SlideShare a Scribd company logo
1 of 22
ÑAÏI HOÏC


                TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC BAÙCH KHOA HAØ NOÄI
                    VIEÄN ÑAØO TAÏO QUOÁC TEÁ




                        CAÅM NANG
         THOÂNG TIN TUYEÅN SINH ÑAÏI HOÏC 2010
CAÙC CHÖÔNG TRÌNH HÔÏP TAÙC ÑAØO TAÏO QUOÁC TEÁ




                SMART IDEAS MAKE EXCELLENCE
MỤC LỤC

THƯ NGỎ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .   3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ - SIE. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2010. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

KẾ HOẠCH VÀ HỒ SƠ TUYỂN SINH NĂM 2010. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH, NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP. . . . . . . . . . . . . . . 8

KINH PHÍ ĐÀO TẠO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO NĂM 2010. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

     CHƯƠNG TRÌNH LUH. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

      CHƯƠNG TRÌNH NUT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

     CHƯƠNG TRÌNH VUW. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

     CHƯƠNG TRÌNH INPG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

     CHƯƠNG TRÌNH LTU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .        15

     CHƯƠNG TRÌNH TROY. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .         16

     CHƯƠNG TRÌNH UPMF. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

     CHƯƠNG TRÌNH TUL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
THƯ NGỎ
      Quý vị phụ huynh và các em thí sinh thân mến!

     Trên tay quý vị và các em là cuốn “Cẩm nang thông tin tuyển sinh năm
2010 các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế” của trường Đại học Bách
Khoa Hà Nội.

     Được thành lập vào năm 1956, Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường đại
học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam. Trong hơn 50 năm qua, Trường ĐHBK Hà
Nội đã không ngừng phát triển và luôn giữ vị trí là trường đại học đầu ngành
về khoa học kỹ thuật và công nghệ của cả nước.

       Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục,
với phương châm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, trên cơ sở
mối quan hệ mật thiết giữa trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các trường
đại học uy tín trên thế giới, từ năm 2002, Nhà trường đã triển khai các chương
trình hợp tác đào tạo quốc tế. Trước xu thế hội nhập chung của nền kinh tế cũng
như lĩnh vực giáo dục đại học, Chương trình Hợp tác Đào tạo Quốc tế - đơn
vị quản lý các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo của trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, được nâng cấp thành Viện Đào tạo Quốc tế vào
năm 2009.

       Sau hơn 8 năm triển khai, với cơ sở vật chất, giáo trình hiện đại, đội ngũ
giảng viên chất lượng, giàu tâm huyết, Viện Đào tạo Quốc tế đã trở thành địa
chỉ tin cậy của 11 trường đối tác nước ngoài và là ngôi nhà thân thương của
hàng trăm cán bộ và hơn 2000 sinh viên. Trong khuôn khổ các chương trình
hợp tác đào tạo quốc tế, hơn 200 sinh viên Việt Nam được chuyển tiếp sang
học tập tại nước ngoài, 600 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường và đang công tác
tại các cơ quan, nhà máy, trường học, công ty, doanh nghiệp lớn trong và ngoài
nước, nhiều người trong số đó tiếp tục học thạc sỹ và nghiên cứu sinh…

       Năm 2010, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tiếp tục tuyển sinh khoá
09 các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế. Để kịp thời thông tin đến các bậc
phụ huynh và các em thí sinh, Viện Đào tạo Quốc tế biên soạn và ấn hành cuốn
“Cẩm nang thông tin tuyển sinh năm 2010 các chương trình hợp tác đào tạo
quốc tế”. Hy vọng rằng cuốn cảm nang nhỏ này sẽ giúp ích quý vị và các em
thí sinh trong mùa tuyển sinh năm 2010.

       Xin chúc các bậc phụ huynh sức khỏe, hạnh phúc. Chúc các sỹ tử chuẩn
bị tốt tâm lý và kiến thức trước các kỳ thi sắp tới. Viện Đào tạo Quốc tế hân
hạnh chào đón quý vị và các em thí sinh tới tham quan và đăng ký theo học.
Chúng tôi mong rằng, qua quý vị và các em, thông điệp này sẽ được truyền tải
tới tất cả những ai quan tâm tới việc tìm kiếm một địa chỉ giáo dục tin cậy cho
con em mình và cho bản thân.

      Thân ái.

                                                 TS. Nguyễn Thị Phương Mai
                      Viện Trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường ĐHBKHN
                                                        TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

      Đại học Bách Khoa Hà Nội là ngôi trường cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ giảng
kỹ thuật đầu tiên của cả nước, được thành lập năm dạy, nghiên cứu... để từng bước bắt nhịp được với sự
1956 với bề dày lịch sử tự hào và truyền thống hiếu phát triển như vũ bão của nền giáo dục toàn cầu.
học đáng quý.
                                                          Sứ mạng của trường Đại học Bách Khoa Hà
      Trường hiện có 13 khoa, 12 viện và 25 trung Nội là đem lại cho xã hội và cộng đồng các lợi
tâm với khoảng 2200 cán bộ và 40000 sinh viên. ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào
Trong hơn 50 năm qua, trường ĐHBKHN đã không tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ
ngừng phát triển và đóng góp to lớn vào sự nghiệp và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng việc nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn an ninh
đào tạo hàng ngàn kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ và những quốc phòng và phát triển Hệ thống Giáo dục Đại
nhà nghiên cứu đang hoạt động trong nhiều lĩnh học Việt Nam.
vực trên khắp mọi miền của tổ quốc và ngoài lãnh
thổ Việt Nam.                                             Mục tiêu phát triển mà Ban Lãnh đạo Trường
                                                    đề ra trong những năm tới là: Xây dựng trường Đại
      Ngay từ những ngày đầu thành lập, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thành trường đại học đào
học Bách Khoa Hà Nội luôn nhận được sự hỗ trợ tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; một trung
và quan tâm của Đảng, Chính phủ và bạn bè quốc tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của
tế. Hiện tại, Trường đã và đang triển khai quan hệ đất nước, với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến
hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn trong khu vực và trên thế giới; một địa chỉ tin cậy,
100 trường đại học và viện nghiên cứu, các công ty hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ,
trong và ngoài nước.                                giới doanh nghiệp trong và ngoài nước.

      Trong xu thế hội nhập và phát triển của thế        Các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế của
giới, trường ĐHBK Hà Nội không ngừng đổi mới Đại học Bách Khoa Hà Nội, trong thời gian qua, đã
về cách thức quản lý, điều hành; cải tiến chương có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao
trình đào tạo, giáo trình, bài giảng; bồi dưỡng và uy tín của Trường ĐHBKHN trên trường quốc tế.
nâng cao trình độ giảng viên, cán bộ, hiện đại hóa


                         TỰ HÀO
      LÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
   * Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000)

   * Huân chương Hồ Chí Minh (2001)

   * Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2006)

   * Công Đoàn Trường được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (2001),
                                Huân chương Độc lập hạng Ba (2006)

   * Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường được nhận Huân chương Lao động hạng Ba (2001),
                                            Huân chương Lao động hạng Nhì (2006)

   * 2 tập thể, 3 cá nhân Anh hùng Lao động, 4 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 2 nhóm tác giả
     được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 12 Nhà giáo nhân dân, 148 Nhà giáo ưu tú
    (tính đến năm 2006)


      TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

      Viện Đào tạo Quốc tế (SIE) là một đơn vị
trực thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có
chức năng quản lý và tổ chức các chương trình
hợp tác đào tạo quốc tế bậc đại học và sau đại học.

     Viện Đào tạo Quốc tế được thành lập
theo quyết định số 2758/QĐ-ĐHBK-TCCB ngày                KHI LÀ SINH VIÊN
23/12/2009 của Hiệu trưởng trường ĐHBK                   VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ, BẠN...
Hà Nội trên cơ sở Chương trình Hợp tác Đào
tạo Quốc tế (ITP) - Dự án được Bộ Giáo dục               > Là sinh viên
và Đào tạo phê duyệt triển khai vào năm 2002.              trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
      Sau 8 năm hoạt động, Viện Đào tạo Quốc tế          > Là sinh viên
đã trở thành một trong những cơ sở hợp tác đào             các trường đại học uy tín của Đức,
tạo quốc tế hàng đầu trong nước và là địa chỉ tin          Nhật, Nga, Pháp, Mỹ, Úc, Niu - Di lân, ...
cậy với các trường đại học uy tín nước ngoài, là
ngôi nhà thân thương của hàng ngàn sinh viên             > Được lựa chọn ngành học
và hàng trăm giảng viên trong nước và quốc tế.            Điện tử Viễn thông, Cơ khí, Công nghệ
                                                          Thông tin, Quản trị kinh doanh,...
       Với đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu
kinh nghiệm của ĐHBKHN và của trường đối
tác, với hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện
đại, với khung chương trình đào tạo đạt chuẩn                      > Được học tập
quốc tế, các ngành học đa dạng và chính sách học                      trong môi trường giáo dục quốc tế...
bổng cho sinh viên có thành tích tốt trong học                       ...giảng viên trình độ cao
tập - nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội,                       ...cơ sở vật chất hiện đại
chuyển tiếp sinh sang học tập tại nước ngoài, đặc                    ...khung chương trình chuẩn quốc tế
biệt, trên cơ sở mối quan hệ mật thiết giữa trường                   ...giáo trình cập nhật
ĐHBKHN và các trường đại học đối tác, Viện Đào
                                                                     ...thành thạo ngoại ngữ
tạo Quốc tế tự tin thực hiện tốt các mục tiêu đào
                                                                     ...học bổng hấp dẫn và cơ hội chuyển tiếp
tạo, cung cấp nguồn nhân lực đạt trình độ phù hợp
                                                                     ...cơ hội thực tập nghề nghiệp
với các công ty, tổ chức trong và ngoài nước; xa
                                                                                                                     ng
hơn nữa là nơi đào tạo một số ngành trọng điểm,                                                                pho m
                                                                                                                       ệ
đảm bảo có thể đón nhận chuyên gia, sinh viên                                                                     nhi
quốc tế và trong khu vực đến làm việc và học tập.                                                        tr ách
                                                                                                    ão,                   ..
                                                                                             ho ài b viên i nổi.
                                                                                           ,           h         sô
      Cho đến nay, Viện Đào tạo Quốc tế đã tuyển                                     phú           sin        và
                                                                                                ng iệm
sinh được khoảng 2000 sinh viên, trong đó, hơn                                             rườ nh                viê
                                                                                                                     n
200 sinh viên đã chuyển tiếp sang học tập tại                                       m ôi t rách            i nh
                                                                              ong       ão,
                                                                                             t        Hs
các trường đối tác nước ngoài (Đức, Nhật, Nga,                ổi... ng tr oài b                 ,N
                                                                                                   CK
                                                                                                           hệ
                                                          ôi n ố                 h          tập ăn ng
Pháp, Mỹ, Úc, Niu – Dilân...); và hơn 500 sinh viên   và s ợc s phú,                    ọc                               g
                                                           ư
                                                       > Đ hong
                                                                                      h          av       ao         đồn
đã tốt nghiệp và hiện đang công tác tại nhiều cơ
                                                             p                  đ ộng ăn hó thể th cộng
quan, trường đại học, công ty trong nước (Tổng                             oạt ộng v dục n vì ạo
                                                                   á ch         tđ        thể      uyệ        gt
Công ty Điện lực Việt Nam, Bộ Công nghiệp,                    ...c         hoạ động ình ng ng sán
                                                                      ác          t
Techcombank, Habubank...) và nước ngoài (Canon,                  ...c c hoạ ộng t ý tưở ...
Nissan, Công ty Kiểm toán KPMG – Hoa Kỳ, ...).                     ... cá oạt đ i các mềm
                                                                          ác
                                                                              h      vớ        ng                         C    E
      Với sứ mệnh xây dựng một mô hình
                                                                    ...c a sức kỹ nă
                                                                             ỏ       n                         E    L LEN
                                                                       ...th luyệ
liên kết đào tạo kiểu mẫu mang triết lý giáo
                                                                        ...r
                                                                             èn                          E EXC
dục hiện đại - tiên tiến, lấy chất lượng giáo                                                  A      K
dục làm đầu, Viện Đào tạo Quốc tế chắc chắn
                                                                                      E   A SM
là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và
các em học sinh – sinh viên; là nơi chắp cánh                               AR   T ID
cho những ước mơ tuổi trẻ bay cao, bay xa.                            SM

                                                                     VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ SIE
THÔNG BÁO TUYỂN SINH
        CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO QUỐC TẾ NĂM 2010
      Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK HN) tiếp tục tuyển
sinh khóa 9 các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế theo ngành đào tạo như sau:
 TT             CÁC TRƯỜNG ĐỐI TÁC                                 NGÀNH                     MÃ NGÀNH
  1   ĐH Leibniz Hannover (LUH) – Đức              Cơ điện tử, Điện tử viễn thông, Điện         I10
  2   ĐH Công nghệ Nagaoka (NUT) – Nhật            Cơ điện tử                                   I11
  3   Viện ĐHQG Bách Khoa Grenoble (INPG) – Pháp   Công nghệ thông tin                          I22
  4   ĐH Victoria Wellington (VUW) – Niu Dilân     Quản trị kinh doanh                          I52
  5   ĐH La Trobe (LTU) – Úc                       Công nghệ thông tin                          I23
  6   ĐH Troy (TROY) – Mỹ                          Khoa học máy tính, Quản trị kinh doanh       I51
  7   ĐH Pierre Mendes France (UPMF) – Pháp        Quản trị doanh nghiệp                        I54
                                                   Hệ thống điều khiển tự động,
 8    ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Liberec (TUL) – Séc                                                    I20
                                                   Vật liệu - Công nghệ, Máy - Thiết bị
  9   ĐH Khoa học ứng dụng Lahti (LUAS) – Phần Lan Thương mại quốc tế                             I55
      Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án do Chính phủ Pháp tài trợ, Trường ĐHBK HN tuyển sinh Cao đẳng kỹ
thuật ngành Bảo dưỡng công nghiệp (Cơ khí, Điện, Điện lạnh, Điều hòa,...).
B. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH
     Các chương trình do trường ĐHBK HN cấp bằng (LUH, NUT, INPG, LTU, VUW): 300 sinh viên
     Các chương trình do trường đại học đối tác cấp bằng (TROY, UPMF, TUL, LUAS): 200 sinh viên
     Chương trình đào tạo Cao đẳng Bảo dưỡng công nghiệp (CFMI):                  200 sinh viên
C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
       Chương trình do trường ĐHBK HN cấp bằng: Xét tuyển đối với thí sinh dự thi đại học khối A và D1
năm 2010 đạt từ 15 điểm trở lên trong kỳ thi tuyển vào các trường đại học trên toàn quốc (Khối D1 - không
nhân hệ số - chỉ xét cho chương trình VUW).
       Chương trình do trường đại học đối tác nước ngoài cấp bằng: Xét tuyển đối với thí sinh dự thi đại học
khối A, D1 và D3 năm 2010 đạt điểm sàn đại học; Thi tuyển: Các thí sinh khác đã tốt nghiệp THPT được dự
kì thi tuyển sinh vào ngày 11, 12/9/2010. Môn thi: Toán, Lý, Hóa.
       Chương trình đào tạo Cao đẳng Bảo dưỡng công nghiệp: Xét tuyển đối với thí sinh đạt điểm sàn Cao
đẳng năm 2010.
 D. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP
      Chương trình do trường ĐHBK HN cấp bằng: Sinh viên học toàn thời tại trường ĐHBK HN sẽ nhận
bằng tốt nghiệp của trường ĐHBK HN; Sinh viên chuyển tiếp sang học tại trường đối tác sẽ nhận bằng tốt
nghiệp theo quy định của trường đối tác.
      Chương trình do trường đại học đối tác cấp bằng: Sinh viên học tại ĐHBK HN hoặc tại trường đối tác
theo khung chương trình đào tạo và nhận bằng tốt nghiệp của trường đại học đối tác.
      Chương trình đào tạo Cao đẳng Bảo dưỡng Công nghiệp: Sinh viên học 3 năm tại ĐHBK HN để nhận
bằng cao đẳng của ĐHBK HN. Sinh viên tốt nghiệp được thi chuyển lên hệ Cử nhân công nghệ theo quy định
của Trường.
E. KINH PHÍ ĐÀO TẠO: Sinh viên đóng học phí theo quy định đối với các chương trình quốc tế.
F. PHÁT HÀNH VÀ NHẬN HỒ SƠ TẠI VĂN PHÒNG VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
     - Hồ sơ thi tuyển: từ ngày 15/5/2010 đến 31/8/2010
     - Hồ sơ xét tuyển: từ ngày 16/8/2010 đến 30/9/2010
      Thông tin chi tiết, xin liên hệ Văn phòng Viện Đào tạo Quốc tế - SIE, phòng 201, nhà D7, Trường
ĐHBK Hà Nội, số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, ĐT: (04) 38683408, Fax: (04) 38683409; E-mail: info@sie.vn; hoặc
xem trên trang thông tin điện tử www.sie.vn.
                                                                 KT. HIỆU TRƯỞNG
                                                         TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
                                                                PHÓ HIỆU TRƯỞNG
                                                                GS. TS. Hà Duyên Tư
                                                                       (Đã ký)

