SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 66
Descargar para leer sin conexión
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
CHUYÊN ĐỀ
VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
Đà Nẵng, tháng 01. 2010
VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
I. Khái niệm và chức năng của văn bản
Văn bản (VB) là gì?
1 Khái niệm:
- Văn bản nói chung là một loại phương tiện ghi tin và
truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (hay một loại kí hiệu)
nhất định. VB được hình thành trong nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội. Tùy theo từng lĩnh vực cụ thể của đời sống XH
và QLNN (quản lý nhhà nước) mà VB có những nội dung
và hình thức thể hiện khác nhau.
- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn
ngữ ở dạng viết. Văn bản thường là tập hợp của các câu có
tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, có
tính liên kết chặt chẽ và hướng tới 1 mục tiêu giao tiếp nhất
định.
VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
2. Văn bản hành chính (VBCH) là gì ?
VBHC là VB của các cơ quan NN dùng để ghi chép,
truyền đạt các quyết định QL (quản lý) và các thông
tin cần thiết cho hoạt động QL theo đúng thể thức,
thủ tục, và thẩm quyền luật định.
- Nói cách khác, Văn bản HC là phương tiện quan trọng
để đảm bảo thông tin cho QL và nó phản ánh kết quả
hoạt động của QL, đồng thời nó truyền đạt ý chí, mệnh
lệnh của các CQNN (cơ quan nhà nước) cho cấp dưới.
VBHC là thông tin giao dịch chính thức giữa các cơ quan,
tổ chức với nhau hoặc giữa NN với tổ chức và công dân.
VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
II. Chức năng của văn bản hành chính
1. Chức năng thông tin:
Đây là chức năng cơ bản và tổng quát nhất của VBHC nói chung:
vì trong trong quá trình QL, điều hành và trong các hoạt động
của các CQNN thì VB là phương tiện truyền tải thông tin quan
trọng nhất để điều hành bộ máy QLNN
+ Thông tin về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước liên
quan đến mục tiêu và phương hướng hoạt động lâu dài của cơ
quan; về nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động cụ thể của từng cơ quan
+ Ghi lại các thông tin quản lý
+ Truyền đạt thông tin QL từ nơi này đến nơi khác trong hệ
thống QL hay từ CQQLNN đến quần chúng nhân dân.
+ Giúp cho các CQQLNN đánh giá các thông tin thu được qua
các hệ thống truyền đạt thông tin khác.
VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
II. Chức năng của văn bản hành chính (QL).
2. Chức năng quản lý
- VBHC là phương tiện hữu hiệu trong việc truyền
đạt các quyết định QL cho cấp dưới một cách thuận
lợi và chính xác.
- VBHC giúp cho các nhà QL tổ chức, điều hành tốt
công việc QL của mình và là cơ sở để theo dõi, kiểm
tra, đánh giá cấp dưới theo quy trình quản lý. Nó là
cơ sở pháp lý để đề ra các quy định đảm bảo tính
pháp luật.
VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
II. Chức năng của văn bản hành chính (QL).
3. Chức năng pháp lý
- VBHC là phương tiện để ghi chép và truyền đạt
các quy phạm pháp luật và để điều tiết các mối quan
hệ xã hội bằng hệ thống luật pháp đã được văn bản
hóa, tạo điều kiện phổ biến rộng rãi, đầy đủ chính
xác việc thực thi pháp luật và QLNN, quan hệ xã hội
được nghiêm minh, đúng đắn và thống nhất.
- Nó là cơ sở pháp lý cho các quyết định QL và các
thông tin QL khác của các CQNN từ TW đến địa
phương.
VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN
III. Hệ thống VB của nước CHXHCNVN:
1. Văn bản quy phạm pháp luật:
L, PL, L, NQ, NQLT, NĐ, QĐ, CT, TT, TTLT.
2. Văn bản cá biệt: (Quyết định, chỉ thị thành văn mang tính áp dụng pháp
luật do cơ quan, công chức NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục
nhất định..)
3. Văn bản hành chính thông thường: ( không đưa ra các quyết định
quản lý, do đó không dùng để thay thể cho văn bản QPPL hoặc văn bản cá
biệt)
4.Văn bản quản lý lĩnh vực chuyên môn: (các loại hóa đơn, séc, các loại
văn bằng, chứng chỉ)
5. Các loại hợp đồng: (hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng lao
động)
6. Các văn bản chuyển đổi: (Nội quy, quy chế, quy định của từng cơ quan đơn
vị trong từng lĩnh vực QL cụ thể)
Các loại văn bản hành chính (VBHC)
* Văn bản cá biệt: (VBCB) là những quyết định QL
thành văn mang tính áp dụng luật, do cơ quan, công
chức NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ
tục nhất định nhằm đưa ra các quy tắc xử sự riêng
đối với 1 hoặc 1 nhóm đối tượng cụ thể, được chỉ rõ,
hay nói cách khác để giải quyết công việc cụ thể.
(VD: QĐ của GĐ Bưu điện khen thưởng các đơn vị,
cá nhân có thành tích cao trong công tác thi đua 6
tháng đầu năm 2008)
Văn bản cá biệt có 2 loại: Quyết định cá biệt và Chỉ
thị cá biệt.
Văn bản cá biệt: (VBCB)
-Quyết định cá biệt: (QĐ áp dụng PL) là VB được ban
hành để giải quyết các công việc cụ thể đối với đối
tương cụ thể. Đó là những quyết định lên lương,
khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phê
duyệt dự án …)
- Chỉ thị cá biệt: là VB được ban hành để vận hành bộ
máy thuộc quyền QL của đơn vị và nhằm thực hiện
tốt chức năng, nhiệm vụ mà NN giao cho đơn vị, có
nội dung chứa đựng các mệnh lệnh của cấp trên giao
cho cấp dưới trong việc thực hiện pháp luật và các
nhiệm vụ cụ thể phát sinh trong quá trình QL
Văn bản hành chính thông thường: (VBHCTT)
- Văn bản HCTT là loại văn bản mang tính thông tin, điều
hành nhằm thực thi các VBQPPL (văn bản quy phạm
pháp luật), hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể,
phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép các công
việc trong các cơ quan tổ chức. Nội dung của thông tin
mang tính chất điều hành tác nghiệp hành chính.VBHCTT
không đưa ra các quyết định QL do đó không được dùng để
thay thế cho VBQPPL hoặc VBCB
- Các hình thức VBHCTT:
+ VBHC không có tên loại: (công văn hành chính)
+ VBHC có tên loại: Điều lệ, quy chế, quy định, kế hoạch,
quy hoạch, chương trình, chiến lược, đề án, thông báo, báo
cáo…
Văn bản chuyên môn-kỹ thuật: (VBCM-KT)
- Văn bản chuyên môn-kỹ thuật là loại văn
bản do một cơ quan QLNN trong một lính
vực nhất định, được NN ủy quyền ban
hành, dùng để QL một lĩnh vực điều hành
của bộ máy NN, loại VB này mang tính đặc
thù và thuộc thẩm quyền ban hành riêng
của từng cơ quan NN theo quy định của
pháp luật.
(+ Giấy khai sinh: do cơ quan Tư pháp ban
hành; Bệnh án: do Bộ Y tế ban hành…)
Sơ đồ hệ thống VBQLNN
Sơ đồ hệ thống VBQLNN
CQLP (Đ13)
QH
HP,Lt, NQ
UBTVQH
PL,NQ
HĐNN
các cấp
NQ
CQHP (Đ15,16)
CQHP-QLC
CP: NQ,NĐ
CTN: L, QĐ (Đ 14)
TTg: QĐ, CT
Các Bộ:
QĐ
CT
TT
TTLT
CQHP-QLCM
CQTP (Đ17)
TANDTC
HĐTPTANDTC
NQ
CA.TANDTC
QĐ
CT
TT
VKSNDTC
VT
VKSNDTC
QĐ
CT
TT
UBNN các cấp
QĐ. CT
QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
Quy trình soạn thảo và ban hành VB là trình
tự các bước được sắp xếp khoa học mà cơ
quan QLNN nhất thiết phải tiến hành trong
công tác soạn thảo và ban hành văn bản theo
đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
phạm vi hoạt động (4 bước)
- Chuẩn bị
- Lập đề cương, viết bản thảo
- trình duyệt, ký văn bản
- Hoàn thiện thủ tục hành chính để ban hành
VB
QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
Bước 1: chuẩn bị
- Phân công soạn thảo: cơ quan đơn vị hoặc cá
nhân soạn thảo
- Xác định mục đích ban hành VB, đối tượng
và phạm vi áp dụng của VB
- Xác định tên loại VB
- Thu thập và xử lý thông tin
QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
Bước 2: lập đề cương và viết bản thảo
- Lập đề cương:
+ Đề cương VB là bản trình bày những điểm cốt yếu dự định thể
hiện ở nội dung VB
+ Đề cương VB được xây dựng trên cơ sở những vấn đề được xác
định trong mục đích và giới hạn của VB
+ Có thể XD đề cương chi tiết, hoặc sơ lược
- Viết bản thảo:
+ Dùng lời văn, câu chữ để cụ thể hóa những ý tưởng, những dự
kiến được xác lập ở đề cương
+ Khi viết bản thảo, cần phải bám sát đề cương, phân chia dung
lượng trong từng chương, mục, đoạn cho hợp lý. Sử dụng linh
hoạt các từ, cụm từ, liên kết các câu, đoạn để VB trở thành một
thể thống nhất, trọn vẹn về nội dung và hình thức.
+ Kiểm tra, rà soát bản thảo: kiểm tra bố cục nội dung: đã lôgic
chưa, đầy đủ các ý cần trình bày chưa, các ý trình bày đã phù hợp
với mục đích ban hành VB hay chưa, ý trọng tâm của VB đã nổi
bật hay chưa.
+ Kiểm tra về thể thức VB, về ngôn ngữ diễn đạt và trình bày
QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
Bước 3: trình duyệt, ký văn bản
- Cơ quan, đơn vị soạn thảo VB trình hồ sơ trình duyệt dự thảo
VB lên cấp trên (tập thể hoặc cá nhân) để xem xét thông qua.
- Hồ sơ trình duyệt bao gồm các giấy tờ sau:
+ Tờ trình hoặc phiếu trình dự thảo VB
+ Bản dự thảo
+ VB thẩm định (nếu có)
+ Bản tập hợp ý kiến tham gia (nếu có)
+ Các văn bản giấy tờ khác liên quan (nếu có)
Trường hợp không có hồ sơ trình duyệt thì phải trực tiếp tường
trình với thủ trưởng về VB
* Đối với VB thông qua theo chế độ tập thể và QĐ theo đa số: các
thành viên dự họp phải đúng thành phần, có đủ tư cách và thẩm
quyền. VB được thông qua khi đảm bảo số phiếu theo quy định
của PL.
* Đối với VB được thông qua theo chế độ một thủ trưởng: trên cơ
sở bàn bạc, tìm hiểu, thống nhất ý kiến với ban lãnh đạo, thủ
trưởng xem xét ký ban hành và phải chịu trách nhiệm pháp lý về
VB mình đã ký.
QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
Bước 4: hoàn thiện thủ tục hành chính để ban hành
VB (thuộc nhiệm vụ của cán bộ văn thư)
- Ghi số, ngày tháng năm ban hành VB
- Vào sổ VB đi, sổ lưu VB
- Kiểm tra lần cuối về thể thức VB
- Nhân VB đủ số lượng ban hành
- Đóng dấu cơ quan
- Bao gói và chuyển giao VB
Với những VB quan trọng, ban hành kèm theo phiếu
gửi VB, cần tiếp tục theo dõi sự phản hồi của cơ
quan nhận VB.
Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC
1. Soạn thảo quyết định cá biệt:
- Về thể thức: gồm 9 thành phần cơ bản và một số thành phần
bổ sung (tên người đánh máy, số lượng ban hành). Trình
bày theo quy định của 1 VBHC có tên loại.
- Về bố cục: gồm 2 phần
+ Phần mở đầu: nêu các căn cứ để ban hành quyết định
+ Phần nội dung: nêu các quy định (được trình bày dưới dạng
điều: từ 2-5 điều)
* Điều 1: quy định thẳng vào vấn đề chính (đã được nêu ở
phần trích yếu nội dung, nhưng cần được trình bày cụ thể
hơn)
* Điều 2, và các điều tiếp theo quy định những hệ quả pháp
lý nãy sinh từ điều 1
* Điều cuối cùng: quy định hiệu lực và các đối tượng thi
hành quyết định. (xem phụ lục I)
Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC
2. Soạn thảo công văn
a. Yêu cầu: - Mỗi công văn chỉ chứa đựng 1 chủ đề
và chỉ nêu một sự vụ nhất định
- Công văn phải viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, ý
tưởng phản ánh sát với chủ đề.
- Ngôn ngữ sử dụng trong công văn phải khoa học,
lịch sự, nghiêm túc, có tính thuyết phục
- Phải đúng với thể thức quy định của pháp luật, đặc
biệt phải có phần trích yếu nội dung
Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC
2. Soạn thảo công văn.
b. Bố cục của công văn
- Phải có quốc hiệu và tiêu ngữ
- Tác giả ban hành (tên cơ quan chủ quản và tên cơ quan ban
hành văn bản)
- số và ký hiệu của công văn
- Địa danh và ngày tháng năm ban hành
- Chủ thể nhận công văn
- Trích yếu nội dung của công văn
- Nội dung của công văn
- chữ ký và đóng dấu, họ và tên người ký công văn
- Nơi gửi công văn
Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC
c. Kỹ thuật soạn thảo nội dung của công văn
- Viện dẫn (Phần mở đầu): phải nêu rõ lý do tại sao phải
ban hành CV đó. (Lý do hoặc cơ sở để ban hành CV)
- Nội dung chính: Phải nêu sát với chủ đề hoặc những vấn
đề đã được nêu trong viện dẫn. Tùy theo từng loại chủ
đề, công văn có những cách viết cho phù hợp. Trước khi
viết phải xin ý kiến của lãnh đạo để được hướng dẫn về
nội dung công văn. Sắp xếp ý nào nêu trước, ý nào nêu
sau để công văn thể hiện tính logic. Văn phong phải phù
hợp với từng loại công việc và cần phải có lập luận chặt
chẽ các vấn đề đưa ra. (CV cám ơn: nhẹ nhàng, chân tình, CV đề xuất: phải
nêu lý do xác đáng, CV tiếp thu ý kiến: thể hiện sự mềm dẻo, khiêm tốn, CV từ chối: thẻ
hện sự lịch sự, phải có lời động viên an ủi..)
- Kết thúc: phải ngắn gọn và chủ yếu để nhấn mạnh chủ đề
và xác định trách nhiệm của người thực hiện và có
những công văn lưư ý cần phải có lời chào lịch sự
Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC
3. Phương pháp soạn thảo báo cáo
a. Yêu cầu: khi soạn thảo báo cáo phải đảm bảo tính trung
thực và chính xác, phải phản ánh trung thực và khách quan.
Nêu đúng ưu, khuyết điểm, những việc cần giải quyết và
những việc còn tồn đọng, không được thiên vị, thêm bớt,
bóp méo sự thật.
- Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Yêu
cầu này đặt ra vấn đề là không được viết chung chung, thu
thập và xữ lý số liệu, chọn lọc tư liệu đưa vào báo cáo phải
tuyệt đối chính xác.
- Báo cáo phải kịp thời: thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật và tôn
trọng cấp trên, có trách nhiệm với công việc, để lãnh đạo
nắm được thông tin một cách kịp thời và đưa ra những
quyết định chính xác.
3. Phương pháp soạn thảo báo cáo
b. Phương pháp
* Chuẩn bị:
- Phải xác định mục đích, yêu cầu của bản báo cáo đó.
- Phải xây dựng đề cương khách quan của báo cáo:
+ Đánh giá tình hình, mô tả sự việc … đã xẩy ra
+ Phân tích nguyên nhân, đánh giá tình hình, xác định những
công việc cần phải được tiếp tục
+ Đề ra phương hướng và những biện pháp tổ chức hoạt động
- Thu thập số liệu để đưa vào báo cáo
- Xử lý tư liệu và số liệu
- Dự kiến đề xuất
Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC
Phương pháp soạn thảo báo cáo
b. Phương pháp
* Xây dựng dàn bài:
- Mở đầu: Nêu điều kiện và hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc
thực hiện.
- Nội dung:
+ Đánh giá những việc làm được và chưa làm được
+ Nêu ra những khuyết điểm trong quá trình thực hiện
+ Đánh giá khái quát và rút ra những bài học kinh nghiệm
- Kết luận:
+ Phương hướng và những mục tiêu phấn đấu
+ Những nhiệm vụ để khắc phục thiếu sót, khuyết điểm
+ Các biện pháp tổ chức thực hiện
+ Những ý kiến đề xuất để kiến nghị đối với cấp trên
+ Nêu lên những triển vọng sắp tới
Phương pháp soạn thảo báo cáo
b. Phương pháp
* Viết dự thảo báo cáo:
- Nên dùng ngôn ngữ phổ thông
- Cần nêu những sự kiện kèm theo số liệu đánh giá
- Có thể trình bày theo kiểu mẩu, sơ đồ
- Hành văn trong báo cáo phải mạch lạc, rõ ràng, lôgic, chặt
chẽ, tránh hiện tượng phô trương sáo rỗng. Nếu báo cáo
chuyên đề phải kèm theo bản phụ lục. Nếu báo cáo quan
trọng thì cần phải tổ chức lấy ý kiến thông qua
* Trình lãnh đạo thông qua:
- Phải có sự xét duyệt của lãnh đạo trước khi gửi báo cáo hoặc
trước khi trình bày
Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC
4. Soạn thảo biên bản
a. Yêu cầu của biên bản:
- Số liệu và sự kiện phải chính xác, cụ thể.
- Ghi chép phải trung thành, đầy đủ, không suy diễn
chủ quan.
- Ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm
- Thủ tục phải chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao,
nếu có tang vật hoặc vật chứng phải kèm theo biên
bản
- Đòi hỏi trách nhiệm cao của người lập biên bản và
những người ký xác nhận.
Phương pháp soạn thảo biên bản
b. Cách xây dựng bố cục của biên bản:
- Tuân theo thể thức của một văn bản hành chính.
(không có số và ký hiệu)
- Tên của biên bản và trích yếu nội dung
- Ngày tháng năm, giờ phút
- Địa điểm
- Thành phần tham dự
- Nội dung: ghi đầy đủ theo trình tự
- Phần kết thúc: ghi ngày, giờ kết thúc, chữ ký của
người ghi (lập) biên bản và chữ ký của người xác
nhận (nhân chứng: ký nếu có)
THỂ THỨC VĂN BẢN
1. Quốc hiệu
Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (VB)
Tên cơ quan, tổ chức ban hành VB bao gồm tên của cơ quan, tổ
chức ban hành VB và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên
trực tiếp (nếu có) căn cứ quy định của pháp luật hoặc căn cứ văn
bản thành lập, quy định tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền, trừ trường hợp đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy Ban của
Quốc hội.
Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được ghi đầy đủ theo
tên gọi chính thức căn cứ VB thành lập, quy định tổ chức bộ máy,
phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp
nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; tên của cơ quan, tổ
chức chủ quản cấp trên trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ
thông dụng như: uỷ ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân
(HĐND).
3. Số, ký hiệu của văn bản
a. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Quốc
hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành
được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị
định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và
hướng dẫn tại Thông tư này, cụ thể như sau:
- Số của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm số thứ tự đăng
ký được đánh theo từng loại văn bản do cơ quan ban hành
trong một năm và năm ban hành văn bản đó. Số được ghi
bằng chữ số ả - rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và
kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm; năm ban hành
phải ghi đầy đủ các số, ví dụ: 2004, 2005,
- Ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm chữ viết
tắt tên loại văn bản theo Bảng chữ viết tắt tên loại văn bản
và bản sao kèm theo Thông tư này (Phụ lục I) và chữ viết
tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước (Chủ tịch nước,
Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản.
- Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành được thực hiện theo
quy định tại Điều 7 của Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân số
31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004.
b. Số, ký hiệu của văn bản hành chính
* Số của văn bản hành chính là số thứ tự đăng ký văn bản do
cơ quan, tổ chức ban hành trong một năm. Tuỳ theo tổng
số văn bản và số lượng mỗi loại văn bản hành chính được
ban hành, các cơ quan, tổ chức quy định cụ thể việc đăng
ký và đánh số văn bản. Số của văn bản được ghi bằng chữ
số ả - rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
* Ký hiệu của văn bản hành chính
- Ký hiệu của quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt) và của các
hình thức văn bản có tên loại khác bao gồm chữ viết tắt
tên loại văn bản theo Bảng chữ viết tắt tên loại văn bản và
bản sao kèm theo Thông tư này (phụ lục I) và chữ viết tắt
tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành
văn bản. Ví dụ: Quyết định (QĐ), Chỉ thị (CT)…
- Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ
chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ
viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo công văn
đó (nếu có), ví dụ:
Công văn của Chính phủ do Vụ Hành chính Văn phòng Chính
phủ soạn thảo: Số:.../CP – HC;
Công văn của Thủ tướng Chính phủ do Vụ Văn xã Văn phòng
Chính phủ soạn thảo: Số:.../TTg – VX;
Công văn của Bộ Xây dựng do Cục quản lý nhà Bộ Xây dựng
soạn thảo: Số:.../BXD – QLN;
Công văn của UBND tỉnh...do tổ chuyên viên (hoặc thư ký)
theo dõi lĩnh vực văn hoá – xã hội soạn thảo: Số:.../ UBND
– VX;
Công văn của Sở Công nghiệp tỉnh...do Văn phòng Sở soạn
thảo: Số:.../SCN – VP.
Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và chữ viết
tắt tên các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức phải được quy
định cụ thể, bảo đảm ngắn ngọn, dễ hiểu.
4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản
a. Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của
đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức
đóng trụ sở, đối với những đơn vị hành chính được
đặt tên theo tên người hoặc bằng chữ số thì phải ghi
tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó, cụ thể như
sau:
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức
Trung ương là tên của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương hoặc tên của thành phố thuộc tỉnh (nếu
có) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở.
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh:
+ Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; là tên của
thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ
Văn bản của UBND thành phố Hà Nội và của các sở, ban,
ngành thuộc thành phố: Hà Nội,...; của UBND thành phố
Hồ Chí Minh và của các sở, ban ngành thuộc thành phố:
Thành phố Hồ Chí Minh …,
+ Đối với các tỉnh: là tên của thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc
của huyện nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ, sở
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp
huyện là tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Địa danh ghi trên văn bản của HĐND, UBND và của các tổ
chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đó
- Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật
khác và văn bản hành chính là ngày, tháng, năm văn bản
được ký ban hành.
5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản
a. Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ
quan, tổ chức ban hành. Khi ban hành văn bản quy
phạm pháp luật và văn bản hành chính, đều phải ghi
tên loại, trừ công văn.
b. Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn
gọn hoặc một cụm từ, phản ánh khái quát nội dung
chủ yếu của văn bản
6. Nội dung văn bản
a. Nội dung văn bản
Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của một văn bản,
trong đó, các quy phạm pháp luật (đối với văn bản quy
phạm pháp luật), các quy định được đặt ra; các vấn đề, sự
việc được trình bày
Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng phù
hợp với qui định của pháp luật
- Các qui phạm pháp luật, các qui định hay các vấn đề, sự
vciệc phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
- Sử dụnh ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản dễ hiểu;
- Dùng từ ngữ phổ thông; không dùng từ ngữ địa phương và từ
ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết. Đối với thuật
ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải
thích trong văn bản;
b. Bố cục của văn bản
Tuỳ theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần
căn cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể
được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản,
điểm hoặc được phần chia thành các phần, mục từ
lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định.
• Văn bản hành chính có thể được bố cục như sau:
- Quyết định (cá biệt); theo điều, khoản, điểm; các quy
chế( quy định) ban hànhkèm theo quyết định; theo
chương, mục, điều, khoản, điểm;
- Chỉ thị( cá biệt); theo khoản, điểm;
- Các hình thức văn bản hành chính khác; theo phần,
mục, khoản, điểm
7. Chúc vụ: họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
a/ Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:
- Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt "TM" (thay mặt) vào
trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức;
- Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổchức thì phải ghi chữ viết tắt
"KT" (ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu.
- Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt "TL" (thừa lệnh) vào trước
chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
- Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt "TUQ" (thừa uỷ quyền)
vào trước chứuc vụ của người đúng đầu cơ quan, tổ chức
b. Chức vụ của người ký
Chức vụ ghi trên văn bản là chức danh lãnh đạo chính thức của người ký văn
bản trong cơ quan, tổ chức; chỉ ghi chức danh như Bộ trường (Bộ trưởng, Chủ
nhiệm), Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc vv..
không ghi lại tên cơ quan, tổ chức, ban hành; văn bản ký thừa lệnh, thừa uỷ
quyền và những trường hợp cần thiết khác do các cơ quan, tổ chức quy định cụ
thể.
c. Họ và tên gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Đối với văn
bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, trước họ tên của người ký,
không ghi học hàm, học vụ và các danh hiệu danh dự khác, trừ văn bản của các
tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, trong những trường hợp
cần thiết, có thể ghi thêm học hàm, học vị
8. Dấu của cơ quan, tổ chức
Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị
định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính
phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan
9. Nơi nhận
Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân văn
bản với mục đích và trach snhiệm cụ thể như để kiểm tra, giám
sát; để xem xét, giải quyết; để thi hành; để trao đổi công việc; để
biết và để lưu
