SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com
"TA CHỌN NGƯƠI LÀM ÁNH SÁNG MUÔN DÂN"
Sáng nay trong Nhà Nguyện, trong bầu khí thinh lặng riêng tư của mỗi người với Chúa, không
gian bên ngoài lặng ngắt, không một âm thanh nào đã thức giấc làm chia trí chia lòng. Bỗng một tiếng
nói nhỏ bên tai tôi, giật mình mở mắt, tôi nhận ra một cha già đáng kính. Ngài nói nhỏ vào tai tôi: “Mừng
ngày kỷ niệm thụ phong Linh Mục của cha”. Tôi lắp bắp cám ơn ngài trong niềm xúc động nao lòng.
Trong lịch Tỉnh Dòng, mỗi ngày đều ghi kỷ niệm của anh em, sinh nhật, bổn mạng, ngày giỗ cha
mẹ anh em, có thế thôi, không ghi ngày khấn cũng như ngày thụ phong Linh Mục. Cha già đáng kính đã
rất tinh tế, ngài nhớ ngày thụ phong của tôi để chia sẻ bằng một lời chúc mừng ngắn ngủi, chân thành
và đầy tình nghĩa..
Ngày thụ phong sứ vụ Linh Mục của tôi là ngày không
thể nhớ, vì tôi chịu chức âm thầm, không ai biết. Ngày ấy khó
khăn hết sức, con đường đến Linh Mục đối với anh em chúng
tôi hoàn toàn tắc nghẽn, người ta tìm mọi cách ngăn cấm, sau
đợt thụ phong vội vã vào những ngày sau năm 75, chúng tôi bị
dừng lại hết, con đường tương lai coi như vô vọng !
15 năm sau ( năm 1990 ), bề trên gọi tôi hỏi: “Anh có
chấp nhận chịu chức âm thầm và chấp nhận tù tội vì việc này
không ?” Tôi sẵn sàng chấp nhận. Chấp nhận hoàn cảnh ấy là
chấp nhận mọi hệ lụy của nó. Tôi rời Tu Viện vào buổi sáng
tinh mơ, một mình âm thầm, lặng lẽ đặt chân trên những cánh
hoa dầu thơm mùi nồng nàn tươi mới, rồi vài ngày sau trở lại
căn phòng cũ của mình, nằm dài trong phòng mở to mắt nhìn
lên trần nhà… “Mình là Linh Mục rồi sao ?”
Mỗi sáng vẫn dậy sớm, vẫn vào Nhà Nguyện, vẫn trong
bộ áo Dòng, vẫn đứng trong ghế của mình, vẫn cất kinh
nguyện, vẫn hòa cùng câu hát, vẫn lặng lẽ rước lễ, vẫn âm
thầm cám ơn, và vẫn nhẹ nhàng trở về phòng. Không khác gì
cả, nhiều ngày trước vẫn vậy, một chuyến đi xa trở vể vẫn vậy, nhưng mình là Linh Mục rồi sao ?
Rồi những năm tháng theo sau đầy sóng gió, chúng tôi bảo nhau kiên định để vượt qua, dòng
đời đổi thay, những người công an xưa quát nạt chúng tôi, hạch hỏi đủ điều nhằm buộc chúng tôi nhận
tội trước pháp luật, nay họ chuyển ngành, có những người hoàn cảnh đưa đẩy đến gặp chúng tôi, họ
thẹn thùng ấp úng xin chúng tôi giúp, vì nay chính họ hoặc người thân của họ đang cần gia nhập đạo
hoặc cử hành hôn phối.
Có người công an năm xưa gây ấn tượng cho tôi nhất, anh ta ném mạnh khẩu súng lên mặt bàn
khi tra hỏi tôi, hình như có ý làm tôi khiếp sợ. Anh hỏi tôi: “Ai truyền chức cho anh ?” Tôi trả lời: “Tôi
không nói vì tôi cam kết với người ấy là không bao giờ nói”. Anh ta tức giận: “Vào đây rồi mà còn không
nói hở ? Nói mau ! Khai ra mau !” Tôi trả lời: “Lương tâm không cho phép tôi nói”. Anh ta quát lớn: “Vô
đây mà còn nói lương tâm hả ?” Tôi đưa mắt nhìn anh ta hỏi lại nhỏ nhẹ: “Vậy chứ ở đây không có
lương tâm sao ?” Anh ta khựng lại vì biết đã bị hố to…
Nhiều năm sau anh anh bỏ ngành ra làm kinh tế, đi tìm tôi nhờ lo cho hai đứa em trai của anh
liên tiếp được học đạo, theo dạo và nhận Bí Tích Hôn Phối với người bên đạo. Một lần nọ, trên đường
về quê đãi họ hàng nhân dịp anh nhận chức trưởng phòng vật tư của một công ty lớn làm ăn phát đạt,
1
NĂM THỨ 14 – SỐ 616 – CHÚA NHẬT 29.6.2014
xe anh bị tai nạn, mọi người trên xe đều say khướt nên không ai chết, chỉ mình anh còn tỉnh đôi chút, bò
lên mặt đường ban đêm nên bị xe khác đi qua vô tình… cán chết !
Hoàn cảnh khó khăn thật, chức Linh Mục của Hội Thánh thời buổi này, muốn trao hoặc nhận lại
phải xin phép nhà cầm quyền, y như thể nhà cầm quyền nắm giữ chức Linh Mục, họ muốn cho ai là
quyền của họ ?!? Cái vô lý ấy cứ thế tồn tại mãi một cách thản nhiên vô tư ! Thế rồi cách đây không lâu,
chúng ta có văn bản của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đúc Cha Tổng Thư Ký đã gởi đến các Giáo
Phận, các Dòng Tu bản “minh định về thủ tục phong chức”, qua văn bản đó chúng ta thấy quyền phong
chức là quyền của Hội Thánh chứ không phải quyền của bất kỳ thế chế xã hội nào.
Qua các câu chuyện trong Kinh Thánh, việc chọn ai và sai đi làm việc gì là quyền chọn lựa của
Thiên Chúa. “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em và sai anh em đi”.
Chúa Giêsu đã khẳng định như thế, chúng ta tin Chúa, theo Chúa hay tin ai, theo ai ? Câu hỏi vẫn còn
rất hiện thực hôm nay.
Lm. VĨNH SANG, DCCT, 26.6.2014
MỤC LỤC TÌM BÀI:
"TA CHỌN NGƯƠI LÀM ÁNH SÁNG MUÔN DÂN" ( Lm. Vĩnh Sang ) ................................................ 01
HỒN TÔNG ĐỒ ( AM. Trần Bình An ) ............................................................................................. 02
HAI CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ TỬ ĐẠO: PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ..... 04
HAI VÌ SAO SÁNG ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) .......................................................................... 05
ĐỨC PHANXICÔ DỪNG XE ĐỂ CHÚC LÀNH CHO MỘT PHỤ NỮ BỊ THIỂU NĂNG ( CAN ) ...... 08
PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 11: Kể lại câu chuyện Đức Kitô… ( Nguyễn Trung ) .................. 09
TÌNH NGƯỜI ( Ghi chép của Lý Lan ) ............................................................................................ 12
THIÊN CHÚA VÀ VŨ TRỤ ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) .......................................................... 14
THAI NHI 30 TUẦN CŨNG SẴN SÀNG "GIẢI QUYẾT" ( Hải Nguyên – Vĩnh Hải, báo Tri Thức Trẻ ) .
16
"NỮ ANH HÙNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI" Ở CAMPUCHIA BỊ LẬT TẨY ( Al Jazeera ) ......... 17
NGHẸN NGÀO CẬU BÉ 7 TUỔI XIN CHẾT ĐỂ CỨU SỐNG MẸ ( Vincent Nguyen ) .................... 18
TÌNH CHA VÔ BỜ BẾN ( Phan Hạnh ) ........................................................................................... 19
CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) .... 22
HỒN TÔNG ĐỒ
Sáng 6.6.1988, cả hai Linh Mục Huế, Vệ và Hoàng theo chăm
sóc Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền đều vắng mặt.
Ngài có người em ruột là Nguyễn Thị Thủy, Nữ Tu Dòng Mến Thánh
Giá Chợ Quán ( quen gọi là dì Sáu ), thường trực bên cạnh ngài rất
chu đáo, cẩn thận, không để Ngài uống thuốc gì mà không kiểm tra
chặt chẽ. Sáng hôm đó, Nữ Tu Nguyễn Thị Quí, Dòng Con Ðức Mẹ
Vô Nhiễm Huế, xin phép thay Nữ Tu Thủy để được săn sóc ngài. Bà
Thủy không chịu, hai người giằng co nhau, nên Ðức Tổng nói: “Thôi
em để cho người ta săn sóc một lát, em về nghỉ ngơi đôi chút.”
Lợi dụng chỗ sơ hở này, khoảng từ 10 đến 11g ngày
6.6.1988, một cô y tá đến trao cho ngài một nắm thuốc. Ngài hỏi cô y
tá: “Cô cho tôi uống thuốc gì vậy ?” Cô trả lời rất cộc cằn lỗ mãng:
“Nhiệm vụ của ông là phải uống những gì chúng tôi điều trị ông,
không được hỏi lôi thôi gì cả.” Ngài rất phân vân. Cuối cùng ngài bằng
lòng uống. Uống xong, ngài cảm thấy rất đau đớn. Ngài hỏi cô y tá:
“Cô biết tôi mấy giờ nữa thì chết không ?” Cô y tá ấy hốt hoảng và run
sợ trả lời: “Con lạy cụ, xin cụ tha lỗi cho con ! Việc nầy là do cấp trên.” Ðức Tổng trả lời: “Không những
tôi tha lỗi cho cô mà thôi, tôi còn tha thứ cho cả cấp trên sai cô làm. Tôi tha thứ hết.”
Sau đó, thấy dì Sáu vào, ngài nói với dì Sáu: “Chén đắng Chúa trao anh đã uống xong. Xin trọn
theo ý Chúa.” Dì Sáu báo cho cô y tá biết ngài đau đớn lắm. Khoảng 12g30 trưa, cô y tá ấy trở lại cho
ngài uống một liều thuốc khác. Sau đó ngài bị tiêu chảy liên tục cho đến chết, không cầm lại được. Các
nhân chứng hiện nay đều còn sống, một số Nữ Tu cần tạm giấu tên một thời gian.
2
CÙNG SUY NIỆM
Khoảng 13g ngày 8.6.1988, Đức Cha bấm chuông gọi cấp cứu, nhưng không có ai đến cả. Vài
phút sau, ngài qua đời tại phòng ngài nằm điều trị bệnh, ở tầng lầu thứ 9, bệnh viện Chợ Rẫy, Sàigòn.
Lúc ấy chỉ có dì Sáu bên cạnh.
Khi Ðức Tổng Giám Mục Ðiền vừa qua đời, môi miệng ngài tím bầm, hai tay cũng tím thẫm, nên có
một Nữ Tu kín đáo theo dõi cô y tá vừa cho ngài uống thuốc, đi theo cô và nghe được câu nói rất quan
trọng khi cô gọi điện thoại cho cấp trên: “Vụ việc đã hoàn thành.” Nữ Tu ấy nay còn sống ở Huế. ( Lm.
Tađêô Nguyễn Văn Lý, Đức Cố Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền đã tử đạo như thế nào ? )
Hôm nay, Giáo Hội kính trọng thể hai Thánh Phêrô và Phaolô,
hai cột trụ xây dựng Hội Thánh. Hai vị là những Tông Đồ điển hình,
nhiệt thành và thành công nhất trong sứ vụ truyền giáo. Cả hai đều
có những đặc điểm chung, là chứng nhân trung thực của Đức Chúa
Giêsu Kitô, luôn có Chúa Kitô trong lòng, luôn bỏ mình, vác thánh giá
theo Chúa, luôn phục vụ, hiến thân.
Tông Đồ đáp lại Ơn Gọi
Tỉnh thức lắng nghe tiếng Chúa gọi, hồn Tông Đồ luôn sẵn sàng
đáp lại lời mời tha thiết, thân mật và hứa hẹn.“Các anh hãy theo tôi, tôi
sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người, như lưới cá.” Lập tức
hai ông ( Simon và Anrê ) bỏ chài lưới mà đi theo Người ( Mt 4, 19 –
20 ).
Ông Mátthêu đang tất bật thu thuế, mải mê đánh vật với tiền
bạc, biên lai, chứng từ, bỗng dưng nghe tiếng Chúa gọi, liền dứt khoát
từ bỏ tất cả quyền hành, danh vọng, lẫn của cải vật chất, để theo
Người. “Anh hãy theo tôi !” Ông đứng dậy đi theo Người” ( Mt 9, 9 ).
Nhiệt tình đáp lại ngay lời mời gọi là điều kiện tiên quyết trở
nên Tông Đồ, dấn thân theo Chúa. Không để bổng lộc, công danh phù
phiếm cám dỗ, ngăn cản, không để những mối liên hệ thân bằng quyến thuộc chằng chịt, ràng buộc níu
kéo, mà bịt tai nhắm mắt, giả lơ, giả điếc, vô tình từ khước Ơn Gọi.
“Hãy theo Thầy !” Các Tông Đồ đã bỏ mọi sự theo Chúa, con có dứt khoát một phen theo Chúa
không ? Chúa phải gọi con mấy lần rồi ? ( Đường Hy Vọng, số 61 ).
Tông Đồ luôn có Chúa
"Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và
Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14, 23 ). Hồn tông đồ luôn tràn đầy Tình Yêu Chúa, luôn kết hợp
khắng khít với Ba Ngôi Thiên Chúa, đến nỗi Tông Đồ Phaolô khuyên nhủ tín hữu Côrintô rằng: “Vậy, dù
ăn, dù uống, hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” ( 1 Cr 10, 31 ).
Thánh Gioan khẳng định sự hiệp thông chặt chẽ và sâu xa với Chúa Giêsu trong hồn Tông Đồ.
“Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được
hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giêsu Kitô, Con của
Người” ( 1 Ga 1, 3 ).
Thánh Phaolô còn quả quyết không có loài thọ tạo nào có thể phân ly Kitô hữu khỏi Chúa Giêsu:
“Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách,
hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Nhưng trong mọi sự thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã
yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma
vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một
loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện nơi Đức
Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” ( Rm 8, 35, 37 – 39 ).
Giáo Dân thời Hội Thánh sơ khai diễn tả cách nôm na: Tông Đồ là người có Chúa Kitô
trong lòng, Chúa Kitô trên mắt, Chúa Kitô trong miệng, Chúa Kitô trên tay, Chúa Kitô trong óc,
Chúa Kitô trên vai… Tóm lại, là một người đầy tràn Chúa Kitô và trao ban Chúa Kitô cho kẻ khác.
( Đường Hy Vọng, số 292 ).
Tông Đồ là muối và ánh sáng
"Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại ?... Các con là sự
sáng thế gian... Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những
việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời" ( Mt 5, 13 – 16 ).
Tất cả chúng ta những người đã được rửa tội, chúng ta là các môn đệ thừa sai và được mời gọi
trở thành một phúc âm sống động trong thế giới: với cuộc sống thánh thiện chúng ta sẽ trao ban ”hương
3
vị” cho các môi trường khác nhau, và bảo vệ chúng khỏi thối rữa, như muối làm vậy. Và chúng ta sẽ
đem ánh sáng của Chúa Kitô với chứng tá của một tình bác ái tinh tuyền. ( Linh Tiến Khải, Đức Giáo
Hoàng Phanxicô, Kinh Angelus, 9.2.2014 ).
Tông Đồ là hạt lúa giống
“Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi,
thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ
được nó cho sự sống đời đời” ( Ga 12, 24 – 25 ).
Máu các Thánh Tử Vì Đạo đã sinh sôi nảy nở hơn 7 triệu tín hữu Kitô trên đất Việt. Và còn rất
nhiều máu của các chứng nhân, như của Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền vẫn đang
tiếp tục tưới cho cánh đồng truyền giáo thêm phì nhiêu, xum xuê đơm hoa kết trái.
“Tông Đồ là thánh hóa môi trường bằng môi trường, lao động là tông đồ của lao động, học sinh
là tông đồ của học sinh, binh lính là tông đồ của binh lính..” ( Đường Hy Vọng, số 293 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa giúp chúng con biết sốt sắng nghe theo tiếng Chúa gọi trong
bất kỳ hoàn cảnh nào, thời điểm nào, để đi theo Chúa và trở nên những chứng nhân, Tông đồ
nhiệt thành.
Lạy Mẹ Maria, khấn xin Mẹ cầu bầu, che chở chúng con can đảm tiến bước theo Ơn Gọi,
mặc bao thách thức, gian khổ, đòn vọt, tù đầy, tra tấn, chết chóc, luôn sẵn sàng chờ chực chúng
con trên con đường Tông đồ, chứng nhân của Đức Kitô. Amen.
AM. TRẦN BÌNH AN
HAI CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ TỬ ĐẠO:
PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ
Ngày 29 tháng 6, Phụng Vụ Hội Thánh mời gọi chúng ta
cùng lúc tôn kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Các ngài là
hai cột trụ của Hội Thánh phổ quát Chúa Kitô, và theo Truyền
Thống, Hội Thánh không bao giờ mừng vị này mà bỏ vị kia, nhưng
luôn mừng kính và biết ơn đối với hai chứng nhân vĩ đại của Chúa
Kitô, vừa đồng thời là một lời tuyên xưng long trọng về một Hội
Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền.
Thánh Phêrô có tên gốc là Simon, làm ngư phủ người
Galilê, sống ở Capharnaum bên hồ Tibêria. Thánh Phaolô có tên là
Saolê, người Do Thái lưu vong, sinh tại Tarsô miền Tiểu Á bởi cha
mẹ là người thế giá, có quyền công dân Rôma. Cuộc đời của hai
ông bị đảo lộn từ khi gặp Đức Kitô, họ đã bỏ mọi sự đi theo Chúa. Phêrô bị bắt và được cứu cách lạ
lùng: "Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay
vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do Thái mong muốn tôi phải chịu" ( Cv 12, 11 ).
Thánh Phêrô, thủ lãnh các Tông Đồ, con người say mê Chúa Kitô, đã xứng đáng nghe lời này:
"Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội
Thánh của Thầy" ( Mt 16, 18 ). Trên tảng đá này, Chúa sẽ xây dựng Đức Tin mà Phêrô tuyên xưng.
Phêrô lấy từ “tảng đá”, chứ không phải tảng đá lấy từ Phêrô. Thánh Phaolô là "dụng cụ ưu tuyển" để
mang Tin Mừng đến cho các dân tộc.
Thánh Phêrô, người đánh cá miền Galilê, ít học, đã lập gia đình, theo Thầy Giêsu ngay từ buổi
đầu sứ vụ, là người sau khi đã vượt qua những ngày đen tối của cuộc Thương Khó của Chúa, sẽ có
trách nhiệm củng cố anh em trong Đức Tin và chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô ( x. Mt 16, 13 – 19 ).
Còn Thánh Phaolô là người Pharisêu sốt sắng, có nhiều điều để tự hào, về gia thế, học thức, về
đời sống đạo hạnh. Ông chưa hề gặp mặt Ðức Giêsu khi Người còn sống. Nhưng ông gặp Đức Kitô
Phục Sinh với biến cố ngã ngựa trên đường Damas, Phaolô trở nên Tông Đồ của ơn cứu rỗi đến từ
Đức Tin ( x. Cv 9, 1 – 22 ).
Cả hai đều được Ðức Giêsu gọi, Phêrô được gọi khi ông đang thả lưới bắt cá nuôi vợ con.
Phaolô được chính Đức Giêsu Phục sinh gọi khi ông hung hăng tiến vào Ðamas, đang làm Tông Đồ
không biết mỏi mệt của dân ngoại ( x. Cv 9, 1 – 22 ). Cả hai đã từ bỏ tất cả để theo Người. Tất cả của
Phêrô là gia đình và nghề nghiệp. Tất cả của Phaolô là những gì ông cậy dựa vênh vang. Bỏ tất cả là
chấp nhận bấp bênh, tay trắng.
4
Cả hai đều đã từng có lần vấp ngã. Vấp ngã bất ngờ sau khi theo Thầy như Phêrô, trong phút
giây quá tin vào sức mình. Ngã ngựa bất ngờ và trở nên mù lòa như Phaolô, trong lúc tưởng mình sáng
mắt và đi đúng hướng. Vấp ngã nào cũng đau và in một dấu không phai. Vấp ngã bẻ lái đưa con người
đi vào hướng mới.
Chúa Giêsu đã chọn một số môn đệ mà Người gọi là Tông Đồ. Trong số các ngài, hầu như bất
cứ nơi đâu, chỉ một mình ông Phêrô là xứng đáng đại diện cho toàn thể Hội Thánh. Chính vì là đại diện
duy nhất của toàn thể Hội Thánh, nên ông xứng đáng được nghe Chúa nói: "Thầy sẽ trao cho anh chìa
khoá Nước Trời" ( Mt 16, 19 ). Không phải một cá nhân, nhưng cả Hội Thánh duy nhất đã lãnh nhận
chìa khoá này.
Chương trình mầu nhiệm của Chúa Quan Phòng dẫn đưa Phêrô tới Roma, nơi đây ngài đổ máu
như chứng tá sau cùng và cao cả nhất của Đức Tin và của lòng mến đối với Thầy chí Thánh "Lạy Thầy,
Thầy biết con yêu mến Thầy" ( Mt 16, 17 ). Như vậy ngài đã chu toàn sứ mệnh trở nên dấu hiệu của
lòng trung thành với Chúa Kitô và của sự hiệp nhất tất cả Dân Chúa.
Phần Phaolô, trong hành trình truyền giáo, ngài không ngừng rao giảng Chúa Kitô bị đóng đanh và
lôi kéo nhiều nhóm người Á Châu và Âu Châu trở về với Chúa. Sau khi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, ngài đến
Roma. Và chính ở đây, ngài được phúc tử đạo để làm chứng cho Chúa Kitô. Chính ngài đã nói lên trong
bài đọc thứ hai Thánh lễ hôm nay rằng: "Chúa đã gần gũi tôi và ban sức mạnh cho tôi, để qua tôi, việc rao
giảng sứ điệp Tin Mừng được thực hiện và để các dân ngoại được nghe biết đến" ( 2 Tm 4, 17 – 18 ).
Phêrô và Phaolô đều yêu Ðức Giêsu cách mãnh liệt, vì họ cảm nhận sâu xa mình được Người
yêu mến. "Này anh Simon, anh có mến Thầy không ? Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy" ( Ga
21,16 ). Cả Phaolô cũng yêu Ðấng ông chưa hề chung sống, vì Người là "Con Thiên Chúa, Ðấng đã
yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi" ( Gl 2, 20 ). Phaolô đã không ngần ngại khẳng định: "Không gì có thể
tách được chúng ta ra khỏi Tình Yêu của Ðức Kitô" ( Rm 8, 35.39 ).
Tình yêu Ðức Kitô là linh hồn của đời truyền giáo, vì nói cho cùng truyền giáo chính là giúp
người khác nhận ra và yêu mến Ðấng đã yêu tôi và yêu cả nhân loại. Cả hai vị Tông Đồ đều hăng say
rao giảng, bất chấp muôn vàn nguy hiểm khổ đau. Phêrô đã từng chịu đòn vọt ngục tù ( x. Cv 5, 40 ),
còn nỗi đau của Phaolô thì không sao kể xiết ( x. 2 Cr 11, 23 – 28 ); "Tôi mang trên mình tôi những
thương tích của Ðức Giêsu" ( Gl 6, 1 – 7 ).
Cả hai vị Thánh đã chết như Thầy, đã lấy máu mình mà làm chứng: thánh Phêrô bị dẫn đến nơi
ông chẳng muốn ( x. Ga 21, 18 ), chịu đóng đinh chết; thánh Phaolô đã chiến đấu anh dũng cho đến
cùng, bị chém đầu; đã đổ máu ra làm lễ tế ( x. 2 Tm 4, 6 ). Thánh Phêrô được chôn cất ở chân đồi
Vatican; Thánh Phaolô được an táng bên đường Ostiense.
Hội Thánh hôm nay vẫn cần những Phêrô và Phaolô mới, dám bỏ, dám theo và dám yêu dám
sống và dám chết cho Ðức Kitô và Tin Mừng. Hội Thánh vẫn cần những chiếc cột và những tảng đá.
Với lòng ngưỡng mộ biết ơn các ngài, chúng ta quyết một lòng trung thành với Đức Tin đã lãnh nhận.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, xin cầu cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ
HAI VÌ SAO SÁNG
Bài ca nhập lễ vang lên hùng tráng trong ngày Lễ kính hai
Thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô: "Hai vì sao sáng chói, lấp lánh trên
bầu trời, ngời sáng đêm trường, rực rỡ soi đường sưởi ấm yêu
thương. Hai tình yêu chiến thắng, ngất ngây trong cuộc đời, từ trái
tim nồng dòng máu anh hùng ngời sáng muôn trùng.
Phêrô – Phaolô, hai vì sao sáng ngời chiếu toả ánh sáng
Chúa Kitô cho nhân loại. Hai con người xuất thân khác nhau, tính
cách khác nhau nhưng cùng một niềm tin, cùng một sứ mạng và
cùng một vinh quang được đội triều thiên vinh hiển để trở thành
hai vì sao sáng cho Hội Thánh.
“Còn nhớ hôm nào, người ba lần chối Giêsu. Còn nhớ
ngày nào, người bắt Chúa trong căm thù”. Lời ca ngắn đúc kết
phần một trong cuộc đời hai ngài: chối Thầy, bắt Thầy. Nhưng
cuộc đời phần hai đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối, hai Ngài cầm
đuốc Tông Đồ rao truyền Tin Mừng cho thế giới. Phêrô – Phaolô, hai cột trụ Hội Thánh. Một vị được Đức
Giêsu đặt làm đá tảng. Một vị được Đức Giêsu sai đi làm Tông Đồ dân ngoại. Cả hai vị đã làm được
5
những việc lạ lùng giống như Thầy: chữa lành mọi bệnh tật, xua trừ ma quỷ, cho người chết sống lại và
cuối cùng cả hai được phúc tử đạo.
Phêrô – Phaolô, trước khi là Thánh, hai vị cũng là người tội lỗi, yếu đuối, chập choạng trên con
đường Đức Tin. Cả hai đều hăng say năng nổ, muốn dùng sức lực của mình và phương tiện thế gian để
bảo vệ Chúa mình tôn thờ, và muốn tiêu diệt những kẻ không theo đạo giống mình. Chúa Giêsu đã cứu
cả hai, mỗi người được cứu một cách. Chúa Giêsu không dùng một chút vốn liếng tài ba nào của
Phaolô để xây dựng Hội Thánh, cũng như không thấy sự dốt nát hèn kém nào của Phêrô gây trở ngại
cho việc thiết lập Hội Thánh.
Đọc lại cuộc đời của hai Thánh Tông Đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.
Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng.
1. Thánh Phêrô
Cuộc đời Phêrô có nhiều sôi nổi. Gồm lại những sôi nổi, ta có thể chia đời ông ra làm hai: cuộc
đời phần một, từ khi theo Thầy ở biển hồ Galilê đến lúc chối Thầy; phần hai, từ khi theo Thầy ở biển hồ
Tibêria cho đến cuối đời chết ở Roma.
Trong cuộc đời phần một của Phêrô, ông đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác. Cuối đời của Chúa,
Chúa đã bị ông từ chối thê thảm ( Mc 14, 66 – 72 ). Gom nhặt những đoạn Phúc Âm nói về Phêrô, ta
thấy mảnh đời của ông có nét chân dung thế này: là Tông Đồ bị Chúa mắng nhiều nhất.
- Mắng lần đầu tiên: Quân yếu tin ( Mt 14, 31 )
- Lần thứ hai: Ngu tối ( Mt 15, 16 )
- Lần thứ ba: Satan ( Mc 8, 33 )
Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy 3
lần. Phêrô chối Chúa vì quá yếu đuối chứ không phải vì
không yêu Thầy. Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối
bỏ, tìm đường chạy trốn. Thế nhưng trước yếu đuối ấy,
Phêrô đã khóc lóc nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình,
ông oà khóc nức nở như một đứa bé với dòng lệ sám hối.
Chúa đã nhìn ông bằng ánh mắt thứ tha trìu mến. Đời ông
là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và
dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có
u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông
có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Trong sự
vấp ngã yếu đuối cuộc đời phần một của người môn đệ
này vẫn có một tâm hồn chân thành.
Phần hai cuộc đời ông là một thiên anh hùng ca.
Thiên anh hùng ca được mở đầu bằng những lời chứng
của Gioan ( Ga 21, 2 – 3 ). Lời chứng nói về một đêm
đen mờ mịt của biển hồ Tibêria, rồi đưa đời ông từ đêm
đen mờ mịt ấy về một cõi trời phiêu bạt mịt mù sương
gió cho Nước Trời.
Sứ mạng theo Đức Kitô khởi đầu từ đây khi bảy
anh em ra đi đánh cá, vất vả cả đêm mà không được gì. Đức Giêsu Phục sinh đến và ban cho họ mẻ cá
lạ lùng. Chính Đấng Phục Sinh đã hỏi: Phêrô, con có yêu mến Thầy không ? Phêrô đáp: "Thưa Thầy,
Thầy biềt rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy". Sau khi Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa
cân nhắc, Chúa nói với ông: "Thầy bảo cho anh biết lúc còn trẻ anh tự thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý.
Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn tới nơi anh chẳng muốn".
Tin Mừng theo Thánh Gioan cắt nghĩa rõ con đường này là: "Người nói như vậy có ý ám chỉ ông phải
chết cách nào".
Thế rồi Chúa bảo ông: "Hãy theo Thầy". Chỉ chờ đợi lời mời gọi này, Phêrô lập tức lên đường thực thi
sứ mạng Thầy trao. Từ đây “trên tảng đá này Thầy xây Hội Thánh của Thầy, cửa hoả ngục sẽ không thắng
được”. Từ đây, những trang sử vẻ vang của Hội Thánh sơ khai được viết nên bởi vị Tông Đồ có lòng yêu
mến Chúa thiết tha.
2. Thánh Phaolô
Đọc Công Vụ Tông Đồ từ chương 8 trở đi, chúng ta bắt gặp một Saolô, ở Tácxô, là người Do
Thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do Thái – Hy Lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên
ở Giêrusalem. Cuộc đời phần một của Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa,
tham gia vào vụ giết Stêphanô và trên đường Đamát truy lùng các Kitô hữu.
6
Được ơn trở lại trên đường Đamát, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô,
Tông Đồ dân ngoại. Cuộc đời phần hai của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca.
Sách Công Vụ Tông Đồ kể: trên đường Đamát, Phaolô rong ruổi trên yên ngựa hăng say truy bắt
các Kitô hữu, thình lình, ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra
ngoài ánh sáng đó. Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô. Từ đó trở đi, chỉ có Chúa
Kitô là đáng kể.
Khi đã biết Chúa Kitô, “những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi.
Hơn nữa, tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa
của tôi. Vì Ngài, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Đức Kitô và được kết hợp với
Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại,
nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu ( Pl 3, 7 – 9 ).
Từ đó trở đi, Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy ngài tuyên
xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: “Vì anh em, phàm ai đã
được thanh tẩy trong Đức Kitô, thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do Thái hay Hy Lạp, không còn
nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ, vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu” ( Gl 3, 27 – 28 ).
Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” ( Cl 3, 11 ).
Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô. Các mối phúc thật được kết tinh nơi
cuộc đời thánh nhân. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà
đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình ( 1 Cr 9, 3 – 18; 2 Cr 11, 8 – 10 ), hạnh phúc vì
đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô.
Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những “…lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị
người Do Thái đánh bốn mươi roi bớt một, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu, một
đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi. Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi ‘phải thực hiện nhiều cuộc
hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm
vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là
anh em; phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt
trần truồng” ( 2 Cr 11, 23 – 27 ). Phaolô ra vào tù thường xuyên, có lần Ngài viết từ ngục thất cho
Timôthê, người môn đệ, có khi không khỏi nao núng: “Anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta,
cũng đừng hổ thẹn vì tôi, là kẻ bị tù vì Ngài”.
Phaolô đã không hổ thẹn “vì tôi biết tôi đã tin vào ai …” ( 2 Tm 1, 8 – 12 ). Vì Đức Kitô, “tôi phải
lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi, nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” ( 2 Tm
2, 9 ). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình: “Ơn Ta đủ cho con vì
chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” ( 2 Cr 12, 9 ). Không gì có thể làm nao núng lòng tin
mãnh liệt ấy: “Chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp; hoang mang nhưng không tuyêt vọng;
bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt” ( 2 Cr 4, 8 – 9 ).
Vị Tông Đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với
tất cả thao thức: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng”
( 1 Cr 5, 14 ). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng
đã kêu gọi Ngài: “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là
Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi” ( Gl 2, 20 ).
Vì Đức Kitô và vì Tin Mừng, Thánh nhân đã sống và chết cho
sứ mạng. Cuộc sống bôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn
vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải
hoàn: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải
chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm
giáo ?… Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay
thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao
hay vực thẳm hay bất cứ thọ tạo nào khác, không có gì có thể tách
chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức
Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” ( Rm 8, 35 – 39 ).
3. Hai Vì Sao Sáng
Hội Thánh mừng kính hai Thánh Tông Đồ cùng chung một ngày.
Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một
ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một
sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô
tại Rôma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa
Kitô đã đưa hai ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên
7
khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy lại có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm
tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối
Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa
trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa.
Sự nghiệp Tông Đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên
xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin
minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền
giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Cùng chịu tử đạo. Cùng trở thành nền móng
xây toà nhà Hội Thánh. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Vì Sao Sáng
được Hội Thánh mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6. Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của
sự hiệp nhất trong Hội Thánh. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người
dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu
thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Hội Thánh.
Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh
Linh, hai Thánh Tông Đồ trở nên nền tảng hiệp nhất. Hai ngài trở thành chói sáng như hai vì sao trong
vòm trời Hội Thánh, đáng được các tín hữu chiêm ngắm noi theo. Hai ngài đã biết khiêm tốn, nhận mình
là thấp hèn tội lỗi rồi mở tâm hồn ra đón nhận tình thương của Thiên Chúa. Khi trả lời câu phỏng vấn:
“Jorge Bergoglio là ai ?” Đức Thánh Cha Phanxicô đáp: “Tôi là người tội lỗi được Chúa nhìn đến”. Và
ngài tuyên bố: “Chính tôi là người tội lỗi đây, có gì lạ đâu ! Cái lạ là ở chỗ được Chúa nhìn đến, được
Chúa xót thương. Và từ đó người ta tìm xem Chúa xót thương ở chỗ nào”.
Xin hai Thánh Tông Đồ giúp chúng con luôn biết tín thác vào tình thương của Chúa. luôn biết tiến
bước theo các ngài trên con đường theo Chúa. Amen.
Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN
ĐỨC PHANXICÔ DỪNG XE ĐỂ CHÚC LÀNH
CHO MỘT PHỤ NỮ BỊ THIỂU NĂNG
Trong chuyến thăm mục vụ của Đức
Thánh Cha Phanxicô vào ngày 21.6.2014 vừa
qua đến vùng Calabria phía Nam nước Ý, khi trở
lại từ Cassano allo Jonio, nơi mà ngài đã tuyên
bớ chống lại tổ chức Mafia, Ngài đã cho dừng xe
để gặp một người phụ nữ trẻ bị thiểu năng và
gia đình của cô đang chờ ở bên vệ đường. Họ
đã chờ ngài với một tấm biểu ngữ ghi: “Xin Đức
Thánh Cha dừng chân lại đây để gặp gỡ một
thiên thần đang chờ đón ngài”, và “Xin hãy đến
và chúc lành cho Roberta bé mọn”.
Khi xe vừa dừng lại, Đức Giáo Hoàng
bước xuống tiến lại phía người phụ nữ đang
nằm trên một chiếc xe đẩy, chúc lành cho cô,
hôn cô, và chào thăm gia đình cô cùng các trẻ em đang vây quanh cô. Cô Roberta bị thiểu năng và
không thể đi đâu xa khỏi gia đình, bởi vì cô luôn phải gắn liền với một chiếc máy để thở.
Gia đình cô đã lên tiếng cám ơn Đức Thánh Cha trên Facebook. Pamela, chị của Roberta đã
viết: “Tôi vẫn không thể tin điều đó, cám ơn Đức Thánh Cha... Tôi cám ơn ngài vì đã cho chúng tôi một
khoảnh khắc của niềm vui lớn lao".
Ivan Vania, một người bạn giúp làm những biểu ngữ để được Đức Phanxicô chú ý, kể lại: “Hôm
nay chúng tôi có thể nói rằng Đức Kitô đã dừng lại ở Sibari, Người mang dáng vẻ bề ngoài của Đức
Thánh Cha Phanxicô”. Anh cũng nói thêm rằng: “Thật xúc động khi thấy cách thế ngài chào thăm
Roberta... Có những cử chỉ trong cuộc sống giá trị hơn cả những bài diễn văn, nhiều hơn là bạn có thể
nghĩ tới... Đức Phanxicô thật độc đáo !”
Link để xem đoạn video: https://www.youtube.com/watch?v=oVCrfNqQLWQ
Ephata biên tập lại từ bản tin của CNA
8
CÙNG TRÂN TRỌNG
PHONG CÁCH PHANXICÔ
Bài 11: Kể lại câu chuyện về Đức Kitô cho người bên ngoài
Tôi khá ngưỡng mộ nữ văn sĩ Lý Lan dù chưa hề gặp cô lần nào. Tôi cũng trạc tuổi với cô, thời
trước 1975 tôi cũng sống ở khu Chợ Lớn, cũng la cà các kiốt cho mướn sách, đọc đủ thứ hầm bà
lằng, bạ đâu đọc đó, cái gì cũng đọc. Lý Lan còn thành thật hơn tôi ở chỗ cô cho biết cô đọc không ít
truyện khiêu dâm. Cô nhận định: “Nếu đúng “mình là cái mình đọc” thì tôi là sản phẩm của văn hóa
bình dân ở Sàigòn – Chợ Lớn thập niên sáu mươi và đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước” ( Đọc
sách và leo núi, Lý Lan ).
Do vậy, tôi có một mối đồng cảm sâu xa với các sáng tác và văn phong của Lý Lan. Cô đã nói
thay tôi rất tuyệt vời một số tâm tình mà tôi không thể diễn tả được. Mới đây khi đọc “Tình Người” của
Lý Lan viết về phim Schindler’s List ( Bảng danh sách Schindler ) tôi cũng trải qua những phút mà Lý
Lan đã viết ra: “Cái gì đó òa vỡ trong tôi, xộc ra mắt mũi, chảy ràn rụa trên má không kiềm được.”
Tôi tự hỏi tại sao cô có thể truyền lại cho tôi cùng một thứ cảm xúc mà cô có. Tôi cho rằng câu
trả lời không quá khó để tìm ra: Lý Lan là một nghệ sỹ trong nghệ thuật văn chương. Cô nhận định rất
hay rằng lịch sử nhân loại sẽ cô đọng lại nơi nghệ thuật:
( Trích ) Khán giả đã khóc vì xúc động trước tình người. Cái tình người đã được nghệ thuật hóa.
Công việc của một sử gia như anh là kể lại câu chuyện của con người, sao cho quá khứ được nhớ gần
đúng nhứt với thực tế đã xảy ra. Cái thực tế đó thường trần trụi là người ăn người. Nhưng con người may
thay có khả năng làm nghệ thuật. Những trận chiến triền miên đẫm máu trở thành anh hùng ca, những
thống khổ của vạn vạn sinh linh dựng nên đền đài, những tranh đoạt quyền lực xảo quyệt đẻ ra sân khấu,
và âm nhạc văn chương nảy sinh trong câm nín bất lực của từng con người cô đơn. Nhân loại có lẽ vẫn
còn hy vọng khi nào nghệ thuật họ làm ra còn rung động được tình người. ( Tình Người, Lý Lan ).
Đối với Kitô Hữu không có gì quan trọng hơn việc Loan Báo Tin Mừng. Nhưng ta có biết và nên coi
đây là một nghệ thuật kể chuyện hay không ? Có bao nhiêu người trong chúng ta giật mình vì bản tin này:
http://www.vietcatholic.net/News/Html/125599.htm
Hiện tượng truyền thông Phanxicô ( 6.18.2014 ).
Theo tin Zenit, ngày 18 tháng 6: Các người phát ngôn của Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã họp
nhau tại Bồ Đào Nha vào tuần rồi để nghiên cứu “hiện tượng truyền thông” Phanxicô. Cuộc họp kéo dài
trong các ngày 11 – 14 quy tụ khoảng 50 phát ngôn viên hoặc giám đốc truyền thông.
Hội nghị đã ra tuyên bố: Văn phong thuật truyện của Papa Phanxicô, một văn phong hết sức
bình dị và đi liền với cuộc sống của vị kế nhiệm Thánh Phêrô, là một cơ may cho toàn thể Giáo Hội. Nó
dọn đường cho cuộc đối thoại chân chính với thế giới.
Papa Phanxicô không những chiếm được trái tim người ta mà còn
thay đổi được thái độ của nhiều nhà báo. Họ trở nên cởi mở hơn và sẵn
sàng lắng nghe lý lẽ của Nhà Thờ. Dù thế, lối truyền thông của ngài, một
lối truyền thông bao gồm những câu phát biểu ngắn gọn và súc tích, rất dễ
bị hiểu lầm, vì nền văn hóa hiện nay có khuynh hướng đơn giản hóa.
Người làm truyền thông của Nhà Thờ có nhiệm vụ thông tin về toàn thể
sinh hoạt của Nhà Thờ cũng như công bố Tin Mừng, dù phải đi ngược lại
với truyền thông xã hội, để tránh khỏi rơi vào hình thức tôn thờ cá nhân.
Chúng ta cần sẵn sàng đương đầu với các thách đố của lịch sử và trình
bày một cách mới mẻ và sinh động Tin Mừng Chúa Kitô cho gia đình Kitô
Giáo như là nguồn hy vọng và sự sống đích thực mới. ( Hết trích ).
Loan Báo Tin Mừng chính là kể lại câu chuyện về cuộc đời Đức
Kitô, cuộc đời của một con người bình thường như mọi người, nhưng
cuộc đời này lại mang đến Ơn Cứu Độ cho mọi người vì con người này
còn chính là Con Thiên Chúa Làm Người.
Một cuốn phim về Đức Kitô đã lấy tựa là “Câu chuyện vĩ đại nhất
từng được kể ra” ( The Greatest Story Ever Told ).
Tin Mừng theo Luca có tính cách kể chuyện rõ ràng nhất, do đó được nhiều người cho là dễ
hiểu nhất. Luca đã bắt đầu Tin Mừng như một câu chuyện: "Thưa ngài Thêôphilô đáng kính, có nhiều
9
CÙNG NHẬN ĐỊNH
người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo
những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho
chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự
viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững
chắc" ( Lc 1, 1 – 4 ).
Muốn câu chuyện được hấp dẫn thì người viết phải có tài. Chắc chắn rằng các tác giả chấp bút
Tin Mừng đều là những người tài năng nhất vì được chính Chúa Thánh Thần tuyển lựa và tác động.
Nhưng các ngài đâu có viết bằng tiếng Việt Nam.
Vào lễ an táng Linh Mục Albertô Trần Phúc Nhân vào ngày 18.6.2014 tại Nhà Thờ Chí Hòa
Saigon, mọi người được dịp tri ân ngài. Trong 4 thập niên qua, ngài là thành viên đắc lực và hoạt động
tích cực thuộc Nhóm dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh.
Đào tạo ra một người am tường có khả năng dịch Tin Mừng một cách chính xác nhất không phải
là điều dễ dàng. Năm 1950, thầy Nhân du học ở châu Âu theo tại trường Dòng Tên tại Poitiers, sau đó
theo học tại Trường Đại học Urbano tại Roma. Từ năm 1959 đến 1962, ngài học tại Viện Kinh Thánh
Roma về khoa chú giải Thánh Kinh cũng như các ngôn ngữ cổ đại, Hy Lạp, Do Thái, Aram. Nhờ có sự
cộng tác tích cực của cha Nhân, bản dịch của Nhóm dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh đã có phẩm chất rất
cao.
Nhưng khi Tin Mừng được hướng tới các đối tượng bên ngoài Công Giáo, những người rất khó
hiểu được ngôn từ và văn phong dùng trong phụng vụ của ta thì Loan Báo Tin Mừng lại trở thành một
nghệ thuật cần tới những nghệ sĩ tài năng, nếu không thì ta cứ nói và ta cứ nghe vì cách ta nói như thế
của ta rất khó đi vào quảng đại quần chúng. “Tôi phải ví thế hệ này với ai ? Họ giống như lũ trẻ ngồi
ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, và nói: Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát
bài đưa đám, mà các anh không đấm ngực khóc than” ( Mt 11, 16 – 17 ).
Nhà xuất bản Trẻ đã giao công việc dịch truyện Harry Potter cho Lý Lan. Tại sao trước rừng dịch
giả là cán bộ nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa, giáo sư tiến sĩ, mà họ lại chọn Lý Lan, một người, như cô
nhận định về bản thân, là một sản phẩm của văn hóa bình dân ở Sàigòn – Chợ Lớn thập niên sáu mươi
và đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước ?
Ở đây, họ không đặt ý thức hệ Cộng Sản lên hàng cao nhất mà chỉ chú trọng vào phẩm chất mà
thôi. Văn phong của Lý Lan không nặng mùi chính trị giáo điều rập khuôn mà là văn của đời thường do
một nghệ sỹ tài năng viết ra. Đó là sự hấp dẫn của bản dịch Harry Potter.
Giả sử giới Công Giáo chúng ta lại bắt đầu một bản dịch Thánh Kinh mới với rất nhiều tài năng
mới được đào tạo nghiêm túc, có lẽ ta sẽ có một bản dịch hay hơn để dùng trong Nhà Thờ, nhưng rồi ra
người bên ngoài cũng sẽ thờ ơ với Tin Mừng của ta như xưa nay thôi.
Cách đây chín thập niên, anh em Tin Lành đã khôn ngoan hơn nhiều khi biết nhờ đến một nhà
văn hàng đầu để dịch Kinh Thánh dù ông không phải là Tín Hữu Tin Lành.
( Trích ) Như nhiều người trong chúng ta đã biết, Phan Khôi là nhà thơ đã khởi xướng ra phong
trào thơ mới vào những năm ba mươi của thế kỷ trước, nhưng có lẽ ít người biết rằng ông còn là một
dịch giả đã góp phần tham gia dịch Kinh Thánh ra Việt ngữ cho tín đồ Tin Lành sử dụng như đã có đến
tạn ngày nay.
Về phương diện văn chương, Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan cho rằng Phan Khôi là một
trong những nhà văn xuất sắc nhất trong phái Nho học. Quả thật vậy, Phan Khôi là nhà thơ được mệnh
danh là người khởi xướng phong trào thơ mới, dù ông khiêm tốn không nhận điều đó. Với bài thơ Tình già
được đăng trên tờ Phụ Nữ Tân Văn, ngày 10.3.1932, Phan Khôi đã đem một lối thơ mới trình chánh giữa
làng thơ ( chữ của Phan Khôi ) và gây nên một phong trào bàn tán về văn chương sôi nổi vô cùng thời
bấy giờ. Tình già đúng là một quả bom nổ giữa làng thơ Việt Nam vào thập niên ba mươi của thế kỷ 20.
“Và Phan Khôi trở thành người cắt băng khai mạc thời đại mới trong thi ca.” Chỉ với bài thơ nổi tiếng nầy
thôi, Phan Khôi cũng đủ để xứng đáng là một thi nhân đích thực của nền thi ca hiện đại nước ta vậy.
Nhà thơ Lưu Trọng Lư cho rằng Phan Khôi “quả là người viết quốc ngữ đúng đắn hơn hết, yêu
chữ quốc ngữ với tất cả sự từng trải của một người đã sống khắp ba kỳ, quen thuộc với những lối phát
âm, với những thổ ngữ…” Giáo sư Hoàng Tuệ viết: “Phan Khôi là nhà văn hoá rất quý trọng tiếng Việt,
quyết tâm bảo vệ ngôn ngữ dân tộc.” Nhà thơ Nguyễn Vỹ nhận xét Phan Khôi là “một trong các nhân vật
nổi tiếng nhất trên văn đàn Việt Nam với ngọn bút sắc sảo có một không hai… Chính ông là người đã
mở ra một chân trời mới cho văn chương Việt Nam nói chung và Thơ mới nói riêng.”
Nói về Phan Khôi, cũng không thể không nhắc tới mấy câu thơ được xem như là câu cửa miệng
của Phan Khôi mỗi khi đứng trước những khó khăn, bất trắc của đời sống, thể hiện được thái độ bình
tĩnh, ung dung tự tại của mình.
10
Làm sao cũng chẳng làm sao
Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi
Làm chi cũng chẳng làm chi
Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao.
Những câu thơ này được truyền tụng trong nhân dân rất rộng rãi và có khá nhiều người biết,
thuộc lòng, chẳng khác nào như những câu ca dao vậy.
Bản Kinh Thánh mà hầu hết những tín hữu Tin Lành Việt Nam đã sử dụng trong vòng mấy chục
năm qua, kể từ năm 1926 là lần xuất bản đầu tiên cho đến nay và chắc cũng sẽ còn dùng cho đến lâu
dài về sau nầy nữa, đó chính là bản dịch mà nhà văn Phan Khôi đã góp phần rất lớn trong đó. Ông dịch
cuốn Kinh Thánh trong khoảng thời gian 5 năm. Nhà báo Vu Gia viết: “Nhìn chung, đây là bản dịch tốt.
Nhưng nói như vậy, chẳng khác nào khen phò mã tốt áo, bởi thời gian đã khẳng định bản dịch ấy rồi.”.
Nhà văn Tô Hoài nhận xét: “Kinh thánh cả Tân ước, Cựu ước của hội đạo Tin Lành , người ta bảo ông
Phan Khôi dịch thuê, khi ấy ở Hải Phòng, tôi cũng có đọc. Có chương Nhã ca lời rất thơ”. Bản dịch của
ông câu cú gẫy gọn, trong sáng, văn phạm chuẩn mực, chứng tỏ một trình độ học vấn uyên thâm.”
Đó là nhận xét của một số người “ngoại đạo” có uy tín về bản Kinh Thánh xuất bản năm 1926
của người Tin Lành. Còn với những tín hữu Tin Lành Việt Nam mấy mươi năm qua cho đến ngày nay,
thì sao? Tôi tin chắc rằng bản Kinh Thánh Việt ngữ xuất bản năm 1926 đã ăn sâu vào trong tâm khảm
của những tín hữu Tin Lành tại Việt Nam, tôi được biết có nhiều tín hữu Tin Lành đã thuộc nằm lòng khá
nhiều câu Kinh theo bản dịch ấy đến nỗi khó có thể thay đổi đi được trong tâm họ. Thậm chí có không ít
những Mục Sư, tín hữu Tin Lành quả quyết rằng chỉ có bản dịch Kinh Thánh năm 1926 của nhà văn
Phan Khôi là số một mà thôi, không bản dịch nào hơn cả và rồi họ chỉ dùng độc có bản dịch đó để đọc,
để học, để chia sẻ, để giảng dạy. Nói như vậy để cho thấy rằng bản dịch Kinh Thánh năm 1926 đã có
một chỗ đứng rất vững vàng trong lòng rất nhiều những người theo đạo Tin Lành tại Việt Nam trong một
thế kỷ trôi qua. Bản thân tôi, nói thật lòng, cũng rất thích bản dịch năm 1926, vì nó chứa nhiều chất
giọng của quê hương Quảng Nam của tôi trong đó, mặc dù tôi vẫn sưu tầm, tham khảo, tra cứu nhiều
bản dịch Kinh Thánh khác để xem và để sử dụng khi có cần cho công việc viết lách, khảo cứu của mình.
Nói tóm lại, mặc dù bản dịch năm 1926, cho đến nay, có những chỗ chưa sát với nguyên bản,
hay có những chữ khó hiểu cho thời đại ngày nay, như đã nói ở trên, thì nó vẫn là bản dịch rất đáng trân
trọng cho chúng ta.
Ngày 13.3.2009, tôi đến thăm phần mộ của nhà văn nằm sát dưới chân một ngọn đồi, đường
cũng hơi khó đi, tôi phải đi bộ một đoạn mới lên đến được mộ của nhà văn. Mộ nằm ở một chỗ thật nên
thơ và được làm khá kỹ lưỡng và chắc chắn. Tôi xem bia mộ của nhà văn được khắc trên đá hoa cương
rất đẹp, một bên ghi tiểu sử của nhà văn, một bên ghi bài thơ “Tình Già” của ông. Phần cuối tiểu sử có
ghi: “Tác phẩm đã viết và dịch: Chương Dân Thi Thoại ( 1936 ), Trở Vỏ Lửa Ra ( 1939 ), Việt Ngữ
Nghiên Cứu ( 1955 ), Kinh Thánh ( 1920 – 1925 ), các tuyển tập Lỗ Tấn ( 1955, 1956, 1957 )…” Tôi rất
vui khi thấy tên tác phẩm Kinh Thánh có ghi trong tiểu sử của ông. Điều đó nói lên đóng góp của một
người Quảng Nam vào trong sự phát triển của đạo Tin Lành trên đất nước Việt Nam thân yêu nầy.
Hết trích, nguồn: Nguyễn Đình Bùi Thị ( Thăng Bình, Quảng Nam )
http://hoithanh.com/Home/tin-tuc/1620-nha-van-phan-khoi-nguoi-tham-gia-dich-kinh-thanh-ra-
viet-ngu.html
Ta có nên tìm một nhà văn được mến phục về tài năng như Lý Lan, ngoại đạo thì càng tốt vì cô sẽ
không bị gò bó trong ngôn từ xưa nay ta quen dùng mà lại rất khó nghe với người ngoài, để thuê cô dịch
cho ta ít ra là bộ Tân Ước hay không ? Tôi nghĩ là nên, nếu ta muốn rằng người bên ngoài sẽ thích đọc và
nghe bản dịch này. Các bản dịch xưa nay của ta đã có thì ta cứ tiếp tục dùng trong Nhà Thờ của ta.
Mới đây cha Quang Uy có tổng kết về việc quyên góp giúp cho bé Rmah H'Âm điều trị bệnh suy
tủy: "Ban đầu chúng tôi chỉ mở lời xin mọi người chia sẻ số tiền 50 triệu VND, nhưng không ngờ số tiền
đổ về liên tiếp, lên đến hơn 355.500.000 VND. Chúng tôi đã xin chỉ giữ lại cho bé Rmah H'Âm 90 triệu
VND, số tiền còn dư đã liên tiếp chuyển sang giúp cho 11 trường hợp kế tiếp. Thật là một dấu chứng về
Tình Yêu Thiên Chúa Quan Phòng và về Lòng Bác Ái của mọi người dành cho các bệnh nhân ngặt
nghèo. Xin chân thành tạ ơn Thiên Chúa, biết ơn Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp và cám ơn tất cả quý ân
nhân gần xa…"
Giả sử rằng cha Quang Uy cũng đứng ra quyên góp để có một bản dịch Tân Ước mới dành
riêng cho dân ngoại thì có chính đáng không ?
Đó chính là điều mà nghệ sĩ Maria đã làm cho Chúa Giêsu.
Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đến làng Bêtania, nơi anh Ladarô ở. Anh này đã được
Người cho sống lại từ cõi chết. Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giêsu; cô Mácta lo hầu bàn,
11
còn anh Ladarô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. Cô Maria lấy một cân dầu thơm cam
tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. Một trong
các môn đệ của Đức Giêsu là Giuđa Ítcariốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói: “Sao lại không bán dầu thơm đó
lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo ?” Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là
một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. Đức Giêsu
nói: “Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. Thật vậy, người
nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có mãi đâu" ( Ga 12, 1 – 8 ).
NGUYỄN TRUNG
TÌNH NGƯỜI
Tôi ở thành Viên nước Áo trọn một mùa xuân, từ lúc
những nụ thủy tiên mới nhu nhú lên mặt đất, đến khi khắp nơi
hoa lá rực rỡ đủ màu. Cung điện, bảo tàng, nhà hát, vườn
hoa… lần lượt xem rồi cũng hết. Duy nhứt thú vui không chán
là đi dạo phố. Mùa xuân ngày một dài ra, đường phố cũng
ngày một đông vui. Ăn món thịt heo tẩm trứng lăn bột chiên
bơ riết cũng ngán, trưa trưa tôi đến Nguyen’s Pho House trên
đường Lerchenfelder. Người đứng bếp ở đó là một chị người
Huế nấu món bún bò xứng đáng với ngôn ngữ hiện đại là
“cực ngon”. Làm một tô xong là đủ phấn khởi và năng lượng
để đi lung tung chơi tới tối. Mỏi chân thì nhảy lên xe điện, xe buýt.
Có bữa tôi đi qua đường Burggasse có nhiều hàng quán Á Châu, gặp đông đông người tóc đen
như mình cũng vui. Thường thì tôi thích lảng vảng trên đường Mariahilfer, chỗ có nhà sách Thalia, cạnh
bên có tiệm bán da ua trái cây đông lạnh, mua một ly rồi vừa ăn vừa đi rề rề qua mấy của hàng thời
trang coi chơi. Có bữa tôi đi tuốt tới chợ trời Brunnenmarkt tưởng mình lạc qua xứ Thổ Nhĩ Kỳ, nhìn
chung quanh người mua sắm là những phụ nữ mặc áo dài đen, khăn đen trùm đầu. Còn nếu đi trong nội
thành, những nơi “phải xem” của thành Viên, thì khỏi nói, du khách lềnh khênh đủ sắc màu văn hóa
chủng tộc. Trường đại học Viên cũng vậy, 92.000 sinh viên có gốc gác khắp thế giới, tuy phần lớn từ
các nước thuộc cộng đồng Âu châu. Tôi không lạ, hầu hết những thành phố lớn tôi từng đi qua, di dân
đa sắc tộc là thực tế hiển nhiên, đa văn hóa là xu hướng thuận.
Có bữa đẹp trời, ăn no quá đâm làm biếng, tôi ngồi lại bên cái bàn nhỏ bày trên lề đường ngay
bên ngoài Nguyen’s Pho House, ngắm ông đi qua bà đi lại. Tôi loay hoay xê dịch cái ghế đang ngồi cho
được thoải mái thì anh chủ tiệm đến chỉ xuống lề đường có gắn một tấm biển bằng đồng cỡ nửa trang
sách có khắc chữ, bảo tôi tránh ngồi lên chỗ đó. Thái độ của anh khiến tôi liên tưởng đến bà bún riêu ở
góc đường Nguyễn Trãi khi bà bảo tôi ngồi né cái miếu con thờ vong bên đường. Tôi hỏi cái gì vậy. Anh
nói cái “bia” ghi tên những người Do Thái đã sống ở căn nhà này hồi xưa. Hồi Thế Chiến II họ bị trục
xuất, bị đưa vô trại tập trung, lò thiêu sống.
Tôi ngắm cái bia ghi cái tên xa lạ, nhận ra nó giống mấy miếng đồng gắn trên lề đường trước
nhà sách Thalia. Vậy ra chỗ đó hồi xưa cũng là nhà của những người Do Thái. Không biết họ và gia
đình tổ tiên họ đã sống ở đó bao lâu trước khi bị đuổi ra khỏi nhà mình ? Tôi thử đi vòng vòng thành
Viên, nhìn chăm chú xuống lề đường, hóa ra có nhiều tấm biển đồng như vậy, do thành phố cho gắn, để
tưởng niệm. Bao nhiêu bước chân của đủ thứ người đã bước qua, thỉnh thoảng có mấy người dừng lại,
tò mò ngắm nghía như tôi. Rồi bước đi. Cuộc sống là hiện
tại. Cuộc sống là đi tới.
Anh chủ tiệm Nguyen’s Pho House kể chuyện của anh.
Ngày xưa anh ở Sàigòn, sau chiến tranh vượt biên đến trại tỵ
nạn, được một người Áo bảo trợ đem về thành Viên. Cả gia
đình anh, nay gồm ba thế hệ, đều sống ở Viên, mấy anh chị
em làm việc trong ba nhà hàng của gia đình, trừ người em út
sanh trưởng ở đây, học hành đầy đủ, hiện là giáo viên, có
chồng là người Áo. Tôi nói gia đình anh thật may mắn, anh nói
ờ cũng may, trải qua bao khốn đốn, mọi người đều sống. Cả
12
CÙNG NGHIỆM SINH
anh và tôi đều có biết nhiều trường hợp không may khác, nhưng không muốn đi vào chi tiết, khách đông anh
bận, trời đang đẹp tôi khoái ngắm đời vui hơn.
Trở lại Paris tôi hay đi dọc sông Seine chỗ gần Nhà Thờ Đức Bà, lý do đơn giản là tiệm Thanh
Bình của bạn tôi gần đó. Tôi đi thăm bạn rồi đi dọc bờ sông hy vọng gặp lại một người quen đã lang thang
nơi chốn này nhiều năm trước. Lần cuối gặp anh là lúc đứng
trên cầu L’Archevêché ngắm vô số ổ khóa các loại mà
những cặp tình nhân đã khóa vào lan can cầu ( cùng những
lời thề thốt ) rồi quăng chìa khóa xuống sông. Ngay lúc ấy
vẫn đang có năm ba cặp làm vậy với thái độ lãng mạn
nghiêm túc.
Tôi đã lo lắng là với hàng hà du khách lũ lượt đến
và đi, cái lan can cầu làm sao chịu nỗi sa số ổ khóa, cái
này bấm vào cái kia gần trĩu thành cầu. Chắc là lâu lâu
người ta phải gỡ tấm lưới đầy ổ khóa để thay tấm lưới mới
cho người khác có cơ hội nguyện thề. Anh cười ha ha nói
có khi qua cầu là họ đã đường ai nấy đi rồi.
Qua cầu thì đến Ile de la Cité, nếu rẽ sang trái là vườn
hoa phía sau nhà thờ Đức Bà, rẽ sang phải là Memorial des Martyrs de la Deportation nằm chìm dưới đất,
dẫn xuống bằng một cầu thang hẹp và sâu. Tôi rùng mình ngay khi bước vào gian phòng nhỏ âm u, nghe
anh bạn nói chỗ này vốn là nhà mồ. Hai bên có những cái hốc có chấn song như những buồng giam trong
tù, chính giữa là một đường hầm hun hút tận cùng bằng một ngọn đèn duy nhứt tỏa ánh sáng được phản