      THÔNG BÁO TUYỂN SINH 2010
KẾ HOẠCH VÀ HỒ SƠ TUYỂN SINH 2010

A - KẾ HOẠCH TUYỂN SINH

  TT                                     NỘI DUNG                                          THỜI GIAN
   1     Phát hành và tiếp nhận hồ sơ thi tuyển                                     Từ 15/5 đến 31/8/2010
   2     Tiếp nhận giấy tờ tuyển thẳng                                              Từ 16/8 đến 10/9/2010
   3     Phát hành và tiếp nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1                               Từ 16/8 đến 10/9/2010
   4     Phát hành và tiếp nhận hồ sơ xét tuyển đợt 2                               Từ 15/9 đến 30/9/2010
   5     Hướng dẫn ôn tập (áp dụng đối với đối tượng thi tuyển)                     Từ 20/7 đến 27/8/2010
         “Buổi giới thiệu thông tin các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế năm
   6                                                                                      7/8 và 21/8/2010
         2010” tại Hội trường C2, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
   7     Thí sinh nhận Giấy báo dự thi tại Văn phòng SIE (201/D7, ĐHBK HN)           Từ 8/9 đến 10/9/2010
   8     Thi tuyển                                                                         11, 12/9/2010
   9     Thông báo kết quả thi tuyển trên website: www.sie.vn                         Dự kiến 27/9/2010
  10     Thí sinh nhận giấy báo điểm, giấy báo nhập học tại Văn phòng SIE           Từ 28/9 đến 30/9/2010
  11     Nhập học đợt 1 (chương trình do ĐHBK HN cấp bằng)                            Dự kiến 15/9/2010
  12     Phát giấy báo cho các thí sinh xét tuyển đợt 1                                    14 - 15/9/2010
  13     Phát giấy báo cho các thí sinh xét tuyển đợt 2                                    4 - 5/10/2010
  14     Nhập học đợt 2 (chương trình do trường ĐH đối tác cấp bằng)                        22/09/2010
  15     Nhập học đợt 3 (chương trình do trường ĐH đối tác cấp bằng)                        12/10/2010
  16     Khai giảng khóa 9 tại Hội trường C2, Đại học Bách Khoa Hà Nội                      26/10/2010

       * Kết quả xét tuyển được thông báo đến thí sinh sau 2 tuần kể từ ngày nộp hồ sơ hồ sơ xét tuyển.

B - HỒ SƠ TUYỂN SINH
I – HỒ SƠ THI TUYỂN
       1. Phiếu đăng ký dự thi có dán ảnh và dấu giáp lai
       2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận
       3. Giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp THPT (bản sao có công chứng)
       4. Ảnh 4 x 6 (4 ảnh có ghi rõ họ tên, ngày sinh phía sau và cho vào phong bì nhỏ)
       5. Phong bì (2 chiếc có dán tem, ghi rõ địa chỉ người nhận)
II – HỒ SƠ XÉT TUYỂN
      Ngoài các giấy tờ trong mục 2,3,4,5 của Hồ sơ thi tuyển, các thí sinh đăng ký xét tuyển phải nộp thêm
giấy báo kết quả thi đại học đợt tháng 7 năm 2010.
       * Chỉ nhận hồ sơ có đầy đủ giấy tờ hợp lệ như trên. Hồ sơ nộp rồi không trả lại.
       * Thí sinh tuyển thẳng phải nộp giấy báo trúng tuyển đại học


Chú ý:
       Thí sinh đăng ký theo học chương trình hợp tác đào tạo với Đại học Troy cần nộp thêm đơn đăng
ký học (Application form) và bản dịch ra tiếng Anh có công chứng của các loại giấy tờ: học bạ, giấy chứng nhận
hoặc bằng tốt nghiệp THPT.

                                                                    KẾ HOẠCH VÀ HỒ SƠ TUYỂN SINH
HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI                                   HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỐI TÁC
                                              TT         ĐỐI TÁC
                                                                                    Ngành học              Thời gian        Bằng cấp            Trường tiếp nhận và ngành học            Thời gian Bằng cấp
                                                                                                                        Cử nhân – kỹ sư
                                               1        LUH (Đức)        Cơ điện tử; Điện tử viễn thông     4 / 5 năm                   LUH: Cơ điện tử, Điện tử viễn thông, Điện          4+2        Thạc sỹ
                                                                                                                            ĐHBK
                                                                                                                                        NUT: Cơ khí, Khoa học vật liệu
                                                                                                                        Cử nhân – kỹ sư (Hoặc ĐHCN Nagoya, ĐH Gifu, ĐH Utsu-
                                               2        NUT (Nhật)       Cơ điện tử                         4 / 5 năm                                                                     2,5 + 2      Kỹ sư
                                                                                                                            ĐHBK        nomia, ĐHCN Toyohashi, ĐH Gunma, ĐH
                                                                                                                                        Kyushu)
                                                                                                                        Cử nhân – kỹ sư
                                               3        INPG (Pháp)      Công nghệ thông tin                4 / 5 năm                   INPG: Công nghệ thông tin                          2+3         Kỹ sư
                                                                                                                            ĐHBK
                                                                                                                        Cử nhân – kỹ sư
                                               4     VUW (Niu Dilân)     Quản trị kinh doanh                4 / 5 năm                   VUW: Thương mại và Quản trị                        2+2       Cử nhân
                                                                                                                            ĐHBK
                                                                                                                        Cử nhân – kỹ sư
                                               5         *LTU (Úc)       Công nghệ thông tin                4 / 5 năm                   LTU: Công nghệ thông tin                           2+2       Cử nhân
                                                                                                                            ĐHBK
                                                                                                                                        TROY: Khoa học máy tính,
                                                                         Khoa học máy tính;                  3,5 năm
                                               6     TROY (Hoa Kỳ)                                                      Cử nhân TROY             Quản trị kinh doanh                      3 + 7 kỳ   Cử nhân
                                                                         Quản trị kinh doanh                 (10 kỳ)
                                                                                                                                        (và các trường trong hệ thống TROY)




CHỈ TIÊU TUYỂN SINH-NGÀNH ĐÀO TẠO-BẰNG CẤP
                                               7        UPMF (Pháp)      Quản trị doanh nghiệp               4 năm       Licence UPMF      UPMF: Quản trị doanh nghiệp                     2+2        Licence

                                                                         Hệ thống điều khiển tự động,
                                                                                                                                           TUL: Hệ thống điều khiển tự động,
                                               8        **TUL (Séc)      Máy và Thiết bị, Vật liệu và        3 năm             ---                                                         3+1       Cử nhân
                                                                                                                                           Máy và Thiết bị, Vật liệu và Công nghệ
                                                                         Công nghệ

                                               9     LUAS (Phần Lan)     Thương mại quốc tế                  3,5 năm     Cử nhân LUAS      LUAS: Thương mại quốc tế                       2 + 1,5    Cử nhân
                                                                                                                            Cử nhân
                                              10           CFMI          Bảo dưỡng công nghiệp               3 năm                                              ---                         ---         ---
                                                                                                                        Cao đẳng ĐHBK
                                             Ghi chú:
                                             - Đối với những sinh viên chuyển tiếp sang nước ngoài học tập, thời gian đào tạo được quy ước là a+b, trong đó, thời gian học tập tại ĐHBK HN là a, thời gian học
                                             tập tại nước ngoài là b.
                                             - Chương trình hợp tác đào tạo với TROY tại trường ĐHBK HN tổ chức 3 học kỳ/năm (10 kỳ/khóa); các chương trình khác tổ chức 2 học kỳ/năm.
                                             (* ) Đối với Chương trình LTU, ngoài phương thức đào tạo 4 hoặc 5 năm học tập để nhận bằng tốt nghiệp của trường ĐHBK Hà Nội hoặc chuyển tiếp sang học để
                                             nhận bằng tốt nghiệp của LTU, Trường ĐHBK Hà Nội còn triển khai phương thức đào tạo 2 + 2 cho các sinh viên có nhu cầu học tập tại LTU (sinh viên bắt buộc
                                             phải học giai đoạn 2 tại LTU).
                                                                                                                                                                                                                 CHỈ TIÊU TUYỂN SINH, NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP




                                             (**) Đối với chương trình TUL, sinh viên học giai đoạn 1 (3 năm) tại trường ĐHBK Hà Nội và bắt buộc phải chuyển tiếp học giai đoạn 2 (1 năm) tại TUL
SỐ TIỀN                                         SỐ TIỀN      SỐ TIỀN
                                                                                                          (USD)                                          (EURO)        (VNĐ)
                     HÌNH THỨC
                                                KHOẢN MỤC
                      HỌC TẬP                                                                                                                                            CFMI
                                                                        LUH       NUT      INPG       VUW         LTU      TROY       UPMF      TUL        LUAS
                                                                                                                                                                         (Pháp)
                                                                        (Đức)    (Nhật)    (Pháp)   (Niu Dilân)   (Úc)    (Hoa Kỳ)    (Pháp)    (Séc)    (Phần Lan)

                                                 Ghi danh                125      125       125        125         125       100       200        75        50           300.000

                                                         Năm thứ 1      1060      900       900        900         900     950/kỳ      1200      600       1300       3.600.000

                                                         Năm thứ 2      1060      900       900        900         900     950/kỳ      1200      600       1300       4.100.000
                     TOÀN PHẦN
                    TẠI ĐHBK HN       Học phí            Năm thứ 3      1160     1000      1000        1000       1000     950/kỳ      1300      700       1300       4.600.000

                                                         Năm thứ 4      1260     1100      1100        1100       1100     950/kỳ      1350       -        1300             -

                                                         Năm thứ 5      1260     1100      1100        1100       1100        -          -        -          -              -

                   KINH PHÍ HỌC TẬP TẠI ĐHBK HN                         5925     5125      5125        5125       5125      9600       5250     1975       5250       12.600.000

                                     Phí làm thủ tục                     500      400       400        400         450       500       500       400

                                     Quản lý/giai đoạn                   900      300       300        300         300       300       300       300
                    CHUYỂN TIẾP Học phí/năm                             1200     4800        0        12000       12500    4000/kỳ      0         0
                     (sau năm thứ
                        2 – 4)    Ghi danh                              1400     2500      1000         0           0         0        1000       0

                                     Các khoản kinh phí khác (vé máy
                                                                        18000    20000     24300      26300       27750     27200      8500     4400
                                                                                                                                                                                   KINH PHÍ ĐÀO TẠO




                                     bay, bảo hiểm, phí sinh hoạt,..)

                   Kinh phí chuyển tiếp tại Trường đối tác, khoảng      22000    28000     26000      39000       41000     32000     10300     5100

                   KINH PHÍ HỌC BÁN PHẦN TẠI ĐHBK HN
                                                                        26000    30000     28000      42000       43000     35000     12500     7000
                   VÀ CHUYỂN TIẾP, KHOẢNG


                                                                                Ghi chú:
                   Khi theo học các chương trình hợp tác đào tạo quốc           - Phí ghi danh áp dụng đối với chương trình LTU (đào tạo theo phương thức 2+2) là 50 USD.
                   tế, sinh viên đóng học phí và các khoản phí khác theo




KINH PHÍ ĐÀO TẠO
                                                                                - Phí ghi danh áp dụng đối với chương trình UPMF là 200 USD, được đóng làm 2 lần (Lần thứ nhất
                   quy định được kê chi tiết trong bảng trên đây.               là 100 USD khi sinh viên nhập học; lần thứ hai được đóng cùng với học phí học kỳ I năm thứ 3).
                                                                                - Phí ghi danh áp dụng đối với các chương trình khác được thu 1 lần vào ngày nhập học.
CAÙC CHÖÔNG TRÌNH
HÔÏP TAÙC ÑAØO TAÏO QUOÁC TEÁ
                         NAÊM 2010




 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI
     ÑAÏI HOÏC




                 ĐẠI HỌC LEIBNIZ HANNOVER – CHLB ĐỨC
                     Universitaet Leibniz Hannover (LUH)
                                        NGÀNH ĐÀO TẠO
                       Học tại ĐHBK Hà Nội: Cơ điện tử, Điện tử Viễn thông
                 Chuyển sang học GĐ 2 tại LUH: Cơ điện tử, Điện tử Viễn thông, Điện

 ĐẠI HỌC LEIBNIZ HANNOVER
       Được thành lập năm 1831, Đại học Leibniz Hannover là trường đại học hiện đại và có uy tín tại
 CHLB Đức. Việc giảng dạy được tiến hành với trang thiết bị hiện đại và dựa trên những kết quả nghiên cứu
 mới nhất, gắn liền với các dự án ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp, tạo ra một nguồn tài chính
 giàu có và năng động, qua đó tạo triển vọng hấp dẫn cho sinh viên trong sự nghiệp sau này.
       Đại học Leibniz Hannover có khoảng 2000 nhà khoa học tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở 17
 khoa với 160 viện trực thuộc. Trường đào tạo các lĩnh vực Kỹ thuật và Khoa học tự nhiên với các bậc đào
 tạo Kỹ sư, Thạc sỹ và Tiến sỹ. Hàng năm Trường thu hút một lượng lớn sinh viên quốc tế đến từ hàng trăm
 quốc gia khác nhau, chiếm 12% tổng số sinh viên cả Trường.
       Đại học Leibniz Hannover nằm ở trung tâm thành phố Hannover ở vùng trung tâm nước Đức, nơi nổi
 tiếng với những lễ hội, các hoạt động văn hoá và các hội chợ thương mại quốc tế được tổ chức hàng năm.
 Tại đây, bạn sẽ gặp cộng đồng rất đông người dân Đông Nam Á học tập và sinh sống. Với những lý do trên,
 Đại học Leibniz Hannover chính là điểm đến lý tưởng cho các sinh viên Việt Nam, đặc biệt là các sinh viên
 học về khoa học kỹ thuật trong việc xác lập một nền tảng cho sự phát triển nghề nghiệp tương lai.


CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI - ĐH LEIBNIZ HANNOVER
PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
     Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 được nộp hồ sơ tuyển thẳng vào
chương trình.

PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP
      Giai đoạn 1 (4 năm): Sinh viên học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình học đã thống nhất giữa
Trường ĐHBK Hà Nội và Đại học Leibniz Hannover (LUH). Sinh viên được học tăng cường tiếng Đức.
      Giai đoạn 2 (1 – 2 năm): Những sinh viên đáp ứng đủ các điều kiện (đạt kỳ thi kiểm tra đầu vào của Đại
học Leibniz Hannover; điểm trung bình 4 năm đầu ≥ 7.0; đạt Tiếng Đức TestDaf 3) sẽ được chuyển tiếp sang
học 2 năm và nhận bằng Thạc sỹ kỹ thuật của ĐH Leibniz Hannover sau khi tốt nghiệp.
      Số sinh viên còn lại tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo khung chương trình đào tạo chuyên môn
thống nhất giữa hai trường, trong đó có sự tham gia giảng dạy trực tiếp của giảng viên ĐH Leibniz Hannover
và các giảng viên của Trường ĐHBK Hà Nội đã từng tu nghiệp tại Đức. Sinh viên viết tóm tắt luận văn tốt
nghiệp bằng Tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 4 năm, sinh viên được nhận
bằng cử nhân của Trường ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng kỹ sư.
      Trường ĐHBK Hà Nội và Đại học Leibniz Hannover sẽ hỗ trợ làm các thủ tục xin hộ chiếu, thị thực nhập
cảnh, mở tài khoản cá nhân cho sinh viên sang học tại CHLB Đức. Những sinh viên có kết quả học tập xuất
sắc sẽ có cơ hội nhận học bổng tại Đại học Leibniz Hannover. Sinh viên du học được tạo điều kiện làm việc
thêm trong các hoạt động trợ giúp nghiên cứu khoa học với số giờ là 37giờ/tháng; mức thu nhập 7,5 Euro/giờ.
Sau khi tốt nghiệp, có cơ hội ký kết các hợp đồng lao động hợp pháp với các doanh nghiệp tại CHLB Đức để
tu nghiệp và tích lũy thêm kinh nghiệm trong một thời gian nhất định.

KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5925 USD/ 5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội)

Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học Leibniz Hannover tối thiểu là 30. Nếu
khi nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác.

                               CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
ÑAÏI HOÏC
                       CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI
                     ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NAGAOKA - NHẬT BẢN
                         Nagaoka University of Technology (NUT)
                                           NGÀNH ĐÀO TẠO
                                   Học tại ĐHBK Hà Nội: Cơ Điện tử
                         Chuyển sang học GĐ 2 tại NUT: Cơ khí, Khoa học vật liệu


 ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NAGAOKA
       Trường Đại học Công nghệ Nagaoka là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Nhật
 Bản, được thành lập năm 1976 tại thành phố Nagaoka của tỉnh Niigata. Với mục tiêu đào tạo thế hệ kỹ sư
 mới, những người có khả năng tiếp cận và phát huy một cách sáng tạo những thành quả công nghiệp mà thế
 hệ trước để lại, ĐH Công nghệ Nagaoka là địa chỉ tin cậy của các sinh viên yêu thích khoa học kỹ thuật.
       Bên cạnh việc chú trọng đào tạo sau đại học để đáp ứng nhu cầu phát triển nghiên cứu khoa học ở cấp
 độ cao kết hợp với ngành công nghiệp, chiến lược đào tạo đại học của Trường là khuyến khích sinh viên
 luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nhằm tạo dựng môi trường đào tạo quốc tế, Trường có chính sách
 khuyến khích sinh viên nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại trường. Hiện tại Trường có 200 sinh viên
 quốc tế đến từ hơn 20 nước trên thế giới, trong đó sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội chiếm khoảng 10%
 tổng số sinh viên quốc tế của Trường.


CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI – ĐH CÔNG NGHỆ NAGAOKA
PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
     Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 được nộp hồ sơ tuyển thẳng vào
chương trình.

PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP
      Giai đoạn 1 (2,5 năm): Sinh viên được đào tạo cơ bản tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình học
đã thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và ĐHCN Nagaoka. Sinh viên bắt buộc học tiếng Nhật tăng cường
và tiếng Anh.
      Giai đoạn 2 (1,5 - 2,5 năm): Những sinh viên có đủ điều kiện (kết quả học chuyên môn năm thứ 2 đạt
loại khá trở lên, đạo đức tốt, trình độ tiếng Nhật Level 3) sẽ được học chuyển tiếp giai đoạn 2 (2 năm) tại
ĐHCN Nagaoka hoặc tại các trường đại học trong cụm đại học công nghệ bao gồm: ĐHCN Nagoya, ĐH Gifu,
ĐH Utsunomia, ĐHCN Toyohashi, ĐH Gunma, ĐH Kyushu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được nhận bằng
tốt nghiệp đại học của ĐHCN Nagaoka hoặc bằng tốt nghiệp đại học của các trường đại học công nghệ trong
nhóm trên.
      Trường ĐHBK Hà Nội và Đại học Công nghệ Nagaoka sẽ hỗ trợ làm các thủ tục cho sinh viên sang học
tại Nhật Bản. Hai Trường sẽ kết hợp theo dõi kết quả học tập và thông báo thường xuyên cho gia đình theo
từng học kỳ.
      Số sinh viên còn lại sẽ tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo khung chương trình đào tạo chuyên
môn của ĐHBK Hà Nội và ĐHCN Nagaoka, trong đó có một số môn chuyên ngành do giảng viên của Trường
bạn giảng dạy và các giảng viên của Trường ĐHBK Hà Nội đã từng học tập hoặc thực tập tại nước ngoài thực
hiện. Sinh viên viết tóm tắt luận văn bằng tiếng Nhật và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Nhật (hoặc tiếng Anh).
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 4 năm, sinh viên được nhận bằng cử nhân của Trường ĐHBK Hà Nội.
Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng kỹ sư.

KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5125 USD/ 5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội)
Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học Công nghệ Nagaoka tối thiểu là 30. Nếu khi nhập
học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác.


               CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
ÑAÏI HOÏC
                        CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI
                 VIỆN ĐH QUỐC GIA BÁCH KHOA GRENOBLE – CH PHÁP
                    Institut National Polytechnique de Grenoble (INPG)
                                        NGÀNH ĐÀO TẠO
                            Học tại ĐHBK Hà Nội: Công nghệ thông tin
                        Chuyển sang học GĐ 2 tại INPG: Công nghệ thông tin


 VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA BÁCH KHOA GRENOBLE
       Viện Đại học Quốc gia Bách Khoa Grenoble (INPG) được thành lập năm 1900, là thành viên của
 Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật về giảng dạy và nghiên cứu của Châu Âu (CLUSTER). INPG
 bao gồm 9 trường đào tạo kỹ sư và 32 trung tâm nghiên cứu với hệ thống phòng thí nghiệm trang bị
 hiện đại. INPG là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của Pháp và Châu Âu, là một
 trong 5 trung tâm nghiên cứu Vật lý và Công nghệ Thông tin tốt nhất của thế giới.

       Mỗi năm, INPG đào tạo hàng ngàn kỹ sư và khoảng 200 Tiến sĩ. Văn bằng tốt nghiệp của INPG
 được chứng nhận bởi Hội đồng Chức danh Kỹ sư Quốc tế (CTI). Hiện tại có hàng ngàn sinh viên
 đến từ hàng trăm quốc gia khác nhau đang học tập và nghiên cứu tại INPG. Trong chương trình hợp
 tác Pháp – Việt, INPG đã đặt một phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghệ thông tin đa phương tiện
 (MICA) tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.


CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI – VIỆN ĐHQGBK GRENOBLE
PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
     Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 được nộp hồ sơ tuyển thẳng vào
chương trình.

PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP

     Giai đoạn 1 (2 năm): Sinh viên học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình học đã thống nhất giữa
Trường ĐHBK Hà Nội và INPG. Ngoài các môn học đại cương, sinh viên được học tăng cường tiếng Pháp.

      Giai đoạn 2 (2 - 3 năm): Những sinh viên đáp ứng đủ các điều kiện về chuyên môn, ngoại ngữ và tài
chính được chuyển tiếp học giai đoạn 2 tại INPG. Viện Đại học Quốc gia Bách Khoa Grenoble và Trường
ĐHBK Hà Nội sẽ hỗ trợ làm các thủ tục cho sinh viên sang nhập học tại Pháp. Hai Trường sẽ kết hợp theo
dõi kết quả học tập và thông báo thường xuyên cho gia đình theo từng học kỳ.

     Số sinh viên còn lại sẽ tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo khung chương trình đào tạo
chuyên môn của INPG, trong đó có một số môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Pháp do các
giảng viên của INPG và các giảng viên của ĐHBK đã từng học tập tại Pháp thực hiện. Sinh viên viết luận
văn và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Pháp. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 4 năm, sinh viên được
nhận bằng cử nhân của Trường ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng kỹ sư.

      Những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi sẽ có cơ hội nhận học bổng để học tiếp Cao học và làm Nghiên
cứu sinh tại Pháp.

KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5125 USD/ 5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội)



Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Viện Đại học Quốc gia Bách Khoa Grenoble tối thiểu là
30. Nếu khi nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác.


                                 CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
ÑAÏI HOÏC
                      CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI                                             Victoria
                    ĐẠI HỌC VICTORIA WELLINGTON - NIU DILÂN
                                                                                                   UNIVERSITY OF WELLINGTON
                                                                                                       Te Whare Wänanga
                                                                                                   o te Üpoko o te Ika a Maui

                         Victoria University of Wellington (VUW)
                                           NGÀNH ĐÀO TẠO
                            Học tại ĐHBK Hà Nội: Quản trị kinh doanh
                       Chuyển sang học GĐ 2 tại VUW: Thương mại và quản trị

 ĐẠI HỌC VICTORIA WELLINGTON
       Được thành lập từ năm 1897, Trường Đại học Victoria Wellington nằm tại thủ đô Wellington, là
 một trong những trường đại học hàng đầu của Niu Dilân. Đại học Victoria Wellington hiện có 1500 giáo
 sư và giảng viên giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy và nghiên cứu, trường đang đào tạo hơn 20.000
 sinh viên thuộc các hệ Đại học và Sau Đại học (trong đó có hơn 3200 sinh viên quốc tế) thuộc các ngành
 Quản trị kinh doanh, Luật, Kiến trúc và Thiết kế, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn.



CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HN - ĐH VICTORIA WELLINGTON

PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

       Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 có điểm tiếng Anh 5.5 IELTS
hoặc tương đương được nộp hồ sơ tuyển thẳng vào chương trình. Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội năm 2010 chưa có đủ điểm tiếng Anh quy định (như trên) thì theo học chương trình
dự bị.

PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP

      Giai đoạn 1 (2 năm): Sinh viên học giai đoạn 1 tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình
đào tạo được thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và ĐH Victoria Wellington. Từ năm thứ hai, sinh
viên được học một số môn chuyên ngành bằng tiếng Anh do giáo viên Trường ĐHBK Hà Nội và ĐH
Victoria Wellington giảng dạy.

     Giai đoạn 2 (2-3 năm): Sinh viên có nguyện vọng, đáp ứng đủ điều kiện về chuyên môn, ngoại
ngữ (IELTS tối thiểu là 6.0 hoặc tương đương với các điểm thành phần không thấp hơn 5.5) và tài
chính sẽ được đăng ký học chuyển tiếp giai đoạn 2 tại VUW (2 năm) theo chương trình đào tạo của
Trường bạn để nhận bằng Cử nhân Thương mại và Quản trị của VUW.

      Số sinh viên còn lại tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo chuyên
môn thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và ĐH Victoria Wellington, trong đó có một số môn
chuyên ngành do giảng viên của Trường bạn giảng dạy hoặc các giảng viên của Trường ĐHBK Hà
Nội đã từng học tập hoặc thực tập tại nước ngoài thực hiện. Sinh viên học các môn chuyên ngành, viết
luận văn và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Anh. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 4 năm, sinh
viên được nhận bằng cử nhân của Trường ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận
bằng kỹ sư.

KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5125 USD/ 5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội)


Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học Victoria Wellington tối thiểu là 30. Nếu khi
nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác.


          CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
ÑAÏI HOÏC
               CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI
                ĐẠI HỌC LA TROBE - ỐT-XTRÂY-LIA
                               La Trobe University (LTU)
                                       NGÀNH ĐÀO TẠO
                           Học tại ĐHBK Hà Nội: Công nghệ thông tin
                        Chuyển sang học GĐ 2 tại LTU: Công nghệ thông tin

 ĐẠI HỌC LA TROBE
        Trường Đại học La Trobe (LTU) là trường đại học lớn của Ốt-xtrây-lia. Được thành lập từ năm 1967,
 qua 40 năm xây dựng và phát triển, LTU trở thành 1 trong các trường Đại học quốc tế đẳng cấp và năng
 động nhất của Ốt-xtrây-lia và trên thế giới. Đặc biệt, trong lĩnh vực đào tạo Công nghệ phần mềm và Khoa
 học máy tính, LTU là trường đại học duy nhất của Úc nằm trong danh sách 10 trường đại học hàng đầu thế
 giới (Theo tạp chí thế giới Journal of Systems and Software).
        Trường hiện đang đào tạo tới 30.000 sinh viên, trong đó có 3.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia
 trên thế giới. Các khoá đào tạo của trường bao gồm dự bị đại học, đại học và sau đại học (thạc sỹ và tiến sỹ).
        LTU có nhiều cơ sở đào tạo (campus) trên toàn nước Úc. Cơ sở đào tạo chính của La Trobe, với
 16.000 sinh viên, khuôn viên rộng hơn 815 hecta và hệ thống trang thiết bị hiện đại, các khu vui chơi giải
 trí, sân vận động, thư viện được xếp hàng đầu của Úc, đặt tại ngoại ô Melbourne thuộc vùng Bundoora.
        Bên cạnh việc hợp tác đào tạo Đại học, Trường La Trobe còn hợp tác với ĐHBK Hà Nội đào tạo Sau
 Đại học trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông.


CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI - ĐH LA TROBE

PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
     Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 được nộp hồ sơ tuyển thẳng vào
chương trình.
PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ CẤP BẰNG
      Giai đoạn 1 (2 năm): Sinh viên được đào tạo cơ bản tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình học đã
thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và ĐH La Trobe. LTU cùng Trường ĐHBK Hà Nội xây dựng và triển
khai chương trình đào tạo tiếng Anh tăng cường để chuẩn bị cho sinh viên sang học giai đoạn 2 tại LTU.
       Giai đoạn 2 (2-3 năm): Sinh viên có đủ điều kiện về chuyên môn và ngoại ngữ sẽ được học chuyển
tiếp giai đoạn 2 (2 năm) tại LTU để nhận bằng Cử nhân Công nghệ Thông tin của LTU (Bachelor of Computer
Science). Trong thời gian học tập tại Úc, sinh viên có thể đi làm tối đa 20 tiếng/1 tuần. Sau khi tốt nghiệp Đại
học, sinh viên có thể tiếp tục các khóa học Cao học hay Tiến sỹ tại trường Đại học La Trobe.
      Sinh viên còn lại tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội (2-3 năm) theo chương trình học đã thống nhất
giữa Trường ĐHBK Hà Nội và ĐH La Trobe, trong đó có một số môn chuyên ngành được giảng dạy bằng
tiếng Anh. Sinh viên viết luận văn và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Anh. Sau khi hoàn thành chương trình đào
tạo 4 năm, sinh viên được nhận bằng cử nhân của Trường ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm
để nhận bằng kỹ sư.
     Ngoài ra, chương trình hợp tác với LTU còn cung cấp học bổng toàn phần (miễn học phí + trợ cấp) cho
một số sinh viên có kết quả học tập tốt sang thăm quan và học tập 1 học kỳ tại LTU.
KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5125 USD/5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội)

Chú ý:
- Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học La Trobe tối thiểu là 30. Nếu khi nhập học không đủ số
lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác.
- Ngoài phương thức đào tạo trên, Chương trình hợp tác giữa Trường ĐHBK HN và ĐH La Trobe còn được triển khai
với mô hình đào tạo 2 + 2. Sinh viên theo học mô hình đào tạo này phải chuyển tiếp học giai đoạn 2 tại ĐH La Trobe.
Với mô hình này, các thí sinh được tham gia xét tuyển (đạt điểm sàn thi đại học) hoặc thi tuyển vào tháng 9/2010.


                                 CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
ÑAÏI HOÏC
                        CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI
                             ĐẠI HỌC TROY - HOA KỲ
                              Troy University (TROY)
                                         NGÀNH ĐÀO TẠO
                   Học tại ĐHBK Hà Nội: Khoa học Máy tính, Quản trị kinh doanh
               Chuyển sang học GĐ 2 tại TROY: Khoa học Máy tính, Quản trị kinh doanh


ĐẠI HỌC TROY
           Được thành lập năm 1887, Đại học Troy (TROY) là trường đại học công lập thuộc bang Alabama,
Hoa Kỳ. TROY được Hiệp hội các trường đại học phía Nam Hoa Kỳ (Commision on Colleges of the
Southern Association of Colleges and Schools - SACS) chứng nhận chất lượng giảng dạy. Với hơn một
trăm năm truyền thống đào tạo Đại học và Sau đại học, TROY đã đạt được những thành quả phát triển
đáng kể và trở thành một trong những trường đại học có uy tín nhất miền Nam nước Mỹ. Trường đào tạo
hơn 70 chuyên ngành với trên 20.000 sinh viên. Chương trình đào tạo của TROY được đưa vào giảng dạy
tại 10 quốc gia và hơn 60 phân viện trên toàn thế giới. Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh
và chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của TROY được tổ chức chứng nhận chất lượng ACBSP
(The Association of Collegiate Business Schools and Programs) chứng nhận về chất lượng đào tạo.


CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI - ĐH TROY

PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
     Thí sinh muốn dự tuyển vào chương trình hợp tác đào tạo với ĐH Troy phải có điểm trung bình
chung THPT từ 6.0 trở lên. Chương trình tuyển sinh theo hai hình thức:
       • Xét tuyển: Thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Đại học khối A, D đạt điểm sàn theo quy định của Bộ
GD&ĐT năm 2010 và có chứng chỉ TOEFL iBT 61 hoặc IELTS 5.5 được nộp hồ sơ xét tuyển vào Chương
trình.
       • Thi tuyển: Thí sinh khác có thể dự kỳ thi tuyển được tổ chức vào ngày 11, 12/9/2010. Thí sinh đạt
điểm chuẩn 3 môn thi Toán, Lý, Hoá nhưng chưa có chứng chỉ ngoại ngữ trên sẽ được tham dự đợt kiểm
tra tiếng Anh của ĐH Troy để nhập học tạm thời.

PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP
      Chương trình đào tạo bao gồm 3 phần: đại cương, chuyên ngành và các môn lựa chọn dạy bằng Tiếng
Anh. Riêng các môn khoa học xã hội, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, sẽ dạy bằng
tiếng Việt.
    Sinh viên phải hoàn tất tối thiểu 120 tín chỉ (khoảng 40 môn học) để được cấp bằng Cử nhân của
TROY. Tất cả sinh viên thuộc hệ thống của TROY trên toàn thế giới đều được nhận một loại văn bằng.
       Sinh viên theo học các chương trình hợp tác đào tạo giữa TROY và ĐHBK Hà Nội hoàn tất chương
trình và nhận bằng tốt nghiệp của TROY tại Việt Nam. Sinh viên cũng có thể học tích lũy tín chỉ để chuyển
tiếp sang các trường đại học khác tại Hoa Kỳ.

KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 9600 USD/ 10 học kỳ (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội)




          CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỐI TÁC CẤP BẰNG
ÑAÏI HOÏC
                     CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI
                  ĐẠI HỌC PIERRE MENDÈS FRANCE – CH PHÁP                                                                     Grenoble




                      Université Pierre Mendès France (UPMF)
                                                                                                     Université Pierre-Mendès-Franca
                                                                                                     Sciences sociales & humaines




                                            NGÀNH ĐÀO TẠO
                            Học tại ĐHBK Hà Nội: Quản trị doanh nghiệp
                        Chuyển sang học GĐ 2 tại UPMF: Quản trị doanh nghiệp


 ĐẠI HỌC PIERRE MENDÈS FRANCE
      Đại học Pierre Mendès France (UPMF) là trường đại học khoa học xã hội trực thuộc Bộ
 Giáo dục quốc gia, đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học Pháp. UPMF nằm trong nhóm các
 trường đại học Grenoble bên cạnh các trường Đại học Joseph Fourrier, Đại học Stendhal, Đại
 học Bách Khoa Grenoble.
       Hiện tại, UPMF có khoảng 20.000 sinh viên. Số lượng sinh viên quốc tế đang theo học tại
 Trường vào khoảng 3.200. UPMF đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đặc biệt nổi tiếng với các khoá
 đào tạo và chương trình nghiên cứu chuyên sâu ngành Kinh tế và Quản lý. Hệ thống đào tạo của
 UPMF được thực hiện với mô hình chung của Cộng Đồng châu Âu : Cử nhân - Thạc sỹ - Tiến
 sỹ (Licence – Master - Docteur). Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Trường, Đại học Bách khoa
 Hà Nội đã cử nhiều cán bộ, sinh viên sang đào tạo tại UPMF.


CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HN - ĐH PIERRE MENDÈS FRANCE
PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
         Chương trình tuyển sinh theo hai hình thức:
      • Xét tuyển: Thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Đại học khối A, D (ngoại ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp)
đạt điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2010 được nộp hồ sơ xét tuyển vào Chương trình.
     • Thi tuyển: Thí sinh khác có thể tham dự kỳ thi tuyển được tổ chức vào ngày 11, 12/9/2010.
Môn thi: Toán, Lý, Hóa.
PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP
       Giai đoạn 1 (2 năm): Sinh viên được đào tạo 2 năm cơ bản tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương
trình đào tạo thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và UPMF.
       Giai đoạn 2 (Có hai sự lựa chọn):
       Lựa chọn 1 (1 năm): Những sinh viên đáp ứng đủ các yêu cầu về chuyên môn, ngoại ngữ và tài chính
sẽ được lựa chọn sang học giai đoạn 2 (1 năm) tại UPMF. Sinh viên chuyển tiếp phải học một số môn bổ
sung và khoá tiếng Pháp tăng cường trước khi chuyển tiếp sang trường bạn. UPMF chịu trách nhiệm về
việc đào tạo cũng như cấp bằng.
       Lựa chọn 2 (2 năm): Những sinh viên đã hoàn thành giai đoạn 1 mà không sang học tại UPMF sẽ
tiếp tục học giai đoạn 2 (2 năm) tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội để nhận bằng Licence kinh tế và
quản lý, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp do UPMF cấp. Sinh viên viết và bảo vệ luận văn bằng tiếng
Pháp. Sinh viên tốt nghiệp Chương trình có cơ hội tiếp tục học sau đại học tại UPMF theo phương thức tự
túc về tài chính hoặc học bổng đối với những học viên có kết quả học tập xuất sắc.

KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5250 USD/ 4 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội)


Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học Pierre Mendès France tối thiểu là 30. Nếu khi
nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác.


                                            CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỐI TÁC CẤP BẰNG
ÑAÏI HOÏC          CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI
               ĐẠI HỌC TỔNG HỢP KỸ THUẬT LIBEREC (TUL) - CH SÉC
                        Technická Univerzita V Liberci (TUL)

                                            NGÀNH ĐÀO TẠO
                     Hệ thống điều khiển tự động, Vật liệu và Công nghệ, Máy và Thiết bị


 ĐẠI HỌC TỔNG HỢP KỸ THUẬT LIBEREC

       Được thành lập năm 1953, ĐH Máy và Dệt Liberec, nay là ĐH Tổng hợp Kỹ thuật
 Liberec (TUL), là trường đại học kỹ thuật quốc lập nổi tiếng không chỉ tại Tiệp Khắc cũ mà
 còn trong khối các nước XHCN và vùng Trung Âu. Năm 1995, theo luật Giáo dục của Cộng
 hoà Séc, Trường đổi tên là trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Liberec.

        Trường có 6 khoa, bao gồm: Khoa Máy, khoa Dệt, khoa Sư phạm, khoa Kinh tế, khoa
 Kiến trúc, và khoa Cơ - Điện tử. Hiện nay, TUL là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy
 tín tại Trung Âu, đặc biệt trong lĩnh vực Cơ khí - Máy và Dệt May.


CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI - ĐHTHKT LIBEREC

PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

         Chương trình tuyển sinh theo hai hình thức:

     • Xét tuyển: Thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Đại học khối A đạt điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT
năm 2010 được nộp hồ sơ xét tuyển vào Chương trình.

     • Thi tuyển: Thí sinh khác có thể tham dự kỳ thi tuyển được tổ chức vào ngày 11, 12/9/2010.
Môn thi: Toán, Lý, Hóa.

PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP

      Giai đoạn I (3 năm): Sinh viên học 3 năm tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào
tạo của ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Liberec, bao gồm hai học kỳ đầu học tiếng Séc và một số môn đại
cương; các học kỳ tiếp theo, sinh viên học theo chương trình đào tạo chính khoá của TUL bằng
tiếng Séc và tiếp tục học tiếng Séc tăng cường.
      Giai đoạn II (1 năm): Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo giai đoạn 1 tại Trường
ĐHBK Hà Nội, sinh viên chuyển tiếp sang học tập và làm đồ án tốt nghiệp tại ĐH Tổng hợp Kỹ
thuật Liberec để nhận bằng Cử nhân của TUL.
         Giai đoạn III: Sinh viên có bằng Cử nhân có thể tiếp tục học Cao học tại TUL.
     Sau khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu học tập, sinh viên sẽ được cấp bằng tương ứng theo quy
định của TUL: Cử nhân (Bachelor - Bakalář), Thạc sỹ (Master - Magister).

KINH PHÍ ĐÀO TẠO: ~ 7000 USD/ 4 năm (3 năm học tại Trường ĐHBKHN; 1 năm tại TUL)



Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Liberec tối thiểu là 30. Nếu khi
nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác.


         CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỐI TÁC CẤP BẰNG
ÑAÏI HOÏC        CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI
               TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC ỨNG DỤNG LAHTI - PHẦN LAN
                    Lahti University of Applied Sciences (LUAS)
                                          NGÀNH ĐÀO TẠO
                              Học tại ĐHBK Hà Nội: Thương mại quốc tế
                          Chuyển sang học GĐ 2 tại LUAS: Thương mại Quốc tế

 ĐẠI HỌC KHOA HỌC ỨNG DỤNG LAHTI
      Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Lahti là một trong những trường đại học uy tín
 của Phần Lan. Trường được kiểm định chất lượng bởi Hiệp hội kiểm định chất lượng giáo
 đại học Phần Lan (The Finnish Higher Education Evaluation Council –FINHEEC). Đại học
 Khoa học ứng dụng Lahti có trụ sở chính tại thành phố Lahti và Heinola, thành phố nhộn
 nhịp và phát triển ở phía Nam của Phần Lan.
       Hiện nay, với hơn 4700 sinh viên và khoảng 200 giảng viên, trường cung cấp cho sinh
 viên kiến thức sâu rộng để thích ứng với môi trường làm việc quốc tế và đa văn hoá với các
 chuyên ngành: thương mại, thiết kế, mỹ thuật, nhạc, quản lý du lịch khách sạn, chăm sóc sức
 khoẻ y tế, thể thao, kĩ thuật và kĩ sư, viễn thông. Sinh viên tốt nghiệp một ĐH Lahti có thể
 tự tin làm việc tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Bằng cử nhân tại trường Đại học Khoa
 học ứng dụng Lahti được đánh giá tương đương với Bằng cử nhân danh dự của Anh và bằng
 cử nhân của Mỹ.


CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI – ĐHKH ỨNG DỤNG LAHTI

PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
          Chương trình tuyển sinh theo hai hình thức:
     • Xét tuyển: Thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Đại học khối A đạt điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT
năm 2010 được nộp hồ sơ xét tuyển vào Chương trình.
     • Thi tuyển: Thí sinh khác có thể tham dự kỳ thi tuyển được tổ chức vào ngày 11, 12/9/2010.
Môn thi: Toán, Lý, Hóa.

PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP

      Giai đoạn 1 (2 năm): Sinh viên học 2 năm tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo thống
nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và LUAS.

      Giai đoạn 2 (1,5 năm): Những sinh viên đáp ứng đủ các yêu cầu về chuyên môn, ngoại ngữ và tài
chính sẽ được lựa chọn sang học giai đoạn 2 tại Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Lahti. Sinh viên học
theo chương trình đào tạo và nhận bằng của Trường bạn.

      Sinh viên còn lại tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo khung chương trình đã thống nhất giữa
hai Trường. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên được nhận bằng Cử nhân Thương mại quốc tế của Đại
học Khoa học ứng dụng Lahti.

     Các sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo này có nhiều cơ hội học tập cao hơn tại các Trường Đại
học của Phần Lan và Châu Âu.

KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5200 EURO/ 3,5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội)

Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học Khoa học và Ứng dụng Lahti tối thiểu là 30.
Nếu khi nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác.

                                                        CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐỐI TÁC CẤP BẰNG
ÑAÏI HOÏC

               CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CAO ĐẲNG KỸ THUẬT
               TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN DO CHÍNH PHỦ PHÁP TÀI TRỢ


                                           NGÀNH ĐÀO TẠO
               Bảo dưỡng Công nghiệp (Cơ, Điện, Điện tử, Thuỷ khí, Tự động hoá, Điện lạnh, ...)



                       GIỚI THIỆU CHUNG

       Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và sự tài trợ của chính phủ Pháp,
 trường ĐHBK Hà Nội thành lập Trung tâm Đào tạo Bảo dưỡng Công nghiệp (CFMI-Ha-
 noi). Trung tâm có nhiệm vụ đào tạo Cử nhân Cao đẳng kỹ thuật ngành Bảo dưỡng công
 nghiệp đa năng (Cơ, Điện, Điện tử, Thuỷ khí, Tự động hoá, Điện lạnh, ...) cho các ngành
 công nghiệp. Chương trình đào tạo của Trung tâm theo mô hình các trường Cao đẳng Kỹ
 thuật của Pháp (IUT) và nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác Đào tạo Quốc tế,
 trường ĐHBK Hà Nội.


CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG KỸ THUẬT

PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH

      Chương trình chỉ áp dụng hình thức xét tuyển đối với những thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Đại học
khối A đạt điểm sàn Cao đẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2010.

CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: 200 sinh viên

PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP

      Sinh viên học toàn thời tại ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo Cao đẳng kỹ thuật kết hợp
giữa chương trình của ĐHBK Hà Nội và các trường IUT của Pháp. Bên cạch các môn học chuyên môn,
sinh viên được học tiếng Anh và tiếng Pháp tăng cường. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được nhận bằng Cử
nhân Cao đẳng Kỹ thuật do ĐHBK Hà Nội cấp và có thể đăng ký thi chuyển lên hệ Đại học trong khuôn
khổ Chương trình Hợp tác Đào tạo Quốc tế và theo học thạc sỹ kỹ thuật tại Pháp. Chương trình đào tạo,
giáo trình giảng dạy và trang thiết bị thực hành do phía Pháp cung cấp. Nội dung đào tạo bao gồm 50% lý
thuyết, 50% thực hành trên các trang thiết bị hiện đại.

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

      Ngoài các giảng viên Việt Nam có nhiều kinh nghiệm đã từng học tập và nghiên cứu tại Pháp,
Chương trình còn mời các giảng viên và chuyên gia của các Trường Đại học, Cao đẳng của Pháp sang
giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực hành.

KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 12.600.000 VNĐ/ 3 năm (học tại ĐHBK Hà Nội)




          CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
GIAÁY MÔØI
                                 GIAÁY MÔØI
             Kính gửi: Quý vị phụ huynh và thí sinh quan tâm tới
                       các chương trình đào tạo quốc tế - Trường ĐHBK Hà Nội

              VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ

Kính mời:     Quý vị phụ huynh và thí sinh đến dự

                      “BUOÅI GIÔÙI THIEÄU THOÂNG TIN TUYEÅN SINH
              CAÙC CHÖÔNG TRÌNH HÔÏP TAÙC ÑAØO TAÏO QUOÁC TEÁ NAÊM 2010”
Thời gian:    9h00, thứ Bảy, các ngày 7/8 và 21/8/2010

Địa điểm:     Hội trường C2 - Trường ĐHBK Hà Nội

Nội dung:     Cung cấp thông tin và giải đáp các câu hỏi
              liên quan đến các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế - ĐHBK Hà Nội.

              Rất mong sự có mặt của quý vị phụ huynh và thí sinh!


                                             VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
BUOÅI GIÔÙI THIEÄU THOÂNG TIN TUYEÅN SINH
CAÙC CHÖÔNG TRÌNH HÔÏP TAÙC ÑAØO TAÏO QUOÁC TEÁ NAÊM 2010
                    Thôøi gian: 09h00 Thöù 7, Caùc ngaøy 7/8 Vaø 21/8/2010
                       Ñòa ñieåm: Hoäi tröôøng C2, Tröôøng ÑHBK Haø Noäi
                           Soá 1, Ñaïi Coà Vieät, Hai Baø Tröng, Haø Noäi




  BỘ PHẬN TUYỂN SINH VÀ ĐÓN TIẾP HỌC VIÊN



  VĂN PHÒNG VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ - SIE
  Phòng 201, nhà D7, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
  Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  ĐT: (04) 38683407, (04) 38683408
  Fax: (04) 38683409


  E-mail: info@sie.vn
  Trang thông tin điện tử: www.sie.vn

More Related Content

What's hot

Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...
Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...
Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Pham Anh
 
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8
Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8
Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8Jame Quintina
 
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019phamhieu56
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...phamhieu56
 
Quy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-ngu
Quy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-nguQuy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-ngu
Quy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-nguLuật Sư Nguyễn Liên
 
nhập môn kỹ sư_nhóm 4
nhập môn kỹ sư_nhóm 4nhập môn kỹ sư_nhóm 4
nhập môn kỹ sư_nhóm 4den den
 
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Cao Cong Minh
 
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)taytuutronghoa
 

What's hot (20)

Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệpĐề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
Đề tài: Chương trình thanh toán tiền cho hội đồng chấm tốt nghiệp
 
Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...
Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...
Th s31 060_biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuy...
 
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
Tập san TOPICA số 43 tháng 11/2013
 
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
Th s31 069_biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích ...
 
Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8
Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8
Giai phap chien luoc phat trien giao duc vn den nam 2020 ngay13 thang 8
 
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
CẨM NANG TƯ VẤN TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH_10554612092019
 
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀN...
 
