SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 11
Descargar para leer sin conexión
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
  
CHUYÊN ĐỀ:
ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG,
DẦU TỚI MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE CON NGƯỜI
VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
HÀ NỘI, 2013
www.sosm
oitruong.com
1
MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG,
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .....................................2
1.1. Môi trường là gì? ................................................................................................2
1.2. Ô nhiễm môi trường là gì? .................................................................................2
1.3. Các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường.....................................................3
2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, KINH DOANH XĂNG, DẦU .........................................................................4
2.1. Ô nhiễm do hơi xăng, dầu...................................................................................4
2.2. Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận tải ..........................5
2.3. Ô nhiễm do tiếng ồn ...........................................................................................7
3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỪ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, KINH DOANH XĂNG, DẦU .........................................................................7
4. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT,
KINH DOANH XĂNG, DẦU.................................................................................................9
4.1. Ô nhiễm đất do khí thải ......................................................................................9
4.2. Ô nhiễm đất do dầu ............................................................................................9
4.3. Biện pháp khắc phục ô nhiễm dầu trong đất ....................................................10
5. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI ..........................................................10
5.1. Khái niệm Sức khỏe môi trường ......................................................................10
5.2. Một số bệnh thường gặp liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu .........11
5.2.1. Nhóm bệnh về da ...................................................................................11
5.2.2. Nhóm bệnh nhiễm độc ...........................................................................15
6. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU..........................18
6.1. Giải pháp công nghệ.........................................................................................18
6.2. Giải pháp xây dựng .........................................................................................19
6.3. Giải pháp cấp nước, kiểm soát ô nhiễm và vệ sinh môi trường nước..............19
6.4. Kiểm soát ô nhiễm không khí ..........................................................................20
6.4.1. Đối với bồn chứa và hệ thống đường ống .............................................20
6.4.2. Đối với phương thức vận hành .............................................................21
6.5. Biện pháp phòng chống cháy nổ và an toàn lao động .....................................21
6.6. Các biện pháp phòng ngừa đối với người lao động .........................................22www.sosm
oitruong.com
2
1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, CÁC
NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Môi trường là gì?
“Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan
hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật." (Theo Ðiều 3, Luật Bảo
vệ Môi trường của Việt Nam, 2005).
Từ định nghĩa tổng quát này, các khái niệm về môi trường có thể được hiểu
theo các nghĩa sau:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực
vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng
nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên
khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất
thải…
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... Môi trường xã hội định
hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức
mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác
với các sinh vật khác.
+ Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống,
như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị...
- Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không
khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống
con người.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống
và phát triển.
1.2. Ô nhiễm môi trường là gì?
"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
Tiêu chuẩn môi trường". (Theo Ðiều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Một cách khác để diễn đạt sự ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là
hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật
lý, hoá học, sinh học... của bất kỳ thành phần nào của môi trường vượt quá mức
cho phép đã được xác định, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức
khoẻ, sự an toàn hay sự phát triển của sinh vật và tính bền vững của vật liệu.
www.sosm
oitruong.com
3
Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng
vào môi trường đến mức có khả năng tác động xấu đến gây hại cho sức khoẻ con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các
tác nhân gây ô nhiễm môi trường được gọi chung là “chất ô nhiễm”. Chất ô
nhiễm là những chất không có trong tự nhiên, hoặc vốn có trong tự nhiên nhưng
nay có hàm lượng lớn hơn và gây tác động có hại cho môi trường thiên nhiên,
cho con người cũng như các sinh vật khác.
Chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên (núi lửa, cháy rừng, bão
lụt...) hoặc do các hoạt động của con người tạo ra (hoạt động sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt...).
Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước
thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng
năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Để đánh giá về mức độ ô nhiễm đối với môi trường, cần phải dựa vào tiêu
chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường, đó là các quy định về nồng độ tối đa
(nồng độ cho phép) của các chất ô nhiễm tồn tại trong từng thành phần môi
trường, từng vùng, từng khu vực cụ thể và đối với từng mục đích sử dụng. Mỗi
quốc gia, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của đất nước mình để
thiết lập danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng riêng như các tiêu
chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường không khí cho khu dân cư, cho khu sản
xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ăn uống; tiêu chuẩn, quy chuẩn nước tưới cho
nông nghiệp....
1.3. Các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường
Theo Điều 4, Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, các Nguyên tắc bảo vệ môi
trường gồm:
1) Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm
tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải
gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
2) Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của
cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
3) Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính
kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.
4) Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa,
lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
5) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách
nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy
định của pháp luật.
www.sosm
oitruong.com
4
2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, KINH DOANH XĂNG, DẦU
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự
toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)".
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự
nhiên và nguồn nhân tạo như: núi lủa, cháy rừng, các quá trình phân hủy động,
thực vật; Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương
tiện giao thông.
2.1. Ô nhiễm do hơi xăng, dầu
Hơi xăng, dầu phát sinh từ các quá trình xuất, nhập, tồn trữ, vận chuyển
xăng, dầu...Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng hao hụt xăng,
dầu và ô nhiễm môi trường không khí. Khu vực có nhiều hơi xăng, dầu phát tán
