SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
1




   1 Lý do chọn đề tài

     Ngày nay, KSNB đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động
kinh tế của các doanh nghiệp và tổ chức. Nước ta đang bước vào kỷ nguyên tăng
trưởng và đầu tư chưa từng có. Làn sóng đầu tư ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu
kiểm soát của các doanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng, về hình thức cũng như
thực chất, về số lượng cũng như chất lượng. Nhiều cơ hội mới mở ra cho các doanh
nghiệp, bên cạnh đó luôn tồn tại những thách thức và cạnh tranh. Làm thế nào để
ngăn chặn hành vi gian lận vì mục đích chung của nhân viên? Làm thế nào để đảm
bảo lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Một HTKSNB vững
mạnh và khoa học sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề trên, hạn chế tối đa các
rủi ro, quản lý hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực kinh tế. [6]

       HTKSNB là những phương pháp và chính sách được thiết lập để ngăn chặn
gian lận, giảm bớt sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động của người lao động,
đảm bảo quyền lợi của người sử dụng lao động, nhằm đạt được sự tuân thủ các
chính sách và quy trình được thiết lập.

     Hoạt động kinh doanh chính của Công ty TNHH Hòa Bình Minh là nhập xe từ
Tổng Công ty Honda Việt Nam, sau đó bán xe cho khách hàng. Cho nên, quy trình
bán hàng và thu tiền đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Một HTKSNB hiệu quả sẽ nâng cao hiệu quả của chu trình bán hàng và thu
tiền, góp phần hoàn thành kế hoạch và mục tiêu mà công ty đề ra. Xuất phát từ thực
tiễn và mong muốn vận dụng kiến thức của mình đóng góp một phần nào đó cho
HTKSNB và nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng thu tiền tại công ty. Nên em
quyết định chọn đề tài: “ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN HÒA BÌNH MINH”.
2



   2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài

       − Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

       − Hoàn thiện hệ thống kiểm soát hàng tồn kho trong báo cáo tài chính.

       − Hoàn thiện hệ thống kiểm soát vốn bằng tiền.

       − Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền

   3 Phương pháp nghiên cứu

       Phương pháp phân tích thống kê: Dùng phương pháp phân tích để đánh
giá các số liệu thống kê lấy từ các nguồn.

       Phương pháp khảo sát thực tế.

   4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

       Phạm vi nghiên cứu: nội dung của đề tài không đi sâu phân tích tình hình
tài chính của công ty mà chỉ xoay quanh việc hoàn thiện và hiệu quả của HTKSNB
bán hàng và thu tiền của công ty.

       Thời gian nghiên cứu: số liệu và tình hình hoạt động trong năm 2010

       Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Hòa Bình Minh.

   5 Mục tiêu nghiên cứu

       Nghiên cứu các quy trình kiểm soát bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp.

       Thực trạng kiểm soát chu trình bán hàng và thu tiền trong công ty TNHH
Hòa Bình Minh nhằm tìm ra mặt tích cực và tiêu cực trong công tác tổ chức kiểm
soát tại công ty.

       Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chu trình bán hàng
và thu tiền tại Công Ty TNHH Hòa Bình Minh nhằm tránh những sai sót, gian lận
có thể xảy ra và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Nghiên cứu
các quy trình kiểm soát bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp.
3
   6 Nội dung nghiên cứu

  Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài bố cục thành 3
chương như sau:

      Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ

      Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát chu trình nội bộ bán hàng và thu
tiền tại Công Ty TNHH Hòa Bình Minh.

      Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty TNHH Hòa Bình Minh.
4

  Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT
                                      NỘI BỘ

1.1Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ [2]
Hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp thông tin cho cả bên trong và bên ngoài của
một tổ chức. Người sử dụng thông tin dựa vào sự chính xác và hợp lý của báo cáo
mà đơn vị phát hành. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm nhiều phương thức và
thước đo đánh giá được thiết kế và thực hiện trong tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu
đề ra:
    Bảo vệ tài sản của tổ chức.
    Thẩm tra tính chính xác, độ tin cậy của dữ liệu và thông tin trong hệ thống kế
         toán.
    Đẩy mạnh hiệu quả điều hành và hệ quả sản xuất kinh doanh.
    Khuyến khích việc tuân thủ các chính sách quản lý sự gắn bó của đội ngũ
         nhân viên với các chính sách đó.
         Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn đang tranh chấp rộng rãi định nghĩa về
hệ thống kiểm soát nội bộ.

         1.1.1Định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ [2]
         1.1.1.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ theo Việt Nam
         Đứng về góc độ pháp luật hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa
chính thức nào về HTKSNB. Tuy nhiên, trong quyết định 36/2006 QĐ-NHNN ban
hành ngày 1/8/2006 đã đưa ra một số nội dung cơ bản về HTKSNB là:
   “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy
định về nội bộ, cơ cấu tổ chức tín dụng được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy
định của pháp luật hiện hành, và được thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát
hiện và xử lý kịp thời, các rủi ro nhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức đề ra”. [1]

         1.1.1.2 Định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 1992
         Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi HĐQT, các nhà quản
lý, các thành viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà HĐQT, các nhà quản lý mong muốn là:
5
             − Tính chất đáng tin cậy của Báo cáo tài chính.
             − Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành.
Con người    − Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả




               Hội đồng quản                                Hiệu lực, hiệu quả các
                                       Quá trình
                     trị                                          hoạt động




                                                                                        Mục tiêu
                                                                                   Mu
                                        Kiểm soát
               Người quản lý                                    Độ tin cậy thông tin
                                         nội bộ




                                      Đảm bảo hợp              Tuân thủ pháp luật và
              Các nhân viên
                                          lý                       các quy định




                                 Sơ đồ 1.1: Kiểm soát nội bộ

                                                                (Nguồn: Phòng kế toán)[4]

            1.1.2 Các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ [2]

                   Trong báo cáo của COSO 1992 cho rằng, việc tìm ra các thành phần
                   cấu tạo nên hệ thống kiểm soát nội bộ là rất quan trọng, để từ đó nâng
                   cao cách thức kiểm soát. Cũng theo hệ thống này mà hệ thống kiểm
                   soát nội bộ có thể thực hiện nhiều mục đích, và nhìn từ góc độ này thì
                   hệ thống kiểm soát như là một giải pháp của nhiều vấn đề tiềm ẩn như
                   là đối phó nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, đối thủ
                   cạnh tranh… theo báo cáo của COSO thì hệ thống kiểm soát nội bộ
                   gồm năm thành phần:

      − Môi trường kiểm soát.
      − Đánh giá rủi ro.
      − Hoạt động kiểm soát.
6
   − Thông tin và truyền thông.
   − Giám sát.

      1.1.2.1 Môi trường kiểm soát[2]

          • Định nghĩa
      Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối
đến ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong cùng một đơn vị, và là nền tảng đối
với các hệ thống khác của HTKSNB.
      Là nền tảng quan trọng cho sự hoạt động hiệu quả của HTKSNB. Là những
yếu tố của tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động của HTKSNB và là các yếu tố tạo ra
một môi trường trong đó toàn bộ thành viên của tổ chức có nhận thức được tầm
quan trọng của HTKSNB hay không.
          • Các yếu tố của môi trường kiểm soát
      Tất cả mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng,
mọi sự vận động và phát triển đều chịu sự tác động của môi trường. Môi trường giữ
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, môi trường phù hợp sẽ tạo điều kiện
thuận lợi để kích thích sự phát triển. Do đó, sự tồn tại và phát triển của HTKSNB
cũng không ngoại lệ, môi trường kiểm soát cũng là nhân tố nền tảng trong
HTKSNB đồng thời chi phối đến các nhân tố khác cấu thành nên HTKSNB.
      Mọi sự phát triển cần một môi trường phù hợp với nhân tố phát triển và
những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát là: [6]
      + Tính trung thực, giá trị đạo đức và năng lực làm việc của nhân viên trong
          công ty.
      + Có cơ cấu tổ chức hợp lý là một điều kiện đảm bảo các thủ tục kiểm soát
          phát huy tác dụng, đảm bảo công tác quản lý được triển khai chính xác,
          kịp thời, hiệu quả.
      + Triết lý quản lý và phong cách điều hành, tư cách đạo đức, hành vi ứng
          xử, hiệu quả công việc của lãnh đạo.
      + Cách thức thiết lập quyền hạn và trách nhiệm cũng như việc tổ chức và
          phát triển công ty. Mỗi người phải nhận thức được công việc của mình có
          ảnh hưởng như thế nào trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu của đơn
          vị.
7
         + Những chỉ đạo của ban giám đốc.
         Mỗi nhân viên là một chi tiết cấu thành nên bộ máy của công ty, vì vậy tính
trung thực và giá trị đạo đức của nhân viên cao, sẽ tạo môi trường thuận lợi để liên
kết và phát huy sức mạnh tập thể, năng lực chuyên môn tốt, giúp công ty hoàn thành
kế hoạch để đạt được mục tiêu của mình.
         Tuy nhiên, bộ máy của công ty sẽ hoạt động tùy thuộc vào phong cách, triết
lý quản lý, điều hành của ban giám đốc, nó có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường
kiểm soát của tổ chức, bao gồm khả năng nhận thức và giám sát được rủi ro trong
kinh doanh, thể hiện qua việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm cụ thể của từng cá
nhân, bộ phận và chính sách nhân viên của công ty.
         Nếu các nhà quản lý liêm chính và có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực quản
lý thông qua chính sách nhân sự và áp dụng thực tế, từ việc tuyển dụng đến quá
trình huấn luyện, đào tạo, khen thưởng hay sa thải, thông tin cho các cá nhân, bộ
phận về trách nhiệm và quyền hạn một cách rõ ràng bằng các văn bản thể hiện nội
quy, quy chế của quá trình kinh doanh…Một chính sách nhân sự đúng đắn sẽ bù
đắp những hạn chế của môi trường kiểm soát. Tất cả tạo ra một môi trường, mà
trong đó toàn bộ thành viên công ty nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống
kiểm soát nội bộ tốt hơn, tạo sự phát triển bền vững cho công ty.

                1.1.2.2    Đánh giá rủi ro [6]

            • Định nghĩa

         Đánh giá rủi ro là việc xác định và phân tích các rủi ro liên quan đến việc đạt
được các mục tiêu hoạt động hiệu quả, báo cáo tài chính đáng tin cậy và sự tuân thủ
các quy định. Do đó, đánh giá rủi ro làm cơ sở cho việc quyết định quản lý rủi ro
như thế nào.
         Không phụ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý, bất kỳ tổ
chức nào khi hoạt động cũng đều bị các rủi ro từ những yếu tố bên trong hay bên
ngoài tác động vào: ” Rủi ro có không có thể tránh được nhưng có thể đánh giá
được”.

            • Nhận dạng rủi ro
8
       Rủi ro có thể tác động đến công ty ở mức độ hoàn toàn hay chịu ảnh hưởng
đến từng hoạt động cụ thể. Hai dạng rủi ro chính công ty thường gặp là: rủi ro tiềm
tàng và rủi ro kiểm soát.
   − Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng
       khoản mục trong báo cáo tài chính, chứa đựng những sai sót trọng yếu khi
       tính riêng rẽ hay tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội
       bộ.[6]
       Rủi ro tiềm tàng tác động đến toàn bộ công ty, đó là những rủi ro do:
       + Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty,
          cạnh tranh và sự thay đổi về kinh tế, về cạnh tranh và thay đổi về thị
          trường mua, thị trường bán.
       + Đặc điểm hoạt động của đơn vị như: Quy trình kinh doanh, công nghệ, có
          cấu vốn và các đơn vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa.
       + Trình độ chuyên môn kế toán trưởng, của cá nhân kế toán viên nội bộ và
          sự thay đổi của họ.
   − Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu từng nghiệp vụ, từng khoản
       mục trong báo cáo tài chính, khi riêng rẽ hay tính gộp mà hệ thống kế toán
       và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện sai
       sót và sửa chữa kịp thời.[6]
       Rủi ro kiểm soát tác động đến từng bộ phận, từng hoạt động trước khi ảnh
hưởng đến toàn bộ công ty, rủi ro kiểm soát xảy ra do:
       + Sự hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và HTKSNB.
       + Hệ thống kế toán và HTKSNB không đầy đủ.
       + Hệ thống kế toán và HTKSNB không hiệu quả.
       Vì vậy, đánh giá được rủi ro nghĩa là nhận dạng rủi ro, phân tích khả năng
xảy ra và những thiệt hại có thể, từ đó thiết lập được các cơ chế kiểm soát chi phí và
lợi ích mang lại.
       Để đánh giá rủi ro một cách chính xác công ty cần phải xác định được:
       + Mục tiêu của công ty.
       + Nhận dạng rủi ro.
       + Phân tích rủi ro xảy ra.

          • Phân tích rủi ro [6]
9
       Nhận diện các rủi ro sau khi đã xác định các mục tiêu: Rủi ro là những gì có
thể đe dọa việc đạt được mục tiêu nào đó. Với mỗi một mục tiêu của từng phòng
ban các rủi ro cần được nhận diện. Khi nhận diện rủi ro cần bao quát tất cả các rủi
ro bên trong và bên ngoài. Nhà quản lý cần quan tâm, khuyến khích nhân viên phát
hiện, đánh giá và phân tích các tác hại của rủi ro. Các nhà quản lý có thể đặt ra hàng
loạt câu hỏi để nhận diện rủi ro.
       Ví dụ: Những sai phạm nào có thể xảy ra? Chúng ta có những mặt hạn chế
nào? Làm sao biết được chúng ta có đạt được mục tiêu hay không? ...
       Phân tích rủi ro sau khi xác định các mục tiêu: Là sự sắp xếp thứ tự các rủi ro
sau khi nhận diện nó. Để sắp xếp thứ tụ các rủi ro, trước hết cần xem xét đến mức
độ thường xuyên xảy ra của các rủi ro. Sau đó, tiến hành định tính và định lượng
tổn thất khi rủi ro xảy ra. Từ đó, xác định hành động nào là cần thiết để quản lý rủi
ro. Việc sắp xếp thứ tự các rủi ro giúp các phòng ban tập trung và giải quyết các rủi
ro có ảnh hưởng đáng kể.

       1.1.2.3 Hoạt động kiểm soát

          • Định nghĩa

       Hoạt động kiểm soát là các biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo chỉ thị của
ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt được mục tiêu
đặt ra được thực thi nghiêm túc trong toàn tổ chức. Là các hoạt động được cụ thể
hóa từ các chính sách, thủ tục mà khi được thực hiện thích hợp và đúng lúc sẽ giúp
các quản lý giảm thiểu các rủi ro được nhận diện.[1]
       Ví dụ: kiểm soát phòng ngừa và phát hiện sự mất mát, thiệt hại của tài sản,
kiểm soát xem tổ chức có hoạt động theo đúng chuẩn mực mà tổ chức đã quy định,
theo đúng các yêu cầu của pháp luật hiện hành…
       Các quy chế và thủ tục do ban lãnh đạo của công ty thiết lập và chỉ đạo thực
hiện tại công ty nhằm đạt được các mục tiêu quản lý cụ thể.
       Có nhiều hoạt động kiểm soát khác nhau. Nhưng trong công ty không thể
thiếu các hoạt động chủ yếu sau: [6]
       + Phân chia trách nhiệm cụ thể.
       + Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ.
       + Kiểm soát vật chất.
10
         + Kiểm tra việc độc lập thực hiện.
         + …


               •   Các yếu tố của hoạt động kiểm soát
               •   Quy trình phê chuẩn, ủy quyền [2]
         Đây là một hoạt động kiểm soát quan trọng phê chuẩn, ủy quyền là việc cấp
quản lý cho phép nhân viên thực hiện các hoạt động nhất định nào đó, bao gồm: ủy
quyền chung và ủy quyền cụ thể.
      Ví dụ:
         + Ủy quyền chung: việc cho phép phòng ban chi tiêu một số tiền nhất định
               từ ngân sách.
         + Quy trình phê chuẩn và ủy quyền cụ thể thì liên quan đến từng nghiệp vụ
               riêng lẽ, có nghĩa là mỗi nghiệp vụ đòi hỏi phải có chữ ký hay sự phê
               chuẩn điện tử của người có thẩm quyền.
         Trong bất kỳ trường hợp nào, một người có thẩm quyền phê chuẩn cũng
không nên nói cho người khác, đại diện người phê chuẩn ký tên người phê chuẩn.
Tương tự, trong bất kỳ trường hợp nào một người có thẩm quyền phê chuẩn điện tử
cũng không nên chia sẻ mật mã với người khác.
         Trong hoạt động ủy quyền và phê chuẩn, người có thẩm quyền phê chuẩn
nên xem xét các chứng từ có liên quan, đặt nghi vấn với những điều bất thường,
đảm bảo rằng có đầy đủ thông tin cần thiết để đánh giá, chứng minh cho nghiệp vụ
đó trước khi ký duyệt. Việc ký tên trước trên văn bản trắng là tuyệt đối bị ngăn cấm.
               •   Công tác đối chiếu [2]
         Đối chiếu là việc so sánh với nhau giữa các tập hợp dữ liệu với nhau, nhận
diện và tìm ra sự khác biệt, đưa ra cách chỉnh sửa khi cần thiết để giải quyết sự khác
biệt đó. Hoạt động kiểm soát này giúp đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của nghiệp
vụ.
         Ví dụ: so sánh số dư lương phép, lương bệnh của từng phòng ban với số dư
lương phép, lương bệnh của hệ thống tính lương.
         Nhân tố chủ yếu của việc đối chiếu là so sánh, phát hiện và giải quyết sự
khác biệt. Nếu chỉ ghi nhận sự khác biết mà không tìm cách giải quyết thì đối chiếu
cũng vô ích. Việc đối chiếu phải có chứng từ và được phê chuẩn bởi cấp quản lý.
11
           •   Soát xét lại công việc đã thực hiện [2]
       Là việc cấp quản lý xem xét lại các báo cáo, các ghi chép, đối chiếu và các
thông tin khác có liên quan. Đây cũng là một hoạt động kiểm soát quan trọng. Cấp
quản lý nên xem xét lại tính hợp lý của thông tin. Việc soát xét lại quá trình thực
hiện cung cấp cơ sở để phát hiện vấn đề cần phải giải quyết.
       Trong hoạt động soát xét lại cấp quản lý sẽ so sánh số liệu thực tế với số liệu
kế hoạch, dự báo, hoặc số liệu giữa các kỳ với nhau. Nó làm căn cứ để đo lường
mức độ đạt được mục tiêu và cũng để nhận diện những kết quả không mong đợi cần
phải tiếp tục giải quyết. Cũng như các công tác đối chiếu, việc soát xét lại báo cáo,
đối chiếu và các thông tin khác nên được ghi chép thành tài liệu.
           •   Kiểm soát vật chất [2]
       Hoạt động này nhằm kiểm soát lại tài sản trên các loại sổ sách, kể cả những
ấn chỉ đã được định giá trước nhưng chưa sử dụng, cũng như cần hạn chế với những
sự tiếp cận trực tiếp về tin học và những hồ sơ dữ liệu.
       Các tài sản có tính thanh quản cao với nhiều mục đích sử dụng khác nhau,
các tài sản nguy hiểm, chứng từ quan trọng, các thông tin có tính bảo mật phải được
bảo quản cẩn thận. Sử dụng các kiểm soát tiếp cận là cách tốt nhất để bảo vệ các tài
sản này.
       Ví dụ: khóa cửa, khoá tủ, mật mã két sắt, mật mã máy tính.
       Phải ghi chép cẩn thận, thường xuyên, các hoạt động mua bán hàng tồn kho
của công ty. Các mặt hàng được kiểm kê bởi một người độc lập với công tác thu
mua, ủy quyền và thủ kho theo định kỳ. Kết quả kiểm kê phải được đối chiếu với số
dư trên sổ ghi chép. Những mặt hàng nào bị thiếu hụt cần được phân tích và tìm
hiểu nguyên nhân, từ đó đề ra biện pháp giải quyết.
           • Phân chia trách nhiệm
       Nghĩa là không để bất kỳ thành viên nào giải quyết các mặt của một nghiệp
vụ, từ khi hình thành đến khi kết thúc. Mục đích là để nhân viên kiểm soát lẫn nhau,
nếu có sai sót xảy ra sẽ được phát hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Đồng
thời, giảm cơ hội cho bất kỳ thành viên nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có
thể gây ra và che giấu sai phạm của mình.
       Phân chia trách nhiệm là yếu tố then chốt đối với HTKSNB hữu hiệu, nó
giúp giảm rủi ro về sai sót và không phù hợp. Một nguyên tắc chung là chức năng
12
phê chuẩn, ghi chép kế toán, đối chiếu và quản lý tài sản phải được tách riêng biệt.
Khi các chức năng không thể tách biệt do quy mô nhỏ, thì việc giám sát chi tiết các
hoạt động có liên quan cần phải có như: một hoạt động kiểm soát bù đắp phân chia
trách nhiệm cũng là một hoạt động ngăn ngừa và hạn chế gian lận, vì cần phải có sự
thông đồng với nhiều nhân viên khác mới có thể thực hiện hành vi gian lận.
      Việc phân chia trách nhiệm đòi hỏi cần phải tách biệt các chức năng sau đây:
      + Chức năng bảo quản tài sản với chức năng kế toán.
      + Chức năng phê chuẩn nghiệp vụ với chức năng bảo quản tài sản.
      + Chức năng thực hiện nhiệm vụ và chức năng kế toán.
      Một số ví dụ cụ thể của hoạt động phân nhiệm là:
      + Người nhận thông tin và lên danh sách các phiếu thu đã nhận không đồng
          thời là người nhận tiền.
      + Người lập phiếu yêu cầu mua hàng thì không thể là người phê chuẩn việc
          mua hàng.
      + Người phê chuẩn việc mua hàng thì không thể là người đối chiếu các báo
          cáo tài chính hàng tháng.
      + …..
          • Kiểm tra hệ thống thông tin
      Thông tin chính xác, tạo uy tín cho công ty trên thị trường và tạo điều kiện
cho việc phân tích, đánh giá chính xác, hiệu quả hoạt động, hoạch định chiến lược
phát triển cho công ty. Vì vậy, công ty cần phải thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát
nhằm kiểm tra việc phê chuẩn, tính xác thực, đầy đủ các nghiệp vụ.
      Kiểm soát quá trình xử lý thông tin cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
          − Việc phê chuẩn đúng.
          − Kiểm soát chặt chẽ hệ thống chứng từ sổ sách các nghiệp vụ.
      Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ về hệ thống thông tin phụ thuộc
vào tính then chốt, bảo mật của thông tin và mức độ phức tạp của các ứng dụng có
trên hệ thống. Có hai loại kiểm soát cơ bản đối với hệ thống thông tin: Kiểm soát
chung và kiểm soát ứng dụng.
      •   Kiểm tra độc lập việc thực hiện [2]
      Nhân viên thường không ý thức được tầm quan trọng của HTKSNB, bên
cạnh đó HTKSNB còn những yếu kém, những hạn chế tiềm tàng của nó. Do đó, cần
13
phải có sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát thường xuyên. Việc kiểm tra được thực
hiện bởi những cá nhân hay bộ phận khác với những cá nhân, bộ phận đang thực
hiện nghiệp vụ.
       Yêu cầu quan trọng đối với những thành viên thực hiện kiểm tra là họ phải
hoàn toàn độc lập với đối tượng kiểm tra. Hiệu quả của hoạt động kiểm tra không
còn nếu người kiểm tra là nhân viên cấp dưới hoặc không độc lập với đối tượng
kiểm tra vì bất kỳ lý do nào.