Nơi nhận phải được xác định cụ thể trong văn bản. Căn cứ quy định
của pháp luật; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan; căn cứ yêu cầu giải quyết công việc, đơn vị hoặc cá nhân
soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo có trách nhiệm để xuất những cơ
quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản trình người ký văn
bản quyết định.
Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên
từng cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản
được gửi cho một hoặc một số nhóm đối tượng nhất định thì nơi
nhận được ghi chung
10. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật
a. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật
Việc xác định mức độ khẩn của văn bản được thực hiện như
sau:
- Tuỳ theo mức độ cần được chuyển phát nhanh, văn bản được
xác định độ khẩn theo ba mức sau: hoả tốc, thượng khẩn
hoặc khẩn;
- Khi soạn thảo văn bản có tính chất khẩn, đơn vị hoặc cá nhân
soạn thảo văn bản đề xuất mức độ khẩn trình người ký văn
bản quyết định
Dấu độ khẩn phải được khắc sẵn theo hướng dẫn tại điểm k
khoản 2 Mục III của Thông tư này. Mực dùng để đóng dấu
độ khẩn dùng mực màu đỏ tươi.
b. Dấu chỉ mức độ mật
Việc xác định và đóng dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc
mật), dấu thu hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà
nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ
bí mật nhà nước.
11. Các thành phần thể thức khác
Các thành phần thể thức khác của văn bản bao gồm:
a, Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E - Mail; địa chỉ trên mạng
(Website); số điện thoại, số Telex, số Fax đối với công văn, công
điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gữi, phiếu chuyển để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc liên hệ.
b, Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành như "Trả lại sau khi họp (hội
nghị)", "xem xong trả lại", "lưu hành nội bộ" đối với những văn
bản có phạm vi, đối tượng phổ biến, sử dụng hạn chế hoặc chỉ dẫn
về sự thảo văn bản như "dự thảo" hay "dự thảo lần...". Các chỉ
dẫn trên có thể được đánh máy hoặc dùng con dấu khắc sẵn để
đóng lên văn bản hoặc dự thảo văn bản;
c, ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành đối với những
bản cần được quản lý chặt chẽ về số lượng bản phát hành;
d, Trường hợp văn bản có phụ lục kèm theo thì trong văn bản phải
có chỉ dẫn về phụ lục đó. Phụ lục văn bản phải có tiêu đề, văn bản
phải có từ hai phụ lục trở lên thì các phụ lục phải được đánh số
thứ tự bằng số La Mã;
đ. Số trang: văn bản và phụ lục văn bản gồm nhiều trang thì từ
trang thứ hai trở đi phải được đánh số thứ tự bằng chữ số ả-rập;
số trang củ phụ lục văn bản được đánh riêng theo từng phụ lục.
KỸ THUẬT TRÌNH BÀY
1. Khổ giấy, kiểu trình bày và định lề trang văn bản.
a. Khổ giấy
Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được
trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm).
Các loại văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ,
phiếu gửi, phiếu chuyển có thể được trình bày trên khổ A5
(148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn.
b. Kiểu trình bày
Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được
trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng
bản in theo chiều dài).
Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng
không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể
được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng
bản in theo chiều rộng).
KỸ THUẬT TRÌNH BÀY
c. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
- Trang mặt trước:
Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm;
Lề dưới: cách méo dưới từ 20-25 mm;
Lề trái: cách mép trái từ 30-35 mm;
Lề phải: cách mép phải từ 15-20mm;
- Trang mặt sau:
Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm;
Lề dưới : cách mép dưới từ 20-25 mm;
Lề trái : cách mép trái từ 15-20 mm;
Lề phải : cách mép phải từ 30-35 mm;
2. Kỹ thuật trình bày các thành phần thể thức văn bản.
Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một
trang giấy khổ A4 được thực hiện theo sơ đồ bố trí các
thành phần thwr thức văn bản kèm theo Thông tư này (Phụ
lục II). Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên
một trang giấy khổ A5 được áp dụng tương tự theo sơ đồ
trên.
Các thành phần thể thức văn bản được trình bày như sau :
a. Quốc hiệu
Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1.
Dòng chữ trên : "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu
chữ đứng, đậm.
Dòng chữ dưới : "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" được trình
bày bằng chữ in thường, cỡ chư từ 12 đến 13, kiểu chữ
đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa
các cụm từ có gạch ngang nhỏ; phía dưới có dòng kẻ ngang,
nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
b. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô
số 2.
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp được trình
bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng
chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; phía
dưới có đường kẻ ngang, nét kiền, có độ dài bằng từ 1/3 đến
½ độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
c. Số, ký hiệu của văn bản.
Số, ký hiệu của văn bản dược trình bày ở ô số 3.
Từ "số" được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng
chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ "số" có dấu hai
chấm; giữa số, năm ban hành và kí hiệu văn bản có dâu
gạch chéo (/); giữa các nhóm chữ viết tắt trong kí hiệu văn
bản có dấu gạch nối không cách chữ (-), ví dụ :
Số: 33/2002/NĐ-CP; Số: 15/QĐ-UBND; Số: 23/BC-BNV;
Số: 234/SCN-VP.
d. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản.
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày ở
ô só 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ
nghiêng ; sau địa danh có dấu phẩy.
Ví dụ: Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2008
đ. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
Tên loại và trích yếu nội dung của các loại văn bản có ghi tên loại
được trình bày tại ô số 5a; tên loại văn bản (nghị định, nghị quyết,
kế hoạch, báo cáo, tờ trình và các loại văn bản khác) được đặt
canh giữa (cân đối ở giữa dòng) bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 14 đến
15, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt
canh gữa, ngay dưới tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ
14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang,
nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt
cân đối với dòng chữ.
Trích yếu nội dung công văn được trình bày tại ô só 5b, sau chữ
viết tắt "V/v" (Về việc) bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13,
kiểu chữ đứng.
e. Nội dung văn bản.
Nội dung văn bản được trình bày tại ô số 6.
- Phần nội dung (văn bản) được trình bày bằng chữ in
thường, cõ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng
có thể lùi vào từ 1 cách mạng đến 1,27 cách mạng (1default
tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối
thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay hay cách dòng
(line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line
spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên.
- Đối với những văn bản qui phạm pháp luật và văn bản hành
chính có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn
cứ phải xuống dòng có dấu chấm phẩy, riêng căn cứ cuỗi
cùng kết thúc bằng dấu phẩy.
g. Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
- Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày tại
ô số 7a; Chức vụ khác của người ký được trình bày
tại ô số 7b; các chữ viết tắt "TM"; "KT"; "TL",
"TUQ" hoặc "Q" (quyền), quyền hạn và chức vụ của
người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ
13 đến 14, kiễu chữ đứng, đậm.
- Họ tên của người ký văn bản và học làm, học vị
(nếu có) được trình bày tại ô số 7b; bằng chữ in
thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiễu chữ đứng, đậm.
- Chữ ký của người có thẩm quyền được trình bày tại
ô số 7c.
h, Dấu của cơ quan, tổ chức
Dấu của cơ quan tổ chức được trình bày tại ô số 8
I, Nơi nhận
Nơi nhận được trình bày tại ô số 9a và 9b.
Phân nơi nhận tại ô số 9 a (chỉ áp dụng đối với văn bản hành
chính) được trình bày như sau:
- Từ "kính gữi' và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận
văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu
chữ đứng;
- Sau từ" kính gửi" có dấu hai chấm; nếu công văn gửi cho
một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân thì từ "kính gửi" và
tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được trình bày trên cùng
một dòng; trường hợp công văn gửi cho hai cơ quan, tổ
chức hoặc cá nhân trở lên thì tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá
nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, cá nhân được trình
bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang, cuối
dòng có dấu chấm phẩy, cuối dòng cuối cùng có dấu chấm.
Phần nơi nhận tại ô số 9b (áp dụng chung đối với công văn
hành chính và các loại văn bản khác) được trình bày như
sau:
- Từ "nơi nhận" được trình bày trên một dòng riêng, sau đó có
dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ
nghiêng, đậm;
- Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn
bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ
đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi
nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vịnhận văn bản được trình bày
trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang, cuối dòng có
dấu chấm phẩy; riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ "lưu"
sau đó có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt "VT"( văn
thư cơ quan, tổ chức), chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận)
soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (chỉ trong những
trường hợp cần thiết) được đặt trong ngoặc đơn, cuối cùng
là dấu chấm.
k. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật
Mẫu dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật) và dấu
thi hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước
được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo
vệ bí mật nhà nước. Dấu độ mật được đóng vào ô số
10a, dấu thu hồi được đóng vào ô số 11. dấu độ khẩu
được đóng vào ô số 10b. Con dấu các độ khẩn có
hình chữ nhật, trên đó, các từ "hoả tốc“,
"thượng khẩn" hoặc "khẩn" được trình bày bằng chữ
in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và
được đặt cân đối trong khung chữ nhật viền đơn, có
kích thước tương ứng là 30mmx8mm, 40mmx8mm
và 20mm x 8mm
3. Các thành phần thể thức khác
Các thành phần thể thức khác được trình bày như sau:
- Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành được trình bày tại ô số 11; các
cụm từ "trả lại sau khi họp (hội nghị)", "xem xong trả lại" , “lưu
hành nội bộ" được trình bày cân đối trong một khung hình chữ
nhật viền đơn, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ
đứng, đậm
- Chỉ dẫn về dự thảo văn bản được trình bày tại ô số 12; từ "dự
thảo" hoặc cụm từ "dự thảo lần…” được trình bày trong một
khung hình chữ nhật viền đơn, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến
14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành được trình
bày tại ô số 13; ký hiệu bằng chữ in hoa, số lượng bản bằng chữ số
ả - rập, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng;
- Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-Mail; địa chỉ trên mạng
(Website); số địên thoại, số Telex, số Fax được trình bày trên
trang đầu của văn bản, tại ô số 14, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ
11 đến 12, kiểu chữ đứng, dưới một đường kẻ nét liền kéo dài hết
bề ngang của vùng trình bày văn bản;
- Phụ lục văn bản: phụ lục kèm theo văn bản được trình bày
trên các trang giấy riêng; từ "phụ lục" và số thứ tự của phụ
lục (trường hợp có từ hai phụ lục trở lên) được trình bày
trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ
14, kiểu chữ đứng đậm, tiêu đề (tên) của phục lục được trình
bày canh giữa, bừng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu
chữ đứng, đậm;
- Số trang của văn bản: được trình bày tại chính giữa trên đầu
trang giấy (phần heaher) hoặc tại góc phải, ở cuối trang giấy
(phần footer) bằng chữ số ả - rập, cỡ chữ bằng cỡ chữ của
phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng
- Mẫu chữ và chi tiết trình bày các thành phần thể thức văn
bản được minh hoạ tại Phụ lục IV- Mẫu chữ và chi tiết trình
bày thể thức văn bản và thể thức bản sao keo theo
- Phông chữ: VnTime đối với chữ in thường và VnTimeH đối
với chữ in hoa. (hoặc Times New Roman)
1
ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU
LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2002 là công cụ trực tiếp xác lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động lập
pháp nhờ đó, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam ngày
càng có nhiều tiến bộ, cải thiện hệ thống pháp luật cả về số lượng các văn bản
quy phạm pháp luật và chất lượng của hệ thống pháp luật. Việc triển khai thực
hiện các luật này, một mặt, đã giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống pháp
luật và mặt khác, đã tạo sự chuyển biến một bước về chất trong hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật nói chung và trong hoạt động xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật nói riêng; cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
theo đường lối, chính sách của Đảng.
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, trong công tác xây dựng, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật hiện nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế lớn như sau:
Thứ nhất, về việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
Về nguyên tắc, việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh là giai
đoạn hết sức quan trọng, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, nhằm xác định nhu cầu
xã hội, chính sách pháp luật phù hợp để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội
phát sinh, cũng như để điều chỉnh công tác quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên,
hiện nay việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhìn chung còn chưa
thực sự khoa học, thiếu những định hướng chính sách pháp luật, làm cho quá
trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ít nhiều gặp khó khăn, lúng túng,
ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng soạn thảo văn bản. Một số luật, pháp lệnh
được ban hành thiếu tính khả thi hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, gây lãng phí các nguồn lực.
Mặt khác, việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cũng chưa quan
tâm đúng mức đến việc xác định thứ tự ưu tiên của văn bản, dẫn đến trên thực tế
có văn bản thực sự cần thiết lại chưa được ban hành hoặc có văn bản cần ban
hành trước, nhưng lại được ban hành sau.
Thứ hai, về việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
- Chưa có sự phân công thật rành mạch và hợp lý giữa các cơ quan trong
quá trình soạn thảo, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan liên quan
trong quá trình đó, dẫn đến tình trạng chờ đợi, dựa dẫm nhau, làm chậm tiến độ
soạn thảo và giảm chất lượng của văn bản (ví dụ: chưa quy định hợp lý trách
nhiệm của cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo, ban soạn thảo, ...).
2
- Còn thiếu các quy định bảo đảm việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp
luật phải dựa trên những nghiên cứu, đánh giá khoa học, đánh giá ảnh hưởng dự
kiến của những chính sách pháp luật hoặc những quy định của pháp luật sẽ được
ban hành; các kết quả nghiên cứu, đánh giá đã có cũng chưa được công bố rộng
rãi hoặc cung cấp đầy đủ cho các cơ quan có thẩm quyền như Chính phủ, Quốc
hội khi xem xét, thảo luận, thông qua văn bản.
- Quy trình soạn thảo văn bản chưa phát huy triệt để sự tham gia của các
tổ chức, cá nhân liên quan. Việc lấy ý kiến của nhân dân, của đối tượng chịu sự
tác động trực tiếp của văn bản còn hình thức; thiếu cơ chế đề cao trách nhiệm
của cơ quan soạn thảo trong việc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo.
- Chưa có cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa luật, pháp lệnh với việc
soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành theo hướng bảo đảm cho luật,
pháp lệnh đi vào cuộc sống đúng vào thời điểm có hiệu lực.
Thứ ba, về quy trình thảo luận, xem xét, thông qua dự thảo văn bản của
Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội
Vai trò của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự thảo luật, pháp
lệnh chưa được quy định đúng mức, đầy đủ trong việc bảo vệ, giải trình trước
Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dự thảo, nhất là trong trường hợp dự
thảo luật, pháp lệnh được xem xét, thông qua tại hai kỳ họp, hai phiên họp, dẫn
đến việc hướng dẫn thi hành và triển khai thi hành một số văn bản gặp khó khăn
nhất định và trong một số trường hợp dẫn đến sự không rõ ràng về trách nhiệm
trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ tư, về vấn đề áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn nhiều
chồng chéo, trùng lắp, mâu thuẫn do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang
rất phức tạp, nhiều tầng nấc, nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành với nhiều
hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; thiếu quy định ràng buộc
trách nhiệm của các cơ quan trong việc hợp nhất, pháp điển hoá văn bản quy
phạm pháp luật, càng làm cho việc tra cứu, áp dụng pháp luật gặp khó khăn hơn.
Mặt khác, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trên thực tế cũng chưa
thống nhất, bởi thiếu một số quy định có tính nguyên tắc về áp dụng pháp luật,
dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về áp dụng văn bản.
Do những tồn tại, hạn chế lớn nêu trên, năm 2002, đồng thời với việc
phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
năm 1996, tập trung vào đổi mới quy trình thông qua luật, pháp lệnh và việc
minh bạch hoá quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Quốc hội đã giao Chính phủ tiếp tục nghiên cứu
để trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật này một cách toàn diện hơn. Do vậy,
việc tiếp tục sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật lần này là cần
thiết, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và vướng mắc phát sinh trong
thực tiễn thi hành Luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
3
của Bộ Chính trị và các cam kết của nước ta khi gia nhập WTO.
Ngày 02 tháng 6 năm 2008 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII đã thông
qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thay thế Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002.
II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG, BAN
HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 được xây dựng, ban
hành dựa trên các quan điểm chỉ đạo sau đây:
- Thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đổi
mới quy trình lập pháp, lập quy, về hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm tăng cường
dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật;
- Bảo đảm sự phù hợp của Luật với Hiến pháp và tính thống nhất của Luật
trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật;
- Bảo đảm tính kế thừa, luật hoá một số quy định của các văn bản dưới
luật liên quan đến hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được thực
tiễn kiểm nghiệm; giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quy trình ban
hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Thể hiện tinh thần cải cách hành chính thông qua việc phân định rõ hơn
trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào quá trình xây dựng, ban hành văn bản,
đơn giản hoá các hình thức văn bản quy phạm pháp luật;
- Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật, nhằm đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản, nhưng vẫn phải bảo
đảm chất lượng của văn bản; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tham mưu
trong việc bảo đảm chất lượng của dự thảo, cũng như kỹ thuật soạn thảo văn bản
để Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội dành nhiều thời gian tập
trung vào thảo luận, biểu quyết những chính sách lớn, những vấn đề lớn của dự
thảo văn bản.
III. BỐ CỤC CỦA LUẬT
Luật gồm 12 chương, 95 điều được bố cục như sau:
Chương I - Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 10), gồm các
quy định về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật; hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật; các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và
một số quy định chung khác.
Chương II - Nội dung văn bản quy phạm pháp luật (từ Điều 11 đến
Điều 21) quy định về nội dung điều chỉnh của mỗi hình thức văn bản quy phạm
pháp luật, gồm nội dung của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; nội dung
của pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;...
Chương III - Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
4
Với mục đích nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường hội
nhập kinh tế quốc tế và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, Luật đã
luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (từ Điều 22 đến Điều 57).
Chương này gồm 6 mục: Mục 1 - Lập chương trình xây dựng luật, pháp
lệnh. Mục 2 - Soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Mục 3 - Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự
thảo nghị quyết. Mục 4 - Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự
án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Mục 5 - Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý
và thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Mục 6 - Công bố văn
bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
Chương IV, V, VI và VII từ Điều 58 đến Điều 74 quy định quy trình xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng thẩm
phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và văn bản quy
phạm pháp luật liên tịch.
Chương VIII - Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo
quy trình rút gọn (từ Điều 74 đến Điều 77), quy định các trường hợp xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; hồ sơ
trình dự án, dự thảo và việc xem xét, thông qua dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Chương IX - Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật và nguyên tắc
áp dụng, công khai văn bản quy phạm pháp luật (từ Điều 78 đến Điều 84)
trong đó quy định cụ thể thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản
quy phạm pháp luật, vấn đề hiệu lực trở về trước, ngưng hiệu lực, những trường
hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, hiệu lực về không gian và đối
tượng áp dụng và việc đăng tải, đưa tin văn bản quy phạm pháp luật.
Chương X - Giải thích văn bản quy phạm pháp luật (Điều 85 và Điều
86) gồm các quy định về thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh; xây dựng, ban
hành dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh.
Chương XI - Giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật,
hợp nhất văn bản và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (từ
Điều 87 đến Điều 93), quy định việc kiểm tra, giám sát, nội dung kiểm tra, giám
sát văn bản quy phạm pháp luật, xử lý và thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm
pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật, việc hợp nhất, rà soát, hệ thống hóa, pháp
điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Chương XII - Điều khoản thi hành (Điều 94 và Điều 95) quy định thời
điểm có hiệu lực thi hành của Luật, kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp
luật.
IV. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY
PHẠM PHÁP LUẬT
5
sửa đổi một cách toàn diện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật từ khâu lập dự kiến chương trình, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và
thông qua văn bản theo hướng tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tham
mưu trong việc soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý dự thảo, cơ quan ban
hành chỉ tập trung vào việc thảo luận và quyết định chính sách. Bên cạnh đó,
Luật cũng bổ sung các quy định nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm
hệ thống pháp luật có chất lượng, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và có tính
khả thi cao.
Sau đây là một số điểm mới quan trọng của Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật :
1. Thu gọn các loại văn bản quy phạm pháp luật
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996,
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta bao gồm hơn 20 loại văn bản,
do nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau ban hành; mỗi cơ quan ban hành từ
2 đến 3 loại văn bản. Điều này làm cho hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rất
phức tạp, việc theo dõi, áp dụng và xác định thứ bậc hiệu lực của văn bản quy
phạm pháp luật gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khó xác định được khi nào, về
vấn đề gì thì cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức nào.
Nhằm khắc phục tình trạng nêu trên, đơn giản hóa hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật, Điều 2 của Luật quy định một số cơ quan có thẩm quyền ban
hành văn bản chỉ ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới một hình thức
văn bản. Theo đó, Chính phủ chỉ ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới
hình thức nghị định, thay vì nghị quyết và nghị định; Thủ tướng Chính phủ
chỉ ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức quyết định, thay vì
chỉ thị và quyết định; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Viện trưởng
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao chỉ ban
hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức thông tư, thay vì quyết định,
chỉ thị, thông tư như trước đây.
Tuy nhiên, để phù hợp với quy định của Luật Kiểm toán, Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 bổ sung thẩm quyền của Tổng Kiểm
toán Nhà nước trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình
thức quyết định.
2. Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành phải được ban hành
để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản, điều, khoản, điểm
được quy định chi tiết
Để khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh chờ nghị định, nghị định chờ
thông tư…, cũng như tình trạng hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh một cách
tràn lan, thậm chí sao chép lại các quy định của luật, pháp lệnh, các quy định của
Luật đặt ra các yêu cầu cụ thể:
- Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định trực tiếp nội dung cần điều
chỉnh, không quy định chung chung (khoản 2 Điều 5 của Luật).
6
- Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi văn bản
đó có hiệu lực thì thi hành được ngay, chỉ trường hợp văn bản có nội dung liên
quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, những vấn đề chưa có tính ổn định cao
thì có thể giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Cơ quan được
giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được uỷ quyền tiếp (khoản 1
Điều 8 của Luật).
- Xác định trách nhiệm của cơ quan ban hành khi ban hành văn bản quy
phạm pháp luật mới phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản,
điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với
quy định của văn bản mới (dù là văn bản luật, pháp lệnh hay là văn bản quy định
chi tiết); có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản, điều, khoản,
điểm của văn bản đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật
mới trước khi văn bản, điều, khoản, điểm mới đó có hiệu lực (khoản 2 Điều 9
của Luật).
- Văn bản quy định chi tiết phải quy định cụ thể, không lặp lại nội dung
của văn bản được quy định chi tiết và phải được ban hành để có hiệu lực cùng
thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết
(khoản 2 Điều 8 của Luật).
- Trong trường hợp một cơ quan được giao ban hành quy định chi tiết về
nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật thì có thể ban hành một văn
bản để quy định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản hoặc các nội dung của
nhiều văn bản khác nhau (khoản 3 Điều 8 của Luật)
- Quy định cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh có trách nhiệm
kiến nghị việc phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành
các điều, khoản, điểm của dự thảo (khoản 8 Điều 33 của Luật).
- Áp dụng kỹ thuật "một văn bản sửa nhiều văn bản", theo đó, một văn
bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ
bỏ, bãi bỏ nhiều văn bản do cùng một cơ quan ban hành...(khoản 3 Điều 9 của
Luật)
Như vậy, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đặt ra yêu
cầu văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng để
khi có hiệu lực thì thi hành được ngay, hạn chế tình trạng giao Chính phủ ban
hành quá nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết và bỏ quy định giao Chính phủ ban
hành nghị định để hướng dẫn toàn bộ nội dung của luật, pháp lệnh một cách
chung chung. Các nội dung cần được quy định chi tiết phải được giới hạn cụ thể
hơn và việc uỷ quyền ban hành văn bản quy định chi tiết phải tuân theo nguyên
tắc cơ quan đã được giao ban hành văn bản quy định chi tiết phải ban hành văn
bản, không được phép uỷ quyền tiếp cho cơ quan khác ban hành văn bản quy
định chi tiết. Đồng thời, với yêu cầu việc ban hành văn bản quy định chi tiết
phải được thực hiện trước khi văn bản, điều, khoản, điểm được quy định chi tiết
có hiệu lực để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều,
khoản, điểm được quy định chi tiết, sẽ hạn chế được tình trạng văn bản quy định
7
chi tiết được ban hành chậm, việc soạn thảo kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu lực
của văn bản được hướng dẫn.
Ngoài ra, nhằm hạn chế tình trạng một cơ quan được giao nhiệm vụ quy
định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật phải ban hành
nhiều văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, Luật quy định theo hướng
trừ trường hợp cần phải quy định trong nhiều văn bản khác nhau, cơ quan được
giao quy định chi tiết soạn thảo, ban hành một văn bản để quy định chi tiết các
nội dung cần hướng dẫn thi hành. Trong trường hợp một cơ quan được giao quy
định chi tiết các nội dung ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có
thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết (khoản 3 Điều 8).
3. Áp dụng kỹ thuật “một văn bản sửa nhiều văn bản”
Quy trình lập pháp, lập quy chặt chẽ, nhiều công đoạn là nhằm mục đích
bảo đảm có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, công dân, bảo đảm trách
nhiệm của các cơ quan đối với chất lượng của dự án, dự thảo. Do vậy, việc cắt
bỏ một khâu nào trong quy trình này khi xây dựng một văn bản sửa đổi, bổ sung
một văn bản đều khó thuyết phục mặc dù giữa việc soạn thảo một văn bản hoàn
toàn mới với việc sửa đổi một vài điều hoặc chỉ rất ít điều, thậm chí 1 hoặc 2
điều là có sự khác nhau. Với trình tự soạn thảo, ban hành văn bản được quy định
chặt chẽ, khi soạn thảo văn bản, mỗi Ban soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì soạn
thảo chỉ quan tâm đến việc soạn thảo hoặc sửa đổi, bổ sung một dự án, dự thảo.
Việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật thường áp dụng theo trình tự
xây dựng, ban hành văn bản mới.
Việc nghiên cứu, sửa đổi đồng thời một lúc nhiều văn bản cho phép tuân
thủ các bước tối thiểu của quy trình xây dựng, ban hành văn bản mà vẫn bảo
đảm đúng chức năng, thẩm quyền của các cơ quan, đồng thời khắc phục được sự
mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, khắc phục được sự lãng phí về thời gian
nghiên cứu, thời gian tổ chức soạn thảo, thông qua văn bản cũng như tiết kiệm
kinh phí nghiên cứu, soạn thảo, ban hành văn bản.
Chính vì lý do trên, Khoản 3 Điều 9 của Luật quy định “Một văn bản
quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay
thế, hủy bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng
một cơ quan ban hành”. Như vậy, trong trường hợp có nhiều văn bản cần phải
sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ do cùng một cơ quan ban hành, cơ
quan đó chỉ cần ban hành một văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi
bỏ tất cả các nội dung đó mà không cần phải ban hành nhiều văn bản để sửa đổi,
bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ từng văn bản.
4. Trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động
Nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí và tăng cường hiệu quả của
việc xây dựng và thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và chương
trình xây dựng nghị định, tránh tình trạng đưa vào chương trình cả những văn
bản mà tính thực tế, tính khả thi và tính hợp lý còn thấp, Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2008 quy định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị
8
định phải được gửi kèm báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản (Khoản 1
Điều 23, Khoản 1 Điều 59 của Luật).
Để cung cấp thêm thông tin cho cơ quan có thẩm quyền cũng như các đối
tượng liên quan trong việc xem xét, thảo luận, thông qua văn bản, đồng thời,
nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải bảo đảm
chất lượng của dự thảo, Luật quy định cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn
bản có trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động của văn bản. Nội dung
báo cáo phải nêu rõ được các vấn đề cần giải quyết và các giải pháp đối với từng
vấn đề đó, chi phí, lợi ích của các giải pháp, so sánh chi phí- lợi ích của các giải
pháp (Khoản 2 Điều 33 và Khoản 2 Điều 61 của Luật).
Đánh giá tác động pháp luật (viết tắt Tiếng Anh là RIA)1
là một tập hợp
các bước lôgíc hỗ trợ cho việc chuẩn bị các đề xuất chính sách. Nó bao gồm việc
nghiên cứu sâu các hoạt động đi kèm với quá trình xây dựng chính sách và chính
thức hóa các kết quả nghiên cứu bằng một bản báo cáo độc lập. Tiến hành RIA
bao gồm việc trả lời một số câu hỏi chủ yếu sau: Đâu là bản chất, mức độ và sự
phát triển của vấn đề? Đâu là các mục tiêu mà quốc gia theo đuổi? Đâu là các
tác động về môi trường, xã hội và kinh tế của các lựa chọn chính sách? Đâu là
ưu và nhược điểm của các lựa chọn chính sách chính? Việc giám sát và đánh giá
về sau được tổ chức như thế nào?
Thực hiện RIA là bảo đảm, thu hút sự tham gia của công chúng vào quá
trình hoạch định chính sách. Quá trình thực hiện RIA giúp cơ quan soạn thảo có
cái nhìn tổng thể, toàn diện về vấn đề sẽ được giải quyết trong văn bản, trong đó
bao gồm những đánh giá mặt được và mặt hạn chế của các phương án đưa ra; từ
đó tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền hướng giải quyết đúng và sát thực
hơn. Về phía cơ quan ban hành, RIA chính là nguồn cung cấp thông tin đầy đủ,
toàn diện về các phương án lựa chọn, không lựa chọn – làm cơ sở để các thành
viên Chính phủ, đại biểu Quốc hội, thảo luận, quyết định phương án giải quyết
vấn đề một cách phù hợp, hiệu quả và kinh tế.
Đứng về mặt ban hành chính sách mang tính vĩ mô, RIA mang lại những
kết quả sau đây:
Thứ nhất: giảm bớt rủi ro các lỗi về chính sách, vì các cơ quan có thẩm
quyền đã:
- Xác định được mục tiêu của việc ban hành văn bản;
- Đánh giá tác động đầy đủ sự thay đổi dự kiến;
- Xác định và đánh giá các phương án lựa chọn để đạt được mục tiêu;
- Đảm bảo tính hài hoà, thống nhất với các phương án đang sử dụng;
- Biết trước là liệu lợi ích có lớn hơn chi phí hay không;
- Đảm bảo quá trình xây dựng chính sách có sự tham gia của người dân và
đảm bảo tính minh bạch của việc xây dựng chính sách;
1
(Regulatory Impact Assesment )
9
Vì vậy, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định
trong quá trình soạn thảo, toàn văn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải
được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ
chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thời gian tiếp cận, chủ động nghiên cứu, tham gia ý kiến (khoản 1 Điều
35, khoản 2 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 2 Điều 67, khoản 2 Điều 68,
khoản 2 Điều 69, khoản 2 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 2 Điều 72, khoản 3
Điều 73 và khoản 3 Điều 74 của Luật); cơ quan tổ chức lấy ý kiến có trách
nhiệm nghiên cứu các ý kiến góp ý để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản. Ngoài
ra, Luật cũng quy định rõ thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
phải được quy định ngay trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ
ngày công bố hoặc ngày ban hành để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thời gian
- Tính đến bảo đảm tuân thủ các thoả thuận quốc tế.
Thứ hai: cải thiện tình hình lạm phát về văn bản quy phạm pháp luật, vì
văn bản chỉ được ban hành sau khi đã cân nhắc tương đối đầy đủ các tác động
kinh tế - xã hội và thấy lợi ích của việc thi hành lớn hơn chi phí.
Về nguyên tắc, cơ quan nào đề xuất các biện pháp thực hiện thì cơ quan
đó chịu trách nhiệm thực hiện RIA. Điều này không hạn chế quyền thuê các chủ
thể khác đánh giá ở một số công đoạn nhất định, nhưng cơ quan đề xuất phải là
người chịu trách nhiệm về nội dung đánh giá.
RIA là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, từ lúc đề xuất xây dựng
chương trình cho đến khi ban hành văn bản. Tuy nhiên, ở giai đoạn đề xuất đưa
vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (tức là giai đoạn đánh
giá để giúp xác định liệu có đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm
pháp luật không), thì việc đánh giá chỉ dừng ở mức độ sơ bộ.
Trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan được giao soạn thảo chịu
trách nhiệm thực hiện RIA tổng thể (đánh giá tổng thể). Nội dung của bản đánh
giá phải luôn luôn được bổ sung cùng với quá trình chỉnh lý dự thảo. Đặc biệt là
sau giai đoạn thẩm định, giai đoạn trình, giai đoạn thẩm tra.
5. Công khai, minh bạch trong xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luật và công bố, công khai văn bản quy phạm pháp luật
Công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật nói chung cũng như trong
xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là vấn đề được đặc biệt quan
tâm trong việc sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật lần này. Việc
công khai, minh bạch từ khâu soạn thảo cho đến khâu ban hành không những
giúp cho người dân sớm biết được định hướng chính sách, pháp luật trong tương
lai để chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện mà còn là một trong những kênh
để người dân có thể tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế, làm cho pháp luật
phản ánh được sát hơn ý chí, nguyện vọng của nhân dân... Đây cũng là một nội
dung quan trọng nhằm thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra” đã được đề ra trong nhiều Nghị quyết của Đảng. Đồng thời, cũng là để
thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
(WTO).
01
Quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định
của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2002) là rất chặt chẽ, phải qua nhiều bước để bảo đảm chất lượng của
văn bản. Tuy nhiên, quy trình này, nếu áp dụng cho tất cả các văn bản, thì sẽ
chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện (đoạn 1 khoản 1 Điều 78 của Luật);
văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực, trừ
trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và văn bản ban hành
trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu
phòng chống thiên tai, dịch bệnh; văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công
báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc (khoản 2 Điều 78 của
Luật).
Bên cạnh đó, Luật quy định trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản
quy phạm pháp luật trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày
công bố hoặc ký ban hành, phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng
Công báo; trách nhiệm của cơ quan Công báo phải đăng toàn văn văn bản quy
phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận
được văn bản (khoản 2 Điều 78 của Luật).
6. Quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức hữu quan trong
việc phát biểu ý kiến về những vấn đề của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo
nghị quyết liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách
Nhằm nâng cao chất lượng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và
tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền có thêm cơ sở thuyết phục khi xem
xét, đánh giá các quy định của dự án, dự thảo, Luật quy định các cơ quan, tổ
chức hữu quan có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về dự án, dự thảo, trong
đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có
trách nhiệm góp ý về nguồn nhân lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm góp ý kiến về tác động đối với môi truờng, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm
góp ý kiến về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Khoản 3 Điều 35 của Luật).
Cũng với mục đích nâng cao chất lượng của dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật, Luật bổ sung quy định về chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp
lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và dự thảo
nghị định của Chính phủ trước khi trình Chính phủ. Theo đó, trong trường hợp
còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ về những vấn đề lớn
thuộc nội dung của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định thì Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ triệu tập cuộc họp gồm đại diện lãnh
đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan
để giải quyết trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ vào ý kiến tại
cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan
tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo để trình Chính phủ (Điều 38 và Điều
65 của Luật).
7. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ
tục rút gọn
11
cứng nhắc và thiếu hiệu quả, vì trên thực tế có những văn bản có nội dung sửa
đổi, bổ sung đơn giản, là do hệ quả, tác động của các văn bản quy phạm pháp
luật khác nhằm bảo đảm thống nhất với nội dung của các văn bản đã được ban
hành trước đó; hoặc có những văn bản cần được ban hành trong trường hợp
khẩn cấp, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, bảo đảm lợi ích
chung.
Vì vậy, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã bổ sung
một chương (Chương VIII, từ Điều 75 đến Điều 77 của Luật) quy định về xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Theo
đó, việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn chỉ được thực hiện trong trường hợp
khẩn cấp hoặc cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật
mới được ban hành. Đồng thời, thủ tục rút gọn cũng chỉ áp dụng đối với việc
xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thẩm quyền
quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được quy định như sau: Uỷ ban thường vụ
Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban
hành pháp lệnh, nghị quyết của mình và trình Quốc hội xem xét quyết định việc
áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của
Quốc hội; Chủ tịch nước quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong
xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ
quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị
định của Chính phủ và quyết định của mình. Bên cạnh đó, quy định rõ các bước,
các khâu có thể được rút gọn khi áp dụng trình tự, thủ tục này (Điều 76 và Điều
77 của Luật). Tuy nhiên, để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất,
khả thi của văn bản, dù là soạn thảo theo quy trình rút gọn thì vẫn phải tiến hành
thẩm định, thẩm tra dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền.
8. Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật
Trong thực tế, có nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung nhiều lần hoặc có
những văn bản được sửa đổi, bổ sung khá nhiều nội dung so với văn bản gốc.
Điều này gây khó khăn cho quá trình thực hiện khi cùng một lúc phải có sự so
sánh, đối chiếu trên nhiều văn bản để áp dụng cho một vấn đề.
Do vậy, để tạo điều kiện cho việc áp dụng, tra cứu văn bản được thuận lợi,
tăng thêm tính minh bạch của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tính rõ ràng
của pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 bổ sung
quy định về hợp nhất văn bản (Điều 92 của Luật). Hợp nhất văn bản quy phạm
pháp luật là việc đưa các nội dung của văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ
sung vào văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm sự
toàn vẹn về hình thức và nội dung của văn bản sau khi được sửa đổi, bổ sung.
Việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật sau khi sửa đổi, bổ sung không được
làm ảnh hưởng đến nội dung và hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật
được hợp nhất. Như vậy, việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật sau khi sửa
đổi, bổ sung là một hoạt động thuần tuý có tính kỹ thuật, không tạo ra quy phạm
pháp luật mới và cũng không tạo ra văn bản quy phạm pháp luật mới.
12
Theo quy định tại Điều 92 của Luật, văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều
của văn bản quy phạm pháp luật phải được hợp nhất về mặt kỹ thuật với văn bản
được sửa đổi, bổ sung. Những vấn đề cụ thể của việc hợp nhất văn bản quy phạm
pháp luật, Luật giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
9. Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
Ở nước ta, có nhiều cơ quan được ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
và trên thực tế, các văn bản hướng dẫn thường được quan tâm hơn là văn bản
được hướng dẫn vì các văn bản hướng dẫn thường gắn với thẩm quyền quản lý
của một cơ quan hoặc hệ thống cơ quan cụ thể cũng như quy định những nội dung
cụ thể mà các đối tượng thi hành văn bản phải tuân thủ. Trong khi đó, hệ thống
quy phạm pháp luật hiện nay chưa được tập hợp theo từng chủ đề nên gây rất
nhiều khó khăn cho công tác tra cứu và áp dụng, nhất là khó có thể biết được quy
phạm pháp luật có còn hiệu lực hay không. Việc pháp điển hệ thống quy phạm
pháp luật không những tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ tra cứu, thực hiện
pháp luật mà còn giúp cho cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, áp dụng
được chính xác các quy định của pháp luật; đồng thời, qua đó cũng phát hiện ra
được các quy định của pháp luật còn chồng chéo để đề xuất tiến hành sửa đổi, bảo
đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, với
mục đích là tạo thuận lợi cho mọi đối tượng trong việc tra cứu, trích dẫn và áp
dụng pháp luật, việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật theo chủ đề thành
những bộ pháp điển đã và đang được nhiều nước áp dụng.
Tuy nhiên, do đây là vấn đề mới, Việt Nam lại chưa có nhiều kinh nghiệm
nên trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 chỉ quy định
một số nguyên tắc tạo cơ sở pháp lý cho công tác pháp điển hoá và giao Ủy ban
thường vụ Quốc hội quy định cụ thể việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp
luật (khoản 2 Điều 93 của Luật).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Để các quy định của
Luật có thể đi ngay vào cuộc sống khi Luật có hiệu lực, các cơ quan có liên quan
đã và đang triển khai các hoạt động sau đây:
- Xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Theo quy định của
Luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội được giao ban hành văn bản để quy định về
việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm
pháp luật (Điều 92 và Điều 93 của Luật); Chính phủ cần khẩn trương ban hành
văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật.
Bên cạnh đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần căn cứ vào những nguyên tắc
đã được Luật quy định để ban hành quyết định quy định cụ thể và đầy đủ cơ chế
xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền cũng như
xây dựng các văn bản được giao chuẩn bị để trình cơ quan nhà nước cấp trên.
- Tổ chức tập huấn, giới thiệu các quy định của Luật đến các cơ quan, tổ
chức và nhân dân: đây là công việc quan trọng, thiết thực nhằm đưa các quy
định của Luật đi vào cuộc sống, nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng người
dân cũng như các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của Luật,
tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Củng cố tổ chức, lực lượng cán bộ, công chức tham gia xây dựng văn
bản.
- Cần bảo đảm tốt hơn các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm
cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
13

