SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 80
Descargar para leer sin conexión
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                             Số 2 * 7-2010




                                                                          Cùng Quý bạn đọc thân ái

  Đất nước ta có một dãy toạ độ rất đặc biệt trên biểu đồ khí hậu và địa hình của Trái đất, một địa thế
tạo nên một xứ sở rừng vàng biển bạc. Triền đông dãy Trường Sơn đón nhận toàn bộ hơi khí ẩm
nhuận mát mẻ của bốn mùa gió biển đã hàm dưỡng nên bạt ngàn rừng tài nguyên phong phú chủng
loại động thực vật quý hiếm. Hơn 4000 cây số bờ biển đã như nhiên tôn tạo vô vàn thắng tích thanh kỳ
cổ quái đẳng cấp quốc tế kèm vô số trữ lượng hải sản giá trị cao về dinh dưỡng và kinh tế.

  Chưa kể miền bình nguyên trung du một bên thừa hưởng ưu đãi của lớp đất ba-zan màu mỡ, một
bên đón nhận phì nhiêu phù sa do sông hồ bờ bãi ban tặng, sản xuất ra toàn những lương thực thực
phẩm rau quả nổi tiếng lâu đời. Chưa kể dưới lớp lớp đất tầng tầng nước chứa biết bao khoáng sản,
dầu mỏ, đá quý chất lượng hàng đầu thế giới. Chưa kể ngoài khí hậu thuận lợi chung của vùng ôn đới,
trên dãy đất này có đủ các vùng trạng thái khí hậu trên thế giới: lạnh, mát, ấm, nóng, khô, ẩm... đan
xen nhau quanh năm thật lý thú.

  Cũng do đó, đất nước ta đã lâm vào một hoàn cảnh cũng vô cùng đặc biệt là suốt 4000 năm phải
vừa dựng nước vừa liên tục chống giặc ngoại xâm giữ nước. Cũng từ đó, dần trưởng dưỡng nên một
dân tộc tính khá toàn diện bao hàm tiêu chuẩn thành gia thành danh thành nhân: Cần cù - sáng tạo -
kiên cường - hiếu học - kinh nghiệm - nhân nghĩa - phóng khoáng.

  Một đất nước đầy đủ điều kiện về phương tiện và con người để hoá rồng đa diện từ công nghiệp,
nông nghiệp, mỹ nghệ đến hàng hải, du lịch... Thế mà, ngày nay chúng ta đang ở một thứ hạng nào?
Thật ra chúng ta có tự biết, tự hào và quyết tâm tự lực, tự cường không? hay cứ trông chờ vào phép
mầu và sự tương trợ để rồi mọi dữ kiện tốt đẹp lần lượt rơi vào sự khống chế từ tinh vi đến trắng trợn
của ngoại nhân?

  Cứ hãy biết, biết nhiều, biết rộng, biết tường tận... về Việt Nam - đất nước - con người. Chỉ có biết
mới có một khởi đầu thuận lợi và một hiệu quả tốt đẹp: Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Tập
san nhỏ bé này chỉ hy vọng góp làm một thanh âm nhẹ nhàng trong dàn hợp xướng đồng ca thanh
bình non nước.

                                                                                     Ban chủ trương
                                                                                       Tập san VGD
                                     Chủ nhiệm: Thái Thanh Tùng
                                     Chủ bút: Thái Thanh Nguyên
                                        Design: Cao Thái Thanh
                                   Thư ký toà soạn: Thiên Bình Nga
                          Với sự cộng tác thường xuyên của các cây bút uy tín:
                  Bảo Anh, Triều Âm, Lê Phương Châu, Quỳnh Dao, Phục Sinh Đường,
                          Trần Ngọc Hưởng, Thái Lộc, Vũ Tiến Phúc, Bút Tâm,
                               Bùi Bội Trân, Đoàn Thuận, Hà Trung Yên…
                                        Gửi thư và bài cộng tác:
                           thaithanhnguyen@dng.vn – tunthai@gmail.com
                                     Liên lạc và đăng quảng cáo
             Chez Thi 5557 Chemin de la Côte des Neiges, Montreal, QC, H3T 1Y8 Canada
                      Montréal, (Québec) Canada, H3T-2A9 - Tel: (514) 531-4527
                                     Số đăng bạ : ISSN 1911-012X




Trang 1
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                  Số 2 * 7-2010
Thắng tích




Chùa Phổ Minh hay còn gọi là chùa Tháp,
thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, thành
phố Nam Định. Theo biên niên sử, chùa
được xây dựng vào năm 1262 niên hiệu
Thiệu Long thứ 5 (1262), ở về phía tây
cung điện Trùng Quang, nơi các Thái
thượng hoàng nhà Trần sau khi nhường
ngôi cho con về ở. Nhưng theo các minh
văn trên bia, trên chuông thì ngôi chùa
này đã có từ thời nhà Lý. Có thể chùa đã
được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ
năm 1262. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng
chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích
nghệ thuật đời Trần.


  Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9      hoàn mỹ. Cũng như đôi sấu đá trên thành
gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà      bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc
thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn,       gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn
xếp theo hình chữ "công". Bộ cửa gian giữa    giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm
nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to     khắc đời Trần.
dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn        Chùa có quy mô bề thế, là nơi tụng niệm
hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng   của quan lại, quý tộc cao cấp nhà Trần.
lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề,     Trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông
được coi là một tác phẩm điêu khắc khá        nhập Niết bàn (tượng nằm); tượng Trúc Lâm
                                              tam tổ dưới bóng trúc; một số tượng Phật
                                              đẹp lộng lẫy như: tượng Tam Thế, tượng Di
                                              Đà, tượng Di Lạc, tượng Quan Âm, Đức
                                              Thánh, Đức Chúa...
                                               Chuông lớn của chùa có khắc bản văn "Phổ
                                              Minh đỉnh tự" đúc năm 1796 - chùa vốn có
                                              một vạc lớn, sử sách coi là một trong bốn vật
                                              báu của Việt Nam (An Nam tứ đại khí) nay
                                              không còn. Do vậy mà chùa được coi là đại
                                              danh lam của nước Đại Việt. Đây là nơi tu
                                              hành của Đức quân vương Trần Nhân Tông



Trang 2
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                   Số 2 * 7-2010
(vua thứ 3 triều Trần, 1279-1293) cùng với     Điền, nhà Tổ, nhà Mẫu Tổ Trần, hai dãy
sư Pháp Loa và Huyền Quang.                    hành lang hòa nhập với cảnh quan xung
                                               quanh bề thế. Đây là một trong những công
                                               trình kiến trúc quy mô vào loại xưa nhất mà
                                               ngày nay còn giữ được nguyên thuỷ.
                                                 Kiến trúc thời nhà Trần được bảo tồn khá
                                               nguyên vẹn ở đây là tháp Phổ Minh, dựng
                                               năm 1305. Tháp cao khoảng 17 m, gồm 14
                                               tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng
                                               đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng
                                               gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn,
                                               giữa các tầng là gờ mái... Tầng tháp thứ
                                               nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp
                                               dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy
                                               tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn 5 m. Bệ
                                               và tầng thứ nhất có những hình chạm nông
                                               trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây
                                               cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí
                                               thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch
                                               các tầng trên được trang trí hình rồng.




Trần Nhân Tông đã sáng lập ra thiền phái
Trúc Lâm Đầu Đà, một dòng Phật giáo Việt
Nam (thế kỷ 13-14), và ông được xem là “Đệ
nhất Tổ”. Sau khi Kim Phật Trần Nhân Tông
viên tịch, vua nối ngôi là Trần Anh Tông đã
sai làm cỗ kiệu bát cống bằng đá, đặt bảy
trong hai mươi mốt viên Xá Lợi của vua cha
và xây tòa tháp lên trên.
  Toàn bộ phong cảnh chùa bao gồm: Tam
quan, hai hồ sen, hai nhà bia cân đối, tháp
Phổ Minh cùng các cây cổ thụ có trên 400
năm tuổi, càng tôn vẻ đẹp của ngôi chùa
thêm phần cổ kính.
  Sau thượng điện, cách một sân hẹp là ngôi
nhà dài 11 gian. Ở giữa là 5 gian nhà Tổ,
bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3
gian điện thờ. Hai dãy hành lang nối tiền
đường ở phía trước với ngôi nhà 11 gian ở
phía sau làm thành một khung vuông bao           Các tầng tháp đều có mái cong ở bốn phía.
quanh kiến trúc chùa.                          Trọng lượng tháp nặng khoảng 700 tấn trên
                                               một tiết diện nhỏ 30m2, lại ở vùng chiêm
  Trong chùa có tòa Tiền đường (hay còn gọi    trũng nhưng vẫn đứng vững suốt 7 thế kỷ
là Bái đường), tòa Tam bảo, tòa Thượng         qua.

Trang 3
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                  Số 2 * 7-2010
  Bên cạnh cây tháp cổ, ở chùa Phổ Minh còn    (1527-1592). Khi ngài viên tịch, có lăng mộ
có nhiều hiện vật có giá trị. Trước đây chùa   xây phía sau hậu cung, đều là những tác
có 120 pho tượng, nhưng do thời gian, khí
hậu và chiến tranh hủy hoại, nay chỉ còn hơn
50 pho tượng, trong đó có nhiều pho tượng
đẹp về hình thể, cân đối về tỷ lệ, mang tính
nghệ thuật cao.




                                               phẩm cổ, đẹp, mang tính nghệ thuật lịch sử
                                               điển hình cao của thế kỷ 16.
                                                 Và tấm bia đá lớn khắc vào năm Cảnh Trị
                                               thứ 6 (1668) đặt bên phải. Trước cửa chùa là
                                               một pho sử sống ghi lại lịch sử ngôi chùa,
                                               đồng thời cũng là một công trình nghệ thuật.
                                                 Chùa Phổ Minh từ ngày xây dựng đến nay
                                               đã trải qua hơn 700 năm, chùa đã được
                                               trùng tu nhiều lần, nhưng nét đẹp cổ xưa
                                               không hề phai mờ. Chùa vẫn giữ được phong
                                               cách kiến trúc cổ theo kiểu “Nội Công Ngoại
                                               Quốc”.
                                                 Quá khứ đã lùi xa, lịch sử Việt Nam viết
                                               thêm nhiều trang sử huy hoàng, nhưng chiến
                                               công hiển hách của quân dân triều Trần
                                               chống quân xâm lược Nguyên - Mông vẫn là
                                               một trong những chiến công chói lọi âm
 Tháp Phổ Minh                                 vang đến muôn đời. Chính nền tảng đó tạo
                                               ra sức mạnh, khơi nguồn cho các công trình
  Trong sân chùa, ngoài ngôi tháp còn có hai   kiến trúc, một nền mỹ thuật khoáng đạt, tinh
nhà bia ở hai bên. Nhà bia bên phải, che tấm   tế, đầy sức sống và có tính hiện thực cao.
bia năm 1916, nói về tháp Phổ Minh, còn          Chùa tháp Phổ Minh, một di tích lịch sử
nhà bia bên trái, có tấm bia năm 1668, nói     được tọa lạc trên quê hương nhà Trần, đã
về ngôi chùa.                                  góp phần khơi dậy hào khí Đông A, phái
  Dưới hậu cung còn có pho tượng đá trắng      thiền Trúc Lâm Yên Tử và truyền thống yêu
của công chúa Mạc Ngọc Lâm, người đã từng      nước thương dân, tinh thần đoàn kết của
tu hành và trùng tu ngôi chùa vào thời Mạc     dân tộc.
                                                                                   Từ Gia




Trang 4
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                            Số 2 * 7-2010




Ghềnh Ráng là một quần thể sơn thạch của dãy núi Xuân Vân chạy đến sát
chân biển phía nam thành phố Quy Nhơn. Nơi đây đá chất ngổn ngang, tạo
thành hang, thành rạn, thành ghềnh, quanh năm giỡn đùa cùng sóng biển...

  Từ đỉnh Ghềnh Ráng có thể phóng tầm mắt nhìn rộng cả bốn bề. Phía nam như một
bức tranh sơn thủy hữu tình với những dãy núi xanh dựng thành từng lớp, thấp cao
chạy dọc ven biển đến tận Quy Hòa. Về phương bắc, lướt qua dải cát vàng mịn óng,
thành phố Quy Nhơn hiện lên với những đường phố dọc ngang. Xa xa là khu kinh tế
Nhơn Hội, niềm tự hào của người dân Bình Ðịnh thời kỳ đổi mới. Xoay lưng vào động
cát phía tây, quay mặt ra hướng đông là biển cả bao la, xanh biếc một màu. Chếch về
hướng đông bắc là bán đảo Phương Mai án ngữ cửa biển Thị Nại như tấm bình phong
khổng lồ. Xa xa về phía đông nam, là một đảo lớn, tục gọi Cù Lao Xanh. Từ xa xưa
những người dân biển coi hòn đảo này như một tiêu mốc để định hướng đi. Do đó, sau
này ngọn hải đăng đã được xây dựng trên đảo Cù Lao Xanh. Ði dọc con đường đất uốn
lượn theo triền núi, du khách có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật điêu
khắc kỳ mỹ mà tạo hóa đã tạo ra cho Ghềnh Ráng. Trên một phiến đá lớn có một bức
phù điêu hình mặt người. Lại có khối sơn thạch được mưa gió và thời gian mài gọt
trông tựa đầu một con sư tử lớn đang chồm ra Biển Ðông, có trụ đá hình dáng như
người vợ ngóng chồng được mệnh danh là đá Vọng Phu. Ðặc biệt, ở đây có hai khối đá
lớn chồng xếp lên nhau trông rất chênh vênh được gọi là Hòn Chồng. Thoạt nhìn khối
đá lớn như thể muốn rơi, vậy mà trải qua năm tháng dãi dầu nó vẫn "trơ gan cùng tuế
nguyệt", đứng vững vàng nghìn đời nay bất chấp phong ba bão tố. Từ Hòn Chồng đi
về hướng bắc dọc theo ven biển sẽ gặp những hang động hiểm hùng, kỳ bí do đá nằm
chồng chất lên nhau tạo thành. Ði thêm chút nữa là một bãi đá xanh hình tròn, mặt
nhẵn như những quả trứng, có tên gọi là Bãi Ðá Trứng. Phía trên bãi có một mạch
nước ngầm từ khe núi chảy ra, tạo thành hai giếng nước ngọt hình lòng chảo nằm kề
nhau, đường kính miệng rộng hơn một mét. Phía ngoài giếng có một tảng đá lớn đột
ngột nhô cao trên mặt nước, án ngữ những con sóng lớn từ ngoài khơi đổ vào bờ...



Trang 5
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                               Số 2 * 7-2010

  Cảnh đẹp nên thơ của Ghềnh Ráng từ lâu
đã là nguồn cảm hứng của thi ca, như người
dân địa phương truyền tụng: Gió Cầu Tấn
trưa chiều thổi mát - Bãi Quy Nhơn mịn cát
dễ đi - Phương Mai - Ghềnh Ráng tương tri -
Ngâm câu thủy tú sơn kỳ thảnh thơi...


Ghềnh Ráng

Ghềnh dốc lô nhô chuyển sắc trời
Bốn mùa gió cuốn sợi dương rơi
Giăng hồn Mặc Tử đêm trăng lộng
Phơi nét Dzũ Kha bút lửa ngời
Bạt cánh chim non về rũ đậu
Mỏi vây cá lẻ chạnh ngừng bơi
Câu thơ ai khắc trên bờ đá
Cho cỏ ru hời giấc nghỉ ngơi.

Thái Thanh Nguyên 2003                         Nhìn từ đồi Ghềnh Ráng




                                                Trong tâm thức dân gian, cảnh đẹp
                                              huyền ảo bao giờ cũng là nơi có bóng
                                              dáng thần tiên. Cũng bởi lẽ đó mà
                                              Ghềnh Ráng là nơi có truyền thuyết
                                              nàng tiên xuất hiện. Bên cạnh tên gọi
                                              dân dã thân quen, vùng này còn được
                                              gắn với một sự tích. Chuyện kể rằng,
                                              ngày xưa có một gia đình nông dân
                                              nghèo, sinh được một cô con gái nết na,
                                              xinh đẹp. Khi lớn lên, cô gái đã có một
                                              mối tình trong trắng với một chàng trai
                                              cùng làng. Nhưng tiếng đồn về nhan sắc
                                              của nàng đã lọt đến tai một viên quan
                                              hám sắc và độc ác. Y rắp tâm ép nàng
                                              làm vợ. Bằng thủ đoạn gian xảo và ỷ
                                              thế quyền lực, y bắt người con trai đi
                                              lính rồi đưa chàng tới tận nơi biên ải xa
                                              xôi đồng thời ra lệnh buộc nàng phải
                                              nộp đủ mười cân yến sào trong vòng
                                              một tháng, không đúng hạn sẽ phải lấy
                                              y. Giữ trọn mối tình chung thủy với
                                              người yêu, người con gái không quản

Trang 6
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                 Số 2 * 7-2010

hiểm nguy quyết chí vượt biển ra đảo tìm tổ yến. Ðúng lúc đó người con trai trở về,
tìm lại người yêu. Vì hạnh phúc lứa đôi và thương người con gái liễu yếu đào tơ, chàng
không quản khó khăn nguy hiểm, quyết tâm thay nàng ra đảo. Nàng trao cho chàng
chiếc nón Gò Găng, kỷ vật chung tình của người ở lại, rồi nàng trở về sống trong mong
đợi và lo âu. Ðến thời hạn nộp yến mà bóng chàng vẫn biền biệt. Sợ quá nàng đành bỏ
trốn. Hay chuyện, viên quan cho lính đuổi theo. Bị truy đuổi gắt gao, người con gái
chạy đến Ghềnh Ráng, ẩn vào núi Vũng Chua. Quân lính đuổi tới đây bỗng trời nổi cơn
giông tố, gió cuốn ào ào, mưa bay mù mịt, sấm chớp đùng đùng. Bỗng nhiên núi nứt
ra một khe lớn, nàng chạy vào vụt đó rồi biến mất. Khi giông tan, trời quang, mây
tạnh, khe núi biến thành một dòng suối mát, uốn lượn trên sườn núi như một dải lụa
nối trời với đất. Người đời gọi đó là Suối Tiên. Chàng trai tìm đủ số yến cũng hối hả trở
về. Nào ngờ, trên đường từ đảo vào đất liền cũng gặp giông bão, yến bị sóng biển
cuốn trôi hết. Chàng đuối sức rồi ngất xỉu, sóng biển đã đưa chàng tấp vào Ghềnh
Ráng. Khi tỉnh lại, chàng còn đang ngơ ngác, chưa hiểu mình bị dạt vào đâu thì thấy
bóng người con gái lúc hiện, lúc ẩn, chàng vừa gọi vừa chạy theo cho đến khi hai
người cùng biến mất. Ghềnh Ráng trở thành nơi đoàn tụ của đôi uyên ương, vì cường
quyền mà không nên được nghĩa vợ chồng lúc còn ở dương gian. Họ đã phải thoát tục
thành tiên mới đến được với nhau. Câu chuyện đượm màu huyền thoại, đậm chất nhân
văn ấy đã làm cho Ghềnh Ráng được khoác thêm hai chữ Tiên Sa, dân gian thường gọi
vùng này bằng cái tên ghép Ghềnh Ráng - Tiên Sa.

                                                Ghềnh Ráng càng nổi danh hơn bởi thi
                                              sĩ Hàn Mặc Tử. Vì mắc bệnh hiểm nghèo,
                                              ông đã phải sống những năm tháng cuối
                                              đời trong trại phong Quy Hòa. Tâm trạng
                                              đau thương, giông bão lại được tiếp thêm
                                              cảm hứng từ cảnh thiên nhiên như siêu
                                              thực của Ghềnh Ráng, ông đã viết nên
                                              những áng thơ bất hủ để lại cho đời. Hàn
                                              Mặc Tử qua đời khi còn quá trẻ, lúc nhà
                                              thơ mới vừa 28 tuổi. Ðể thỏa nguyện
                                              mong ước của thi sĩ lúc sinh thời, năm
                                              1969, gia đình và thân hữu đã đưa thi hài
 Dốc Mộng Cầm, lên mộ Hàn                   Hàn Mặc Tử về an táng ở Ghềnh Ráng.
                                            Ngôi mộ được xây trên một gò cao, lưng
dựa vào núi, mặt quay ra biển là nơi mà ai ai dù chỉ một lần đặt chân đến Ghềnh Ráng
cũng đều ghé thăm. Ðó không chỉ đơn thuần là một ngôi mộ mà hơn thế nữa là nơi
tưởng niệm một danh nhân - thi sĩ tài danh. Cho đến nay, Ghềnh Ráng đã được quy
hoạch chi tiết nhằm gìn giữ, phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh. Khu vực mộ
Hàn Mặc Tử đã được tôn tạo, có khu trưng bày cuộc đời và thi ca của nhà thơ, có thư
quán bút lửa Dzũ Kha ghi lại những áng thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử, có khu vực diễn
ra hội đánh bài chòi và các trò chơi dân gian nhằm phục vụ du khách về với thành phố
biển Quy Nhơn.

