SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 174
Du khảo Hoa Kỳ Sau thảm hoạ 11 tháng 9 - 11
      Phạm Việt Long


    Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tổng thống G.W.Bu-sơ
tuyên bố: "Ngày hôm nay chúng ta đã trải qua một thảm
kịch của dân tộc".




                                CHƯƠNG I. TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN

      Lúc này, Hà Nội đang chuyển mùa. Đã có những đợt gió Đông Bắc se se lạnh. Vậy mà trái
đất đang nóng lên. Một sự kiện dữ dội nhất mở đầu thiên niên kỷ mới đã xẩy ra: hai toà nhà
thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại thành phố Niu-Yoóc Hoa Kỳ bị hai máy bay
đâm thẳng vào, nổ tung, sụp đổ.

      Vào chính cái đêm 11 tháng 9 năm 2001 ấy, nghe Hưng, cậu con rể, thông báo, tôi không
tin được. Bởi tính cậu ta hay bông đùa, và cũng bởi cái tin cậu ta đem lại quá đột ngột. Ai mà tin
được rằng một cường quốc như Hoa Kỳ mà lại bị đòn đau đến như thế.
Tới khi cậu con rể tôi nghiêm mặt nói rằng chính thằng bạn ở tận Đức gọi điện về báo tin
này rồi vội vã xách xe chạy đến khách sạn để xem truyền hình thu qua vệ tinh về thảm hoạ 11
tháng 9, tôi mới tin đó là sự thật.

       Ngay sáng hôm sau, trên các mặt báo trong nước, từ trung ương đến địa phương, đã in nổi
bật tin về thảm hoạ nói trên: "Nước Mỹ bị tấn công: 9 giờ sáng giờ Niu-Yoóc, một máy bay
Boeing 767 của hãng hàng không Mỹ American airlines chở 81 hành khách và phi hành đoàn 11
người trên đường bay từ Bô-xtơn đi Lốt-an-giơ-lét (chuyến bay số 11) đã đâm vào toà nhà 110
tầng khu Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới ở Niu-Yoóc. Khoảng 20 phút sau vụ nổ thứ
nhất, một máy bay khác cũng của hãng này từ Oa-sinh-tơn đi Lốt-an-giơ-lét (chuyến bay số 77)
chở 58 hành khách và phi hành đoàn 6 người, đã lại đâm vào khối nhà phía Nam của chính
Trung tâm Thương mại này. Những tin tức đầu tiên cho biết có ít nhất 6 người bị chết, hơn 1.000
người khác bị thương. Sau đó ít phút có một tiếng nổ lớn làm phần lớn của toà nhà chọc trời này
bị sập. Nhiều nguồn tin cho biết hiện chưa thể xác định chính xác số người chết và bị thương,
nhưng tất cả bệnh viện ở Niu-Yoóc đã quá tải. Thảm hoạ xảy ra khi khoảng 40.000 người đang
làm việc tại Trung tâm Thương mại Thế giới, nơi mỗi ngày có khoảng 150.000 người vào mua
sắm, giao dịch, kinh doanh và giải trí.

                                          Cũng trong ngày 11 tháng 9, một máy bay thương
                                   mại của hãng hàng không Mỹ United Airlines đã lại đâm
                                   xuống Lầu Năm góc, làm ít nhất 7 người bị thương, khiến
                                   24.000 nhân viên của Lầu Năm góc phải sơ tán khẩn cấp
                                   khỏi nơi làm việc. Các nhân viên Liên hợp quốc cũng được
                                   lệnh sơ tán khỏi trụ sở ở Niu-Yoóc. Những người chứng
                                   kiến cho biết họ nhìn thấy các xe tải bị chất xung quanh Nhà
                                   Trắng và khói bốc lên từ phía nam của dinh Tổng thống.
                                   Trong lúc đó ở khu nhà Quốc hội trên đồi Ca-pi-tơn cũng
                                   xảy ra những vụ nổ. Một vụ đánh bom bằng xe hơi đã xảy ra
                                   trước cổng Bộ Ngoại giao Mỹ.

                                          Tổng thống G.W.Bu-sơ tuyên bố: "Ngày hôm nay
chúng ta đã trải qua một thảm kịch của dân tộc".

       CNN bình luận: "Từ thời nội chiến, đến bây giờ nước Mỹ
lại chịu cảnh chiến tranh."
Những ngày tiếp theo, báo chí của chúng ta tiếp tục đưa tin, ảnh về thảm hoạ 11 tháng 9:
Hàng vạn người chết và bị thương. Các hoạt động cứu nạn đang được xúc tiến. Quân đội Mỹ
trong tình trạng báo động cao nhất. Lãnh đạo và nhân dân nhiều quốc gia trên thế giới chia buồn
với Chính phủ và nhân dân Mỹ. Tính đến chiều 12-9, Mỹ vẫn chưa xác định được chính xác số
người chết, tuy nhiên các quan chức Mỹ ước tính số người thương vong có thể rất lớn, riêng số
người chết trong vụ tiến công Lầu Năm góc lên tới 800 người. Số người chết và bị thương tại
Trung tâm Thương mại Thế giới ước tính khoảng mười nghìn người; toàn bộ 266 hành khách và
phi hành đoàn của bốn máy bay bị bắt cóc đều thiệt mạng. Ngoài ra, khoảng 300 nhân viên cứu
hộ, trong đó có 200 lính cứu hoả, 78 cảnh sát Niu-Yoóc đã chết hoặc mất tích. Tổng thống Mỹ
coi cuộc khủng bố là "hành động chiến tranh". Cộng đồng Hồi giáo trên thế giới đang đưa ra
thông điệp chứng tỏ rằng người Hồi giáo không phải là kẻ thù gây ra các cuộc tiến công khủng
bố này, và cho rằng Mỹ nên xem xét lại chính sách đối ngoại của mình. Mỹ nỗ lực giải quyết hậu
quả thảm hoạ ngày 11-9. Giới tình báo và an ninh Mỹ đang bị hoảng loạn. Tổng thống G.W.Bu-
sơ ra lệnh bắn các máy bay dân dụng khả nghi. Mỹ đang "dọn chỗ" cho cuộc tấn công vào Áp-
ga-ni xtan. Mỹ sẽ đánh vào bất kỳ quốc gia nào chứa chấp Bin Lađen . Mỹ đã phát lệnh động
viên 50.000 quân dự bị. Người Mỹ cố gắng trở lại cuộc sống bình thường. Mỹ gia tăng sức ép
quân sự đối với Áp-ga-ni-xtan. Mỹ triển khai chiến dịch "Công lý vô tận" tấn công Áp-ga-ni-
xtan...

       Tình hình diễn biến quá nhanh theo chiều hướng căng thẳng. Lúc này, Chính phủ Việt
Nam đã thể hiện thái độ qua phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Phan Thuý Thanh:
"Chúng tôi cho rằng Hoa Kỳ phải thận trọng, xác định chính xác thủ phạm, và trong hành động
của mình phải tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia các nước, không làm phức tạp quan hệ quốc tế và
tránh những hành động gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của thường dân vô tội."

       Cũng chính vào thời điểm này, Hoa Kỳ còn gây căng thẳng cho bầu không khí thế giới bởi
đưa ra thông qua cái gọi là "Đạo luật nhân quyền Việt Nam". Dư luận thế giới và trong nước vừa
lên án khủng bố, vừa phản đối Mỹ phát động chiến tranh, đồng thời đòi hỏi Mỹ phải huỷ bỏ cái
đạo luật phi lý về Việt Nam nói trên. Tình hình hết sức phức tạp. Mỹ đã nắm lấy thời cơ để thực
hiện chiến lược của mình, cứng rắn chia thế giới thành hai cực: một cực chống khủng bố, mà
muốn thể hiện tinh thần chống khủng bố của mình thì phải ủng hộ Mỹ, và một cực không ủng hộ
Mỹ, có nghĩa là ủng hộ khủng bố. Tuy vậy, nhân loại vốn yêu chuộng hoà bình, cho nên dù
muốn loại trừ nạn khủng bố khỏi xã hội, mọi người đều yêu cầu Hoa kỳ phải tôn trọng Hiến
chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế nếu tiến công trả đũa các cuộc khủng bố.
Mười ngày sau thảm hoạ 11-9 tại Mỹ, báo chí vẫn không ngớt đưa tin về điểm nóng Hoa
Kỳ: Đến ngày 20-9, cơ quan cứu hộ xác định 6.333 người mất tích... Hầu hết người Mỹ đã trở lại
với công việc hàng ngày. Tổng thống Mỹ đã phát biểu ý kiến trước hai viện Quốc hội Mỹ về
thảm hoạ ngày 11-9. Trong bài phát biểu này, ông Bu-sơ tuyên bố sẽ sử dụng "mọi vũ khí cần
thiết" trong chiến dịch toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố và kêu gọi quân đội Mỹ "sẵn sàng
chiến đấu". Cỗ máy chiến tranh của Mỹ đang tăng tốc: Lực lượng quân sự Mỹ ồ ạt đổ vào vùng
vịnh. Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh mà không suy tính những hậu quả thảm khốc của
nó. Biểu tình kêu gọi không trả đũa tàn bạo. Mỹ tăng cường áp sát Áp-ga-ni-xtan.

      Cách thức tuyên truyền rầm rộ và những lời phát biểu cứng rắn của giới cầm quyền Hoa
Kỳ đã làm cho tâm lý chiến tranh bùng phát ở Mỹ. Theo kết quả thăm dò dư luận của ABC và
báo Bưu điện Oa-sinh-tơn, có 8 trong số 10 người Mỹ được hỏi cho rằng bài phát biểu của ông
Bu-sơ đã làm tăng niềm tin vào khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, 9 người ủng hộ
cách giải quyết của ông Bu-sơ và 75% ủng hộ lời kêu gọi của ông phát động cuộc chiến tranh
quy mô rộng lớn chống khủng bố. Các nhà quan sát cho rằng sự cổ vũ của các nghị sĩ và các
phương tiện truyền thông Mỹ giống như "một kịch bản chính trị" nhằm khích lệ binh lính và
thanh niên Mỹ bước vào cuộc chiến. Như để đốt cháy rực lên nữa ngọn lửa hận thù, chính quyền
Mỹ báo động trước nghi ngờ về cuộc khủng bố vòng hai, đồng thời tuyên bố tấn công bất chấp
Liên hợp quốc.

      Trong khí đó, ngay giữa lòng nước Mỹ, người Hồi giáo phải sống trong lo sợ bị trả thù.
Hội đồng quan hệ Mỹ - Hồi giáo ở Oa-sinh-tơn đã ghi nhận được hơn 350 vụ đe doạ bạo lực,
phân biệt đối xử, tấn công người Hồi giáo ở Mỹ kể từ khi thảm hoạ xảy ra. Vụ giết hại một người
gốc Ai Cập bán tạp phẩm ở Lốt-An-giơ-lét hôm chủ nhật là sự việc mới nhất trong tâm lý trả thù
người Arập đang xuất hiện ở Mỹ....

       Con số người thiệt mạng được báo chí ta công bố theo dự đoán của báo chí Mỹ lúc đầu có
tới khoảng 10.000 đến 20.000 người! Thật là khủng khiếp! Rồi sau đó, số người bị mất tích được
công bố giảm dần... Không hiểu vì lý do gì, mà các nguồn tin phương Tây lại thiếu thận trọng
trong việc công bố số nạn nhân của thảm hoạ đến thế? Để tạo mối quan tâm? Để "giật gân" câu
khách? Hay đơn thuần chỉ là vì sự phỏng đoán lúc đầu chưa thật chính xác? Dù sao, nói về sự
chết chóc cũng cần thận trọng, không nên phóng đại. Tính mạng một con người là cả một vấn đề
lớn lao, huống chi đây lại là con số hàng vạn người!

     Đọc báo, tôi giật mình: khốn khổ thay nhân dân Áp-ga-ni-xtan khi đất nước này bị Hoa
Kỳ chọn làm mục tiêu "chống khủng bố"! Một đất nước cùng khổ, đang sống dở chết dở bởi
nghèo đói và bởi chế độ hà khắc dưới quyền cai trị của Ta-li-ban, lẽ ra cần được các nước giầu
cứu giúp, đằng này lại sắp trở thành mục tiêu của bom đạn! Chẳng nhẽ thế giới không động lòng
trước một đất nước bị cô lập và nghèo khổ như Áp-ga-ni-xtan sao? Đó là một trong 4 nước
nghèo nhất thế giới. Đã thế, hạn hán lại hành hạ đất nước này suốt 3 năm ròng, làm cho diện tích
có thể trồng trọt tụt xuống còn bằng 12% diện tích đất canh tác. Người nông dân không có ruộng
đất để gieo trồng, không có việc làm và không có lương thực. Sự nghèo đói, bệnh tật đã làm cho
nhân dân nước này chỉ có tuổi thọ trung bình là 43. Chỉ vì những bệnh thông thường, cứ 4 trẻ em
thì có 1 em chết yểu trong vòng 5 năm đầu tiên của đời người! Rồi đây, khi bom đạn Mỹ và đồng
minh trút xuống Áp-ga-ni-xtan, liệu tuổi thọ trung bình của người dân còn được bao nhiêu? liệu
tỷ lệ tử vong của trẻ em sẽ tăng lên đến mức nào? Tôi giật mình còn bởi lẽ, tại sao lại có những
tờ báo tung hô sự trả thù của Mỹ "khách quan" đến thế! Chính nhờ những thông tin ấy mà lượng
báo chí phát hành tăng vọt, có tờ gấp đôi ngày thường, thậm chí hơn thế nữa. Người ta còn chụp
lại một số bài báo về cuộc chiến sắp xảy ra, thậm chí còn sục vào In-tơ-nét kiếm thông tin về
chiến tranh để "xuất bản xem liền", bán đầy đường phố! Trên đường phố thành phố Hồ Chí
Minh, vào lúc xẩm tối, tôi thấy từng tốp thanh niên nam nữ đứng tràn trên mặt đường bán tận tay
những người ham tin những bài báo, những tờ thông tin về tình hình Mỹ - Áp-ga-ni-xtan. Tôi chỉ
muốn nói to lên để mọi người nghe lời khẩn cầu của mình là các phương tiện thông tin hãy có
trách nhiệm hơn với tính mạng con người, cần thận trọng trước thảm hoạ của nhân loại!

       Mà bây giờ, một cuộc chiến tranh được phát động nhanh quá, đơn giản quá. Ngày xưa, khi
Pháp chuẩn bị xâm lược Việt Nam, chúng phải mất cả thế kỷ thăm dò, nào là truyền giáo, nào là
giao thương... Rồi khi Mỹ muốn xâm lược Việt Nam, chúng cũng phải mất mấy chục năm
"đệm", thay chân Pháp từng bước. Còn bây giờ, vèo một cái, chỉ cần dăm ba ngày cùng vài lời
tuyên bố về sự khủng bố là Mỹ nghiễm nhiên tiến hành ngay một cuộc chiến tranh tuyên bố hẳn
hoi với một quốc gia! Tốc độ của thời hiện đại quả là khủng khiếp! Việc quyết định một chủ
trương lớn như tiến công một quốc gia, Mỹ làm nhanh tới mức chưa kịp có phương án triển khai
(Lầu Năm góc đang bối rối với các phương án tấn công- Báo Nhân Dân, 25-9). Mỹ đã cướp thời
gian, tận dụng sự ngập tràn thông tin đang có lợi để thực hiện âm mưu bá chủ thế giới của mình.
Thế nhưng, Thế giới vẫn nhận biết bản chất sự việc: "Không thể ngăn chặn khủng bố nếu vẫn
còn áp bức", đó là nhận định của Thủ tướng Ma-lai-xi-a Ma-ha-thia Mô-ha-mát. Ông cho biết
Ma-lai-xi-a không muốn các nước vô tội trở thành nạn nhân của cuộc săn lùng khủng bố mà Mỹ
phát động. Ông cho rằng săn lùng khủng bố chỉ bằng vũ khí sẽ không giải quyết được vấn đề một
cách triệt để chừng nào sự tức giận của những người bị áp bức vẫn còn tồn tại. Theo ông, đã đến
lúc cộng đồng quốc tế phải chú ý giải quyết các vấn đề, điều mà khiến người ta không còn sự lựa
chọn nào khác phải tiến hành biện pháp khủng bố. Ông nói: "Chúng ta cần ngăn chặn sự áp bức
đối với nhân dân Pa-lex-tin, Irắc, Tres-xnhi-a và những nơi khác." (Báo Nhân Dân, 25/9).
CHƯƠNG II. HOA KỲ LÀ THẾ

      1. Bay về vùng lửa

      Như vậy là Niu-Yoóc, một thành phố hiện đại và giầu sang bậc nhất thế giới, đã trở thành
điểm nóng của toàn cầu và ngọn lửa hận thù đang từ đây toả rộng ra, làm cho trái đất nóng lên.
Chính trong không khí oi nồng toàn cầu ấy, theo kế hoạch giữa Bộ Văn hoá Thông tin và quỹ
FORD về khảo sát văn hoá tại Mỹ, chúng tôi lên đường bay về vùng lửa Niu-Yoóc.

        Nhiều người hỏi chúng tôi rằng đi vào thời điểm này có ngại "dính" khủng bố không? Đã
thế, lại còn bệnh than với những gói bột mầu trắng đáng sợ nữa! Chúng tôi không lo ngại, nhưng
hơi băn khoăn: các bạn Mỹ đang bận với việc khắc phục thảm hoạ 11 tháng 9 và đang trong bầu
không khí nóng của chiến tranh, liệu có bình tâm làm việc với chúng tôi không? Và rồi "gió cứ
thổi, đoàn người cứ tiến", chúng tôi lên đường.

       Mức độ suy giảm của hoạt động hàng không quốc tế sau thảm hoạ 11 tháng 9 tại Mỹ thể
hiện rõ nét dần từ sân bay Nội Bài, qua sân bay Đài Bắc, đến sân bay Niu-Yoóc, với số lượng
khách giảm đáng kể. Chuyến bay CI.012 của Hàng không Việt Nam kết hợp với Hàng không Đài
Loan ít khách tới mức có thể tìm chỗ nằm thoải mái trên các hàng ghế trống trải. Sân bay Đài
Bắc vắng vẻ. Hun hút dọc đường nhà ga chỉ có một tốp khách Việt Nam gồm 10 người cộng với
2 người Hoa. Chúng tôi ngồi rải rác trên các dãy ghế nhựa chờ làm thủ tục để vào khách sạn nghỉ
tạm, mai lại bay tiếp sang Hoa Kỳ. Chuyến bay xuyên đại dương, vượt 12 múi giờ từ Việt Nam
đến Mỹ quả là vất vả. Cũng không hiểu vì lý do gì mà mấy anh chàng an ninh Đài Loan này làm
việc lề mề thế, săm soi cả tiếng đồng hồ trên mấy tấm hộ chiếu, làm cho chúng tôi chỉ còn biết
ngồi ngáp vặt!

       Qua mỗi sân bay, càng gần tới Mỹ, chúng tôi càng thấy biện pháp an ninh được xiết chặt
hơn. Tại sân bay Nội Bài, có đôi chút thay đổi qua bóng dáng một thiếu tá công an mặc sắc phục,
đeo súng và cầm máy bộ đàm quan sát ở đoạn tiếp giáp giữa đường ống dẫn khách và cửa máy
bay. Sân bay Đài Bắc nhìn bề ngoài không có dấu hiệu gì đặc biệt. Nhưng khi từ khách sạn trở
lại nhà ga để đi Niu-Yoóc, chúng tôi mới thấy nhân viên an ninh ở đây làm việc cẩn thận đến
mức nào. Đoàn chúng tôi qua cổng kiểm soát. Mọi người qua bình thường, riêng anh Toàn được
mời đứng lại, mở túi xách cho nhân viên an ninh khám. Hoá ra ở trong túi có một con dao dùng
để gọt trái cây. Lập tức, nhân viên an ninh mời anh vào lập biên bản, giữ lại dao và đưa một tờ
giấy biên nhận. Họ cho biết khi qua Niu-Yoóc, anh Toàn sẽ được nhận lại con dao.
Vào lúc 18 giờ, hành khách của chuyến bay Niu-Yoóc đã đông, sân bay báo cho mọi
người phải rời phòng chờ, đi ngược lên trên gác làm lại thủ tục an ninh. Mọi người xếp hàng đôi
chờ đến lượt kiểm tra theo kiểu thủ công. Có lẽ lúc này, các phương tiện hiện đại không được tin
tưởng bằng con người. Nhân viên an ninh kiểm tra khá kỹ, lục vào từng túi xách, thậm chí móc
cả vào túi áo chị Đào vì thấy có vật nhọn - hoá ra đó là cái bút bi. Anh Ngà có con dao cạo râu
cán nhựa cũng bị giữ lại.

       Đến sân bay quốc tế Ken-nơ-đi (Niu-Yoóc) vào hồi 19 giờ 30 giờ địa phương. Khách của
chuyến bay này ngoài người Việt chúng tôi và người Hoa, hầu như không có người các châu lục
khác. Nhìn từ trên cao xuống, Niu-Yoóc hiện ra với những ánh đèn nhấp nháy sáng rực cả một
vùng rộng lớn. Nhà ga sân bay quốc tế Ken-nơ-đi rộng nhưng cũng thấp giống như nhiều nhà ga
sân bay khác trên thế giới. Trong cái mênh mông của nhà ga và trong ánh đèn mù mù, đoàn
khách vào nước Mỹ trở nên nhỏ bé lạ lùng. Mọi người xếp hàng theo đường dích dắc của những
rào chắn bằng dây. Các nhân viên Hải quan làm việc cần mẫn và vui vẻ. Một nhân viên người
Mỹ gốc Việt có nước da hồng hào và cái đầu hói gần hết tóc vừa làm thủ tục vừa hỏi thăm chúng
tôi về tình hình Việt Nam. Anh cho biết, đôi ba năm trước đây anh đã về thăm quê hương và vui
mừng thấy cuộc sống tại đó dễ chịu. Anh chúc chúng tôi chuyến viếng thăm vui vẻ.

      2. Bề mặt cuộc sống ở Mỹ

       Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ được các bạn trong quỹ FORD đón tại cửa nhà ga sân bay. Có
4 người ra đón, thì đã thuộc 3 quốc tịch khác nhau: giáo sư Mác-tin Su-lơ-man người Mỹ, anh
Tim Đô-ling, anh Dan J. Mác-tin người Anh và một cô gái người Mỹ gốc Tây Ban Nha có tên là
Ma-ri-sa Lôpơ. Có lẽ đây là biểu hiện đầu tiên trên thực tế tại đất Mỹ cho mọi người thấy rằng
Hoa Kỳ thực sự là một hợp chủng quốc. Đã làm việc nhiều năm ở Việt Nam, có vợ là người
Việt, anh Tim nói thành thạo tiếng Việt. Trong không khí lành lạnh của buổi tối và trong ánh
sáng yếu ớt của những ngọn đèn chiếu từ mấy cái cột tít trên cao, chúng tôi chờ xe tới đón. Ồn ào
và náo nhiệt. Thỉnh thoảng, một chiếc xe cảnh sát lại ào tới, hú còi đinh tai. Mãi không thấy
chiếc xe buýt tới, cô Ma-ri-sa móc điện thoại gọi một lúc rồi trao đổi với anh Tim. Anh Tim
thông báo, do tăng cường an ninh, nhà chức trách không cho xe buýt vào cửa nhà ga đón khách
như trước đây, do vậy chúng tôi phải đi bộ ra vành ngoài. Chúng tôi kéo valy đi ngược con dốc
lên đường lớn. May mà vào cái thời hiện đại này, valy, túi xách đều có bánh xe, cho nên ai nấy
khỏi phải lễ mễ khuân vác, chỉ cần kéo nhẹ nhàng. Tuy vậy, gặp những đoạn đường mấp mô
hoặc có bậc, phải khuân lên đặt xuống, cũng toát mồ hôi. Loanh quanh mất hơn một tiếng đồng
hồ mới gặp xe của Ban Tổ chức. Anh Tim tỏ ra rất băn khoăn, và ngỏ lời xin lỗi về việc này. Xe
chạy bon bon trong không khí đêm không mấy tĩnh lặng. Có một đoạn, xe dừng đột ngột. Ngồi
cuối xe, không rõ điều gì xảy ra, tôi hỏi thì được biết có cảnh sát lên kiểm tra. Nhổm người lên
nhìn, trong ánh đèn xe không sáng lắm, thấy một thiếu nữ mặc cảnh phục, khá trẻ, đẹp. Cô cảnh
sát hỏi anh Tim Đô-ling câu gì đó, lướt nhìn chúng tôi và cười tươi tắn rồi bước xuống xe. Ma-ri-
sa cho biết từ sau thảm hoạ 11 tháng 9, việc kiểm tra dọc đường như vừa rồi là chuyện thường
tình. Anh Tim thông báo ngày mai sẽ đưa chúng tôi đi tham quan Niu-Yoóc, trong đó sẽ đến cả
Trung tâm Thương mại Thế giới. Cô Ma-ri-sa giới thiệu lịch làm việc, căn dặn chúng tôi phải
luôn luôn đem theo giấy tờ, vì hiện nay toàn thành phố thực hiện nghiêm ngặt chế độ kiểm tra an
ninh. Ngay cả trong khách sạn, chỉ những khách nghỉ tại đây mới được vào bên trong, do đó khi
muốn lên thang máy thì phải trình chìa khoá phòng cho nhân viên bảo vệ.

