SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 66
Descargar para leer sin conexión
Mở đầu
Sự phát triển của mạng Internet toàn cầu nói riêng và công nghệ thông
tin nói chung đã đem lại tiến bộ và phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật.
Internet không những đã rút ngắn khoảng cách về không gian, thời gian mà
còn mạng lại cho mọi người, mọi quốc gia và cả thế giới những lợi ích to lớn.
Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin là một trong những lợi
ích to lớn, có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng rộng khắp.
Với sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet băng rộng còn làm
thay đổi cả về nội dung và kĩ thuật truyền hình. Hiện nay truyền hình có nhiều
dạng khác nhau: truyền hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền
hình Internet và IPTV. IPTV đang là cấp độ cao nhất và là công nghệ truyền
hình của tương lai. Sự vượt trội trong kĩ thuật truyền hình của IPTV là tính
năng tương tác giữa hệ thồng với người xem, cho phép người xem chủ động
về thời gian và khả năng triển khai nhiều dịch vụ giá trị gia tăng tiện ích khác
trên hệ thồng nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Hiện nay trên thế giới đã có một số quốc gia triển khai thành công IPTV.
Theo các chuyên gia dự báo thì tốc độ phát triển thuê bao IPTV sẽ tăng theo
cấp số nhân theo từng năm. Ở Việt Nam hiện nay, một số nhà cung cấp đang
thử nghiệm dịch vụ IPTV trên mạng băng rộng ADSL.

http://www.ebook.edu.vn
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ IPTV
1.1 Giới thiệu về truyền hình số theo giao thức IP:
IPTV là tên viết tắt của cụm từ Internet Protocol Television _ truyền hình
qua giao thức Internet.
ITPV theo định nghĩa chính thức như sau: IPTV được định nghĩa là các
dịch vụ đa phương tiện như truyền hình ảnh, tiếng nói, văn bản, dữ liệu được
phân phối qua các mạng dựa trên IP mà được quan lý để cung cấp các cấp
chất lượng dịch vụ, bảo mật, tính tương tác, tính tin cậy theo yêu cầu. (theo
ITU – T FG IPTV)
Như vậy IPTV đóng vai trò phân phối các dữ liệu, kể cả hình ảnh, âm
thanh, văn bản qua mạng sử dụng giao thức Internet. Điều này nhấn mạnh
vào việc Internet không đóng vai trò chính trong việc truyền tải thông tin truyền
hình hay bất kì loại nội dung truyền hình nào khác. Thay vào đó, IPTV sử
dụng IP là cơ chế phân phối mà theo đó có thể sử dụng Internet, đại diện cho
mạng công cộng dựa trên IP, hay có thể sử dụng mạng riêng dựa trên IP.
Có thể thấy, IPTV là một dịch vụ số mà có khả năng cung cấp những
tính năng vượt trội hơn khả năng của bất kì cơ chế phân phối truyền hình nào
khác. Ví dụ, set – top box IPTV có thể thông qua phần mềm để cho phép xem
đồng thời 4 chương trình truyền hình trên màn hiển thị, hay có thể nhận tin
nhắn sms, e – mail….
Tiềm năng của IPTV là rất lớn. Dự đoán rằng, năm 2008 sẽ có khoảng
20 triệu gia đình sử dụng dịch vụ IPTV. Nếu chúng ta trả phí 50$ mỗi tháng
cho dịch vụ IPTV, để cả một set – top box, thì ngân sách sẽ thu về khoảng 12
tỉ $ một năm trong vài năm.
1.2 Một số đặc tính IPTV:
Hỗ trợ truyền hình tương tác: Khả năng hai chiều của hệ thống
IPTV cho phép nhà cung cấp dịch vụ phân phối toàn bộ các ứng dụng TV
tương tác. Các loại dịch vụ được truyền tải thông qua một dịch vụ IPTV có thể
bao gồm TV trực tiếp chuẩn, TV chất lượng cao (HDTV), trò chơi tương tác,
và khả năng duyệt Internet tốc độ cao.

IPTV

2

http://www.ebook.edu.vn
Sự dịch thời gian: IPTV kết hợp với một máy ghi video kĩ thuật số
cho phép dịch thời gian nội dung chương trình – một cơ chế cho việc ghi và
lưu trữ nội dung IPTV để xem sau.
Cá nhân hóa: Một hệ thống IPTV từ kết cuối đến kết cuối hỗ trợ
truyền thông tin hai chiều và cho phép người dùng ở kết cuối cá nhân hóa
những thói quen xem TV của họ bằng cách cho phép họ quyết định những gì
họ muốn xem và khi nào họ muốn xem.
Yêu cầu về băng thông thấp: Thay vì phân phối trên mọi kênh để
tới mọi người dùng, công nghệ IPTV cho phép nhà cung cấp dịch vụ chỉ
truyền trên một kênh mà người dùng yêu cầu. Đặc điểm hấp dẫn này cho
phép nhà điều hành mạng có thể tiết kiệm băng thông của mạng.
Có thể truy xuất qua nhiều thiết bị: Việc xem nội dung IPTV bây
giờ không chỉ giới hạn ở việc sử dụng TV. Người dùng có thể sử dụng máy
PC hay thiết bị di động để truy xuất vào các dịch vụ IPTV.
1.3 Sự khác biệt giữa IPTV và truyền hình Internet:
Do đều được truyền trên mạng dựa trên giao thức IP, người ta đôi lúc hay
nhầm IPTV là truyền hình Internet. Tuy nhiên, 2 dịch vụ này có nhiều điểm khác
nhau:
• Các nền khác nhau:
Truyền hình Internet sử dụng mạng Internet công cộng để phân phát các nội
dung video tới người sử dụng cuối.
IPTV sử dụng mạng riêng bảo mật để truyền các nội dung video đến khách
hàng. Các mạng riêng này thường được tổ chức và vận hành bởi nhà cung cấp
dịch vụ IPTV.
• Về mặt địa lí
Các mạng do nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sở hữu và điều khiển không cho
phép người sử dụng Internet truy cập. Các mạng này chỉ giới hạn trong các khu vực địa
lí cố định.
Trong khi, mạng Internet không có giới hạn về mặt địa lí, người dùng Interet nào
cũng có thể xem truyền hình Internet ở bất kì đâu trên thế giới.
• Quyền sở hữu hạ tầng mạng
Khi nội dung video được gửi qua mạng Internet công cộng, các gói sử
dụng giao thức Internet mạng nội dung video có thể bị trễ hoặc mất khi nó di

IPTV

3

http://www.ebook.edu.vn
chuyển trong các mạng khác nhau tạo nên mạng Internet công cộng. Do đó, nhà
cung cấp các dịch vụ truyền hình ảnh qua mạng Internet không đảm bảo chất
lượng truyền hình như với truyền hình mặt đất, truyền hình cáp hay truyền hình
vệ tinh. Thực tế là các nội dung video truyền qua mạng Internet khi hiển thị trên
màn hình TV có thể bị giật và chất lượng hình ảnh thấp.
Trong khi, IPTV chỉ được phân phối qua một hạ tầng mạng của nhà cung
cấp dịch vụ. Do đó người vận hành mạng có thể điều chỉnh để có thể cung cấp
hình ảnh với chất lượng cao.
• Cơ chế truy cập
Một set-top box số thường được sử dụng để truy cập và giải mã nôi j dung
viedeo được phân phát qua hệ thống IPTV , trong khi PC thương được sử dụng để
truy cập các dịch vụ Internet. Các loại phần mềm được sử dụng trong PC thường
phụ thuộc vào loại nội dung truyền hình Internet. Ví dụ như, để download các
chương trình TV từ trên mạng Internet, đôi khi cần phải cài đặt các phần mềm
media cần thiết để xem được nội dung đó. Hay hệ thống quản lí bản quyền cũng
cần để hỗ trợ cơ chế truy cập.
• Giá thành
Phần trăm nội dung chương trình được phân phát qua mạng Internet công
cộng tự do thay đổi. Điều này khiến các công ty truyền thông đưa ra các loại dịch
vụ dựa trên mức giá thành. Giá thành các loại dịch vụ IPTV cũng gần giống với
mức phí hàng tháng của truyền hình truyền thống. Các nhà phân tích mong rằng
truyền hình Internet và IPTV có thể hợp lại thành 1 loại hình dịch vụ giải trí.
1.4 Cơ sở hạ tầng một mạng IPTV

IPTV

4

http://www.ebook.edu.vn
Hình 1.1 Sơ đồ khối đơn giản của một hệ thống IPTV
• Trung tâm dữ liệu IPTV:
Cũng được biết đến là “đầu cuối_headend”. Trung tâm dữ liệu IPTV
nhận nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm truyền hình địa phương,
các nhà tập hợp nội dung, nhà sàn xuất, qua đường cáp, trạm số mặt đất hay
vệ tinh. Ngay khi nhận được nội dung, một số các thành phần phần cứng khác
nhau từ thiết bị mã hóa và các máy chủ video tới bộ định tuyến IP và thiết bị
bảo mật dành riêng được sử dụng để chuẩn bị nội dung video cho việc phân
phối qua mạng dựa trên IP. Thêm vào đó, hệ thống quản lý thuê bao được
yêu cầu để quản lý và hồ sơ và phí thuê bao của những người sử dụng. Chú ý
rằng, địa điểm thực của trung tâm dữ liệu IPTV được yêu cầu bởi hạ tầng cơ
sở mạng được sử dụng bởi nhà cung cấp dịch vụ.
• Mạng truyền dẫn băng thông rộng:
Việc truyền dẫn dịch vụ IPTV yêu cầu kết nối điểm – điểm. Trong trường
hợp triển khai IPTV trên diện rộng, số lượng các kết nối điểm – điểm tăng
đáng kể và yêu cầu độ rộng băng thông của cơ sở hạ tầng khá rộng. Sự tiến
bộ trong công nghệ mạng trong những năm qua cho phép những nhà cung
cấp viễn thông thỏa mãn một lượng lớn yêu cầu độ rộng băng thông mạng. Hạ
tầng truyền hình cáp dựa trên cáp đồng trục lai cáp quang và các mạng viễn
thông dựa trên cáp quang rất phù hợp để truyền tải nội dung IPTV.
• Thiết bị người dùng IPTV:
Thiết bị người dùng IPTV (IPTVCD) là thành phần quan trọng trong việc
cho phép mọi người có thể truy xuất vào các dịch vụ IPTV. Thiết bị này kết nối
vào mạng băng rộng và có nhiệm vụ giải mã và xử lý dữ liệu video dựa trên IP
gửi đến. Thiết bị người dùng hỗ trợ công nghệ tiên tiến để có thể tối thiểu hóa
hay loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của lỗi, sự cố mạng khi đang xử lý nội dung
IPTV.
• Mạng gia đình:
Mạng gia đình kết nối với một số thiết bị kĩ thuật số bên trong một diện
tích nhỏ. Nó cải tiến việc truyền thông và cho phép chia sẻ tài nguyên (các
thiết bị) kĩ thuật số đắt tiền giữa các thành viên trong gia đình. Mục đích của
mạng gia đình là để cung cấp việc truy cập thông tin, như là tiếng nói, âm
thanh, dữ liệu, giải trí, giữa những thiết bị khác nhau trong nhà. Với mạng gia
đình, người dùng có thể tiết kiệm tiền và thời gian bởi vì các thiết bị ngoại vi

IPTV

5

http://www.ebook.edu.vn
như là máy in và máy scan, cũng như kết nối Internet băng rộng, có thể được
chia sẻ một cách dễ dàng.
1.5 Ưu điểm của IP và sự lựa chọn IP cho IPTV:
Truyền hình số được định thời một cách chính xác, là dòng dữ liệu liên
tục có tốc độ bit không đổi, thường hoạt động trên các mạng mà mỗi tín hiệu
được truyền đều phục vụ cho mục đích truyền hình. Trái với truyền hình,
mạng IP truyền những loại dữ liệu khác nhau từ rất nhiều nguồn trên một kênh
chung, bao gồm thứ điện tử, trang web, tín nhắn trực tiếp, tiếng nói qua IP
(VoIP) mà nhiều loại dữ liệu khác. Để truyền đồng thời những dữ liệu này,
Mạng Internet phân thông tin thành các gói. Như vậy, rõ ràng là IP và truyền
hình không phải là một sự kết hợp hoàn hảo (lý tưởng) về công nghệ.
Mặc dù không tương thích về căn bản, nhưng thị trường IPTV vẫn bùng
nổ. Vậy lý do tại sao lại chọn các mạng dựa trên IP để truyền tín hiệu truyền
hình? Câu trả lời cho câu hỏi này có thể tóm tắt thành năm điểm sau:
Mạng IP băng rộng đã vươn tới rất nhiều gia đình ở nhiều nước,
các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình có thể sử dụng những mạng này để
phát các dịch vụ truyền hình mà không cần xây dựng hệ thông mạng riêng của
họ.
IP có thể đơn giản công việc phát các dịch vụ truyền hình mới,
như là chương trình tương tác, truyền hình theo yêu cầu…
Giá thành của mạng IP tiếp tục giảm do số thiết bị được sản xuất
mỗi năm rất lớn và sự tồn tại của các chuẩn trên toàn thế giới.
Mạng IP có mặt trên toàn thế giới, và số người dùng mạng
Internet tốc độ cao tiếp tục tăng rất nhanh.
IP là công nghệ hoàn hảo cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao
gồm sự trao đổi dữ liệu, mạng cục bộ, chia sẻ tệp tin, lướt web và nhiều nhiều
nữa…
IP cung cấp cơ chế để định hướng truyền gói giữa các thiết bị được liên
kết trong mạng. IP là một giao thức phổ biến được sử dụng khắp các mạng
Internet và hàng triệu các mạng khác có sử dụng IP. Không có IP, mọi việc sẽ
hỗn loạn bởi vì không có cách nào để một thiết bị gửi dữ liệu một cách riêng
biệt tới một thiết bị khác.
Với việc sử dụng các mạng IP để truyền dẫn tín hiệu truyền hình, việc
xem truyền hình hiện đại sẽ rất khác so với xem truyền hình trước đây. Các tín

IPTV

6

http://www.ebook.edu.vn
hiệu truyền hình bây giờ không khác gì những dữ liệu khác. Nhờ đó, ngoài
các kênh truyền hình quảng bá truyền thống, chúng ta sẽ có thêm những kênh
truyền hình riêng biệt, tương tác để thỏa mãn nhu cầu của từng người.
1.6 Nhu cầu thực tế của IPTV
Theo nhóm nghiên cứu đa phương tiện (MRG ) trong “ Dự đoán IPTV
toàn cầu năm 2005-2009”: tốc độ phát triển IPTV rất cao: gần 1000%. Thị
trường IPTV trên thế giới phát triển ở mức tăng kép hàng năm 78% lên tới
36.9 triệu người sử dụng vào năm 2009. Doanh thu dịch vụ còn tăng nhanh
hơn trong cùng thời kì, từ 880 triệu USD tới 9.9 tỷ USD.
Theo Informa: tốc độ phát triển IPTV tăng nhanh vào 5 năm tới và đạt
25.9 triệu thuê bao IPTV vào cuối năm 2010.
Theo nguyên cứu TDG: Doanh thu IPTV toàn cấu sẽ đạt trên 17 tỷ USD
vào năm 2010.
Và trên thực tế, dịch vụ IPTV đã được triển khai và đạt dược thành công
ở nhiều nước như Italy ( Fast Web), Hồng Kông (PCCW), Canada (
Manitoba) và Japan (Yahoo BB).
Tại thị trường Trung Quốc, IPTV bắt đầu được triển khai từ năm 2004
với 2 nhà cung cấp hàng đầu là CHINA Telecom và ZTE cùng với những nhà
cung cấp khác.
Số lượng thuê bao có thể tăng lến tới 3-6 triệu vào năm 2010.
IPTV được triển khai với băng thông 2M với kĩ thuật nén MPEG-4 part
10 cho TV thường và 6M đối với HDTV.
Các dịch vụ triển khai trên IPTV đến với người dùng:
+ LiveTV: truyền hình trực tuyến
+ VoD: truyền hình theo yêu cầu
+ RoD: Dịch vụ ghi hình theo yêu cầu
+ NVoD: Xem chương trình theo lịch phát sóng

IPTV

7

http://www.ebook.edu.vn
CHƯƠNG 2: CHUẨN NÉN SỬ DỤNG TRONG IPTV
Nén cho phép các nhà cung cấp dịch vụ truyền các kênh hình và tiếng với
chất lượng cao qua mạng IP băng rộng. Do mắt người ko thể phân biệt được
toàn bộ các phần của hình ảnh. Do đó việc nén sẽ làm giảm độ lớn của tín hiệu
ban đầu bằng cách bỏ bớt các phần của hình ảnh.
2.1 Nén MPEG:

MPEG là 1 chuẩn nén được sử dụng rộng rãi trong thông tin vệ tinh,
truyền hình cáp và trong các hệ thống truyền hình mặt đất. MPEG (moving
pictures exert group) được thành lập nhằm phát triển các kĩ thuật nén cho phù
hợp vói việc truyền hình ảnh. Từ khi được thành lập, MPEG đã đưa ra các chuẩn
nén như: MPEG-1, MPEG-2, MPEG4-( Part 2 và part 10), MPEG-7, và MPEG-21.
Trong các chuẩn này, MPEG-2 và MPEG-4 Part 10 được sử dụng rộng rãi trong IPTV.
2.2 Chuẩn MPEG-2:
MPEG 2 là 1 công nghệ đạt được thành công lớn và là 1 chuẩn nén có ưu
thế vượt trội dành cho truyền hình số được truyền qua nhiều mạng truyền thông
băng rộng. Chuẩn nén MPEG-2 được chia thành 2 loại nén hình và nén tiếng.
Nén hình: Video ở dạng cơ bản là 1 chuỗi các ảnh liên tục. 1 frame được
định nghĩa với 1 chuỗi bit header. Mắt người thường thấy thoải mái khi xem TV
với tốc độ 25 hình/s. Sẽ không có lợi nếu phát với tốc độ nhanh hơn vì người xem
không thể nhận ra sự khác biệt. do đó có thể dung lượng của những hình ảnh
bằng cách nén chúng lại. Các bộ nén hình được sử dụng với mỗi frame mà vẫn
giữ chất lượng hình ảnh cao.
2.2.1 Quá trình nén MPEG:
Phần đầu tiên của nén bao gồm 1 quá trình tiền đồng bộ. Quá trình này cơ
bản bao gồm việc làm giảm kích thước của các frame. Làm giảm kích thước của
các frame chính là làm giảm số lượng bit , điều này cũng giúp giảm băng thông
cần thiết để truyền tín hiệu. Tuy nhiên, quá trình này không phải ko có trở ngại. Ví

IPTV

8

http://www.ebook.edu.vn
dụ, sự giảm kích thước của khung có thể thường xuyên gây ra những lỗi tỉ số
cạnh (giống như sai tỉ lệ 4/3 hay 16/9) khi được thể hiện trên màn hình TV có độ
phân giải thấp.
Phần 2 của quá trình nén tin hiệu là chia 1 frame ảnh ra thành các block có
kích thước 8 nhân 8 pixel –khối mã hóa nhỏ nhất trong giải thuật của MPEG. Có 3
loại block; độ chói Y, thành phần màu đỏ Cr hoặc xanh Cb. Các loại block thành
phần màu mang thông tin về những màu khác nhau của hình ảnhtrg khi độ chói
mang thông tin về những phần màu đen hoặc trắng của hình ảnh.
Khi hoàn thành 2 phần trên, MPEG sẽ thực hiện 1 hàm toán được gọi là
biến đổi cosin rời rạc đối với mỗi block riêng biệt. Kết quả thu được là một ma trận
hệ số 8*8. DCT sẽ biến đổi sự khác nhau về không gian thành các tần số khác
nhau, nhưng không làm thay đổi các thông tin trong block, các blcok ban đầu sẽ
được tái tạo lại 1 cách chính xác sử dụng biến đổi ngược. Nguyên tắc thực hiện
hàm này bao gồm việc chia các block thành các phần tùy theo mức độ quan
trọng. Những phần quan trọng sẽ đươc giữ nguyên cho tới bước tiếp theo trong
khi các phần còn lại sẽ bị giảm bớt. Điều này sẽ đảm bảo rằng mắt người không
chú ý tới việc những phần không quan trọng của block bị bỏ bớt khi tốc bít bị hạn
chế.
Bước tiếp theo trong MPEG là quá trình lượng tử hóa. Quá trình lượng tử
hóa dữ liệu số là quá trình làm giảm số lượng bít của các block. Mức lượng tử đối
với mỗi tìn hiệu video là rất quan trọng.
Khi tất cả các block trong frame đều đã đc nén lại, MPEG sẽ ngắt các frame
thành 1 dạng mới gồm nhiều block gọi l à macro block. Mỗi macro block có kích
thướ c 16 nhân 16 chứa các block độ chói và block thành phần màu. Nếu có sự
khác biệt giữa frame cuối cùng và frame hiện tại, các thiết bị nén MPEG sẽ chuyển
những block mới này tới 1 vị trí mới trên frame hiện tại. Điều này giúp không phải
gửi đi những hình ảnh mới hoàn toàn, do đó có thể tích kiệm băng thông. Có 2
cách để thực hiện điều đó:

IPTV

9

http://www.ebook.edu.vn
Nén theo không gian là làm giảm các bít trên từng frame riêng biệt. điều này
có thể đạt được do các pixel luôn đứng cạnh nhau trong các frame thường có giá
trị giống nhau. Do đó thay về mã hóa từng pixel riêng biệt. Kĩ thuật nén theo
không gian này mã hóa sự khác biệt giữa các pixel cạnh nhau. Số lượng bít cần
thiết để mã hóa những khác biệt này ít hơn số lượng bít cần thiết để mã hóa từng
pixel riêng biệt.
Nén theo thời gian là làm giảm các bit giữa các frame liên tục. Trong quá
trình sản xuất video có những thông tin được lặp lại giữa những frame liên tiếp.
VD: nếu trên hình có 1 bức tường , bức tường vẫn xuất hiện liên tục trong 30 hình
tiếp theo, mà không thay đổi ( bức tường đó không thay đổi trong vòng 1s) . thay
vì mã hóa 30 lần liên tục trong 1s, nên thời gian chỉ gửi đi các thông tin dự đoán
chuyển động giữa những frame hình, trong trương hợp của bức tường trong VD
trên, dự đoán chuyển động được đặt = 0.
Có nhiều phuơng thức khác nhau để nén 1 frame hình. VD như với 1 frame
hình có độ phức tạp cao thì cần phương pháp nén có yếu tố nén theo không gian
thấp bởi vì chỉ có 1 phần rất nhỏ các pixel được lặp lại. Nếu tốc đọ bit có sự thay
đổi lớn thì khó có thể truyền đi trong mạng IP, vì thế nhiều bộ mã hóa bao gồm cả
chức năng đệm để có thể điều khiển và quản lí tốc độ chung mà tại đó các bit được
truyền đi tới tầng tiếp theo của hệ thống sản xuất video.
Bước tiếp theo của quá trình nén MPEG là mã hóa các macroblock thành
các slice. Slice là 1 chuỗi ảnh đặt nằm ngang cạnh nhau từ trái sang phải. Nhiều
slice kết hợp với nhau tạo thành 1 hình. Mỗi slice được mã hóa độc lập với nhau
để hạn chế lỗi.
2.2.2 Các ảnh trong chuẩn nén MPEG:
Chuẩn nén MPEG định nghĩa 3 loại ảnh:
Intra-frame (I-frame)---- frame được mã hóa riêng biệt không phụ thuộc các
frame trước đó hoặc tiếp theo.Mã hóa theo hệ thống đc sử dụng gần giống như

IPTV

10

http://www.ebook.edu.vn
nén JPEG. Đây là frame độc lập và đc sử dụng để tạo ra các loại frame khác.
P-frame ( forward predicted frame)---- khung dự đoán ảnh tiếp theo là
khung dự đoán ảnh dựa trên các frame I trước đó. MPEG không thực sự mã hóa
ảnh mà chứa các thông tin về chuyển động cho phép IPTVCD có thể tái tạo lại
frame. P-frame yêu cầu ít băng thông hơn I-frame, điều này là yếu tố quan trọng
đối với mạng dựa trên IPTV.
B-frame (Bi-directional predicted frame )---- frame dự đoán hướng: Bframe là frame đc tạo thành từ việc kết hợp các thông tin từ cả I-frame và Pframe. Mã hóa B-frame thì tương tự với P-frame, ngoại trừ các vecto chuyển
động phụ thuộc vào các vùng trong các khung tham khảo sau đó. B-frame
chiếm ít dung lượng hơn là I-frame va P-frame. Vì thế dòng Mpeg video gồm
nhiều B-frame thì chiếm dung lượng thấp hơn so với dòng chứa các frame I
va P. Thậm chí, B-frame giúp làm tối thiểu băng thông cần thiết đối với các
dòng MPEG video. Tuy nhiên, B-frame cũng có hạn chế đó là độ trễ. Do
IPTVCD phải kiểm tra 2 khung trước và sau trước khi tạo ra B-frame.
3 loại ảnh trên kết hợp với nhau tạo thành 1 chuỗi các frame đc gọi là nhóm
ảnh (GOP ). Mỗi nhóm ảnh bắt đầu bằng một frame I và có một số các frame B và
P, Mỗi nhóm ảnh MPEG có cấu trúc như sau:
[I B B B P B B B P B B B P B B B P]
Mỗi nhóm ảnh cần bắt đầu với một khung I, mặc dù kích thước của mỗi
nhóm ảnh là khác nhau, nhưng trung bình mỗi nhóm ảnh trong IPTV có khoảng
12 đến 15 frame. Mỗi cấu trúc của một nhóm ảnh thông thường có thể được miêu
tả bởi 2 thông số: N, số ảnh trong một nhóm và M, khoảng cách giữa các frame.
Các nhóm ảnh được chia thành 2 loại: nhóm đóng và nhóm mở. Với nhóm đóng,
khung B cuối cùng không yêu cầu khung I đầu tiên cho nhóm ảnh tiếp theo để giải
mã, trong khi với nhóm mở cần yêu cầu khung I cho nhóm ảnh tiếp theo. Các
nhóm ảnh sau đó được kết hợp với nhau để tạo thành dòng video. Mỗi dòng
video bắt đầu biết một đoạn mã, theo sau đó là một header và kết thúc với một
mã duy nhất.

