SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 96
Descargar para leer sin conexión
BÀI GIẢNG

TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH

1
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng:
1. Hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh học nghề, cơ sở tâm lý học của
việc tổ chức hoạt động dạy và học, phẩm chất và năng lực cơ bản của ngƣời
giáo viên.
2. Hiểu đƣợc cơ sở tâm lý học của việc tổ chức quá trình lao động hợp lý và
những vấn đề cơ bản của hoạt động dạy nghề.
3. Bƣớc đầu vận dụng những hiểu biết trên vào hoạt động giảng dạy tại các
trƣờng dạy nghề.

2
MỤC LỤC
PHẦN I. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI ................................................................................................ 4
CHƢƠNG I. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ ........................................................ 4
TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM ............................................................................................................ 4
1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA
TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM ....................................................................................... 4
2. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC
LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM ............................................................................. 6
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI, TÂM LÝHỌC ................................ 13
4. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM ........................ 14
5. LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ THEO LỨA TUỔI ....................................... 15
CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................................... 31
CHƢƠNG II. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH .............................................................. 32
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................................................................................... 32
1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................................................................ 32
2. SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................. 35
3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YỂU CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................................. 38
CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................................... 43
CHƢƠNG III. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI SINH VIÊN ............................................................ 44
1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢHH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA LỨA TUÔI
SINH VIÊN .............................................................................................................................. 44
2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN ....................................... 48
3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YẾU CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN .................. 52
CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................................... 61
PHẦN II. TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM .............................................................................................. 62
CHƢƠNG I. TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC .................................................................................... 62
1. BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC ............................................................. 62
2. HÌNH THÀNH HOẠT ĐỘNG HỌC .................................................................................. 65
3. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC LĨNH HỘI TRI THỨC, CÁC PHƢƠNG THỨC
HÀNH ĐỘNG VÀ PHƢƠNG THỨC TƢ DUY .................................................................... 68
CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................................... 73
CHƢƠNG II. TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH NGƢỜI GIÁO VIÊN .......................................... 74
1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ DẠY HỌC ........................................................... 74
2. CẤU TRÚC NHÂN CÁCH CỦA NGƢỜI GIÁO VIÊN .................................................... 77
3. MỘT SỐ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH CỦA NGƢỜI GIÁO VIÊN ................................ 78
4. NĂNG LỰC CỦA NGƢỜI GIÁO VIÊN ............................................................................ 81
5. UY TÍN CỦA NGƢỜI GIÁO VIÊN ................................................................................... 92
6. CON ĐƢỜNG HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƢỜI GIÁO
VIÊN ........................................................................................................................................ 93
CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 96

3
PHẦN I. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI
CHƢƠNG I. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ
TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM
Trong hệ thống các khoa học sƣ phạm, cùng với Tâm lý học đại cƣơng, Tâm
lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm là hai chuyên ngành tâm lý học trực tiếp góp
phần hình thành quan điểm sƣ phạm và bồi dƣỡng trình độ kỹ năng nghiệp vụ sƣ
phạm cho sinh viên các trƣờng sƣ phạm cũng nhƣ các trƣờng có khoa sƣ phạm. Hai
chuyên ngành tâm lý học này gắn bó mật thiết với nhau, trong đó Tâm lý học lứa
tuổi (nay còn gọi là Tâm lý học phát triển) là cơ sở không thể thiếu đƣợc của Tâm lý
học sƣ phạm. Chính vì vậy, nhà giáo dục Nga K.D.Usinxki đã viết: “Các bạn hãy
nghiên cứu những quy luật của các hiện tượng tâm lý mà các bạn muốn điều khiển,
các bạn hãy hành động căn cứ trên những quy luật này và những hoàn cảnh mà các
bạn muốn vận dụng những quy luật này vào đó”1.
1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ
HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM
Trong lịch sử các khoa học về con ngƣời, Tâm lý học trở thành một khoa học
độc lập, tách ra khỏi Triết học từ năm 1879. Cũng từ đó, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm
lý học sƣ phạm ra đời gắn liền với sự thâm nhập của các tƣ tƣởng di truyền học.
Cùng với học thuyết tiến hóa, những thành tựu trong việc nghiên cứu hoạt động
phản xạ của con ngƣời do I.M.Xêtrênôp tiến hành đã khẳng định mối liên hệ qua lại
giữa các hiện tƣợng tâm lý và sinh lý, chỉ ra sự phát triển tâm lý gắn liền với cơ sở
sinh lý thần kinh và não bộ con ngƣời. Có thể nói, tƣ tƣởng của S.Darwin,
I.M.Xêtrênôp đã góp phần làm rõ vấn đề về nguồn gốc phát triển tâm lý con ngƣời;
các con đƣờng, quy luật, điều kiện và động lực của sự phát triển tâm lý; vai trò của
dạy học, giáo dục đối với sự hình thành và phát triển tâm lý con ngƣời, qua đó góp
1

K.D.Usinxki. Tuyển tập. tập 8. Nhà xuất bản viện khoa học giáo dục nƣớc cộng hòa liên bang Nga. 1950. trang 55 (tiếng
Nga).

4
phần thúc đẩy hai chuyên ngành Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm tại thời
điểm lúc đó phát triển mạnh mẽ hơn.
Cùng với những thành tựu trên, các công trình nghiên cứu dựa trên sự tích lũy
và tổng kết kinh nghiệm của những quan sát về sự phát triển tâm lý trẻ em và tâm lý
học giáo dục trẻ đã đặt nền móng cơ sở thực tiễn cho Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý
học sƣ phạm lúc bấy giờ. Những kết quả nghiên cứu trong Tâm lý học đại cƣơng
nhƣ Quy luật tâm lý của Weber và Feisner, nghiên cứu Trí nhớ của Ebbinhauz,
nghiên cứu cảm giác và vận động trong tâm lý học của W.Wundt.... bắt đầu thâm
nhập vào Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm. Ngoài ra, những tác phẩm đầu
tiên về Tâm lý học sƣ phạm nhƣ Tâm lý học sư phạm của nhà giáo dục, nhà tâm lý
học Nga P.P.Karterev, Nói chuyện với các giáo viên về Tâm lý học của nhà tâm lý
học Mỹ W.James.... đã mở ra triển vọng cho sự phát triển của chuyên ngành này.
Năm 1906, ở Nga đã tổ chức Hội nghị Tâm lý học sư phạm lần thứ nhất tại
Peterburg. Tại hội nghị này, ngƣời ta kịch liệt phê phán tính lý luận sáo rỗng trong
Tâm lý học sƣ phạm và khẳng định phải có nghiên cứu thực nghiệm về Tâm lý học
lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm. Các nhà tâm lý học và giáo dục học cũng cho rắng,
cần phải chỉ ra nguồn gốc phát triển tâm lý trong quan hệ của nó với quá trình dạy
học.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của Tâm lý học sƣ phạm và Tâm lý học
lứa tuổi phải kể đến sự ra đời của trƣờng phái Nhi đồng học vào cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX. Trƣờng phái này là sự kết hợp máy móc những quan điểm Tâm lý học,
Sinh lý học, Sinh vật học về sự phát triển tâm lý của trẻ em. Ở Liên Xô vào những
năm 20-30 của thế kỷ XX, trƣờng phái Nhi đồng học có tham vọng giữ vai trò của
khoa học duy nhất macxit về trẻ em, coi sự tác động của hai nhân tố là môi trƣờng
và di truyền quyết định trực tiếp sự phát triển tâm lý trẻ em. Họ coi Tâm lý học là
khoa học về các yếu tố chủ quan, còn Giáo dục học là kinh nghiệm chủ nghĩa.
Những quan điểm trên của trƣờng phái Nhi đồng học đã có ảnh hƣởng không tốt tới
Tâm lý học, Giáo dục học và hoạt động giảng dạy trong nhà trƣờng nói chung. Điều
này đã đƣợc nêu lên trong các phê phán có tính nguyên tắc nhiều luận điểm của
trƣờng phái Nhi đồng học.

5
Quan điểm đúng đắn của N.K.Crupxcaia, A.X.Macarencô đã đặt cơ sở cho
việc nghiên cứu các vấn đề hình thành, phát triển nhân cách trẻ em trong giáo dục và
hoạt động tập thể. A.X.Macarencô đã khẳng định: “Nhà giáo dục hiểu biết học sinh
không phải trong quá trình nghiên cứu học sinh một cách thờ ơ mà trong chính quá
trình cùng làm việc với học sinh và trong chính sự giúp đỡ học sinh một cách tích
cực. Nhà giáo dục phải xem xét học sinh không phải như là đối tượng nghiên cứu,
mà là đối tượng giáo dục”1.
Lý luận về sự phát triển các chức năng tâm lý bậc cao của L.X.Vƣgôtxki có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học
sƣ phạm. Ông cho rằng: “Mọi chức năng trong sự phát triển văn hóa của trẻ được
bộ lộ hai lần, trong hai phương diện: lần đầu tiên trong phương diện xã hội, sau đó
là phương diện tâm lý, đầu tiên giữa người này với người kia như là một phạm trù
tâm giao, rồi đến bên trong trẻ như một phạm trù tâm lý”2. Luận điểm này của
L.X.Vƣgôtxki đã đƣợc các nhà tâm lý học thừa nhận và cụ thể hóa trong các công
trình nghiên cứu lý luận và thực nghiệm, góp phần xây dựng và phát triển Tâm lý
học lứa tuổi, Tâm lý học sƣ phạm có kết quả.
Sự trƣởng thành của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sự phạm gắn liền với
tên tuổi của nhiều nhà tâm lý học ở nhiều nƣớc, đặc biệt là các nhà tâm lý học nhƣ
A.N.Lêônchiev, Đ.B.Encônhin, A.A.Liublinxcaia, J.Bruner, J.Piaget, H.Wallon,
P.Janet... Ngày nay, Tâm lý học lứa tuổi đƣợc nghiên cứu với những quan điểm mới
về tâm lý học phát triển, nghiên cứu sự hình thành con ngƣời từ trong bào thai cho
đến suốt cuộc đời, gắn liền với nền văn hóa xã hội lịch sử và các tiến bộ xã hội của
nền văn minh nhân loại, của giáo dục hiện đại.
2. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM
LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm

1

A.X.Macarencô. Toàn tập. Tập V. Trang 91 (Tiếng Nga)

2

L.X.Vƣgôtxki. Sự phát triển chức năng tâm lý bậc cao. Tiếng Nga. M. 1960. Trang 197-198

6
Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm là hai lĩnh vực tâm lý học gắn bó
chặt chẽ với nhau trong hoạt động sƣ phạm, hoạt động giáo dục. Đây là hai chuyên
ngành cơ bản, phát triển sớm nhất của khoa học tâm lý. Chúng có đối tƣợng nghiên
cứu xác định mặc dù chúng có chung khách thể là con ngƣời trong sự phát triển tâm
lý ở các giai đoạn phát triển của nó.
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi
Tâm lý học lứa tuổi là khoa học nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, các quy luật,
các điều kiện, động lực phát triển tâm lý theo lứa tuổi, những biến đổi của các quá
trình tâm lý, các phẩm chất tâm lý trong sự hình thành, phát triển nhân cách con
người.
Tâm lý học lứa tuổi không chỉ chú ý nghiên cứu đặc điểm tâm lý của cá nhân ở
các lứa tuổi khác nhau, các đặc điểm khác biệt về tâm lý con ngƣời trong phạm vi
cùng một lứa tuổi mà còn nghiên cứu khả năng lứa tuổi trong việc lĩnh hội tri thức,
phƣơng thức hành động, các dạng hoạt động khác nhau của cá nhân đang đƣợc phát
triển. Các dấu hiệu đặc trƣng cho sự phát triển tâm lý con ngƣời từ việc nảy sinh cái
mới, sự chuyển biến từ những phản ứng đơn giản đến những hành động phức tạp, từ
việc nắm ngôn ngữ đến sự hình thành ý thức, tự ý thức nhân cách của con ngƣời là
những cứ liệu để từ đó rút ra những đặc điểm tâm lý theo các giai đoạn lứa tuổi khác
nhau và rút ra những quy luật cơ bản về sự phát triển tâm lý con ngƣời.
Tâm lý học lứa tuổi bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu cụ thể với tƣ cách là
phân ngành của Tâm lý học phát triển. Cụ thể:
- Tâm lý học về đời sống thai nhi trọng bụng mẹ.
- Tâm lý học tuổi hài nhi.
- Tâm lý học tuổi mầm non.
- Tâm lý học lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học cơ sở.
- Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.
- Tâm lý học lứa tuổi sinh viên.
- Tâm lý học ngƣời trƣởng thành.
- Tâm lý học ngƣời già.

7
- Tâm lý học trẻ em phát triển không bình thƣờng (phát triển sớm hoặc chậm
phát triển .... ).
2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu của Tâm lý học sƣ phạm
Tâm lý học sư phạm nghiên cứu các đặc điểm tâm lý, các quy luật tâm lý của
việc dạy học và giáo dục, nghiên cứu cơ sở tâm lý của quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo, các phẩm chất trí tuệ và nhân cách người học. Đồng thời, tâm lý học
sư phạm cũng nghiên cứu các yếu tố tâm lý về phía người làm công tác giáo dục,
những vấn đề tâm lý của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng như quan hệ
qua lại giữa học sinh với nhau.
Ngoài ra, việc vạch ra nội dung tâm lý, cơ sở tâm lý của quá trình dạy học và
giáo dục của Tâm lý học lứa tuổi và sƣ phạm còn tạo ra cơ sở khoa học cho việc xác
định nguyên tắc, hệ thống phƣơng pháp, biện pháp tiến hành điều khiển quá trình
dạy học, giáo dục nhằm hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách ngƣời học tới mức
cao nhất, đem lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm
2.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi
- Tâm lý học lứa tuổi chỉ ra các đặc điểm tâm lý của con ngƣời đƣợc hình thành
và phát triển trong từng giai đoạn lứa tuổi và trong suốt cuộc đời, những quy
luật hình thành và biểu hiện tâm lý của con ngƣời trong mỗi giai đoạn phát
triển tâm lý, chỉ ra các điều kiện, động lực của sự phát triển tâm lý.
- Tâm lý học lứa tuổi cung cấp cơ sở tâm lý lứa tuổi của việc vận dụng các
nguyên tắc, phƣơng pháp, biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp với đặc
điểm và quy luật tâm lý lứa tuổi, tổ chức hợp lý quá trình sƣ phạm nhằm mục
đích nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục.
- Tâm lý học lứa tuổi không những cung cấp cơ sở tâm lý cho giáo viên trong
hoạt động sƣ phạm mà còn giúp giáo viên, các nhà giáo dục có phƣơng pháp
đối xử khéo léo với đồng nghiệp, học sinh và tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản
thân.
2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học sƣ phạm
Nhiệm vụ chung của Tâm lý học sƣ phạm là dựa trên những thành tựu của
Tâm lý học đại cƣơng, Tâm lý học lứa tuổi để vạch ra cơ sở tâm lý học sƣ phạm cho
8
hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và việc rèn luyện các phẩm chất, năng lực
cần thiết của ngƣời giáo viên. Cụ thể là:
- Chỉ ra các quy luật tâm lý của việc dạy học và giáo dục.
- Nghiên cứu những vấn đề tâm lý học của việc hình thành tri thức khoa học,
hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất đạo đức, nhân cách
của học sinh.
- Chỉ ra cơ sở tâm lý của việc điều khiển quá trình dạy học và giáo dục, tổ chức
họat động cho học sinh ở trên lớp và ngoài giờ học cũng nhƣ xây dựng mối
quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa các học sinh với nhau, giữa nhà
trƣờng với gia đình và các lực lƣợng giáo dục khác.
- Tâm lý học sƣ phạm nghiên cứu đặc trƣng lao động sƣ phạm của giáo viên, hệ
thống phẩm chất, năng lực của ngƣời giáo viên, việc tự rèn luyện và hoàn
thiện nhân cách, năng lực nghề nghiệp của ngƣời giáo viên.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm
Để nghiên cứu các đặc điểm tâm lý và sự phát triển tâm lý của con ngƣời
trong cuộc sống, trong dạy học và giáo dục cần phải sử dụng đồng bộ nhiều phƣơng
pháp nghiên cứu khác nhau của khoa học tâm lý. Các phƣơng pháp nghiên cứu của
Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm không nằm ngoài các phƣơng pháp
nghiên cứu nói chung của Tâm lý học, trong đó có các phƣơng pháp nghiên cứu cơ
bản sau:
- Phƣơng pháp quan sát.
- Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phƣơng pháp trắc nghiệm.
- Phƣơng pháp thực nghiệm.
- Các phƣơng pháp điều tra viết.
- Phƣơng pháp trò chuyện.
- ......
Trong các phƣơng pháp trên, phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học
lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm là phƣơng pháp quan sát và phƣơng pháp thực
nghiệm.
2.3.1. Phƣơng pháp quan sát.
9
Xuất phát từ việc những biểu hiện tâm lý của con ngƣời thƣờng đƣợc thể hiện
qua lời nói, cử chỉ, hành vi và hoạt động nên trong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý
học sƣ phạm quan sát đƣợc coi là phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản, đầu tiên.
Quan sát là quá trình tri giác, theo dõi có mục đích, có kế hoạch sự nảy sinh,
diễn biến và thể hiện tâm lý của trẻ qua hành vi bên ngoài trong điều kiên tự nhiên.
Nhà nghiên cứu cần ghi lại một cách nghiêm túc, khách quan những sự kiện thu
đƣợc. Kết quả quan sát tùy thuộc vào việc xác định rõ ràng mục đích, nội dung quan
sát và chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho sự quan sát.
Cần tổ chức việc quan sát đáp ứng đƣợc các yêu cầu và các nguyên tắc cơ bản
sau đây:
- Quan sát những biểu hiện tâm lý của học sinh trong điều kiện tự nhiên của
cuộc sống, nhất là trong hoạt động vui chơi, học tập, lao động và quan hệ giao
tiếp. Việc sử dụng kết quả của phƣơng pháp quan sát không chỉ để giáo dục
học sinh mà quan trọng hơn là chính trong quá trình dạy học và giáo dục học
sinh, giáo viên vừa giáo dục, vừa nghiên cứu, vùa nghiên cứu vừa giáo dục,
hƣớng học sinh vào vùng phát triển gần nhất.
- Cần quan sát một cách có hệ thống xuất phát từ nguyên tắc về tính toàn vẹn
của nhân cách. Xem xét những biểu hiện tâm lý cụ thể của học sinh trong
những hoàn cảnh cụ thể, riêng biệt của nhân cách đang phát triển cũng nhƣ
những biểu hiện tâm lý cụ thể trong mối quan hệ với các mặt khác của nhân
cách.
- Quan sát phải đảm bảo tính khách quan. Việc ghi chép và rút ra những nhận
xét thu đƣợc từ những sự kiện quan sát đƣợc cần đảm bảo tính khách quan và
thận trọng, cần xác định những nguyên nhân gây ra những sự kiện quan sát
đƣợc, dự đoán xu thế biến đổi của chúng. Chẳng hạn, nhà tâm lý học ngƣời
Đức V.Stern đã dùng nhật ký quan sát về trẻ em để xây dựng giả thuyết của
mình về những nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Hay
nhà tâm lý học Thụy Sỹ J.Piaget dựa trên những tài liệu quan sát trẻ em, trong
đó có ba ngƣời con của ông để nêu lên sự phân chia các giai đoạn phát triển trí
tuệ của trẻ ...

10
Phương pháp quan sát có các ưu điểm sau:Tiến hành nhanh; Khâu chuẩn bị
không mất nhiều thời gian; Tài liệu thu đƣợc trực quan, đa dạng về tâm lý con
ngƣời... song phƣơng pháp này chỉ cho biết nhữn biểu hiện tâm lý ra hành vi bên
ngoài, nhà nghiên cứu khó hiểu chúng một cách chính xác, các tài liệu quan sát chỉ
đƣợc ghi lại dƣới hình thức miêu tả. Vì vậy, khi sử dụng phƣơng pháp quan sát, nhà
nghiên cứu phải phối hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác để nghiên cứu tâm lý
con ngƣời. Có nhƣ vậy, phƣơng pháp quan sát mới có hiệu quả cao.
2.3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm
Trong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm, phƣơng pháp thực nghiệm
có vai trò đặc biệt quan trọng.
Thực nghiệm là quá trình tác động vào con người một cách chủ động trong
những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện cần
nghiên cứu một cách khách quan.
Trong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm, ngƣời ta thƣờng sử dụng
các hình thức thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Thực nghiệm tự nhiên là loại thực nghiệm đƣợc diễn ra trong điều kiện bình
thƣờng của cuộc sống, trong đó nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra các nhân tố
tác động thực nghiệm giúp cho việc khai thác, tìm hiểu các nội dung cần thực
nghiệm. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngƣời ta chia thực nghiệm tự
nhiên thành thực nghiệm tự nhiên nhận định (nêu lên thực trạng của vấn đề nghiên
cứu ở một thời điểm cụ thể) và thực nghiệm tự nhiên hình thành còn gọi là thực
nghiệm giáo dục (nhà nghiên cứu chủ động tiến hành các tác động giáo dục nhằm
hình thành một số phẩm chất tâm lý nào đó ở người được thực nghiệm).
Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại thực nghiệm đƣợc tiến hành dƣới
điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hƣởng bên ngoài. Ngƣời làm thí
nghiệm tự tạo ra các điều kiện làm nảy sinh hay phát triển một nội dung tâm lý cần
nghiên cứu. Vì thế có thể tiến hành nghiên cứu tƣơng đối chủ động hơn so với quan
sát và thực nghiệm tự nhiên.
Tuy nhiên, dù thực nghiệm đƣợc tiến hành trong phòng thí nghiệm hay trong
điều kiện tự nhiên cũng khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hƣởng của các yếu tố

