SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 23
Descargar para leer sin conexión
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC
TIỂU LUẬN
TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Giảng viên: Thầy Huỳnh Trần Hoài Đức
Sinh viên: Trần Hồ Thuý An
MSSV: 4501611002
Lớp: TLH. B
TPHCM, tháng 6 năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC
TIỂU LUẬN
TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Đề tài: Có một câu nói của tác giả Henry Ward Beecher như sau:
"Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được hạnh phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn,
sẽ tìm thấy hạnh phúc trong từng giờ”
Bạn cảm nhận về quan điểm này như thế nào? Phân tích mối liên hệ giữa lòng biết ơn và
hạnh phúc của con người để thấy được vai trò của lòng biết ơn trong sự hình thành phẩm chất
đạo đức của con người.
Bằng những kiến thức đã học của học phần TLH GD Đạo Đức, bạn hãy đề xuất và xây
dựng các hoạt động giáo dục về lòng biết ơn dành cho Học sinh trung học cơ sở. Đặc biệt là
những học sinh có lối sống tiêu cực, bất cần và ích kỷ.
Giảng viên: Thầy Huỳnh Trần Hoài Đức
Sinh viên: Trần Hồ Thuý An
MSSV: 4501611002
Lớp: TLH. B
TPHCM, tháng 6 năm 2021
Mục lục
Phần 1: Lý luận____________________________________________________________ 1
1.1. Cảm nhận của tác giả về quan điểm _________________________________________ 1
1.2. Lòng biết ơn____________________________________________________________ 2
1.3. Hạnh phúc _____________________________________________________________ 2
1.4. Đạo đức _______________________________________________________________ 3
1.4.1. Đạo đức _____________________________________________________________ 3
1.4.2. Hành vi đạo đức _______________________________________________________ 3
1.4.3. Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức _______________________________________ 4
1.4.4. Phẩm chất đạo đức_____________________________________________________ 8
1.5. Mối quan hệ giữa lòng biết ơn và hạnh phúc __________________________________ 8
1.6. Mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức_____________________________________ 10
1.7. Mối quan hệ giữa lòng biết ơn và đạo đức ___________________________________ 12
1.8. Tổng kết về vai trò của lòng biết ơn đối với sự hình thành các phẩm chất đạo đức của con
người____________________________________________________________________ 13
Phần 2: Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học
cơ sở ____________________________________________________________________ 15
2.1. Cơ sở ________________________________________________________________ 15
2.2. Tóm tắt nội dung _______________________________________________________ 15
2.3. Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở 15
Kết luận _________________________________________________________________ 18
Danh mục tài liệu tham khảo _________________________________________________
1 | P a g e
1
Lý luận
Phần 1: Lý luận
1.1. Cảm nhận của tác giả về quan điểm
Henry Ward Beecher đã từng có câu: “Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được hạnh
phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn, chúng ta sẽ hạnh phúc trong từng giờ”
Dựa trên một số trải nghiệm mà tôi đã có, có thể nói tôi tin vào quan điểm trên và rằng
nó là sự thật của cuộc đời. Dù là một người ít hay thể hiện sự biết ơn (bởi tôi khá là lạnh lùng
và ít hay nhờ vả ai khác) nhưng đôi lúc tôi đã may mắn cảm thấy biết ơn trong một vài tình
huống nào đó. Đôi khi tôi cảm thấy biết ơn những tế bào (miễn dịch) trong cơ thể mình – những
thực thể mà tôi vốn không thể nào nhìn thấy được, nhưng tôi biết chắc là tôi không thể sống mà
thiếu chúng được – vì chúng đã luôn “chiến đấu” không ngừng nghỉ, đánh bại mọi con vi khuẩn,
virus ra khỏi cơ thể tôi mỗi ngày để duy trì cho tôi sự sống, cho tôi có cơ hội để ngồi ở đây và
viết ra những lời này. Mỗi một giây phút sẽ có những tế bào sẽ phải gục ngã và chết đi để giữ
cho tôi còn sống sót. Vì thế, nói ra thì nghe có vẻ lạ lùng, nhưng đôi lúc tôi cảm thấy rất biết ơn
những tế bào nho nhỏ trong cơ thể mình. Tôi cũng biết ơn nhiều thứ khác như cây cỏ, hoa lá,
mưa,…cụ thể là mẹ thiên nhiên đã ban phước lành cho chúng ta đất để sống, cây trái để ăn,
mưa để tắm mát, giặt gội… và tôi cũng biết ơn cả những con người giàu lòng trắc ẩn, vị tha và
biết thông cảm, giúp đỡ những người đồng loại. Vậy cảm xúc của tôi như thế nào khi biết ơn?
Hầu hết là xúc động và một cảm giác gì đó lâng lâng, chộn rộn trong trái tim và sâu trong lòng
là một sự ấm áp như được một tia nắng mặt trời nho nhỏ xuyên qua. Có thể đó là sự hạnh phúc.
Vì thế theo như lời của Beecher, rất có thể khi ta biết ơn, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc thật sự.
Thời gian rảnh tôi thích đọc sách và vì thế lượm nhặt được một vài mẩu chuyện đó đây
về những trải nghiệm của con người về lòng biết ơn. Một cậu bé cảm thấy biết ơn Thượng đế
và căn bệnh rối loạn chức năng vận động của mình cũng như những khó khăn mà nó mang lại
vì cậu biết rằng chính những khó khăn này đã mang đến cho cậu cơ hội để cảm nhận tình yêu
thương và biết trân trọng cuộc sống1
. Vậy ta hãy đặt ra trường hợp ngược lại là: Nếu cậu bé
không cho rằng căn bệnh này chính là cơ hội mà trái lại là một sự ngăn ngại, cản trở thì liệu cậu
bé có còn giữ được niềm tin vào cuộc sống, cảm nhận được cái đẹp cùng tình yêu thương mà
nó đã mang lại cho cậu hay không? Tôi nghĩ là không, điều đó sẽ không thể xảy ra nếu như cậu
bé không có lòng biết ơn những gì mình đang có. Cũng như khi con người ta không có lòng
biết ơn và trân trọng cuộc sống hiện tại, họ sẽ cảm thấy cả thế giới như chống lại mình, ông trời
đang trừng phạt, ghét bỏ họ và không bao giờ ban cho họ điều mà họ khao khát. Hãy tưởng
tượng trong trường hợp một người bị cướp ví, anh ta có thể sẽ giận dữ và bực tức lắm, rồi than
trời trách đất vì sao lại thế. Thế nhưng đối với một người có lòng biết ơn, anh ta có thể sẽ nghĩ
khác :“Thật may vì mình đã không bị thương và gặp tổn hại gì to lớn trong khi người đó đã mất
một thứ còn quan trọng hơn thế. Họ đã đánh mất đi sự liêm chính của mình!”. Lòng biết ơn đã
giúp người này tránh được sự đau khổ, tức tối cùng cực, tự trách móc bản thân một cách không
cần thiết và tạo điều kiện cho anh ta có lòng bao dung đủ rộng để tha thứ cho một kẻ đã đánh
1
Thư gửi Thượng đế, trong “Hạt giống tâm hồn, Tuyển chọn những câu chuyện hay nhất”
2 | P a g e
2
Lý luận
cắp tài sản của mình. Qua nhiều câu chuyện được chia sẻ và kinh nghiệm của những người đi
trước, có thể thấy lòng biết ơn sẽ mang lại hạnh phúc và giảm bớt khổ đau cho con người. Vì
thế, tôi nghĩ, ta nên học cách biết ơn để mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người
xung quanh.
1.2. Lòng biết ơn
Theo từ điển Tiếng Việt miễn phí của Hồ Ngọc Đại, lòng biết ơn là sự hiểu sâu sắc và ghi
nhớ công ơn của người khác đối với mình.
Theo từ điển APA, lòng biết ơn là ý thức về sự cảm kích và vui sướng của một người khi
nhận được một món quà, có thể là lợi ích hữu hình do ai đó trao tặng (quần áo mới, điện thoại
mới…) hoặc một sự tình cờ may mắn (một ngày đẹp trời, một bông hoa thơm…)
Theo trường Y Harvard (Harvard Medical School), lòng biết ơn là sự cảm kích, tri ân của
con người đối với những gì mà họ nhận được, cho dù là vô hình như một sự cảm thông sâu sắc
hay hữu hình như một tách trà nóng giữa trời đông. Nhờ lòng biết ơn, người ta nhận biết được
điều tốt đẹp luôn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của họ. Nó giúp con người kết nối với một
thực thể lớn hơn cá nhân họ - cho dù là người khác, là thiên nhiên hoặc một đấng tối cao.
Lòng biết ơn là sự cảm kích và trân trọng của con người về những điều có ý nghĩa và giá
trị đối với họ…(Sansone & Sansone, 2010).
Lòng biết ơn không phải là hàng hoá để trao đổi trong giao dịch mua bán mà nó là một
sự đáp lại đối với một món quà… Lòng biết ơn, như là một lời hồi đáp tới một món quà, cũng
là một dạng của sự hào phóng. Nó là sự ghi nhận ân cần những gì người khác đã mang đến mà
không hẳn là sẽ tính đếm với ta (Roberts, 1991).
…. Lòng biết ơn là một phản ứng cảm xúc của con người đối với một món quà. Nó là sự
cảm kích mà một người cảm thấy khi họ đón nhận ích lợi từ một cử chỉ vị tha (Emmons &
Crumpler, 2000).
Có thể hiểu, lòng biết ơn là sự tri ân, trân trọng sâu sắc và thực tâm của con người đối với
những điều đã xảy đến và đang hiện diện trong cuộc sống của họ. Nó không phải là sự giao
dịch mua bán, mà xuất phát từ tấm lòng hào phóng không phân biệt và rung cảm của con người
trước cái đẹp. Con người biết ơn như kết quả của một sự rung động với cử chỉ vị tha, từ bi bác
ái của những người đồng loại, với vẻ đẹp trong tâm hồn con người và vẻ đẹp của đất trời, với
đất mẹ thiên nhiên đã ban cho họ phước lành và với cả những khoảnh khắc tuyệt đẹp mà sự
sống đã mang đến cho họ.
1.3. Hạnh phúc
Theo từ điển APA, hạnh phúc là một cảm xúc được hợp thành bởi niềm vui sướng, sự
hân hoan, hài lòng và sức khoẻ tốt.
Trong quyển “Làm thế nào để hạnh phúc” - The How of Happiness, Sonja Lyubomirsky
đã định nghĩa hạnh phúc như là sự trải nghiệm niềm vui sướng, mãn nguyện hoặc trạng thái sức
3 | P a g e
3
Lý luận
khoẻ tinh thần và thể chất tốt, cùng với ý thức về cuộc sống của một người là tốt đẹp, có ý nghĩa
và không hoài phí.
Mahatma Gandhi – vị lãnh tụ tinh thần của nhân dân Ấn Độ đã từng nói: “Hạnh phúc là
sự hoà hợp giữa cái mà một người nghĩ, nói và làm”.
Immanuel Kant – một triết gia người Đức có ảnh hưởng lớn đến Kỷ nguyên Khai sáng đã
có câu: “Khi một con người thận trọng vượt qua được tha lực của cái ác và nhận thức được
hành động sai phạm của mình, người đó nhận thấy bản thân đang ở một trạng thái gọi là hạnh
phúc, một trạng thái của sự mãn nguyện và bình yên trong tâm trí…”
Hay như nhà triết học Hy Lạp Aristotle đã từng nói rằng: “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục
đích của cuộc sống, là mục tiêu nguyên vẹn và cũng là kết thúc sự tồn tại của con người”.
Có thể thấy, hạnh phúc là một trạng thái của sự hài lòng và mãn nguyện, là sự bình yên,
hài hoà của tâm trí và thể xác và cũng là mục đích tối cao mà con người luôn hướng tới trong
cuộc sống. Con người tồn tại để đạt được hạnh phúc và chỉ khi hạnh phúc con người mới có thể
ra đi trong mãn nguyện. Vì thế thực hành lòng biết ơn sẽ là phương tiện để giúp chúng ta có thể
đi đến bến bờ của sự bình yên và niềm hạnh phúc.
1.4. Đạo đức
1.4.1. Đạo đức
Oscar Wilde – nhà văn nổi tiếng người Ireland đã từng nói: “Đạo đức, cũng giống như
nghệ thuật, là khi ta vẽ ra một giới hạn ở đâu đó”.
Mahatma Gandhi thì cho rằng: “Đạo đức trú ngụ trong sự thuần khiết của trái tim ta”.
Đạo đức trong tiếng Anh gọi là “morality”. Theo Oxford Learner’s Dictionaries, đạo đức
là những nguyên tắc liên quan đến những hành vi đúng và sai hoặc tốt và xấu.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Triết học Stanford, đạo đức mang hai hàm ý:
Về hàm ý mô tả, nó đề cập đến những quy tắc xử sự cụ thể được thống nhất trong xã hội
hoặc nhóm xã hội (chẳng hạn như trường học, tôn giáo…) hoặc được chấp nhận bởi một cá
nhân về hành vi của bản thân. Về hàm ý chuẩn thông thường, nó đề cập đến một quy tắc xử sự,
trong những điều kiện và tình huống cụ thể, mà con người có lý trí đều sẽ làm như thế.
Theo từ điển Tâm lý học APA, đạo đức là một hệ thống các niềm tin và giá trị liên quan
đến việc xử sự đúng đắn, dựa vào đó mà con người đánh giá hành vi nào đó là có thể chấp nhận
hoặc không thể chấp nhận.
Đạo đức là sự phản ánh vào ý thức cá nhân một hệ thống những chuẩn mực, đủ sức chi
phối và điều khiển hành vi cá nhân trong mối quan hệ lợi ích của bản thân với lợi ích của người
khác và của toàn xã hội (Lý Minh Tiên et al., 2016).
1.4.2. Hành vi đạo đức
Khái niệm
Hành vi đạo đức là hành động tự giác được thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo
đức.
4 | P a g e
4
Lý luận
Tiêu chuẩn đánh giá
Có 3 tiêu chuẩn để đánh giá một hành vi liệu có phải là hành vi đạo đức hay không:
1) Về ý thức của cá nhân: Hành vi đó phải do cá nhân tự giác (không bị ép buộc) và có ý
thức thực hiện.
2) Về kết quả hành vi: Hành vi đạo đức phải là hành vi có ích và có giá trị với con người,
nhưng phải là các giá trị tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển của con người và xã hội. Những hành
vi mang lại lợi ích cho một vài cá nhân nhưng gây hại cho người khác và xã hội như: bao che
cho tội phạm, bao che bạn bè quay cóp… không là hành vi đạo đức.
3) Về động cơ thực hiện hành vi: Hành vi đạo đức là hành vi không vụ lợi tức là được
thực hiện không vì mục đích trước hết nhằm thu lợi về mình.
1.4.3. Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức
Tri thức đạo đức
Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định
hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.
Tri thức đạo đức là thành phần quan trọng giúp cá nhân đánh giá được một hành vi nào
đó là đúng, là sai, là tốt hay xấu, là bị cấm hoặc được làm trong chừng mực giới hạn hay được
làm, phải làm. Nhờ tri thức đạo đức mà con người có thể dự đoán được kết quả hành vi và quyết
định liệu có nên thực hiện hành vi đó hay không. Giá trị của tri thức đạo đức còn nằm ở mặt
kiềm hãm các hành vi sai trái và điều này còn cần đến sự tham gia của ý chí. Có thể nói tri thức
đạo đức sẽ đóng vai trò chỉ đạo hành vi đạo đức của cá nhân, nên đi hướng nào, tránh cái gì, lối
đi ấy sẽ dẫn mình đến đâu. Vì thế nếu một người không có hoặc có ít tri thức đạo đức, họ không
biết phân biệt hành vi nào là nên hay không nên làm, cũng không biết đánh giá thực hư phải
trái. Họ như người mù đi trong đêm tối vô tận mà mãi không nhìn thấy ánh mặt trời. Vì thế dễ
bị lôi kéo bởi cái xấu và sa vào các tệ nạn xã hội, hành động phạm pháp. Những người có tri
thức đạo đức sai lệch hoặc giả là họ không hiểu nó thì còn tệ hơn cả. Họ có thể tham gia vào
các hành động sai trái, phi pháp nhưng lại cứ ngỡ mình vẫn đang đi trên “con đường chính
nghĩa”. Ví dụ như trường hợp của một anh chàng người dân tộc2
, dù anh ta có hành vi xâm
phạm người khác nhưng lại cho rằng mình không làm sai bởi vì anh ta cho rằng “giết người
mới phạm tội, làm ra người thì sao phạm tội”. Điều này cho thấy chúng ta cần phải cẩn trọng
trong việc chọn lọc tiếp nhận những giá trị đạo đức tiến bộ và phù hợp với thời đại xã hội. Đồng
thời tri thức đạo đức của một người cũng cần phải đạt tới trình độ lý tính, tức là phải thật sự
hiểu đúng được bản chất, giá trị và tính chính nghĩa của các chuẩn mực và giá trị đạo đức.
Niềm tin đạo đức
Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào tính
chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn
trọng triệt để các chuẩn mực ấy.
2
Tìm hiểu thêm qua từ khoá “Màn đối đáp giữa quan tòa và 'bị cáo cướp vợ’ gây sốt mạng”
5 | P a g e
5
Lý luận
Niềm tin là sự kết hợp của nhiều thành phần: hiểu biết sâu sắc về đối tượng, có xúc cảm
mạnh mẽ (sự say mê) với đối tượng và sự lặp đi lặp lại nhiều lần để củng cố. Người ta không
thể tin tưởng nếu họ chưa trải nghiệm trong thực tế. Vì thế nếu muốn thành lập niềm tin đạo
đức, ta cần phải áp dụng tri thức đạo đức vào cuộc sống bằng những hành động cụ thể và điều
này cần phải lặp lại nhiều lần thì mới đạt được kết quả.
Niềm tin đạo đức là yếu tố quyết định hành vi đạo đức. Nó là cơ sở để con người bộc lộ
những phẩm chất ý chí của đạo đức. Người nào có lòng tin rằng hành xử đạo đức thật sự mang
lại những giá trị tốt đẹp, có ích cho con người thì người đó mới có đủ ý chí để vượt qua những
khó khăn và trở ngại để thực hiện những hành vi đạo đức. Và ngược lại người ta sẽ dễ dàng bỏ
cuộc, thậm chí là không làm nếu không có hoặc có ít niềm tin. Nhờ niềm tin đạo đức mà chúng
ta được chứng kiến bao tấm gương của những con người không khuất phục trước những khó
khăn, cản trở, không ngần ngại hi sinh cả cuộc đời và cả mạng sống của mình để kiên trì bảo
vệ chính nghĩa, chân lý và sự tự do của con người. Niềm tin mang đến sức mạnh mãnh liệt cho
hành động của con người. Vì thế niềm tin cần phải dựa trên lý trí, hiểu biết sâu sắc rõ ràng.
Đồng thời ta cũng cần phải lưu ý trong sự chọn lọc các giá trị đạo đức lành mạnh, tốt đẹp; tránh
trường hợp tin vào những điều sai trái, lệch lạc sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho cả bản thân
lẫn những người xung quanh.
Động cơ đạo đức
Động cơ đạo đức là động cơ bên trong, đã được con người ý thức; trở thành động lực
chính làm cơ sở cho những hoạt động của con người trong mối quan hệ giữa họ và người khác
và với xã hội, biến hành động của con người thành hành vi đạo đức.
Động cơ đạo đức tác động cả về mặt nguyên nhân lẫn mục đích. Về mặt nguyên nhân, nó
là động lực tâm lý (nguyên nhân) thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi đạo đức (kết quả). Về mặt
mục đích, nó quy định chiều hướng tâm lý, thái độ của cá nhân khi thực hiện hành vi. Ví dụ
động cơ giúp một người nào đó là vì mục đích gì. Nếu mục đích đó là để thoả mãn tự ái, hiếu
danh, mưu cầu lợi ích cá nhân thì ta nói động cơ họ giúp người này không phải là động cơ đạo
đức. Tính mục đích còn được thể hiện ở chỗ khi một người đã có ý thức về nhu cầu đạo đức
(muốn làm việc thiện) nhưng việc họ có thực hiện hành vi đạo đức đó hay không còn phụ thuộc
vào việc họ có nhận ra mục đích của việc thiện này là để làm gì. Người ta cũng sẽ suy xét đến
tính thiết thực và cấp bách trong mục đích của việc thiện này nữa. Ví dụ như trong dịch Covid
19 hiện nay, ta thấy mọi người đều cùng chung sức trong công tác phòng và chống dịch, người
thì góp công sức thông qua việc làm tình nguyện, người thì đóng góp tài sản của mình để hỗ trợ
cho quỹ Vacxin,… Điều này có được là vì họ đã nhận ra được tính cấp bách và ý nghĩa trong
mục đích của những hành vi này – là để giúp mình cùng mọi người xung quanh vượt qua cơn
đại dịch.
Ý chí đạo đức
Ý chí đạo đức là khả năng giúp cá nhân hướng đến việc tạo ra các giá trị đạo đức, là yếu
tố tạo nên sức mạnh biến ý thức đạo đức thành hành vi đạo đức.
6 | P a g e
6
Lý luận
Ý chí đạo đức là thành phần quan trọng mang tính quyết định đối với việc thực hiện hành
vi đạo đức của con người. Nhờ ý chí mà ta áp dụng được tri thức đạo đức vào đời thực, tự mình
trải nghiệm tính đúng đắn của nó cũng như các tình cảm đạo đức một cách thực tế. Nó giúp ta
mang lại giá trị và ích lợi thực sự cho con người.
Trong ý chí đạo đức có hai thuật ngữ mà ta cần quan tâm:
Thiện chí: là ý hướng của con người vào việc tạo ra giá trị đạo đức. Khi một người chọn
