SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 5
Descargar para leer sin conexión
farmvina.com http://www.farmvina.com/cam-nang-ky-thuat-nuoi-nhan-giong-va-cham-soc-nhim/
Cẩm nang kỹ thuật nuôi, nhân giống và chăm sóc nhím
Nuôi nhím
Nhím là loại động vật có nhiều tác dụng. Thịt nhím nạc, ngon và ngọt. Mật nhím được người ta dùng chữa bệnh
đau mắt và dùng để xoa bóp các chấn thương và chữa đau lưng. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím đều được
sử dụng để chữa bệnh phong nhiệt.
Chúng ta thường gặp những con nhím nặng 4-5 kg nhưng thực ra, chúng có thể đạt 10-15 kg. những con lớn
thường dễ bị phát hiện và đã bị săn bắt nhiều. Hiện nay, lượng nhím trong tự nhiên giảm hẳn. Vì vậy, việc tổ chức
nuôi nhím vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa góp phần hạn chế tình trạng săn bắt nhím trong tự nhiên.
Nuôi nhím không khó. Thậm chí còn dễ hơn nuôi
lợn. Tại Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp
Tây Bắc (thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt
Nam) đã nuôi và nhím sống rất tốt. Ở nhiều nơi,
bà con dùng ngay chuồng lợn làm chỗ nuôi nhím.
Một diện tích chuồng 4-6m2 là có thể nuôi nhím.
Tường phải cao ít nhất 1m. Phía trên có thể
ngăn bằng lưới thép hoặc đan phên để che.
Dùng ván bìa bắp tận dụng xếp ngăn thành một
tối và kín đáo để nhím vào nằm. Cũng có thể
nhồi rơm hoặc cỏ khô vào nhiều bao nhỏ, xếp
thành đống, nhím sẽ tự tạo ra tổ cho chúng. Tốt
hơn hết là nên xây chuồng rộng có tường bao
cao 1m. Trong khu vực đó, ta dùng đá hoặc các
gốc cây gỗ lớn xếp thành đống, tạo ra hang cho
nhím ở. Nhím thích ở hang kín đáo, không nóng
quá cũng không lạnh quá. Không nên nuôi cạnh đường giao thông hoặc nơi ồn ào.
Nhím là loại ăn tạp. Bà con vùng cao xếp chúng vào loại phá hoại mùa màng. Vì thế thức ăn của nhím rất phong
phú, gồm trái cây, rễ cây, lá cây, củ chuối vỏ quả, rau thừa, ngô, sắn củ tới các loại côn trùng ốc, bọ cánh cứng,
giun đất… Có thể kết hợp nuôi giun đất với nhím. Nhím rất thích ăn giun. Loài giun quế có hàm lượng đạm rất cao
(tới 71% trọng lượng khô) rất thích hợp cho nhím.
Nhím không chịu được rét. Mùa đông, nhím chui sâu vào trong hang để ẩn và nằm lỳ trong đó cả tháng. Vì vậy
cần lưu ý chống rét cho nhím. Tốt nhất là tạo ra các hang kín và chèn cỏ khô ở bên trong để nhím ngủ đông. Nhím
cũng không ưa khí hậu nóng. Nếu trời quá nóng nhím lại chui vào các hang hốc và nằm lỳ trong đó có khi cả tuần.
Cần có nhiều cây hoặc giàn che, tạo không khí mát mẻ cho chúng.
Nhím dễ sinh sản. Nhím đực thường trưởng thành sau 12 tháng. Còn nhím cái phải 16-17 tháng mới đủ chín sinh
dục để chịu đực. Trong tự nhiên, chỉ hai tháng tuổi là nhím con đã tách đàn để kiếm ăn một mình. Dựa vào đó, ta
cũng có thể xuất giống sau hai tháng nuôi nhím con. Ngay năm đầu, nếu nuôi tốt, nhím có thể đạt được 6,5 kg.
Nuôi nhím ở quận Thủ Đức
Qua nhiều năm gắn bó với nghề, ông Thân Quang Vịnh tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCMđã tích cóp
được nhiều kinh nghiệm:
- Yếu tố vệ sinh phải đặt lên hàng đầu.
- Nên phân biệt nhím đực, cái ngay từ lúc còn nhỏ bằng việc cho nằm ngửa để kiểm tra bộ phận sinh dục, nếu có
gai giao cấu lồi ra là nhím đực. Nhím đực trưởng thành có mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài, hung dữ
hơn, hay xù lông, rung chuông, chân đạp phành phạch nhằm uy hiếp “đối phương”. Nhím cái có mỏ ngắn hơn,
đầu hơi tròn, thân tròn, đuôi ngắn.
- Nuôi được 8 tháng tuổi trở lên, nếu sinh trưởng và phát dục tốt, nhím có thể giao phối lần đầu. Nhím cái động
đực 2 – 3 ngày mỗi lần, nhưng nếu nuôi tốt, thì thường xuyên hơn; nếu phối giống không chửa thì 30 – 32 ngày
sau sẽ động đực lại: bộ phận sinh dục tiết ra chất nhờn và có mùi để nhím đực tìm đến.
- Nhím thường giao phối lúc 3 – 5 giờ sáng: do nhím biểu hiện động đực không rõ ràng, cần nhốt chung con đực
và con cái trong thời gian dài.
- Thời gian mang thai là khoảng 90 – 95 ngày, cần tách riêng để tránh việc con đực tranh ăn.
- Nhím thường đẻ vào ban đêm, trung bình 2 con, có khi tới 4 – 5 con – khi ấy phải tách từng cặp cho bú luân
phiên, khoảng 1 tuần sau nhốt chung trở lại.
- Trước khi nhím đẻ khoảng 30 ngày cần bổ sung dinh dưỡng.
- Sau khi nhím sinh, cho uống nước đầy đủ và cho thêm xương bò để nhím gặm nhằm tăng thêm lượng calci (có
người còn cho nhím đá liếm).
- Khi nhím đẻ, cần che gió, đảm bảo nhiệt độ trong chuồng từ 25 – 300C trong tuần đầu để nhím mẹ ủ ấm cho
nhím con.
- Nhím được 2 tháng tuổi thì cho tách bầy (có thể bắt đầu bán nhím con).
Cách nhân giống nhím
Phong trào nuôi nhím đang lan rộng ở nhiều địa phương vì chúng dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, thịt nhím là đặc sản, dễ
tiêu thụ với giá cao; đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do nhu cầu nuôi lớn mà giá con giống
thường cao gây trở ngại cho người nuôi.
Xin mách nhỏ cách nhân giống nhím của một số hộ giàu kinh nghiệm ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) để bà con