chiếu bằng 200.000 nút pha lê gắn hai bên vách. Đây là nơi tưởng niệm những người đã bị chính quyền
Pháp thời Vichy trục xuất khiến họ chết dưới tay Đức quốc xã. Hầu hết họ là người Do Thái, nhưng hàng
chữ tưởng niệm ghi “200.000 công dân Pháp”.
Quay ra, tôi thấy phía trên khung cửa khắc hàng chữ
“Hãy tha thứ nhưng đừng quên.” Ra khỏi cửa đi thẳng tới là
“mũi tàu” cù lao Cité, trong khuôn viên đài tưởng niệm, sâu
ngang mực nước sông Seine, một không gian trầm mặc
tiếng nước sông vỗ vào vách đá. Anh nói cái câu đó vô
nghĩa như mọi khẩu hiệu. Một người không trải qua thãm
kịch thì không thể có ký ức để mà nhớ hay quên, còn kẻ
từng trải qua bất hạnh thì ký ức luôn khơi lại những đớn đau
phẫn uất không thể tha thứ.
May mà con người có khả năng quên. Như anh, giờ
không còn nhớ chính xác mình đã bơi bao lâu trong biển
đêm, lạnh và tối đen. Anh thực sự muốn quên xác đứa con
bị quăng ra khỏi boong tàu la liệt người đang thổ tã. Anh tập tha thứ bằng cách đêm đêm đứng trên đỉnh
Montmartre nhìn về trung tâm kinh đô ánh sáng lỗng lẫy, tự nhủ ngay cả xã hội văn minh rực rỡ này, cái
nôi của tinh thần nhân ái này, cũng có những vết ố trong lịch sử.
Nhớ một buổi tối mùa đông trong ngôi nhà nhỏ ở vùng tây bắc Mỹ. Ngoài trời lạnh và trắng xóa
tuyết rơi từ mấy hôm trước. Hai vợ chồng ăn cơm xong ngồi bên lò sưởi xem phim. Buổi tối hôm đó
chúng tôi xem “Schindler’s List”.
Tôi cũng thích cách viết ấn tượng như “Đắng lòng nhìn đứa bé thơ chui xuống gầm giường trốn
Phát xít”, “Phẫn nộ trước cảnh cô gái nô lệ tình dục bị hành hạ”, hay “Kinh hoàng hình ảnh trại tập
trung”, hoặc “Dã man gã sĩ quan SS giải trí bằng trò bắn tỉa”. Nhưng thực tình tôi không thể nhớ lại
những cảm xúc lúc xem phim, chỉ nhớ đôi lần bàn tay chồng tôi cầm bàn tay tôi siết nhè nhẹ, đôi lần
cánh tay anh quàng qua vai tôi như trấn an. Có lần anh đứng dậy, quay lưng lại màn hình nhìn ra cửa
sổ để khỏi xem cái cảnh mà tôi nhắm mắt không tin khi nó diễn ra.
Cuối cùng, cuộc chiến ngã ngũ, những người sống sót nhờ được làm việc trong nhà máy của
Schindler đứng đầy bên đường rầy khi Schindler và vợ ra đi. Ông không còn là người chủ và người bảo
vệ họ nữa, mà là người của phe bại trận. Họ đưa cho ông một xấp giấy: “Chúng tôi viết bức thư này giải
thích sự việc… phòng khi ông bị bắt, tất cả mọi người đã ký tên.” Schindler cầm xấp giấy, không có thì
giờ đọc, có vẻ bất đắc dĩ nhét vào túi áo, rồi cúi xuống xách hành lý trong tư thế muốn ra đi thật nhanh.
Nhưng Itzhak, người đã cùng ông lập cái danh sách những người được chuộc ra khỏi trại tập trung, đã
chứng kiến ông đau khổ dằn vặt thêm bớt từng cái tên như thế nào, đã bước tới trước mặt ông, đưa
ông một chiếc nhẫn khắc dòng chữ: “Ai cứu một mạng người, cứu cả thế giới”. Schindler cầm chiếc
nhẫn, làm rớt nó, hoảng hốt bới đá sỏi tìm lại, đeo nhẫn vào ngón tay. Ông cố gắng khôi hài để che giấu
13
sự xúc động: “Tôi đã không làm hết sức mình. Tôi đã quăng hết gia tài của mình. Giá mà tôi giàu hơn…”
Nhưng cái cười giả của ông méo đi thành cái mếu thật: “Cái kẹp này…”, ông rút cái kẹp trên ve áo ra,
“có thể chuộc được thêm hai mạng người. Tôi đã không làm hết sức mình.”
Cái gì đó òa vỡ trong tôi, xộc ra mắt mũi, chảy ràn rụa trên má không kiềm được. Tôi muốn đến
bên Schindler ôm lấy ông vỗ về như những người đứng quanh ông lúc đó. Tôi chỉ có chút đỉnh hiểu biết
về châu Âu thời đệ nhị thế chiến, xem phim thì biết Schindler là người Đức, đạo Thiên chúa, giàu có và
được nể trọng trong xã hội do đảng Quốc Xã Đức thống trị, thuộc phe nhóm hưởng lợi ích trong chiến
tranh. Ông không phải là người duy nhứt không tán thành chủ trương diệt Do Thái. Đâu đó trong phim
có những nhân vật mặc quân phục đeo phù hiệu Đức Quốc Xã cũng có lúc lợm giọng chùn tay trước sự
dã man ác độc của viên sĩ quan SS Amon Goeth nhưng không thể không tuân lệnh.
Schindler cũng đâu có cách nào chặn bàn tay Goeth hay phản kháng cả một guồng máy đang
vận hành điên cuồng. Ông thậm chí phải kết thân, mua chuộc, nương theo bọn cầm quyền để có thể
làm cái điều ông âm thầm làm là cứu được người nào hay người nấy ra khỏi những lò thiêu sống tập
thể. Ông không nhân danh điều gì cả, chỉ muốn cứu những con người vô tội. Ông không hối tiếc khi trở
thành kẻ trắng tay, chỉ đau khổ vì đã không cứu được nhiều hơn con số một ngàn hai trăm người.
Sau này ông được viện Do Thái Yad Vashem nhìn nhận là Người Chính Nghĩa, một trong hơn
20.000 Người Chính Nghĩa thuộc nhiều nước khác nhau đã bất chấp cường quyền hành động theo
lương tâm con người. Những Người Chính Nghĩa và những người được họ cứu sống không chung
quốc gia, không cùng đảng phái, không cùng chủng tộc, khác cả tôn giáo, giai cấp. Trên tất cả, họ chỉ có
một mối liên hệ chung: là người với nhau.
Khi cơn xúc động được kềm lại, tôi hơi bối rối ngượng ngùng, nhìn sang chồng thì thấy anh đang
gỡ kiếng ra lau nước mắt. Anh nói anh xem phim này lần đầu tiên trong rạp ( năm 1993 ), khi cảm xúc
dâng trào lồng ngực, dù anh không nhìn qua những khán giả khác, vẫn cảm nhận rất rỏ là mấy trăm người
đang ngồi trong rạp đã cùng lúc ứa nước mắt như mình. Anh hầu như hít thở được trong không khí dư
chấn cảm xúc của mọi người và mối đồng cảm chan hòa. Anh nói sức mạnh của nghệ thuật thật kỳ diệu.
Khán giả đã khóc vì xúc động trước tình người. Cái tình người đã được nghệ thuật hóa. Công
việc của một sử gia như anh là kể lại câu chuyện của con người, sao cho quá khứ được nhớ gần đúng
nhứt với thực tế đã xảy ra. Cái thực tế đó thường trần trụi là người ăn người.
Nhưng con người may thay có khả năng làm nghệ thuật. Những trận chiến triền miên đẫm máu trở
thành anh hùng ca, những thống khổ của vạn vạn sinh linh dựng nên đền đài, những tranh đoạt quyền lực
xảo quyệt đẻ ra sân khấu, và âm nhạc văn chương nảy sinh trong câm nín bất lực của từng con người cô
đơn. Nhân loại có lẽ vẫn còn hy vọng khi nào nghệ thuật họ làm ra còn rung động được tình người.
Ghi chép của LÝ LAN
THIÊN CHÚA VÀ VŨ TRỤ
Chính Ngài là ĐỨC CHÚA, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Chính Ngài đã tạo dựng các tầng trời,
các tầng trời cao ngất, cùng toàn thể thiên binh; chính Ngài đã tạo dựng trái đất với muôn vật
khắp nơi, biển khơi cùng muôn loài trong đó. Chính Ngài ban sự sống cho muôn vật muôn loài;
và đạo binh thiên quốc phủ phục trước Thánh Nhan ( Nkm 9, 6 ).
CÓ AI Ở BÊN NGOÀI VŨ TRỤ ?
Bạn có thể tin rằng người ngoài
hành tinh đã gởi sự sống tới trái đất này
từ một giải ngân hà rất xa ( tiền đề của
vở kịch đáng nhớ từ năm 2004, AVP:
Alien vs. Predator – Người Ngoài Hành
Tinh đối với Thú Ăn Thịt ).
Bạn có thể tin rằng chính phủ Hoa
Kỳ đã giấu giếm điều gì đó ngoài không
gian trong vùng bí ẩn Area 51 của Nevada.
Hoặc bạn có thể tin rằng chắc chắn có sự
sống ở các hành tinh khác. Trong bất cứ
trường hợp nào, chúng ta cũng giả định
14
CÙNG TÌM HIỂU
rằng sự sống sẽ nảy sinh ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ này. Nhưng chứng cớ mới của khoa vũ trụ học lại nói
trái ngược.
Thực tế là chúng ta đang sống trên một hành tinh rất hiếm hoi với thái dương hệ và giải ngân hà.
Chúng ta hãy “xem xét” trái đất hiếm hoi của chúng ta:
1. NƯỚC. Trái đất có rất nhiều nước, mà nước rất cần cho cuộc sống. Sao Hỏa đã từng có
nước, nhưng nay không còn, do đó có thể đã có sự sống ở đó. Nhưng nước chỉ là một trong nhiều thứ
cần thiết cho cuộc sống.
2. ÔXY. Trái đất là hành tinh duy nhất trong thái dương hệ mà chúng ta có thể hít thở. Cố gắng
hít thở ở các hành tinh khác, như Sao Hỏa hoặc Sao Kim, thì người ta sẽ chết ngay. Sao Hỏa không có
không khí, Sao Kim có nhiều điôxít cácbon và hầu như không có ôxy.
3. KHOẢNG CÁCH. Nếu trái đất chỉ gần mặt trời thêm 1%, nước biển sẽ bốc hơi hết, ngăn cản
sự sống. Mặt khác, nếu hành tinh của chúng ta chỉ xa mặt trời thêm 2%, nước biển sẽ đóng băng và
không có mưa, khiến sự sống không thể hiện hữu.
4. HOẠT ĐỘNG. Các khoa học gia nói rằng nếu hoạt động kiến tạo địa tầng lớn hơn, sự sống
con người không thể được nâng đỡ và việc giảm hiệu ứng khí nhà kính sẽ ảnh hưởng xấu vì tăng độ
sáng của mặt trời. Nhưng nếu hoạt động đó nhỏ hơn, các dưỡng chất cần cho sự sống sẽ không được
sử dụng đủ và việc giảm hiệu ứng khí nhà kính sẽ không bù vào việc làm tăng độ sáng của mặt trời.
5. TẦNG ÔZÔN. Có sự sống trên trái đất vì tầng ôzôn ở mức an toàn cho sự cư trú. Tuy nhiên,
nếu mức độ của tầng ôzôn giảm hoặc tăng, cây cối sẽ không phát triển đủ để con người hiện hữu. Để
có thể sống, các thứ này và nhiều điều kiện khác phải đúng mức rất chuẩn.¹
Các giáo sư Peter Ward và Donald
Brownlee, thuộc Đại Học Washington, kết
luận trong cuốn “Rare Earth” ( Trái Đất Hiếm
Hoi ), rằng các điều kiện cần thiết để sống
phải là rất hiếm trong vũ trụ “không chỉ là sự
sống, mà sự sống đơn giản nhất của động
vật cũng rất hiếm trong giải ngân hà và trong
vũ trụ”.² Điều này dẫn tới kết luận: “Rất có thể
chỉ có chúng ta ở trong vũ trụ này”.³
Nếu hai giáo sư Ward và Brownlee
đúng thì điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng
ta ? Khoa học gia Michael Denton, nhà
nghiên cứu về hệ gien phân tử tại Đại Học
Otago ở New Zealand, cho chúng ta biết tại sao điều này mở ra cuộc thảo luận về tầm quan trọng của
con người trong vũ trụ duy nhất của chúng ta.4
Không có lý thuyết hoặc khái niệm nào của con người có thể dám táo bạo tuyên bố điều gì về bầu
trời và mọi loài. Và ngày nay, 400 năm sau cuộc cách mạng khoa học, lý thuyết lại nảy sinh. Trong các thập
niên cuối của thế kỷ 20, sự đáng tin được nâng cao nhờ các phát hiện trong vài ngành khoa học nền tảng.
Có vẻ lố bịch khi nói rằng sự sống là dấu vết nhỏ gọn nhất trong vũ trụ của hằng ngàn tỷ tỷ ngôi
sao. Nhưng thật bất ngờ vì trái đất có vẻ đứng riêng biệt trong cả một vũ trụ không có sự sống, một thực
tế đã được phác họa trên tạp chí National Geographic thế này: “Nếu sự sống phát triển qua các quá
trình tự nhiên trên trái đất, điều tương tự có thể xảy ra ở các thế giới khác. Nhưng khi chúng ta nhìn vào
không gian, chúng ta không thấy môi trường nào có sự sống”.
Chúng ta thấy các hành tinh khác không thể có sự sống. Thật vậy, chúng ta thấy mọi hành tinh
khác và mặt trăng là những nơi nóng, tối tăm, băng giá, và có vẻ không có cách nào khác là một thế giới
chết mà thôi.5
Vô số các giá trị chính xác cần cho sự sống đã đối mặt các khoa học gia với những điều
bí ẩn hiển nhiên. Stephen Hawking đã nhận xét: “Sự thật quan trọng là các giá trị này có vẻ rất phù hợp
để làm cho sự sống phát triển”.6
TRẦM THIÊN THU, chuyển ngữ từ Y-Jesus.org
_______________________________
1
Hugh Ross, The Creator and the Cosmos, 3rd ed. (Colorado Springs, CO: NavPress, 2001), 175-199.
2
Peter D. Ward and Donald Brownlee, Rare Earth (New York: Copernicus, 2000).
3
William J. Broad, “Maybe We Are Alone in the Universe After All”, New York Times, (February 8, 2000), 1-4.
4
Michael J. Denton, Nature’s Destiny: How the Laws of Biology Reveal Purpose in the Universe (New York: The
Free Press, 1998), 3-4.
15
5
Joel Achenbach, “Life Beyond Earth”, National Geographic (January, 2000, Special Millennium Issue), 45.
6
Hawking, 124.
KHẲNG ĐỊNH RÙNG MÌNH:
THAI NHI 30 TUẦN CŨNG SẴN SÀNG "GIẢI QUYẾT"
Những lời tư vấn tại phòng khám đa khoa T.H. thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội, khiến chúng tôi đi
hết từ bất ngờ này đến kinh hãi khác.
Phương pháp phá thai “có một không hai”
Dù thai phụ muốn có thêm thời gian để suy nghĩ về việc bỏ hay giữ
lại thai nhi, nhưng vị bác sĩ người Đài Loan với "30 năm kinh nghiệm" và
bác sĩ người Việt Nam tại Phòng Khám Đa Khoa T.H. luôn tìm mọi cách để
khuyên thai phụ bỏ cái thai đó đi.
Hướng ánh mắt đầy thăm dò về phía thai phụ, vị bác sĩ người Việt
bắt đầu “quảng cáo” phương pháp phá thai “có một không hai” mà chỉ
Phòng Khám Đa Khoa T.H. mới làm được. Đó là làm cho đẻ non và là
phương pháp ở thành phố Hà Nội rất ít nơi có thể làm được. Phương pháp
này có thể áp dụng cho cả cái thai hơn 20 tuần tuổi.
Để tăng tính thuyết phục, bác sĩ này cũng đưa ra những phương pháp
không an toàn nhưng chi phí thấp, chỉ khoảng 3 – 4 triệu mà bên ngoài đang
sử dụng khá “thịnh hành”. “Đó là phương pháp hút thai trực tiếp. Nhưng
phương pháp này về sau sinh đẻ sẽ gặp ảnh hưởng, rồi viêm mạc tử cung,
thai phụ sẽ rất đau và rất dễ dẫn tới vô sinh”, bác sĩ người Việt nói.
Chi phí bỏ thai mà chúng tôi sẽ phải trả nếu bỏ cái thai tuổi thứ 12 này là 10 triệu đồng. Vì là thai
to nên mặc nhiên dù có đặt lịch qua mạng, chúng tôi cũng sẽ không được giảm giá theo chương trình
khuyến mãi được đăng trên website của phòng khám.
Ngoài ra, vị bác sĩ này cam đoan, sau khi đã dùng loại thuốc nhập ngoại có “một không hai” của
phòng khám thì thai sẽ không phát triển được nữa, chỉ chờ tới ngày… “đẻ non là xong” ( Ảnh chụp bác
sĩ người Việt Phụ Khoa của Phòng Khám Đa Khoa T.H. ).
Khoảng 1 tháng sau chúng tôi quay lại phòng khám và đặt vấn đề muốn phá thai lần thứ hai thì
nhận được tư vấn: “Nếu lần hai thì phải sử dụng phương pháp tốt một chút sẽ không bị ảnh hưởng”.
Tất nhiên phương pháp tốt ấy vẫn là phương pháp hiện đại và chi phí cao mà Phòng Khám Đa Khoa
T.H. đang áp dụng: không đau, không ra máu, không phải kiêng cữ gì nhiều. Sau khi nạo phá thai ở đây thì
với sinh viên đang phải ôn thi sẽ không sợ bị ai phát hiện, vẫn có thể đi lại bình thường.
Dù biết phá thai nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới việc sinh nở của thai phụ sau này nhưng vẫn không
đưa ra lời tư vấn giữ thai. Vì theo bác sĩ trẻ này thì "nguyên tắc" làm ảnh hưởng tới quá trình sinh đẻ là:
"Không được quá 3 lần hút thai. Nếu có thai hai tháng thì hút bình thường".
Những khẳng định rợn người… !
Chăm chú theo dõi nét mặt thai phụ, vị bác sĩ người Việt nhận thấy vẻ ngần ngại của chúng tôi vì
số tiền là quá lớn với một sinh viên năm cuối mà phí thủ thuật lại tính theo tuần thai. Thai nhi vượt quá
con số 12 sẽ ở mức giá khác khi “đẻ non”.
“Hơn 20 tuần là mấy chục triệu rồi. Ở đây 30 – 40 triệu đồng, thậm chí 50 – 60 triệu đồng chi phí
cho một lần phá thai còn có chứ thế ăn thua gì…”, bác sĩ
người Việt tiếp tục bồi thêm. ( Ảnh chụp hai bác sĩ khám và
tư vấn thai cho thai phụ tại Phòng Khám Đa Khoa T.H. )
Thấy chúng tôi nhìn nhau vẻ băn khoăn vì con số
tiền cho một ca “đẻ non” theo phương pháp của phòng
khám này đưa ra là quá lớn, vị bác sĩ người Việt và người
Đài Loan bắt đầu chiêu “giảm giá” để níu chân chúng tôi.
“Vì kinh tế khó khăn thuốc sẽ không bao gồm thuốc
truyền trong đó nữa và giá sẽ là 7 triệu”, bác sĩ người Việt
dịch lại lời của bác sĩ người Đài Loan phát giá.
16
CÙNG XÓT XA
Thoáng thấy nét mặt thai phụ thay đổi, vui vẻ hơn, bác sĩ này lại tiếp tục dội những thông tin tư
vấn: “Em chậm quyết định, thai vừa to lại vừa khó làm, khi đó phí thủ thuật cao hơn nhiều. Nếu quyết
định làm mà tiền chưa đủ thì mình đặt thuốc trước, ứng ít tiền, hôm sau ra làm rồi thanh toán nốt”.
Điều kiện để chúng tôi tới làm rất đơn giản và nhanh chóng: “Tới là làm được ngay, thậm chí
không cần đặt lịch hay hẹn trước”. Tuy nhiên, thời gian để chúng tôi suy nghĩ chỉ nên 1 – 2 ngày mà
không lâu quá sẽ khó làm. Bởi lẽ, tuần thai đã lớn, khi làm sẽ rất đau.
Nhưng những “tiết lộ” sau đó của vị bác sĩ này lại khiến chúng tôi không khỏi giật mình, tròn mắt
nhìn nhau. Với những thai nhi đã ngoài 20 tuần tuổi, thậm chí ngoài 30 tuần tuổi, phòng khám đa khoa
T.H. cũng sẵn sàng giúp thai phụ phá bỏ.
Chào bác sĩ, chúng tôi nhanh chóng ra về thì tiếp tục nhận được lời dịch vội vã của bác sĩ người
Việt: “Nghe bác nói nốt đã. Cái này của mình không để lâu được, quyết định sớm đi các em nhé không
rất khó làm đấy…”
HẢI NGUYÊN – VĨNH HẢI, 20.6.2014, báo Trí Thức Trẻ
"NỮ ANH HÙNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI"
Ở CAMPUCHIA BỊ LẬT TẨY
Báo cáo cho biết bà bịa chuyện và giả mạo bằng chứng về nạn nô lệ tình dục
Đầu năm 2011, Srey Mao, 28 tuổi, cùng hai người bạn được “giải cứu” và đưa đến Trung Tâm
Afesip, tổ chức Campuchia tự hào về giúp đỡ những nạn của nạn buôn bán tình dục phục hồi tổn
thương trong khi học các nghề mới như may vá và làm tóc ở đó.
Chỉ có một vấn đề: những phụ nữ này khẳng định họ thật sự không bị buôn bán. Thay vì thế,
những người phụ nữ này nói họ tình nguyện làm gái mại dâm, bị cảnh sát vây bắt trên đường và đưa
đến Trung Tâm Afesip, do người tham gia chiến dịch chống nạn nô lệ tình dục nổi tiếng thế giới Somaly
Mam đứng đầu. Tổ chức được quỹ mang tên bà tài trợ.
Họ nói họ bị giam giữ ở đó nhiều tháng và được xem
như là nạn nhân của nạn buôn bán tình dục. Srey Mao khẳng
định chị cùng các bạn và một số gái mại dâm khác tại trung
tâm được một phụ nữ chỉ dẫn nói với các vị khách nước ngoài
là họ bị buôn bán. Srey Mao nói: “Tôi bị giam giữ trái ý muốn”.
Người mà chị bảo là đã ra lệnh cho chị và những người khác
phải nói dối là Somaly Mam ( Ảnh chụp bên cạnh ).
Gần một thập niên nay, Mam là gương mặt nổi tiếng
trong những nỗ lực chống buôn bán người ở Campuchia. Do
có uy tín cao và tiểu sử bi thảm từng là nô lệ tình dục trẻ em,
bà tiếp xúc gần gũi và ôm hôn các ngôi sao Hollywood như
Susan Sarandon và Meg Ryan. CNN gọi bà là “anh hùng” vào
năm 2007. Tạp chí Glamour chọn bà là người được vinh dự
nhận danh hiệu “người phụ nữ của năm” vào năm 2006.
Năm 2010, Ngoại Trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton đã viếng thăm Trung Tâm Afesip tại đây và
sau đó nói về cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa bà và Long Pros, một người từng là nô lệ tình dục. Long Pros
kể là đã bị một chủ nhà chứa móc mắt. Nhà báo Nicholas Kristof của tờ New York Times, một trong những
người ủng hộ Mam mạnh nhất, đã viết bài về Pros và Mam, “người hùng” của ông.
Thế rồi hình ảnh đầy sao của Mam đột nhiên mất vẻ huy hoàng vào ngày 28.5.2014 vừa qua, khi
bà buộc phải rời khỏi Quỹ Somaly Mam sau khi tờ Newsweek đưa tin bà đã nói dối về quá khứ của bà.
Mam hoàn toàn không phải là trẻ mồ côi bị buôn bán, phóng viên Simon Marks tiết lộ trong tờ
Newsweek rằng Mam lớn lên cùng với bố mẹ và tốt nghiệp trung học.
Mam còn khuyến khích và huấn luyện các cô gái nói dối nữa. Một trong các cô gái đó là Pros.
Theo Newsweek, Pros bị mất một con mắt là do bị một khối u và được đưa đến Afesip để học nghề. Một
trường hợp khác nữa là Meas Ratha, một cô gái ở tuổi teen cũng được Mam huấn luyện, đã nói dối là
cô bị buôn bán làm nô lệ tình dục, nhưng trên thực tế, cô được cha mẹ là một gia đình nông dân nghèo
đưa đến Afesip để cho con gái của họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
17
CÙNG CẢNH BÁO
Các đại diện của Trung Tâm Afesip đã không trả lời yêu cầu bình luận về chuyện này.
Thuật ngữ “buôn bán” phổ biến nơi các nhà tài trợ trong thế giới phương Tây vì sự ghê tởm mà
nó khơi lên, và nó thu hút tiền tài trợ hậu hĩ và rất được những người nổi tiếng chú ý đến.
Trong thực tế, Sebastien Marot, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Friends International, tổ
chức làm việc với trẻ em đường phố và những người bị thiệt thòi khác, sống ở Campuchia từ năm 1994,
trong suốt những năm sống tại nước này, ông kể là chỉ gặp một vài vụ được ông xem là nô lệ tình dục
thật sự. Ông nói: “Rõ ràng đây là cái mốt trong giới các nhà hảo tâm… Vấn đề lớn hiện nay là nạn buôn
bán người, người ta nói: ‘Ôi lạy Chúa, buôn bán người’, nhưng chúng ta định nghĩa thuật ngữ này như
thế nào đây ?”
Somaly Mam và tổ chức của bà giải thích thuật ngữ này một cách
tùy tiện, nhiều lần khẳng định cùng với Trung Tâm Afesip rằng các nô lệ
tình dục tại Campuchia có tới hàng chục ngàn người. Năm 2011, khi được
phỏng vấn, Mam phát biểu rằng có đến 80.000 – 100.000 gái mại dâm ở
Campuchia, trong đó 58% bị buôn bán như những nô lệ tình dục. Trong
một video của Quỹ Somaly Mam vào năm 2010, nữ diễn viên Hollywood
Lucy Liu trịnh trọng tuyên bố trong phần dẫn chương trình rằng “ước tính ở
mức thấp số nô lệ tình dục riêng ở Campuchia là trên 40.000”. Mam cũng
khẳng định trẻ em mới 3 tuổi bị bán làm nô lệ tình dục ở Campuchia là
chuyện thường tình.
Trong khi đó, khảo sát do Dự Án Liên Cơ về nạn buôn bán người
của Liên Hiệp Quốc phát hành năm 2011, dựa trên dữ liệu thu thập vào
năm 2008, khẳng định: số nạn nhân bị buôn bán làm mại dâm ở
Campuchia tối đa là 1.058, trong đó có 127 trẻ em, có sáu trẻ dưới 13 tuổi. Đa số các trường hợp này
liên quan đến những phụ nữ mắc nợ tiền nhà chứa, hay những gái mại dâm dưới 18 tuổi. Những vụ này
vừa ghê tởm vừa bất hợp pháp, nhưng khác xa những viễn cảnh mà Mam thường viện dẫn, như các cô
gái bị nhốt trong cũi, bị tra tấn bằng điện, bị tú bà móc mắt… Người tổ chức khảo sát, ông Thomas
Steinfatt nói: “Chúng tôi chưa bao giờ gặp trường hợp nào như thế. Và dĩ nhiên chúng tôi đã tìm kiếm,
và chúng tôi đã không phát hiện trường hợp nào…"
JULIA WALLACE và KUCH NAREN cho Al Jazeera
NGHẸN NGÀO CẬU BÉ 7 TUỔI
XIN CHẾT ĐỂ CỨU SỐNG MẸ
Khi vừa lên 5 tuổi, các bác sĩ đã phát hiện ra tế bào ung thư trong não
của cậu bé Trần Hiếu Thiên. Trong khi đó, chỉ vài tháng trước, mẹ cậu, bà Chu
Lộ, 34 tuổi, đã được chẩn đoán mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiểu.
Phương pháp duy nhất có thể cứu được bà chính là cấy ghép thận mới.
Hai năm dài, cả hai mẹ con cùng điều trị, cố gắng chống chọi lại với bệnh
tật. Tuy nhiên, cả hai đều có dấu hiệu yếu đi. Trong khi đó, các bác sĩ cho
rằng Hiếu Thiên sẽ không thể sống nỗi cho đến tuổi trưởng thành. Với tình trạng
bệnh ngày càng nặng hơn, dù kiên cường với nhiều lần xạ trị, cậu bé 7 tuổi đã bị
lấy mất đi thị giác, gần như bị tê liệt cả cơ thể, còn mẹ cậu thì liên tục trải qua
những lần điều trị lọc máu. ( Ảnh
chụp: Mẹ Chu Lộ đang đọc sách cho
con trai Hiếu Thiên khi cậu bé đã bị
căn bệnh ung thư não làm mù mắt ).
Bà Chu Lộ đã cùng con trai chiến đấu với căn bệnh
thận mãn tính của mình, cho đến khi nghe con bảo: "Con
muốn cứu mẹ". Bà của Hiếu Thiên, 57 tuổi, đã chia sẻ: "Khi
các bác sĩ cho tôi biết cháu trai tôi không thể sống sót.
Nhưng, thận của cậu bé có thể cứu được mẹ mình, cũng như
18
CÙNG KHÂM PHỤC
cuộc sống của hai người khác. Khi tôi nói chuyện với con gái, con bé đã kiên quyết từ chối và không
muốn nghe bất cứ điều gì về vấn đề này nữa".
Tuy nhiên, cậu bé Hiếu Thiên đã nghe được câu
chuyện của bà và mẹ. Và Hiếu Thiên đã xin mẹ để mình để
cậu có thể cứu sống mẹ. Sau lần nói chuyện trong nước mắt
với con trai, bà đã chấp nhận và bảo rằng nếu cậu bé có mất
đi, thì điều an ủi duy nhất với bà chính là một phần của con
trai vẫn sống mãi trong bà.
Rạng sáng ngày 3.4.2014, Trần Hiếu Thiên qua đời trên
giường bệnh khi chỉ mới 7 tuổi. Trước khi đi, em liên tục nhấn
mạnh chuyện mình muốn hiến nội tạng, đặc biệt là thận để cứu
mẹ. 10 giờ sáng cùng ngày, bác sĩ thông báo ca phẫu thuật
ghép thận của hai mẹ con Chu Lộ và Trần Hiếu Thiên đã thành
công. Hiện tại Chu Lộ đang nằm trong phòng theo dõi.
Sau khi cậu bé qua đời vào ngày 2 tháng 4 vừa qua,
thi thể của Hiếu Thiên đã được chuyển đến phòng mổ để lấy thận và gan. Các bác sĩ đã khẳng định
thận của cậu bé đã được cấy ghép thành công cho người mẹ. Quả thận thứ hai dành cho một cô gái 21
tuổi, và gan đã cấy ghép thành công cho một người đàn ông 27 tuổi.
Phát ngôn viên của bệnh viện, ông Yi Tai cho biết cả ba ca cấy ghép đều thành công và cậu bé
dũng cảm đã làm được một điều cực kỳ ý nghĩa. Ba
người, trong đó có mẹ của cậu, đã được cứu sống và trở
lại cuộc sống bình thường. "Cậu bé Chen đã thật sự làm
được một điều hết sức dũng cảm".
VINCENT NGUYEN
TÌNH CHA VÔ BẾN BỜ
Một câu chuyện thật về tình yêu thương,
niềm tin và hy vọng
Dick Hoyt đáng được tôn vinh là một người cha vĩ
đại. Nếu ai đã trải qua cảm giác phải chăm sóc một người tật
nguyền lâu năm, ắt sẽ thấy rằng không có một tình yêu nào
có thể lớn hơn tình yêu của ông bố Hoyt với cậu con trai chưa sinh ra đời đã bị chẩn đoán mắc bệnh bại não
– cerebral palsy, một loại bệnh tĩnh với các tổn thương não đã định hình khó có thể thay đổi.
Khởi đi từ bất hạnh
Năm 1962, Dick Holt đau xót nhìn đứa con trai chào đời trong tình trạng bị dây rốn quấn cổ và
được chẩn đoán liệt não, sẽ phải sống như thực vật cả đời. Vì tình trạng đó, các bác sĩ khuyên vợ
chồng Dick và Judy nên đưa con vào một trung tâm bảo trợ xã hội đặc biệt. Tuy nhiên, với lòng thương
con vô bờ, Holt cha từ chối lời khuyên đó. Người cha trẻ mới 22 tuổi để ý thấy đôi mắt của Rick, tên đứa
con, biết hướng mắt nhìn theo ông khi ông di chuyển quanh phòng. Vì vậy Dick hy vọng và tin tưởng
rằng Rick vẫn có thể suy nghĩ và nhận thức được mọi sự việc xảy ra chung quanh.
Thế rồi vợ chồng Dick tìm đủ mọi cách để giúp đứa con tham dự vào mọi sinh hoạt của gia đình.
Khi làm bất cứ điều gì, họ cũng tâm niệm rằng Rick đang dõi theo và cố gắng nhận biết tất cả mọi việc,
như bất cứ một đứa trẻ nào khác. Đôi vợ chồng nuôi dưỡng niềm tin một ngày con họ có thể giao tiếp
được trong một chừng mực nào đó.
Họ đưa con đến những trung tâm phục hồi chức năng, đến cầu cạnh những nhà nghiên cứu y
khoa, cho con tham gia vào tất cả các hoạt động gia đình, vui chơi trong vườn, giúp con tận hưởng niềm
vui được bơi dưới nước mà đứa trẻ nào cũng khao khát hoặc đưa Rick đi cùng trong các kỳ nghỉ của
gia đình. Nói cách khác, cặp vợ chồng trẻ Dick và Judy đối xử với Rick như đối xử với một đứa trẻ bình
thường. Để làm được điều đó, họ phải hy sinh hầu như tất cả những thú vui trong đời, dành hết thì
giờ bên Rick, tìm hiểu Rick và tiếp tục nuôi hy vọng.
Các bác sĩ, dù đã cố thuyết phục bố mẹ Rick rằng họ chẳng có chút hy vọng nào, dù có cố gắng
đến đâu. Tuy nhiên, năm 11 tuổi, trong nỗ lực không thể tả được bằng lời, cha mẹ Rick đã thuyết phục
các nhà khoa học Trường Đại học Tuft, bang Massachusetts kể cho Rick nghe một câu chuyện hài.
19
Ephata 616
Ephata 616
Ephata 616
Ephata 616
Ephata 616
Ephata 616
Ephata 616
Ephata 616
Ephata 616

