SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 22
BÁO CÁO
   Nghiên cứu về thuốc nam tại xã Cán Hồ, huyện Si Ma Cai, Lào Cai

                                                       Người báo cáo: Phạm Văn Dũng



Giới thiệu
Rừng thuốc nam cộng đồng ở xã Cán Hồ, huyện Si Ma Cai - Lao Cai và vai trò của lãnh
đạo Hoàng Seo Cấu đã thu hút được sự quan tâm, phân tích trong đợt đánh giá nội bộ về
thuốc nam (cuối tháng 6/2007). Sau chuyến đánh giá, văn phòng thực địa Si Ma Cai và
nhóm Nghiên cứu Phát triển (DES) đã tổ chức các chuyến nghiên cứu thực địa và toạ đàm
nhỏ (mời người dân nòng cốt đến thuyết trình). Đã có một lượng thông tin nhất định và các
bài viết được hình thành. Nhưng DES thấy cần bổ sung thêm thông tin để hoàn thiện dần
nghiên cứu điểm này, trong đó cần trả lời các câu hỏi liên quan đến vị thế của cộng đồng
và các tổ chức, thiết chế của cộng đồng liên quan đến nghề thuốc nam, cây thuốc nam,
rừng thuốc nam cộng đồng . Đợt nghiên cứu này nằm trong tiến trình, yêu cầu đó.


Mục tiêu chuyến nghiên cứu
1. Có thông tin về tính cộng đồng, tự nguyện của thày thuốc, của dòng họ Hoàng (mà
   điển hình là bác Hoàng Seo Cấu) đối với cộng đồng nói chung và chi hội thuốc nam
   nói riêng.
2. Có được thông tin từ thực địa, tạo cơ sở phân tích chính sách và tương tác giữa chính
   sách với luật tục đối với rừng thuốc nam, cây thuốc nam, và nghề thuốc nam.
3. Có các văn bản liên quan và thông tin về cách nhìn, cách hiểu của cán bộ cấp xã, huyện
   có liên quan (ngành kiểm lâm, văn hoá, nông nghiệp, y tế) đối với rừng thuốc nam, cây
   thuốc nam, và nghề thuốc nam.


Phương pháp
  Phỏng vấn một số người ngoài dòng họ Hoàng và một số người trong dòng họ Hoàng
   để có ý kiến nhiều chiều về vai trò của dòng họ Hoàng, đặc biệt là ông Hoàng Seo
   Cấu đối với việc phát triển nghề thuốc nam, khẳng định chủ quyền rừng thuốc nam
   cộng đồng. Phỏng vấn một cách ngẫu nhiên, theo mạch câu chuyện và mối quan tâm
   riêng của từng người được phỏng vấn, không theo cấu trúc ấn định trước mặc dù có
   nội dung bảng hỏi được chuẩn bị sẵn trong đề cương chuyến nghiên cứu.
 Gặp và phỏng vấn cán bộ xã Cán Hồ, cán bộ các phòng ban chuyên môn của huyện Si
      Ma Cai (Phòng Văn hoá, Phòng Kinh tế, Hạt Kiểm lâm, Hội Đông y huyện) để tìm
      hiểu hành lang pháp lý liên quan đến thuốc nam. Các câu hỏi xoay quanh nghề thuốc
      nam, thày thuốc nam, cây thuốc nam, rừng thuốc nam cộng đồng.
     Quan sát: Hoạt động liên quan đến rừng thuốc nam, hành nghề thuốc nam; tính phù
      hợp giữa lời nói với diễn biến tâm lý của các cán bộ xã, huyện khi nói đến thuốc nam,
      cách thể hiện tình cảm của thành viên dòng họ khác khi nói về dòng họ Hoàng.
     Nghiên cứu tư liệu đã có để kế thừa các kết quả nghiên cứu, đồng thời tránh chồng
      chéo, lặp lại thông tin đã có.
     Ghi âm, chụp ảnh các cuộc phỏng vấn và các hoạt động có liên quan đến thuốc nam.



Kết quả:


1. Nhận định chung về quản lý, bảo vệ rừng và thuốc nam qua các thời kỳ
Quá trình quản lý, sử dụng, bảo vệ rừng được phỏng vấn theo hướng chia ra 3 giai đoạn
chính: 1) trước hợp tác xã; 2) thời kỳ hợp tác xã; và 3) từ khi tan rã hợp tác xã, thời kỳ có
dự án 327, 661 cho đến nay. Chỉ có số ít người được phỏng vấn (bác Hoàng Seo Chạo,
Hoàng Seo Tha) còn nhớ và trả lời khá rõ ràng thời kỳ trước và trong hợp tác xã. Số còn lại
không nhớ, hoặc là người trẻ tuổi, nên họ không biết đến những thời kỳ đó.
Người dân được phỏng vấn, nhất là những người lớn tuổi đều cho rằng: quản lý rừng cộng
đồng, trong đó có nguồn thuốc nam trong thời kỳ trước khi có hợp tác xã là ổn định, mọi
người chấp hành tốt quy định truyền thống (Nào Lồng). Thông thường rừng được giao cho
từng dòng họ bảo vệ, sử dụng, nhưng người trong dòng họ khác vẫn có quyền vào hái
thuốc nam. Người trong và ngoài dòng họ được lấy tre nứa, cây gỗ to khi thực sự có nhu
cầu, và phải được sự đồng ý của người quản lý, bảo vệ rừng. Nếu lấy gỗ mà không hỏi chủ
rừng thì sẽ bị bắt phạt, đồng thời phải trả lại gỗ cho chủ rừng. Nào Lồng được tổ chức mỗi
năm 2 lần, với 7-8 người già đại diện cho các bản gần nhau tham gia họp bàn, quyết định.
Sau đó các già về thông báo lại cho con cháu là: rừng của ai thì người đó dùng, bản bên
cạnh không được lấy gỗ từ rừng của bản khác, vì vậy mọi người đều biết và chấp hành.
Thời kỳ đó rừng nhiều và dân ít, “chỉ cần nói với nhau, không cần giấy tờ, quy định nào
khác nhưng không ai tự ý vào lấy gỗ trên rừng của người khác”1.
Thời kỳ hợp tác xã vẫn có các lễ hội Nào Lồng, nhưng không có nhiều quy định liên quan
đến quản lý, bảo vệ rừng như trước kia, bởi vì rừng của các dòng họ cũng như tất cả đất,
ruộng đều được bàn giao cho hợp tác xã quản lý, sử dụng. Hợp tác xã có xây dựng quy chế
quản lý, bảo vệ rừng, nhưng chỉ tập trung vào quản lý gỗ, không có quy định nào liên quan
đến bảo vệ, sử dụng thuốc nam. Quy chế này không được thực thi tốt bởi tình trạng “cha
chung không ai khóc”. Mặc dù có chủ trên danh nghĩa (đó là hợp tác xã) nhưng lại không
thực sự có chủ bảo vệ. Chính vì vậy mọi người đều tự do lấy gỗ, thuốc nam và các lâm sản
khác ở bất kỳ khu rừng nào. Điển hình của tình trạng chặt cây nhiều là đợt huyện vào xin
xã chặt gỗ làm nhà cho lâm trường Si Ma Cai năm 19662. “Hợp tác xã có quyết định lấy


1
    Thông tin của bác Hoàng Seo Tha, thôn Tả Cán Hồ, ngày 6/7/2007.
2
    Thông tin của bác Hoàng Seo Tha, thôn Tả Cán Hồ, ngày 6/7/2007.
rừng thì mình phải chấp nhận. Chỉ có cái là rừng bị chặt phá, tài sản của ông bà để lại, đưa
cho hợp tác xã mà không bảo vệ được là mình xót”3.
Nghề thuốc nam trong thời kỳ hợp tác xã được duy trì trong điều kiện không thuận lợi, khi
thuốc tây xuất hiện, và hơn nữa thày thuốc nam đều là xã viên, nếu đi lấy thuốc thì không
được hợp tác xã tính công điểm, trong khi đó công điểm liên quan trực tiếp đến đời sống,
việc chia lúa gạo và sự no đủ của gia đình. Vì việc dùng thuốc nam ít hơn trước nên các
thày thuốc đã bị quên đi một số bài thuốc. “Muốn dùng thuốc thì phải mất thời gian để nhớ
lại”4.



       Bảng 1: Tổng số hộ, số hộ được giao rừng thuộc các dòng họ ở hai thôn nghiên cứu


                            Tả Cán Hồ            Ngải Phóng Chù       Tổng số     Tổng số
                                                                      hộ thuộc    hộ được
      Dòng họ       Tổng số        Số hộ       Tổng số      Số hộ
                                                                       2 thôn    giao rừng
                      hộ         được giao       hộ       được giao
                                   rừng                     rừng
       Hoàng           42               7         43         9          85          16
        Giàng           1               1                                1          1
        Thào            1                                                1
        Sùng            2                          2                     4
         Ly                                        3         1           3          1
         Ma             1                                                1
         Cư             1                                                1
       Tổng số         48               8         48         10         96          18

    (Nguồn: Bác Hoàng Seo Cấu, ngày 16/6/2007, trong báo cáo nghiên cứu của Đặng Tú Kiên;
    Bác Hoàng Seo Tráng, ngày 7/7/2007 và bác Hoàng Seo Sáng, ngày 7/7/2007).

Ngày nay mặc dù chịu sức ép của thuốc tây nhiều hơn, nguồn thuốc nam cạn kiệt hơn,
nhưng thày thuốc nam có điều kiện tự do giữ và phát huy nghề hơn so với thời hợp tác xã:
“Thời hợp tác xã thì một ngày công được tính 10 điểm, mình lấy thuốc nam thì không được
công. Nay thích hơn, vì thích lấy thuốc nam hay làm nương đều được. Trước đây chữa
bệnh không được tiền gì, mình cố gắng chữa cho mọi người khoẻ để đi làm ăn. Còn nay
chữa khỏi bệnh thì người ta cho mình vài nghìn đồng”5.
Do có chính sách khuyến khích nghề thuốc nam trong “10 chuẩn” của Bộ y tế, nên trạm y
tế có quan tâm đến nghề thuốc nam, cây thuốc nam. Trạm cho kết hợp với các thày thuốc
nam trồng thêm cây thuốc nam. Một số bệnh nhân đến trạm đã được trạm giới thiệu đến để
thày thuốc nam điều trị. Tuy vậy chính sách bảo hiểm y tế với việc bao cấp thuốc tây có
thể gây ảnh hưởng nhất định đến thuốc nam (vì xin thuốc tây thì không mất tiền, nhưng lấy
thuốc nam thì cần trả công cho thày thuốc, nếu không trả công thì cũng cần nhớ ơn thày

3
  Lời bác Hoàng Seo Chạo, thôn Tả Cán Hồ ngày 6/7/2007.
4
  Lời bác Hoàng Seo Chạo, thôn Tả Cán Hồ ngày 6/7/2007.
5
  Lời bác Hoàng Seo Chạo, thôn Tả Cán Hồ ngày 6/7/2007.
thuốc). Trên thực tế bà con vẫn dùng thuốc nam và các phương pháp truyền thống để chữa
bệnh trước khi phải đến bệnh viện tuyến huyện. “Khi bị bệnh nặng đến đây thì họ đã uống
thuốc nam hoặc bôi thuốc gì đó vào người rồi”6.
Nhìn vào bảng 1, ta có thể thấy được thực trạng có rừng và giao rừng cho các hộ gia đình ở
hai thôn: Tả Cán Hồ và Ngải Phóng Chù. Do không còn nhiều rừng nên chỉ có một tỉ lệ
nhỏ số hộ gia đình được giao rừng (18/96 hộ thuộc 2 bản, chiếm tỉ lệ 18,8%). Trong khi đó
chỉ có một phần rừng có nhiều cây thuốc nam, còn lại là rừng tái sinh hoặc trồng cây khác,
nên có ít thuốc nam. Chỉ có 2 trong số 6 dòng họ nhỏ ở hai thôn này được giao rừng. Vì
vậy phát huy các quy định truyền thống về chia sẻ nguồn tài nguyên thuốc nam và nguồn
gỗ trong rừng là hết sức cần thiết để giữ nghề thuốc nam cũng như tình đoàn kết vốn có
trong cộng đồng. Nhưng khái niệm sở hữu tư nhân đang xâm nhập ngày càng nhiều trong
cộng đồng, mà thí dụ điển hình sự việc bán rừng ở thôn Ngải Phóng Chù mới xảy ra đầu
năm 2007 (có phân tích cụ thể hơn ở phần sau). Đó là thách thức trực diện lớn đối với thể
chế truyền thống cũng như nghề thuốc nam ở đây.
Nguyên nhân sâu xa của thách thức trên là do cách nhìn, cách tác động khác nhau giữa hai
hệ thống: truyền thống và chính thống. Thể chế truyền thống với luật tục, cụ thể ở đây là
Nào Lồng có sức truyền cảm và hiệu quả tác động thực sự trong cộng đồng, vì nó đạt được
yêu cầu phù hợp về ngôn ngữ, sự đồng cảm, thấu tình đạt lý của người Mông. Nào Lồng từ
xa xưa không cần ghi bằng chữ trên giấy tờ, chỉ cần lời nói và lòng tin lẫn nhau nhưng ai
cũng biết và tự nguyện chấp hành. Nào Lồng thường quy định cho dòng họ hoặc hộ gia
đình nhất định trách nhiệm bảo vệ và chia sẻ tài nguyên rừng (gỗ, tre nứa, thuốc nam) với
mọi người trong cộng đồng. Xác định chủ quyền rừng thông qua Nào Lồng đã ổn định, trải
qua nhiều đời, tạo thành tiềm thức của từng dòng họ và mỗi thành viên trong cộng đồng về
chủ quyền của một dòng họ nào đó trên một khu rừng. Thể chế chính thống với hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ và phát triển rừng cố gắng điều chỉnh trên
phạm vi cả nước với nhiều dân tộc, nhiều vùng rất khác nhau, vì thế khó có tính phù hợp
và sức truyền cảm với
một vùng, một dân tộc
vốn đã có hệ thống Luật Đất đai (2003):
luật tục đặc thù. Khi Điều 3-khoản 1: Việc quản lý và sử dụng đất đai phải tuân
nhà làm luật và thi theo quy định của Luật này. Trường hợp Luật này không quy
hành luật không tôn định thì áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan.
trọng một cách thoả
                           Điều 11-khoản 2: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất
đáng tính đặc thù, khả
                           đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử
năng tự điều chỉnh của
                           dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà
cộng đồng thì sẽ xảy
                           nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm
ra hiện tượng đề cao
                           thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã
luật pháp chung xơ
                           hội chủ nghĩa Việt Nam.
cứng, không phù hợp,
coi nhẹ luật tục, áp Điều 38-khoản 11: Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp đất
đặt, và hệ quả tất yếu trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười
là mâu thuẫn, xung hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng
đột kéo dài mà cộng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được
đồng và cả xã hội phải sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền.
gánh chịu. Có thể
minh hoạ nhận định này bằng một thí dụ ở thôn Ngải Phóng Chồ, xã Cán Hồ, Si Ma Cai.
Trước khi có hợp tác xã, dòng họ Ly đã được Nào Lồng giao cho quản lý, bảo vệ một khu

6
    Lời bà Nguyệt, Trung tâm y tế huyện Si Ma Cai.
rừng có nhiều tre nứa. Mọi người (cả trong và ngoài dòng họ Ly) đều được vào khai thác,
nhưng cần phải xin phép người quản lý rừng. Đến thời hợp tác xã thì rừng thuộc về hợp tác
xã. Đất rừng này được giao khoán cho một số người thuộc dòng họ Hoàng để trồng, bảo vệ
rừng theo dự án 327, 661. Vì vậy quy định của Nào Lồng không được thực hiện nghiêm
túc như trước nữa. Mặc dù rừng có chủ trên giấy tờ (rừng của dự án, giao cho dân bảo vệ)
nhưng lại không có chủ đích thực để quản lý, bảo vệ. Hết thời kỳ được hưởng tiền bảo vệ
thì rừng ở trạng thái treo lơ lửng, không biết ai là người có trách nhiệm quản lý, bảo vệ
tiếp. Đến đầu năm 2007 bà Liều Thị Dế cùng những người con như anh Hoàng Seo Chinh,
Hoàng Seo Páo bán rừng này với lý do: ông cha họ trồng cây theo dự án 327, 661 ở trên
đó, nên họ được bán và hưởng lợi. Trong trường hợp này, nếu chỉ dựa trên giấy tờ hành
chính và căn cứ pháp luật hộp bên cạnh, thì người ta có thể không biết đến vai trò truyền
thống của dòng họ Ly đối với khu rừng, chỉ biết đến người được giao khoán theo dự án, rồi
việc chuyển nhượng đất rừng để cấp sổ đỏ cho những người mua rừng. Nếu như vậy thì họ
chỉ hướng được tới lý (của Nhà nước, xa lạ với cộng đồng), mà không thể đạt được chữ
tình, và cao hơn nữa là tác động không tốt đến nền tảng văn hoá của một dân tộc. Nếu tiếp
tục theo chiều hướng: công nhận mua bán, rồi khẳng định quyền sở hữu rừng trên sổ đỏ,
thì luật pháp sẽ thúc đẩy sở hữu tư nhân, phá vỡ thiết chế, giá trị truyền thống (đoàn kết,
tương thân tương ái) vốn có của cộng đồng. Nhưng người trong dòng họ Ly đứng ra phản
đối với lý do: ông cha, tổ tiên của họ đã được Nào Lồng giao rừng cho từ xưa, họ đã có
công bảo vệ rừng cho đến ngày nay, và cần tiếp tục bảo vệ rừng để cả cộng đồng cùng
được hưởng lợi. Mặc dù họ không có giấy tờ pháp lý, nhưng họ lại có được sự phù hợp với
lý và tình, phong tục truyền thống của người Mông. Theo nhận định của chúng tôi, cùng
với gợi ý của một số người được phỏng vấn, giải pháp cho tranh chấp này chỉ có thể là tìm
hiểu, phát huy cơ chế tự điều chỉnh bằng luật tục của cộng đồng, tôn trọng dân chủ ở cơ sở,
với vai trò của các già làng, đại diện các dòng họ, hộ gia đình tự thảo luận và quyết định
giải pháp trước khi dẫn đến bất cứ can thiệp hay quyết định nào của cơ quan Nhà nước.


2. Thông tin từ những người ngoài dòng họ Hoàng
Thành viên ngoài cũng
như trong dòng họ
Hoàng ở thôn Tả Cán            Bảng 2: Người ngoài dòng họ Hoàng được phỏng vấn
Hồ có ý kiến khá đồng
nhất với nhau xung         TT          Bản              Họ và tên         Vai trò
quanh rừng thuốc nam        1    Tả Cán Hồ           Thào Nhà Páo  Trưởng ban Văn hoá
cộng đồng và vai trò                                               (đã nghỉ)
của dòng họ Hoàng và
bác Hoàng Seo Cấu           2    Tả Cán Hồ           Giàng Seo Cấu Chuyên trách dân số
đối với rừng. Các gia       3    Ngải Phóng Chù      Ly Seo Đế     Thày thuốc nam
đình ngoài dòng họ
Hoàng ở thôn Tả Cán
Hồ cho rằng sẽ là điều hợp lý nếu rừng được giao nhóm thuốc nam hoặc cá nhân bác
Hoàng Seo Cấu, khi các quy định quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng truyền thống tiếp tục được
duy trì. “Rừng thuốc nam mà giao cho bác Cấu thì tốt hơn, mình cũng thích vì thấy bảo vệ
được tốt hơn”7. Vai trò của bác Hoàng Seo Cấu đối với việc khẳng định chủ quyền rừng
thuốc nam cộng đồng được bà con ghi nhận: “Bác Cấu bảo tháng 7 này mời cả Chủ tịch, bí
thư, địa chính giao rừng, đất. Nay mới chỉ là nhất trí”8.