là tại các bến xuất, nhập và khu bồn chứa... Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:
- Do hiện tượng “thở” của bồn chứa: Khi bơm nhập xăng, dầu vào bồn chứa,
hơi xăng, dầu bốc lên, thể tích trống trong bồn bị nén lại, áp suất trong bồn tăng
lên, hơi xăng, dầu được xả ra ngoài theo supap bảo đảm an toàn cho bồn chứa,
gây nên hao hụt “thở lớn”.
+ Khi bồn chứa yên tĩnh, xăng, dầu vẫn liên tục bốc hơi, gọi là hao hụt “thở
nhỏ”.
+ Khi xuất ra khỏi bồn, không khí được hút vào bồn để bù vào chỗ trống,
xăng, dầu lại bốc hơi để bão hòa lớp không khí mới, gây hao hụt “ thở ngược”:
Do bản chất bay hơi tự nhiên của xăng, dầu; Sự rò rỉ từ hệ thống van, ống nối;
Do bám dính trên vật chứa, đường ống; Do không tháo xả hết khỏi đáy bồn khi
phải súc rửa bồn chứa; Do thoát qua hệ thống supap; Do ống cấp phát không hạ
sát đáy bồn làm tăng mức độ bốc hơi khi cấp cho xe bồn; Các sự cố kỹ thuật.
Đây là tác nhân gây ô nhiễm có bản chất hóa học thuộc nhóm các hợp chất
hữu cơ bay hơi (VOC-volantile organic compounds), các chất VOCs thường làm
hủy tế bào máu, tế bào gan, thận; gây ung thư, viêm da, tổn hại đến hệ thần kinh
trung ương, buồn nôn, mất phương hướng; mệt mỏi; ảnh hưởng đến khả năng
sinh sản (hiếm muộn, vô sinh) và giảm tỷ lệ sinh sản (khó đậu thai, sinh ít con);
gây chết nếu hít vào với lượng lớn ở nồng độ cao. Không chỉ ở các đại lý bán lẻ
xăng dầu mà còn tồn tại trong gia đình. VOCs có thể tìm thấy trong các sản
phẩm như sơn, khói thuốc lá, khói bếp do đốt nhiên liệu (than, củi) hoặc khói
nhang, thuốc xịt muỗi, nước hoa xịt phòng, mỹ phẩm, khăn giấy, bột giặt, nước
làm mềm vải, giấy dán tường, xi đánh giày, keo dán tổng hợp, hóa chất bảo quản
đồ nội thất trong gia đình.
Hơi xăng, dầu trong không khí còn có thể gây cháy, nổ. Khi hỗn hợp với
không khí tỷ lệ trong khoảng 1 - 7 % và có tia lửa điện thì sẽ gây cháy nổ. Vì
vậy, cần có các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa hết sức nghiêm ngặt, tránh lửa và
www.sosm
oitruong.com
7
Bảng 2. Hệ số phát thải của xe máy và xe con ở Việt Nam
Chất gây ô nhiễm Hệ số phát thải xe máy Hệ số phát thải xe con
CO (g/km) 12,09 0,92 – 4,52
HC (g/km) 1,02 0,13 – 0,59
NOx (g/km) 0,11 0,13 – 1,97
FC (l/km) 2,26 9,55 – 13,09
CO2 (g/km) 29,68 216,88 – 293,92
PM (g/km) 9,55 – 13,09
2.3. Ô nhiễm do tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các máy móc, thiết bị (bơm) và các
phương tiện giao thông vận tải (xe bồn) trong quá trình xuất, nhập nhiên liệu tại
kho chứa.
Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi
đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích
giác. Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại
của tiếng ồn.
- Tác động đến cơ quan thính giác: Tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng
ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn.
- Tác động đến các cơ quan khác:
+ Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương,
ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.
+ Hệ tim mạch: Làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình
thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.
+ Dạ dày: Làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối
loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày
+ Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người lao động.
3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỪ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT, KINH DOANH XĂNG, DẦU
Khái niệm "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất
lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài
hoang dã".
www.sosm
oitruong.com
8
Nước thải nhiễm dầu của kho chứa xăng dầu phát sinh do các nguyên nhân
chính sau: Súc rửa bồn chứa; Làm mát bồn chứa; Vệ sinh máy móc, thiết bị; Rơi
vãi xăng dầu xuống nguồn nước; Xảy ra sự cố; Nước mưa chảy tràn qua khu vực
kho; Trong đó chủ yếu là nước xả cặn từ quá trình súc rửa bồn chứa với chu kỳ
2 năm súc rửa 1 lần.
Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy ô nhiễm nguồn nước do dầu
và các sản phẩm phân hủy của dầu có thể gây tổn thất lớn cho ngành cấp nước,
thủy sản, nông nghiệp, du lịch và cả các ngành kinh tế quốc dân khác. Ngoài các
tác động tiêu cực đến môi trường nước mặt, dầu tràn hoặc dầu rơi vãi từ khu kho
xăng cảng sẽ có khả năng ngấm vào đất hoặc bị cuốn theo nước mưa vào các
tầng nước ngầm và từ đó khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm có
sự hiện diện của dầu, nước sẽ có mùi hôi không thể dùng cho mục đích ăn uống
sinh hoạt.
Khi xả vào nguồn nước, phần lớn dầu loang nhanh trên mặt nước tạo thành
màng dầu, chỉ còn phần nhỏ hòa tan trong nước. Do dầu nổi trên mặt nước làm
ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực
vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật cà
ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.
Các thành phần hiđrôcacbon nhẹ trong dầu, lưu huỳnh, nitơ gặp ánh sáng,
nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ô nhiễm nguồn không khí. Các kim loại nặng, lưu
huỳnh và các thành phần khác sẽ lắng xuống và tích tụ dưới đáy biển gây ô
nhiễm cho các loài thủy sinh ở tầng đáy, như san hô và các loại khác. Chim và
các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng. Dầu phủ lên bộ lông của
rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn
phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa.
Trong dầu thô, ngoài thành phần chính là hyđrôcacbon, nó còn chứa quá
nhiều thành phần chưa được loại bỏ như lưu huỳnh, nitơ và các kim loại nặng
khác. Hệ sinh thái biển bao gồm nhiều các vi sinh vật, các vật chất hữu cơ giúp
duy trì và tạo ra các vi sinh vật đó. Cá tôm và các loài thủy sinh sống được cũng
là nhờ nguồn này. Khi dầu loang, nó sẽ làm các nguồn vi sinh này chết đi, dẫn
đến chuỗi thức ăn của chúng bị ảnh hưởng.
Khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2 mg/l: Nước lúc này có mùi hôi
không dùng để ăn uống được mà chỉ dùng cho mục đích sinh hoạt (tắm giặt). Ô
nhiễm dầu dẫn đến mất khả năng tự làm sạch của các nguồn nước do giết chết
các sinh vật phiêu sinh và sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch. Nước
thải nhiễm dầu còn gây cạn kiệt ôxy của nguồn nước do tiêu thụ, ôxy cho quá
trình oxy hóa hydrocarbon và che mặt nước thoáng không cho ôxy tái nạp từ
không khí vào nguồn nước.
Khi hàm lượng dầu trong nước 0,1-0,5 mg/l sẽ gây giảm năng suất và chất
lượng của cá. Tiêu chuẩn dầu trong các nước nuôi cá không vượt quá 0,05 mg/l,
tiêu chuẩn ôxy hòa tan là  6 mg/l đối với mạch nước dùng làm nguồn nước cấp
cho sinh hoạt.
www.sosm
oitruong.com
11
Mỗi yếu tố môi trường tác động ở nước độ nhất định đến sức khỏe. Sức khỏe
tốt là sự thích ứng tốt của cơ thể với môi trường, ngược lại bệnh tật là biểu thị sự
không thích ứng. Như vậy, sức khỏe là một tiêu chuẩn về sự thích ứng của cơ
thể con người đối với điều kiện môi trường và cũng là một tiêu chuẩn đánh giá
môi trường.
5.2. Một số bệnh thường gặp liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu
Hơi khí xăng dầu, là tác nhân gây ô nhiễm có bản chất hóa học thuộc nhóm
các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC-volantile organic compounds), các chất
VOCs thường làm hủy tế bào máu, tế bào gan, thận; gây ung thư, viêm da, tổn
hại đến hệ thần kinh trung ương, buồn nôn, mất phương hướng; mệt mỏi; ảnh
hưởng đến khả năng sinh sản (hiếm muộn, vô sinh) và giảm tỷ lệ sinh sản (khó
đậu thai, sinh ít con); gây chết nếu hít vào với lượng lớn ở nồng độ cao.
Xăng, dầu có thể gây một số bệnh như: Nhiễm độc benzen, nhiễm độc chì,
bệnh sạm da nghề nghiệp, nốt dầu nghề nghiệp, ngứa rộp da…
5.2.1. Nhóm bệnh về da
a) Bệnh sạm da nghề nghiệp:
Sạm da (melanosis) là bệnh rối loạn sắc tố da lành tính với biểu hiện lâm
sàng là những dát thâm da. Bệnh có quá trình tiến triển rất lâu dài, thường xuất
hiện ở vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời như: mặt, cổ, hai cẳng tay. Bệnh
xuất hiện ở cả hai giới, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với các nước đang
phát triển cũng giống Việt Nam, bệnh sạm nghề nghiệp còn gặp với tỷ lệ cao do
làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, như tiếp xúc với xăng dầu, quá trình
luyện than, làm việc ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại. Bệnh sạm da
nghề nghiệp là bệnh liên quan đến các chất tiếp xúc và môi trường lao động.
Bệnh sạm da tuy là một bệnh ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, nhưng