                                                              Nhóm NNYVN sưu tầm

Trang 7
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                       Số 2 * 7-2010




                                                 quân. Vì vậy khi Vua vừa mất, 3 trong số các
                                                 hoàng tử đã đem quân đến vây thành để
                                                 tranh ngôi Thiên tử. Nhờ sự giúp sức của
                                                 quan nội thị Lý Nhân Nghĩa, Lý Phật Mã vào
                                                 cung an toàn (Lý Công Uẩn để Thái tử sống
                                                 bên ngoài cung) và lên ngôi Hoàng đế. Đại
                                                 Việt Sử ký toàn thư có chép, khi nghe tin các
                                                 hoàng tử em làm phản, Thái tử Lý Phật Mã
                                                 đã nói: “Ta lấy làm xấu hổ là Tiên đế mới mất
                                                 chưa quàn mà anh em đã giết lẫn nhau, há
                                                 chẳng để cho muôn đời chê cười sao?”
                                                   Phật Mã lên ngôi, lấy niên hiệu là Thiên
                                                 Thành. Qua sự việc các hoàng tử mưu phản,
                                                 vua Lý Thái Tông nghĩ ngay đến việc phải có
                                                 một hình thức tâm linh để thu phục lòng
                                                 người, cố kết nhân tâm. Vua cho dựng miếu
                                                 thờ Thần Đồng Cổ ở bên hữu thành Đại La,
                                                 sau chùa Thánh Thọ. Sau đó lập đàn trong
                                                 miếu và đọc lời thề: “Làm con phải hiếu, làm
                                                 tôi phải trung, ai bất hiếu, bất trung xin Thần
                                                 trừng phạt”. Các quan lần lượt từ cửa đông đi
  Là con của Đức Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông        vào, đến trước thần vị cùng uống máu ăn
(tức Lý Phật Mã) – vị vua thứ 2 của triều Lý ở   thề. Từ đó, thành lệ, hằng năm vào dịp đầu
ngôi 27 năm - được coi là vị minh quân tinh      xuân, vua quan nhà Lý đều phải dự Hội thề
thông Phật học. Ngoài công lao mở mang bờ        đền Đồng Cổ.
cõi và ban bố Bộ luật thành văn đầu tiên ở
nước ta, Lý Thái Tông còn là tác giả của           Lý Thái Tông cũng là người ban bố bộ luật
những bài thơ mang đậm tinh thần Phật giáo.      Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên ở nước
                                                 ta. Về việc này, sử sách còn ghi rõ: “Trước
 Lý Phật Mã là Hoàng tử trưởng của Vua Lý        kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu,
Công Uẩn, lên ngôi lúc 28 tuổi.                  quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt
 Lý Thái Tổ có để lại di chiếu truyền ngôi cho   làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị
Thái tử Lý Phật Mã. Các hoàng tử của Lý Thái     oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót,
Tổ khá đông và người nào cũng có tài cầm         sai trung thư san định luật lệnh, châm chước


Trang 8
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                          Số 2 * 7-2010
cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại,       Ngoài việc cầm quân, Lý Thái Tông còn là
biến thành điều khoản, làm thành sách Hình         người yêu thơ văn, tinh thông Phật pháp.
thư của một triều đại, để cho người xem dễ         Ông làm thơ mà nổi tiếng nhất là bài thơ ngũ
hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành,         ngôn “Tăng-tì-đa -lưu-chi thiền sư”. Về ngôi
dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được          chùa Một Cột - một biểu tượng của kiến trúc
bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên           thời Lý, theo sử sách chép lại, đã được xây
hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo”.            dựng bằng ý tưởng của vua Lý Thái Tông.
                                                   Nhà vua nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm
                                                   ngồi trên toà sen... Sau đó, vua cho dựng
                                                   cột, làm toà sen đặt lên đúng như trong
                                                   mộng. Ngôi chùa Một Cột lúc ấy được lấy tên
                                                   là chùa Diên Hựu...
                                                     Sử sách còn chép rằng: năm vua 38 tuổi,
                                                   mùa xuân, tháng hai ông ra cửa Bồ Hải cày
                                                   ruộng khai lễ Tịch điền. Vua thân tế Thần
                                                   Nông, tế xong tự cầm cày xuống ruộng. Các
                                                   quan có người can: Đó là việc của nông phu,
                                                   Bệ hạ cần gì làm thế? Vua đã nói: “Trẫm
                                                   không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì
                                                   cho thiên hạ noi theo”...
                                                     Có một chi tiết thật thú vị mà nói theo ngôn
                                                   ngữ thời nay là gần 1000 năm trước, vua Lý
                                                   Thái Tông đã chủ trương “Người Việt dùng
                                                   hàng Việt”. Năm 1040, ngay sau khi vua dạy
                                                   cho cung nữ tự dệt được gấm vóc, vua đã
                                                   “xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước
                                                   Tống ở trong kho để may áo ban cho các
                                                   quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng
                                                   gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng
                                                   vóc”. Phát hết như vậy, để trong kho không
  Suốt 27 năm ở ngôi, khi mất chưa đến 60          còn vải ngoại nữa nên từ đó chỉ dùng vải của
tuổi, Lý Thái Tông thân chinh cầm quân nhiều       nước mình. Thật là một vị vua đầy ý chí tự
lần. Năm 33 tuổi, ông đánh châu Định               cường!
Nguyên, năm 35 tuổi đánh châu Ái, năm 39
tuổi đánh Nùng Tồn Phúc, năm 42 tuổi đánh
                                                                             Nguồn didulich.net
Nùng Trí Cao, năm 44 tuổi vào tận phía Nam
                                                                                      Theo QH
đánh Chiêm Thành...

 Truyện 100 chữ của Cao Thái Thanh
 Sau một thời gian dài phát bệnh tâm thần phân liệt, bà dần dà trở lại bình thường.
 Cả nhà lại có dịp sum họp bên mâm cơm.
 Bà hỏi: “Bỏ xà lách vô mì gói ăn không?”. Cháu lúng búng trong miệng, thờ ơ: “Bà thích thì cứ ăn”.
 Bà run rẩy nhúng xà lách vào nước mì, rồi lặng lẽ gắp sang cho cháu. Mẹ cháu ngạc nhiên “Sao má
 không ăn đi?”. Bà móm mém “Cho con Út nó ăn… Tao ăn một chút hà… Nó thích rau này lắm.”
 Cháu bàng hoàng “hoá ra bà làm cho cháu ăn?”
 “Ờ… Mày giống ba mày, thích rau xà lách…” - bà chậm rãi.
 Như có một mảnh xương đâm vào tim cháu…


Trang 9
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                     Số 2 * 7-2010

Chân dung tác giả




                                               bán ngôi nhà này cho ông Huỳnh Ngọc Điển
                                               (theo giấy bán đoạn nhà đất lập ngày 28
                                               tháng Giêng năm thứ 3 Duy Tân).

                                                 Hiện, cháu nội của ông Điển là bà Huỳnh
                                               Thị Bảo Hòa (74 tuổi) cùng chồng là ông Lê
                                               Hoàng Chung và con cháu đang thừa kế.
                                               Như những ngôi nhà cổ khác ở miền Trung,
                                               ngôi nhà này kiến trúc theo dạng nhà
                                               “rường”, ba gian hai mái, lợp ngói âm
                                               dương, ngăn cách giữa lớp ngói với hàng
                                               ruôi là một lớp “sịa” (tức vỉ tre). Trên ba gian
                                               nhà trước có gác bằng ván là nơi để bày đồ
                                               thờ cúng. Có dịp ghé vào thăm ngôi nhà cổ
                                               này, mọi người ắt sẽ ngạc nhiên khi nhìn
                                               thấy những kỷ vật tự ngày xửa ngày xưa mà
                                               bà Hòa và ông Chung hằng trân trọng gìn
                                               giữ mãi tận hôm nay: Này là chiếc xa thời
                                               trai trẻ ông Huỳnh Ngọc Điền vẫn kéo sợi,
                                               này là chiếc ghế “xích đu” bằng mây mà ba
                                               của bà Hòa thường ngồi thư giãn lúc rảnh
                                               rang, và kia là chiếc nôi mây từng đung đưa
                                               giấc ngủ bà Hòa từ khi mới lọt lòng mà sau
                                               này nó vẫn nguyên vẹn là vành nôi ấm áp ấp
  Người Phan Thiết hầu như ai cũng biết ngôi   ủ hai thế hệ con cháu bà. Thời gian cùng
nhà tọa lạc tại số 1 đường Phan Bội Châu là    thiên tai đã làm cho ngôi nhà ngày một hư
ngôi nhà cổ khoảng 300 năm bởi dáng nét        hỏng, tường xiêu, ngói tốc. Có lẽ đã đến lúc
kiến trúc và phong hóa qua thời gian của nó.   ngôi nhà sẽ chỉ còn là ký ức trong lòng con
Song, ngôi nhà dựng vào niên đại nào,          cháu họ Huỳnh, song như Lê Bảo Châu -
nguyên gốc chủ nhân là ai, thì… chưa rõ, chỉ   chắt ngoại của ông Điển tâm sự: Dù có xây
biết rằng trước đây chốn này được gọi là       lại ngôi nhà đi nữa, chúng tôi vẫn dành một
thôn Thành Đức, phủ Hàm Thuận, một người       phòng trang trọng để lưu giữ tất cả kỷ vật
tên Trần Loan thuộc bang Triều Châu được       của cha ông để lại.
cha mẹ để lại ngôi nhà đó và ông đã bán nó
cho ông Lý Thụy Xuân vào ngày 12 tháng 12        Trong ngôi nhà ấy, hiện diện một nhân vật
năm thứ 2 Duy Tân. Sau đó, ông Xuân lại        cũng hết sức cổ kính đã và đang viết nên
                                               những tác phẩm hẳn sẽ tồn tại trong lòng

Trang 10
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                       Số 2 * 7-2010
                                                    như tôi :

                                                     Học sinh Phan Bội Châu tiến lên đi !
                                                     Dù đường trường xa vai sánh vai không
                                                    ngại gì ! …
                                                     Học sinh Phan Bội Châu chí cương kiên !..

                                                      Thêm một ngạc nhiên nữa đến với tôi. Đây
                                                    là bài hát rất quen thuộc do thầy Lê Hoàng
                                                    Chung sáng tác. Nó thường được hát nối tiếp
                                                    sau bài quốc ca trong buổi chào cờ. Tưởng
                                                    đâu sau ngày Tổ quốc thống nhất bài hát
                                                    không còn được hát nữa vì bây giờ các
                                                    trường con tôi học mỗi lần được mời dự lễ
                                                    khai giảng không thấy trường nào cho học
                                                    sinh hát bài nào nhắc nhở các em về nhân
                                                    vật anh hùng hay danh nhân văn hóa mà
                                                    trường vinh dự mang tên cả. Hôm nay lời bài
                                                    ca “Phan Bội Châu hành khúc” đã bao lâu
                                                    chẳng được nghe lại bỗng vang lên hào
                                                    hùng, đầy khí thế, có tác dụng như một
                                                    dòng suối trong lành tưới mát tâm hồn
                                                    những người nhiều năm xa cách trường. Tôi
 Nội thất góc làm việc của nhạc sĩ Lê Hoàng Chung   nghe mà như uống ngọt giọng từng lời ca
                                                    bởi bài hát khơi gợi ở tôi bao kỷ niệm da
người Phan Thiết như những ngôi nhà cổ              diết, khó quên của tuổi học trò .”
được bảo tồn. Nhạc sĩ Lê Hoàng Chung, năm
xưa sáng tác nhạc phẩm “Phan Bội Châu                Hay tâm trạng của một cựu học sinh khác:
hành khúc” đã được chọn làm bản nhạc
truyền thống của trường
và luôn in sâu vào ký ức
của hàng vạn học sinh
bao thế hệ. Đây là lời
trần tình của một cựu
học sinh nhân ngày
truyền thống:

   “Quốc ca vừa dứt
,tiếng hô từ người điều
khiển chương trình cất
lên: Phan Bội Châu hành
khúc !

  Hàng ngàn tiếng hát lại
vang lên cuồn cuộn như
nước suối trong nguồn
tuôn trào xoáy vào tâm
hồn những những người
học sinh PBC lớp trước


Trang 11
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                      Số 2 * 7-2010
  “Các năm học lần lượt trôi qua. Xa trường      trong lòng tôi. Trên đường về, cầm tập nhạc
rồi, tôi không thể nào quên được hình ảnh        “Dòng thời gian” có chữ ký lưu niệm của
những thầy cô và bạn bè đã cùng sống             thầy trên tay, tôi thầm nghĩ thầy đã tuổi cao,
chung dưới mái trường Phan Bội Châu thân         sức yếu như ngọn đèn trước gió, biết có còn
yêu. Mỗi thầy cô đều là thần tượng kính quý      dịp gặp lại?”
của học sinh thế hệ chúng tôi thế nhưng
không hiểu sao ấn tuợng với tôi nhất lại là        Lại tâm sự của 1 blogger với nick là “ka”:
những người dạy mình các năm đầu cấp 2,          “Một lần đi karaoke, thấy mấy câu "Anh hát
tiêu biểu như thầy Mão, thầy Tiến, thầy          cho em nghe bài tình ca phố biển...", nhớ
Chương, thầy Mậu, thầy Hoàng Chung... Ra         thầy! - Hôm đó, hiếm hoi được bữa đi học
trường rồi, mỗi lần hồi tưởng lại, tôi vô cùng   sớm, thay vì kiểm tra đàn thì thầy lại lấy ra 1
tự hào và biết ơn các thầy cô, những mong        bài hát. Nếu nhớ không lầm thì lúc đó Tình
có cơ hội được gặp lại.                          ca Phan Thiết được đăng trên báo Bình
                                                 Thuận, và nghe nói là sắp có mặt trên báo
                                                 Phụ Nữ Tp.HCM. Thiệt tình là hơi khó hát, vì
                                                 không giống kiểu của mấy bài Nhớ ơn thầy
                                                 cô... hay nghêu ngao giờ văn thể mỹ, hihi...”

                                                   Như những nhạc sĩ thành danh của Phan
                                                 Thiết, tác giả Lê Hoàng chung đã sáng tác
                                                 rất nhiều bài về quê hương mình và đều để
                                                 lại dấu ấn mỗi khi thành phố hân hoan đón
                                                 nhận sự thay da đổi thịt, đặc biệt như ca
                                                 khúc: "Phan Thiết - thành phố trẻ" chào
                                                 mừng 5 năm Phan thiết lên thành phố. Hơn
                                                 nữa bài hát “Tình ca Phan Thiết” thường
                                                 xuyên được phát sóng trên Đài truyền hình
                                                 truyền thanh và đã được đưa vào Tuyển
                                                 karaoke Việt Nam năm 2008

                                                    Thành công của nhạc sĩ cũng thường gắn
                                                 liền với thành công của bạn bè. Như trong
                                                 cuộc thi sáng tác thơ: “Thăng Long - Hà Nội
                                                 trái tim tôi” do Nhà Văn hóa Thanh niên Tp.
                                                 Hồ Chí Minh tổ chức, thi sĩ Huỳnh Hữu Võ đã
                                                 xuất sắc giành giải Ba với tác phẩm “Hà Nội
                                                 rơi rơi tiếng Nguyệt Cầm”. Bài thơ có đoạn:
  May mắn đã đến với tôi khi thầy Lê Hoàng       “Nguyệt Cầm, Nguyệt Cầm/ Từng giọt rơi rơi
Chung ra mắt tuyển tập nhạc “Dòng thời           mùa xuân/ Gió như đưa hương theo từng
gian” tại thành phố Hồ Chí Minh. Dù xa cách      ngày/ Cho nhớ thương thêm vời vợi/ Nguyệt
đã mấy chục năm nhưng tôi nhận ra thầy           Cầm ngây ngất trong hồn tôi/ Mùa xuân về
ngay: vẫn khổ người cao gầy với khuôn mặt        trên đôi môi/ Nguyệt Cầm/ Mùa xuân về
xương xương và cái dáng ung dung, nhẹ            trong tim tôi/ Nguyệt Cầm/ Có còn không
nhàng không thể lẫn với ai được. Tôi lại bên     niềm tin và nỗi nhớ…”. Bài thơ đã tạo cảm
chào và tự giới thiệu. Thầy lộ vẻ rất mừng       hứng cho 3 nhạc sĩ ở Bình Thuận là Lưu
khi gặp lại học trò cũ, vồn vã đưa tay bắt.      Quang Trung, Phan Anh Dũng và Lê Hoàng
Nhìn ánh mắt rạng rỡ và nụ cười tươi tắn nở      Chung phổ lên những giai điệu êm đềm hoài
trên khuôn mặt đã nhiều nét nhăn của thầy,       niệm. Các nhạc phẩm đều được chọn đăng
nỗi xúc động xen lẫn thương cảm dấy lên

Trang 12
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                             Số 2 * 7-2010
vào tuyển nhạc trong chủ đề cuộc thi nói                 trên cả nước, thơ của ông được chọn đăng
trên.                                                    trong các thi tuyển uy tín như “Bút xưa”, “Tứ
                                                         phương”, “Sương bờ liễu hạnh”, “Thắp sáng
                                                         Đường thi”...

                                                          Viết về Phan Thiết, thi sĩ Thái Thanh
                                                         Nguyên có bài thơ sau:

                                                         Cố hương
                                                         Nàng Tấm xưa
                                                         tuy khoác chiếc áo cát vàng óng ánh em vẫn
                                                         lọ lem
                                                         bởi vương nồng mùi cái món thân quen mỗi
                                                         bữa cơm nghèo không thể nào thiếu được
                                                         cùng vết nứt nẻ khô cằn xứ hoang mạc cô
                                                         liêu
 Cầu Giữa – chiếc cầu gần nhà bắt qua sông Cà Ty, hàng
 ngày nhạc sĩ Lê Hoàng Chung đi qua                      Yêu em chắc chỉ có chàng say trăng Lầu Ông
                                                         Hoàng lãng bạt
  Đối với thi sĩ Thái Thanh Nguyên, nhạc sĩ              vài kẻ ôm đàn viết khúc nhạc quê hương
tình cờ tâm đắc chọn phổ nhạc 2 thi phẩm                 hay người lính xa nhà tương tư biển mặn
đã từng thành danh, một là bài thơ “Bóng                 và những con người một đời uống nước
gương” đã gắn liền với sự nghiệp của nhà                 Mường Giang
thơ nhạc sĩ A Khuê Hoàng Phúc, một là bài
thơ “Biêng biếc phù du” đã nhiều lần tiêu                Rồi cô tấm đã gặp hoàng tử trong một ngày
biểu cho triển lãm thơ Nguyên tiêu tại Sài               nhật thực
Gòn. Tuy nhiên, là người “đến sau” nhưng                 Thị bỗng lên thành
giai điệu của nhạc sĩ Lê Hoàng Chung cũng                áo lụa kiêu sa
rất đặc biệt so với các bản phổ nhạc nói trên.           như trong mơ muôn lâu đài hiện lên trên
Đồng thời “Bóng gương” và “Biêng biếc phù                triền cát
du” đã được hai ca sĩ Công Phước và Công                 Mùi nồng xưa chìm lắng giữa hương hoa
Lâm thể hiện xuất sắc trong clip phỏng vấn
nhạc sĩ Lê Hoàng Chung năm 2009 do Đài                   Dẫu em thành hoàng hậu ta vẫn tin em là cô
phát thanh bình Thuận thực hiện.                         Tấm
                                                         thông thái thảo hiền vương giả bao dung
 Ngoài ra, nhạc sĩ còn là một cây bút thơ
                                                         Chỉ cần em còn giữ lại một vuông nhà cổ
Đường luật quen thuộc trong các thi đàn
                                                         ta mãi thầm thương gọi…
                                                         cố hương!
                                                                                            Thu 2009

                                                           Trong đó, câu áp cuối đã hàm ý tặng nhạc
                                                         sĩ Lê Hoàng Chung vậy.

                                                                                            Bảo Anh
                                                            (Lượt trích kỷ yếu Trường Trung học Phan
                                                                Bội Châu, binhthuantoday và báo Bình
                                                                                              Thuận)


Trang 13
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                              Số 2 * 7-2010
Tư liệu văn học




                                                                                      LỜI GIỚI THIỆU

  Con người là một tiểu vũ trụ hay thiên nhân hợp nhất là một ý tưởng đã có từ xa xưa trong nguồn
mạch tư tưởng phương Đông. Tuy nhiên cảm thụ, lý giải điều ấy vẫn được bổ sung và biến thiên theo
từng thời đại. Trên phương diện khác, sự cảm thụ thuần túy chủ đề là những cảm xúc tinh tế của thi
ca. Sự suy nghĩ dài lâu và căng thẳng về nó là các kiến giải triết học. Đôi khi, trên bình diện hình thức
và cả bản chất người ta vẫn mơ ước thực hiện sự kết hợp giữa thi ca và triết học.

  Rồi, giữa lòng của tư tưởng hiện đại với các khái niệm trường sinh học, trường lượng tử…sự hợp nhất
của cá nhân với vũ trụ như thế nào? Có một thị kiến chứa đựng tất cả? Sau thị kiến ấy, chúng ta có
những gì?

  Tùy bút LINH ẢNH nhắm vào những ý tưởng khái quát thăm thẳm đó…Nó vươn đến một thị kiến có
tính cách chứa đựng. Nó có cảm xúc của thi ca và những truy tìm của triết học. Xa đến đâu với những
độ rộng như thế nào? Những câu hỏi này lại thuộc về độc giả trong khi tiếp cận văn bản.

 Điều chắc chắn chúng ta nhận ra một khuôn mặt trầm tư giữa đất trời mông lung vô định…

                                                                          Thành phố Hồ Chí Minh, 2009
                                                                                    Nguyễn Vũ Tiềm


                                              MỤC LỤC
                                   LỜI GIỚI THIỆU ………………….. 3
                                    MỤC LỤC………………………….. 4
                                  CHỜ TIẾT TRÙNG DƯƠNG …….. 5
                                    NGUYÊN BẠCH…………………… 39
                                    LINH ẢNH ………………………… 96
                                   Sáng tạo …………………………… 97
                                    Thư pháp……………………………101
                                 Hệ thống ba điểm …………………….110
                                 Những cuốn sách………………………118
                                 Những lần gặp……………………….. 140
                                  Krishnamurti………………………….. 159
                                  Kinh Dịch ……………………………. .171
                                   Quê hương………………………… 177
                                  Bản sắc………………………………… 195
                                  Văn chương……………………… .208
                                  Điện ảnh…………………………… 221
                                 Ánh sáng………………………………. 231
                                  Anpha và… … … … … … … … ….245

Trang 14
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                           Số 2 * 7-2010
Chương I: CHỜ TIẾT TRÙNG DƯƠNG

Trích đoạn:

 ...