7
    Lời anh Giàng Seo Cấu, thôn Tả Cán Hồ, ngày 5/7/2007.
8
    Lời anh Thào Nhà Páo, thôn Tả Cán Hồ, ngày 5/7/2007.
Ở thôn Ngải Phóng Chù có thể tình hình khác với Tả Cán Hồ, vì có những ý kiến khác
nhau giữa các dòng họ khác nhau. Ngay trong nội bộ dòng họ Hoàng đã có những suy nghĩ
và hành xử khác nhau. Thí dụ: ông Hoàng Seo Sáng, Hoàng Seo Dìn đều mong muốn bảo
vệ được rừng và nguồn thuốc nam, nhưng có những người như anh Hoàng Seo Chinh lại
vào khai thác rừng đến mức bản và xã không xử lý được, mà phải nhờ đến can thiệp của
kiểm lâm huyện. Trong khi những người trẻ tuổi như Hoàng Seo Hùng cho rằng: không có
rừng được giao cho dòng họ Ly, thì người có tuổi trong dòng họ Ly (ông Ly Seo Đế)
khẳng định rằng trước đây dòng họ Ly đã được Nào Lồng quy định giao cho quản lý, bảo
vệ khu rừng có nhiều tre nứa. Sự nhìn nhận khác nhau giữa các thành viên trong cộng
đồng, và giữa cách nhìn theo luật tục của cộng đồng với cách nhìn từ góc độ luật pháp
chính thống có thể dẫn đến những mâu thuẫn như đã phân tích ở phần (1) trên.
Đáng tiếc là trong khuôn khổ chuyến đi này chúng tôi đã không gặp, phỏng vấn được hai
hộ họ Sùng ở thôn Ngải Phóng Chù do họ đều đi làm, không có người ở nhà. Vì thế nhóm
đề xuất phỏng vấn các hộ này trong những nghiên cứu thực địa tiếp theo.
Như vậy việc giao rừng thuốc nam cộng đồng ở Tả Cán Hồ đến nay đã chín muồi về mặt
“nhân hoà”, với sự đồng thuận cao của những thành viên cả trong và ngoài dòng họ Hoàng.


3. Ý kiến của thành          Bảng 3: Người thuộc dòng họ Hoàng được phỏng vấn
viên trong dòng họ
Hoàng                   TT         Bản              Họ và tên            Vai trò
Các thành viên dòng      1    Tả Cán Hồ          Hoàng Seo Chạo     Thày thuốc nam
họ Hoàng, nhất là ở
Tả Cán Hồ thấy rõ        2    Tả Cán Hồ          Hoàng Seo Sú
đóng góp của bác         3    Tả Cán Hồ          Hoàng Seo Dùng
Hoàng Seo Cấu đối
                         4    Tả Cán Hồ          Hoàng Seo Tha
với việc khẳng định
chủ quyền rừng thuốc     5    Tả Cán Hồ          Hoàng Seo Tráng    Trưởng thôn
nam cộng đồng. Theo      6    Ngải Phóng Chù     Hoàng Seo Sáng     Thày thuốc nam
bác Hoàng Seo Tha,
10 năm gần đây bác       7    Ngải Phóng Chù     Hoàng Seo Dìn      Biết ít thuốc nam
Hoàng Seo Cấu,           8    Ngải Phóng Chù     Hoàng Seo Lành
Hoàng Seo Cư đã
quản lý, bảo vệ rừng,
ai muốn lấy gỗ làm nhà thì phải hỏi hai bác. Bác Hoàng Seo Sáng (thôn Ngải Phóng Chù,
thành viên nhóm thuốc nam) cho rằng: “Phải nhờ bác Cấu nên chi hội gần có rừng rồi”.
Theo bác Hoàng Seo Chạo, rừng định giao cho chi hội thuốc nam ở Tả Cán Hồ trước kia là
rừng thuộc dòng họ Hoàng. Vì trước là rừng của dòng họ Hoàng nên quyết định giao thế
nào là dòng họ khác chấp nhận. Bác Cấu, bác Chạo đã đưa ra đề xuất trước, mọi người
trong chi hội cùng thống nhất đề nghị giao rừng. Bác Cấu đã thảo luận với chi hội thuốc
nam là phải bảo vệ rừng thuốc nam, chi hội cũng cần Uỷ ban Nhân dân xã giúp tiếp để
khẳng định chủ quyền về rừng.
Giao đất rừng thuốc nam cộng đồng cho chi hội thuốc nam là hợp lý còn bởi lẽ: nếu chỉ 1
người quản lý, bảo vệ là không tốt bằng mọi người. Hướng phát triển sắp tới của chi hội
thuốc nam là: ngoài bảo vệ, cần trồng thêm một số cây thuốc nam trong rừng để phong phú
các loài thuốc.
4. Ý kiến của cán bộ cấp xã
Ông Hoàng Seo Kỷ (Phó Chủ tịch UBND xã Cán Hồ) cho rằng: Giao rừng thuốc nam cho
hội thuốc nam là tốt, ý mình thấy là đúng. Các bác đã trao đổi với mình từ trước, nhất trí là
trồng cây thuốc vào đó. Quan trọng là trồng cây thuốc nam vào là quán triệt, giữ được
rừng.
Các lãnh đạo và thành viên các trạm y tế xã Cán Hồ và xã Si Ma Cai đều nói là chưa có chỉ
thị nào của Uỷ ban về thuốc nam. Trạm y tế Si Ma Cai và Cán Hồ đều chưa được quy
hoạch và xây mới mặc
dù đã có ý định                      Biểu 4: Cán bộ cấp xã được phỏng vấn
chuyển. Lãnh đạo các
trạm này đã đề nghị
chọn địa điểm rộng        TT      Phòng, ban          Họ và tên             Chức vụ
hơn để có thể xây          1    UBND xã Cán      Hoàng Seo Ký          Phó Chủ tịch
dựng vườn thuốc nam             Hồ
theo 10 chuẩn.             2    Hội Nông dân     Hoàng Seo Páo         Chủ tịch hội
Hiện nay thuốc tây             xã
được bao cấp cho           3   Trạm y tế xã     Nguyễn Thị Hải Yến      Trưởng trạm
đồng bào dân tộc ở             Cán Hồ
vùng cao, các xã thuộc
                           4   Trạm y tế xã Si Hoàng Seo Hoà            Trưởng trạm
diện chương trình 135.
                               Ma Cai
Nhưng thuốc tây đang
được sử dụng kết hợp
với thuốc nam, chưa xuất hiện cạnh tranh giữa hai loại thuốc này. Nhưng trong tương lai
không xa, khi nguồn bao cấp thuốc tây không còn nữa, thì bà con sẽ thực sự lựa đứng giữa
hai loại thuốc để lựa chọn. Khi đó sẽ diễn ra cạnh tranh giữa hai loại thuốc này gay gắt
hơn, và thuốc nam có nhiều triển vọng thắng thế với giá rẻ hơn (trung bình chi phí khoảng
100.000 đồng cho một đợt 15 ngày điều trị khỏi bệnh, trong khi chi cho thuốc tây khoảng
200.000 đồng cho một đợt điều trị tương tự9). Ngoài ra thuốc tây còn bất lợi hơn ở tác
động phụ, đồng bào thấy khó khăn nhận biết và sử dụng đúng liều lượng.


5. Ý kiến của lãnh đạo các phòng chuyên môn cấp huyện và hành lang pháp lý liên
quan đến thuốc nam
Các cán bộ được
phỏng vấn có một số
điểm chung như: họ ít     Bảng 5: Người được phỏng vấn ở các phòng, ban cấp huyện
nhiều có biết hoạt
động      của    TEW      TT      Phòng, ban       Họ và tên            Chức vụ
(SPERI) và vai trò, ý      1    Kinh tế       Nguyễn Xuân Nhẫn      Trưởng phòng
nghĩa của hội thuốc
nam. Họ đều cho rằng:      2    Hạt Kiểm lâm  Hoàng Dương Thập      Hạt trưởng
nếu giao rừng cho chi      3    Hội đông y    Bà Nguyệt             Phụ trách (kiêm
hội thuốc nam thì rừng          huyện                               nhiệm)
thuốc nam sẽ được bảo
                           4    Văn hoá       Hoàng Seo Phà         Trưởng phòng
vệ tốt, vì vậy họ ủng
hộ giao rừng cho các
thày thuốc nam quản lý, bảo vệ và sử dụng.
9
    Thông tin từ chị Nguyễn Thị Hải Yến, trưởng trạm y tế xã Cán Hồ, ngày 5/7/2007.
Tất cả các phòng, ban liên quan đều không có văn bản riêng về việc bảo vệ và phát triển
nguồn thuốc nam. Nếu có văn bản liên quan đến cây thuốc nam, thì nó chỉ là một phần rất
nhỏ trong các mối quan tâm khác của văn bản. Thí dụ: Văn bản của Trung ương Hội Đông
y Việt Nam số 03/TWH ngày 18 tháng 2 năm 2006 hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Đông
y Việt Nam chủ yếu nói đến cách thức tổ chức, hoạt động của Hội, duy nhất có một ý nói
đến thuốc nam trong nhiệm vụ của chi hội thôn bản: “tổ chức trồng thuốc nam, vận động
nhân dân trồng thuốc nam, hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc nam để tự chữa bệnh”.
Trên thực tế mối quan tâm đến cây thuốc nam chưa được thể hiện rõ ràng. Bảo vệ rừng
được nhiều người hiểu là việc bảo vệ các cây có giá trị kinh tế như gỗ sa mộc, mỡ, hoặc
tre, măng bát độ, hoặc cây cho chiết xuất như trẩu. Riêng cán bộ Kiểm lâm cho rằng: bảo
vệ rừng là bảo vệ tất cả các loài cây, bảo vệ nguồn gen vì đa dạng sinh học. Do chưa có
văn bản, hướng dẫn từ cấp trên, nên cây thuốc nam (cây thảo mộc nhỏ) chưa được chú ý
bảo vệ bằng các loài cây thân gỗ, ngoại trừ các cây đã được ghi vào sách đỏ như một loài
rong tảo ở Sa Pa. Kiểm lâm viên khuyến cáo người dân không nên phát trắng để trồng thảo
quả với lý do chính là: để thảo quả sống và mọc được, không phải vì bảo vệ thuốc nam và
tính đa dạng sinh học của rừng. Như vậy thu nhập trực tiếp từ các cây có giá trị kinh tế
trước mắt gắn với xu hướng độc canh vẫn được cán bộ các phòng, ban của huyện quan tâm
hơn rất nhiều so với việc bảo vệ và phát triển cây thuốc nam.
Một khó khăn khác là khả năng kết nối, tạo ra sự hợp tác đồng bộ giữa các cơ quan chuyên
môn. Phòng Văn hoá có
nhận biết được rằng:
nguồn thuốc nam có khả Khoản 2-Điều 28, Pháp lệnh Xử lý Vi phạm hành chính
năng bị cạn kiệt nếu khai số 44/2002/PL-UBTVQH10 quy định: Chủ tịch UBND
thác nhiều quá, nhưng cấp xã được phạt tiền đến 500.000 đồng.
chưa có được giải pháp cụ Theo Nghị định 17/2002/NĐ-CP, mức phạt đối với việc
thể, như hỗ trợ dân xây khai thác rừng trái phép như sau:
dựng hương ước bảo vệ ra Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000
sao, hoặc chỉ rõ trách đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây :
nhiệm hỗ trợ của ngành
kiểm lâm. Mặc dù cán bộ a) Khai thác trái phép lâm sản ở rừng sản xuất :
các phòng Văn hoá, Kinh - Gỗ thông thường đến 0,5 m3 gỗ tròn.
tế, Kiểm lâm đều cho - Củi đến 2 Ster.
rằng: sẽ bảo vệ rừng có
hiệu quả nếu giao cho - Lâm sản khác có giá trị đến 300.000 đồng (theo giá thị
                              trường ở địa phương).
cộng đồng tự quản lý và
áp dụng luật tục để xử lý b) Khai thác trái phép lâm sản ở rừng phòng hộ :
vi phạm. Luật tục (Nào - Gỗ thông thường đến 0,3m3 gỗ tròn.
Lồng) quy định rất chặt
                              - Củi đến 1 Ster.
chẽ, xử lý vi phạm rất
nghiêm, thí dụ như chặt - Lâm sản khác có giá trị đến 200.000 đồng (theo giá thị
cây gỗ nhỏ trái phép sẽ bị trường ở địa phương).
phạt gà, rượu tương ...
đương với hàng trăm ngàn
đồng; chặt cây gỗ to có thể bị phạt tương được với hàng triệu đồng. Nhưng cán bộ phòng
Tư pháp không chấp nhận các hương ước đó, vì họ chiếu theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm
hành chính thì cộng đồng không có thẩm quyền xử phạt, hơn nữa mức phạt đó là cao so
với thẩm quyền của cấp xã.
Cán bộ huyện vẫn khó khăn trong việc cụ thể hoá chương trình hành động, trong đó thuốc
nam và cây thảo mộc chưa được nhắc tới trong các diễn đàn và văn bản của huyện. Cán bộ
phòng Kinh tế có nhắc đến nguy cơ và mối quan tâm chống sa mạc hoá, nhưng chưa có
được giải pháp hữu hiệu, hợp lý cho vấn đề này, trong đó đa dạng sinh học, nông nghiệp
bền vững chưa được hiểu đúng và phát huy, thay vào đó là chủ trương phát triển vùng
nguyên liệu, cây công nghiệp với xu thế độc canh. Thí dụ, thử nghiệm và phát triển trồng
cây thuốc lá đang được huyện nỗ lực thực hiện trong mấy năm qua nhưng chưa có kết quả
tốt. Một số cán bộ huyện đã “ăn với thuốc, ngủ với thuốc”, làm mô hình điểm ở xã Sín
Chéng, nhưng không thể thuyết phục được người dân chuyển đổi cây trồng, dân vẫn tiếp
tục trồng ngô với suy nghĩ truyền thống rằng: có lúa, ngô đầy nhà là giàu, là yên tâm10.




10
     Ý kiến của ông Nguyễn Xuân Nhẫn, trưởng Phòng Kinh tế huyện Si Ma Cai.
Phụ lục


                                 Ghi chép từ thực địa
    Chuyến nghiên cứu Thuốc nam tại xã Cán Hồ, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai



Người thực hiện: Phạm Văn Dũng




                                                                           Ngày 5/7/2007


Từ Lao Cai đi CCCD Nàn Sán và đến xã Cán Hồ (cùng anh Vừ A Giang)


Gặp lãnh đạo, cán bộ xã Cán Hồ: Chủ tịch, Bí thư, anh Minh (Phòng nội vụ huyện tăng
cường, quê Phú Thọ và Yên Bái), anh Dũng (Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Lào Cai tăng
cường). Có thêm anh Liễu và 1 công an tăng cường cho xã. Có 4 nữ làm văn phòng, tài
chính của xã (từ Si Ma Cai đến).


Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hải Yến - trưởng trạm y tế Cán Hồ
Chưa có văn bản hướng dẫn về y học cổ truyền nào ngoài 10 chuẩn về Y tế.
Muốn kết hợp châm cứu (đông y) với tây y, nhưng không có thuốc nam.
Chị Yến đã học một khoá về châm cứu 6 tháng ở trường y Hoàng Liên Sơn (ở Yên Bái).
Dùng kim (chi phí không nhiều). Muốn mua thiết bị điện châm (800.000 – 1.000.000 đồng,
loại đắt 2.000.000 đồng), nhưng chưa mua được. Dùng loại chạy dây + pin (giá rẻ) không
đảm bảo vì dễ bị giật điện.
Có lấy thuốc của ông Luật (dân tộc Tày ở Bảo Nhai-Bắc Hà), bán 5.000 đồng/ thang thuốc.
Chỉ lấy và bán hộ, nhưng do thuốc tây đang được phát không nên bà con dùng thuốc này,
họ không có tiền mua thuốc nam.
Chi phí thuốc nam cho 15 ngày khoảng 100.000 đồng, nhưng thuốc tây là 200.000 đồng,
nên nếu hết bao cấp thì sẽ có cạnh tranh gay gắt hơn giữa hai loại thuốc này.
Có đến nhà bác Cấu thấy gác thuốc lên bếp, có nhắc bẩn hoặc bảo dùng cây này cây kia là
bác không hài lòng.
Hiện rừng thuốc chưa được bảo vệ tốt.
Mong muốn:
  Xây dựng lại vườn thuốc sau khi xây dựng và quy hoạch lại vườn thuốc. Phải nhờ bà
   con sưu tập cây thuốc về vườn trồng.
  Được trang bị dụng cụ như dao, sấy thuốc đảm bảo
Anh Thào Nhà Páo (39 tuổi, thôn Tả Cán Hồ):
                                -   Có thuốc trồng ở vườn, vẫn phải lấy thêm thuốc ở
                                    rừng xa (Chềnh Háng Dzống - rừng của bác Chệnh).
                                -   Thời hợp tác xã: rừng của nhà nước bỏ hoang. Sau đưa
                                    xã quản lý lại không được. Lấy thuốc thoải mái, không
                                    xin ai, không ai nói được.
                                -   Nay giao lại rừng, thì rừng là của bác Cấu quản lý một
                                    mình. Mọi người được dùng thuốc nam nhưng phải đi
                                    xin bác Cấu (hoặc qua chi hội) mới được. Nếu không
                                    xin là phạt.
                                -   Bác Cấu bảo tháng 7 này mời cả Chủ tịch, bí thư, địa
                                    chính giao rừng, đất. Nay mới chỉ là nhất trí. Ai vào
                                    rừng này lấy thuốc nam cũng phải xin. Tất cả mọi
                                    người phải cùng bảo vệ. Ngoài chi hội ai biết thuốc
       nam mà xin thì cho lấy. Nay nói được rồi, họ không dám chặt phá tự do nữa. Nếu
       cần gỗ làm nhà, xin là được, nhưng phải cùng thôn.
   -   Nếu dòng họ Hoàng không nói được người phá rừng thì phải bảo trưởng thôn, phạt
       chủ rừng khác để họ quản lý tốt. Nếu giao rừng thuốc nam thì sẽ quản lý tốt hơn
   -   Là thày thuốc nam thì rừng rất có ý nghĩa: bảo tồn cây thuốc nam, lấy không hết,
       chữa được bệnh cho con cháu. Nếu trồng ở vườn: nhổ gốc là hết cây. Người không
       biết thì nhổ cả rễ, người biết chỉ hái lá thì bảo tồn được cây thuốc nam.



Anh Giàng Seo Cấu, 36 tuổi, thôn Tả Cán Hồ, chuyên trách dân số
Chuyên trách về dân số xã 9 năm. Không biết người ở bản khác tham gia vào hội thuốc
nam là ai.
Bây giờ khác ngày trước. Trước gọi là rừng của chú Chệnh, sau thành của tập thể (hợp tác
xã). Cứ vào thoải mái, không ai nói gì cả. Gần đây là rừng của bác Cấu. Nếu muốn lấy
thuốc nam thì vào lấy được, nhưng lấy gỗ làm nhà thì mình phải đi xin bác Cấu.
Rừng thuốc nam mà giao cho bác Cấu thì tốt hơn, mình cũng thích vì thấy bảo vệ được tốt
hơn.
Năm nay bắt đầu trồng cây to, chỉ có ít đất trồng thôi. Hiện nay có sổ đỏ nhưng chỉ bố có,
bố còn sống, chứ mình không có sổ đỏ rừng tái sinh. Rừng này trước là của họ Giàng, của
ông, ông mất đi thì để lại cho bố và chú Phú quản lý. Họ Giàng ở đây được 4 đời rồi, đến
bản này cùng đời với họ Hoàng. Nay dòng họ Hoàng có 2 hộ có rừng, người trong dòng họ
có thể vào xin gỗ làm nhà.
Có ít người họ Giàng trong bản, nhưng với dòng họ Hoàng là anh em với nhau, có việc gì
thì trao đổi, không có tranh chấp đất đai với nhau.
Khi đi họp hay bầu cử ai làm trong chính quyền thì ai có tài năng là được bầu, cho làm
việc, chứ không phân biệt dòng họ lớn hay bé.
Phải chia ra cho mỗi người làm một ít, vì có nhiều việc. Nếu thu quỹ thì trưởng thôn đi thu
hết, hoặc quỹ an ninh thì công an viên đi thu hết. Không phải chia ra họ nào thu trong họ
đó. Hội Nào Lồng thì các hộ đều đóng góp, như dịp Rằm tháng 2 có thu mỗi hộ 20.000
đồng. Họp Nào Lồng có bàn đến bảo vệ rừng. Hương ước có từ năm 1997 hay 1996 gì đó.
Trước đây hội Nào Lồng đã viết vào giấy rồi, nhưng một thời gian lại bỏ.
Trong thôn có bầu 2 người làm Lồng Thờ làm việc trong 1 năm, rồi năm sau bầu người
khác, thay nhau ai cũng được làm hết. Vai trò của 2 người này là như nhau chứ không có
trưởng, phó. Hai người đứng ra tổ chức làm lễ Nào Lồng chứ không giải quyết công việc
như trâu, bò ăn lúa của người khác. Trưởng thôn giải quyết việc này.