IPTV

11

http://www.ebook.edu.vn
Thứ tự các khung được truyền đi trên mạng băng rộng thì khác với thứ tự
các khung trong chuối bit đầu vào của bộ mã hóa. Bởi vì bộ giải mã trong IPTVCD
cần xử lý các frame I và P trước khi tạo ra khung B. Mối quan hệ tổng thể giữa
các chuỗi ảnh, ảnh, các slice, các khối macro, các khối và các điểm ảnh được
minh họa ở hình sau:

Hình 2.1 Cấu trúc dòng MPEG video
Mặc dù MPEG-2 được sử dụng trong truyền hình cáp và vệ tinh, nhưng
MPEG-2 có nhưng hạn chế đối với các mạng có băng thông giới hạn.Do đó một
công nghệ nén mới với nhiều tính năng đã được phát triển trong nhưng năm gần
đây vơi mục đích truyền video qua mạng băng thông giới hạn. MPEG-4 part 10
được sử dụng trong hạ tầng mạng IPTV.
2.3 MPEG-4:
Chuẩn MPEG-4 thành công hơn so với chuẩn MPEG-2. Thêm vào đó,
MPEG-4 đưa ra 1 hệ thống hoàn chỉnh với các đặc điểm hỗ trợ các định dạng
dữ liệu. Mpeg-4 bao gồm rất nhiều phần có thể thực hiện cùng nhau hoặc riêng
biệt.
• Phần1:Systems;
• Phần2:Visual;

IPTV

12

http://www.ebook.edu.vn
• Phần3:Audio;
• Phần 4: Conformance xác định việc triển khai một MPEG-4 sẽ như thế nào;
• Phần 5: Các phần mềm tham chiếu, đưa ra một nhóm các phần mềm tham
chiếu quan trọng, được sử dụng để triển khai MPEG-4 và phục vụ như một ví
dụ demo về các bước phải thực hiện khi triển khai;
• Phần 6: Khung chuẩn cung cấp truyền thông đa phương tiện tích hợp
DMIF (Delivery Multimedia Integration Framework), xác định một giao diện
giữa các ứng dụng và mạng/lưu trữ;
• Phần 7: Các đặc tính của một bộ mã hoá video tối ưu (bổ xung cho các
phần mềm tham chiếu, nhưng không phải là các triển khai tối thiểu cần thiết).
• Các phần mới bổ xung tiếp cho chuẩn MPEG-4 sau này là:
• Phần 8: Giao vận (về nguyên tắc không được xác định trong chuẩn, nhưng
phần 8 xác định cần ánh xạ như thế nào các dòng MPEG-4 vào giao vận IP);
• Phần 9: Mô tả phần cứng tham chiếu (Reference Hardware Description);
• Phần 10: MPEG-4 Advanced Video Coding /H.264 là thành tựu mới nhất
về nén video, trên cơ sở đồng bộ với khả năng tính toán và dung lượng bộ
nhớ của các máy tính PC hiện nay, ứng dụng các phương pháp mã hoá phức
tạp hơn nhiều các phương pháp trước đó và có thể thực hiện cả trong môi
trường phần mềm và phần cứng, do nhóm chuyên gia MPEG hợp tác với
nhóm IUT Study Group phát triển và có nhiều khả năng sẽ trở thành chuẩn mã
hoá video qui mô toàn cầu, duy nhất của ITU và ISO;
• Phần 11: Mô tả khung hình (Scene Description - được tách ra từ phần 1);
• Phần 12: Định dạng file truyền thông ISO (ISO Media File Format);
• Phần 13: Quản lý bản quyền nội dung IPMP (Intellectual Property
Management and Protection Extensions);
• Phần 14: Định dạng fille MP4 (trên cơ sở phần 12);
• Phần 15: Định dạng file AVC (cũng trên cơ sở phần 12);
• Phần 16: AFX (Animation Framwork eXtensions) và MuW (Multi-user
Worlds).
Công nghệ mã hoá video trong MPEG-4.
Chuẩn MPEG-4 là một chuẩn động dễ thay đổi: với MPEG-4, các đối
tượng khác nhau trong một khung hình có thể được mô tả, mã hoá và truyền
đi một cách riêng biệt đến bộ giải mã trong các dòng cơ bản ES (Elementary
Stream) khác nhau. Cũng nhờ xác định, tách và sử lý riêng các đối tượng
(như nhạc nền, âm thanh xa gần, đồ vật, đối tượng ảnh video như con người
hay động vật, nền khung hình…), nên người sử dụng có thể loại bỏ riêng từng
đối tượng khỏi khuôn hình. Sự tổ hợp lại thành khung hình chỉ được thực hiện
sau khi giải mã các đối tượng này.
Trên Hình 2.2 thể hiện một trường hợp điển hình của tổ hợp khuôn hình
MPEG-4, cho thấy nhiều đối tượng (bàn, quả cầu, bảng đen, người hướng
dẫn và audio) được đặt vào một hệ thống toạ độ không gian 3 chiều (3-D) đối

IPTV

13

http://www.ebook.edu.vn
với vị trí người xem giả định. Các thiết bị mã hoá và giải mã video đều áp
dụng sơ đồ mã hoá như nhau cho mỗi đối tượng video VO (Video Object)
riêng biệt (hình 2), nhờ vậy người sử dụng có thể thực hiện các hoạt động
tương tác riêng với từng đối tượng (thay đổi tỷ lệ, di chuyển, kết nối, loại bỏ,
bổ xung các đối tượng…) ngay tại vị trí giải mã hay mã hoá.

Hình 2.2 Tổ hợp khung hình trong MPEG-4

IPTV

14

http://www.ebook.edu.vn
Hình 2.3 Cấu trúc bộ mã hóa và giải mã MPEG-4
Các bộ phận chức năng chính trong các thiết bị MPEG-4 bao gồm:
• Bộ mã hoá hình dạng ngoài Shape Coder dùng để nén đoạn thông tin, giúp
xác định khu vực và đường viền bao quanh đối tượng trong khung hình
scene.
• Bộ dự đoán và tổng hợp động để giảm thông tin dư thừa theo thời gian.
• Bộ mã kết cấu mặt ngoài Texture coder dùng để xử lý dữ liệu bên trong và
các dữ liệu còn lại sau khi đã bù chuyển động.
Hình 2.4 là một ví dụ về mã hoá và tổng hợp khung hình video sử dụng
trong MPEG-4. Nhiều đối tượng, như người, xe ô tô, nhà cửa, được tách ra
khỏi video đầu vào. Mỗi đối tượng video sau đó được mã hoá bởi bộ mã hoá
đối tượng video VO (video object) và sau đó được truyền đi trên mạng. Tại vị
trí thu, những đối tượng này được giải mã riêng rẽ nhờ bộ giải mã VO và gửi
đến bộ tổ hợp compositor. Người sử dụng có thể tương tác với thiết bị để cấu
trúc lại khung hình gốc (a), hay để xử lý các đối tượng tạo ra một khung hình
khác (b). Ngoài ra, người sử dụng có thể download các đối tượng khác từ các
thư viện cơ sở dữ liệu (có sẵn trên thiết bị hay từ xa thông qua mạng LAN,
WAN hay Internet) để chèn thêm vào hay thay thế các đối tượng có trong
khuôn hình gốc (c).

Hình2.4 Mã hóa và tổng hợp khung hình trong MPEG-4

IPTV

15

http://www.ebook.edu.vn
Để có thể thực hiện việc tổ hợp khung hình, MPEG-4 sử dụng một ngôn
ngữ mô tả khung hình riêng, được gọi là Định dạng nhị phân cho các khung
hình BiFS (Binary Format for Scenes). BiFS không chỉ mô tả ở đâu và khi nào
các đối tượng xuất hiện trong khung hình, nó cũng mô tả cách thức hoạt động
của đối tượng (làm cho một đối tượng xoay tròn hay chồng mờ hai đối tượng
lên nhau) và cả điều kiện hoạt động đối tượng và tạo cho MPEG-4 có khả
năng tương tác. Trong MPEG-4, tất cả các đối tượng có thể được mã hoá với
sơ đồ mã hoá tối ưu riêng của nó – video được mã hoá theo kiểu video, text
được mã hoá theo kiểu text, các đồ hoạ được mã hoá theo kiểu đồ hoạ - thay
vì việc xử lý tất cả các phần tử ảnh pixels như là mã hoá video ảnh động. Do
các quá trình mã hoá đã được tối ưu hoá cho từng loại dữ liệu thích hợp, nên
chuẩn MPEG-4 sẽ cho phép mã hoá với hiệu quả cao tín hiệu ảnh video,
audio và cả các nội dung tổng hợp như các bộ mặt và cơ thể hoạt hình.
2.4 Tổng quan về MPEG-4 Part 10
Đầu năm 1998, 2 tổ chức ITU-T và VCEG đã cùng đưa ra một chuẩn nén
mới H.26L nhằm tăng gấp đôi hiệu suất nén . Do đó chuẩn nén này sẽ mở ra
nhiều ứng dụng mới như truyền hình qua mạng Internet, truyền hình di động và
phát triển các ứng dụng hiện có.
Cuối năm 2001, VCEG và MPEG đã thành lập JVT ( Joint Video Team) có
nhiệm vụ hoàn thành chuẩn nén mới và chính thức được thông qua với tên gọi là
MPEG-4 Part 10 hoặc H.264/AVC vào tháng 3 năm 2003.
2.4.1 Cấu trúc phân lớp của H.264/AVC
Với sự gia tăng các ứng dụng và dịch vụ trên nhiều mạng thì câu hỏi đặt
ra là làm thế nào quản lí được các ứng dụng đó. Do vậy, chuẩn H.264/AVC
phải có độ linh hoạt cao và có thể ứng dụng trên nhiều mạng khác nhau. Do
đó, chuẩn H.264/AVC được thiết kế theo phân lớp mã hóa video VCL ( Video
Coding Layer) và lơp NAL làm nhiệm vụ tương thích với môi trường mạng
khác nhau.

IPTV

16

http://www.ebook.edu.vn
Hình 2.5: Cấu trúc phân lớp của H.264
a) Lớp mạng NAL ( Network Abstration Layer)
NAL có khả năng ánh xạ từ lớp VCL đến lớp truyền tải:
+ RTP/IP cho dịch vụ thời gian thực qua mạng Internet (conversational
và streaming).
+ Định dạng file: ISO MP4 cho lưu trữ và truyêng tải MMS.
+ H32x cho các dịch vụ đàm thoại có dây và không dây.
+ Dòng truyền tải MPEG-2 cho các dịch vụ quảng bá.
Gói NAL: dữ liệu video được mã hóa được tổ chức trong một đơn vị
NAL( hay gói NAL). Mỗi gói có độ dài tính theo byte. Byte đầu tiên của mỗi gói
NAL là byte mào đầu, nó chỉ rõ loại dữ liệu được chứa trong NAL, các byte
còn lại chứa dữ liệu.
Phần dữ liệu của NAL được ghép xen.
Cấu trúc của đơn vị NAL có định dạng chung cho việc sử dụng truyền
trong hệ thống hướng bit và hướng gói.
b) Lớp mã hóa video:
Lớp mã hóa video của H.264/AVC thì tương tự với các tiêu chuẩn khác
như MPEG-2 video. Nó là sự kết hợp dự đoán theo thời gian và theo không
gian,vàvới mã chuyển vị.
Ảnh được tách thành các khối. Ảnh đầu tiên của dãy hoặc điểm truy
nhập ngẫu nhiên thì được mã hóa “Intra”, có nghĩa là không dùng thông tin
nào ngoài thông tin chứa trong bản thân ảnh. Mỗi mẫu của một khối trong một
frame Intra được dự đoán nhờ dùng các mẫu không gian bên cạnh của các
khối đã mã hóa trước đó. Đối với tất cả các ảnh còn lại của dãy hoặc giữa các
điểm truy cập ngẫu nhiên, mã hóa “Inter” được sử dụng, dùng dự đoán bù
chuyển động từ các ảnh được mã hóa trước.
c) Khái niệm về ảnh, khung, bán ảnh, macroblock
Tín hiệu video được mã hóa trong H.264 bao gồm tập hợp các ảnh
được mã hóa có trật tự. Một ảnh có thể biểu diễn bằng cả một khung hoặc
một bán ảnh. Nhìn chung, một khung gồm có hai bán ảnh xen kẽ nhau: bán
ảnh trên và bán ảnh dưới. Bán ảnh trên gồm các dòng chẵn 0, 2, 4, …, H/2 -1,
với H là tổng số dòng trong một khung. Bán ảnh dưới gồm các dòng lẻ và bắt
đầu từ dòng thứ 2.

IPTV

17

http://www.ebook.edu.vn
Hình 2.6: Các bán ảnh trong một khung
Các macroblock: Mỗi ảnh video, frame hoặc field, được chia thành các
macroblock có kích thước cố định bao trùm một diện tích ảnh hình chữ nhật
gồm 16 x 16 mẫu thành phần luma và 8 x 8 mẫu cho mỗi một trong hai thành
phần chroma. Tất cả các mẫu macroblock luma hoặc chroma được dự đoán
theo không gian hoặc thời gian, và dự đoán tại chỗ hợp thành được truyền đi
nhờ dùng mã chuyển vị. Do vậy mỗi thành phần màu dự đoán tại chỗ được
chia nhỏ thành các khối. Mỗi khối được biến đổi nhờ dùng biến đổi nguyên (an
integer transform), và các hệ số biến đổi được lượng tử hóa và được truyền đi
bằngphương pháp mã hóa entropy.
Các macroblock được tổ chức thành các slice, biểu diễn các tập con của
ảnh đã cho và có thể được giải mã độc lập. Thứ tự truyền các macroblock
trong dòng bit phụ thuộc vào bản đồ phân phối Macroblock (Macroblock
Allocation Map) và không nhất thiết phải theo thứ tự quét. H.264 / AVC hỗ trợ
năm dạng mã hóa slice khác nhau. Đơn giản nhất là slice I (Intra), trong đó tất
cả macroblock được mã hóa không có tham chiếu tới các ảnh khác trong dãy
video. Tiếp theo là các slice P và B, ở đó việc mã hóa có tham chiếu tới các
ảnh trước nó (slice P) hoặc cả ảnh trước lẫn ảnh sau (slice B). Hai dạng slice
còn lại là SP (switching P) và SI (switching I), được xác định cho chuyển mạch
hiệu quả giữa các dòng bit được mã hóa ở các tốc độ bit khác nhau.
2.4.1 H.264 CODEC
Giống như các tiêu chuẩn nén trước đây ( ví dụ như MPEG-1, MPEG2 và MPEG-4),H.264 không được định nghĩa là bộ CODEC ( một cặp
encoder và decoder) mà H.264 định nghĩa các cú pháp của luồng nén video.
Trong thực tế, bộ mã hóa và giải mã bao gồm các thành phần cơ bản như
trong hình 2.8 và hình 2.9. So với các chuẩn nén trước bao gồm các thành

IPTV

18

http://www.ebook.edu.vn
phần như bộ dự đoán, biến đổi, lượng tử, mã hóa entropy, H.264 CODEC
còn bao gồm bộ lọc deblocking và có nhiều thay đổi quan trọng trong các chi
tiết về chức năng của các thiết bị.
Bộ mã hóa (hình 2.8) bao gồm 2 dòng dữ liệu , dòng forward (từ trái
sang phải) và dòng tái tạo (từ phải sang trái). Dòng dữ liệu trong bộ giải mã
được truyền từ phải sang trái trong hình 2.9.

Hình 2.7: Sơ đồ bộ mã hóa H.264.
Bộ mã hóa dòng forward
Một khung hoặc trường lối vào Fn được xử lí trong các khối của một
macroblock ( đáp ứng cho 16x16 pixel trong một hình bình thường). Mỗi
macroblock được mã hóa ở chế độ trong ảnh hoặc liên ảnh, với từng block trong
macroblock. Một dự doán PRED (kí hiệu là P trong hình 2.8) được định dạng
dựa trên các mẫu ảnh được tái tạo lại.
Trong chế độ nén liên ảnh, PRED được hình thành từ slice hiện thời vừa
được mã hóa, giải mã và tái tạo lại (uF′ n trong hình, chú ý rằng các mẫu không
được lọc được sủ dụng để tạo nên PRED)
Trong chế độ nén trong ảnh, PRED được hình thành bằng cách dự đoán
bù chuyển động từ một hoặc hai ảnh tham khảo được. Trong hình 2.8, ảnh tham
khảo là ảnh F′ n −1 vừa được mã hóa. Nhưng, dự đoán tham chiếu đối với mỗi
macroblock có thể được chọn từ các hình ảnh trong quá khứ hoặc trong tương
lai vừa được mã hóa, tái tạo và lọc ( theo thứ tự hiển thị) .
Dự đoán PRED trừ với block hiện tại đer tìm ra sự khác biệt , được biến
đổi và lượng tử hóa để thu được hệ số lưởng tử X sẽ được sắp xếp lại và mã

IPTV

19

http://www.ebook.edu.vn
hóa entropy. Hệ số được mã hóa entropy cùng với thông tin về cạnh được mã
hóa trong mỗi block trong macroblock (chế độ dự đoán, mức lượng tử, thông tin
về vector chuyển động, …) định dạng nên các dòng bit để truyền tơi lớp mạng
trừu tượng để truyền hoặc lưu trữ.

Hình 2.8: Bộ mã hóa
Bộ mã hóa dòng tái tạo
Bên cạnh việc mã hóa và truyền tải các block trong macroblock, bộ mã
hóa còn giải mã ( tái tạo) chúng để làm tham khảo cho các dự đoán trong tương
lai. Hệ số X được giải lượng tử (Q−1 ) và biến đổi ngược (T−1 ) để thu được sụ
khác biệt block D′ n . Block dự đoán PRED được cộng vào để tạo thành block
tái tạo uF′n . Bộ lọc được ứng dụng để giảm ảnh hưởng của méo và các ảnh
tham khảo dự đoán được tạo từ 1 chuỗi các block F′n.
Mục đích chính của bộ giải mã dòng tái tạo trong bộ mã hóa là để chắc
chắn rằng cả bộ mã hóa và giải mã đều sử dụng các tham số khung đã xác định
để tạo ra dự đoán P. Nếu không có các tham số này, dự báo P ở bộ mã hóa và
giải mã sẽ không được xác định, dẫn đến lỗi giữa bộ mã hóa và giải mã.

Hình 2.9 Bộ giải mã

IPTV

20

http://www.ebook.edu.vn
Bộ giải mã
Bộ giải mã nhận được các dòng bit được nén từ NAL. Các thành phần
dữ liệu được giải mã entropy để tìm ra hệ số lượng tử X. Sử dụng giải lượng
tử và biến đổi ngược để thu được Dn. Sử dụng các thông tin header đươc giải
mã từ các dòng bit, bộ mã hóa tạo ra block dự đoán, giống hệt với PRED được
′
tạo ra ở bộ mã hóa. PRED được cộng với D n để tạo ra uF′n , sau đó được
lọc để tạo ra các block F′n.
2.4.3 Các đặc điểm chính của MPEG-4 Part 10:
a) Kích thước block ảnh có thể thay đổi được:
Thành phần độ chói của macroblock (16*16 mẫu) có thể được chia theo 4
cách: một macro block 16 *16 phần macroblock, hai macroblock 16*8 phần, hai
8* 16 phần hoặc bốn macroblock 8*8 phần. Nếu kiểu 8*8 phần được chọn, mỗi
bốn 8*8 sub-macroblock trong một macro block có thể được chia theo 4 cách:
một phần sub-macro block 8*8, hai phần sub-macroblock 4*8, hai phần submacroblock 8*4 hoặc bốn phần sub-macroblock 4*4 . Các phần này và các submacroblock tạo ra nhiều cách kết hợp giữa trong mỗi macroblock.
Trong thực tế, phần có kích thước lớn phù hợp với những vị trí không chi
tiết, và phần kích thước nhỏ phù hợp với các vị trí có độ chi tiết cao.

Hinh 2.10: Bù chuyển động
b) Độ chính xác của vector bù chuyển động cao:

IPTV

21

http://www.ebook.edu.vn
Mỗi phần hay mỗi phần sub-macroblock trong một macro được mã hóa
trong ảnh được dự đoán từ một vùng có cùng kích thước trong ảnh tham khảo.
hầu hết các chuẩn nén trước đó chỉ đạt được độ chính xác ½ của vector bù
chuyển động, nhưng với H.264 có thể đạt được tới ¼.
c) Tham chiếu nhiều ảnh bù chuyển động:
Ảnh P trong MPEG-2 là ảnh dự đoán được tham chiếu từ một ảnh trước
đó, còn ảnh B là ảnh dự đoán 2 chiều được tham chiếu từ nhiều ảnh I hoặ P
trước và sau nó.
Trong chuẩn nén H.264, ảnh hiện tại có thể tham chiếu bởi nhiều ảnh,
điều này cho phép tăng hiệu suất nén. Một lượng lớn các ảnh được giải nén và
lưu trong bộ giải nén.
Trong các chuẩn nén trước đó, thứ tự các ảnh dùng cho mục đích tham
chiếu bù chuyển động và thứ tự các ảnh thể hiện có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Tuy nhiên, chuẩn nén H.264 đã khắc phục nhược điểm này bằng cách
cho phép bộ giải nén lựa chọn thứ tự các ảnh tham chiếu.

Hình 2.11: Tham chiếu đa ảnh
d) Dự đoán trong ảnh:
Các mẫu của một macroblock được dự đoán bằng cách chỉ sử dụng phần
thông tin của macroblock được truyền đi trong một ảnh.
Trong chuẩn nén H.264/AVC, có hai loai dự đoán trong ảnh cho thành

IPTV

22

http://www.ebook.edu.vn
phần chói Y. Loại thứ nhất là intra 4x4 và loại thứ 2 là intra 16x16. Trong INTRA
4x4, các phần tử ảnh có kích thước 16x16 được chia thành 16 phần có kích
thước 4x4, việc dự đoán được thực hiên với từng phần riêng biệt. Có 9 mode dự
đoán tùy chọn đối với các block thành phần chói Y kích thước 4x4, 4 mode đối
với thành phần chói Y kích thước 16x16, 4 mode cho thành phần màu Cr, Cb. Bộ
nén sẽ lựa chọn mode dự đoán sao cho sự khác biệt giữa P và block được mã
hóa là nhỏ nhất.
c mode dự đoán thành phần chói Y 4x4
Có 9 mode dự đoán thành phần chói Y kích thước 4x4, đó là:
Mode 0: dự đoán theo chiều dọc
Mode 1: dự đoán theo chiều ngang
Mode CD: dự đoán dựa trên trung bình tất cả các mẫu xung quanh từ bên
trái và từ trên của khối dữ liệu hiện tại.
Mode 3: dự đoán dự trên các mẫu có độ nghiêng 45 độ từ phải sang trái.
Mode 4: dự đoán dự trên các mẫu có độ nghiêng 45 độ từ trái sang phải.
Mode 5 : sử dụng phép ngoại suy với góc có độ nghiêng 26.6 độ so với
chiều dọc.
Mode 6: sử dụng phép ngoại suy với góc có độ nghiêng 26.6 độ so với
chiều ngang
Mode 7: sử dụng phép ngoại suy với góc có độ nghiêng 26.6 độ so với
chiều dọc bên phải
Mode 8: sử dụng phép ngoại suy với góc có độ nghiêng 26.6 độ từ so với
chiều ngang.

Hình 2.12: Mode dự đoán thành phần chói Y kích thước 4x4

Hình 2.13: Mode dự đoán 16x16 liên ảnh

IPTV

23

http://www.ebook.edu.vn
•

Các mode dự đoán thành phần chói Y 16x16

Như dã nói trình bày ở trên, một mode dự đoán được áp dụng cho toàn
bộ một macro thành phần chói kích thước 16x16. Có 4 mode dự đoán đó là dự
đoán theo chiều dọc, dự đoán theo chiều ngang, dự đoán phẳng. Đối với mode
dự đoán phẳng, một hàm tuyến tính được sử dụng giữa các mẫu từ bên trái và
từ trên xuống so với mẫu dự đoán hiện tại. Mode này hoạt động hiệu quả giữa
các vùng có độ chói liên tục thay đổi. Các mode hoạt động giống như đối với
thành phần chói kích thước 4x4, chỉ khác là chúng hoạt động đối với toàn bộ
macroblock thay vì với 16 phần kích thước 4x4.
•

Các mode dự đoán các thành phần màu Cr và Cb:

Dự đoán trong ảnh đối với các thành phần màu của một macroblock
tương tự như đối với thành phần chói Y có kích thước 16x16. Bởi vì tín hiệu
màu có sự thay đổi liên tục trong hầu hết các trường hợp. Nó luôn áp dụng cho
các khối 8x8 sử dụng dự đoán ngang, dọc, DC và sự đoán phẳng.

Hình 2.14: Dự đoán ảnh I
e) loại bỏ dư thừa không gian:
Biến đổi Cosine rời rạc DCT hai chiều trong các chuẩn MPEG-1, MPEG-2
nhằm mục đích loại bỏ phần dư thừa không gian. DCT được áp dụng cho các
khối 8x8. trong H.264/AVC, DCT được áp dụng với hệ số nguyên. Kích thước
khối thay đổi, có thể là 16x16, 4x4, hoặc trong trường hợp đặc biệt có thể dùng
khối kích thước 2x2. Việc sử dụng khối có kích thước nhỏ hơn so với các chuẩn

IPTV

24

http://www.ebook.edu.vn
nén trước đó cho phép bộ mã hóa tương thích tốt hơn với biên của các đối
tượng chuyển động.

Hình 2.15: Loại bỏ dư thừa không gian
Có 3 loại biến đổi khác nhau được sử dụng trong MPEG-4 Part 10, đó là;
•
Một biến đổi Hadamard áp dụng cho mảng 2 chiều kích thước 4x4
các hệ số 1 chiều DC của thành phần chói Y trong mode 16x16.
•
Một biến đổi Hadamard áp dụng cho mảng 2 chiều kích thước 2x2
các hệ số 1 chiều DC của thành phần màu Cr, Cb.
4x4.

•

Một biến đổi dựa trên DCT áp dụng cho tất cả các block kích thước

Dữ liệu trong 1 macroblock được truyền di theo thứ tự như trong hình sau:
Nếu macroblock được mã hóa sử dụng mode Intra 16x16, thì block đó sẽ
được dán nhãn là “-1”, và bao gồm các hệ số một chiều được biến đổi trong mỗi
block độ chói 4x4, và được truyền đi đầu tiên. Sau đó, các block độ chói từ 0-15
được truyền đi theo trật tự như trong hình vẽ(các hệ số một chiều trong một
macroblock được mã hóa sử dụng mode Intra 16x16 không được gửi đi). Block
16 và 17 được gửi đi,bao gồm 2 mảng kích thước 2x2 các hệ số một chiều các
thành phần màu Cr, Cb. Cuối cùng là các block từ 18-25(không có các hệ số một
chiều).

