chỉ diễn ra trong ngành mà
còn diễn ra ở cả những ngành phụ trợ cho ngành hàng
xuất khẩu.   VD:   khi hoạt động xuất khẩu hàng nông
sản phát triển thì nó kéo theo sự phát triển của
ngành sản xuất phân bón, ngành vận tải; ngành công
nghiệp thực phẩm phát triển kéo theo ngành trồng trọt
chăn nuôi phát triển; ngành dệt may phát triển kéo
theo ngành trồng bông đay cũng phát triển.
  Hoạt động xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm,
   tạo nguồn thu nhập, nâng cao mức sống và trình độ
   của người lao động.
    Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động
mang lại nguồn lợi nhuận lớn trong các hoạt động sản
xuất kinh doanh. Chính vì vậy số lượng lao động hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng hóa
không ngừng tăng. Hàng năm ngành xuất khẩu giải quyết
việc làm cho một số lượng lớn lao động. Thêm vào đó
do có điều kiện tiếp xúc với thị trường mới, phương
thức quản lý mới, khoa học công nghệ hiện đại nên
trình độ của người lao động cũng được cải thiện để
đáp ứng với yêu cầu chung của thị trường quốc tế.


                         -9 -
 Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín của quốc gia
   trên trường quốc tế
   Để đánh giá uy tín của một quốc gia người ta
thường dựa vào 4 điều kiện đó là: GDP, lạm phát, thất
nghiệp và cán cân thanh toán. Hoạt động xuất khẩu đem
lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân
thanh toán do vậy là một trong bốn điều kiện đánh giá
sự phát triển kinh tế của một quốc gia : Cao hơn nữa
hoạt động xuất khẩu làm tăng tích lũy ngoại tệ của
một quốc gia và có thể biến quốc gia trở thành quốc
gia xuất siêu và tạo sự đảm bảo trong thanh toán cho
đối tác, tăng được uy tín trong kinh doanh. Qua hoạt
động xuất khẩu, hàng hóa của quốc gia được bày bán
trên thị trường thế giới, khuyếch trương tiếng vang
và sự hiểu biết từ nước ngoài. Ngoài ra hoạt động
xuất khẩu làm tiền đề cho các hoạt động kinh tế đối
ngoại khác như: Dịch vụ, ngân hàng, đầu tư, hợp tác
liên doanh...và làm cho quan hệ giữa các nước trở nên
chặt chẽ hơn.
b.Vai trò   của   hoạt   động   xuất   khẩu   đối   với   doanh
nghiệp.

  Hoạt  động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh
   nghiệp tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá cả,
   chất lượng, mẫu mã hàng hóa trên thị trường thế
   giới. Chính yếu tố này buộc doanh nghiệp phải năng
   động, sáng tạo hơn, phải không ngừng nâng cao
   trình độ quản trị kinh doanh, tăng cường đầu tư
   đổi mới trang thiết bị... để tự hoàn thiện mình.


                            -10-
 Hoạt   động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh
     nghiệp mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều đối tác
     nước ngoài từ đó người lao động trong doanh nghiệp
     có thể nâng cao năng lực chuyên môn của mình, tiếp
     thu, học hỏi kinh nghiệm quản lý của đối tác.
   Hoạt  động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho
     doanh nghiệp để mở rộng và nâng cao trình độ sản
     xuất đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định
     cho người lao động trong doanh nghiệp.

3.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.
a.Xuất khẩu trực tiếp
   Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu các
hàng hóa hoặc dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra
hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới
các khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của
mình. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là : Các
doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với
khách hàng, với thị trường nước ngoài, biết được yêu
cầu của khách hàng và tình hình bán hàng ở đó nên có
thể chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra hình thức xuất khẩu này làm tăng lợi nhuận
của doanh nghiệp do giảm chi phí trung gian.
b.Xuất khẩu ủy thác.
   Trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu (bên nhận ủy
thác) nhận xuất khẩu một lô hàng nhất định với danh
nghĩa của mình và nhận được một khoản thù lao theo
thỏa thuận với đơn vị có hàng xuất khẩu (bên ủy


                                     -11-
thác). Ưu điểm của hình thức này là: Đơn vị có hàng
xuất khẩu không phải bỏ ra một khoản vốn lớn để đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài do đó rủi ro trong kinh
doanh là không cao. Tuy nhiên họ lại không trực tiếp
liên hệ với khách hàng và thị trường nước ngoài nên
không chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Ngoài ra họ thường phải đáp ứng những yêu sách của
bên nhận ủy thác.
c.Buôn bán đối lưu.
   Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết
hợp chặt chẽ với nhập khẩu, bên bán hàng    đồng thời
là bên mua hàng và lượng hàng hóa mang trao đổi
thường có giá trị tương đương. Mục đích ở đây không
nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là nhằm mục đích có
được một lô hàng có giá trị tương đương với lô hàng
xuất khẩu. Hình thức xuất khẩu này giúp doanh nghiệp
tránh được sự biến động của tỉ giá hối đoái trên thị
trường ngoại hối đồng thời có lợi khi các bên không
có đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu
của mình.
d.Xuất khẩu theo nghị định thư.
   Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo
chỉ tiêu mà nhà nước giao cho để tiến hành xuất khẩu
một hoặc một số loại hàng hóa nhất định cho chính phủ
nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã được ký giữa
hai chính phủ. Hình thức này cho phép doanh nghiệp
tiết kiệm được các khoản chi phi trong việc nghiên
cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng. Mặt khác, thực

                         -12-
hiện hình thức này thường không có rủi ro trong thanh
thư.
e.Xuất khẩu tại chỗ.
    Là hình thức kinh doanh mà hàng xuất khẩu không
cần vượt qua biên giới quốc gia nhưng khách hàng vẫn
có thể mua được. ở hình thức này doanh nghiệp không
cần phải đích thân ra nước ngoài đàm phán trực tiếp
với người mua mà chính người mua lại tìm đến với
doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp tránh được những thủ
tục   rắc rối của hải quan, không phải thuê phương
tiện vận chuyển,   không phải mua bảo hiểm hàng hóa.
Hình thức này thường được áp dụng đối với quốc gia có
thế mạnh về du lịch và có nhiều tổ chức nước ngoài
đóng tại quốc gia đó.
f.Gia công quốc tế.
   Là hình thức xuất khẩu trong đó có một bên nhập
nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (bên nhận gia công)
của bên khác (bên đặt gia công) để chế tạo ra thành
phẩm giao lại cho bên đặt gia công và     qua đó thu
được một khoản lệ phí như thỏa thuận của cả hai bên.
Trong hình thức này bên nhận gia công thường là các
quốc gia đang phát triển, có lực lượng lao động dồi
dào, có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Họ sẽ có
lợi vì tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động,
có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc để nâng cao
năng suất sản xuất. Còn đối với nước đặt gia công họ
khai thác được giá nhân công rẻ và nguyên phụ liệu
khác từ nước nhận gia công.

                         -13-
g.Tái xuất khẩu.
   Với hình thức này một nước sẽ xuất khẩu những hàng
hóa đã nhập từ một nước khác sang nước thứ ba. Ưu
điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu
được một khoản lợi nhuận cao mà không phải tổ chức
sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng, khả
năng thu hồi vốn cao. Hình thức này được áp dụng khi
có sự khó khăn trong quan hệ quốc tế giữa nước xuất
khẩu và nước nhập khẩu.

4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu

   Bất kỳ một hoạt động thương mại nào cũng chịu ảnh
hưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh. Môi trường
kinh doanh có thể tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp song cũng có thể
tạo ra những khó khăn, kìm hãm sự phát triển của hoạt
động này.
         Đối với hoạt động xuất khẩu - một trong những
hoạt động quan trọng của thương mại thì ảnh hưởng của
môi trường kinh doanh đến hoạt động này càng trở nên
mạnh mẽ bởi trong thương mại quốc tế       các yếu tố
thuộc môi trường kinh doanh rất phong phú và phức
tạp. Ta có thể phân chia các nhân tố thuộc môi trường
kinh doanh tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp thành các nhóm sau:

•Các nhân tố vĩ mô:
a.Các công cụ của nhà nước trong quản lý kinh tế.



                                 -14-
Các quốc gia khác nhau thường có những chính
sách thương mại khác nhau thể hiện ý chí và mục tiêu
của nhà nước trong việc can thiệp và điều chỉnh các
hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nền
kinh tế quốc gia mình. Để nền kinh tế quốc dân vận
hành có hiệu quả thì những chính sách thương mại
thích hợp là thực sự cần thiết. Trong lĩnh vực xuất
khẩu, các công cụ chính sách chủ yếu thường được sử
dụng để điều tiết hoạt động này gồm:
  Thuế quan
    Trong hoạt động xuất khẩu, thuế quan là loại thuế
đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế
xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý hoạt
động xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho quốc
gia   mình. Công cụ này thường chỉ được áp dụng với
một số ít mặt hàng xuất khẩu nhằm bổ     sung cho ngân
sách nhà nước, hạn   chế xuất khẩu để đáp ứng đầy đủ
nhu cầu tiêu dùng mặt hàng ấy trong nước.
   Ngoài thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu
cũng có tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp. Thuế quan nhập khẩu là thuế quan mà nước nhập
khẩu đánh vào một đơn vị hàng nhập khẩu. Do vậy nó sẽ
làm tăng gía bán hàng xuất khẩu của doanh nghiệp tại
thị trường nhập khẩu. Vì vậy hàng xuất khẩu của doanh
nghiệp sẽ giảm sức cạnh tranh.
  Hạn ngạch
   Hạn ngạch được hiểu như là quy định của nhà nước
về số lượng cao nhất một mặt hàng hay một nhóm hàng

                         -15-
doanh nghiệp được phép xuất khẩu hay nhập khẩu. Quốc
gia xuất khẩu sẽ quy định hạn ngạch xuất khẩu nhằm
điều chỉnh lượng hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả
xuất khẩu. Quốc gia nhập khẩu sẽ quy định hạn ngạch
nhập khẩu nhằm hạn chế lượng hàng nhập khẩu vào trong
nước, bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ tài
nguyên và cải thiện cán cân thanh toán. Tương tự thuế
quan, cả hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều có thể
gây tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp.
  Tiêu chuẩn kỹ thuật
   Ngoài hai công cụ thuế quan và hạn ngạch, một công
cụ khác tinh vi hơn ngày càng được nhiều quốc gia sử
dụng đó là việc đề ra các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ
thuật cho sản phẩm nhập khẩu. Đây là biện pháp phi
thuế quan cũng nhằm mục đích hạn chế lượng hàng xuất
nhập khẩu của doanh nghiệp.
  Tỷ giá hối đoái và các chính sách đòn bẩy có liên
   quan nhằm khuyến khích xuất khẩu.
   Tỷ giá hối đoái là sức mua của một đồng tiền so
với đồng tiền khác. Sức mua của đồng tiền là khả năng
thanh toán của một đơn vị tiền tệ với một khối lượng
hàng xuất khẩu nhất định gắn liền với thanh thanh
toán quốc tế. Trong thanh toán quốc tế người ta
thường sử dụng những đồng tiền mạnh như USD để thanh
toán. Nếu tỷ giá hối đoái tăng, tương đương với giá
trị ngoại tệ tăng so với nội tệ khi đó hoạt động xuất
khẩu sẽ được khuyến khích. Ngược lại nếu tỷ giá hối


                         -16-
đoái giảm sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động xuất
khẩu.
   Trợ cấp xuất khẩu cũng là một trong những biện
pháp có tác dụng thúc đẩy, mở rộng xuất khẩu đối với
mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Biện pháp này
thường được nhiều quốc gia sử dụng vì: Khi xâm nhập
vào thị trường nước ngoài doanh nghiệp sẽ gặp phải
rủi ro cao hơn so với thị trường trong nước. Việc trợ
cấp xuất khẩu có thể được nhà nước sử dụng dưới nhiều
hình thức như: trợ giá, miễn giảm thuế xuất khẩu, hạ
lãi suất vốn vay, hoặc cho bạn hàng nước ngoài vay ưu
đãi đẻ họ có điều kiện mua sản phẩm của nước mình...
  Các  chính sách   đối   với    cán   cân   thanh   toán và
   thương mại
   Việc đảm bảo cán cân thanh toán và cán cân thương
mại sẽ góp phần củng cố lòng tin của đối tác nước
ngoài với quốc gia, nâng cao uy tín của quốc gia trên
trường quốc tế. Biện pháp để quốc gia có thể giữ cán
cân thanh toán, cán cân thương mại có thể là: Khuyến
khích xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu
hoặc vay vốn. Tuy nhiên sự cân bằng theo các hình
thức cấm nhập khẩu là cân bằng tiêu cực, gây tác động
xấu đến sự phát triển kinh tế của quốc gia. Chính vì
vậy, để cải thiện cán cân thanh toán và cán cân
thương mại các quốc gia không còn con đường nào khác
ngoài khuyến khích xuất khẩu, trong đó chú trọng tới
mặt hàng chủ lực.




                           -17-
Như vậy nhìn chung việc giữ cân bằng cán cân
thanh toán và cán cân thương mại đã chứa đựng trong
đó yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của quốc gia.
b.Các quan hệ kinh tế quốc tế.
   Các mối quan hệ quốc tế sẽ có tác động cực kỳ mạnh
mẽ tới hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia
nói chung và tác động tới hoạt động thương mại của
doanh nghiệp nói riêng. Hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của
hoạt động thương mại quốc tế chính vì vậy nó cũng
chịu sự tác động mạnh mẽ của các mối quan hệ này.
   Khi hàng hóa của doanh nghiệp xâm nhập được vào
thị trường của một quốc gia thì nó sẽ được hưởng
chính sách ưu đãi hoặc phải đối mặt với các rào cản
thương mại từ quốc gia này như: thuế quan, hạn ngạch
nhập khẩu, các tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm.... Mức
độ ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng hay các rào cản
thương mại mà doanh nghiệp phải đối đầu chặt chẽ hay
nới lỏng hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế
song phương giữa quốc gia    xuất khẩu và   quốc gia
nhập khẩu.
   Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như
hiện nay, nhiều hiệp định kinh tế song phương và đa
phương đã được ký kết, nhiều liên minh kinh tế đã
được hình thành với mục tiêu là giảm bớt thuế quan
giữa các nước tham gia, giảm giá cả, thúc đẩy hoạt
động thương mại trong khu vực và trên thế giới. Nếu
là một thành viên trong liên minh kinh tế hoặc hiệp


                         -18-
định thương mại ấy thì quốc gia sẽ có cơ hội thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu. Nếu không phải, chính các hiệp
định thương mại, liên minh kinh tế này sẽ trở thành
một rào chắn lớn cho việc xâm nhập và mở rộng thị
trường của doanh nghiệp.
   Tóm lại, có được những mối quan hệ mở rộng, bền
vững và tốt đẹp sẽ tạo tiền đề cho việc thúc đẩy hoạt
động xuất khẩu của doanh nghiệp.
c.ảnh hưởng của nền sản xuất, thương mại trong nước
và quốc tế.
   Sản xuất trong nước là nhân tố chủ yếu quyết định
đến lượng cung hàng xuất khẩu. Nếu nền sản xuất trong
nước phát triển, khả năng cung ứng hàng xuất khẩu sẽ
tăng lên, giá cả thu mua hàng xuất khẩu sẽ giảm
xuống, doanh nghiệp sẽ gặp thuận lợi trong khâu đầu
vào. Ngược lại, khi nền sản xuất trong nước bị giảm
sút dẫn tới giá cả hàng xuất khẩu sẽ tăng lên, doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn để chọn được hàng hóa có chất
lượng cao, đồng loại phục vụ cho xuất khẩu.
   Đối với nền sản xuất nước ngoài thì ngược lại. Khi
nền sản xuất nước ngoài phát triển, nhu cầu nhập khẩu
sẽ ít đi, khả năng xuất khẩu của các     doanh nghiệp
vào thị trường của họ sẽ bị hạn chế. Ngược lại, khi
nền sản xuất của họ bị giảm sút, nhu cầu nhập khẩu
của họ cao. Đây sẽ là thới cơ để doanh nghiệp thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu của mình.
   Vấn đề không đơn thuần chỉ có các yếu tố cung,
cầu, giá cả mới tác động đến hoạt động xuất khẩu của


                         -19-
doanh nghiệp. Rất nhiều các yếu tố khác cũng tác động
đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như: chất
lượng, mẫu mã, chủng loại của sản phẩm. Khi các yếu
tố này đều tốt thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường quốc tế sẽ cao. Đây là một sự thuận
lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
   Ngoài ra, sự phát triển của hoạt động thương mại
trong nước và quốc tế cũng góp phần hạn chế hay
khuyến khích xuất khẩu vì nó quyết định đến sự chu
chuyển hàng hóa trong nội bộ nền kinh tế của một quốc
gia với nền kinh tế thế giới.
d.Trình độ phát triển của hệ thống tài chính ngân
hàng, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng quốc gia.
   Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đang phát
triển khá mạnh và có can thiệp rất lớn tới hoạt động
của các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực dù
doanh nghiệp đó thuộc thành phần kinh tế nào và hoạt
động trong lĩnh vực nào. Một hệ trong thống ngân hàng
phát triển không đơn thuần chỉ là nơi cấp vốn cho
doanh nghiệp mà nó còn giúp các doanh nghiệp trong
việc thanh toán một cách thuận tiện, nhanh chóng và
chính xác. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
   Hệ thống thông tin liên lạc của một quốc gia cũng
góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh
nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ,
chính xác và nhanh chóng cho doanh nghiệp.



                         -20-
Hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia cũng có tác động
rất lớn tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Một quốc gia có hệ thống đường xá, cầu cống phát
triển sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao khả
năng tham gia của doanh nghiệp vào thị trường thương
mại quốc tế. Đặc biệt các bến bãi, các nhà ga, các
cảng biển có tác động trực tiép tới hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp. Nếu hệ thống này được đầu tư
xây dựng phù hợp với yêu cầu chung của thị trường
quốc tế sẽ là nhân tố tác động tích cực tới hoạt động
xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngược lại, hệ thống cảng
biển, nhà ga, bến dỡ không đạt yêu cầu tối thiểu về
kỹ thuật sẽ gây tâm lý nghi ngại từ phía đối tác nước
ngoài và rất có thể doanh nghiệp sẽ mất cơ hội kinh
doanh.