More Related Content

What's hot (19)

Ephata 622
Ephata 622Ephata 622
Ephata 622
 
Ephata 619
Ephata 619Ephata 619
Ephata 619
 
Ephata 614
Ephata 614Ephata 614
Ephata 614
 
Ephata 628
Ephata 628Ephata 628
Ephata 628
 
So 183
So 183So 183
So 183
 
Ephata 626
Ephata 626Ephata 626
Ephata 626
 
Ephata 604
Ephata 604Ephata 604
Ephata 604
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linh
 
Ephata 638
Ephata 638Ephata 638
Ephata 638
 
Ephata 629
Ephata 629Ephata 629
Ephata 629
 
Ephata 608
Ephata 608Ephata 608
Ephata 608
 
Ephata 624
Ephata 624Ephata 624
Ephata 624
 
Ephata 635
Ephata 635Ephata 635
Ephata 635
 
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
5 CHIẾC BÁNH và 2 CON CÁ
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
Thong Tin Dan Chua - Thang 11/2020
 
Thang 10.2011 mail (1)
Thang 10.2011 mail  (1)Thang 10.2011 mail  (1)
Thang 10.2011 mail (1)
 
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10   the chin nguoi kia dauGmd.152.10   the chin nguoi kia dau
Gmd.152.10 the chin nguoi kia dau
 

Similar to Ephata 616

Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dongco_doc_nhan
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucLong Do Hoang
 
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).pptTOAN Kieu Bao
 
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Hiep Tran
 
Tháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGXTháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGXHa Dat
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Chuoi Tieu
 
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?duongva vn
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Chuoi Tieu
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25Chuoi Tieu
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaHa Dat
 
Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Nguyen
 

Similar to Ephata 616 (20)

Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dong
 
Duc tin nang dong
Duc tin nang dongDuc tin nang dong
Duc tin nang dong
 
Ephata 600
Ephata 600Ephata 600
Ephata 600
 
Cathedral total vhn
Cathedral total vhnCathedral total vhn
Cathedral total vhn
 
Nguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phucNguoi dan ba hanh phuc
Nguoi dan ba hanh phuc
 
Ephata 625
Ephata 625Ephata 625
Ephata 625
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
 
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
3. HINH ANH (Phuchung40nam o THV).ppt
 
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien HoaNhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
Nhan Qua Vuong Binh Hoang Hien Hoa
 
Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.Thất Chân Nhân Quả.
Thất Chân Nhân Quả.
 