việc “nên làm” để mình và người khác cùng có lợi hoặc nhường lợi ích nhiều hơn cho người
kia mà bỏ đi điều mình “muốn làm” thì ta nói người này có thiện chí.
Nghị lực: là sức mạnh của thiện chí giúp con người vượt qua khó khăn, kiểm soát bản
thân để có thể phục tùng ý thức đạo đức, thực thi hành vi đạo đức. Chính nhờ có nghị lực mà
con người đạt đến những thành tựu tưởng chừng như không thể; đồng thời kiểm soát được các
nhu cầu, ham muốn bản năng nhất mà thực hiện những hành vi mang tính “người”.
Ví dụ về thiện chí và nghị lực: Vào ngày cuối tháng lương, một người trong túi chỉ còn
có 10000 ngàn đồng cho bữa tối. Đang trên đường về nhà, người này trông thấy một cụ già lang
thang trông rất tội nghiệp. Anh ta nghĩ: “Dù mình đang rất đói, nhưng ông cụ sẽ cần số tiền này
hơn mình”. Vì thế anh ta đã quyết định nhịn đói tối nay để dành số tiền này cho ông cụ. Điều
này đã thể hiện lên sự thiện chí thông qua việc anh chàng hướng đến việc nhường số tiền ít ỏi
đó cho cụ già, cũng như bộc lộ lên nghị lực của anh thông qua việc cố gắng vượt qua nhu cầu
cơ bản của bản thân để thực hiện hành vi đạo đức.
Vì thế, trong công tác giáo dục cần chú ý hình thành cho các em cả thiện chí (chất) lẫn
nghị lực (lượng). Trong đó, thiện chí có được dựa trên tri thức đạo đức – sự hiểu biết về đúng
sai tốt xấu và nghị lực đạt được thông qua niềm tin về ý nghĩa và giá trị tốt đẹp của các hành
động thiện lành.
Tình cảm đạo đức
Tình cảm đạo đức là những thái độ rung cảm của cá nhân với hành vi đạo đức của bản
thân hay của người khác. Ví dụ: Sự xúc động trước nghĩa cử hi sinh cao đẹp hay sự khâm phục
trước lòng dũng cảm, bất khuất của những người lính Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ.
Tình cảm đạo đức là một dạng động cơ đạo đức quan trọng và có sức mạnh đưa con người
đến quyết định thực hiện hành vi đạo đức. Nó khơi dậy cho con người nhu cầu đạo đức và thúc
đẩy họ thực hiện hành động có đạo đức. Nó cũng là chất keo hoà lẫn tri thức, niềm tin đạo đức
với ý chí, tạo ra sức mạnh tổng hợp. Tuy nhiên tác dụng tình cảm cũng có 2 mặt: tiêu cực và
tích cực. Nó có thể làm tăng và ngược lại cũng có thể làm giảm sức mạnh của ý chí. Tình cảm
có thể khiến ta hi sinh tất cả để được ở bên người mình yêu và ngược lại cản trở ta rời bỏ họ dù
“cơm không lành, canh không ngọt”, thậm chí cả khi bị họ đối xử tàn tệ. Tình cảm cũng nâng
cao hoặc cản trở vai trò chỉ đạo của tri thức đạo đức. Điều này có thể thấy qua các trường hợp
tình bẻ cong lý, đối phó với pháp luật để bao che cho hành vi phạm tội của người yêu, con cái.
Thói quen đạo đức
Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu
đạo đức của người đó.
7 | P a g e
7
Lý luận
Khi làm đúng với thói quen đạo đức, con người sẽ cảm thấy dễ chịu còn khi không thể
làm theo lệ thường, họ sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Ví dụ: Một cô gái thường hay ra công
viên gần nhà để rải vụn bánh cho chim ăn; thế nhưng hôm ấy trời lại mưa và cô không thể thực
hiện hành vi ấy như thường lệ thì cô sẽ cảm thấy rất ray rứt và khó chịu.
Một hành vi được làm như một thói quen ít cần đến sự tham gia của ý thức cũng như ý
chí. Nó gần như là tự động. Việc thực hiện hành vi này là rất dễ dàng và chẳng cần tốn mấy
công sức. Vì thế nếu muốn thường xuyên thực hiện một hành vi đạo đức nào đó, hãy biến nó
thành một thói quen bằng cách lặp đi lặp lại nó nhiều lần. Một số thói quen đạo đức cần thiết
phải được hình thành từ tấm bé như nói lời cảm ơn/ xin lỗi, biết chào hỏi người khác,… vì khi
trưởng thành việc hình thành các thói quen này sẽ gặp nhiều trở ngại và khó khăn.
Thói quen đạo đức còn là cầu nối để tạo sự thống nhất giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo
đức. Như nhà giáo dục Anton Makarenko đã từng nói: “Dù anh có xây được bao nhiêu những
quan niệm đúng đắn về điều phải làm, tôi có quyền nói với anh rằng, anh chẳng giáo dục gì hết
nếu anh không giáo dục thói quen cho các em”.
Mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức
Các thành tố trong cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức tuy đều có những vai trò khác
nhau nhưng giữa chúng lại tồn tại mối quan hệ bền chặt, không thể tách rời, hỗ trợ và ảnh hưởng
lẫn nhau, điều này được thể hiện qua các nội dung sau:
Một người càng biết nhiều, hiểu đúng và sâu sắc về các chuẩn mực đạo đức (tức tri thức
đạo đức) thì niềm tin đạo đức nơi họ cũng càng sâu sắc và bền vững; tình cảm đạo đức cũng trở
nên mãnh liệt. Đồng thời, tri thức đạo đức cũng giúp con người ý thức sâu sắc và rõ ràng ý
nghĩa trong mục đích của hành vi đạo đức, từ đó hình thành cho họ động cơ đạo đức và giúp họ
dễ dàng huy động ý chí đạo đức hơn.
Tình cảm đạo đức là một dạng động cơ mạnh mẽ giúp con người phát huy tối đa sức mạnh
của ý chí khiến họ thực hiện được những điều phi thường mà ta tưởng chừng như không thể.
Nó cũng là chất keo gắn kết tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức với ý chí đạo đức, tạo nên sức
mạnh tổng hợp.
Sự thể nghiệm tri thức đạo đức trong thực tế cùng với những cảm xúc, tình cảm mà nó
mang lại cũng góp phần củng cố niềm tin đạo đức trở nên sâu sắc và bền bỉ hơn. Ngược lại nhờ
niềm tin đó đã tạo ra động lực giúp cá nhân không ngừng tìm hiểu và tăng cường tri thức đạo
đức; đồng thời sức mạnh của ý chí đạo đức cũng được khơi dậy mạnh mẽ.
Cuối cùng, thói quen đạo đức là yếu tố quan trọng để gắn kết lại tất cả những thành tố
trên, để chúng có thể hoạt động nhất quán, thống nhất, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Thói quen
chính là yếu tố để đảm bảo mối liên kết giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức. Nó đảm bảo
con người luôn thực hiện hành vi đạo đức trong điều kiện cho phép.
Tóm lại, giữa các thành tố trong cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức luôn tồn tại mối liên
hệ bền chặt, ảnh hưởng qua lại, hỗ trợ lẫn nhau và không thể tách rời. Nếu thiếu một trong các
thành tố thì cũng không thể làm nên một hành vi đạo đức được. Vì thế trong công tác giáo dục
đạo đức cho học sinh cần phải đảm bảo tiến hành toàn diện và đồng bộ cả sáu yếu tố trên nhằm
8 | P a g e
8
Lý luận
đạt được hiệu quả cao nhất và mang lại những giá trị đích thực trong sự hình thành và phát triển
các phẩm chất đạo đức của các em.
1.4.4. Phẩm chất đạo đức
Phẩm chất
Theo từ điển Tâm lý học APA, phẩm chất (quality) mang hai hàm ý:
▪ Là thuộc tính đặc trưng cho một cái gì đó, có thể là vật chất hoặc trừu tượng.
▪ Là bản chất hoặc đặc điểm cốt lõi của [một người hoặc] một cái gì đó.
Theo từ điển Merriam-Webster, phẩm chất mang các ý nghĩa sau:
▪ Là đặc điểm hoặc những nét riêng biệt và bản chất [của một người]
▪ Là đặc trưng cố hữu [của một người]
Theo từ điển Collins, phẩm chất mang các hàm ý:
▪ Là đặc điểm, đặc trưng để phân biệt [một người nào đó]
▪ Là đặc trưng cơ bản và bản chất của [một người hoặc] một cái gì đó.
▪ Là một thuộc tính của nhân cách.
▪ Phẩm chất của một ai đó là những đặc tính tốt mà họ sở hữu và những đặc tính này là một
phần cố hữu trong họ.
Phẩm chất đạo đức
Sau khi đã đưa ra những khái niệm thành phần, ta có thể khái quát chúng thành định nghĩa
chung như sau:
“Phẩm chất đạo đức của một người là những thuộc tính của nhân cách, được hình thành
thông qua sự phản ánh vào ý thức người đó một hệ thống những chuẩn mực đủ sức chi phối và
điều khiển hành vi của họ trong mối quan hệ lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và
của toàn xã hội”.
Phẩm chất đạo đức mang tính xã hội vì chúng được hình thành trong quá trình sống của
con người trong nền văn hoá - xã hội và mang nội dung của nền văn hoá - xã hội.
Một số ví dụ về phẩm chất đạo đức như: lòng nhân ái, tính trung thực, lòng trung thành,
sự nhẫn nại, lòng dũng cảm, sự tận tâm, lòng bao dung, sự chính trực, đức hi sinh,…
1.5. Mối quan hệ giữa lòng biết ơn và hạnh phúc
Tác giả Amy Collette đã từng nói: “Lòng biết ơn là chất xúc tác mạnh mẽ nhất tạo nên sự
hạnh phúc. Nó là tia lửa nhỏ thắp lên ngọn lửa của niềm vui và hạnh phúc trong tâm hồn con
người”. Trong Tâm lý học tích cực, lòng biết ơn được cho là có liên hệ mật thiết với hạnh phúc.
Lòng biết ơn là chìa khoá, là con đường đưa con người đến hạnh phúc thật sự. Có một nguyên
tắc bất di bất dịch trong cuộc sống: “Cho đi để được nhận lại”. Như vậy, người biết trân trọng
và biết ơn cuộc sống sẽ luôn nhận lại được những điều tuyệt vời và tốt đẹp nhất. Đồng thời lòng
biết ơn sẽ khiến họ luôn lạc quan và yêu đời, bởi họ nhận thấy được vẻ đẹp của cuộc sống từ
những điều đơn giản và bình dị nhất.
Vậy tại sao lòng biết ơn lại dẫn đến hạnh phúc?
9 | P a g e
9
Lý luận
Lòng biết ơn giải thoát con người khỏi xiềng xích của ham muốn
Cuộc đời con người luôn bị vây quanh bởi những nhu cầu và ham muốn. Đạt được điều
này rồi con người lại muốn đạt được điều khác. Nhưng những điều được thoả mãn thì lại rất ít
mà điều chưa thoả mãn thì lại vô vàn. Hơn nữa, việc lấp đầy một mong cầu nào đó cũng chỉ là
tạm thời, con người cũng chỉ vui vẻ được trong phút chốc trước khi lại bị trói chặt trong sự ham
muốn về một điều gì đó khác. Cứ như thế con người ta cứ mãi lẩn quẩn trong xiềng xích của
tham ái và những ham muốn chưa được thoả mãn. Việc có một mong cầu nào đó không hẳn là
điều xấu, nhưng nếu chúng ta không bao giờ biết dừng lại để có một giây phút bình yên trong
sự biết ơn đối với những gì mình đang có, về những gì ta đã đạt được và về chính bản thân
mình, chúng ta sẽ không bao giờ thấy đủ và cảm nhận được niềm hạnh phúc. Tất cả những gì
ta có thể cảm thấy là sự tồn tại một cách tạm bợ, thất vọng, đau đớn và không hạnh phúc vì ta
vẫn chưa đạt được mục đích cuối cùng của cuộc đời mình. Chính lòng biết ơn và biết trân trọng
những cố gắng, nỗ lực của bản thân và những gì ta đã đạt được và hiện có sẽ giúp ta kiểm soát
được lòng ham muốn của chính mình và không trở thành nạn nhân của chúng.
Lòng biết ơn giúp con người hài lòng về những gì mình đang có và trân trọng giờ phút
hiện tại cũng như giảm nỗi sợ hãi về tương lai và những điều chưa hoàn thành
Lòng biết ơn giúp con người chấp nhận được thực tại và trú ẩn vào giờ khắc hiện tại mà
không phải là hối hận về quá khứ đã qua hay lo lắng, sợ hãi về tương lai chưa tới. Nó giúp bạn
sống hết mình ở giây phút hiện tại và hạnh phúc với những gì mình đang có. Tương lai thì quá
xa vời, ta không thể nào biết trước hay kiểm soát nó được. Nếu bạn mải mê mơ mộng về một
cuộc sống xa xôi tốt đẹp nào đó trong tương lai thì rõ là bạn đang không thật sự sống tại đây,
ngay lúc này. Nghĩ về tương lai cũng có thể khiến bạn trở nên căng thẳng, lo lắng, sợ hãi. Bạn
có thể lo rằng mình sẽ không nộp kịp dự án đúng thời hạn hay người yêu sẽ không còn yêu bạn
nữa… Vì thế thực tập lòng biết ơn là cách để tâm ta trở nên tĩnh lặng và không còn bị quấy
nhiễu bởi những nỗi lo âu, phiền muộn về tương lai; khi đó chắc chắn hạnh phúc tự khắc sẽ tự
tìm đến bạn.
Lòng biết ơn giúp ta yêu đời hơn và ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh ta
Như đã nói trên, lòng biết ơn giúp bạn trở nên hạnh phúc và ít gặp căng thẳng cũng như
lo âu hơn. Và vì thế bạn có thể yêu mến cuộc sống hơn và có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống
và với lỗi lầm của người khác. Sự thay đổi tích cực và lòng bao dung của bạn khiến bạn trở nên
dễ mến hơn trong mắt người khác. Họ có thể cảm nhận được sự thay đổi của bạn và trở nên ấm
lòng với những cử chỉ và lời nói biết ơn đầy chân tình của bạn. Và vì thế lòng biết ơn của một
người rất có thể sẽ tạo ra động lực cho những người xung quanh họ trở nên ấm áp hơn và là
nguồn cảm hứng cho người ta làm nên nhiều điều tốt đẹp khác.
Lòng biết ơn giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách và góp phần cải thiện
sức khoẻ thể chất và tinh thần
Lòng biết ơn sẽ mang đến cho con người những trải nghiệm và cảm xúc tích cực, giúp họ
giải quyết những thử thách, khó khăn và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, vững chắc. Ai
cũng từng gặp những khó khăn và thử thách trong đời và chính lòng biết ơn sẽ mang lại nguồn
10 | P a g e
10
Lý luận
sức mạnh tinh thần và sự động viên lớn lao giúp con người vực dậy sau những thách thức tưởng
chừng như có thể đánh bại họ mãi mãi. Thậm chí lòng biết ơn còn tăng cường cả sức khoẻ tinh
thần lẫn thể chất của con người và còn giúp cải thiện giấc ngủ, tăng cường sức sống và khả
năng miễn dịch. Theo một nghiên cứu về Cựu chiến binh Việt Nam vào năm 2006, những người
hình thành cho họ lòng biết ơn và phát triển nó có tỷ lệ mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang
chấn (PTSD) thấp hơn. Ngoài ra, lòng biết ơn cũng được đưa vào danh sách những yếu tố có
đóng góp quan trọng đến khả năng phục hồi sau vụ khủng bố 9/113
. Ngoài ra một nghiên cứu
khác cũng cho thấy hầu hết người ta cảm thấy phấn chấn và yêu đời hơn sau Lễ Tạ ơn4
.
Một vài nghiên cứu về mối quan hệ giữa biết ơn và hạnh phúc
Bác sĩ Robert A. Emmons - đại học California, Davis và Michael E. McCullough - đại
học Miami đã thực hiện khá nhiều nghiên cứu trên lòng biết ơn. Trong một nghiên cứu của họ,
các nghiệm thể có nhiệm vụ là viết một vài câu về một chủ đề cụ thể nào đó trong mỗi tuần.
Một nhóm viết về những gì mà họ cảm thấy biết ơn đã xảy ra trong tuần lễ đó. Nhóm khác thì
viết về những thứ gây khó chịu hoặc khiến họ không vui. Trong khi nhóm thứ ba chỉ đơn thuần
là viết về các sự kiện đã ảnh hưởng đến họ…. Sau 10 tuần, nhóm nghiệm thể viết về lòng biết
ơn trở nên lạc quan hơn và cảm thấy tích cực hơn về cuộc sống của họ. Đáng ngạc nhiên hơn
là họ cũng tập thể dục nhiều hơn và ít viếng thăm các nhà trị liệu hơn là nhóm người tập trung
viết về nguồn cơn khiến họ cáu tiết.
Bác sĩ Martin E. P. Seligman – một nhà tâm lý tại đại học Pennsylvania đã tiến hành một
nghiên cứu về tác động của các biện pháp can thiệp Tâm lý học tích cực lên 411 khách thể. Khi
đến nhiệm vụ viết và gửi tận tay một lá thư bày tỏ lòng thành đến một người nào đó mà họ cảm
thấy là chưa từng được cảm ơn hay tri ân một cách đúng nghĩa, các khách thể ngay lập tức biểu
lộ sự gia tăng khổng lồ về điểm số hạnh phúc. Tác động của bài tập này còn lớn hơn bất kỳ biện
pháp can thiệp nào khác và kéo dài đến cả tháng trời sau đó.
1.6. Mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức
Con người là một động vật bậc cao với sự phát triển trí tuệ và tâm lý vượt trội hơn hẳn
mọi loài vật khác. Vì thế hệ thống nhu cầu của con người cũng vô cùng phức tạp. Trong khi
loài vật chỉ cần thoả mãn những nhu cầu sinh tồn cơ bản thì ở con người còn hình thành nhiều
loại nhu cầu cấp cao khác.
Abraham Maslow – một nhà tâm lý học nhân văn người Mỹ - đã công bố vào năm 1943
Tháp nhu cầu của con người gồm 5 mức độ được xếp từ thấp đến cao:
3
Sự kiện 11 tháng 9 (September 11 attacks) là sự kiện gồm một loạt bốn cuộc tấn công khủng bố nhằm
chống lại Hoa Kỳ diễn ra vào sáng thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001.
4
Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day) là một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Hoa Kỳ, Canada cũng
như một số đảo ở Caribe và Liberia; với ý nghĩa ban đầu là mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã
giúp cho con người có cuộc sống no đủ và an lành.
11 | P a g e
11
Lý luận
1. Nhu cầu sinh lý (physiological needs): ăn uống, ngủ nghỉ, tình dục, nơi ở, nhiệt độ...
2. Nhu cầu được an toàn (safety needs): sức khỏe tốt, được sống trong trạng thái an toàn,
được bảo vệ, không sợ hãi, ko nguy hiểm, ổn định...
3. Nhu cầu được yêu thương và “thuộc về” (love and belonging needs): quan hệ yêu đương,
gia đình, bạn bè, sự giao tiếp, kết nối, thân mật, được chấp nhận…
4. Nhu cầu được tôn trọng (self-esteem needs): lòng tự trọng, mong muốn được mọi người
tôn trọng, yêu mến và tin tưởng…
5. Hiện thực hoá bản thân (phát triển bản thân) (self-actualization needs): được sáng tạo,
được cống hiến cho người khác, phát triển các phẩm chất đạo đức, phát huy tiềm năng,
hiện thực hoá ước mơ, khát vọng...
Hình 1. Tháp nhu cầu của Maslow (Verywellmind)
Hệ thống nhu cầu vô cùng đa dạng và phức tạp đồng thời cũng kéo theo nỗi ám ảnh của
con người về những điều chưa được thoả mãn cùng những chuỗi ngày thất vọng và trách móc
bản thân. Như vậy thì nhu cầu của con người liên quan gì đến đạo đức? Chúng ta hãy nhìn vào
ba bậc thang trên cùng của tháp nhu cầu. Đó là nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng và
phát triển bản thân. Điều gì khiến con người hạnh phúc? Một trong những lý do đó là các nhu
cầu và khát vọng phải được thoả mãn. Nếu con người không được yêu thương, không được
người khác tôn trọng và trở nên ngày càng tốt đẹp hơn mỗi ngày, họ khó mà cảm nhận được
hạnh phúc thật sự. Vậy làm thế nào họ đạt được những điều đó? Câu trả lời rất rõ ràng rằng họ
phải sống theo quy chuẩn xã hội và các chuẩn mực đạo đức.
Trước đây, nếu như vấn đề đạo đức thường chỉ xoay quanh công lý và tính công bằng thì
trong những năm gần đây, các hành vi xã hội5
(prosocial) như quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ
người khác sẽ được xem là hành vi đạo đức. Những hành vi này được cho rằng có khả năng
5
Những hành vi mang lại lợi ích hoặc giá trị tốt đẹp cho người khác
12 | P a g e
12
Lý luận
làm tăng các cảm xúc tích cực vì nó thoả mãn được các nhu cầu tâm lý cấp cao của chúng ta
như nhu cầu về các mối quan hệ, thể hiện năng lực và hiệu quả cá nhân, tính tự chủ,… cũng
như khuyến khích sự đồng tình của xã hội. Bên cạnh đó, hạnh phúc là niềm vui sướng mà ta
không thể nào có được nếu tìm cầu nó một cách tội lỗi và không chính đáng. Hạnh phúc chỉ có
thể đạt được khi nó không mâu thuẫn với các giá trị và niềm tin đạo đức của con người. Một
người đàn ông đã kết hôn tìm kiếm niềm vui và cảm giác thuộc về qua những mối quan hệ
không trong sáng thì anh ta không thể nào đang thật sự hạnh phúc được.
Nhiều triết gia giữ vững quan điểm rằng hạnh phúc xuất phát từ lối sống có đạo đức.
Người có đạo đức thì thường được cho là một người chính trực và liêm khiết. Họ sống theo các
chuẩn mực đạo đức, giá trị xã hội và không hổ thẹn với lòng mình. Cho nên đạo đức là một đức
tính mà ta chỉ có thể đạt được nếu sống một cách ngay thẳng và không gian dối. Bằng chứng là
hầu hết những người có lối sống hay lừa lọc và không mấy đạo đức cảm thấy khó mà hạnh phúc
được bởi họ luôn sống trong sự dằn vặt với tội lỗi cùng với nỗi sợ hãi lơ lửng về nguy cơ có thể
xảy ra đối với người thân và chính bản thân họ.
Con người có thể tự do lựa chọn cách sống của riêng mình. Họ có thể lựa chọn đi ngược
với chuẩn mực đạo đức và bị người khác ghét bỏ, phỉ báng; không màng gì đến việc rèn luyện