tham khảo, áp dụng. Cách phân biệt nhím đực, nhím cái:
- Lúc nhím còn nhỏ, đặt nhím nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ ra là nhím đực,
không thấy là nhím cái.
- Khi nhím trưởng thành, nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính hung dữ, hay
xù lông, rung chuông, đạp chân phành phạch để tấn công đối phương. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân mình
mập và ngắn hơn con đực, đuôi ngắn, tính hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. Bắt nhím cho vào rọ hẹp, nhấc lên dùng
ngón tay gãi nhẹ vào cơ quan sinh dục cách hậu môn 2-3cm, nếu thấy dương vật thòi ra là nhím đực, nếu không
là con cái.
Cách cho phối giống:
- Nên cho con cái phối giống từ 10-12 tháng tuổi. Thời gian động dục thường kéo dài 3-4 ngày, thời điểm phối
thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Khi động dục con cái thường có các biểu hiện: đi loanh quanh
trong chuồng, hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào người, chúng đứng yên và cong đuôi lên, đôi khi bỏ ăn. Con con
đực cũng chạy lăng xăng và hít ngửi liên tục, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên.
- Thời gian mang thai của nhím từ 95-100 ngày, thường đẻ về đêm. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1-3 con. Đẻ sau
1 tháng nhím có thể động dục trở lại, tuy nhiên tùy tình hình sức khỏe và nhu cầu giống để quyết định có nên cho
phối giống hay không.
- Khi nuôi cần tách riêng nhím đực và nhím cái. Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì bắt nhím đực thả vào
ô nhốt nhím cái cho chúng phối trong thời gian từ 4-6 ngày. Nếu nhím cái đang nuôi con thì bắt nhím con ra chỗ
khác để tránh nhím đực cắn chết nhím con. Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, chất béo
và giá đỗ cho nhím đực. Mỗi con đực chỉ nên cho giao phối với không quá 8 con cái và luôn luân chuyển đực cái
để tránh cận huyết.
Chăm sóc nhím sinh sản:
Tăng cường thêm thức ăn giàu dinh dưỡng, đủ các hàm lượng chất khoáng cho nhím cái trong thời gian mang
thai. Khu vực nuôi nhím sinh sản cần tách riêng cho yên tĩnh, tránh chấn động mạnh. Vệ sinh chuồng trại hằng
ngày, giữ cho thoáng mát về mùa hè, che ấm về mùa đông. Theo dõi, nếu thấy các biểu hiện bất thường như khó
đẻ cần nhờ cán bộ thú y can thiệp, giúp đỡ. Chú ý giữ kín gió, nhiệt độ trong chuồng từ 25-30 độ C trong tuần đầu
sau sinh để nhím mẹ ủ ấm cho con.
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho nhím
Bình thường nhím trưởng thành ăn 2kg thức ăn/con/ngày, nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn, nhất là
thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố… Nhím sinh trưởng trung bình 1kg/tháng. Nhím trưởng thành khi 8 – 10
tháng, đạt trọng lượng 8- 10kg thì bắt đầu sinh sản. Khi nhím được 7 – 8 tháng tuổi, ta thả nhím đực vào cùng
nhím cái để ghép đôi giao phối. Chu kỳ động dục của nhím 25 – 30 ngày, thời gian động dục của nhím cái 1 – 2
ngày và cho nhím đực phối giống suốt cả ngày lẫn đêm. Thời gian mang thai 90 – 95 ngày thì đẻ, có khi hơn, mỗi
lứa đẻ 1 – 3 con, ít khi đẻ 4 con, thường là 2 con, trọng lượng sơ sinh bình quân 100gr/con. Nhím thường đẻ vào
ban đêm, nhím con mới đẻ ra kêu lít chít như chuột. Nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn có thể cho
cả những con khác bú. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là có thể động đực và phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo.
Để đảm bảo an toàn cho nhím con thì sau khi phối giống nên tách nhím bố ra khỏi đàn con, đề phòng nhím bố cắn
chết con.
Nhím con mới đẻ trong vòng 1 –2 tháng đầu, lông còn mềm và rất hiền, ta có thể bắt lên xem để phân biệt đực
cái, đánh dấu theo dõi về sau. Nhím con theo mẹ tăng trọng nhanh, bình quân 1kg/con/tháng, sau 1 tháng nhím
con biết ăn, sau hơn 2 tháng có thể cai sữa, trọng lượng bình quân 3kg/con. Nhím con sau cai sữa, nếu chăm sóc
nuôi dưỡng tốt có thể tăng trọng bình quân 1kg/con/tháng. Nếu trong đàn có nhím đực sắp trưởng thành (5 – 6
tháng) thì phải tách đàn nuôi riêng, nhím đực trưởng thành mà không tách đàn nuôi riêng, thì nhím bố sẽ tấn công
cho đến chết mới thôi (đó là qui luật tự nhiên để bảo tồn nòi giống).
Nhím là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, nhím vẫn bị
một số bệnh thường gặp như bệnh đường ruột, bệnh ngoài da…
- Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng có
thể khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh da, ta nên vệ sinh
sát trùng chuồng và xung quanh chuồng sạch sẽ, 1 – 2 lần/tháng.
- Bệnh đường ruột do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên nhím có
thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống
đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa… Để phòng bệnh tiêu chảy, khẩu phần thức ăn cho nhím phải
phong phú và đa dạng, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc…
Nuôi nhím sinh sản
Nhím thuộc bộ gặm nhấm, là loại động vật sống hoang dã thường sống ở những vùng núi có nhiều hang đá.