Mon sup tam linh
Mon sup tam linhMon sup tam linh
Mon sup tam linh
 
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
Thông Tin Mục Vụ 1 18-15
 
Tháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGXTháng năm BH HDMVGX
Tháng năm BH HDMVGX
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
Lăng Mộ đá Ninh Bình - Sắm lễ cầu siêu? Lễ cầu siêu như thế nào?
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25 Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25Trang tin nhà Gioan số 25
Trang tin nhà Gioan số 25
 
Chua Bai Dinh
Chua Bai DinhChua Bai Dinh
Chua Bai Dinh
 
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot quaDan tuan thanh tam nhat vuot qua
Dan tuan thanh tam nhat vuot qua
 
Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010Ttdc 2 2010
Ttdc 2 2010
 

More from Vu Mai JMV

More from Vu Mai JMV (12)

Ephata 637
Ephata 637Ephata 637
Ephata 637
 
Ephata 636
Ephata 636Ephata 636
Ephata 636
 
Ephata 634
Ephata 634Ephata 634
Ephata 634
 
Ephata 633
Ephata 633Ephata 633
Ephata 633
 
Ephata 632
Ephata 632Ephata 632
Ephata 632
 
Ephata 631
Ephata 631Ephata 631
Ephata 631
 
Ephata 630
Ephata 630Ephata 630
Ephata 630
 
Ephata 627
Ephata 627Ephata 627
Ephata 627
 
Ephata 621
Ephata 621Ephata 621
Ephata 621
 
Ephata 620
Ephata 620Ephata 620
Ephata 620
 
Ephata 610
Ephata 610Ephata 610
Ephata 610
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 