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhcongatrong82
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)Học Huỳnh Bá
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNGBÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNGHọc Huỳnh Bá
 
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...nataliej4
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAMBùi Quang Xuân
 
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdf
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdfBài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdf
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdfjackjohn45
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...Minh Chanh
 
Khái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnKhái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnHọc Huỳnh Bá
 
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
QUY DINH VE THE THUC KY THUAT TRINH BAY VA MAU CAC LOAI VAN BAN
QUY DINH VE THE THUC KY THUAT TRINH BAY VA MAU CAC LOAI VAN BANQUY DINH VE THE THUC KY THUAT TRINH BAY VA MAU CAC LOAI VAN BAN
QUY DINH VE THE THUC KY THUAT TRINH BAY VA MAU CAC LOAI VAN BANTiểu Nữ
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chínhN3 Q
 

La actualidad más candente (20)

đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minhđề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
đề Cương và đáp án tham khảo môn tư tưởng hồ chí minh
 
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)Bài giảng môn nghiệp vụ  văn thư (chương 2)
Bài giảng môn nghiệp vụ văn thư (chương 2)
 
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNGBÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
BÁO CÁO KIẾN TẬP NGÀNH QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
 
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
 
Đề tài: Quản lý về chứng thực của UBND phường tại Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về chứng thực của UBND phường tại Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về chứng thực của UBND phường tại Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về chứng thực của UBND phường tại Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chí...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAMTS. BÙI QUANG XUÂN             BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TS. BÙI QUANG XUÂN BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
 
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdf
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdfBài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdf
Bài giảng LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM.pdf
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trịLuận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Luận văn: Pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
 
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAYLuận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
 
Luận văn: Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính tại UBND
Luận văn: Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính tại UBNDLuận văn: Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính tại UBND
Luận văn: Thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính tại UBND
 
Khái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnKhái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bản
 
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
Đề thi công chức chuyên ngành thanh tra nhà nước ( Thi viết )
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ĐỊNH HƯỚNG nghề nghiệp ngành luật tại công ty luật -...
 
QUY DINH VE THE THUC KY THUAT TRINH BAY VA MAU CAC LOAI VAN BAN
QUY DINH VE THE THUC KY THUAT TRINH BAY VA MAU CAC LOAI VAN BANQUY DINH VE THE THUC KY THUAT TRINH BAY VA MAU CAC LOAI VAN BAN
QUY DINH VE THE THUC KY THUAT TRINH BAY VA MAU CAC LOAI VAN BAN
 
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Luật hành chính
Luật hành chínhLuật hành chính
Luật hành chính
 
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt NamLuận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
Luận văn: Đạo đức công vụ trong nhà nước pháp quyền Việt Nam
 

Similar a Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản

Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdf
Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdfKỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdf
Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdfQuyenTran341931
 
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.pptChương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.pptdaohaanh040405
 
Chuyên Đề Quản Lý Nhà Nước Tài Nguyên Và Môi Trường Ở Xã
Chuyên Đề Quản Lý Nhà Nước Tài Nguyên Và Môi Trường Ở Xã Chuyên Đề Quản Lý Nhà Nước Tài Nguyên Và Môi Trường Ở Xã
Chuyên Đề Quản Lý Nhà Nước Tài Nguyên Và Môi Trường Ở Xã nataliej4
 
Kythuatsoanthaovanban
KythuatsoanthaovanbanKythuatsoanthaovanban
Kythuatsoanthaovanbannguyebn
 
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước nataliej4
 
Khái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnKhái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnHọc Huỳnh Bá
 
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdf
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdfKỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdf
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdfHanaTiti
 
slide 222.docx
slide 222.docxslide 222.docx
slide 222.docxhungto12a2
 
Chuong i. khai_niem_van_ban-_phan_loai_van_ban
Chuong i. khai_niem_van_ban-_phan_loai_van_banChuong i. khai_niem_van_ban-_phan_loai_van_ban
Chuong i. khai_niem_van_ban-_phan_loai_van_banHọc Huỳnh Bá
 
Mau van ban cua hui 2012
Mau van ban cua hui 2012Mau van ban cua hui 2012
Mau van ban cua hui 2012Linh Linpine
 

Similar a Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản (20)

Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdf
Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdfKỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdf
Kỹ năng soạn thảo văn bản (1).pdf
 
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.pptChương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
 
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
Cơ sở lý luận về hoạt động ban hành văn bản hành chính tại ủy ban nhân dân qu...
 