IPTV

25

http://www.ebook.edu.vn
Hình 2.16: Thứ tự truyền các block trong một macroblock
f) Mã hóa Entropy:

Hình 2.17: Mã hóa Entropy
•
Mã hoá số học nhị phân thích nghi với ngữ cảnh (Context-adaptive
binary arithmetic coding - CABAC)

IPTV

26

http://www.ebook.edu.vn
•
Mã hoá có độ dài từ mã thay đổi thích nghi với ngữ cảnh (Contextadaptive variable-length coding - CAVLC)
•

Mã hoá có độ dài từ mã thay đổi (Common variable-length coding -

VLC)
g) Bộ lọc deblocking:
Cấu trúc khối cơ bản của H.264 là 4x4 cho biến đổi và bù chuyển động.
Do vậy, ảnh sẽ hình thành các đường biên giữa các khối. Bộ lọc sẽ triệt tiêu các
biên này để hình ảnh được tự nhiên hơn.
Một bộ lọc được sử dụng cho mỗi macroblock được mã hóa nhằm làm
giảm méo. Bộ lọc deblocking được sử dụng sau biến đổi ngược ở bộ mã hóa(
trước khi tái tạo lại và lưu trữ ) và ngược lại đối với bộ giải mã. Bộ lọc giúp cải
thiện chất lượng hình ảnh. Hình ảnh được lọc sẽ sử dụng để làm dự đoán bù
chuyển động cho các hình ảnh trong tương lai và điều này có thể giúp cải thiện
chất lượng nén bởi vì những hình ảnh đã được lọc chân thực hơn so với các ảnh
không được lọc.
h) Thứ tự macroblock mềm dẻo:
Để cung cấp các phương pháp che giấu hiệu quả trong các kênh có
khuynh hướng bị lỗi với các ứng dụng độ trễ thấp, H.264 / AVC hỗ trợ một đặc
điểm gọi là thứ tự macroblock mềm dẻo (FMO – Flexible Macroblock
Ordering). FMO định rõ một giản đồ (pattern) ấn định các macroblock trong
ảnh vào một hoặc vài nhóm slice. Mỗi nhóm slice được truyền riêng biệt. Nếu
một nhóm slice bị mất, các mẫu trong các macroblock bên cạnh về mặt không
gian, thuộc về các nhóm slice được thu đúng, có thể được sử dụng cho che
dấu hiệu quả lỗi.
2.4.4 Ưu điểm của H.264/AVC:
Chất lượng hình ảnh tốt: H.264 là chuẩn nén sử dụng công nghệ âm
thanh, hình ảnh mới khả năng nén tôt hơn so với các chuẩn nén trước đó.
Do đó, chuẩn nén cung cấp dịch vụ phân phát hình ảnh chất lượng cao
qua mạng băng thông giới hạn.
Yêu cầu băng thông thấp: Chất lượng hình ảnh của H.264 gần giống
với MPEG-2 nhưng H.264 cần ít băng thông để truyền tải tín hiệu với cùng
chất lượng. Đặ điểm này rất phù hợp để sử dụng trong hệ thống IPTV.
Có khả năng kết hợp với các thiết bị xử lí video có sẵn như MPEG-2
và hạ tầng mạng dựa trên IP đã có sẵn .
Hỗ trợ truyên hình độ phân giải cao: Khi sử dụng tối ưu chuẩn nén
thể làm có thể làm tăng khả năng truyền dữ liệu của mạng. Do đó các nhà

IPTV

27

http://www.ebook.edu.vn
cung cấp dịch vụ truyền thông có thể sử dụng chuẩn nén này để cung cấp
chương trình video độ phân giải cao qua mạng sẵn có.
Hỗ trợ nhiều ứng dụng:Chuẩn nén H.264 được sử dụng trong nhiều ứng
dụng, với nền khác nhau thì có những yêu cầu riêng. Ví dụ, ứng dụng truyền đa
điểm trong IPTV yêu cầu phải hiện thị hình ảnh ở dạng chuẩn truyền hình, trong
khi, đối với các ứng dụng giải trí di động, hình ảnh phải hiển thị được trên các
thiết bị di động. Để phù hợp với mọi ứng dụng, chuẩn nén H.264 có rất nhiều
profile và level.Đặc điểm của profile và level là tốc độ bit và kích thước ảnh.
Có thể truyền độc lập: Chuẩn nén H.264 có thể truyền qua nhiều giao
thức như ATM, RTP,UDP, TCP và các dong MPEG-2.
Dễ dàng thích nghi với các mạng chất lượng kém nhờ cơ chế sửa lỗi .
2.4.5 Các ứng dụng của H.264/AVC
Chuẩn nén này được thiết kế cho các ứng dụng sau:
+Truyền hình quảng bá qua qua vệ tinh, cáp, mặt đất…
+Truyền hình tương tác, video theo yếu cầu (VoD).
+Lưu trữ đĩa quang, băng từ, DVD.
+Tích hợp dịch vụ qua ISDN, LAN, DSL, mạng không dây, mạng di động,
modem.
+Nhắn tin đa phương tiện MMS qua ISDN, DSL, LAN mạng di động.
Còn nhiều ứng dụng khác được phát triển trên mạng hiện tại như video
phone,… và mạng tương lai.

Kết luận:
Từ những đặc điểm và ưu điểm của MPEG-4 AVC đánh dấu một bước ngoặt
trong lĩnh vực nén video, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm mục đích sử
dụng băng thông hiệu quả hơn và đem lại chất lượng ảnh cao hơn. Với các kỹ
thuật này, MPEG-4 AVC có thể giảm tốc độ bit xuống hơn 50% so với chuẩn
MPEG-2. Do đó, MPEG-4 Part 10 được lựa chọn để ứng dụng trong IPTV.

IPTV

28

http://www.ebook.edu.vn
CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓI NỘI DUNG VIDEO
Việc đóng gói các chương trình video bao gồm việc chèn và tổ chức các dữ
liệu video thành các gói riêng biệt.
3.1

Tổng quan về mô hình truyền thông IPTV (IPTVCD)

Mô hình truyền thông trong IPTV có 7 lớp(và một lớp tùy chọn) được xếp
chồng lên nhau.
Các dữ liệu video ở phía thiết bị gửi được truyền từ lớp cao xuống lớp thấp
trong mô hình IPTV, và được truyền đi trong mạng băng rộng bằng các giao thức
của lớp vật lí. Ở thiết bị nhận, dữ liệu nhận được chuyển từ lớp thấp nhất đến lớp
trên cùng trong mô hình IPTV.

Hình3.1: mô hình truyền thông IPTV
Do đó, nếu 1 bộ mã hóa gửi chương trình video đến 1 thiết bị IPTV của
khách hàng, thì phải chuyển qua các lớp trong mô hình IPTV ở cả phía thiết bị
nhận và thiết bị gửi. Mỗi lớp trong mô hình IPTV độc lập với nhau và có chức
năng riêng. Khi chức năng này được thực hiện , dữ liêu j video được chuyển đến
lớp tiếp theo trong mô hình IPTV. Mỗi lớp sẽ thêm vào hoặc bỏ đi phần thông tin
điều khiển của các gói video trong quad trình xử lí. Thông tin điều khiển chứa các
thông tin giúp thiết bị có thể sử dụng gói dữ liệu đúng chức năng của nó, và
thường được định dạng như các header hoặc trailer. Bên cạnh việc truyền thông
giữa các lớp, còn có các liên kết ảo giữa các tầng cùng mức. 7 lớp và 1 lớp bổ
sung trong mô hình IPTV có thể được chia làm 2 loại: các lớp cao và lớp thấp.
các tầng cao hơn thì quan tâm nhiều hơn tới các ứng dụng của IPTV và các định
dạng file, trong khi các tầng thấp hơn thì quan tâm tới việc truyền tải các nội dung.

IPTV

29

http://www.ebook.edu.vn
3.2

Mô hình IPTV và truyền tải các nội dung MPEG

Hình 3.2 cho ta cái nhìn rõ hơn về việc các nội dung video đã được nén qua
các lớp như thế nào khi sử dụng hệ thống MPEG khi chuyển từ lớp trên xuống lớp
dưới.

Hình 3.2 Đóng gói các lớp trong mô hình IPTV
3.2.1 Lớp mã hóa video:
Quá trình truyền thông bắt đầu ở lớp mã hóa, các tín hiệu tương tự hoặc số
được nén. Tín hiệu lối ra của bộ nén là các dòng Mpeg cơ bản. các dòng MPEG cơ
bản được định nghĩa là các tín hiệu số liên tục thời gian thực. Có nhiều loại dòng
cơ bản. VD, âm thanh được mã hóa sư dụng MPEG được gọi là “dòng cơ bản âm
thanh.“ Một dòng cơ bản thực ra chỉ là tín hiệu ra thô từ bộ mã hóa. Các dòng dữ
liệu được tổ chức thành các khung tại lớp này. Các thông tin chứa trong một dòng
cơ bản có thể bao gồm:
• Loại khung và tốc độ
• Vị trí của những block dữ liệu trên màn hình
• Tỉ số cạnh
Các dòng cơ bản là nền tảng để tạo nên các dòng MPEG.
Điều quan trọng phải chú ý là lớp này được chia thành 2 lớp phụ theo đặc tính
của chuẩn H.264/AVC: lớp mã hóa video(VCL) và lớp trừu tượng(NAL). Lớp phụ
VCL quan tâm tới việc nén các nội dung video. TÍn hiệu đầu ra của lớp này là chuỗi

IPTV

30

http://www.ebook.edu.vn
các slice ảnh. Dòng bit ở lớp NAL được tổ chức thành các gói rời rạc được gọi là các
khối NAL. Định dạng của các khối NAL được mô tả trong hình 3.3(=3.6)
Các khối trong hình 3.3 mô tả 1 khối NAL với phần payload nội dung video.
Nó có thể chứa các loại payload khác trong phần này như thông tin điều khiển.
Những khối như thế được xếp vào loại không phải khối VCL (non-VCL unit). Các
khối NAL được kết hợp với nhau thành chuỗi, định dạng nên khối truy cập. chú ý
rằng khối NAL được tạo nên từ chuẩn H.264/AVC có thể hỗ trợ cho cả cấu trúc
mạng dựa trên giao thức IP và các mạng không dựa trên giao thức IP.

Hình 3.3 Cấu trúc của khối NAL
3.2.2 Lớp đóng gói Video:
Để truyền các dòng cơ bản âm thanh, dữ liệu và hình ảnh qua mạng số, mỗi dòng
cơ bản này phải được chuyển đổi sang một dòng được chèn của gói PES đã được đánh
dấu thời gian (PES- parketized Element Stream ). Một dòng PES chỉ bao gồm 1 loại
dữ liệu từ 1 nguồn. Một gói PES có thể có kích thước khối cố định hoặc thay đổi,
có thể lên tới 65536 byte/gói. Bao gồm 6 byte header, và số byte còn lại chứa nội
dung chương trình. Định dạng của 1 PES header được minh họa trong hình 3.4 và
giải thich trong bảng 3.4.

IPTV

31

http://www.ebook.edu.vn
Hình 3.4 Định dạng gói MPEG PES
Bảng 3.1 Cấu trúc của một gói MPEG PES
Tên trường
Tiền tố mã bắt
đầu gói

Chức năng
Gói PES bắt đầu với tiền tố 0x000001

Nhận dạng
dòng
(1 byte)

Trường này nhận dạng loại payload trong gói.
Một mẫu bit 111x xxxx cho biết đó là gói audio,
còn mẫu bit 1110 xxxx cho biết rằng đó là gói
video. Giá trị "X" được sử dụng để biểu thị các
số của các dòng MPEG

Độ dài gói PES

Trường dài 2 byte để chỉ thị độ dài gói

Mã đồng bộ

Trường được dùng để đồng bộ nội dung video
và audio

Trường 14 bit chứa các bộ chỉ thị PES khác
nhau hay các cờ, cung cấp phần cứng hay
phần mềm bộ giải mã của set - top box IP với
thông tin thêm vào. Các loại cờ gồm:
Điều khiển tranh chấp PES: Cờ này báo cho bộ
Cờ header PES giải mã gói có được bảo đảm hay không thông
qua xử lý tranh chấp
Độ ưu tiên PES: Cờ này cung cấp cho bộ giải
mã thông tin về mức độ ưu tiên của gói PES
Bộ chỉ thị sắp xếp dữ liệu: Bộ chỉ thị này quyết
định Payload của PES bắt đầu với bit video hay
audio

IPTV

32

http://www.ebook.edu.vn
Thông tin bản quyền: Khi bit này được thiết đặt,
nội dung video được bảo vệ bởi bản quyền
Bản gốc hay bản sao: Cờ này chỉ ra nội dung
này là bản gốc hay bản sao

Độ dài dữ liệu
header của
PES

Trường này nhận chỉ ra tổng số byte bị chiếm
bởi các trường header khác nhau

Trường header
của PES

Trường này chứa một số các bít tùy chọn

Payload của
PES

Payload của PES gồm các dòng audio hay dữ
liệu video

Do bản chất của mạng, thứ tự hay chuỗi các khung video từ lối ra của trung tâm
dữ liệu IPTV có thể khác thứ tự các khung do các thiết bị của người dùng nhận được. do
đó, để giúp đỡ quá trình đồng bộ, các hệ thống dựa trên MPEG thường dán nhãn các
gói PES khác nhau trong chuỗi video.
Có 2 loại nhãn thời gian được sử dụng đối với mỗi gói PES: nhãn thời gian
trình diễn(PTS), và nhãn thời gian giải mã(DTS):
•
PTS---- nhãn thời gian trình diễn có giá trị thời gian 33 bit, được đặt trong
trường PES header. Mục đích của việc sử dụng PTS cho mỗi gói là để xác định xem
khi nào và theo trật tự nào thì gói đó được xem (bởi người xem).
•
.DTS---nhãn giải mã để sử dụng để giúp bộ giải mã ở thiết bị của người sử
dụng biết khi nào xử lí gói đó.
Khái niệm ứng dụng những nhãn thời gian khác nhau đối với mỗi gói PES
trong dòng mã hóa MPEG được minh họa trong hình 3.5.
Như đã chỉ ra ở trên, thứ tự các gói được truyền đi qua mạng khác với thứ
tự các gói nhận được ở thiết bị của người sư dụng. Thiết bị người sử dụng IPTV sẽ
dùng các nhãn PTS và DTS để tái tạo lại nội dung video gốc. bên cạnh việc gửi đi
các nội dung nén MPEG-2, PES còn có khả năng truyền tải các khối H.264/AVC
qua mạng IPTV. Các chi tiết quá trình ánh xạ được mô tả ở hình 3.6.
3.2.3 Lớp cấu trúc dòng truyền tải:

IPTV

33

http://www.ebook.edu.vn
Lớp tiếp theo trong mô hình truyền thông IPTV làm nhiệm vụ tạo nên dòng truyền
tải, bao gồm 1 dòng liên tiếp các gói. Những gói này thường được gọi là các gói TS,
được tạo ra bằng cách ngắt các gói PES thành các gói TS có kích thước cố định là 188
byte độc lập với thời gian. Sử dụng thời gian độc lập này làm giảm khả năng mất gói tin
trong quá trình truyền và giảm ồn. Mỗi gói TS bao gồm 1 trong 3 định dạng truyền
thông: dữ liêu, âm thanh, hình ảnh. Do đó, các gói TS mang cố định 1 loại hình truyền
thông. Mỗi gói TS bao gồm 184 byte payload và 4 byte header. Các thành phần của
TS header được mô tả trong hình 3.7 và giải thích trong bảng 3.2

Hình 3.5 định dạng gói MPEG TS

IPTV

34

http://www.ebook.edu.vn
Hình 3.6 Ánh xạ gói truy cập AVC sang gói MPEG PES

Hình 3.7 Ứng dụng nhãn thời gian với các gói MPEG PES
Bảng 3.2 Cấu trúc gói MPEG TS

Tên trường

Chức năng

Trường đồng
bộ

Phần header thường bắt đầu băng các bit đồng
bộ (8 bit), thường là các bit 0. Trường này
dùng để xác định điểm bắt đầu của 1gói IPTV.

Trường chỉ thị
lỗi

bit cờ này sẽ chỉ ra 1 lỗi (nếu có) liên quan đến
dòng truyền tải

Trường chỉ thị
điểm bắt đầu
khối truyền tải

bit cờ này sẽ chỉ ra 1 điểm bắt đầu của khối
truyền tải

Mức ưu tiên
truyền tải

Khi đặt cờ này sẽ chỉ ra mức ưu tiên khối
payload

Trương quan trọng nhất trong phần header là13
bit để xác định ID chương trình. Nó sẽ chỉ ra gói
nào thuộc dòng nào.Các gói thuộc dòng nào
ID chương trình thì sẽ có cùng ID chương trình.Bộ phân kênh
trong bị của người sử dụng dùng thông tin để
phân biệt các loại gói khác nhau.chú ý rằng các
gói null có ID chương trình = 8191. Các gói
không có ID chương trình thì sẽ bị thiết bị nhận

IPTV

35

http://www.ebook.edu.vn
IPTV loại bỏ

Điều khiển việc
tranh chấp các
truyền tải

2 bit của trường này sẽ cho biết trạng thái mã
hóa của phần payload gói truyền tải.

trường 2 bit này sẽ cho biết liệu header của gói
Trường điều
dữ liệu có liên quan tới dòng truyền tải có bao
khiển thích nghi
gồm trường thích nghi và payload không

Bộ đếm tiến

Bộ đếm tiến sẽ đếm tăng lên 1 khi 1 gói dòng
truyển tải với cùng một ID chương trình. Nhờ
đó có thể xác định được nếu có mất hoặc bị lặp
gói. Điều này có thể ảnh hưởng hình ảnh.

Trường thích
nghi

Trường này có thể có hoặc không có trong
phần header.
Trương thích nghi này bao gồm nhiều thông tin
khác nhau được sử dụng để định thời và điều
khiển, bao gồm cả PCR. PCR được sử dụng để
đồng bộ đồng hồ IPTVCD với đồng hồ bộ mã
hóa. Giá trị PCR có độ dài 42 bit và được tăng
theo tốc độ đồng hồ chuẩn, 27MHz. Ngay sau
khi đồng bộ, việc giải mã MPEG - 2 IPTV được
tiến hành

Trường thích
nghi

Trường này có thể có hoặc không có trong
phần header.
Trường thích nghi này bao gồm nhiều thông tin
khác nhau được sử dụng để định thời và điều
khiển, bao gồm cả PCR. PCR được sử dụng để
đồng bộ đồng hồ IPTVCD với đồng hồ bộ mã
hóa. Giá trị PCR có độ dài 42 bit và được tăng
Theo tốc độ đồng hồ chuẩn, 27MHz. Ngay sau
khi đồng bộ, việc giải mã MPEG - 2 IPTV được
tiến hành.

Lớp này cũng cung cấp chức năng để tạo ra các dòng chương trình. Một dòng
chương trình là một gói PES chưa 1 vài dòng cơ bản được mã hoasuwr dụng cùng
đồng hồ chủ, hoặc đồng hồ hệ thống. Các kiểu dòng này được phát triển cho những
ứng dụng như lưu trữ nội dụng video trên các đĩa quang hoặc đĩa cứng.
Bên cạnh các nội dung hình ảnh và âm thanh đã được nén, dòng truyền tải bao

IPTV

36

http://www.ebook.edu.vn
gồm nhiều thông tin đặc trưng của chương trình hoặc metadata mô tả các dòng bit.
Thông tin này được chứa trong 4 bảng PSI.
(1) Bảng chương trình kết hợp (PAT)- Việc truyền các bảng PAT là bắt buộc và
là điểm vào các bảng PSI. Bảng chương trình kết hợp luôn có ID chương trình là 0.
Bảng này đưa ra các liên kết giữa chỉ số chương trình và ID của chương trình
(2) Bảng ánh xạ chương trình: Bảng ánh xạ chương trình cũng là bắt buộc
và mang cáo thông tin về một chương trình cụ thể. Bảng ánh xạ chương trình liệt
kê các ID chương trình cho các gói mang các thành phần của 1 chương trình cụ
thể (âm thanh, hình ảnh, dữ liệu, và các thông tin PCR).Hình 3.8 mô tả 1 ví dụ về
mối quan hệ giữa bảng chương trình kết hợp (PAT) và bảng chương trình ánh xạ
(PMT).
Vì thế khi 1 thiết bị người dùng(IPTVCD) yêu cầu 1 chương trình, bảng
chương trình kết hợp sẽ được kiểm tra, sau đó sẽ kiểm tra bảng chương trình ánh
xạ để định nghĩa các IP chương trình về gói âm thanh, hình ảnh và dữ liệu liên kết
với chương trình đó. Trong ví dụ này, thuê bao lựa chọn chương trình1 và thiết bị
IPTV của người sử dụng định vị toàn bộ các gói truyền tải với ID chương trình là 36
đối với phần hình ảnh của chương trình và các gói với ID chương trình là 3 với các
phần âm thanh của chương trình. Nếu dữ liệu là quảng bá với chương trình, thì
bảng ánh xạ chương trình sẽ bao gồm các chi tiết trên đó xác định các gói dữ liệu
truyền tải.

IPTV

37

http://www.ebook.edu.vn
Hình 3.8 Mối liên hệ giưa PMT và PAT
(3) Bảng điều kiện truy cập(CAT)- bảng điều kiện truy cập là 1 bảng tùy
chọn PSI bao gồm các ID chương trình của EMMs (các tin quản lí quyền truy cập).
Tin quản lí quyền truy cập bao gồm các thông tin về mức cho phép đối với hệ thông
truy cập. bảng điều kiện truy cập(CAT) thường được chứa trong 1 gói gọi với ID
chương trình là 1.
(4) Bảng thông tin mạng (NIT)- Bảng thông tin mạng NIT là 1 bảng tùy
chọn lưu trữ các thông tin như tần số kênh và số dòng truyền tải. Set top box sẽ sử
dụng thông tin này để chỉnh sóng tới các chương trình cụ thể.
Khi TS được cấu trúc và định dạng, nó sẽ được chuyển xuống lớp truyền tải
trực tiếp hoặc tới lớp sử dụng giao thức truyền tải thời gian thực (RTP).
3.2.4 Lớp giao thức truyền tải thời gian thực( tùy chọn):
Lớp tùy chọn này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau. Lớp
này hoạt động như 1 lớp trung gian giữa các nội dung được nén MPEG-2, H.264/AVC
ở lớp cao hơn và cá lớp thấp hơn trong mô hình IPTV. Giao thức RTP chính là lõi của
lớp này và thường là block cơ sở hỗ trợ truyền dòng nội dung theo thời gian thực qua
mạng IP.

IPTV

38

http://www.ebook.edu.vn
Giao thức truyền tải thời gian thực phân phát các dòng âm thanh và hình ảnh
bằng cách đóng gói các nội dung này trong một định dạng riêng biệt được gọi gói.Mỗi
gói bao gồm phần header và payload(dữ liệu IPTV). Để sử dụng hiệu quả băng thông,
phần payload thường bao gồm nhiều hơn 1 gói MPEG-TS.
Phần header bao gồm các chức năng cốt yếu để các thể truyền thành công
các dữ liệu thời gian thực qua mạng. header của RTP có thể nhận biết với header
của UDP có giá trị là 5004, và bao gồm rất nhiều trường.Chi tiết về các trường
khác nhau được minh họa trong hình 3.9 và bảng 3.3
Có 1 điều đáng chú ý, đó là giao thức thời gian thực không có trường dài
trong phần header bởi vì nó phụ thuộc vào giao thức truyền tải cơ bản để cung cấp
loại thông tin này. Như đã miêu tả trong bảng 3.6, lợi ích chính của việc chèn các
nộ dung video đã được nén và trong các gói RTP là:
(1) Thêm số chuỗi vào gói để giúp cả bộ giải mã ở phía nhà cung cấp và
thiết bị người dùng có thể sắp xếp lại các gói nhận được từ mạng IP.
(2) Trường nhãn thời gian giúp khắc phục các vấn đề như jitter và mất
đồng bộ giữa nguồn và đích.

Hình 3.9 Định dạng RTP header
Khi header truyền tải thời gian thực được thêm vào payload video, gói truyền tải
thời gian thực được gửi tới giao thức TCP hoặc UDP để tiếp tục xử lí.
Định dạng phần payload của RTPcho việc đóng gói dòng bit nén MPEG-2 : thay
vì sử dụng UDP để mang các gói TS MPEG-2 thì một vài hệ thống IPTV sử dụng lớp
RTP thêm vào lớp UDP để truyền các gói. Việc ánh xạ các gói MPEG-TS sang các
góiRTP là khá đơn giản. Cấu trúc bao gồm phần héader và payload của gói MPEG-2 TS.
Mỗi gói có độ dài 188 byte. Hình 3.10 mô tả cấu trúc truyền tải nội dung DVB dựa trên
MPEG-2 qua mạng IP.