•Các nhân tố vi mô
a.Nguồn nhân lực
   Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội và
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp suy đến cùng
cũng là do con người và vì con người. Bởi    vậy con
người luôn được đặt ở vị trí trung tâm khi xem xét
đến các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Một đội
ngũ lao động vững vàng trong chuyên môn, có kinh
nghiệm trong buôn bán quốc tế, có khả năng ứng phó
linh hoạt trước biến động của thị trường và đặc biệt
có lòng say mê trong công việc luôn là đội ngũ lý
tưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh
nghiệp. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực của doanh


                         -21-
nghiệp yếu kém về chất lượng và hạn chế về số lượng
thì doanh nghiệp sẽ luôn trong tình trạng bị động và
kinh doanh kém hiệu quả. Như vậy, nhân lực quyết định
hoạt động của doanh nghiệp nên doanh nghiệp muốn hoạt
động có hiệu quả nhất thiết phải quan tâm tuyển chọn
đội ngũ lao động thực sự có năng lực, đồng thời chú
trọng đến công tác quản lý nhằm tạo động lực cho
người lao động trong doanh nghiệp làm việc có hiệu
quả.
b.Khả năng tài chính
   Khả năng tài chính là một trong những nhân tố
quyết định sức mạnh của doanh nghiệp trong thời đại
ngày nay. Nếu có tiềm lực tài chính mạnh, doanh
nghiệp sẽ có thể đầu tư đổi mới công nghệ, thu hút
lao động có chất lượng cao, mở rộng quy mô hoạt động.
Ngoài ra khi có tiềm lực về tài chính doanh nghiệp có
trong thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình thông
qua việc cấp tín dụng cho khách hàng qua hình thức
mua trả chậm.
   Như vậy có thể nói hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi khả năng tài chính của
doanh nghiệp.
c.Vị trí địa lý
    Nếu được bố trí ở gần nơi cung cấp các yếu tố   đầu
vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc vùng     gần
nhà ga cảng biển, doanh nghiệp sẽ giảm được chi     phí
vận   chuyển - đây là cơ sở để doanh nghiệp giảm    giá
thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên       thị

                         -22-
trường. Đặc biệt, với ưu thế về khoảng cách địa lý
nhà cung ứng yếu tố đầu vào, doanh nghiệp có thể
thường xuyên xuống cơ sở sản xuất tạo lập mối quan hệ
nhằm xây dựng chân hàng vững chắc phục vụ hoạt động
xuất khẩu. Như vậy để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu
quả doanh nghiệp cần lựa chọn vị thế tối ưu phù hợp
với khả năng và điều kiện của mình.
d.Uy tín của doanh nghiệp.
   Uy tín của doanh nghiệp chính là tình cảm, là sự
tin tưởng mà khách hàng dành cho doanh nghiệp. Khi
doanh nghiệp đã có uy tín cao, đối với khách hàng
nhiều khi họ mua hàng dựa trên uy tín của doanh
nghiệp chứ không hoàn toàn dựa trên chất lượng hàng
của doanh nghiệp. Vì vây, uy tín cũng quyết định đến
vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

5.Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
   Giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ ngoại thương
có những nét đặc trưng, phức tạp hơn nhiều so với
hoạt động thương mại trong nước. Vì vậy doanh nghiệp
xuất khẩu muốn tiến hành hoạt động của mình có hiệu
quả thì phải tuân theo các bước sau:
a.Nghiên cứu tiếp cận thị trường
   Công việc này bao gồm nghiên cứu hàng hóa thế
giới, lựa chọn mặt hàng, nắm bắt dung lượng thị
trường và giá cả hàng hóa.
   Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới




                                  -23-
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền sản
xuất với lưu thông hàng hóa.    ở đâu có sản xuất và
lưu thông hàng hóa thì ở đó có thị trường.
Như vậy, thị trường có thể nhìn thấy cũng có thể
không nhưng nó bao gồm các quan hệ mua bán hàng hóa ,
dịch vụ và dung lượng thị trường.
   Nghiên cứu thị trường hàng hóa để các nhà kinh
doanh biết được các quy luật vận động của chúng. Mỗi
thị trường hàng hóa cụ thể có những quy luật riêng,
quy luật này thể hiện qua sự biến đổi nhu cầu, cung
cấp và giá cả hàng hóa trên thị trường. Nắm vững các
quy luật thị trường hàng hóa để vận dụng và giải
quyết các vấn đề của thực tiễn kinh doanh như yêu cầu
của thị trường đối với hàng hóa, hình thức và biện
pháp thâm nhập thị trường.
   Trong nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới, đặc
biệt là khi muốn kinh doanh xuất khẩu thành công công
việc nhận biết sản phẩm phù hợp với thị trường và
năng lực xuất khẩu là không thể thiếu được đối với
doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp phải xác định
được các vấn đề sau:
−Mặt hàng thị trường đang cần là mặt hàng gì?
Điều này đòi hỏi phải bán cái mà thị trường cần chứ
không phải bán cái mà ta có. doanh nghiệp xuất khẩu
cần phải tìm hiểu nhu cầu thị trường nước ngoài về
mạt hàng, quy cách, phẩm chất, mẫu mã, chủng loại, số
lượng.
−Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó như thế nào?


                         -24-
Mặt hàng được người tiêu dùng mua theo thói quen và
được thể hiện ở: thời gian tiêu dùng, thị hiếu tiêu
dùng,   quy luật biến động của quan hệ cung cầu mặt
hàng đó...Có nắm vững được điều này thì doanh nghiệp
mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
−Mặt hàng đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống?
Mỗi mặt hàng đều có một khoảng thời gian tồn tại mhất
định, mỗi khoảng thời gian này được thể hiện qua bốn
pha của chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm:
+ Pha triển khai: Về cơ bản chưa có sản phẩm và đơn vị

  cạnh tranh. Do vậy doanh nghiệp cần phải nỗ lực làm
  cho khách hàng biết tới sản phẩm của mình.
+ Pha tăng trưởng: sản phẩm được thị trường chấp nhận,

  doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh quá trình kinh doanh
  để đưa sản phẩm có tính độc đáo của mình vào thị
  trường, qua đó tạo được môi trường tốt, tăng mở rộng
  thị trường cho sản phẩm.
+ Pha bão hoà: Lúc này có sự cạnh tranh quyết liệt

  giữa các đơn vị tham gia vào thị trường. Khi đó nếu
  doanh nghiệp cần dựa vào nguồn vốn tích luỹ để triển
  khai chiến lược, mặt hàng khác biệt tiến tới kinh
  doanh mặt hàng đặc biệt.
+ Pha suy thoái: Mặt hàng trong giai đoạn này hầu như

  không còn bán được trên thị trường. Vấn đề đặt ra
  đối với doanh nghiệp là phải dự đoán được khoảng
  thời gian lão hoá của sản phẩm để thay thế bằng sản
  phẩm mới khác chặn đứng tình trạng suy thoái.




                         -25-
Doanh nghiệp phải biết được mặt hàng kinh doanh đang
ở giai đoạn nào thì mới xác định được các biện pháp
thích hợp để nâng cao doanh thu.
−Tình hình sản xuất mặt hàng đó ra sao?
Doanh nghiệp phải nắm vững tình hình cung cầu mặt
hàng doanh nghiệp đang quan tâm. Đặc biệt doanh
nghiệp phải tập trung vào yếu tố cung hàng hóa   các
yếu tố đó bao gồm: khả năng sản xuất, tập quán sản
xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất mặt hàng đó.
  Dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng.
   Dung lượng thị trường là khối     lượng hàng hóa được
giao dịch trên phạm vi thị trường    nhất định trong một
thời gian nhất định. Dung lượng       thị trường thường
biến động do chịu ảnh hưởng của ba   nhóm nhân tố sau:
−Nhóm các nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi
có tính chu kỳ: Gồm: sự vận động của tình hình kinh
tế các nước xuất khẩu, tính thời vụ trong sản xuất,
lưu thông và phân phối hàng hóa. Do đặc điểm của sản
xuất lưu thông và tiêu dùng là khác nhau nên ảnh
hưởng của nhân tố thời vụ đến thị trường hàng hóa
cũng rất đa dạng về phạm vi và mức độ.

−Nhóm  các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến dung lượng
thị trường như: các nhân tố thuộc nhóm này rất nhiều
, chúng ảnh hưởng đến dung lượng thị trường rất dài.
VD: tiến bộ khoa học cong nghệ, chế độ chính sách của
nhà nước, thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng



                         -26-
−Nhóm các nhân tố ảnh hưởng có tính tạm thời đến dung
lượng thị trường. Bao gồm sự đầu cơ trên thị trường
làm đột biến tình hình cung, cầu trên thị trường , sự
biến động của các chính sách chính trị - xã hội, sự
biến động của thiên nhiên.
  Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới.
    Đây là một vấn đề rất quan trọng. Giá cả hàng hóa
trên thị trường sẽ phản ánh quan hệ cung cầu hàng hóa
đó trên thị trường thế giới. Xác định đúng đắn giá cả
hàng hóa    có ý nghĩa to lớn đối với kết quả kinh
doanh xuất khẩu. Trong kinh doanh quốc tế việc xác
định giá cả hàng hóa rất phức tạp do    việc buôn bán
diễn ra trong một thời gian dài, hàng hóa vận chuyển
qua nhiều nước khác nhau với chính sách thuế khác
nhau. Để đạt được hiệu quả cao trên thương trường
quốc tế đòi hỏi các nhà kinh doanh phải theo dõi,
nghiên cứu sự biến động của giá cả đồng thời phải có
biện pháp tính toán, xác định giá một cách chính xác,
khoa học để giá thực sự trở thành một công cụ trong
kinh doanh quốc tế. Thông thường các nhà kinh doanh
xuất khẩu xác định giá bán hàng hóa dựa trên ba căn
cứ:
− Căn cứ vào giá thành và các chi phí khác (chi phí
vận chuyển, mua bảo hiểm, chi phí bao bì, đóng
gói...).
−Căn cứ vào sức mua và nhu cầu của người tiêu dùng.
−Căn cứ và gía cả của hàng hóa cạnh tranh.
b.Lựa chọn đối tác giao dịch.

                         -27-
Lựa chọn đối tác giao dịch bao gồm các vấn đề lựa
chọn nước để giao dịch và lựa chọn thương nhân để
giao dịch.
−Khi lựa chọn nước để làm đối tượng xuất khẩu hàng hóa
chúng ta phải tìm hiểu tình hình sản xuất tiêu thụ
hàng hóa của nước đó, nhu cầu nhập khẩu thuộc đối
tượng mặt hàng nghiên cứu, tình hình dự trữ ngoại tệ
để biết được khả năng nhập khẩu, phương hướng nhập
khẩu của nước này và có thể dự đoán đối thủ cạnh
tranh. Doanh nghiệp phải đưa ra chính sách thương mại
đối với nước lựa chọn làm đối tác giao dịch để lường
trước mọi việc có thể xảy ra.
−Chọn thương nhân để giao dịch. Trong điều kiện cho
phép thì lựa chọn những người nhập khẩu trực tiếp sẽ
mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả cao nhất. Tuy
nhiên trong trường hợp muốn thâm nhập vào thị trường
mới thì việc giao dịch qua trung gian với tư cách là
đại lý hay môi giới lại rất có ý nghĩa. Việc lựa chọn
thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở các
nghiên cứu sau:
+Tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh

của thương nhân.
+Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật.

+Thái độ và quan điểm kinh doanh.

+Uy tín và các mối quan hệ của thương nhân.

Việc lựa chọn đối tác sáng suốt và chính xác là cơ sở
vững chắc để dẫn tới thành công trong hoạt động xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ.



                         -28-
c.Lập kế hoạch kinh doanh.
   Trên cơ sở những kết quả thu gom được trong quá
trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, đơn vị kinh
doanh lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án
này là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt tới mục
tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xây dựng phương
án bao gồm:
−Đánh giá tình hình thị trường, dựa trên sự đánh giá
đó doanh nghiệp sẽ phác hoạ nên bức tranh tổng quát
về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn.
−Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức
kinh doanh, sự lựa chọn này phải có tính thuyết phục
trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan.
−Đề ra mục tiêu cụ thể như: Sẽ bán được bao nhiêu
hàng, giá bán bao nhiêu, thâm nhập vào thị trường nào.
−Đề ra những biện pháp, cách thực hiện để đạt được
những mục tiêu. Đó có thể là các biện pháp trong nước
(Đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, chất lượng sản
phẩm...) và những biện pháp ngoài nước (quảng cáo,
tăng cường lập chi nhánh ở     nước ngoài tăng cường
quan hệ bạn hàng...).
   Một kế hoạch kinh doanh có khoa học dựa trên sự
phân tích chuẩn xác và đúng đắn về thị trường, bạn
hàng cũng như nội lực của doanh nghiệp sẽ quyết định
nhiều đến thành công trong kinh doanh của doanh
nghiệp.
d.Ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

  Ký kết hợp đồng xuất khẩu.

                         -29-
Sau khi nghiên cứu về thị trường, mặt hàng xuất
khẩu, tìm hiểu đối tác và đàm phán để thoả thuận mọi
điều kiện có liên quan thì doanh nghiệp kinh doanh
xuất khẩu và đối tác sẽ thực hiện bước tiếp theo là
ký kết hợp đồng. Khi đã ký kết hợp đồng có nghĩa giữa
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và đối tác cùng
ràng buộc với nhau thông qua các điều khoản quy định
trong hợp đồng. Một trong hai bên nếu vi phạm sẽ bị
sử lý, chính vì vậy khi ký kết hợp đồng với đối tác
cần phải căn cứ vào:
−Các định hướng kế hoạch của nhà nước, các chính sách,
chế độ và các chuẩn mực kinh tế hiện hành.
−Khả năng phát triển của sản xuất kinh doanh, chức
năng hợp đồng kinh tế của mỗi bên.
−Nhu cầu của thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của
bạn hàng.
−Tính hợp pháp của hợp đồng kinh tế và khả năng đảm
bảo về tài sản của mỗi bên khi ký kết.
Một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa phải bao gồm các nội
dung sau:
−Số hợp đồng.
−Ngày, tháng, năm và nơi ký hợp đồng.
−Các điều khoản của hợp đồng trong đó có những điều
kiện bắt buộc.
   Điều1:     Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng,
   bao bì, ký mã hiệu.
   Điều2:     Giá cả, tên giá, tổng giá trị.



                         -30-
Điều3:       Thời gian, địa điểm và phương tiện giao
  hàng.
  Điều4:      Điều kiện xếp hàng, cơ chế thưởng phạt.
  Điều5:      Giám định hàng hóa.
  Điều6:        Những chứng từ cần thiết cho lô hàng
  xuất khẩu.
  Điều7:      Điều kiện thanh toán.
  Điều8:       Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp
  đồng.
  Điều9:      Thủ tục giải quyết tranh chấp.
  Điều10:    Thời gian hiệu lực của hợp đồng.
Khi ký kết các hợp đồng cần phải lưu ý các vấn đề sau:

−Hợp đồng phải được trình bày rõ ràng, sáng sủa, nội
dung phản ánh đúng, đầy đủ các vấn đề đã thỏa thuận.
−Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng nên là thứ ngôn ngữ phổ
biến mà cả hai bên cùng thông thạo.
−Các điều khoản của hợp đồng phải tuân thủ đúng pháp
luật quốc tế cũng như pháp luật của các bên tham gia
ký hợp đồng.
−Người ký kết hợp đồng phải có đủ thẩm quyền chịu
trách nhiệm về nội dung đã ký.
  Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
   Sau khi lý hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp xuất
khẩu sẽ tổ chức thực hiện hợp đồng mình đã ký. Căn cứ
vào nội dung hợp đồng, doanh nghiệp tiến hành sắp xếp
các công việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến
độ thực hiện hợp đồng.
Sơ đồ các bước tiến hành thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

                         -31-
Chuẩn      Thuê giấy
                                  Xin                        KiểmLàm thủ
                      bị         tàu xuất
                                 phép                        ngiệm
                                                                 tục hải


              Giải             Hoàn          Mua         Giao
             quyết           thành bộ        bảo       hàng lên

II.II.Vai trò của hoạt       động sản xuất và kinh doanh   xuất khẩu
hàng nông sản.

1.Đặc điểm của mặt hàng nông sản.
   Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông
sản mang tính thời vụ. Vào những lúc chính vụ, hàng
nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng
khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, vào những lúc
trái vụ hàng nông sản khan hiếm, chất lượng không
đồng đều và giá bán thường cao. Chính vì vậy, đối với
mối doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng nông sản,
việc nghiên cứu thị trường (cả thị trường trong nước
và thị trường nước ngoài) từ đó đưa ra những dự báo
phục vụ cho quá trình thu mua dự trữ để đáp ứng những
đơn đặt hàng vào lúc trái vụ là thực sự cần thiết.
Nếu doanh nghiệp đáp ứng được đơn đặt hàng vào lúc
trái vụ thì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được so với
lúc chính vụ sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra do đặc
tính thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoach
hàng nông sản thường chỉ diễn ra trong một thời gian
ngắn. Với đặc tính này buộc doanh nghiệp phải có mạng
lưới thu mua rộng khắp và phải chuẩn bị đủ vốn để
thực hiện công tác thu mua có hiệu quả.


                                    -32-
Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố khí
hậu, thời tiết. Nếu năm nào, khu vực nào có mưa thuận
gió hoà, thì cây cối phát triển, cho năng suất cao,
hàng nông sản sẽ tràn ngập trên thị trường và giá rẻ.
Ngược lại, nếu năm nào, khu vực nào có khí hậu, thời
tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên
thì hàng nông sản sẽ khan hiếm và có chất lượng không
cao, gía cao. Căn cứ vào đặc tính này các doanh
nghiệp có thể tìm ra cơ hội kinh doanh cho mình.
Chẳng hạn: Khu vực thị trường nào có các doanh nghiệp
xuất khẩu cùng một mặt hàng với doanh nghiệp, là đối
thủ cạnh tranh của    doanh nghiệp có thời tiết, khí
hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên
thì khu vực ấy sẽ bị mất mùa hàng nông sản. Doanh
nghiệp phải tận dụng ngay cơ hội này để đẩy mạnh hoạt
động xuất khẩu.
   Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến
sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Chính vì
vậy nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng
quan tâm. Tại các quốc gia phát triển nhập khẩu hàng
nông sản, ngày càng có nhiều yêu cầu được đặt ra đối
với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh,
an toàn toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ.... Vì vậy
để xâm nhập vào các thị trường khó tính này buộc
doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu mà họ
đặt ra.
   Đối với hàng nông sản, khâu bảo quản và chế biến
rất quan trọng vì:   Giá cả hàng nông sản xuất khẩu
phụ thuộc nhiều vào chất lượng. Chất lượng hàng nông


                         -33-
sản không những phụ thuộc vào khâu sản xuất mà còn
phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản và chế biến.
Chính vì vậy, để nâng cao giá hàng nông sản xuất khẩu
thì khâu bảo quản và chế biến phải được các doanh
nghiệp đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, với tính chất dễ
ẩm, mốc, biến chất của hàng nông sản buộc các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu phải quan tâm tới điều
khoản thời hạn giao hàng bởi điều khoản này sẽ quy
định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng
hàng nông sản khi có vấn đề phát sinh.
   Chủng loại hàng nông sản rất phong phú và đa dạng
nên chất lượng của cùng một mặt hàng cũng rất phong
phú và đa dạng. Thói quen tiêu dùng và sự đánh giá về
cùng một mặt hàng trên thị trường thế giới rất khác
nhau. Chẳng hạn: Đối với mặt hàng gạo. Trên thị
trường thế giới hiện nay có 6 loại gạo chính, mỗi
loại gạo trên lại có thể phân chia thành hai hay
nhiều nhóm. Mỗi nhóm thích ứng với từng thị trường
riêng. Cụ thể: Thị trường Châu âu và quen tiêu dùng
gạo ngon, hạt dài song thị trường Châu á lại quen
tiêu dùng gạo chất lượng trung bình, hạt dài. Thị
trường Châu Phi quen tiêu dùng gạo hấp (luộc sơ) có
chất lượng không cao song loại gạo này lại không được
chấp nhận ở các thị trường còn lại. Thị trường Trung
Đông quen tiêu dùng gạo thơm, thị trường Lào quen
tiêu dùng gạo nếp...
   Như vậy, có thể thấy với một loại nông sản nó có
thể được ưa thích ở thị trường này song lại không
được chấp nhận ở thị trường khác, giá có thể cao ở


                         -34-
thị trường này song lại rất thấp ở thị trường khác.
Vì vậy, trong kinh doanh hàng nông sản đối với một
doanh nghiệp vấn đề xác định thị trường mục tiêu, thị
trường tiềm năng đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối
với doanh nghiệp.

