SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 20
Descargar para leer sin conexión
bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Chiều 08/11, tại Hà Nội, Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi
làm việc với lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh Thừa Thiên Huế về Kế hoạch tổ
chức Festival Huế lần thứ 8 - 2014. Bộ
trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận công
tác chuẩn bị chuyên nghiệp của Thừa
Thiên Huế cho việc tổ chức Festival
Huế 2014; đồng thời khẳng định Bộ
VHTTDL sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn
vị liên quan tích cực hưởng ứng các
hoạt động trong khuôn khổ Festival
Huế; sẽ hỗ trợ bằng các hoạt động biểu
diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao… tạo
nên thành công của Festival Huế 2014.
(Xem tiếp trang 2)

trong số này

- Festival trà Thái Nguyên Việt Nam lần thứ hai 2013
(Tr.3)
- Xây dựng hồ sơ đa quốc gia
Kéo co truyền thống trình
UNESCO
(Tr.5)
- Ký kết hợp đồng tài trợ
cho Đoàn Thể thao Việt Nam
tham dự SEA Games 27
(Tr.8)
Liên hoan Nghệ thuật sân
khấu Dù kê Khmer Nam bộ lần
thứ nhất
(Tr.16)

Số 1050 ngày 14/11/2013

Khai mạc Đại hội Quảng cáo
Châu Á lần thứ 28

Ảnh: C.T.V

Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh
làm việc với lãnh đạo
tỉnh Thừa Thiên Huế

Phát hành Thứ Năm hằng tuần

Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật trong Lễ khai mạc

Đại hội Quảng cáo Châu Á (AdAsia) lần thứ 28 với chủ đề “Tái cấu trúc
truyền thông quảng cáo” đã chính thức khai mạc tối 11/11, tại Trung tâm Hội
nghị quốc gia (Hà Nội). Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, cùng đại diện lãnh
đạo một số Bộ, ngành của Việt Nam và hơn 400 đại biểu đến từ nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ thành viên của Liên đoàn Hiệp hội quảng cáo Châu Á (AFAA)
đã tham dự.
(Xem tiếp trang 6)

Năm 2014 cấp thẻ hành nghề cho nghệ sỹ,
người mẫu
Chiều 08/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp
của các cơ quan thông tấn, báo chí về dự thảo Đề án cấp thẻ hành nghề cho
nghệ sỹ, người mẫu. Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, bổ sung ý kiến để
hoàn thiện Đề án, đảm bảo hiệu quả thực tiễn, góp phần giải quyết thực trạng
hiện nay trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Đề án đã thể hiện quan điểm
thông thoáng của cơ quan quản lý, tuy nhiên cần bổ sung và làm rõ các chế
tài xử lý cũng như trách nhiệm của các bên trong việc triển khai thực hiện.
(Xem tiếp trang 5)
quản lý nhà nước

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh…
Festival Huế lần thứ 8 - 2014 được
tổ chức nhằm khẳng định vị thế Thừa
Thiên-Huế là Trung tâm văn hoá - du
lịch đặc sắc của cả nước, sớm đưa tỉnh
Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố
trực thuộc Trung ương. Festival Huế
2014 được tổ chức gắn với các sự kiện
lịch sử văn hoá của Thừa Thiên-Huế,
các sự kiện văn hoá - chính trị quốc gia;
kết hợp các hoạt động văn hoá, du lịch,
nghệ thuật và lễ hội có quy mô lớn, có
tính cộng đồng cao, mới lạ, hấp dẫn, có
sức thu hút mạnh mẽ, là động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tiếp tục
khẳng định thương hiệu Festival Huế
với những đặc trưng đã được xây dựng
qua các kỳ Festival trước đây.
Dự kiến Festival Huế 2014 sẽ diễn
ra từ ngày 12-20/4/2014 với chủ đề: “Di
sản văn hoá với hội nhập và phát triển”.
Trong khuôn khổ Festival sẽ có các
hoạt động chính: Chương trình khai
mạc; Đêm Hoàng cung; Lễ hội Áo dài;
Chương trình sân khấu hoá tôn vinh Ca
Huế; Chương trình “Đêm Phương

Đông”; Chương trình nghệ thuật sắp
đặt lửa Crabosse; Lễ hội đường phố
của các đoàn nghệ thuật từ nhiều quốc
gia thuộc khu vực Đông Á-Mỹ La
tinh; Các chương trình cộng đồng và
lễ hội (Hương xưa làng cổ, Chợ quê
ngày hội, Thuận An biển gọi, Tam
Giang sóng nước, Lễ hội Điện Huệ
Nam, Liên hoan tiếng hát dòng sông
Hương lần II…); Hoạt động thể thao,
đua thuyền truyền thống, lễ hội Diều,
Cờ người, Cờ vua quốc tế,…; Liên
hoan ẩm thực; Hội chợ thương mại;
Chương trình nghệ thuật bế mạc.
Về công tác chuẩn bị tổ chức
Festival Huế 2014, đồng chí Ngô Hoà
- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa
Thiên-Huế cho biết, đến nay, đã có 25
quốc gia khẳng định đăng ký hoặc cử
đoàn tham gia. Về công tác tuyên
truyền quảng bá đã xúc tiến triển khai
nhiều nội dung công việc; công tác cổ
động trực quan đã được triển khai bước
1 tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài
và các đầu mối giao thông chính trong

Phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy
giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ
Ngày 07/11 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 2058/QĐTTg phê duyệt Đề án bảo tồn và phát
huy giá trị di sản phi vật thể cần bảo
vệ khẩn cấp của nhân loại - Hát Xoan
Phú Thọ (giai đoạn 2013-2020).
Mục tiêu cụ thể của Đề án là: Đến
năm 2015, đưa Hát Xoan Phú Thọ ra
khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và
trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại; bảo đảm 100%
người có công bảo tồn, gìn giữ, truyền
dạy Hát Xoan được tôn vinh và hưởng
chế độ đãi ngộ theo quy định…
Phấn đấu đến năm 2020, khôi phục
các lễ hội, tục lệ Hát Xoan truyền thống
nhằm xây dựng thành không gian văn
hóa Hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ

2

số 1050 l 14.11.2013

cúng Hùng Vương; nâng tỷ lệ người
biết Hát Xoan là thanh niên, thiếu niên
và nhi đồng ở các phường Xoan gốc
của tỉnh Phú Thọ lên 70% …
Nhiệm vụ và nội dung thực hiện Đề
án giai đoạn 2013-2015 gồm: Triển
khai chương trình giáo dục về di sản
văn hóa phi vật thể Hát Xoan lồng ghép
trong các chương trình chính thức và
ngoại khóa tại các trường học trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ; quảng bá, phổ biến,
tôn vinh giá trị của di sản văn hóa Hát
Xoan ở trong nước và bạn bè quốc tế…
Giai đoạn 2016-2020, phát huy giá
trị của di sản văn hóa phi vật thể Hát
Xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương trong hoạt động phát triển du
lịch, dịch vụ thông qua các hoạt động

(Tiếp theo trang 1)
thành phố. Đặc biệt, sẽ khai trương
Trung tâm Thông tin Festival và Du
lịch, hỗ trợ du khách tại 17 Lê Lợi, TP.
Huế (hiện đang hoạt động thử nghiệm).
Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền
đối ngoại cũng đang được tập trung
triển khai, tích cực quảng bá Festival
Huế 2014 nhằm thu hút du khách…
Tại buổi làm việc, tỉnh Thừa
Thiên-Huế cũng đề xuất một số kiến
nghị, đề nghị Bộ VHTTDL có văn bản
đề nghị các tỉnh/thành hưởng ứng, phối
hợp, tham gia Festival Huế 2014; Tiếp
tục chỉ đạo các Tổng cục, Cục, Vụ chức
năng phối hợp với Thừa Thiên-Huế
triển khai các nội dung công việc và tổ
chức các hoạt động trong khuôn khổ
Festival Huế 2014; Hỗ trợ công tác
thông tin, quảng bá cho Festival Huế
2014 bằng nhiều hình thức, thông báo
và cho phép tham gia quảng bá Festival
Huế 2014 tại các hội chợ, các liên hoan
nghệ thuật, các sự kiện lớn do Bộ chủ
trì ở trong và ngoài nước.
t.Hợp
trình diễn tại các phường Hát Xoan, các
di tích Hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương; tăng cường đưa Hát
Xoan tham gia các cuộc giao lưu quốc
tế về di sản văn hóa phi vật thể…
UBND tỉnh Phú Thọ có trách
nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND
tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ VHTTDL và các
Bộ, ngành liên quan triển khai các nội
dung, nhiệm vụ của Đề án bảo đảm
chất lượng, đúng tiến độ. Bộ VHTTDL
có trách nhiệm thẩm định, hướng dẫn
về chuyên môn đối với các dự án thành
phần có liên quan, các dự án bảo tồn,
tôn tạo di tích liên quan đến Hát Xoan
gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương ở Phú Thọ phù hợp với quy
định của Luật Di sản văn hóa và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Di sản văn hóa...
t.Hợp
quản lý nhà nước

Festival trà Thái Nguyên - Việt Nam
lần thứ hai 2013
tối 09/11, tại Khu Du lịch Hồ
Núi Cốc, diễn ra Lễ khai mạc
Festival trà thái Nguyên Việt Nam lần thứ hai, năm
2013.
Đến dự có Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ
tịch nước Trần Đức Lương, nguyên
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An,
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị
Doan, nguyên Phó Thủ tướng Phạm
Gia Khiêm cùng các đồng chí lãnh
đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà
nước.
Festival Trà Thái Nguyên - Việt
Nam lần thứ hai là hoạt động văn
hóa thiết thực nhằm tôn vinh cây
chè, người trồng, chế biến chè và
xây dựng, quảng bá thương hiệu các
sản phẩm Trà; bảo tồn các giá trị
văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà
Thái Nguyên, Trà Việt Nam. Đây
thực sự là ngày hội của các làng
nghề, các doanh nghiệp và đông đảo
người trồng, chế biến chè trong cả
nước, là cơ hội mở rộng giao lưu
văn hóa và hội nhập quốc tế.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
nhiệt liệt biểu dương những thành
công mà ngành chè Việt Nam đã đạt
được. Chủ tịch Quốc hội cũng hoan
nghênh tinh thần vượt khó, cần cù,
sáng tạo của hàng triệu nông dân lao
động-những người trực tiếp tham
gia sản xuất, chế biến và kinh doanh
chè ở Việt Nam; cám ơn sự ủng hộ,
giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của
bạn bè quốc tế trong việc phát triển
ngành chè Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng tin tưởng chắc chắn rằng, với
sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân tỉnh Thái
Nguyên, cùng với sự phối hợp của

các địa phương trồng chè trên cả
nước; sự ủng hộ, tin dùng của bạn
bè quốc tế, ngành chè Việt Nam nói
chung và chè Thái Nguyên nói riêng
sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, sẽ
ngày càng có nhiều thương hiệu chè
quốc gia nổi tiếng trên thị trường
thế giới, văn hóa Trà Việt Nam sẽ là
nét văn hóa độc đáo, đặc trưng khó
quên trong lòng du khách trong
nước và quốc tế.
Được thiên nhiên ưu đãi, thổ
nhưỡng và khí hậu rất thích hợp cho
cây chè phát triển, hiện sản phẩm
Trà Thái Nguyên đã có mặt ở hầu
hết các tỉnh/thành trong cả nước và
được xuất khẩu sang một số thị
trường quốc tế. Sản lượng chè xuất
khẩu của tỉnh chiếm 1/5 tổng kim
ngạch xuất khẩu trà cả nước.
Sau thành công của Liên hoan
Trà quốc tế lần thứ nhất - Thái
Nguyên, Việt Nam 2011, sản phẩm
trà của các địa phương, trong đó có
trà Thái Nguyên đã được nhiều
người tiêu dùng trong nước và quốc
tế biết đến; nhiều làng nghề chè
được công nhận, những người làm
chè đã tự nâng cao ý thức trong sản
xuất, chế biến, nâng cao chất lượng
trà thành phẩm, ý thức rõ ràng hơn
về thương hiệu sản phẩm; về tiếp
cận thị trường, xúc tiến đầu tư...
Festival Trà Thái Nguyên - Việt
Nam lần thứ hai, năm 2013 được tổ
chức nhằm tiếp tục tôn vinh cây
chè, các sản phẩm và văn hóa Trà,
giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất
nước con người Việt Nam và tỉnh
Thái Nguyên; nâng cao hơn nữa
hiệu quả sản xuất kinh doanh đối
với cây chè và sản phẩm trà, tiếp tục
khẳng định thương hiệu “Đệ nhất
danh trà” với du khách trong nước
và quốc tế; tăng cường mối quan hệ

liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư
trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là phát
triển cây chè, sản xuất chế biến và
tiêu thụ sản phẩm trà với các tỉnh
trong cả nước và trên thị trường
quốc tế.
Bên cạnh đó, các hoạt động tại
Festival Trà lần này còn có ý nghĩa
thúc đẩy việc phục dựng, tạo lập và
phát huy giá trị các hoạt động lễ hội,
nét sinh hoạt văn hóa truyền thống,
hấp dẫn, độc đáo của tỉnh Thái
Nguyên, nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa vật thể, phi vật
thể của Trà Thái Nguyên, đồng thời
hướng đến mục tiêu phát triển nông
nghiệp, nông dân và nông thôn bền
vững, theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Tối 11/11, Festival trà Thái
Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm
2013 đã chính thức bế mạc.
Festival Trà Thái Nguyên - Việt
Nam lần thứ hai, năm 2013 đã thành
công về mọi mặt, góp phần quan
trọng trong việc tôn vinh, quảng bá,
giới thiệu những giá trị độc đáo của
trà Việt Nam nói chung và trà Thái
Nguyên nói riêng cũng như quê
hương, con người của vùng đất “Đệ
nhất danh trà”.
Tại Lễ bế mạc, Tổ chức kỷ lục
Việt Nam đã trao Chứng nhận Kỷ
lục quốc gia “Thái Nguyên Thương hiệu Trà danh tiếng được
nhiều người biết đến nhất” cho lãnh
đạo tỉnh Thái Nguyên. UBND tỉnh
Thái Nguyên cũng tặng Bằng khen
cho 30 làng nghề, hộ gia đình tiêu
biểu trong sản xuất, chế biến và
kinh doanh chè; cúp vàng, bạc,
đồng cho các đơn vị, cá nhân đạt
giải trong các cuộc thi tại Festival.
HoàNg YếN

số 1050

l

14.11.2013

3
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà
Ngày 07/11, Bộ VHTTDL đã có
Thông báo số 4096/TB-BVHTTDL
thông báo kết luận của Bộ trưởng
Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng
nhân dân tỉnh Bạc Liêu - Võ Văn
Dũng về công tác chuẩn bị tổ chức
Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất Bạc Liêu năm 2014.
Nội dung như sau:
Về công tác chuẩn bị tổ chức
Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất - Bạc
Liêu năm 2014: Việc thành lập Ban Chỉ
đạo Festival: Nhất trí mời Bộ trưởng
Bộ VHTTDL, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu
và Phó trưởng ban Thường trực Ban
Chỉ đạo Tây Nam bộ làm đồng Trưởng
Ban Chỉ đạo. Đề nghị tỉnh Bạc Liêu
phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở hoàn
thiện dự thảo Quyết định thành lập Ban
Chỉ đạo, báo cáo Bộ trưởng xem xét,
quyết định trước ngày 15/11/2013.
Về việc thành lập Ban Tổ chức, Kế
hoạch tổ chức Festival: Mời Chủ tịch
UBND tỉnh Bạc Liêu làm Trưởng Ban
Tổ chức; giao Cục Văn hóa cơ sở làm
đầu mối phối hợp với Sở VHTTDL
tỉnh Bạc Liêu xây dựng kế hoạch tổ
chức Festival, tổng hợp ý kiến của các
đơn vị thuộc Bộ, báo cáo Ban Chỉ đạo

Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh
tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu
trước ngày 15/11/2013.
Về kịch bản Lễ khai mạc, bế mạc
Festival: Giao Cục Nghệ thuật biểu
diễn làm đầu mối phối hợp với Cục
Văn hóa cơ sở hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu xây
dựng, hoàn thiện kịch bản Lễ khai mạc,
bế mạc Festival, báo cáo Ban Chỉ đạo,
Ban Tổ chức xem xét, quyết định.
Về Đại nhạc hội “Sắc màu làn điệu
phương Nam”: Giao Cục Nghệ thuật
biểu biểu diễn phối hợp với tỉnh Bạc
Liêu thực hiện.
Về Hội thảo khoa học “Bảo tồn và
phát huy Di sản văn hóa phi vật thể
Đờn ca tài tử Nam Bộ”: Giao Viện Văn
hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chủ
trì, phối hợp với tỉnh Bạc Liêu thực
hiện trong thời gian diễn ra Festival.
Về Hội thảo liên kết tour, tuyến du
lịch: Giao Tổng cục Du lịch chủ trì,
phối hợp với tỉnh Bạc Liêu thực hiện
trong thời gian diễn ra Festival.
Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch
tham gia tổ chức các hoạt động tại
Festival, hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu về

chuyên môn, báo cáo lãnh đạo Bộ.
Về việc kiến nghị Chính phủ cho
phép thay đổi thời gian ghi vốn xây
dựng Trung tâm Triển lãm Văn học
Nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu từ
giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn
2012-2015: Ủng hộ kiến nghị của tỉnh
Bạc Liêu, đề nghị Tỉnh có văn bản báo
cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét,
quyết định.
Về nguồn kinh phí tu bổ các di tích
cấp quốc gia: Do nguồn kinh phí năm
2014 hạn chế, nên đề nghị tỉnh Bạc
Liêu lựa chọn 01 dự án thật sự cấp thiết
(Dự án trùng tu di tích lịch sử cấp quốc
gia Khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu), gửi
Bộ xem xét, bố trí nguồn vốn thực hiện
theo quy định.
Về vốn hỗ trợ xây dựng hạ tầng du
lịch Vườn Chim và hạ tầng khu du lịch
Vườn chim Lập Điền, Long Điền
Đông: Ủng hộ đề nghị của Tỉnh, đề
nghị Tỉnh lập dự án, chuẩn bị đủ nguồn
kinh phí đối ứng và gửi Bộ xem xét,
đưa vào kế hoạch năm 2014.
tHtt

Tôn tạo các di tích Tỉn Keo và Văn phòng Bộ tổng tư lệnh
Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn
số 4076/BVHTTDL-DSVH ngày
05/11/2013 về việc Thỏa thuận Báo cáo
kinh tế - kỹ thuật chống xuống cấp, tôn
tạo các di tích lịch sử Di tích Tỉn Keo,
xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái
Nguyên với nội dung: Phòng và chống
mối mọt cho các công trình, tôn tạo
đường nội bộ, sân vườn, cây xanh,
chống xuống cấp các công trình Lán
họp, Lán bảo vệ, Lán nghỉ của Bác,
Hầm trú ẩn, Bếp ăn, di tích Văn phòng
Bộ tổng tư lệnh, xã Bảo Linh, huyện
Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; Tôn tạo
nhà bia, đường nội bộ, hào, sân vườn,
cây xanh, hệ thống thoát nước, chống

4

số 1050 l 14.11.2013

xuống cấp Lán ở và làm việc của Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, xây mới biển
báo, nhà vệ sinh. Đồng thời, Bộ
VHTTDL cũng lưu ý: Đối với di tích
Tỉn Keo: Không chuyển đổi vật liệu của
đường nội bộ từ bê tông giả đất sang
đường đất rải sỏi do kết cấu đường đất
rải sỏi không bền vững, dễ bị rửa trôi và
trơn trượt; hồ sơ cần trình bày rõ
phương án bảo vệ công trình khi thi
công đào hào chống mối mọt, số lượng
vật liệu thay mới đối với các công trình
cần chống xuống cấp, bổ sung bản vẽ
biển đá, chỉnh sửa lỗi chính tả; phần ảnh
hiện trạng còn mở, cần thay thế bằng
ảnh màu và rõ nét hơn. Đối với di tích

Văn phòng Bộ tổng tư lệnh: Hồ sơ chưa
đề cập đến phương án tôn tạo đường nội
bộ, hào, sân vườn, cây xanh, hệ thống
thoát nước, cần trình bày rõ phương án
bảo vệ công trình khi thi công đào hào
chống mối mọt, số lượng vật liệu thay
mới đối với các công trình cần chống
xuống cấp, cần có chỉ định vật liệu đối
với biển chân cây lát xây mới, bổ sung
bản vẽ biển chỉ đường từ Nhà bia lên di
tích Văn phòng Bộ Tổng tư lệnh; phần
ảnh hiện trạng còn mờ, thiếu ảnh hiện
trạng Lán ở và làm việc của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp, cần bổ sung, thay thế
bằng ảnh màu và rõ nét hơn.
tHu HằNg
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn

Xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo co truyền thống trình UNESCO
Bộ VHTTDL đã có Công văn số
4034/BVHTTDL-DSVH ngày 04/11
báo cáo Thủ tướng Chính phủ về
việc tham gia xây dựng hồ sơ đa
quốc gia Kéo co truyền thống trình
UNESCO.
Theo đó, Bộ VHTTDL nhận
được thư của Tổng cục Di sản văn
hóa Hàn Quốc mời Việt Nam tham
gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo
co truyền thống cùng với Hàn Quốc
và một số nước trong khu vực Đông
Á có loại hình di sản văn hóa phi vật
thể này. Sau khi nghiên cứu, Bộ Văn
hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ
như sau:
Kéo co là một loại hình di sản
văn hóa phi vật thể đặc sắc thuộc loại
hình các thực hành xã hội, nghi lễ và
lễ hội (theo cách phân loại của
UNESCO), có ở nhiều nước trong
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam,
Kéo co được các cộng đồng người

Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… ở
nhiều địa phương trên cả nước thực
hành từ lâu đời và trao truyền cho tới
ngày nay. Là một biểu đạt văn hóa
gắn với những cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước, di sản này thể hiện
quan niệm về nhân sinh quan, thế
giới quan, niềm tin và ước nguyện
của con người, đặc biệt là của cộng
đồng cư dân nông nghiệp về mưa
thuận, gió ḥa, mùa màng tốt tươi,
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sinh
sôi, nảy nở và tôn vinh sức mạnh của
sự đoàn kết.
Trong điều kiện quy định của
UNESCO mỗi quốc gia chỉ được đề
cử 01 hồ sơ mỗi năm, việc tham gia
hồ sơ đa quốc gia không bị tính vào
suất 01 hồ sơ được xem xét. Hơn
nữa, UNESCO rất khuyến khích các
quốc gia thành viên hợp tác bảo vệ
di sản văn hóa phi vật thể và tôn
trọng sự đa dạng văn hóa thông qua
việc xây dựng hồ sơ đa quốc gia.