gây tâm lý lo lắng vì nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhất là phụ nữ trẻ.
Với ngành xăng dầu: đây là ngành tỷ lệ sạm da nghề nghiệp chiếm từ 18-
22%, do người công nhân tiếp xúc với thành phần xăng dầu (hyđrôcacbon) là
những chất gây sạm da nghề nghiệp.
* Triệu chứng toàn thân: Thường biểu hiện trước các triệu chứng ngoài da, từ
vài tuần đến vài tháng. Người mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu chóng mặt, trí nhớ
giảm, ăn uống kém ngon, sút cân tim đập chậm, huyết áp thường hạ, năng suất
lao động giảm rõ rệt. Bệnh nhân thường thấy cảm giác ngứa, nóng bỏng tại các
vùng tổn thương.
* Triệu chứng ngoài da: Qua 3 giai đoạn.
- Giai đoạn I: Đỏ da ở vùng hở (mặt, cổ, chân, tay), kèm ngứa. Sau phát triển
xạm da hình mạng lưới. Ở cẳng tay có sạm da kèm dày sừng các lỗ chân lông.
Trán và 2 bên thái dương có thể sạm da hình mạng lưới.
- Giai đoạn II: Mức độ sạm da tăng rõ, sạm da có thể xuất hiện trên nền da
xung huyết. Da càng ngày càng sạm, cuối cùng sạm đều, màu nâu sậm, từng chỗ
www.sosm
oitruong.com
12
có thể thấy giãn mạch. Trên bề mặt da xuất hiện bong vẩy, có thể có teo da nhẹ,
dày sừng tại các lỗ chân lông tăng rất rõ.
- Giai đoạn III: Đặc tính sạm da hình mạng lưới, toàn bộ da sạm như chì, teo
da thể hiện rõ, nhất là ở vùng da mỏng. Toàn trạng có thể bị ảnh hưởng.
Biến đổi một số chỉ số cận lâm sàng: Pocphyrin niệu, melanogen trong nước
tiểu và đo liều sinh vật dương tính
* Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Yếu tố tiếp xúc: Những người làm việc ở môi trường có hơi và bụi cácbua
hydro cao quá giới hạn cho phép hoặc tiếp xúc với các yếu tố quang động.
- Dấu hiệu lâm sàng: Biểu hiện ngoài da (triệu chứng ngoài da).
- Dấu hiệu cận lâm sàng: Đo liều sinh học dương tính dưới 4 phút.
* Nguyên tắc điều trị bệnh sạm da nghề nghiệp: Không tiếp xúc với môi
trường độc hại gây bệnh sạm da; Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong
suốt thời gian điều trị.
* Điều trị bệnh sạm da nghề nghiệp cũng giống như điều trị các bệnh tăng
sắc tố khác. Có nhiều cách thức điều trị và hiện có nhiều phác đồ điều trị khác
nhau như dùng thuốc:
(1) Dùng mỡ Hydroquinon 2-4% bôi ngày 1 lần vào buổi tối kết hợp với một
số thuốc uống để tăng cường chức năng thải độc của gan như: Methionin.
L.systine uống. Thời gian điều trị phác đồ này là 2 tháng. Phác đồ này ưu điểm
là tương đối an toàn, rẻ tiền nhưng kết quả không cao.
(2) Dùng mỡ Hydroquinon 2-4% bôi buổi sáng kết hợp với bôi mỡ axít
retinoit 0,05% bôi buổi tối. Phác đồ này ưu điểm kết quả giảm sắc tố rất tốt, rẻ
tiền, thuận tiện dễ áp dụng và đang là phác đồ được dùng nhiều nhất.
(3) Dùng mỡ Corticoid bôi buổi sáng và bôi mỡ Hydroquinon 2-4% bôi buổi
tối. Phác đồ này ưu điểm kết quả giảm sắc tố tốt, rẻ tiền, thuận tiện dễ áp dụng
và phác đồ này hay được dùng cho những người phản ứng vơi thuốc mỡ axít
retinoitt.
(4) Dùng mỡ axít azelaic10-20% bôi ngày 1 lần buổi tối, cho kết quả tương
đối tốt, dễ dùng, nhược điển hay có phản ứng kích thích.
b) Bệnh nốt dầu (Black acne):
Bệnh nốt dầu hay còn được gọi là bệnh trứng cá đầu đen do dầu mỡ gây viêm
quanh lỗ chân lông làm bít tắc các dầu mỡ bẩn và các chất bã bị nhiễm khuẩn.
Bệnh nốt dầu là bệnh gặp ở những người tiếp xúc trực tiếp với dầu mỡ đặc biệt
là dầu mỡ bẩn. Hay gặp ở những công nhân sửa chữa máy móc như sửa chữa ô
tô, xe máy, đầu máy xe lửa và ở những người làm vệ sinh công nghiệp, thau rửa
bồn, bể v.v...
Bệnh nốt dầu ở công nhân sửa chữa đầu máy xe lửa rất cao 34%. Trong công
nhân sửa chữa ô tô xe máy là 14%. Bệnh nốt dầu là bệnh mới đề cập đến trong 5
www.sosm
oitruong.com
15
* Điều trị: Cách ly bệnh nhân khỏi môi trường tiếp xúc.
- Giai đoạn cấp: Đắp dung dịch Jarish.
- Giai đoạn mạn tính: Bôi benzosalic 1%, mỡ corticoid (sicorten, célesten...).
5.2.2. Nhóm bệnh nhiễm độc
a) Bệnh nhiễm độc benzen:
Tại nhiều nước công nghiệp phát triển người ta đã ban hành một số điều luật
cấm sử dụng benzen trong một số ngành nghề và quy định những hoá chất thay
thế có độc tính thấp hơn. (Theo Sắc lệnh về xăng ô tô (1985:838) những loại
xăng dùng cho động cơ chứa trên 5% thể tích benzen ở 150
C không được phép
sản xuất, nhập khẩu hoặc cung cấp cho sử dụng ở Thụy Ðiển. Benzen có ảnh
hưởng nguy hại đến hệ tạo máu và là chất gây ung thư). Cũng nhờ đó mà bệnh
nhiễm độc benzen nghề nghiệp giảm đi rõ rệt.
Nồng độ tối đa cho phép ở môi trường lao động, theo Việt Nam là 0,05 mg/l,
theo Liên Xô cũ là 0,02 mg/l, theo Urguay là 1 mg/lít (Khi ngửi thấy mùi nhẹ,
thường nồng độ benzen đã trên 0,8 mg/l).
Theo Duvoir, Fabre và Dérbert, có hai cơ chế của sự rối loạn huyết học trong
nhiễm độc benzen mãn tính:
- Benzen tác động trực tiếp lên tuỷ xương theo kiểu các chất độc phá huỷ
nhân tế bào, gây nên tình trạng bạch cầu tăng tạm thời.
- Liên kết sunfo của các phenol làm giảm dự trữ kiềm của cơ thể (glutathion)
và sau đó làm giảm sút axit ascocbic, gây nên sự rối loạn oxi hoá - khử tế bào,
trực tiếp dẫn đến tình trạng xuất huyết.
Các yếu tố thuận lợi cho sự phát sinh bệnh: Nghiện rượu, tổn thương gan,
thận, phổi; Tuổi trẻ, lao lực, ăn uống thiếu thốn, thiếu vitamin C, v.v…
* Chẩn đoán: Chẩn đoán nhiễm độc benzen nghề nghiệp dựa vào:
- Yếu tố tiếp xúc: Người lao động, sinh hoạt trong môi trường có benzen và
các dung môi có benzen (các đồng đẳng như toluen, xylen cumen hoặc
cyclohexan chứa tới 3% benzen).
- Nồng độ hơi benzen trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tối đa cho
phép (0,05mg/l).
- Định lượng benzen trong máu: Khi tiếp xúc với hơi benzen thì thường
lượng benzen trong máu sẽ cao hơn trong không khí gấp 7 lần. Thí dụ, nồng độ
benzen trong không khí là 0,05mg/l, thì lượng benzen huyết sẽ là 0,35mg/l.
- Khi ngừng tiếp xúc, lượng benzen giảm nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự
thấm nhiễm nhiều hay ít và khả năng đào thải.
Đây là một nghiệm pháp tiếp xúc có giá trị, nhưng không phải là một yếu tố
chẩn đoán hoặc tiên lượng vì không có mối liên quan giữa trị số benzen trong
máu và tình trạng tổn thương tuỷ. Không có benzen trong máu cũng không loại
trừ khả năng nhiễm độc benzen.
www.sosm
oitruong.com
16
- Định lượng phenol trong nước tiểu: Định lượng phenol niệu (nước tiểu 24
giờ) là một phương pháp gián tiếp đánh giá sự thấm nhiễm benzen (15-30%
benzen trong máu được ôxy hoá thành phenol). Phenol niệu ở người bình
thường dưới khoảng 10,03 + 2,69 mg/l và 9,45 + 3,40 mg/24 giờ. Tuy nhiên, cần
chú ý là phải lấy nước tiểu 24 giờ. Phenol đào thải ra rất nhanh qua nước tiểu;
một nửa lượng phenol đào thải ra sau 4 giờ rưỡi ngừng tiếp xúc. Sau 24 giờ,
phenol đào thải ra hoàn toàn.
* Các triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn sớm hoàn
toàn không đặc hiệu: mệt mỏi, ăn kém ngon, nhức đầu, chóng mặt… những dấu
hiệu này có thể do nguyên nhân khác. Ở giai đoạn bệnh phát triển, có thể thấy
các triệu chứng xuất huyết rõ rệt. Các dấu hiệu xuất huyết sớm có thể thấy là
chảy máu cam, chảy máu lợi, rong kinh, bầm tím…
* Các dấu hiệu về cận lâm sàng: Các xét nghiệm máu có thể thay đổi như số
lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố giảm, công thức bạch cầu (đa
nhân trung tính), thời gian máu chảy tăng, dấu hiệu dây thắt (+), thời gian co cục
máu đông tăng.
Tóm lại, các kỹ thuật chuẩn đoán nhiễm độc benzen nghề nghiệp có nhiều
cách nhưng trong thực tế có thể tập trung vào một số điểm: Yếu tố tiếp xúc;
Định lượng phenol niệu; Các triệu chứng lâm sàng; Kết quả xét nghiệm máu.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán: Người lao động được xét chẩn đoán phải làm việc ở môi
trường có hơi benzen ở nồng độ cao quá giới hạn tối đa cho phép (0,05 mg/l).
* Dấu hiệu cận lâm sàng: Tiêu chuẩn này bao gồm các kết quả xét nghiệm
cận lâm sàng, với các chỉ tiêu theo giới hạn quy định trong bảng sau đây:
Bảng 3. Chỉ tiêu theo giới hạn quy định
TT Tên chỉ tiêu Mức
1 Trị số phenol niệu tính bằng mg/l (lấy nước tiểu 24 giờ) 0020 ≥ 50
2 Số lượng hồng cầu trong 1 mm3
máu ≤
- Nam
- Nữ
3400000
3200000
3 Trị số huyết sắc tố trong 100ml máu tính bằng gam ≤ 11
4 Số lượng bạch cầu trong 1 mm3
máu ≤ 4000
5 Số lượng tiểu cầu trong 1mm3
máu giảm xuống ≤ 120000
* Dấu hiệu lâm sàng:
- Thiếu máu: Da xanh tái, hay hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, có thể có khó
thở gắng sức…
- Chảy máu niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu lợi, chảy máu dạ dầy…
www.sosm
oitruong.com

