SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 11
Sáng kiến kinh nghiệm
  Tải về tại đây: http://adf.ly/7REp0 (nhớ nháy vào SKIP AD ở
                    góc trên bên phải màn hình)
PHẦN I : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
        Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH -HĐH, nhân dân ta đang phấn đấu để
thực hiện sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng một nước Việt Nam với dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước
hai thách thức to lớn: Đổi mới nền giáo dục theo phương hướng “Giáo dục vì mọi người”, “Giáo
dục phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước” và vươn lên hòa nhập với trình độ hiện đại của giáo
dục thế giới. Chính vì thế, người giáo viên THCS Việt Nam đang đứng trước những nhiệm vụ
và thử thách to lớn, đầy trách nhiện là: Xây dựng một bậc THCS vững chắc, đảm bảo cho tất cả
trẻ em hoàn thành có chất lượng bậc THCS để có thể tiếp tục học tập ở bậc học tiếp theo đồng
thời giáo dục các em phát huy được toàn bộ năng lực của mình.
        Nghị quyết của BCHTW Đảng khóa VII, VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo
dục đào tạo từ nay đến năm 2020 đều nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cho học sinh một
cách toàn diện, hình thành nên những con người Việt Nam: “Đậm đà bản sắc dân tộc; Biết tiếp
thu tinh hoa văn minh nhân loại; Có trình độ về KHCN…”
        Trên thế giới, mọi cuộc cách mạng về phương pháp dạy học ở trường phổ thông đều có
xu hướng chung là tích cực hoá và cá thể hoá quá trình nhận thức của học sinh. Đối với môn Vật
lý, xu hướng này thể hiện ở nhiều mặt, trong đó có việc tăng cường các hoạt động thực nghiệm
của học sinh giờ học chính cũng như ngoại khoá, học ở nhà. Học sinh không những tiến hành
các thí nghiệm (TN) có sẵn mà còn được giao nhiệm vụ thiết kế chế tạo dụng cụ thí nghiệm
(DCTN) đơn giản. Với nhiệm vụ học tập này sẽ kích thích hứng thú học Vật lý, đặc biệt là phát
triển năng lực hoạt động trí tuệ, độc lập sáng tạo của học sinh. Nước ta đang trên con đường
công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước đòi hỏi cần có một giới trẻ am hiểu kỹ thuật , việc tự
chế tạo dụng cụ thí nghiệm của học sinh sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng năng lực kỹ
thuật . Do vậy thí nghiệm vật lí có ảnh hưởng rất quan trong đến sự hình thành các kĩ năng sống,
sự tiếp thu tri thức của học sinh.
        Từ điều tra nhỏ ta thấy muốn nâng cao sự hứng thú của người học với môn vật lý, giáo
viên cần tăng cường các hoạt động tự lực của học sinh, đặc biệt là thí nghiệm học sinh, trong đó
học sinh có thể trực tiếp tham gia vào tiến hành thí nghiệm. Nhận định này cũng hoàn toàn phù
hợp với các kết quả nghiên cứu giảng dạy trong nước cũng như trên thế giới.
Cần phối hợp việc thuyết giảng với các cách tổ chức hoạt động khác cho học sinh, tránh tình
trạng học chay dạy chay.
        Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi mạnh dạn đưa ra: “Những vấn đề cần lưu ý đối với
một số thí nghiệm khó môn vật lý 9 “.
2. Mục đích đề tài
        Đưa ra những nguyên nhân, giải pháp khắc phục cho một số thí nghiệm khó môn vật lý 9.
Từ đó giáo viên có biện pháp khắc phục sai sót của mình hoặc hạn chế bớt những sai sót của
học sinh nhằm nâng cao chất lượng học môn Vật lí nói riêng và chất lượng học của học sinh nói
chung.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
        a) Đối tượng nghiên cứu

                                         =1 =
Sáng kiến kinh nghiệm
Các bài thí nghiệm khó trong chương trình vật lí 9 tại trường THCS thị trấn Cát Hải.
        b) Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 8, 9 và các giáo viên dạy môn vật lí trường THCS thị trấn
Cát Hải - Hải Phòng
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận liên quan đến những sai lầm của học sinh khi làm thí nghiệm môn Vật lí.
- Nghiên cứu lý luận liên quan đến các sai sót khi làm thí nghiệm của giáo viên môn Vật lí.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng thực hiện thao tác thí nghiệm của giáo viên môn Vật
lí, khắc phục những hạn chế , sai sót của học sinh khi thực hiện các thí nghiệm vật lí.
5. Giới hạn đề tài
        Các thí nghiệm bậc THCS thì rất nhiều, rất đa dạng là một vấn đề rất phức tạp và rất
rộng. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào một số thí nghiệm theo tôi là
khó đối với giáo viên hoặc khó đối với học sinh ở môn vật lí 9 tại trường THCS thị trấn Cát Hải
và đưa ra một số biện pháp khắc phục khi giáo viên dạy , học sinh học môn vật lí.
6. Phương pháp nghiên cứu
        a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu
        Tôi đã đọc, nghiên cứu các tài liệu về thí nghiệm vật lí có liên quan đến việc dạy và học ở
bậc THCS.
        b) Phương pháp phỏng vấn
        Tôi tiến hành trao đổi với học sinh, với giáo viên dạy vật lí khối 6; 7; 8; 9 khi dạy những
bài về nội dung vật lí có tiến hành thí nghiệm.
        c) Phương pháp quan sát
        Dự giờ, quan sát học sinh hoạt động trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệm để có thể
so sánh với các giờ học vật lí truyền thống.
Quan sát các thao tác, kĩ năng thực hiện thí nghiệm của giáo viên và của học sinh trong các giờ
dạy trên lớp.
        d) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
        - Nghiên cứu vở ghi ở lớp của học sinh, các bài kiểm tra vật lí.
        - Đưa bài tập trắc nghiệm về các hiện tượng vật lí có liên quan đến bài học sau mỗi giờ
học để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh.