2.Đặc điểm thị trường hàng nông sản thế giới.
   Hầu hết các mặt hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu
ăn, uống của con người. Cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học công nghệ, nhu cầu hàng nông sản có
phẩm cấp cao ngày càng tăng, nhu cầu hàng có phẩm cấp
thấp ngày càng giảm xuống. Tuy nhiên hàng nông sản
phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người vẫn giữ
vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với sự
tồn tại của con người.
   Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia xuất
khẩu hàng nông sản. nhưng các nước đang phát triển là
những nước xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu. Tuy nhiên
hàng nông sản được xuất khẩu từ các nước này chủ yếu
là các mặt hàng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế nên có
gía trị xuất khẩu chưa cao.
   Những nước không có điều kiện thuận lợi cho phát
triển nông nghiệp là những nước chính nhập khẩu hàng
nông sản. Đây có thể là các nước chậm phát triển,
đang phát triển hoặc phát triển. Tuy nhiên nhu cầu
của mỗi nước đối với hàng nông sản rất khác nhau.
Thông thường các nước chậm phát triển và đang phát
triển có nhu cầu nhập khẩu một số lượng lớn sản phẩm
lương thực. Những sản phẩm này có yêu cầu về chất


                                   -35-
lượng không cao, giá rẻ và chỉ cần một sự thay đối
nhỏ về giá cả sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong hành
vi tiêu dùng của người dân tại các nước này. Ngược
lại, tại các nước phát triển, người tiêu dùng chỉ
chấp nhận sản phẩm có chất lượng cao mặc dù giá đắt.
   Thị trường nhập khẩu hàng nông sản đã và đang bị
thu hẹp lại. Hiện tại các nước phát triển có nhu cầu
nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên
các nước này đã và đang thực hiện một cách phổ biến
và sâu rộng chế độ trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp ở
mức độ cao, bảo hộ thị trường nông sản nội địa dưới
nhiều hình thức. Chẳng hạn: Năm 1995,1996 số tiền trợ
giá cho nông sản xuất khẩu chỉ riêng của EU đã bằng
80% tổng số tiền trợ giá của tất cả các thành viên
thuộc WTO.    Cơ chế trợ cấp và trợ giá quá cao cho
hàng nông sản ở các nước đang phát triển đã gây sự
bóp méo giá cả hàng nông sản xuất khẩu, hạn chế tác
động của quy luật thị trường và giảm đi ưu thế cạnh
tranh hàng nông sản của các nước đang phát triển vốn
nhờ vào lao động rẻ. Cơ chế này không những làm tăng
khả năng xuất khẩu hàng nông sản của các nước này mà
còn hạn chế nhập khẩu nông sản của các nước này. Đây
thực tế là một bất lợi lớn đối với sản xuất nông
nghiệp và xuất khẩu khẩu nông sản của các nước đang
phát triển (trong đó có Việt Nam).
         Trước sức ép của xu hướng tự do hoá thương
mại buộc các nước phát triển phải nhất trí sự cần
thiết giảm trợ giá cho các mặt hàng nông sản xuất
khẩu, mở rộng tự do hoá thị trường nông sản thế giới


                         -36-
ở một cuộc họp tại Mỹ vào tháng 11 năm 1999. Điều này
dường như dẫn tới một tương lai sáng sủa hơn cho sản
xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước
đang phát triển. Tuy nhiên, giờ đây sản xuất nông
nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát
triển lại phải đối mặt với những rào chắn khác, đó là
những quy định chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm
và môi trường sinh thái mà trong nhiều trường hợp
người ta xem đó là hình thức bảo hộ trá hình nhằm
ngăn cản hàng nông sản của các nước đang phát triển
tràn vào thị trường các nước phát triển.
       Các nước Châu Phi cũng có nhu cầu nông sản lớn
nhưng khả năng thanh toán hạn hẹp. Trong khi đó Liên
Hợp Quốc chỉ còn hỗ trợ nhập khẩu lương thực cho
những nước có khủng hoảng chính trị.
         Tình hình trên làm cho thị trường nông sản bị
thu hẹp trong khi nguồn cung cấp nông sản khá dồi dào
ở các nước Châu á, Mỹ La Tinh, Tây Âu, Bắc Mỹ đã đẩy
kinh doanh nông sản trên thị trường thế giới vào tình
trạnh cạnh tranh quyết liệt khiến cho giá nông sản
xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm, gây bất lợi
cho những người sản xuất nông nghiệp và cho những
nước xuất khẩu nông sản.
   Theo như đã phân tích ở trên, thị trường nông sản
thế giới đang bị thu hẹp, nguồn cung cấp hàng nông
sản trên thị trường thế giới ngày càng dồi dào, cạnh
tranh giữa các nước xuất khẩu nông sản nguyên liệu
diễn ra ngày càng gay gắt buộc các nước đang phát
triển phải xuất khẩu nông sản nguyên liệu cho các


                         -37-
nước phát triển với giá thấp (các nước đang phát
triển sẽ chế biến lại để xuất khẩu). Mặt khác hàng
nông sản chế biến sâu của các nước đang phát triển
lại phải cạnh tranh với hàng nông sản xuất khẩu cùng
loại của các nước phát triển ở thế yếu hơn do hạn chế
về công nghệ chế biến và khả năng đầu tư cho công
nghệ chế biến nông sản xuất khẩu. Trong những điều
kiện này, ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới
thuộc về các nước phát triển. Các nước này đã trở
thành người chi phối và chiếm ưu thế trong quan hệ
buôn bán nông sản trên thị trường.
   Hiện tại thiệt thòi đang thuộc về các nước đang
phát triển. Tuy nhiên theo đánh giá của tổ chức lương
thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) với tốc
độ phát triển như hiện nay (dân số thế giới tăng
trưởng với tốc độ cao nhưng đất đai sử dụng cho nông
nghiệp lại giảm cùng với quá trình công nghiệp hoá
làm cho tốc độ tăng bình quân nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp lớn hơn tốc độ tăng bình quân sản
lượng nông sản trên thị trường thế giới) thì đến năm
2010 cầu về hàng nông sản trên thị trường thế giới sẽ
vượt xa cung. Điều này mở ra một cơ hội mới cho các
nước đang phát triển xuất khẩu nông sản nói chung và
Việt Nam nói riêng có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản
trong tương lai.

3.Tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam.
a.Tiềm năng sản xuất hàng nông sản ở Việt Nam.



                                 -38-
Việt Nam có tiềm năng khá lớn trong việc sản
xuất hàng nông sản, nếu như được đầu tư một cách đồng
bộ, lâu dài, khắc phục những yếu kém trong khâu thu
mua, chế biến thì Việt Nam có thể trở thành một trung
tâm sản xuất hàng nông sản lớn. Tiềm năng sản xuất
hàng nông sản của Việt Nam thể hiện ở các điểm sau:
  Về đất đai:
   Việt Nam có diện tích 330.363 km2, tiềm năng đất
nông nghiệp của nước ta là 10 - 11,157 triệu ha với 8
triệu ha cây trồng hàng năm (đất trồng lúa khoảng 5,4
triệu ha, 2,3 triệu ha trồng cây lâu năm)    hiện nay
nước ta mới chỉ sử dụng 65% quỹ đất nông nghiệp.
Trong đó 5,6 triệu ha cho cây trồng hàng năm,     cây
lâu năm là 0,86   triệu ha, 0,33 triệu ha đồng cỏ tự
nhiên và 17 triệu ha mặt nước. Chúng ta có một diện
tích lớn đất bị xói mòn, thoái hoá. Cụ thể: Vùng Bắc
Bộ 5% tổng diện tích, Khu 4 cũ 35% tổng diện tích,
Đồng Bằng Nam Bộ 34% tổng diện tích. Nếu chúng ta đầu
tư cải tạo diện tích này sẽ rất thuận tiện cho việc
phát triển cây công nghiệp dài ngày như Cao su, hạt
tiêu, cà phê.
         Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông
Cửu Long có diện tích đất đưa vào sử dụng khá cao lần
lượt là 93% và 82% tổng diện tích của cả vùng nhưng
hệ số sử dụng đất mới chỉ đạt 1,5 lần do tình trạng
thâm canh trong nông nghiệp còn lạc hậu với sự yếu
kém về hệ thống thuỷ lợi. Do vậy chúng ta vẫn có thể
khai thác được vùng Đồng Bằng màu mỡ này nếu biết đầu
tư phát triển sản xuất theo chiều sâu.       Đặc biệt

                         -39-
những vùng đất còn hoang hoá ở các vùng khác cũng cần
tích cực đầu tư tạo tiềm lực cho sản xuất nông nghiệp.
   Đất Việt Nam có tầng dầy tơi xốp với chất dinh
dưỡng cao kết hợp với sự đa dạng và phong phú về
chủng loại (có 64 loại thuộc 14 nhóm) đây là một điều
kiện rất tốt cho nhiều loại cây trồng phát triển.
  Về khí hậu.
   Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa       do ảnh
hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa Châu á. Khí hậu Việt
Nam rất đa dạng, phân biệt rõ rệt từ miền Bắc vào
miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh. Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và   Đồng Bằng Sông Cửu Long có khí hậu kiểu
Nam á. Đây là điều kiện khí hậu thuận lợi để đa dạng
hoá các loại cây trồng. Ngoài ra tiềm năng nhiệt độ,
độ ẩm và gió dồi dào phân bổ khá đồng đều trên phạm
vi cả nước. Tiềm năng nhiệt của nước ta được xếp vào
dạng giàu có với số giờ nắng cao, cường độ bức xạ
lớn, độ ẩm tương đối trong năm lớn hơn 80%, lượng mưa
khoảng 1800 - 2000 Mỹ/nămlà điều kiện lý tưởng cho
nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
  Vị trí địa lý và các cảng khẩu.
   Từ trước đến nay, một khối lượng lớn hàng nông sản
xuất khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường
biển. So với các phương thức vận tải quốc tế     bằng
đường sắt, đường ống và đường hàng không thì phương
thức vận tải này có nhiều thuận lợi hơn, thông dụng
hơn và có mức cước phí rẻ hơn.




                         -40-
Trong thực tiễn chuyên chở bằng đường biển, các
doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi nổi bật.
Đường biển nước ta có hình chữ “S”, hệ thống cảng
biển nói chung đều nằm sát đường hàng hải quốc tế
trải dọc từ Bắc, Trung, Nam, có thể hành trình theo
tất cả các chuyến đi Đông Bắc á, Đông Nam á, Thái
Bình Dương, Trung cận Đông, Châu Phi, Châu Mỹ. Một số
cảng có khả năng bốc xếp hàng xuống tàu lớn, có hệ
thống kho bảo quản tốt. Và gần đường hàng hải quốc
tế.
  Về nguồn nhân lực.
         Dân số nước ta là gần 80 triệu người, cơ cấu
dân số trẻ với trên 80% sống bằng nghề nông. Đây là
một lực lượng lao động hùng hậu cung cấp cho khu vực
nông nghiệp. Mặc dù chất lượng lao động của Việt Nam
còn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới
nhưng con người Việt Nam với bản chất cần cù sáng
tạo, ham học hỏi là tiềm năng lớn góp phần vào chất
lượng lao động ngành nông nghiệp Việt Nam.
  Tình hình kinh tế của Việt Nam với các chính sách
   nông nghiệp.
   Với mục đích hoà nhập vào đời sống kinh tế thế
giới và tiến tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu
cho hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam đã tích cực tham gia
vào các tổ chức quốc tế và khu vực.
   Tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của ASEAN và đã ký kết các văn kiện của
hiệp hội như hiệp định khung về tăng cường hợp tác


                         -41-
ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA),   gia nhập WTO.   Ngoài ra Việt Nam còn tiến
hành các cơ quan xúc tiến thương mại nhằm cung cấp
cho các nhà sản xuất những thông tin đầy đủ về thị
trường xuất khẩu như trung tâm xúc tiến thương mại
OSAKA và ROMA.
   Ngoài những điều kiện thuận lợi trên, với quan
điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam, xem nông nghiệp
là mặt trận hàng đầu nên việc sản xuất, chế biến,
xuất khẩu hàng nông sản cũng được chú trọng và quan
tâm. Việc ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước nước vào
lực lượng sản xuất nông sản đã và đang tạo được động
lực mới cho sự phát triển của ngành này. Việc đẩy
mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất
cũng tạo được những bước đột phá.
   Tóm lại, với những lợi thế về điều kiện tự nhiên
và lao động kết hợp với đường lối, chủ trương đúng
đắn của nhà nước hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam trong những năm tới chắc chắn
sẽ đạt được những bước lớn góp phần quan trọng của sự
phát triển đất nước.
b.Tình hình sản xuất hàng nông sản Việt Nam.
        Sau hơn 15 năm thực hiện theo đường lối đổi
mới, ngành nông nghiệp nước ta đã đạt được những
thành tựu to lớn. Sản xuất nông nghiệp phát triển
toàn diện, nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh
và ổn định. Trong sự phát triển chung ấy nổi bật nhất
là sự phát triển trong sản xuất lương thực. Những năm


                         -42-
qua sản xuất lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh
với tốc độ tăng trưởng bình quân là 5%/năm do vậy
không những đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tiêu dùng
trong nước, đảm bảo giữ vững an ninh lương thực quốc
gia mà còn biến nước ta từ một nước nhập khẩu gạo
thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.
         Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định,
việc đa dạng hoá cây trồng, mở rộng diện tích trồng
trọt, thực hiện theo phương châm đất nào trồng cây ấy
trong những năm qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cao
trong nông nghiệp. Chẳng hạn: Đối với cây cà phê năm
1986 diện tích trồng mới là 65,6 nghìn ha trong đó
chỉ có 19 nghìn ha cho sản phẩm có sản lượng là 18,5
nghìn tấn thì các năm sau đó sản lượng tăng rất
nhanh. Năm 1990 sản lượng mới chỉ đạt 92 nghìn tấn,
năm 1995 sản lượng đạt 218 nghìn tấn thì       đến năm
1997 sản lượng đã đạt 400 nghìn tấn; Đối với cây cây
cao su. Năm 1986 sản lượng mới chỉ đạt 50 ngìn tấn
thì năm 1998 sản lượng đã là 190 nghìn tấn, tăng gấp
3,8 lần so với năm 1986; Đối với cây chè năm 1997
diện tích đạt 78,6 nghìn ha cho sản lượng 47000 tấn
chè búp khô thì năm 1998 sau khi thanh lý 7982 ha,
trồng mới 26000 ha thì diện tích chè còn khoảng 73000
ha, cho sản lượng trên 50.000 tấn chè búp khô.
          Trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học vào
trong sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện do vậy
năng suất cây trồng đã tăng đáng kể. Rõ ràng nhất là
đối với cây lúa. Năm 1986 năng suất lúa mới chỉ đạt
28,1 tạ/ha thì năm 1998 năng suất đã là 39,6 tạ/ha,

                         -43-
cao hơn năng suất trung bình 38,05 tạ/ha của thế giới
và 23tạ/ha của Thái Lan. Năng suất cao su của Việt
Nam năm 1998 đạt 1tấn/ha cao hơn mức 916 tạ/ha của
thế giới, gấp 1,3 lần năng suất của Indonexia. Năng
suất cà phê của Việt Nam cao gấp 1,5 lần của Brasin,
gấp 1,7 lần Colombia và gấp 2,17 lần Indonexia.
   Tuy đã có những tiến bộ như đã nêu ở trên song
ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn không ít
hạn chế. Điển hình là: Chất lượng hàng nông sản của
ta chưa cao, hiện nay còn nhiều vùng, nhiều địa
phương nông dân còn chạy theo năng suất, số lượng,
chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng quá
mức diên tích trồng lúa vụ 3 ở Đông Bằng Sông Cửu
Long, cũng như sử dụng lúa lai ở Trung Quốc cho năng
suất cao nhưng chất lượng thấp ở các tỉnh phía Bắc,
sử dụng quá nhiều phân bón hoá học và thuốc kích
thích tăng trưởng trong sản xuất cũng là một trong
những lý do làm cho chất lượng hàng nông sản của Việt
Nam chưa cao.
c.Tình hình chế biến một số mặt hàng nông sản xuất
khẩu.
        Chế biến đang là một lĩnh vực còn nhiều yếu
kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam. Trong thời gian qua, hoạt
động chế biến hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu chủ
yếu được thực hiện bởi những người sản xuất với
phương tiện chế biến thô sơ lạc hậu, nên có năng suất
thấp. Hoạt động này chưa được thực hiện một cách hợp


                         -44-
lý, đồng bộ, chưa được quan tâm một cách đúng mức nên
sản phẩm tạo ra thường có phẩm cấp thấp do tạp chất
nhiều, ngoại hình không hấp dẫn, chất lượng không
cao. Những yếu kém trong khâu chế biến được xem là
nổi cộm nhất hiện nay và là một trong những nguyên
nhân làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
d.Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam.
   Có thể nói rằng từ năm 1990 trở lại đây, hơn 10
thực hiện chủ trương phát triển xuất khẩu, ngoại
thương Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng
nông sản nói riêng đã có những chuyển biến lớn. Điều
đó được thể hiện ở một số nét sau:
   Hoạt động xuất khẩu nông sản có tốc độ tăng trưởng
khá nhanh và ổn định. Đặc biệt là ở các mặt hàng Gạo,
cà phê, cao su. Sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng
này được thể hiện ở bảng sau:
 Bảng 2: Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản
     chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2000
                                                ĐV: 1000 tấn
      Năm
            1995    1996     1997    1998   1999       2000
Mặt hàng
  Gạo       2058    3047     3682    3800   4500       3500

  Cà phê    248,1   281,4    391,6   382    487,5      640

  Cao su    138,1   194,5     195    197    265        325

                                                    Nguồn: Vụ
Thương Mại - Dịch vụ, Bộ KH&ĐT, 2000.


