SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 28
Descargar para leer sin conexión
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
I. MỞ ĐẦU :
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ............................................................................
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..........................................................................
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................
II. NỘI DUNG :
1. ĐỔI MỚI,HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH
QUAN.......................................................................................................................
2. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM................................................
2.1. ĐẠI HỘI VI .........................................................................................
2.2. ĐẠI HỘI VII.........................................................................................
2.3. ĐẠI HỘI VIII.......................................................................................
2.4. ĐẠI HỘI IX..........................................................................................
2.5. ĐẠI HỘI X...........................................................................................
3. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP
KINH TẾ CỦA NƯỚC TA.....................................................................................
III. KẾT LUẬN :
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
1
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
I. MỞ ĐẦU :
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI :
Thế giới ngày nay đang nhanh chóng đổi mới. Chủ nghĩa xã hội phải phấn
đấu để chứng minh tính ưu việt của mình về mọi mặt so với chủ nghĩa tư bản.Đối với
các nước xã hội chủ nghĩa đổi mới là con đường để vươn lên đáp ứng yêu cầu thời đại,
đáp ứng với nhu cầu chính đáng và ngày càng cao của nhân dân. Đối với nước ta những
năm 80 của thế kỉ XX đổi mới lại càng là yêu cầu cấp thiết. Đây là một thời kì hết sức
khó khăn của đất nước ta : chiến tranh vừa chấm dứt, đời sống nhân dân còn nghèo nàn
lạc hậu bên cạnh đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu…khó khăn chồng chất khó khăn
tạo nên xuất phát điểm thấp của nuớc ta bấy giờ.Thế nhưng với sự nỗ lực, đoàn kết toàn
dân cùng với những chính sách phát triển phù hợp trong từng thời kì đã giúp nước ta
từng bước tiến lên ,và có vị thế trên quốc tế.Trong sự nghiệp đổi mới, đảng ta đã quyết
định lấy mục tiêu phát trển kinh tế làm nhiệm vụ hàng đầu.Chỉ có thể thì nước ta mới có
thể phát triển và giúp đất nước vượt qua khó những khó khăn ban đầu. Và chính nhờ
những đường lối, chính sách mà Đảng đã vạch ra trong các kì đại hội toàn quốc từ đại
hội VI đến đại hội XX đã dần khôi phục kinh té và đưa nước ta tiến lên sánh vai với “
cường quốc năm châu ”.Để có được những bước tiến đáng kể cùng với sự thay đổi diện
mạo như ngày hôm nay đó là nhờ vào những đường lối đổi mới tích cực, và phù hợp
với hoàn cảnh đất nước trong từng thời kì của Đảng ta.. Chính vì muốn hiểu hơn về quá
trình hình thành và phát triển trong tư duy đổi mới của Đảng ở lĩnh vực kinh tế nên
nhóm BCF quyết định nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài : “ BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU
VỀ CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI VỀ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC
TẾ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
- Thấy được sự vận động đổi mới trong tư duy kinh tế của Đảng cộng sản Việt
Nam cùng với những đường lối đúng đắn, phù hợp của đảng trong từng giai đoạn lịch
sử của đất nước.
-Thấy được kết quả và những thành tựu trong quá trình đổi mới gần 30 năm
của đất nước.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
-Tìm hiểu, phân tích đi sâu nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc từ
Đại hội VI đến X trong lĩnh vực kinh tế để rút ra những sự đổi mới vể tư duy trong
đường lối kinh tế của Đảng.
-Tham khảo các sách và tài liệu về các đại hội toàn quốc của đảng để có cái nhìn
khái quát, chính xác nhất về những đường lối của Đảng.
-Thảo luận, tranh luận về các vấn đề có liên quan đến đề tài và đưa ra những thắc
mắc cũng như kiến nghị giữa các thành viên trong nhóm.
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
2
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
II. NỘI DUNG :
1. ĐỔI MỚI,HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LÀ MỘT YẾU TỐ KHÁCH
QUAN .
Sau đại thắng Xuân 1975, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã tạo những
điều kiện cơ bản để cả nước Việt Nam chuyển sang một giai đoạn cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Hà
Nội tháng 12-1976 đã tổng kết 21 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu
tranh thống nhất nước nhà, nêu rõ sự tất yếu và tầm quan trọng của việc cả nước tiến
lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi,quyết định
phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980). Trong Đại
hội, Đảng quyết định khôi phục lại tên cũ là Đảng Cộng Sản Việt Nam.Sau 5 năm, nhân
dân đạt đựoc những thành tựu rất quan trọng về mọi mặt:
Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị địch bắn phá, về cơ
bản đã được khôi phục xong và bước đầu phát triển. Diện tích gieo trồng tăng thêm gần
2triệu ha. Nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng. Giao thông vận tải được khôi phục và
xây dựng mới1700 km đường sắt, 3800 km đường bộ. Tuyến đường sắt Thống Nhất sau
30 năm gián đoạn được khôi phục lại.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong các vùng mới giải phóng ở miền
Nam:giai cấp tư sản mại bản bị xóa bỏ, đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn
tập thể, thủ công nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại.
Xóa bỏ những biểu hiện của văn hóa phản động, xây dựng nền văn hóa mới cách
mạng. Giáo dục ở các cấp mẫu giáo, phổ thông, đại học đều phát triển. Năm học 1979-
1980, tính chung số người đi học thuộc đối tượng trong cả nước là 15 triệu, tăng hơn
năm học 1976-1977 là 2 triệu.
Tuy nhiên, nền kinh tế của ta sau 5 năm vẫn còn mất cân đối lớn, sản xuất phát
triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều
khó khăn.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp tháng 3-1982 xác định
thời kì qúa độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng, gồm chặng đường
đầu tiên và những chặng đường tiếp sau. Đại hội quyết định phương hướng nhiệm vụ,
mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981-1985). Sau 5 năm thực hiện, đất nước đã
có những chuyển biến và tiến bộ đáng kể.
Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã chặn đựoc đà giảm sút của 5
năm trước (1976-1980) và có bước phát triển: Năm 1981-1985, sản xuất nông nghiệp
tăng bình quân hằng năm 4,9% so với 1,9% của thời kì 1976-1980 ; sản xuất lương thực
tăng bình quân hằng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kì 1976-1980, lên 17 triệu tấn. Sản
xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5% so với 0,6% của thời kì 1976-
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
3
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
1980.Thu nhập quốc dân tăng bình quân hăng năm là 6,4 %so với 0,4% của 5 năm
trước.
Về xây dựng cơ sỏ vật chất – kĩ thuật, đã hoàn thành hàng trăm công trình tương
đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, công trình
thủy điện Hòa Bình, thủy điện Tri An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt
động.
Bên cạnh những tiến bộ và thành tựu to lớn đạt được, những khó khăn yếu kém
của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, thậm chí có phần trầm trọng hơn, mục tiêu
cơ bản là ổn định tình hinh kinh tế, xã hội vẫn chưa thực hiện được mà cho đến bây giờ
người ta vẫn còn cảm thấy sợ khi nói về thời bao cấp. Từ quan niệm chủ nghĩa xã hội
chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế độ công hữu về tất cả các tư liệu sản xuất. Từ
quan niệm nhà nước phải chỉ huy toàn bộ nền kinh tế theo một kế hoạch tập trung,
thống nhất với những chỉ tiêu có tính pháp lệnh áp đặt từ trên xuống. Từ chỗ tuyệt đối
hóa vai trò của kế hoạch, phủ nhận vai trò của thị trường.Từ chỗ chỉ thừa nhận một hình
thức phân phối duy nhất chính đáng là phân phối theo lao động nên hai chữ “chỉ tiêu”
trở thành “vòng kim cô” khủng khiếp trùm lên toàn bộ mọi hoạt động sản xuất. Nhà
nước cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vốn lưu động mỗi năm cho doanh nghiệp, kèm
theo một con số sản phẩm nhất định mà doanh nghiệp phải làm ra rồi cũng nộp cho Nhà
nước.Tuy nhiên, do thiếu tất cả mọi thứ cộng với phương thức quản lý “của chung” nên
hầu như không bao giờ những gì Nhà nước giao tương ứng với những gì Nhà nước
muốn thu lại từ doanh nghiệp. Và những chỉ tiêu này cũng hủy diệt gần như hoàn toàn
mọi sáng tạo, năng động của doanh nghiệp. Chuyện mua bán thời bao cấp với cảnh
ngăn sông cấm chợ, giá dưới đất giá trên trời, mua không được bán không xong... là kết
quả của quá trình siết chặt quá nóng vội, mạnh tay Các chuyên gia kinh tế bao cấp nghĩ
rằng Nhà nước bán rẻ (dưới giá thành) cho dân những mặt hàng thiết yếu thì Nhà nước
cũng phải mua sản phẩm của họ với giá rẻ (dưới giá thành). Phần chênh lệch sẽ được
tính tương đương nhau, không bên nào bị thiệt mà vẫn ổn định được nhu cầu của mình.
Cả xã hội lúc ấy trở thành một thị trường mua không được bán cũng không xong. Và
khi không đủ hàng hóa để cung cấp, sự thất thoát giữa các khâu phân phối trung gian
quá lớn thì thương mại quốc doanh trở thành một thứ ân sủng đối với người tiêu dùng.
Vì thế thị trường tự do không thể bị xóa bỏ triệt để nhưng cũng không ngừng bị bóp
nghẹt. Nó đã đẻ ra môi trường màu mỡ cho những thủ đoạn tiêu cực như móc ngoặc,
chà đạp, tham ô, đầu cơ. Hàng hóa đã khan hiếm lại bị đủ thứ trò mánh mung, thiệt thòi
nhất vẫn là kẻ mua mà mặt mày thường cứ như người “mất sổ gạo”. Đó là thời kỳ mà
thành quả kinh tế tưởng tượng rất lớn, nhưng thành tích cụ thể rất nghèo nàn.
Không chỉ dừng lại ở đó, nền kinh tế thế giới lâm vào thời kì khủng hoảng, các
nước XHCN lâm vào khủng hoảng trầm trọng . Nước ta dần dần bị các nước anh em
cắt viện trợ kinh tế làm cho tình hình đất nước hết sức khó khăn, đời sống nhân dân gặp
muôn vàn khó khăn.
Trước tình hình đó , Đảng nhanh chóng nhận khuyết điểm trước toàn thể nhân
dân và tiến hành cải cách kinh tế xóa bỏ nền kinh tế tự cung tư cấp , quan liêu bao cấp .
Dấu ấn quan trọng đó được tiến hành tại ĐẠI HỘI VI đã làm thay đổi toàn thể bộ mặt
xã hội .
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
4
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
2. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ (K TQT )CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM :
Quá tình đổi mới tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng được thể hiện
xuyên suốt trong các văn kiện đại hội của Đảng từ đại hội VI đến đại hội X . Dưới đây
là những tóm tắt sơ lược nhất về các kì đại hội của Đảng cũng như quá trình thay đổi tư
duy và đường lối của Đảng :
2.1. ĐẠI HỘI VI :ĐẠI HỘI MỞ ĐẦU CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI .
Hoàn cảnh nước ta trong 10 năm sau khi giải phóng miền Nam (1975 – 1985):
- Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng thì hậu quả của cuộc chiến tranh để lại
hết sức nặng nề, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, kẻ thù lại ra sức bao vây
cấm vận kinh tế nước ta, thiên tai lũ lụt lại xảy ra nhiều, tình hình kinh tế xã hội ở thời
kỳ hậu chiến rất phức tạp… Đứng trước tình hình đó nhiệm vụ trước mắt của nhân dân
ta là phải nhanhchóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời củng cố quốc phòng, bảo vệthành quả của
cách mạng. - Trải qua hai kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng là Đại hội lần thứ V
(1982),cách mạng nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, đó là : hoàn
thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ra đời, nhanh chóng khôi phục được nền kinh tếquốc dân, khắc phục được những hậu
quả của thiên tai lũ lụt, tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đó là chiến
tranh biên giới phía Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, làm được nghĩa
vụ quốc tếgiúp bạn Lào và Căm- pu-chia, ổn định đời sống nhân dân trong nước về
nhiều mặt. - Bên cạnh những thành tựu nói trên, cách mạng nước ta cũng gặp rất nhiều
khó khăn và yếu kém: Nền kinh tế nước ta không được phát triển,tình hình sản xuất
ngày một tụt lùi, nhất là từ 1979- 1980, trong khi đó đời sống của nhân dân ta không
những không được nâng cao mà ngày càng giảm sút, đất nước ta bước vào một thời kỳ
khủng hoảng về kinh tế xã hội. Nguyên nhân của tình hình đó là Đảng và Nhà nước ta
mắc nhiều sai lầm khuyết điểm trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo kinh tế xã hội. - Đại
hội lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới (1986). Để khắc phục những sai lầm và khuyết
điểm của Đảng, đưa đất nước đi lên vượt qua khủng hoảng, thì Đảng ta phải đổi mới
chủ trương chính sách và biện pháp; vì vậy mà Đại hội lần thứ VI của Đảng dã được
triệu tập vào tháng 12-1986. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.Nội
dung chính của Đại hội Đảng lần thứ VI là:
+ Đại hội VI đã tự phê bình và phê bình những sai lầm khuyết điểm của Đảng, nhìn
thẳng vào sự thật, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng là:
• Phải lấy dân làm gốc.
• Phải luôn luôn xuất phát từ tình hình thực tế khách quan.
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
5
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
• Phải làm theo quy luật khách quan. Bài học về xây dựng Đảng Cộng sản ngang tầm
với tình hình nhiệm vụ mới,
Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới ở đâykhông phải chỉ
thay đổi con đường và mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà là làm sao cho mục tiêu ấy được
thực hiện tốt hơn bằng quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những biện pháp,
bằng những bước đi, những hình thức thích hợp. Đổi mới toàn diện đồng bộ từ kinh tế
đến chính trị tư tưởng đến xã hội. Đổi mới về kinh tế là trọng tâm, đổi mới về chính trị
cần phải làm tích cực nhưng phải thận trọng không gây mất ổn định, không làm thiệt
hại công cuộc đổi mới.
Nội dung đổi mới về kinh tế:
+ Đại hội đề ra thời kỳ quá độ của nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội phải qua nhiều
chặng đường mà chặng đường đầu tiên để cho việc công nghiệp hoá chủ nghĩa xã hội
trong những chặng đường tiếp theo.
+ Đại hội Đảng VI đề ra trong những năm 1986-1990 cần tập trung sức người, sức
của để thực hiện 3 chương trình: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu.
+ Cơ cấu kinh tế ở nước ta phải bao gồm công nghiệp, nông nghiệp và phải kết hợp
chặt chẽ với nhau. Về công nghiệp phải đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất
khẩu, xây dựng các ngành công nghiệp phải xây dựng toàn diện, phát triển nông -lâm –
ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến, nông nghiệp phải đảm bảo lương thực -
thực phẩm coi đó là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình.
+ Cải tạo quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và tình hình của lực lượng sản
xuất, không ngừng hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm đến nhóm người lao động
ở nông thôn, khuyến khích sản xuất.
+ Đại hội Đảng VI thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế, phát triển
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp, lấy lợi ích vật chất để khuyến khích sản xuất.
+ Mở rộng kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế. - Đổi mới về
chính trị: Đại hội Đảng VI nhấn mạnh về vấn đề dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa, lấy dân
làm gốc, dựa vào phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, coi đây là
nề nếp hàng ngày của xã hội mới.
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới
toàn diện, thừa nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. Tại Đại
hội lần này, Đảng ta xác định nền kinh tế tồn tại 6 thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế
quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản Nhà
nước và kinh tế tự cung tự cấp. Hội nghị TW lần thứ 6 khóa VI đã cụ thể hóa hơn nữa
những quan điểm tại Đại hội VI:
* "Một là, chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có
tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh thần dân chủ về
kinh tế, bảo đảm cho mọi người được tự do làm ăn theo luật pháp.
* Hai là, các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất vốn có bản chất riêng nhưng
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
6
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
trong hoạt động sản xuất kinh doanh không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn
hợp, đan kết với nhau.
Trong nền kinh tế quốc dân thống nhất do Nhà nước hướng dẫn, kiểm soát và
điều tiết với kinh tế quốc doanh nắm những vị trí then chốt, các đơn vị sản xuất kinh
doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau, vừa cạnh
tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Cần xoá bỏ những định kiến, phân
biệt đối xử không đúng và các hình thức độc quyền kìm hãm xu thế ấy.
Các đơn vị kinh tế chủ động đi sâu vào chuyên môn hoá và phát triển kinh
doanh tổng hợp, mở rộng phạm vi hoạt động và quan hệ hợp tác, không bị hạn chế bởi
sự phân công chuyên môn hoá máy móc theo lối áp đặt từ trên, không bị chia cắt theo
địa giới hành chính.
* Ba là, kinh tế quốc doanh phải được củng cố và phát triển, nắm vững vị trí then chốt
trong nền kinh tế, phát huy ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, không ngừng nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả, chủ động liên kết và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác để
thực hiện tốt vai trò chủ đạo, bảo đảm cho sự phát triển ổn định và có hiệu quả của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước bảo đảm quyền tự
chủ sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh và tạo điều kiện cho kinh tế
quốc doanh thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và trên thị trường bằng
phương thức kinh doanh.
Kinh tế quốc doanh cần có lực lượng đủ sức chi phối thị trường, song không
nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, nghề. Những ngành, nghề, loại hoạt
động nào mà kinh tế hợp tác xã, kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân có thể làm tốt, có lợi
cho nền kinh tế thì nên tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế ấy phát triển.
* Bốn là, kinh tế hợp tác xã có nhiều hình thức từ thấp đến cao. Mọi tổ chức sản
xuất kinh doanh do những người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức và được quản lý
theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô, trình độ kỹ thuật, mức độ tập thể hoá
tư liệu sản xuất, đều là hợp tác xã. Theo tinh thần đó, cần củng cố và phát triển hợp tác
xã trong các ngành, nghề với hình thức và quy mô thích hợp, có tác dụng thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển
Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp là các đơn vị kinh tế hợp tác với
nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất quản lý việc
thực hiện chế độ khoán ruộng đất cho xã viên, đồng thời tổ chức kinh doanh những
khâu, những hoạt động kinh tế mà việc làm chung có lợi hơn từng gia đình tự làm, đặc
biệt là trong các dịch vụ sản xuất và lưu thông, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
và trong việc mở mang ngành nghề; cùng với chính quyền và các đoàn thể chăm lo các
vấn đề xã hội đối với gia đình xã viên. Quy mô tổ chức và cơ chế, bộ máy quản lý hợp
tác xã, tập đoàn sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của từng đơn
vị, do tập thể xã viên quyết định.
Gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, ngoài việc nhận khoán sử dụng
ruộng đất, thực hiện các hợp đồng khác với hợp tác xã, còn chủ động phát triển sản xuất
kinh doanh dưới nhiều hình thức. Nhà nước và hợp tác xã khuyến khích gia đình xã
viên làm giàu, đồng thời có chính sách, biện pháp cụ thể giúp đỡ những hộ nghèo túng
có thêm điều kiện và cố gắng vươn lên làm ăn tốt, không ngừng tăng cường quan hệ
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
7
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
đoàn kết, tương trợ và hợp tác ở nông thôn. Tiếp tục giải quyết kịp thời có lý, có tình
vấn đề tranh chấp ruộng đất.
* Năm là, trong điều kiện của nước ta, các hình thức kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu
chủ, tư bản tư nhân) vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền
kinh tế hàng hoá đi lên chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện chính sách nêu trên là tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa gắn liền với phát
triển lực lượng sản xuất theo quan niệm đúng đắn mà Đại hội VI đã đề ra.
Ý nghĩa: Với những nội dung nói trên, Đại hội VI đã được ghi vào lịch sử là Đại
hội đổi mới toàn diện đất nước,đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử Đảng
và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Tiếp tục đổi mới đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội
(1991-1995)
2.2. ĐẠI HỘI VII :ĐẠI HỘI TIẾP TỤC CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI .
Đến Đại hội VII, Đảng ta xác định: “Trong nền kinh tế thị trường, với quyền tự
do kinh doanh được pháp luật bảo đảm, từ ba loại hình sở hữu cơ bản (sở hữu toàn dân,
sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), sẽ hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình
thức tổ chức kinh doanh đa dạng”. Từ đó Đảng ta xác định 5 thành phần kinh tế: kinh tế
quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế gia đình.
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, những diễn biến quốc tế
phức tạp đã tác động xấu đến tình hình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta. Nhưng
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá
con đường đổi mới tuy chưa có một khuôn mẫu cho trước, từng bước đưa đường lối của
Đại hội VI đi vào cuộc sống. Tuy tình hình cách mạng còn nhiều khó khăn, song với kết
quả đạt được trong bước đầu đổi mới đã có thể xác nhận khả năng tự đổi mới của nhân
dân ta là hiện thực.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (họp từ ngày 24 đến 27-6-1991) đã
tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, đề ra chủ trương,
nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu ưu điểm đã đạt được; khắc phục
những khó khăn hạn chế mắc phải trong bước đầu đổi mới ngăn ngừa những lệch lạc
phát sinh trong quá trình đó, điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đối mới (được đề
ra từ Đại hội VI) để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên.
Ngoài việc quyết định những công việc cách mạng trong nhiệm kì, Đại hội VII
của Đảng còn quyết định một số vấn đề về chiến lược lâu dài. Đó là việc 8hong qua
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và “Chiến lược
ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”. Đại hội đã bầu Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khóa VII) gồm 146 ủy viên, Bộ Chính trị BCHTƯ gồm 13 ủy viên.
Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư của Đảng.