                                           =2 =
Sáng kiến kinh nghiệm
PHẦN II : NỘI DUNG
    1. Cơ sở lí luận
        Dạy học là cả một nghệ thuật , làm thế nào để người GV thành công với vai trò của
mình? Để đánh giá mức độ thành công còn tùy thuộc vào mục tiêu dạy học cụ thể. Theo quan
niệm dạy học mới thì điều quan trọng là cách thức học sinh tiếp cận tri thức nhờ có sự hướng
dẫn của GV. Có thể sau một buổi thực hành, học sinh chưa thu được kết quả gì cụ thể nhưng học
sinh đã biết với trường hợp đó thì xoay sở như thế nào có thể đi tới thành công. Quan niệm dạy
học truyền thống là nội dung kiến thức nhưng có tới 90% những kiến thức HS đã biết sẽ bị quên
đi cái còn lại là kĩ năng.Vậy cần đưa học sinh trở thành chủ thể của hoạt động học của mình.
Điều quan trọng nữa là chính các hình thức dạy học mở giúp cho học sinh nhớ kiến thức tốt hơn.
Sau đây là các số liệu của các nhà nghiên cứu tâm lý về trí nhớ:
1. Tỉ lệ thông tin thu nhận được qua các kênh:
- Vị giác:1 %
- Xúc giác: 1,5%
- Khứu giác ( ngửi ) : 3,5 %
- Thính giác ( nghe): 11%
- Thị giác ( nhìn ): 83 %
Các cụ nói trăm nghe không bằng một thấy cũng có cơ sở khoa học của nó. Từ đây rút ra phải
tăng cường các minh họa trực quan trong dạy học. Nói chẳng ăn thua mấy đâu !!!
2. Tỉ lệ lưu giữ thông tin ( số kiến thức còn đọng lại )
- Đọc : 10%
- Nghe : 20%
- nhìn người khác làm : 30%
- Nhìn và nghe : 50%
- Tự mình nói : 70%
- Tự mình nói và làm: 90%
        Điều này cho thấy :
- Tôt nhất là để người học làm và giảng giải cách làm của mình
- Tăng cường các hoạt động tự người học trình bày. Có thể đọc trước rồi nói lại
- Nếu tệ nữa thì cần làm thí nghiệm biểu diễn cũng được.
- Đừng bao giờ giảng suông : vừa truyền tải được ít thông tin, thông tin lưu lại ít còn lại là theo
gió lên trời hết!
        Kết quả điều tra các hoạt động đem lại hứng thú nhất cho người học ( 511 học sinh ) là
những hành động trong đó người học được phát huy tính tự lực như: Tự làm thí nghiệm, làm bài
tập, làm bài kiểm tra... Đặc biệt đáng mừng là người học trong giờ vật lý rất thích được tự tay
làm thí nghiệm ( với 147 lựa chọn chiếm 28,77%).
        Cụ thể trong giờ vật lý bạn hứng thú nhất khi:
- Ngồi nghe giáo viên giảng 11.74% (60 học sinh)
- Làm bài tập 21.72% (111 học sinh)
- Tự làm thí nghiệm 28.77% (147 học sinh)
- Theo dõi giáo viên làm thí nghiệm 5.87% (30 học sinh)
- Xem giáo viên trình bày qua máy chiếu 4.31% (22 học sinh)
- Làm bài kiểm tra 12.72% (65 học sinh)
- Thi đố vui giữa các tổ 10.18% (52 học sinh)
- Lựa chọn khác 4.70% (24 học sinh)
                                           =3 =
Sáng kiến kinh nghiệm
       Trong khi các hoạt động tự lực có tác dụng kích thích hứng thú của học sinh thì ngược lại
các hoạt động thụ động không thể làm được điều đó, chỉ có 5,8% số người tham gia bình chọn
cảm thấy hứng thú khi theo dõi giáo viên làm thí nghiệm và 11,7 % số lựa chọn tìm thấy sự
hứng thú khi nghe ngồi nghe giáo viên giảng.
       Từ điều tra nhỏ này ta thấy muốn nâng cao sự hứng thú của người học với môn vật lý,
giáo viên cần tăng cường các hoạt động tự lực của học sinh, đặc biệt là thí nghiệm học sinh,
trong đó học sinh có thể trực tiếp tham gia vào tiến hành thí nghiệm. Nhận định này cũng hoàn
toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu giảng dạy trong nước cũng như trên thế giới.
Cần phối hợp việc thuyết giảng với các cách tổ chức hoạt động khác cho học sinh, tránh tình
trạng học chay dạy chay.
2. Thực trạng
       Thực tiễn ở trường THCS thị trấn Cát Hải cho thấy: Chất lượng giáo viên dạy vật lí còn
có những bất cập. Bên cạnh những giáo viên thực sự nắm chắc kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu
rộng về bộ môn, chắc chắn về phương pháp thì vẫn còn có những giáo viên chưa nhuần nhuyễn
về các kỹ năng vật lí. Đồ dùng cấp phát cho bộ môn vật lí chưa đồng bộ, chất lượng chưa thật
cao, thường lại khác với các đồ dùng minh hoạ trong sách giáo khoa nên hiệu quả giảng dạy các
thí nghiệm không cao. Một vấn đề nữa là trong năm học này 2007 – 2008 trường không còn
phòng học bộ môn nên ảnh rất nhiều đến các giờ học vật lí nói chung và môn vật lí 9 nói riêng
có những thí nghiệm khó.
       Về phía học sinh: Nhiều em vẫn sử dụng vốn kinh nghiệm và kĩ năng cũ (ở các lớp tiểu
học) mà các em tin là có hiệu quả. Có nhiều em chưa làm quen với thí nghiệm vật lí, cách tiến
hành các thí nghiệm vật lí và cách tiếp thu kiến thức qua các thí nghiệm…Đây cũng là nguyên
nhân mà đề tài muốn hướng tới học sinh.
3. Nguyên nhân làm cho thí nghiệm vật lí trở lên khó thực hiện, khó thành công.
3.1. Về phía học sinh:
- Học sinh chưa bao giờ tự làm thí nghiệm. Ngay ở đây TN rất xịn nhưng chả bao giờ ra đúng
như lí thuyết cả nhưng học sinh luôn chấp nhận và cho đó là điều bình thường. Đồng thời các
em ghi các số liệu này và sử lí sai số.
- Do thói quen giáo dục theo mục đích thi cử. Bao giờ cũng phải đúng công thức.
- Do sự tiếp thu kiến thức không đồng đều trong từng học sinh…
3.2. Về phía cơ sở vật chất
3.2.1 Sách giáo khoa:
       Còn thí nghiệm hấp dẫn để mở bài nằm trong phần tạo tình huống có vấn đề ( hiểu đơn
giản là tình huống mà kiến thức của học sinh chưa đủ để giải quyết ngay nhưng lại rất gần với
trình độ của học sinh) của PPGD thì nguời ta không đưa vào sách giáo khoa vì cấu trúc sách
giáo khoa bị áp đặt từ người lập trương trình. Các vấn đề như tạo tình huống có vấn đề, hướng
dẫn HS suy luận là do sáng tạo của giáo viên của giáo viên.
Chẳng hạn có các cách tạo tình huống có vấn đề như sau:
-Thí nghiệm đơn giản cho kết quả ngược với dự đoán của học sinh.
- Hiện tượng vật lí liên quan đến nội dung bài học mới.
- Câu hỏi dạng ngụy biện.
- Một cách hiểu sai nhưng với kiến thức đã có của học sinh thì lại hiển nhiên.
3.2.2 Về đồ dùng dạy học



                                         =4 =
Sáng kiến kinh nghiệm
        Đồ dùng cấp phát cho bộ môn vật lí chưa đồng bộ, chất lượng chưa thật cao, thường lại
khác với các đồ dùng minh hoạ trong sách giáo khoa làm cho học sinh và ngay cả giáo viên
giảng dạy lúng túng nên hiệu quả thực hiện các thí nghiệm không cao.
3.3. Đối với giáo viên:
- Quên bật công tắc (hoặc cắm điện vào nguồn)
- Dùng dòng xoay chiều thay vì phải dùng dòng 1 chiều. Rất dễ xảy ra vì núm chuyển đổi trên
thiết bị thường khá nhỏ.
- Dùng sai thang đo: VD: Đáng ra phải dùng thang 10mA lại dùng thang 10A để đo dòng dòng
điện cảm ứng
- Vô tình thay đổi điều kiện thí nghiệm: ví dụ khi xác định vận tốc dòng nước chảy từ 1 cái
bình ,khi khi thử thì thành công vì mực nứoc trong bình đủ cao, khi tiến hành thí nghiệm lại
quên không đổ thêm nước
- Hết pin: Nhiều dụng cụ nuôi bằng pin, khi thử xong muốn để cho chắc ăn để bật luôn không
thèm tắt, đến khi tiến hành thật thì pin đã cạn.
- Chủ quan không làm trước các thí nghiệm.
4. Giải pháp
Từ những nguyên nhân nói trên tôi đưa ra các giải pháp sau:
4.1. Đối với giáo viên
        Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do GV thực hiện, để phân biệt với thí nghiệm thực
hành là thí nghiệm do học sinh thực hiện.
Yêu cầu
- Phải đủ lớn để cả lớp quan sát đựơc. trong điều kiện hạn chế nếu toàn bộ HS không thể quan
sát đựoc thì bạn phải di chuyển thí nghiệm xuống học sinh hoặc cho học sinh lần lượt lên xem.
có thể hạn chế nhốn nháo bằng cách qui định cách thức đi lại khi lên xem
- Bố trí theo thứ tự hiện tượng xảy ra từ trái sang phải theo chiều quan sát của học sinh. Đây là
một kết quả của nghiên cứu tâm lí, với bố trí như vậy sẽ giúp học sinh tập trung hơn
- Lưu ý không quay lưng lại phiá học sinh khi làm thí nghiệm cũng như che khuất thí nghiệm
khi làm
-Nếu thí nghiệm có bay hơi hoặc cháy nổ, vật chuyển động , phải lưu ý trứoc với học sinh và
tuyệt đối chú ý không hướng luồng khí hoặc hướng chuyển động của vật về phía học sinh
- Không phủ nhận hoặc nói sai kêt quả kể cả khi thí nghiệm không đúng như mong muốn. Vấn
đề là giải thích vì sao lại như vậy . Không nên cho rằng làm không ra kết quả là không thành
công, vì thực thí nghiệm thực và đặc biệt là thí nghiệm phô thông ảnh hưởng rât nhiều bởi các
yếu tố nhiều do môi trường. Đôi khi bịa ra kết quả như lí thuyêt lại là sai!!!
- Không làm thí nghiệm có tính nguy hại đến sức khỏe như có chứa hóa chât độc hại, chất gây
cháy ,gây nổ. Hoặc nếu có thì cần có dự phòng các yếu tố an toàn.
Với thí nghiệm do giáo viên biểu diễn thì có 1 vài cách chính sau:
- Thí nghiệm minh họa: Khi bạn muốn minh hoạt một nội dung kiến thức nào đó, chẳng hạn
minh họa sự giãn nở của không khí khi nhiệt độ tăng. Khi này học sinh đã được biết kiến thức
đó rồi ( nóng lên thì nở ra chẳng hạn) và bạn chiếu 1 thí nghiệm để minh họa lại kết luận đó.
- Thí nghiệm kiểm chứng: Để kiểm chứng một kết quả, một định luật: Chẳng hạn kiểm chứng
định luật khúc xạ ánh sáng (Tiết 44 Bài 40 trong sgk vật lý 9).
Khi đó học sinh đã được học về định luật khúc xạ rồi, trong định luật có một nội dung : góc tới i
khác góc khúc xạ r , tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.