Việc hợp tác cùng xây dựng hồ sơ đa
quốc gia sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam
tăng cường hội nhập khu vực và
quốc tế, giúp quảng bá về di sản văn
hóa và hình ảnh các địa phương có
di sản cũng như hình ảnh đất nước,
con người Việt Nam; cán bộ của Việt
Nam được học hỏi kinh nghiệm của
Hàn Quốc trong việc nghiên cứu, tư
liệu hóa và làm hồ sơ di sản văn hóa
phi vật thể trình UNESCO.
Bộ VHTTDL báo cáo và kính đề
nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét,
cho phép Bộ VHTTDL phối hợp với
các Bộ, ngành, địa phương liên quan
tham gia, hợp tác với Hàn Quốc và
các nước trong khu vực Châu Á có
di sản văn hóa phi vật thể Kéo co
truyền thống xây dựng hồ sơ đa quốc
gia trình UNESCO trong năm 2014
để được xét đưa vào Danh sách di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của
nhân loại năm 2015.
t.Hợp

Năm 2014 cấp thẻ hành nghề…
Báo cáo tóm tắt dự thảo Đề án
“Cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ,
người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu
diễn” do ông Nguyễn Đăng Chương,
Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu
diễn giới thiệu tại buổi tham gia lấy
ý kiến cho dự thảo Đề án đã đề cập
tới nhiều nội dung quan trọng, như:
Đối tượng cấp Thẻ hành nghề; Điều
kiện cấp thẻ hành nghề; Thủ tục, hồ
sơ đề nghị cấp, thu hồi Thẻ hành
nghề; Phạm vi và thời hạn sử dụng
của Thẻ hành nghề…
Cũng theo ông Nguyễn Đăng
Chương, quy trình xây dựng Đề án
được thực hiện hết sức bài bản và
nghiêm túc, đã xin ý kiến của nhiều
cơ quan, đơn vị, các công ty biểu
diễn, đơn vị nghệ thuật, hội văn học
nghệ thuật chuyên ngành... Và việc

lấy ý kiến các cơ quan thông tấn, báo
chí về Đề án có thể coi là bước rà
soát cuối cùng trước khi hoàn thiện
Đề án trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL
phê duyệt, ban hành.
Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho
rằng, Đề án “Cấp Thẻ hành nghề cho
nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn” là công cụ để cơ
quan quản lý nhà nước tăng cường
vai trò quản lý của mình đối với lĩnh
vực hết sức nhạy cảm này. Với mục
tiêu siết chặt hơn việc quản lý hoạt
động nghệ thuật, biểu diễn, Đề án sẽ
tập trung nhiều vào khâu “hậu kiểm”
trên tinh thần sử dụng lực lượng
thanh tra hiện thời theo ngành dọc,
đồng thời thực hiện nhiều biện pháp
tăng cường năng lực cho bộ phận
quan trọng này.

(Tiếp theo trang 1)
Ghi nhận những ý kiến đóng góp
của đại diện các cơ quan thông tấn,
báo chí, Ban Soạn thảo Đề án sẽ tiếp
thu và hoàn thiện Đề án trong tháng
11; trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL
xem xét, ban hành trong tháng
12/2013.
Cùng với việc ban hành Đề án,
Bộ VHTTDL sẽ xây dựng, hoàn
thiện Thông tư quy định việc cấp
Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người
mẫu lĩnh vực nghệ thuật và ban hành
trong tháng 01/2014. Việc triển khai
hướng dẫn cấp Thẻ hành nghề cho ca
sỹ, người mẫu dự kiến thực hiện từ
tháng 4 đến hết năm 2014. Đến năm
2016, việc cấp Thẻ hành nghề cho tất
cả các cá nhân tham gia hoạt động
biểu diễn sẽ được hoàn thành.
K.A

số 1050

l

14.11.2013

5
quản lý nhà nước

Khai mạc Đại hội Quảng cáo Châu Á…

(Tiếp theo trang 1)

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định:
Châu Á đang được coi là một khu vực
phát triển năng động, tuy nhiên, mấy
năm gần đây, do ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế toàn cầu, Châu Á và thế
giới đang đứng trước những thách thức,
song cũng là cơ hội to lớn, đòi hỏi phải
có sự nhìn nhận khách quan để cùng
khởi động tiềm năng của trí tuệ - sáng
tạo, góp phần xây dựng một Châu Á
thịnh vượng trong kỷ nguyên của nền
kinh tế tri thức. Chính vì thế, chủ đề “Tái
cấu trúc truyền thông quảng cáo” của
Đại hội năm nay không chỉ là yêu cầu
của ngành truyền thông quảng cáo mà
còn là đòi hỏi chung của nền kinh tế thế
giới hiện nay.
Đại hội Quảng cáo Châu Á được
hình thành từ năm 1958, đến nay đã trải
qua 27 kỳ Đại hội và đây là lần đầu tiên
được tổ chức tại Việt Nam. Nét truyền
thống của Đại hội Quảng cáo Châu Á là
quy tụ được nhiều nhân vật nổi tiếng,
lãnh đạo nhiều tập đoàn truyền thông
quảng cáo danh tiếng, nhiều nhà hoạt
động kinh tế - xã hội - văn hóa uy tín ở
Châu Á và thế giới để trao đổi những vấn
đề kinh tế, khoa học, công nghệ gắn liền
với sự phát triển của ngành truyền thông

quảng cáo. Đồng thời, cũng là dịp giới
thiệu tính đa sắc màu của văn hóa
phương Đông nói chung và nền văn hóa
truyền thống Việt Nam nói riêng.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Ở Việt
Nam, truyền thông, quảng cáo tuy còn
non trẻ nhưng đến nay đã có hàng trăm
cơ quan truyền thông, báo chí, hàng
nghìn cơ sở kinh doanh dịch vụ quảng
cáo với các phương tiện hiện đại đã góp
phần rất quan trọng vào việc thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội
nhập. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam vừa
thông qua Luật Quảng cáo với nhiều quy
định thông thoáng, cởi mở, đang đi vào
cuộc sống, tạo cơ hội thuận lợi cho các
nhà đầu tư khi tham gia thị trường quảng
cáo của Việt Nam. Vì vậy, với Việt Nam,
Đại hội Quảng cáo Châu Á lần thứ 28 là
cơ hội vàng để các cơ quan truyền thông
quảng cáo, các doanh nghiệp Việt Nam
tiếp cận, liên kết, học hỏi và bắt kịp nền
công nghiệp quảng cáo hiện đại của
Châu Á và thế giới.
Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, tại Đại
hội Quảng cáo Châu Á lần thứ 28, qua hệ
thống truyền thông quốc tế, nhiều diễn
giả hàng đầu thế giới sẽ thuyết trình, đàm
luận về những vấn đề thời sự kinh tế gắn
với truyền thông quảng cáo ở Châu Á

Trước sự việc nhà sư trụ trì chùa
Chân Long, xã Chàng Sơn, huyện
Thạch Thất (Hà Nội) tự ý đưa tượng
vào thờ tại Tam Bảo, các ngành chức
năng huyện Thạch Thất đã tuyên
truyền, yêu cầu nhà sư mang tượng ra
khỏi chùa, giữ nguyên trạng di tích đã
được xếp hạng cấp quốc gia.
Trước đó, sư trụ trì Thích Minh
Phượng đã tự ý đưa một pho tượng
đồng, sơn nhũ vàng, nặng 3,5 tạ vào
chùa để thờ. Ngày 05/11, nhà sư đã làm
lễ hô thần nhập tượng. Tuy vậy, người
dân cho rằng, bức tượng này có vóc
dáng, khuôn mặt rất giống với sư trụ trì
Thích Minh Phượng, do vậy họ bức

Hà Nội: Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng
di tích chùa Chân Long, huyện Thạch Thất

6

số 1050 l 14.11.2013

xúc và có nhiều hành động phản đối.
Trước sự việc trên, xã Chàng Sơn
đã báo cáo huyện Thạch Thất. Các
phòng, ban chức năng của huyện, phối
hợp cùng xã Chàng Sơn đến tuyên
truyền, vận động sư trụ trì trả lại
nguyên trạng cho di tích, thực hiện
nghiêm Luật Di sản văn hóa.
Theo giải trình của sư trụ trì, bức
tượng này do một doanh nghiệp cung
tiến cho chùa và cho rằng đó là tượng
của vua Trần Thánh Tông, sự việc do

trong xu thế toàn cầu hóa. Đại hội Quảng
cáo Châu Á lần thứ 28 sẽ góp phần thay
đổi nhận thức của xã hội về sức mạnh của
Truyền thông và Quảng cáo trong việc
phổ biến tri thức, tôn vinh hình ảnh dân
tộc, hỗ trợ phát triển thương hiệu cho các
sản phẩm hữu hình và vô hình, tiếp cận
và thăng hoa trong đời sống. Đồng thời,
Đại hội Quảng cáo Châu Á lần thứ 28 sẽ
góp phần nâng cao nhận thức của cộng
đồng doanh nghiệp đối với vấn đề văn
hóa trong quá trình thiết kế, sáng tạo
những sản phẩm quảng cáo thực sự phù
hợp với nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong các ngày từ 12-14/11, trong
khuôn khổ AdAsia 2013 sẽ diễn ra một
loạt hội thảo quốc tế về thời sự kinh tế
toàn cầu với truyền thông quảng cáo do
nhiều diễn giả hàng đầu thế giới thuyết
trình. Các hoạt động bên lề AdAsia gồm:
Cuộc thi Hoa hậu ảnh trực tuyến AdAsia
2013, cuộc thi trình diễn khinh khí cầu
quốc tế “Những đôi cánh Châu Á”, triển
lãm trưng bày những tác phẩm quảng
cáo hay nhất thế giới Cannes Lion, Triển
lãm quốc tế thiết bị và công nghệ quảng
cáo, triển lãm hình ảnh đất nước con
người Việt Nam.
YếN NHi

người dân hiểu nhầm. Tuy vậy, nhà sư
cũng chấp hành nghiêm túc yêu cầu
của cơ quan quản lý văn hóa, không tự
ý đưa tượng thờ vào trong chùa.
Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hà Nội cho biết: Sở đã nắm được
thông tin, đang chỉ đạo các đơn vị liên
quan xem xét, nắm tình hình cụ thể,
đồng thời sẽ có văn bản đề nghị huyện
Thạch Thất xử lý vụ việc trên.
t.t.N
quản lý nhà nướcđề
Sự kiện vấn
Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản
số 4045/BVHTTDL-TĐKT ngày
04/11 hướng dẫn các đơn vị Khối,
Cụm thi đua bình xét khen thưởng
tổng kết công tác năm 2013.
Theo đó, để chuẩn bị cho công
tác khen thưởng tổng kết Phong trào
thi đua và kết quả thực hiện nhiệm
vụ công tác năm 2013, Bộ VHTTDL
đề nghị các đơn vị Khối, Cụm thi
đua quan tâm làm tốt một số nội
dung sau:
Có kế hoạch và tổ chức họp
tổng kết, bình xét khen thưởng năm
2013 đối với Khối, Cụm thi đua;
gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng của
Khối, Cụm thi đua về Bộ VHTTDL
(Vụ Thi đua-Khen thưởng) trước
ngày 05/12/2013 (theo dấu bưu
điện) để kịp chuẩn bị cho phiên
họp Hội đồng Thi đua, Khen
thưởng Bộ xét khen tổng kết công

Hướng dẫn Khối, Cụm thi đua bình xét
khen thưởng tổng kết công tác năm 2013
tác năm 2013. Các Khối, Cụm gửi
hồ sơ muộn hơn so với thời hạn
nêu trên sẽ bị trừ vào thành tích thi
đua của Khối, Cụm thi đua và
thành tích của đơn vị Khối trưởng,
Cụm trưởng.
Khi bình xét khen thưởng tổng kết
năm 2013 trong Khối, Cụm thi đua, đề
nghị bổ sung tiêu chí và đặc biệt lưu ý
việc xét khen thưởng đối với những cơ
quan, đơn vị còn những vấn đề sau:
Không hoàn thành nhiệm vụ chủ trì
xây dựng các văn bán quy phạm pháp
luật, các đề án trình các cấp có thẩm
quyền đã đăng ký và được phê duyệt,
không giải ngân hết nguồn vốn đã
được cấp; Chậm trễ trong xây dựng và
triển khai thực hiện công tác cải cách

hành chính tại đơn vị; Không triệt để
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Các đơn vị được Khối thi đua bầu
chọn xét trình Cờ thi đua của Chính
phủ có trách nhiệm xây dựng Báo cáo
thành tích theo biểu mẫu số 01, Nghị
định số 39/2012/NĐ-CP ngày
27/4/2012 của Chính phủ. Riêng
những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân
sách cho Nhà nước phải kèm theo Bản
xác nhận của cơ quan thuế với nội
dung “Đã nộp đủ, đúng các loại thuế,
các khoản thu khác theo quy định của
pháp luật và nộp đúng thời hạn”.
Bộ VHTTDL yêu cầu các đơn vị
Khối trưởng, Cụm trưởng các Khối,
Cụm thi đua nghiêm túc thực hiện.
t.Hợp

Hướng dẫn báo cáo tổng kết công tác năm 2013
Chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết
công tác năm 2013, triển khai kế
hoạch công tác năm 2014 dự kiến tổ
chức tại Hà Nội vào cuối tháng
12/2013, Bộ VHTTDL đã có Văn bản
số 4086/BVHTTDL-VP ngày 06/11
yêu cầu thủ trưởng các Tổng cục,
Cục, Thanh tra, Vụ trực thuộc Bộ,
Giám đốc Sở VHTTDL các
tỉnh/thành tổ chức tổng kết công tác
năm 2013 của đơn vị và báo cáo về
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Các Tổng cục, Cục, Thanh tra, Vụ
trực thuộc Bộ tiến hành tổng kết công
tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ
năm 2014 trước ngày 20/12/2013.
Đồng thời thực hiện nghiêm chế độ
thông tin báo cáo tổng kết công tác
năm 2013, lưu ý các yêu cầu sau:
Phạm vi nội dung báo cáo là toàn
diện các hoạt động quản lý nhà nước,
phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực
chuyên ngành được giao quản lý, theo
dõi, từ Trung ương đến địa phương,
lưu ý không báo cáo về các hoạt động

nội vụ của cơ quan, đơn vị. Cần sớm
chỉ đạo các cơ quan quản lý cấp dưới,
các đơn vị sự nghiệp thuộc hệ thống
ngành dọc thực hiện nghiêm chế độ
báo cáo, để có căn cứ tổng hợp, đánh
giá, báo cáo Bộ.
Báo cáo cần đánh giá ngắn gọn,
tập trung làm rõ những thành tích nổi
bật và những hạn chế, khuyết điểm
chính; nêu rõ nguyên nhân, bài học
kinh nghiệm và đề xuất, kiến nghị
giải pháp thực hiện trong năm 2014.
Cần phân tích đánh giá việc thực hiện
các chỉ tiêu phát triển, số liệu cơ bản
của Ngành năm 2013, có so sánh với
kết quả đạt được năm 2012.
Các Tổng cục, Cục, Thanh tra, Vụ
trực thuộc Bộ gửi Báo cáo tổng kết
công tác năm của đơn vị kèm theo
bản tóm tắt khoảng một trang A4 về
những kết quả nổi bật, những hạn chế,
yếu kém chính trong quản lý nhà
nước, phát triển sự nghiệp của năm
2013 về Văn phòng Bộ.
Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố:

Thực hiện nghiêm chế độ thông tin,
báo cáo tình hình hoạt động văn hóa,
thể thao và du lịch trên địa bàn với
UBND tỉnh/thành, Bộ VHTTDL theo
quy định. Chỉ đạo thủ trưởng các đơn
vị sự nghiệp trực thuộc (bảo tàng, nhà
hát, thư viện, trung tâm văn hóa thông
tin...) thực hiện chế độ thông tin, báo
cáo đối với các cơ quan quản lý
chuyên ngành ở Trung ương (các
Tổng cục, Cục, Vụ) về tình hình hoạt
động chuyên ngành trong phạm vi
được giao quản lý. Nêu rõ đề xuất,
kiến nghị giải quyết những khó khăn,
vướng mắc trong thực tiễn hoạt động
Ngành ở địa phương; kết quả thực
hiện những nội dung công việc đã
được lãnh đạo Bộ và lãnh đạo tỉnh
thống nhất chỉ đạo.
Báo cáo tổng kết công tác năm
2013 của đơn vị, địa phương cần
được gửi đến Bộ qua đường bưu điện
và thư điện tử chậm nhất là ngày
15/12/2013.
DuYêN trầN

số 1050

l

14.11.2013

7
Sựquảnvấn đề nước
kiện lý nhà

VăN BảN mới
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 3869/QĐ-BVHTTDL ngày
01/11/2013, thành lập Đoàn thể
thao Việt Nam gồm 750 thành viên
tham dự Đại hội Thể thao Đông
Nam Á lần thứ 27 (SEAGmames
27) tổ chức tại Myanmar từ ngày
26/11-23/12/2013.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 3874/QĐ-BVHTTDL ngày
01/11/2013, cho phép Cục Hợp tác
quốc tế chủ trì phối hợp với Hiệp
hội Quảng cáo Việt Nam và các
đơn vị liên quan tổ chức chương
trình Lễ khai mạc Đại hội Quảng
cáo Châu Á lần thứ 28 tại Hà Nội.
Thời gian và địa điểm: ngày
11/11/2013 tại Trung tâm Hội nghị
quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội.
- Ngày 01/11/2013 Bộ
VHTTDL ban hành các Quyết định
số 3877, 3878/QĐ-BVHTTDL,
quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Vụ Đào tạo (Quyết định số
3877/QĐ-BVHTTDL), quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Cục Di sản văn
hóa (Quyết định số 3878/QĐ-

BVHTTDL).
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 3912/QĐ-BVHTTDL ngày
06/11/2013, giao Nhà hát Ca, Múa,
Nhạc Việt Nam chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liện quan tổ chức
Đêm nhạc Kỷ niệm 10 năm Ngày
mất của Nhạc sĩ Trần Hoàn.
- Ngày 06/11/2013 Bộ VHTTDL
ban hành Quyết định số 3913/QĐBVHTTDL, thành lập Ban Tổ chức
Đêm nhạc Kỷ niệm 10 năm Ngày
mất của Nhạc sĩ Trần Hoàn do Thứ
trưởng Vương Duy Biên làm
Trưởng ban, ông Nguyễn Thế KỷPhó Trưởng ban Tuyên giáo Trung
ương, đại diện lãnh đạo Bộ Thông
tin và Truyền thông và ông Đỗ
Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ
Việt Nam làm Phó Trưởng ban, ông
Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc
Nhà hát Ca, Múa, Nhạc nhẹ Việt
Nam làm Phó Trưởng ban Thường
trực.
- Tại Quyết định số 3932/QĐBVHTTDL ngày 06/11/2013, Bộ
VHTTDL cho phép Dàn nhạc Giao
hưởng Việt Nam phối hợp với Hội
đồng Anh tại Hà Nội tổ chức

chương trình hòa nhạc “UK
Concert” với sự tham gia của nhạc
trưởng Colin Metters và nghệ sĩ
độc tấu cello Guy Johnston đến từ
Vương quốc Anh. Thời gian và địa
điểm: 20h00 ngày 21-22/11/2013,
tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
- Bộ VHTTDL ban hành Quyết
định số 3940/QĐ-BVHTTDL ngày
07/11/2013, phê duyệt nội dung Đề
cương “Quy hoạch tổng thể phát
triển Khu du lịch quốc gia Điện
Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện
Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
- Ngày 07/11/2013 Bộ
VHTTDL ban hành Quyết định số
3941/QĐ-BVHTTDL, giao Cục
Hợp tác quốc tế đón, bố trí chương
trình làm việc cho đoàn đại biểu
chính thức Bộ Văn hóa Liên bang
Nga do Ngài Grigory Ivliev-Quốc
Vụ khanh-Thứ trưởng Bộ Văn hóa
Nga dẫn đầu sang tham dự chương
trình Những ngày Văn hóa Nga tại
Việt Nam năm 2013 và tổ chức họp
báo tại Hà Nội về Những ngày Văn
hóa Nga. Thời gian từ ngày 10tHtt
17/11/2013.

Khai mạc "Những Ngày phim Nga tại Việt Nam"
Tối 07/11 tại Trung tâm Chiếu phim
quốc gia Hà Nội, "Những Ngày phim
Nga tại Việt Nam" đã chính thức khai
mạc. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi
các hoạt động trong khuôn khổ "Những
Ngày Văn hoá Nga tại Việt Nam năm
2013", diễn ra từ ngày 07 - 17/11 tại Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương.
Thứ trưởng Vương Duy Biên đã tới dự.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ
trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh:
Việt Nam và Liên bang Nga gắn bó với
nhau bằng truyền thống lâu đời và tình
hữu nghị vĩ đại. Nhân dân Việt Nam
luôn biết ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn
và quý báu mà nhân dân Nga anh em đã

8

số 1050 l 14.11.2013

dành cho nhân dân Việt Nam trong công
cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trước
đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng
và phát triển đất nước ngày nay.
Thứ trưởng nhấn mạnh: “Những
Ngày phim Nga tại Việt Nam” là sự kiện
văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhằm
thực hiện chương trình hợp tác trong
lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giữa hai
nước Việt Nam - Nga giai đoạn 20132015, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ
hợp tác, giao lưu văn hóa, nghệ thuật
giữa hai nước đồng thời góp phần tăng
cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác
truyền thống giữa Việt Nam và Liên
bang Nga trong thời gian tới.