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng
Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng
Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng nataliej4
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhIESCL
 
Phuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tichPhuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tichDanh Lợi Huỳnh
 
Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPTVăn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPTThùy Linh
 
Bai 2 chi phi chat luong
Bai 2 chi phi chat luongBai 2 chi phi chat luong
Bai 2 chi phi chat luongngoquanghoang
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Chris2610
 
Chương 5 & 6 Tương Quan Và Hồi Quy
Chương 5 & 6 Tương Quan Và Hồi QuyChương 5 & 6 Tương Quan Và Hồi Quy
Chương 5 & 6 Tương Quan Và Hồi QuyLe Nguyen Truong Giang
 
Tổng quan Công nghệ Khí sinh học
Tổng quan Công nghệ Khí sinh họcTổng quan Công nghệ Khí sinh học
Tổng quan Công nghệ Khí sinh họcTuong Do
 
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượngCâu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượngxuanduong92
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thắng Nguyễn
 
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuocCac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuocNguyen Thanh Tu Collection
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếKhánh Hòa Konachan
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...SOS Môi Trường
 
quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)likebida
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemLong Hoang Van
 
Dinh Dưỡng - ĐHCT
Dinh Dưỡng - ĐHCTDinh Dưỡng - ĐHCT
Dinh Dưỡng - ĐHCTTS DUOC
 
Giao trinh ky nang lam viec nhom
Giao trinh ky nang lam viec nhomGiao trinh ky nang lam viec nhom
Giao trinh ky nang lam viec nhomtranthanhlong_gv
 

La actualidad más candente (20)

Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng
Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng
Tinh Dầu, Hương Liệu Phương Pháp Nghiên Cứu Và Ứng Dụng - Văn Ngọc Hướng
 
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanhGiáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
Giáo trình Quản trị Logistics Kinh doanh
 
Phuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tichPhuong phap phan tich the tich
Phuong phap phan tich the tich
 
Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPTVăn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
Văn hóa doanh nghiệp trong tập đoàn FPT
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 
Bai 2 chi phi chat luong
Bai 2 chi phi chat luongBai 2 chi phi chat luong
Bai 2 chi phi chat luong
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
 
Chương 5 & 6 Tương Quan Và Hồi Quy
Chương 5 & 6 Tương Quan Và Hồi QuyChương 5 & 6 Tương Quan Và Hồi Quy
Chương 5 & 6 Tương Quan Và Hồi Quy
 
Tổng quan Công nghệ Khí sinh học
Tổng quan Công nghệ Khí sinh họcTổng quan Công nghệ Khí sinh học
Tổng quan Công nghệ Khí sinh học
 
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượngCâu hỏi ôn tập  thi quản trị chất lượng
Câu hỏi ôn tập thi quản trị chất lượng
 
Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1Thống kê ứng dụng Chương 1
Thống kê ứng dụng Chương 1
 
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuocCac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
Cac phuong phap hoa ly trong kiem nghiem thuoc
 
đề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tếđề Cương kinh doanh quốc tế
đề Cương kinh doanh quốc tế
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...
Một số biện pháp quản lý, xử lý nước thải nhiễm dầu; ứng phó sự cố tràn dầu v...
 
quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)quan tri chat luong (ISO 14000)
quan tri chat luong (ISO 14000)
 
Đề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAY
Đề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAYĐề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAY
Đề tài: Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, HAY
 
Chương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiemChương 4 kinh te o nhiem
Chương 4 kinh te o nhiem
 
Dinh Dưỡng - ĐHCT
Dinh Dưỡng - ĐHCTDinh Dưỡng - ĐHCT
Dinh Dưỡng - ĐHCT
 
Giáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượngGiáo trình quản trị chất lượng
Giáo trình quản trị chất lượng
 
Giao trinh ky nang lam viec nhom
Giao trinh ky nang lam viec nhomGiao trinh ky nang lam viec nhom
Giao trinh ky nang lam viec nhom
 

Similar a Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con người và biện pháp quản lý

Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...
Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...
Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...SOS Môi Trường
 
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trườngMối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trườngnataliej4
 
Bai thi viet thuong
Bai thi viet thuongBai thi viet thuong
Bai thi viet thuongTào Biên
 
200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truonghoài phú
 
b4 SKMT và YTCC.pptx
b4 SKMT và YTCC.pptxb4 SKMT và YTCC.pptx
b4 SKMT và YTCC.pptxDuypp
 
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdf
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdfBAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdf
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdfhoangminhTran8
 
Tuan 1 va 2 2023.pdf
Tuan 1 va 2 2023.pdfTuan 1 va 2 2023.pdf
Tuan 1 va 2 2023.pdfssuser7f3d25
 
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdfLanNguynNgc10
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019 ZALO 093 189 2701
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019  ZALO 093 189 2701Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019  ZALO 093 189 2701
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019 ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcTiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Mt t rong xay dung
Mt t rong xay dungMt t rong xay dung
Mt t rong xay dungvudat11111
 
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-vietLuat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-vietQuy Cao Gia
 
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiHe thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiLan Dinh
 

Similar a Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con người và biện pháp quản lý (20)

Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...
Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...
Những quy định của pháp luật, trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tr...
 