IPTV

39

http://www.ebook.edu.vn
Định dạng payload RTP cho việc đóng gói dòng bit được nén dùng chuẩn
H.264/AVC: RFC 3984 cung cấp khuyến nghị về giải pháp truyền các nội dung
H264/AVC và định nghĩa 3 cơ chế để chèn các khối NAL vào RTP payload:
(1) Một gói NAL riêng biệt: kĩ thuật này định nghĩa sự ánh xạ gói NAL
sang từng payload RTP. Cấu trúc của từng gói NAL được mô tả trong hình 3.11.
(2) Gói NAL tập hợp: Kĩ thuật này định nghĩa sự ánh xạ nhiều gói NAL
sang 1 gói RTP. Cấu trúc của gói NAL tập hợp được mô tả trong hình 3.12.
Bảng 3.3: Cấu trúc của gói IPTV dựa trên RTP

Tên trường

Chức năng

Phiên bản (V)

Trường này xác định phiên bản RTP được dùng trong
gói IPTV

Phần đệm (P)

Trường này xác định có byte đệm trong gói RTP hay
không

Phần mở rộng
(X)

Nếu bit này được đặt bằng 1 thì phần mở rộng theo ngay
sau tiêu đề cố định

Tổng số nguồn
góp (CSRC)

Trường này chứa thông tin số bộ nhận diện CSRC có
trong gói

Bit dấu

Chức năng của nó được xác định bởi mô tả RTP.
Thường được sử dụng để xác định ranh giới khung

Loại Payload
(PT)

Trường này chứ thông tin về định dạng payload của
IPTV. Ví dụ, giá trị 34 chỉ ra nội dung video được mã hóa
sử dụng H.263

Số thứ tự gói

Trường này giúp tìm ra được những gói bị mất, lỗi. Giúp
cho IPTVCD sắp xếp lại các gói được gửi tới không theo
thứ tự, xác định đúng kính thước gói không đúng và chỉ
ra gói bị lặp. Giá trị trong trường được tăng lên một mỗi
lần một gói RTP được gửi qua mạng. Khi dòng IPTV bắt
đầu, một giá trị bất kì được gán cho trường này để giảm
rủi ro bị hacker tấn công

Dấu thời gian

Trường này giữ dấu thời gian của gói, được khởi tạo từ
một đồng hồ đáng tin cậy. Trường này được sd để thêm
vào trong các gói âm thanh và hình ảnh đúng theo thứ tự

IPTV

40

http://www.ebook.edu.vn
thời gian của dòng IPTV

Nguồn đồng bộ
(SSRC)

Mục đích của trường này để chỉ ra nguồn đồng bộ trong
mạng IPTV. Trường này thường được sử dụng kết hợp
với trường số thứ tự gói để sửa những vấn đề xảy ra
trong chuỗi IPTV

Danh sách
CSRC

Mục đích của trường 32 bit này để chỉ ra những nguồn
video và audio góp vào payload IPTV

Hình 3.10 Các gói MPEG TS

Hình 3.11 Ánh xạ nội dung H264/AVC ( từng khối NAL riêng biệt ) sang RTP
payload

IPTV

41

http://www.ebook.edu.vn
Hình 3.12 Ánh xạ nội dung H264/AVC ( nhiều khối NAL riêng biệt ) sang một RTP
payload

Hình 3.13 Ánh xạ nội dung một H264/AVC NAL sang nhiều RTP payload

IPTV

42

http://www.ebook.edu.vn
Khối NAL tập hợp được định nghĩa để xác định dung lượng gói lớn nhất đối với
mỗi mạng. VD, với mang Ethernet kích thước gói lớn nhất là 1500 byte, còn với mạng
ATM kích thước gói lớn nhất là 54 byte. Dùng các gói NAL tập hợp để ánh xạ nhiều gói
NAL sang 1 phần payload RTP không cần phải chuyển mã và thêm nhiều tiêu đề gói
khi triển khai IPTv trên các nền.
(3) Gói NAL phân tách: Đây là kĩ thuật để ánh xạ 1 khối NAL riêng rẽ ra khỏi
nhiều phần payload RTP. Cấu trúc của một gói Nal phân tách được mô tả như trong
hình 3.13).
Điểm đáng chú ý là gói phân tách NAL phải được gửi qua mạng theo 1 trật
tự liên tiếp. điều này là có thể khi sử dụng các số tăng dần trong header của
RTP.Kĩ thuật này đem lại 2 lợi ích cho nhà cung cấp dịch vụ. Thứ 1, điều này giúp
truyền lượng lớn chương trình có độ phân giải cao dựa trên IP. Thứ 2 là giúp tăng
khả năng sửa lỗi.
Chú ý rằng, kĩ thuật RTP thường được triển khai trong các mạng không đảm
bảo chất lượng dịch vụ QoS để truyền các dịch vụ IPTV. Mặc dù RTP giúp làm tăng
khả năng các dòng tới đích trong trật tự đúng, nhưng không được thiết kế để đảm bảo
các mức chất lượng dịch vụ. Do đó, trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ là đản bảo
video luôn được ưu tiên khi chúng được truyền đi trong hạ tầng mạng.
3.2.5 Lớp truyền tải:
Thông thường các gói RTP là dạng đầu vào của lớp truyền tải. Điều đáng
chú ý là có thể ánh xạ trực tiếp các gói MPEG-TS sang payload giao thức của lớp
truyền tải.
Lớp truyền tải IPTV được thiết kế để đảm bảo các kết nối đầu cuối là tin cậy.
Nếu dữ liệu tới thiết bị người nhận đúng. Lớp truyền tải sẽ truyền lại. Lớp truyền tải
thông báo với lớp trên để có các thông tin chính xác hơn.
TCP và UDP là 2 giao thức quan trong nhất được sử dụng ở lớp này.
a) Sử dụng TCP để định tuyến các gói IPTV :
TCP là giao thức cốt lõi của bộ giao thức internet và được xếp vào loại định
hướng kết nối. Điều này cơ bản có nghĩa là kết nối được thiết lập giưa đầu cuối
nhà cung cấp và thiết bị IPTV cua người sử dụng để truyền các chương trình qua
mạng.
TCP có khả năng điều khiển lỗi xảy ra trong quá trình truyền các chương
trình qua mạng. Các lỗi như mất gói, mất trật tự gói,hoặc lặp gói thường gặp trong
mô trương truyên IPTV. Để xử lí các tình huống này, TCP sử dụng hệ thống các số
liên tục để cho phép thiết bị gửi có thể gửi lại các dữ liệu hình ảnh bị mất hoặc
hỏng. Hệ thống số liên tục này là trường có độ dài 32 bit trong cấu trúc gói. trường
đầu tiên chứa chuỗi số bắt đầu của dữ liệu trong gói và trường thứ hai chứa giá trị

IPTV

43

http://www.ebook.edu.vn
của chuỗi số tiếp theo mà video server đang đợi (mong) nhận trở lại từ IPTVCD

Hình 3.14 Cơ chế điều khiển luồng của TCP
Bên cạnh việc sửa các lỗi có thể xảy ra trong quá trình truyền nội dung video qua
mạng IP băng rộng, TCP còn có điều khiển luồng dữ liệu. Điều này có thể đạt được
bằng cách sử dụng trường kích thước cửa sổ, với thuật toán được gọi là cửa sổ trượt.
Giá trị trong trường này xác định số các byte có thể truyền đi qua mạng trước khi nhận
được xác nhận từ phía thiêt bị nhận.
Trong môi trường IPTV, giá trị trường kích thước cửa sổ chính là kích thước
vùng đệm trong IPTVCD trừ đi lượng nội dung đã có trong vùng đệm tại một thời điểm.
Dữ liệu này sẽ được giữ cho tới khi bản tin thông báo đã nhận được gửi về từ IPTVCD.
Khi giá trị của trường này bằng 0, IPTVCD ở phía đầu thu sẽ không đủ khả
năng xử lí các dữ liệu IPTV ở tốc độ đủ lớn. khi đó, TCP sẽ chỉ thị cho video server
dừng hoặc làm chậm lại tốc độ gửi các gói dữ liệu tới IPTVCD. Điều này sẽ đảm bảo
rằng IPTVCD sẽ không bị tràn các gói dữ liệu tới. Khi IPTVCD đã xử lí xong các các
gói dữ liệu trong vùng đệmvà video server đã biết được điều đó thì giá trị tại vùng đệm
sẽ tăng lên, và video server sẽ bắt đầu truyền tiếp các nội dung. Trong môi trường
IPTV lí tưởng, số của cửa số được báo về từ IPTVCD sẽ báo cho server biết không
gian vùng đệm còn trống chính la tốc độ mà tại đó các nội dung video được gửi đi từ

IPTV

44

http://www.ebook.edu.vn
video server.
Các cổng TCP và Socket: Mỗi điểm cuối của 1 liên kết IPTV thì có 1 địa chỉ
IP và 1 giá trị cổng liên quan. Vì thế mỗi liên kết có 4 thành phần khác nhau:
(1) Địa chỉ IP của video server
(2) Số của cổng của video server
(3) Địa chỉ IP của IPTVCD
(4) Số của cổng của IPTVCD
Việc kết hợp địa chỉ IP và số của cổng cho phép 1 tiến trình trên IPTVCD có thể
liên lạc trực tiếp với tiến trình đang chạy trên một trong các máy server được đặt ở trung
tâm dữ liêu IPTV. Một cổng gồm 16 bit để định nghĩa hướng để truyền các thông báo
giữa các lớp mạng. Có 2 loại cổng :
• Cổng well known có giá trị từ 1 đến 1023. Loại cổng này thường được các
server sử dụng và được quản lí bởi IANA
• Cổng Ephemeral được thiếu lập bởi IPTVCD ở trạng thái tạm thời khi liên lạc
với IPTV server. Các cổng thường được nhớ trong ngăn xếp phân mềm IP. Các giá trị
này thường lớn hơn 1024 và nhỏ hơn65535. Cổng này không chịu sự quản lí của IANA.
Socket cũng là một thành phần quan trọng khác trong mô hình truyền thông IP.
Một socket về cơ bản là 1 giao diện ứng dụng chương trình (API), được sử dụng để
làm cho làm việc liên lạc giữa các tiến trình đang chạy trên 1 thiết bị IP. Một socket
được thiết đặt bằng cách kết hợp địa chỉ IP với số của cổng.

Hình 3.15 Quá trình truyên thông trong mạng IPTV

IPTV

45

http://www.ebook.edu.vn
Để hiểu hơn về mối liên hệ giữa địa chỉ IP và socket xét các bước để thiết lập 1
kênh truyền thông giữa 1 tiền trình chạy trên IPTVCD và 1 tiền trình chạy trên trung
tâm cung cấp dữ liệu IPTV. Bước được mô tả như sau:
(1) Chuẩn bị dữ liệu: Tiến trình gửi chạy trên hệ thống server dong IPTV chuẩn
bị nôi dung và gọi module truyền thông TCP/IP để truyền các dữ liệu tới 1 tiến trình đang
chạy trên một IPTVCD. Các tiến trình truyền thông bắt đầu và thông tin header được
thêm vào nội dung khi truyền qua các lớp trong IPTVCM.
(2) Thiết lập kết nối logic TCP: Cả 2 đầu kết nối đều được định nghĩa bởi
1 địa chỉ IP và 1 số cổng. kết hợp giữa địa chỉ IP và số cổng gọi là socket.Hệ thống
địa chỉ đối với liên kết truyền thông bao gồm các thành phần sau:
Giao thức
Địa chỉ IP của máy chủ IPTV
ID của tiến trình chạy trên máy chủ IPTV
Địa chỉ IP của IPTVCD
ID của tiến trình chạy trên IPTVCD
(3) Truyền dữ liệu: Truyền thông bắt đầu thông qua socket giữa 2 tiến trình từ
phía IPTV server đến IPTVCD
(4) Quản lí các dòng nội dung IPTV: giao thức TCP quản lí các dòng
IPTV trong khi kết nối được thiết lập
(5) Hủy bỏ kết nối: Khi hoàn thành việc truyền các nội dung IPTV,
IPTVCD hoặc trung tâm dữ liệu sẽ hủy bỏ socket và kết nối mạng
Header: Thông tin này giúp cho segment được truyền đi từ nguồn đến
đích. Header mang thông tin chính là số cổng của nguồn và đích, số chuỗi của
segment và kiểm tra tổng. Các số tổng đảm bảo rằng dữ liệu có thể tới và trở về
từ đúng các tiến trình đang chạy trên mỗi thiết bị IP. Số chuỗi giúp TCP có thể
hiểu được bằng cách nào để đưa dữ liệu về dạng trước khi bị gắt thành các
segment.
Dữ liệu video:
Bảng 3.4 Định dạng của TCP segment
Tên trường
Cửa nguồn
Cổng đích
Chỉ số dãy

IPTV

Chức năng
Trường 16 bit. Chỉ ra số của cổng nguồn
Trường 16 bit. Chỉ ra số của cổng đích
Chỉ ra chỉ số dãy của đoạn TCP. Điều này giúp
TCP theo được vết của mỗi gói IPTV
chuyển qua mạng

46

http://www.ebook.edu.vn
Chỉ số chấp
nhận
Độ dời dữ liệu
Được đặt
trước

Các bit điều
khiển

Cửa sổ
Checksum
con trỏ khẩn
cấp
Các tùy chọn
và đệm

chứa chỉ số dãy tiếp theo mà thiết bị gửi mong
muốn nhận được. Trường này chỉ chứa giá trị này
nếu bít điều khiển ACK được thiết lập
trường ngắn này chỉ ra vị trí trong đoạn mà dữ liệu
video bắt đầu
Trường này được đặt trước để sử dụng sau này và
có giá trị bằng 0
Trường này gồm có 6 bít điều khiển:
URG: Urgent pointer
ACK: Acknowledgment
PSH: Push
RST: Reset (đặt lại liên kết)
SYN: Synchronize (đồng bộ chỉ số dãy)
FIN: không có thêm dữ liệu từ bên gửi
Chỉ ra kích thước cửa sổ cho dữ liệu phân phối
giữa những lần nhận
Kiểm tra lỗi để bảo vệ dữ liệu được gửi qua mạng
Chỉ được dịch khi trường con trỏ khẩn cấp được
cho phép
Các tùy chọn là các bội số 8 bit có sẵn và có thể
chứa các kiểu biến khác nhau. Các tùy chọn được
lựa chọn sẽ quyết định độ dài của đoạn TCP. Đệm
là phần cuối cùng của tiêu đề và tạo thành bởi các
số 0

TCP ánh xạ segment sang giao thức IP sau khi chèn các thông tin cần thiết
vào trong phần header.Như đã mô tả ở trên, TCP cung cấp toàn bộ các chức
năng để truyền tải các dữ liệu qua mạng IP.
b) Sử dụng UDP để định hướng các gói IPTV:
UDP là giao thức thuộc về bộ giao thức Internet. UDP cho phép máy chủ kết nối
với mạng băng rộng để gửi tới các IPTVCD dịch vụ truyền hình quảng bá có chất lượng
hài lòng người dùng. UDP giống với TCP nhưng là phiên bản sơ lược hơn, đưa ra cho
số lượng tối thiểu các dịch vụ truyền tải. UDP là giao thức không liên kết, điều đó có
nghĩa là kết nối giữa video server và IPTVCD ko cần phải thiết lập trước khi dữ liệu được
truyền đi. Video server dơn giản chỉ thêm vào địa chỉ IP đích và số cổng vào datagram
và gửi tới cơ sở mạng để phân phát tới địa chỉ IP đích. Khi trên mạng, UDP sd cách tốt
nhất để cố gắng thu được dữ liệu về điểm đích của nó. Chú ý rằng UDP sử dụng các
khối dữ liệu được gọi là các datagram để truyền nội dung qua mạng.
UDP datagram: UDP datagram bao gồm 8 byte header và dữ liệu video. Các
thành phần cơ bản của 1 UDP datagram được mô tả trong hình 3.16 và bảng 3.5
Ưu điểm và nhược điểm của UDP:
Ưu điểm của UDP:

IPTV

47

http://www.ebook.edu.vn
• Không có ngắt trong quá trình truyền nội dụng video: không có trễ trong
quá trình phân phối ngay cả khi trong mạng có các gói bị trễ hoặc bị hỏng. Ngược
lại, khi sử dụng TCP, có thể xảy ra sự ngắt quãng khi phải chờ các gói bị trễ và các
khung hình tới hoặc phải chờ các gói bị hỏng được thay thế.
• Dung lượng thấp: Kích thước header của UDP chỉ bao gồm có 8 byte
trong khi TCP header chiếm tới 20 byte.
• Tốc độ thiết lập kết nối: thời gian thiết lập và hủy bỏ kết nối giữa IPTVCD
và các thiết bị ở trung tâm dữ liệu IPTV ngắn. Do đó, việc phân phối các gói sử
dụng giao thức UDP thương nhanh hơn so với sử dụng giao thức TCP.
• Hỗ trợ truyền 1 chiều: UDP không yêu cầu đường về, do đó cho phép các
công ty sử dụng vệ tinh có thể truyền nội dung IPTV truyền đa điểm tới khách hàng
của mình.
Nhược điểm của UDP:
Mặc dù UDP là nhanh chóng và hiệu quả đối với các ứng dụng cần thời
gian, và sẽ là không hiệu quả trong trường hợp:
• Tính toàn vẹn của dữ liệu: Tính toàn vẹn của dữ liệu khi sử dụng UDP là
không được bảo đảm khi UDP chỉ cung cấp 1 dịch vụ duy nhất là kiểm tra tổng và
multiplexing thông qua số cổng. bất kì vấn đề nào cũng có thể xảy ra trong quá
trình truyền thông ở tại đầu cuối nào cần được điều khiển độc lập với các ứng
dụng. Các vấn đề thường gặp như là phát lại, đóng gói và lắp ráp lại, truyền lại các
gói bị mất, sự tắc nghẽn, và điều khiển luồng nằm ngoài khả năng sửa lỗi của
UDP.
• Khó khăn trong việc vượt qua các tường lửa: Nhiều loại tường lửa trên
mạng chặn các thông tin UDP gây ra các lỗi trong quá trình truyền thông. Đây
không phải là vấn đề lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ IPTV, tuy nhiên nó cũng
ảnh hưởng tới các công ty cung cấp dịch vụ Internet TV.

IPTV

48

http://www.ebook.edu.vn
Hình 3.16 Định dạng datagram dựa trên UDP

Bảng 3.5 Cấu trúc datagram IPTV dựa trên UDP
Tên trường
Cửa nguồn
Cửa đích
Độ dài

Checksum

Dữ liệu video

Chức năng
chỉ ra chỉ số cửa của quá trình gửi datagram. Nó
là cửa tùy chọn và nếu không được
dùng thì sẽ được điền đầy bằng các số 0
Chỉ ra chỉ số cửa của quá trình đích đang chạy
trên IPTVCD
Giúp cho IPTVCD xác định độ dài và kích thước
của datagram UDP đang đến. Trường độ
dài bao gồm một giá trị hệ 8, bao gồm cả tiêu đề
và dữ liệu video thực sự.
Trường này dài 2 byte chứa số được định trước,
cho phép một IPTVCD kiểm lại tính
nguyên vẹn của UDP đang đến dựa trên
datagram IPTV.
Phần này của datagram chứa dữ liệu video. Trong
trường hợp môi trường IPTV,
dữ liêu là một phần của datagram UDP được định
dạng bởi giao thức dòng video và
audio mà được sử dụng tại đầu cuối IPTV

Đối với IPTV, UDP tỏ ra hữu ích khi trung tâm dữ liệu cần gửi các nội
dung video IP tới nhiều IPTVCD và là giao thức mức truyền tải phổ biến nhất mà
các nhà cung cấp dịch vụ IPTV.

IPTV

49

http://www.ebook.edu.vn
c) Sự khác biệt giữa TCP và UDP:
Khi các nhà cung cấp dịch vụ phát các nội dung IPTV tới các thuê bao, điều quan
trọng là các nội dung này phải đến thiết bị của người dùng đúng lúc và trong dạng đúng.
Nói cách khác, các gói video phải không bị ngắt quãng. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ
cần chắc chắn sử dụng giao thức hỗ trợ khả năng phân phối qua hạ tầng mạng.
Mặc dù TCP cung cấp các ứng dụng với nhiều đặc trưng về mạng so với
UDP, nhưng các nhà cung cấp dịch vụ IPTV không thường chọn TCP là giao thức
tryền tải.Điều này chỉ ra 1 thực tế rằng IPTV là ứng dụng thời gian thực và không
có trễ. TCP có thể đưa ngầm vào sự phân phối nội dung video IP do thực tế rằng
giao thức sử dụng cơ chế điều khiển dòng. Đặc điểm và hạn chế cuảTCP đối với
phân phối chương trình thời gian thực:
Cân bằng giữa độ nhạy và độ trễ---- IPTV ít nhạy với mất hoặc ngắt gói hơn
là với độ trễ. Việc truyền lại các gói nâng cao độ tin cậy của kết nối giữa máy chủ và
thiết bị truy cập IPTV. Tuy nhiên, khi việc truyền lại diễn ra nhiều thì sẽ làm độ trễ
tăng lên.
TCP là giao thức kết nối liên kết---- Như đã trình bày ở trên TCP yêu cầu
thiết lập kết nối logic giữa máy chủ và IPTVCD trước khih truyền các nội dung
IPTV. Khi người xem chuyển từ kênh này sang kênh khác cũng sẽ gây ra độ trê
đối với môi trường truyền hình trực tiếp của IPTV.
Hỗ trợ sửa lỗi---- TCP cung cấp nhiều tính năng, đáng chú ý là khả năng
sửa lỗi và điều khiển luồng. Tuy nhiên, việc sửa lỗi trong mạng IP video có thể làm
giảm chất lượng dịch vụ tới khách hàng.
Đặc điểm của truyền video: video bao gồm 1 chuỗi các ảnh liên tiếp, bất cứ
khi nào xảy ra ngắt với tốc độ mà tại đó các hình ảnh này được xử lí và hiển thị
trên ITVCD cũng làm giảm chất lượng hình ảnh hiển thị và ảnh hưởng tới người
sử dụng. Thời gian xử lí mỗi ảnh riêng biệt chỉ mất khoảng 1 phần của giây. Nếu
sử dụng TCP để sửa lỗi do ngắt, cơ chế sửa lỗi như sau:
(1) IPTVCD sẽ báo gói dữ liệu bị lỗi bằng việc đặt cờ.
(2) Một bản tin sẽ được gửi tới máy chủ IPTV để thông báo cho ứng dụng
biết 1 trong các gói nhận được bị ngắt.
(3) Dưới sự quản lí của TCP, máy chủ cần phải tìm ra và gửi lại gói bị ngắt.
(5) IPTV CD nhận được gói mới trong vung đệm và hiển thị nội dung video
trong gói đó.
Trong khi TCP thực hiện các bước ở trên, IPTVCD phải chờ gói bị lỗi được
truyền lại và phải để trống luồng video hoặc bỏ qua gói truyền lại khi nhận được,
Do đó kĩ thuật sửa lỗi của TCP là không cần thiết.
Mất gói IP----- quá trình xử lí mất các gói IPTV nhiều hay ít cũng giống như
quads trình sửa ngắt gói IPTV. Các gói bị mất cũng cần được truyền lại, gây ra ảnh

IPTV

50

http://www.ebook.edu.vn
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv
Iptv

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019
Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019
Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019PinkHandmade
 
ĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơron
ĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơronĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơron
ĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơronMan_Ebook
 
điện tử công suất
điện tử công suấtđiện tử công suất
điện tử công suấtle quangthuan
 
Vườn-Lan-Thông-Minh-IOT.docx
Vườn-Lan-Thông-Minh-IOT.docxVườn-Lan-Thông-Minh-IOT.docx
Vườn-Lan-Thông-Minh-IOT.docxLTinTun
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpToan Pham
 
Mau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuMau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuTon Day
 
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdf
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdfChuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdf
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdfCngNguynHuy8
 
Chương 6: Truyền hình số
Chương 6: Truyền hình sốChương 6: Truyền hình số
Chương 6: Truyền hình sốNgananh Saodem
 
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tưđề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tưnataliej4
 

La actualidad más candente (20)

Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã míaĐề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
Đề tài: Ứng dụng PLC S7 – 1200 điều khiển, giám sát lò đốt bã mía
 
Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019
Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019
Đồ Án Tốt Nghiệp KCD2 MOBILE ROBOT_10215412052019
 
ĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơron
ĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơronĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơron
ĐIều khiển ổn định mực chất lỏng dùng mạng nơron
 
điện tử công suất
điện tử công suấtđiện tử công suất
điện tử công suất
 
Vườn-Lan-Thông-Minh-IOT.docx
Vườn-Lan-Thông-Minh-IOT.docxVườn-Lan-Thông-Minh-IOT.docx
Vườn-Lan-Thông-Minh-IOT.docx
 
Slide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệpSlide đồ án tốt nghiệp
Slide đồ án tốt nghiệp
 
Mau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctuMau powerpoint ctu
Mau powerpoint ctu
 
Mã đường truyền
Mã đường truyềnMã đường truyền
Mã đường truyền
 
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắcĐề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
Đề tài: Mô hình đếm, phân loại sản phẩm theo cân nặng màu sắc
 
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdf
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdfChuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdf
Chuong 5_ KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ SỐ.pdf
 
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAYĐề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAY
Đề tài: Nghiên cứu thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng LM35, HAY
 
Đề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAY
Đề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAYĐề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAY
Đề tài: Thiết bị cảnh báo khí gas & phòng chống cháy nổ, HAY
 
Cau kien dien_tu
Cau kien dien_tuCau kien dien_tu
Cau kien dien_tu
 
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh thiết kế mạch chống trộm thông minh
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh thiết kế mạch chống trộm thông minhĐề tài: Ứng dụng xử lý ảnh thiết kế mạch chống trộm thông minh
Đề tài: Ứng dụng xử lý ảnh thiết kế mạch chống trộm thông minh
 
Truyen song va anten
Truyen song va antenTruyen song va anten
Truyen song va anten
 
Chương 6: Truyền hình số
Chương 6: Truyền hình sốChương 6: Truyền hình số
Chương 6: Truyền hình số
 
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán PidThi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
Thi công mạch điều khiển tốc độ động cơ DC sử dụng thuật toán Pid
 
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế hệ thống đo nhiệt độ, HAY, 9đ
 
Cac lenh trong matlab
Cac lenh trong matlabCac lenh trong matlab
Cac lenh trong matlab
 
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tưđề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
đề Tài thiết kế hệ thống đèn giao thông tại ngã tư
 

Destacado

Cac chuan nen va ung dung truyen video tren mang internet
Cac chuan nen va ung dung truyen video tren mang internetCac chuan nen va ung dung truyen video tren mang internet
Cac chuan nen va ung dung truyen video tren mang internetNo Name
 
Tran van chien
Tran van chienTran van chien
Tran van chienvanliemtb
 
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhđề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhHải Dương
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhThanh Hoa
 
Giáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnhGiáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnhTùng Trần
 

Destacado (6)

Cac chuan nen va ung dung truyen video tren mang internet
Cac chuan nen va ung dung truyen video tren mang internetCac chuan nen va ung dung truyen video tren mang internet
Cac chuan nen va ung dung truyen video tren mang internet
 
Bai tap mpeg2
Bai tap mpeg2 Bai tap mpeg2
Bai tap mpeg2
 
Tran van chien
Tran van chienTran van chien
Tran van chien
 
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnhđề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
đề Cương xử lý âm thanh hình ảnh
 
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnhứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
ứNg dụng phép biến đổi wavelet trong xử lý ảnh
 
Giáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnhGiáo trình xử lý ảnh
Giáo trình xử lý ảnh
 

Similar a Iptv

Iptv VTC tại Khanh Hoa
Iptv VTC tại Khanh HoaIptv VTC tại Khanh Hoa
Iptv VTC tại Khanh HoaDong nguyen
 
Gioi thieu dich vu TVoD
Gioi thieu dich vu TVoDGioi thieu dich vu TVoD
Gioi thieu dich vu TVoDTa Nam
 
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internet
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internetBaigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internet
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internetquangaxa
 
Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network
Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network
Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network AskSock Ngô Quang Đạo
 
Tài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPTài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPThanh Sơn
 
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSEC
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSECĐồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSEC
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSECnataliej4
 
Tổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ipTổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ipVNG
 
TrinhBay1_Tong quan NGN_VNPT.ppt
TrinhBay1_Tong quan NGN_VNPT.pptTrinhBay1_Tong quan NGN_VNPT.ppt
TrinhBay1_Tong quan NGN_VNPT.pptNguynHong421604
 
04 ict101 bai1_v2.0013103208
04 ict101 bai1_v2.001310320804 ict101 bai1_v2.0013103208
04 ict101 bai1_v2.0013103208Tuong Phan
 
Vpn Qos trên router cisco
Vpn Qos trên router ciscoVpn Qos trên router cisco
Vpn Qos trên router ciscolaonap166
 

Similar a Iptv (20)

Nhom 10
Nhom 10Nhom 10
Nhom 10
 
Iptv
IptvIptv
Iptv
 
Đề tài: Triển khai dịch vụ IPTV trên công nghệ WIMAX, HAY
Đề tài: Triển khai dịch vụ IPTV trên công nghệ WIMAX, HAYĐề tài: Triển khai dịch vụ IPTV trên công nghệ WIMAX, HAY
Đề tài: Triển khai dịch vụ IPTV trên công nghệ WIMAX, HAY
 
Iptv VTC tại Khanh Hoa
Iptv VTC tại Khanh HoaIptv VTC tại Khanh Hoa
Iptv VTC tại Khanh Hoa
 
Gioi thieu dich vu TVoD
Gioi thieu dich vu TVoDGioi thieu dich vu TVoD
Gioi thieu dich vu TVoD
 
Iptv
IptvIptv
Iptv
 
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internet
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internetBaigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internet
Baigiang21 mang thong-tin-toan-cau-internet
 
Tinhoc10 bai 21
Tinhoc10 bai 21Tinhoc10 bai 21
Tinhoc10 bai 21
 
VoIP
VoIPVoIP
VoIP
 
Luận văn tốt nghiệp: Công nghệ truyền hình Hbb TV, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Công nghệ truyền hình Hbb TV, HOTLuận văn tốt nghiệp: Công nghệ truyền hình Hbb TV, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Công nghệ truyền hình Hbb TV, HOT
 
Mangtttoancau
MangtttoancauMangtttoancau
Mangtttoancau
 
Tinhoc10 bai 21
Tinhoc10 bai 21Tinhoc10 bai 21
Tinhoc10 bai 21
 
Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network
Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network
Tìm hiều về mạng riêng ảo VPN-Virtual Private Network
 
Tài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIPTài liệu Full VOIP
Tài liệu Full VOIP
 
Luận Văn Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Dịch Vụ Internet Trong Thời ...
Luận Văn Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Dịch Vụ Internet Trong Thời ...Luận Văn Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Dịch Vụ Internet Trong Thời ...
Luận Văn Các Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Dịch Vụ Internet Trong Thời ...
 