Ephata 616

  • 1. E-mail: gxmehangcuugiup@gmail.com Website: www.trungtammucvudcct.com "TA CHỌN NGƯƠI LÀM ÁNH SÁNG MUÔN DÂN" Sáng nay trong Nhà Nguyện, trong bầu khí thinh lặng riêng tư của mỗi người với Chúa, không gian bên ngoài lặng ngắt, không một âm thanh nào đã thức giấc làm chia trí chia lòng. Bỗng một tiếng nói nhỏ bên tai tôi, giật mình mở mắt, tôi nhận ra một cha già đáng kính. Ngài nói nhỏ vào tai tôi: “Mừng ngày kỷ niệm thụ phong Linh Mục của cha”. Tôi lắp bắp cám ơn ngài trong niềm xúc động nao lòng. Trong lịch Tỉnh Dòng, mỗi ngày đều ghi kỷ niệm của anh em, sinh nhật, bổn mạng, ngày giỗ cha mẹ anh em, có thế thôi, không ghi ngày khấn cũng như ngày thụ phong Linh Mục. Cha già đáng kính đã rất tinh tế, ngài nhớ ngày thụ phong của tôi để chia sẻ bằng một lời chúc mừng ngắn ngủi, chân thành và đầy tình nghĩa.. Ngày thụ phong sứ vụ Linh Mục của tôi là ngày không thể nhớ, vì tôi chịu chức âm thầm, không ai biết. Ngày ấy khó khăn hết sức, con đường đến Linh Mục đối với anh em chúng tôi hoàn toàn tắc nghẽn, người ta tìm mọi cách ngăn cấm, sau đợt thụ phong vội vã vào những ngày sau năm 75, chúng tôi bị dừng lại hết, con đường tương lai coi như vô vọng ! 15 năm sau ( năm 1990 ), bề trên gọi tôi hỏi: “Anh có chấp nhận chịu chức âm thầm và chấp nhận tù tội vì việc này không ?” Tôi sẵn sàng chấp nhận. Chấp nhận hoàn cảnh ấy là chấp nhận mọi hệ lụy của nó. Tôi rời Tu Viện vào buổi sáng tinh mơ, một mình âm thầm, lặng lẽ đặt chân trên những cánh hoa dầu thơm mùi nồng nàn tươi mới, rồi vài ngày sau trở lại căn phòng cũ của mình, nằm dài trong phòng mở to mắt nhìn lên trần nhà… “Mình là Linh Mục rồi sao ?” Mỗi sáng vẫn dậy sớm, vẫn vào Nhà Nguyện, vẫn trong bộ áo Dòng, vẫn đứng trong ghế của mình, vẫn cất kinh nguyện, vẫn hòa cùng câu hát, vẫn lặng lẽ rước lễ, vẫn âm thầm cám ơn, và vẫn nhẹ nhàng trở về phòng. Không khác gì cả, nhiều ngày trước vẫn vậy, một chuyến đi xa trở vể vẫn vậy, nhưng mình là Linh Mục rồi sao ? Rồi những năm tháng theo sau đầy sóng gió, chúng tôi bảo nhau kiên định để vượt qua, dòng đời đổi thay, những người công an xưa quát nạt chúng tôi, hạch hỏi đủ điều nhằm buộc chúng tôi nhận tội trước pháp luật, nay họ chuyển ngành, có những người hoàn cảnh đưa đẩy đến gặp chúng tôi, họ thẹn thùng ấp úng xin chúng tôi giúp, vì nay chính họ hoặc người thân của họ đang cần gia nhập đạo hoặc cử hành hôn phối. Có người công an năm xưa gây ấn tượng cho tôi nhất, anh ta ném mạnh khẩu súng lên mặt bàn khi tra hỏi tôi, hình như có ý làm tôi khiếp sợ. Anh hỏi tôi: “Ai truyền chức cho anh ?” Tôi trả lời: “Tôi không nói vì tôi cam kết với người ấy là không bao giờ nói”. Anh ta tức giận: “Vào đây rồi mà còn không nói hở ? Nói mau ! Khai ra mau !” Tôi trả lời: “Lương tâm không cho phép tôi nói”. Anh ta quát lớn: “Vô đây mà còn nói lương tâm hả ?” Tôi đưa mắt nhìn anh ta hỏi lại nhỏ nhẹ: “Vậy chứ ở đây không có lương tâm sao ?” Anh ta khựng lại vì biết đã bị hố to… Nhiều năm sau anh anh bỏ ngành ra làm kinh tế, đi tìm tôi nhờ lo cho hai đứa em trai của anh liên tiếp được học đạo, theo dạo và nhận Bí Tích Hôn Phối với người bên đạo. Một lần nọ, trên đường về quê đãi họ hàng nhân dịp anh nhận chức trưởng phòng vật tư của một công ty lớn làm ăn phát đạt, 1 NĂM THỨ 14 – SỐ 616 – CHÚA NHẬT 29.6.2014
  • 2. xe anh bị tai nạn, mọi người trên xe đều say khướt nên không ai chết, chỉ mình anh còn tỉnh đôi chút, bò lên mặt đường ban đêm nên bị xe khác đi qua vô tình… cán chết ! Hoàn cảnh khó khăn thật, chức Linh Mục của Hội Thánh thời buổi này, muốn trao hoặc nhận lại phải xin phép nhà cầm quyền, y như thể nhà cầm quyền nắm giữ chức Linh Mục, họ muốn cho ai là quyền của họ ?!? Cái vô lý ấy cứ thế tồn tại mãi một cách thản nhiên vô tư ! Thế rồi cách đây không lâu, chúng ta có văn bản của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Đúc Cha Tổng Thư Ký đã gởi đến các Giáo Phận, các Dòng Tu bản “minh định về thủ tục phong chức”, qua văn bản đó chúng ta thấy quyền phong chức là quyền của Hội Thánh chứ không phải quyền của bất kỳ thế chế xã hội nào. Qua các câu chuyện trong Kinh Thánh, việc chọn ai và sai đi làm việc gì là quyền chọn lựa của Thiên Chúa. “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em và sai anh em đi”. Chúa Giêsu đã khẳng định như thế, chúng ta tin Chúa, theo Chúa hay tin ai, theo ai ? Câu hỏi vẫn còn rất hiện thực hôm nay. Lm. VĨNH SANG, DCCT, 26.6.2014 MỤC LỤC TÌM BÀI: "TA CHỌN NGƯƠI LÀM ÁNH SÁNG MUÔN DÂN" ( Lm. Vĩnh Sang ) ................................................ 01 HỒN TÔNG ĐỒ ( AM. Trần Bình An ) ............................................................................................. 02 HAI CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ TỬ ĐẠO: PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ ( Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ ) ..... 04 HAI VÌ SAO SÁNG ( Lm. Giuse Nguyễn Hữu An ) .......................................................................... 05 ĐỨC PHANXICÔ DỪNG XE ĐỂ CHÚC LÀNH CHO MỘT PHỤ NỮ BỊ THIỂU NĂNG ( CAN ) ...... 08 PHONG CÁCH PHANXICÔ – Bài 11: Kể lại câu chuyện Đức Kitô… ( Nguyễn Trung ) .................. 09 TÌNH NGƯỜI ( Ghi chép của Lý Lan ) ............................................................................................ 12 THIÊN CHÚA VÀ VŨ TRỤ ( Bản dịch của Trầm Thiên Thu ) .......................................................... 14 THAI NHI 30 TUẦN CŨNG SẴN SÀNG "GIẢI QUYẾT" ( Hải Nguyên – Vĩnh Hải, báo Tri Thức Trẻ ) . 16 "NỮ ANH HÙNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI" Ở CAMPUCHIA BỊ LẬT TẨY ( Al Jazeera ) ......... 17 NGHẸN NGÀO CẬU BÉ 7 TUỔI XIN CHẾT ĐỂ CỨU SỐNG MẸ ( Vincent Nguyen ) .................... 18 TÌNH CHA VÔ BỜ BẾN ( Phan Hạnh ) ........................................................................................... 19 CHƯƠNG TRÌNH NHỊP CẦU BÁC ÁI PHANXICÔ VÀ QUỸ MẸ HẰNG CỨU GIÚP ( TTMV DCCT ) .... 22 HỒN TÔNG ĐỒ Sáng 6.6.1988, cả hai Linh Mục Huế, Vệ và Hoàng theo chăm sóc Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền đều vắng mặt. Ngài có người em ruột là Nguyễn Thị Thủy, Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán ( quen gọi là dì Sáu ), thường trực bên cạnh ngài rất chu đáo, cẩn thận, không để Ngài uống thuốc gì mà không kiểm tra chặt chẽ. Sáng hôm đó, Nữ Tu Nguyễn Thị Quí, Dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm Huế, xin phép thay Nữ Tu Thủy để được săn sóc ngài. Bà Thủy không chịu, hai người giằng co nhau, nên Ðức Tổng nói: “Thôi em để cho người ta săn sóc một lát, em về nghỉ ngơi đôi chút.” Lợi dụng chỗ sơ hở này, khoảng từ 10 đến 11g ngày 6.6.1988, một cô y tá đến trao cho ngài một nắm thuốc. Ngài hỏi cô y tá: “Cô cho tôi uống thuốc gì vậy ?” Cô trả lời rất cộc cằn lỗ mãng: “Nhiệm vụ của ông là phải uống những gì chúng tôi điều trị ông, không được hỏi lôi thôi gì cả.” Ngài rất phân vân. Cuối cùng ngài bằng lòng uống. Uống xong, ngài cảm thấy rất đau đớn. Ngài hỏi cô y tá: “Cô biết tôi mấy giờ nữa thì chết không ?” Cô y tá ấy hốt hoảng và run sợ trả lời: “Con lạy cụ, xin cụ tha lỗi cho con ! Việc nầy là do cấp trên.” Ðức Tổng trả lời: “Không những tôi tha lỗi cho cô mà thôi, tôi còn tha thứ cho cả cấp trên sai cô làm. Tôi tha thứ hết.” Sau đó, thấy dì Sáu vào, ngài nói với dì Sáu: “Chén đắng Chúa trao anh đã uống xong. Xin trọn theo ý Chúa.” Dì Sáu báo cho cô y tá biết ngài đau đớn lắm. Khoảng 12g30 trưa, cô y tá ấy trở lại cho ngài uống một liều thuốc khác. Sau đó ngài bị tiêu chảy liên tục cho đến chết, không cầm lại được. Các nhân chứng hiện nay đều còn sống, một số Nữ Tu cần tạm giấu tên một thời gian. 2 CÙNG SUY NIỆM
  • 3. Khoảng 13g ngày 8.6.1988, Đức Cha bấm chuông gọi cấp cứu, nhưng không có ai đến cả. Vài phút sau, ngài qua đời tại phòng ngài nằm điều trị bệnh, ở tầng lầu thứ 9, bệnh viện Chợ Rẫy, Sàigòn. Lúc ấy chỉ có dì Sáu bên cạnh. Khi Ðức Tổng Giám Mục Ðiền vừa qua đời, môi miệng ngài tím bầm, hai tay cũng tím thẫm, nên có một Nữ Tu kín đáo theo dõi cô y tá vừa cho ngài uống thuốc, đi theo cô và nghe được câu nói rất quan trọng khi cô gọi điện thoại cho cấp trên: “Vụ việc đã hoàn thành.” Nữ Tu ấy nay còn sống ở Huế. ( Lm. Tađêô Nguyễn Văn Lý, Đức Cố Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền đã tử đạo như thế nào ? ) Hôm nay, Giáo Hội kính trọng thể hai Thánh Phêrô và Phaolô, hai cột trụ xây dựng Hội Thánh. Hai vị là những Tông Đồ điển hình, nhiệt thành và thành công nhất trong sứ vụ truyền giáo. Cả hai đều có những đặc điểm chung, là chứng nhân trung thực của Đức Chúa Giêsu Kitô, luôn có Chúa Kitô trong lòng, luôn bỏ mình, vác thánh giá theo Chúa, luôn phục vụ, hiến thân. Tông Đồ đáp lại Ơn Gọi Tỉnh thức lắng nghe tiếng Chúa gọi, hồn Tông Đồ luôn sẵn sàng đáp lại lời mời tha thiết, thân mật và hứa hẹn.“Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người, như lưới cá.” Lập tức hai ông ( Simon và Anrê ) bỏ chài lưới mà đi theo Người ( Mt 4, 19 – 20 ). Ông Mátthêu đang tất bật thu thuế, mải mê đánh vật với tiền bạc, biên lai, chứng từ, bỗng dưng nghe tiếng Chúa gọi, liền dứt khoát từ bỏ tất cả quyền hành, danh vọng, lẫn của cải vật chất, để theo Người. “Anh hãy theo tôi !” Ông đứng dậy đi theo Người” ( Mt 9, 9 ). Nhiệt tình đáp lại ngay lời mời gọi là điều kiện tiên quyết trở nên Tông Đồ, dấn thân theo Chúa. Không để bổng lộc, công danh phù phiếm cám dỗ, ngăn cản, không để những mối liên hệ thân bằng quyến thuộc chằng chịt, ràng buộc níu kéo, mà bịt tai nhắm mắt, giả lơ, giả điếc, vô tình từ khước Ơn Gọi. “Hãy theo Thầy !” Các Tông Đồ đã bỏ mọi sự theo Chúa, con có dứt khoát một phen theo Chúa không ? Chúa phải gọi con mấy lần rồi ? ( Đường Hy Vọng, số 61 ). Tông Đồ luôn có Chúa "Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14, 23 ). Hồn tông đồ luôn tràn đầy Tình Yêu Chúa, luôn kết hợp khắng khít với Ba Ngôi Thiên Chúa, đến nỗi Tông Đồ Phaolô khuyên nhủ tín hữu Côrintô rằng: “Vậy, dù ăn, dù uống, hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” ( 1 Cr 10, 31 ). Thánh Gioan khẳng định sự hiệp thông chặt chẽ và sâu xa với Chúa Giêsu trong hồn Tông Đồ. “Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giêsu Kitô, Con của Người” ( 1 Ga 1, 3 ). Thánh Phaolô còn quả quyết không có loài thọ tạo nào có thể phân ly Kitô hữu khỏi Chúa Giêsu: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo ? Nhưng trong mọi sự thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta. Đúng thế, tôi tin chắc rằng: Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” ( Rm 8, 35, 37 – 39 ). Giáo Dân thời Hội Thánh sơ khai diễn tả cách nôm na: Tông Đồ là người có Chúa Kitô trong lòng, Chúa Kitô trên mắt, Chúa Kitô trong miệng, Chúa Kitô trên tay, Chúa Kitô trong óc, Chúa Kitô trên vai… Tóm lại, là một người đầy tràn Chúa Kitô và trao ban Chúa Kitô cho kẻ khác. ( Đường Hy Vọng, số 292 ). Tông Đồ là muối và ánh sáng "Các con là muối đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại ?... Các con là sự sáng thế gian... Sự sáng của các con cũng phải chiếu giãi ra trước mặt thiên hạ, để họ xem thấy những việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con trên trời" ( Mt 5, 13 – 16 ). Tất cả chúng ta những người đã được rửa tội, chúng ta là các môn đệ thừa sai và được mời gọi trở thành một phúc âm sống động trong thế giới: với cuộc sống thánh thiện chúng ta sẽ trao ban ”hương 3
  • 4. vị” cho các môi trường khác nhau, và bảo vệ chúng khỏi thối rữa, như muối làm vậy. Và chúng ta sẽ đem ánh sáng của Chúa Kitô với chứng tá của một tình bác ái tinh tuyền. ( Linh Tiến Khải, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Kinh Angelus, 9.2.2014 ). Tông Đồ là hạt lúa giống “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất mà không thối đi, thì nó chỉ trơ trọi một mình; nhưng nếu nó thối đi, thì nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất, và ai ghét sự sống mình ở đời này, thì sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời” ( Ga 12, 24 – 25 ). Máu các Thánh Tử Vì Đạo đã sinh sôi nảy nở hơn 7 triệu tín hữu Kitô trên đất Việt. Và còn rất nhiều máu của các chứng nhân, như của Đức Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền vẫn đang tiếp tục tưới cho cánh đồng truyền giáo thêm phì nhiêu, xum xuê đơm hoa kết trái. “Tông Đồ là thánh hóa môi trường bằng môi trường, lao động là tông đồ của lao động, học sinh là tông đồ của học sinh, binh lính là tông đồ của binh lính..” ( Đường Hy Vọng, số 293 ). Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa giúp chúng con biết sốt sắng nghe theo tiếng Chúa gọi trong bất kỳ hoàn cảnh nào, thời điểm nào, để đi theo Chúa và trở nên những chứng nhân, Tông đồ nhiệt thành. Lạy Mẹ Maria, khấn xin Mẹ cầu bầu, che chở chúng con can đảm tiến bước theo Ơn Gọi, mặc bao thách thức, gian khổ, đòn vọt, tù đầy, tra tấn, chết chóc, luôn sẵn sàng chờ chực chúng con trên con đường Tông đồ, chứng nhân của Đức Kitô. Amen. AM. TRẦN BÌNH AN HAI CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ TỬ ĐẠO: PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ Ngày 29 tháng 6, Phụng Vụ Hội Thánh mời gọi chúng ta cùng lúc tôn kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Các ngài là hai cột trụ của Hội Thánh phổ quát Chúa Kitô, và theo Truyền Thống, Hội Thánh không bao giờ mừng vị này mà bỏ vị kia, nhưng luôn mừng kính và biết ơn đối với hai chứng nhân vĩ đại của Chúa Kitô, vừa đồng thời là một lời tuyên xưng long trọng về một Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền. Thánh Phêrô có tên gốc là Simon, làm ngư phủ người Galilê, sống ở Capharnaum bên hồ Tibêria. Thánh Phaolô có tên là Saolê, người Do Thái lưu vong, sinh tại Tarsô miền Tiểu Á bởi cha mẹ là người thế giá, có quyền công dân Rôma. Cuộc đời của hai ông bị đảo lộn từ khi gặp Đức Kitô, họ đã bỏ mọi sự đi theo Chúa. Phêrô bị bắt và được cứu cách lạ lùng: "Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do Thái mong muốn tôi phải chịu" ( Cv 12, 11 ). Thánh Phêrô, thủ lãnh các Tông Đồ, con người say mê Chúa Kitô, đã xứng đáng nghe lời này: "Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy" ( Mt 16, 18 ). Trên tảng đá này, Chúa sẽ xây dựng Đức Tin mà Phêrô tuyên xưng. Phêrô lấy từ “tảng đá”, chứ không phải tảng đá lấy từ Phêrô. Thánh Phaolô là "dụng cụ ưu tuyển" để mang Tin Mừng đến cho các dân tộc. Thánh Phêrô, người đánh cá miền Galilê, ít học, đã lập gia đình, theo Thầy Giêsu ngay từ buổi đầu sứ vụ, là người sau khi đã vượt qua những ngày đen tối của cuộc Thương Khó của Chúa, sẽ có trách nhiệm củng cố anh em trong Đức Tin và chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô ( x. Mt 16, 13 – 19 ). Còn Thánh Phaolô là người Pharisêu sốt sắng, có nhiều điều để tự hào, về gia thế, học thức, về đời sống đạo hạnh. Ông chưa hề gặp mặt Ðức Giêsu khi Người còn sống. Nhưng ông gặp Đức Kitô Phục Sinh với biến cố ngã ngựa trên đường Damas, Phaolô trở nên Tông Đồ của ơn cứu rỗi đến từ Đức Tin ( x. Cv 9, 1 – 22 ). Cả hai đều được Ðức Giêsu gọi, Phêrô được gọi khi ông đang thả lưới bắt cá nuôi vợ con. Phaolô được chính Đức Giêsu Phục sinh gọi khi ông hung hăng tiến vào Ðamas, đang làm Tông Đồ không biết mỏi mệt của dân ngoại ( x. Cv 9, 1 – 22 ). Cả hai đã từ bỏ tất cả để theo Người. Tất cả của Phêrô là gia đình và nghề nghiệp. Tất cả của Phaolô là những gì ông cậy dựa vênh vang. Bỏ tất cả là chấp nhận bấp bênh, tay trắng. 4
  • 5. Cả hai đều đã từng có lần vấp ngã. Vấp ngã bất ngờ sau khi theo Thầy như Phêrô, trong phút giây quá tin vào sức mình. Ngã ngựa bất ngờ và trở nên mù lòa như Phaolô, trong lúc tưởng mình sáng mắt và đi đúng hướng. Vấp ngã nào cũng đau và in một dấu không phai. Vấp ngã bẻ lái đưa con người đi vào hướng mới. Chúa Giêsu đã chọn một số môn đệ mà Người gọi là Tông Đồ. Trong số các ngài, hầu như bất cứ nơi đâu, chỉ một mình ông Phêrô là xứng đáng đại diện cho toàn thể Hội Thánh. Chính vì là đại diện duy nhất của toàn thể Hội Thánh, nên ông xứng đáng được nghe Chúa nói: "Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời" ( Mt 16, 19 ). Không phải một cá nhân, nhưng cả Hội Thánh duy nhất đã lãnh nhận chìa khoá này. Chương trình mầu nhiệm của Chúa Quan Phòng dẫn đưa Phêrô tới Roma, nơi đây ngài đổ máu như chứng tá sau cùng và cao cả nhất của Đức Tin và của lòng mến đối với Thầy chí Thánh "Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy" ( Mt 16, 17 ). Như vậy ngài đã chu toàn sứ mệnh trở nên dấu hiệu của lòng trung thành với Chúa Kitô và của sự hiệp nhất tất cả Dân Chúa. Phần Phaolô, trong hành trình truyền giáo, ngài không ngừng rao giảng Chúa Kitô bị đóng đanh và lôi kéo nhiều nhóm người Á Châu và Âu Châu trở về với Chúa. Sau khi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, ngài đến Roma. Và chính ở đây, ngài được phúc tử đạo để làm chứng cho Chúa Kitô. Chính ngài đã nói lên trong bài đọc thứ hai Thánh lễ hôm nay rằng: "Chúa đã gần gũi tôi và ban sức mạnh cho tôi, để qua tôi, việc rao giảng sứ điệp Tin Mừng được thực hiện và để các dân ngoại được nghe biết đến" ( 2 Tm 4, 17 – 18 ). Phêrô và Phaolô đều yêu Ðức Giêsu cách mãnh liệt, vì họ cảm nhận sâu xa mình được Người yêu mến. "Này anh Simon, anh có mến Thầy không ? Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy" ( Ga 21,16 ). Cả Phaolô cũng yêu Ðấng ông chưa hề chung sống, vì Người là "Con Thiên Chúa, Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi" ( Gl 2, 20 ). Phaolô đã không ngần ngại khẳng định: "Không gì có thể tách được chúng ta ra khỏi Tình Yêu của Ðức Kitô" ( Rm 8, 35.39 ). Tình yêu Ðức Kitô là linh hồn của đời truyền giáo, vì nói cho cùng truyền giáo chính là giúp người khác nhận ra và yêu mến Ðấng đã yêu tôi và yêu cả nhân loại. Cả hai vị Tông Đồ đều hăng say rao giảng, bất chấp muôn vàn nguy hiểm khổ đau. Phêrô đã từng chịu đòn vọt ngục tù ( x. Cv 5, 40 ), còn nỗi đau của Phaolô thì không sao kể xiết ( x. 2 Cr 11, 23 – 28 ); "Tôi mang trên mình tôi những thương tích của Ðức Giêsu" ( Gl 6, 1 – 7 ). Cả hai vị Thánh đã chết như Thầy, đã lấy máu mình mà làm chứng: thánh Phêrô bị dẫn đến nơi ông chẳng muốn ( x. Ga 21, 18 ), chịu đóng đinh chết; thánh Phaolô đã chiến đấu anh dũng cho đến cùng, bị chém đầu; đã đổ máu ra làm lễ tế ( x. 2 Tm 4, 6 ). Thánh Phêrô được chôn cất ở chân đồi Vatican; Thánh Phaolô được an táng bên đường Ostiense. Hội Thánh hôm nay vẫn cần những Phêrô và Phaolô mới, dám bỏ, dám theo và dám yêu dám sống và dám chết cho Ðức Kitô và Tin Mừng. Hội Thánh vẫn cần những chiếc cột và những tảng đá. Với lòng ngưỡng mộ biết ơn các ngài, chúng ta quyết một lòng trung thành với Đức Tin đã lãnh nhận. Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, xin cầu cho chúng con. Amen. Lm. Antôn NGUYỄN VĂN ĐỘ HAI VÌ SAO SÁNG Bài ca nhập lễ vang lên hùng tráng trong ngày Lễ kính hai Thánh Tông Đồ Phêrô, Phaolô: "Hai vì sao sáng chói, lấp lánh trên bầu trời, ngời sáng đêm trường, rực rỡ soi đường sưởi ấm yêu thương. Hai tình yêu chiến thắng, ngất ngây trong cuộc đời, từ trái tim nồng dòng máu anh hùng ngời sáng muôn trùng. Phêrô – Phaolô, hai vì sao sáng ngời chiếu toả ánh sáng Chúa Kitô cho nhân loại. Hai con người xuất thân khác nhau, tính cách khác nhau nhưng cùng một niềm tin, cùng một sứ mạng và cùng một vinh quang được đội triều thiên vinh hiển để trở thành hai vì sao sáng cho Hội Thánh. “Còn nhớ hôm nào, người ba lần chối Giêsu. Còn nhớ ngày nào, người bắt Chúa trong căm thù”. Lời ca ngắn đúc kết phần một trong cuộc đời hai ngài: chối Thầy, bắt Thầy. Nhưng cuộc đời phần hai đã viết nên những trang hào hùng oanh liệt. Nhờ tình yêu Chúa dẫn lối, hai Ngài cầm đuốc Tông Đồ rao truyền Tin Mừng cho thế giới. Phêrô – Phaolô, hai cột trụ Hội Thánh. Một vị được Đức Giêsu đặt làm đá tảng. Một vị được Đức Giêsu sai đi làm Tông Đồ dân ngoại. Cả hai vị đã làm được 5
  • 6. những việc lạ lùng giống như Thầy: chữa lành mọi bệnh tật, xua trừ ma quỷ, cho người chết sống lại và cuối cùng cả hai được phúc tử đạo. Phêrô – Phaolô, trước khi là Thánh, hai vị cũng là người tội lỗi, yếu đuối, chập choạng trên con đường Đức Tin. Cả hai đều hăng say năng nổ, muốn dùng sức lực của mình và phương tiện thế gian để bảo vệ Chúa mình tôn thờ, và muốn tiêu diệt những kẻ không theo đạo giống mình. Chúa Giêsu đã cứu cả hai, mỗi người được cứu một cách. Chúa Giêsu không dùng một chút vốn liếng tài ba nào của Phaolô để xây dựng Hội Thánh, cũng như không thấy sự dốt nát hèn kém nào của Phêrô gây trở ngại cho việc thiết lập Hội Thánh. Đọc lại cuộc đời của hai Thánh Tông Đồ để nhận thấy sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa. Ơn Gọi Tông Đồ quả là một mầu nhiệm lạ lùng. 1. Thánh Phêrô Cuộc đời Phêrô có nhiều sôi nổi. Gồm lại những sôi nổi, ta có thể chia đời ông ra làm hai: cuộc đời phần một, từ khi theo Thầy ở biển hồ Galilê đến lúc chối Thầy; phần hai, từ khi theo Thầy ở biển hồ Tibêria cho đến cuối đời chết ở Roma. Trong cuộc đời phần một của Phêrô, ông đi từ lỗi lầm này sang lỗi lầm khác. Cuối đời của Chúa, Chúa đã bị ông từ chối thê thảm ( Mc 14, 66 – 72 ). Gom nhặt những đoạn Phúc Âm nói về Phêrô, ta thấy mảnh đời của ông có nét chân dung thế này: là Tông Đồ bị Chúa mắng nhiều nhất. - Mắng lần đầu tiên: Quân yếu tin ( Mt 14, 31 ) - Lần thứ hai: Ngu tối ( Mt 15, 16 ) - Lần thứ ba: Satan ( Mc 8, 33 ) Khi Chúa bị bắt, bị kết án, Phêrô đã chối Thầy 3 lần. Phêrô chối Chúa vì quá yếu đuối chứ không phải vì không yêu Thầy. Trước cái chết, Phêrô rùng mình chối bỏ, tìm đường chạy trốn. Thế nhưng trước yếu đuối ấy, Phêrô đã khóc lóc nhớ lại lời Chúa nói về thân phận mình, ông oà khóc nức nở như một đứa bé với dòng lệ sám hối. Chúa đã nhìn ông bằng ánh mắt thứ tha trìu mến. Đời ông là giằng co giữa yếu đuối và dũng mảnh, giữa trọn vẹn và dang dỡ, giữa xa và gần, giữa trời và đất. Trái tim ông có u tối đi tìm ánh sáng, có nuối tiếc đi tìm lý tưởng. Đời ông có tự tin gặp vấp ngã, có phấn đấu gặp thất bại. Trong sự vấp ngã yếu đuối cuộc đời phần một của người môn đệ này vẫn có một tâm hồn chân thành. Phần hai cuộc đời ông là một thiên anh hùng ca. Thiên anh hùng ca được mở đầu bằng những lời chứng của Gioan ( Ga 21, 2 – 3 ). Lời chứng nói về một đêm đen mờ mịt của biển hồ Tibêria, rồi đưa đời ông từ đêm đen mờ mịt ấy về một cõi trời phiêu bạt mịt mù sương gió cho Nước Trời. Sứ mạng theo Đức Kitô khởi đầu từ đây khi bảy anh em ra đi đánh cá, vất vả cả đêm mà không được gì. Đức Giêsu Phục sinh đến và ban cho họ mẻ cá lạ lùng. Chính Đấng Phục Sinh đã hỏi: Phêrô, con có yêu mến Thầy không ? Phêrô đáp: "Thưa Thầy, Thầy biềt rõ mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy". Sau khi Phêrô trả lời câu hỏi ấy với tất cả chọn lựa cân nhắc, Chúa nói với ông: "Thầy bảo cho anh biết lúc còn trẻ anh tự thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn tới nơi anh chẳng muốn". Tin Mừng theo Thánh Gioan cắt nghĩa rõ con đường này là: "Người nói như vậy có ý ám chỉ ông phải chết cách nào". Thế rồi Chúa bảo ông: "Hãy theo Thầy". Chỉ chờ đợi lời mời gọi này, Phêrô lập tức lên đường thực thi sứ mạng Thầy trao. Từ đây “trên tảng đá này Thầy xây Hội Thánh của Thầy, cửa hoả ngục sẽ không thắng được”. Từ đây, những trang sử vẻ vang của Hội Thánh sơ khai được viết nên bởi vị Tông Đồ có lòng yêu mến Chúa thiết tha. 2. Thánh Phaolô Đọc Công Vụ Tông Đồ từ chương 8 trở đi, chúng ta bắt gặp một Saolô, ở Tácxô, là người Do Thái, trí thức, thông thạo nhiều thứ tiếng miền Do Thái – Hy Lạp, rất sùng đạo theo môn phái Gamaliên ở Giêrusalem. Cuộc đời phần một của Phaolô là biệt phái nhiệt thành đi lùng sục bắt bớ Đạo Chúa, tham gia vào vụ giết Stêphanô và trên đường Đamát truy lùng các Kitô hữu. 6