  Chế bình trà và đi lại trong phòng suy nghĩ. Quan sát chiếc bóng. Con người suy nghĩ hay chiếc bóng
suy nghĩ thì không có gì khác nhau. Cũng như vậy khi nói rằng tôi, ngọn đèn, một bức tranh hay
những vì sao xa. Chỉ là một sụ chú tâm quan sát. Không có ai là người quan sát cả. Quan sát đang
dừng trên các đối tượng của nó: bức tường, trang giấy, một con người. Có khi là ý nghĩ xuất hiện. Mọi
vật chỉ là những hình ảnh loáng thoáng trong sự tập trung suy nghĩ. Ý nghĩ đã làm khuất lấp quan sát
như là những vật cản trong dòng chảy.

  Để nhận thấy ý thức phải có sự biểu lộ, họat động của nó. Để thấy nó đang là cần sự thoải mái hòan
toàn. Cũng như khi xem một dòng nước trong sự vận hành nội tại của nó thì không được đắp bờ hai
bên. Lập ra đập chắn phía trước, thả vào dòng chảy những vật thể nào đó, mẩu ván hay tảng đá. Vì là,
có một quán tính nào đó sẵn sàng lập ra những mục đích cho ý thức.

 ...



Chương II: NGUYÊN BẠCH

Trích đoạn:

 ...

 Ngày 3, tháng 3

 Hình như đêm qua có trận mưa nhỏ. Buổi sáng mây xám bàng bạc. Khí trời dịu dàng. Thỉnh thoảng
những cơn gió xao xác. Trong vườn thường có những cặp bướm bay lượn quấn quýt bên nhau. Trông
đường bay có cảm tưởng như chuỗi xoắn kép. Không hiểu có sự cảm ứng nào giữa hai con bướm để
                                                         chúng có đường bay như thế. Và
                                                         thường là bay nhanh.

                                                               Sự cảm ứng này là một câu hỏi. Chiều
                                                             hôm qua có một đôi bướm như thế bay
                                                             là là sát mặt đất. Rất chậm ở gần hồ
                                                             nước. Đột ngột chúng lao vút theo
                                                             phương thẳng đứng lên cao.

                                                                 Lúc 9 giờ có một cặp bướm khác
                                                             nhỏ màu vàng. Vài chấm đà to như đầu
                                                             kim trên cánh của chúng. Viền quanh
                                                             cánh là một dải đen. Chúng cũng bay
                                                             lượn nhẹ nhàng, thành cặp bên những
                                                             khóm trúc, lùm mai cẩm tú.

                                                               Sự phản ứng của đầu óc trước một
đối tượng, sự kiện, hoàn cảnh không mấy khi niềm nở. Nó quan sát, so sánh, quy chiếu và bình giá.
Căn nguyên này là gì? Tính mờ đục tầm thường của đối tượng không đủ sức thu hút và hòa tan nó?
Hay chính năng lực hạn chế của đầu óc không cho nó dẫn nhập, thăng hoa về đối tượng?



Trang 15
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                           Số 2 * 7-2010
    Có thể là cả hai. Một con bồ câu xanh biếc nhớn nhác đi từ cuối mái lên nóc của ngôi nhà trước
mặt. Đôi chân son đẹp mắt và gợi cảm. Đến đỉnh nhà nó dừng lại quan sát cái gì đó. Chẳng có cái gì
để nhìn, nó quay lại rỉa lông cánh!

 ...



Chương III: LINH ẢNH



1. SÁNG TẠO

Trích đoạn:

 ...

  Người ta có sáng tạo mới bảo vệ được mình. Có một câu nói như thế. Trong đời sống cá nhân, sự
sáng tạo vốn không lấp đầy toàn bộ hiện hữu. Từ những khoảng trống như vậy, nảy sinh sự u ám,
chán nản, bế tắc… Giải trí là một chuyện khác. Như vậy, tăng cường các hoạt động sáng tạo là điều
cần thiết cho một hiện thể.

  Tính chất bảo vệ mình dễ gây sự hiểu lầm là tăng cường bản ngã. Duy trì hoặc tăng cường bản ngã
gắn với một hạt nhân nào đó. Nó thừa nhận hạt nhân này và tiến hành sự phân biệt, cô lập. Sau đó
là các biểu hiện quyền lực khi cần thiết. Sáng tạo thì khác hẳn. Trong họat động này là một tương tác
giữa cá nhân và những yếu tố bên ngoài nó… Họa sĩ không thể vẽ nếu như không có vải, mực, cảm
xúc và ý tưởng… Các nhân tố này, sau nung nấu của quá trình sáng tạo sẽ là một cộng thông, cộng
hưởng. Nó tác động lên họa sĩ từ ý thức đến vô thức. Trang giấy trắng là một mời gọi lên đường cho
văn sĩ. Bảng màu trước mặt là một chỉ dẫn về sự hòa sắc… Cây đàn, một khi cái nhìn chạm đến là một
trường âm thanh đang chờ đợi. Nó chực việc xổ ra những nốt nhạc và tiết tấu kỳ diệu. Vấn đề là cái
nhìn phải hướng đến và chạm đến!



  Như vậy, sáng tạo là sự tương tác của hiện thể và những gì quanh nó. Quá trình tương tác sẽ là sự
dịch chỗ, chuyển vị. Cái hạt nhân mà hiện thể chứa đựng sẽ đối thọai, tiếp chạm và có thể là hòa tan
trong khách thể bao quanh nó. Hiện thể sẽ là sự nhân lên, bội sinh trong một hạt nhân mới.

 Nếu như cái hạt nhân ban đầu còn lại, sẽ là ấn chứng của một cái gì đó vốn là sâu xa và bền vững.
Những gì như vậy không thuộc về cá nhân. Nó đã thuộc về những gì khuôn vàng thước ngọc của
nhân loai mà cá nhân mang giữ. Hoặc nữa, nó là một khải thị…



2. THƯ PHÁP

Trích đoạn:

 ...

  Từ những nguyên nhân sâu xa nào mà tôi lại hứng thú với bộ môn này? Tính chất thiền hay nhu cầu
thẩm mỹ ở dạng tiết chế có ở trong tôi? Và sâu xa hơn nữa?... Một phát hiện khác đó là cuốn sách
Nghệ thuật Thiền mà tôi vừa đọc được trong những năm 2006. Trong ý tưởng thơ ca, hội họa và thư


Trang 16
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                            Số 2 * 7-2010
pháp là ba kho tàng của một hành giả. Đến đây, yếu
tố thẩm mỹ đã nâng đến mức tâm linh và mặc nhiên
nhu cầu tinh thần của tôi được đáp ứng.

  Những buổi sáng sớm ở quê tôi thức dậy và lao
ngay xuống nhà bếp. Đun một ấm nước. Bên ngòai
sương tháng chạp và sau đó là những ngày đầu
xuân còn bàng bạc.Trong ánh lửa, anh ta, một thanh
niên gầy gò và mảnh khảnh cặm cuội mài mực. Rồi
thì, khi bình trà đã chế. Mực mài đã tạm đủ anh ta
loay hoay với những con chữ…Viết ra một chữ ưng ý
là một điều hứng thú. Một niềm vui tức khắc. Nó
không cần quá nhiều điều kiện… Mặt khác, sự tập
trung và tĩnh tâm khi viết là một hành động giải trừ
những phiền não và lo toan của đời sống. Trong
quan điểm tổng thể, chắc rằng đó không phải là cách
trốn chạy!

 …

  Viết những dòng như vậy, là soi chiếu bản ngã, là giải trừ nó trên phương diện ngôn ngữ. Nếu như
không thực hiện việc giải trừ này thì nó lẩn quất ở đâu đó. Không phải củng cố bản ngã mà là sự giải
trừ trong thực tướng và sâu xa sự việc… Phương diện khác, cần phải làm một cái gì đó trên phương
diện chia xẻ với cuộc đời, cộng đồng…Một cái gì đó tạm gọi là ích lợi trong toàn thể biểu thị của sự
sống… Như vậy là thư pháp!

 ...



3. HỆ THỐNG BA ĐIỂM

Trích đoạn:

 ...

  Một cái gì đó nếu không phải tuyệt đối thì ít nhất là cái tương đối cao nhất mà con người có thể đạt
đến? Tức là tính chất tục đế của hiện thực, sự khế ước của cá nhân và toàn thể?... Trong khi quán
chiếu và sàng lọc có thể câu trả lời xuất hiện?

  Cá nhân như ngọn đèn nằm trong một cái chao. Xem ra, những cái chao đèn này là không thể tránh
khỏi. Cái chao đèn có tác dụng bảo vệ, thẩm mỹ vừa là sự che chắn. với cái chao đèn ấy ta không thể
phát sáng ra toàn bộ các hướng. Và ngược lại, ta cũng không thể nhận toàn bộ ánh sáng từ các hướng
khác. Vấn đề là, ta có thể mở rộng không gian cái chao này đến đâu?

  Trở lại vô phân như một trạng thái bản nguyên. Thị và Phi. Thiện và Ác… Xóa nhòa các ranh giới này
là việc làm có thể như Trang Tử hay Lão Tử đã thực hiện… Một giải pháp khác nằm trong tiến trình
chấp nhận. Sự phân biệt là cái đã rồi. Cái không thể tránh né vấn đề là phải đối diện. Sự kế tục mặc
nhiên là việc thanh lọc đến mức độ cao nhất có thể… Quá trình thanh lọc sẽ dẫn đến một cái gì đó.
Cái gọi “tạp chất” sẽ lắng lại và tiêu hủy theo quá trình mà các tiên nho gọi là Mặc hóa. Những hiệu
ứng, mặt trái, phản ứng phụ và dư vị không phải là những đeo bám làm ánh ảnh tâm trí. Không gian
Tịnh độ sẽ mở ra những gì mà ý thức cần tìm kiếm




Trang 17
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                            Số 2 * 7-2010
  Trạng thái bản nguyên thì nằm ngoài những quan sát và dòng chữ này, như là khi khối đá hãy còn ở
rừng sâu và chưa có bất kỳ một chứng nhân nào đó. Tuy nhiên, trong khi người thợ kim hoàn phân
biệt, đẽo tạc, lọai bỏ lại là một trạng thái bản nguyên khác…



4. NHỮNG CUỐN SÁCH

Trích đoạn:

 ...

  Bây giờ là hơn 12 giờ. Tôi vừa từ phố về dưới cơn mưa. Đường phố vắng nhạt nhòa ánh đèn. Trong
khi trên đường một làn hơi ấm nóng phát ra từ cơ thể và làm tôi dường như không bị chịu tác động
mấy về trận mưa… Tôi vừa nói chuyện về thư pháp … Một cấu trúc nào đó trong tâm trí chàng ta thúc
đẩy việc thành tựu đến mức cao nhất có thể trong những gì chạm đến… Tiến sĩ Nhật Từ nói những
đỉnh cao chỉ có một. Tôi gợi ý trong trường hợp người ta chuyển hướng quan tâm thì sao? Câu trả lời
khi đó là những giá trị tương đương…

  Tôi hỏi nhà thơ Thái Thanh Nguyên qua điện thọai trong khi ngồi ở quán cà phê. Chị hỏi tôi có gì
mới. Tôi trả lời mọi việc vẫn bình thường. Chị nói như vậy là tốt rồi. Chỉ ngại khi phải mất những gì
mình đang có… Tôi ngộ ra vài điều sâu sắc trong lời nói ấy và cảm ơn chị. Tôi hỏi tiếp ý nghĩa tam hoa
tụ đỉnh là gì. Câu này thỉnh thoảng tôi vẫn nghe ai đó nói trong giấc mơ. Chị trả lời khả tính của một
trạng thái như vậy có thể khế ước với ngoại vật. Một trạng thái liên thông…

  Các pháp là không xen tạp lẫn nhau. Hoa nghiêm nói ra điều ấy. Một đường dẫn nhanh cần nói là:
các pháp, trong thực tướng của nó ở bất kỳ kích thước, hình thể là một hành trình bất tuyệt, miên
viễn và nằm ngoài mọi cấu trúc nhận thức. Chỉ khi ý thức xuất hiện, các mô hình của nó mới thiết lập
các trạng thái, thực ra là cái nhìn của ý thức: đối xứng hoặc phi đối xứng, sóng hay hạt, dây hay
điểm… Điều này tương tự khi ta mang kính vàng, vũ trụ sẽ là màu vàng. Một cái kính vuông, vũ trụ sẽ
có hình vuông. Lại nữa, ý thức là một nhân tố thực không tách rời toàn thể. Việc nhận diện các mô
hình như vậy ta cũng nói rằng không sai hoặc không đúng. Có hay không… Tức là: Không tức thị Sắc.
Sắc tức thị Không. Cái sắc ở đây trong một phương diện là Ý thức.

   Vũ trụ tự thân là gì ? Điều ấy chỉ thể đạt đến khi ý thức từ bỏ các mô hình và ý niệm của nó. Lúc
bây giờ, cái ta nhận được là cảnh giới Bất khả tư nghì… Đức Phật nói: Bất khả thuyết! Bất khả thuyết!

 ...



5. NHỮNG LẦN GẶP

Trích đoạn:

 ...

  Tôi gặp học giả Bửu Ý vào năm 2003, khi ra Huế học thuốc. Tôi biết đến tên tuổi Bửu Ý khi còn là
những năm sau trung học. Cùng với Tuệ Sĩ, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn, những tên tuổi trí
thức, nghệ sĩ tài hoa và lấp lánh. Kỷ niệm trong thời gian giao tiếp với Học giả tôi không kể ra hết
được. Ấn tượng nhất, khi tôi nói việc trở về quê sau khi học. Thầy giáo hỏi chính xác là ngày nào với
dự định làm một buổi tiễn biệt nào đó. Tôi không nói chính xác và buổi tiễn biệt cũng chưa có. Tuy
nhiên trong cái ý được học giả tính đến một buổi tiễn đã làm tôi xao xuyến cho đến hiện giờ…



Trang 18
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                              Số 2 * 7-2010
 Điều tiên tri mà tôi ngạc nhiên từ đâu có? Học giả nói việc khi tôi vào Sài gòn sẽ giới thiệu cho một
người bạn: Trương Thìn…Tại đó có thể tôi nhận được những giúp đỡ nào đó…

 Sài Gòn như một ngã tư đường. Đến đó thì đi đâu có thể tùy chọn…

  Tôi mang cuốn Quẻ Khảm, Nguyên bạch xuống Viện Y học Dân tộc, nơi làm việc của Viện trưởng
Trương Thìn. Lúc này, Viện trưởng đã nghỉ hưu và có một căn phòng riêng trong khu vực của Viện…
Tôi nói sơ lược về giới thiệu của Học giả Bửu Ý. Viện trưởng hỏi ngay: “ Tôi có thể giúp đỡ anh được
gì?” Tôi nhận ra việc Viện trưởng đã từng tiếp xúc không ít những trườg hợp như vậy… Tôi nói việc
cần những giấy giới thiệu. Viện trưởng đồng ý… Một lúc sau câu chuyện hướng đến Kinh Dịch. Chủ yếu
là Viện trưởng nói mà tôi là người nghe. Viện trưởng kể về thời gian giảng dạy của mình ở Ấn độ. Triết
học phương Tây thực hiện cuộc hành trình từ tâm đến vật, chẳng hạn Macxit, hoặc từ vật sang tâm
như Hê - Ghen…Kinh Dịch thực hiện một hành trình khép kín… Lại nữa, sự minh triết khôn ngoan trong
Kinh Dịch chỉ dạy ta như một cái lồng sắt. Cá nhân là con chim học sự khôn ngoan qua việc bay trong
cái lồng đó… Bay như thế nào khỏi đụng chạm… Cần có sự bổ túc trong các họat động nghệ thuật, giải
thoát… Ý tưởng này hoàn toàn mới mẻ. Nhân tiện, nói thêm rằng ý tưởng của tôi trong thời gian gặp
Viện trưởng là chia cách dần với các họat động nghệ thuật. Chỉ giáo của Viện trưởng, là cái ít nhất mà
tôi hãy còn lưu giữ đến giờ… Cũng như khi tiếp xúc Thầy Bửu Ý tôi nhận ra con người có thể sống và
làm việc với sự phong phú văn hóa và tầm kích như thế…

  Hải Thượng Lãn Ông trầm mặc trong khuôn viên Viện y học dân tộc. Những nén hương đang tỏa
khói. Một vài bức phù điêu ẩn trên những bức tường với nhủ đồng vàng… Hai năm qua tôi chưa gặp
lại Viện trưởng vì Viện trưởng đã thay chỗ mà tôi lại không có số điện thọai liên lạc… Bút tích của Viện
trưởng trong lời giới thiệu tôi vẫn còn lưu giữ. Những khi nhớ về sự kiện tôi lấy ra xem lại…

  Một cái nhìn đối diện làm phát lộ bản chất sự vật. Tôi muốn nói đến Tiến sĩ Thích Nhật Từ… Buổi
chiều tôi dạo phố một lát. Một cơn mưa đẩy tôi vào cái quán cà phê bên đường. Đột nhiên tôi nhận
ra, những gì trước mắt là một hiện tiền không tên gọi.

  Ý đồ đầu tiên của tôi là nhờ đến thầy Lê Mạnh Thát viết cho lời giới thiệu. Tôi mang bản thảo tiểu
luận xuống Viện Phật học. Một tỳ kheo ra ân cần dẫn tôi vào phòng làm việc của các hòa thượng. Một
hòa thượng trung niên khác, là chánh Văn phòng thì phải, ấn tôi xuống một cái ghế đối diện và hỏi qua
sự việc. Cho đến giờ trong tôi vẫn là cảm giác được quan tâm và nằm trong trách nhiệm của một cộng
đồng… Hòa thượng nói việc Thầy Lê Mạnh Thát đã thuyết giảng ở nơi xa chưa về. Phương án là, nếu
thầy không thực hiện điều đó thì Đại đức sẽ thực hiện việc giới thiệu…

  Thời gian sau tôi trở lại. Thầy Lê Mạnh Thát vẫn chưa về. Một phương án khác đặt ra là, một tỳ kheo
hướng dẫn tôi xuống chùa Giác Ngộ để gặp tiến sĩ Thích Nhật Từ. Tôi xuống chùa Giác ngộ và chờ
đợi một lát. Tiến sĩ về và dẫn tôi lên phòng riêng. Một cái gì đó thông tuệ và sắc bén hiển hiện trên
khuôn mặt tiến sĩ… Một ấn tượng khác là những giá sách chất ngất trong căn phòng rộng của Tiến sĩ…
Tiến sĩ lật qua các tác phẩm của tôi và nêu nhanh những nhận xét. Cho đến hiện giờ tôi vẫn khâm
phục sự cảm nhận thông tuệ như vậy. Bản thảo mà tôi đưa cho những người khác đọc, các trí thức,
thường là được tiếp cận chậm chạp và những nhận xét chẳng mấy xác đáng. Khó hiểu! Chưa nói lên
một cái gì… Trong khoảng thời gian ngắn như vậy tiến sĩ đã chỉ ra những lỗi nhỏ trong tác phẩm của
tôi. Về một vài chương viết: Giải thoát… Về cách đặt đầu đề… Những điều này tôi đã một lần nhắc
đến… Tiến sĩ hẹn sẽ viết sau một khoảng thời gian nào đó. Sau buổi tiếp xúc, tôi nhận ra người mà tôi
đang tiếp cận. Đó là những gì có từ trong sách vở. Việc nói chuyện trực tiếp là một diễm hạnh…

  Nghĩ đến việc viết về nhà thơ Thái Thanh Nguyên tâm trạng tôi vừa hồi hộp vừa vui thích. Tôi như
đứa em bước vào nhà người chị với vài vết bẩn bên ngoài làm dây trên sàn nhà. Tôi định sẽ nhận vài
sự quở trách nhẹ nhàng rồi ít nhiều tham gia vào một cuộc chiêu đãi!




Trang 19
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                              Số 2 * 7-2010
  Qua giới thiệu của Tiến sĩ Thích Nhật Từ, tôi xuống nhà chị. Ý đồ của tiến sĩ là nhà thơ sẽ giúp tôi
trên phương diện truyền thông tác phẩm… Cảnh báo nhỏ của tiến sĩ trang bị cho tôi trước khi diện
kiến. Cảnh báo gì? Hãy lướt qua những thoáng ngông của chị! Qua điện thoại, chị hẹn tôi lúc 11 giờ.
Tôi đến lúc 10 giờ và ngồi ngoài sân chờ đợi. Mảnh sân nhỏ với vài cây cảnh. Bộ bình trà cũ đặt trên
cái bàn thấp kiểu Nhật. Những tấm bồ đòan… Tôi dường như đang ở trên Đà lạt… Trời se lạnh…

  Đang là mùa đông, nhà thơ mặc chỉ một cái áo khoác nhẹ ra tiếp. Chị nói tôi đã sai hẹn và không
vừa ý… Chã lẽ để khách chờ quá lâu, chị nói vậy… Lần gặp thứ hai thì tôi còn nhớ mãi. Tôi xuống nhà
thơ buổi chiều. Chị dẫn tôi đi bộ một quãng đường. Chị cần phải chăm sóc một bệnh nhân… Biết tôi
cũng là một thầy thuốc chị nói tôi làm bệnh. Một bà cụ hình như bị huyết áp. Tôi từ chối. Nhà thơ nói
tôi lười biếng!