Quy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-ngu
Quy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-nguQuy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-ngu
Quy che-hoat-dong-va-to-chuc-trung-tam-ngoai-ngu
 
nhập môn kỹ sư_nhóm 4
nhập môn kỹ sư_nhóm 4nhập môn kỹ sư_nhóm 4
nhập môn kỹ sư_nhóm 4
 
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...
Th s31 075_quản lý công tác xã hội hóa giáo dục trung học cơ sở tỉnh hoà bình...
 
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đLuận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
Luận văn: Thiết kế và sử dụng e-book hỗ trợ quá trình dạy học, 9đ
 
De an ttnn
De an ttnn De an ttnn
De an ttnn
 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAYỨng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục trẻ mầm non, HAY
 
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
 
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCSLuận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
Luận văn: Chính sách giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS
 
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinhLuận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
Luận văn: Nhận thức và thái độ về các mạng xã hội của học sinh
 
Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013Tập san TOPICA tháng 11/2013
Tập san TOPICA tháng 11/2013
 
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
Luận văn: Chiến lược phát triển Đại học Quốc Gia TPHCM 2014 – 2020
 
Đề tài: Đề án thành lập trung tâm Ngoại Ngữ Little Bear,, HAY
Đề tài: Đề án thành lập trung tâm Ngoại Ngữ Little Bear,, HAYĐề tài: Đề án thành lập trung tâm Ngoại Ngữ Little Bear,, HAY
Đề tài: Đề án thành lập trung tâm Ngoại Ngữ Little Bear,, HAY
 
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)
Thực trạng đào tạo ngành việt nam học ở việt nam hiện nay (2)
 

Viewers also liked

Viewers also liked (6)

A place in my heart
A place in my heartA place in my heart
A place in my heart
 
Cwac23 4
Cwac23 4Cwac23 4
Cwac23 4
 
Trufig Idea Book
Trufig Idea BookTrufig Idea Book
Trufig Idea Book
 
Evaluation
EvaluationEvaluation
Evaluation
 
Media evaluation
Media evaluationMedia evaluation
Media evaluation
 
Yerevan
YerevanYerevan
Yerevan
 

Similar to Cẩm nang tuyển sinh năm 2010

SO-TAY-SV-2020.pdf
SO-TAY-SV-2020.pdfSO-TAY-SV-2020.pdf
SO-TAY-SV-2020.pdfVyTng578160
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...TieuNgocLy
 
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...nataliej4
 
Luận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.docLuận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.docsividocz
 
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộinataliej4
 
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdfĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdfNuioKila
 
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221nataliej4
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfconghoaipk
 
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdfcongtran88
 
Luận Văn Trung Tâm Đào Tạo Xuất Khẩu Lao Động Vùng Duyên Hải Bắc Bộ.doc
Luận Văn Trung Tâm Đào Tạo Xuất Khẩu Lao Động Vùng Duyên Hải Bắc Bộ.docLuận Văn Trung Tâm Đào Tạo Xuất Khẩu Lao Động Vùng Duyên Hải Bắc Bộ.doc
Luận Văn Trung Tâm Đào Tạo Xuất Khẩu Lao Động Vùng Duyên Hải Bắc Bộ.docsividocz
 

Similar to Cẩm nang tuyển sinh năm 2010 (20)

SO-TAY-SV-2020.pdf
SO-TAY-SV-2020.pdfSO-TAY-SV-2020.pdf
SO-TAY-SV-2020.pdf
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
 
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...
ĐỀ ÁN MỞ NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH DỊCH VỤ DU...
 
7. file
7. file 7. file
7. file
 
Du học Đức
Du học ĐứcDu học Đức
Du học Đức
 
Đề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua web
Đề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua webĐề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua web
Đề tài: Chương trình đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học qua web
 
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụDự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
Dự đoán tiềm năng phát triển của giảng viên dựa trên đặc tính nghiệp vụ
 
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
 
Luận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.docLuận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.doc
Luận Văn Xây Dựng Website Lưu Trữ Thông Tin Làm Việc Với Sinh Viên Hàng Ngày.doc
 
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
Phân tích Marketing dịch vụ trường tiểu học quốc tế Á Châu - TẢI FREE ZALO: 0...
 
Luận văn: Chính sách hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, HAY
Luận văn: Chính sách hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, HAYLuận văn: Chính sách hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, HAY
Luận văn: Chính sách hợp tác quốc tế về giáo dục đại học, HAY
 
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nộiGiáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
Giáo dục đạo đức nghề ngiệp cho sinh viên trường đại học sư phạm TDTT hà nội
 
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo NghềLuận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
Luận Văn Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Nhằm Phát Triển Đào Tạo Nghề
 
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
Luận văn: Đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh lớp 4 theo hướng hội nhập q...
 
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdfĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
ĐỀ ÁN VỊ TRÍ VIỆC LÀM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ.pdf
 
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế   đại học huế 6772221
đề áN vị trí việc làm trường đại học kinh tế đại học huế 6772221
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdfHỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
HỒ SƠ NĂNG LỰC_GATE FUTURE.pdf
 
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
2. Chuyen de 11 Hang 3.pdf
 
Luận Văn Trung Tâm Đào Tạo Xuất Khẩu Lao Động Vùng Duyên Hải Bắc Bộ.doc
Luận Văn Trung Tâm Đào Tạo Xuất Khẩu Lao Động Vùng Duyên Hải Bắc Bộ.docLuận Văn Trung Tâm Đào Tạo Xuất Khẩu Lao Động Vùng Duyên Hải Bắc Bộ.doc
Luận Văn Trung Tâm Đào Tạo Xuất Khẩu Lao Động Vùng Duyên Hải Bắc Bộ.doc
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 