                            -45-
Hiện nay các mặt hàng này đã vươn lên trở thành
các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. So với
tốc độ phát triển bình quân trên thế giới thì ba mặt
hàng trên của Việt Nam có tốc độ phát triển cao và có
nhiều mặt hàng đã vươn lên đứng vị trí cao trong số
các nước tham gia xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Chẳng hạn: từ năm 1997, Việt Nam đã vươn lên vượt Mỹ
về xuất khẩu gạo, chỉ đứng sau Thái Lan. Cà Phê Việt
Nam hiện nay đang vượt Indonexia về số lượng xuất
khẩu, vươn lên đứng vị trí số 3 trong số các nước
xuất khẩu, chỉ đứng sau Brasin và Colombia. Cao su
cũng đứng vào danh sách 10 nước xuất khẩu hàng đầu
của thế giới.
   Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng
nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua
cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ trọng gạo 25% tấm giảm từ
60% như trước đây xuống còn 30% như hiện nay, gạo
chất lượng cao 5% tấm tăng từ 20% lên 50-60% trong
thời gian tương ứng, cà phê loại một tăng từ 15% năm
1994 lên 72% năm 1998. Chất lượng hàng xuất khẩu tăng
lên làm cho gía hàng xuất khẩu của Việt Nam trong
thời gian qua cũng tăng. Chênh lệch giữa giá gạo Việt
Nam với Thái Lan giảm từ 50 đến 60 USD/tấn năm 1995
xuống còn xuống còn 10 đến 15 USD/tấn năm 1998, chênh
lệch giá với cà phê Braxin từ 600 USD/tấn năm 1995
xuống còn 150 USD/tấn năm 1998.
   Trong những năm qua số lượng hàng nông sản xuất
khẩu của Việt Nam ngày càng tăng, chất lượng hàng
xuất khẩu ngày càng được cải thiện tuy nhiên do chịu

                         -46-
sự tác động lớn của tình hình cung, cầu hàng nôngsản
trên thị trường thế giới nên kim ngạch xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam tăng, giảm không ổn định.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản
           chủ yếu giai đoạn 1995 - 2000.
                                                ĐV: triệu USD
     Năm
           1995     1996      1997    1998    1999    2000
Mặt hàng
   Gạo      530     868        891    1100    1080     668

  Cà phê   595,5    420       497,5   593,8   592      480

  Cao su   193,51   163,3     194,6   127,5   145      178

                                                 Nguồn: Vụ
                           Thương Mại - Dịch vụ, Bộ KH&ĐT.
   Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
ngày càng mở rộng. Nếu những năm trước đây hàng nông
sản của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô
và các nước Đông Âu thì nay hàng nông sản của Việt
Nam đã có mặt ở khắp các châu lục. Hàng nông sản của
Việt Nam đã gây được sự chú ý và đã bắt đầu thâm nhập
vào những thị trường khó tính như Anh, Thuỵ Sĩ, Nhật
Bản, Pháp, Hồng Kông...và những thị trường xa lạ như
Mỹ la tinh và Châu Phi. Ngoài ra một số mặt hàng nông
sản của Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp
tác, liên doanh, liên kết được với một số cơ sở chế
biến nông sản nổi tiếng trên thế giới. VD: Cà phê đã
xây dựng được mối quan hệ với 60 khách hàng thuộc 40


                             -47-
quốc gia, trong đó có sự hiện diện của các hãng cà
phê nổi tiếng như Nestle (Mỹ), Newman (Đức), ED và
Fman (Anh), Vocate (Thuỵ Sĩ), Adirat (Pháp), Itochu
(Nhật Bản); cao su đã xây dựng thành công mối quan hệ
truyền thống với 20 khách hàng từ các quốc gia Pháp,
Đức, Italia, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.


   Trên đây là những thành tựu mà ngành nông sản xuất
khẩu Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Tuy
nhiên ngành vần còn không ít những tồn tại trong quá
trình hoạt động của mình. Những tồn tại gồm:
         Tuy tốc độ tăng trưởng ở một số mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam tương đối cao nhưng so với
tiềm năng phát triển của ngành và so với kết qủa xuất
khẩu hàng nông sản của một số quốc gia khác trên thế
giới thì kết quả đạt được như trên còn quá khiêm tốn.
Chẳng hạn: Năm 1998. Đối với mặt hàng Cà phê lượng
xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ bằng 38,35% lượng xuất
khẩu của Braxin và bằng 60% lượng xuất khẩu của
Colombia; Đối với Cao su lượng xuất khẩu mới chỉ bằng
12% của Indonexia và bằng 10,75% lượng xuất khẩu của
Thái Lan.
   Nam nhưng số lượng thị trường nhập khẩu truyền
thống chỉ khoảng 10 quốc gia trong đó hầu hết là các
quốc gia Châu á. Đa số thị trường nhập khẩu hàng nông
sản Việt Nam là những thị trường nhập khẩu với khối
lượng nhỏ, không ổn định.



                         -48-
Trên thị trường thế giới hàng nông sản Việt Nam
chủ yếu tồn tại ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế,
bao bì, mẫu mã lạc hậu, thiếu sức hấp dẫn nên gía
hàng nông sản Việt Nam không cao, hàng nông sản Việt
Nam còn phải chấp nhận lấy mức giá trung bình trên
thị trường thế giới làm tiêu chuẩn và mức phấn đấu
của mình. Thêm và đó, hoạt động xúc tiến thương mại
của    Việt Nam rất yếu nên khả năng thâm nhập vào
những thị trường chính ngạch (thị trường đòi hỏi chất
lượng cao, tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt) của hàng
nông sản của Việt Nam rất thấp, hàng Việt Nam chưa có
chỗ đứng trong siêu thị của các thị trường này. Chình
vì vậy, trong thời gian qua hàng nông sản Việt Nam
chủ yếu phải xuất khẩu qua môi giới trung gian, tỷ lệ
xuất khẩu trực tiếp rất thấp.
   Hoạt động thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường
còn bộc lộ nhiều yếu kém. Thông tin thu thập được
chưa cập nhật, biến động giá cả, tình hình cung, cầu
trên thị trường chưa nắm được nên lúc giá trên thị
trường cao thì lại không có hàng xuất khẩu còn khi
giá thị trường xuống thấp thì hàng lại dư thừa   dẫn
đến việc bị hách hàng ép giá, phải xuất khẩu với giá
thấp, hiệu quả xuất khẩu không cao.
   Qua phân tích tình hình sản xuất, chế biến, xuất
khẩu hàng nông sản của Việt Nam thời gian qua ta thấy
những thành tựu mà ngành đạt được trong thời gian qua
thật đáng khích lệ ... Tuy nhiên vẫn còn không ít các
vấn đề tồn tại cần được giải quyết. Chính vì vậy,


                         -49-
trong thời gian tới để tiếp tục phát triển Việt Nam
phải phát huy những thành tựu đã đạt được và tìm ra
giải pháp cho những tồn tại của mình.

e.Vai trò của hoạt động sản xuất,     xuất khẩu nông
sản.

   Trong hơn 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và
phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp nước ta đã
đóng vai trò quan trọng vào thắng lợi chung của sự
nghiệp đổi mới, là nền tảng vững chắc cho sự ổn định
và phát triển trong những năm tiếp theo. Vai trò của
hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản của nước ta
trong những năm qua được thể hiện ở một số điểm sau:
   Hoạt động sản xuất nông sản góp phần quan trọng
vào việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản trong
nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và     giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động.
    Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đóng góp phần
đáng kể vào việc tích luỹ vốn cho quá trình công
nghiệp hoá đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động, giảm bớt nhập siêu, giảm bớt căng
thẳng trong cán cân thanh toán cũng như nhu cầu ngoại
tệ.
   Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đã tác động trực
tiếp đến đời sống của người nông dân trên nhiều
phương diện. Khi thực hiện xuất khẩu, một lượng hàng
nông sản dư thừa trên thị trường nội địa sẽ được giải
quyết, lập lại quan hệ cung cầu ở mức giá cao hơn,


                         -50-
nông dân không những bán được nông sản mà còn bán
được giá. Hoạt động này làm cho nông dân có thu nhập
cao hơn từ đó làm tăng sức mua của dân cư trong thị
trường nông thôn rộng lớn với 80% dân số. Đây chính
là một động lực thúc đẩy quá trình sản xuất trong
nước.
   Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sẽ khai thác tối
đa lợi thế của Việt Nam về điều kiện khí hậu, tài
nguyên đất nước, nguồn nhân lực... Hơn nữa hiện nay
Đảng và nhà nước ta đang thực hiện xây dựng các mô
hình kinh tế mới như kinh tế trang trại, cao su tiểu
điền, tổ hợp tác tự nguyện, hợp tác xã kiểu mới ...
thì hoạt động xuất khẩu nông sản càng trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết, hoạt động này sẽ góp phần quan
trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế mới phát triển.




                         -51-
Chương II:          Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty
                                   VILEXIM .

I.Giới thiệu sơ lược về công ty.

1.Tên gọi, trụ sở, nguồn vốn của công ty.
a.Tên gọi.
−Tên Việt Nam: Công ty xuất nhập khẩu với Lào.
−Tên tiếng Anh: Việt Nam National Import-Export with Laos.
b.Trụ sở.
−Trụ sở chính của công ty tại 4A - Đường Giải Phóng - Hà Nội.




                                     -52-
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội công ty còn có các chi
nhánh và văn phòng đại diện đặt tại các tỉnh, thành
phố sau:
−Chi nhánh tại thành phố HCM: 6/59 Bis đường Cao Thắng
quận 3.
−Đại diện ở Đông Hà Quảng Trị.
−Đại diện tại Vientinate - Cộng hòa nhân dân Lào.
c.Nguồn vốn hoạt động của công ty.
−Vốn điều lệ: 9.717.179.746 đồng.
−Vốn lưu động: 5.757.471.539 đồng.
−Vốn cố định: 3.959.708.207 đồng.
Trong những năm tiếp theo tùy theo yêu cầu của công
ty, công ty sẽ tiếp tục tăng thêm nguồn vốn bằng cánh
bổ sung thêm từ lợi nhuận của công ty.

2.Lịch sử hình thành công ty.
   Công ty VILEXIM Hà Nội trực thuộc Bộ Thương Mại
được thành lập ngày 24-12-1987 theo quyết định số 82/
VNG-TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại).
Tiền thân của công ty là công ty xuất nhập khẩu biên
giới được thành lập năm 1967 thực hiện nhiệm vụ vận
chuyển hàng hóa của các nước XHCN chi viện cho kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của Lào. Từ năm 1976 đến năm
1987 ngoài nhiệm vụ vận chuyển hàng viện trợ cho Lào,
công ty còn được Bộ Thương Mại giao cho tiến hành các
hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp với Lào và trong
thời gian này công ty đổi tên thành công ty xuất nhập
khẩu với Lào. Trước chính sách mở cửa nền kinh tế của
đất nước, để tồn tại và tiếp tục phát triển công ty

                                     -53-
đã không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh
với nhiều tổ chức, công ty kinh doanh của nước ngoài.
Đến nay công ty đã có quan hệ ngoại giao với khoảng
40 nước và quan hệ kinh doanh với khoảng trên 23 nước
trên thế giới.

3.Cơ cấu tổ chức của công ty .
   Công ty xuất nhập khẩu với Lào là một doanh nghiệp
nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại. Cơ cấu của công ty
là một thể thống nhất từ trên xuống. Được thể hiện ở
sơ đồ sau:
                                               Phòng tổ chức
                                                hành chính

                                               Phòng kế toán
                                                  tài vụ

                                              Phòng kế hoạch
                                                 tổng hợp
                      Phó giám đốc
                                               Phòng dịch vụ
                                                  đầu tư

                                              Các phòng XKN
  Giám đốc
                                                  từ 1-4

                                                 Đại diện
                                            Đông Hà -Quảng Trị


                                                 Chi nhánh
                                                tại TP.HCM



                                     -54-
Phó giám
                         đốc
                                                           Đại diện
                                                      tại Viênchăn-Lào
Ban lãnh đạo công ty: Là bộ phận đứng đầu công ty.
   Giám đốc công ty là đồng chí Nguyễn Khánh Kiền,
được Bộ trưởng Bộ Thương Mại bổ nhiệm. Giám đốc là
đại diện hợp pháp cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của
công ty trước pháp luật, các cơ quan quản lý nhà
nước. Giám đốc sẽ trực tiếp điều hành công ty theo
chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định mọi hoạt
động kinh doanh của công ty sao cho có hiệu quả đồng
thời là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ
thương Mại và tập thể cán bộ công nhân viên trong
công ty.
Tham mưu cho giám đốc là hai phó giám đốc.
−Phó giám đốc: Tăng Văn Cường - phụ trách công tác xuất nhập khẩu, hành
chính ở các kho Cổ Loa, kho Pháp Vân, kho 139 Lò Đúc, kho và cơ quan đại
diện tại Đông Hà, liên doanh đầu tư và công tác đời sống cho cán bộ công nhân
viên.
−Phó giám đốc: Nguyễn Trường Sơn - Phụ trách chi nhánh tại Thành Phố HCM
và văn phòng đại diện tại Viên Chăn Lào.
    Các phó giám đốc có quyền triển khai các quyết
định của giám đốc, giúp giám đốc điều hành công ty,
tạo sự nhịp nhàng, thống nhất và chịu trách nhiệm
trước giám đốc về nghiệp vụ chuyên môn và lập báo cáo
định kỳ lên giám đốc.
−Dưới ban lãnh đạo là các phòng ban chức năng, các chi nhánh và văn phòng
đại diện. Cụ thể:


                                    -55-
−Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc quản lý nhân sự trong
công ty. Gồm: Sắp xếp, tuyển chọn, thuyên chuyển, lập kế hoạch đào tạo cán bộ,
đánh giá chất lượng cán bộ, xét duyệt định mức tiền lương lao động trong công
ty. Ngoài ra còn quản lý công văn, giấy tờ trong các quan hệ đối nội và đối
ngoại của công ty.
Phòng kế toán tài vụ: có chức năng huy động vốn và các nguồn lực khác phục
vụ cho công tác kinh doanh của công ty, tiến hành nhận vốn và tài sản của nhà
nước giao cho công ty, tổ chức hạch toán kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát việc
chấp hành các chế độ quản lý tài chính của các đơn vị thành viên trong công ty,
lập các báo cáo tài chính định kỳ, tổng hợp và công khai tình hình tài chính của
công ty, cung cấp số liệu, tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của công ty
cho giám đốc cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng.
Phòng kế hoạch tổng hợp: Thực hiện chức năng tổng hợp, báo cáo tình hình
hoạt động của công ty. Qua đó, ban giám đốc sẽ đề ra phương án sản xuất kinh
doanh phù hợp.
Phòng kinh doanh: Gồm 6 phòng, trong đó có 4 phòng thực hiện chức năng
xuất nhập khẩu, 1 phòng đầu tư có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi tình hình
triển khai của các dự án đầu tư, đồng thời lập kế hoạch đầu tư trình ban giám
đốc, 1 phòng dịch vụ nhận các dịch vụ thuộc phạm vi kinh doanh của công ty
theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước .
Chi nhánh và văn phòng đại diện: Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện có
quyền ra quyết định và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh và văn
phòng đại diện, có quan hệ với các cơ quan chủ quản cấp trên, với các đơn vị
kinh tế trong và ngoài nước. Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện có nhiệm
vụ báo cáo hoạt động kinh doanh của mình lên phó giám đốc điều hành chi
nhánh, văn phòng đại diện đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước ban
giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên về quá trình điều hành sản xuất và
kinh doanh của mình.


                                      -56-
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMCerberus Kero
 
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia sna
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia snaGiáo trình hệ thống tài khoản quốc gia sna
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia snabookboomingslide
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2Mon Le
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...PinkHandmade
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 anh hieu
 
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...Hương Lim
 
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung QuốcVNUNIACADEMY
 
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...Tommie Harber
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docx
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docxCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docx
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

La actualidad más candente (20)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAMTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
 
Xây dựng chiến lược phát triển của cty dược phẩm đến năm 2020
Xây dựng chiến lược phát triển của cty dược phẩm đến năm 2020Xây dựng chiến lược phát triển của cty dược phẩm đến năm 2020
Xây dựng chiến lược phát triển của cty dược phẩm đến năm 2020
 
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài GònQuy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
Quy trình xuất khẩu tại công ty TNHH xuất khẩu ngôi Sao Sài Gòn
 
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
 
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường CanadaLuận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
Luận Văn Xuất Khẩu Trái Cây Tươi Việt Nam Sang Thị Trường Canada
 
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
Môn thi LÝ THUYẾT THỦ TỤC HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ ...
 
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia sna
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia snaGiáo trình hệ thống tài khoản quốc gia sna
Giáo trình hệ thống tài khoản quốc gia sna
 
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAYLuận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
Luận án: Quản lý đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOTLuận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Vấn đề lí luận chung về xuất khẩu gạo ở Việt Nam, HOT
 
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
Tiểu Luận Sử Dụng Phương Pháp Thống Kê Mô Tả Và Phương Pháp Dãy Số Thời Gian ...
 
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
huong dan giai bai tap kinh te vĩ mô phan 2
 
Khóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.doc
Khóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.docKhóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.doc
Khóa luận tốt nghiệp khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, 9 điểm.doc
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023 Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
Phân tích hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Thái Gia Sơn đến năm 2023
 
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAYĐề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
Đề tài: xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường EU, HAY
 
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...
Phân tích sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường marketing vĩ mô tới một doanh n...
 
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
[UniAcademy.vn] Cẩm nang hướng dẫn xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc
 
Luận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAYLuận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAY
Luận án: Phát triển kinh tế lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, HAY
 
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu (hàng lẻ - lcl) tại công ty TNHH DB Sc...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docx
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docxCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docx
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Gửi Tiền Tiết Kiệm Khách Hàng Cá Nhân.docx
 

Destacado

Young marketers 3 - The Final Round + Trương Hải Nghi
Young marketers 3 - The Final Round + Trương Hải NghiYoung marketers 3 - The Final Round + Trương Hải Nghi
Young marketers 3 - The Final Round + Trương Hải NghiRan Mori
 
Les Tortugues I Els Cargols Fan Pà Amb
Les Tortugues I Els Cargols Fan Pà AmbLes Tortugues I Els Cargols Fan Pà Amb
Les Tortugues I Els Cargols Fan Pà AmbVanessa Valls
 
Time_Machine_Voice
Time_Machine_VoiceTime_Machine_Voice
Time_Machine_VoiceKruszewski
 
2010 Brand Z™ Top 100 Ranking
2010 Brand Z™ Top 100 Ranking2010 Brand Z™ Top 100 Ranking
2010 Brand Z™ Top 100 RankingMichele Pennacchio
 
Hardened Ethernet In ITS 2010
Hardened Ethernet In ITS 2010Hardened Ethernet In ITS 2010
Hardened Ethernet In ITS 2010ethersteve
 
Đại cương về thị trường chứng khoán
Đại cương về thị trường chứng khoánĐại cương về thị trường chứng khoán
Đại cương về thị trường chứng khoánguest3c41775
 
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệpchuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệpguest3c41775
 
MEDICARE EHR incentive program registration user guide for eligible professio...
MEDICARE EHR incentive program registration user guide for eligible professio...MEDICARE EHR incentive program registration user guide for eligible professio...
MEDICARE EHR incentive program registration user guide for eligible professio...The Fox Group, LLC
 
Utviklingsfondets vanntiltak
Utviklingsfondets vanntiltakUtviklingsfondets vanntiltak
Utviklingsfondets vanntiltakUtviklingsfondet
 
MEDICAID EHR incentive program registration user guide for eligible professio...
MEDICAID EHR incentive program registration user guide for eligible professio...MEDICAID EHR incentive program registration user guide for eligible professio...
MEDICAID EHR incentive program registration user guide for eligible professio...The Fox Group, LLC
 
למידה ניידת - מצגת כנס הדרכה 2012
למידה ניידת - מצגת כנס הדרכה 2012למידה ניידת - מצגת כנס הדרכה 2012
למידה ניידת - מצגת כנס הדרכה 2012Kineo Israel
 
להטמיע למידה חברתית
להטמיע למידה חברתיתלהטמיע למידה חברתית
להטמיע למידה חברתיתKineo Israel
 
Monografia administracion-para-el-desarrollo
Monografia administracion-para-el-desarrolloMonografia administracion-para-el-desarrollo
Monografia administracion-para-el-desarrolloclarken2009
 
OETTINGER BRAUEREI
OETTINGER BRAUEREIOETTINGER BRAUEREI
OETTINGER BRAUEREIEvan Fan
 

Destacado (20)

Young marketers 3 - The Final Round + Trương Hải Nghi
Young marketers 3 - The Final Round + Trương Hải NghiYoung marketers 3 - The Final Round + Trương Hải Nghi
Young marketers 3 - The Final Round + Trương Hải Nghi
 
Les Tortugues I Els Cargols Fan Pà Amb
Les Tortugues I Els Cargols Fan Pà AmbLes Tortugues I Els Cargols Fan Pà Amb
Les Tortugues I Els Cargols Fan Pà Amb
 
Time_Machine_Voice
Time_Machine_VoiceTime_Machine_Voice
Time_Machine_Voice
 
VW Chattanooga Plant Part 1
VW Chattanooga Plant Part 1VW Chattanooga Plant Part 1
VW Chattanooga Plant Part 1
 
2010 Brand Z™ Top 100 Ranking
2010 Brand Z™ Top 100 Ranking2010 Brand Z™ Top 100 Ranking
2010 Brand Z™ Top 100 Ranking
 
Hardened Ethernet In ITS 2010
Hardened Ethernet In ITS 2010Hardened Ethernet In ITS 2010
Hardened Ethernet In ITS 2010
 
Đại cương về thị trường chứng khoán
Đại cương về thị trường chứng khoánĐại cương về thị trường chứng khoán
Đại cương về thị trường chứng khoán
 
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệpchuyên đề thực tập tốt nghiệp
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Laporan Razak
Laporan RazakLaporan Razak
Laporan Razak
 
MEDICARE EHR incentive program registration user guide for eligible professio...
MEDICARE EHR incentive program registration user guide for eligible professio...MEDICARE EHR incentive program registration user guide for eligible professio...
MEDICARE EHR incentive program registration user guide for eligible professio...
 