                                          =5 =
Sáng kiến kinh nghiệm
Bây giờ bạn có thể làm thí nghiệm trực tiếp cho học sinh quan sát (cách này dụng cụ thí nghiệm
được cấp phát không đủ lớn khiến một bộ phận học sinh quan sát hiện tượng không rõ ) hoặc sẽ
chiếu một đoạn vedio về vấn đề đó để kiểm định điều đó, đương nhiên trong cái clip đó bạn
cũng phải nhằm cái đích là chỉ cho học sinh thấy đâu là i, đâu là r và chúng có khác nhau thật
không, tia sáng có bị gãy khúc hay không tại mặt phân cách.
Trong bài này khi chiếu tia tới truyền đến mặt phân cách giữa hai môi trường sảy ra hai hiện
tượng đồng thời tại mặt phân cách giữa hai môi trường đó là hiện tượng phản xạ ánh sáng mà
học sinh đã học ở lớp 7 và hiện tượng khúc xạ ánh sáng, giáo viên cần làm cho hoc sinh phân
biệt sự khác nhau giữa hai hiện tượng này trên thí nghiệm và trên cả hình vẽ. (hình minh hoạ
dưới )




                                              i   i’



                                                  r




  HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ ÁNH SÁNG                     HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

   Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi      Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi
  trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trường trong suốt bị gãy khúc tại đó và
  trong suốt cũ.                              tiếp tục đi vào môi trường thứ hai.
   - Góc phản xạ bằng góc tới ( i’ = i )       Góc khúc xạ không bằng góc tới ( r ≠ i )

- Thí nghiệm nghiên cứu: Đây là loại thí nghiệm được đánh giá cao nhất ( tuy nhiên không phải
khi nào cũng tiến hành được vì đòi hỏi thời gian và sự nhuần nhuyễn trong kĩ năng giảng dạy)
Loại thí nghiệm này dùng khi dạy học một định luật mới, trong đó nội dung định luật được rút ra
từ thực nghiệm. Ví dụ định luật Ôm, định luật Hook, định luật Lenxo... Khi sử dụng cách định
luật này bạn có thể tiến hành như sau:
- Đưa một thí nghiệm đơn giản, một hiện tượng có liên quan để tạo hứng thú ban đầu.
- Cho học sinh đưa giả thuyết về mối liên hệ giữa các đại lượng , chẳng hạn U , I có mối liên hệ
thế nào?
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ cách thức kiểm tra định luật, đề xuất những thiết bị cần có để làm
thí nghiệm -> điều này cần có sự rèn luyện thường xuyên.
- Nếu có thí nghiệm thực mà làm tại lớp thì tốt nhất, không thì lại chiếu đoạn phim trong đoạn
phim đó phải thể hiện rõ:

                                          =6 =
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Các dụng cụ thí nghiệm
+ Các bước tiến hành thí nghiệm
+ Kết quả đo được
- Sau cùng bạn viết lên bảng kết quả thí nghiệm đã đo được -> bảng số liệu . Cùng học sinh vẽ
đồ thị, đưa ra kết luận cuối cùng .
Ngoài ra bạn có thể chiếu các đoạn phim khoa học về ứng dụng liên quan đến nội dung bài học (
không nên quá dài ) thì cũng là một cách rất có hiệu quả giáo dục rất tốt.
Ví dụ minh hoạ về thí nghiệm: Dùng điện trở - khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện
vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Tiết 1 - Bài 1: Sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Chương I, SGK Vật lý 9, trang 4.
Mục đích, yêu cầu của thí nghiệm:
- Học sinh bố trí được thí nghiệm để khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu
điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
- Học sinh tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
giữa hai đầu dây dẫn.
- Từ kết quả thí nghiệm HS vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ của cường độ dòng điện vào
hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Bắt đầu tiến hành thí nghiệm, dùng điện trở có trị số R = 15Ω
B1. Tiến hành thí nghiệm với U = 3V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 9V
- Đóng khoá K. Bạn sẽ thấy ampe kế và vôn kế xuất hiện kết quả đo học đọc các giá trị đó ghi
và ghi lại.
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn.
(I=0,2A)
- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1
B2. Tiến hành thí nghiệm với U = 6V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 6V.
- Đóng khóa K.
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn.
(I=0,45A)
- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1
B3. Tiến hành thí nghiệm với U = 9V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 4V
- Đóng khóa K
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn.
(I=0,68A)
- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1
B4. Tiến hành thí nghiệm với U = 12V
- Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 4V
- Đóng khóa K
- Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn.
(I=0,9A)
- Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1
 B5. Rút ra kết luận
                                         =7 =
Sáng kiến kinh nghiệm
Từ bảng kết quả thí nghiệm Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra các kết luận về sự phụ thuộc
của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị U,
I.
4.2 Đối với học sinh
       Để nâng cao khả năng làm thí nghiệm của học sinh đòi hỏi người giáo viên vật lý ngay từ
đầu cấp phải rèn thường xuyên cho người học kĩ năng nhận biết các dụng cụ vật lý trên hình vẽ
và trong thực tế,hiểu được chức năng, biết được cách sử dụng, lắp ráp.
4.3 Về cơ sở vật chất
- Yêu cầu có phòng học bộ môn để thực hiện các thí nghiệm khó.
- Dụng cụ thí nghiệm phải đồng bộ, giống với các dụng cụ thí nghiệm minh hoạ trong sgk.
- Bộ dụng cụ thí nghiệm phải dễ thực hiện tháo lắp với học sinh và giáo viên, đặc biệt chất
lượng phải tốt và cho ra kết quả chấp nhận được ( sai số không quá 10% ).
Ví dụ minh hoạ thí nghiệm khó thành công khi giáo viên và học sinh tiến hành do dụng cụ thí
nghiệm: Thí nghiệm xác định chiều của lực điện từ phụ thuộc vào chiều dòng điện và chiều
đường sức từ trong Bài 27: Lực điện từ sgk vật lí 9

 Bình thường lắp xong mạch điện, đóng
 công tắc k thì thanh đồng AB không
 chuyển động bởi lực điện từ tác dụng lên
 không thắng nổi lực ma sát, vậy để
 thành công ta phải làm động tác là nhắc
 thanh AB lên sau đó buông tay ra cho
 rơi thẳng xuống tương tự như khi muốn
 các mạt sắt sắp xếp thành các đường sức
 từ quanh nam châm ta phải gõ nhẹ lên
 tấm bìa để loại lực ma sát.
 Giải pháp khác là làm thí nghiệm ảo
 minh họa




4.4 Để đề tài được sử dụng có hiệu quả, phổ biến thì cần có những buổi sinh hoạt cụm chuyên
môn, nhóm chuyên môn vật lý để các bạn đồng nghiệp trao đổi, đóng góp ý kiến xây dựng,
thống nhất được các bài học khó các thí nghiệm khó và đưa ra được hướng giải quyết phù hợp
áp dụng cho tất cả các trường.

5. Kết quả thực hiện
   Sau một hai thực hiện các biện pháp như trên, chất lượng dạy học môn vật lí theo quan điểm
đổi mới phương pháp học đã đạt được các kết quả sau đây:



                                         =8 =
Sáng kiến kinh nghiệm
- Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản ban đầu về vật lí, cụ thể :hệ thống
khái niệm vật lí cơ bản, học thuyết, định luật vật lí, các đại lượng vật lí cũng như đơn vị của
chúng.....
- Học sinh thấy được rất nhiều hiện tượng, quy luật vật lí rất gần gũi với đời sống sản xuất và có
vô vàn những ứng dụng to lớn, đạt giá trị cao…..
- Học sinh biết được một số kiến thức cơ bản, biết cách làm việc khoa học, biết cách hoạt động
để chiếm lĩnh kiến thức, biết thu nhập, phân loại, tra cứu và sử dụng thông tin tư liệu, biết phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có thói quen học tập và tự học; có kĩ năng giải bài tập vật
lí và tính toán; biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc
sống thực tiễn.
- Qua các giờ học, học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi của vật chất, về khả năng
nhận thức của con người, về vật lí đã, đang và sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, rèn
luyện được tính cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lý khoa học, có ý thức
trách nhiệm để học tập bộ môn .




