SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 19
3. CÁC OXIT CỦA NITƠ
   - Nitơ oxit (N2O): N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà
    kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu
    hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên
    phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -,3%. Một
    lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết
    quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ
    và vô cơ. N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay
    đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những
    tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách
    chậm chạp với nguyên tử oxy
3. CÁC OXIT CỦA NITƠ

   - Các oxyd nitơ (NO và NO2) là khí cấu tạo của khí
    quyển. Nhưng chúng là sản phẩm với số lượng quan
    trọng của sự cháy ở nhiệt độ cao và nhất là các máy
    nổ xăng và dầu. Chúng là những chất có vai trò
    đáng kể trong ONKK. NO2 là một khí bền vững,
    màu vàng sậm, làm giảm tầm nhìn và tạo nên màu
    nâu đặc trưng bao phủ vùng đô thị. Nó có độ hấp
    thụ mạnh đối với tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang
    hóa học. NO2 cũng tạo ra mưa acid.
3. CÁC OXIT CỦA NITƠ

   Khí N2O gây thủng tầng ozon như thế nào?
       Khoảng độ cao 11 - 50 km so với mặt biển được coi là tầng
    bình lưu của khí quyển. Trong tầng này dường như không còn
    mây nên bức xạ cực tím (UV) của mặt trời rất mạnh. Trong điều
    kiện này có nhiều phản ứng quang hoá xảy ra, trong đó có phản
    ứng tạo ôzôn. Dưới sự tác động của tia UV bước sóng ngắn
    (242nm) các phân tử oxy bị bẻ gãy thành các nguyên tử
    O2 → O(3P) + O(3P)
    Sau đó O(3P) tác dụng với phân tử O2 để tạo ra phân tử O3 (ôzôn)
    O(3P) +O2.= O3
3. CÁC OXIT CỦA NITƠ
   Trung bình ở độ cao 20 -25 km nồng độ O3 tối đa có thể đạt
    7ppm. Lớp này gọi là lớp giầu ôzôn. Ở các vùng cực, lớp này ở
    gần mặt đất hơn vài km so với ở vùng xích đạo.
    Lớp giầu ôzôn của khí quyển có khả năng hấp thụ mạnh các tia
    UV (nhất là ở vùng sóng 254nm) và cả các tia đỏ (ở vùng 600 nm)
    và sự hấp thụ này rất quan trọng trong quá trình phân phối năng
    lượng của khí quyển phía bên dưới, làm thay đổi quá trình đối lưu
    của không khí và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sống trên trái đất vì
    chính các tia UV có tác động trực tiếp đến các phân tử ADN của
    các tế bào.
    Cũng vì lý do trên mà chiếc "áo" ôzôn được xem như lá chắn bảo
    vệ sự sống trên mặt đất. Sự mỏng đi hoặc dầy lên của lớp giầu
    ôzôn trong khí quyển do nhiều yếu tố quyết định và đến nay người
    ta cho rằng một số chất tồn tại trong khí quyển như các NOx, các
    hợp chất clo-flo cacbon (CFC) có vai trò quan trọng trong việc
    phá huy tầng ôzôn.
3. CÁC OXIT CỦA NITƠ
   Các NOx có thể do con người (nền công nghiệp)
    hoặc do các hiện tượng tự nhiên tạo ra (sấm,
    sét...), nhưng các CFC thì duy nhất chỉ xuất phát
    từ hoạt dộng của con người. Các CFC, đặc biệt
    CFCl3 (R11), CF2Cl2 (R12), và CHClF2 (R22) đã
    được dùng lâu nay trong công nghiệp lạnh hoặc
    trong công nghiệp tạo bột xốp polyurethan. Hàng
    năm trên thế giới đã sử dụng trên 2 triệu tấn các
    chất này và một lượng không nhỏ của chúng bị
    phát thải vào không khí.
3. CÁC OXIT CỦA NITƠ
    R11, R12 không có chứa nhóm CH được gọi là
    các chất CFC "cứng". Chúng rất khó bị kết hợp
    hoặc phá huỷ nên chúng dần dần khuyếch tán khắp
    bầu khí quyển và tồn tại lâu hàng trăm năm. Chỉ có
    các CFC "mềm" như R22> mới bị phân huỷ dần
    từng phần trong tầng đối lưu.
         Các CFC trong tầng bình lưu sẽ bị tác động
    của ta UV ngắn (< 230 nm) và bị bật gốc clo Cl*
    ra. Cl* sẽ tiếp tục tác dụng với ôzôn (O3) và các
    gốc ôxy (*O*) để thành phản ứng tiếp diễn liên tục
    phá huỷ ôzôn
3. CÁC OXIT CỦA NITƠ
   CFC → Cl*
    Cl* + O3 → ClO* + O2
    ClO* + *O* → Cl* + O2
          Theo ước tính, hiện nay các phản ứng trên có thể làm
    mất từ 2-8% lượng ôzôn trong các tầng bình lưu dưới độ cao
    100 km.
          Giêng ở vùng Nam Cực lượng mất ôzôn càng trầm
    trọng, nhất là vào mùa đông. Vì vào mùa đông có sự tạo các
    đám mây ty do các sol khí núi lửa. Các đám mây ty chứa các
    tinh thể băng rất nhỏ và trên bề mặt các hạt băng này sẽ sảy ra
    các phản ứng dị thể giữa CFC, ôzôn và *O* để duy trì các
    phản ứng phá huỷ ôzôn . Ngoài ra còn một loạt phản ứng nữa
    liên quan đến sự có mặt của NO2 trong tầng bình lưu để tạo ra
    Cl* và phá huỷ ôzôn.
3. CÁC OXIT CỦA NITƠ