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSEC
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSECĐồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSEC
Đồ án Xây dựng hệ thống bảo mật mạng VPN/IPSEC
 
Tổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ipTổng quan về voice ip
Tổng quan về voice ip
 
TrinhBay1_Tong quan NGN_VNPT.ppt
TrinhBay1_Tong quan NGN_VNPT.pptTrinhBay1_Tong quan NGN_VNPT.ppt
TrinhBay1_Tong quan NGN_VNPT.ppt
 
04 ict101 bai1_v2.0013103208
04 ict101 bai1_v2.001310320804 ict101 bai1_v2.0013103208
04 ict101 bai1_v2.0013103208
 
Vpn Qos trên router cisco
Vpn Qos trên router ciscoVpn Qos trên router cisco
Vpn Qos trên router cisco
 

Más de vanliemtb

Tom tat lv th s nguyen xuan bach
Tom tat lv th s nguyen xuan bachTom tat lv th s nguyen xuan bach
Tom tat lv th s nguyen xuan bachvanliemtb
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012vanliemtb
 
Tóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệuTóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệuvanliemtb
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongvanliemtb
 
Ttlv chu chi linh
Ttlv chu chi linhTtlv chu chi linh
Ttlv chu chi linhvanliemtb
 
Ttlv lưu thanh huy
Ttlv lưu thanh huyTtlv lưu thanh huy
Ttlv lưu thanh huyvanliemtb
 
Ttlv hoang dinh hung
Ttlv hoang dinh hungTtlv hoang dinh hung
Ttlv hoang dinh hungvanliemtb
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongvanliemtb
 
Vi quang hieu
Vi quang hieuVi quang hieu
Vi quang hieuvanliemtb
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012vanliemtb
 
Nguyễn ngọc ánh
Nguyễn ngọc ánhNguyễn ngọc ánh
Nguyễn ngọc ánhvanliemtb
 
Lv th s.ck hanh.10
Lv th s.ck hanh.10Lv th s.ck hanh.10
Lv th s.ck hanh.10vanliemtb
 
Nghien+cuu++he+thong+truyen+dan+quang
Nghien+cuu++he+thong+truyen+dan+quangNghien+cuu++he+thong+truyen+dan+quang
Nghien+cuu++he+thong+truyen+dan+quangvanliemtb
 
Mang va cac cong nghe truy nhap
Mang va cac cong nghe truy nhapMang va cac cong nghe truy nhap
Mang va cac cong nghe truy nhapvanliemtb
 
Thong tin quang 2
Thong tin quang 2Thong tin quang 2
Thong tin quang 2vanliemtb
 
Ky thuat so phan 8
Ky thuat so phan 8Ky thuat so phan 8
Ky thuat so phan 8vanliemtb
 
Bao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpnBao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpnvanliemtb
 
Giao trinh autocad 3 d
Giao trinh autocad 3 dGiao trinh autocad 3 d
Giao trinh autocad 3 dvanliemtb
 

Más de vanliemtb (20)

Tom tat lv th s nguyen xuan bach
Tom tat lv th s nguyen xuan bachTom tat lv th s nguyen xuan bach
Tom tat lv th s nguyen xuan bach
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
 
00050001334
0005000133400050001334
00050001334
 
Tóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệuTóm tat lv lt.hiệu
Tóm tat lv lt.hiệu
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phong
 
Ttlv chu chi linh
Ttlv chu chi linhTtlv chu chi linh
Ttlv chu chi linh
 
Ttlv lưu thanh huy
Ttlv lưu thanh huyTtlv lưu thanh huy
Ttlv lưu thanh huy
 
Ttlv hoang dinh hung
Ttlv hoang dinh hungTtlv hoang dinh hung
Ttlv hoang dinh hung
 
Ttlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phongTtlats dinh thi thu phong
Ttlats dinh thi thu phong
 
V l0 02714
V l0 02714V l0 02714
V l0 02714
 
Vi quang hieu
Vi quang hieuVi quang hieu
Vi quang hieu
 
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012Tom tat lv th s ha quang thang 2012
Tom tat lv th s ha quang thang 2012
 
Nguyễn ngọc ánh
Nguyễn ngọc ánhNguyễn ngọc ánh
Nguyễn ngọc ánh
 
Lv th s.ck hanh.10
Lv th s.ck hanh.10Lv th s.ck hanh.10
Lv th s.ck hanh.10
 
Nghien+cuu++he+thong+truyen+dan+quang
Nghien+cuu++he+thong+truyen+dan+quangNghien+cuu++he+thong+truyen+dan+quang
Nghien+cuu++he+thong+truyen+dan+quang
 
Mang va cac cong nghe truy nhap
Mang va cac cong nghe truy nhapMang va cac cong nghe truy nhap
Mang va cac cong nghe truy nhap
 
Thong tin quang 2
Thong tin quang 2Thong tin quang 2
Thong tin quang 2
 
Ky thuat so phan 8
Ky thuat so phan 8Ky thuat so phan 8
Ky thuat so phan 8
 
Bao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpnBao caototnghiep ve vpn
Bao caototnghiep ve vpn
 
Giao trinh autocad 3 d
Giao trinh autocad 3 dGiao trinh autocad 3 d
Giao trinh autocad 3 d
 