      Bạn bố trí cho chúng tôi nghỉ tại khách sạn Minford Plaza, trên đại lộ 8, ngay trung tâm
Man-hát-tan sầm uất nhất của Niu-Yoóc. Đập vào mắt chúng tôi khi xuống xe là bức tượng
tưởng niệm những nạn nhân của thảm hoạ 11 tháng 9. Đó là bức tượng bằng đồng khá to với
hình ảnh một người lính cứu hoả trong tư thế quỳ, đầu cúi vẻ bất lực, nét mặt đau thương. Nơi
đây có những bó hoa, lọ hoa, những tấm ảnh, những ngọn nến của người dân tỏ lòng thương cảm
đối với những nạn nhân.




      Chúng tôi được dẫn đi thăm một số khu phố chính và liên tiếp các ngày sau đó được đến
làm việc với trường Đại học Niu-Yoóc, Hội Sân khấu múa, Trung tâm văn hoá Lin-côn, Câu lạc
bộ Sân khấu thể nghiệm, Trung tâm quỹ, Quỹ Tài trợ nghệ thuật Niu-Yoóc, Thư viện công cộng
Niu-Yoóc, Bảo tàng Mỹ thuật Mêtrôpôlitan... và đi thăm thủ đô Oa-sinh-ton. Nhìn bề ngoài,
cuộc sống nói chung không có gì căng thẳng. Người dân Niu-Yoóc, Oa-sinh-tơn vẫn làm ăn, đi
dạo, xếp hàng mua vé xem nghệ thuật, đến thư viện, thăm bảo tàng... bình thường. Thậm chí,
hình ảnh Bin Lađen còn được in vào áo phông để bán thoải mái trên đường phố Oa-sinh-tơn
đồng thời với hình ảnh nhân vật kẻ thù số một của chính quyền Mỹ này nằm trong vòng ngắm
được dán khắp nơi. Ở đâu cũng thấy người ta bầy bán các hình ảnh của hai toà nhà Trung tâm
Thương mại Thế giới dưới hình thức tranh, ảnh, mô hình... như một hoài niệm đau thương đồng
thời cũng như một cơ hội kiếm tiền. Đến rất nhiều nơi, trước khi vào công sở, chúng tôi đều bị
kiểm tra túi xách. Mọi người dân Mỹ khi vào các công trình quan trọng như bảo tàng, thư viện,
toà tháp Empire... cũng đều bị kiểm tra như vậy.

      Giáo sư Mác-tin Su-lơ-man là Chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh trong chương trình
quản lý nghệ thuật của Đại học Binh-ham-tơn. Mặc dù đã 65 tuổi và chân đi hơi khập khễnh,
phải chống ba toong, nhưng ông rất nhiệt tình trong vai trò hướng dẫn viên du lịch. Ông cho biết
đường mà chúng tôi đang đi là phố 42, cách đây 4 - 5 năm là phố đầy tội phạm, như ma tuý, mại
dâm, nhưng từ khi có thị trưởng mới, đã được cải tạo, nhờ thế hiện nay rất lộng lẫy và có rất
nhiều bảo tàng, rạp hát. Có rạp hát mang tên hãng Hàng không Mỹ, vì do chính hãng này tài trợ.
Quỹ FORD cũng tài trợ để xây dựng một Trung tâm FORD, tức là một rạp hát rất tốt. Chúng tôi
thấy có một đoàn người đứng xếp hàng bên kia đường. Giáo sư Mác-tin Su-lơ-man giải thích đó
là những người đang mua vé vào xem nghệ thuật, mua ở đây được giảm một nửa giá và những
người nghèo thường đến xếp hàng mua vé tại đây. Có một rạp hát diễn quanh năm ngày tháng
chỉ một vở kịch Những người khốn khổ mà đã mấy năm nay vẫn có đông người xem.

       Khi đi qua một trụ sở của một đội cứu hoả, chúng tôi thấy có nhiều hoa, ảnh, những mảnh
giấy có chữ viết, nến đang cháy... ở một góc tường. Đó là hình thức tưởng niệm những người
lính cứu hoả bị tử nạn ngày 11 tháng 9 vừa qua. Một anh lính cứu hoả trẻ cho chúng tôi biết đơn
vị anh mất nhiều người, chiếm một phần mười số lính cứu hoả thiệt mạng trong khi làm nhiệm
vụ tại Trung tâm Thương mại Thế giơí.

      Chúng tôi đi thăm toà nhà Empire, toà nhà cao nhất nước Mỹ và theo lời nhà chức trách
Mỹ hiện đang bị đe doạ phá huỷ. Chiếc xe chở chúng tôi tìm lối thuận tiện nhất để tới đó. Anh
Đíc, người lái xe, cho biết do tình hình an ninh, mà việc đi lại của xe cộ trở nên vô cùng khó
khăn. Anh than thở rằng đã phải chạy vòng vèo, len lỏi qua nhiều đường phố mới tới đón được
chúng tôi... Tới gần toà nhà Empire thì xe phải dừng lại - để đảm bảo an ninh, người ta không
cho các loại xe tiếp cận toà nhà. Chị Thuỷ, cán bộ Vụ Hợp tác quốc tế, cùng đi trong đoàn, ngạc
nhiên vì so với trước, lượng người vào thăm toà nhà quá ít ỏi. Chị cho biết, trước đây, tại gian
chờ này người đông tới mức nghẹt thở và muốn lên tới tầng 86 để quan sát Niu-Yoóc, ít nhất
phải xếp hàng 3 giờ đồng hồ, còn bây giờ thì người lưa thưa, chờ lên tham quan chỉ mất chừng
chục phút. Mọi người phải qua khâu kiểm tra kỹ càng chẳng khác nào kiểm tra tại sân bay. Lên
đến tầng 80, khi chuyển cầu thang máy, chúng tôi thấy có một tốp cảnh sát dắt chó lượn lờ quanh
đoàn khách tham quan. Từ tháp cao nhìn xuống, do mù bao phủ, chúng tôi không thấy rõ khu
vực toà nhà Thương mại thế giới, chỉ thấy mấy làn khói vương vấn. Cần nói ngoài lề một chút là
từ hôm tới Niu-Yoóc, quan sát nhà cửa, cách thức làm ăn, tôi thấy rõ người Mỹ rất thực dụng,
tính mục đích rất cao. Có thể thấy rõ điều đó ở mọi nơi, mọi lúc: Nhà cửa rất cao, chọc trời để
tăng diện tích sử dụng, biến cả thành phố thành những thung lũng hẹp thiếu ánh nắng và rất ít
khoảng trống dành cho cây xanh, vườn hoa. Người ta chỉ quan tâm tạo hình khối và công năng
của ngôi nhà chứ ít quan tâm đến đường nét, cũng ít quan tâm đến sự trang trí mặt tiền. Điều này
khác hẳn với lối kiến trúc Châu Âu hay Châu Á. Tôi đã từng thấy ở Đan Mạch, khi xây lại nhà ở
mặt phố, chủ nhà buộc phải lập giàn giáo chằng chống giữ nguyên mặt tiền ngôi nhà cổ, chỉ được
phép thay đổi cấu trúc bên trong toà nhà. Hay ở Pháp, có thể nói mỗi mặt tiền toà nhà cổ là một
tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ. Còn ở đây, thì chủ yếu là các nhà hình hộp cao lừng lững, có khi
lắp kính đen xì, có khi mặt tiền bị che gần hết bởi các loại quảng cáo. Thậm chí, rất nhiều ngôi
nhà được lắp cầu thang sắt cạp bên ngoài tường để người trong nhà thoát hiểm khi xảy ra sự cố,
trông không có chút mỹ quan nào. Đã vậy, người Mỹ lại tính toán kỹ đến nỗi chỉ làm cầu thang
đó lơ lửng đến ngang sàn tầng một, khi cần sử dụng thì kéo xuống, trông cụt hẫng đến bần tiện !
Khi tham quan xong toà tháp Empire, xuống đường, chúng tôi gặp hai quân nhân mặc
quân phục Mỹ đang quay phim. Họ đạo diễn cho một tốp người đứng trước ống kính đồng thanh
hô "Niu-Yoóc! Niu-Yoóc! Chúng tôi cảm ơn những người đảm bảo an ninh!" Chúng tôi cảm
thấy rằng dù biện phiện pháp an ninh được tiến hành bí mật hay công khai, nhưng hình bóng của
nó vẫn in đậm trong từng đường nét của cuộc sống Niu-Yoóc. Ngày cũng như đêm, chúng tôi
thường xuyên nghe tiếng còi hú của xe cảnh sát, xe cứu hoả hay xe cứu thương. Có hôm, vào 3
giờ sáng, cả khu trung tâm Man-hát-tan náo động lên trong tiếng còi hú của xe cảnh sát và tiếng
ô tô chạy rầm rập. Chúng tôi mở cửa sổ ngó ra, không rõ vì sao lại huyên náo thế? Sáng dậy,
thấy không khí vẫn bình thường. Hình như các lực lượng an ninh Mỹ thích hú còi, chạy xe rầm
rập để phô trương thanh thế cho nên mới làm cho thành phố này luôn luôn náo động như vậy.
Đường phố Niu-Yoóc trước đây thường bị ùn tắc, thì nay càng dễ ùn tắc bởi lệnh cấm đường
thường xẩy ra một cách đột xuất. Đoàn chúng tôi bị chậm đến nơi làm việc nhiều lần cũng do
cấm đường. Các bạn Mỹ giải thích với chúng tôi rằng cấm đường đột xuất là biện pháp gây trở
ngại cho bọn khủng bố, ngăn chặn việc di chuyển của chúng. Có nhiều khu vực, mọi người đều
phải gửi xe ô tô ở vòng ngoài, chỉ được đi bộ vào mà thôi. Đặc biệt, các khu vực quan trọng đều
bị cấm. Không ai được đến gần khu vực Lầu Năm góc. Cũng do các biện pháp an ninh quá ngặt
nghèo mà người ta đã không cho khách lên đảo để tham quan tượng Nữ thần Tự do như trước.
Ban Tổ chức bù lại bằng cách bố trí chúng tôi đi phà vòng quanh đảo để ngắm bức tượng nổi
tiếng ấy từ xa. Gió thổi lồng lộng khiến chúng tôi ớn lạnh. Sóng nước miên man, mây xám cuồn
cuộn và những cánh chim mòng biển dập dìu trong không trung càng tôn vẻ uy nghi cuả Nữ thần
Tự do và gợi nên cảnh thanh bình... Có lẽ người Mỹ quá cẩn trọng hoặc cố tình làm ra cẩn trọng
để thu hút sự chú ý và "thông cảm" của thế giới, cho nên đã làm cho du khách mất một chuyến
viếng thăm thú vị là chui vào "bụng" Nữ thần Tự do mà xem một bảo tàng về lịch sử nước Mỹ.
Cũng có lẽ do sự tuyên truyền thái quá về nạn khủng bố trên đất Mỹ, mà lượng người đến thăm
Hoa Kỳ giảm hẳn đi. Các bạn Mỹ cho biết sau thảm hoạ 11 tháng 9, ngành du lịch giảm khoảng
40% lượng du khách. Giáo sư Mác-tin Su-lơ-man nói rằng có rất nhiều chương trình làm việc
giữa người nước ngoài với Mỹ bị huỷ bỏ, nhưng đoàn Việt Nam vẫn giữ kế hoạch đến Mỹ, khiến
các bạn hết sức cảm động, nhiều người, trong đó có cả các nhân viên an ninh, còn tỏ ra vô cùng
kinh ngạc.

      Vì chương trình làm việc tại Niu-Yoóc khá dầy đặc, chúng tôi chỉ có thời gian một ngày
thăm thủ đô Oa-sinh-tơn. Xuất phát từ 5 giờ 30 sáng, xe chúng tôi bon bon trên đường cao tốc
rộng và nhẵn với 4 đến 6 làn đường. Phải nói người Mỹ rất biết bảo vệ thiên nhiên của mình, cho
nên dọc đường xe là những cánh rừng nối dài, lá xanh, lá đỏ, lá vàng rực rỡ như bức tranh sơn
dầu khổng lồ. Biết giữ thiên nhiên cho mình nhưng Mỹ không hề quan tâm đến môi trường
chung của cả thế giới. Mỹ là nước chiếm một phần tư lượng khí thải công nghiệp trên toàn thế
giới, nhưng vào đầu năm nay, Tổng thống Busơ đã tuyên bố Mỹ rút khỏi Nghị định thư Ki-ô-tô
vì cho rằng Nghị định này không công bằng và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất ở Mỹ. Chẳng
qua, Nghị định này quy định các nước công nghiệp phải giảm lượng khí thải do hoạt động sản
xuất công nghiệp, trong đó giảm khí thải độc hại carbon dioxide xuống mức trung bình 5,2% từ
năm 1990 đến năm 2012. Thế là Mỹ tự cho phép mình tha hồ "bĩnh" chất thải độc hại vào không
khí, mặc cho hàng trăm nước khác đang ra sức giảm thiểu sự đầu độc môi trường do sản xuất
công nghiệp gây ra.

       Dọc đường xe có những trạm bán xăng cùng với cửa hàng điểm tâm, giải khát. Đi được
gần nửa đường, xe ghé vào một trạm để đổi lái xe. Ở Mỹ, có quy định lái xe chở khách không
được phép chạy liên tục nhiều giờ cho nên có những trạm để lái xe chờ thay ca. Một lái xe đã
cứng tuổi, cao to, xách túi từ trong một căn phòng nhỏ của ngôi nhà trệt đi ra, lên xe, và lái xe
của chúng tôi xách túi, vào thế chỗ ở căn phòng đó. Anh ta sẽ nghỉ ngơi, chờ đến khi xe chúng
tôi quay lại, sẽ lại lái xe về Niu-Yoóc. Xe chạy tới sông Pô-tô-mác, dòng sông êm ả trải rộng
trước mắt khiến tôi nhớ tới hồi Mỹ còn tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, có anh Mô-ri-
xơn, công dân nước Mỹ, đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh đó, và nhà thơ Tố Hữu của
chúng ta đã có bài thơ về anh với dòng sông Pô-tô-mác này. Ngày nay, Mỹ tiến hành chiến tranh
ở Áp-ga-nit-xtan, lại xuất hiện những người Mỹ yêu hoà bình, phản đối chiến tranh. Trên đường
phố Oa-sinh-tơn, tôi đã nhìn thấy một đoàn người đi bộ căng biểu ngữ đòi Mỹ chấm dứt ném
bom Áp-ga-nitx-tan. Nhìn chung, cảnh sắc Oa-sinh-tơn êm ả hơn Niu-Yoóc: nhà thưa hơn, thấp
hơn, nhiều cây và những khoảng trống, cùng sông, hồ, đỡ huyên náo và ngột ngạt. Có những hồ
nước mênh mông gợn sóng, những bãi cỏ xanh rì, những vườn cây toả bóng mát và những chú
sóc xuống tận bãi cỏ nhảy nhót. Người dân vẫn bình thản đi dạo trên đồi Ca-pi-tơn, thăm khu
tưởng niệm Lin-côn, thăm các bảo tàng, thăm nhà Quốc hội. Chỉ có lực lượng an ninh là làm
việc căng thẳng. Hồi nãy, gần với khu đồi Ca-pi-tơn, tôi thấy hai xe cảnh sát chạy ép một xe dân
sự vào vệ đường, lôi ra hai người đàn ông mặc quần áo đen, còng tay và đẩy ngã dúi xuống bãi
cỏ. Không rõ hai người đó phạm tội gì, hay chỉ là kẻ bị tình nghi?
Dọc các phố, chỗ nào cũng thấy xe cảnh sát và từng tốp cảnh sát trang bị súng ống, máy
bộ đàm làm nhiệm vụ. Đặc biệt khu vực Lầu Năm góc bị phong toả bởi lực lượng quân đội, cảnh
sát, cho nên chúng tôi chỉ được quan sát từ xa, thấy một góc nhà đen xạm. Tại khu vực Nhà
Trắng, lực lượng cảnh sát được bố trí dầy hơn và mọi người chỉ được quan sát Nhà Trắng từ
ngoài rào, không được vào tận nơi như trước đây. Khu vực nhà Quốc hội khá vắng. Nhà Quốc
hội đang đóng cửa do chính quyền Mỹ tuyên bố có bệnh than thâm nhập. Tuy vậy, những người
đến thăm nhà Quốc hội vẫn vào sát toà nhà vãn cảnh và chụp ảnh. Có một tốp nghệ sĩ nào đó còn
dăng máy phóng thanh, hát hò ngay sân trước sảnh nhà Quốc hội. Thế mà qua các phương tiện
tuyên truyền, chính quyền Mỹ đang gây cảm giác cho thế giới là nhân dân Mỹ đang hoảng loạn
trong chiến dịch khủng bố bằng sinh học! Không, bệnh than không hoành hành dữ dội nước Mỹ
như người Mỹ công bố, đó chỉ là lối tuyên truyền khuyếch đại nhằm hướng dư luận vào nước
Mỹ, lo ngại cho nước Mỹ mà quên mất nhân dân Áp-ga-nít-xtan đang xương tan thịt nát dưới
bom đạn của Mỹ. Thử so sánh con số 2 người Mỹ chết vì bệnh than với trên một nghìn người
dân Áp-ga-nitx-tan chết vì bom đạn Mỹ trong cùng một thời gian, con số nào gây khủng khiếp
hơn? Lẽ nào một mạng người Mỹ lại giá trị gấp cả trăm lần mạng người Áp – ga – nix – tan?

      Chúng tôi đến thăm khu tưởng niệm lính Mỹ chết ở Việt Nam và ở Triều Tiên. Tới tận
ngày hôm nay, tôi vẫn thấy nhiều người Mỹ đến dò tìm những dòng tên trên bảng đá ghi danh
lính Mỹ tử trận tại Việt Nam, trong đó có một phụ nữ luống tuổi chăm chú áp mảnh giấy trên
một hàng chữ và chà bút chì để in lại tên một lính Mỹ nào đó. Xong việc, bà ngồi xuống, nâng
niu mảnh giấy, mắt rưng rưng lệ. Không hiểu người chết được ghi tên trên bảng đá lạnh lùng kia
có quan hệ gì với bà và tại sao bây giờ bà mới tới thăm viếng anh ta được? Chính quyền Mỹ có
biết rằng, trong lúc tiến hành chiến tranh xâm lược, gieo đau thương tang tóc cho các dân tộc
khác, thì đồng thời cũng là gieo đau thương, tang tóc cho chính nhân dân nước mình?

      3. Thăm một số cơ sở văn hoá

       Người Mỹ vẫn tự hào nói rằng Niu-Yoóc là trung tâm văn hoá thế giới. Tại Niu-Yoóc có
rất nhiều công trình văn hoá tiêu biểu, nhiều cơ sở văn hoá lớn, nổi tiếng thế giới, như Trung tâm
Văn hoá Lin-Côn, Bảo tàng mỹ thuật Mêtrôpôlitan, Thư viện công cộng Niu-Yoóc, dàn nhạc
giao hưởng Niu-Yoóc, trường đại học Niu-Yoóc... Đi thăm các cơ sở văn hoá này, có thể thấy
một phần chiều sâu văn hoá Mỹ và các phương thức hoạt động văn hoá mang tính năng động, có
hiệu quả của người Mỹ.

      Trường đại học Niu-Yoóc

      Nơi chúng tôi đến làm việc đầu tiên và nhiều lần là Trường đại học Niu-Yoóc. Cũng như
hầu hết các trường học, trụ sở ở Niu-Yoóc, Trường đại học Niu-Yoóc nằm trong một khối nhà
lớn nhiều tầng. Khách vào làm việc với trường đều được đăng ký trước và được làm thủ tục
nhanh chóng khi qua bộ phận an ninh. Căn phòng mà các bạn Mỹ tiếp chúng tôi có kiến trúc dở
cổ dở kim, không có chút gợi cảm thẩm mỹ nào. Nhưng những chủ nhân của nó thì lại tạo ấn
tượng tốt đẹp cho chúng tôi từ đầu. Cùng với các bạn ở quỹ FORD, trường cử hai nữ giáo sư tiếp
chúng tôi, đó là giáo sư Branwi và giáo sư Sandra Lang.

       Giáo sư Mác-tin Su-lơ-man, chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh, trình bầy về vấn đề
quản lý nghệ thuật, về các tổ chức tài trợ cho văn hoá tại Niu-Yoóc, chương trình làm việc của
đoàn tại Niu-Yoóc và cho biết tất cả các nơi mà đoàn đến tham quan, làm việc đều chờ đón đoàn
với tình bạn, với lòng mong muốn hợp tác, mở rộng quan hệ trên phạm vi toàn cầu. Giáo sư nhấn
mạnh rằng chúng tôi chỉ nên tham khảo những kinh nghiệm hoạt động về văn hoá tại Niu-Yoóc
chứ không nên áp dụng máy móc vào công việc của mình, bởi vì sáng kiến đầu tiên là lấy được
một ý tưởng chứ không phải là làm theo những kinh nghiệm.

      Tôi quan tâm nhiều đến trường đại học Niu-Yoóc ở chỗ trường có những chương trình về
quản lý nghệ thuật ở cả bậc đại học và trên đại học với 3 bộ môn: Quản lý nghệ thuật biểu diễn,
Quản lý mỹ thuật, Quản lý âm nhạc. Mô hình về đào tạo cán bộ quản lý văn hoá nghệ thuật như
vậy từ bậc đại học trở lên, ở Việt Nam chưa có. Tài liệu của Quỹ FORD giới thiệu về trường đại
học Niu-Yoóc như sau:

       "Từ năm 1978, chuơng trình Quản lý Mỹ thuật bắt đầu tồn tại như một thực thể riêng biệt
và là chương trình đầu tiên của Hoa Kỳ tập trung đặc biệt vào những cơ hội trong mỹ thuật, trong
cũng như ngoài phạm vi của bảo tàng mỹ thuật và phòng triển lãm. Nhận thức rõ những ảnh
hưởng văn hoá và kinh tế của mỹ thuật đối với xã hội ở tầm quốc gia và quốc tế, chương trình
này đào tạo ra các nhà quản lý có khả năng điều chỉnh để phù hợp với những đòi hỏi luôn thay
đổi trong lĩnh vực này. Các bảo tàng mỹ thuật và phòng triển lãm ngày nay giới thiệu những ý
tưởng về các trách nhiệm giáo dục và trách nhiệm xã hội. Sự tham gia của các tổ chức mỹ thuật
gắn với các hoạt động thu thập các giá trị truyền thống và tài trợ triển lãm cũng như các chương
trình sáng tạo nghệ thuật trong và ngoài cơ cấu tổ chức. Các triển lãm mỹ thuật, các nhà bán đấu
giá và các chuyên gia tư vấn độc lập cũng có ảnh huởng ngày càng nhiều đến mỹ thuật. Khi các
đơn vị và các công ty tìm đến mỹ thuật để tập trung vào các mục đích và nguyện vọng của cộng
đồng thì việc quản lý mỹ thuật trở thành một sức mạnh giáo dục trong xã hội, giúp hình thành
những giá trị văn hoá. Chương trình nhấn mạnh sự cân bằng giữa sự hiểu biết một cách toàn diện
về mỹ thuật, những ý tưởng và những lực lượng có thể làm ảnh hưởng đến chúng, và phát triển
quản lý một cách sắc bén, các kỹ năng tiếp thị và tài chính. Việc nghiên cứu sâu hơn về các
phương tiện truyền thống luôn được kết hợp với việc xem xét đến các phương tiện và công nghệ
mới có thể đưa các tổ chức mỹ thuật tiến vào thế kỷ 21. Chương trình cũng coi trọng sự kết hợp
chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành. Chương trình quản lý mỹ thuật trước hết hướng sinh viên
tới phần phi lợi nhuận trong lĩnh vực mỹ thuật. Đối với những ai quan tâm đến thị phần mang
tính thương mại, chương trình cũng cung cấp phần học tập trung vào thương mại. Kể từ năm
1990, chương trình đổi mới đầu tiên đã được cơ cấu lại và tập trung giảng dạy cho sinh viên
những kiến thức cần thiết để có thể cạnh tranh trong một thị trường vì lợi nhuận, phù hợp với
những người môi giới, những giám đốc triển lãm mỹ thuật, các nhà tư vấn, và các tổ chức bán
đấu giá.