Utviklingsfondets vanntiltak
Utviklingsfondets vanntiltakUtviklingsfondets vanntiltak
Utviklingsfondets vanntiltak
 
MEDICAID EHR incentive program registration user guide for eligible professio...
MEDICAID EHR incentive program registration user guide for eligible professio...MEDICAID EHR incentive program registration user guide for eligible professio...
MEDICAID EHR incentive program registration user guide for eligible professio...
 
למידה ניידת - מצגת כנס הדרכה 2012
למידה ניידת - מצגת כנס הדרכה 2012למידה ניידת - מצגת כנס הדרכה 2012
למידה ניידת - מצגת כנס הדרכה 2012
 
The Road to Bratislava II
The Road to Bratislava IIThe Road to Bratislava II
The Road to Bratislava II
 
Empathy map 4 pages
Empathy map   4 pagesEmpathy map   4 pages
Empathy map 4 pages
 
Hydron Group Kurumsal Sunumu
Hydron Group Kurumsal SunumuHydron Group Kurumsal Sunumu
Hydron Group Kurumsal Sunumu
 
Mayur Work
Mayur WorkMayur Work
Mayur Work
 
להטמיע למידה חברתית
להטמיע למידה חברתיתלהטמיע למידה חברתית
להטמיע למידה חברתית
 
Monografia administracion-para-el-desarrollo
Monografia administracion-para-el-desarrolloMonografia administracion-para-el-desarrollo
Monografia administracion-para-el-desarrollo
 
OETTINGER BRAUEREI
OETTINGER BRAUEREIOETTINGER BRAUEREI
OETTINGER BRAUEREI
 

Similar a Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docNguyễn Công Huy
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docNguyễn Công Huy
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-namLuu Quan
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...https://www.facebook.com/garmentspace
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...OnTimeVitThu
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...s2nhomau
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Nguyễn Công Huy
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpguest3c41775
 
Bctn2015 angimex
Bctn2015 angimexBctn2015 angimex
Bctn2015 angimexviet luu
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập ssuser499fca
 

Similar a Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (20)

QT244.doc
QT244.docQT244.doc
QT244.doc
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (16).doc
 
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nội thất tại cty Nội thất sang Thái Lan!
 
A0008
A0008A0008
A0008
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (27).doc
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
Bài nghiên cứu chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới tình hìn...
 
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
80541086 thực-trạng-nghanh-lua-gạo-hiện-nay-của-việt-nam
 
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...Bài nghiên cứu   đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
Bài nghiên cứu đề tài chính sách khuyến khích và những ảnh hưởng của nó tới...
 
QT238.doc
QT238.docQT238.doc
QT238.doc
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ...
 
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tưĐề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh trong nhập khẩu tại Công ty Vật tư
 
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInhGiải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cao su tại công ty Cao su Tây NInh
 
Báo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docx
Báo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docxBáo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docx
Báo cáo thực tập tại Công ty may Hưng yên.docx
 
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAYLuận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may, HAY
 
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
Luận-văn-tốt-nghiệp-Giải-pháp-đẩy-mạnh-xuất-khẩu-hàng-dệt-may-của-Công-ty-Xuấ...
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (9)
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Bctn2015 angimex
Bctn2015 angimexBctn2015 angimex
Bctn2015 angimex
 
Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập Báo cáo thực tập
Báo cáo thực tập
 

Más de guest3c41775

15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ
15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ
15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏguest3c41775
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánguest3c41775
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếguest3c41775
 
20 bí quyết bán hàng
20 bí quyết bán hàng20 bí quyết bán hàng
20 bí quyết bán hàngguest3c41775
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuguest3c41775
 
Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tếThanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tếguest3c41775
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpguest3c41775
 
Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóaVận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóaguest3c41775
 
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạchXK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạchguest3c41775
 
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt NamTriển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Namguest3c41775
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpguest3c41775
 
Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệpKhóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệpguest3c41775
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpguest3c41775
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpguest3c41775
 

Más de guest3c41775 (20)

15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ
15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ
15 biện pháp giữ khách hàng đối với doanh nghiệp nhỏ
 
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phánKỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán
 
Callatay Wouter
Callatay WouterCallatay Wouter
Callatay Wouter
 
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tếlạm phát và tăng trưởng kinh tế
lạm phát và tăng trưởng kinh tế
 
20 bí quyết bán hàng
20 bí quyết bán hàng20 bí quyết bán hàng
20 bí quyết bán hàng
 
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩuThanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
Thanh toán quốc tế đối với hoạt động xuất khẩu
 
Thanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tếThanh toán quốc tế
Thanh toán quốc tế
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệpChuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
 
Vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóaVận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa
 
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạchXK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
XK dệt may Việt nam vào các thị trường phi hạn ngạch
 
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt NamTriển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
Triển vọng XK sang thị trường Anh quốc của Việt Nam
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệpKhóa luận tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp
 
Chuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệpChuyên đề tốt nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 
Luận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệpLuận văn tốt nghiệp
Luận văn tốt nghiệp
 

Último

Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...cogiahuy36
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTrangL188166
 

Último (20)

Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN VÀ VẬ...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docxTổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
Tổng hợp Ngữ pháp Tiếng Anh 11 cho học sinh.docx
 