   Cũng vì lý do trên, các chất CFC ngoài gây
    hiệu ứng nhà kính, còn bị quy kết là nguyên
    nhân quan trọng làm mỏng lớp ôzôn của khí
    quyển và theo Nghị định thư Montreal,
    người ta đang cố gắng cắt giảm sự sản xuất
    và sử dụng các chất này, đặc biệt là các
    CFC "cứng
Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên
           toàn cầu
   Việc thải ra khí cacbonic, nhiệt độ Trái Đất tăng
    lên, băng tan và khí hậu thất thường luôn có mặt
    trong những bản tin hằng ngày. Nhưng có phải sự
    quan tâm của chúng ta đến khí cacbonic đã che
    mắt chúng ta trước sự đe dọa của một tác nhân
    nguy hiểm hơn? Thủ phạm gây ra hiện tượng ấm
    lên toàn cầu chính là Nitơ và việc xem nhẹ nó sẽ
    dẫn đến những thiệt hại rất lớn tới cả sức khoẻ của
    con người lẫn môi trường
Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu
   Khí nitơ trong thiên nhiên
           Nitơ là một khí thiết yếu của cuộc sống. Thực vật, động vật và vi
    khuẩn, tất cả đều sử dụng Nitơ (trong các amino acid, thành phần cấu
    tạo nên protein – chất đạm).
   Protein không chỉ cho phép chúng ta phát triển và hoạt động mà chúng
    còn hình thành cơ sở của hầu hết mọi phản ứng hoá học trong cơ thể con
    người.
   Nguồn Nitơ chính của chúng ta là từ khí quyển, nơi mà chúng hiện diện
    dưới dạng khí Nitơ (N2), còn gọi là đạm khí. Tuy nhiên ở dạng khí, Nitơ
    rất trơ và chỉ một số lượng nhỏ sinh vật có thể sử dụng nó. Quá trình tự
    nhiên của việc sử dụng khí nitơ và chuyển hoá nó thành những hợp chất
    hữu dụng (có ích) gọi là cố định đạm, và được thực hiện bởi vi khuẩn cố
    định đạm (và thỉnh thoảng là sấm sét).
    Khả năng kết hợp hay cố định nitơ là đặc trưng quan trọng của công
    nghiệp hóa chất hiện đại, trong đó Nitơ (cùng với khí thiên nhiên) được
    chuyển hóa thành amôniắc (phương pháp Haber
Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên
                toàn cầu
    Ammoniac về mặt sinh học dễ tiếp cận hơn khí Nitơ và
    được sử dụng bởi vi khuẩn nitrat hoá để tạo thành các anion
    nitrit (NO2-) và sau đó là nitrat (NO3-). Những ion nitrat này
    là dạng Nitơ mà thực vật có thể hấp thụ được, và như thế
    tức là dạng đưa Nitơ vào chuỗi thức ăn của chúng ta.
   Nhưng nếu toàn bộ lượng Nitơ trong khí quyển rốt cuộc đều
    bị hấp thụ bởi động vật và thực vật thì chắc chắn sẽ có sự
    thiếu hụt Nitơ. May thay có những vi khuẩn có khả năng
    khử Nitơ nhằm hoàn thành chu trình tự nhiên của Nitơ và
    chuyển hoá nó thành chất khí N2.
Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên
                toàn cầu
   Chu trình này một cách tự nhiên được điều chỉnh
    bởi tốc độ mà vi khuẩn có thể chuyển hoá một hợp
    chất này thành một hợp chất khác và bởi số lượng vi
    khuẩn có sẵn trong đất. Trước đây, việc này dẫn đến
    một giới hạn tự nhiên của Nitơ trong tự nhiên, điều
    này dẫn đến việc luôn tồn tại một ngưỡng nitơ nhất
    định trong tầng sinh quyển. Tuy nhiên sự tiến bộ kỹ
    thuật đã đột ngột làm tăng giới hạn tự nhiên này lên,
    và những hậu quả của nó đã có ảnh hưởng sâu rộng.
    Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên
                 toàn cầu
    Các vi khuẩn lấy Nitơ từ không khí và chuyển đổi thành
    những hỗn hợp mà thực vật và động vật có thể sử dụng được.
    Nguyên nhân của việc lượng Nitơ tăng quá cao (thừa Nitơ)
        Sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp đã báo trước
    một sự thay đổi nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn đến sự cân
    bằng Nitơ.
   Việc đốt cháy những nguyên liệu dưới lòng đất như than đá,
    dầu mỏ với qui mô lớn đã giải phóng những lượng lớn Nitơ
    oxit (bao gồm cả đinitơ oxit hay N2O).
   Điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi Thế chiến I diễn ra, với
    sự phát triển của quá trình Haber-Bosch (quá trình điều chế
    NH3 từ khí N2 mà không có sự tham gia của vi khuẩn cố định
    đạm nói trên).
Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên
                toàn cầu
   Lượng khí ammonia được sản xuất trở thành một
    nguồn tài nguyên đáng kể và được sử dụng làm
    nguyên liệu sản xuất những thứ phân bón rẻ tiền cho
    hoa màu. Việc đốt rừng làm rẫy cũng như sản xuất
    nylon cũng góp phần đáng kể vào sự gia tăng lương
    Nitơ. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nông nghiệp
    trên thế giới khiến chúng ta phân vân về việc có nên
    dừng điều chế Nitơ nhân tạo hay không? Tại sao
    chúng ta lại muốn quay trở lại giới hạn tự nhiên của
    chu trình Nitơ.
Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

