SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 8
Chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tuần từ 21-25/11

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ điểm lại những văn bản chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tuần qua (từ 21-
25/11/2011). Đây là những thông tin văn bản đã được đông đảo nhân dân quan tâm chú ý.
Giảm 50% tiền thuê đất đối với một số tổ chức kinh tế
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định giảm 50% tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 đối với tổ chức kinh tế đang hoạt động trong các ngành sản xuất (không bao
gồm các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ) đang thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà trong năm 2011 và năm 2012 phải xác định đơn giá thuê
đất theo quy định gồm:
- Tổ chức kinh tế đến thời hạn xác định lại đơn giá thuê đất cho thời kỳ ổn định mới.
- Tổ chức kinh tế hết thời gian được miễn tiền thuê đất mà đến thời hạn phải xác định tiền thuê đất phải nộp.
- Tổ chức kinh tế đã sử dụng đất trước ngày 1/3/2011 đang được tạm nộp tiền thuê đất mà từ ngày 1/3/2011 phải xác định chính thức số tiền thuê đất phải nộp.


Họp trực tuyến toàn quốc về công tác tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992


Cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 12/2011 do Phó Thủ tướng - Trưởng Ban chỉ
đạo Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.


Để chuẩn bị cho cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo về tình hình triển
khai tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của các Bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuẩn bị nội dung, chương trình,
kỹ thuật của cuộc họp bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.


Quy định mới về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Chính phủ vừa ban hành Nghị đinh 106/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP (Nghị định 26) ngày 15/2/2007 quy định chi tiết
thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Nghị định 106/2011/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với một số quy định tại Nghị định 26. Cụ thể, hồ sơ cấp giấy công
nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài theo Nghị định 106/2011/NĐ-CP chỉ cần Đơn đề nghị công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài; Các văn bản
chứng minh đáp ứng được đầy đủ các quy định công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài. Ngoài ra, trong hồ sơ không cần có Biên lai thu lệ phí thẩm tra.
Hỗ trợ các địa phương sản xuất, phòng chống dịch bệnh
Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp (không thu tiền) 2.150 tấn hạt giống lúa, 310 tấn hạt giống ngô thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ cho 13 tỉnh, thành phố
Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum bị thiên
tai, bão lũ để sản xuất vụ Đông Xuân 2011-2012.
Ngoài ra, 3 địa phương là Quảng Bình, An Giang và Thừa Thiên Huế cũng được hỗ trợ vắc xin, thuốc sát trùng dự trữ quốc gia để phòng chống dịch bệnh.
Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam" theo
các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1843/QĐ-TTg ngày 5/10/2010; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện.
Đồng thời, căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ và tiến độ của Đề án, Bộ Xây dựng thẩm định các nội dung; phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị thụ thưởng
theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan lập dự toán kinh phí theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt



Chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tuần

10:36 AM, 19/11/2011Tăng cường các biện pháp bình ổn giá cả thị trường, không sử dụng tiền ngân sách để làm quà biếu trong dịp Tết Nguyên đán; công
khai tình hình tài chính và hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; đẩy mạnh chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu;... là những nội
dung đáng chú ý tại các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tuần từ ngày 12-18/11/2011.


Tăng cường bình ổn thị trường; không sử dụng tiền ngân sách để làm quà biếu trong dịp Tết Nguyên đán


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành Chỉ thị 2051/CT-TTg, trong đó yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả,
thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012.


Cụ thể, đảm bảo cân đối cung cầu các loại hàng hóa thiết yếu; kiểm soát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết
Nguyên đán.


Bên cạnh đó, không sử dụng tiền ngân sách, công quỹ để làm quà biếu trong dịp Tết Nguyên đán, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) kiểm soát chi ngân sách nhà nước
theo đúng quy định.
Công khai tình hình tài chính và hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước

Để tăng cường công khai, minh bạch thông tin về các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính công khai báo cáo của
Chính phủ về tình hình tài chính và hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Trước đó, Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và 5 năm 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ
Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII cũng đã nhấn mạnh, phải rà soát đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và
tổng công ty.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính; kiên quyết thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà
nước không cần chi phối và thoái vốn đã đầu tư vào các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính.


TP. Hồ Chí Minh báo cáo phương án đổi giờ làm, giờ học trước ngày 20/11/2011


Về giải pháp cấp bách thực hiện để giảm ùn tắc giao thông tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao
thông Quốc gia chỉ đạo UBND TP Hồ Chí Minh hoàn thành việc xây dựng phương án đổi giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn TP, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ trước ngày 20/11/2011.Trong cuộc làm việc với TP. Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ ngành liên quan, sáng 18/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc lưu ý, bên cạnh việc đạt mục tiêu giảm ùn tắc, phương án điều chỉnh giờ làm việc, học tập, hoạt động kinh doanh đưa ra là cần thiết, các phương án đưa ra cũng
cần hạn chế thấp nhất việc gây xáo trộn lớn cho nhân dân.


Phạt nặng vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng


Trong tuần Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2011/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, vi phạm hành chính về kinh doanh
xăng dầu phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, trong đó mức phạt tiền thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 70 triệu đồng.Chính
phủ cũng đã ban hành Nghị định 105/2011/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, trong đó quy định cửa hàng, đại lý bán khí dầu
mỏ hóa lỏng (LPG) chai không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường; mua, bán LPG và LPG chai trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ… sẽ bị
phạt từ 20 - 30 triệu đồng.


Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020

Chiến lược này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tuần có mục tiêu tổng quát là nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì
mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chiến lược đề ra 11 mục tiêu cụ thể như phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015; nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong trẻ em, thu hẹp
đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng miền; giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; duy trì mức sinh thấp hợp lý đáp ứng đầy đủ
nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng.

Đẩy mạnh chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu

Trong tuần, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hảiyêu cầu Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng ở
Trung ương và địa phương có biện pháp thiết thực, phù hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu.

Đồng thời, khuyến khích, vận động các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ lực lượng chức năng xác định hàng thật, hàng giả, cung cấp thông tin để phát hiện và xử lý
nghiêm các vi phạm, nhất là các mặt hàng như phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, rượu, mỹ phẩm, thực phẩm...


Quý IV/2011, tổng kết việc sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh


Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Thông báo số 277/TB-VPCP, trong quý IV/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh theo
Nghị quyết số 28/NQ-TW của Bộ Chính trị.


Cũng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo đánh giá hiện trạng, rà soát
đất đai, các hợp đồng giao khoán đất trong các nông, lâm trường, làm rõ vướng mắc khó khăn, giải pháp khắc phục.
Chỉ thị của Thủ tướng về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản

7:26 PM, 07/12/2011Tại Chỉ thị 2196/CT-TTg về tăng cường quản lý thị trường bất động sản, Thủ tướng yêu cầu phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của các
cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, thẩm định, cho phép đầu tư các dự án phát triển nhà ở, đầu tư kinh doanh bất động sản.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ Bộ Xây dựng phải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu bổ sung,
hoàn thiện hệ thống luật pháp về nhà ở và kinh doanh bất động sản theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành Trung ương trong
việc quản lý thống nhất về phát triển nhà ở và hoạt động kinh doanh bất động sản; xây dựng cơ chế, chính sách và hướng dẫn các địa phương thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý về cơ cấu hàng hóa bất động sản nhà ở (kể cả nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu
nhập thấp ở đô thị).


Đẩy mạnh các chương trình xây dựng nhà ở xã hội


Bộ Xây dựng cũng phải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương trọng điểm có nhiều dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, rà soát các dự
án; kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở triển khai thực hiện nghiêm chỉnh quy định dành 20% diện tích đất xây dựng nhà ở đã đầu tư xây dựng
hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án để xây dựng nhà ở xã hội; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát, kiểm tra trong quý I/2012.


Đồng thời, Bộ Xây dựng chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh các chương trình xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp tại
khu đô thị và các chương trình mục tiêu hỗ trợ nhà ở tại khu vực nông thôn; nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ trong quý I/2012 Đề án nhà ở cho thuê, trong đó
chú trọng phát triển nhà ở xã hội để cho thuê và Đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở.


Đề xuất về thuế bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ


Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất và báo cáo Chính phủ trong quý II/2012 về thuế bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên
đất đai, bất động sản; nghiên cứu, sửa đổi quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản cho phù hợp với tình hình thực tế.


Đồng thời, Bộ Tài chính trình Chính phủ trong quý I/2012 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, trong đó điều
chỉnh mô hình quỹ đầu tư bất động sản nhằm hỗ trợ vốn cho thị trường thông qua kênh thị trường chứng khoán.


Hạn chế việc cho các cá nhân vay kinh doanh bất động sản


Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ-
CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, bảo đảm tín dụng bất động sản có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng hợp lý, an toàn, phù hợp với chính sách điều hành tín dụng
chung.Trước mắt, giảm tăng trưởng và tỷ trọng tín dụng bất động sản với lộ trình hợp lý, tránh gây sốc, đồng thời áp dụng các biện pháp tăng tính thanh khoản, tránh
đóng băng thị trường, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội.


Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu để có hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với
tiến trình tái cơ cấu thị trường bất động sản; chỉ đạo các tổ chức tín dụng bố trí nguồn vốn để cho vay đầu tư các dự án phát triển nhà ở để bán, cho thuê phục vụ đối
tượng thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; cho các đối tượng có nhu cầu thực sự vay mua nhà để ở.