       1.1.2.4 Thông tin truyền thông [2]

       Bất kỳ một công ty nào khi hình thành và phát triển đều cần đến thông tin,
bao gồm: Thông tin đầu vào và thông tin đầu ra, thông tin nội bộ. Thông tin này
phải được truyền đạt đến mọi cấp có liên quan trong công ty thông qua hệ thống
thông tin. Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin, nhưng được nêu ra để
nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt. Những nhân tố liên quan đến vấn đề này:

   − Mọi thành viên của đơn vị phải hiểu rõ công việc của mình tiếp nhận đầy đủ
       và chính xác các chỉ thị từ cấp trên, hiểu rõ mối quan hệ với các thành viên
       khác và sử dụng được những phương tiện truyền thông trong công ty.
              Điều này sẽ được thực hiện thông qua việc tổ chức các kênh truyền
       thông hữu hiệu trong công ty, thông tin nhanh chóng và hiệu quả áp dụng
       đúng lúc nếu việc tổ chức thông tin truyền thông trong nội bộ tốt.
   − Các thông tin từ khách hàng nhà cung cấp, khách hàng phải được tiếp nhận
       chính xác, đầy đủ và kịp thời để công ty có thể phản hồi và xử lý đáp ứng
       yêu cầu. Những thông tin từ nhà cung cấp, cổ đông, thành viên HĐQT phải
       được truyền đạt kịp thời, đảm bảo độ tin cậy và phải phù hợp với yêu cầu của
       pháp luật.
       Trong hệ thống thông tin, hệ thống kế toán giữ vai trò trọng yếu, đầu vào của
hệ thống là các sự kiện kinh tế được biểu hiện bằng các nghiệp vụ kế toán, đầu ra
của hệ thống là các báo cáo kế toán. Quá trình vận hành của hệ thống là quá trình
ghi nhận, phân loại, tính toán, xử lý và tổng hợp.
       Hệ thống thông tin kế toán thường bao gồm hai phần có quan hệ chặt chẽ với
nhau là: Hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán quản trị:
14
   − Kế toán tài chính ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế và xác định kết quả kinh
       doanh của công ty, lập Báo cáo tài chính.
   − Kế toán quản trị phân tích kết quả của báo cáo tài chính, phân tích tình hình
       thị trường và đưa ra kế hoạch, chiến lược phát triển trong ngắn hạn, trung
       hạn và dài hạn của công ty.
         Thông tin truyền thông cần được tổ chức để bảo đảm chính xác, kịp thời,
đầy đủ, tin cậy, dễ nắm bắt và đúng người có thẩm quyền. Nó sẽ giúp cho nhân viên
xác định đúng quyền và nghĩa vụ của mình đối với công việc, giúp công ty phản
ứng kịp thời với sự thay đổi của thị trường, sự thay đổi với những chính sách kinh tế
của nhà nước.
               1.1.2.5 Giám sát
         Giám sát là quá trình nhà quản lý theo dõi và đánh giá về chất lượng hoạt
động của HTKSNB và xác định HTKSNB có được triển khai và vận hành đúng với
thực tế hay không, từ đó ra sửa chữa cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
công ty. [1]
       Giám sát định kỳ: thường thực hiện qua các chức năng kiểm toán nội bộ
trong đơn vị, qua đó phát hiện kịp thời những yếu kém trong hệ thống để đưa ra
biện pháp cải thiện. Giám sát có một vai trò quan trọng trong HTKSNB vì nó giúp
cho KSNB luôn duy trì được sự hữu hiệu của mình qua những thời kỳ khác nhau.
       Để đạt hiệu quả cao, nhà quản lý phải kết hợp những hoạt động giám sát
thường xuyên với giám sát định kỳ: [2]
           + Giám sát thường xuyên là việc tiếp nhận xử lý ý kiến, phản hồi từ
               khách hàng, nhà cung cấp…Xem xét việc thực hiện quyền hạn và
               trách nhiệm của nhân viên trong công ty cũng như xem xét, đánh giá
               các báo cáo hoạt động và phát hiện những biến động bất thường.
           + Giám sát thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo về kết quả hoạt
               động của HTKSNB, đánh giá và theo dõi việc ban lãnh đạo cũng như
               các nhân viên của công ty có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của tổ
               chức đề ra hay không.
           + Giám sát định kỳ thực hiện thông qua việc kiểm toán định kỳ do kiểm
               toán viên nội bộ hoặc kiểm toán viên độc lập thực hiện.
       1.1.3 Tầm quan trọng của HTKSNB [6]
15
    Tại sao các doanh nghiệp thường xuyên ngồi tại doanh nghiệp mình, trực tiếp
điều hành kiểm tra và giám sát hoạt động nhưng vẫn xảy ra tình trạng sản phẩm
không đạt chất lượng, hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường, không
hoàn thành kế hoạch, mục tiêu của công ty. Đó là do các thủ tục kiểm soát không
còn phù hợp nữa do điều kiện thực tế đã thay đổi. HTKSNB là công cụ giúp phát
hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Thông
qua công cụ này, ban giám đốc và hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động tốt
hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh.Vì vậy,
một HTKSNB vững mạnh sẽ đem lại các lợi ích như:
        + Bảo vệ tài sản khỏi bị mất mát, hư hỏng do hao hụt, gian lận, lừa gạt,
            trộm cắp. Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh (sai sót vô
            tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất
            lượng sản phẩm...),
        + Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động
            của tổ chức cũng như mục tiêu mà tổ chức đề ra.
        + Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt
            được mục tiêu đặt ra.
        + Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và Báo cáo tài chính.
        + Góp phần đảm bảo hoạt động công ty tuân thủ quy định pháp luật, phù
            hợp với đạo đức kinh doanh. Đảm bảo các chức năng của công ty được
            thực hiện nghiêm chỉnh, vận hành hợp lý.
        Là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý
doanh nghiệp, rõ ràng kiểm toán nội bộ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích.
Đánh giá nguồn lực công ty để sử dụng phù hợp tránh lãng phí, thất thoát. Nhờ đó
mà Ban giám đốc có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn một khi quy
mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vượt quá tầm kiểm soát trực tiếp của một
nhóm người. Điều này làm tăng niềm tin của cổ đông vào chất lượng quản lý và
KSNB, tăng giá trị doanh nghiệp.
        Vì vậy chúng ta cần phải xây dựng và thiết lập một HTKSNB để quản lý
công ty, làm được những điều mình muốn làm và tránh được những điều mình
muốn tránh. HTKSNB có vai trò quan trọng đối với công ty, đối với nhà nước và
đối với kiểm toán viên độc lập.
16
                 1.1.3.1 Đối với công ty [2]
         Thiết lập và xây dựng hệ thống kiểm soát vững mạnh tạo điều kiện cho công
ty:
      − Có đội ngũ công nhân viên đáp ứng tư cách về đạo đức và năng lực chuyên
         môn, tạo điều kiện cho công ty hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu đề ra.[1]
      − Tất cả công nhân viên trong công ty đều hiểu, ý thức được quyền hạn và
         trách nhiệm của mình trong công việc. Đồng thời, giúp nhà quản lý luôn luôn
         giám sát được việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của công nhân viên
         đối với những nghiệp vụ của mình.
      − Hạn chế tối đa tình trạng chiếm đoạt công quỹ, tài sản công ty của nhân viên.
      − Tối thiểu hóa rủi ro cho công ty, đồng thời thiết lập chiến lược phát triển
         trong ngắn hạn và dài hạn phù hợp với yêu cầu của thị trường.
                 1.1.3.2 Đối với Nhà nước [2]
         Công ty có phát triển mới giải quyết vấn đề về việc làm, tạo thu nhập ổn
định, hạn chế tệ nạn xã hội. Tăng cường kinh tế quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách
Nhà nước, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần trong nhân dân, ổn
định chính trị và an ninh quốc phòng.
         Công ty phát triển hợp pháp tạo điều kiện cho Nhà nước ban hành chính sách
phù hợp, kích thích sự phát triển. Đồng thời, dễ dàng quản lý kinh tế thị trường, hạn
chế lạm phát, hoạch định kế hoạch, chiến lược phát triển thích hợp với nền kinh tế
quốc gia và xu thế thế giới.
                 1.1.3.3 Đối với kiểm toán viên độc lập [2]
         Thông qua HTKSNB, kiểm toán viên đánh giá được hạn chế và ưu điểm của
HTKSNB cũng như trong từng bộ phận, từng khoản mục, từ đó có kế hoạch kiểm
toán và phương pháp tiếp cận kiểm toán có hiệu quả cao.
         Khi đánh giá được hiệu quả hoạt động của HTKSNB kiểm toán viên xác
định được khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm
soát. Từ đó, xác định được phạm vi, thủ tục và dự kiến về thời gian và lượng nhân
sự cần thiết cho quá trình kiểm toán. [6]
         1.1.4 Những hạn chế tiềm tàng của HTKSNB [6]
         Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế xây dựng hoàn hảo về một cấu trúc
thì tự thân nó không thể vận hành mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố con người. Tức
17
là phụ thuộc vào giá trị đạo đức, năng lực và mức độ tin cậy của lực lượng nhân sự.
Vì vậy, HTKSNB phải hạn chế tối đa sai phạm mà không thể loại trừ bởi những hạn
chế tiềm tàng xuất hiện từ HTKSNB không thể thay đổi sự vô ý, bất cẩn....
   − Không thể phát hiện được khả năng đánh lừa, lẫn tránh của nhân viên thông
       qua sự thông đồng với nhau hay với các bộ phận bên ngoài.
   − Thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho các nghiệp vụ thường
       xuyên hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên.
   − Vì lợi nhuận do đó chi phí cho HTKSNB phải nhỏ hơn lợi ích của nó mang
       lại.
   − Sự lạm dụng quyền hạn chức năng của cá nhân có trách nhiệm kiểm soát.
   − Sự thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho thủ tục kiểm soát bị lạc hậu
       hay bị vi phạm.
   − Mâu thuẫn giữa quyền lợi chung và riêng của mỗi nhân viên trong một tổ
       chức có ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát.
       Trong thực tế, có nhiều trường hợp, người quản lý bỏ qua các quy định kiểm
soát trong việc thực hiện một nghiệp vụ cụ thể (tuyển dụng nhân viên trực tiếp
không qua kiểm tra phỏng vấn của bộ phận nhân sự). Các quyết định này thường
được biện minh bằng tính hiệu quả của công việc, bằng mối quan hệ giữa chi phí và
lợi ích. Điều này đúng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, việc dành cho người
quản lý một sự tùy tiện quá lớn có thể dẫn đến không kiểm soát.[5]

1.2 Kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hàng và thu tiền
       Giai đoạn sau cùng của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh là cung
cấp hàng hóa, thương mại dịch vụ và thu tiền. Bán hàng và thu tiền là một khâu vô
cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, đây cũng là khâu có
nhiều rủi ro và gian lận nhất. Nếu HTKSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền
hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc bán hàng và
thu hồi các khoản nợ. Từ đó, báo cáo tài chính sẽ không phản ánh đúng các khoản
nợ phải thu, sổ sách theo dõi không chặt chẽ dẫn đến thất thoát công nợ hay nhầm
lẫn trong việc theo dõi chi tiết từng khách hàng. Vì vậy, công ty cần phải xây dựng
và giám sát để HTKSNB chu trình bán hàng thu tiền hoạt động hiệu quả hơn. [6]
       1.2.1 Chức năng, công việc trong chu trình bán hàng và thu tiền [6]
18
       Chu trình bán hàng và thu tiền của một công ty thường được chia thành
những chức năng sau:
       − Lập lệnh bán hàng, phiếu xuất kho.
       − Xét duyệt bán chịu.
       − Xuất kho.
       − Giao hàng đi.
       − Lập và kiểm tra hóa đơn.
       − Theo dõi thanh toán.
       − Xét duyệt hàng bán bị trả lại hay giảm giá.
       − Cho phép xóa các khoản nợ không thu hồi được.
               1.2.1.1 Lập lệnh bán hàng
       Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, các bộ phận liên quan sẽ xét duyệt
đơn đặt hàng, về mặt số lượng, chủng loại, đơn giá, thời gian địa điểm giao hàng…
Xác định khả năng cung cấp đúng hạn của công ty, từ đó lập lệnh bán hàng. Trường
hợp nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, fax… cần có thủ tục, có cơ sở pháp lý về
việc đã đặt hàng của khách hàng, sau khi chấp thuận đơn đặt hàng cần thông báo
cho khách hàng biết để tránh xảy ra tranh chấp trong tương lai.
               1.2.1.2 Xét duyệt bán chịu
       Căn cứ vào đơn đặt hàng và các nguồn thông tin về khách hàng công ty cần
phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng để xét duyệt bán chịu. Đây
là thủ tục quan trọng để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của công ty. Để đảm bảo việc
thu nợ công ty cần có chính sách bán chịu rõ ràng, lập danh sách, cập nhật thông tin
tài chính và vấn đề chi trả của khách hàng. Trong trường hợp đánh giá rủi ro cao,
công ty cần yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản hay ký quỹ.
               1.2.1.3 Xuất kho hàng hóa
       Căn cứ vào lệnh bán hàng đã được phê chuẩn bởi bộ phận phụ trách bán
hàng. Thủ kho sẽ xuất kho cho bộ phận bán hàng.
               1.2.1.4 Gửi hàng đi
       Bộ phận bán hàng sẽ lập chứng từ chuyển hàng và gửi hàng cho khách hàng,
chứng từ này là cơ sở để lập hóa đơn, thường bao gồm các thông tin về số lượng
chủng loại, quy cách và dữ liệu có liên quan. Công ty lập bộ phận gửi hàng độc lập,
19
hạn chế sai sót trong xuất hàng, gian lận hàng xảy ra giữa người nhận hàng và thủ
kho.
                 1.2.1.5 Lập và kiểm tra hóa đơn
          Hóa đơn cung cấp cho khách hàng về số lượng, số tiền và thời hạn mà khách
hàng phải thanh toán. Do đó, phải lập hóa đơn chính xác, đúng thời hạn và độc lập
với bộ phận kế toán, bộ phận bán hàng. Cần sử dụng một danh sách giá chính xác,
đã được phê duyệt để giúp cho việc ghi chính xác giá trên hóa đơn.
          Trước khi gửi hóa đơn cho khách hàng, cần phải kiểm tra số liệu ghi trên hóa
đơn, tổng kết số hóa đơn phát hành trong ngày, từng hóa đơn được ghi vào tài khoản
chi tiết để theo dõi nợ phải thu của từng khách hàng.
                 1.2.1.6 Theo dõi thanh toán
          Sau khi thực hiện xong việc giao hàng và lập hóa đơn cho khách hàng, kế
toán phải theo dõi các khoản nợ phải thu, để thanh toán chính xác và đúng hạn, cần
lập các khoản nợ theo từng khách hàng, từng nhóm tiền nợ để lập chương trình và
phân công việc thu nợ, việc này thường do bộ phận bán chịu đảm nhận. Ngoài ra,
cần thường xuyên theo dõi, gửi thông báo cho khách hàng để nhanh chóng thu hồi
nợ. Đồng thời, có thể xác minh và điều chỉnh các khoản chênh lệch nếu có giữa số
liệu hai bên.
                 1.2.1.7 Xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
          Hàng bán có thể bị trả lại hoặc giảm giá cho khách hàng do không đảm bảo
yêu cầu về mặt chất lượng, quy cách, mẫu mã… Do đó, công ty cần phải thiết lập
một bộ phận độc lập chịu trách nhiệm tiếp nhận, xét duyệt cũng như khấu trừ các
khoản nợ phải thu có liên quan đến những hàng hóa này.
                 1.2.1.8 Xóa các khoản nợ không thu hồi được
          Đối với những khách hàng mất khả năng thanh toán nợ, nhà quản lý cho
phép hay đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép xóa các khoản nợ này. Tuy nhiên, để
hạn chế những sai sót, gian lận, công ty cần có quy định kiểm soát chặt chẽ khi xét
duyệt.
          1.2.2 Những chứng từ và báo cáo sử dụng [4]
                 1.2.2.1 Những chứng từ sử dụng
    − Đơn đặt hàng.
    − Lệnh bán hàng.
20
    − Phiếu xét duyệt bán chịu.
    − Phiếu xuất kho.
    − Giấy giao hàng.
    − Hóa đơn vận chuyển.
    − Hóa đơn bán hàng.
    − Giấy đề nghị thanh toán.
    − Phiếu thanh toán.
    − Ủy nhiệm thu.
    − Ủy nhiệm chi.
Ngoài ra, còn các chứng từ và sổ sách liên quan.
                1.2.2.2 Những báo cáo sử dụng
    − Báo cáo công nợ cho biết khách hàng đã nợ bao nhiêu ngày, thời gian cho
        khách hàng nợ.
    − Báo cáo các khoản nợ khó đòi cho biết khách hàng nào có khoản nợ khó đòi
        hay không thể thu hồi và các khoản nợ khó đòi đã được xử lý.
    − Báo cáo hóa đơn bán hàng cho biết thông tin toàn bộ về khách hàng, những
        khách hàng chờ xuất hoá đơn và cho biết từng khách hàng còn nợ bao nhiêu.
    − Báo cáo dự kiến thu tiền cho biết thời gian và lịch thu tiền đối với từng
        khách hàng.
    − Báo cáo hạn mức tín dụng cho biết tình hình tài chính và khả năng trả nợ của
        khách hàng.
    − Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh cho biết doanh thu, chi phí và lợi
        nhuận mà công ty đạt được.
    − Báo cáo danh sách khách hàng cho biết danh sách khách hàng mới, cập nhật
        dữ liệu về khách hàng cũ.
    − Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh là báo cáo có giá trị nhất, giúp nhà
        quản lý, giám sát hoạt động bán hàng, lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiếp
        thị phụ trợ.
        1.2.3 Các rủi ro trong quá trình bán hàng và thu tiền [4]
                1.2.3.1 Rủi ro tiềm tàng
        Là rủi ro tiềm ẩn vốn có trong quá trình hoạt động, tác động đến toàn bộ
công ty, là những rủi ro sau:
21
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của công ty như: Biến đổi
   về kinh tế, biến đổi về cạnh tranh hay thay đổi thị trường mua và thị
   trường bán.
+ Đặc điểm hoạt động của công ty như: Quy trình, công nghệ, cơ cấu và vị
   trí địa lý … Khách hàng mất khả năng thanh toán nợ hay cố tình không
   thanh toán.
22
             1.2.3.2 Rủi ro kiểm soát
      Là rủi ro Hệ thống kế toán và HTKSNB không ngăn ngừa hết hoặc không
phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro kiểm soát tác động đến từng bộ phận, từng
nghiệp vụ trước khi tác động đến toàn bộ công ty, rủi ro tiềm tàng xuất hiện do:
   − Sự hạn chế tiềm tàng của Hệ thống kế toán và HTKSNB, đó là không phát
      hiện được sự thông đồng của nhân viên trong công ty, và sự thông đồng của
      nhân viên trong công ty với nhân viên bên ngoài hoặc sai sót do nhân viên
      không đủ trình độ, năng lực.
   − Hệ thống kế toán và HTKSNB không đầy đủ và hoạt động không hiệu quả,
      từ đó không phát hiện được sai sót của nhân viên trong công ty.
           Một số sai phạm thường gặp trong rủi ro kiểm soát quá trình bán hàng
             và thu tiền:[6]
      + Bán hàng nhưng không thu được tiền (do khách hàng không có khả năng
          trả tiền hay có tiền nhưng không chịu trả)
      + Bán hàng không đúng giá, tính toán sai tỷ lệ chiết chấu.
      + Giao hàng chậm.
      + Giao hàng sai quy cách, phẩm chất, số lượng.
      + Phát hành hoá đơn sai.
      + Tiền bán hàng bị lạm dụng.
      + Sai sót trong ghi chép nghiệp vụ.
           Biện pháp kiểm soát phát hiện rủi ro:[6]
      + Công tác báo cáo gồm: Các đơn hàng chưa thực hiện, các số dư phải thu
          quá hạn, sai lệch số lượng trên hoá đơn và số xuất kho.
      + Đối chiếu doanh số theo kế toán với doanh số trên báo cáo bán hàng của
          bộ phận bán hàng.
      + Phân tích tỷ lệ lãi gộp.
      + Phân tích vòng quay hàng tồn kho.
      + Giám sát số ngày thu tiền bình quân.
23
      1.2.4 Mục tiêu kiểm soát chu trình bán hàng và thu tiền [4]
      HTKSNB chu trình bán hàng và thu tiền hoạt động có hiệu quả sẽ giúp cho
công ty tối thiểu hoá rủi ro trong chu trình bán hàng và thu tiền. Giúp nhà quản lý
giám sát được mọi hoạt động của quá trình bán hàng và thu tiền. Xác định được mối
quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Từ đó, lập kế hoạch kinh doanh trong
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.[4]
      Theo dõi lượng hàng hoá thực tại, theo dõi từng khách hàng về đơn đặt hàng,
tình hình tài chính và khả năng trả nợ. Từ đó, giảm rủi ro trong việc lập lệnh bán
hàng cũng như xét duyệt bán chịu, tránh những sai phạm trong hợp đồng bán hàng,
giảm được các khoản nợ khó đòi hoặc nợ không thu hồi được làm thất thoát công
nợ.
      Nhằm thực hiện đúng quy trình:
          + Bán hàng: Bán đúng giá sản phẩm, bán đủ số lượng đã thỏa thuận, bán
             kịp thời theo như cam kết.
          + Thu tiền : Thu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, thu đủ số tiền cần
             phải thu, thu nợ đúng hạn ( không để các khoản nợ bị quá hạn thanh
             toán).
          + Trên cơ sở đó soạn lập “Quy chế nghiệp vụ bán hàng” bao gồm:
             Những nghiệp vụ nêu trên để những bộ phận và cá nhân có liên quan
             cùng thực hiện.
24