Iptv

  • 1. Mở đầu Sự phát triển của mạng Internet toàn cầu nói riêng và công nghệ thông tin nói chung đã đem lại tiến bộ và phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Internet không những đã rút ngắn khoảng cách về không gian, thời gian mà còn mạng lại cho mọi người, mọi quốc gia và cả thế giới những lợi ích to lớn. Tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin là một trong những lợi ích to lớn, có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng rộng khắp. Với sự phát triển nhanh chóng của mạng Internet băng rộng còn làm thay đổi cả về nội dung và kĩ thuật truyền hình. Hiện nay truyền hình có nhiều dạng khác nhau: truyền hình số, truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp, truyền hình Internet và IPTV. IPTV đang là cấp độ cao nhất và là công nghệ truyền hình của tương lai. Sự vượt trội trong kĩ thuật truyền hình của IPTV là tính năng tương tác giữa hệ thồng với người xem, cho phép người xem chủ động về thời gian và khả năng triển khai nhiều dịch vụ giá trị gia tăng tiện ích khác trên hệ thồng nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Hiện nay trên thế giới đã có một số quốc gia triển khai thành công IPTV. Theo các chuyên gia dự báo thì tốc độ phát triển thuê bao IPTV sẽ tăng theo cấp số nhân theo từng năm. Ở Việt Nam hiện nay, một số nhà cung cấp đang thử nghiệm dịch vụ IPTV trên mạng băng rộng ADSL. http://www.ebook.edu.vn
  • 2. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ IPTV 1.1 Giới thiệu về truyền hình số theo giao thức IP: IPTV là tên viết tắt của cụm từ Internet Protocol Television _ truyền hình qua giao thức Internet. ITPV theo định nghĩa chính thức như sau: IPTV được định nghĩa là các dịch vụ đa phương tiện như truyền hình ảnh, tiếng nói, văn bản, dữ liệu được phân phối qua các mạng dựa trên IP mà được quan lý để cung cấp các cấp chất lượng dịch vụ, bảo mật, tính tương tác, tính tin cậy theo yêu cầu. (theo ITU – T FG IPTV) Như vậy IPTV đóng vai trò phân phối các dữ liệu, kể cả hình ảnh, âm thanh, văn bản qua mạng sử dụng giao thức Internet. Điều này nhấn mạnh vào việc Internet không đóng vai trò chính trong việc truyền tải thông tin truyền hình hay bất kì loại nội dung truyền hình nào khác. Thay vào đó, IPTV sử dụng IP là cơ chế phân phối mà theo đó có thể sử dụng Internet, đại diện cho mạng công cộng dựa trên IP, hay có thể sử dụng mạng riêng dựa trên IP. Có thể thấy, IPTV là một dịch vụ số mà có khả năng cung cấp những tính năng vượt trội hơn khả năng của bất kì cơ chế phân phối truyền hình nào khác. Ví dụ, set – top box IPTV có thể thông qua phần mềm để cho phép xem đồng thời 4 chương trình truyền hình trên màn hiển thị, hay có thể nhận tin nhắn sms, e – mail…. Tiềm năng của IPTV là rất lớn. Dự đoán rằng, năm 2008 sẽ có khoảng 20 triệu gia đình sử dụng dịch vụ IPTV. Nếu chúng ta trả phí 50$ mỗi tháng cho dịch vụ IPTV, để cả một set – top box, thì ngân sách sẽ thu về khoảng 12 tỉ $ một năm trong vài năm. 1.2 Một số đặc tính IPTV: Hỗ trợ truyền hình tương tác: Khả năng hai chiều của hệ thống IPTV cho phép nhà cung cấp dịch vụ phân phối toàn bộ các ứng dụng TV tương tác. Các loại dịch vụ được truyền tải thông qua một dịch vụ IPTV có thể bao gồm TV trực tiếp chuẩn, TV chất lượng cao (HDTV), trò chơi tương tác, và khả năng duyệt Internet tốc độ cao. IPTV 2 http://www.ebook.edu.vn
  • 3. Sự dịch thời gian: IPTV kết hợp với một máy ghi video kĩ thuật số cho phép dịch thời gian nội dung chương trình – một cơ chế cho việc ghi và lưu trữ nội dung IPTV để xem sau. Cá nhân hóa: Một hệ thống IPTV từ kết cuối đến kết cuối hỗ trợ truyền thông tin hai chiều và cho phép người dùng ở kết cuối cá nhân hóa những thói quen xem TV của họ bằng cách cho phép họ quyết định những gì họ muốn xem và khi nào họ muốn xem. Yêu cầu về băng thông thấp: Thay vì phân phối trên mọi kênh để tới mọi người dùng, công nghệ IPTV cho phép nhà cung cấp dịch vụ chỉ truyền trên một kênh mà người dùng yêu cầu. Đặc điểm hấp dẫn này cho phép nhà điều hành mạng có thể tiết kiệm băng thông của mạng. Có thể truy xuất qua nhiều thiết bị: Việc xem nội dung IPTV bây giờ không chỉ giới hạn ở việc sử dụng TV. Người dùng có thể sử dụng máy PC hay thiết bị di động để truy xuất vào các dịch vụ IPTV. 1.3 Sự khác biệt giữa IPTV và truyền hình Internet: Do đều được truyền trên mạng dựa trên giao thức IP, người ta đôi lúc hay nhầm IPTV là truyền hình Internet. Tuy nhiên, 2 dịch vụ này có nhiều điểm khác nhau: • Các nền khác nhau: Truyền hình Internet sử dụng mạng Internet công cộng để phân phát các nội dung video tới người sử dụng cuối. IPTV sử dụng mạng riêng bảo mật để truyền các nội dung video đến khách hàng. Các mạng riêng này thường được tổ chức và vận hành bởi nhà cung cấp dịch vụ IPTV. • Về mặt địa lí Các mạng do nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sở hữu và điều khiển không cho phép người sử dụng Internet truy cập. Các mạng này chỉ giới hạn trong các khu vực địa lí cố định. Trong khi, mạng Internet không có giới hạn về mặt địa lí, người dùng Interet nào cũng có thể xem truyền hình Internet ở bất kì đâu trên thế giới. • Quyền sở hữu hạ tầng mạng Khi nội dung video được gửi qua mạng Internet công cộng, các gói sử dụng giao thức Internet mạng nội dung video có thể bị trễ hoặc mất khi nó di IPTV 3 http://www.ebook.edu.vn
  • 4. chuyển trong các mạng khác nhau tạo nên mạng Internet công cộng. Do đó, nhà cung cấp các dịch vụ truyền hình ảnh qua mạng Internet không đảm bảo chất lượng truyền hình như với truyền hình mặt đất, truyền hình cáp hay truyền hình vệ tinh. Thực tế là các nội dung video truyền qua mạng Internet khi hiển thị trên màn hình TV có thể bị giật và chất lượng hình ảnh thấp. Trong khi, IPTV chỉ được phân phối qua một hạ tầng mạng của nhà cung cấp dịch vụ. Do đó người vận hành mạng có thể điều chỉnh để có thể cung cấp hình ảnh với chất lượng cao. • Cơ chế truy cập Một set-top box số thường được sử dụng để truy cập và giải mã nôi j dung viedeo được phân phát qua hệ thống IPTV , trong khi PC thương được sử dụng để truy cập các dịch vụ Internet. Các loại phần mềm được sử dụng trong PC thường phụ thuộc vào loại nội dung truyền hình Internet. Ví dụ như, để download các chương trình TV từ trên mạng Internet, đôi khi cần phải cài đặt các phần mềm media cần thiết để xem được nội dung đó. Hay hệ thống quản lí bản quyền cũng cần để hỗ trợ cơ chế truy cập. • Giá thành Phần trăm nội dung chương trình được phân phát qua mạng Internet công cộng tự do thay đổi. Điều này khiến các công ty truyền thông đưa ra các loại dịch vụ dựa trên mức giá thành. Giá thành các loại dịch vụ IPTV cũng gần giống với mức phí hàng tháng của truyền hình truyền thống. Các nhà phân tích mong rằng truyền hình Internet và IPTV có thể hợp lại thành 1 loại hình dịch vụ giải trí. 1.4 Cơ sở hạ tầng một mạng IPTV IPTV 4 http://www.ebook.edu.vn
  • 5. Hình 1.1 Sơ đồ khối đơn giản của một hệ thống IPTV • Trung tâm dữ liệu IPTV: Cũng được biết đến là “đầu cuối_headend”. Trung tâm dữ liệu IPTV nhận nội dung từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm truyền hình địa phương, các nhà tập hợp nội dung, nhà sàn xuất, qua đường cáp, trạm số mặt đất hay vệ tinh. Ngay khi nhận được nội dung, một số các thành phần phần cứng khác nhau từ thiết bị mã hóa và các máy chủ video tới bộ định tuyến IP và thiết bị bảo mật dành riêng được sử dụng để chuẩn bị nội dung video cho việc phân phối qua mạng dựa trên IP. Thêm vào đó, hệ thống quản lý thuê bao được yêu cầu để quản lý và hồ sơ và phí thuê bao của những người sử dụng. Chú ý rằng, địa điểm thực của trung tâm dữ liệu IPTV được yêu cầu bởi hạ tầng cơ sở mạng được sử dụng bởi nhà cung cấp dịch vụ. • Mạng truyền dẫn băng thông rộng: Việc truyền dẫn dịch vụ IPTV yêu cầu kết nối điểm – điểm. Trong trường hợp triển khai IPTV trên diện rộng, số lượng các kết nối điểm – điểm tăng đáng kể và yêu cầu độ rộng băng thông của cơ sở hạ tầng khá rộng. Sự tiến bộ trong công nghệ mạng trong những năm qua cho phép những nhà cung cấp viễn thông thỏa mãn một lượng lớn yêu cầu độ rộng băng thông mạng. Hạ tầng truyền hình cáp dựa trên cáp đồng trục lai cáp quang và các mạng viễn thông dựa trên cáp quang rất phù hợp để truyền tải nội dung IPTV. • Thiết bị người dùng IPTV: Thiết bị người dùng IPTV (IPTVCD) là thành phần quan trọng trong việc cho phép mọi người có thể truy xuất vào các dịch vụ IPTV. Thiết bị này kết nối vào mạng băng rộng và có nhiệm vụ giải mã và xử lý dữ liệu video dựa trên IP gửi đến. Thiết bị người dùng hỗ trợ công nghệ tiên tiến để có thể tối thiểu hóa hay loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của lỗi, sự cố mạng khi đang xử lý nội dung IPTV. • Mạng gia đình: Mạng gia đình kết nối với một số thiết bị kĩ thuật số bên trong một diện tích nhỏ. Nó cải tiến việc truyền thông và cho phép chia sẻ tài nguyên (các thiết bị) kĩ thuật số đắt tiền giữa các thành viên trong gia đình. Mục đích của mạng gia đình là để cung cấp việc truy cập thông tin, như là tiếng nói, âm thanh, dữ liệu, giải trí, giữa những thiết bị khác nhau trong nhà. Với mạng gia đình, người dùng có thể tiết kiệm tiền và thời gian bởi vì các thiết bị ngoại vi IPTV 5 http://www.ebook.edu.vn
  • 6. như là máy in và máy scan, cũng như kết nối Internet băng rộng, có thể được chia sẻ một cách dễ dàng. 1.5 Ưu điểm của IP và sự lựa chọn IP cho IPTV: Truyền hình số được định thời một cách chính xác, là dòng dữ liệu liên tục có tốc độ bit không đổi, thường hoạt động trên các mạng mà mỗi tín hiệu được truyền đều phục vụ cho mục đích truyền hình. Trái với truyền hình, mạng IP truyền những loại dữ liệu khác nhau từ rất nhiều nguồn trên một kênh chung, bao gồm thứ điện tử, trang web, tín nhắn trực tiếp, tiếng nói qua IP (VoIP) mà nhiều loại dữ liệu khác. Để truyền đồng thời những dữ liệu này, Mạng Internet phân thông tin thành các gói. Như vậy, rõ ràng là IP và truyền hình không phải là một sự kết hợp hoàn hảo (lý tưởng) về công nghệ. Mặc dù không tương thích về căn bản, nhưng thị trường IPTV vẫn bùng nổ. Vậy lý do tại sao lại chọn các mạng dựa trên IP để truyền tín hiệu truyền hình? Câu trả lời cho câu hỏi này có thể tóm tắt thành năm điểm sau: Mạng IP băng rộng đã vươn tới rất nhiều gia đình ở nhiều nước, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình có thể sử dụng những mạng này để phát các dịch vụ truyền hình mà không cần xây dựng hệ thông mạng riêng của họ. IP có thể đơn giản công việc phát các dịch vụ truyền hình mới, như là chương trình tương tác, truyền hình theo yêu cầu… Giá thành của mạng IP tiếp tục giảm do số thiết bị được sản xuất mỗi năm rất lớn và sự tồn tại của các chuẩn trên toàn thế giới. Mạng IP có mặt trên toàn thế giới, và số người dùng mạng Internet tốc độ cao tiếp tục tăng rất nhanh. IP là công nghệ hoàn hảo cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm sự trao đổi dữ liệu, mạng cục bộ, chia sẻ tệp tin, lướt web và nhiều nhiều nữa… IP cung cấp cơ chế để định hướng truyền gói giữa các thiết bị được liên kết trong mạng. IP là một giao thức phổ biến được sử dụng khắp các mạng Internet và hàng triệu các mạng khác có sử dụng IP. Không có IP, mọi việc sẽ hỗn loạn bởi vì không có cách nào để một thiết bị gửi dữ liệu một cách riêng biệt tới một thiết bị khác. Với việc sử dụng các mạng IP để truyền dẫn tín hiệu truyền hình, việc xem truyền hình hiện đại sẽ rất khác so với xem truyền hình trước đây. Các tín IPTV 6 http://www.ebook.edu.vn
  • 7. hiệu truyền hình bây giờ không khác gì những dữ liệu khác. Nhờ đó, ngoài các kênh truyền hình quảng bá truyền thống, chúng ta sẽ có thêm những kênh truyền hình riêng biệt, tương tác để thỏa mãn nhu cầu của từng người. 1.6 Nhu cầu thực tế của IPTV Theo nhóm nghiên cứu đa phương tiện (MRG ) trong “ Dự đoán IPTV toàn cầu năm 2005-2009”: tốc độ phát triển IPTV rất cao: gần 1000%. Thị trường IPTV trên thế giới phát triển ở mức tăng kép hàng năm 78% lên tới 36.9 triệu người sử dụng vào năm 2009. Doanh thu dịch vụ còn tăng nhanh hơn trong cùng thời kì, từ 880 triệu USD tới 9.9 tỷ USD. Theo Informa: tốc độ phát triển IPTV tăng nhanh vào 5 năm tới và đạt 25.9 triệu thuê bao IPTV vào cuối năm 2010. Theo nguyên cứu TDG: Doanh thu IPTV toàn cấu sẽ đạt trên 17 tỷ USD vào năm 2010. Và trên thực tế, dịch vụ IPTV đã được triển khai và đạt dược thành công ở nhiều nước như Italy ( Fast Web), Hồng Kông (PCCW), Canada ( Manitoba) và Japan (Yahoo BB). Tại thị trường Trung Quốc, IPTV bắt đầu được triển khai từ năm 2004 với 2 nhà cung cấp hàng đầu là CHINA Telecom và ZTE cùng với những nhà cung cấp khác. Số lượng thuê bao có thể tăng lến tới 3-6 triệu vào năm 2010. IPTV được triển khai với băng thông 2M với kĩ thuật nén MPEG-4 part 10 cho TV thường và 6M đối với HDTV. Các dịch vụ triển khai trên IPTV đến với người dùng: + LiveTV: truyền hình trực tuyến + VoD: truyền hình theo yêu cầu + RoD: Dịch vụ ghi hình theo yêu cầu + NVoD: Xem chương trình theo lịch phát sóng IPTV 7 http://www.ebook.edu.vn
  • 8. CHƯƠNG 2: CHUẨN NÉN SỬ DỤNG TRONG IPTV Nén cho phép các nhà cung cấp dịch vụ truyền các kênh hình và tiếng với chất lượng cao qua mạng IP băng rộng. Do mắt người ko thể phân biệt được toàn bộ các phần của hình ảnh. Do đó việc nén sẽ làm giảm độ lớn của tín hiệu ban đầu bằng cách bỏ bớt các phần của hình ảnh. 2.1 Nén MPEG: MPEG là 1 chuẩn nén được sử dụng rộng rãi trong thông tin vệ tinh, truyền hình cáp và trong các hệ thống truyền hình mặt đất. MPEG (moving pictures exert group) được thành lập nhằm phát triển các kĩ thuật nén cho phù hợp vói việc truyền hình ảnh. Từ khi được thành lập, MPEG đã đưa ra các chuẩn nén như: MPEG-1, MPEG-2, MPEG4-( Part 2 và part 10), MPEG-7, và MPEG-21. Trong các chuẩn này, MPEG-2 và MPEG-4 Part 10 được sử dụng rộng rãi trong IPTV. 2.2 Chuẩn MPEG-2: MPEG 2 là 1 công nghệ đạt được thành công lớn và là 1 chuẩn nén có ưu thế vượt trội dành cho truyền hình số được truyền qua nhiều mạng truyền thông băng rộng. Chuẩn nén MPEG-2 được chia thành 2 loại nén hình và nén tiếng. Nén hình: Video ở dạng cơ bản là 1 chuỗi các ảnh liên tục. 1 frame được định nghĩa với 1 chuỗi bit header. Mắt người thường thấy thoải mái khi xem TV với tốc độ 25 hình/s. Sẽ không có lợi nếu phát với tốc độ nhanh hơn vì người xem không thể nhận ra sự khác biệt. do đó có thể dung lượng của những hình ảnh bằng cách nén chúng lại. Các bộ nén hình được sử dụng với mỗi frame mà vẫn giữ chất lượng hình ảnh cao. 2.2.1 Quá trình nén MPEG: Phần đầu tiên của nén bao gồm 1 quá trình tiền đồng bộ. Quá trình này cơ bản bao gồm việc làm giảm kích thước của các frame. Làm giảm kích thước của các frame chính là làm giảm số lượng bit , điều này cũng giúp giảm băng thông cần thiết để truyền tín hiệu. Tuy nhiên, quá trình này không phải ko có trở ngại. Ví IPTV 8 http://www.ebook.edu.vn
  • 9. dụ, sự giảm kích thước của khung có thể thường xuyên gây ra những lỗi tỉ số cạnh (giống như sai tỉ lệ 4/3 hay 16/9) khi được thể hiện trên màn hình TV có độ phân giải thấp. Phần 2 của quá trình nén tin hiệu là chia 1 frame ảnh ra thành các block có kích thước 8 nhân 8 pixel –khối mã hóa nhỏ nhất trong giải thuật của MPEG. Có 3 loại block; độ chói Y, thành phần màu đỏ Cr hoặc xanh Cb. Các loại block thành phần màu mang thông tin về những màu khác nhau của hình ảnhtrg khi độ chói mang thông tin về những phần màu đen hoặc trắng của hình ảnh. Khi hoàn thành 2 phần trên, MPEG sẽ thực hiện 1 hàm toán được gọi là biến đổi cosin rời rạc đối với mỗi block riêng biệt. Kết quả thu được là một ma trận hệ số 8*8. DCT sẽ biến đổi sự khác nhau về không gian thành các tần số khác nhau, nhưng không làm thay đổi các thông tin trong block, các blcok ban đầu sẽ được tái tạo lại 1 cách chính xác sử dụng biến đổi ngược. Nguyên tắc thực hiện hàm này bao gồm việc chia các block thành các phần tùy theo mức độ quan trọng. Những phần quan trọng sẽ đươc giữ nguyên cho tới bước tiếp theo trong khi các phần còn lại sẽ bị giảm bớt. Điều này sẽ đảm bảo rằng mắt người không chú ý tới việc những phần không quan trọng của block bị bỏ bớt khi tốc bít bị hạn chế. Bước tiếp theo trong MPEG là quá trình lượng tử hóa. Quá trình lượng tử hóa dữ liệu số là quá trình làm giảm số lượng bít của các block. Mức lượng tử đối với mỗi tìn hiệu video là rất quan trọng. Khi tất cả các block trong frame đều đã đc nén lại, MPEG sẽ ngắt các frame thành 1 dạng mới gồm nhiều block gọi l à macro block. Mỗi macro block có kích thướ c 16 nhân 16 chứa các block độ chói và block thành phần màu. Nếu có sự khác biệt giữa frame cuối cùng và frame hiện tại, các thiết bị nén MPEG sẽ chuyển những block mới này tới 1 vị trí mới trên frame hiện tại. Điều này giúp không phải gửi đi những hình ảnh mới hoàn toàn, do đó có thể tích kiệm băng thông. Có 2 cách để thực hiện điều đó: IPTV 9 http://www.ebook.edu.vn
  • 10. Nén theo không gian là làm giảm các bít trên từng frame riêng biệt. điều này có thể đạt được do các pixel luôn đứng cạnh nhau trong các frame thường có giá trị giống nhau. Do đó thay về mã hóa từng pixel riêng biệt. Kĩ thuật nén theo không gian này mã hóa sự khác biệt giữa các pixel cạnh nhau. Số lượng bít cần thiết để mã hóa những khác biệt này ít hơn số lượng bít cần thiết để mã hóa từng pixel riêng biệt. Nén theo thời gian là làm giảm các bit giữa các frame liên tục. Trong quá trình sản xuất video có những thông tin được lặp lại giữa những frame liên tiếp. VD: nếu trên hình có 1 bức tường , bức tường vẫn xuất hiện liên tục trong 30 hình tiếp theo, mà không thay đổi ( bức tường đó không thay đổi trong vòng 1s) . thay vì mã hóa 30 lần liên tục trong 1s, nên thời gian chỉ gửi đi các thông tin dự đoán chuyển động giữa những frame hình, trong trương hợp của bức tường trong VD trên, dự đoán chuyển động được đặt = 0. Có nhiều phuơng thức khác nhau để nén 1 frame hình. VD như với 1 frame hình có độ phức tạp cao thì cần phương pháp nén có yếu tố nén theo không gian thấp bởi vì chỉ có 1 phần rất nhỏ các pixel được lặp lại. Nếu tốc đọ bit có sự thay đổi lớn thì khó có thể truyền đi trong mạng IP, vì thế nhiều bộ mã hóa bao gồm cả chức năng đệm để có thể điều khiển và quản lí tốc độ chung mà tại đó các bit được truyền đi tới tầng tiếp theo của hệ thống sản xuất video. Bước tiếp theo của quá trình nén MPEG là mã hóa các macroblock thành các slice. Slice là 1 chuỗi ảnh đặt nằm ngang cạnh nhau từ trái sang phải. Nhiều slice kết hợp với nhau tạo thành 1 hình. Mỗi slice được mã hóa độc lập với nhau để hạn chế lỗi. 2.2.2 Các ảnh trong chuẩn nén MPEG: Chuẩn nén MPEG định nghĩa 3 loại ảnh: Intra-frame (I-frame)---- frame được mã hóa riêng biệt không phụ thuộc các frame trước đó hoặc tiếp theo.Mã hóa theo hệ thống đc sử dụng gần giống như IPTV 10 http://www.ebook.edu.vn
  • 11. nén JPEG. Đây là frame độc lập và đc sử dụng để tạo ra các loại frame khác. P-frame ( forward predicted frame)---- khung dự đoán ảnh tiếp theo là khung dự đoán ảnh dựa trên các frame I trước đó. MPEG không thực sự mã hóa ảnh mà chứa các thông tin về chuyển động cho phép IPTVCD có thể tái tạo lại frame. P-frame yêu cầu ít băng thông hơn I-frame, điều này là yếu tố quan trọng đối với mạng dựa trên IPTV. B-frame (Bi-directional predicted frame )---- frame dự đoán hướng: Bframe là frame đc tạo thành từ việc kết hợp các thông tin từ cả I-frame và Pframe. Mã hóa B-frame thì tương tự với P-frame, ngoại trừ các vecto chuyển động phụ thuộc vào các vùng trong các khung tham khảo sau đó. B-frame chiếm ít dung lượng hơn là I-frame va P-frame. Vì thế dòng Mpeg video gồm nhiều B-frame thì chiếm dung lượng thấp hơn so với dòng chứa các frame I va P. Thậm chí, B-frame giúp làm tối thiểu băng thông cần thiết đối với các dòng MPEG video. Tuy nhiên, B-frame cũng có hạn chế đó là độ trễ. Do IPTVCD phải kiểm tra 2 khung trước và sau trước khi tạo ra B-frame. 3 loại ảnh trên kết hợp với nhau tạo thành 1 chuỗi các frame đc gọi là nhóm ảnh (GOP ). Mỗi nhóm ảnh bắt đầu bằng một frame I và có một số các frame B và P, Mỗi nhóm ảnh MPEG có cấu trúc như sau: [I B B B P B B B P B B B P B B B P] Mỗi nhóm ảnh cần bắt đầu với một khung I, mặc dù kích thước của mỗi nhóm ảnh là khác nhau, nhưng trung bình mỗi nhóm ảnh trong IPTV có khoảng 12 đến 15 frame. Mỗi cấu trúc của một nhóm ảnh thông thường có thể được miêu tả bởi 2 thông số: N, số ảnh trong một nhóm và M, khoảng cách giữa các frame. Các nhóm ảnh được chia thành 2 loại: nhóm đóng và nhóm mở. Với nhóm đóng, khung B cuối cùng không yêu cầu khung I đầu tiên cho nhóm ảnh tiếp theo để giải mã, trong khi với nhóm mở cần yêu cầu khung I cho nhóm ảnh tiếp theo. Các nhóm ảnh sau đó được kết hợp với nhau để tạo thành dòng video. Mỗi dòng video bắt đầu biết một đoạn mã, theo sau đó là một header và kết thúc với một mã duy nhất. IPTV 11 http://www.ebook.edu.vn
  • 12. Thứ tự các khung được truyền đi trên mạng băng rộng thì khác với thứ tự các khung trong chuối bit đầu vào của bộ mã hóa. Bởi vì bộ giải mã trong IPTVCD cần xử lý các frame I và P trước khi tạo ra khung B. Mối quan hệ tổng thể giữa các chuỗi ảnh, ảnh, các slice, các khối macro, các khối và các điểm ảnh được minh họa ở hình sau: Hình 2.1 Cấu trúc dòng MPEG video Mặc dù MPEG-2 được sử dụng trong truyền hình cáp và vệ tinh, nhưng MPEG-2 có nhưng hạn chế đối với các mạng có băng thông giới hạn.Do đó một công nghệ nén mới với nhiều tính năng đã được phát triển trong nhưng năm gần đây vơi mục đích truyền video qua mạng băng thông giới hạn. MPEG-4 part 10 được sử dụng trong hạ tầng mạng IPTV. 2.3 MPEG-4: Chuẩn MPEG-4 thành công hơn so với chuẩn MPEG-2. Thêm vào đó, MPEG-4 đưa ra 1 hệ thống hoàn chỉnh với các đặc điểm hỗ trợ các định dạng dữ liệu. Mpeg-4 bao gồm rất nhiều phần có thể thực hiện cùng nhau hoặc riêng biệt. • Phần1:Systems; • Phần2:Visual; IPTV 12 http://www.ebook.edu.vn
  • 13. • Phần3:Audio; • Phần 4: Conformance xác định việc triển khai một MPEG-4 sẽ như thế nào; • Phần 5: Các phần mềm tham chiếu, đưa ra một nhóm các phần mềm tham chiếu quan trọng, được sử dụng để triển khai MPEG-4 và phục vụ như một ví dụ demo về các bước phải thực hiện khi triển khai; • Phần 6: Khung chuẩn cung cấp truyền thông đa phương tiện tích hợp DMIF (Delivery Multimedia Integration Framework), xác định một giao diện giữa các ứng dụng và mạng/lưu trữ; • Phần 7: Các đặc tính của một bộ mã hoá video tối ưu (bổ xung cho các phần mềm tham chiếu, nhưng không phải là các triển khai tối thiểu cần thiết). • Các phần mới bổ xung tiếp cho chuẩn MPEG-4 sau này là: • Phần 8: Giao vận (về nguyên tắc không được xác định trong chuẩn, nhưng phần 8 xác định cần ánh xạ như thế nào các dòng MPEG-4 vào giao vận IP); • Phần 9: Mô tả phần cứng tham chiếu (Reference Hardware Description); • Phần 10: MPEG-4 Advanced Video Coding /H.264 là thành tựu mới nhất về nén video, trên cơ sở đồng bộ với khả năng tính toán và dung lượng bộ nhớ của các máy tính PC hiện nay, ứng dụng các phương pháp mã hoá phức tạp hơn nhiều các phương pháp trước đó và có thể thực hiện cả trong môi trường phần mềm và phần cứng, do nhóm chuyên gia MPEG hợp tác với nhóm IUT Study Group phát triển và có nhiều khả năng sẽ trở thành chuẩn mã hoá video qui mô toàn cầu, duy nhất của ITU và ISO; • Phần 11: Mô tả khung hình (Scene Description - được tách ra từ phần 1); • Phần 12: Định dạng file truyền thông ISO (ISO Media File Format); • Phần 13: Quản lý bản quyền nội dung IPMP (Intellectual Property Management and Protection Extensions); • Phần 14: Định dạng fille MP4 (trên cơ sở phần 12); • Phần 15: Định dạng file AVC (cũng trên cơ sở phần 12); • Phần 16: AFX (Animation Framwork eXtensions) và MuW (Multi-user Worlds). Công nghệ mã hoá video trong MPEG-4. Chuẩn MPEG-4 là một chuẩn động dễ thay đổi: với MPEG-4, các đối tượng khác nhau trong một khung hình có thể được mô tả, mã hoá và truyền đi một cách riêng biệt đến bộ giải mã trong các dòng cơ bản ES (Elementary Stream) khác nhau. Cũng nhờ xác định, tách và sử lý riêng các đối tượng (như nhạc nền, âm thanh xa gần, đồ vật, đối tượng ảnh video như con người hay động vật, nền khung hình…), nên người sử dụng có thể loại bỏ riêng từng đối tượng khỏi khuôn hình. Sự tổ hợp lại thành khung hình chỉ được thực hiện sau khi giải mã các đối tượng này. Trên Hình 2.2 thể hiện một trường hợp điển hình của tổ hợp khuôn hình MPEG-4, cho thấy nhiều đối tượng (bàn, quả cầu, bảng đen, người hướng dẫn và audio) được đặt vào một hệ thống toạ độ không gian 3 chiều (3-D) đối IPTV 13 http://www.ebook.edu.vn
  • 14. với vị trí người xem giả định. Các thiết bị mã hoá và giải mã video đều áp dụng sơ đồ mã hoá như nhau cho mỗi đối tượng video VO (Video Object) riêng biệt (hình 2), nhờ vậy người sử dụng có thể thực hiện các hoạt động tương tác riêng với từng đối tượng (thay đổi tỷ lệ, di chuyển, kết nối, loại bỏ, bổ xung các đối tượng…) ngay tại vị trí giải mã hay mã hoá. Hình 2.2 Tổ hợp khung hình trong MPEG-4 IPTV 14 http://www.ebook.edu.vn
  • 15. Hình 2.3 Cấu trúc bộ mã hóa và giải mã MPEG-4 Các bộ phận chức năng chính trong các thiết bị MPEG-4 bao gồm: • Bộ mã hoá hình dạng ngoài Shape Coder dùng để nén đoạn thông tin, giúp xác định khu vực và đường viền bao quanh đối tượng trong khung hình scene. • Bộ dự đoán và tổng hợp động để giảm thông tin dư thừa theo thời gian. • Bộ mã kết cấu mặt ngoài Texture coder dùng để xử lý dữ liệu bên trong và các dữ liệu còn lại sau khi đã bù chuyển động. Hình 2.4 là một ví dụ về mã hoá và tổng hợp khung hình video sử dụng trong MPEG-4. Nhiều đối tượng, như người, xe ô tô, nhà cửa, được tách ra khỏi video đầu vào. Mỗi đối tượng video sau đó được mã hoá bởi bộ mã hoá đối tượng video VO (video object) và sau đó được truyền đi trên mạng. Tại vị trí thu, những đối tượng này được giải mã riêng rẽ nhờ bộ giải mã VO và gửi đến bộ tổ hợp compositor. Người sử dụng có thể tương tác với thiết bị để cấu trúc lại khung hình gốc (a), hay để xử lý các đối tượng tạo ra một khung hình khác (b). Ngoài ra, người sử dụng có thể download các đối tượng khác từ các thư viện cơ sở dữ liệu (có sẵn trên thiết bị hay từ xa thông qua mạng LAN, WAN hay Internet) để chèn thêm vào hay thay thế các đối tượng có trong khuôn hình gốc (c). Hình2.4 Mã hóa và tổng hợp khung hình trong MPEG-4 IPTV 15 http://www.ebook.edu.vn