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

  • 1. Mục lục. Trang Lời nói đầu 3 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. 4 I. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu 4 1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu: 4 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 4 3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 8 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 10 5. Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa 16 II. Vai trò của hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. 22 1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản. 22 2. Đặc điểm thị trường hàng nông sản thế giới 24 3. Tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 26 Chương ii: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty VILEXIM 36 I. Giới thiệu sơ lược về công ty. 36 1. Tên gọi, trụ sở, nguồn vốn của công ty 36 2. Lịch sử hình thành công ty 36 3. Cơ cấu tổ chức của công ty 37 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của công ty 39 5. Nội dung hoạt động của công ty. 40 II .Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM giai đoạn 1996 - 2000. 41 1. Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của công ty. 42 2. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu của công ty. 45 -1 -
  • 2. 3. Chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của công ty. 48 4. Giá cả hàng nông sản xuất khẩu của công ty 51 5. Công tác thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu của công ty. 53 6. Công tác thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường của công ty 59 7. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản của công ty 61 8. Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty 64 III. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty. 65 1. Thành tựu. 65 2. Tồn tại và nguyên nhân 65 Chương III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM trong thời gian tới . 71 I. Định hướng phát triển của công ty giai đọan 2001 - 2005. 71 II. Giải pháp và kiến nghị. 71 A. Giải pháp đối với công ty 71 1. Tổ chức tốt công tác thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường và 72 xúc tiến thương mại 2. Lựa chọn thị trường trọng điểm. 73 3. Xây dựng chính sách sản phẩm thích hợp. 74 4. Đẩy mạnh xâm nhập thị trường 75 5. Huy động các nguồn vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinhdoanh 75 6. Tổ chức tốt công tác thu mua hàng xuất khẩu. 77 7. Đầu tư vào công tác chế biến, bảo quản 79 8. Nâng cao chất lượng người lao động 80 B. Kiến nghị với nhà nước. 80 1. Đẩy mạnh hoạt động sản xuất chế biến hàng nông sản. 80 2. Trợ giúp cho công ty xuất khẩu hàng nông sản. 82 3. Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu 83 -2 -
  • 3. Kết luận 86 Tài liệu tham khảo 87 Lời nói đầu Ngày nay hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân. Từ đặc điểm có nền kinh tế của một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu rất cần thiết cho phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy, nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham gia của các công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Mặt hàng nông sản -3 -
  • 4. là mặt hàng chính được Công ty XNK với Lào ( VILEXIM ) hết sức chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình. Trên lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản công ty đã đạt được những thành công, song bên cạnh những thành công đó vẫn còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, đề tài : “Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty VILEXIM” đã được chọn để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập. Đề tài này đã tổng kết được những lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu, phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Công ty. Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp cơ bản để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Công ty. Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động xuất khẩu và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. I.Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu. 1.Khái niệm hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu là việc bán hàng hóa (hoặc dịch vụ) cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán theo nguyên tắc ngang giá. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong mối quan hệ này. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động -4 -
  • 5. quốc tế. Việc trao đổi hàng hóa mang lại lợi ích cho các quốc gia do đó các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã xuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển. Hoạt động này diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện từ sản xuất hàng tiêu dùng cho đến máy móc thiết bị, tư liệu sản xuất và cả công nghệ kỹ thuật cao. Dù ở lĩnh vực nào thì hoạt động xuất khẩu cũng đều nhằm mục đích mang lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng, cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm. Nó có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. 2.Vai trò của hoạt động xuất khẩu. a.Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với một quốc gia.  Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu. Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào 4 nhân tố đó là: vốn, công nghệ, nhân lực và tài nguyên. Song không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ cả 4 yếu tố này đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Mô hình: -5 -
  • 6. Thiếu vốn Khả năng sản xuất kém Công nghệ lạc hậu Hiện nay hầu hết các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển đều thiếu vốn thế nên họ không có cơ hội để nhập khẩu công nghệ hiện đại và không thể đầu tư nâng cao trình độ nguồn nhân lực do đó trình độ sản xuất của họ rất thấp. Ngược lại trình độ sản xuất thấp lại chính là nguyên nhân làm cho quốc gia này thiếu vốn. Vì vậy, đây chính là một vòng luẩn quẩn của các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển. Để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này buộc các quốc gia này phải có vốn để nhập khẩu công nghệ tiên tiến mà trong nước chưa sản xuất được và nâng cao trình độ nguồn nhân lực qua đó nâng cao khả năng sản xuất. Nhưng một câu hỏi được đặt ra với các quốc gia là: Làm thế nào để có một lượng ngoại tệ cần thiết đáp ứng cho nhu cầu này? Thực tiễn cho thấy, để có đủ một lượng ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu này các quốc gia có thể sử dụng các nguồn huy động vốn chính sau: −Nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. −Nguồn đầu tư nước ngoài. −Nguồn vay nợ, viện trợ. -6 -
  • 7. −Nguồn từ các dịch vụ thu ngoại tệ như dịch vụ ngân hàng , du lịch. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang phát triển chậm lại như hiện nay thì các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động được nguồn vốn từ các hoạt động đầu tư, vay nợ, viện trợ và các dịch vụ thu ngoại tệ. Thêm vào đấy, với các nguồn vốn này các quốc gia phải chịu những thiệt thòi và những ràng buộc về chính trị nhất định. Vì vậy nguồn vốn quan trọng nhất mà các quốc gia này có thể trông chờ là nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu.  Hoạt động xuất khẩu phát huy được lợi thế của quốc gia. Để hoạt động xuất khẩu có hiệu quả thì các quốc gia thường phải lựa chọn các mặt hàng sản xuất ở quốc gia đó có lợi thế hơn so với sản xuất tại các quốc gia khác. Đây chính là những mặt hàng có sử dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, lao động rẻ, ứng dụng nền sản xuất trong nước. Chính vì vậy mà hoạt động xuất khẩu phát huy được lợi thế của quốc gia. Ta có thể chứng minh điều này ở ví dụ sau: Giả sử trong nền kinh tế thế giới chỉ có hai quốc gia Việt Nam và Đài Loan sản xuất hai loại mặt hàng là thép và vải. Bảng 1: Lợi thế kinh tế đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. -7 -
  • 8. Quốc gia Việt Nam Đài Loan Hàng hóa Thép ( kg/1 công ) 1 6 Vải ( m/1h công ) 4 3 Qua bảng số liệu trong ta thấy: trong ngành sản xuất thép năng suất lao động của Đài Loan lớn hơn năng suất lao động của Việt Nam. Tuy nhiên trong ngành sản xuất vải thì Việt Nam lại có năng suất lao động lớn hơn. Do vậy Việt Nam có lợi thế trong sản xuất thép còn Đài Loan có lợi thế trong sản xuất vải. Theo quy luật lợi thế so sánh, cả hai quốc gia sẽ cùng có lợi nếu Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất vải còn Đài Loan chuyên môn hoá sản xuất thép. Sau đấy hai nước sẽ mang trao đổi một phần sản phẩm cho nhau. Nếu tỷ lệ trao đổi bằng tỷ lệ trao đổi nội địa của mỗi quốc gia thì một trong hai quốc gia sẽ từ chối trao đổi. Do vậy tỷ lệ trao đổi quốc tế phải nằm ở khoảng giữa. Tức là: 6/3 > Tỷ lệ trao đổi quốc tế (thép/vải) > 1/4. Giả sử tỷ lệ trao đổi của Việt Nam và Đài Loan là 6 thép lấy 6 vải. Khi đó, Đài Loan sẽ được lợi 3 mét vải tương đương với tiết kiệm được một giờ công lao động. Việt Nam sẽ được lợi 18 mét vải tương đương với tiết kiệm được 4,5 giờ công lao động. Qua phân tích ở trên cho thấy hoạt động xuất khẩu sẽ phát tạo cơ hội cho một quốc gia phát huy được lợi của mình. -8 -
  • 9.  Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Thông thường các nhà xuất khẩu sẽ tập trung vào xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế của đất nước. Khi lợi nhuận thu được từ xuất khẩu mặt hàng ấy càng lớn thì số người tập trung vào sản xuất mặt hàng ấy ngày càng nhiều. Do vậy cơ cấu sản xuất trong nước sẽ thay đổi. Sự thay đổi này không chỉ diễn ra trong ngành mà còn diễn ra ở cả những ngành phụ trợ cho ngành hàng xuất khẩu. VD: khi hoạt động xuất khẩu hàng nông sản phát triển thì nó kéo theo sự phát triển của ngành sản xuất phân bón, ngành vận tải; ngành công nghiệp thực phẩm phát triển kéo theo ngành trồng trọt chăn nuôi phát triển; ngành dệt may phát triển kéo theo ngành trồng bông đay cũng phát triển.  Hoạt động xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập, nâng cao mức sống và trình độ của người lao động. Hoạt động xuất khẩu là một trong những hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng hóa không ngừng tăng. Hàng năm ngành xuất khẩu giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao động. Thêm vào đó do có điều kiện tiếp xúc với thị trường mới, phương thức quản lý mới, khoa học công nghệ hiện đại nên trình độ của người lao động cũng được cải thiện để đáp ứng với yêu cầu chung của thị trường quốc tế. -9 -
  • 10.  Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế Để đánh giá uy tín của một quốc gia người ta thường dựa vào 4 điều kiện đó là: GDP, lạm phát, thất nghiệp và cán cân thanh toán. Hoạt động xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán do vậy là một trong bốn điều kiện đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia : Cao hơn nữa hoạt động xuất khẩu làm tăng tích lũy ngoại tệ của một quốc gia và có thể biến quốc gia trở thành quốc gia xuất siêu và tạo sự đảm bảo trong thanh toán cho đối tác, tăng được uy tín trong kinh doanh. Qua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa của quốc gia được bày bán trên thị trường thế giới, khuyếch trương tiếng vang và sự hiểu biết từ nước ngoài. Ngoài ra hoạt động xuất khẩu làm tiền đề cho các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: Dịch vụ, ngân hàng, đầu tư, hợp tác liên doanh...và làm cho quan hệ giữa các nước trở nên chặt chẽ hơn. b.Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp.  Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào cuộc cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã hàng hóa trên thị trường thế giới. Chính yếu tố này buộc doanh nghiệp phải năng động, sáng tạo hơn, phải không ngừng nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị... để tự hoàn thiện mình. -10-
  • 11.  Hoạt động xuất khẩu tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều đối tác nước ngoài từ đó người lao động trong doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực chuyên môn của mình, tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm quản lý của đối tác.  Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp để mở rộng và nâng cao trình độ sản xuất đồng thời tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp. 3.Các hình thức xuất khẩu chủ yếu. a.Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu các hàng hóa hoặc dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới các khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình. Ưu điểm của hình thức xuất khẩu này là : Các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường nước ngoài, biết được yêu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng ở đó nên có thể chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra hình thức xuất khẩu này làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp do giảm chi phí trung gian. b.Xuất khẩu ủy thác. Trong hình thức này, đơn vị xuất khẩu (bên nhận ủy thác) nhận xuất khẩu một lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình và nhận được một khoản thù lao theo thỏa thuận với đơn vị có hàng xuất khẩu (bên ủy -11-
  • 12. thác). Ưu điểm của hình thức này là: Đơn vị có hàng xuất khẩu không phải bỏ ra một khoản vốn lớn để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài do đó rủi ro trong kinh doanh là không cao. Tuy nhiên họ lại không trực tiếp liên hệ với khách hàng và thị trường nước ngoài nên không chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra họ thường phải đáp ứng những yêu sách của bên nhận ủy thác. c.Buôn bán đối lưu. Là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, bên bán hàng đồng thời là bên mua hàng và lượng hàng hóa mang trao đổi thường có giá trị tương đương. Mục đích ở đây không nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là nhằm mục đích có được một lô hàng có giá trị tương đương với lô hàng xuất khẩu. Hình thức xuất khẩu này giúp doanh nghiệp tránh được sự biến động của tỉ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối đồng thời có lợi khi các bên không có đủ ngoại tệ để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu của mình. d.Xuất khẩu theo nghị định thư. Đây là hình thức mà doanh nghiệp xuất khẩu theo chỉ tiêu mà nhà nước giao cho để tiến hành xuất khẩu một hoặc một số loại hàng hóa nhất định cho chính phủ nước ngoài trên cơ sở nghị định thư đã được ký giữa hai chính phủ. Hình thức này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phi trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng. Mặt khác, thực -12-
  • 13. hiện hình thức này thường không có rủi ro trong thanh thư. e.Xuất khẩu tại chỗ. Là hình thức kinh doanh mà hàng xuất khẩu không cần vượt qua biên giới quốc gia nhưng khách hàng vẫn có thể mua được. ở hình thức này doanh nghiệp không cần phải đích thân ra nước ngoài đàm phán trực tiếp với người mua mà chính người mua lại tìm đến với doanh nghiệp do vậy doanh nghiệp tránh được những thủ tục rắc rối của hải quan, không phải thuê phương tiện vận chuyển, không phải mua bảo hiểm hàng hóa. Hình thức này thường được áp dụng đối với quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều tổ chức nước ngoài đóng tại quốc gia đó. f.Gia công quốc tế. Là hình thức xuất khẩu trong đó có một bên nhập nguyên liệu hoặc bán thành phẩm (bên nhận gia công) của bên khác (bên đặt gia công) để chế tạo ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và qua đó thu được một khoản lệ phí như thỏa thuận của cả hai bên. Trong hình thức này bên nhận gia công thường là các quốc gia đang phát triển, có lực lượng lao động dồi dào, có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Họ sẽ có lợi vì tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, có điều kiện đổi mới và cải tiến máy móc để nâng cao năng suất sản xuất. Còn đối với nước đặt gia công họ khai thác được giá nhân công rẻ và nguyên phụ liệu khác từ nước nhận gia công. -13-
  • 14. g.Tái xuất khẩu. Với hình thức này một nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa đã nhập từ một nước khác sang nước thứ ba. Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được một khoản lợi nhuận cao mà không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng, khả năng thu hồi vốn cao. Hình thức này được áp dụng khi có sự khó khăn trong quan hệ quốc tế giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. 4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu Bất kỳ một hoạt động thương mại nào cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của môi trường kinh doanh. Môi trường kinh doanh có thể tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp song cũng có thể tạo ra những khó khăn, kìm hãm sự phát triển của hoạt động này. Đối với hoạt động xuất khẩu - một trong những hoạt động quan trọng của thương mại thì ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến hoạt động này càng trở nên mạnh mẽ bởi trong thương mại quốc tế các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh rất phong phú và phức tạp. Ta có thể phân chia các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thành các nhóm sau: •Các nhân tố vĩ mô: a.Các công cụ của nhà nước trong quản lý kinh tế. -14-
  • 15. Các quốc gia khác nhau thường có những chính sách thương mại khác nhau thể hiện ý chí và mục tiêu của nhà nước trong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nền kinh tế quốc gia mình. Để nền kinh tế quốc dân vận hành có hiệu quả thì những chính sách thương mại thích hợp là thực sự cần thiết. Trong lĩnh vực xuất khẩu, các công cụ chính sách chủ yếu thường được sử dụng để điều tiết hoạt động này gồm:  Thuế quan Trong hoạt động xuất khẩu, thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế xuất khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý hoạt động xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho quốc gia mình. Công cụ này thường chỉ được áp dụng với một số ít mặt hàng xuất khẩu nhằm bổ sung cho ngân sách nhà nước, hạn chế xuất khẩu để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng mặt hàng ấy trong nước. Ngoài thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu cũng có tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Thuế quan nhập khẩu là thuế quan mà nước nhập khẩu đánh vào một đơn vị hàng nhập khẩu. Do vậy nó sẽ làm tăng gía bán hàng xuất khẩu của doanh nghiệp tại thị trường nhập khẩu. Vì vậy hàng xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ giảm sức cạnh tranh.  Hạn ngạch Hạn ngạch được hiểu như là quy định của nhà nước về số lượng cao nhất một mặt hàng hay một nhóm hàng -15-
  • 16. doanh nghiệp được phép xuất khẩu hay nhập khẩu. Quốc gia xuất khẩu sẽ quy định hạn ngạch xuất khẩu nhằm điều chỉnh lượng hàng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Quốc gia nhập khẩu sẽ quy định hạn ngạch nhập khẩu nhằm hạn chế lượng hàng nhập khẩu vào trong nước, bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ tài nguyên và cải thiện cán cân thanh toán. Tương tự thuế quan, cả hạn ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều có thể gây tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.  Tiêu chuẩn kỹ thuật Ngoài hai công cụ thuế quan và hạn ngạch, một công cụ khác tinh vi hơn ngày càng được nhiều quốc gia sử dụng đó là việc đề ra các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật cho sản phẩm nhập khẩu. Đây là biện pháp phi thuế quan cũng nhằm mục đích hạn chế lượng hàng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.  Tỷ giá hối đoái và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm khuyến khích xuất khẩu. Tỷ giá hối đoái là sức mua của một đồng tiền so với đồng tiền khác. Sức mua của đồng tiền là khả năng thanh toán của một đơn vị tiền tệ với một khối lượng hàng xuất khẩu nhất định gắn liền với thanh thanh toán quốc tế. Trong thanh toán quốc tế người ta thường sử dụng những đồng tiền mạnh như USD để thanh toán. Nếu tỷ giá hối đoái tăng, tương đương với giá trị ngoại tệ tăng so với nội tệ khi đó hoạt động xuất khẩu sẽ được khuyến khích. Ngược lại nếu tỷ giá hối -16-
  • 17. đoái giảm sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động xuất khẩu. Trợ cấp xuất khẩu cũng là một trong những biện pháp có tác dụng thúc đẩy, mở rộng xuất khẩu đối với mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Biện pháp này thường được nhiều quốc gia sử dụng vì: Khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài doanh nghiệp sẽ gặp phải rủi ro cao hơn so với thị trường trong nước. Việc trợ cấp xuất khẩu có thể được nhà nước sử dụng dưới nhiều hình thức như: trợ giá, miễn giảm thuế xuất khẩu, hạ lãi suất vốn vay, hoặc cho bạn hàng nước ngoài vay ưu đãi đẻ họ có điều kiện mua sản phẩm của nước mình...  Các chính sách đối với cán cân thanh toán và thương mại Việc đảm bảo cán cân thanh toán và cán cân thương mại sẽ góp phần củng cố lòng tin của đối tác nước ngoài với quốc gia, nâng cao uy tín của quốc gia trên trường quốc tế. Biện pháp để quốc gia có thể giữ cán cân thanh toán, cán cân thương mại có thể là: Khuyến khích xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu hoặc vay vốn. Tuy nhiên sự cân bằng theo các hình thức cấm nhập khẩu là cân bằng tiêu cực, gây tác động xấu đến sự phát triển kinh tế của quốc gia. Chính vì vậy, để cải thiện cán cân thanh toán và cán cân thương mại các quốc gia không còn con đường nào khác ngoài khuyến khích xuất khẩu, trong đó chú trọng tới mặt hàng chủ lực. -17-
  • 18. Như vậy nhìn chung việc giữ cân bằng cán cân thanh toán và cán cân thương mại đã chứa đựng trong đó yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của quốc gia. b.Các quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ quốc tế sẽ có tác động cực kỳ mạnh mẽ tới hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia nói chung và tác động tới hoạt động thương mại của doanh nghiệp nói riêng. Hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế chính vì vậy nó cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của các mối quan hệ này. Khi hàng hóa của doanh nghiệp xâm nhập được vào thị trường của một quốc gia thì nó sẽ được hưởng chính sách ưu đãi hoặc phải đối mặt với các rào cản thương mại từ quốc gia này như: thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, các tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm.... Mức độ ưu đãi mà doanh nghiệp được hưởng hay các rào cản thương mại mà doanh nghiệp phải đối đầu chặt chẽ hay nới lỏng hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế song phương giữa quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu. Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay, nhiều hiệp định kinh tế song phương và đa phương đã được ký kết, nhiều liên minh kinh tế đã được hình thành với mục tiêu là giảm bớt thuế quan giữa các nước tham gia, giảm giá cả, thúc đẩy hoạt động thương mại trong khu vực và trên thế giới. Nếu là một thành viên trong liên minh kinh tế hoặc hiệp -18-
  • 19. định thương mại ấy thì quốc gia sẽ có cơ hội thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Nếu không phải, chính các hiệp định thương mại, liên minh kinh tế này sẽ trở thành một rào chắn lớn cho việc xâm nhập và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Tóm lại, có được những mối quan hệ mở rộng, bền vững và tốt đẹp sẽ tạo tiền đề cho việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. c.ảnh hưởng của nền sản xuất, thương mại trong nước và quốc tế. Sản xuất trong nước là nhân tố chủ yếu quyết định đến lượng cung hàng xuất khẩu. Nếu nền sản xuất trong nước phát triển, khả năng cung ứng hàng xuất khẩu sẽ tăng lên, giá cả thu mua hàng xuất khẩu sẽ giảm xuống, doanh nghiệp sẽ gặp thuận lợi trong khâu đầu vào. Ngược lại, khi nền sản xuất trong nước bị giảm sút dẫn tới giá cả hàng xuất khẩu sẽ tăng lên, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để chọn được hàng hóa có chất lượng cao, đồng loại phục vụ cho xuất khẩu. Đối với nền sản xuất nước ngoài thì ngược lại. Khi nền sản xuất nước ngoài phát triển, nhu cầu nhập khẩu sẽ ít đi, khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp vào thị trường của họ sẽ bị hạn chế. Ngược lại, khi nền sản xuất của họ bị giảm sút, nhu cầu nhập khẩu của họ cao. Đây sẽ là thới cơ để doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình. Vấn đề không đơn thuần chỉ có các yếu tố cung, cầu, giá cả mới tác động đến hoạt động xuất khẩu của -19-