                                 Tóm tắt chương 1
       Chương 1 trình bày cơ sở lý luận và các bộ phận cấu thành về HTKSNB, làm
cơ sở để đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp. Tùy vào quy mô
và mục tiêu hoạt động, doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một HTKSNB cho phù
hợp, đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Một HTKSNB hiệu quả sẽ
giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện những gian lận, sai sót
nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Tuy
nhiên, muốn HTKSNB hoạt động hiệu quả thì cần phải có đủ 5 yếu tố: Môi trường
kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát.
       Hoạt động chủ yếu của công ty thương mại dịch vụ là bán hàng và thu tiền.
Đây là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên,
đây cũng là khâu có nhiều rủi ro và gian lận nhất. Nếu HTKSNB đối với chu trình
bán hàng và thu tiền hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong
việc bán hàng và thu hồi các khoản nợ. Vì vậy, nhà quản trị cần phải tìm hiểu các
rủi ro có thể xảy ra trong quá trình bán hàng và thu tiền. Từ đó, thiết lập các quy
trình kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ tình hình tăng giảm, xuất nhập hàng, các mục tiêu
kiểm soát chu trình bán hàng và thu tiền, nhằm làm cho hệ thống thêm phần chặt
chẽ, mang tính chuyên nghiệp và góp phần làm hoàn thiện hơn cho HTKS.
25



Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
   CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY
                         TNHH HÒA BÌNH MINH


2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hoà Bình Minh
      2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển [4]




      Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty cũng đã trải qua những biến
đổi, mà biến đổi lớn nhất là: Đầu năm 2006, Công ty đã mở thêm chi nhánh tại Hố
Nai với tên Công ty TNHH Hòa Bình Minh II. Là chi nhánh của Công ty TNHH
Hòa Bình Minh, nhưng hạch toán độc lập, không phụ thuộc nên không có vấn đề gì
về nhập - xuất nội bộ.

      Với sự ra đời của Công ty TNHH Hòa Bình Minh, đáp ứng được nhu cầu
ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Đây là một đơn vị kinh doanh hạch toán
26
độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp vốn, vay vốn mở tài
khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước.

        Công ty ra đời trong điều kiện tiếp nhận một đội ngũ nhân viên trẻ, năng
động, được đào tạo chính quy, có tinh thần làm việc độc lập, tinh thần làm việc tập
thể cao, đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chính quy, giàu kinh nghiệm và được
trang bị những loại máy chuẩn đoán hiện đại nhất hiện nay.

        Nhìn chung, hơn 6 năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hòa
Bình Minh đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nâng cao uy tín
và tạo được chỗ đứng vững chắc trên nền kinh tế thị trường ngày càng sôi động.

        2.1.2 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hoà Bình Minh [4]

        Như chúng ta đã biết, vị thế của một công ty hoặc một sản phẩm trên thị
trường cần được xác định bởi hướng kinh doanh hoặc sản phẩm chính của công ty,
những lợi ích nó mang đến cho người tiêu dùng và cho xã hội, những ưu thế của nó
với đối thủ cạnh tranh. Vị trí của Honda, có thể được tổng kết như sau: “Chúng tôi
sản xuất xe máy với những chủng loại đa dạng, có thể đem đến sự thoải mái, tin cậy
và tiết kiệm với giá cạnh tranh “.

       Có thể nói thương hiệu là nhãn hiệu, là hình ảnh cảm xúc thông điệp tức thời
mà mọi người có thể nghĩ về một công ty hay một sản phẩm. Một thương hiệu danh
tiếng luôn đưa ra ấn tượng ban đầu tốt và gợi lên liên tưởng tốt, điều này đã được
tạo ra một cách tinh tế, mà các công ty thường sử dụng, nó như là một thông điệp.

       Ví dụ như: Yamaha, Suzuki, SYM hay Honda. Mà Hòa Bình Minh thật hân
hạnh khi làm đại diện cho Honda, để hoàn thành nhiệm vụ mang đến niềm tin và sự
thoải mái cho người tiêu dùng.

       Sự thành đạt của một công ty ngoài sự luôn vận động và phát triển xa hơn
nữa, nó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, mà một công ty thương mại thì nhân viên
bán hàng là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Họ là cầu nối
giữa khách hàng với công ty, nhân viên vừa phải chăm sóc quyền lợi của khách
hàng vừa phải giúp công ty bán được sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận, giúp
khách hàng mua sản phẩm với giá phải chăng, giúp họ sử dụng sản phẩm một cách
hiệu quả.
27
       Người bán hàng không những truyền đạt thông điệp đến khách hàng về lợi
ích và tính ưu việt của sản phẩm mà còn thu nhận phản hồi thông tin của khách
hàng về sản phẩm của công ty. Có như thế, mới tạo được lòng tin và chỗ đứng vững
mạnh trên thị trường. Đó là điều mà Công ty TNHH Hòa Bình Minh đang muốn và
cần phải phát huy.

       − Công ty TNHH Hòa Bình Minh được thành lập vào năm 2006.
       − Tên tiếng Anh là: Hoa Binh Minh Company Limited.
       − Tên viết tắt là: Hoa Binh Minh Co., Ltd.
       − Diện tích 2800m2
       − Trụ sở đặt tại: số 8A Đường Đồng Khởi, Phường Tam Hiệp, Thành Phố
           Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

       − Điện thoại: 061.3293 599 ; Fax: 061.3827 292

       − Người đại diện pháp luật: Ông Ngô Tuấn Nghĩa

       − Mục tiêu kinh doanh: Là đại lý ký gởi mua bán và bảo dưỡng xe máy, các
           loại phụ tùng xe, dầu nhờn và mỡ. Là cửa hàng thực hiện dịch vụ do
           Honda ủy nhiệm, nhập xe từ Tổng công ty Honda và bán lại cho khách
           hàng, còn gọi là Head.
       − Thời gian hoạt động của Công ty là 20 năm, kể từ ngày phòng đăng ký
           kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty có thể giải
           thể trước thời hạn hoặc có thể kéo dài thêm thời gian hoạt động do quyết
           định của hội đồng thành viên.
       Công ty có vốn điều lệ ban đầu ấn định là: 10,000,000,000 đồng
(Mười tỷ đồng chẵn)
                           Bảng 2.1: Tỷ lệ góp vốn thành viên


    Tên thành viên góp         Vốn góp           Tỷ lệ vốn góp mỗi
                                                                                  Chức vụ
             vốn              (triệu đồng)            thành viên
                                                                                Chủ tịch hội
       Bùi Minh Lực              6,520                    65,2%
                                                                              đồng thành viên
     Nguyễn Thị Hiền            1,980                    19,8%               Thành viên
28

        Bùi Đức Toàn                 1,500                15%                    Thành viên


                                                                 (Nguồn: Phòng kinh doanh)[4]


Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Cty TNHH Hòa Bình Minh                                      Mẫu số B01 DNN
Địa Chỉ: Tân Phong, Biên Hòa, ĐN                 (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ BTC
MST: 36000738443                                     Ngày 14/9/2006 của Bộ Trưởng BTC )
              BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
                                              Năm 2010
                                                                                           Đvt: đồng
                                                Mã
                       Chỉ tiêu                          TM             2010                2009
                                                số
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV            01       VI.26     132,643,000,000     120,124,000,000

2. Các khoản giảm trừ doanh thu                 02       VI.27      243,000,000         424,000,000

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
                                                10       VI.28     132,400,000,000     119,700,000,000
dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán                             11       VI.29     101,693,000,000     89,274,000,000

5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
                                                20                 30,707,000,000      30,426,000,000
{[ 20]=[10]-[11]}

6. Doanh thu hoạt động tài chính                21       VI.30      330,000,000         380,000,000

7. Chi phí tài chính                            22       VI.31      1,140,000,000       1,290,000,000
Trong đó: Chi phí lãi vay                       23                  1,020,000,000       1,250,000,000
8. Chi phí bán hàng                             24       VI.32     13,014,000,000      12,903,000,000

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp                 25       VI.33      8,076,000,000       9,150,000,000

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
                                                30                  8,807,000,000       7,463,000,000
[30]=[20]+[21]-[22]-[24]-[25]

11. Thu nhập khác                               31       VI.34
12. Chi phí khác                                32       VI.35
13. Lợi nhuận khác                              40                  120,000,000         300,000,000
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
                                                50                  8,927,000,000       7,763,000,000
[50]=[30]+[40]
15. Chi phí thuế TNDN                           51       VI.36      5,320,000,000       2,300,000,000
16. Lợi nhuận sau thuế TNDN [ 60]=[50]-[51]-
                                                60       VI.37      3,607,000,000       5,463,000,000
[52]
                                                            Ngày 31 tháng 12 năm 2010
29
Người lập biểu                    Kế toán trưởng                        Giám đốc
 (ký, họ tên)                      (ký, họ tên)                       (ký, họ tên)
                                                             (Nguồn: Phòng kế toán)[4]


         Bảng 2.3: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010
                                                                           Đvt: đồng


 Tháng            Doanh thu                     Lợi nhuận                Tỷ lệ
   1            11,865,129,000              1,186,512,900                10%
   2             8,243,871,000               824,387,100                 10%
   3             9,608,890,000               672,622,300                  7%
   4            11,375,950,000               796,316,500                  7%
   5            11,530,453,000               807,131,710                  7%
   6            11,056,091,000               552,804,550                  5%
   7             9,255,042,000               462,752,100                  5%
   8             9,824,589,000               491,229,450                  5%
   9            11,538,470,000               576,923,500                  5%
  10            11,767,330,000              1,176,733,000                10%
  11            13,341,532,000              1,334,153,200                10%
  12            13,235,653,000              1,323,565,300                10%
Tổng            132,643,000,000            10,205,131,610


                                                            (Nguồn: Phòng kế toán)[4]
30




16,000,000,000




12,000,000,000




 8,000,000,000




 4,000,000,000




            0
                 1   2   3    4     5    6    7     8     9   10   11   12
                                                                             Tháng

                             Doanh thu        Lợi nhuận




             Biểu đồ 2.1: Hiệu quả hoạt động của công ty năm 2010
31
                                                         (Nguồn: Phòng kế toán)[4]



      Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các tháng tương đối cao
nhưng không đều nhau, có thể là do điều kiện khách quan hay chủ quan. Các tháng
có doanh thu và lợi nhuận cao là tháng 1, 10, 11, 12; ngược lại, tháng có doanh thu
và lợi nhuận thấp là tháng 6,7,8,9. Tỷ lệ giữa doanh thu và lợi nhuận có chênh lệch
lớn, doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại thấp. Qua đó, nhà quản lý cần tìm hiểu
nguyên nhân, đưa ra các giải pháp khắc phục, nhằm nâng cao lợi nhuận và hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Công ty.



      2.1.3 Nhiệm vụ hoạt động của công ty [4]

   − Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh và các hình thức khác có liên
      quan đảm bảo kinh doanh có lãi theo chế độ hiện hành. Kinh doanh đúng
      hình thức và mặt hàng đã đăng ký.

   − Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có, bảo toàn và phát triển vốn được
      giao, mở rộng và đổi mới phương thức kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ với
      ngân sách Nhà nước, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch ngày càng cao.

   − Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế, pháp luật về kế toán thống
      kê, chính sách quản lý xuất - nhập khẩu, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp
      đồng kinh tế.

− Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài chính, quản lý lao động, tiền
   lương đúng quy định, làm tốt công tác phân phối lao động đảm bảo công bằng
   xã hội, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng của nhân viên để không ngừng nâng cao
   trình độ tay nghề, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.

   − Đảm bảo việc thực hiện tốt các quy định về: Bảo vệ môi trường, an ninh, an
      toàn lao động, trật tự xã hội, phòng cháy chữa cháy.

   − Thường xuyên thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu của thị trường và thị hiếu
      của khách hàng. Từ đó, tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị nhằm giữ
      vững và mở rộng thị trường.
32
 − Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và chịu sự kiểm tra của các cơ quan Nhà
    nước có thẩm quyền.

 − Phát huy thế mạnh ở từng bộ phận trong công ty nhằm đẩy mạnh doanh số
    bán hàng.

 − Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế theo quy định.




                                        Giám Đốc

                                  Ngô Tuấn Nghĩa
    2.1.4 Bộ máy quản lý




          Phòng Kế                                          Phòng tổ chức nhân
  Toán                          Cửa Hàng Trưởng                    sự
          KT Trưởng               Nguyễn Ngọc Sơn             Trần Thu Hằng
        Nguyễn Đức Hòa                                         Trần Thị Hòa




                                    Cửa Hàng Phó
                                 Nguyễn Huy Khánh
                                  Nguyễn Thị Thủy




              Thủ Kho                                 Kho Phụ           Thu
              Trần Thị      Thủ Quỹ      Tổ Dich     Tùng             ngân
Bán                        Dư Tú Yên        Vụ                          Nguyễn
              Kim Hồng                                  Vũ Tuấn
Hàng                                                    Liêm            Phú Dũng




   Nguyễn Hữu Thủy                       Trần Văn Tuyên
   Lê Thị Kim Tuyến                         Đinh Văn Tuyến
     Vũ Thị Chúc                           Nguyễn Ngọc Bình
33




                  Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
                                                  (Nguồn: Phòng nhân sự)[4]




                            Chứng từ kế toán


   THỦ QUỸ                    Bảng tổng hợp                Sổ, thẻ kế
                             chứng từ kế toán               toán chi
                                cùng loại                     tiết

  Sổ đăng ký               CHỨNG TỪ GHI SỔ
chứng từ ghi sổ

                                                             Bảng
                                 Sổ Cái                    tổng hợp
                                                           chi tiết

                            Bảng cân đối
                            số phát sinh



                         BÁO CÁO TÀI CHÍNH




      Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung

     Ghi chú:
34
         Ghi hàng ngày          :

         Ghi cuối tháng         :

         Đối chiếu, kiểm tra :

                                                                (Nguồn: Phòng kế toán)[4]

    Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ [5]

         Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra phân
loại, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau
khi đã lập xong chuyển cho Kế toán trưởng ( hoặc người phụ trách kế toán ) duyệt,
rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số
và ngày tháng vào chứng từ ghi sổ. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập
Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

         Sau khi phản ánh tất cả các chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế
toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của
từng tài khoản. Sau đó tiến hàng đối chiếu, khi đã khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái
và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính.

         Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán,
Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ vào sổ, thẻ kế
toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ
kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp
để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của từng tài khoản đó. Các Bảng Tổng hợp chi
tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài
chính.

