SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 6
Descargar para leer sin conexión
QUẾ

                            Cinnamomum cassia J. S. Presl, 1825

    Tên đồng nghĩa:  Laurus cassia L., 1753; Cinnamomum aromaticum C. Nees, 1831
    Tên khác:        Quế bì; quế đơn, quế thanh; quế yên bái; ngọc quế; quế quảng; quế
                     trung quốc; mạy quế (Tày); kia (Dao).
    Họ:              Long não – Lauraceae
    Tên thương phẩm: Chinese cassia, Chinese cinnamon, Cassia lignea, Chinese cassia
                     bark oil, Chinese cassia leaf oil, Chinese cassia bark.



Hình thái

     Cây gỗ, thường xanh,
cao 10-20m, đường kính thân
25-40(-70)cm; vỏ dày, nhẵn ở
cây non, sần sùi ở cây già và
có màu nâu xám. Các chồi
non có lông màu nâu. Lá mọc
so le hoặc gần như đối; phiến
lá đơn, nguyên, hình trái xoan
thuôn, dài; kích thước 8-25x4-
8,5cm; gốc thuôn; đầu nhọn;
mặt trên màu xanh lục sẫm,
nhẵn, bóng; mặt dưới màu
xám tro, hơi có lông mịn lúc
còn non; gân chính 3, hình
cung, nổi rõ ở mặt dưới; gân
phụ nhiều, song song; cuống
lá to, dài 1,5-2cm, mặt trên có
rãnh lòng máng.

    Cụm hoa dạng chuỳ, mọc                 Quế - Cinnamomum cassia J. S. Presl
ở kẽ lá gần đầu cành, dài 7-                1- Cành mang hoa; 2- Hoa; 3- Chùm quả
15(-18)cm. Hoa nhỏ; có lông
mịn, màu trắng hoặc vàng nhạt. Bao hoa gồm 6 thùy gần bằng nhau, màu trắng, mặt ngoài có
lông mịn.

   Quả hạch hình trái xoan hay hình trứng, dài 1-1,5cm, được bao bọc bởi đài tồn tại; khi chín
màu đen hoặc tía đậm. Hạt hình trứng, dài 1cm, màu nâu đậm và có những sọc nhạt.

Các thông tin khác về thực vật

    Một số khu vực tại miền Nam Trung Quốc đã đưa quế vào trồng trọt từ rất lâu đời và hiện
vẫn gọi là quế “Rougui” (“Giao chỉ”). Có thể nói, các khu rừng nhiệt đới ẩm ở nước ta là quê
hương của loài quế. Song trên thị trường thế giới, các sản phẩm từ loài quế lại mang tên gọi
“Chinese cassia”, “Chinese cinnamon” hoặc “Canellier de Chine”, vì người Trung Quốc đã đưa
quế vào sản xuất hàng hoá và bán ra thị trường từ rất sớm.
Quế là loài có nguồn gen đa dạng, có thể gồm nhiều
giống, nhiều thứ khác nhau. Do đó cần quan tâm nghiên cứu
tính đa dạng trong loài quế. Đây là vấn đề có ý nghĩa khoa
học và giá trị thực tiễn cao.

Phân bố

Việt Nam:
     Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc
Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây,
Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong đó có 4 vùng trồng quế tập trung là: Yên Bái, Quảng
Ninh, Thanh Hoá - Nghệ An và Quảng Nam - Quảng Ngãi.

Thế giới:
    Miền Nam Trung Quốc, Lào, Myanmar. Đã được gây
trồng tại Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Nam Mỹ, miền Nam
Hoa Kỳ và Hawaii.

Đặc điểm sinh học                                                   Phân bố của quế ở Việt Nam

    Cây sinh trưởng trong rừng nhiệt đới, ẩm thường xanh, ở độ cao dưới 800m.

     Quế là cây gỗ ưa sáng, nhưng ở giai đoạn còn non (1-5 năm tuổi) cây cần được che bóng.
Khi trưởng thành cây cần được chiếu sáng đầy đủ. Ánh sáng càng nhiều, cây sinh trưởng càng
nhanh và chất lượng tinh dầu càng cao. Quế ưa khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho sự
sinh trưởng, phát triển của quế là 20-250C. Tuy nhiên quế vẫn có thể chịu được điều kiện nhiệt
độ thấp (lạnh tới 10C hoặc 00C) hoặc nhiệt độ cao tối đa tới 37-380C. Lượng mưa hàng năm ở
các địa phương trồng quế thường vào khoảng 1.600-2.500mm.

    Quế có thể mọc được trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau (sa thạch, phiến
thạch…), đất ẩm nhiều mùn, tơi xốp; đất đỏ, vàng, đất cát pha; đất đồi núi, chua (pH 4-6),
nghèo dinh dưỡng, nhưng thoát nước tốt.

     Quế có hệ rễ phát triển mạnh, rễ trụ ăn sâu vào đất và cây có tốc độ tăng trưởng tương đối
nhanh. Tại vùng đồi núi A Lưới (Quảng Trị), cây trồng từ hạt đến giai đoạn 3,5 năm tuổi đã đạt
chiều cao trung bình 2,2m (tối đa 2,7m). Cây 9 năm tuổi có chiều cao trung bình 6,9-7,0m với
đường kính thân trung bình 20-21cm. Quế có khả năng tái sinh chồi từ gốc khá mạnh. Trong
sản xuất, sau khi chặt cây thu vỏ, từ gốc sẽ sinh nhiều chồi non. Có thể để lại một chồi và tiếp
tục chăm sóc để sau này lại cho thu hoạch vỏ. Mùa hoa tháng 4-8, mùa quả tháng 10-12 hoặc
tháng 1-2 năm sau.

Công dụng

Thành phần hoá học:
    Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế khá cao (1,0-4,0%), còn trong lá và cành non thường
thấp (0,3-0,8%). Tinh dầu từ vỏ có màu vàng nâu nhạt, sánh, vị cay, thơm, ngọt, nóng, nặng
hơn nước; với thành phần chính là (E)-cinnamaldehyd (70-95%); ngoài ra còn khoảng 100 hợp
chất khác. Tinh dầu từ lá quế thường có màu nâu đậm và thành phần chủ yếu cũng là(E)-
cinnamaldehyd (60-90%). Hàm lượng (E)-cinnamaldehyd quyết định chất lượng của tinh dầu
quế. Tinh dầu quế thương phẩm trên thị trường thế giới đòi hỏi hàm lượng (E)-cinnamaldehyd
trong khoảng 75-95% (ISO: >80% (E)-cinnamaldehyd). Ngoài tinh dầu, trong vỏ quế còn chứa
tanin, chất nhựa, đường, calci oxalat, coumarin và chất nhầy…

Công dụng:
     Bột và tinh dầu quế được dùng rất rộng rãi để chế biến thực phẩm trong công nghiệp cũng
như trong từng gia đình. Tây y coi vỏ quế và tinh dầu quế là loại thuốc có tác dụng kích thích
tăng khả năng tuần hoàn hô hấp, tăng nhu động ruột, tiêu hoá, bài tiết, gây co bóp tử cung, kích
thích, miễn dịch, giãn mạch, kháng histamin và kháng khuẩn mạnh. Trong y học ở nước ta và
Trung Quốc, quế được dùng làm thuốc cấp cứu bệnh do hàn, hôn mê, mạch chậm nhỏ, đau
bụng, chữa chứng tiêu hoá kém, tả lỵ, tiểu tiện khó khăn, đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp,
ho hen, bế kinh, ung thư, rắn cắn…

Kỹ thuật nhân giống, gây trồng

Nhân giống:
    Có thể nhân giống quế bằng hạt hoặc bằng các biện pháp giâm cành, chiết cành. Song
hiện nay, người ta vẫn nhân giống bằng hạt là chính.