                                                                            Ngày 6/7/2007


Bác Hoàng Seo Chạo (48 tuổi, thôn Tả Cán Hồ)
                                -   Bác Cấu có đề nghị, thông qua chi hội thuốc nam, thảo
                                    luận là phải bảo vệ rừng thuốc nam, cần UB xã giúp
                                    tiếp.
                                -   Thường trồng, dùng thuốc nam trong vườn nhiều hơn,
                                    ít lấy thuốc rừng.
                                -   Trước kia rừng thuộc dòng họ Hoàng.
                                -   Thời hợp tác xã: phải nhập đất vào, được tính, chia
                                    công điểm. Nếu lấy thuốc nam thì không được tính
                                    công điểm. Cán bộ không ép đi làm hoặc hạn chế lấy
                                    thuốc nam. Nhưng phải chữa bằng thuốc nam cho
                                    người ta khoẻ mà làm ăn. Chữa bệnh bằng thuốc nam
                                    không có công điểm, lại có thuốc tây nên ít dùng thuốc
       nam hơn => Quên bớt bài thuốc. Hợp tác xã có quy chế bảo vệ: không cho chặt gỗ
       linh tinh hoặc thả trâu bò vào rừng, mọi người ký vào nhưng không quản lý nổi.
       Rừng bị phá nhiều, có người chặt cây có hỏi trưởng thôn, chủ nhiệm hợp tác xa,
       nhưng có người khong hỏi, cứ chặt. Hợp tác xã lấy rừng từ ông bà thì chấp nhận,
       chỉ có điều là rừng từ ông bà giao cho họ, bị chặt phá, không bảo vệ được là xót.
   -   Giai đoạn này giao rừng cho hội thuốc nam là hợp lý. Chỉ 1 người quản lý, bảo vệ
       là không tốt bằng mọi người. Bác Cấu, bác Chạo đề xuất ra trước, mọi người trong
       chi hội cùng thống nhất đề nghị giao rừng. Hướng tới bảo vệ, cần trồng thêm một
       số cây thuốc nam trong rừng để phong phú thuốc. Vì trước là rừng của dòng họ
       Hoàng nên quyết định giao thế nào là dòng họ khác chấp nhận.
   -   Rừng không giao cho người ngoài được vì là của mình. Nếu giao cho người khác
       thì không có gì dùng nữa. Mìn phải quản lý, bảo vệ thật tốt, sau thế nào thì chưa
       lường trước được.
   -   Trạm xá có tham gia trồng thuốc, có giới thiệu bệnh nhân cho thày thuốc nam chữa.
       kết hợp giữa trạm với thày thuốc tốt hơn ngày trước. Họ có quan tâm, động viên,
       không chê trách thày thuốc.
-   Nay chữa bệnh bằng thuốc nam còn rất ít, chủ yếu dùng thuốc nam hoặc đến trạm y
       tế.
   -   Nay chỉ dạy con và người ngoài chung chung, chưa truyền nghề thuốc nam hẳn vì
       con còn nhỏ. Sau này lớn thì quyết định chọn ai để truyền nghề. Dạy cho cả con
       trai, con gái.
   -   Đàn bà biết thuốc nam thì lập được bàn thờ mang tên đàn bà.
   -   Chưa bị ai hỏi thẻ hành nghề thuốc nam. Chỉ khi trao đổi kinh nghiệm thì có người
       hỏi thẻ.


Bác Hoàng Seo Sú (46 tuổi, thôn Tả Cán Hồ, cán bộ kiểm lâm xã):
   -   Có văn bản bảo vệ rừng nhưng không nói đến thuốc nam.
   -   Nhất trí giao rừng cho chi hội thuốc nam.
   -   Kiểm lâm hàng tháng kiểm tra rừng, cả rừng đã giao cho các hộ, lập báo cáo gửi lên
       xã, giao ban 1 tháng/ lần.
   -   Trước 661 có tiền bảo vệ rừng, đã cắt 2 năm nay.



Bác Hoàng Seo Tha (57 tuổi, thôn Tả Cán
Hồ, anh em cùng cha khác mẹ với bác Hoàng
Seo Cấu)
Trước hợp tác xã: Có quy định của dòng họ về
rừng, bảo vệ, sử dụng rừng. Dòng họ Hoàng ai
thích lấy cây thì được vào rừng. Dòng họ khác
không được vào rừng lấy gỗ, nhưng ai biết
thuốc nam thì vẫn được vào lấy. Xưa là rừng
tự nhiên, được ông tổ giữ, có quy chế chỉ bằng
lời. Do có Nào Sồng, mỗi năm có 2 lễ, tổ chức
cho khoảng 7-8 người già. Sau đó các già
thông báo cho con cháu biết để thực hiện. Quy chế: rừng của ai là người đó bảo vệ, mỗi
người đại diện cho 1 thôn. Quy định thôn bên cạnh không đựơc vào phá rừng, bà con biết
thì chấp hành. Các già truyền đạt lại cho dân là thôn có rừng riêng, nếu chặt cây lung tung
là bị phạt. Thời đó rừng nhiều, chỉ nói với nhau là không ai vào lấy.
Thời gian hợp tác xã: 1966: lúc đó bác mới 15 tuổi, còn trẻ, thấy chặt cây rừng lung tung.
Huyện vào xin là cho chặt, làm nhà của lâm trường Si Ma Cai (lâm trường này trồng rừng
sa mộc, sau đó đã giải thể). Thời đó chưa nói đến bảo vệ, sử dụng thuốc nam, chỉ nói đến
quản lý gỗ. Có đề ra quy định về ngày đi làm, ngày họp, ăn rằm tháng 2, tháng 6. Nếu có
quy định rồi mà ai sai là phạt.
10 năm gần đây bác Hoàng Seo Cấu, Hoàng Seo Cư quản lý rừng. Ai lấy gỗ làm nhà thì
phải hỏi hai bác. Năm nay chuẩn bị thu 20.000 đồng/ hộ để tổ chức ăn rằm tháng 6.


Anh Hoàng Seo Kỷ (35 tuổi, Phó Chủ tịch UBND xã, con bác Hoàng Seo Tha):
Giao rừng thuốc nam cho hội thuốc nam là tốt, ý mình thấy là đúng.
Các bác đã trao đổi với mình từ trước, nhất trí là trồng cây thuốc vào đó. Quan trọng là
trông cây thuốc nam vào là quán triệt, giữ được rừng.
Chưa có chỉ thị nào của Uỷ ban về thuốc nam. Trong thời gian anh Dìn (Chủ tịch) đi học, ở
nhà anh Kỷ quyền Chủ tịch, có nhận nhiều văn bản nhưng cũng không thấy có văn bản nào
về thuốc nam.
Năm 2005 ngân sách của xã có chi cho bác Cấu 200.000 đồng để hoạt động về thuốc nam,
vì biết đây cũng là việc làm vì xã, vì dân nên chi được mặc dù không có được chứng từ.
Phải cân đối tài chính của xã để chi.
Trong 13 xã của Si Ma Cai thì Nùng Sui có nhiều rừng, rừng đẹp nhất. Cán Hồ cũng nhiều
rừng so với xã khác.



                                                                          Ngày 7/7/2007


Bác Hoàng Seo Tráng (56 tuổi, 13 năm làm trưởng thôn Tả Cán Hồ)
Giao rừng cho dân để bảo vệ thuốc nam thì chủ rừng phải
bảo quản. Trước đây có giao đất chỉ tay, không tính được
bao nhiêu ha hay m2 (chúng tôi có xem sổ đỏ thì sổ có
ghi số m2, sau đó bác Tráng nói là không biết tính m2
hay ha).
Nay đã giao rừng cho các hộ trong thôn hết rồi. Người
không được giao rừng không nói gì vì không có rừng để
chia nữa.
Những người được giao rừng trong thôn:
   1. Hoàng Seo Cấu
   2. Hoàng Seo Tráng (trưởng thôn)
   3. Hoàng Seo Cư
   4. Giàng Vần Phố
   5. Hoàng Seo Vá
   6. Hoàng Seo Páo (hội Nông dân xã)
   7. Hoàng Seo Sú (kiểm lâm xã)
   8. Hoàng Seo Cư (trưởng thôn Pù Chùa Vàng, do gốc gác có rừng ở đây).



Bác Hoàng Seo Sáng (49 tuổi, thành viên chi hội thuốc nam, thôn Ngải Phóng Chù)
Có 10 hộ trong thôn được nhận rừng:
   1. Hoàng Seo Sáng (thành viên hội thuốc nam)
   2. Hoàng Seo Kỷ
   3. Hoàng Seo Sử (thành viên hội thuốc nam)
4. Hoàng Lao Sang
                                     5. Hoàng Seo Chảo
                                     6. Ly Seo Khoá
                                     7. Hoàng Seo Sinh
                                     8. Hoàng Tà Lù (thành viên hội thuốc nam)
                                     9. Hoàng Tạo Pao
                                     10. Hoàng Seo Súa
                                 Thôn có 48 hộ, trong đó 43 hộ họ Hoàng, 3 hộ họ Ly, 2
                                 hộ họ Sùng.
                                   Ông nội bác Sáng đã đến bản Ngải Phóng Chù đầu tiên,
                                   mới đến còn ở hang. Trước đây không có các họ khác,
                                   sau đó họ mua đất về ở đây thêm. Khi đông nhất bản có
                                   49 hộ. Khoảng 20 năm trước mọi người trong họ Hoàng
di cư đi Bảo Thắng, Hà Giang, Sơn La rất nhiều, bản chỉ còn lại 3 hộ. Sau đó một số hộ
mua đất về ở. Trường hợp anh Kỳ (phó Chủ tịch hiện nay) đến ở thì được bác Sáng (khi đó
là trưởng thôn) đồng ý cấp đất cho, vì lúc đó sẵn đất.
Bác Sáng là người giữ trống của dòng họ Hoàng.
Khi có đám ma là dân trong xã và cả xã lân cận
đến mượn trống này. Theo các cụ kể lại, trước
đây dòng họ Hoàng có 2 ông, phải chia tay nhau
đi hai nơi kiếm sống. Họ giao cho nhau 2 vật làm
tin để sau này nhận ra nhau. Người anh thì giữ
chiếc trống, còn người em giữ cái tay cối xay
ngô. Gần đây có ông làm trong quân đội ở Hà
Nội đã dẫn anh em đến đây nhận họ.
Còn 1 rừng của xã chưa có ai nhận. Tất cả dân
trong thôn được vào lấy cây khô, lấy củi, không
được chặt cây.
Hộ không biết thuốc nam mà có rừng thì cho người biết thuốc nam vào hái thuốc, không
phải xin, vì thường cây thuốc nam là loại cây nhỏ. Lấy cây gỗ thì phải xin.
Rừng chưa được giao của xã không có thuốc nam, hội thuốc nam không có ý định xin rừng
này.
Chi hội có rừng thuốc nam là của thôn, chia cho các thày thuốc nam, chỉ người biết trong
chi hội bảo vệ rừng, mọi người được dùng thuốc nam. Ngày xưa rừng đó của tập thể,
không quản lý được nên chia mỗi người một ít.
Rừng thuốc nam giao cho chi hội thì các hộ không biết thuốc, trước là chủ rừng cũng
không được vào chặt cây. Khi lấy cây phải hỏi chi hội. Các hộ này đã bảo vệ rừng, nay vẫn
giao lại cho hội thuốc nam. Ai phát nương là bị phạt.
Phải nhờ bác Cấu nên chi hội gần có rừng rồi. Chưa có quy chế bảo vệ.
Có Nào Lồng nói về bảo vệ rừng, tuỳ loại cây bị chặt mà phạt, nhưng không nói đến quản
lý, bảo vệ thuốc nam. Nếu chặt cây to như cột nhà là phạt 150.000 đồng, cây to làm quan
tài được thì phạt 500.000 đồng, và thu cây lại.
Mới đây có người (ông Hoàng Seo Sùng, Hoàng Seo Làng) đã bị phạt 500.000 đồng vào
đầu năm 2007 vì chặt nhiều cây nhỏ. Do thôn, xã thấy nhưng xử lý không được nên phải
mời kiểm lâm huyện về xử lý, phạt.Các hộ khác đã thắc mắc nhiều: tại sao xã, thôn không
xử lý được vụ này. Sau khi bị phạt ông ấy biết lỗi, không nói gì, không gây mâu thuẫn tiếp
với bà con nữa. Sau đó nếu có lễ, cơm gà gì thì ông Sùng vẫn mời anh em đến.
Lo: khi ít rừng đi thì lại thêm người vào lấy gỗ, củi. Nhưng nhà nước có cho ký cam kết,
người chịu trách nhiệm là chủ rừng. Các hộ được giao quản lý chặt.
Thông qua họp Nào Lồng để thông báo tất cả các hộ biết và bảo vệ rừng. Hộ không được
bảo vệ rừng, khi cần gỗ thì xin, là người có rừng phải cho một nửa, còn lại hộ khác cho
một nửa. Đoàn kết các hộ với nhau, trong và ngoài họ xin là cho được, cả người ngoài thôn
xin mà thấy rất cần thì cho.



Anh Hoàng Seo Dìn (42 tuổi, thôn Ngải Phóng Chù)
Có vợ họ Giàng, 7 con, 4 trai, 3 gái, trong đó có 2 con đã
học hết lớp 9, bỏ họ, 5 cháu khác con đi học hết.
Ông tổ là họ Ly, nhưng đời ông do người cha chết sớm nên
được họ Hoàng nuôi và lấy vợ cho, sau đó đã lấy họ
Hoàng. Khoảng 20 năm trước anh em đều đi nơi khác, khi
trở về thì ông Chủ tịch lúc đó nói với người anh là: tổ tiên
là họ Ly, nay anh về muốn tôi giúp thì phải lấy lại họ Ly.
Vì thế gia đình có 2 người anh nhận lại họ Ly, do người
ngoài nói mà theo họ. Còn lại 3 người em giữ họ Hoàng.
Nay có thờ thì thờ họ Hoàng. Anh giữ họ Ly thì chỉ lấy họ
Ly thôi, còn vẫn thờ họ Hoàng. Giữa họ Hoàng và họ Ly
có phong tục giống nhau, đã thống nhất là hai họ như một,
nên con cháu hai họ này không được kết hôn lẫn nhau.
Tham gia hội thuốc nam. Từ khi tham gia hội thuốc nam thì đi họp đều, 3 tháng/ lần. Đi
họp có báo cáo trong vườn có bao nhiêu cây thuốc nam, chữa được bao niên bệnh, báo cho
bác Cấu ghi hết. Chữa bệnh cho cả người và gia súc (trâu, ngựa, lợn).
Nhà không có rừng nên phải lấy thuốc ở vườn là nhiều, ngoài ra lấy thuốc ở rừng già của
nhà bác Sáng. Biết là rừng của bác Sáng nên phải hỏi để lấy thuốc nam.
Đã lập bàn thờ thuốc nam, lễ vào ngày 2 Tết âm lịch, mổ gà cúng Xử Cang, Dủ Vàng (thần
thuốc nam). Ngày 5/5 âm lịch nếu có điều kiện thì cúng, nếu không thì thôi. Trước theo các
ông thày thuốc nam nói là phải thờ ông Dủ Vàng thì mới chữa được bệnh, sau đó lập lên
bàn thờ. Xưa chưa có Dủ Vàng, anh Dìn đã lấy thuốc nam cho người bệnh rồi bị ốm. Bà
mẹ anh nói là lấy nhiều thuốc nam nên phải có thờ ông Dủ Vàng thì ông mới cho cây thuốc
nam. Bà mẹ cũng biết thuốc nam, sau anh Dìn đã làm theo lời mẹ thì khong ốm đau nữa.
Bà mẹ đang ở với người em, chỉ truyền cho anh Dìn. Nay bà đã 77 tuổi, già rồi, ít khi đến
đây. Trước bà còn khoẻ, chăn trâu thì hay ở nhà anh Dìn. Nay tùy bà muốn ở đâu thì ở.
Rừng ngày càng giảm, thày thuốc nam đã đề nghị công an viên, trưởng thôn giúp bảo vệ
rừng để có cây thuốc. Nay trong thôn có 3 khu rừng để bảo vệ thuốc nam, không có ai
được chặt phá. 3 khu rừng này đã được giao cho ông Kỷ, ông Giả, ông Sáng rồi, chưa có sổ
đỏ. Chỉ có sổ đỏ ở ruộng, còn rừng thì chưa có.
Mong có sổ đỏ cho chi hội quản lý, bảo vệ là tốt nhất. Còn ông Kỷ làm ở Uỷ ban thì nên có
sổ đỏ, vì đa số ông chủ có rừng làm trong hội thuốc nam, ông Kỷ của là thành viên nhóm
thuốc nam.



Bác Hoàng Seo Lành, 47 tuổi, thôn Ngải Phóng Chù và
vợ bác Lành
Vợ họ Giàng ở Sín Chéng, có 6 con, 4 gái, 2 trai. Con trai
lớn là Hoàng Seo Chu cũng tham gia phỏng vấn.
Là anh em với bác Dìn, bác Đế. Ông cụ của bác Lành là
do họ Hoàng nuôi nên bác lấy họ Hoàng.
Không biết nhiều về thuốc nam, chỉ người biết thuốc mới
được tham gia vào hội thuốc nam. Có biết hội thuốc nam
vì bác Dìn, bác Sáng có nói chuyện. Biết thuốc nam thì
lấy được thuốc ở trong rừng, vì thuốc nam không phải là
cây to.