Cẩm nang tuyển sinh năm 2010

  • 1. ÑAÏI HOÏC TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC BAÙCH KHOA HAØ NOÄI VIEÄN ÑAØO TAÏO QUOÁC TEÁ CAÅM NANG THOÂNG TIN TUYEÅN SINH ÑAÏI HOÏC 2010 CAÙC CHÖÔNG TRÌNH HÔÏP TAÙC ÑAØO TAÏO QUOÁC TEÁ SMART IDEAS MAKE EXCELLENCE
  • 2. MỤC LỤC THƯ NGỎ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4 VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ - SIE. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2010. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6 KẾ HOẠCH VÀ HỒ SƠ TUYỂN SINH NĂM 2010. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7 CHỈ TIÊU TUYỂN SINH, NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP. . . . . . . . . . . . . . . 8 KINH PHÍ ĐÀO TẠO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO NĂM 2010. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 CHƯƠNG TRÌNH LUH. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 CHƯƠNG TRÌNH NUT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 CHƯƠNG TRÌNH VUW. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 CHƯƠNG TRÌNH INPG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 CHƯƠNG TRÌNH LTU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 CHƯƠNG TRÌNH TROY. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 CHƯƠNG TRÌNH UPMF. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17 CHƯƠNG TRÌNH TUL . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
  • 3. THƯ NGỎ Quý vị phụ huynh và các em thí sinh thân mến! Trên tay quý vị và các em là cuốn “Cẩm nang thông tin tuyển sinh năm 2010 các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế” của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Được thành lập vào năm 1956, Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam. Trong hơn 50 năm qua, Trường ĐHBK Hà Nội đã không ngừng phát triển và luôn giữ vị trí là trường đại học đầu ngành về khoa học kỹ thuật và công nghệ của cả nước. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục, với phương châm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, trên cơ sở mối quan hệ mật thiết giữa trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và các trường đại học uy tín trên thế giới, từ năm 2002, Nhà trường đã triển khai các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế. Trước xu thế hội nhập chung của nền kinh tế cũng như lĩnh vực giáo dục đại học, Chương trình Hợp tác Đào tạo Quốc tế - đơn vị quản lý các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, được nâng cấp thành Viện Đào tạo Quốc tế vào năm 2009. Sau hơn 8 năm triển khai, với cơ sở vật chất, giáo trình hiện đại, đội ngũ giảng viên chất lượng, giàu tâm huyết, Viện Đào tạo Quốc tế đã trở thành địa chỉ tin cậy của 11 trường đối tác nước ngoài và là ngôi nhà thân thương của hàng trăm cán bộ và hơn 2000 sinh viên. Trong khuôn khổ các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, hơn 200 sinh viên Việt Nam được chuyển tiếp sang học tập tại nước ngoài, 600 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường và đang công tác tại các cơ quan, nhà máy, trường học, công ty, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, nhiều người trong số đó tiếp tục học thạc sỹ và nghiên cứu sinh… Năm 2010, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tiếp tục tuyển sinh khoá 09 các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế. Để kịp thời thông tin đến các bậc phụ huynh và các em thí sinh, Viện Đào tạo Quốc tế biên soạn và ấn hành cuốn “Cẩm nang thông tin tuyển sinh năm 2010 các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế”. Hy vọng rằng cuốn cảm nang nhỏ này sẽ giúp ích quý vị và các em thí sinh trong mùa tuyển sinh năm 2010. Xin chúc các bậc phụ huynh sức khỏe, hạnh phúc. Chúc các sỹ tử chuẩn bị tốt tâm lý và kiến thức trước các kỳ thi sắp tới. Viện Đào tạo Quốc tế hân hạnh chào đón quý vị và các em thí sinh tới tham quan và đăng ký theo học. Chúng tôi mong rằng, qua quý vị và các em, thông điệp này sẽ được truyền tải tới tất cả những ai quan tâm tới việc tìm kiếm một địa chỉ giáo dục tin cậy cho con em mình và cho bản thân. Thân ái. TS. Nguyễn Thị Phương Mai Viện Trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, Trường ĐHBKHN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
  • 4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Đại học Bách Khoa Hà Nội là ngôi trường cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị phục vụ giảng kỹ thuật đầu tiên của cả nước, được thành lập năm dạy, nghiên cứu... để từng bước bắt nhịp được với sự 1956 với bề dày lịch sử tự hào và truyền thống hiếu phát triển như vũ bão của nền giáo dục toàn cầu. học đáng quý. Sứ mạng của trường Đại học Bách Khoa Hà Trường hiện có 13 khoa, 12 viện và 25 trung Nội là đem lại cho xã hội và cộng đồng các lợi tâm với khoảng 2200 cán bộ và 40000 sinh viên. ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào Trong hơn 50 năm qua, trường ĐHBKHN đã không tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ ngừng phát triển và đóng góp to lớn vào sự nghiệp và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bằng việc nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn an ninh đào tạo hàng ngàn kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ và những quốc phòng và phát triển Hệ thống Giáo dục Đại nhà nghiên cứu đang hoạt động trong nhiều lĩnh học Việt Nam. vực trên khắp mọi miền của tổ quốc và ngoài lãnh thổ Việt Nam. Mục tiêu phát triển mà Ban Lãnh đạo Trường đề ra trong những năm tới là: Xây dựng trường Đại Ngay từ những ngày đầu thành lập, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thành trường đại học đào học Bách Khoa Hà Nội luôn nhận được sự hỗ trợ tạo trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; một trung và quan tâm của Đảng, Chính phủ và bạn bè quốc tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu của tế. Hiện tại, Trường đã và đang triển khai quan hệ đất nước, với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học với hơn trong khu vực và trên thế giới; một địa chỉ tin cậy, 100 trường đại học và viện nghiên cứu, các công ty hấp dẫn đối với các nhà đầu tư phát triển công nghệ, trong và ngoài nước. giới doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong xu thế hội nhập và phát triển của thế Các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế của giới, trường ĐHBK Hà Nội không ngừng đổi mới Đại học Bách Khoa Hà Nội, trong thời gian qua, đã về cách thức quản lý, điều hành; cải tiến chương có những đóng góp quan trọng trong việc nâng cao trình đào tạo, giáo trình, bài giảng; bồi dưỡng và uy tín của Trường ĐHBKHN trên trường quốc tế. nâng cao trình độ giảng viên, cán bộ, hiện đại hóa TỰ HÀO LÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI * Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000) * Huân chương Hồ Chí Minh (2001) * Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2006) * Công Đoàn Trường được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất (2001), Huân chương Độc lập hạng Ba (2006) * Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường được nhận Huân chương Lao động hạng Ba (2001), Huân chương Lao động hạng Nhì (2006) * 2 tập thể, 3 cá nhân Anh hùng Lao động, 4 Chiến sĩ thi đua toàn quốc, 2 nhóm tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, 12 Nhà giáo nhân dân, 148 Nhà giáo ưu tú (tính đến năm 2006) TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
  • 5. VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ Viện Đào tạo Quốc tế (SIE) là một đơn vị trực thuộc trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có chức năng quản lý và tổ chức các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế bậc đại học và sau đại học. Viện Đào tạo Quốc tế được thành lập theo quyết định số 2758/QĐ-ĐHBK-TCCB ngày KHI LÀ SINH VIÊN 23/12/2009 của Hiệu trưởng trường ĐHBK VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ, BẠN... Hà Nội trên cơ sở Chương trình Hợp tác Đào tạo Quốc tế (ITP) - Dự án được Bộ Giáo dục > Là sinh viên và Đào tạo phê duyệt triển khai vào năm 2002. trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Sau 8 năm hoạt động, Viện Đào tạo Quốc tế > Là sinh viên đã trở thành một trong những cơ sở hợp tác đào các trường đại học uy tín của Đức, tạo quốc tế hàng đầu trong nước và là địa chỉ tin Nhật, Nga, Pháp, Mỹ, Úc, Niu - Di lân, ... cậy với các trường đại học uy tín nước ngoài, là ngôi nhà thân thương của hàng ngàn sinh viên > Được lựa chọn ngành học và hàng trăm giảng viên trong nước và quốc tế. Điện tử Viễn thông, Cơ khí, Công nghệ Thông tin, Quản trị kinh doanh,... Với đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm của ĐHBKHN và của trường đối tác, với hệ thống cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, với khung chương trình đào tạo đạt chuẩn > Được học tập quốc tế, các ngành học đa dạng và chính sách học trong môi trường giáo dục quốc tế... bổng cho sinh viên có thành tích tốt trong học ...giảng viên trình độ cao tập - nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, ...cơ sở vật chất hiện đại chuyển tiếp sinh sang học tập tại nước ngoài, đặc ...khung chương trình chuẩn quốc tế biệt, trên cơ sở mối quan hệ mật thiết giữa trường ...giáo trình cập nhật ĐHBKHN và các trường đại học đối tác, Viện Đào ...thành thạo ngoại ngữ tạo Quốc tế tự tin thực hiện tốt các mục tiêu đào ...học bổng hấp dẫn và cơ hội chuyển tiếp tạo, cung cấp nguồn nhân lực đạt trình độ phù hợp ...cơ hội thực tập nghề nghiệp với các công ty, tổ chức trong và ngoài nước; xa ng hơn nữa là nơi đào tạo một số ngành trọng điểm, pho m ệ đảm bảo có thể đón nhận chuyên gia, sinh viên nhi quốc tế và trong khu vực đến làm việc và học tập. tr ách ão, .. ho ài b viên i nổi. , h sô Cho đến nay, Viện Đào tạo Quốc tế đã tuyển phú sin và ng iệm sinh được khoảng 2000 sinh viên, trong đó, hơn rườ nh viê n 200 sinh viên đã chuyển tiếp sang học tập tại m ôi t rách i nh ong ão, t Hs các trường đối tác nước ngoài (Đức, Nhật, Nga, ổi... ng tr oài b ,N CK hệ ôi n ố h tập ăn ng Pháp, Mỹ, Úc, Niu – Dilân...); và hơn 500 sinh viên và s ợc s phú, ọc g ư > Đ hong h av ao đồn đã tốt nghiệp và hiện đang công tác tại nhiều cơ p đ ộng ăn hó thể th cộng quan, trường đại học, công ty trong nước (Tổng oạt ộng v dục n vì ạo á ch tđ thể uyệ gt Công ty Điện lực Việt Nam, Bộ Công nghiệp, ...c hoạ động ình ng ng sán ác t Techcombank, Habubank...) và nước ngoài (Canon, ...c c hoạ ộng t ý tưở ... Nissan, Công ty Kiểm toán KPMG – Hoa Kỳ, ...). ... cá oạt đ i các mềm ác h vớ ng C E Với sứ mệnh xây dựng một mô hình ...c a sức kỹ nă ỏ n E L LEN ...th luyệ liên kết đào tạo kiểu mẫu mang triết lý giáo ...r èn E EXC dục hiện đại - tiên tiến, lấy chất lượng giáo A K dục làm đầu, Viện Đào tạo Quốc tế chắc chắn E A SM là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và các em học sinh – sinh viên; là nơi chắp cánh AR T ID cho những ước mơ tuổi trẻ bay cao, bay xa. SM VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ SIE
  • 6. THÔNG BÁO TUYỂN SINH CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO QUỐC TẾ NĂM 2010 Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK HN) tiếp tục tuyển sinh khóa 9 các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế theo ngành đào tạo như sau: TT CÁC TRƯỜNG ĐỐI TÁC NGÀNH MÃ NGÀNH 1 ĐH Leibniz Hannover (LUH) – Đức Cơ điện tử, Điện tử viễn thông, Điện I10 2 ĐH Công nghệ Nagaoka (NUT) – Nhật Cơ điện tử I11 3 Viện ĐHQG Bách Khoa Grenoble (INPG) – Pháp Công nghệ thông tin I22 4 ĐH Victoria Wellington (VUW) – Niu Dilân Quản trị kinh doanh I52 5 ĐH La Trobe (LTU) – Úc Công nghệ thông tin I23 6 ĐH Troy (TROY) – Mỹ Khoa học máy tính, Quản trị kinh doanh I51 7 ĐH Pierre Mendes France (UPMF) – Pháp Quản trị doanh nghiệp I54 Hệ thống điều khiển tự động, 8 ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Liberec (TUL) – Séc I20 Vật liệu - Công nghệ, Máy - Thiết bị 9 ĐH Khoa học ứng dụng Lahti (LUAS) – Phần Lan Thương mại quốc tế I55 Ngoài ra, trong khuôn khổ dự án do Chính phủ Pháp tài trợ, Trường ĐHBK HN tuyển sinh Cao đẳng kỹ thuật ngành Bảo dưỡng công nghiệp (Cơ khí, Điện, Điện lạnh, Điều hòa,...). B. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH Các chương trình do trường ĐHBK HN cấp bằng (LUH, NUT, INPG, LTU, VUW): 300 sinh viên Các chương trình do trường đại học đối tác cấp bằng (TROY, UPMF, TUL, LUAS): 200 sinh viên Chương trình đào tạo Cao đẳng Bảo dưỡng công nghiệp (CFMI): 200 sinh viên C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Chương trình do trường ĐHBK HN cấp bằng: Xét tuyển đối với thí sinh dự thi đại học khối A và D1 năm 2010 đạt từ 15 điểm trở lên trong kỳ thi tuyển vào các trường đại học trên toàn quốc (Khối D1 - không nhân hệ số - chỉ xét cho chương trình VUW). Chương trình do trường đại học đối tác nước ngoài cấp bằng: Xét tuyển đối với thí sinh dự thi đại học khối A, D1 và D3 năm 2010 đạt điểm sàn đại học; Thi tuyển: Các thí sinh khác đã tốt nghiệp THPT được dự kì thi tuyển sinh vào ngày 11, 12/9/2010. Môn thi: Toán, Lý, Hóa. Chương trình đào tạo Cao đẳng Bảo dưỡng công nghiệp: Xét tuyển đối với thí sinh đạt điểm sàn Cao đẳng năm 2010. D. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP Chương trình do trường ĐHBK HN cấp bằng: Sinh viên học toàn thời tại trường ĐHBK HN sẽ nhận bằng tốt nghiệp của trường ĐHBK HN; Sinh viên chuyển tiếp sang học tại trường đối tác sẽ nhận bằng tốt nghiệp theo quy định của trường đối tác. Chương trình do trường đại học đối tác cấp bằng: Sinh viên học tại ĐHBK HN hoặc tại trường đối tác theo khung chương trình đào tạo và nhận bằng tốt nghiệp của trường đại học đối tác. Chương trình đào tạo Cao đẳng Bảo dưỡng Công nghiệp: Sinh viên học 3 năm tại ĐHBK HN để nhận bằng cao đẳng của ĐHBK HN. Sinh viên tốt nghiệp được thi chuyển lên hệ Cử nhân công nghệ theo quy định của Trường. E. KINH PHÍ ĐÀO TẠO: Sinh viên đóng học phí theo quy định đối với các chương trình quốc tế. F. PHÁT HÀNH VÀ NHẬN HỒ SƠ TẠI VĂN PHÒNG VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ - Hồ sơ thi tuyển: từ ngày 15/5/2010 đến 31/8/2010 - Hồ sơ xét tuyển: từ ngày 16/8/2010 đến 30/9/2010 Thông tin chi tiết, xin liên hệ Văn phòng Viện Đào tạo Quốc tế - SIE, phòng 201, nhà D7, Trường ĐHBK Hà Nội, số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội, ĐT: (04) 38683408, Fax: (04) 38683409; E-mail: info@sie.vn; hoặc xem trên trang thông tin điện tử www.sie.vn. KT. HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI PHÓ HIỆU TRƯỞNG GS. TS. Hà Duyên Tư (Đã ký) THÔNG BÁO TUYỂN SINH 2010
  • 7. KẾ HOẠCH VÀ HỒ SƠ TUYỂN SINH 2010 A - KẾ HOẠCH TUYỂN SINH TT NỘI DUNG THỜI GIAN 1 Phát hành và tiếp nhận hồ sơ thi tuyển Từ 15/5 đến 31/8/2010 2 Tiếp nhận giấy tờ tuyển thẳng Từ 16/8 đến 10/9/2010 3 Phát hành và tiếp nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 Từ 16/8 đến 10/9/2010 4 Phát hành và tiếp nhận hồ sơ xét tuyển đợt 2 Từ 15/9 đến 30/9/2010 5 Hướng dẫn ôn tập (áp dụng đối với đối tượng thi tuyển) Từ 20/7 đến 27/8/2010 “Buổi giới thiệu thông tin các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế năm 6 7/8 và 21/8/2010 2010” tại Hội trường C2, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 7 Thí sinh nhận Giấy báo dự thi tại Văn phòng SIE (201/D7, ĐHBK HN) Từ 8/9 đến 10/9/2010 8 Thi tuyển 11, 12/9/2010 9 Thông báo kết quả thi tuyển trên website: www.sie.vn Dự kiến 27/9/2010 10 Thí sinh nhận giấy báo điểm, giấy báo nhập học tại Văn phòng SIE Từ 28/9 đến 30/9/2010 11 Nhập học đợt 1 (chương trình do ĐHBK HN cấp bằng) Dự kiến 15/9/2010 12 Phát giấy báo cho các thí sinh xét tuyển đợt 1 14 - 15/9/2010 13 Phát giấy báo cho các thí sinh xét tuyển đợt 2 4 - 5/10/2010 14 Nhập học đợt 2 (chương trình do trường ĐH đối tác cấp bằng) 22/09/2010 15 Nhập học đợt 3 (chương trình do trường ĐH đối tác cấp bằng) 12/10/2010 16 Khai giảng khóa 9 tại Hội trường C2, Đại học Bách Khoa Hà Nội 26/10/2010 * Kết quả xét tuyển được thông báo đến thí sinh sau 2 tuần kể từ ngày nộp hồ sơ hồ sơ xét tuyển. B - HỒ SƠ TUYỂN SINH I – HỒ SƠ THI TUYỂN 1. Phiếu đăng ký dự thi có dán ảnh và dấu giáp lai 2. Sơ yếu lý lịch có xác nhận 3. Giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp THPT (bản sao có công chứng) 4. Ảnh 4 x 6 (4 ảnh có ghi rõ họ tên, ngày sinh phía sau và cho vào phong bì nhỏ) 5. Phong bì (2 chiếc có dán tem, ghi rõ địa chỉ người nhận) II – HỒ SƠ XÉT TUYỂN Ngoài các giấy tờ trong mục 2,3,4,5 của Hồ sơ thi tuyển, các thí sinh đăng ký xét tuyển phải nộp thêm giấy báo kết quả thi đại học đợt tháng 7 năm 2010. * Chỉ nhận hồ sơ có đầy đủ giấy tờ hợp lệ như trên. Hồ sơ nộp rồi không trả lại. * Thí sinh tuyển thẳng phải nộp giấy báo trúng tuyển đại học Chú ý: Thí sinh đăng ký theo học chương trình hợp tác đào tạo với Đại học Troy cần nộp thêm đơn đăng ký học (Application form) và bản dịch ra tiếng Anh có công chứng của các loại giấy tờ: học bạ, giấy chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp THPT. KẾ HOẠCH VÀ HỒ SƠ TUYỂN SINH