       Cũng từ năm 1978, tồn tại với tư cách một chương trình riêng biệt, chương trình quản lý
nghệ thuật biểu diễn đào tạo những người đang và sẽ làm công tác quản lý của các tổ chức nghệ
thuật biểu diễn tại Hoa Kỳ và nước ngoài. Chương trình bao gồm các khoá học, những đề án đặc
biệt được xây dựng cho quản lý nghệ thuật, trong các lĩnh vực quản lý nghệ thuật, phát triển
nghệ thuật, tiếp thị nghệ thuật biểu diễn, luật và nghệ thuật, thống kê, các khoá học về thị trường,
thương mại, về kinh tế, kế toán, khoa học hành vi và tiếp thị. Nhà trường còn tổ chức cho sinh
viên đang theo học chương trình thạc sĩ tham gia những hội thảo định kỳ nhằm nâng cao kỹ năng
về quản lý nghệ thuật. Một phần bắt buộc của chương trình học tập là đi thực tập với những nhà
quản lý nghệ thuật hàng đầu. Trong những năm gần đây, với những khoản tiền lương không đáng
kể, sinh viên được đi thực tập dưới sự hướng dẫn của các giám đốc của nhiều đơn vị nghệ thuật
nổi tiếng như Carnegie Han, Liên hoan Xếch-xpia, Nhạc Viện Brôkin, Câu lạc bộ sân khấu Man-
hát-tan và Tổ chức Quốc gia trợ vốn cho Nghệ thuật. Thêm vào đó, những giảng viên thỉnh giảng
và những người có năng lực trong lĩnh vực này thường xuyên đến nói chuyện tại các diễn đàn do
trường tổ chức".

       Các giáo sư của trường đại học Niu-Yoóc còn giới thiệu với chúng tôi sự phối hợp của nhà
trường với các cơ sở đào tạo khác để đào tạo những nhà quản lý nghệ thuật và nhấn mạnh rằng,
người Mỹ coi quản lý nghệ thuật cũng là một nghề, cần được đào tạo cơ bản, không những vậy,
còn phải được đào tạo ở trình độ cao. Chương trình Thạc sĩ về quản lý nghệ thuật được xây dựng
từ sự kết hợp những lĩnh vực mạnh nhất của trường Đại học Car-ni-giơ Melơn, Đại học Mỹ thuật
(CFA) và trường Chính sách và Quản lý Nhà nước. Chương trình này giúp cho sinh viên quen
với môi trường hoạt động thực tế của các tổ chức nghệ thuật. Chương trình này được thành lập
trên cơ sở niềm tin rằng tất cả các chức năng quản lý hành chính được sử dụng để phục vụ cho lý
do tồn tại của các tổ chức nghệ thuật. Chương trình này cũng nhấn mạnh đến việc cần thiết luôn
phải tập trung vào đào tạo để đáp ứng được nhiệm vụ và nhu cầu của các nghệ sĩ. Và bởi vì các
nhà quản lý phải là những người toàn diện, chương trình có tính chuyên môn và phân tích cao,
rất cần thiết cho các vị trí lãnh đạo trong cộng đồng và các tổ chức không nhằm mục đích lợi
nhuận. Chương trình đào tạo Thạc sĩ về quản lý Nghệ thuật rất linh hoạt, cho phép sinh viên tập
trung vào những lĩnh vực đặc biệt mà mình yêu thích thông qua các môn học bắt buộc hoặc
không bắt buộc, các chương trình thực tập nội trú và các chương trình hỗ trợ. Toàn bộ chương
trình giáo dục quản lý nghệ thuật đều được rút ra từ kinh nghiệm thực tế. Các bài tập tình huống,
dựa trên những vấn đề mà các tổ chức nghệ thuật tranh cãi nhiều, được sử dụng làm cơ sở cho
việc phân tích và thảo luận trong lớp học. Giữa năm thứ nhất và năm thứ hai, các sinh viên phải
hoàn thành đợt thực tập mùa hè của mình, cho phép họ ứng dụng những kỹ năng quản lý được
học trong năm thứ nhất. Trong năm thứ hai, nhiều sinh viên ngoài việc học tập trên lớp còn tham
gia chương trình hỗ trợ trong lĩnh vực mà họ đã chọn là nghề nghiệp tương lai của mình. Các
sinh viên sau khi tốt nghiệp được trang bị cách quyết định và tìm những giải pháp đảm bảo cho
họ có thể đương đầu với những thách thức và nắm bắt cơ hội để nhanh chóng thành công và
thăng tiến trong công việc. Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc trước đó, chương
trình thạc sĩ quản lý nghệ thuật chuẩn bị cho họ có thể đạt được một chức vụ quản lý cao hơn
trong nghệ thuật. Dù là học sinh chưa bao gìơ đi làm hay đã có kinh nghiệm làm việc rồi, thì mọi
sinh viên khi tham gia chương trình đào tạo này đều trông đợi có được những kinh nghiệm đầy
thử thách nhưng cũng rất quý báu, sẽ cho phép họ trong tương lai tham gia vào việc hình thành
cộng đồng nghệ thuật của ngày mai. Chỉ có một cơ sở, nhưng chương trình này vẫn được cả
nước biết đến và liên hệ thông qua các buổi hội thảo và nhờ vào Uỷ ban Cố vấn những nhà quản
lý nghệ thuật hàng đầu trong cả nước. Hơn nữa, các giảng viên của chương trình này còn phục
vụ cho các hội đồng và các ban của khu vực, quốc gia và quốc tế, bao gồm Hội đồng Nghệ thuật
Quốc gia, Hiệp hội những nhà quản lý nghệ thuật và văn hoá quốc tế, Hội đồng Nghệ thuật
Penxilvania. Các giảng viên thỉnh giảng từ khắp nơi trên cả nước cũng bổ sung thường xuyên
cho chương trình giảng dạy. Những liên lạc dặc biệt của trường Đại học Mỹ thuật với các ngành
nghệ thuật cung cấp cho sinh viên thạc sĩ quản lý nghệ thuật cơ hội tham gia nhiều hơn vào hoạt
động nghệ thuật trong nước và quốc tế. Chương trình này còn phục vụ như một mạng thông tin
vô giá cho sinh viên tìm kiếm những chương trình thực tập nội trú, việc làm ổn định và cố vấn
cho sinh viên.

       Tôi nhận thấy việc đào tạo những nhà quản lý nghệ thuật là một điều mới mẻ đối với nước
ta. Chúng ta chưa thực sự quan tâm đào tạo ra những nhà quản lý mà mới quan tâm đạo tạo ra
những người làm nghề chuyên môn trong văn hoá nghệ thuật, hoặc những nhà chính trị. Các
khoá học bắt buộc của trường đại học Mỹ thuật có những nội dung tối cần thiết cho người quản
lý nghệ thuật mà chúng ta cần tham khảo gồm: Những nguyên tắc của quản lý nghệ thuật, Tiếp
thị nghệ thuật, Gây quỹ cho các nhà quản lý nghệ thuật, Quản lý nguồn nhân lực cho nghệ thuật,
Luật và nghệ thuật, Quản lý nghệ thuật biểu diễn hoặc quản lý Mỹ thuật, Phân tích kinh tế ứng
dụng, Các phương pháp rút ra từ thực tế về chính sách và quản lý nhà nước, Phân tích tài chính,
Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý trong một xã hội đa văn hoá, Kỹ năng nói chuyện chuyên
nghiệp, Kỹ năng viết chuyên nghiệp, Tổng hợp hệ thống. Bên cạnh đó, còn có các khoá học
không bắt buộc nhưng lại được các sinh viên hay chọn: Nghệ thuật trong xã hội, Ngân sách và
điều hành quản lý, Khoa học quản lý, Marketing, Đa truyền thông, Thương thảo, Chính sách và
Chính trị, Các hội thảo trong thực hành chuyên nghiệp... Chỉ điểm qua đầu mục những môn học,
cũng thấy đây là một biển kiến thức và phương pháp mênh mông còn khá xa vời với việc đào tạo
cán bộ văn hoá ở nước ta.

       Qua giới thiệu của các giáo sư đại học Niu-Yoóc, chúng tôi được biết đến một tổ chức khá
đặc biệt của Mỹ, đó là Hiệp hội các nhà giáo dục quản trị nghệ thuật (AAAE), một tổ chức quốc
tế hoạt động không vì lợi nhuận ở Mỹ. Nhiệm vụ của Hiệp hội là tổ chức các chương trình đào
tạo cao đẳng, đại học và sau đại học về quản trị nghệ thuật, bao gồm đào tạo quản lý mỹ thuật,
nghệ thuật biểu diễn, văn học, báo chí, và quản lý các tổ chức dịch vụ văn hóa nghệ thuật. Ra đời
năm 1975, Hiệp hội được thành lập để cung cấp một diễn đàn thông tin giữa các thành viên và để
hỗ trợ cho việc đào tạo chính thức và các tiêu chuẩn giáo đục cao cho các nhà quản lý nghệ thuật.
Hơn thế, Hiệp hội còn khuyến khích các thành viên theo đuổi, xuất bản, tiến hành và công bố các
nghiên cứu về quản lý và quản trị nghệ thuật nhằm tăng cường hiểu biết về các vấn đề quản lý
nghệ thuật trong các lĩnh vực học tập và công tác. Việc công nhận quản lý nghệ thuật cũng là
một nghề đang là một xu hướng phát triển trong thời gian gần đây. Hiệp hội tin rằng giáo đục
bậc cao vẫn là cách thức đúng đắn để đáp ứng được những đòi hỏi này cũng như những yêu cầu
hiện tại và trong tương lai của nghệ thuật. Các đơn vị nghệ thuật có thể tham gia vào Hiệp hội
với các chương trình đào tạo đại học về quản trị nghệ thuật. Các đơn vị quan tâm đến việc tổ
chức các chương trình tương tự như vậy, cá nhân vì lí do nghề nghiệp, sở thích, lý tưởng hoặc
những lý do khác nếu có mong muốn cũng có thể tham gia liên kết với Hiệp hội và chia sẻ công
việc của tổ chức này. Hiệp hội tổ chức hội nghị thường niên cho các thành viên, sinh viên, các
nhà quản lý nghệ thuật, và bất cứ ai quan tâm đến việc phát triển của lĩnh vực này. Hội nghị năm
2001 được tổ chức ở Brisbane, Úc. Cuốn Hướng dẫn đào tạo và nghiên cứu quản trị nghệ thuật
của Hiệp hội được xuất bản nhằm kết nối sinh viên giỏi có quan tâm đến nghề quản lý nghệ thuật
và các tổ chức nghệ thuật với nhau. Hiệp hội các nhà giáo dục quản trị nghệ thuật được điều
hành bởi một ban giám đốc bao gồm các trưởng bộ môn là thành viên đầy đủ hoặc những người
do họ chỉ định, hoạt động theo điều luật đã quy định. Ban điều hành này sẽ được bầu vào cuộc
họp thường niên theo biểu quyết đa số của các thành viên đầy đủ. Các cán bộ do Ban giám đốc
cử ra.

      Trung tâm quỹ

        Tiếp chúng tôi tại Trung tâm quỹ là một người đàn ông xương xương, đeo kính cận, vẻ
hoạt bát. Đó là thủ thư cao cấp Bruc-Gum. Nhanh chóng vào việc, anh bật máy vi tính, truy cập
mạng và hướng dẫn chúng tôi về website của Trung tâm đang hiện trên màn hình lớn phía trước
chúng tôi. Trang web này giới thiệu chi tiết về Trung tâm, hoạt động của nó và về những quỹ hỗ
trợ nghệ thuật. Trung tâm Quỹ là một tổ chức dịch vụ quốc gia độc lập được thành lập bởi các
quỹ vào năm 1956. Theo tài liệu của Quỹ FORD thì đây là tổ chức hàng đầu ở Mỹ về tài trợ của
các tổ chức và chuyên phục vụ cho những người tìm kiếm tài trợ, những nhà tài trợ, nhà nghiên
cứu, các nhà hoạch định chính sách, giới truyền thông và công chúng. Nhiệm vụ của Trung tâm
Quỹ là hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động hảo tâm của các tổ chức thông qua quỹ, việc nâng cao hiểu
biết của công chúng về lĩnh vực này và giúp đỡ những người tìm kiếm tài trợ thành công. Để làm
được điều này, Trung tâm thu thập, tổ chức và truyền bá thông tin về hoạt động tài trợ ở Mỹ; tiến
hành và hỗ trợ công tác nghiên cứu về các xu hướng phát triển trong lĩnh vực này; cung cấp giáo
dục đào tạo về quá trình tìm kiếm tài trợ, và giúp công chúng có thể tiếp cận với thông tin và
dịch vụ qua trang Web của Trung tâm, thông qua các ấn phẩm, thông qua 5 thư viện hoặc trung
tâm học tập, và thông qua một mạng lưới các sưu tập hợp tác trên toàn quốc. Một trong những
nhiệm vụ của Trung tâm là cung cấp thông tin và những tham khảo chuyên môn cho công chúng
tại 5 thư viện của Trung tâm Nghệ thuật với hơn 200 tổ chức khác trên cả nước.
Ngay bên cạnh phòng mà chúng tôi ngồi nghe thuyết trình là một thư viện của Trung tâm.
Phòng đọc của thư viện này trang bị khoảng hai chục máy vi tính có kết nối mạng. Chúng tôi
thấy máy nào cũng có người ngồi tra cứu thông tin. Giống như 4 thư viện khác của Trung tâm,
phòng đọc này mở cửa miễn phí, cho phép độc giả truy cập vào một bộ sưu tập độc đáo các tài
liệu về các hoạt động hảo tâm. Các thủ thư với khả năng chuyên môn cao luôn có mặt để giúp
người sử dụng biết cách nghiên cứu về công tác tài trợ thông qua các ấn phầm của Trung tâm và
các nguồn thông tin in và điện tử khác, bao gồm những mẫu đơn xin tài trợ, sách và những xuất
bản định kỳ về quản lý tài trợ từ thiện và phi lợi nhuận, báo cáo hàng năm của quỹ và báo cáo về
việc tài trợ của các công ty, các website và các tài liệu khác tập trung vào hoạt động từ thiện.

        Trung tâm Quỹ cung cấp các chương trình đào tạo miễn phí hoặc chỉ phải chịu chi phí cơ
bản về nghiên cứu tài trợ, giới thiệu cho các nhà tài trợ và các khoản tài trợ của họ và các chủ đề
có liên quan ở cả 5 văn phòng của Trung tâm cũng như ở các địa điểm khác, bao gồm: Cơ sở để
tìm kiếm tài trợ, một tài liệu miễn phí ra hàng tuần về quá trình nghiên cứu tài trợ dành cho các
tổ chức phi lợi nhuận; các chương trình miễn phí về tài trợ của các công ty, cách sử dụng hữu
hiệu các nguồn thông tin trên mạng, giới thiệu cách tra cứu nhanh thông tin, cách viết thư xin tài
trợ, tìm kiếm tài trợ dành cho cá nhân, danh sách các nhà tài trợ, phim về việc gây quỹ. v.v.

      Trung tâm Quỹ xuất bản Niên giám các Quỹ - một tài liệu tham khảo kinh điển dành cho
những người tìm kiếm tài trợ, hiện đã có trên CD-ROM, trên mạng và sách in, cùng với khoảng
50 niên giám, hướng dẫn và báo cáo khác.

        Khả năng chuyển tải thông tin của trang web do trung tâm điều khiển làm cho tôi thật sự
khâm phục. Được cập nhật và được mở rộng hàng ngày, trang web của Trung tâm Quỹ
(http://www.fdncenter.org) nhấn mạnh và phân tích các xu huớng tài trợ gần nhất, cung cấp danh
sách các nhà tài trợ hàng đầu, thông tin về các chương trình đào tạo do Trung tâm tài trợ và các
hội thảo, cung cấp khả năng truy cập dễ dàng vào một loạt các nguồn gây quỹ trên mạng, bao
gồm: Điểm tin từ thiện - một dịch vụ thông tin hàng tuần với các bài viết liên quan đến từ thiện;
Niên giám trên mạng của trung tâm - một dữ liệu đáng tìm kiếm về 10.000 Quỹ lớn nhất ở Mỹ;
nối mạng với hàng trăm trang web của các nhà tài trợ và các trang web của các tổ chức phi lợi
nhuận khác.

       Trung tâm Quỹ còn cung cấp thư viện ảo trên mạng (http://www.fdncenter.org/onlib/) mà
ai cũng có thể truy cập chỉ với một máy vi tính có nối mạng lnternet. Các ứng dụng trên thư viện
ảo này bao gồm: Trả lời ngay những câu hỏi bằng E-mail, Công cụ tìm kiếm Quỹ (một công cụ
tra cứu miễn phí với thông tin cơ bản về 50.000 nhà tài trợ Mỹ), các khoá học ngắn hạn về viết
thư xin tài trợ, giới thiệu về quá trình tìm kiếm tài trợ, Tài liệu trên mạng về khu vực phi lợi
nhuận (một dữ liệu với nhiều thư mục về 18.000 đoạn trích dẫn, có nhiều bản tóm tắt), và Kệ
sách trên mạng (một phiên bản tóm tắt của những chuyên khảo quan trọng của Trung tâm về gây
quỹ và quản lý phi lợi nhuận).

        Trong khi giới thiệu về các ấn phẩm và website của Trung tâm, viên thủ thư cao cấp này
nhắc đi nhắc lại là các CD-ROM do Trung tâm xuất bản và phát hành có giá rất đắt, chỉ những
trường học hoặc các cơ quan lớn cần sử dụng cho nhiều người khai thác mới mua, còn những
người khác nên truy cập những thông tin có trong CD-ROM này qua mạng ở 1 trong 200 điểm
truy cập miễn phí được bố trí trên nhiều địa điểm thuộc nước Mỹ. Thấy cách thức tổ chức thông
tin trên CD-ROM này quá hay, tôi định mua một đĩa về cho anh em kỹ sư tin học của cơ quan tôi
tham khảo, thì thủ thư cao cấp nhắc lại rằng giá nó rất cao, và muốn mua thì cần đến nơi bán - đó
là một quầy nhỏ nằm trong thư viện ở ngay gian nhà bên cạnh. Nghĩ rằng một CD-ROM đắt lắm
cũng vài ba trăm USD là cùng, khi tham quan thư viện, tôi tạt vào quầy bán ấn phẩm, và giật
mình trước biển giá CD-ROM: 1.150 USD/1 đĩa! Giá truy cập mạng để khai thác thông tin này
cũng không phải rẻ: 150 USD một tháng! Như thế, phát hành CD-ROM và tổ chức dịch vụ cung
cấp thông tin trên mạng cũng là một nguồn thu không nhỏ của Trung tâm. Và như thế, nội dung
thông tin trên mạng được "bán" với giá rất cao, trong khi đó tiền chi cho việc truy nhập mạng lại
rất thấp. Điều đó trái ngược với thực trạng In-tơ-nét ở nước ta: các nhà cung cấp thông tin (ICP)
không những không thu được tiền mà còn phải nộp tiền thuê đường truyền, và bao nhiêu lợi lộc
thu được từ việc truy cập mạng khai thác thông tin đều đổ dồn vào ngành Bưu điện! Có điều
đáng chú ý là các khoản thu này cũng như những lợi tức thu được qua các dịch vụ khác như bán
hàng lưu niệm, bán đồ ăn uống mà Trung tâm quỹ cũng như các tổ chức văn hoá khác thực hiện,
đều được miễn thuế.

      Tôi cũng rất ngạc nhiên khi biết rằng để tiến hành hàng loạt những công việc như trên,
Trung tâm quỹ chỉ có 5 người!

      Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc (NVFA)

      Nằm ở tầng 14, số nhà 155 Đại lộ Châu Mỹ, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc có những phòng
làm việc không rộng rãi lắm. Đón tiếp chúng tôi là ông Thaođơ S. Bơ-gơ, Giám đốc điều hành
của Quỹ. Ông giới thiệu với chúng tôi rất chi tiết về quỹ, đồng thời có những lời tâm sự rất chân
tình.

      Theo tài liệu của Quỹ FORD và của ông Giám đốc, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc được thành
lập năm 1971 bởi Hội đồng Nghệ thuật Bang Niu-Yoóc như một tổ chức độc lập nhằm hỗ trợ sự
phát triển của các hoạt động nghệ thuật trên toàn bang. Từ đầu, quỹ đã hoạt động như một tổ
chức phát triển sáng tạo, là chất xúc tác, cổ xuý và là lò phát triển chương trình và tài chính trong
nghệ thuật. Ngày nay, nó phục vụ cho các nghệ sĩ độc lập, khuyến khích sự tự do phát triển và
sáng tạo của họ, cũng như tạo cơ hội cho công chúng được thưởng thức và am hiểu về nghệ
thuật. Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đạt được điều này thông qua việc hỗ trợ về tài chính và thông
tin cho các nghệ sĩ và các tổ chức phục vụ trực tiếp các nghệ sĩ, thông qua việc hỗ trợ cho các
hoạt động nghệ thuật ở cộng đồng, và thông qua việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác với
những tổ chức vì nghệ thuật khác ở bang Niu-Yoóc và trên cả nước.

       Suốt quá trình hoạt động, với tư cách là một tổ chức trung gian trong lĩnh vực, Quỹ Nghệ
thuật Niu-Yoóc đã tìm ra nhiều phương cách để phát triển và cung cấp tài trợ, tái tài trợ, cho vay,
cũng như các dịch vụ hỗ trợ tài chính và thông tin khác để đáp ứng những yêu cầu đa dạng luôn
thay đổi của cộng đồng nghệ thuật đa dạng và luôn biến động. Thông qua các chương trình thông
tin giáo dục, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc luôn tìm kiếm các cách thức hữu hiệu hơn để mở rộng sự
tham gia trong tất cả các ngành nghệ thuật, cũng như mở rộng sự hiểu biết của cả khán giả lẫn
đông đảo công chúng về vai trò của các nghệ sĩ và các tổ chức nghệ thuật trong đời sống, trong
cộng đồng của họ, cũng như trong xã hội nói chung. Buổi đầu, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc chỉ
phục vụ cho bang Niu-Yoóc, nhưng dần dần đã phối hợp và mở rộng tầm hoạt động ra phạm vi
vùng, quốc gia và thậm chí cả ở tầm quốc tế.

      Trong các năm 1973-1974, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc khởi xướng một dự án thí điểm kéo
dài một vài năm và sau đó được công nhận trên toàn quốc với tên gọi chương trình Nghệ sĩ
thường trú, hỗ trợ cho việc đưa chương trình này vào dạy ở các trường và các cộng đồng trong
toàn bang. Ngày nay chương trình này vẫn tiếp tục với tên gọi Nghệ sĩ trong môi trường sư
phạm, một phần của chương trình giáo đục đa dạng và toàn điện. Các chương trình giáo dục của
Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc phát triển lên và bao gồm cả việc hoạt động như một lò luyện cho một
số ngành nghệ thuật quan trọng cũng như một số đơn vị nghệ thuật.

       Sự tham gia vào việc phát triển một loạt phong trào nghệ thuật và các tổ chức nghệ thuật
đã trở thành một trong những chương trình của Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc. Năm 1984, Quỹ
Nghệ thuật Niu-Yoóc được Hội đồng nghệ thuật bang Niu-Yoóc chọn để quản lý Chương trình
học bổng cho nghệ sĩ trên toàn quốc, và quản lý phần dịch vụ công cộng của quỹ mang tên nghệ
sĩ và khán giả. Chương trình kể từ khi được mở rộng đã tài trợ trực tiếp cho nghệ sĩ bang Niu-
Yoóc trong 16 môn nghệ thuật. Trong gần 20 năm qua, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã phát triển
rất nhiều chương trình tài trợ và tái tài trợ cho cá nhân các nghệ sĩ cũng như cho các đơn vị nghệ
thuật, bao gồm nhiều hoạt động. Hiện Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc tài trợ cho 300 dự án của các
nghệ sĩ và 60 tổ chức mới thành lập.

       Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc mở rộng tầm hoạt động của mình vào những năm 1980 bằng
việc tham gia một số hội nghị và nghiên cứu quan trọng. Năm 1984, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc
phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật Đại học Columbia cung cấp những dữ
liệu mang tính thống kê về đời sống, điều kiện sống và làm việc của các nghệ sĩ ở bang Niu-
Yoóc. Về sau đã xuất hiện một chương trình nghiên cứu tương tự trên toàn quốc, được lặp lại và
mở rộng trong những năm gần đây. Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã được khẳng định trên toàn
quốc với tư cách là một nhà cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc. Một nhân tố hết sức quan trọng
khác đối với sự phát triển của Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc trong vai trò một nhà cung cấp dịch vụ
thông tin là sự ra đời năm 1984 của FYI, Tạp chí ra định kỳ hàng quý của Quỹ dành cho những
người sống và làm việc trong môi trường nghệ thuật, và sau đó một thập kỷ là của Đường dây
thông tin nóng về các nghệ sĩ mỹ thuật. Hiện Tạp chí có số lượng phát hành 20.000 bản phục vụ
cho nghệ sĩ và các đơn vị nghệ thuật ở tất cả các ngành nghệ thuật trên toàn bang Niu-Yoóc và
trên cả nước. Đường dây nóng phát triển với sự trợ giúp của một tập đoàn các nhà tài trợ trong cả
nước, dẫn đầu là Quỹ nghệ thuật Marie Walsh Sharpe. Hiện nó vẫn tiếp tục hỗ trợ trực tiếp cho
các nghệ sĩ mỹ thuật trên toàn quốc.