Trước mắt hạn chế cho vay bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án khởi công mới, các dự án bất động sản cao cấp; giám sát chặt chẽ để hạn chế việc cho các cá
nhân vay kinh doanh bất động sản.


Rà soát, tiếp tục cho vay đối với dự án bất động sản sẽ hoàn thành và có khả năng thu hồi vốn năm 2012


Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương rà soát, tiếp tục cho vay đối với các dự án
bất động sản sẽ hoàn thành và có khả năng bán, thu hồi vốn đầu tư trong năm 2012.Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình cấp tín dụng bất
động sản của các tổ chức tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản nợ quá hạn, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng.


Kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai


Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải rà soát, kiểm tra các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn, có biện pháp đảm
bảo các dự án được triển khai đồng bộ hệ thống hệ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất nhưng không sử
dụng quá thời gian quy định của pháp luật.


Tùy theo tình hình và điều kiện của các địa phương, cho phép chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang phục vụ cho mục đích tái định cư và các loại hình nhà ở xã
hội để cho thuê giá rẻ nếu phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển các loại hình nhà ở này của địa phương; cho phép điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của từng dự án
nhà ở thương mại, nhà ở thu nhập thấp cho phù hợp với nhu cầu của thị trường.


Cùng với đó, UBND các tỉnh, thành phố phải tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, phát triển nhà ở, kinh doanh
bất động sản, kịp thời xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, kể cả thu hồi giấy phép kinh doanh và dự án đầu tư hoặc đề nghị các cơ quan chức năng truy cứu
trách nhiệm hình sự, cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân; tăng cường công tác quản lý hoạt động của thị trường, của các sàn giao
dịch bất động sản, bảo đảm yêu cầu về tính công khai, minh bạch của thị trường bất động sản.
Nhất quán các chính sách vĩ mô, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp thực tế


7:05 PM, 09/11/2011Tại Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 vừa được ban hành hôm nay (9/11), Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa
phương kiên trì thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã đề ra, nhất quán các chính sách kinh tế vĩ mô, theo dõi sát tình hình, chủ động điều hành linh hoạt, phù
hợp với thực tế để tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và giữ mức tăng trưởng hợp lý.


Nghị quyết nêu rõ: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2011 tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Lạm phát được kiềm chế và tiếp tục giảm, chỉ số
giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,36%, thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ 3 liên tiếp có mức tăng dưới 1%.Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta đứng trước nhiều khó
khăn: Lạm phát và lãi suất tuy đã giảm dần nhưng còn cao; sản xuất kinh doanh của một bộ phận khá lớn doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn; thiên tai, lũ lụt xảy
ra bất thường, dịch bệnh diễn biến phức tạp… Trong những tháng cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, áp lực lạm phát sẽ gia tăng, sức ép tỷ giá lớn, thiên tai,
dịch bệnh tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường.Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2011, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan,
địa phương kiên trì thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã được đề ra trong Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Nghị
quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ từ đầu năm đến nay; nhất quán các chính sách kinh tế vĩ mô, theo dõi sát tình hình, chủ động điều hành linh hoạt, phù
hợp với thực tế để tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và giữ mức tăng trưởng hợp lý.


Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả


Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, theo sát tín hiệu thị trường; thực hiện các biện pháp kiểm
soát, ổn định tỷ giá VND/USD và lãi suất liên ngân hàng.Đồng thời, có kế hoạch điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay phù hợp với diễn biến lạm phát; điều
hành tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán hợp lý (khoảng 12 – 13% cho cả năm 2011).Tập trung tín dụng cho các nhu cầu thiết yếu trong sản xuất,
kinh doanh, ưu tiên cho chế biến nông sản, thủy sản để xuất khẩu và tiêu thụ, tập trung hỗ trợ vốn để khôi phục và phát triển sản xuất tại các địa phương bị thiên tai
tàn phá nặng nề.


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, báo cáo Thủ tướng
Chính phủ trong tháng 11/2011.Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các biện pháp
quyết liệt để kiểm soát thị trường vàng và ngoại tệ.Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương rà soát tình hình thị
trường bất động sản, đề xuất giải pháp cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 15/11/2011.


Thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp


Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa khóa thắt chặt, kết hợp với chính sách tiền tệ chặt
chẽ. Tập trung kiểm tra, chỉ đạo các địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước năm 2011, kết hợp quản lý chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả để giảm bội chi; chỉ
đạo, điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Đồng thời, thực hiện các biện pháp quyết liệt để ổn định thị trường
giá cả, nhất là trong các tháng cuối năm; nghiên cứu, đề xuất việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và kéo dài thời gian miễn, giảm, dãn thuế cho các doanh nghiệp.


Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh cho
các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bảo đảm bố trí vốn tập trung, cơ cấu lại để nâng cao hiệu quả đầu tư, ưu tiên các dự án hoàn thành sớm, các
công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ lụt, đối ứng ODA, các chương trình an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, an ninh quốc phòng.


Khẩn trương khắc phục thiệt hại, chủ động phòng chống thiên tai


Trước sự tàn phá của thiên tai, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Chính phủ
yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục làm tốt công tác phối hợp, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ kịp thời cho những gia đình mất nhà cửa, tài
sản; huy động các lực lượng, phương tiện để cứu trợ kịp thời cho người dân ở các địa bàn còn bị cô lập; triển khai các biện pháp khôi phục cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi
trường, phòng chống dịch, bệnh, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động phòng chống thiên tai, nhất là tại khu vực miền Trung đang thời
kỳ lũ chính vụ; tu bổ đê bao, bờ bao vùng Đồng bằng sông Cửu Long để bảo đảm kế hoạch sản xuất.Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện
đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, tập trung vào các vùng bị ảnh hưởng thiên tai, vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, người nghèo, người có công, đồng bào
dân tộc thiểu số; quan tâm giải quyết chính sách về việc làm trong điều kiện các doanh nghiệp khó khăn, phá sản; kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc điều chỉnh mức
lương tối thiểu đối với khu vực doanh nghiệp.


Khắc phục ùn tắc giao thông, xử lý kịp thời dịch bệnh


Bộ Giao thông vận tải được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm kiềm chế, giảm tai nạn
giao thông. UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần chủ động chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại hai thành phố. Bộ
Giao thông vận tải phối hợp với UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thống nhất xây dựng phương án giảm ùn tắc giao thông tại hai thành phố.Bộ Y tế chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và an toàn thực phẩm; chủ động các biện pháp phòng, chống, khống chế, xử lý kịp thời
dịch bệnh, đặc biệt là bệnh tay chân miệng.


Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Chiều 22/11, với 86,8% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 2011-
2015 cấp quốc gia.


Theo đó, đất trồng lúa vào năm 2020 sẽ là 3,81 triệu ha. Chỉ tiêu này trong thời gian qua nhận được nhiều ý kiến từ các đại biểu bởi có liên quan đến an ninh lương
thực.


Giải trình về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết con số 3,81 triệu ha đã được tính toán nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong dài hạn trước áp lực
tăng dân số, thách thức của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời tính đến nhu cầu chuyển đất trồng lúa cho các mục đích sử dụng khác.


Diện tích đất rừng phòng hộ năm 2020 sẽ tăng lên 5,842 triệu ha, đất rừng đặc dụng sẽ tăng lên 2,271 triệu ha và đất rừng sản xuất là 8,132 triệu ha.


Đất khu công nghiệp hiện nay là 72 nghìn ha sẽ tăng lên và ổn định ở mức 200 nghìn ha vào năm 2020. Đây cũng là một chỉ số nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ
các đại biểu Quốc hội. Theo một số đại biểu, cần hạn chế diện tích đất khu công nghiệp vì tỷ lệ bình quân lấp đầy diện tích khu công nghiệp hiện nay rất thấp (46%),
nhiều khu công nghiệp còn đang đền bù, giải tỏa mặt bằng… nên phải một thời gian nữa mới lấp đầy được diện tích khu công nghiệp hiện có. Do vậy không cần phải
tăng diện tích đất khu công nghiệp.


Việc chốt diện tích đất khu công nghiệp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình “để phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2020 và chuẩn bị cho giai
đoạn phát triển tiếp theo”. Thực tế, thời gian đầu tư để hình thành một khu công nghiệp đến khi tập trung lấp đầy trung bình là 10 năm, nên quy hoạch sử dụng đất khu
công nghiệp phải đi trước một bước.


Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sau năm 2020, đất khu công nghiệp sẽ ổn định và sẽ tập trung vào việc lấp đầy các
khu công nghiệp. Đối với kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp sẽ là 130 nghìn ha (giảm 20          Mục tiêu của Quy hoạch sử dụng đất
nghìn ha so với đề nghị của Chính phủ).                                                                                        đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng
                                                                                                                               đất 2011- 2015 cấp quốc gia:

Đất ở tại đô thị sẽ tăng lên 179 nghìn ha vào năm 2015 và 202 nghìn ha vào năm 2020. Khi thảo luận, có ý kiến đại biểu đề
                                                                                                                               Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai
nghị giảm diện tích này xuống, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng nhu cầu thực sự về nhà ở của các đối tượng có          theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật;
thu nhập trung bình, thu nhập thấp, các đối tượng chính sách vẫn còn rất lớn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính          đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích,
phủ một mặt rà soát, tiếp tục điều chỉnh để khắc phục tình trạng khu đô thị bỏ hoang, mặt khác có chính sách, giải pháp để     tiết kiệm, hiệu quả. Bảo vệ môi trường
các đối tượng trên cải thiện chỗ ở.                                                                                            sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến
                                                                                                                               đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm
                                                                                                                               bảo phát triển bền vững. Phát huy tối đa
Diện tích đất phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội như văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao vào năm 2020 sẽ tăng gấp 2 lần   tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp
so với năm 2010, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của nhân dân…                                                                     ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại
                                                                                                                               hóa, chyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm
                                                                                                                               bảo an ninh lương thực quốc gia và các
Để thực hiện Nghị quyết, Quốc hội đề ra 8 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Theo đó, quy hoạch, kế hoạch của các ngành,         mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc
địa phương có sử dụng đất phải đảm bảo dựa trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; xác định ranh giới và            phòng, an ninh của đất nước.
công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ
quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp;
đổi mới cơ chế quản lý sử dụng đất gắn với tổ chức sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng ở các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng để nâng cao hiệu quả sử dụng
đất; khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai để mọi hoạt động sử dụng đất phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch…


Diện tích một số loại đất khác theo quy hoạch theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 2011- 2015. Đơn vị tính: 1000 ha.
Một số chỉ tiêu            Theo Quy hoạch sử        Theo Kế hoạch sử
                                                                                   dụng đất đến năm         dụng đất 2011-
                                                                                         2020                   2015

                                               - Đất làm muối                              15                      15

                                               - Đất nuôi trồng thủy sản                   790                    750

                                               - Đất quốc phòng                            388                    372

                                               - Đất an ninh                               82                      78

                                               - Đất phát triển hạ tầng                   1.578                  1.430

                                               - Đất chưa sử dụng còn lại                 1.483                  2.097




Sự cần thiết và vấn đề lưu tâm khi xây dựng dự thảo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan cấp
Bộ

9:19 AM, 17/12/2011Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Thâm, Học viện Hành Chính có bài viết góp ý xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, thay thế Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007, đang được lấy ý kiến nhân dân qua Cổng Thông tin
điện tử Chính phủ.


1. Vì sao phải hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan cấp bộ?


Trước hết, qua 4 năm triển khai Nghị định số 178/2007/NĐ-CP, trên thực tế, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, ngoài một số thuận lợi do Nghị định mang lại, còn có vướng mắc
trong hoạt động chưa giải quyết được, như về vấn đề phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, các ngành; việc thành lập các đơn vị trực thuộc thiếu tính hệ thống;...


Thứ hai, các cơ quan cấp bộ có chức năng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo quyền hạn của mình. Tuy nhiên trên thực tế việ c thực hiện nhiệm vụ này nhiều cơ
quan đang gặp khó khăn. Hệ quả dẫn đến tình trạng một số văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính hệ thống, nhiều văn bản mâu thuẫn nhau, chồng chéo.


Thứ ba, tính tập trung cao, tính phân quyền còn hạn chế. Cách tổ chức như vậy tuy có ưu điểm là gọn nhẹ nhưng sự không phù hợp với yêu cầu thực tế cũng có thể
dẫn đến hiện tượng phản ứng chậm trước những biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thậm chí có những vấn đề đến nay vẫn chưa tìm được cách khắc phục.


Chính vì những tồn tại trên và một số tồn tại khác, việc xây dựng một nghị định mới để điều chỉnh hoạt động của các Bộ là một nhu cầu tất yếu.


Tuy nhiên, tôi cho rằng trước khi xây dựng một nghị định mới thay thế cho Nghị định số 178/2007/NĐ-CP nên chăng cần tổ chức đánh giá lại thật đầy đủ, toàn diện những mặt
được và chưa được của nghị định cũ. Đặc biệt, cần chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập trong hoạt động của cơ quan cấp bộ khi dựa trên các quy định của nghị
định 178/2007/NĐ-CP. Nếu chưa đánh giá hết tác động của bản nghị định cũ thì việc xây dựng một nghị định mới sẽ khó đạt được yêu cầu mong muốn.


Ví dụ, một trong những hạn chế của nghị định cũ là việc quy định về thành lập các tổ chức chưa đồng bộ. Vậy hậu quả của nó là gì trong thực tế và nghị định mới nên quy định
ra sao? Sẽ rất khó có thể có câu trả lời cụ thể và đưa ra phương án khắc phục tồn tại đó một cách hữu hiệu nếu không có sự khảo sát thực tế toàn diện hoạt động của các cơ
quan cấp bộ trong 4 năm qua. Một hậu quả rất dễ nhận ra là trong khi biên chế các Bộ ngày một lớn lên thì các vấn đề bức xúc của các ngành các cấp cũng vẫn tồn tại nhiều,
việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn.


Hoặc vấn đề quan hệ giữa quản lý nhà nước cấp bộ và quản lý sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ cũng là một tồn tại cần được
giải quyết dứt điểm.


2. Các vấn đề cần quan tâm khi xây dựng nghị định mới


Căn cứ vào bản dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ chuẩn bị thay thế Nghị định số 178/2007/NĐ-CP
(dưới đây xin gọi tắt là Dự thảo Nghị định mới) được công bố để xin ý kiến các cơ quan, người dân, tôi cho rằng những điều sau đây nên nghiên cứu thêm.


Thứ nhất, cần giải thích rõ một số nội hàm các khái niệm được dùng trong nghị định mới mà bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào muốn có tính khả thi đều phải được
quan tâm. Cụ thể là các khái niệm sau đây:


- Bộ và Bộ trưởng. Hai khái niệm này có nội hàm khác nhau là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên trong dự thảo nghị định (và nhiều văn bản khác trước đây) đã không có sự
phân biệt rõ ràng. Ví dụ, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và của Bộ trưởng có khác hay không? Nếu không khác nhau thì Chương II của Dự thảo có nên đổi tên lại là Nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ hoặc của Bộ trưởng cho phù hợp không?


Và nếu đổi như trên thì các quyết định và chỉ đạo như: đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở; quyết định giao bi ên chế; các quyết định bổ nhiệm cán bộ; trách
nhiệm quản lý tài chính, tài sản được Nhà nước giao cho Bộ… là của Bộ hay của Bộ trưởng? Còn các trách nhiệm ghi ở chương IV tại sao lại không được hiểu chung là trách
nhiệm chung của Bộ? Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công của Bộ… là quyền của Bộ hay Bộ trưởng? Đây không phải chỉ đơn thuần là vấn đề từ ngữ
mà đó là vấn đề minh bạch trong các văn bản quy phạm pháp luật cần được quan tâm.


- Dịch vụ công và dịch vụ công trong ngành. Nên chú ý rằng dịch vụ công là một khái niệm còn nhiều tranh cãi về nội hàm, đặc biệt khi gắn với hoạt động hành chính. Dị ch vụ
công hẳn không phải là để chỉ các dịch vụ do nhà nước thực hiện. Nếu không có sự giải thích rõ ràng thì chắc chắn việc áp dụng sẽ gây nhiều tranh cãi về sau. Khi đó làm thế
nào để quy hoạch mạng lưới tổ chức các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công? Làm thế nào để Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật và
quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc ngành…?


- Về các tổ chức thuộc Bộ. Dưới Bộ thì có Tổng cục, vụ…Dưới Tổng cục có Ban theo dự kiến của dự thảo Nghị định mới. Vậy chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ giữa Vụ và
Ban khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Mức độ khác nhau đó sẽ thể hiện như thế nào khi giải quyết các công việc chuyên môn? Về tiêu chí thành lập, Tổng cục và tổ chức
tương đương thuộc Bộ cần hiểu như thế nào là một lĩnh vực lớn, phức tạp không phân cấp hoặc phân cấp hạn chế cho địa phương? Lấy gì làm tiêu chí để xác định một lĩnh
vực là có nhu cầu và khả năng tiếp nhận phân cấp quản lý của Bộ, có điều kiện tham gia làm thành viên các tổ chức quốc tế?.v.v.. Cách quy định chung chung không giải thích
như trong dự thảo Nghị định sẽ tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau và sẽ hoàn toàn không dễ dàng cho việc vận dụng trong thực tế.


Thứ hai, cần tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tốt vấn đề quan hệ giữa các đơn vị thuộc Bộ và giữa các Bộ, ngành với nhau. Trong quá trình hoạt động của mình, giữa các
đơn vị thuộc Bộ và giữa các Bộ, ngành với nhau tất nhiên phải có mối quan hệ. Nếu hai hay nhiều Bộ có cùng một đối tượng phải quản lý thì trách nhiệm của các Bộ được xác
định trên cơ sở nào khi cùng tham gia giải quyết các vấn đề đặt ra? Hoặc như vấn đề tuyển dụng công chức thì vai trò của Bộ chuyên môn đến đâu và Bộ Nội vụ có quan hệ cụ
thể như thế nào về vấn đề này với Bộ chuyên môn cho hợp lý?...


Thứ ba, việc quy định quyền hạn, nhiệm vụ cho các Bộ cần tránh xu thế tập trung hóa quyền lực. Tôi cho rằng việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của các Tổng cục như Tổng cục Thuế, Tổng cục quản lý rừng, quản lý biển, quản lý ruộng đất, Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục Thống kê và một số Tổng cục quan trọng
khác liên quan đến những vấn đề chiến lược trong phát triển đất nước phải là quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ.