     Nhân giống bằng hạt: Hạt giống cần lấy từ những cây mẹ 15-25 năm tuổi, sinh trưởng
khoẻ, tán lá đều, quả mập và sai, vỏ dày, chất lượng tốt. Cần chọn những quả đã chín khoảng
1/3, lúc này vỏ đã chuyển từ màu xanh sang màu tím than và mềm. Quả thu hái về cần ủ 2-3
ngày cho chín đều, sau đó cho vào nước chà xát, loại bỏ vỏ và thịt quả, đãi lấy những hạt chắc.
Hạt quế chứa dầu béo và mất sức nẩy mầm rất nhanh. Do đó cần gieo ngay sau khi thu hái.
Nếu chưa gieo ngay, phải bảo quản trong cát ẩm và thời gian bảo quản không quá 2 tuần. Hạt
tươi được gieo ngay sau khi thu hoạch, tỷ lệ nẩy mầm đạt 80-90%. Hạt đã qua thời gian bảo
quản, tỷ lệ nẩy mầm sẽ giảm xuống rất nhanh. Trước khi gieo cần ngâm hạt trong nước muối
loãng hoặc thuốc tím (1%) và giữ ở nhiệt độ 40-600C trong một vài giờ. Đây là biện pháp xử lý
hạt rất tốt; vừa có tác dụng diệt mầm gây bệnh, vừa kích thích hạt nẩy mầm nhanh và tỷ lệ hạt
nẩy mầm cũng tăng.

     Cần ủ cho hạt nứt nanh rồi đem gieo theo rạch trên luống trong vườn ươm hoặc trong các
bầu đất đã được chuẩn bị sẵn. Hạt gieo cần vùi sâu trong đất khoảng 1,5-2cm với khoảng cách
20x20cm và làm giàn che với độ che phủ khoảng 50%. Bầu đất để gieo hạt có thể là sọt đan
bằng tre, nứa hoặc bằng túi polyethylen có kích thước khoảng 12-13x6-7cm. Thành phần giá
thể trong bầu đất bao gồm 85-89% đất, 10-15% phân chuồng đã ủ mục và 1% supe lân. Bầu
đất cũng được xếp thành luống dưới giàn che như khi gieo trên đất. Hạt nẩy mầm sau khi gieo
khoảng 2 tuần. Khi cây con được 4-5 tháng tuổi cần bón thúc bằng phân vô cơ. Tuỳ từng
trường hợp, mà sử dụng lượng phân bón thích hợp. Có thể bón theo tỷ lệ 2:2:1 (30g amoni
sulfat + 40g supe lân + 10g kali clorua) hoặc 3:3:1 (45g amoni sulfat + 60g supe lân + 10g kali
clorua); hoà vào nước tưới cho 1m2. Cần làm sạch cỏ và giữ ẩm thường xuyên. Khi cây con đạt
độ cao 25-30cm cần dỡ bỏ dần giàn che. Đến giai đoạn 1-2 năm tuổi có thể chuyên cây con ra
trồng. Với cây gieo trên luống có thể bứng cả đất hoặc nhổ cây lên, cắt bớt rễ cọc, nhúng vào
dung dịch phân bón loãng một đêm rồi đem trồng.

     Nhân giống sinh dưỡng: Các thử nghiệm giâm cành, chiết cành cũng cho kết quả rất khả
quan. Hom giống cần lấy từ những cành bánh tẻ ở các cá thể non (3-6 năm tuổi), mỗi hom để
lại một đôi lá, trước khi giâm xử lý các chất kích thích sinh trưởng thì tỷ lệ ra rễ và nẩy chồi cao.
Cần cắm cành giâm vào cát sạch ẩm, có mái che ánh sáng và được phun sương. Khi cành
giâm đã ra rễ, cho vào bầu đất và chuyển dần ra ánh sáng để kích thích sự nẩy chồi. Với cành
chiết, cần chọn cành có đường kính khoảng 1,5-2cm, mọc thẳng. Thường chiết vào tháng 8-9
đến tháng 2-3 năm sau có thể cắt đi trồng.

      Cũng có thể chọn các chồi mọc từ rễ (ở những gốc đã khai thác), tách lấy cả đoạn rễ mang
đi trồng. Nhân giống bằng biện pháp sinh dưỡng hệ số nhân giống thấp, nhưng lại duy trì được
những đặc tính tốt của cây mẹ. Đây là biện pháp tích cực để bảo tồn và phát triển nguồn gen
quý.

Trồng và chăm sóc:
    Nên trồng quế trên các sườn dốc không quá 35%, có lớp đất mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn,
độ pH: 4-5, được chiếu sáng nhiều và khuất gió với độ cao 300-700m (ở phía Bắc) hoặc 1.000-
1.500m (ở vùng núi Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi).

    Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa xuân (ở phía Bắc) hoặc đầu mùa mưa (ở phía Nam).
Đồng bào Dao (Yên Bái) trồng quế chủ yếu vào mùa xuân (ngay sau Tết Nguyên Đán). Đồng
bào Cà Tu, Kor (Quảng Nam, Quảng Ngãi) trồng quế vào các tháng 9, 10 vừa để tránh nắng
nóng của mùa hè, vừa đón đầu mùa mưa.

    Khi trồng, cần đào hố kích thước 30x30x30cm và bón lót phân hữu cơ đã ủ với supe lân.
Tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai mà bố trí mật độ trồng thích hợp. Có thể trồng thuần loại theo
khoảng cách 2x2m hoặc 1x1m, sau đó tỉa thưa dần. Ở một số nơi, đồng bào trồng xen quế với
mía, sắn, chè để tận dụng đất và tăng thu nhập trong thời gian đầu.

     Trong những năm đầu, cần làm cỏ và tạo cây che bóng cho quế, sau đó loại bỏ dần. Hàng
năm cần chặt bỏ các cành thấp, phát quang dây leo, cây bụi và bón bổ sung thêm phân NPK
(khoảng từ 40-100kg/ha; tuỳ thuộc vào tuổi cây và điều kiện đất đai). Cũng có thể sử dụng một
số loài cây họ Đậu (như Cốt khí – Tephrosia candida) để làm cây che bóng, phủ đất và cải tạo
đất trong vài ba năm đầu.

     Trên các khu rừng trồng quế tại Trà My (Quảng Nam) đã xuất hiện loại bệnh nguy hiểm –
“tua mực”, song đến nay hiểu biết của chúng ta về loại bệnh này còn hạn chế. Theo Hoàng
Xuân Tý (1998) bệnh “tua mực” đã xuất hiện ở quế trồng trên vùng đồi núi thấp (100-300m) tại
miền Tây Quảng Nam, Quảng Ngãi là do điều kiện khí hậu nóng ở đai thấp gây ra.

    Đôi khi có thể gặp bệnh thối cổ rễ (do nấm Fusarium) gây ra ở các cây quế non. Còn ở cây
trưởng thành có thể bị các loại vi khuẩn gây hại, đáng chú ý trong số đó là các loài
Phytophthora cinnamomi, Corticium salmonicolor, Fomes lignosus, Aecidium cinnamomi,
Glomerella cingulata…

     Một số loại sâu hại như Chilasa clytia, Acrocercops spp., Sorolopha archimedias và
Gryllotalpa spp. cũng gây hại trên các cây quế non.