Chuyên Đề Quản Lý Nhà Nước Tài Nguyên Và Môi Trường Ở Xã
Chuyên Đề Quản Lý Nhà Nước Tài Nguyên Và Môi Trường Ở Xã Chuyên Đề Quản Lý Nhà Nước Tài Nguyên Và Môi Trường Ở Xã
Chuyên Đề Quản Lý Nhà Nước Tài Nguyên Và Môi Trường Ở Xã
 
Cơ sở lý luận về soạn thảo và ban hành văn bản hành chính nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về soạn thảo và ban hành văn bản hành chính nhà nước.docxCơ sở lý luận về soạn thảo và ban hành văn bản hành chính nhà nước.docx
Cơ sở lý luận về soạn thảo và ban hành văn bản hành chính nhà nước.docx
 
Kythuatsoanthaovanban
KythuatsoanthaovanbanKythuatsoanthaovanban
Kythuatsoanthaovanban
 
Bài Thi Kết Thúc Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Thi Kết Thúc Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docxBài Thi Kết Thúc Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
Bài Thi Kết Thúc Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật.docx
 
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước
Chuyên đề Văn bản quản lý hành chính nhà nước
 
Chuong ii. the_thuc_van_ban
Chuong ii. the_thuc_van_banChuong ii. the_thuc_van_ban
Chuong ii. the_thuc_van_ban
 
Cơ sở lý luận và pháp lý về hiệu quả công tác quản lý văn bản.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý về hiệu quả công tác quản lý văn bản.docxCơ sở lý luận và pháp lý về hiệu quả công tác quản lý văn bản.docx
Cơ sở lý luận và pháp lý về hiệu quả công tác quản lý văn bản.docx
 
Khái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnKhái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bản
 
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdf
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdfKỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdf
KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP.pdf
 
slide 222.docx
slide 222.docxslide 222.docx
slide 222.docx
 
Cơ sở lý luận về công tác soạn thảo và ban hành văn bản.docx
Cơ sở lý luận về công tác soạn thảo và ban hành văn bản.docxCơ sở lý luận về công tác soạn thảo và ban hành văn bản.docx
Cơ sở lý luận về công tác soạn thảo và ban hành văn bản.docx
 
Chuong i. khai_niem_van_ban-_phan_loai_van_ban
Chuong i. khai_niem_van_ban-_phan_loai_van_banChuong i. khai_niem_van_ban-_phan_loai_van_ban
Chuong i. khai_niem_van_ban-_phan_loai_van_ban
 
Báo cáo thực tập môn Soạn thảo văn bản UBND xã Long Thành Bắc
Báo cáo thực tập môn Soạn thảo văn bản UBND xã Long Thành BắcBáo cáo thực tập môn Soạn thảo văn bản UBND xã Long Thành Bắc
Báo cáo thực tập môn Soạn thảo văn bản UBND xã Long Thành Bắc
 
Mau van ban cua hui 2012
Mau van ban cua hui 2012Mau van ban cua hui 2012
Mau van ban cua hui 2012
 
425
425425
425
 
ôN tập thi môn vtcs
ôN tập thi môn vtcsôN tập thi môn vtcs
ôN tập thi môn vtcs
 
110
110110
110
 

Más de Học Huỳnh Bá

BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤTBÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤTHọc Huỳnh Bá
 
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...Học Huỳnh Bá
 
Tell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested inTell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested inHọc Huỳnh Bá
 
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...Học Huỳnh Bá
 
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)Học Huỳnh Bá
 
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...Học Huỳnh Bá
 
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级Học Huỳnh Bá
 
English chinese business languages bec中级写作电子讲义
English   chinese business languages bec中级写作电子讲义English   chinese business languages bec中级写作电子讲义
English chinese business languages bec中级写作电子讲义Học Huỳnh Bá
 
Chinese english writing skill - 商务写作教程
Chinese english writing skill  - 商务写作教程Chinese english writing skill  - 商务写作教程
Chinese english writing skill - 商务写作教程Học Huỳnh Bá
 
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩuGiấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩuHọc Huỳnh Bá
 
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application formHọc Huỳnh Bá
 
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...Học Huỳnh Bá
 
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trườngGiáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trườngHọc Huỳnh Bá
 
Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003Học Huỳnh Bá
 
Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003Học Huỳnh Bá
 
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngGiáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngHọc Huỳnh Bá
 
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)Học Huỳnh Bá
 
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữBảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữHọc Huỳnh Bá
 
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...Học Huỳnh Bá
 

Más de Học Huỳnh Bá (20)

BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤTBÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
BÀI GIẢNG NGỮ PHÁP TIẾNG ANH NGÀNH GIA CÔNG SẢN XUẤT
 
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
Civil aviation english chinese-vietnamese vocabulary (popular language) - từ ...
 
Tell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested inTell about a girl boy that you interested in
Tell about a girl boy that you interested in
 
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal  letter (chine...
Thư xin đi xe đón nhân viên shuttle transport service proposal letter (chine...
 
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung   việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
Từ vựng chuyên ngành sản xuất giày da (tiếng trung việt) 鞋类常见词汇(汉语 - 越南语)
 
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
Common shoe and footwear vocabulary (english chinese-vietnamese)鞋类常见词汇(英语、汉语、...
 
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级Chinese email  高职高专院校英语能力测试a b级
Chinese email 高职高专院校英语能力测试a b级
 
English chinese business languages bec中级写作电子讲义
English   chinese business languages bec中级写作电子讲义English   chinese business languages bec中级写作电子讲义
English chinese business languages bec中级写作电子讲义
 
Chinese english writing skill - 商务写作教程
Chinese english writing skill  - 商务写作教程Chinese english writing skill  - 商务写作教程
Chinese english writing skill - 商务写作教程
 
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩuGiấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
 
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
祈福英语实验学校入学申请表 Clifford school application form
 
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
LIST OF CHINESE & VIETNAMESE COLOR NAMES 表示颜色的英语&越南语词汇 DANH MỤC TỪ VỰNG VỀ MÀ...
 
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trườngGiáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
Giáo án nghiệp vụ đàm thoại tiếng anh trong nhà trường
 
Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003Giáo trình ms power point 2003
Giáo trình ms power point 2003
 
Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003Giáo trình microsoft office excel 2003
Giáo trình microsoft office excel 2003
 
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòngGiáo án dạy tiếng anh văn phòng
Giáo án dạy tiếng anh văn phòng
 
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
Hợp đồng giảng dạy (mẫu)
 
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữBảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
Bảng tham chiếu quy đổi một số chứng chỉ ngoại ngữ
 
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
Useful vocabulary for the resume and interview 英文简历及面试有用词汇 danh mục từ vựng a...
 
Bảng chữ cái hiragana
Bảng chữ cái hiraganaBảng chữ cái hiragana
Bảng chữ cái hiragana
 