  • 7. Được ơn trở lại trên đường Đamát, Saolô được biến đổi để trở nên chứng nhân vĩ đại là Phaolô, Tông Đồ dân ngoại. Cuộc đời phần hai của Phaolô đã viết nên thiên anh hùng ca. Sách Công Vụ Tông Đồ kể: trên đường Đamát, Phaolô rong ruổi trên yên ngựa hăng say truy bắt các Kitô hữu, thình lình, ánh sáng từ trời loé rạng bao lấy ông. Không bao giờ Phaolô còn thoát được ra ngoài ánh sáng đó. Từ đó trở đi, Chúa Kitô đã trở thành tất cả đối với Phaolô. Từ đó trở đi, chỉ có Chúa Kitô là đáng kể. Khi đã biết Chúa Kitô, “những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi còn coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của tôi. Vì Ngài, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người. Được như vậy, không phải nhờ sự công chính của tôi, sự công chính do luật Môsê đem lại, nhưng nhờ sự công chính do lòng tin vào Đức Giêsu ( Pl 3, 7 – 9 ). Từ đó trở đi, Phaolô hiên ngang vì tư cách làm môn đệ Chúa Kitô và với tư cách ấy ngài tuyên xưng sự duy nhất, sự bình đẳng, tình huynh đệ thực sự giữa tất cả mọi người: “Vì anh em, phàm ai đã được thanh tẩy trong Đức Kitô, thì đã được mặc lấy Đức Kitô: không còn Do Thái hay Hy Lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ, vì anh em hết thảy là một trong Đức Kitô Giêsu” ( Gl 3, 27 – 28 ). Vì Đức Kitô là “tất cả mọi sự và trong mọi người” ( Cl 3, 11 ). Phaolô hiên ngang được sống và được chết cho Chúa Kitô. Các mối phúc thật được kết tinh nơi cuộc đời thánh nhân. Biết mình đã tin vào ai, Phaolô đã sung sướng sống nghèo, lấy việc lao động mà đổi miếng ăn, không để giáo hữu phải cung phụng mình ( 1 Cr 9, 3 – 18; 2 Cr 11, 8 – 10 ), hạnh phúc vì đã mất tất cả và chịu đủ thứ khốn khổ vì Chúa Kitô. Phaolô không ngại trở nên hùng hồn kể về những “…lao tù đòn vọt, bao lần suýt chết, năm lần bị người Do Thái đánh bốn mươi roi bớt một, ba lần bị đánh đòn, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tàu, một đêm một ngày lênh đênh giữa biển khơi. Phải chịu đủ thứ nguy hiểm bởi ‘phải thực hiện nhiều cuộc hành trình, gặp bao nguy hiểm trên sông, nguy hiểm do trộm cướp, nguy hiểm do đồng bào, nguy hiểm vì dân ngoại, nguy hiểm ở thành phố, trong sa mạc, ngoài biển khơi, nguy hiểm do những kẻ giả danh là anh em; phải vất vả mệt nhọc, thường phải thức đêm, bị đói khát, nhịn ăn nhịn uống và chịu rét mướt trần truồng” ( 2 Cr 11, 23 – 27 ). Phaolô ra vào tù thường xuyên, có lần Ngài viết từ ngục thất cho Timôthê, người môn đệ, có khi không khỏi nao núng: “Anh đừng hổ thẹn làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng hổ thẹn vì tôi, là kẻ bị tù vì Ngài”. Phaolô đã không hổ thẹn “vì tôi biết tôi đã tin vào ai …” ( 2 Tm 1, 8 – 12 ). Vì Đức Kitô, “tôi phải lao đao khốn khó đến cả xiềng xích như kẻ gian phi, nhưng Lời Thiên Chúa không bị xiềng xích” ( 2 Tm 2, 9 ). Phaolô đã sung sướng tự hào cả khi ý thức những yếu đuối của mình: “Ơn Ta đủ cho con vì chưng quyền năng trong yếu đuối mới viên thành” ( 2 Cr 12, 9 ). Không gì có thể làm nao núng lòng tin mãnh liệt ấy: “Chúng tôi bị dồn ép tư bề nhưng không bị đè bẹp; hoang mang nhưng không tuyêt vọng; bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi; bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt” ( 2 Cr 4, 8 – 9 ). Vị Tông Đồ dân ngoại đã nhiệt thành loan truyền Chúa Kitô với tất cả thao thức: “Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” ( 1 Cr 5, 14 ). Ngài luôn sống trong niềm tin tưởng yêu mến vào Đấng đã kêu gọi Ngài: “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Đấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi” ( Gl 2, 20 ). Vì Đức Kitô và vì Tin Mừng, Thánh nhân đã sống và chết cho sứ mạng. Cuộc sống bôn ba vì Nước trời được điểm tô muôn ngàn vạn nét đẹp của Phaolô mãi mãi được hát lên như một bài ca khải hoàn: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô ? Phải chăng là gian truân, bắt bớ, đói khát, trần truồng, nguy hiểm, gươm giáo ?… Vì tôi thâm tín rằng sự chết hay sự sống, dù thiên thần hay thiên phủ, dù hiện tại hay tương lai, hay bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực thẳm hay bất cứ thọ tạo nào khác, không có gì có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu Thiên Chúa thể hiện cho chúng ta trong Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” ( Rm 8, 35 – 39 ). 3. Hai Vì Sao Sáng Hội Thánh mừng kính hai Thánh Tông Đồ cùng chung một ngày. Hai con ngưòi khác nhau từ cá tính đến thân thế nhưng cùng chung một ơn gọi từ Chúa Kitô, cùng chung một niềm tin vào Chúa Kitô, chung một sứ mạng Chúa Kitô trao phó và cuối đời cùng chịu tử đạo vì Chúa Kitô tại Rôma. Cùng chia sẽ một niềm tin, cùng thi hành một sứ mạng, Chúa Kitô đã đưa hai ngài đến một cùng đích, một vinh quang đội triều thiên 7
  • 8. khải hoàn. Hai con người khác biệt ấy lại có những điểm tương đồng lạ lùng.Chúa Kitô đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một ở trong Người. Thánh Phêrô, trước đây hèn nhát, sợ hãi, chối Chúa, về sau yêu Chúa nồng nàn thiết tha. Thánh Phaolô, trước kia ghét Chúa thậm tệ, sau này yêu Chúa trên hết mọi sự. Trước kia hai vị rất khác biệt, bây giờ cả hai nên một trong tình yêu Chúa. Sự nghiệp Tông Đồ tiếp bước Chúa Kitô, hai vị hiệp nhất trong cùng một lòng chân thành tuyên xưng, hiệp nhất trong một tâm huyết nhiệt thành rao giảng để rồi mãi mãi hiệp nhất trong cùng một đức tin minh chứng. Mặc dù có nhiều khác biệt về thành phần bản thân, về ơn gọi theo Chúa về hướng truyền giáo, nhưng cả hai vị đã tạo nên sự hiệp nhất trong đa dạng. Cùng chịu tử đạo. Cùng trở thành nền móng xây toà nhà Hội Thánh. Cùng trở nên biểu tượng hiên ngang của niềm tin Công Giáo. Hai Vì Sao Sáng được Hội Thánh mừng chung vào một ngày lễ 29 tháng 6. Hai Tông Đồ cột trụ đã trở nên tượng đài của sự hiệp nhất trong Hội Thánh. Hiệp nhất là một công trình được xây dựng với nhiều nổ lực của con người dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. “Khác nhau trong điều phụ, hiệp nhất trong điều chính, yêu thương trong tất cả”, đó là khuôn vàng thước ngọc cho tinh thần hiệp nhất trong Hội Thánh. Đón nhận ánh sáng từ nơi Chúa Kitô, hoạt động truyền giáo theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh, hai Thánh Tông Đồ trở nên nền tảng hiệp nhất. Hai ngài trở thành chói sáng như hai vì sao trong vòm trời Hội Thánh, đáng được các tín hữu chiêm ngắm noi theo. Hai ngài đã biết khiêm tốn, nhận mình là thấp hèn tội lỗi rồi mở tâm hồn ra đón nhận tình thương của Thiên Chúa. Khi trả lời câu phỏng vấn: “Jorge Bergoglio là ai ?” Đức Thánh Cha Phanxicô đáp: “Tôi là người tội lỗi được Chúa nhìn đến”. Và ngài tuyên bố: “Chính tôi là người tội lỗi đây, có gì lạ đâu ! Cái lạ là ở chỗ được Chúa nhìn đến, được Chúa xót thương. Và từ đó người ta tìm xem Chúa xót thương ở chỗ nào”. Xin hai Thánh Tông Đồ giúp chúng con luôn biết tín thác vào tình thương của Chúa. luôn biết tiến bước theo các ngài trên con đường theo Chúa. Amen. Lm. Giuse NGUYỄN HỮU AN ĐỨC PHANXICÔ DỪNG XE ĐỂ CHÚC LÀNH CHO MỘT PHỤ NỮ BỊ THIỂU NĂNG Trong chuyến thăm mục vụ của Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 21.6.2014 vừa qua đến vùng Calabria phía Nam nước Ý, khi trở lại từ Cassano allo Jonio, nơi mà ngài đã tuyên bớ chống lại tổ chức Mafia, Ngài đã cho dừng xe để gặp một người phụ nữ trẻ bị thiểu năng và gia đình của cô đang chờ ở bên vệ đường. Họ đã chờ ngài với một tấm biểu ngữ ghi: “Xin Đức Thánh Cha dừng chân lại đây để gặp gỡ một thiên thần đang chờ đón ngài”, và “Xin hãy đến và chúc lành cho Roberta bé mọn”. Khi xe vừa dừng lại, Đức Giáo Hoàng bước xuống tiến lại phía người phụ nữ đang nằm trên một chiếc xe đẩy, chúc lành cho cô, hôn cô, và chào thăm gia đình cô cùng các trẻ em đang vây quanh cô. Cô Roberta bị thiểu năng và không thể đi đâu xa khỏi gia đình, bởi vì cô luôn phải gắn liền với một chiếc máy để thở. Gia đình cô đã lên tiếng cám ơn Đức Thánh Cha trên Facebook. Pamela, chị của Roberta đã viết: “Tôi vẫn không thể tin điều đó, cám ơn Đức Thánh Cha... Tôi cám ơn ngài vì đã cho chúng tôi một khoảnh khắc của niềm vui lớn lao". Ivan Vania, một người bạn giúp làm những biểu ngữ để được Đức Phanxicô chú ý, kể lại: “Hôm nay chúng tôi có thể nói rằng Đức Kitô đã dừng lại ở Sibari, Người mang dáng vẻ bề ngoài của Đức Thánh Cha Phanxicô”. Anh cũng nói thêm rằng: “Thật xúc động khi thấy cách thế ngài chào thăm Roberta... Có những cử chỉ trong cuộc sống giá trị hơn cả những bài diễn văn, nhiều hơn là bạn có thể nghĩ tới... Đức Phanxicô thật độc đáo !” Link để xem đoạn video: https://www.youtube.com/watch?v=oVCrfNqQLWQ Ephata biên tập lại từ bản tin của CNA 8 CÙNG TRÂN TRỌNG
  • 9. PHONG CÁCH PHANXICÔ Bài 11: Kể lại câu chuyện về Đức Kitô cho người bên ngoài Tôi khá ngưỡng mộ nữ văn sĩ Lý Lan dù chưa hề gặp cô lần nào. Tôi cũng trạc tuổi với cô, thời trước 1975 tôi cũng sống ở khu Chợ Lớn, cũng la cà các kiốt cho mướn sách, đọc đủ thứ hầm bà lằng, bạ đâu đọc đó, cái gì cũng đọc. Lý Lan còn thành thật hơn tôi ở chỗ cô cho biết cô đọc không ít truyện khiêu dâm. Cô nhận định: “Nếu đúng “mình là cái mình đọc” thì tôi là sản phẩm của văn hóa bình dân ở Sàigòn – Chợ Lớn thập niên sáu mươi và đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước” ( Đọc sách và leo núi, Lý Lan ). Do vậy, tôi có một mối đồng cảm sâu xa với các sáng tác và văn phong của Lý Lan. Cô đã nói thay tôi rất tuyệt vời một số tâm tình mà tôi không thể diễn tả được. Mới đây khi đọc “Tình Người” của Lý Lan viết về phim Schindler’s List ( Bảng danh sách Schindler ) tôi cũng trải qua những phút mà Lý Lan đã viết ra: “Cái gì đó òa vỡ trong tôi, xộc ra mắt mũi, chảy ràn rụa trên má không kiềm được.” Tôi tự hỏi tại sao cô có thể truyền lại cho tôi cùng một thứ cảm xúc mà cô có. Tôi cho rằng câu trả lời không quá khó để tìm ra: Lý Lan là một nghệ sỹ trong nghệ thuật văn chương. Cô nhận định rất hay rằng lịch sử nhân loại sẽ cô đọng lại nơi nghệ thuật: ( Trích ) Khán giả đã khóc vì xúc động trước tình người. Cái tình người đã được nghệ thuật hóa. Công việc của một sử gia như anh là kể lại câu chuyện của con người, sao cho quá khứ được nhớ gần đúng nhứt với thực tế đã xảy ra. Cái thực tế đó thường trần trụi là người ăn người. Nhưng con người may thay có khả năng làm nghệ thuật. Những trận chiến triền miên đẫm máu trở thành anh hùng ca, những thống khổ của vạn vạn sinh linh dựng nên đền đài, những tranh đoạt quyền lực xảo quyệt đẻ ra sân khấu, và âm nhạc văn chương nảy sinh trong câm nín bất lực của từng con người cô đơn. Nhân loại có lẽ vẫn còn hy vọng khi nào nghệ thuật họ làm ra còn rung động được tình người. ( Tình Người, Lý Lan ). Đối với Kitô Hữu không có gì quan trọng hơn việc Loan Báo Tin Mừng. Nhưng ta có biết và nên coi đây là một nghệ thuật kể chuyện hay không ? Có bao nhiêu người trong chúng ta giật mình vì bản tin này: http://www.vietcatholic.net/News/Html/125599.htm Hiện tượng truyền thông Phanxicô ( 6.18.2014 ). Theo tin Zenit, ngày 18 tháng 6: Các người phát ngôn của Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã họp nhau tại Bồ Đào Nha vào tuần rồi để nghiên cứu “hiện tượng truyền thông” Phanxicô. Cuộc họp kéo dài trong các ngày 11 – 14 quy tụ khoảng 50 phát ngôn viên hoặc giám đốc truyền thông. Hội nghị đã ra tuyên bố: Văn phong thuật truyện của Papa Phanxicô, một văn phong hết sức bình dị và đi liền với cuộc sống của vị kế nhiệm Thánh Phêrô, là một cơ may cho toàn thể Giáo Hội. Nó dọn đường cho cuộc đối thoại chân chính với thế giới. Papa Phanxicô không những chiếm được trái tim người ta mà còn thay đổi được thái độ của nhiều nhà báo. Họ trở nên cởi mở hơn và sẵn sàng lắng nghe lý lẽ của Nhà Thờ. Dù thế, lối truyền thông của ngài, một lối truyền thông bao gồm những câu phát biểu ngắn gọn và súc tích, rất dễ bị hiểu lầm, vì nền văn hóa hiện nay có khuynh hướng đơn giản hóa. Người làm truyền thông của Nhà Thờ có nhiệm vụ thông tin về toàn thể sinh hoạt của Nhà Thờ cũng như công bố Tin Mừng, dù phải đi ngược lại với truyền thông xã hội, để tránh khỏi rơi vào hình thức tôn thờ cá nhân. Chúng ta cần sẵn sàng đương đầu với các thách đố của lịch sử và trình bày một cách mới mẻ và sinh động Tin Mừng Chúa Kitô cho gia đình Kitô Giáo như là nguồn hy vọng và sự sống đích thực mới. ( Hết trích ). Loan Báo Tin Mừng chính là kể lại câu chuyện về cuộc đời Đức Kitô, cuộc đời của một con người bình thường như mọi người, nhưng cuộc đời này lại mang đến Ơn Cứu Độ cho mọi người vì con người này còn chính là Con Thiên Chúa Làm Người. Một cuốn phim về Đức Kitô đã lấy tựa là “Câu chuyện vĩ đại nhất từng được kể ra” ( The Greatest Story Ever Told ). Tin Mừng theo Luca có tính cách kể chuyện rõ ràng nhất, do đó được nhiều người cho là dễ hiểu nhất. Luca đã bắt đầu Tin Mừng như một câu chuyện: "Thưa ngài Thêôphilô đáng kính, có nhiều 9 CÙNG NHẬN ĐỊNH
  • 10. người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc" ( Lc 1, 1 – 4 ). Muốn câu chuyện được hấp dẫn thì người viết phải có tài. Chắc chắn rằng các tác giả chấp bút Tin Mừng đều là những người tài năng nhất vì được chính Chúa Thánh Thần tuyển lựa và tác động. Nhưng các ngài đâu có viết bằng tiếng Việt Nam. Vào lễ an táng Linh Mục Albertô Trần Phúc Nhân vào ngày 18.6.2014 tại Nhà Thờ Chí Hòa Saigon, mọi người được dịp tri ân ngài. Trong 4 thập niên qua, ngài là thành viên đắc lực và hoạt động tích cực thuộc Nhóm dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Đào tạo ra một người am tường có khả năng dịch Tin Mừng một cách chính xác nhất không phải là điều dễ dàng. Năm 1950, thầy Nhân du học ở châu Âu theo tại trường Dòng Tên tại Poitiers, sau đó theo học tại Trường Đại học Urbano tại Roma. Từ năm 1959 đến 1962, ngài học tại Viện Kinh Thánh Roma về khoa chú giải Thánh Kinh cũng như các ngôn ngữ cổ đại, Hy Lạp, Do Thái, Aram. Nhờ có sự cộng tác tích cực của cha Nhân, bản dịch của Nhóm dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh đã có phẩm chất rất cao. Nhưng khi Tin Mừng được hướng tới các đối tượng bên ngoài Công Giáo, những người rất khó hiểu được ngôn từ và văn phong dùng trong phụng vụ của ta thì Loan Báo Tin Mừng lại trở thành một nghệ thuật cần tới những nghệ sĩ tài năng, nếu không thì ta cứ nói và ta cứ nghe vì cách ta nói như thế của ta rất khó đi vào quảng đại quần chúng. “Tôi phải ví thế hệ này với ai ? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác, và nói: Tụi tôi thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tôi hát bài đưa đám, mà các anh không đấm ngực khóc than” ( Mt 11, 16 – 17 ). Nhà xuất bản Trẻ đã giao công việc dịch truyện Harry Potter cho Lý Lan. Tại sao trước rừng dịch giả là cán bộ nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa, giáo sư tiến sĩ, mà họ lại chọn Lý Lan, một người, như cô nhận định về bản thân, là một sản phẩm của văn hóa bình dân ở Sàigòn – Chợ Lớn thập niên sáu mươi và đầu thập niên bảy mươi của thế kỷ trước ? Ở đây, họ không đặt ý thức hệ Cộng Sản lên hàng cao nhất mà chỉ chú trọng vào phẩm chất mà thôi. Văn phong của Lý Lan không nặng mùi chính trị giáo điều rập khuôn mà là văn của đời thường do một nghệ sỹ tài năng viết ra. Đó là sự hấp dẫn của bản dịch Harry Potter. Giả sử giới Công Giáo chúng ta lại bắt đầu một bản dịch Thánh Kinh mới với rất nhiều tài năng mới được đào tạo nghiêm túc, có lẽ ta sẽ có một bản dịch hay hơn để dùng trong Nhà Thờ, nhưng rồi ra người bên ngoài cũng sẽ thờ ơ với Tin Mừng của ta như xưa nay thôi. Cách đây chín thập niên, anh em Tin Lành đã khôn ngoan hơn nhiều khi biết nhờ đến một nhà văn hàng đầu để dịch Kinh Thánh dù ông không phải là Tín Hữu Tin Lành. ( Trích ) Như nhiều người trong chúng ta đã biết, Phan Khôi là nhà thơ đã khởi xướng ra phong trào thơ mới vào những năm ba mươi của thế kỷ trước, nhưng có lẽ ít người biết rằng ông còn là một dịch giả đã góp phần tham gia dịch Kinh Thánh ra Việt ngữ cho tín đồ Tin Lành sử dụng như đã có đến tạn ngày nay. Về phương diện văn chương, Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan cho rằng Phan Khôi là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong phái Nho học. Quả thật vậy, Phan Khôi là nhà thơ được mệnh danh là người khởi xướng phong trào thơ mới, dù ông khiêm tốn không nhận điều đó. Với bài thơ Tình già được đăng trên tờ Phụ Nữ Tân Văn, ngày 10.3.1932, Phan Khôi đã đem một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ ( chữ của Phan Khôi ) và gây nên một phong trào bàn tán về văn chương sôi nổi vô cùng thời bấy giờ. Tình già đúng là một quả bom nổ giữa làng thơ Việt Nam vào thập niên ba mươi của thế kỷ 20. “Và Phan Khôi trở thành người cắt băng khai mạc thời đại mới trong thi ca.” Chỉ với bài thơ nổi tiếng nầy thôi, Phan Khôi cũng đủ để xứng đáng là một thi nhân đích thực của nền thi ca hiện đại nước ta vậy. Nhà thơ Lưu Trọng Lư cho rằng Phan Khôi “quả là người viết quốc ngữ đúng đắn hơn hết, yêu chữ quốc ngữ với tất cả sự từng trải của một người đã sống khắp ba kỳ, quen thuộc với những lối phát âm, với những thổ ngữ…” Giáo sư Hoàng Tuệ viết: “Phan Khôi là nhà văn hoá rất quý trọng tiếng Việt, quyết tâm bảo vệ ngôn ngữ dân tộc.” Nhà thơ Nguyễn Vỹ nhận xét Phan Khôi là “một trong các nhân vật nổi tiếng nhất trên văn đàn Việt Nam với ngọn bút sắc sảo có một không hai… Chính ông là người đã mở ra một chân trời mới cho văn chương Việt Nam nói chung và Thơ mới nói riêng.” Nói về Phan Khôi, cũng không thể không nhắc tới mấy câu thơ được xem như là câu cửa miệng của Phan Khôi mỗi khi đứng trước những khó khăn, bất trắc của đời sống, thể hiện được thái độ bình tĩnh, ung dung tự tại của mình. 10
  • 11. Làm sao cũng chẳng làm sao Dẫu có thế nào cũng chẳng làm chi Làm chi cũng chẳng làm chi Dẫu có làm gì cũng chẳng làm sao. Những câu thơ này được truyền tụng trong nhân dân rất rộng rãi và có khá nhiều người biết, thuộc lòng, chẳng khác nào như những câu ca dao vậy. Bản Kinh Thánh mà hầu hết những tín hữu Tin Lành Việt Nam đã sử dụng trong vòng mấy chục năm qua, kể từ năm 1926 là lần xuất bản đầu tiên cho đến nay và chắc cũng sẽ còn dùng cho đến lâu dài về sau nầy nữa, đó chính là bản dịch mà nhà văn Phan Khôi đã góp phần rất lớn trong đó. Ông dịch cuốn Kinh Thánh trong khoảng thời gian 5 năm. Nhà báo Vu Gia viết: “Nhìn chung, đây là bản dịch tốt. Nhưng nói như vậy, chẳng khác nào khen phò mã tốt áo, bởi thời gian đã khẳng định bản dịch ấy rồi.”. Nhà văn Tô Hoài nhận xét: “Kinh thánh cả Tân ước, Cựu ước của hội đạo Tin Lành , người ta bảo ông Phan Khôi dịch thuê, khi ấy ở Hải Phòng, tôi cũng có đọc. Có chương Nhã ca lời rất thơ”. Bản dịch của ông câu cú gẫy gọn, trong sáng, văn phạm chuẩn mực, chứng tỏ một trình độ học vấn uyên thâm.” Đó là nhận xét của một số người “ngoại đạo” có uy tín về bản Kinh Thánh xuất bản năm 1926 của người Tin Lành. Còn với những tín hữu Tin Lành Việt Nam mấy mươi năm qua cho đến ngày nay, thì sao? Tôi tin chắc rằng bản Kinh Thánh Việt ngữ xuất bản năm 1926 đã ăn sâu vào trong tâm khảm của những tín hữu Tin Lành tại Việt Nam, tôi được biết có nhiều tín hữu Tin Lành đã thuộc nằm lòng khá nhiều câu Kinh theo bản dịch ấy đến nỗi khó có thể thay đổi đi được trong tâm họ. Thậm chí có không ít những Mục Sư, tín hữu Tin Lành quả quyết rằng chỉ có bản dịch Kinh Thánh năm 1926 của nhà văn Phan Khôi là số một mà thôi, không bản dịch nào hơn cả và rồi họ chỉ dùng độc có bản dịch đó để đọc, để học, để chia sẻ, để giảng dạy. Nói như vậy để cho thấy rằng bản dịch Kinh Thánh năm 1926 đã có một chỗ đứng rất vững vàng trong lòng rất nhiều những người theo đạo Tin Lành tại Việt Nam trong một thế kỷ trôi qua. Bản thân tôi, nói thật lòng, cũng rất thích bản dịch năm 1926, vì nó chứa nhiều chất giọng của quê hương Quảng Nam của tôi trong đó, mặc dù tôi vẫn sưu tầm, tham khảo, tra cứu nhiều bản dịch Kinh Thánh khác để xem và để sử dụng khi có cần cho công việc viết lách, khảo cứu của mình. Nói tóm lại, mặc dù bản dịch năm 1926, cho đến nay, có những chỗ chưa sát với nguyên bản, hay có những chữ khó hiểu cho thời đại ngày nay, như đã nói ở trên, thì nó vẫn là bản dịch rất đáng trân trọng cho chúng ta. Ngày 13.3.2009, tôi đến thăm phần mộ của nhà văn nằm sát dưới chân một ngọn đồi, đường cũng hơi khó đi, tôi phải đi bộ một đoạn mới lên đến được mộ của nhà văn. Mộ nằm ở một chỗ thật nên thơ và được làm khá kỹ lưỡng và chắc chắn. Tôi xem bia mộ của nhà văn được khắc trên đá hoa cương rất đẹp, một bên ghi tiểu sử của nhà văn, một bên ghi bài thơ “Tình Già” của ông. Phần cuối tiểu sử có ghi: “Tác phẩm đã viết và dịch: Chương Dân Thi Thoại ( 1936 ), Trở Vỏ Lửa Ra ( 1939 ), Việt Ngữ Nghiên Cứu ( 1955 ), Kinh Thánh ( 1920 – 1925 ), các tuyển tập Lỗ Tấn ( 1955, 1956, 1957 )…” Tôi rất vui khi thấy tên tác phẩm Kinh Thánh có ghi trong tiểu sử của ông. Điều đó nói lên đóng góp của một người Quảng Nam vào trong sự phát triển của đạo Tin Lành trên đất nước Việt Nam thân yêu nầy. Hết trích, nguồn: Nguyễn Đình Bùi Thị ( Thăng Bình, Quảng Nam ) http://hoithanh.com/Home/tin-tuc/1620-nha-van-phan-khoi-nguoi-tham-gia-dich-kinh-thanh-ra- viet-ngu.html Ta có nên tìm một nhà văn được mến phục về tài năng như Lý Lan, ngoại đạo thì càng tốt vì cô sẽ không bị gò bó trong ngôn từ xưa nay ta quen dùng mà lại rất khó nghe với người ngoài, để thuê cô dịch cho ta ít ra là bộ Tân Ước hay không ? Tôi nghĩ là nên, nếu ta muốn rằng người bên ngoài sẽ thích đọc và nghe bản dịch này. Các bản dịch xưa nay của ta đã có thì ta cứ tiếp tục dùng trong Nhà Thờ của ta. Mới đây cha Quang Uy có tổng kết về việc quyên góp giúp cho bé Rmah H'Âm điều trị bệnh suy tủy: "Ban đầu chúng tôi chỉ mở lời xin mọi người chia sẻ số tiền 50 triệu VND, nhưng không ngờ số tiền đổ về liên tiếp, lên đến hơn 355.500.000 VND. Chúng tôi đã xin chỉ giữ lại cho bé Rmah H'Âm 90 triệu VND, số tiền còn dư đã liên tiếp chuyển sang giúp cho 11 trường hợp kế tiếp. Thật là một dấu chứng về Tình Yêu Thiên Chúa Quan Phòng và về Lòng Bác Ái của mọi người dành cho các bệnh nhân ngặt nghèo. Xin chân thành tạ ơn Thiên Chúa, biết ơn Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp và cám ơn tất cả quý ân nhân gần xa…" Giả sử rằng cha Quang Uy cũng đứng ra quyên góp để có một bản dịch Tân Ước mới dành riêng cho dân ngoại thì có chính đáng không ? Đó chính là điều mà nghệ sĩ Maria đã làm cho Chúa Giêsu. Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giêsu đến làng Bêtania, nơi anh Ladarô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết. Ở đó, người ta dọn bữa ăn tối thết đãi Đức Giêsu; cô Mácta lo hầu bàn, 11
  • 12. còn anh Ladarô là một trong những kẻ cùng dự tiệc với Người. Cô Maria lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm. Một trong các môn đệ của Đức Giêsu là Giuđa Ítcariốt, kẻ sẽ nộp Người, liền nói: “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm quan tiền mà cho người nghèo ?” Y nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. Đức Giêsu nói: “Hãy để cô ấy yên. Cô đã giữ dầu thơm này là có ý dành cho ngày mai táng Thầy. Thật vậy, người nghèo thì bên cạnh anh em lúc nào cũng có; còn Thầy, anh em không có mãi đâu" ( Ga 12, 1 – 8 ). NGUYỄN TRUNG TÌNH NGƯỜI Tôi ở thành Viên nước Áo trọn một mùa xuân, từ lúc những nụ thủy tiên mới nhu nhú lên mặt đất, đến khi khắp nơi hoa lá rực rỡ đủ màu. Cung điện, bảo tàng, nhà hát, vườn hoa… lần lượt xem rồi cũng hết. Duy nhứt thú vui không chán là đi dạo phố. Mùa xuân ngày một dài ra, đường phố cũng ngày một đông vui. Ăn món thịt heo tẩm trứng lăn bột chiên bơ riết cũng ngán, trưa trưa tôi đến Nguyen’s Pho House trên đường Lerchenfelder. Người đứng bếp ở đó là một chị người Huế nấu món bún bò xứng đáng với ngôn ngữ hiện đại là “cực ngon”. Làm một tô xong là đủ phấn khởi và năng lượng để đi lung tung chơi tới tối. Mỏi chân thì nhảy lên xe điện, xe buýt. Có bữa tôi đi qua đường Burggasse có nhiều hàng quán Á Châu, gặp đông đông người tóc đen như mình cũng vui. Thường thì tôi thích lảng vảng trên đường Mariahilfer, chỗ có nhà sách Thalia, cạnh bên có tiệm bán da ua trái cây đông lạnh, mua một ly rồi vừa ăn vừa đi rề rề qua mấy của hàng thời trang coi chơi. Có bữa tôi đi tuốt tới chợ trời Brunnenmarkt tưởng mình lạc qua xứ Thổ Nhĩ Kỳ, nhìn chung quanh người mua sắm là những phụ nữ mặc áo dài đen, khăn đen trùm đầu. Còn nếu đi trong nội thành, những nơi “phải xem” của thành Viên, thì khỏi nói, du khách lềnh khênh đủ sắc màu văn hóa chủng tộc. Trường đại học Viên cũng vậy, 92.000 sinh viên có gốc gác khắp thế giới, tuy phần lớn từ các nước thuộc cộng đồng Âu châu. Tôi không lạ, hầu hết những thành phố lớn tôi từng đi qua, di dân đa sắc tộc là thực tế hiển nhiên, đa văn hóa là xu hướng thuận. Có bữa đẹp trời, ăn no quá đâm làm biếng, tôi ngồi lại bên cái bàn nhỏ bày trên lề đường ngay bên ngoài Nguyen’s Pho House, ngắm ông đi qua bà đi lại. Tôi loay hoay xê dịch cái ghế đang ngồi cho được thoải mái thì anh chủ tiệm đến chỉ xuống lề đường có gắn một tấm biển bằng đồng cỡ nửa trang sách có khắc chữ, bảo tôi tránh ngồi lên chỗ đó. Thái độ của anh khiến tôi liên tưởng đến bà bún riêu ở góc đường Nguyễn Trãi khi bà bảo tôi ngồi né cái miếu con thờ vong bên đường. Tôi hỏi cái gì vậy. Anh nói cái “bia” ghi tên những người Do Thái đã sống ở căn nhà này hồi xưa. Hồi Thế Chiến II họ bị trục xuất, bị đưa vô trại tập trung, lò thiêu sống. Tôi ngắm cái bia ghi cái tên xa lạ, nhận ra nó giống mấy miếng đồng gắn trên lề đường trước nhà sách Thalia. Vậy ra chỗ đó hồi xưa cũng là nhà của những người Do Thái. Không biết họ và gia đình tổ tiên họ đã sống ở đó bao lâu trước khi bị đuổi ra khỏi nhà mình ? Tôi thử đi vòng vòng thành Viên, nhìn chăm chú xuống lề đường, hóa ra có nhiều tấm biển đồng như vậy, do thành phố cho gắn, để tưởng niệm. Bao nhiêu bước chân của đủ thứ người đã bước qua, thỉnh thoảng có mấy người dừng lại, tò mò ngắm nghía như tôi. Rồi bước đi. Cuộc sống là hiện tại. Cuộc sống là đi tới. Anh chủ tiệm Nguyen’s Pho House kể chuyện của anh. Ngày xưa anh ở Sàigòn, sau chiến tranh vượt biên đến trại tỵ nạn, được một người Áo bảo trợ đem về thành Viên. Cả gia đình anh, nay gồm ba thế hệ, đều sống ở Viên, mấy anh chị em làm việc trong ba nhà hàng của gia đình, trừ người em út sanh trưởng ở đây, học hành đầy đủ, hiện là giáo viên, có chồng là người Áo. Tôi nói gia đình anh thật may mắn, anh nói ờ cũng may, trải qua bao khốn đốn, mọi người đều sống. Cả 12 CÙNG NGHIỆM SINH