PHẦN 4 : KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT

        Trên đây là những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn vật lí theo quan
điểm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS thị trấn Cát Hải. Muốn có được hiệu quả
cao người giáo viên cần phải nhận thức vấn đề trên một cách tích cực, không ngừng học tập
nâng cao chuyên môn, sử dụng thường xuyên trang thiết bị dạy học phục vụ cho đổi mới
phương pháp, thay đổi cách xác định mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ học sinh phải
đạt được sau bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ đủ để làm căn cứ đánh giá kết quả bài học,
chú ý tới mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là tự học .
        Thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang
thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc theo nhóm bằng các
phiếu hoạt động học tập, tăng cường giao tiếp Thầy - Trò, mở rộng giao tiếp Trò - Trò .
        Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong tiết học và chất lượng các câu hỏi ở đề kiểm tra,
giảm số câu hỏi tái hiện, tăng câu hỏi tư duy tích cực, sáng tạo của học sinh, chú trọng sửa chữa,
nhận xét các câu trả lời của học sinh.
        Việc đổi mới phương pháp là một quá trình lâu dài, khó khăn đòi hỏi đồng bộ ở các cấp
học, môn học, mỗi giáo viên cần tích cực chủ động trong việc tự học, tự rèn luyện, nâng cao
trình độ tay nghề xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
        Tuy đã cố gắng nhiều song về mặt lý luận cũng như về mặt nội dung sẽ còn có những
khiếm khuyết không thể tránh khỏi, hy vọng sau đề tài này được các bạn đồng nghiệp bổ xung
góp những ý kiến quý báu để đề tài được hoàn thiện hơn.
* Đề xuất :
        Việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục vì vậy cần
được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp .
        UBND huyện Cát Hải và các phòng ban chức năng nghiệp vụ sớm đưa dự án xây dựng
trường chuẩn để trường THCS thị trấn Cát Hải có được phòng học chức năng đảm bảo cho việc
đổi mới phương pháp dạy học.

                                           =9 =
Sáng kiến kinh nghiệm
       Đổi mới phương pháp dạy học cần đòi hỏi một số điều kiện đó là : trình độ và kinh
nghiệm của giáo viên, phương pháp học tập phù hợp với học sinh, phân phối chương trình và
sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học, thay đổi cách đánh giá giáo viên và học sinh. Những vấn
đề đó cần được ngành giáo dục quan tâm chú trọng.
             Xin chân thành cảm ơn!
                                                 Cát hải, ngày 19 tháng 02 năm 2008
                                                                     Người viết


                                                                    Phạm Quang Vương




      ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
         TRƯỜNG THCS T.T CÁT HẢI


             + Điểm trung bình:………………..
             + Xếp loại:…………………………
                                                         Cát hải, ngày ...... tháng ...... năm
      2008

                                                              T/M HĐKH cấp trường



      ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
         CỤM T.H.C.S ĐÔN LƯƠNG

             + Điểm trung bình:……………..
             + Xếp loại:………………..

                                                     Cát hải, ngày ....... tháng ...... năm 2008

                                                             T/M HĐKH cấp cụm




                                         = 10 =
Sáng kiến kinh nghiệm

     ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
                CẤP HUYỆN

           + Điểm trung bình:………………………..
           + Xếp loại:……………………..


                                            Cát hải, ngày ........ tháng .....
     năm 2008

                                           T/M HĐKH cấp huyện




                            = 11 =

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7
Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7
Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7Võ Tâm Long
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2gaunaunguyen
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2transuong
 
Ke hoach chu nhiem
Ke hoach chu nhiemKe hoach chu nhiem
Ke hoach chu nhiemCòi Chú
 
Phan hoi cua sinh vien ve hoat dong giang day cua giang vien truong dai hoc y...
Phan hoi cua sinh vien ve hoat dong giang day cua giang vien truong dai hoc y...Phan hoi cua sinh vien ve hoat dong giang day cua giang vien truong dai hoc y...
Phan hoi cua sinh vien ve hoat dong giang day cua giang vien truong dai hoc y...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016Võ Tâm Long
 
Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp TH...
Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp TH...Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp TH...
Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp TH...hanhha12
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learningKinny_Nguyen
 
Học kết hợp(blended learning)
Học kết hợp(blended learning)Học kết hợp(blended learning)
Học kết hợp(blended learning)Shinji Huy
 
Sang kien kinh nghiem thiet bi
Sang kien kinh nghiem thiet biSang kien kinh nghiem thiet bi
Sang kien kinh nghiem thiet biquan0976936567
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...hajz_zjah
 
Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPT
Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPTTài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPT
Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPTNguyen Van Nghiem
 

La actualidad más candente (19)

Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7
Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7
Giáo án chủ nhiệm tuần 1-> 7
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhóm 2
 
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
Ppdh noi dung tu nghien cuu nhom 2
 
Ke hoach chu nhiem
Ke hoach chu nhiemKe hoach chu nhiem
Ke hoach chu nhiem
 
Phan hoi cua sinh vien ve hoat dong giang day cua giang vien truong dai hoc y...
Phan hoi cua sinh vien ve hoat dong giang day cua giang vien truong dai hoc y...Phan hoi cua sinh vien ve hoat dong giang day cua giang vien truong dai hoc y...
Phan hoi cua sinh vien ve hoat dong giang day cua giang vien truong dai hoc y...
 
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
Kế hoạch thực tập chủ nhiệm 2016
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 
Chu de02 nhom10
Chu de02 nhom10Chu de02 nhom10
Chu de02 nhom10
 
Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp TH...
Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp TH...Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp TH...
Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp TH...
 
Bao cao chu de 2 blended learning
Bao cao chu de 2   blended learningBao cao chu de 2   blended learning
Bao cao chu de 2 blended learning
 
Học kết hợp
Học kết hợp Học kết hợp
Học kết hợp
 
Luận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAY
Luận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAYLuận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAY
Luận văn: Vận dụng dạy học hợp tác trong dạy học sinh học 11, HAY
 
Học kết hợp(blended learning)
Học kết hợp(blended learning)Học kết hợp(blended learning)
Học kết hợp(blended learning)
 
Sang kien kinh nghiem thiet bi
Sang kien kinh nghiem thiet biSang kien kinh nghiem thiet bi
Sang kien kinh nghiem thiet bi
 
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượngLuận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Luận văn: Chuyên đề dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng
 
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng hệ thống đổi mới giảng dạy ...
 
Luận văn: Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng webquest
Luận văn: Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng webquestLuận văn: Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng webquest
Luận văn: Giải quyết vấn đề qua dạy học đọc hiểu văn bản bằng webquest
 
Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPT
Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPTTài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPT
Tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học cho giáo viên tiếng Anh THPT
 
Chude02 nhom13
Chude02 nhom13Chude02 nhom13
Chude02 nhom13
 

Similar a Sang kien thu 2008

Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...nataliej4
 
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...nataliej4
 
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018TopSKKN
 
Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc noptranthikimngan
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfMột số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfNuioKila
 
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...Man_Ebook
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao ...
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao ...Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao ...
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcPhương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcJame Quintina
 
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar a Sang kien thu 2008 (20)

Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
Chuyên Đề Dạy Và Học Môn Giáo Dục Công Dân Theo Định Hướng Thi Trắc Nghiệm Kh...
 
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập di truyền môn sinh họ...
 
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018 9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
9 Bai Mau Sang Kien Kinh Nghiem Dia Li 8 Theo Chuong trinh GDPT 2018
 
Chu de 2
Chu de 2Chu de 2
Chu de 2
 
Nghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nopNghien cuu khoa hoc nop
Nghien cuu khoa hoc nop
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 
Chủ đề 2
Chủ đề 2 Chủ đề 2
Chủ đề 2
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
 
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
Đề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAYĐề tài  tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11,  HAY
Đề tài tổ chức tự học chương "Cảm ứng điện từ" Vật lý 11, HAY
 
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng caoTổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
Tổ chức cho học sinh tự lực học tập chương “cảm ứng điện từ” vật lý 11 nâng cao
 
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đĐề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
Đề tài: Tổ chức cho học sinh tự học chương Cảm ứng điện từ, 9đ
 
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdfMột số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
Một số biện pháp bồi dưỡng giải toán trên mạng cho học sinh lớp 2.pdf
 
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
Hướng dẫn học sinh lớp 11 thpt nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực khoa học xã hội...
 
Chu de02 nhom10
Chu de02 nhom10Chu de02 nhom10
Chu de02 nhom10
 
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂMBÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
BÀI MẪU Khóa luận phương pháp dạy học, HAY, 9 DIỂM
 
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
Đề tài: Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
Luận văn: Biện pháp tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên khoa Ngoại Ngữ - Đ...
 
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao ...
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao ...Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao ...
Thiết kế tiến trình dạy học một số bài thuộc chương trình vật lý 11 nâng cao ...
 
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dụcPhương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong giáo dục
 
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
Báo cáo khoa học nghiên cứu ứng dụng phương pháp giảng dạy mới môn học hóa đạ...
 