Bác Ly Seo Đế, 50 tuổi, thôn Ngải Phóng Chù
Có 4 con, 3 trai, 1 gái, vợ họ Thào. Bác Đế bị tật bẩm sinh: chân bị teo, không đi lại được,
phải chống hai tay để di chuyển.
Họ Ly có một số phong tục khác với họ Hoàng. Trước ông tổ của bác Đế là họ Ly, nhưng
sau đó ông cụ được họ Hoàng nuôi nên đời bố và anh em một số đã theo họ Hoàng. Trong
lúc chia họ thì 5 anh em trai có thảo luận với nhau, trong đó 2 anh (Ly Seo Đế, Ly Seo
Khoa) không đồng ý theo họ Hoàng. Vì 3 em là người lớn rồi, có vợ con nên họ theo họ
Hoàng mình không nói được. Không nghe thì mình cũng tủi.
Hai anh theo họ Ly đã không di cư đi Sơn La cùng
với các em (đã theo họ Hoàng). Do có chiến tranh
(thực ra là xung đột, đánh nhau, ông Hoàng Seo Lù
giết chết một người bộ đội khoảng năm 1999), nên
anh em đã cùng ông Giạ, ông Lù chạy đi Sơn La. Đến
đó thì công an tìm ra ông Lù, họ không cho mọi
người ở đó mà đuổi về đây. Họ tự đi, không báo cho
ai, sau mấy tháng có trồng một vụ ngô, chưa kịp chín
thì bị đuổi, quay về đây. Ông Lù bị bắt tù một thời
gian rồi sau đó một mình ông ấy chốn đi Trung Quốc.
Sau đó ông ấy cũng làm việc ác ở Trung Quốc, xảy ra
nhiều chuyện rồi lại bị bắt. Rồi ông ấy cùng với vợ
con chốn đi Lào, nay đang sống ở đó. Mẹ bác Đế
không theo đi Sơn La, khi đó bố bác Đế chết rồi.
Cứ tuân theo phong tục của cha mẹ. Ông Chủ tịch xã
họ Ly có nói: tổ tiên là họ nào thì lấy họ đấy, vì vậy
anh em nên theo họ Ly. Chỉ mang lên họ Ly thôi, có việc gì thì hai dòng họ vẫn đoàn kết,
anh em vẫn giúp đỡ nhau, không phân biệt dòng họ. Có lễ tục họ Hoàng cũng giống họ Ly.
Hai bác theo họ Ly biết nhiều phong tục nên người họ Hoàng có nhờ nhiều việc như chữa
bệnh, bàn bạc, lấy vợ chồng, cần biết phong tục gì là họ mời tham gia. Có gì ăn thì họ cũng
mời, cùng chia sẻ.
Nguồn gốc ngày xưa họ Ly có rừng tre nứa, được tất cả mọi người quản lý, sử dụng, không
riêng gì dòng họ Ly. Lễ hội Nào Lồng có nhắc đến quản lý, bảo vệ rừng, giao cho họ Ly
bảo vệ, ai thiếu tre thì qua nhà họ Ly xin lấy. Nào Lồng đã quyết định như thế từ lâu rồi,
trước thời kỳ hợp tác xã. Thời hợp tác xã vẫn có quy chế, vẫn nhất trí cho họ Ly quản lý,
bảo vệ rừng này. Quy ước chỉ dựa vào lời nói, ông tổ truyền lại cho con cháu. Rừng này
hiện nay hai bác đã giao cho xã quản lý, rừng có ít thuốc nam, nhiều gỗ to. Gần đây (hồi
đầu năm) có người họ Hoàng (bà Liều Thị Dế là mẹ của Hoàng Seo Páo, Hoàng Seo
Chinh, Hoàng Seo Ký, Hoàng Páo Chớ) không biết suy nghĩ thế nào mà tự đứng ra bán đi
cho ông Hoàng Seo Sếnh (Ban dân số xã), và ông Hoàng Seo Lùng (trưởng thôn) lấy 18
triệu đồng. Họ dựa vào sơ hở giữa sổ đỏ với quy ước bằng lời nói mà bán đi. Sau đó họ
chia tiền cho họ Hoàng mà bác Đế không biết. Bác đã báo với Chủ tịch, Phó chủ tịch xã,
báo huyện, cuộc họp thôn nào cũng đưa ra thắc mắc, sau đó họ đem 400.000 đồng trả lại
cho hai bác họ Ly, bảo là không nói gì nữa, nhưng bác Đế không đồng ý. Bán rừng xong
rồi 6 người đó liên hoan, ông Chinh nói: hai người họ Ly không nói thì thôi, nếu nói là lấy
súng bắn. Khi họp thôn, bác Đế nhắc đến chuyện bán rừng thì ông Chinh có cãi lớn trong
cuộc họp, hai bác đã cãi lại, thách đố thì họ không dám vụt, sau họ biết sai thì xin lỗi hai
bác họ Ly. Có ông Chủ tịch và ông Kỷ (Phó chủ tịch) tham gia cuộc họp này, cùng với một
số người trong dòng họ Hoàng can thiệp không cho ông Chinh đánh hai bác họ Ly.
Rừng của họ Ly trước kia đã bị ông Chinh vào phá, Chủ tịch xã xử lý không được, ông
Chinh lại còn doạ đánh, nên phải gọi công an huyện lên, họ bấm rùi cui điện vào người ông
Chinh, ông này ngã ra, sau đó sợ không dám làm sai nữa. Đến nay những người bán rừng
chỉ trả lại một số tiền, còn một số tiền họ giữ ở đâu không biết. Nghe nói huyện cho bù một
số tiền, còn lại không trả lại. Nhóm người bán rừng của bác đi là vớ vẩn, không công bằng,
họ muốn làm gì thì họ làm. Ngoài rừng đó họ còn chặt phá hết gỗ to trong rừng của xã, cán
bộ xã đến xem nhưng chưa xử lý được.
Đối với rừng này, bác Đế kiến nghị: rừng thì xã không quản lý, bảo vệ được. Bác mong
muốn giao lại rừng cho dòng họ Ly quản lý, bảo vệ là tốt nhất, sau đó đề nghị huyện công
nhận bằng sổ đỏ. Rồi ông Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã cho họp thôn, thông báo rõ là rừng của
họ Ly. Nếu không giao cho họ Ly thì giao cho hội thuốc nam quản lý, bảo vệ cũng được.
Nhưng phải có sổ đỏ và thông báo rõ để những người làm liều không vào phá được. Giao
cho hội thuốc nam hay cho dòng họ Ly thì cũng như nhau thôi, nhưng nói rõ cho mọi
người là cộng đồng mọi người được sử dụng, không ai được lấy gỗ và chặt phá tự nhiên
được. Bản thân bác Đế biết cây thuốc nam, nên muốn trồng thêm vào rừng đó dể mọi
người cùng được sử dụng.
Cuộc sống khó khăn, xưa không có nhà ở. Bác Đế về đây đã được ông Giàng Seo Pao ở
Thào Sư Phìn giúp lợn, dê để làm nhà. Nhà nước có làm nhà cho ở, vì bác Ly Seo Nùng (bí
thư huyện) giúp nhiều: giúp hỗ trợ làm nhà, hứa cho con cả (đã học lớp 9) đi học nội trú ở
Lào Cai và giúp làm thủ tục nhận chế độ của người tàn tật (70.000 đồng/ tháng). Bác Nùng
đã gọi điện cho cán bộ xã Cán Hồ là giúp làm thủ tục khám bệnh, để được chứng nhận, lấy
hỗ trợ của nhà nước để mua đất, mua ruộng. Hiện đang thiếu đất, ruộng canh tác. Nay mỗi
năm chỉ gieo 10 kg ngô, do vợ bác Đế hỏng một mắt nên không làm được nhiều.
Có người trong bản nói với bác Đế là nên để con ở nhà làm giúp vì hai vợ chồng bác bị tật,
yếu. Nhưng bác Đế nghĩ không phải thế, mình đã khổ rồi thì phải cho con đi học.
Nhà có bàn thờ Dủ Vang. Bác Đế đã đi cùng với những người già trước đây đi lấy thuốc
nam nên học hỏi được. Mặc dù khó đi lại nhưng bác vẫn tự mình đi lấy thuốc nam, nay
muốn có 1 người đi lấy thuốc nam cùng.
Bác chữa được bệnh nhưng nhiều người thấy bác không đi được, phải bò lê bằng tay nên
sợ, không dám lấy bác Đế làm chồng. Ông bố bác Đế khuyên là không lấy vợ, nhưng sau
bác nghĩ là mình phải có con để sau này có người nối tiếp. Sau đó có một cô gái (sau là vợ
của bác) bị bệnh điên, bệnh xuất hiện tuỳ từng thời gian, lúc thấy buồn, lúc lại vui, không
ai chữa được nên nhiều người biết, bác Đế đã tự tìm đến. Bác đã bảo với gia đình cô gái là
chữa được thì cho lấy làm vợ, mọi người đồng ý như vậy. Rồi sau đó bác chữa khỏi bệnh
cho cô gái đó và lấy cô làm vợ. Nhưng rồi sau 2 năm vẫn không có con, bác cũng phải sắc
thêm thuốc cho vợ uống thì mới được con.
Bác Đế giỏi thuốc chữa bệnh điên, và thuốc cho hạnh phúc vợ chồng, chữa đau khớp, đứt
ngón tay, gãy xương, điếc tai, chữa trâu bò ỉa chảy, ngã bị thương, ỉa ra máu. Có 12 loại
thuốc, nấu cô lại, cho vào cơm, nước cho người bệnh uống. Ông Chủ tịch xã đã nói với bác
lấy 12 loại thuốc sống đó về, đưa xuống chợ, họ giúp quay phim và quảng cáo thuốc tình
cảm-hạnh phúc vợ chồng cho, nhưng bác ngại, không đồng ý. Từ tết đến nay bác đã chữa
được cho 11 người: bị đau bụng nặng (đau nắm tay như sắp chết), bệnh điên, cấm khẩu, tự
dưng không ăn uống được. Bác khám bệnh rồi dùng kim châm cứu, sát thuốc là khỏi bệnh.
Bác tự tìm ra bài thuốc này. Bác có cảm tính, tự tin trong lòng khi nhìn thấy cây thuốc nào
đó, cho là chữa được bệnh là bác dùng nó có hiệu quả. Theo bác thì chữa bệnh đặc biệt này
không hẳn là do thần hay hồn thuốc giúp mà do tay của bác hay chữa được khỏi bệnh. Khi
đã cúng Dủ Vàng rồi thì lấy cây nào cũng là cây thuốc nam được. Như là có tâm hồn nghĩ
cho cây này là cây thuốc, nó chỉ cho bác. Người từ Mường Khương, Trung Quốc đã biết và
tìm đến bác xin thuốc hạnh phúc vợ chồng này.
Năm 1999 bệnh viện Bảo Yên mời bác đến đó làm việc, chữa bệnh bằng thuốc nam. Bác
đến đó cắt thuốc, giảng dạy cho họ, không có tiền công, làm được 2 năm nhưng thời tiết ở
đó nóng quá nên bác quay về đây ở. Cũng trong thời gian đó gia đình bác rất khó khăn,
thiếu đói, con còn nhỏ, anh em thì đi Sơn La theo họ Hoàng. Thời gian ở Bảo Yên, bác
chữa nhiều bệnh đau bụng nặng, ngất đi. Mỗi lẫn chữa phải lấy khoảng 10 kg thuốc tươi.
Có một lần đi chữa cho 3 cháu nhỏ, bác đi thôn xa hơn chữa được cho 1 cháu, còn hai thày
thuốc nam từ Bắc Hà chữa bệnh cho 2 cháu ở bản gần hơn. Khi bác Đế chữa xong cho một
cháu rồi, thấy gia đình nhà cháu kia kêu khóc, vì cháu đã bị đau ngất đi, sắp tắt thở. Bác có
lấy một bát nước, cúng, hứa rằng hai cháu khoẻ thì làm lễ tạ ơn. Sau đó hai cháu khóc
được, bác Đế xát thêm thuốc nam, châm cứu là cháu khoẻ.
Rừng ở gần sát nhà bác không cho đủ các loại thuốc, nên phải tìm thuốc ở cả 3 khu rừng.
Mỗi lần đi lấy phải đi từ 6h30 sáng, đến khoảng 2-3 giờ chiều mới về được đến nhà. Nhiều
người đước cứu sống đã mang vải, gạo, gà, tiền đến cảm ơn bác vào ngày 2 Tết. Tết năm
vừa rồi có 25 người đến cảm ơn. Nếu khỏi bệnh nặng thì thường người ta đưa hương, gà và
200.000 đồng, hoặc 150.000 đồng cùng với 1 cái quần hay 1 cái áo đến để làm lễ cảm ơn
cây thuốc nam.
Có biết hội thuốc nam, hội kết nạp những người biết nhiều thuốc nam. Hội viên có vào nói
chuyện với bác Đế, nhưng thuốc của họ lại khác. Họ có hỏi bác Đế cách lấy thuốc nam
chữa trâu bò ốm.
Bác đã xem tất cả vườn thuốc nam trong thôn, chỉ dùng thuốc ở đó chữa bệnh thông
thường, không thấy thuốc chữa bệnh nặng. Trồng thuốc nam ở vườn không được. Bác
không trồng thuốc nam trong vườn vì trong rừng đã có rồi. Nay biết rừng đã có chủ rồi,
mình lấy thuốc nam thì cứ lấy, họ cho thôi.
Rừng bác Sùng ở trên này, riêng cây chủ rừng (cây to, thiêng) có 6 loại thuốc quý trên cây.
Trong am có viết là không được trèo lên cây. Bác Đế đã nhờ trẻ con trèo cây lấy hộ các cây
đó xuống. Nhưng lấy được về thì bác Sáng lấy đi mất, bác ấy bảo là mang cây đó về vườn
nhà bác ấy trồng, nếu có việc gì thì xuống đấy lấy.




                                                                            Ngày 10/7/2007


Gặp ông Nguyễn Xuân Nhẫn - Trưởng Phòng Kinh tế Si Ma Cai
   -   Chưa có văn bản gắn rừng với thuốc nam.
   -   Biết TEW làm ở Quan Thần Sán, có hội thuốc nam Si Ma Cai. Đồng thuận ý tưởng
       TEW.
   -   Cần thiết phải gắn bảo vệ rừng với vốn thuốc nam. Có thu nhập từ thuốc nam =>
       quan tâm bảo vệ rừng là tốt.
   -   Chắc là nguồn thuốc nam chủ yếu trong rừng phòng hộ. Nên giao rừng 661 chung
       cho cộng đồng bảo vệ. Cộng đồng bàn định tiền khoán, bảo vệ trong nội bộ của họ.
   -   Rừng sx ít hoặc không có thuốc nam. Định hướng tốt nhất là trồng sa mộc, trẩu (đã
       nhiều), mỡ (thử nghiệm), tre, măng bát độ. Nếu có bán rừng, tranh chấp thì xảy ra
       chính trong dòng họ, chứ xung đột và kiện tụng về đất đai ít có ở Si Ma Cai. Nên
       giao bìa đỏ đến hộ nông dân. Nếu là cán bộ trẻ thì dễ họ chỉ biết vận dụng luật để
       giao rừng.
   -   Nguy cơ sa mạc hoá (cạn nước, đá đẻ). Nhằm giảm diện tích ngô trên đất lâm
       nghiệp. Cố thử nghiệm thuốc lá ở Sín Chéng mấy năm nhưng dân không theo.


Trao đổi với ông Hoàng Dương Thập- trưởng hạt Kiểm lâm Si Ma Cai
   -   Không có văn bản liên quan bảo vệ cây thuốc nam. Có văn bản nói đến xử phạt
       khai thác trái phép lâm sản khác, chứ không nói cụ thể là thuốc nam hay dược liệu.
   -   Nhiệm vụ kiểm lâm là bảo vệ tất cả cây rừng và nguồn gen. Chưa nghe đến Nghị sự
       21, có thể chỉ phổ biến ở cấp tỉnh thôi.
   -   Có hướng dẫn dân trồng thảo quả thì không chặt cây rừng to, vì chặt trắng thì cây
       không mọc được
   -   Chưa có thông tin về chi hội thuốc nam.
   -   Giao rừng thuốc nam cho thày thuốc bảo vệ, sử dụng là tốt, ủng hộ.
   -   Chương trình 327, 661 không giao cụ thể đất rừng. Hết vốn thì bỏ lấp lửng. Có chủ
       cũng như không có chủ. Oaí oăm: dự án chỉ có quyết định của tỉnh, không rõ sổ đỏ,
       đất đến đâu => trồng rừng ngoài quy hoạch thì kiểm lâm không cho, theo nguyên
       tắc chứ không phải gây khó dễ.
   -   Bất cập của Quyết định 178: Sau 10 năm đã huỷ hồ sơ, nên nếu dân không lưu trữ
       hợp đồng bảo vệ thì không thể có cơ sở cho khai thác rừng. Nay xác định chủ rừng
       bảo vệ mà hết rừng thì họ bị phạt. Phải vận dụng mềm dẻo. Theo QĐ 40/ 46-Bộ
Nông nghiệp thì chính quyền xã, trưởng thôn có thể xác nhận việc giao khoán trước
       kia, nhưng phải chịu trách nhiệm.
   -   Từ 2001 đã số hoá hiện trạng rừng. Nay chương trình nào trồng thêm cây trên rừng
       thì không cho vì nguyên tắc không được phép.
   -   Bộ Nông nghiệp có Quyết định 46, sẽ giao rừng đến chủ rừng chặt chẽ. Nhưng phải
       có kinh phí xác định hiện trạng rừng trước. Kiểm lâm chỉ giao rừng. Sẽ lập ban với
       Phó chủ tịch huyện làm trưởng ban + kiểm lâm, Phòng Tài nguyên, Kinh tế, Tài
       chính, chủ rừng 661, Chủ tịch xã.
   -   Nếu đã quản lý theo cộng đồng thì nên giao cho cộng đồng. Nếu không cho họ áp
       dụng hương ước (mức phạt cao) thì họ không cần phạt => chỉ theo luật xử phạt
       hành chính của Nhà nước thì không có hiệu quả bảo vệ rừng.


Gặp-trao đổi với bà Nguyệt (phụ trách hội đông y của huyện)
   -   Có bản Hướng dẫn thực hiện điều lệ hội Đông y từ tỉnh gửi, trong đó có nói đến
       phát huy nguồn dược liệu.
   -   Trước 13 xã có 13 hội viên. Đã có báo cáo từ họ nên tập hợp, báo cáo lên trên
       được.
   -   Năm vừa qua tách các ban, không thấy có hướng dẫn tập hợp, lấy báo cáo từ thày
       thuốc từ cấp xã. Thu 3.000 đồng/ tháng/ hội viên nhưng không thu được để trả tiền
       cấp báo, tạp chí về đông y (châm cứu, xoa bóp, chế biến cây thuốc).
   -   Nhân lực hạn chế, không đi xã làm được. Không biết được tri thức thuốc nam của
       thày thuốc nam ở địa phương, chỉ dùng thuốc đông y, có biết châm cứu.


Gặp-trao đổi với ông Hoàng Seo Phà-Trưởng Phòng văn hoá-thông tin huyện
   -   Không có văn bản liên quan bảo về nguồn thuốc nam. Sở có nhắc ở cuộc họp, có
       công văn đến Sa Pa, quan tâm đến bảo tồn loại cây thuốc tắm, sợ khai thác nhiều,
       hết. Sở đã vào đó khảo sát, nghe là có đề án.
   -   Sở chỉ đạo quảng bá thông tin - sản phẩm, nghề truyền thống lưu giữ được. Có thể
       đưa lên đĩa phát cho mọi người, có thể đưa ra thị trường-nhân rộng.
   -   Huyện mới tách, kinh phí có hạn, không có chuyên môn sâu nghiên cứu nghề thuốc
       nam truyền thống, đang giải quyết việc trước mắt.
   -   Chưa có liên kết các ngành, chưa có bàn luận để cùng bảo vệ nguồn thuốc nam.
   -   Muốn bảo vệ được nguồn thuốc nam thì phải khai thác-> người chuyên làm có thu
       nhập, biết giá trị cây thuốc nam-> có phương hướng bảo vệ, phát triển.
   -   Nay ở Si Ma Cai chưa khai thác cây nhiều, chưa có nguy cơ cạn kiệt như ở Sa Pa.
   -   Nếu hết dự án, trao cơ sở tự quản thì khó duy trì được vì thày thuốc không có kinh
       phí đi lại, trao đổi nữa.
   -   Không truyền nghề rộng (thày thuốc nam giữ bí quyết) là do a) học trò không có,
       xu hướng đi học nghề khác, b) chỉ có người bị bệnh, hay chữa bệnh, học thì quen;
       c) cây thuốc hiếm, cả ngày không tìm được một cây, nên biết thì mình phải giữ cho
       mình.
-   Phòng văn hoá có sườn hướng dẫn xây dựng quy ước. Bất cập: mức phạt theo
       truyền thống là cao, phòng Tư pháp không duyệt cho. Nếu chấm dấu vào hương
       ước thì lại là chính thống rồi. => kiến nghị: việc gì cộng đồng tự làm được thì cho
       họ làm, không can thiệp, không cần chấm dấu vào quy ước.
   -   Xã Si ma Cai: quy ước một bản: chặt 1 cây thông bằng bắp đùi hoặc chặt cây trong
       rừng cấm là có thể phạt 3-5 triệu. Sau đưa lên huyện không ai dám ký, đóng dấu.
       Nếu cứ yêu cầu xét duyệt quy chế thì dở.
   -   Phong trào toàn dân đoàn kết: bản ghi quy ước: một người dân chết thì mỗi hộ khác
       giúp 3-5kg ngô, rượu, 1-2 bó củi. Nhưng khi đưa lên huyện lại bảo không cần thiết
       ghi như thế => mất đi tinh thần tương trợ nhau theo quy ước? => can thiệp quá lại
       không giải quyết được.
   -   Giải quyết trường hợp bán rừng ở Ngải Phóng Chồ: nên theo quy chế dân chủ ở cơ
       sở, để dân tự bàn, có người già sẽ thuận tự nhiên, có thể giao rừng cho dòng họ đã
       trông rừng theo truyền thống.
   -   Cán bộ không ở bản quanh năm. Nếu quyết định áp đặt là sẽ có vấn đề.
   -   Rừng già: mỗi năm chuyển một lượt cho người đứng ra quản lý, giải quyết xung
       đột (Lồng Thà). Là người bao quát mọi vấn đề trong năm.


Trao đổi với ông Ly Xuân Hoà (trưởng trạm y tế xã Si Ma Cai, trước là thành viên
hội đông y huyện, tham quan Hạnh Dịch theo chương trình của TEW):
- Thỉnh thoảng các thày thuốc trong mạng lưới có đến thăm. Không trao đổi tình hình bảo
vệ rừng, đề nghị được giao bảo vệ rừng thuốc.
- Trạm y tế Si Ma Cai chưa được quy hoạch, có ý định chuyển. Đã đề nghị chọn địa điểm
rộng hơn để có thể xây dựng vườn thuốc nam theo 10 chuẩn.
- Thuốc tây được bao cấp, còn thuốc nam thì thày thuốc phải mất công đi lấy. Chữa bệnh
thì thày thuốc không đòi tiền trước. Tuỳ vào bệnh nhân sau khi khỏi bệnh tự trả công. Có
nhà khó khăn thì nói chỉ cần thẻ hương đến cảm ơn là được.
- Các thày thuốc nam trong mạng lưới của TEW có thể nắm chắc được tình hình phát triển
nghề thuốc nam.
- Hội đông y đến hơn 1 năm nay không có triệu tập, hoạt động gì. Do chia tách, không như
trước nữa.