         2.1.5 Cơ sở vật chất, kỹ thuật [4]
         Công ty đã đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật khá đầy đủ và hiện đại. Máy móc
thiết bị hiện đại, phụ tùng chính hiệu Honda được nhập khẩu từ Nhật Bản, Thái Lan
… hoặc từ các nhà sản xuất trong nước luôn đảm bảo các yêu cầu, đạt tiêu chuẩn
chất lượng của Nhật Bản và tiêu chuẩn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của khách hàng
và thị trường về chất lượng và giá cả hợp lý.
         2.1.6 Các phòng ban và chức năng, nhiệm vụ [4]
                 2.1.6.1 Giám đốc
35
      Là người có quyền quyết định tối cao, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động
của công ty trước pháp luật, người điều hành ở mọi lĩnh vực, có quyền bổ nhiệm,
bãi nhiệm các chức danh khác trong công ty.
             2.1.6.2 Phòng kế toán

      • Chức năng của các bộ phận

      Tổ chức ghi chép tính toán, phản ánh chính xác và kịp thời tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh, thực hiện các biểu mẫu, hệ thống kế toán phù hợp với
với hình thức tổ chức kinh doanh và điều lệ tổ chức kế toán do Nhà nước quy định.
Thực hiện các chức năng:
   − Giúp giám đốc đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh tại
      công ty. Để từ đó nhà quản lý có thể đưa ra các phương pháp, chiến lược điều
      chỉnh và phát triển mới phù hợp trong tương lai, đạt hiệu quả cao hơn trong
      hoạt động kinh doanh của công ty.
   − Lập kế hoạch, cân đối nhu cầu vốn, huy động vốn sử dụng vốn một cách hợp
      lý và có hiệu quả, thống kê chính xác số liệu công ty.
   − Quyết toán tài chính định kỳ.
   − Bảo quản, lưu trữ sổ sách, tài liệu kế toán.



      • Nhiệm vụ của các bộ phận




                               KẾ TOÁN TRƯỞNG




   KẾ TOÁN                 KẾ TOÁN               KẾ TOÁN
  DOANH THU                TIỀN MẶT              CÔNG NỢ             THỦ QUỸ
    THUẾ                     TGNH



                               Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán
                                                          (Nguồn: Phòng kế toán)[4]
36
      • Kế toán trưởng

      Là thành viên của Ban giám đốc, là người đứng đầu bộ phận kế toán, tổ chức
bộ máy kế toán, điều hành bộ máy kế toán, vận hành bộ máy kế toán làm việc có
hiệu quả. Là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà
các kế toán viên làm sao cho hợp lý, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp mà không vi
phạm pháp luật. Chịu trách nhiệm chính về hoạt động tài chính của công ty, theo
dõi, đôn đốc, nhân viên thực hiện đúng các quy định về báo cáo kế hoạch, sắp xếp
nhân viên cho phù hợp với mọi hoạt động.

      Phụ trách về kế toán, tổ chức thống kê, tính toán phản ánh chính xác, kịp
thời, đầy đủ các tài sản của công ty và các khoản công nợ, khoản vay của công ty.
Đồng thời, theo dõi, tính toán lương, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Sau đó,
tiến hành lập bảng tổng hợp tiền lương.

      •   Kế toán doanh thu - thuế

      Theo dõi doanh thu, thuế, báo cáo thuế của công ty. Kế toán doanh thu tiến
hành lập hóa đơn GTGT, hóa đơn này gồm 2 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên
lưu vào chứng từ gốc

      Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Thực hiện
các thủ tục nộp thuế và khấu trừ thuế.



      • Kế toán tiền mặt - tiền gửi ngân hàng

      Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng
ngày, liên tục theo trình tự các khoản thu chi tiền mặt, sau đó lập chứng từ ghi sổ.
Chịu trách nhiệm ở khâu thanh toán, chứng từ báo cáo.

      Theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản tiền của công ty tại ngân hàng bao
gồm: các khoản tiền gửi hoặc chuyển trả nợ, tiền vay và tiền của khách hàng chuyển
trả cho công ty…

      • Kế toán công nợ

      Theo dõi tình hình xuất nhập xe máy, phụ tùng, theo dõi tồn kho xe máy, phụ
tùng của công ty; sau đó ghi vào sổ chi tiết hàng hóa. Chứng từ sử dụng là phiếu
37
nhập kho và phiếu xuất kho, phiếu nhập kho và phiếu xuất kho cũng có 3 liên: 1
liên giao cho khách hàng, 1 liên báo cáo về công ty.

       Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ, khoản nợ đã thu, các khoản phải
trả. Báo cáo để kịp thời thanh toán và thu hồi các khoản nợ.

       • Thủ quỹ

       Là người có trách nhiệm thu chi, bảo quản tiền mặt, tình hình biến động tiền
mặt và thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên thông qua kế toán trưởng.

       Chịu trách nhiệm quản lý xuất nhập tiền mặt tại quỹ của công ty, hàng ngày
kiểm tra số tồn quỹ, đối chiếu số liệu của sổ quỹ và sổ kế toán.

              2.1.6.3 Phòng tổ chức nhân sự
       Giúp giám đốc trong công tác tổ chức hoạt động, phân bổ công việc cho
nhân viên, chăm lo công tác công đoàn, giúp nhân viên tham gia đầy đủ các loại
BHXH, BHYT, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ, từng giai đoạn phù
hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Lập kế hoạch cho các chương trình khuyến
mãi khi khách hàng mua xe, xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng sau bán hàng.
       Xây dựng, tổng hợp kế hoạch kinh tế tài chính trong ngắn hạn và dài hạn
theo chương trình, mục tiêu của công ty, sắp xếp lịch làm việc, thực hiện mọi chính
sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, công nhân viên theo nhu cầu của công ty.
Tổ chức công tác đào tạo theo kế hoạch, lập kế hoạch lao động tiền lương. Xây
dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật trong nội bộ công ty.
       Cửa hàng trưởng và cửa hàng phó chịu trách nhiệm điều hành chu trình bán
hàng và thu tiền của công ty, chương trình dịch vụ chăm sóc khách hàng.
              2.1.6.4 Phòng bán hàng
       Là bộ mặt của công ty, tiếp nhận khách hàng, chăm sóc và tiếp nhận ý kiến
phản hồi từ khách hàng. Hằng ngày, theo dõi chi tiết danh sách khách hàng, báo cáo
doanh số về cho phòng kế toán để tổng hợp, kiểm tra các đơn đặt hàng của khách
hàng, danh sách khách hàng.
              2.1.6.5 Thủ kho
       Phụ trách công tác quản lý kho chịu trách nhiệm:
38
          − Nhập xe từ nhà máy và nhập nội bộ, xuất bán lẻ, bán buông và bán nội
              bộ. Căn cứ vào các chứng từ nhập xuất vào thẻ kho theo đúng tên
              hàng, chủng loại hàng và cộng lấy số tồn cuối ngày.
          − Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm kê kho và đối chiếu số liệu kho với
              kế toán. Nếu để ra sự cố hư hỏng, mất mát, thiếu hụt phải chịu trách
              nhiệm bồi thường.
              2.1.6.6 Tổ dịch vụ
       Bao gồm đội ngũ nhân viên lành nghề được Honda trực tiếp đào tạo chính
quy và giàu kinh nghiệm với trang thiết bị hiện đại, thực hiện chế độ bảo hành nhằm
đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi khách hàng mua, công ty cam kết sửa chữa
miễn phí các sản phẩm hư hỏng thuộc về kỹ thuật của xe, nhằm phục vụ khách
hàng một cách tốt, hiệu quả nhất, nhằm tạo ấn tượng tốt cho khách hàng với công
ty, phục vụ khách hàng nhiệt tình, thân thiện, kể cả ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật.
              2.1.6.7 Kho phụ tùng
       Nhập các thiết bị phụ tùng từ công ty Honda Việt Nam, sản xuất theo tiêu
chuẩn công nghệ mới nhất, trang bị khá đầy đủ về phụ tùng, phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng một cách đầy đủ và nhanh nhất, với đúng giá từ công ty
HonDa Việt Nam.
              2.1.6.8 Thu ngân
       Là nhân viên trực tiếp tiếp nhận khách hàng, trao đổi, tư vấn, giải thích
những thắc mắc về chế độ bảo hành, bảo trì cho khách hàng, cùng với đội ngũ nhân
viên năng động, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc, chịu trách
nhiệm báo cáo mạng DCS cho Công ty Honda về khách hàng đến kiểm tra định kỳ,
lập báo cáo doanh thu, phiếu bảo trì trong ngày gửi về Công ty Honda.
       2.1.7 Một số quy định Công ty [4]
              2.1.7.1 Một số qui định về hợp đồng lao động
       Hợp đồng lao động tại công ty có hai dạng là:
   − Hợp đồng lao động có thời hạn: Từ 1 đến 3 năm, áp dụng cho những nhân
       viên được tuyển từ các ngành nghề có liên quan như: Kỹ thuật, lao động kết
       hợp với hợp đồng theo công việc nhất định chuyển sang, những nhân viên
       nghiệp vụ chưa có bằng đại học, trường hợp hết hợp đồng mà không ký hợp
       đồng mới thì hợp đồng cũ cũng không còn hạn sử dụng.
39
    − Hợp đồng không thời hạn: Áp dụng với những nhân viên có biên chế cũ
        chuyển sang hoặc những nhân viên làm việc ở công ty trên ba năm.
                2.1.7.2 Một số quy định về thời gian thử việc
    − Đối với nhân viên có trình độ hệ đại học, trên đại học, thời gian thử việc
        không quá 60 ngày.
    − Đối với nhân viên có trình độ hệ trung cấp, công nhân kỹ thuật và nhân viên
        nghiệp vụ thì thời gian thử việc không quá 30 ngày.
    − Đối với đối tượng có trình độ chuyên môn mới tốt nghiệp thì trong thời gian
        thử việc được hưởng mức lương: 1.500.000 đ/tháng. Sau khi thử việc đạt yêu
        cầu sẽ được bố trí công việc gián tiếp thì được hưởng mức lương khởi điểm
        của kỹ sư bậc một.
                2.1.7.3 Một số quy định về tiêu chuẩn hoạt động
       Công ty đã hoàn thành tốt các thủ tục về kinh doanh, đăng ký thuế với cơ
quan Nhà nước, hoàn thành tốt các thủ tục về thuế và nghĩa vụ đối với Nhà nước.
       Tham gia học tập về phòng cháy chữa cháy, phổ biến cho nhân viên về phòng
cháy chữa cháy, chấp hành nghiêm cấm việc hút thuốc hoặc sử dụng các phương
tiện về lửa, chất gây cháy vì hoạt động kinh doanh của công ty liên quan rất nhiều
về dầu hỏa, xăng, thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật hiện hành.



                                     Đặt hàng từ Honda




        2.1.8 Quy                   Nhập xe về công ty                      trình kinh doanh
của công ty



                                  Bán xe cho khách hàng




                            Làm giấy tờ đăng ký xe cho khách




                               Bảo trì, bảo dưỡng xe định kỳ
40




                       Sơ đồ 2.4: Quy trình kinh doanh của Công ty

                                                             (Nguồn: Phòng kinh doanh)[4]

         Công ty sẽ đặt số lượng và màu sắc xe từ Tổng công ty Honda Việt Nam.
Khi có hàng, công ty nhập xe vào kho và tiến hành kiểm kê số lượng thực nhập đối
chiếu với số lượng trên đơn đặt hàng. Kế toán tiến hành ghi nhận và lập báo cáo.

         Nhân viên bán hàng sẽ dựa vào danh sách đơn đặt hàng, gọi điện cho khách
hàng. Tiến hành làm các thủ tục bán hàng và làm giấy tờ đăng ký xe cho khách. Đến
thời hạn định kỳ ghi trong sổ bảo hành, khách hàng đem xe đến để công ty tiến hành
bảo trì, bảo dưỡng xe.

         2.1.9 Giới thiệu một số sản phẩm [4]

     •   Giá bán buông: Là giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, nhưng chưa tính phí
         làm đăng ký xe, đóng thuế và làm biển số cho khách hàng. Khách hàng phải
         thanh toan phí để công ty có làm tất cả các khâu để hoàn tất hồ sơ và ra biển
         số xe.
                       Bảng 2.4: BẢNG GIÁ XE TRONG NGÀY

ST                                                 Giá bán      Làm đăng      Làm đăng ký
                  Loại xe             Mã số
 T                                                  buông        ký Huyện      Biên Hoà
1        Super dream                 F1            17,500,000    18,200,000     18,950,000
41
2     Wave anpha                  A0         14,600,000    15,250,000     15,750,000
3     Wave S (đùm)                B8         16,200,000    16,900,000     17,600,000
4     Wave S (đĩa)                B9         17,200,000    17,920,000     18,650,000
5     Wave RS (căm)               B1         17,200,000    17,920,000     18,650,000
6     Wave RS (mâm)               B2         19,000,000    19,750,000     20,550,000
7     Wave RSX (căm)              H5         19,000,000    19,800,000     20,500,000
8     Wave RSX (mâm)              H6         21,000,000    21,900,000     22,600,000
9     Wave RSX FI AT (Căm)        F80        26,100,000    27,000,000     28,050,000
10    Wave RSX FI AT (mâm)        F81        27,100,000    28,020,000     29,100,000
11    Futu X (đùm)                F68        22,000,000    22,850,000     23,700,000
12    Futu X (đĩa)                F64        23,000,000    23,850,000     24,750,000
13    Futu X FI(đĩa)              F60        27,500,000    28,450,000     29,500,000
14    Futu X FI (mâm)             F62        28,500,000    29,500,000     30,550,000
15    Click                       Y74        28,000,000    28,950,000     30,000,000
16    Click Play                  Y90        28,000,000    28,950,000     30,000,000
17    AirBlade FI (đỏ, trắng)     AO         38,500,000    39,700,000     41,000,000
18    Airblade FI (đen)           A4         39,200,000    40,400,000     41,700,000
19    AirBlade Repsol FI          A1         38,500,000    39,700,000     41,000,000
20    AirBlade FI (đỏ,vàng)       A2         42,000,000    43,300,000     44,600,000
21    Lead EF61 (vàng )           EF61       34,000,000    35,100,000     36,250,000
22    Lead EF60 (nâu,vàng)        EF60       34,000,000    35,100,000     36,250,000
23    Lead EF60(trắng,bạc,đỏ)     EF60       33,500,000    34,550,000     35,720,000
24    SH 125 M                    EO         98,000,000   100,500,000    104,000,000
25    SH 150 N                    EO        120,000,000   123,000,000    127,100,000
26    JF30 PCX                    H72        59,500,000    61,500,000     63,500,000
                                               Biên Hòa, ngày 03 tháng 12 năm 2010
                                                              Cửa hàng trưởng
                                                                  ( ký, họ tên)
                                                          (Nguồn: Phòng kế toán)[4]
       Super dream: Đây là sản phẩm xuất
hiện trên thị trường tương đối lâu. Tuy nhiên,
với kiểu dáng thanh lịch, tính năng mạnh mẽ,
bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu, với sự thay đổi
mới trong máy móc, lốp, tem nổi… phù hợp với
phong cách sử dụng của mọi tầng lớp.
                                                     Giá bao gồm VAT: 17,500,000
       Future Neo: Có nhiều cải tiến, mới cả về kỹ thuật lẫn chủng, loại màu sắc,
dáng vẻ bên ngoài với sự thành công của dòng
xe Future xuất hiện từ năm 1999 trên thị trường,
và hiện nay được nâng cấp lên tầm cao mới, với
kiểu dáng tinh tế, phong cách sang trọng, một
42
sự lựa chọn hoàn hảo đối với khách hàng tuổi trung niên.
              Giá bao gồm VAT: 23,000,000.
        Future FI: Honda Future FI mới là sự
kết hợp hoàn hảo giữa phong cách thể thao lịch
lãm và công nghệ đột phá tạo ra một sự kiêu
hãnh cho người cầm lái. Chiếc xe được thiết kế
nổi bật với các hình khối chắc khỏe và thanh
lịch. Kết hợp sáng tạo các mảng màu trầm làm
bật lên vẻ nam tính, thể thao đầy cuốn hút.
Được trang bị động cơ 4 thì 125cc cùng với hệ thống phun xăng điện tử, giúp tiết
kiệm nhiên liệu và giảm bớt lượng khí thải.
                                                   Giá bao gồm VAT: 28,500,000.
       WaveAlpha: sự ra đời của alpha mới với
một phong cách mới thiết kế thời trang, có màu
sắc đa dạng. Wave Alpha mới mang sắc màu
hiện đại với tem xe hoàn toàn mới - thiết kế
logo ẩn hiện dưới lớp ánh bạc và những đường
gân chạm nổi đầy phong cách, tem xe mới
mang dáng vẻ hiện đại cùng sắc thái ấn tượng. Giá bao gồm VAT: 14,600,000.
Wave S: Sản phẩm mới có nhiều màu
sắc cùng vẻ trang nhã, rất đơn giản
nhưng mang tính biểu cảm cao, một vẻ
đẹp khó có thể rời mắt, Wave S khẳng
định sự tinh tế của bạn, động cơ bốn thì
bền bỉ, đáp ứng sự nghiêm ngặt về khí
thải, mặt đồng hồ thiết kế mới giúp sử dụng dễ dàng, ống xả an toàn, bình ắcquy
khô, tuổi thọ cao.
                                                   Giá bao gồm VAT: 16,200,000
       Wave RSX: Là một cải tiến mới
của Wave RS, thiết kế góc cạnh và đầy
cá tính, ống xả kiểu hướng lên tạo nét thể
thao mạnh mẽ, đèn xi nhan trước đậm
43
nét thể thao cùng thiết kế hình chữ “V”, đèn được ốp theo yếm xe trước tạo nên một
thiết kế độc đáo, tem xe với thiết kế cực ngầu và đường nét cá tính riêng của nó,
mặt đồng hồ thể thao cá tính, động cơ Honda mạnh mẽ với 4 thì 100cc bền bỉ, tạo
cân bằng tối ưu với quãng đường đi và khả năng tăng tốc, bình điện ắcquy khô
không cần bảo dưỡng định kỳ không tràn axit khi chấn động mạnh, khóa từ hai lần
mở thách thức rỉ sét và chống trộm hiệu quả.
                                                Giá bao gồm VAT: 19,000,000.
      Xe Click: Với thiết kế tinh tế và
hiện đại, động cơ nhỏ gọn, mạnh mẽ, và
tiết kiệm nhiên liệu, tính năng tối ưu động
cơ được bảo đảm cân bằng hoàn hảo. Khởi
động dễ dàng, le gió tự động tăng cường
khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho xe, yên,
bửng được thiết kế đặc biệt để tránh nước,
ngăn ngừa nước văng lên khi trời mưa, bộ
phận giảm xốc đỡ nhẹ nhàng và an toàn.
                                                  Giá bao gồm VAT: 28,000,000.