Bước vào nhiệm ki Đại hội VII của Đảng, vào thập niên cuối cùng của thế kỉ
XX đã có nhiều biến động to lớn, tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử loài người. Bối
cảnh quốc tế và nước ta có những thay đổi lớn, tác động đến quá trình đổi mới của ta,
bắt đầu từ Đại hội VI và tiếp tục sau Đại hội VII của Đảng.
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
8
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Tình hình quốc tế. Về chính trị, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch tăng cường việc thực hiện âm mưu
“diễn biến hòa bình”; kích động việc thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, nhằm xóa
bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, truyền bá tư tưởng văn hóa đồi trụy, độc hại; đưa
lực lượng gián điệp, biệt kích vào nước ta nhằm cấu kết với bọn phản động và các phần
tử xấu trong nước, tăng cường hoạt động nhằm lật đổ chế độ…
Về kinh tế, những thay đổi ở Liên Xô và Đông Âu đã gây ra cho chúng ta
nhiều đảo lộn lớn và đột ngột về thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, về nhiều chương
trình hợp tác kinh tế và nhiều hợp đồng về lao động. Trong thời gian ngắn, nước ta phải
chuyển một phần đáng kể khối lượng buôn bán từ các thị trường truyền thống Bang thị
trường mới; chịu những tác động lớn về biến động cung cầu và giá cả của thị trường thế
giới. Nguồn vay bên ngoài giảm mạnh, sự ưu đãi về giá chấm dứt, nợ nước ngoài phải
trả hằng năm tăng lên, trong khi một số nước tiếp tục chính sách bao vây kinh tế nước
ta, gây cho ta nhiều khó khăn.
Song, chúng ta cũng có những điếu kiện thuận lợi mới. Quan hệ kinh tế đối
ngoại của nước ta ngày căng được mở rộng, trong đó quan hệ với một số nước được cải
thiện và từng bước bình thường hóa. Điều đó tạo khả năng để chúng ta mở rộng thị
trường, thu hút nguồn vốn và kĩ thuật, học hỏi kinh nghiệm của thế giới. Đống thời,
quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng vươn lên
thích ứng với những yêu cầu khắt khe về chất lượng, hiệu quả, về quy chế và luật pháp
kinh doanh của thị trường thế giới.
Tình hình trong nước: Trên tất cả cặc lĩnh vực, nhất là về kinh tế - xã hội, vẫn
còn nhiều khó khăn (như đã trình bày ở trên), bao trùm nhất là “Đất nước ta vẫn chưa ra
khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội…. nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa
được giải quyết”.
Nhưng chúng ta có thuận lợi cơ bản, đó là: những thành tựu bước đầu rất quan
trọng và những kinh nghiệm đổi mới đã thu được trong những năm trước là to lớn; đông
đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ đường lối đổi mới; cục diện chính trị nước
ta ổn định. Chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển: đội ngũ lao động vã cán bộ khoa
học – kĩ thuật cần cù,thông minh, chọn tạo; khả năng thâm canh, tăng vụ và mở rộng
diện tích trong nông nghiệp, phát triển nghề rừng và thủy sản còn lớn; công nghiệp dầu
khí,…. có những điều kiện thuận lợi để mở rộng; vốn nhàn rỗi trong nhân dân còn
nhiều…
Xuất phát từ đặc điểm tình hình quốc tế và trong nước nói trên, căn cứ vào mục
tiêu của chặng đường đầu thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (đề ra từ Đại hội VI), Đại
hội VII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 .năm (1991-1995) là vượt
qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính
trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng
hoảng hiện nay
Các mục tiêu cụ thể là:
-Tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu
tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
9
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
- Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số.
Ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo đảm để
tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cấu thiết yếu của người lao động, ngăn chặn thu
nhập phi pháp và bất công.
- Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung và phương thức
hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, đổi mới tổ chức và cán bộ.
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách
mạng.
Đại hội VII của Đảng cũng đề ra mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1991-1995)
là: đầy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản
xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu có tích lũy từ
nội bộ nến kinh tế”.
Để thực hiện mục tiêu trên, phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế,
đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với những nội dung cao hơn trước và từng bước xây
dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóá đẩy mạnh nhịp độ ứng dụng tiến
bộ khoa học, kĩ thuật; hình thành về cơ bản và vận hành tương đối 10hong suốt cơ chế
quản lí mới.
2.3. ĐẠI HỘI VIII ( ) :
2.3.1. NHIỆM VỤ :
Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển
mới - đảy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là
tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi
mới một cách toàn diiện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong Chiến lược ổn định và phát
triển kinh tế- xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền
vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc
phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền
đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau.
2.3.1. MỤC TIÊU :
Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
hàng năm 9 - 10%; đến năm 2000, GDP bình quân đầu người gấp đôi năm 1990 (trong
chỉ đạo thực hiện phấn đấu đạt cao hơn).
Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm,
thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm 4,5 - 5%.
Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công
nghiệp hàng tiêu dùng và hang xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công
nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hoá chất, một số
cơ sở công nghiệp quốc phòng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng
năm 14 - 15%.
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
10
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng, trước hết ở những
khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển.
Phát triển các ngành dịch vụ, tập trung vào các lĩnh vực vận tải, thông tin liên
lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ, pháp lý... Tốc độ
tăng giá trị dịch vụ bình quân hàng năm 12 -13%.
Tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội. Chú trọng tăng cả tích luỹ và đầu tư trong
nước thông qua ngân sách, cũng như của doanh nghiệp và nhân dân. Giải quyết tốt quan
hệ tích luỹ - tiêu dùng theo hướng cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không
tiêu dùng quá khả năng nền kinh tế cho phép; tăng năng xuất và hiệu quả để vừa cải
thiện được đời sống, vừa có tích luỹ ngày càng nhiều cho đầu tư phát triển. Chống thất
thoát, lãng phí, tham nhũng. Huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước, đồng thời thu
hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài để đưa tỉ lệ đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000
lên khoảng 30% GDP.
Khai thác thế mạnh của cả nước, của mỗi vùng, mỗi ngành tạo ra sự phát triển
hài hoà giữa các vùng lãnh thổ. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các
địa bàn trọng điểm có điều kiện sớm đưa lại hiệu quả cao. Đồng thời dành nguồn vốn
để giải quyết những nhu cầu bức xúc của các vung khác, nhất là phát triển kết cấu hạ
tầng và hỗ trợ vốn tín dụng, tạo điều kiện để các vùng còn kém phát triển, các vùng
nông thôn, miền núi có thể phát triển nhanh hơn, khắc phục dần tình trạng chênh lệch
quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.
Đến năm 2000 tỉ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34 - 35% trong
GDP; nông, lâm , ngư nghiệp chiếm khoảng 19 - 20%; dịch vụ chiếm khoảng 45-46%.
Tăng nhanh khă năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hoá nền tài
chính quốc gia. Huy động 20 - 21% GDP vào ngân sách thông qua thuế và phí; kiềm
chế bội chi ngân sách không quá 4,5% GDP; thực hiện cam kết trả nợ. Tiếp tục thực
hiên mục tiêu kiềm chế và kiểm soát lạm phát, loại trừ các nguy cơ tái lạm phát cao, giữ
chỉ số giá tiêu dùng dưới 10%/ năm. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn, hình thành từng bước thị trường
chứng khoán. Tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, thu hẹp việc sử dụng
ngoại tệ ở trong nước; ổn định tỉ giá hối đoái phù hợp với sức mua thực tế của đồng
tiền.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Mở rộng thị trường xuất nhập
khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu; tăng sức cạnh tranh
của hàng hóa và dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28%
(chưa kể phần xuất khẩu tại chỗ), nâng mức xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000
lên 200 USD; phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ thu ngoại tệ. Kim ngạch nhập khẩu
tăng bình quân hàng năm khoảng 24%.
2.4. ĐẠI HỘI IX ( ) :
Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên
phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định
hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên
ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
11
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải
thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an
ninh.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 nhằm: Đưa nước ta ra
khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng,
tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc
tế được nâng cao.
Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi so với năm
2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỉ lệ lao động nông
nghiệp xuống còn khoảng 50%.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 là bước rất quan trọng trong
việc thực hiện Chiến lược 10 năm 2001-2010 nhằm: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc
làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường
kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã
hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.
Trong 5 năm 2001-2005 phấn đấu đạt nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước
bình quân 7,5%/năm
2.4.1. Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ,
trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ
mạnh; có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có
sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng ngàng càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp
nặng then chốt; có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; giữ vững ổn định kinh
tế - tài chính vĩ mô; bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi
trường... Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế; kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.
Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mọi hoạt động kinh tế được đánh
giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng và an
ninh. Trước mắt, tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp nàh nước, hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn. Chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế
so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và
ngoài nước; nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua của
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
12
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện
khí hoá; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị
thu được trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá. Đầu tư
nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn. Phát triển công
nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục
vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp
sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới và cải thiện đời sống
nông dân và dân cư nông thôn.
Công nghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào
một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh công
nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, may mặc, da - giầy, một số sản phẩm cơ khí, điện
tử, công nghiệp phần mềm... Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng
quan trọng sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc
phòng. Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên dầu khí, khoáng sản, vật liệu xây
dựng. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số tập đoàn
doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá.
Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại kể cả
thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính - viễn thông, du lịch, tài chính,
ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công, nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị
trường... Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nề
kinh tế và đời sống xã hội.
Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng, hiện đại hoá dần các
thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Không tập trung quá nhiều cơ
sở công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và
ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý đô thị, nâng cao thẩm
mỹ kiến trúc .
2.4.2. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần :
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các
thành phần kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh
lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với
kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân
2.4.3. Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu
lực quản lý kinh tế của Nhà nước :
Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng
hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị
trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ.
Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ; phát huy vai trò nòng cốt, định hướng
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
13
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
và điều tiết của kinh tế nhà nước trên thị trường. Đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao
sức mua của thị trường trong nước, cả ở thành thị và nông thôn, chú ý thị trường các
vùng có nhiều khó khăn. Mở thêm thị trường mới ở nước ngoài. Xác định thời hạn bảo
hộ hợp lý và có hiệu quả đối với một số sản phẩm cần thiết, tích cực chuẩn bị để mở
rộng hội nhập thị trường quốc tế. Hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh.
Mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước,
bảo vệ lợi ích của người lao động và của người sử dụng lao động; đẩy mạnh xuất khẩu
lao động có tổ chức và có hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách tạo cơ
hội bình đẳng về việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích
người lao động tự tìm việc làm, nâng cao trình độ, đào tạo lại, học nghề mới.
2.4.4. Mở rộng quan hệ đối ngoại và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế :
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương
hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển
Nhiệm vụ đối ngoại là tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo các điều
kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia,
đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng
lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực
theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp
vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; bình đẳng
và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; làm
thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội
lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo
vệ môi trường. Chính phủ cùng các bộ, ngành và các doanh nghiệp khẩn trương xây
dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lý và chương trình
hành động cụ thể, phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp;
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, hoàn
chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền
kinh tế
Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa
và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước
ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hoà bình, không có vũ khí hạt
nhân, ổn định, hợp tác cùng phát triển .
2.5. ĐẠI HỘI X ( ) :
2.5.1. Mục tiêu tổng quát :
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về
nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
14
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân
dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế
tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam
trong khu vực và trên trường quốc tế.
2.5.2. Các nhiệm vụ chủ yếu :
Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và
nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước
ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp..
Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường,
hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta.
Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối
ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế.
Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát
triển kinh tế tri thức.
Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống; kiềm
chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi
trường.
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm
giàu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã
hội.
Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao hiệu lực
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rõ rệt về cải cách hành
chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối
ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
2.5.3. Định hướng :
Về kinh tế :
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần
năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm và phấn
đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt
khoảng 1.050 - 1.100 USD.
Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%;
công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%.
Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm.
Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21 - 22%.
Vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP.
Mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
15
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Về xã hội:
Năm 2010, tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%/năm.
Lao động nông nghiệp năm 2010 chiếm dưới 50% lao động xã hội.
Tạo việc làm cho 8 triệu lao động; tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 5%.
Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10 - 11% vào năm 2010.
Năm 2010, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; giáo dục đại học và
cao đẳng đạt 200 sinh viên /10.000 dân; lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao
động xã hội.
Tỉ lệ bác sĩ đạt 7 người/10.000 dân.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2010 đạt 72 tuổi.
Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 16%o; tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi
giảm xuống dưới 20%; tỉ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản dưới 60/100.000 trẻ
đẻ sống.
Về môi trường :
Đưa tỉ lệ che phủ rừng vào năm 2010 lên 42 – 43%.
Năm 2010, 95% dân cư thành thị và 75% dân cư ở nông thôn được sử dụng nước
sạch.
Năm 2010, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch
hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ sở sản
xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô
thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải; 80 -
90% chất thải rắn, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi
trường.
2.5.4. Định hướng :
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn
- Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất
lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá
- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại
- Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ
-Tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối
ngoại:
+ Thực hiện tốt đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; chủ
động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới. Thực
hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư,
dịch vụ và các lĩnh vực khác. Thực hiện các cam kết của Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN và tích cực tham gia quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. Chuẩn bị
tốt các điều kiện để bảo đảm thực hiện các cam kết khi nước ta gia nhập WTO.
+ Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi
ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Tiếp tục cải thiện môi
trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những
điều kiện thuận lợi hơn nữa để khai thác lợi thế của đất nước và khắc phục những
vướng mắc ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn quốc tế, như vốn ODA, vốn đầu
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
16
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
tư trực tiếp, gián tiếp dưới nhiều hình thức, tín dụng thương mại và các nguồn vốn quốc
tế khác.
+ Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức
thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng
đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn
FDI; tranh thủ nguồn vốn ODA đi đôi với việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao
hiệu quả sử dụng và có kế hoạch đảm bảo trả nợ. Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp
của nước ngoài và có chính sách hiệu quả hơn để thu hút kiều hối vào phát triển kinh tế.
Tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế khuyến khích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của doanh nghiệp Việt Nam.
+ Tận dụng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động và khẩn trương chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và quản lý, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm và dịch vụ Việt Nam tại thị trường trong
nước và trên thế giới. Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu
hẹp dần nhập siêu; phấn đấu tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá
trị gia tăng cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm
xuất khẩu chủ lực mới, hết sức hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên
nhiên và nông sản chưa qua chế biến. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị
trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị
trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng. Phấn đấu đưa tổng kim
ngạch xuất khẩu 5 năm tới lên hơn hai lần 5 năm trước.
+ Phát huy tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong
hội nhập kinh tế quốc tế. Từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới từ tư duy đến
phong cách quản lý, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư,
giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị
trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt
Nam hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước
ngoài.
- Phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ
- kiềm chế tốc độ tăng dân số, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm
và an sinh xã hội
-Tiếp tục đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo
- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân
dân
- Tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
2.5.5. Chính sách :
Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu
tư, kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp
Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp nhà nước
Tiếp tục đổi mới, tạo động lực phát triển có hiệu quả các loại hình kinh tế tập thể
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
17
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Tiếp tục phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp
của tư nhân
Thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài
Phát triển đồng bộ các loại thị trường và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhận xét chung quá trình đổi mới tư duy về đường lối đổi mới và hội nhập
kinh tế của Đảng ta :
Từ quan niệm về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một
nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần xã hội chủ nghĩa (kinh tế quốc doanh và kinh tế
tập thể) đã đi đến quan niệm về một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế này, ngoài hai thành phần nói trên, còn có: kinh tế tư
nhân (bao gồm cả cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế ấy đều là bộ phận của nền kinh tế
quốc dân, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, cùng hợp tác
và cạnh tranh lành mạnh. Thay đổi quan trọng nhất là kinh tế tư nhân chẳng những
không bị kỳ thị, mà còn được thừa nhận là có vai trò quan trọng, là một trong những
động lực của nền kinh tế.
Từ quan niệm cho rằng, để xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,
phải nhanh chóng hoàn thành cải tạo kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ
là những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, đã đi đến quan niệm cho rằng việc
cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới nhất thiết phải phù hợp với
từng bước phát triển của lực lượng sản xuất. Tiêu chuẩn căn bản đánh giá hiệu quả
xây dựng quan hệ sản xuất mới không phải ở chỗ cải tạo nhanh hay không các thành
phần kinh tế tư nhân nói trên mà là ở chỗ làm sao giải phóng và phát huy được mọi
năng lực sản xuất, đẩy nhanh phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân
dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Từ quan niệm chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế
độ công hữu về tất cả các tư liệu sản xuất (bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể)
đã đi đến quan niệm về một nền kinh tế nhiều sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể
và sở hữu tư nhân). Trong đó, không chỉ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất được thừa
nhận, mà ngay chế độ công hữu cũng được hiểu không phải về tất cả các tư liệu sản
xuất mà chỉ là về các tư liệu sản xuất chủ yếu để làm chỗ dựa cho nền kinh tế quốc dân.
Từ quan niệm kinh tế quốc doanh (các doanh nghiệp nhà nước) là chủ đạo đã đi
đến quan niệm kinh tế nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và những bộ
phận khác như dự trữ quốc gia, ngân sách nhà nước,…) là chủ đạo. Chủ đạo không có
nghĩa là các doanh nghiệp nhà nước phải chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành nghề,
mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, độc quyền chi phối thị trường, mà là ở chỗ kinh tế
nhà nước phải giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế; phải mở đường, hướng dẫn,
hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để Nhà
nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho xã hội mới. Về
hình thức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, trở
thành hình thức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu.
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
18
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước, đều cần đẩy mạnh việc
sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả, trọng tâm là cổ phần hóa.
Từ quan niệm hợp tác xã thuần túy là kinh tế tập thể, cho rằng tập thể hóa tư
liệu sản xuất càng mạnh, tỷ trọng sở hữu tập thể càng cao thì hợp tác xã càng gần chủ
nghĩa xã hội, do đó mà gò ép những người lao động cá thể vào hợp tác xã, đã đi đến
quan niệm hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở người lao động
tự nguyện góp sức, góp vốn và quản lý dân chủ, với quy mô và mức độ tập thể hóa tư
liệu sản xuất khác nhau. Hình thức tổ chức các hợp tác xã trong nông nghiệp và trong
các ngành hoạt động phi nông nghiệp cũng khác nhau. Ngay trong nông nghiệp, giữa
các hợp tác xã nghề trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề muối, nghề rừng cũng khác
nhau. Các hợp tác xã nông nghiệp không quản lý toàn bộ các khâu trong quá trình sản
xuất, kinh doanh mà phát huy vai trò tự chủ của hộ xã viên và thực hiện chức năng chủ
yếu làm dịch vụ, hỗ trợ, hướng dẫn xã viên.
Từ quan niệm hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, với việc xóa
bỏ nhanh các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu, đã là nền tảng của
nền kinh tế quốc dân, đã đi đến quan niệm rằng muốn cho hai thành phần kinh tế nhà
nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân, thì phải trải qua một quá trình xây dựng, củng cố và phát triển hai thành phần đó
với những bước đi thích hợp.
Từ quan niệm Nhà nước phải chỉ huy nền kinh tế theo một kế hoạch tập trung
với những chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống, đã đi đến quan niệm phân biệt rõ
chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh; chức năng
quản lý nhà nước về kinh tế và chủ sở hữu tài sản công là thuộc Nhà nước, còn chức
năng quản lý kinh doanh thì thuộc về doanh nghiệp. Từ chỗ tuyệt đối hóa vai trò của kế
hoạch, phủ nhận vai trò của thị trường đã đi đến thừa nhận thị trường vừa là căn cứ,
vừa là đối tượng của kế hoạch; kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng và đặc biệt
quan trọng trên bình diện vĩ mô, còn thị trường giữ vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn
vị kinh tế lựa chọn hình thức hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh.
Quan niệm về hàng hóa và thị trường cũng được mở rộng, bao gồm cả tư liệu sản xuất,
vốn, sức lao động, bất động sản, công nghệ, các dịch vụ như thông tin, tư vấn, tiếp thị,
pháp lý, tài chính, ngân hàng, kiểm soát, bảo hiểm,…
Từ quan niệm chỉ thừa nhận một hình thức phân phối duy nhất chính đáng là
phân phối theo lao động, đã đi đến quan niệm thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy
phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối
dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và phân phối
thông qua phúc lợi xã hội. Công bằng xã hội không phải thể hiện ở chủ nghĩa bình
quân trong phân phối, mà là ở sự phân phối hợp lý tư liệu sản xuất và kết quả sản xuất,
ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của
mình. Không ngăn cấm làm giàu mà trái lại, khuyến khích mọi người làm giàu một
cách hợp pháp, đồng thời thực hiện xóa đói, giảm nghèo, hạn chế phân cực giàu -
nghèo quá đáng.
Từ quan niệm thị trường xã hội chủ nghĩa đối lập với thị trường tư bản chủ
nghĩa, hạn chế quan hệ kinh tế quốc tế, đã đi đến quan niệm về một nền kinh tế mở,
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
19
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ, chủ động hội nhập kinh tế khu vực
và toàn cầu (gia nhập WTO là đỉnh cao nhất gần đây); kết hợp nội lực với ngoại lực,
lấy phát huy nội lực là chính, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực để tạo nên sức mạnh
tổng hợp; thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế nhưng vẫn giữ được tính độc lập tự chủ,
giữ được độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.
Từ chỗ quan niệm đồng nhất kinh tế thị trường với kinh tế tư bản chủ nghĩa đã
đi đến quan niệm coi sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường không phải là sản phẩm
riêng của chủ nghĩa tư bản, mà là thành quả phát triển qua nhiều phương thức sản
xuất mặc dù đến chủ nghĩa tư bản thì kinh tế thị trường phát triển đến mức điển hình.
Sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường tồn tại một cách khách quan, cần thiết cho
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng
thành công. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta khác nhau ở bản chất và mục đích; một bên là để phát triển
chủ nghĩa tư bản, một bên là để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, nâng cao đời sống nhân dân, gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.
Tóm lại, với mười điểm đổi mới tư duy kinh tế trên đây, chúng ta đã tự quan
niệm về một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa kiểu kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao
cấp đi đến quan niệm về một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà từ
Ðại hội IX của Ðảng, đã nói gọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ðại hội IX của Ðảng khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ. Ðại hội X của Ðảng đề
ra nhiệm vụ “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”. Bốn nội dung cơ bản của nhiệm vụ này là:
1 - Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước
ta.
2 - Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước.
3 - Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ
bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.
4 - Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh.
Hội nghị T.Ư 6 cụ thể hóa hơn nữa Nghị quyết của Ðại hội X, đánh dấu một
bước phát triển mới của Ðảng ta trong đổi mới tư duy và lãnh đạo kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
3. KẾT QUẢ :
Sau 23 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất tạo
tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước, sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó là hai trong số năm thành tựu mà Việt Nam
đạt được qua 20 năm đổi mới (1986 – 2009) .
Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh.
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
20
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến năm 1995, lần đầu tiên, hầu hết các
chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991-1995 được hoàn thành và hoàn
thành vượt mức. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề
cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá.
1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu
phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đánh giá
là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của CNH XHCN trong chặng đường đầu
tiên. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới,
thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống KTXH và giải phóng sức sản xuất .
1991-1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trình trệ, suy thoái, đạt được
tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện.GDP bình quân năm tăng 8,2%.
Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước.
Từ năm 1996-2000, là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước. Chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng
thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách.
Tuy nhiên, giai đoạn này, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm
trong nước 7%/năm.
Năm 2000-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình
quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện
hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương
với 640 USD.
Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam từ 1984 đến 2008
Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê tại www.asset.vn
(*): số liệu 2008 cập nhật tới tháng 6 và tự ước lượng
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
21
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực,
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng
thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều,
thứ nhất về hạt tiêu.
Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, có bước chuyển biến tích cực
về cơ cấu sản
Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
gắn sản xuất với thị trường.
Giá trị xuất, nhập khẩu của Việt Nam: 1986-2008
Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đơn vị: triệu USD
Tăng trưởng GDP thực tế và Lạm phát 1990-2008 (đơn vị: phần trăm)
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
22
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Nguồn: Số liệu thống kê IMF, www.asset.vn
Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là
46,3%, năm 2005 còn 20,9%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và
chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất
và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích ngày một tăng lên. Trong kế hoạch 5 năm
2001 - 2005, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%/năm, giá trị tăng thêm
bằng khoảng 3,89%/năm.
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục. Năm 1988 là 21,6%, năm
2005 lên 41%. Từ chỗ chưa khai thác dầu mỏ, đến nay, mỗi năm đã khai thác được
khoảng gần 20 triệu tấn quy ra dầu. Ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản
lượng công nghiệp. Công nghiệp xây dựng phát triển mạnh với thiết bị công nghệ ngày
càng hiện đại.
Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng, có chỗ đứng trong những thị trường
lớn. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng
15,9%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2%/năm.
Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm
2005. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ
nhanh. Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý... có bước phát triển theo
hướng tiến bộ, hiệu quả.
Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong
công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 1990, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm
73,02% trong tổng số lao động xã hội, năm 2000 còn 56,8%.
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
23
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Trong khi đó, tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% năm
2000 lên 17,9% năm 2005; lao động trong các ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 19,7%
lên 25,3%; lao động đã qua đào tạo tăng từ 20% năm 2000 lên 25% năm 2005.
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục xu thế gia tăng và sự hiện diện
mạnh mẽ của các khoản đầu tư tài chính gián tiếp là điểm khác biệt nổi trội giữa các
giai đoạn 2007-2008 và 1997-1998, 1991-1992. Trong những năm đầu của thập kỷ
1990, qui mô FDI vào Việt Nam ở quanh mức 2 tỉ USD/năm, thấp hơn lượng vốn đăng
ký FDI của những năm 1999-2003, sau khủng hoảng tài chính châu Á. Khủng hoảng
khu vực năm 1997 ngay lập tức tấn công vào hệ thống tín dụng-ngân hàng và tạo thành
làn sóng rút vốn đầu tư ra khỏi châu Á. Những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam đến từ các
quốc gia láng giềng trong khu vực cũng tức thì lâm vào trạng thái thiếu tiền mặt. Một
vài nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn xuất hiện và đã vận hành khá tốt tại Việt
Nam. Tuy nhiên, những rào cản hạn chế khả năng chuyển đổi từ tiền đồng sang ngoại tệ
và cơ chế hành chính cồng kềnh tại Việt Nam đã tạo lợi thế cạnh tranh cho các nền kinh
tế Thái Lan và Hàn Quốc. Số lượng dự án đăng ký mới giảm sút từ 349 năm 1997
xuống còn 285 và 327 trong các năm 1998 và 1999. Nhưng quy mô vốn đầu tư mới
thực sự là yếu tố suy giảm mạnh. Năm 1997 có 5,6 tỉ USD FDI đăng ký vào Việt Nam.
Con số này chỉ còn 5 tỉ USD trong năm 1998. Và trong hai năm tiếp theo, lượng vốn
đăng ký chỉ còn khoảng 50% của năm 1997. Số vốn thực hiện trong ba năm liên tiếp từ
1998 - 2000 dừng ở mức trên 2,3 tỉ USD mỗi năm.
Biến động vốn FDI và số dự án đầu tư qua các năm
Nguồn: Tổng cục Thống kê và www.asset.vn
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
24
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần,
phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế
Kinh tế Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập
trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ
chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xoá
bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh
nghiệp trong kinh doanh.
Số doanh nghiệp Nhà nước qua sắp xếp đổi mới, cổ phần hoá đã giảm từ 12.084
doanh nghiệp năm 1990 xuống còn 2.980 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và 670
công ty cổ phần do Nhà nước chi phối trên 51% vốn điều lệ năm 2005. Qua đổi mới,
doanh nghiệp Nhà nước năm 2005 đóng góp 38,5% GDP và khoảng 50% tổng ngân
sách Nhà nước.
Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm
2005 chiếm 46% GDP. Trong đó, kinh tế hợp tác phát triển ngày càng đa dạng, hoạt
động ngày càng có hiệu quả, năm 2005, kinh tế hợp tác đóng góp khoảng 7% GDP.
Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực và
tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế. Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 38% GDP của cả
nước.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành
một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với
thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế.
Năm 2005, khu vực này đóng góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân sách,
trên 17,1% tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí);
đạt trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp; thu hút hơn nửa triệu lao động trực tiếp và
hàng triệu lao động gián tiếp.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình
thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định
Qua 20 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Hoạt
động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy
quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng.
Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức
năng kinh doanh của các doanh nghiệp; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế
sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và
các công cụ điều tiết vĩ mô khác.
Từng bước phát triển đồng bộ và quản lý sự vận hành các loại thị trường cơ bản, theo
cơ chế mới. Thị trường hàng hoá phát triển với quy mô lớn, tốc độ nhanh. Các thị
trường dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, bất động sản đang được hình thành.
Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi trường và
điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
25
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm; chi cho đầu tư phát triển bình quân chiếm
khoảng 30% tổng chi ngân sách.
Quan hệ tiền - hàng cơ bản hợp lý, bảo đảm hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời
sống; giá tiêu dùng bình quân hàng năm tăng thấp hơn mức tăng GDP.
Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, kinh tế đối ngoại có bước tiến lớn, đạt được
những kết quả rất quan trọng
Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của
Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã
tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thực hiện các cam kết về Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đang tích cực
đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)...
Đến năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký
90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất
quan trọng về kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu, nhập khẩu tăng rất nhanh cả về quy mô và tốc độ. Tổng kim ngạch
xuất khẩu hàng hoá trước thời kỳ đổi mới chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD/năm, đến nay tổng
kim ngạch xuất khẩu đã vượt hơn 50% GDP, tức là trên 25 tỷ USD/năm.
Một số sản phẩm của Việt Nam đã có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới với
những thương hiệu có uy tín. Đáng chú ý là xuất khẩu dịch vụ tăng rất nhanh, tăng
15,7%/năm, bằng 19% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng
sang những nền kinh tế lớn.
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ năm 2000 đến 2005 tăng khoảng 19%/năm,
nhập siêu khoảng 4 tỷ USD/năm, bằng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu tuy
còn cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và có xu hướng giảm dần.
Cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng hàng công
nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 37,2% năm 2000 xuống còn 36% năm 2005, hàng
nông, lâm thuỷ sản giảm từ 29% xuống 24%; hàng công nghiệp nhẹvà tiểu thủ công
nghiệp tăng từ 38,8% lên 39,8%.
Thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, đời sống
của đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt.
Một thành công lớn đầy ấn tượng của nước ta qua 20 năm đổi mới là đã giải quyết
có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế,
mọi tầng lớp dân cư, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân được nâng cao.
Trước hết, công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vượt
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Từ năm 2000 đến năm 2005, tạo
việc làm cho 7,5 triệu lao động. Năm 2005, thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn
5,3%; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80%.
Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 200 USD năm 1990 lên khoảng 640
USD năm 2005. Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992
xuống dưới 7% năm 2005. Theo chuẩn quốc tế (1 USD/người/ngày) thì tỷ lệ đói nghèo
của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002.
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
26
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng và có nhiều tiến bộ. Chỉ số
phát triển con người được nâng lên, từ mức dưới trung bình (0,498) năm 1990, tăng lên
mức trên trung bình (0,688) năm 2002; năm 2005 Việt Nam xếp thứ 112 trên 177 nước
được điều tra.
Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng
dụng công nghệ tiên tiến; việc phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh; tuổi thọ
trung bình từ 68 tuổi năm 1999 nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005.
III. KẾT LUẬN :
Đường lối đổi mới của Đảng đã được đề xướng và thực hiện trong gần 30 năm
qua với sự cụ thể hóa qua các nghị quyết, văn kiện đã thực sự đem lại những kết quả to
lớn.Không những thế nó đã chứng minh tính đúng đắn, hợp thời đại, nguyện vọng và ý
chí của dân tộc. Nó thực sự có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng, thúc đẩy đổi mới, tạo ra thế
lực và lực mới cho đất nước.
Những đổi mới về quan điểm tư duy lí luận mà điểm mấu chốt là là phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lí của nhà nước cùng với các biện
pháp phát triển kinh tế hợp lí trong từng thời kì đã tạo nên bước chuyển mình trong nền
kinh tế Việt Nam. Làm thay đổi bộ mặt của đất nước, từ một nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu - hình ảnh con trâu luôn gắn liền với nguời nông dân đã được thay thế bởi một
nền kinh tế năng động. Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã khác, đã dần có được vị
thế trên trường quốc tế cùng với những thành tựu đáng kể. đặc biệt là sự kiện Việt Nam
gia nhập tổ chức WTO đã khảng định them một lần nữa đường lối kinh tế của Đảng là
hoàn toàn đúng đắn, phù hợp.
Chuyển mình để hoàn thiện là quan điểm hoàn toàn đúng của Đảng. Có như vậy
thì kinh tế của nước ta mới được hôi phục và phát triển như ngày nay, đời sống nhân
dân mới được tốt lên. Tất cả tạo cho Việt Nam có một diện mạo mới, khuôn mặt mới.
Phải khẳng định them một lần nữa “Đường lối đổi mới của đảng ta từ những năm 1980
đến nay thật sự có những bước tiến triển trong tư duy, lí luận”.
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
27
Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam .
GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF
28