11
chủ quan của ngƣời bị thực nghiệm, vì thế phải tiến hành thực nghiệm một số lần và
phối kết hợp đồng bộ với nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác.
2.3.3. Phƣơng pháp trắc nghiệm tâm lý (test)
Trong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm, ngƣời ta thƣờng dùng test
để đo nghiệm các mức độ, trình độ phát triển tâm lý của con ngƣời.
Test là một phép đo luờng tâm lý đã được chuẩn hóa trên một số lượng người
đủ là đại diện tiêu biểu.
Khoa học tâm lý đã sử dụng một số test về trí tuệ, năng lực, nhân cách ... nhƣ:
- Test đo khả năng tâm vận động (Test Denver).
- Các test về trí tuệ: Gille, Binet-Simon, Wechsler, Raven ...
- Test về nhân cách: Eysenck, Murray, Rorschach ....
Test tâm lý có ƣu điểm là đo trực tiếp các biểu hiện tâm lý qua việc giải các
bài test, tiến hành nhanh, đảm bảo lƣợng hóa, chuẩn hóa việc đo đạc. Song test tâm
lý chỉ cho biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả.
Test đòi hỏi phải chuẩn bị công phu, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của một bộ test.
Vì vậy, cần sử dụng test nhƣ là một trong những phƣơng pháp chẩn đoán tâm lý con
ngƣời ở một thời điểm nhất định.
2.3.4. Phƣơng pháp điều tra
Là phƣơng pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tƣợng
nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó, có thể trả
lời viết (thƣờng là nhƣ vậy), nhƣng cũng có thể trả lời miệng và có ngƣời ghi lại.
Câu hỏi dùng dể điều tra có thể là câu hỏi đóng (có nhiều đáp ánh sẵn để đối
tƣợng lựa chọn) hay câu hỏi mở để họ tự trả lời để điều tra thăm dò chung hau điều
tra chuyên đề đi sâu vào một khía cạnh.
Dùng phƣơng pháp quan sát có thể trong một thời gian ngắn thu thập đƣợc
một số ý kiến lớn nhƣng là ý kiến chủ quan. Để có tài liệu tƣơng đối chính xác, cần
soạn kỹ bản hƣớng dẫn điều tra viên (ngƣời sẽ phổ biến bản câu hỏi cho các đối
tƣợng). Có nhƣ vậy, kết quả thu đƣợc sẽ có giá trị khoa học cao.
2.3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Đây là phƣơng pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm (vật chất hay tinh thần)
của hoạt động do con ngƣời làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm lý của con
12
ngƣời, bởi vì trong sản phẩm do con ngƣời làm ra có chứa đựng dấu vết tâm lý, ý
thức, nhân cách của con ngƣời.
Tuy nhiên, khi sử dụng phƣơng pháp này cần chú ý tới các kết quả hoạt động
và các kết quả hoạt động này phải đƣợc xem xét trong mối liên hệ với những điều
kiện tiến hành hoạt động.
2.3.6. Phƣơng pháp đàm thoại ( trò chuyện)
Đây là phƣơng pháp đặt ra các câu hỏi cho đối tƣợng và dựa vào trả lời của họ
để trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu.
Phƣơng pháp đàm thoại có thể tiến hành trực tiếp hay gián tiếp tùy sự liên
quan của đối tƣợng với điều ta cần biết. Có thể đặt câu hỏi thẳng hay hỏi đƣờng
vòng.
Muốn phƣơng pháp đàm thoại có kết quả tốt, nhà nghiên cứu nên:
1. Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề cần tìm hiểu).
2. Tìm hiểu trƣớc một số đặc điểm về đối tƣợng đàm thoại.
3. Có kế hoạch trƣớc để điều chỉnh câu chuyện theo mục đích đã dự định.
4. Nên linh hoạt trong việc điều chỉnh để câu chuyện vẫn giữ đƣợc lôgic, vừa
đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời nghiên cứu.
Trên đây là một số phƣơng pháp cơ bản thƣờng đƣợc dùng trong nghiên cứu
của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm. Mỗi phƣơng pháp nghiên cứu đều
có ƣu điểm và hạn chế của nó, vì vậy muốn nghiên cứu chức năng tâm lý nào đó một
cách khách quan và khoa học đòi hỏi nhà nghiên cứu phải:
- Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
- Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phƣơng pháp nghiên cứu để có đƣợc kết
quả toàn diện, khách quan.
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI, TÂM LÝHỌC SƢ
PHẠM VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC
Khi nghiên cứu Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm, cần sử dụng các
thành tựu của nhiều khoa học khác và đến lƣợt mình Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý
học sƣ phạm lại cung cấp những tài liệu có ý nghĩa quan trọng cho nhiều khoa học
khác.
13
 Với Triết học: Các luận điểm của Triết học duy vật biện chứng và Duy vật
lịch sử đã cung cấp cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu sự
phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách của con ngƣời trong hoạt động, giao tiếp
và trong các mối quan hệ xã hội. Ngƣợc lại, các thành tựu trong việc nghiên
cứu tâm lý con ngƣời đóng góp không nhỏ cho triết học. Các nhà triết học đã
khẳng định: “Lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ em là một trong những lĩnh vực
tri thức hợp thành lý luận nhận thức chung và phép biện chứng”.
 Với sinh lý học ngƣời: Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm thƣờng sử
dụng các kết quả nghiên cứu về giải phẫu sinh lý ngƣời và hoạt động thần
kinh cấp cao với tƣ cách là cơ sở khoa học tự nhiên của tâm lý học.
 Với Tâm lý học đại cƣơng: Tâm lý học đại cƣơng cung cấp các khái niệm cơ
bản, các quy luật cơ bản của việc hình thành và phát triển tâm lý con ngƣời
cho việc nghiên cứu Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm. Ngƣợc lại,
nhờ những thành tựu của hai chuyên ngành tâm lý học này mà những khái
niệm của Tâm lý học đại cƣơng trở nên phong phú, sâu sắc hơn.
 Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm gắn bó chặt chẽ với nhau, quy
định lẫn nhau, bổ sung cho nhau một cách biện chứng. Hai chuyên ngành Tâm
lý học này tạo thành một thể thống nhất, khó tách bạch. Việc phân ranh giới
giữa hai chuyên ngành này có tính tƣơng đối. Cả Tâm lý học lứa tuổi và Tâm
lý học sƣ phạm đều nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý học trong
hoạt động sống, trong quá trình dạy học và giáo dục, cùng phục vụ đắc lực
cho sự phát triển của con ngƣời.
Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm cung cấp cơ sở lý luận cho các
khoa học giáo dục, đặc biệt là cho hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.

4. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM
Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về
mặt lý luận, góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lại những quan điểm duy
tâm, phản khoa học về sự nảy sinh, phát triển tâm lý con ngƣời, về nguồn gốc, động

14
lực, các điều kiện hình thành và phát triển tâm lý, khẳng định quan điểm duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử về sự phát triển tâm lý con ngƣời.
Tâm lý học lứa tuổi cung cấp cơ sở khoa học cho Tâm lý học sƣ phạm cũng
nhƣ các ngành Tâm lý học khác trong việc tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, quá
trình hoạt động phù hợp với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tuân theo các quy luật hình
thành, biểu hiện tâm lý, phát huy vai trò của các yếu tố tâm lý cho phù hợp với mục
đích, nội dung, phƣơng pháp tổ chức hoạt động, đem lại hiệu quả về mặt công việc
và về quan hệ con ngƣời. Trong lĩnh vực giáo dục con ngƣời, Tâm lý học lứa tuổi và
Tâm lý học sƣ phạm có vai trò đặc biệt quan trọng.
Những hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa tuổi, về quy luật hình thành, phát triển
tâm lý trong dạy học và giáo dục giúp học sinh, giáo viên và mọi ngƣời ở mọi lứa
tuổi khác nhau có cơ sở trong việc khéo léo ứng xử, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân
cách, xây dựng tốt các mối quan hệ giao lƣu, quan hệ liên nhân cách, quan hệ xã hội.
Ngoài ra, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm còn có nhiều ý nghĩa thực tiễn
đối với các mặt hoạt động khác của đời sống xã hội nhƣ quân sự, an ninh, thể thao, y
tế, sản xuất, kinh doanh ...

5. LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ THEO LỨA TUỔI
5.1. Vấn đề phát triển tâm lý
Trong tâm lý học, vấn đề phát triển tâm lý đƣợc xem xét theo nhiều phƣơng
diện khác nhau. Có thể khái quát vấn đề phát triển tâm lý theo ba phƣơng diện cơ
bản sau:
- Sự phát triển tâm lý trong giới động vật.
- Sự phát triển tâm lý trong lịch sử loài ngƣời và trong sự phát sinh cá thể
con ngƣời (từ trong bào thai cho đến khi tuổi già, trƣớc khi chết).
- Sự phát triển tâm lý ở thế hệ trẻ (từ tuổi sơ sinh đến tuổi thanh niên).
Trong ba phƣơng diện trên, phƣơng diện thứ ba đƣợc nghiên cứu rộng rãi hơn.
Vậy thế nào là sự phát triển tâm lý ?
5.1.1. Phát triển là gì?

15
Phát triển là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tƣợng từ thấp đến cao, từ đơn
giản tới phức tạp. Phát triển là quá trình tích lũy dần về số lƣợng dẫn đến sự thay đổi
về chất lƣợng, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ, do sự đấu tranh giữa
các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tƣợng. Nói đến sự phát triển là
nói đến sự thay đổi chuyển hóa về chất, tạo nên một trình độ, một mức độ mới cao
hơn về chất so với cái cũ.
Khái niệm phát triển liên quan và có sự phân biệt với các khái niệm tăng trưởng,
chín muồi. Cụ thể:
- Tăng trƣởng chủ yếu là sự gia tăng về mặt số lƣợng của sự vật, hiện tƣợng
nhƣ chiều cao, cân nặng....
- Chín muồi đƣợc dùng để chỉ sự tăng trƣởng đã đạt tới một độ nhất định.
Chẳng hạn, trƣớc đây, khi nói tới sự chín muồi về mặt sinh học của nam và
nữ, cha ông ta thƣờng nói nữ thập tam, nam thập lục (tuổi dậy thì ở nữ
thƣờng là 13 trở đi, ở nam thƣờng kà 16 trở đi). Tuy nhiên, ngày nay độ
chín muồi sinh dục ở nữ và nam có thể sớm hơn do điều kiện sống và sự
phát triển về mặt cơ thể thiếu niên diễn ra sớm hơn.
Mối quan hệ giữa tăng trƣởng, chín muồi và trƣởng thành là mối quan hệ biện
chứng có tính nhân quả: Sự tăng trƣởng, chín muồi dẫn đến sự biến đổi về chất (phát
triển), chất lƣợng mới lại tạo tiền đề cho sự tăng trƣởng và chín muồi ở mức cao
hơn.
5.1.2. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý
Dựa trên quan điểm triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà tâm
lý học khoa học coi sự phát triển tâm lý gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm
tâm lý mới về chất, những cấu tạo tâm lý mới ở những giai đoạn lứa tuổi khác nhau.
Bất cứ mức độ nào của trình độ phát triển tâm lý đi trƣớc cũng là sự chuẩn bị và
chuyển hóa cho trình độ sau cao hơn. Sự phát triển tâm lý diễn ra từ thấp tới cao,
theo từng giai đoạn nhƣ một quá trình, trong đó có những bƣớc nhảy, những khủng
hoảng và những đột biến. Sự phát triển tâm lý trong từng giai đoạn lứa tuổi phụ
thuộc vào hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó.
Khi đề cập tới sự phát triển tâm lý, nhà tâm lý học Nga A.N.Lêônchiev đã nêu
lên ba nguyên tắc cơ bản sau:
16
- Sự phát triển tâm lý là quá trình lĩnh hội kinh nghiệm của loài ngƣời.
- Sự phát triển tâm lý là quá trình hình thành hệ thống các chức năng của
não.
- Sự phát triển tâm lý trƣớc tiên là sự phát triển trí tuệ, thực chất là sự hình
thành các hành động trí tuệ.
Cụ thể hóa ba nguyên tắc về sự phát triển tâm lý trên đây, A.N.Lêônchiev đã
xem xét sự phát triển tâm lý của con người như là:
- Quá trình con ngƣời lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử, thể hiện qua việc
tiếp thu tri thức cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động. Đây là mặt cơ bản, chủ
yếu có tính chất quyết định đối với sự phát triển tâm lý.
- Quá trình phát triển các cơ chế tâm lý của việc vận dụng các phƣơng thức
hoạt động và vốn tri thức đã tiếp thu đƣợc vào các hoạt động cụ thể trong
cuộc sống.
- Sự phát triển những thuộc tính chung của nhân cách, trong đó có các thuộc
tính chung có tác dụng quyết định nhất, đó là:
o Những thuộc tính chung của xu hƣớng nhân cách.
o Những đặc điểm, cấu trúc tâm lý trong hoạt động.
o Sự phát triển các cơ chế của ý thức.
Các chỉ số cơ bản của sự phát triển tâm lý: Theo quan điểm truyền thống, sự
phát triển tâm lý con ngƣời đƣợc đánh giá qua ba chỉ số cơ bản thể hiện ba mặt
của đời sống tâm lý con ngƣời. Đó là:
- Sự phát triển nhận thức: Chuyển từ sự phản ánh bề mặt của sự vật, hiện
tƣợng riêng lẻ tới nhận thức bản chất của chúng, vạch ra mối liên hệ, quan
hệ có tính quy luật, tới những tri thức có hệ thống.
- Sự phát triển tình cảm: Tình cảm ngày càng mở rộng phạm vi, phân hóa
phức tạp, có nội dung xã hội cao hơn, có cơ sở lý tính đầy đủ hơn.
- Nắm vững hệ thống những hành động, hoạt động: Sự phát triển tâm lý con
ngƣời biểu hiện trong những biến đổi về chất lƣợng của hành động, hoạt
động, từ không chủ định lên chủ định, từ không có ý thức lên có ý thức.
Các dạng hoạt động ngày càng phong phú về nội dung, trình độ, cấu trúc
và phƣơng hƣớng.
17
Ngày nay, theo quan điểm hiện đại, ngƣời ta có cách nhìn mới mẻ về sự phát
triển tâm lý của trẻ, xem xét hành vi, hoạt động của trẻ xuất hiện nhƣ thế nào, có thể
dự đoán đƣợc chiều hƣớng biến đổi và sự hình thành phát triển các hành vi, hoạt
động có tính quy luật theo sự biến đổi của thời gian. Đó là sự biến đổi về chất ở con
ngƣời. Liên quan chặt chẽ với khái niệm biến đổi về chất là việc tổ chức lại hành vi,
hoạt động trong sự phối hợp chặt chẽ giữa sự tổ chức và sử dụng khả năng phát triển
của trẻ. Quá trình phát triển bao gồm những biến đổi về chất và sự tổ chức lại hành
vi theo độ tuổi, diễn ra theo trình tự, mang tính chất tích lũy và có sự định hƣớng. Cụ
thể:
- Có trình tự tức là các biến đổi diễn ra theo một trình tự lôgíc.
- Có tích lũy tức là một phần nào đó bao gồm tất cả những gì đã có trƣớc đó,
cộng thêm với mức độ cao hơn.
- Có định hƣớng tức là sự phát triển luôn hƣớng tới một trình độ mới, cao
hơn.
Sự phát triển tâm lý trẻ em không mang tính ngẫu nhiên mà diễn ra có quy luật.
Trong quá trình phát triển tâm lý của từng đứa trẻ có những điểm khác biệt, song bao
giờ cũng có nét chung, thống nhất cho mọi trẻ em. Tất cả trẻ em đều trải qua những
bƣớc hoặc những giai đoạn phát triển nhất định. Trong một số trƣờng hợp đặc biệt,
trẻ em có thể phát triển sớm, phát triển muộn hoặc phát triển không bình thƣờng, đó
là những trƣờng hợp có những sai lệch trong sự phát triển tâm lý. Về nhiều phƣơng
diện, trẻ em ngày nay phát triển nhanh hơn so với trƣớc đây. Điều này là do sự tiến
bộ của các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại, ngƣời
lớn chú ý nhiều hơn tới việc dạy dỗ và tạo điều kiện cho trẻ em tiếp xúc với cuộc
sống mới.
5.1.3. Một số quan niệm chƣa đúng về sự phát triển tâm lý
Quan điểm duy tâm nói chung xem sự phát triển tâm lý chỉ là sự chín muồi,
trƣởng thành của các yếu tố sinh vật định sẵn từ trƣớc trong gen di truyền. Sự phát
triển tâm lý chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt chất lƣợng của các hiện tƣợng tâm
lý nhƣ số lƣợng từ ngữ, khả năng nhớ, chú ý, tốc độ hình thành kỹ xảo ... chứ không
phải là sự chuyển biến về chất lƣợng. Sự phát triển tâm lý diễn ra một cách tự phát,

18
không tuân theo quy luật và cũng không thể điều khiển đƣợc. Quan điểm chƣa đúng
này đƣợc thể hiện cụ thể ở một số học thuyết sau:
 Thuyết tiền định:
Những ngƣời theo thuyết tiền định xem sự phát triển tâm lý là do các tiềm
năng sinh vật gây ra và con ngƣời có tiềm năng đó ngay từ khi mới ra đời. Mọi đặc
điểm tâm lý chung và có tính chất cá thể đều là tiền định (đƣợc quyết định trƣớc),
đều có sẵn trong các cấu trúc sinh vật và sự phát triển chỉ là quá trình trƣởng thành,
chín muồi của những thuộc tính đã có sẵn ngay từ đầu và đƣợc quyết định trƣớc
bằng con đƣờng di truyền này. Chẳng hạn, S.Freud coi động lực của sự phát triển
tâm lý là các bản năng; J. ĐiUây xem nhu cầu và các thuộc tính tâm lý đƣợc sắp đặt
sẵn trong gen.
Học thuyết này cũng cho rằng, các yếu tố di truyền quyết định giới hạn của
giáo dục. Môi trƣờng chỉ là yếu tố điều chỉnh, yếu tố thể hiện, một nhân tố bất biến
nào đó ở trẻ. Nhà Tâm lý học ngƣời Mỹ E.Thorndike cho rằng: “Tự nhiên bạn cho
mỗi người một vốn nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì và phải
sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất” và “vốn tự nhiên” đó đặt ra giới hạn cho sự
phát triển, cho nên “một bộ phận học sinh tỏ ra không đạt được kết quả nào đó dù có
giảng dạy tốt, số khác lại toẻ ra có thành tích dù giảng dạy tồi”1.
Nhƣ vậy, với quan niệm nhƣ trên, vai trò của yếu tố giáo dục đã bị hạ thấp.
Giáo dục chỉ là nhân tố bên ngoài có khả năng tăng nhanh hoặc kìm hãm quá trình
bộc lộ những phẩm chất tự nhiên, bị chế ƣớc bởi tính di truyền. Vì vậy, thuyết tiền
định đã có kết luận sƣ phạm sai lầm khi xem mọi sự can thiệp vào quá trình tự nhiên
của trẻ đều là sự tuỳ tiện không thể tha thứ đƣợc.
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng những quan điểm của thuyết tiền định
về nguồn gốc của sự phát triển tâm lý còn có nhiều hạn chế. Kết quả nghiên cứu
thực nghiệm trên trẻ sinh đôi từ một trứng do các nhà tâm lý học Liên Xô (trƣớc
đây) nhƣ V.V.Cônbannôpxki, A.R.Luria, A.N.Mirênôva và nhà tâm lý học ngƣời
Pháp R.Razjô đã chỉ ra rằng với cơ sở bẩm sinh giống nhau, tuỳ thuộc vào phƣơng
pháp dạy học, các trẻ sinh đôi từ một trứng thể hiện những khả năng khác nhau về
năng lực.
1

Theo V.A. Cruchetxki, Những cơ sở tâm lý học sư phạm. Nxb giáo dục Hà Nội. T1. Tr31. 1980

19
Trên thực tế, yếu tố bẩm sinh có vai trò quan trọng, đƣợc xem nhƣ tiền đề vật
chất của sự phát triển tâm lý con ngƣời, chúng không hoàn toàn định sẵn từ trƣớc
mọi khả năng phát triển tâm lý. Trong cùng tiền đề vật chất nhƣ nhau, nhƣng do sự
tác động của giáo dục, sự rèn luyện và mức độ tích cực hoạt động khác nhau, con
ngƣời khác nhau về sự phát triển tâm lý.
 Thuyết môi trƣờng
Đối lập với thuyết tiền định, những ngƣời theo thuyết môi trƣờng giải thích
sự phát triển tâm lý bằng tác động của môi trƣờng tự nhiên, hoàn cảnh sống xung
quan con ngƣời. Họ xem môi trƣờng là nhân tố quyết định sự phát triển tâm lý con
ngƣời.
Thuyết môi trƣờng bắt nguồn từ nƣớc Anh, họ coi trẻ em sinh ra nhƣ tờ giấy
trắng, nhƣ tấm gỗ mộc hoặc tấm bảng sạch sẽ, sự phát triển tâm lý hoàn toàn phụ
thuộc vào tác động bên ngoài, do vậy ngƣời lớn muốn vẽ lên tờ giấy cái gì thì nó nên
thế …
Chủ nghĩa Mac-Lênin đã khẳng định vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của
con ngƣời với tƣ cách là chủ thể hoạt động, coi hoàn cảnh, môi trƣờng có vai trò
nhất đinh đối với sự phát triển tâm lý con ngƣời và con ngƣời không hoàn toàn lệ
thuộc vào hoàn cảnh. C.Mác nói: “Hoàn cảnh có tác dụng cải tạo con người trong
chừng mực, con người tác động đến hoàn cảnh”. Hoạt động của con ngƣời mà cơ
bản là hoạt động lao động đã cải tạo thế giới, sáng tạo ra thế giới và cải tạo chính
bản thân con ngƣời.
 Thuyết hội tụ hai yếu tố
Khi nghiên cứu sự phát triển tâm lý trẻ em, các nhà tâm lý học theo thuyết hội
tụ hai yếu tố tính tới tác động của cả hai yếu tố môi trường và di truyền. Ví dụ nhƣ
nhà di truyền học ngƣời Anh S.Auerbac cho rằng: “Trình độ phát triển trí tuệ, những
năng lực chuyên biệt, những phẩm chất cá nhân, tất cả những cái đó là kết quả của
sự tác động qua lại giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường”. Nhà tâm lý học
ngƣời Đức V.Stecnơ và nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Anataxi coi cả hai yếu tố di truyền
và môi trƣờng cùng quyết định sự phát triển tâm lý con ngƣời. Họ quan niệm rằng,
cả hai yếu tố này hội tụ lại cùng quyết định một cách máy móc sự phát triển tâm lý,