Chúng sống thành từng đàn 3-4 con, tự đào hang để ở, ban ngày ngủ, ban đêm đi kiếm ăn.
Thịt nhím là loại đặc sản thơm ngon. Mật, dạ dày, lông của nhím dùng để làm thuốc xoa bóp, chữa bệnh dạ dày,
viêm tai giữa…
Một con nhím có khối lượng trung bình l5-25kg, tuổi thọ trung bình của chúng là 15-20 năm. Tuổi thành thục về
giới là 1 năm tuổi, nặng 10kg là có thể cho sinh sản. Cứ một đực ghép hai cái nhưng phải chú ý nhím không giao
phối đồng huyết.
Nhím cái một năm đẻ hai lứa, mỗi lứa đẻ 1-3 con. Nhím con nuôi sau 1 năm khối lượng đạt 10kg, sau hai năm đạt
15-16kg và sang năm thứ 3 con đực đạt 20kg, con cái 17-19kg.
Tuy sống hoang dã trong rừng, nhưng nhím thuần hóa khá dễ dàng. Mỗi con nhím nuôi mỗi tháng cần khoảng
15kg rau xanh, 9kg thức ăn tinh, 5kg củ quả (bí đỏ, khoai, sắn…). Nhím lại ít bị bệnh tật, ngoại trừ một số loại ký
sinh trùng như ve, mò, mạt… Sau một năm nuôi là có thể bán hoặc làm thịt. Hiện giá nhím giống khoảng 150.000-
250.000 đồng/kg, giá nhím thịt 100.000-140.000 đồng/kg.
Nuôi nhím – nghề mới đang hốt bạc
Thịt nhím nạc ngon, không hề có mỡ, giá cao đến 200.000đ/kg. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm
thuốc, nhưng nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng.
Hiện nay ở Việt Nam, thịt nhím đã hiếm vì nhím trong thiên nhiên bị săn bắt khá nhiều. Dân sành ăn vẫn ca tụng
thịt nhím là ngon ngọt, giàu đạm, rất nạc, chắc và thơm, hơi giống thịt lợn rừng. Không chỉ ngon miệng người ăn,
nhím còn là vị thuốc quý, nhiều công dụng. Mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt,
ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân cho biết: dạ
dày nhím vị ngọt, tính hàn, không độc; được sử dụng làm thuốc chữa bệnh dạ dày ở người. Theo GS-TSKH Đỗ
Tất Lợi, dạ dày nhím còn có thể giải độc, mát máu, chữa lòi dom, di mộng tinh, nôn mửa, kiết lỵ ra máu… Người
Trung Quốc rất coi trọng những công dụng này và thường xuyên tìm mua dạ dày nhím.
Trong tự nhiên, nhím thường sống ở vùng đồi núi, những nơi có nhiều cây cối, rừng rậm. Chúng phân bố ở khá
nhiều vùng, các nghiên cứu trước đây cho thấy nhím có ở các tỉnh miền Bắc, đến nay đã phát hiện sự xuất hiện
của chúng ở nhiều vùng miền Nam như Khánh Hoà, Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Phước…, chứng tỏ nhím thích nghi
được với khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều vùng trên đất nước ta. Nhím ăn tạp, “tiêu thụ” từ các loại lá, rễ cây, củ,
quả (kể cả những loại chát đắng như ổi xanh, rễ cau, rễ dừa)… đến cả côn trùng, ốc, giun đất. Tuổi trưởng thành
sinh dục của nhím là 16-17 tháng tuổi. Chúng thường sống đơn lẻ, chỉ tới mùa sinh sản con đực mới đi tìm bạn
tình.
Mùa sinh sản của nhím thường vào khoảng tháng 5, 6 và những tháng cuối năm. Thời gian mang thai của nhím
cái rất ngắn, chỉ vẻn vẹn có 5 tuần. Mỗi lứa nhím đẻ từ 1-2 con, cũng có trường hợp được 3 con, 2 lứa một năm.
Nhím con cứng cáp rất nhanh, lúc mới đẻ chúng đỏ hỏn, mũm mĩm, nhưng chỉ vài giờ sau da chúng đã co lại, để
lộ rõ những lông trắng bám trên mình. Qua thời gian, những lông trắng này dần đạt đến độ dài 20-25cm, hoá sừng
và trở thành bộ giáp đặc trưng của loài gặm nhấm này. Nhím lớn khá nhanh; chỉ 2 tháng tuổi chúng đã nặng tới
2,5-3kg, sau một năm đạt tới 9-10kg. Chúng có khả năng đề kháng tốt, rất ít bị bệnh dịch. Bệnh ghẻ lở do ve, trùng
đốt với các loài khác là đại họa thì nhím có thể tự liếm khỏi.
Chính vì “dễ tính” với bệnh tật, môi trường và thức ăn như vậy nên việc nuôi nhím rất dễ dàng. Trung tâm Khoa
học sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc (Sơn La) đã tổ chức nuôi nhím theo quy mô trại lớn. Trong điều kiện
chuồng trại, nhím sống khoẻ, đẻ đều, cân nặng trung bình sau một năm nuôi là 5-6kg. Chuồng nhím không cần
rộng, mỗi con chỉ chiếm 1m2 nên có thể nuôi cả trên sân thượng các nhà cao tầng. Khi nuôi nhím chỉ cần nhớ
phải đặt thêm một vài khúc gỗ trong chuồng để nhím có thể mài răng, đỡ cắn phá chuồng. Hiệu quả kinh tế do
nhím mang lại là rất lớn. Cơ sở nuôi nhím với quy mô trung bình của ông Phạm Ngọc Tuân (Củ Chi, TPHCM) là
một ví dụ. Ông Tuân nuôi 60 con, trong đó có 40 con cái, mỗi tháng chỉ tính riêng tiền bán giống (2,5 triệu
đồng/đôi), ông đã thu về hơn 10 triệu đồng. Thức ăn cho nhím chỉ là những lá rau, củ thừa vương vãi thu nhặt ở
các chợ, thật đúng là làm chơi ăn thật. Hy vọng một ngày không xa, bà con ta sẽ nhận thấy được hiệu quả của
việc nuôi nhím, và người Việt sẽ có cơ hội được thưởng thức rộng rãi món thịt rất thơm ngon này.
* Theo “Cây cỏ và động vật làm thuốc ở Việt Nam”: da nhím được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là
thích vị bì. Lông nhím là hào trư mao thích. Dạ dày nhím là hào trư đỗ.
* Cách chế biến da nhím làm dược liệu: Ngâm da nhím vào nước cho mềm, cạo sạch lông gai, thịt và mỡ, để ráo
nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ, phơi khô rồi sao nóng với bột hoạt thạch (bột tacl) cho đến khi chuyển sang
màu vàng; lấy ra chải hết bột rồi cạo lần nữa cho sạch hẳn.
© Farmvina - Thư viện nông nghiệp