  • 16. Để có thể thực hiện việc tổ hợp khung hình, MPEG-4 sử dụng một ngôn ngữ mô tả khung hình riêng, được gọi là Định dạng nhị phân cho các khung hình BiFS (Binary Format for Scenes). BiFS không chỉ mô tả ở đâu và khi nào các đối tượng xuất hiện trong khung hình, nó cũng mô tả cách thức hoạt động của đối tượng (làm cho một đối tượng xoay tròn hay chồng mờ hai đối tượng lên nhau) và cả điều kiện hoạt động đối tượng và tạo cho MPEG-4 có khả năng tương tác. Trong MPEG-4, tất cả các đối tượng có thể được mã hoá với sơ đồ mã hoá tối ưu riêng của nó – video được mã hoá theo kiểu video, text được mã hoá theo kiểu text, các đồ hoạ được mã hoá theo kiểu đồ hoạ - thay vì việc xử lý tất cả các phần tử ảnh pixels như là mã hoá video ảnh động. Do các quá trình mã hoá đã được tối ưu hoá cho từng loại dữ liệu thích hợp, nên chuẩn MPEG-4 sẽ cho phép mã hoá với hiệu quả cao tín hiệu ảnh video, audio và cả các nội dung tổng hợp như các bộ mặt và cơ thể hoạt hình. 2.4 Tổng quan về MPEG-4 Part 10 Đầu năm 1998, 2 tổ chức ITU-T và VCEG đã cùng đưa ra một chuẩn nén mới H.26L nhằm tăng gấp đôi hiệu suất nén . Do đó chuẩn nén này sẽ mở ra nhiều ứng dụng mới như truyền hình qua mạng Internet, truyền hình di động và phát triển các ứng dụng hiện có. Cuối năm 2001, VCEG và MPEG đã thành lập JVT ( Joint Video Team) có nhiệm vụ hoàn thành chuẩn nén mới và chính thức được thông qua với tên gọi là MPEG-4 Part 10 hoặc H.264/AVC vào tháng 3 năm 2003. 2.4.1 Cấu trúc phân lớp của H.264/AVC Với sự gia tăng các ứng dụng và dịch vụ trên nhiều mạng thì câu hỏi đặt ra là làm thế nào quản lí được các ứng dụng đó. Do vậy, chuẩn H.264/AVC phải có độ linh hoạt cao và có thể ứng dụng trên nhiều mạng khác nhau. Do đó, chuẩn H.264/AVC được thiết kế theo phân lớp mã hóa video VCL ( Video Coding Layer) và lơp NAL làm nhiệm vụ tương thích với môi trường mạng khác nhau. IPTV 16 http://www.ebook.edu.vn
  • 17. Hình 2.5: Cấu trúc phân lớp của H.264 a) Lớp mạng NAL ( Network Abstration Layer) NAL có khả năng ánh xạ từ lớp VCL đến lớp truyền tải: + RTP/IP cho dịch vụ thời gian thực qua mạng Internet (conversational và streaming). + Định dạng file: ISO MP4 cho lưu trữ và truyêng tải MMS. + H32x cho các dịch vụ đàm thoại có dây và không dây. + Dòng truyền tải MPEG-2 cho các dịch vụ quảng bá. Gói NAL: dữ liệu video được mã hóa được tổ chức trong một đơn vị NAL( hay gói NAL). Mỗi gói có độ dài tính theo byte. Byte đầu tiên của mỗi gói NAL là byte mào đầu, nó chỉ rõ loại dữ liệu được chứa trong NAL, các byte còn lại chứa dữ liệu. Phần dữ liệu của NAL được ghép xen. Cấu trúc của đơn vị NAL có định dạng chung cho việc sử dụng truyền trong hệ thống hướng bit và hướng gói. b) Lớp mã hóa video: Lớp mã hóa video của H.264/AVC thì tương tự với các tiêu chuẩn khác như MPEG-2 video. Nó là sự kết hợp dự đoán theo thời gian và theo không gian,vàvới mã chuyển vị. Ảnh được tách thành các khối. Ảnh đầu tiên của dãy hoặc điểm truy nhập ngẫu nhiên thì được mã hóa “Intra”, có nghĩa là không dùng thông tin nào ngoài thông tin chứa trong bản thân ảnh. Mỗi mẫu của một khối trong một frame Intra được dự đoán nhờ dùng các mẫu không gian bên cạnh của các khối đã mã hóa trước đó. Đối với tất cả các ảnh còn lại của dãy hoặc giữa các điểm truy cập ngẫu nhiên, mã hóa “Inter” được sử dụng, dùng dự đoán bù chuyển động từ các ảnh được mã hóa trước. c) Khái niệm về ảnh, khung, bán ảnh, macroblock Tín hiệu video được mã hóa trong H.264 bao gồm tập hợp các ảnh được mã hóa có trật tự. Một ảnh có thể biểu diễn bằng cả một khung hoặc một bán ảnh. Nhìn chung, một khung gồm có hai bán ảnh xen kẽ nhau: bán ảnh trên và bán ảnh dưới. Bán ảnh trên gồm các dòng chẵn 0, 2, 4, …, H/2 -1, với H là tổng số dòng trong một khung. Bán ảnh dưới gồm các dòng lẻ và bắt đầu từ dòng thứ 2. IPTV 17 http://www.ebook.edu.vn
  • 18. Hình 2.6: Các bán ảnh trong một khung Các macroblock: Mỗi ảnh video, frame hoặc field, được chia thành các macroblock có kích thước cố định bao trùm một diện tích ảnh hình chữ nhật gồm 16 x 16 mẫu thành phần luma và 8 x 8 mẫu cho mỗi một trong hai thành phần chroma. Tất cả các mẫu macroblock luma hoặc chroma được dự đoán theo không gian hoặc thời gian, và dự đoán tại chỗ hợp thành được truyền đi nhờ dùng mã chuyển vị. Do vậy mỗi thành phần màu dự đoán tại chỗ được chia nhỏ thành các khối. Mỗi khối được biến đổi nhờ dùng biến đổi nguyên (an integer transform), và các hệ số biến đổi được lượng tử hóa và được truyền đi bằngphương pháp mã hóa entropy. Các macroblock được tổ chức thành các slice, biểu diễn các tập con của ảnh đã cho và có thể được giải mã độc lập. Thứ tự truyền các macroblock trong dòng bit phụ thuộc vào bản đồ phân phối Macroblock (Macroblock Allocation Map) và không nhất thiết phải theo thứ tự quét. H.264 / AVC hỗ trợ năm dạng mã hóa slice khác nhau. Đơn giản nhất là slice I (Intra), trong đó tất cả macroblock được mã hóa không có tham chiếu tới các ảnh khác trong dãy video. Tiếp theo là các slice P và B, ở đó việc mã hóa có tham chiếu tới các ảnh trước nó (slice P) hoặc cả ảnh trước lẫn ảnh sau (slice B). Hai dạng slice còn lại là SP (switching P) và SI (switching I), được xác định cho chuyển mạch hiệu quả giữa các dòng bit được mã hóa ở các tốc độ bit khác nhau. 2.4.1 H.264 CODEC Giống như các tiêu chuẩn nén trước đây ( ví dụ như MPEG-1, MPEG2 và MPEG-4),H.264 không được định nghĩa là bộ CODEC ( một cặp encoder và decoder) mà H.264 định nghĩa các cú pháp của luồng nén video. Trong thực tế, bộ mã hóa và giải mã bao gồm các thành phần cơ bản như trong hình 2.8 và hình 2.9. So với các chuẩn nén trước bao gồm các thành IPTV 18 http://www.ebook.edu.vn
  • 19. phần như bộ dự đoán, biến đổi, lượng tử, mã hóa entropy, H.264 CODEC còn bao gồm bộ lọc deblocking và có nhiều thay đổi quan trọng trong các chi tiết về chức năng của các thiết bị. Bộ mã hóa (hình 2.8) bao gồm 2 dòng dữ liệu , dòng forward (từ trái sang phải) và dòng tái tạo (từ phải sang trái). Dòng dữ liệu trong bộ giải mã được truyền từ phải sang trái trong hình 2.9. Hình 2.7: Sơ đồ bộ mã hóa H.264. Bộ mã hóa dòng forward Một khung hoặc trường lối vào Fn được xử lí trong các khối của một macroblock ( đáp ứng cho 16x16 pixel trong một hình bình thường). Mỗi macroblock được mã hóa ở chế độ trong ảnh hoặc liên ảnh, với từng block trong macroblock. Một dự doán PRED (kí hiệu là P trong hình 2.8) được định dạng dựa trên các mẫu ảnh được tái tạo lại. Trong chế độ nén liên ảnh, PRED được hình thành từ slice hiện thời vừa được mã hóa, giải mã và tái tạo lại (uF′ n trong hình, chú ý rằng các mẫu không được lọc được sủ dụng để tạo nên PRED) Trong chế độ nén trong ảnh, PRED được hình thành bằng cách dự đoán bù chuyển động từ một hoặc hai ảnh tham khảo được. Trong hình 2.8, ảnh tham khảo là ảnh F′ n −1 vừa được mã hóa. Nhưng, dự đoán tham chiếu đối với mỗi macroblock có thể được chọn từ các hình ảnh trong quá khứ hoặc trong tương lai vừa được mã hóa, tái tạo và lọc ( theo thứ tự hiển thị) . Dự đoán PRED trừ với block hiện tại đer tìm ra sự khác biệt , được biến đổi và lượng tử hóa để thu được hệ số lưởng tử X sẽ được sắp xếp lại và mã IPTV 19 http://www.ebook.edu.vn
  • 20. hóa entropy. Hệ số được mã hóa entropy cùng với thông tin về cạnh được mã hóa trong mỗi block trong macroblock (chế độ dự đoán, mức lượng tử, thông tin về vector chuyển động, …) định dạng nên các dòng bit để truyền tơi lớp mạng trừu tượng để truyền hoặc lưu trữ. Hình 2.8: Bộ mã hóa Bộ mã hóa dòng tái tạo Bên cạnh việc mã hóa và truyền tải các block trong macroblock, bộ mã hóa còn giải mã ( tái tạo) chúng để làm tham khảo cho các dự đoán trong tương lai. Hệ số X được giải lượng tử (Q−1 ) và biến đổi ngược (T−1 ) để thu được sụ khác biệt block D′ n . Block dự đoán PRED được cộng vào để tạo thành block tái tạo uF′n . Bộ lọc được ứng dụng để giảm ảnh hưởng của méo và các ảnh tham khảo dự đoán được tạo từ 1 chuỗi các block F′n. Mục đích chính của bộ giải mã dòng tái tạo trong bộ mã hóa là để chắc chắn rằng cả bộ mã hóa và giải mã đều sử dụng các tham số khung đã xác định để tạo ra dự đoán P. Nếu không có các tham số này, dự báo P ở bộ mã hóa và giải mã sẽ không được xác định, dẫn đến lỗi giữa bộ mã hóa và giải mã. Hình 2.9 Bộ giải mã IPTV 20 http://www.ebook.edu.vn
  • 21. Bộ giải mã Bộ giải mã nhận được các dòng bit được nén từ NAL. Các thành phần dữ liệu được giải mã entropy để tìm ra hệ số lượng tử X. Sử dụng giải lượng tử và biến đổi ngược để thu được Dn. Sử dụng các thông tin header đươc giải mã từ các dòng bit, bộ mã hóa tạo ra block dự đoán, giống hệt với PRED được ′ tạo ra ở bộ mã hóa. PRED được cộng với D n để tạo ra uF′n , sau đó được lọc để tạo ra các block F′n. 2.4.3 Các đặc điểm chính của MPEG-4 Part 10: a) Kích thước block ảnh có thể thay đổi được: Thành phần độ chói của macroblock (16*16 mẫu) có thể được chia theo 4 cách: một macro block 16 *16 phần macroblock, hai macroblock 16*8 phần, hai 8* 16 phần hoặc bốn macroblock 8*8 phần. Nếu kiểu 8*8 phần được chọn, mỗi bốn 8*8 sub-macroblock trong một macro block có thể được chia theo 4 cách: một phần sub-macro block 8*8, hai phần sub-macroblock 4*8, hai phần submacroblock 8*4 hoặc bốn phần sub-macroblock 4*4 . Các phần này và các submacroblock tạo ra nhiều cách kết hợp giữa trong mỗi macroblock. Trong thực tế, phần có kích thước lớn phù hợp với những vị trí không chi tiết, và phần kích thước nhỏ phù hợp với các vị trí có độ chi tiết cao. Hinh 2.10: Bù chuyển động b) Độ chính xác của vector bù chuyển động cao: IPTV 21 http://www.ebook.edu.vn
  • 22. Mỗi phần hay mỗi phần sub-macroblock trong một macro được mã hóa trong ảnh được dự đoán từ một vùng có cùng kích thước trong ảnh tham khảo. hầu hết các chuẩn nén trước đó chỉ đạt được độ chính xác ½ của vector bù chuyển động, nhưng với H.264 có thể đạt được tới ¼. c) Tham chiếu nhiều ảnh bù chuyển động: Ảnh P trong MPEG-2 là ảnh dự đoán được tham chiếu từ một ảnh trước đó, còn ảnh B là ảnh dự đoán 2 chiều được tham chiếu từ nhiều ảnh I hoặ P trước và sau nó. Trong chuẩn nén H.264, ảnh hiện tại có thể tham chiếu bởi nhiều ảnh, điều này cho phép tăng hiệu suất nén. Một lượng lớn các ảnh được giải nén và lưu trong bộ giải nén. Trong các chuẩn nén trước đó, thứ tự các ảnh dùng cho mục đích tham chiếu bù chuyển động và thứ tự các ảnh thể hiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, chuẩn nén H.264 đã khắc phục nhược điểm này bằng cách cho phép bộ giải nén lựa chọn thứ tự các ảnh tham chiếu. Hình 2.11: Tham chiếu đa ảnh d) Dự đoán trong ảnh: Các mẫu của một macroblock được dự đoán bằng cách chỉ sử dụng phần thông tin của macroblock được truyền đi trong một ảnh. Trong chuẩn nén H.264/AVC, có hai loai dự đoán trong ảnh cho thành IPTV 22 http://www.ebook.edu.vn
  • 23. phần chói Y. Loại thứ nhất là intra 4x4 và loại thứ 2 là intra 16x16. Trong INTRA 4x4, các phần tử ảnh có kích thước 16x16 được chia thành 16 phần có kích thước 4x4, việc dự đoán được thực hiên với từng phần riêng biệt. Có 9 mode dự đoán tùy chọn đối với các block thành phần chói Y kích thước 4x4, 4 mode đối với thành phần chói Y kích thước 16x16, 4 mode cho thành phần màu Cr, Cb. Bộ nén sẽ lựa chọn mode dự đoán sao cho sự khác biệt giữa P và block được mã hóa là nhỏ nhất. c mode dự đoán thành phần chói Y 4x4 Có 9 mode dự đoán thành phần chói Y kích thước 4x4, đó là: Mode 0: dự đoán theo chiều dọc Mode 1: dự đoán theo chiều ngang Mode CD: dự đoán dựa trên trung bình tất cả các mẫu xung quanh từ bên trái và từ trên của khối dữ liệu hiện tại. Mode 3: dự đoán dự trên các mẫu có độ nghiêng 45 độ từ phải sang trái. Mode 4: dự đoán dự trên các mẫu có độ nghiêng 45 độ từ trái sang phải. Mode 5 : sử dụng phép ngoại suy với góc có độ nghiêng 26.6 độ so với chiều dọc. Mode 6: sử dụng phép ngoại suy với góc có độ nghiêng 26.6 độ so với chiều ngang Mode 7: sử dụng phép ngoại suy với góc có độ nghiêng 26.6 độ so với chiều dọc bên phải Mode 8: sử dụng phép ngoại suy với góc có độ nghiêng 26.6 độ từ so với chiều ngang. Hình 2.12: Mode dự đoán thành phần chói Y kích thước 4x4 Hình 2.13: Mode dự đoán 16x16 liên ảnh IPTV 23 http://www.ebook.edu.vn
  • 24. • Các mode dự đoán thành phần chói Y 16x16 Như dã nói trình bày ở trên, một mode dự đoán được áp dụng cho toàn bộ một macro thành phần chói kích thước 16x16. Có 4 mode dự đoán đó là dự đoán theo chiều dọc, dự đoán theo chiều ngang, dự đoán phẳng. Đối với mode dự đoán phẳng, một hàm tuyến tính được sử dụng giữa các mẫu từ bên trái và từ trên xuống so với mẫu dự đoán hiện tại. Mode này hoạt động hiệu quả giữa các vùng có độ chói liên tục thay đổi. Các mode hoạt động giống như đối với thành phần chói kích thước 4x4, chỉ khác là chúng hoạt động đối với toàn bộ macroblock thay vì với 16 phần kích thước 4x4. • Các mode dự đoán các thành phần màu Cr và Cb: Dự đoán trong ảnh đối với các thành phần màu của một macroblock tương tự như đối với thành phần chói Y có kích thước 16x16. Bởi vì tín hiệu màu có sự thay đổi liên tục trong hầu hết các trường hợp. Nó luôn áp dụng cho các khối 8x8 sử dụng dự đoán ngang, dọc, DC và sự đoán phẳng. Hình 2.14: Dự đoán ảnh I e) loại bỏ dư thừa không gian: Biến đổi Cosine rời rạc DCT hai chiều trong các chuẩn MPEG-1, MPEG-2 nhằm mục đích loại bỏ phần dư thừa không gian. DCT được áp dụng cho các khối 8x8. trong H.264/AVC, DCT được áp dụng với hệ số nguyên. Kích thước khối thay đổi, có thể là 16x16, 4x4, hoặc trong trường hợp đặc biệt có thể dùng khối kích thước 2x2. Việc sử dụng khối có kích thước nhỏ hơn so với các chuẩn IPTV 24 http://www.ebook.edu.vn
  • 25. nén trước đó cho phép bộ mã hóa tương thích tốt hơn với biên của các đối tượng chuyển động. Hình 2.15: Loại bỏ dư thừa không gian Có 3 loại biến đổi khác nhau được sử dụng trong MPEG-4 Part 10, đó là; • Một biến đổi Hadamard áp dụng cho mảng 2 chiều kích thước 4x4 các hệ số 1 chiều DC của thành phần chói Y trong mode 16x16. • Một biến đổi Hadamard áp dụng cho mảng 2 chiều kích thước 2x2 các hệ số 1 chiều DC của thành phần màu Cr, Cb. 4x4. • Một biến đổi dựa trên DCT áp dụng cho tất cả các block kích thước Dữ liệu trong 1 macroblock được truyền di theo thứ tự như trong hình sau: Nếu macroblock được mã hóa sử dụng mode Intra 16x16, thì block đó sẽ được dán nhãn là “-1”, và bao gồm các hệ số một chiều được biến đổi trong mỗi block độ chói 4x4, và được truyền đi đầu tiên. Sau đó, các block độ chói từ 0-15 được truyền đi theo trật tự như trong hình vẽ(các hệ số một chiều trong một macroblock được mã hóa sử dụng mode Intra 16x16 không được gửi đi). Block 16 và 17 được gửi đi,bao gồm 2 mảng kích thước 2x2 các hệ số một chiều các thành phần màu Cr, Cb. Cuối cùng là các block từ 18-25(không có các hệ số một chiều). IPTV 25 http://www.ebook.edu.vn
  • 26. Hình 2.16: Thứ tự truyền các block trong một macroblock f) Mã hóa Entropy: Hình 2.17: Mã hóa Entropy • Mã hoá số học nhị phân thích nghi với ngữ cảnh (Context-adaptive binary arithmetic coding - CABAC) IPTV 26 http://www.ebook.edu.vn
  • 27. • Mã hoá có độ dài từ mã thay đổi thích nghi với ngữ cảnh (Contextadaptive variable-length coding - CAVLC) • Mã hoá có độ dài từ mã thay đổi (Common variable-length coding - VLC) g) Bộ lọc deblocking: Cấu trúc khối cơ bản của H.264 là 4x4 cho biến đổi và bù chuyển động. Do vậy, ảnh sẽ hình thành các đường biên giữa các khối. Bộ lọc sẽ triệt tiêu các biên này để hình ảnh được tự nhiên hơn. Một bộ lọc được sử dụng cho mỗi macroblock được mã hóa nhằm làm giảm méo. Bộ lọc deblocking được sử dụng sau biến đổi ngược ở bộ mã hóa( trước khi tái tạo lại và lưu trữ ) và ngược lại đối với bộ giải mã. Bộ lọc giúp cải thiện chất lượng hình ảnh. Hình ảnh được lọc sẽ sử dụng để làm dự đoán bù chuyển động cho các hình ảnh trong tương lai và điều này có thể giúp cải thiện chất lượng nén bởi vì những hình ảnh đã được lọc chân thực hơn so với các ảnh không được lọc. h) Thứ tự macroblock mềm dẻo: Để cung cấp các phương pháp che giấu hiệu quả trong các kênh có khuynh hướng bị lỗi với các ứng dụng độ trễ thấp, H.264 / AVC hỗ trợ một đặc điểm gọi là thứ tự macroblock mềm dẻo (FMO – Flexible Macroblock Ordering). FMO định rõ một giản đồ (pattern) ấn định các macroblock trong ảnh vào một hoặc vài nhóm slice. Mỗi nhóm slice được truyền riêng biệt. Nếu một nhóm slice bị mất, các mẫu trong các macroblock bên cạnh về mặt không gian, thuộc về các nhóm slice được thu đúng, có thể được sử dụng cho che dấu hiệu quả lỗi. 2.4.4 Ưu điểm của H.264/AVC: Chất lượng hình ảnh tốt: H.264 là chuẩn nén sử dụng công nghệ âm thanh, hình ảnh mới khả năng nén tôt hơn so với các chuẩn nén trước đó. Do đó, chuẩn nén cung cấp dịch vụ phân phát hình ảnh chất lượng cao qua mạng băng thông giới hạn. Yêu cầu băng thông thấp: Chất lượng hình ảnh của H.264 gần giống với MPEG-2 nhưng H.264 cần ít băng thông để truyền tải tín hiệu với cùng chất lượng. Đặ điểm này rất phù hợp để sử dụng trong hệ thống IPTV. Có khả năng kết hợp với các thiết bị xử lí video có sẵn như MPEG-2 và hạ tầng mạng dựa trên IP đã có sẵn . Hỗ trợ truyên hình độ phân giải cao: Khi sử dụng tối ưu chuẩn nén thể làm có thể làm tăng khả năng truyền dữ liệu của mạng. Do đó các nhà IPTV 27 http://www.ebook.edu.vn
  • 28. cung cấp dịch vụ truyền thông có thể sử dụng chuẩn nén này để cung cấp chương trình video độ phân giải cao qua mạng sẵn có. Hỗ trợ nhiều ứng dụng:Chuẩn nén H.264 được sử dụng trong nhiều ứng dụng, với nền khác nhau thì có những yêu cầu riêng. Ví dụ, ứng dụng truyền đa điểm trong IPTV yêu cầu phải hiện thị hình ảnh ở dạng chuẩn truyền hình, trong khi, đối với các ứng dụng giải trí di động, hình ảnh phải hiển thị được trên các thiết bị di động. Để phù hợp với mọi ứng dụng, chuẩn nén H.264 có rất nhiều profile và level.Đặc điểm của profile và level là tốc độ bit và kích thước ảnh. Có thể truyền độc lập: Chuẩn nén H.264 có thể truyền qua nhiều giao thức như ATM, RTP,UDP, TCP và các dong MPEG-2. Dễ dàng thích nghi với các mạng chất lượng kém nhờ cơ chế sửa lỗi . 2.4.5 Các ứng dụng của H.264/AVC Chuẩn nén này được thiết kế cho các ứng dụng sau: +Truyền hình quảng bá qua qua vệ tinh, cáp, mặt đất… +Truyền hình tương tác, video theo yếu cầu (VoD). +Lưu trữ đĩa quang, băng từ, DVD. +Tích hợp dịch vụ qua ISDN, LAN, DSL, mạng không dây, mạng di động, modem. +Nhắn tin đa phương tiện MMS qua ISDN, DSL, LAN mạng di động. Còn nhiều ứng dụng khác được phát triển trên mạng hiện tại như video phone,… và mạng tương lai. Kết luận: Từ những đặc điểm và ưu điểm của MPEG-4 AVC đánh dấu một bước ngoặt trong lĩnh vực nén video, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhằm mục đích sử dụng băng thông hiệu quả hơn và đem lại chất lượng ảnh cao hơn. Với các kỹ thuật này, MPEG-4 AVC có thể giảm tốc độ bit xuống hơn 50% so với chuẩn MPEG-2. Do đó, MPEG-4 Part 10 được lựa chọn để ứng dụng trong IPTV. IPTV 28 http://www.ebook.edu.vn
  • 29. CHƯƠNG 3: ĐÓNG GÓI NỘI DUNG VIDEO Việc đóng gói các chương trình video bao gồm việc chèn và tổ chức các dữ liệu video thành các gói riêng biệt. 3.1 Tổng quan về mô hình truyền thông IPTV (IPTVCD) Mô hình truyền thông trong IPTV có 7 lớp(và một lớp tùy chọn) được xếp chồng lên nhau. Các dữ liệu video ở phía thiết bị gửi được truyền từ lớp cao xuống lớp thấp trong mô hình IPTV, và được truyền đi trong mạng băng rộng bằng các giao thức của lớp vật lí. Ở thiết bị nhận, dữ liệu nhận được chuyển từ lớp thấp nhất đến lớp trên cùng trong mô hình IPTV. Hình3.1: mô hình truyền thông IPTV Do đó, nếu 1 bộ mã hóa gửi chương trình video đến 1 thiết bị IPTV của khách hàng, thì phải chuyển qua các lớp trong mô hình IPTV ở cả phía thiết bị nhận và thiết bị gửi. Mỗi lớp trong mô hình IPTV độc lập với nhau và có chức năng riêng. Khi chức năng này được thực hiện , dữ liêu j video được chuyển đến lớp tiếp theo trong mô hình IPTV. Mỗi lớp sẽ thêm vào hoặc bỏ đi phần thông tin điều khiển của các gói video trong quad trình xử lí. Thông tin điều khiển chứa các thông tin giúp thiết bị có thể sử dụng gói dữ liệu đúng chức năng của nó, và thường được định dạng như các header hoặc trailer. Bên cạnh việc truyền thông giữa các lớp, còn có các liên kết ảo giữa các tầng cùng mức. 7 lớp và 1 lớp bổ sung trong mô hình IPTV có thể được chia làm 2 loại: các lớp cao và lớp thấp. các tầng cao hơn thì quan tâm nhiều hơn tới các ứng dụng của IPTV và các định dạng file, trong khi các tầng thấp hơn thì quan tâm tới việc truyền tải các nội dung. IPTV 29 http://www.ebook.edu.vn
  • 30. 3.2 Mô hình IPTV và truyền tải các nội dung MPEG Hình 3.2 cho ta cái nhìn rõ hơn về việc các nội dung video đã được nén qua các lớp như thế nào khi sử dụng hệ thống MPEG khi chuyển từ lớp trên xuống lớp dưới. Hình 3.2 Đóng gói các lớp trong mô hình IPTV 3.2.1 Lớp mã hóa video: Quá trình truyền thông bắt đầu ở lớp mã hóa, các tín hiệu tương tự hoặc số được nén. Tín hiệu lối ra của bộ nén là các dòng Mpeg cơ bản. các dòng MPEG cơ bản được định nghĩa là các tín hiệu số liên tục thời gian thực. Có nhiều loại dòng cơ bản. VD, âm thanh được mã hóa sư dụng MPEG được gọi là “dòng cơ bản âm thanh.“ Một dòng cơ bản thực ra chỉ là tín hiệu ra thô từ bộ mã hóa. Các dòng dữ liệu được tổ chức thành các khung tại lớp này. Các thông tin chứa trong một dòng cơ bản có thể bao gồm: • Loại khung và tốc độ • Vị trí của những block dữ liệu trên màn hình • Tỉ số cạnh Các dòng cơ bản là nền tảng để tạo nên các dòng MPEG. Điều quan trọng phải chú ý là lớp này được chia thành 2 lớp phụ theo đặc tính của chuẩn H.264/AVC: lớp mã hóa video(VCL) và lớp trừu tượng(NAL). Lớp phụ VCL quan tâm tới việc nén các nội dung video. TÍn hiệu đầu ra của lớp này là chuỗi IPTV 30 http://www.ebook.edu.vn
  • 31. các slice ảnh. Dòng bit ở lớp NAL được tổ chức thành các gói rời rạc được gọi là các khối NAL. Định dạng của các khối NAL được mô tả trong hình 3.3(=3.6) Các khối trong hình 3.3 mô tả 1 khối NAL với phần payload nội dung video. Nó có thể chứa các loại payload khác trong phần này như thông tin điều khiển. Những khối như thế được xếp vào loại không phải khối VCL (non-VCL unit). Các khối NAL được kết hợp với nhau thành chuỗi, định dạng nên khối truy cập. chú ý rằng khối NAL được tạo nên từ chuẩn H.264/AVC có thể hỗ trợ cho cả cấu trúc mạng dựa trên giao thức IP và các mạng không dựa trên giao thức IP. Hình 3.3 Cấu trúc của khối NAL 3.2.2 Lớp đóng gói Video: Để truyền các dòng cơ bản âm thanh, dữ liệu và hình ảnh qua mạng số, mỗi dòng cơ bản này phải được chuyển đổi sang một dòng được chèn của gói PES đã được đánh dấu thời gian (PES- parketized Element Stream ). Một dòng PES chỉ bao gồm 1 loại dữ liệu từ 1 nguồn. Một gói PES có thể có kích thước khối cố định hoặc thay đổi, có thể lên tới 65536 byte/gói. Bao gồm 6 byte header, và số byte còn lại chứa nội dung chương trình. Định dạng của 1 PES header được minh họa trong hình 3.4 và giải thich trong bảng 3.4. IPTV 31 http://www.ebook.edu.vn
  • 32. Hình 3.4 Định dạng gói MPEG PES Bảng 3.1 Cấu trúc của một gói MPEG PES Tên trường Tiền tố mã bắt đầu gói Chức năng Gói PES bắt đầu với tiền tố 0x000001 Nhận dạng dòng (1 byte) Trường này nhận dạng loại payload trong gói. Một mẫu bit 111x xxxx cho biết đó là gói audio, còn mẫu bit 1110 xxxx cho biết rằng đó là gói video. Giá trị "X" được sử dụng để biểu thị các số của các dòng MPEG Độ dài gói PES Trường dài 2 byte để chỉ thị độ dài gói Mã đồng bộ Trường được dùng để đồng bộ nội dung video và audio Trường 14 bit chứa các bộ chỉ thị PES khác nhau hay các cờ, cung cấp phần cứng hay phần mềm bộ giải mã của set - top box IP với thông tin thêm vào. Các loại cờ gồm: Điều khiển tranh chấp PES: Cờ này báo cho bộ Cờ header PES giải mã gói có được bảo đảm hay không thông qua xử lý tranh chấp Độ ưu tiên PES: Cờ này cung cấp cho bộ giải mã thông tin về mức độ ưu tiên của gói PES Bộ chỉ thị sắp xếp dữ liệu: Bộ chỉ thị này quyết định Payload của PES bắt đầu với bit video hay audio IPTV 32 http://www.ebook.edu.vn
  • 33. Thông tin bản quyền: Khi bit này được thiết đặt, nội dung video được bảo vệ bởi bản quyền Bản gốc hay bản sao: Cờ này chỉ ra nội dung này là bản gốc hay bản sao Độ dài dữ liệu header của PES Trường này nhận chỉ ra tổng số byte bị chiếm bởi các trường header khác nhau Trường header của PES Trường này chứa một số các bít tùy chọn Payload của PES Payload của PES gồm các dòng audio hay dữ liệu video Do bản chất của mạng, thứ tự hay chuỗi các khung video từ lối ra của trung tâm dữ liệu IPTV có thể khác thứ tự các khung do các thiết bị của người dùng nhận được. do đó, để giúp đỡ quá trình đồng bộ, các hệ thống dựa trên MPEG thường dán nhãn các gói PES khác nhau trong chuỗi video. Có 2 loại nhãn thời gian được sử dụng đối với mỗi gói PES: nhãn thời gian trình diễn(PTS), và nhãn thời gian giải mã(DTS): • PTS---- nhãn thời gian trình diễn có giá trị thời gian 33 bit, được đặt trong trường PES header. Mục đích của việc sử dụng PTS cho mỗi gói là để xác định xem khi nào và theo trật tự nào thì gói đó được xem (bởi người xem). • .DTS---nhãn giải mã để sử dụng để giúp bộ giải mã ở thiết bị của người sử dụng biết khi nào xử lí gói đó. Khái niệm ứng dụng những nhãn thời gian khác nhau đối với mỗi gói PES trong dòng mã hóa MPEG được minh họa trong hình 3.5. Như đã chỉ ra ở trên, thứ tự các gói được truyền đi qua mạng khác với thứ tự các gói nhận được ở thiết bị của người sư dụng. Thiết bị người sử dụng IPTV sẽ dùng các nhãn PTS và DTS để tái tạo lại nội dung video gốc. bên cạnh việc gửi đi các nội dung nén MPEG-2, PES còn có khả năng truyền tải các khối H.264/AVC qua mạng IPTV. Các chi tiết quá trình ánh xạ được mô tả ở hình 3.6. 3.2.3 Lớp cấu trúc dòng truyền tải: IPTV 33 http://www.ebook.edu.vn