20
trong đó yếu tố di truyền giữ vai trò quyết định, môi trƣờng chỉ là điều kiện để biến
những đặc điểm tâm lý đã đƣợc định sẵn trong gen di truyền thành hiện thực.
Thuyết hội tụ hai yếu tố cũng sai lầm không kém thuyết tiền định và thuyết
môi trƣờng. Tính chất máy móc và siêu hình của các quan điểm trên đều đã bị phê
phán.
Tóm lại, mặc dù quan niệm của những ngƣời đại diện cho các thuyết trên có
vẻ khác nhau nhƣng thực chất quan điểm của các tác giả đó đều có những sai lầm
giống nhau. Cụ thể:
- Các quan điểm trên đều thừa nhận đặc điểm tâm lý của con ngƣời hoặc là bất
biến, hoặc là tiền định, hoặc là do tiềm năng sinh vật di truyền quyết định,
hoặc là do ảnh hƣởng của môi trƣờng bất biến. Với quan niệm nhƣ vậy thì
trong trƣờng hợp nào con em của tầng lớp có đặc quyền đặc lợi đều có trình
độ phá triển tâm lý hơn hẳn con em giai cấp bị bóc lột. Do vậy, sự bất bình
đẳng trong xã hội là tất nhiên và hợp lý.
- Các tác giả này đánh giá không đúng vai trò của yếu tố giáo dục. Họ xem xét
sự phát triển của trẻ em một cách tác rời và không phụ thuộc vào những điều
kiện cụ thể mà trong đó quá trình ấy diễn ra. Do vậy, họ đều đánh giá thấp vai
trò của yếu tố giáo dục, xem nhẹ nhân tố xã hội lịch sử.
- Cả ba trƣờng phái trên đều phủ nhận tính tích cực hoạt động của từng cá nhân,
coi thƣờng những mâu thuẫn biện chứng đƣợc hình thành trong quá trình phát
triển của cá nhân. Họ coi trẻ em nhƣ là một thực thể thụ động, tự nhiên, cam
chịu ảnh hƣởng có tính chất quyết định của nhân tố di truyền và môi trƣờng.
Họ không thấy đƣợc, con ngƣời là một thực thể xã hội tích cực, chủ động
trƣớc tự nhiên, có thể cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân để phát triển nhân
cách. Vì phủ nhận tính tích cực hoạt động của con ngƣời nên họ không thể
giải thích tại sao trong những điệu kiện của cùng một môi trƣờng xã hội lại
hình thành nên những nhân cách khác nhau về nhiều chỉ số, hoặc vì sao những
ngƣời giống nhau về ngoại hình nhƣng thế giới nội tâm, nội dung và hình thức
hành vi lại đƣợc hình thành trong những môi trƣờng xã hội khác nhau.
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, yếu tố bẩm sinh di truyền là những yếu tố
thể chất - tiền đề vật chất của tâm lý, không định sẵn tâm lý. Hoàn cảnh sống có vai
21
trò quan trọng, nhƣng hoàn cảnh xã hội, nền văn hoá xã hội quyết định tâm lý con
ngƣời, trong đó giáo dục là yếu tố chủ đạo, hoạt động của cá nhân mỗi ngƣời là yếu
tố trực tiếp quyết định sự phát triển tâm lý con ngƣời.
5.2. Điều kiện, quy luật và động lực của phát triển tâm lý
5.2.1. Điều kiện phát triển tâm lý
5.2.1.1. Điều kiện thể chất
Đặc điểm cơ thể, đặc điểm của các giác quan của hệ thần kinh đƣợc xem là
tiền đề vật chất, điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc hình thành một hoạt
động nào đó. Song các đặc điểm thể chất của con ngƣời không phải là nhân tố quyết
định, không phải là động lực của sự phát triển tâm lý.
5.2.1.2. Các điều kiện sống
Các điều kiện sống có ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm lý của con ngƣời,
nhƣng chúng không quyết định trực tiếp đến sự phát triển tâm lý mà chúng tác động
thông qua mối quan hệ qua lại giữa con ngƣời với hoàn cảnh. Các ảnh hƣởng bên
ngoài tác động gián tiếp đến sự phát triển tâm lý cá nhân thông qua những điều kiện
bên trong của con ngƣời, trong đó có kinh nghiệm riêng và vai trò chủ thể của cá
nhân.
Trong các nhân tố của cuộc sống, trƣớc hết phải nói tới vai trò của vốn kinh
nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội, các mối quan hệ xã hội. C.Mác đã chỉ rõ: “Bản
chất của con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Điều đó có nghĩa là
những đặc điểm tâm lý của cá nhân đƣợc quyết định bởi đặc điểm các mối quan hệ
xã hội mà cá nhân con ngƣời gia nhập vào đó với tƣ cách là thành viên của xã hội.
Quá trình phát triển tâm lý là quá trình con ngƣời lĩnh hội nền văn hóa xã hội, vốn
kinh nghiệm xã hội, quá trình con ngƣời tiếp nhận nền văn hoá theo con đƣờng tự
phát và tự giác. Con đƣờng tự giác đƣợc thể hiện qua giáo dục, đó là sự tác động có
mục đích, có kế hoạch, có phƣơng pháp nhằm hình thành ở con ngƣời những phẩm
chất nhân cách, đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Vì vậy, giáo dục là nhân tố chủ đạo,
quyết định sự phát triển tâm lý của con ngƣời.
5.2.1.3. Tính tích cực hoạt động của con người
Tính tích cực hoạt động của con ngƣời là nhân tố quyết định trực tiếp sự phát
triển tâm lý. Quá trình tác động qua lại giữa con ngƣời và môi trƣờng đƣợc tiến hành
22
thông qua chính hoạt động của con ngƣời trong môi trƣờng đó. Hoạt động của con
ngƣời có tính mục đích, tính xã hội đƣợc xem là điều kiện quyết định sự phát triển
tâm lý.
5.2.2. Quy luật chung của sự phát triển tâm lý
5.2.2.1. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý
Trong những điều kiện, thậm chí ngay trong những điều kiện thuận lợi nhất
của việc giáo dục thì những biểu hiện tâm lý, những chức năng tâm lý khác nhau …
cũng không thể phát triển ở mức độ nhƣ nhau. Có những thời kỳ tối ƣu đối với sự
phát triển một hình thức hoạt động tâm lý nào đó. Chẳng hạn, giai đoạn thuận lợi
cho sự phát triển ngôn ngữ là thời kỳ từ 1 đến 5 tuổi, cho sự hình thành nhiều kỹ xảo
vận động là khoảng từ 6 đến 11 tuổi, cho sự hình thành tƣ duy toán học là giai đoạn
từ 15 - 20 tuổi.
Ngay trong sự phát triển cơ thể trẻ cũng thể hiện tính không đồng đều. Ví dụ,
chiều cao và trọng lƣợng của trẻ tăng nhanh trong 2 năm đầu sau khi sinh và trong
thời kỳ phát dục.
Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý còn thể hiện ở chỗ có sự khác
biệt về sự phát triển tâm lý giữa các cá nhân ngay trong cùng một độ tuổi. Các chức
năng tâm lý và ngay cả các nét tâm lý cá nhân của trẻ em khác nhau cũng không đạt
một mức độ nhƣ nhau (dù chúng ở cùng một độ tuổi).
5.2.2.2. Tính toàn vẹn của tâm lý
Cùng với sự phát triển, tâm lý con ngƣời có tính toàn vẹn, thống nhất và bền
vững. Sự phát triển tâm lý là sự chuyển biến dần các trạng thái tâm lý thành các đặc
điểm tâm lý cá nhân. Tâm lý trẻ nhỏ phần lớn là một tổ hợp thiếu hệ thống, những
tâm trạng rời rạc khác nhau. Sự phát triển thể hiện ở chỗ những tâm trạng đó dần
chuyển thành các nét nhân cách. Chẳng hạn, tâm trạng vui vẻ, thoải mái nảy sinh
trong quá trình lao động chung, phù hợp với lứa tuổi nếu đƣợc lặp lại thƣờng xuyên
sẽ chuyển thành lòng yêu lao động.
Tính toàn vẹn của tâm lý phụ thuộc khá nhiều vào động cơ chỉ đạo hành vi
của trẻ. Cùng với giáo dục, cùng với sự mở rộng kinh nghiệm sống, những động cơ
hành vi của trẻ ngày càng trở nên tự giác, có ý nghĩa xã hội và ngày càng bộ lộ rõ
trong nhân cách của trẻ. Trẻ mẫu giáo thƣờng hành động vì muốn thoả mãn một điều
23
gì đó và động cơ thay đổi luôn trong một ngày. Nhƣng thiếu niên và thanh niên
thƣờng hành động do động cơ xã hội, do tinh thần nghĩa vụ, do sự phát triển toàn
diện của bản thân … thúc đẩy.
5.2.2.3. Tính mềm dảo và khả năng bù trừ
Hệ thần kinh của trẻ em rất mềm dẻo. Vì thể, dựa trên tính mềm dẻo của hệ
thần kinh mà tác động của giáo dục có thể làm thay đổi tâm lý trẻ em.
Tính mềm dẻo cũng tạo ra khả năng bù trừ. Khi mỗi chức năng tâm lý hoặc
sinh lý nào đó yếu hoặc thiếu thì những chức năng tâm lý khác đƣợc tăng cƣờng
phát triển mạnh hơn để bù đắp hoạt động không đầy đủ của chức năng bị yếu hoặc bị
hỏng đó. Ví dụ, khuyết tật thị giác đƣợc bù đắp bằng sự phát triển mạnh mẽ hoạt
động thính giác, khứu giác; trí nhớ kém có thể đƣợc bù trừ bằng tính tổ chức cao,
tính chính xác trong hoạt động.
Trên đây là một số quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lý trẻ em. Những quy
luật này chỉ mà một xu thế mà sự phát triển tâm lý của trẻ có thể xảy ra và chúng có
sau so với ảnh hƣởng của môi trƣờng (trong đó có giáo dục). Sự phát triển và ngay
cả tính độc đáo của những xu thế đó cũng phụ thuộc vào điều kiện sống của trẻ
(trƣớc hết là giáo dục). Sự phát triển tâm lý của trẻ không tuân theo quy luật sinh
học, mà tuân theo quy luật xã hội. Dù bộ óc có tinh vi đến đâu đi chăng nữa nhƣng
không sống trong xã hội loài ngƣời, không đƣợc hƣởng sự giáo dục và dạy dỗ của
thế hệ trƣớc thì trẻ cũng không thể trở thành nhân cách. Do vậy, nắm đƣợc các quy
luật nói trên, ngƣời lớn và các nhà giáo dục cần tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát
triển tâm lý của trẻ.
5.2.3. Động lực của sự phát triển tâm lý
Sự phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, giữa các mâu thuẫn bên
trong. Vì vậy, động lực của sự phát triển là sự nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết các
mâu thuẫn đó.
Trong sự phát triển tâm lý trẻ em thì đó là các mâu thuẫn biện chứng giữa cái
mới và cái cũ; giữa cái đang đƣợc nảy sinh, đang đƣợc khắc phục trong quá trình
dạy học và giáo dục; mâu thuẫn giữa nhu cầu mới nảy sinh do hoạt động và khả
năng thoả mãn chúng; mâu thuẫn giữa khả năng của trẻ đang đƣợc phát triển trong
những hình thức của các mối quan hệ đã đƣợc hình thành và các hình thức hoạt động
24
cũ; mẫu thuẫn giữa những yêu cầu ngày càng tăng của xã hội, của tập thể, của ngƣời
lớn với trình độ phát triển tâm lý hiện tại của trẻ ….
Việc nảy sinh các mâu thuẫn và việc trẻ em tích cực giải quyết các mâu thuẫn
đó dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn làm cho tâm lý của trẻ đƣợc hình thành và phát
triển. Tất nhiên,sự phát triển tâm lý của trẻ không phẳng lặng mà đầy biến động
trong đó có những cuộc khủng hoảng và đột biến tạo ra sự nhảy vọt về chất trong
quá trình phát triển tâm lý của trẻ (khủng hoảng ở lứa tuổi lên ba, ở tuổi thiếu niên
14-15 tuổi …).
5.3. Dạy học và sự phát triển tâm lý
Quan niệm cho rằng dạy học có tác dụng phát triển học sinh đã đƣợc thể hiện
ở nhiều nhà giáo dục kiệt xuất nhƣ J.J.Rutxô, I.G.Pextalôzi, A. Đixtecvec, K. Đ.
Usinxki … Chẳng hạn, K.D. Usinxki cho rằng có hai cách tác động đến sự phát triển
trí tuệ học sinh, đó là:
- Qua quá trình thu nhận tri thức mà trí tuệ đƣợc rèn luyện.
- Hƣớng nhiều hơn vào chính bản thân sự phát triển, học sinh phải lĩnh hội một
tài liệu học tập nhất định. Con đƣờng này dẫn đến hình thành tƣ duy lôgic.
Trong các quan điểm về mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ, có
nhiều quan điểm khác nhau, nhƣ tựu chung lại có ba loại quan điểm cơ bản sau:
- Phát triển trí tuệ là quá trình độc lập, có những quy luật riêng, không phụ
thuộc vào dạy học (Jêmx, J.Piaget …).
- Sự phát triển trí tuệ là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Dạy học có vai trò
điều chỉnh mối liên hệ giữa các chức năng tâm lý (B.G.Ananhiev) …
- Dạy học là hình thức tất yếu bên trong và chung nhất quyết định sự phát triển
trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ là qúa trình có bản chất xã hội lịch sử. Các giai
đoạn phát triển và các đặc điểm tâm lý cá nhân bị quy định bởi hệ thống tổ
chức và cách thức truyền đạt cho cá nhân kinh nghiệm xã hội (L.X.Vƣgôtxki,
A.N.Lêônchiev).
Quan điểm cơ bản của L.X.Vƣgôtxki là:
- Sự phát triển tâm lý của con ngƣời mang bản chất xã hội. Sự phát triển không
chỉ quy vào việc nắm tri thức, kỹ năng và sự phát triển diễn ra trong quá trình

25
dạy học mà còn đem lại những đặc điểm mới và cấu tạo lại các chức năng tâm
lý.
- Đặc điểm nổi bật của tuổi đi học là xuất hiện và phát triển tính có ý thức, tính
có chủ định của các quá trình tâm lý đang xuất hiện và phát triển.
- Dạy học và giáo dục đi trƣớc sự phát triển; phát triển vừa là kết quả, vừa là
chức năng của dạy học và giáo dục. Dạy học phải hƣớng vào vùng phát triển
gần nhất, hƣớng vào sự hình thành những cấu tạo tâm lý mới sẽ có ở ngƣời
học.
Một mặt, L.X.Vƣgôtxki chỉ rõ giữa dạy học và phát triển trí tuệ có mối quan
hệ chặt chẽ, mặt khác ông cũng không bỏ qua quy luật nội tại của bản thân sự phát
triển tâm lý trẻ em. Các quá trình nội tại của sự phát triển do dạy học sản sinh ra là
lôgic của chúng.
Sau L.X.Vƣgôtxki, nhiều nhà tâm lý học Liên Xô (trƣớc đây) đã đặc biệt chú
ý đến mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển tâm lý. Các nhà khoa học đã chỉ rõ
vai trò chủ đạo của dạy học và giáo dục đối với sự phát triển tâm lý. Tuy nhiên, họ
cũng nhấn mạnh vai trò chủ động, tích cực của bản thân trẻ. Ở một mức độ nhất
định, con ngƣời có khả năng tự giáo dục dƣới sự chỉ đạo của, hƣớng dẫn của nhà
giáo dục và những ngƣời xung quanh. Để giữ đƣợc vai trò chủ đạo, giáo dục và dạy
học phải kích thích, dẫn dắt sự phát triển chứ không chờ đợi sự phát triển. Giáo dục
phải đi trƣớc một bƣớc, đón trƣớc sự phát triển, tạo điều kiện cho trẻ tích cực, chủ
động giải quyết mọi mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển của trẻ tới mức cao hơn.
5.4. Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý
5.4.1. Quan niệm về sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý
Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý là một trong những vấn đề quan
trọng của Tâm lý học lứa tuổi.
Trong thực tế, khi xem xét sự phát triển của con ngƣòi dƣới khía cạnh nguồn
gốc phát sinh cá thể, các nhà tâm lý học phát triển cho rằng, sự nảy sinh, hình thành
những mầm mống tâm lý của con ngƣời có từ trong thời kỳ bào thai. Từ đó nảy sinh
vấn đề thai giáo, tiếp cận thai nhi từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn
đề này còn nhiều tranh luận, vẫn chƣa có thể khái quát những đặc điểm tâm lý thai

26
nhi. Vì vậy, trong bài giảng này chỉ bàn đến sự phân chia giai đoạn phát triển tâm lý
từ khi con người sinh ra cho đến tuổi già.
Tuân theo nguyên lý chung của mọi sự phát triển, sự phát triển tâm lý của con
ngƣời từ khi sinh ra cho đến khi qua đời trải qua nhiều giai đoạn (còn gọi là giai
đoạn lứa tuổi). Việc xác định chính xác các giai đoạn phát triển tâm lý, tìm ra các
quy luật đặc thù của sự phát triển tâm lý trong từng giai đoạn cũng nhƣ quy luật và
cơ chế chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang giai đoạn lứa tuổi khác có ý nghĩa to
lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Sự phát triển tâm lý của con ngƣời về phƣơng diện
cá thể là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ, mức độ này sang cấp độ, mức
độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý đạt tới chất lƣợng mới và diễn ra
theo các quy luật đặc thù.
Xung quanh việc phân chia giai đoạn phát triển tâm lý có nhiều quan điểm
khác nhau nhƣ:
 Quan điểm sinh vật hoá coi sự phát triển tâm lý tuân theo các quy luật tự
nhiên của sinh vật, mang tính bất biến và đƣợc chia ra một cách tuyệt đối về
các giai đoạn lứa tuổi.
 Chủ nghĩa hành vi không thừa nhận khái niệm lứa tuổi. Họ coi sự phát triển
tâm lý chỉ là tính kỹ xảo hành vi, vì vậy không có sự phân chia phát triển tâm
lý theo giai đoạn lứa tuổi.
 Trái lại, các nhà tâm lý học Macxit có quan niệm đúng đắn về lứa tuổi và sự
phát triển tâm lý theo giai đoạn lứa tuổi.
Chẳng hạn: L.X.Vƣgôtxki coi lứa tuổi nhƣ là một thời kỳ, một mức độ phát
triển nhất định, có ý nghĩa đối với sự phát triển chung của con ngƣời. L.X.Vƣgôtxki
căn cứ vào những thời điểm mà sự phát triển tâm lý có những đột biến để xác định
thời kỳ phát triển tâm lý theo quan điểm xã hội lịch sử. Đặc điểm tâm lý ở mỗi giai
đoạn lứa tuổi đƣợc quyết định bởi một tổ hợp nhiều yếu tố nhƣ các đặc điểm của
hoàn cảnh sống, các đặc điểm cơ thể, đặc điểm của các yêu cầu đề ra cho trẻ ở giai
đoạn đó, do mối quan hệ của trẻ với thế giới xung quanh, trình độ tâm lý mà trẻ đã
đạt đƣợc ở giai đoạn trƣớc đó …

27
Các nhà tâm lý học Macxit cũng chỉ rõ mối liên hệ giữa trình độ phát triển của
quan hệ quan hệ với thế giới xung quanh, trình độ phát triển của các tri thức, các
phƣơng thức, các năng lực quyết định thời kỳ lứa tuổi.
Sự biến đổi các điều kiện sống của trẻ, sự biến đổi các hình thức dạy học và
giáo dục là nhân tố cơ bản quyết định đặc điểm lứa tuổi.
Nhà tâm lý học A.N.Lêônchiev chỉ ra rằng, sự phát triển tâm lý của con ngƣời
gắn liền với sự phát triển hoạt động, trong đó hoạt động chủ đạo ở mỗi giai đoạn lứa
tuổi có tính quyết định.
Lứa tuổi chỉ có ý nghĩa nhƣ là yếu tố thời gian trong quá trình phát triển của
trẻ. Tuổi không quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách. Những đặc điểm lứa
tuổi là đặc điểm chung, đặc trƣng, điển hình cho lứa tuổi đó, nói lên xu hƣớng phát
triển chung. Lứa tuổi không phải là phạm trù tuyệt đối, bất biến. Giai đoạn lứa tuổi
chỉ có ý nghĩa tƣơng đối. Tuổi có thể phù hợp với trình độ phát triển của trẻ, có thể
đi trƣớc hoặc chậm hơn sự phát triển. Dạy học và giáo dục phải hƣớng trẻ vào vùng
phát triển gần nhất của trẻ. Giúp trẻ đạt mức độ phát triển cao hơn.
5.4.2. Các gia đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi
Có nhiều cách phân chia giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi.
5.4.2.1. Căn cứ theo sự phát triển tư duy của trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi thiếu niên
Theo cách phân chia này, J.Piaget đã chia sự phát triển của trẻ em thành 4 giai
đoạn:
- Giai đoạn cảm giác vận động (giác động): từ sơ sinh đến 2 tuổi
- Giai đoạn tƣ duy tiền thao tác: từ 2 tuổi đến 7 tuổi
- Giai đoạn thao tác cụ thể: từ 7,8 tuổi đến 11,12 tuổi
- Giai đoạn thao tác hình thức: từ 11,12 tuổi đến 14,15 tuổi
5.4.2.2. Căn cứ vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lý của con người, sự trường
thành về cơ thể, những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt động của con
ngƣời. Theo cách phân chia này thì sự phát triển tâm lý của con ngƣời theo các giai
đoạn lứa tuổi sau:
 Giai đoạn sơ sinh và hài nhi (từ 0-1 tuổi): Hoạt động giao lƣu cảm xúc trực
tiếp với ngƣời lớn, trƣớc hết là ngƣời mẹ chiếm vị trí hàng đầu, quyết định sự
hình thành và phát triển tâm lý của trẻ. Giai đoạn này gồm hai thời kỳ:
28
 Giai
giáo
-

Thời kỳ sơ sinh: 2 tháng đầu tiên sau khi sinh
Thời kỳ tuổi hài nhi: từ 2 tháng đến 1 năm
đoạn trƣớc tuổi học (1 tuổi đến 6 tuổi), gồm tuổi vƣờn trẻ và tuổi mẫu

Tuổi vườn trẻ (từ 1 tuổi đến 3 tuổi): hoạt động với đồ vật giữ vai trò chủ
đạo, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi này là thành tựu nổi bật,
xuất hiện những tiền đề của sự hình thành nhân cách.
- Tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi đến 6 tuổi): vui chơi trở thành hoạt động chủ
đạo ở lứa tuổi này, ở trẻ có sự phát triển mạnh về trí lực, nhân cách.
 Giai đoạn tuổi đi học, có thể chia thành 4 thời kỳ sau:
- Thời kỳ đầu tuổi học (từ 6 tuổi đến 11 tuổi - nhi đồng hoặc học sinh tiểu
học): Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh nhỏ. Thời kỳ
này ở trẻ phát triển mạnh về nhận thức, tình cảm, ý chí, ý thức và nhân
cách.
- Thời kỳ giữa tuổi học (từ 12 tuổi đến 15 tuổi - thiếu niên hoặc học sinh
trung học cơ sở): Đây là quãng đời diễn ra những biến cố rất đặc biệt,
xuất hiện những khủng hoảng, xu hƣớng vƣơn lên làm ngƣời lớn. Ở lứa
tuổi này, hoạt động chủ đạo là học tập và quan hệ giao tiếp với bạn. Lứa
tuổi này có sự phát triển mạnh về nhận thức trí tuệ, tình cảm, ý chí và
các phẩm chất nhân cách.
- Thời kỳ cuối tuổi học sinh (từ 15 tuổi đến 17,18 tuổi - đầu tuổi thanh
niên hoặc học sinh trung học phổ thông): Sự phát triển thể chất đang
hoàn chỉnh, có sự trƣởng thành về giới tính, vai trò xã hội của trẻ thay
đổi rõ rệt; hoạt động học tập gắn liền với xu hƣớng học lên, xu hƣờng
chọn nghề, vào đời; sự phát triển trí tuệ ở mức cao, có sự phát triển
mạnh về tự ý thức, tự đánh giá, thể hiện rõ ý thức nghề nghiệp và sự
chuẩn bị cho cuộc sống tƣơng lai; thể hiện rõ tính tích cực xã hội, hình
thành mạnh mẽ thế giới quan; đời sống tình cảm phong phú, đa dạng,
tình bạn có cơ sở lý trí và khá bền vững, nảy sinh tình yêu nam nữ.
- Thời kỳ sinh viên (từ 18,19 tuổi đến 24,25 tuổi): Sự phát triển thể chất ở
mức độ hoàn thiện, vai trò xã hội của sinh viên thể hiện rõ nét, hoạt
29
động của sinh viên mang tính nghề nghiệp, chính trị xã hội, văn hoá,
nghệ thuật, thể dục thể thao … thể hiện rõ năng lực tự đánh giá, tự ý
thức, tự giáo dục, phát triển định hƣớng giá trị nhân cách và định hƣớng
giá trị xã hội.
 Giai đoạn tuổi trƣởng thành (từ 24,25 tuổi đến 45,50 tuổi)
Cuộc sống lao động nghề nghiệp và cuộc sống gia đình, nghĩa vụ gia đình và
nghĩa vụ xã hội nặng nề hơn.
 Giai đoạn ngƣời có tuổi (từ 50-55 tuổi trở đi)
Là tuổi con ngƣời giàu kinh nghiệm sống và cống hiến nhiều nhất cho xã hội,
bắt đầu xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng giữa đời, thể hiện sự chậm chạp. Từ 60 tuổi
trở đi xuất hiện sự thoái hoá dần các cơ quan nội tạng nhƣ hệ thần kinh. Xuất hiện
một số bệnh tuổi già nhƣ giảm trí nhớ, phản ứng chậm chạp, có hội chứng về hưu …
Nhƣ vậy, mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lứa tuổi nói trên có những đặc điểm tâm
lý đặc trƣng. Sự chuyển từ thời kỳ này, giai đoạn này sang thời kỳ khác, giai đoạn
khác gắn liền với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới của nhân cách.