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trườngMối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
Mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường
 
Bai thi viet thuong
Bai thi viet thuongBai thi viet thuong
Bai thi viet thuong
 
cong ty moi truong - dich vu moi truong
cong ty moi truong - dich vu moi truongcong ty moi truong - dich vu moi truong
cong ty moi truong - dich vu moi truong
 
200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong200 cau hoi ve moi truong
200 cau hoi ve moi truong
 
Khóa luận: Quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại
Khóa luận: Quy định về lao động trong một số hiệp định thương mạiKhóa luận: Quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại
Khóa luận: Quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại
 
Bài thu hoạch môn học luật môi trường
Bài thu hoạch môn học luật môi trườngBài thu hoạch môn học luật môi trường
Bài thu hoạch môn học luật môi trường
 
b4 SKMT và YTCC.pptx
b4 SKMT và YTCC.pptxb4 SKMT và YTCC.pptx
b4 SKMT và YTCC.pptx
 
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdf
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdfBAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdf
BAI 1 - MOI TRUONG VA SUC KHOE.pdf
 
Tuan 1 va 2 2023.pdf
Tuan 1 va 2 2023.pdfTuan 1 va 2 2023.pdf
Tuan 1 va 2 2023.pdf
 
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
[CHƯƠNG 2 - KINH TẾ MÔI TRƯỜNG]NGUYỄN NGỌC LAN.pdf
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019 ZALO 093 189 2701
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019  ZALO 093 189 2701Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019  ZALO 093 189 2701
Tiểu luận tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay 2019 ZALO 093 189 2701
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Bài mẫu tiểu luận về rác thải, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rác thải, HAYBài mẫu tiểu luận về rác thải, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rác thải, HAY
 
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nướcTiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
Tiểu luận ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước
 
Mt t rong xay dung
Mt t rong xay dungMt t rong xay dung
Mt t rong xay dung
 
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-vietLuat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
Luat bao-ve-moi-truong-55-2014-qh13-tieng-viet
 
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiHe thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
 

Más de SOS Môi Trường

Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biểnMô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biểnSOS Môi Trường
 
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng nam
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng namXây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng nam
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng namSOS Môi Trường
 
Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...
Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...
Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...SOS Môi Trường
 
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...SOS Môi Trường
 
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông SOS Môi Trường
 
Máy vớt váng dầu mỡ Abanaki
Máy vớt váng dầu mỡ AbanakiMáy vớt váng dầu mỡ Abanaki
Máy vớt váng dầu mỡ AbanakiSOS Môi Trường
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầuMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầuSOS Môi Trường
 
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang Remediator
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang RemediatorThư đổi tên từ Enretech-1 sang Remediator
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang RemediatorSOS Môi Trường
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏngMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏngSOS Môi Trường
 
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...SOS Môi Trường
 
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...SOS Môi Trường
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...SOS Môi Trường
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...SOS Môi Trường
 
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông BíỨng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông BíSOS Môi Trường
 
Catalog Vải lọc dầu SOS-1
Catalog Vải lọc dầu SOS-1Catalog Vải lọc dầu SOS-1
Catalog Vải lọc dầu SOS-1SOS Môi Trường
 
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top CoatUltra-Ever Dry - MSDS - Top Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top CoatSOS Môi Trường
 
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom CoatUltra-Ever Dry - MSDS - Bottom Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom CoatSOS Môi Trường
 

Más de SOS Môi Trường (18)

Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biểnMô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
Mô phỏng một số quá trình phong hóa dầu trong môi trường biển
 
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng nam
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng namXây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng nam
Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tỉnh quảng nam
 
Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...
Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...
Bản đồ nhạy cảm môi trường và phân vùng ưu tiên dải ven bờ biển tỉnh thái bìn...
 
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...
Nghiên cứu cải tiến hệ thống xử lý nước thải của nhà máy nhiên liệu sinh học ...
 
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông
Phương pháp ứng phó sự cố tràn dầu trên sông
 
Máy vớt váng dầu mỡ Abanaki
Máy vớt váng dầu mỡ AbanakiMáy vớt váng dầu mỡ Abanaki
Máy vớt váng dầu mỡ Abanaki
 
Sổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCBSổ tay hỏi đáp về PCB
Sổ tay hỏi đáp về PCB
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầuMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trong kinh doanh xăng dầu
 
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang Remediator
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang RemediatorThư đổi tên từ Enretech-1 sang Remediator
Thư đổi tên từ Enretech-1 sang Remediator
 
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏngMột số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
Một số biện pháp quản lý, xử lý chất thải trong kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng
 
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...
Sự cố môi trường trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nguyên nhân và biện phá...
 
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
 
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ môi trường dành cho cán bộ và nhân viê...
 
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông BíỨng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí
Ứng phó khẩn cấp và khắc phục sự cố tràn dầu tại nhà máy nhiệt điện Uông Bí
 
Catalog Vải lọc dầu SOS-1
Catalog Vải lọc dầu SOS-1Catalog Vải lọc dầu SOS-1
Catalog Vải lọc dầu SOS-1
 
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top CoatUltra-Ever Dry - MSDS - Top Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Top Coat
 
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom CoatUltra-Ever Dry - MSDS - Bottom Coat
Ultra-Ever Dry - MSDS - Bottom Coat
 

Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường, sức khoẻ con người và biện pháp quản lý