Chuyên đề văn bản và soạn thảo văn bản

  • 1. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN Đà Nẵng, tháng 01. 2010
  • 2. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN I. Khái niệm và chức năng của văn bản Văn bản (VB) là gì? 1 Khái niệm: - Văn bản nói chung là một loại phương tiện ghi tin và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ (hay một loại kí hiệu) nhất định. VB được hình thành trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tùy theo từng lĩnh vực cụ thể của đời sống XH và QLNN (quản lý nhhà nước) mà VB có những nội dung và hình thức thể hiện khác nhau. - Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở dạng viết. Văn bản thường là tập hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới 1 mục tiêu giao tiếp nhất định.
  • 3. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN 2. Văn bản hành chính (VBCH) là gì ? VBHC là VB của các cơ quan NN dùng để ghi chép, truyền đạt các quyết định QL (quản lý) và các thông tin cần thiết cho hoạt động QL theo đúng thể thức, thủ tục, và thẩm quyền luật định. - Nói cách khác, Văn bản HC là phương tiện quan trọng để đảm bảo thông tin cho QL và nó phản ánh kết quả hoạt động của QL, đồng thời nó truyền đạt ý chí, mệnh lệnh của các CQNN (cơ quan nhà nước) cho cấp dưới. VBHC là thông tin giao dịch chính thức giữa các cơ quan, tổ chức với nhau hoặc giữa NN với tổ chức và công dân.
  • 4. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN II. Chức năng của văn bản hành chính 1. Chức năng thông tin: Đây là chức năng cơ bản và tổng quát nhất của VBHC nói chung: vì trong trong quá trình QL, điều hành và trong các hoạt động của các CQNN thì VB là phương tiện truyền tải thông tin quan trọng nhất để điều hành bộ máy QLNN + Thông tin về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước liên quan đến mục tiêu và phương hướng hoạt động lâu dài của cơ quan; về nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động cụ thể của từng cơ quan + Ghi lại các thông tin quản lý + Truyền đạt thông tin QL từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống QL hay từ CQQLNN đến quần chúng nhân dân. + Giúp cho các CQQLNN đánh giá các thông tin thu được qua các hệ thống truyền đạt thông tin khác.
  • 5. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN II. Chức năng của văn bản hành chính (QL). 2. Chức năng quản lý - VBHC là phương tiện hữu hiệu trong việc truyền đạt các quyết định QL cho cấp dưới một cách thuận lợi và chính xác. - VBHC giúp cho các nhà QL tổ chức, điều hành tốt công việc QL của mình và là cơ sở để theo dõi, kiểm tra, đánh giá cấp dưới theo quy trình quản lý. Nó là cơ sở pháp lý để đề ra các quy định đảm bảo tính pháp luật.
  • 6. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN II. Chức năng của văn bản hành chính (QL). 3. Chức năng pháp lý - VBHC là phương tiện để ghi chép và truyền đạt các quy phạm pháp luật và để điều tiết các mối quan hệ xã hội bằng hệ thống luật pháp đã được văn bản hóa, tạo điều kiện phổ biến rộng rãi, đầy đủ chính xác việc thực thi pháp luật và QLNN, quan hệ xã hội được nghiêm minh, đúng đắn và thống nhất. - Nó là cơ sở pháp lý cho các quyết định QL và các thông tin QL khác của các CQNN từ TW đến địa phương.
  • 7. VĂN BẢN VÀ SOẠN THẢO VĂN BẢN III. Hệ thống VB của nước CHXHCNVN: 1. Văn bản quy phạm pháp luật: L, PL, L, NQ, NQLT, NĐ, QĐ, CT, TT, TTLT. 2. Văn bản cá biệt: (Quyết định, chỉ thị thành văn mang tính áp dụng pháp luật do cơ quan, công chức NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định..) 3. Văn bản hành chính thông thường: ( không đưa ra các quyết định quản lý, do đó không dùng để thay thể cho văn bản QPPL hoặc văn bản cá biệt) 4.Văn bản quản lý lĩnh vực chuyên môn: (các loại hóa đơn, séc, các loại văn bằng, chứng chỉ) 5. Các loại hợp đồng: (hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động) 6. Các văn bản chuyển đổi: (Nội quy, quy chế, quy định của từng cơ quan đơn vị trong từng lĩnh vực QL cụ thể)
  • 8. Các loại văn bản hành chính (VBHC) * Văn bản cá biệt: (VBCB) là những quyết định QL thành văn mang tính áp dụng luật, do cơ quan, công chức NN có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định nhằm đưa ra các quy tắc xử sự riêng đối với 1 hoặc 1 nhóm đối tượng cụ thể, được chỉ rõ, hay nói cách khác để giải quyết công việc cụ thể. (VD: QĐ của GĐ Bưu điện khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích cao trong công tác thi đua 6 tháng đầu năm 2008) Văn bản cá biệt có 2 loại: Quyết định cá biệt và Chỉ thị cá biệt.
  • 9. Văn bản cá biệt: (VBCB) -Quyết định cá biệt: (QĐ áp dụng PL) là VB được ban hành để giải quyết các công việc cụ thể đối với đối tương cụ thể. Đó là những quyết định lên lương, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phê duyệt dự án …) - Chỉ thị cá biệt: là VB được ban hành để vận hành bộ máy thuộc quyền QL của đơn vị và nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ mà NN giao cho đơn vị, có nội dung chứa đựng các mệnh lệnh của cấp trên giao cho cấp dưới trong việc thực hiện pháp luật và các nhiệm vụ cụ thể phát sinh trong quá trình QL
  • 10. Văn bản hành chính thông thường: (VBHCTT) - Văn bản HCTT là loại văn bản mang tính thông tin, điều hành nhằm thực thi các VBQPPL (văn bản quy phạm pháp luật), hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép các công việc trong các cơ quan tổ chức. Nội dung của thông tin mang tính chất điều hành tác nghiệp hành chính.VBHCTT không đưa ra các quyết định QL do đó không được dùng để thay thế cho VBQPPL hoặc VBCB - Các hình thức VBHCTT: + VBHC không có tên loại: (công văn hành chính) + VBHC có tên loại: Điều lệ, quy chế, quy định, kế hoạch, quy hoạch, chương trình, chiến lược, đề án, thông báo, báo cáo…
  • 11. Văn bản chuyên môn-kỹ thuật: (VBCM-KT) - Văn bản chuyên môn-kỹ thuật là loại văn bản do một cơ quan QLNN trong một lính vực nhất định, được NN ủy quyền ban hành, dùng để QL một lĩnh vực điều hành của bộ máy NN, loại VB này mang tính đặc thù và thuộc thẩm quyền ban hành riêng của từng cơ quan NN theo quy định của pháp luật. (+ Giấy khai sinh: do cơ quan Tư pháp ban hành; Bệnh án: do Bộ Y tế ban hành…)
  • 12. Sơ đồ hệ thống VBQLNN Sơ đồ hệ thống VBQLNN CQLP (Đ13) QH HP,Lt, NQ UBTVQH PL,NQ HĐNN các cấp NQ CQHP (Đ15,16) CQHP-QLC CP: NQ,NĐ CTN: L, QĐ (Đ 14) TTg: QĐ, CT Các Bộ: QĐ CT TT TTLT CQHP-QLCM CQTP (Đ17) TANDTC HĐTPTANDTC NQ CA.TANDTC QĐ CT TT VKSNDTC VT VKSNDTC QĐ CT TT UBNN các cấp QĐ. CT
  • 13. QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN Quy trình soạn thảo và ban hành VB là trình tự các bước được sắp xếp khoa học mà cơ quan QLNN nhất thiết phải tiến hành trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động (4 bước) - Chuẩn bị - Lập đề cương, viết bản thảo - trình duyệt, ký văn bản - Hoàn thiện thủ tục hành chính để ban hành VB
  • 14. QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN Bước 1: chuẩn bị - Phân công soạn thảo: cơ quan đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo - Xác định mục đích ban hành VB, đối tượng và phạm vi áp dụng của VB - Xác định tên loại VB - Thu thập và xử lý thông tin
  • 15. QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN Bước 2: lập đề cương và viết bản thảo - Lập đề cương: + Đề cương VB là bản trình bày những điểm cốt yếu dự định thể hiện ở nội dung VB + Đề cương VB được xây dựng trên cơ sở những vấn đề được xác định trong mục đích và giới hạn của VB + Có thể XD đề cương chi tiết, hoặc sơ lược - Viết bản thảo: + Dùng lời văn, câu chữ để cụ thể hóa những ý tưởng, những dự kiến được xác lập ở đề cương + Khi viết bản thảo, cần phải bám sát đề cương, phân chia dung lượng trong từng chương, mục, đoạn cho hợp lý. Sử dụng linh hoạt các từ, cụm từ, liên kết các câu, đoạn để VB trở thành một thể thống nhất, trọn vẹn về nội dung và hình thức. + Kiểm tra, rà soát bản thảo: kiểm tra bố cục nội dung: đã lôgic chưa, đầy đủ các ý cần trình bày chưa, các ý trình bày đã phù hợp với mục đích ban hành VB hay chưa, ý trọng tâm của VB đã nổi bật hay chưa. + Kiểm tra về thể thức VB, về ngôn ngữ diễn đạt và trình bày
  • 16. QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN Bước 3: trình duyệt, ký văn bản - Cơ quan, đơn vị soạn thảo VB trình hồ sơ trình duyệt dự thảo VB lên cấp trên (tập thể hoặc cá nhân) để xem xét thông qua. - Hồ sơ trình duyệt bao gồm các giấy tờ sau: + Tờ trình hoặc phiếu trình dự thảo VB + Bản dự thảo + VB thẩm định (nếu có) + Bản tập hợp ý kiến tham gia (nếu có) + Các văn bản giấy tờ khác liên quan (nếu có) Trường hợp không có hồ sơ trình duyệt thì phải trực tiếp tường trình với thủ trưởng về VB * Đối với VB thông qua theo chế độ tập thể và QĐ theo đa số: các thành viên dự họp phải đúng thành phần, có đủ tư cách và thẩm quyền. VB được thông qua khi đảm bảo số phiếu theo quy định của PL. * Đối với VB được thông qua theo chế độ một thủ trưởng: trên cơ sở bàn bạc, tìm hiểu, thống nhất ý kiến với ban lãnh đạo, thủ trưởng xem xét ký ban hành và phải chịu trách nhiệm pháp lý về VB mình đã ký.
  • 17. QUY TRÌNH SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN Bước 4: hoàn thiện thủ tục hành chính để ban hành VB (thuộc nhiệm vụ của cán bộ văn thư) - Ghi số, ngày tháng năm ban hành VB - Vào sổ VB đi, sổ lưu VB - Kiểm tra lần cuối về thể thức VB - Nhân VB đủ số lượng ban hành - Đóng dấu cơ quan - Bao gói và chuyển giao VB Với những VB quan trọng, ban hành kèm theo phiếu gửi VB, cần tiếp tục theo dõi sự phản hồi của cơ quan nhận VB.
  • 18. Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC 1. Soạn thảo quyết định cá biệt: - Về thể thức: gồm 9 thành phần cơ bản và một số thành phần bổ sung (tên người đánh máy, số lượng ban hành). Trình bày theo quy định của 1 VBHC có tên loại. - Về bố cục: gồm 2 phần + Phần mở đầu: nêu các căn cứ để ban hành quyết định + Phần nội dung: nêu các quy định (được trình bày dưới dạng điều: từ 2-5 điều) * Điều 1: quy định thẳng vào vấn đề chính (đã được nêu ở phần trích yếu nội dung, nhưng cần được trình bày cụ thể hơn) * Điều 2, và các điều tiếp theo quy định những hệ quả pháp lý nãy sinh từ điều 1 * Điều cuối cùng: quy định hiệu lực và các đối tượng thi hành quyết định. (xem phụ lục I)
  • 19. Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC 2. Soạn thảo công văn a. Yêu cầu: - Mỗi công văn chỉ chứa đựng 1 chủ đề và chỉ nêu một sự vụ nhất định - Công văn phải viết ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, ý tưởng phản ánh sát với chủ đề. - Ngôn ngữ sử dụng trong công văn phải khoa học, lịch sự, nghiêm túc, có tính thuyết phục - Phải đúng với thể thức quy định của pháp luật, đặc biệt phải có phần trích yếu nội dung
  • 20. Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC 2. Soạn thảo công văn. b. Bố cục của công văn - Phải có quốc hiệu và tiêu ngữ - Tác giả ban hành (tên cơ quan chủ quản và tên cơ quan ban hành văn bản) - số và ký hiệu của công văn - Địa danh và ngày tháng năm ban hành - Chủ thể nhận công văn - Trích yếu nội dung của công văn - Nội dung của công văn - chữ ký và đóng dấu, họ và tên người ký công văn - Nơi gửi công văn
  • 21. Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC c. Kỹ thuật soạn thảo nội dung của công văn - Viện dẫn (Phần mở đầu): phải nêu rõ lý do tại sao phải ban hành CV đó. (Lý do hoặc cơ sở để ban hành CV) - Nội dung chính: Phải nêu sát với chủ đề hoặc những vấn đề đã được nêu trong viện dẫn. Tùy theo từng loại chủ đề, công văn có những cách viết cho phù hợp. Trước khi viết phải xin ý kiến của lãnh đạo để được hướng dẫn về nội dung công văn. Sắp xếp ý nào nêu trước, ý nào nêu sau để công văn thể hiện tính logic. Văn phong phải phù hợp với từng loại công việc và cần phải có lập luận chặt chẽ các vấn đề đưa ra. (CV cám ơn: nhẹ nhàng, chân tình, CV đề xuất: phải nêu lý do xác đáng, CV tiếp thu ý kiến: thể hiện sự mềm dẻo, khiêm tốn, CV từ chối: thẻ hện sự lịch sự, phải có lời động viên an ủi..) - Kết thúc: phải ngắn gọn và chủ yếu để nhấn mạnh chủ đề và xác định trách nhiệm của người thực hiện và có những công văn lưư ý cần phải có lời chào lịch sự
  • 22. Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC 3. Phương pháp soạn thảo báo cáo a. Yêu cầu: khi soạn thảo báo cáo phải đảm bảo tính trung thực và chính xác, phải phản ánh trung thực và khách quan. Nêu đúng ưu, khuyết điểm, những việc cần giải quyết và những việc còn tồn đọng, không được thiên vị, thêm bớt, bóp méo sự thật. - Nội dung báo cáo phải cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm. Yêu cầu này đặt ra vấn đề là không được viết chung chung, thu thập và xữ lý số liệu, chọn lọc tư liệu đưa vào báo cáo phải tuyệt đối chính xác. - Báo cáo phải kịp thời: thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật và tôn trọng cấp trên, có trách nhiệm với công việc, để lãnh đạo nắm được thông tin một cách kịp thời và đưa ra những quyết định chính xác.
  • 23. 3. Phương pháp soạn thảo báo cáo b. Phương pháp * Chuẩn bị: - Phải xác định mục đích, yêu cầu của bản báo cáo đó. - Phải xây dựng đề cương khách quan của báo cáo: + Đánh giá tình hình, mô tả sự việc … đã xẩy ra + Phân tích nguyên nhân, đánh giá tình hình, xác định những công việc cần phải được tiếp tục + Đề ra phương hướng và những biện pháp tổ chức hoạt động - Thu thập số liệu để đưa vào báo cáo - Xử lý tư liệu và số liệu - Dự kiến đề xuất Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC
  • 24. Phương pháp soạn thảo báo cáo b. Phương pháp * Xây dựng dàn bài: - Mở đầu: Nêu điều kiện và hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc thực hiện. - Nội dung: + Đánh giá những việc làm được và chưa làm được + Nêu ra những khuyết điểm trong quá trình thực hiện + Đánh giá khái quát và rút ra những bài học kinh nghiệm - Kết luận: + Phương hướng và những mục tiêu phấn đấu + Những nhiệm vụ để khắc phục thiếu sót, khuyết điểm + Các biện pháp tổ chức thực hiện + Những ý kiến đề xuất để kiến nghị đối với cấp trên + Nêu lên những triển vọng sắp tới
  • 25. Phương pháp soạn thảo báo cáo b. Phương pháp * Viết dự thảo báo cáo: - Nên dùng ngôn ngữ phổ thông - Cần nêu những sự kiện kèm theo số liệu đánh giá - Có thể trình bày theo kiểu mẩu, sơ đồ - Hành văn trong báo cáo phải mạch lạc, rõ ràng, lôgic, chặt chẽ, tránh hiện tượng phô trương sáo rỗng. Nếu báo cáo chuyên đề phải kèm theo bản phụ lục. Nếu báo cáo quan trọng thì cần phải tổ chức lấy ý kiến thông qua * Trình lãnh đạo thông qua: - Phải có sự xét duyệt của lãnh đạo trước khi gửi báo cáo hoặc trước khi trình bày
  • 26. Phương pháp soạn thảo một số loại VBHC 4. Soạn thảo biên bản a. Yêu cầu của biên bản: - Số liệu và sự kiện phải chính xác, cụ thể. - Ghi chép phải trung thành, đầy đủ, không suy diễn chủ quan. - Ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm - Thủ tục phải chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao, nếu có tang vật hoặc vật chứng phải kèm theo biên bản - Đòi hỏi trách nhiệm cao của người lập biên bản và những người ký xác nhận.
  • 27. Phương pháp soạn thảo biên bản b. Cách xây dựng bố cục của biên bản: - Tuân theo thể thức của một văn bản hành chính. (không có số và ký hiệu) - Tên của biên bản và trích yếu nội dung - Ngày tháng năm, giờ phút - Địa điểm - Thành phần tham dự - Nội dung: ghi đầy đủ theo trình tự - Phần kết thúc: ghi ngày, giờ kết thúc, chữ ký của người ghi (lập) biên bản và chữ ký của người xác nhận (nhân chứng: ký nếu có)
  • 28. THỂ THỨC VĂN BẢN 1. Quốc hiệu Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. 2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản (VB) Tên cơ quan, tổ chức ban hành VB bao gồm tên của cơ quan, tổ chức ban hành VB và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp (nếu có) căn cứ quy định của pháp luật hoặc căn cứ văn bản thành lập, quy định tổ chức bộ máy của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ trường hợp đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy Ban của Quốc hội. Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được ghi đầy đủ theo tên gọi chính thức căn cứ VB thành lập, quy định tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; tên của cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông dụng như: uỷ ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND).
  • 29. 3. Số, ký hiệu của văn bản a. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này, cụ thể như sau:
  • 30. - Số của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm số thứ tự đăng ký được đánh theo từng loại văn bản do cơ quan ban hành trong một năm và năm ban hành văn bản đó. Số được ghi bằng chữ số ả - rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm; năm ban hành phải ghi đầy đủ các số, ví dụ: 2004, 2005, - Ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản theo Bảng chữ viết tắt tên loại văn bản và bản sao kèm theo Thông tư này (Phụ lục I) và chữ viết tắt tên cơ quan hoặc chức danh nhà nước (Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản. - Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004.
  • 31. b. Số, ký hiệu của văn bản hành chính * Số của văn bản hành chính là số thứ tự đăng ký văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành trong một năm. Tuỳ theo tổng số văn bản và số lượng mỗi loại văn bản hành chính được ban hành, các cơ quan, tổ chức quy định cụ thể việc đăng ký và đánh số văn bản. Số của văn bản được ghi bằng chữ số ả - rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. * Ký hiệu của văn bản hành chính - Ký hiệu của quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt) và của các hình thức văn bản có tên loại khác bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản theo Bảng chữ viết tắt tên loại văn bản và bản sao kèm theo Thông tư này (phụ lục I) và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản. Ví dụ: Quyết định (QĐ), Chỉ thị (CT)…
  • 32. - Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo công văn đó (nếu có), ví dụ: Công văn của Chính phủ do Vụ Hành chính Văn phòng Chính phủ soạn thảo: Số:.../CP – HC; Công văn của Thủ tướng Chính phủ do Vụ Văn xã Văn phòng Chính phủ soạn thảo: Số:.../TTg – VX; Công văn của Bộ Xây dựng do Cục quản lý nhà Bộ Xây dựng soạn thảo: Số:.../BXD – QLN; Công văn của UBND tỉnh...do tổ chuyên viên (hoặc thư ký) theo dõi lĩnh vực văn hoá – xã hội soạn thảo: Số:.../ UBND – VX; Công văn của Sở Công nghiệp tỉnh...do Văn phòng Sở soạn thảo: Số:.../SCN – VP. Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và chữ viết tắt tên các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức phải được quy định cụ thể, bảo đảm ngắn ngọn, dễ hiểu.
  • 33. 4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản a. Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở, đối với những đơn vị hành chính được đặt tên theo tên người hoặc bằng chữ số thì phải ghi tên gọi đầy đủ của đơn vị hành chính đó, cụ thể như sau: - Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức Trung ương là tên của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tên của thành phố thuộc tỉnh (nếu có) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở.
  • 34. - Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh: + Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; là tên của thành phố trực thuộc Trung ương, ví dụ Văn bản của UBND thành phố Hà Nội và của các sở, ban, ngành thuộc thành phố: Hà Nội,...; của UBND thành phố Hồ Chí Minh và của các sở, ban ngành thuộc thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh …, + Đối với các tỉnh: là tên của thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc của huyện nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ, sở - Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - Địa danh ghi trên văn bản của HĐND, UBND và của các tổ chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đó - Ngày, tháng, năm ban hành văn bản quy phạm pháp luật khác và văn bản hành chính là ngày, tháng, năm văn bản được ký ban hành.
  • 35. 5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản a. Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, đều phải ghi tên loại, trừ công văn. b. Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ, phản ánh khái quát nội dung chủ yếu của văn bản
  • 36. 6. Nội dung văn bản a. Nội dung văn bản Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của một văn bản, trong đó, các quy phạm pháp luật (đối với văn bản quy phạm pháp luật), các quy định được đặt ra; các vấn đề, sự việc được trình bày Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau: - Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng phù hợp với qui định của pháp luật - Các qui phạm pháp luật, các qui định hay các vấn đề, sự vciệc phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác; - Sử dụnh ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản dễ hiểu; - Dùng từ ngữ phổ thông; không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;
  • 37. b. Bố cục của văn bản Tuỳ theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm hoặc được phần chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định. • Văn bản hành chính có thể được bố cục như sau: - Quyết định (cá biệt); theo điều, khoản, điểm; các quy chế( quy định) ban hànhkèm theo quyết định; theo chương, mục, điều, khoản, điểm; - Chỉ thị( cá biệt); theo khoản, điểm; - Các hình thức văn bản hành chính khác; theo phần, mục, khoản, điểm
  • 38. 7. Chúc vụ: họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền a/ Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau: - Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt "TM" (thay mặt) vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức; - Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổchức thì phải ghi chữ viết tắt "KT" (ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu. - Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt "TL" (thừa lệnh) vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; - Trường hợp ký thừa uỷ quyền thì phải ghi chữ viết tắt "TUQ" (thừa uỷ quyền) vào trước chứuc vụ của người đúng đầu cơ quan, tổ chức b. Chức vụ của người ký Chức vụ ghi trên văn bản là chức danh lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ quan, tổ chức; chỉ ghi chức danh như Bộ trường (Bộ trưởng, Chủ nhiệm), Thứ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc vv.. không ghi lại tên cơ quan, tổ chức, ban hành; văn bản ký thừa lệnh, thừa uỷ quyền và những trường hợp cần thiết khác do các cơ quan, tổ chức quy định cụ thể. c. Họ và tên gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản. Đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vụ và các danh hiệu danh dự khác, trừ văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, trong những trường hợp cần thiết, có thể ghi thêm học hàm, học vị