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...ssuserc1c2711
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Man_Ebook
 
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)Nhật Hiếu
 
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...Nam Nguyễn
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhTin Chealsea
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Namguest2414f
 
huong-dan-hoc.pptx
huong-dan-hoc.pptxhuong-dan-hoc.pptx
huong-dan-hoc.pptxfifihomeless
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...PinkHandmade
 
Dự án nhà ở xã hội 0918755356
Dự án nhà ở xã hội  0918755356Dự án nhà ở xã hội  0918755356
Dự án nhà ở xã hội 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Xác định tỷ lệ mặc và thực trạng sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét cho người ...
Xác định tỷ lệ mặc và thực trạng sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét cho người ...Xác định tỷ lệ mặc và thực trạng sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét cho người ...
Xác định tỷ lệ mặc và thực trạng sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét cho người ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilkhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdf
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdfGiáo trình kinh tế công cộng 2013.pdf
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdfMan_Ebook
 

La actualidad más candente (20)

LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦ...
 
Ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp đến sự trung thành của nhân viên
Ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp đến sự trung thành của nhân viênẢnh hưởng văn hóa doanh nghiệp đến sự trung thành của nhân viên
Ảnh hưởng văn hóa doanh nghiệp đến sự trung thành của nhân viên
 
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ (NXB Kinh Tế Quốc Dân 2016) - Cao Thị ...
 