đạo đức, phát triển bản thân và cảm thấy tồi tệ về chính mình. Hoặc ngược lại họ có thể sống
và làm việc một cách đạo đức cũng như tự rèn luyện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn và được
người khác yêu mến, tôn trọng cũng như chính họ cũng cảm thấy yêu quý bản thân mình hơn.
Như George Washington – vị tổng thống Hoa Kỳ đã từng nói: “Hạnh phúc và trách nhiệm đạo
đức có mối liên hệ không thể tách rời”. Vì thế, để có được hạnh phúc thật sự, tôi tin rằng con
người nào cũng mong muốn làm những việc thiện lành và hướng tới những giá trị đạo đức tốt
đẹp.
1.7. Mối quan hệ giữa lòng biết ơn và đạo đức
Theo McCullough và cộng sự6
, lòng biết ơn được quan niệm như là một ý thức đạo đức
(moral affect). Lòng biết ơn gồm 3 chức năng mà có thể nói là có liên hệ đến đạo đức:
1. Chức năng rung cảm đạo đức (tạm dịch từ “moral barometer function”): Phản ứng,
rung động của một người đối với hành vi đạo đức của người khác mà họ được hưởng
lợi. Có thể thấy chức năng này tương đối giống với tình cảm đạo đức.
2. Chức năng động cơ đạo đức: Là động cơ thúc đẩy người hưởng lợi thực hiện hành vi
xã hội (prosocial) và hành vi đạo đức – những hành vi mang lại lợi ích và giá trị cho
cộng đồng.
3. Chức năng củng cố đạo đức: Lòng biết ơn khuyến khích người hưởng lợi hành xử có
đạo đức và tăng khả năng lặp lại hành vi đạo đức trong tương lai (như thói quen đạo
đức)
6
Phỏng theo báo cáo nghiên cứu ‘Is gratitude a moral affect?’
13 | P a g e
13
Lý luận
Ví dụ như một em bé mồ côi may mắn được cưu mang bởi các tu sĩ trong nhà thờ. Em rất
cảm động trước tình yêu thương, lòng nhiệt thành của mọi người ở đây và lâu dần đã sinh lòng
yêu mến, kính trọng và biết ơn họ (xuất hiện tình cảm đạo đức). Vì thế em khao khát khi lớn
lên mình sẽ có thể giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh như cách mà các tu sĩ nơi đây đã từng giúp
đỡ em – xuất hiện động cơ đạo đức. Về sau em bé ngày nào đã trở thành một chàng trai trẻ
thành công và là một nhà từ thiện thường xuyên giúp đỡ cho những người khó khăn như mơ
ước của em thuở ấu thơ – hình thành thói quen đạo đức. Qua ví dụ trên đã thể hiện được ba
chức năng của lòng biết ơn.
Immanuel Kant – nhà triết học của Kỷ nguyên Khai sáng cũng từng có lời khuyên rằng
một người nên biết bắt lấy cơ hội bày tỏ lòng biết ơn như một sự tử tế đạo đức (moral kindness).
Điều này có nghĩa là xem nó như một cơ hội được ban đến cho ta để hợp nhất đức tính7
biết ơn
với lòng yêu thương con người, để kết hợp … thiên hướng nhân từ (xu hướng hành động đạo
đức – khá giống với thói quen đạo đức) với sự nhạy cảm lòng nhân từ (nhạy cảm trong sự rung
động đối với hành vi đạo đức – tình cảm đạo đức) và cũng để nuôi dưỡng tình yêu của một
người đối với nhân loại.
Nói một cách đơn giản: Kant cho rằng lòng biết ơn sẽ có khả năng tăng tính nhân ái, lòng
thương người trong chúng ta và là cơ hội để chúng ta thống nhất giữa tình cảm đạo đức (sự rung
động với hành vi đạo đức) và thói quen đạo đức (hình thành xu hướng lặp lại hành vi đạo đức).
Bày tỏ lòng biết ơn chính là cơ hội để nuôi dưỡng và củng cố lòng nhân ái một cách thực tiễn….
(Timmons, 2011)
Ý tưởng hợp nhất các đức tính gợi ý cho ta về một dạng liên hệ, tác động tương hỗ của
các đức tính mà việc sở hữu một đức tính cụ thể nào đó đòi hỏi ta cần phải nuôi dưỡng những
đức tính khác (Timmons, 2011). Như ở đây để phát triển lòng nhân ái toàn diện đòi hỏi con
người phải nuôi dưỡng cho mình sự biết ơn sâu sắc. Điều này cho thấy được lòng biết ơn đóng
một vai trò nào đó trong việc hình thành các phẩm chất đạo đức của con người. Bằng chứng ở
đây là: Thứ nhất, xét trên phương diện chung thì giữa các phẩm chất đạo đức8
có sự tác động
qua lại lẫn nhau. Thứ hai, xét trên phương diện riêng thì lòng nhân ái là một phẩm chất đạo đức
và lòng biết ơn đóng vai trò củng cố nó. Như vậy, dựa theo hai điều trên, lòng biết ơn rất có thể
sẽ ảnh hưởng và đóng vai trò củng cố với các phẩm chất đạo đức khác.
1.8. Tổng kết về vai trò của lòng biết ơn đối với sự hình thành các phẩm chất đạo đức
của con người
Về quan hệ giữa lòng biết ơn và hạnh phúc: lòng biết ơn là chìa khoá, là con đường
dẫn đến hạnh phúc.
7
Tiếng Anh: virtue. Là một phẩm chất hoặc thuộc tính của nhân cách (character traits) mang tính chất bền
vững và tích cực về mặt đạo đức, quy định suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của con người theo cách thức nhất định
trong những trường hợp xác định. Đức tính còn được hiểu đơn giản như những tính tốt, hợp với đạo làm người.
8
Lòng biết ơn là một đức tính vì thế cũng có thể được xem như là phẩm chất đạo đức
14 | P a g e
14
Lý luận
Về quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức: lối sống đạo đức giúp con người được xã
hội chấp nhận, đồng thời cũng giúp họ thoả mãn các nhu cầu tâm lý cấp cao. Các triết gia
tin rằng hạnh phúc xuất phát từ lối sống có đạo đức và người ta không thể sống an ổn nếu
sống không đạo đức.
Về quan hệ giữa lòng biết ơn và đạo đức: Sự sở hữu đức tính này đồng nghĩa phải
củng cố nuôi dưỡng những đức tính khác. Giữa các phẩm chất không tồn tại biệt lập mà
có liên kết tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế lòng biết ơn cũng sẽ có sự tác động, ảnh
hưởng đối với các phẩm chất khác. Để phát triển các phẩm chất đạo đức, cần phải củng
cố lòng biết ơn. Như vậy giữa biết ơn và các phẩm chất đạo đức tồn tại mối liên hệ tác
động qua lại lẫn nhau mà ở đây lòng biết ơn sẽ đóng vai trò là điều kiện cần thiết để có
thể hình thành và củng cố các phẩm chất đạo đức khác.
Sau khi đã phân tích và tổng kết về mối liên hệ giữa ba yếu tố: lòng biết ơn, hạnh
phúc và đạo đức. Có thể đưa ra được một số nội dung về vai trò của lòng biết ơn đối với
sự hình thành các phẩm chất đạo đức của con người như sau: Lòng biết ơn là điều kiện,
là cơ sở để con người hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức khác như lòng nhân
ái, sự bao dung và đồng cảm, lòng yêu thiên nhiên và loài vật, sự nhạy cảm đạo đức – khả
năng rung động trước vẻ đẹp đạo đức,….Trong đó mong muốn được hạnh phúc là một
trong những động cơ để con người thực hiện các hành vi đạo đức và hình thành các phẩm
chất đạo đức. Đồng thời để đạt được hạnh phúc cần thiết phải có lối sống đạo đức và hạnh
phúc cũng sẽ thông qua lòng biết ơn mà đạt được.
15 | P a g e
15
Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở
Phần 2: Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho
học sinh trung học cơ sở
2.1. Cơ sở
Những đề xuất của tác giả về một số hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung
học cơ sở dưới đây được thành lập dựa vào lý thuyết về cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức và
mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc tâm lý hành vi đạo đức như đã trình bày phía trên.
2.2. Tóm tắt nội dung
Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức gồm 6 thành tố là tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức,
động cơ đạo đức, thói quen đạo đức, niềm tin đạo đức và ý chí đạo đức. Giữa các thành tố này
tồn tại mối liên hệ không thể tách rời nên thiết nghĩ khi thiết kế hoạt động giáo dục cần phải
thực hiện toàn diện trên cả các mặt.
2.3. Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học
cơ sở
Sau đây tác giả xin đề xuất ý tưởng về hoạt động tổ chức một khoá học ngắn hạn (4 tuần)
nhằm hình thành lòng biết ơn cho học sinh bậc học trung học cơ sở, đặc biệt là cho các em có
lối sống tiêu cực, bất cần và ích kỷ. Các loại hoạt động sẽ được trình bày theo chủ đề của từng
tuần.
Tuần 1: Lý thuyết – Kiến thức
Nội dung: Giúp hình thành tri thức đạo đức ở học sinh, mầm móng của niềm tin và động
cơ lòng biết ơn. Tạo ra những xúc cảm tích cực ban đầu nhằm hình thành tình cảm đạo đức.
Trong đó, tập trung vào hình thành và bồi dưỡng tri thức đạo đức.
Hoạt động cụ thể:
• Trình bày những kiến thức cơ bản về lòng biết ơn: khái niệm, ý nghĩa (vì sao phải biết
ơn), lợi ích,…
• Kể các câu chuyện, mẩu truyện ngắn, cho học sinh xem video, đưa ra các dẫn chứng
thực tế về (giá trị) lòng biết ơn.
Yêu cầu: Trình bày cần ngắn gọn, súc tích, sáng tạo và hấp dẫn; tránh dài dòng, phức tạp
và có kèm theo các câu chuyện, minh chứng điển hình.
Bài tập bắt buộc: Các em mỗi ngày viết 1-2 câu để thể hiện lòng biết ơn về đề tài bất kỳ
(lòng biết ơn đất nước, quê hương, thiên nhiên, con người, gia đình, nhà trường, xã hội, sự trân
trọng bản thân,…)
Tuần 2: Thực hành - Trải nghiệm thực tế
Nội dung: Bồi dưỡng và củng cố tri thức đạo đức, trải nghiệm thực tế làm nảy sinh cảm
xúc tích cực, hình thành và củng cố tình cảm đạo đức cho học sinh; rèn luyện ý chí đạo đức,
động cơ và niềm tin đạo đức, tạo cơ sở hình thành thói quen đạo đức. Trong đó tập trung vào
việc tạo ra các cảm xúc tích cực cho học sinh để hình thành và củng cố tình cảm đạo đức.
Hoạt động cụ thể: Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn cho học sinh. Sau đây là một
vài chủ đề gợi ý:
16 | P a g e
16
Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở
1. Non sông gấm vóc và con người Việt Nam
Mục tiêu: hình thành lòng biết ơn thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam
Lựa chọn và tổ chức hoạt động phù hợp như: du lịch trải nghiệm thực tế, trải nghiệm công
việc của người nông dân như làm ruộng, thu hoạch lúa/ cây trái…, tự mình nấu những món dân
dã như cơm lam, cơm niêu,…;tham quan/ trải nghiệm công việc của người dân lao động Việt
Nam như làm nước mắm, chài cá, làm gốm, tranh đông hồ, đan thêu, … tham quan các bảo
tàng nghệ thuật Việt Nam, xem biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa rối nước, chèo, dân ca
quan họ,…; sưu tầm ảnh, chụp hình trực tiếp, làm thơ làm văn về vẻ đẹp quê hương, danh lam
thắng cảnh Việt Nam,…
2. Uống nước nhớ nguồn
Mục tiêu: hình thành lòng biết ơn các thế hệ cha ông - những người đã dày công xây dựng
và hi sinh vì Tổ quốc cũng như hình thành cho học sinh lòng yêu lịch sử, đất nước và dân tộc
Việt Nam.
Hoạt động cụ thể: Cho học sinh tham quan bảo tàng, lăng Bác, các công trình di tích chiến
tranh như địa đạo Củ chi…, các công trình di tích lịch sử như lăng tẩm, hoàng thành,… có thể
kết hợp với xem, nghiên cứu phóng sự và tư liệu về chiến tranh; về thăm các bà mẹ Việt Nam
anh hùng, các gia đình liệt sĩ, các chiến sĩ và những nạn nhân hứng chịu các ảnh hưởng, hậu
quả của chiến tranh (như chất độc màu da cam,…). Tổ chức buổi trò chuyện, kể chuyện với sự
tham gia, lời kể của những nhân chứng chiến tranh,…
3. Hạnh phúc do ta nắm giữ
Mục tiêu: hình thành lòng biết ơn cho học sinh về những gì mà các em đang có, tạo cho
các em sự hài lòng về hiện tại và hình thành cái nhìn tích cực về cuộc sống; tránh thái độ không
trân trọng, chê trách những điều mình đang có.
Hoạt động cụ thể: Cho học sinh tham gia vào việc làm từ thiện, tình nguyện ở các vùng
sâu vùng xa, ở các trung tâm tổ chức, các trường trẻ mồ côi, người khuyết tật, trung tâm nuôi
dưỡng người già neo đơn,…. Tổ chức các buổi giao lưu, tâm sự về những trải nghiệm, khó khăn
của họ để từ đó hình thành cho học sinh lòng biết ơn về những gì mình đang có cũng như hình
thành cho các em lòng vị tha, khả năng đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh.
Bài tập tuần: Cho học sinh viết một đoạn văn ngắn về cảm nhận của mình và những điều
các em cảm thấy biết ơn qua trải nghiệm thực tế.
Yêu cầu: Lựa chọn tổ chức hoạt động phù hợp với khả năng và kinh phí.
Bài tập bắt buộc: Hàng ngày viết 1-2 câu để thể hiện lòng biết ơn về đề tài bất kỳ (xem
phía trên).
Tuần 3: Thực hành – Củng cố
Nội dung: Tập trung vào việc củng cố niềm tin đạo đức, rèn luyện ý chí đạo đức (nhất là
cho các em học sinh chưa bao giờ thể hiện lòng biết ơn trước đó) và tiếp tục tạo nhiều cảm xúc
tích cực cho học sinh, giúp các em phát triển tình cảm đạo đức. Việc thực hành lòng biết ơn sẽ
17 | P a g e
17
Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở
giúp các em hiểu được ý nghĩa và mục đích của lòng biết ơn từ đó tạo điều kiện các em hình
thành động cơ đạo đức đúng đắn và thói quen biết ơn.
Hoạt động cụ thể:
Nộp bài cảm nhận. Mời một số học sinh chia sẻ với lớp cảm nhận của em về buổi trải
nghiệm tuần trước.
Thảo luận về giá trị của lòng biết ơn đối với việc hình thành các phẩm chất đạo đức (lòng
bao dung, nhân ái, vị tha, đồng cảm, đức hi sinh,…) và giá trị của nó đối với các mối quan hệ
của con người. Nhấn mạnh mục đích của sự biết ơn và tầm quan trọng của việc hình thành thói
quen biết ơn. Gợi ý một số câu hỏi: Vì sao ta phải biết ơn người khác? Biết ơn sẽ mang lại giá
trị gì, lợi ích gì? Nó có giúp gì trong những mối quan hệ không? Hãy tưởng tượng về cảm xúc
của mọi người khi em bày tỏ lòng biết ơn?...
Bài tập tuần: Viết một lá thư hoặc tặng một món quà nhỏ để bày tỏ lòng biết ơn của em
đến một người nào đó. Sau đó ghi nhận lại phản ứng, cảm xúc, hồi đáp của họ ra sao (VD: Họ
có cảm xúc ra sao, họ hạnh phúc như thế nào?…) và cảm nhận/ cảm xúc của em sau khi bày tỏ
lòng biết ơn đối với họ.
Bài tập bắt buộc: Hàng ngày viết 1-2 câu để thể hiện lòng biết ơn về đề tài bất kỳ (xem
phía trên).
Tuần 4: Tổng kết
Nội dung: Tổng kết về những gì đã học, nhấn mạnh một số nội dung quan trọng và khẳng
định giá trị của lòng biết ơn, nhấn mạnh hiệu quả của việc thiết lập thói quen biết ơn, khuyến
khích các em tiếp tục thực hành lòng biết ơn và thực hiện bài tập nhỏ.
Hoạt động cụ thể:
Cho học sinh chia sẻ về những gì đã xảy ra cùng cảm nhận của các em sau khi thực hiện
bài tập tuần trước.
Thảo luận một vài câu hỏi ngắn. Gợi ý: Các em cảm thấy mình đã thay đổi như thế nào
sau 4 tuần thực hành lòng biết ơn? Những khó khăn mà em gặp phải khi thể hiện lòng biết ơn
(đặc biệt là ở các em có lối sống bất cần và không thường thể hiện lòng biết ơn)? Sự bày tỏ lòng
biết ơn đã mang lại cho em những lợi ích và giá trị gì? Những người xung quanh em có phản
ứng ra sao với lòng biết ơn của các em?
Kết luận, khẳng định giá trị của lòng biết ơn và nhấn mạnh học sinh phải biết tự rèn luyện
thói quen biết ơn.
Bài tập bắt buộc: khuyến khích học sinh thực hiện bài tập này mỗi ngày để hình thành và
củng cố thói quen biết ơn ngay cả khi kết thúc khoá học.
Kết thúc khoá học
18 | P a g e
18
Kết luận
Kết luận
Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức mang lại nhiều lợi ích và giá trị tốt đẹp đối với
đời sống của con người. Nó giúp con người nhận thấy được vẻ đẹp của cuộc sống trong
những điều bình dị, nhỏ nhặt nhất và mãn nguyện trước những gì mình đang có. Nó cũng là
nguồn động lực, sức mạnh lớn lao giúp con người vượt qua những thử thách, khó khăn của
cuộc đời. Lòng biết ơn mang đến cho ta niềm hạnh phúc và sự bình yên ngay trong đời sống
hiện tại. Lòng biết ơn còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các phẩm chất đạo
đức. Nó là điều kiện cần thiết để hình thành các phẩm chất nhân ái, vị tha, cảm thông và sự
nhạy cảm trước vẻ đẹp đạo đức cũng như nhiều phẩm chất đạo đức khác. Chính lòng biết ơn
sẽ giúp con người tiến đến gần hơn với một bản thân ngày càng tốt đẹp và đầy cảm hứng, sự
hoàn thiện về mặt đạo đức; tạo ra những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời sống và đạt đến
chân-thiện-mỹ. Vì thế mỗi người chúng ta cần nên phát triển cho bản thân thói quen biết ơn
sâu sắc, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất cho đến những điều lớn lao, vĩ đại.
Danh mục tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Biết ơn (1997). Trong Từ điển Tiếng Việt. Hồ Ngọc Đức. http://www.informatik.uni-
leipzig.de/~duc/Dict/
2. Jefferson Center Staff (ngày 13 tháng 5 năm 2020). Muốn hạnh phúc và khỏe mạnh hơn?
Thực hành lòng biết ơn. Jefferson Center - Mental Health and Substance Use Services.
https://www.jcmh.org/vi/want-to-be-happier-and-healthier-practice-gratitude/
3. Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ (chủ biên), Bùi Hồng Hà, Huỳnh Lâm Anh Chương (2016).
Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm TP Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
4. Ackerman, C. E., MA. (2021, February 5). What is Gratitude and Why Is It So Important?
PositivePsychology. https://positivepsychology.com/gratitude-appreciation/#definition-
gratitude
5. American Psychological Association (n.d.). Gratitude. In APA Dictionary of Psychology.
APA. Retrieved July 1, 2021, from https://dictionary.apa.org/gratitude
6. American Psychological Association (n.d.). Happiness. In APA Dictionary of Psychology.
APA. Retrieved July 1, 2021, from https://dictionary.apa.org/happiness
7. American Psychological Association (n.d.). Quality. In APA Dictionary of Psychology.
APA. Retrieved July 3, 2021, from https://dictionary.apa.org/quality
8. Aschaiek, S. (2018, October 5). Understanding the link between morality and happiness.
University of Toronto. https://www.utm.utoronto.ca/main-news/understanding-link-
between-morality-and-happiness
9. Harvard Health Publishing (2011, November 22). Giving thanks can make you happier.
Harvard. https://www.health.harvard.edu/healthbeat/giving-thanks-can-make-you-happier
10. IvyPanda. (2019, October 8). Happiness and Morality. Retrieved from
https://ivypanda.com/essays/happiness-and-morality/
11. McCullough, M. E., Kilpatrick, S. D., Emmons, R. A., & Larson, D. B. (2001). Is gratitude
a moral affect?. Psychological bulletin, 127(2), 249–266. https://doi.org/10.1037/0033-
2909.127.2.249
11. Morality (n.d.). In Oxford Learner’s Dictionaries. Retrieved July 3, 2021, from
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/american_english/morality
12. Quality (n.d.). In Collins. Retrieved July 3, 2021, from
https://www.collinsdictionary.com/dictionary/english/quality
13. Seong, J. (n.d.). Maslow’s Hierarchy of Needs [Illustration].
https://www.verywellmind.com/what-is-maslows-hierarchy-of-needs-4136760
14. Smit, H. & Timmons, M. (2011, 12). The moral significance of gratitude in Kant's ethics.
The Southern Journal of Philosophy, 49(4). doi:10.1111/j.2041-6962.2011.00077.x
15. Stanford - Center for the Study of Language and Information (2002). The Definition of
Morality. In Stanford Encyclopedia of Philosophy.
https://plato.stanford.edu/entries/morality-definition/
16. Stanford - Center for the Study of Language and Information (2015). Gratitude. In Stanford
Encyclopedia of Philosophy. https://plato.stanford.edu/entries/gratitude/#GraVir
17. The World Counts (n.d.). Different definitions of happiness. Retrieved July 1, 2021, from
https://www.theworldcounts.com/happiness/the-definition-of-happiness-in-psychology

