SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 52
Descargar para leer sin conexión
DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC
CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE
SỐ 4 - 05.2013
CHUYÊN ĐỀ
VỀ THĂM
QUÊ BÁC
THÁNG
5
TÒA SOẠN – TRỊ SỰ
52 Hương Viên – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
ĐT&Fax: 04.39764693
Email: vanhienvietnam@yahoo.com
vanhienvietnam1@gmail.com
Website: vanhien.vn
CHỦ NHIỆM
GS Hoàng Chương
TỔNG BIÊN TẬP
Nguyễn Thế Khoa
PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS Nguyễn Minh San
TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ
Nguyễn Hoàng Mai
TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP CHUYÊN ĐỀ
Nguyễn Hữu Thi
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP
Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS Vũ
Khiêu, GS NSND Trần Bảng, GSTS Trần Văn
Khê, GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB
Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND.
TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh,
TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn Thuyết
Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ
TÒA SOẠN TẠI TP.HCM VÀ PHÍA NAM
76 Giải Phóng, P4, Q.Tân Bình, TP.HCM
Fax: 083. 948 5712
Điện thoại: 083. 948 5713
PHÓ CQĐD PHÍA NAM
KIÊM THƯ KÝ TÒA SOẠN
Trần Văn Thiện
BIÊN TẬP VIÊN
Xuân Minh
THIẾT KẾ
Nguyễn Lê Xuân Bình
VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT
6. Tháng 5 về thăm quê Bác
8. Nguyễn Thế Kỷ với Trường Sa Việt Nam niềm kiêu hãnh
10. Nhớ Hoàng Cầm“Oanh vàng Kinh Bắc”
12. Dân ta bảo vệ tiếng ta
XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
16. Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất
18. Hàng không thiếu, giá sữa vẫn tăng sốc
20. Hút cho tàn đời, bất chấp luật mới
22. Tình yêu không phân biệt giới tính
THỜI SỰ GIÁO DỤC
28. Đăng kí dự thi ĐH-CĐ: Mất cân bằng các khối ngành
ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC
30. Mất nhà như chơi bởi lỗi của cơ quan thi hành án
32. Bản án phúc thẩm trái tình nghịch lý
THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY
38. Ấn Độ - 22 phút xảy ra một vụ hiếp dâm
SỨC KHỎE NGÀY NAY
39. Bệnh Gout
40. Người mát tay chữa bệnh hiểm nghèo
TẤM LÒNG VÀNG
43. Doanh nhân Đỗ Thanh Hùng: Trưởng thành từ gian khó
MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT
48. Mỹ Tâm: Chẳng cần tính chuyện làm gì để nổi bật
GIÁ: 17.700 đ
TRONG SỐ NÀY
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 4
Ảnh: Khu di tích Kim Liên
DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC
CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE
SỐ 4 - 05.2013
CHUYÊN ĐỀ
VỀ THĂM
QUÊ BÁC
THÁNG
5
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 5
Cùng bạn đọc thân mến,
CĐ Pháp luật Văn hóa & Xã hội đã qua 3 số phát hành và nhận được nhiều
phản hồi tích cực của bạn đọc cả nước. Tiếp tục nỗ lực cải tiến không ngừng,
chúng tôi cho ra đời ấn phẩm chuyên đề số 4 với tiêu chí hình ảnh bắt mắt, thông
tin bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống.
Trong ấn phẩm số này, CĐ Pháp luật Văn hóa & Xã hội phục vụ bạn đọc
nhiều bài vở, thông tin, sự kiện nóng hổi tính thời sự ở tất cả các chuyên mục:
Cảm xúc Tháng Năm về thăm quê Bác; Cập nhật thay đổi về xu hướng tuyển sinh
đại học, cao đẳng cùng sự mất cân bằng giữa các ngành nghề: kinh tế vắng vẻ, sư
phạm lên ngôi; Phản ảnh Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất bên cạnh việc triển
khai các chương trình nhằm kích thích tín dụng; Hàng không thiếu, giá sữa vẫn
tăng sốc gây hoang mang cho người tiêu dùng; Mặc dù luật phòng chống thuốc
lá có hiệu lực từ ngày 1-5 nhưng nhiều người vẫn Hút cho tàn đời, bất chấp luật
mới; Cuộc đối thoại thẳng thắn với Mỹ Tâm xung quanh đồn đại về sự “chảnh”
của “diva thế hệ mới” sau sự vắng mặt của cô ở đêm trao giải Cống hiến lần thứ
tám;…
Đặc biệt, ấn phẩm số 4 tiếp tục duy trì, phát triển chuyên mục Đồng hành cùng
bạn đọc vốn là thế mạnh của CĐ Pháp luật Văn hóa & Xã hội. Chuyên mục
đăng tải các bài viết phanh phui nhiều vụ việc tiêu cực ở khắp các địa phương
trên cả nước, đồng cảm, đòi lại công lý cho nhiều người dân gặp oan ức, bế tắc
trong pháp lý. Đó là câu chuyện một người đàn ông quyết mang bằng Tổ quốc
ghi công trả lại cho Nhà nước cũng bởi bị chính quyền thành phố Cà Mau quay
lưng trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông, còn bản thân ông bị Phòng
Kinh tế địa phương cho thôi việc mà không có một lời giải thích; Là Bản án trái
tình nghịch lý của ông thẩm phán TAND tỉnh Bến Tre trong vụ kiện tranh chấp
đất, khiến cặp vợ chồng ở huyện Ba Tri bức xúc; Hay vụ việc bà Phan Thị Yến
ở An Giang đứng trước nguy cơ Mất nhà như chơi bởi lỗi của cơ quan thi hành
án… Ngày càng có nhiều cuộc gọi, lá thư trình bày nguyện vọng, oan sai của
bạn đọc gửi về tòa soạn, chứng tỏ sự tin cậy của bạn đọc dành cho CĐ Pháp luật
Văn hóa & Xã hội trong vai trò chiếc tay vịn pháp lý vững chắc cho họ.
Một lần nữa, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của quý bạn
đọc!
BAN BIÊN TẬP
Chieác tay vòn phaùp lyù
tin caäy
D
ọc theo con đường đất là
hai hàng râm bụt xanh
ngát. Đón tiếp đoàn chúng
tôi là nhóm các cô gái xinh xắn nói
đặc giọng xứ Nghệ.
Hai ngôi nhà tranh in bóng
tuổi thơ vĩ nhân
Chúng tôi cảm nhận được vẻ
nguyên sơ vốn có khi rảo bước đến
ngôi nhà tranh 5 gian rợp bóng,
nền thấp, điển hình cho những
ngôi nhà nông thôn Việt. Ngôi nhà
được người dân trong làng góp sức
xây dựng năm 1901 để dành tặng
cho cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
- người mang lại niềm tự hào cho
dân trong làng. Hai gian nhà ngoài
cùng được dành riêng làm nơi đặt
bàn thờ ông bà tổ tiên và để tiếp
khách. Bàn thờ được làm bằng
liếp tre nứa, bên trên có trải một
chiếc chiếu nhỏ để bát hương. Cây
nến và bài vị được làm bằng gỗ
rất giản dị. Gian thứ ba có kê một
chiếc giường nho nhỏ, là nơi ở của
bà Nguyễn Thị Thanh, tức chị gái
của Bác Hồ. Gian thứ tư có kê một
chiếc phản gần cửa sổ, đó là nơi cụ
phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thường
nằm để đọc sách, cũng là nơi cụ
Một chiều tháng Năm, dọc theo quốc lộ 46 rồi rẽ qua những con
đường ngoằn nghèo rợp bóng cây bạch đàn và phi lao đầy nắng
gió, chúng tôi đã có mặt tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An - quê hương của vị anh hùng dân tộc kính yêu.
NHÃ HOÀNG
Ngôi nhà tranh 5 gian đơn sơ thời thơ ấu của Bác ở làng Sen.
VỀ THĂM
QUÊ BÁC
THÁNG
5
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 6
dạy con học chữ và cùng bà con
lối xóm ngồi uống nước chè xanh
vào mỗi buổi tối. Gian thứ năm
có một tấm phản làm nơi ngủ của
hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm
và Nguyễn Sinh Cung - Bác Hồ
kính yêu của chúng ta sau này. Sẽ
chẳng ai nghĩ được quê hương của
một vị lãnh tụ đất nước, một anh
hùng dân tộc lại từng có một tuổi
thơ quá đỗi bình dị như vậy. Từ
chiếc chõng tre, phản gỗ, bàn thờ
đến từng vật dụng sinh hoạt và cả
hồn phách ngôi nhà đều toát nên
nét đơn sơ, mộc mạc... Tất cả kỷ
vật thân thương nhuốm màu thời
gian một thế kỷ trong ngôi nhà
cũng đã đi vào lịch sử của nhân
loại và trở thành tài sản vô giá của
dân tộc.
Rảo bước thêm 2km, chúng tôi có
mặt tại làng Chùa- quê ngoại của
Hồ Chủ tịch. Nơi đây cũng yên
bình, giản dị như bao vùng quê
nghèo khác. Đây chính là nơi Bác
đã cất tiếng khóc chào đời và cũng
là nơi nuôi dưỡng những năm
tháng thơ ấu của Bác bên câu ầu ơ,
tiếng ru hời của người mẹ Hoàng
Thị Loan. Trong ngôi nhà ba gian,
lợp tranh nằm trong khu vườn,
gian ngoài cạnh cửa sổ có chiếc
án thư và nghiên mực, hộp đựng
bút lông, hai chiếc ghế vuông. Vào
trong một chút là hai chiếc giá
đựng sách thánh hiền. Gian thứ hai
có một chiếc giường nhỏ làm bằng
gỗ xoan, liếp nứa, trên trải chiếu
mộc, một chiếc màn vải màu nâu
là nơi ngủ của cụ Nguyễn Sinh Sắc
và bà Hoàng Thị Loan. Bên cạnh
là chiếc rương nhỏ dùng để đựng
lương thực và các vật quý của gia
đình. Gian thứ ba đặt một khung
cửi mà bà Loan hàng ngày dệt
vải, dệt lụa nuôi sống cả gia đình.
Trong gian nhà này có một chiếc
võng gai, nơi ngày xưa bà vẫn cất
lên tiếng hát ầu ơ ru các con ngủ.
Hai lần Bác về thăm quê
Cùng trải qua bao thăng trầm, biến
cố của đất nước, Người miệt mài
với việc nước nên suốt thời gian
dài, dù rất nhớ quê hương nhưng
Người không có thời gian về thăm
quê. Người chỉ biết nắm tình hình
quê nhà mỗi khi có người từ quê
đi công tác. Đến ngày 14-6-1957,
khi đất nước đã được tự do, Bác
mới trở về nơi chôn nhau cắt rốn
của mình.Trong khoảng thời gian
ngắn ngủi lưu lại nơi đây, đi đến
đâu Bác cũng ân cần thăm hỏi rồi
căn dặn bà con đồng hương cần
làm những gì để đấu tranh, bảo vệ
và phát triển đất nước.
Ngày 9-12-1961, Bác lại trở về
thăm quê hương lần thứ hai và
cũng là lần cuối cùng trong suốt
cuộc đời hoạt động cách mạng của
Bác. Và trên hết, Người đã thực
hiện đúng lời hứa trong lần về quê
năm 1957: “Nếu Đảng bộ và nhân
dân làm tốt trong sản xuất, xây
dựng và xây dựng Đảng thì Bác sẽ
về thăm lần nữa”. Dù xa quê đã rất
lâu nhưng Người vẫn nhớ rất rõ lối
cũ vườn xưa. Người còn nhắc đến
cụ Thuyên- người bạn học thường
đi câu cá thuở nhỏ, nhớ những
kỷ vật ngày xưa, nhớ bà con láng
giềng...
Bất kỳ du khách nào ghé thăm quê
hương Bác lần đầu cũng mang
trong lòng mình cảm giác thân
quen bởi những hình ảnh quá đỗi
gần gũi của quê hương, đất nước.
Nơi ấy có ngôi nhà tranh rợp bóng
dưới lũy tre làng, có hàng râm
bụt xanh ngắt, ao sen ngát hương,
chiếc võng đưa cùng lời ru ầu ơ
ngọt ngào của mẹ... Tất cả chỉ là
thế, đơn sơ và giản dị nhưng rất
thanh cao.
Từ chính hai ngôi
nhà tranh đơn
sơ mang hơi ấm
tình làng nghĩa
xóm, Người đã có
một tuổi thơ đẹp
làm bước đệm
cho quá trình học
tập, trưởng thành
và bước đi vững
chắc trong cuộc
hành trình tìm
đường cứu nước
sau này.
Bước chân bồi hồi của Bác trên con đường làng quê hương trong lần cuối Bác về thăm quê.
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 7
N
guyễn Thế Kỷ làm thơ đã lâu. Nếu tập hợp
lại, anh đã có một tập thơ đầy đặn về tình
yêu đất nước con người. Nhưng anh bỏ qua
chuyện đó để tập trung viết về những đề tài nóng như
đường dây 500 KW ( Đàn của gió, xuất bản 1994) đã
được Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời đi cùng chuyên cơ
vào TP.HCM để giới thiệu tập thơ này với ngành điện
năng năm ấy. Gần đây là tập Con đường và con người
(NXB Trẻ) viết về văn hóa giao thông - vấn đề nóng
trong cuộc sống hiện nay. Đánh giá cao về tính hữu
ích của tập thơ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã
viết lời giới thiệu và Thủ Tướng Chính phủ đã tặng
bằng khen cho nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ.
Mới đây nhất, nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ tập trung
vào đề tài biển đảo, về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa.
Để rồi, anh cho ra đời tập thơ Về Tổ quốc với lời mở
đầu vô cùng thống thiết:
Tổ quốc cao đến tận cùng cao của núi
Tổ quốc sâu đến lòng biển chẳng sâu bằng
Hoàng Sa – Trường Sa, cha ông xưa chìm nổi
Cháu con nay, ta không chịu tội phũ phàng.
Đúng là âm điệu và ngôn ngữ thơ của một cựu
chiến binh già, của một con người sinh ra và lớn lên
trên vùng đất địa linh nhân kiệt - nơi sinh ra rất nhiều
danh tướng như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chánh,
Phạm Kiệt, Trần Văn Trà, Nguyễn Đôn...
Nguyễn Thế Kỷ còn quan tâm tới vấn đề giáo dục thế
hệ trẻ trên đảo xa. Bài thơ lục bát Trường em được
nhà thơ vẽ lên cảnh một ngôi trường thật đẹp, thật yên
bình ở Trường Sa, nơi đầu sóng ngọn gió:
Mái trường ở góc trùng dương
Thời trang nào đẹp hơn Trường Sa ơi!
Trống trường giục giã xa khơi
Tiếng nào thức trẻ dạy lời biển Đông...
Nguyễn Thế Kỷ với
TRÖÔØNG SA VIEÄT NAM
NIEÀM KIEÂU HAÕNH
Trường Sa Việt Nam – điều kiêu hãnh/ “Về tổ” hải âu cánh chẳng nhầm...(thơ Nguyễn Thế Kỷ).
GS HOÀNG CHƯƠNG
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 8
Viết về Trường Sa – Hoàng Sa, nhà thơ bộc bạch
tấm lòng yêu thương và tự hào về mảnh đất thiêng
liêng của Tổ quốc vừa đẹp vừa kiên cường, biểu trưng
của sức mạnh của một dân tộc anh hùng:
Trường Sa hòn đảo trăn hòn đảo
Còn dưới hai ngàn cây số vuông
Tây – Đông dài rộng ba trăm rưỡi
Ngang dọc Bắc – Nam nấy chửa cùng
Hoàng Sa lịch sử những nghìn năm
Cùng cả Trường Sa đã quyết tâm
Hai đảo tay, chân chung nhất cử
Toàn dân lưỡng tiện chống cuồng xâm
Tác giả chứng minh lịch sử đảo Trường Sa và
Hoàng Sa là của Việt Nam bằng những vần thơ sắc
bén và cụ thể tên đất tên người:
Từ thời Nhà Nguyễn Đăng Kinh,
Hoàng Sa đã có dân binh canh phòng
Triều đình sử dụng Nam phong
Tận lòng thiên chức tận lòng nước non
Đang gần cha lại xa con
Đã lo dẫu phải mất còn cũng xa
Bảy mươi suất lính Trường Sa
An Hải, An Vĩnh, Quang Hà thay phiên
Qua thơ của Nguyễn Thế Kỷ, người đọc biết
được ở Trường Sa vẫn còn có đình có miếu, từ xa xưa
do người miền Trung lập nên để thờ cúng tưởng niệm
thần linh tiên tổ. Tác giả muốn nói lên con người Việt
Nam dù ở đâu cũng yêu chuộng hòa bình, ai cũng
mong được chiêm bái đức Phật từ bi và chán ghét
chiến tranh.
Trường Sa dựng chùa lên thờ Phật,
Chuông vọng yên bình khắp biển Đông
Ngôi chùa lớn ở đảo Trường Sa
Phật giáng linh thiêng triệt ác tà
Tình biển ấp yêu người lính trẻ
Sóng ru lay động bóng trăng già
Mơ khuya sám hối đêm kinh kệ
Chuông điểm an lành ngày én qua
Mái ngói cong hồng nghiêng đáy bể
Sân chùa xanh rợp gốc phong ba...
Viết về cổ miếu ở Trường Sa, nhà thơ cũng vẽ
lên những hình ảnh thật đẹp, thật thanh bình, mặc dù
ở giữa phong ba bão táp:
Phía Nam đảo lớn dưới hàng dương
Miếu cổ Trường Sa dựng khác thường
Tượng phật đồng đen ngồi chính trực
Mõ chuông kinh kệ... đủ từ chương.
Phải có một tâm hồn thơ phong phú, lãng mạn
cộng với tâm hồn người chiến sĩ, Nguyễn Thế Kỷ mới
viết nổi những câu thơ giàu hình ảnh, giàu ngữ nghĩa
và gợi sâu nguồn cảm xúc tích cực cho người đọc:
Trường Sa Việt Nam – điều kiêu hãnh
“Về tổ” hải âu cánh chẳng nhầm...
Hai câu thơ trên như lời khẳng định chủ quyền biển
đảo của Việt Nam – từ Trường Sa đến Hoàng Sa đều
là lãnh thổ của Việt Nam. Điều này đã được thế giới
xác định từ rất lâu rồi, hà cớ gì kẻ khổng lồ muốn lè
chiếc “lưỡi bò” liếm láp vào mảnh đất thiêng liêng
của dân tộc Việt Nam để gây nên sự phản ứng dây
chuyền trên toàn thế giới?
Trong tập thơ Về tổ của Nguyễn Thế Kỷ còn nhiều
bài nói về đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi quê anh- nơi
xuất phát những đội hùng binh ra Hoàng Sa trước đây
và cũng là nơi những ngư dân Quảng Ngãi hôm nay
ra Hoàng Sa để đánh bắt cá, tiếp nối con đường sinh
kế của cha ông mình hàng ngàn năm trước. Tập thơ
còn có nhiều bài nói về tâm sự của những người mẹ,
người vợ của người lính đảo và cũng có những bài
nói về những kẻ tham vọng, bá quyền gây nên sự bất
ổn cho con người trên biển Đông. Tất cả đều thể hiện
một tư tưởng chính trị quán xuyến là ngợi ca tinh thần
dân tộc, tôn vinh chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, đem
đến cho người đọc những nhận thức, những cảm xúc
về Tổ quốc, về biển đảo thân yêu để rồi cùng nhau
chung sức, chung lòng bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng
của mình như cha ông ta từ ngàn năm qua đã làm.
Ai đọc tập thơ Về tổ của Nguyễn Thế
Kỷ hẳn cũng cảm thấy mình có trách
nhiệm hơn trong công cuộc bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam trong những ngày đang
có sóng gió trên biển Đông.
“
“
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 9
“Oanh vàng Kinh Bắc” thực ra
là danh hiệu do bạn bè dành tặng
cho giọng ngâm thơ trác tuyệt của
Hoàng Cầm. Sau này, danh hiệu
này được gắn với cả sự nghiệp thơ
ca của ông.
Dấu ấn Kiều Loan rực rỡ
Hoàng Cầm thực sự xuất hiện
trong văn chương nghệ thuật nước
nhà không phải bằng thơ trữ tình
mà bằng kịch thơ. Đầu tiên là kịch
thơ Hận Nam Quan viết năm 1942,
năm ông 20 tuổi. Cuối năm 1942,
Hoàng Cầm viết tiếp kịch thơ Kiều
Loan.
Nếu Hận Nam Quan mới như
hoạt cảnh thơ ngắn đơn giản với
chỉ hai nhân vật thì Kiều Loan là
kịch thơ bề thế 5 hồi với kết cấu
chặt chẽ. Sự phát triển xung đột
kịch đầy éo le, bất ngờ, hệ thống
nhân vật có tính cách và số phận
khá phức tạp, đa dạng, ngôn ngữ
thơ tài hoa, sáng tạo, hài hòa giữa
tính thơ và tính sân khấu.
Cách mạng tháng Tám thành
công, Hoàng Cầm đưa Kiều Loan
đến Hội Văn hóa Cứu quốc, tính
nhân văn và tính cách mạng của tác
phẩm đã được những người lãnh
đạo như Đặng Thai Mai, Nguyễn
Huy Tưởng, Nam Cao, Nguyên
Hồng hết sức khen ngợi và khuyến
khích dàn dựng. Rất nhiều bậc tài
danh của giới văn nghệ thủ đô lúc
ấy đã tự nguyện chung tay chăm lo
cho ngày ra mắt vở kịch thơ này.
Nhà thơ Trần Huyền Trân, Trưởng
Ban kịch Tháng Tám đang thành
lập, cho mượn ngay cô đào chính
tuyệt vời tài sắc Tuyết Khanh để
đảm nhận vai chính Kiều Loan.
Họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ bìa cho
program quảng cáo. Các họa sĩ
Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sĩ
Ngọc, Nguyễn Đình Hàm, Hoàng
Tích Chù, Hoàng Lập Ngôn mỗi
người mỗi việc tham gia lo phục
trang, trang trí, hóa trang. Các
nhà văn Nam Cao, Nguyễn Huy
Tưởng, Nguyên Hồng luôn đến
động viên ban kịch tập luyện.
Hai nhà viết kịch Trúc Đường,
Lưu Quang Thuận viết báo tuyên
truyền trước cho vở.
Một ngày chủ nhật cuối tháng
11-1946, Kiều Loan hiện diện rực
rỡ trên sàn diễn Nhà hát Lớn Hà
Nội suốt hơn bốn tiếng đồng hồ
trong sự bàng hoàng ngây ngất của
khán giả thủ đô.
Giọng ngâm thơ trác tuyệt
GianhậpVệquốcđoàntạichiến
khu 12, được sự khuyến khích của
Chỉ huy trưởng Lê Quảng Ba,
Hoàng Cầm đã tập hợp bạn bè văn
nghệ lập nên Đội Tuyên truyền
Văn nghệ của Chiến khu gồm 11
anh chị em, đem các tiết mục ca
múa nhạc kịch đến phục vụ từng
Tham gia Vệ quốc đoàn trong kháng
chiến chống Pháp, Hoàng Cầm trở
thành người sáng lập và thủ lĩnh của
lực lượng văn công Quân đội Nhân
dân Việt Nam.
Kỷ niệm 3 năm ngày mất của nhà thơ, nhà viết kịch Hoàng Cầm (6/5/2010 – 6/5/2013)
Nhớ Hoàng Cầm
“Oanh vàng Kinh Bắc”
NGUYỄNTHẾ KHOA
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 10
đơn vị Vệ quốc đoàn, dân quân du
kích và nhân dân khắp bốn tỉnh
Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn,
Hải Ninh. Đây được coi là đội
Văn công đầu tiên của Quân đội
Nhân dân Việt Nam. Hoàng Cầm
không chỉ là một thi sĩ bẩm sinh
mà còn là một nghệ sĩ biểu diễn
bẩm sinh. Phạm Duy nhớ: Hoàng
Cầm có một giọng ngâm thơ trác
tuyệt với khả năng diễn cảm kỳ
lạ. Trong suốt những năm kháng
chiến chống
Pháp, Hoàng
Cầm là giọng
ngâm thơ rất
được hâm mộ
và Oanh vàng
Kinh Bắc là
biệt hiệu bạn
bè dành tặng
giọng ngâm
thơ của ông
Ở tư cách một nhà thơ, sau
những sáng tác sinh động, kịp
thời rất được bộ đội và nhân dân
ưa thích như Đêm liên hoan, Khóc
anh Lê Lương, Tiếng hát sông Lô,
Tâm sự đêm giao thừa, Hoàng
Cầm vụt sáng với “Bên kia sông
Đuống, bài thơ làm nên một trong
những đỉnh cao của thơ ca kháng
chiến, bên cạnh những Đất nước
của Nguyễn Đình Thi, Màu tím
hoa sim của Hữu Loan, Đồng chí
của Chính Hữu…
Cúi lạy mẹ con trở về Kinh
Bắc
Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống…
Bài thơ Bên kia sông Đuống
đánh dấu sự bừng thức của Hoàng
Cầm về quê hương. Trước đó, dù
đã sáng tác khá nhiều văn thơ kịch,
Hoàng Cầm gần như chưa hề viết
gì về quê hương. Ông chưa biết
những ký ức của 12 năm thơ ấu