  • 13. anh và tôi đều có biết nhiều trường hợp không may khác, nhưng không muốn đi vào chi tiết, khách đông anh bận, trời đang đẹp tôi khoái ngắm đời vui hơn. Trở lại Paris tôi hay đi dọc sông Seine chỗ gần Nhà Thờ Đức Bà, lý do đơn giản là tiệm Thanh Bình của bạn tôi gần đó. Tôi đi thăm bạn rồi đi dọc bờ sông hy vọng gặp lại một người quen đã lang thang nơi chốn này nhiều năm trước. Lần cuối gặp anh là lúc đứng trên cầu L’Archevêché ngắm vô số ổ khóa các loại mà những cặp tình nhân đã khóa vào lan can cầu ( cùng những lời thề thốt ) rồi quăng chìa khóa xuống sông. Ngay lúc ấy vẫn đang có năm ba cặp làm vậy với thái độ lãng mạn nghiêm túc. Tôi đã lo lắng là với hàng hà du khách lũ lượt đến và đi, cái lan can cầu làm sao chịu nỗi sa số ổ khóa, cái này bấm vào cái kia gần trĩu thành cầu. Chắc là lâu lâu người ta phải gỡ tấm lưới đầy ổ khóa để thay tấm lưới mới cho người khác có cơ hội nguyện thề. Anh cười ha ha nói có khi qua cầu là họ đã đường ai nấy đi rồi. Qua cầu thì đến Ile de la Cité, nếu rẽ sang trái là vườn hoa phía sau nhà thờ Đức Bà, rẽ sang phải là Memorial des Martyrs de la Deportation nằm chìm dưới đất, dẫn xuống bằng một cầu thang hẹp và sâu. Tôi rùng mình ngay khi bước vào gian phòng nhỏ âm u, nghe anh bạn nói chỗ này vốn là nhà mồ. Hai bên có những cái hốc có chấn song như những buồng giam trong tù, chính giữa là một đường hầm hun hút tận cùng bằng một ngọn đèn duy nhứt tỏa ánh sáng được phản chiếu bằng 200.000 nút pha lê gắn hai bên vách. Đây là nơi tưởng niệm những người đã bị chính quyền Pháp thời Vichy trục xuất khiến họ chết dưới tay Đức quốc xã. Hầu hết họ là người Do Thái, nhưng hàng chữ tưởng niệm ghi “200.000 công dân Pháp”. Quay ra, tôi thấy phía trên khung cửa khắc hàng chữ “Hãy tha thứ nhưng đừng quên.” Ra khỏi cửa đi thẳng tới là “mũi tàu” cù lao Cité, trong khuôn viên đài tưởng niệm, sâu ngang mực nước sông Seine, một không gian trầm mặc tiếng nước sông vỗ vào vách đá. Anh nói cái câu đó vô nghĩa như mọi khẩu hiệu. Một người không trải qua thãm kịch thì không thể có ký ức để mà nhớ hay quên, còn kẻ từng trải qua bất hạnh thì ký ức luôn khơi lại những đớn đau phẫn uất không thể tha thứ. May mà con người có khả năng quên. Như anh, giờ không còn nhớ chính xác mình đã bơi bao lâu trong biển đêm, lạnh và tối đen. Anh thực sự muốn quên xác đứa con bị quăng ra khỏi boong tàu la liệt người đang thổ tã. Anh tập tha thứ bằng cách đêm đêm đứng trên đỉnh Montmartre nhìn về trung tâm kinh đô ánh sáng lỗng lẫy, tự nhủ ngay cả xã hội văn minh rực rỡ này, cái nôi của tinh thần nhân ái này, cũng có những vết ố trong lịch sử. Nhớ một buổi tối mùa đông trong ngôi nhà nhỏ ở vùng tây bắc Mỹ. Ngoài trời lạnh và trắng xóa tuyết rơi từ mấy hôm trước. Hai vợ chồng ăn cơm xong ngồi bên lò sưởi xem phim. Buổi tối hôm đó chúng tôi xem “Schindler’s List”. Tôi cũng thích cách viết ấn tượng như “Đắng lòng nhìn đứa bé thơ chui xuống gầm giường trốn Phát xít”, “Phẫn nộ trước cảnh cô gái nô lệ tình dục bị hành hạ”, hay “Kinh hoàng hình ảnh trại tập trung”, hoặc “Dã man gã sĩ quan SS giải trí bằng trò bắn tỉa”. Nhưng thực tình tôi không thể nhớ lại những cảm xúc lúc xem phim, chỉ nhớ đôi lần bàn tay chồng tôi cầm bàn tay tôi siết nhè nhẹ, đôi lần cánh tay anh quàng qua vai tôi như trấn an. Có lần anh đứng dậy, quay lưng lại màn hình nhìn ra cửa sổ để khỏi xem cái cảnh mà tôi nhắm mắt không tin khi nó diễn ra. Cuối cùng, cuộc chiến ngã ngũ, những người sống sót nhờ được làm việc trong nhà máy của Schindler đứng đầy bên đường rầy khi Schindler và vợ ra đi. Ông không còn là người chủ và người bảo vệ họ nữa, mà là người của phe bại trận. Họ đưa cho ông một xấp giấy: “Chúng tôi viết bức thư này giải thích sự việc… phòng khi ông bị bắt, tất cả mọi người đã ký tên.” Schindler cầm xấp giấy, không có thì giờ đọc, có vẻ bất đắc dĩ nhét vào túi áo, rồi cúi xuống xách hành lý trong tư thế muốn ra đi thật nhanh. Nhưng Itzhak, người đã cùng ông lập cái danh sách những người được chuộc ra khỏi trại tập trung, đã chứng kiến ông đau khổ dằn vặt thêm bớt từng cái tên như thế nào, đã bước tới trước mặt ông, đưa ông một chiếc nhẫn khắc dòng chữ: “Ai cứu một mạng người, cứu cả thế giới”. Schindler cầm chiếc nhẫn, làm rớt nó, hoảng hốt bới đá sỏi tìm lại, đeo nhẫn vào ngón tay. Ông cố gắng khôi hài để che giấu 13
  • 14. sự xúc động: “Tôi đã không làm hết sức mình. Tôi đã quăng hết gia tài của mình. Giá mà tôi giàu hơn…” Nhưng cái cười giả của ông méo đi thành cái mếu thật: “Cái kẹp này…”, ông rút cái kẹp trên ve áo ra, “có thể chuộc được thêm hai mạng người. Tôi đã không làm hết sức mình.” Cái gì đó òa vỡ trong tôi, xộc ra mắt mũi, chảy ràn rụa trên má không kiềm được. Tôi muốn đến bên Schindler ôm lấy ông vỗ về như những người đứng quanh ông lúc đó. Tôi chỉ có chút đỉnh hiểu biết về châu Âu thời đệ nhị thế chiến, xem phim thì biết Schindler là người Đức, đạo Thiên chúa, giàu có và được nể trọng trong xã hội do đảng Quốc Xã Đức thống trị, thuộc phe nhóm hưởng lợi ích trong chiến tranh. Ông không phải là người duy nhứt không tán thành chủ trương diệt Do Thái. Đâu đó trong phim có những nhân vật mặc quân phục đeo phù hiệu Đức Quốc Xã cũng có lúc lợm giọng chùn tay trước sự dã man ác độc của viên sĩ quan SS Amon Goeth nhưng không thể không tuân lệnh. Schindler cũng đâu có cách nào chặn bàn tay Goeth hay phản kháng cả một guồng máy đang vận hành điên cuồng. Ông thậm chí phải kết thân, mua chuộc, nương theo bọn cầm quyền để có thể làm cái điều ông âm thầm làm là cứu được người nào hay người nấy ra khỏi những lò thiêu sống tập thể. Ông không nhân danh điều gì cả, chỉ muốn cứu những con người vô tội. Ông không hối tiếc khi trở thành kẻ trắng tay, chỉ đau khổ vì đã không cứu được nhiều hơn con số một ngàn hai trăm người. Sau này ông được viện Do Thái Yad Vashem nhìn nhận là Người Chính Nghĩa, một trong hơn 20.000 Người Chính Nghĩa thuộc nhiều nước khác nhau đã bất chấp cường quyền hành động theo lương tâm con người. Những Người Chính Nghĩa và những người được họ cứu sống không chung quốc gia, không cùng đảng phái, không cùng chủng tộc, khác cả tôn giáo, giai cấp. Trên tất cả, họ chỉ có một mối liên hệ chung: là người với nhau. Khi cơn xúc động được kềm lại, tôi hơi bối rối ngượng ngùng, nhìn sang chồng thì thấy anh đang gỡ kiếng ra lau nước mắt. Anh nói anh xem phim này lần đầu tiên trong rạp ( năm 1993 ), khi cảm xúc dâng trào lồng ngực, dù anh không nhìn qua những khán giả khác, vẫn cảm nhận rất rỏ là mấy trăm người đang ngồi trong rạp đã cùng lúc ứa nước mắt như mình. Anh hầu như hít thở được trong không khí dư chấn cảm xúc của mọi người và mối đồng cảm chan hòa. Anh nói sức mạnh của nghệ thuật thật kỳ diệu. Khán giả đã khóc vì xúc động trước tình người. Cái tình người đã được nghệ thuật hóa. Công việc của một sử gia như anh là kể lại câu chuyện của con người, sao cho quá khứ được nhớ gần đúng nhứt với thực tế đã xảy ra. Cái thực tế đó thường trần trụi là người ăn người. Nhưng con người may thay có khả năng làm nghệ thuật. Những trận chiến triền miên đẫm máu trở thành anh hùng ca, những thống khổ của vạn vạn sinh linh dựng nên đền đài, những tranh đoạt quyền lực xảo quyệt đẻ ra sân khấu, và âm nhạc văn chương nảy sinh trong câm nín bất lực của từng con người cô đơn. Nhân loại có lẽ vẫn còn hy vọng khi nào nghệ thuật họ làm ra còn rung động được tình người. Ghi chép của LÝ LAN THIÊN CHÚA VÀ VŨ TRỤ Chính Ngài là ĐỨC CHÚA, là ĐỨC CHÚA duy nhất. Chính Ngài đã tạo dựng các tầng trời, các tầng trời cao ngất, cùng toàn thể thiên binh; chính Ngài đã tạo dựng trái đất với muôn vật khắp nơi, biển khơi cùng muôn loài trong đó. Chính Ngài ban sự sống cho muôn vật muôn loài; và đạo binh thiên quốc phủ phục trước Thánh Nhan ( Nkm 9, 6 ). CÓ AI Ở BÊN NGOÀI VŨ TRỤ ? Bạn có thể tin rằng người ngoài hành tinh đã gởi sự sống tới trái đất này từ một giải ngân hà rất xa ( tiền đề của vở kịch đáng nhớ từ năm 2004, AVP: Alien vs. Predator – Người Ngoài Hành Tinh đối với Thú Ăn Thịt ). Bạn có thể tin rằng chính phủ Hoa Kỳ đã giấu giếm điều gì đó ngoài không gian trong vùng bí ẩn Area 51 của Nevada. Hoặc bạn có thể tin rằng chắc chắn có sự sống ở các hành tinh khác. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng giả định 14 CÙNG TÌM HIỂU
  • 15. rằng sự sống sẽ nảy sinh ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ này. Nhưng chứng cớ mới của khoa vũ trụ học lại nói trái ngược. Thực tế là chúng ta đang sống trên một hành tinh rất hiếm hoi với thái dương hệ và giải ngân hà. Chúng ta hãy “xem xét” trái đất hiếm hoi của chúng ta: 1. NƯỚC. Trái đất có rất nhiều nước, mà nước rất cần cho cuộc sống. Sao Hỏa đã từng có nước, nhưng nay không còn, do đó có thể đã có sự sống ở đó. Nhưng nước chỉ là một trong nhiều thứ cần thiết cho cuộc sống. 2. ÔXY. Trái đất là hành tinh duy nhất trong thái dương hệ mà chúng ta có thể hít thở. Cố gắng hít thở ở các hành tinh khác, như Sao Hỏa hoặc Sao Kim, thì người ta sẽ chết ngay. Sao Hỏa không có không khí, Sao Kim có nhiều điôxít cácbon và hầu như không có ôxy. 3. KHOẢNG CÁCH. Nếu trái đất chỉ gần mặt trời thêm 1%, nước biển sẽ bốc hơi hết, ngăn cản sự sống. Mặt khác, nếu hành tinh của chúng ta chỉ xa mặt trời thêm 2%, nước biển sẽ đóng băng và không có mưa, khiến sự sống không thể hiện hữu. 4. HOẠT ĐỘNG. Các khoa học gia nói rằng nếu hoạt động kiến tạo địa tầng lớn hơn, sự sống con người không thể được nâng đỡ và việc giảm hiệu ứng khí nhà kính sẽ ảnh hưởng xấu vì tăng độ sáng của mặt trời. Nhưng nếu hoạt động đó nhỏ hơn, các dưỡng chất cần cho sự sống sẽ không được sử dụng đủ và việc giảm hiệu ứng khí nhà kính sẽ không bù vào việc làm tăng độ sáng của mặt trời. 5. TẦNG ÔZÔN. Có sự sống trên trái đất vì tầng ôzôn ở mức an toàn cho sự cư trú. Tuy nhiên, nếu mức độ của tầng ôzôn giảm hoặc tăng, cây cối sẽ không phát triển đủ để con người hiện hữu. Để có thể sống, các thứ này và nhiều điều kiện khác phải đúng mức rất chuẩn.¹ Các giáo sư Peter Ward và Donald Brownlee, thuộc Đại Học Washington, kết luận trong cuốn “Rare Earth” ( Trái Đất Hiếm Hoi ), rằng các điều kiện cần thiết để sống phải là rất hiếm trong vũ trụ “không chỉ là sự sống, mà sự sống đơn giản nhất của động vật cũng rất hiếm trong giải ngân hà và trong vũ trụ”.² Điều này dẫn tới kết luận: “Rất có thể chỉ có chúng ta ở trong vũ trụ này”.³ Nếu hai giáo sư Ward và Brownlee đúng thì điều đó có ý nghĩa gì đối với chúng ta ? Khoa học gia Michael Denton, nhà nghiên cứu về hệ gien phân tử tại Đại Học Otago ở New Zealand, cho chúng ta biết tại sao điều này mở ra cuộc thảo luận về tầm quan trọng của con người trong vũ trụ duy nhất của chúng ta.4 Không có lý thuyết hoặc khái niệm nào của con người có thể dám táo bạo tuyên bố điều gì về bầu trời và mọi loài. Và ngày nay, 400 năm sau cuộc cách mạng khoa học, lý thuyết lại nảy sinh. Trong các thập niên cuối của thế kỷ 20, sự đáng tin được nâng cao nhờ các phát hiện trong vài ngành khoa học nền tảng. Có vẻ lố bịch khi nói rằng sự sống là dấu vết nhỏ gọn nhất trong vũ trụ của hằng ngàn tỷ tỷ ngôi sao. Nhưng thật bất ngờ vì trái đất có vẻ đứng riêng biệt trong cả một vũ trụ không có sự sống, một thực tế đã được phác họa trên tạp chí National Geographic thế này: “Nếu sự sống phát triển qua các quá trình tự nhiên trên trái đất, điều tương tự có thể xảy ra ở các thế giới khác. Nhưng khi chúng ta nhìn vào không gian, chúng ta không thấy môi trường nào có sự sống”. Chúng ta thấy các hành tinh khác không thể có sự sống. Thật vậy, chúng ta thấy mọi hành tinh khác và mặt trăng là những nơi nóng, tối tăm, băng giá, và có vẻ không có cách nào khác là một thế giới chết mà thôi.5 Vô số các giá trị chính xác cần cho sự sống đã đối mặt các khoa học gia với những điều bí ẩn hiển nhiên. Stephen Hawking đã nhận xét: “Sự thật quan trọng là các giá trị này có vẻ rất phù hợp để làm cho sự sống phát triển”.6 TRẦM THIÊN THU, chuyển ngữ từ Y-Jesus.org _______________________________ 1 Hugh Ross, The Creator and the Cosmos, 3rd ed. (Colorado Springs, CO: NavPress, 2001), 175-199. 2 Peter D. Ward and Donald Brownlee, Rare Earth (New York: Copernicus, 2000). 3 William J. Broad, “Maybe We Are Alone in the Universe After All”, New York Times, (February 8, 2000), 1-4. 4 Michael J. Denton, Nature’s Destiny: How the Laws of Biology Reveal Purpose in the Universe (New York: The Free Press, 1998), 3-4. 15
  • 16. 5 Joel Achenbach, “Life Beyond Earth”, National Geographic (January, 2000, Special Millennium Issue), 45. 6 Hawking, 124. KHẲNG ĐỊNH RÙNG MÌNH: THAI NHI 30 TUẦN CŨNG SẴN SÀNG "GIẢI QUYẾT" Những lời tư vấn tại phòng khám đa khoa T.H. thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội, khiến chúng tôi đi hết từ bất ngờ này đến kinh hãi khác. Phương pháp phá thai “có một không hai” Dù thai phụ muốn có thêm thời gian để suy nghĩ về việc bỏ hay giữ lại thai nhi, nhưng vị bác sĩ người Đài Loan với "30 năm kinh nghiệm" và bác sĩ người Việt Nam tại Phòng Khám Đa Khoa T.H. luôn tìm mọi cách để khuyên thai phụ bỏ cái thai đó đi. Hướng ánh mắt đầy thăm dò về phía thai phụ, vị bác sĩ người Việt bắt đầu “quảng cáo” phương pháp phá thai “có một không hai” mà chỉ Phòng Khám Đa Khoa T.H. mới làm được. Đó là làm cho đẻ non và là phương pháp ở thành phố Hà Nội rất ít nơi có thể làm được. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả cái thai hơn 20 tuần tuổi. Để tăng tính thuyết phục, bác sĩ này cũng đưa ra những phương pháp không an toàn nhưng chi phí thấp, chỉ khoảng 3 – 4 triệu mà bên ngoài đang sử dụng khá “thịnh hành”. “Đó là phương pháp hút thai trực tiếp. Nhưng phương pháp này về sau sinh đẻ sẽ gặp ảnh hưởng, rồi viêm mạc tử cung, thai phụ sẽ rất đau và rất dễ dẫn tới vô sinh”, bác sĩ người Việt nói. Chi phí bỏ thai mà chúng tôi sẽ phải trả nếu bỏ cái thai tuổi thứ 12 này là 10 triệu đồng. Vì là thai to nên mặc nhiên dù có đặt lịch qua mạng, chúng tôi cũng sẽ không được giảm giá theo chương trình khuyến mãi được đăng trên website của phòng khám. Ngoài ra, vị bác sĩ này cam đoan, sau khi đã dùng loại thuốc nhập ngoại có “một không hai” của phòng khám thì thai sẽ không phát triển được nữa, chỉ chờ tới ngày… “đẻ non là xong” ( Ảnh chụp bác sĩ người Việt Phụ Khoa của Phòng Khám Đa Khoa T.H. ). Khoảng 1 tháng sau chúng tôi quay lại phòng khám và đặt vấn đề muốn phá thai lần thứ hai thì nhận được tư vấn: “Nếu lần hai thì phải sử dụng phương pháp tốt một chút sẽ không bị ảnh hưởng”. Tất nhiên phương pháp tốt ấy vẫn là phương pháp hiện đại và chi phí cao mà Phòng Khám Đa Khoa T.H. đang áp dụng: không đau, không ra máu, không phải kiêng cữ gì nhiều. Sau khi nạo phá thai ở đây thì với sinh viên đang phải ôn thi sẽ không sợ bị ai phát hiện, vẫn có thể đi lại bình thường. Dù biết phá thai nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới việc sinh nở của thai phụ sau này nhưng vẫn không đưa ra lời tư vấn giữ thai. Vì theo bác sĩ trẻ này thì "nguyên tắc" làm ảnh hưởng tới quá trình sinh đẻ là: "Không được quá 3 lần hút thai. Nếu có thai hai tháng thì hút bình thường". Những khẳng định rợn người… ! Chăm chú theo dõi nét mặt thai phụ, vị bác sĩ người Việt nhận thấy vẻ ngần ngại của chúng tôi vì số tiền là quá lớn với một sinh viên năm cuối mà phí thủ thuật lại tính theo tuần thai. Thai nhi vượt quá con số 12 sẽ ở mức giá khác khi “đẻ non”. “Hơn 20 tuần là mấy chục triệu rồi. Ở đây 30 – 40 triệu đồng, thậm chí 50 – 60 triệu đồng chi phí cho một lần phá thai còn có chứ thế ăn thua gì…”, bác sĩ người Việt tiếp tục bồi thêm. ( Ảnh chụp hai bác sĩ khám và tư vấn thai cho thai phụ tại Phòng Khám Đa Khoa T.H. ) Thấy chúng tôi nhìn nhau vẻ băn khoăn vì con số tiền cho một ca “đẻ non” theo phương pháp của phòng khám này đưa ra là quá lớn, vị bác sĩ người Việt và người Đài Loan bắt đầu chiêu “giảm giá” để níu chân chúng tôi. “Vì kinh tế khó khăn thuốc sẽ không bao gồm thuốc truyền trong đó nữa và giá sẽ là 7 triệu”, bác sĩ người Việt dịch lại lời của bác sĩ người Đài Loan phát giá. 16 CÙNG XÓT XA
  • 17. Thoáng thấy nét mặt thai phụ thay đổi, vui vẻ hơn, bác sĩ này lại tiếp tục dội những thông tin tư vấn: “Em chậm quyết định, thai vừa to lại vừa khó làm, khi đó phí thủ thuật cao hơn nhiều. Nếu quyết định làm mà tiền chưa đủ thì mình đặt thuốc trước, ứng ít tiền, hôm sau ra làm rồi thanh toán nốt”. Điều kiện để chúng tôi tới làm rất đơn giản và nhanh chóng: “Tới là làm được ngay, thậm chí không cần đặt lịch hay hẹn trước”. Tuy nhiên, thời gian để chúng tôi suy nghĩ chỉ nên 1 – 2 ngày mà không lâu quá sẽ khó làm. Bởi lẽ, tuần thai đã lớn, khi làm sẽ rất đau. Nhưng những “tiết lộ” sau đó của vị bác sĩ này lại khiến chúng tôi không khỏi giật mình, tròn mắt nhìn nhau. Với những thai nhi đã ngoài 20 tuần tuổi, thậm chí ngoài 30 tuần tuổi, phòng khám đa khoa T.H. cũng sẵn sàng giúp thai phụ phá bỏ. Chào bác sĩ, chúng tôi nhanh chóng ra về thì tiếp tục nhận được lời dịch vội vã của bác sĩ người Việt: “Nghe bác nói nốt đã. Cái này của mình không để lâu được, quyết định sớm đi các em nhé không rất khó làm đấy…” HẢI NGUYÊN – VĨNH HẢI, 20.6.2014, báo Trí Thức Trẻ "NỮ ANH HÙNG CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI" Ở CAMPUCHIA BỊ LẬT TẨY Báo cáo cho biết bà bịa chuyện và giả mạo bằng chứng về nạn nô lệ tình dục Đầu năm 2011, Srey Mao, 28 tuổi, cùng hai người bạn được “giải cứu” và đưa đến Trung Tâm Afesip, tổ chức Campuchia tự hào về giúp đỡ những nạn của nạn buôn bán tình dục phục hồi tổn thương trong khi học các nghề mới như may vá và làm tóc ở đó. Chỉ có một vấn đề: những phụ nữ này khẳng định họ thật sự không bị buôn bán. Thay vì thế, những người phụ nữ này nói họ tình nguyện làm gái mại dâm, bị cảnh sát vây bắt trên đường và đưa đến Trung Tâm Afesip, do người tham gia chiến dịch chống nạn nô lệ tình dục nổi tiếng thế giới Somaly Mam đứng đầu. Tổ chức được quỹ mang tên bà tài trợ. Họ nói họ bị giam giữ ở đó nhiều tháng và được xem như là nạn nhân của nạn buôn bán tình dục. Srey Mao khẳng định chị cùng các bạn và một số gái mại dâm khác tại trung tâm được một phụ nữ chỉ dẫn nói với các vị khách nước ngoài là họ bị buôn bán. Srey Mao nói: “Tôi bị giam giữ trái ý muốn”. Người mà chị bảo là đã ra lệnh cho chị và những người khác phải nói dối là Somaly Mam ( Ảnh chụp bên cạnh ). Gần một thập niên nay, Mam là gương mặt nổi tiếng trong những nỗ lực chống buôn bán người ở Campuchia. Do có uy tín cao và tiểu sử bi thảm từng là nô lệ tình dục trẻ em, bà tiếp xúc gần gũi và ôm hôn các ngôi sao Hollywood như Susan Sarandon và Meg Ryan. CNN gọi bà là “anh hùng” vào năm 2007. Tạp chí Glamour chọn bà là người được vinh dự nhận danh hiệu “người phụ nữ của năm” vào năm 2006. Năm 2010, Ngoại Trưởng Mỹ lúc đó là bà Hillary Clinton đã viếng thăm Trung Tâm Afesip tại đây và sau đó nói về cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữa bà và Long Pros, một người từng là nô lệ tình dục. Long Pros kể là đã bị một chủ nhà chứa móc mắt. Nhà báo Nicholas Kristof của tờ New York Times, một trong những người ủng hộ Mam mạnh nhất, đã viết bài về Pros và Mam, “người hùng” của ông. Thế rồi hình ảnh đầy sao của Mam đột nhiên mất vẻ huy hoàng vào ngày 28.5.2014 vừa qua, khi bà buộc phải rời khỏi Quỹ Somaly Mam sau khi tờ Newsweek đưa tin bà đã nói dối về quá khứ của bà. Mam hoàn toàn không phải là trẻ mồ côi bị buôn bán, phóng viên Simon Marks tiết lộ trong tờ Newsweek rằng Mam lớn lên cùng với bố mẹ và tốt nghiệp trung học. Mam còn khuyến khích và huấn luyện các cô gái nói dối nữa. Một trong các cô gái đó là Pros. Theo Newsweek, Pros bị mất một con mắt là do bị một khối u và được đưa đến Afesip để học nghề. Một trường hợp khác nữa là Meas Ratha, một cô gái ở tuổi teen cũng được Mam huấn luyện, đã nói dối là cô bị buôn bán làm nô lệ tình dục, nhưng trên thực tế, cô được cha mẹ là một gia đình nông dân nghèo đưa đến Afesip để cho con gái của họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. 17 CÙNG CẢNH BÁO
  • 18. Các đại diện của Trung Tâm Afesip đã không trả lời yêu cầu bình luận về chuyện này. Thuật ngữ “buôn bán” phổ biến nơi các nhà tài trợ trong thế giới phương Tây vì sự ghê tởm mà nó khơi lên, và nó thu hút tiền tài trợ hậu hĩ và rất được những người nổi tiếng chú ý đến. Trong thực tế, Sebastien Marot, người sáng lập tổ chức phi chính phủ Friends International, tổ chức làm việc với trẻ em đường phố và những người bị thiệt thòi khác, sống ở Campuchia từ năm 1994, trong suốt những năm sống tại nước này, ông kể là chỉ gặp một vài vụ được ông xem là nô lệ tình dục thật sự. Ông nói: “Rõ ràng đây là cái mốt trong giới các nhà hảo tâm… Vấn đề lớn hiện nay là nạn buôn bán người, người ta nói: ‘Ôi lạy Chúa, buôn bán người’, nhưng chúng ta định nghĩa thuật ngữ này như thế nào đây ?” Somaly Mam và tổ chức của bà giải thích thuật ngữ này một cách tùy tiện, nhiều lần khẳng định cùng với Trung Tâm Afesip rằng các nô lệ tình dục tại Campuchia có tới hàng chục ngàn người. Năm 2011, khi được phỏng vấn, Mam phát biểu rằng có đến 80.000 – 100.000 gái mại dâm ở Campuchia, trong đó 58% bị buôn bán như những nô lệ tình dục. Trong một video của Quỹ Somaly Mam vào năm 2010, nữ diễn viên Hollywood Lucy Liu trịnh trọng tuyên bố trong phần dẫn chương trình rằng “ước tính ở mức thấp số nô lệ tình dục riêng ở Campuchia là trên 40.000”. Mam cũng khẳng định trẻ em mới 3 tuổi bị bán làm nô lệ tình dục ở Campuchia là chuyện thường tình. Trong khi đó, khảo sát do Dự Án Liên Cơ về nạn buôn bán người của Liên Hiệp Quốc phát hành năm 2011, dựa trên dữ liệu thu thập vào năm 2008, khẳng định: số nạn nhân bị buôn bán làm mại dâm ở Campuchia tối đa là 1.058, trong đó có 127 trẻ em, có sáu trẻ dưới 13 tuổi. Đa số các trường hợp này liên quan đến những phụ nữ mắc nợ tiền nhà chứa, hay những gái mại dâm dưới 18 tuổi. Những vụ này vừa ghê tởm vừa bất hợp pháp, nhưng khác xa những viễn cảnh mà Mam thường viện dẫn, như các cô gái bị nhốt trong cũi, bị tra tấn bằng điện, bị tú bà móc mắt… Người tổ chức khảo sát, ông Thomas Steinfatt nói: “Chúng tôi chưa bao giờ gặp trường hợp nào như thế. Và dĩ nhiên chúng tôi đã tìm kiếm, và chúng tôi đã không phát hiện trường hợp nào…" JULIA WALLACE và KUCH NAREN cho Al Jazeera NGHẸN NGÀO CẬU BÉ 7 TUỔI XIN CHẾT ĐỂ CỨU SỐNG MẸ Khi vừa lên 5 tuổi, các bác sĩ đã phát hiện ra tế bào ung thư trong não của cậu bé Trần Hiếu Thiên. Trong khi đó, chỉ vài tháng trước, mẹ cậu, bà Chu Lộ, 34 tuổi, đã được chẩn đoán mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Phương pháp duy nhất có thể cứu được bà chính là cấy ghép thận mới. Hai năm dài, cả hai mẹ con cùng điều trị, cố gắng chống chọi lại với bệnh tật. Tuy nhiên, cả hai đều có dấu hiệu yếu đi. Trong khi đó, các bác sĩ cho rằng Hiếu Thiên sẽ không thể sống nỗi cho đến tuổi trưởng thành. Với tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, dù kiên cường với nhiều lần xạ trị, cậu bé 7 tuổi đã bị lấy mất đi thị giác, gần như bị tê liệt cả cơ thể, còn mẹ cậu thì liên tục trải qua những lần điều trị lọc máu. ( Ảnh chụp: Mẹ Chu Lộ đang đọc sách cho con trai Hiếu Thiên khi cậu bé đã bị căn bệnh ung thư não làm mù mắt ). Bà Chu Lộ đã cùng con trai chiến đấu với căn bệnh thận mãn tính của mình, cho đến khi nghe con bảo: "Con muốn cứu mẹ". Bà của Hiếu Thiên, 57 tuổi, đã chia sẻ: "Khi các bác sĩ cho tôi biết cháu trai tôi không thể sống sót. Nhưng, thận của cậu bé có thể cứu được mẹ mình, cũng như 18 CÙNG KHÂM PHỤC
  • 19. cuộc sống của hai người khác. Khi tôi nói chuyện với con gái, con bé đã kiên quyết từ chối và không muốn nghe bất cứ điều gì về vấn đề này nữa". Tuy nhiên, cậu bé Hiếu Thiên đã nghe được câu chuyện của bà và mẹ. Và Hiếu Thiên đã xin mẹ để mình để cậu có thể cứu sống mẹ. Sau lần nói chuyện trong nước mắt với con trai, bà đã chấp nhận và bảo rằng nếu cậu bé có mất đi, thì điều an ủi duy nhất với bà chính là một phần của con trai vẫn sống mãi trong bà. Rạng sáng ngày 3.4.2014, Trần Hiếu Thiên qua đời trên giường bệnh khi chỉ mới 7 tuổi. Trước khi đi, em liên tục nhấn mạnh chuyện mình muốn hiến nội tạng, đặc biệt là thận để cứu mẹ. 10 giờ sáng cùng ngày, bác sĩ thông báo ca phẫu thuật ghép thận của hai mẹ con Chu Lộ và Trần Hiếu Thiên đã thành công. Hiện tại Chu Lộ đang nằm trong phòng theo dõi. Sau khi cậu bé qua đời vào ngày 2 tháng 4 vừa qua, thi thể của Hiếu Thiên đã được chuyển đến phòng mổ để lấy thận và gan. Các bác sĩ đã khẳng định thận của cậu bé đã được cấy ghép thành công cho người mẹ. Quả thận thứ hai dành cho một cô gái 21 tuổi, và gan đã cấy ghép thành công cho một người đàn ông 27 tuổi. Phát ngôn viên của bệnh viện, ông Yi Tai cho biết cả ba ca cấy ghép đều thành công và cậu bé dũng cảm đã làm được một điều cực kỳ ý nghĩa. Ba người, trong đó có mẹ của cậu, đã được cứu sống và trở lại cuộc sống bình thường. "Cậu bé Chen đã thật sự làm được một điều hết sức dũng cảm". VINCENT NGUYEN TÌNH CHA VÔ BẾN BỜ Một câu chuyện thật về tình yêu thương, niềm tin và hy vọng Dick Hoyt đáng được tôn vinh là một người cha vĩ đại. Nếu ai đã trải qua cảm giác phải chăm sóc một người tật nguyền lâu năm, ắt sẽ thấy rằng không có một tình yêu nào có thể lớn hơn tình yêu của ông bố Hoyt với cậu con trai chưa sinh ra đời đã bị chẩn đoán mắc bệnh bại não – cerebral palsy, một loại bệnh tĩnh với các tổn thương não đã định hình khó có thể thay đổi. Khởi đi từ bất hạnh Năm 1962, Dick Holt đau xót nhìn đứa con trai chào đời trong tình trạng bị dây rốn quấn cổ và được chẩn đoán liệt não, sẽ phải sống như thực vật cả đời. Vì tình trạng đó, các bác sĩ khuyên vợ chồng Dick và Judy nên đưa con vào một trung tâm bảo trợ xã hội đặc biệt. Tuy nhiên, với lòng thương con vô bờ, Holt cha từ chối lời khuyên đó. Người cha trẻ mới 22 tuổi để ý thấy đôi mắt của Rick, tên đứa con, biết hướng mắt nhìn theo ông khi ông di chuyển quanh phòng. Vì vậy Dick hy vọng và tin tưởng rằng Rick vẫn có thể suy nghĩ và nhận thức được mọi sự việc xảy ra chung quanh. Thế rồi vợ chồng Dick tìm đủ mọi cách để giúp đứa con tham dự vào mọi sinh hoạt của gia đình. Khi làm bất cứ điều gì, họ cũng tâm niệm rằng Rick đang dõi theo và cố gắng nhận biết tất cả mọi việc, như bất cứ một đứa trẻ nào khác. Đôi vợ chồng nuôi dưỡng niềm tin một ngày con họ có thể giao tiếp được trong một chừng mực nào đó. Họ đưa con đến những trung tâm phục hồi chức năng, đến cầu cạnh những nhà nghiên cứu y khoa, cho con tham gia vào tất cả các hoạt động gia đình, vui chơi trong vườn, giúp con tận hưởng niềm vui được bơi dưới nước mà đứa trẻ nào cũng khao khát hoặc đưa Rick đi cùng trong các kỳ nghỉ của gia đình. Nói cách khác, cặp vợ chồng trẻ Dick và Judy đối xử với Rick như đối xử với một đứa trẻ bình thường. Để làm được điều đó, họ phải hy sinh hầu như tất cả những thú vui trong đời, dành hết thì giờ bên Rick, tìm hiểu Rick và tiếp tục nuôi hy vọng. Các bác sĩ, dù đã cố thuyết phục bố mẹ Rick rằng họ chẳng có chút hy vọng nào, dù có cố gắng đến đâu. Tuy nhiên, năm 11 tuổi, trong nỗ lực không thể tả được bằng lời, cha mẹ Rick đã thuyết phục các nhà khoa học Trường Đại học Tuft, bang Massachusetts kể cho Rick nghe một câu chuyện hài. 19