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp nataliej4
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcDiu Diu
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC nataliej4
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trườngGiáo dục môi trường
Giáo dục môi trườngHương Vũ
 
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoĐặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoTrang Le
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcDương Nphs
 
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Sùng A Tô
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfMan_Ebook
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svhuuson182
 
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC TS. BÙI QUANG XUÂN
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC    TS. BÙI QUANG XUÂN  BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC    TS. BÙI QUANG XUÂN
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC TS. BÙI QUANG XUÂN Minh Chanh
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comThùy Linh
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 nataliej4
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Huyen Pham
 

La actualidad más candente (20)

Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
 
Một số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lựcMột số công cụ đánh giá năng lực
Một số công cụ đánh giá năng lực
 
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinhLuận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
Luận văn: Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh
 
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAYLuận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
Luận án: Căng thẳng ở học sinh trung học phổ thông, HAY
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tâm lý học
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tâm lý học200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tâm lý học
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tâm lý học
 
Giáo dục môi trường
Giáo dục môi trườngGiáo dục môi trường
Giáo dục môi trường
 
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáoĐặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
Đặc điểm lao động sư phạm của nhà giáo
 
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa họcTài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
Tài liệu giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1Đề cương ôn tập giáo dục học 1
Đề cương ôn tập giáo dục học 1
 
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdfGiáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
Giáo trình kiểm tra đánh giá trong giáo dục.pdf
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC TS. BÙI QUANG XUÂN
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC    TS. BÙI QUANG XUÂN  BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC    TS. BÙI QUANG XUÂN
BIÊN SOẠN MÔN KINH TẾ HỌC GIÁO DỤC TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.comTronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
Tronj bộ câu hỏi tâm lý học chi tiết có đáp án - tincanban.com
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAYĐề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
Đề tài: Phát Triển kỹ năng mềm cho Sinh Viên đại học, 9 điểm, HAY
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 

Similar a TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.