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)
Tuyển Tập Đề thi môn Toán vào lớp 10 TP Hà Nội qua các năm (ĐỀ)
 
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...
Nhóm 6 slide chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế vi...
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Giáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự ánGiáo trình quản lý dự án
Giáo trình quản lý dự án
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM | duanviet.com.vn | ...
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM | duanviet.com.vn | ...Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM | duanviet.com.vn | ...
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM | duanviet.com.vn | ...
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
 
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
huong-dan-hoc.pptx
huong-dan-hoc.pptxhuong-dan-hoc.pptx
huong-dan-hoc.pptx
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 
Đề tài: Ảnh hưởng marketing nội bộ dến sự gắn bó của nhân viên
Đề tài: Ảnh hưởng marketing nội bộ dến sự gắn bó của nhân viênĐề tài: Ảnh hưởng marketing nội bộ dến sự gắn bó của nhân viên
Đề tài: Ảnh hưởng marketing nội bộ dến sự gắn bó của nhân viên
 
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAYLuận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
Luận văn: Tìm hiểu công trình kiến trúc cổ tiêu biểu ở Hà Nội, HAY
 
Dự án nhà ở xã hội 0918755356
Dự án nhà ở xã hội  0918755356Dự án nhà ở xã hội  0918755356
Dự án nhà ở xã hội 0918755356
 
Xác định tỷ lệ mặc và thực trạng sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét cho người ...
Xác định tỷ lệ mặc và thực trạng sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét cho người ...Xác định tỷ lệ mặc và thực trạng sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét cho người ...
Xác định tỷ lệ mặc và thực trạng sử dụng thuốc tự điều trị sốt rét cho người ...
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdf
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdfGiáo trình kinh tế công cộng 2013.pdf
Giáo trình kinh tế công cộng 2013.pdf
 

Destacado

Asean powerpoint
Asean powerpointAsean powerpoint
Asean powerpointMolija Ji
 
đường lối đối ngoại
đường lối đối ngoạiđường lối đối ngoại
đường lối đối ngoạiSkyNet Đoàn
 
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.Ngan Nguyen
 
Ike Foreign Policy
Ike Foreign PolicyIke Foreign Policy
Ike Foreign Policydschall
 
Chuong8 phpapp02 2
Chuong8 phpapp02 2Chuong8 phpapp02 2
Chuong8 phpapp02 2Lem Shady
 
Nissan Sentra SE-R Couche
Nissan Sentra SE-R CoucheNissan Sentra SE-R Couche
Nissan Sentra SE-R CoucheJherel Mendoza
 
Business e-mails
Business e-mailsBusiness e-mails
Business e-mailssusaaaaaa
 
Nissan Sedan SE-R Bond
Nissan Sedan SE-R BondNissan Sedan SE-R Bond
Nissan Sedan SE-R BondJherel Mendoza
 

Destacado (14)

Asean powerpoint
Asean powerpointAsean powerpoint
Asean powerpoint
 
đường lối đối ngoại
đường lối đối ngoạiđường lối đối ngoại
đường lối đối ngoại
 
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.
ĐCS. đường lối đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa.
 
Ike Foreign Policy
Ike Foreign PolicyIke Foreign Policy
Ike Foreign Policy
 
Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8Bai giang chinh c8
Bai giang chinh c8
 
Chuong8 phpapp02 2
Chuong8 phpapp02 2Chuong8 phpapp02 2
Chuong8 phpapp02 2
 
Nissan Sentra SE-R Couche
Nissan Sentra SE-R CoucheNissan Sentra SE-R Couche
Nissan Sentra SE-R Couche
 
CAJA PLACAS
CAJA PLACASCAJA PLACAS
CAJA PLACAS
 
06 lythuyetctxh
06 lythuyetctxh06 lythuyetctxh
06 lythuyetctxh
 
Mm
MmMm
Mm
 
Business e-mails
Business e-mailsBusiness e-mails
Business e-mails
 
Nissan Sedan SE-R Bond
Nissan Sedan SE-R BondNissan Sedan SE-R Bond
Nissan Sedan SE-R Bond
 
Top 5 Sights In the World
Top 5 Sights In the WorldTop 5 Sights In the World
Top 5 Sights In the World
 
Final2
Final2Final2
Final2
 

Similar a Duong loi cmdcs vn

ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdfĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdfTiSVNguynVn
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt namThư viện luận văn đại hoc
 
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no tocxanh08
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngBảo Bối
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namvoxeoto68
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaTiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaThích Hô Hấp
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdfChuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdfDngNguyn86045
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệHương Nguyễn
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xhQua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xhMyLan2014
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...hieu anh
 
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương DươngTiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương DươngNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghiajackjohn45
 

Similar a Duong loi cmdcs vn (20)

Tiểu luận.docx
Tiểu luận.docxTiểu luận.docx
Tiểu luận.docx
 
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdfĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
ĐẠI-HỘI-ĐẠI-BIỂU-LẦN-THỨ-VI (4).pdf
 
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
[Luanvandaihoc.com]xây dựng kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam
 
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
Đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam giai đoạn từ sau năm 1975 đến ...
 
Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no Cnh hdh va vai tro cua no
Cnh hdh va vai tro cua no
 
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thôngTrường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
Trường đại học công nghệ thông tin và truyền thông
 
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt namBài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
Bài tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Quyền và nghĩa vụ của xã viên hợp tác xã theo luật - Gửi miễn phí q...
 
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩaTiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
Tiểu luận “Bản chất nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa
 
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
Vai trò của Nhà Nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ...
 
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdfChuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
Chuong 3 LSDCSVN. 2023. LfdsfsafeLan.pdf
 
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệCNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
CNH, HĐh gđ 1986_2011. Liên hệ
 
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...Bài thảo luận   phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
Bài thảo luận phân tích và làm rõ những bước phát triển trong đường lối cnh...
 
10220
1022010220
10220
 
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xhQua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
Qua trinh nhan thuc va chu truong giai quyet cac van de xh
 
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong giai đoạ...
 
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương DươngTiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
Tiểu luận: Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông Dân Xã Chương Dương
 
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
Đề tài: Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Của Hội Nông Dân Xã Chương Dương trong ...
 
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinhbai mau tieu luan ve loi ich kinh
bai mau tieu luan ve loi ich kinh
 
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia[123doc]   tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
[123doc] tieu-luan-ban-chat-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia
 