Cùng với "Những ngày phim Nga
tại Việt Nam", còn có nhiều triển lãm
nghệ thuật của Nga diễn từ ngày 1116/11, Sắp đặt nghệ thuật với chủ đề
“Những người đẹp Nga và Tâm hồn
dân tộc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh;
Triển lãm trưng bày các trang phục
truyền thống của phụ nữ Nga, các sản
phẩm thủ công của dân tộc Nga; Triển
lãm tranh của họa sỹ Nicolai Reorich
tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam;
Triển lãm trưng bày các tác phẩm hội
họa từ bộ sưu tập tại Bảo tàng Nghệ
thuật các dân tộc Phương Đông, Liên
bang Nga…
tHtt
Sự kiện vấn đề

Tôn tạo, nâng cấp ba điểm du lịch đặc trưng của Hà Nội
Sở VHTTDL Hà Nội vừa lập Đề án
tôn tạo, nâng cấp ba điểm đến du lịch
là các di tích lịch sử đặc trưng của Hà
Nội là Đền Ngọc Sơn và khu vực hồ
Hoàn Kiếm; Văn Miếu-Quốc Tử
Giám; Nhà tù Hỏa Lò.
Đối với di tích đền Ngọc Sơn và
khu vực hồ Hoàn Kiếm, Sở sẽ tập trung
thường xuyên kiểm tra tình trạng di
tích cầu Thê Húc, đền chính, đình Trấn
Ba, tiến hành sửa chữa, phục hồi những
phần hư hỏng, thay thế những phần
xuống cấp nghiêm trọng. Tháp Hòa
Phong sẽ được tu bổ những phần sứt
mẻ, xóa chữ viết của du khách trên
tháp. Khu vực vườn tượng cạnh hồ
Hoàn Kiếm xuống cấp nghiêm trọng sẽ
nhanh chóng khôi phục, trả lại giá trị
thắng cảnh cho khu vực hồ. Để đa dạng
hóa sản phẩm du lịch tại khu vực này,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ
chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống
tại đình Trấn Ba, tổ chức lễ hội định kỳ
trên cầu Thê Húc, khai thác sự kiện
ngày giỗ Đức Thánh Trần (20/8 âm
lịch), tổ chức lễ hội mô phỏng lại
truyền thuyết trả gươm trên hồ. Khu

vực này thường xuyên bố trí cây xanh,
vườn hoa phù hợp không gian yên tĩnh
tại di tích, thường xuyên dọn rác thải
trên mặt hồ, khu vực vỉa hè quanh hồ,
an ninh trật tự được bảo vệ nghiêm
ngặt.
Để điểm đến di tích Văn Miếu –
Quốc Tử Giám không chỉ là một khu
di tích lịch sử quốc gia đặc biệt mà trở
thành một trung tâm văn hóa và nơi tổ
chức các sự kiện văn hóa, du lịch, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội
quy hoạch hồ Văn thành không gian
văn hóa chuyên đề phục vụ khách tham
quan, không gian vườn Giám phát triển
thành không gian tổ chức sự kiện và
các dịch vụ bổ trợ phục vụ khách du
lịch. Đáng chú ý, gò Kim Châu giữa hồ
Văn sẽ xây dựng thành câu lạc bộ sinh
hoạt văn hóa nghệ thuật và nơi tổ chức
biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Tại
di tích này sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn
hóa du lịch, giới thiệu sản phẩm lưu
niệm đặc trưng, phòng chiếu phim
cùng các hoạt động trải nghiệm nhằm
tăng tính hấp dẫn của điểm đến.
Cùng với việc tôn tạo, Sở VHTTDL

Hà Nội còn tăng cường kết nối tour,
tuyến du lịch bằng cách đề xuất đưa di
tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào một
điểm trong tour xe điện của Hà Nội;
xây dựng các tour du lịch chuyên đề
tham quan các di tích Văn Miếu,
chuyên đề Nho học ở miền Bắc...
Nhà tù Hỏa Lò sẽ áp dụng mọi biện
pháp để có thể bảo tồn và trùng tu, tạo
điều kiện lưu giữ lâu dài, đảm bảo yếu
tố gốc của lịch sử. Cùng với giải pháp
tuyên truyền, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Hà Nội sẽ nghiên cứu tổ chức
các sự kiện có khả năng hấp dẫn khách
du lịch đến với nhà tù Hỏa Lò, tổ chức
các buổi nói chuyện giữa cựu tù chính
trị với khách du lịch, học sinh, sinh
viên, tổ chức các hoạt động trải nghiệm
cảm giác vượt tù, vượt ngục... Để thu
hút khách du lịch, Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Hà Nội sẽ kết nối nhà
tù Hỏa Lò với các di tích khác trên địa
bàn thành phố tạo thành tuyến du lịch
di tích cách mạng, tổ chức tour hoạt
động ngoại khóa của các trường học
đến di tích...
H.HạNH

Thừa Thiên - Huế: Triển khai Đề án “Xây dựng nếp sống
văn minh đô thị và nông thôn”
Ngày 05/11, UBND tỉnh Thừa
Thiên - Huế đã tổ chức Hội nghị triển
khai Đề án “Xây dựng nếp sống văn
minh đô thị và nông thôn” trên địa bàn
Tỉnh giai đoạn 2013-2015, định hướng
đến năm 2020 nhằm giữ gìn và phát
huy thuần phong mỹ tục, những nét
đẹp văn hóa của vùng đất Cố đô Huế.
Mục tiêu chính của Đề án là xây
dựng nếp sống văn minh đô thị và nông
thôn, giữ gìn và phát huy thuần phong
mỹ tục, những nét đẹp văn hóa của
vùng đất Cố đô Huế; hình thành những
nếp sống văn minh, tiến bộ, góp phần
xây dựng Thừa Thiên - Huế xứng tầm
là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc,
sớm trở thành thành phố trực thuộc

Trung ương.
Đề án được chia làm 02 giai đoạn:
Giai đoạn 2013-2015 phấn đấu 100%
hộ gia đình được tuyên truyền vận
động thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội; trên
80% hộ gia đình thực hiện nếp sống
văn minh đô thị và nông thôn; Giai
đoạn 2016-2020 phấn đấu giữ vững
các chỉ tiêu đã đạt được trong giai đoạn
2013-2015, tiếp tục phấn đấu các chỉ
tiêu cụ thể như: 100% hộ gia đình
nghiêm túc thực hiện nếp sống văn
minh đô thị và nông thôn; 100% hộ gia
đình không lấn chiếm lòng đường, hè
phố, gây cản trở giao thông, không cơi
nới, làm mái che, đặt biển quảng cáo

sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị;
95% gia đình được công nhận và giữ
vững đạt chuẩn văn hóa; 97% làng
(thôn, bản, tổ dân phố) được công nhận
và giữ vững danh hiệu đạt chuẩn văn
hóa...
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập
trung thảo luận, trao đổi một số vấn đề
trọng tâm, nhất là trong công tác phối
hợp để triển khai Đề án một cách đồng
bộ, phù hợp với tình hình thực tế của
mỗi ngành, mỗi cấp và mỗi địa phương
trong tỉnh. Hội nghị đã nhận được
nhiều ý kiến của các đại biểu về tính
khả thi, phạm vi áp dụng, lộ trình, thời
gian triển khai Đề án...
H.QuâN

số 1050

l

14.11.2013

9
Sự kiện kiện đề đề
Sự vấn vấn
Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần
thứ IX - ngày về nguồn 23/11/2013, với
chủ đề “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản
xanh, nơi gặp gỡ con người và thiên
nhiên”, do Bộ VHTTDL, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Hội Di sản văn hóa Việt
Nam phối hợp tổ chức diễn ra từ ngày
09 - 23/11/2013 tại Trung tâm Triển lãm
VHNT Việt Nam số 2, Hoa Lư, Hà Nội.
Đây là hoạt động tôn vinh và phát
huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên
độc đáo của Việt Nam, đặc biệt di sản
thiên nhiên Việt Nam đã được UNESCO
công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới;
là cơ hội quảng bá, giới thiệu tiềm năng
văn hóa, thương mại và sức hấp dẫn của
du lịch sinh thái tại các di sản thiên nhiên
thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vườn di
sản ASEAN…
Tuần văn hóa giới thiệu đến công
chúng Thủ đô trưng bày “Di sản văn hóa

Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh,
nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên
dân tộc Việt Nam - nơi gặp gỡ con người
và thiên nhiên”, bao gồm ba không gian
triển lãm trưng bày các hình ảnh, tài liệu
của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt
Nam, Ủy ban Quốc gia Chương trình
con người và sinh quyển Việt Nam, Bảo
tàng Tài nguyên rừng Việt Nam. Nội
dung các không gian Triển lãm tập trung
giới thiệu di sản văn hóa tiêu biểu của
cộng đồng 54 dân tộc, đặc biệt là các di
sản xanh, các khu dự trữ sinh quyển thực
trạng tác động của con người tới môi
trường tự nhiên nói chung và tài nguyên
rừng nói riêng; các, hội thảo liên quan
cũng với các chủ đề như: Hội thảo “Văn
hoá trong bảo tồn và phát triển các khu
dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam”;
Hội thảo “Phát triển kinh tế từ di sản

xanh những lợi thế và thách thức”; Hội
nghị xúc tiến du lịch…
Tham dự Tuần Văn hóa du lịch,
khách tham quan còn được thưởng thức
Chương trình biểu diễn nghệ thuật
truyền thống do các nghệ sỹ đến từ các
tỉnh/thành tham gia, như: Hát dân ca
quan họ (Bắc Ninh); Ca Trù, hát Chầu
Văn (Hà Nội); Đờn ca tài tử (TP.HCM),
biểu diễn Múa Rối nước, hát Văn, Chèo
(Nam Định, Thái Bình), hát giao duyên
về biển (Quảng Ninh), hát Bài Chòi
(Quảng Nam). Theo kế hoạch, tối 23/11
sẽ diễn ra chương trình “Đêm tôn vinh
Di sản Xanh Việt Nam”, chương trình
dự kiến sẽ được truyền hình trực tiếp trên
sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
tHtt

Quảng Bình biểu dương các điển trong xây dựng đời sống văn hoá
Ngày 5/11, Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị
biểu dương 100 tập thể, cá nhân điển
hình tiêu biểu thực hiện cuộc vận động
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư" giai đoạn 20092013 và hai năm thực hiện Đề án 05 về
mở rộng và nâng cao chất lượng cuộc
vận động trong giai đoạn mới . Chủ
tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng trao

tặng Bằng khen cho 21 tập thể; Ủy ban
MTTQ Việt Nam tỉnh trao tặng Bằng
khen cho 7 tập thể và 7 cá nhân có
thành tích nổi bật trong thực hiện cuộc
vận động.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí
Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung
ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch
HĐND tỉnh Quảng Bình, đánh giá:
Những kết quả đạt được qua 5 năm

Ký kết hợp đồng tài trợ cho Đoàn Thể thao
Việt Nam tham dự SEA Games 27
Ngày 06/11, tại Hà Nội, Ủy ban
Olympic Việt Nam phối hợp với Tổng
công ty Truyền thông đa phương tiện
VTC tổ chức lễ ký kết hợp đồng tài trợ
cho Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự
SEA Games 27 - 2013.
Để chuẩn bị cho SEA Games 27 diễn
ra từ ngày 11 - 20/12/2013 tại Myanmar,
Đoàn Thể thao Việt Nam đã nỗ lực tập
luyện và đề ra chỉ tiêu huy chương. Sự
quyết tâm này còn được nhân lên bằng
sự cổ vũ nhiệt tình của các nhà tài trợ.
VTC là một trong số đó, với hợp đồng tài

10

số 1050 l 14.11.2013

trợ cho các vận động viên giành huy
chương tại SEA Games 27 tới. Theo đó,
mỗi vận động viên đạt Huy chương Vàng
sẽ được thưởng một bộ đầu thu giải mã
tín hiệu truyền hình số vệ tinh VTC HD
kèm 12 tháng thuê bao miễn phí, trị giá
tương đương 3.390.000 đồng. Phần
thưởng này mang ý nghĩa lớn về mặt tinh
thần cho Đoàn Thể thao Việt Nam trong
cuộc cạnh tranh, duy trì thứ hạng Top 3
toàn đoàn trong SEA Games 27.
Phát biểu tại lễ ký kết, ông Lâm
Quang Thành, Phó Tổng cục trưởng

thực hiện cuộc vận động trên của tỉnh
đã khẳng định được vai trò, vị trí của
Mặt trận các cấp trong các hoạt động
ở địa bàn khu dân cư, góp phần thực
hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã
hội, quốc phòng, an ninh và công tác
xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống
chính trị của các địa phương trong
tỉnh.
Hải pHoNg
Tổng cục Thể dục thể thao, Phó Chủ tịch
Ủy ban Olympic Việt Nam, Trưởng
Đoàn Thể thao Việt Nam nhấn mạnh:
Việc VTC tài trợ cho các vận động viên
đạt Huy chương Vàng tại SEA Games 27
có ý nghĩa thiết thực, nhằm động viên
khích lệ toàn Đoàn Thể thao Việt Nam
nỗ lực phấn đấu giành thành tích cao tại
Đại hội và mang vinh quang về cho Tổ
quốc.
Kết thúc buổi lễ ký kết, đại diện lãnh
đạo Tổng công ty Truyền hình kỹ thuật
số VTC đã trao tài trợ tượng trưng cho
Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam Lâm
Quang Thành.
Hải pHoNg
Sự kiệnkiện vấn đề
Sự vấn đề

Hòa Bình: Biểu dương 100 làng văn hóa tiêu biểu
UBND tỉnh Hòa Bình Tổ chức sơ
kết 5 năm thực hiện phong trào "Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa” 2008 - 2013. Dự hội nghị có đồng
chí Vũ Đức Hải, Phó chánh Văn phòng
Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương
phong trào "Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa” và đại biểu
100 làng văn hóa tiêu biểu đại diện cho
hơn 2 nghìn làng, bản, tổ dân phố trên
địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại hội nghị ngày 05/11,
đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Trưởng Ban
chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh khẳng
định: Phong trào đã có tác động to lớn
đến sự nghiệp xây dựng và phát triển
kinh tế- xã hội, góp phần gìn giữ những
giá trị văn hoá truyền thống, phát huy
nếp sống văn minh, đẩy lùi hủ tục trên
địa bàn tỉnh… Trong thời gian tới, Ban
chỉ đạo các cấp cần tiếp tục bám sát
mục tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạch,
Chương trình hành động của Tỉnh uỷ,

Nghị quyết của HĐND, các Quyết định
của UBND tỉnh và Nghị quyết đại hội
Đảng bộ các cấp, Thông tư, Hướng dẫn
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá”...
5 năm qua, phong trào xây dựng
làng văn hóa trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình đã có những tác động tích cực
trong việc cải thiện đời sống kinh tế,
làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đô thị.
Nhiều mô hình kinh tế đem lại thu
nhập cao giúp nhiều hộ vươn lên
thoát nghèo và làm giàu. Công tác
đào tạo nghề được chú trọng, từ năm
2008 - 2012 có trên 60.000 lượt người
được tham gia học nghề, trong đó có
12.000 lao động là nông thôn, đồng
bào các dân tộc. Phong trào văn hóa
văn nghệ, thể dục thể thao tiếp tục
được duy trì và phát triển mạnh. Hiện,
toàn tỉnh có 1.528 nhà văn hóa xóm
bản, 25,8% người thường xuyên
luyện tập thể dục thể thao, duy trì 535
câu lạc bộ thể thao. Nhân dân trong

toàn tỉnh tiếp tục thực hiện nếp sống
văn minh trong việc cưới, việc tang,
lễ hội. Các hủ tục dần được xóa bỏ,
phong tục tập quán tốt đẹp, truyền
thống văn hóa dân tộc được gìn giữ
và phát huy.
Thực hiện phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,
đến nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã
có trên 90% số dân khu vực nông thôn
được sử dụng nước sạch; công tác
phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi
trường, vệ sinh an toàn thực phẩm
được quan tâm... Kết quả làng văn hóa
tăng theo từng năm, năm 2008 có
1.286 làng văn hóa và đến năm 2012 là
1.340 làng, đạt 64,7%. Giai đoạn 5 năm
(2008-2013) có 8.073 lượt làng văn
hóa được công nhận và có 1.470 làng
văn hóa tiêu biểu liên tục 5 năm.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Hòa
Bình đã tặng Bằng khen cho 100 làng
văn hóa tiêu biểu xuất sắc 5 năm giai
đoạn 2008-2013.
N.SiNH

Liên hoan văn nghệ, thể thao các xã xây dựng nông thôn mới
khu vực miền Bắc
Chiều 6/11, Liên hoan văn nghệ,
thể thao quần chúng, triển lãm ảnh
các xã xây dựng nông thôn mới khu
vực miền Bắc năm 2013 đã bế mạc tại
Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Hải
Dương. Liên hoan do Cục Văn hóa cơ
sở ( Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương
tổ chức từ ngày 03 đến 06/11.
Với chủ đề “Nhịp điệu nông
thôn mới”, Liên hoan có sự góp mặt
của 13 đoàn nghệ thuật, thể thao
quần chúng đến từ các tỉnh Lạng
Sơn, Điện Biên, Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà
Nam, Phú Thọ, Thái Bình, Hải
Phòng, Ninh Bình, Hưng Yên và
Hải Dương. Liên hoan gồm 3 nội

dung: Văn nghệ quần chúng, thi đấu
thể thao và trưng bày ảnh các xã xây
dựng nông thôn mới. Tham gia văn
nghệ, thi đấu thể thao quần chúng là
các diễn viên, vận động viên không
chuyên, là nông dân sinh sống tại
các xã điển hình về xây dựng nông
thôn mới.
Các môn thi đấu thể thao diễn ra
tại Nhà thi đấu và Trung tâm đào tạo
huấn luyện thể thao tỉnh Hải Dương
gồm: cầu lông, bóng đá mini nam,
kéo co, đẩy gậy. Ở nội dung thi đấu
thể thao quần chúng, đoàn Hải
Dương đứng thứ 1 toàn đoàn, vị trí
thứ 2 thuộc về Bắc Giang và thứ 3
thuộc về Hà Nam. Về Liên hoan văn
nghệ, Ban Tổ chức đã trao 13 Huy

chương Vàng, 26 Huy chương Bạc
cho các tiết mục biểu diễn xuất sắc.
Liên hoan nghệ thuật, thể thao
quần chúng, triển lãm ảnh các xã
xây dựng nông thôn mới khu vực
miền Bắc năm 2013 đã động viên
kịp thời phong trào xây dựng nông
thôn mới, tạo không khí sinh hoạt
văn hóa, văn nghệ, thể thao quần
chúng sôi nổi. Liên hoan cũng
khẳng định vị trí, vai trò của hoạt
động nghệ thuật, thể thao quần
chúng đối với đời sống tinh thần,
nâng cao thể chất của người nông
dân, góp phần thực hiện tốt các
nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính
trị, xã hội ở địa phương và khu vực.
MạNH tú

số 1050

l

14.11.2013

11
Sự kiện vấn đề

Khánh thành Khu di tích lịch sử Kim Đồng tại Cao Bằng
Sáng 07/11, tại xã Trường Hà,
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Tỉnh
Đoàn Cao Bằng đã tổ chức lễ khánh
thành công trình tôn tạo, mở rộng Khu
di tích lịch sử Kim Đồng, giai đoạn 1.
Khu di tích lịch sử Kim Đồng được
mở rộng với diện tích 12 ha, chia làm
hai khu: Khu A 7 ha, khu B 5 ha với các
hạng mục như: Nâng cấp, tôn tạo khu
mộ Kim Đồng và mộ mẹ của Kim
Đồng, xây dựng mới các hạng mục nhà
trưng bày, khối quảng trường, nhà
tưởng niệm, nhóm tượng các Anh hùng
tuổi thiếu niên, khu thành lập Đội, nhà
sàn Kim Đồng, bãi đỗ xe… tổng kinh
phí trên 100 tỷ đồng.

Dự án được phân kỳ làm nhiều giai
đoạn. Giai đoạn 1 đã hoàn thành, làm
mới tượng Kim Đồng bằng chất liệu đá
trắng Nghệ An, tu tạo mộ Kim Đồng,
mộ bà Lân Thị Hò (mẹ Kim Đồng)
được gia công bằng đá hoa cương màu
trắng. Các hạng mục sân vườn, bồn
hoa, cổng đá được ốp lát bằng đá xanh
Thanh Hóa…với tổng vốn đầu tư là
hơn 10 tỷ đồng; trong đó 8,1 tỷ đồng
được lấy từ quỹ Kế hoạch nhỏ do thanh
thiếu nhi cả nước đóng góp để tôn tạo
Khu di tích.
Khu di tích lịch sử Kim Đồng và
Nhà bia tưởng niệm nơi thành lập Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

nằm trong quần thể Khu di tích quốc
gia đặc biệt Pác Bó, là nơi lưu dấu hình
ảnh và hành động hy sinh anh dũng của
anh hùng liệt sỹ Kim Đồng, người đội
trưởng đầu tiên của Đội thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh; ghi dấu địa danh
nơi thành lập tổ chức Đội Nhi đồng cứu
quốc, tiền thân của Đội thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh ngày nay. Đây là
một di tích lịch sử có giá trị giáo dục
truyền thống đối với thanh thiếu nhi cả
nước, góp phần hun đúc chi khí kiên
cường, làm nên những kỳ tích vẻ vang
của lớp lớp thiếu nhi Việt Nam trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
ĐứC KiêN

Nhà hát Tuổi trẻ giao lưu nghệ thuật tại Hàn Quốc, Ấn Độ
* Từ ngày 05 - 12/11/2013, Đoàn
nghệ thuật Nhà hát Tuổi trẻ do Nghệ sỹ
Nhân dân Lan Hương - Trưởng đoàn
Kịch Thể nghiệm làm Trưởng đoàn đại
diện cho Việt Nam tham dự Lễ hội Kịch
tại các sân khấu nhỏ lần thứ 4 năm 2013
được tổ chức tại thành phố Daejeon Hàn Quốc. Cùng với các đoàn biểu diễn
đến từ Nhật Bản và Thụy Điển, Đoàn
nghệ thuật Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam sẽ
tham gia giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm
và biểu diễn chương trình nghệ thuật với
chủ đề “Giấc mơ hạnh phúc” với các tiết
mục kịch câm và nghệ thuật sân khấu
thể nghiệm đặc sắc: “Giấc mơ hạnh

phúc” (Nghệ sỹ Đàm Hằng), “Vòng
quay cuộc đời” (Nghệ sỹ kịch câm Đào
Kế Đoàn), “Cửa hàng mặt nạ” (Nghệ sỹ
Hoàng Tùng), “Hai nửa bông hoa tình
yêu” (Nghệ sỹ Đào Kế Đoàn - Hoàng
Tùng - Đàm Hằng). Đây là lần thứ ba
Nhà hát Tuổi trẻ tham dự các hoạt động
lễ hội kịch, liên hoan sân khấu quốc tế
tại Hàn Quốc.
* Từ ngày 07 - 12/11/2013, đoàn
nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ do NSƯT Trọng
Thủy - Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ
làm Trưởng đoàn cùng ca sĩ Ưng Anh
Tuấn và em Võ Hoàng Việt - học sinh
khuyết tật trường THCS Xã Đàn đã

Ngày 11/11, tại Bảo tàng Hồ Chí
Minh (Hà Nội), Triển lãm "Những
người đẹp Nga và Tâm hồn dân tộc"
đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện
nằm trong khuôn khổ các hoạt động
Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam
(07-17/11/2013) do Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn
hóa Liên bang Nga phối hợp tổ chức
tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
tỉnh Bình Dương.
Việt Nam và Liên bang Nga đã gắn
bó với nhau bằng quan hệ hợp tác, hữu

Triển lãm "Những người đẹp
Nga và Tâm hồn dân tộc"

12

số 1050 l 14.11.2013

nghị truyền thống lâu đời. Mối quan hệ
Nga-Việt từ khi được nâng tầm lên
thành quan hệ đối tác chiến lược toàn
diện năm 2012, đang phát triển một
cách mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực,
trong đó có văn hóa nghệ thuật.
Triển lãm "Những người đẹp Nga
và Tâm hồn dân tộc" đã giới thiệu gần
200 hiện vật gồm: Ảnh, đồ thêu, đồ

tham dự Sự kiện quốc tế dành cho người
khuyết tật SAMBHAV 2013 tại Thủ đô
New Delhi - Ấn Độ theo lời mời của
Hiệp hội Nghiên cứu Nghệ thuật biểu
diễn chuẩn mực Ấn Độ (A.P.A.N.A.L).
Đây là sự kiện được tổ chức thường niên
từ năm 2003, quy tụ các nghệ sĩ khuyết
tật đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ:
Ấn Độ, Hoa Kỳ, Đức, Anh, Tây Ban
Nha, Brazil, Ai Cập, Canada, Nhật Bản,
Mông Cổ, Nga, Australia, Colombia,
Nigeria... với mục đích giao lưu, hợp tác
văn hóa, giúp những người khuyết tật,
đặc biệt là trẻ em hòa nhập, phát triển
H.QuâN
toàn diện trong xã hội...

gỗ mỹ nghệ, búp bê Matrioshka...
trong đó đáng chú ý nhất là bộ ảnh về
phụ nữ Nga với các bộ trang phục ở
trên khắp đất nước Nga từ thế kỷ
XVIII đến đầu thế kỷ XX, các bộ
trang phục được làm cầu kỳ, phối
màu hài hoà.
Triển lãm diễn ra đến ngày
17/11/2013.
H.QuâN
Sự kiện vấn đề

Festival Đua Ghe Ngo đồng bằng sông Cửu Long
Festival Đua Ghe Ngo đồng bào
Khmer đồng bằng sông Cửu Long lần
thứ nhất tại Sóc Trăng diễn ra từ ngày 14
đến 17/11, trong đó đáng chú ý nhất là
hoạt động đua Ghe Ngo diễn ra trong 2
ngày 16 và 17/11. Đến thời điểm này đã
có 61 đội Ghe Ngo với hơn 3.500 vận
động viên (có 12 đội Ghe Ngo nữ) đăng
ký tham gia tranh tài ở cự ly 1.200 m
nam và 1.000 m nữ. Trong đó, có 14 đội
ghe Ngo (5 đội nữ) đến từ các tỉnh: Bạc
Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang,
Trà Vinh, Vĩnh Long và Cần Thơ, còn
lại là các đội trong tỉnh.