Thứ tư, về quyền hạn của Bộ (hay Bộ trưởng) đối với nhiệm vụ cải cách hành chính không nên quy định thành một điều như trong dự thảo Nghị định mới bởi đây là một nhiệm
vụ có tính tình thế, mỗi bộ có một yêu cầu khác nhau. Nhiều nội dung của các mục trong điều này là công việc thường xuyên của cơ quan, cấp nào cũng vậy, không riêng gì
cấp Bộ. Trong khi đó một số nội dung của cải cách hành chính cũng thấy nêu trong các điều khoản khác của bản Dự thảo. Điều đó làm cho văn bản trở nên tản mạn và trùng
lặp không cần thiết. Nhiệm vụ cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay là rất lớn, cần coi như một chương trình hoạt động của Bộ và phải nêu hoàn chỉnh ở một văn bản
khác.


Vấn đề đánh giá tác động văn bản, ở trên đã có nói đến việc cần đánh giá lại tác động của Nghị định số 178/2007/NĐ-CP đối với đời sống xã hội và hoạt động quản lý nhà
nước sau 4 năm nó được triển khai. Đối với bản Nghị định mới dự kiến thay thế Nghị định số 178/2007/NĐ-CP cũng phải có đánh giá tác động mà nó có thể tạo ra trong tương
lai. Báo cáo tác động của dự thảo văn bản mới này cần nói rõ những lợi ích mà nó có khả năng mang lại khi giải quyết các tồn tại trong bản nghị định cũ là gì. Nhờ đâu mà nó
có thể có những lợi ích đó? Làm được điều đó việc ban hành nghị định mới sẽ có đủ cơ sở để mang lại những lợi ích thiết thực.


Cuối cùng là văn phong và cách trình bày của văn bản. Cần rà soát lại kỹ hơn về văn phong của văn bản. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng cần được trình
bày bằng một ngôn ngữ chuẩn xác, lôgic. Ví dụ, như Khoản 2, Điều 2, Chương I nói về quan hệ giữa các Bộ mà gọi đó là vị trí chức năng của Bộ là không phù hợp. Hoặc
chương II nói về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ, Bộ trưởng thì các điều phải trình bày logic hoặc theo phạm vi nhiệm vụ liên quan hoặc theo hành động phải làm cụ thể.


Khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật nên quan tâm đến một điều rất quan trọng là cách trình bày các quy phạm trong đó. Cần bảo đảm rằng các quy phạm đưa vào
văn bản có cấu trúc hợp lý. Nên chú ý xem xét kỹ các quy định, các giả định và các chế tài cụ thể liên quan đến từng điều trong văn bản. Đó là nguyên tắc bảo đảm cho văn
bản có tính khả thi.



Bám sát thực tiễn, điều hành linh hoạt để đạt các mục tiêu

7:11 PM, 04/11/2011



(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục theo dõi sát tình hình để kịp thời điều hành linh hoạt, sát với thực tế,
phấn đấu đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay ở mức 18%, tạo tiền đề đưa lạm phát năm 2012 về mức 1 con số, đồng thời bảo đ ảm đạt mức tăng trưởng 6%
trong năm 2011.


Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, từ ngày 3 – 5/11, Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 10/2011.Tại Phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo,
thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2011; tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; tình hình thiệt hại, kết quả công tác phòng, chống bão, lụt và các biện pháp khắc phục, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân; dự
thảo Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ XIII; Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…


Tình hình kinh tế-xã hội đi vào ổn định


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ nhận định, trong tháng 10 và 10 tháng năm 2011, tình hình kinh tế-xã hội 2011 tiếp tục có những chuyển biến tích
cực, dần đi vào ổn định, lạm phát được kiềm chế...


Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2011 ước tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 10 tháng năm 2011, IIP tăng 7% so với
cùng kỳ năm 2010.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2011 ước đạt 8,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước; lũy kế 10 tháng ước đạt trên 78 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước và
gấp hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua. Nhập siêu tháng 10/2011 khoảng 0,8 tỷ USD, bằng 9,6% kim ngạch xuất khẩu; nhập siêu 10 tháng năm 2011
khoảng 8,4 tỷ USD, bằng xấp xỉ 10,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết số 11/NQ-CP (không quá 16%).


Về giá cả, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2011 tăng 0,36% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 9/2010 và là tháng thứ 3 liên tiếp có mức tăng chỉ số
giá dưới 1%. Tuy nhiên Chính phủ cũng nhận định, trong những tháng tới, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, sức ép tăng giá sẽ gia tăng, nhất là giá lương thực, thực phẩm.


Về tiền tệ, tín dụng, tổng phương tiện thanh toán đến ngày 20/10/2011 ước tăng 7,5% so với tháng 12/2010; tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng
8,59%; tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 8,61%.Lãi suất cho vay VND đối với nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 17 – 19%/năm; sản xuất-kinh doanh khác phổ biến
ở mức 18 – 21%/năm; phí sản xuất ở mức 22 – 25%/năm. Lãi suất cho vay bằng USD phổ biến ở mức 6 – 7,5%/năm đối với ngắn hạn; 7,5 – 8%/năm đối với trung và dài hạn.
Tỷ giá giao dịch VND/USD bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh tăng phù hợp với thị trường. Dự trữ ngoại hối tăng so với đầu năm.


Bên cạnh đó, lĩnh vực lao động, tạo việc làm tiếp tục có chuyển biến tích cực, 10 tháng năm 2011 ước tạo việc làm cho 1,265 triệu người, đạt 79,1% kế hoach năm, trong đó
xuất khẩu lao động khoảng 74 nghìn người.


Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo
đảm tính mạng và tài sản cho nhân dân trong mừa mưa lũ.


Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp


Bên cạnh việc khẳng định những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng tình hình trong những tháng cuối năm 2011 còn
không ít khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực tới nước ta.


Trên tinh thần đó, các thành viên Chính phủ kiến nghị, cùng với việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 11 của Chính phủ, cần tập trung mạnh
tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh như tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, nhất là vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời
đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư cho các dự án cấp bách hoàn thành trong năm nay.


Đồng thời, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường giá cả vào những tháng cuối năm.Bên cạnh đó, cần tiếp tục quan tâm tới phát
triển nông nghiệp, đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa lũ, trong đó có việc xem xét củng cố hệ thống đê bao, xây dựng các cụm tuyến cư dân vượt lũ… Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 447 tỷ đồng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gia cố bờ bao và bơm tiêu nước để
chuẩn bị cho mùa vụ tới.


Các thành viên Chính phủ cũng kiến nghị thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ổn định tỷ giá VND/USD và lãi suất liên ngân hàng trong những tháng tới, đặc biệt là hạn chế
nợ xấu của hệ thống ngân hàng và kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản; tăng cường giám sát đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ…


Bám sát thực tiễn, điều hành linh hoạtPhát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nỗ lực, kiên trì thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp.


Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp theo tín hiệu thị trường; trên cơ sở kết quả kiềm chế lạm phát, từng bước giảm dần lãi suất tín dụng, kiểm
soát tỷ giá.Đồng thời, đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, các hàng hóa phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán.Cùng với đó,
tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư; nghiên cứu, sửa đổi chính sách thuế để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp;
hướng nguồn tín dụng vào tập trung cho nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thực hiện tái cơ cấu đầu tư công theo
hướng giảm tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, huy động các nguồn lực khác cho đầu tư, cơ cấu lại vốn đầu tư tập trung cho các dự án, công trình cấp bách.Liên quan
đến bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo như cấp thẻ bảo hiểm y tế;
miễn, giảm học phí cho con em hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo; hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo, người dân tộc phát triển sản
xuất…Cùng với đó, cần tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, kiểm soát dịch bệnh ở người, nhất là bệnh chân tay miệng…Cần tiếp tục tổ chức tốt
công tác thông tin tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ quyết tâm và hành động của Chính phủ, tạo đồng thuận cao trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước,
sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nướ

Más contenido relacionado

Destacado

How to Crank Up Your Content Marketing Career
How to Crank Up Your Content Marketing CareerHow to Crank Up Your Content Marketing Career
How to Crank Up Your Content Marketing CareerLinkedIn
 
5 Things HubSpot Learned after a Year with LinkedIn Ads [SlideShare]
5 Things HubSpot Learned after a Year with LinkedIn Ads [SlideShare]5 Things HubSpot Learned after a Year with LinkedIn Ads [SlideShare]
5 Things HubSpot Learned after a Year with LinkedIn Ads [SlideShare]LinkedIn
 
Webcast: Intro to LinkedIn Campaign Manager
Webcast: Intro to LinkedIn Campaign ManagerWebcast: Intro to LinkedIn Campaign Manager
Webcast: Intro to LinkedIn Campaign ManagerLinkedIn
 
Infographic: Motivating LinkedIn Members to Engage with Your Content
Infographic: Motivating LinkedIn Members to Engage with Your ContentInfographic: Motivating LinkedIn Members to Engage with Your Content
Infographic: Motivating LinkedIn Members to Engage with Your ContentLinkedIn
 
The Case for B2B Marketing on LinkedIn
The Case for B2B Marketing on LinkedInThe Case for B2B Marketing on LinkedIn
The Case for B2B Marketing on LinkedInLinkedIn
 
The Next Chapter- Open Sourcing Finance: How FinTech Firms are Building a Val...
The Next Chapter- Open Sourcing Finance: How FinTech Firms are Building a Val...The Next Chapter- Open Sourcing Finance: How FinTech Firms are Building a Val...
The Next Chapter- Open Sourcing Finance: How FinTech Firms are Building a Val...LinkedIn
 
The State of the Play: The World FinTech Report Key Findings
The State of the Play: The World FinTech Report Key FindingsThe State of the Play: The World FinTech Report Key Findings
The State of the Play: The World FinTech Report Key FindingsLinkedIn
 