  • 20. doanh nghiệp. Rất nhiều các yếu tố khác cũng tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp như: chất lượng, mẫu mã, chủng loại của sản phẩm. Khi các yếu tố này đều tốt thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế sẽ cao. Đây là một sự thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước và quốc tế cũng góp phần hạn chế hay khuyến khích xuất khẩu vì nó quyết định đến sự chu chuyển hàng hóa trong nội bộ nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế thế giới. d.Trình độ phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng quốc gia. Hiện nay hệ thống tài chính ngân hàng đang phát triển khá mạnh và có can thiệp rất lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực dù doanh nghiệp đó thuộc thành phần kinh tế nào và hoạt động trong lĩnh vực nào. Một hệ trong thống ngân hàng phát triển không đơn thuần chỉ là nơi cấp vốn cho doanh nghiệp mà nó còn giúp các doanh nghiệp trong việc thanh toán một cách thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin liên lạc của một quốc gia cũng góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và nhanh chóng cho doanh nghiệp. -20-
  • 21. Hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia cũng có tác động rất lớn tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một quốc gia có hệ thống đường xá, cầu cống phát triển sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao khả năng tham gia của doanh nghiệp vào thị trường thương mại quốc tế. Đặc biệt các bến bãi, các nhà ga, các cảng biển có tác động trực tiép tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu hệ thống này được đầu tư xây dựng phù hợp với yêu cầu chung của thị trường quốc tế sẽ là nhân tố tác động tích cực tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngược lại, hệ thống cảng biển, nhà ga, bến dỡ không đạt yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật sẽ gây tâm lý nghi ngại từ phía đối tác nước ngoài và rất có thể doanh nghiệp sẽ mất cơ hội kinh doanh. •Các nhân tố vi mô a.Nguồn nhân lực Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp suy đến cùng cũng là do con người và vì con người. Bởi vậy con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm khi xem xét đến các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Một đội ngũ lao động vững vàng trong chuyên môn, có kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, có khả năng ứng phó linh hoạt trước biến động của thị trường và đặc biệt có lòng say mê trong công việc luôn là đội ngũ lý tưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực của doanh -21-
  • 22. nghiệp yếu kém về chất lượng và hạn chế về số lượng thì doanh nghiệp sẽ luôn trong tình trạng bị động và kinh doanh kém hiệu quả. Như vậy, nhân lực quyết định hoạt động của doanh nghiệp nên doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả nhất thiết phải quan tâm tuyển chọn đội ngũ lao động thực sự có năng lực, đồng thời chú trọng đến công tác quản lý nhằm tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp làm việc có hiệu quả. b.Khả năng tài chính Khả năng tài chính là một trong những nhân tố quyết định sức mạnh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Nếu có tiềm lực tài chính mạnh, doanh nghiệp sẽ có thể đầu tư đổi mới công nghệ, thu hút lao động có chất lượng cao, mở rộng quy mô hoạt động. Ngoài ra khi có tiềm lực về tài chính doanh nghiệp có trong thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mình thông qua việc cấp tín dụng cho khách hàng qua hình thức mua trả chậm. Như vậy có thể nói hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn bởi khả năng tài chính của doanh nghiệp. c.Vị trí địa lý Nếu được bố trí ở gần nơi cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc vùng gần nhà ga cảng biển, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí vận chuyển - đây là cơ sở để doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị -22-
  • 23. trường. Đặc biệt, với ưu thế về khoảng cách địa lý nhà cung ứng yếu tố đầu vào, doanh nghiệp có thể thường xuyên xuống cơ sở sản xuất tạo lập mối quan hệ nhằm xây dựng chân hàng vững chắc phục vụ hoạt động xuất khẩu. Như vậy để hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả doanh nghiệp cần lựa chọn vị thế tối ưu phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. d.Uy tín của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp chính là tình cảm, là sự tin tưởng mà khách hàng dành cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đã có uy tín cao, đối với khách hàng nhiều khi họ mua hàng dựa trên uy tín của doanh nghiệp chứ không hoàn toàn dựa trên chất lượng hàng của doanh nghiệp. Vì vây, uy tín cũng quyết định đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. 5.Nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ ngoại thương có những nét đặc trưng, phức tạp hơn nhiều so với hoạt động thương mại trong nước. Vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu muốn tiến hành hoạt động của mình có hiệu quả thì phải tuân theo các bước sau: a.Nghiên cứu tiếp cận thị trường Công việc này bao gồm nghiên cứu hàng hóa thế giới, lựa chọn mặt hàng, nắm bắt dung lượng thị trường và giá cả hàng hóa.  Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới -23-
  • 24. Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền sản xuất với lưu thông hàng hóa. ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hóa thì ở đó có thị trường. Như vậy, thị trường có thể nhìn thấy cũng có thể không nhưng nó bao gồm các quan hệ mua bán hàng hóa , dịch vụ và dung lượng thị trường. Nghiên cứu thị trường hàng hóa để các nhà kinh doanh biết được các quy luật vận động của chúng. Mỗi thị trường hàng hóa cụ thể có những quy luật riêng, quy luật này thể hiện qua sự biến đổi nhu cầu, cung cấp và giá cả hàng hóa trên thị trường. Nắm vững các quy luật thị trường hàng hóa để vận dụng và giải quyết các vấn đề của thực tiễn kinh doanh như yêu cầu của thị trường đối với hàng hóa, hình thức và biện pháp thâm nhập thị trường. Trong nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới, đặc biệt là khi muốn kinh doanh xuất khẩu thành công công việc nhận biết sản phẩm phù hợp với thị trường và năng lực xuất khẩu là không thể thiếu được đối với doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp phải xác định được các vấn đề sau: −Mặt hàng thị trường đang cần là mặt hàng gì? Điều này đòi hỏi phải bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà ta có. doanh nghiệp xuất khẩu cần phải tìm hiểu nhu cầu thị trường nước ngoài về mạt hàng, quy cách, phẩm chất, mẫu mã, chủng loại, số lượng. −Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó như thế nào? -24-
  • 25. Mặt hàng được người tiêu dùng mua theo thói quen và được thể hiện ở: thời gian tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng, quy luật biến động của quan hệ cung cầu mặt hàng đó...Có nắm vững được điều này thì doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. −Mặt hàng đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống? Mỗi mặt hàng đều có một khoảng thời gian tồn tại mhất định, mỗi khoảng thời gian này được thể hiện qua bốn pha của chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm: + Pha triển khai: Về cơ bản chưa có sản phẩm và đơn vị cạnh tranh. Do vậy doanh nghiệp cần phải nỗ lực làm cho khách hàng biết tới sản phẩm của mình. + Pha tăng trưởng: sản phẩm được thị trường chấp nhận, doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh quá trình kinh doanh để đưa sản phẩm có tính độc đáo của mình vào thị trường, qua đó tạo được môi trường tốt, tăng mở rộng thị trường cho sản phẩm. + Pha bão hoà: Lúc này có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị tham gia vào thị trường. Khi đó nếu doanh nghiệp cần dựa vào nguồn vốn tích luỹ để triển khai chiến lược, mặt hàng khác biệt tiến tới kinh doanh mặt hàng đặc biệt. + Pha suy thoái: Mặt hàng trong giai đoạn này hầu như không còn bán được trên thị trường. Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là phải dự đoán được khoảng thời gian lão hoá của sản phẩm để thay thế bằng sản phẩm mới khác chặn đứng tình trạng suy thoái. -25-
  • 26. Doanh nghiệp phải biết được mặt hàng kinh doanh đang ở giai đoạn nào thì mới xác định được các biện pháp thích hợp để nâng cao doanh thu. −Tình hình sản xuất mặt hàng đó ra sao? Doanh nghiệp phải nắm vững tình hình cung cầu mặt hàng doanh nghiệp đang quan tâm. Đặc biệt doanh nghiệp phải tập trung vào yếu tố cung hàng hóa các yếu tố đó bao gồm: khả năng sản xuất, tập quán sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mặt hàng đó.  Dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng. Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên phạm vi thị trường nhất định trong một thời gian nhất định. Dung lượng thị trường thường biến động do chịu ảnh hưởng của ba nhóm nhân tố sau: −Nhóm các nhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có tính chu kỳ: Gồm: sự vận động của tình hình kinh tế các nước xuất khẩu, tính thời vụ trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Do đặc điểm của sản xuất lưu thông và tiêu dùng là khác nhau nên ảnh hưởng của nhân tố thời vụ đến thị trường hàng hóa cũng rất đa dạng về phạm vi và mức độ. −Nhóm các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến dung lượng thị trường như: các nhân tố thuộc nhóm này rất nhiều , chúng ảnh hưởng đến dung lượng thị trường rất dài. VD: tiến bộ khoa học cong nghệ, chế độ chính sách của nhà nước, thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng -26-
  • 27. −Nhóm các nhân tố ảnh hưởng có tính tạm thời đến dung lượng thị trường. Bao gồm sự đầu cơ trên thị trường làm đột biến tình hình cung, cầu trên thị trường , sự biến động của các chính sách chính trị - xã hội, sự biến động của thiên nhiên.  Giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới. Đây là một vấn đề rất quan trọng. Giá cả hàng hóa trên thị trường sẽ phản ánh quan hệ cung cầu hàng hóa đó trên thị trường thế giới. Xác định đúng đắn giá cả hàng hóa có ý nghĩa to lớn đối với kết quả kinh doanh xuất khẩu. Trong kinh doanh quốc tế việc xác định giá cả hàng hóa rất phức tạp do việc buôn bán diễn ra trong một thời gian dài, hàng hóa vận chuyển qua nhiều nước khác nhau với chính sách thuế khác nhau. Để đạt được hiệu quả cao trên thương trường quốc tế đòi hỏi các nhà kinh doanh phải theo dõi, nghiên cứu sự biến động của giá cả đồng thời phải có biện pháp tính toán, xác định giá một cách chính xác, khoa học để giá thực sự trở thành một công cụ trong kinh doanh quốc tế. Thông thường các nhà kinh doanh xuất khẩu xác định giá bán hàng hóa dựa trên ba căn cứ: − Căn cứ vào giá thành và các chi phí khác (chi phí vận chuyển, mua bảo hiểm, chi phí bao bì, đóng gói...). −Căn cứ vào sức mua và nhu cầu của người tiêu dùng. −Căn cứ và gía cả của hàng hóa cạnh tranh. b.Lựa chọn đối tác giao dịch. -27-
  • 28. Lựa chọn đối tác giao dịch bao gồm các vấn đề lựa chọn nước để giao dịch và lựa chọn thương nhân để giao dịch. −Khi lựa chọn nước để làm đối tượng xuất khẩu hàng hóa chúng ta phải tìm hiểu tình hình sản xuất tiêu thụ hàng hóa của nước đó, nhu cầu nhập khẩu thuộc đối tượng mặt hàng nghiên cứu, tình hình dự trữ ngoại tệ để biết được khả năng nhập khẩu, phương hướng nhập khẩu của nước này và có thể dự đoán đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải đưa ra chính sách thương mại đối với nước lựa chọn làm đối tác giao dịch để lường trước mọi việc có thể xảy ra. −Chọn thương nhân để giao dịch. Trong điều kiện cho phép thì lựa chọn những người nhập khẩu trực tiếp sẽ mang lại cho doanh nghiệp hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trong trường hợp muốn thâm nhập vào thị trường mới thì việc giao dịch qua trung gian với tư cách là đại lý hay môi giới lại rất có ý nghĩa. Việc lựa chọn thương nhân để giao dịch phải dựa trên cơ sở các nghiên cứu sau: +Tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của thương nhân. +Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. +Thái độ và quan điểm kinh doanh. +Uy tín và các mối quan hệ của thương nhân. Việc lựa chọn đối tác sáng suốt và chính xác là cơ sở vững chắc để dẫn tới thành công trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. -28-
  • 29. c.Lập kế hoạch kinh doanh. Trên cơ sở những kết quả thu gom được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình. Phương án này là kế hoạch hoạt động của đơn vị nhằm đạt tới mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xây dựng phương án bao gồm: −Đánh giá tình hình thị trường, dựa trên sự đánh giá đó doanh nghiệp sẽ phác hoạ nên bức tranh tổng quát về hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn. −Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh, sự lựa chọn này phải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình có liên quan. −Đề ra mục tiêu cụ thể như: Sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá bán bao nhiêu, thâm nhập vào thị trường nào. −Đề ra những biện pháp, cách thực hiện để đạt được những mục tiêu. Đó có thể là các biện pháp trong nước (Đầu tư vào sản xuất, cải tiến bao bì, chất lượng sản phẩm...) và những biện pháp ngoài nước (quảng cáo, tăng cường lập chi nhánh ở nước ngoài tăng cường quan hệ bạn hàng...). Một kế hoạch kinh doanh có khoa học dựa trên sự phân tích chuẩn xác và đúng đắn về thị trường, bạn hàng cũng như nội lực của doanh nghiệp sẽ quyết định nhiều đến thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. d.Ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu.  Ký kết hợp đồng xuất khẩu. -29-
  • 30. Sau khi nghiên cứu về thị trường, mặt hàng xuất khẩu, tìm hiểu đối tác và đàm phán để thoả thuận mọi điều kiện có liên quan thì doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và đối tác sẽ thực hiện bước tiếp theo là ký kết hợp đồng. Khi đã ký kết hợp đồng có nghĩa giữa doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và đối tác cùng ràng buộc với nhau thông qua các điều khoản quy định trong hợp đồng. Một trong hai bên nếu vi phạm sẽ bị sử lý, chính vì vậy khi ký kết hợp đồng với đối tác cần phải căn cứ vào: −Các định hướng kế hoạch của nhà nước, các chính sách, chế độ và các chuẩn mực kinh tế hiện hành. −Khả năng phát triển của sản xuất kinh doanh, chức năng hợp đồng kinh tế của mỗi bên. −Nhu cầu của thị trường, đơn đặt hàng, chào hàng của bạn hàng. −Tính hợp pháp của hợp đồng kinh tế và khả năng đảm bảo về tài sản của mỗi bên khi ký kết. Một hợp đồng xuất khẩu hàng hóa phải bao gồm các nội dung sau: −Số hợp đồng. −Ngày, tháng, năm và nơi ký hợp đồng. −Các điều khoản của hợp đồng trong đó có những điều kiện bắt buộc. Điều1: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, bao bì, ký mã hiệu. Điều2: Giá cả, tên giá, tổng giá trị. -30-
  • 31. Điều3: Thời gian, địa điểm và phương tiện giao hàng. Điều4: Điều kiện xếp hàng, cơ chế thưởng phạt. Điều5: Giám định hàng hóa. Điều6: Những chứng từ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu. Điều7: Điều kiện thanh toán. Điều8: Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Điều9: Thủ tục giải quyết tranh chấp. Điều10: Thời gian hiệu lực của hợp đồng. Khi ký kết các hợp đồng cần phải lưu ý các vấn đề sau: −Hợp đồng phải được trình bày rõ ràng, sáng sủa, nội dung phản ánh đúng, đầy đủ các vấn đề đã thỏa thuận. −Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng nên là thứ ngôn ngữ phổ biến mà cả hai bên cùng thông thạo. −Các điều khoản của hợp đồng phải tuân thủ đúng pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các bên tham gia ký hợp đồng. −Người ký kết hợp đồng phải có đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung đã ký.  Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Sau khi lý hợp đồng xuất khẩu doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tổ chức thực hiện hợp đồng mình đã ký. Căn cứ vào nội dung hợp đồng, doanh nghiệp tiến hành sắp xếp các công việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng. Sơ đồ các bước tiến hành thực hiện hợp đồng xuất khẩu. -31-
  • 32. Chuẩn Thuê giấy Xin KiểmLàm thủ bị tàu xuất phép ngiệm tục hải Giải Hoàn Mua Giao quyết thành bộ bảo hàng lên II.II.Vai trò của hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. 1.Đặc điểm của mặt hàng nông sản. Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụ. Vào những lúc chính vụ, hàng nông sản dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng khá đồng đều và giá bán rẻ. Ngược lại, vào những lúc trái vụ hàng nông sản khan hiếm, chất lượng không đồng đều và giá bán thường cao. Chính vì vậy, đối với mối doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng nông sản, việc nghiên cứu thị trường (cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài) từ đó đưa ra những dự báo phục vụ cho quá trình thu mua dự trữ để đáp ứng những đơn đặt hàng vào lúc trái vụ là thực sự cần thiết. Nếu doanh nghiệp đáp ứng được đơn đặt hàng vào lúc trái vụ thì lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được so với lúc chính vụ sẽ lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra do đặc tính thu hoạch theo thời vụ nên hoạt động thu hoach hàng nông sản thường chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Với đặc tính này buộc doanh nghiệp phải có mạng lưới thu mua rộng khắp và phải chuẩn bị đủ vốn để thực hiện công tác thu mua có hiệu quả. -32-
  • 33. Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố khí hậu, thời tiết. Nếu năm nào, khu vực nào có mưa thuận gió hoà, thì cây cối phát triển, cho năng suất cao, hàng nông sản sẽ tràn ngập trên thị trường và giá rẻ. Ngược lại, nếu năm nào, khu vực nào có khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên thì hàng nông sản sẽ khan hiếm và có chất lượng không cao, gía cao. Căn cứ vào đặc tính này các doanh nghiệp có thể tìm ra cơ hội kinh doanh cho mình. Chẳng hạn: Khu vực thị trường nào có các doanh nghiệp xuất khẩu cùng một mặt hàng với doanh nghiệp, là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán, lũ lụt xảy ra thường xuyên thì khu vực ấy sẽ bị mất mùa hàng nông sản. Doanh nghiệp phải tận dụng ngay cơ hội này để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Chất lượng hàng nông sản sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Chính vì vậy nó luôn là yếu tố đầu tiên được người tiêu dùng quan tâm. Tại các quốc gia phát triển nhập khẩu hàng nông sản, ngày càng có nhiều yêu cầu được đặt ra đối với hàng nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn toàn thực phẩm, kiểm dịch, xuất xứ.... Vì vậy để xâm nhập vào các thị trường khó tính này buộc doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu mà họ đặt ra. Đối với hàng nông sản, khâu bảo quản và chế biến rất quan trọng vì: Giá cả hàng nông sản xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào chất lượng. Chất lượng hàng nông -33-
  • 34. sản không những phụ thuộc vào khâu sản xuất mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản và chế biến. Chính vì vậy, để nâng cao giá hàng nông sản xuất khẩu thì khâu bảo quản và chế biến phải được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Ngoài ra, với tính chất dễ ẩm, mốc, biến chất của hàng nông sản buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải quan tâm tới điều khoản thời hạn giao hàng bởi điều khoản này sẽ quy định trách nhiệm của doanh nghiệp đối với chất lượng hàng nông sản khi có vấn đề phát sinh. Chủng loại hàng nông sản rất phong phú và đa dạng nên chất lượng của cùng một mặt hàng cũng rất phong phú và đa dạng. Thói quen tiêu dùng và sự đánh giá về cùng một mặt hàng trên thị trường thế giới rất khác nhau. Chẳng hạn: Đối với mặt hàng gạo. Trên thị trường thế giới hiện nay có 6 loại gạo chính, mỗi loại gạo trên lại có thể phân chia thành hai hay nhiều nhóm. Mỗi nhóm thích ứng với từng thị trường riêng. Cụ thể: Thị trường Châu âu và quen tiêu dùng gạo ngon, hạt dài song thị trường Châu á lại quen tiêu dùng gạo chất lượng trung bình, hạt dài. Thị trường Châu Phi quen tiêu dùng gạo hấp (luộc sơ) có chất lượng không cao song loại gạo này lại không được chấp nhận ở các thị trường còn lại. Thị trường Trung Đông quen tiêu dùng gạo thơm, thị trường Lào quen tiêu dùng gạo nếp... Như vậy, có thể thấy với một loại nông sản nó có thể được ưa thích ở thị trường này song lại không được chấp nhận ở thị trường khác, giá có thể cao ở -34-
  • 35. thị trường này song lại rất thấp ở thị trường khác. Vì vậy, trong kinh doanh hàng nông sản đối với một doanh nghiệp vấn đề xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp. 2.Đặc điểm thị trường hàng nông sản thế giới. Hầu hết các mặt hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu ăn, uống của con người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhu cầu hàng nông sản có phẩm cấp cao ngày càng tăng, nhu cầu hàng có phẩm cấp thấp ngày càng giảm xuống. Tuy nhiên hàng nông sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người vẫn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu được đối với sự tồn tại của con người. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quốc gia xuất khẩu hàng nông sản. nhưng các nước đang phát triển là những nước xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu. Tuy nhiên hàng nông sản được xuất khẩu từ các nước này chủ yếu là các mặt hàng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế nên có gía trị xuất khẩu chưa cao. Những nước không có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp là những nước chính nhập khẩu hàng nông sản. Đây có thể là các nước chậm phát triển, đang phát triển hoặc phát triển. Tuy nhiên nhu cầu của mỗi nước đối với hàng nông sản rất khác nhau. Thông thường các nước chậm phát triển và đang phát triển có nhu cầu nhập khẩu một số lượng lớn sản phẩm lương thực. Những sản phẩm này có yêu cầu về chất -35-
  • 36. lượng không cao, giá rẻ và chỉ cần một sự thay đối nhỏ về giá cả sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng của người dân tại các nước này. Ngược lại, tại các nước phát triển, người tiêu dùng chỉ chấp nhận sản phẩm có chất lượng cao mặc dù giá đắt. Thị trường nhập khẩu hàng nông sản đã và đang bị thu hẹp lại. Hiện tại các nước phát triển có nhu cầu nhập khẩu hàng nông sản lớn nhất thế giới. Tuy nhiên các nước này đã và đang thực hiện một cách phổ biến và sâu rộng chế độ trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp ở mức độ cao, bảo hộ thị trường nông sản nội địa dưới nhiều hình thức. Chẳng hạn: Năm 1995,1996 số tiền trợ giá cho nông sản xuất khẩu chỉ riêng của EU đã bằng 80% tổng số tiền trợ giá của tất cả các thành viên thuộc WTO. Cơ chế trợ cấp và trợ giá quá cao cho hàng nông sản ở các nước đang phát triển đã gây sự bóp méo giá cả hàng nông sản xuất khẩu, hạn chế tác động của quy luật thị trường và giảm đi ưu thế cạnh tranh hàng nông sản của các nước đang phát triển vốn nhờ vào lao động rẻ. Cơ chế này không những làm tăng khả năng xuất khẩu hàng nông sản của các nước này mà còn hạn chế nhập khẩu nông sản của các nước này. Đây thực tế là một bất lợi lớn đối với sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu khẩu nông sản của các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Trước sức ép của xu hướng tự do hoá thương mại buộc các nước phát triển phải nhất trí sự cần thiết giảm trợ giá cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu, mở rộng tự do hoá thị trường nông sản thế giới -36-
  • 37. ở một cuộc họp tại Mỹ vào tháng 11 năm 1999. Điều này dường như dẫn tới một tương lai sáng sủa hơn cho sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, giờ đây sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản của các nước đang phát triển lại phải đối mặt với những rào chắn khác, đó là những quy định chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái mà trong nhiều trường hợp người ta xem đó là hình thức bảo hộ trá hình nhằm ngăn cản hàng nông sản của các nước đang phát triển tràn vào thị trường các nước phát triển. Các nước Châu Phi cũng có nhu cầu nông sản lớn nhưng khả năng thanh toán hạn hẹp. Trong khi đó Liên Hợp Quốc chỉ còn hỗ trợ nhập khẩu lương thực cho những nước có khủng hoảng chính trị. Tình hình trên làm cho thị trường nông sản bị thu hẹp trong khi nguồn cung cấp nông sản khá dồi dào ở các nước Châu á, Mỹ La Tinh, Tây Âu, Bắc Mỹ đã đẩy kinh doanh nông sản trên thị trường thế giới vào tình trạnh cạnh tranh quyết liệt khiến cho giá nông sản xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm, gây bất lợi cho những người sản xuất nông nghiệp và cho những nước xuất khẩu nông sản. Theo như đã phân tích ở trên, thị trường nông sản thế giới đang bị thu hẹp, nguồn cung cấp hàng nông sản trên thị trường thế giới ngày càng dồi dào, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu nông sản nguyên liệu diễn ra ngày càng gay gắt buộc các nước đang phát triển phải xuất khẩu nông sản nguyên liệu cho các -37-