      WaveRespol: Biểu tượng độc quyền của đội đua Honda, rực lên sắc màu của
Respol. Oai hùng với những thiết kế sắc cạnh,
phần đầu xe kết hợp với bộ xinhan tô đậm vẻ
đẹp thể thao của wave RSV, yến thiết kế hình
chữ “V” kết hợp với thân xe, tem đầy sức hút
với biểu tượng Respol đầy sức hút trên màu
đơn sắc, đèn được thiết kế được thiết kế bên
trong tạo nên một sắc cạnh mạnh.
                                                  Gía bao gồm VAT: 19,500,000.
      Air Blade: Sản phẩm nổi bật của
HonDa, là sản phẩm đang được ưa chuộng
nhất với dáng vẽ trang trọng, màu sắc hoài
hoà rất dễ gần gũi, đẹp mắt với kiểu dáng thể
thao. Hệ thống giảm xốc tốt vận hành trên
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1
Trang1

More Related Content

What's hot

Qui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoatQui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoatThục Linh
 
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toánHệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toántrinh nguyen duc
 
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875anh hieu
 
Hệ thống quản lý doanh nghiệp
Hệ thống quản lý doanh nghiệpHệ thống quản lý doanh nghiệp
Hệ thống quản lý doanh nghiệpQuang Ngoc
 
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủChuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủnataliej4
 
Acc506-kiểm toán nội bộ
Acc506-kiểm toán nội bộAcc506-kiểm toán nội bộ
Acc506-kiểm toán nội bộhome
 
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt độngKiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt độngAnh Bùi
 
Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2
Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2
Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2dlmonline24h
 
tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộtổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộQuỳnh Trọng
 
Bài 2 Sự phát triển của tư tưởng quản trị.pptx
Bài 2 Sự phát triển của tư tưởng quản trị.pptxBài 2 Sự phát triển của tư tưởng quản trị.pptx
Bài 2 Sự phát triển của tư tưởng quản trị.pptxTrnhThKiuL1
 
Bài 3 Môi trường hoạt động của tổ chức.pptx
Bài 3  Môi trường hoạt động của tổ chức.pptxBài 3  Môi trường hoạt động của tổ chức.pptx
Bài 3 Môi trường hoạt động của tổ chức.pptxTrnhThKiuL1
 
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptxBài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptxTrnhThKiuL1
 
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộTổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộQuỳnh Trọng
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanleehaxu
 

What's hot (19)

Qui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoatQui định của btc về ktra ksoat
Qui định của btc về ktra ksoat
 
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toánHệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
Hệ thống kiểm soát nội bộ---kiểm toán
 
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
Kiểm soát nội bộ chu trình hàng tồn kho tại công ty cổ phần công trình 875
 
Hệ thống quản lý doanh nghiệp
Hệ thống quản lý doanh nghiệpHệ thống quản lý doanh nghiệp
Hệ thống quản lý doanh nghiệp
 
On thi trac nghiem kiem toan
On thi trac nghiem kiem toanOn thi trac nghiem kiem toan
On thi trac nghiem kiem toan
 
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủChuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
 
Acc506-kiểm toán nội bộ
Acc506-kiểm toán nội bộAcc506-kiểm toán nội bộ
Acc506-kiểm toán nội bộ
 
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt độngKiểm toán hoạt động
Kiểm toán hoạt động
 
Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2
Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2
Chuong 3 rủi ro và kiểm soát phần 2
 
NOI DUNG.doc
NOI DUNG.docNOI DUNG.doc
NOI DUNG.doc
 
tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộtổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
 
Bài 2 Sự phát triển của tư tưởng quản trị.pptx
Bài 2 Sự phát triển của tư tưởng quản trị.pptxBài 2 Sự phát triển của tư tưởng quản trị.pptx
Bài 2 Sự phát triển của tư tưởng quản trị.pptx
 
Bài 3 Môi trường hoạt động của tổ chức.pptx
Bài 3  Môi trường hoạt động của tổ chức.pptxBài 3  Môi trường hoạt động của tổ chức.pptx
Bài 3 Môi trường hoạt động của tổ chức.pptx
 
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptxBài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
Bài 1 Đại cương về Quản trị học.pptx
 
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộTổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toan
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...
 
Tổng Quan Về Kiểm Toán
Tổng Quan Về Kiểm ToánTổng Quan Về Kiểm Toán
Tổng Quan Về Kiểm Toán
 

Similar to Trang1

Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bảnHệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bảnAskSock Ngô Quang Đạo
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt NamHoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Namluanvantrust
 
Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân...
Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân...Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân...
Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1luanvantrust
 
Tiểu luận thương mại điện tử.
Tiểu luận thương mại  điện tử.Tiểu luận thương mại  điện tử.
Tiểu luận thương mại điện tử.ssuser499fca
 
Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Huong dan xd_van_ban_iso_9001
Huong dan xd_van_ban_iso_9001Huong dan xd_van_ban_iso_9001
Huong dan xd_van_ban_iso_9001Phi Phi
 
Huong dan xd_van_ban_iso_9001
Huong dan xd_van_ban_iso_9001Huong dan xd_van_ban_iso_9001
Huong dan xd_van_ban_iso_9001Diem Le
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH G...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH G...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH G...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH G...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfNguyễn Công Huy
 
luan van tot nghiep ke toan (66).pdf
luan van tot nghiep ke toan (66).pdfluan van tot nghiep ke toan (66).pdf
luan van tot nghiep ke toan (66).pdfNguyễn Công Huy
 
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.pptKiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.pptphanai
 
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Trang1 (20)

Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại T...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại T...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại T...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Công Tác Kiểm Soát Nội Bộ Thu, Chi Ngân Sách Tại T...
 
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bảnHệ thống kiểm soát nội bộ   kiểm toán căn bản
Hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán căn bản
 
Chương 2 hệ thống kiểm soát nội bộ
Chương 2 hệ thống kiểm soát nội bộChương 2 hệ thống kiểm soát nội bộ
Chương 2 hệ thống kiểm soát nội bộ
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt NamHoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Chu Trình M...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Chu Trình M...Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Chu Trình M...
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Chu Trình M...
 
Đề tài: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Agribank Thanh Hóa
Đề tài: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Agribank Thanh HóaĐề tài: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Agribank Thanh Hóa
Đề tài: Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Agribank Thanh Hóa
 
Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân...
Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân...Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân...
Tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại các chi nhánh ngân...
 
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1
Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1
 
Tiểu luận thương mại điện tử.
Tiểu luận thương mại  điện tử.Tiểu luận thương mại  điện tử.
Tiểu luận thương mại điện tử.
 
Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...
Hoàn Thiện Kiểm Soát Doanh Thu Tại Công Ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Na...
 
Huong dan xd_van_ban_iso_9001
Huong dan xd_van_ban_iso_9001Huong dan xd_van_ban_iso_9001
Huong dan xd_van_ban_iso_9001
 
Huong dan xd_van_ban_iso_9001
Huong dan xd_van_ban_iso_9001Huong dan xd_van_ban_iso_9001
Huong dan xd_van_ban_iso_9001
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH G...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH G...Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH G...
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH G...
 
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdfluan van tot nghiep ke toan (34).pdf
luan van tot nghiep ke toan (34).pdf
 
luan van tot nghiep ke toan (66).pdf
luan van tot nghiep ke toan (66).pdfluan van tot nghiep ke toan (66).pdf
luan van tot nghiep ke toan (66).pdf
 
Dieuhanhcongso
DieuhanhcongsoDieuhanhcongso
Dieuhanhcongso
 
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.pptKiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
 
2 dcqtdnghiep 1315
2 dcqtdnghiep 13152 dcqtdnghiep 1315
2 dcqtdnghiep 1315
 
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...
Luận án: Tổ chức công tác kế toán tại các công ty tư vấn thiết kế - Gửi miễn ...
 
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách sạn Dana Marina.doc
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách sạn Dana Marina.docHoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách sạn Dana Marina.doc
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách sạn Dana Marina.doc
 