Más contenido relacionado

Más de Dung Pham Van

VGGT - huong dan tu nguyen quan tri dat
VGGT - huong dan tu nguyen quan tri datVGGT - huong dan tu nguyen quan tri dat
VGGT - huong dan tu nguyen quan tri datDung Pham Van
 
2007.8.30. thongtin tu hoithao iii rnip tai ba be 20 24.8.2007
2007.8.30. thongtin tu hoithao iii rnip tai ba be 20 24.8.20072007.8.30. thongtin tu hoithao iii rnip tai ba be 20 24.8.2007
2007.8.30. thongtin tu hoithao iii rnip tai ba be 20 24.8.2007Dung Pham Van
 
Quanly rung longlan bang luattuc hmong
Quanly rung longlan bang luattuc hmongQuanly rung longlan bang luattuc hmong
Quanly rung longlan bang luattuc hmongDung Pham Van
 
Nguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt Nam
Nguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt NamNguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt Nam
Nguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt NamDung Pham Van
 
Forest degrade actors analysis case of Vietnam PVDung
Forest degrade actors analysis case of Vietnam PVDungForest degrade actors analysis case of Vietnam PVDung
Forest degrade actors analysis case of Vietnam PVDungDung Pham Van
 
Pvdung. community forest management thai hanh dich case
Pvdung. community forest management thai hanh dich casePvdung. community forest management thai hanh dich case
Pvdung. community forest management thai hanh dich caseDung Pham Van
 
Lao ethnicity, dynasty, and nation
Lao ethnicity, dynasty, and nationLao ethnicity, dynasty, and nation
Lao ethnicity, dynasty, and nationDung Pham Van
 

Más de Dung Pham Van (9)

V kyaukphyu sez
V kyaukphyu sezV kyaukphyu sez
V kyaukphyu sez
 
Kyaukphyu sez
Kyaukphyu sezKyaukphyu sez
Kyaukphyu sez
 
VGGT - huong dan tu nguyen quan tri dat
VGGT - huong dan tu nguyen quan tri datVGGT - huong dan tu nguyen quan tri dat
VGGT - huong dan tu nguyen quan tri dat
 
2007.8.30. thongtin tu hoithao iii rnip tai ba be 20 24.8.2007
2007.8.30. thongtin tu hoithao iii rnip tai ba be 20 24.8.20072007.8.30. thongtin tu hoithao iii rnip tai ba be 20 24.8.2007
2007.8.30. thongtin tu hoithao iii rnip tai ba be 20 24.8.2007
 
Quanly rung longlan bang luattuc hmong
Quanly rung longlan bang luattuc hmongQuanly rung longlan bang luattuc hmong
Quanly rung longlan bang luattuc hmong
 
Nguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt Nam
Nguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt NamNguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt Nam
Nguyên nhân và hậu quả suy thoái rừng: phân tích chủ thể, trường hợp Việt Nam
 
Forest degrade actors analysis case of Vietnam PVDung
Forest degrade actors analysis case of Vietnam PVDungForest degrade actors analysis case of Vietnam PVDung
Forest degrade actors analysis case of Vietnam PVDung
 
Pvdung. community forest management thai hanh dich case
Pvdung. community forest management thai hanh dich casePvdung. community forest management thai hanh dich case
Pvdung. community forest management thai hanh dich case
 
Lao ethnicity, dynasty, and nation
Lao ethnicity, dynasty, and nationLao ethnicity, dynasty, and nation
Lao ethnicity, dynasty, and nation
 