Más de tran minh tho

Bộ tư liệu điển tử môn sinh học - of electronic materials biology
Bộ tư liệu điển tử môn sinh học - of electronic materials biologyBộ tư liệu điển tử môn sinh học - of electronic materials biology
Bộ tư liệu điển tử môn sinh học - of electronic materials biologytran minh tho
 
Tập hợp link tư liệu điện tử môn hóa học 8 9
Tập hợp link tư liệu điện tử môn hóa học 8 9Tập hợp link tư liệu điện tử môn hóa học 8 9
Tập hợp link tư liệu điện tử môn hóa học 8 9tran minh tho
 
Báo cáo tham luận chi hội trưởng cựu chiến binh giỏi năm 2011
Báo cáo tham luận chi hội trưởng cựu chiến binh giỏi năm 2011Báo cáo tham luận chi hội trưởng cựu chiến binh giỏi năm 2011
Báo cáo tham luận chi hội trưởng cựu chiến binh giỏi năm 2011tran minh tho
 
Kết luận thanh tra toàn diện lê hồng phong
Kết luận thanh tra toàn diện  lê hồng phongKết luận thanh tra toàn diện  lê hồng phong
Kết luận thanh tra toàn diện lê hồng phongtran minh tho
 
Photo album con trung duoi kinh hien vi
Photo album con trung duoi kinh hien viPhoto album con trung duoi kinh hien vi
Photo album con trung duoi kinh hien vitran minh tho
 
Nq 01 ve muc thu hoc phi
Nq 01 ve muc thu hoc phiNq 01 ve muc thu hoc phi
Nq 01 ve muc thu hoc phitran minh tho
 
Kế hoạch xây dựng thtt, hstcực 10 11.doc
Kế hoạch xây dựng thtt, hstcực 10   11.docKế hoạch xây dựng thtt, hstcực 10   11.doc
Kế hoạch xây dựng thtt, hstcực 10 11.doctran minh tho
 
Giáo dục kỉ luật tích cực
Giáo dục kỉ luật tích cựcGiáo dục kỉ luật tích cực
Giáo dục kỉ luật tích cựctran minh tho
 
Nq 02 ve khen thuong hoc sinh
Nq 02 ve khen thuong hoc sinhNq 02 ve khen thuong hoc sinh
Nq 02 ve khen thuong hoc sinhtran minh tho
 
Phieu diem chi tiet2
Phieu diem chi tiet2Phieu diem chi tiet2
Phieu diem chi tiet2tran minh tho
 
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhtho
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhthoVl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhtho
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhthotran minh tho
 
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhtho
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhthoVl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhtho
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhthotran minh tho
 
Dich cankinh thuchanh
Dich cankinh thuchanhDich cankinh thuchanh
Dich cankinh thuchanhtran minh tho
 
Thay co giao la tam guong ve dao duc tu hoc va sang tao thcs tran quang khai
Thay co giao la tam guong ve dao duc tu hoc va sang tao thcs tran quang khaiThay co giao la tam guong ve dao duc tu hoc va sang tao thcs tran quang khai
Thay co giao la tam guong ve dao duc tu hoc va sang tao thcs tran quang khaitran minh tho
 
Ly8 b22-dan nhiet-tranminhtho
Ly8 b22-dan nhiet-tranminhthoLy8 b22-dan nhiet-tranminhtho
Ly8 b22-dan nhiet-tranminhthotran minh tho
 
Album wonderful glass
Album wonderful glassAlbum wonderful glass
Album wonderful glasstran minh tho
 

Más de tran minh tho (20)

Bộ tư liệu điển tử môn sinh học - of electronic materials biology
Bộ tư liệu điển tử môn sinh học - of electronic materials biologyBộ tư liệu điển tử môn sinh học - of electronic materials biology
Bộ tư liệu điển tử môn sinh học - of electronic materials biology
 
Tập hợp link tư liệu điện tử môn hóa học 8 9
Tập hợp link tư liệu điện tử môn hóa học 8 9Tập hợp link tư liệu điện tử môn hóa học 8 9
Tập hợp link tư liệu điện tử môn hóa học 8 9
 
Báo cáo tham luận chi hội trưởng cựu chiến binh giỏi năm 2011
Báo cáo tham luận chi hội trưởng cựu chiến binh giỏi năm 2011Báo cáo tham luận chi hội trưởng cựu chiến binh giỏi năm 2011
Báo cáo tham luận chi hội trưởng cựu chiến binh giỏi năm 2011
 
Kết luận thanh tra toàn diện lê hồng phong
Kết luận thanh tra toàn diện  lê hồng phongKết luận thanh tra toàn diện  lê hồng phong
Kết luận thanh tra toàn diện lê hồng phong
 
Photo album con trung duoi kinh hien vi
Photo album con trung duoi kinh hien viPhoto album con trung duoi kinh hien vi
Photo album con trung duoi kinh hien vi
 
Tbm
TbmTbm
Tbm
 
Anh vui
Anh vuiAnh vui
Anh vui
 
Nq 01 ve muc thu hoc phi
Nq 01 ve muc thu hoc phiNq 01 ve muc thu hoc phi
Nq 01 ve muc thu hoc phi
 
Kế hoạch xây dựng thtt, hstcực 10 11.doc
Kế hoạch xây dựng thtt, hstcực 10   11.docKế hoạch xây dựng thtt, hstcực 10   11.doc
Kế hoạch xây dựng thtt, hstcực 10 11.doc
 
Giáo dục kỉ luật tích cực
Giáo dục kỉ luật tích cựcGiáo dục kỉ luật tích cực
Giáo dục kỉ luật tích cực
 
Nq 02 ve khen thuong hoc sinh
Nq 02 ve khen thuong hoc sinhNq 02 ve khen thuong hoc sinh
Nq 02 ve khen thuong hoc sinh
 
Phieu diem chi tiet2
Phieu diem chi tiet2Phieu diem chi tiet2
Phieu diem chi tiet2
 
Atlantis is calling
Atlantis is callingAtlantis is calling
Atlantis is calling
 
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhtho
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhthoVl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhtho
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhtho
 
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhtho
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhthoVl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhtho
Vl6 b24 sunongchayvasudongdac-tranminhtho
 
Dich cankinh thuchanh
Dich cankinh thuchanhDich cankinh thuchanh
Dich cankinh thuchanh
 
Cd avan
Cd avanCd avan
Cd avan
 
Thay co giao la tam guong ve dao duc tu hoc va sang tao thcs tran quang khai
Thay co giao la tam guong ve dao duc tu hoc va sang tao thcs tran quang khaiThay co giao la tam guong ve dao duc tu hoc va sang tao thcs tran quang khai
Thay co giao la tam guong ve dao duc tu hoc va sang tao thcs tran quang khai
 
Ly8 b22-dan nhiet-tranminhtho
Ly8 b22-dan nhiet-tranminhthoLy8 b22-dan nhiet-tranminhtho
Ly8 b22-dan nhiet-tranminhtho
 
Album wonderful glass
Album wonderful glassAlbum wonderful glass
Album wonderful glass
 