[Sách] 32 nguyên tắc căn bản của cuộc sống
[Sách] 32 nguyên tắc căn bản của cuộc sống[Sách] 32 nguyên tắc căn bản của cuộc sống
[Sách] 32 nguyên tắc căn bản của cuộc sốngĐặng Phương Nam
 
[Sách] Hạnh phúc không khó tìm 1
[Sách] Hạnh phúc không khó tìm 1[Sách] Hạnh phúc không khó tìm 1
[Sách] Hạnh phúc không khó tìm 1Đặng Phương Nam
 
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTTrên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTFaTaMuTu
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanLong Do Hoang
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanco_doc_nhan
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sốnglilminh
 
Phut Nhin Lai Minh 6009 63332155
Phut Nhin Lai Minh 6009 63332155Phut Nhin Lai Minh 6009 63332155
Phut Nhin Lai Minh 6009 63332155Tam Tha'nh
 
Rmth va phat_trien
Rmth va phat_trienRmth va phat_trien
Rmth va phat_trienHung Duong
 
Những lời dạy thực tiễn dalailama
Những lời dạy thực tiễn  dalailamaNhững lời dạy thực tiễn  dalailama
Những lời dạy thực tiễn dalailamanamtvbds
 
Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
Hạnh Phúc Tùy Cách NhìnHạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
Hạnh Phúc Tùy Cách NhìnTriết Sài Gòn
 
ĐỀ 1. PP9 rất là hay luôn nha, đề có rất
ĐỀ 1. PP9 rất là hay luôn nha, đề có rấtĐỀ 1. PP9 rất là hay luôn nha, đề có rất
ĐỀ 1. PP9 rất là hay luôn nha, đề có rấtMnhThnhCngNguyn
 
Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gian
Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gianSuc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gian
Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-giankhosachdientu2015
 
Mục đích của Đời người
Mục đích của Đời ngườiMục đích của Đời người
Mục đích của Đời ngườiTri Dung, Tran
 
10 nghich li_cuoc_song_8698
10 nghich li_cuoc_song_869810 nghich li_cuoc_song_8698
10 nghich li_cuoc_song_8698Heo Rừng RS
 

Similar a TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức. (20)

[Sách] 32 nguyên tắc căn bản của cuộc sống
[Sách] 32 nguyên tắc căn bản của cuộc sống[Sách] 32 nguyên tắc căn bản của cuộc sống
[Sách] 32 nguyên tắc căn bản của cuộc sống
 
[Sách] Hạnh phúc không khó tìm 1
[Sách] Hạnh phúc không khó tìm 1[Sách] Hạnh phúc không khó tìm 1
[Sách] Hạnh phúc không khó tìm 1
 
Tìm lại chính mình
Tìm lại chính mìnhTìm lại chính mình
Tìm lại chính mình
 
Niem vui that
Niem vui thatNiem vui that
Niem vui that
 
Niem vui that
Niem vui thatNiem vui that
Niem vui that
 
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMTTrên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
Trên Đường Lý Tưởng - Nhuận Đạt TMT
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
Nguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhanNguoi xay dung hon nhan
Nguoi xay dung hon nhan
 
10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống10 nghịch lý cuộc sống
10 nghịch lý cuộc sống
 
Phut Nhin Lai Minh 6009 63332155
Phut Nhin Lai Minh 6009 63332155Phut Nhin Lai Minh 6009 63332155
Phut Nhin Lai Minh 6009 63332155
 
Rmth va phat_trien
Rmth va phat_trienRmth va phat_trien
Rmth va phat_trien
 
Những lời dạy thực tiễn dalailama
Những lời dạy thực tiễn  dalailamaNhững lời dạy thực tiễn  dalailama
Những lời dạy thực tiễn dalailama
 
Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
Hạnh Phúc Tùy Cách NhìnHạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
Hạnh Phúc Tùy Cách Nhìn
 
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3Báo ứng Hiện Đời Tập 3
Báo ứng Hiện Đời Tập 3
 
[Sách] Phút nhìn lại mình
[Sách] Phút nhìn lại mình[Sách] Phút nhìn lại mình
[Sách] Phút nhìn lại mình
 
ĐỀ 1. PP9 rất là hay luôn nha, đề có rất
ĐỀ 1. PP9 rất là hay luôn nha, đề có rấtĐỀ 1. PP9 rất là hay luôn nha, đề có rất
ĐỀ 1. PP9 rất là hay luôn nha, đề có rất
 
Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gian
Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gianSuc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gian
Suc manh-cua-hien-tien-phi-thoi-gian
 
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7Đối thoại với Thượng đế-tập 7
Đối thoại với Thượng đế-tập 7
 
Mục đích của Đời người
Mục đích của Đời ngườiMục đích của Đời người
Mục đích của Đời người
 
10 nghich li_cuoc_song_8698
10 nghich li_cuoc_song_869810 nghich li_cuoc_song_8698
10 nghich li_cuoc_song_8698
 

Último

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìanlqd1402
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 

Último (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kìchủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
chủ nghĩa xã hội khoa học về đề tài cuối kì
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 

TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Giảng viên: Thầy Huỳnh Trần Hoài Đức Sinh viên: Trần Hồ Thuý An MSSV: 4501611002 Lớp: TLH. B TPHCM, tháng 6 năm 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC Đề tài: Có một câu nói của tác giả Henry Ward Beecher như sau: "Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được hạnh phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc trong từng giờ” Bạn cảm nhận về quan điểm này như thế nào? Phân tích mối liên hệ giữa lòng biết ơn và hạnh phúc của con người để thấy được vai trò của lòng biết ơn trong sự hình thành phẩm chất đạo đức của con người. Bằng những kiến thức đã học của học phần TLH GD Đạo Đức, bạn hãy đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục về lòng biết ơn dành cho Học sinh trung học cơ sở. Đặc biệt là những học sinh có lối sống tiêu cực, bất cần và ích kỷ. Giảng viên: Thầy Huỳnh Trần Hoài Đức Sinh viên: Trần Hồ Thuý An MSSV: 4501611002 Lớp: TLH. B TPHCM, tháng 6 năm 2021
  • 3. Mục lục Phần 1: Lý luận____________________________________________________________ 1 1.1. Cảm nhận của tác giả về quan điểm _________________________________________ 1 1.2. Lòng biết ơn____________________________________________________________ 2 1.3. Hạnh phúc _____________________________________________________________ 2 1.4. Đạo đức _______________________________________________________________ 3 1.4.1. Đạo đức _____________________________________________________________ 3 1.4.2. Hành vi đạo đức _______________________________________________________ 3 1.4.3. Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức _______________________________________ 4 1.4.4. Phẩm chất đạo đức_____________________________________________________ 8 1.5. Mối quan hệ giữa lòng biết ơn và hạnh phúc __________________________________ 8 1.6. Mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức_____________________________________ 10 1.7. Mối quan hệ giữa lòng biết ơn và đạo đức ___________________________________ 12 1.8. Tổng kết về vai trò của lòng biết ơn đối với sự hình thành các phẩm chất đạo đức của con người____________________________________________________________________ 13 Phần 2: Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở ____________________________________________________________________ 15 2.1. Cơ sở ________________________________________________________________ 15 2.2. Tóm tắt nội dung _______________________________________________________ 15 2.3. Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở 15 Kết luận _________________________________________________________________ 18 Danh mục tài liệu tham khảo _________________________________________________
  • 4. 1 | P a g e 1 Lý luận Phần 1: Lý luận 1.1. Cảm nhận của tác giả về quan điểm Henry Ward Beecher đã từng có câu: “Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được hạnh phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn, chúng ta sẽ hạnh phúc trong từng giờ” Dựa trên một số trải nghiệm mà tôi đã có, có thể nói tôi tin vào quan điểm trên và rằng nó là sự thật của cuộc đời. Dù là một người ít hay thể hiện sự biết ơn (bởi tôi khá là lạnh lùng và ít hay nhờ vả ai khác) nhưng đôi lúc tôi đã may mắn cảm thấy biết ơn trong một vài tình huống nào đó. Đôi khi tôi cảm thấy biết ơn những tế bào (miễn dịch) trong cơ thể mình – những thực thể mà tôi vốn không thể nào nhìn thấy được, nhưng tôi biết chắc là tôi không thể sống mà thiếu chúng được – vì chúng đã luôn “chiến đấu” không ngừng nghỉ, đánh bại mọi con vi khuẩn, virus ra khỏi cơ thể tôi mỗi ngày để duy trì cho tôi sự sống, cho tôi có cơ hội để ngồi ở đây và viết ra những lời này. Mỗi một giây phút sẽ có những tế bào sẽ phải gục ngã và chết đi để giữ cho tôi còn sống sót. Vì thế, nói ra thì nghe có vẻ lạ lùng, nhưng đôi lúc tôi cảm thấy rất biết ơn những tế bào nho nhỏ trong cơ thể mình. Tôi cũng biết ơn nhiều thứ khác như cây cỏ, hoa lá, mưa,…cụ thể là mẹ thiên nhiên đã ban phước lành cho chúng ta đất để sống, cây trái để ăn, mưa để tắm mát, giặt gội… và tôi cũng biết ơn cả những con người giàu lòng trắc ẩn, vị tha và biết thông cảm, giúp đỡ những người đồng loại. Vậy cảm xúc của tôi như thế nào khi biết ơn? Hầu hết là xúc động và một cảm giác gì đó lâng lâng, chộn rộn trong trái tim và sâu trong lòng là một sự ấm áp như được một tia nắng mặt trời nho nhỏ xuyên qua. Có thể đó là sự hạnh phúc. Vì thế theo như lời của Beecher, rất có thể khi ta biết ơn, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc thật sự. Thời gian rảnh tôi thích đọc sách và vì thế lượm nhặt được một vài mẩu chuyện đó đây về những trải nghiệm của con người về lòng biết ơn. Một cậu bé cảm thấy biết ơn Thượng đế và căn bệnh rối loạn chức năng vận động của mình cũng như những khó khăn mà nó mang lại vì cậu biết rằng chính những khó khăn này đã mang đến cho cậu cơ hội để cảm nhận tình yêu thương và biết trân trọng cuộc sống1 . Vậy ta hãy đặt ra trường hợp ngược lại là: Nếu cậu bé không cho rằng căn bệnh này chính là cơ hội mà trái lại là một sự ngăn ngại, cản trở thì liệu cậu bé có còn giữ được niềm tin vào cuộc sống, cảm nhận được cái đẹp cùng tình yêu thương mà nó đã mang lại cho cậu hay không? Tôi nghĩ là không, điều đó sẽ không thể xảy ra nếu như cậu bé không có lòng biết ơn những gì mình đang có. Cũng như khi con người ta không có lòng biết ơn và trân trọng cuộc sống hiện tại, họ sẽ cảm thấy cả thế giới như chống lại mình, ông trời đang trừng phạt, ghét bỏ họ và không bao giờ ban cho họ điều mà họ khao khát. Hãy tưởng tượng trong trường hợp một người bị cướp ví, anh ta có thể sẽ giận dữ và bực tức lắm, rồi than trời trách đất vì sao lại thế. Thế nhưng đối với một người có lòng biết ơn, anh ta có thể sẽ nghĩ khác :“Thật may vì mình đã không bị thương và gặp tổn hại gì to lớn trong khi người đó đã mất một thứ còn quan trọng hơn thế. Họ đã đánh mất đi sự liêm chính của mình!”. Lòng biết ơn đã giúp người này tránh được sự đau khổ, tức tối cùng cực, tự trách móc bản thân một cách không cần thiết và tạo điều kiện cho anh ta có lòng bao dung đủ rộng để tha thứ cho một kẻ đã đánh 1 Thư gửi Thượng đế, trong “Hạt giống tâm hồn, Tuyển chọn những câu chuyện hay nhất”
  • 5. 2 | P a g e 2 Lý luận cắp tài sản của mình. Qua nhiều câu chuyện được chia sẻ và kinh nghiệm của những người đi trước, có thể thấy lòng biết ơn sẽ mang lại hạnh phúc và giảm bớt khổ đau cho con người. Vì thế, tôi nghĩ, ta nên học cách biết ơn để mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người xung quanh. 1.2. Lòng biết ơn Theo từ điển Tiếng Việt miễn phí của Hồ Ngọc Đại, lòng biết ơn là sự hiểu sâu sắc và ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Theo từ điển APA, lòng biết ơn là ý thức về sự cảm kích và vui sướng của một người khi nhận được một món quà, có thể là lợi ích hữu hình do ai đó trao tặng (quần áo mới, điện thoại mới…) hoặc một sự tình cờ may mắn (một ngày đẹp trời, một bông hoa thơm…) Theo trường Y Harvard (Harvard Medical School), lòng biết ơn là sự cảm kích, tri ân của con người đối với những gì mà họ nhận được, cho dù là vô hình như một sự cảm thông sâu sắc hay hữu hình như một tách trà nóng giữa trời đông. Nhờ lòng biết ơn, người ta nhận biết được điều tốt đẹp luôn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của họ. Nó giúp con người kết nối với một thực thể lớn hơn cá nhân họ - cho dù là người khác, là thiên nhiên hoặc một đấng tối cao. Lòng biết ơn là sự cảm kích và trân trọng của con người về những điều có ý nghĩa và giá trị đối với họ…(Sansone & Sansone, 2010). Lòng biết ơn không phải là hàng hoá để trao đổi trong giao dịch mua bán mà nó là một sự đáp lại đối với một món quà… Lòng biết ơn, như là một lời hồi đáp tới một món quà, cũng là một dạng của sự hào phóng. Nó là sự ghi nhận ân cần những gì người khác đã mang đến mà không hẳn là sẽ tính đếm với ta (Roberts, 1991). …. Lòng biết ơn là một phản ứng cảm xúc của con người đối với một món quà. Nó là sự cảm kích mà một người cảm thấy khi họ đón nhận ích lợi từ một cử chỉ vị tha (Emmons & Crumpler, 2000). Có thể hiểu, lòng biết ơn là sự tri ân, trân trọng sâu sắc và thực tâm của con người đối với những điều đã xảy đến và đang hiện diện trong cuộc sống của họ. Nó không phải là sự giao dịch mua bán, mà xuất phát từ tấm lòng hào phóng không phân biệt và rung cảm của con người trước cái đẹp. Con người biết ơn như kết quả của một sự rung động với cử chỉ vị tha, từ bi bác ái của những người đồng loại, với vẻ đẹp trong tâm hồn con người và vẻ đẹp của đất trời, với đất mẹ thiên nhiên đã ban cho họ phước lành và với cả những khoảnh khắc tuyệt đẹp mà sự sống đã mang đến cho họ. 1.3. Hạnh phúc Theo từ điển APA, hạnh phúc là một cảm xúc được hợp thành bởi niềm vui sướng, sự hân hoan, hài lòng và sức khoẻ tốt. Trong quyển “Làm thế nào để hạnh phúc” - The How of Happiness, Sonja Lyubomirsky đã định nghĩa hạnh phúc như là sự trải nghiệm niềm vui sướng, mãn nguyện hoặc trạng thái sức
  • 6. 3 | P a g e 3 Lý luận khoẻ tinh thần và thể chất tốt, cùng với ý thức về cuộc sống của một người là tốt đẹp, có ý nghĩa và không hoài phí. Mahatma Gandhi – vị lãnh tụ tinh thần của nhân dân Ấn Độ đã từng nói: “Hạnh phúc là sự hoà hợp giữa cái mà một người nghĩ, nói và làm”. Immanuel Kant – một triết gia người Đức có ảnh hưởng lớn đến Kỷ nguyên Khai sáng đã có câu: “Khi một con người thận trọng vượt qua được tha lực của cái ác và nhận thức được hành động sai phạm của mình, người đó nhận thấy bản thân đang ở một trạng thái gọi là hạnh phúc, một trạng thái của sự mãn nguyện và bình yên trong tâm trí…” Hay như nhà triết học Hy Lạp Aristotle đã từng nói rằng: “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là mục tiêu nguyên vẹn và cũng là kết thúc sự tồn tại của con người”. Có thể thấy, hạnh phúc là một trạng thái của sự hài lòng và mãn nguyện, là sự bình yên, hài hoà của tâm trí và thể xác và cũng là mục đích tối cao mà con người luôn hướng tới trong cuộc sống. Con người tồn tại để đạt được hạnh phúc và chỉ khi hạnh phúc con người mới có thể ra đi trong mãn nguyện. Vì thế thực hành lòng biết ơn sẽ là phương tiện để giúp chúng ta có thể đi đến bến bờ của sự bình yên và niềm hạnh phúc. 1.4. Đạo đức 1.4.1. Đạo đức Oscar Wilde – nhà văn nổi tiếng người Ireland đã từng nói: “Đạo đức, cũng giống như nghệ thuật, là khi ta vẽ ra một giới hạn ở đâu đó”. Mahatma Gandhi thì cho rằng: “Đạo đức trú ngụ trong sự thuần khiết của trái tim ta”. Đạo đức trong tiếng Anh gọi là “morality”. Theo Oxford Learner’s Dictionaries, đạo đức là những nguyên tắc liên quan đến những hành vi đúng và sai hoặc tốt và xấu. Theo Từ điển bách khoa toàn thư Triết học Stanford, đạo đức mang hai hàm ý: Về hàm ý mô tả, nó đề cập đến những quy tắc xử sự cụ thể được thống nhất trong xã hội hoặc nhóm xã hội (chẳng hạn như trường học, tôn giáo…) hoặc được chấp nhận bởi một cá nhân về hành vi của bản thân. Về hàm ý chuẩn thông thường, nó đề cập đến một quy tắc xử sự, trong những điều kiện và tình huống cụ thể, mà con người có lý trí đều sẽ làm như thế. Theo từ điển Tâm lý học APA, đạo đức là một hệ thống các niềm tin và giá trị liên quan đến việc xử sự đúng đắn, dựa vào đó mà con người đánh giá hành vi nào đó là có thể chấp nhận hoặc không thể chấp nhận. Đạo đức là sự phản ánh vào ý thức cá nhân một hệ thống những chuẩn mực, đủ sức chi phối và điều khiển hành vi cá nhân trong mối quan hệ lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của toàn xã hội (Lý Minh Tiên et al., 2016). 1.4.2. Hành vi đạo đức Khái niệm Hành vi đạo đức là hành động tự giác được thúc đẩy bởi động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức.
  • 7. 4 | P a g e 4 Lý luận Tiêu chuẩn đánh giá Có 3 tiêu chuẩn để đánh giá một hành vi liệu có phải là hành vi đạo đức hay không: 1) Về ý thức của cá nhân: Hành vi đó phải do cá nhân tự giác (không bị ép buộc) và có ý thức thực hiện. 2) Về kết quả hành vi: Hành vi đạo đức phải là hành vi có ích và có giá trị với con người, nhưng phải là các giá trị tiến bộ, thúc đẩy sự phát triển của con người và xã hội. Những hành vi mang lại lợi ích cho một vài cá nhân nhưng gây hại cho người khác và xã hội như: bao che cho tội phạm, bao che bạn bè quay cóp… không là hành vi đạo đức. 3) Về động cơ thực hiện hành vi: Hành vi đạo đức là hành vi không vụ lợi tức là được thực hiện không vì mục đích trước hết nhằm thu lợi về mình. 1.4.3. Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức Tri thức đạo đức Tri thức đạo đức là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực đạo đức quy định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội. Tri thức đạo đức là thành phần quan trọng giúp cá nhân đánh giá được một hành vi nào đó là đúng, là sai, là tốt hay xấu, là bị cấm hoặc được làm trong chừng mực giới hạn hay được làm, phải làm. Nhờ tri thức đạo đức mà con người có thể dự đoán được kết quả hành vi và quyết định liệu có nên thực hiện hành vi đó hay không. Giá trị của tri thức đạo đức còn nằm ở mặt kiềm hãm các hành vi sai trái và điều này còn cần đến sự tham gia của ý chí. Có thể nói tri thức đạo đức sẽ đóng vai trò chỉ đạo hành vi đạo đức của cá nhân, nên đi hướng nào, tránh cái gì, lối đi ấy sẽ dẫn mình đến đâu. Vì thế nếu một người không có hoặc có ít tri thức đạo đức, họ không biết phân biệt hành vi nào là nên hay không nên làm, cũng không biết đánh giá thực hư phải trái. Họ như người mù đi trong đêm tối vô tận mà mãi không nhìn thấy ánh mặt trời. Vì thế dễ bị lôi kéo bởi cái xấu và sa vào các tệ nạn xã hội, hành động phạm pháp. Những người có tri thức đạo đức sai lệch hoặc giả là họ không hiểu nó thì còn tệ hơn cả. Họ có thể tham gia vào các hành động sai trái, phi pháp nhưng lại cứ ngỡ mình vẫn đang đi trên “con đường chính nghĩa”. Ví dụ như trường hợp của một anh chàng người dân tộc2 , dù anh ta có hành vi xâm phạm người khác nhưng lại cho rằng mình không làm sai bởi vì anh ta cho rằng “giết người mới phạm tội, làm ra người thì sao phạm tội”. Điều này cho thấy chúng ta cần phải cẩn trọng trong việc chọn lọc tiếp nhận những giá trị đạo đức tiến bộ và phù hợp với thời đại xã hội. Đồng thời tri thức đạo đức của một người cũng cần phải đạt tới trình độ lý tính, tức là phải thật sự hiểu đúng được bản chất, giá trị và tính chính nghĩa của các chuẩn mực và giá trị đạo đức. Niềm tin đạo đức Niềm tin đạo đức là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy. 2 Tìm hiểu thêm qua từ khoá “Màn đối đáp giữa quan tòa và 'bị cáo cướp vợ’ gây sốt mạng”
  • 8. 5 | P a g e 5 Lý luận Niềm tin là sự kết hợp của nhiều thành phần: hiểu biết sâu sắc về đối tượng, có xúc cảm mạnh mẽ (sự say mê) với đối tượng và sự lặp đi lặp lại nhiều lần để củng cố. Người ta không thể tin tưởng nếu họ chưa trải nghiệm trong thực tế. Vì thế nếu muốn thành lập niềm tin đạo đức, ta cần phải áp dụng tri thức đạo đức vào cuộc sống bằng những hành động cụ thể và điều này cần phải lặp lại nhiều lần thì mới đạt được kết quả. Niềm tin đạo đức là yếu tố quyết định hành vi đạo đức. Nó là cơ sở để con người bộc lộ những phẩm chất ý chí của đạo đức. Người nào có lòng tin rằng hành xử đạo đức thật sự mang lại những giá trị tốt đẹp, có ích cho con người thì người đó mới có đủ ý chí để vượt qua những khó khăn và trở ngại để thực hiện những hành vi đạo đức. Và ngược lại người ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc, thậm chí là không làm nếu không có hoặc có ít niềm tin. Nhờ niềm tin đạo đức mà chúng ta được chứng kiến bao tấm gương của những con người không khuất phục trước những khó khăn, cản trở, không ngần ngại hi sinh cả cuộc đời và cả mạng sống của mình để kiên trì bảo vệ chính nghĩa, chân lý và sự tự do của con người. Niềm tin mang đến sức mạnh mãnh liệt cho hành động của con người. Vì thế niềm tin cần phải dựa trên lý trí, hiểu biết sâu sắc rõ ràng. Đồng thời ta cũng cần phải lưu ý trong sự chọn lọc các giá trị đạo đức lành mạnh, tốt đẹp; tránh trường hợp tin vào những điều sai trái, lệch lạc sẽ gây ra hậu quả khôn lường cho cả bản thân lẫn những người xung quanh. Động cơ đạo đức Động cơ đạo đức là động cơ bên trong, đã được con người ý thức; trở thành động lực chính làm cơ sở cho những hoạt động của con người trong mối quan hệ giữa họ và người khác và với xã hội, biến hành động của con người thành hành vi đạo đức. Động cơ đạo đức tác động cả về mặt nguyên nhân lẫn mục đích. Về mặt nguyên nhân, nó là động lực tâm lý (nguyên nhân) thúc đẩy cá nhân thực hiện hành vi đạo đức (kết quả). Về mặt mục đích, nó quy định chiều hướng tâm lý, thái độ của cá nhân khi thực hiện hành vi. Ví dụ động cơ giúp một người nào đó là vì mục đích gì. Nếu mục đích đó là để thoả mãn tự ái, hiếu danh, mưu cầu lợi ích cá nhân thì ta nói động cơ họ giúp người này không phải là động cơ đạo đức. Tính mục đích còn được thể hiện ở chỗ khi một người đã có ý thức về nhu cầu đạo đức (muốn làm việc thiện) nhưng việc họ có thực hiện hành vi đạo đức đó hay không còn phụ thuộc vào việc họ có nhận ra mục đích của việc thiện này là để làm gì. Người ta cũng sẽ suy xét đến tính thiết thực và cấp bách trong mục đích của việc thiện này nữa. Ví dụ như trong dịch Covid 19 hiện nay, ta thấy mọi người đều cùng chung sức trong công tác phòng và chống dịch, người thì góp công sức thông qua việc làm tình nguyện, người thì đóng góp tài sản của mình để hỗ trợ cho quỹ Vacxin,… Điều này có được là vì họ đã nhận ra được tính cấp bách và ý nghĩa trong mục đích của những hành vi này – là để giúp mình cùng mọi người xung quanh vượt qua cơn đại dịch. Ý chí đạo đức Ý chí đạo đức là khả năng giúp cá nhân hướng đến việc tạo ra các giá trị đạo đức, là yếu tố tạo nên sức mạnh biến ý thức đạo đức thành hành vi đạo đức.