Grupo humanitas
Grupo humanitasGrupo humanitas
Grupo humanitasivanna89
 

Destacado (8)

How to Crank Up Your Content Marketing Career
How to Crank Up Your Content Marketing CareerHow to Crank Up Your Content Marketing Career
How to Crank Up Your Content Marketing Career
 
5 Things HubSpot Learned after a Year with LinkedIn Ads [SlideShare]
5 Things HubSpot Learned after a Year with LinkedIn Ads [SlideShare]5 Things HubSpot Learned after a Year with LinkedIn Ads [SlideShare]
5 Things HubSpot Learned after a Year with LinkedIn Ads [SlideShare]
 
Webcast: Intro to LinkedIn Campaign Manager
Webcast: Intro to LinkedIn Campaign ManagerWebcast: Intro to LinkedIn Campaign Manager
Webcast: Intro to LinkedIn Campaign Manager
 
Infographic: Motivating LinkedIn Members to Engage with Your Content
Infographic: Motivating LinkedIn Members to Engage with Your ContentInfographic: Motivating LinkedIn Members to Engage with Your Content
Infographic: Motivating LinkedIn Members to Engage with Your Content
 
The Case for B2B Marketing on LinkedIn
The Case for B2B Marketing on LinkedInThe Case for B2B Marketing on LinkedIn
The Case for B2B Marketing on LinkedIn
 
The Next Chapter- Open Sourcing Finance: How FinTech Firms are Building a Val...
The Next Chapter- Open Sourcing Finance: How FinTech Firms are Building a Val...The Next Chapter- Open Sourcing Finance: How FinTech Firms are Building a Val...
The Next Chapter- Open Sourcing Finance: How FinTech Firms are Building a Val...
 
The State of the Play: The World FinTech Report Key Findings
The State of the Play: The World FinTech Report Key FindingsThe State of the Play: The World FinTech Report Key Findings
The State of the Play: The World FinTech Report Key Findings
 