Đáng chú ý là tại Festival lần này,
Sóc Trăng có gần chục chiếc ghe Ngo
được đóng mới, đó là các chùa: Ta Kúch
Chắs, Phnor Ro Ka (Châu Thành), Chrôi
Tưm Chắs (TP. Sóc Trăng), Tum Pók
Sók, Bâng Kók (Mỹ Tú), Đăy Om Pu,
Ompu Year (Mỹ Xuyên)…Qua đó, cho
thấy hội đua sắp tới sẽ là cuộc cạnh tranh
quyết liệt và hấp dẫn, bởi các địa phương
đang ra sức tập luyện và háo hức chờ
ngày khai hội. Hiện nay, công tác chuẩn
bị tổ chức Festival Đua Ghe Ngo đồng
bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long Sóc Trăng lần thứ nhất đã cơ bản hoàn

Khai mạc Giải Taekwondo học sinh, sinh viên
chuyên nghiệp toàn quốc 2013
Tối 8/11, Giải Taekwondo học sinh,
sinh viên chuyên nghiệp toàn quốc
2013 đã khai mạc tại Nhà thi đấu tỉnh
Bình Thuận. Giải do Hội Thể thao Đại
học và chuyên nghiệp Việt Nam, Bộ
giáo dục và Đào tạo phối hợp với
Trường Đại học Phan Thiết tổ chức.
Giải Taekwondo học sinh, sinh viên
chuyên nghiệp toàn quốc là giải đấu
dành cho sinh viên, học sinh chuyên
nghiệp, nghiên cứu sinh từ hệ thống
các trường đại học, cao đẳng và trung

cấp chuyên nghiệp. Giải năm nay quy
tụ hơn 200 vận động viên đến từ 15
trường trong cả nước về dự. Các vận
động viên sẽ tham gia tranh tài ở 2 hệ:
Nâng cao và phong trào theo các nội
dung: Thi đấu đối kháng cá nhân; thi
quyền cá nhân nam, nữ; đồng đội nam,
nữ và đôi nam nữ.
Đây là dịp để các vận động viên có
cơ hội học tập lẫn nhau trong việc
luyện tập và thi đấu môn võ
Taekwondo, nhằm nâng cao sức khỏe,

thành. Theo Ban tổ chức: Đã có trên 30
doanh nghiệp cam kết tài trợ với số tiền
trên 15 tỷ đồng; công tác tuyên truyền
cho Festival được thực hiện khá tốt. Các
Tiểu ban và các đơn vị chức năng, địa
phương đang tích cực chuẩn bị chu đáo
về mọi mặt trong đó có việc chỉnh trang
đô thị, khâu tổ chức, tiếp đón để Festival
Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer đồng
bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ
nhất diễn ra thành công tốt đẹp, lưu dấu
ấn trong lòng du khách gần xa về một
vùng quê lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc...
HuY LoNg
giáo dục thể chất góp phần giáo dục
toàn diện cho học sinh, sinh viên. Từ
các giải vô địch Taekwondo học sinh,
sinh viên được tổ chức hằng năm Ban
Tổ chức đã tuyển chọn được nhiều
gương mặt tiềm năng, xuất sắc cho đội
tuyển học sinh tham dự giải trong nước
và quốc tế.
Với đội ngũ vận động viên được
chuẩn bị khá kỹ, Giải Vô địch
Taekwondo học sinh, sinh viên chuyên
nghiệp toàn quốc 2013 được đánh giá
có chất lượng tốt và hứa hẹn xuất hiện
nhiều gương mặt triển vọng mới.
V.MiNH

Khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Bắc Kạn lần thứ iV năm 2013
Sáng 8/11, tại Nhà thi đấu Tổng
Đích, thị xã Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn),
Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Bắc
Kạn lần thứ IV năm 2013 đã khai
mạc. Tham gia Đại hội có 22 đoàn với
hơn 500 vận động viên đến từ 8
huyện, thị xã và các Sở, ban, ngành
trong tỉnh. Các vận động viên thi đấu
ở 8 môn chính thức: Bóng đá 7 người,
Bắn nỏ, Cầu lông, Điền kinh, Tung
còn, Bóng chuyền, Kéo co, Đẩy gậy.
Lễ khai mạc diễn ra với các hoạt
động diễu hành, biểu dương lực lượng
thể thao quần chúng với sự tham gia
của trên 1.000 cán bộ, học sinh, sinh
viên, công nhân viên chức lao động,

cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang và
vận động viên. Sau phần phát biểu
khai mạc và nghi thức rước đuốc,
thắp lửa truyền thống, lời tuyên thệ
của vận động viên và trọng tài là
chương trình văn nghệ và đồng diễn
đặc sắc gồm 4 chương: Khỏe để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, Âm vang
ngày mới, Hướng tới tương lai và Đài
hoa dâng Đảng.
Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Bắc
Kạn lần thứ IV năm 2013 là ngày hội
biểu dương sức mạnh của Đảng bộ,
nhân dân và lực lượng vũ trang trong
tỉnh, đánh giá sự phát triển của công
tác thể dục thể thao trong quần chúng

nhân dân. Đây cũng là dịp để Bắc
Kạn tuyển chọn những vận động viên
xuất sắc bổ sung cho đội tuyển các
môn thành tích cao của địa phương
tham gia Đại hội Thể dục - Thể thao
toàn quốc lần thứ VII năm 2014, đồng
thời đẩy mạnh việc thực hiện cuộc
vận động “Toàn dân rèn luyện thể
thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”, góp
phần thúc đẩy phong trào luyện tập
thể thao, nâng cao thể chất và đời
sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra
các nội dung thi đấu ở các môn Bóng
đá nam, Cầu lông, Bắn nỏ.
A.tùNg

số 1050

l

14.11.2013

13
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Hợp tác hỗ trợ đội tuyển Bắn cung quốc gia
Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019
Ngày 8/11, tại Hà Nội, Tổng cục
Thể dục thể thao Việt Nam, Công ty
Công nghiệp nặng và xây dựng
Doosan Hàn Quốc đã ký Bản ghi
nhớ về hỗ trợ kỹ thuật cho đội tuyển
Bắn cung quốc gia Việt Nam giai
đoạn 2013 - 2019.
Bản ghi nhớ nhằm hỗ trợ phát
triển kỹ thuật cho đội tuyển bắn
cung quốc gia Việt Nam; tổ chức
giao lưu định kỳ giữa đội tuyển Bắn
cung quốc gia Việt Nam và đội Bắn
cung Doosan Hàn Quốc, qua đó tạo

điều kiện thi đấu cọ xát nhằm nâng
cao năng lực, kỹ thuật và kinh
nghiệm thi đấu cho các tuyển thủ
bắn cung Việt Nam, đoạt huy
chương tại các giải thi đấu quốc tế
và các kỳ đại hội như Đại hội Thể
thao Châu Á lần thứ 17 năm 2014 tại
Incheon (Hàn Quốc) và Đại hội Thể
thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019 tại
Việt Nam.
Theo Bản ghi nhớ, đội tuyển Bắn
cung Hàn Quốc của đoàn Doosan sẽ
phối hợp với đội tuyển Bắn cung

quốc gia Việt Nam tiến hành xây
dựng chương trình huấn luyện và
bàn giao kỹ thuật thi đấu định kỳ,
giao lưu hàng năm. Chi phí tiền
lương, công trả cho huấn luyện viên
và các tuyển thủ Doosan Hàn Quốc
liên quan đến việc trực tiếp huấn
luyện và chuyển gia kỹ thuật này sẽ
do Công ty Công nghiệp nặng và
xây dựng Doosan Hàn Quốc và
Công ty TNHH Công nghiệp nặng
Doosan Việt Nam chịu trách nhiệm.
Kết thúc buổi lễ ký kết, Công ty
Doosan cam kết hỗ trợ đội tuyển bắn
cung quốc gia Việt Nam bốn bộ
cung tên để đội tuyển tập luyện.
YếN NHi

Sôi nổi Hội thao dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng
Ngày 10/11, tại Trung tâm Huấn
luyện và Thi đấu Thể dục thể thao
tỉnh Sóc Trăng đã khai mạc Hội thao
dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng lần thứ
XII, năm 2013. Ngay sau lễ khai mạc
là các trận đấu ở nội dung đồng đội
của môn Petanque (bi sắt) của các
đơn vị huyện và môn Bóng chuyền
giữa huyện Mỹ Xuyên và Long Phú.
Hội thao đã quy tụ hơn 300 vận
động viên là người dân tộc Khmer
đến từ 10 địa phương trong tỉnh tham
dự gồm: Thành phố Sóc Trăng, thị xã
Vĩnh Châu; các huyện: Châu Thành,
Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh
Trị, Ngã Năm, Trần Đề và Kế Sách.
Các vận động viên tranh tài từ ngày

10/11 đến 16/11/2013 ở 4 môn thi
đấu gồm: Bóng đá, Bóng chuyền, Bi
sắt và Cờ ốc.
Trong ngày thi đấu đầu tiên, các
đơn vị đã thi đấu đầy nhiệt huyết và
kịch tích, tạo nên sự ủng hộ sôi nổi
và hào hứng từ khán giả. Đặc biệt
hơn, hội thao năm nay đã nhận được
sự tham gia rất đông đảo và chuyên
nghiệp của những vận động viên trẻ
và vận động viên nữ. Điều này cho
thấy phong trào thể thao trong đồng
bào Khmer Sóc Trăng phát triển khá
sâu rộng.
Ông Trần Văn Hùng, Phó Giám
đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Sóc Trăng cho biết: Hội thao

dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng lần
thứ XII năm 2013 được tổ chức với
những môn thi đấu được đồng bào
dân tộc Khmer trong tỉnh Sóc Trăng
yêu thích. Các đoàn đã có sự chuẩn
bị kỹ lưỡng về lực lượng tham gia ở
các môn thi. Hội thao là hoạt động
mang tính truyền thống được tổ chức
thường niên nhằm thúc đẩy phong
trào thể thao phát triển ngày càng sâu
rộng trong đời sống đồng bào Khmer
tại các Phum sóc. Hội thao năm nay
cũng nằm trong chuỗi sự kiện để
chào mừng Festival Đua ghe Ngo
đồng bào Khmer đồng bằng sông
Cửu Long-Sóc Trăng lần thứ nhất
H.Hiệp
năm 2013.

Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực ii
Ngày 10/11, Hội thi thể thao các
dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực
II, lần thứ VIII năm 2013 đã được
khai mạc tại Gia Lai.
Hội thao lần này thu hút gần 600
cán bộ, huấn luyện viên và vận động
viên thuộc 21 dân tộc thiểu số đến từ
15 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
Các vận động viên sẽ tranh tài ở 7 bộ

14

số 1050 l 14.11.2013

môn gồm: bóng đá nam (11 người),
Việt dã, Bóng chuyền, Kéo co, Đẩy
gậy, Bắn nỏ và Chạy cà kheo.
Hội thi thể thao các dân tộc thiểu
số toàn quốc khu vực II được duy trì
thường xuyên 2 năm một lần nhằm
phát triển rộng rãi phong trào rèn
luyện thể dục, thể thao góp phần
đẩy mạnh công cuộc bảo tồn, phát

huy các giá trị văn hoá truyền thống
và tăng cường khối đại đoàn kết
trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam.
Đây là lần thứ hai tỉnh Gia Lai
đăng cai tổ chức hội thi (lần thứ 1
năm 2001). Hội thi diễn ra đến hết
ngày 14/11/2013.
NAM ANH
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Kết thúc Giải Cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013
Sau 7 ngày thi đấu sôi nổi, hấp dẫn,
ngày 11/11, Giải Vô địch Cờ tướng các
đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 đã
kết thúc tại Thái Nguyên. Giải thu hút
sự tham gia tranh tài của 46 kỳ thủ gồm
38 kỳ thủ nam và 8 kỳ thủ nữ đến từ 8
tỉnh, thành phố, ngành gồm: Thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình
Phước , Thái Nguyên và Bộ Công an.
Các kỳ thủ nam thi đấu theo hệ

Thụy Sỹ đấu 9 ván và kỳ thủ nữ thi đấu
vòng tròn tính điểm để xác định thứ
hạng. Thời gian thi đấu là 60 phút/ván.
Kết thúc giải đấu, Ban Tổ chức đã trao
Huy chương Vàng cho nữ kỳ thủ Đàm
Thị Thùy Dung (thành phố Hồ Chí
Minh) và nam kỳ thủ Nguyễn Thành
Bảo (Hà Nội). Bất ngờ nhất ở giải là
việc nữ kỳ thủ Ngô Lan Hương (thành
phố Hồ Chí Minh) - người từng đăng
quang ngôi Vô địch Giải Vô Địch cờ

tường Châu Á 2013 chỉ đứng ở vị trí
thứ tư bảng nữ.
Giải Vô địch Cờ tướng các đấu thủ
mạnh toàn quốc năm 2013 là dịp kiểm
tra, đánh giá công tác huấn luyện của
các địa phương, đồng thời tuyển chọn
các kỳ thủ xuất sắc bổ sung cho đội
tuyển cờ tướng quốc gia, góp phần đưa
phong trào thể dục, thể thao trong cả
nước ngày càng phát triển.
Hồ tHANH

Chung kết Giải Bóng chuyền hạng A toàn quốc năm 2013
Tối 10/11, tại Nhà thi đấu thể thao
Bến Tre, Liên đoàn Bóng chuyền Việt
Nam phối hợp với Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch Bến Tre tổ chức trận
chung kết Giải Bóng chuyền hạng A
toàn quốc năm 2013 giữa hai đội nam
Quân khu 9 và Quân khu 5. Kết quả đội
Quân khu 9 thắng đội Quân khu 5 với
tỉ số 3 – 0, giành vị trí vô địch.
Trước đó, tối 09/11, đã diễn ra trận
đấu chung kết giữa hai đội nữ Phòng

không Không quân và Lilama 69 - 3
Hải Dương. Kết quả đội Phòng không
Không quân giành ngôi vô địch.
Theo điều lệ giải, các đội vô địch
và hạng nhì sẽ được thăng hạng thi đấu
tại Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia
PV Oil năm 2014.
Vòng chung kết Giải Bóng chuyền
hạng A toàn quốc năm 2013 có 5 đội
nam, gồm: Quân khu 9, Quân khu 5,
Quân khu 4, Vật liệu xây dựng Bình

Dương và chủ nhà Bến Tre; 5 đội nữ
có: Phòng không Không quân, Lilama
69 - 3 Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội
và Hưng Yên. Các đội nam, nữ thi đấu
theo thể thức vòng tròn một lượt tính
điểm, đội có số điểm cao nhất (nhất
bảng ) sẽ đấu với đội nhì bảng và cùng
lên hạng nên trận chung kết diễn ra ít
kịch tính, thiếu hấp dẫn. Giải diễn ra từ
3 - 10/11/2013.
t.LâM

Kết thúc Giải Vô địch Cầu lông các cây vợt xuất sắc toàn quốc 2013
Ngày 9/11, tại Nhà thi đấu tỉnh Bắc
Giang, Giải Vô địch cầu lông các cây
vợt xuất sắc toàn quốc-tranh Cúp Lining lần thứ II năm 2013 đã khép lại,
bắt đầu từ ngày 05 đến ngày 09/11, với
sự tham dự của 60 vận động viên đến
từ 14 tỉnh, thành, ngành trong cả nước.
Kết thúc giải, Ban Tổ chức đã trao
tổng trị giá giải thưởng gần 200 triệu
đồng. Trong đó Huy chương Vàng ở
nội dung đơn nam, đơn nữ nhận được
giải thưởng là 18 triệu đồng và một cây
vợt Li-ning từ nhà tài trợ; Huy chương
Vàng ở nội dung đôi nam, đôi nữ, đôi
nam nữ nhận được giải thưởng là 26
triệu đồng và một cây vợt Li-ning.
Ở nội dung đơn nam, với chiến
thắng thuyết phục 2-0 trước Lê Quang
Tuấn (Hà Nội), Lê Hải Anh (Hà Nội)
đã xuất sắc giành Huy chương Vàng,

Lê Quang Tuấn (Hà Nội) giành Huy
chương Bạc, Huy chương Đồng thuộc
về Đỗ Vinh Quang (Đồng Nai). Nội
dung đơn nữ, đúng như dự đoán Huy
chương Vàng thuộc về Vũ Thị Trang
(Bắc Giang), Huy chương Bạc thuộc
về Nguyễn Thị Sen (Bắc Giang), Huy
chương Đồng thuộc về Đinh Thị
Phương Hồng (Thái Bình).
Ở nội dung đôi nam, Huy chương
Vàng thuộc về đôi Bùi Bằng Đức và
Đào Mạnh Thắng (Hà Nội), Huy
chương Bạc thuộc về đôi Đỗ Tuấn
Đức, Phạm Hồng Nam (Hà Nội), đôi
Hùng Việt, Quốc Việt (Công an) giành
Huy chương Đồng.
Nội dung đôi nữ, Vũ Thị Trang và
Nguyễn Thị Sen (Bắc Giang) đã xuất
sắc giành Huy chương Vàng, Huy
chương Bạc thuộc về đôi Phạm Như

Thảo và Lê Thu Huyền (Hà Nội), Huy
chương Bạc thuộc về đôi Đinh Thị
Phương Hồng và Đỗ Thị Hoài (Thái
Bình).
Nội dung đôi nam nữ, Huy chương
Vàng thuộc về đôi Vũ Hoàng Hải,
Nguyễn Thị Ánh Duyên (Quân đội),
Huy chương Bạc thuộc về đôi Trần Văn
Trí, Trần Linh Giang (Quảng Trị), đôi
Phạm Như Thảo và Đào Mạnh Thắng
(Hà Nội) giành Huy chương Đồng.
Giải đấu nhằm đánh giá trình độ
chuyên môn và xếp hạng các cây vợt
theo thứ hạng từ cao xuống thấp. Đồng
thời đây cũng là dịp để các vây vợt
trong cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh
nghiệm, tăng cường đoàn kết giúp đỡ
nhau cùng phát triển vì mục tiêu chung
của thể thao Việt Nam.
ĐứC KiêN

số 1050

l

14.11.2013

15
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Phú Thọ: Truyền dạy nghệ nhân kế cận tại 4 phường Xoan gốc
Nhằm sớm đưa hát Xoan Phú
Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ
khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa
phi vật thể đại diện của nhân loại,
ngày 10/11, tại xã Kim Đức, thành
phố Việt Trì, Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức lớp
đào tạo nghệ nhân kế cận và truyền
dạy hát xoan cho hàng trăm học viên
tại 2 xã có 4 phường xoan gốc là
Kim Đức và Phượng Lâu.
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Phú Thọ cho biết: Công tác đào tạo
nghệ nhân kế cận và truyền dạy hát
xoan trong cộng đồng là nhiệm vụ
quan trọng được ưu tiên hàng đầu
trong kế hoạch bảo tồn và phát huy
di sản hát xoan của tỉnh Phú Thọ
năm 2013-2014 và Đề án Bảo tồn hát
Xoan giai đoạn 2013-2020 vừa được
Chính phủ phê duyệt ngày
7/11/2013. Đây cũng là nội dung
quan trọng, quyết định tính bền vững
cho sự bảo tồn lâu dài của di sản hát
Xoan, phát huy vai trò của các nghệ
nhân cao tuổi đào tạo các nghệ nhân

trẻ. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 có
lớp nghệ nhân kế cận các lớp nghệ
nhân cao tuổi hiện nay.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch,
phường Xoan An Thái, xã Phượng
Lâu cho biết: "Không phải bây giờ
tôi mới truyền dạy cho các em mà
nhiều năm nay công việc truyền dạy
cho các em trong xã đã trở thành
phong trào rộng khắp. Nhiều em tuổi
còn nhỏ nhưng đã thuộc lòng bàn tay
cả 3 quả cách trong hát Xoan. Tôi rất
mừng là các em vẫn thích hát và say
sưa với Xoan".
Em Nguyễn Thùy Linh chia sẻ:
Gia đình em không ai biết hát Xoan,
nhưng khi được tham gia các buổi
học của các nghệ nhân trong xã, em
chăm chỉ tập hát và tìm hiểu về hát
Xoan. Đến bây giờ em có thể hát
được khoảng năm bài hát Xoan. Nay
lại được các nghệ nhân cho tham gia
lớp đào tạo tạo nghệ nhân kế cận và
truyền dạy hát Xoan em rất vui và
em hy vọng sẽ là hạt giống trong
làng Xoan tương lai…
Đào tạo lớp nghệ nhân kế cận tại

các phường Xoan gốc ở Phú Thọ
nhằm phát huy kế tục lớp nghệ nhân
cao tuổi hiện nay trong việc truyền
dạy cho lớp trẻ tại cộng đồng; phấn
đấu đến năm 2015, tỷ lệ người biết
hát Xoan là thanh niên, thiếu niên và
nhi đồng ở các phường xoan gốc đạt
40%; bảo đảm 100% người có công
bảo tồn, gìn giữ, truyền dạy hát Xoan
được tôn vinh và hưởng chế độ đãi
ngộ theo quy định.
Phú Thọ phấn đấu đến năm 2020
sẽ khôi phục các lễ hội, tục lệ hát
Xoan truyền thống nhằm xây dựng
thành không gian văn hóa hát Xoan
gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương; tiếp tục đầu tư tu bổ, phục
hồi các di tích còn lại gắn với hát
xoan; nâng tỷ lệ người biết hát xoan
là thanh niên, thiếu niên và nhi đồng
ở các phường Xoan gốc của tỉnh lên
70%; hỗ trợ chống xuống cấp cho
các di tích và phục hồi các tục lệ hát
xoan truyền thống tại các di tích có
hát Xoan lan tỏa...
ĐứC MiNH

Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ lần thứ nhất
Tối 11/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh
Sóc Trăng đã diễn ra lễ khai mạc Liên
hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer
Nam bộ lần thứ nhất. Đây là một trong
những hoạt động chính của Festival Đua
ghe Ngo Đồng bằng sông Cửu Long lần
Thứ nhất - Sóc Trăng năm 2013.
Tham gia Liên hoan lần đầu tiên
này có 10 đoàn nghệ thuật sân khấu Dù
kê Khmer của 6 tỉnh trong khu vực là
Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Trà
Vinh, Bạc Liêu và Vĩnh Long với gần
500 diễn viên, nghệ nhân tranh tài...
Theo ông Lê Tiến Thọ, Chủ tịch
Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam,
Trưởng Ban chỉ đạo Liên hoan nghệ
thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ

16

số 1050 l 14.11.2013

lần thứ nhất - Sóc Trăng 2013: Liên
hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer
Nam bộ lần đầu tiên được tổ chức tại
Sóc Trăng này cũng là một trong
những hoạt động nhằm bảo tồn phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer,
khi loại hình nghệ thuật này đang bị lấn
lướt của nhiều loại hình văn hóa hiện
đại khác. Với sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước, cùng với chính sách đãi ngộ
đối với nghệ sĩ, diễn viên, nhất là đối
với loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer
như Dù kê đã có hàng trăm năm tồn tại
ở Nam bộ, hy vọng nghệ thuật sân
khấu Dù kê Khmer sẽ được tiếp thêm
sinh khí và được nhiều công chúng
đồng bào Khmer yêu thích.