Khai thác, chế biến và bảo quản

    Ở giai đoạn 6-7 tuổi, cây đạt chiều cao khoảng 2-3m và đường kính thân khoảng 2-3cm có
thể thu hoạch đợt đầu, kết hợp tỉa thưa. Với trường hợp này cần thu toàn bộ vỏ thân, vỏ
cành,lá và ngọn để cất tinh dầu. Trung bình mỗi hecta cho 5-6 tấn nguyên liệu ở giai đoạn tỉa
thưa đầu tiên. Các đợt tỉa thưa tiếp theo cách nhau 3-4 năm và năng suất vỏ cành lá cũng tăng
dần. Đến giai đoạn sau 15 năm tuổi chất lượng vỏ quế mới tốt. Cây càng già (20-50 năm tuổi),
chất lượng vỏ càng cao.
Vỏ quế thường được khai thác từ tháng 3 đến tháng 6 hoặc từ tháng 10 đến tháng 11 hàng
năm. Khai thác vào các thời kỳ này thường dễ bóc vỏ. Đồng bào thường khoanh và bóc một
vòng vỏ dài 30-60cm quanh thân ở gần sát mặt đất một vài ngày trước khi khai thác. Vỏ quế
sau khi bóc cần được xử lý và chế biến ngay. Mỗi địa phương thường có tập quản xử lý, chế
biến quế riêng. Tại một vài nơi, thường cắt vỏ thân thành từng khoanh dài 50-60cm rộng 5-
7cm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, ngâm nước trong vòng 24 giờ rồi rửa sạch, phơi khô ở nơi râm mát,
thoáng gió. Sau đó xếp vào sọt, xung quanh có lót lá chuối khô, dùng các hòn đá nặng đè lên
trong 3-4 giờ, rồi lại tiếp tục phơi đến khi khô kiệt. Có nơi dùng tre nứa kẹp chặt cho 2 miếng vỏ
quế úp lại với nhau (“quế kẹp”). Nhiều nơi, lại cắt vỏ quế thành từng đoạn dài 40-50cm phơi
khô để cho sản phẩm “quế ống”.

    Các loại quế vỏ bóc từ thân hoặc cành to được coi là có chất lượng tốt nhất.

    Vỏ quế thu từ các bộ phận khác nhau trên cây được mang những tên gọi khác nhau:
    - “quế hạ căn”: vỏ quế lấy từ độ cao cách mặt đất 20-40cm đến 1,2m trên thân cây. Loại
này có chất lượng thấp.
    - “quế thượng châu”: vỏ quế bóc từ thân cây ở độ cao 1,2m lên đến chỗ phân cành cấp 1.
Đây là loại quế có chất lượng tốt nhất.
    - “quế thượng biểu”: vỏ quế bóc từ cành to.
    - “quế chi”: vỏ quế bóc từ cành nhỏ.

    Y học cổ truyền thường đánh giá quế bằng hình thái, màu sắc, mùi vị… và biện pháp chế
biến sau khi bóc vỏ…

     Khi khai thác cần tận dụng toàn bộ lá, vỏ cành nhỏ, quế vụn ngọn non để cất tinh dầu. Tinh
dầu quế nặng hơn nước, nên cần có thiết bị và qui trình chưng cất thích hợp. Cần đặc biệt chú
ý tới việc tách, gạn, lọc tinh dầu từ bình phân ly. Với thiết bị chưng cất bằng áp lực sẽ nâng cao
hiệu suất tinh dầu và rút ngắn thời gian chưng cất.

     Mỗi cây quế ở giai đoạn sau 15-20 năm tuổi có thể cho 12-16kg vỏ khô (bình quân 4,5
tấn/ha) cùng một khối lượng đáng kể vỏ cành và lá. Gỗ quế sau khi bóc vỏ là nguồn nguyên
liệu có triển vọng trong công nghiệp chế biến gỗ hiện đại.

     Chất lượng của các sản phẩm quế luôn biến động; phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, sinh
thái, thời vụ khai thác và công nghệ chế biến.

Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn

    Theo số liệu khảo sát của Hoàng Cầu (2005) về 75 hộ gia đình trồng quế tại bản Khe Lơ
(xã Yên Sơn – Văn Yên – Yên Bái), trong thời gian từ 1993-1994 thu nhập trung bình từ quế
đạt 10 triệu đồng/hộ/năm (bình quân hộ thu nhập cao: 20 triệu đồng/năm, bình quân hộ thu
nhập thấp: 6 triệu đồng/năm).

     Đến năm 1998, diện tích rừng quế ở nước ta đạt khoảng 61.820 ha (trong đó có 19.743 ha
có thể khai thác) với trữ lượng ước tính khoảng 29.000-30.000 tấn vỏ. Cũng năm 1998, sản
lượng quế vỏ đã khai thác đạt 2.867 tấn. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 1.500-2.000
tấn vỏ và 5-7 tấn tinh dầu quế. Theo thống kê của FAO (1998) tổng diện tích quế đến tuổi khai
thác tại Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) vào khoảng 35.000 ha với sản lượng ước
chừng 28.000 tấn. Trung Quốc là nước sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu một lượng lớn quế vỏ
và tinh dầu lá quế. Chỉ riêng nhu cầu chế biến thực phẩm trong các gia đình tại Trung Quốc
hàng năm đã cần tới 500 tấn tinh dầu lá quế.

    Sức tiêu thụ của thị trường thế giới vào khoảng 20.000-30.000 tấn quế mỗi năm. Các nước
nhập khẩu nhiều quế là Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nhật Bản, Singapor, Ấn Độ và thị trường Hồng
Kông…

    Giá mua bán trên thị trường thế giới thay đổi trong khoảng 3.000-4.000 USD/tấn quế vỏ,
52.000 - 100.000 USD/tấn tinh dầu (từ quế vỏ) và 30.000-35.000 USD/tấn tinh dầu (từ lá quế).
(Theo Lawrence, 1993, 1997; Chung R.C.K.& Purwaningsh, 1999; Lã Đình Mỡi và cộng sự,
2001; Vũ Văn Dũng và cộng sự, 2002).

    Quế (Cinnamomum cassia J. S. Presl) là loài nguyên sản ở Việt Nam. Hiện vẫn còn gặp
quế phân bố tự nhiên tại một số khu rừng ẩm nhiệt đới (Cúc Phương – Ninh Bình, Núi Đinh –
Bà Rịa-Vũng Tàu…). Đây là nguồn gen quý và rất đa dạng cần được nghiên cứu để bảo tồn,
phát triển và sử dụng bền vững.

    Để phát triển quế đạt hiệu quả cao việc nghiên cứu xác định các vấn đề về chất lượng,
xuất xứ của từng loại quế là vấn đề quan trọng. Muốn có thị trường bền vững thì sản phẩm
phải có khối lượng, chất lượng cao và ổn định.