30
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích quan điểm của thuyết tiền định về sự phát triển tâm lý. Thuyết tiền định
có điểm gì cần phê phán ?
2. Những ngƣời theo thuyết môi trƣờng quan niệm nhƣ thế nào về sự phát triển tâm
lý ? Họ đã có sai lầm ở điểm nào trong học thuyết của mình ?
3. Từ việc phân tích quan điểm của thuyết hội tụ hai yếu tố về sự phát triển tâm lý,
hãy rút ra những kết luận sƣ phạm phần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục.
4. Phân tích những sai lầm cơ bản của thuyết tiền định, thuyết môi trƣờng và thuyết
hội tụ hai yếu tố về sự phát triển tâm lý, từ đó rút ra những kết luận sƣ phạm cần
thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục.
5. Phân tích luận điểm cơ bản của tâm lý học duy vật biện chứng về sự phát triển
tâm lý con ngƣời, từ đó hãy rút ra những kết luận sƣ phạm cần thiết cho hoạt động
dạy học và giáo dục.
6. Phân tích vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền, giáo dục, hoạt động của cá nhân
đối với sự phát triển tâm lý theo quan điểm của tâm lý học duy vật biện chứng, từ đó
hãy rút ra những kết luận sƣ phạm cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục.
7. Trình bày quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em.
8. Phân tích mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển tâm lý.
9. Trình bày sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em và các hoạt động chủ
đạo ứng với các giai đoạn phát triển đó.
10. Tại sao nói giai đoạn phát triển tâm lý chỉ có ý nghĩa tƣơng đối? Cho ví dụ minh
hoạ.

31
CHƢƠNG II. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA
TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (14,15 tuổi đến 17,18 tuôi) thuộc thời
kỳ đầu của tuổi thanh niên. Học sinh trung học phổ thông còn đƣợc gọi là tuổi thanh
xuân, thanh niên mới lớn hay thanh niên học sinh. Trong quá trình sống, có nhiều
yéu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Dƣới đây, chúng ta cùng
nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh trung học
phổ thông.
1.1.Sự phát triển thể chất
Thanh niên mới lớn là thời kỳ đạt đƣợc sự trƣởng thành về mặt có thể. Sự khác
biệt giữa cơ thể của các em và ngƣời lớn không đáng kể. Đây là thời kỳ mà sự phát
triển thể chất của con ngƣời đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh. Cụ thể:
- Sự phát triển của hệ xƣơng đƣợc hoàn thiện, cơ bắp tiếp tục phát triển. Lực cơ
của em trai 16 tuổi vƣợt lên gấp 2 lần so với lực cơ của chính em đó lúc 12 tuổi.
- Nhịp độ tăng trƣởng về chiều cao và cân nặng đã chậm lại. Các em gái đạt đƣợc
sự tăng trƣởng đầy đủ của mình trung bình vào khoảng 16-17 tuổi (± 13 tháng),
các em trai vào khoảng 17-18 tuổi (± 10 tháng). Chiều cao, trọng lƣợng của các
em trai đã đuổi kịp các em gái và còn tiếp tục vƣợt lên.
- Các tố chất thể lực nhƣ sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai đƣợc tăng cƣờng.
- Hoạt động của các tuyến nội tiết trở nên bình thƣờng. Sự không cân đối giữa
trạng thái của các mạch máu với hoạt động của tim cũng mất dần. Ở tuổi này, các
em các em vẫn còn tính dễ bị kích thích và sự thể hiện của nó nói chung giống
nhƣ ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, tính dễ bị kích thích ở tuổi này không phải chỉ
do nguyên nhân sinh lý mà còn do cách sống của các em nhƣ không giữ điều độ
trong học tập, vui chơi, lao động, sử dụng các chất kích thích …

32
- Đây là thời kỳ trƣởng thành về mặt giới tính. Đa số các em đã qua thời kỳ phát
dục và chấm dứt sự khủng hoảng của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn
định hơn.
- Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong
của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán
cầu đại não có những đặc điểm nhƣ trong cấu trúc tế bào não của ngƣời lớn. Số
lƣợng dây thần kinh liên hợp, liên kết các phần khác nhau của vỏ não tăng lên.
Điều này tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổng hợp
… của vỏ bán cầu đại não trong quá trình lao động và học tập.
Những đặc điểm nêu ra trên đây tạo điều kiện cho các em có một cơ thể cân
đối, khoẻ mạnh.
1.2.Điều kiện xã hội của sự phát triển
Bên cạnh sự trƣởng thành về thể chất, điều kiện xã hội là nội dung có ý nghĩa
quan trọng đối với sự phát triển của thanh niên mới lớn. Dƣới đây là những yếu tố xã
hội cụ thể ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông:
- Hoạt động của thanh niên mới lớn ngày càng phong phú, phức tạp nên vai trò
và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về phạm vi mà còn biến
đổi về chất lƣợng. Trong thanh niên mới lớn ngày càng xuất hiện nhiều vai trò
của ngƣời lớn và các em thực hiện vai trò đó có tính độc lập, tinh thần trách
nhiệm hơn. Nhiệm vụ xã hội chủ yếu của lứa tuổi này là chọn nghề.
- Trong gia đình, thanh niên mới lớn đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của
ngƣời lớn. Cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng
trong gia đình. Về phía mình, các em biết quan tâm một cách thực sự tới nhiều
mặt sinh hoạt trong gia đình.
- Quyền lợi xã hội của thanh niên mới lớn đƣợc hiến pháp quy định nhƣ quyền
bầu cử, quyền công dân, có trách nhiệm thực sự trƣớc xã hội nhƣ việc thực
hiện nghĩa cụ quân sự, nghĩa vụ lao động.
Thanh niên mới lớn có hình dáng ngƣời lớn, có những nét của ngƣời lớn, nhƣng
chƣa phải là ngƣời lớn. Hầu hết thanh niên mới lớn vẫn còn đi học. Các em còn phụ
thuộc vào ngƣời lớn, ngƣời lớn quyết định nội dung và xu hƣớng chính hoạt động
của họ. Cả ngƣời lớn và thanh niên mới lớn đều thấy rằng, các vai trò mà thanh niên
33
mới lớn thực hiện khác về chất so với vai trò của ngƣời lớn. Các em vẫn đến trƣờng
học tập dƣới sự lãnh đạo của ngƣời lớn, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về vật chất. Ở
trƣờng và ngoài xã hội, thái độ của ngƣời lớn đối với các em thƣờng thể hiện tính
chất hai mặt: một mặt nhắc nhở các em đã là ngƣời lớn và đòi hỏi các em tính độc
lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý, mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng
với cha mẹ, giáo viên, phục tùng cha mẹ, giáo viên ….
Trong xã hội hiện đại, do hoạt động lao động ngày càng đòi hỏi sự phức tạp và
có tính kỹ thuật nên thời gian đào tạo kéo dài đáng kể. Điều này dẫn đến tình trạng
kéo dài giai đoạn trƣởng thành nên vai trò xã hội của thanh niên còn phụ thuộc vào
những yếu tố khác. Bởi vậy, tính không xác định về địa vị xã hội của thanh niên
thƣờng xảy ra: trong hoàn cảnh này thanh niên đƣợc coi nhƣ một ngƣời lớn, trong
hoàn cảnh khác họ vẫn bị coi là trẻ con. Điều này làm cho sự đánh giá về thanh niên
mới lớn có sự phức tạp và thiếu đồng nhất. Do vậy, ngƣời lớn nên tìm cách tạo điều
kiện cho việc xây dựng phƣơng thức sống phù hợp với mức độ phát triển chung của
thanh niên, khuyến khích các hành động có ý thức, trách nhiệm riêng của thanh niên
và sự tự giáo dục lẫn nhau trong tập thể thanh niên mới lớn.
Nhƣ vậy, điều kiện xã hội của sự phát triển lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
có sự thay đổi về chất. Vai trò trách nhiệm và quyền hạn xã hội của các em đƣợc xã
hội thừa nhận một cách chính thức đã làm tăng cƣờng các hoạt động xã hội, chi phối
và quyết định sự phát triển của các em về mọi mặt. Do vậy, nhà tâm lý học Erik
Erikxơn cho rằng, đây là giai đoạn ngƣời thanh niên trẻ đang hình thành, tìm kiếm
cái bản sắc riêng có mục đích xã hội của mình.
1.3.Các hoạt động của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông
 Hoạt động học tập
- Nội dung và tính chất hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông
khác rất nhiều so với hoạt động học tập của lứa tuổi trƣớc đó. Hoạt động học
tập của các em đòi hỏi cao về tính năng động, tính độc lập gắn liền với xu
hƣớng học lên cao hay chọn nghề, vào đời … Hoạt động học tập đòi hỏi sự
phát triển khả năng nhận thức cao, tƣ duy lý luận, sự suy đoán lôgic, khả năng
trừu tƣợng và khái quát phát triển.

34
- Học sinh trung học phổ thông ngày càng trƣởng thành, kinh nghiệm sống
phong phú, các em ngày càng có ý thức mình đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa
cuộc đời. Do đó, thái độ có ý thức của các em đối với hoạt động học tập ngày
càng phát triển.
- Tính phân hoá trong hoạt động học tập ở các em thể hiện rõ hơn, cao hơn so
với thiếu niên do xu hƣớng chọn nghề, vào đời chi phối. Thái độ của các em
đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Điều này thúc đẩy sự phát triển
tính có chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân
của các em trong hoạt động học tập.
 Hoạt động liên quan tới việc chọn nghề
Bên cạnh hoạt động học tập, ở thanh niên mới lớn đã xuất hiện nhu cầu, nguyện
vọng và những đòi hỏi trực tiếp đối với hoạt động liên quan tới việc chọn nghề. Các
em đang đứng trƣớc một sự thúc bách đối với việc chọn cho mình một nghề cụ thể,
một chuyên ngành nhất định cho tƣơng lai gần sau khi tốt nghiệp trung học phổ
thông. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống tâm lý của các em.
 Hoạt động xã hội
Tuỳ thuộc vào hứng thú, sở trƣờng và điều kiện của cá nhân, ở lứa tuổi này các
em cũng tham gia vào các hoạt động xã hội nhất định. Việc tham gia vào các hoạt
động xã hội ảnh hƣởng tích cực tới sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh, giúp
các em có đời sống nội tâm phong phú và thu lƣợm đƣợc nhiều kinh nghiệm xã hội
hơn.
2. SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn quan trọng trong việc phát
triển các năng lực trí tuệ. Ở học sinh trung học phổ thông, tính chủ định đƣợc phát
triển mạnh ở tất cả các qúa trình nhận thức.
 Tri giác
Ở thời kỳ này con ngƣời có độ nhạy cảm cao nhất về nhìn và nghe, có sự phối
hợp nhịp nhàng nhất giữa các cơ quan vận động. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức
rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan
sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách dời

35
khỏi tƣ duy ngôn ngữ. Các em có thể điều khiển đƣợc hoạt động của mình theo kế
hoạch chung và chú ý đến tất cả mọi khâu. Tuy vậy, quan sát của các em khó có hiệu
quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên cần quan tâm để hƣớng quan sát
của các em vào một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chƣa tích luỹ
đầy đủ các sự kiện cần quan sát.
 Trí nhớ
Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ của học sinh
trung học phổ thông. Loại trí nhớ này đƣợc hoàn thiện dần trong quá trình rèn luyện
có thệ thống của cá nhân: càng học tập và rèn luyện tích cực, trí nhớ càng tốt và càng
dễ nhớ những kiến thức mới. Đồng thời, vai trò của ghi nhớ lôgic trừu tƣợng, ghi
nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt, các em đã tạo đƣợc tâm thế phân hoá
trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào cần ghi ghi nhớ một cách máy móc, tài
liệu nào cần hiểu mà không cần nhớ. Song một số em còn ghi nhớ đại khái, chung
chung, cũng có em còn đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu.
 Chú ý
Chú ý của học sinh trung học phổ thông cũng có những thay đổi nhƣ trí nhớ
của các em. Thái độ có lựa chọn của học sinh đối với các môn học quyết định tính
lựa chọn của chú ý. Khi tiếp thu tài liệu học tập, bao giờ các em cũng cố đánh giá ý
nghĩa của nó, tiếp thu nó thông qua ý kiến chủ quan về ý nghĩa thực tiễn của tài liệu.
Tài liệu nào đƣợc cho là quan trọng thì học sinh sẽ tích cực tiếp thu và ít chú ý đến
phần tài liệu bị xem là không quan trọng. Thái độ có lựa chọn đối với các môn học
cũng làm thay đổi vai trò của chú ý không chủ định. Do có hứng thú ổn định đối với
môn học và lĩnh vực hoạt động nào đó nên chú ý không chủ định của các em có thể
trở thành thƣờng xuyên hơn. Bên cạnh đó, chú ý có chủ định của các em cũng đƣợc
tăng lên. Các em vẫn có thể tập trung chú ý vào cả những tài liệu các em không
hứng thú và hiểu đƣợc ý nghĩa quan trọng của nó.
Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng đƣợc phát triển và hoàn thiện một
cách rõ rệt. Các em đã có kỹ năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép bài, vừa theo dõi
câu trả lời của bạn … Có thể thấy tính có lựa chọn của chú ý và tính ổn định củ tuổi
này phát triển cao hơn hẳn so với lứa tuổi khác.

36
 Tƣ duy
Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của
các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hƣởng của hoạt động học tập mà hoạt
động tƣ duy của học sinh trung học phổ thông có thay đổi quan trọng về chất.
Hoạt động tƣ duy của các em tích cực, độc lập hơn. Các em có khả năng tƣ
duy lý luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tƣợng
quen biết đã đƣợc học ở trƣờng hoặc chƣa đƣợc học ở trƣờng. Các em thích khái
quát hoá, thích tìm hiểu những quy luật, nguyên tắc chung của các hiện tƣợng hàng
ngày, của những tri thức phải tiếp thu.
Tƣ duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính
phê phán của tƣ duy cũng phát triển. Những đặc điểm trên tạo điều kiện cho các em
thực hiện các thao tác tƣ duy lôgic, tƣ duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ
bản củakhái niệm trừu tƣợng và nắm đƣợc mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên, xã
hội …
Cấu trúc trí tuệ của các em có tính phức tạp và phân hoá rõ rệt so với lứa tuổi
trƣớc. Các kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phân hoá các năng lực trí tuệ của
các em trai
Cấu trúc trí tuệ của các em có tính phức tạp và phân hoá rõ rệt so với lứa tuổi
trƣớc. Các kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phân hoá các năng lực trí tuệ của
các em trai đƣợc bắt đầu sớm hơn, bộ lộ rõ hơn so với các em gái. Các em trai
thƣờng học giỏi các môn khoa học tự nhiên hơn các em gái, còn các em gái học tốt
các môn khoa học xã hội và nhân văn, ngôn ngữ hơn các em trai. Học sinh lứa tuổi
này có kỹ năng suy nghĩ độc lập và bƣớc đầu hình thành khả năng tự học. Đây là
bƣớc phát triển hơn so với các lứa tuổi trƣớc.
Tóm lại, sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học phổ thông đã đạt ở mức
độ cao và đang đƣợc hoàn thiện dần trong quá trình học tập. Càng lên các lớp cuối
cấp, năng lực trí tuệ ngày càng phát triển. Điều này tạo cơ hội cho khả năng tƣ duy
độc lập, tƣ duy khái quát hoá, tƣ duy sáng tạo, chuẩn bị cho việc học lên cao, học
nghề và vào đời của các em.

37
3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YỂU CỦA LỨA TUỔI HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Do sự phát triển thể lực, sự hoàn thiện về trí tuệ cũng nhƣ tính xã hội hoá
ngày càng cao, nhân cách của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có những nét
phát triển mới, khác về chất so với trƣớc. Sau đây là những đặc điểm nhân cách nổi
bật của lứa tuổi này.
3.1. Sự phát triển của tự ý thức
Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách
của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi
thanh niên. Sự phát triển tự ý thức của thanh niên mới lớn có những đặc điểm cơ bản
sau:
- Hình ảnh về thân thể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên
mới lớn. Từ tuổi thiếu niên, các em đã bắt đầu tri giác những đặc điểm cơ thể
bản thân, nhƣng sang tuổi đầu thanh niên các em đánh giá về những đặc điểm
đó một cách tỉ mỉ và nghiêm khắc. Các em thƣờng không hài lòng về chiều
cao (quá cao hay quá thấp) và vóc dáng có thể (quá gầy hay quá béo). Các em
thƣờng mơ ƣớc có đƣợc hình ảnh bên ngoài giống nhƣ những thần tƣợng của
mình. Điều này khiến không ít thanh niên mới lớn gặp những bi kịch về tiêu
chuẩn hình thức mà ngƣời lớn xung quanh ít quan tâm.
- Sự phát triển tự ý thức của thanh niên mới lớn diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có
đặc thù riêng. Các em có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý
của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Điều
này khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách
và năng lực riêng.
- Sự tự ý thức của thanh niên mới lớn xuất phát từ yêu cầu cuộc sống và hoạt
động hàng ngày. Chính địa vị mới mẻ trong tập thể và những quan hệ mới với
thế giới xung quanh buộc thanh niên mới lớn phải ý thức đƣợc những đặc
điểm nhân cách của mình.
- Nội dung tự ý thức của lứa tuổi này cũng khá phức tạp. Các em không chỉ
nhận thức về cái tôi hiện tại của mình nhƣ thiếu niên mà còn nhận thức về vị

38
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành
Tâm lý học chuyên ngành

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tong quan ve phan cum data mining
Tong quan ve phan cum   data miningTong quan ve phan cum   data mining
Tong quan ve phan cum data miningHoa Chu
 
Quản lý mã nguồn với GIT
Quản lý mã nguồn với GITQuản lý mã nguồn với GIT
Quản lý mã nguồn với GITZendVN
 
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng pythonBáo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng pythonjackjohn45
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpToan Pham
 
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thịđồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thịThanh Hoa
 
Bảng đánh giá thành viên trong nhóm
Bảng đánh giá thành viên trong nhómBảng đánh giá thành viên trong nhóm
Bảng đánh giá thành viên trong nhómDiệu Linh
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...KhoTi1
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinVõ Phúc
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hoà Bình, Bạo Loạn Lật Đổ Của Các Thế Lực Th...
Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hoà Bình, Bạo Loạn Lật Đổ Của Các Thế Lực Th...Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hoà Bình, Bạo Loạn Lật Đổ Của Các Thế Lực Th...
Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hoà Bình, Bạo Loạn Lật Đổ Của Các Thế Lực Th...nataliej4
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namhainguyen01011993
 
BÀI GIẢNG NHẬP MÔN LẬP TRÌNH KHOA HỌC DỮ LIỆU.pdf
BÀI GIẢNG NHẬP MÔN LẬP TRÌNH KHOA HỌC DỮ LIỆU.pdfBÀI GIẢNG NHẬP MÔN LẬP TRÌNH KHOA HỌC DỮ LIỆU.pdf
BÀI GIẢNG NHẬP MÔN LẬP TRÌNH KHOA HỌC DỮ LIỆU.pdfNuioKila
 

La actualidad más candente (20)

Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
Lý luận chung về gia đình và liên hệ với thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện ...
 
Tong quan ve phan cum data mining
Tong quan ve phan cum   data miningTong quan ve phan cum   data mining
Tong quan ve phan cum data mining
 
Quản lý mã nguồn với GIT
Quản lý mã nguồn với GITQuản lý mã nguồn với GIT
Quản lý mã nguồn với GIT
 
Luận văn: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh ng...
Luận văn: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh ng...Luận văn: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh ng...
Luận văn: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan trong hoạt động của doanh ng...
 
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng pythonBáo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
Báo cáo đồ án đề tài xây dựng trợ lý ảo bằng python
 
NoSql Database
NoSql DatabaseNoSql Database
NoSql Database
 
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAYĐề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY
Đề tài: Phần mềm Quản Lý Siêu Thị Mini, HAY
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
 
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thịđồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
đồ áN phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng siêu thị
 
Bảng đánh giá thành viên trong nhóm
Bảng đánh giá thành viên trong nhómBảng đánh giá thành viên trong nhóm
Bảng đánh giá thành viên trong nhóm
 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆ...
 
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAYĐề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
Đề tài: Thiết kế hộp thuốc thông minh cho người bệnh, HAY
 
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAYĐề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
Đề tài: Thanh tra, giám sát thị trường chứng khoán Việt Nam, HAY
 
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia ĐìnhTiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
Tiểu luận Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về Gia Đình
 
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tinGiáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hoà Bình, Bạo Loạn Lật Đổ Của Các Thế Lực Th...
Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hoà Bình, Bạo Loạn Lật Đổ Của Các Thế Lực Th...Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hoà Bình, Bạo Loạn Lật Đổ Của Các Thế Lực Th...
Phòng Chống Chiến Lược Diễn Biến Hoà Bình, Bạo Loạn Lật Đổ Của Các Thế Lực Th...
 