  • 38. nước phát triển với giá thấp (các nước đang phát triển sẽ chế biến lại để xuất khẩu). Mặt khác hàng nông sản chế biến sâu của các nước đang phát triển lại phải cạnh tranh với hàng nông sản xuất khẩu cùng loại của các nước phát triển ở thế yếu hơn do hạn chế về công nghệ chế biến và khả năng đầu tư cho công nghệ chế biến nông sản xuất khẩu. Trong những điều kiện này, ưu thế cạnh tranh trên thị trường thế giới thuộc về các nước phát triển. Các nước này đã trở thành người chi phối và chiếm ưu thế trong quan hệ buôn bán nông sản trên thị trường. Hiện tại thiệt thòi đang thuộc về các nước đang phát triển. Tuy nhiên theo đánh giá của tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) với tốc độ phát triển như hiện nay (dân số thế giới tăng trưởng với tốc độ cao nhưng đất đai sử dụng cho nông nghiệp lại giảm cùng với quá trình công nghiệp hoá làm cho tốc độ tăng bình quân nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp lớn hơn tốc độ tăng bình quân sản lượng nông sản trên thị trường thế giới) thì đến năm 2010 cầu về hàng nông sản trên thị trường thế giới sẽ vượt xa cung. Điều này mở ra một cơ hội mới cho các nước đang phát triển xuất khẩu nông sản nói chung và Việt Nam nói riêng có thể đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong tương lai. 3.Tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản ở Việt Nam. a.Tiềm năng sản xuất hàng nông sản ở Việt Nam. -38-
  • 39. Việt Nam có tiềm năng khá lớn trong việc sản xuất hàng nông sản, nếu như được đầu tư một cách đồng bộ, lâu dài, khắc phục những yếu kém trong khâu thu mua, chế biến thì Việt Nam có thể trở thành một trung tâm sản xuất hàng nông sản lớn. Tiềm năng sản xuất hàng nông sản của Việt Nam thể hiện ở các điểm sau:  Về đất đai: Việt Nam có diện tích 330.363 km2, tiềm năng đất nông nghiệp của nước ta là 10 - 11,157 triệu ha với 8 triệu ha cây trồng hàng năm (đất trồng lúa khoảng 5,4 triệu ha, 2,3 triệu ha trồng cây lâu năm) hiện nay nước ta mới chỉ sử dụng 65% quỹ đất nông nghiệp. Trong đó 5,6 triệu ha cho cây trồng hàng năm, cây lâu năm là 0,86 triệu ha, 0,33 triệu ha đồng cỏ tự nhiên và 17 triệu ha mặt nước. Chúng ta có một diện tích lớn đất bị xói mòn, thoái hoá. Cụ thể: Vùng Bắc Bộ 5% tổng diện tích, Khu 4 cũ 35% tổng diện tích, Đồng Bằng Nam Bộ 34% tổng diện tích. Nếu chúng ta đầu tư cải tạo diện tích này sẽ rất thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như Cao su, hạt tiêu, cà phê. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long có diện tích đất đưa vào sử dụng khá cao lần lượt là 93% và 82% tổng diện tích của cả vùng nhưng hệ số sử dụng đất mới chỉ đạt 1,5 lần do tình trạng thâm canh trong nông nghiệp còn lạc hậu với sự yếu kém về hệ thống thuỷ lợi. Do vậy chúng ta vẫn có thể khai thác được vùng Đồng Bằng màu mỡ này nếu biết đầu tư phát triển sản xuất theo chiều sâu. Đặc biệt -39-
  • 40. những vùng đất còn hoang hoá ở các vùng khác cũng cần tích cực đầu tư tạo tiềm lực cho sản xuất nông nghiệp. Đất Việt Nam có tầng dầy tơi xốp với chất dinh dưỡng cao kết hợp với sự đa dạng và phong phú về chủng loại (có 64 loại thuộc 14 nhóm) đây là một điều kiện rất tốt cho nhiều loại cây trồng phát triển.  Về khí hậu. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa do ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa Châu á. Khí hậu Việt Nam rất đa dạng, phân biệt rõ rệt từ miền Bắc vào miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long có khí hậu kiểu Nam á. Đây là điều kiện khí hậu thuận lợi để đa dạng hoá các loại cây trồng. Ngoài ra tiềm năng nhiệt độ, độ ẩm và gió dồi dào phân bổ khá đồng đều trên phạm vi cả nước. Tiềm năng nhiệt của nước ta được xếp vào dạng giàu có với số giờ nắng cao, cường độ bức xạ lớn, độ ẩm tương đối trong năm lớn hơn 80%, lượng mưa khoảng 1800 - 2000 Mỹ/nămlà điều kiện lý tưởng cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.  Vị trí địa lý và các cảng khẩu. Từ trước đến nay, một khối lượng lớn hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. So với các phương thức vận tải quốc tế bằng đường sắt, đường ống và đường hàng không thì phương thức vận tải này có nhiều thuận lợi hơn, thông dụng hơn và có mức cước phí rẻ hơn. -40-
  • 41. Trong thực tiễn chuyên chở bằng đường biển, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi nổi bật. Đường biển nước ta có hình chữ “S”, hệ thống cảng biển nói chung đều nằm sát đường hàng hải quốc tế trải dọc từ Bắc, Trung, Nam, có thể hành trình theo tất cả các chuyến đi Đông Bắc á, Đông Nam á, Thái Bình Dương, Trung cận Đông, Châu Phi, Châu Mỹ. Một số cảng có khả năng bốc xếp hàng xuống tàu lớn, có hệ thống kho bảo quản tốt. Và gần đường hàng hải quốc tế.  Về nguồn nhân lực. Dân số nước ta là gần 80 triệu người, cơ cấu dân số trẻ với trên 80% sống bằng nghề nông. Đây là một lực lượng lao động hùng hậu cung cấp cho khu vực nông nghiệp. Mặc dù chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới nhưng con người Việt Nam với bản chất cần cù sáng tạo, ham học hỏi là tiềm năng lớn góp phần vào chất lượng lao động ngành nông nghiệp Việt Nam.  Tình hình kinh tế của Việt Nam với các chính sách nông nghiệp. Với mục đích hoà nhập vào đời sống kinh tế thế giới và tiến tới việc mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và đã ký kết các văn kiện của hiệp hội như hiệp định khung về tăng cường hợp tác -41-
  • 42. ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập WTO. Ngoài ra Việt Nam còn tiến hành các cơ quan xúc tiến thương mại nhằm cung cấp cho các nhà sản xuất những thông tin đầy đủ về thị trường xuất khẩu như trung tâm xúc tiến thương mại OSAKA và ROMA. Ngoài những điều kiện thuận lợi trên, với quan điểm của Đảng và nhà nước Việt Nam, xem nông nghiệp là mặt trận hàng đầu nên việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản cũng được chú trọng và quan tâm. Việc ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước nước vào lực lượng sản xuất nông sản đã và đang tạo được động lực mới cho sự phát triển của ngành này. Việc đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng tạo được những bước đột phá. Tóm lại, với những lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động kết hợp với đường lối, chủ trương đúng đắn của nhà nước hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm tới chắc chắn sẽ đạt được những bước lớn góp phần quan trọng của sự phát triển đất nước. b.Tình hình sản xuất hàng nông sản Việt Nam. Sau hơn 15 năm thực hiện theo đường lối đổi mới, ngành nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, nhiều mặt hàng có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong sự phát triển chung ấy nổi bật nhất là sự phát triển trong sản xuất lương thực. Những năm -42-
  • 43. qua sản xuất lương thực có tốc độ tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân là 5%/năm do vậy không những đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo giữ vững an ninh lương thực quốc gia mà còn biến nước ta từ một nước nhập khẩu gạo thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định, việc đa dạng hoá cây trồng, mở rộng diện tích trồng trọt, thực hiện theo phương châm đất nào trồng cây ấy trong những năm qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp. Chẳng hạn: Đối với cây cà phê năm 1986 diện tích trồng mới là 65,6 nghìn ha trong đó chỉ có 19 nghìn ha cho sản phẩm có sản lượng là 18,5 nghìn tấn thì các năm sau đó sản lượng tăng rất nhanh. Năm 1990 sản lượng mới chỉ đạt 92 nghìn tấn, năm 1995 sản lượng đạt 218 nghìn tấn thì đến năm 1997 sản lượng đã đạt 400 nghìn tấn; Đối với cây cây cao su. Năm 1986 sản lượng mới chỉ đạt 50 ngìn tấn thì năm 1998 sản lượng đã là 190 nghìn tấn, tăng gấp 3,8 lần so với năm 1986; Đối với cây chè năm 1997 diện tích đạt 78,6 nghìn ha cho sản lượng 47000 tấn chè búp khô thì năm 1998 sau khi thanh lý 7982 ha, trồng mới 26000 ha thì diện tích chè còn khoảng 73000 ha, cho sản lượng trên 50.000 tấn chè búp khô. Trình độ thâm canh, ứng dụng khoa học vào trong sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện do vậy năng suất cây trồng đã tăng đáng kể. Rõ ràng nhất là đối với cây lúa. Năm 1986 năng suất lúa mới chỉ đạt 28,1 tạ/ha thì năm 1998 năng suất đã là 39,6 tạ/ha, -43-
  • 44. cao hơn năng suất trung bình 38,05 tạ/ha của thế giới và 23tạ/ha của Thái Lan. Năng suất cao su của Việt Nam năm 1998 đạt 1tấn/ha cao hơn mức 916 tạ/ha của thế giới, gấp 1,3 lần năng suất của Indonexia. Năng suất cà phê của Việt Nam cao gấp 1,5 lần của Brasin, gấp 1,7 lần Colombia và gấp 2,17 lần Indonexia. Tuy đã có những tiến bộ như đã nêu ở trên song ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn không ít hạn chế. Điển hình là: Chất lượng hàng nông sản của ta chưa cao, hiện nay còn nhiều vùng, nhiều địa phương nông dân còn chạy theo năng suất, số lượng, chưa chú ý đến chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng quá mức diên tích trồng lúa vụ 3 ở Đông Bằng Sông Cửu Long, cũng như sử dụng lúa lai ở Trung Quốc cho năng suất cao nhưng chất lượng thấp ở các tỉnh phía Bắc, sử dụng quá nhiều phân bón hoá học và thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất cũng là một trong những lý do làm cho chất lượng hàng nông sản của Việt Nam chưa cao. c.Tình hình chế biến một số mặt hàng nông sản xuất khẩu. Chế biến đang là một lĩnh vực còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Trong thời gian qua, hoạt động chế biến hàng nông sản phục vụ cho xuất khẩu chủ yếu được thực hiện bởi những người sản xuất với phương tiện chế biến thô sơ lạc hậu, nên có năng suất thấp. Hoạt động này chưa được thực hiện một cách hợp -44-
  • 45. lý, đồng bộ, chưa được quan tâm một cách đúng mức nên sản phẩm tạo ra thường có phẩm cấp thấp do tạp chất nhiều, ngoại hình không hấp dẫn, chất lượng không cao. Những yếu kém trong khâu chế biến được xem là nổi cộm nhất hiện nay và là một trong những nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam. d.Tình hình xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam. Có thể nói rằng từ năm 1990 trở lại đây, hơn 10 thực hiện chủ trương phát triển xuất khẩu, ngoại thương Việt Nam nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng nông sản nói riêng đã có những chuyển biến lớn. Điều đó được thể hiện ở một số nét sau: Hoạt động xuất khẩu nông sản có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Đặc biệt là ở các mặt hàng Gạo, cà phê, cao su. Sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng này được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam giai đoạn 1995 - 2000 ĐV: 1000 tấn Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Mặt hàng Gạo 2058 3047 3682 3800 4500 3500 Cà phê 248,1 281,4 391,6 382 487,5 640 Cao su 138,1 194,5 195 197 265 325 Nguồn: Vụ Thương Mại - Dịch vụ, Bộ KH&ĐT, 2000. -45-
  • 46. Hiện nay các mặt hàng này đã vươn lên trở thành các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. So với tốc độ phát triển bình quân trên thế giới thì ba mặt hàng trên của Việt Nam có tốc độ phát triển cao và có nhiều mặt hàng đã vươn lên đứng vị trí cao trong số các nước tham gia xuất khẩu trên thị trường thế giới. Chẳng hạn: từ năm 1997, Việt Nam đã vươn lên vượt Mỹ về xuất khẩu gạo, chỉ đứng sau Thái Lan. Cà Phê Việt Nam hiện nay đang vượt Indonexia về số lượng xuất khẩu, vươn lên đứng vị trí số 3 trong số các nước xuất khẩu, chỉ đứng sau Brasin và Colombia. Cao su cũng đứng vào danh sách 10 nước xuất khẩu hàng đầu của thế giới. Cùng với sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua cũng tăng lên rõ rệt. Tỷ trọng gạo 25% tấm giảm từ 60% như trước đây xuống còn 30% như hiện nay, gạo chất lượng cao 5% tấm tăng từ 20% lên 50-60% trong thời gian tương ứng, cà phê loại một tăng từ 15% năm 1994 lên 72% năm 1998. Chất lượng hàng xuất khẩu tăng lên làm cho gía hàng xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua cũng tăng. Chênh lệch giữa giá gạo Việt Nam với Thái Lan giảm từ 50 đến 60 USD/tấn năm 1995 xuống còn xuống còn 10 đến 15 USD/tấn năm 1998, chênh lệch giá với cà phê Braxin từ 600 USD/tấn năm 1995 xuống còn 150 USD/tấn năm 1998. Trong những năm qua số lượng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng, chất lượng hàng xuất khẩu ngày càng được cải thiện tuy nhiên do chịu -46-
  • 47. sự tác động lớn của tình hình cung, cầu hàng nôngsản trên thị trường thế giới nên kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam tăng, giảm không ổn định. Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu giai đoạn 1995 - 2000. ĐV: triệu USD Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Mặt hàng Gạo 530 868 891 1100 1080 668 Cà phê 595,5 420 497,5 593,8 592 480 Cao su 193,51 163,3 194,6 127,5 145 178 Nguồn: Vụ Thương Mại - Dịch vụ, Bộ KH&ĐT. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ngày càng mở rộng. Nếu những năm trước đây hàng nông sản của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô và các nước Đông Âu thì nay hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt ở khắp các châu lục. Hàng nông sản của Việt Nam đã gây được sự chú ý và đã bắt đầu thâm nhập vào những thị trường khó tính như Anh, Thuỵ Sĩ, Nhật Bản, Pháp, Hồng Kông...và những thị trường xa lạ như Mỹ la tinh và Châu Phi. Ngoài ra một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết được với một số cơ sở chế biến nông sản nổi tiếng trên thế giới. VD: Cà phê đã xây dựng được mối quan hệ với 60 khách hàng thuộc 40 -47-
  • 48. quốc gia, trong đó có sự hiện diện của các hãng cà phê nổi tiếng như Nestle (Mỹ), Newman (Đức), ED và Fman (Anh), Vocate (Thuỵ Sĩ), Adirat (Pháp), Itochu (Nhật Bản); cao su đã xây dựng thành công mối quan hệ truyền thống với 20 khách hàng từ các quốc gia Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trên đây là những thành tựu mà ngành nông sản xuất khẩu Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Tuy nhiên ngành vần còn không ít những tồn tại trong quá trình hoạt động của mình. Những tồn tại gồm: Tuy tốc độ tăng trưởng ở một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tương đối cao nhưng so với tiềm năng phát triển của ngành và so với kết qủa xuất khẩu hàng nông sản của một số quốc gia khác trên thế giới thì kết quả đạt được như trên còn quá khiêm tốn. Chẳng hạn: Năm 1998. Đối với mặt hàng Cà phê lượng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ bằng 38,35% lượng xuất khẩu của Braxin và bằng 60% lượng xuất khẩu của Colombia; Đối với Cao su lượng xuất khẩu mới chỉ bằng 12% của Indonexia và bằng 10,75% lượng xuất khẩu của Thái Lan. Nam nhưng số lượng thị trường nhập khẩu truyền thống chỉ khoảng 10 quốc gia trong đó hầu hết là các quốc gia Châu á. Đa số thị trường nhập khẩu hàng nông sản Việt Nam là những thị trường nhập khẩu với khối lượng nhỏ, không ổn định. -48-
  • 49. Trên thị trường thế giới hàng nông sản Việt Nam chủ yếu tồn tại ở dạng thô hoặc mới chỉ qua sơ chế, bao bì, mẫu mã lạc hậu, thiếu sức hấp dẫn nên gía hàng nông sản Việt Nam không cao, hàng nông sản Việt Nam còn phải chấp nhận lấy mức giá trung bình trên thị trường thế giới làm tiêu chuẩn và mức phấn đấu của mình. Thêm và đó, hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam rất yếu nên khả năng thâm nhập vào những thị trường chính ngạch (thị trường đòi hỏi chất lượng cao, tiêu chuẩn vệ sinh nghiêm ngặt) của hàng nông sản của Việt Nam rất thấp, hàng Việt Nam chưa có chỗ đứng trong siêu thị của các thị trường này. Chình vì vậy, trong thời gian qua hàng nông sản Việt Nam chủ yếu phải xuất khẩu qua môi giới trung gian, tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp rất thấp. Hoạt động thu thập thông tin, tìm kiếm thị trường còn bộc lộ nhiều yếu kém. Thông tin thu thập được chưa cập nhật, biến động giá cả, tình hình cung, cầu trên thị trường chưa nắm được nên lúc giá trên thị trường cao thì lại không có hàng xuất khẩu còn khi giá thị trường xuống thấp thì hàng lại dư thừa dẫn đến việc bị hách hàng ép giá, phải xuất khẩu với giá thấp, hiệu quả xuất khẩu không cao. Qua phân tích tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam thời gian qua ta thấy những thành tựu mà ngành đạt được trong thời gian qua thật đáng khích lệ ... Tuy nhiên vẫn còn không ít các vấn đề tồn tại cần được giải quyết. Chính vì vậy, -49-
  • 50. trong thời gian tới để tiếp tục phát triển Việt Nam phải phát huy những thành tựu đã đạt được và tìm ra giải pháp cho những tồn tại của mình. e.Vai trò của hoạt động sản xuất, xuất khẩu nông sản. Trong hơn 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp nước ta đã đóng vai trò quan trọng vào thắng lợi chung của sự nghiệp đổi mới, là nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển trong những năm tiếp theo. Vai trò của hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản của nước ta trong những năm qua được thể hiện ở một số điểm sau: Hoạt động sản xuất nông sản góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đóng góp phần đáng kể vào việc tích luỹ vốn cho quá trình công nghiệp hoá đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giảm bớt nhập siêu, giảm bớt căng thẳng trong cán cân thanh toán cũng như nhu cầu ngoại tệ. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đã tác động trực tiếp đến đời sống của người nông dân trên nhiều phương diện. Khi thực hiện xuất khẩu, một lượng hàng nông sản dư thừa trên thị trường nội địa sẽ được giải quyết, lập lại quan hệ cung cầu ở mức giá cao hơn, -50-
  • 51. nông dân không những bán được nông sản mà còn bán được giá. Hoạt động này làm cho nông dân có thu nhập cao hơn từ đó làm tăng sức mua của dân cư trong thị trường nông thôn rộng lớn với 80% dân số. Đây chính là một động lực thúc đẩy quá trình sản xuất trong nước. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản sẽ khai thác tối đa lợi thế của Việt Nam về điều kiện khí hậu, tài nguyên đất nước, nguồn nhân lực... Hơn nữa hiện nay Đảng và nhà nước ta đang thực hiện xây dựng các mô hình kinh tế mới như kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, tổ hợp tác tự nguyện, hợp tác xã kiểu mới ... thì hoạt động xuất khẩu nông sản càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, hoạt động này sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy các mô hình kinh tế mới phát triển. -51-
  • 52. Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty VILEXIM . I.Giới thiệu sơ lược về công ty. 1.Tên gọi, trụ sở, nguồn vốn của công ty. a.Tên gọi. −Tên Việt Nam: Công ty xuất nhập khẩu với Lào. −Tên tiếng Anh: Việt Nam National Import-Export with Laos. b.Trụ sở. −Trụ sở chính của công ty tại 4A - Đường Giải Phóng - Hà Nội. -52-
  • 53. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội công ty còn có các chi nhánh và văn phòng đại diện đặt tại các tỉnh, thành phố sau: −Chi nhánh tại thành phố HCM: 6/59 Bis đường Cao Thắng quận 3. −Đại diện ở Đông Hà Quảng Trị. −Đại diện tại Vientinate - Cộng hòa nhân dân Lào. c.Nguồn vốn hoạt động của công ty. −Vốn điều lệ: 9.717.179.746 đồng. −Vốn lưu động: 5.757.471.539 đồng. −Vốn cố định: 3.959.708.207 đồng. Trong những năm tiếp theo tùy theo yêu cầu của công ty, công ty sẽ tiếp tục tăng thêm nguồn vốn bằng cánh bổ sung thêm từ lợi nhuận của công ty. 2.Lịch sử hình thành công ty. Công ty VILEXIM Hà Nội trực thuộc Bộ Thương Mại được thành lập ngày 24-12-1987 theo quyết định số 82/ VNG-TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại). Tiền thân của công ty là công ty xuất nhập khẩu biên giới được thành lập năm 1967 thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa của các nước XHCN chi viện cho kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Lào. Từ năm 1976 đến năm 1987 ngoài nhiệm vụ vận chuyển hàng viện trợ cho Lào, công ty còn được Bộ Thương Mại giao cho tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp với Lào và trong thời gian này công ty đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu với Lào. Trước chính sách mở cửa nền kinh tế của đất nước, để tồn tại và tiếp tục phát triển công ty -53-
  • 54. đã không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh với nhiều tổ chức, công ty kinh doanh của nước ngoài. Đến nay công ty đã có quan hệ ngoại giao với khoảng 40 nước và quan hệ kinh doanh với khoảng trên 23 nước trên thế giới. 3.Cơ cấu tổ chức của công ty . Công ty xuất nhập khẩu với Lào là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại. Cơ cấu của công ty là một thể thống nhất từ trên xuống. Được thể hiện ở sơ đồ sau: Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Phòng kế hoạch tổng hợp Phó giám đốc Phòng dịch vụ đầu tư Các phòng XKN Giám đốc từ 1-4 Đại diện Đông Hà -Quảng Trị Chi nhánh tại TP.HCM -54-
  • 55. Phó giám đốc Đại diện tại Viênchăn-Lào Ban lãnh đạo công ty: Là bộ phận đứng đầu công ty. Giám đốc công ty là đồng chí Nguyễn Khánh Kiền, được Bộ trưởng Bộ Thương Mại bổ nhiệm. Giám đốc là đại diện hợp pháp cho mọi quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước. Giám đốc sẽ trực tiếp điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh của công ty sao cho có hiệu quả đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ thương Mại và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Tham mưu cho giám đốc là hai phó giám đốc. −Phó giám đốc: Tăng Văn Cường - phụ trách công tác xuất nhập khẩu, hành chính ở các kho Cổ Loa, kho Pháp Vân, kho 139 Lò Đúc, kho và cơ quan đại diện tại Đông Hà, liên doanh đầu tư và công tác đời sống cho cán bộ công nhân viên. −Phó giám đốc: Nguyễn Trường Sơn - Phụ trách chi nhánh tại Thành Phố HCM và văn phòng đại diện tại Viên Chăn Lào. Các phó giám đốc có quyền triển khai các quyết định của giám đốc, giúp giám đốc điều hành công ty, tạo sự nhịp nhàng, thống nhất và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nghiệp vụ chuyên môn và lập báo cáo định kỳ lên giám đốc. −Dưới ban lãnh đạo là các phòng ban chức năng, các chi nhánh và văn phòng đại diện. Cụ thể: -55-
  • 56. −Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc quản lý nhân sự trong công ty. Gồm: Sắp xếp, tuyển chọn, thuyên chuyển, lập kế hoạch đào tạo cán bộ, đánh giá chất lượng cán bộ, xét duyệt định mức tiền lương lao động trong công ty. Ngoài ra còn quản lý công văn, giấy tờ trong các quan hệ đối nội và đối ngoại của công ty. Phòng kế toán tài vụ: có chức năng huy động vốn và các nguồn lực khác phục vụ cho công tác kinh doanh của công ty, tiến hành nhận vốn và tài sản của nhà nước giao cho công ty, tổ chức hạch toán kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các chế độ quản lý tài chính của các đơn vị thành viên trong công ty, lập các báo cáo tài chính định kỳ, tổng hợp và công khai tình hình tài chính của công ty, cung cấp số liệu, tài liệu liên quan đến tình hình tài chính của công ty cho giám đốc cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng. Phòng kế hoạch tổng hợp: Thực hiện chức năng tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của công ty. Qua đó, ban giám đốc sẽ đề ra phương án sản xuất kinh doanh phù hợp. Phòng kinh doanh: Gồm 6 phòng, trong đó có 4 phòng thực hiện chức năng xuất nhập khẩu, 1 phòng đầu tư có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi tình hình triển khai của các dự án đầu tư, đồng thời lập kế hoạch đầu tư trình ban giám đốc, 1 phòng dịch vụ nhận các dịch vụ thuộc phạm vi kinh doanh của công ty theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước . Chi nhánh và văn phòng đại diện: Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện có quyền ra quyết định và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh và văn phòng đại diện, có quan hệ với các cơ quan chủ quản cấp trên, với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện có nhiệm vụ báo cáo hoạt động kinh doanh của mình lên phó giám đốc điều hành chi nhánh, văn phòng đại diện đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên về quá trình điều hành sản xuất và kinh doanh của mình. -56-