Trong 6 đêm diễn ra Liên hoan (từ
11 đến 16/11), người thưởng thức nghệ
thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ
trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng sẽ được
sống lại với nhiều vở Dù kê nổi tiếng
như: "Nàng Xê Đa" của Đoàn Nghệ
thuật Dù kê tỉnh Sóc Trăng; "Hương
sắc tình quê" của Đội Thông tin văn
nghệ Khmer Cà Mau; "Truyền thuyết
vua thần" của Đoàn Nghệ thuật tổng
hợp Khmer tỉnh Bạc Liêu...
Ngay sau lễ khai mạc, Đoàn Nghệ
thuật sân khấu Dù kê Khmer Sóc Trăng
đã ra mắt với vở diễn "Nàng Xê Đa" và
được công chúng tại khán phòng nhiệt
liệt đón nhận.
L.KHáNH
Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG

Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam 2013 tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 9/11, tại thành phố Vũng
Tàu, Hội Di sản văn hóa thành phố
Hồ Chí Minh phối hợp với Khu di
tích Bạch Dinh tổ chức triển lãm
Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam năm
2013 - Viet Nam Heritage Photo
Awards 2013, hưởng ứng kỷ niệm
lần thứ IX Ngày Di sản Văn hóa Việt
Nam (23/11/2013) .
Triển lãm giới thiệu và trưng bày
100 bức ảnh xuất sắc nhất của cuộc
thi ảnh Di sản Việt Nam 2013, tôn
vinh những giá trị di sản thiên nhiên,
di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi
vật thể của Việt Nam. Các tác phẩm
trưng bày được chọn từ hơn 6.000
ảnh dự thi của gần 340 tác giả đến từ
mọi miền đất nước tham gia cuộc thi.
Tác phẩm dự thi phản ánh khá sinh
động về những đề tài Di sản thiên
nhiên, Di sản văn hóa vật thể (kiến
trúc, điêu khắc, hội họa, thủ công mỹ

nghệ, làng nghề…), Di sản văn hóa
phi vật thể (âm nhạc, ca múa, lễ hội,
trò chơi dân gian, tín ngưỡng, tôn
giáo…). Gần 3.800 tác phẩm ảnh
đơn, và 267 tác phẩm ảnh bộ từ 339
tác giả dự thi, tăng gấp đôi so với
cuộc thi năm ngoái. Các địa phương
có số lượng tác giả dự thi nhiều nhất
là: Hà Nội (65 tác giả), Thành phố
Hồ Chí Minh (51 tác giả), Bình
Thuận (20 tác giả)… Đặc biệt, nhiều
tác giả ngoài 80 tuổi nhưng vẫn nhiệt
tình gửi nhiều tác phẩm dự thi.
Người lớn tuổi nhất là nhiếp ảnh gia
Nguyễn Ngân, sinh năm 1924, hiện
sinh sống tại thành phố Nha Trang.
Đến với triển lãm, đông đảo công
chúng và du khách tại thành phố
Vũng Tàu được thực hiện một hành
trình khám phá, trải nghiệm với
nhiều cung bậc cảm xúc trước những
hình ảnh tái hiện cuộc sống lao động

sinh hoạt đời thường của người dân;
trước những khoảnh khắc kỳ ảo,
hùng vĩ của thiên nhiên, nét tinh tế
của từng đường nét kiến trúc và
không khí, tinh thần các lễ hội,
phong tục – tâm linh độc đáo, huyền
bí…
Theo Ban Tổ chức, Khu di tích
Bạch Dinh sẽ đón khách miễn phí
đến thăm quan Khu di tích Bạch
Dinh và Triển lãm ảnh Di sản Việt
Nam trong suốt thời gian diễn ra
Triễn lãm từ 09/11/2013-15/11/2013.
Ngoài triển lãm ảnh tại Thành phố
Vũng Tàu, Triển lãm đã được tổ
chức tại 16 tỉnh, thành phố trong cả
nước nhằm kêu gọi sự quan tâm của
cộng đồng xã hội trong việc phát
hiện, tôn vinh và bảo tồn những giá
trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa
của Việt Nam.
M.HạNH

mở rộng không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội
Trước nhu cầu vui chơi, mua sắm
của người dân và du khách Thủ đô,
UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã
xây dựng Đề án Mở rộng không gian
đi bộ sang khu bảo tồn cấp I khu phố
cố Hà Nội gồm các phố Hàng Buồm Mã Mây - Đào Duy Từ - Hàng Giầy Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện. Hiện,
Đề án đã hoàn thành và dự kiến tháng
12/2013 người dân Hà Nội và du khách
sẽ có thêm không gian đi bộ, khám phá
phố cổ về đêm vào 3 tối cuối tuần.
Các cơ quan chức năng đã tiến
hành lấy ý kiến của người dân sống
trong khu vực và nhận được 71% hộ
dân ủng hộ chủ trương trên. Bởi
ngoài lợi ích liên quan đến chính
người dân thì họ cũng mong muốn
được giới thiệu các giá trị văn hóa,
lịch sử, ẩm thực của phố cổ Hà Nội
đến với đông đảo du khách.
Khu vực này còn lưu giữ những

công trình kiến trúc được xây dựng
vào thế kỷ 18 - 19 với dáng vẻ kiến
trúc cổ, tạo thành một quần thể kiến
trúc độc đáo, trong đó nhiều di tích
lịch sử văn hóa có giá trị cao như đền
Bạch Mã, đền Quán Đế, nhà cổ 87
Mã Mây, đền Hương Tượng, đình
Kim Ngân, đình Đồng Lạc. Các
tuyến phố Hàng Buồm - Mã Mây Đào Duy Từ - Hàng Giầy - Lương
Ngọc Quyến - Tạ Hiện gắn kết với
tuyến phố đi bộ cũ Hàng Ngang Hàng Đào - Hàng Đường - Đồng
Xuân tạo thành một khu vực kinh
doanh sầm uất nhất phố cổ Hà Nội.
Các mặt hàng kinh doanh ở đây đa
dạng về chủng loại, từ quần áo, sản
phẩm quà tặng, đồ lưu niệm, thủ
công mỹ nghệ, bánh kẹo, các dịch vụ
lữ hành, khách sạn. Đặc biệt, khu
vực này nổi tiếng với những món ăn
ngon mang dấu ấn của đất Kinh kỳ

xưa như bún thang, chả cá Lã Vọng,
rồi đến phở, bún chả cùng các món
ăn nhanh thời nay… Trong đó một số
tuyến phố mang các đặc trưng riêng
như: Phố Tạ Hiện với ẩm thực, phố
Hàng Buồm kinh doanh bánh kẹo,
phố Mã Mây - Lương Ngọc Quyến
với hoạt động phục vụ khách du lịch.
Hầu hết các khu phố Tạ Hiện Lương Ngọc Quyến - Mã Mây - Hàng
Giầy - Hàng Buồm đều có kiến trúc
nhà cũ hoặc nhà cổ, một số nhà hàng,
khách sạn đươc chỉnh trang tương đối
khang trang tạo thuận lợi cho tham
quan, mua sắm của khách.
Đối với các di tích danh thắng trên
địa bàn khu phố cổ, UBND quận
Hoàn Kiếm sẽ tổ chức mở cửa phục
vụ khách tham quan trong thời gian
tuyến phố đi bộ hoạt động. Tại một số
điểm di tích sẽ tổ chức các hoạt động
(Xem tiếp trang 19)

số 1050

l

14.11.2013

17
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

La actualidad más candente (20)

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1157 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1020 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1096 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1155 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1144 - vanhien.vn
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1107
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1174 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1149 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1152 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1148 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1121 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1069 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1044 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1063 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1064 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1114
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1055 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1024 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1066
 

Destacado

Destacado (15)

Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vnVăn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
Văn hiến Việt Nam - Số 10 - vanhien.vn
 
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt LongDu khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
Du khảo Hoa kỳ sau thảm hoạ 11 tháng 9 - Phạm Việt Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1052 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1049
 
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam - Số 2.
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1065 - vanhien.vn
 
Cẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu BàCẩm nang người đi Miếu Bà
Cẩm nang người đi Miếu Bà
 
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồng
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồngTrò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồng
Trò diễn và trò chơi trong lễ hội lồng tồng
 
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong LaTim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
Tim hieu ve "Khap" Thai ơ huyen Muong La
 
Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết
Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hếtChuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết
Chuyên đề Pháp luật - Văn hoá - Xã hội - Số Xuân - Từ trang 26 đến hết
 
Lễ hội đền Hả
Lễ hội đền HảLễ hội đền Hả
Lễ hội đền Hả
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1045 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
Toàn cảnh văn hóa, thể thao va du lịch - Số 1004
 
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
Tạp chí Văn hiến Việt Nam số 12
 

Similar a Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn

Similar a Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn (14)

Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1084
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1140 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1135 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1117
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1040 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1033 (vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1056 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1127 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1172 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1005 (Trên vanhien.vn)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1180 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1079 - vanhien.vn
 
Tuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdlTuantin 1106 vhttdl
Tuantin 1106 vhttdl
 
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vnToàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
Toàn cảm văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1101 - vanhien.vn
 

Más de longvanhien

Más de longvanhien (15)

Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vnDiễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
Diễn đàn văn nghệ Việt Nam-Số 3/2014-vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1067 - vanhien.vn
 
So 12
So 12So 12
So 12
 
Thực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏeThực phẩm và sức khỏe
Thực phẩm và sức khỏe
 
Cẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi CấmCẩm nang đi Núi Cấm
Cẩm nang đi Núi Cấm
 
Những đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ HồNhững đồng tiền Cụ Hồ
Những đồng tiền Cụ Hồ
 
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
Văn hiến Việt Nam - Số Xuân 2014
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1059 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1058 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1057 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1054 –vanhien.vn
 
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vnGương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
Gương mặt Bình định qua ca dao cổ - Nguyễn Có - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 10510 –vanhien.vn
 
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mựcNguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
Nguyễn Hữu Tảo, người thầy mẫu mực
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 -  vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1048 - vanhien.vn
 

Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1050 –vanhien.vn

  • 1. bộ văn hóa, thể thao và du lịch Chiều 08/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Kế hoạch tổ chức Festival Huế lần thứ 8 - 2014. Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh ghi nhận công tác chuẩn bị chuyên nghiệp của Thừa Thiên Huế cho việc tổ chức Festival Huế 2014; đồng thời khẳng định Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực hưởng ứng các hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế; sẽ hỗ trợ bằng các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao… tạo nên thành công của Festival Huế 2014. (Xem tiếp trang 2) trong số này - Festival trà Thái Nguyên Việt Nam lần thứ hai 2013 (Tr.3) - Xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo co truyền thống trình UNESCO (Tr.5) - Ký kết hợp đồng tài trợ cho Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 (Tr.8) Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ lần thứ nhất (Tr.16) Số 1050 ngày 14/11/2013 Khai mạc Đại hội Quảng cáo Châu Á lần thứ 28 Ảnh: C.T.V Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế Phát hành Thứ Năm hằng tuần Một tiết mục biểu diễn nghệ thuật trong Lễ khai mạc Đại hội Quảng cáo Châu Á (AdAsia) lần thứ 28 với chủ đề “Tái cấu trúc truyền thông quảng cáo” đã chính thức khai mạc tối 11/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, cùng đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành của Việt Nam và hơn 400 đại biểu đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của Liên đoàn Hiệp hội quảng cáo Châu Á (AFAA) đã tham dự. (Xem tiếp trang 6) Năm 2014 cấp thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu Chiều 08/11, tại Hà Nội, Bộ VHTTDL đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan thông tấn, báo chí về dự thảo Đề án cấp thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu. Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, bổ sung ý kiến để hoàn thiện Đề án, đảm bảo hiệu quả thực tiễn, góp phần giải quyết thực trạng hiện nay trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn. Đề án đã thể hiện quan điểm thông thoáng của cơ quan quản lý, tuy nhiên cần bổ sung và làm rõ các chế tài xử lý cũng như trách nhiệm của các bên trong việc triển khai thực hiện. (Xem tiếp trang 5)
  • 2. quản lý nhà nước Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh… Festival Huế lần thứ 8 - 2014 được tổ chức nhằm khẳng định vị thế Thừa Thiên-Huế là Trung tâm văn hoá - du lịch đặc sắc của cả nước, sớm đưa tỉnh Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Festival Huế 2014 được tổ chức gắn với các sự kiện lịch sử văn hoá của Thừa Thiên-Huế, các sự kiện văn hoá - chính trị quốc gia; kết hợp các hoạt động văn hoá, du lịch, nghệ thuật và lễ hội có quy mô lớn, có tính cộng đồng cao, mới lạ, hấp dẫn, có sức thu hút mạnh mẽ, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tiếp tục khẳng định thương hiệu Festival Huế với những đặc trưng đã được xây dựng qua các kỳ Festival trước đây. Dự kiến Festival Huế 2014 sẽ diễn ra từ ngày 12-20/4/2014 với chủ đề: “Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển”. Trong khuôn khổ Festival sẽ có các hoạt động chính: Chương trình khai mạc; Đêm Hoàng cung; Lễ hội Áo dài; Chương trình sân khấu hoá tôn vinh Ca Huế; Chương trình “Đêm Phương Đông”; Chương trình nghệ thuật sắp đặt lửa Crabosse; Lễ hội đường phố của các đoàn nghệ thuật từ nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Á-Mỹ La tinh; Các chương trình cộng đồng và lễ hội (Hương xưa làng cổ, Chợ quê ngày hội, Thuận An biển gọi, Tam Giang sóng nước, Lễ hội Điện Huệ Nam, Liên hoan tiếng hát dòng sông Hương lần II…); Hoạt động thể thao, đua thuyền truyền thống, lễ hội Diều, Cờ người, Cờ vua quốc tế,…; Liên hoan ẩm thực; Hội chợ thương mại; Chương trình nghệ thuật bế mạc. Về công tác chuẩn bị tổ chức Festival Huế 2014, đồng chí Ngô Hoà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, đến nay, đã có 25 quốc gia khẳng định đăng ký hoặc cử đoàn tham gia. Về công tác tuyên truyền quảng bá đã xúc tiến triển khai nhiều nội dung công việc; công tác cổ động trực quan đã được triển khai bước 1 tại Cảng hàng không quốc tế Phú Bài và các đầu mối giao thông chính trong Phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ Ngày 07/11 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2058/QĐTTg phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - Hát Xoan Phú Thọ (giai đoạn 2013-2020). Mục tiêu cụ thể của Đề án là: Đến năm 2015, đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; bảo đảm 100% người có công bảo tồn, gìn giữ, truyền dạy Hát Xoan được tôn vinh và hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định… Phấn đấu đến năm 2020, khôi phục các lễ hội, tục lệ Hát Xoan truyền thống nhằm xây dựng thành không gian văn hóa Hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ 2 số 1050 l 14.11.2013 cúng Hùng Vương; nâng tỷ lệ người biết Hát Xoan là thanh niên, thiếu niên và nhi đồng ở các phường Xoan gốc của tỉnh Phú Thọ lên 70% … Nhiệm vụ và nội dung thực hiện Đề án giai đoạn 2013-2015 gồm: Triển khai chương trình giáo dục về di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan lồng ghép trong các chương trình chính thức và ngoại khóa tại các trường học trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; quảng bá, phổ biến, tôn vinh giá trị của di sản văn hóa Hát Xoan ở trong nước và bạn bè quốc tế… Giai đoạn 2016-2020, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong hoạt động phát triển du lịch, dịch vụ thông qua các hoạt động (Tiếp theo trang 1) thành phố. Đặc biệt, sẽ khai trương Trung tâm Thông tin Festival và Du lịch, hỗ trợ du khách tại 17 Lê Lợi, TP. Huế (hiện đang hoạt động thử nghiệm). Bên cạnh đó, hoạt động tuyên truyền đối ngoại cũng đang được tập trung triển khai, tích cực quảng bá Festival Huế 2014 nhằm thu hút du khách… Tại buổi làm việc, tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đề xuất một số kiến nghị, đề nghị Bộ VHTTDL có văn bản đề nghị các tỉnh/thành hưởng ứng, phối hợp, tham gia Festival Huế 2014; Tiếp tục chỉ đạo các Tổng cục, Cục, Vụ chức năng phối hợp với Thừa Thiên-Huế triển khai các nội dung công việc và tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ Festival Huế 2014; Hỗ trợ công tác thông tin, quảng bá cho Festival Huế 2014 bằng nhiều hình thức, thông báo và cho phép tham gia quảng bá Festival Huế 2014 tại các hội chợ, các liên hoan nghệ thuật, các sự kiện lớn do Bộ chủ trì ở trong và ngoài nước. t.Hợp trình diễn tại các phường Hát Xoan, các di tích Hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; tăng cường đưa Hát Xoan tham gia các cuộc giao lưu quốc tế về di sản văn hóa phi vật thể… UBND tỉnh Phú Thọ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Bộ VHTTDL và các Bộ, ngành liên quan triển khai các nội dung, nhiệm vụ của Đề án bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ. Bộ VHTTDL có trách nhiệm thẩm định, hướng dẫn về chuyên môn đối với các dự án thành phần có liên quan, các dự án bảo tồn, tôn tạo di tích liên quan đến Hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ phù hợp với quy định của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa... t.Hợp
  • 3. quản lý nhà nước Festival trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai 2013 tối 09/11, tại Khu Du lịch Hồ Núi Cốc, diễn ra Lễ khai mạc Festival trà thái Nguyên Việt Nam lần thứ hai, năm 2013. Đến dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nguyên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai là hoạt động văn hóa thiết thực nhằm tôn vinh cây chè, người trồng, chế biến chè và xây dựng, quảng bá thương hiệu các sản phẩm Trà; bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên, Trà Việt Nam. Đây thực sự là ngày hội của các làng nghề, các doanh nghiệp và đông đảo người trồng, chế biến chè trong cả nước, là cơ hội mở rộng giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhiệt liệt biểu dương những thành công mà ngành chè Việt Nam đã đạt được. Chủ tịch Quốc hội cũng hoan nghênh tinh thần vượt khó, cần cù, sáng tạo của hàng triệu nông dân lao động-những người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến và kinh doanh chè ở Việt Nam; cám ơn sự ủng hộ, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm của bạn bè quốc tế trong việc phát triển ngành chè Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tin tưởng chắc chắn rằng, với sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thái Nguyên, cùng với sự phối hợp của các địa phương trồng chè trên cả nước; sự ủng hộ, tin dùng của bạn bè quốc tế, ngành chè Việt Nam nói chung và chè Thái Nguyên nói riêng sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, sẽ ngày càng có nhiều thương hiệu chè quốc gia nổi tiếng trên thị trường thế giới, văn hóa Trà Việt Nam sẽ là nét văn hóa độc đáo, đặc trưng khó quên trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Được thiên nhiên ưu đãi, thổ nhưỡng và khí hậu rất thích hợp cho cây chè phát triển, hiện sản phẩm Trà Thái Nguyên đã có mặt ở hầu hết các tỉnh/thành trong cả nước và được xuất khẩu sang một số thị trường quốc tế. Sản lượng chè xuất khẩu của tỉnh chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu trà cả nước. Sau thành công của Liên hoan Trà quốc tế lần thứ nhất - Thái Nguyên, Việt Nam 2011, sản phẩm trà của các địa phương, trong đó có trà Thái Nguyên đã được nhiều người tiêu dùng trong nước và quốc tế biết đến; nhiều làng nghề chè được công nhận, những người làm chè đã tự nâng cao ý thức trong sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng trà thành phẩm, ý thức rõ ràng hơn về thương hiệu sản phẩm; về tiếp cận thị trường, xúc tiến đầu tư... Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 được tổ chức nhằm tiếp tục tôn vinh cây chè, các sản phẩm và văn hóa Trà, giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên; nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với cây chè và sản phẩm trà, tiếp tục khẳng định thương hiệu “Đệ nhất danh trà” với du khách trong nước và quốc tế; tăng cường mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là phát triển cây chè, sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm trà với các tỉnh trong cả nước và trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, các hoạt động tại Festival Trà lần này còn có ý nghĩa thúc đẩy việc phục dựng, tạo lập và phát huy giá trị các hoạt động lễ hội, nét sinh hoạt văn hóa truyền thống, hấp dẫn, độc đáo của tỉnh Thái Nguyên, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Trà Thái Nguyên, đồng thời hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn bền vững, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tối 11/11, Festival trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 đã chính thức bế mạc. Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ hai, năm 2013 đã thành công về mọi mặt, góp phần quan trọng trong việc tôn vinh, quảng bá, giới thiệu những giá trị độc đáo của trà Việt Nam nói chung và trà Thái Nguyên nói riêng cũng như quê hương, con người của vùng đất “Đệ nhất danh trà”. Tại Lễ bế mạc, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao Chứng nhận Kỷ lục quốc gia “Thái Nguyên Thương hiệu Trà danh tiếng được nhiều người biết đến nhất” cho lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên. UBND tỉnh Thái Nguyên cũng tặng Bằng khen cho 30 làng nghề, hộ gia đình tiêu biểu trong sản xuất, chế biến và kinh doanh chè; cúp vàng, bạc, đồng cho các đơn vị, cá nhân đạt giải trong các cuộc thi tại Festival. HoàNg YếN số 1050 l 14.11.2013 3
  • 4. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà Ngày 07/11, Bộ VHTTDL đã có Thông báo số 4096/TB-BVHTTDL thông báo kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bạc Liêu - Võ Văn Dũng về công tác chuẩn bị tổ chức Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất Bạc Liêu năm 2014. Nội dung như sau: Về công tác chuẩn bị tổ chức Festival Đờn ca tài tử lần thứ nhất - Bạc Liêu năm 2014: Việc thành lập Ban Chỉ đạo Festival: Nhất trí mời Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu và Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ làm đồng Trưởng Ban Chỉ đạo. Đề nghị tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở hoàn thiện dự thảo Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định trước ngày 15/11/2013. Về việc thành lập Ban Tổ chức, Kế hoạch tổ chức Festival: Mời Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu làm Trưởng Ban Tổ chức; giao Cục Văn hóa cơ sở làm đầu mối phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Bạc Liêu xây dựng kế hoạch tổ chức Festival, tổng hợp ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ, báo cáo Ban Chỉ đạo Kết luận của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu trước ngày 15/11/2013. Về kịch bản Lễ khai mạc, bế mạc Festival: Giao Cục Nghệ thuật biểu diễn làm đầu mối phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu xây dựng, hoàn thiện kịch bản Lễ khai mạc, bế mạc Festival, báo cáo Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức xem xét, quyết định. Về Đại nhạc hội “Sắc màu làn điệu phương Nam”: Giao Cục Nghệ thuật biểu biểu diễn phối hợp với tỉnh Bạc Liêu thực hiện. Về Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử Nam Bộ”: Giao Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chủ trì, phối hợp với tỉnh Bạc Liêu thực hiện trong thời gian diễn ra Festival. Về Hội thảo liên kết tour, tuyến du lịch: Giao Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp với tỉnh Bạc Liêu thực hiện trong thời gian diễn ra Festival. Các đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch tham gia tổ chức các hoạt động tại Festival, hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu về chuyên môn, báo cáo lãnh đạo Bộ. Về việc kiến nghị Chính phủ cho phép thay đổi thời gian ghi vốn xây dựng Trung tâm Triển lãm Văn học Nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2012-2015: Ủng hộ kiến nghị của tỉnh Bạc Liêu, đề nghị Tỉnh có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Về nguồn kinh phí tu bổ các di tích cấp quốc gia: Do nguồn kinh phí năm 2014 hạn chế, nên đề nghị tỉnh Bạc Liêu lựa chọn 01 dự án thật sự cấp thiết (Dự án trùng tu di tích lịch sử cấp quốc gia Khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu), gửi Bộ xem xét, bố trí nguồn vốn thực hiện theo quy định. Về vốn hỗ trợ xây dựng hạ tầng du lịch Vườn Chim và hạ tầng khu du lịch Vườn chim Lập Điền, Long Điền Đông: Ủng hộ đề nghị của Tỉnh, đề nghị Tỉnh lập dự án, chuẩn bị đủ nguồn kinh phí đối ứng và gửi Bộ xem xét, đưa vào kế hoạch năm 2014. tHtt Tôn tạo các di tích Tỉn Keo và Văn phòng Bộ tổng tư lệnh Bộ VHTTDL đã ban hành Công văn số 4076/BVHTTDL-DSVH ngày 05/11/2013 về việc Thỏa thuận Báo cáo kinh tế - kỹ thuật chống xuống cấp, tôn tạo các di tích lịch sử Di tích Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên với nội dung: Phòng và chống mối mọt cho các công trình, tôn tạo đường nội bộ, sân vườn, cây xanh, chống xuống cấp các công trình Lán họp, Lán bảo vệ, Lán nghỉ của Bác, Hầm trú ẩn, Bếp ăn, di tích Văn phòng Bộ tổng tư lệnh, xã Bảo Linh, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; Tôn tạo nhà bia, đường nội bộ, hào, sân vườn, cây xanh, hệ thống thoát nước, chống 4 số 1050 l 14.11.2013 xuống cấp Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xây mới biển báo, nhà vệ sinh. Đồng thời, Bộ VHTTDL cũng lưu ý: Đối với di tích Tỉn Keo: Không chuyển đổi vật liệu của đường nội bộ từ bê tông giả đất sang đường đất rải sỏi do kết cấu đường đất rải sỏi không bền vững, dễ bị rửa trôi và trơn trượt; hồ sơ cần trình bày rõ phương án bảo vệ công trình khi thi công đào hào chống mối mọt, số lượng vật liệu thay mới đối với các công trình cần chống xuống cấp, bổ sung bản vẽ biển đá, chỉnh sửa lỗi chính tả; phần ảnh hiện trạng còn mở, cần thay thế bằng ảnh màu và rõ nét hơn. Đối với di tích Văn phòng Bộ tổng tư lệnh: Hồ sơ chưa đề cập đến phương án tôn tạo đường nội bộ, hào, sân vườn, cây xanh, hệ thống thoát nước, cần trình bày rõ phương án bảo vệ công trình khi thi công đào hào chống mối mọt, số lượng vật liệu thay mới đối với các công trình cần chống xuống cấp, cần có chỉ định vật liệu đối với biển chân cây lát xây mới, bổ sung bản vẽ biển chỉ đường từ Nhà bia lên di tích Văn phòng Bộ Tổng tư lệnh; phần ảnh hiện trạng còn mờ, thiếu ảnh hiện trạng Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cần bổ sung, thay thế bằng ảnh màu và rõ nét hơn. tHu HằNg
  • 5. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo co truyền thống trình UNESCO Bộ VHTTDL đã có Công văn số 4034/BVHTTDL-DSVH ngày 04/11 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo co truyền thống trình UNESCO. Theo đó, Bộ VHTTDL nhận được thư của Tổng cục Di sản văn hóa Hàn Quốc mời Việt Nam tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia Kéo co truyền thống cùng với Hàn Quốc và một số nước trong khu vực Đông Á có loại hình di sản văn hóa phi vật thể này. Sau khi nghiên cứu, Bộ Văn hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau: Kéo co là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc thuộc loại hình các thực hành xã hội, nghi lễ và lễ hội (theo cách phân loại của UNESCO), có ở nhiều nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, Kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy… ở nhiều địa phương trên cả nước thực hành từ lâu đời và trao truyền cho tới ngày nay. Là một biểu đạt văn hóa gắn với những cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, di sản này thể hiện quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan, niềm tin và ước nguyện của con người, đặc biệt là của cộng đồng cư dân nông nghiệp về mưa thuận, gió ḥa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, sinh sôi, nảy nở và tôn vinh sức mạnh của sự đoàn kết. Trong điều kiện quy định của UNESCO mỗi quốc gia chỉ được đề cử 01 hồ sơ mỗi năm, việc tham gia hồ sơ đa quốc gia không bị tính vào suất 01 hồ sơ được xem xét. Hơn nữa, UNESCO rất khuyến khích các quốc gia thành viên hợp tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và tôn trọng sự đa dạng văn hóa thông qua việc xây dựng hồ sơ đa quốc gia. Việc hợp tác cùng xây dựng hồ sơ đa quốc gia sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, giúp quảng bá về di sản văn hóa và hình ảnh các địa phương có di sản cũng như hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; cán bộ của Việt Nam được học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc nghiên cứu, tư liệu hóa và làm hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình UNESCO. Bộ VHTTDL báo cáo và kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép Bộ VHTTDL phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tham gia, hợp tác với Hàn Quốc và các nước trong khu vực Châu Á có di sản văn hóa phi vật thể Kéo co truyền thống xây dựng hồ sơ đa quốc gia trình UNESCO trong năm 2014 để được xét đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2015. t.Hợp Năm 2014 cấp thẻ hành nghề… Báo cáo tóm tắt dự thảo Đề án “Cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn” do ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn giới thiệu tại buổi tham gia lấy ý kiến cho dự thảo Đề án đã đề cập tới nhiều nội dung quan trọng, như: Đối tượng cấp Thẻ hành nghề; Điều kiện cấp thẻ hành nghề; Thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp, thu hồi Thẻ hành nghề; Phạm vi và thời hạn sử dụng của Thẻ hành nghề… Cũng theo ông Nguyễn Đăng Chương, quy trình xây dựng Đề án được thực hiện hết sức bài bản và nghiêm túc, đã xin ý kiến của nhiều cơ quan, đơn vị, các công ty biểu diễn, đơn vị nghệ thuật, hội văn học nghệ thuật chuyên ngành... Và việc lấy ý kiến các cơ quan thông tấn, báo chí về Đề án có thể coi là bước rà soát cuối cùng trước khi hoàn thiện Đề án trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL phê duyệt, ban hành. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng, Đề án “Cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn” là công cụ để cơ quan quản lý nhà nước tăng cường vai trò quản lý của mình đối với lĩnh vực hết sức nhạy cảm này. Với mục tiêu siết chặt hơn việc quản lý hoạt động nghệ thuật, biểu diễn, Đề án sẽ tập trung nhiều vào khâu “hậu kiểm” trên tinh thần sử dụng lực lượng thanh tra hiện thời theo ngành dọc, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp tăng cường năng lực cho bộ phận quan trọng này. (Tiếp theo trang 1) Ghi nhận những ý kiến đóng góp của đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí, Ban Soạn thảo Đề án sẽ tiếp thu và hoàn thiện Đề án trong tháng 11; trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL xem xét, ban hành trong tháng 12/2013. Cùng với việc ban hành Đề án, Bộ VHTTDL sẽ xây dựng, hoàn thiện Thông tư quy định việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sỹ, người mẫu lĩnh vực nghệ thuật và ban hành trong tháng 01/2014. Việc triển khai hướng dẫn cấp Thẻ hành nghề cho ca sỹ, người mẫu dự kiến thực hiện từ tháng 4 đến hết năm 2014. Đến năm 2016, việc cấp Thẻ hành nghề cho tất cả các cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn sẽ được hoàn thành. K.A số 1050 l 14.11.2013 5
  • 6. quản lý nhà nước Khai mạc Đại hội Quảng cáo Châu Á… (Tiếp theo trang 1) Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Châu Á đang được coi là một khu vực phát triển năng động, tuy nhiên, mấy năm gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, Châu Á và thế giới đang đứng trước những thách thức, song cũng là cơ hội to lớn, đòi hỏi phải có sự nhìn nhận khách quan để cùng khởi động tiềm năng của trí tuệ - sáng tạo, góp phần xây dựng một Châu Á thịnh vượng trong kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức. Chính vì thế, chủ đề “Tái cấu trúc truyền thông quảng cáo” của Đại hội năm nay không chỉ là yêu cầu của ngành truyền thông quảng cáo mà còn là đòi hỏi chung của nền kinh tế thế giới hiện nay. Đại hội Quảng cáo Châu Á được hình thành từ năm 1958, đến nay đã trải qua 27 kỳ Đại hội và đây là lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Nét truyền thống của Đại hội Quảng cáo Châu Á là quy tụ được nhiều nhân vật nổi tiếng, lãnh đạo nhiều tập đoàn truyền thông quảng cáo danh tiếng, nhiều nhà hoạt động kinh tế - xã hội - văn hóa uy tín ở Châu Á và thế giới để trao đổi những vấn đề kinh tế, khoa học, công nghệ gắn liền với sự phát triển của ngành truyền thông quảng cáo. Đồng thời, cũng là dịp giới thiệu tính đa sắc màu của văn hóa phương Đông nói chung và nền văn hóa truyền thống Việt Nam nói riêng. Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Ở Việt Nam, truyền thông, quảng cáo tuy còn non trẻ nhưng đến nay đã có hàng trăm cơ quan truyền thông, báo chí, hàng nghìn cơ sở kinh doanh dịch vụ quảng cáo với các phương tiện hiện đại đã góp phần rất quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Đặc biệt, Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Quảng cáo với nhiều quy định thông thoáng, cởi mở, đang đi vào cuộc sống, tạo cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường quảng cáo của Việt Nam. Vì vậy, với Việt Nam, Đại hội Quảng cáo Châu Á lần thứ 28 là cơ hội vàng để các cơ quan truyền thông quảng cáo, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, liên kết, học hỏi và bắt kịp nền công nghiệp quảng cáo hiện đại của Châu Á và thế giới. Phó Thủ tướng tin tưởng rằng, tại Đại hội Quảng cáo Châu Á lần thứ 28, qua hệ thống truyền thông quốc tế, nhiều diễn giả hàng đầu thế giới sẽ thuyết trình, đàm luận về những vấn đề thời sự kinh tế gắn với truyền thông quảng cáo ở Châu Á Trước sự việc nhà sư trụ trì chùa Chân Long, xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất (Hà Nội) tự ý đưa tượng vào thờ tại Tam Bảo, các ngành chức năng huyện Thạch Thất đã tuyên truyền, yêu cầu nhà sư mang tượng ra khỏi chùa, giữ nguyên trạng di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia. Trước đó, sư trụ trì Thích Minh Phượng đã tự ý đưa một pho tượng đồng, sơn nhũ vàng, nặng 3,5 tạ vào chùa để thờ. Ngày 05/11, nhà sư đã làm lễ hô thần nhập tượng. Tuy vậy, người dân cho rằng, bức tượng này có vóc dáng, khuôn mặt rất giống với sư trụ trì Thích Minh Phượng, do vậy họ bức Hà Nội: Yêu cầu giữ nguyên hiện trạng di tích chùa Chân Long, huyện Thạch Thất 6 số 1050 l 14.11.2013 xúc và có nhiều hành động phản đối. Trước sự việc trên, xã Chàng Sơn đã báo cáo huyện Thạch Thất. Các phòng, ban chức năng của huyện, phối hợp cùng xã Chàng Sơn đến tuyên truyền, vận động sư trụ trì trả lại nguyên trạng cho di tích, thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hóa. Theo giải trình của sư trụ trì, bức tượng này do một doanh nghiệp cung tiến cho chùa và cho rằng đó là tượng của vua Trần Thánh Tông, sự việc do trong xu thế toàn cầu hóa. Đại hội Quảng cáo Châu Á lần thứ 28 sẽ góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về sức mạnh của Truyền thông và Quảng cáo trong việc phổ biến tri thức, tôn vinh hình ảnh dân tộc, hỗ trợ phát triển thương hiệu cho các sản phẩm hữu hình và vô hình, tiếp cận và thăng hoa trong đời sống. Đồng thời, Đại hội Quảng cáo Châu Á lần thứ 28 sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp đối với vấn đề văn hóa trong quá trình thiết kế, sáng tạo những sản phẩm quảng cáo thực sự phù hợp với nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong các ngày từ 12-14/11, trong khuôn khổ AdAsia 2013 sẽ diễn ra một loạt hội thảo quốc tế về thời sự kinh tế toàn cầu với truyền thông quảng cáo do nhiều diễn giả hàng đầu thế giới thuyết trình. Các hoạt động bên lề AdAsia gồm: Cuộc thi Hoa hậu ảnh trực tuyến AdAsia 2013, cuộc thi trình diễn khinh khí cầu quốc tế “Những đôi cánh Châu Á”, triển lãm trưng bày những tác phẩm quảng cáo hay nhất thế giới Cannes Lion, Triển lãm quốc tế thiết bị và công nghệ quảng cáo, triển lãm hình ảnh đất nước con người Việt Nam. YếN NHi người dân hiểu nhầm. Tuy vậy, nhà sư cũng chấp hành nghiêm túc yêu cầu của cơ quan quản lý văn hóa, không tự ý đưa tượng thờ vào trong chùa. Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: Sở đã nắm được thông tin, đang chỉ đạo các đơn vị liên quan xem xét, nắm tình hình cụ thể, đồng thời sẽ có văn bản đề nghị huyện Thạch Thất xử lý vụ việc trên. t.t.N