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt namgiáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
giáo trình lịch sử đảng cộng sản việt nam
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống thông tin quản lý phân phối Gas, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống thông tin quản lý phân phối Gas, HOTĐề tài: Thiết kế hệ thống thông tin quản lý phân phối Gas, HOT
Đề tài: Thiết kế hệ thống thông tin quản lý phân phối Gas, HOT
 
BÀI GIẢNG NHẬP MÔN LẬP TRÌNH KHOA HỌC DỮ LIỆU.pdf
BÀI GIẢNG NHẬP MÔN LẬP TRÌNH KHOA HỌC DỮ LIỆU.pdfBÀI GIẢNG NHẬP MÔN LẬP TRÌNH KHOA HỌC DỮ LIỆU.pdf
BÀI GIẢNG NHẬP MÔN LẬP TRÌNH KHOA HỌC DỮ LIỆU.pdf
 

Destacado

Cbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vienCbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vienNhat Nguyen
 
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)jeway007
 
Tâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nTâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nKhai Nguyen
 
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNTÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNNgoc Quang
 
Traits and factors sinhvien
Traits and factors   sinhvienTraits and factors   sinhvien
Traits and factors sinhvienNhat Nguyen
 
Giai doan phat trien
Giai doan phat trienGiai doan phat trien
Giai doan phat trienNhat Nguyen
 
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂNGIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂNNgoc Quang
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTHA VO THI
 

Destacado (13)

Cbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vienCbt 1 dan nhap - sinh vien
Cbt 1 dan nhap - sinh vien
 
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
Bai giang tâm lý học chuyên ngành (sinh vien)
 
Tâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ nTâm lý học bệnh nhâ n
Tâm lý học bệnh nhâ n
 
Chuong 6
Chuong 6Chuong 6
Chuong 6
 
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂNTÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
TÂM LÝ HỌC BỆNH NHÂN
 
Adler
AdlerAdler
Adler
 
Traits and factors sinhvien
Traits and factors   sinhvienTraits and factors   sinhvien
Traits and factors sinhvien
 
Chuong 4
Chuong 4Chuong 4
Chuong 4
 
Giai doan phat trien
Giai doan phat trienGiai doan phat trien
Giai doan phat trien
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂNGIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
GIAO TIẾP VỚI BỆNH NHÂN
 
Chuong 3
Chuong 3Chuong 3
Chuong 3
 
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYTTài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
Tài liệu về Giao tiếp Ứng xử giành cho CBYT của BYT
 

Similar a Tâm lý học chuyên ngành

bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docxbài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docxVnAnhNguyn133114
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa nataliej4
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfHanaTiti
 
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi)
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi) Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi)
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi) nataliej4
 
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ nataliej4
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfTieuNgocLy
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNuioKila
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG nataliej4
 
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thôngNhững yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi nataliej4
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi nataliej4
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...NuioKila
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNuioKila
 
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạmGiáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạmjackjohn45
 

Similar a Tâm lý học chuyên ngành (20)

bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docxbài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
bài tập lớn Cơ sở thiết kế trang phục.docx
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
Giáo Trình Tâm Lý Học Phát Triển Dương Thị Diệu Hoa
 
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdfTâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
Tâm Lí Học Lứa Tuổi Và Tâm Lí Học Sư Phạm.pdf
 
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi)
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi) Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi)
Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non (Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi)
 
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ
Tâm Lý Học Phát Triển - Th.S. Trương Thị Xuân Huệ
 
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,Đề tài  chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
Đề tài chất lượng đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ em,
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
 
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdfNhững Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
Những Kiến Thức Cơ Bản Của Tâm Lý Học Lứa Tuổi Và Tâm Lý Học Sư Phạm.pdf
 
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
TÂM LÝ VÀ HUẤN LUYỆN CƠ CẤU VÀ NĂNG ĐỘNG
 
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAYHành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi Vị thành niên, HAY
 
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thôngNhững yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
Những yếu tố tạo nên năng lực giải bài tập hóa học của học sinh phổ thông
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ triết học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
Giáo Trình Tâm Lý Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Từ Lọt Lòng Đến 6 Tuổi
 
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn QuốcLuận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
Luận văn: Hoạt động trải nghiệm cho sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc
 
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCMLuận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
Luận văn: Hành vi văn minh học đường của sinh viên tại TPHCM
 
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAYĐề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
Đề tài: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, HAY
 
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
Quản lý hoạt đông giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường Trung học phổ th...
 
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdfNHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO VỀ SỐNG THỬ.pdf
 
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạmGiáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
Giáo dục đại học thế giới và việt nam tài liệu chuyên đề nghiệp vụ sư phạm
 

Último

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptLinhPham480
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxngothevinhs6lite
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Último (16)

GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN VẬT LÝ 11 CẢ NĂM (SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC) THEO CÔ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 + 8 CHƯƠNG TRÌNH GDPT M...
 
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ LÀM MÔ HÌNH KHI TÌM HIỂU KIẾN THỨC “THẠCH QU...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
TỔNG HỢP ĐỀ THAM KHẢO TUYỂN SINH 10 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN TOÁN 9 SỞ GIÁO DỤ...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 11 CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 2024 HỆ THỐNG BÀI TẬP B...
 
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
ĐỀ KIỂM TRA THEO UNIT TIẾNG ANH GLOBAL SUCCESS 11 - HK2 (BẢN HS-GV) (3 TESTS ...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤC MÔN...
 
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI THAM KHẢO KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 TỪ BỘ GIÁO DỤ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH LỚP 8 CẢ NĂM CÓ TEST ÔN TẬP ĐỊNH KÌ + NÂNG CAO - FRI...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN  – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
CÁC CHUYÊN ĐỀ SỐ HỌC ÔN THI CHUYÊN – BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TOÁN LỚP 9 – NĂ...
 
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.pptlịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
lịch sử đảng cộng sản việt nam chương 1.ppt
 
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
14 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN VẬT LÝ 8 - NĂM 2024 (4...
 
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptxDay tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
Day tieng Viet cho nguoi nuoc ngoai.pptx
 
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
BÀI TẬP – BÀI GIẢI HÓA HỮU CƠ – TẬP 1 DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TỈNH VÀ QU...
 