        Trong những năm gần đây, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã nổi lên như một tổ chức đi đầu
trong việc đề cập đến công nghệ và vai trò của công nghệ trong cộng đồng nghệ thuật. Các nỗ
lực của Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc trong lĩnh vực này bắt đầu bằng một công trình nghiên cứu về
nghệ sĩ trên toàn bang liên quan đến việc sử dụng những công nghệ để sáng tạo nghệ thuật. Kết
quả là, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã thiết lập được một ngành học bổng mới cho nghệ sĩ: Nghệ
thuật vi tính. Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã xuất bản Niên giám kỹ thuật số: Các nguồn nghệ
thuật ở bang Niu-Yoóc, dưới dạng văn bản cũng như dạng dữ liệu trên mạng. Một chương trình
tài trợ mới bao gồm Tài trợ cho lập kế hoạch nghệ thuật và công nghệ, Hỗ trợ kỹ thuật cho nghệ
thuật và công nghệ cũng đang được thực hiện.

       Hiện nay, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc thể hiện sức mạnh về mặt tổ chức và khả năng lãnh
đạo trong các vai trò của nhà tài trợ và nhà cung cấp dịch vụ cho các nghệ sĩ, các đơn vị nghệ
thuật và các cộng đồng nghệ thuật rộng lớn ở Niu-Yoóc. Trang Web của Quỹ miêu tả tất cả các
chương trình hiện đang tiến hành và thể hiện những nỗ lực gần đây nhất nhằm duy trì vai trò lãnh
đạo trong việc cung cấp những dịch vụ hữu hiệu và hỗ trợ cộng đồng nghệ thuật và quảng đại
quần chúng mà nó là một bộ phận.
Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã đưa nghệ sĩ đến hầu hết các khu vực có trường học trên toàn
bang Niu-Yoóc; cung cấp những tài trợ về tài chính cho hàng trăm tổ chức mới hình thành; cũng
đã hỗ trợ khả năng tổ chức thông qua các khoản tài trợ và tín dụng. Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc
còn hỗ trợ việc tăng cường hạ tầng cơ sở tổ chức và mở rộng các nguồn từ trường học nhằm
phục vụ cho toàn bộ cộng đồng.

      Qua báo cáo của Trung tâm quỹ và Quỹ nghệ thuật Niu-Yoóc, chúng tôi thấy trên đất Mỹ
có những mô hình tổ chức khá đặc biệt, có cơ chế quản lý văn hoá khá linh hoạt và thực tế giúp
cho các hoạt động văn hoá nghệ thuật có thể tìm được nhiều nguồn tài trợ.

     Ở Mỹ, các tổ chức nghệ thuật có thể được chia ra làm hai nhóm: nhóm phi lợi nhuận, và
nhóm các tổ chức nghệ thuật mang tính thương mại (vì lợi nhuận).

       Các tổ chức mang tính thương mại cũng giống như các doanh nghiệp thương mại khác, họ
cũng cố gắng và họ tin rằng công chúng sẽ bỏ tiền ra để xem hoặc để mua sản phẩmnghệ thuật,
vì vậy mà họ sẽ tiếp thị các sản phẩm này đến công chúng dựa vào bán vé là chính.

       Các tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận có xu huớng sản xuất ra các sản phẩm dựa trên
những giá trị nghệ thuật vốn có của họ. Các tổ chức này không hi vọng việc có thể thu lợi nhuận
hay bù đắp được các chi phí với nguồn thu từ bán vé. Vì thế họ phải tìm các cách thức khác để
có thể tự nuôi mình. Để giải quyết thực trạng này, Mỹ đã phát triển nhiều hình thức hỗ trợ cho
các tổ chức không vì lợi nhuận này, đôi khi được gọi là “hình thức hợp tác nhà nước và tư nhân”.

      Về phía đối tác nhà nước, có ba cấp độ hỗ trợ trực tiếp của chính phủ:

      Liên bang (Trung tâm Quốc gia Trợ vốn cho nghệ thuật)

      Các bang (ví dụ Hội đồng Nghệ thuật Bang Niu-Yoóc)

      Địa phương (các Hội đồng nghệ thuật thành phố, vùng)

       Còn có sự hỗ trợ gián tiếp dưới hình thức giảm thuế đối với những quà tặng dành cho các
tổ chức nghệ thuật không vì lợi nhuận đã được chính phủ thông qua, đây là một lợi ích rất quan
trọng.

       Đối tác cá nhân bao gồm các quỹ, các doanh nghiệp và các cá nhân, trong đó nhiều nhất là
hỗ trợ bằng tiền của các cá nhân; tặng các thiết bị, dịch vụ và các nguồn cung cấp; và hoạt động
tình nguyện. Hầu hết những đóng góp này đều có thể khiến chủ nhân của nó được giảm thuế.
Nhìn qua, thấy Mỹ không có Bộ Văn hoá, cứ tưởng chính quyền Mỹ không quản lý văn
hoá nghệ thuật và không đầu tư cho văn hoá nghệ thuật, nhưng nhìn sâu vào cơ chế hoạt động
mới thấy đây là biện pháp quản lý khá chặt chẽ và có sự đầu tư không nhỏ - đầu tư bằng chính
sách thuế, bằng cách tạo cơ hội cho văn hoá nghệ thuật được đầu tư thông qua tài trợ của các tổ
chức, cá nhân. Thông qua cơ quan thuế, Chính phủ nắm rất chắc từng khoản tài trợ mà các công
ty bỏ ra cho nghệ thuật. Bản thân các quỹ tài trợ cũng được cấp kinh phí cho hoạt động, như Quỹ
Nghệ thuật Niu-Yoóc hàng năm thu được 12 triệu USD, trong đó có 4 triệu là do chính quyền tài
trợ.

        Khi chúng tôi hỏi về phương thức quyên góp tiền tài trợ cho nghệ thuật, ông Thao-đơ S.
Bơ-gơ, Giám đốc điều hành Quỹ, cho biết: Nếu mọi người muốn quyên tiền thì đều phải thông
qua một tổ chức từ thiện, có vậy mới được miễn trừ thuế trên các khoản mà họ tài trợ. Quỹ Nghệ
thuật Niu-Yoóc cho các nhà tài trợ dùng mã số thuế của mình để chuyển tiền tài trợ, rồi quỹ tài
trợ lại cho các đơn vị nghệ thuật. Ông cũng nói thêm, để việc quyết định tài trợ cho các đơn vị
nghệ thuật mang tính khách quan, Ban Giám đốc Quỹ không tham gia vào việc quyết định tài trợ
cho đơn vị nào; việc này được giao cho một Ban do Quỹ thuê gồm 30 người. Trên cơ sở những
thông tin về các đơn vị nghệ thuật và nguồn tài trợ, Ban sẽ quyết định tài trợ cho đơn vị nào mà
không phụ thuộc vào bất cứ sự gợi ý nào của Ban Giám đốc Quỹ.

       Ông Giám đốc tâm sự: "Tôi làm việc ở Quỹ này từ năm 1973, lúc ấy chỉ có 2 thành viên,
nay có tới 40 người vào làm việc thường xuyên hoặc thời vụ. Tôi đã qua quá trình phát triển, khó
khăn, vươn lên của Quỹ, thấy được sự thay đổi của quá trình xã hội. Bây giờ có rất nhiều chương
trình đào tạo về quản lý, còn tôi thì không được đào tạo, vừa làm vừa học. Chúng tôi không
thuộc Chính phủ cho nên làm được nhiều việc mà Chính phủ không làm được như đi đầu đấu
tranh cho quyền lợi, chính sách đối với nghệ sĩ, gây quỹ cho nghệ sĩ và nghệ thuật. Để làm việc
có hiệu quả, chúng tôi luôn lắng nghe hai phía: Yêu cầu của Chính phủ cũng như của cộng đồng
nghệ thuật và các nghệ sĩ ". Sau một số câu trao đổi về hoạt động tài trợ của Quỹ, ông Giám đốc
bộc bạch: "Niu-Yoóc còn có cách tài trợ của riêng quan chức - quan chức mới được bầu, tìm
được ngành mà họ thích thì họ tài trợ, mong sẽ được bầu lại vào nhiệm kỳ sau. Tôi không thích
loại này - mang mầu sắc chính trị, không tốt vì không đưa ra được chính sách hỗ trợ cho văn hoá.
Nếu đơn vị nghệ thuật nào đó lại không được vị quan chức thích thì sẽ không bao giờ nhận được
tiền." Sau những tiếng cười tán thưởng của người nghe, ông Giám đốc nói: "Hiện nay, đang có
sự thay đổi trong chính phủ bang Niu-Yoóc. Đó là thực hiện luân chuyển trong thành viên Hội
đồng Bang: trong số 51 người được bầu vào Chính phủ Bang thì phải có 35 người được bầu mới.
Tôi nghĩ rằng quy định này sẽ làm cho việc tài trợ cho nghệ thuật từ phía chính phủ sẽ mang tính
khách quan hơn."
Nói về các đơn vị nghệ thuật tại Niu-Yoóc, ông Giám đốc nhận xét: "Chúng tôi không có
một mô hình cụ thể nào cả, không còn ranh giới tách biệt giữa hoạt động phi lợi nhuận và lợi
nhuận, nhưng khu vực phi lợi nhuận sẽ tạo cánh tay để phát triển lợi nhuận. Những tổ chức, cá
nhân nói rằng họ phi lợi nhuận thì họ đã tách mình khỏi thực tế. Trong lĩnh vực văn hoá, có thể
có nghệ sĩ chuyên nghiệp, có nghệ sĩ không chuyên, nhiều khi chúng ta lại tạo ra tấm rào cách
biệt giữa hai lĩnh vực chuyên và không chuyên, lợi nhuận và phi lợi nhuận. Cuộc đấu tranh của
văn hoá nghệ thuật không nhất thiết là lợi nhuận hay không lợi nhuận mà là phục vụ hay không
phục vụ cho cộng đồng".

       Ông Giám đốc Quỹ cho biết trụ sở của Quỹ nằm gần Trung tâm Thương mại Thế giới, do
vậy đã bị phong toả sau ngày 11 tháng 9 vì lý do an ninh, may mà đoàn đến vào lúc vừa được
lệnh hoạt động trở lại. Ông cho biết bản thân đã chứng kiến cái giờ phút kinh hoàng của nước
Mỹ khi toà nhà Thương mại thế giới bị nổ tung và sập đổ, chứng kiến cảnh người nhảy từ các
tầng cao xuống, cho nên đã bị tổn thương rất nhiều tận sâu trong tâm khảm, nhưng ông phải
gượng dậy để hướng về tương lai. Cùng với thiệt hại về người và của tại Trung tâm Thương mại
Thế giới, giới nghệ thuật Niu-Yoóc cũng mất đi 1 nghệ sĩ, 1 Studio, 2 tổ chức nghệ thuật trong
thảm hoạ 11 tháng 9, đồng thời có nhiều công trình nghệ thuật bị phá huỷ, bị hư hại, nhiều tổ
chức nghệ thuật bị ảnh hưởng hoạt động cần được tài trợ. Hiện nay, khói, bụi từ đống đổ nát vẫn
bao phủ nhiều studio, nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ, muốn làm sạch chúng phải tốn rất nhiều
tiền của và công sức. Mặt khác, do tình hình an ninh và do tâm lý, nhân dân không đến dự các
hoạt động nghệ thuật ở khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới nữa, làm cho các tổ chức nghệ
thuật, các rạp hát đóng trên khu vực này điêu đứng. Ngay như Bảo tàng Mỹ thuật Mêtrôpôlitan
có sức thu hút trên 5 triệu lượt khách tham quan mỗi năm ở xa khu vực này, cũng bị giảm hẳn
hoạt động, những ngày đầu lượng khách giảm 60%. Ông cho biết thành phố đã quyên góp được
rất nhiều tiền, đồng thời Quỹ cũng nhận được rất nhiều đơn xin tài trợ của các nghệ sĩ, các tổ
chức nghệ thuật, nhưng Quỹ vẫn chưa có khả năng đáp ứng. Ông chua chát nhận xét rằng chính
giới nghệ sĩ cũng là những nạn nhân của thảm hoạ 11 tháng 9, những nạn nhân không trực tiếp
và lại hay bị lãng quên. Ông đang vận động để thành lập Quỹ tái tạo phục vụ nghệ sĩ, với mục
đích khôi phục các công trình, tác phẩm nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật. Ông nhấn mạnh
rằng trách nhiệm của giới nghệ sĩ sau thảm hoạ 11 tháng 9 là tái tạo nghệ thuật, làm cho nghệ
thuật tiếp tục làm đẹp cuộc sống, làm cầu nối giữa người với người. Tôi có nhận xét rằng, những
trí thức, những người Mỹ chân chính mà tôi tiếp xúc khi nói về thảm hoạ 11 tháng 9 chỉ nhắc đến
đến sự tái tạo cuộc sống chứ không ai nói đến hận thù.

      Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn Lin-côn
Khi chuẩn bị sang Mỹ, chúng tôi đã được các bạn ở quỹ FORD giới thiệu về Trung tâm
Nghệ thuật biểu diễn Lin-côn, một trong những trung tâm văn hoá lớn nhất thế giới, do đó ai
cũng háo hức mong được đến thăm tận mắt. Vậy mà hôm được bạn bố trí đi Trung tâm, lại cứ bị
"trục trặc kỹ thuật". Chờ xe mất 30 phút vẫn không thấy đến - lại tắc đường rồi. Cái sự giao
thông của anh Mỹ này cũng không mấy xuôn xẻ và cái sự chấp hành luật lệ giao thông của mấy
bác tài Mỹ cũng chẳng mấy nghiêm túc. Tôi đã chứng kiến không ít cảnh xe vượt đèn đỏ, tất
nhiên chỉ vượt khi rẽ phải chứ không dám vượt thẳng qua ngã tư, vì đông xe lắm, vượt ẩu kiểu ấy
bị tai nạn là cái chắc. Chúng tôi cũng bị khối lần nhỡ xe "nhà", đành móc USD đi tắc xi Mỹ. Lần
này thì gọi tắc xi cũng không được, chúng tôi đành đi xe điện ngầm. Đường hầm xe điện của
Niu-Yoóc khá tồi tàn, trông nhem nhuốc, thậm chí có chỗ nước chảy tong tong từ trên trần
xuống. Đi trên đường phố, có khi nghe tiếng xe điện chạy ầm ầm dưới chân và thỉnh thoảng lại
thấy hơi nước nóng bốc lên nghi ngút từ các miệng cống ngầm, hoá ra đó là nơi mà người ta xả
khí từ đường hầm xe điện lên. Thực ra, người Mỹ không phải không có khả năng làm cho đường
hầm xe điện trở thành những cung điện lộng lẫy, mà bởi vì với tính thực dụng, người ta chỉ đầu
tư cho nó ở mức độ tương xứng với lợi nhuận thu được mà thôi!

       Chui lên khỏi mặt đất, đi bộ một hồi là đến đại lộ Cô-lôm-bơs. Một khối nhà khổng lồ
chắn trước mặt chúng tôi ngay kế vùng giao nhau của đại lộ Cô-lôm-bô với đại lộ Brôuây: Trung
tâm Lin-côn là đây! Được xây dựng từ những năm 1960, Trung tâm nghệ thuật biểu diễn Lin-côn
bao gồm 7 sân khấu biểu diễn, trong đó có Nhà hát Opera thành phố Niu-Yoóc, Nhà hát Bang
Niu-Yoóc, Phòng hòa nhạc Averi Phi-sơ, và Nhà hát Vi-viên Bơ-mau. Đây cũng là nơi 12 đoàn
nghệ thuật độc lập có trụ sở, trong đó có Nhà hát Ôpêra thành phố Niu-Yoóc, Dàn nhạc Giao
hưởng Niu-Yoóc, Nhà hát Ba-lê thành phố Niu-Yoóc, Nhạc viện I-Ui-li-át và Trường Ba-lê Mỹ.
Với 7 toà nhà đồ sộ, gồm các rạp hát, chiếu phim, trong đó có những rạp có sức chứa 2.800 đến
3.700 chỗ, cùng lúc Trung tâm này có thể phục vụ 15.000 khán giả. Các bạn ở quỹ FORD cho
biết những nghệ sĩ, dàn nhạc trên thế giới đều coi đây là nơi biểu diễn lý tưởng, và được trình
diễn tại đây coi như đã được một chứng chỉ về chất lượng nghệ thuật cao. Đoàn múa rối Thăng
Long và Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn của Việt Nam đã từng trình diễn tại đây. Nhìn kiến trúc bề
ngoài không có gì đặc biệt, nhưng nội thất từng công trình trong Trung tâm này thì tuyệt vời, vì
nó vô cùng thích hợp với công năng. Ví như Nhà hát Giao hưởng có cấu trúc tường gồ ghề, hình
khối không đẹp, trang trí đơn giản, song đã tạo cho sự chuyển tải âm thanh đến mức tuyệt hảo,
khiến cho ngồi chỗ nào cũng nghe rõ. Tôi ngồi cuối phòng khán giả 2.800 chỗ, còn người thợ
đàn thì đang chỉnh đàn Pi-a-nô ở trong cánh gà sân khấu, mà tôi vẫn nghe tiếng từng nốt nhạc
như ngay bên tai. Người phụ trách Nhà hát giải thích với chúng tôi rằng sự trang trí đơn giản
trong rạp nhằm tránh làm cho khán giả phân tán, hướng mọi sự chú ý của họ vào chương trình
biểu diễn. Hoặc như rạp hát ô pê ra với 3.700 chỗ dành cho những nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn,
được trang trí những vật hình nữ trang, gọi là hộp nữ trang, có 6 tầng khán giả và khán giả ngồi ở
ghế nào cũng nhìn rõ sân khấu. Quả thật, nơi đây cũng có thể được coi là nhất thế giới bởi đã tập
trung trong một khu vực một loạt rạp biểu diễn lớn và hiện đại đến thế, đồng thời quy tụ nhiều
đơn vị nghệ thuật danh tiếng trên thế giới đến thế, với sức hoạt động bền bỉ từ hàng chục năm
qua và hoạt động đều đặn hàng tuần quanh năm, phục vụ hết lớp khán giả này đến lớp khán giả
khác không những của Niu-Yoóc mà của cả thế giới đổ đến.

        Đi thăm, hỏi han, xem lướt khu vực này cũng mất cả một ngày. Mà chui vào trong lòng
những toà nhà này mới thấy nó lớn đến dễ sợ, có những tầng hầm trông mênh mông ngút tầm
mắt hoặc chằng chịt những hành lang như một mê cung. Riêng việc hướng dẫn du khách đi thăm
khu vực này đã thành một nghề, được tổ chức như những tua du lịch, thu hút nhiều lao động vào
làm việc, trong đó có những nghệ sĩ đã hết khả năng biểu diễn (Việt Nam gọi là hết tuổi nghề).
Người hướng dẫn "tua" của chúng tôi là một phụ nữ đã đứng tuổi, cao ngỏng, mặt dẹt, mũi nhọn,
da mặt nhăn nheo nhưng nét mặt rất linh hoạt và lại có vẻ rất nhí nhảnh. Mỗi khi giới thiệu xong
một công trình, trong khi đưa chúng tôi đi qua công trình khác, chị bước thoăn thoắt, đầu lắc qua
lắc lại, thỉnh thoảng lại xướng lên một khúc hát thính phòng. Chị Thuỷ quả quyết với tôi rằng
đây chính là một nghệ sĩ ô-pê-ra đã chuyển nghề. Nhưng khi hỏi lại, thì được biết chị này vốn là
một nghệ sĩ Ba lê - thảo nào cao mà gầy thế, lại nhanh nhẹn nữa! Khi chúng tôi đã tham quan
xong khu vực Trung tâm nghệ thuật, chuẩn bị chia tay với người hướng dẫn đầy chất nghệ sĩ và
vui tính này, chị giới thiệu tối nay sẽ có buổi duyệt vở ô-pê-ra mới, bán vé đồng loạt 15 USD
mỗi vé, đoàn có thể mua để tới xem. Xin cảm ơn sự chu đáo của của chị, người nghệ sĩ chuyển
nghề, người hướng dẫn tham quan, và cũng xin ghi nhận lối tiếp thị nghệ thuật rất dễ chịu kiểu
Mỹ này.

      Viện Giáo dục nghệ thuật Trung tâm Lin-côn

      Mặc dù đến muộn, chúng tôi vẫn được đón tiếp chu đáo bởi một dàn cán bộ của Viện, toàn
là phụ nữ. Các chị em giới thiệu với chúng tôi tấm bảng đồng ghi lời người sáng lập ra Trung
tâm này rồi mới mời vào phòng làm việc.

       Những ý tưởng tốt đẹp cho sự hình thành và hoạt động của Viện bắt nguốn từ thực tế.
Người ta vẫn hay lưu truyền những câu chuyện về sự thiếu hụt trong nhận thức về nghệ thuật của
học sinh, coi đó là chuyện khôi hài, cần phải khắc phục. Nữ giám đốc thông tin của Trung tâm kể
với chúng tôi rằng, 13 năm trước, có một học sinh 13 tuổi sau khi xem múa Ấn Độ đã tỏ ra rất
nuối tiếc, vì em nói rằng trên thế giới có một nền nghệ thuật độc đáo như thế này mà nay em mới
được biết đến! Bà Giám đốc chương trình giáo dục cấp cao nhắc đến ông Mát Trubát, người sáng
lập Trung tâm Lin-côn (ông mất cách đây một năm rưỡi) với thái độ kính trọng, và kể: Lúc đầu,
khi tổ chức cho học sinh xem biểu diễn một chương trình nghệ thuật, ông Mát Trubát đã ngồi
chung với khán giả và được nghe lời trao đổi giữa thầy giáo và học sinh như sau:

      - Em có hiểu người ta đang diễn gì không?

      - Thưa thầy không! Còn thầy?

      - Thầy cũng không hiểu gì cả!

       Từ lời hội thoại ấy, ông Mát Trubát nhận ra rằng nếu chỉ đưa nghệ thuật đến diễn tại
trường thì không có hiệu quả, mà phải có sự giáo dục nghệ thuật, muốn vậy, đầu tiên phải từ các
thầy giáo. Từ đấy, định hướng hoạt động của Viện là kết hợp người nghệ sĩ với người làm công
tác giáo dục để phổ cập nghệ thuật trong học sinh, từ lớp mẫu giáo đến cấp 2,3 trong bối cảnh
nước Mỹ không bắt buộc giáo dục nghệ thuật trong các trường học.

      Các chương trình đưa nghệ thuật vào giáo dục cho học sinh và giáo viên được thực hiện
thông qua việc hợp tác với các cụm trường học ở Niu-Yoóc, Connéchticút và Niu Giơ-sây, đào
tạo các nhà giáo dục để họ sẽ cùng với học sinh của mình tìm hiểu về nghệ thuật thông qua
những hình thức đi thực tế có tác dụng hỗ trợ cho việc học hỏi nhiều hơn trong chương trình
giảng dạy.

       Trong 25 năm qua, Viện Giáo dục nghệ thuật Trung tâm Lin-côn đã xây dựng và chuẩn
hoá cách tiếp cận với nghệ thuật và giáo dục riêng rất nổi tiếng của mình, đó là thách thức học
sinh phải học về nghệ thuật và học thông qua nghệ thuật. Cùng hợp tác với các nhà giáo, Viện đã
phát triển những nghiên cứu thực tế tập trung vào các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm múa, âm
nhạc, sân khấu, mỹ thuật và kiến trúc. Cách thức dựa vào quá trình này thể hiện vai trò toàn diện
mà nghệ thuật có thể và nên giữ trong giáo dục. Bằng cách khuyến khích học sinh hỏi và tìm
hiểu, Viện Giáo dục nghệ thuật Trung tâm Lin-côn hỗ trợ việc học trong suốt chương trình học,
xây dựng kỹ năng tư duy phân tích phê bình và khuyến khích khả năng cảm nhận và sáng tạo của
học sinh. Kết quả là, nhiều mối liên kết được tạo ra không ngờ, nhiều quan điểm khác nhau được
cân nhắc, những điều phức tạp được tìm hiểu và cánh cửa đến với những thế giới tưởng tượng
mới mẻ được mở ra.