Grupo humanitas
Grupo humanitasGrupo humanitas
Grupo humanitas
 

Quyet dinh cua chinh phu

  • 1. Chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tuần từ 21-25/11 Cổng Thông tin điện tử Chính phủ điểm lại những văn bản chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tuần qua (từ 21- 25/11/2011). Đây là những thông tin văn bản đã được đông đảo nhân dân quan tâm chú ý. Giảm 50% tiền thuê đất đối với một số tổ chức kinh tế Thủ tướng Chính phủ đã quyết định giảm 50% tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 đối với tổ chức kinh tế đang hoạt động trong các ngành sản xuất (không bao gồm các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ) đang thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm mà trong năm 2011 và năm 2012 phải xác định đơn giá thuê đất theo quy định gồm: - Tổ chức kinh tế đến thời hạn xác định lại đơn giá thuê đất cho thời kỳ ổn định mới. - Tổ chức kinh tế hết thời gian được miễn tiền thuê đất mà đến thời hạn phải xác định tiền thuê đất phải nộp. - Tổ chức kinh tế đã sử dụng đất trước ngày 1/3/2011 đang được tạm nộp tiền thuê đất mà từ ngày 1/3/2011 phải xác định chính thức số tiền thuê đất phải nộp. Họp trực tuyến toàn quốc về công tác tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 Cuộc họp trực tuyến toàn quốc về công tác tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 12/2011 do Phó Thủ tướng - Trưởng Ban chỉ đạo Tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Để chuẩn bị cho cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo về tình hình triển khai tổng kết thi hành Hiến pháp 1992 của các Bộ, ngành, địa phương; hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chuẩn bị nội dung, chương trình, kỹ thuật của cuộc họp bảo đảm thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm. Quy định mới về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số Chính phủ vừa ban hành Nghị đinh 106/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP (Nghị định 26) ngày 15/2/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định 106/2011/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với một số quy định tại Nghị định 26. Cụ thể, hồ sơ cấp giấy công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài theo Nghị định 106/2011/NĐ-CP chỉ cần Đơn đề nghị công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài; Các văn bản chứng minh đáp ứng được đầy đủ các quy định công nhận chữ ký số và chứng thư số nước ngoài. Ngoài ra, trong hồ sơ không cần có Biên lai thu lệ phí thẩm tra. Hỗ trợ các địa phương sản xuất, phòng chống dịch bệnh Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp (không thu tiền) 2.150 tấn hạt giống lúa, 310 tấn hạt giống ngô thuộc hàng dự trữ quốc gia hỗ trợ cho 13 tỉnh, thành phố Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum bị thiên tai, bão lũ để sản xuất vụ Đông Xuân 2011-2012. Ngoài ra, 3 địa phương là Quảng Bình, An Giang và Thừa Thiên Huế cũng được hỗ trợ vắc xin, thuốc sát trùng dự trữ quốc gia để phòng chống dịch bệnh. Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng ở Việt Nam" theo các nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1843/QĐ-TTg ngày 5/10/2010; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đồng thời, căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ và tiến độ của Đề án, Bộ Xây dựng thẩm định các nội dung; phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị thụ thưởng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan lập dự toán kinh phí theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chỉ đạo, điều hành nổi bật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tuần 10:36 AM, 19/11/2011Tăng cường các biện pháp bình ổn giá cả thị trường, không sử dụng tiền ngân sách để làm quà biếu trong dịp Tết Nguyên đán; công khai tình hình tài chính và hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; đẩy mạnh chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu;... là những nội dung đáng chú ý tại các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tuần từ ngày 12-18/11/2011. Tăng cường bình ổn thị trường; không sử dụng tiền ngân sách để làm quà biếu trong dịp Tết Nguyên đán Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ban hành Chỉ thị 2051/CT-TTg, trong đó yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp nhằm bình ổn giá cả, thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trước và sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012. Cụ thể, đảm bảo cân đối cung cầu các loại hàng hóa thiết yếu; kiểm soát, ổn định tỷ giá ngoại tệ, giá vàng; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, không sử dụng tiền ngân sách, công quỹ để làm quà biếu trong dịp Tết Nguyên đán, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
  • 2. Công khai tình hình tài chính và hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước Để tăng cường công khai, minh bạch thông tin về các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính công khai báo cáo của Chính phủ về tình hình tài chính và hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Trước đó, Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và 5 năm 2011-2015 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII cũng đã nhấn mạnh, phải rà soát đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính; kiên quyết thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần chi phối và thoái vốn đã đầu tư vào các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính. TP. Hồ Chí Minh báo cáo phương án đổi giờ làm, giờ học trước ngày 20/11/2011 Về giải pháp cấp bách thực hiện để giảm ùn tắc giao thông tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia chỉ đạo UBND TP Hồ Chí Minh hoàn thành việc xây dựng phương án đổi giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn TP, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20/11/2011.Trong cuộc làm việc với TP. Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ ngành liên quan, sáng 18/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý, bên cạnh việc đạt mục tiêu giảm ùn tắc, phương án điều chỉnh giờ làm việc, học tập, hoạt động kinh doanh đưa ra là cần thiết, các phương án đưa ra cũng cần hạn chế thấp nhất việc gây xáo trộn lớn cho nhân dân. Phạt nặng vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng Trong tuần Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2011/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, trong đó mức phạt tiền thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 70 triệu đồng.Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 105/2011/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, trong đó quy định cửa hàng, đại lý bán khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) chai không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường; mua, bán LPG và LPG chai trôi nổi trên thị trường không có nguồn gốc xuất xứ… sẽ bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng. Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 Chiến lược này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tuần có mục tiêu tổng quát là nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chiến lược đề ra 11 mục tiêu cụ thể như phấn đấu tốc độ tăng dân số ở mức khoảng 1% vào năm 2015; nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong trẻ em, thu hẹp đáng kể sự khác biệt về các chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng miền; giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh; duy trì mức sinh thấp hợp lý đáp ứng đầy đủ nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng. Đẩy mạnh chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Trong tuần, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hảiyêu cầu Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương có biện pháp thiết thực, phù hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu. Đồng thời, khuyến khích, vận động các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ lực lượng chức năng xác định hàng thật, hàng giả, cung cấp thông tin để phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là các mặt hàng như phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, rượu, mỹ phẩm, thực phẩm... Quý IV/2011, tổng kết việc sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Thông báo số 277/TB-VPCP, trong quý IV/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết số 28/NQ-TW của Bộ Chính trị. Cũng theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo đánh giá hiện trạng, rà soát đất đai, các hợp đồng giao khoán đất trong các nông, lâm trường, làm rõ vướng mắc khó khăn, giải pháp khắc phục.
  • 3. Chỉ thị của Thủ tướng về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường bất động sản 7:26 PM, 07/12/2011Tại Chỉ thị 2196/CT-TTg về tăng cường quản lý thị trường bất động sản, Thủ tướng yêu cầu phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, thẩm định, cho phép đầu tư các dự án phát triển nhà ở, đầu tư kinh doanh bất động sản. Để đạt được những mục tiêu trên, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ Bộ Xây dựng phải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp về nhà ở và kinh doanh bất động sản theo hướng tăng cường vai trò, trách nhiệm của Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành Trung ương trong việc quản lý thống nhất về phát triển nhà ở và hoạt động kinh doanh bất động sản; xây dựng cơ chế, chính sách và hướng dẫn các địa phương thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý về cơ cấu hàng hóa bất động sản nhà ở (kể cả nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp ở đô thị). Đẩy mạnh các chương trình xây dựng nhà ở xã hội Bộ Xây dựng cũng phải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương trọng điểm có nhiều dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, rà soát các dự án; kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở triển khai thực hiện nghiêm chỉnh quy định dành 20% diện tích đất xây dựng nhà ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật của dự án để xây dựng nhà ở xã hội; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát, kiểm tra trong quý I/2012. Đồng thời, Bộ Xây dựng chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh các chương trình xây dựng nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp và nhà ở thu nhập thấp tại khu đô thị và các chương trình mục tiêu hỗ trợ nhà ở tại khu vực nông thôn; nghiên cứu xây dựng, trình Chính phủ trong quý I/2012 Đề án nhà ở cho thuê, trong đó chú trọng phát triển nhà ở xã hội để cho thuê và Đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở. Đề xuất về thuế bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất và báo cáo Chính phủ trong quý II/2012 về thuế bất động sản nhằm hạn chế đầu cơ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai, bất động sản; nghiên cứu, sửa đổi quy định về thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, Bộ Tài chính trình Chính phủ trong quý I/2012 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, trong đó điều chỉnh mô hình quỹ đầu tư bất động sản nhằm hỗ trợ vốn cho thị trường thông qua kênh thị trường chứng khoán. Hạn chế việc cho các cá nhân vay kinh doanh bất động sản Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 11/NQ- CP ngày 24/2/2011 của Chính phủ, bảo đảm tín dụng bất động sản có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng hợp lý, an toàn, phù hợp với chính sách điều hành tín dụng chung.Trước mắt, giảm tăng trưởng và tỷ trọng tín dụng bất động sản với lộ trình hợp lý, tránh gây sốc, đồng thời áp dụng các biện pháp tăng tính thanh khoản, tránh đóng băng thị trường, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu để có hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện chính sách tín dụng phù hợp với tiến trình tái cơ cấu thị trường bất động sản; chỉ đạo các tổ chức tín dụng bố trí nguồn vốn để cho vay đầu tư các dự án phát triển nhà ở để bán, cho thuê phục vụ đối tượng thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; cho các đối tượng có nhu cầu thực sự vay mua nhà để ở. Trước mắt hạn chế cho vay bồi thường, giải phóng mặt bằng, các dự án khởi công mới, các dự án bất động sản cao cấp; giám sát chặt chẽ để hạn chế việc cho các cá nhân vay kinh doanh bất động sản. Rà soát, tiếp tục cho vay đối với dự án bất động sản sẽ hoàn thành và có khả năng thu hồi vốn năm 2012 Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các địa phương rà soát, tiếp tục cho vay đối với các dự án bất động sản sẽ hoàn thành và có khả năng bán, thu hồi vốn đầu tư trong năm 2012.Ngân hàng Nhà nước tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình cấp tín dụng bất động sản của các tổ chức tín dụng, phát hiện và xử lý kịp thời các khoản nợ quá hạn, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải rà soát, kiểm tra các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn, có biện pháp đảm bảo các dự án được triển khai đồng bộ hệ thống hệ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; kiên quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật. Tùy theo tình hình và điều kiện của các địa phương, cho phép chuyển đổi các dự án nhà ở thương mại sang phục vụ cho mục đích tái định cư và các loại hình nhà ở xã hội để cho thuê giá rẻ nếu phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển các loại hình nhà ở này của địa phương; cho phép điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của từng dự án nhà ở thương mại, nhà ở thu nhập thấp cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cùng với đó, UBND các tỉnh, thành phố phải tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, đầu tư, phát triển nhà ở, kinh doanh bất động sản, kịp thời xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, kể cả thu hồi giấy phép kinh doanh và dự án đầu tư hoặc đề nghị các cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân; tăng cường công tác quản lý hoạt động của thị trường, của các sàn giao dịch bất động sản, bảo đảm yêu cầu về tính công khai, minh bạch của thị trường bất động sản.