    Có hai đối tượng chính chịu ảnh hưởng xấu của các hợp chất của N: môi
    trường và sức khoẻ con người. Khi khí đinitơ oxit (N2O) lên đến tầng
    bình lưu và phá huỷ tầng ozone, dẫn đến sự gia tăng lượng bức xạ cực
    tím, gây ung thư da và đục thuỷ tinh thể.
   Trớ trêu thay khi N2O ở gần mặt đất nó có thể tạo thành ozone, từ đó tạo
    thành sương mù vào những ngày nắng nóng và không có gió. Sương mù
    đó gây ra các bệnh đường hô hấp, phá hoại buồng phổi, tăng nguy cơ ung
    thư cũng như làm giảm sức đề kháng của con người. Nitơ oxit cũng hòa
    tan hơi nước trong không khí và tạo thành mưa acid, bào mòn đá, các vật
    dụng bằng kim loại cũng như nhà cửa.
    Năm 1967 một cây cầu trên sông Ohio bị sập do mưa acid, khiến 46
    người chết. Không chỉ thế, ngay đến con người, thực vật (bao gồm cả cây
    trồng của chúng ta) cũng gặp nguy hiểm.
   Mối liên hệ giữa mưa acid, bệnh Alzheimer và các vấn đề về não bộ đã
    được nhiều nhà khoa học lưu ý. Vậy tóm lại, đây là tin xấu !
Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên
                 toàn cầu
   Còn nhiều vấn đề khác nữa. Việc lạm dụng phân bón
    hoa màu cũng như các hợp chất của nitơ để nuôi gia
    súc đã dẫn đến một lượng lớn nitơ chảy vào trong các
    ao hồ. Hậu quả là tảo phát triển mạnh ngoài sự kiểm
    soát nhờ vào “dòng lũ” Nitơ này, lấy hết nguồn oxy
    trong nước và lấp đi ánh sáng mặt trời, làm tôm cá
    chết ngạt và ngăn cản quá trình quang hợp ở các thực
    vật sống dưới nước. Đáng lo ngại là lượng Nitơ ở hồ
    tại Na uy đã tăng lên gấp đôi trong 10 năm qua và ở
    Bắc Âu người ta đang thải ra lượng nitơ với tốc độ
    gấp 100 lần tự nhiên. Tương lai của những cái hồ này
    xem ra vô cùng u ám.
Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên
                 toàn cầu
   Quay trở lại với đất, lượng nitơ trong đất tăng cũng khiến
    một số loài thực có thể thắng thế hơn so với số còn lại. Sự
    “phục vụ” này có thể giúp chúng lợi dụng số Nitơ thừa để
    phát triển một cách nhanh chóng, và điều này hiển nhiên
    số phận của những loài khác sẽ trở nên tăm tối vì mất đi
    nhiều nguồn tài nguyên. Các loài thực vật khác dần dần
    biến mất (tuyệt chủng), ảnh hưởng đến các loài động vật,
    côn trùng, chim muông ăn các loài này để sống. Đây
    chính là hiện tượng đã khiến cho nhiều khu rừng ở Hà Lan
    trở nên khan hiếm các chủng loại động thực vật.
Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên
                toàn cầu
   Cuối cùng, nitơ oxit cũng gây ra hiện tượng trái
    đất nóng dần lên. Dù nồng độ nitơ oxit trong
    không khí ít hơn đáng kể so với nồng độ CO2, mối
    nguy hại tiềm tàng do chúng gây ra làm ảnh
    hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường lại nhiều
    gấp 300 lần.
CÁC HỢP CHẤT CỦA OXIT NITO CÓ TRONG
     KHÍ THẢI XE HƠI LÀM Ô NHIỄM MÔI
                      TRƯỜNG
 Chúng ta thường thấy khi khởi động và trong quá

  trình xe hơi vận hành, ống khói củ xe thường xả
  ra khói đen hoặc khói màu trắng. Đó là những gì
  mà ta gọi là khí thải từ xe hơi, chúng là một trong
  những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí .
     Trong khí thải của xe hơi có nito và hợp chất
  oxit nito,CO và một số hợp chất của muối.Chúng
  đều là những hợp chất có hại cho con người sẽ
  tích tụ lại

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíTan Nguyen Huu
 
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mt
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mtTìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mt
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mtHương Vũ
 
6898950 10 Ma Acid
6898950 10 Ma Acid6898950 10 Ma Acid
6898950 10 Ma Acidhanhdieu
 
o nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khio nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khiĐại Lê Vinh
 