và niên thiếu sống ở quê hương
Phúc Tằng, Việt Yên, Phủ Lạng
Thương, Song Hồ, Thuận Thành,
Lang Tài, giữa các dòng sông
Đuống, sông Cầu, sông Thương,
bên những Thiên Thai, Bút Tháp,
Đồng Tĩnh, Huê Cầu, với “nét
tươi trong” của tranh Đông Hồ
và vẻ duyên dáng của “những cô
nàng môi cắn chỉ quết trầu”, “mặc
yếm thắm”, “thắt lụa hồng”…đã
ẩn rất sâu vào tâm hồn mình. Chỉ
đến khi nghe tin quê hương lọt vào
tay giặc, đang từng giờ từng phút
bị tàn phá, dày xéo, yêu thương
và căm giận cuồn cuộn trào dâng,
tất cả những ký ức đó chợt sống
dậy mãnh liệt, ào ạt tràn ra ngọn
bút, giúp ông một đêm đã làm nên
một Bên kia sông Đuống chấn
động tâm can mọi người Việt Nam
yêu nước. Bên kia sông Đuống đã
làm Hoàng Cầm hiểu ra một điều
quan trọng: quê hương Kinh Bắc
chính là điều kỳ diệu nhất tạo hóa
ban tặng ông, là “thiên mệnh” thơ
của ông. Từ đó, dòng thơ về quê
hương của ông bắt đầu tuôn chảy
với Tiếng hát quan họ (Trường
ca, 1956), Trương Chi (Kịch thơ,
1957), Men đá vàng (Truyện thơ,
1989), Mưa Thuận Thành (1991),
Lá diêu bông (1993) và đặc biệt là
Về Kinh Bắc (1960), tập thơ được
coi là kiệt tác, là “thần thi” với
48 tuyệt khúc trong 8 nhịp tuần
du tâm linh độc đáo, được viết ra
trong những tháng ngày cô đơn tủi
cực bế tắc nhất cuộc đời Hoàng
Cầm, sau cơn bão Nhân văn …
Từ không khí sục sôi ý chí
“quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
của các chiến sĩ Vệ quốc đoàn,
Hoàng Cầm đã Cúi lạy mẹ con trở
về Kinh Bắc, âm
thầm trở lại với
cuộc sống bình
lặng với những
con người thân
thuộc gần gũi
của quê hương
mình: Ta con
chào mào khát
nước/ Về vườn
xưa hạt nhãn
đã đâm mầm/ Cây ổi giơ xương/
chống đỡ mùa đông xập về/đánh
úp/ Ô này tám đỏ ra hoa /Ta con
chim cu về gù rặng tre/ đưa nắng
ấu thơ về sân đất trắng/đưa mây
lành những phương trời lạ/ về tụ
nóc cây rơm (Về với ta)
Với Về Kinh Bắc, Hoàng Cầm
đã làm cho thơ không chỉ còn là
thơ mà đã là quê hương, là tâm
linh, là văn hóa... Và Hoàng Cầm
thực sự là một “Oanh vàng Kinh
Bắc” trong nghệ thuật biểu diễn,
trong thơ.
Nhà thơ Hoàng Cầm – người để lại cõi thơ mơ mộng tài hoa không thể thay thế trong
dòng văn chương kháng chiến cho đến mãi về sau này.
"
Hoàng Cầm làm thăng hoa hương sắc, hồn
phách văn hóa Kinh Bắc bằng một cõi Kinh
Bắc thơ nửa hư nửa thực, vừa lạ vừa quen,
anh hùng mà nghệ sĩ, mộc mạc mà diễm lệ, chân chất
mà hào hoa, xưa cũ lại mới mẻ tân kỳ và bao giờ cũng
rất quyến rũ, ám ảnh, luôn làm sững sờ ngây ngất các
thế hệ Việt Nam.
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 11
T
iếng Việt qua thăng trầm
của lịch sử vừa giữ được
bản sắc của mình, vừa
tiếp thu được tinh hoa của nhân
loại để phát triển. Thế nhưng sau
một thời gian mở cửa, với sự tiếp
thu ồ ạt, thiếu chọn lọc văn hóa
ngoại lai, chúng ta đang làm biến
dạng tiếng Việt.
Cách bảo vệ tiếng Việt của
cha ông
Ngoài việc giao lưu với người
Việt bằng tiếng Việt, nhiều dân
tộc thiểu số ở nước ta còn sử dụng
tiếng Việt như một công cụ giao
tiếp trung gian khi giao tiếp với
nhau. Chính nhờ vậy, tiếng Việt
ngày càng tỏa rộng, đi sâu vào đời
sống của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.	
Trong thời Bắc thuộc, chống lại
sự đồng hóa về ngôn ngữ, cha ông
chúng ta đã sáng tạo ra chữ Nôm
để thể hiện ngôn ngữ Việt. Vì thế,
ngày nay trong tiếng Việt, có rất
nhiều từ Hán – Việt, mà lại hoàn
toàn tuân thủ ngữ pháp và văn hóa
sử dụng tiếng Việt, ví dụ: quốc gia,
trung tâm, vĩ mô...
Thời kỳ thực dân Pháp đô
hộ, mặc dù trong một thời gian
dài, người Pháp đã sử dụng tiếng
Pháp làm ngôn ngữ hành chính,
giáo dục – đào tạo, và chúng ta sử
dụng hệ chữ La tinh để viết tiếng
Việt, nhưng cũng như cha ông lớp
trước, lớp người thuộc thế hệ này
đã Việt hóa tiếng Pháp để làm giàu
cho ngôn ngữ dân tộc. Rất nhiều
từ do sự phát triển kinh tế, kỹ thuật
của chúng ta chậm hơn nước Pháp,
chúng ta chưa có, thì cha ông
chúng ta đã mượn nguyên từ Pháp
và Việt hóa để trở thành từ Việt, ví
dụ các từ săm, lốp, xích (xe).
Một quy luật chung cho sự tiếp
nhận ngôn ngữ nước ngoài mà cha
ông chúng ta vận dụng là chỉ sử
dụng nghĩa của từ ngữ nước họ,
còn thì Việt hóa từ cách viết tới
cách đọc, đặt vào câu theo chuẩn
ngữ pháp tiếng Việt. Quan trọng
hơn, các từ ngữ ấy được sử dụng
theo đúng chuẩn mực văn hóa
Việt.
Những nét chữ đẹp như tranh vẽ xuất phát từ tình yêu tiếng Việt.
Hiện nay Việt Nam chưa có một cơ cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ
ngôn ngữ dân tộc trước sự xâm thực của văn hóa lai căng.
DAÂN TA BAÛO VEÄ
TIEÁNG TA
TS. Ngữ văn PHẠM VIỆT LONG
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 12
Tiếng Việt bị xâm hại như
thế nào?
Cùng với đổi mới, mở cửa, phát
triển kinh tế thị trường, chúng ta
chủ trương xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn
hóa nhân loại. Trong sự mở rộng
giao lưu, tiếng nước ngoài, đặc
biệt là tiếng Anh, được sử dụng
ngày càng nhiều, đáp ứng sự giao
tiếp ngày càng rộng của nước ta.
Tuy vậy, sự tiếp thu văn hóa
cũng như ngôn ngữ nước ngoài
của chúng ta thời nay lại không
tuân thủ những nguyên tắc mà
cha ông ta mất hàng nhiều đời
mới đúc kết, truyền lại cho chúng
ta. Sự tiếp thu bây giờ được thực
hiện theo phương pháp sử dụng
nguyên từ ngữ nước ngoài xen lẫn
tiếng Việt trong mọi sự giao tiếp,
thậm chí sử dụng ngôn ngữ theo
văn hóa của nước ngoài, làm tiếng
Việt mất đi sự trong sáng, trở nên
lai căng, thô thiển, xa lạ. Ví dụ:
“Em thank anh”, Khu nhà ở cao
cấp Skylight...
Thế mà, dư luận chưa bao giờ
nổi sóng – như kiểu nổi sóng với
hành động “khóa môi” của Đàm
Vĩnh Hưng với nhà sư, hay hát
nhép của ca sĩ nào đó, hoặc sự
xâm hại di tích Chùa Trăm Gian,
đình Ngu Nhuế… Các cơ quan
quản lý văn hóa chưa bao giờ lên
tiếng ngăn chặn hay can thiệp đối
với sự xâm hại tiếng Việt. Điều đó
chứng tỏ người Việt đang thiếu ý
thức bảo vệ ngôn ngữ của chính
mình. Điều đó còn chứng tỏ luật
pháp nước ta chưa quan tâm đến
việc bảo tồn và phát triển ngôn
ngữ quốc gia. Chưa có điều luật
nào nhằm bảo vệ ngôn ngữ quốc
gia, ngăn chặn sự xâm hại, làm tha
hóa ngôn ngữ quốc gia.
Cơ sơ pháp lý chưa vững
Trong Dự thảo sửa đổi Hiến
Pháp, tại CHƯƠNG I - CHẾ ĐỘ
CHÍNH TRỊ, Điều 5 (sửa đổi, bổ
sung Điều 5), có ghi: “3. Ngôn
ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các
dân tộc có quyền dùng tiếng nói,
chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc
và phát huy những phong tục, tập
quán, truyền thống và văn hóa tốt
đẹp của mình”.
Như vậy, tiếng Việt được pháp
luật quy định là ngôn ngữ quốc
gia. Thế nhưng, như thế chưa đủ,
vì chưa có những quy định thành
văn phụ trợ tạo cơ sở để giữ gìn,
bảo vệ và phát
triển tiếng Việt.
Nhiều điều
luật khác có các
điều khoản bổ trợ
nhau, như quyền
con người, bình
đẳng nam, nữ,
chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe nhân
dân, bảo vệ môi trường… Vậy mà,
ngôn ngữ quốc gia, tài sản vô giá
với một quốc gia, thì chỉ có một
điểm quy định vai trò của nó trong
xã hội, không có điểm nào quy
định về cơ chế, chính sách bảo hộ,
cũng như quy định về xử lý với
hành vi xâm phạm ngôn ngữ quốc
gia. Đã vậy, tại Điều 45 (mới), còn
ghi: “Công dân có quyền xác định
dân tộc của mình, sử dụng ngôn
ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn
ngữ giao tiếp.” Điều này chưa
được chặt chẽ, bởi vì đã quy định
Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia
thì phải quy định khi sử dụng giao
tiếp hành chính, công quyền, giáo
dục – đào tạo… bắt buộc phải sử
dụng Tiếng Việt là ngôn ngữ chính
thức, song song với quy định
quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ, tự do
lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
Tóm lại, từ góc độ văn hóa,
thấy rằng trong dự thảo sửa đổi
Hiến pháp còn chưa đề cập đến
vấn đề ngôn ngữ quốc gia một
cách đầy đủ. Ý thức bảo vệ ngôn
ngữ dân tộc – quốc gia phải được
thể hiện từ tầng cao nhất của văn
bản pháp luật, đó là Hiến pháp.
Chính vì vậy cần phải điều chỉnh,
bổ sung một số điểm về ngôn ngữ
quốc gia như đã nêu ở trên.
Biển báo giao thông cũng viết sai chính tả
"
Trong cuốn sách “Ngược
chiềuvunvút"”–NXBhộiNhà
văn 2012, Joe Ruelle -tác giả
người Canada phải thốt lên: “Ở Việt
Nam đang có nguy cơ thành hai trong
một. Tiếng Vietnamese. Không hẳn
Tây cũng không hẳn ta.”
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 13
Con đường dẫn vào đình An
Hòa thông thoáng và sạch sẽ, dù
hai bên đường dân cư tập trung
buôn bán tấp nập. Khung cảnh
đậm nét thôn dã của ngôi chợ quê
ở khu vực miền Đông Nam bộ.
Mẫu mực kiến trúc đình cổ
Nam Bộ
Bước vào đình, du khách sẽ bị
mê hoặc bởi nét kiến trúc cổ còn
lưu lại. Chính giữa mặt tiền ngôi
đình là bức bình phong. Theo thuật
phong thủy, nó có tác dụng ngăn
cản làn gió xấu đi vào ngôi đình.
Ngoài ra bình phong còn hàm mục
đích ý nhị: Để người khách vào
đình bớt đi một bước chân vội vã,
cho lòng lắng lại và bắt đầu câu
chuyện sao cho hiền hòa, nhỏ nhẹ.
Toàn bộ cột và kèo của đình đều
được chạm khắc thủ công tinh xảo
khiến các khối gỗ to nặng nề, thô
kệch như mềm mại hẳn đi. Bố cục
chạm trổ thể hiện hài hòa các đề tài
truyền thống trong nghệ thuật điêu
khắc Việt Nam. Tất cả đầu dư, trụ
đỡ, xà ngang, bức cốn… đều được
tạc hình đầu rồng, lưỡng long chầu
nhật, cúc liên chi, mây sóng nước,
dơi ngự lâm môn… Đó là biểu
tượng, ước mơ thịnh vượng tốt
lành ngàn đời của dân tộc. Những
cây cột to, chắc ngả màu thời gian
càng đem lại cho ngôi đình cổ kính
và thâm nghiêm. Trên những hàng
cột ở chánh điện, các câu đối được
treo thật trang trọng. Chính vì vậy
mà trước nay đình An Hòa được
coi là gương mặt của nghệ thuật
kiến trúc cổ ở Đồng Nai và tiêu
biểu cho kiểu dáng đình ở nông
thôn Nam bộ.
Di tích kiến trúc nghệ
thuật quốc gia
Theo các tài liệu, đình An
Hòa xây dựng khoảng năm 1792.
Nguyên thủy đây là ngôi miếu,
sau đó được nâng cấp, chuyển đổi
tính năng thành đình như hiện tại.
Trải qua chiến tranh rồi thời gian
tàn phá, đình An Hòa đã qua ba
lần trùng tu lớn vào các năm 1944,
1953 và 1994. Đến nay, ngôi đình
vẫn còn giữ nguyên nét đẹp cổ
kính. Có tận mắt chiêm ngưỡng lối
kiến trúc nghệ thuật chạm khắc ở
đình An Hòa mới cảm nhận hết cái
đẹp, cái tài hoa của các nghệ nhân
bản địa đã làm cho những khối gỗ
nặng nề trở nên những mảng trang
trí đẹp mắt, thanh thoát. Từ những
giá trị về mặt văn hóa nghệ thuật,
đình An Hòa đã được Bộ VHTT
xếp hạng di tích kiến trúc nghệ
thuật theo Quyết định số 100/VH-
QĐ, ngày 21-1-1989.
Đình An Hòa bảo tồn
hầu như nguyên vẹn
những đặc điểm của nền
kiến trúc dân tộc chứ
không chịu ảnh hưởng
của kiến trúc Trung Hoa
như một số ngôi đình
khác.
Vào ngày rằm tháng Tám hằng
năm, đình Hòa An đều tổ chức lễ
rước thần theo nghi thức truyền
thống. Đây cũng là dịp để nhân
dân trong làng và những người xa
xứ cùng tụ họp thắt chặt tình làng
nghĩa xóm và chia sẻ nỗi bồi hồi
cội nguồn.
ĐÌNH AN HÒA
VỚI VỐN QUÝ KIẾN TRÚC
Làng Bến Gỗ mộc
mạc từ bao đời nay
vẫn ôm ấp trong
lòng mình ngôi
đình An Hòa cổ
kính nằm bên dòng
sông Đồng Nai hiền
hòa.
Đình An Hòa - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
“
“
NGUYÊN NGỌC
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 14
“
“
Q
uyết định làm rõ thực hư,
tôi đến ấp Long Đại thuộc
xã Long Vĩnh, huyện
Châu Thành hỏi nhà anh Núi. Ai
cũng biết anh Núi và sốt sắng chỉ
dẫn.
Anh Núi tên thật là Hồ Hữu Sơn,
năm nay vừa bước sang tuổi 45.
Anh kể gia đình anh trước đây
cũng làm ruộng, làm rẫy. Khoảng
8 năm trở lại đây vợ chồng anh
chuyển sang nghề nuôi dế bởi
nhận thấy mô hình này chi phí
thấp nhưng lãi cao, kỹ thuật chăm
sóc không quá phức tạp.
Tuy vậy, trong thực tế công việc
lại diễn ra hết sức khó khăn vào
thời gian đầu, do vợ chồng anh
Núi chưa có kinh nghiệm, đầu ra
cho sản phẩm lại không ổn định.
Nhưng với sự cần mẫn, chịu khó
học hỏi kinh nghiệm của những
người đi trước cộng với kiến thức
sách vở, anh chị đã từng bước nắm
được bí quyết để nuôi dế cho lãi
suất cao. Anh Núi kể, nuôi dế cũng
kỳ công. Thức ăn của dế chủ yếu
là cám gạo, rau, cỏ và bột ngũ cốc
các loại… Tuy nhiên thức ăn chỉ
nên cho ăn trong ngày, nếu còn
dư phải bỏ và không cho dế ăn
mầm đậu các loại, vì có thể làm
chúng bị rụng râu, rụng chân gây
chết. Dế ít uống nước nhưng phải
thường xuyên có đủ nước sạch và
mát cho chúng. Trong quá trình
nuôi, dế sẽ trải qua 4 lần lột xác và
cứ mỗi lần lột xác như vậy dế rất
mềm nên thường bị đồng loại cắn,
ăn vì thế cần tạo nhiều không gian
sinh sống cho dế trú ẩn.
Vợ chồng anh Núi cho
biết: “Chúng tôi không
giấu kinh nghiệm mà sẵn
sàng chia sẻ với bất cứ ai
nuôi mộng thoát nghèo
vươn lên làm giàu bằng
lao động chân chính”
Anh Núi cho biết, anh đã từng
lặn lội đến tận các nhà hàng và
cả những người chuyên làm nghề
cung cấp thực phẩm để tìm đầu
ra cho sản phẩm của mình. Với
cái cách nói chuyện thật thà chất
phác của một nông dân, anh cam
kết cung ứng các loại dế đạt chất
lượng cao, thuyết phục được nhiều
người tiêu thụ sản phẩm của mình.
Khi đã có nguồn tiêu thụ ổn định,
vợ chồng anh bắt đầu tăng năng
suất bằng cách mở thêm trại nuôi
dế. Khi dế đạt tỉ lệ khoảng từ
800 – 1.000 con/kg, với thời gian
nuôi khoảng 35 ngày kể từ khi dế
được đẻ trứng thì anh tiến hành
thu hoạch. Mỗi năm vợ chồng anh
thu hoạch khoảng 5 vụ, giá tiêu
thụ dao động từ khoảng 30.000 -
100.000 đồng/kg.
Với 4 trại nuôi dế, mỗi năm vợ
chồng anh thu về khoảng 300 triệu
đồng sau khi đã trừ hết chi phí.
Nhờ nuôi dế mà anh chị chăm lo
cho các con ăn học đàng hoàng
tới nơi tới chốn. Với anh chị, đó
cũng là điều hạnh phúc nhất. Sau
nhiều năm làm lụng tích cóp, đến
nay vợ chồng anh Núi đã có một
cơ ngơi khá bề thế. Nhìn vào dãy
nhà khang trang được bao bọc
xung quanh là vườn cao su không
khác một khu nghỉ dưỡng, không
ai dám nói đó là cơ ngơi của một
người nuôi dế.
NUÔI DẾ
LÃI
KHỦNG
Trong một lần đi Tây Ninh, nghe mọi người
kháo chuyện anh Núi nuôi dế mà một năm thu
về hàng trăm triệu đồng khiến tôi bán tin, bán
nghi.
Với mỗi thùng, anh Núi có thể nuôi được 10 kg dế thương phẩm.
HÀN GIANG
XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 15
Ủng hộ việc giảm lãi suất cho
vay, nhưng Phó Tổng giám đốc
Vietcombank Phạm Quang Dũng
lưu ý, các NH phải lượng sức của
mình khi hạ lãi suất, phải cân đối
được đầu vào đầu ra. Nếu đưa lãi
suất xuống mức thấp quá thì sẽ
không huy động được vốn và khi
đó vấn đề căng thẳng về thanh
khoản sẽ trở lại.
Giảm lãi suất cho 5 lĩnh
vực ưu tiên
Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó
thống đốc NHNN cho biết từ ngày
13-5, lãi suất cho vay ngắn hạn
VND (tiền Việt) sẽ giảm từ 11%/
năm xuống 10%/ năm đối với 5
lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp,
nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp
hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa;
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ
cao.
Mở đầu làn sóng giảm mạnh
lãi suất huy động là ngân hàng
Vietcombank. Từ 6-5, NH này chỉ
huy động VND kỳ hạn 1 tháng là
6%/năm; 2 tháng là 6,5%/năm và
3 tháng là 6,8%/năm. Tại các kỳ
hạn 6-9 tháng, trần lãi suất huy
động áp dụng là 7%/năm, giảm
0,5%/năm so với lần điều chỉnh
trước đó.
Ngày 8-5, đến lượt BIDV cũng
áp dụng mức lãi 6%/năm cho kỳ
hạn 1 tháng và 6,5% cho kỳ hạn 2
tháng nhưng từ 3 – 11 tháng là 7%/
NGÂN HÀNG ĐỒNG LOẠT
GIẢM LÃI SUẤT
TRÍTHIỆN
Ngày 10-5 vừa qua, Ngân hàng (NH) Nhà nước đã chính thức ban hành
Quyết định số 1073/QĐ – NHNN, đồng thời phát đi thông báo giảm một
loạt lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đồng thời hạ trần lãi suất cho vay
ưu đãi xuống 10%.
Trong những ngày gần đây, lãi suất tiếp tục sụt mạnh cả huy động lẫn cho vay, kích thích khách hàng tấp nập vay, rút tiền hoặc chuyển
đổi NH gửi.
XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 16
năm và trên 12 tháng là 8%/năm.
Vietinbank cũng giảm lãi suất
huy động song mức giảm nhẹ hơn
so với hai ngân hàng trên. Từ 9-5,
NH này huy động với mức tối đa
là 7%/năm, giảm 0,5% so với trần
quy định của NHNN.
Ông Nguyễn Quốc Hùng-
Phó tổng giám đốc ngân hàng
Agribank cho biết, Agribank cũng
giảm lãi suất cho vay nông nghiệp
nông thôn tối đa là 10%/ năm,
thậm chí có những gói cho vay có
lãi suất chỉ từ 6,5-8%/ năm. Còn
lãi suất cho vay trung dài hạn phục
vụ sản xuất mà không thuộc các
lĩnh vực ưu tiên cũng chỉ tối đa là
12-13%/ năm.
Còn theo Tiến sĩ kinh tế Hoàng
Trung Kha, các NH Thương mại
đang giảm lãi suất cho vay cũng
dựa trên 2 lý do. Lý do thứ nhất
là trong thời gian qua, việc duy
trì lãi suất cho vay mức cao đã
làm một số ngân
hàng mất khách
hàng tín dụng
hiện tại và khách
hàng tín dụng
tiềm năng. Mức
lãi suất tăng lên
từ 4% đến 8%
so với trước đó
(khoảng từ 16%
đến 20%) làm
nản lòng các nhà
đầu tư nhỏ hoặc
những khách hàng đang cần hỗ trợ
của NH khi mua sắm nhà cửa hay
trang thiết bị tiêu dùng, vì thực ra,
thu nhập không tăng nhanh đến
thế! Và để kích cầu tín dụng, phải
giảm lãi suất cho vay. Lý do thứ
hai, việc giảm lãi suất cho vay là
để duy trì khách hàng và cố gắng
phát huy khả năng đầu tư của các
nhà đầu tư vào các lĩnh vực khác
như chứng khoán hay địa ốc, yếu
tố này làm cân bằng (tạm thời)
cho các thị trường khi lãi suất huy
động tăng lên!
Ngân hàng tự cứu mình,
doanh nghiệp thoát “bão”
Một số NH lớn cũng thừa nhận
việc giảm lãi suất cho vay là điều
các NH buộc phải thực hiện để
chia sẻ khó khăn với DN, đồng
thời cũng tự cứu mình thoát khỏi
tình trạng tắc nghẽn dòng vốn. Tuy
nhiên, đồng nghĩa NH phải chấp
nhận giảm lãi hàng nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, một trong những yếu tố
quan trọng giúp giảm lãi suất cho
vay, chính là việc NH đang thừa
vốn, nếu không giải ngân được,
chính NH cũng gặp khó khăn.
Tổng Giám đốc BIDV, ông
Phan Đức Tú cho biết: “NH đã
khảo sát tình hình của tất cả các
DN có quan hệ với BIDV và thực
hiện hết các mức độ cho phép để
hỗ trợ DN như cơ cấu lại nợ, miễn,
giảm lãi suất, giãn nợ, kéo dài thời
gian cho vay. Ban lãnh đạo cũng
quyết định từ 13-5 tới sẽ đồng loạt
hạ lãi suất của tất cả các khoản vay
trước đây xuống còn 13%/năm,
chứ không chờ thời gian đến hạn
mới điều chỉnh”.
Còn với NH
Vietcombank, với
dư nợ trên 50.000
tỷ đồng mà ngân
hàng đang cho
vay với lãi suất
13% - 15%, nếu
giảm xuống 13%/năm, ước tính
ngân hàng sẽ giảm lãi khoảng
1.000 tỷ đồng. Với tổng dư nợ
hiện tại, việc giảm lãi suất cho vay
xuống 13% sẽ khiến BIDV giảm
lợi nhuận khoảng hơn 700 tỷ đồng.
Khách hàng có thêm nhiều kênh lựa chọn
Ghi nhận ý kiến của nhiều khách hàng cá nhân và DN, đa số đều cho rằng việc các
ngân hàng chủ động giảm lãi suất bên cạnh triển khai các chương trình nhằm kích
thích tín dụng là một bước đi khôn ngoan. Theo họ, trong bối cảnh khả năng hấp thụ
vốn của nền kinh tế còn yếu như hiện nay, ngoài việc lựa chọn các ngân hàng uy tín,
khách hàng còn lựa chọn được các ngân hàng có chính sách ưu đãi. Về phía ngân
hàng cũng sẽ giành được những khách hàng thực sự tốt, nâng cao chất lượng tín
dụng, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả.
"
“Trong 3 tháng tới, lãi cho
vay có thể xuống tiếp còn
khoảng 11,6%/năm” - Phó
Tổng giám đốc Vietcombank Phạm
Quang Dũng dự báo.
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 17
HÀNG KHÔNG THIẾU,
GIÁ SỮA VẪN TĂNG SỐC
Sau khi vụ lừa đảo
sữa dê đang dần
nguội, thì trên thị
trường sữa ngoại
bắt đầu rục rịch
tăng giá tới 10%.
Sự tăng giá lần thứ
30 này được nhiều
người đánh giá là
quá vô cảm bởi
không một lời giải