Tài liệu tham khảo

      1. Nhiều tác giả (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập II. Tr. 545-553. Nxb Khoa học và kỹ
thuật – Hà Nội; 2. Hoàng Cầu (2005). Phương pháp thu thập tri thức bản địa cây quế ở Việt Nam. Hội thảo - tập huấn
phương pháp thu thập tư liệu hoá tri thức, kinh nghiệm truyền thống trong bảo tồn ĐDSH Nông Lâm nghiệp. Lào Cai
23-27/8/2005. Tr. 1-18; 3. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm và cộng sự (1988). Nghiên cứu
nhân giống cây quế (Cinnamomum cassia) bằng phương pháp giâm cành. Kỷ yếu công trình Hội thảo Quốc gia về
Công nghệ tinh dầu. Hà Nội. Tr. 202-208; 4. Hoàng Xuân Tý (1998). Các khái niệm và vai trò của kiến thức bản địa.
Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tr. 11-52. Nxb Nông
nghiệp – Hà Nội; 5. Lã Đình Mỡi (2001). Chi Long não – Cinnamomum Schaeffer. Tài nguyên Thực vật có tinh dầu ở
Việt Nam. Tập I (Lã Đình Mỡi – Chủ biên). Tr.179-227. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 6. Lê Tùng Châu và cộng sự (1988).
Tận thu dư phẩm lá và cành quế sau khi khai thác vở để sản xuất tinh dầu. Kỷ yếu công trình Hội thảo Quốc gia về
Công nghệ tinh dầu – Hà Nội. Tr. 215-217; 7. Nguyễn Kim Đào (2003). Lauraceae Juss. 1789 – Họ Long não. Danh lục
các loài Thực vật Việt Nam. Tập II. (Nguyễn Tiến Bân – Chủ biên). Tr. 65-112. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 8. Vũ Văn
Dũng, Jenne De Beer, Phạm Xuân Phương và các cộng sự (2002). Tổng quan Ngành Lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam.
Hà Nội. Tr. 43-46; 9. Cikalo, M. J., Poole, S. K. and Poole, C. F. (1992). A thin layer chromato-gaphic method for
establishing the botanical orgin of the cinnamomums of commerce. J. Planar Chromatog. 5: 135-138; 10. Katayama, M.,
Mukai, Y. and Taniguchi, H. (1990). High – performance liquid chromatographic determination of cinnamaldehyde.
Analyst. 115. pp. 9-11; 11. Lawrence, B. M. (1969). Determination of the botanical origin of the cinnamons of commerce
by thin-layer chromatography. Can. Inst. Food Technol. J. 2: 178-180; 12. Lawrece, B. M. (1994). Progress in Essential
Oil. Perfumer & Flavorist. 19(4): 33; 13. Lin, K. and Hua, F. E. (1987). Chemical constituents of 14 essential oils from
Lauraceae growing in Yibin area Schuan Province. Linchan Huaxue Yu Gongye, 7(1): 46-64;14. Nguyen Kim Dao, Tran
Hop & Siemonsma, J. S. (1999). Cinnamomum Schaeffer. In: C. C. de Guzman and J. S. Siemonsma (Editors): Plant
Resources of South-East Asia. N0 13. Spices, pp. 94-99. Backhuys Publishers, Leiden; 15. Vernin, C. et al. (1990). La
cannelle, Premiere partie. Analyse CPG/SM/ Banque SPECMA d’huile essentielle de cannelle de Ceylan et de Chine.
Parfums, Cosmetiques, Aromes. 93: 85-90; 16. Zhu, F., Li, Y. H. et al. (1994). The Cinnamomum species in China
resources for the present and future. Perf. & Flav. 19(4): 17-22.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Phuong phap phan tich volt ampe
Phuong phap phan tich volt ampePhuong phap phan tich volt ampe
Phuong phap phan tich volt ampetuongtusang
 
Phan tich sac ky chuong 3 sac ky long hieu nang cao hplc
Phan tich sac ky chuong 3 sac ky long hieu nang cao hplcPhan tich sac ky chuong 3 sac ky long hieu nang cao hplc
Phan tich sac ky chuong 3 sac ky long hieu nang cao hplcNguyen Thanh Tu Collection
 
Bai giang hoa phan tich ts gvc hoang thi hue an
Bai giang hoa phan tich ts gvc hoang thi hue anBai giang hoa phan tich ts gvc hoang thi hue an
Bai giang hoa phan tich ts gvc hoang thi hue anNguyen Thanh Tu Collection
 
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)Canh Dong Xanh
 
Chương 2: Kiểm Soát Chất Lượng Quá Trình Bằng Thống Kê
Chương 2: Kiểm Soát Chất Lượng Quá Trình Bằng Thống KêChương 2: Kiểm Soát Chất Lượng Quá Trình Bằng Thống Kê
Chương 2: Kiểm Soát Chất Lượng Quá Trình Bằng Thống KêLe Nguyen Truong Giang
 
Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1
Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1
Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1kiengcan9999
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdfbài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdfPhanThPhng6
 
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky long
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky longCac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky long
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky longNguyen Thanh Tu Collection
 
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my aiThuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my aiNguyen Thanh Tu Collection
 

La actualidad más candente (20)

Phuong phap phan tich volt ampe
Phuong phap phan tich volt ampePhuong phap phan tich volt ampe
Phuong phap phan tich volt ampe
 
Phuong phap oxy hoa khu
Phuong phap oxy hoa khuPhuong phap oxy hoa khu
Phuong phap oxy hoa khu
 
Phan tich sac ky chuong 3 sac ky long hieu nang cao hplc
Phan tich sac ky chuong 3 sac ky long hieu nang cao hplcPhan tich sac ky chuong 3 sac ky long hieu nang cao hplc
Phan tich sac ky chuong 3 sac ky long hieu nang cao hplc
 
Bai giang duoc lieu 2 dhct
Bai giang duoc lieu 2 dhctBai giang duoc lieu 2 dhct
Bai giang duoc lieu 2 dhct
 
Bai giang hoa phan tich ts gvc hoang thi hue an
Bai giang hoa phan tich ts gvc hoang thi hue anBai giang hoa phan tich ts gvc hoang thi hue an
Bai giang hoa phan tich ts gvc hoang thi hue an
 
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid timGlycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
 
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)
Trải lời bài tập phần 1 (2012 2013)
 
Tanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua taninTanin va duoc lieu chua tanin
Tanin va duoc lieu chua tanin
 
Chương 2: Kiểm Soát Chất Lượng Quá Trình Bằng Thống Kê
Chương 2: Kiểm Soát Chất Lượng Quá Trình Bằng Thống KêChương 2: Kiểm Soát Chất Lượng Quá Trình Bằng Thống Kê
Chương 2: Kiểm Soát Chất Lượng Quá Trình Bằng Thống Kê
 
Phân tích glucis
Phân tích glucisPhân tích glucis
Phân tích glucis
 
Chương 7 lipid
Chương 7 lipidChương 7 lipid
Chương 7 lipid
 
Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1
Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1
Kỹ thuật Bào chế và sinh dược học các dạng thuốc - Tập 1
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
Luận án: Nghiên cứu xác định tên khoa học, quy trình nhân giống in vitro và h...
 
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdfbài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
bài 3. potio, elixir,thuốc nhỏ mắt.pdf
 
Ky thuat phong thi nghiem doan chinh chung
Ky thuat phong thi nghiem doan chinh chungKy thuat phong thi nghiem doan chinh chung
Ky thuat phong thi nghiem doan chinh chung
 
Saponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponinSaponin duoc lieu chua saponin
Saponin duoc lieu chua saponin
 
Ung dung cua sac ky long sac ky trao doi ion
Ung dung cua sac ky long sac ky trao doi ionUng dung cua sac ky long sac ky trao doi ion
Ung dung cua sac ky long sac ky trao doi ion
 
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky long
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky longCac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky long
Cac loai detector su dung trong sac ky khi sac ky long
 
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my aiThuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
Thuyet trinh bao cao thuc hanh hoa phan tich sv chau my ai
 
Hoa hoc duoc lieu
Hoa hoc duoc lieuHoa hoc duoc lieu
Hoa hoc duoc lieu
 

Similar a Que

Cây ra trái từ thân
Cây ra trái từ thânCây ra trái từ thân
Cây ra trái từ thânDam Nguyen
 
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieuThuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieuThomas Tran
 
Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay
Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngayLien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay
Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngayBamboo Panda
 
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)Davidjames6789
 
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc Ca
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc CaQuy trình kỹ thuật trồng Mắc Ca
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc CaNguyen Tri Hien
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnhtung147
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnhtung147
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnhtung147
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnhtung147
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnhtung147
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnhtung147
 
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1Tham Ho
 
Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdf
Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdfTuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdf
Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdfKIMTINQUAMNGKIMTINON
 
Đặc điểm sinh học của Mắc Ca
Đặc điểm sinh học của Mắc CaĐặc điểm sinh học của Mắc Ca
Đặc điểm sinh học của Mắc CaNguyen Tri Hien
 

Similar a Que (20)

Cây ra trái từ thân
Cây ra trái từ thânCây ra trái từ thân
Cây ra trái từ thân
 
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieuThuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
Thuyet minh-du-an-trong-ho-tieu
 
Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay
Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngayLien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay
Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay
 
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
Ced bao cao trai he sinh vien me linh 1 june2015
 