Bài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide shareBài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide sharemaichipbong
 
Quan trắc nước mưa
Quan trắc nước mưaQuan trắc nước mưa
Quan trắc nước mưanhóc Ngố
 
Ô nhiễm môi trường và hành động của chúng ta
Ô nhiễm môi trường và hành động của chúng taÔ nhiễm môi trường và hành động của chúng ta
Ô nhiễm môi trường và hành động của chúng taNgọc Trâm Phan
 
Btl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruongBtl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruongngocnganmonkey
 
Bài báo cáo
Bài báo cáoBài báo cáo
Bài báo cáovt21220406
 
ô Nhiễm không khí ngoài trời
ô Nhiễm không khí ngoài trờiô Nhiễm không khí ngoài trời
ô Nhiễm không khí ngoài trờiAnh Nguyen
 
Bien doi khi hau21
Bien doi khi hau21Bien doi khi hau21
Bien doi khi hau21Phi Phi
 
Hiện trạng ô nhiễm không khí ở khu vực thành phố
Hiện trạng ô nhiễm không khí ở khu vực thành phốHiện trạng ô nhiễm không khí ở khu vực thành phố
Hiện trạng ô nhiễm không khí ở khu vực thành phốÁi Như Dương
 

La actualidad más candente (19)

Hien tuong suy giam tang ozon
Hien tuong suy giam tang ozonHien tuong suy giam tang ozon
Hien tuong suy giam tang ozon
 
Tieu luan khoi mu quang hoa le trong cuong
Tieu luan khoi mu quang hoa le trong cuongTieu luan khoi mu quang hoa le trong cuong
Tieu luan khoi mu quang hoa le trong cuong
 
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậuBiến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu
 
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khíÔ nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí
 
Moitruong
MoitruongMoitruong
Moitruong
 
Thuyet trinh nhom
Thuyet trinh nhomThuyet trinh nhom
Thuyet trinh nhom
 
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mt
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mtTìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mt
Tìm hiểu về SO2_hà nội_hóa mt
 
So2 ppt
So2 pptSo2 ppt
So2 ppt
 
ozon
ozonozon
ozon
 
6898950 10 Ma Acid
6898950 10 Ma Acid6898950 10 Ma Acid
6898950 10 Ma Acid
 
o nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khio nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khi
 
Bài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide shareBài tiểu luận môn.pptx slide share
Bài tiểu luận môn.pptx slide share
 
Quan trắc nước mưa
Quan trắc nước mưaQuan trắc nước mưa
Quan trắc nước mưa
 
Ô nhiễm môi trường và hành động của chúng ta
Ô nhiễm môi trường và hành động của chúng taÔ nhiễm môi trường và hành động của chúng ta
Ô nhiễm môi trường và hành động của chúng ta
 
Btl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruongBtl2 hoahocvamoitruong
Btl2 hoahocvamoitruong
 
Bài báo cáo
Bài báo cáoBài báo cáo
Bài báo cáo
 
ô Nhiễm không khí ngoài trời
ô Nhiễm không khí ngoài trờiô Nhiễm không khí ngoài trời
ô Nhiễm không khí ngoài trời
 
Bien doi khi hau21
Bien doi khi hau21Bien doi khi hau21
Bien doi khi hau21
 
Hiện trạng ô nhiễm không khí ở khu vực thành phố
Hiện trạng ô nhiễm không khí ở khu vực thành phốHiện trạng ô nhiễm không khí ở khu vực thành phố
Hiện trạng ô nhiễm không khí ở khu vực thành phố
 

Destacado

Thiết kế hệ thống xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện đốt than
Thiết kế hệ thống xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện đốt thanThiết kế hệ thống xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện đốt than
Thiết kế hệ thống xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện đốt thanLinh Linpine
 
Bài thảo luận ddc tuần 6
Bài thảo luận ddc tuần 6Bài thảo luận ddc tuần 6
Bài thảo luận ddc tuần 6Cường Đặng
 
Bao quan thuc pham
Bao quan thuc phamBao quan thuc pham
Bao quan thuc phamgaucon27790
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Chris2610
 
Bai 36 metan
Bai 36 metanBai 36 metan
Bai 36 metanP.F.I.E.V
 
Quan trac chat luong khong khi trong nha
Quan trac chat luong khong khi trong nhaQuan trac chat luong khong khi trong nha
Quan trac chat luong khong khi trong nhanhóc Ngố
 
Hoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngHoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngNguyễn Quốc
 
Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác  Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác dang thuan
 

Destacado (11)

Thiết kế hệ thống xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện đốt than
Thiết kế hệ thống xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện đốt thanThiết kế hệ thống xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện đốt than
Thiết kế hệ thống xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện đốt than
 
Bài thảo luận ddc tuần 6
Bài thảo luận ddc tuần 6Bài thảo luận ddc tuần 6
Bài thảo luận ddc tuần 6
 
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ - Newtech Co
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ - Newtech CoBáo cáo giám sát môi trường định kỳ - Newtech Co
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ - Newtech Co
 