  • 7. quản lý nhà nướcđề Sự kiện vấn Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản số 4045/BVHTTDL-TĐKT ngày 04/11 hướng dẫn các đơn vị Khối, Cụm thi đua bình xét khen thưởng tổng kết công tác năm 2013. Theo đó, để chuẩn bị cho công tác khen thưởng tổng kết Phong trào thi đua và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2013, Bộ VHTTDL đề nghị các đơn vị Khối, Cụm thi đua quan tâm làm tốt một số nội dung sau: Có kế hoạch và tổ chức họp tổng kết, bình xét khen thưởng năm 2013 đối với Khối, Cụm thi đua; gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng của Khối, Cụm thi đua về Bộ VHTTDL (Vụ Thi đua-Khen thưởng) trước ngày 05/12/2013 (theo dấu bưu điện) để kịp chuẩn bị cho phiên họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Bộ xét khen tổng kết công Hướng dẫn Khối, Cụm thi đua bình xét khen thưởng tổng kết công tác năm 2013 tác năm 2013. Các Khối, Cụm gửi hồ sơ muộn hơn so với thời hạn nêu trên sẽ bị trừ vào thành tích thi đua của Khối, Cụm thi đua và thành tích của đơn vị Khối trưởng, Cụm trưởng. Khi bình xét khen thưởng tổng kết năm 2013 trong Khối, Cụm thi đua, đề nghị bổ sung tiêu chí và đặc biệt lưu ý việc xét khen thưởng đối với những cơ quan, đơn vị còn những vấn đề sau: Không hoàn thành nhiệm vụ chủ trì xây dựng các văn bán quy phạm pháp luật, các đề án trình các cấp có thẩm quyền đã đăng ký và được phê duyệt, không giải ngân hết nguồn vốn đã được cấp; Chậm trễ trong xây dựng và triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính tại đơn vị; Không triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các đơn vị được Khối thi đua bầu chọn xét trình Cờ thi đua của Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Báo cáo thành tích theo biểu mẫu số 01, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ. Riêng những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước phải kèm theo Bản xác nhận của cơ quan thuế với nội dung “Đã nộp đủ, đúng các loại thuế, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật và nộp đúng thời hạn”. Bộ VHTTDL yêu cầu các đơn vị Khối trưởng, Cụm trưởng các Khối, Cụm thi đua nghiêm túc thực hiện. t.Hợp Hướng dẫn báo cáo tổng kết công tác năm 2013 Chuẩn bị cho Hội nghị tổng kết công tác năm 2013, triển khai kế hoạch công tác năm 2014 dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào cuối tháng 12/2013, Bộ VHTTDL đã có Văn bản số 4086/BVHTTDL-VP ngày 06/11 yêu cầu thủ trưởng các Tổng cục, Cục, Thanh tra, Vụ trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở VHTTDL các tỉnh/thành tổ chức tổng kết công tác năm 2013 của đơn vị và báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Các Tổng cục, Cục, Thanh tra, Vụ trực thuộc Bộ tiến hành tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014 trước ngày 20/12/2013. Đồng thời thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo tổng kết công tác năm 2013, lưu ý các yêu cầu sau: Phạm vi nội dung báo cáo là toàn diện các hoạt động quản lý nhà nước, phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực chuyên ngành được giao quản lý, theo dõi, từ Trung ương đến địa phương, lưu ý không báo cáo về các hoạt động nội vụ của cơ quan, đơn vị. Cần sớm chỉ đạo các cơ quan quản lý cấp dưới, các đơn vị sự nghiệp thuộc hệ thống ngành dọc thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, để có căn cứ tổng hợp, đánh giá, báo cáo Bộ. Báo cáo cần đánh giá ngắn gọn, tập trung làm rõ những thành tích nổi bật và những hạn chế, khuyết điểm chính; nêu rõ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và đề xuất, kiến nghị giải pháp thực hiện trong năm 2014. Cần phân tích đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển, số liệu cơ bản của Ngành năm 2013, có so sánh với kết quả đạt được năm 2012. Các Tổng cục, Cục, Thanh tra, Vụ trực thuộc Bộ gửi Báo cáo tổng kết công tác năm của đơn vị kèm theo bản tóm tắt khoảng một trang A4 về những kết quả nổi bật, những hạn chế, yếu kém chính trong quản lý nhà nước, phát triển sự nghiệp của năm 2013 về Văn phòng Bộ. Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố: Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo tình hình hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn với UBND tỉnh/thành, Bộ VHTTDL theo quy định. Chỉ đạo thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (bảo tàng, nhà hát, thư viện, trung tâm văn hóa thông tin...) thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành ở Trung ương (các Tổng cục, Cục, Vụ) về tình hình hoạt động chuyên ngành trong phạm vi được giao quản lý. Nêu rõ đề xuất, kiến nghị giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động Ngành ở địa phương; kết quả thực hiện những nội dung công việc đã được lãnh đạo Bộ và lãnh đạo tỉnh thống nhất chỉ đạo. Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 của đơn vị, địa phương cần được gửi đến Bộ qua đường bưu điện và thư điện tử chậm nhất là ngày 15/12/2013. DuYêN trầN số 1050 l 14.11.2013 7
  • 8. Sựquảnvấn đề nước kiện lý nhà VăN BảN mới - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3869/QĐ-BVHTTDL ngày 01/11/2013, thành lập Đoàn thể thao Việt Nam gồm 750 thành viên tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 27 (SEAGmames 27) tổ chức tại Myanmar từ ngày 26/11-23/12/2013. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3874/QĐ-BVHTTDL ngày 01/11/2013, cho phép Cục Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức chương trình Lễ khai mạc Đại hội Quảng cáo Châu Á lần thứ 28 tại Hà Nội. Thời gian và địa điểm: ngày 11/11/2013 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Mỹ Đình, Hà Nội. - Ngày 01/11/2013 Bộ VHTTDL ban hành các Quyết định số 3877, 3878/QĐ-BVHTTDL, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Đào tạo (Quyết định số 3877/QĐ-BVHTTDL), quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Di sản văn hóa (Quyết định số 3878/QĐ- BVHTTDL). - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3912/QĐ-BVHTTDL ngày 06/11/2013, giao Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liện quan tổ chức Đêm nhạc Kỷ niệm 10 năm Ngày mất của Nhạc sĩ Trần Hoàn. - Ngày 06/11/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3913/QĐBVHTTDL, thành lập Ban Tổ chức Đêm nhạc Kỷ niệm 10 năm Ngày mất của Nhạc sĩ Trần Hoàn do Thứ trưởng Vương Duy Biên làm Trưởng ban, ông Nguyễn Thế KỷPhó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và ông Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam làm Phó Trưởng ban, ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Nhà hát Ca, Múa, Nhạc nhẹ Việt Nam làm Phó Trưởng ban Thường trực. - Tại Quyết định số 3932/QĐBVHTTDL ngày 06/11/2013, Bộ VHTTDL cho phép Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam phối hợp với Hội đồng Anh tại Hà Nội tổ chức chương trình hòa nhạc “UK Concert” với sự tham gia của nhạc trưởng Colin Metters và nghệ sĩ độc tấu cello Guy Johnston đến từ Vương quốc Anh. Thời gian và địa điểm: 20h00 ngày 21-22/11/2013, tại Nhà hát Lớn Hà Nội. - Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3940/QĐ-BVHTTDL ngày 07/11/2013, phê duyệt nội dung Đề cương “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang, tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Ngày 07/11/2013 Bộ VHTTDL ban hành Quyết định số 3941/QĐ-BVHTTDL, giao Cục Hợp tác quốc tế đón, bố trí chương trình làm việc cho đoàn đại biểu chính thức Bộ Văn hóa Liên bang Nga do Ngài Grigory Ivliev-Quốc Vụ khanh-Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nga dẫn đầu sang tham dự chương trình Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam năm 2013 và tổ chức họp báo tại Hà Nội về Những ngày Văn hóa Nga. Thời gian từ ngày 10tHtt 17/11/2013. Khai mạc "Những Ngày phim Nga tại Việt Nam" Tối 07/11 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia Hà Nội, "Những Ngày phim Nga tại Việt Nam" đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ "Những Ngày Văn hoá Nga tại Việt Nam năm 2013", diễn ra từ ngày 07 - 17/11 tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương. Thứ trưởng Vương Duy Biên đã tới dự. Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Vương Duy Biên nhấn mạnh: Việt Nam và Liên bang Nga gắn bó với nhau bằng truyền thống lâu đời và tình hữu nghị vĩ đại. Nhân dân Việt Nam luôn biết ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn và quý báu mà nhân dân Nga anh em đã 8 số 1050 l 14.11.2013 dành cho nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Thứ trưởng nhấn mạnh: “Những Ngày phim Nga tại Việt Nam” là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện chương trình hợp tác trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật giữa hai nước Việt Nam - Nga giai đoạn 20132015, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu văn hóa, nghệ thuật giữa hai nước đồng thời góp phần tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong thời gian tới. Cùng với "Những ngày phim Nga tại Việt Nam", còn có nhiều triển lãm nghệ thuật của Nga diễn từ ngày 1116/11, Sắp đặt nghệ thuật với chủ đề “Những người đẹp Nga và Tâm hồn dân tộc” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh; Triển lãm trưng bày các trang phục truyền thống của phụ nữ Nga, các sản phẩm thủ công của dân tộc Nga; Triển lãm tranh của họa sỹ Nicolai Reorich tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam; Triển lãm trưng bày các tác phẩm hội họa từ bộ sưu tập tại Bảo tàng Nghệ thuật các dân tộc Phương Đông, Liên bang Nga… tHtt
  • 9. Sự kiện vấn đề Tôn tạo, nâng cấp ba điểm du lịch đặc trưng của Hà Nội Sở VHTTDL Hà Nội vừa lập Đề án tôn tạo, nâng cấp ba điểm đến du lịch là các di tích lịch sử đặc trưng của Hà Nội là Đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm; Văn Miếu-Quốc Tử Giám; Nhà tù Hỏa Lò. Đối với di tích đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm, Sở sẽ tập trung thường xuyên kiểm tra tình trạng di tích cầu Thê Húc, đền chính, đình Trấn Ba, tiến hành sửa chữa, phục hồi những phần hư hỏng, thay thế những phần xuống cấp nghiêm trọng. Tháp Hòa Phong sẽ được tu bổ những phần sứt mẻ, xóa chữ viết của du khách trên tháp. Khu vực vườn tượng cạnh hồ Hoàn Kiếm xuống cấp nghiêm trọng sẽ nhanh chóng khôi phục, trả lại giá trị thắng cảnh cho khu vực hồ. Để đa dạng hóa sản phẩm du lịch tại khu vực này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại đình Trấn Ba, tổ chức lễ hội định kỳ trên cầu Thê Húc, khai thác sự kiện ngày giỗ Đức Thánh Trần (20/8 âm lịch), tổ chức lễ hội mô phỏng lại truyền thuyết trả gươm trên hồ. Khu vực này thường xuyên bố trí cây xanh, vườn hoa phù hợp không gian yên tĩnh tại di tích, thường xuyên dọn rác thải trên mặt hồ, khu vực vỉa hè quanh hồ, an ninh trật tự được bảo vệ nghiêm ngặt. Để điểm đến di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là một khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt mà trở thành một trung tâm văn hóa và nơi tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội quy hoạch hồ Văn thành không gian văn hóa chuyên đề phục vụ khách tham quan, không gian vườn Giám phát triển thành không gian tổ chức sự kiện và các dịch vụ bổ trợ phục vụ khách du lịch. Đáng chú ý, gò Kim Châu giữa hồ Văn sẽ xây dựng thành câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa nghệ thuật và nơi tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Tại di tích này sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa du lịch, giới thiệu sản phẩm lưu niệm đặc trưng, phòng chiếu phim cùng các hoạt động trải nghiệm nhằm tăng tính hấp dẫn của điểm đến. Cùng với việc tôn tạo, Sở VHTTDL Hà Nội còn tăng cường kết nối tour, tuyến du lịch bằng cách đề xuất đưa di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám vào một điểm trong tour xe điện của Hà Nội; xây dựng các tour du lịch chuyên đề tham quan các di tích Văn Miếu, chuyên đề Nho học ở miền Bắc... Nhà tù Hỏa Lò sẽ áp dụng mọi biện pháp để có thể bảo tồn và trùng tu, tạo điều kiện lưu giữ lâu dài, đảm bảo yếu tố gốc của lịch sử. Cùng với giải pháp tuyên truyền, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội sẽ nghiên cứu tổ chức các sự kiện có khả năng hấp dẫn khách du lịch đến với nhà tù Hỏa Lò, tổ chức các buổi nói chuyện giữa cựu tù chính trị với khách du lịch, học sinh, sinh viên, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cảm giác vượt tù, vượt ngục... Để thu hút khách du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội sẽ kết nối nhà tù Hỏa Lò với các di tích khác trên địa bàn thành phố tạo thành tuyến du lịch di tích cách mạng, tổ chức tour hoạt động ngoại khóa của các trường học đến di tích... H.HạNH Thừa Thiên - Huế: Triển khai Đề án “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn” Ngày 05/11, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn” trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020 nhằm giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa của vùng đất Cố đô Huế. Mục tiêu chính của Đề án là xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn, giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, những nét đẹp văn hóa của vùng đất Cố đô Huế; hình thành những nếp sống văn minh, tiến bộ, góp phần xây dựng Thừa Thiên - Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đề án được chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn 2013-2015 phấn đấu 100% hộ gia đình được tuyên truyền vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; trên 80% hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn; Giai đoạn 2016-2020 phấn đấu giữ vững các chỉ tiêu đã đạt được trong giai đoạn 2013-2015, tiếp tục phấn đấu các chỉ tiêu cụ thể như: 100% hộ gia đình nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh đô thị và nông thôn; 100% hộ gia đình không lấn chiếm lòng đường, hè phố, gây cản trở giao thông, không cơi nới, làm mái che, đặt biển quảng cáo sai quy định, gây mất mỹ quan đô thị; 95% gia đình được công nhận và giữ vững đạt chuẩn văn hóa; 97% làng (thôn, bản, tổ dân phố) được công nhận và giữ vững danh hiệu đạt chuẩn văn hóa... Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi một số vấn đề trọng tâm, nhất là trong công tác phối hợp để triển khai Đề án một cách đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tế của mỗi ngành, mỗi cấp và mỗi địa phương trong tỉnh. Hội nghị đã nhận được nhiều ý kiến của các đại biểu về tính khả thi, phạm vi áp dụng, lộ trình, thời gian triển khai Đề án... H.QuâN số 1050 l 14.11.2013 9
  • 10. Sự kiện kiện đề đề Sự vấn vấn Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam lần thứ IX - ngày về nguồn 23/11/2013, với chủ đề “Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh, nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”, do Bộ VHTTDL, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp tổ chức diễn ra từ ngày 09 - 23/11/2013 tại Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam số 2, Hoa Lư, Hà Nội. Đây là hoạt động tôn vinh và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên độc đáo của Việt Nam, đặc biệt di sản thiên nhiên Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới; là cơ hội quảng bá, giới thiệu tiềm năng văn hóa, thương mại và sức hấp dẫn của du lịch sinh thái tại các di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển, vườn di sản ASEAN… Tuần văn hóa giới thiệu đến công chúng Thủ đô trưng bày “Di sản văn hóa Tuần Văn hóa Du lịch Di sản xanh, nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên dân tộc Việt Nam - nơi gặp gỡ con người và thiên nhiên”, bao gồm ba không gian triển lãm trưng bày các hình ảnh, tài liệu của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Ủy ban Quốc gia Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam, Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam. Nội dung các không gian Triển lãm tập trung giới thiệu di sản văn hóa tiêu biểu của cộng đồng 54 dân tộc, đặc biệt là các di sản xanh, các khu dự trữ sinh quyển thực trạng tác động của con người tới môi trường tự nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng; các, hội thảo liên quan cũng với các chủ đề như: Hội thảo “Văn hoá trong bảo tồn và phát triển các khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam”; Hội thảo “Phát triển kinh tế từ di sản xanh những lợi thế và thách thức”; Hội nghị xúc tiến du lịch… Tham dự Tuần Văn hóa du lịch, khách tham quan còn được thưởng thức Chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống do các nghệ sỹ đến từ các tỉnh/thành tham gia, như: Hát dân ca quan họ (Bắc Ninh); Ca Trù, hát Chầu Văn (Hà Nội); Đờn ca tài tử (TP.HCM), biểu diễn Múa Rối nước, hát Văn, Chèo (Nam Định, Thái Bình), hát giao duyên về biển (Quảng Ninh), hát Bài Chòi (Quảng Nam). Theo kế hoạch, tối 23/11 sẽ diễn ra chương trình “Đêm tôn vinh Di sản Xanh Việt Nam”, chương trình dự kiến sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam. tHtt Quảng Bình biểu dương các điển trong xây dựng đời sống văn hoá Ngày 5/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị biểu dương 100 tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" giai đoạn 20092013 và hai năm thực hiện Đề án 05 về mở rộng và nâng cao chất lượng cuộc vận động trong giai đoạn mới . Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng trao tặng Bằng khen cho 21 tập thể; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao tặng Bằng khen cho 7 tập thể và 7 cá nhân có thành tích nổi bật trong thực hiện cuộc vận động. Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình, đánh giá: Những kết quả đạt được qua 5 năm Ký kết hợp đồng tài trợ cho Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 Ngày 06/11, tại Hà Nội, Ủy ban Olympic Việt Nam phối hợp với Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC tổ chức lễ ký kết hợp đồng tài trợ cho Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 27 - 2013. Để chuẩn bị cho SEA Games 27 diễn ra từ ngày 11 - 20/12/2013 tại Myanmar, Đoàn Thể thao Việt Nam đã nỗ lực tập luyện và đề ra chỉ tiêu huy chương. Sự quyết tâm này còn được nhân lên bằng sự cổ vũ nhiệt tình của các nhà tài trợ. VTC là một trong số đó, với hợp đồng tài 10 số 1050 l 14.11.2013 trợ cho các vận động viên giành huy chương tại SEA Games 27 tới. Theo đó, mỗi vận động viên đạt Huy chương Vàng sẽ được thưởng một bộ đầu thu giải mã tín hiệu truyền hình số vệ tinh VTC HD kèm 12 tháng thuê bao miễn phí, trị giá tương đương 3.390.000 đồng. Phần thưởng này mang ý nghĩa lớn về mặt tinh thần cho Đoàn Thể thao Việt Nam trong cuộc cạnh tranh, duy trì thứ hạng Top 3 toàn đoàn trong SEA Games 27. Phát biểu tại lễ ký kết, ông Lâm Quang Thành, Phó Tổng cục trưởng thực hiện cuộc vận động trên của tỉnh đã khẳng định được vai trò, vị trí của Mặt trận các cấp trong các hoạt động ở địa bàn khu dân cư, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của các địa phương trong tỉnh. Hải pHoNg Tổng cục Thể dục thể thao, Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, Trưởng Đoàn Thể thao Việt Nam nhấn mạnh: Việc VTC tài trợ cho các vận động viên đạt Huy chương Vàng tại SEA Games 27 có ý nghĩa thiết thực, nhằm động viên khích lệ toàn Đoàn Thể thao Việt Nam nỗ lực phấn đấu giành thành tích cao tại Đại hội và mang vinh quang về cho Tổ quốc. Kết thúc buổi lễ ký kết, đại diện lãnh đạo Tổng công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC đã trao tài trợ tượng trưng cho Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam Lâm Quang Thành. Hải pHoNg
  • 11. Sự kiệnkiện vấn đề Sự vấn đề Hòa Bình: Biểu dương 100 làng văn hóa tiêu biểu UBND tỉnh Hòa Bình Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 2008 - 2013. Dự hội nghị có đồng chí Vũ Đức Hải, Phó chánh Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và đại biểu 100 làng văn hóa tiêu biểu đại diện cho hơn 2 nghìn làng, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Phát biểu tại hội nghị ngày 05/11, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tỉnh khẳng định: Phong trào đã có tác động to lớn đến sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, góp phần gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống, phát huy nếp sống văn minh, đẩy lùi hủ tục trên địa bàn tỉnh… Trong thời gian tới, Ban chỉ đạo các cấp cần tiếp tục bám sát mục tiêu, nhiệm vụ trong Kế hoạch, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, Nghị quyết của HĐND, các Quyết định của UBND tỉnh và Nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Thông tư, Hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”... 5 năm qua, phong trào xây dựng làng văn hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có những tác động tích cực trong việc cải thiện đời sống kinh tế, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đô thị. Nhiều mô hình kinh tế đem lại thu nhập cao giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Công tác đào tạo nghề được chú trọng, từ năm 2008 - 2012 có trên 60.000 lượt người được tham gia học nghề, trong đó có 12.000 lao động là nông thôn, đồng bào các dân tộc. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh. Hiện, toàn tỉnh có 1.528 nhà văn hóa xóm bản, 25,8% người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, duy trì 535 câu lạc bộ thể thao. Nhân dân trong toàn tỉnh tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Các hủ tục dần được xóa bỏ, phong tục tập quán tốt đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy. Thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có trên 90% số dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch; công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm... Kết quả làng văn hóa tăng theo từng năm, năm 2008 có 1.286 làng văn hóa và đến năm 2012 là 1.340 làng, đạt 64,7%. Giai đoạn 5 năm (2008-2013) có 8.073 lượt làng văn hóa được công nhận và có 1.470 làng văn hóa tiêu biểu liên tục 5 năm. Nhân dịp này, UBND tỉnh Hòa Bình đã tặng Bằng khen cho 100 làng văn hóa tiêu biểu xuất sắc 5 năm giai đoạn 2008-2013. N.SiNH Liên hoan văn nghệ, thể thao các xã xây dựng nông thôn mới khu vực miền Bắc Chiều 6/11, Liên hoan văn nghệ, thể thao quần chúng, triển lãm ảnh các xã xây dựng nông thôn mới khu vực miền Bắc năm 2013 đã bế mạc tại Nhà thi đấu thể dục thể thao tỉnh Hải Dương. Liên hoan do Cục Văn hóa cơ sở ( Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức từ ngày 03 đến 06/11. Với chủ đề “Nhịp điệu nông thôn mới”, Liên hoan có sự góp mặt của 13 đoàn nghệ thuật, thể thao quần chúng đến từ các tỉnh Lạng Sơn, Điện Biên, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Phú Thọ, Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Hưng Yên và Hải Dương. Liên hoan gồm 3 nội dung: Văn nghệ quần chúng, thi đấu thể thao và trưng bày ảnh các xã xây dựng nông thôn mới. Tham gia văn nghệ, thi đấu thể thao quần chúng là các diễn viên, vận động viên không chuyên, là nông dân sinh sống tại các xã điển hình về xây dựng nông thôn mới. Các môn thi đấu thể thao diễn ra tại Nhà thi đấu và Trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tỉnh Hải Dương gồm: cầu lông, bóng đá mini nam, kéo co, đẩy gậy. Ở nội dung thi đấu thể thao quần chúng, đoàn Hải Dương đứng thứ 1 toàn đoàn, vị trí thứ 2 thuộc về Bắc Giang và thứ 3 thuộc về Hà Nam. Về Liên hoan văn nghệ, Ban Tổ chức đã trao 13 Huy chương Vàng, 26 Huy chương Bạc cho các tiết mục biểu diễn xuất sắc. Liên hoan nghệ thuật, thể thao quần chúng, triển lãm ảnh các xã xây dựng nông thôn mới khu vực miền Bắc năm 2013 đã động viên kịp thời phong trào xây dựng nông thôn mới, tạo không khí sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng sôi nổi. Liên hoan cũng khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động nghệ thuật, thể thao quần chúng đối với đời sống tinh thần, nâng cao thể chất của người nông dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương và khu vực. MạNH tú số 1050 l 14.11.2013 11