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)
HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY LẠC.(Đậu Phộng)
 
Kỹ thuật nhân giống xoài
Kỹ thuật nhân giống xoàiKỹ thuật nhân giống xoài
Kỹ thuật nhân giống xoài
 
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc Ca
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc CaQuy trình kỹ thuật trồng Mắc Ca
Quy trình kỹ thuật trồng Mắc Ca
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườn
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườn
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườn
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườn
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườn
 
Trồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườnTrồng rau làm vườn
Trồng rau làm vườn
 
Bai tieu luan_8618
Bai tieu luan_8618Bai tieu luan_8618
Bai tieu luan_8618
 
Ca cao
Ca caoCa cao
Ca cao
 
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
Adda. Mot so loai cay che phu dat 1
 
Kỹ thuật trồng ngô
Kỹ thuật trồng ngôKỹ thuật trồng ngô
Kỹ thuật trồng ngô
 
Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdf
Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdfTuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdf
Tuyen_tap_3033_Cay_thuoc_dong_y_(Tue_Tinh).pdf
 
Ky thuat trong cam canh, buoi dien
Ky thuat trong cam canh, buoi dienKy thuat trong cam canh, buoi dien
Ky thuat trong cam canh, buoi dien
 
Đặc điểm sinh học của Mắc Ca
Đặc điểm sinh học của Mắc CaĐặc điểm sinh học của Mắc Ca
Đặc điểm sinh học của Mắc Ca
 

Más de Tran Thanh Tan

Digital marketing for a Product launch
Digital marketing for a Product launchDigital marketing for a Product launch
Digital marketing for a Product launchTran Thanh Tan
 
Guido Jansen - Persuasive e-Commerce
Guido Jansen - Persuasive e-CommerceGuido Jansen - Persuasive e-Commerce
Guido Jansen - Persuasive e-CommerceTran Thanh Tan
 
Christopher Beselin - Building a leading e-commerce company in Vietnam
Christopher Beselin - Building a leading e-commerce company in VietnamChristopher Beselin - Building a leading e-commerce company in Vietnam
Christopher Beselin - Building a leading e-commerce company in VietnamTran Thanh Tan
 
Jerry Smith - Continuous Commerce
Jerry Smith - Continuous CommerceJerry Smith - Continuous Commerce
Jerry Smith - Continuous CommerceTran Thanh Tan
 
E-commerce trends in Vietnam
E-commerce trends in VietnamE-commerce trends in Vietnam
E-commerce trends in VietnamTran Thanh Tan
 
Thuong mai dien tu Vietnam 2014
Thuong mai dien tu Vietnam 2014Thuong mai dien tu Vietnam 2014
Thuong mai dien tu Vietnam 2014Tran Thanh Tan
 
The Facebook Ads benchmark report
The Facebook Ads benchmark reportThe Facebook Ads benchmark report
The Facebook Ads benchmark reportTran Thanh Tan
 
Oil ethanol market briefing
Oil ethanol market briefingOil ethanol market briefing
Oil ethanol market briefingTran Thanh Tan
 
Mirinae Brand guideline
Mirinae  Brand guidelineMirinae  Brand guideline
Mirinae Brand guidelineTran Thanh Tan
 
Advertisingage20101129
Advertisingage20101129Advertisingage20101129
Advertisingage20101129Tran Thanh Tan
 
Acer final manual original3-2
Acer final manual original3-2Acer final manual original3-2
Acer final manual original3-2Tran Thanh Tan
 
Acer final manual original3-2
Acer final manual original3-2Acer final manual original3-2
Acer final manual original3-2Tran Thanh Tan
 
Acer final manual original3-1
Acer final manual original3-1Acer final manual original3-1
Acer final manual original3-1Tran Thanh Tan
 
Acer final manual original2-2
Acer final manual original2-2Acer final manual original2-2
Acer final manual original2-2Tran Thanh Tan
 
Acer final manual original2-1
Acer final manual original2-1Acer final manual original2-1
Acer final manual original2-1Tran Thanh Tan
 
Acer final manual original4
Acer final manual original4Acer final manual original4
Acer final manual original4Tran Thanh Tan
 
Acer final manual original1
Acer final manual original1Acer final manual original1
Acer final manual original1Tran Thanh Tan
 

Más de Tran Thanh Tan (20)

Digital marketing for a Product launch
Digital marketing for a Product launchDigital marketing for a Product launch
Digital marketing for a Product launch
 
Guido Jansen - Persuasive e-Commerce
Guido Jansen - Persuasive e-CommerceGuido Jansen - Persuasive e-Commerce
Guido Jansen - Persuasive e-Commerce
 
Christopher Beselin - Building a leading e-commerce company in Vietnam
Christopher Beselin - Building a leading e-commerce company in VietnamChristopher Beselin - Building a leading e-commerce company in Vietnam
Christopher Beselin - Building a leading e-commerce company in Vietnam
 
Jerry Smith - Continuous Commerce
Jerry Smith - Continuous CommerceJerry Smith - Continuous Commerce
Jerry Smith - Continuous Commerce
 
E-commerce trends in Vietnam
E-commerce trends in VietnamE-commerce trends in Vietnam
E-commerce trends in Vietnam
 
Thuong mai dien tu Vietnam 2014
Thuong mai dien tu Vietnam 2014Thuong mai dien tu Vietnam 2014
Thuong mai dien tu Vietnam 2014
 
The Facebook Ads benchmark report
The Facebook Ads benchmark reportThe Facebook Ads benchmark report
The Facebook Ads benchmark report
 
Oil ethanol market briefing
Oil ethanol market briefingOil ethanol market briefing
Oil ethanol market briefing
 
Mirinae Brand guideline
Mirinae  Brand guidelineMirinae  Brand guideline
Mirinae Brand guideline
 
Dong doi
Dong doiDong doi
Dong doi
 
Ban dich 1 lc
Ban dich 1 lcBan dich 1 lc
Ban dich 1 lc
 
Advertisingage20101129
Advertisingage20101129Advertisingage20101129
Advertisingage20101129
 
Acer final manual original3-2
Acer final manual original3-2Acer final manual original3-2
Acer final manual original3-2
 
Acer final manual original3-2
Acer final manual original3-2Acer final manual original3-2
Acer final manual original3-2
 
Acer final manual original3-1
Acer final manual original3-1Acer final manual original3-1
Acer final manual original3-1
 
Acer final manual original2-2
Acer final manual original2-2Acer final manual original2-2
Acer final manual original2-2
 
Acer final manual original2-1
Acer final manual original2-1Acer final manual original2-1
Acer final manual original2-1
 
Acer final manual original4
Acer final manual original4Acer final manual original4
Acer final manual original4
 
Porter in vietnam
Porter in vietnamPorter in vietnam
Porter in vietnam
 
Acer final manual original1
Acer final manual original1Acer final manual original1
Acer final manual original1
 