Trang1

  • 1. 1 1 Lý do chọn đề tài Ngày nay, KSNB đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp và tổ chức. Nước ta đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và đầu tư chưa từng có. Làn sóng đầu tư ngày càng mạnh mẽ thì nhu cầu kiểm soát của các doanh nghiệp cũng ngày càng gia tăng, về hình thức cũng như thực chất, về số lượng cũng như chất lượng. Nhiều cơ hội mới mở ra cho các doanh nghiệp, bên cạnh đó luôn tồn tại những thách thức và cạnh tranh. Làm thế nào để ngăn chặn hành vi gian lận vì mục đích chung của nhân viên? Làm thế nào để đảm bảo lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động. Một HTKSNB vững mạnh và khoa học sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề trên, hạn chế tối đa các rủi ro, quản lý hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực kinh tế. [6] HTKSNB là những phương pháp và chính sách được thiết lập để ngăn chặn gian lận, giảm bớt sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động của người lao động, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng lao động, nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty TNHH Hòa Bình Minh là nhập xe từ Tổng Công ty Honda Việt Nam, sau đó bán xe cho khách hàng. Cho nên, quy trình bán hàng và thu tiền đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một HTKSNB hiệu quả sẽ nâng cao hiệu quả của chu trình bán hàng và thu tiền, góp phần hoàn thành kế hoạch và mục tiêu mà công ty đề ra. Xuất phát từ thực tiễn và mong muốn vận dụng kiến thức của mình đóng góp một phần nào đó cho HTKSNB và nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng thu tiền tại công ty. Nên em quyết định chọn đề tài: “ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÒA BÌNH MINH”.
  • 2. 2 2 Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài − Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ. − Hoàn thiện hệ thống kiểm soát hàng tồn kho trong báo cáo tài chính. − Hoàn thiện hệ thống kiểm soát vốn bằng tiền. − Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền 3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích thống kê: Dùng phương pháp phân tích để đánh giá các số liệu thống kê lấy từ các nguồn. Phương pháp khảo sát thực tế. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: nội dung của đề tài không đi sâu phân tích tình hình tài chính của công ty mà chỉ xoay quanh việc hoàn thiện và hiệu quả của HTKSNB bán hàng và thu tiền của công ty. Thời gian nghiên cứu: số liệu và tình hình hoạt động trong năm 2010 Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH Hòa Bình Minh. 5 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu các quy trình kiểm soát bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp. Thực trạng kiểm soát chu trình bán hàng và thu tiền trong công ty TNHH Hòa Bình Minh nhằm tìm ra mặt tích cực và tiêu cực trong công tác tổ chức kiểm soát tại công ty. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chu trình bán hàng và thu tiền tại Công Ty TNHH Hòa Bình Minh nhằm tránh những sai sót, gian lận có thể xảy ra và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Nghiên cứu các quy trình kiểm soát bán hàng và thu tiền trong doanh nghiệp.
  • 3. 3 6 Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài bố cục thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ Chương 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát chu trình nội bộ bán hàng và thu tiền tại Công Ty TNHH Hòa Bình Minh. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty TNHH Hòa Bình Minh.
  • 4. 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 1.1Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ [2] Hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp thông tin cho cả bên trong và bên ngoài của một tổ chức. Người sử dụng thông tin dựa vào sự chính xác và hợp lý của báo cáo mà đơn vị phát hành. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm nhiều phương thức và thước đo đánh giá được thiết kế và thực hiện trong tổ chức, nhằm đạt được mục tiêu đề ra:  Bảo vệ tài sản của tổ chức.  Thẩm tra tính chính xác, độ tin cậy của dữ liệu và thông tin trong hệ thống kế toán.  Đẩy mạnh hiệu quả điều hành và hệ quả sản xuất kinh doanh.  Khuyến khích việc tuân thủ các chính sách quản lý sự gắn bó của đội ngũ nhân viên với các chính sách đó. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn đang tranh chấp rộng rãi định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.1.1Định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ [2] 1.1.1.1 Hệ thống kiểm soát nội bộ theo Việt Nam Đứng về góc độ pháp luật hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa chính thức nào về HTKSNB. Tuy nhiên, trong quyết định 36/2006 QĐ-NHNN ban hành ngày 1/8/2006 đã đưa ra một số nội dung cơ bản về HTKSNB là: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định về nội bộ, cơ cấu tổ chức tín dụng được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, và được thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời, các rủi ro nhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức đề ra”. [1] 1.1.1.2 Định nghĩa về hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 1992 Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi HĐQT, các nhà quản lý, các thành viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà HĐQT, các nhà quản lý mong muốn là:
  • 5. 5 − Tính chất đáng tin cậy của Báo cáo tài chính. − Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành. Con người − Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả Hội đồng quản Hiệu lực, hiệu quả các Quá trình trị hoạt động Mục tiêu Mu Kiểm soát Người quản lý Độ tin cậy thông tin nội bộ Đảm bảo hợp Tuân thủ pháp luật và Các nhân viên lý các quy định Sơ đồ 1.1: Kiểm soát nội bộ (Nguồn: Phòng kế toán)[4] 1.1.2 Các bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát nội bộ [2] Trong báo cáo của COSO 1992 cho rằng, việc tìm ra các thành phần cấu tạo nên hệ thống kiểm soát nội bộ là rất quan trọng, để từ đó nâng cao cách thức kiểm soát. Cũng theo hệ thống này mà hệ thống kiểm soát nội bộ có thể thực hiện nhiều mục đích, và nhìn từ góc độ này thì hệ thống kiểm soát như là một giải pháp của nhiều vấn đề tiềm ẩn như là đối phó nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh… theo báo cáo của COSO thì hệ thống kiểm soát nội bộ gồm năm thành phần: − Môi trường kiểm soát. − Đánh giá rủi ro. − Hoạt động kiểm soát.
  • 6. 6 − Thông tin và truyền thông. − Giám sát. 1.1.2.1 Môi trường kiểm soát[2] • Định nghĩa Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, nó chi phối đến ý thức kiểm soát của mọi thành viên trong cùng một đơn vị, và là nền tảng đối với các hệ thống khác của HTKSNB. Là nền tảng quan trọng cho sự hoạt động hiệu quả của HTKSNB. Là những yếu tố của tổ chức ảnh hưởng đến hoạt động của HTKSNB và là các yếu tố tạo ra một môi trường trong đó toàn bộ thành viên của tổ chức có nhận thức được tầm quan trọng của HTKSNB hay không. • Các yếu tố của môi trường kiểm soát Tất cả mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, mọi sự vận động và phát triển đều chịu sự tác động của môi trường. Môi trường giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, môi trường phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kích thích sự phát triển. Do đó, sự tồn tại và phát triển của HTKSNB cũng không ngoại lệ, môi trường kiểm soát cũng là nhân tố nền tảng trong HTKSNB đồng thời chi phối đến các nhân tố khác cấu thành nên HTKSNB. Mọi sự phát triển cần một môi trường phù hợp với nhân tố phát triển và những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường kiểm soát là: [6] + Tính trung thực, giá trị đạo đức và năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. + Có cơ cấu tổ chức hợp lý là một điều kiện đảm bảo các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng, đảm bảo công tác quản lý được triển khai chính xác, kịp thời, hiệu quả. + Triết lý quản lý và phong cách điều hành, tư cách đạo đức, hành vi ứng xử, hiệu quả công việc của lãnh đạo. + Cách thức thiết lập quyền hạn và trách nhiệm cũng như việc tổ chức và phát triển công ty. Mỗi người phải nhận thức được công việc của mình có ảnh hưởng như thế nào trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu của đơn vị.
  • 7. 7 + Những chỉ đạo của ban giám đốc. Mỗi nhân viên là một chi tiết cấu thành nên bộ máy của công ty, vì vậy tính trung thực và giá trị đạo đức của nhân viên cao, sẽ tạo môi trường thuận lợi để liên kết và phát huy sức mạnh tập thể, năng lực chuyên môn tốt, giúp công ty hoàn thành kế hoạch để đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, bộ máy của công ty sẽ hoạt động tùy thuộc vào phong cách, triết lý quản lý, điều hành của ban giám đốc, nó có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kiểm soát của tổ chức, bao gồm khả năng nhận thức và giám sát được rủi ro trong kinh doanh, thể hiện qua việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận và chính sách nhân viên của công ty. Nếu các nhà quản lý liêm chính và có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực quản lý thông qua chính sách nhân sự và áp dụng thực tế, từ việc tuyển dụng đến quá trình huấn luyện, đào tạo, khen thưởng hay sa thải, thông tin cho các cá nhân, bộ phận về trách nhiệm và quyền hạn một cách rõ ràng bằng các văn bản thể hiện nội quy, quy chế của quá trình kinh doanh…Một chính sách nhân sự đúng đắn sẽ bù đắp những hạn chế của môi trường kiểm soát. Tất cả tạo ra một môi trường, mà trong đó toàn bộ thành viên công ty nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ tốt hơn, tạo sự phát triển bền vững cho công ty. 1.1.2.2 Đánh giá rủi ro [6] • Định nghĩa Đánh giá rủi ro là việc xác định và phân tích các rủi ro liên quan đến việc đạt được các mục tiêu hoạt động hiệu quả, báo cáo tài chính đáng tin cậy và sự tuân thủ các quy định. Do đó, đánh giá rủi ro làm cơ sở cho việc quyết định quản lý rủi ro như thế nào. Không phụ thuộc vào quy mô, cấu trúc, loại hình hay vị trí địa lý, bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động cũng đều bị các rủi ro từ những yếu tố bên trong hay bên ngoài tác động vào: ” Rủi ro có không có thể tránh được nhưng có thể đánh giá được”. • Nhận dạng rủi ro
  • 8. 8 Rủi ro có thể tác động đến công ty ở mức độ hoàn toàn hay chịu ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể. Hai dạng rủi ro chính công ty thường gặp là: rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. − Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính, chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hay tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.[6] Rủi ro tiềm tàng tác động đến toàn bộ công ty, đó là những rủi ro do: + Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, cạnh tranh và sự thay đổi về kinh tế, về cạnh tranh và thay đổi về thị trường mua, thị trường bán. + Đặc điểm hoạt động của đơn vị như: Quy trình kinh doanh, công nghệ, có cấu vốn và các đơn vị phụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa. + Trình độ chuyên môn kế toán trưởng, của cá nhân kế toán viên nội bộ và sự thay đổi của họ. − Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính, khi riêng rẽ hay tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện sai sót và sửa chữa kịp thời.[6] Rủi ro kiểm soát tác động đến từng bộ phận, từng hoạt động trước khi ảnh hưởng đến toàn bộ công ty, rủi ro kiểm soát xảy ra do: + Sự hạn chế tiềm tàng của hệ thống kế toán và HTKSNB. + Hệ thống kế toán và HTKSNB không đầy đủ. + Hệ thống kế toán và HTKSNB không hiệu quả. Vì vậy, đánh giá được rủi ro nghĩa là nhận dạng rủi ro, phân tích khả năng xảy ra và những thiệt hại có thể, từ đó thiết lập được các cơ chế kiểm soát chi phí và lợi ích mang lại. Để đánh giá rủi ro một cách chính xác công ty cần phải xác định được: + Mục tiêu của công ty. + Nhận dạng rủi ro. + Phân tích rủi ro xảy ra. • Phân tích rủi ro [6]
  • 9. 9 Nhận diện các rủi ro sau khi đã xác định các mục tiêu: Rủi ro là những gì có thể đe dọa việc đạt được mục tiêu nào đó. Với mỗi một mục tiêu của từng phòng ban các rủi ro cần được nhận diện. Khi nhận diện rủi ro cần bao quát tất cả các rủi ro bên trong và bên ngoài. Nhà quản lý cần quan tâm, khuyến khích nhân viên phát hiện, đánh giá và phân tích các tác hại của rủi ro. Các nhà quản lý có thể đặt ra hàng loạt câu hỏi để nhận diện rủi ro. Ví dụ: Những sai phạm nào có thể xảy ra? Chúng ta có những mặt hạn chế nào? Làm sao biết được chúng ta có đạt được mục tiêu hay không? ... Phân tích rủi ro sau khi xác định các mục tiêu: Là sự sắp xếp thứ tự các rủi ro sau khi nhận diện nó. Để sắp xếp thứ tụ các rủi ro, trước hết cần xem xét đến mức độ thường xuyên xảy ra của các rủi ro. Sau đó, tiến hành định tính và định lượng tổn thất khi rủi ro xảy ra. Từ đó, xác định hành động nào là cần thiết để quản lý rủi ro. Việc sắp xếp thứ tự các rủi ro giúp các phòng ban tập trung và giải quyết các rủi ro có ảnh hưởng đáng kể. 1.1.2.3 Hoạt động kiểm soát • Định nghĩa Hoạt động kiểm soát là các biện pháp, quy trình, thủ tục đảm bảo chỉ thị của ban lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện cho tổ chức đạt được mục tiêu đặt ra được thực thi nghiêm túc trong toàn tổ chức. Là các hoạt động được cụ thể hóa từ các chính sách, thủ tục mà khi được thực hiện thích hợp và đúng lúc sẽ giúp các quản lý giảm thiểu các rủi ro được nhận diện.[1] Ví dụ: kiểm soát phòng ngừa và phát hiện sự mất mát, thiệt hại của tài sản, kiểm soát xem tổ chức có hoạt động theo đúng chuẩn mực mà tổ chức đã quy định, theo đúng các yêu cầu của pháp luật hiện hành… Các quy chế và thủ tục do ban lãnh đạo của công ty thiết lập và chỉ đạo thực hiện tại công ty nhằm đạt được các mục tiêu quản lý cụ thể. Có nhiều hoạt động kiểm soát khác nhau. Nhưng trong công ty không thể thiếu các hoạt động chủ yếu sau: [6] + Phân chia trách nhiệm cụ thể. + Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ. + Kiểm soát vật chất.
  • 10. 10 + Kiểm tra việc độc lập thực hiện. + … • Các yếu tố của hoạt động kiểm soát • Quy trình phê chuẩn, ủy quyền [2] Đây là một hoạt động kiểm soát quan trọng phê chuẩn, ủy quyền là việc cấp quản lý cho phép nhân viên thực hiện các hoạt động nhất định nào đó, bao gồm: ủy quyền chung và ủy quyền cụ thể. Ví dụ: + Ủy quyền chung: việc cho phép phòng ban chi tiêu một số tiền nhất định từ ngân sách. + Quy trình phê chuẩn và ủy quyền cụ thể thì liên quan đến từng nghiệp vụ riêng lẽ, có nghĩa là mỗi nghiệp vụ đòi hỏi phải có chữ ký hay sự phê chuẩn điện tử của người có thẩm quyền. Trong bất kỳ trường hợp nào, một người có thẩm quyền phê chuẩn cũng không nên nói cho người khác, đại diện người phê chuẩn ký tên người phê chuẩn. Tương tự, trong bất kỳ trường hợp nào một người có thẩm quyền phê chuẩn điện tử cũng không nên chia sẻ mật mã với người khác. Trong hoạt động ủy quyền và phê chuẩn, người có thẩm quyền phê chuẩn nên xem xét các chứng từ có liên quan, đặt nghi vấn với những điều bất thường, đảm bảo rằng có đầy đủ thông tin cần thiết để đánh giá, chứng minh cho nghiệp vụ đó trước khi ký duyệt. Việc ký tên trước trên văn bản trắng là tuyệt đối bị ngăn cấm. • Công tác đối chiếu [2] Đối chiếu là việc so sánh với nhau giữa các tập hợp dữ liệu với nhau, nhận diện và tìm ra sự khác biệt, đưa ra cách chỉnh sửa khi cần thiết để giải quyết sự khác biệt đó. Hoạt động kiểm soát này giúp đảm bảo sự chính xác và đầy đủ của nghiệp vụ. Ví dụ: so sánh số dư lương phép, lương bệnh của từng phòng ban với số dư lương phép, lương bệnh của hệ thống tính lương. Nhân tố chủ yếu của việc đối chiếu là so sánh, phát hiện và giải quyết sự khác biệt. Nếu chỉ ghi nhận sự khác biết mà không tìm cách giải quyết thì đối chiếu cũng vô ích. Việc đối chiếu phải có chứng từ và được phê chuẩn bởi cấp quản lý.
  • 11. 11 • Soát xét lại công việc đã thực hiện [2] Là việc cấp quản lý xem xét lại các báo cáo, các ghi chép, đối chiếu và các thông tin khác có liên quan. Đây cũng là một hoạt động kiểm soát quan trọng. Cấp quản lý nên xem xét lại tính hợp lý của thông tin. Việc soát xét lại quá trình thực hiện cung cấp cơ sở để phát hiện vấn đề cần phải giải quyết. Trong hoạt động soát xét lại cấp quản lý sẽ so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự báo, hoặc số liệu giữa các kỳ với nhau. Nó làm căn cứ để đo lường mức độ đạt được mục tiêu và cũng để nhận diện những kết quả không mong đợi cần phải tiếp tục giải quyết. Cũng như các công tác đối chiếu, việc soát xét lại báo cáo, đối chiếu và các thông tin khác nên được ghi chép thành tài liệu. • Kiểm soát vật chất [2] Hoạt động này nhằm kiểm soát lại tài sản trên các loại sổ sách, kể cả những ấn chỉ đã được định giá trước nhưng chưa sử dụng, cũng như cần hạn chế với những sự tiếp cận trực tiếp về tin học và những hồ sơ dữ liệu. Các tài sản có tính thanh quản cao với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, các tài sản nguy hiểm, chứng từ quan trọng, các thông tin có tính bảo mật phải được bảo quản cẩn thận. Sử dụng các kiểm soát tiếp cận là cách tốt nhất để bảo vệ các tài sản này. Ví dụ: khóa cửa, khoá tủ, mật mã két sắt, mật mã máy tính. Phải ghi chép cẩn thận, thường xuyên, các hoạt động mua bán hàng tồn kho của công ty. Các mặt hàng được kiểm kê bởi một người độc lập với công tác thu mua, ủy quyền và thủ kho theo định kỳ. Kết quả kiểm kê phải được đối chiếu với số dư trên sổ ghi chép. Những mặt hàng nào bị thiếu hụt cần được phân tích và tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đề ra biện pháp giải quyết. • Phân chia trách nhiệm Nghĩa là không để bất kỳ thành viên nào giải quyết các mặt của một nghiệp vụ, từ khi hình thành đến khi kết thúc. Mục đích là để nhân viên kiểm soát lẫn nhau, nếu có sai sót xảy ra sẽ được phát hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Đồng thời, giảm cơ hội cho bất kỳ thành viên nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có thể gây ra và che giấu sai phạm của mình. Phân chia trách nhiệm là yếu tố then chốt đối với HTKSNB hữu hiệu, nó giúp giảm rủi ro về sai sót và không phù hợp. Một nguyên tắc chung là chức năng
  • 12. 12 phê chuẩn, ghi chép kế toán, đối chiếu và quản lý tài sản phải được tách riêng biệt. Khi các chức năng không thể tách biệt do quy mô nhỏ, thì việc giám sát chi tiết các hoạt động có liên quan cần phải có như: một hoạt động kiểm soát bù đắp phân chia trách nhiệm cũng là một hoạt động ngăn ngừa và hạn chế gian lận, vì cần phải có sự thông đồng với nhiều nhân viên khác mới có thể thực hiện hành vi gian lận. Việc phân chia trách nhiệm đòi hỏi cần phải tách biệt các chức năng sau đây: + Chức năng bảo quản tài sản với chức năng kế toán. + Chức năng phê chuẩn nghiệp vụ với chức năng bảo quản tài sản. + Chức năng thực hiện nhiệm vụ và chức năng kế toán. Một số ví dụ cụ thể của hoạt động phân nhiệm là: + Người nhận thông tin và lên danh sách các phiếu thu đã nhận không đồng thời là người nhận tiền. + Người lập phiếu yêu cầu mua hàng thì không thể là người phê chuẩn việc mua hàng. + Người phê chuẩn việc mua hàng thì không thể là người đối chiếu các báo cáo tài chính hàng tháng. + ….. • Kiểm tra hệ thống thông tin Thông tin chính xác, tạo uy tín cho công ty trên thị trường và tạo điều kiện cho việc phân tích, đánh giá chính xác, hiệu quả hoạt động, hoạch định chiến lược phát triển cho công ty. Vì vậy, công ty cần phải thực hiện nhiều hoạt động kiểm soát nhằm kiểm tra việc phê chuẩn, tính xác thực, đầy đủ các nghiệp vụ. Kiểm soát quá trình xử lý thông tin cần đảm bảo các nguyên tắc sau: − Việc phê chuẩn đúng. − Kiểm soát chặt chẽ hệ thống chứng từ sổ sách các nghiệp vụ. Yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ về hệ thống thông tin phụ thuộc vào tính then chốt, bảo mật của thông tin và mức độ phức tạp của các ứng dụng có trên hệ thống. Có hai loại kiểm soát cơ bản đối với hệ thống thông tin: Kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng. • Kiểm tra độc lập việc thực hiện [2] Nhân viên thường không ý thức được tầm quan trọng của HTKSNB, bên cạnh đó HTKSNB còn những yếu kém, những hạn chế tiềm tàng của nó. Do đó, cần
  • 13. 13 phải có sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát thường xuyên. Việc kiểm tra được thực hiện bởi những cá nhân hay bộ phận khác với những cá nhân, bộ phận đang thực hiện nghiệp vụ. Yêu cầu quan trọng đối với những thành viên thực hiện kiểm tra là họ phải hoàn toàn độc lập với đối tượng kiểm tra. Hiệu quả của hoạt động kiểm tra không còn nếu người kiểm tra là nhân viên cấp dưới hoặc không độc lập với đối tượng kiểm tra vì bất kỳ lý do nào. 1.1.2.4 Thông tin truyền thông [2] Bất kỳ một công ty nào khi hình thành và phát triển đều cần đến thông tin, bao gồm: Thông tin đầu vào và thông tin đầu ra, thông tin nội bộ. Thông tin này phải được truyền đạt đến mọi cấp có liên quan trong công ty thông qua hệ thống thông tin. Truyền thông là một phần của hệ thống thông tin, nhưng được nêu ra để nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt. Những nhân tố liên quan đến vấn đề này: − Mọi thành viên của đơn vị phải hiểu rõ công việc của mình tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ thị từ cấp trên, hiểu rõ mối quan hệ với các thành viên khác và sử dụng được những phương tiện truyền thông trong công ty. Điều này sẽ được thực hiện thông qua việc tổ chức các kênh truyền thông hữu hiệu trong công ty, thông tin nhanh chóng và hiệu quả áp dụng đúng lúc nếu việc tổ chức thông tin truyền thông trong nội bộ tốt. − Các thông tin từ khách hàng nhà cung cấp, khách hàng phải được tiếp nhận chính xác, đầy đủ và kịp thời để công ty có thể phản hồi và xử lý đáp ứng yêu cầu. Những thông tin từ nhà cung cấp, cổ đông, thành viên HĐQT phải được truyền đạt kịp thời, đảm bảo độ tin cậy và phải phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Trong hệ thống thông tin, hệ thống kế toán giữ vai trò trọng yếu, đầu vào của hệ thống là các sự kiện kinh tế được biểu hiện bằng các nghiệp vụ kế toán, đầu ra của hệ thống là các báo cáo kế toán. Quá trình vận hành của hệ thống là quá trình ghi nhận, phân loại, tính toán, xử lý và tổng hợp. Hệ thống thông tin kế toán thường bao gồm hai phần có quan hệ chặt chẽ với nhau là: Hệ thống thông tin kế toán tài chính và hệ thống thông tin kế toán quản trị:
  • 14. 14 − Kế toán tài chính ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế và xác định kết quả kinh doanh của công ty, lập Báo cáo tài chính. − Kế toán quản trị phân tích kết quả của báo cáo tài chính, phân tích tình hình thị trường và đưa ra kế hoạch, chiến lược phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của công ty. Thông tin truyền thông cần được tổ chức để bảo đảm chính xác, kịp thời, đầy đủ, tin cậy, dễ nắm bắt và đúng người có thẩm quyền. Nó sẽ giúp cho nhân viên xác định đúng quyền và nghĩa vụ của mình đối với công việc, giúp công ty phản ứng kịp thời với sự thay đổi của thị trường, sự thay đổi với những chính sách kinh tế của nhà nước. 1.1.2.5 Giám sát Giám sát là quá trình nhà quản lý theo dõi và đánh giá về chất lượng hoạt động của HTKSNB và xác định HTKSNB có được triển khai và vận hành đúng với thực tế hay không, từ đó ra sửa chữa cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty. [1] Giám sát định kỳ: thường thực hiện qua các chức năng kiểm toán nội bộ trong đơn vị, qua đó phát hiện kịp thời những yếu kém trong hệ thống để đưa ra biện pháp cải thiện. Giám sát có một vai trò quan trọng trong HTKSNB vì nó giúp cho KSNB luôn duy trì được sự hữu hiệu của mình qua những thời kỳ khác nhau. Để đạt hiệu quả cao, nhà quản lý phải kết hợp những hoạt động giám sát thường xuyên với giám sát định kỳ: [2] + Giám sát thường xuyên là việc tiếp nhận xử lý ý kiến, phản hồi từ khách hàng, nhà cung cấp…Xem xét việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của nhân viên trong công ty cũng như xem xét, đánh giá các báo cáo hoạt động và phát hiện những biến động bất thường. + Giám sát thường xuyên kiểm tra, giám sát và báo cáo về kết quả hoạt động của HTKSNB, đánh giá và theo dõi việc ban lãnh đạo cũng như các nhân viên của công ty có tuân thủ các chuẩn mực ứng xử của tổ chức đề ra hay không. + Giám sát định kỳ thực hiện thông qua việc kiểm toán định kỳ do kiểm toán viên nội bộ hoặc kiểm toán viên độc lập thực hiện. 1.1.3 Tầm quan trọng của HTKSNB [6]
  • 15. 15 Tại sao các doanh nghiệp thường xuyên ngồi tại doanh nghiệp mình, trực tiếp điều hành kiểm tra và giám sát hoạt động nhưng vẫn xảy ra tình trạng sản phẩm không đạt chất lượng, hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thị trường, không hoàn thành kế hoạch, mục tiêu của công ty. Đó là do các thủ tục kiểm soát không còn phù hợp nữa do điều kiện thực tế đã thay đổi. HTKSNB là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Thông qua công cụ này, ban giám đốc và hội đồng quản trị có thể kiểm soát hoạt động tốt hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh.Vì vậy, một HTKSNB vững mạnh sẽ đem lại các lợi ích như: + Bảo vệ tài sản khỏi bị mất mát, hư hỏng do hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp. Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh (sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm...), + Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như mục tiêu mà tổ chức đề ra. + Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. + Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và Báo cáo tài chính. + Góp phần đảm bảo hoạt động công ty tuân thủ quy định pháp luật, phù hợp với đạo đức kinh doanh. Đảm bảo các chức năng của công ty được thực hiện nghiêm chỉnh, vận hành hợp lý. Là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý doanh nghiệp, rõ ràng kiểm toán nội bộ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Đánh giá nguồn lực công ty để sử dụng phù hợp tránh lãng phí, thất thoát. Nhờ đó mà Ban giám đốc có thể kiểm soát hoạt động và quản lý rủi ro tốt hơn một khi quy mô và độ phức tạp của doanh nghiệp vượt quá tầm kiểm soát trực tiếp của một nhóm người. Điều này làm tăng niềm tin của cổ đông vào chất lượng quản lý và KSNB, tăng giá trị doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta cần phải xây dựng và thiết lập một HTKSNB để quản lý công ty, làm được những điều mình muốn làm và tránh được những điều mình muốn tránh. HTKSNB có vai trò quan trọng đối với công ty, đối với nhà nước và đối với kiểm toán viên độc lập.
  • 16. 16 1.1.3.1 Đối với công ty [2] Thiết lập và xây dựng hệ thống kiểm soát vững mạnh tạo điều kiện cho công ty: − Có đội ngũ công nhân viên đáp ứng tư cách về đạo đức và năng lực chuyên môn, tạo điều kiện cho công ty hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu đề ra.[1] − Tất cả công nhân viên trong công ty đều hiểu, ý thức được quyền hạn và trách nhiệm của mình trong công việc. Đồng thời, giúp nhà quản lý luôn luôn giám sát được việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệm của công nhân viên đối với những nghiệp vụ của mình. − Hạn chế tối đa tình trạng chiếm đoạt công quỹ, tài sản công ty của nhân viên. − Tối thiểu hóa rủi ro cho công ty, đồng thời thiết lập chiến lược phát triển trong ngắn hạn và dài hạn phù hợp với yêu cầu của thị trường. 1.1.3.2 Đối với Nhà nước [2] Công ty có phát triển mới giải quyết vấn đề về việc làm, tạo thu nhập ổn định, hạn chế tệ nạn xã hội. Tăng cường kinh tế quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần trong nhân dân, ổn định chính trị và an ninh quốc phòng. Công ty phát triển hợp pháp tạo điều kiện cho Nhà nước ban hành chính sách phù hợp, kích thích sự phát triển. Đồng thời, dễ dàng quản lý kinh tế thị trường, hạn chế lạm phát, hoạch định kế hoạch, chiến lược phát triển thích hợp với nền kinh tế quốc gia và xu thế thế giới. 1.1.3.3 Đối với kiểm toán viên độc lập [2] Thông qua HTKSNB, kiểm toán viên đánh giá được hạn chế và ưu điểm của HTKSNB cũng như trong từng bộ phận, từng khoản mục, từ đó có kế hoạch kiểm toán và phương pháp tiếp cận kiểm toán có hiệu quả cao. Khi đánh giá được hiệu quả hoạt động của HTKSNB kiểm toán viên xác định được khối lượng và độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Từ đó, xác định được phạm vi, thủ tục và dự kiến về thời gian và lượng nhân sự cần thiết cho quá trình kiểm toán. [6] 1.1.4 Những hạn chế tiềm tàng của HTKSNB [6] Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế xây dựng hoàn hảo về một cấu trúc thì tự thân nó không thể vận hành mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố con người. Tức
  • 17. 17 là phụ thuộc vào giá trị đạo đức, năng lực và mức độ tin cậy của lực lượng nhân sự. Vì vậy, HTKSNB phải hạn chế tối đa sai phạm mà không thể loại trừ bởi những hạn chế tiềm tàng xuất hiện từ HTKSNB không thể thay đổi sự vô ý, bất cẩn.... − Không thể phát hiện được khả năng đánh lừa, lẫn tránh của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay với các bộ phận bên ngoài. − Thủ tục kiểm soát nội bộ thường được thiết lập cho các nghiệp vụ thường xuyên hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên. − Vì lợi nhuận do đó chi phí cho HTKSNB phải nhỏ hơn lợi ích của nó mang lại. − Sự lạm dụng quyền hạn chức năng của cá nhân có trách nhiệm kiểm soát. − Sự thay đổi cơ chế và yêu cầu quản lý làm cho thủ tục kiểm soát bị lạc hậu hay bị vi phạm. − Mâu thuẫn giữa quyền lợi chung và riêng của mỗi nhân viên trong một tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát. Trong thực tế, có nhiều trường hợp, người quản lý bỏ qua các quy định kiểm soát trong việc thực hiện một nghiệp vụ cụ thể (tuyển dụng nhân viên trực tiếp không qua kiểm tra phỏng vấn của bộ phận nhân sự). Các quyết định này thường được biện minh bằng tính hiệu quả của công việc, bằng mối quan hệ giữa chi phí và lợi ích. Điều này đúng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, việc dành cho người quản lý một sự tùy tiện quá lớn có thể dẫn đến không kiểm soát.[5] 1.2 Kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hàng và thu tiền Giai đoạn sau cùng của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh là cung cấp hàng hóa, thương mại dịch vụ và thu tiền. Bán hàng và thu tiền là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, đây cũng là khâu có nhiều rủi ro và gian lận nhất. Nếu HTKSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc bán hàng và thu hồi các khoản nợ. Từ đó, báo cáo tài chính sẽ không phản ánh đúng các khoản nợ phải thu, sổ sách theo dõi không chặt chẽ dẫn đến thất thoát công nợ hay nhầm lẫn trong việc theo dõi chi tiết từng khách hàng. Vì vậy, công ty cần phải xây dựng và giám sát để HTKSNB chu trình bán hàng thu tiền hoạt động hiệu quả hơn. [6] 1.2.1 Chức năng, công việc trong chu trình bán hàng và thu tiền [6]
  • 18. 18 Chu trình bán hàng và thu tiền của một công ty thường được chia thành những chức năng sau: − Lập lệnh bán hàng, phiếu xuất kho. − Xét duyệt bán chịu. − Xuất kho. − Giao hàng đi. − Lập và kiểm tra hóa đơn. − Theo dõi thanh toán. − Xét duyệt hàng bán bị trả lại hay giảm giá. − Cho phép xóa các khoản nợ không thu hồi được. 1.2.1.1 Lập lệnh bán hàng Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng, các bộ phận liên quan sẽ xét duyệt đơn đặt hàng, về mặt số lượng, chủng loại, đơn giá, thời gian địa điểm giao hàng… Xác định khả năng cung cấp đúng hạn của công ty, từ đó lập lệnh bán hàng. Trường hợp nhận đơn đặt hàng qua điện thoại, fax… cần có thủ tục, có cơ sở pháp lý về việc đã đặt hàng của khách hàng, sau khi chấp thuận đơn đặt hàng cần thông báo cho khách hàng biết để tránh xảy ra tranh chấp trong tương lai. 1.2.1.2 Xét duyệt bán chịu Căn cứ vào đơn đặt hàng và các nguồn thông tin về khách hàng công ty cần phân tích, đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng để xét duyệt bán chịu. Đây là thủ tục quan trọng để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của công ty. Để đảm bảo việc thu nợ công ty cần có chính sách bán chịu rõ ràng, lập danh sách, cập nhật thông tin tài chính và vấn đề chi trả của khách hàng. Trong trường hợp đánh giá rủi ro cao, công ty cần yêu cầu khách hàng thế chấp tài sản hay ký quỹ. 1.2.1.3 Xuất kho hàng hóa Căn cứ vào lệnh bán hàng đã được phê chuẩn bởi bộ phận phụ trách bán hàng. Thủ kho sẽ xuất kho cho bộ phận bán hàng. 1.2.1.4 Gửi hàng đi Bộ phận bán hàng sẽ lập chứng từ chuyển hàng và gửi hàng cho khách hàng, chứng từ này là cơ sở để lập hóa đơn, thường bao gồm các thông tin về số lượng chủng loại, quy cách và dữ liệu có liên quan. Công ty lập bộ phận gửi hàng độc lập,
  • 19. 19 hạn chế sai sót trong xuất hàng, gian lận hàng xảy ra giữa người nhận hàng và thủ kho. 1.2.1.5 Lập và kiểm tra hóa đơn Hóa đơn cung cấp cho khách hàng về số lượng, số tiền và thời hạn mà khách hàng phải thanh toán. Do đó, phải lập hóa đơn chính xác, đúng thời hạn và độc lập với bộ phận kế toán, bộ phận bán hàng. Cần sử dụng một danh sách giá chính xác, đã được phê duyệt để giúp cho việc ghi chính xác giá trên hóa đơn. Trước khi gửi hóa đơn cho khách hàng, cần phải kiểm tra số liệu ghi trên hóa đơn, tổng kết số hóa đơn phát hành trong ngày, từng hóa đơn được ghi vào tài khoản chi tiết để theo dõi nợ phải thu của từng khách hàng. 1.2.1.6 Theo dõi thanh toán Sau khi thực hiện xong việc giao hàng và lập hóa đơn cho khách hàng, kế toán phải theo dõi các khoản nợ phải thu, để thanh toán chính xác và đúng hạn, cần lập các khoản nợ theo từng khách hàng, từng nhóm tiền nợ để lập chương trình và phân công việc thu nợ, việc này thường do bộ phận bán chịu đảm nhận. Ngoài ra, cần thường xuyên theo dõi, gửi thông báo cho khách hàng để nhanh chóng thu hồi nợ. Đồng thời, có thể xác minh và điều chỉnh các khoản chênh lệch nếu có giữa số liệu hai bên. 1.2.1.7 Xét duyệt hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán Hàng bán có thể bị trả lại hoặc giảm giá cho khách hàng do không đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng, quy cách, mẫu mã… Do đó, công ty cần phải thiết lập một bộ phận độc lập chịu trách nhiệm tiếp nhận, xét duyệt cũng như khấu trừ các khoản nợ phải thu có liên quan đến những hàng hóa này. 1.2.1.8 Xóa các khoản nợ không thu hồi được Đối với những khách hàng mất khả năng thanh toán nợ, nhà quản lý cho phép hay đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép xóa các khoản nợ này. Tuy nhiên, để hạn chế những sai sót, gian lận, công ty cần có quy định kiểm soát chặt chẽ khi xét duyệt. 1.2.2 Những chứng từ và báo cáo sử dụng [4] 1.2.2.1 Những chứng từ sử dụng − Đơn đặt hàng. − Lệnh bán hàng.
  • 20. 20 − Phiếu xét duyệt bán chịu. − Phiếu xuất kho. − Giấy giao hàng. − Hóa đơn vận chuyển. − Hóa đơn bán hàng. − Giấy đề nghị thanh toán. − Phiếu thanh toán. − Ủy nhiệm thu. − Ủy nhiệm chi. Ngoài ra, còn các chứng từ và sổ sách liên quan. 1.2.2.2 Những báo cáo sử dụng − Báo cáo công nợ cho biết khách hàng đã nợ bao nhiêu ngày, thời gian cho khách hàng nợ. − Báo cáo các khoản nợ khó đòi cho biết khách hàng nào có khoản nợ khó đòi hay không thể thu hồi và các khoản nợ khó đòi đã được xử lý. − Báo cáo hóa đơn bán hàng cho biết thông tin toàn bộ về khách hàng, những khách hàng chờ xuất hoá đơn và cho biết từng khách hàng còn nợ bao nhiêu. − Báo cáo dự kiến thu tiền cho biết thời gian và lịch thu tiền đối với từng khách hàng. − Báo cáo hạn mức tín dụng cho biết tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng. − Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh cho biết doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà công ty đạt được. − Báo cáo danh sách khách hàng cho biết danh sách khách hàng mới, cập nhật dữ liệu về khách hàng cũ. − Báo cáo phân tích kết quả kinh doanh là báo cáo có giá trị nhất, giúp nhà quản lý, giám sát hoạt động bán hàng, lập kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiếp thị phụ trợ. 1.2.3 Các rủi ro trong quá trình bán hàng và thu tiền [4] 1.2.3.1 Rủi ro tiềm tàng Là rủi ro tiềm ẩn vốn có trong quá trình hoạt động, tác động đến toàn bộ công ty, là những rủi ro sau:
  • 21. 21 + Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của công ty như: Biến đổi về kinh tế, biến đổi về cạnh tranh hay thay đổi thị trường mua và thị trường bán. + Đặc điểm hoạt động của công ty như: Quy trình, công nghệ, cơ cấu và vị trí địa lý … Khách hàng mất khả năng thanh toán nợ hay cố tình không thanh toán.
  • 22. 22 1.2.3.2 Rủi ro kiểm soát Là rủi ro Hệ thống kế toán và HTKSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro kiểm soát tác động đến từng bộ phận, từng nghiệp vụ trước khi tác động đến toàn bộ công ty, rủi ro tiềm tàng xuất hiện do: − Sự hạn chế tiềm tàng của Hệ thống kế toán và HTKSNB, đó là không phát hiện được sự thông đồng của nhân viên trong công ty, và sự thông đồng của nhân viên trong công ty với nhân viên bên ngoài hoặc sai sót do nhân viên không đủ trình độ, năng lực. − Hệ thống kế toán và HTKSNB không đầy đủ và hoạt động không hiệu quả, từ đó không phát hiện được sai sót của nhân viên trong công ty.  Một số sai phạm thường gặp trong rủi ro kiểm soát quá trình bán hàng và thu tiền:[6] + Bán hàng nhưng không thu được tiền (do khách hàng không có khả năng trả tiền hay có tiền nhưng không chịu trả) + Bán hàng không đúng giá, tính toán sai tỷ lệ chiết chấu. + Giao hàng chậm. + Giao hàng sai quy cách, phẩm chất, số lượng. + Phát hành hoá đơn sai. + Tiền bán hàng bị lạm dụng. + Sai sót trong ghi chép nghiệp vụ.  Biện pháp kiểm soát phát hiện rủi ro:[6] + Công tác báo cáo gồm: Các đơn hàng chưa thực hiện, các số dư phải thu quá hạn, sai lệch số lượng trên hoá đơn và số xuất kho. + Đối chiếu doanh số theo kế toán với doanh số trên báo cáo bán hàng của bộ phận bán hàng. + Phân tích tỷ lệ lãi gộp. + Phân tích vòng quay hàng tồn kho. + Giám sát số ngày thu tiền bình quân.
  • 23. 23 1.2.4 Mục tiêu kiểm soát chu trình bán hàng và thu tiền [4] HTKSNB chu trình bán hàng và thu tiền hoạt động có hiệu quả sẽ giúp cho công ty tối thiểu hoá rủi ro trong chu trình bán hàng và thu tiền. Giúp nhà quản lý giám sát được mọi hoạt động của quá trình bán hàng và thu tiền. Xác định được mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Từ đó, lập kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.[4] Theo dõi lượng hàng hoá thực tại, theo dõi từng khách hàng về đơn đặt hàng, tình hình tài chính và khả năng trả nợ. Từ đó, giảm rủi ro trong việc lập lệnh bán hàng cũng như xét duyệt bán chịu, tránh những sai phạm trong hợp đồng bán hàng, giảm được các khoản nợ khó đòi hoặc nợ không thu hồi được làm thất thoát công nợ. Nhằm thực hiện đúng quy trình: + Bán hàng: Bán đúng giá sản phẩm, bán đủ số lượng đã thỏa thuận, bán kịp thời theo như cam kết. + Thu tiền : Thu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, thu đủ số tiền cần phải thu, thu nợ đúng hạn ( không để các khoản nợ bị quá hạn thanh toán). + Trên cơ sở đó soạn lập “Quy chế nghiệp vụ bán hàng” bao gồm: Những nghiệp vụ nêu trên để những bộ phận và cá nhân có liên quan cùng thực hiện.
  • 24. 24 Tóm tắt chương 1 Chương 1 trình bày cơ sở lý luận và các bộ phận cấu thành về HTKSNB, làm cơ sở để đánh giá về hoạt động kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp. Tùy vào quy mô và mục tiêu hoạt động, doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình một HTKSNB cho phù hợp, đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Một HTKSNB hiệu quả sẽ giúp cho việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện những gian lận, sai sót nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, muốn HTKSNB hoạt động hiệu quả thì cần phải có đủ 5 yếu tố: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. Hoạt động chủ yếu của công ty thương mại dịch vụ là bán hàng và thu tiền. Đây là một khâu vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, đây cũng là khâu có nhiều rủi ro và gian lận nhất. Nếu HTKSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền hoạt động không hiệu quả, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc bán hàng và thu hồi các khoản nợ. Vì vậy, nhà quản trị cần phải tìm hiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình bán hàng và thu tiền. Từ đó, thiết lập các quy trình kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ tình hình tăng giảm, xuất nhập hàng, các mục tiêu kiểm soát chu trình bán hàng và thu tiền, nhằm làm cho hệ thống thêm phần chặt chẽ, mang tính chuyên nghiệp và góp phần làm hoàn thiện hơn cho HTKS.
  • 25. 25 Chương 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH HÒA BÌNH MINH 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hoà Bình Minh 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển [4] Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty cũng đã trải qua những biến đổi, mà biến đổi lớn nhất là: Đầu năm 2006, Công ty đã mở thêm chi nhánh tại Hố Nai với tên Công ty TNHH Hòa Bình Minh II. Là chi nhánh của Công ty TNHH Hòa Bình Minh, nhưng hạch toán độc lập, không phụ thuộc nên không có vấn đề gì về nhập - xuất nội bộ. Với sự ra đời của Công ty TNHH Hòa Bình Minh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Đây là một đơn vị kinh doanh hạch toán
  • 26. 26 độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp vốn, vay vốn mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước. Công ty ra đời trong điều kiện tiếp nhận một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, được đào tạo chính quy, có tinh thần làm việc độc lập, tinh thần làm việc tập thể cao, đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo chính quy, giàu kinh nghiệm và được trang bị những loại máy chuẩn đoán hiện đại nhất hiện nay. Nhìn chung, hơn 6 năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hòa Bình Minh đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nâng cao uy tín và tạo được chỗ đứng vững chắc trên nền kinh tế thị trường ngày càng sôi động. 2.1.2 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hoà Bình Minh [4] Như chúng ta đã biết, vị thế của một công ty hoặc một sản phẩm trên thị trường cần được xác định bởi hướng kinh doanh hoặc sản phẩm chính của công ty, những lợi ích nó mang đến cho người tiêu dùng và cho xã hội, những ưu thế của nó với đối thủ cạnh tranh. Vị trí của Honda, có thể được tổng kết như sau: “Chúng tôi sản xuất xe máy với những chủng loại đa dạng, có thể đem đến sự thoải mái, tin cậy và tiết kiệm với giá cạnh tranh “. Có thể nói thương hiệu là nhãn hiệu, là hình ảnh cảm xúc thông điệp tức thời mà mọi người có thể nghĩ về một công ty hay một sản phẩm. Một thương hiệu danh tiếng luôn đưa ra ấn tượng ban đầu tốt và gợi lên liên tưởng tốt, điều này đã được tạo ra một cách tinh tế, mà các công ty thường sử dụng, nó như là một thông điệp. Ví dụ như: Yamaha, Suzuki, SYM hay Honda. Mà Hòa Bình Minh thật hân hạnh khi làm đại diện cho Honda, để hoàn thành nhiệm vụ mang đến niềm tin và sự thoải mái cho người tiêu dùng. Sự thành đạt của một công ty ngoài sự luôn vận động và phát triển xa hơn nữa, nó còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, mà một công ty thương mại thì nhân viên bán hàng là một nhân tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Họ là cầu nối giữa khách hàng với công ty, nhân viên vừa phải chăm sóc quyền lợi của khách hàng vừa phải giúp công ty bán được sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận, giúp khách hàng mua sản phẩm với giá phải chăng, giúp họ sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả.
  • 27. 27 Người bán hàng không những truyền đạt thông điệp đến khách hàng về lợi ích và tính ưu việt của sản phẩm mà còn thu nhận phản hồi thông tin của khách hàng về sản phẩm của công ty. Có như thế, mới tạo được lòng tin và chỗ đứng vững mạnh trên thị trường. Đó là điều mà Công ty TNHH Hòa Bình Minh đang muốn và cần phải phát huy. − Công ty TNHH Hòa Bình Minh được thành lập vào năm 2006. − Tên tiếng Anh là: Hoa Binh Minh Company Limited. − Tên viết tắt là: Hoa Binh Minh Co., Ltd. − Diện tích 2800m2 − Trụ sở đặt tại: số 8A Đường Đồng Khởi, Phường Tam Hiệp, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. − Điện thoại: 061.3293 599 ; Fax: 061.3827 292 − Người đại diện pháp luật: Ông Ngô Tuấn Nghĩa − Mục tiêu kinh doanh: Là đại lý ký gởi mua bán và bảo dưỡng xe máy, các loại phụ tùng xe, dầu nhờn và mỡ. Là cửa hàng thực hiện dịch vụ do Honda ủy nhiệm, nhập xe từ Tổng công ty Honda và bán lại cho khách hàng, còn gọi là Head. − Thời gian hoạt động của Công ty là 20 năm, kể từ ngày phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty có thể giải thể trước thời hạn hoặc có thể kéo dài thêm thời gian hoạt động do quyết định của hội đồng thành viên. Công ty có vốn điều lệ ban đầu ấn định là: 10,000,000,000 đồng (Mười tỷ đồng chẵn) Bảng 2.1: Tỷ lệ góp vốn thành viên Tên thành viên góp Vốn góp Tỷ lệ vốn góp mỗi Chức vụ vốn (triệu đồng) thành viên Chủ tịch hội Bùi Minh Lực 6,520 65,2% đồng thành viên Nguyễn Thị Hiền 1,980 19,8% Thành viên