Bao quan thuc pham
Bao quan thuc phamBao quan thuc pham
Bao quan thuc pham
 
Ch4
Ch4Ch4
Ch4
 
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
Phân tích hoạt động công nghiệp & nông nghiệp tác động đến môi trường
 
Bai 36 metan
Bai 36 metanBai 36 metan
Bai 36 metan
 
Quan trac chat luong khong khi trong nha
Quan trac chat luong khong khi trong nhaQuan trac chat luong khong khi trong nha
Quan trac chat luong khong khi trong nha
 
Chuong2
Chuong2Chuong2
Chuong2
 
Hoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trườngHoa chat doc trong môi trường
Hoa chat doc trong môi trường
 
Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác  Kỹ thuật xúc tác
Kỹ thuật xúc tác
 

Similar a No2

Bai giang hmt boi duong gv gdtx
Bai giang hmt boi duong gv gdtxBai giang hmt boi duong gv gdtx
Bai giang hmt boi duong gv gdtxcuongpham21121983
 
o nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khio nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khiĐại Lê Vinh
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC 11 - SÁCH MỚI NĂM 2023 (CHƯƠNG 2 NITROGEN VÀ SULFU...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC 11 - SÁCH MỚI NĂM 2023 (CHƯƠNG 2 NITROGEN VÀ SULFU...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC 11 - SÁCH MỚI NĂM 2023 (CHƯƠNG 2 NITROGEN VÀ SULFU...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC 11 - SÁCH MỚI NĂM 2023 (CHƯƠNG 2 NITROGEN VÀ SULFU...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápPhan Nghi
 
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdfĐo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdfLinhNguyenTien3
 
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
 Powerpoint Ô nhiễm môi trường Powerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trườngNhung Lê
 
Evolution of earth'satmosphere
Evolution of earth'satmosphereEvolution of earth'satmosphere
Evolution of earth'satmosphereVy Tường
 
Tailieu.vncty.com tai-lieu-bien-doi-khi-hau-thuc-trang-thach-thuc-giai-phap
Tailieu.vncty.com   tai-lieu-bien-doi-khi-hau-thuc-trang-thach-thuc-giai-phapTailieu.vncty.com   tai-lieu-bien-doi-khi-hau-thuc-trang-thach-thuc-giai-phap
Tailieu.vncty.com tai-lieu-bien-doi-khi-hau-thuc-trang-thach-thuc-giai-phapTrần Đức Anh
 
hiệuứngnhàkínhnhóm7.pptx
hiệuứngnhàkínhnhóm7.pptxhiệuứngnhàkínhnhóm7.pptx
hiệuứngnhàkínhnhóm7.pptxtuantretrau081
 
L3-Oxy hoa nhiet.pdf
L3-Oxy hoa nhiet.pdfL3-Oxy hoa nhiet.pdf
L3-Oxy hoa nhiet.pdfDanh Bich Do
 
MOI TRUONG VA CON NGUOI HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION
MOI TRUONG VA CON NGUOI HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATIONMOI TRUONG VA CON NGUOI HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION
MOI TRUONG VA CON NGUOI HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATIONNguyen Thanh Tu Collection
 

Similar a No2 (20)

Bai giang hmt boi duong gv gdtx
Bai giang hmt boi duong gv gdtxBai giang hmt boi duong gv gdtx
Bai giang hmt boi duong gv gdtx
 
Moi truong sinh thai va tai nguyen
Moi truong sinh thai va tai nguyenMoi truong sinh thai va tai nguyen
Moi truong sinh thai va tai nguyen
 
o nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khio nhiem moi truong khong khi
o nhiem moi truong khong khi
 
Vong tuan hoan nito nguyen thi kim huong
Vong tuan hoan nito nguyen thi kim huongVong tuan hoan nito nguyen thi kim huong
Vong tuan hoan nito nguyen thi kim huong
 
Khí freon
Khí freonKhí freon
Khí freon
 
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
 
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
Hoa hoc xanh ts le thi thanh huong 2016
 
BáO CáO
BáO CáOBáO CáO
BáO CáO
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC 11 - SÁCH MỚI NĂM 2023 (CHƯƠNG 2 NITROGEN VÀ SULFU...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC 11 - SÁCH MỚI NĂM 2023 (CHƯƠNG 2 NITROGEN VÀ SULFU...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC 11 - SÁCH MỚI NĂM 2023 (CHƯƠNG 2 NITROGEN VÀ SULFU...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC 11 - SÁCH MỚI NĂM 2023 (CHƯƠNG 2 NITROGEN VÀ SULFU...
 