  Sau khi làm bệnh chị bảo tôi vào một cái quán cà phê nhỏ bên đường. Trên đường tôi đã có chủ ý
tìm một vài quán cà phê sang trọng để mời chị. Trong khi ta hình dung một vì sao ở xa thì hóa ra nó
rất gần… Xuất xứ và thiên hướng Phật giáo của chị… Những viên Xá lợi chị có được… Trên phương
diện trí thức, tôi tiếp cận Mật tông một cách gần gũi nhất. Không phải việc đọc qua sách vỡ mà bắt
đầu từ một con người. Và, những gì huyền bí lại là đang xảy ra, trong hiện tại… Tôi vốn có một kiến
thức sơ sài về Mật tông. Nhà thơ nhận ra được. Một tình trạng cưỡi ngựa xem hoa. Và đứng ở ngoài
sân nhìn vào nhà… Sau khi hỏi thêm vài câu chú mà tôi không biết, vị trí của tôi bị đầy lùi tiếp. Ở ngoài
đường mà nhìn vào nhà…

  Tôi thoải mái tiếp nhận những phê phán của chị vì biết rõ khoảng trống từ kiến thức của mình. Trong
khi nhận xét, chính nhà thơ đã dần dần bổ sung vào những gì tôi còn thiếu… Những viên xá lợi tôi chỉ
nghe qua sách vỡ và giữ một thái độ kính nhi viễn chi. Với chị lại là hiện thực và là một đề tài sẽ viết…
Nhà thơ hỏi tôi đã từng tiếp xúc kỳ nhân nào chưa? Tôi trả lời vài người quen, là trí thức. Chị chỉ xem
đó như những khuôn mặt tài hoa. Kỳ nhân là khác. Nghe chị kể:… Vậy là Tuệ nghếch mặt mà nghe
chuyện những kỳ nhân…

  Trong khi tiếp xúc tôi nghĩ về những khác biệt trong xã hội. Tôi đang ngồi cạnh một ngọn đèn neon
sáng lóa trong khi ở nơi khác những ngọn đèn dầu còn tù mù vàng vọt… Sự bất công trong xã hội từ
Niutơn đến một người hiện đại không biết qua một phép tính hay con chữ là thăm thẳm. Và khi ta nhìn
vào khoảng cách không gì lấp nỗi ấy nảy sinh một tình trạng tiêu cực buồn bã. Từ tâm là tên gọi của
nó. Nhưng, với tôi chỉ dừng ở mức độ chiêm nghiệm và chết lịm trong đó…

  Tôi kể việc chàng văn sĩ trong tiểu thuyết Giờ thứ 25. Chàng ngồi viết trong thư phòng. Một cơn mưa
lớn và có nhiều người đứng trước hiên nhà văn sĩ trú ẩn. Không có cách chia xẻ nào khác, chàng ta rời
công việc và thư phòng để ra ngoài sân cùng chấp nhận cơn mưa với đồng loại… Đôi lúc tôi nghĩ việc
sát thân thành nhân là kết quả chung cục. Tôi nói lên ý tưởng của mình. Không có sự thành công đáng
kể nào!... Nhà thơ nhận ra tức khắc khía cạnh trắc ẩn trong tôi và biện biệt… Quan điểm của chị. Văn
sĩ hãy mở rộng hết cỡ căn phòng. Đến khi nào không còn chứa thêm thì hẳn ra ngoài!

  Một day dứt khác trong tôi là chỗ đứng của Adi! Sau khi nghe cuộc hòa nhạc trong thính phòng, biểu
trưng một sự hòa hợp và thánh thiện cao độ, Adi nhận ra vị trí của mình là ở chỗ những người hái
thuốc phiện! Cần phải cải hóa. Nói một cách tương tự là chỗ của Chư Phật lại là Địa ngục. Để giải cứu.
Giờ này đây, khi viết ra, tôi nhận ra một vết tích trong nhận thức bản thân. Nó hãy còn quan tâm đến
kết quả gắn liền với phúclợi. Nói rõ thêm rằng, việc quan tâm như vậy cũng nằm trong tính cách phổ
biến. Không phải tôi quan tâm cho bản thân mà một quan tâm chung…

  Quả vị khi thực hiện một động tác nào đó là tương thích. Khi thực hiện Bồ tát hạnh sẽ là quả vị Bồ
tát hạnh. Bằng như, yên vi trong Như lai sẽ là quả vị Như lai…Đó là kiến giải của chị! Tôi lại thắc mắc
về một ý nghĩa mà nhà văn PTH cũng từng thắc mắc. Van gốc có ý nghĩa gì? Kiến giải của nhà thơ: Ai
biết được hậu thân Van gốc là một nhà buôn tranh hiện đại nào đó! Nhân Van gốc và quả là Van gốc
trong một hình thái khác. Không có gì bất cập trong cái nhìn mở rộng và tổng thể…


Trang 20
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                             Số 2 * 7-2010
  Tôi nói sự e ngại của mình trong việc tiếp cận những gì quá trắng. Một nỗi lo làm dây bẩn trong khi
màu trắng lại là màu hấp dẫn nhất! Chị nói việc hãy sống và thể nghiệm trong mọi trạng thái, tình
huống và vượt qua những trạng thái, tình huống ấy... Một thời gian sau, tôi nhận ra và chắc chắn
vậy, những gì chị nói là tiếng vọng trong câu chú: Thể nghiệm, thể nghiệm, và hãy thể nghiệm…



6. KRISHNAMURTI

Trích đoạn:

 ...

   Con người trần gian vốn hữu lượng nên chỉ thể nhìn thấy, cảm thấy những gì cực đại theo tâm trí
của nó. Nên giã từ việc cố gắng mô phỏng hay khái quát một cái gì là toàn thể… Có bao nhiêu nước
trong một biển cả? Bằng một cái gàu sòng tôi múc lên một ít. Tôi biết là như vậy. Tôi không thể thực
hiện việc xác định đại dương bằng bao nhiêu cái gàu sòng. Trong khi, mở rộng nữa thì đại dương ấy lại
liên tục nằm trong những cơn mưa… Nói vậy, việc giã từ sự đo lường, tính toán không phải là cô lập
bản thân với toàn thể. Cái tương thích là nhập vào đại dương ấy!...

  Viết thế này là thiếu sót nếu như có ý đồ giới thiệu cho người đọc. Tức là, tôi phải làm công việc của
một học giả. Tức rằng cần thể nghiệm và khảo sát cẩn thận những gì mà Bút hoa nói. Tuy nhiên, đó là
một ý đồ đã qua hoặc sắp đến… Nói như vậy là tránh cho độc giả một cái nhìn, bị dẫn dắt do cái nhìn
của tác giả, người viết, vốn không phải toàn thể và tương thích với những gì đang xảy ra, hoặc nói về
Krishna… Tôi cũng đang làm cái công việc dùng một cái gàu sòng để múc nước biển. Độc giả nhìn ra
điều ấy và hãy đến trực tiếp trước biển!...



7. KINH DỊCH

Trích đoạn:

 ...

  Gọi là Ta vì cái tôi là một sự nhiễu, một tình trạng đóng kín do nhiều nhân tố. Tương tự khi khai mở
toàn bộ các luân xa, khí lực của một người sẽ là khí lực của vũ trụ. Trong quan điểm toàn thể, bao
hàm cả phương diện tình cảm, cảm xúc, tức là từ khí lực tự nhiên chuyển sang các ngoại hiện khác.
Một trạng thái chứng nghiệm nếu như cần thiết sự định danh sẽ là: Ta là Thái cực!

  Một kích thước khiêm tốn hơn để so sánh. Ta hình dung một người bạn với những gì quen thuộc và
bình thường, gắn với các tiểu sử, điều kiện xã hội. Đột nhiên, đến lúc này ta nhận ra đó là một Vương
gia.

  Những nhìn nhận cần thay đổi nhiều hơn từ gốc rễ. Có rất nhiều ngành khoa học liên quan đến Kinh
Dịch. Thay vì vậy, cái nhìn là sự biểu hiện của Kinh Dịch trở thành nhiều ngành khoa học… Ta cần
nhận ra rằng, nguyên bản Kinh Dịch trong các phiên bản không trọn vẹn của nó là Y học, Tử vi, Vật lý,
Địa lý… Dịch là tác động toàn thể. Trong hơi thở, cảm xúc và hành động của ta chính là Dịch. Đối với
ý thức, Kinh dịch là một tri thức. Nói đến phương diện tri thức, cái mà con người nhận được là một
thiên khải. Thiên khải này Phục Hy là người thực hiện. Rồi thì, trong cái nhìn không thời gian, Phục Hy
vẫn còn ở đó, tại đó đang dạy dỗ loài người!

 ...



Trang 21
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                             Số 2 * 7-2010



8. QUÊ HƯƠNG

Trích đoạn:

 ...

  Cơn mưa phùn đầu xuân phong ta vào những cái bàn trà. Mưa bay lất phất ngoài song cửa. Chìm
đắm trong một ý nghĩ hay viết ra ngoài đều đẹp dẽ như nhau. Nhưng mà mùa thu đến… Một nhịp điệu
khác chậm rãi và ngưng đọng. Ấn tượng là có những ngày bầu trời xanh và dường như cao thêm mãi.
Thường trực là mây dâng lên từ các hướng. Cuộc viễn du của bầu trời làm ta khắc khoải. Có một cái gì
phải là kết tụ lại? Tất cả chỉ là lữ thứ? Xê dịch và lang thang?… Rồi thì giọt mưa trên mái đã liên tục
nhỏ xuống. Bụi nước nhỏ. Có bao âm thanh buồn khi gần khi xa và xao xác. Những tiếng lật sách sột
soạt rất khẽ qua đêm… Bóng người trên tường trầm lặng… Tôi nghĩ hay chiếc bóng kia suy nghĩ. Có
khác gì đâu?

  Sáng mai, tôi phải tìm một màu sắc, một loại hoa trong vườn để xoa dịu một điều chi âu sầu và khắc
khoải. Chỉ còn lại cây hoa hồng phấn nở quanh năm. Những cánh hoa nhạt và dịu dàng ngõ lời rằng
bao giờ cũng là cái đẹp, bao giờ cũng là sự an ủi. Giai thọai rằng, một người mẹ trong khi chăm sóc
hay hy sinh cho con đã dùng đến những giọt máu. Cái chết hóa kiếp thành hoa hồng phấn. Những
màu sắc đỏ rực rỡ đã lùi lại và tiết giảm…



9. BẢN SẮC

Trích đoạn:

 ...

  Trong nghìn trùng duyên khởi để nói về bản sắc, một bản sắc thi ca, nhận thức hay con người không
thể cô nén lại trong vài đôi dòng viết. Nhưng có, một cách vô thức và chạm đến những gì sâu xa của




Trang 22
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                          Số 2 * 7-2010
sự việc, ta hãy để tự nhiên là ý thức với các sự hồi phục của nó. Điều này tương tự Pautôpxki đã
không ghi chép gì trong 10 năm thực tế của mình để thu nhập kinh nghiệm sống. Những gì còn lại của
10 năm sau đó là một sàng lọc tự nhiên và quý giá. Nó đứng vững trước lãng quên và nhập vào cốt
cách…



                                     Nhị bát giai nhân thích tú trì
                                   Tử kinh hoa hạ chuyển hòang ly
                                    Khả liên vô hạn thương xuân ý
                                    Tận tại đình châm ngữ bất thì.



 Sau những huyền thoại là …



10. VĂN CHƯƠNG

Trích đoạn:

 ...

   Sự viết, nếu thiếu đi những khai dẫn làm ta đâm e ngại. Những mở rộng kiến văn là khai quang tâm
trí… Một khi niềm tin đã định hình thì mọi việc trở thành tự phát… Một vài tác giả mà tôi chịu ảnh
hưởng là Trang tử, Basô, Tagor… Những đại thụ này cho hoa trái mà hậu nhân có thể chia xẻ bất tận…

  Tôi xin tri ân đến Trang tử với giai thọai đẹp là người hóa bướm hay bướm hóa người. Trong tinh
thần Tề vật thì bướm đâu khác người. Ta cũng đã bắt đầu bước vào cái Như lai, Như thị… Trang tử
như đám mây trong sự phiêu bồng và biến hóa phi thường. Dường như nó rải khắp bầu trời… Và cái
gọi bầu trời với đám mây ấy dường như cũng là sự nghi hoặc. Cái ta gọi phía xanh xanh ấy là bầu trời
mà thực ra có phải là bầu trời không? Trang tử nói ra những con chim côn lớn mà bay một cái cánh
che khuất cả mặt trời. Ta tưởng đó là sự ca ngợi tiếp theo. Hoá ra có những con chim nhỏ cười nhạo:
chúng ta bay lên những cây du cao không quá mấy sải mà bị rớt lên rớt xuống. Bay xa làm chi vậy ?




11. ĐIỆN ẢNH

Trích đoạn:

  Ta hình dung, đạo diễn, các nhạc sĩ, diễn viên… là những cái kính hội tụ đang cộng hưởng và tập
trung. Kết quả là ta nhận ra thực tướng trong những gì uyên áo và bản thể. Âm nhạc, ánh sáng trong
sự dàn trải và tiết chế… đang nằm trong tự thể…

  Mỗi hình ảnh tương ứng một âm thanh. Nó chứa đựng, hoặc biểu thị một âm thanh nhất định. Trong
sự xem, một cách tĩnh tâm và sâu sắc ta có một sự nghe. Tức là âm thanh xuất hiện. Chẳng hạn màu
đỏ như một tiếng nói, tuyên ngôn. Màu xanh như một âm trầm và dài. Màu tím như một lời thầm thì…

 Trong sự nghe, nhẹ nhàng hơn ta thấy một hình ảnh… Tất cả là một biểu thị và là một thực tướng.
Nói rõ hơn qua một ví dụ. Trong đời sống, ta nhận ra lữ khách trên đường qua một thoáng nhìn hay

Trang 23
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                              Số 2 * 7-2010
                                                       trong sự tán tâm nào đó. Quanh anh ta là im
                                                       lặng hay tiếng ồn. Một trường cảnh trong phim
                                                       cho hình tượng này sẽ có âm nhạc đi kèm. Là
                                                       một khúc viôlông khắc khoải hay tiếng dương
                                                       cầm đều đều gõ nhịp. Không phải sự bố trí của
                                                       đạo diễn mà là ngược lại. Đạo diễn, hay nhạc sĩ
                                                       là người nghe ra những giai điệu như vậy từ đời
                                                       sống. Qua quan sát sắc sảo và cảm thụ tinh tế
                                                       đạo diễn trình ra sự nghe qua sự thấy của
                                                       mình…

                                                         Một điểm nhấn là sự kiện. Sự kiện trong một
                                                       bộ phim là điều thiết yếu...




                                                       12. ÁNH SÁNG

                                                       Trích đoạn:

                                                         Việc xuất hiện khối màu trắng đỏ trong việc
                                                       đọc kinh Lăng gìa như lúc đầu tôi đã kể. Về sau,
                                                       trong những năm gần đây tôi thường thấy
                                                       những hình ảnh đó nhiều hơn. Thường xuất
                                                       hiện hơn cả là những những luồng khí trắng
                                                       xanh, trắng đỏ. Và hình dáng một cái cầu vồng.
                                                       Nó xuất hiện với khoảng cách chừng vài trăm
                                                       mét cho đến lúc nhập vào thân thể… Cũng đôi
                                                       khi là một cái hoa sen vàng có kích thước
                                                       chừng một mét xuất hiện quanh không gian tôi
                                                       đang sinh họat hay làm việc… Sự xuất hiện
                                                       những hình ảnh này thường là vào lúc tôi tập
                                                       trung làm một công việc tinh thần hay trong
                                                       thiền định…

  Hình ảnh sau cùng tôi muốn giới thiệu là hình ảnh Đức Phật ngự trên một đóa sen vàng. Có sự xen
kẽ các ánh vàng và ánh trắng trong hình khối đó. Cách chừng vài mét trên đầu… Ta có thể nhận ra
những nếp vàng từ vai chảy xuống… Hình ảnh này tôi trông thấy vào một buổi chiều trên đường
PVB… Tôi chỉ lược qua vài hình ảnh như vậy. Những câu hỏi là: bản chất hiện tượng là gì? Ánh sáng
này từ đâu xuất hiện? Tôi chỉ lùi lại trong một vài kiến giải cục bộ. Cái tôi, một hiện tượng chứa đựng
trong nó cái toàn thể. Tôi là ngài và là thế giới. Nói như Kirshnamuti. Một khi cái tôi này giải trừ dần,
toàn thể sẽ xuất hiện… Tương tự như khi ta thực hiện việc quét dọn một mảnh sân. Sau khi những cái
lá đựơc thu dọn là mảnh sân trong tự thể của nó. Lớp đất ẩm. Những hương vị của đất…

  Ánh sáng tự thể luôn tồn tại. Những hiện tượng ánh sáng cục bộ, như các mô tả, xuất hiện sau khi
đã thực hiện một sự quét dọn bản thân nào đó. Sự ngạc nhiên của tôi, vốn gắn với một giả kiến về
bản thân. Khi giả kiến này hoàn toàn loại trừ sẽ chẳng còn sự ngạc nhiên trong cái tình thế vạch ra
cách biệt giữa “cái tôi” và đối tượng.

 ...



Trang 24
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                          Số 2 * 7-2010
13. ANPHA VÀ …

Trích đoạn:

 ...

  Giờ lại một đêm thu. Vài ngày trước đây, có một giấc mơ mà tôi hãy còn ngẫm nghĩ. Tôi đang ở
trong một căn phòng hẹp. Bên ngoài là những bóng đen đang định tiến vào. Tôi cảm giác về tình trạng
nguy hiểm sắp ập đến. Tôi cố gắng lùi về một bức tường của căn phòng. Ở đó có một khung cửa sổ.
Bên ngoài khung cửa là vùng sáng xanh. Tôi nghĩ rằng việc vượt thoát qua khung cửa sẽ là giải thoát.
Đột nhiên một khúc nhạc nổi lên. Đó là tiếng đàn tam thập lục.Tôi cảm giác người chơi là một cô gái…
Khúc nhạc kéo dài chừng vài phút và theo một tiết tấu hơi nhanh. Trong mơ tôi nhận ra khúc nhạc
chơi ở cung trưởng và cả những bồi âm của nó. Tâm trí tôi đột nhiên thay đổi sau khi nghe đoạn nhạc.
Tôi nghĩ đến những quan hệ, trách nhiệm…

  Tôi thức giấc. Nếu như có khả năng ký âm tôi sẽ ghi lại đoạn nhạc đó. Lúc ấy là ba giờ sáng. Khúc
nhạc này từ đâu mà có? Một hình ảnh trong mơ ta có thể cho là ảo giác, tuy nhiên đây là khúc nhạc
trọn vẹn. Căn nguyên khúc nhạc là một bí ẩn. Trong khi nó quá là hiện thực. Những quan tâm của tôi
hướng về người khác, những người khác…

   Một phương diện của giấc mơ. Sự hòa hợp của âm nhạc là tuyệt hảo trong những gì giác quan có thể
tri nhận. Sự hòa hợp mà tôi, hay người đọc giả định đang tìm kiếm là quà tặng của cuộc đời sau
những nỗ lực, mệt nhoài. Là một sự ngẫu nhiên tựa như ta được nghe tiếng gió réo qua những tàn
dương, tiếng lòng Schubert đang thể lộ trong khúc nhạc chiều?

 Sự trỗi dậy của khúc nhạc ngay tức khắc trong giấc mơ làm tôi nghĩ về những gì là hô ứng, nhiệm
mầu…

                                                                                   Ngày 29/10/2009




Trang 25
Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống                                           Số 2 * 7-2010
                                                                                           Cảo thơm




  Thi sĩ Bùi Giáng xuất khẩu thành thơ, ông sống
trong cõi giới riêng ông, trong hư tưởng mông         “Còn hai con mắt khóc người một con”. Chính
mênh lạ kỳ, nên khi lời thơ ông thốt ra, với        câu thơ này mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có cảm
chúng ta có khi rất xa lạ, khó hiểu. Đã có nhiều    hứng sáng tác bài nhạc “Con mắt còn lại”. Trịnh
người cố hiểu, ráng hiểu về ông, tuy vậy cũng       Công Sơn, Bùi Giáng, Văn Cao, Nguyễn Tuân là
chưa chắc đúng ý ông. Thôi thì cứ mỗi người một     những thiên tài Văn nghệ Việt Nam, rất hạp nhau
cách mà cảm nhận, mà hiểu.                          và chơi thân với nhau, bất chấp tuổi tác chênh
                                                    lệch. Có những ý tưởng gặp nhau, thầm hiểu
  Thơ hai câu của ông rất nhiều, tôi chỉ nhớ được   nhau, vô ngôn thinh lặng vẫn hiểu. Có những
vài câu thôi :                                      điều Trịnh Công Sơn định nói bằng ca từ thì Bùi
                                                    Giáng đã nói trước bằng thi ca. Ta có thể nói bài
 Em ơi em đẹp vô cùng                               nhạc “Con mắt còn lại”, Trịnh Công Sơn và Bùi
 vì em có cái lạ lùng bên trong.                    Giáng cùng sáng tác vẫn được. Ý vô cùng quan
                                                    trọng, không có tác ý thì thân và khẩu đâu có
 Đi tu thứ nhất ở chùa                              hành động, Phật dạy như vậy mà !
 Thứ nhì ở tận cuối mùa lang thang.
                                                      Bài con mắt còn lại, gồm 24 câu, chia làm ba
 Dược Sư thơ mộng vô vàn                            khổ.
 Sầu lên vút tận mây ngàn tầng thân.
                                                    Khổ một

                                                    Còn hai con mắt khóc người một con
                                                    Còn hai con mắt một con khóc người
                                                    Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi
                                                    Nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp
                                                    Con mắt còn lại nhìn cuộc tình phai
                                                    Tình trong hai tay một hôm biến mất
                                                    Con mắt còn lại là con mắt ai
                                                    Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài

                                                      Nếu chúng ta có ba con mắt như Dương Tiễn
                                                    trong Tây Du Ký thì dễ cho ta suy đoán ý của tác
                                                    giả biết mấy, đằng này ta chỉ có hai con khiến
                                                    phải động não đây. Trong nhà Phật có năm thứ
                                                    mắt: nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp
                                                    nhãn, Phật nhãn… Phàm phu chúng sinh đều có
                                                    nhục nhãn và tuệ nhãn, tuệ nhãn hiển thị, thấu
                                                    thị nhiều hay ít, thấp hay cao là tùy ở sự tu tập,
                                                    chuyển hóa nghiệp lực của mỗi chúng sanh. Ai
                                                    mà có Định có Tuệ có tu tập nghiêm chỉnh đàng
                                                    hoàng thì có mắt tuệ (tuệ nhãn) thấy biết sâu xa,
                                                    dự cảm chuyện tương lai, đoán việc như thần.
                                                    Tuệ nhãn ở nơi chúng sinh có và sáng từng lúc,


Trang 26
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010
vgd No. 2 - Summer 2010

Más contenido relacionado

Destacado

El Mejor Mapa
El Mejor MapaEl Mejor Mapa
El Mejor MapaTung Thai
 
My Christmas Card to You!
My Christmas Card to You!My Christmas Card to You!
My Christmas Card to You!João Henrique
 
No More Boleros (Phc) 2010
No More Boleros (Phc) 2010No More Boleros (Phc) 2010
No More Boleros (Phc) 2010Tung Thai
 
Co nhi vien thanh hoa
Co nhi vien thanh hoaCo nhi vien thanh hoa
Co nhi vien thanh hoaTung Thai
 
Group 5 Report Effect
Group 5 Report EffectGroup 5 Report Effect
Group 5 Report Effectjorence
 
Using Video marketing
Using Video marketing Using Video marketing
Using Video marketing Wil Alvarez
 
An intro to service design in hospitality
An intro to service design in hospitalityAn intro to service design in hospitality
An intro to service design in hospitalitychristophe tallec
 

Destacado (13)

Panostd
PanostdPanostd
Panostd
 
El Mejor Mapa
El Mejor MapaEl Mejor Mapa
El Mejor Mapa
 
My Christmas Card to You!
My Christmas Card to You!My Christmas Card to You!
My Christmas Card to You!
 