Más contenido relacionado

Destacado

PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024Neil Kimberley
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)contently
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024Albert Qian
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsKurio // The Social Media Age(ncy)
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Search Engine Journal
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summarySpeakerHub
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Tessa Mero
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentLily Ray
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best PracticesVit Horky
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementMindGenius
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...RachelPearson36
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Applitools
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at WorkGetSmarter
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...DevGAMM Conference
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationErica Santiago
 

Destacado (20)

PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
PEPSICO Presentation to CAGNY Conference Feb 2024
 
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
Content Methodology: A Best Practices Report (Webinar)
 
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
How to Prepare For a Successful Job Search for 2024
 
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie InsightsSocial Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
Social Media Marketing Trends 2024 // The Global Indie Insights
 
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
Trends In Paid Search: Navigating The Digital Landscape In 2024
 
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
5 Public speaking tips from TED - Visualized summary
 
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
ChatGPT and the Future of Work - Clark Boyd
 
Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next Getting into the tech field. what next
Getting into the tech field. what next
 
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search IntentGoogle's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
Google's Just Not That Into You: Understanding Core Updates & Search Intent
 
How to have difficult conversations
How to have difficult conversations How to have difficult conversations
How to have difficult conversations
 
Introduction to Data Science
Introduction to Data ScienceIntroduction to Data Science
Introduction to Data Science
 
Time Management & Productivity - Best Practices
Time Management & Productivity -  Best PracticesTime Management & Productivity -  Best Practices
Time Management & Productivity - Best Practices
 
The six step guide to practical project management
The six step guide to practical project managementThe six step guide to practical project management
The six step guide to practical project management
 
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
Beginners Guide to TikTok for Search - Rachel Pearson - We are Tilt __ Bright...
 