  • 9. 6 | P a g e 6 Lý luận Ý chí đạo đức là thành phần quan trọng mang tính quyết định đối với việc thực hiện hành vi đạo đức của con người. Nhờ ý chí mà ta áp dụng được tri thức đạo đức vào đời thực, tự mình trải nghiệm tính đúng đắn của nó cũng như các tình cảm đạo đức một cách thực tế. Nó giúp ta mang lại giá trị và ích lợi thực sự cho con người. Trong ý chí đạo đức có hai thuật ngữ mà ta cần quan tâm: Thiện chí: là ý hướng của con người vào việc tạo ra giá trị đạo đức. Khi một người chọn việc “nên làm” để mình và người khác cùng có lợi hoặc nhường lợi ích nhiều hơn cho người kia mà bỏ đi điều mình “muốn làm” thì ta nói người này có thiện chí. Nghị lực: là sức mạnh của thiện chí giúp con người vượt qua khó khăn, kiểm soát bản thân để có thể phục tùng ý thức đạo đức, thực thi hành vi đạo đức. Chính nhờ có nghị lực mà con người đạt đến những thành tựu tưởng chừng như không thể; đồng thời kiểm soát được các nhu cầu, ham muốn bản năng nhất mà thực hiện những hành vi mang tính “người”. Ví dụ về thiện chí và nghị lực: Vào ngày cuối tháng lương, một người trong túi chỉ còn có 10000 ngàn đồng cho bữa tối. Đang trên đường về nhà, người này trông thấy một cụ già lang thang trông rất tội nghiệp. Anh ta nghĩ: “Dù mình đang rất đói, nhưng ông cụ sẽ cần số tiền này hơn mình”. Vì thế anh ta đã quyết định nhịn đói tối nay để dành số tiền này cho ông cụ. Điều này đã thể hiện lên sự thiện chí thông qua việc anh chàng hướng đến việc nhường số tiền ít ỏi đó cho cụ già, cũng như bộc lộ lên nghị lực của anh thông qua việc cố gắng vượt qua nhu cầu cơ bản của bản thân để thực hiện hành vi đạo đức. Vì thế, trong công tác giáo dục cần chú ý hình thành cho các em cả thiện chí (chất) lẫn nghị lực (lượng). Trong đó, thiện chí có được dựa trên tri thức đạo đức – sự hiểu biết về đúng sai tốt xấu và nghị lực đạt được thông qua niềm tin về ý nghĩa và giá trị tốt đẹp của các hành động thiện lành. Tình cảm đạo đức Tình cảm đạo đức là những thái độ rung cảm của cá nhân với hành vi đạo đức của bản thân hay của người khác. Ví dụ: Sự xúc động trước nghĩa cử hi sinh cao đẹp hay sự khâm phục trước lòng dũng cảm, bất khuất của những người lính Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Tình cảm đạo đức là một dạng động cơ đạo đức quan trọng và có sức mạnh đưa con người đến quyết định thực hiện hành vi đạo đức. Nó khơi dậy cho con người nhu cầu đạo đức và thúc đẩy họ thực hiện hành động có đạo đức. Nó cũng là chất keo hoà lẫn tri thức, niềm tin đạo đức với ý chí, tạo ra sức mạnh tổng hợp. Tuy nhiên tác dụng tình cảm cũng có 2 mặt: tiêu cực và tích cực. Nó có thể làm tăng và ngược lại cũng có thể làm giảm sức mạnh của ý chí. Tình cảm có thể khiến ta hi sinh tất cả để được ở bên người mình yêu và ngược lại cản trở ta rời bỏ họ dù “cơm không lành, canh không ngọt”, thậm chí cả khi bị họ đối xử tàn tệ. Tình cảm cũng nâng cao hoặc cản trở vai trò chỉ đạo của tri thức đạo đức. Điều này có thể thấy qua các trường hợp tình bẻ cong lý, đối phó với pháp luật để bao che cho hành vi phạm tội của người yêu, con cái. Thói quen đạo đức Thói quen đạo đức là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu đạo đức của người đó.
  • 10. 7 | P a g e 7 Lý luận Khi làm đúng với thói quen đạo đức, con người sẽ cảm thấy dễ chịu còn khi không thể làm theo lệ thường, họ sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu. Ví dụ: Một cô gái thường hay ra công viên gần nhà để rải vụn bánh cho chim ăn; thế nhưng hôm ấy trời lại mưa và cô không thể thực hiện hành vi ấy như thường lệ thì cô sẽ cảm thấy rất ray rứt và khó chịu. Một hành vi được làm như một thói quen ít cần đến sự tham gia của ý thức cũng như ý chí. Nó gần như là tự động. Việc thực hiện hành vi này là rất dễ dàng và chẳng cần tốn mấy công sức. Vì thế nếu muốn thường xuyên thực hiện một hành vi đạo đức nào đó, hãy biến nó thành một thói quen bằng cách lặp đi lặp lại nó nhiều lần. Một số thói quen đạo đức cần thiết phải được hình thành từ tấm bé như nói lời cảm ơn/ xin lỗi, biết chào hỏi người khác,… vì khi trưởng thành việc hình thành các thói quen này sẽ gặp nhiều trở ngại và khó khăn. Thói quen đạo đức còn là cầu nối để tạo sự thống nhất giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức. Như nhà giáo dục Anton Makarenko đã từng nói: “Dù anh có xây được bao nhiêu những quan niệm đúng đắn về điều phải làm, tôi có quyền nói với anh rằng, anh chẳng giáo dục gì hết nếu anh không giáo dục thói quen cho các em”. Mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức Các thành tố trong cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức tuy đều có những vai trò khác nhau nhưng giữa chúng lại tồn tại mối quan hệ bền chặt, không thể tách rời, hỗ trợ và ảnh hưởng lẫn nhau, điều này được thể hiện qua các nội dung sau: Một người càng biết nhiều, hiểu đúng và sâu sắc về các chuẩn mực đạo đức (tức tri thức đạo đức) thì niềm tin đạo đức nơi họ cũng càng sâu sắc và bền vững; tình cảm đạo đức cũng trở nên mãnh liệt. Đồng thời, tri thức đạo đức cũng giúp con người ý thức sâu sắc và rõ ràng ý nghĩa trong mục đích của hành vi đạo đức, từ đó hình thành cho họ động cơ đạo đức và giúp họ dễ dàng huy động ý chí đạo đức hơn. Tình cảm đạo đức là một dạng động cơ mạnh mẽ giúp con người phát huy tối đa sức mạnh của ý chí khiến họ thực hiện được những điều phi thường mà ta tưởng chừng như không thể. Nó cũng là chất keo gắn kết tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức với ý chí đạo đức, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Sự thể nghiệm tri thức đạo đức trong thực tế cùng với những cảm xúc, tình cảm mà nó mang lại cũng góp phần củng cố niềm tin đạo đức trở nên sâu sắc và bền bỉ hơn. Ngược lại nhờ niềm tin đó đã tạo ra động lực giúp cá nhân không ngừng tìm hiểu và tăng cường tri thức đạo đức; đồng thời sức mạnh của ý chí đạo đức cũng được khơi dậy mạnh mẽ. Cuối cùng, thói quen đạo đức là yếu tố quan trọng để gắn kết lại tất cả những thành tố trên, để chúng có thể hoạt động nhất quán, thống nhất, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Thói quen chính là yếu tố để đảm bảo mối liên kết giữa ý thức đạo đức và hành vi đạo đức. Nó đảm bảo con người luôn thực hiện hành vi đạo đức trong điều kiện cho phép. Tóm lại, giữa các thành tố trong cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức luôn tồn tại mối liên hệ bền chặt, ảnh hưởng qua lại, hỗ trợ lẫn nhau và không thể tách rời. Nếu thiếu một trong các thành tố thì cũng không thể làm nên một hành vi đạo đức được. Vì thế trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải đảm bảo tiến hành toàn diện và đồng bộ cả sáu yếu tố trên nhằm
  • 11. 8 | P a g e 8 Lý luận đạt được hiệu quả cao nhất và mang lại những giá trị đích thực trong sự hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của các em. 1.4.4. Phẩm chất đạo đức Phẩm chất Theo từ điển Tâm lý học APA, phẩm chất (quality) mang hai hàm ý: ▪ Là thuộc tính đặc trưng cho một cái gì đó, có thể là vật chất hoặc trừu tượng. ▪ Là bản chất hoặc đặc điểm cốt lõi của [một người hoặc] một cái gì đó. Theo từ điển Merriam-Webster, phẩm chất mang các ý nghĩa sau: ▪ Là đặc điểm hoặc những nét riêng biệt và bản chất [của một người] ▪ Là đặc trưng cố hữu [của một người] Theo từ điển Collins, phẩm chất mang các hàm ý: ▪ Là đặc điểm, đặc trưng để phân biệt [một người nào đó] ▪ Là đặc trưng cơ bản và bản chất của [một người hoặc] một cái gì đó. ▪ Là một thuộc tính của nhân cách. ▪ Phẩm chất của một ai đó là những đặc tính tốt mà họ sở hữu và những đặc tính này là một phần cố hữu trong họ. Phẩm chất đạo đức Sau khi đã đưa ra những khái niệm thành phần, ta có thể khái quát chúng thành định nghĩa chung như sau: “Phẩm chất đạo đức của một người là những thuộc tính của nhân cách, được hình thành thông qua sự phản ánh vào ý thức người đó một hệ thống những chuẩn mực đủ sức chi phối và điều khiển hành vi của họ trong mối quan hệ lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của toàn xã hội”. Phẩm chất đạo đức mang tính xã hội vì chúng được hình thành trong quá trình sống của con người trong nền văn hoá - xã hội và mang nội dung của nền văn hoá - xã hội. Một số ví dụ về phẩm chất đạo đức như: lòng nhân ái, tính trung thực, lòng trung thành, sự nhẫn nại, lòng dũng cảm, sự tận tâm, lòng bao dung, sự chính trực, đức hi sinh,… 1.5. Mối quan hệ giữa lòng biết ơn và hạnh phúc Tác giả Amy Collette đã từng nói: “Lòng biết ơn là chất xúc tác mạnh mẽ nhất tạo nên sự hạnh phúc. Nó là tia lửa nhỏ thắp lên ngọn lửa của niềm vui và hạnh phúc trong tâm hồn con người”. Trong Tâm lý học tích cực, lòng biết ơn được cho là có liên hệ mật thiết với hạnh phúc. Lòng biết ơn là chìa khoá, là con đường đưa con người đến hạnh phúc thật sự. Có một nguyên tắc bất di bất dịch trong cuộc sống: “Cho đi để được nhận lại”. Như vậy, người biết trân trọng và biết ơn cuộc sống sẽ luôn nhận lại được những điều tuyệt vời và tốt đẹp nhất. Đồng thời lòng biết ơn sẽ khiến họ luôn lạc quan và yêu đời, bởi họ nhận thấy được vẻ đẹp của cuộc sống từ những điều đơn giản và bình dị nhất. Vậy tại sao lòng biết ơn lại dẫn đến hạnh phúc?
  • 12. 9 | P a g e 9 Lý luận Lòng biết ơn giải thoát con người khỏi xiềng xích của ham muốn Cuộc đời con người luôn bị vây quanh bởi những nhu cầu và ham muốn. Đạt được điều này rồi con người lại muốn đạt được điều khác. Nhưng những điều được thoả mãn thì lại rất ít mà điều chưa thoả mãn thì lại vô vàn. Hơn nữa, việc lấp đầy một mong cầu nào đó cũng chỉ là tạm thời, con người cũng chỉ vui vẻ được trong phút chốc trước khi lại bị trói chặt trong sự ham muốn về một điều gì đó khác. Cứ như thế con người ta cứ mãi lẩn quẩn trong xiềng xích của tham ái và những ham muốn chưa được thoả mãn. Việc có một mong cầu nào đó không hẳn là điều xấu, nhưng nếu chúng ta không bao giờ biết dừng lại để có một giây phút bình yên trong sự biết ơn đối với những gì mình đang có, về những gì ta đã đạt được và về chính bản thân mình, chúng ta sẽ không bao giờ thấy đủ và cảm nhận được niềm hạnh phúc. Tất cả những gì ta có thể cảm thấy là sự tồn tại một cách tạm bợ, thất vọng, đau đớn và không hạnh phúc vì ta vẫn chưa đạt được mục đích cuối cùng của cuộc đời mình. Chính lòng biết ơn và biết trân trọng những cố gắng, nỗ lực của bản thân và những gì ta đã đạt được và hiện có sẽ giúp ta kiểm soát được lòng ham muốn của chính mình và không trở thành nạn nhân của chúng. Lòng biết ơn giúp con người hài lòng về những gì mình đang có và trân trọng giờ phút hiện tại cũng như giảm nỗi sợ hãi về tương lai và những điều chưa hoàn thành Lòng biết ơn giúp con người chấp nhận được thực tại và trú ẩn vào giờ khắc hiện tại mà không phải là hối hận về quá khứ đã qua hay lo lắng, sợ hãi về tương lai chưa tới. Nó giúp bạn sống hết mình ở giây phút hiện tại và hạnh phúc với những gì mình đang có. Tương lai thì quá xa vời, ta không thể nào biết trước hay kiểm soát nó được. Nếu bạn mải mê mơ mộng về một cuộc sống xa xôi tốt đẹp nào đó trong tương lai thì rõ là bạn đang không thật sự sống tại đây, ngay lúc này. Nghĩ về tương lai cũng có thể khiến bạn trở nên căng thẳng, lo lắng, sợ hãi. Bạn có thể lo rằng mình sẽ không nộp kịp dự án đúng thời hạn hay người yêu sẽ không còn yêu bạn nữa… Vì thế thực tập lòng biết ơn là cách để tâm ta trở nên tĩnh lặng và không còn bị quấy nhiễu bởi những nỗi lo âu, phiền muộn về tương lai; khi đó chắc chắn hạnh phúc tự khắc sẽ tự tìm đến bạn. Lòng biết ơn giúp ta yêu đời hơn và ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh ta Như đã nói trên, lòng biết ơn giúp bạn trở nên hạnh phúc và ít gặp căng thẳng cũng như lo âu hơn. Và vì thế bạn có thể yêu mến cuộc sống hơn và có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống và với lỗi lầm của người khác. Sự thay đổi tích cực và lòng bao dung của bạn khiến bạn trở nên dễ mến hơn trong mắt người khác. Họ có thể cảm nhận được sự thay đổi của bạn và trở nên ấm lòng với những cử chỉ và lời nói biết ơn đầy chân tình của bạn. Và vì thế lòng biết ơn của một người rất có thể sẽ tạo ra động lực cho những người xung quanh họ trở nên ấm áp hơn và là nguồn cảm hứng cho người ta làm nên nhiều điều tốt đẹp khác. Lòng biết ơn giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách và góp phần cải thiện sức khoẻ thể chất và tinh thần Lòng biết ơn sẽ mang đến cho con người những trải nghiệm và cảm xúc tích cực, giúp họ giải quyết những thử thách, khó khăn và xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, vững chắc. Ai cũng từng gặp những khó khăn và thử thách trong đời và chính lòng biết ơn sẽ mang lại nguồn
  • 13. 10 | P a g e 10 Lý luận sức mạnh tinh thần và sự động viên lớn lao giúp con người vực dậy sau những thách thức tưởng chừng như có thể đánh bại họ mãi mãi. Thậm chí lòng biết ơn còn tăng cường cả sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất của con người và còn giúp cải thiện giấc ngủ, tăng cường sức sống và khả năng miễn dịch. Theo một nghiên cứu về Cựu chiến binh Việt Nam vào năm 2006, những người hình thành cho họ lòng biết ơn và phát triển nó có tỷ lệ mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) thấp hơn. Ngoài ra, lòng biết ơn cũng được đưa vào danh sách những yếu tố có đóng góp quan trọng đến khả năng phục hồi sau vụ khủng bố 9/113 . Ngoài ra một nghiên cứu khác cũng cho thấy hầu hết người ta cảm thấy phấn chấn và yêu đời hơn sau Lễ Tạ ơn4 . Một vài nghiên cứu về mối quan hệ giữa biết ơn và hạnh phúc Bác sĩ Robert A. Emmons - đại học California, Davis và Michael E. McCullough - đại học Miami đã thực hiện khá nhiều nghiên cứu trên lòng biết ơn. Trong một nghiên cứu của họ, các nghiệm thể có nhiệm vụ là viết một vài câu về một chủ đề cụ thể nào đó trong mỗi tuần. Một nhóm viết về những gì mà họ cảm thấy biết ơn đã xảy ra trong tuần lễ đó. Nhóm khác thì viết về những thứ gây khó chịu hoặc khiến họ không vui. Trong khi nhóm thứ ba chỉ đơn thuần là viết về các sự kiện đã ảnh hưởng đến họ…. Sau 10 tuần, nhóm nghiệm thể viết về lòng biết ơn trở nên lạc quan hơn và cảm thấy tích cực hơn về cuộc sống của họ. Đáng ngạc nhiên hơn là họ cũng tập thể dục nhiều hơn và ít viếng thăm các nhà trị liệu hơn là nhóm người tập trung viết về nguồn cơn khiến họ cáu tiết. Bác sĩ Martin E. P. Seligman – một nhà tâm lý tại đại học Pennsylvania đã tiến hành một nghiên cứu về tác động của các biện pháp can thiệp Tâm lý học tích cực lên 411 khách thể. Khi đến nhiệm vụ viết và gửi tận tay một lá thư bày tỏ lòng thành đến một người nào đó mà họ cảm thấy là chưa từng được cảm ơn hay tri ân một cách đúng nghĩa, các khách thể ngay lập tức biểu lộ sự gia tăng khổng lồ về điểm số hạnh phúc. Tác động của bài tập này còn lớn hơn bất kỳ biện pháp can thiệp nào khác và kéo dài đến cả tháng trời sau đó. 1.6. Mối quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức Con người là một động vật bậc cao với sự phát triển trí tuệ và tâm lý vượt trội hơn hẳn mọi loài vật khác. Vì thế hệ thống nhu cầu của con người cũng vô cùng phức tạp. Trong khi loài vật chỉ cần thoả mãn những nhu cầu sinh tồn cơ bản thì ở con người còn hình thành nhiều loại nhu cầu cấp cao khác. Abraham Maslow – một nhà tâm lý học nhân văn người Mỹ - đã công bố vào năm 1943 Tháp nhu cầu của con người gồm 5 mức độ được xếp từ thấp đến cao: 3 Sự kiện 11 tháng 9 (September 11 attacks) là sự kiện gồm một loạt bốn cuộc tấn công khủng bố nhằm chống lại Hoa Kỳ diễn ra vào sáng thứ Ba, ngày 11 tháng 9 năm 2001. 4 Lễ Tạ ơn (Thanksgiving Day) là một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Hoa Kỳ, Canada cũng như một số đảo ở Caribe và Liberia; với ý nghĩa ban đầu là mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã giúp cho con người có cuộc sống no đủ và an lành.
  • 14. 11 | P a g e 11 Lý luận 1. Nhu cầu sinh lý (physiological needs): ăn uống, ngủ nghỉ, tình dục, nơi ở, nhiệt độ... 2. Nhu cầu được an toàn (safety needs): sức khỏe tốt, được sống trong trạng thái an toàn, được bảo vệ, không sợ hãi, ko nguy hiểm, ổn định... 3. Nhu cầu được yêu thương và “thuộc về” (love and belonging needs): quan hệ yêu đương, gia đình, bạn bè, sự giao tiếp, kết nối, thân mật, được chấp nhận… 4. Nhu cầu được tôn trọng (self-esteem needs): lòng tự trọng, mong muốn được mọi người tôn trọng, yêu mến và tin tưởng… 5. Hiện thực hoá bản thân (phát triển bản thân) (self-actualization needs): được sáng tạo, được cống hiến cho người khác, phát triển các phẩm chất đạo đức, phát huy tiềm năng, hiện thực hoá ước mơ, khát vọng... Hình 1. Tháp nhu cầu của Maslow (Verywellmind) Hệ thống nhu cầu vô cùng đa dạng và phức tạp đồng thời cũng kéo theo nỗi ám ảnh của con người về những điều chưa được thoả mãn cùng những chuỗi ngày thất vọng và trách móc bản thân. Như vậy thì nhu cầu của con người liên quan gì đến đạo đức? Chúng ta hãy nhìn vào ba bậc thang trên cùng của tháp nhu cầu. Đó là nhu cầu được yêu thương, được tôn trọng và phát triển bản thân. Điều gì khiến con người hạnh phúc? Một trong những lý do đó là các nhu cầu và khát vọng phải được thoả mãn. Nếu con người không được yêu thương, không được người khác tôn trọng và trở nên ngày càng tốt đẹp hơn mỗi ngày, họ khó mà cảm nhận được hạnh phúc thật sự. Vậy làm thế nào họ đạt được những điều đó? Câu trả lời rất rõ ràng rằng họ phải sống theo quy chuẩn xã hội và các chuẩn mực đạo đức. Trước đây, nếu như vấn đề đạo đức thường chỉ xoay quanh công lý và tính công bằng thì trong những năm gần đây, các hành vi xã hội5 (prosocial) như quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ người khác sẽ được xem là hành vi đạo đức. Những hành vi này được cho rằng có khả năng 5 Những hành vi mang lại lợi ích hoặc giá trị tốt đẹp cho người khác