  • 8. HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỐI TÁC TT ĐỐI TÁC Ngành học Thời gian Bằng cấp Trường tiếp nhận và ngành học Thời gian Bằng cấp Cử nhân – kỹ sư 1 LUH (Đức) Cơ điện tử; Điện tử viễn thông 4 / 5 năm LUH: Cơ điện tử, Điện tử viễn thông, Điện 4+2 Thạc sỹ ĐHBK NUT: Cơ khí, Khoa học vật liệu Cử nhân – kỹ sư (Hoặc ĐHCN Nagoya, ĐH Gifu, ĐH Utsu- 2 NUT (Nhật) Cơ điện tử 4 / 5 năm 2,5 + 2 Kỹ sư ĐHBK nomia, ĐHCN Toyohashi, ĐH Gunma, ĐH Kyushu) Cử nhân – kỹ sư 3 INPG (Pháp) Công nghệ thông tin 4 / 5 năm INPG: Công nghệ thông tin 2+3 Kỹ sư ĐHBK Cử nhân – kỹ sư 4 VUW (Niu Dilân) Quản trị kinh doanh 4 / 5 năm VUW: Thương mại và Quản trị 2+2 Cử nhân ĐHBK Cử nhân – kỹ sư 5 *LTU (Úc) Công nghệ thông tin 4 / 5 năm LTU: Công nghệ thông tin 2+2 Cử nhân ĐHBK TROY: Khoa học máy tính, Khoa học máy tính; 3,5 năm 6 TROY (Hoa Kỳ) Cử nhân TROY Quản trị kinh doanh 3 + 7 kỳ Cử nhân Quản trị kinh doanh (10 kỳ) (và các trường trong hệ thống TROY) CHỈ TIÊU TUYỂN SINH-NGÀNH ĐÀO TẠO-BẰNG CẤP 7 UPMF (Pháp) Quản trị doanh nghiệp 4 năm Licence UPMF UPMF: Quản trị doanh nghiệp 2+2 Licence Hệ thống điều khiển tự động, TUL: Hệ thống điều khiển tự động, 8 **TUL (Séc) Máy và Thiết bị, Vật liệu và 3 năm --- 3+1 Cử nhân Máy và Thiết bị, Vật liệu và Công nghệ Công nghệ 9 LUAS (Phần Lan) Thương mại quốc tế 3,5 năm Cử nhân LUAS LUAS: Thương mại quốc tế 2 + 1,5 Cử nhân Cử nhân 10 CFMI Bảo dưỡng công nghiệp 3 năm --- --- --- Cao đẳng ĐHBK Ghi chú: - Đối với những sinh viên chuyển tiếp sang nước ngoài học tập, thời gian đào tạo được quy ước là a+b, trong đó, thời gian học tập tại ĐHBK HN là a, thời gian học tập tại nước ngoài là b. - Chương trình hợp tác đào tạo với TROY tại trường ĐHBK HN tổ chức 3 học kỳ/năm (10 kỳ/khóa); các chương trình khác tổ chức 2 học kỳ/năm. (* ) Đối với Chương trình LTU, ngoài phương thức đào tạo 4 hoặc 5 năm học tập để nhận bằng tốt nghiệp của trường ĐHBK Hà Nội hoặc chuyển tiếp sang học để nhận bằng tốt nghiệp của LTU, Trường ĐHBK Hà Nội còn triển khai phương thức đào tạo 2 + 2 cho các sinh viên có nhu cầu học tập tại LTU (sinh viên bắt buộc phải học giai đoạn 2 tại LTU). CHỈ TIÊU TUYỂN SINH, NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP (**) Đối với chương trình TUL, sinh viên học giai đoạn 1 (3 năm) tại trường ĐHBK Hà Nội và bắt buộc phải chuyển tiếp học giai đoạn 2 (1 năm) tại TUL
  • 9. SỐ TIỀN SỐ TIỀN SỐ TIỀN (USD) (EURO) (VNĐ) HÌNH THỨC KHOẢN MỤC HỌC TẬP CFMI LUH NUT INPG VUW LTU TROY UPMF TUL LUAS (Pháp) (Đức) (Nhật) (Pháp) (Niu Dilân) (Úc) (Hoa Kỳ) (Pháp) (Séc) (Phần Lan) Ghi danh 125 125 125 125 125 100 200 75 50 300.000 Năm thứ 1 1060 900 900 900 900 950/kỳ 1200 600 1300 3.600.000 Năm thứ 2 1060 900 900 900 900 950/kỳ 1200 600 1300 4.100.000 TOÀN PHẦN TẠI ĐHBK HN Học phí Năm thứ 3 1160 1000 1000 1000 1000 950/kỳ 1300 700 1300 4.600.000 Năm thứ 4 1260 1100 1100 1100 1100 950/kỳ 1350 - 1300 - Năm thứ 5 1260 1100 1100 1100 1100 - - - - - KINH PHÍ HỌC TẬP TẠI ĐHBK HN 5925 5125 5125 5125 5125 9600 5250 1975 5250 12.600.000 Phí làm thủ tục 500 400 400 400 450 500 500 400 Quản lý/giai đoạn 900 300 300 300 300 300 300 300 CHUYỂN TIẾP Học phí/năm 1200 4800 0 12000 12500 4000/kỳ 0 0 (sau năm thứ 2 – 4) Ghi danh 1400 2500 1000 0 0 0 1000 0 Các khoản kinh phí khác (vé máy 18000 20000 24300 26300 27750 27200 8500 4400 KINH PHÍ ĐÀO TẠO bay, bảo hiểm, phí sinh hoạt,..) Kinh phí chuyển tiếp tại Trường đối tác, khoảng 22000 28000 26000 39000 41000 32000 10300 5100 KINH PHÍ HỌC BÁN PHẦN TẠI ĐHBK HN 26000 30000 28000 42000 43000 35000 12500 7000 VÀ CHUYỂN TIẾP, KHOẢNG Ghi chú: Khi theo học các chương trình hợp tác đào tạo quốc - Phí ghi danh áp dụng đối với chương trình LTU (đào tạo theo phương thức 2+2) là 50 USD. tế, sinh viên đóng học phí và các khoản phí khác theo KINH PHÍ ĐÀO TẠO - Phí ghi danh áp dụng đối với chương trình UPMF là 200 USD, được đóng làm 2 lần (Lần thứ nhất quy định được kê chi tiết trong bảng trên đây. là 100 USD khi sinh viên nhập học; lần thứ hai được đóng cùng với học phí học kỳ I năm thứ 3). - Phí ghi danh áp dụng đối với các chương trình khác được thu 1 lần vào ngày nhập học.
  • 10. CAÙC CHÖÔNG TRÌNH HÔÏP TAÙC ÑAØO TAÏO QUOÁC TEÁ NAÊM 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
  • 11. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI ÑAÏI HOÏC ĐẠI HỌC LEIBNIZ HANNOVER – CHLB ĐỨC Universitaet Leibniz Hannover (LUH) NGÀNH ĐÀO TẠO Học tại ĐHBK Hà Nội: Cơ điện tử, Điện tử Viễn thông Chuyển sang học GĐ 2 tại LUH: Cơ điện tử, Điện tử Viễn thông, Điện ĐẠI HỌC LEIBNIZ HANNOVER Được thành lập năm 1831, Đại học Leibniz Hannover là trường đại học hiện đại và có uy tín tại CHLB Đức. Việc giảng dạy được tiến hành với trang thiết bị hiện đại và dựa trên những kết quả nghiên cứu mới nhất, gắn liền với các dự án ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp, tạo ra một nguồn tài chính giàu có và năng động, qua đó tạo triển vọng hấp dẫn cho sinh viên trong sự nghiệp sau này. Đại học Leibniz Hannover có khoảng 2000 nhà khoa học tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở 17 khoa với 160 viện trực thuộc. Trường đào tạo các lĩnh vực Kỹ thuật và Khoa học tự nhiên với các bậc đào tạo Kỹ sư, Thạc sỹ và Tiến sỹ. Hàng năm Trường thu hút một lượng lớn sinh viên quốc tế đến từ hàng trăm quốc gia khác nhau, chiếm 12% tổng số sinh viên cả Trường. Đại học Leibniz Hannover nằm ở trung tâm thành phố Hannover ở vùng trung tâm nước Đức, nơi nổi tiếng với những lễ hội, các hoạt động văn hoá và các hội chợ thương mại quốc tế được tổ chức hàng năm. Tại đây, bạn sẽ gặp cộng đồng rất đông người dân Đông Nam Á học tập và sinh sống. Với những lý do trên, Đại học Leibniz Hannover chính là điểm đến lý tưởng cho các sinh viên Việt Nam, đặc biệt là các sinh viên học về khoa học kỹ thuật trong việc xác lập một nền tảng cho sự phát triển nghề nghiệp tương lai. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI - ĐH LEIBNIZ HANNOVER PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 được nộp hồ sơ tuyển thẳng vào chương trình. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP Giai đoạn 1 (4 năm): Sinh viên học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình học đã thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và Đại học Leibniz Hannover (LUH). Sinh viên được học tăng cường tiếng Đức. Giai đoạn 2 (1 – 2 năm): Những sinh viên đáp ứng đủ các điều kiện (đạt kỳ thi kiểm tra đầu vào của Đại học Leibniz Hannover; điểm trung bình 4 năm đầu ≥ 7.0; đạt Tiếng Đức TestDaf 3) sẽ được chuyển tiếp sang học 2 năm và nhận bằng Thạc sỹ kỹ thuật của ĐH Leibniz Hannover sau khi tốt nghiệp. Số sinh viên còn lại tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo khung chương trình đào tạo chuyên môn thống nhất giữa hai trường, trong đó có sự tham gia giảng dạy trực tiếp của giảng viên ĐH Leibniz Hannover và các giảng viên của Trường ĐHBK Hà Nội đã từng tu nghiệp tại Đức. Sinh viên viết tóm tắt luận văn tốt nghiệp bằng Tiếng Đức hoặc tiếng Anh. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 4 năm, sinh viên được nhận bằng cử nhân của Trường ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng kỹ sư. Trường ĐHBK Hà Nội và Đại học Leibniz Hannover sẽ hỗ trợ làm các thủ tục xin hộ chiếu, thị thực nhập cảnh, mở tài khoản cá nhân cho sinh viên sang học tại CHLB Đức. Những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc sẽ có cơ hội nhận học bổng tại Đại học Leibniz Hannover. Sinh viên du học được tạo điều kiện làm việc thêm trong các hoạt động trợ giúp nghiên cứu khoa học với số giờ là 37giờ/tháng; mức thu nhập 7,5 Euro/giờ. Sau khi tốt nghiệp, có cơ hội ký kết các hợp đồng lao động hợp pháp với các doanh nghiệp tại CHLB Đức để tu nghiệp và tích lũy thêm kinh nghiệm trong một thời gian nhất định. KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5925 USD/ 5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội) Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học Leibniz Hannover tối thiểu là 30. Nếu khi nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác. CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
  • 12. ÑAÏI HOÏC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NAGAOKA - NHẬT BẢN Nagaoka University of Technology (NUT) NGÀNH ĐÀO TẠO Học tại ĐHBK Hà Nội: Cơ Điện tử Chuyển sang học GĐ 2 tại NUT: Cơ khí, Khoa học vật liệu ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NAGAOKA Trường Đại học Công nghệ Nagaoka là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Nhật Bản, được thành lập năm 1976 tại thành phố Nagaoka của tỉnh Niigata. Với mục tiêu đào tạo thế hệ kỹ sư mới, những người có khả năng tiếp cận và phát huy một cách sáng tạo những thành quả công nghiệp mà thế hệ trước để lại, ĐH Công nghệ Nagaoka là địa chỉ tin cậy của các sinh viên yêu thích khoa học kỹ thuật. Bên cạnh việc chú trọng đào tạo sau đại học để đáp ứng nhu cầu phát triển nghiên cứu khoa học ở cấp độ cao kết hợp với ngành công nghiệp, chiến lược đào tạo đại học của Trường là khuyến khích sinh viên luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nhằm tạo dựng môi trường đào tạo quốc tế, Trường có chính sách khuyến khích sinh viên nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại trường. Hiện tại Trường có 200 sinh viên quốc tế đến từ hơn 20 nước trên thế giới, trong đó sinh viên Trường ĐHBK Hà Nội chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên quốc tế của Trường. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI – ĐH CÔNG NGHỆ NAGAOKA PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 được nộp hồ sơ tuyển thẳng vào chương trình. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP Giai đoạn 1 (2,5 năm): Sinh viên được đào tạo cơ bản tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình học đã thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và ĐHCN Nagaoka. Sinh viên bắt buộc học tiếng Nhật tăng cường và tiếng Anh. Giai đoạn 2 (1,5 - 2,5 năm): Những sinh viên có đủ điều kiện (kết quả học chuyên môn năm thứ 2 đạt loại khá trở lên, đạo đức tốt, trình độ tiếng Nhật Level 3) sẽ được học chuyển tiếp giai đoạn 2 (2 năm) tại ĐHCN Nagaoka hoặc tại các trường đại học trong cụm đại học công nghệ bao gồm: ĐHCN Nagoya, ĐH Gifu, ĐH Utsunomia, ĐHCN Toyohashi, ĐH Gunma, ĐH Kyushu. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được nhận bằng tốt nghiệp đại học của ĐHCN Nagaoka hoặc bằng tốt nghiệp đại học của các trường đại học công nghệ trong nhóm trên. Trường ĐHBK Hà Nội và Đại học Công nghệ Nagaoka sẽ hỗ trợ làm các thủ tục cho sinh viên sang học tại Nhật Bản. Hai Trường sẽ kết hợp theo dõi kết quả học tập và thông báo thường xuyên cho gia đình theo từng học kỳ. Số sinh viên còn lại sẽ tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo khung chương trình đào tạo chuyên môn của ĐHBK Hà Nội và ĐHCN Nagaoka, trong đó có một số môn chuyên ngành do giảng viên của Trường bạn giảng dạy và các giảng viên của Trường ĐHBK Hà Nội đã từng học tập hoặc thực tập tại nước ngoài thực hiện. Sinh viên viết tóm tắt luận văn bằng tiếng Nhật và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Nhật (hoặc tiếng Anh). Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 4 năm, sinh viên được nhận bằng cử nhân của Trường ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng kỹ sư. KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5125 USD/ 5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội) Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học Công nghệ Nagaoka tối thiểu là 30. Nếu khi nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác. CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
  • 13. ÑAÏI HOÏC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI VIỆN ĐH QUỐC GIA BÁCH KHOA GRENOBLE – CH PHÁP Institut National Polytechnique de Grenoble (INPG) NGÀNH ĐÀO TẠO Học tại ĐHBK Hà Nội: Công nghệ thông tin Chuyển sang học GĐ 2 tại INPG: Công nghệ thông tin VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA BÁCH KHOA GRENOBLE Viện Đại học Quốc gia Bách Khoa Grenoble (INPG) được thành lập năm 1900, là thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật về giảng dạy và nghiên cứu của Châu Âu (CLUSTER). INPG bao gồm 9 trường đào tạo kỹ sư và 32 trung tâm nghiên cứu với hệ thống phòng thí nghiệm trang bị hiện đại. INPG là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu của Pháp và Châu Âu, là một trong 5 trung tâm nghiên cứu Vật lý và Công nghệ Thông tin tốt nhất của thế giới. Mỗi năm, INPG đào tạo hàng ngàn kỹ sư và khoảng 200 Tiến sĩ. Văn bằng tốt nghiệp của INPG được chứng nhận bởi Hội đồng Chức danh Kỹ sư Quốc tế (CTI). Hiện tại có hàng ngàn sinh viên đến từ hàng trăm quốc gia khác nhau đang học tập và nghiên cứu tại INPG. Trong chương trình hợp tác Pháp – Việt, INPG đã đặt một phòng thí nghiệm nghiên cứu công nghệ thông tin đa phương tiện (MICA) tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI – VIỆN ĐHQGBK GRENOBLE PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 được nộp hồ sơ tuyển thẳng vào chương trình. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP Giai đoạn 1 (2 năm): Sinh viên học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình học đã thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và INPG. Ngoài các môn học đại cương, sinh viên được học tăng cường tiếng Pháp. Giai đoạn 2 (2 - 3 năm): Những sinh viên đáp ứng đủ các điều kiện về chuyên môn, ngoại ngữ và tài chính được chuyển tiếp học giai đoạn 2 tại INPG. Viện Đại học Quốc gia Bách Khoa Grenoble và Trường ĐHBK Hà Nội sẽ hỗ trợ làm các thủ tục cho sinh viên sang nhập học tại Pháp. Hai Trường sẽ kết hợp theo dõi kết quả học tập và thông báo thường xuyên cho gia đình theo từng học kỳ. Số sinh viên còn lại sẽ tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo khung chương trình đào tạo chuyên môn của INPG, trong đó có một số môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Pháp do các giảng viên của INPG và các giảng viên của ĐHBK đã từng học tập tại Pháp thực hiện. Sinh viên viết luận văn và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Pháp. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 4 năm, sinh viên được nhận bằng cử nhân của Trường ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng kỹ sư. Những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi sẽ có cơ hội nhận học bổng để học tiếp Cao học và làm Nghiên cứu sinh tại Pháp. KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5125 USD/ 5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội) Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Viện Đại học Quốc gia Bách Khoa Grenoble tối thiểu là 30. Nếu khi nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác. CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
  • 14. ÑAÏI HOÏC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI Victoria ĐẠI HỌC VICTORIA WELLINGTON - NIU DILÂN UNIVERSITY OF WELLINGTON Te Whare Wänanga o te Üpoko o te Ika a Maui Victoria University of Wellington (VUW) NGÀNH ĐÀO TẠO Học tại ĐHBK Hà Nội: Quản trị kinh doanh Chuyển sang học GĐ 2 tại VUW: Thương mại và quản trị ĐẠI HỌC VICTORIA WELLINGTON Được thành lập từ năm 1897, Trường Đại học Victoria Wellington nằm tại thủ đô Wellington, là một trong những trường đại học hàng đầu của Niu Dilân. Đại học Victoria Wellington hiện có 1500 giáo sư và giảng viên giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy và nghiên cứu, trường đang đào tạo hơn 20.000 sinh viên thuộc các hệ Đại học và Sau Đại học (trong đó có hơn 3200 sinh viên quốc tế) thuộc các ngành Quản trị kinh doanh, Luật, Kiến trúc và Thiết kế, Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HN - ĐH VICTORIA WELLINGTON PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 có điểm tiếng Anh 5.5 IELTS hoặc tương đương được nộp hồ sơ tuyển thẳng vào chương trình. Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 chưa có đủ điểm tiếng Anh quy định (như trên) thì theo học chương trình dự bị. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP Giai đoạn 1 (2 năm): Sinh viên học giai đoạn 1 tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo được thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và ĐH Victoria Wellington. Từ năm thứ hai, sinh viên được học một số môn chuyên ngành bằng tiếng Anh do giáo viên Trường ĐHBK Hà Nội và ĐH Victoria Wellington giảng dạy. Giai đoạn 2 (2-3 năm): Sinh viên có nguyện vọng, đáp ứng đủ điều kiện về chuyên môn, ngoại ngữ (IELTS tối thiểu là 6.0 hoặc tương đương với các điểm thành phần không thấp hơn 5.5) và tài chính sẽ được đăng ký học chuyển tiếp giai đoạn 2 tại VUW (2 năm) theo chương trình đào tạo của Trường bạn để nhận bằng Cử nhân Thương mại và Quản trị của VUW. Số sinh viên còn lại tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo chuyên môn thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và ĐH Victoria Wellington, trong đó có một số môn chuyên ngành do giảng viên của Trường bạn giảng dạy hoặc các giảng viên của Trường ĐHBK Hà Nội đã từng học tập hoặc thực tập tại nước ngoài thực hiện. Sinh viên học các môn chuyên ngành, viết luận văn và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Anh. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 4 năm, sinh viên được nhận bằng cử nhân của Trường ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng kỹ sư. KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5125 USD/ 5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội) Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học Victoria Wellington tối thiểu là 30. Nếu khi nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác. CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