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
Unlocking the Power of ChatGPT and AI in Testing - A Real-World Look, present...
 
12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work12 Ways to Increase Your Influence at Work
12 Ways to Increase Your Influence at Work
 
ChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slidesChatGPT webinar slides
ChatGPT webinar slides
 
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike RoutesMore than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
More than Just Lines on a Map: Best Practices for U.S Bike Routes
 
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
Ride the Storm: Navigating Through Unstable Periods / Katerina Rudko (Belka G...
 
Barbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy PresentationBarbie - Brand Strategy Presentation
Barbie - Brand Strategy Presentation
 

Cẩm nang kỹ thuật nuôi nhím

  • 1. farmvina.com http://www.farmvina.com/cam-nang-ky-thuat-nuoi-nhan-giong-va-cham-soc-nhim/ Cẩm nang kỹ thuật nuôi, nhân giống và chăm sóc nhím Nuôi nhím Nhím là loại động vật có nhiều tác dụng. Thịt nhím nạc, ngon và ngọt. Mật nhím được người ta dùng chữa bệnh đau mắt và dùng để xoa bóp các chấn thương và chữa đau lưng. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím đều được sử dụng để chữa bệnh phong nhiệt. Chúng ta thường gặp những con nhím nặng 4-5 kg nhưng thực ra, chúng có thể đạt 10-15 kg. những con lớn thường dễ bị phát hiện và đã bị săn bắt nhiều. Hiện nay, lượng nhím trong tự nhiên giảm hẳn. Vì vậy, việc tổ chức nuôi nhím vừa có ý nghĩa kinh tế, vừa góp phần hạn chế tình trạng săn bắt nhím trong tự nhiên. Nuôi nhím không khó. Thậm chí còn dễ hơn nuôi lợn. Tại Trung tâm khoa học sản xuất lâm nghiệp Tây Bắc (thuộc Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam) đã nuôi và nhím sống rất tốt. Ở nhiều nơi, bà con dùng ngay chuồng lợn làm chỗ nuôi nhím. Một diện tích chuồng 4-6m2 là có thể nuôi nhím. Tường phải cao ít nhất 1m. Phía trên có thể ngăn bằng lưới thép hoặc đan phên để che. Dùng ván bìa bắp tận dụng xếp ngăn thành một tối và kín đáo để nhím vào nằm. Cũng có thể nhồi rơm hoặc cỏ khô vào nhiều bao nhỏ, xếp thành đống, nhím sẽ tự tạo ra tổ cho chúng. Tốt hơn hết là nên xây chuồng rộng có tường bao cao 1m. Trong khu vực đó, ta dùng đá hoặc các gốc cây gỗ lớn xếp thành đống, tạo ra hang cho nhím ở. Nhím thích ở hang kín đáo, không nóng quá cũng không lạnh quá. Không nên nuôi cạnh đường giao thông hoặc nơi ồn ào. Nhím là loại ăn tạp. Bà con vùng cao xếp chúng vào loại phá hoại mùa màng. Vì thế thức ăn của nhím rất phong phú, gồm trái cây, rễ cây, lá cây, củ chuối vỏ quả, rau thừa, ngô, sắn củ tới các loại côn trùng ốc, bọ cánh cứng, giun đất… Có thể kết hợp nuôi giun đất với nhím. Nhím rất thích ăn giun. Loài giun quế có hàm lượng đạm rất cao (tới 71% trọng lượng khô) rất thích hợp cho nhím. Nhím không chịu được rét. Mùa đông, nhím chui sâu vào trong hang để ẩn và nằm lỳ trong đó cả tháng. Vì vậy cần lưu ý chống rét cho nhím. Tốt nhất là tạo ra các hang kín và chèn cỏ khô ở bên trong để nhím ngủ đông. Nhím cũng không ưa khí hậu nóng. Nếu trời quá nóng nhím lại chui vào các hang hốc và nằm lỳ trong đó có khi cả tuần. Cần có nhiều cây hoặc giàn che, tạo không khí mát mẻ cho chúng. Nhím dễ sinh sản. Nhím đực thường trưởng thành sau 12 tháng. Còn nhím cái phải 16-17 tháng mới đủ chín sinh dục để chịu đực. Trong tự nhiên, chỉ hai tháng tuổi là nhím con đã tách đàn để kiếm ăn một mình. Dựa vào đó, ta cũng có thể xuất giống sau hai tháng nuôi nhím con. Ngay năm đầu, nếu nuôi tốt, nhím có thể đạt được 6,5 kg. Nuôi nhím ở quận Thủ Đức Qua nhiều năm gắn bó với nghề, ông Thân Quang Vịnh tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCMđã tích cóp được nhiều kinh nghiệm: - Yếu tố vệ sinh phải đặt lên hàng đầu. - Nên phân biệt nhím đực, cái ngay từ lúc còn nhỏ bằng việc cho nằm ngửa để kiểm tra bộ phận sinh dục, nếu có