Que

  • 1. QUẾ Cinnamomum cassia J. S. Presl, 1825 Tên đồng nghĩa: Laurus cassia L., 1753; Cinnamomum aromaticum C. Nees, 1831 Tên khác: Quế bì; quế đơn, quế thanh; quế yên bái; ngọc quế; quế quảng; quế trung quốc; mạy quế (Tày); kia (Dao). Họ: Long não – Lauraceae Tên thương phẩm: Chinese cassia, Chinese cinnamon, Cassia lignea, Chinese cassia bark oil, Chinese cassia leaf oil, Chinese cassia bark. Hình thái Cây gỗ, thường xanh, cao 10-20m, đường kính thân 25-40(-70)cm; vỏ dày, nhẵn ở cây non, sần sùi ở cây già và có màu nâu xám. Các chồi non có lông màu nâu. Lá mọc so le hoặc gần như đối; phiến lá đơn, nguyên, hình trái xoan thuôn, dài; kích thước 8-25x4- 8,5cm; gốc thuôn; đầu nhọn; mặt trên màu xanh lục sẫm, nhẵn, bóng; mặt dưới màu xám tro, hơi có lông mịn lúc còn non; gân chính 3, hình cung, nổi rõ ở mặt dưới; gân phụ nhiều, song song; cuống lá to, dài 1,5-2cm, mặt trên có rãnh lòng máng. Cụm hoa dạng chuỳ, mọc Quế - Cinnamomum cassia J. S. Presl ở kẽ lá gần đầu cành, dài 7- 1- Cành mang hoa; 2- Hoa; 3- Chùm quả 15(-18)cm. Hoa nhỏ; có lông mịn, màu trắng hoặc vàng nhạt. Bao hoa gồm 6 thùy gần bằng nhau, màu trắng, mặt ngoài có lông mịn. Quả hạch hình trái xoan hay hình trứng, dài 1-1,5cm, được bao bọc bởi đài tồn tại; khi chín màu đen hoặc tía đậm. Hạt hình trứng, dài 1cm, màu nâu đậm và có những sọc nhạt. Các thông tin khác về thực vật Một số khu vực tại miền Nam Trung Quốc đã đưa quế vào trồng trọt từ rất lâu đời và hiện vẫn gọi là quế “Rougui” (“Giao chỉ”). Có thể nói, các khu rừng nhiệt đới ẩm ở nước ta là quê hương của loài quế. Song trên thị trường thế giới, các sản phẩm từ loài quế lại mang tên gọi “Chinese cassia”, “Chinese cinnamon” hoặc “Canellier de Chine”, vì người Trung Quốc đã đưa quế vào sản xuất hàng hoá và bán ra thị trường từ rất sớm.
  • 2. Quế là loài có nguồn gen đa dạng, có thể gồm nhiều giống, nhiều thứ khác nhau. Do đó cần quan tâm nghiên cứu tính đa dạng trong loài quế. Đây là vấn đề có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao. Phân bố Việt Nam: Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó có 4 vùng trồng quế tập trung là: Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hoá - Nghệ An và Quảng Nam - Quảng Ngãi. Thế giới: Miền Nam Trung Quốc, Lào, Myanmar. Đã được gây trồng tại Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Nam Mỹ, miền Nam Hoa Kỳ và Hawaii. Đặc điểm sinh học Phân bố của quế ở Việt Nam Cây sinh trưởng trong rừng nhiệt đới, ẩm thường xanh, ở độ cao dưới 800m. Quế là cây gỗ ưa sáng, nhưng ở giai đoạn còn non (1-5 năm tuổi) cây cần được che bóng. Khi trưởng thành cây cần được chiếu sáng đầy đủ. Ánh sáng càng nhiều, cây sinh trưởng càng nhanh và chất lượng tinh dầu càng cao. Quế ưa khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của quế là 20-250C. Tuy nhiên quế vẫn có thể chịu được điều kiện nhiệt độ thấp (lạnh tới 10C hoặc 00C) hoặc nhiệt độ cao tối đa tới 37-380C. Lượng mưa hàng năm ở các địa phương trồng quế thường vào khoảng 1.600-2.500mm. Quế có thể mọc được trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau (sa thạch, phiến thạch…), đất ẩm nhiều mùn, tơi xốp; đất đỏ, vàng, đất cát pha; đất đồi núi, chua (pH 4-6), nghèo dinh dưỡng, nhưng thoát nước tốt. Quế có hệ rễ phát triển mạnh, rễ trụ ăn sâu vào đất và cây có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Tại vùng đồi núi A Lưới (Quảng Trị), cây trồng từ hạt đến giai đoạn 3,5 năm tuổi đã đạt chiều cao trung bình 2,2m (tối đa 2,7m). Cây 9 năm tuổi có chiều cao trung bình 6,9-7,0m với đường kính thân trung bình 20-21cm. Quế có khả năng tái sinh chồi từ gốc khá mạnh. Trong sản xuất, sau khi chặt cây thu vỏ, từ gốc sẽ sinh nhiều chồi non. Có thể để lại một chồi và tiếp tục chăm sóc để sau này lại cho thu hoạch vỏ. Mùa hoa tháng 4-8, mùa quả tháng 10-12 hoặc tháng 1-2 năm sau. Công dụng Thành phần hoá học: Hàm lượng tinh dầu trong vỏ quế khá cao (1,0-4,0%), còn trong lá và cành non thường thấp (0,3-0,8%). Tinh dầu từ vỏ có màu vàng nâu nhạt, sánh, vị cay, thơm, ngọt, nóng, nặng hơn nước; với thành phần chính là (E)-cinnamaldehyd (70-95%); ngoài ra còn khoảng 100 hợp
  • 3. chất khác. Tinh dầu từ lá quế thường có màu nâu đậm và thành phần chủ yếu cũng là(E)- cinnamaldehyd (60-90%). Hàm lượng (E)-cinnamaldehyd quyết định chất lượng của tinh dầu quế. Tinh dầu quế thương phẩm trên thị trường thế giới đòi hỏi hàm lượng (E)-cinnamaldehyd trong khoảng 75-95% (ISO: >80% (E)-cinnamaldehyd). Ngoài tinh dầu, trong vỏ quế còn chứa tanin, chất nhựa, đường, calci oxalat, coumarin và chất nhầy… Công dụng: Bột và tinh dầu quế được dùng rất rộng rãi để chế biến thực phẩm trong công nghiệp cũng như trong từng gia đình. Tây y coi vỏ quế và tinh dầu quế là loại thuốc có tác dụng kích thích tăng khả năng tuần hoàn hô hấp, tăng nhu động ruột, tiêu hoá, bài tiết, gây co bóp tử cung, kích thích, miễn dịch, giãn mạch, kháng histamin và kháng khuẩn mạnh. Trong y học ở nước ta và Trung Quốc, quế được dùng làm thuốc cấp cứu bệnh do hàn, hôn mê, mạch chậm nhỏ, đau bụng, chữa chứng tiêu hoá kém, tả lỵ, tiểu tiện khó khăn, đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, ho hen, bế kinh, ung thư, rắn cắn… Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Nhân giống: Có thể nhân giống quế bằng hạt hoặc bằng các biện pháp giâm cành, chiết cành. Song hiện nay, người ta vẫn nhân giống bằng hạt là chính. Nhân giống bằng hạt: Hạt giống cần lấy từ những cây mẹ 15-25 năm tuổi, sinh trưởng khoẻ, tán lá đều, quả mập và sai, vỏ dày, chất lượng tốt. Cần chọn những quả đã chín khoảng 1/3, lúc này vỏ đã chuyển từ màu xanh sang màu tím than và mềm. Quả thu hái về cần ủ 2-3 ngày cho chín đều, sau đó cho vào nước chà xát, loại bỏ vỏ và thịt quả, đãi lấy những hạt chắc. Hạt quế chứa dầu béo và mất sức nẩy mầm rất nhanh. Do đó cần gieo ngay sau khi thu hái. Nếu chưa gieo ngay, phải bảo quản trong cát ẩm và thời gian bảo quản không quá 2 tuần. Hạt tươi được gieo ngay sau khi thu hoạch, tỷ lệ nẩy mầm đạt 80-90%. Hạt đã qua thời gian bảo quản, tỷ lệ nẩy mầm sẽ giảm xuống rất nhanh. Trước khi gieo cần ngâm hạt trong nước