  • 4. Nhất quán các chính sách vĩ mô, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp thực tế 7:05 PM, 09/11/2011Tại Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 vừa được ban hành hôm nay (9/11), Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương kiên trì thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã đề ra, nhất quán các chính sách kinh tế vĩ mô, theo dõi sát tình hình, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với thực tế để tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và giữ mức tăng trưởng hợp lý. Nghị quyết nêu rõ: Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2011 tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Lạm phát được kiềm chế và tiếp tục giảm, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,36%, thấp nhất kể từ đầu năm và là tháng thứ 3 liên tiếp có mức tăng dưới 1%.Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta đứng trước nhiều khó khăn: Lạm phát và lãi suất tuy đã giảm dần nhưng còn cao; sản xuất kinh doanh của một bộ phận khá lớn doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn; thiên tai, lũ lụt xảy ra bất thường, dịch bệnh diễn biến phức tạp… Trong những tháng cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, áp lực lạm phát sẽ gia tăng, sức ép tỷ giá lớn, thiên tai, dịch bệnh tiềm ẩn nhiều bất ổn, khó lường.Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2011, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương kiên trì thực hiện các mục tiêu, giải pháp đã được đề ra trong Kết luận số 02-KL/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ từ đầu năm đến nay; nhất quán các chính sách kinh tế vĩ mô, theo dõi sát tình hình, chủ động điều hành linh hoạt, phù hợp với thực tế để tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và giữ mức tăng trưởng hợp lý. Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, theo sát tín hiệu thị trường; thực hiện các biện pháp kiểm soát, ổn định tỷ giá VND/USD và lãi suất liên ngân hàng.Đồng thời, có kế hoạch điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay phù hợp với diễn biến lạm phát; điều hành tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán hợp lý (khoảng 12 – 13% cho cả năm 2011).Tập trung tín dụng cho các nhu cầu thiết yếu trong sản xuất, kinh doanh, ưu tiên cho chế biến nông sản, thủy sản để xuất khẩu và tiêu thụ, tập trung hỗ trợ vốn để khôi phục và phát triển sản xuất tại các địa phương bị thiên tai tàn phá nặng nề. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 11/2011.Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các biện pháp quyết liệt để kiểm soát thị trường vàng và ngoại tệ.Bộ Xây dựng được giao chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương rà soát tình hình thị trường bất động sản, đề xuất giải pháp cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 15/11/2011. Thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa khóa thắt chặt, kết hợp với chính sách tiền tệ chặt chẽ. Tập trung kiểm tra, chỉ đạo các địa phương phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước năm 2011, kết hợp quản lý chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả để giảm bội chi; chỉ đạo, điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Đồng thời, thực hiện các biện pháp quyết liệt để ổn định thị trường giá cả, nhất là trong các tháng cuối năm; nghiên cứu, đề xuất việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và kéo dài thời gian miễn, giảm, dãn thuế cho các doanh nghiệp. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bảo đảm bố trí vốn tập trung, cơ cấu lại để nâng cao hiệu quả đầu tư, ưu tiên các dự án hoàn thành sớm, các công trình phòng, chống, khắc phục hậu quả lũ lụt, đối ứng ODA, các chương trình an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, an ninh quốc phòng. Khẩn trương khắc phục thiệt hại, chủ động phòng chống thiên tai Trước sự tàn phá của thiên tai, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề tại nhiều địa phương trong cả nước, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục làm tốt công tác phối hợp, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ kịp thời cho những gia đình mất nhà cửa, tài sản; huy động các lực lượng, phương tiện để cứu trợ kịp thời cho người dân ở các địa bàn còn bị cô lập; triển khai các biện pháp khôi phục cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh, nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống nhân dân.
  • 5. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương chủ động phòng chống thiên tai, nhất là tại khu vực miền Trung đang thời kỳ lũ chính vụ; tu bổ đê bao, bờ bao vùng Đồng bằng sông Cửu Long để bảo đảm kế hoạch sản xuất.Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội, tập trung vào các vùng bị ảnh hưởng thiên tai, vùng nghèo, địa bàn đặc biệt khó khăn, người nghèo, người có công, đồng bào dân tộc thiểu số; quan tâm giải quyết chính sách về việc làm trong điều kiện các doanh nghiệp khó khăn, phá sản; kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với khu vực doanh nghiệp. Khắc phục ùn tắc giao thông, xử lý kịp thời dịch bệnh Bộ Giao thông vận tải được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm kiềm chế, giảm tai nạn giao thông. UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cần chủ động chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông tại hai thành phố. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thống nhất xây dựng phương án giảm ùn tắc giao thông tại hai thành phố.Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác y tế dự phòng và an toàn thực phẩm; chủ động các biện pháp phòng, chống, khống chế, xử lý kịp thời dịch bệnh, đặc biệt là bệnh tay chân miệng. Quốc hội thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Chiều 22/11, với 86,8% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 2011- 2015 cấp quốc gia. Theo đó, đất trồng lúa vào năm 2020 sẽ là 3,81 triệu ha. Chỉ tiêu này trong thời gian qua nhận được nhiều ý kiến từ các đại biểu bởi có liên quan đến an ninh lương thực. Giải trình về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết con số 3,81 triệu ha đã được tính toán nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong dài hạn trước áp lực tăng dân số, thách thức của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời tính đến nhu cầu chuyển đất trồng lúa cho các mục đích sử dụng khác. Diện tích đất rừng phòng hộ năm 2020 sẽ tăng lên 5,842 triệu ha, đất rừng đặc dụng sẽ tăng lên 2,271 triệu ha và đất rừng sản xuất là 8,132 triệu ha. Đất khu công nghiệp hiện nay là 72 nghìn ha sẽ tăng lên và ổn định ở mức 200 nghìn ha vào năm 2020. Đây cũng là một chỉ số nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ các đại biểu Quốc hội. Theo một số đại biểu, cần hạn chế diện tích đất khu công nghiệp vì tỷ lệ bình quân lấp đầy diện tích khu công nghiệp hiện nay rất thấp (46%), nhiều khu công nghiệp còn đang đền bù, giải tỏa mặt bằng… nên phải một thời gian nữa mới lấp đầy được diện tích khu công nghiệp hiện có. Do vậy không cần phải tăng diện tích đất khu công nghiệp. Việc chốt diện tích đất khu công nghiệp được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình “để phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2020 và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo”. Thực tế, thời gian đầu tư để hình thành một khu công nghiệp đến khi tập trung lấp đầy trung bình là 10 năm, nên quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp phải đi trước một bước. Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sau năm 2020, đất khu công nghiệp sẽ ổn định và sẽ tập trung vào việc lấp đầy các khu công nghiệp. Đối với kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp sẽ là 130 nghìn ha (giảm 20 Mục tiêu của Quy hoạch sử dụng đất nghìn ha so với đề nghị của Chính phủ). đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 2011- 2015 cấp quốc gia: Đất ở tại đô thị sẽ tăng lên 179 nghìn ha vào năm 2015 và 202 nghìn ha vào năm 2020. Khi thảo luận, có ý kiến đại biểu đề Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai nghị giảm diện tích này xuống, nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng nhu cầu thực sự về nhà ở của các đối tượng có theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; thu nhập trung bình, thu nhập thấp, các đối tượng chính sách vẫn còn rất lớn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, phủ một mặt rà soát, tiếp tục điều chỉnh để khắc phục tình trạng khu đô thị bỏ hoang, mặt khác có chính sách, giải pháp để tiết kiệm, hiệu quả. Bảo vệ môi trường các đối tượng trên cải thiện chỗ ở. sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững. Phát huy tối đa Diện tích đất phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội như văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao vào năm 2020 sẽ tăng gấp 2 lần tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp so với năm 2010, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của nhân dân… ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các Để thực hiện Nghị quyết, Quốc hội đề ra 8 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Theo đó, quy hoạch, kế hoạch của các ngành, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc địa phương có sử dụng đất phải đảm bảo dựa trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia; xác định ranh giới và phòng, an ninh của đất nước. công khai diện tích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đổi mới cơ chế quản lý sử dụng đất gắn với tổ chức sản xuất, bảo vệ, phát triển rừng ở các công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất; khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi Luật Đất đai để mọi hoạt động sử dụng đất phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch… Diện tích một số loại đất khác theo quy hoạch theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 2011- 2015. Đơn vị tính: 1000 ha.
  • 6. Một số chỉ tiêu Theo Quy hoạch sử Theo Kế hoạch sử dụng đất đến năm dụng đất 2011- 2020 2015 - Đất làm muối 15 15 - Đất nuôi trồng thủy sản 790 750 - Đất quốc phòng 388 372 - Đất an ninh 82 78 - Đất phát triển hạ tầng 1.578 1.430 - Đất chưa sử dụng còn lại 1.483 2.097 Sự cần thiết và vấn đề lưu tâm khi xây dựng dự thảo chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan cấp Bộ 9:19 AM, 17/12/2011Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Văn Thâm, Học viện Hành Chính có bài viết góp ý xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, thay thế Nghị định 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007, đang được lấy ý kiến nhân dân qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 1. Vì sao phải hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan cấp bộ? Trước hết, qua 4 năm triển khai Nghị định số 178/2007/NĐ-CP, trên thực tế, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, ngoài một số thuận lợi do Nghị định mang lại, còn có vướng mắc trong hoạt động chưa giải quyết được, như về vấn đề phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các Bộ, các ngành; việc thành lập các đơn vị trực thuộc thiếu tính hệ thống;... Thứ hai, các cơ quan cấp bộ có chức năng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo quyền hạn của mình. Tuy nhiên trên thực tế việ c thực hiện nhiệm vụ này nhiều cơ quan đang gặp khó khăn. Hệ quả dẫn đến tình trạng một số văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính hệ thống, nhiều văn bản mâu thuẫn nhau, chồng chéo. Thứ ba, tính tập trung cao, tính phân quyền còn hạn chế. Cách tổ chức như vậy tuy có ưu điểm là gọn nhẹ nhưng sự không phù hợp với yêu cầu thực tế cũng có thể dẫn đến hiện tượng phản ứng chậm trước những biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội, thậm chí có những vấn đề đến nay vẫn chưa tìm được cách khắc phục. Chính vì những tồn tại trên và một số tồn tại khác, việc xây dựng một nghị định mới để điều chỉnh hoạt động của các Bộ là một nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, tôi cho rằng trước khi xây dựng một nghị định mới thay thế cho Nghị định số 178/2007/NĐ-CP nên chăng cần tổ chức đánh giá lại thật đầy đủ, toàn diện những mặt được và chưa được của nghị định cũ. Đặc biệt, cần chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập trong hoạt động của cơ quan cấp bộ khi dựa trên các quy định của nghị định 178/2007/NĐ-CP. Nếu chưa đánh giá hết tác động của bản nghị định cũ thì việc xây dựng một nghị định mới sẽ khó đạt được yêu cầu mong muốn. Ví dụ, một trong những hạn chế của nghị định cũ là việc quy định về thành lập các tổ chức chưa đồng bộ. Vậy hậu quả của nó là gì trong thực tế và nghị định mới nên quy định ra sao? Sẽ rất khó có thể có câu trả lời cụ thể và đưa ra phương án khắc phục tồn tại đó một cách hữu hiệu nếu không có sự khảo sát thực tế toàn diện hoạt động của các cơ quan cấp bộ trong 4 năm qua. Một hậu quả rất dễ nhận ra là trong khi biên chế các Bộ ngày một lớn lên thì các vấn đề bức xúc của các ngành các cấp cũng vẫn tồn tại nhiều, việc giải quyết gặp rất nhiều khó khăn. Hoặc vấn đề quan hệ giữa quản lý nhà nước cấp bộ và quản lý sản xuất, kinh doanh đối với các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ cũng là một tồn tại cần được giải quyết dứt điểm. 2. Các vấn đề cần quan tâm khi xây dựng nghị định mới Căn cứ vào bản dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ chuẩn bị thay thế Nghị định số 178/2007/NĐ-CP (dưới đây xin gọi tắt là Dự thảo Nghị định mới) được công bố để xin ý kiến các cơ quan, người dân, tôi cho rằng những điều sau đây nên nghiên cứu thêm. Thứ nhất, cần giải thích rõ một số nội hàm các khái niệm được dùng trong nghị định mới mà bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào muốn có tính khả thi đều phải được quan tâm. Cụ thể là các khái niệm sau đây: - Bộ và Bộ trưởng. Hai khái niệm này có nội hàm khác nhau là điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên trong dự thảo nghị định (và nhiều văn bản khác trước đây) đã không có sự phân biệt rõ ràng. Ví dụ, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và của Bộ trưởng có khác hay không? Nếu không khác nhau thì Chương II của Dự thảo có nên đổi tên lại là Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ hoặc của Bộ trưởng cho phù hợp không? Và nếu đổi như trên thì các quyết định và chỉ đạo như: đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hóa công sở; quyết định giao bi ên chế; các quyết định bổ nhiệm cán bộ; trách nhiệm quản lý tài chính, tài sản được Nhà nước giao cho Bộ… là của Bộ hay của Bộ trưởng? Còn các trách nhiệm ghi ở chương IV tại sao lại không được hiểu chung là trách