No More Boleros (Phc) 2010
No More Boleros (Phc) 2010No More Boleros (Phc) 2010
No More Boleros (Phc) 2010
 
Dan trang
Dan trangDan trang
Dan trang
 
web 2.0
web 2.0web 2.0
web 2.0
 
Rwservlet
RwservletRwservlet
Rwservlet
 
Co nhi vien thanh hoa
Co nhi vien thanh hoaCo nhi vien thanh hoa
Co nhi vien thanh hoa
 
Romanticismo
RomanticismoRomanticismo
Romanticismo
 
Group 5 Report Effect
Group 5 Report EffectGroup 5 Report Effect
Group 5 Report Effect
 
Using Video marketing
Using Video marketing Using Video marketing
Using Video marketing
 
An intro to service design in hospitality
An intro to service design in hospitalityAn intro to service design in hospitality
An intro to service design in hospitality
 
Ion Creanga
Ion CreangaIon Creanga
Ion Creanga
 

Similar a vgd No. 2 - Summer 2010

Kiến trúc qua các thời
Kiến trúc qua các thờiKiến trúc qua các thời
Kiến trúc qua các thờiNgân Nguyễn
 
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đạiTiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chùa dâu ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt nam
Chùa dâu  ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt namChùa dâu  ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt nam
Chùa dâu ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt namZbrush tiếng Việt
 
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam   tại 123doc.vnLich su kien truc viet nam   tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vnNguyen Khuong
 
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKelsi Luist
 
Di sản mỹ thuật cung đình việt nam
Di sản mỹ thuật cung đình việt namDi sản mỹ thuật cung đình việt nam
Di sản mỹ thuật cung đình việt namkeomut_dang90
 
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚBINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚlangsontung
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfbctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfLuanvan84
 
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hzCam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hzXuân Tiến
 
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóađồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóajackjohn45
 
Chùa thiên mụ - tài liệu thuyết minh
Chùa thiên mụ - tài liệu thuyết minhChùa thiên mụ - tài liệu thuyết minh
Chùa thiên mụ - tài liệu thuyết minhNghijerry
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộilongvanhien
 
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái ĐínhThông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái ĐínhPYS Travel
 
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfChùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfBò Cạp Vàng
 
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đớiĐình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đớiluongthuykhe
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHNVo Hieu Nghia
 

Similar a vgd No. 2 - Summer 2010 (20)

Kiến trúc qua các thời
Kiến trúc qua các thờiKiến trúc qua các thời
Kiến trúc qua các thời
 
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đạiTiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
Tiểu luận lịch sử văn minh Thế Giới - Kiến trúc Trung Hoa cổ đại
 
Chùa dâu ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt nam
Chùa dâu  ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt namChùa dâu  ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt nam
Chùa dâu ngôi chùa phật giáo cổ nhất việt nam
 
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam   tại 123doc.vnLich su kien truc viet nam   tại 123doc.vn
Lich su kien truc viet nam tại 123doc.vn
 
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơnKỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
Kỷ niệm 590 năm khởi nghĩa lam sơn
 
Di sản mỹ thuật cung đình việt nam
Di sản mỹ thuật cung đình việt namDi sản mỹ thuật cung đình việt nam
Di sản mỹ thuật cung đình việt nam
 
Csvhvn
CsvhvnCsvhvn
Csvhvn
 
Presentation7
Presentation7Presentation7
Presentation7
 
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚBINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
BINH BỘ THƯỢNG THƯ HIỆP BIỆN ĐẠI HỌC SỸ ĐOÀN VĂN PHÚ
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY POWERPOINT LỊCH SỬ 10 CẢ NĂM 2024 - SÁCH KẾT NỐI TRI...
 
bctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdfbctntlvn (23).pdf
bctntlvn (23).pdf
 
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hzCam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
Cam Nang Chinh Phuc Thap Nhan Phu Yen Xuantien52hz
 
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóađồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
 
Chùa thiên mụ - tài liệu thuyết minh
Chùa thiên mụ - tài liệu thuyết minhChùa thiên mụ - tài liệu thuyết minh
Chùa thiên mụ - tài liệu thuyết minh
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
 
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái ĐínhThông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
Thông tin du lịch Ninh Bình: Tràng An - Bái Đính
 
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdfChùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
Chùa Tôn Thạnh cổ kính hơn 200 năm tuổi ở Long An.pdf
 
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đớiĐình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
 
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng TrịTài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
 
Chầm chậm 2015 VHN
 Chầm chậm 2015 VHN Chầm chậm 2015 VHN
Chầm chậm 2015 VHN
 

Más de Tung Thai

Le Sourire Fatiguant1
Le Sourire Fatiguant1Le Sourire Fatiguant1
Le Sourire Fatiguant1Tung Thai
 
Thugian Verte Campagne
Thugian Verte CampagneThugian Verte Campagne
Thugian Verte CampagneTung Thai
 
Fine Art Photos
Fine Art PhotosFine Art Photos
Fine Art PhotosTung Thai
 
Vgd cover color 2_3
Vgd cover color 2_3Vgd cover color 2_3
Vgd cover color 2_3Tung Thai
 
Vgd cover color 1_4
Vgd cover color 1_4Vgd cover color 1_4
Vgd cover color 1_4Tung Thai
 
Fantastique 2
Fantastique 2Fantastique 2
Fantastique 2Tung Thai
 

Más de Tung Thai (9)

Maquillage
MaquillageMaquillage
Maquillage
 
Le Sourire Fatiguant1
Le Sourire Fatiguant1Le Sourire Fatiguant1
Le Sourire Fatiguant1
 
Thugian Verte Campagne
Thugian Verte CampagneThugian Verte Campagne
Thugian Verte Campagne
 
Fine Art Photos
Fine Art PhotosFine Art Photos
Fine Art Photos
 
Distrib
DistribDistrib
Distrib
 
Les Trains
Les TrainsLes Trains
Les Trains
 
Vgd cover color 2_3
Vgd cover color 2_3Vgd cover color 2_3
Vgd cover color 2_3
 
Vgd cover color 1_4
Vgd cover color 1_4Vgd cover color 1_4
Vgd cover color 1_4
 
Fantastique 2
Fantastique 2Fantastique 2
Fantastique 2
 

Último

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 

Último (20)

Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 

vgd No. 2 - Summer 2010

  • 1. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Cùng Quý bạn đọc thân ái Đất nước ta có một dãy toạ độ rất đặc biệt trên biểu đồ khí hậu và địa hình của Trái đất, một địa thế tạo nên một xứ sở rừng vàng biển bạc. Triền đông dãy Trường Sơn đón nhận toàn bộ hơi khí ẩm nhuận mát mẻ của bốn mùa gió biển đã hàm dưỡng nên bạt ngàn rừng tài nguyên phong phú chủng loại động thực vật quý hiếm. Hơn 4000 cây số bờ biển đã như nhiên tôn tạo vô vàn thắng tích thanh kỳ cổ quái đẳng cấp quốc tế kèm vô số trữ lượng hải sản giá trị cao về dinh dưỡng và kinh tế. Chưa kể miền bình nguyên trung du một bên thừa hưởng ưu đãi của lớp đất ba-zan màu mỡ, một bên đón nhận phì nhiêu phù sa do sông hồ bờ bãi ban tặng, sản xuất ra toàn những lương thực thực phẩm rau quả nổi tiếng lâu đời. Chưa kể dưới lớp lớp đất tầng tầng nước chứa biết bao khoáng sản, dầu mỏ, đá quý chất lượng hàng đầu thế giới. Chưa kể ngoài khí hậu thuận lợi chung của vùng ôn đới, trên dãy đất này có đủ các vùng trạng thái khí hậu trên thế giới: lạnh, mát, ấm, nóng, khô, ẩm... đan xen nhau quanh năm thật lý thú. Cũng do đó, đất nước ta đã lâm vào một hoàn cảnh cũng vô cùng đặc biệt là suốt 4000 năm phải vừa dựng nước vừa liên tục chống giặc ngoại xâm giữ nước. Cũng từ đó, dần trưởng dưỡng nên một dân tộc tính khá toàn diện bao hàm tiêu chuẩn thành gia thành danh thành nhân: Cần cù - sáng tạo - kiên cường - hiếu học - kinh nghiệm - nhân nghĩa - phóng khoáng. Một đất nước đầy đủ điều kiện về phương tiện và con người để hoá rồng đa diện từ công nghiệp, nông nghiệp, mỹ nghệ đến hàng hải, du lịch... Thế mà, ngày nay chúng ta đang ở một thứ hạng nào? Thật ra chúng ta có tự biết, tự hào và quyết tâm tự lực, tự cường không? hay cứ trông chờ vào phép mầu và sự tương trợ để rồi mọi dữ kiện tốt đẹp lần lượt rơi vào sự khống chế từ tinh vi đến trắng trợn của ngoại nhân? Cứ hãy biết, biết nhiều, biết rộng, biết tường tận... về Việt Nam - đất nước - con người. Chỉ có biết mới có một khởi đầu thuận lợi và một hiệu quả tốt đẹp: Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Tập san nhỏ bé này chỉ hy vọng góp làm một thanh âm nhẹ nhàng trong dàn hợp xướng đồng ca thanh bình non nước. Ban chủ trương Tập san VGD Chủ nhiệm: Thái Thanh Tùng Chủ bút: Thái Thanh Nguyên Design: Cao Thái Thanh Thư ký toà soạn: Thiên Bình Nga Với sự cộng tác thường xuyên của các cây bút uy tín: Bảo Anh, Triều Âm, Lê Phương Châu, Quỳnh Dao, Phục Sinh Đường, Trần Ngọc Hưởng, Thái Lộc, Vũ Tiến Phúc, Bút Tâm, Bùi Bội Trân, Đoàn Thuận, Hà Trung Yên… Gửi thư và bài cộng tác: thaithanhnguyen@dng.vn – tunthai@gmail.com Liên lạc và đăng quảng cáo  Chez Thi 5557 Chemin de la Côte des Neiges, Montreal, QC, H3T 1Y8 Canada  Montréal, (Québec) Canada, H3T-2A9 - Tel: (514) 531-4527 Số đăng bạ : ISSN 1911-012X Trang 1
  • 2. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Thắng tích Chùa Phổ Minh hay còn gọi là chùa Tháp, thuộc thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Theo biên niên sử, chùa được xây dựng vào năm 1262 niên hiệu Thiệu Long thứ 5 (1262), ở về phía tây cung điện Trùng Quang, nơi các Thái thượng hoàng nhà Trần sau khi nhường ngôi cho con về ở. Nhưng theo các minh văn trên bia, trên chuông thì ngôi chùa này đã có từ thời nhà Lý. Có thể chùa đã được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần. Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 hoàn mỹ. Cũng như đôi sấu đá trên thành gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn xếp theo hình chữ "công". Bộ cửa gian giữa giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim, to khắc đời Trần. dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn Chùa có quy mô bề thế, là nơi tụng niệm hoa hình học. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng của quan lại, quý tộc cao cấp nhà Trần. lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề, Trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông được coi là một tác phẩm điêu khắc khá nhập Niết bàn (tượng nằm); tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc; một số tượng Phật đẹp lộng lẫy như: tượng Tam Thế, tượng Di Đà, tượng Di Lạc, tượng Quan Âm, Đức Thánh, Đức Chúa... Chuông lớn của chùa có khắc bản văn "Phổ Minh đỉnh tự" đúc năm 1796 - chùa vốn có một vạc lớn, sử sách coi là một trong bốn vật báu của Việt Nam (An Nam tứ đại khí) nay không còn. Do vậy mà chùa được coi là đại danh lam của nước Đại Việt. Đây là nơi tu hành của Đức quân vương Trần Nhân Tông Trang 2
  • 3. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 (vua thứ 3 triều Trần, 1279-1293) cùng với Điền, nhà Tổ, nhà Mẫu Tổ Trần, hai dãy sư Pháp Loa và Huyền Quang. hành lang hòa nhập với cảnh quan xung quanh bề thế. Đây là một trong những công trình kiến trúc quy mô vào loại xưa nhất mà ngày nay còn giữ được nguyên thuỷ. Kiến trúc thời nhà Trần được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là tháp Phổ Minh, dựng năm 1305. Tháp cao khoảng 17 m, gồm 14 tầng. Nền tháp và tầng thứ nhất xây bằng đá, những tầng còn lại phía trên xây bằng gạch. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái... Tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới chúc xuống, lớp trên ngửa lên đỡ lấy tháp hình vuông, mỗi cạnh rộng hơn 5 m. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá như hoa lá, sóng nước, mây cuốn, đặc trưng cho phong cách trang trí thời nhà Trần. Mặt ngoài những viên gạch các tầng trên được trang trí hình rồng. Trần Nhân Tông đã sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Đầu Đà, một dòng Phật giáo Việt Nam (thế kỷ 13-14), và ông được xem là “Đệ nhất Tổ”. Sau khi Kim Phật Trần Nhân Tông viên tịch, vua nối ngôi là Trần Anh Tông đã sai làm cỗ kiệu bát cống bằng đá, đặt bảy trong hai mươi mốt viên Xá Lợi của vua cha và xây tòa tháp lên trên. Toàn bộ phong cảnh chùa bao gồm: Tam quan, hai hồ sen, hai nhà bia cân đối, tháp Phổ Minh cùng các cây cổ thụ có trên 400 năm tuổi, càng tôn vẻ đẹp của ngôi chùa thêm phần cổ kính. Sau thượng điện, cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian. Ở giữa là 5 gian nhà Tổ, bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ. Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11 gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao Các tầng tháp đều có mái cong ở bốn phía. quanh kiến trúc chùa. Trọng lượng tháp nặng khoảng 700 tấn trên một tiết diện nhỏ 30m2, lại ở vùng chiêm Trong chùa có tòa Tiền đường (hay còn gọi trũng nhưng vẫn đứng vững suốt 7 thế kỷ là Bái đường), tòa Tam bảo, tòa Thượng qua. Trang 3
  • 4. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Bên cạnh cây tháp cổ, ở chùa Phổ Minh còn (1527-1592). Khi ngài viên tịch, có lăng mộ có nhiều hiện vật có giá trị. Trước đây chùa xây phía sau hậu cung, đều là những tác có 120 pho tượng, nhưng do thời gian, khí hậu và chiến tranh hủy hoại, nay chỉ còn hơn 50 pho tượng, trong đó có nhiều pho tượng đẹp về hình thể, cân đối về tỷ lệ, mang tính nghệ thuật cao. phẩm cổ, đẹp, mang tính nghệ thuật lịch sử điển hình cao của thế kỷ 16. Và tấm bia đá lớn khắc vào năm Cảnh Trị thứ 6 (1668) đặt bên phải. Trước cửa chùa là một pho sử sống ghi lại lịch sử ngôi chùa, đồng thời cũng là một công trình nghệ thuật. Chùa Phổ Minh từ ngày xây dựng đến nay đã trải qua hơn 700 năm, chùa đã được trùng tu nhiều lần, nhưng nét đẹp cổ xưa không hề phai mờ. Chùa vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”. Quá khứ đã lùi xa, lịch sử Việt Nam viết thêm nhiều trang sử huy hoàng, nhưng chiến công hiển hách của quân dân triều Trần chống quân xâm lược Nguyên - Mông vẫn là một trong những chiến công chói lọi âm Tháp Phổ Minh vang đến muôn đời. Chính nền tảng đó tạo ra sức mạnh, khơi nguồn cho các công trình Trong sân chùa, ngoài ngôi tháp còn có hai kiến trúc, một nền mỹ thuật khoáng đạt, tinh nhà bia ở hai bên. Nhà bia bên phải, che tấm tế, đầy sức sống và có tính hiện thực cao. bia năm 1916, nói về tháp Phổ Minh, còn Chùa tháp Phổ Minh, một di tích lịch sử nhà bia bên trái, có tấm bia năm 1668, nói được tọa lạc trên quê hương nhà Trần, đã về ngôi chùa. góp phần khơi dậy hào khí Đông A, phái Dưới hậu cung còn có pho tượng đá trắng thiền Trúc Lâm Yên Tử và truyền thống yêu của công chúa Mạc Ngọc Lâm, người đã từng nước thương dân, tinh thần đoàn kết của tu hành và trùng tu ngôi chùa vào thời Mạc dân tộc. Từ Gia Trang 4
  • 5. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Ghềnh Ráng là một quần thể sơn thạch của dãy núi Xuân Vân chạy đến sát chân biển phía nam thành phố Quy Nhơn. Nơi đây đá chất ngổn ngang, tạo thành hang, thành rạn, thành ghềnh, quanh năm giỡn đùa cùng sóng biển... Từ đỉnh Ghềnh Ráng có thể phóng tầm mắt nhìn rộng cả bốn bề. Phía nam như một bức tranh sơn thủy hữu tình với những dãy núi xanh dựng thành từng lớp, thấp cao chạy dọc ven biển đến tận Quy Hòa. Về phương bắc, lướt qua dải cát vàng mịn óng, thành phố Quy Nhơn hiện lên với những đường phố dọc ngang. Xa xa là khu kinh tế Nhơn Hội, niềm tự hào của người dân Bình Ðịnh thời kỳ đổi mới. Xoay lưng vào động cát phía tây, quay mặt ra hướng đông là biển cả bao la, xanh biếc một màu. Chếch về hướng đông bắc là bán đảo Phương Mai án ngữ cửa biển Thị Nại như tấm bình phong khổng lồ. Xa xa về phía đông nam, là một đảo lớn, tục gọi Cù Lao Xanh. Từ xa xưa những người dân biển coi hòn đảo này như một tiêu mốc để định hướng đi. Do đó, sau này ngọn hải đăng đã được xây dựng trên đảo Cù Lao Xanh. Ði dọc con đường đất uốn lượn theo triền núi, du khách có dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc kỳ mỹ mà tạo hóa đã tạo ra cho Ghềnh Ráng. Trên một phiến đá lớn có một bức phù điêu hình mặt người. Lại có khối sơn thạch được mưa gió và thời gian mài gọt trông tựa đầu một con sư tử lớn đang chồm ra Biển Ðông, có trụ đá hình dáng như người vợ ngóng chồng được mệnh danh là đá Vọng Phu. Ðặc biệt, ở đây có hai khối đá lớn chồng xếp lên nhau trông rất chênh vênh được gọi là Hòn Chồng. Thoạt nhìn khối đá lớn như thể muốn rơi, vậy mà trải qua năm tháng dãi dầu nó vẫn "trơ gan cùng tuế nguyệt", đứng vững vàng nghìn đời nay bất chấp phong ba bão tố. Từ Hòn Chồng đi về hướng bắc dọc theo ven biển sẽ gặp những hang động hiểm hùng, kỳ bí do đá nằm chồng chất lên nhau tạo thành. Ði thêm chút nữa là một bãi đá xanh hình tròn, mặt nhẵn như những quả trứng, có tên gọi là Bãi Ðá Trứng. Phía trên bãi có một mạch nước ngầm từ khe núi chảy ra, tạo thành hai giếng nước ngọt hình lòng chảo nằm kề nhau, đường kính miệng rộng hơn một mét. Phía ngoài giếng có một tảng đá lớn đột ngột nhô cao trên mặt nước, án ngữ những con sóng lớn từ ngoài khơi đổ vào bờ... Trang 5
  • 6. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Cảnh đẹp nên thơ của Ghềnh Ráng từ lâu đã là nguồn cảm hứng của thi ca, như người dân địa phương truyền tụng: Gió Cầu Tấn trưa chiều thổi mát - Bãi Quy Nhơn mịn cát dễ đi - Phương Mai - Ghềnh Ráng tương tri - Ngâm câu thủy tú sơn kỳ thảnh thơi... Ghềnh Ráng Ghềnh dốc lô nhô chuyển sắc trời Bốn mùa gió cuốn sợi dương rơi Giăng hồn Mặc Tử đêm trăng lộng Phơi nét Dzũ Kha bút lửa ngời Bạt cánh chim non về rũ đậu Mỏi vây cá lẻ chạnh ngừng bơi Câu thơ ai khắc trên bờ đá Cho cỏ ru hời giấc nghỉ ngơi. Thái Thanh Nguyên 2003 Nhìn từ đồi Ghềnh Ráng Trong tâm thức dân gian, cảnh đẹp huyền ảo bao giờ cũng là nơi có bóng dáng thần tiên. Cũng bởi lẽ đó mà Ghềnh Ráng là nơi có truyền thuyết nàng tiên xuất hiện. Bên cạnh tên gọi dân dã thân quen, vùng này còn được gắn với một sự tích. Chuyện kể rằng, ngày xưa có một gia đình nông dân nghèo, sinh được một cô con gái nết na, xinh đẹp. Khi lớn lên, cô gái đã có một mối tình trong trắng với một chàng trai cùng làng. Nhưng tiếng đồn về nhan sắc của nàng đã lọt đến tai một viên quan hám sắc và độc ác. Y rắp tâm ép nàng làm vợ. Bằng thủ đoạn gian xảo và ỷ thế quyền lực, y bắt người con trai đi lính rồi đưa chàng tới tận nơi biên ải xa xôi đồng thời ra lệnh buộc nàng phải nộp đủ mười cân yến sào trong vòng một tháng, không đúng hạn sẽ phải lấy y. Giữ trọn mối tình chung thủy với người yêu, người con gái không quản Trang 6
  • 7. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 hiểm nguy quyết chí vượt biển ra đảo tìm tổ yến. Ðúng lúc đó người con trai trở về, tìm lại người yêu. Vì hạnh phúc lứa đôi và thương người con gái liễu yếu đào tơ, chàng không quản khó khăn nguy hiểm, quyết tâm thay nàng ra đảo. Nàng trao cho chàng chiếc nón Gò Găng, kỷ vật chung tình của người ở lại, rồi nàng trở về sống trong mong đợi và lo âu. Ðến thời hạn nộp yến mà bóng chàng vẫn biền biệt. Sợ quá nàng đành bỏ trốn. Hay chuyện, viên quan cho lính đuổi theo. Bị truy đuổi gắt gao, người con gái chạy đến Ghềnh Ráng, ẩn vào núi Vũng Chua. Quân lính đuổi tới đây bỗng trời nổi cơn giông tố, gió cuốn ào ào, mưa bay mù mịt, sấm chớp đùng đùng. Bỗng nhiên núi nứt ra một khe lớn, nàng chạy vào vụt đó rồi biến mất. Khi giông tan, trời quang, mây tạnh, khe núi biến thành một dòng suối mát, uốn lượn trên sườn núi như một dải lụa nối trời với đất. Người đời gọi đó là Suối Tiên. Chàng trai tìm đủ số yến cũng hối hả trở về. Nào ngờ, trên đường từ đảo vào đất liền cũng gặp giông bão, yến bị sóng biển cuốn trôi hết. Chàng đuối sức rồi ngất xỉu, sóng biển đã đưa chàng tấp vào Ghềnh Ráng. Khi tỉnh lại, chàng còn đang ngơ ngác, chưa hiểu mình bị dạt vào đâu thì thấy bóng người con gái lúc hiện, lúc ẩn, chàng vừa gọi vừa chạy theo cho đến khi hai người cùng biến mất. Ghềnh Ráng trở thành nơi đoàn tụ của đôi uyên ương, vì cường quyền mà không nên được nghĩa vợ chồng lúc còn ở dương gian. Họ đã phải thoát tục thành tiên mới đến được với nhau. Câu chuyện đượm màu huyền thoại, đậm chất nhân văn ấy đã làm cho Ghềnh Ráng được khoác thêm hai chữ Tiên Sa, dân gian thường gọi vùng này bằng cái tên ghép Ghềnh Ráng - Tiên Sa. Ghềnh Ráng càng nổi danh hơn bởi thi sĩ Hàn Mặc Tử. Vì mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã phải sống những năm tháng cuối đời trong trại phong Quy Hòa. Tâm trạng đau thương, giông bão lại được tiếp thêm cảm hứng từ cảnh thiên nhiên như siêu thực của Ghềnh Ráng, ông đã viết nên những áng thơ bất hủ để lại cho đời. Hàn Mặc Tử qua đời khi còn quá trẻ, lúc nhà thơ mới vừa 28 tuổi. Ðể thỏa nguyện mong ước của thi sĩ lúc sinh thời, năm 1969, gia đình và thân hữu đã đưa thi hài Dốc Mộng Cầm, lên mộ Hàn Hàn Mặc Tử về an táng ở Ghềnh Ráng. Ngôi mộ được xây trên một gò cao, lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển là nơi mà ai ai dù chỉ một lần đặt chân đến Ghềnh Ráng cũng đều ghé thăm. Ðó không chỉ đơn thuần là một ngôi mộ mà hơn thế nữa là nơi tưởng niệm một danh nhân - thi sĩ tài danh. Cho đến nay, Ghềnh Ráng đã được quy hoạch chi tiết nhằm gìn giữ, phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh. Khu vực mộ Hàn Mặc Tử đã được tôn tạo, có khu trưng bày cuộc đời và thi ca của nhà thơ, có thư quán bút lửa Dzũ Kha ghi lại những áng thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử, có khu vực diễn ra hội đánh bài chòi và các trò chơi dân gian nhằm phục vụ du khách về với thành phố biển Quy Nhơn. Nhóm NNYVN sưu tầm Trang 7
  • 8. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 quân. Vì vậy khi Vua vừa mất, 3 trong số các hoàng tử đã đem quân đến vây thành để tranh ngôi Thiên tử. Nhờ sự giúp sức của quan nội thị Lý Nhân Nghĩa, Lý Phật Mã vào cung an toàn (Lý Công Uẩn để Thái tử sống bên ngoài cung) và lên ngôi Hoàng đế. Đại Việt Sử ký toàn thư có chép, khi nghe tin các hoàng tử em làm phản, Thái tử Lý Phật Mã đã nói: “Ta lấy làm xấu hổ là Tiên đế mới mất chưa quàn mà anh em đã giết lẫn nhau, há chẳng để cho muôn đời chê cười sao?” Phật Mã lên ngôi, lấy niên hiệu là Thiên Thành. Qua sự việc các hoàng tử mưu phản, vua Lý Thái Tông nghĩ ngay đến việc phải có một hình thức tâm linh để thu phục lòng người, cố kết nhân tâm. Vua cho dựng miếu thờ Thần Đồng Cổ ở bên hữu thành Đại La, sau chùa Thánh Thọ. Sau đó lập đàn trong miếu và đọc lời thề: “Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu, bất trung xin Thần trừng phạt”. Các quan lần lượt từ cửa đông đi Là con của Đức Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông vào, đến trước thần vị cùng uống máu ăn (tức Lý Phật Mã) – vị vua thứ 2 của triều Lý ở thề. Từ đó, thành lệ, hằng năm vào dịp đầu ngôi 27 năm - được coi là vị minh quân tinh xuân, vua quan nhà Lý đều phải dự Hội thề thông Phật học. Ngoài công lao mở mang bờ đền Đồng Cổ. cõi và ban bố Bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta, Lý Thái Tông còn là tác giả của Lý Thái Tông cũng là người ban bố bộ luật những bài thơ mang đậm tinh thần Phật giáo. Hình thư – bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta. Về việc này, sử sách còn ghi rõ: “Trước Lý Phật Mã là Hoàng tử trưởng của Vua Lý kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, Công Uẩn, lên ngôi lúc 28 tuổi. quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt Lý Thái Tổ có để lại di chiếu truyền ngôi cho làm cho khắc nghiệt, thậm chí có người bị Thái tử Lý Phật Mã. Các hoàng tử của Lý Thái oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, Tổ khá đông và người nào cũng có tài cầm sai trung thư san định luật lệnh, châm chước Trang 8
  • 9. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 cho thích dụng với thời thế, chia ra môn loại, Ngoài việc cầm quân, Lý Thái Tông còn là biến thành điều khoản, làm thành sách Hình người yêu thơ văn, tinh thông Phật pháp. thư của một triều đại, để cho người xem dễ Ông làm thơ mà nổi tiếng nhất là bài thơ ngũ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, ngôn “Tăng-tì-đa -lưu-chi thiền sư”. Về ngôi dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được chùa Một Cột - một biểu tượng của kiến trúc bằng thẳng rõ ràng, cho nên mới đổi niên thời Lý, theo sử sách chép lại, đã được xây hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo”. dựng bằng ý tưởng của vua Lý Thái Tông. Nhà vua nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên toà sen... Sau đó, vua cho dựng cột, làm toà sen đặt lên đúng như trong mộng. Ngôi chùa Một Cột lúc ấy được lấy tên là chùa Diên Hựu... Sử sách còn chép rằng: năm vua 38 tuổi, mùa xuân, tháng hai ông ra cửa Bồ Hải cày ruộng khai lễ Tịch điền. Vua thân tế Thần Nông, tế xong tự cầm cày xuống ruộng. Các quan có người can: Đó là việc của nông phu, Bệ hạ cần gì làm thế? Vua đã nói: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo”... Có một chi tiết thật thú vị mà nói theo ngôn ngữ thời nay là gần 1000 năm trước, vua Lý Thái Tông đã chủ trương “Người Việt dùng hàng Việt”. Năm 1040, ngay sau khi vua dạy cho cung nữ tự dệt được gấm vóc, vua đã “xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm, từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc”. Phát hết như vậy, để trong kho không Suốt 27 năm ở ngôi, khi mất chưa đến 60 còn vải ngoại nữa nên từ đó chỉ dùng vải của tuổi, Lý Thái Tông thân chinh cầm quân nhiều nước mình. Thật là một vị vua đầy ý chí tự lần. Năm 33 tuổi, ông đánh châu Định cường! Nguyên, năm 35 tuổi đánh châu Ái, năm 39 tuổi đánh Nùng Tồn Phúc, năm 42 tuổi đánh Nguồn didulich.net Nùng Trí Cao, năm 44 tuổi vào tận phía Nam Theo QH đánh Chiêm Thành... Truyện 100 chữ của Cao Thái Thanh Sau một thời gian dài phát bệnh tâm thần phân liệt, bà dần dà trở lại bình thường. Cả nhà lại có dịp sum họp bên mâm cơm. Bà hỏi: “Bỏ xà lách vô mì gói ăn không?”. Cháu lúng búng trong miệng, thờ ơ: “Bà thích thì cứ ăn”. Bà run rẩy nhúng xà lách vào nước mì, rồi lặng lẽ gắp sang cho cháu. Mẹ cháu ngạc nhiên “Sao má không ăn đi?”. Bà móm mém “Cho con Út nó ăn… Tao ăn một chút hà… Nó thích rau này lắm.” Cháu bàng hoàng “hoá ra bà làm cho cháu ăn?” “Ờ… Mày giống ba mày, thích rau xà lách…” - bà chậm rãi. Như có một mảnh xương đâm vào tim cháu… Trang 9