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải phápô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
ô nhiễm môi trường, thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
 
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdfĐo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
Đo và Kiểm Tra Môi Trường(1-2).pdf
 
Bai giang Hoa hoc moi truong khong khi.pdf
Bai giang Hoa hoc moi truong khong khi.pdfBai giang Hoa hoc moi truong khong khi.pdf
Bai giang Hoa hoc moi truong khong khi.pdf
 
nhóm7lop76.pptx
nhóm7lop76.pptxnhóm7lop76.pptx
nhóm7lop76.pptx
 
nhóm7lop76.pptx
nhóm7lop76.pptxnhóm7lop76.pptx
nhóm7lop76.pptx
 
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
 Powerpoint Ô nhiễm môi trường Powerpoint Ô nhiễm môi trường
Powerpoint Ô nhiễm môi trường
 
Evolution of earth'satmosphere
Evolution of earth'satmosphereEvolution of earth'satmosphere
Evolution of earth'satmosphere
 
Tailieu.vncty.com tai-lieu-bien-doi-khi-hau-thuc-trang-thach-thuc-giai-phap
Tailieu.vncty.com   tai-lieu-bien-doi-khi-hau-thuc-trang-thach-thuc-giai-phapTailieu.vncty.com   tai-lieu-bien-doi-khi-hau-thuc-trang-thach-thuc-giai-phap
Tailieu.vncty.com tai-lieu-bien-doi-khi-hau-thuc-trang-thach-thuc-giai-phap
 
hiệuứngnhàkínhnhóm7.pptx
hiệuứngnhàkínhnhóm7.pptxhiệuứngnhàkínhnhóm7.pptx
hiệuứngnhàkínhnhóm7.pptx
 
L3-Oxy hoa nhiet.pdf
L3-Oxy hoa nhiet.pdfL3-Oxy hoa nhiet.pdf
L3-Oxy hoa nhiet.pdf
 
MOI TRUONG VA CON NGUOI HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION
MOI TRUONG VA CON NGUOI HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATIONMOI TRUONG VA CON NGUOI HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION
MOI TRUONG VA CON NGUOI HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF TECHNOLOGY AND EDUCATION
 