Duong loi cmdcs vn

  • 1. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . I. MỞ ĐẦU : 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ............................................................................ 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.......................................................................... 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................. II. NỘI DUNG : 1. ĐỔI MỚI,HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN....................................................................................................................... 2. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM................................................ 2.1. ĐẠI HỘI VI ......................................................................................... 2.2. ĐẠI HỘI VII......................................................................................... 2.3. ĐẠI HỘI VIII....................................................................................... 2.4. ĐẠI HỘI IX.......................................................................................... 2.5. ĐẠI HỘI X........................................................................................... 3. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ CỦA NƯỚC TA..................................................................................... III. KẾT LUẬN : GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 1
  • 2. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . I. MỞ ĐẦU : 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI : Thế giới ngày nay đang nhanh chóng đổi mới. Chủ nghĩa xã hội phải phấn đấu để chứng minh tính ưu việt của mình về mọi mặt so với chủ nghĩa tư bản.Đối với các nước xã hội chủ nghĩa đổi mới là con đường để vươn lên đáp ứng yêu cầu thời đại, đáp ứng với nhu cầu chính đáng và ngày càng cao của nhân dân. Đối với nước ta những năm 80 của thế kỉ XX đổi mới lại càng là yêu cầu cấp thiết. Đây là một thời kì hết sức khó khăn của đất nước ta : chiến tranh vừa chấm dứt, đời sống nhân dân còn nghèo nàn lạc hậu bên cạnh đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu…khó khăn chồng chất khó khăn tạo nên xuất phát điểm thấp của nuớc ta bấy giờ.Thế nhưng với sự nỗ lực, đoàn kết toàn dân cùng với những chính sách phát triển phù hợp trong từng thời kì đã giúp nước ta từng bước tiến lên ,và có vị thế trên quốc tế.Trong sự nghiệp đổi mới, đảng ta đã quyết định lấy mục tiêu phát trển kinh tế làm nhiệm vụ hàng đầu.Chỉ có thể thì nước ta mới có thể phát triển và giúp đất nước vượt qua khó những khó khăn ban đầu. Và chính nhờ những đường lối, chính sách mà Đảng đã vạch ra trong các kì đại hội toàn quốc từ đại hội VI đến đại hội XX đã dần khôi phục kinh té và đưa nước ta tiến lên sánh vai với “ cường quốc năm châu ”.Để có được những bước tiến đáng kể cùng với sự thay đổi diện mạo như ngày hôm nay đó là nhờ vào những đường lối đổi mới tích cực, và phù hợp với hoàn cảnh đất nước trong từng thời kì của Đảng ta.. Chính vì muốn hiểu hơn về quá trình hình thành và phát triển trong tư duy đổi mới của Đảng ở lĩnh vực kinh tế nên nhóm BCF quyết định nghiên cứu và tìm hiểu về đề tài : “ BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI VỀ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU : - Thấy được sự vận động đổi mới trong tư duy kinh tế của Đảng cộng sản Việt Nam cùng với những đường lối đúng đắn, phù hợp của đảng trong từng giai đoạn lịch sử của đất nước. -Thấy được kết quả và những thành tựu trong quá trình đổi mới gần 30 năm của đất nước. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : -Tìm hiểu, phân tích đi sâu nghiên cứu các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc từ Đại hội VI đến X trong lĩnh vực kinh tế để rút ra những sự đổi mới vể tư duy trong đường lối kinh tế của Đảng. -Tham khảo các sách và tài liệu về các đại hội toàn quốc của đảng để có cái nhìn khái quát, chính xác nhất về những đường lối của Đảng. -Thảo luận, tranh luận về các vấn đề có liên quan đến đề tài và đưa ra những thắc mắc cũng như kiến nghị giữa các thành viên trong nhóm. GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 2
  • 3. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . II. NỘI DUNG : 1. ĐỔI MỚI,HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LÀ MỘT YẾU TỐ KHÁCH QUAN . Sau đại thắng Xuân 1975, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước đã tạo những điều kiện cơ bản để cả nước Việt Nam chuyển sang một giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Hà Nội tháng 12-1976 đã tổng kết 21 năm xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, nêu rõ sự tất yếu và tầm quan trọng của việc cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội sau khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi,quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1980). Trong Đại hội, Đảng quyết định khôi phục lại tên cũ là Đảng Cộng Sản Việt Nam.Sau 5 năm, nhân dân đạt đựoc những thành tựu rất quan trọng về mọi mặt: Các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải bị địch bắn phá, về cơ bản đã được khôi phục xong và bước đầu phát triển. Diện tích gieo trồng tăng thêm gần 2triệu ha. Nhiều nhà máy được gấp rút xây dựng. Giao thông vận tải được khôi phục và xây dựng mới1700 km đường sắt, 3800 km đường bộ. Tuyến đường sắt Thống Nhất sau 30 năm gián đoạn được khôi phục lại. Cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong các vùng mới giải phóng ở miền Nam:giai cấp tư sản mại bản bị xóa bỏ, đại bộ phận nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể, thủ công nghiệp và thương nghiệp được sắp xếp và tổ chức lại. Xóa bỏ những biểu hiện của văn hóa phản động, xây dựng nền văn hóa mới cách mạng. Giáo dục ở các cấp mẫu giáo, phổ thông, đại học đều phát triển. Năm học 1979- 1980, tính chung số người đi học thuộc đối tượng trong cả nước là 15 triệu, tăng hơn năm học 1976-1977 là 2 triệu. Tuy nhiên, nền kinh tế của ta sau 5 năm vẫn còn mất cân đối lớn, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân và năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng họp tháng 3-1982 xác định thời kì qúa độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trải qua nhiều chặng, gồm chặng đường đầu tiên và những chặng đường tiếp sau. Đại hội quyết định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981-1985). Sau 5 năm thực hiện, đất nước đã có những chuyển biến và tiến bộ đáng kể. Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đã chặn đựoc đà giảm sút của 5 năm trước (1976-1980) và có bước phát triển: Năm 1981-1985, sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 4,9% so với 1,9% của thời kì 1976-1980 ; sản xuất lương thực tăng bình quân hằng năm từ 13,4 triệu tấn trong thời kì 1976-1980, lên 17 triệu tấn. Sản xuất công nghiệp tăng bình quân hằng năm 9,5% so với 0,6% của thời kì 1976- GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 3
  • 4. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . 1980.Thu nhập quốc dân tăng bình quân hăng năm là 6,4 %so với 0,4% của 5 năm trước. Về xây dựng cơ sỏ vật chất – kĩ thuật, đã hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ. Dầu mỏ bắt đầu được khai thác, công trình thủy điện Hòa Bình, thủy điện Tri An được khẩn trương xây dựng, chuẩn bị đi vào hoạt động. Bên cạnh những tiến bộ và thành tựu to lớn đạt được, những khó khăn yếu kém của 5 năm trước vẫn chưa được khắc phục, thậm chí có phần trầm trọng hơn, mục tiêu cơ bản là ổn định tình hinh kinh tế, xã hội vẫn chưa thực hiện được mà cho đến bây giờ người ta vẫn còn cảm thấy sợ khi nói về thời bao cấp. Từ quan niệm chủ nghĩa xã hội chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế độ công hữu về tất cả các tư liệu sản xuất. Từ quan niệm nhà nước phải chỉ huy toàn bộ nền kinh tế theo một kế hoạch tập trung, thống nhất với những chỉ tiêu có tính pháp lệnh áp đặt từ trên xuống. Từ chỗ tuyệt đối hóa vai trò của kế hoạch, phủ nhận vai trò của thị trường.Từ chỗ chỉ thừa nhận một hình thức phân phối duy nhất chính đáng là phân phối theo lao động nên hai chữ “chỉ tiêu” trở thành “vòng kim cô” khủng khiếp trùm lên toàn bộ mọi hoạt động sản xuất. Nhà nước cung cấp nguyên nhiên vật liệu và vốn lưu động mỗi năm cho doanh nghiệp, kèm theo một con số sản phẩm nhất định mà doanh nghiệp phải làm ra rồi cũng nộp cho Nhà nước.Tuy nhiên, do thiếu tất cả mọi thứ cộng với phương thức quản lý “của chung” nên hầu như không bao giờ những gì Nhà nước giao tương ứng với những gì Nhà nước muốn thu lại từ doanh nghiệp. Và những chỉ tiêu này cũng hủy diệt gần như hoàn toàn mọi sáng tạo, năng động của doanh nghiệp. Chuyện mua bán thời bao cấp với cảnh ngăn sông cấm chợ, giá dưới đất giá trên trời, mua không được bán không xong... là kết quả của quá trình siết chặt quá nóng vội, mạnh tay Các chuyên gia kinh tế bao cấp nghĩ rằng Nhà nước bán rẻ (dưới giá thành) cho dân những mặt hàng thiết yếu thì Nhà nước cũng phải mua sản phẩm của họ với giá rẻ (dưới giá thành). Phần chênh lệch sẽ được tính tương đương nhau, không bên nào bị thiệt mà vẫn ổn định được nhu cầu của mình. Cả xã hội lúc ấy trở thành một thị trường mua không được bán cũng không xong. Và khi không đủ hàng hóa để cung cấp, sự thất thoát giữa các khâu phân phối trung gian quá lớn thì thương mại quốc doanh trở thành một thứ ân sủng đối với người tiêu dùng. Vì thế thị trường tự do không thể bị xóa bỏ triệt để nhưng cũng không ngừng bị bóp nghẹt. Nó đã đẻ ra môi trường màu mỡ cho những thủ đoạn tiêu cực như móc ngoặc, chà đạp, tham ô, đầu cơ. Hàng hóa đã khan hiếm lại bị đủ thứ trò mánh mung, thiệt thòi nhất vẫn là kẻ mua mà mặt mày thường cứ như người “mất sổ gạo”. Đó là thời kỳ mà thành quả kinh tế tưởng tượng rất lớn, nhưng thành tích cụ thể rất nghèo nàn. Không chỉ dừng lại ở đó, nền kinh tế thế giới lâm vào thời kì khủng hoảng, các nước XHCN lâm vào khủng hoảng trầm trọng . Nước ta dần dần bị các nước anh em cắt viện trợ kinh tế làm cho tình hình đất nước hết sức khó khăn, đời sống nhân dân gặp muôn vàn khó khăn. Trước tình hình đó , Đảng nhanh chóng nhận khuyết điểm trước toàn thể nhân dân và tiến hành cải cách kinh tế xóa bỏ nền kinh tế tự cung tư cấp , quan liêu bao cấp . Dấu ấn quan trọng đó được tiến hành tại ĐẠI HỘI VI đã làm thay đổi toàn thể bộ mặt xã hội . GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 4
  • 5. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . 2. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (K TQT )CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM : Quá tình đổi mới tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện đại hội của Đảng từ đại hội VI đến đại hội X . Dưới đây là những tóm tắt sơ lược nhất về các kì đại hội của Đảng cũng như quá trình thay đổi tư duy và đường lối của Đảng : 2.1. ĐẠI HỘI VI :ĐẠI HỘI MỞ ĐẦU CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI . Hoàn cảnh nước ta trong 10 năm sau khi giải phóng miền Nam (1975 – 1985): - Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng thì hậu quả của cuộc chiến tranh để lại hết sức nặng nề, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, kẻ thù lại ra sức bao vây cấm vận kinh tế nước ta, thiên tai lũ lụt lại xảy ra nhiều, tình hình kinh tế xã hội ở thời kỳ hậu chiến rất phức tạp… Đứng trước tình hình đó nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta là phải nhanhchóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời củng cố quốc phòng, bảo vệthành quả của cách mạng. - Trải qua hai kỳ Đại hội toàn quốc của Đảng là Đại hội lần thứ V (1982),cách mạng nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận, đó là : hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước, nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, nhanh chóng khôi phục được nền kinh tếquốc dân, khắc phục được những hậu quả của thiên tai lũ lụt, tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đó là chiến tranh biên giới phía Tây Nam và cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, làm được nghĩa vụ quốc tếgiúp bạn Lào và Căm- pu-chia, ổn định đời sống nhân dân trong nước về nhiều mặt. - Bên cạnh những thành tựu nói trên, cách mạng nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn và yếu kém: Nền kinh tế nước ta không được phát triển,tình hình sản xuất ngày một tụt lùi, nhất là từ 1979- 1980, trong khi đó đời sống của nhân dân ta không những không được nâng cao mà ngày càng giảm sút, đất nước ta bước vào một thời kỳ khủng hoảng về kinh tế xã hội. Nguyên nhân của tình hình đó là Đảng và Nhà nước ta mắc nhiều sai lầm khuyết điểm trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo kinh tế xã hội. - Đại hội lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới (1986). Để khắc phục những sai lầm và khuyết điểm của Đảng, đưa đất nước đi lên vượt qua khủng hoảng, thì Đảng ta phải đổi mới chủ trương chính sách và biện pháp; vì vậy mà Đại hội lần thứ VI của Đảng dã được triệu tập vào tháng 12-1986. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước.Nội dung chính của Đại hội Đảng lần thứ VI là: + Đại hội VI đã tự phê bình và phê bình những sai lầm khuyết điểm của Đảng, nhìn thẳng vào sự thật, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng là: • Phải lấy dân làm gốc. • Phải luôn luôn xuất phát từ tình hình thực tế khách quan. GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 5
  • 6. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . • Phải làm theo quy luật khách quan. Bài học về xây dựng Đảng Cộng sản ngang tầm với tình hình nhiệm vụ mới, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, đổi mới ở đâykhông phải chỉ thay đổi con đường và mục tiêu xã hội chủ nghĩa, mà là làm sao cho mục tiêu ấy được thực hiện tốt hơn bằng quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, bằng những biện pháp, bằng những bước đi, những hình thức thích hợp. Đổi mới toàn diện đồng bộ từ kinh tế đến chính trị tư tưởng đến xã hội. Đổi mới về kinh tế là trọng tâm, đổi mới về chính trị cần phải làm tích cực nhưng phải thận trọng không gây mất ổn định, không làm thiệt hại công cuộc đổi mới. Nội dung đổi mới về kinh tế: + Đại hội đề ra thời kỳ quá độ của nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội phải qua nhiều chặng đường mà chặng đường đầu tiên để cho việc công nghiệp hoá chủ nghĩa xã hội trong những chặng đường tiếp theo. + Đại hội Đảng VI đề ra trong những năm 1986-1990 cần tập trung sức người, sức của để thực hiện 3 chương trình: Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. + Cơ cấu kinh tế ở nước ta phải bao gồm công nghiệp, nông nghiệp và phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Về công nghiệp phải đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng các ngành công nghiệp phải xây dựng toàn diện, phát triển nông -lâm – ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến, nông nghiệp phải đảm bảo lương thực - thực phẩm coi đó là nhiệm vụ hàng đầu để ổn định tình hình. + Cải tạo quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và tình hình của lực lượng sản xuất, không ngừng hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm đến nhóm người lao động ở nông thôn, khuyến khích sản xuất. + Đại hội Đảng VI thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, lấy lợi ích vật chất để khuyến khích sản xuất. + Mở rộng kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế, hội nhập quốc tế. - Đổi mới về chính trị: Đại hội Đảng VI nhấn mạnh về vấn đề dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa, lấy dân làm gốc, dựa vào phương châm “ dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, coi đây là nề nếp hàng ngày của xã hội mới. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, thừa nhận sự tồn tại khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần. Tại Đại hội lần này, Đảng ta xác định nền kinh tế tồn tại 6 thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản Nhà nước và kinh tế tự cung tự cấp. Hội nghị TW lần thứ 6 khóa VI đã cụ thể hóa hơn nữa những quan điểm tại Đại hội VI: * "Một là, chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội và thể hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, bảo đảm cho mọi người được tự do làm ăn theo luật pháp. * Hai là, các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất vốn có bản chất riêng nhưng GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 6
  • 7. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . trong hoạt động sản xuất kinh doanh không ngăn cách nhau mà có nhiều loại hình hỗn hợp, đan kết với nhau. Trong nền kinh tế quốc dân thống nhất do Nhà nước hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết với kinh tế quốc doanh nắm những vị trí then chốt, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau, vừa cạnh tranh với nhau trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật. Cần xoá bỏ những định kiến, phân biệt đối xử không đúng và các hình thức độc quyền kìm hãm xu thế ấy. Các đơn vị kinh tế chủ động đi sâu vào chuyên môn hoá và phát triển kinh doanh tổng hợp, mở rộng phạm vi hoạt động và quan hệ hợp tác, không bị hạn chế bởi sự phân công chuyên môn hoá máy móc theo lối áp đặt từ trên, không bị chia cắt theo địa giới hành chính. * Ba là, kinh tế quốc doanh phải được củng cố và phát triển, nắm vững vị trí then chốt trong nền kinh tế, phát huy ưu thế về kỹ thuật, công nghệ, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, chủ động liên kết và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác để thực hiện tốt vai trò chủ đạo, bảo đảm cho sự phát triển ổn định và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước bảo đảm quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp quốc doanh và tạo điều kiện cho kinh tế quốc doanh thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và trên thị trường bằng phương thức kinh doanh. Kinh tế quốc doanh cần có lực lượng đủ sức chi phối thị trường, song không nhất thiết chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành, nghề. Những ngành, nghề, loại hoạt động nào mà kinh tế hợp tác xã, kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân có thể làm tốt, có lợi cho nền kinh tế thì nên tạo điều kiện cho các loại hình kinh tế ấy phát triển. * Bốn là, kinh tế hợp tác xã có nhiều hình thức từ thấp đến cao. Mọi tổ chức sản xuất kinh doanh do những người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức và được quản lý theo nguyên tắc dân chủ, không phân biệt quy mô, trình độ kỹ thuật, mức độ tập thể hoá tư liệu sản xuất, đều là hợp tác xã. Theo tinh thần đó, cần củng cố và phát triển hợp tác xã trong các ngành, nghề với hình thức và quy mô thích hợp, có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp là các đơn vị kinh tế hợp tác với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất quản lý việc thực hiện chế độ khoán ruộng đất cho xã viên, đồng thời tổ chức kinh doanh những khâu, những hoạt động kinh tế mà việc làm chung có lợi hơn từng gia đình tự làm, đặc biệt là trong các dịch vụ sản xuất và lưu thông, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và trong việc mở mang ngành nghề; cùng với chính quyền và các đoàn thể chăm lo các vấn đề xã hội đối với gia đình xã viên. Quy mô tổ chức và cơ chế, bộ máy quản lý hợp tác xã, tập đoàn sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của từng đơn vị, do tập thể xã viên quyết định. Gia đình xã viên trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, ngoài việc nhận khoán sử dụng ruộng đất, thực hiện các hợp đồng khác với hợp tác xã, còn chủ động phát triển sản xuất kinh doanh dưới nhiều hình thức. Nhà nước và hợp tác xã khuyến khích gia đình xã viên làm giàu, đồng thời có chính sách, biện pháp cụ thể giúp đỡ những hộ nghèo túng có thêm điều kiện và cố gắng vươn lên làm ăn tốt, không ngừng tăng cường quan hệ GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 7