  • 10. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Chân dung tác giả bán ngôi nhà này cho ông Huỳnh Ngọc Điển (theo giấy bán đoạn nhà đất lập ngày 28 tháng Giêng năm thứ 3 Duy Tân). Hiện, cháu nội của ông Điển là bà Huỳnh Thị Bảo Hòa (74 tuổi) cùng chồng là ông Lê Hoàng Chung và con cháu đang thừa kế. Như những ngôi nhà cổ khác ở miền Trung, ngôi nhà này kiến trúc theo dạng nhà “rường”, ba gian hai mái, lợp ngói âm dương, ngăn cách giữa lớp ngói với hàng ruôi là một lớp “sịa” (tức vỉ tre). Trên ba gian nhà trước có gác bằng ván là nơi để bày đồ thờ cúng. Có dịp ghé vào thăm ngôi nhà cổ này, mọi người ắt sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy những kỷ vật tự ngày xửa ngày xưa mà bà Hòa và ông Chung hằng trân trọng gìn giữ mãi tận hôm nay: Này là chiếc xa thời trai trẻ ông Huỳnh Ngọc Điền vẫn kéo sợi, này là chiếc ghế “xích đu” bằng mây mà ba của bà Hòa thường ngồi thư giãn lúc rảnh rang, và kia là chiếc nôi mây từng đung đưa giấc ngủ bà Hòa từ khi mới lọt lòng mà sau này nó vẫn nguyên vẹn là vành nôi ấm áp ấp Người Phan Thiết hầu như ai cũng biết ngôi ủ hai thế hệ con cháu bà. Thời gian cùng nhà tọa lạc tại số 1 đường Phan Bội Châu là thiên tai đã làm cho ngôi nhà ngày một hư ngôi nhà cổ khoảng 300 năm bởi dáng nét hỏng, tường xiêu, ngói tốc. Có lẽ đã đến lúc kiến trúc và phong hóa qua thời gian của nó. ngôi nhà sẽ chỉ còn là ký ức trong lòng con Song, ngôi nhà dựng vào niên đại nào, cháu họ Huỳnh, song như Lê Bảo Châu - nguyên gốc chủ nhân là ai, thì… chưa rõ, chỉ chắt ngoại của ông Điển tâm sự: Dù có xây biết rằng trước đây chốn này được gọi là lại ngôi nhà đi nữa, chúng tôi vẫn dành một thôn Thành Đức, phủ Hàm Thuận, một người phòng trang trọng để lưu giữ tất cả kỷ vật tên Trần Loan thuộc bang Triều Châu được của cha ông để lại. cha mẹ để lại ngôi nhà đó và ông đã bán nó cho ông Lý Thụy Xuân vào ngày 12 tháng 12 Trong ngôi nhà ấy, hiện diện một nhân vật năm thứ 2 Duy Tân. Sau đó, ông Xuân lại cũng hết sức cổ kính đã và đang viết nên những tác phẩm hẳn sẽ tồn tại trong lòng Trang 10
  • 11. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 như tôi : Học sinh Phan Bội Châu tiến lên đi ! Dù đường trường xa vai sánh vai không ngại gì ! … Học sinh Phan Bội Châu chí cương kiên !.. Thêm một ngạc nhiên nữa đến với tôi. Đây là bài hát rất quen thuộc do thầy Lê Hoàng Chung sáng tác. Nó thường được hát nối tiếp sau bài quốc ca trong buổi chào cờ. Tưởng đâu sau ngày Tổ quốc thống nhất bài hát không còn được hát nữa vì bây giờ các trường con tôi học mỗi lần được mời dự lễ khai giảng không thấy trường nào cho học sinh hát bài nào nhắc nhở các em về nhân vật anh hùng hay danh nhân văn hóa mà trường vinh dự mang tên cả. Hôm nay lời bài ca “Phan Bội Châu hành khúc” đã bao lâu chẳng được nghe lại bỗng vang lên hào hùng, đầy khí thế, có tác dụng như một dòng suối trong lành tưới mát tâm hồn những người nhiều năm xa cách trường. Tôi Nội thất góc làm việc của nhạc sĩ Lê Hoàng Chung nghe mà như uống ngọt giọng từng lời ca bởi bài hát khơi gợi ở tôi bao kỷ niệm da người Phan Thiết như những ngôi nhà cổ diết, khó quên của tuổi học trò .” được bảo tồn. Nhạc sĩ Lê Hoàng Chung, năm xưa sáng tác nhạc phẩm “Phan Bội Châu Hay tâm trạng của một cựu học sinh khác: hành khúc” đã được chọn làm bản nhạc truyền thống của trường và luôn in sâu vào ký ức của hàng vạn học sinh bao thế hệ. Đây là lời trần tình của một cựu học sinh nhân ngày truyền thống: “Quốc ca vừa dứt ,tiếng hô từ người điều khiển chương trình cất lên: Phan Bội Châu hành khúc ! Hàng ngàn tiếng hát lại vang lên cuồn cuộn như nước suối trong nguồn tuôn trào xoáy vào tâm hồn những những người học sinh PBC lớp trước Trang 11
  • 12. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 “Các năm học lần lượt trôi qua. Xa trường trong lòng tôi. Trên đường về, cầm tập nhạc rồi, tôi không thể nào quên được hình ảnh “Dòng thời gian” có chữ ký lưu niệm của những thầy cô và bạn bè đã cùng sống thầy trên tay, tôi thầm nghĩ thầy đã tuổi cao, chung dưới mái trường Phan Bội Châu thân sức yếu như ngọn đèn trước gió, biết có còn yêu. Mỗi thầy cô đều là thần tượng kính quý dịp gặp lại?” của học sinh thế hệ chúng tôi thế nhưng không hiểu sao ấn tuợng với tôi nhất lại là Lại tâm sự của 1 blogger với nick là “ka”: những người dạy mình các năm đầu cấp 2, “Một lần đi karaoke, thấy mấy câu "Anh hát tiêu biểu như thầy Mão, thầy Tiến, thầy cho em nghe bài tình ca phố biển...", nhớ Chương, thầy Mậu, thầy Hoàng Chung... Ra thầy! - Hôm đó, hiếm hoi được bữa đi học trường rồi, mỗi lần hồi tưởng lại, tôi vô cùng sớm, thay vì kiểm tra đàn thì thầy lại lấy ra 1 tự hào và biết ơn các thầy cô, những mong bài hát. Nếu nhớ không lầm thì lúc đó Tình có cơ hội được gặp lại. ca Phan Thiết được đăng trên báo Bình Thuận, và nghe nói là sắp có mặt trên báo Phụ Nữ Tp.HCM. Thiệt tình là hơi khó hát, vì không giống kiểu của mấy bài Nhớ ơn thầy cô... hay nghêu ngao giờ văn thể mỹ, hihi...” Như những nhạc sĩ thành danh của Phan Thiết, tác giả Lê Hoàng chung đã sáng tác rất nhiều bài về quê hương mình và đều để lại dấu ấn mỗi khi thành phố hân hoan đón nhận sự thay da đổi thịt, đặc biệt như ca khúc: "Phan Thiết - thành phố trẻ" chào mừng 5 năm Phan thiết lên thành phố. Hơn nữa bài hát “Tình ca Phan Thiết” thường xuyên được phát sóng trên Đài truyền hình truyền thanh và đã được đưa vào Tuyển karaoke Việt Nam năm 2008 Thành công của nhạc sĩ cũng thường gắn liền với thành công của bạn bè. Như trong cuộc thi sáng tác thơ: “Thăng Long - Hà Nội trái tim tôi” do Nhà Văn hóa Thanh niên Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, thi sĩ Huỳnh Hữu Võ đã xuất sắc giành giải Ba với tác phẩm “Hà Nội rơi rơi tiếng Nguyệt Cầm”. Bài thơ có đoạn: May mắn đã đến với tôi khi thầy Lê Hoàng “Nguyệt Cầm, Nguyệt Cầm/ Từng giọt rơi rơi Chung ra mắt tuyển tập nhạc “Dòng thời mùa xuân/ Gió như đưa hương theo từng gian” tại thành phố Hồ Chí Minh. Dù xa cách ngày/ Cho nhớ thương thêm vời vợi/ Nguyệt đã mấy chục năm nhưng tôi nhận ra thầy Cầm ngây ngất trong hồn tôi/ Mùa xuân về ngay: vẫn khổ người cao gầy với khuôn mặt trên đôi môi/ Nguyệt Cầm/ Mùa xuân về xương xương và cái dáng ung dung, nhẹ trong tim tôi/ Nguyệt Cầm/ Có còn không nhàng không thể lẫn với ai được. Tôi lại bên niềm tin và nỗi nhớ…”. Bài thơ đã tạo cảm chào và tự giới thiệu. Thầy lộ vẻ rất mừng hứng cho 3 nhạc sĩ ở Bình Thuận là Lưu khi gặp lại học trò cũ, vồn vã đưa tay bắt. Quang Trung, Phan Anh Dũng và Lê Hoàng Nhìn ánh mắt rạng rỡ và nụ cười tươi tắn nở Chung phổ lên những giai điệu êm đềm hoài trên khuôn mặt đã nhiều nét nhăn của thầy, niệm. Các nhạc phẩm đều được chọn đăng nỗi xúc động xen lẫn thương cảm dấy lên Trang 12
  • 13. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 vào tuyển nhạc trong chủ đề cuộc thi nói trên cả nước, thơ của ông được chọn đăng trên. trong các thi tuyển uy tín như “Bút xưa”, “Tứ phương”, “Sương bờ liễu hạnh”, “Thắp sáng Đường thi”... Viết về Phan Thiết, thi sĩ Thái Thanh Nguyên có bài thơ sau: Cố hương Nàng Tấm xưa tuy khoác chiếc áo cát vàng óng ánh em vẫn lọ lem bởi vương nồng mùi cái món thân quen mỗi bữa cơm nghèo không thể nào thiếu được cùng vết nứt nẻ khô cằn xứ hoang mạc cô liêu Cầu Giữa – chiếc cầu gần nhà bắt qua sông Cà Ty, hàng ngày nhạc sĩ Lê Hoàng Chung đi qua Yêu em chắc chỉ có chàng say trăng Lầu Ông Hoàng lãng bạt Đối với thi sĩ Thái Thanh Nguyên, nhạc sĩ vài kẻ ôm đàn viết khúc nhạc quê hương tình cờ tâm đắc chọn phổ nhạc 2 thi phẩm hay người lính xa nhà tương tư biển mặn đã từng thành danh, một là bài thơ “Bóng và những con người một đời uống nước gương” đã gắn liền với sự nghiệp của nhà Mường Giang thơ nhạc sĩ A Khuê Hoàng Phúc, một là bài thơ “Biêng biếc phù du” đã nhiều lần tiêu Rồi cô tấm đã gặp hoàng tử trong một ngày biểu cho triển lãm thơ Nguyên tiêu tại Sài nhật thực Gòn. Tuy nhiên, là người “đến sau” nhưng Thị bỗng lên thành giai điệu của nhạc sĩ Lê Hoàng Chung cũng áo lụa kiêu sa rất đặc biệt so với các bản phổ nhạc nói trên. như trong mơ muôn lâu đài hiện lên trên Đồng thời “Bóng gương” và “Biêng biếc phù triền cát du” đã được hai ca sĩ Công Phước và Công Mùi nồng xưa chìm lắng giữa hương hoa Lâm thể hiện xuất sắc trong clip phỏng vấn nhạc sĩ Lê Hoàng Chung năm 2009 do Đài Dẫu em thành hoàng hậu ta vẫn tin em là cô phát thanh bình Thuận thực hiện. Tấm thông thái thảo hiền vương giả bao dung Ngoài ra, nhạc sĩ còn là một cây bút thơ Chỉ cần em còn giữ lại một vuông nhà cổ Đường luật quen thuộc trong các thi đàn ta mãi thầm thương gọi… cố hương! Thu 2009 Trong đó, câu áp cuối đã hàm ý tặng nhạc sĩ Lê Hoàng Chung vậy. Bảo Anh (Lượt trích kỷ yếu Trường Trung học Phan Bội Châu, binhthuantoday và báo Bình Thuận) Trang 13
  • 14. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Tư liệu văn học LỜI GIỚI THIỆU Con người là một tiểu vũ trụ hay thiên nhân hợp nhất là một ý tưởng đã có từ xa xưa trong nguồn mạch tư tưởng phương Đông. Tuy nhiên cảm thụ, lý giải điều ấy vẫn được bổ sung và biến thiên theo từng thời đại. Trên phương diện khác, sự cảm thụ thuần túy chủ đề là những cảm xúc tinh tế của thi ca. Sự suy nghĩ dài lâu và căng thẳng về nó là các kiến giải triết học. Đôi khi, trên bình diện hình thức và cả bản chất người ta vẫn mơ ước thực hiện sự kết hợp giữa thi ca và triết học. Rồi, giữa lòng của tư tưởng hiện đại với các khái niệm trường sinh học, trường lượng tử…sự hợp nhất của cá nhân với vũ trụ như thế nào? Có một thị kiến chứa đựng tất cả? Sau thị kiến ấy, chúng ta có những gì? Tùy bút LINH ẢNH nhắm vào những ý tưởng khái quát thăm thẳm đó…Nó vươn đến một thị kiến có tính cách chứa đựng. Nó có cảm xúc của thi ca và những truy tìm của triết học. Xa đến đâu với những độ rộng như thế nào? Những câu hỏi này lại thuộc về độc giả trong khi tiếp cận văn bản. Điều chắc chắn chúng ta nhận ra một khuôn mặt trầm tư giữa đất trời mông lung vô định… Thành phố Hồ Chí Minh, 2009 Nguyễn Vũ Tiềm MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ………………….. 3 MỤC LỤC………………………….. 4 CHỜ TIẾT TRÙNG DƯƠNG …….. 5 NGUYÊN BẠCH…………………… 39 LINH ẢNH ………………………… 96 Sáng tạo …………………………… 97 Thư pháp……………………………101 Hệ thống ba điểm …………………….110 Những cuốn sách………………………118 Những lần gặp……………………….. 140 Krishnamurti………………………….. 159 Kinh Dịch ……………………………. .171 Quê hương………………………… 177 Bản sắc………………………………… 195 Văn chương……………………… .208 Điện ảnh…………………………… 221 Ánh sáng………………………………. 231 Anpha và… … … … … … … … ….245 Trang 14
  • 15. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Chương I: CHỜ TIẾT TRÙNG DƯƠNG Trích đoạn: ... Chế bình trà và đi lại trong phòng suy nghĩ. Quan sát chiếc bóng. Con người suy nghĩ hay chiếc bóng suy nghĩ thì không có gì khác nhau. Cũng như vậy khi nói rằng tôi, ngọn đèn, một bức tranh hay những vì sao xa. Chỉ là một sụ chú tâm quan sát. Không có ai là người quan sát cả. Quan sát đang dừng trên các đối tượng của nó: bức tường, trang giấy, một con người. Có khi là ý nghĩ xuất hiện. Mọi vật chỉ là những hình ảnh loáng thoáng trong sự tập trung suy nghĩ. Ý nghĩ đã làm khuất lấp quan sát như là những vật cản trong dòng chảy. Để nhận thấy ý thức phải có sự biểu lộ, họat động của nó. Để thấy nó đang là cần sự thoải mái hòan toàn. Cũng như khi xem một dòng nước trong sự vận hành nội tại của nó thì không được đắp bờ hai bên. Lập ra đập chắn phía trước, thả vào dòng chảy những vật thể nào đó, mẩu ván hay tảng đá. Vì là, có một quán tính nào đó sẵn sàng lập ra những mục đích cho ý thức. ... Chương II: NGUYÊN BẠCH Trích đoạn: ... Ngày 3, tháng 3 Hình như đêm qua có trận mưa nhỏ. Buổi sáng mây xám bàng bạc. Khí trời dịu dàng. Thỉnh thoảng những cơn gió xao xác. Trong vườn thường có những cặp bướm bay lượn quấn quýt bên nhau. Trông đường bay có cảm tưởng như chuỗi xoắn kép. Không hiểu có sự cảm ứng nào giữa hai con bướm để chúng có đường bay như thế. Và thường là bay nhanh. Sự cảm ứng này là một câu hỏi. Chiều hôm qua có một đôi bướm như thế bay là là sát mặt đất. Rất chậm ở gần hồ nước. Đột ngột chúng lao vút theo phương thẳng đứng lên cao. Lúc 9 giờ có một cặp bướm khác nhỏ màu vàng. Vài chấm đà to như đầu kim trên cánh của chúng. Viền quanh cánh là một dải đen. Chúng cũng bay lượn nhẹ nhàng, thành cặp bên những khóm trúc, lùm mai cẩm tú. Sự phản ứng của đầu óc trước một đối tượng, sự kiện, hoàn cảnh không mấy khi niềm nở. Nó quan sát, so sánh, quy chiếu và bình giá. Căn nguyên này là gì? Tính mờ đục tầm thường của đối tượng không đủ sức thu hút và hòa tan nó? Hay chính năng lực hạn chế của đầu óc không cho nó dẫn nhập, thăng hoa về đối tượng? Trang 15
  • 16. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Có thể là cả hai. Một con bồ câu xanh biếc nhớn nhác đi từ cuối mái lên nóc của ngôi nhà trước mặt. Đôi chân son đẹp mắt và gợi cảm. Đến đỉnh nhà nó dừng lại quan sát cái gì đó. Chẳng có cái gì để nhìn, nó quay lại rỉa lông cánh! ... Chương III: LINH ẢNH 1. SÁNG TẠO Trích đoạn: ... Người ta có sáng tạo mới bảo vệ được mình. Có một câu nói như thế. Trong đời sống cá nhân, sự sáng tạo vốn không lấp đầy toàn bộ hiện hữu. Từ những khoảng trống như vậy, nảy sinh sự u ám, chán nản, bế tắc… Giải trí là một chuyện khác. Như vậy, tăng cường các hoạt động sáng tạo là điều cần thiết cho một hiện thể. Tính chất bảo vệ mình dễ gây sự hiểu lầm là tăng cường bản ngã. Duy trì hoặc tăng cường bản ngã gắn với một hạt nhân nào đó. Nó thừa nhận hạt nhân này và tiến hành sự phân biệt, cô lập. Sau đó là các biểu hiện quyền lực khi cần thiết. Sáng tạo thì khác hẳn. Trong họat động này là một tương tác giữa cá nhân và những yếu tố bên ngoài nó… Họa sĩ không thể vẽ nếu như không có vải, mực, cảm xúc và ý tưởng… Các nhân tố này, sau nung nấu của quá trình sáng tạo sẽ là một cộng thông, cộng hưởng. Nó tác động lên họa sĩ từ ý thức đến vô thức. Trang giấy trắng là một mời gọi lên đường cho văn sĩ. Bảng màu trước mặt là một chỉ dẫn về sự hòa sắc… Cây đàn, một khi cái nhìn chạm đến là một trường âm thanh đang chờ đợi. Nó chực việc xổ ra những nốt nhạc và tiết tấu kỳ diệu. Vấn đề là cái nhìn phải hướng đến và chạm đến! Như vậy, sáng tạo là sự tương tác của hiện thể và những gì quanh nó. Quá trình tương tác sẽ là sự dịch chỗ, chuyển vị. Cái hạt nhân mà hiện thể chứa đựng sẽ đối thọai, tiếp chạm và có thể là hòa tan trong khách thể bao quanh nó. Hiện thể sẽ là sự nhân lên, bội sinh trong một hạt nhân mới. Nếu như cái hạt nhân ban đầu còn lại, sẽ là ấn chứng của một cái gì đó vốn là sâu xa và bền vững. Những gì như vậy không thuộc về cá nhân. Nó đã thuộc về những gì khuôn vàng thước ngọc của nhân loai mà cá nhân mang giữ. Hoặc nữa, nó là một khải thị… 2. THƯ PHÁP Trích đoạn: ... Từ những nguyên nhân sâu xa nào mà tôi lại hứng thú với bộ môn này? Tính chất thiền hay nhu cầu thẩm mỹ ở dạng tiết chế có ở trong tôi? Và sâu xa hơn nữa?... Một phát hiện khác đó là cuốn sách Nghệ thuật Thiền mà tôi vừa đọc được trong những năm 2006. Trong ý tưởng thơ ca, hội họa và thư Trang 16
  • 17. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 pháp là ba kho tàng của một hành giả. Đến đây, yếu tố thẩm mỹ đã nâng đến mức tâm linh và mặc nhiên nhu cầu tinh thần của tôi được đáp ứng. Những buổi sáng sớm ở quê tôi thức dậy và lao ngay xuống nhà bếp. Đun một ấm nước. Bên ngòai sương tháng chạp và sau đó là những ngày đầu xuân còn bàng bạc.Trong ánh lửa, anh ta, một thanh niên gầy gò và mảnh khảnh cặm cuội mài mực. Rồi thì, khi bình trà đã chế. Mực mài đã tạm đủ anh ta loay hoay với những con chữ…Viết ra một chữ ưng ý là một điều hứng thú. Một niềm vui tức khắc. Nó không cần quá nhiều điều kiện… Mặt khác, sự tập trung và tĩnh tâm khi viết là một hành động giải trừ những phiền não và lo toan của đời sống. Trong quan điểm tổng thể, chắc rằng đó không phải là cách trốn chạy! … Viết những dòng như vậy, là soi chiếu bản ngã, là giải trừ nó trên phương diện ngôn ngữ. Nếu như không thực hiện việc giải trừ này thì nó lẩn quất ở đâu đó. Không phải củng cố bản ngã mà là sự giải trừ trong thực tướng và sâu xa sự việc… Phương diện khác, cần phải làm một cái gì đó trên phương diện chia xẻ với cuộc đời, cộng đồng…Một cái gì đó tạm gọi là ích lợi trong toàn thể biểu thị của sự sống… Như vậy là thư pháp! ... 3. HỆ THỐNG BA ĐIỂM Trích đoạn: ... Một cái gì đó nếu không phải tuyệt đối thì ít nhất là cái tương đối cao nhất mà con người có thể đạt đến? Tức là tính chất tục đế của hiện thực, sự khế ước của cá nhân và toàn thể?... Trong khi quán chiếu và sàng lọc có thể câu trả lời xuất hiện? Cá nhân như ngọn đèn nằm trong một cái chao. Xem ra, những cái chao đèn này là không thể tránh khỏi. Cái chao đèn có tác dụng bảo vệ, thẩm mỹ vừa là sự che chắn. với cái chao đèn ấy ta không thể phát sáng ra toàn bộ các hướng. Và ngược lại, ta cũng không thể nhận toàn bộ ánh sáng từ các hướng khác. Vấn đề là, ta có thể mở rộng không gian cái chao này đến đâu? Trở lại vô phân như một trạng thái bản nguyên. Thị và Phi. Thiện và Ác… Xóa nhòa các ranh giới này là việc làm có thể như Trang Tử hay Lão Tử đã thực hiện… Một giải pháp khác nằm trong tiến trình chấp nhận. Sự phân biệt là cái đã rồi. Cái không thể tránh né vấn đề là phải đối diện. Sự kế tục mặc nhiên là việc thanh lọc đến mức độ cao nhất có thể… Quá trình thanh lọc sẽ dẫn đến một cái gì đó. Cái gọi “tạp chất” sẽ lắng lại và tiêu hủy theo quá trình mà các tiên nho gọi là Mặc hóa. Những hiệu ứng, mặt trái, phản ứng phụ và dư vị không phải là những đeo bám làm ánh ảnh tâm trí. Không gian Tịnh độ sẽ mở ra những gì mà ý thức cần tìm kiếm Trang 17
  • 18. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Trạng thái bản nguyên thì nằm ngoài những quan sát và dòng chữ này, như là khi khối đá hãy còn ở rừng sâu và chưa có bất kỳ một chứng nhân nào đó. Tuy nhiên, trong khi người thợ kim hoàn phân biệt, đẽo tạc, lọai bỏ lại là một trạng thái bản nguyên khác… 4. NHỮNG CUỐN SÁCH Trích đoạn: ... Bây giờ là hơn 12 giờ. Tôi vừa từ phố về dưới cơn mưa. Đường phố vắng nhạt nhòa ánh đèn. Trong khi trên đường một làn hơi ấm nóng phát ra từ cơ thể và làm tôi dường như không bị chịu tác động mấy về trận mưa… Tôi vừa nói chuyện về thư pháp … Một cấu trúc nào đó trong tâm trí chàng ta thúc đẩy việc thành tựu đến mức cao nhất có thể trong những gì chạm đến… Tiến sĩ Nhật Từ nói những đỉnh cao chỉ có một. Tôi gợi ý trong trường hợp người ta chuyển hướng quan tâm thì sao? Câu trả lời khi đó là những giá trị tương đương… Tôi hỏi nhà thơ Thái Thanh Nguyên qua điện thọai trong khi ngồi ở quán cà phê. Chị hỏi tôi có gì mới. Tôi trả lời mọi việc vẫn bình thường. Chị nói như vậy là tốt rồi. Chỉ ngại khi phải mất những gì mình đang có… Tôi ngộ ra vài điều sâu sắc trong lời nói ấy và cảm ơn chị. Tôi hỏi tiếp ý nghĩa tam hoa tụ đỉnh là gì. Câu này thỉnh thoảng tôi vẫn nghe ai đó nói trong giấc mơ. Chị trả lời khả tính của một trạng thái như vậy có thể khế ước với ngoại vật. Một trạng thái liên thông… Các pháp là không xen tạp lẫn nhau. Hoa nghiêm nói ra điều ấy. Một đường dẫn nhanh cần nói là: các pháp, trong thực tướng của nó ở bất kỳ kích thước, hình thể là một hành trình bất tuyệt, miên viễn và nằm ngoài mọi cấu trúc nhận thức. Chỉ khi ý thức xuất hiện, các mô hình của nó mới thiết lập các trạng thái, thực ra là cái nhìn của ý thức: đối xứng hoặc phi đối xứng, sóng hay hạt, dây hay điểm… Điều này tương tự khi ta mang kính vàng, vũ trụ sẽ là màu vàng. Một cái kính vuông, vũ trụ sẽ có hình vuông. Lại nữa, ý thức là một nhân tố thực không tách rời toàn thể. Việc nhận diện các mô hình như vậy ta cũng nói rằng không sai hoặc không đúng. Có hay không… Tức là: Không tức thị Sắc. Sắc tức thị Không. Cái sắc ở đây trong một phương diện là Ý thức. Vũ trụ tự thân là gì ? Điều ấy chỉ thể đạt đến khi ý thức từ bỏ các mô hình và ý niệm của nó. Lúc bây giờ, cái ta nhận được là cảnh giới Bất khả tư nghì… Đức Phật nói: Bất khả thuyết! Bất khả thuyết! ... 5. NHỮNG LẦN GẶP Trích đoạn: ... Tôi gặp học giả Bửu Ý vào năm 2003, khi ra Huế học thuốc. Tôi biết đến tên tuổi Bửu Ý khi còn là những năm sau trung học. Cùng với Tuệ Sĩ, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn, những tên tuổi trí thức, nghệ sĩ tài hoa và lấp lánh. Kỷ niệm trong thời gian giao tiếp với Học giả tôi không kể ra hết được. Ấn tượng nhất, khi tôi nói việc trở về quê sau khi học. Thầy giáo hỏi chính xác là ngày nào với dự định làm một buổi tiễn biệt nào đó. Tôi không nói chính xác và buổi tiễn biệt cũng chưa có. Tuy nhiên trong cái ý được học giả tính đến một buổi tiễn đã làm tôi xao xuyến cho đến hiện giờ… Trang 18