  • 2. gai giao cấu lồi ra là nhím đực. Nhím đực trưởng thành có mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài, hung dữ hơn, hay xù lông, rung chuông, chân đạp phành phạch nhằm uy hiếp “đối phương”. Nhím cái có mỏ ngắn hơn, đầu hơi tròn, thân tròn, đuôi ngắn. - Nuôi được 8 tháng tuổi trở lên, nếu sinh trưởng và phát dục tốt, nhím có thể giao phối lần đầu. Nhím cái động đực 2 – 3 ngày mỗi lần, nhưng nếu nuôi tốt, thì thường xuyên hơn; nếu phối giống không chửa thì 30 – 32 ngày sau sẽ động đực lại: bộ phận sinh dục tiết ra chất nhờn và có mùi để nhím đực tìm đến. - Nhím thường giao phối lúc 3 – 5 giờ sáng: do nhím biểu hiện động đực không rõ ràng, cần nhốt chung con đực và con cái trong thời gian dài. - Thời gian mang thai là khoảng 90 – 95 ngày, cần tách riêng để tránh việc con đực tranh ăn. - Nhím thường đẻ vào ban đêm, trung bình 2 con, có khi tới 4 – 5 con – khi ấy phải tách từng cặp cho bú luân phiên, khoảng 1 tuần sau nhốt chung trở lại. - Trước khi nhím đẻ khoảng 30 ngày cần bổ sung dinh dưỡng. - Sau khi nhím sinh, cho uống nước đầy đủ và cho thêm xương bò để nhím gặm nhằm tăng thêm lượng calci (có người còn cho nhím đá liếm). - Khi nhím đẻ, cần che gió, đảm bảo nhiệt độ trong chuồng từ 25 – 300C trong tuần đầu để nhím mẹ ủ ấm cho nhím con. - Nhím được 2 tháng tuổi thì cho tách bầy (có thể bắt đầu bán nhím con). Cách nhân giống nhím Phong trào nuôi nhím đang lan rộng ở nhiều địa phương vì chúng dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, thịt nhím là đặc sản, dễ tiêu thụ với giá cao; đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do nhu cầu nuôi lớn mà giá con giống thường cao gây trở ngại cho người nuôi. Xin mách nhỏ cách nhân giống nhím của một số hộ giàu kinh nghiệm ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) để bà con tham khảo, áp dụng. Cách phân biệt nhím đực, nhím cái: - Lúc nhím còn nhỏ, đặt nhím nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ ra là nhím đực, không thấy là nhím cái. - Khi nhím trưởng thành, nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính hung dữ, hay xù lông, rung chuông, đạp chân phành phạch để tấn công đối phương. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân mình mập và ngắn hơn con đực, đuôi ngắn, tính hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. Bắt nhím cho vào rọ hẹp, nhấc lên dùng ngón tay gãi nhẹ vào cơ quan sinh dục cách hậu môn 2-3cm, nếu thấy dương vật thòi ra là nhím đực, nếu không là con cái. Cách cho phối giống: - Nên cho con cái phối giống từ 10-12 tháng tuổi. Thời gian động dục thường kéo dài 3-4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Khi động dục con cái thường có các biểu hiện: đi loanh quanh trong chuồng, hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào người, chúng đứng yên và cong đuôi lên, đôi khi bỏ ăn. Con con đực cũng chạy lăng xăng và hít ngửi liên tục, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên. - Thời gian mang thai của nhím từ 95-100 ngày, thường đẻ về đêm. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1-3 con. Đẻ sau 1 tháng nhím có thể động dục trở lại, tuy nhiên tùy tình hình sức khỏe và nhu cầu giống để quyết định có nên cho phối giống hay không.
  • 3. - Khi nuôi cần tách riêng nhím đực và nhím cái. Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì bắt nhím đực thả vào ô nhốt nhím cái cho chúng phối trong thời gian từ 4-6 ngày. Nếu nhím cái đang nuôi con thì bắt nhím con ra chỗ khác để tránh nhím đực cắn chết nhím con. Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đỗ cho nhím đực. Mỗi con đực chỉ nên cho giao phối với không quá 8 con cái và luôn luân chuyển đực cái để tránh cận huyết. Chăm sóc nhím sinh sản: Tăng cường thêm thức ăn giàu dinh dưỡng, đủ các hàm lượng chất khoáng cho nhím cái trong thời gian mang thai. Khu vực nuôi nhím sinh sản cần tách riêng cho yên tĩnh, tránh chấn động mạnh. Vệ sinh chuồng trại hằng ngày, giữ cho thoáng mát về mùa hè, che ấm về mùa đông. Theo dõi, nếu thấy các biểu hiện bất thường như khó đẻ cần nhờ cán bộ thú y can thiệp, giúp đỡ. Chú ý giữ kín gió, nhiệt độ trong chuồng từ 25-30 độ C trong tuần đầu sau sinh để nhím mẹ ủ ấm cho con. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho nhím Bình thường nhím trưởng thành ăn 2kg thức ăn/con/ngày, nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố… Nhím sinh trưởng trung bình 1kg/tháng. Nhím trưởng thành khi 8 – 10 tháng, đạt trọng lượng 8- 10kg thì bắt đầu sinh sản. Khi nhím được 7 – 8 tháng tuổi, ta thả nhím đực vào cùng nhím cái để ghép đôi giao phối. Chu kỳ động dục của nhím 25 – 30 ngày, thời gian động dục của nhím cái 1 – 2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt cả ngày lẫn đêm. Thời gian mang thai 90 – 95 ngày thì đẻ, có khi hơn, mỗi lứa đẻ 1 – 3 con, ít khi đẻ 4 con, thường là 2 con, trọng lượng sơ sinh bình quân 100gr/con. Nhím thường đẻ vào ban đêm, nhím con mới đẻ ra kêu lít chít như chuột. Nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn có thể cho cả những con khác bú. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là có thể động đực và phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Để đảm bảo an toàn cho nhím con thì sau khi phối giống nên tách nhím bố ra khỏi đàn con, đề phòng nhím bố cắn chết con. Nhím con mới đẻ trong vòng 1 –2 tháng đầu, lông còn mềm và rất hiền, ta có thể bắt lên xem để phân biệt đực cái, đánh dấu theo dõi về sau. Nhím con theo mẹ tăng trọng nhanh, bình quân 1kg/con/tháng, sau 1 tháng nhím con biết ăn, sau hơn 2 tháng có thể cai sữa, trọng lượng bình quân 3kg/con. Nhím con sau cai sữa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể tăng trọng bình quân 1kg/con/tháng. Nếu trong đàn có nhím đực sắp trưởng thành (5 – 6 tháng) thì phải tách đàn nuôi riêng, nhím đực trưởng thành mà không tách đàn nuôi riêng, thì nhím bố sẽ tấn công cho đến chết mới thôi (đó là qui luật tự nhiên để bảo tồn nòi giống). Nhím là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên, nhím vẫn bị một số bệnh thường gặp như bệnh đường ruột, bệnh ngoài da… - Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng sạch sẽ, 1 – 2 lần/tháng. - Bệnh đường ruột do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa… Để phòng bệnh tiêu chảy, khẩu phần thức ăn cho nhím phải phong phú và đa dạng, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc… Nuôi nhím sinh sản Nhím thuộc bộ gặm nhấm, là loại động vật sống hoang dã thường sống ở những vùng núi có nhiều hang đá. Chúng sống thành từng đàn 3-4 con, tự đào hang để ở, ban ngày ngủ, ban đêm đi kiếm ăn. Thịt nhím là loại đặc sản thơm ngon. Mật, dạ dày, lông của nhím dùng để làm thuốc xoa bóp, chữa bệnh dạ dày, viêm tai giữa…
  • 4. Một con nhím có khối lượng trung bình l5-25kg, tuổi thọ trung bình của chúng là 15-20 năm. Tuổi thành thục về giới là 1 năm tuổi, nặng 10kg là có thể cho sinh sản. Cứ một đực ghép hai cái nhưng phải chú ý nhím không giao phối đồng huyết. Nhím cái một năm đẻ hai lứa, mỗi lứa đẻ 1-3 con. Nhím con nuôi sau 1 năm khối lượng đạt 10kg, sau hai năm đạt 15-16kg và sang năm thứ 3 con đực đạt 20kg, con cái 17-19kg. Tuy sống hoang dã trong rừng, nhưng nhím thuần hóa khá dễ dàng. Mỗi con nhím nuôi mỗi tháng cần khoảng 15kg rau xanh, 9kg thức ăn tinh, 5kg củ quả (bí đỏ, khoai, sắn…). Nhím lại ít bị bệnh tật, ngoại trừ một số loại ký sinh trùng như ve, mò, mạt… Sau một năm nuôi là có thể bán hoặc làm thịt. Hiện giá nhím giống khoảng 150.000- 250.000 đồng/kg, giá nhím thịt 100.000-140.000 đồng/kg. Nuôi nhím – nghề mới đang hốt bạc Thịt nhím nạc ngon, không hề có mỡ, giá cao đến 200.000đ/kg. Các bộ phận cơ thể nhím đều có thể dùng làm thuốc, nhưng nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng. Hiện nay ở Việt Nam, thịt nhím đã hiếm vì nhím trong thiên nhiên bị săn bắt khá nhiều. Dân sành ăn vẫn ca tụng thịt nhím là ngon ngọt, giàu đạm, rất nạc, chắc và thơm, hơi giống thịt lợn rừng. Không chỉ ngon miệng người ăn, nhím còn là vị thuốc quý, nhiều công dụng. Mật nhím dùng chữa đau mắt, đau lưng và xoa bóp chấn thương. Thịt, ruột già, gan và cả phân nhím dùng chữa bệnh phong nhiệt. “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân cho biết: dạ dày nhím vị ngọt, tính hàn, không độc; được sử dụng làm thuốc chữa bệnh dạ dày ở người. Theo GS-TSKH Đỗ Tất Lợi, dạ dày nhím còn có thể giải độc, mát máu, chữa lòi dom, di mộng tinh, nôn mửa, kiết lỵ ra máu… Người Trung Quốc rất coi trọng những công dụng này và thường xuyên tìm mua dạ dày nhím. Trong tự nhiên, nhím thường sống ở vùng đồi núi, những nơi có nhiều cây cối, rừng rậm. Chúng phân bố ở khá nhiều vùng, các nghiên cứu trước đây cho thấy nhím có ở các tỉnh miền Bắc, đến nay đã phát hiện sự xuất hiện của chúng ở nhiều vùng miền Nam như Khánh Hoà, Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Phước…, chứng tỏ nhím thích nghi được với khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều vùng trên đất nước ta. Nhím ăn tạp, “tiêu thụ” từ các loại lá, rễ cây, củ, quả (kể cả những loại chát đắng như ổi xanh, rễ cau, rễ dừa)… đến cả côn trùng, ốc, giun đất. Tuổi trưởng thành sinh dục của nhím là 16-17 tháng tuổi. Chúng thường sống đơn lẻ, chỉ tới mùa sinh sản con đực mới đi tìm bạn tình. Mùa sinh sản của nhím thường vào khoảng tháng 5, 6 và những tháng cuối năm. Thời gian mang thai của nhím cái rất ngắn, chỉ vẻn vẹn có 5 tuần. Mỗi lứa nhím đẻ từ 1-2 con, cũng có trường hợp được 3 con, 2 lứa một năm. Nhím con cứng cáp rất nhanh, lúc mới đẻ chúng đỏ hỏn, mũm mĩm, nhưng chỉ vài giờ sau da chúng đã co lại, để lộ rõ những lông trắng bám trên mình. Qua thời gian, những lông trắng này dần đạt đến độ dài 20-25cm, hoá sừng và trở thành bộ giáp đặc trưng của loài gặm nhấm này. Nhím lớn khá nhanh; chỉ 2 tháng tuổi chúng đã nặng tới 2,5-3kg, sau một năm đạt tới 9-10kg. Chúng có khả năng đề kháng tốt, rất ít bị bệnh dịch. Bệnh ghẻ lở do ve, trùng đốt với các loài khác là đại họa thì nhím có thể tự liếm khỏi. Chính vì “dễ tính” với bệnh tật, môi trường và thức ăn như vậy nên việc nuôi nhím rất dễ dàng. Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc (Sơn La) đã tổ chức nuôi nhím theo quy mô trại lớn. Trong điều kiện chuồng trại, nhím sống khoẻ, đẻ đều, cân nặng trung bình sau một năm nuôi là 5-6kg. Chuồng nhím không cần rộng, mỗi con chỉ chiếm 1m2 nên có thể nuôi cả trên sân thượng các nhà cao tầng. Khi nuôi nhím chỉ cần nhớ phải đặt thêm một vài khúc gỗ trong chuồng để nhím có thể mài răng, đỡ cắn phá chuồng. Hiệu quả kinh tế do nhím mang lại là rất lớn. Cơ sở nuôi nhím với quy mô trung bình của ông Phạm Ngọc Tuân (Củ Chi, TPHCM) là một ví dụ. Ông Tuân nuôi 60 con, trong đó có 40 con cái, mỗi tháng chỉ tính riêng tiền bán giống (2,5 triệu đồng/đôi), ông đã thu về hơn 10 triệu đồng. Thức ăn cho nhím chỉ là những lá rau, củ thừa vương vãi thu nhặt ở các chợ, thật đúng là làm chơi ăn thật. Hy vọng một ngày không xa, bà con ta sẽ nhận thấy được hiệu quả của việc nuôi nhím, và người Việt sẽ có cơ hội được thưởng thức rộng rãi món thịt rất thơm ngon này. * Theo “Cây cỏ và động vật làm thuốc ở Việt Nam”: da nhím được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thích vị bì. Lông nhím là hào trư mao thích. Dạ dày nhím là hào trư đỗ. * Cách chế biến da nhím làm dược liệu: Ngâm da nhím vào nước cho mềm, cạo sạch lông gai, thịt và mỡ, để ráo nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ, phơi khô rồi sao nóng với bột hoạt thạch (bột tacl) cho đến khi chuyển sang
  • 5. màu vàng; lấy ra chải hết bột rồi cạo lần nữa cho sạch hẳn. © Farmvina - Thư viện nông nghiệp