  • 8. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . đoàn kết, tương trợ và hợp tác ở nông thôn. Tiếp tục giải quyết kịp thời có lý, có tình vấn đề tranh chấp ruộng đất. * Năm là, trong điều kiện của nước ta, các hình thức kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu của nền kinh tế hàng hoá đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện chính sách nêu trên là tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa gắn liền với phát triển lực lượng sản xuất theo quan niệm đúng đắn mà Đại hội VI đã đề ra. Ý nghĩa: Với những nội dung nói trên, Đại hội VI đã được ghi vào lịch sử là Đại hội đổi mới toàn diện đất nước,đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc Việt Nam. Tiếp tục đổi mới đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội (1991-1995) 2.2. ĐẠI HỘI VII :ĐẠI HỘI TIẾP TỤC CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI . Đến Đại hội VII, Đảng ta xác định: “Trong nền kinh tế thị trường, với quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo đảm, từ ba loại hình sở hữu cơ bản (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân), sẽ hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng”. Từ đó Đảng ta xác định 5 thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế gia đình. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, những diễn biến quốc tế phức tạp đã tác động xấu đến tình hình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta. Nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới tuy chưa có một khuôn mẫu cho trước, từng bước đưa đường lối của Đại hội VI đi vào cuộc sống. Tuy tình hình cách mạng còn nhiều khó khăn, song với kết quả đạt được trong bước đầu đổi mới đã có thể xác nhận khả năng tự đổi mới của nhân dân ta là hiện thực. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (họp từ ngày 24 đến 27-6-1991) đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu ưu điểm đã đạt được; khắc phục những khó khăn hạn chế mắc phải trong bước đầu đổi mới ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó, điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đối mới (được đề ra từ Đại hội VI) để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên. Ngoài việc quyết định những công việc cách mạng trong nhiệm kì, Đại hội VII của Đảng còn quyết định một số vấn đề về chiến lược lâu dài. Đó là việc 8hong qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000”. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) gồm 146 ủy viên, Bộ Chính trị BCHTƯ gồm 13 ủy viên. Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư của Đảng. Bước vào nhiệm ki Đại hội VII của Đảng, vào thập niên cuối cùng của thế kỉ XX đã có nhiều biến động to lớn, tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử loài người. Bối cảnh quốc tế và nước ta có những thay đổi lớn, tác động đến quá trình đổi mới của ta, bắt đầu từ Đại hội VI và tiếp tục sau Đại hội VII của Đảng. GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 8
  • 9. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Tình hình quốc tế. Về chính trị, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch tăng cường việc thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”; kích động việc thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, truyền bá tư tưởng văn hóa đồi trụy, độc hại; đưa lực lượng gián điệp, biệt kích vào nước ta nhằm cấu kết với bọn phản động và các phần tử xấu trong nước, tăng cường hoạt động nhằm lật đổ chế độ… Về kinh tế, những thay đổi ở Liên Xô và Đông Âu đã gây ra cho chúng ta nhiều đảo lộn lớn và đột ngột về thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, về nhiều chương trình hợp tác kinh tế và nhiều hợp đồng về lao động. Trong thời gian ngắn, nước ta phải chuyển một phần đáng kể khối lượng buôn bán từ các thị trường truyền thống Bang thị trường mới; chịu những tác động lớn về biến động cung cầu và giá cả của thị trường thế giới. Nguồn vay bên ngoài giảm mạnh, sự ưu đãi về giá chấm dứt, nợ nước ngoài phải trả hằng năm tăng lên, trong khi một số nước tiếp tục chính sách bao vây kinh tế nước ta, gây cho ta nhiều khó khăn. Song, chúng ta cũng có những điếu kiện thuận lợi mới. Quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta ngày căng được mở rộng, trong đó quan hệ với một số nước được cải thiện và từng bước bình thường hóa. Điều đó tạo khả năng để chúng ta mở rộng thị trường, thu hút nguồn vốn và kĩ thuật, học hỏi kinh nghiệm của thế giới. Đống thời, quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng vươn lên thích ứng với những yêu cầu khắt khe về chất lượng, hiệu quả, về quy chế và luật pháp kinh doanh của thị trường thế giới. Tình hình trong nước: Trên tất cả cặc lĩnh vực, nhất là về kinh tế - xã hội, vẫn còn nhiều khó khăn (như đã trình bày ở trên), bao trùm nhất là “Đất nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội…. nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết”. Nhưng chúng ta có thuận lợi cơ bản, đó là: những thành tựu bước đầu rất quan trọng và những kinh nghiệm đổi mới đã thu được trong những năm trước là to lớn; đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ đường lối đổi mới; cục diện chính trị nước ta ổn định. Chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển: đội ngũ lao động vã cán bộ khoa học – kĩ thuật cần cù,thông minh, chọn tạo; khả năng thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích trong nông nghiệp, phát triển nghề rừng và thủy sản còn lớn; công nghiệp dầu khí,…. có những điều kiện thuận lợi để mở rộng; vốn nhàn rỗi trong nhân dân còn nhiều… Xuất phát từ đặc điểm tình hình quốc tế và trong nước nói trên, căn cứ vào mục tiêu của chặng đường đầu thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (đề ra từ Đại hội VI), Đại hội VII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 .năm (1991-1995) là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay Các mục tiêu cụ thể là: -Tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 9
  • 10. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . - Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo đảm để tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cấu thiết yếu của người lao động, ngăn chặn thu nhập phi pháp và bất công. - Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, đổi mới tổ chức và cán bộ. - Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng. Đại hội VII của Đảng cũng đề ra mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1991-1995) là: đầy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nến kinh tế”. Để thực hiện mục tiêu trên, phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với những nội dung cao hơn trước và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóá đẩy mạnh nhịp độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật; hình thành về cơ bản và vận hành tương đối 10hong suốt cơ chế quản lí mới. 2.3. ĐẠI HỘI VIII ( ) : 2.3.1. NHIỆM VỤ : Giai đoạn từ nay đến năm 2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới - đảy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Nhiệm vụ của nhân dân ta là tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diiện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu đạt và vượt mục tiêu được đề ra trong Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000: tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân, nâng cao tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau. 2.3.1. MỤC TIÊU : Tập trung sức cho mục tiêu phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9 - 10%; đến năm 2000, GDP bình quân đầu người gấp đôi năm 1990 (trong chỉ đạo thực hiện phấn đấu đạt cao hơn). Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp bình quân hàng năm 4,5 - 5%. Phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng trước hết công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hang xuất khẩu; xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng về dầu khí, than, xi măng, cơ khí, điện tử, thép, phân bón, hoá chất, một số cơ sở công nghiệp quốc phòng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm 14 - 15%. GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 10
  • 11. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển. Phát triển các ngành dịch vụ, tập trung vào các lĩnh vực vận tải, thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ, pháp lý... Tốc độ tăng giá trị dịch vụ bình quân hàng năm 12 -13%. Tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội. Chú trọng tăng cả tích luỹ và đầu tư trong nước thông qua ngân sách, cũng như của doanh nghiệp và nhân dân. Giải quyết tốt quan hệ tích luỹ - tiêu dùng theo hướng cần kiệm để công nghiệp hoá, hiện đại hoá, không tiêu dùng quá khả năng nền kinh tế cho phép; tăng năng xuất và hiệu quả để vừa cải thiện được đời sống, vừa có tích luỹ ngày càng nhiều cho đầu tư phát triển. Chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng. Huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước, đồng thời thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài để đưa tỉ lệ đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2000 lên khoảng 30% GDP. Khai thác thế mạnh của cả nước, của mỗi vùng, mỗi ngành tạo ra sự phát triển hài hoà giữa các vùng lãnh thổ. Tập trung thích đáng nguồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm có điều kiện sớm đưa lại hiệu quả cao. Đồng thời dành nguồn vốn để giải quyết những nhu cầu bức xúc của các vung khác, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng và hỗ trợ vốn tín dụng, tạo điều kiện để các vùng còn kém phát triển, các vùng nông thôn, miền núi có thể phát triển nhanh hơn, khắc phục dần tình trạng chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng. Đến năm 2000 tỉ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 34 - 35% trong GDP; nông, lâm , ngư nghiệp chiếm khoảng 19 - 20%; dịch vụ chiếm khoảng 45-46%. Tăng nhanh khă năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. Huy động 20 - 21% GDP vào ngân sách thông qua thuế và phí; kiềm chế bội chi ngân sách không quá 4,5% GDP; thực hiện cam kết trả nợ. Tiếp tục thực hiên mục tiêu kiềm chế và kiểm soát lạm phát, loại trừ các nguy cơ tái lạm phát cao, giữ chỉ số giá tiêu dùng dưới 10%/ năm. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn, hình thành từng bước thị trường chứng khoán. Tăng khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, thu hẹp việc sử dụng ngoại tệ ở trong nước; ổn định tỉ giá hối đoái phù hợp với sức mua thực tế của đồng tiền. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến sâu; tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 28% (chưa kể phần xuất khẩu tại chỗ), nâng mức xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 lên 200 USD; phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ thu ngoại tệ. Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm khoảng 24%. 2.4. ĐẠI HỘI IX ( ) : Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 11
  • 12. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 nhằm: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược 10 năm 2001-2010 nhằm: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Trong 5 năm 2001-2005 phấn đấu đạt nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân 7,5%/năm 2.4.1. Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải bảo đảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh; có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng ngàng càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then chốt; có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; giữ vững ổn định kinh tế - tài chính vĩ mô; bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi trường... Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước. Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mọi hoạt động kinh tế được đánh giá bằng hiệu quả tổng hợp về kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh. Trước mắt, tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nàh nước, hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng vốn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước; nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua của GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 12
  • 13. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . thị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá. Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn. Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới và cải thiện đời sống nông dân và dân cư nông thôn. Công nghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, may mặc, da - giầy, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm... Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngành kinh tế và quốc phòng. Khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên dầu khí, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại kể cả thương mại điện tử, các loại hình vận tải, bưu chính - viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, chuyển giao công, nghệ, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường... Sớm phổ cập sử dụng tin học và mạng thông tin quốc tế (Internet) trong nề kinh tế và đời sống xã hội. Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng, hiện đại hoá dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Không tập trung quá nhiều cơ sở công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn. Khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý đô thị, nâng cao thẩm mỹ kiến trúc . 2.4.2. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần : Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân 2.4.3. Tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước : Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ. Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ; phát huy vai trò nòng cốt, định hướng GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 13
  • 14. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . và điều tiết của kinh tế nhà nước trên thị trường. Đáp ứng nhu cầu đa dạng và nâng cao sức mua của thị trường trong nước, cả ở thành thị và nông thôn, chú ý thị trường các vùng có nhiều khó khăn. Mở thêm thị trường mới ở nước ngoài. Xác định thời hạn bảo hộ hợp lý và có hiệu quả đối với một số sản phẩm cần thiết, tích cực chuẩn bị để mở rộng hội nhập thị trường quốc tế. Hạn chế và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Mở rộng thị trường lao động trong nước có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước, bảo vệ lợi ích của người lao động và của người sử dụng lao động; đẩy mạnh xuất khẩu lao động có tổ chức và có hiệu quả. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách tạo cơ hội bình đẳng về việc làm cho người lao động, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người lao động tự tìm việc làm, nâng cao trình độ, đào tạo lại, học nghề mới. 2.4.4. Mở rộng quan hệ đối ngoại và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế : Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển Nhiệm vụ đối ngoại là tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; bình đẳng và cùng có lợi; giải quyết các bất đồng và tranh chấp bằng thương lượng hoà bình; làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường. Chính phủ cùng các bộ, ngành và các doanh nghiệp khẩn trương xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lý và chương trình hành động cụ thể, phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam á thành một khu vực hoà bình, không có vũ khí hạt nhân, ổn định, hợp tác cùng phát triển . 2.5. ĐẠI HỘI X ( ) : 2.5.1. Mục tiêu tổng quát : Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 14
  • 15. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . trạng kém phát triển. Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Tạo được nền tảng để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. 2.5.2. Các nhiệm vụ chủ yếu : Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp.. Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta. Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế. Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức. Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói, giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2.5.3. Định hướng : Về kinh tế : Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần năm 2000. Trong 5 năm 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP 7,5 - 8%/năm và phấn đấu đạt trên 8%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt khoảng 1.050 - 1.100 USD. Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 - 16%; công nghiệp và xây dựng 43 - 44%; dịch vụ 40 - 41%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%/năm. Tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21 - 22%. Vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP. Mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân; mật độ Internet đạt 12,6 thuê bao/100 dân GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 15
  • 16. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Về xã hội: Năm 2010, tốc độ phát triển dân số khoảng 1,14%/năm. Lao động nông nghiệp năm 2010 chiếm dưới 50% lao động xã hội. Tạo việc làm cho 8 triệu lao động; tỉ lệ thất nghiệp thành thị dưới 5%. Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) giảm xuống còn 10 - 11% vào năm 2010. Năm 2010, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; giáo dục đại học và cao đẳng đạt 200 sinh viên /10.000 dân; lao động đã qua đào tạo chiếm 40% tổng lao động xã hội. Tỉ lệ bác sĩ đạt 7 người/10.000 dân. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam năm 2010 đạt 72 tuổi. Tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi là 16%o; tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 20%; tỉ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản dưới 60/100.000 trẻ đẻ sống. Về môi trường : Đưa tỉ lệ che phủ rừng vào năm 2010 lên 42 – 43%. Năm 2010, 95% dân cư thành thị và 75% dân cư ở nông thôn được sử dụng nước sạch. Năm 2010, 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường; 100% số đô thị loại 3 trở lên, 50% số đô thị loại 4 và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải; 80 - 90% chất thải rắn, 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. 2.5.4. Định hướng : - Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn - Phát triển nhanh hơn công nghiệp và xây dựng theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hoá - Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội theo hướng hiện đại - Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ -Tạo bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại: + Thực hiện tốt đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế sâu hơn và đầy đủ hơn với khu vực và thế giới. Thực hiện có hiệu quả các cam kết với các nước, các tổ chức quốc tế về thương mại, đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực khác. Thực hiện các cam kết của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tích cực tham gia quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN. Chuẩn bị tốt các điều kiện để bảo đảm thực hiện các cam kết khi nước ta gia nhập WTO. + Tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để khai thác lợi thế của đất nước và khắc phục những vướng mắc ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn quốc tế, như vốn ODA, vốn đầu GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 16
  • 17. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . tư trực tiếp, gián tiếp dưới nhiều hình thức, tín dụng thương mại và các nguồn vốn quốc tế khác. + Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI; tranh thủ nguồn vốn ODA đi đôi với việc đẩy nhanh tốc độ giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng và có kế hoạch đảm bảo trả nợ. Từng bước mở rộng đầu tư gián tiếp của nước ngoài và có chính sách hiệu quả hơn để thu hút kiều hối vào phát triển kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi và có cơ chế khuyến khích các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. + Tận dụng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động và khẩn trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và quản lý, phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm và dịch vụ Việt Nam tại thị trường trong nước và trên thế giới. Đẩy nhanh xuất khẩu, chủ động về nhập khẩu, kiềm chế và thu hẹp dần nhập siêu; phấn đấu tăng nhanh tỉ trọng xuất khẩu các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, giàu hàm lượng công nghệ, có sức cạnh tranh, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực mới, hết sức hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản chưa qua chế biến. Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh tranh; tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường còn nhiều tiềm năng. Phấn đấu đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới lên hơn hai lần 5 năm trước. + Phát huy tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Từng doanh nghiệp phải khẩn trương đổi mới từ tư duy đến phong cách quản lý, đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh. Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. - Phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ - kiềm chế tốc độ tăng dân số, chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm và an sinh xã hội -Tiếp tục đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo - Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân - Tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 2.5.5. Chính sách : Thực hiện nhất quán các chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và phát triển mạnh mẽ các loại hình doanh nghiệp Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước Tiếp tục đổi mới, tạo động lực phát triển có hiệu quả các loại hình kinh tế tập thể GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 17