  • 1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG    CHUYÊN ĐỀ: ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG, DẦU TỚI MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HÀ NỘI, 2013 www.sosm oitruong.com
  • 2. 1 MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .....................................2 1.1. Môi trường là gì? ................................................................................................2 1.2. Ô nhiễm môi trường là gì? .................................................................................2 1.3. Các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường.....................................................3 2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH XĂNG, DẦU .........................................................................4 2.1. Ô nhiễm do hơi xăng, dầu...................................................................................4 2.2. Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận tải ..........................5 2.3. Ô nhiễm do tiếng ồn ...........................................................................................7 3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH XĂNG, DẦU .........................................................................7 4. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH XĂNG, DẦU.................................................................................................9 4.1. Ô nhiễm đất do khí thải ......................................................................................9 4.2. Ô nhiễm đất do dầu ............................................................................................9 4.3. Biện pháp khắc phục ô nhiễm dầu trong đất ....................................................10 5. ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI ..........................................................10 5.1. Khái niệm Sức khỏe môi trường ......................................................................10 5.2. Một số bệnh thường gặp liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu .........11 5.2.1. Nhóm bệnh về da ...................................................................................11 5.2.2. Nhóm bệnh nhiễm độc ...........................................................................15 6. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT, GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU..........................18 6.1. Giải pháp công nghệ.........................................................................................18 6.2. Giải pháp xây dựng .........................................................................................19 6.3. Giải pháp cấp nước, kiểm soát ô nhiễm và vệ sinh môi trường nước..............19 6.4. Kiểm soát ô nhiễm không khí ..........................................................................20 6.4.1. Đối với bồn chứa và hệ thống đường ống .............................................20 6.4.2. Đối với phương thức vận hành .............................................................21 6.5. Biện pháp phòng chống cháy nổ và an toàn lao động .....................................21 6.6. Các biện pháp phòng ngừa đối với người lao động .........................................22www.sosm oitruong.com
  • 3. 2 1. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG, Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1. Môi trường là gì? “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật." (Theo Ðiều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, 2005). Từ định nghĩa tổng quát này, các khái niệm về môi trường có thể được hiểu theo các nghĩa sau: + Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải… + Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. + Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị... - Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... - Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. 1.2. Ô nhiễm môi trường là gì? "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường". (Theo Ðiều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Một cách khác để diễn đạt sự ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm môi trường là hiện tượng làm thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc tính vật lý, hoá học, sinh học... của bất kỳ thành phần nào của môi trường vượt quá mức cho phép đã được xác định, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay sự phát triển của sinh vật và tính bền vững của vật liệu. www.sosm oitruong.com
  • 4. 3 Ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng tác động xấu đến gây hại cho sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường được gọi chung là “chất ô nhiễm”. Chất ô nhiễm là những chất không có trong tự nhiên, hoặc vốn có trong tự nhiên nhưng nay có hàm lượng lớn hơn và gây tác động có hại cho môi trường thiên nhiên, cho con người cũng như các sinh vật khác. Chất gây ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên (núi lửa, cháy rừng, bão lụt...) hoặc do các hoạt động của con người tạo ra (hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt...). Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Để đánh giá về mức độ ô nhiễm đối với môi trường, cần phải dựa vào tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường, đó là các quy định về nồng độ tối đa (nồng độ cho phép) của các chất ô nhiễm tồn tại trong từng thành phần môi trường, từng vùng, từng khu vực cụ thể và đối với từng mục đích sử dụng. Mỗi quốc gia, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội của đất nước mình để thiết lập danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng riêng như các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng môi trường không khí cho khu dân cư, cho khu sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn nước ăn uống; tiêu chuẩn, quy chuẩn nước tưới cho nông nghiệp.... 1.3. Các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ môi trường Theo Điều 4, Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, các Nguyên tắc bảo vệ môi trường gồm: 1) Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường quốc gia phải gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu. 2) Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 3) Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. 4) Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. 5) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. www.sosm oitruong.com
  • 5. 4 2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH XĂNG, DẦU "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo như: núi lủa, cháy rừng, các quá trình phân hủy động, thực vật; Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. 2.1. Ô nhiễm do hơi xăng, dầu Hơi xăng, dầu phát sinh từ các quá trình xuất, nhập, tồn trữ, vận chuyển xăng, dầu...Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng hao hụt xăng, dầu và ô nhiễm môi trường không khí. Khu vực có nhiều hơi xăng, dầu phát tán là tại các bến xuất, nhập và khu bồn chứa... Các nguyên nhân cụ thể bao gồm: - Do hiện tượng “thở” của bồn chứa: Khi bơm nhập xăng, dầu vào bồn chứa, hơi xăng, dầu bốc lên, thể tích trống trong bồn bị nén lại, áp suất trong bồn tăng lên, hơi xăng, dầu được xả ra ngoài theo supap bảo đảm an toàn cho bồn chứa, gây nên hao hụt “thở lớn”. + Khi bồn chứa yên tĩnh, xăng, dầu vẫn liên tục bốc hơi, gọi là hao hụt “thở nhỏ”. + Khi xuất ra khỏi bồn, không khí được hút vào bồn để bù vào chỗ trống, xăng, dầu lại bốc hơi để bão hòa lớp không khí mới, gây hao hụt “ thở ngược”: Do bản chất bay hơi tự nhiên của xăng, dầu; Sự rò rỉ từ hệ thống van, ống nối; Do bám dính trên vật chứa, đường ống; Do không tháo xả hết khỏi đáy bồn khi phải súc rửa bồn chứa; Do thoát qua hệ thống supap; Do ống cấp phát không hạ sát đáy bồn làm tăng mức độ bốc hơi khi cấp cho xe bồn; Các sự cố kỹ thuật. Đây là tác nhân gây ô nhiễm có bản chất hóa học thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC-volantile organic compounds), các chất VOCs thường làm hủy tế bào máu, tế bào gan, thận; gây ung thư, viêm da, tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, buồn nôn, mất phương hướng; mệt mỏi; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (hiếm muộn, vô sinh) và giảm tỷ lệ sinh sản (khó đậu thai, sinh ít con); gây chết nếu hít vào với lượng lớn ở nồng độ cao. Không chỉ ở các đại lý bán lẻ xăng dầu mà còn tồn tại trong gia đình. VOCs có thể tìm thấy trong các sản phẩm như sơn, khói thuốc lá, khói bếp do đốt nhiên liệu (than, củi) hoặc khói nhang, thuốc xịt muỗi, nước hoa xịt phòng, mỹ phẩm, khăn giấy, bột giặt, nước làm mềm vải, giấy dán tường, xi đánh giày, keo dán tổng hợp, hóa chất bảo quản đồ nội thất trong gia đình. Hơi xăng, dầu trong không khí còn có thể gây cháy, nổ. Khi hỗn hợp với không khí tỷ lệ trong khoảng 1 - 7 % và có tia lửa điện thì sẽ gây cháy nổ. Vì vậy, cần có các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa hết sức nghiêm ngặt, tránh lửa và www.sosm oitruong.com
  • 6. 7 Bảng 2. Hệ số phát thải của xe máy và xe con ở Việt Nam Chất gây ô nhiễm Hệ số phát thải xe máy Hệ số phát thải xe con CO (g/km) 12,09 0,92 – 4,52 HC (g/km) 1,02 0,13 – 0,59 NOx (g/km) 0,11 0,13 – 1,97 FC (l/km) 2,26 9,55 – 13,09 CO2 (g/km) 29,68 216,88 – 293,92 PM (g/km) 9,55 – 13,09 2.3. Ô nhiễm do tiếng ồn Tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các máy móc, thiết bị (bơm) và các phương tiện giao thông vận tải (xe bồn) trong quá trình xuất, nhập nhiên liệu tại kho chứa. Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác. Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn. - Tác động đến cơ quan thính giác: Tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn. - Tác động đến các cơ quan khác: + Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ. + Hệ tim mạch: Làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp. + Dạ dày: Làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày + Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người lao động. 3. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH XĂNG, DẦU Khái niệm "Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã". www.sosm oitruong.com
  • 7. 8 Nước thải nhiễm dầu của kho chứa xăng dầu phát sinh do các nguyên nhân chính sau: Súc rửa bồn chứa; Làm mát bồn chứa; Vệ sinh máy móc, thiết bị; Rơi vãi xăng dầu xuống nguồn nước; Xảy ra sự cố; Nước mưa chảy tràn qua khu vực kho; Trong đó chủ yếu là nước xả cặn từ quá trình súc rửa bồn chứa với chu kỳ 2 năm súc rửa 1 lần. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy ô nhiễm nguồn nước do dầu và các sản phẩm phân hủy của dầu có thể gây tổn thất lớn cho ngành cấp nước, thủy sản, nông nghiệp, du lịch và cả các ngành kinh tế quốc dân khác. Ngoài các tác động tiêu cực đến môi trường nước mặt, dầu tràn hoặc dầu rơi vãi từ khu kho xăng cảng sẽ có khả năng ngấm vào đất hoặc bị cuốn theo nước mưa vào các tầng nước ngầm và từ đó khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm có sự hiện diện của dầu, nước sẽ có mùi hôi không thể dùng cho mục đích ăn uống sinh hoạt. Khi xả vào nguồn nước, phần lớn dầu loang nhanh trên mặt nước tạo thành màng dầu, chỉ còn phần nhỏ hòa tan trong nước. Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật cà ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái. Các thành phần hiđrôcacbon nhẹ trong dầu, lưu huỳnh, nitơ gặp ánh sáng, nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ô nhiễm nguồn không khí. Các kim loại nặng, lưu huỳnh và các thành phần khác sẽ lắng xuống và tích tụ dưới đáy biển gây ô nhiễm cho các loài thủy sinh ở tầng đáy, như san hô và các loại khác. Chim và các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng. Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa. Trong dầu thô, ngoài thành phần chính là hyđrôcacbon, nó còn chứa quá nhiều thành phần chưa được loại bỏ như lưu huỳnh, nitơ và các kim loại nặng khác. Hệ sinh thái biển bao gồm nhiều các vi sinh vật, các vật chất hữu cơ giúp duy trì và tạo ra các vi sinh vật đó. Cá tôm và các loài thủy sinh sống được cũng là nhờ nguồn này. Khi dầu loang, nó sẽ làm các nguồn vi sinh này chết đi, dẫn đến chuỗi thức ăn của chúng bị ảnh hưởng. Khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2 mg/l: Nước lúc này có mùi hôi không dùng để ăn uống được mà chỉ dùng cho mục đích sinh hoạt (tắm giặt). Ô nhiễm dầu dẫn đến mất khả năng tự làm sạch của các nguồn nước do giết chết các sinh vật phiêu sinh và sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch. Nước thải nhiễm dầu còn gây cạn kiệt ôxy của nguồn nước do tiêu thụ, ôxy cho quá trình oxy hóa hydrocarbon và che mặt nước thoáng không cho ôxy tái nạp từ không khí vào nguồn nước. Khi hàm lượng dầu trong nước 0,1-0,5 mg/l sẽ gây giảm năng suất và chất lượng của cá. Tiêu chuẩn dầu trong các nước nuôi cá không vượt quá 0,05 mg/l, tiêu chuẩn ôxy hòa tan là  6 mg/l đối với mạch nước dùng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. www.sosm oitruong.com
  • 8. 11 Mỗi yếu tố môi trường tác động ở nước độ nhất định đến sức khỏe. Sức khỏe tốt là sự thích ứng tốt của cơ thể với môi trường, ngược lại bệnh tật là biểu thị sự không thích ứng. Như vậy, sức khỏe là một tiêu chuẩn về sự thích ứng của cơ thể con người đối với điều kiện môi trường và cũng là một tiêu chuẩn đánh giá môi trường. 5.2. Một số bệnh thường gặp liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu Hơi khí xăng dầu, là tác nhân gây ô nhiễm có bản chất hóa học thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC-volantile organic compounds), các chất VOCs thường làm hủy tế bào máu, tế bào gan, thận; gây ung thư, viêm da, tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, buồn nôn, mất phương hướng; mệt mỏi; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (hiếm muộn, vô sinh) và giảm tỷ lệ sinh sản (khó đậu thai, sinh ít con); gây chết nếu hít vào với lượng lớn ở nồng độ cao. Xăng, dầu có thể gây một số bệnh như: Nhiễm độc benzen, nhiễm độc chì, bệnh sạm da nghề nghiệp, nốt dầu nghề nghiệp, ngứa rộp da… 5.2.1. Nhóm bệnh về da a) Bệnh sạm da nghề nghiệp: Sạm da (melanosis) là bệnh rối loạn sắc tố da lành tính với biểu hiện lâm sàng là những dát thâm da. Bệnh có quá trình tiến triển rất lâu dài, thường xuất hiện ở vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời như: mặt, cổ, hai cẳng tay. Bệnh xuất hiện ở cả hai giới, do nhiều nguyên nhân gây ra. Đối với các nước đang phát triển cũng giống Việt Nam, bệnh sạm nghề nghiệp còn gặp với tỷ lệ cao do làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, như tiếp xúc với xăng dầu, quá trình luyện than, làm việc ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại. Bệnh sạm da nghề nghiệp là bệnh liên quan đến các chất tiếp xúc và môi trường lao động. Bệnh sạm da tuy là một bệnh ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, nhưng gây tâm lý lo lắng vì nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhất là phụ nữ trẻ. Với ngành xăng dầu: đây là ngành tỷ lệ sạm da nghề nghiệp chiếm từ 18- 22%, do người công nhân tiếp xúc với thành phần xăng dầu (hyđrôcacbon) là những chất gây sạm da nghề nghiệp. * Triệu chứng toàn thân: Thường biểu hiện trước các triệu chứng ngoài da, từ vài tuần đến vài tháng. Người mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu chóng mặt, trí nhớ giảm, ăn uống kém ngon, sút cân tim đập chậm, huyết áp thường hạ, năng suất lao động giảm rõ rệt. Bệnh nhân thường thấy cảm giác ngứa, nóng bỏng tại các vùng tổn thương. * Triệu chứng ngoài da: Qua 3 giai đoạn. - Giai đoạn I: Đỏ da ở vùng hở (mặt, cổ, chân, tay), kèm ngứa. Sau phát triển xạm da hình mạng lưới. Ở cẳng tay có sạm da kèm dày sừng các lỗ chân lông. Trán và 2 bên thái dương có thể sạm da hình mạng lưới. - Giai đoạn II: Mức độ sạm da tăng rõ, sạm da có thể xuất hiện trên nền da xung huyết. Da càng ngày càng sạm, cuối cùng sạm đều, màu nâu sậm, từng chỗ www.sosm oitruong.com