thích.
NGỌC MINHNgười tiêu dùng Việt Nam tiếp tục bị “móc túi” vì giá sữa tăng cao.
T
heo các cơ quan quản lý,
giá nguyên liệu sữa trong
thời gian qua không tăng.
Việc tăng giá sữa của các DN là
một điều phi lý, tùy hứng. Nhiều
chuyên gia đã đặt nghi vấn do
mức tiêu thụ giảm, doanh số
giảm khiến DN phải tăng giá sữa
để bù doanh số.
6 năm tăng giá ... 30 lần
Cuộc tọa đàm về quản lý chất
lượng, giá sữa do Cổng thông
tin Chính phủ diễn ra vừa qua
cho thấy, việc quản lý giá sữa
sẽ còn là một “cuộc chiến” dai
dẳng. Sau 6 năm giá sữa đã tăng
tới… 30 lần. Trong 3 tháng đầu
năm 2013, giá sữa đã tăng 3 lần
và hiện nay đang bắt đầu rục rịch
tăng giá. Sau khi Luật giá có hiệu
lực từ 1-1-2013, khi cái tên “sữa
bột dành cho trẻ dưới 6 tuổi”
được chuyển tên gọi thành “sản
phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ
dưới 6 tuổi” thì giá mặt hàng này
còn tăng vô tội vạ hơn vì không
còn phải bị đăng ký, kê khai giá
với các cơ quan nhà nước nữa.
Ông Phạm Hữu Anh - Phó Cục
trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài
chính) cho biết, sữa không phải
là mặt hàng Nhà nước định giá.
Giá sữa cũng không phải lúc nào
cũng cần đăng ký, mà việc đăng
ký chỉ xảy ra khi giá sữa tăng bất
hợp lý và cần bình ổn. “Chỉ khi
cần bình ổn thì Nhà nước mới
yêu cầu doanh nghiệp đăng ký
giá”- ông Anh nhấn mạnh.
Theo ghi nhận của phóng viên,
hầu hết sản phẩm sữa dành cho
các đối tượng từ người già đến
trẻ em, bà bầu dự kiến sẽ còn
tiếp tục tăng giá. Tại nhiều siêu
thị như Big C, Co.opmart... giá
sữa FrisoGoldmum loại 400g có
giá 186.000 đồng/hộp, loại 900g
khoảng 376.000 đồng/hộp. Sữa
FrisoGoldmum1 dành cho trẻ từ
0-6 tháng tuổi khoảng 237.000
đồng loại 400g/hộp và 483.000
đồng/hộp loại 900g…
Các công ty sữa trong nước như
Vinamilk cũng đã điều chỉnh
tăng giá một số sản phẩm lên
7%, Nutifood tăng giá trung bình
10%. Gần đây nhất hãng sữa
Nestlé tăng giá 8-9%.
Không chỉ loạn giá,
chất lượng sữa cũng làm
người tiêu dùng lo lắng,
nhất là việc thay đổi tên
gọi của sữa bột cho trẻ
dưới sáu tuổi
“
“
XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 18
Sữa ngoại tai tiếng vẫn được
chuộng
Do tâm lý “sính ngoại”, thấy
mẫu mã đẹp, nhiều người vẫn
tin rằng “hàng xách tay” là hàng
“xịn”, sản phẩm của chính hãng,
được sản xuất ở nước ngoài về
Việt Nam dưới hình thức “xách
tay” trốn thuế nên rẻ hơn nhiều.
Đánh vào tâm lý đó, nhiều cơ
sở chuyên làm hàng nhái đã
sản xuất các loại hàng “rởm” từ
Trung Quốc rồi “phù phép” dán
mác các nhãn hiệu nổi tiếng để
tung ra thị trường nhằm đánh lừa
người tiêu dùng dưới chiêu bài
“hàng xách tay” nhằm trục lợi.
Từ vụ sữa dê Danlait, không ít
người tiêu dùng hoang mang
với ma trận sữa nhập khẩu và
sự thiếu minh bạch trong công
bố thông tin của nhiều hãng sữa
hiện nay. Điển hình gần đây là vụ
việc sữa dê Mỹ GmB sản xuất tại
Việt Nam. Cơ quan chức năng đã
xác nhận, Công ty TNHH quốc tế
Đại Hùng Tinh (trụ sở tại đường
Nguyễn Xiển, Q.9, TP.HCM) đã
quảng cáo sữa dê GmB do Công
ty GmB Food của Mỹ, sản xuất
tại Hà Lan và nhập về Việt Nam.
Nhưng thực tế, công ty này đã
nhập nguyên liệu sản xuất sữa
bột từ Hà Lan, Malaysia và thực
hiện đóng hộp tại Việt Nam.
Không chỉ lừa đảo về nguồn gốc,
một loạt chỉ tiêu về năng lượng,
protein, DHA… trong sữa cũng
không được đảm bảo.
Vừa qua, Viện dinh dưỡng Việt
Nam vừa tiến hành so sánh 2
nhóm trẻ: một nhóm sử dụng sữa
ngoại và một nhóm sử dụng sữa
nội là Dielac Alpha, kết quả cho
thấy nhóm trẻ sử dụng Dielac
Alpha phát triển tương đương về
mặt chiều cao, và hiệu quả hơn
về mặt cân nặng so với nhóm trẻ
uống sữa ngoại.
Việc sử dụng sữa “xách tay” tiềm
ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cao, bởi
không có một tài liệu nào chứng
nhận nguồn gốc xuất xứ và không
được cơ quan, tổ chức nào kiểm
định chất lượng. Ngoài nguy
cơ mua phải hàng giả, các sản
phẩm sữa “xách tay” do không
được bảo quản, vận chuyển đúng
quy trình đối với mặt hàng thực
phẩm nên chất lượng có thể bị
ảnh hưởng. Nếu mua phải hàng
giả, hàng nhái kém chất lượng
có thể sẽ gây ra những hậu quả
khôn lường cho trẻ nhỏ. Trong
trường hợp “hàng xách tay” là
hàng “xịn” thực sự thì người mua
vẫn có thể gặp phải nguy cơ mua
phải sản phẩm sữa được sản xuất
cho thị trường khác nên không
phù hợp với người Việt Nam sử
dụng.
Hiện tại, trên các diễn đàn hoặc
các quầy tạp hóa đang chào bán
rất nhiều các loại sữa xách tay,
sữa bột, sữa bán theo kg với số
lượng lớn. Những nhãn sữa xách
tay này đương nhiên không qua
kiểm soát của phía Việt Nam.
Chủ cửa hàng sữa Xuân Hồng,
đường CMT8 quận 3, TP.HCM
cho biết: “Mặc dù các loại sữa
ngoại giá cao gấp nhiều lần so
với sữa nội nhưng phần lớn
khách hàng vẫn thích mua sữa
ngoại. Bởi họ cho rằng “tiền nào
của nấy”, sữa càng đắt tiền càng
tốt chứ họ không biết nên dùng
loại sữa nào thì phù hợp với thể
trạng của con cái mình để có hiệu
quả tốt nhất…”
TS NGUYỄN HỮU TOẢN – Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy TP.HCM:
THÔNG MINH THÌ NÊN LỰA CHỌN SỮA NỘI
“Khi lựa chọn sữa cho bé nên tìm hiểu kỹ thông tin. Trước hết sữa
phải có nguồn gốc rõ ràng; thứ hai là phải lựa chọn sản phẩm phù
hợp với thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng của bé. Gần đây, nhiều bà
mẹ lựa chọn cho bé sử dụng các sản phẩm được sản xuất trong
nước, tôi cho đó là một sự lựa chọn thông minh. Bởi nhiều sản
phẩm sữa nội hiện nay được đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại,
thành phần dinh dưỡng phù hợp và chất lượng tương đương sữa
ngoại mà giá lại rẻ hơn rất nhiều”.
Trong thời gian qua, giá sữa liên tục tăng với cùng một lý do là thay đổi bao bì, mẫu mã.
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 19
Đ
ã hai tuần trôi qua, nhưng
Luật phòng chống thuốc
lá “khổ lắm nói mãi” vẫn
còn nhiều bất cập, chưa có trường
hợp nào bị kiểm tra hay “tuýt còi”
xử phạt dù tại các điểm cấm hút
thuốc và nơi công cộng nhiều
người vẫn ngang nhiên phì phèo
hút thuốc. Và việc bán thuốc lá
cho người dưới 18 tuổi vẫn “hồn
nhiên” diễn ra .
Dân lờn luật
Theo đánh giá, Luật phòng chống
tác hại của thuốc lá cơ bản phù
hợp Công ước khung về kiểm soát
thuốc lá của WHO; là văn bản pháp
lý cao nhất tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác phòng, chống tác hại
thuốc lá tại Việt Nam. Việc xây
dựng và thực thi hiệu quả Luật là
một trong những biện pháp quan
trọng nhằm bảo vệ sức khỏe người
dân. Bên cạnh đó, việc thành lập
quỹ phòng chống tác hại của thuốc
lá cũng đang được xúc tiến và
được coi như là chìa khóa cho việc
bảo đảm tính bền vững cho công
tác phòng chống tác hại của thuốc
lá trong thời gian tới.
Nội dung của Luật quy định rõ:
nghiêm cấm hút thuốc lá tại các
nơi công cộng, nơi làm việc; đặc
biệt cấm hoàn toàn việc hút thuốc
lá tại các cơ sở y tế, trường học,
cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, nơi
vui chơi giải trí của trẻ em, trên
các phương tiện giao thông công
cộng (ôtô, xe buýt, máy bay) và
cơ sở khu vực có nguy cơ cháy
nổ cao. Luật nghiêm cấm người
chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua bán
thuốc lá; nghiêm cấm quảng cáo,
khuyến mãi, tiếp thị thuốc lá trực
tiếp đến người tiêu dùng dưới mọi
hình thức…
Tuy nhiên, việc triển khai luật
hiện nay phải đối mặt với nhiều
khó khăn do người dân chưa có ý
thức đầy đủ về tác hại của thuốc
lá và chưa biết nhiều thông tin về
luật phòng chống tác hại của thuốc
lá; các hãng sản xuất và phân phối
thuốc lá tìm đủ mọi cách để quảng
cáo sản phẩm của mình tới người
tiêu dùng. Ngoài ra, ngành y tế
chưa có đơn vị thanh tra chuyên
trách đảm bảo việc xử phạt diễn ra
triệt để, kịp thời.
HÚT CHO TÀN ĐỜI,
BẤT CHẤP LUẬT MỚI
Luật phòng chống thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1-5. Đây được coi là
sự kiện quan trọng vì theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi
năm VN có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan
đến thuốc lá.
MINH NHỰT
XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 20
Khi được hỏi về Luật phòng chống
thuốc lá, bác Ngọc Thi ở quận 10,
TP.HCM vẫn tỏ ra ngạc nhiên vì
không biết gì về thông tin Luật
có hiệu lực từ ngày 1-5, lại càng
không biết gì về nội dung của Luật
này. Bác cười bảo: “Thấy người ta
vẫn hút thì tôi cũng hút thôi, chứ
mấy hôm rày có thấy ai cấm đoán
gì đâu. Mà ở nhà hàng, quán cà
phê, mấy em “chân dài” vẫn đi tiếp
thị thuốc lá đầy rẫy, có sao đâu!”.
Nếu không có biện pháp để khắc
phục thì rất dễ dẫn đến tình trạng
Luật ban hành nhưng không phát
huy được hiệu lực và khiến cho
người dân “nhờn” luật, mất lòng
tin.
Biết chết người vẫn cứ hút
Theo điều tra mới đây của Bộ Y tế,
có tới 90% số người hút thuốc ở
VN nhận thức được tác hại lâu dài
của thuốc lá, nhưng chỉ một phần
nhỏ trong số họ thực sự muốn bỏ.
Thực tế, thuốc lá là nguy cơ gây
tổn hại lớn nhất đối với sức khỏe
con người và là nguyên nhân hàng
đầu dẫn đến tử vong cho người
sử dụng. Khói thuốc lá chứa hơn
7.000 chất hóa học, trong đó có
hơn 70 chất có thể gây ung thư.
Các nhà khoa học đã chứng minh
sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại
bệnh khác nhau, như: ung thư
phổi, ung thư thanh quản, ung thư
khoang miệng, ung thư da, các
bệnh tim mạch, gây bệnh bất lực
và tăng nguy cơ vô sinh... Hơn
90% số các ca ung thư phổi, 75%
số các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính do sử dụng thuốc lá gây ra.
Theo ước tính của Tổ chức y tế
thế giới, mỗi năm VN có khoảng
40.000 người tử vong do các bệnh
liên quan đến thuốc lá. Nếu các
biện pháp phòng chống tác hại
thuốc lá hiệu quả không được thực
hiện, con số này sẽ tăng lên thành
70.000 ca vào năm 2030.
Một cuộc nghiên cứu được tiến
hành gần đây cho thấy, những đứa
trẻ tiếp xúc với khói thuốc trong
nhà có thể có chỉ số IQ thấp hơn
những đứa trẻ cùng tuổi không
hít phải khói thuốc lá thụ động.
Những đứa trẻ sống trong môi
trường bị ô nhiễm khói thuốc có
thể gây tổn hại tới hệ thần kinh,
tác động tiêu cực tới quá trình phát
triển kỹ năng lập luận và kỹ năng
nhận thức ở trẻ.
Theo bà Vũ Thị Bích Ngọc ở Viện
Kinh tế, giá thuốc lá rẻ là một
trong những nguyên nhân tạo ra số
người hút thuốc đông đảo ở Việt
Nam. Chỉ cần 1.000 - 2.000 đồng
là có thể mua một bao thuốc loại
không đầu lọc như Thăng Long,
Điện Biên.
Ngoài ra, các hình thức quảng
cáo thuốc lá vẫn hoạt động công
khai dưới nhiều kiểu khác nhau
trong thời gian dài nhưng những
sai phạm này thường không được
xử lý, nhắc nhở do đội ngũ thanh
tra không quan tâm tới luật phòng
chống thuốc lá.
Nạn dịch thuốc lá toàn cầu giết chết gần 5 triệu
người mỗi năm. Nếu không hành động, thuốc lá sẽ giết
chết 10 triệu người vào năm 2030 và khoảng 70% số ca
tử vong này rơi vào các nước đang phát triển.
Dù đã có quy định về cấm hút thuốc lá nơi công cộng nhưng chưa có trường hợp
nào bị xử phạt.
100 người chết vì
thuốc lá ởVN mỗi ngày
Theo thống kê của Tổ chức
Y tế thế giới (WHO) thì VN là
một trong 15 quốc gia có tỷ
lệ người hút thuốc lá cao nhất
thế giới. Và tỷ lệ người không
hút thuốc lá bị ảnh hưởng bởi
khói thuốc là 49% ở nơi làm
việc, 68% ở nhà và từ 85 - 93%
ở quán cà phê, nhà hàng, quán
rượu... Hậu quả là trung bình
mỗi ngày, VN có trên 100 ca
tử vong do các bệnh liên quan
đến thuốc lá, cao gấp 4 lần
số người chết vì tai nạn giao
thông đường bộ.
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 21
“ “
Tình yêu không phân biệt
GIÔÙI TÍNH
Mới đây, dư luận liên tục xôn xao về bộ ảnh
Đồng tính - 10 điều muốn nói doThạc sĩ tâm
lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên
ĐH Sư phạm TP.HCM, thực hiện. Bộ ảnh này
nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
M
ột trong 10 bức ảnh
đăng kèm dòng chú
thích: “Việc kết hôn
và chung sống của hai người
đồng tính là việc làm hoàn toàn
lành mạnh, không gây tổn hại
đến người khác”.
Thế giới ngày càng thừa
nhận hôn nhân đồng giới
Nhiều nước trên thế giới bảo
vệ quyền của người đồng tính
trong việc nhận con nuôi và kết
hôn với nhau. Ví dụ như Hà Lan
đã bảo vệ quyền kết hôn của
người đồng tính từ năm 2001,
Bỉ từ năm 2003, Tây Ban Nha
và Canada từ năm 2005. Từ đó
đến nay đã có nhiều nước cho
phép kết hôn đồng tính. Điều
này thể hiện xu thế ngày càng
có nhiều nước công nhận và
bảo vệ quyền con người của
người đồng tính.
Tại Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã kêu gọi các nhà lập
pháp ủng hộ quyền kết hôn
đồng tính. Mới đây, Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã
chấp thuận một nghị quyết lịch
sử cho những người đồng tính
được hưởng quyền bình đẳng
với những người tính dục khác
phái.
Ở những nước phát triển đã coi
đồng tính là vần đề bình thường.
Ngày 23-4 vừa qua, Quốc hội
Pháp đã thông qua việc hợp
pháp hóa hôn nhân đồng tính
sau màn tranh cãi dữ dội (331
phiếu thuận, 225 phiếu chống),
đưa nước Pháp trở thành quốc
gia thứ 14 chấp thuận hôn nhân
đồng giới.
Còn tại Việt Nam, thực tế cho
đến nay, có rất ít người công
khai giới tính của mình và nếu
có thì đa số do bị lộ giới tính thật
hoặc tình cờ bố mẹ phát hiện ra.
Nhiều bậc cha mẹ nghẹn đắng,
rơi nước mắt khi biết con mình
đồng tính. Đáng buồn hơn,
nhiều người đồng tính vì sức
ép của gia đình hay vì lối suy
nghĩ ích kỷ, đã chọn giải pháp
kết hôn với người khác phái để
làm bình phong che giấu thân
phận của mình. Sự lựa chọn này
chắc chắn làm tổn thương đến
tình cảm, danh dự và hạnh phúc
của người bạn đời, cũng như để
lại những hệ lụy đáng tiếc và
lâu dài.
Bộ Y tế ủng hộ kết hôn đồng
tính
Nhóm thực hiện bộ ảnh, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên ĐH Sư
phạm TP.HCM) đứng thứ 7 từ trái sang.
TRỌNG TÍN
XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 22
Bộ Y tế vừa có ý kiến góp ý
cho dự thảo dự án sửa đổi một
số điều của Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 đang được
Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng,
dự kiến sẽ trình Chính phủ vào
tháng 6 tới và trình Quốc hội
vào tháng 10 tới đây: “Đề xuất
cho phép kết hôn đồng tính
vì đó là quyền sống thực với
những gì mình có, đó là quyền
con người”. Theo đó, Bộ Y tế
cho rằng người đồng tính có
quyền ăn ở, mặc, quyền được
yêu thương và mưu cầu hạnh
phúc, ở góc độ quyền công dân,
họ được khai sinh, khai tử, kết
hôn, đi học, quyền và nghĩa vụ
với Nhà nước và xã hội.
Tổng thống Obama là một trong những người tiên phong ủng hộ việc đối xử công bằng
với người đồng tính - Ảnh: The New York Time.
NHIỀU NHÂN VẬT NỔI TIẾNG LÀ NGUỜI ĐỒNG TÍNH
Thế giới đã công nhận nhiều mối tình hoặc cuộc hôn nhân đồng tính. Trong đó, có những
cuộchônnhânđồngtínhcủanhiềucánhântàinăngvượttrội,nhưngôisaocanhạcgạocội
Elton John,Thủ tướng Iceland Johanna Sigurdardottir, ngôi sao ca nhạc Ricky Martin, cặp
đôi nhà thiết kế sở hữu thương hiệu D&G lừng lẫy Domenico Dolce và Stefano Gabbana...
Hàng trăm ngàn người đã xuống đường tại Paris để ủng hộ hôn nhân đồng tính - Ảnh: AFP
“Đồng tính không có tội. Chính sự khẳng định
trong công việc, học tập và sự cống hiến cho xã hội là
những gì mọi người sẽ nghĩ về bạn”- Viết Vũ, thành
viên của tổ chức phi chính phủ về đồng tính, nói.
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 23
“ “
Người con của đất Cẩm Mỹ,
Đồng Nai tên thật là Đoàn Kim
Sơn (Tư Sơn), xuất thân trong một
gia đình đông con, có truyền thống
cách mạng.
Từ chiến khu Lê Hồng
Phong ác liệt
Bỏ nhà vào bộ đội từ nỗi đau
đớn và căm phẫn trước hung tin
cha ruột của mình bị giặc Pháp
giết hại tại chiến khu Tam giác
sắt ở Bình Thuận, Tư Sơn mới chỉ
16 tuổi khi ấy được đưa đến đóng
chốt tại núi Tà Vông ở Mũi Né.
Đây cũng là chiến khu Lê
Hồng Phong ác liệt nhất hồi
bấy giờ.
Năm 1951, Tư Sơn
được điều về đơn vị C225,
thuộc E812, bắt đầu tham
gia vào nhiều trận đánh lớn
như Căng Ê Xê Bít, lầu ông
Hoàng, đồn Kim Ngọc. Đặc
biệt trận đánh trực diện vào vùng
địch tại xã Hàm Đức, Tư Sơn bị
thương nặng và bị giặc bắt đưa
về nhốt tại nhà lao Ba Gốt (Bình
Thuận). Tại đây, người lính trẻ
Sơn đã phải chịu cực hình tra tấn
rất dã man.
Đến đội 5 biệt động Sài
Gòn
Ngày 28-8-1954, việc trao đổi
tù binh giữa ta và Pháp được tiến
hành. Vừa ra khỏi nhà lao, Sơn và
một số cán bộ, chiến sĩ chủ chốt
khác đã nhận ngay quyết định về
lại chiến khu ngày trước. Lúc này,
Tư Sơn được phân công về nhà…
cưới vợ và đưa vợ vào Sài Gòn.
Thực tế, chuyện lập gia đình của
Sơn là nhằm tìm cách móc nối các
cơ sở cách mạng của ta ở Sài Gòn
để tiếp tục hoạt động bí mật.
Đến năm 1959, Tư Sơn
được đưa về công tác ở BK15-
D195-F100 thuộc đội 5 biệt động
Sài Gòn. Ông còn nhớ như in từng
trận đánh lớn và ác liệt nhất mà
ông tham gia. Chẳng hạn trận đánh
lớn gây tiếng vang ở khách sạn
Caravel. Trong trận đánh lịch sử
này, ông cùng đồng đội như Xuân
(bí danh 7B) hay Nguyệt (đóng vai
tình nhân cố vấn Mỹ) đã trực tiếp
tham gia góp phần lập chiến công
vang dội. Sau những trận đánh ác
liệt đó, lực lượng biệt động thành
được Nhà nước phong tặng danh
hiệu “Đội 5 biệt động anh hùng”.
Nhắc lại những kỷ niệm hoạt động
bí mật ở Sài Gòn ngày trước,
người chiến sỹ Sơn năm xưa nay
đã luống tuổi ngồi lặng đi vài
phút. Ông bồi hồi, xúc động ngâm
mấy câu thơ ông viết tặng đồng
đội: Những năm đánh Mỹ tơi bời/
7B-Năm Chiếu có cùng Tư Sơn...
Sau ngày miền Nam hoàn
toàn giải phóng, Tư Sơn
được chuyển về Bộ tư
lệnh. Ông công tác tại
đây khoảng 8 năm thì về
nghỉ hưu tại Đồng Nai.
Mấy chục năm nay, ông
là “người lính cụ Hồ”
xuất sắc của thời bình,
đảm đương nhiều trọng
trách như khuyến nông, khuyến
ngư; vận động bà con tham gia
trải nhựa con đường liên xã Xuân
Định – Bảo Bình; vận động thành
lập và xây dựng ngôi trường tiểu
học Nam Hà và nhà trẻ 30/4 –
Nam Hà ngày nay...
Gặp lại Tư Sơn của
“đội 5 biệt
động anh hùng”
Trong chiến tranh, ông khét tiếng là đặc
công “chìm”, từng góp công lớn trong
nhiều trận đánh giải phóng Sài Gòn.
PHAN HỮU
Cựu binh biệt động thành Tư Sơn vinh dự được nhiều
danh hiệu cao quý của Nhà nước.
"
Không chỉ giỏi về “quân cơ,
binh pháp”, khi trở về với đời
thường, cựu binh biệt động
thành Tư Sơn còn là cán bộ kỹ thuật
nông nghiệp xuất sắc và luôn gương
mẫu tăng gia sản xuất.
XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 24
P
hát triển công nghiệp ở
thành phố Biên Hòa góp
phần đưa kinh tế đất nước
phát triển. Gắn kết với đó là các
giải pháp chống ô nhiễm môi
trường, ô nhiễm không khí.
Từ đầu những năm 2000, UBND
tỉnh Đồng Nai đã giao cho UBND
thành phố Biên Hòa lập đề án qui
hoạch xây dựng và phát triển rừng
phòng hộ cảnh quan môi trường.
Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện
là Trung tâm Lâm nghiệp TP.Biên
Hòa.
Trung tâm Lâm nghiệp TP.Biên
Hòa được thành lập từ năm 1982.
Năm 2005, Trung tâm được
UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt
đề án và giao cho hơn 222 hecta để
thực hiện và phát triển rừng phòng
hộ môi trường cảnh quan. Trung
tâm đã tiến hành phủ xanh toàn bộ
diện tích được giao với thành phần
cây lâu năm làm chủ đạo như dầu,
sao, gõ đỏ... Những ngày đầu, nhìn
vào dự án ai cũng thấy ngán bởi để
thực hiện được việc trồng và bảo
vệ rừng với một diện tích lớn như
vậy không phải là điều dễ dàng.
Chưa kể, Trung tâm còn phải lập
khu tái định cư cho người dân nằm
trong vùng quy hoạch. Sau quá
trình trầy vi tróc vảy thuyết phục
người dân chịu di dời vào các khu
tái định cư của thành phố, cùng
với từng giai đoạn trồng và bảo vệ
rừng được triển khai tích cực, sát
sao, không lâu sau đó, dự án được