Último

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 

Último (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 

Sang kien thu 2008

  • 1. Sáng kiến kinh nghiệm Tải về tại đây: http://adf.ly/7REp0 (nhớ nháy vào SKIP AD ở góc trên bên phải màn hình) PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ CNH -HĐH, nhân dân ta đang phấn đấu để thực hiện sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng một nước Việt Nam với dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước hai thách thức to lớn: Đổi mới nền giáo dục theo phương hướng “Giáo dục vì mọi người”, “Giáo dục phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước” và vươn lên hòa nhập với trình độ hiện đại của giáo dục thế giới. Chính vì thế, người giáo viên THCS Việt Nam đang đứng trước những nhiệm vụ và thử thách to lớn, đầy trách nhiện là: Xây dựng một bậc THCS vững chắc, đảm bảo cho tất cả trẻ em hoàn thành có chất lượng bậc THCS để có thể tiếp tục học tập ở bậc học tiếp theo đồng thời giáo dục các em phát huy được toàn bộ năng lực của mình. Nghị quyết của BCHTW Đảng khóa VII, VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo từ nay đến năm 2020 đều nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục cho học sinh một cách toàn diện, hình thành nên những con người Việt Nam: “Đậm đà bản sắc dân tộc; Biết tiếp thu tinh hoa văn minh nhân loại; Có trình độ về KHCN…” Trên thế giới, mọi cuộc cách mạng về phương pháp dạy học ở trường phổ thông đều có xu hướng chung là tích cực hoá và cá thể hoá quá trình nhận thức của học sinh. Đối với môn Vật lý, xu hướng này thể hiện ở nhiều mặt, trong đó có việc tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh giờ học chính cũng như ngoại khoá, học ở nhà. Học sinh không những tiến hành các thí nghiệm (TN) có sẵn mà còn được giao nhiệm vụ thiết kế chế tạo dụng cụ thí nghiệm (DCTN) đơn giản. Với nhiệm vụ học tập này sẽ kích thích hứng thú học Vật lý, đặc biệt là phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, độc lập sáng tạo của học sinh. Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước đòi hỏi cần có một giới trẻ am hiểu kỹ thuật , việc tự chế tạo dụng cụ thí nghiệm của học sinh sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng năng lực kỹ thuật . Do vậy thí nghiệm vật lí có ảnh hưởng rất quan trong đến sự hình thành các kĩ năng sống, sự tiếp thu tri thức của học sinh. Từ điều tra nhỏ ta thấy muốn nâng cao sự hứng thú của người học với môn vật lý, giáo viên cần tăng cường các hoạt động tự lực của học sinh, đặc biệt là thí nghiệm học sinh, trong đó học sinh có thể trực tiếp tham gia vào tiến hành thí nghiệm. Nhận định này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu giảng dạy trong nước cũng như trên thế giới. Cần phối hợp việc thuyết giảng với các cách tổ chức hoạt động khác cho học sinh, tránh tình trạng học chay dạy chay. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tôi mạnh dạn đưa ra: “Những vấn đề cần lưu ý đối với một số thí nghiệm khó môn vật lý 9 “. 2. Mục đích đề tài Đưa ra những nguyên nhân, giải pháp khắc phục cho một số thí nghiệm khó môn vật lý 9. Từ đó giáo viên có biện pháp khắc phục sai sót của mình hoặc hạn chế bớt những sai sót của học sinh nhằm nâng cao chất lượng học môn Vật lí nói riêng và chất lượng học của học sinh nói chung. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu =1 =
  • 2. Sáng kiến kinh nghiệm Các bài thí nghiệm khó trong chương trình vật lí 9 tại trường THCS thị trấn Cát Hải. b) Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 8, 9 và các giáo viên dạy môn vật lí trường THCS thị trấn Cát Hải - Hải Phòng 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận liên quan đến những sai lầm của học sinh khi làm thí nghiệm môn Vật lí. - Nghiên cứu lý luận liên quan đến các sai sót khi làm thí nghiệm của giáo viên môn Vật lí. - Đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng thực hiện thao tác thí nghiệm của giáo viên môn Vật lí, khắc phục những hạn chế , sai sót của học sinh khi thực hiện các thí nghiệm vật lí. 5. Giới hạn đề tài Các thí nghiệm bậc THCS thì rất nhiều, rất đa dạng là một vấn đề rất phức tạp và rất rộng. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung nghiên cứu vào một số thí nghiệm theo tôi là khó đối với giáo viên hoặc khó đối với học sinh ở môn vật lí 9 tại trường THCS thị trấn Cát Hải và đưa ra một số biện pháp khắc phục khi giáo viên dạy , học sinh học môn vật lí. 6. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tôi đã đọc, nghiên cứu các tài liệu về thí nghiệm vật lí có liên quan đến việc dạy và học ở bậc THCS. b) Phương pháp phỏng vấn Tôi tiến hành trao đổi với học sinh, với giáo viên dạy vật lí khối 6; 7; 8; 9 khi dạy những bài về nội dung vật lí có tiến hành thí nghiệm. c) Phương pháp quan sát Dự giờ, quan sát học sinh hoạt động trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệm để có thể so sánh với các giờ học vật lí truyền thống. Quan sát các thao tác, kĩ năng thực hiện thí nghiệm của giáo viên và của học sinh trong các giờ dạy trên lớp. d) Phương pháp nghiên cứu sản phẩm - Nghiên cứu vở ghi ở lớp của học sinh, các bài kiểm tra vật lí. - Đưa bài tập trắc nghiệm về các hiện tượng vật lí có liên quan đến bài học sau mỗi giờ học để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh. =2 =
  • 3. Sáng kiến kinh nghiệm PHẦN II : NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Dạy học là cả một nghệ thuật , làm thế nào để người GV thành công với vai trò của mình? Để đánh giá mức độ thành công còn tùy thuộc vào mục tiêu dạy học cụ thể. Theo quan niệm dạy học mới thì điều quan trọng là cách thức học sinh tiếp cận tri thức nhờ có sự hướng dẫn của GV. Có thể sau một buổi thực hành, học sinh chưa thu được kết quả gì cụ thể nhưng học sinh đã biết với trường hợp đó thì xoay sở như thế nào có thể đi tới thành công. Quan niệm dạy học truyền thống là nội dung kiến thức nhưng có tới 90% những kiến thức HS đã biết sẽ bị quên đi cái còn lại là kĩ năng.Vậy cần đưa học sinh trở thành chủ thể của hoạt động học của mình. Điều quan trọng nữa là chính các hình thức dạy học mở giúp cho học sinh nhớ kiến thức tốt hơn. Sau đây là các số liệu của các nhà nghiên cứu tâm lý về trí nhớ: 1. Tỉ lệ thông tin thu nhận được qua các kênh: - Vị giác:1 % - Xúc giác: 1,5% - Khứu giác ( ngửi ) : 3,5 % - Thính giác ( nghe): 11% - Thị giác ( nhìn ): 83 % Các cụ nói trăm nghe không bằng một thấy cũng có cơ sở khoa học của nó. Từ đây rút ra phải tăng cường các minh họa trực quan trong dạy học. Nói chẳng ăn thua mấy đâu !!! 2. Tỉ lệ lưu giữ thông tin ( số kiến thức còn đọng lại ) - Đọc : 10% - Nghe : 20% - nhìn người khác làm : 30% - Nhìn và nghe : 50% - Tự mình nói : 70% - Tự mình nói và làm: 90% Điều này cho thấy : - Tôt nhất là để người học làm và giảng giải cách làm của mình - Tăng cường các hoạt động tự người học trình bày. Có thể đọc trước rồi nói lại - Nếu tệ nữa thì cần làm thí nghiệm biểu diễn cũng được. - Đừng bao giờ giảng suông : vừa truyền tải được ít thông tin, thông tin lưu lại ít còn lại là theo gió lên trời hết! Kết quả điều tra các hoạt động đem lại hứng thú nhất cho người học ( 511 học sinh ) là những hành động trong đó người học được phát huy tính tự lực như: Tự làm thí nghiệm, làm bài tập, làm bài kiểm tra... Đặc biệt đáng mừng là người học trong giờ vật lý rất thích được tự tay làm thí nghiệm ( với 147 lựa chọn chiếm 28,77%). Cụ thể trong giờ vật lý bạn hứng thú nhất khi: - Ngồi nghe giáo viên giảng 11.74% (60 học sinh) - Làm bài tập 21.72% (111 học sinh) - Tự làm thí nghiệm 28.77% (147 học sinh) - Theo dõi giáo viên làm thí nghiệm 5.87% (30 học sinh) - Xem giáo viên trình bày qua máy chiếu 4.31% (22 học sinh) - Làm bài kiểm tra 12.72% (65 học sinh) - Thi đố vui giữa các tổ 10.18% (52 học sinh) - Lựa chọn khác 4.70% (24 học sinh) =3 =