  • 15. ÑAÏI HOÏC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI ĐẠI HỌC LA TROBE - ỐT-XTRÂY-LIA La Trobe University (LTU) NGÀNH ĐÀO TẠO Học tại ĐHBK Hà Nội: Công nghệ thông tin Chuyển sang học GĐ 2 tại LTU: Công nghệ thông tin ĐẠI HỌC LA TROBE Trường Đại học La Trobe (LTU) là trường đại học lớn của Ốt-xtrây-lia. Được thành lập từ năm 1967, qua 40 năm xây dựng và phát triển, LTU trở thành 1 trong các trường Đại học quốc tế đẳng cấp và năng động nhất của Ốt-xtrây-lia và trên thế giới. Đặc biệt, trong lĩnh vực đào tạo Công nghệ phần mềm và Khoa học máy tính, LTU là trường đại học duy nhất của Úc nằm trong danh sách 10 trường đại học hàng đầu thế giới (Theo tạp chí thế giới Journal of Systems and Software). Trường hiện đang đào tạo tới 30.000 sinh viên, trong đó có 3.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới. Các khoá đào tạo của trường bao gồm dự bị đại học, đại học và sau đại học (thạc sỹ và tiến sỹ). LTU có nhiều cơ sở đào tạo (campus) trên toàn nước Úc. Cơ sở đào tạo chính của La Trobe, với 16.000 sinh viên, khuôn viên rộng hơn 815 hecta và hệ thống trang thiết bị hiện đại, các khu vui chơi giải trí, sân vận động, thư viện được xếp hàng đầu của Úc, đặt tại ngoại ô Melbourne thuộc vùng Bundoora. Bên cạnh việc hợp tác đào tạo Đại học, Trường La Trobe còn hợp tác với ĐHBK Hà Nội đào tạo Sau Đại học trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI - ĐH LA TROBE PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Thí sinh trúng tuyển vào Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2010 được nộp hồ sơ tuyển thẳng vào chương trình. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ CẤP BẰNG Giai đoạn 1 (2 năm): Sinh viên được đào tạo cơ bản tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình học đã thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và ĐH La Trobe. LTU cùng Trường ĐHBK Hà Nội xây dựng và triển khai chương trình đào tạo tiếng Anh tăng cường để chuẩn bị cho sinh viên sang học giai đoạn 2 tại LTU. Giai đoạn 2 (2-3 năm): Sinh viên có đủ điều kiện về chuyên môn và ngoại ngữ sẽ được học chuyển tiếp giai đoạn 2 (2 năm) tại LTU để nhận bằng Cử nhân Công nghệ Thông tin của LTU (Bachelor of Computer Science). Trong thời gian học tập tại Úc, sinh viên có thể đi làm tối đa 20 tiếng/1 tuần. Sau khi tốt nghiệp Đại học, sinh viên có thể tiếp tục các khóa học Cao học hay Tiến sỹ tại trường Đại học La Trobe. Sinh viên còn lại tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội (2-3 năm) theo chương trình học đã thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và ĐH La Trobe, trong đó có một số môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh. Sinh viên viết luận văn và bảo vệ tốt nghiệp bằng tiếng Anh. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 4 năm, sinh viên được nhận bằng cử nhân của Trường ĐHBK Hà Nội. Sinh viên có thể tiếp tục học 1 năm để nhận bằng kỹ sư. Ngoài ra, chương trình hợp tác với LTU còn cung cấp học bổng toàn phần (miễn học phí + trợ cấp) cho một số sinh viên có kết quả học tập tốt sang thăm quan và học tập 1 học kỳ tại LTU. KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5125 USD/5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội) Chú ý: - Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học La Trobe tối thiểu là 30. Nếu khi nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác. - Ngoài phương thức đào tạo trên, Chương trình hợp tác giữa Trường ĐHBK HN và ĐH La Trobe còn được triển khai với mô hình đào tạo 2 + 2. Sinh viên theo học mô hình đào tạo này phải chuyển tiếp học giai đoạn 2 tại ĐH La Trobe. Với mô hình này, các thí sinh được tham gia xét tuyển (đạt điểm sàn thi đại học) hoặc thi tuyển vào tháng 9/2010. CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
  • 16. ÑAÏI HOÏC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI ĐẠI HỌC TROY - HOA KỲ Troy University (TROY) NGÀNH ĐÀO TẠO Học tại ĐHBK Hà Nội: Khoa học Máy tính, Quản trị kinh doanh Chuyển sang học GĐ 2 tại TROY: Khoa học Máy tính, Quản trị kinh doanh ĐẠI HỌC TROY Được thành lập năm 1887, Đại học Troy (TROY) là trường đại học công lập thuộc bang Alabama, Hoa Kỳ. TROY được Hiệp hội các trường đại học phía Nam Hoa Kỳ (Commision on Colleges of the Southern Association of Colleges and Schools - SACS) chứng nhận chất lượng giảng dạy. Với hơn một trăm năm truyền thống đào tạo Đại học và Sau đại học, TROY đã đạt được những thành quả phát triển đáng kể và trở thành một trong những trường đại học có uy tín nhất miền Nam nước Mỹ. Trường đào tạo hơn 70 chuyên ngành với trên 20.000 sinh viên. Chương trình đào tạo của TROY được đưa vào giảng dạy tại 10 quốc gia và hơn 60 phân viện trên toàn thế giới. Chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Kinh doanh và chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của TROY được tổ chức chứng nhận chất lượng ACBSP (The Association of Collegiate Business Schools and Programs) chứng nhận về chất lượng đào tạo. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI - ĐH TROY PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Thí sinh muốn dự tuyển vào chương trình hợp tác đào tạo với ĐH Troy phải có điểm trung bình chung THPT từ 6.0 trở lên. Chương trình tuyển sinh theo hai hình thức: • Xét tuyển: Thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Đại học khối A, D đạt điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2010 và có chứng chỉ TOEFL iBT 61 hoặc IELTS 5.5 được nộp hồ sơ xét tuyển vào Chương trình. • Thi tuyển: Thí sinh khác có thể dự kỳ thi tuyển được tổ chức vào ngày 11, 12/9/2010. Thí sinh đạt điểm chuẩn 3 môn thi Toán, Lý, Hoá nhưng chưa có chứng chỉ ngoại ngữ trên sẽ được tham dự đợt kiểm tra tiếng Anh của ĐH Troy để nhập học tạm thời. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP Chương trình đào tạo bao gồm 3 phần: đại cương, chuyên ngành và các môn lựa chọn dạy bằng Tiếng Anh. Riêng các môn khoa học xã hội, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, sẽ dạy bằng tiếng Việt. Sinh viên phải hoàn tất tối thiểu 120 tín chỉ (khoảng 40 môn học) để được cấp bằng Cử nhân của TROY. Tất cả sinh viên thuộc hệ thống của TROY trên toàn thế giới đều được nhận một loại văn bằng. Sinh viên theo học các chương trình hợp tác đào tạo giữa TROY và ĐHBK Hà Nội hoàn tất chương trình và nhận bằng tốt nghiệp của TROY tại Việt Nam. Sinh viên cũng có thể học tích lũy tín chỉ để chuyển tiếp sang các trường đại học khác tại Hoa Kỳ. KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 9600 USD/ 10 học kỳ (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội) CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỐI TÁC CẤP BẰNG
  • 17. ÑAÏI HOÏC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI ĐẠI HỌC PIERRE MENDÈS FRANCE – CH PHÁP Grenoble Université Pierre Mendès France (UPMF) Université Pierre-Mendès-Franca Sciences sociales & humaines NGÀNH ĐÀO TẠO Học tại ĐHBK Hà Nội: Quản trị doanh nghiệp Chuyển sang học GĐ 2 tại UPMF: Quản trị doanh nghiệp ĐẠI HỌC PIERRE MENDÈS FRANCE Đại học Pierre Mendès France (UPMF) là trường đại học khoa học xã hội trực thuộc Bộ Giáo dục quốc gia, đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học Pháp. UPMF nằm trong nhóm các trường đại học Grenoble bên cạnh các trường Đại học Joseph Fourrier, Đại học Stendhal, Đại học Bách Khoa Grenoble. Hiện tại, UPMF có khoảng 20.000 sinh viên. Số lượng sinh viên quốc tế đang theo học tại Trường vào khoảng 3.200. UPMF đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đặc biệt nổi tiếng với các khoá đào tạo và chương trình nghiên cứu chuyên sâu ngành Kinh tế và Quản lý. Hệ thống đào tạo của UPMF được thực hiện với mô hình chung của Cộng Đồng châu Âu : Cử nhân - Thạc sỹ - Tiến sỹ (Licence – Master - Docteur). Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Trường, Đại học Bách khoa Hà Nội đã cử nhiều cán bộ, sinh viên sang đào tạo tại UPMF. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HN - ĐH PIERRE MENDÈS FRANCE PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Chương trình tuyển sinh theo hai hình thức: • Xét tuyển: Thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Đại học khối A, D (ngoại ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) đạt điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2010 được nộp hồ sơ xét tuyển vào Chương trình. • Thi tuyển: Thí sinh khác có thể tham dự kỳ thi tuyển được tổ chức vào ngày 11, 12/9/2010. Môn thi: Toán, Lý, Hóa. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP Giai đoạn 1 (2 năm): Sinh viên được đào tạo 2 năm cơ bản tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và UPMF. Giai đoạn 2 (Có hai sự lựa chọn): Lựa chọn 1 (1 năm): Những sinh viên đáp ứng đủ các yêu cầu về chuyên môn, ngoại ngữ và tài chính sẽ được lựa chọn sang học giai đoạn 2 (1 năm) tại UPMF. Sinh viên chuyển tiếp phải học một số môn bổ sung và khoá tiếng Pháp tăng cường trước khi chuyển tiếp sang trường bạn. UPMF chịu trách nhiệm về việc đào tạo cũng như cấp bằng. Lựa chọn 2 (2 năm): Những sinh viên đã hoàn thành giai đoạn 1 mà không sang học tại UPMF sẽ tiếp tục học giai đoạn 2 (2 năm) tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội để nhận bằng Licence kinh tế và quản lý, chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp do UPMF cấp. Sinh viên viết và bảo vệ luận văn bằng tiếng Pháp. Sinh viên tốt nghiệp Chương trình có cơ hội tiếp tục học sau đại học tại UPMF theo phương thức tự túc về tài chính hoặc học bổng đối với những học viên có kết quả học tập xuất sắc. KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5250 USD/ 4 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội) Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học Pierre Mendès France tối thiểu là 30. Nếu khi nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác. CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỐI TÁC CẤP BẰNG
  • 18. ÑAÏI HOÏC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI ĐẠI HỌC TỔNG HỢP KỸ THUẬT LIBEREC (TUL) - CH SÉC Technická Univerzita V Liberci (TUL) NGÀNH ĐÀO TẠO Hệ thống điều khiển tự động, Vật liệu và Công nghệ, Máy và Thiết bị ĐẠI HỌC TỔNG HỢP KỸ THUẬT LIBEREC Được thành lập năm 1953, ĐH Máy và Dệt Liberec, nay là ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Liberec (TUL), là trường đại học kỹ thuật quốc lập nổi tiếng không chỉ tại Tiệp Khắc cũ mà còn trong khối các nước XHCN và vùng Trung Âu. Năm 1995, theo luật Giáo dục của Cộng hoà Séc, Trường đổi tên là trường ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Liberec. Trường có 6 khoa, bao gồm: Khoa Máy, khoa Dệt, khoa Sư phạm, khoa Kinh tế, khoa Kiến trúc, và khoa Cơ - Điện tử. Hiện nay, TUL là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học có uy tín tại Trung Âu, đặc biệt trong lĩnh vực Cơ khí - Máy và Dệt May. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI - ĐHTHKT LIBEREC PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Chương trình tuyển sinh theo hai hình thức: • Xét tuyển: Thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Đại học khối A đạt điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2010 được nộp hồ sơ xét tuyển vào Chương trình. • Thi tuyển: Thí sinh khác có thể tham dự kỳ thi tuyển được tổ chức vào ngày 11, 12/9/2010. Môn thi: Toán, Lý, Hóa. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP Giai đoạn I (3 năm): Sinh viên học 3 năm tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo của ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Liberec, bao gồm hai học kỳ đầu học tiếng Séc và một số môn đại cương; các học kỳ tiếp theo, sinh viên học theo chương trình đào tạo chính khoá của TUL bằng tiếng Séc và tiếp tục học tiếng Séc tăng cường. Giai đoạn II (1 năm): Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo giai đoạn 1 tại Trường ĐHBK Hà Nội, sinh viên chuyển tiếp sang học tập và làm đồ án tốt nghiệp tại ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Liberec để nhận bằng Cử nhân của TUL. Giai đoạn III: Sinh viên có bằng Cử nhân có thể tiếp tục học Cao học tại TUL. Sau khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu học tập, sinh viên sẽ được cấp bằng tương ứng theo quy định của TUL: Cử nhân (Bachelor - Bakalář), Thạc sỹ (Master - Magister). KINH PHÍ ĐÀO TẠO: ~ 7000 USD/ 4 năm (3 năm học tại Trường ĐHBKHN; 1 năm tại TUL) Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với ĐH Tổng hợp Kỹ thuật Liberec tối thiểu là 30. Nếu khi nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác. CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỐI TÁC CẤP BẰNG
  • 19. ÑAÏI HOÏC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO VỚI TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC ỨNG DỤNG LAHTI - PHẦN LAN Lahti University of Applied Sciences (LUAS) NGÀNH ĐÀO TẠO Học tại ĐHBK Hà Nội: Thương mại quốc tế Chuyển sang học GĐ 2 tại LUAS: Thương mại Quốc tế ĐẠI HỌC KHOA HỌC ỨNG DỤNG LAHTI Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Lahti là một trong những trường đại học uy tín của Phần Lan. Trường được kiểm định chất lượng bởi Hiệp hội kiểm định chất lượng giáo đại học Phần Lan (The Finnish Higher Education Evaluation Council –FINHEEC). Đại học Khoa học ứng dụng Lahti có trụ sở chính tại thành phố Lahti và Heinola, thành phố nhộn nhịp và phát triển ở phía Nam của Phần Lan. Hiện nay, với hơn 4700 sinh viên và khoảng 200 giảng viên, trường cung cấp cho sinh viên kiến thức sâu rộng để thích ứng với môi trường làm việc quốc tế và đa văn hoá với các chuyên ngành: thương mại, thiết kế, mỹ thuật, nhạc, quản lý du lịch khách sạn, chăm sóc sức khoẻ y tế, thể thao, kĩ thuật và kĩ sư, viễn thông. Sinh viên tốt nghiệp một ĐH Lahti có thể tự tin làm việc tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Bằng cử nhân tại trường Đại học Khoa học ứng dụng Lahti được đánh giá tương đương với Bằng cử nhân danh dự của Anh và bằng cử nhân của Mỹ. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO ĐHBK HÀ NỘI – ĐHKH ỨNG DỤNG LAHTI PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Chương trình tuyển sinh theo hai hình thức: • Xét tuyển: Thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Đại học khối A đạt điểm sàn theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2010 được nộp hồ sơ xét tuyển vào Chương trình. • Thi tuyển: Thí sinh khác có thể tham dự kỳ thi tuyển được tổ chức vào ngày 11, 12/9/2010. Môn thi: Toán, Lý, Hóa. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP Giai đoạn 1 (2 năm): Sinh viên học 2 năm tại Trường ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo thống nhất giữa Trường ĐHBK Hà Nội và LUAS. Giai đoạn 2 (1,5 năm): Những sinh viên đáp ứng đủ các yêu cầu về chuyên môn, ngoại ngữ và tài chính sẽ được lựa chọn sang học giai đoạn 2 tại Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Lahti. Sinh viên học theo chương trình đào tạo và nhận bằng của Trường bạn. Sinh viên còn lại tiếp tục học tại Trường ĐHBK Hà Nội theo khung chương trình đã thống nhất giữa hai Trường. Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên được nhận bằng Cử nhân Thương mại quốc tế của Đại học Khoa học ứng dụng Lahti. Các sinh viên hoàn thành chương trình đào tạo này có nhiều cơ hội học tập cao hơn tại các Trường Đại học của Phần Lan và Châu Âu. KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 5200 EURO/ 3,5 năm (học tập tại Trường ĐHBK Hà Nội) Chú ý: Số lượng sinh viên tham gia chương trình hợp tác với Đại học Khoa học và Ứng dụng Lahti tối thiểu là 30. Nếu khi nhập học không đủ số lượng, sinh viên được thông báo chuyển nguyện vọng vào các chương trình khác. CHƯƠNG TRÌNH DO TRƯỜNG ĐỐI TÁC CẤP BẰNG
  • 20. ÑAÏI HOÏC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CAO ĐẲNG KỸ THUẬT TRONG KHUÔN KHỔ DỰ ÁN DO CHÍNH PHỦ PHÁP TÀI TRỢ NGÀNH ĐÀO TẠO Bảo dưỡng Công nghiệp (Cơ, Điện, Điện tử, Thuỷ khí, Tự động hoá, Điện lạnh, ...) GIỚI THIỆU CHUNG Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và sự tài trợ của chính phủ Pháp, trường ĐHBK Hà Nội thành lập Trung tâm Đào tạo Bảo dưỡng Công nghiệp (CFMI-Ha- noi). Trung tâm có nhiệm vụ đào tạo Cử nhân Cao đẳng kỹ thuật ngành Bảo dưỡng công nghiệp đa năng (Cơ, Điện, Điện tử, Thuỷ khí, Tự động hoá, Điện lạnh, ...) cho các ngành công nghiệp. Chương trình đào tạo của Trung tâm theo mô hình các trường Cao đẳng Kỹ thuật của Pháp (IUT) và nằm trong khuôn khổ Chương trình hợp tác Đào tạo Quốc tế, trường ĐHBK Hà Nội. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG KỸ THUẬT PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH Chương trình chỉ áp dụng hình thức xét tuyển đối với những thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh Đại học khối A đạt điểm sàn Cao đẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT năm 2010. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: 200 sinh viên PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP Sinh viên học toàn thời tại ĐHBK Hà Nội theo chương trình đào tạo Cao đẳng kỹ thuật kết hợp giữa chương trình của ĐHBK Hà Nội và các trường IUT của Pháp. Bên cạch các môn học chuyên môn, sinh viên được học tiếng Anh và tiếng Pháp tăng cường. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên được nhận bằng Cử nhân Cao đẳng Kỹ thuật do ĐHBK Hà Nội cấp và có thể đăng ký thi chuyển lên hệ Đại học trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Đào tạo Quốc tế và theo học thạc sỹ kỹ thuật tại Pháp. Chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy và trang thiết bị thực hành do phía Pháp cung cấp. Nội dung đào tạo bao gồm 50% lý thuyết, 50% thực hành trên các trang thiết bị hiện đại. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ngoài các giảng viên Việt Nam có nhiều kinh nghiệm đã từng học tập và nghiên cứu tại Pháp, Chương trình còn mời các giảng viên và chuyên gia của các Trường Đại học, Cao đẳng của Pháp sang giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực hành. KINH PHÍ ĐÀO TẠO: 12.600.000 VNĐ/ 3 năm (học tại ĐHBK Hà Nội) CHƯƠNG TRÌNH CAO ĐẲNG DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CẤP BẰNG
  • 21. GIAÁY MÔØI GIAÁY MÔØI Kính gửi: Quý vị phụ huynh và thí sinh quan tâm tới các chương trình đào tạo quốc tế - Trường ĐHBK Hà Nội VIỆN TRƯỞNG VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ Kính mời: Quý vị phụ huynh và thí sinh đến dự “BUOÅI GIÔÙI THIEÄU THOÂNG TIN TUYEÅN SINH CAÙC CHÖÔNG TRÌNH HÔÏP TAÙC ÑAØO TAÏO QUOÁC TEÁ NAÊM 2010” Thời gian: 9h00, thứ Bảy, các ngày 7/8 và 21/8/2010 Địa điểm: Hội trường C2 - Trường ĐHBK Hà Nội Nội dung: Cung cấp thông tin và giải đáp các câu hỏi liên quan đến các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế - ĐHBK Hà Nội. Rất mong sự có mặt của quý vị phụ huynh và thí sinh! VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
  • 22. BUOÅI GIÔÙI THIEÄU THOÂNG TIN TUYEÅN SINH CAÙC CHÖÔNG TRÌNH HÔÏP TAÙC ÑAØO TAÏO QUOÁC TEÁ NAÊM 2010 Thôøi gian: 09h00 Thöù 7, Caùc ngaøy 7/8 Vaø 21/8/2010 Ñòa ñieåm: Hoäi tröôøng C2, Tröôøng ÑHBK Haø Noäi Soá 1, Ñaïi Coà Vieät, Hai Baø Tröng, Haø Noäi BỘ PHẬN TUYỂN SINH VÀ ĐÓN TIẾP HỌC VIÊN VĂN PHÒNG VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ - SIE Phòng 201, nhà D7, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐT: (04) 38683407, (04) 38683408 Fax: (04) 38683409 E-mail: info@sie.vn Trang thông tin điện tử: www.sie.vn