No2

  • 1. 3. CÁC OXIT CỦA NITƠ  - Nitơ oxit (N2O): N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -,3%. Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy
  • 2. 3. CÁC OXIT CỦA NITƠ  - Các oxyd nitơ (NO và NO2) là khí cấu tạo của khí quyển. Nhưng chúng là sản phẩm với số lượng quan trọng của sự cháy ở nhiệt độ cao và nhất là các máy nổ xăng và dầu. Chúng là những chất có vai trò đáng kể trong ONKK. NO2 là một khí bền vững, màu vàng sậm, làm giảm tầm nhìn và tạo nên màu nâu đặc trưng bao phủ vùng đô thị. Nó có độ hấp thụ mạnh đối với tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học. NO2 cũng tạo ra mưa acid.
  • 3. 3. CÁC OXIT CỦA NITƠ  Khí N2O gây thủng tầng ozon như thế nào?  Khoảng độ cao 11 - 50 km so với mặt biển được coi là tầng bình lưu của khí quyển. Trong tầng này dường như không còn mây nên bức xạ cực tím (UV) của mặt trời rất mạnh. Trong điều kiện này có nhiều phản ứng quang hoá xảy ra, trong đó có phản ứng tạo ôzôn. Dưới sự tác động của tia UV bước sóng ngắn (242nm) các phân tử oxy bị bẻ gãy thành các nguyên tử O2 → O(3P) + O(3P) Sau đó O(3P) tác dụng với phân tử O2 để tạo ra phân tử O3 (ôzôn) O(3P) +O2.= O3
  • 4. 3. CÁC OXIT CỦA NITƠ  Trung bình ở độ cao 20 -25 km nồng độ O3 tối đa có thể đạt 7ppm. Lớp này gọi là lớp giầu ôzôn. Ở các vùng cực, lớp này ở gần mặt đất hơn vài km so với ở vùng xích đạo.  Lớp giầu ôzôn của khí quyển có khả năng hấp thụ mạnh các tia UV (nhất là ở vùng sóng 254nm) và cả các tia đỏ (ở vùng 600 nm) và sự hấp thụ này rất quan trọng trong quá trình phân phối năng lượng của khí quyển phía bên dưới, làm thay đổi quá trình đối lưu của không khí và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sống trên trái đất vì chính các tia UV có tác động trực tiếp đến các phân tử ADN của các tế bào.  Cũng vì lý do trên mà chiếc "áo" ôzôn được xem như lá chắn bảo vệ sự sống trên mặt đất. Sự mỏng đi hoặc dầy lên của lớp giầu ôzôn trong khí quyển do nhiều yếu tố quyết định và đến nay người ta cho rằng một số chất tồn tại trong khí quyển như các NOx, các hợp chất clo-flo cacbon (CFC) có vai trò quan trọng trong việc phá huy tầng ôzôn.
  • 5. 3. CÁC OXIT CỦA NITƠ  Các NOx có thể do con người (nền công nghiệp) hoặc do các hiện tượng tự nhiên tạo ra (sấm, sét...), nhưng các CFC thì duy nhất chỉ xuất phát từ hoạt dộng của con người. Các CFC, đặc biệt CFCl3 (R11), CF2Cl2 (R12), và CHClF2 (R22) đã được dùng lâu nay trong công nghiệp lạnh hoặc trong công nghiệp tạo bột xốp polyurethan. Hàng năm trên thế giới đã sử dụng trên 2 triệu tấn các chất này và một lượng không nhỏ của chúng bị phát thải vào không khí.
  • 6. 3. CÁC OXIT CỦA NITƠ  R11, R12 không có chứa nhóm CH được gọi là các chất CFC "cứng". Chúng rất khó bị kết hợp hoặc phá huỷ nên chúng dần dần khuyếch tán khắp bầu khí quyển và tồn tại lâu hàng trăm năm. Chỉ có các CFC "mềm" như R22> mới bị phân huỷ dần từng phần trong tầng đối lưu. Các CFC trong tầng bình lưu sẽ bị tác động của ta UV ngắn (< 230 nm) và bị bật gốc clo Cl* ra. Cl* sẽ tiếp tục tác dụng với ôzôn (O3) và các gốc ôxy (*O*) để thành phản ứng tiếp diễn liên tục phá huỷ ôzôn
  • 7. 3. CÁC OXIT CỦA NITƠ  CFC → Cl* Cl* + O3 → ClO* + O2 ClO* + *O* → Cl* + O2 Theo ước tính, hiện nay các phản ứng trên có thể làm mất từ 2-8% lượng ôzôn trong các tầng bình lưu dưới độ cao 100 km. Giêng ở vùng Nam Cực lượng mất ôzôn càng trầm trọng, nhất là vào mùa đông. Vì vào mùa đông có sự tạo các đám mây ty do các sol khí núi lửa. Các đám mây ty chứa các tinh thể băng rất nhỏ và trên bề mặt các hạt băng này sẽ sảy ra các phản ứng dị thể giữa CFC, ôzôn và *O* để duy trì các phản ứng phá huỷ ôzôn . Ngoài ra còn một loạt phản ứng nữa liên quan đến sự có mặt của NO2 trong tầng bình lưu để tạo ra Cl* và phá huỷ ôzôn.
  • 8. 3. CÁC OXIT CỦA NITƠ  Cũng vì lý do trên, các chất CFC ngoài gây hiệu ứng nhà kính, còn bị quy kết là nguyên nhân quan trọng làm mỏng lớp ôzôn của khí quyển và theo Nghị định thư Montreal, người ta đang cố gắng cắt giảm sự sản xuất và sử dụng các chất này, đặc biệt là các CFC "cứng
  • 9. Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu  Việc thải ra khí cacbonic, nhiệt độ Trái Đất tăng lên, băng tan và khí hậu thất thường luôn có mặt trong những bản tin hằng ngày. Nhưng có phải sự quan tâm của chúng ta đến khí cacbonic đã che mắt chúng ta trước sự đe dọa của một tác nhân nguy hiểm hơn? Thủ phạm gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu chính là Nitơ và việc xem nhẹ nó sẽ dẫn đến những thiệt hại rất lớn tới cả sức khoẻ của con người lẫn môi trường
  • 10. Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu  Khí nitơ trong thiên nhiên Nitơ là một khí thiết yếu của cuộc sống. Thực vật, động vật và vi khuẩn, tất cả đều sử dụng Nitơ (trong các amino acid, thành phần cấu tạo nên protein – chất đạm).  Protein không chỉ cho phép chúng ta phát triển và hoạt động mà chúng còn hình thành cơ sở của hầu hết mọi phản ứng hoá học trong cơ thể con người.  Nguồn Nitơ chính của chúng ta là từ khí quyển, nơi mà chúng hiện diện dưới dạng khí Nitơ (N2), còn gọi là đạm khí. Tuy nhiên ở dạng khí, Nitơ rất trơ và chỉ một số lượng nhỏ sinh vật có thể sử dụng nó. Quá trình tự nhiên của việc sử dụng khí nitơ và chuyển hoá nó thành những hợp chất hữu dụng (có ích) gọi là cố định đạm, và được thực hiện bởi vi khuẩn cố định đạm (và thỉnh thoảng là sấm sét).  Khả năng kết hợp hay cố định nitơ là đặc trưng quan trọng của công nghiệp hóa chất hiện đại, trong đó Nitơ (cùng với khí thiên nhiên) được chuyển hóa thành amôniắc (phương pháp Haber