2007.7.19. nc rung tn can ho laocai

  • 1. BÁO CÁO Nghiên cứu về thuốc nam tại xã Cán Hồ, huyện Si Ma Cai, Lào Cai Người báo cáo: Phạm Văn Dũng Giới thiệu Rừng thuốc nam cộng đồng ở xã Cán Hồ, huyện Si Ma Cai - Lao Cai và vai trò của lãnh đạo Hoàng Seo Cấu đã thu hút được sự quan tâm, phân tích trong đợt đánh giá nội bộ về thuốc nam (cuối tháng 6/2007). Sau chuyến đánh giá, văn phòng thực địa Si Ma Cai và nhóm Nghiên cứu Phát triển (DES) đã tổ chức các chuyến nghiên cứu thực địa và toạ đàm nhỏ (mời người dân nòng cốt đến thuyết trình). Đã có một lượng thông tin nhất định và các bài viết được hình thành. Nhưng DES thấy cần bổ sung thêm thông tin để hoàn thiện dần nghiên cứu điểm này, trong đó cần trả lời các câu hỏi liên quan đến vị thế của cộng đồng và các tổ chức, thiết chế của cộng đồng liên quan đến nghề thuốc nam, cây thuốc nam, rừng thuốc nam cộng đồng . Đợt nghiên cứu này nằm trong tiến trình, yêu cầu đó. Mục tiêu chuyến nghiên cứu 1. Có thông tin về tính cộng đồng, tự nguyện của thày thuốc, của dòng họ Hoàng (mà điển hình là bác Hoàng Seo Cấu) đối với cộng đồng nói chung và chi hội thuốc nam nói riêng. 2. Có được thông tin từ thực địa, tạo cơ sở phân tích chính sách và tương tác giữa chính sách với luật tục đối với rừng thuốc nam, cây thuốc nam, và nghề thuốc nam. 3. Có các văn bản liên quan và thông tin về cách nhìn, cách hiểu của cán bộ cấp xã, huyện có liên quan (ngành kiểm lâm, văn hoá, nông nghiệp, y tế) đối với rừng thuốc nam, cây thuốc nam, và nghề thuốc nam. Phương pháp  Phỏng vấn một số người ngoài dòng họ Hoàng và một số người trong dòng họ Hoàng để có ý kiến nhiều chiều về vai trò của dòng họ Hoàng, đặc biệt là ông Hoàng Seo Cấu đối với việc phát triển nghề thuốc nam, khẳng định chủ quyền rừng thuốc nam cộng đồng. Phỏng vấn một cách ngẫu nhiên, theo mạch câu chuyện và mối quan tâm riêng của từng người được phỏng vấn, không theo cấu trúc ấn định trước mặc dù có nội dung bảng hỏi được chuẩn bị sẵn trong đề cương chuyến nghiên cứu.
  • 2.  Gặp và phỏng vấn cán bộ xã Cán Hồ, cán bộ các phòng ban chuyên môn của huyện Si Ma Cai (Phòng Văn hoá, Phòng Kinh tế, Hạt Kiểm lâm, Hội Đông y huyện) để tìm hiểu hành lang pháp lý liên quan đến thuốc nam. Các câu hỏi xoay quanh nghề thuốc nam, thày thuốc nam, cây thuốc nam, rừng thuốc nam cộng đồng.  Quan sát: Hoạt động liên quan đến rừng thuốc nam, hành nghề thuốc nam; tính phù hợp giữa lời nói với diễn biến tâm lý của các cán bộ xã, huyện khi nói đến thuốc nam, cách thể hiện tình cảm của thành viên dòng họ khác khi nói về dòng họ Hoàng.  Nghiên cứu tư liệu đã có để kế thừa các kết quả nghiên cứu, đồng thời tránh chồng chéo, lặp lại thông tin đã có.  Ghi âm, chụp ảnh các cuộc phỏng vấn và các hoạt động có liên quan đến thuốc nam. Kết quả: 1. Nhận định chung về quản lý, bảo vệ rừng và thuốc nam qua các thời kỳ Quá trình quản lý, sử dụng, bảo vệ rừng được phỏng vấn theo hướng chia ra 3 giai đoạn chính: 1) trước hợp tác xã; 2) thời kỳ hợp tác xã; và 3) từ khi tan rã hợp tác xã, thời kỳ có dự án 327, 661 cho đến nay. Chỉ có số ít người được phỏng vấn (bác Hoàng Seo Chạo, Hoàng Seo Tha) còn nhớ và trả lời khá rõ ràng thời kỳ trước và trong hợp tác xã. Số còn lại không nhớ, hoặc là người trẻ tuổi, nên họ không biết đến những thời kỳ đó. Người dân được phỏng vấn, nhất là những người lớn tuổi đều cho rằng: quản lý rừng cộng đồng, trong đó có nguồn thuốc nam trong thời kỳ trước khi có hợp tác xã là ổn định, mọi người chấp hành tốt quy định truyền thống (Nào Lồng). Thông thường rừng được giao cho từng dòng họ bảo vệ, sử dụng, nhưng người trong dòng họ khác vẫn có quyền vào hái thuốc nam. Người trong và ngoài dòng họ được lấy tre nứa, cây gỗ to khi thực sự có nhu cầu, và phải được sự đồng ý của người quản lý, bảo vệ rừng. Nếu lấy gỗ mà không hỏi chủ rừng thì sẽ bị bắt phạt, đồng thời phải trả lại gỗ cho chủ rừng. Nào Lồng được tổ chức mỗi năm 2 lần, với 7-8 người già đại diện cho các bản gần nhau tham gia họp bàn, quyết định. Sau đó các già về thông báo lại cho con cháu là: rừng của ai thì người đó dùng, bản bên cạnh không được lấy gỗ từ rừng của bản khác, vì vậy mọi người đều biết và chấp hành. Thời kỳ đó rừng nhiều và dân ít, “chỉ cần nói với nhau, không cần giấy tờ, quy định nào khác nhưng không ai tự ý vào lấy gỗ trên rừng của người khác”1. Thời kỳ hợp tác xã vẫn có các lễ hội Nào Lồng, nhưng không có nhiều quy định liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng như trước kia, bởi vì rừng của các dòng họ cũng như tất cả đất, ruộng đều được bàn giao cho hợp tác xã quản lý, sử dụng. Hợp tác xã có xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ rừng, nhưng chỉ tập trung vào quản lý gỗ, không có quy định nào liên quan đến bảo vệ, sử dụng thuốc nam. Quy chế này không được thực thi tốt bởi tình trạng “cha chung không ai khóc”. Mặc dù có chủ trên danh nghĩa (đó là hợp tác xã) nhưng lại không thực sự có chủ bảo vệ. Chính vì vậy mọi người đều tự do lấy gỗ, thuốc nam và các lâm sản khác ở bất kỳ khu rừng nào. Điển hình của tình trạng chặt cây nhiều là đợt huyện vào xin xã chặt gỗ làm nhà cho lâm trường Si Ma Cai năm 19662. “Hợp tác xã có quyết định lấy 1 Thông tin của bác Hoàng Seo Tha, thôn Tả Cán Hồ, ngày 6/7/2007. 2 Thông tin của bác Hoàng Seo Tha, thôn Tả Cán Hồ, ngày 6/7/2007.
  • 3. rừng thì mình phải chấp nhận. Chỉ có cái là rừng bị chặt phá, tài sản của ông bà để lại, đưa cho hợp tác xã mà không bảo vệ được là mình xót”3. Nghề thuốc nam trong thời kỳ hợp tác xã được duy trì trong điều kiện không thuận lợi, khi thuốc tây xuất hiện, và hơn nữa thày thuốc nam đều là xã viên, nếu đi lấy thuốc thì không được hợp tác xã tính công điểm, trong khi đó công điểm liên quan trực tiếp đến đời sống, việc chia lúa gạo và sự no đủ của gia đình. Vì việc dùng thuốc nam ít hơn trước nên các thày thuốc đã bị quên đi một số bài thuốc. “Muốn dùng thuốc thì phải mất thời gian để nhớ lại”4. Bảng 1: Tổng số hộ, số hộ được giao rừng thuộc các dòng họ ở hai thôn nghiên cứu Tả Cán Hồ Ngải Phóng Chù Tổng số Tổng số hộ thuộc hộ được Dòng họ Tổng số Số hộ Tổng số Số hộ 2 thôn giao rừng hộ được giao hộ được giao rừng rừng Hoàng 42 7 43 9 85 16 Giàng 1 1 1 1 Thào 1 1 Sùng 2 2 4 Ly 3 1 3 1 Ma 1 1 Cư 1 1 Tổng số 48 8 48 10 96 18 (Nguồn: Bác Hoàng Seo Cấu, ngày 16/6/2007, trong báo cáo nghiên cứu của Đặng Tú Kiên; Bác Hoàng Seo Tráng, ngày 7/7/2007 và bác Hoàng Seo Sáng, ngày 7/7/2007). Ngày nay mặc dù chịu sức ép của thuốc tây nhiều hơn, nguồn thuốc nam cạn kiệt hơn, nhưng thày thuốc nam có điều kiện tự do giữ và phát huy nghề hơn so với thời hợp tác xã: “Thời hợp tác xã thì một ngày công được tính 10 điểm, mình lấy thuốc nam thì không được công. Nay thích hơn, vì thích lấy thuốc nam hay làm nương đều được. Trước đây chữa bệnh không được tiền gì, mình cố gắng chữa cho mọi người khoẻ để đi làm ăn. Còn nay chữa khỏi bệnh thì người ta cho mình vài nghìn đồng”5. Do có chính sách khuyến khích nghề thuốc nam trong “10 chuẩn” của Bộ y tế, nên trạm y tế có quan tâm đến nghề thuốc nam, cây thuốc nam. Trạm cho kết hợp với các thày thuốc nam trồng thêm cây thuốc nam. Một số bệnh nhân đến trạm đã được trạm giới thiệu đến để thày thuốc nam điều trị. Tuy vậy chính sách bảo hiểm y tế với việc bao cấp thuốc tây có thể gây ảnh hưởng nhất định đến thuốc nam (vì xin thuốc tây thì không mất tiền, nhưng lấy thuốc nam thì cần trả công cho thày thuốc, nếu không trả công thì cũng cần nhớ ơn thày 3 Lời bác Hoàng Seo Chạo, thôn Tả Cán Hồ ngày 6/7/2007. 4 Lời bác Hoàng Seo Chạo, thôn Tả Cán Hồ ngày 6/7/2007. 5 Lời bác Hoàng Seo Chạo, thôn Tả Cán Hồ ngày 6/7/2007.
  • 4. thuốc). Trên thực tế bà con vẫn dùng thuốc nam và các phương pháp truyền thống để chữa bệnh trước khi phải đến bệnh viện tuyến huyện. “Khi bị bệnh nặng đến đây thì họ đã uống thuốc nam hoặc bôi thuốc gì đó vào người rồi”6. Nhìn vào bảng 1, ta có thể thấy được thực trạng có rừng và giao rừng cho các hộ gia đình ở hai thôn: Tả Cán Hồ và Ngải Phóng Chù. Do không còn nhiều rừng nên chỉ có một tỉ lệ nhỏ số hộ gia đình được giao rừng (18/96 hộ thuộc 2 bản, chiếm tỉ lệ 18,8%). Trong khi đó chỉ có một phần rừng có nhiều cây thuốc nam, còn lại là rừng tái sinh hoặc trồng cây khác, nên có ít thuốc nam. Chỉ có 2 trong số 6 dòng họ nhỏ ở hai thôn này được giao rừng. Vì vậy phát huy các quy định truyền thống về chia sẻ nguồn tài nguyên thuốc nam và nguồn gỗ trong rừng là hết sức cần thiết để giữ nghề thuốc nam cũng như tình đoàn kết vốn có trong cộng đồng. Nhưng khái niệm sở hữu tư nhân đang xâm nhập ngày càng nhiều trong cộng đồng, mà thí dụ điển hình sự việc bán rừng ở thôn Ngải Phóng Chù mới xảy ra đầu năm 2007 (có phân tích cụ thể hơn ở phần sau). Đó là thách thức trực diện lớn đối với thể chế truyền thống cũng như nghề thuốc nam ở đây. Nguyên nhân sâu xa của thách thức trên là do cách nhìn, cách tác động khác nhau giữa hai hệ thống: truyền thống và chính thống. Thể chế truyền thống với luật tục, cụ thể ở đây là Nào Lồng có sức truyền cảm và hiệu quả tác động thực sự trong cộng đồng, vì nó đạt được yêu cầu phù hợp về ngôn ngữ, sự đồng cảm, thấu tình đạt lý của người Mông. Nào Lồng từ xa xưa không cần ghi bằng chữ trên giấy tờ, chỉ cần lời nói và lòng tin lẫn nhau nhưng ai cũng biết và tự nguyện chấp hành. Nào Lồng thường quy định cho dòng họ hoặc hộ gia đình nhất định trách nhiệm bảo vệ và chia sẻ tài nguyên rừng (gỗ, tre nứa, thuốc nam) với mọi người trong cộng đồng. Xác định chủ quyền rừng thông qua Nào Lồng đã ổn định, trải qua nhiều đời, tạo thành tiềm thức của từng dòng họ và mỗi thành viên trong cộng đồng về chủ quyền của một dòng họ nào đó trên một khu rừng. Thể chế chính thống với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, bảo vệ và phát triển rừng cố gắng điều chỉnh trên phạm vi cả nước với nhiều dân tộc, nhiều vùng rất khác nhau, vì thế khó có tính phù hợp và sức truyền cảm với một vùng, một dân tộc vốn đã có hệ thống Luật Đất đai (2003): luật tục đặc thù. Khi Điều 3-khoản 1: Việc quản lý và sử dụng đất đai phải tuân nhà làm luật và thi theo quy định của Luật này. Trường hợp Luật này không quy hành luật không tôn định thì áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan. trọng một cách thoả Điều 11-khoản 2: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đáng tính đặc thù, khả đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử năng tự điều chỉnh của dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà cộng đồng thì sẽ xảy nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm ra hiện tượng đề cao thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã luật pháp chung xơ hội chủ nghĩa Việt Nam. cứng, không phù hợp, coi nhẹ luật tục, áp Điều 38-khoản 11: Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp đất đặt, và hệ quả tất yếu trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười là mâu thuẫn, xung hai tháng liền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng đột kéo dài mà cộng trong thời hạn mười tám tháng liền; đất trồng rừng không được đồng và cả xã hội phải sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền. gánh chịu. Có thể minh hoạ nhận định này bằng một thí dụ ở thôn Ngải Phóng Chồ, xã Cán Hồ, Si Ma Cai. Trước khi có hợp tác xã, dòng họ Ly đã được Nào Lồng giao cho quản lý, bảo vệ một khu 6 Lời bà Nguyệt, Trung tâm y tế huyện Si Ma Cai.
  • 5. rừng có nhiều tre nứa. Mọi người (cả trong và ngoài dòng họ Ly) đều được vào khai thác, nhưng cần phải xin phép người quản lý rừng. Đến thời hợp tác xã thì rừng thuộc về hợp tác xã. Đất rừng này được giao khoán cho một số người thuộc dòng họ Hoàng để trồng, bảo vệ rừng theo dự án 327, 661. Vì vậy quy định của Nào Lồng không được thực hiện nghiêm túc như trước nữa. Mặc dù rừng có chủ trên giấy tờ (rừng của dự án, giao cho dân bảo vệ) nhưng lại không có chủ đích thực để quản lý, bảo vệ. Hết thời kỳ được hưởng tiền bảo vệ thì rừng ở trạng thái treo lơ lửng, không biết ai là người có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tiếp. Đến đầu năm 2007 bà Liều Thị Dế cùng những người con như anh Hoàng Seo Chinh, Hoàng Seo Páo bán rừng này với lý do: ông cha họ trồng cây theo dự án 327, 661 ở trên đó, nên họ được bán và hưởng lợi. Trong trường hợp này, nếu chỉ dựa trên giấy tờ hành chính và căn cứ pháp luật hộp bên cạnh, thì người ta có thể không biết đến vai trò truyền thống của dòng họ Ly đối với khu rừng, chỉ biết đến người được giao khoán theo dự án, rồi việc chuyển nhượng đất rừng để cấp sổ đỏ cho những người mua rừng. Nếu như vậy thì họ chỉ hướng được tới lý (của Nhà nước, xa lạ với cộng đồng), mà không thể đạt được chữ tình, và cao hơn nữa là tác động không tốt đến nền tảng văn hoá của một dân tộc. Nếu tiếp tục theo chiều hướng: công nhận mua bán, rồi khẳng định quyền sở hữu rừng trên sổ đỏ, thì luật pháp sẽ thúc đẩy sở hữu tư nhân, phá vỡ thiết chế, giá trị truyền thống (đoàn kết, tương thân tương ái) vốn có của cộng đồng. Nhưng người trong dòng họ Ly đứng ra phản đối với lý do: ông cha, tổ tiên của họ đã được Nào Lồng giao rừng cho từ xưa, họ đã có công bảo vệ rừng cho đến ngày nay, và cần tiếp tục bảo vệ rừng để cả cộng đồng cùng được hưởng lợi. Mặc dù họ không có giấy tờ pháp lý, nhưng họ lại có được sự phù hợp với lý và tình, phong tục truyền thống của người Mông. Theo nhận định của chúng tôi, cùng với gợi ý của một số người được phỏng vấn, giải pháp cho tranh chấp này chỉ có thể là tìm hiểu, phát huy cơ chế tự điều chỉnh bằng luật tục của cộng đồng, tôn trọng dân chủ ở cơ sở, với vai trò của các già làng, đại diện các dòng họ, hộ gia đình tự thảo luận và quyết định giải pháp trước khi dẫn đến bất cứ can thiệp hay quyết định nào của cơ quan Nhà nước. 2. Thông tin từ những người ngoài dòng họ Hoàng Thành viên ngoài cũng như trong dòng họ Hoàng ở thôn Tả Cán Bảng 2: Người ngoài dòng họ Hoàng được phỏng vấn Hồ có ý kiến khá đồng nhất với nhau xung TT Bản Họ và tên Vai trò quanh rừng thuốc nam 1 Tả Cán Hồ Thào Nhà Páo Trưởng ban Văn hoá cộng đồng và vai trò (đã nghỉ) của dòng họ Hoàng và bác Hoàng Seo Cấu 2 Tả Cán Hồ Giàng Seo Cấu Chuyên trách dân số đối với rừng. Các gia 3 Ngải Phóng Chù Ly Seo Đế Thày thuốc nam đình ngoài dòng họ Hoàng ở thôn Tả Cán Hồ cho rằng sẽ là điều hợp lý nếu rừng được giao nhóm thuốc nam hoặc cá nhân bác Hoàng Seo Cấu, khi các quy định quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng truyền thống tiếp tục được duy trì. “Rừng thuốc nam mà giao cho bác Cấu thì tốt hơn, mình cũng thích vì thấy bảo vệ được tốt hơn”7. Vai trò của bác Hoàng Seo Cấu đối với việc khẳng định chủ quyền rừng thuốc nam cộng đồng được bà con ghi nhận: “Bác Cấu bảo tháng 7 này mời cả Chủ tịch, bí thư, địa chính giao rừng, đất. Nay mới chỉ là nhất trí”8. 7 Lời anh Giàng Seo Cấu, thôn Tả Cán Hồ, ngày 5/7/2007. 8 Lời anh Thào Nhà Páo, thôn Tả Cán Hồ, ngày 5/7/2007.
  • 6. Ở thôn Ngải Phóng Chù có thể tình hình khác với Tả Cán Hồ, vì có những ý kiến khác nhau giữa các dòng họ khác nhau. Ngay trong nội bộ dòng họ Hoàng đã có những suy nghĩ và hành xử khác nhau. Thí dụ: ông Hoàng Seo Sáng, Hoàng Seo Dìn đều mong muốn bảo vệ được rừng và nguồn thuốc nam, nhưng có những người như anh Hoàng Seo Chinh lại vào khai thác rừng đến mức bản và xã không xử lý được, mà phải nhờ đến can thiệp của kiểm lâm huyện. Trong khi những người trẻ tuổi như Hoàng Seo Hùng cho rằng: không có rừng được giao cho dòng họ Ly, thì người có tuổi trong dòng họ Ly (ông Ly Seo Đế) khẳng định rằng trước đây dòng họ Ly đã được Nào Lồng quy định giao cho quản lý, bảo vệ khu rừng có nhiều tre nứa. Sự nhìn nhận khác nhau giữa các thành viên trong cộng đồng, và giữa cách nhìn theo luật tục của cộng đồng với cách nhìn từ góc độ luật pháp chính thống có thể dẫn đến những mâu thuẫn như đã phân tích ở phần (1) trên. Đáng tiếc là trong khuôn khổ chuyến đi này chúng tôi đã không gặp, phỏng vấn được hai hộ họ Sùng ở thôn Ngải Phóng Chù do họ đều đi làm, không có người ở nhà. Vì thế nhóm đề xuất phỏng vấn các hộ này trong những nghiên cứu thực địa tiếp theo. Như vậy việc giao rừng thuốc nam cộng đồng ở Tả Cán Hồ đến nay đã chín muồi về mặt “nhân hoà”, với sự đồng thuận cao của những thành viên cả trong và ngoài dòng họ Hoàng. 3. Ý kiến của thành Bảng 3: Người thuộc dòng họ Hoàng được phỏng vấn viên trong dòng họ Hoàng TT Bản Họ và tên Vai trò Các thành viên dòng 1 Tả Cán Hồ Hoàng Seo Chạo Thày thuốc nam họ Hoàng, nhất là ở Tả Cán Hồ thấy rõ 2 Tả Cán Hồ Hoàng Seo Sú đóng góp của bác 3 Tả Cán Hồ Hoàng Seo Dùng Hoàng Seo Cấu đối 4 Tả Cán Hồ Hoàng Seo Tha với việc khẳng định chủ quyền rừng thuốc 5 Tả Cán Hồ Hoàng Seo Tráng Trưởng thôn nam cộng đồng. Theo 6 Ngải Phóng Chù Hoàng Seo Sáng Thày thuốc nam bác Hoàng Seo Tha, 10 năm gần đây bác 7 Ngải Phóng Chù Hoàng Seo Dìn Biết ít thuốc nam Hoàng Seo Cấu, 8 Ngải Phóng Chù Hoàng Seo Lành Hoàng Seo Cư đã quản lý, bảo vệ rừng, ai muốn lấy gỗ làm nhà thì phải hỏi hai bác. Bác Hoàng Seo Sáng (thôn Ngải Phóng Chù, thành viên nhóm thuốc nam) cho rằng: “Phải nhờ bác Cấu nên chi hội gần có rừng rồi”. Theo bác Hoàng Seo Chạo, rừng định giao cho chi hội thuốc nam ở Tả Cán Hồ trước kia là rừng thuộc dòng họ Hoàng. Vì trước là rừng của dòng họ Hoàng nên quyết định giao thế nào là dòng họ khác chấp nhận. Bác Cấu, bác Chạo đã đưa ra đề xuất trước, mọi người trong chi hội cùng thống nhất đề nghị giao rừng. Bác Cấu đã thảo luận với chi hội thuốc nam là phải bảo vệ rừng thuốc nam, chi hội cũng cần Uỷ ban Nhân dân xã giúp tiếp để khẳng định chủ quyền về rừng. Giao đất rừng thuốc nam cộng đồng cho chi hội thuốc nam là hợp lý còn bởi lẽ: nếu chỉ 1 người quản lý, bảo vệ là không tốt bằng mọi người. Hướng phát triển sắp tới của chi hội thuốc nam là: ngoài bảo vệ, cần trồng thêm một số cây thuốc nam trong rừng để phong phú các loài thuốc.
  • 7. 4. Ý kiến của cán bộ cấp xã Ông Hoàng Seo Kỷ (Phó Chủ tịch UBND xã Cán Hồ) cho rằng: Giao rừng thuốc nam cho hội thuốc nam là tốt, ý mình thấy là đúng. Các bác đã trao đổi với mình từ trước, nhất trí là trồng cây thuốc vào đó. Quan trọng là trồng cây thuốc nam vào là quán triệt, giữ được rừng. Các lãnh đạo và thành viên các trạm y tế xã Cán Hồ và xã Si Ma Cai đều nói là chưa có chỉ thị nào của Uỷ ban về thuốc nam. Trạm y tế Si Ma Cai và Cán Hồ đều chưa được quy hoạch và xây mới mặc dù đã có ý định Biểu 4: Cán bộ cấp xã được phỏng vấn chuyển. Lãnh đạo các trạm này đã đề nghị chọn địa điểm rộng TT Phòng, ban Họ và tên Chức vụ hơn để có thể xây 1 UBND xã Cán Hoàng Seo Ký Phó Chủ tịch dựng vườn thuốc nam Hồ theo 10 chuẩn. 2 Hội Nông dân Hoàng Seo Páo Chủ tịch hội Hiện nay thuốc tây xã được bao cấp cho 3 Trạm y tế xã Nguyễn Thị Hải Yến Trưởng trạm đồng bào dân tộc ở Cán Hồ vùng cao, các xã thuộc 4 Trạm y tế xã Si Hoàng Seo Hoà Trưởng trạm diện chương trình 135. Ma Cai Nhưng thuốc tây đang được sử dụng kết hợp với thuốc nam, chưa xuất hiện cạnh tranh giữa hai loại thuốc này. Nhưng trong tương lai không xa, khi nguồn bao cấp thuốc tây không còn nữa, thì bà con sẽ thực sự lựa đứng giữa hai loại thuốc để lựa chọn. Khi đó sẽ diễn ra cạnh tranh giữa hai loại thuốc này gay gắt hơn, và thuốc nam có nhiều triển vọng thắng thế với giá rẻ hơn (trung bình chi phí khoảng 100.000 đồng cho một đợt 15 ngày điều trị khỏi bệnh, trong khi chi cho thuốc tây khoảng 200.000 đồng cho một đợt điều trị tương tự9). Ngoài ra thuốc tây còn bất lợi hơn ở tác động phụ, đồng bào thấy khó khăn nhận biết và sử dụng đúng liều lượng. 5. Ý kiến của lãnh đạo các phòng chuyên môn cấp huyện và hành lang pháp lý liên quan đến thuốc nam Các cán bộ được phỏng vấn có một số điểm chung như: họ ít Bảng 5: Người được phỏng vấn ở các phòng, ban cấp huyện nhiều có biết hoạt động của TEW TT Phòng, ban Họ và tên Chức vụ (SPERI) và vai trò, ý 1 Kinh tế Nguyễn Xuân Nhẫn Trưởng phòng nghĩa của hội thuốc nam. Họ đều cho rằng: 2 Hạt Kiểm lâm Hoàng Dương Thập Hạt trưởng nếu giao rừng cho chi 3 Hội đông y Bà Nguyệt Phụ trách (kiêm hội thuốc nam thì rừng huyện nhiệm) thuốc nam sẽ được bảo 4 Văn hoá Hoàng Seo Phà Trưởng phòng vệ tốt, vì vậy họ ủng hộ giao rừng cho các thày thuốc nam quản lý, bảo vệ và sử dụng. 9 Thông tin từ chị Nguyễn Thị Hải Yến, trưởng trạm y tế xã Cán Hồ, ngày 5/7/2007.