  • 39. 8. Dấu của cơ quan, tổ chức Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan 9. Nơi nhận Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân văn bản với mục đích và trach snhiệm cụ thể như để kiểm tra, giám sát; để xem xét, giải quyết; để thi hành; để trao đổi công việc; để biết và để lưu Nơi nhận phải được xác định cụ thể trong văn bản. Căn cứ quy định của pháp luật; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan; căn cứ yêu cầu giải quyết công việc, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn thảo có trách nhiệm để xuất những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản trình người ký văn bản quyết định. Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên từng cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản được gửi cho một hoặc một số nhóm đối tượng nhất định thì nơi nhận được ghi chung
  • 40. 10. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật a. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật Việc xác định mức độ khẩn của văn bản được thực hiện như sau: - Tuỳ theo mức độ cần được chuyển phát nhanh, văn bản được xác định độ khẩn theo ba mức sau: hoả tốc, thượng khẩn hoặc khẩn; - Khi soạn thảo văn bản có tính chất khẩn, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đề xuất mức độ khẩn trình người ký văn bản quyết định Dấu độ khẩn phải được khắc sẵn theo hướng dẫn tại điểm k khoản 2 Mục III của Thông tư này. Mực dùng để đóng dấu độ khẩn dùng mực màu đỏ tươi. b. Dấu chỉ mức độ mật Việc xác định và đóng dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật), dấu thu hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
  • 41. 11. Các thành phần thể thức khác Các thành phần thể thức khác của văn bản bao gồm: a, Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E - Mail; địa chỉ trên mạng (Website); số điện thoại, số Telex, số Fax đối với công văn, công điện, giấy giới thiệu, giấy mời, phiếu gữi, phiếu chuyển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên hệ. b, Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành như "Trả lại sau khi họp (hội nghị)", "xem xong trả lại", "lưu hành nội bộ" đối với những văn bản có phạm vi, đối tượng phổ biến, sử dụng hạn chế hoặc chỉ dẫn về sự thảo văn bản như "dự thảo" hay "dự thảo lần...". Các chỉ dẫn trên có thể được đánh máy hoặc dùng con dấu khắc sẵn để đóng lên văn bản hoặc dự thảo văn bản; c, ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành đối với những bản cần được quản lý chặt chẽ về số lượng bản phát hành; d, Trường hợp văn bản có phụ lục kèm theo thì trong văn bản phải có chỉ dẫn về phụ lục đó. Phụ lục văn bản phải có tiêu đề, văn bản phải có từ hai phụ lục trở lên thì các phụ lục phải được đánh số thứ tự bằng số La Mã; đ. Số trang: văn bản và phụ lục văn bản gồm nhiều trang thì từ trang thứ hai trở đi phải được đánh số thứ tự bằng chữ số ả-rập; số trang củ phụ lục văn bản được đánh riêng theo từng phụ lục.
  • 42. KỸ THUẬT TRÌNH BÀY 1. Khổ giấy, kiểu trình bày và định lề trang văn bản. a. Khổ giấy Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). Các loại văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển có thể được trình bày trên khổ A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn. b. Kiểu trình bày Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài). Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng).
  • 43. KỸ THUẬT TRÌNH BÀY c. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4) - Trang mặt trước: Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm; Lề dưới: cách méo dưới từ 20-25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30-35 mm; Lề phải: cách mép phải từ 15-20mm; - Trang mặt sau: Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm; Lề dưới : cách mép dưới từ 20-25 mm; Lề trái : cách mép trái từ 15-20 mm; Lề phải : cách mép phải từ 30-35 mm;
  • 44. 2. Kỹ thuật trình bày các thành phần thể thức văn bản. Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A4 được thực hiện theo sơ đồ bố trí các thành phần thwr thức văn bản kèm theo Thông tư này (Phụ lục II). Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A5 được áp dụng tương tự theo sơ đồ trên. Các thành phần thể thức văn bản được trình bày như sau : a. Quốc hiệu Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1. Dòng chữ trên : "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm. Dòng chữ dưới : "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc" được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chư từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch ngang nhỏ; phía dưới có dòng kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ dài của dòng chữ.
  • 45. b. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2. Tên cơ quan, tổ chức chủ quản cấp trên trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm; phía dưới có đường kẻ ngang, nét kiền, có độ dài bằng từ 1/3 đến ½ độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. c. Số, ký hiệu của văn bản. Số, ký hiệu của văn bản dược trình bày ở ô số 3. Từ "số" được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ "số" có dấu hai chấm; giữa số, năm ban hành và kí hiệu văn bản có dâu gạch chéo (/); giữa các nhóm chữ viết tắt trong kí hiệu văn bản có dấu gạch nối không cách chữ (-), ví dụ : Số: 33/2002/NĐ-CP; Số: 15/QĐ-UBND; Số: 23/BC-BNV; Số: 234/SCN-VP.
  • 46. d. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày ở ô só 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ nghiêng ; sau địa danh có dấu phẩy. Ví dụ: Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2008 đ. Tên loại và trích yếu nội dung văn bản. Tên loại và trích yếu nội dung của các loại văn bản có ghi tên loại được trình bày tại ô số 5a; tên loại văn bản (nghị định, nghị quyết, kế hoạch, báo cáo, tờ trình và các loại văn bản khác) được đặt canh giữa (cân đối ở giữa dòng) bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 14 đến 15, kiểu chữ đứng, đậm; trích yếu nội dung văn bản được đặt canh gữa, ngay dưới tên loại văn bản, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối với dòng chữ. Trích yếu nội dung công văn được trình bày tại ô só 5b, sau chữ viết tắt "V/v" (Về việc) bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng.
  • 47. e. Nội dung văn bản. Nội dung văn bản được trình bày tại ô số 6. - Phần nội dung (văn bản) được trình bày bằng chữ in thường, cõ chữ từ 13 đến 14; khi xuống dòng, chữ đầu dòng có thể lùi vào từ 1 cách mạng đến 1,27 cách mạng (1default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; khoảng cách giữa các dòng hay hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên. - Đối với những văn bản qui phạm pháp luật và văn bản hành chính có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ phải xuống dòng có dấu chấm phẩy, riêng căn cứ cuỗi cùng kết thúc bằng dấu phẩy.
  • 48. g. Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền - Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày tại ô số 7a; Chức vụ khác của người ký được trình bày tại ô số 7b; các chữ viết tắt "TM"; "KT"; "TL", "TUQ" hoặc "Q" (quyền), quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiễu chữ đứng, đậm. - Họ tên của người ký văn bản và học làm, học vị (nếu có) được trình bày tại ô số 7b; bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiễu chữ đứng, đậm. - Chữ ký của người có thẩm quyền được trình bày tại ô số 7c.
  • 49. h, Dấu của cơ quan, tổ chức Dấu của cơ quan tổ chức được trình bày tại ô số 8 I, Nơi nhận Nơi nhận được trình bày tại ô số 9a và 9b. Phân nơi nhận tại ô số 9 a (chỉ áp dụng đối với văn bản hành chính) được trình bày như sau: - Từ "kính gữi' và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng; - Sau từ" kính gửi" có dấu hai chấm; nếu công văn gửi cho một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân thì từ "kính gửi" và tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được trình bày trên cùng một dòng; trường hợp công văn gửi cho hai cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trở lên thì tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, cá nhân được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang, cuối dòng có dấu chấm phẩy, cuối dòng cuối cùng có dấu chấm.
  • 50. Phần nơi nhận tại ô số 9b (áp dụng chung đối với công văn hành chính và các loại văn bản khác) được trình bày như sau: - Từ "nơi nhận" được trình bày trên một dòng riêng, sau đó có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm; - Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vịnhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch ngang, cuối dòng có dấu chấm phẩy; riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ "lưu" sau đó có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt "VT"( văn thư cơ quan, tổ chức), chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu (chỉ trong những trường hợp cần thiết) được đặt trong ngoặc đơn, cuối cùng là dấu chấm.
  • 51. k. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật Mẫu dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật) và dấu thi hồi đối với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Dấu độ mật được đóng vào ô số 10a, dấu thu hồi được đóng vào ô số 11. dấu độ khẩu được đóng vào ô số 10b. Con dấu các độ khẩn có hình chữ nhật, trên đó, các từ "hoả tốc“, "thượng khẩn" hoặc "khẩn" được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và được đặt cân đối trong khung chữ nhật viền đơn, có kích thước tương ứng là 30mmx8mm, 40mmx8mm và 20mm x 8mm
  • 52. 3. Các thành phần thể thức khác Các thành phần thể thức khác được trình bày như sau: - Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành được trình bày tại ô số 11; các cụm từ "trả lại sau khi họp (hội nghị)", "xem xong trả lại" , “lưu hành nội bộ" được trình bày cân đối trong một khung hình chữ nhật viền đơn, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm - Chỉ dẫn về dự thảo văn bản được trình bày tại ô số 12; từ "dự thảo" hoặc cụm từ "dự thảo lần…” được trình bày trong một khung hình chữ nhật viền đơn, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; - Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành được trình bày tại ô số 13; ký hiệu bằng chữ in hoa, số lượng bản bằng chữ số ả - rập, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; - Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-Mail; địa chỉ trên mạng (Website); số địên thoại, số Telex, số Fax được trình bày trên trang đầu của văn bản, tại ô số 14, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 11 đến 12, kiểu chữ đứng, dưới một đường kẻ nét liền kéo dài hết bề ngang của vùng trình bày văn bản;
  • 53. - Phụ lục văn bản: phụ lục kèm theo văn bản được trình bày trên các trang giấy riêng; từ "phụ lục" và số thứ tự của phụ lục (trường hợp có từ hai phụ lục trở lên) được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng đậm, tiêu đề (tên) của phục lục được trình bày canh giữa, bừng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; - Số trang của văn bản: được trình bày tại chính giữa trên đầu trang giấy (phần heaher) hoặc tại góc phải, ở cuối trang giấy (phần footer) bằng chữ số ả - rập, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng - Mẫu chữ và chi tiết trình bày các thành phần thể thức văn bản được minh hoạ tại Phụ lục IV- Mẫu chữ và chi tiết trình bày thể thức văn bản và thể thức bản sao keo theo - Phông chữ: VnTime đối với chữ in thường và VnTimeH đối với chữ in hoa. (hoặc Times New Roman)
  • 54. 1 ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 là công cụ trực tiếp xác lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động lập pháp nhờ đó, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam ngày càng có nhiều tiến bộ, cải thiện hệ thống pháp luật cả về số lượng các văn bản quy phạm pháp luật và chất lượng của hệ thống pháp luật. Việc triển khai thực hiện các luật này, một mặt, đã giúp đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống pháp luật và mặt khác, đã tạo sự chuyển biến một bước về chất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung và trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói riêng; cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo đường lối, chính sách của Đảng. Bên cạnh những thành tựu nêu trên, trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế lớn như sau: Thứ nhất, về việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Về nguyên tắc, việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh là giai đoạn hết sức quan trọng, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, nhằm xác định nhu cầu xã hội, chính sách pháp luật phù hợp để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội phát sinh, cũng như để điều chỉnh công tác quản lý của Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhìn chung còn chưa thực sự khoa học, thiếu những định hướng chính sách pháp luật, làm cho quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật ít nhiều gặp khó khăn, lúng túng, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng soạn thảo văn bản. Một số luật, pháp lệnh được ban hành thiếu tính khả thi hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, gây lãng phí các nguồn lực. Mặt khác, việc lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cũng chưa quan tâm đúng mức đến việc xác định thứ tự ưu tiên của văn bản, dẫn đến trên thực tế có văn bản thực sự cần thiết lại chưa được ban hành hoặc có văn bản cần ban hành trước, nhưng lại được ban hành sau. Thứ hai, về việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật - Chưa có sự phân công thật rành mạch và hợp lý giữa các cơ quan trong quá trình soạn thảo, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan liên quan trong quá trình đó, dẫn đến tình trạng chờ đợi, dựa dẫm nhau, làm chậm tiến độ soạn thảo và giảm chất lượng của văn bản (ví dụ: chưa quy định hợp lý trách nhiệm của cơ quan trình, cơ quan chủ trì soạn thảo, ban soạn thảo, ...).
  • 55. 2 - Còn thiếu các quy định bảo đảm việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phải dựa trên những nghiên cứu, đánh giá khoa học, đánh giá ảnh hưởng dự kiến của những chính sách pháp luật hoặc những quy định của pháp luật sẽ được ban hành; các kết quả nghiên cứu, đánh giá đã có cũng chưa được công bố rộng rãi hoặc cung cấp đầy đủ cho các cơ quan có thẩm quyền như Chính phủ, Quốc hội khi xem xét, thảo luận, thông qua văn bản. - Quy trình soạn thảo văn bản chưa phát huy triệt để sự tham gia của các tổ chức, cá nhân liên quan. Việc lấy ý kiến của nhân dân, của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản còn hình thức; thiếu cơ chế đề cao trách nhiệm của cơ quan soạn thảo trong việc nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo. - Chưa có cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa luật, pháp lệnh với việc soạn thảo các văn bản quy định chi tiết thi hành theo hướng bảo đảm cho luật, pháp lệnh đi vào cuộc sống đúng vào thời điểm có hiệu lực. Thứ ba, về quy trình thảo luận, xem xét, thông qua dự thảo văn bản của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội Vai trò của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự thảo luật, pháp lệnh chưa được quy định đúng mức, đầy đủ trong việc bảo vệ, giải trình trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội về dự thảo, nhất là trong trường hợp dự thảo luật, pháp lệnh được xem xét, thông qua tại hai kỳ họp, hai phiên họp, dẫn đến việc hướng dẫn thi hành và triển khai thi hành một số văn bản gặp khó khăn nhất định và trong một số trường hợp dẫn đến sự không rõ ràng về trách nhiệm trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thứ tư, về vấn đề áp dụng văn bản quy phạm pháp luật Quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn nhiều chồng chéo, trùng lắp, mâu thuẫn do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đang rất phức tạp, nhiều tầng nấc, nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành với nhiều hình thức văn bản quy phạm pháp luật khác nhau; thiếu quy định ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan trong việc hợp nhất, pháp điển hoá văn bản quy phạm pháp luật, càng làm cho việc tra cứu, áp dụng pháp luật gặp khó khăn hơn. Mặt khác, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trên thực tế cũng chưa thống nhất, bởi thiếu một số quy định có tính nguyên tắc về áp dụng pháp luật, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về áp dụng văn bản. Do những tồn tại, hạn chế lớn nêu trên, năm 2002, đồng thời với việc phải khẩn trương sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, tập trung vào đổi mới quy trình thông qua luật, pháp lệnh và việc minh bạch hoá quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Quốc hội đã giao Chính phủ tiếp tục nghiên cứu để trình Quốc hội xem xét sửa đổi Luật này một cách toàn diện hơn. Do vậy, việc tiếp tục sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật lần này là cần thiết, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thi hành Luật, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
  • 56. 3 của Bộ Chính trị và các cam kết của nước ta khi gia nhập WTO. Ngày 02 tháng 6 năm 2008 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thay thế Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002. II. NHỮNG QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VIỆC XÂY DỰNG, BAN HÀNH LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 được xây dựng, ban hành dựa trên các quan điểm chỉ đạo sau đây: - Thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới quy trình lập pháp, lập quy, về hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm tăng cường dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; - Bảo đảm sự phù hợp của Luật với Hiến pháp và tính thống nhất của Luật trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật; - Bảo đảm tính kế thừa, luật hoá một số quy định của các văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm; giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật; - Thể hiện tinh thần cải cách hành chính thông qua việc phân định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan tham gia vào quá trình xây dựng, ban hành văn bản, đơn giản hoá các hình thức văn bản quy phạm pháp luật; - Tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhằm đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản, nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng của văn bản; tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tham mưu trong việc bảo đảm chất lượng của dự thảo, cũng như kỹ thuật soạn thảo văn bản để Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội dành nhiều thời gian tập trung vào thảo luận, biểu quyết những chính sách lớn, những vấn đề lớn của dự thảo văn bản. III. BỐ CỤC CỦA LUẬT Luật gồm 12 chương, 95 điều được bố cục như sau: Chương I - Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 10), gồm các quy định về khái niệm văn bản quy phạm pháp luật; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một số quy định chung khác. Chương II - Nội dung văn bản quy phạm pháp luật (từ Điều 11 đến Điều 21) quy định về nội dung điều chỉnh của mỗi hình thức văn bản quy phạm pháp luật, gồm nội dung của Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; nội dung của pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;... Chương III - Quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
  • 57. 4 Với mục đích nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, Luật đã luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội (từ Điều 22 đến Điều 57). Chương này gồm 6 mục: Mục 1 - Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Mục 2 - Soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Mục 3 - Thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Mục 4 - Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Mục 5 - Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết. Mục 6 - Công bố văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chương IV, V, VI và VII từ Điều 58 đến Điều 74 quy định quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch. Chương VIII - Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy trình rút gọn (từ Điều 74 đến Điều 77), quy định các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; hồ sơ trình dự án, dự thảo và việc xem xét, thông qua dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Chương IX - Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật và nguyên tắc áp dụng, công khai văn bản quy phạm pháp luật (từ Điều 78 đến Điều 84) trong đó quy định cụ thể thời điểm có hiệu lực và việc đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật, vấn đề hiệu lực trở về trước, ngưng hiệu lực, những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng và việc đăng tải, đưa tin văn bản quy phạm pháp luật. Chương X - Giải thích văn bản quy phạm pháp luật (Điều 85 và Điều 86) gồm các quy định về thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh; xây dựng, ban hành dự thảo nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh. Chương XI - Giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, hợp nhất văn bản và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (từ Điều 87 đến Điều 93), quy định việc kiểm tra, giám sát, nội dung kiểm tra, giám sát văn bản quy phạm pháp luật, xử lý và thẩm quyền xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật, việc hợp nhất, rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Chương XII - Điều khoản thi hành (Điều 94 và Điều 95) quy định thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật, kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. IV. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  • 58. 5 sửa đổi một cách toàn diện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ khâu lập dự kiến chương trình, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra và thông qua văn bản theo hướng tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tham mưu trong việc soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý dự thảo, cơ quan ban hành chỉ tập trung vào việc thảo luận và quyết định chính sách. Bên cạnh đó, Luật cũng bổ sung các quy định nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm hệ thống pháp luật có chất lượng, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận và có tính khả thi cao. Sau đây là một số điểm mới quan trọng của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật : 1. Thu gọn các loại văn bản quy phạm pháp luật Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nước ta bao gồm hơn 20 loại văn bản, do nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau ban hành; mỗi cơ quan ban hành từ 2 đến 3 loại văn bản. Điều này làm cho hệ thống văn bản quy phạm pháp luật rất phức tạp, việc theo dõi, áp dụng và xác định thứ bậc hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật gặp không ít khó khăn, đặc biệt là khó xác định được khi nào, về vấn đề gì thì cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức nào. Nhằm khắc phục tình trạng nêu trên, đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Điều 2 của Luật quy định một số cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản chỉ ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới một hình thức văn bản. Theo đó, Chính phủ chỉ ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức nghị định, thay vì nghị quyết và nghị định; Thủ tướng Chính phủ chỉ ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức quyết định, thay vì chỉ thị và quyết định; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Toà án nhân dân tối cao chỉ ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức thông tư, thay vì quyết định, chỉ thị, thông tư như trước đây. Tuy nhiên, để phù hợp với quy định của Luật Kiểm toán, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 bổ sung thẩm quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức quyết định. 2. Văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản, điều, khoản, điểm được quy định chi tiết Để khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh chờ nghị định, nghị định chờ thông tư…, cũng như tình trạng hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh một cách tràn lan, thậm chí sao chép lại các quy định của luật, pháp lệnh, các quy định của Luật đặt ra các yêu cầu cụ thể: - Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung (khoản 2 Điều 5 của Luật).