muối loãng hoặc thuốc tím (1%) và giữ ở nhiệt độ 40-600C trong một vài giờ. Đây là biện pháp xử lý hạt rất tốt; vừa có tác dụng diệt mầm gây bệnh, vừa kích thích hạt nẩy mầm nhanh và tỷ lệ hạt nẩy mầm cũng tăng. Cần ủ cho hạt nứt nanh rồi đem gieo theo rạch trên luống trong vườn ươm hoặc trong các bầu đất đã được chuẩn bị sẵn. Hạt gieo cần vùi sâu trong đất khoảng 1,5-2cm với khoảng cách 20x20cm và làm giàn che với độ che phủ khoảng 50%. Bầu đất để gieo hạt có thể là sọt đan bằng tre, nứa hoặc bằng túi polyethylen có kích thước khoảng 12-13x6-7cm. Thành phần giá thể trong bầu đất bao gồm 85-89% đất, 10-15% phân chuồng đã ủ mục và 1% supe lân. Bầu đất cũng được xếp thành luống dưới giàn che như khi gieo trên đất. Hạt nẩy mầm sau khi gieo khoảng 2 tuần. Khi cây con được 4-5 tháng tuổi cần bón thúc bằng phân vô cơ. Tuỳ từng trường hợp, mà sử dụng lượng phân bón thích hợp. Có thể bón theo tỷ lệ 2:2:1 (30g amoni sulfat + 40g supe lân + 10g kali clorua) hoặc 3:3:1 (45g amoni sulfat + 60g supe lân + 10g kali clorua); hoà vào nước tưới cho 1m2. Cần làm sạch cỏ và giữ ẩm thường xuyên. Khi cây con đạt độ cao 25-30cm cần dỡ bỏ dần giàn che. Đến giai đoạn 1-2 năm tuổi có thể chuyên cây con ra trồng. Với cây gieo trên luống có thể bứng cả đất hoặc nhổ cây lên, cắt bớt rễ cọc, nhúng vào dung dịch phân bón loãng một đêm rồi đem trồng. Nhân giống sinh dưỡng: Các thử nghiệm giâm cành, chiết cành cũng cho kết quả rất khả quan. Hom giống cần lấy từ những cành bánh tẻ ở các cá thể non (3-6 năm tuổi), mỗi hom để lại một đôi lá, trước khi giâm xử lý các chất kích thích sinh trưởng thì tỷ lệ ra rễ và nẩy chồi cao. Cần cắm cành giâm vào cát sạch ẩm, có mái che ánh sáng và được phun sương. Khi cành giâm đã ra rễ, cho vào bầu đất và chuyển dần ra ánh sáng để kích thích sự nẩy chồi. Với cành
  • 4. chiết, cần chọn cành có đường kính khoảng 1,5-2cm, mọc thẳng. Thường chiết vào tháng 8-9 đến tháng 2-3 năm sau có thể cắt đi trồng. Cũng có thể chọn các chồi mọc từ rễ (ở những gốc đã khai thác), tách lấy cả đoạn rễ mang đi trồng. Nhân giống bằng biện pháp sinh dưỡng hệ số nhân giống thấp, nhưng lại duy trì được những đặc tính tốt của cây mẹ. Đây là biện pháp tích cực để bảo tồn và phát triển nguồn gen quý. Trồng và chăm sóc: Nên trồng quế trên các sườn dốc không quá 35%, có lớp đất mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, độ pH: 4-5, được chiếu sáng nhiều và khuất gió với độ cao 300-700m (ở phía Bắc) hoặc 1.000- 1.500m (ở vùng núi Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Thời vụ trồng tốt nhất là vào mùa xuân (ở phía Bắc) hoặc đầu mùa mưa (ở phía Nam). Đồng bào Dao (Yên Bái) trồng quế chủ yếu vào mùa xuân (ngay sau Tết Nguyên Đán). Đồng bào Cà Tu, Kor (Quảng Nam, Quảng Ngãi) trồng quế vào các tháng 9, 10 vừa để tránh nắng nóng của mùa hè, vừa đón đầu mùa mưa. Khi trồng, cần đào hố kích thước 30x30x30cm và bón lót phân hữu cơ đã ủ với supe lân. Tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai mà bố trí mật độ trồng thích hợp. Có thể trồng thuần loại theo khoảng cách 2x2m hoặc 1x1m, sau đó tỉa thưa dần. Ở một số nơi, đồng bào trồng xen quế với mía, sắn, chè để tận dụng đất và tăng thu nhập trong thời gian đầu. Trong những năm đầu, cần làm cỏ và tạo cây che bóng cho quế, sau đó loại bỏ dần. Hàng năm cần chặt bỏ các cành thấp, phát quang dây leo, cây bụi và bón bổ sung thêm phân NPK (khoảng từ 40-100kg/ha; tuỳ thuộc vào tuổi cây và điều kiện đất đai). Cũng có thể sử dụng một số loài cây họ Đậu (như Cốt khí – Tephrosia candida) để làm cây che bóng, phủ đất và cải tạo đất trong vài ba năm đầu. Trên các khu rừng trồng quế tại Trà My (Quảng Nam) đã xuất hiện loại bệnh nguy hiểm – “tua mực”, song đến nay hiểu biết của chúng ta về loại bệnh này còn hạn chế. Theo Hoàng Xuân Tý (1998) bệnh “tua mực” đã xuất hiện ở quế trồng trên vùng đồi núi thấp (100-300m) tại miền Tây Quảng Nam, Quảng Ngãi là do điều kiện khí hậu nóng ở đai thấp gây ra. Đôi khi có thể gặp bệnh thối cổ rễ (do nấm Fusarium) gây ra ở các cây quế non. Còn ở cây trưởng thành có thể bị các loại vi khuẩn gây hại, đáng chú ý trong số đó là các loài Phytophthora cinnamomi, Corticium salmonicolor, Fomes lignosus, Aecidium cinnamomi, Glomerella cingulata… Một số loại sâu hại như Chilasa clytia, Acrocercops spp., Sorolopha archimedias và Gryllotalpa spp. cũng gây hại trên các cây quế non. Khai thác, chế biến và bảo quản Ở giai đoạn 6-7 tuổi, cây đạt chiều cao khoảng 2-3m và đường kính thân khoảng 2-3cm có thể thu hoạch đợt đầu, kết hợp tỉa thưa. Với trường hợp này cần thu toàn bộ vỏ thân, vỏ cành,lá và ngọn để cất tinh dầu. Trung bình mỗi hecta cho 5-6 tấn nguyên liệu ở giai đoạn tỉa thưa đầu tiên. Các đợt tỉa thưa tiếp theo cách nhau 3-4 năm và năng suất vỏ cành lá cũng tăng dần. Đến giai đoạn sau 15 năm tuổi chất lượng vỏ quế mới tốt. Cây càng già (20-50 năm tuổi), chất lượng vỏ càng cao.
  • 5. Vỏ quế thường được khai thác từ tháng 3 đến tháng 6 hoặc từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm. Khai thác vào các thời kỳ này thường dễ bóc vỏ. Đồng bào thường khoanh và bóc một vòng vỏ dài 30-60cm quanh thân ở gần sát mặt đất một vài ngày trước khi khai thác. Vỏ quế sau khi bóc cần được xử lý và chế biến ngay. Mỗi địa phương thường có tập quản xử lý, chế biến quế riêng. Tại một vài nơi, thường cắt vỏ thân thành từng khoanh dài 50-60cm rộng 5- 7cm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, ngâm nước trong vòng 24 giờ rồi rửa sạch, phơi khô ở nơi râm mát, thoáng gió. Sau đó xếp vào sọt, xung quanh có lót lá chuối khô, dùng các hòn đá nặng đè lên trong 3-4 giờ, rồi lại tiếp tục phơi đến khi khô kiệt. Có nơi dùng tre nứa kẹp chặt cho 2 miếng vỏ quế úp lại với nhau (“quế kẹp”). Nhiều nơi, lại cắt vỏ quế thành từng đoạn dài 40-50cm phơi khô để cho sản phẩm “quế ống”. Các loại quế vỏ bóc từ thân hoặc cành to được coi là có chất lượng tốt nhất. Vỏ quế thu từ các bộ phận khác nhau trên cây được mang những tên gọi khác nhau: - “quế hạ căn”: vỏ quế lấy từ độ cao cách mặt đất 20-40cm đến 1,2m trên thân cây. Loại này có chất lượng thấp. - “quế thượng châu”: vỏ quế