đánh giá là thành công trong thực
tiễn.
Nhờ Trung tâm Lâm
nghiệp TP. Biên Hòa làm
tốt công tác quản lý và
chuyên môn nên cánh
rừng phòng hộ môi trường
cảnh quan của thành phố
ngày càng vươn cao xanh
tốt.
Nhìn những cánh rừng bạt ngàn
trải một màu xanh ngút mắt trong
nắng sớm, hít thở bầu không khí
trong lành mới thấy hết được ý
nghĩa công việc của những người
trồng rừng. Trao đổi với chúng tôi,
ông Trần Đình Xướng - Giám đốc
Trung tâm Lâm nghiệp cho biết,
trồng rừng chỉ là giai đoạn đầu,
còn việc bảo vệ rừng khỏi bị chặt
phá, chống cháy rừng mới là khó
khăn hơn nhiều, nhất là trong bối
cảnh nạn xâm phạm rừng ngày
càng diễn ra nghiêm trọng. Do
vậy, BGĐ Trung tâm luôn chỉ đạo,
đôn đốc anh em bám sát công tác
theo dõi và bảo vệ rừng. Ngoài ra,
cứ mỗi cuối mùa mưa là BGĐ lại
chỉ đạo anh em phát quang, thu
gom lá để đề phòng cháy rừng khi
mùa khô tới.
Chòi quan sát được dựng tại nhiều
nơi trên những ngọn đồi cao.
Trong đó, chòi quan sát trung tâm
là cao nhất, nằm bên cạnh tượng
đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
của đoàn đặc công 113. Đứng trên
chòi quan sát trung tâm, nhìn bao
quát cánh rừng trải dài tít tắp, phía
xa hơn là những ống khói của các
nhà máy ở các khu công nghiệp
đang hì hục nhả vào không gian
những làn khói đen nghịt mới biết
cánh rừng phòng hộ môi trường
cảnh quan ở đây quan trọng thế
nào. Không chỉ là rừng mà lâu nay
nó thực sự trở thành lá phổi xanh
giữa lòng thành phố Biên Hòa.
Mặt trận
thầm lặng
ở cánh rừng
BIÊN HÒA
Cánh rừng 222 hecta trở thành lá phổi xanh và niềm tự hào của người Biên Hòa.
Từ 8 năm nay,
có một đội ngũ
cán bộ ngày đêm
quyết liệt giữ gìn
và bảo vệ cánh
rừng bạt ngàn,
trả cho người dân
thành phố công
nghiệp Biên Hòa
bầu không khí
trong lành.
THANH HẢI
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 25
“
“
“Đã có gần 90% hợp tác xã
(HTX) hoạt động có lãi hoặc thông
qua các hoạt động dịch vụ hỗ trợ
đem lại lợi ích, nâng cao thu nhập
cho xã viên, tạo việc làm, giảm
nghèo, hỗ trợ giúp nhau trong sản
xuất, nâng cao đời sống cho nhiều
hộ gia đình” -ông Trần Hoàng
Long - Phó Chủ tịch uỷ ban nhân
dân xã Thạnh Đông, cho biết.
Nông nghiệp tăng trưởng
đều đều
Trung tâm Tư vấn Kỹ thuật -
Dịch vụ Nông nghiệp Tân Hiệp
vừa làm nhiệm vụ tư vấn vừa thực
hiện chuyển giao - ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, vừa là cơ
quan đầu mối giúp các HTX nông
nghiệp làm dịch vụ và tiêu thụ sản
phẩm cây trồng, vật nuôi, trình
diễn, nhân rộng và hướng dẫn
nông dân thực hiện các mô hình
sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.
Từ đó, nông nghiệp tăng trưởng
bình quân hàng năm đạt 7,2%;
sản lượng lương thực đạt trên 600
ngàn tấn, chiếm 1/4 sản lượng
lúa cao sản của tỉnh, trong đó lúa
chất lượng cao chiếm gần 80% sản
lượng. Giá trị sản xuất lúa 2 vụ/
năm bình quân đạt trên 75 triệu
đồng/ha/năm, lãi sản xuất đạt trên
40% , trong đó khu vực Hợp tác xã
nông nghiệp trên 55%.
Đến nay, toàn huyện có trên
145 HTX với sự tham gia của 2.405
thành viên. Vốn lưu động của các
HTX đạt gần 2,5 tỷ đồng, giá trị tài
sản cố định gần 52 tỷ đồng.
Tạo đà phát triển mọi mặt
Chính sách an sinh xã hội của
huyện Tân Hiệp tập trung mọi
nguồn lực để thực hiện mục tiêu
nâng cao thu nhập và đời sống của
người dân, đặc biệt là chú trọng
đến các hộ nghèo và cận nghèo.
Thu nhập bình
quân 33 -26 triệu
đồng/người/năm.
Kết cấu hạ tầng
nông thôn của
huyện được đầu
tư xây dựng hoàn
chỉnh cả về bề
rộng và chiều sâu.
Hiện có 9/10 xã
có đường ô-tô tới
trung tâm, 70%
xã có đường liên
ấp được nhựa hóa hoặc được bê
tông hóa; gần 100% hộ dân được
sử dụng điện và sử dụng nước hợp
vệ sinh; xây mới, nâng cấp nhiều
chợ, khu dân cư, khu đô thị. Nhiều
công trình thủy lợi đã hoàn thành
và được đưa vào sử dụng, góp phần
chủ động sản xuất trên 90% diện
tích đất nông nghiệp của huyện.
Qua đó, có thể thấy rõ HTX là
phương cách tối ưu nhằm tập hợp
ý thức và công sức tự lực, tự cường
vươn lên thoát nghèo để làm giàu,
thực hiện tốt chủ trương xoá đói
giảm nghèo, làm chủ công trong
công cuộc xây dựng nông thôn
mới.
Thượng sách thoát nghèo
làm giàu ở Tân Hiệp
Đừng tưởng hợp tác xã đã là câu
chuyện xa xưa. Nhiều năm nay,
các hợp tác xã ở Tân Hiệp, Kiên
Giang đóng vai trò chủ lực xây
dựng nông thôn mới ngày càng
giàu đẹp.
HTX Thạnh Lộc – 1 trong 145 HTX hoạt động hiệu quả ở Tân Hiệp hiện nay.
ANH SÁNG
XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 26
"
“Mô hình HTX ở huyện Tân
Hiệp giúp các doanh nghiệp
chúng tôi đoàn kết, chủ động
sản xuất, hạn chế rủi ro, sản xuất
hàng hoá đáp ứng yêu cầu ngày càng
khắt khe của kinh tế thị trường”- ông
Đặng Minh Mẫn, Tổng Giám đốc
công ty CP Hiệp Long, xã Thạnh Trị
cho biết.
Đ
ó là thấy giáo dạy văn
Phan Danh Hiếu –
người đứng trên bục
giảng trường THPT Bùi Thị Xuân
(TP Biên Hòa, Đồng Nai) tròn 10
năm nay.
Dạy chữ sáng tạo, tận tâm
rèn người
Với cái tâm của nghề giáo và
năng lực chuyên môn vững chắc,
thầy Phan Danh Hiếu hăng hái tìm
tòi sáng tạo sao cho học sinh tiếp
thu bài giảng một cách tốt nhất.
Đồng thời, thầy luôn tỉ mỉ với mỗi
bài kiểm tra của học sinh. Khi
chấm bài, thầy phê từng lỗi nhỏ
để các em biết đường hướng khắc
phục. Cách dạy của thầy luôn đem
lại hứng thú và tiếng cười thoải
mái cho học sinh ngay từ những
chi tiết nhỏ nhặt của bài văn.
Không chỉ quan tâm đến học
lực, thầy còn hết lòng dìu dắt các
em trong cuộc sống. Với thầy, sư
phạm không có nghĩa chỉ “dạy
chữ” mà còn là “rèn người”, “dạy
cách sống” cho các học sinh của
mình. Qua đó, thầy tổ chức nhiều
buổi trò chuyện, tư vấn chọn
trường, chọn ngành cho học sinh.
Hàng trăm câu hỏi trong những
mùa thi tốt nghiệp, CĐ- ĐH được
thầy giải đáp một cách tận tình.
Trang blog onthidh.
vnweblog.com của thầy
Phan Danh Hiếu hiện thu
hút đến hơn 4 triệu lượt
xem và gần trăm ngàn lời
bình luận.
Năm nào cũng vậy, cứ vào mỗi
mùa thi tốt nghiệp THPT, thầy
Hiếu lại có mặt trước cổng hội
đồng thi nhằm động viên, khuyến
khích các em vượt qua những
ngày thi căng thẳng. Hành động
ấy tuy hết sức đơn giản, nhưng
khiến nhiều học sinh, phụ huynh
và cả giáo viên cảm kích cái tâm
của một người thầy.
Ông chủ Vườn văn hiếu
khách
Hiếm có thầy giáo dạy văn nào
lại đồng thời là chủ nhân của một
trangvănthuhútđôngđảolượttruy
cập như thầy Phan Danh Hiếu. Sự
sáng tạo, năng động và hiện đại ấy
cũng là một trong nhiều điều tâm
huyết mà thầy có thể làm vì lớp
học sinh thân yêu của mình. Tại
blog Vườn văn, thầy đăng tải cô
đọng các bài giảng trong lớp thành
những bài viết hay để học sinh có
thêm nguồn tư liệu học tập. Điều
đáng nói là nguồn tư liêu quý giá
ấy hoàn toàn miễn phí. Thầy Hiếu
tâm sự: “Qua blog Vườn văn, tôi
mong muốn tạo một sân chơi thú
vị, bổ ích cho các học sinh và cả
bạn đọc yêu thích văn học. Cũng
qua blog, tôi nhận được nhiều bài
viết hay của các em học sinh gần
xa. Điều đó cho thấy văn học luôn
có sức hấp dẫn lạ kỳ, quan trọng là
cách chúng ta truyền tải và tiếp thu
văn học như thế nào”.
Dạy văn như thầy, có mấy ai!
Không chỉ được học sinh quý trọng
bởi cách dạy lôi cuốn, người thầy
ấy còn là một blogger nổi danh.
Hiện blog Vườn văn của thầy đang
phát huy tích cực vai trò ôn tập và
tư vấn môn Văn trong kỳ thi tốt
nghiệp THPT và CĐ-ĐH gần kề.
Thầy giáo Phan Danh Hiếu tận tâm của nhiều lớp học sinh , kiêm hội viên Hội VHNT tỉnh Đồng Nai.
Một tâm hồn văn chương
tài hoa
Thời sinh viên, Phan Danh
Hiếu có trong tay hơn 200 bài
thơ được đăng trên các tạp chí,
sách báo. Anh đã đạt nhiều giải
thưởng văn chương như: Tặng
thưởng thơ báo Tuổi Trẻ năm
2003, Giải Nhì thơ báo Mực
Tím năm 2003, Tặng thưởng của
báo Du Lịch TP.HCM về tùy bút
năm 2010. Một số sáng tác tiêu
biểu của nhà văn, nhà thơ Phan
Danh Hiếu: Chợ làng, Tâm cảm,
truyện ngắn cù lao, Cha ơi...
MỘC LAN
“
“
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 27
THỜI SỰ GIÁO DỤC
T
heo nhận định của Sở
GD&ĐT, năm nay số
lượng hồ sơ đăng kí dự
thi giảm là do công tác hướng
nghiệp tại các địa phương được
làm tốt. Mặc dù lượng hồ sơ giảm
nhưng đây là một tín hiệu đáng
mừng vì chất lượng đào tạo từ
nghề cho tới đại học sẽ được nâng
lên trong thời gian tới và tránh
được nhiều hồ sơ ảo.
Sư phạm lên ngôi
Theo thống kê sơ bộ, Sở GD-
ĐT TP.HCM đã nhận được gần
16.000 hồ sơ (chưa tính hồ sơ của
học sinh khối GDTX). Trong số
trên 4.100 hồ sơ thí sinh tự do nộp
tại Sở, phần đông tập trung vào các
ngành sư phạm và y dược. Cơ quan
đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM
cũng nhận được khoảng 12.000
hồ sơ, trong đó nhiều nhất là số
hồ sơ thi vào các trường ĐH: Sài
Gòn, Sư phạm TP.HCM, Y Dược
TP.HCM, Quốc gia TP.HCM…
Ông Nguyễn Quốc Cường- chuyên
viên tuyển sinh Bộ, cho biết: “Số
lượng hồ sơ vào Trường ĐH Sư
phạm TP.HCM năm nay tăng từ vị
trí 15 năm ngoái lên vị trí thứ 2 sau
ĐH Sài Gòn”.
Thực tế, việc “đầu quân” của
thí sinh vào lĩnh vực sư phạm
năm nay chủ yếu rơi vào ngành
giáo dục mầm non. Ông Lê Quang
Hảo -Phó giám đốc Sở GD-ĐT
Cà Mau cho biết, số lượng hồ sơ
đăng ký vào Trường CĐ Sư phạm
Cà Mau năm nay đạt 810 bộ, tăng
300 hồ sơ. Theo ông Hảo, nguyên
nhân ngành này hút người học vì
địa phương đang “khát” nhân lực
phục vụ cho các xã có mở mới
trường mầm non.
Tại ĐH Sư phạm Đà Nẵng tăng
2.547 hồ sơ và các tỉnh phía Bắc,
số hồ sơ đăng ký dự thi vào khối
các ngành sư phạm đã tăng lên
đáng kể so với những năm trước.
Trước mùa tuyển sinh, Bộ GD-
ĐT cũng đã phát đi tín hiệu cảnh
báo về tình trạng sẽ thừa lao động
ngành sư phạm trong tương lai.
Bài toán nhân lực sẽ còn cần nhiều
giải pháp từ phía Bộ GD-ĐT và
các cơ quan liên quan.
Kinh tế “thất thu”
Tình hình chung của năm nay
có thể thấy khối ngành kinh tế đều
giảm, sư phạm, kỹ thuật tăng. Cái
tên CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM
hằng năm luôn nhận được sự ưu
ái nhiều nhất của thí sinh khu vực
phía Nam năm nay cũng tụt giảm
đến 9.000 hồ sơ. Đây cũng là con
số hao hụt của Trường CĐ Công
thương TP.HCM năm nay.
Đồng cảnh ngộ, số lượng hồ
sơ đăng ký vào Trường ĐH Bách
khoa Đà Nẵng và ĐH Kinh tế Đà
Đăng ký dự thi ĐH, CĐ:
MẤT CÂN BẰNG
CÁC KHỐI NGÀNH
Kỳ thi tuyển sinh
2013 đã có sự
thayđổibấtngờ,
khối ngành kinh
tế chính thức rời
khỏi vị trí quán
quân để nhường
chỗ cho ngành
sư phạm mầm
non.
CÁT TUỜNG
Việc tăng số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành sư phạm cho thấy chúng ta sẽ có
nhiều lựa chọn để có được đầu vào chất lượng hơn.
THỜI SỰ GIÁO DỤC
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 28
Nẵng năm nay giảm mạnh so với
năm 2012. Cụ thể, ĐH Bách khoa
Đà Nẵng giảm 2.047 hồ sơ, ĐH
Kinh tế Đà Nẵng giảm hơn 4.430
hồ sơ.
Tương tự, tại các tỉnh phía
Nam, lượng đăng ký vào ngành
kinh tế đã giảm rõ rệt. Việc thí sinh
“lơ” khối ngành kinh tế hiện nay
là do các em nghe ngóng thông tin
học ngành này sẽ khó kiếm việc
làm trong những năm tới.
Tại Cần Thơ, chỉ có hơn 70 thí
sinh đăng ký vào Trường ĐH Kinh
tế TP.HCM và gần 90 em chọn
Trường ĐH Tài chính - Marketing.
Cũng chỉ có 9 em đăng ký vào
Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
năm nay.
Tại chính các trường ĐH có
đào tạo khối ngành kinh tế, tài
chính ngân hàng, lượng hồ sơ cũng
giảm đáng kể. Cụ thể, Trường ĐH
Kinh tế TP.HCM chỉ nhận được
hơn 11.600 hồ
sơ, giảm 5.400 hồ
sơ. Tương tự, tại
Trường ĐH Tài
chính - Marketing
chỉ có hơn 21.300
hồ sơ, giảm đến
hơn 11.000 hồ sơ
so với năm ngoái.
Lượng đăng
ký vào Trường
ĐH Ngân hàng
TP.HCM năm nay
chỉ khoảng 4.000,
giảm đến 7.000
bộ.
Ghi nhận cũng
cho thấy, trong
khối ngành kinh
tế nói chung thì
ngành tài chính -
ngân hàng có xu
hướng giảm rõ
rệt nhất. Ông Trần Mạnh Dũng-
Trưởng ban Đào tạo Học viện
Ngân hàng, cho hay số hồ sơ mà
trường nhận được khoảng 8.000,
giảm tới 2.000 (20%) so với
năm ngoái. TS. Phan Ngọc Minh
-Trưởng phòng Đào tạo Trường
ĐH Ngân hàng TP.HCM lý giải,
nhu cầu tuyển dụng về nhân sự
trong bối cảnh khủng hoảng ở lĩnh
vực tài chính ngân hàng phần nào
tác động đến xu hướng lựa chọn
ngành học của thí sinh.
Các chuyên gia cho
rằng, chính vì sự phân
luồng đào tạo kém hiệu
quả đã dẫn tới tình trạng
mất cân bằng trong nguồn
nhân lực hiện nay.
Khối C vẫn vắng ngắt
Lâu nay khối C vẫn là khối
có lượng thí sinh dự thi ít nhất,
nhưng năm nay số lượng thi sinh
đăng ký dự thi còn “buồn tẻ” hơn.
Điều đáng buồn, trong khi khối A1
đang có xu hướng tăng thì khối C
của nhiều trường không thể tuyển
đủ chỉ tiêu nguyện vọng 1, hầu
hết phải nhận hồ sơ nguyện vọng
2. Nhiều ngành học khối C cũng
đang dần bị đóng cửa hoặc teo tóp
chỉ tiêu tuyển sinh. Một số trường
dân lập như Đại học Duy Tân, Đại
học Đông Á (Đà Nẵng) hầu như
không mở được các ngành khối C
do không có thí sinh dự thi.
Điểm tuyển đầu vào khối C của
một số ngành chỉ ở mức điểm sàn
(13, 14 điểm). Các khối như Triết
học, Tâm lý bị tụt hạng thê thảm
với điểm tuyển sinh từ 16 đến 18
điểm. Lo sợ không đảm bảo chỉ
tiêu, các trường ngành xã hội còn
phải đưa ra đầu vào bằng cả khối
A để lôi kéo thí sinh.
Chúng ta không thể trách thí
sinh là tại sao chỉ đổ xô vào các
khối khác mà lạnh nhạt với khối C
trong khi chỉ tiêu khối C quá ít, lại
thiếu hấp dẫn. Các ngành học hầu
như không mang lại lợi ích thiết
thực với đời sống cá nhân của họ
như khó xin việc, lương thấp, cơ
hội thăng tiến ít... Chính vì thế,
mong muốn lựa chọn cho bản thân
một ngành nghề phù hợp cũng là
điều dễ hiểu, dễ thông cảm. Mặt
khác, chương trình học khối C quá
nặng khiến nhiều học sinh thấy
phát sợ.
Khoảng 1 triệu thí sinh dự thi với 2 triệu lượt đăng kí nhưng
dự kiến chỉ có khoảng nửa triệu người đi học ĐH, CĐ.
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 29
“
“
M
ột khi Tòa tuyên hủy
hợp đồng mua bán
của bà Yến thì hậu
quả pháp lý sẽ trở nên rất phức tạp.
Họa rớt trúng người ngay
Vừa qua tòa soạn đã nhận được
đơn thư phản ánh của bà Phan Thị
Yến ngụ tại khóm 3, phường Châu
Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An
Giang trình bày sự việc cơ quan
chính quyền làm sai để cho dân
lãnh hết hậu quả. Sự việc như sau:
Vào năm 2007 bà Yến mua 1
căn nhà tại địa chỉ số: 132 (số mới
là 139) Thủ Khoa Nghĩa, phường
Châu Phú A, thị xã Châu Đốc,
tỉnh An Giang. Mọi thủ tục mua
bán đều được làm theo đúng trình
tự pháp luật và được các cơ quan
chức năng chứng thực đầy đủ, hợp
pháp. Sau khi nhà được cấp Giấy
chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
bà Yến đã sửa chữa, xây cất lại
các phòng trong nhà. Nhưng vào
năm 2009 bà Yến trở thành người
có nghĩa vụ liên quan trong vụ án
tranh chấp giữa bà Thái Thị Bí
Nhỏ và ông Mai Bá Tiếc (người
bán nhà cho bà Yến). Qua 2 lần xét
xử và vừa qua là quyết định giám
đốc thẩm, có nguy cơ hợp đồng
mua bán nhà của bà bị hủy bỏ mặc
dù việc bà mua nhà đã được các cơ
quan chức năng chứng thực hợp
pháp và đã được cấp giấy tờ nhà
xong.
MẤT NHÀ NHƯ CHƠI BỞI LỖI
CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
Tưởng mua nhà từ ngân hàng, lại được các cơ quan nhà nước xác nhận
hợp lệ là yên tâm, vậy mà giờ đây bà Yến lại bị vướng vào vòng kiện
tụng mệt mỏi và có thể bị mất căn nhà mà bà đã bỏ bao công sức mới
có được.
BAN CTBĐ
ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 30
Nguyên do là vì căn nhà mà bà
Yến mua bị Chi cục Thi hành án
dân sự thị xã Châu Đốc kê biên
theo quyết định kê biên số 24/
QĐ.THA vào ngày 31-10- 2005.
Khi kê biên thì căn nhà đang
được thế chấp tại ngân hàng
TMCP Phương Nam và ngân
hàng này là nơi cầm giữ tài
sản nhưng Chi cục thi hành
án Châu Đốc không hề thông
báo cho ngân hàng. Như vậy
việc kê biên tài sản trên không
đảm bảo đúng trình tự thử tục quy
định. Khi tiến hành kê biên xong,
Chi cục Thi hành án dân sự thị xã
Châu Đốc cũng không có một văn
bản nào thông báo cho các cơ quan
chức năng ở địa phương biết.
Khi mua nhà thì căn nhà đã
được đem thế chấp lại ở ngân hàng
khác là ngân hàng TMCP Phương
Đông – Long Xuyên. Bà Yến đã
trực tiếp mang tiền ra ngân hàng
Phương Đông để giải chấp căn nhà
ra. Phòng công chứng số 2 cũng đã
công chứng hợp đồng mua bán nhà
và đất cho bà Yến. Mọi quy trình
từ hợp đồng sang nhượng đến thủ
tục sang tên của bà đều hợp lệ và
được các cơ quan có thẩm quyền
xác nhận đầy đủ. Sau đó UBND
thị xã Châu Đốc cấp giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở cho bà
Yến.
Sai từ cơ quan thi hành án
Cơ quan chức năng, cụ thể là
Chi cục Thi hành án dân sự thị xã
Châu Đốc làm sai thì cùng lắm chỉ
bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, còn
hậu quả thì đổ hết lên đầu dân.
Vụ việc này được luật sư Trần
Thị Hải Anh trả lời như sau: “Khi
tài sản được thế chấp cầm cố tại
ngân hàng thì ngân hàng là chủ thể
mới, mọi thay đổi dịch chuyển về
quyền lợi liên quan đến tài sản này
đều phải được sự đồng ý của ngân
hàng. Nếu cơ quan thi hành án kê
biên tài sản mà không thông báo
cho ngân hàng biết là đã vi phạm
(khoản 4 điều 41 pháp lệnh thi
hành án dân sự năm 2004 của UB
Thường Vụ Quốc Hội số 13/2004/
PL-UBTVQH11 ngày 14-1-2004
về thi hành án dân sự). Ngoài ra
cơ quan thi hành án Châu Đốc
cũng không thông báo cho các
cơ quan chức năng liên quan biết
là đã vi phạm (điểm a, khoản 5,
điều 21, chương III Nghị Định số
173/2004/NĐ-CP ngày 30-9-2004
của Chính phủ). Vì vậy Tòa dựa
vào cái sai của một cơ quan chức
năng để hủy hợp đồng đã được các
cơ quan chức năng khác chứng
nhận hợp lệ và đã hoàn thành là
hoàn toàn không ổn. Việc mua nhà
của bà Yến là ngay tình hợp pháp,
bà không thể biết việc tài sản bị
ngăn chặn giao dịch là hoàn toàn
do lỗi của cơ quan thi hành án thị
xã Châu Đốc”.
Thiệt hại của bà Yến sẽ được
xử lý như thế nào khi mà bà đã
mua nhà, sửa chữa và ở được 6
năm nay trong khi thời giá nhà cửa
hiện nay đã rất khác? Ví dụ nếu bà
Yến không mua tài sản trên và khi
ngân hàng phát mãi tài sản trên để
thu hồi nợ thì cơ quan thi hành án
có quyền ngăn cản việc phát mại
tài sản của ngân hàng không?
Bà Yến và ngôi nhà bỗng dưng trở thành tài sản bị kiện tụng tranh chấp.
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 31
T
heo đơn trình bày của
vợ chồng ông Trần Văn
E và bà Nguyễn Thị
Nhen, cùng ngụ tại xã
Tân Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến
Tre: Từ năm 1974, vợ chồng ông
được cha là ông Trần Văn Ý cho
một phần đất thuộc thửa 320, tờ
bản đồ số 9, tọa lạc tại ấp 2 xã Tân
Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre
để cất nhà sinh sống và làm ăn tại
đây. Đến năm 1996, bà Nguyễn
Thị Thọ từ nước ngoài về, vịn lý
do đây là đất của mẹ bà mua và
cho ông Ý ở nhờ từ năm 1947 nên
thương lượng xin ông E khoảng
đất trống sát nhà ông E để cất nhà.
Dù gia đình ông E đã chấp nhận
nhưng sau đó bà Thọ lại khiếu nại
đòi lại toàn bộ diện tích đất, trong
đó có cả căn nhà gia đình ông E
đang sử dụng.
Từ bản án sơ thẩm thấu
tình thấu lý
Theo Quyết định số 205 QĐ-UB
ngày 25-8-2997 của UBND huyện
Ba Tri và Quyết định số 127 QĐ-
UB ngày 21-01-1998 của UBND
tỉnh Bến Tre đã bác đơn khiếu nại
của bà Thọ, đồng thời cho phép
ông Ý đăng ký kê khai để xác lập
quyền sử dụng phần đất diện tích
Bản án phúc thẩm
TRÁI TÌNH NGHỊCH LÝ
Với quyết định bản án phúc thẩm số 226/2012/
DS-PT, thẩm phán Huỳnh Ngọc Dũng ởTAND tỉnh
BếnTre có những dấu hiệu sai phạm trong xét xử.
NGUYỄN TUẤN
ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC
Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 32
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội
Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội

Más contenido relacionado

Destacado

Nhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vuaNhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vualongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)longvanhien
 
Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25
Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25
Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25longvanhien
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013longvanhien
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)longvanhien
 
Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn (vanhien.vn)
Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn (vanhien.vn)Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn (vanhien.vn)
Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn (vanhien.vn)longvanhien
 
Sống tận cùng với đất
Sống tận cùng với đấtSống tận cùng với đất
Sống tận cùng với đấtlongvanhien
 

Destacado (15)

Nhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vuaNhà Mạc với mười hai đời vua
Nhà Mạc với mười hai đời vua
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1007 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
 
Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25
Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25
Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 1 đến 25
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010
Toàn cảnh văn hoá, thể thao, du lịch - Số 1010
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1032 – vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1043 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1037 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013
Văn hiến Việt Nam - Số 1, 2 - 2013
 
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011
Toàn cảnh văn hoá, thể thao và du lịch - Số 1011
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1029 (vanhien.vn)
 
Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn (vanhien.vn)
Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn (vanhien.vn)Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn (vanhien.vn)
Tín ngưỡng thờ cúng âm hồn (vanhien.vn)
 
Sống tận cùng với đất
Sống tận cùng với đấtSống tận cùng với đất
Sống tận cùng với đất
 

Similar a Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội

Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfMan_Ebook
 
117 chuyen ke ve bac ho
117 chuyen ke ve bac ho117 chuyen ke ve bac ho
117 chuyen ke ve bac hoTuong VuLe
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016nataliej4
 
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019KhoTi1
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNGBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNGnataliej4
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfHanaTiti
 
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnVăn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnPham Long
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014Cậu Ấm
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpklangsontung
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019TiLiu5
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019phamhieu56
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019phamhieu56
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...nataliej4
 

Similar a Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội (20)

Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdfHồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống nhân trí dũng việt nam.pdf
 
Van hien (so 05) new
Van hien (so 05)   newVan hien (so 05)   new
Van hien (so 05) new
 
117 chuyen ke ve bac ho
117 chuyen ke ve bac ho117 chuyen ke ve bac ho
117 chuyen ke ve bac ho
 
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
Bài thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử đồng nai năm 2016
 
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đLuận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Khảo sát văn học dân gian Stiêng, HOT, 9đ
 
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
NỮ TƯỚNG LƯƠNG HÒA_10261312052019
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNGBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG
 
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdfBÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
BÀI THU HOẠCH THĂM QUAN THỰC TẾ BẢO TÀNG.pdf
 
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vnVăn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam Chuyên đề - Số 8 9 -vanhien.vn
 
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
TẠP CHÍ VĂN HIẾN SỐ 7 + 8 năm 2014
 
Trường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpkTrường ca ký sự stdpk
Trường ca ký sự stdpk
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh MaiLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê và Niê Thanh Mai
 
Cuong thuyet trinh gts
Cuong thuyet trinh gtsCuong thuyet trinh gts
Cuong thuyet trinh gts
 
Tư Liệu Họ Phạm Việt Nam
Tư Liệu Họ Phạm Việt NamTư Liệu Họ Phạm Việt Nam
Tư Liệu Họ Phạm Việt Nam
 
Tu lieu ho pham viet nam
Tu lieu ho pham viet namTu lieu ho pham viet nam
Tu lieu ho pham viet nam
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
 
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
CÁC CÔNG TRÌNH VĂN HỌC QUỐC NGỮ MIỀN NAM_10535512092019
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
 

Más de longvanhien

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 

Más de longvanhien (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1070 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 