  • 9. 12 có thể thấy giãn mạch. Trên bề mặt da xuất hiện bong vẩy, có thể có teo da nhẹ, dày sừng tại các lỗ chân lông tăng rất rõ. - Giai đoạn III: Đặc tính sạm da hình mạng lưới, toàn bộ da sạm như chì, teo da thể hiện rõ, nhất là ở vùng da mỏng. Toàn trạng có thể bị ảnh hưởng. Biến đổi một số chỉ số cận lâm sàng: Pocphyrin niệu, melanogen trong nước tiểu và đo liều sinh vật dương tính * Tiêu chuẩn chẩn đoán: - Yếu tố tiếp xúc: Những người làm việc ở môi trường có hơi và bụi cácbua hydro cao quá giới hạn cho phép hoặc tiếp xúc với các yếu tố quang động. - Dấu hiệu lâm sàng: Biểu hiện ngoài da (triệu chứng ngoài da). - Dấu hiệu cận lâm sàng: Đo liều sinh học dương tính dưới 4 phút. * Nguyên tắc điều trị bệnh sạm da nghề nghiệp: Không tiếp xúc với môi trường độc hại gây bệnh sạm da; Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong suốt thời gian điều trị. * Điều trị bệnh sạm da nghề nghiệp cũng giống như điều trị các bệnh tăng sắc tố khác. Có nhiều cách thức điều trị và hiện có nhiều phác đồ điều trị khác nhau như dùng thuốc: (1) Dùng mỡ Hydroquinon 2-4% bôi ngày 1 lần vào buổi tối kết hợp với một số thuốc uống để tăng cường chức năng thải độc của gan như: Methionin. L.systine uống. Thời gian điều trị phác đồ này là 2 tháng. Phác đồ này ưu điểm là tương đối an toàn, rẻ tiền nhưng kết quả không cao. (2) Dùng mỡ Hydroquinon 2-4% bôi buổi sáng kết hợp với bôi mỡ axít retinoit 0,05% bôi buổi tối. Phác đồ này ưu điểm kết quả giảm sắc tố rất tốt, rẻ tiền, thuận tiện dễ áp dụng và đang là phác đồ được dùng nhiều nhất. (3) Dùng mỡ Corticoid bôi buổi sáng và bôi mỡ Hydroquinon 2-4% bôi buổi tối. Phác đồ này ưu điểm kết quả giảm sắc tố tốt, rẻ tiền, thuận tiện dễ áp dụng và phác đồ này hay được dùng cho những người phản ứng vơi thuốc mỡ axít retinoitt. (4) Dùng mỡ axít azelaic10-20% bôi ngày 1 lần buổi tối, cho kết quả tương đối tốt, dễ dùng, nhược điển hay có phản ứng kích thích. b) Bệnh nốt dầu (Black acne): Bệnh nốt dầu hay còn được gọi là bệnh trứng cá đầu đen do dầu mỡ gây viêm quanh lỗ chân lông làm bít tắc các dầu mỡ bẩn và các chất bã bị nhiễm khuẩn. Bệnh nốt dầu là bệnh gặp ở những người tiếp xúc trực tiếp với dầu mỡ đặc biệt là dầu mỡ bẩn. Hay gặp ở những công nhân sửa chữa máy móc như sửa chữa ô tô, xe máy, đầu máy xe lửa và ở những người làm vệ sinh công nghiệp, thau rửa bồn, bể v.v... Bệnh nốt dầu ở công nhân sửa chữa đầu máy xe lửa rất cao 34%. Trong công nhân sửa chữa ô tô xe máy là 14%. Bệnh nốt dầu là bệnh mới đề cập đến trong 5 www.sosm oitruong.com
  • 10. 15 * Điều trị: Cách ly bệnh nhân khỏi môi trường tiếp xúc. - Giai đoạn cấp: Đắp dung dịch Jarish. - Giai đoạn mạn tính: Bôi benzosalic 1%, mỡ corticoid (sicorten, célesten...). 5.2.2. Nhóm bệnh nhiễm độc a) Bệnh nhiễm độc benzen: Tại nhiều nước công nghiệp phát triển người ta đã ban hành một số điều luật cấm sử dụng benzen trong một số ngành nghề và quy định những hoá chất thay thế có độc tính thấp hơn. (Theo Sắc lệnh về xăng ô tô (1985:838) những loại xăng dùng cho động cơ chứa trên 5% thể tích benzen ở 150 C không được phép sản xuất, nhập khẩu hoặc cung cấp cho sử dụng ở Thụy Ðiển. Benzen có ảnh hưởng nguy hại đến hệ tạo máu và là chất gây ung thư). Cũng nhờ đó mà bệnh nhiễm độc benzen nghề nghiệp giảm đi rõ rệt. Nồng độ tối đa cho phép ở môi trường lao động, theo Việt Nam là 0,05 mg/l, theo Liên Xô cũ là 0,02 mg/l, theo Urguay là 1 mg/lít (Khi ngửi thấy mùi nhẹ, thường nồng độ benzen đã trên 0,8 mg/l). Theo Duvoir, Fabre và Dérbert, có hai cơ chế của sự rối loạn huyết học trong nhiễm độc benzen mãn tính: - Benzen tác động trực tiếp lên tuỷ xương theo kiểu các chất độc phá huỷ nhân tế bào, gây nên tình trạng bạch cầu tăng tạm thời. - Liên kết sunfo của các phenol làm giảm dự trữ kiềm của cơ thể (glutathion) và sau đó làm giảm sút axit ascocbic, gây nên sự rối loạn oxi hoá - khử tế bào, trực tiếp dẫn đến tình trạng xuất huyết. Các yếu tố thuận lợi cho sự phát sinh bệnh: Nghiện rượu, tổn thương gan, thận, phổi; Tuổi trẻ, lao lực, ăn uống thiếu thốn, thiếu vitamin C, v.v… * Chẩn đoán: Chẩn đoán nhiễm độc benzen nghề nghiệp dựa vào: - Yếu tố tiếp xúc: Người lao động, sinh hoạt trong môi trường có benzen và các dung môi có benzen (các đồng đẳng như toluen, xylen cumen hoặc cyclohexan chứa tới 3% benzen). - Nồng độ hơi benzen trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tối đa cho phép (0,05mg/l). - Định lượng benzen trong máu: Khi tiếp xúc với hơi benzen thì thường lượng benzen trong máu sẽ cao hơn trong không khí gấp 7 lần. Thí dụ, nồng độ benzen trong không khí là 0,05mg/l, thì lượng benzen huyết sẽ là 0,35mg/l. - Khi ngừng tiếp xúc, lượng benzen giảm nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự thấm nhiễm nhiều hay ít và khả năng đào thải. Đây là một nghiệm pháp tiếp xúc có giá trị, nhưng không phải là một yếu tố chẩn đoán hoặc tiên lượng vì không có mối liên quan giữa trị số benzen trong máu và tình trạng tổn thương tuỷ. Không có benzen trong máu cũng không loại trừ khả năng nhiễm độc benzen. www.sosm oitruong.com
  • 11. 16 - Định lượng phenol trong nước tiểu: Định lượng phenol niệu (nước tiểu 24 giờ) là một phương pháp gián tiếp đánh giá sự thấm nhiễm benzen (15-30% benzen trong máu được ôxy hoá thành phenol). Phenol niệu ở người bình thường dưới khoảng 10,03 + 2,69 mg/l và 9,45 + 3,40 mg/24 giờ. Tuy nhiên, cần chú ý là phải lấy nước tiểu 24 giờ. Phenol đào thải ra rất nhanh qua nước tiểu; một nửa lượng phenol đào thải ra sau 4 giờ rưỡi ngừng tiếp xúc. Sau 24 giờ, phenol đào thải ra hoàn toàn. * Các triệu chứng lâm sàng: Các triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn sớm hoàn toàn không đặc hiệu: mệt mỏi, ăn kém ngon, nhức đầu, chóng mặt… những dấu hiệu này có thể do nguyên nhân khác. Ở giai đoạn bệnh phát triển, có thể thấy các triệu chứng xuất huyết rõ rệt. Các dấu hiệu xuất huyết sớm có thể thấy là chảy máu cam, chảy máu lợi, rong kinh, bầm tím… * Các dấu hiệu về cận lâm sàng: Các xét nghiệm máu có thể thay đổi như số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố giảm, công thức bạch cầu (đa nhân trung tính), thời gian máu chảy tăng, dấu hiệu dây thắt (+), thời gian co cục máu đông tăng. Tóm lại, các kỹ thuật chuẩn đoán nhiễm độc benzen nghề nghiệp có nhiều cách nhưng trong thực tế có thể tập trung vào một số điểm: Yếu tố tiếp xúc; Định lượng phenol niệu; Các triệu chứng lâm sàng; Kết quả xét nghiệm máu. * Tiêu chuẩn chẩn đoán: Người lao động được xét chẩn đoán phải làm việc ở môi trường có hơi benzen ở nồng độ cao quá giới hạn tối đa cho phép (0,05 mg/l). * Dấu hiệu cận lâm sàng: Tiêu chuẩn này bao gồm các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, với các chỉ tiêu theo giới hạn quy định trong bảng sau đây: Bảng 3. Chỉ tiêu theo giới hạn quy định TT Tên chỉ tiêu Mức 1 Trị số phenol niệu tính bằng mg/l (lấy nước tiểu 24 giờ) 0020 ≥ 50 2 Số lượng hồng cầu trong 1 mm3 máu ≤ - Nam - Nữ 3400000 3200000 3 Trị số huyết sắc tố trong 100ml máu tính bằng gam ≤ 11 4 Số lượng bạch cầu trong 1 mm3 máu ≤ 4000 5 Số lượng tiểu cầu trong 1mm3 máu giảm xuống ≤ 120000 * Dấu hiệu lâm sàng: - Thiếu máu: Da xanh tái, hay hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, có thể có khó thở gắng sức… - Chảy máu niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu lợi, chảy máu dạ dầy… www.sosm oitruong.com