      Hoạt động của Viện Giáo dục nghệ thuật Trung tâm Lin-côn dựa trên nguyên lý giáo dục
mỹ học. Dựa vào những bài viết của những nhà giáo dục cách tân như Giôn Đơuây, Mắc-xin
Grin và Hô-uốt, Gát-nơ, ''giáo dục mỹ học'' mở rộng giớí hạn truyền thống của giáo dục tiên tiến
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long

Más contenido relacionado

Similar a Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long

(EbookHay.net)- Ac mong dai khung hoang 1929.pdf
(EbookHay.net)- Ac mong dai khung hoang 1929.pdf(EbookHay.net)- Ac mong dai khung hoang 1929.pdf
(EbookHay.net)- Ac mong dai khung hoang 1929.pdfinhDonVyAnh
 
Khi Đồng Minh Tháo Chạy
Khi Đồng Minh Tháo ChạyKhi Đồng Minh Tháo Chạy
Khi Đồng Minh Tháo ChạyDam Nguyen
 
Chiến tranh tiền tệ
Chiến tranh tiền tệChiến tranh tiền tệ
Chiến tranh tiền tệDinh Quang Dang
 
Nuremberg principle vietnamese
Nuremberg principle   vietnameseNuremberg principle   vietnamese
Nuremberg principle vietnameseVogelDenise
 
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)Hung Nguyen
 
Chet duoi tay_trung_quoc
Chet duoi tay_trung_quocChet duoi tay_trung_quoc
Chet duoi tay_trung_quocDam Nguyen
 

Similar a Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long (6)

(EbookHay.net)- Ac mong dai khung hoang 1929.pdf
(EbookHay.net)- Ac mong dai khung hoang 1929.pdf(EbookHay.net)- Ac mong dai khung hoang 1929.pdf
(EbookHay.net)- Ac mong dai khung hoang 1929.pdf
 
Khi Đồng Minh Tháo Chạy
Khi Đồng Minh Tháo ChạyKhi Đồng Minh Tháo Chạy
Khi Đồng Minh Tháo Chạy
 
Chiến tranh tiền tệ
Chiến tranh tiền tệChiến tranh tiền tệ
Chiến tranh tiền tệ
 
Nuremberg principle vietnamese
Nuremberg principle   vietnameseNuremberg principle   vietnamese
Nuremberg principle vietnamese
 
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
Chet duoi tay trung quoc (peter navarro)
 
Chet duoi tay_trung_quoc
Chet duoi tay_trung_quocChet duoi tay_trung_quoc
Chet duoi tay_trung_quoc
 

Más de longvanhien

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnlongvanhien
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏelongvanhien
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bàlongvanhien
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấmlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnlongvanhien
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnlongvanhien
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014longvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnlongvanhien
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnlongvanhien
 

Más de longvanhien (20)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1062 –vanhien.vn
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1053 –vanhien.vn
 

Último

đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnVitHong183894
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (20)

đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫnkỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
kỳ thi bác sĩ nội trú khóa 48, hướng dẫn
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 

Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long

  • 1. Du khảo Hoa Kỳ Sau thảm hoạ 11 tháng 9 - 11 Phạm Việt Long Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tổng thống G.W.Bu-sơ tuyên bố: "Ngày hôm nay chúng ta đã trải qua một thảm kịch của dân tộc". CHƯƠNG I. TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN Lúc này, Hà Nội đang chuyển mùa. Đã có những đợt gió Đông Bắc se se lạnh. Vậy mà trái đất đang nóng lên. Một sự kiện dữ dội nhất mở đầu thiên niên kỷ mới đã xẩy ra: hai toà nhà thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại thành phố Niu-Yoóc Hoa Kỳ bị hai máy bay đâm thẳng vào, nổ tung, sụp đổ. Vào chính cái đêm 11 tháng 9 năm 2001 ấy, nghe Hưng, cậu con rể, thông báo, tôi không tin được. Bởi tính cậu ta hay bông đùa, và cũng bởi cái tin cậu ta đem lại quá đột ngột. Ai mà tin được rằng một cường quốc như Hoa Kỳ mà lại bị đòn đau đến như thế.
  • 2. Tới khi cậu con rể tôi nghiêm mặt nói rằng chính thằng bạn ở tận Đức gọi điện về báo tin này rồi vội vã xách xe chạy đến khách sạn để xem truyền hình thu qua vệ tinh về thảm hoạ 11 tháng 9, tôi mới tin đó là sự thật. Ngay sáng hôm sau, trên các mặt báo trong nước, từ trung ương đến địa phương, đã in nổi bật tin về thảm hoạ nói trên: "Nước Mỹ bị tấn công: 9 giờ sáng giờ Niu-Yoóc, một máy bay Boeing 767 của hãng hàng không Mỹ American airlines chở 81 hành khách và phi hành đoàn 11 người trên đường bay từ Bô-xtơn đi Lốt-an-giơ-lét (chuyến bay số 11) đã đâm vào toà nhà 110 tầng khu Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới ở Niu-Yoóc. Khoảng 20 phút sau vụ nổ thứ nhất, một máy bay khác cũng của hãng này từ Oa-sinh-tơn đi Lốt-an-giơ-lét (chuyến bay số 77) chở 58 hành khách và phi hành đoàn 6 người, đã lại đâm vào khối nhà phía Nam của chính Trung tâm Thương mại này. Những tin tức đầu tiên cho biết có ít nhất 6 người bị chết, hơn 1.000 người khác bị thương. Sau đó ít phút có một tiếng nổ lớn làm phần lớn của toà nhà chọc trời này bị sập. Nhiều nguồn tin cho biết hiện chưa thể xác định chính xác số người chết và bị thương, nhưng tất cả bệnh viện ở Niu-Yoóc đã quá tải. Thảm hoạ xảy ra khi khoảng 40.000 người đang làm việc tại Trung tâm Thương mại Thế giới, nơi mỗi ngày có khoảng 150.000 người vào mua sắm, giao dịch, kinh doanh và giải trí. Cũng trong ngày 11 tháng 9, một máy bay thương mại của hãng hàng không Mỹ United Airlines đã lại đâm xuống Lầu Năm góc, làm ít nhất 7 người bị thương, khiến 24.000 nhân viên của Lầu Năm góc phải sơ tán khẩn cấp khỏi nơi làm việc. Các nhân viên Liên hợp quốc cũng được lệnh sơ tán khỏi trụ sở ở Niu-Yoóc. Những người chứng kiến cho biết họ nhìn thấy các xe tải bị chất xung quanh Nhà Trắng và khói bốc lên từ phía nam của dinh Tổng thống. Trong lúc đó ở khu nhà Quốc hội trên đồi Ca-pi-tơn cũng xảy ra những vụ nổ. Một vụ đánh bom bằng xe hơi đã xảy ra trước cổng Bộ Ngoại giao Mỹ. Tổng thống G.W.Bu-sơ tuyên bố: "Ngày hôm nay chúng ta đã trải qua một thảm kịch của dân tộc". CNN bình luận: "Từ thời nội chiến, đến bây giờ nước Mỹ lại chịu cảnh chiến tranh."
  • 3. Những ngày tiếp theo, báo chí của chúng ta tiếp tục đưa tin, ảnh về thảm hoạ 11 tháng 9: Hàng vạn người chết và bị thương. Các hoạt động cứu nạn đang được xúc tiến. Quân đội Mỹ trong tình trạng báo động cao nhất. Lãnh đạo và nhân dân nhiều quốc gia trên thế giới chia buồn với Chính phủ và nhân dân Mỹ. Tính đến chiều 12-9, Mỹ vẫn chưa xác định được chính xác số người chết, tuy nhiên các quan chức Mỹ ước tính số người thương vong có thể rất lớn, riêng số người chết trong vụ tiến công Lầu Năm góc lên tới 800 người. Số người chết và bị thương tại Trung tâm Thương mại Thế giới ước tính khoảng mười nghìn người; toàn bộ 266 hành khách và phi hành đoàn của bốn máy bay bị bắt cóc đều thiệt mạng. Ngoài ra, khoảng 300 nhân viên cứu hộ, trong đó có 200 lính cứu hoả, 78 cảnh sát Niu-Yoóc đã chết hoặc mất tích. Tổng thống Mỹ coi cuộc khủng bố là "hành động chiến tranh". Cộng đồng Hồi giáo trên thế giới đang đưa ra thông điệp chứng tỏ rằng người Hồi giáo không phải là kẻ thù gây ra các cuộc tiến công khủng bố này, và cho rằng Mỹ nên xem xét lại chính sách đối ngoại của mình. Mỹ nỗ lực giải quyết hậu quả thảm hoạ ngày 11-9. Giới tình báo và an ninh Mỹ đang bị hoảng loạn. Tổng thống G.W.Bu- sơ ra lệnh bắn các máy bay dân dụng khả nghi. Mỹ đang "dọn chỗ" cho cuộc tấn công vào Áp- ga-ni xtan. Mỹ sẽ đánh vào bất kỳ quốc gia nào chứa chấp Bin Lađen . Mỹ đã phát lệnh động viên 50.000 quân dự bị. Người Mỹ cố gắng trở lại cuộc sống bình thường. Mỹ gia tăng sức ép quân sự đối với Áp-ga-ni-xtan. Mỹ triển khai chiến dịch "Công lý vô tận" tấn công Áp-ga-ni- xtan... Tình hình diễn biến quá nhanh theo chiều hướng căng thẳng. Lúc này, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện thái độ qua phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, bà Phan Thuý Thanh: "Chúng tôi cho rằng Hoa Kỳ phải thận trọng, xác định chính xác thủ phạm, và trong hành động của mình phải tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia các nước, không làm phức tạp quan hệ quốc tế và tránh những hành động gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của thường dân vô tội." Cũng chính vào thời điểm này, Hoa Kỳ còn gây căng thẳng cho bầu không khí thế giới bởi đưa ra thông qua cái gọi là "Đạo luật nhân quyền Việt Nam". Dư luận thế giới và trong nước vừa lên án khủng bố, vừa phản đối Mỹ phát động chiến tranh, đồng thời đòi hỏi Mỹ phải huỷ bỏ cái đạo luật phi lý về Việt Nam nói trên. Tình hình hết sức phức tạp. Mỹ đã nắm lấy thời cơ để thực hiện chiến lược của mình, cứng rắn chia thế giới thành hai cực: một cực chống khủng bố, mà muốn thể hiện tinh thần chống khủng bố của mình thì phải ủng hộ Mỹ, và một cực không ủng hộ Mỹ, có nghĩa là ủng hộ khủng bố. Tuy vậy, nhân loại vốn yêu chuộng hoà bình, cho nên dù muốn loại trừ nạn khủng bố khỏi xã hội, mọi người đều yêu cầu Hoa kỳ phải tôn trọng Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế nếu tiến công trả đũa các cuộc khủng bố.
  • 4. Mười ngày sau thảm hoạ 11-9 tại Mỹ, báo chí vẫn không ngớt đưa tin về điểm nóng Hoa Kỳ: Đến ngày 20-9, cơ quan cứu hộ xác định 6.333 người mất tích... Hầu hết người Mỹ đã trở lại với công việc hàng ngày. Tổng thống Mỹ đã phát biểu ý kiến trước hai viện Quốc hội Mỹ về thảm hoạ ngày 11-9. Trong bài phát biểu này, ông Bu-sơ tuyên bố sẽ sử dụng "mọi vũ khí cần thiết" trong chiến dịch toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố và kêu gọi quân đội Mỹ "sẵn sàng chiến đấu". Cỗ máy chiến tranh của Mỹ đang tăng tốc: Lực lượng quân sự Mỹ ồ ạt đổ vào vùng vịnh. Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến tranh mà không suy tính những hậu quả thảm khốc của nó. Biểu tình kêu gọi không trả đũa tàn bạo. Mỹ tăng cường áp sát Áp-ga-ni-xtan. Cách thức tuyên truyền rầm rộ và những lời phát biểu cứng rắn của giới cầm quyền Hoa Kỳ đã làm cho tâm lý chiến tranh bùng phát ở Mỹ. Theo kết quả thăm dò dư luận của ABC và báo Bưu điện Oa-sinh-tơn, có 8 trong số 10 người Mỹ được hỏi cho rằng bài phát biểu của ông Bu-sơ đã làm tăng niềm tin vào khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay, 9 người ủng hộ cách giải quyết của ông Bu-sơ và 75% ủng hộ lời kêu gọi của ông phát động cuộc chiến tranh quy mô rộng lớn chống khủng bố. Các nhà quan sát cho rằng sự cổ vũ của các nghị sĩ và các phương tiện truyền thông Mỹ giống như "một kịch bản chính trị" nhằm khích lệ binh lính và thanh niên Mỹ bước vào cuộc chiến. Như để đốt cháy rực lên nữa ngọn lửa hận thù, chính quyền Mỹ báo động trước nghi ngờ về cuộc khủng bố vòng hai, đồng thời tuyên bố tấn công bất chấp Liên hợp quốc. Trong khí đó, ngay giữa lòng nước Mỹ, người Hồi giáo phải sống trong lo sợ bị trả thù. Hội đồng quan hệ Mỹ - Hồi giáo ở Oa-sinh-tơn đã ghi nhận được hơn 350 vụ đe doạ bạo lực, phân biệt đối xử, tấn công người Hồi giáo ở Mỹ kể từ khi thảm hoạ xảy ra. Vụ giết hại một người gốc Ai Cập bán tạp phẩm ở Lốt-An-giơ-lét hôm chủ nhật là sự việc mới nhất trong tâm lý trả thù người Arập đang xuất hiện ở Mỹ.... Con số người thiệt mạng được báo chí ta công bố theo dự đoán của báo chí Mỹ lúc đầu có tới khoảng 10.000 đến 20.000 người! Thật là khủng khiếp! Rồi sau đó, số người bị mất tích được công bố giảm dần... Không hiểu vì lý do gì, mà các nguồn tin phương Tây lại thiếu thận trọng trong việc công bố số nạn nhân của thảm hoạ đến thế? Để tạo mối quan tâm? Để "giật gân" câu khách? Hay đơn thuần chỉ là vì sự phỏng đoán lúc đầu chưa thật chính xác? Dù sao, nói về sự chết chóc cũng cần thận trọng, không nên phóng đại. Tính mạng một con người là cả một vấn đề lớn lao, huống chi đây lại là con số hàng vạn người! Đọc báo, tôi giật mình: khốn khổ thay nhân dân Áp-ga-ni-xtan khi đất nước này bị Hoa Kỳ chọn làm mục tiêu "chống khủng bố"! Một đất nước cùng khổ, đang sống dở chết dở bởi
  • 5. nghèo đói và bởi chế độ hà khắc dưới quyền cai trị của Ta-li-ban, lẽ ra cần được các nước giầu cứu giúp, đằng này lại sắp trở thành mục tiêu của bom đạn! Chẳng nhẽ thế giới không động lòng trước một đất nước bị cô lập và nghèo khổ như Áp-ga-ni-xtan sao? Đó là một trong 4 nước nghèo nhất thế giới. Đã thế, hạn hán lại hành hạ đất nước này suốt 3 năm ròng, làm cho diện tích có thể trồng trọt tụt xuống còn bằng 12% diện tích đất canh tác. Người nông dân không có ruộng đất để gieo trồng, không có việc làm và không có lương thực. Sự nghèo đói, bệnh tật đã làm cho nhân dân nước này chỉ có tuổi thọ trung bình là 43. Chỉ vì những bệnh thông thường, cứ 4 trẻ em thì có 1 em chết yểu trong vòng 5 năm đầu tiên của đời người! Rồi đây, khi bom đạn Mỹ và đồng minh trút xuống Áp-ga-ni-xtan, liệu tuổi thọ trung bình của người dân còn được bao nhiêu? liệu tỷ lệ tử vong của trẻ em sẽ tăng lên đến mức nào? Tôi giật mình còn bởi lẽ, tại sao lại có những tờ báo tung hô sự trả thù của Mỹ "khách quan" đến thế! Chính nhờ những thông tin ấy mà lượng báo chí phát hành tăng vọt, có tờ gấp đôi ngày thường, thậm chí hơn thế nữa. Người ta còn chụp lại một số bài báo về cuộc chiến sắp xảy ra, thậm chí còn sục vào In-tơ-nét kiếm thông tin về chiến tranh để "xuất bản xem liền", bán đầy đường phố! Trên đường phố thành phố Hồ Chí Minh, vào lúc xẩm tối, tôi thấy từng tốp thanh niên nam nữ đứng tràn trên mặt đường bán tận tay những người ham tin những bài báo, những tờ thông tin về tình hình Mỹ - Áp-ga-ni-xtan. Tôi chỉ muốn nói to lên để mọi người nghe lời khẩn cầu của mình là các phương tiện thông tin hãy có trách nhiệm hơn với tính mạng con người, cần thận trọng trước thảm hoạ của nhân loại! Mà bây giờ, một cuộc chiến tranh được phát động nhanh quá, đơn giản quá. Ngày xưa, khi Pháp chuẩn bị xâm lược Việt Nam, chúng phải mất cả thế kỷ thăm dò, nào là truyền giáo, nào là giao thương... Rồi khi Mỹ muốn xâm lược Việt Nam, chúng cũng phải mất mấy chục năm "đệm", thay chân Pháp từng bước. Còn bây giờ, vèo một cái, chỉ cần dăm ba ngày cùng vài lời tuyên bố về sự khủng bố là Mỹ nghiễm nhiên tiến hành ngay một cuộc chiến tranh tuyên bố hẳn hoi với một quốc gia! Tốc độ của thời hiện đại quả là khủng khiếp! Việc quyết định một chủ trương lớn như tiến công một quốc gia, Mỹ làm nhanh tới mức chưa kịp có phương án triển khai (Lầu Năm góc đang bối rối với các phương án tấn công- Báo Nhân Dân, 25-9). Mỹ đã cướp thời gian, tận dụng sự ngập tràn thông tin đang có lợi để thực hiện âm mưu bá chủ thế giới của mình. Thế nhưng, Thế giới vẫn nhận biết bản chất sự việc: "Không thể ngăn chặn khủng bố nếu vẫn còn áp bức", đó là nhận định của Thủ tướng Ma-lai-xi-a Ma-ha-thia Mô-ha-mát. Ông cho biết Ma-lai-xi-a không muốn các nước vô tội trở thành nạn nhân của cuộc săn lùng khủng bố mà Mỹ phát động. Ông cho rằng săn lùng khủng bố chỉ bằng vũ khí sẽ không giải quyết được vấn đề một cách triệt để chừng nào sự tức giận của những người bị áp bức vẫn còn tồn tại. Theo ông, đã đến lúc cộng đồng quốc tế phải chú ý giải quyết các vấn đề, điều mà khiến người ta không còn sự lựa chọn nào khác phải tiến hành biện pháp khủng bố. Ông nói: "Chúng ta cần ngăn chặn sự áp bức đối với nhân dân Pa-lex-tin, Irắc, Tres-xnhi-a và những nơi khác." (Báo Nhân Dân, 25/9).
  • 6. CHƯƠNG II. HOA KỲ LÀ THẾ 1. Bay về vùng lửa Như vậy là Niu-Yoóc, một thành phố hiện đại và giầu sang bậc nhất thế giới, đã trở thành điểm nóng của toàn cầu và ngọn lửa hận thù đang từ đây toả rộng ra, làm cho trái đất nóng lên. Chính trong không khí oi nồng toàn cầu ấy, theo kế hoạch giữa Bộ Văn hoá Thông tin và quỹ FORD về khảo sát văn hoá tại Mỹ, chúng tôi lên đường bay về vùng lửa Niu-Yoóc. Nhiều người hỏi chúng tôi rằng đi vào thời điểm này có ngại "dính" khủng bố không? Đã thế, lại còn bệnh than với những gói bột mầu trắng đáng sợ nữa! Chúng tôi không lo ngại, nhưng hơi băn khoăn: các bạn Mỹ đang bận với việc khắc phục thảm hoạ 11 tháng 9 và đang trong bầu không khí nóng của chiến tranh, liệu có bình tâm làm việc với chúng tôi không? Và rồi "gió cứ thổi, đoàn người cứ tiến", chúng tôi lên đường. Mức độ suy giảm của hoạt động hàng không quốc tế sau thảm hoạ 11 tháng 9 tại Mỹ thể hiện rõ nét dần từ sân bay Nội Bài, qua sân bay Đài Bắc, đến sân bay Niu-Yoóc, với số lượng khách giảm đáng kể. Chuyến bay CI.012 của Hàng không Việt Nam kết hợp với Hàng không Đài Loan ít khách tới mức có thể tìm chỗ nằm thoải mái trên các hàng ghế trống trải. Sân bay Đài Bắc vắng vẻ. Hun hút dọc đường nhà ga chỉ có một tốp khách Việt Nam gồm 10 người cộng với 2 người Hoa. Chúng tôi ngồi rải rác trên các dãy ghế nhựa chờ làm thủ tục để vào khách sạn nghỉ tạm, mai lại bay tiếp sang Hoa Kỳ. Chuyến bay xuyên đại dương, vượt 12 múi giờ từ Việt Nam đến Mỹ quả là vất vả. Cũng không hiểu vì lý do gì mà mấy anh chàng an ninh Đài Loan này làm việc lề mề thế, săm soi cả tiếng đồng hồ trên mấy tấm hộ chiếu, làm cho chúng tôi chỉ còn biết ngồi ngáp vặt! Qua mỗi sân bay, càng gần tới Mỹ, chúng tôi càng thấy biện pháp an ninh được xiết chặt hơn. Tại sân bay Nội Bài, có đôi chút thay đổi qua bóng dáng một thiếu tá công an mặc sắc phục, đeo súng và cầm máy bộ đàm quan sát ở đoạn tiếp giáp giữa đường ống dẫn khách và cửa máy bay. Sân bay Đài Bắc nhìn bề ngoài không có dấu hiệu gì đặc biệt. Nhưng khi từ khách sạn trở lại nhà ga để đi Niu-Yoóc, chúng tôi mới thấy nhân viên an ninh ở đây làm việc cẩn thận đến mức nào. Đoàn chúng tôi qua cổng kiểm soát. Mọi người qua bình thường, riêng anh Toàn được mời đứng lại, mở túi xách cho nhân viên an ninh khám. Hoá ra ở trong túi có một con dao dùng để gọt trái cây. Lập tức, nhân viên an ninh mời anh vào lập biên bản, giữ lại dao và đưa một tờ giấy biên nhận. Họ cho biết khi qua Niu-Yoóc, anh Toàn sẽ được nhận lại con dao.
  • 7. Vào lúc 18 giờ, hành khách của chuyến bay Niu-Yoóc đã đông, sân bay báo cho mọi người phải rời phòng chờ, đi ngược lên trên gác làm lại thủ tục an ninh. Mọi người xếp hàng đôi chờ đến lượt kiểm tra theo kiểu thủ công. Có lẽ lúc này, các phương tiện hiện đại không được tin tưởng bằng con người. Nhân viên an ninh kiểm tra khá kỹ, lục vào từng túi xách, thậm chí móc cả vào túi áo chị Đào vì thấy có vật nhọn - hoá ra đó là cái bút bi. Anh Ngà có con dao cạo râu cán nhựa cũng bị giữ lại. Đến sân bay quốc tế Ken-nơ-đi (Niu-Yoóc) vào hồi 19 giờ 30 giờ địa phương. Khách của chuyến bay này ngoài người Việt chúng tôi và người Hoa, hầu như không có người các châu lục khác. Nhìn từ trên cao xuống, Niu-Yoóc hiện ra với những ánh đèn nhấp nháy sáng rực cả một vùng rộng lớn. Nhà ga sân bay quốc tế Ken-nơ-đi rộng nhưng cũng thấp giống như nhiều nhà ga sân bay khác trên thế giới. Trong cái mênh mông của nhà ga và trong ánh đèn mù mù, đoàn khách vào nước Mỹ trở nên nhỏ bé lạ lùng. Mọi người xếp hàng theo đường dích dắc của những rào chắn bằng dây. Các nhân viên Hải quan làm việc cần mẫn và vui vẻ. Một nhân viên người Mỹ gốc Việt có nước da hồng hào và cái đầu hói gần hết tóc vừa làm thủ tục vừa hỏi thăm chúng tôi về tình hình Việt Nam. Anh cho biết, đôi ba năm trước đây anh đã về thăm quê hương và vui mừng thấy cuộc sống tại đó dễ chịu. Anh chúc chúng tôi chuyến viếng thăm vui vẻ. 2. Bề mặt cuộc sống ở Mỹ Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ được các bạn trong quỹ FORD đón tại cửa nhà ga sân bay. Có 4 người ra đón, thì đã thuộc 3 quốc tịch khác nhau: giáo sư Mác-tin Su-lơ-man người Mỹ, anh Tim Đô-ling, anh Dan J. Mác-tin người Anh và một cô gái người Mỹ gốc Tây Ban Nha có tên là Ma-ri-sa Lôpơ. Có lẽ đây là biểu hiện đầu tiên trên thực tế tại đất Mỹ cho mọi người thấy rằng Hoa Kỳ thực sự là một hợp chủng quốc. Đã làm việc nhiều năm ở Việt Nam, có vợ là người Việt, anh Tim nói thành thạo tiếng Việt. Trong không khí lành lạnh của buổi tối và trong ánh sáng yếu ớt của những ngọn đèn chiếu từ mấy cái cột tít trên cao, chúng tôi chờ xe tới đón. Ồn ào và náo nhiệt. Thỉnh thoảng, một chiếc xe cảnh sát lại ào tới, hú còi đinh tai. Mãi không thấy chiếc xe buýt tới, cô Ma-ri-sa móc điện thoại gọi một lúc rồi trao đổi với anh Tim. Anh Tim thông báo, do tăng cường an ninh, nhà chức trách không cho xe buýt vào cửa nhà ga đón khách như trước đây, do vậy chúng tôi phải đi bộ ra vành ngoài. Chúng tôi kéo valy đi ngược con dốc lên đường lớn. May mà vào cái thời hiện đại này, valy, túi xách đều có bánh xe, cho nên ai nấy khỏi phải lễ mễ khuân vác, chỉ cần kéo nhẹ nhàng. Tuy vậy, gặp những đoạn đường mấp mô hoặc có bậc, phải khuân lên đặt xuống, cũng toát mồ hôi. Loanh quanh mất hơn một tiếng đồng hồ mới gặp xe của Ban Tổ chức. Anh Tim tỏ ra rất băn khoăn, và ngỏ lời xin lỗi về việc này. Xe chạy bon bon trong không khí đêm không mấy tĩnh lặng. Có một đoạn, xe dừng đột ngột. Ngồi
  • 8. cuối xe, không rõ điều gì xảy ra, tôi hỏi thì được biết có cảnh sát lên kiểm tra. Nhổm người lên nhìn, trong ánh đèn xe không sáng lắm, thấy một thiếu nữ mặc cảnh phục, khá trẻ, đẹp. Cô cảnh sát hỏi anh Tim Đô-ling câu gì đó, lướt nhìn chúng tôi và cười tươi tắn rồi bước xuống xe. Ma-ri- sa cho biết từ sau thảm hoạ 11 tháng 9, việc kiểm tra dọc đường như vừa rồi là chuyện thường tình. Anh Tim thông báo ngày mai sẽ đưa chúng tôi đi tham quan Niu-Yoóc, trong đó sẽ đến cả Trung tâm Thương mại Thế giới. Cô Ma-ri-sa giới thiệu lịch làm việc, căn dặn chúng tôi phải luôn luôn đem theo giấy tờ, vì hiện nay toàn thành phố thực hiện nghiêm ngặt chế độ kiểm tra an ninh. Ngay cả trong khách sạn, chỉ những khách nghỉ tại đây mới được vào bên trong, do đó khi muốn lên thang máy thì phải trình chìa khoá phòng cho nhân viên bảo vệ. Bạn bố trí cho chúng tôi nghỉ tại khách sạn Minford Plaza, trên đại lộ 8, ngay trung tâm Man-hát-tan sầm uất nhất của Niu-Yoóc. Đập vào mắt chúng tôi khi xuống xe là bức tượng tưởng niệm những nạn nhân của thảm hoạ 11 tháng 9. Đó là bức tượng bằng đồng khá to với hình ảnh một người lính cứu hoả trong tư thế quỳ, đầu cúi vẻ bất lực, nét mặt đau thương. Nơi đây có những bó hoa, lọ hoa, những tấm ảnh, những ngọn nến của người dân tỏ lòng thương cảm đối với những nạn nhân. Chúng tôi được dẫn đi thăm một số khu phố chính và liên tiếp các ngày sau đó được đến làm việc với trường Đại học Niu-Yoóc, Hội Sân khấu múa, Trung tâm văn hoá Lin-côn, Câu lạc bộ Sân khấu thể nghiệm, Trung tâm quỹ, Quỹ Tài trợ nghệ thuật Niu-Yoóc, Thư viện công cộng
  • 9. Niu-Yoóc, Bảo tàng Mỹ thuật Mêtrôpôlitan... và đi thăm thủ đô Oa-sinh-ton. Nhìn bề ngoài, cuộc sống nói chung không có gì căng thẳng. Người dân Niu-Yoóc, Oa-sinh-tơn vẫn làm ăn, đi dạo, xếp hàng mua vé xem nghệ thuật, đến thư viện, thăm bảo tàng... bình thường. Thậm chí, hình ảnh Bin Lađen còn được in vào áo phông để bán thoải mái trên đường phố Oa-sinh-tơn đồng thời với hình ảnh nhân vật kẻ thù số một của chính quyền Mỹ này nằm trong vòng ngắm được dán khắp nơi. Ở đâu cũng thấy người ta bầy bán các hình ảnh của hai toà nhà Trung tâm Thương mại Thế giới dưới hình thức tranh, ảnh, mô hình... như một hoài niệm đau thương đồng thời cũng như một cơ hội kiếm tiền. Đến rất nhiều nơi, trước khi vào công sở, chúng tôi đều bị kiểm tra túi xách. Mọi người dân Mỹ khi vào các công trình quan trọng như bảo tàng, thư viện, toà tháp Empire... cũng đều bị kiểm tra như vậy. Giáo sư Mác-tin Su-lơ-man là Chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh trong chương trình quản lý nghệ thuật của Đại học Binh-ham-tơn. Mặc dù đã 65 tuổi và chân đi hơi khập khễnh, phải chống ba toong, nhưng ông rất nhiệt tình trong vai trò hướng dẫn viên du lịch. Ông cho biết đường mà chúng tôi đang đi là phố 42, cách đây 4 - 5 năm là phố đầy tội phạm, như ma tuý, mại dâm, nhưng từ khi có thị trưởng mới, đã được cải tạo, nhờ thế hiện nay rất lộng lẫy và có rất nhiều bảo tàng, rạp hát. Có rạp hát mang tên hãng Hàng không Mỹ, vì do chính hãng này tài trợ. Quỹ FORD cũng tài trợ để xây dựng một Trung tâm FORD, tức là một rạp hát rất tốt. Chúng tôi thấy có một đoàn người đứng xếp hàng bên kia đường. Giáo sư Mác-tin Su-lơ-man giải thích đó là những người đang mua vé vào xem nghệ thuật, mua ở đây được giảm một nửa giá và những người nghèo thường đến xếp hàng mua vé tại đây. Có một rạp hát diễn quanh năm ngày tháng chỉ một vở kịch Những người khốn khổ mà đã mấy năm nay vẫn có đông người xem. Khi đi qua một trụ sở của một đội cứu hoả, chúng tôi thấy có nhiều hoa, ảnh, những mảnh giấy có chữ viết, nến đang cháy... ở một góc tường. Đó là hình thức tưởng niệm những người lính cứu hoả bị tử nạn ngày 11 tháng 9 vừa qua. Một anh lính cứu hoả trẻ cho chúng tôi biết đơn vị anh mất nhiều người, chiếm một phần mười số lính cứu hoả thiệt mạng trong khi làm nhiệm vụ tại Trung tâm Thương mại Thế giơí. Chúng tôi đi thăm toà nhà Empire, toà nhà cao nhất nước Mỹ và theo lời nhà chức trách Mỹ hiện đang bị đe doạ phá huỷ. Chiếc xe chở chúng tôi tìm lối thuận tiện nhất để tới đó. Anh Đíc, người lái xe, cho biết do tình hình an ninh, mà việc đi lại của xe cộ trở nên vô cùng khó khăn. Anh than thở rằng đã phải chạy vòng vèo, len lỏi qua nhiều đường phố mới tới đón được chúng tôi... Tới gần toà nhà Empire thì xe phải dừng lại - để đảm bảo an ninh, người ta không cho các loại xe tiếp cận toà nhà. Chị Thuỷ, cán bộ Vụ Hợp tác quốc tế, cùng đi trong đoàn, ngạc nhiên vì so với trước, lượng người vào thăm toà nhà quá ít ỏi. Chị cho biết, trước đây, tại gian
  • 10. chờ này người đông tới mức nghẹt thở và muốn lên tới tầng 86 để quan sát Niu-Yoóc, ít nhất phải xếp hàng 3 giờ đồng hồ, còn bây giờ thì người lưa thưa, chờ lên tham quan chỉ mất chừng chục phút. Mọi người phải qua khâu kiểm tra kỹ càng chẳng khác nào kiểm tra tại sân bay. Lên đến tầng 80, khi chuyển cầu thang máy, chúng tôi thấy có một tốp cảnh sát dắt chó lượn lờ quanh đoàn khách tham quan. Từ tháp cao nhìn xuống, do mù bao phủ, chúng tôi không thấy rõ khu vực toà nhà Thương mại thế giới, chỉ thấy mấy làn khói vương vấn. Cần nói ngoài lề một chút là từ hôm tới Niu-Yoóc, quan sát nhà cửa, cách thức làm ăn, tôi thấy rõ người Mỹ rất thực dụng, tính mục đích rất cao. Có thể thấy rõ điều đó ở mọi nơi, mọi lúc: Nhà cửa rất cao, chọc trời để tăng diện tích sử dụng, biến cả thành phố thành những thung lũng hẹp thiếu ánh nắng và rất ít khoảng trống dành cho cây xanh, vườn hoa. Người ta chỉ quan tâm tạo hình khối và công năng của ngôi nhà chứ ít quan tâm đến đường nét, cũng ít quan tâm đến sự trang trí mặt tiền. Điều này khác hẳn với lối kiến trúc Châu Âu hay Châu Á. Tôi đã từng thấy ở Đan Mạch, khi xây lại nhà ở mặt phố, chủ nhà buộc phải lập giàn giáo chằng chống giữ nguyên mặt tiền ngôi nhà cổ, chỉ được phép thay đổi cấu trúc bên trong toà nhà. Hay ở Pháp, có thể nói mỗi mặt tiền toà nhà cổ là một tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ. Còn ở đây, thì chủ yếu là các nhà hình hộp cao lừng lững, có khi lắp kính đen xì, có khi mặt tiền bị che gần hết bởi các loại quảng cáo. Thậm chí, rất nhiều ngôi nhà được lắp cầu thang sắt cạp bên ngoài tường để người trong nhà thoát hiểm khi xảy ra sự cố, trông không có chút mỹ quan nào. Đã vậy, người Mỹ lại tính toán kỹ đến nỗi chỉ làm cầu thang đó lơ lửng đến ngang sàn tầng một, khi cần sử dụng thì kéo xuống, trông cụt hẫng đến bần tiện !