Chuyên đề văn hóa pháp luật & xã hội

  • 1. DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE SỐ 4 - 05.2013 CHUYÊN ĐỀ VỀ THĂM QUÊ BÁC THÁNG 5
  • 2.
  • 3.
  • 4. TÒA SOẠN – TRỊ SỰ 52 Hương Viên – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội ĐT&Fax: 04.39764693 Email: vanhienvietnam@yahoo.com vanhienvietnam1@gmail.com Website: vanhien.vn CHỦ NHIỆM GS Hoàng Chương TỔNG BIÊN TẬP Nguyễn Thế Khoa PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TS Nguyễn Minh San TRƯỞNG BAN TRỊ SỰ Nguyễn Hoàng Mai TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP CHUYÊN ĐỀ Nguyễn Hữu Thi HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, GS Vũ Khiêu, GS NSND Trần Bảng, GSTS Trần Văn Khê, GS Trường Lưu, GSVS Hồ Sĩ Vịnh, NB Phạm Đức Lượng, GSTS Thái Kim Lan, NSND. TS Phạm Thị Thành, NSND Đặng Nhật Minh, TS Đoàn Thị Tình, GSTS Nguyễn Thuyết Phong, NVK Nguyễn Thế Kỷ TÒA SOẠN TẠI TP.HCM VÀ PHÍA NAM 76 Giải Phóng, P4, Q.Tân Bình, TP.HCM Fax: 083. 948 5712 Điện thoại: 083. 948 5713 PHÓ CQĐD PHÍA NAM KIÊM THƯ KÝ TÒA SOẠN Trần Văn Thiện BIÊN TẬP VIÊN Xuân Minh THIẾT KẾ Nguyễn Lê Xuân Bình VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT 6. Tháng 5 về thăm quê Bác 8. Nguyễn Thế Kỷ với Trường Sa Việt Nam niềm kiêu hãnh 10. Nhớ Hoàng Cầm“Oanh vàng Kinh Bắc” 12. Dân ta bảo vệ tiếng ta XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG 16. Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất 18. Hàng không thiếu, giá sữa vẫn tăng sốc 20. Hút cho tàn đời, bất chấp luật mới 22. Tình yêu không phân biệt giới tính THỜI SỰ GIÁO DỤC 28. Đăng kí dự thi ĐH-CĐ: Mất cân bằng các khối ngành ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC 30. Mất nhà như chơi bởi lỗi của cơ quan thi hành án 32. Bản án phúc thẩm trái tình nghịch lý THẾ GIỚI ĐÓ ĐÂY 38. Ấn Độ - 22 phút xảy ra một vụ hiếp dâm SỨC KHỎE NGÀY NAY 39. Bệnh Gout 40. Người mát tay chữa bệnh hiểm nghèo TẤM LÒNG VÀNG 43. Doanh nhân Đỗ Thanh Hùng: Trưởng thành từ gian khó MỖI KỲ MỘT NHÂN VẬT 48. Mỹ Tâm: Chẳng cần tính chuyện làm gì để nổi bật GIÁ: 17.700 đ TRONG SỐ NÀY Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 4 Ảnh: Khu di tích Kim Liên DIỄN ĐÀN CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA DÂN TỘC CENTER FOR RESEARCH CONSERVATION AND DEVELOPMENT OF NATIONAL CULTURE SỐ 4 - 05.2013 CHUYÊN ĐỀ VỀ THĂM QUÊ BÁC THÁNG 5
  • 5. Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 5 Cùng bạn đọc thân mến, CĐ Pháp luật Văn hóa & Xã hội đã qua 3 số phát hành và nhận được nhiều phản hồi tích cực của bạn đọc cả nước. Tiếp tục nỗ lực cải tiến không ngừng, chúng tôi cho ra đời ấn phẩm chuyên đề số 4 với tiêu chí hình ảnh bắt mắt, thông tin bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống. Trong ấn phẩm số này, CĐ Pháp luật Văn hóa & Xã hội phục vụ bạn đọc nhiều bài vở, thông tin, sự kiện nóng hổi tính thời sự ở tất cả các chuyên mục: Cảm xúc Tháng Năm về thăm quê Bác; Cập nhật thay đổi về xu hướng tuyển sinh đại học, cao đẳng cùng sự mất cân bằng giữa các ngành nghề: kinh tế vắng vẻ, sư phạm lên ngôi; Phản ảnh Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất bên cạnh việc triển khai các chương trình nhằm kích thích tín dụng; Hàng không thiếu, giá sữa vẫn tăng sốc gây hoang mang cho người tiêu dùng; Mặc dù luật phòng chống thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1-5 nhưng nhiều người vẫn Hút cho tàn đời, bất chấp luật mới; Cuộc đối thoại thẳng thắn với Mỹ Tâm xung quanh đồn đại về sự “chảnh” của “diva thế hệ mới” sau sự vắng mặt của cô ở đêm trao giải Cống hiến lần thứ tám;… Đặc biệt, ấn phẩm số 4 tiếp tục duy trì, phát triển chuyên mục Đồng hành cùng bạn đọc vốn là thế mạnh của CĐ Pháp luật Văn hóa & Xã hội. Chuyên mục đăng tải các bài viết phanh phui nhiều vụ việc tiêu cực ở khắp các địa phương trên cả nước, đồng cảm, đòi lại công lý cho nhiều người dân gặp oan ức, bế tắc trong pháp lý. Đó là câu chuyện một người đàn ông quyết mang bằng Tổ quốc ghi công trả lại cho Nhà nước cũng bởi bị chính quyền thành phố Cà Mau quay lưng trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình ông, còn bản thân ông bị Phòng Kinh tế địa phương cho thôi việc mà không có một lời giải thích; Là Bản án trái tình nghịch lý của ông thẩm phán TAND tỉnh Bến Tre trong vụ kiện tranh chấp đất, khiến cặp vợ chồng ở huyện Ba Tri bức xúc; Hay vụ việc bà Phan Thị Yến ở An Giang đứng trước nguy cơ Mất nhà như chơi bởi lỗi của cơ quan thi hành án… Ngày càng có nhiều cuộc gọi, lá thư trình bày nguyện vọng, oan sai của bạn đọc gửi về tòa soạn, chứng tỏ sự tin cậy của bạn đọc dành cho CĐ Pháp luật Văn hóa & Xã hội trong vai trò chiếc tay vịn pháp lý vững chắc cho họ. Một lần nữa, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của quý bạn đọc! BAN BIÊN TẬP Chieác tay vòn phaùp lyù tin caäy
  • 6. D ọc theo con đường đất là hai hàng râm bụt xanh ngát. Đón tiếp đoàn chúng tôi là nhóm các cô gái xinh xắn nói đặc giọng xứ Nghệ. Hai ngôi nhà tranh in bóng tuổi thơ vĩ nhân Chúng tôi cảm nhận được vẻ nguyên sơ vốn có khi rảo bước đến ngôi nhà tranh 5 gian rợp bóng, nền thấp, điển hình cho những ngôi nhà nông thôn Việt. Ngôi nhà được người dân trong làng góp sức xây dựng năm 1901 để dành tặng cho cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - người mang lại niềm tự hào cho dân trong làng. Hai gian nhà ngoài cùng được dành riêng làm nơi đặt bàn thờ ông bà tổ tiên và để tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa, bên trên có trải một chiếc chiếu nhỏ để bát hương. Cây nến và bài vị được làm bằng gỗ rất giản dị. Gian thứ ba có kê một chiếc giường nho nhỏ, là nơi ở của bà Nguyễn Thị Thanh, tức chị gái của Bác Hồ. Gian thứ tư có kê một chiếc phản gần cửa sổ, đó là nơi cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thường nằm để đọc sách, cũng là nơi cụ Một chiều tháng Năm, dọc theo quốc lộ 46 rồi rẽ qua những con đường ngoằn nghèo rợp bóng cây bạch đàn và phi lao đầy nắng gió, chúng tôi đã có mặt tại làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - quê hương của vị anh hùng dân tộc kính yêu. NHÃ HOÀNG Ngôi nhà tranh 5 gian đơn sơ thời thơ ấu của Bác ở làng Sen. VỀ THĂM QUÊ BÁC THÁNG 5 VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 6
  • 7. dạy con học chữ và cùng bà con lối xóm ngồi uống nước chè xanh vào mỗi buổi tối. Gian thứ năm có một tấm phản làm nơi ngủ của hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung - Bác Hồ kính yêu của chúng ta sau này. Sẽ chẳng ai nghĩ được quê hương của một vị lãnh tụ đất nước, một anh hùng dân tộc lại từng có một tuổi thơ quá đỗi bình dị như vậy. Từ chiếc chõng tre, phản gỗ, bàn thờ đến từng vật dụng sinh hoạt và cả hồn phách ngôi nhà đều toát nên nét đơn sơ, mộc mạc... Tất cả kỷ vật thân thương nhuốm màu thời gian một thế kỷ trong ngôi nhà cũng đã đi vào lịch sử của nhân loại và trở thành tài sản vô giá của dân tộc. Rảo bước thêm 2km, chúng tôi có mặt tại làng Chùa- quê ngoại của Hồ Chủ tịch. Nơi đây cũng yên bình, giản dị như bao vùng quê nghèo khác. Đây chính là nơi Bác đã cất tiếng khóc chào đời và cũng là nơi nuôi dưỡng những năm tháng thơ ấu của Bác bên câu ầu ơ, tiếng ru hời của người mẹ Hoàng Thị Loan. Trong ngôi nhà ba gian, lợp tranh nằm trong khu vườn, gian ngoài cạnh cửa sổ có chiếc án thư và nghiên mực, hộp đựng bút lông, hai chiếc ghế vuông. Vào trong một chút là hai chiếc giá đựng sách thánh hiền. Gian thứ hai có một chiếc giường nhỏ làm bằng gỗ xoan, liếp nứa, trên trải chiếu mộc, một chiếc màn vải màu nâu là nơi ngủ của cụ Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Bên cạnh là chiếc rương nhỏ dùng để đựng lương thực và các vật quý của gia đình. Gian thứ ba đặt một khung cửi mà bà Loan hàng ngày dệt vải, dệt lụa nuôi sống cả gia đình. Trong gian nhà này có một chiếc võng gai, nơi ngày xưa bà vẫn cất lên tiếng hát ầu ơ ru các con ngủ. Hai lần Bác về thăm quê Cùng trải qua bao thăng trầm, biến cố của đất nước, Người miệt mài với việc nước nên suốt thời gian dài, dù rất nhớ quê hương nhưng Người không có thời gian về thăm quê. Người chỉ biết nắm tình hình quê nhà mỗi khi có người từ quê đi công tác. Đến ngày 14-6-1957, khi đất nước đã được tự do, Bác mới trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.Trong khoảng thời gian ngắn ngủi lưu lại nơi đây, đi đến đâu Bác cũng ân cần thăm hỏi rồi căn dặn bà con đồng hương cần làm những gì để đấu tranh, bảo vệ và phát triển đất nước. Ngày 9-12-1961, Bác lại trở về thăm quê hương lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Và trên hết, Người đã thực hiện đúng lời hứa trong lần về quê năm 1957: “Nếu Đảng bộ và nhân dân làm tốt trong sản xuất, xây dựng và xây dựng Đảng thì Bác sẽ về thăm lần nữa”. Dù xa quê đã rất lâu nhưng Người vẫn nhớ rất rõ lối cũ vườn xưa. Người còn nhắc đến cụ Thuyên- người bạn học thường đi câu cá thuở nhỏ, nhớ những kỷ vật ngày xưa, nhớ bà con láng giềng... Bất kỳ du khách nào ghé thăm quê hương Bác lần đầu cũng mang trong lòng mình cảm giác thân quen bởi những hình ảnh quá đỗi gần gũi của quê hương, đất nước. Nơi ấy có ngôi nhà tranh rợp bóng dưới lũy tre làng, có hàng râm bụt xanh ngắt, ao sen ngát hương, chiếc võng đưa cùng lời ru ầu ơ ngọt ngào của mẹ... Tất cả chỉ là thế, đơn sơ và giản dị nhưng rất thanh cao. Từ chính hai ngôi nhà tranh đơn sơ mang hơi ấm tình làng nghĩa xóm, Người đã có một tuổi thơ đẹp làm bước đệm cho quá trình học tập, trưởng thành và bước đi vững chắc trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước sau này. Bước chân bồi hồi của Bác trên con đường làng quê hương trong lần cuối Bác về thăm quê. Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 7
  • 8. N guyễn Thế Kỷ làm thơ đã lâu. Nếu tập hợp lại, anh đã có một tập thơ đầy đặn về tình yêu đất nước con người. Nhưng anh bỏ qua chuyện đó để tập trung viết về những đề tài nóng như đường dây 500 KW ( Đàn của gió, xuất bản 1994) đã được Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời đi cùng chuyên cơ vào TP.HCM để giới thiệu tập thơ này với ngành điện năng năm ấy. Gần đây là tập Con đường và con người (NXB Trẻ) viết về văn hóa giao thông - vấn đề nóng trong cuộc sống hiện nay. Đánh giá cao về tính hữu ích của tập thơ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã viết lời giới thiệu và Thủ Tướng Chính phủ đã tặng bằng khen cho nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ. Mới đây nhất, nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ tập trung vào đề tài biển đảo, về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa. Để rồi, anh cho ra đời tập thơ Về Tổ quốc với lời mở đầu vô cùng thống thiết: Tổ quốc cao đến tận cùng cao của núi Tổ quốc sâu đến lòng biển chẳng sâu bằng Hoàng Sa – Trường Sa, cha ông xưa chìm nổi Cháu con nay, ta không chịu tội phũ phàng. Đúng là âm điệu và ngôn ngữ thơ của một cựu chiến binh già, của một con người sinh ra và lớn lên trên vùng đất địa linh nhân kiệt - nơi sinh ra rất nhiều danh tướng như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Chánh, Phạm Kiệt, Trần Văn Trà, Nguyễn Đôn... Nguyễn Thế Kỷ còn quan tâm tới vấn đề giáo dục thế hệ trẻ trên đảo xa. Bài thơ lục bát Trường em được nhà thơ vẽ lên cảnh một ngôi trường thật đẹp, thật yên bình ở Trường Sa, nơi đầu sóng ngọn gió: Mái trường ở góc trùng dương Thời trang nào đẹp hơn Trường Sa ơi! Trống trường giục giã xa khơi Tiếng nào thức trẻ dạy lời biển Đông... Nguyễn Thế Kỷ với TRÖÔØNG SA VIEÄT NAM NIEÀM KIEÂU HAÕNH Trường Sa Việt Nam – điều kiêu hãnh/ “Về tổ” hải âu cánh chẳng nhầm...(thơ Nguyễn Thế Kỷ). GS HOÀNG CHƯƠNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 8
  • 9. Viết về Trường Sa – Hoàng Sa, nhà thơ bộc bạch tấm lòng yêu thương và tự hào về mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc vừa đẹp vừa kiên cường, biểu trưng của sức mạnh của một dân tộc anh hùng: Trường Sa hòn đảo trăn hòn đảo Còn dưới hai ngàn cây số vuông Tây – Đông dài rộng ba trăm rưỡi Ngang dọc Bắc – Nam nấy chửa cùng Hoàng Sa lịch sử những nghìn năm Cùng cả Trường Sa đã quyết tâm Hai đảo tay, chân chung nhất cử Toàn dân lưỡng tiện chống cuồng xâm Tác giả chứng minh lịch sử đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam bằng những vần thơ sắc bén và cụ thể tên đất tên người: Từ thời Nhà Nguyễn Đăng Kinh, Hoàng Sa đã có dân binh canh phòng Triều đình sử dụng Nam phong Tận lòng thiên chức tận lòng nước non Đang gần cha lại xa con Đã lo dẫu phải mất còn cũng xa Bảy mươi suất lính Trường Sa An Hải, An Vĩnh, Quang Hà thay phiên Qua thơ của Nguyễn Thế Kỷ, người đọc biết được ở Trường Sa vẫn còn có đình có miếu, từ xa xưa do người miền Trung lập nên để thờ cúng tưởng niệm thần linh tiên tổ. Tác giả muốn nói lên con người Việt Nam dù ở đâu cũng yêu chuộng hòa bình, ai cũng mong được chiêm bái đức Phật từ bi và chán ghét chiến tranh. Trường Sa dựng chùa lên thờ Phật, Chuông vọng yên bình khắp biển Đông Ngôi chùa lớn ở đảo Trường Sa Phật giáng linh thiêng triệt ác tà Tình biển ấp yêu người lính trẻ Sóng ru lay động bóng trăng già Mơ khuya sám hối đêm kinh kệ Chuông điểm an lành ngày én qua Mái ngói cong hồng nghiêng đáy bể Sân chùa xanh rợp gốc phong ba... Viết về cổ miếu ở Trường Sa, nhà thơ cũng vẽ lên những hình ảnh thật đẹp, thật thanh bình, mặc dù ở giữa phong ba bão táp: Phía Nam đảo lớn dưới hàng dương Miếu cổ Trường Sa dựng khác thường Tượng phật đồng đen ngồi chính trực Mõ chuông kinh kệ... đủ từ chương. Phải có một tâm hồn thơ phong phú, lãng mạn cộng với tâm hồn người chiến sĩ, Nguyễn Thế Kỷ mới viết nổi những câu thơ giàu hình ảnh, giàu ngữ nghĩa và gợi sâu nguồn cảm xúc tích cực cho người đọc: Trường Sa Việt Nam – điều kiêu hãnh “Về tổ” hải âu cánh chẳng nhầm... Hai câu thơ trên như lời khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam – từ Trường Sa đến Hoàng Sa đều là lãnh thổ của Việt Nam. Điều này đã được thế giới xác định từ rất lâu rồi, hà cớ gì kẻ khổng lồ muốn lè chiếc “lưỡi bò” liếm láp vào mảnh đất thiêng liêng của dân tộc Việt Nam để gây nên sự phản ứng dây chuyền trên toàn thế giới? Trong tập thơ Về tổ của Nguyễn Thế Kỷ còn nhiều bài nói về đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi quê anh- nơi xuất phát những đội hùng binh ra Hoàng Sa trước đây và cũng là nơi những ngư dân Quảng Ngãi hôm nay ra Hoàng Sa để đánh bắt cá, tiếp nối con đường sinh kế của cha ông mình hàng ngàn năm trước. Tập thơ còn có nhiều bài nói về tâm sự của những người mẹ, người vợ của người lính đảo và cũng có những bài nói về những kẻ tham vọng, bá quyền gây nên sự bất ổn cho con người trên biển Đông. Tất cả đều thể hiện một tư tưởng chính trị quán xuyến là ngợi ca tinh thần dân tộc, tôn vinh chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, đem đến cho người đọc những nhận thức, những cảm xúc về Tổ quốc, về biển đảo thân yêu để rồi cùng nhau chung sức, chung lòng bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của mình như cha ông ta từ ngàn năm qua đã làm. Ai đọc tập thơ Về tổ của Nguyễn Thế Kỷ hẳn cũng cảm thấy mình có trách nhiệm hơn trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong những ngày đang có sóng gió trên biển Đông. “ “ Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 9
  • 10. “Oanh vàng Kinh Bắc” thực ra là danh hiệu do bạn bè dành tặng cho giọng ngâm thơ trác tuyệt của Hoàng Cầm. Sau này, danh hiệu này được gắn với cả sự nghiệp thơ ca của ông. Dấu ấn Kiều Loan rực rỡ Hoàng Cầm thực sự xuất hiện trong văn chương nghệ thuật nước nhà không phải bằng thơ trữ tình mà bằng kịch thơ. Đầu tiên là kịch thơ Hận Nam Quan viết năm 1942, năm ông 20 tuổi. Cuối năm 1942, Hoàng Cầm viết tiếp kịch thơ Kiều Loan. Nếu Hận Nam Quan mới như hoạt cảnh thơ ngắn đơn giản với chỉ hai nhân vật thì Kiều Loan là kịch thơ bề thế 5 hồi với kết cấu chặt chẽ. Sự phát triển xung đột kịch đầy éo le, bất ngờ, hệ thống nhân vật có tính cách và số phận khá phức tạp, đa dạng, ngôn ngữ thơ tài hoa, sáng tạo, hài hòa giữa tính thơ và tính sân khấu. Cách mạng tháng Tám thành công, Hoàng Cầm đưa Kiều Loan đến Hội Văn hóa Cứu quốc, tính nhân văn và tính cách mạng của tác phẩm đã được những người lãnh đạo như Đặng Thai Mai, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Nguyên Hồng hết sức khen ngợi và khuyến khích dàn dựng. Rất nhiều bậc tài danh của giới văn nghệ thủ đô lúc ấy đã tự nguyện chung tay chăm lo cho ngày ra mắt vở kịch thơ này. Nhà thơ Trần Huyền Trân, Trưởng Ban kịch Tháng Tám đang thành lập, cho mượn ngay cô đào chính tuyệt vời tài sắc Tuyết Khanh để đảm nhận vai chính Kiều Loan. Họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ bìa cho program quảng cáo. Các họa sĩ Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Sĩ Ngọc, Nguyễn Đình Hàm, Hoàng Tích Chù, Hoàng Lập Ngôn mỗi người mỗi việc tham gia lo phục trang, trang trí, hóa trang. Các nhà văn Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng luôn đến động viên ban kịch tập luyện. Hai nhà viết kịch Trúc Đường, Lưu Quang Thuận viết báo tuyên truyền trước cho vở. Một ngày chủ nhật cuối tháng 11-1946, Kiều Loan hiện diện rực rỡ trên sàn diễn Nhà hát Lớn Hà Nội suốt hơn bốn tiếng đồng hồ trong sự bàng hoàng ngây ngất của khán giả thủ đô. Giọng ngâm thơ trác tuyệt GianhậpVệquốcđoàntạichiến khu 12, được sự khuyến khích của Chỉ huy trưởng Lê Quảng Ba, Hoàng Cầm đã tập hợp bạn bè văn nghệ lập nên Đội Tuyên truyền Văn nghệ của Chiến khu gồm 11 anh chị em, đem các tiết mục ca múa nhạc kịch đến phục vụ từng Tham gia Vệ quốc đoàn trong kháng chiến chống Pháp, Hoàng Cầm trở thành người sáng lập và thủ lĩnh của lực lượng văn công Quân đội Nhân dân Việt Nam. Kỷ niệm 3 năm ngày mất của nhà thơ, nhà viết kịch Hoàng Cầm (6/5/2010 – 6/5/2013) Nhớ Hoàng Cầm “Oanh vàng Kinh Bắc” NGUYỄNTHẾ KHOA VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 10
  • 11. đơn vị Vệ quốc đoàn, dân quân du kích và nhân dân khắp bốn tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Ninh. Đây được coi là đội Văn công đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hoàng Cầm không chỉ là một thi sĩ bẩm sinh mà còn là một nghệ sĩ biểu diễn bẩm sinh. Phạm Duy nhớ: Hoàng Cầm có một giọng ngâm thơ trác tuyệt với khả năng diễn cảm kỳ lạ. Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp, Hoàng Cầm là giọng ngâm thơ rất được hâm mộ và Oanh vàng Kinh Bắc là biệt hiệu bạn bè dành tặng giọng ngâm thơ của ông Ở tư cách một nhà thơ, sau những sáng tác sinh động, kịp thời rất được bộ đội và nhân dân ưa thích như Đêm liên hoan, Khóc anh Lê Lương, Tiếng hát sông Lô, Tâm sự đêm giao thừa, Hoàng Cầm vụt sáng với “Bên kia sông Đuống, bài thơ làm nên một trong những đỉnh cao của thơ ca kháng chiến, bên cạnh những Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Màu tím hoa sim của Hữu Loan, Đồng chí của Chính Hữu… Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc Em ơi buồn làm chi Anh đưa em về sông Đuống… Bài thơ Bên kia sông Đuống đánh dấu sự bừng thức của Hoàng Cầm về quê hương. Trước đó, dù đã sáng tác khá nhiều văn thơ kịch, Hoàng Cầm gần như chưa hề viết gì về quê hương. Ông chưa biết những ký ức của 12 năm thơ ấu và niên thiếu sống ở quê hương Phúc Tằng, Việt Yên, Phủ Lạng Thương, Song Hồ, Thuận Thành, Lang Tài, giữa các dòng sông Đuống, sông Cầu, sông Thương, bên những Thiên Thai, Bút Tháp, Đồng Tĩnh, Huê Cầu, với “nét tươi trong” của tranh Đông Hồ và vẻ duyên dáng của “những cô nàng môi cắn chỉ quết trầu”, “mặc yếm thắm”, “thắt lụa hồng”…đã ẩn rất sâu vào tâm hồn mình. Chỉ đến khi nghe tin quê hương lọt vào tay giặc, đang từng giờ từng phút bị tàn phá, dày xéo, yêu thương và căm giận cuồn cuộn trào dâng, tất cả những ký ức đó chợt sống dậy mãnh liệt, ào ạt tràn ra ngọn bút, giúp ông một đêm đã làm nên một Bên kia sông Đuống chấn động tâm can mọi người Việt Nam yêu nước. Bên kia sông Đuống đã làm Hoàng Cầm hiểu ra một điều quan trọng: quê hương Kinh Bắc chính là điều kỳ diệu nhất tạo hóa ban tặng ông, là “thiên mệnh” thơ của ông. Từ đó, dòng thơ về quê hương của ông bắt đầu tuôn chảy với Tiếng hát quan họ (Trường ca, 1956), Trương Chi (Kịch thơ, 1957), Men đá vàng (Truyện thơ, 1989), Mưa Thuận Thành (1991), Lá diêu bông (1993) và đặc biệt là Về Kinh Bắc (1960), tập thơ được coi là kiệt tác, là “thần thi” với 48 tuyệt khúc trong 8 nhịp tuần du tâm linh độc đáo, được viết ra trong những tháng ngày cô đơn tủi cực bế tắc nhất cuộc đời Hoàng Cầm, sau cơn bão Nhân văn … Từ không khí sục sôi ý chí “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” của các chiến sĩ Vệ quốc đoàn, Hoàng Cầm đã Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc, âm thầm trở lại với cuộc sống bình lặng với những con người thân thuộc gần gũi của quê hương mình: Ta con chào mào khát nước/ Về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầm/ Cây ổi giơ xương/ chống đỡ mùa đông xập về/đánh úp/ Ô này tám đỏ ra hoa /Ta con chim cu về gù rặng tre/ đưa nắng ấu thơ về sân đất trắng/đưa mây lành những phương trời lạ/ về tụ nóc cây rơm (Về với ta) Với Về Kinh Bắc, Hoàng Cầm đã làm cho thơ không chỉ còn là thơ mà đã là quê hương, là tâm linh, là văn hóa... Và Hoàng Cầm thực sự là một “Oanh vàng Kinh Bắc” trong nghệ thuật biểu diễn, trong thơ. Nhà thơ Hoàng Cầm – người để lại cõi thơ mơ mộng tài hoa không thể thay thế trong dòng văn chương kháng chiến cho đến mãi về sau này. " Hoàng Cầm làm thăng hoa hương sắc, hồn phách văn hóa Kinh Bắc bằng một cõi Kinh Bắc thơ nửa hư nửa thực, vừa lạ vừa quen, anh hùng mà nghệ sĩ, mộc mạc mà diễm lệ, chân chất mà hào hoa, xưa cũ lại mới mẻ tân kỳ và bao giờ cũng rất quyến rũ, ám ảnh, luôn làm sững sờ ngây ngất các thế hệ Việt Nam. Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 11
  • 12. T iếng Việt qua thăng trầm của lịch sử vừa giữ được bản sắc của mình, vừa tiếp thu được tinh hoa của nhân loại để phát triển. Thế nhưng sau một thời gian mở cửa, với sự tiếp thu ồ ạt, thiếu chọn lọc văn hóa ngoại lai, chúng ta đang làm biến dạng tiếng Việt. Cách bảo vệ tiếng Việt của cha ông Ngoài việc giao lưu với người Việt bằng tiếng Việt, nhiều dân tộc thiểu số ở nước ta còn sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao tiếp trung gian khi giao tiếp với nhau. Chính nhờ vậy, tiếng Việt ngày càng tỏa rộng, đi sâu vào đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong thời Bắc thuộc, chống lại sự đồng hóa về ngôn ngữ, cha ông chúng ta đã sáng tạo ra chữ Nôm để thể hiện ngôn ngữ Việt. Vì thế, ngày nay trong tiếng Việt, có rất nhiều từ Hán – Việt, mà lại hoàn toàn tuân thủ ngữ pháp và văn hóa sử dụng tiếng Việt, ví dụ: quốc gia, trung tâm, vĩ mô... Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, mặc dù trong một thời gian dài, người Pháp đã sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ hành chính, giáo dục – đào tạo, và chúng ta sử dụng hệ chữ La tinh để viết tiếng Việt, nhưng cũng như cha ông lớp trước, lớp người thuộc thế hệ này đã Việt hóa tiếng Pháp để làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Rất nhiều từ do sự phát triển kinh tế, kỹ thuật của chúng ta chậm hơn nước Pháp, chúng ta chưa có, thì cha ông chúng ta đã mượn nguyên từ Pháp và Việt hóa để trở thành từ Việt, ví dụ các từ săm, lốp, xích (xe). Một quy luật chung cho sự tiếp nhận ngôn ngữ nước ngoài mà cha ông chúng ta vận dụng là chỉ sử dụng nghĩa của từ ngữ nước họ, còn thì Việt hóa từ cách viết tới cách đọc, đặt vào câu theo chuẩn ngữ pháp tiếng Việt. Quan trọng hơn, các từ ngữ ấy được sử dụng theo đúng chuẩn mực văn hóa Việt. Những nét chữ đẹp như tranh vẽ xuất phát từ tình yêu tiếng Việt. Hiện nay Việt Nam chưa có một cơ cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ ngôn ngữ dân tộc trước sự xâm thực của văn hóa lai căng. DAÂN TA BAÛO VEÄ TIEÁNG TA TS. Ngữ văn PHẠM VIỆT LONG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 12
  • 13. Tiếng Việt bị xâm hại như thế nào? Cùng với đổi mới, mở cửa, phát triển kinh tế thị trường, chúng ta chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong sự mở rộng giao lưu, tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Anh, được sử dụng ngày càng nhiều, đáp ứng sự giao tiếp ngày càng rộng của nước ta. Tuy vậy, sự tiếp thu văn hóa cũng như ngôn ngữ nước ngoài của chúng ta thời nay lại không tuân thủ những nguyên tắc mà cha ông ta mất hàng nhiều đời mới đúc kết, truyền lại cho chúng ta. Sự tiếp thu bây giờ được thực hiện theo phương pháp sử dụng nguyên từ ngữ nước ngoài xen lẫn tiếng Việt trong mọi sự giao tiếp, thậm chí sử dụng ngôn ngữ theo văn hóa của nước ngoài, làm tiếng Việt mất đi sự trong sáng, trở nên lai căng, thô thiển, xa lạ. Ví dụ: “Em thank anh”, Khu nhà ở cao cấp Skylight... Thế mà, dư luận chưa bao giờ nổi sóng – như kiểu nổi sóng với hành động “khóa môi” của Đàm Vĩnh Hưng với nhà sư, hay hát nhép của ca sĩ nào đó, hoặc sự xâm hại di tích Chùa Trăm Gian, đình Ngu Nhuế… Các cơ quan quản lý văn hóa chưa bao giờ lên tiếng ngăn chặn hay can thiệp đối với sự xâm hại tiếng Việt. Điều đó chứng tỏ người Việt đang thiếu ý thức bảo vệ ngôn ngữ của chính mình. Điều đó còn chứng tỏ luật pháp nước ta chưa quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ quốc gia. Chưa có điều luật nào nhằm bảo vệ ngôn ngữ quốc gia, ngăn chặn sự xâm hại, làm tha hóa ngôn ngữ quốc gia. Cơ sơ pháp lý chưa vững Trong Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, tại CHƯƠNG I - CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ, Điều 5 (sửa đổi, bổ sung Điều 5), có ghi: “3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”. Như vậy, tiếng Việt được pháp luật quy định là ngôn ngữ quốc gia. Thế nhưng, như thế chưa đủ, vì chưa có những quy định thành văn phụ trợ tạo cơ sở để giữ gìn, bảo vệ và phát triển tiếng Việt. Nhiều điều luật khác có các điều khoản bổ trợ nhau, như quyền con người, bình đẳng nam, nữ, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo vệ môi trường… Vậy mà, ngôn ngữ quốc gia, tài sản vô giá với một quốc gia, thì chỉ có một điểm quy định vai trò của nó trong xã hội, không có điểm nào quy định về cơ chế, chính sách bảo hộ, cũng như quy định về xử lý với hành vi xâm phạm ngôn ngữ quốc gia. Đã vậy, tại Điều 45 (mới), còn ghi: “Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.” Điều này chưa được chặt chẽ, bởi vì đã quy định Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia thì phải quy định khi sử dụng giao tiếp hành chính, công quyền, giáo dục – đào tạo… bắt buộc phải sử dụng Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức, song song với quy định quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp. Tóm lại, từ góc độ văn hóa, thấy rằng trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp còn chưa đề cập đến vấn đề ngôn ngữ quốc gia một cách đầy đủ. Ý thức bảo vệ ngôn ngữ dân tộc – quốc gia phải được thể hiện từ tầng cao nhất của văn bản pháp luật, đó là Hiến pháp. Chính vì vậy cần phải điều chỉnh, bổ sung một số điểm về ngôn ngữ quốc gia như đã nêu ở trên. Biển báo giao thông cũng viết sai chính tả " Trong cuốn sách “Ngược chiềuvunvút"”–NXBhộiNhà văn 2012, Joe Ruelle -tác giả người Canada phải thốt lên: “Ở Việt Nam đang có nguy cơ thành hai trong một. Tiếng Vietnamese. Không hẳn Tây cũng không hẳn ta.” Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 13