  • 19. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Điều tiên tri mà tôi ngạc nhiên từ đâu có? Học giả nói việc khi tôi vào Sài gòn sẽ giới thiệu cho một người bạn: Trương Thìn…Tại đó có thể tôi nhận được những giúp đỡ nào đó… Sài Gòn như một ngã tư đường. Đến đó thì đi đâu có thể tùy chọn… Tôi mang cuốn Quẻ Khảm, Nguyên bạch xuống Viện Y học Dân tộc, nơi làm việc của Viện trưởng Trương Thìn. Lúc này, Viện trưởng đã nghỉ hưu và có một căn phòng riêng trong khu vực của Viện… Tôi nói sơ lược về giới thiệu của Học giả Bửu Ý. Viện trưởng hỏi ngay: “ Tôi có thể giúp đỡ anh được gì?” Tôi nhận ra việc Viện trưởng đã từng tiếp xúc không ít những trườg hợp như vậy… Tôi nói việc cần những giấy giới thiệu. Viện trưởng đồng ý… Một lúc sau câu chuyện hướng đến Kinh Dịch. Chủ yếu là Viện trưởng nói mà tôi là người nghe. Viện trưởng kể về thời gian giảng dạy của mình ở Ấn độ. Triết học phương Tây thực hiện cuộc hành trình từ tâm đến vật, chẳng hạn Macxit, hoặc từ vật sang tâm như Hê - Ghen…Kinh Dịch thực hiện một hành trình khép kín… Lại nữa, sự minh triết khôn ngoan trong Kinh Dịch chỉ dạy ta như một cái lồng sắt. Cá nhân là con chim học sự khôn ngoan qua việc bay trong cái lồng đó… Bay như thế nào khỏi đụng chạm… Cần có sự bổ túc trong các họat động nghệ thuật, giải thoát… Ý tưởng này hoàn toàn mới mẻ. Nhân tiện, nói thêm rằng ý tưởng của tôi trong thời gian gặp Viện trưởng là chia cách dần với các họat động nghệ thuật. Chỉ giáo của Viện trưởng, là cái ít nhất mà tôi hãy còn lưu giữ đến giờ… Cũng như khi tiếp xúc Thầy Bửu Ý tôi nhận ra con người có thể sống và làm việc với sự phong phú văn hóa và tầm kích như thế… Hải Thượng Lãn Ông trầm mặc trong khuôn viên Viện y học dân tộc. Những nén hương đang tỏa khói. Một vài bức phù điêu ẩn trên những bức tường với nhủ đồng vàng… Hai năm qua tôi chưa gặp lại Viện trưởng vì Viện trưởng đã thay chỗ mà tôi lại không có số điện thọai liên lạc… Bút tích của Viện trưởng trong lời giới thiệu tôi vẫn còn lưu giữ. Những khi nhớ về sự kiện tôi lấy ra xem lại… Một cái nhìn đối diện làm phát lộ bản chất sự vật. Tôi muốn nói đến Tiến sĩ Thích Nhật Từ… Buổi chiều tôi dạo phố một lát. Một cơn mưa đẩy tôi vào cái quán cà phê bên đường. Đột nhiên tôi nhận ra, những gì trước mắt là một hiện tiền không tên gọi. Ý đồ đầu tiên của tôi là nhờ đến thầy Lê Mạnh Thát viết cho lời giới thiệu. Tôi mang bản thảo tiểu luận xuống Viện Phật học. Một tỳ kheo ra ân cần dẫn tôi vào phòng làm việc của các hòa thượng. Một hòa thượng trung niên khác, là chánh Văn phòng thì phải, ấn tôi xuống một cái ghế đối diện và hỏi qua sự việc. Cho đến giờ trong tôi vẫn là cảm giác được quan tâm và nằm trong trách nhiệm của một cộng đồng… Hòa thượng nói việc Thầy Lê Mạnh Thát đã thuyết giảng ở nơi xa chưa về. Phương án là, nếu thầy không thực hiện điều đó thì Đại đức sẽ thực hiện việc giới thiệu… Thời gian sau tôi trở lại. Thầy Lê Mạnh Thát vẫn chưa về. Một phương án khác đặt ra là, một tỳ kheo hướng dẫn tôi xuống chùa Giác Ngộ để gặp tiến sĩ Thích Nhật Từ. Tôi xuống chùa Giác ngộ và chờ đợi một lát. Tiến sĩ về và dẫn tôi lên phòng riêng. Một cái gì đó thông tuệ và sắc bén hiển hiện trên khuôn mặt tiến sĩ… Một ấn tượng khác là những giá sách chất ngất trong căn phòng rộng của Tiến sĩ… Tiến sĩ lật qua các tác phẩm của tôi và nêu nhanh những nhận xét. Cho đến hiện giờ tôi vẫn khâm phục sự cảm nhận thông tuệ như vậy. Bản thảo mà tôi đưa cho những người khác đọc, các trí thức, thường là được tiếp cận chậm chạp và những nhận xét chẳng mấy xác đáng. Khó hiểu! Chưa nói lên một cái gì… Trong khoảng thời gian ngắn như vậy tiến sĩ đã chỉ ra những lỗi nhỏ trong tác phẩm của tôi. Về một vài chương viết: Giải thoát… Về cách đặt đầu đề… Những điều này tôi đã một lần nhắc đến… Tiến sĩ hẹn sẽ viết sau một khoảng thời gian nào đó. Sau buổi tiếp xúc, tôi nhận ra người mà tôi đang tiếp cận. Đó là những gì có từ trong sách vở. Việc nói chuyện trực tiếp là một diễm hạnh… Nghĩ đến việc viết về nhà thơ Thái Thanh Nguyên tâm trạng tôi vừa hồi hộp vừa vui thích. Tôi như đứa em bước vào nhà người chị với vài vết bẩn bên ngoài làm dây trên sàn nhà. Tôi định sẽ nhận vài sự quở trách nhẹ nhàng rồi ít nhiều tham gia vào một cuộc chiêu đãi! Trang 19
  • 20. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Qua giới thiệu của Tiến sĩ Thích Nhật Từ, tôi xuống nhà chị. Ý đồ của tiến sĩ là nhà thơ sẽ giúp tôi trên phương diện truyền thông tác phẩm… Cảnh báo nhỏ của tiến sĩ trang bị cho tôi trước khi diện kiến. Cảnh báo gì? Hãy lướt qua những thoáng ngông của chị! Qua điện thoại, chị hẹn tôi lúc 11 giờ. Tôi đến lúc 10 giờ và ngồi ngoài sân chờ đợi. Mảnh sân nhỏ với vài cây cảnh. Bộ bình trà cũ đặt trên cái bàn thấp kiểu Nhật. Những tấm bồ đòan… Tôi dường như đang ở trên Đà lạt… Trời se lạnh… Đang là mùa đông, nhà thơ mặc chỉ một cái áo khoác nhẹ ra tiếp. Chị nói tôi đã sai hẹn và không vừa ý… Chã lẽ để khách chờ quá lâu, chị nói vậy… Lần gặp thứ hai thì tôi còn nhớ mãi. Tôi xuống nhà thơ buổi chiều. Chị dẫn tôi đi bộ một quãng đường. Chị cần phải chăm sóc một bệnh nhân… Biết tôi cũng là một thầy thuốc chị nói tôi làm bệnh. Một bà cụ hình như bị huyết áp. Tôi từ chối. Nhà thơ nói tôi lười biếng! Sau khi làm bệnh chị bảo tôi vào một cái quán cà phê nhỏ bên đường. Trên đường tôi đã có chủ ý tìm một vài quán cà phê sang trọng để mời chị. Trong khi ta hình dung một vì sao ở xa thì hóa ra nó rất gần… Xuất xứ và thiên hướng Phật giáo của chị… Những viên Xá lợi chị có được… Trên phương diện trí thức, tôi tiếp cận Mật tông một cách gần gũi nhất. Không phải việc đọc qua sách vỡ mà bắt đầu từ một con người. Và, những gì huyền bí lại là đang xảy ra, trong hiện tại… Tôi vốn có một kiến thức sơ sài về Mật tông. Nhà thơ nhận ra được. Một tình trạng cưỡi ngựa xem hoa. Và đứng ở ngoài sân nhìn vào nhà… Sau khi hỏi thêm vài câu chú mà tôi không biết, vị trí của tôi bị đầy lùi tiếp. Ở ngoài đường mà nhìn vào nhà… Tôi thoải mái tiếp nhận những phê phán của chị vì biết rõ khoảng trống từ kiến thức của mình. Trong khi nhận xét, chính nhà thơ đã dần dần bổ sung vào những gì tôi còn thiếu… Những viên xá lợi tôi chỉ nghe qua sách vỡ và giữ một thái độ kính nhi viễn chi. Với chị lại là hiện thực và là một đề tài sẽ viết… Nhà thơ hỏi tôi đã từng tiếp xúc kỳ nhân nào chưa? Tôi trả lời vài người quen, là trí thức. Chị chỉ xem đó như những khuôn mặt tài hoa. Kỳ nhân là khác. Nghe chị kể:… Vậy là Tuệ nghếch mặt mà nghe chuyện những kỳ nhân… Trong khi tiếp xúc tôi nghĩ về những khác biệt trong xã hội. Tôi đang ngồi cạnh một ngọn đèn neon sáng lóa trong khi ở nơi khác những ngọn đèn dầu còn tù mù vàng vọt… Sự bất công trong xã hội từ Niutơn đến một người hiện đại không biết qua một phép tính hay con chữ là thăm thẳm. Và khi ta nhìn vào khoảng cách không gì lấp nỗi ấy nảy sinh một tình trạng tiêu cực buồn bã. Từ tâm là tên gọi của nó. Nhưng, với tôi chỉ dừng ở mức độ chiêm nghiệm và chết lịm trong đó… Tôi kể việc chàng văn sĩ trong tiểu thuyết Giờ thứ 25. Chàng ngồi viết trong thư phòng. Một cơn mưa lớn và có nhiều người đứng trước hiên nhà văn sĩ trú ẩn. Không có cách chia xẻ nào khác, chàng ta rời công việc và thư phòng để ra ngoài sân cùng chấp nhận cơn mưa với đồng loại… Đôi lúc tôi nghĩ việc sát thân thành nhân là kết quả chung cục. Tôi nói lên ý tưởng của mình. Không có sự thành công đáng kể nào!... Nhà thơ nhận ra tức khắc khía cạnh trắc ẩn trong tôi và biện biệt… Quan điểm của chị. Văn sĩ hãy mở rộng hết cỡ căn phòng. Đến khi nào không còn chứa thêm thì hẳn ra ngoài! Một day dứt khác trong tôi là chỗ đứng của Adi! Sau khi nghe cuộc hòa nhạc trong thính phòng, biểu trưng một sự hòa hợp và thánh thiện cao độ, Adi nhận ra vị trí của mình là ở chỗ những người hái thuốc phiện! Cần phải cải hóa. Nói một cách tương tự là chỗ của Chư Phật lại là Địa ngục. Để giải cứu. Giờ này đây, khi viết ra, tôi nhận ra một vết tích trong nhận thức bản thân. Nó hãy còn quan tâm đến kết quả gắn liền với phúclợi. Nói rõ thêm rằng, việc quan tâm như vậy cũng nằm trong tính cách phổ biến. Không phải tôi quan tâm cho bản thân mà một quan tâm chung… Quả vị khi thực hiện một động tác nào đó là tương thích. Khi thực hiện Bồ tát hạnh sẽ là quả vị Bồ tát hạnh. Bằng như, yên vi trong Như lai sẽ là quả vị Như lai…Đó là kiến giải của chị! Tôi lại thắc mắc về một ý nghĩa mà nhà văn PTH cũng từng thắc mắc. Van gốc có ý nghĩa gì? Kiến giải của nhà thơ: Ai biết được hậu thân Van gốc là một nhà buôn tranh hiện đại nào đó! Nhân Van gốc và quả là Van gốc trong một hình thái khác. Không có gì bất cập trong cái nhìn mở rộng và tổng thể… Trang 20
  • 21. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Tôi nói sự e ngại của mình trong việc tiếp cận những gì quá trắng. Một nỗi lo làm dây bẩn trong khi màu trắng lại là màu hấp dẫn nhất! Chị nói việc hãy sống và thể nghiệm trong mọi trạng thái, tình huống và vượt qua những trạng thái, tình huống ấy... Một thời gian sau, tôi nhận ra và chắc chắn vậy, những gì chị nói là tiếng vọng trong câu chú: Thể nghiệm, thể nghiệm, và hãy thể nghiệm… 6. KRISHNAMURTI Trích đoạn: ... Con người trần gian vốn hữu lượng nên chỉ thể nhìn thấy, cảm thấy những gì cực đại theo tâm trí của nó. Nên giã từ việc cố gắng mô phỏng hay khái quát một cái gì là toàn thể… Có bao nhiêu nước trong một biển cả? Bằng một cái gàu sòng tôi múc lên một ít. Tôi biết là như vậy. Tôi không thể thực hiện việc xác định đại dương bằng bao nhiêu cái gàu sòng. Trong khi, mở rộng nữa thì đại dương ấy lại liên tục nằm trong những cơn mưa… Nói vậy, việc giã từ sự đo lường, tính toán không phải là cô lập bản thân với toàn thể. Cái tương thích là nhập vào đại dương ấy!... Viết thế này là thiếu sót nếu như có ý đồ giới thiệu cho người đọc. Tức là, tôi phải làm công việc của một học giả. Tức rằng cần thể nghiệm và khảo sát cẩn thận những gì mà Bút hoa nói. Tuy nhiên, đó là một ý đồ đã qua hoặc sắp đến… Nói như vậy là tránh cho độc giả một cái nhìn, bị dẫn dắt do cái nhìn của tác giả, người viết, vốn không phải toàn thể và tương thích với những gì đang xảy ra, hoặc nói về Krishna… Tôi cũng đang làm cái công việc dùng một cái gàu sòng để múc nước biển. Độc giả nhìn ra điều ấy và hãy đến trực tiếp trước biển!... 7. KINH DỊCH Trích đoạn: ... Gọi là Ta vì cái tôi là một sự nhiễu, một tình trạng đóng kín do nhiều nhân tố. Tương tự khi khai mở toàn bộ các luân xa, khí lực của một người sẽ là khí lực của vũ trụ. Trong quan điểm toàn thể, bao hàm cả phương diện tình cảm, cảm xúc, tức là từ khí lực tự nhiên chuyển sang các ngoại hiện khác. Một trạng thái chứng nghiệm nếu như cần thiết sự định danh sẽ là: Ta là Thái cực! Một kích thước khiêm tốn hơn để so sánh. Ta hình dung một người bạn với những gì quen thuộc và bình thường, gắn với các tiểu sử, điều kiện xã hội. Đột nhiên, đến lúc này ta nhận ra đó là một Vương gia. Những nhìn nhận cần thay đổi nhiều hơn từ gốc rễ. Có rất nhiều ngành khoa học liên quan đến Kinh Dịch. Thay vì vậy, cái nhìn là sự biểu hiện của Kinh Dịch trở thành nhiều ngành khoa học… Ta cần nhận ra rằng, nguyên bản Kinh Dịch trong các phiên bản không trọn vẹn của nó là Y học, Tử vi, Vật lý, Địa lý… Dịch là tác động toàn thể. Trong hơi thở, cảm xúc và hành động của ta chính là Dịch. Đối với ý thức, Kinh dịch là một tri thức. Nói đến phương diện tri thức, cái mà con người nhận được là một thiên khải. Thiên khải này Phục Hy là người thực hiện. Rồi thì, trong cái nhìn không thời gian, Phục Hy vẫn còn ở đó, tại đó đang dạy dỗ loài người! ... Trang 21
  • 22. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 8. QUÊ HƯƠNG Trích đoạn: ... Cơn mưa phùn đầu xuân phong ta vào những cái bàn trà. Mưa bay lất phất ngoài song cửa. Chìm đắm trong một ý nghĩ hay viết ra ngoài đều đẹp dẽ như nhau. Nhưng mà mùa thu đến… Một nhịp điệu khác chậm rãi và ngưng đọng. Ấn tượng là có những ngày bầu trời xanh và dường như cao thêm mãi. Thường trực là mây dâng lên từ các hướng. Cuộc viễn du của bầu trời làm ta khắc khoải. Có một cái gì phải là kết tụ lại? Tất cả chỉ là lữ thứ? Xê dịch và lang thang?… Rồi thì giọt mưa trên mái đã liên tục nhỏ xuống. Bụi nước nhỏ. Có bao âm thanh buồn khi gần khi xa và xao xác. Những tiếng lật sách sột soạt rất khẽ qua đêm… Bóng người trên tường trầm lặng… Tôi nghĩ hay chiếc bóng kia suy nghĩ. Có khác gì đâu? Sáng mai, tôi phải tìm một màu sắc, một loại hoa trong vườn để xoa dịu một điều chi âu sầu và khắc khoải. Chỉ còn lại cây hoa hồng phấn nở quanh năm. Những cánh hoa nhạt và dịu dàng ngõ lời rằng bao giờ cũng là cái đẹp, bao giờ cũng là sự an ủi. Giai thọai rằng, một người mẹ trong khi chăm sóc hay hy sinh cho con đã dùng đến những giọt máu. Cái chết hóa kiếp thành hoa hồng phấn. Những màu sắc đỏ rực rỡ đã lùi lại và tiết giảm… 9. BẢN SẮC Trích đoạn: ... Trong nghìn trùng duyên khởi để nói về bản sắc, một bản sắc thi ca, nhận thức hay con người không thể cô nén lại trong vài đôi dòng viết. Nhưng có, một cách vô thức và chạm đến những gì sâu xa của Trang 22
  • 23. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 sự việc, ta hãy để tự nhiên là ý thức với các sự hồi phục của nó. Điều này tương tự Pautôpxki đã không ghi chép gì trong 10 năm thực tế của mình để thu nhập kinh nghiệm sống. Những gì còn lại của 10 năm sau đó là một sàng lọc tự nhiên và quý giá. Nó đứng vững trước lãng quên và nhập vào cốt cách… Nhị bát giai nhân thích tú trì Tử kinh hoa hạ chuyển hòang ly Khả liên vô hạn thương xuân ý Tận tại đình châm ngữ bất thì. Sau những huyền thoại là … 10. VĂN CHƯƠNG Trích đoạn: ... Sự viết, nếu thiếu đi những khai dẫn làm ta đâm e ngại. Những mở rộng kiến văn là khai quang tâm trí… Một khi niềm tin đã định hình thì mọi việc trở thành tự phát… Một vài tác giả mà tôi chịu ảnh hưởng là Trang tử, Basô, Tagor… Những đại thụ này cho hoa trái mà hậu nhân có thể chia xẻ bất tận… Tôi xin tri ân đến Trang tử với giai thọai đẹp là người hóa bướm hay bướm hóa người. Trong tinh thần Tề vật thì bướm đâu khác người. Ta cũng đã bắt đầu bước vào cái Như lai, Như thị… Trang tử như đám mây trong sự phiêu bồng và biến hóa phi thường. Dường như nó rải khắp bầu trời… Và cái gọi bầu trời với đám mây ấy dường như cũng là sự nghi hoặc. Cái ta gọi phía xanh xanh ấy là bầu trời mà thực ra có phải là bầu trời không? Trang tử nói ra những con chim côn lớn mà bay một cái cánh che khuất cả mặt trời. Ta tưởng đó là sự ca ngợi tiếp theo. Hoá ra có những con chim nhỏ cười nhạo: chúng ta bay lên những cây du cao không quá mấy sải mà bị rớt lên rớt xuống. Bay xa làm chi vậy ? 11. ĐIỆN ẢNH Trích đoạn: Ta hình dung, đạo diễn, các nhạc sĩ, diễn viên… là những cái kính hội tụ đang cộng hưởng và tập trung. Kết quả là ta nhận ra thực tướng trong những gì uyên áo và bản thể. Âm nhạc, ánh sáng trong sự dàn trải và tiết chế… đang nằm trong tự thể… Mỗi hình ảnh tương ứng một âm thanh. Nó chứa đựng, hoặc biểu thị một âm thanh nhất định. Trong sự xem, một cách tĩnh tâm và sâu sắc ta có một sự nghe. Tức là âm thanh xuất hiện. Chẳng hạn màu đỏ như một tiếng nói, tuyên ngôn. Màu xanh như một âm trầm và dài. Màu tím như một lời thầm thì… Trong sự nghe, nhẹ nhàng hơn ta thấy một hình ảnh… Tất cả là một biểu thị và là một thực tướng. Nói rõ hơn qua một ví dụ. Trong đời sống, ta nhận ra lữ khách trên đường qua một thoáng nhìn hay Trang 23
  • 24. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 trong sự tán tâm nào đó. Quanh anh ta là im lặng hay tiếng ồn. Một trường cảnh trong phim cho hình tượng này sẽ có âm nhạc đi kèm. Là một khúc viôlông khắc khoải hay tiếng dương cầm đều đều gõ nhịp. Không phải sự bố trí của đạo diễn mà là ngược lại. Đạo diễn, hay nhạc sĩ là người nghe ra những giai điệu như vậy từ đời sống. Qua quan sát sắc sảo và cảm thụ tinh tế đạo diễn trình ra sự nghe qua sự thấy của mình… Một điểm nhấn là sự kiện. Sự kiện trong một bộ phim là điều thiết yếu... 12. ÁNH SÁNG Trích đoạn: Việc xuất hiện khối màu trắng đỏ trong việc đọc kinh Lăng gìa như lúc đầu tôi đã kể. Về sau, trong những năm gần đây tôi thường thấy những hình ảnh đó nhiều hơn. Thường xuất hiện hơn cả là những những luồng khí trắng xanh, trắng đỏ. Và hình dáng một cái cầu vồng. Nó xuất hiện với khoảng cách chừng vài trăm mét cho đến lúc nhập vào thân thể… Cũng đôi khi là một cái hoa sen vàng có kích thước chừng một mét xuất hiện quanh không gian tôi đang sinh họat hay làm việc… Sự xuất hiện những hình ảnh này thường là vào lúc tôi tập trung làm một công việc tinh thần hay trong thiền định… Hình ảnh sau cùng tôi muốn giới thiệu là hình ảnh Đức Phật ngự trên một đóa sen vàng. Có sự xen kẽ các ánh vàng và ánh trắng trong hình khối đó. Cách chừng vài mét trên đầu… Ta có thể nhận ra những nếp vàng từ vai chảy xuống… Hình ảnh này tôi trông thấy vào một buổi chiều trên đường PVB… Tôi chỉ lược qua vài hình ảnh như vậy. Những câu hỏi là: bản chất hiện tượng là gì? Ánh sáng này từ đâu xuất hiện? Tôi chỉ lùi lại trong một vài kiến giải cục bộ. Cái tôi, một hiện tượng chứa đựng trong nó cái toàn thể. Tôi là ngài và là thế giới. Nói như Kirshnamuti. Một khi cái tôi này giải trừ dần, toàn thể sẽ xuất hiện… Tương tự như khi ta thực hiện việc quét dọn một mảnh sân. Sau khi những cái lá đựơc thu dọn là mảnh sân trong tự thể của nó. Lớp đất ẩm. Những hương vị của đất… Ánh sáng tự thể luôn tồn tại. Những hiện tượng ánh sáng cục bộ, như các mô tả, xuất hiện sau khi đã thực hiện một sự quét dọn bản thân nào đó. Sự ngạc nhiên của tôi, vốn gắn với một giả kiến về bản thân. Khi giả kiến này hoàn toàn loại trừ sẽ chẳng còn sự ngạc nhiên trong cái tình thế vạch ra cách biệt giữa “cái tôi” và đối tượng. ... Trang 24
  • 25. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 13. ANPHA VÀ … Trích đoạn: ... Giờ lại một đêm thu. Vài ngày trước đây, có một giấc mơ mà tôi hãy còn ngẫm nghĩ. Tôi đang ở trong một căn phòng hẹp. Bên ngoài là những bóng đen đang định tiến vào. Tôi cảm giác về tình trạng nguy hiểm sắp ập đến. Tôi cố gắng lùi về một bức tường của căn phòng. Ở đó có một khung cửa sổ. Bên ngoài khung cửa là vùng sáng xanh. Tôi nghĩ rằng việc vượt thoát qua khung cửa sẽ là giải thoát. Đột nhiên một khúc nhạc nổi lên. Đó là tiếng đàn tam thập lục.Tôi cảm giác người chơi là một cô gái… Khúc nhạc kéo dài chừng vài phút và theo một tiết tấu hơi nhanh. Trong mơ tôi nhận ra khúc nhạc chơi ở cung trưởng và cả những bồi âm của nó. Tâm trí tôi đột nhiên thay đổi sau khi nghe đoạn nhạc. Tôi nghĩ đến những quan hệ, trách nhiệm… Tôi thức giấc. Nếu như có khả năng ký âm tôi sẽ ghi lại đoạn nhạc đó. Lúc ấy là ba giờ sáng. Khúc nhạc này từ đâu mà có? Một hình ảnh trong mơ ta có thể cho là ảo giác, tuy nhiên đây là khúc nhạc trọn vẹn. Căn nguyên khúc nhạc là một bí ẩn. Trong khi nó quá là hiện thực. Những quan tâm của tôi hướng về người khác, những người khác… Một phương diện của giấc mơ. Sự hòa hợp của âm nhạc là tuyệt hảo trong những gì giác quan có thể tri nhận. Sự hòa hợp mà tôi, hay người đọc giả định đang tìm kiếm là quà tặng của cuộc đời sau những nỗ lực, mệt nhoài. Là một sự ngẫu nhiên tựa như ta được nghe tiếng gió réo qua những tàn dương, tiếng lòng Schubert đang thể lộ trong khúc nhạc chiều? Sự trỗi dậy của khúc nhạc ngay tức khắc trong giấc mơ làm tôi nghĩ về những gì là hô ứng, nhiệm mầu… Ngày 29/10/2009 Trang 25
  • 26. Tập san VGD * Văn hoá - Giải Trí - Đời sống Số 2 * 7-2010 Cảo thơm Thi sĩ Bùi Giáng xuất khẩu thành thơ, ông sống trong cõi giới riêng ông, trong hư tưởng mông “Còn hai con mắt khóc người một con”. Chính mênh lạ kỳ, nên khi lời thơ ông thốt ra, với câu thơ này mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có cảm chúng ta có khi rất xa lạ, khó hiểu. Đã có nhiều hứng sáng tác bài nhạc “Con mắt còn lại”. Trịnh người cố hiểu, ráng hiểu về ông, tuy vậy cũng Công Sơn, Bùi Giáng, Văn Cao, Nguyễn Tuân là chưa chắc đúng ý ông. Thôi thì cứ mỗi người một những thiên tài Văn nghệ Việt Nam, rất hạp nhau cách mà cảm nhận, mà hiểu. và chơi thân với nhau, bất chấp tuổi tác chênh lệch. Có những ý tưởng gặp nhau, thầm hiểu Thơ hai câu của ông rất nhiều, tôi chỉ nhớ được nhau, vô ngôn thinh lặng vẫn hiểu. Có những vài câu thôi : điều Trịnh Công Sơn định nói bằng ca từ thì Bùi Giáng đã nói trước bằng thi ca. Ta có thể nói bài Em ơi em đẹp vô cùng nhạc “Con mắt còn lại”, Trịnh Công Sơn và Bùi vì em có cái lạ lùng bên trong. Giáng cùng sáng tác vẫn được. Ý vô cùng quan trọng, không có tác ý thì thân và khẩu đâu có Đi tu thứ nhất ở chùa hành động, Phật dạy như vậy mà ! Thứ nhì ở tận cuối mùa lang thang. Bài con mắt còn lại, gồm 24 câu, chia làm ba Dược Sư thơ mộng vô vàn khổ. Sầu lên vút tận mây ngàn tầng thân. Khổ một Còn hai con mắt khóc người một con Còn hai con mắt một con khóc người Con mắt còn lại nhìn cuộc đời tôi Nhìn tôi lên cao nhìn tôi xuống thấp Con mắt còn lại nhìn cuộc tình phai Tình trong hai tay một hôm biến mất Con mắt còn lại là con mắt ai Con mắt còn lại nhìn tôi thở dài Nếu chúng ta có ba con mắt như Dương Tiễn trong Tây Du Ký thì dễ cho ta suy đoán ý của tác giả biết mấy, đằng này ta chỉ có hai con khiến phải động não đây. Trong nhà Phật có năm thứ mắt: nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn… Phàm phu chúng sinh đều có nhục nhãn và tuệ nhãn, tuệ nhãn hiển thị, thấu thị nhiều hay ít, thấp hay cao là tùy ở sự tu tập, chuyển hóa nghiệp lực của mỗi chúng sanh. Ai mà có Định có Tuệ có tu tập nghiêm chỉnh đàng hoàng thì có mắt tuệ (tuệ nhãn) thấy biết sâu xa, dự cảm chuyện tương lai, đoán việc như thần. Tuệ nhãn ở nơi chúng sinh có và sáng từng lúc, Trang 26