  • 4. Sáng kiến kinh nghiệm Trong khi các hoạt động tự lực có tác dụng kích thích hứng thú của học sinh thì ngược lại các hoạt động thụ động không thể làm được điều đó, chỉ có 5,8% số người tham gia bình chọn cảm thấy hứng thú khi theo dõi giáo viên làm thí nghiệm và 11,7 % số lựa chọn tìm thấy sự hứng thú khi nghe ngồi nghe giáo viên giảng. Từ điều tra nhỏ này ta thấy muốn nâng cao sự hứng thú của người học với môn vật lý, giáo viên cần tăng cường các hoạt động tự lực của học sinh, đặc biệt là thí nghiệm học sinh, trong đó học sinh có thể trực tiếp tham gia vào tiến hành thí nghiệm. Nhận định này cũng hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu giảng dạy trong nước cũng như trên thế giới. Cần phối hợp việc thuyết giảng với các cách tổ chức hoạt động khác cho học sinh, tránh tình trạng học chay dạy chay. 2. Thực trạng Thực tiễn ở trường THCS thị trấn Cát Hải cho thấy: Chất lượng giáo viên dạy vật lí còn có những bất cập. Bên cạnh những giáo viên thực sự nắm chắc kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu rộng về bộ môn, chắc chắn về phương pháp thì vẫn còn có những giáo viên chưa nhuần nhuyễn về các kỹ năng vật lí. Đồ dùng cấp phát cho bộ môn vật lí chưa đồng bộ, chất lượng chưa thật cao, thường lại khác với các đồ dùng minh hoạ trong sách giáo khoa nên hiệu quả giảng dạy các thí nghiệm không cao. Một vấn đề nữa là trong năm học này 2007 – 2008 trường không còn phòng học bộ môn nên ảnh rất nhiều đến các giờ học vật lí nói chung và môn vật lí 9 nói riêng có những thí nghiệm khó. Về phía học sinh: Nhiều em vẫn sử dụng vốn kinh nghiệm và kĩ năng cũ (ở các lớp tiểu học) mà các em tin là có hiệu quả. Có nhiều em chưa làm quen với thí nghiệm vật lí, cách tiến hành các thí nghiệm vật lí và cách tiếp thu kiến thức qua các thí nghiệm…Đây cũng là nguyên nhân mà đề tài muốn hướng tới học sinh. 3. Nguyên nhân làm cho thí nghiệm vật lí trở lên khó thực hiện, khó thành công. 3.1. Về phía học sinh: - Học sinh chưa bao giờ tự làm thí nghiệm. Ngay ở đây TN rất xịn nhưng chả bao giờ ra đúng như lí thuyết cả nhưng học sinh luôn chấp nhận và cho đó là điều bình thường. Đồng thời các em ghi các số liệu này và sử lí sai số. - Do thói quen giáo dục theo mục đích thi cử. Bao giờ cũng phải đúng công thức. - Do sự tiếp thu kiến thức không đồng đều trong từng học sinh… 3.2. Về phía cơ sở vật chất 3.2.1 Sách giáo khoa: Còn thí nghiệm hấp dẫn để mở bài nằm trong phần tạo tình huống có vấn đề ( hiểu đơn giản là tình huống mà kiến thức của học sinh chưa đủ để giải quyết ngay nhưng lại rất gần với trình độ của học sinh) của PPGD thì nguời ta không đưa vào sách giáo khoa vì cấu trúc sách giáo khoa bị áp đặt từ người lập trương trình. Các vấn đề như tạo tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS suy luận là do sáng tạo của giáo viên của giáo viên. Chẳng hạn có các cách tạo tình huống có vấn đề như sau: -Thí nghiệm đơn giản cho kết quả ngược với dự đoán của học sinh. - Hiện tượng vật lí liên quan đến nội dung bài học mới. - Câu hỏi dạng ngụy biện. - Một cách hiểu sai nhưng với kiến thức đã có của học sinh thì lại hiển nhiên. 3.2.2 Về đồ dùng dạy học =4 =
  • 5. Sáng kiến kinh nghiệm Đồ dùng cấp phát cho bộ môn vật lí chưa đồng bộ, chất lượng chưa thật cao, thường lại khác với các đồ dùng minh hoạ trong sách giáo khoa làm cho học sinh và ngay cả giáo viên giảng dạy lúng túng nên hiệu quả thực hiện các thí nghiệm không cao. 3.3. Đối với giáo viên: - Quên bật công tắc (hoặc cắm điện vào nguồn) - Dùng dòng xoay chiều thay vì phải dùng dòng 1 chiều. Rất dễ xảy ra vì núm chuyển đổi trên thiết bị thường khá nhỏ. - Dùng sai thang đo: VD: Đáng ra phải dùng thang 10mA lại dùng thang 10A để đo dòng dòng điện cảm ứng - Vô tình thay đổi điều kiện thí nghiệm: ví dụ khi xác định vận tốc dòng nước chảy từ 1 cái bình ,khi khi thử thì thành công vì mực nứoc trong bình đủ cao, khi tiến hành thí nghiệm lại quên không đổ thêm nước - Hết pin: Nhiều dụng cụ nuôi bằng pin, khi thử xong muốn để cho chắc ăn để bật luôn không thèm tắt, đến khi tiến hành thật thì pin đã cạn. - Chủ quan không làm trước các thí nghiệm. 4. Giải pháp Từ những nguyên nhân nói trên tôi đưa ra các giải pháp sau: 4.1. Đối với giáo viên Thí nghiệm biểu diễn là thí nghiệm do GV thực hiện, để phân biệt với thí nghiệm thực hành là thí nghiệm do học sinh thực hiện. Yêu cầu - Phải đủ lớn để cả lớp quan sát đựơc. trong điều kiện hạn chế nếu toàn bộ HS không thể quan sát đựoc thì bạn phải di chuyển thí nghiệm xuống học sinh hoặc cho học sinh lần lượt lên xem. có thể hạn chế nhốn nháo bằng cách qui định cách thức đi lại khi lên xem - Bố trí theo thứ tự hiện tượng xảy ra từ trái sang phải theo chiều quan sát của học sinh. Đây là một kết quả của nghiên cứu tâm lí, với bố trí như vậy sẽ giúp học sinh tập trung hơn - Lưu ý không quay lưng lại phiá học sinh khi làm thí nghiệm cũng như che khuất thí nghiệm khi làm -Nếu thí nghiệm có bay hơi hoặc cháy nổ, vật chuyển động , phải lưu ý trứoc với học sinh và tuyệt đối chú ý không hướng luồng khí hoặc hướng chuyển động của vật về phía học sinh - Không phủ nhận hoặc nói sai kêt quả kể cả khi thí nghiệm không đúng như mong muốn. Vấn đề là giải thích vì sao lại như vậy . Không nên cho rằng làm không ra kết quả là không thành công, vì thực thí nghiệm thực và đặc biệt là thí nghiệm phô thông ảnh hưởng rât nhiều bởi các yếu tố nhiều do môi trường. Đôi khi bịa ra kết quả như lí thuyêt lại là sai!!! - Không làm thí nghiệm có tính nguy hại đến sức khỏe như có chứa hóa chât độc hại, chất gây cháy ,gây nổ. Hoặc nếu có thì cần có dự phòng các yếu tố an toàn. Với thí nghiệm do giáo viên biểu diễn thì có 1 vài cách chính sau: - Thí nghiệm minh họa: Khi bạn muốn minh hoạt một nội dung kiến thức nào đó, chẳng hạn minh họa sự giãn nở của không khí khi nhiệt độ tăng. Khi này học sinh đã được biết kiến thức đó rồi ( nóng lên thì nở ra chẳng hạn) và bạn chiếu 1 thí nghiệm để minh họa lại kết luận đó. - Thí nghiệm kiểm chứng: Để kiểm chứng một kết quả, một định luật: Chẳng hạn kiểm chứng định luật khúc xạ ánh sáng (Tiết 44 Bài 40 trong sgk vật lý 9). Khi đó học sinh đã được học về định luật khúc xạ rồi, trong định luật có một nội dung : góc tới i khác góc khúc xạ r , tia sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. =5 =
  • 6. Sáng kiến kinh nghiệm Bây giờ bạn có thể làm thí nghiệm trực tiếp cho học sinh quan sát (cách này dụng cụ thí nghiệm được cấp phát không đủ lớn khiến một bộ phận học sinh quan sát hiện tượng không rõ ) hoặc sẽ chiếu một đoạn vedio về vấn đề đó để kiểm định điều đó, đương nhiên trong cái clip đó bạn cũng phải nhằm cái đích là chỉ cho học sinh thấy đâu là i, đâu là r và chúng có khác nhau thật không, tia sáng có bị gãy khúc hay không tại mặt phân cách. Trong bài này khi chiếu tia tới truyền đến mặt phân cách giữa hai môi trường sảy ra hai hiện tượng đồng thời tại mặt phân cách giữa hai môi trường đó là hiện tượng phản xạ ánh sáng mà học sinh đã học ở lớp 7 và hiện tượng khúc xạ ánh sáng, giáo viên cần làm cho hoc sinh phân biệt sự khác nhau giữa hai hiện tượng này trên thí nghiệm và trên cả hình vẽ. (hình minh hoạ dưới ) i i’ r HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ ÁNH SÁNG HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trường trong suốt bị gãy khúc tại đó và trong suốt cũ. tiếp tục đi vào môi trường thứ hai. - Góc phản xạ bằng góc tới ( i’ = i ) Góc khúc xạ không bằng góc tới ( r ≠ i ) - Thí nghiệm nghiên cứu: Đây là loại thí nghiệm được đánh giá cao nhất ( tuy nhiên không phải khi nào cũng tiến hành được vì đòi hỏi thời gian và sự nhuần nhuyễn trong kĩ năng giảng dạy) Loại thí nghiệm này dùng khi dạy học một định luật mới, trong đó nội dung định luật được rút ra từ thực nghiệm. Ví dụ định luật Ôm, định luật Hook, định luật Lenxo... Khi sử dụng cách định luật này bạn có thể tiến hành như sau: - Đưa một thí nghiệm đơn giản, một hiện tượng có liên quan để tạo hứng thú ban đầu. - Cho học sinh đưa giả thuyết về mối liên hệ giữa các đại lượng , chẳng hạn U , I có mối liên hệ thế nào? - Yêu cầu học sinh suy nghĩ cách thức kiểm tra định luật, đề xuất những thiết bị cần có để làm thí nghiệm -> điều này cần có sự rèn luyện thường xuyên. - Nếu có thí nghiệm thực mà làm tại lớp thì tốt nhất, không thì lại chiếu đoạn phim trong đoạn phim đó phải thể hiện rõ: =6 =