bóc từ thân cây ở độ cao 1,2m lên đến chỗ phân cành cấp 1. Đây là loại quế có chất lượng tốt nhất. - “quế thượng biểu”: vỏ quế bóc từ cành to. - “quế chi”: vỏ quế bóc từ cành nhỏ. Y học cổ truyền thường đánh giá quế bằng hình thái, màu sắc, mùi vị… và biện pháp chế biến sau khi bóc vỏ… Khi khai thác cần tận dụng toàn bộ lá, vỏ cành nhỏ, quế vụn ngọn non để cất tinh dầu. Tinh dầu quế nặng hơn nước, nên cần có thiết bị và qui trình chưng cất thích hợp. Cần đặc biệt chú ý tới việc tách, gạn, lọc tinh dầu từ bình phân ly. Với thiết bị chưng cất bằng áp lực sẽ nâng cao hiệu suất tinh dầu và rút ngắn thời gian chưng cất. Mỗi cây quế ở giai đoạn sau 15-20 năm tuổi có thể cho 12-16kg vỏ khô (bình quân 4,5 tấn/ha) cùng một khối lượng đáng kể vỏ cành và lá. Gỗ quế sau khi bóc vỏ là nguồn nguyên liệu có triển vọng trong công nghiệp chế biến gỗ hiện đại. Chất lượng của các sản phẩm quế luôn biến động; phụ thuộc vào các yếu tố di truyền, sinh thái, thời vụ khai thác và công nghệ chế biến. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Theo số liệu khảo sát của Hoàng Cầu (2005) về 75 hộ gia đình trồng quế tại bản Khe Lơ (xã Yên Sơn – Văn Yên – Yên Bái), trong thời gian từ 1993-1994 thu nhập trung bình từ quế đạt 10 triệu đồng/hộ/năm (bình quân hộ thu nhập cao: 20 triệu đồng/năm, bình quân hộ thu nhập thấp: 6 triệu đồng/năm). Đến năm 1998, diện tích rừng quế ở nước ta đạt khoảng 61.820 ha (trong đó có 19.743 ha có thể khai thác) với trữ lượng ước tính khoảng 29.000-30.000 tấn vỏ. Cũng năm 1998, sản lượng quế vỏ đã khai thác đạt 2.867 tấn. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 1.500-2.000 tấn vỏ và 5-7 tấn tinh dầu quế. Theo thống kê của FAO (1998) tổng diện tích quế đến tuổi khai thác tại Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) vào khoảng 35.000 ha với sản lượng ước chừng 28.000 tấn. Trung Quốc là nước sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu một lượng lớn quế vỏ
  • 6. và tinh dầu lá quế. Chỉ riêng nhu cầu chế biến thực phẩm trong các gia đình tại Trung Quốc hàng năm đã cần tới 500 tấn tinh dầu lá quế. Sức tiêu thụ của thị trường thế giới vào khoảng 20.000-30.000 tấn quế mỗi năm. Các nước nhập khẩu nhiều quế là Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Nhật Bản, Singapor, Ấn Độ và thị trường Hồng Kông… Giá mua bán trên thị trường thế giới thay đổi trong khoảng 3.000-4.000 USD/tấn quế vỏ, 52.000 - 100.000 USD/tấn tinh dầu (từ quế vỏ) và 30.000-35.000 USD/tấn tinh dầu (từ lá quế). (Theo Lawrence, 1993, 1997; Chung R.C.K.& Purwaningsh, 1999; Lã Đình Mỡi và cộng sự, 2001; Vũ Văn Dũng và cộng sự, 2002). Quế (Cinnamomum cassia J. S. Presl) là loài nguyên sản ở Việt Nam. Hiện vẫn còn gặp quế phân bố tự nhiên tại một số khu rừng ẩm nhiệt đới (Cúc Phương – Ninh Bình, Núi Đinh – Bà Rịa-Vũng Tàu…). Đây là nguồn gen quý và rất đa dạng cần được nghiên cứu để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững. Để phát triển quế đạt hiệu quả cao việc nghiên cứu xác định các vấn đề về chất lượng, xuất xứ của từng loại quế là vấn đề quan trọng. Muốn có thị trường bền vững thì sản phẩm phải có khối lượng, chất lượng cao và ổn định. Tài liệu tham khảo 1. Nhiều tác giả (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập II. Tr. 545-553. Nxb Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội; 2. Hoàng Cầu (2005). Phương pháp thu thập tri thức bản địa cây quế ở Việt Nam. Hội thảo - tập huấn phương pháp thu thập tư liệu hoá tri thức, kinh nghiệm truyền thống trong bảo tồn ĐDSH Nông Lâm nghiệp. Lào Cai 23-27/8/2005. Tr. 1-18; 3. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm và cộng sự (1988). Nghiên cứu nhân giống cây quế (Cinnamomum cassia) bằng phương pháp giâm cành. Kỷ yếu công trình Hội thảo Quốc gia về Công nghệ tinh dầu. Hà Nội. Tr. 202-208; 4. Hoàng Xuân Tý (1998). Các khái niệm và vai trò của kiến thức bản địa. Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Tr. 11-52. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 5. Lã Đình Mỡi (2001). Chi Long não – Cinnamomum Schaeffer. Tài nguyên Thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Tập I (Lã Đình Mỡi – Chủ biên). Tr.179-227. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 6. Lê Tùng Châu và cộng sự (1988). Tận thu dư phẩm lá và cành quế sau khi khai thác vở để sản xuất tinh dầu. Kỷ yếu công trình Hội thảo Quốc gia về Công nghệ tinh dầu – Hà Nội. Tr. 215-217; 7. Nguyễn Kim Đào (2003). Lauraceae Juss. 1789 – Họ Long não. Danh lục các loài Thực vật Việt Nam. Tập II. (Nguyễn Tiến Bân – Chủ biên). Tr. 65-112. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 8. Vũ Văn Dũng, Jenne De Beer, Phạm Xuân Phương và các cộng sự (2002). Tổng quan Ngành Lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam. Hà Nội. Tr. 43-46; 9. Cikalo, M. J., Poole, S. K. and Poole, C. F. (1992). A thin layer chromato-gaphic method for establishing the botanical orgin of the cinnamomums of commerce. J. Planar Chromatog. 5: 135-138; 10. Katayama, M., Mukai, Y. and Taniguchi, H. (1990). High – performance liquid chromatographic determination of cinnamaldehyde. Analyst. 115. pp. 9-11; 11. Lawrence, B. M. (1969). Determination of the botanical origin of the cinnamons of commerce by thin-layer chromatography. Can. Inst. Food Technol. J. 2: 178-180; 12. Lawrece, B. M. (1994). Progress in Essential Oil. Perfumer & Flavorist. 19(4): 33; 13. Lin, K. and Hua, F. E. (1987). Chemical constituents of 14 essential oils from Lauraceae growing in Yibin area Schuan Province. Linchan Huaxue Yu Gongye, 7(1): 46-64;14. Nguyen Kim Dao, Tran Hop & Siemonsma, J. S. (1999). Cinnamomum Schaeffer. In: C. C. de Guzman and J. S. Siemonsma (Editors): Plant Resources of South-East Asia. N0 13. Spices, pp. 94-99. Backhuys Publishers, Leiden; 15. Vernin, C. et al. (1990). La cannelle, Premiere partie. Analyse CPG/SM/ Banque SPECMA d’huile essentielle de cannelle de Ceylan et de Chine. Parfums, Cosmetiques, Aromes. 93: 85-90; 16. Zhu, F., Li, Y. H. et al. (1994). The Cinnamomum species in China resources for the present and future. Perf. & Flav. 19(4): 17-22.