  • 14. Con đường dẫn vào đình An Hòa thông thoáng và sạch sẽ, dù hai bên đường dân cư tập trung buôn bán tấp nập. Khung cảnh đậm nét thôn dã của ngôi chợ quê ở khu vực miền Đông Nam bộ. Mẫu mực kiến trúc đình cổ Nam Bộ Bước vào đình, du khách sẽ bị mê hoặc bởi nét kiến trúc cổ còn lưu lại. Chính giữa mặt tiền ngôi đình là bức bình phong. Theo thuật phong thủy, nó có tác dụng ngăn cản làn gió xấu đi vào ngôi đình. Ngoài ra bình phong còn hàm mục đích ý nhị: Để người khách vào đình bớt đi một bước chân vội vã, cho lòng lắng lại và bắt đầu câu chuyện sao cho hiền hòa, nhỏ nhẹ. Toàn bộ cột và kèo của đình đều được chạm khắc thủ công tinh xảo khiến các khối gỗ to nặng nề, thô kệch như mềm mại hẳn đi. Bố cục chạm trổ thể hiện hài hòa các đề tài truyền thống trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Tất cả đầu dư, trụ đỡ, xà ngang, bức cốn… đều được tạc hình đầu rồng, lưỡng long chầu nhật, cúc liên chi, mây sóng nước, dơi ngự lâm môn… Đó là biểu tượng, ước mơ thịnh vượng tốt lành ngàn đời của dân tộc. Những cây cột to, chắc ngả màu thời gian càng đem lại cho ngôi đình cổ kính và thâm nghiêm. Trên những hàng cột ở chánh điện, các câu đối được treo thật trang trọng. Chính vì vậy mà trước nay đình An Hòa được coi là gương mặt của nghệ thuật kiến trúc cổ ở Đồng Nai và tiêu biểu cho kiểu dáng đình ở nông thôn Nam bộ. Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia Theo các tài liệu, đình An Hòa xây dựng khoảng năm 1792. Nguyên thủy đây là ngôi miếu, sau đó được nâng cấp, chuyển đổi tính năng thành đình như hiện tại. Trải qua chiến tranh rồi thời gian tàn phá, đình An Hòa đã qua ba lần trùng tu lớn vào các năm 1944, 1953 và 1994. Đến nay, ngôi đình vẫn còn giữ nguyên nét đẹp cổ kính. Có tận mắt chiêm ngưỡng lối kiến trúc nghệ thuật chạm khắc ở đình An Hòa mới cảm nhận hết cái đẹp, cái tài hoa của các nghệ nhân bản địa đã làm cho những khối gỗ nặng nề trở nên những mảng trang trí đẹp mắt, thanh thoát. Từ những giá trị về mặt văn hóa nghệ thuật, đình An Hòa đã được Bộ VHTT xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật theo Quyết định số 100/VH- QĐ, ngày 21-1-1989. Đình An Hòa bảo tồn hầu như nguyên vẹn những đặc điểm của nền kiến trúc dân tộc chứ không chịu ảnh hưởng của kiến trúc Trung Hoa như một số ngôi đình khác. Vào ngày rằm tháng Tám hằng năm, đình Hòa An đều tổ chức lễ rước thần theo nghi thức truyền thống. Đây cũng là dịp để nhân dân trong làng và những người xa xứ cùng tụ họp thắt chặt tình làng nghĩa xóm và chia sẻ nỗi bồi hồi cội nguồn. ĐÌNH AN HÒA VỚI VỐN QUÝ KIẾN TRÚC Làng Bến Gỗ mộc mạc từ bao đời nay vẫn ôm ấp trong lòng mình ngôi đình An Hòa cổ kính nằm bên dòng sông Đồng Nai hiền hòa. Đình An Hòa - Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. “ “ NGUYÊN NGỌC VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 14
  • 15. “ “ Q uyết định làm rõ thực hư, tôi đến ấp Long Đại thuộc xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành hỏi nhà anh Núi. Ai cũng biết anh Núi và sốt sắng chỉ dẫn. Anh Núi tên thật là Hồ Hữu Sơn, năm nay vừa bước sang tuổi 45. Anh kể gia đình anh trước đây cũng làm ruộng, làm rẫy. Khoảng 8 năm trở lại đây vợ chồng anh chuyển sang nghề nuôi dế bởi nhận thấy mô hình này chi phí thấp nhưng lãi cao, kỹ thuật chăm sóc không quá phức tạp. Tuy vậy, trong thực tế công việc lại diễn ra hết sức khó khăn vào thời gian đầu, do vợ chồng anh Núi chưa có kinh nghiệm, đầu ra cho sản phẩm lại không ổn định. Nhưng với sự cần mẫn, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước cộng với kiến thức sách vở, anh chị đã từng bước nắm được bí quyết để nuôi dế cho lãi suất cao. Anh Núi kể, nuôi dế cũng kỳ công. Thức ăn của dế chủ yếu là cám gạo, rau, cỏ và bột ngũ cốc các loại… Tuy nhiên thức ăn chỉ nên cho ăn trong ngày, nếu còn dư phải bỏ và không cho dế ăn mầm đậu các loại, vì có thể làm chúng bị rụng râu, rụng chân gây chết. Dế ít uống nước nhưng phải thường xuyên có đủ nước sạch và mát cho chúng. Trong quá trình nuôi, dế sẽ trải qua 4 lần lột xác và cứ mỗi lần lột xác như vậy dế rất mềm nên thường bị đồng loại cắn, ăn vì thế cần tạo nhiều không gian sinh sống cho dế trú ẩn. Vợ chồng anh Núi cho biết: “Chúng tôi không giấu kinh nghiệm mà sẵn sàng chia sẻ với bất cứ ai nuôi mộng thoát nghèo vươn lên làm giàu bằng lao động chân chính” Anh Núi cho biết, anh đã từng lặn lội đến tận các nhà hàng và cả những người chuyên làm nghề cung cấp thực phẩm để tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Với cái cách nói chuyện thật thà chất phác của một nông dân, anh cam kết cung ứng các loại dế đạt chất lượng cao, thuyết phục được nhiều người tiêu thụ sản phẩm của mình. Khi đã có nguồn tiêu thụ ổn định, vợ chồng anh bắt đầu tăng năng suất bằng cách mở thêm trại nuôi dế. Khi dế đạt tỉ lệ khoảng từ 800 – 1.000 con/kg, với thời gian nuôi khoảng 35 ngày kể từ khi dế được đẻ trứng thì anh tiến hành thu hoạch. Mỗi năm vợ chồng anh thu hoạch khoảng 5 vụ, giá tiêu thụ dao động từ khoảng 30.000 - 100.000 đồng/kg. Với 4 trại nuôi dế, mỗi năm vợ chồng anh thu về khoảng 300 triệu đồng sau khi đã trừ hết chi phí. Nhờ nuôi dế mà anh chị chăm lo cho các con ăn học đàng hoàng tới nơi tới chốn. Với anh chị, đó cũng là điều hạnh phúc nhất. Sau nhiều năm làm lụng tích cóp, đến nay vợ chồng anh Núi đã có một cơ ngơi khá bề thế. Nhìn vào dãy nhà khang trang được bao bọc xung quanh là vườn cao su không khác một khu nghỉ dưỡng, không ai dám nói đó là cơ ngơi của một người nuôi dế. NUÔI DẾ LÃI KHỦNG Trong một lần đi Tây Ninh, nghe mọi người kháo chuyện anh Núi nuôi dế mà một năm thu về hàng trăm triệu đồng khiến tôi bán tin, bán nghi. Với mỗi thùng, anh Núi có thể nuôi được 10 kg dế thương phẩm. HÀN GIANG XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 15
  • 16. Ủng hộ việc giảm lãi suất cho vay, nhưng Phó Tổng giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng lưu ý, các NH phải lượng sức của mình khi hạ lãi suất, phải cân đối được đầu vào đầu ra. Nếu đưa lãi suất xuống mức thấp quá thì sẽ không huy động được vốn và khi đó vấn đề căng thẳng về thanh khoản sẽ trở lại. Giảm lãi suất cho 5 lĩnh vực ưu tiên Ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc NHNN cho biết từ ngày 13-5, lãi suất cho vay ngắn hạn VND (tiền Việt) sẽ giảm từ 11%/ năm xuống 10%/ năm đối với 5 lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mở đầu làn sóng giảm mạnh lãi suất huy động là ngân hàng Vietcombank. Từ 6-5, NH này chỉ huy động VND kỳ hạn 1 tháng là 6%/năm; 2 tháng là 6,5%/năm và 3 tháng là 6,8%/năm. Tại các kỳ hạn 6-9 tháng, trần lãi suất huy động áp dụng là 7%/năm, giảm 0,5%/năm so với lần điều chỉnh trước đó. Ngày 8-5, đến lượt BIDV cũng áp dụng mức lãi 6%/năm cho kỳ hạn 1 tháng và 6,5% cho kỳ hạn 2 tháng nhưng từ 3 – 11 tháng là 7%/ NGÂN HÀNG ĐỒNG LOẠT GIẢM LÃI SUẤT TRÍTHIỆN Ngày 10-5 vừa qua, Ngân hàng (NH) Nhà nước đã chính thức ban hành Quyết định số 1073/QĐ – NHNN, đồng thời phát đi thông báo giảm một loạt lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu đồng thời hạ trần lãi suất cho vay ưu đãi xuống 10%. Trong những ngày gần đây, lãi suất tiếp tục sụt mạnh cả huy động lẫn cho vay, kích thích khách hàng tấp nập vay, rút tiền hoặc chuyển đổi NH gửi. XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 16
  • 17. năm và trên 12 tháng là 8%/năm. Vietinbank cũng giảm lãi suất huy động song mức giảm nhẹ hơn so với hai ngân hàng trên. Từ 9-5, NH này huy động với mức tối đa là 7%/năm, giảm 0,5% so với trần quy định của NHNN. Ông Nguyễn Quốc Hùng- Phó tổng giám đốc ngân hàng Agribank cho biết, Agribank cũng giảm lãi suất cho vay nông nghiệp nông thôn tối đa là 10%/ năm, thậm chí có những gói cho vay có lãi suất chỉ từ 6,5-8%/ năm. Còn lãi suất cho vay trung dài hạn phục vụ sản xuất mà không thuộc các lĩnh vực ưu tiên cũng chỉ tối đa là 12-13%/ năm. Còn theo Tiến sĩ kinh tế Hoàng Trung Kha, các NH Thương mại đang giảm lãi suất cho vay cũng dựa trên 2 lý do. Lý do thứ nhất là trong thời gian qua, việc duy trì lãi suất cho vay mức cao đã làm một số ngân hàng mất khách hàng tín dụng hiện tại và khách hàng tín dụng tiềm năng. Mức lãi suất tăng lên từ 4% đến 8% so với trước đó (khoảng từ 16% đến 20%) làm nản lòng các nhà đầu tư nhỏ hoặc những khách hàng đang cần hỗ trợ của NH khi mua sắm nhà cửa hay trang thiết bị tiêu dùng, vì thực ra, thu nhập không tăng nhanh đến thế! Và để kích cầu tín dụng, phải giảm lãi suất cho vay. Lý do thứ hai, việc giảm lãi suất cho vay là để duy trì khách hàng và cố gắng phát huy khả năng đầu tư của các nhà đầu tư vào các lĩnh vực khác như chứng khoán hay địa ốc, yếu tố này làm cân bằng (tạm thời) cho các thị trường khi lãi suất huy động tăng lên! Ngân hàng tự cứu mình, doanh nghiệp thoát “bão” Một số NH lớn cũng thừa nhận việc giảm lãi suất cho vay là điều các NH buộc phải thực hiện để chia sẻ khó khăn với DN, đồng thời cũng tự cứu mình thoát khỏi tình trạng tắc nghẽn dòng vốn. Tuy nhiên, đồng nghĩa NH phải chấp nhận giảm lãi hàng nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm lãi suất cho vay, chính là việc NH đang thừa vốn, nếu không giải ngân được, chính NH cũng gặp khó khăn. Tổng Giám đốc BIDV, ông Phan Đức Tú cho biết: “NH đã khảo sát tình hình của tất cả các DN có quan hệ với BIDV và thực hiện hết các mức độ cho phép để hỗ trợ DN như cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, giãn nợ, kéo dài thời gian cho vay. Ban lãnh đạo cũng quyết định từ 13-5 tới sẽ đồng loạt hạ lãi suất của tất cả các khoản vay trước đây xuống còn 13%/năm, chứ không chờ thời gian đến hạn mới điều chỉnh”. Còn với NH Vietcombank, với dư nợ trên 50.000 tỷ đồng mà ngân hàng đang cho vay với lãi suất 13% - 15%, nếu giảm xuống 13%/năm, ước tính ngân hàng sẽ giảm lãi khoảng 1.000 tỷ đồng. Với tổng dư nợ hiện tại, việc giảm lãi suất cho vay xuống 13% sẽ khiến BIDV giảm lợi nhuận khoảng hơn 700 tỷ đồng. Khách hàng có thêm nhiều kênh lựa chọn Ghi nhận ý kiến của nhiều khách hàng cá nhân và DN, đa số đều cho rằng việc các ngân hàng chủ động giảm lãi suất bên cạnh triển khai các chương trình nhằm kích thích tín dụng là một bước đi khôn ngoan. Theo họ, trong bối cảnh khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu như hiện nay, ngoài việc lựa chọn các ngân hàng uy tín, khách hàng còn lựa chọn được các ngân hàng có chính sách ưu đãi. Về phía ngân hàng cũng sẽ giành được những khách hàng thực sự tốt, nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả. " “Trong 3 tháng tới, lãi cho vay có thể xuống tiếp còn khoảng 11,6%/năm” - Phó Tổng giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng dự báo. Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 17
  • 18. HÀNG KHÔNG THIẾU, GIÁ SỮA VẪN TĂNG SỐC Sau khi vụ lừa đảo sữa dê đang dần nguội, thì trên thị trường sữa ngoại bắt đầu rục rịch tăng giá tới 10%. Sự tăng giá lần thứ 30 này được nhiều người đánh giá là quá vô cảm bởi không một lời giải thích. NGỌC MINHNgười tiêu dùng Việt Nam tiếp tục bị “móc túi” vì giá sữa tăng cao. T heo các cơ quan quản lý, giá nguyên liệu sữa trong thời gian qua không tăng. Việc tăng giá sữa của các DN là một điều phi lý, tùy hứng. Nhiều chuyên gia đã đặt nghi vấn do mức tiêu thụ giảm, doanh số giảm khiến DN phải tăng giá sữa để bù doanh số. 6 năm tăng giá ... 30 lần Cuộc tọa đàm về quản lý chất lượng, giá sữa do Cổng thông tin Chính phủ diễn ra vừa qua cho thấy, việc quản lý giá sữa sẽ còn là một “cuộc chiến” dai dẳng. Sau 6 năm giá sữa đã tăng tới… 30 lần. Trong 3 tháng đầu năm 2013, giá sữa đã tăng 3 lần và hiện nay đang bắt đầu rục rịch tăng giá. Sau khi Luật giá có hiệu lực từ 1-1-2013, khi cái tên “sữa bột dành cho trẻ dưới 6 tuổi” được chuyển tên gọi thành “sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dưới 6 tuổi” thì giá mặt hàng này còn tăng vô tội vạ hơn vì không còn phải bị đăng ký, kê khai giá với các cơ quan nhà nước nữa. Ông Phạm Hữu Anh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, sữa không phải là mặt hàng Nhà nước định giá. Giá sữa cũng không phải lúc nào cũng cần đăng ký, mà việc đăng ký chỉ xảy ra khi giá sữa tăng bất hợp lý và cần bình ổn. “Chỉ khi cần bình ổn thì Nhà nước mới yêu cầu doanh nghiệp đăng ký giá”- ông Anh nhấn mạnh. Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết sản phẩm sữa dành cho các đối tượng từ người già đến trẻ em, bà bầu dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng giá. Tại nhiều siêu thị như Big C, Co.opmart... giá sữa FrisoGoldmum loại 400g có giá 186.000 đồng/hộp, loại 900g khoảng 376.000 đồng/hộp. Sữa FrisoGoldmum1 dành cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi khoảng 237.000 đồng loại 400g/hộp và 483.000 đồng/hộp loại 900g… Các công ty sữa trong nước như Vinamilk cũng đã điều chỉnh tăng giá một số sản phẩm lên 7%, Nutifood tăng giá trung bình 10%. Gần đây nhất hãng sữa Nestlé tăng giá 8-9%. Không chỉ loạn giá, chất lượng sữa cũng làm người tiêu dùng lo lắng, nhất là việc thay đổi tên gọi của sữa bột cho trẻ dưới sáu tuổi “ “ XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 18
  • 19. Sữa ngoại tai tiếng vẫn được chuộng Do tâm lý “sính ngoại”, thấy mẫu mã đẹp, nhiều người vẫn tin rằng “hàng xách tay” là hàng “xịn”, sản phẩm của chính hãng, được sản xuất ở nước ngoài về Việt Nam dưới hình thức “xách tay” trốn thuế nên rẻ hơn nhiều. Đánh vào tâm lý đó, nhiều cơ sở chuyên làm hàng nhái đã sản xuất các loại hàng “rởm” từ Trung Quốc rồi “phù phép” dán mác các nhãn hiệu nổi tiếng để tung ra thị trường nhằm đánh lừa người tiêu dùng dưới chiêu bài “hàng xách tay” nhằm trục lợi. Từ vụ sữa dê Danlait, không ít người tiêu dùng hoang mang với ma trận sữa nhập khẩu và sự thiếu minh bạch trong công bố thông tin của nhiều hãng sữa hiện nay. Điển hình gần đây là vụ việc sữa dê Mỹ GmB sản xuất tại Việt Nam. Cơ quan chức năng đã xác nhận, Công ty TNHH quốc tế Đại Hùng Tinh (trụ sở tại đường Nguyễn Xiển, Q.9, TP.HCM) đã quảng cáo sữa dê GmB do Công ty GmB Food của Mỹ, sản xuất tại Hà Lan và nhập về Việt Nam. Nhưng thực tế, công ty này đã nhập nguyên liệu sản xuất sữa bột từ Hà Lan, Malaysia và thực hiện đóng hộp tại Việt Nam. Không chỉ lừa đảo về nguồn gốc, một loạt chỉ tiêu về năng lượng, protein, DHA… trong sữa cũng không được đảm bảo. Vừa qua, Viện dinh dưỡng Việt Nam vừa tiến hành so sánh 2 nhóm trẻ: một nhóm sử dụng sữa ngoại và một nhóm sử dụng sữa nội là Dielac Alpha, kết quả cho thấy nhóm trẻ sử dụng Dielac Alpha phát triển tương đương về mặt chiều cao, và hiệu quả hơn về mặt cân nặng so với nhóm trẻ uống sữa ngoại. Việc sử dụng sữa “xách tay” tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro cao, bởi không có một tài liệu nào chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và không được cơ quan, tổ chức nào kiểm định chất lượng. Ngoài nguy cơ mua phải hàng giả, các sản phẩm sữa “xách tay” do không được bảo quản, vận chuyển đúng quy trình đối với mặt hàng thực phẩm nên chất lượng có thể bị ảnh hưởng. Nếu mua phải hàng giả, hàng nhái kém chất lượng có thể sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho trẻ nhỏ. Trong trường hợp “hàng xách tay” là hàng “xịn” thực sự thì người mua vẫn có thể gặp phải nguy cơ mua phải sản phẩm sữa được sản xuất cho thị trường khác nên không phù hợp với người Việt Nam sử dụng. Hiện tại, trên các diễn đàn hoặc các quầy tạp hóa đang chào bán rất nhiều các loại sữa xách tay, sữa bột, sữa bán theo kg với số lượng lớn. Những nhãn sữa xách tay này đương nhiên không qua kiểm soát của phía Việt Nam. Chủ cửa hàng sữa Xuân Hồng, đường CMT8 quận 3, TP.HCM cho biết: “Mặc dù các loại sữa ngoại giá cao gấp nhiều lần so với sữa nội nhưng phần lớn khách hàng vẫn thích mua sữa ngoại. Bởi họ cho rằng “tiền nào của nấy”, sữa càng đắt tiền càng tốt chứ họ không biết nên dùng loại sữa nào thì phù hợp với thể trạng của con cái mình để có hiệu quả tốt nhất…” TS NGUYỄN HỮU TOẢN – Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Chợ Rẫy TP.HCM: THÔNG MINH THÌ NÊN LỰA CHỌN SỮA NỘI “Khi lựa chọn sữa cho bé nên tìm hiểu kỹ thông tin. Trước hết sữa phải có nguồn gốc rõ ràng; thứ hai là phải lựa chọn sản phẩm phù hợp với thể trạng, nhu cầu dinh dưỡng của bé. Gần đây, nhiều bà mẹ lựa chọn cho bé sử dụng các sản phẩm được sản xuất trong nước, tôi cho đó là một sự lựa chọn thông minh. Bởi nhiều sản phẩm sữa nội hiện nay được đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, thành phần dinh dưỡng phù hợp và chất lượng tương đương sữa ngoại mà giá lại rẻ hơn rất nhiều”. Trong thời gian qua, giá sữa liên tục tăng với cùng một lý do là thay đổi bao bì, mẫu mã. Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 19
  • 20. Đ ã hai tuần trôi qua, nhưng Luật phòng chống thuốc lá “khổ lắm nói mãi” vẫn còn nhiều bất cập, chưa có trường hợp nào bị kiểm tra hay “tuýt còi” xử phạt dù tại các điểm cấm hút thuốc và nơi công cộng nhiều người vẫn ngang nhiên phì phèo hút thuốc. Và việc bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi vẫn “hồn nhiên” diễn ra . Dân lờn luật Theo đánh giá, Luật phòng chống tác hại của thuốc lá cơ bản phù hợp Công ước khung về kiểm soát thuốc lá của WHO; là văn bản pháp lý cao nhất tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam. Việc xây dựng và thực thi hiệu quả Luật là một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe người dân. Bên cạnh đó, việc thành lập quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá cũng đang được xúc tiến và được coi như là chìa khóa cho việc bảo đảm tính bền vững cho công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong thời gian tới. Nội dung của Luật quy định rõ: nghiêm cấm hút thuốc lá tại các nơi công cộng, nơi làm việc; đặc biệt cấm hoàn toàn việc hút thuốc lá tại các cơ sở y tế, trường học, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, nơi vui chơi giải trí của trẻ em, trên các phương tiện giao thông công cộng (ôtô, xe buýt, máy bay) và cơ sở khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Luật nghiêm cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua bán thuốc lá; nghiêm cấm quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị thuốc lá trực tiếp đến người tiêu dùng dưới mọi hình thức… Tuy nhiên, việc triển khai luật hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn do người dân chưa có ý thức đầy đủ về tác hại của thuốc lá và chưa biết nhiều thông tin về luật phòng chống tác hại của thuốc lá; các hãng sản xuất và phân phối thuốc lá tìm đủ mọi cách để quảng cáo sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Ngoài ra, ngành y tế chưa có đơn vị thanh tra chuyên trách đảm bảo việc xử phạt diễn ra triệt để, kịp thời. HÚT CHO TÀN ĐỜI, BẤT CHẤP LUẬT MỚI Luật phòng chống thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1-5. Đây được coi là sự kiện quan trọng vì theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm VN có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. MINH NHỰT XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 20
  • 21. Khi được hỏi về Luật phòng chống thuốc lá, bác Ngọc Thi ở quận 10, TP.HCM vẫn tỏ ra ngạc nhiên vì không biết gì về thông tin Luật có hiệu lực từ ngày 1-5, lại càng không biết gì về nội dung của Luật này. Bác cười bảo: “Thấy người ta vẫn hút thì tôi cũng hút thôi, chứ mấy hôm rày có thấy ai cấm đoán gì đâu. Mà ở nhà hàng, quán cà phê, mấy em “chân dài” vẫn đi tiếp thị thuốc lá đầy rẫy, có sao đâu!”. Nếu không có biện pháp để khắc phục thì rất dễ dẫn đến tình trạng Luật ban hành nhưng không phát huy được hiệu lực và khiến cho người dân “nhờn” luật, mất lòng tin. Biết chết người vẫn cứ hút Theo điều tra mới đây của Bộ Y tế, có tới 90% số người hút thuốc ở VN nhận thức được tác hại lâu dài của thuốc lá, nhưng chỉ một phần nhỏ trong số họ thực sự muốn bỏ. Thực tế, thuốc lá là nguy cơ gây tổn hại lớn nhất đối với sức khỏe con người và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho người sử dụng. Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có hơn 70 chất có thể gây ung thư. Các nhà khoa học đã chứng minh sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại bệnh khác nhau, như: ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư da, các bệnh tim mạch, gây bệnh bất lực và tăng nguy cơ vô sinh... Hơn 90% số các ca ung thư phổi, 75% số các ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do sử dụng thuốc lá gây ra. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm VN có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện, con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca vào năm 2030. Một cuộc nghiên cứu được tiến hành gần đây cho thấy, những đứa trẻ tiếp xúc với khói thuốc trong nhà có thể có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ cùng tuổi không hít phải khói thuốc lá thụ động. Những đứa trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm khói thuốc có thể gây tổn hại tới hệ thần kinh, tác động tiêu cực tới quá trình phát triển kỹ năng lập luận và kỹ năng nhận thức ở trẻ. Theo bà Vũ Thị Bích Ngọc ở Viện Kinh tế, giá thuốc lá rẻ là một trong những nguyên nhân tạo ra số người hút thuốc đông đảo ở Việt Nam. Chỉ cần 1.000 - 2.000 đồng là có thể mua một bao thuốc loại không đầu lọc như Thăng Long, Điện Biên. Ngoài ra, các hình thức quảng cáo thuốc lá vẫn hoạt động công khai dưới nhiều kiểu khác nhau trong thời gian dài nhưng những sai phạm này thường không được xử lý, nhắc nhở do đội ngũ thanh tra không quan tâm tới luật phòng chống thuốc lá. Nạn dịch thuốc lá toàn cầu giết chết gần 5 triệu người mỗi năm. Nếu không hành động, thuốc lá sẽ giết chết 10 triệu người vào năm 2030 và khoảng 70% số ca tử vong này rơi vào các nước đang phát triển. Dù đã có quy định về cấm hút thuốc lá nơi công cộng nhưng chưa có trường hợp nào bị xử phạt. 100 người chết vì thuốc lá ởVN mỗi ngày Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì VN là một trong 15 quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Và tỷ lệ người không hút thuốc lá bị ảnh hưởng bởi khói thuốc là 49% ở nơi làm việc, 68% ở nhà và từ 85 - 93% ở quán cà phê, nhà hàng, quán rượu... Hậu quả là trung bình mỗi ngày, VN có trên 100 ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá, cao gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông đường bộ. Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 21 “ “
  • 22. Tình yêu không phân biệt GIÔÙI TÍNH Mới đây, dư luận liên tục xôn xao về bộ ảnh Đồng tính - 10 điều muốn nói doThạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu - giảng viên ĐH Sư phạm TP.HCM, thực hiện. Bộ ảnh này nhận được nhiều ý kiến trái chiều. M ột trong 10 bức ảnh đăng kèm dòng chú thích: “Việc kết hôn và chung sống của hai người đồng tính là việc làm hoàn toàn lành mạnh, không gây tổn hại đến người khác”. Thế giới ngày càng thừa nhận hôn nhân đồng giới Nhiều nước trên thế giới bảo vệ quyền của người đồng tính trong việc nhận con nuôi và kết hôn với nhau. Ví dụ như Hà Lan đã bảo vệ quyền kết hôn của người đồng tính từ năm 2001, Bỉ từ năm 2003, Tây Ban Nha và Canada từ năm 2005. Từ đó đến nay đã có nhiều nước cho phép kết hôn đồng tính. Điều này thể hiện xu thế ngày càng có nhiều nước công nhận và bảo vệ quyền con người của người đồng tính. Tại Mỹ, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi các nhà lập pháp ủng hộ quyền kết hôn đồng tính. Mới đây, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận một nghị quyết lịch sử cho những người đồng tính được hưởng quyền bình đẳng với những người tính dục khác phái. Ở những nước phát triển đã coi đồng tính là vần đề bình thường. Ngày 23-4 vừa qua, Quốc hội Pháp đã thông qua việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sau màn tranh cãi dữ dội (331 phiếu thuận, 225 phiếu chống), đưa nước Pháp trở thành quốc gia thứ 14 chấp thuận hôn nhân đồng giới. Còn tại Việt Nam, thực tế cho đến nay, có rất ít người công khai giới tính của mình và nếu có thì đa số do bị lộ giới tính thật hoặc tình cờ bố mẹ phát hiện ra. Nhiều bậc cha mẹ nghẹn đắng, rơi nước mắt khi biết con mình đồng tính. Đáng buồn hơn, nhiều người đồng tính vì sức ép của gia đình hay vì lối suy nghĩ ích kỷ, đã chọn giải pháp kết hôn với người khác phái để làm bình phong che giấu thân phận của mình. Sự lựa chọn này chắc chắn làm tổn thương đến tình cảm, danh dự và hạnh phúc của người bạn đời, cũng như để lại những hệ lụy đáng tiếc và lâu dài. Bộ Y tế ủng hộ kết hôn đồng tính Nhóm thực hiện bộ ảnh, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (giảng viên ĐH Sư phạm TP.HCM) đứng thứ 7 từ trái sang. TRỌNG TÍN XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 22