Tâm lý học chuyên ngành

  • 1. BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH 1
  • 2. MỤC TIÊU MÔN HỌC Sau khi học xong môn học này, sinh viên có khả năng: 1. Hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh học nghề, cơ sở tâm lý học của việc tổ chức hoạt động dạy và học, phẩm chất và năng lực cơ bản của ngƣời giáo viên. 2. Hiểu đƣợc cơ sở tâm lý học của việc tổ chức quá trình lao động hợp lý và những vấn đề cơ bản của hoạt động dạy nghề. 3. Bƣớc đầu vận dụng những hiểu biết trên vào hoạt động giảng dạy tại các trƣờng dạy nghề. 2
  • 3. MỤC LỤC PHẦN I. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI ................................................................................................ 4 CHƢƠNG I. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ ........................................................ 4 TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM ............................................................................................................ 4 1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM ....................................................................................... 4 2. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM ............................................................................. 6 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI, TÂM LÝHỌC ................................ 13 4. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM ........................ 14 5. LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ THEO LỨA TUỔI ....................................... 15 CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................................... 31 CHƢƠNG II. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH .............................................................. 32 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ...................................................................................................... 32 1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........................................................................................ 32 2. SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................. 35 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YỂU CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................................................................................. 38 CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................................... 43 CHƢƠNG III. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI SINH VIÊN ............................................................ 44 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢHH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA LỨA TUÔI SINH VIÊN .............................................................................................................................. 44 2. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN ....................................... 48 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YẾU CỦA LỨA TUỔI SINH VIÊN .................. 52 CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................................... 61 PHẦN II. TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM .............................................................................................. 62 CHƢƠNG I. TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC .................................................................................... 62 1. BẢN CHẤT CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC ............................................................. 62 2. HÌNH THÀNH HOẠT ĐỘNG HỌC .................................................................................. 65 3. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC CỦA VIỆC LĨNH HỘI TRI THỨC, CÁC PHƢƠNG THỨC HÀNH ĐỘNG VÀ PHƢƠNG THỨC TƢ DUY .................................................................... 68 CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................................... 73 CHƢƠNG II. TÂM LÝ HỌC NHÂN CÁCH NGƢỜI GIÁO VIÊN .......................................... 74 1. ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG CỦA NGHỀ DẠY HỌC ........................................................... 74 2. CẤU TRÚC NHÂN CÁCH CỦA NGƢỜI GIÁO VIÊN .................................................... 77 3. MỘT SỐ PHẨM CHẤT NHÂN CÁCH CỦA NGƢỜI GIÁO VIÊN ................................ 78 4. NĂNG LỰC CỦA NGƢỜI GIÁO VIÊN ............................................................................ 81 5. UY TÍN CỦA NGƢỜI GIÁO VIÊN ................................................................................... 92 6. CON ĐƢỜNG HÌNH THÀNH PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CỦA NGƢỜI GIÁO VIÊN ........................................................................................................................................ 93 CÂU HỎI ÔN TẬP .......................................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 96 3
  • 4. PHẦN I. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI CHƢƠNG I. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM Trong hệ thống các khoa học sƣ phạm, cùng với Tâm lý học đại cƣơng, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm là hai chuyên ngành tâm lý học trực tiếp góp phần hình thành quan điểm sƣ phạm và bồi dƣỡng trình độ kỹ năng nghiệp vụ sƣ phạm cho sinh viên các trƣờng sƣ phạm cũng nhƣ các trƣờng có khoa sƣ phạm. Hai chuyên ngành tâm lý học này gắn bó mật thiết với nhau, trong đó Tâm lý học lứa tuổi (nay còn gọi là Tâm lý học phát triển) là cơ sở không thể thiếu đƣợc của Tâm lý học sƣ phạm. Chính vì vậy, nhà giáo dục Nga K.D.Usinxki đã viết: “Các bạn hãy nghiên cứu những quy luật của các hiện tượng tâm lý mà các bạn muốn điều khiển, các bạn hãy hành động căn cứ trên những quy luật này và những hoàn cảnh mà các bạn muốn vận dụng những quy luật này vào đó”1. 1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM Trong lịch sử các khoa học về con ngƣời, Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập, tách ra khỏi Triết học từ năm 1879. Cũng từ đó, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm ra đời gắn liền với sự thâm nhập của các tƣ tƣởng di truyền học. Cùng với học thuyết tiến hóa, những thành tựu trong việc nghiên cứu hoạt động phản xạ của con ngƣời do I.M.Xêtrênôp tiến hành đã khẳng định mối liên hệ qua lại giữa các hiện tƣợng tâm lý và sinh lý, chỉ ra sự phát triển tâm lý gắn liền với cơ sở sinh lý thần kinh và não bộ con ngƣời. Có thể nói, tƣ tƣởng của S.Darwin, I.M.Xêtrênôp đã góp phần làm rõ vấn đề về nguồn gốc phát triển tâm lý con ngƣời; các con đƣờng, quy luật, điều kiện và động lực của sự phát triển tâm lý; vai trò của dạy học, giáo dục đối với sự hình thành và phát triển tâm lý con ngƣời, qua đó góp 1 K.D.Usinxki. Tuyển tập. tập 8. Nhà xuất bản viện khoa học giáo dục nƣớc cộng hòa liên bang Nga. 1950. trang 55 (tiếng Nga). 4
  • 5. phần thúc đẩy hai chuyên ngành Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm tại thời điểm lúc đó phát triển mạnh mẽ hơn. Cùng với những thành tựu trên, các công trình nghiên cứu dựa trên sự tích lũy và tổng kết kinh nghiệm của những quan sát về sự phát triển tâm lý trẻ em và tâm lý học giáo dục trẻ đã đặt nền móng cơ sở thực tiễn cho Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm lúc bấy giờ. Những kết quả nghiên cứu trong Tâm lý học đại cƣơng nhƣ Quy luật tâm lý của Weber và Feisner, nghiên cứu Trí nhớ của Ebbinhauz, nghiên cứu cảm giác và vận động trong tâm lý học của W.Wundt.... bắt đầu thâm nhập vào Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm. Ngoài ra, những tác phẩm đầu tiên về Tâm lý học sƣ phạm nhƣ Tâm lý học sư phạm của nhà giáo dục, nhà tâm lý học Nga P.P.Karterev, Nói chuyện với các giáo viên về Tâm lý học của nhà tâm lý học Mỹ W.James.... đã mở ra triển vọng cho sự phát triển của chuyên ngành này. Năm 1906, ở Nga đã tổ chức Hội nghị Tâm lý học sư phạm lần thứ nhất tại Peterburg. Tại hội nghị này, ngƣời ta kịch liệt phê phán tính lý luận sáo rỗng trong Tâm lý học sƣ phạm và khẳng định phải có nghiên cứu thực nghiệm về Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm. Các nhà tâm lý học và giáo dục học cũng cho rắng, cần phải chỉ ra nguồn gốc phát triển tâm lý trong quan hệ của nó với quá trình dạy học. Trong lịch sử hình thành và phát triển của Tâm lý học sƣ phạm và Tâm lý học lứa tuổi phải kể đến sự ra đời của trƣờng phái Nhi đồng học vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trƣờng phái này là sự kết hợp máy móc những quan điểm Tâm lý học, Sinh lý học, Sinh vật học về sự phát triển tâm lý của trẻ em. Ở Liên Xô vào những năm 20-30 của thế kỷ XX, trƣờng phái Nhi đồng học có tham vọng giữ vai trò của khoa học duy nhất macxit về trẻ em, coi sự tác động của hai nhân tố là môi trƣờng và di truyền quyết định trực tiếp sự phát triển tâm lý trẻ em. Họ coi Tâm lý học là khoa học về các yếu tố chủ quan, còn Giáo dục học là kinh nghiệm chủ nghĩa. Những quan điểm trên của trƣờng phái Nhi đồng học đã có ảnh hƣởng không tốt tới Tâm lý học, Giáo dục học và hoạt động giảng dạy trong nhà trƣờng nói chung. Điều này đã đƣợc nêu lên trong các phê phán có tính nguyên tắc nhiều luận điểm của trƣờng phái Nhi đồng học. 5
  • 6. Quan điểm đúng đắn của N.K.Crupxcaia, A.X.Macarencô đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề hình thành, phát triển nhân cách trẻ em trong giáo dục và hoạt động tập thể. A.X.Macarencô đã khẳng định: “Nhà giáo dục hiểu biết học sinh không phải trong quá trình nghiên cứu học sinh một cách thờ ơ mà trong chính quá trình cùng làm việc với học sinh và trong chính sự giúp đỡ học sinh một cách tích cực. Nhà giáo dục phải xem xét học sinh không phải như là đối tượng nghiên cứu, mà là đối tượng giáo dục”1. Lý luận về sự phát triển các chức năng tâm lý bậc cao của L.X.Vƣgôtxki có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm. Ông cho rằng: “Mọi chức năng trong sự phát triển văn hóa của trẻ được bộ lộ hai lần, trong hai phương diện: lần đầu tiên trong phương diện xã hội, sau đó là phương diện tâm lý, đầu tiên giữa người này với người kia như là một phạm trù tâm giao, rồi đến bên trong trẻ như một phạm trù tâm lý”2. Luận điểm này của L.X.Vƣgôtxki đã đƣợc các nhà tâm lý học thừa nhận và cụ thể hóa trong các công trình nghiên cứu lý luận và thực nghiệm, góp phần xây dựng và phát triển Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học sƣ phạm có kết quả. Sự trƣởng thành của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sự phạm gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà tâm lý học ở nhiều nƣớc, đặc biệt là các nhà tâm lý học nhƣ A.N.Lêônchiev, Đ.B.Encônhin, A.A.Liublinxcaia, J.Bruner, J.Piaget, H.Wallon, P.Janet... Ngày nay, Tâm lý học lứa tuổi đƣợc nghiên cứu với những quan điểm mới về tâm lý học phát triển, nghiên cứu sự hình thành con ngƣời từ trong bào thai cho đến suốt cuộc đời, gắn liền với nền văn hóa xã hội lịch sử và các tiến bộ xã hội của nền văn minh nhân loại, của giáo dục hiện đại. 2. ĐỐI TƢỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm 1 A.X.Macarencô. Toàn tập. Tập V. Trang 91 (Tiếng Nga) 2 L.X.Vƣgôtxki. Sự phát triển chức năng tâm lý bậc cao. Tiếng Nga. M. 1960. Trang 197-198 6
  • 7. Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm là hai lĩnh vực tâm lý học gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động sƣ phạm, hoạt động giáo dục. Đây là hai chuyên ngành cơ bản, phát triển sớm nhất của khoa học tâm lý. Chúng có đối tƣợng nghiên cứu xác định mặc dù chúng có chung khách thể là con ngƣời trong sự phát triển tâm lý ở các giai đoạn phát triển của nó. 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi Tâm lý học lứa tuổi là khoa học nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, các quy luật, các điều kiện, động lực phát triển tâm lý theo lứa tuổi, những biến đổi của các quá trình tâm lý, các phẩm chất tâm lý trong sự hình thành, phát triển nhân cách con người. Tâm lý học lứa tuổi không chỉ chú ý nghiên cứu đặc điểm tâm lý của cá nhân ở các lứa tuổi khác nhau, các đặc điểm khác biệt về tâm lý con ngƣời trong phạm vi cùng một lứa tuổi mà còn nghiên cứu khả năng lứa tuổi trong việc lĩnh hội tri thức, phƣơng thức hành động, các dạng hoạt động khác nhau của cá nhân đang đƣợc phát triển. Các dấu hiệu đặc trƣng cho sự phát triển tâm lý con ngƣời từ việc nảy sinh cái mới, sự chuyển biến từ những phản ứng đơn giản đến những hành động phức tạp, từ việc nắm ngôn ngữ đến sự hình thành ý thức, tự ý thức nhân cách của con ngƣời là những cứ liệu để từ đó rút ra những đặc điểm tâm lý theo các giai đoạn lứa tuổi khác nhau và rút ra những quy luật cơ bản về sự phát triển tâm lý con ngƣời. Tâm lý học lứa tuổi bao gồm nhiều lĩnh vực nghiên cứu cụ thể với tƣ cách là phân ngành của Tâm lý học phát triển. Cụ thể: - Tâm lý học về đời sống thai nhi trọng bụng mẹ. - Tâm lý học tuổi hài nhi. - Tâm lý học tuổi mầm non. - Tâm lý học lứa tuổi học sinh tiểu học. - Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. - Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. - Tâm lý học lứa tuổi sinh viên. - Tâm lý học ngƣời trƣởng thành. - Tâm lý học ngƣời già. 7
  • 8. - Tâm lý học trẻ em phát triển không bình thƣờng (phát triển sớm hoặc chậm phát triển .... ). 2.1.2. Đối tƣợng nghiên cứu của Tâm lý học sƣ phạm Tâm lý học sư phạm nghiên cứu các đặc điểm tâm lý, các quy luật tâm lý của việc dạy học và giáo dục, nghiên cứu cơ sở tâm lý của quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, các phẩm chất trí tuệ và nhân cách người học. Đồng thời, tâm lý học sư phạm cũng nghiên cứu các yếu tố tâm lý về phía người làm công tác giáo dục, những vấn đề tâm lý của mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng như quan hệ qua lại giữa học sinh với nhau. Ngoài ra, việc vạch ra nội dung tâm lý, cơ sở tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục của Tâm lý học lứa tuổi và sƣ phạm còn tạo ra cơ sở khoa học cho việc xác định nguyên tắc, hệ thống phƣơng pháp, biện pháp tiến hành điều khiển quá trình dạy học, giáo dục nhằm hình thành và phát triển trí tuệ, nhân cách ngƣời học tới mức cao nhất, đem lại hiệu quả trong dạy học và giáo dục. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm 2.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi - Tâm lý học lứa tuổi chỉ ra các đặc điểm tâm lý của con ngƣời đƣợc hình thành và phát triển trong từng giai đoạn lứa tuổi và trong suốt cuộc đời, những quy luật hình thành và biểu hiện tâm lý của con ngƣời trong mỗi giai đoạn phát triển tâm lý, chỉ ra các điều kiện, động lực của sự phát triển tâm lý. - Tâm lý học lứa tuổi cung cấp cơ sở tâm lý lứa tuổi của việc vận dụng các nguyên tắc, phƣơng pháp, biện pháp dạy học và giáo dục phù hợp với đặc điểm và quy luật tâm lý lứa tuổi, tổ chức hợp lý quá trình sƣ phạm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học và giáo dục. - Tâm lý học lứa tuổi không những cung cấp cơ sở tâm lý cho giáo viên trong hoạt động sƣ phạm mà còn giúp giáo viên, các nhà giáo dục có phƣơng pháp đối xử khéo léo với đồng nghiệp, học sinh và tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân. 2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học sƣ phạm Nhiệm vụ chung của Tâm lý học sƣ phạm là dựa trên những thành tựu của Tâm lý học đại cƣơng, Tâm lý học lứa tuổi để vạch ra cơ sở tâm lý học sƣ phạm cho 8
  • 9. hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và việc rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết của ngƣời giáo viên. Cụ thể là: - Chỉ ra các quy luật tâm lý của việc dạy học và giáo dục. - Nghiên cứu những vấn đề tâm lý học của việc hình thành tri thức khoa học, hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất đạo đức, nhân cách của học sinh. - Chỉ ra cơ sở tâm lý của việc điều khiển quá trình dạy học và giáo dục, tổ chức họat động cho học sinh ở trên lớp và ngoài giờ học cũng nhƣ xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa các học sinh với nhau, giữa nhà trƣờng với gia đình và các lực lƣợng giáo dục khác. - Tâm lý học sƣ phạm nghiên cứu đặc trƣng lao động sƣ phạm của giáo viên, hệ thống phẩm chất, năng lực của ngƣời giáo viên, việc tự rèn luyện và hoàn thiện nhân cách, năng lực nghề nghiệp của ngƣời giáo viên. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm Để nghiên cứu các đặc điểm tâm lý và sự phát triển tâm lý của con ngƣời trong cuộc sống, trong dạy học và giáo dục cần phải sử dụng đồng bộ nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau của khoa học tâm lý. Các phƣơng pháp nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm không nằm ngoài các phƣơng pháp nghiên cứu nói chung của Tâm lý học, trong đó có các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phƣơng pháp quan sát. - Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. - Phƣơng pháp trắc nghiệm. - Phƣơng pháp thực nghiệm. - Các phƣơng pháp điều tra viết. - Phƣơng pháp trò chuyện. - ...... Trong các phƣơng pháp trên, phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm là phƣơng pháp quan sát và phƣơng pháp thực nghiệm. 2.3.1. Phƣơng pháp quan sát. 9
  • 10. Xuất phát từ việc những biểu hiện tâm lý của con ngƣời thƣờng đƣợc thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành vi và hoạt động nên trong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm quan sát đƣợc coi là phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản, đầu tiên. Quan sát là quá trình tri giác, theo dõi có mục đích, có kế hoạch sự nảy sinh, diễn biến và thể hiện tâm lý của trẻ qua hành vi bên ngoài trong điều kiên tự nhiên. Nhà nghiên cứu cần ghi lại một cách nghiêm túc, khách quan những sự kiện thu đƣợc. Kết quả quan sát tùy thuộc vào việc xác định rõ ràng mục đích, nội dung quan sát và chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho sự quan sát. Cần tổ chức việc quan sát đáp ứng đƣợc các yêu cầu và các nguyên tắc cơ bản sau đây: - Quan sát những biểu hiện tâm lý của học sinh trong điều kiện tự nhiên của cuộc sống, nhất là trong hoạt động vui chơi, học tập, lao động và quan hệ giao tiếp. Việc sử dụng kết quả của phƣơng pháp quan sát không chỉ để giáo dục học sinh mà quan trọng hơn là chính trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh, giáo viên vừa giáo dục, vừa nghiên cứu, vùa nghiên cứu vừa giáo dục, hƣớng học sinh vào vùng phát triển gần nhất. - Cần quan sát một cách có hệ thống xuất phát từ nguyên tắc về tính toàn vẹn của nhân cách. Xem xét những biểu hiện tâm lý cụ thể của học sinh trong những hoàn cảnh cụ thể, riêng biệt của nhân cách đang phát triển cũng nhƣ những biểu hiện tâm lý cụ thể trong mối quan hệ với các mặt khác của nhân cách. - Quan sát phải đảm bảo tính khách quan. Việc ghi chép và rút ra những nhận xét thu đƣợc từ những sự kiện quan sát đƣợc cần đảm bảo tính khách quan và thận trọng, cần xác định những nguyên nhân gây ra những sự kiện quan sát đƣợc, dự đoán xu thế biến đổi của chúng. Chẳng hạn, nhà tâm lý học ngƣời Đức V.Stern đã dùng nhật ký quan sát về trẻ em để xây dựng giả thuyết của mình về những nguyên nhân ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ. Hay nhà tâm lý học Thụy Sỹ J.Piaget dựa trên những tài liệu quan sát trẻ em, trong đó có ba ngƣời con của ông để nêu lên sự phân chia các giai đoạn phát triển trí tuệ của trẻ ... 10
  • 11. Phương pháp quan sát có các ưu điểm sau:Tiến hành nhanh; Khâu chuẩn bị không mất nhiều thời gian; Tài liệu thu đƣợc trực quan, đa dạng về tâm lý con ngƣời... song phƣơng pháp này chỉ cho biết nhữn biểu hiện tâm lý ra hành vi bên ngoài, nhà nghiên cứu khó hiểu chúng một cách chính xác, các tài liệu quan sát chỉ đƣợc ghi lại dƣới hình thức miêu tả. Vì vậy, khi sử dụng phƣơng pháp quan sát, nhà nghiên cứu phải phối hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác để nghiên cứu tâm lý con ngƣời. Có nhƣ vậy, phƣơng pháp quan sát mới có hiệu quả cao. 2.3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm Trong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm, phƣơng pháp thực nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực nghiệm là quá trình tác động vào con người một cách chủ động trong những điều kiện đã được khống chế để gây ra ở đối tượng những biểu hiện cần nghiên cứu một cách khách quan. Trong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm, ngƣời ta thƣờng sử dụng các hình thức thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm. Thực nghiệm tự nhiên là loại thực nghiệm đƣợc diễn ra trong điều kiện bình thƣờng của cuộc sống, trong đó nhà nghiên cứu có thể chủ động gây ra các nhân tố tác động thực nghiệm giúp cho việc khai thác, tìm hiểu các nội dung cần thực nghiệm. Tùy theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngƣời ta chia thực nghiệm tự nhiên thành thực nghiệm tự nhiên nhận định (nêu lên thực trạng của vấn đề nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể) và thực nghiệm tự nhiên hình thành còn gọi là thực nghiệm giáo dục (nhà nghiên cứu chủ động tiến hành các tác động giáo dục nhằm hình thành một số phẩm chất tâm lý nào đó ở người được thực nghiệm). Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại thực nghiệm đƣợc tiến hành dƣới điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hƣởng bên ngoài. Ngƣời làm thí nghiệm tự tạo ra các điều kiện làm nảy sinh hay phát triển một nội dung tâm lý cần nghiên cứu. Vì thế có thể tiến hành nghiên cứu tƣơng đối chủ động hơn so với quan sát và thực nghiệm tự nhiên. Tuy nhiên, dù thực nghiệm đƣợc tiến hành trong phòng thí nghiệm hay trong điều kiện tự nhiên cũng khó có thể khống chế hoàn toàn ảnh hƣởng của các yếu tố 11
  • 12. chủ quan của ngƣời bị thực nghiệm, vì thế phải tiến hành thực nghiệm một số lần và phối kết hợp đồng bộ với nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khác. 2.3.3. Phƣơng pháp trắc nghiệm tâm lý (test) Trong Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm, ngƣời ta thƣờng dùng test để đo nghiệm các mức độ, trình độ phát triển tâm lý của con ngƣời. Test là một phép đo luờng tâm lý đã được chuẩn hóa trên một số lượng người đủ là đại diện tiêu biểu. Khoa học tâm lý đã sử dụng một số test về trí tuệ, năng lực, nhân cách ... nhƣ: - Test đo khả năng tâm vận động (Test Denver). - Các test về trí tuệ: Gille, Binet-Simon, Wechsler, Raven ... - Test về nhân cách: Eysenck, Murray, Rorschach .... Test tâm lý có ƣu điểm là đo trực tiếp các biểu hiện tâm lý qua việc giải các bài test, tiến hành nhanh, đảm bảo lƣợng hóa, chuẩn hóa việc đo đạc. Song test tâm lý chỉ cho biết kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả. Test đòi hỏi phải chuẩn bị công phu, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của một bộ test. Vì vậy, cần sử dụng test nhƣ là một trong những phƣơng pháp chẩn đoán tâm lý con ngƣời ở một thời điểm nhất định. 2.3.4. Phƣơng pháp điều tra Là phƣơng pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tƣợng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó, có thể trả lời viết (thƣờng là nhƣ vậy), nhƣng cũng có thể trả lời miệng và có ngƣời ghi lại. Câu hỏi dùng dể điều tra có thể là câu hỏi đóng (có nhiều đáp ánh sẵn để đối tƣợng lựa chọn) hay câu hỏi mở để họ tự trả lời để điều tra thăm dò chung hau điều tra chuyên đề đi sâu vào một khía cạnh. Dùng phƣơng pháp quan sát có thể trong một thời gian ngắn thu thập đƣợc một số ý kiến lớn nhƣng là ý kiến chủ quan. Để có tài liệu tƣơng đối chính xác, cần soạn kỹ bản hƣớng dẫn điều tra viên (ngƣời sẽ phổ biến bản câu hỏi cho các đối tƣợng). Có nhƣ vậy, kết quả thu đƣợc sẽ có giá trị khoa học cao. 2.3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Đây là phƣơng pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm (vật chất hay tinh thần) của hoạt động do con ngƣời làm ra để nghiên cứu các chức năng tâm lý của con 12
  • 13. ngƣời, bởi vì trong sản phẩm do con ngƣời làm ra có chứa đựng dấu vết tâm lý, ý thức, nhân cách của con ngƣời. Tuy nhiên, khi sử dụng phƣơng pháp này cần chú ý tới các kết quả hoạt động và các kết quả hoạt động này phải đƣợc xem xét trong mối liên hệ với những điều kiện tiến hành hoạt động. 2.3.6. Phƣơng pháp đàm thoại ( trò chuyện) Đây là phƣơng pháp đặt ra các câu hỏi cho đối tƣợng và dựa vào trả lời của họ để trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập thông tin về vấn đề cần nghiên cứu. Phƣơng pháp đàm thoại có thể tiến hành trực tiếp hay gián tiếp tùy sự liên quan của đối tƣợng với điều ta cần biết. Có thể đặt câu hỏi thẳng hay hỏi đƣờng vòng. Muốn phƣơng pháp đàm thoại có kết quả tốt, nhà nghiên cứu nên: 1. Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề cần tìm hiểu). 2. Tìm hiểu trƣớc một số đặc điểm về đối tƣợng đàm thoại. 3. Có kế hoạch trƣớc để điều chỉnh câu chuyện theo mục đích đã dự định. 4. Nên linh hoạt trong việc điều chỉnh để câu chuyện vẫn giữ đƣợc lôgic, vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời nghiên cứu. Trên đây là một số phƣơng pháp cơ bản thƣờng đƣợc dùng trong nghiên cứu của Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm. Mỗi phƣơng pháp nghiên cứu đều có ƣu điểm và hạn chế của nó, vì vậy muốn nghiên cứu chức năng tâm lý nào đó một cách khách quan và khoa học đòi hỏi nhà nghiên cứu phải: - Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp với vấn đề nghiên cứu. - Sử dụng phối hợp, đồng bộ các phƣơng pháp nghiên cứu để có đƣợc kết quả toàn diện, khách quan. 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI, TÂM LÝHỌC SƢ PHẠM VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC Khi nghiên cứu Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm, cần sử dụng các thành tựu của nhiều khoa học khác và đến lƣợt mình Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm lại cung cấp những tài liệu có ý nghĩa quan trọng cho nhiều khoa học khác. 13