  • 8. Tất cả các phòng, ban liên quan đều không có văn bản riêng về việc bảo vệ và phát triển nguồn thuốc nam. Nếu có văn bản liên quan đến cây thuốc nam, thì nó chỉ là một phần rất nhỏ trong các mối quan tâm khác của văn bản. Thí dụ: Văn bản của Trung ương Hội Đông y Việt Nam số 03/TWH ngày 18 tháng 2 năm 2006 hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội Đông y Việt Nam chủ yếu nói đến cách thức tổ chức, hoạt động của Hội, duy nhất có một ý nói đến thuốc nam trong nhiệm vụ của chi hội thôn bản: “tổ chức trồng thuốc nam, vận động nhân dân trồng thuốc nam, hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc nam để tự chữa bệnh”. Trên thực tế mối quan tâm đến cây thuốc nam chưa được thể hiện rõ ràng. Bảo vệ rừng được nhiều người hiểu là việc bảo vệ các cây có giá trị kinh tế như gỗ sa mộc, mỡ, hoặc tre, măng bát độ, hoặc cây cho chiết xuất như trẩu. Riêng cán bộ Kiểm lâm cho rằng: bảo vệ rừng là bảo vệ tất cả các loài cây, bảo vệ nguồn gen vì đa dạng sinh học. Do chưa có văn bản, hướng dẫn từ cấp trên, nên cây thuốc nam (cây thảo mộc nhỏ) chưa được chú ý bảo vệ bằng các loài cây thân gỗ, ngoại trừ các cây đã được ghi vào sách đỏ như một loài rong tảo ở Sa Pa. Kiểm lâm viên khuyến cáo người dân không nên phát trắng để trồng thảo quả với lý do chính là: để thảo quả sống và mọc được, không phải vì bảo vệ thuốc nam và tính đa dạng sinh học của rừng. Như vậy thu nhập trực tiếp từ các cây có giá trị kinh tế trước mắt gắn với xu hướng độc canh vẫn được cán bộ các phòng, ban của huyện quan tâm hơn rất nhiều so với việc bảo vệ và phát triển cây thuốc nam. Một khó khăn khác là khả năng kết nối, tạo ra sự hợp tác đồng bộ giữa các cơ quan chuyên môn. Phòng Văn hoá có nhận biết được rằng: nguồn thuốc nam có khả Khoản 2-Điều 28, Pháp lệnh Xử lý Vi phạm hành chính năng bị cạn kiệt nếu khai số 44/2002/PL-UBTVQH10 quy định: Chủ tịch UBND thác nhiều quá, nhưng cấp xã được phạt tiền đến 500.000 đồng. chưa có được giải pháp cụ Theo Nghị định 17/2002/NĐ-CP, mức phạt đối với việc thể, như hỗ trợ dân xây khai thác rừng trái phép như sau: dựng hương ước bảo vệ ra Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 sao, hoặc chỉ rõ trách đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây : nhiệm hỗ trợ của ngành kiểm lâm. Mặc dù cán bộ a) Khai thác trái phép lâm sản ở rừng sản xuất : các phòng Văn hoá, Kinh - Gỗ thông thường đến 0,5 m3 gỗ tròn. tế, Kiểm lâm đều cho - Củi đến 2 Ster. rằng: sẽ bảo vệ rừng có hiệu quả nếu giao cho - Lâm sản khác có giá trị đến 300.000 đồng (theo giá thị trường ở địa phương). cộng đồng tự quản lý và áp dụng luật tục để xử lý b) Khai thác trái phép lâm sản ở rừng phòng hộ : vi phạm. Luật tục (Nào - Gỗ thông thường đến 0,3m3 gỗ tròn. Lồng) quy định rất chặt - Củi đến 1 Ster. chẽ, xử lý vi phạm rất nghiêm, thí dụ như chặt - Lâm sản khác có giá trị đến 200.000 đồng (theo giá thị cây gỗ nhỏ trái phép sẽ bị trường ở địa phương). phạt gà, rượu tương ... đương với hàng trăm ngàn đồng; chặt cây gỗ to có thể bị phạt tương được với hàng triệu đồng. Nhưng cán bộ phòng Tư pháp không chấp nhận các hương ước đó, vì họ chiếu theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì cộng đồng không có thẩm quyền xử phạt, hơn nữa mức phạt đó là cao so với thẩm quyền của cấp xã. Cán bộ huyện vẫn khó khăn trong việc cụ thể hoá chương trình hành động, trong đó thuốc nam và cây thảo mộc chưa được nhắc tới trong các diễn đàn và văn bản của huyện. Cán bộ
  • 9. phòng Kinh tế có nhắc đến nguy cơ và mối quan tâm chống sa mạc hoá, nhưng chưa có được giải pháp hữu hiệu, hợp lý cho vấn đề này, trong đó đa dạng sinh học, nông nghiệp bền vững chưa được hiểu đúng và phát huy, thay vào đó là chủ trương phát triển vùng nguyên liệu, cây công nghiệp với xu thế độc canh. Thí dụ, thử nghiệm và phát triển trồng cây thuốc lá đang được huyện nỗ lực thực hiện trong mấy năm qua nhưng chưa có kết quả tốt. Một số cán bộ huyện đã “ăn với thuốc, ngủ với thuốc”, làm mô hình điểm ở xã Sín Chéng, nhưng không thể thuyết phục được người dân chuyển đổi cây trồng, dân vẫn tiếp tục trồng ngô với suy nghĩ truyền thống rằng: có lúa, ngô đầy nhà là giàu, là yên tâm10. 10 Ý kiến của ông Nguyễn Xuân Nhẫn, trưởng Phòng Kinh tế huyện Si Ma Cai.
  • 10. Phụ lục Ghi chép từ thực địa Chuyến nghiên cứu Thuốc nam tại xã Cán Hồ, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai Người thực hiện: Phạm Văn Dũng Ngày 5/7/2007 Từ Lao Cai đi CCCD Nàn Sán và đến xã Cán Hồ (cùng anh Vừ A Giang) Gặp lãnh đạo, cán bộ xã Cán Hồ: Chủ tịch, Bí thư, anh Minh (Phòng nội vụ huyện tăng cường, quê Phú Thọ và Yên Bái), anh Dũng (Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh Lào Cai tăng cường). Có thêm anh Liễu và 1 công an tăng cường cho xã. Có 4 nữ làm văn phòng, tài chính của xã (từ Si Ma Cai đến). Phỏng vấn chị Nguyễn Thị Hải Yến - trưởng trạm y tế Cán Hồ Chưa có văn bản hướng dẫn về y học cổ truyền nào ngoài 10 chuẩn về Y tế. Muốn kết hợp châm cứu (đông y) với tây y, nhưng không có thuốc nam. Chị Yến đã học một khoá về châm cứu 6 tháng ở trường y Hoàng Liên Sơn (ở Yên Bái). Dùng kim (chi phí không nhiều). Muốn mua thiết bị điện châm (800.000 – 1.000.000 đồng, loại đắt 2.000.000 đồng), nhưng chưa mua được. Dùng loại chạy dây + pin (giá rẻ) không đảm bảo vì dễ bị giật điện. Có lấy thuốc của ông Luật (dân tộc Tày ở Bảo Nhai-Bắc Hà), bán 5.000 đồng/ thang thuốc. Chỉ lấy và bán hộ, nhưng do thuốc tây đang được phát không nên bà con dùng thuốc này, họ không có tiền mua thuốc nam. Chi phí thuốc nam cho 15 ngày khoảng 100.000 đồng, nhưng thuốc tây là 200.000 đồng, nên nếu hết bao cấp thì sẽ có cạnh tranh gay gắt hơn giữa hai loại thuốc này. Có đến nhà bác Cấu thấy gác thuốc lên bếp, có nhắc bẩn hoặc bảo dùng cây này cây kia là bác không hài lòng. Hiện rừng thuốc chưa được bảo vệ tốt. Mong muốn:  Xây dựng lại vườn thuốc sau khi xây dựng và quy hoạch lại vườn thuốc. Phải nhờ bà con sưu tập cây thuốc về vườn trồng.  Được trang bị dụng cụ như dao, sấy thuốc đảm bảo
  • 11. Anh Thào Nhà Páo (39 tuổi, thôn Tả Cán Hồ): - Có thuốc trồng ở vườn, vẫn phải lấy thêm thuốc ở rừng xa (Chềnh Háng Dzống - rừng của bác Chệnh). - Thời hợp tác xã: rừng của nhà nước bỏ hoang. Sau đưa xã quản lý lại không được. Lấy thuốc thoải mái, không xin ai, không ai nói được. - Nay giao lại rừng, thì rừng là của bác Cấu quản lý một mình. Mọi người được dùng thuốc nam nhưng phải đi xin bác Cấu (hoặc qua chi hội) mới được. Nếu không xin là phạt. - Bác Cấu bảo tháng 7 này mời cả Chủ tịch, bí thư, địa chính giao rừng, đất. Nay mới chỉ là nhất trí. Ai vào rừng này lấy thuốc nam cũng phải xin. Tất cả mọi người phải cùng bảo vệ. Ngoài chi hội ai biết thuốc nam mà xin thì cho lấy. Nay nói được rồi, họ không dám chặt phá tự do nữa. Nếu cần gỗ làm nhà, xin là được, nhưng phải cùng thôn. - Nếu dòng họ Hoàng không nói được người phá rừng thì phải bảo trưởng thôn, phạt chủ rừng khác để họ quản lý tốt. Nếu giao rừng thuốc nam thì sẽ quản lý tốt hơn - Là thày thuốc nam thì rừng rất có ý nghĩa: bảo tồn cây thuốc nam, lấy không hết, chữa được bệnh cho con cháu. Nếu trồng ở vườn: nhổ gốc là hết cây. Người không biết thì nhổ cả rễ, người biết chỉ hái lá thì bảo tồn được cây thuốc nam. Anh Giàng Seo Cấu, 36 tuổi, thôn Tả Cán Hồ, chuyên trách dân số Chuyên trách về dân số xã 9 năm. Không biết người ở bản khác tham gia vào hội thuốc nam là ai. Bây giờ khác ngày trước. Trước gọi là rừng của chú Chệnh, sau thành của tập thể (hợp tác xã). Cứ vào thoải mái, không ai nói gì cả. Gần đây là rừng của bác Cấu. Nếu muốn lấy thuốc nam thì vào lấy được, nhưng lấy gỗ làm nhà thì mình phải đi xin bác Cấu. Rừng thuốc nam mà giao cho bác Cấu thì tốt hơn, mình cũng thích vì thấy bảo vệ được tốt hơn. Năm nay bắt đầu trồng cây to, chỉ có ít đất trồng thôi. Hiện nay có sổ đỏ nhưng chỉ bố có, bố còn sống, chứ mình không có sổ đỏ rừng tái sinh. Rừng này trước là của họ Giàng, của ông, ông mất đi thì để lại cho bố và chú Phú quản lý. Họ Giàng ở đây được 4 đời rồi, đến bản này cùng đời với họ Hoàng. Nay dòng họ Hoàng có 2 hộ có rừng, người trong dòng họ có thể vào xin gỗ làm nhà. Có ít người họ Giàng trong bản, nhưng với dòng họ Hoàng là anh em với nhau, có việc gì thì trao đổi, không có tranh chấp đất đai với nhau. Khi đi họp hay bầu cử ai làm trong chính quyền thì ai có tài năng là được bầu, cho làm việc, chứ không phân biệt dòng họ lớn hay bé.
  • 12. Phải chia ra cho mỗi người làm một ít, vì có nhiều việc. Nếu thu quỹ thì trưởng thôn đi thu hết, hoặc quỹ an ninh thì công an viên đi thu hết. Không phải chia ra họ nào thu trong họ đó. Hội Nào Lồng thì các hộ đều đóng góp, như dịp Rằm tháng 2 có thu mỗi hộ 20.000 đồng. Họp Nào Lồng có bàn đến bảo vệ rừng. Hương ước có từ năm 1997 hay 1996 gì đó. Trước đây hội Nào Lồng đã viết vào giấy rồi, nhưng một thời gian lại bỏ. Trong thôn có bầu 2 người làm Lồng Thờ làm việc trong 1 năm, rồi năm sau bầu người khác, thay nhau ai cũng được làm hết. Vai trò của 2 người này là như nhau chứ không có trưởng, phó. Hai người đứng ra tổ chức làm lễ Nào Lồng chứ không giải quyết công việc như trâu, bò ăn lúa của người khác. Trưởng thôn giải quyết việc này. Ngày 6/7/2007 Bác Hoàng Seo Chạo (48 tuổi, thôn Tả Cán Hồ) - Bác Cấu có đề nghị, thông qua chi hội thuốc nam, thảo luận là phải bảo vệ rừng thuốc nam, cần UB xã giúp tiếp. - Thường trồng, dùng thuốc nam trong vườn nhiều hơn, ít lấy thuốc rừng. - Trước kia rừng thuộc dòng họ Hoàng. - Thời hợp tác xã: phải nhập đất vào, được tính, chia công điểm. Nếu lấy thuốc nam thì không được tính công điểm. Cán bộ không ép đi làm hoặc hạn chế lấy thuốc nam. Nhưng phải chữa bằng thuốc nam cho người ta khoẻ mà làm ăn. Chữa bệnh bằng thuốc nam không có công điểm, lại có thuốc tây nên ít dùng thuốc nam hơn => Quên bớt bài thuốc. Hợp tác xã có quy chế bảo vệ: không cho chặt gỗ linh tinh hoặc thả trâu bò vào rừng, mọi người ký vào nhưng không quản lý nổi. Rừng bị phá nhiều, có người chặt cây có hỏi trưởng thôn, chủ nhiệm hợp tác xa, nhưng có người khong hỏi, cứ chặt. Hợp tác xã lấy rừng từ ông bà thì chấp nhận, chỉ có điều là rừng từ ông bà giao cho họ, bị chặt phá, không bảo vệ được là xót. - Giai đoạn này giao rừng cho hội thuốc nam là hợp lý. Chỉ 1 người quản lý, bảo vệ là không tốt bằng mọi người. Bác Cấu, bác Chạo đề xuất ra trước, mọi người trong chi hội cùng thống nhất đề nghị giao rừng. Hướng tới bảo vệ, cần trồng thêm một số cây thuốc nam trong rừng để phong phú thuốc. Vì trước là rừng của dòng họ Hoàng nên quyết định giao thế nào là dòng họ khác chấp nhận. - Rừng không giao cho người ngoài được vì là của mình. Nếu giao cho người khác thì không có gì dùng nữa. Mìn phải quản lý, bảo vệ thật tốt, sau thế nào thì chưa lường trước được. - Trạm xá có tham gia trồng thuốc, có giới thiệu bệnh nhân cho thày thuốc nam chữa. kết hợp giữa trạm với thày thuốc tốt hơn ngày trước. Họ có quan tâm, động viên, không chê trách thày thuốc.
  • 13. - Nay chữa bệnh bằng thuốc nam còn rất ít, chủ yếu dùng thuốc nam hoặc đến trạm y tế. - Nay chỉ dạy con và người ngoài chung chung, chưa truyền nghề thuốc nam hẳn vì con còn nhỏ. Sau này lớn thì quyết định chọn ai để truyền nghề. Dạy cho cả con trai, con gái. - Đàn bà biết thuốc nam thì lập được bàn thờ mang tên đàn bà. - Chưa bị ai hỏi thẻ hành nghề thuốc nam. Chỉ khi trao đổi kinh nghiệm thì có người hỏi thẻ. Bác Hoàng Seo Sú (46 tuổi, thôn Tả Cán Hồ, cán bộ kiểm lâm xã): - Có văn bản bảo vệ rừng nhưng không nói đến thuốc nam. - Nhất trí giao rừng cho chi hội thuốc nam. - Kiểm lâm hàng tháng kiểm tra rừng, cả rừng đã giao cho các hộ, lập báo cáo gửi lên xã, giao ban 1 tháng/ lần. - Trước 661 có tiền bảo vệ rừng, đã cắt 2 năm nay. Bác Hoàng Seo Tha (57 tuổi, thôn Tả Cán Hồ, anh em cùng cha khác mẹ với bác Hoàng Seo Cấu) Trước hợp tác xã: Có quy định của dòng họ về rừng, bảo vệ, sử dụng rừng. Dòng họ Hoàng ai thích lấy cây thì được vào rừng. Dòng họ khác không được vào rừng lấy gỗ, nhưng ai biết thuốc nam thì vẫn được vào lấy. Xưa là rừng tự nhiên, được ông tổ giữ, có quy chế chỉ bằng lời. Do có Nào Sồng, mỗi năm có 2 lễ, tổ chức cho khoảng 7-8 người già. Sau đó các già thông báo cho con cháu biết để thực hiện. Quy chế: rừng của ai là người đó bảo vệ, mỗi người đại diện cho 1 thôn. Quy định thôn bên cạnh không đựơc vào phá rừng, bà con biết thì chấp hành. Các già truyền đạt lại cho dân là thôn có rừng riêng, nếu chặt cây lung tung là bị phạt. Thời đó rừng nhiều, chỉ nói với nhau là không ai vào lấy. Thời gian hợp tác xã: 1966: lúc đó bác mới 15 tuổi, còn trẻ, thấy chặt cây rừng lung tung. Huyện vào xin là cho chặt, làm nhà của lâm trường Si Ma Cai (lâm trường này trồng rừng sa mộc, sau đó đã giải thể). Thời đó chưa nói đến bảo vệ, sử dụng thuốc nam, chỉ nói đến quản lý gỗ. Có đề ra quy định về ngày đi làm, ngày họp, ăn rằm tháng 2, tháng 6. Nếu có quy định rồi mà ai sai là phạt. 10 năm gần đây bác Hoàng Seo Cấu, Hoàng Seo Cư quản lý rừng. Ai lấy gỗ làm nhà thì phải hỏi hai bác. Năm nay chuẩn bị thu 20.000 đồng/ hộ để tổ chức ăn rằm tháng 6. Anh Hoàng Seo Kỷ (35 tuổi, Phó Chủ tịch UBND xã, con bác Hoàng Seo Tha): Giao rừng thuốc nam cho hội thuốc nam là tốt, ý mình thấy là đúng.
  • 14. Các bác đã trao đổi với mình từ trước, nhất trí là trồng cây thuốc vào đó. Quan trọng là trông cây thuốc nam vào là quán triệt, giữ được rừng. Chưa có chỉ thị nào của Uỷ ban về thuốc nam. Trong thời gian anh Dìn (Chủ tịch) đi học, ở nhà anh Kỷ quyền Chủ tịch, có nhận nhiều văn bản nhưng cũng không thấy có văn bản nào về thuốc nam. Năm 2005 ngân sách của xã có chi cho bác Cấu 200.000 đồng để hoạt động về thuốc nam, vì biết đây cũng là việc làm vì xã, vì dân nên chi được mặc dù không có được chứng từ. Phải cân đối tài chính của xã để chi. Trong 13 xã của Si Ma Cai thì Nùng Sui có nhiều rừng, rừng đẹp nhất. Cán Hồ cũng nhiều rừng so với xã khác. Ngày 7/7/2007 Bác Hoàng Seo Tráng (56 tuổi, 13 năm làm trưởng thôn Tả Cán Hồ) Giao rừng cho dân để bảo vệ thuốc nam thì chủ rừng phải bảo quản. Trước đây có giao đất chỉ tay, không tính được bao nhiêu ha hay m2 (chúng tôi có xem sổ đỏ thì sổ có ghi số m2, sau đó bác Tráng nói là không biết tính m2 hay ha). Nay đã giao rừng cho các hộ trong thôn hết rồi. Người không được giao rừng không nói gì vì không có rừng để chia nữa. Những người được giao rừng trong thôn: 1. Hoàng Seo Cấu 2. Hoàng Seo Tráng (trưởng thôn) 3. Hoàng Seo Cư 4. Giàng Vần Phố 5. Hoàng Seo Vá 6. Hoàng Seo Páo (hội Nông dân xã) 7. Hoàng Seo Sú (kiểm lâm xã) 8. Hoàng Seo Cư (trưởng thôn Pù Chùa Vàng, do gốc gác có rừng ở đây). Bác Hoàng Seo Sáng (49 tuổi, thành viên chi hội thuốc nam, thôn Ngải Phóng Chù) Có 10 hộ trong thôn được nhận rừng: 1. Hoàng Seo Sáng (thành viên hội thuốc nam) 2. Hoàng Seo Kỷ 3. Hoàng Seo Sử (thành viên hội thuốc nam)
  • 15. 4. Hoàng Lao Sang 5. Hoàng Seo Chảo 6. Ly Seo Khoá 7. Hoàng Seo Sinh 8. Hoàng Tà Lù (thành viên hội thuốc nam) 9. Hoàng Tạo Pao 10. Hoàng Seo Súa Thôn có 48 hộ, trong đó 43 hộ họ Hoàng, 3 hộ họ Ly, 2 hộ họ Sùng. Ông nội bác Sáng đã đến bản Ngải Phóng Chù đầu tiên, mới đến còn ở hang. Trước đây không có các họ khác, sau đó họ mua đất về ở đây thêm. Khi đông nhất bản có 49 hộ. Khoảng 20 năm trước mọi người trong họ Hoàng di cư đi Bảo Thắng, Hà Giang, Sơn La rất nhiều, bản chỉ còn lại 3 hộ. Sau đó một số hộ mua đất về ở. Trường hợp anh Kỳ (phó Chủ tịch hiện nay) đến ở thì được bác Sáng (khi đó là trưởng thôn) đồng ý cấp đất cho, vì lúc đó sẵn đất. Bác Sáng là người giữ trống của dòng họ Hoàng. Khi có đám ma là dân trong xã và cả xã lân cận đến mượn trống này. Theo các cụ kể lại, trước đây dòng họ Hoàng có 2 ông, phải chia tay nhau đi hai nơi kiếm sống. Họ giao cho nhau 2 vật làm tin để sau này nhận ra nhau. Người anh thì giữ chiếc trống, còn người em giữ cái tay cối xay ngô. Gần đây có ông làm trong quân đội ở Hà Nội đã dẫn anh em đến đây nhận họ. Còn 1 rừng của xã chưa có ai nhận. Tất cả dân trong thôn được vào lấy cây khô, lấy củi, không được chặt cây. Hộ không biết thuốc nam mà có rừng thì cho người biết thuốc nam vào hái thuốc, không phải xin, vì thường cây thuốc nam là loại cây nhỏ. Lấy cây gỗ thì phải xin. Rừng chưa được giao của xã không có thuốc nam, hội thuốc nam không có ý định xin rừng này. Chi hội có rừng thuốc nam là của thôn, chia cho các thày thuốc nam, chỉ người biết trong chi hội bảo vệ rừng, mọi người được dùng thuốc nam. Ngày xưa rừng đó của tập thể, không quản lý được nên chia mỗi người một ít. Rừng thuốc nam giao cho chi hội thì các hộ không biết thuốc, trước là chủ rừng cũng không được vào chặt cây. Khi lấy cây phải hỏi chi hội. Các hộ này đã bảo vệ rừng, nay vẫn giao lại cho hội thuốc nam. Ai phát nương là bị phạt. Phải nhờ bác Cấu nên chi hội gần có rừng rồi. Chưa có quy chế bảo vệ. Có Nào Lồng nói về bảo vệ rừng, tuỳ loại cây bị chặt mà phạt, nhưng không nói đến quản lý, bảo vệ thuốc nam. Nếu chặt cây to như cột nhà là phạt 150.000 đồng, cây to làm quan tài được thì phạt 500.000 đồng, và thu cây lại.