  • 23. Bộ Y tế vừa có ý kiến góp ý cho dự thảo dự án sửa đổi một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, dự kiến sẽ trình Chính phủ vào tháng 6 tới và trình Quốc hội vào tháng 10 tới đây: “Đề xuất cho phép kết hôn đồng tính vì đó là quyền sống thực với những gì mình có, đó là quyền con người”. Theo đó, Bộ Y tế cho rằng người đồng tính có quyền ăn ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc, ở góc độ quyền công dân, họ được khai sinh, khai tử, kết hôn, đi học, quyền và nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội. Tổng thống Obama là một trong những người tiên phong ủng hộ việc đối xử công bằng với người đồng tính - Ảnh: The New York Time. NHIỀU NHÂN VẬT NỔI TIẾNG LÀ NGUỜI ĐỒNG TÍNH Thế giới đã công nhận nhiều mối tình hoặc cuộc hôn nhân đồng tính. Trong đó, có những cuộchônnhânđồngtínhcủanhiềucánhântàinăngvượttrội,nhưngôisaocanhạcgạocội Elton John,Thủ tướng Iceland Johanna Sigurdardottir, ngôi sao ca nhạc Ricky Martin, cặp đôi nhà thiết kế sở hữu thương hiệu D&G lừng lẫy Domenico Dolce và Stefano Gabbana... Hàng trăm ngàn người đã xuống đường tại Paris để ủng hộ hôn nhân đồng tính - Ảnh: AFP “Đồng tính không có tội. Chính sự khẳng định trong công việc, học tập và sự cống hiến cho xã hội là những gì mọi người sẽ nghĩ về bạn”- Viết Vũ, thành viên của tổ chức phi chính phủ về đồng tính, nói. Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 23 “ “
  • 24. Người con của đất Cẩm Mỹ, Đồng Nai tên thật là Đoàn Kim Sơn (Tư Sơn), xuất thân trong một gia đình đông con, có truyền thống cách mạng. Từ chiến khu Lê Hồng Phong ác liệt Bỏ nhà vào bộ đội từ nỗi đau đớn và căm phẫn trước hung tin cha ruột của mình bị giặc Pháp giết hại tại chiến khu Tam giác sắt ở Bình Thuận, Tư Sơn mới chỉ 16 tuổi khi ấy được đưa đến đóng chốt tại núi Tà Vông ở Mũi Né. Đây cũng là chiến khu Lê Hồng Phong ác liệt nhất hồi bấy giờ. Năm 1951, Tư Sơn được điều về đơn vị C225, thuộc E812, bắt đầu tham gia vào nhiều trận đánh lớn như Căng Ê Xê Bít, lầu ông Hoàng, đồn Kim Ngọc. Đặc biệt trận đánh trực diện vào vùng địch tại xã Hàm Đức, Tư Sơn bị thương nặng và bị giặc bắt đưa về nhốt tại nhà lao Ba Gốt (Bình Thuận). Tại đây, người lính trẻ Sơn đã phải chịu cực hình tra tấn rất dã man. Đến đội 5 biệt động Sài Gòn Ngày 28-8-1954, việc trao đổi tù binh giữa ta và Pháp được tiến hành. Vừa ra khỏi nhà lao, Sơn và một số cán bộ, chiến sĩ chủ chốt khác đã nhận ngay quyết định về lại chiến khu ngày trước. Lúc này, Tư Sơn được phân công về nhà… cưới vợ và đưa vợ vào Sài Gòn. Thực tế, chuyện lập gia đình của Sơn là nhằm tìm cách móc nối các cơ sở cách mạng của ta ở Sài Gòn để tiếp tục hoạt động bí mật. Đến năm 1959, Tư Sơn được đưa về công tác ở BK15- D195-F100 thuộc đội 5 biệt động Sài Gòn. Ông còn nhớ như in từng trận đánh lớn và ác liệt nhất mà ông tham gia. Chẳng hạn trận đánh lớn gây tiếng vang ở khách sạn Caravel. Trong trận đánh lịch sử này, ông cùng đồng đội như Xuân (bí danh 7B) hay Nguyệt (đóng vai tình nhân cố vấn Mỹ) đã trực tiếp tham gia góp phần lập chiến công vang dội. Sau những trận đánh ác liệt đó, lực lượng biệt động thành được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đội 5 biệt động anh hùng”. Nhắc lại những kỷ niệm hoạt động bí mật ở Sài Gòn ngày trước, người chiến sỹ Sơn năm xưa nay đã luống tuổi ngồi lặng đi vài phút. Ông bồi hồi, xúc động ngâm mấy câu thơ ông viết tặng đồng đội: Những năm đánh Mỹ tơi bời/ 7B-Năm Chiếu có cùng Tư Sơn... Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tư Sơn được chuyển về Bộ tư lệnh. Ông công tác tại đây khoảng 8 năm thì về nghỉ hưu tại Đồng Nai. Mấy chục năm nay, ông là “người lính cụ Hồ” xuất sắc của thời bình, đảm đương nhiều trọng trách như khuyến nông, khuyến ngư; vận động bà con tham gia trải nhựa con đường liên xã Xuân Định – Bảo Bình; vận động thành lập và xây dựng ngôi trường tiểu học Nam Hà và nhà trẻ 30/4 – Nam Hà ngày nay... Gặp lại Tư Sơn của “đội 5 biệt động anh hùng” Trong chiến tranh, ông khét tiếng là đặc công “chìm”, từng góp công lớn trong nhiều trận đánh giải phóng Sài Gòn. PHAN HỮU Cựu binh biệt động thành Tư Sơn vinh dự được nhiều danh hiệu cao quý của Nhà nước. " Không chỉ giỏi về “quân cơ, binh pháp”, khi trở về với đời thường, cựu binh biệt động thành Tư Sơn còn là cán bộ kỹ thuật nông nghiệp xuất sắc và luôn gương mẫu tăng gia sản xuất. XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 24
  • 25. P hát triển công nghiệp ở thành phố Biên Hòa góp phần đưa kinh tế đất nước phát triển. Gắn kết với đó là các giải pháp chống ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí. Từ đầu những năm 2000, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao cho UBND thành phố Biên Hòa lập đề án qui hoạch xây dựng và phát triển rừng phòng hộ cảnh quan môi trường. Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện là Trung tâm Lâm nghiệp TP.Biên Hòa. Trung tâm Lâm nghiệp TP.Biên Hòa được thành lập từ năm 1982. Năm 2005, Trung tâm được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đề án và giao cho hơn 222 hecta để thực hiện và phát triển rừng phòng hộ môi trường cảnh quan. Trung tâm đã tiến hành phủ xanh toàn bộ diện tích được giao với thành phần cây lâu năm làm chủ đạo như dầu, sao, gõ đỏ... Những ngày đầu, nhìn vào dự án ai cũng thấy ngán bởi để thực hiện được việc trồng và bảo vệ rừng với một diện tích lớn như vậy không phải là điều dễ dàng. Chưa kể, Trung tâm còn phải lập khu tái định cư cho người dân nằm trong vùng quy hoạch. Sau quá trình trầy vi tróc vảy thuyết phục người dân chịu di dời vào các khu tái định cư của thành phố, cùng với từng giai đoạn trồng và bảo vệ rừng được triển khai tích cực, sát sao, không lâu sau đó, dự án được đánh giá là thành công trong thực tiễn. Nhờ Trung tâm Lâm nghiệp TP. Biên Hòa làm tốt công tác quản lý và chuyên môn nên cánh rừng phòng hộ môi trường cảnh quan của thành phố ngày càng vươn cao xanh tốt. Nhìn những cánh rừng bạt ngàn trải một màu xanh ngút mắt trong nắng sớm, hít thở bầu không khí trong lành mới thấy hết được ý nghĩa công việc của những người trồng rừng. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Đình Xướng - Giám đốc Trung tâm Lâm nghiệp cho biết, trồng rừng chỉ là giai đoạn đầu, còn việc bảo vệ rừng khỏi bị chặt phá, chống cháy rừng mới là khó khăn hơn nhiều, nhất là trong bối cảnh nạn xâm phạm rừng ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Do vậy, BGĐ Trung tâm luôn chỉ đạo, đôn đốc anh em bám sát công tác theo dõi và bảo vệ rừng. Ngoài ra, cứ mỗi cuối mùa mưa là BGĐ lại chỉ đạo anh em phát quang, thu gom lá để đề phòng cháy rừng khi mùa khô tới. Chòi quan sát được dựng tại nhiều nơi trên những ngọn đồi cao. Trong đó, chòi quan sát trung tâm là cao nhất, nằm bên cạnh tượng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của đoàn đặc công 113. Đứng trên chòi quan sát trung tâm, nhìn bao quát cánh rừng trải dài tít tắp, phía xa hơn là những ống khói của các nhà máy ở các khu công nghiệp đang hì hục nhả vào không gian những làn khói đen nghịt mới biết cánh rừng phòng hộ môi trường cảnh quan ở đây quan trọng thế nào. Không chỉ là rừng mà lâu nay nó thực sự trở thành lá phổi xanh giữa lòng thành phố Biên Hòa. Mặt trận thầm lặng ở cánh rừng BIÊN HÒA Cánh rừng 222 hecta trở thành lá phổi xanh và niềm tự hào của người Biên Hòa. Từ 8 năm nay, có một đội ngũ cán bộ ngày đêm quyết liệt giữ gìn và bảo vệ cánh rừng bạt ngàn, trả cho người dân thành phố công nghiệp Biên Hòa bầu không khí trong lành. THANH HẢI Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 25 “ “
  • 26. “Đã có gần 90% hợp tác xã (HTX) hoạt động có lãi hoặc thông qua các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đem lại lợi ích, nâng cao thu nhập cho xã viên, tạo việc làm, giảm nghèo, hỗ trợ giúp nhau trong sản xuất, nâng cao đời sống cho nhiều hộ gia đình” -ông Trần Hoàng Long - Phó Chủ tịch uỷ ban nhân dân xã Thạnh Đông, cho biết. Nông nghiệp tăng trưởng đều đều Trung tâm Tư vấn Kỹ thuật - Dịch vụ Nông nghiệp Tân Hiệp vừa làm nhiệm vụ tư vấn vừa thực hiện chuyển giao - ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vừa là cơ quan đầu mối giúp các HTX nông nghiệp làm dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm cây trồng, vật nuôi, trình diễn, nhân rộng và hướng dẫn nông dân thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao. Từ đó, nông nghiệp tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,2%; sản lượng lương thực đạt trên 600 ngàn tấn, chiếm 1/4 sản lượng lúa cao sản của tỉnh, trong đó lúa chất lượng cao chiếm gần 80% sản lượng. Giá trị sản xuất lúa 2 vụ/ năm bình quân đạt trên 75 triệu đồng/ha/năm, lãi sản xuất đạt trên 40% , trong đó khu vực Hợp tác xã nông nghiệp trên 55%. Đến nay, toàn huyện có trên 145 HTX với sự tham gia của 2.405 thành viên. Vốn lưu động của các HTX đạt gần 2,5 tỷ đồng, giá trị tài sản cố định gần 52 tỷ đồng. Tạo đà phát triển mọi mặt Chính sách an sinh xã hội của huyện Tân Hiệp tập trung mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đặc biệt là chú trọng đến các hộ nghèo và cận nghèo. Thu nhập bình quân 33 -26 triệu đồng/người/năm. Kết cấu hạ tầng nông thôn của huyện được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cả về bề rộng và chiều sâu. Hiện có 9/10 xã có đường ô-tô tới trung tâm, 70% xã có đường liên ấp được nhựa hóa hoặc được bê tông hóa; gần 100% hộ dân được sử dụng điện và sử dụng nước hợp vệ sinh; xây mới, nâng cấp nhiều chợ, khu dân cư, khu đô thị. Nhiều công trình thủy lợi đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, góp phần chủ động sản xuất trên 90% diện tích đất nông nghiệp của huyện. Qua đó, có thể thấy rõ HTX là phương cách tối ưu nhằm tập hợp ý thức và công sức tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo để làm giàu, thực hiện tốt chủ trương xoá đói giảm nghèo, làm chủ công trong công cuộc xây dựng nông thôn mới. Thượng sách thoát nghèo làm giàu ở Tân Hiệp Đừng tưởng hợp tác xã đã là câu chuyện xa xưa. Nhiều năm nay, các hợp tác xã ở Tân Hiệp, Kiên Giang đóng vai trò chủ lực xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp. HTX Thạnh Lộc – 1 trong 145 HTX hoạt động hiệu quả ở Tân Hiệp hiện nay. ANH SÁNG XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 26 " “Mô hình HTX ở huyện Tân Hiệp giúp các doanh nghiệp chúng tôi đoàn kết, chủ động sản xuất, hạn chế rủi ro, sản xuất hàng hoá đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của kinh tế thị trường”- ông Đặng Minh Mẫn, Tổng Giám đốc công ty CP Hiệp Long, xã Thạnh Trị cho biết.
  • 27. Đ ó là thấy giáo dạy văn Phan Danh Hiếu – người đứng trên bục giảng trường THPT Bùi Thị Xuân (TP Biên Hòa, Đồng Nai) tròn 10 năm nay. Dạy chữ sáng tạo, tận tâm rèn người Với cái tâm của nghề giáo và năng lực chuyên môn vững chắc, thầy Phan Danh Hiếu hăng hái tìm tòi sáng tạo sao cho học sinh tiếp thu bài giảng một cách tốt nhất. Đồng thời, thầy luôn tỉ mỉ với mỗi bài kiểm tra của học sinh. Khi chấm bài, thầy phê từng lỗi nhỏ để các em biết đường hướng khắc phục. Cách dạy của thầy luôn đem lại hứng thú và tiếng cười thoải mái cho học sinh ngay từ những chi tiết nhỏ nhặt của bài văn. Không chỉ quan tâm đến học lực, thầy còn hết lòng dìu dắt các em trong cuộc sống. Với thầy, sư phạm không có nghĩa chỉ “dạy chữ” mà còn là “rèn người”, “dạy cách sống” cho các học sinh của mình. Qua đó, thầy tổ chức nhiều buổi trò chuyện, tư vấn chọn trường, chọn ngành cho học sinh. Hàng trăm câu hỏi trong những mùa thi tốt nghiệp, CĐ- ĐH được thầy giải đáp một cách tận tình. Trang blog onthidh. vnweblog.com của thầy Phan Danh Hiếu hiện thu hút đến hơn 4 triệu lượt xem và gần trăm ngàn lời bình luận. Năm nào cũng vậy, cứ vào mỗi mùa thi tốt nghiệp THPT, thầy Hiếu lại có mặt trước cổng hội đồng thi nhằm động viên, khuyến khích các em vượt qua những ngày thi căng thẳng. Hành động ấy tuy hết sức đơn giản, nhưng khiến nhiều học sinh, phụ huynh và cả giáo viên cảm kích cái tâm của một người thầy. Ông chủ Vườn văn hiếu khách Hiếm có thầy giáo dạy văn nào lại đồng thời là chủ nhân của một trangvănthuhútđôngđảolượttruy cập như thầy Phan Danh Hiếu. Sự sáng tạo, năng động và hiện đại ấy cũng là một trong nhiều điều tâm huyết mà thầy có thể làm vì lớp học sinh thân yêu của mình. Tại blog Vườn văn, thầy đăng tải cô đọng các bài giảng trong lớp thành những bài viết hay để học sinh có thêm nguồn tư liệu học tập. Điều đáng nói là nguồn tư liêu quý giá ấy hoàn toàn miễn phí. Thầy Hiếu tâm sự: “Qua blog Vườn văn, tôi mong muốn tạo một sân chơi thú vị, bổ ích cho các học sinh và cả bạn đọc yêu thích văn học. Cũng qua blog, tôi nhận được nhiều bài viết hay của các em học sinh gần xa. Điều đó cho thấy văn học luôn có sức hấp dẫn lạ kỳ, quan trọng là cách chúng ta truyền tải và tiếp thu văn học như thế nào”. Dạy văn như thầy, có mấy ai! Không chỉ được học sinh quý trọng bởi cách dạy lôi cuốn, người thầy ấy còn là một blogger nổi danh. Hiện blog Vườn văn của thầy đang phát huy tích cực vai trò ôn tập và tư vấn môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và CĐ-ĐH gần kề. Thầy giáo Phan Danh Hiếu tận tâm của nhiều lớp học sinh , kiêm hội viên Hội VHNT tỉnh Đồng Nai. Một tâm hồn văn chương tài hoa Thời sinh viên, Phan Danh Hiếu có trong tay hơn 200 bài thơ được đăng trên các tạp chí, sách báo. Anh đã đạt nhiều giải thưởng văn chương như: Tặng thưởng thơ báo Tuổi Trẻ năm 2003, Giải Nhì thơ báo Mực Tím năm 2003, Tặng thưởng của báo Du Lịch TP.HCM về tùy bút năm 2010. Một số sáng tác tiêu biểu của nhà văn, nhà thơ Phan Danh Hiếu: Chợ làng, Tâm cảm, truyện ngắn cù lao, Cha ơi... MỘC LAN “ “ Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 27 THỜI SỰ GIÁO DỤC
  • 28. T heo nhận định của Sở GD&ĐT, năm nay số lượng hồ sơ đăng kí dự thi giảm là do công tác hướng nghiệp tại các địa phương được làm tốt. Mặc dù lượng hồ sơ giảm nhưng đây là một tín hiệu đáng mừng vì chất lượng đào tạo từ nghề cho tới đại học sẽ được nâng lên trong thời gian tới và tránh được nhiều hồ sơ ảo. Sư phạm lên ngôi Theo thống kê sơ bộ, Sở GD- ĐT TP.HCM đã nhận được gần 16.000 hồ sơ (chưa tính hồ sơ của học sinh khối GDTX). Trong số trên 4.100 hồ sơ thí sinh tự do nộp tại Sở, phần đông tập trung vào các ngành sư phạm và y dược. Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM cũng nhận được khoảng 12.000 hồ sơ, trong đó nhiều nhất là số hồ sơ thi vào các trường ĐH: Sài Gòn, Sư phạm TP.HCM, Y Dược TP.HCM, Quốc gia TP.HCM… Ông Nguyễn Quốc Cường- chuyên viên tuyển sinh Bộ, cho biết: “Số lượng hồ sơ vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm nay tăng từ vị trí 15 năm ngoái lên vị trí thứ 2 sau ĐH Sài Gòn”. Thực tế, việc “đầu quân” của thí sinh vào lĩnh vực sư phạm năm nay chủ yếu rơi vào ngành giáo dục mầm non. Ông Lê Quang Hảo -Phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau cho biết, số lượng hồ sơ đăng ký vào Trường CĐ Sư phạm Cà Mau năm nay đạt 810 bộ, tăng 300 hồ sơ. Theo ông Hảo, nguyên nhân ngành này hút người học vì địa phương đang “khát” nhân lực phục vụ cho các xã có mở mới trường mầm non. Tại ĐH Sư phạm Đà Nẵng tăng 2.547 hồ sơ và các tỉnh phía Bắc, số hồ sơ đăng ký dự thi vào khối các ngành sư phạm đã tăng lên đáng kể so với những năm trước. Trước mùa tuyển sinh, Bộ GD- ĐT cũng đã phát đi tín hiệu cảnh báo về tình trạng sẽ thừa lao động ngành sư phạm trong tương lai. Bài toán nhân lực sẽ còn cần nhiều giải pháp từ phía Bộ GD-ĐT và các cơ quan liên quan. Kinh tế “thất thu” Tình hình chung của năm nay có thể thấy khối ngành kinh tế đều giảm, sư phạm, kỹ thuật tăng. Cái tên CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM hằng năm luôn nhận được sự ưu ái nhiều nhất của thí sinh khu vực phía Nam năm nay cũng tụt giảm đến 9.000 hồ sơ. Đây cũng là con số hao hụt của Trường CĐ Công thương TP.HCM năm nay. Đồng cảnh ngộ, số lượng hồ sơ đăng ký vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Kinh tế Đà Đăng ký dự thi ĐH, CĐ: MẤT CÂN BẰNG CÁC KHỐI NGÀNH Kỳ thi tuyển sinh 2013 đã có sự thayđổibấtngờ, khối ngành kinh tế chính thức rời khỏi vị trí quán quân để nhường chỗ cho ngành sư phạm mầm non. CÁT TUỜNG Việc tăng số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào ngành sư phạm cho thấy chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn để có được đầu vào chất lượng hơn. THỜI SỰ GIÁO DỤC Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 28
  • 29. Nẵng năm nay giảm mạnh so với năm 2012. Cụ thể, ĐH Bách khoa Đà Nẵng giảm 2.047 hồ sơ, ĐH Kinh tế Đà Nẵng giảm hơn 4.430 hồ sơ. Tương tự, tại các tỉnh phía Nam, lượng đăng ký vào ngành kinh tế đã giảm rõ rệt. Việc thí sinh “lơ” khối ngành kinh tế hiện nay là do các em nghe ngóng thông tin học ngành này sẽ khó kiếm việc làm trong những năm tới. Tại Cần Thơ, chỉ có hơn 70 thí sinh đăng ký vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM và gần 90 em chọn Trường ĐH Tài chính - Marketing. Cũng chỉ có 9 em đăng ký vào Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM năm nay. Tại chính các trường ĐH có đào tạo khối ngành kinh tế, tài chính ngân hàng, lượng hồ sơ cũng giảm đáng kể. Cụ thể, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM chỉ nhận được hơn 11.600 hồ sơ, giảm 5.400 hồ sơ. Tương tự, tại Trường ĐH Tài chính - Marketing chỉ có hơn 21.300 hồ sơ, giảm đến hơn 11.000 hồ sơ so với năm ngoái. Lượng đăng ký vào Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM năm nay chỉ khoảng 4.000, giảm đến 7.000 bộ. Ghi nhận cũng cho thấy, trong khối ngành kinh tế nói chung thì ngành tài chính - ngân hàng có xu hướng giảm rõ rệt nhất. Ông Trần Mạnh Dũng- Trưởng ban Đào tạo Học viện Ngân hàng, cho hay số hồ sơ mà trường nhận được khoảng 8.000, giảm tới 2.000 (20%) so với năm ngoái. TS. Phan Ngọc Minh -Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM lý giải, nhu cầu tuyển dụng về nhân sự trong bối cảnh khủng hoảng ở lĩnh vực tài chính ngân hàng phần nào tác động đến xu hướng lựa chọn ngành học của thí sinh. Các chuyên gia cho rằng, chính vì sự phân luồng đào tạo kém hiệu quả đã dẫn tới tình trạng mất cân bằng trong nguồn nhân lực hiện nay. Khối C vẫn vắng ngắt Lâu nay khối C vẫn là khối có lượng thí sinh dự thi ít nhất, nhưng năm nay số lượng thi sinh đăng ký dự thi còn “buồn tẻ” hơn. Điều đáng buồn, trong khi khối A1 đang có xu hướng tăng thì khối C của nhiều trường không thể tuyển đủ chỉ tiêu nguyện vọng 1, hầu hết phải nhận hồ sơ nguyện vọng 2. Nhiều ngành học khối C cũng đang dần bị đóng cửa hoặc teo tóp chỉ tiêu tuyển sinh. Một số trường dân lập như Đại học Duy Tân, Đại học Đông Á (Đà Nẵng) hầu như không mở được các ngành khối C do không có thí sinh dự thi. Điểm tuyển đầu vào khối C của một số ngành chỉ ở mức điểm sàn (13, 14 điểm). Các khối như Triết học, Tâm lý bị tụt hạng thê thảm với điểm tuyển sinh từ 16 đến 18 điểm. Lo sợ không đảm bảo chỉ tiêu, các trường ngành xã hội còn phải đưa ra đầu vào bằng cả khối A để lôi kéo thí sinh. Chúng ta không thể trách thí sinh là tại sao chỉ đổ xô vào các khối khác mà lạnh nhạt với khối C trong khi chỉ tiêu khối C quá ít, lại thiếu hấp dẫn. Các ngành học hầu như không mang lại lợi ích thiết thực với đời sống cá nhân của họ như khó xin việc, lương thấp, cơ hội thăng tiến ít... Chính vì thế, mong muốn lựa chọn cho bản thân một ngành nghề phù hợp cũng là điều dễ hiểu, dễ thông cảm. Mặt khác, chương trình học khối C quá nặng khiến nhiều học sinh thấy phát sợ. Khoảng 1 triệu thí sinh dự thi với 2 triệu lượt đăng kí nhưng dự kiến chỉ có khoảng nửa triệu người đi học ĐH, CĐ. Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 29 “ “
  • 30. M ột khi Tòa tuyên hủy hợp đồng mua bán của bà Yến thì hậu quả pháp lý sẽ trở nên rất phức tạp. Họa rớt trúng người ngay Vừa qua tòa soạn đã nhận được đơn thư phản ánh của bà Phan Thị Yến ngụ tại khóm 3, phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang trình bày sự việc cơ quan chính quyền làm sai để cho dân lãnh hết hậu quả. Sự việc như sau: Vào năm 2007 bà Yến mua 1 căn nhà tại địa chỉ số: 132 (số mới là 139) Thủ Khoa Nghĩa, phường Châu Phú A, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mọi thủ tục mua bán đều được làm theo đúng trình tự pháp luật và được các cơ quan chức năng chứng thực đầy đủ, hợp pháp. Sau khi nhà được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, bà Yến đã sửa chữa, xây cất lại các phòng trong nhà. Nhưng vào năm 2009 bà Yến trở thành người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp giữa bà Thái Thị Bí Nhỏ và ông Mai Bá Tiếc (người bán nhà cho bà Yến). Qua 2 lần xét xử và vừa qua là quyết định giám đốc thẩm, có nguy cơ hợp đồng mua bán nhà của bà bị hủy bỏ mặc dù việc bà mua nhà đã được các cơ quan chức năng chứng thực hợp pháp và đã được cấp giấy tờ nhà xong. MẤT NHÀ NHƯ CHƠI BỞI LỖI CỦA CƠ QUAN THI HÀNH ÁN Tưởng mua nhà từ ngân hàng, lại được các cơ quan nhà nước xác nhận hợp lệ là yên tâm, vậy mà giờ đây bà Yến lại bị vướng vào vòng kiện tụng mệt mỏi và có thể bị mất căn nhà mà bà đã bỏ bao công sức mới có được. BAN CTBĐ ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 30
  • 31. Nguyên do là vì căn nhà mà bà Yến mua bị Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Châu Đốc kê biên theo quyết định kê biên số 24/ QĐ.THA vào ngày 31-10- 2005. Khi kê biên thì căn nhà đang được thế chấp tại ngân hàng TMCP Phương Nam và ngân hàng này là nơi cầm giữ tài sản nhưng Chi cục thi hành án Châu Đốc không hề thông báo cho ngân hàng. Như vậy việc kê biên tài sản trên không đảm bảo đúng trình tự thử tục quy định. Khi tiến hành kê biên xong, Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Châu Đốc cũng không có một văn bản nào thông báo cho các cơ quan chức năng ở địa phương biết. Khi mua nhà thì căn nhà đã được đem thế chấp lại ở ngân hàng khác là ngân hàng TMCP Phương Đông – Long Xuyên. Bà Yến đã trực tiếp mang tiền ra ngân hàng Phương Đông để giải chấp căn nhà ra. Phòng công chứng số 2 cũng đã công chứng hợp đồng mua bán nhà và đất cho bà Yến. Mọi quy trình từ hợp đồng sang nhượng đến thủ tục sang tên của bà đều hợp lệ và được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận đầy đủ. Sau đó UBND thị xã Châu Đốc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho bà Yến. Sai từ cơ quan thi hành án Cơ quan chức năng, cụ thể là Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Châu Đốc làm sai thì cùng lắm chỉ bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, còn hậu quả thì đổ hết lên đầu dân. Vụ việc này được luật sư Trần Thị Hải Anh trả lời như sau: “Khi tài sản được thế chấp cầm cố tại ngân hàng thì ngân hàng là chủ thể mới, mọi thay đổi dịch chuyển về quyền lợi liên quan đến tài sản này đều phải được sự đồng ý của ngân hàng. Nếu cơ quan thi hành án kê biên tài sản mà không thông báo cho ngân hàng biết là đã vi phạm (khoản 4 điều 41 pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 của UB Thường Vụ Quốc Hội số 13/2004/ PL-UBTVQH11 ngày 14-1-2004 về thi hành án dân sự). Ngoài ra cơ quan thi hành án Châu Đốc cũng không thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan biết là đã vi phạm (điểm a, khoản 5, điều 21, chương III Nghị Định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30-9-2004 của Chính phủ). Vì vậy Tòa dựa vào cái sai của một cơ quan chức năng để hủy hợp đồng đã được các cơ quan chức năng khác chứng nhận hợp lệ và đã hoàn thành là hoàn toàn không ổn. Việc mua nhà của bà Yến là ngay tình hợp pháp, bà không thể biết việc tài sản bị ngăn chặn giao dịch là hoàn toàn do lỗi của cơ quan thi hành án thị xã Châu Đốc”. Thiệt hại của bà Yến sẽ được xử lý như thế nào khi mà bà đã mua nhà, sửa chữa và ở được 6 năm nay trong khi thời giá nhà cửa hiện nay đã rất khác? Ví dụ nếu bà Yến không mua tài sản trên và khi ngân hàng phát mãi tài sản trên để thu hồi nợ thì cơ quan thi hành án có quyền ngăn cản việc phát mại tài sản của ngân hàng không? Bà Yến và ngôi nhà bỗng dưng trở thành tài sản bị kiện tụng tranh chấp. Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 31
  • 32. T heo đơn trình bày của vợ chồng ông Trần Văn E và bà Nguyễn Thị Nhen, cùng ngụ tại xã Tân Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre: Từ năm 1974, vợ chồng ông được cha là ông Trần Văn Ý cho một phần đất thuộc thửa 320, tờ bản đồ số 9, tọa lạc tại ấp 2 xã Tân Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre để cất nhà sinh sống và làm ăn tại đây. Đến năm 1996, bà Nguyễn Thị Thọ từ nước ngoài về, vịn lý do đây là đất của mẹ bà mua và cho ông Ý ở nhờ từ năm 1947 nên thương lượng xin ông E khoảng đất trống sát nhà ông E để cất nhà. Dù gia đình ông E đã chấp nhận nhưng sau đó bà Thọ lại khiếu nại đòi lại toàn bộ diện tích đất, trong đó có cả căn nhà gia đình ông E đang sử dụng. Từ bản án sơ thẩm thấu tình thấu lý Theo Quyết định số 205 QĐ-UB ngày 25-8-2997 của UBND huyện Ba Tri và Quyết định số 127 QĐ- UB ngày 21-01-1998 của UBND tỉnh Bến Tre đã bác đơn khiếu nại của bà Thọ, đồng thời cho phép ông Ý đăng ký kê khai để xác lập quyền sử dụng phần đất diện tích Bản án phúc thẩm TRÁI TÌNH NGHỊCH LÝ Với quyết định bản án phúc thẩm số 226/2012/ DS-PT, thẩm phán Huỳnh Ngọc Dũng ởTAND tỉnh BếnTre có những dấu hiệu sai phạm trong xét xử. NGUYỄN TUẤN ĐỒNG HÀNH CÙNG BẠN ĐỌC Pháp luật - Văn hóa & Xã hội - 32