  • 14.  Với Triết học: Các luận điểm của Triết học duy vật biện chứng và Duy vật lịch sử đã cung cấp cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận cho việc nghiên cứu sự phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách của con ngƣời trong hoạt động, giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội. Ngƣợc lại, các thành tựu trong việc nghiên cứu tâm lý con ngƣời đóng góp không nhỏ cho triết học. Các nhà triết học đã khẳng định: “Lịch sử phát triển trí tuệ của trẻ em là một trong những lĩnh vực tri thức hợp thành lý luận nhận thức chung và phép biện chứng”.  Với sinh lý học ngƣời: Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm thƣờng sử dụng các kết quả nghiên cứu về giải phẫu sinh lý ngƣời và hoạt động thần kinh cấp cao với tƣ cách là cơ sở khoa học tự nhiên của tâm lý học.  Với Tâm lý học đại cƣơng: Tâm lý học đại cƣơng cung cấp các khái niệm cơ bản, các quy luật cơ bản của việc hình thành và phát triển tâm lý con ngƣời cho việc nghiên cứu Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm. Ngƣợc lại, nhờ những thành tựu của hai chuyên ngành tâm lý học này mà những khái niệm của Tâm lý học đại cƣơng trở nên phong phú, sâu sắc hơn.  Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm gắn bó chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau, bổ sung cho nhau một cách biện chứng. Hai chuyên ngành Tâm lý học này tạo thành một thể thống nhất, khó tách bạch. Việc phân ranh giới giữa hai chuyên ngành này có tính tƣơng đối. Cả Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm đều nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lý học trong hoạt động sống, trong quá trình dạy học và giáo dục, cùng phục vụ đắc lực cho sự phát triển của con ngƣời. Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm cung cấp cơ sở lý luận cho các khoa học giáo dục, đặc biệt là cho hoạt động dạy học và giáo dục học sinh. 4. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƢ PHẠM Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt lý luận, góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lại những quan điểm duy tâm, phản khoa học về sự nảy sinh, phát triển tâm lý con ngƣời, về nguồn gốc, động 14
  • 15. lực, các điều kiện hình thành và phát triển tâm lý, khẳng định quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về sự phát triển tâm lý con ngƣời. Tâm lý học lứa tuổi cung cấp cơ sở khoa học cho Tâm lý học sƣ phạm cũng nhƣ các ngành Tâm lý học khác trong việc tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, quá trình hoạt động phù hợp với các đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tuân theo các quy luật hình thành, biểu hiện tâm lý, phát huy vai trò của các yếu tố tâm lý cho phù hợp với mục đích, nội dung, phƣơng pháp tổ chức hoạt động, đem lại hiệu quả về mặt công việc và về quan hệ con ngƣời. Trong lĩnh vực giáo dục con ngƣời, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm có vai trò đặc biệt quan trọng. Những hiểu biết về đặc điểm tâm lý lứa tuổi, về quy luật hình thành, phát triển tâm lý trong dạy học và giáo dục giúp học sinh, giáo viên và mọi ngƣời ở mọi lứa tuổi khác nhau có cơ sở trong việc khéo léo ứng xử, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách, xây dựng tốt các mối quan hệ giao lƣu, quan hệ liên nhân cách, quan hệ xã hội. Ngoài ra, Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sƣ phạm còn có nhiều ý nghĩa thực tiễn đối với các mặt hoạt động khác của đời sống xã hội nhƣ quân sự, an ninh, thể thao, y tế, sản xuất, kinh doanh ... 5. LÝ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ THEO LỨA TUỔI 5.1. Vấn đề phát triển tâm lý Trong tâm lý học, vấn đề phát triển tâm lý đƣợc xem xét theo nhiều phƣơng diện khác nhau. Có thể khái quát vấn đề phát triển tâm lý theo ba phƣơng diện cơ bản sau: - Sự phát triển tâm lý trong giới động vật. - Sự phát triển tâm lý trong lịch sử loài ngƣời và trong sự phát sinh cá thể con ngƣời (từ trong bào thai cho đến khi tuổi già, trƣớc khi chết). - Sự phát triển tâm lý ở thế hệ trẻ (từ tuổi sơ sinh đến tuổi thanh niên). Trong ba phƣơng diện trên, phƣơng diện thứ ba đƣợc nghiên cứu rộng rãi hơn. Vậy thế nào là sự phát triển tâm lý ? 5.1.1. Phát triển là gì? 15
  • 16. Phát triển là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tƣợng từ thấp đến cao, từ đơn giản tới phức tạp. Phát triển là quá trình tích lũy dần về số lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất lƣợng, là quá trình nảy sinh cái mới trên cơ sở cái cũ, do sự đấu tranh giữa các mặt đối lập nằm ngay trong bản thân sự vật, hiện tƣợng. Nói đến sự phát triển là nói đến sự thay đổi chuyển hóa về chất, tạo nên một trình độ, một mức độ mới cao hơn về chất so với cái cũ. Khái niệm phát triển liên quan và có sự phân biệt với các khái niệm tăng trưởng, chín muồi. Cụ thể: - Tăng trƣởng chủ yếu là sự gia tăng về mặt số lƣợng của sự vật, hiện tƣợng nhƣ chiều cao, cân nặng.... - Chín muồi đƣợc dùng để chỉ sự tăng trƣởng đã đạt tới một độ nhất định. Chẳng hạn, trƣớc đây, khi nói tới sự chín muồi về mặt sinh học của nam và nữ, cha ông ta thƣờng nói nữ thập tam, nam thập lục (tuổi dậy thì ở nữ thƣờng là 13 trở đi, ở nam thƣờng kà 16 trở đi). Tuy nhiên, ngày nay độ chín muồi sinh dục ở nữ và nam có thể sớm hơn do điều kiện sống và sự phát triển về mặt cơ thể thiếu niên diễn ra sớm hơn. Mối quan hệ giữa tăng trƣởng, chín muồi và trƣởng thành là mối quan hệ biện chứng có tính nhân quả: Sự tăng trƣởng, chín muồi dẫn đến sự biến đổi về chất (phát triển), chất lƣợng mới lại tạo tiền đề cho sự tăng trƣởng và chín muồi ở mức cao hơn. 5.1.2. Quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý Dựa trên quan điểm triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà tâm lý học khoa học coi sự phát triển tâm lý gắn liền với sự xuất hiện những đặc điểm tâm lý mới về chất, những cấu tạo tâm lý mới ở những giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Bất cứ mức độ nào của trình độ phát triển tâm lý đi trƣớc cũng là sự chuẩn bị và chuyển hóa cho trình độ sau cao hơn. Sự phát triển tâm lý diễn ra từ thấp tới cao, theo từng giai đoạn nhƣ một quá trình, trong đó có những bƣớc nhảy, những khủng hoảng và những đột biến. Sự phát triển tâm lý trong từng giai đoạn lứa tuổi phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của lứa tuổi đó. Khi đề cập tới sự phát triển tâm lý, nhà tâm lý học Nga A.N.Lêônchiev đã nêu lên ba nguyên tắc cơ bản sau: 16
  • 17. - Sự phát triển tâm lý là quá trình lĩnh hội kinh nghiệm của loài ngƣời. - Sự phát triển tâm lý là quá trình hình thành hệ thống các chức năng của não. - Sự phát triển tâm lý trƣớc tiên là sự phát triển trí tuệ, thực chất là sự hình thành các hành động trí tuệ. Cụ thể hóa ba nguyên tắc về sự phát triển tâm lý trên đây, A.N.Lêônchiev đã xem xét sự phát triển tâm lý của con người như là: - Quá trình con ngƣời lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử, thể hiện qua việc tiếp thu tri thức cũng nhƣ phƣơng thức hoạt động. Đây là mặt cơ bản, chủ yếu có tính chất quyết định đối với sự phát triển tâm lý. - Quá trình phát triển các cơ chế tâm lý của việc vận dụng các phƣơng thức hoạt động và vốn tri thức đã tiếp thu đƣợc vào các hoạt động cụ thể trong cuộc sống. - Sự phát triển những thuộc tính chung của nhân cách, trong đó có các thuộc tính chung có tác dụng quyết định nhất, đó là: o Những thuộc tính chung của xu hƣớng nhân cách. o Những đặc điểm, cấu trúc tâm lý trong hoạt động. o Sự phát triển các cơ chế của ý thức. Các chỉ số cơ bản của sự phát triển tâm lý: Theo quan điểm truyền thống, sự phát triển tâm lý con ngƣời đƣợc đánh giá qua ba chỉ số cơ bản thể hiện ba mặt của đời sống tâm lý con ngƣời. Đó là: - Sự phát triển nhận thức: Chuyển từ sự phản ánh bề mặt của sự vật, hiện tƣợng riêng lẻ tới nhận thức bản chất của chúng, vạch ra mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật, tới những tri thức có hệ thống. - Sự phát triển tình cảm: Tình cảm ngày càng mở rộng phạm vi, phân hóa phức tạp, có nội dung xã hội cao hơn, có cơ sở lý tính đầy đủ hơn. - Nắm vững hệ thống những hành động, hoạt động: Sự phát triển tâm lý con ngƣời biểu hiện trong những biến đổi về chất lƣợng của hành động, hoạt động, từ không chủ định lên chủ định, từ không có ý thức lên có ý thức. Các dạng hoạt động ngày càng phong phú về nội dung, trình độ, cấu trúc và phƣơng hƣớng. 17
  • 18. Ngày nay, theo quan điểm hiện đại, ngƣời ta có cách nhìn mới mẻ về sự phát triển tâm lý của trẻ, xem xét hành vi, hoạt động của trẻ xuất hiện nhƣ thế nào, có thể dự đoán đƣợc chiều hƣớng biến đổi và sự hình thành phát triển các hành vi, hoạt động có tính quy luật theo sự biến đổi của thời gian. Đó là sự biến đổi về chất ở con ngƣời. Liên quan chặt chẽ với khái niệm biến đổi về chất là việc tổ chức lại hành vi, hoạt động trong sự phối hợp chặt chẽ giữa sự tổ chức và sử dụng khả năng phát triển của trẻ. Quá trình phát triển bao gồm những biến đổi về chất và sự tổ chức lại hành vi theo độ tuổi, diễn ra theo trình tự, mang tính chất tích lũy và có sự định hƣớng. Cụ thể: - Có trình tự tức là các biến đổi diễn ra theo một trình tự lôgíc. - Có tích lũy tức là một phần nào đó bao gồm tất cả những gì đã có trƣớc đó, cộng thêm với mức độ cao hơn. - Có định hƣớng tức là sự phát triển luôn hƣớng tới một trình độ mới, cao hơn. Sự phát triển tâm lý trẻ em không mang tính ngẫu nhiên mà diễn ra có quy luật. Trong quá trình phát triển tâm lý của từng đứa trẻ có những điểm khác biệt, song bao giờ cũng có nét chung, thống nhất cho mọi trẻ em. Tất cả trẻ em đều trải qua những bƣớc hoặc những giai đoạn phát triển nhất định. Trong một số trƣờng hợp đặc biệt, trẻ em có thể phát triển sớm, phát triển muộn hoặc phát triển không bình thƣờng, đó là những trƣờng hợp có những sai lệch trong sự phát triển tâm lý. Về nhiều phƣơng diện, trẻ em ngày nay phát triển nhanh hơn so với trƣớc đây. Điều này là do sự tiến bộ của các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại, ngƣời lớn chú ý nhiều hơn tới việc dạy dỗ và tạo điều kiện cho trẻ em tiếp xúc với cuộc sống mới. 5.1.3. Một số quan niệm chƣa đúng về sự phát triển tâm lý Quan điểm duy tâm nói chung xem sự phát triển tâm lý chỉ là sự chín muồi, trƣởng thành của các yếu tố sinh vật định sẵn từ trƣớc trong gen di truyền. Sự phát triển tâm lý chỉ là sự tăng lên hay giảm đi về mặt chất lƣợng của các hiện tƣợng tâm lý nhƣ số lƣợng từ ngữ, khả năng nhớ, chú ý, tốc độ hình thành kỹ xảo ... chứ không phải là sự chuyển biến về chất lƣợng. Sự phát triển tâm lý diễn ra một cách tự phát, 18
  • 19. không tuân theo quy luật và cũng không thể điều khiển đƣợc. Quan điểm chƣa đúng này đƣợc thể hiện cụ thể ở một số học thuyết sau:  Thuyết tiền định: Những ngƣời theo thuyết tiền định xem sự phát triển tâm lý là do các tiềm năng sinh vật gây ra và con ngƣời có tiềm năng đó ngay từ khi mới ra đời. Mọi đặc điểm tâm lý chung và có tính chất cá thể đều là tiền định (đƣợc quyết định trƣớc), đều có sẵn trong các cấu trúc sinh vật và sự phát triển chỉ là quá trình trƣởng thành, chín muồi của những thuộc tính đã có sẵn ngay từ đầu và đƣợc quyết định trƣớc bằng con đƣờng di truyền này. Chẳng hạn, S.Freud coi động lực của sự phát triển tâm lý là các bản năng; J. ĐiUây xem nhu cầu và các thuộc tính tâm lý đƣợc sắp đặt sẵn trong gen. Học thuyết này cũng cho rằng, các yếu tố di truyền quyết định giới hạn của giáo dục. Môi trƣờng chỉ là yếu tố điều chỉnh, yếu tố thể hiện, một nhân tố bất biến nào đó ở trẻ. Nhà Tâm lý học ngƣời Mỹ E.Thorndike cho rằng: “Tự nhiên bạn cho mỗi người một vốn nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì và phải sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất” và “vốn tự nhiên” đó đặt ra giới hạn cho sự phát triển, cho nên “một bộ phận học sinh tỏ ra không đạt được kết quả nào đó dù có giảng dạy tốt, số khác lại toẻ ra có thành tích dù giảng dạy tồi”1. Nhƣ vậy, với quan niệm nhƣ trên, vai trò của yếu tố giáo dục đã bị hạ thấp. Giáo dục chỉ là nhân tố bên ngoài có khả năng tăng nhanh hoặc kìm hãm quá trình bộc lộ những phẩm chất tự nhiên, bị chế ƣớc bởi tính di truyền. Vì vậy, thuyết tiền định đã có kết luận sƣ phạm sai lầm khi xem mọi sự can thiệp vào quá trình tự nhiên của trẻ đều là sự tuỳ tiện không thể tha thứ đƣợc. Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng những quan điểm của thuyết tiền định về nguồn gốc của sự phát triển tâm lý còn có nhiều hạn chế. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên trẻ sinh đôi từ một trứng do các nhà tâm lý học Liên Xô (trƣớc đây) nhƣ V.V.Cônbannôpxki, A.R.Luria, A.N.Mirênôva và nhà tâm lý học ngƣời Pháp R.Razjô đã chỉ ra rằng với cơ sở bẩm sinh giống nhau, tuỳ thuộc vào phƣơng pháp dạy học, các trẻ sinh đôi từ một trứng thể hiện những khả năng khác nhau về năng lực. 1 Theo V.A. Cruchetxki, Những cơ sở tâm lý học sư phạm. Nxb giáo dục Hà Nội. T1. Tr31. 1980 19
  • 20. Trên thực tế, yếu tố bẩm sinh có vai trò quan trọng, đƣợc xem nhƣ tiền đề vật chất của sự phát triển tâm lý con ngƣời, chúng không hoàn toàn định sẵn từ trƣớc mọi khả năng phát triển tâm lý. Trong cùng tiền đề vật chất nhƣ nhau, nhƣng do sự tác động của giáo dục, sự rèn luyện và mức độ tích cực hoạt động khác nhau, con ngƣời khác nhau về sự phát triển tâm lý.  Thuyết môi trƣờng Đối lập với thuyết tiền định, những ngƣời theo thuyết môi trƣờng giải thích sự phát triển tâm lý bằng tác động của môi trƣờng tự nhiên, hoàn cảnh sống xung quan con ngƣời. Họ xem môi trƣờng là nhân tố quyết định sự phát triển tâm lý con ngƣời. Thuyết môi trƣờng bắt nguồn từ nƣớc Anh, họ coi trẻ em sinh ra nhƣ tờ giấy trắng, nhƣ tấm gỗ mộc hoặc tấm bảng sạch sẽ, sự phát triển tâm lý hoàn toàn phụ thuộc vào tác động bên ngoài, do vậy ngƣời lớn muốn vẽ lên tờ giấy cái gì thì nó nên thế … Chủ nghĩa Mac-Lênin đã khẳng định vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của con ngƣời với tƣ cách là chủ thể hoạt động, coi hoàn cảnh, môi trƣờng có vai trò nhất đinh đối với sự phát triển tâm lý con ngƣời và con ngƣời không hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh. C.Mác nói: “Hoàn cảnh có tác dụng cải tạo con người trong chừng mực, con người tác động đến hoàn cảnh”. Hoạt động của con ngƣời mà cơ bản là hoạt động lao động đã cải tạo thế giới, sáng tạo ra thế giới và cải tạo chính bản thân con ngƣời.  Thuyết hội tụ hai yếu tố Khi nghiên cứu sự phát triển tâm lý trẻ em, các nhà tâm lý học theo thuyết hội tụ hai yếu tố tính tới tác động của cả hai yếu tố môi trường và di truyền. Ví dụ nhƣ nhà di truyền học ngƣời Anh S.Auerbac cho rằng: “Trình độ phát triển trí tuệ, những năng lực chuyên biệt, những phẩm chất cá nhân, tất cả những cái đó là kết quả của sự tác động qua lại giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường”. Nhà tâm lý học ngƣời Đức V.Stecnơ và nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Anataxi coi cả hai yếu tố di truyền và môi trƣờng cùng quyết định sự phát triển tâm lý con ngƣời. Họ quan niệm rằng, cả hai yếu tố này hội tụ lại cùng quyết định một cách máy móc sự phát triển tâm lý, 20
  • 21. trong đó yếu tố di truyền giữ vai trò quyết định, môi trƣờng chỉ là điều kiện để biến những đặc điểm tâm lý đã đƣợc định sẵn trong gen di truyền thành hiện thực. Thuyết hội tụ hai yếu tố cũng sai lầm không kém thuyết tiền định và thuyết môi trƣờng. Tính chất máy móc và siêu hình của các quan điểm trên đều đã bị phê phán. Tóm lại, mặc dù quan niệm của những ngƣời đại diện cho các thuyết trên có vẻ khác nhau nhƣng thực chất quan điểm của các tác giả đó đều có những sai lầm giống nhau. Cụ thể: - Các quan điểm trên đều thừa nhận đặc điểm tâm lý của con ngƣời hoặc là bất biến, hoặc là tiền định, hoặc là do tiềm năng sinh vật di truyền quyết định, hoặc là do ảnh hƣởng của môi trƣờng bất biến. Với quan niệm nhƣ vậy thì trong trƣờng hợp nào con em của tầng lớp có đặc quyền đặc lợi đều có trình độ phá triển tâm lý hơn hẳn con em giai cấp bị bóc lột. Do vậy, sự bất bình đẳng trong xã hội là tất nhiên và hợp lý. - Các tác giả này đánh giá không đúng vai trò của yếu tố giáo dục. Họ xem xét sự phát triển của trẻ em một cách tác rời và không phụ thuộc vào những điều kiện cụ thể mà trong đó quá trình ấy diễn ra. Do vậy, họ đều đánh giá thấp vai trò của yếu tố giáo dục, xem nhẹ nhân tố xã hội lịch sử. - Cả ba trƣờng phái trên đều phủ nhận tính tích cực hoạt động của từng cá nhân, coi thƣờng những mâu thuẫn biện chứng đƣợc hình thành trong quá trình phát triển của cá nhân. Họ coi trẻ em nhƣ là một thực thể thụ động, tự nhiên, cam chịu ảnh hƣởng có tính chất quyết định của nhân tố di truyền và môi trƣờng. Họ không thấy đƣợc, con ngƣời là một thực thể xã hội tích cực, chủ động trƣớc tự nhiên, có thể cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân để phát triển nhân cách. Vì phủ nhận tính tích cực hoạt động của con ngƣời nên họ không thể giải thích tại sao trong những điệu kiện của cùng một môi trƣờng xã hội lại hình thành nên những nhân cách khác nhau về nhiều chỉ số, hoặc vì sao những ngƣời giống nhau về ngoại hình nhƣng thế giới nội tâm, nội dung và hình thức hành vi lại đƣợc hình thành trong những môi trƣờng xã hội khác nhau. Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng, yếu tố bẩm sinh di truyền là những yếu tố thể chất - tiền đề vật chất của tâm lý, không định sẵn tâm lý. Hoàn cảnh sống có vai 21
  • 22. trò quan trọng, nhƣng hoàn cảnh xã hội, nền văn hoá xã hội quyết định tâm lý con ngƣời, trong đó giáo dục là yếu tố chủ đạo, hoạt động của cá nhân mỗi ngƣời là yếu tố trực tiếp quyết định sự phát triển tâm lý con ngƣời. 5.2. Điều kiện, quy luật và động lực của phát triển tâm lý 5.2.1. Điều kiện phát triển tâm lý 5.2.1.1. Điều kiện thể chất Đặc điểm cơ thể, đặc điểm của các giác quan của hệ thần kinh đƣợc xem là tiền đề vật chất, điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc hình thành một hoạt động nào đó. Song các đặc điểm thể chất của con ngƣời không phải là nhân tố quyết định, không phải là động lực của sự phát triển tâm lý. 5.2.1.2. Các điều kiện sống Các điều kiện sống có ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm lý của con ngƣời, nhƣng chúng không quyết định trực tiếp đến sự phát triển tâm lý mà chúng tác động thông qua mối quan hệ qua lại giữa con ngƣời với hoàn cảnh. Các ảnh hƣởng bên ngoài tác động gián tiếp đến sự phát triển tâm lý cá nhân thông qua những điều kiện bên trong của con ngƣời, trong đó có kinh nghiệm riêng và vai trò chủ thể của cá nhân. Trong các nhân tố của cuộc sống, trƣớc hết phải nói tới vai trò của vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội, các mối quan hệ xã hội. C.Mác đã chỉ rõ: “Bản chất của con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Điều đó có nghĩa là những đặc điểm tâm lý của cá nhân đƣợc quyết định bởi đặc điểm các mối quan hệ xã hội mà cá nhân con ngƣời gia nhập vào đó với tƣ cách là thành viên của xã hội. Quá trình phát triển tâm lý là quá trình con ngƣời lĩnh hội nền văn hóa xã hội, vốn kinh nghiệm xã hội, quá trình con ngƣời tiếp nhận nền văn hoá theo con đƣờng tự phát và tự giác. Con đƣờng tự giác đƣợc thể hiện qua giáo dục, đó là sự tác động có mục đích, có kế hoạch, có phƣơng pháp nhằm hình thành ở con ngƣời những phẩm chất nhân cách, đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Vì vậy, giáo dục là nhân tố chủ đạo, quyết định sự phát triển tâm lý của con ngƣời. 5.2.1.3. Tính tích cực hoạt động của con người Tính tích cực hoạt động của con ngƣời là nhân tố quyết định trực tiếp sự phát triển tâm lý. Quá trình tác động qua lại giữa con ngƣời và môi trƣờng đƣợc tiến hành 22
  • 23. thông qua chính hoạt động của con ngƣời trong môi trƣờng đó. Hoạt động của con ngƣời có tính mục đích, tính xã hội đƣợc xem là điều kiện quyết định sự phát triển tâm lý. 5.2.2. Quy luật chung của sự phát triển tâm lý 5.2.2.1. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý Trong những điều kiện, thậm chí ngay trong những điều kiện thuận lợi nhất của việc giáo dục thì những biểu hiện tâm lý, những chức năng tâm lý khác nhau … cũng không thể phát triển ở mức độ nhƣ nhau. Có những thời kỳ tối ƣu đối với sự phát triển một hình thức hoạt động tâm lý nào đó. Chẳng hạn, giai đoạn thuận lợi cho sự phát triển ngôn ngữ là thời kỳ từ 1 đến 5 tuổi, cho sự hình thành nhiều kỹ xảo vận động là khoảng từ 6 đến 11 tuổi, cho sự hình thành tƣ duy toán học là giai đoạn từ 15 - 20 tuổi. Ngay trong sự phát triển cơ thể trẻ cũng thể hiện tính không đồng đều. Ví dụ, chiều cao và trọng lƣợng của trẻ tăng nhanh trong 2 năm đầu sau khi sinh và trong thời kỳ phát dục. Tính không đồng đều của sự phát triển tâm lý còn thể hiện ở chỗ có sự khác biệt về sự phát triển tâm lý giữa các cá nhân ngay trong cùng một độ tuổi. Các chức năng tâm lý và ngay cả các nét tâm lý cá nhân của trẻ em khác nhau cũng không đạt một mức độ nhƣ nhau (dù chúng ở cùng một độ tuổi). 5.2.2.2. Tính toàn vẹn của tâm lý Cùng với sự phát triển, tâm lý con ngƣời có tính toàn vẹn, thống nhất và bền vững. Sự phát triển tâm lý là sự chuyển biến dần các trạng thái tâm lý thành các đặc điểm tâm lý cá nhân. Tâm lý trẻ nhỏ phần lớn là một tổ hợp thiếu hệ thống, những tâm trạng rời rạc khác nhau. Sự phát triển thể hiện ở chỗ những tâm trạng đó dần chuyển thành các nét nhân cách. Chẳng hạn, tâm trạng vui vẻ, thoải mái nảy sinh trong quá trình lao động chung, phù hợp với lứa tuổi nếu đƣợc lặp lại thƣờng xuyên sẽ chuyển thành lòng yêu lao động. Tính toàn vẹn của tâm lý phụ thuộc khá nhiều vào động cơ chỉ đạo hành vi của trẻ. Cùng với giáo dục, cùng với sự mở rộng kinh nghiệm sống, những động cơ hành vi của trẻ ngày càng trở nên tự giác, có ý nghĩa xã hội và ngày càng bộ lộ rõ trong nhân cách của trẻ. Trẻ mẫu giáo thƣờng hành động vì muốn thoả mãn một điều 23
  • 24. gì đó và động cơ thay đổi luôn trong một ngày. Nhƣng thiếu niên và thanh niên thƣờng hành động do động cơ xã hội, do tinh thần nghĩa vụ, do sự phát triển toàn diện của bản thân … thúc đẩy. 5.2.2.3. Tính mềm dảo và khả năng bù trừ Hệ thần kinh của trẻ em rất mềm dẻo. Vì thể, dựa trên tính mềm dẻo của hệ thần kinh mà tác động của giáo dục có thể làm thay đổi tâm lý trẻ em. Tính mềm dẻo cũng tạo ra khả năng bù trừ. Khi mỗi chức năng tâm lý hoặc sinh lý nào đó yếu hoặc thiếu thì những chức năng tâm lý khác đƣợc tăng cƣờng phát triển mạnh hơn để bù đắp hoạt động không đầy đủ của chức năng bị yếu hoặc bị hỏng đó. Ví dụ, khuyết tật thị giác đƣợc bù đắp bằng sự phát triển mạnh mẽ hoạt động thính giác, khứu giác; trí nhớ kém có thể đƣợc bù trừ bằng tính tổ chức cao, tính chính xác trong hoạt động. Trên đây là một số quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lý trẻ em. Những quy luật này chỉ mà một xu thế mà sự phát triển tâm lý của trẻ có thể xảy ra và chúng có sau so với ảnh hƣởng của môi trƣờng (trong đó có giáo dục). Sự phát triển và ngay cả tính độc đáo của những xu thế đó cũng phụ thuộc vào điều kiện sống của trẻ (trƣớc hết là giáo dục). Sự phát triển tâm lý của trẻ không tuân theo quy luật sinh học, mà tuân theo quy luật xã hội. Dù bộ óc có tinh vi đến đâu đi chăng nữa nhƣng không sống trong xã hội loài ngƣời, không đƣợc hƣởng sự giáo dục và dạy dỗ của thế hệ trƣớc thì trẻ cũng không thể trở thành nhân cách. Do vậy, nắm đƣợc các quy luật nói trên, ngƣời lớn và các nhà giáo dục cần tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển tâm lý của trẻ. 5.2.3. Động lực của sự phát triển tâm lý Sự phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, giữa các mâu thuẫn bên trong. Vì vậy, động lực của sự phát triển là sự nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết các mâu thuẫn đó. Trong sự phát triển tâm lý trẻ em thì đó là các mâu thuẫn biện chứng giữa cái mới và cái cũ; giữa cái đang đƣợc nảy sinh, đang đƣợc khắc phục trong quá trình dạy học và giáo dục; mâu thuẫn giữa nhu cầu mới nảy sinh do hoạt động và khả năng thoả mãn chúng; mâu thuẫn giữa khả năng của trẻ đang đƣợc phát triển trong những hình thức của các mối quan hệ đã đƣợc hình thành và các hình thức hoạt động 24
  • 25. cũ; mẫu thuẫn giữa những yêu cầu ngày càng tăng của xã hội, của tập thể, của ngƣời lớn với trình độ phát triển tâm lý hiện tại của trẻ …. Việc nảy sinh các mâu thuẫn và việc trẻ em tích cực giải quyết các mâu thuẫn đó dƣới sự hƣớng dẫn của ngƣời lớn làm cho tâm lý của trẻ đƣợc hình thành và phát triển. Tất nhiên,sự phát triển tâm lý của trẻ không phẳng lặng mà đầy biến động trong đó có những cuộc khủng hoảng và đột biến tạo ra sự nhảy vọt về chất trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ (khủng hoảng ở lứa tuổi lên ba, ở tuổi thiếu niên 14-15 tuổi …). 5.3. Dạy học và sự phát triển tâm lý Quan niệm cho rằng dạy học có tác dụng phát triển học sinh đã đƣợc thể hiện ở nhiều nhà giáo dục kiệt xuất nhƣ J.J.Rutxô, I.G.Pextalôzi, A. Đixtecvec, K. Đ. Usinxki … Chẳng hạn, K.D. Usinxki cho rằng có hai cách tác động đến sự phát triển trí tuệ học sinh, đó là: - Qua quá trình thu nhận tri thức mà trí tuệ đƣợc rèn luyện. - Hƣớng nhiều hơn vào chính bản thân sự phát triển, học sinh phải lĩnh hội một tài liệu học tập nhất định. Con đƣờng này dẫn đến hình thành tƣ duy lôgic. Trong các quan điểm về mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ, có nhiều quan điểm khác nhau, nhƣ tựu chung lại có ba loại quan điểm cơ bản sau: - Phát triển trí tuệ là quá trình độc lập, có những quy luật riêng, không phụ thuộc vào dạy học (Jêmx, J.Piaget …). - Sự phát triển trí tuệ là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Dạy học có vai trò điều chỉnh mối liên hệ giữa các chức năng tâm lý (B.G.Ananhiev) … - Dạy học là hình thức tất yếu bên trong và chung nhất quyết định sự phát triển trí tuệ. Sự phát triển trí tuệ là qúa trình có bản chất xã hội lịch sử. Các giai đoạn phát triển và các đặc điểm tâm lý cá nhân bị quy định bởi hệ thống tổ chức và cách thức truyền đạt cho cá nhân kinh nghiệm xã hội (L.X.Vƣgôtxki, A.N.Lêônchiev). Quan điểm cơ bản của L.X.Vƣgôtxki là: - Sự phát triển tâm lý của con ngƣời mang bản chất xã hội. Sự phát triển không chỉ quy vào việc nắm tri thức, kỹ năng và sự phát triển diễn ra trong quá trình 25