  • 28. 28 Bùi Đức Toàn 1,500 15% Thành viên (Nguồn: Phòng kinh doanh)[4] Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Cty TNHH Hòa Bình Minh Mẫu số B01 DNN Địa Chỉ: Tân Phong, Biên Hòa, ĐN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ BTC MST: 36000738443 Ngày 14/9/2006 của Bộ Trưởng BTC ) BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Năm 2010 Đvt: đồng Mã Chỉ tiêu TM 2010 2009 số 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 01 VI.26 132,643,000,000 120,124,000,000 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI.27 243,000,000 424,000,000 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 10 VI.28 132,400,000,000 119,700,000,000 dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.29 101,693,000,000 89,274,000,000 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 30,707,000,000 30,426,000,000 {[ 20]=[10]-[11]} 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.30 330,000,000 380,000,000 7. Chi phí tài chính 22 VI.31 1,140,000,000 1,290,000,000 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1,020,000,000 1,250,000,000 8. Chi phí bán hàng 24 VI.32 13,014,000,000 12,903,000,000 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 VI.33 8,076,000,000 9,150,000,000 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 8,807,000,000 7,463,000,000 [30]=[20]+[21]-[22]-[24]-[25] 11. Thu nhập khác 31 VI.34 12. Chi phí khác 32 VI.35 13. Lợi nhuận khác 40 120,000,000 300,000,000 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 8,927,000,000 7,763,000,000 [50]=[30]+[40] 15. Chi phí thuế TNDN 51 VI.36 5,320,000,000 2,300,000,000 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN [ 60]=[50]-[51]- 60 VI.37 3,607,000,000 5,463,000,000 [52] Ngày 31 tháng 12 năm 2010
  • 29. 29 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán)[4] Bảng 2.3: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 Đvt: đồng Tháng Doanh thu Lợi nhuận Tỷ lệ 1 11,865,129,000 1,186,512,900 10% 2 8,243,871,000 824,387,100 10% 3 9,608,890,000 672,622,300 7% 4 11,375,950,000 796,316,500 7% 5 11,530,453,000 807,131,710 7% 6 11,056,091,000 552,804,550 5% 7 9,255,042,000 462,752,100 5% 8 9,824,589,000 491,229,450 5% 9 11,538,470,000 576,923,500 5% 10 11,767,330,000 1,176,733,000 10% 11 13,341,532,000 1,334,153,200 10% 12 13,235,653,000 1,323,565,300 10% Tổng 132,643,000,000 10,205,131,610 (Nguồn: Phòng kế toán)[4]
  • 30. 30 16,000,000,000 12,000,000,000 8,000,000,000 4,000,000,000 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Doanh thu Lợi nhuận Biểu đồ 2.1: Hiệu quả hoạt động của công ty năm 2010
  • 31. 31 (Nguồn: Phòng kế toán)[4] Nhìn chung, doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các tháng tương đối cao nhưng không đều nhau, có thể là do điều kiện khách quan hay chủ quan. Các tháng có doanh thu và lợi nhuận cao là tháng 1, 10, 11, 12; ngược lại, tháng có doanh thu và lợi nhuận thấp là tháng 6,7,8,9. Tỷ lệ giữa doanh thu và lợi nhuận có chênh lệch lớn, doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại thấp. Qua đó, nhà quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra các giải pháp khắc phục, nhằm nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.1.3 Nhiệm vụ hoạt động của công ty [4] − Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh và các hình thức khác có liên quan đảm bảo kinh doanh có lãi theo chế độ hiện hành. Kinh doanh đúng hình thức và mặt hàng đã đăng ký. − Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hiện có, bảo toàn và phát triển vốn được giao, mở rộng và đổi mới phương thức kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, phấn đấu thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch ngày càng cao. − Tuân thủ các chế độ, chính sách quản lý kinh tế, pháp luật về kế toán thống kê, chính sách quản lý xuất - nhập khẩu, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế. − Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài chính, quản lý lao động, tiền lương đúng quy định, làm tốt công tác phân phối lao động đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng của nhân viên để không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. − Đảm bảo việc thực hiện tốt các quy định về: Bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn lao động, trật tự xã hội, phòng cháy chữa cháy. − Thường xuyên thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu của thị trường và thị hiếu của khách hàng. Từ đó, tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị nhằm giữ vững và mở rộng thị trường.
  • 32. 32 − Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và chịu sự kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. − Phát huy thế mạnh ở từng bộ phận trong công ty nhằm đẩy mạnh doanh số bán hàng. − Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế theo quy định. Giám Đốc Ngô Tuấn Nghĩa 2.1.4 Bộ máy quản lý Phòng Kế Phòng tổ chức nhân Toán Cửa Hàng Trưởng sự KT Trưởng Nguyễn Ngọc Sơn Trần Thu Hằng Nguyễn Đức Hòa Trần Thị Hòa Cửa Hàng Phó Nguyễn Huy Khánh Nguyễn Thị Thủy Thủ Kho Kho Phụ Thu Trần Thị Thủ Quỹ Tổ Dich Tùng ngân Bán Dư Tú Yên Vụ Nguyễn Kim Hồng Vũ Tuấn Hàng Liêm Phú Dũng Nguyễn Hữu Thủy Trần Văn Tuyên Lê Thị Kim Tuyến Đinh Văn Tuyến Vũ Thị Chúc Nguyễn Ngọc Bình
  • 33. 33 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (Nguồn: Phòng nhân sự)[4] Chứng từ kế toán THỦ QUỸ Bảng tổng hợp Sổ, thẻ kế chứng từ kế toán toán chi cùng loại tiết Sổ đăng ký CHỨNG TỪ GHI SỔ chứng từ ghi sổ Bảng Sổ Cái tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Ghi chú:
  • 34. 34 Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra : (Nguồn: Phòng kế toán)[4]  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ [5] Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra phân loại, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho Kế toán trưởng ( hoặc người phụ trách kế toán ) duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợp đăng ký vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày tháng vào chứng từ ghi sổ. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Sau khi phản ánh tất cả các chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiến hành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản. Sau đó tiến hàng đối chiếu, khi đã khớp đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, lấy kết quả lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số liệu trên sổ cái của từng tài khoản đó. Các Bảng Tổng hợp chi tiết của từng tài khoản sau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính. 2.1.5 Cơ sở vật chất, kỹ thuật [4] Công ty đã đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật khá đầy đủ và hiện đại. Máy móc thiết bị hiện đại, phụ tùng chính hiệu Honda được nhập khẩu từ Nhật Bản, Thái Lan … hoặc từ các nhà sản xuất trong nước luôn đảm bảo các yêu cầu, đạt tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản và tiêu chuẩn Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thị trường về chất lượng và giá cả hợp lý. 2.1.6 Các phòng ban và chức năng, nhiệm vụ [4] 2.1.6.1 Giám đốc
  • 35. 35 Là người có quyền quyết định tối cao, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước pháp luật, người điều hành ở mọi lĩnh vực, có quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh khác trong công ty. 2.1.6.2 Phòng kế toán • Chức năng của các bộ phận Tổ chức ghi chép tính toán, phản ánh chính xác và kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các biểu mẫu, hệ thống kế toán phù hợp với với hình thức tổ chức kinh doanh và điều lệ tổ chức kế toán do Nhà nước quy định. Thực hiện các chức năng: − Giúp giám đốc đánh giá đúng tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty. Để từ đó nhà quản lý có thể đưa ra các phương pháp, chiến lược điều chỉnh và phát triển mới phù hợp trong tương lai, đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của công ty. − Lập kế hoạch, cân đối nhu cầu vốn, huy động vốn sử dụng vốn một cách hợp lý và có hiệu quả, thống kê chính xác số liệu công ty. − Quyết toán tài chính định kỳ. − Bảo quản, lưu trữ sổ sách, tài liệu kế toán. • Nhiệm vụ của các bộ phận KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN KẾ TOÁN KẾ TOÁN DOANH THU TIỀN MẶT CÔNG NỢ THỦ QUỸ THUẾ TGNH Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán (Nguồn: Phòng kế toán)[4]
  • 36. 36 • Kế toán trưởng Là thành viên của Ban giám đốc, là người đứng đầu bộ phận kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, điều hành bộ máy kế toán, vận hành bộ máy kế toán làm việc có hiệu quả. Là người hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, điều chỉnh những công việc mà các kế toán viên làm sao cho hợp lý, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp mà không vi phạm pháp luật. Chịu trách nhiệm chính về hoạt động tài chính của công ty, theo dõi, đôn đốc, nhân viên thực hiện đúng các quy định về báo cáo kế hoạch, sắp xếp nhân viên cho phù hợp với mọi hoạt động. Phụ trách về kế toán, tổ chức thống kê, tính toán phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ các tài sản của công ty và các khoản công nợ, khoản vay của công ty. Đồng thời, theo dõi, tính toán lương, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Sau đó, tiến hành lập bảng tổng hợp tiền lương. • Kế toán doanh thu - thuế Theo dõi doanh thu, thuế, báo cáo thuế của công ty. Kế toán doanh thu tiến hành lập hóa đơn GTGT, hóa đơn này gồm 2 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên lưu vào chứng từ gốc Theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Thực hiện các thủ tục nộp thuế và khấu trừ thuế. • Kế toán tiền mặt - tiền gửi ngân hàng Chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự các khoản thu chi tiền mặt, sau đó lập chứng từ ghi sổ. Chịu trách nhiệm ở khâu thanh toán, chứng từ báo cáo. Theo dõi, giám sát chặt chẽ các khoản tiền của công ty tại ngân hàng bao gồm: các khoản tiền gửi hoặc chuyển trả nợ, tiền vay và tiền của khách hàng chuyển trả cho công ty… • Kế toán công nợ Theo dõi tình hình xuất nhập xe máy, phụ tùng, theo dõi tồn kho xe máy, phụ tùng của công ty; sau đó ghi vào sổ chi tiết hàng hóa. Chứng từ sử dụng là phiếu
  • 37. 37 nhập kho và phiếu xuất kho, phiếu nhập kho và phiếu xuất kho cũng có 3 liên: 1 liên giao cho khách hàng, 1 liên báo cáo về công ty. Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ, khoản nợ đã thu, các khoản phải trả. Báo cáo để kịp thời thanh toán và thu hồi các khoản nợ. • Thủ quỹ Là người có trách nhiệm thu chi, bảo quản tiền mặt, tình hình biến động tiền mặt và thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên thông qua kế toán trưởng. Chịu trách nhiệm quản lý xuất nhập tiền mặt tại quỹ của công ty, hàng ngày kiểm tra số tồn quỹ, đối chiếu số liệu của sổ quỹ và sổ kế toán. 2.1.6.3 Phòng tổ chức nhân sự Giúp giám đốc trong công tác tổ chức hoạt động, phân bổ công việc cho nhân viên, chăm lo công tác công đoàn, giúp nhân viên tham gia đầy đủ các loại BHXH, BHYT, xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ, từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Lập kế hoạch cho các chương trình khuyến mãi khi khách hàng mua xe, xây dựng kế hoạch chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Xây dựng, tổng hợp kế hoạch kinh tế tài chính trong ngắn hạn và dài hạn theo chương trình, mục tiêu của công ty, sắp xếp lịch làm việc, thực hiện mọi chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, công nhân viên theo nhu cầu của công ty. Tổ chức công tác đào tạo theo kế hoạch, lập kế hoạch lao động tiền lương. Xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật trong nội bộ công ty. Cửa hàng trưởng và cửa hàng phó chịu trách nhiệm điều hành chu trình bán hàng và thu tiền của công ty, chương trình dịch vụ chăm sóc khách hàng. 2.1.6.4 Phòng bán hàng Là bộ mặt của công ty, tiếp nhận khách hàng, chăm sóc và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng. Hằng ngày, theo dõi chi tiết danh sách khách hàng, báo cáo doanh số về cho phòng kế toán để tổng hợp, kiểm tra các đơn đặt hàng của khách hàng, danh sách khách hàng. 2.1.6.5 Thủ kho Phụ trách công tác quản lý kho chịu trách nhiệm:
  • 38. 38 − Nhập xe từ nhà máy và nhập nội bộ, xuất bán lẻ, bán buông và bán nội bộ. Căn cứ vào các chứng từ nhập xuất vào thẻ kho theo đúng tên hàng, chủng loại hàng và cộng lấy số tồn cuối ngày. − Thường xuyên hoặc định kỳ kiểm kê kho và đối chiếu số liệu kho với kế toán. Nếu để ra sự cố hư hỏng, mất mát, thiếu hụt phải chịu trách nhiệm bồi thường. 2.1.6.6 Tổ dịch vụ Bao gồm đội ngũ nhân viên lành nghề được Honda trực tiếp đào tạo chính quy và giàu kinh nghiệm với trang thiết bị hiện đại, thực hiện chế độ bảo hành nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi khách hàng mua, công ty cam kết sửa chữa miễn phí các sản phẩm hư hỏng thuộc về kỹ thuật của xe, nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt, hiệu quả nhất, nhằm tạo ấn tượng tốt cho khách hàng với công ty, phục vụ khách hàng nhiệt tình, thân thiện, kể cả ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật. 2.1.6.7 Kho phụ tùng Nhập các thiết bị phụ tùng từ công ty Honda Việt Nam, sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ mới nhất, trang bị khá đầy đủ về phụ tùng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng một cách đầy đủ và nhanh nhất, với đúng giá từ công ty HonDa Việt Nam. 2.1.6.8 Thu ngân Là nhân viên trực tiếp tiếp nhận khách hàng, trao đổi, tư vấn, giải thích những thắc mắc về chế độ bảo hành, bảo trì cho khách hàng, cùng với đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình trong công việc, chịu trách nhiệm báo cáo mạng DCS cho Công ty Honda về khách hàng đến kiểm tra định kỳ, lập báo cáo doanh thu, phiếu bảo trì trong ngày gửi về Công ty Honda. 2.1.7 Một số quy định Công ty [4] 2.1.7.1 Một số qui định về hợp đồng lao động Hợp đồng lao động tại công ty có hai dạng là: − Hợp đồng lao động có thời hạn: Từ 1 đến 3 năm, áp dụng cho những nhân viên được tuyển từ các ngành nghề có liên quan như: Kỹ thuật, lao động kết hợp với hợp đồng theo công việc nhất định chuyển sang, những nhân viên nghiệp vụ chưa có bằng đại học, trường hợp hết hợp đồng mà không ký hợp đồng mới thì hợp đồng cũ cũng không còn hạn sử dụng.
  • 39. 39 − Hợp đồng không thời hạn: Áp dụng với những nhân viên có biên chế cũ chuyển sang hoặc những nhân viên làm việc ở công ty trên ba năm. 2.1.7.2 Một số quy định về thời gian thử việc − Đối với nhân viên có trình độ hệ đại học, trên đại học, thời gian thử việc không quá 60 ngày. − Đối với nhân viên có trình độ hệ trung cấp, công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ thì thời gian thử việc không quá 30 ngày. − Đối với đối tượng có trình độ chuyên môn mới tốt nghiệp thì trong thời gian thử việc được hưởng mức lương: 1.500.000 đ/tháng. Sau khi thử việc đạt yêu cầu sẽ được bố trí công việc gián tiếp thì được hưởng mức lương khởi điểm của kỹ sư bậc một. 2.1.7.3 Một số quy định về tiêu chuẩn hoạt động Công ty đã hoàn thành tốt các thủ tục về kinh doanh, đăng ký thuế với cơ quan Nhà nước, hoàn thành tốt các thủ tục về thuế và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tham gia học tập về phòng cháy chữa cháy, phổ biến cho nhân viên về phòng cháy chữa cháy, chấp hành nghiêm cấm việc hút thuốc hoặc sử dụng các phương tiện về lửa, chất gây cháy vì hoạt động kinh doanh của công ty liên quan rất nhiều về dầu hỏa, xăng, thực hiện nghiêm chỉnh mọi quy định của pháp luật hiện hành. Đặt hàng từ Honda 2.1.8 Quy Nhập xe về công ty trình kinh doanh của công ty Bán xe cho khách hàng Làm giấy tờ đăng ký xe cho khách Bảo trì, bảo dưỡng xe định kỳ
  • 40. 40 Sơ đồ 2.4: Quy trình kinh doanh của Công ty (Nguồn: Phòng kinh doanh)[4] Công ty sẽ đặt số lượng và màu sắc xe từ Tổng công ty Honda Việt Nam. Khi có hàng, công ty nhập xe vào kho và tiến hành kiểm kê số lượng thực nhập đối chiếu với số lượng trên đơn đặt hàng. Kế toán tiến hành ghi nhận và lập báo cáo. Nhân viên bán hàng sẽ dựa vào danh sách đơn đặt hàng, gọi điện cho khách hàng. Tiến hành làm các thủ tục bán hàng và làm giấy tờ đăng ký xe cho khách. Đến thời hạn định kỳ ghi trong sổ bảo hành, khách hàng đem xe đến để công ty tiến hành bảo trì, bảo dưỡng xe. 2.1.9 Giới thiệu một số sản phẩm [4] • Giá bán buông: Là giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, nhưng chưa tính phí làm đăng ký xe, đóng thuế và làm biển số cho khách hàng. Khách hàng phải thanh toan phí để công ty có làm tất cả các khâu để hoàn tất hồ sơ và ra biển số xe. Bảng 2.4: BẢNG GIÁ XE TRONG NGÀY ST Giá bán Làm đăng Làm đăng ký Loại xe Mã số T buông ký Huyện Biên Hoà 1 Super dream F1 17,500,000 18,200,000 18,950,000
  • 41. 41 2 Wave anpha A0 14,600,000 15,250,000 15,750,000 3 Wave S (đùm) B8 16,200,000 16,900,000 17,600,000 4 Wave S (đĩa) B9 17,200,000 17,920,000 18,650,000 5 Wave RS (căm) B1 17,200,000 17,920,000 18,650,000 6 Wave RS (mâm) B2 19,000,000 19,750,000 20,550,000 7 Wave RSX (căm) H5 19,000,000 19,800,000 20,500,000 8 Wave RSX (mâm) H6 21,000,000 21,900,000 22,600,000 9 Wave RSX FI AT (Căm) F80 26,100,000 27,000,000 28,050,000 10 Wave RSX FI AT (mâm) F81 27,100,000 28,020,000 29,100,000 11 Futu X (đùm) F68 22,000,000 22,850,000 23,700,000 12 Futu X (đĩa) F64 23,000,000 23,850,000 24,750,000 13 Futu X FI(đĩa) F60 27,500,000 28,450,000 29,500,000 14 Futu X FI (mâm) F62 28,500,000 29,500,000 30,550,000 15 Click Y74 28,000,000 28,950,000 30,000,000 16 Click Play Y90 28,000,000 28,950,000 30,000,000 17 AirBlade FI (đỏ, trắng) AO 38,500,000 39,700,000 41,000,000 18 Airblade FI (đen) A4 39,200,000 40,400,000 41,700,000 19 AirBlade Repsol FI A1 38,500,000 39,700,000 41,000,000 20 AirBlade FI (đỏ,vàng) A2 42,000,000 43,300,000 44,600,000 21 Lead EF61 (vàng ) EF61 34,000,000 35,100,000 36,250,000 22 Lead EF60 (nâu,vàng) EF60 34,000,000 35,100,000 36,250,000 23 Lead EF60(trắng,bạc,đỏ) EF60 33,500,000 34,550,000 35,720,000 24 SH 125 M EO 98,000,000 100,500,000 104,000,000 25 SH 150 N EO 120,000,000 123,000,000 127,100,000 26 JF30 PCX H72 59,500,000 61,500,000 63,500,000 Biên Hòa, ngày 03 tháng 12 năm 2010 Cửa hàng trưởng ( ký, họ tên) (Nguồn: Phòng kế toán)[4] Super dream: Đây là sản phẩm xuất hiện trên thị trường tương đối lâu. Tuy nhiên, với kiểu dáng thanh lịch, tính năng mạnh mẽ, bền bỉ và tiết kiệm nhiên liệu, với sự thay đổi mới trong máy móc, lốp, tem nổi… phù hợp với phong cách sử dụng của mọi tầng lớp. Giá bao gồm VAT: 17,500,000 Future Neo: Có nhiều cải tiến, mới cả về kỹ thuật lẫn chủng, loại màu sắc, dáng vẻ bên ngoài với sự thành công của dòng xe Future xuất hiện từ năm 1999 trên thị trường, và hiện nay được nâng cấp lên tầm cao mới, với kiểu dáng tinh tế, phong cách sang trọng, một
  • 42. 42 sự lựa chọn hoàn hảo đối với khách hàng tuổi trung niên. Giá bao gồm VAT: 23,000,000. Future FI: Honda Future FI mới là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách thể thao lịch lãm và công nghệ đột phá tạo ra một sự kiêu hãnh cho người cầm lái. Chiếc xe được thiết kế nổi bật với các hình khối chắc khỏe và thanh lịch. Kết hợp sáng tạo các mảng màu trầm làm bật lên vẻ nam tính, thể thao đầy cuốn hút. Được trang bị động cơ 4 thì 125cc cùng với hệ thống phun xăng điện tử, giúp tiết kiệm nhiên liệu và giảm bớt lượng khí thải. Giá bao gồm VAT: 28,500,000. WaveAlpha: sự ra đời của alpha mới với một phong cách mới thiết kế thời trang, có màu sắc đa dạng. Wave Alpha mới mang sắc màu hiện đại với tem xe hoàn toàn mới - thiết kế logo ẩn hiện dưới lớp ánh bạc và những đường gân chạm nổi đầy phong cách, tem xe mới mang dáng vẻ hiện đại cùng sắc thái ấn tượng. Giá bao gồm VAT: 14,600,000. Wave S: Sản phẩm mới có nhiều màu sắc cùng vẻ trang nhã, rất đơn giản nhưng mang tính biểu cảm cao, một vẻ đẹp khó có thể rời mắt, Wave S khẳng định sự tinh tế của bạn, động cơ bốn thì bền bỉ, đáp ứng sự nghiêm ngặt về khí thải, mặt đồng hồ thiết kế mới giúp sử dụng dễ dàng, ống xả an toàn, bình ắcquy khô, tuổi thọ cao. Giá bao gồm VAT: 16,200,000 Wave RSX: Là một cải tiến mới của Wave RS, thiết kế góc cạnh và đầy cá tính, ống xả kiểu hướng lên tạo nét thể thao mạnh mẽ, đèn xi nhan trước đậm
  • 43. 43 nét thể thao cùng thiết kế hình chữ “V”, đèn được ốp theo yếm xe trước tạo nên một thiết kế độc đáo, tem xe với thiết kế cực ngầu và đường nét cá tính riêng của nó, mặt đồng hồ thể thao cá tính, động cơ Honda mạnh mẽ với 4 thì 100cc bền bỉ, tạo cân bằng tối ưu với quãng đường đi và khả năng tăng tốc, bình điện ắcquy khô không cần bảo dưỡng định kỳ không tràn axit khi chấn động mạnh, khóa từ hai lần mở thách thức rỉ sét và chống trộm hiệu quả. Giá bao gồm VAT: 19,000,000. Xe Click: Với thiết kế tinh tế và hiện đại, động cơ nhỏ gọn, mạnh mẽ, và tiết kiệm nhiên liệu, tính năng tối ưu động cơ được bảo đảm cân bằng hoàn hảo. Khởi động dễ dàng, le gió tự động tăng cường khả năng tiết kiệm nhiên liệu cho xe, yên, bửng được thiết kế đặc biệt để tránh nước, ngăn ngừa nước văng lên khi trời mưa, bộ phận giảm xốc đỡ nhẹ nhàng và an toàn. Giá bao gồm VAT: 28,000,000. WaveRespol: Biểu tượng độc quyền của đội đua Honda, rực lên sắc màu của Respol. Oai hùng với những thiết kế sắc cạnh, phần đầu xe kết hợp với bộ xinhan tô đậm vẻ đẹp thể thao của wave RSV, yến thiết kế hình chữ “V” kết hợp với thân xe, tem đầy sức hút với biểu tượng Respol đầy sức hút trên màu đơn sắc, đèn được thiết kế được thiết kế bên trong tạo nên một sắc cạnh mạnh. Gía bao gồm VAT: 19,500,000. Air Blade: Sản phẩm nổi bật của HonDa, là sản phẩm đang được ưa chuộng nhất với dáng vẽ trang trọng, màu sắc hoài hoà rất dễ gần gũi, đẹp mắt với kiểu dáng thể thao. Hệ thống giảm xốc tốt vận hành trên