  • 7. nhiệm chung của Bộ? Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công của Bộ… là quyền của Bộ hay Bộ trưởng? Đây không phải chỉ đơn thuần là vấn đề từ ngữ mà đó là vấn đề minh bạch trong các văn bản quy phạm pháp luật cần được quan tâm. - Dịch vụ công và dịch vụ công trong ngành. Nên chú ý rằng dịch vụ công là một khái niệm còn nhiều tranh cãi về nội hàm, đặc biệt khi gắn với hoạt động hành chính. Dị ch vụ công hẳn không phải là để chỉ các dịch vụ do nhà nước thực hiện. Nếu không có sự giải thích rõ ràng thì chắc chắn việc áp dụng sẽ gây nhiều tranh cãi về sau. Khi đó làm thế nào để quy hoạch mạng lưới tổ chức các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công? Làm thế nào để Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật và quy trình, trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc ngành…? - Về các tổ chức thuộc Bộ. Dưới Bộ thì có Tổng cục, vụ…Dưới Tổng cục có Ban theo dự kiến của dự thảo Nghị định mới. Vậy chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ giữa Vụ và Ban khác nhau cơ bản ở những điểm nào? Mức độ khác nhau đó sẽ thể hiện như thế nào khi giải quyết các công việc chuyên môn? Về tiêu chí thành lập, Tổng cục và tổ chức tương đương thuộc Bộ cần hiểu như thế nào là một lĩnh vực lớn, phức tạp không phân cấp hoặc phân cấp hạn chế cho địa phương? Lấy gì làm tiêu chí để xác định một lĩnh vực là có nhu cầu và khả năng tiếp nhận phân cấp quản lý của Bộ, có điều kiện tham gia làm thành viên các tổ chức quốc tế?.v.v.. Cách quy định chung chung không giải thích như trong dự thảo Nghị định sẽ tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau và sẽ hoàn toàn không dễ dàng cho việc vận dụng trong thực tế. Thứ hai, cần tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tốt vấn đề quan hệ giữa các đơn vị thuộc Bộ và giữa các Bộ, ngành với nhau. Trong quá trình hoạt động của mình, giữa các đơn vị thuộc Bộ và giữa các Bộ, ngành với nhau tất nhiên phải có mối quan hệ. Nếu hai hay nhiều Bộ có cùng một đối tượng phải quản lý thì trách nhiệm của các Bộ được xác định trên cơ sở nào khi cùng tham gia giải quyết các vấn đề đặt ra? Hoặc như vấn đề tuyển dụng công chức thì vai trò của Bộ chuyên môn đến đâu và Bộ Nội vụ có quan hệ cụ thể như thế nào về vấn đề này với Bộ chuyên môn cho hợp lý?... Thứ ba, việc quy định quyền hạn, nhiệm vụ cho các Bộ cần tránh xu thế tập trung hóa quyền lực. Tôi cho rằng việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Tổng cục như Tổng cục Thuế, Tổng cục quản lý rừng, quản lý biển, quản lý ruộng đất, Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục Thống kê và một số Tổng cục quan trọng khác liên quan đến những vấn đề chiến lược trong phát triển đất nước phải là quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ. Thứ tư, về quyền hạn của Bộ (hay Bộ trưởng) đối với nhiệm vụ cải cách hành chính không nên quy định thành một điều như trong dự thảo Nghị định mới bởi đây là một nhiệm vụ có tính tình thế, mỗi bộ có một yêu cầu khác nhau. Nhiều nội dung của các mục trong điều này là công việc thường xuyên của cơ quan, cấp nào cũng vậy, không riêng gì cấp Bộ. Trong khi đó một số nội dung của cải cách hành chính cũng thấy nêu trong các điều khoản khác của bản Dự thảo. Điều đó làm cho văn bản trở nên tản mạn và trùng lặp không cần thiết. Nhiệm vụ cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay là rất lớn, cần coi như một chương trình hoạt động của Bộ và phải nêu hoàn chỉnh ở một văn bản khác. Vấn đề đánh giá tác động văn bản, ở trên đã có nói đến việc cần đánh giá lại tác động của Nghị định số 178/2007/NĐ-CP đối với đời sống xã hội và hoạt động quản lý nhà nước sau 4 năm nó được triển khai. Đối với bản Nghị định mới dự kiến thay thế Nghị định số 178/2007/NĐ-CP cũng phải có đánh giá tác động mà nó có thể tạo ra trong tương lai. Báo cáo tác động của dự thảo văn bản mới này cần nói rõ những lợi ích mà nó có khả năng mang lại khi giải quyết các tồn tại trong bản nghị định cũ là gì. Nhờ đâu mà nó có thể có những lợi ích đó? Làm được điều đó việc ban hành nghị định mới sẽ có đủ cơ sở để mang lại những lợi ích thiết thực. Cuối cùng là văn phong và cách trình bày của văn bản. Cần rà soát lại kỹ hơn về văn phong của văn bản. Đây là một văn bản quy phạm pháp luật quan trọng cần được trình bày bằng một ngôn ngữ chuẩn xác, lôgic. Ví dụ, như Khoản 2, Điều 2, Chương I nói về quan hệ giữa các Bộ mà gọi đó là vị trí chức năng của Bộ là không phù hợp. Hoặc chương II nói về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ, Bộ trưởng thì các điều phải trình bày logic hoặc theo phạm vi nhiệm vụ liên quan hoặc theo hành động phải làm cụ thể. Khi soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật nên quan tâm đến một điều rất quan trọng là cách trình bày các quy phạm trong đó. Cần bảo đảm rằng các quy phạm đưa vào văn bản có cấu trúc hợp lý. Nên chú ý xem xét kỹ các quy định, các giả định và các chế tài cụ thể liên quan đến từng điều trong văn bản. Đó là nguyên tắc bảo đảm cho văn bản có tính khả thi. Bám sát thực tiễn, điều hành linh hoạt để đạt các mục tiêu 7:11 PM, 04/11/2011 (Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục theo dõi sát tình hình để kịp thời điều hành linh hoạt, sát với thực tế, phấn đấu đạt mục tiêu kiềm chế lạm phát năm nay ở mức 18%, tạo tiền đề đưa lạm phát năm 2012 về mức 1 con số, đồng thời bảo đ ảm đạt mức tăng trưởng 6% trong năm 2011. Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, từ ngày 3 – 5/11, Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 10/2011.Tại Phiên họp, Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2011; tình hình thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; tình hình thiệt hại, kết quả công tác phòng, chống bão, lụt và các biện pháp khắc phục, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân; dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ XIII; Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước… Tình hình kinh tế-xã hội đi vào ổn định Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ nhận định, trong tháng 10 và 10 tháng năm 2011, tình hình kinh tế-xã hội 2011 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, dần đi vào ổn định, lạm phát được kiềm chế... Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2011 ước tăng 5,2% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung 10 tháng năm 2011, IIP tăng 7% so với cùng kỳ năm 2010.
  • 8. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 10/2011 ước đạt 8,3 tỷ USD, tăng 4,5% so với tháng trước; lũy kế 10 tháng ước đạt trên 78 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước và gấp hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua. Nhập siêu tháng 10/2011 khoảng 0,8 tỷ USD, bằng 9,6% kim ngạch xuất khẩu; nhập siêu 10 tháng năm 2011 khoảng 8,4 tỷ USD, bằng xấp xỉ 10,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết số 11/NQ-CP (không quá 16%). Về giá cả, lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2011 tăng 0,36% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất kể từ tháng 9/2010 và là tháng thứ 3 liên tiếp có mức tăng chỉ số giá dưới 1%. Tuy nhiên Chính phủ cũng nhận định, trong những tháng tới, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, sức ép tăng giá sẽ gia tăng, nhất là giá lương thực, thực phẩm. Về tiền tệ, tín dụng, tổng phương tiện thanh toán đến ngày 20/10/2011 ước tăng 7,5% so với tháng 12/2010; tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng tăng 8,59%; tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 8,61%.Lãi suất cho vay VND đối với nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 17 – 19%/năm; sản xuất-kinh doanh khác phổ biến ở mức 18 – 21%/năm; phí sản xuất ở mức 22 – 25%/năm. Lãi suất cho vay bằng USD phổ biến ở mức 6 – 7,5%/năm đối với ngắn hạn; 7,5 – 8%/năm đối với trung và dài hạn. Tỷ giá giao dịch VND/USD bình quân liên ngân hàng được điều chỉnh tăng phù hợp với thị trường. Dự trữ ngoại hối tăng so với đầu năm. Bên cạnh đó, lĩnh vực lao động, tạo việc làm tiếp tục có chuyển biến tích cực, 10 tháng năm 2011 ước tạo việc làm cho 1,265 triệu người, đạt 79,1% kế hoach năm, trong đó xuất khẩu lao động khoảng 74 nghìn người. Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm tính mạng và tài sản cho nhân dân trong mừa mưa lũ. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp Bên cạnh việc khẳng định những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng tình hình trong những tháng cuối năm 2011 còn không ít khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực tới nước ta. Trên tinh thần đó, các thành viên Chính phủ kiến nghị, cùng với việc tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 11 của Chính phủ, cần tập trung mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh như tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn, nhất là vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư cho các dự án cấp bách hoàn thành trong năm nay. Đồng thời, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp đảm bảo cung cầu, ổn định thị trường giá cả vào những tháng cuối năm.Bên cạnh đó, cần tiếp tục quan tâm tới phát triển nông nghiệp, đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa lũ, trong đó có việc xem xét củng cố hệ thống đê bao, xây dựng các cụm tuyến cư dân vượt lũ… Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 447 tỷ đồng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long gia cố bờ bao và bơm tiêu nước để chuẩn bị cho mùa vụ tới. Các thành viên Chính phủ cũng kiến nghị thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ổn định tỷ giá VND/USD và lãi suất liên ngân hàng trong những tháng tới, đặc biệt là hạn chế nợ xấu của hệ thống ngân hàng và kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản; tăng cường giám sát đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ… Bám sát thực tiễn, điều hành linh hoạtPhát biểu kết luận Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục nỗ lực, kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp. Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, hiệu quả, phù hợp theo tín hiệu thị trường; trên cơ sở kết quả kiềm chế lạm phát, từng bước giảm dần lãi suất tín dụng, kiểm soát tỷ giá.Đồng thời, đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu nhất là lương thực, thực phẩm, các hàng hóa phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán.Cùng với đó, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư; nghiên cứu, sửa đổi chính sách thuế để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp; hướng nguồn tín dụng vào tập trung cho nông nghiệp, nông thôn, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ.Thực hiện tái cơ cấu đầu tư công theo hướng giảm tỷ trọng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước, huy động các nguồn lực khác cho đầu tư, cơ cấu lại vốn đầu tư tập trung cho các dự án, công trình cấp bách.Liên quan đến bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xóa đói giảm nghèo như cấp thẻ bảo hiểm y tế; miễn, giảm học phí cho con em hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo; hướng dẫn, hỗ trợ người nghèo, người dân tộc phát triển sản xuất…Cùng với đó, cần tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, kiểm soát dịch bệnh ở người, nhất là bệnh chân tay miệng…Cần tiếp tục tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ quyết tâm và hành động của Chính phủ, tạo đồng thuận cao trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nướ