  • 11. Khi tham quan xong toà tháp Empire, xuống đường, chúng tôi gặp hai quân nhân mặc quân phục Mỹ đang quay phim. Họ đạo diễn cho một tốp người đứng trước ống kính đồng thanh hô "Niu-Yoóc! Niu-Yoóc! Chúng tôi cảm ơn những người đảm bảo an ninh!" Chúng tôi cảm thấy rằng dù biện phiện pháp an ninh được tiến hành bí mật hay công khai, nhưng hình bóng của nó vẫn in đậm trong từng đường nét của cuộc sống Niu-Yoóc. Ngày cũng như đêm, chúng tôi thường xuyên nghe tiếng còi hú của xe cảnh sát, xe cứu hoả hay xe cứu thương. Có hôm, vào 3 giờ sáng, cả khu trung tâm Man-hát-tan náo động lên trong tiếng còi hú của xe cảnh sát và tiếng ô tô chạy rầm rập. Chúng tôi mở cửa sổ ngó ra, không rõ vì sao lại huyên náo thế? Sáng dậy, thấy không khí vẫn bình thường. Hình như các lực lượng an ninh Mỹ thích hú còi, chạy xe rầm rập để phô trương thanh thế cho nên mới làm cho thành phố này luôn luôn náo động như vậy. Đường phố Niu-Yoóc trước đây thường bị ùn tắc, thì nay càng dễ ùn tắc bởi lệnh cấm đường thường xẩy ra một cách đột xuất. Đoàn chúng tôi bị chậm đến nơi làm việc nhiều lần cũng do cấm đường. Các bạn Mỹ giải thích với chúng tôi rằng cấm đường đột xuất là biện pháp gây trở ngại cho bọn khủng bố, ngăn chặn việc di chuyển của chúng. Có nhiều khu vực, mọi người đều phải gửi xe ô tô ở vòng ngoài, chỉ được đi bộ vào mà thôi. Đặc biệt, các khu vực quan trọng đều bị cấm. Không ai được đến gần khu vực Lầu Năm góc. Cũng do các biện pháp an ninh quá ngặt nghèo mà người ta đã không cho khách lên đảo để tham quan tượng Nữ thần Tự do như trước. Ban Tổ chức bù lại bằng cách bố trí chúng tôi đi phà vòng quanh đảo để ngắm bức tượng nổi tiếng ấy từ xa. Gió thổi lồng lộng khiến chúng tôi ớn lạnh. Sóng nước miên man, mây xám cuồn cuộn và những cánh chim mòng biển dập dìu trong không trung càng tôn vẻ uy nghi cuả Nữ thần Tự do và gợi nên cảnh thanh bình... Có lẽ người Mỹ quá cẩn trọng hoặc cố tình làm ra cẩn trọng để thu hút sự chú ý và "thông cảm" của thế giới, cho nên đã làm cho du khách mất một chuyến viếng thăm thú vị là chui vào "bụng" Nữ thần Tự do mà xem một bảo tàng về lịch sử nước Mỹ. Cũng có lẽ do sự tuyên truyền thái quá về nạn khủng bố trên đất Mỹ, mà lượng người đến thăm Hoa Kỳ giảm hẳn đi. Các bạn Mỹ cho biết sau thảm hoạ 11 tháng 9, ngành du lịch giảm khoảng 40% lượng du khách. Giáo sư Mác-tin Su-lơ-man nói rằng có rất nhiều chương trình làm việc giữa người nước ngoài với Mỹ bị huỷ bỏ, nhưng đoàn Việt Nam vẫn giữ kế hoạch đến Mỹ, khiến các bạn hết sức cảm động, nhiều người, trong đó có cả các nhân viên an ninh, còn tỏ ra vô cùng kinh ngạc. Vì chương trình làm việc tại Niu-Yoóc khá dầy đặc, chúng tôi chỉ có thời gian một ngày thăm thủ đô Oa-sinh-tơn. Xuất phát từ 5 giờ 30 sáng, xe chúng tôi bon bon trên đường cao tốc rộng và nhẵn với 4 đến 6 làn đường. Phải nói người Mỹ rất biết bảo vệ thiên nhiên của mình, cho nên dọc đường xe là những cánh rừng nối dài, lá xanh, lá đỏ, lá vàng rực rỡ như bức tranh sơn dầu khổng lồ. Biết giữ thiên nhiên cho mình nhưng Mỹ không hề quan tâm đến môi trường chung của cả thế giới. Mỹ là nước chiếm một phần tư lượng khí thải công nghiệp trên toàn thế
  • 12. giới, nhưng vào đầu năm nay, Tổng thống Busơ đã tuyên bố Mỹ rút khỏi Nghị định thư Ki-ô-tô vì cho rằng Nghị định này không công bằng và gây thiệt hại cho các nhà sản xuất ở Mỹ. Chẳng qua, Nghị định này quy định các nước công nghiệp phải giảm lượng khí thải do hoạt động sản xuất công nghiệp, trong đó giảm khí thải độc hại carbon dioxide xuống mức trung bình 5,2% từ năm 1990 đến năm 2012. Thế là Mỹ tự cho phép mình tha hồ "bĩnh" chất thải độc hại vào không khí, mặc cho hàng trăm nước khác đang ra sức giảm thiểu sự đầu độc môi trường do sản xuất công nghiệp gây ra. Dọc đường xe có những trạm bán xăng cùng với cửa hàng điểm tâm, giải khát. Đi được gần nửa đường, xe ghé vào một trạm để đổi lái xe. Ở Mỹ, có quy định lái xe chở khách không được phép chạy liên tục nhiều giờ cho nên có những trạm để lái xe chờ thay ca. Một lái xe đã cứng tuổi, cao to, xách túi từ trong một căn phòng nhỏ của ngôi nhà trệt đi ra, lên xe, và lái xe của chúng tôi xách túi, vào thế chỗ ở căn phòng đó. Anh ta sẽ nghỉ ngơi, chờ đến khi xe chúng tôi quay lại, sẽ lại lái xe về Niu-Yoóc. Xe chạy tới sông Pô-tô-mác, dòng sông êm ả trải rộng trước mắt khiến tôi nhớ tới hồi Mỹ còn tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, có anh Mô-ri- xơn, công dân nước Mỹ, đã tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh đó, và nhà thơ Tố Hữu của chúng ta đã có bài thơ về anh với dòng sông Pô-tô-mác này. Ngày nay, Mỹ tiến hành chiến tranh ở Áp-ga-nit-xtan, lại xuất hiện những người Mỹ yêu hoà bình, phản đối chiến tranh. Trên đường phố Oa-sinh-tơn, tôi đã nhìn thấy một đoàn người đi bộ căng biểu ngữ đòi Mỹ chấm dứt ném bom Áp-ga-nitx-tan. Nhìn chung, cảnh sắc Oa-sinh-tơn êm ả hơn Niu-Yoóc: nhà thưa hơn, thấp hơn, nhiều cây và những khoảng trống, cùng sông, hồ, đỡ huyên náo và ngột ngạt. Có những hồ nước mênh mông gợn sóng, những bãi cỏ xanh rì, những vườn cây toả bóng mát và những chú sóc xuống tận bãi cỏ nhảy nhót. Người dân vẫn bình thản đi dạo trên đồi Ca-pi-tơn, thăm khu tưởng niệm Lin-côn, thăm các bảo tàng, thăm nhà Quốc hội. Chỉ có lực lượng an ninh là làm việc căng thẳng. Hồi nãy, gần với khu đồi Ca-pi-tơn, tôi thấy hai xe cảnh sát chạy ép một xe dân sự vào vệ đường, lôi ra hai người đàn ông mặc quần áo đen, còng tay và đẩy ngã dúi xuống bãi cỏ. Không rõ hai người đó phạm tội gì, hay chỉ là kẻ bị tình nghi?
  • 13. Dọc các phố, chỗ nào cũng thấy xe cảnh sát và từng tốp cảnh sát trang bị súng ống, máy bộ đàm làm nhiệm vụ. Đặc biệt khu vực Lầu Năm góc bị phong toả bởi lực lượng quân đội, cảnh sát, cho nên chúng tôi chỉ được quan sát từ xa, thấy một góc nhà đen xạm. Tại khu vực Nhà Trắng, lực lượng cảnh sát được bố trí dầy hơn và mọi người chỉ được quan sát Nhà Trắng từ ngoài rào, không được vào tận nơi như trước đây. Khu vực nhà Quốc hội khá vắng. Nhà Quốc hội đang đóng cửa do chính quyền Mỹ tuyên bố có bệnh than thâm nhập. Tuy vậy, những người đến thăm nhà Quốc hội vẫn vào sát toà nhà vãn cảnh và chụp ảnh. Có một tốp nghệ sĩ nào đó còn dăng máy phóng thanh, hát hò ngay sân trước sảnh nhà Quốc hội. Thế mà qua các phương tiện tuyên truyền, chính quyền Mỹ đang gây cảm giác cho thế giới là nhân dân Mỹ đang hoảng loạn trong chiến dịch khủng bố bằng sinh học! Không, bệnh than không hoành hành dữ dội nước Mỹ như người Mỹ công bố, đó chỉ là lối tuyên truyền khuyếch đại nhằm hướng dư luận vào nước Mỹ, lo ngại cho nước Mỹ mà quên mất nhân dân Áp-ga-nít-xtan đang xương tan thịt nát dưới bom đạn của Mỹ. Thử so sánh con số 2 người Mỹ chết vì bệnh than với trên một nghìn người dân Áp-ga-nitx-tan chết vì bom đạn Mỹ trong cùng một thời gian, con số nào gây khủng khiếp hơn? Lẽ nào một mạng người Mỹ lại giá trị gấp cả trăm lần mạng người Áp – ga – nix – tan? Chúng tôi đến thăm khu tưởng niệm lính Mỹ chết ở Việt Nam và ở Triều Tiên. Tới tận ngày hôm nay, tôi vẫn thấy nhiều người Mỹ đến dò tìm những dòng tên trên bảng đá ghi danh
  • 14. lính Mỹ tử trận tại Việt Nam, trong đó có một phụ nữ luống tuổi chăm chú áp mảnh giấy trên một hàng chữ và chà bút chì để in lại tên một lính Mỹ nào đó. Xong việc, bà ngồi xuống, nâng niu mảnh giấy, mắt rưng rưng lệ. Không hiểu người chết được ghi tên trên bảng đá lạnh lùng kia có quan hệ gì với bà và tại sao bây giờ bà mới tới thăm viếng anh ta được? Chính quyền Mỹ có biết rằng, trong lúc tiến hành chiến tranh xâm lược, gieo đau thương tang tóc cho các dân tộc khác, thì đồng thời cũng là gieo đau thương, tang tóc cho chính nhân dân nước mình? 3. Thăm một số cơ sở văn hoá Người Mỹ vẫn tự hào nói rằng Niu-Yoóc là trung tâm văn hoá thế giới. Tại Niu-Yoóc có rất nhiều công trình văn hoá tiêu biểu, nhiều cơ sở văn hoá lớn, nổi tiếng thế giới, như Trung tâm Văn hoá Lin-Côn, Bảo tàng mỹ thuật Mêtrôpôlitan, Thư viện công cộng Niu-Yoóc, dàn nhạc giao hưởng Niu-Yoóc, trường đại học Niu-Yoóc... Đi thăm các cơ sở văn hoá này, có thể thấy một phần chiều sâu văn hoá Mỹ và các phương thức hoạt động văn hoá mang tính năng động, có hiệu quả của người Mỹ. Trường đại học Niu-Yoóc Nơi chúng tôi đến làm việc đầu tiên và nhiều lần là Trường đại học Niu-Yoóc. Cũng như hầu hết các trường học, trụ sở ở Niu-Yoóc, Trường đại học Niu-Yoóc nằm trong một khối nhà lớn nhiều tầng. Khách vào làm việc với trường đều được đăng ký trước và được làm thủ tục nhanh chóng khi qua bộ phận an ninh. Căn phòng mà các bạn Mỹ tiếp chúng tôi có kiến trúc dở cổ dở kim, không có chút gợi cảm thẩm mỹ nào. Nhưng những chủ nhân của nó thì lại tạo ấn tượng tốt đẹp cho chúng tôi từ đầu. Cùng với các bạn ở quỹ FORD, trường cử hai nữ giáo sư tiếp chúng tôi, đó là giáo sư Branwi và giáo sư Sandra Lang. Giáo sư Mác-tin Su-lơ-man, chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh, trình bầy về vấn đề quản lý nghệ thuật, về các tổ chức tài trợ cho văn hoá tại Niu-Yoóc, chương trình làm việc của đoàn tại Niu-Yoóc và cho biết tất cả các nơi mà đoàn đến tham quan, làm việc đều chờ đón đoàn với tình bạn, với lòng mong muốn hợp tác, mở rộng quan hệ trên phạm vi toàn cầu. Giáo sư nhấn mạnh rằng chúng tôi chỉ nên tham khảo những kinh nghiệm hoạt động về văn hoá tại Niu-Yoóc chứ không nên áp dụng máy móc vào công việc của mình, bởi vì sáng kiến đầu tiên là lấy được một ý tưởng chứ không phải là làm theo những kinh nghiệm. Tôi quan tâm nhiều đến trường đại học Niu-Yoóc ở chỗ trường có những chương trình về quản lý nghệ thuật ở cả bậc đại học và trên đại học với 3 bộ môn: Quản lý nghệ thuật biểu diễn, Quản lý mỹ thuật, Quản lý âm nhạc. Mô hình về đào tạo cán bộ quản lý văn hoá nghệ thuật như
  • 15. vậy từ bậc đại học trở lên, ở Việt Nam chưa có. Tài liệu của Quỹ FORD giới thiệu về trường đại học Niu-Yoóc như sau: "Từ năm 1978, chuơng trình Quản lý Mỹ thuật bắt đầu tồn tại như một thực thể riêng biệt và là chương trình đầu tiên của Hoa Kỳ tập trung đặc biệt vào những cơ hội trong mỹ thuật, trong cũng như ngoài phạm vi của bảo tàng mỹ thuật và phòng triển lãm. Nhận thức rõ những ảnh hưởng văn hoá và kinh tế của mỹ thuật đối với xã hội ở tầm quốc gia và quốc tế, chương trình này đào tạo ra các nhà quản lý có khả năng điều chỉnh để phù hợp với những đòi hỏi luôn thay đổi trong lĩnh vực này. Các bảo tàng mỹ thuật và phòng triển lãm ngày nay giới thiệu những ý tưởng về các trách nhiệm giáo dục và trách nhiệm xã hội. Sự tham gia của các tổ chức mỹ thuật gắn với các hoạt động thu thập các giá trị truyền thống và tài trợ triển lãm cũng như các chương trình sáng tạo nghệ thuật trong và ngoài cơ cấu tổ chức. Các triển lãm mỹ thuật, các nhà bán đấu giá và các chuyên gia tư vấn độc lập cũng có ảnh huởng ngày càng nhiều đến mỹ thuật. Khi các đơn vị và các công ty tìm đến mỹ thuật để tập trung vào các mục đích và nguyện vọng của cộng đồng thì việc quản lý mỹ thuật trở thành một sức mạnh giáo dục trong xã hội, giúp hình thành những giá trị văn hoá. Chương trình nhấn mạnh sự cân bằng giữa sự hiểu biết một cách toàn diện về mỹ thuật, những ý tưởng và những lực lượng có thể làm ảnh hưởng đến chúng, và phát triển quản lý một cách sắc bén, các kỹ năng tiếp thị và tài chính. Việc nghiên cứu sâu hơn về các phương tiện truyền thống luôn được kết hợp với việc xem xét đến các phương tiện và công nghệ mới có thể đưa các tổ chức mỹ thuật tiến vào thế kỷ 21. Chương trình cũng coi trọng sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết với thực hành. Chương trình quản lý mỹ thuật trước hết hướng sinh viên tới phần phi lợi nhuận trong lĩnh vực mỹ thuật. Đối với những ai quan tâm đến thị phần mang tính thương mại, chương trình cũng cung cấp phần học tập trung vào thương mại. Kể từ năm 1990, chương trình đổi mới đầu tiên đã được cơ cấu lại và tập trung giảng dạy cho sinh viên những kiến thức cần thiết để có thể cạnh tranh trong một thị trường vì lợi nhuận, phù hợp với những người môi giới, những giám đốc triển lãm mỹ thuật, các nhà tư vấn, và các tổ chức bán đấu giá. Cũng từ năm 1978, tồn tại với tư cách một chương trình riêng biệt, chương trình quản lý nghệ thuật biểu diễn đào tạo những người đang và sẽ làm công tác quản lý của các tổ chức nghệ thuật biểu diễn tại Hoa Kỳ và nước ngoài. Chương trình bao gồm các khoá học, những đề án đặc biệt được xây dựng cho quản lý nghệ thuật, trong các lĩnh vực quản lý nghệ thuật, phát triển nghệ thuật, tiếp thị nghệ thuật biểu diễn, luật và nghệ thuật, thống kê, các khoá học về thị trường, thương mại, về kinh tế, kế toán, khoa học hành vi và tiếp thị. Nhà trường còn tổ chức cho sinh viên đang theo học chương trình thạc sĩ tham gia những hội thảo định kỳ nhằm nâng cao kỹ năng về quản lý nghệ thuật. Một phần bắt buộc của chương trình học tập là đi thực tập với những nhà
  • 16. quản lý nghệ thuật hàng đầu. Trong những năm gần đây, với những khoản tiền lương không đáng kể, sinh viên được đi thực tập dưới sự hướng dẫn của các giám đốc của nhiều đơn vị nghệ thuật nổi tiếng như Carnegie Han, Liên hoan Xếch-xpia, Nhạc Viện Brôkin, Câu lạc bộ sân khấu Man- hát-tan và Tổ chức Quốc gia trợ vốn cho Nghệ thuật. Thêm vào đó, những giảng viên thỉnh giảng và những người có năng lực trong lĩnh vực này thường xuyên đến nói chuyện tại các diễn đàn do trường tổ chức". Các giáo sư của trường đại học Niu-Yoóc còn giới thiệu với chúng tôi sự phối hợp của nhà trường với các cơ sở đào tạo khác để đào tạo những nhà quản lý nghệ thuật và nhấn mạnh rằng, người Mỹ coi quản lý nghệ thuật cũng là một nghề, cần được đào tạo cơ bản, không những vậy, còn phải được đào tạo ở trình độ cao. Chương trình Thạc sĩ về quản lý nghệ thuật được xây dựng từ sự kết hợp những lĩnh vực mạnh nhất của trường Đại học Car-ni-giơ Melơn, Đại học Mỹ thuật (CFA) và trường Chính sách và Quản lý Nhà nước. Chương trình này giúp cho sinh viên quen với môi trường hoạt động thực tế của các tổ chức nghệ thuật. Chương trình này được thành lập trên cơ sở niềm tin rằng tất cả các chức năng quản lý hành chính được sử dụng để phục vụ cho lý do tồn tại của các tổ chức nghệ thuật. Chương trình này cũng nhấn mạnh đến việc cần thiết luôn phải tập trung vào đào tạo để đáp ứng được nhiệm vụ và nhu cầu của các nghệ sĩ. Và bởi vì các nhà quản lý phải là những người toàn diện, chương trình có tính chuyên môn và phân tích cao, rất cần thiết cho các vị trí lãnh đạo trong cộng đồng và các tổ chức không nhằm mục đích lợi nhuận. Chương trình đào tạo Thạc sĩ về quản lý Nghệ thuật rất linh hoạt, cho phép sinh viên tập trung vào những lĩnh vực đặc biệt mà mình yêu thích thông qua các môn học bắt buộc hoặc không bắt buộc, các chương trình thực tập nội trú và các chương trình hỗ trợ. Toàn bộ chương trình giáo dục quản lý nghệ thuật đều được rút ra từ kinh nghiệm thực tế. Các bài tập tình huống, dựa trên những vấn đề mà các tổ chức nghệ thuật tranh cãi nhiều, được sử dụng làm cơ sở cho việc phân tích và thảo luận trong lớp học. Giữa năm thứ nhất và năm thứ hai, các sinh viên phải hoàn thành đợt thực tập mùa hè của mình, cho phép họ ứng dụng những kỹ năng quản lý được học trong năm thứ nhất. Trong năm thứ hai, nhiều sinh viên ngoài việc học tập trên lớp còn tham gia chương trình hỗ trợ trong lĩnh vực mà họ đã chọn là nghề nghiệp tương lai của mình. Các sinh viên sau khi tốt nghiệp được trang bị cách quyết định và tìm những giải pháp đảm bảo cho họ có thể đương đầu với những thách thức và nắm bắt cơ hội để nhanh chóng thành công và thăng tiến trong công việc. Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc trước đó, chương trình thạc sĩ quản lý nghệ thuật chuẩn bị cho họ có thể đạt được một chức vụ quản lý cao hơn trong nghệ thuật. Dù là học sinh chưa bao gìơ đi làm hay đã có kinh nghiệm làm việc rồi, thì mọi sinh viên khi tham gia chương trình đào tạo này đều trông đợi có được những kinh nghiệm đầy thử thách nhưng cũng rất quý báu, sẽ cho phép họ trong tương lai tham gia vào việc hình thành cộng đồng nghệ thuật của ngày mai. Chỉ có một cơ sở, nhưng chương trình này vẫn được cả
  • 17. nước biết đến và liên hệ thông qua các buổi hội thảo và nhờ vào Uỷ ban Cố vấn những nhà quản lý nghệ thuật hàng đầu trong cả nước. Hơn nữa, các giảng viên của chương trình này còn phục vụ cho các hội đồng và các ban của khu vực, quốc gia và quốc tế, bao gồm Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia, Hiệp hội những nhà quản lý nghệ thuật và văn hoá quốc tế, Hội đồng Nghệ thuật Penxilvania. Các giảng viên thỉnh giảng từ khắp nơi trên cả nước cũng bổ sung thường xuyên cho chương trình giảng dạy. Những liên lạc dặc biệt của trường Đại học Mỹ thuật với các ngành nghệ thuật cung cấp cho sinh viên thạc sĩ quản lý nghệ thuật cơ hội tham gia nhiều hơn vào hoạt động nghệ thuật trong nước và quốc tế. Chương trình này còn phục vụ như một mạng thông tin vô giá cho sinh viên tìm kiếm những chương trình thực tập nội trú, việc làm ổn định và cố vấn cho sinh viên. Tôi nhận thấy việc đào tạo những nhà quản lý nghệ thuật là một điều mới mẻ đối với nước ta. Chúng ta chưa thực sự quan tâm đào tạo ra những nhà quản lý mà mới quan tâm đạo tạo ra những người làm nghề chuyên môn trong văn hoá nghệ thuật, hoặc những nhà chính trị. Các khoá học bắt buộc của trường đại học Mỹ thuật có những nội dung tối cần thiết cho người quản lý nghệ thuật mà chúng ta cần tham khảo gồm: Những nguyên tắc của quản lý nghệ thuật, Tiếp thị nghệ thuật, Gây quỹ cho các nhà quản lý nghệ thuật, Quản lý nguồn nhân lực cho nghệ thuật, Luật và nghệ thuật, Quản lý nghệ thuật biểu diễn hoặc quản lý Mỹ thuật, Phân tích kinh tế ứng dụng, Các phương pháp rút ra từ thực tế về chính sách và quản lý nhà nước, Phân tích tài chính, Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý trong một xã hội đa văn hoá, Kỹ năng nói chuyện chuyên nghiệp, Kỹ năng viết chuyên nghiệp, Tổng hợp hệ thống. Bên cạnh đó, còn có các khoá học không bắt buộc nhưng lại được các sinh viên hay chọn: Nghệ thuật trong xã hội, Ngân sách và điều hành quản lý, Khoa học quản lý, Marketing, Đa truyền thông, Thương thảo, Chính sách và Chính trị, Các hội thảo trong thực hành chuyên nghiệp... Chỉ điểm qua đầu mục những môn học, cũng thấy đây là một biển kiến thức và phương pháp mênh mông còn khá xa vời với việc đào tạo cán bộ văn hoá ở nước ta. Qua giới thiệu của các giáo sư đại học Niu-Yoóc, chúng tôi được biết đến một tổ chức khá đặc biệt của Mỹ, đó là Hiệp hội các nhà giáo dục quản trị nghệ thuật (AAAE), một tổ chức quốc tế hoạt động không vì lợi nhuận ở Mỹ. Nhiệm vụ của Hiệp hội là tổ chức các chương trình đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại học về quản trị nghệ thuật, bao gồm đào tạo quản lý mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, văn học, báo chí, và quản lý các tổ chức dịch vụ văn hóa nghệ thuật. Ra đời năm 1975, Hiệp hội được thành lập để cung cấp một diễn đàn thông tin giữa các thành viên và để hỗ trợ cho việc đào tạo chính thức và các tiêu chuẩn giáo đục cao cho các nhà quản lý nghệ thuật. Hơn thế, Hiệp hội còn khuyến khích các thành viên theo đuổi, xuất bản, tiến hành và công bố các nghiên cứu về quản lý và quản trị nghệ thuật nhằm tăng cường hiểu biết về các vấn đề quản lý
  • 18. nghệ thuật trong các lĩnh vực học tập và công tác. Việc công nhận quản lý nghệ thuật cũng là một nghề đang là một xu hướng phát triển trong thời gian gần đây. Hiệp hội tin rằng giáo đục bậc cao vẫn là cách thức đúng đắn để đáp ứng được những đòi hỏi này cũng như những yêu cầu hiện tại và trong tương lai của nghệ thuật. Các đơn vị nghệ thuật có thể tham gia vào Hiệp hội với các chương trình đào tạo đại học về quản trị nghệ thuật. Các đơn vị quan tâm đến việc tổ chức các chương trình tương tự như vậy, cá nhân vì lí do nghề nghiệp, sở thích, lý tưởng hoặc những lý do khác nếu có mong muốn cũng có thể tham gia liên kết với Hiệp hội và chia sẻ công việc của tổ chức này. Hiệp hội tổ chức hội nghị thường niên cho các thành viên, sinh viên, các nhà quản lý nghệ thuật, và bất cứ ai quan tâm đến việc phát triển của lĩnh vực này. Hội nghị năm 2001 được tổ chức ở Brisbane, Úc. Cuốn Hướng dẫn đào tạo và nghiên cứu quản trị nghệ thuật của Hiệp hội được xuất bản nhằm kết nối sinh viên giỏi có quan tâm đến nghề quản lý nghệ thuật và các tổ chức nghệ thuật với nhau. Hiệp hội các nhà giáo dục quản trị nghệ thuật được điều hành bởi một ban giám đốc bao gồm các trưởng bộ môn là thành viên đầy đủ hoặc những người do họ chỉ định, hoạt động theo điều luật đã quy định. Ban điều hành này sẽ được bầu vào cuộc họp thường niên theo biểu quyết đa số của các thành viên đầy đủ. Các cán bộ do Ban giám đốc cử ra. Trung tâm quỹ Tiếp chúng tôi tại Trung tâm quỹ là một người đàn ông xương xương, đeo kính cận, vẻ hoạt bát. Đó là thủ thư cao cấp Bruc-Gum. Nhanh chóng vào việc, anh bật máy vi tính, truy cập mạng và hướng dẫn chúng tôi về website của Trung tâm đang hiện trên màn hình lớn phía trước chúng tôi. Trang web này giới thiệu chi tiết về Trung tâm, hoạt động của nó và về những quỹ hỗ trợ nghệ thuật. Trung tâm Quỹ là một tổ chức dịch vụ quốc gia độc lập được thành lập bởi các quỹ vào năm 1956. Theo tài liệu của Quỹ FORD thì đây là tổ chức hàng đầu ở Mỹ về tài trợ của các tổ chức và chuyên phục vụ cho những người tìm kiếm tài trợ, những nhà tài trợ, nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, giới truyền thông và công chúng. Nhiệm vụ của Trung tâm Quỹ là hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động hảo tâm của các tổ chức thông qua quỹ, việc nâng cao hiểu biết của công chúng về lĩnh vực này và giúp đỡ những người tìm kiếm tài trợ thành công. Để làm được điều này, Trung tâm thu thập, tổ chức và truyền bá thông tin về hoạt động tài trợ ở Mỹ; tiến hành và hỗ trợ công tác nghiên cứu về các xu hướng phát triển trong lĩnh vực này; cung cấp giáo dục đào tạo về quá trình tìm kiếm tài trợ, và giúp công chúng có thể tiếp cận với thông tin và dịch vụ qua trang Web của Trung tâm, thông qua các ấn phẩm, thông qua 5 thư viện hoặc trung tâm học tập, và thông qua một mạng lưới các sưu tập hợp tác trên toàn quốc. Một trong những nhiệm vụ của Trung tâm là cung cấp thông tin và những tham khảo chuyên môn cho công chúng tại 5 thư viện của Trung tâm Nghệ thuật với hơn 200 tổ chức khác trên cả nước.
  • 19. Ngay bên cạnh phòng mà chúng tôi ngồi nghe thuyết trình là một thư viện của Trung tâm. Phòng đọc của thư viện này trang bị khoảng hai chục máy vi tính có kết nối mạng. Chúng tôi thấy máy nào cũng có người ngồi tra cứu thông tin. Giống như 4 thư viện khác của Trung tâm, phòng đọc này mở cửa miễn phí, cho phép độc giả truy cập vào một bộ sưu tập độc đáo các tài liệu về các hoạt động hảo tâm. Các thủ thư với khả năng chuyên môn cao luôn có mặt để giúp người sử dụng biết cách nghiên cứu về công tác tài trợ thông qua các ấn phầm của Trung tâm và các nguồn thông tin in và điện tử khác, bao gồm những mẫu đơn xin tài trợ, sách và những xuất bản định kỳ về quản lý tài trợ từ thiện và phi lợi nhuận, báo cáo hàng năm của quỹ và báo cáo về việc tài trợ của các công ty, các website và các tài liệu khác tập trung vào hoạt động từ thiện. Trung tâm Quỹ cung cấp các chương trình đào tạo miễn phí hoặc chỉ phải chịu chi phí cơ bản về nghiên cứu tài trợ, giới thiệu cho các nhà tài trợ và các khoản tài trợ của họ và các chủ đề có liên quan ở cả 5 văn phòng của Trung tâm cũng như ở các địa điểm khác, bao gồm: Cơ sở để tìm kiếm tài trợ, một tài liệu miễn phí ra hàng tuần về quá trình nghiên cứu tài trợ dành cho các tổ chức phi lợi nhuận; các chương trình miễn phí về tài trợ của các công ty, cách sử dụng hữu hiệu các nguồn thông tin trên mạng, giới thiệu cách tra cứu nhanh thông tin, cách viết thư xin tài trợ, tìm kiếm tài trợ dành cho cá nhân, danh sách các nhà tài trợ, phim về việc gây quỹ. v.v. Trung tâm Quỹ xuất bản Niên giám các Quỹ - một tài liệu tham khảo kinh điển dành cho những người tìm kiếm tài trợ, hiện đã có trên CD-ROM, trên mạng và sách in, cùng với khoảng 50 niên giám, hướng dẫn và báo cáo khác. Khả năng chuyển tải thông tin của trang web do trung tâm điều khiển làm cho tôi thật sự khâm phục. Được cập nhật và được mở rộng hàng ngày, trang web của Trung tâm Quỹ (http://www.fdncenter.org) nhấn mạnh và phân tích các xu huớng tài trợ gần nhất, cung cấp danh sách các nhà tài trợ hàng đầu, thông tin về các chương trình đào tạo do Trung tâm tài trợ và các hội thảo, cung cấp khả năng truy cập dễ dàng vào một loạt các nguồn gây quỹ trên mạng, bao gồm: Điểm tin từ thiện - một dịch vụ thông tin hàng tuần với các bài viết liên quan đến từ thiện; Niên giám trên mạng của trung tâm - một dữ liệu đáng tìm kiếm về 10.000 Quỹ lớn nhất ở Mỹ; nối mạng với hàng trăm trang web của các nhà tài trợ và các trang web của các tổ chức phi lợi nhuận khác. Trung tâm Quỹ còn cung cấp thư viện ảo trên mạng (http://www.fdncenter.org/onlib/) mà ai cũng có thể truy cập chỉ với một máy vi tính có nối mạng lnternet. Các ứng dụng trên thư viện ảo này bao gồm: Trả lời ngay những câu hỏi bằng E-mail, Công cụ tìm kiếm Quỹ (một công cụ tra cứu miễn phí với thông tin cơ bản về 50.000 nhà tài trợ Mỹ), các khoá học ngắn hạn về viết