  • 18. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Tiếp tục phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân Thu hút mạnh nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài Phát triển đồng bộ các loại thị trường và tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhận xét chung quá trình đổi mới tư duy về đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế của Đảng ta : Từ quan niệm về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một nền kinh tế chủ yếu có hai thành phần xã hội chủ nghĩa (kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể) đã đi đến quan niệm về một nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế này, ngoài hai thành phần nói trên, còn có: kinh tế tư nhân (bao gồm cả cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế ấy đều là bộ phận của nền kinh tế quốc dân, bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển lâu dài, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Thay đổi quan trọng nhất là kinh tế tư nhân chẳng những không bị kỳ thị, mà còn được thừa nhận là có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Từ quan niệm cho rằng, để xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, phải nhanh chóng hoàn thành cải tạo kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể, tiểu chủ là những thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, đã đi đến quan niệm cho rằng việc cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới nhất thiết phải phù hợp với từng bước phát triển của lực lượng sản xuất. Tiêu chuẩn căn bản đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất mới không phải ở chỗ cải tạo nhanh hay không các thành phần kinh tế tư nhân nói trên mà là ở chỗ làm sao giải phóng và phát huy được mọi năng lực sản xuất, đẩy nhanh phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Từ quan niệm chế độ xã hội chủ nghĩa chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế độ công hữu về tất cả các tư liệu sản xuất (bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) đã đi đến quan niệm về một nền kinh tế nhiều sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân). Trong đó, không chỉ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất được thừa nhận, mà ngay chế độ công hữu cũng được hiểu không phải về tất cả các tư liệu sản xuất mà chỉ là về các tư liệu sản xuất chủ yếu để làm chỗ dựa cho nền kinh tế quốc dân. Từ quan niệm kinh tế quốc doanh (các doanh nghiệp nhà nước) là chủ đạo đã đi đến quan niệm kinh tế nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và những bộ phận khác như dự trữ quốc gia, ngân sách nhà nước,…) là chủ đạo. Chủ đạo không có nghĩa là các doanh nghiệp nhà nước phải chiếm tỷ trọng lớn trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh, độc quyền chi phối thị trường, mà là ở chỗ kinh tế nhà nước phải giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế; phải mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho xã hội mới. Về hình thức sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu. GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 18
  • 19. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước, đều cần đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả, trọng tâm là cổ phần hóa. Từ quan niệm hợp tác xã thuần túy là kinh tế tập thể, cho rằng tập thể hóa tư liệu sản xuất càng mạnh, tỷ trọng sở hữu tập thể càng cao thì hợp tác xã càng gần chủ nghĩa xã hội, do đó mà gò ép những người lao động cá thể vào hợp tác xã, đã đi đến quan niệm hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được hình thành trên cơ sở người lao động tự nguyện góp sức, góp vốn và quản lý dân chủ, với quy mô và mức độ tập thể hóa tư liệu sản xuất khác nhau. Hình thức tổ chức các hợp tác xã trong nông nghiệp và trong các ngành hoạt động phi nông nghiệp cũng khác nhau. Ngay trong nông nghiệp, giữa các hợp tác xã nghề trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề muối, nghề rừng cũng khác nhau. Các hợp tác xã nông nghiệp không quản lý toàn bộ các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà phát huy vai trò tự chủ của hộ xã viên và thực hiện chức năng chủ yếu làm dịch vụ, hỗ trợ, hướng dẫn xã viên. Từ quan niệm hai thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, với việc xóa bỏ nhanh các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu, đã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, đã đi đến quan niệm rằng muốn cho hai thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, thì phải trải qua một quá trình xây dựng, củng cố và phát triển hai thành phần đó với những bước đi thích hợp. Từ quan niệm Nhà nước phải chỉ huy nền kinh tế theo một kế hoạch tập trung với những chỉ tiêu pháp lệnh áp đặt từ trên xuống, đã đi đến quan niệm phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh; chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chủ sở hữu tài sản công là thuộc Nhà nước, còn chức năng quản lý kinh doanh thì thuộc về doanh nghiệp. Từ chỗ tuyệt đối hóa vai trò của kế hoạch, phủ nhận vai trò của thị trường đã đi đến thừa nhận thị trường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch; kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng và đặc biệt quan trọng trên bình diện vĩ mô, còn thị trường giữ vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinh tế lựa chọn hình thức hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh. Quan niệm về hàng hóa và thị trường cũng được mở rộng, bao gồm cả tư liệu sản xuất, vốn, sức lao động, bất động sản, công nghệ, các dịch vụ như thông tin, tư vấn, tiếp thị, pháp lý, tài chính, ngân hàng, kiểm soát, bảo hiểm,… Từ quan niệm chỉ thừa nhận một hình thức phân phối duy nhất chính đáng là phân phối theo lao động, đã đi đến quan niệm thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Công bằng xã hội không phải thể hiện ở chủ nghĩa bình quân trong phân phối, mà là ở sự phân phối hợp lý tư liệu sản xuất và kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình. Không ngăn cấm làm giàu mà trái lại, khuyến khích mọi người làm giàu một cách hợp pháp, đồng thời thực hiện xóa đói, giảm nghèo, hạn chế phân cực giàu - nghèo quá đáng. Từ quan niệm thị trường xã hội chủ nghĩa đối lập với thị trường tư bản chủ nghĩa, hạn chế quan hệ kinh tế quốc tế, đã đi đến quan niệm về một nền kinh tế mở, GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 19
  • 20. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . thực hiện đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu (gia nhập WTO là đỉnh cao nhất gần đây); kết hợp nội lực với ngoại lực, lấy phát huy nội lực là chính, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp; thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế nhưng vẫn giữ được tính độc lập tự chủ, giữ được độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Từ chỗ quan niệm đồng nhất kinh tế thị trường với kinh tế tư bản chủ nghĩa đã đi đến quan niệm coi sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, mà là thành quả phát triển qua nhiều phương thức sản xuất mặc dù đến chủ nghĩa tư bản thì kinh tế thị trường phát triển đến mức điển hình. Sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường tồn tại một cách khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng thành công. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta khác nhau ở bản chất và mục đích; một bên là để phát triển chủ nghĩa tư bản, một bên là để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Tóm lại, với mười điểm đổi mới tư duy kinh tế trên đây, chúng ta đã tự quan niệm về một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa kiểu kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp đi đến quan niệm về một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mà từ Ðại hội IX của Ðảng, đã nói gọn là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðại hội IX của Ðảng khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ. Ðại hội X của Ðảng đề ra nhiệm vụ “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bốn nội dung cơ bản của nhiệm vụ này là: 1 - Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. 2 - Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước. 3 - Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. 4 - Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh. Hội nghị T.Ư 6 cụ thể hóa hơn nữa Nghị quyết của Ðại hội X, đánh dấu một bước phát triển mới của Ðảng ta trong đổi mới tư duy và lãnh đạo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3. KẾT QUẢ : Sau 23 năm đổi mới kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đó là hai trong số năm thành tựu mà Việt Nam đạt được qua 20 năm đổi mới (1986 – 2009) . Đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 20
  • 21. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đến năm 1995, lần đầu tiên, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991-1995 được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của CNH XHCN trong chặng đường đầu tiên. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống KTXH và giải phóng sức sản xuất . 1991-1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trình trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện.GDP bình quân năm tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Từ năm 1996-2000, là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách. Tuy nhiên, giai đoạn này, Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm. Năm 2000-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD. Tốc độ tăng trưởng GDP của kinh tế Việt Nam từ 1984 đến 2008 Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê tại www.asset.vn (*): số liệu 2008 cập nhật tới tháng 6 và tự ước lượng GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 21
  • 22. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu. Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị trường. Giá trị xuất, nhập khẩu của Việt Nam: 1986-2008 Nguồn: Tổng cục Thống kê. Đơn vị: triệu USD Tăng trưởng GDP thực tế và Lạm phát 1990-2008 (đơn vị: phần trăm) GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 22
  • 23. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Nguồn: Số liệu thống kê IMF, www.asset.vn Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích ngày một tăng lên. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%/năm, giá trị tăng thêm bằng khoảng 3,89%/năm. Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục. Năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%. Từ chỗ chưa khai thác dầu mỏ, đến nay, mỗi năm đã khai thác được khoảng gần 20 triệu tấn quy ra dầu. Ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp. Công nghiệp xây dựng phát triển mạnh với thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại. Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng, có chỗ đứng trong những thị trường lớn. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 15,9%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2%/năm. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh. Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý... có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả. Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ lao động trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Năm 1990, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,02% trong tổng số lao động xã hội, năm 2000 còn 56,8%. GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 23
  • 24. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Trong khi đó, tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% năm 2000 lên 17,9% năm 2005; lao động trong các ngành dịch vụ tăng tương ứng từ 19,7% lên 25,3%; lao động đã qua đào tạo tăng từ 20% năm 2000 lên 25% năm 2005. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục xu thế gia tăng và sự hiện diện mạnh mẽ của các khoản đầu tư tài chính gián tiếp là điểm khác biệt nổi trội giữa các giai đoạn 2007-2008 và 1997-1998, 1991-1992. Trong những năm đầu của thập kỷ 1990, qui mô FDI vào Việt Nam ở quanh mức 2 tỉ USD/năm, thấp hơn lượng vốn đăng ký FDI của những năm 1999-2003, sau khủng hoảng tài chính châu Á. Khủng hoảng khu vực năm 1997 ngay lập tức tấn công vào hệ thống tín dụng-ngân hàng và tạo thành làn sóng rút vốn đầu tư ra khỏi châu Á. Những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam đến từ các quốc gia láng giềng trong khu vực cũng tức thì lâm vào trạng thái thiếu tiền mặt. Một vài nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận ngắn hạn xuất hiện và đã vận hành khá tốt tại Việt Nam. Tuy nhiên, những rào cản hạn chế khả năng chuyển đổi từ tiền đồng sang ngoại tệ và cơ chế hành chính cồng kềnh tại Việt Nam đã tạo lợi thế cạnh tranh cho các nền kinh tế Thái Lan và Hàn Quốc. Số lượng dự án đăng ký mới giảm sút từ 349 năm 1997 xuống còn 285 và 327 trong các năm 1998 và 1999. Nhưng quy mô vốn đầu tư mới thực sự là yếu tố suy giảm mạnh. Năm 1997 có 5,6 tỉ USD FDI đăng ký vào Việt Nam. Con số này chỉ còn 5 tỉ USD trong năm 1998. Và trong hai năm tiếp theo, lượng vốn đăng ký chỉ còn khoảng 50% của năm 1997. Số vốn thực hiện trong ba năm liên tiếp từ 1998 - 2000 dừng ở mức trên 2,3 tỉ USD mỗi năm. Biến động vốn FDI và số dự án đầu tư qua các năm Nguồn: Tổng cục Thống kê và www.asset.vn GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 24
  • 25. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Thực hiện có kết quả chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, phát huy ngày càng tốt hơn tiềm năng của các thành phần kinh tế Kinh tế Nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh. Số doanh nghiệp Nhà nước qua sắp xếp đổi mới, cổ phần hoá đã giảm từ 12.084 doanh nghiệp năm 1990 xuống còn 2.980 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và 670 công ty cổ phần do Nhà nước chi phối trên 51% vốn điều lệ năm 2005. Qua đổi mới, doanh nghiệp Nhà nước năm 2005 đóng góp 38,5% GDP và khoảng 50% tổng ngân sách Nhà nước. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm 2005 chiếm 46% GDP. Trong đó, kinh tế hợp tác phát triển ngày càng đa dạng, hoạt động ngày càng có hiệu quả, năm 2005, kinh tế hợp tác đóng góp khoảng 7% GDP. Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 38% GDP của cả nước. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế. Năm 2005, khu vực này đóng góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân sách, trên 17,1% tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí); đạt trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp; thu hút hơn nửa triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định Qua 20 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ. Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng. Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Từng bước phát triển đồng bộ và quản lý sự vận hành các loại thị trường cơ bản, theo cơ chế mới. Thị trường hàng hoá phát triển với quy mô lớn, tốc độ nhanh. Các thị trường dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, bất động sản đang được hình thành. Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 25
  • 26. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm; chi cho đầu tư phát triển bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách. Quan hệ tiền - hàng cơ bản hợp lý, bảo đảm hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống; giá tiêu dùng bình quân hàng năm tăng thấp hơn mức tăng GDP. Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, kinh tế đối ngoại có bước tiến lớn, đạt được những kết quả rất quan trọng Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, đang tích cực đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Đến năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu, nhập khẩu tăng rất nhanh cả về quy mô và tốc độ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trước thời kỳ đổi mới chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD/năm, đến nay tổng kim ngạch xuất khẩu đã vượt hơn 50% GDP, tức là trên 25 tỷ USD/năm. Một số sản phẩm của Việt Nam đã có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới với những thương hiệu có uy tín. Đáng chú ý là xuất khẩu dịch vụ tăng rất nhanh, tăng 15,7%/năm, bằng 19% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng sang những nền kinh tế lớn. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ năm 2000 đến 2005 tăng khoảng 19%/năm, nhập siêu khoảng 4 tỷ USD/năm, bằng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu tuy còn cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và có xu hướng giảm dần. Cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 37,2% năm 2000 xuống còn 36% năm 2005, hàng nông, lâm thuỷ sản giảm từ 29% xuống 24%; hàng công nghiệp nhẹvà tiểu thủ công nghiệp tăng từ 38,8% lên 39,8%. Thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt. Một thành công lớn đầy ấn tượng của nước ta qua 20 năm đổi mới là đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân được nâng cao. Trước hết, công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Từ năm 2000 đến năm 2005, tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Năm 2005, thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80%. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 200 USD năm 1990 lên khoảng 640 USD năm 2005. Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống dưới 7% năm 2005. Theo chuẩn quốc tế (1 USD/người/ngày) thì tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002. GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 26
  • 27. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được chú trọng và có nhiều tiến bộ. Chỉ số phát triển con người được nâng lên, từ mức dưới trung bình (0,498) năm 1990, tăng lên mức trên trung bình (0,688) năm 2002; năm 2005 Việt Nam xếp thứ 112 trên 177 nước được điều tra. Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển, y tế chuyên ngành được nâng cấp, ứng dụng công nghệ tiên tiến; việc phòng chống các bệnh xã hội được đẩy mạnh; tuổi thọ trung bình từ 68 tuổi năm 1999 nâng lên 71,3 tuổi vào năm 2005. III. KẾT LUẬN : Đường lối đổi mới của Đảng đã được đề xướng và thực hiện trong gần 30 năm qua với sự cụ thể hóa qua các nghị quyết, văn kiện đã thực sự đem lại những kết quả to lớn.Không những thế nó đã chứng minh tính đúng đắn, hợp thời đại, nguyện vọng và ý chí của dân tộc. Nó thực sự có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng, thúc đẩy đổi mới, tạo ra thế lực và lực mới cho đất nước. Những đổi mới về quan điểm tư duy lí luận mà điểm mấu chốt là là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lí của nhà nước cùng với các biện pháp phát triển kinh tế hợp lí trong từng thời kì đã tạo nên bước chuyển mình trong nền kinh tế Việt Nam. Làm thay đổi bộ mặt của đất nước, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu - hình ảnh con trâu luôn gắn liền với nguời nông dân đã được thay thế bởi một nền kinh tế năng động. Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã khác, đã dần có được vị thế trên trường quốc tế cùng với những thành tựu đáng kể. đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO đã khảng định them một lần nữa đường lối kinh tế của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp. Chuyển mình để hoàn thiện là quan điểm hoàn toàn đúng của Đảng. Có như vậy thì kinh tế của nước ta mới được hôi phục và phát triển như ngày nay, đời sống nhân dân mới được tốt lên. Tất cả tạo cho Việt Nam có một diện mạo mới, khuôn mặt mới. Phải khẳng định them một lần nữa “Đường lối đổi mới của đảng ta từ những năm 1980 đến nay thật sự có những bước tiến triển trong tư duy, lí luận”. GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 27
  • 28. Môn : Đường Lối Cách Mạng Của Đảng Cộng Sản Việt Nam . GVHD : TS. Nguyễn Mạnh Cường Nhóm Thực Hiện : BCF 28