  • 34. Lớp tiếp theo trong mô hình truyền thông IPTV làm nhiệm vụ tạo nên dòng truyền tải, bao gồm 1 dòng liên tiếp các gói. Những gói này thường được gọi là các gói TS, được tạo ra bằng cách ngắt các gói PES thành các gói TS có kích thước cố định là 188 byte độc lập với thời gian. Sử dụng thời gian độc lập này làm giảm khả năng mất gói tin trong quá trình truyền và giảm ồn. Mỗi gói TS bao gồm 1 trong 3 định dạng truyền thông: dữ liêu, âm thanh, hình ảnh. Do đó, các gói TS mang cố định 1 loại hình truyền thông. Mỗi gói TS bao gồm 184 byte payload và 4 byte header. Các thành phần của TS header được mô tả trong hình 3.7 và giải thích trong bảng 3.2 Hình 3.5 định dạng gói MPEG TS IPTV 34 http://www.ebook.edu.vn
  • 35. Hình 3.6 Ánh xạ gói truy cập AVC sang gói MPEG PES Hình 3.7 Ứng dụng nhãn thời gian với các gói MPEG PES Bảng 3.2 Cấu trúc gói MPEG TS Tên trường Chức năng Trường đồng bộ Phần header thường bắt đầu băng các bit đồng bộ (8 bit), thường là các bit 0. Trường này dùng để xác định điểm bắt đầu của 1gói IPTV. Trường chỉ thị lỗi bit cờ này sẽ chỉ ra 1 lỗi (nếu có) liên quan đến dòng truyền tải Trường chỉ thị điểm bắt đầu khối truyền tải bit cờ này sẽ chỉ ra 1 điểm bắt đầu của khối truyền tải Mức ưu tiên truyền tải Khi đặt cờ này sẽ chỉ ra mức ưu tiên khối payload Trương quan trọng nhất trong phần header là13 bit để xác định ID chương trình. Nó sẽ chỉ ra gói nào thuộc dòng nào.Các gói thuộc dòng nào ID chương trình thì sẽ có cùng ID chương trình.Bộ phân kênh trong bị của người sử dụng dùng thông tin để phân biệt các loại gói khác nhau.chú ý rằng các gói null có ID chương trình = 8191. Các gói không có ID chương trình thì sẽ bị thiết bị nhận IPTV 35 http://www.ebook.edu.vn
  • 36. IPTV loại bỏ Điều khiển việc tranh chấp các truyền tải 2 bit của trường này sẽ cho biết trạng thái mã hóa của phần payload gói truyền tải. trường 2 bit này sẽ cho biết liệu header của gói Trường điều dữ liệu có liên quan tới dòng truyền tải có bao khiển thích nghi gồm trường thích nghi và payload không Bộ đếm tiến Bộ đếm tiến sẽ đếm tăng lên 1 khi 1 gói dòng truyển tải với cùng một ID chương trình. Nhờ đó có thể xác định được nếu có mất hoặc bị lặp gói. Điều này có thể ảnh hưởng hình ảnh. Trường thích nghi Trường này có thể có hoặc không có trong phần header. Trương thích nghi này bao gồm nhiều thông tin khác nhau được sử dụng để định thời và điều khiển, bao gồm cả PCR. PCR được sử dụng để đồng bộ đồng hồ IPTVCD với đồng hồ bộ mã hóa. Giá trị PCR có độ dài 42 bit và được tăng theo tốc độ đồng hồ chuẩn, 27MHz. Ngay sau khi đồng bộ, việc giải mã MPEG - 2 IPTV được tiến hành Trường thích nghi Trường này có thể có hoặc không có trong phần header. Trường thích nghi này bao gồm nhiều thông tin khác nhau được sử dụng để định thời và điều khiển, bao gồm cả PCR. PCR được sử dụng để đồng bộ đồng hồ IPTVCD với đồng hồ bộ mã hóa. Giá trị PCR có độ dài 42 bit và được tăng Theo tốc độ đồng hồ chuẩn, 27MHz. Ngay sau khi đồng bộ, việc giải mã MPEG - 2 IPTV được tiến hành. Lớp này cũng cung cấp chức năng để tạo ra các dòng chương trình. Một dòng chương trình là một gói PES chưa 1 vài dòng cơ bản được mã hoasuwr dụng cùng đồng hồ chủ, hoặc đồng hồ hệ thống. Các kiểu dòng này được phát triển cho những ứng dụng như lưu trữ nội dụng video trên các đĩa quang hoặc đĩa cứng. Bên cạnh các nội dung hình ảnh và âm thanh đã được nén, dòng truyền tải bao IPTV 36 http://www.ebook.edu.vn
  • 37. gồm nhiều thông tin đặc trưng của chương trình hoặc metadata mô tả các dòng bit. Thông tin này được chứa trong 4 bảng PSI. (1) Bảng chương trình kết hợp (PAT)- Việc truyền các bảng PAT là bắt buộc và là điểm vào các bảng PSI. Bảng chương trình kết hợp luôn có ID chương trình là 0. Bảng này đưa ra các liên kết giữa chỉ số chương trình và ID của chương trình (2) Bảng ánh xạ chương trình: Bảng ánh xạ chương trình cũng là bắt buộc và mang cáo thông tin về một chương trình cụ thể. Bảng ánh xạ chương trình liệt kê các ID chương trình cho các gói mang các thành phần của 1 chương trình cụ thể (âm thanh, hình ảnh, dữ liệu, và các thông tin PCR).Hình 3.8 mô tả 1 ví dụ về mối quan hệ giữa bảng chương trình kết hợp (PAT) và bảng chương trình ánh xạ (PMT). Vì thế khi 1 thiết bị người dùng(IPTVCD) yêu cầu 1 chương trình, bảng chương trình kết hợp sẽ được kiểm tra, sau đó sẽ kiểm tra bảng chương trình ánh xạ để định nghĩa các IP chương trình về gói âm thanh, hình ảnh và dữ liệu liên kết với chương trình đó. Trong ví dụ này, thuê bao lựa chọn chương trình1 và thiết bị IPTV của người sử dụng định vị toàn bộ các gói truyền tải với ID chương trình là 36 đối với phần hình ảnh của chương trình và các gói với ID chương trình là 3 với các phần âm thanh của chương trình. Nếu dữ liệu là quảng bá với chương trình, thì bảng ánh xạ chương trình sẽ bao gồm các chi tiết trên đó xác định các gói dữ liệu truyền tải. IPTV 37 http://www.ebook.edu.vn
  • 38. Hình 3.8 Mối liên hệ giưa PMT và PAT (3) Bảng điều kiện truy cập(CAT)- bảng điều kiện truy cập là 1 bảng tùy chọn PSI bao gồm các ID chương trình của EMMs (các tin quản lí quyền truy cập). Tin quản lí quyền truy cập bao gồm các thông tin về mức cho phép đối với hệ thông truy cập. bảng điều kiện truy cập(CAT) thường được chứa trong 1 gói gọi với ID chương trình là 1. (4) Bảng thông tin mạng (NIT)- Bảng thông tin mạng NIT là 1 bảng tùy chọn lưu trữ các thông tin như tần số kênh và số dòng truyền tải. Set top box sẽ sử dụng thông tin này để chỉnh sóng tới các chương trình cụ thể. Khi TS được cấu trúc và định dạng, nó sẽ được chuyển xuống lớp truyền tải trực tiếp hoặc tới lớp sử dụng giao thức truyền tải thời gian thực (RTP). 3.2.4 Lớp giao thức truyền tải thời gian thực( tùy chọn): Lớp tùy chọn này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau. Lớp này hoạt động như 1 lớp trung gian giữa các nội dung được nén MPEG-2, H.264/AVC ở lớp cao hơn và cá lớp thấp hơn trong mô hình IPTV. Giao thức RTP chính là lõi của lớp này và thường là block cơ sở hỗ trợ truyền dòng nội dung theo thời gian thực qua mạng IP. IPTV 38 http://www.ebook.edu.vn
  • 39. Giao thức truyền tải thời gian thực phân phát các dòng âm thanh và hình ảnh bằng cách đóng gói các nội dung này trong một định dạng riêng biệt được gọi gói.Mỗi gói bao gồm phần header và payload(dữ liệu IPTV). Để sử dụng hiệu quả băng thông, phần payload thường bao gồm nhiều hơn 1 gói MPEG-TS. Phần header bao gồm các chức năng cốt yếu để các thể truyền thành công các dữ liệu thời gian thực qua mạng. header của RTP có thể nhận biết với header của UDP có giá trị là 5004, và bao gồm rất nhiều trường.Chi tiết về các trường khác nhau được minh họa trong hình 3.9 và bảng 3.3 Có 1 điều đáng chú ý, đó là giao thức thời gian thực không có trường dài trong phần header bởi vì nó phụ thuộc vào giao thức truyền tải cơ bản để cung cấp loại thông tin này. Như đã miêu tả trong bảng 3.6, lợi ích chính của việc chèn các nộ dung video đã được nén và trong các gói RTP là: (1) Thêm số chuỗi vào gói để giúp cả bộ giải mã ở phía nhà cung cấp và thiết bị người dùng có thể sắp xếp lại các gói nhận được từ mạng IP. (2) Trường nhãn thời gian giúp khắc phục các vấn đề như jitter và mất đồng bộ giữa nguồn và đích. Hình 3.9 Định dạng RTP header Khi header truyền tải thời gian thực được thêm vào payload video, gói truyền tải thời gian thực được gửi tới giao thức TCP hoặc UDP để tiếp tục xử lí. Định dạng phần payload của RTPcho việc đóng gói dòng bit nén MPEG-2 : thay vì sử dụng UDP để mang các gói TS MPEG-2 thì một vài hệ thống IPTV sử dụng lớp RTP thêm vào lớp UDP để truyền các gói. Việc ánh xạ các gói MPEG-TS sang các góiRTP là khá đơn giản. Cấu trúc bao gồm phần héader và payload của gói MPEG-2 TS. Mỗi gói có độ dài 188 byte. Hình 3.10 mô tả cấu trúc truyền tải nội dung DVB dựa trên MPEG-2 qua mạng IP. IPTV 39 http://www.ebook.edu.vn
  • 40. Định dạng payload RTP cho việc đóng gói dòng bit được nén dùng chuẩn H.264/AVC: RFC 3984 cung cấp khuyến nghị về giải pháp truyền các nội dung H264/AVC và định nghĩa 3 cơ chế để chèn các khối NAL vào RTP payload: (1) Một gói NAL riêng biệt: kĩ thuật này định nghĩa sự ánh xạ gói NAL sang từng payload RTP. Cấu trúc của từng gói NAL được mô tả trong hình 3.11. (2) Gói NAL tập hợp: Kĩ thuật này định nghĩa sự ánh xạ nhiều gói NAL sang 1 gói RTP. Cấu trúc của gói NAL tập hợp được mô tả trong hình 3.12. Bảng 3.3: Cấu trúc của gói IPTV dựa trên RTP Tên trường Chức năng Phiên bản (V) Trường này xác định phiên bản RTP được dùng trong gói IPTV Phần đệm (P) Trường này xác định có byte đệm trong gói RTP hay không Phần mở rộng (X) Nếu bit này được đặt bằng 1 thì phần mở rộng theo ngay sau tiêu đề cố định Tổng số nguồn góp (CSRC) Trường này chứa thông tin số bộ nhận diện CSRC có trong gói Bit dấu Chức năng của nó được xác định bởi mô tả RTP. Thường được sử dụng để xác định ranh giới khung Loại Payload (PT) Trường này chứ thông tin về định dạng payload của IPTV. Ví dụ, giá trị 34 chỉ ra nội dung video được mã hóa sử dụng H.263 Số thứ tự gói Trường này giúp tìm ra được những gói bị mất, lỗi. Giúp cho IPTVCD sắp xếp lại các gói được gửi tới không theo thứ tự, xác định đúng kính thước gói không đúng và chỉ ra gói bị lặp. Giá trị trong trường được tăng lên một mỗi lần một gói RTP được gửi qua mạng. Khi dòng IPTV bắt đầu, một giá trị bất kì được gán cho trường này để giảm rủi ro bị hacker tấn công Dấu thời gian Trường này giữ dấu thời gian của gói, được khởi tạo từ một đồng hồ đáng tin cậy. Trường này được sd để thêm vào trong các gói âm thanh và hình ảnh đúng theo thứ tự IPTV 40 http://www.ebook.edu.vn
  • 41. thời gian của dòng IPTV Nguồn đồng bộ (SSRC) Mục đích của trường này để chỉ ra nguồn đồng bộ trong mạng IPTV. Trường này thường được sử dụng kết hợp với trường số thứ tự gói để sửa những vấn đề xảy ra trong chuỗi IPTV Danh sách CSRC Mục đích của trường 32 bit này để chỉ ra những nguồn video và audio góp vào payload IPTV Hình 3.10 Các gói MPEG TS Hình 3.11 Ánh xạ nội dung H264/AVC ( từng khối NAL riêng biệt ) sang RTP payload IPTV 41 http://www.ebook.edu.vn
  • 42. Hình 3.12 Ánh xạ nội dung H264/AVC ( nhiều khối NAL riêng biệt ) sang một RTP payload Hình 3.13 Ánh xạ nội dung một H264/AVC NAL sang nhiều RTP payload IPTV 42 http://www.ebook.edu.vn
  • 43. Khối NAL tập hợp được định nghĩa để xác định dung lượng gói lớn nhất đối với mỗi mạng. VD, với mang Ethernet kích thước gói lớn nhất là 1500 byte, còn với mạng ATM kích thước gói lớn nhất là 54 byte. Dùng các gói NAL tập hợp để ánh xạ nhiều gói NAL sang 1 phần payload RTP không cần phải chuyển mã và thêm nhiều tiêu đề gói khi triển khai IPTv trên các nền. (3) Gói NAL phân tách: Đây là kĩ thuật để ánh xạ 1 khối NAL riêng rẽ ra khỏi nhiều phần payload RTP. Cấu trúc của một gói Nal phân tách được mô tả như trong hình 3.13). Điểm đáng chú ý là gói phân tách NAL phải được gửi qua mạng theo 1 trật tự liên tiếp. điều này là có thể khi sử dụng các số tăng dần trong header của RTP.Kĩ thuật này đem lại 2 lợi ích cho nhà cung cấp dịch vụ. Thứ 1, điều này giúp truyền lượng lớn chương trình có độ phân giải cao dựa trên IP. Thứ 2 là giúp tăng khả năng sửa lỗi. Chú ý rằng, kĩ thuật RTP thường được triển khai trong các mạng không đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS để truyền các dịch vụ IPTV. Mặc dù RTP giúp làm tăng khả năng các dòng tới đích trong trật tự đúng, nhưng không được thiết kế để đảm bảo các mức chất lượng dịch vụ. Do đó, trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ là đản bảo video luôn được ưu tiên khi chúng được truyền đi trong hạ tầng mạng. 3.2.5 Lớp truyền tải: Thông thường các gói RTP là dạng đầu vào của lớp truyền tải. Điều đáng chú ý là có thể ánh xạ trực tiếp các gói MPEG-TS sang payload giao thức của lớp truyền tải. Lớp truyền tải IPTV được thiết kế để đảm bảo các kết nối đầu cuối là tin cậy. Nếu dữ liệu tới thiết bị người nhận đúng. Lớp truyền tải sẽ truyền lại. Lớp truyền tải thông báo với lớp trên để có các thông tin chính xác hơn. TCP và UDP là 2 giao thức quan trong nhất được sử dụng ở lớp này. a) Sử dụng TCP để định tuyến các gói IPTV : TCP là giao thức cốt lõi của bộ giao thức internet và được xếp vào loại định hướng kết nối. Điều này cơ bản có nghĩa là kết nối được thiết lập giưa đầu cuối nhà cung cấp và thiết bị IPTV cua người sử dụng để truyền các chương trình qua mạng. TCP có khả năng điều khiển lỗi xảy ra trong quá trình truyền các chương trình qua mạng. Các lỗi như mất gói, mất trật tự gói,hoặc lặp gói thường gặp trong mô trương truyên IPTV. Để xử lí các tình huống này, TCP sử dụng hệ thống các số liên tục để cho phép thiết bị gửi có thể gửi lại các dữ liệu hình ảnh bị mất hoặc hỏng. Hệ thống số liên tục này là trường có độ dài 32 bit trong cấu trúc gói. trường đầu tiên chứa chuỗi số bắt đầu của dữ liệu trong gói và trường thứ hai chứa giá trị IPTV 43 http://www.ebook.edu.vn
  • 44. của chuỗi số tiếp theo mà video server đang đợi (mong) nhận trở lại từ IPTVCD Hình 3.14 Cơ chế điều khiển luồng của TCP Bên cạnh việc sửa các lỗi có thể xảy ra trong quá trình truyền nội dung video qua mạng IP băng rộng, TCP còn có điều khiển luồng dữ liệu. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng trường kích thước cửa sổ, với thuật toán được gọi là cửa sổ trượt. Giá trị trong trường này xác định số các byte có thể truyền đi qua mạng trước khi nhận được xác nhận từ phía thiêt bị nhận. Trong môi trường IPTV, giá trị trường kích thước cửa sổ chính là kích thước vùng đệm trong IPTVCD trừ đi lượng nội dung đã có trong vùng đệm tại một thời điểm. Dữ liệu này sẽ được giữ cho tới khi bản tin thông báo đã nhận được gửi về từ IPTVCD. Khi giá trị của trường này bằng 0, IPTVCD ở phía đầu thu sẽ không đủ khả năng xử lí các dữ liệu IPTV ở tốc độ đủ lớn. khi đó, TCP sẽ chỉ thị cho video server dừng hoặc làm chậm lại tốc độ gửi các gói dữ liệu tới IPTVCD. Điều này sẽ đảm bảo rằng IPTVCD sẽ không bị tràn các gói dữ liệu tới. Khi IPTVCD đã xử lí xong các các gói dữ liệu trong vùng đệmvà video server đã biết được điều đó thì giá trị tại vùng đệm sẽ tăng lên, và video server sẽ bắt đầu truyền tiếp các nội dung. Trong môi trường IPTV lí tưởng, số của cửa số được báo về từ IPTVCD sẽ báo cho server biết không gian vùng đệm còn trống chính la tốc độ mà tại đó các nội dung video được gửi đi từ IPTV 44 http://www.ebook.edu.vn
  • 45. video server. Các cổng TCP và Socket: Mỗi điểm cuối của 1 liên kết IPTV thì có 1 địa chỉ IP và 1 giá trị cổng liên quan. Vì thế mỗi liên kết có 4 thành phần khác nhau: (1) Địa chỉ IP của video server (2) Số của cổng của video server (3) Địa chỉ IP của IPTVCD (4) Số của cổng của IPTVCD Việc kết hợp địa chỉ IP và số của cổng cho phép 1 tiến trình trên IPTVCD có thể liên lạc trực tiếp với tiến trình đang chạy trên một trong các máy server được đặt ở trung tâm dữ liêu IPTV. Một cổng gồm 16 bit để định nghĩa hướng để truyền các thông báo giữa các lớp mạng. Có 2 loại cổng : • Cổng well known có giá trị từ 1 đến 1023. Loại cổng này thường được các server sử dụng và được quản lí bởi IANA • Cổng Ephemeral được thiếu lập bởi IPTVCD ở trạng thái tạm thời khi liên lạc với IPTV server. Các cổng thường được nhớ trong ngăn xếp phân mềm IP. Các giá trị này thường lớn hơn 1024 và nhỏ hơn65535. Cổng này không chịu sự quản lí của IANA. Socket cũng là một thành phần quan trọng khác trong mô hình truyền thông IP. Một socket về cơ bản là 1 giao diện ứng dụng chương trình (API), được sử dụng để làm cho làm việc liên lạc giữa các tiến trình đang chạy trên 1 thiết bị IP. Một socket được thiết đặt bằng cách kết hợp địa chỉ IP với số của cổng. Hình 3.15 Quá trình truyên thông trong mạng IPTV IPTV 45 http://www.ebook.edu.vn
  • 46. Để hiểu hơn về mối liên hệ giữa địa chỉ IP và socket xét các bước để thiết lập 1 kênh truyền thông giữa 1 tiền trình chạy trên IPTVCD và 1 tiền trình chạy trên trung tâm cung cấp dữ liệu IPTV. Bước được mô tả như sau: (1) Chuẩn bị dữ liệu: Tiến trình gửi chạy trên hệ thống server dong IPTV chuẩn bị nôi dung và gọi module truyền thông TCP/IP để truyền các dữ liệu tới 1 tiến trình đang chạy trên một IPTVCD. Các tiến trình truyền thông bắt đầu và thông tin header được thêm vào nội dung khi truyền qua các lớp trong IPTVCM. (2) Thiết lập kết nối logic TCP: Cả 2 đầu kết nối đều được định nghĩa bởi 1 địa chỉ IP và 1 số cổng. kết hợp giữa địa chỉ IP và số cổng gọi là socket.Hệ thống địa chỉ đối với liên kết truyền thông bao gồm các thành phần sau: Giao thức Địa chỉ IP của máy chủ IPTV ID của tiến trình chạy trên máy chủ IPTV Địa chỉ IP của IPTVCD ID của tiến trình chạy trên IPTVCD (3) Truyền dữ liệu: Truyền thông bắt đầu thông qua socket giữa 2 tiến trình từ phía IPTV server đến IPTVCD (4) Quản lí các dòng nội dung IPTV: giao thức TCP quản lí các dòng IPTV trong khi kết nối được thiết lập (5) Hủy bỏ kết nối: Khi hoàn thành việc truyền các nội dung IPTV, IPTVCD hoặc trung tâm dữ liệu sẽ hủy bỏ socket và kết nối mạng Header: Thông tin này giúp cho segment được truyền đi từ nguồn đến đích. Header mang thông tin chính là số cổng của nguồn và đích, số chuỗi của segment và kiểm tra tổng. Các số tổng đảm bảo rằng dữ liệu có thể tới và trở về từ đúng các tiến trình đang chạy trên mỗi thiết bị IP. Số chuỗi giúp TCP có thể hiểu được bằng cách nào để đưa dữ liệu về dạng trước khi bị gắt thành các segment. Dữ liệu video: Bảng 3.4 Định dạng của TCP segment Tên trường Cửa nguồn Cổng đích Chỉ số dãy IPTV Chức năng Trường 16 bit. Chỉ ra số của cổng nguồn Trường 16 bit. Chỉ ra số của cổng đích Chỉ ra chỉ số dãy của đoạn TCP. Điều này giúp TCP theo được vết của mỗi gói IPTV chuyển qua mạng 46 http://www.ebook.edu.vn
  • 47. Chỉ số chấp nhận Độ dời dữ liệu Được đặt trước Các bit điều khiển Cửa sổ Checksum con trỏ khẩn cấp Các tùy chọn và đệm chứa chỉ số dãy tiếp theo mà thiết bị gửi mong muốn nhận được. Trường này chỉ chứa giá trị này nếu bít điều khiển ACK được thiết lập trường ngắn này chỉ ra vị trí trong đoạn mà dữ liệu video bắt đầu Trường này được đặt trước để sử dụng sau này và có giá trị bằng 0 Trường này gồm có 6 bít điều khiển: URG: Urgent pointer ACK: Acknowledgment PSH: Push RST: Reset (đặt lại liên kết) SYN: Synchronize (đồng bộ chỉ số dãy) FIN: không có thêm dữ liệu từ bên gửi Chỉ ra kích thước cửa sổ cho dữ liệu phân phối giữa những lần nhận Kiểm tra lỗi để bảo vệ dữ liệu được gửi qua mạng Chỉ được dịch khi trường con trỏ khẩn cấp được cho phép Các tùy chọn là các bội số 8 bit có sẵn và có thể chứa các kiểu biến khác nhau. Các tùy chọn được lựa chọn sẽ quyết định độ dài của đoạn TCP. Đệm là phần cuối cùng của tiêu đề và tạo thành bởi các số 0 TCP ánh xạ segment sang giao thức IP sau khi chèn các thông tin cần thiết vào trong phần header.Như đã mô tả ở trên, TCP cung cấp toàn bộ các chức năng để truyền tải các dữ liệu qua mạng IP. b) Sử dụng UDP để định hướng các gói IPTV: UDP là giao thức thuộc về bộ giao thức Internet. UDP cho phép máy chủ kết nối với mạng băng rộng để gửi tới các IPTVCD dịch vụ truyền hình quảng bá có chất lượng hài lòng người dùng. UDP giống với TCP nhưng là phiên bản sơ lược hơn, đưa ra cho số lượng tối thiểu các dịch vụ truyền tải. UDP là giao thức không liên kết, điều đó có nghĩa là kết nối giữa video server và IPTVCD ko cần phải thiết lập trước khi dữ liệu được truyền đi. Video server dơn giản chỉ thêm vào địa chỉ IP đích và số cổng vào datagram và gửi tới cơ sở mạng để phân phát tới địa chỉ IP đích. Khi trên mạng, UDP sd cách tốt nhất để cố gắng thu được dữ liệu về điểm đích của nó. Chú ý rằng UDP sử dụng các khối dữ liệu được gọi là các datagram để truyền nội dung qua mạng. UDP datagram: UDP datagram bao gồm 8 byte header và dữ liệu video. Các thành phần cơ bản của 1 UDP datagram được mô tả trong hình 3.16 và bảng 3.5 Ưu điểm và nhược điểm của UDP: Ưu điểm của UDP: IPTV 47 http://www.ebook.edu.vn
  • 48. • Không có ngắt trong quá trình truyền nội dụng video: không có trễ trong quá trình phân phối ngay cả khi trong mạng có các gói bị trễ hoặc bị hỏng. Ngược lại, khi sử dụng TCP, có thể xảy ra sự ngắt quãng khi phải chờ các gói bị trễ và các khung hình tới hoặc phải chờ các gói bị hỏng được thay thế. • Dung lượng thấp: Kích thước header của UDP chỉ bao gồm có 8 byte trong khi TCP header chiếm tới 20 byte. • Tốc độ thiết lập kết nối: thời gian thiết lập và hủy bỏ kết nối giữa IPTVCD và các thiết bị ở trung tâm dữ liệu IPTV ngắn. Do đó, việc phân phối các gói sử dụng giao thức UDP thương nhanh hơn so với sử dụng giao thức TCP. • Hỗ trợ truyền 1 chiều: UDP không yêu cầu đường về, do đó cho phép các công ty sử dụng vệ tinh có thể truyền nội dung IPTV truyền đa điểm tới khách hàng của mình. Nhược điểm của UDP: Mặc dù UDP là nhanh chóng và hiệu quả đối với các ứng dụng cần thời gian, và sẽ là không hiệu quả trong trường hợp: • Tính toàn vẹn của dữ liệu: Tính toàn vẹn của dữ liệu khi sử dụng UDP là không được bảo đảm khi UDP chỉ cung cấp 1 dịch vụ duy nhất là kiểm tra tổng và multiplexing thông qua số cổng. bất kì vấn đề nào cũng có thể xảy ra trong quá trình truyền thông ở tại đầu cuối nào cần được điều khiển độc lập với các ứng dụng. Các vấn đề thường gặp như là phát lại, đóng gói và lắp ráp lại, truyền lại các gói bị mất, sự tắc nghẽn, và điều khiển luồng nằm ngoài khả năng sửa lỗi của UDP. • Khó khăn trong việc vượt qua các tường lửa: Nhiều loại tường lửa trên mạng chặn các thông tin UDP gây ra các lỗi trong quá trình truyền thông. Đây không phải là vấn đề lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ IPTV, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng tới các công ty cung cấp dịch vụ Internet TV. IPTV 48 http://www.ebook.edu.vn
  • 49. Hình 3.16 Định dạng datagram dựa trên UDP Bảng 3.5 Cấu trúc datagram IPTV dựa trên UDP Tên trường Cửa nguồn Cửa đích Độ dài Checksum Dữ liệu video Chức năng chỉ ra chỉ số cửa của quá trình gửi datagram. Nó là cửa tùy chọn và nếu không được dùng thì sẽ được điền đầy bằng các số 0 Chỉ ra chỉ số cửa của quá trình đích đang chạy trên IPTVCD Giúp cho IPTVCD xác định độ dài và kích thước của datagram UDP đang đến. Trường độ dài bao gồm một giá trị hệ 8, bao gồm cả tiêu đề và dữ liệu video thực sự. Trường này dài 2 byte chứa số được định trước, cho phép một IPTVCD kiểm lại tính nguyên vẹn của UDP đang đến dựa trên datagram IPTV. Phần này của datagram chứa dữ liệu video. Trong trường hợp môi trường IPTV, dữ liêu là một phần của datagram UDP được định dạng bởi giao thức dòng video và audio mà được sử dụng tại đầu cuối IPTV Đối với IPTV, UDP tỏ ra hữu ích khi trung tâm dữ liệu cần gửi các nội dung video IP tới nhiều IPTVCD và là giao thức mức truyền tải phổ biến nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ IPTV. IPTV 49 http://www.ebook.edu.vn
  • 50. c) Sự khác biệt giữa TCP và UDP: Khi các nhà cung cấp dịch vụ phát các nội dung IPTV tới các thuê bao, điều quan trọng là các nội dung này phải đến thiết bị của người dùng đúng lúc và trong dạng đúng. Nói cách khác, các gói video phải không bị ngắt quãng. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ cần chắc chắn sử dụng giao thức hỗ trợ khả năng phân phối qua hạ tầng mạng. Mặc dù TCP cung cấp các ứng dụng với nhiều đặc trưng về mạng so với UDP, nhưng các nhà cung cấp dịch vụ IPTV không thường chọn TCP là giao thức tryền tải.Điều này chỉ ra 1 thực tế rằng IPTV là ứng dụng thời gian thực và không có trễ. TCP có thể đưa ngầm vào sự phân phối nội dung video IP do thực tế rằng giao thức sử dụng cơ chế điều khiển dòng. Đặc điểm và hạn chế cuảTCP đối với phân phối chương trình thời gian thực: Cân bằng giữa độ nhạy và độ trễ---- IPTV ít nhạy với mất hoặc ngắt gói hơn là với độ trễ. Việc truyền lại các gói nâng cao độ tin cậy của kết nối giữa máy chủ và thiết bị truy cập IPTV. Tuy nhiên, khi việc truyền lại diễn ra nhiều thì sẽ làm độ trễ tăng lên. TCP là giao thức kết nối liên kết---- Như đã trình bày ở trên TCP yêu cầu thiết lập kết nối logic giữa máy chủ và IPTVCD trước khih truyền các nội dung IPTV. Khi người xem chuyển từ kênh này sang kênh khác cũng sẽ gây ra độ trê đối với môi trường truyền hình trực tiếp của IPTV. Hỗ trợ sửa lỗi---- TCP cung cấp nhiều tính năng, đáng chú ý là khả năng sửa lỗi và điều khiển luồng. Tuy nhiên, việc sửa lỗi trong mạng IP video có thể làm giảm chất lượng dịch vụ tới khách hàng. Đặc điểm của truyền video: video bao gồm 1 chuỗi các ảnh liên tiếp, bất cứ khi nào xảy ra ngắt với tốc độ mà tại đó các hình ảnh này được xử lí và hiển thị trên ITVCD cũng làm giảm chất lượng hình ảnh hiển thị và ảnh hưởng tới người sử dụng. Thời gian xử lí mỗi ảnh riêng biệt chỉ mất khoảng 1 phần của giây. Nếu sử dụng TCP để sửa lỗi do ngắt, cơ chế sửa lỗi như sau: (1) IPTVCD sẽ báo gói dữ liệu bị lỗi bằng việc đặt cờ. (2) Một bản tin sẽ được gửi tới máy chủ IPTV để thông báo cho ứng dụng biết 1 trong các gói nhận được bị ngắt. (3) Dưới sự quản lí của TCP, máy chủ cần phải tìm ra và gửi lại gói bị ngắt. (5) IPTV CD nhận được gói mới trong vung đệm và hiển thị nội dung video trong gói đó. Trong khi TCP thực hiện các bước ở trên, IPTVCD phải chờ gói bị lỗi được truyền lại và phải để trống luồng video hoặc bỏ qua gói truyền lại khi nhận được, Do đó kĩ thuật sửa lỗi của TCP là không cần thiết. Mất gói IP----- quá trình xử lí mất các gói IPTV nhiều hay ít cũng giống như quads trình sửa ngắt gói IPTV. Các gói bị mất cũng cần được truyền lại, gây ra ảnh IPTV 50 http://www.ebook.edu.vn