  • 20. thư xin tài trợ, giới thiệu về quá trình tìm kiếm tài trợ, Tài liệu trên mạng về khu vực phi lợi nhuận (một dữ liệu với nhiều thư mục về 18.000 đoạn trích dẫn, có nhiều bản tóm tắt), và Kệ sách trên mạng (một phiên bản tóm tắt của những chuyên khảo quan trọng của Trung tâm về gây quỹ và quản lý phi lợi nhuận). Trong khi giới thiệu về các ấn phẩm và website của Trung tâm, viên thủ thư cao cấp này nhắc đi nhắc lại là các CD-ROM do Trung tâm xuất bản và phát hành có giá rất đắt, chỉ những trường học hoặc các cơ quan lớn cần sử dụng cho nhiều người khai thác mới mua, còn những người khác nên truy cập những thông tin có trong CD-ROM này qua mạng ở 1 trong 200 điểm truy cập miễn phí được bố trí trên nhiều địa điểm thuộc nước Mỹ. Thấy cách thức tổ chức thông tin trên CD-ROM này quá hay, tôi định mua một đĩa về cho anh em kỹ sư tin học của cơ quan tôi tham khảo, thì thủ thư cao cấp nhắc lại rằng giá nó rất cao, và muốn mua thì cần đến nơi bán - đó là một quầy nhỏ nằm trong thư viện ở ngay gian nhà bên cạnh. Nghĩ rằng một CD-ROM đắt lắm cũng vài ba trăm USD là cùng, khi tham quan thư viện, tôi tạt vào quầy bán ấn phẩm, và giật mình trước biển giá CD-ROM: 1.150 USD/1 đĩa! Giá truy cập mạng để khai thác thông tin này cũng không phải rẻ: 150 USD một tháng! Như thế, phát hành CD-ROM và tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin trên mạng cũng là một nguồn thu không nhỏ của Trung tâm. Và như thế, nội dung thông tin trên mạng được "bán" với giá rất cao, trong khi đó tiền chi cho việc truy nhập mạng lại rất thấp. Điều đó trái ngược với thực trạng In-tơ-nét ở nước ta: các nhà cung cấp thông tin (ICP) không những không thu được tiền mà còn phải nộp tiền thuê đường truyền, và bao nhiêu lợi lộc thu được từ việc truy cập mạng khai thác thông tin đều đổ dồn vào ngành Bưu điện! Có điều đáng chú ý là các khoản thu này cũng như những lợi tức thu được qua các dịch vụ khác như bán hàng lưu niệm, bán đồ ăn uống mà Trung tâm quỹ cũng như các tổ chức văn hoá khác thực hiện, đều được miễn thuế. Tôi cũng rất ngạc nhiên khi biết rằng để tiến hành hàng loạt những công việc như trên, Trung tâm quỹ chỉ có 5 người! Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc (NVFA) Nằm ở tầng 14, số nhà 155 Đại lộ Châu Mỹ, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc có những phòng làm việc không rộng rãi lắm. Đón tiếp chúng tôi là ông Thaođơ S. Bơ-gơ, Giám đốc điều hành của Quỹ. Ông giới thiệu với chúng tôi rất chi tiết về quỹ, đồng thời có những lời tâm sự rất chân tình. Theo tài liệu của Quỹ FORD và của ông Giám đốc, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc được thành lập năm 1971 bởi Hội đồng Nghệ thuật Bang Niu-Yoóc như một tổ chức độc lập nhằm hỗ trợ sự
  • 21. phát triển của các hoạt động nghệ thuật trên toàn bang. Từ đầu, quỹ đã hoạt động như một tổ chức phát triển sáng tạo, là chất xúc tác, cổ xuý và là lò phát triển chương trình và tài chính trong nghệ thuật. Ngày nay, nó phục vụ cho các nghệ sĩ độc lập, khuyến khích sự tự do phát triển và sáng tạo của họ, cũng như tạo cơ hội cho công chúng được thưởng thức và am hiểu về nghệ thuật. Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đạt được điều này thông qua việc hỗ trợ về tài chính và thông tin cho các nghệ sĩ và các tổ chức phục vụ trực tiếp các nghệ sĩ, thông qua việc hỗ trợ cho các hoạt động nghệ thuật ở cộng đồng, và thông qua việc xây dựng các mối quan hệ hợp tác với những tổ chức vì nghệ thuật khác ở bang Niu-Yoóc và trên cả nước. Suốt quá trình hoạt động, với tư cách là một tổ chức trung gian trong lĩnh vực, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã tìm ra nhiều phương cách để phát triển và cung cấp tài trợ, tái tài trợ, cho vay, cũng như các dịch vụ hỗ trợ tài chính và thông tin khác để đáp ứng những yêu cầu đa dạng luôn thay đổi của cộng đồng nghệ thuật đa dạng và luôn biến động. Thông qua các chương trình thông tin giáo dục, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc luôn tìm kiếm các cách thức hữu hiệu hơn để mở rộng sự tham gia trong tất cả các ngành nghệ thuật, cũng như mở rộng sự hiểu biết của cả khán giả lẫn đông đảo công chúng về vai trò của các nghệ sĩ và các tổ chức nghệ thuật trong đời sống, trong cộng đồng của họ, cũng như trong xã hội nói chung. Buổi đầu, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc chỉ phục vụ cho bang Niu-Yoóc, nhưng dần dần đã phối hợp và mở rộng tầm hoạt động ra phạm vi vùng, quốc gia và thậm chí cả ở tầm quốc tế. Trong các năm 1973-1974, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc khởi xướng một dự án thí điểm kéo dài một vài năm và sau đó được công nhận trên toàn quốc với tên gọi chương trình Nghệ sĩ thường trú, hỗ trợ cho việc đưa chương trình này vào dạy ở các trường và các cộng đồng trong toàn bang. Ngày nay chương trình này vẫn tiếp tục với tên gọi Nghệ sĩ trong môi trường sư phạm, một phần của chương trình giáo đục đa dạng và toàn điện. Các chương trình giáo dục của Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc phát triển lên và bao gồm cả việc hoạt động như một lò luyện cho một số ngành nghệ thuật quan trọng cũng như một số đơn vị nghệ thuật. Sự tham gia vào việc phát triển một loạt phong trào nghệ thuật và các tổ chức nghệ thuật đã trở thành một trong những chương trình của Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc. Năm 1984, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc được Hội đồng nghệ thuật bang Niu-Yoóc chọn để quản lý Chương trình học bổng cho nghệ sĩ trên toàn quốc, và quản lý phần dịch vụ công cộng của quỹ mang tên nghệ sĩ và khán giả. Chương trình kể từ khi được mở rộng đã tài trợ trực tiếp cho nghệ sĩ bang Niu- Yoóc trong 16 môn nghệ thuật. Trong gần 20 năm qua, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã phát triển rất nhiều chương trình tài trợ và tái tài trợ cho cá nhân các nghệ sĩ cũng như cho các đơn vị nghệ
  • 22. thuật, bao gồm nhiều hoạt động. Hiện Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc tài trợ cho 300 dự án của các nghệ sĩ và 60 tổ chức mới thành lập. Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc mở rộng tầm hoạt động của mình vào những năm 1980 bằng việc tham gia một số hội nghị và nghiên cứu quan trọng. Năm 1984, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật Đại học Columbia cung cấp những dữ liệu mang tính thống kê về đời sống, điều kiện sống và làm việc của các nghệ sĩ ở bang Niu- Yoóc. Về sau đã xuất hiện một chương trình nghiên cứu tương tự trên toàn quốc, được lặp lại và mở rộng trong những năm gần đây. Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã được khẳng định trên toàn quốc với tư cách là một nhà cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc. Một nhân tố hết sức quan trọng khác đối với sự phát triển của Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc trong vai trò một nhà cung cấp dịch vụ thông tin là sự ra đời năm 1984 của FYI, Tạp chí ra định kỳ hàng quý của Quỹ dành cho những người sống và làm việc trong môi trường nghệ thuật, và sau đó một thập kỷ là của Đường dây thông tin nóng về các nghệ sĩ mỹ thuật. Hiện Tạp chí có số lượng phát hành 20.000 bản phục vụ cho nghệ sĩ và các đơn vị nghệ thuật ở tất cả các ngành nghệ thuật trên toàn bang Niu-Yoóc và trên cả nước. Đường dây nóng phát triển với sự trợ giúp của một tập đoàn các nhà tài trợ trong cả nước, dẫn đầu là Quỹ nghệ thuật Marie Walsh Sharpe. Hiện nó vẫn tiếp tục hỗ trợ trực tiếp cho các nghệ sĩ mỹ thuật trên toàn quốc. Trong những năm gần đây, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã nổi lên như một tổ chức đi đầu trong việc đề cập đến công nghệ và vai trò của công nghệ trong cộng đồng nghệ thuật. Các nỗ lực của Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc trong lĩnh vực này bắt đầu bằng một công trình nghiên cứu về nghệ sĩ trên toàn bang liên quan đến việc sử dụng những công nghệ để sáng tạo nghệ thuật. Kết quả là, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã thiết lập được một ngành học bổng mới cho nghệ sĩ: Nghệ thuật vi tính. Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã xuất bản Niên giám kỹ thuật số: Các nguồn nghệ thuật ở bang Niu-Yoóc, dưới dạng văn bản cũng như dạng dữ liệu trên mạng. Một chương trình tài trợ mới bao gồm Tài trợ cho lập kế hoạch nghệ thuật và công nghệ, Hỗ trợ kỹ thuật cho nghệ thuật và công nghệ cũng đang được thực hiện. Hiện nay, Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc thể hiện sức mạnh về mặt tổ chức và khả năng lãnh đạo trong các vai trò của nhà tài trợ và nhà cung cấp dịch vụ cho các nghệ sĩ, các đơn vị nghệ thuật và các cộng đồng nghệ thuật rộng lớn ở Niu-Yoóc. Trang Web của Quỹ miêu tả tất cả các chương trình hiện đang tiến hành và thể hiện những nỗ lực gần đây nhất nhằm duy trì vai trò lãnh đạo trong việc cung cấp những dịch vụ hữu hiệu và hỗ trợ cộng đồng nghệ thuật và quảng đại quần chúng mà nó là một bộ phận.
  • 23. Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc đã đưa nghệ sĩ đến hầu hết các khu vực có trường học trên toàn bang Niu-Yoóc; cung cấp những tài trợ về tài chính cho hàng trăm tổ chức mới hình thành; cũng đã hỗ trợ khả năng tổ chức thông qua các khoản tài trợ và tín dụng. Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc còn hỗ trợ việc tăng cường hạ tầng cơ sở tổ chức và mở rộng các nguồn từ trường học nhằm phục vụ cho toàn bộ cộng đồng. Qua báo cáo của Trung tâm quỹ và Quỹ nghệ thuật Niu-Yoóc, chúng tôi thấy trên đất Mỹ có những mô hình tổ chức khá đặc biệt, có cơ chế quản lý văn hoá khá linh hoạt và thực tế giúp cho các hoạt động văn hoá nghệ thuật có thể tìm được nhiều nguồn tài trợ. Ở Mỹ, các tổ chức nghệ thuật có thể được chia ra làm hai nhóm: nhóm phi lợi nhuận, và nhóm các tổ chức nghệ thuật mang tính thương mại (vì lợi nhuận). Các tổ chức mang tính thương mại cũng giống như các doanh nghiệp thương mại khác, họ cũng cố gắng và họ tin rằng công chúng sẽ bỏ tiền ra để xem hoặc để mua sản phẩmnghệ thuật, vì vậy mà họ sẽ tiếp thị các sản phẩm này đến công chúng dựa vào bán vé là chính. Các tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận có xu huớng sản xuất ra các sản phẩm dựa trên những giá trị nghệ thuật vốn có của họ. Các tổ chức này không hi vọng việc có thể thu lợi nhuận hay bù đắp được các chi phí với nguồn thu từ bán vé. Vì thế họ phải tìm các cách thức khác để có thể tự nuôi mình. Để giải quyết thực trạng này, Mỹ đã phát triển nhiều hình thức hỗ trợ cho các tổ chức không vì lợi nhuận này, đôi khi được gọi là “hình thức hợp tác nhà nước và tư nhân”. Về phía đối tác nhà nước, có ba cấp độ hỗ trợ trực tiếp của chính phủ: Liên bang (Trung tâm Quốc gia Trợ vốn cho nghệ thuật) Các bang (ví dụ Hội đồng Nghệ thuật Bang Niu-Yoóc) Địa phương (các Hội đồng nghệ thuật thành phố, vùng) Còn có sự hỗ trợ gián tiếp dưới hình thức giảm thuế đối với những quà tặng dành cho các tổ chức nghệ thuật không vì lợi nhuận đã được chính phủ thông qua, đây là một lợi ích rất quan trọng. Đối tác cá nhân bao gồm các quỹ, các doanh nghiệp và các cá nhân, trong đó nhiều nhất là hỗ trợ bằng tiền của các cá nhân; tặng các thiết bị, dịch vụ và các nguồn cung cấp; và hoạt động tình nguyện. Hầu hết những đóng góp này đều có thể khiến chủ nhân của nó được giảm thuế.
  • 24. Nhìn qua, thấy Mỹ không có Bộ Văn hoá, cứ tưởng chính quyền Mỹ không quản lý văn hoá nghệ thuật và không đầu tư cho văn hoá nghệ thuật, nhưng nhìn sâu vào cơ chế hoạt động mới thấy đây là biện pháp quản lý khá chặt chẽ và có sự đầu tư không nhỏ - đầu tư bằng chính sách thuế, bằng cách tạo cơ hội cho văn hoá nghệ thuật được đầu tư thông qua tài trợ của các tổ chức, cá nhân. Thông qua cơ quan thuế, Chính phủ nắm rất chắc từng khoản tài trợ mà các công ty bỏ ra cho nghệ thuật. Bản thân các quỹ tài trợ cũng được cấp kinh phí cho hoạt động, như Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc hàng năm thu được 12 triệu USD, trong đó có 4 triệu là do chính quyền tài trợ. Khi chúng tôi hỏi về phương thức quyên góp tiền tài trợ cho nghệ thuật, ông Thao-đơ S. Bơ-gơ, Giám đốc điều hành Quỹ, cho biết: Nếu mọi người muốn quyên tiền thì đều phải thông qua một tổ chức từ thiện, có vậy mới được miễn trừ thuế trên các khoản mà họ tài trợ. Quỹ Nghệ thuật Niu-Yoóc cho các nhà tài trợ dùng mã số thuế của mình để chuyển tiền tài trợ, rồi quỹ tài trợ lại cho các đơn vị nghệ thuật. Ông cũng nói thêm, để việc quyết định tài trợ cho các đơn vị nghệ thuật mang tính khách quan, Ban Giám đốc Quỹ không tham gia vào việc quyết định tài trợ cho đơn vị nào; việc này được giao cho một Ban do Quỹ thuê gồm 30 người. Trên cơ sở những thông tin về các đơn vị nghệ thuật và nguồn tài trợ, Ban sẽ quyết định tài trợ cho đơn vị nào mà không phụ thuộc vào bất cứ sự gợi ý nào của Ban Giám đốc Quỹ. Ông Giám đốc tâm sự: "Tôi làm việc ở Quỹ này từ năm 1973, lúc ấy chỉ có 2 thành viên, nay có tới 40 người vào làm việc thường xuyên hoặc thời vụ. Tôi đã qua quá trình phát triển, khó khăn, vươn lên của Quỹ, thấy được sự thay đổi của quá trình xã hội. Bây giờ có rất nhiều chương trình đào tạo về quản lý, còn tôi thì không được đào tạo, vừa làm vừa học. Chúng tôi không thuộc Chính phủ cho nên làm được nhiều việc mà Chính phủ không làm được như đi đầu đấu tranh cho quyền lợi, chính sách đối với nghệ sĩ, gây quỹ cho nghệ sĩ và nghệ thuật. Để làm việc có hiệu quả, chúng tôi luôn lắng nghe hai phía: Yêu cầu của Chính phủ cũng như của cộng đồng nghệ thuật và các nghệ sĩ ". Sau một số câu trao đổi về hoạt động tài trợ của Quỹ, ông Giám đốc bộc bạch: "Niu-Yoóc còn có cách tài trợ của riêng quan chức - quan chức mới được bầu, tìm được ngành mà họ thích thì họ tài trợ, mong sẽ được bầu lại vào nhiệm kỳ sau. Tôi không thích loại này - mang mầu sắc chính trị, không tốt vì không đưa ra được chính sách hỗ trợ cho văn hoá. Nếu đơn vị nghệ thuật nào đó lại không được vị quan chức thích thì sẽ không bao giờ nhận được tiền." Sau những tiếng cười tán thưởng của người nghe, ông Giám đốc nói: "Hiện nay, đang có sự thay đổi trong chính phủ bang Niu-Yoóc. Đó là thực hiện luân chuyển trong thành viên Hội đồng Bang: trong số 51 người được bầu vào Chính phủ Bang thì phải có 35 người được bầu mới. Tôi nghĩ rằng quy định này sẽ làm cho việc tài trợ cho nghệ thuật từ phía chính phủ sẽ mang tính khách quan hơn."
  • 25. Nói về các đơn vị nghệ thuật tại Niu-Yoóc, ông Giám đốc nhận xét: "Chúng tôi không có một mô hình cụ thể nào cả, không còn ranh giới tách biệt giữa hoạt động phi lợi nhuận và lợi nhuận, nhưng khu vực phi lợi nhuận sẽ tạo cánh tay để phát triển lợi nhuận. Những tổ chức, cá nhân nói rằng họ phi lợi nhuận thì họ đã tách mình khỏi thực tế. Trong lĩnh vực văn hoá, có thể có nghệ sĩ chuyên nghiệp, có nghệ sĩ không chuyên, nhiều khi chúng ta lại tạo ra tấm rào cách biệt giữa hai lĩnh vực chuyên và không chuyên, lợi nhuận và phi lợi nhuận. Cuộc đấu tranh của văn hoá nghệ thuật không nhất thiết là lợi nhuận hay không lợi nhuận mà là phục vụ hay không phục vụ cho cộng đồng". Ông Giám đốc Quỹ cho biết trụ sở của Quỹ nằm gần Trung tâm Thương mại Thế giới, do vậy đã bị phong toả sau ngày 11 tháng 9 vì lý do an ninh, may mà đoàn đến vào lúc vừa được lệnh hoạt động trở lại. Ông cho biết bản thân đã chứng kiến cái giờ phút kinh hoàng của nước Mỹ khi toà nhà Thương mại thế giới bị nổ tung và sập đổ, chứng kiến cảnh người nhảy từ các tầng cao xuống, cho nên đã bị tổn thương rất nhiều tận sâu trong tâm khảm, nhưng ông phải gượng dậy để hướng về tương lai. Cùng với thiệt hại về người và của tại Trung tâm Thương mại Thế giới, giới nghệ thuật Niu-Yoóc cũng mất đi 1 nghệ sĩ, 1 Studio, 2 tổ chức nghệ thuật trong thảm hoạ 11 tháng 9, đồng thời có nhiều công trình nghệ thuật bị phá huỷ, bị hư hại, nhiều tổ chức nghệ thuật bị ảnh hưởng hoạt động cần được tài trợ. Hiện nay, khói, bụi từ đống đổ nát vẫn bao phủ nhiều studio, nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ, muốn làm sạch chúng phải tốn rất nhiều tiền của và công sức. Mặt khác, do tình hình an ninh và do tâm lý, nhân dân không đến dự các hoạt động nghệ thuật ở khu vực Trung tâm Thương mại Thế giới nữa, làm cho các tổ chức nghệ thuật, các rạp hát đóng trên khu vực này điêu đứng. Ngay như Bảo tàng Mỹ thuật Mêtrôpôlitan có sức thu hút trên 5 triệu lượt khách tham quan mỗi năm ở xa khu vực này, cũng bị giảm hẳn hoạt động, những ngày đầu lượng khách giảm 60%. Ông cho biết thành phố đã quyên góp được rất nhiều tiền, đồng thời Quỹ cũng nhận được rất nhiều đơn xin tài trợ của các nghệ sĩ, các tổ chức nghệ thuật, nhưng Quỹ vẫn chưa có khả năng đáp ứng. Ông chua chát nhận xét rằng chính giới nghệ sĩ cũng là những nạn nhân của thảm hoạ 11 tháng 9, những nạn nhân không trực tiếp và lại hay bị lãng quên. Ông đang vận động để thành lập Quỹ tái tạo phục vụ nghệ sĩ, với mục đích khôi phục các công trình, tác phẩm nghệ thuật, các hoạt động nghệ thuật. Ông nhấn mạnh rằng trách nhiệm của giới nghệ sĩ sau thảm hoạ 11 tháng 9 là tái tạo nghệ thuật, làm cho nghệ thuật tiếp tục làm đẹp cuộc sống, làm cầu nối giữa người với người. Tôi có nhận xét rằng, những trí thức, những người Mỹ chân chính mà tôi tiếp xúc khi nói về thảm hoạ 11 tháng 9 chỉ nhắc đến đến sự tái tạo cuộc sống chứ không ai nói đến hận thù. Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn Lin-côn
  • 26. Khi chuẩn bị sang Mỹ, chúng tôi đã được các bạn ở quỹ FORD giới thiệu về Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn Lin-côn, một trong những trung tâm văn hoá lớn nhất thế giới, do đó ai cũng háo hức mong được đến thăm tận mắt. Vậy mà hôm được bạn bố trí đi Trung tâm, lại cứ bị "trục trặc kỹ thuật". Chờ xe mất 30 phút vẫn không thấy đến - lại tắc đường rồi. Cái sự giao thông của anh Mỹ này cũng không mấy xuôn xẻ và cái sự chấp hành luật lệ giao thông của mấy bác tài Mỹ cũng chẳng mấy nghiêm túc. Tôi đã chứng kiến không ít cảnh xe vượt đèn đỏ, tất nhiên chỉ vượt khi rẽ phải chứ không dám vượt thẳng qua ngã tư, vì đông xe lắm, vượt ẩu kiểu ấy bị tai nạn là cái chắc. Chúng tôi cũng bị khối lần nhỡ xe "nhà", đành móc USD đi tắc xi Mỹ. Lần này thì gọi tắc xi cũng không được, chúng tôi đành đi xe điện ngầm. Đường hầm xe điện của Niu-Yoóc khá tồi tàn, trông nhem nhuốc, thậm chí có chỗ nước chảy tong tong từ trên trần xuống. Đi trên đường phố, có khi nghe tiếng xe điện chạy ầm ầm dưới chân và thỉnh thoảng lại thấy hơi nước nóng bốc lên nghi ngút từ các miệng cống ngầm, hoá ra đó là nơi mà người ta xả khí từ đường hầm xe điện lên. Thực ra, người Mỹ không phải không có khả năng làm cho đường hầm xe điện trở thành những cung điện lộng lẫy, mà bởi vì với tính thực dụng, người ta chỉ đầu tư cho nó ở mức độ tương xứng với lợi nhuận thu được mà thôi! Chui lên khỏi mặt đất, đi bộ một hồi là đến đại lộ Cô-lôm-bơs. Một khối nhà khổng lồ chắn trước mặt chúng tôi ngay kế vùng giao nhau của đại lộ Cô-lôm-bô với đại lộ Brôuây: Trung tâm Lin-côn là đây! Được xây dựng từ những năm 1960, Trung tâm nghệ thuật biểu diễn Lin-côn bao gồm 7 sân khấu biểu diễn, trong đó có Nhà hát Opera thành phố Niu-Yoóc, Nhà hát Bang Niu-Yoóc, Phòng hòa nhạc Averi Phi-sơ, và Nhà hát Vi-viên Bơ-mau. Đây cũng là nơi 12 đoàn nghệ thuật độc lập có trụ sở, trong đó có Nhà hát Ôpêra thành phố Niu-Yoóc, Dàn nhạc Giao hưởng Niu-Yoóc, Nhà hát Ba-lê thành phố Niu-Yoóc, Nhạc viện I-Ui-li-át và Trường Ba-lê Mỹ. Với 7 toà nhà đồ sộ, gồm các rạp hát, chiếu phim, trong đó có những rạp có sức chứa 2.800 đến 3.700 chỗ, cùng lúc Trung tâm này có thể phục vụ 15.000 khán giả. Các bạn ở quỹ FORD cho biết những nghệ sĩ, dàn nhạc trên thế giới đều coi đây là nơi biểu diễn lý tưởng, và được trình diễn tại đây coi như đã được một chứng chỉ về chất lượng nghệ thuật cao. Đoàn múa rối Thăng Long và Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn của Việt Nam đã từng trình diễn tại đây. Nhìn kiến trúc bề ngoài không có gì đặc biệt, nhưng nội thất từng công trình trong Trung tâm này thì tuyệt vời, vì nó vô cùng thích hợp với công năng. Ví như Nhà hát Giao hưởng có cấu trúc tường gồ ghề, hình khối không đẹp, trang trí đơn giản, song đã tạo cho sự chuyển tải âm thanh đến mức tuyệt hảo, khiến cho ngồi chỗ nào cũng nghe rõ. Tôi ngồi cuối phòng khán giả 2.800 chỗ, còn người thợ đàn thì đang chỉnh đàn Pi-a-nô ở trong cánh gà sân khấu, mà tôi vẫn nghe tiếng từng nốt nhạc như ngay bên tai. Người phụ trách Nhà hát giải thích với chúng tôi rằng sự trang trí đơn giản trong rạp nhằm tránh làm cho khán giả phân tán, hướng mọi sự chú ý của họ vào chương trình biểu diễn. Hoặc như rạp hát ô pê ra với 3.700 chỗ dành cho những nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn,
  • 27. được trang trí những vật hình nữ trang, gọi là hộp nữ trang, có 6 tầng khán giả và khán giả ngồi ở ghế nào cũng nhìn rõ sân khấu. Quả thật, nơi đây cũng có thể được coi là nhất thế giới bởi đã tập trung trong một khu vực một loạt rạp biểu diễn lớn và hiện đại đến thế, đồng thời quy tụ nhiều đơn vị nghệ thuật danh tiếng trên thế giới đến thế, với sức hoạt động bền bỉ từ hàng chục năm qua và hoạt động đều đặn hàng tuần quanh năm, phục vụ hết lớp khán giả này đến lớp khán giả khác không những của Niu-Yoóc mà của cả thế giới đổ đến. Đi thăm, hỏi han, xem lướt khu vực này cũng mất cả một ngày. Mà chui vào trong lòng những toà nhà này mới thấy nó lớn đến dễ sợ, có những tầng hầm trông mênh mông ngút tầm mắt hoặc chằng chịt những hành lang như một mê cung. Riêng việc hướng dẫn du khách đi thăm khu vực này đã thành một nghề, được tổ chức như những tua du lịch, thu hút nhiều lao động vào làm việc, trong đó có những nghệ sĩ đã hết khả năng biểu diễn (Việt Nam gọi là hết tuổi nghề). Người hướng dẫn "tua" của chúng tôi là một phụ nữ đã đứng tuổi, cao ngỏng, mặt dẹt, mũi nhọn, da mặt nhăn nheo nhưng nét mặt rất linh hoạt và lại có vẻ rất nhí nhảnh. Mỗi khi giới thiệu xong một công trình, trong khi đưa chúng tôi đi qua công trình khác, chị bước thoăn thoắt, đầu lắc qua lắc lại, thỉnh thoảng lại xướng lên một khúc hát thính phòng. Chị Thuỷ quả quyết với tôi rằng đây chính là một nghệ sĩ ô-pê-ra đã chuyển nghề. Nhưng khi hỏi lại, thì được biết chị này vốn là một nghệ sĩ Ba lê - thảo nào cao mà gầy thế, lại nhanh nhẹn nữa! Khi chúng tôi đã tham quan xong khu vực Trung tâm nghệ thuật, chuẩn bị chia tay với người hướng dẫn đầy chất nghệ sĩ và vui tính này, chị giới thiệu tối nay sẽ có buổi duyệt vở ô-pê-ra mới, bán vé đồng loạt 15 USD mỗi vé, đoàn có thể mua để tới xem. Xin cảm ơn sự chu đáo của của chị, người nghệ sĩ chuyển nghề, người hướng dẫn tham quan, và cũng xin ghi nhận lối tiếp thị nghệ thuật rất dễ chịu kiểu Mỹ này. Viện Giáo dục nghệ thuật Trung tâm Lin-côn Mặc dù đến muộn, chúng tôi vẫn được đón tiếp chu đáo bởi một dàn cán bộ của Viện, toàn là phụ nữ. Các chị em giới thiệu với chúng tôi tấm bảng đồng ghi lời người sáng lập ra Trung tâm này rồi mới mời vào phòng làm việc. Những ý tưởng tốt đẹp cho sự hình thành và hoạt động của Viện bắt nguốn từ thực tế. Người ta vẫn hay lưu truyền những câu chuyện về sự thiếu hụt trong nhận thức về nghệ thuật của học sinh, coi đó là chuyện khôi hài, cần phải khắc phục. Nữ giám đốc thông tin của Trung tâm kể với chúng tôi rằng, 13 năm trước, có một học sinh 13 tuổi sau khi xem múa Ấn Độ đã tỏ ra rất nuối tiếc, vì em nói rằng trên thế giới có một nền nghệ thuật độc đáo như thế này mà nay em mới được biết đến! Bà Giám đốc chương trình giáo dục cấp cao nhắc đến ông Mát Trubát, người sáng
  • 28. lập Trung tâm Lin-côn (ông mất cách đây một năm rưỡi) với thái độ kính trọng, và kể: Lúc đầu, khi tổ chức cho học sinh xem biểu diễn một chương trình nghệ thuật, ông Mát Trubát đã ngồi chung với khán giả và được nghe lời trao đổi giữa thầy giáo và học sinh như sau: - Em có hiểu người ta đang diễn gì không? - Thưa thầy không! Còn thầy? - Thầy cũng không hiểu gì cả! Từ lời hội thoại ấy, ông Mát Trubát nhận ra rằng nếu chỉ đưa nghệ thuật đến diễn tại trường thì không có hiệu quả, mà phải có sự giáo dục nghệ thuật, muốn vậy, đầu tiên phải từ các thầy giáo. Từ đấy, định hướng hoạt động của Viện là kết hợp người nghệ sĩ với người làm công tác giáo dục để phổ cập nghệ thuật trong học sinh, từ lớp mẫu giáo đến cấp 2,3 trong bối cảnh nước Mỹ không bắt buộc giáo dục nghệ thuật trong các trường học. Các chương trình đưa nghệ thuật vào giáo dục cho học sinh và giáo viên được thực hiện thông qua việc hợp tác với các cụm trường học ở Niu-Yoóc, Connéchticút và Niu Giơ-sây, đào tạo các nhà giáo dục để họ sẽ cùng với học sinh của mình tìm hiểu về nghệ thuật thông qua những hình thức đi thực tế có tác dụng hỗ trợ cho việc học hỏi nhiều hơn trong chương trình giảng dạy. Trong 25 năm qua, Viện Giáo dục nghệ thuật Trung tâm Lin-côn đã xây dựng và chuẩn hoá cách tiếp cận với nghệ thuật và giáo dục riêng rất nổi tiếng của mình, đó là thách thức học sinh phải học về nghệ thuật và học thông qua nghệ thuật. Cùng hợp tác với các nhà giáo, Viện đã phát triển những nghiên cứu thực tế tập trung vào các tác phẩm nghệ thuật, bao gồm múa, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật và kiến trúc. Cách thức dựa vào quá trình này thể hiện vai trò toàn diện mà nghệ thuật có thể và nên giữ trong giáo dục. Bằng cách khuyến khích học sinh hỏi và tìm hiểu, Viện Giáo dục nghệ thuật Trung tâm Lin-côn hỗ trợ việc học trong suốt chương trình học, xây dựng kỹ năng tư duy phân tích phê bình và khuyến khích khả năng cảm nhận và sáng tạo của học sinh. Kết quả là, nhiều mối liên kết được tạo ra không ngờ, nhiều quan điểm khác nhau được cân nhắc, những điều phức tạp được tìm hiểu và cánh cửa đến với những thế giới tưởng tượng mới mẻ được mở ra. Hoạt động của Viện Giáo dục nghệ thuật Trung tâm Lin-côn dựa trên nguyên lý giáo dục mỹ học. Dựa vào những bài viết của những nhà giáo dục cách tân như Giôn Đơuây, Mắc-xin Grin và Hô-uốt, Gát-nơ, ''giáo dục mỹ học'' mở rộng giớí hạn truyền thống của giáo dục tiên tiến