  • 16. Mới đây có người (ông Hoàng Seo Sùng, Hoàng Seo Làng) đã bị phạt 500.000 đồng vào đầu năm 2007 vì chặt nhiều cây nhỏ. Do thôn, xã thấy nhưng xử lý không được nên phải mời kiểm lâm huyện về xử lý, phạt.Các hộ khác đã thắc mắc nhiều: tại sao xã, thôn không xử lý được vụ này. Sau khi bị phạt ông ấy biết lỗi, không nói gì, không gây mâu thuẫn tiếp với bà con nữa. Sau đó nếu có lễ, cơm gà gì thì ông Sùng vẫn mời anh em đến. Lo: khi ít rừng đi thì lại thêm người vào lấy gỗ, củi. Nhưng nhà nước có cho ký cam kết, người chịu trách nhiệm là chủ rừng. Các hộ được giao quản lý chặt. Thông qua họp Nào Lồng để thông báo tất cả các hộ biết và bảo vệ rừng. Hộ không được bảo vệ rừng, khi cần gỗ thì xin, là người có rừng phải cho một nửa, còn lại hộ khác cho một nửa. Đoàn kết các hộ với nhau, trong và ngoài họ xin là cho được, cả người ngoài thôn xin mà thấy rất cần thì cho. Anh Hoàng Seo Dìn (42 tuổi, thôn Ngải Phóng Chù) Có vợ họ Giàng, 7 con, 4 trai, 3 gái, trong đó có 2 con đã học hết lớp 9, bỏ họ, 5 cháu khác con đi học hết. Ông tổ là họ Ly, nhưng đời ông do người cha chết sớm nên được họ Hoàng nuôi và lấy vợ cho, sau đó đã lấy họ Hoàng. Khoảng 20 năm trước anh em đều đi nơi khác, khi trở về thì ông Chủ tịch lúc đó nói với người anh là: tổ tiên là họ Ly, nay anh về muốn tôi giúp thì phải lấy lại họ Ly. Vì thế gia đình có 2 người anh nhận lại họ Ly, do người ngoài nói mà theo họ. Còn lại 3 người em giữ họ Hoàng. Nay có thờ thì thờ họ Hoàng. Anh giữ họ Ly thì chỉ lấy họ Ly thôi, còn vẫn thờ họ Hoàng. Giữa họ Hoàng và họ Ly có phong tục giống nhau, đã thống nhất là hai họ như một, nên con cháu hai họ này không được kết hôn lẫn nhau. Tham gia hội thuốc nam. Từ khi tham gia hội thuốc nam thì đi họp đều, 3 tháng/ lần. Đi họp có báo cáo trong vườn có bao nhiêu cây thuốc nam, chữa được bao niên bệnh, báo cho bác Cấu ghi hết. Chữa bệnh cho cả người và gia súc (trâu, ngựa, lợn). Nhà không có rừng nên phải lấy thuốc ở vườn là nhiều, ngoài ra lấy thuốc ở rừng già của nhà bác Sáng. Biết là rừng của bác Sáng nên phải hỏi để lấy thuốc nam. Đã lập bàn thờ thuốc nam, lễ vào ngày 2 Tết âm lịch, mổ gà cúng Xử Cang, Dủ Vàng (thần thuốc nam). Ngày 5/5 âm lịch nếu có điều kiện thì cúng, nếu không thì thôi. Trước theo các ông thày thuốc nam nói là phải thờ ông Dủ Vàng thì mới chữa được bệnh, sau đó lập lên bàn thờ. Xưa chưa có Dủ Vàng, anh Dìn đã lấy thuốc nam cho người bệnh rồi bị ốm. Bà mẹ anh nói là lấy nhiều thuốc nam nên phải có thờ ông Dủ Vàng thì ông mới cho cây thuốc nam. Bà mẹ cũng biết thuốc nam, sau anh Dìn đã làm theo lời mẹ thì khong ốm đau nữa. Bà mẹ đang ở với người em, chỉ truyền cho anh Dìn. Nay bà đã 77 tuổi, già rồi, ít khi đến đây. Trước bà còn khoẻ, chăn trâu thì hay ở nhà anh Dìn. Nay tùy bà muốn ở đâu thì ở. Rừng ngày càng giảm, thày thuốc nam đã đề nghị công an viên, trưởng thôn giúp bảo vệ rừng để có cây thuốc. Nay trong thôn có 3 khu rừng để bảo vệ thuốc nam, không có ai được chặt phá. 3 khu rừng này đã được giao cho ông Kỷ, ông Giả, ông Sáng rồi, chưa có sổ đỏ. Chỉ có sổ đỏ ở ruộng, còn rừng thì chưa có.
  • 17. Mong có sổ đỏ cho chi hội quản lý, bảo vệ là tốt nhất. Còn ông Kỷ làm ở Uỷ ban thì nên có sổ đỏ, vì đa số ông chủ có rừng làm trong hội thuốc nam, ông Kỷ của là thành viên nhóm thuốc nam. Bác Hoàng Seo Lành, 47 tuổi, thôn Ngải Phóng Chù và vợ bác Lành Vợ họ Giàng ở Sín Chéng, có 6 con, 4 gái, 2 trai. Con trai lớn là Hoàng Seo Chu cũng tham gia phỏng vấn. Là anh em với bác Dìn, bác Đế. Ông cụ của bác Lành là do họ Hoàng nuôi nên bác lấy họ Hoàng. Không biết nhiều về thuốc nam, chỉ người biết thuốc mới được tham gia vào hội thuốc nam. Có biết hội thuốc nam vì bác Dìn, bác Sáng có nói chuyện. Biết thuốc nam thì lấy được thuốc ở trong rừng, vì thuốc nam không phải là cây to. Bác Ly Seo Đế, 50 tuổi, thôn Ngải Phóng Chù Có 4 con, 3 trai, 1 gái, vợ họ Thào. Bác Đế bị tật bẩm sinh: chân bị teo, không đi lại được, phải chống hai tay để di chuyển. Họ Ly có một số phong tục khác với họ Hoàng. Trước ông tổ của bác Đế là họ Ly, nhưng sau đó ông cụ được họ Hoàng nuôi nên đời bố và anh em một số đã theo họ Hoàng. Trong lúc chia họ thì 5 anh em trai có thảo luận với nhau, trong đó 2 anh (Ly Seo Đế, Ly Seo Khoa) không đồng ý theo họ Hoàng. Vì 3 em là người lớn rồi, có vợ con nên họ theo họ Hoàng mình không nói được. Không nghe thì mình cũng tủi. Hai anh theo họ Ly đã không di cư đi Sơn La cùng với các em (đã theo họ Hoàng). Do có chiến tranh (thực ra là xung đột, đánh nhau, ông Hoàng Seo Lù giết chết một người bộ đội khoảng năm 1999), nên anh em đã cùng ông Giạ, ông Lù chạy đi Sơn La. Đến đó thì công an tìm ra ông Lù, họ không cho mọi người ở đó mà đuổi về đây. Họ tự đi, không báo cho ai, sau mấy tháng có trồng một vụ ngô, chưa kịp chín thì bị đuổi, quay về đây. Ông Lù bị bắt tù một thời gian rồi sau đó một mình ông ấy chốn đi Trung Quốc. Sau đó ông ấy cũng làm việc ác ở Trung Quốc, xảy ra nhiều chuyện rồi lại bị bắt. Rồi ông ấy cùng với vợ con chốn đi Lào, nay đang sống ở đó. Mẹ bác Đế không theo đi Sơn La, khi đó bố bác Đế chết rồi. Cứ tuân theo phong tục của cha mẹ. Ông Chủ tịch xã họ Ly có nói: tổ tiên là họ nào thì lấy họ đấy, vì vậy anh em nên theo họ Ly. Chỉ mang lên họ Ly thôi, có việc gì thì hai dòng họ vẫn đoàn kết, anh em vẫn giúp đỡ nhau, không phân biệt dòng họ. Có lễ tục họ Hoàng cũng giống họ Ly.
  • 18. Hai bác theo họ Ly biết nhiều phong tục nên người họ Hoàng có nhờ nhiều việc như chữa bệnh, bàn bạc, lấy vợ chồng, cần biết phong tục gì là họ mời tham gia. Có gì ăn thì họ cũng mời, cùng chia sẻ. Nguồn gốc ngày xưa họ Ly có rừng tre nứa, được tất cả mọi người quản lý, sử dụng, không riêng gì dòng họ Ly. Lễ hội Nào Lồng có nhắc đến quản lý, bảo vệ rừng, giao cho họ Ly bảo vệ, ai thiếu tre thì qua nhà họ Ly xin lấy. Nào Lồng đã quyết định như thế từ lâu rồi, trước thời kỳ hợp tác xã. Thời hợp tác xã vẫn có quy chế, vẫn nhất trí cho họ Ly quản lý, bảo vệ rừng này. Quy ước chỉ dựa vào lời nói, ông tổ truyền lại cho con cháu. Rừng này hiện nay hai bác đã giao cho xã quản lý, rừng có ít thuốc nam, nhiều gỗ to. Gần đây (hồi đầu năm) có người họ Hoàng (bà Liều Thị Dế là mẹ của Hoàng Seo Páo, Hoàng Seo Chinh, Hoàng Seo Ký, Hoàng Páo Chớ) không biết suy nghĩ thế nào mà tự đứng ra bán đi cho ông Hoàng Seo Sếnh (Ban dân số xã), và ông Hoàng Seo Lùng (trưởng thôn) lấy 18 triệu đồng. Họ dựa vào sơ hở giữa sổ đỏ với quy ước bằng lời nói mà bán đi. Sau đó họ chia tiền cho họ Hoàng mà bác Đế không biết. Bác đã báo với Chủ tịch, Phó chủ tịch xã, báo huyện, cuộc họp thôn nào cũng đưa ra thắc mắc, sau đó họ đem 400.000 đồng trả lại cho hai bác họ Ly, bảo là không nói gì nữa, nhưng bác Đế không đồng ý. Bán rừng xong rồi 6 người đó liên hoan, ông Chinh nói: hai người họ Ly không nói thì thôi, nếu nói là lấy súng bắn. Khi họp thôn, bác Đế nhắc đến chuyện bán rừng thì ông Chinh có cãi lớn trong cuộc họp, hai bác đã cãi lại, thách đố thì họ không dám vụt, sau họ biết sai thì xin lỗi hai bác họ Ly. Có ông Chủ tịch và ông Kỷ (Phó chủ tịch) tham gia cuộc họp này, cùng với một số người trong dòng họ Hoàng can thiệp không cho ông Chinh đánh hai bác họ Ly. Rừng của họ Ly trước kia đã bị ông Chinh vào phá, Chủ tịch xã xử lý không được, ông Chinh lại còn doạ đánh, nên phải gọi công an huyện lên, họ bấm rùi cui điện vào người ông Chinh, ông này ngã ra, sau đó sợ không dám làm sai nữa. Đến nay những người bán rừng chỉ trả lại một số tiền, còn một số tiền họ giữ ở đâu không biết. Nghe nói huyện cho bù một số tiền, còn lại không trả lại. Nhóm người bán rừng của bác đi là vớ vẩn, không công bằng, họ muốn làm gì thì họ làm. Ngoài rừng đó họ còn chặt phá hết gỗ to trong rừng của xã, cán bộ xã đến xem nhưng chưa xử lý được. Đối với rừng này, bác Đế kiến nghị: rừng thì xã không quản lý, bảo vệ được. Bác mong muốn giao lại rừng cho dòng họ Ly quản lý, bảo vệ là tốt nhất, sau đó đề nghị huyện công nhận bằng sổ đỏ. Rồi ông Chủ tịch, Phó Chủ tịch xã cho họp thôn, thông báo rõ là rừng của họ Ly. Nếu không giao cho họ Ly thì giao cho hội thuốc nam quản lý, bảo vệ cũng được. Nhưng phải có sổ đỏ và thông báo rõ để những người làm liều không vào phá được. Giao cho hội thuốc nam hay cho dòng họ Ly thì cũng như nhau thôi, nhưng nói rõ cho mọi người là cộng đồng mọi người được sử dụng, không ai được lấy gỗ và chặt phá tự nhiên được. Bản thân bác Đế biết cây thuốc nam, nên muốn trồng thêm vào rừng đó dể mọi người cùng được sử dụng. Cuộc sống khó khăn, xưa không có nhà ở. Bác Đế về đây đã được ông Giàng Seo Pao ở Thào Sư Phìn giúp lợn, dê để làm nhà. Nhà nước có làm nhà cho ở, vì bác Ly Seo Nùng (bí thư huyện) giúp nhiều: giúp hỗ trợ làm nhà, hứa cho con cả (đã học lớp 9) đi học nội trú ở Lào Cai và giúp làm thủ tục nhận chế độ của người tàn tật (70.000 đồng/ tháng). Bác Nùng đã gọi điện cho cán bộ xã Cán Hồ là giúp làm thủ tục khám bệnh, để được chứng nhận, lấy hỗ trợ của nhà nước để mua đất, mua ruộng. Hiện đang thiếu đất, ruộng canh tác. Nay mỗi năm chỉ gieo 10 kg ngô, do vợ bác Đế hỏng một mắt nên không làm được nhiều. Có người trong bản nói với bác Đế là nên để con ở nhà làm giúp vì hai vợ chồng bác bị tật, yếu. Nhưng bác Đế nghĩ không phải thế, mình đã khổ rồi thì phải cho con đi học.
  • 19. Nhà có bàn thờ Dủ Vang. Bác Đế đã đi cùng với những người già trước đây đi lấy thuốc nam nên học hỏi được. Mặc dù khó đi lại nhưng bác vẫn tự mình đi lấy thuốc nam, nay muốn có 1 người đi lấy thuốc nam cùng. Bác chữa được bệnh nhưng nhiều người thấy bác không đi được, phải bò lê bằng tay nên sợ, không dám lấy bác Đế làm chồng. Ông bố bác Đế khuyên là không lấy vợ, nhưng sau bác nghĩ là mình phải có con để sau này có người nối tiếp. Sau đó có một cô gái (sau là vợ của bác) bị bệnh điên, bệnh xuất hiện tuỳ từng thời gian, lúc thấy buồn, lúc lại vui, không ai chữa được nên nhiều người biết, bác Đế đã tự tìm đến. Bác đã bảo với gia đình cô gái là chữa được thì cho lấy làm vợ, mọi người đồng ý như vậy. Rồi sau đó bác chữa khỏi bệnh cho cô gái đó và lấy cô làm vợ. Nhưng rồi sau 2 năm vẫn không có con, bác cũng phải sắc thêm thuốc cho vợ uống thì mới được con. Bác Đế giỏi thuốc chữa bệnh điên, và thuốc cho hạnh phúc vợ chồng, chữa đau khớp, đứt ngón tay, gãy xương, điếc tai, chữa trâu bò ỉa chảy, ngã bị thương, ỉa ra máu. Có 12 loại thuốc, nấu cô lại, cho vào cơm, nước cho người bệnh uống. Ông Chủ tịch xã đã nói với bác lấy 12 loại thuốc sống đó về, đưa xuống chợ, họ giúp quay phim và quảng cáo thuốc tình cảm-hạnh phúc vợ chồng cho, nhưng bác ngại, không đồng ý. Từ tết đến nay bác đã chữa được cho 11 người: bị đau bụng nặng (đau nắm tay như sắp chết), bệnh điên, cấm khẩu, tự dưng không ăn uống được. Bác khám bệnh rồi dùng kim châm cứu, sát thuốc là khỏi bệnh. Bác tự tìm ra bài thuốc này. Bác có cảm tính, tự tin trong lòng khi nhìn thấy cây thuốc nào đó, cho là chữa được bệnh là bác dùng nó có hiệu quả. Theo bác thì chữa bệnh đặc biệt này không hẳn là do thần hay hồn thuốc giúp mà do tay của bác hay chữa được khỏi bệnh. Khi đã cúng Dủ Vàng rồi thì lấy cây nào cũng là cây thuốc nam được. Như là có tâm hồn nghĩ cho cây này là cây thuốc, nó chỉ cho bác. Người từ Mường Khương, Trung Quốc đã biết và tìm đến bác xin thuốc hạnh phúc vợ chồng này. Năm 1999 bệnh viện Bảo Yên mời bác đến đó làm việc, chữa bệnh bằng thuốc nam. Bác đến đó cắt thuốc, giảng dạy cho họ, không có tiền công, làm được 2 năm nhưng thời tiết ở đó nóng quá nên bác quay về đây ở. Cũng trong thời gian đó gia đình bác rất khó khăn, thiếu đói, con còn nhỏ, anh em thì đi Sơn La theo họ Hoàng. Thời gian ở Bảo Yên, bác chữa nhiều bệnh đau bụng nặng, ngất đi. Mỗi lẫn chữa phải lấy khoảng 10 kg thuốc tươi. Có một lần đi chữa cho 3 cháu nhỏ, bác đi thôn xa hơn chữa được cho 1 cháu, còn hai thày thuốc nam từ Bắc Hà chữa bệnh cho 2 cháu ở bản gần hơn. Khi bác Đế chữa xong cho một cháu rồi, thấy gia đình nhà cháu kia kêu khóc, vì cháu đã bị đau ngất đi, sắp tắt thở. Bác có lấy một bát nước, cúng, hứa rằng hai cháu khoẻ thì làm lễ tạ ơn. Sau đó hai cháu khóc được, bác Đế xát thêm thuốc nam, châm cứu là cháu khoẻ. Rừng ở gần sát nhà bác không cho đủ các loại thuốc, nên phải tìm thuốc ở cả 3 khu rừng. Mỗi lần đi lấy phải đi từ 6h30 sáng, đến khoảng 2-3 giờ chiều mới về được đến nhà. Nhiều người đước cứu sống đã mang vải, gạo, gà, tiền đến cảm ơn bác vào ngày 2 Tết. Tết năm vừa rồi có 25 người đến cảm ơn. Nếu khỏi bệnh nặng thì thường người ta đưa hương, gà và 200.000 đồng, hoặc 150.000 đồng cùng với 1 cái quần hay 1 cái áo đến để làm lễ cảm ơn cây thuốc nam. Có biết hội thuốc nam, hội kết nạp những người biết nhiều thuốc nam. Hội viên có vào nói chuyện với bác Đế, nhưng thuốc của họ lại khác. Họ có hỏi bác Đế cách lấy thuốc nam chữa trâu bò ốm. Bác đã xem tất cả vườn thuốc nam trong thôn, chỉ dùng thuốc ở đó chữa bệnh thông thường, không thấy thuốc chữa bệnh nặng. Trồng thuốc nam ở vườn không được. Bác không trồng thuốc nam trong vườn vì trong rừng đã có rồi. Nay biết rừng đã có chủ rồi, mình lấy thuốc nam thì cứ lấy, họ cho thôi.
  • 20. Rừng bác Sùng ở trên này, riêng cây chủ rừng (cây to, thiêng) có 6 loại thuốc quý trên cây. Trong am có viết là không được trèo lên cây. Bác Đế đã nhờ trẻ con trèo cây lấy hộ các cây đó xuống. Nhưng lấy được về thì bác Sáng lấy đi mất, bác ấy bảo là mang cây đó về vườn nhà bác ấy trồng, nếu có việc gì thì xuống đấy lấy. Ngày 10/7/2007 Gặp ông Nguyễn Xuân Nhẫn - Trưởng Phòng Kinh tế Si Ma Cai - Chưa có văn bản gắn rừng với thuốc nam. - Biết TEW làm ở Quan Thần Sán, có hội thuốc nam Si Ma Cai. Đồng thuận ý tưởng TEW. - Cần thiết phải gắn bảo vệ rừng với vốn thuốc nam. Có thu nhập từ thuốc nam => quan tâm bảo vệ rừng là tốt. - Chắc là nguồn thuốc nam chủ yếu trong rừng phòng hộ. Nên giao rừng 661 chung cho cộng đồng bảo vệ. Cộng đồng bàn định tiền khoán, bảo vệ trong nội bộ của họ. - Rừng sx ít hoặc không có thuốc nam. Định hướng tốt nhất là trồng sa mộc, trẩu (đã nhiều), mỡ (thử nghiệm), tre, măng bát độ. Nếu có bán rừng, tranh chấp thì xảy ra chính trong dòng họ, chứ xung đột và kiện tụng về đất đai ít có ở Si Ma Cai. Nên giao bìa đỏ đến hộ nông dân. Nếu là cán bộ trẻ thì dễ họ chỉ biết vận dụng luật để giao rừng. - Nguy cơ sa mạc hoá (cạn nước, đá đẻ). Nhằm giảm diện tích ngô trên đất lâm nghiệp. Cố thử nghiệm thuốc lá ở Sín Chéng mấy năm nhưng dân không theo. Trao đổi với ông Hoàng Dương Thập- trưởng hạt Kiểm lâm Si Ma Cai - Không có văn bản liên quan bảo vệ cây thuốc nam. Có văn bản nói đến xử phạt khai thác trái phép lâm sản khác, chứ không nói cụ thể là thuốc nam hay dược liệu. - Nhiệm vụ kiểm lâm là bảo vệ tất cả cây rừng và nguồn gen. Chưa nghe đến Nghị sự 21, có thể chỉ phổ biến ở cấp tỉnh thôi. - Có hướng dẫn dân trồng thảo quả thì không chặt cây rừng to, vì chặt trắng thì cây không mọc được - Chưa có thông tin về chi hội thuốc nam. - Giao rừng thuốc nam cho thày thuốc bảo vệ, sử dụng là tốt, ủng hộ. - Chương trình 327, 661 không giao cụ thể đất rừng. Hết vốn thì bỏ lấp lửng. Có chủ cũng như không có chủ. Oaí oăm: dự án chỉ có quyết định của tỉnh, không rõ sổ đỏ, đất đến đâu => trồng rừng ngoài quy hoạch thì kiểm lâm không cho, theo nguyên tắc chứ không phải gây khó dễ. - Bất cập của Quyết định 178: Sau 10 năm đã huỷ hồ sơ, nên nếu dân không lưu trữ hợp đồng bảo vệ thì không thể có cơ sở cho khai thác rừng. Nay xác định chủ rừng bảo vệ mà hết rừng thì họ bị phạt. Phải vận dụng mềm dẻo. Theo QĐ 40/ 46-Bộ
  • 21. Nông nghiệp thì chính quyền xã, trưởng thôn có thể xác nhận việc giao khoán trước kia, nhưng phải chịu trách nhiệm. - Từ 2001 đã số hoá hiện trạng rừng. Nay chương trình nào trồng thêm cây trên rừng thì không cho vì nguyên tắc không được phép. - Bộ Nông nghiệp có Quyết định 46, sẽ giao rừng đến chủ rừng chặt chẽ. Nhưng phải có kinh phí xác định hiện trạng rừng trước. Kiểm lâm chỉ giao rừng. Sẽ lập ban với Phó chủ tịch huyện làm trưởng ban + kiểm lâm, Phòng Tài nguyên, Kinh tế, Tài chính, chủ rừng 661, Chủ tịch xã. - Nếu đã quản lý theo cộng đồng thì nên giao cho cộng đồng. Nếu không cho họ áp dụng hương ước (mức phạt cao) thì họ không cần phạt => chỉ theo luật xử phạt hành chính của Nhà nước thì không có hiệu quả bảo vệ rừng. Gặp-trao đổi với bà Nguyệt (phụ trách hội đông y của huyện) - Có bản Hướng dẫn thực hiện điều lệ hội Đông y từ tỉnh gửi, trong đó có nói đến phát huy nguồn dược liệu. - Trước 13 xã có 13 hội viên. Đã có báo cáo từ họ nên tập hợp, báo cáo lên trên được. - Năm vừa qua tách các ban, không thấy có hướng dẫn tập hợp, lấy báo cáo từ thày thuốc từ cấp xã. Thu 3.000 đồng/ tháng/ hội viên nhưng không thu được để trả tiền cấp báo, tạp chí về đông y (châm cứu, xoa bóp, chế biến cây thuốc). - Nhân lực hạn chế, không đi xã làm được. Không biết được tri thức thuốc nam của thày thuốc nam ở địa phương, chỉ dùng thuốc đông y, có biết châm cứu. Gặp-trao đổi với ông Hoàng Seo Phà-Trưởng Phòng văn hoá-thông tin huyện - Không có văn bản liên quan bảo về nguồn thuốc nam. Sở có nhắc ở cuộc họp, có công văn đến Sa Pa, quan tâm đến bảo tồn loại cây thuốc tắm, sợ khai thác nhiều, hết. Sở đã vào đó khảo sát, nghe là có đề án. - Sở chỉ đạo quảng bá thông tin - sản phẩm, nghề truyền thống lưu giữ được. Có thể đưa lên đĩa phát cho mọi người, có thể đưa ra thị trường-nhân rộng. - Huyện mới tách, kinh phí có hạn, không có chuyên môn sâu nghiên cứu nghề thuốc nam truyền thống, đang giải quyết việc trước mắt. - Chưa có liên kết các ngành, chưa có bàn luận để cùng bảo vệ nguồn thuốc nam. - Muốn bảo vệ được nguồn thuốc nam thì phải khai thác-> người chuyên làm có thu nhập, biết giá trị cây thuốc nam-> có phương hướng bảo vệ, phát triển. - Nay ở Si Ma Cai chưa khai thác cây nhiều, chưa có nguy cơ cạn kiệt như ở Sa Pa. - Nếu hết dự án, trao cơ sở tự quản thì khó duy trì được vì thày thuốc không có kinh phí đi lại, trao đổi nữa. - Không truyền nghề rộng (thày thuốc nam giữ bí quyết) là do a) học trò không có, xu hướng đi học nghề khác, b) chỉ có người bị bệnh, hay chữa bệnh, học thì quen; c) cây thuốc hiếm, cả ngày không tìm được một cây, nên biết thì mình phải giữ cho mình.
  • 22. - Phòng văn hoá có sườn hướng dẫn xây dựng quy ước. Bất cập: mức phạt theo truyền thống là cao, phòng Tư pháp không duyệt cho. Nếu chấm dấu vào hương ước thì lại là chính thống rồi. => kiến nghị: việc gì cộng đồng tự làm được thì cho họ làm, không can thiệp, không cần chấm dấu vào quy ước. - Xã Si ma Cai: quy ước một bản: chặt 1 cây thông bằng bắp đùi hoặc chặt cây trong rừng cấm là có thể phạt 3-5 triệu. Sau đưa lên huyện không ai dám ký, đóng dấu. Nếu cứ yêu cầu xét duyệt quy chế thì dở. - Phong trào toàn dân đoàn kết: bản ghi quy ước: một người dân chết thì mỗi hộ khác giúp 3-5kg ngô, rượu, 1-2 bó củi. Nhưng khi đưa lên huyện lại bảo không cần thiết ghi như thế => mất đi tinh thần tương trợ nhau theo quy ước? => can thiệp quá lại không giải quyết được. - Giải quyết trường hợp bán rừng ở Ngải Phóng Chồ: nên theo quy chế dân chủ ở cơ sở, để dân tự bàn, có người già sẽ thuận tự nhiên, có thể giao rừng cho dòng họ đã trông rừng theo truyền thống. - Cán bộ không ở bản quanh năm. Nếu quyết định áp đặt là sẽ có vấn đề. - Rừng già: mỗi năm chuyển một lượt cho người đứng ra quản lý, giải quyết xung đột (Lồng Thà). Là người bao quát mọi vấn đề trong năm. Trao đổi với ông Ly Xuân Hoà (trưởng trạm y tế xã Si Ma Cai, trước là thành viên hội đông y huyện, tham quan Hạnh Dịch theo chương trình của TEW): - Thỉnh thoảng các thày thuốc trong mạng lưới có đến thăm. Không trao đổi tình hình bảo vệ rừng, đề nghị được giao bảo vệ rừng thuốc. - Trạm y tế Si Ma Cai chưa được quy hoạch, có ý định chuyển. Đã đề nghị chọn địa điểm rộng hơn để có thể xây dựng vườn thuốc nam theo 10 chuẩn. - Thuốc tây được bao cấp, còn thuốc nam thì thày thuốc phải mất công đi lấy. Chữa bệnh thì thày thuốc không đòi tiền trước. Tuỳ vào bệnh nhân sau khi khỏi bệnh tự trả công. Có nhà khó khăn thì nói chỉ cần thẻ hương đến cảm ơn là được. - Các thày thuốc nam trong mạng lưới của TEW có thể nắm chắc được tình hình phát triển nghề thuốc nam. - Hội đông y đến hơn 1 năm nay không có triệu tập, hoạt động gì. Do chia tách, không như trước nữa.