  • 59. 6 - Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định cụ thể để khi văn bản đó có hiệu lực thì thi hành được ngay, chỉ trường hợp văn bản có nội dung liên quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, những vấn đề chưa có tính ổn định cao thì có thể giao cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chi tiết. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được uỷ quyền tiếp (khoản 1 Điều 8 của Luật). - Xác định trách nhiệm của cơ quan ban hành khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới phải đồng thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới (dù là văn bản luật, pháp lệnh hay là văn bản quy định chi tiết); có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ văn bản, điều, khoản, điểm của văn bản đã ban hành trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới trước khi văn bản, điều, khoản, điểm mới đó có hiệu lực (khoản 2 Điều 9 của Luật). - Văn bản quy định chi tiết phải quy định cụ thể, không lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết (khoản 2 Điều 8 của Luật). - Trong trường hợp một cơ quan được giao ban hành quy định chi tiết về nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản hoặc các nội dung của nhiều văn bản khác nhau (khoản 3 Điều 8 của Luật) - Quy định cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh có trách nhiệm kiến nghị việc phân công cơ quan soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm của dự thảo (khoản 8 Điều 33 của Luật). - Áp dụng kỹ thuật "một văn bản sửa nhiều văn bản", theo đó, một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ nhiều văn bản do cùng một cơ quan ban hành...(khoản 3 Điều 9 của Luật) Như vậy, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đặt ra yêu cầu văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định chi tiết, cụ thể, rõ ràng để khi có hiệu lực thì thi hành được ngay, hạn chế tình trạng giao Chính phủ ban hành quá nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết và bỏ quy định giao Chính phủ ban hành nghị định để hướng dẫn toàn bộ nội dung của luật, pháp lệnh một cách chung chung. Các nội dung cần được quy định chi tiết phải được giới hạn cụ thể hơn và việc uỷ quyền ban hành văn bản quy định chi tiết phải tuân theo nguyên tắc cơ quan đã được giao ban hành văn bản quy định chi tiết phải ban hành văn bản, không được phép uỷ quyền tiếp cho cơ quan khác ban hành văn bản quy định chi tiết. Đồng thời, với yêu cầu việc ban hành văn bản quy định chi tiết phải được thực hiện trước khi văn bản, điều, khoản, điểm được quy định chi tiết có hiệu lực để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết, sẽ hạn chế được tình trạng văn bản quy định
  • 60. 7 chi tiết được ban hành chậm, việc soạn thảo kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu lực của văn bản được hướng dẫn. Ngoài ra, nhằm hạn chế tình trạng một cơ quan được giao nhiệm vụ quy định chi tiết nhiều nội dung của một văn bản quy phạm pháp luật phải ban hành nhiều văn bản để quy định chi tiết các nội dung đó, Luật quy định theo hướng trừ trường hợp cần phải quy định trong nhiều văn bản khác nhau, cơ quan được giao quy định chi tiết soạn thảo, ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung cần hướng dẫn thi hành. Trong trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết (khoản 3 Điều 8). 3. Áp dụng kỹ thuật “một văn bản sửa nhiều văn bản” Quy trình lập pháp, lập quy chặt chẽ, nhiều công đoạn là nhằm mục đích bảo đảm có sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, công dân, bảo đảm trách nhiệm của các cơ quan đối với chất lượng của dự án, dự thảo. Do vậy, việc cắt bỏ một khâu nào trong quy trình này khi xây dựng một văn bản sửa đổi, bổ sung một văn bản đều khó thuyết phục mặc dù giữa việc soạn thảo một văn bản hoàn toàn mới với việc sửa đổi một vài điều hoặc chỉ rất ít điều, thậm chí 1 hoặc 2 điều là có sự khác nhau. Với trình tự soạn thảo, ban hành văn bản được quy định chặt chẽ, khi soạn thảo văn bản, mỗi Ban soạn thảo hoặc cơ quan chủ trì soạn thảo chỉ quan tâm đến việc soạn thảo hoặc sửa đổi, bổ sung một dự án, dự thảo. Việc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật thường áp dụng theo trình tự xây dựng, ban hành văn bản mới. Việc nghiên cứu, sửa đổi đồng thời một lúc nhiều văn bản cho phép tuân thủ các bước tối thiểu của quy trình xây dựng, ban hành văn bản mà vẫn bảo đảm đúng chức năng, thẩm quyền của các cơ quan, đồng thời khắc phục được sự mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, khắc phục được sự lãng phí về thời gian nghiên cứu, thời gian tổ chức soạn thảo, thông qua văn bản cũng như tiết kiệm kinh phí nghiên cứu, soạn thảo, ban hành văn bản. Chính vì lý do trên, Khoản 3 Điều 9 của Luật quy định “Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành”. Như vậy, trong trường hợp có nhiều văn bản cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ do cùng một cơ quan ban hành, cơ quan đó chỉ cần ban hành một văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ tất cả các nội dung đó mà không cần phải ban hành nhiều văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ, bãi bỏ từng văn bản. 4. Trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động Nhằm tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí và tăng cường hiệu quả của việc xây dựng và thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và chương trình xây dựng nghị định, tránh tình trạng đưa vào chương trình cả những văn bản mà tính thực tế, tính khả thi và tính hợp lý còn thấp, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị
  • 61. 8 định phải được gửi kèm báo cáo đánh giá tác động sơ bộ của văn bản (Khoản 1 Điều 23, Khoản 1 Điều 59 của Luật). Để cung cấp thêm thông tin cho cơ quan có thẩm quyền cũng như các đối tượng liên quan trong việc xem xét, thảo luận, thông qua văn bản, đồng thời, nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải bảo đảm chất lượng của dự thảo, Luật quy định cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm xây dựng báo cáo đánh giá tác động của văn bản. Nội dung báo cáo phải nêu rõ được các vấn đề cần giải quyết và các giải pháp đối với từng vấn đề đó, chi phí, lợi ích của các giải pháp, so sánh chi phí- lợi ích của các giải pháp (Khoản 2 Điều 33 và Khoản 2 Điều 61 của Luật). Đánh giá tác động pháp luật (viết tắt Tiếng Anh là RIA)1 là một tập hợp các bước lôgíc hỗ trợ cho việc chuẩn bị các đề xuất chính sách. Nó bao gồm việc nghiên cứu sâu các hoạt động đi kèm với quá trình xây dựng chính sách và chính thức hóa các kết quả nghiên cứu bằng một bản báo cáo độc lập. Tiến hành RIA bao gồm việc trả lời một số câu hỏi chủ yếu sau: Đâu là bản chất, mức độ và sự phát triển của vấn đề? Đâu là các mục tiêu mà quốc gia theo đuổi? Đâu là các tác động về môi trường, xã hội và kinh tế của các lựa chọn chính sách? Đâu là ưu và nhược điểm của các lựa chọn chính sách chính? Việc giám sát và đánh giá về sau được tổ chức như thế nào? Thực hiện RIA là bảo đảm, thu hút sự tham gia của công chúng vào quá trình hoạch định chính sách. Quá trình thực hiện RIA giúp cơ quan soạn thảo có cái nhìn tổng thể, toàn diện về vấn đề sẽ được giải quyết trong văn bản, trong đó bao gồm những đánh giá mặt được và mặt hạn chế của các phương án đưa ra; từ đó tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền hướng giải quyết đúng và sát thực hơn. Về phía cơ quan ban hành, RIA chính là nguồn cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về các phương án lựa chọn, không lựa chọn – làm cơ sở để các thành viên Chính phủ, đại biểu Quốc hội, thảo luận, quyết định phương án giải quyết vấn đề một cách phù hợp, hiệu quả và kinh tế. Đứng về mặt ban hành chính sách mang tính vĩ mô, RIA mang lại những kết quả sau đây: Thứ nhất: giảm bớt rủi ro các lỗi về chính sách, vì các cơ quan có thẩm quyền đã: - Xác định được mục tiêu của việc ban hành văn bản; - Đánh giá tác động đầy đủ sự thay đổi dự kiến; - Xác định và đánh giá các phương án lựa chọn để đạt được mục tiêu; - Đảm bảo tính hài hoà, thống nhất với các phương án đang sử dụng; - Biết trước là liệu lợi ích có lớn hơn chi phí hay không; - Đảm bảo quá trình xây dựng chính sách có sự tham gia của người dân và đảm bảo tính minh bạch của việc xây dựng chính sách; 1 (Regulatory Impact Assesment )
  • 62. 9 Vì vậy, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định trong quá trình soạn thảo, toàn văn dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Chính phủ hoặc của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày để cơ quan, tổ chức, cá nhân có thời gian tiếp cận, chủ động nghiên cứu, tham gia ý kiến (khoản 1 Điều 35, khoản 2 Điều 61, khoản 1 Điều 62, khoản 2 Điều 67, khoản 2 Điều 68, khoản 2 Điều 69, khoản 2 Điều 70, khoản 2 Điều 71, khoản 2 Điều 72, khoản 3 Điều 73 và khoản 3 Điều 74 của Luật); cơ quan tổ chức lấy ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu các ý kiến góp ý để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo văn bản. Ngoài ra, Luật cũng quy định rõ thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định ngay trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày, kể từ ngày công bố hoặc ngày ban hành để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thời gian - Tính đến bảo đảm tuân thủ các thoả thuận quốc tế. Thứ hai: cải thiện tình hình lạm phát về văn bản quy phạm pháp luật, vì văn bản chỉ được ban hành sau khi đã cân nhắc tương đối đầy đủ các tác động kinh tế - xã hội và thấy lợi ích của việc thi hành lớn hơn chi phí. Về nguyên tắc, cơ quan nào đề xuất các biện pháp thực hiện thì cơ quan đó chịu trách nhiệm thực hiện RIA. Điều này không hạn chế quyền thuê các chủ thể khác đánh giá ở một số công đoạn nhất định, nhưng cơ quan đề xuất phải là người chịu trách nhiệm về nội dung đánh giá. RIA là một quá trình gồm nhiều giai đoạn, từ lúc đề xuất xây dựng chương trình cho đến khi ban hành văn bản. Tuy nhiên, ở giai đoạn đề xuất đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (tức là giai đoạn đánh giá để giúp xác định liệu có đưa vào chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không), thì việc đánh giá chỉ dừng ở mức độ sơ bộ. Trong quá trình soạn thảo văn bản, cơ quan được giao soạn thảo chịu trách nhiệm thực hiện RIA tổng thể (đánh giá tổng thể). Nội dung của bản đánh giá phải luôn luôn được bổ sung cùng với quá trình chỉnh lý dự thảo. Đặc biệt là sau giai đoạn thẩm định, giai đoạn trình, giai đoạn thẩm tra. 5. Công khai, minh bạch trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và công bố, công khai văn bản quy phạm pháp luật Công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật nói chung cũng như trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là vấn đề được đặc biệt quan tâm trong việc sửa đổi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật lần này. Việc công khai, minh bạch từ khâu soạn thảo cho đến khâu ban hành không những giúp cho người dân sớm biết được định hướng chính sách, pháp luật trong tương lai để chuẩn bị các điều kiện cho việc thực hiện mà còn là một trong những kênh để người dân có thể tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế, làm cho pháp luật phản ánh được sát hơn ý chí, nguyện vọng của nhân dân... Đây cũng là một nội dung quan trọng nhằm thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đã được đề ra trong nhiều Nghị quyết của Đảng. Đồng thời, cũng là để thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
  • 63. 01 Quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002) là rất chặt chẽ, phải qua nhiều bước để bảo đảm chất lượng của văn bản. Tuy nhiên, quy trình này, nếu áp dụng cho tất cả các văn bản, thì sẽ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện (đoạn 1 khoản 1 Điều 78 của Luật); văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và văn bản ban hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai, dịch bệnh; văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc (khoản 2 Điều 78 của Luật). Bên cạnh đó, Luật quy định trách nhiệm của cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo; trách nhiệm của cơ quan Công báo phải đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản (khoản 2 Điều 78 của Luật). 6. Quy định trách nhiệm của các Bộ, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phát biểu ý kiến về những vấn đề của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết liên quan đến ngành, lĩnh vực do mình phụ trách Nhằm nâng cao chất lượng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền có thêm cơ sở thuyết phục khi xem xét, đánh giá các quy định của dự án, dự thảo, Luật quy định các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản về dự án, dự thảo, trong đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm góp ý kiến về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm góp ý về nguồn nhân lực, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm góp ý kiến về tác động đối với môi truờng, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Khoản 3 Điều 35 của Luật). Cũng với mục đích nâng cao chất lượng của dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, Luật bổ sung quy định về chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và dự thảo nghị định của Chính phủ trước khi trình Chính phủ. Theo đó, trong trường hợp còn có ý kiến khác nhau giữa các bộ, cơ quan ngang bộ về những vấn đề lớn thuộc nội dung của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ triệu tập cuộc họp gồm đại diện lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để giải quyết trước khi trình Chính phủ xem xét, quyết định. Căn cứ vào ý kiến tại cuộc họp này, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với các cơ quan có liên quan tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự án, dự thảo để trình Chính phủ (Điều 38 và Điều 65 của Luật). 7. Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
  • 64. 11 cứng nhắc và thiếu hiệu quả, vì trên thực tế có những văn bản có nội dung sửa đổi, bổ sung đơn giản, là do hệ quả, tác động của các văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm bảo đảm thống nhất với nội dung của các văn bản đã được ban hành trước đó; hoặc có những văn bản cần được ban hành trong trường hợp khẩn cấp, nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước, bảo đảm lợi ích chung. Vì vậy, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đã bổ sung một chương (Chương VIII, từ Điều 75 đến Điều 77 của Luật) quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Theo đó, việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành. Đồng thời, thủ tục rút gọn cũng chỉ áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn được quy định như sau: Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành pháp lệnh, nghị quyết của mình và trình Quốc hội xem xét quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội; Chủ tịch nước quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ và quyết định của mình. Bên cạnh đó, quy định rõ các bước, các khâu có thể được rút gọn khi áp dụng trình tự, thủ tục này (Điều 76 và Điều 77 của Luật). Tuy nhiên, để bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, khả thi của văn bản, dù là soạn thảo theo quy trình rút gọn thì vẫn phải tiến hành thẩm định, thẩm tra dự thảo trước khi trình cơ quan có thẩm quyền. 8. Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật Trong thực tế, có nhiều văn bản được sửa đổi, bổ sung nhiều lần hoặc có những văn bản được sửa đổi, bổ sung khá nhiều nội dung so với văn bản gốc. Điều này gây khó khăn cho quá trình thực hiện khi cùng một lúc phải có sự so sánh, đối chiếu trên nhiều văn bản để áp dụng cho một vấn đề. Do vậy, để tạo điều kiện cho việc áp dụng, tra cứu văn bản được thuận lợi, tăng thêm tính minh bạch của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tính rõ ràng của pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 bổ sung quy định về hợp nhất văn bản (Điều 92 của Luật). Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật là việc đưa các nội dung của văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung vào văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm sự toàn vẹn về hình thức và nội dung của văn bản sau khi được sửa đổi, bổ sung. Việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật sau khi sửa đổi, bổ sung không được làm ảnh hưởng đến nội dung và hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật được hợp nhất. Như vậy, việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật sau khi sửa đổi, bổ sung là một hoạt động thuần tuý có tính kỹ thuật, không tạo ra quy phạm pháp luật mới và cũng không tạo ra văn bản quy phạm pháp luật mới.
  • 65. 12 Theo quy định tại Điều 92 của Luật, văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản quy phạm pháp luật phải được hợp nhất về mặt kỹ thuật với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Những vấn đề cụ thể của việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, Luật giao cho Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. 9. Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Ở nước ta, có nhiều cơ quan được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, và trên thực tế, các văn bản hướng dẫn thường được quan tâm hơn là văn bản được hướng dẫn vì các văn bản hướng dẫn thường gắn với thẩm quyền quản lý của một cơ quan hoặc hệ thống cơ quan cụ thể cũng như quy định những nội dung cụ thể mà các đối tượng thi hành văn bản phải tuân thủ. Trong khi đó, hệ thống quy phạm pháp luật hiện nay chưa được tập hợp theo từng chủ đề nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác tra cứu và áp dụng, nhất là khó có thể biết được quy phạm pháp luật có còn hiệu lực hay không. Việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật không những tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ tra cứu, thực hiện pháp luật mà còn giúp cho cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, áp dụng được chính xác các quy định của pháp luật; đồng thời, qua đó cũng phát hiện ra được các quy định của pháp luật còn chồng chéo để đề xuất tiến hành sửa đổi, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, với mục đích là tạo thuận lợi cho mọi đối tượng trong việc tra cứu, trích dẫn và áp dụng pháp luật, việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật theo chủ đề thành những bộ pháp điển đã và đang được nhiều nước áp dụng. Tuy nhiên, do đây là vấn đề mới, Việt Nam lại chưa có nhiều kinh nghiệm nên trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 chỉ quy định một số nguyên tắc tạo cơ sở pháp lý cho công tác pháp điển hoá và giao Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (khoản 2 Điều 93 của Luật). V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009. Để các quy định của Luật có thể đi ngay vào cuộc sống khi Luật có hiệu lực, các cơ quan có liên quan đã và đang triển khai các hoạt động sau đây: - Xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Theo quy định của Luật, Uỷ ban thường vụ Quốc hội được giao ban hành văn bản để quy định về việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (Điều 92 và Điều 93 của Luật); Chính phủ cần khẩn trương ban hành văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật. Bên cạnh đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ cần căn cứ vào những nguyên tắc đã được Luật quy định để ban hành quyết định quy định cụ thể và đầy đủ cơ chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền cũng như xây dựng các văn bản được giao chuẩn bị để trình cơ quan nhà nước cấp trên. - Tổ chức tập huấn, giới thiệu các quy định của Luật đến các cơ quan, tổ chức và nhân dân: đây là công việc quan trọng, thiết thực nhằm đưa các quy định của Luật đi vào cuộc sống, nâng cao ý thức, trách nhiệm của từng người
  • 66. dân cũng như các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định của Luật, tham gia tích cực và có hiệu quả vào việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Củng cố tổ chức, lực lượng cán bộ, công chức tham gia xây dựng văn bản. - Cần bảo đảm tốt hơn các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. 13