  • 26. dạy học mà còn đem lại những đặc điểm mới và cấu tạo lại các chức năng tâm lý. - Đặc điểm nổi bật của tuổi đi học là xuất hiện và phát triển tính có ý thức, tính có chủ định của các quá trình tâm lý đang xuất hiện và phát triển. - Dạy học và giáo dục đi trƣớc sự phát triển; phát triển vừa là kết quả, vừa là chức năng của dạy học và giáo dục. Dạy học phải hƣớng vào vùng phát triển gần nhất, hƣớng vào sự hình thành những cấu tạo tâm lý mới sẽ có ở ngƣời học. Một mặt, L.X.Vƣgôtxki chỉ rõ giữa dạy học và phát triển trí tuệ có mối quan hệ chặt chẽ, mặt khác ông cũng không bỏ qua quy luật nội tại của bản thân sự phát triển tâm lý trẻ em. Các quá trình nội tại của sự phát triển do dạy học sản sinh ra là lôgic của chúng. Sau L.X.Vƣgôtxki, nhiều nhà tâm lý học Liên Xô (trƣớc đây) đã đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển tâm lý. Các nhà khoa học đã chỉ rõ vai trò chủ đạo của dạy học và giáo dục đối với sự phát triển tâm lý. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh vai trò chủ động, tích cực của bản thân trẻ. Ở một mức độ nhất định, con ngƣời có khả năng tự giáo dục dƣới sự chỉ đạo của, hƣớng dẫn của nhà giáo dục và những ngƣời xung quanh. Để giữ đƣợc vai trò chủ đạo, giáo dục và dạy học phải kích thích, dẫn dắt sự phát triển chứ không chờ đợi sự phát triển. Giáo dục phải đi trƣớc một bƣớc, đón trƣớc sự phát triển, tạo điều kiện cho trẻ tích cực, chủ động giải quyết mọi mâu thuẫn, thúc đẩy sự phát triển của trẻ tới mức cao hơn. 5.4. Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý 5.4.1. Quan niệm về sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý Sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý là một trong những vấn đề quan trọng của Tâm lý học lứa tuổi. Trong thực tế, khi xem xét sự phát triển của con ngƣòi dƣới khía cạnh nguồn gốc phát sinh cá thể, các nhà tâm lý học phát triển cho rằng, sự nảy sinh, hình thành những mầm mống tâm lý của con ngƣời có từ trong thời kỳ bào thai. Từ đó nảy sinh vấn đề thai giáo, tiếp cận thai nhi từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề này còn nhiều tranh luận, vẫn chƣa có thể khái quát những đặc điểm tâm lý thai 26
  • 27. nhi. Vì vậy, trong bài giảng này chỉ bàn đến sự phân chia giai đoạn phát triển tâm lý từ khi con người sinh ra cho đến tuổi già. Tuân theo nguyên lý chung của mọi sự phát triển, sự phát triển tâm lý của con ngƣời từ khi sinh ra cho đến khi qua đời trải qua nhiều giai đoạn (còn gọi là giai đoạn lứa tuổi). Việc xác định chính xác các giai đoạn phát triển tâm lý, tìm ra các quy luật đặc thù của sự phát triển tâm lý trong từng giai đoạn cũng nhƣ quy luật và cơ chế chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang giai đoạn lứa tuổi khác có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận và thực tiễn. Sự phát triển tâm lý của con ngƣời về phƣơng diện cá thể là một quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ, mức độ này sang cấp độ, mức độ khác. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát triển tâm lý đạt tới chất lƣợng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù. Xung quanh việc phân chia giai đoạn phát triển tâm lý có nhiều quan điểm khác nhau nhƣ:  Quan điểm sinh vật hoá coi sự phát triển tâm lý tuân theo các quy luật tự nhiên của sinh vật, mang tính bất biến và đƣợc chia ra một cách tuyệt đối về các giai đoạn lứa tuổi.  Chủ nghĩa hành vi không thừa nhận khái niệm lứa tuổi. Họ coi sự phát triển tâm lý chỉ là tính kỹ xảo hành vi, vì vậy không có sự phân chia phát triển tâm lý theo giai đoạn lứa tuổi.  Trái lại, các nhà tâm lý học Macxit có quan niệm đúng đắn về lứa tuổi và sự phát triển tâm lý theo giai đoạn lứa tuổi. Chẳng hạn: L.X.Vƣgôtxki coi lứa tuổi nhƣ là một thời kỳ, một mức độ phát triển nhất định, có ý nghĩa đối với sự phát triển chung của con ngƣời. L.X.Vƣgôtxki căn cứ vào những thời điểm mà sự phát triển tâm lý có những đột biến để xác định thời kỳ phát triển tâm lý theo quan điểm xã hội lịch sử. Đặc điểm tâm lý ở mỗi giai đoạn lứa tuổi đƣợc quyết định bởi một tổ hợp nhiều yếu tố nhƣ các đặc điểm của hoàn cảnh sống, các đặc điểm cơ thể, đặc điểm của các yêu cầu đề ra cho trẻ ở giai đoạn đó, do mối quan hệ của trẻ với thế giới xung quanh, trình độ tâm lý mà trẻ đã đạt đƣợc ở giai đoạn trƣớc đó … 27
  • 28. Các nhà tâm lý học Macxit cũng chỉ rõ mối liên hệ giữa trình độ phát triển của quan hệ quan hệ với thế giới xung quanh, trình độ phát triển của các tri thức, các phƣơng thức, các năng lực quyết định thời kỳ lứa tuổi. Sự biến đổi các điều kiện sống của trẻ, sự biến đổi các hình thức dạy học và giáo dục là nhân tố cơ bản quyết định đặc điểm lứa tuổi. Nhà tâm lý học A.N.Lêônchiev chỉ ra rằng, sự phát triển tâm lý của con ngƣời gắn liền với sự phát triển hoạt động, trong đó hoạt động chủ đạo ở mỗi giai đoạn lứa tuổi có tính quyết định. Lứa tuổi chỉ có ý nghĩa nhƣ là yếu tố thời gian trong quá trình phát triển của trẻ. Tuổi không quyết định trực tiếp sự phát triển nhân cách. Những đặc điểm lứa tuổi là đặc điểm chung, đặc trƣng, điển hình cho lứa tuổi đó, nói lên xu hƣớng phát triển chung. Lứa tuổi không phải là phạm trù tuyệt đối, bất biến. Giai đoạn lứa tuổi chỉ có ý nghĩa tƣơng đối. Tuổi có thể phù hợp với trình độ phát triển của trẻ, có thể đi trƣớc hoặc chậm hơn sự phát triển. Dạy học và giáo dục phải hƣớng trẻ vào vùng phát triển gần nhất của trẻ. Giúp trẻ đạt mức độ phát triển cao hơn. 5.4.2. Các gia đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi Có nhiều cách phân chia giai đoạn phát triển tâm lý theo lứa tuổi. 5.4.2.1. Căn cứ theo sự phát triển tư duy của trẻ từ lúc sinh ra đến tuổi thiếu niên Theo cách phân chia này, J.Piaget đã chia sự phát triển của trẻ em thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn cảm giác vận động (giác động): từ sơ sinh đến 2 tuổi - Giai đoạn tƣ duy tiền thao tác: từ 2 tuổi đến 7 tuổi - Giai đoạn thao tác cụ thể: từ 7,8 tuổi đến 11,12 tuổi - Giai đoạn thao tác hình thức: từ 11,12 tuổi đến 14,15 tuổi 5.4.2.2. Căn cứ vào những thay đổi trong cấu trúc tâm lý của con người, sự trường thành về cơ thể, những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và hoạt động của con ngƣời. Theo cách phân chia này thì sự phát triển tâm lý của con ngƣời theo các giai đoạn lứa tuổi sau:  Giai đoạn sơ sinh và hài nhi (từ 0-1 tuổi): Hoạt động giao lƣu cảm xúc trực tiếp với ngƣời lớn, trƣớc hết là ngƣời mẹ chiếm vị trí hàng đầu, quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý của trẻ. Giai đoạn này gồm hai thời kỳ: 28
  • 29.  Giai giáo - Thời kỳ sơ sinh: 2 tháng đầu tiên sau khi sinh Thời kỳ tuổi hài nhi: từ 2 tháng đến 1 năm đoạn trƣớc tuổi học (1 tuổi đến 6 tuổi), gồm tuổi vƣờn trẻ và tuổi mẫu Tuổi vườn trẻ (từ 1 tuổi đến 3 tuổi): hoạt động với đồ vật giữ vai trò chủ đạo, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi này là thành tựu nổi bật, xuất hiện những tiền đề của sự hình thành nhân cách. - Tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi đến 6 tuổi): vui chơi trở thành hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi này, ở trẻ có sự phát triển mạnh về trí lực, nhân cách.  Giai đoạn tuổi đi học, có thể chia thành 4 thời kỳ sau: - Thời kỳ đầu tuổi học (từ 6 tuổi đến 11 tuổi - nhi đồng hoặc học sinh tiểu học): Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của học sinh nhỏ. Thời kỳ này ở trẻ phát triển mạnh về nhận thức, tình cảm, ý chí, ý thức và nhân cách. - Thời kỳ giữa tuổi học (từ 12 tuổi đến 15 tuổi - thiếu niên hoặc học sinh trung học cơ sở): Đây là quãng đời diễn ra những biến cố rất đặc biệt, xuất hiện những khủng hoảng, xu hƣớng vƣơn lên làm ngƣời lớn. Ở lứa tuổi này, hoạt động chủ đạo là học tập và quan hệ giao tiếp với bạn. Lứa tuổi này có sự phát triển mạnh về nhận thức trí tuệ, tình cảm, ý chí và các phẩm chất nhân cách. - Thời kỳ cuối tuổi học sinh (từ 15 tuổi đến 17,18 tuổi - đầu tuổi thanh niên hoặc học sinh trung học phổ thông): Sự phát triển thể chất đang hoàn chỉnh, có sự trƣởng thành về giới tính, vai trò xã hội của trẻ thay đổi rõ rệt; hoạt động học tập gắn liền với xu hƣớng học lên, xu hƣờng chọn nghề, vào đời; sự phát triển trí tuệ ở mức cao, có sự phát triển mạnh về tự ý thức, tự đánh giá, thể hiện rõ ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tƣơng lai; thể hiện rõ tính tích cực xã hội, hình thành mạnh mẽ thế giới quan; đời sống tình cảm phong phú, đa dạng, tình bạn có cơ sở lý trí và khá bền vững, nảy sinh tình yêu nam nữ. - Thời kỳ sinh viên (từ 18,19 tuổi đến 24,25 tuổi): Sự phát triển thể chất ở mức độ hoàn thiện, vai trò xã hội của sinh viên thể hiện rõ nét, hoạt 29
  • 30. động của sinh viên mang tính nghề nghiệp, chính trị xã hội, văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao … thể hiện rõ năng lực tự đánh giá, tự ý thức, tự giáo dục, phát triển định hƣớng giá trị nhân cách và định hƣớng giá trị xã hội.  Giai đoạn tuổi trƣởng thành (từ 24,25 tuổi đến 45,50 tuổi) Cuộc sống lao động nghề nghiệp và cuộc sống gia đình, nghĩa vụ gia đình và nghĩa vụ xã hội nặng nề hơn.  Giai đoạn ngƣời có tuổi (từ 50-55 tuổi trở đi) Là tuổi con ngƣời giàu kinh nghiệm sống và cống hiến nhiều nhất cho xã hội, bắt đầu xuất hiện dấu hiệu khủng hoảng giữa đời, thể hiện sự chậm chạp. Từ 60 tuổi trở đi xuất hiện sự thoái hoá dần các cơ quan nội tạng nhƣ hệ thần kinh. Xuất hiện một số bệnh tuổi già nhƣ giảm trí nhớ, phản ứng chậm chạp, có hội chứng về hưu … Nhƣ vậy, mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn lứa tuổi nói trên có những đặc điểm tâm lý đặc trƣng. Sự chuyển từ thời kỳ này, giai đoạn này sang thời kỳ khác, giai đoạn khác gắn liền với sự xuất hiện những cấu tạo tâm lý mới của nhân cách. 30
  • 31. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích quan điểm của thuyết tiền định về sự phát triển tâm lý. Thuyết tiền định có điểm gì cần phê phán ? 2. Những ngƣời theo thuyết môi trƣờng quan niệm nhƣ thế nào về sự phát triển tâm lý ? Họ đã có sai lầm ở điểm nào trong học thuyết của mình ? 3. Từ việc phân tích quan điểm của thuyết hội tụ hai yếu tố về sự phát triển tâm lý, hãy rút ra những kết luận sƣ phạm phần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục. 4. Phân tích những sai lầm cơ bản của thuyết tiền định, thuyết môi trƣờng và thuyết hội tụ hai yếu tố về sự phát triển tâm lý, từ đó rút ra những kết luận sƣ phạm cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục. 5. Phân tích luận điểm cơ bản của tâm lý học duy vật biện chứng về sự phát triển tâm lý con ngƣời, từ đó hãy rút ra những kết luận sƣ phạm cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục. 6. Phân tích vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền, giáo dục, hoạt động của cá nhân đối với sự phát triển tâm lý theo quan điểm của tâm lý học duy vật biện chứng, từ đó hãy rút ra những kết luận sƣ phạm cần thiết cho hoạt động dạy học và giáo dục. 7. Trình bày quy luật chung của sự phát triển tâm lý trẻ em. 8. Phân tích mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển tâm lý. 9. Trình bày sự phân chia các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em và các hoạt động chủ đạo ứng với các giai đoạn phát triển đó. 10. Tại sao nói giai đoạn phát triển tâm lý chỉ có ý nghĩa tƣơng đối? Cho ví dụ minh hoạ. 31
  • 32. CHƢƠNG II. TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (14,15 tuổi đến 17,18 tuôi) thuộc thời kỳ đầu của tuổi thanh niên. Học sinh trung học phổ thông còn đƣợc gọi là tuổi thanh xuân, thanh niên mới lớn hay thanh niên học sinh. Trong quá trình sống, có nhiều yéu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Dƣới đây, chúng ta cùng nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. 1.1.Sự phát triển thể chất Thanh niên mới lớn là thời kỳ đạt đƣợc sự trƣởng thành về mặt có thể. Sự khác biệt giữa cơ thể của các em và ngƣời lớn không đáng kể. Đây là thời kỳ mà sự phát triển thể chất của con ngƣời đang đi vào giai đoạn hoàn chỉnh. Cụ thể: - Sự phát triển của hệ xƣơng đƣợc hoàn thiện, cơ bắp tiếp tục phát triển. Lực cơ của em trai 16 tuổi vƣợt lên gấp 2 lần so với lực cơ của chính em đó lúc 12 tuổi. - Nhịp độ tăng trƣởng về chiều cao và cân nặng đã chậm lại. Các em gái đạt đƣợc sự tăng trƣởng đầy đủ của mình trung bình vào khoảng 16-17 tuổi (± 13 tháng), các em trai vào khoảng 17-18 tuổi (± 10 tháng). Chiều cao, trọng lƣợng của các em trai đã đuổi kịp các em gái và còn tiếp tục vƣợt lên. - Các tố chất thể lực nhƣ sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai đƣợc tăng cƣờng. - Hoạt động của các tuyến nội tiết trở nên bình thƣờng. Sự không cân đối giữa trạng thái của các mạch máu với hoạt động của tim cũng mất dần. Ở tuổi này, các em các em vẫn còn tính dễ bị kích thích và sự thể hiện của nó nói chung giống nhƣ ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, tính dễ bị kích thích ở tuổi này không phải chỉ do nguyên nhân sinh lý mà còn do cách sống của các em nhƣ không giữ điều độ trong học tập, vui chơi, lao động, sử dụng các chất kích thích … 32
  • 33. - Đây là thời kỳ trƣởng thành về mặt giới tính. Đa số các em đã qua thời kỳ phát dục và chấm dứt sự khủng hoảng của thời kỳ phát dục để chuyển sang thời kỳ ổn định hơn. - Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm nhƣ trong cấu trúc tế bào não của ngƣời lớn. Số lƣợng dây thần kinh liên hợp, liên kết các phần khác nhau của vỏ não tăng lên. Điều này tạo tiền đề cần thiết cho sự phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổng hợp … của vỏ bán cầu đại não trong quá trình lao động và học tập. Những đặc điểm nêu ra trên đây tạo điều kiện cho các em có một cơ thể cân đối, khoẻ mạnh. 1.2.Điều kiện xã hội của sự phát triển Bên cạnh sự trƣởng thành về thể chất, điều kiện xã hội là nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thanh niên mới lớn. Dƣới đây là những yếu tố xã hội cụ thể ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh trung học phổ thông: - Hoạt động của thanh niên mới lớn ngày càng phong phú, phức tạp nên vai trò và hứng thú xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về phạm vi mà còn biến đổi về chất lƣợng. Trong thanh niên mới lớn ngày càng xuất hiện nhiều vai trò của ngƣời lớn và các em thực hiện vai trò đó có tính độc lập, tinh thần trách nhiệm hơn. Nhiệm vụ xã hội chủ yếu của lứa tuổi này là chọn nghề. - Trong gia đình, thanh niên mới lớn đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lớn. Cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em về một số vấn đề quan trọng trong gia đình. Về phía mình, các em biết quan tâm một cách thực sự tới nhiều mặt sinh hoạt trong gia đình. - Quyền lợi xã hội của thanh niên mới lớn đƣợc hiến pháp quy định nhƣ quyền bầu cử, quyền công dân, có trách nhiệm thực sự trƣớc xã hội nhƣ việc thực hiện nghĩa cụ quân sự, nghĩa vụ lao động. Thanh niên mới lớn có hình dáng ngƣời lớn, có những nét của ngƣời lớn, nhƣng chƣa phải là ngƣời lớn. Hầu hết thanh niên mới lớn vẫn còn đi học. Các em còn phụ thuộc vào ngƣời lớn, ngƣời lớn quyết định nội dung và xu hƣớng chính hoạt động của họ. Cả ngƣời lớn và thanh niên mới lớn đều thấy rằng, các vai trò mà thanh niên 33
  • 34. mới lớn thực hiện khác về chất so với vai trò của ngƣời lớn. Các em vẫn đến trƣờng học tập dƣới sự lãnh đạo của ngƣời lớn, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ về vật chất. Ở trƣờng và ngoài xã hội, thái độ của ngƣời lớn đối với các em thƣờng thể hiện tính chất hai mặt: một mặt nhắc nhở các em đã là ngƣời lớn và đòi hỏi các em tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ hợp lý, mặt khác lại đòi hỏi các em phải thích ứng với cha mẹ, giáo viên, phục tùng cha mẹ, giáo viên …. Trong xã hội hiện đại, do hoạt động lao động ngày càng đòi hỏi sự phức tạp và có tính kỹ thuật nên thời gian đào tạo kéo dài đáng kể. Điều này dẫn đến tình trạng kéo dài giai đoạn trƣởng thành nên vai trò xã hội của thanh niên còn phụ thuộc vào những yếu tố khác. Bởi vậy, tính không xác định về địa vị xã hội của thanh niên thƣờng xảy ra: trong hoàn cảnh này thanh niên đƣợc coi nhƣ một ngƣời lớn, trong hoàn cảnh khác họ vẫn bị coi là trẻ con. Điều này làm cho sự đánh giá về thanh niên mới lớn có sự phức tạp và thiếu đồng nhất. Do vậy, ngƣời lớn nên tìm cách tạo điều kiện cho việc xây dựng phƣơng thức sống phù hợp với mức độ phát triển chung của thanh niên, khuyến khích các hành động có ý thức, trách nhiệm riêng của thanh niên và sự tự giáo dục lẫn nhau trong tập thể thanh niên mới lớn. Nhƣ vậy, điều kiện xã hội của sự phát triển lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có sự thay đổi về chất. Vai trò trách nhiệm và quyền hạn xã hội của các em đƣợc xã hội thừa nhận một cách chính thức đã làm tăng cƣờng các hoạt động xã hội, chi phối và quyết định sự phát triển của các em về mọi mặt. Do vậy, nhà tâm lý học Erik Erikxơn cho rằng, đây là giai đoạn ngƣời thanh niên trẻ đang hình thành, tìm kiếm cái bản sắc riêng có mục đích xã hội của mình. 1.3.Các hoạt động của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông  Hoạt động học tập - Nội dung và tính chất hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông khác rất nhiều so với hoạt động học tập của lứa tuổi trƣớc đó. Hoạt động học tập của các em đòi hỏi cao về tính năng động, tính độc lập gắn liền với xu hƣớng học lên cao hay chọn nghề, vào đời … Hoạt động học tập đòi hỏi sự phát triển khả năng nhận thức cao, tƣ duy lý luận, sự suy đoán lôgic, khả năng trừu tƣợng và khái quát phát triển. 34
  • 35. - Học sinh trung học phổ thông ngày càng trƣởng thành, kinh nghiệm sống phong phú, các em ngày càng có ý thức mình đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa cuộc đời. Do đó, thái độ có ý thức của các em đối với hoạt động học tập ngày càng phát triển. - Tính phân hoá trong hoạt động học tập ở các em thể hiện rõ hơn, cao hơn so với thiếu niên do xu hƣớng chọn nghề, vào đời chi phối. Thái độ của các em đối với các môn học trở nên có lựa chọn hơn. Điều này thúc đẩy sự phát triển tính có chủ định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của các em trong hoạt động học tập.  Hoạt động liên quan tới việc chọn nghề Bên cạnh hoạt động học tập, ở thanh niên mới lớn đã xuất hiện nhu cầu, nguyện vọng và những đòi hỏi trực tiếp đối với hoạt động liên quan tới việc chọn nghề. Các em đang đứng trƣớc một sự thúc bách đối với việc chọn cho mình một nghề cụ thể, một chuyên ngành nhất định cho tƣơng lai gần sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới đời sống tâm lý của các em.  Hoạt động xã hội Tuỳ thuộc vào hứng thú, sở trƣờng và điều kiện của cá nhân, ở lứa tuổi này các em cũng tham gia vào các hoạt động xã hội nhất định. Việc tham gia vào các hoạt động xã hội ảnh hƣởng tích cực tới sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh, giúp các em có đời sống nội tâm phong phú và thu lƣợm đƣợc nhiều kinh nghiệm xã hội hơn. 2. SỰ PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các năng lực trí tuệ. Ở học sinh trung học phổ thông, tính chủ định đƣợc phát triển mạnh ở tất cả các qúa trình nhận thức.  Tri giác Ở thời kỳ này con ngƣời có độ nhạy cảm cao nhất về nhìn và nghe, có sự phối hợp nhịp nhàng nhất giữa các cơ quan vận động. Tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu sự điều khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách dời 35
  • 36. khỏi tƣ duy ngôn ngữ. Các em có thể điều khiển đƣợc hoạt động của mình theo kế hoạch chung và chú ý đến tất cả mọi khâu. Tuy vậy, quan sát của các em khó có hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của giáo viên. Giáo viên cần quan tâm để hƣớng quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất định, không vội vàng kết luận khi chƣa tích luỹ đầy đủ các sự kiện cần quan sát.  Trí nhớ Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ của học sinh trung học phổ thông. Loại trí nhớ này đƣợc hoàn thiện dần trong quá trình rèn luyện có thệ thống của cá nhân: càng học tập và rèn luyện tích cực, trí nhớ càng tốt và càng dễ nhớ những kiến thức mới. Đồng thời, vai trò của ghi nhớ lôgic trừu tƣợng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ rệt. Đặc biệt, các em đã tạo đƣợc tâm thế phân hoá trong ghi nhớ. Các em đã biết tài liệu nào cần ghi ghi nhớ một cách máy móc, tài liệu nào cần hiểu mà không cần nhớ. Song một số em còn ghi nhớ đại khái, chung chung, cũng có em còn đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu.  Chú ý Chú ý của học sinh trung học phổ thông cũng có những thay đổi nhƣ trí nhớ của các em. Thái độ có lựa chọn của học sinh đối với các môn học quyết định tính lựa chọn của chú ý. Khi tiếp thu tài liệu học tập, bao giờ các em cũng cố đánh giá ý nghĩa của nó, tiếp thu nó thông qua ý kiến chủ quan về ý nghĩa thực tiễn của tài liệu. Tài liệu nào đƣợc cho là quan trọng thì học sinh sẽ tích cực tiếp thu và ít chú ý đến phần tài liệu bị xem là không quan trọng. Thái độ có lựa chọn đối với các môn học cũng làm thay đổi vai trò của chú ý không chủ định. Do có hứng thú ổn định đối với môn học và lĩnh vực hoạt động nào đó nên chú ý không chủ định của các em có thể trở thành thƣờng xuyên hơn. Bên cạnh đó, chú ý có chủ định của các em cũng đƣợc tăng lên. Các em vẫn có thể tập trung chú ý vào cả những tài liệu các em không hứng thú và hiểu đƣợc ý nghĩa quan trọng của nó. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng đƣợc phát triển và hoàn thiện một cách rõ rệt. Các em đã có kỹ năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn … Có thể thấy tính có lựa chọn của chú ý và tính ổn định củ tuổi này phát triển cao hơn hẳn so với lứa tuổi khác. 36
  • 37.  Tƣ duy Do cấu trúc não phức tạp và chức năng của não phát triển, do sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hƣởng của hoạt động học tập mà hoạt động tƣ duy của học sinh trung học phổ thông có thay đổi quan trọng về chất. Hoạt động tƣ duy của các em tích cực, độc lập hơn. Các em có khả năng tƣ duy lý luận, tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập, sáng tạo trong những đối tƣợng quen biết đã đƣợc học ở trƣờng hoặc chƣa đƣợc học ở trƣờng. Các em thích khái quát hoá, thích tìm hiểu những quy luật, nguyên tắc chung của các hiện tƣợng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu. Tƣ duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời tính phê phán của tƣ duy cũng phát triển. Những đặc điểm trên tạo điều kiện cho các em thực hiện các thao tác tƣ duy lôgic, tƣ duy toán học phức tạp, phân tích nội dung cơ bản củakhái niệm trừu tƣợng và nắm đƣợc mối quan hệ nhân quả trong tự nhiên, xã hội … Cấu trúc trí tuệ của các em có tính phức tạp và phân hoá rõ rệt so với lứa tuổi trƣớc. Các kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phân hoá các năng lực trí tuệ của các em trai Cấu trúc trí tuệ của các em có tính phức tạp và phân hoá rõ rệt so với lứa tuổi trƣớc. Các kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình phân hoá các năng lực trí tuệ của các em trai đƣợc bắt đầu sớm hơn, bộ lộ rõ hơn so với các em gái. Các em trai thƣờng học giỏi các môn khoa học tự nhiên hơn các em gái, còn các em gái học tốt các môn khoa học xã hội và nhân văn, ngôn ngữ hơn các em trai. Học sinh lứa tuổi này có kỹ năng suy nghĩ độc lập và bƣớc đầu hình thành khả năng tự học. Đây là bƣớc phát triển hơn so với các lứa tuổi trƣớc. Tóm lại, sự phát triển trí tuệ của học sinh trung học phổ thông đã đạt ở mức độ cao và đang đƣợc hoàn thiện dần trong quá trình học tập. Càng lên các lớp cuối cấp, năng lực trí tuệ ngày càng phát triển. Điều này tạo cơ hội cho khả năng tƣ duy độc lập, tƣ duy khái quát hoá, tƣ duy sáng tạo, chuẩn bị cho việc học lên cao, học nghề và vào đời của các em. 37
  • 38. 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CHỦ YỂU CỦA LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Do sự phát triển thể lực, sự hoàn thiện về trí tuệ cũng nhƣ tính xã hội hoá ngày càng cao, nhân cách của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông có những nét phát triển mới, khác về chất so với trƣớc. Sau đây là những đặc điểm nhân cách nổi bật của lứa tuổi này. 3.1. Sự phát triển của tự ý thức Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi thanh niên. Sự phát triển tự ý thức của thanh niên mới lớn có những đặc điểm cơ bản sau: - Hình ảnh về thân thể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn. Từ tuổi thiếu niên, các em đã bắt đầu tri giác những đặc điểm cơ thể bản thân, nhƣng sang tuổi đầu thanh niên các em đánh giá về những đặc điểm đó một cách tỉ mỉ và nghiêm khắc. Các em thƣờng không hài lòng về chiều cao (quá cao hay quá thấp) và vóc dáng có thể (quá gầy hay quá béo). Các em thƣờng mơ ƣớc có đƣợc hình ảnh bên ngoài giống nhƣ những thần tƣợng của mình. Điều này khiến không ít thanh niên mới lớn gặp những bi kịch về tiêu chuẩn hình thức mà ngƣời lớn xung quanh ít quan tâm. - Sự phát triển tự ý thức của thanh niên mới lớn diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có đặc thù riêng. Các em có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Điều này khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. - Sự tự ý thức của thanh niên mới lớn xuất phát từ yêu cầu cuộc sống và hoạt động hàng ngày. Chính địa vị mới mẻ trong tập thể và những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh niên mới lớn phải ý thức đƣợc những đặc điểm nhân cách của mình. - Nội dung tự ý thức của lứa tuổi này cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình nhƣ thiếu niên mà còn nhận thức về vị 38