  • 11. Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu  Ammoniac về mặt sinh học dễ tiếp cận hơn khí Nitơ và được sử dụng bởi vi khuẩn nitrat hoá để tạo thành các anion nitrit (NO2-) và sau đó là nitrat (NO3-). Những ion nitrat này là dạng Nitơ mà thực vật có thể hấp thụ được, và như thế tức là dạng đưa Nitơ vào chuỗi thức ăn của chúng ta.  Nhưng nếu toàn bộ lượng Nitơ trong khí quyển rốt cuộc đều bị hấp thụ bởi động vật và thực vật thì chắc chắn sẽ có sự thiếu hụt Nitơ. May thay có những vi khuẩn có khả năng khử Nitơ nhằm hoàn thành chu trình tự nhiên của Nitơ và chuyển hoá nó thành chất khí N2.
  • 12. Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu  Chu trình này một cách tự nhiên được điều chỉnh bởi tốc độ mà vi khuẩn có thể chuyển hoá một hợp chất này thành một hợp chất khác và bởi số lượng vi khuẩn có sẵn trong đất. Trước đây, việc này dẫn đến một giới hạn tự nhiên của Nitơ trong tự nhiên, điều này dẫn đến việc luôn tồn tại một ngưỡng nitơ nhất định trong tầng sinh quyển. Tuy nhiên sự tiến bộ kỹ thuật đã đột ngột làm tăng giới hạn tự nhiên này lên, và những hậu quả của nó đã có ảnh hưởng sâu rộng. Vậy chuyện gì đã xảy ra?
  • 13. Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu  Các vi khuẩn lấy Nitơ từ không khí và chuyển đổi thành những hỗn hợp mà thực vật và động vật có thể sử dụng được. Nguyên nhân của việc lượng Nitơ tăng quá cao (thừa Nitơ) Sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp đã báo trước một sự thay đổi nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng Nitơ.  Việc đốt cháy những nguyên liệu dưới lòng đất như than đá, dầu mỏ với qui mô lớn đã giải phóng những lượng lớn Nitơ oxit (bao gồm cả đinitơ oxit hay N2O).  Điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi Thế chiến I diễn ra, với sự phát triển của quá trình Haber-Bosch (quá trình điều chế NH3 từ khí N2 mà không có sự tham gia của vi khuẩn cố định đạm nói trên).
  • 14. Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu  Lượng khí ammonia được sản xuất trở thành một nguồn tài nguyên đáng kể và được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất những thứ phân bón rẻ tiền cho hoa màu. Việc đốt rừng làm rẫy cũng như sản xuất nylon cũng góp phần đáng kể vào sự gia tăng lương Nitơ. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nông nghiệp trên thế giới khiến chúng ta phân vân về việc có nên dừng điều chế Nitơ nhân tạo hay không? Tại sao chúng ta lại muốn quay trở lại giới hạn tự nhiên của chu trình Nitơ.
  • 15. Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu  Có hai đối tượng chính chịu ảnh hưởng xấu của các hợp chất của N: môi trường và sức khoẻ con người. Khi khí đinitơ oxit (N2O) lên đến tầng bình lưu và phá huỷ tầng ozone, dẫn đến sự gia tăng lượng bức xạ cực tím, gây ung thư da và đục thuỷ tinh thể.  Trớ trêu thay khi N2O ở gần mặt đất nó có thể tạo thành ozone, từ đó tạo thành sương mù vào những ngày nắng nóng và không có gió. Sương mù đó gây ra các bệnh đường hô hấp, phá hoại buồng phổi, tăng nguy cơ ung thư cũng như làm giảm sức đề kháng của con người. Nitơ oxit cũng hòa tan hơi nước trong không khí và tạo thành mưa acid, bào mòn đá, các vật dụng bằng kim loại cũng như nhà cửa.  Năm 1967 một cây cầu trên sông Ohio bị sập do mưa acid, khiến 46 người chết. Không chỉ thế, ngay đến con người, thực vật (bao gồm cả cây trồng của chúng ta) cũng gặp nguy hiểm.  Mối liên hệ giữa mưa acid, bệnh Alzheimer và các vấn đề về não bộ đã được nhiều nhà khoa học lưu ý. Vậy tóm lại, đây là tin xấu !
  • 16. Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu  Còn nhiều vấn đề khác nữa. Việc lạm dụng phân bón hoa màu cũng như các hợp chất của nitơ để nuôi gia súc đã dẫn đến một lượng lớn nitơ chảy vào trong các ao hồ. Hậu quả là tảo phát triển mạnh ngoài sự kiểm soát nhờ vào “dòng lũ” Nitơ này, lấy hết nguồn oxy trong nước và lấp đi ánh sáng mặt trời, làm tôm cá chết ngạt và ngăn cản quá trình quang hợp ở các thực vật sống dưới nước. Đáng lo ngại là lượng Nitơ ở hồ tại Na uy đã tăng lên gấp đôi trong 10 năm qua và ở Bắc Âu người ta đang thải ra lượng nitơ với tốc độ gấp 100 lần tự nhiên. Tương lai của những cái hồ này xem ra vô cùng u ám.
  • 17. Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu  Quay trở lại với đất, lượng nitơ trong đất tăng cũng khiến một số loài thực có thể thắng thế hơn so với số còn lại. Sự “phục vụ” này có thể giúp chúng lợi dụng số Nitơ thừa để phát triển một cách nhanh chóng, và điều này hiển nhiên số phận của những loài khác sẽ trở nên tăm tối vì mất đi nhiều nguồn tài nguyên. Các loài thực vật khác dần dần biến mất (tuyệt chủng), ảnh hưởng đến các loài động vật, côn trùng, chim muông ăn các loài này để sống. Đây chính là hiện tượng đã khiến cho nhiều khu rừng ở Hà Lan trở nên khan hiếm các chủng loại động thực vật.
  • 18. Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu  Cuối cùng, nitơ oxit cũng gây ra hiện tượng trái đất nóng dần lên. Dù nồng độ nitơ oxit trong không khí ít hơn đáng kể so với nồng độ CO2, mối nguy hại tiềm tàng do chúng gây ra làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường lại nhiều gấp 300 lần.
  • 19. CÁC HỢP CHẤT CỦA OXIT NITO CÓ TRONG KHÍ THẢI XE HƠI LÀM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG  Chúng ta thường thấy khi khởi động và trong quá trình xe hơi vận hành, ống khói củ xe thường xả ra khói đen hoặc khói màu trắng. Đó là những gì mà ta gọi là khí thải từ xe hơi, chúng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí .  Trong khí thải của xe hơi có nito và hợp chất oxit nito,CO và một số hợp chất của muối.Chúng đều là những hợp chất có hại cho con người sẽ tích tụ lại