  • 12. Sự kiện vấn đề Khánh thành Khu di tích lịch sử Kim Đồng tại Cao Bằng Sáng 07/11, tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Tỉnh Đoàn Cao Bằng đã tổ chức lễ khánh thành công trình tôn tạo, mở rộng Khu di tích lịch sử Kim Đồng, giai đoạn 1. Khu di tích lịch sử Kim Đồng được mở rộng với diện tích 12 ha, chia làm hai khu: Khu A 7 ha, khu B 5 ha với các hạng mục như: Nâng cấp, tôn tạo khu mộ Kim Đồng và mộ mẹ của Kim Đồng, xây dựng mới các hạng mục nhà trưng bày, khối quảng trường, nhà tưởng niệm, nhóm tượng các Anh hùng tuổi thiếu niên, khu thành lập Đội, nhà sàn Kim Đồng, bãi đỗ xe… tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng. Dự án được phân kỳ làm nhiều giai đoạn. Giai đoạn 1 đã hoàn thành, làm mới tượng Kim Đồng bằng chất liệu đá trắng Nghệ An, tu tạo mộ Kim Đồng, mộ bà Lân Thị Hò (mẹ Kim Đồng) được gia công bằng đá hoa cương màu trắng. Các hạng mục sân vườn, bồn hoa, cổng đá được ốp lát bằng đá xanh Thanh Hóa…với tổng vốn đầu tư là hơn 10 tỷ đồng; trong đó 8,1 tỷ đồng được lấy từ quỹ Kế hoạch nhỏ do thanh thiếu nhi cả nước đóng góp để tôn tạo Khu di tích. Khu di tích lịch sử Kim Đồng và Nhà bia tưởng niệm nơi thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, là nơi lưu dấu hình ảnh và hành động hy sinh anh dũng của anh hùng liệt sỹ Kim Đồng, người đội trưởng đầu tiên của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; ghi dấu địa danh nơi thành lập tổ chức Đội Nhi đồng cứu quốc, tiền thân của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay. Đây là một di tích lịch sử có giá trị giáo dục truyền thống đối với thanh thiếu nhi cả nước, góp phần hun đúc chi khí kiên cường, làm nên những kỳ tích vẻ vang của lớp lớp thiếu nhi Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ĐứC KiêN Nhà hát Tuổi trẻ giao lưu nghệ thuật tại Hàn Quốc, Ấn Độ * Từ ngày 05 - 12/11/2013, Đoàn nghệ thuật Nhà hát Tuổi trẻ do Nghệ sỹ Nhân dân Lan Hương - Trưởng đoàn Kịch Thể nghiệm làm Trưởng đoàn đại diện cho Việt Nam tham dự Lễ hội Kịch tại các sân khấu nhỏ lần thứ 4 năm 2013 được tổ chức tại thành phố Daejeon Hàn Quốc. Cùng với các đoàn biểu diễn đến từ Nhật Bản và Thụy Điển, Đoàn nghệ thuật Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam sẽ tham gia giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và biểu diễn chương trình nghệ thuật với chủ đề “Giấc mơ hạnh phúc” với các tiết mục kịch câm và nghệ thuật sân khấu thể nghiệm đặc sắc: “Giấc mơ hạnh phúc” (Nghệ sỹ Đàm Hằng), “Vòng quay cuộc đời” (Nghệ sỹ kịch câm Đào Kế Đoàn), “Cửa hàng mặt nạ” (Nghệ sỹ Hoàng Tùng), “Hai nửa bông hoa tình yêu” (Nghệ sỹ Đào Kế Đoàn - Hoàng Tùng - Đàm Hằng). Đây là lần thứ ba Nhà hát Tuổi trẻ tham dự các hoạt động lễ hội kịch, liên hoan sân khấu quốc tế tại Hàn Quốc. * Từ ngày 07 - 12/11/2013, đoàn nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ do NSƯT Trọng Thủy - Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ làm Trưởng đoàn cùng ca sĩ Ưng Anh Tuấn và em Võ Hoàng Việt - học sinh khuyết tật trường THCS Xã Đàn đã Ngày 11/11, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội), Triển lãm "Những người đẹp Nga và Tâm hồn dân tộc" đã chính thức khai mạc. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam (07-17/11/2013) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa Liên bang Nga phối hợp tổ chức tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Việt Nam và Liên bang Nga đã gắn bó với nhau bằng quan hệ hợp tác, hữu Triển lãm "Những người đẹp Nga và Tâm hồn dân tộc" 12 số 1050 l 14.11.2013 nghị truyền thống lâu đời. Mối quan hệ Nga-Việt từ khi được nâng tầm lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện năm 2012, đang phát triển một cách mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có văn hóa nghệ thuật. Triển lãm "Những người đẹp Nga và Tâm hồn dân tộc" đã giới thiệu gần 200 hiện vật gồm: Ảnh, đồ thêu, đồ tham dự Sự kiện quốc tế dành cho người khuyết tật SAMBHAV 2013 tại Thủ đô New Delhi - Ấn Độ theo lời mời của Hiệp hội Nghiên cứu Nghệ thuật biểu diễn chuẩn mực Ấn Độ (A.P.A.N.A.L). Đây là sự kiện được tổ chức thường niên từ năm 2003, quy tụ các nghệ sĩ khuyết tật đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ: Ấn Độ, Hoa Kỳ, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Brazil, Ai Cập, Canada, Nhật Bản, Mông Cổ, Nga, Australia, Colombia, Nigeria... với mục đích giao lưu, hợp tác văn hóa, giúp những người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em hòa nhập, phát triển H.QuâN toàn diện trong xã hội... gỗ mỹ nghệ, búp bê Matrioshka... trong đó đáng chú ý nhất là bộ ảnh về phụ nữ Nga với các bộ trang phục ở trên khắp đất nước Nga từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX, các bộ trang phục được làm cầu kỳ, phối màu hài hoà. Triển lãm diễn ra đến ngày 17/11/2013. H.QuâN
  • 13. Sự kiện vấn đề Festival Đua Ghe Ngo đồng bằng sông Cửu Long Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất tại Sóc Trăng diễn ra từ ngày 14 đến 17/11, trong đó đáng chú ý nhất là hoạt động đua Ghe Ngo diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/11. Đến thời điểm này đã có 61 đội Ghe Ngo với hơn 3.500 vận động viên (có 12 đội Ghe Ngo nữ) đăng ký tham gia tranh tài ở cự ly 1.200 m nam và 1.000 m nữ. Trong đó, có 14 đội ghe Ngo (5 đội nữ) đến từ các tỉnh: Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long và Cần Thơ, còn lại là các đội trong tỉnh. Đáng chú ý là tại Festival lần này, Sóc Trăng có gần chục chiếc ghe Ngo được đóng mới, đó là các chùa: Ta Kúch Chắs, Phnor Ro Ka (Châu Thành), Chrôi Tưm Chắs (TP. Sóc Trăng), Tum Pók Sók, Bâng Kók (Mỹ Tú), Đăy Om Pu, Ompu Year (Mỹ Xuyên)…Qua đó, cho thấy hội đua sắp tới sẽ là cuộc cạnh tranh quyết liệt và hấp dẫn, bởi các địa phương đang ra sức tập luyện và háo hức chờ ngày khai hội. Hiện nay, công tác chuẩn bị tổ chức Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long Sóc Trăng lần thứ nhất đã cơ bản hoàn Khai mạc Giải Taekwondo học sinh, sinh viên chuyên nghiệp toàn quốc 2013 Tối 8/11, Giải Taekwondo học sinh, sinh viên chuyên nghiệp toàn quốc 2013 đã khai mạc tại Nhà thi đấu tỉnh Bình Thuận. Giải do Hội Thể thao Đại học và chuyên nghiệp Việt Nam, Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Đại học Phan Thiết tổ chức. Giải Taekwondo học sinh, sinh viên chuyên nghiệp toàn quốc là giải đấu dành cho sinh viên, học sinh chuyên nghiệp, nghiên cứu sinh từ hệ thống các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Giải năm nay quy tụ hơn 200 vận động viên đến từ 15 trường trong cả nước về dự. Các vận động viên sẽ tham gia tranh tài ở 2 hệ: Nâng cao và phong trào theo các nội dung: Thi đấu đối kháng cá nhân; thi quyền cá nhân nam, nữ; đồng đội nam, nữ và đôi nam nữ. Đây là dịp để các vận động viên có cơ hội học tập lẫn nhau trong việc luyện tập và thi đấu môn võ Taekwondo, nhằm nâng cao sức khỏe, thành. Theo Ban tổ chức: Đã có trên 30 doanh nghiệp cam kết tài trợ với số tiền trên 15 tỷ đồng; công tác tuyên truyền cho Festival được thực hiện khá tốt. Các Tiểu ban và các đơn vị chức năng, địa phương đang tích cực chuẩn bị chu đáo về mọi mặt trong đó có việc chỉnh trang đô thị, khâu tổ chức, tiếp đón để Festival Đua Ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long - Sóc Trăng lần thứ nhất diễn ra thành công tốt đẹp, lưu dấu ấn trong lòng du khách gần xa về một vùng quê lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc... HuY LoNg giáo dục thể chất góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên. Từ các giải vô địch Taekwondo học sinh, sinh viên được tổ chức hằng năm Ban Tổ chức đã tuyển chọn được nhiều gương mặt tiềm năng, xuất sắc cho đội tuyển học sinh tham dự giải trong nước và quốc tế. Với đội ngũ vận động viên được chuẩn bị khá kỹ, Giải Vô địch Taekwondo học sinh, sinh viên chuyên nghiệp toàn quốc 2013 được đánh giá có chất lượng tốt và hứa hẹn xuất hiện nhiều gương mặt triển vọng mới. V.MiNH Khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Bắc Kạn lần thứ iV năm 2013 Sáng 8/11, tại Nhà thi đấu Tổng Đích, thị xã Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn), Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV năm 2013 đã khai mạc. Tham gia Đại hội có 22 đoàn với hơn 500 vận động viên đến từ 8 huyện, thị xã và các Sở, ban, ngành trong tỉnh. Các vận động viên thi đấu ở 8 môn chính thức: Bóng đá 7 người, Bắn nỏ, Cầu lông, Điền kinh, Tung còn, Bóng chuyền, Kéo co, Đẩy gậy. Lễ khai mạc diễn ra với các hoạt động diễu hành, biểu dương lực lượng thể thao quần chúng với sự tham gia của trên 1.000 cán bộ, học sinh, sinh viên, công nhân viên chức lao động, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang và vận động viên. Sau phần phát biểu khai mạc và nghi thức rước đuốc, thắp lửa truyền thống, lời tuyên thệ của vận động viên và trọng tài là chương trình văn nghệ và đồng diễn đặc sắc gồm 4 chương: Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Âm vang ngày mới, Hướng tới tương lai và Đài hoa dâng Đảng. Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV năm 2013 là ngày hội biểu dương sức mạnh của Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang trong tỉnh, đánh giá sự phát triển của công tác thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân. Đây cũng là dịp để Bắc Kạn tuyển chọn những vận động viên xuất sắc bổ sung cho đội tuyển các môn thành tích cao của địa phương tham gia Đại hội Thể dục - Thể thao toàn quốc lần thứ VII năm 2014, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”, góp phần thúc đẩy phong trào luyện tập thể thao, nâng cao thể chất và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Ngay sau lễ khai mạc đã diễn ra các nội dung thi đấu ở các môn Bóng đá nam, Cầu lông, Bắn nỏ. A.tùNg số 1050 l 14.11.2013 13
  • 14. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Hợp tác hỗ trợ đội tuyển Bắn cung quốc gia Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019 Ngày 8/11, tại Hà Nội, Tổng cục Thể dục thể thao Việt Nam, Công ty Công nghiệp nặng và xây dựng Doosan Hàn Quốc đã ký Bản ghi nhớ về hỗ trợ kỹ thuật cho đội tuyển Bắn cung quốc gia Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019. Bản ghi nhớ nhằm hỗ trợ phát triển kỹ thuật cho đội tuyển bắn cung quốc gia Việt Nam; tổ chức giao lưu định kỳ giữa đội tuyển Bắn cung quốc gia Việt Nam và đội Bắn cung Doosan Hàn Quốc, qua đó tạo điều kiện thi đấu cọ xát nhằm nâng cao năng lực, kỹ thuật và kinh nghiệm thi đấu cho các tuyển thủ bắn cung Việt Nam, đoạt huy chương tại các giải thi đấu quốc tế và các kỳ đại hội như Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 17 năm 2014 tại Incheon (Hàn Quốc) và Đại hội Thể thao Châu Á lần thứ 18 năm 2019 tại Việt Nam. Theo Bản ghi nhớ, đội tuyển Bắn cung Hàn Quốc của đoàn Doosan sẽ phối hợp với đội tuyển Bắn cung quốc gia Việt Nam tiến hành xây dựng chương trình huấn luyện và bàn giao kỹ thuật thi đấu định kỳ, giao lưu hàng năm. Chi phí tiền lương, công trả cho huấn luyện viên và các tuyển thủ Doosan Hàn Quốc liên quan đến việc trực tiếp huấn luyện và chuyển gia kỹ thuật này sẽ do Công ty Công nghiệp nặng và xây dựng Doosan Hàn Quốc và Công ty TNHH Công nghiệp nặng Doosan Việt Nam chịu trách nhiệm. Kết thúc buổi lễ ký kết, Công ty Doosan cam kết hỗ trợ đội tuyển bắn cung quốc gia Việt Nam bốn bộ cung tên để đội tuyển tập luyện. YếN NHi Sôi nổi Hội thao dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng Ngày 10/11, tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Sóc Trăng đã khai mạc Hội thao dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng lần thứ XII, năm 2013. Ngay sau lễ khai mạc là các trận đấu ở nội dung đồng đội của môn Petanque (bi sắt) của các đơn vị huyện và môn Bóng chuyền giữa huyện Mỹ Xuyên và Long Phú. Hội thao đã quy tụ hơn 300 vận động viên là người dân tộc Khmer đến từ 10 địa phương trong tỉnh tham dự gồm: Thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu; các huyện: Châu Thành, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Ngã Năm, Trần Đề và Kế Sách. Các vận động viên tranh tài từ ngày 10/11 đến 16/11/2013 ở 4 môn thi đấu gồm: Bóng đá, Bóng chuyền, Bi sắt và Cờ ốc. Trong ngày thi đấu đầu tiên, các đơn vị đã thi đấu đầy nhiệt huyết và kịch tích, tạo nên sự ủng hộ sôi nổi và hào hứng từ khán giả. Đặc biệt hơn, hội thao năm nay đã nhận được sự tham gia rất đông đảo và chuyên nghiệp của những vận động viên trẻ và vận động viên nữ. Điều này cho thấy phong trào thể thao trong đồng bào Khmer Sóc Trăng phát triển khá sâu rộng. Ông Trần Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng cho biết: Hội thao dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng lần thứ XII năm 2013 được tổ chức với những môn thi đấu được đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh Sóc Trăng yêu thích. Các đoàn đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về lực lượng tham gia ở các môn thi. Hội thao là hoạt động mang tính truyền thống được tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy phong trào thể thao phát triển ngày càng sâu rộng trong đời sống đồng bào Khmer tại các Phum sóc. Hội thao năm nay cũng nằm trong chuỗi sự kiện để chào mừng Festival Đua ghe Ngo đồng bào Khmer đồng bằng sông Cửu Long-Sóc Trăng lần thứ nhất H.Hiệp năm 2013. Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực ii Ngày 10/11, Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II, lần thứ VIII năm 2013 đã được khai mạc tại Gia Lai. Hội thao lần này thu hút gần 600 cán bộ, huấn luyện viên và vận động viên thuộc 21 dân tộc thiểu số đến từ 15 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Các vận động viên sẽ tranh tài ở 7 bộ 14 số 1050 l 14.11.2013 môn gồm: bóng đá nam (11 người), Việt dã, Bóng chuyền, Kéo co, Đẩy gậy, Bắn nỏ và Chạy cà kheo. Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số toàn quốc khu vực II được duy trì thường xuyên 2 năm một lần nhằm phát triển rộng rãi phong trào rèn luyện thể dục, thể thao góp phần đẩy mạnh công cuộc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và tăng cường khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đây là lần thứ hai tỉnh Gia Lai đăng cai tổ chức hội thi (lần thứ 1 năm 2001). Hội thi diễn ra đến hết ngày 14/11/2013. NAM ANH
  • 15. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Kết thúc Giải Cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 Sau 7 ngày thi đấu sôi nổi, hấp dẫn, ngày 11/11, Giải Vô địch Cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 đã kết thúc tại Thái Nguyên. Giải thu hút sự tham gia tranh tài của 46 kỳ thủ gồm 38 kỳ thủ nam và 8 kỳ thủ nữ đến từ 8 tỉnh, thành phố, ngành gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước , Thái Nguyên và Bộ Công an. Các kỳ thủ nam thi đấu theo hệ Thụy Sỹ đấu 9 ván và kỳ thủ nữ thi đấu vòng tròn tính điểm để xác định thứ hạng. Thời gian thi đấu là 60 phút/ván. Kết thúc giải đấu, Ban Tổ chức đã trao Huy chương Vàng cho nữ kỳ thủ Đàm Thị Thùy Dung (thành phố Hồ Chí Minh) và nam kỳ thủ Nguyễn Thành Bảo (Hà Nội). Bất ngờ nhất ở giải là việc nữ kỳ thủ Ngô Lan Hương (thành phố Hồ Chí Minh) - người từng đăng quang ngôi Vô địch Giải Vô Địch cờ tường Châu Á 2013 chỉ đứng ở vị trí thứ tư bảng nữ. Giải Vô địch Cờ tướng các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 2013 là dịp kiểm tra, đánh giá công tác huấn luyện của các địa phương, đồng thời tuyển chọn các kỳ thủ xuất sắc bổ sung cho đội tuyển cờ tướng quốc gia, góp phần đưa phong trào thể dục, thể thao trong cả nước ngày càng phát triển. Hồ tHANH Chung kết Giải Bóng chuyền hạng A toàn quốc năm 2013 Tối 10/11, tại Nhà thi đấu thể thao Bến Tre, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bến Tre tổ chức trận chung kết Giải Bóng chuyền hạng A toàn quốc năm 2013 giữa hai đội nam Quân khu 9 và Quân khu 5. Kết quả đội Quân khu 9 thắng đội Quân khu 5 với tỉ số 3 – 0, giành vị trí vô địch. Trước đó, tối 09/11, đã diễn ra trận đấu chung kết giữa hai đội nữ Phòng không Không quân và Lilama 69 - 3 Hải Dương. Kết quả đội Phòng không Không quân giành ngôi vô địch. Theo điều lệ giải, các đội vô địch và hạng nhì sẽ được thăng hạng thi đấu tại Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia PV Oil năm 2014. Vòng chung kết Giải Bóng chuyền hạng A toàn quốc năm 2013 có 5 đội nam, gồm: Quân khu 9, Quân khu 5, Quân khu 4, Vật liệu xây dựng Bình Dương và chủ nhà Bến Tre; 5 đội nữ có: Phòng không Không quân, Lilama 69 - 3 Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội và Hưng Yên. Các đội nam, nữ thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm, đội có số điểm cao nhất (nhất bảng ) sẽ đấu với đội nhì bảng và cùng lên hạng nên trận chung kết diễn ra ít kịch tính, thiếu hấp dẫn. Giải diễn ra từ 3 - 10/11/2013. t.LâM Kết thúc Giải Vô địch Cầu lông các cây vợt xuất sắc toàn quốc 2013 Ngày 9/11, tại Nhà thi đấu tỉnh Bắc Giang, Giải Vô địch cầu lông các cây vợt xuất sắc toàn quốc-tranh Cúp Lining lần thứ II năm 2013 đã khép lại, bắt đầu từ ngày 05 đến ngày 09/11, với sự tham dự của 60 vận động viên đến từ 14 tỉnh, thành, ngành trong cả nước. Kết thúc giải, Ban Tổ chức đã trao tổng trị giá giải thưởng gần 200 triệu đồng. Trong đó Huy chương Vàng ở nội dung đơn nam, đơn nữ nhận được giải thưởng là 18 triệu đồng và một cây vợt Li-ning từ nhà tài trợ; Huy chương Vàng ở nội dung đôi nam, đôi nữ, đôi nam nữ nhận được giải thưởng là 26 triệu đồng và một cây vợt Li-ning. Ở nội dung đơn nam, với chiến thắng thuyết phục 2-0 trước Lê Quang Tuấn (Hà Nội), Lê Hải Anh (Hà Nội) đã xuất sắc giành Huy chương Vàng, Lê Quang Tuấn (Hà Nội) giành Huy chương Bạc, Huy chương Đồng thuộc về Đỗ Vinh Quang (Đồng Nai). Nội dung đơn nữ, đúng như dự đoán Huy chương Vàng thuộc về Vũ Thị Trang (Bắc Giang), Huy chương Bạc thuộc về Nguyễn Thị Sen (Bắc Giang), Huy chương Đồng thuộc về Đinh Thị Phương Hồng (Thái Bình). Ở nội dung đôi nam, Huy chương Vàng thuộc về đôi Bùi Bằng Đức và Đào Mạnh Thắng (Hà Nội), Huy chương Bạc thuộc về đôi Đỗ Tuấn Đức, Phạm Hồng Nam (Hà Nội), đôi Hùng Việt, Quốc Việt (Công an) giành Huy chương Đồng. Nội dung đôi nữ, Vũ Thị Trang và Nguyễn Thị Sen (Bắc Giang) đã xuất sắc giành Huy chương Vàng, Huy chương Bạc thuộc về đôi Phạm Như Thảo và Lê Thu Huyền (Hà Nội), Huy chương Bạc thuộc về đôi Đinh Thị Phương Hồng và Đỗ Thị Hoài (Thái Bình). Nội dung đôi nam nữ, Huy chương Vàng thuộc về đôi Vũ Hoàng Hải, Nguyễn Thị Ánh Duyên (Quân đội), Huy chương Bạc thuộc về đôi Trần Văn Trí, Trần Linh Giang (Quảng Trị), đôi Phạm Như Thảo và Đào Mạnh Thắng (Hà Nội) giành Huy chương Đồng. Giải đấu nhằm đánh giá trình độ chuyên môn và xếp hạng các cây vợt theo thứ hạng từ cao xuống thấp. Đồng thời đây cũng là dịp để các vây vợt trong cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, tăng cường đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển vì mục tiêu chung của thể thao Việt Nam. ĐứC KiêN số 1050 l 14.11.2013 15
  • 16. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Phú Thọ: Truyền dạy nghệ nhân kế cận tại 4 phường Xoan gốc Nhằm sớm đưa hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, ngày 10/11, tại xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức lớp đào tạo nghệ nhân kế cận và truyền dạy hát xoan cho hàng trăm học viên tại 2 xã có 4 phường xoan gốc là Kim Đức và Phượng Lâu. Ông Nguyễn Ngọc Ân, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ cho biết: Công tác đào tạo nghệ nhân kế cận và truyền dạy hát xoan trong cộng đồng là nhiệm vụ quan trọng được ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch bảo tồn và phát huy di sản hát xoan của tỉnh Phú Thọ năm 2013-2014 và Đề án Bảo tồn hát Xoan giai đoạn 2013-2020 vừa được Chính phủ phê duyệt ngày 7/11/2013. Đây cũng là nội dung quan trọng, quyết định tính bền vững cho sự bảo tồn lâu dài của di sản hát Xoan, phát huy vai trò của các nghệ nhân cao tuổi đào tạo các nghệ nhân trẻ. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 có lớp nghệ nhân kế cận các lớp nghệ nhân cao tuổi hiện nay. Nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch, phường Xoan An Thái, xã Phượng Lâu cho biết: "Không phải bây giờ tôi mới truyền dạy cho các em mà nhiều năm nay công việc truyền dạy cho các em trong xã đã trở thành phong trào rộng khắp. Nhiều em tuổi còn nhỏ nhưng đã thuộc lòng bàn tay cả 3 quả cách trong hát Xoan. Tôi rất mừng là các em vẫn thích hát và say sưa với Xoan". Em Nguyễn Thùy Linh chia sẻ: Gia đình em không ai biết hát Xoan, nhưng khi được tham gia các buổi học của các nghệ nhân trong xã, em chăm chỉ tập hát và tìm hiểu về hát Xoan. Đến bây giờ em có thể hát được khoảng năm bài hát Xoan. Nay lại được các nghệ nhân cho tham gia lớp đào tạo tạo nghệ nhân kế cận và truyền dạy hát Xoan em rất vui và em hy vọng sẽ là hạt giống trong làng Xoan tương lai… Đào tạo lớp nghệ nhân kế cận tại các phường Xoan gốc ở Phú Thọ nhằm phát huy kế tục lớp nghệ nhân cao tuổi hiện nay trong việc truyền dạy cho lớp trẻ tại cộng đồng; phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ người biết hát Xoan là thanh niên, thiếu niên và nhi đồng ở các phường xoan gốc đạt 40%; bảo đảm 100% người có công bảo tồn, gìn giữ, truyền dạy hát Xoan được tôn vinh và hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định. Phú Thọ phấn đấu đến năm 2020 sẽ khôi phục các lễ hội, tục lệ hát Xoan truyền thống nhằm xây dựng thành không gian văn hóa hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương; tiếp tục đầu tư tu bổ, phục hồi các di tích còn lại gắn với hát xoan; nâng tỷ lệ người biết hát xoan là thanh niên, thiếu niên và nhi đồng ở các phường Xoan gốc của tỉnh lên 70%; hỗ trợ chống xuống cấp cho các di tích và phục hồi các tục lệ hát xoan truyền thống tại các di tích có hát Xoan lan tỏa... ĐứC MiNH Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ lần thứ nhất Tối 11/11, Trung tâm Văn hóa tỉnh Sóc Trăng đã diễn ra lễ khai mạc Liên hoan Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ lần thứ nhất. Đây là một trong những hoạt động chính của Festival Đua ghe Ngo Đồng bằng sông Cửu Long lần Thứ nhất - Sóc Trăng năm 2013. Tham gia Liên hoan lần đầu tiên này có 10 đoàn nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer của 6 tỉnh trong khu vực là Sóc Trăng, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu và Vĩnh Long với gần 500 diễn viên, nghệ nhân tranh tài... Theo ông Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ 16 số 1050 l 14.11.2013 lần thứ nhất - Sóc Trăng 2013: Liên hoan nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ lần đầu tiên được tổ chức tại Sóc Trăng này cũng là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer, khi loại hình nghệ thuật này đang bị lấn lướt của nhiều loại hình văn hóa hiện đại khác. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với chính sách đãi ngộ đối với nghệ sĩ, diễn viên, nhất là đối với loại hình nghệ thuật dân tộc Khmer như Dù kê đã có hàng trăm năm tồn tại ở Nam bộ, hy vọng nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer sẽ được tiếp thêm sinh khí và được nhiều công chúng đồng bào Khmer yêu thích. Trong 6 đêm diễn ra Liên hoan (từ 11 đến 16/11), người thưởng thức nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng sẽ được sống lại với nhiều vở Dù kê nổi tiếng như: "Nàng Xê Đa" của Đoàn Nghệ thuật Dù kê tỉnh Sóc Trăng; "Hương sắc tình quê" của Đội Thông tin văn nghệ Khmer Cà Mau; "Truyền thuyết vua thần" của Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Khmer tỉnh Bạc Liêu... Ngay sau lễ khai mạc, Đoàn Nghệ thuật sân khấu Dù kê Khmer Sóc Trăng đã ra mắt với vở diễn "Nàng Xê Đa" và được công chúng tại khán phòng nhiệt liệt đón nhận. L.KHáNH
  • 17. Giữ Gìn các Giá trị văn hóa truyền thốnG Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam 2013 tại Bà Rịa - Vũng Tàu Ngày 9/11, tại thành phố Vũng Tàu, Hội Di sản văn hóa thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Khu di tích Bạch Dinh tổ chức triển lãm Cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam năm 2013 - Viet Nam Heritage Photo Awards 2013, hưởng ứng kỷ niệm lần thứ IX Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2013) . Triển lãm giới thiệu và trưng bày 100 bức ảnh xuất sắc nhất của cuộc thi ảnh Di sản Việt Nam 2013, tôn vinh những giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Các tác phẩm trưng bày được chọn từ hơn 6.000 ảnh dự thi của gần 340 tác giả đến từ mọi miền đất nước tham gia cuộc thi. Tác phẩm dự thi phản ánh khá sinh động về những đề tài Di sản thiên nhiên, Di sản văn hóa vật thể (kiến trúc, điêu khắc, hội họa, thủ công mỹ nghệ, làng nghề…), Di sản văn hóa phi vật thể (âm nhạc, ca múa, lễ hội, trò chơi dân gian, tín ngưỡng, tôn giáo…). Gần 3.800 tác phẩm ảnh đơn, và 267 tác phẩm ảnh bộ từ 339 tác giả dự thi, tăng gấp đôi so với cuộc thi năm ngoái. Các địa phương có số lượng tác giả dự thi nhiều nhất là: Hà Nội (65 tác giả), Thành phố Hồ Chí Minh (51 tác giả), Bình Thuận (20 tác giả)… Đặc biệt, nhiều tác giả ngoài 80 tuổi nhưng vẫn nhiệt tình gửi nhiều tác phẩm dự thi. Người lớn tuổi nhất là nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngân, sinh năm 1924, hiện sinh sống tại thành phố Nha Trang. Đến với triển lãm, đông đảo công chúng và du khách tại thành phố Vũng Tàu được thực hiện một hành trình khám phá, trải nghiệm với nhiều cung bậc cảm xúc trước những hình ảnh tái hiện cuộc sống lao động sinh hoạt đời thường của người dân; trước những khoảnh khắc kỳ ảo, hùng vĩ của thiên nhiên, nét tinh tế của từng đường nét kiến trúc và không khí, tinh thần các lễ hội, phong tục – tâm linh độc đáo, huyền bí… Theo Ban Tổ chức, Khu di tích Bạch Dinh sẽ đón khách miễn phí đến thăm quan Khu di tích Bạch Dinh và Triển lãm ảnh Di sản Việt Nam trong suốt thời gian diễn ra Triễn lãm từ 09/11/2013-15/11/2013. Ngoài triển lãm ảnh tại Thành phố Vũng Tàu, Triển lãm đã được tổ chức tại 16 tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng xã hội trong việc phát hiện, tôn vinh và bảo tồn những giá trị di sản thiên nhiên, di sản văn hóa của Việt Nam. M.HạNH mở rộng không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội Trước nhu cầu vui chơi, mua sắm của người dân và du khách Thủ đô, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã xây dựng Đề án Mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I khu phố cố Hà Nội gồm các phố Hàng Buồm Mã Mây - Đào Duy Từ - Hàng Giầy Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện. Hiện, Đề án đã hoàn thành và dự kiến tháng 12/2013 người dân Hà Nội và du khách sẽ có thêm không gian đi bộ, khám phá phố cổ về đêm vào 3 tối cuối tuần. Các cơ quan chức năng đã tiến hành lấy ý kiến của người dân sống trong khu vực và nhận được 71% hộ dân ủng hộ chủ trương trên. Bởi ngoài lợi ích liên quan đến chính người dân thì họ cũng mong muốn được giới thiệu các giá trị văn hóa, lịch sử, ẩm thực của phố cổ Hà Nội đến với đông đảo du khách. Khu vực này còn lưu giữ những công trình kiến trúc được xây dựng vào thế kỷ 18 - 19 với dáng vẻ kiến trúc cổ, tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo, trong đó nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị cao như đền Bạch Mã, đền Quán Đế, nhà cổ 87 Mã Mây, đền Hương Tượng, đình Kim Ngân, đình Đồng Lạc. Các tuyến phố Hàng Buồm - Mã Mây Đào Duy Từ - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Tạ Hiện gắn kết với tuyến phố đi bộ cũ Hàng Ngang Hàng Đào - Hàng Đường - Đồng Xuân tạo thành một khu vực kinh doanh sầm uất nhất phố cổ Hà Nội. Các mặt hàng kinh doanh ở đây đa dạng về chủng loại, từ quần áo, sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo, các dịch vụ lữ hành, khách sạn. Đặc biệt, khu vực này nổi tiếng với những món ăn ngon mang dấu ấn của đất Kinh kỳ xưa như bún thang, chả cá Lã Vọng, rồi đến phở, bún chả cùng các món ăn nhanh thời nay… Trong đó một số tuyến phố mang các đặc trưng riêng như: Phố Tạ Hiện với ẩm thực, phố Hàng Buồm kinh doanh bánh kẹo, phố Mã Mây - Lương Ngọc Quyến với hoạt động phục vụ khách du lịch. Hầu hết các khu phố Tạ Hiện Lương Ngọc Quyến - Mã Mây - Hàng Giầy - Hàng Buồm đều có kiến trúc nhà cũ hoặc nhà cổ, một số nhà hàng, khách sạn đươc chỉnh trang tương đối khang trang tạo thuận lợi cho tham quan, mua sắm của khách. Đối với các di tích danh thắng trên địa bàn khu phố cổ, UBND quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức mở cửa phục vụ khách tham quan trong thời gian tuyến phố đi bộ hoạt động. Tại một số điểm di tích sẽ tổ chức các hoạt động (Xem tiếp trang 19) số 1050 l 14.11.2013 17