  • 7. Sáng kiến kinh nghiệm + Các dụng cụ thí nghiệm + Các bước tiến hành thí nghiệm + Kết quả đo được - Sau cùng bạn viết lên bảng kết quả thí nghiệm đã đo được -> bảng số liệu . Cùng học sinh vẽ đồ thị, đưa ra kết luận cuối cùng . Ngoài ra bạn có thể chiếu các đoạn phim khoa học về ứng dụng liên quan đến nội dung bài học ( không nên quá dài ) thì cũng là một cách rất có hiệu quả giáo dục rất tốt. Ví dụ minh hoạ về thí nghiệm: Dùng điện trở - khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Tiết 1 - Bài 1: Sự phụ thuộc cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Chương I, SGK Vật lý 9, trang 4. Mục đích, yêu cầu của thí nghiệm: - Học sinh bố trí được thí nghiệm để khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. - Học sinh tiến hành thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. - Từ kết quả thí nghiệm HS vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn. Bắt đầu tiến hành thí nghiệm, dùng điện trở có trị số R = 15Ω B1. Tiến hành thí nghiệm với U = 3V - Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 9V - Đóng khoá K. Bạn sẽ thấy ampe kế và vôn kế xuất hiện kết quả đo học đọc các giá trị đó ghi và ghi lại. - Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn. (I=0,2A) - Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1 B2. Tiến hành thí nghiệm với U = 6V - Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 6V. - Đóng khóa K. - Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn. (I=0,45A) - Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1 B3. Tiến hành thí nghiệm với U = 9V - Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 4V - Đóng khóa K - Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn. (I=0,68A) - Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1 B4. Tiến hành thí nghiệm với U = 12V - Điều chỉnh biến thế nguồn để điện áp có giá trị 4V - Đóng khóa K - Đọc cường độ dòng điện I tương ứng với mỗi giá trị hiệu điện thế U đặt vào hai đầu dây dẫn. (I=0,9A) - Ghi lại các giá trị đo được vào bảng 1 B5. Rút ra kết luận =7 =
  • 8. Sáng kiến kinh nghiệm Từ bảng kết quả thí nghiệm Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra các kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, hướng dẫn học sinh vẽ đồ thị U, I. 4.2 Đối với học sinh Để nâng cao khả năng làm thí nghiệm của học sinh đòi hỏi người giáo viên vật lý ngay từ đầu cấp phải rèn thường xuyên cho người học kĩ năng nhận biết các dụng cụ vật lý trên hình vẽ và trong thực tế,hiểu được chức năng, biết được cách sử dụng, lắp ráp. 4.3 Về cơ sở vật chất - Yêu cầu có phòng học bộ môn để thực hiện các thí nghiệm khó. - Dụng cụ thí nghiệm phải đồng bộ, giống với các dụng cụ thí nghiệm minh hoạ trong sgk. - Bộ dụng cụ thí nghiệm phải dễ thực hiện tháo lắp với học sinh và giáo viên, đặc biệt chất lượng phải tốt và cho ra kết quả chấp nhận được ( sai số không quá 10% ). Ví dụ minh hoạ thí nghiệm khó thành công khi giáo viên và học sinh tiến hành do dụng cụ thí nghiệm: Thí nghiệm xác định chiều của lực điện từ phụ thuộc vào chiều dòng điện và chiều đường sức từ trong Bài 27: Lực điện từ sgk vật lí 9 Bình thường lắp xong mạch điện, đóng công tắc k thì thanh đồng AB không chuyển động bởi lực điện từ tác dụng lên không thắng nổi lực ma sát, vậy để thành công ta phải làm động tác là nhắc thanh AB lên sau đó buông tay ra cho rơi thẳng xuống tương tự như khi muốn các mạt sắt sắp xếp thành các đường sức từ quanh nam châm ta phải gõ nhẹ lên tấm bìa để loại lực ma sát. Giải pháp khác là làm thí nghiệm ảo minh họa 4.4 Để đề tài được sử dụng có hiệu quả, phổ biến thì cần có những buổi sinh hoạt cụm chuyên môn, nhóm chuyên môn vật lý để các bạn đồng nghiệp trao đổi, đóng góp ý kiến xây dựng, thống nhất được các bài học khó các thí nghiệm khó và đưa ra được hướng giải quyết phù hợp áp dụng cho tất cả các trường. 5. Kết quả thực hiện Sau một hai thực hiện các biện pháp như trên, chất lượng dạy học môn vật lí theo quan điểm đổi mới phương pháp học đã đạt được các kết quả sau đây: =8 =
  • 9. Sáng kiến kinh nghiệm - Học sinh có được một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản ban đầu về vật lí, cụ thể :hệ thống khái niệm vật lí cơ bản, học thuyết, định luật vật lí, các đại lượng vật lí cũng như đơn vị của chúng..... - Học sinh thấy được rất nhiều hiện tượng, quy luật vật lí rất gần gũi với đời sống sản xuất và có vô vàn những ứng dụng to lớn, đạt giá trị cao….. - Học sinh biết được một số kiến thức cơ bản, biết cách làm việc khoa học, biết cách hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức, biết thu nhập, phân loại, tra cứu và sử dụng thông tin tư liệu, biết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, có thói quen học tập và tự học; có kĩ năng giải bài tập vật lí và tính toán; biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn. - Qua các giờ học, học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi của vật chất, về khả năng nhận thức của con người, về vật lí đã, đang và sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, rèn luyện được tính cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lý khoa học, có ý thức trách nhiệm để học tập bộ môn . PHẦN 4 : KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT Trên đây là những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn vật lí theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS thị trấn Cát Hải. Muốn có được hiệu quả cao người giáo viên cần phải nhận thức vấn đề trên một cách tích cực, không ngừng học tập nâng cao chuyên môn, sử dụng thường xuyên trang thiết bị dạy học phục vụ cho đổi mới phương pháp, thay đổi cách xác định mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ học sinh phải đạt được sau bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ đủ để làm căn cứ đánh giá kết quả bài học, chú ý tới mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là tự học . Thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc theo nhóm bằng các phiếu hoạt động học tập, tăng cường giao tiếp Thầy - Trò, mở rộng giao tiếp Trò - Trò . Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong tiết học và chất lượng các câu hỏi ở đề kiểm tra, giảm số câu hỏi tái hiện, tăng câu hỏi tư duy tích cực, sáng tạo của học sinh, chú trọng sửa chữa, nhận xét các câu trả lời của học sinh. Việc đổi mới phương pháp là một quá trình lâu dài, khó khăn đòi hỏi đồng bộ ở các cấp học, môn học, mỗi giáo viên cần tích cực chủ động trong việc tự học, tự rèn luyện, nâng cao trình độ tay nghề xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Tuy đã cố gắng nhiều song về mặt lý luận cũng như về mặt nội dung sẽ còn có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi, hy vọng sau đề tài này được các bạn đồng nghiệp bổ xung góp những ý kiến quý báu để đề tài được hoàn thiện hơn. * Đề xuất : Việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục vì vậy cần được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp . UBND huyện Cát Hải và các phòng ban chức năng nghiệp vụ sớm đưa dự án xây dựng trường chuẩn để trường THCS thị trấn Cát Hải có được phòng học chức năng đảm bảo cho việc đổi mới phương pháp dạy học. =9 =
  • 10. Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học cần đòi hỏi một số điều kiện đó là : trình độ và kinh nghiệm của giáo viên, phương pháp học tập phù hợp với học sinh, phân phối chương trình và sách giáo khoa, trang thiết bị dạy học, thay đổi cách đánh giá giáo viên và học sinh. Những vấn đề đó cần được ngành giáo dục quan tâm chú trọng. Xin chân thành cảm ơn! Cát hải, ngày 19 tháng 02 năm 2008 Người viết Phạm Quang Vương ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS T.T CÁT HẢI + Điểm trung bình:……………….. + Xếp loại:………………………… Cát hải, ngày ...... tháng ...... năm 2008 T/M HĐKH cấp trường ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CỤM T.H.C.S ĐÔN LƯƠNG + Điểm trung bình:…………….. + Xếp loại:……………….. Cát hải, ngày ....... tháng ...... năm 2008 T/M HĐKH cấp cụm = 10 =
  • 11. Sáng kiến kinh nghiệm ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN + Điểm trung bình:……………………….. + Xếp loại:…………………….. Cát hải, ngày ........ tháng ..... năm 2008 T/M HĐKH cấp huyện = 11 =