  • 15. 12 | P a g e 12 Lý luận làm tăng các cảm xúc tích cực vì nó thoả mãn được các nhu cầu tâm lý cấp cao của chúng ta như nhu cầu về các mối quan hệ, thể hiện năng lực và hiệu quả cá nhân, tính tự chủ,… cũng như khuyến khích sự đồng tình của xã hội. Bên cạnh đó, hạnh phúc là niềm vui sướng mà ta không thể nào có được nếu tìm cầu nó một cách tội lỗi và không chính đáng. Hạnh phúc chỉ có thể đạt được khi nó không mâu thuẫn với các giá trị và niềm tin đạo đức của con người. Một người đàn ông đã kết hôn tìm kiếm niềm vui và cảm giác thuộc về qua những mối quan hệ không trong sáng thì anh ta không thể nào đang thật sự hạnh phúc được. Nhiều triết gia giữ vững quan điểm rằng hạnh phúc xuất phát từ lối sống có đạo đức. Người có đạo đức thì thường được cho là một người chính trực và liêm khiết. Họ sống theo các chuẩn mực đạo đức, giá trị xã hội và không hổ thẹn với lòng mình. Cho nên đạo đức là một đức tính mà ta chỉ có thể đạt được nếu sống một cách ngay thẳng và không gian dối. Bằng chứng là hầu hết những người có lối sống hay lừa lọc và không mấy đạo đức cảm thấy khó mà hạnh phúc được bởi họ luôn sống trong sự dằn vặt với tội lỗi cùng với nỗi sợ hãi lơ lửng về nguy cơ có thể xảy ra đối với người thân và chính bản thân họ. Con người có thể tự do lựa chọn cách sống của riêng mình. Họ có thể lựa chọn đi ngược với chuẩn mực đạo đức và bị người khác ghét bỏ, phỉ báng; không màng gì đến việc rèn luyện đạo đức, phát triển bản thân và cảm thấy tồi tệ về chính mình. Hoặc ngược lại họ có thể sống và làm việc một cách đạo đức cũng như tự rèn luyện bản thân ngày càng tốt đẹp hơn và được người khác yêu mến, tôn trọng cũng như chính họ cũng cảm thấy yêu quý bản thân mình hơn. Như George Washington – vị tổng thống Hoa Kỳ đã từng nói: “Hạnh phúc và trách nhiệm đạo đức có mối liên hệ không thể tách rời”. Vì thế, để có được hạnh phúc thật sự, tôi tin rằng con người nào cũng mong muốn làm những việc thiện lành và hướng tới những giá trị đạo đức tốt đẹp. 1.7. Mối quan hệ giữa lòng biết ơn và đạo đức Theo McCullough và cộng sự6 , lòng biết ơn được quan niệm như là một ý thức đạo đức (moral affect). Lòng biết ơn gồm 3 chức năng mà có thể nói là có liên hệ đến đạo đức: 1. Chức năng rung cảm đạo đức (tạm dịch từ “moral barometer function”): Phản ứng, rung động của một người đối với hành vi đạo đức của người khác mà họ được hưởng lợi. Có thể thấy chức năng này tương đối giống với tình cảm đạo đức. 2. Chức năng động cơ đạo đức: Là động cơ thúc đẩy người hưởng lợi thực hiện hành vi xã hội (prosocial) và hành vi đạo đức – những hành vi mang lại lợi ích và giá trị cho cộng đồng. 3. Chức năng củng cố đạo đức: Lòng biết ơn khuyến khích người hưởng lợi hành xử có đạo đức và tăng khả năng lặp lại hành vi đạo đức trong tương lai (như thói quen đạo đức) 6 Phỏng theo báo cáo nghiên cứu ‘Is gratitude a moral affect?’
  • 16. 13 | P a g e 13 Lý luận Ví dụ như một em bé mồ côi may mắn được cưu mang bởi các tu sĩ trong nhà thờ. Em rất cảm động trước tình yêu thương, lòng nhiệt thành của mọi người ở đây và lâu dần đã sinh lòng yêu mến, kính trọng và biết ơn họ (xuất hiện tình cảm đạo đức). Vì thế em khao khát khi lớn lên mình sẽ có thể giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh như cách mà các tu sĩ nơi đây đã từng giúp đỡ em – xuất hiện động cơ đạo đức. Về sau em bé ngày nào đã trở thành một chàng trai trẻ thành công và là một nhà từ thiện thường xuyên giúp đỡ cho những người khó khăn như mơ ước của em thuở ấu thơ – hình thành thói quen đạo đức. Qua ví dụ trên đã thể hiện được ba chức năng của lòng biết ơn. Immanuel Kant – nhà triết học của Kỷ nguyên Khai sáng cũng từng có lời khuyên rằng một người nên biết bắt lấy cơ hội bày tỏ lòng biết ơn như một sự tử tế đạo đức (moral kindness). Điều này có nghĩa là xem nó như một cơ hội được ban đến cho ta để hợp nhất đức tính7 biết ơn với lòng yêu thương con người, để kết hợp … thiên hướng nhân từ (xu hướng hành động đạo đức – khá giống với thói quen đạo đức) với sự nhạy cảm lòng nhân từ (nhạy cảm trong sự rung động đối với hành vi đạo đức – tình cảm đạo đức) và cũng để nuôi dưỡng tình yêu của một người đối với nhân loại. Nói một cách đơn giản: Kant cho rằng lòng biết ơn sẽ có khả năng tăng tính nhân ái, lòng thương người trong chúng ta và là cơ hội để chúng ta thống nhất giữa tình cảm đạo đức (sự rung động với hành vi đạo đức) và thói quen đạo đức (hình thành xu hướng lặp lại hành vi đạo đức). Bày tỏ lòng biết ơn chính là cơ hội để nuôi dưỡng và củng cố lòng nhân ái một cách thực tiễn…. (Timmons, 2011) Ý tưởng hợp nhất các đức tính gợi ý cho ta về một dạng liên hệ, tác động tương hỗ của các đức tính mà việc sở hữu một đức tính cụ thể nào đó đòi hỏi ta cần phải nuôi dưỡng những đức tính khác (Timmons, 2011). Như ở đây để phát triển lòng nhân ái toàn diện đòi hỏi con người phải nuôi dưỡng cho mình sự biết ơn sâu sắc. Điều này cho thấy được lòng biết ơn đóng một vai trò nào đó trong việc hình thành các phẩm chất đạo đức của con người. Bằng chứng ở đây là: Thứ nhất, xét trên phương diện chung thì giữa các phẩm chất đạo đức8 có sự tác động qua lại lẫn nhau. Thứ hai, xét trên phương diện riêng thì lòng nhân ái là một phẩm chất đạo đức và lòng biết ơn đóng vai trò củng cố nó. Như vậy, dựa theo hai điều trên, lòng biết ơn rất có thể sẽ ảnh hưởng và đóng vai trò củng cố với các phẩm chất đạo đức khác. 1.8. Tổng kết về vai trò của lòng biết ơn đối với sự hình thành các phẩm chất đạo đức của con người Về quan hệ giữa lòng biết ơn và hạnh phúc: lòng biết ơn là chìa khoá, là con đường dẫn đến hạnh phúc. 7 Tiếng Anh: virtue. Là một phẩm chất hoặc thuộc tính của nhân cách (character traits) mang tính chất bền vững và tích cực về mặt đạo đức, quy định suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của con người theo cách thức nhất định trong những trường hợp xác định. Đức tính còn được hiểu đơn giản như những tính tốt, hợp với đạo làm người. 8 Lòng biết ơn là một đức tính vì thế cũng có thể được xem như là phẩm chất đạo đức
  • 17. 14 | P a g e 14 Lý luận Về quan hệ giữa hạnh phúc và đạo đức: lối sống đạo đức giúp con người được xã hội chấp nhận, đồng thời cũng giúp họ thoả mãn các nhu cầu tâm lý cấp cao. Các triết gia tin rằng hạnh phúc xuất phát từ lối sống có đạo đức và người ta không thể sống an ổn nếu sống không đạo đức. Về quan hệ giữa lòng biết ơn và đạo đức: Sự sở hữu đức tính này đồng nghĩa phải củng cố nuôi dưỡng những đức tính khác. Giữa các phẩm chất không tồn tại biệt lập mà có liên kết tác động qua lại lẫn nhau. Vì thế lòng biết ơn cũng sẽ có sự tác động, ảnh hưởng đối với các phẩm chất khác. Để phát triển các phẩm chất đạo đức, cần phải củng cố lòng biết ơn. Như vậy giữa biết ơn và các phẩm chất đạo đức tồn tại mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau mà ở đây lòng biết ơn sẽ đóng vai trò là điều kiện cần thiết để có thể hình thành và củng cố các phẩm chất đạo đức khác. Sau khi đã phân tích và tổng kết về mối liên hệ giữa ba yếu tố: lòng biết ơn, hạnh phúc và đạo đức. Có thể đưa ra được một số nội dung về vai trò của lòng biết ơn đối với sự hình thành các phẩm chất đạo đức của con người như sau: Lòng biết ơn là điều kiện, là cơ sở để con người hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức khác như lòng nhân ái, sự bao dung và đồng cảm, lòng yêu thiên nhiên và loài vật, sự nhạy cảm đạo đức – khả năng rung động trước vẻ đẹp đạo đức,….Trong đó mong muốn được hạnh phúc là một trong những động cơ để con người thực hiện các hành vi đạo đức và hình thành các phẩm chất đạo đức. Đồng thời để đạt được hạnh phúc cần thiết phải có lối sống đạo đức và hạnh phúc cũng sẽ thông qua lòng biết ơn mà đạt được.
  • 18. 15 | P a g e 15 Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở Phần 2: Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở 2.1. Cơ sở Những đề xuất của tác giả về một số hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở dưới đây được thành lập dựa vào lý thuyết về cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức và mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc tâm lý hành vi đạo đức như đã trình bày phía trên. 2.2. Tóm tắt nội dung Cấu trúc tâm lý của hành vi đạo đức gồm 6 thành tố là tri thức đạo đức, tình cảm đạo đức, động cơ đạo đức, thói quen đạo đức, niềm tin đạo đức và ý chí đạo đức. Giữa các thành tố này tồn tại mối liên hệ không thể tách rời nên thiết nghĩ khi thiết kế hoạt động giáo dục cần phải thực hiện toàn diện trên cả các mặt. 2.3. Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở Sau đây tác giả xin đề xuất ý tưởng về hoạt động tổ chức một khoá học ngắn hạn (4 tuần) nhằm hình thành lòng biết ơn cho học sinh bậc học trung học cơ sở, đặc biệt là cho các em có lối sống tiêu cực, bất cần và ích kỷ. Các loại hoạt động sẽ được trình bày theo chủ đề của từng tuần. Tuần 1: Lý thuyết – Kiến thức Nội dung: Giúp hình thành tri thức đạo đức ở học sinh, mầm móng của niềm tin và động cơ lòng biết ơn. Tạo ra những xúc cảm tích cực ban đầu nhằm hình thành tình cảm đạo đức. Trong đó, tập trung vào hình thành và bồi dưỡng tri thức đạo đức. Hoạt động cụ thể: • Trình bày những kiến thức cơ bản về lòng biết ơn: khái niệm, ý nghĩa (vì sao phải biết ơn), lợi ích,… • Kể các câu chuyện, mẩu truyện ngắn, cho học sinh xem video, đưa ra các dẫn chứng thực tế về (giá trị) lòng biết ơn. Yêu cầu: Trình bày cần ngắn gọn, súc tích, sáng tạo và hấp dẫn; tránh dài dòng, phức tạp và có kèm theo các câu chuyện, minh chứng điển hình. Bài tập bắt buộc: Các em mỗi ngày viết 1-2 câu để thể hiện lòng biết ơn về đề tài bất kỳ (lòng biết ơn đất nước, quê hương, thiên nhiên, con người, gia đình, nhà trường, xã hội, sự trân trọng bản thân,…) Tuần 2: Thực hành - Trải nghiệm thực tế Nội dung: Bồi dưỡng và củng cố tri thức đạo đức, trải nghiệm thực tế làm nảy sinh cảm xúc tích cực, hình thành và củng cố tình cảm đạo đức cho học sinh; rèn luyện ý chí đạo đức, động cơ và niềm tin đạo đức, tạo cơ sở hình thành thói quen đạo đức. Trong đó tập trung vào việc tạo ra các cảm xúc tích cực cho học sinh để hình thành và củng cố tình cảm đạo đức. Hoạt động cụ thể: Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tiễn cho học sinh. Sau đây là một vài chủ đề gợi ý:
  • 19. 16 | P a g e 16 Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở 1. Non sông gấm vóc và con người Việt Nam Mục tiêu: hình thành lòng biết ơn thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam Lựa chọn và tổ chức hoạt động phù hợp như: du lịch trải nghiệm thực tế, trải nghiệm công việc của người nông dân như làm ruộng, thu hoạch lúa/ cây trái…, tự mình nấu những món dân dã như cơm lam, cơm niêu,…;tham quan/ trải nghiệm công việc của người dân lao động Việt Nam như làm nước mắm, chài cá, làm gốm, tranh đông hồ, đan thêu, … tham quan các bảo tàng nghệ thuật Việt Nam, xem biểu diễn nghệ thuật dân gian như múa rối nước, chèo, dân ca quan họ,…; sưu tầm ảnh, chụp hình trực tiếp, làm thơ làm văn về vẻ đẹp quê hương, danh lam thắng cảnh Việt Nam,… 2. Uống nước nhớ nguồn Mục tiêu: hình thành lòng biết ơn các thế hệ cha ông - những người đã dày công xây dựng và hi sinh vì Tổ quốc cũng như hình thành cho học sinh lòng yêu lịch sử, đất nước và dân tộc Việt Nam. Hoạt động cụ thể: Cho học sinh tham quan bảo tàng, lăng Bác, các công trình di tích chiến tranh như địa đạo Củ chi…, các công trình di tích lịch sử như lăng tẩm, hoàng thành,… có thể kết hợp với xem, nghiên cứu phóng sự và tư liệu về chiến tranh; về thăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình liệt sĩ, các chiến sĩ và những nạn nhân hứng chịu các ảnh hưởng, hậu quả của chiến tranh (như chất độc màu da cam,…). Tổ chức buổi trò chuyện, kể chuyện với sự tham gia, lời kể của những nhân chứng chiến tranh,… 3. Hạnh phúc do ta nắm giữ Mục tiêu: hình thành lòng biết ơn cho học sinh về những gì mà các em đang có, tạo cho các em sự hài lòng về hiện tại và hình thành cái nhìn tích cực về cuộc sống; tránh thái độ không trân trọng, chê trách những điều mình đang có. Hoạt động cụ thể: Cho học sinh tham gia vào việc làm từ thiện, tình nguyện ở các vùng sâu vùng xa, ở các trung tâm tổ chức, các trường trẻ mồ côi, người khuyết tật, trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn,…. Tổ chức các buổi giao lưu, tâm sự về những trải nghiệm, khó khăn của họ để từ đó hình thành cho học sinh lòng biết ơn về những gì mình đang có cũng như hình thành cho các em lòng vị tha, khả năng đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh. Bài tập tuần: Cho học sinh viết một đoạn văn ngắn về cảm nhận của mình và những điều các em cảm thấy biết ơn qua trải nghiệm thực tế. Yêu cầu: Lựa chọn tổ chức hoạt động phù hợp với khả năng và kinh phí. Bài tập bắt buộc: Hàng ngày viết 1-2 câu để thể hiện lòng biết ơn về đề tài bất kỳ (xem phía trên). Tuần 3: Thực hành – Củng cố Nội dung: Tập trung vào việc củng cố niềm tin đạo đức, rèn luyện ý chí đạo đức (nhất là cho các em học sinh chưa bao giờ thể hiện lòng biết ơn trước đó) và tiếp tục tạo nhiều cảm xúc tích cực cho học sinh, giúp các em phát triển tình cảm đạo đức. Việc thực hành lòng biết ơn sẽ
  • 20. 17 | P a g e 17 Đề xuất và xây dựng các hoạt động giáo dục lòng biết ơn cho học sinh trung học cơ sở giúp các em hiểu được ý nghĩa và mục đích của lòng biết ơn từ đó tạo điều kiện các em hình thành động cơ đạo đức đúng đắn và thói quen biết ơn. Hoạt động cụ thể: Nộp bài cảm nhận. Mời một số học sinh chia sẻ với lớp cảm nhận của em về buổi trải nghiệm tuần trước. Thảo luận về giá trị của lòng biết ơn đối với việc hình thành các phẩm chất đạo đức (lòng bao dung, nhân ái, vị tha, đồng cảm, đức hi sinh,…) và giá trị của nó đối với các mối quan hệ của con người. Nhấn mạnh mục đích của sự biết ơn và tầm quan trọng của việc hình thành thói quen biết ơn. Gợi ý một số câu hỏi: Vì sao ta phải biết ơn người khác? Biết ơn sẽ mang lại giá trị gì, lợi ích gì? Nó có giúp gì trong những mối quan hệ không? Hãy tưởng tượng về cảm xúc của mọi người khi em bày tỏ lòng biết ơn?... Bài tập tuần: Viết một lá thư hoặc tặng một món quà nhỏ để bày tỏ lòng biết ơn của em đến một người nào đó. Sau đó ghi nhận lại phản ứng, cảm xúc, hồi đáp của họ ra sao (VD: Họ có cảm xúc ra sao, họ hạnh phúc như thế nào?…) và cảm nhận/ cảm xúc của em sau khi bày tỏ lòng biết ơn đối với họ. Bài tập bắt buộc: Hàng ngày viết 1-2 câu để thể hiện lòng biết ơn về đề tài bất kỳ (xem phía trên). Tuần 4: Tổng kết Nội dung: Tổng kết về những gì đã học, nhấn mạnh một số nội dung quan trọng và khẳng định giá trị của lòng biết ơn, nhấn mạnh hiệu quả của việc thiết lập thói quen biết ơn, khuyến khích các em tiếp tục thực hành lòng biết ơn và thực hiện bài tập nhỏ. Hoạt động cụ thể: Cho học sinh chia sẻ về những gì đã xảy ra cùng cảm nhận của các em sau khi thực hiện bài tập tuần trước. Thảo luận một vài câu hỏi ngắn. Gợi ý: Các em cảm thấy mình đã thay đổi như thế nào sau 4 tuần thực hành lòng biết ơn? Những khó khăn mà em gặp phải khi thể hiện lòng biết ơn (đặc biệt là ở các em có lối sống bất cần và không thường thể hiện lòng biết ơn)? Sự bày tỏ lòng biết ơn đã mang lại cho em những lợi ích và giá trị gì? Những người xung quanh em có phản ứng ra sao với lòng biết ơn của các em? Kết luận, khẳng định giá trị của lòng biết ơn và nhấn mạnh học sinh phải biết tự rèn luyện thói quen biết ơn. Bài tập bắt buộc: khuyến khích học sinh thực hiện bài tập này mỗi ngày để hình thành và củng cố thói quen biết ơn ngay cả khi kết thúc khoá học. Kết thúc khoá học
  • 21. 18 | P a g e 18 Kết luận Kết luận Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức mang lại nhiều lợi ích và giá trị tốt đẹp đối với đời sống của con người. Nó giúp con người nhận thấy được vẻ đẹp của cuộc sống trong những điều bình dị, nhỏ nhặt nhất và mãn nguyện trước những gì mình đang có. Nó cũng là nguồn động lực, sức mạnh lớn lao giúp con người vượt qua những thử thách, khó khăn của cuộc đời. Lòng biết ơn mang đến cho ta niềm hạnh phúc và sự bình yên ngay trong đời sống hiện tại. Lòng biết ơn còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các phẩm chất đạo đức. Nó là điều kiện cần thiết để hình thành các phẩm chất nhân ái, vị tha, cảm thông và sự nhạy cảm trước vẻ đẹp đạo đức cũng như nhiều phẩm chất đạo đức khác. Chính lòng biết ơn sẽ giúp con người tiến đến gần hơn với một bản thân ngày càng tốt đẹp và đầy cảm hứng, sự hoàn thiện về mặt đạo đức; tạo ra những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa trong đời sống và đạt đến chân-thiện-mỹ. Vì thế mỗi người chúng ta cần nên phát triển cho bản thân thói quen biết ơn sâu sắc, bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất cho đến những điều lớn lao, vĩ đại.
  • 22. Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Biết ơn (1997). Trong Từ điển Tiếng Việt. Hồ Ngọc Đức. http://www.informatik.uni- leipzig.de/~duc/Dict/ 2. Jefferson Center Staff (ngày 13 tháng 5 năm 2020). Muốn hạnh phúc và khỏe mạnh hơn? Thực hành lòng biết ơn. Jefferson Center - Mental Health and Substance Use Services. https://www.jcmh.org/vi/want-to-be-happier-and-healthier-practice-gratitude/ 3. Lý Minh Tiên, Nguyễn Thị Tứ (chủ biên), Bùi Hồng Hà, Huỳnh Lâm Anh Chương (2016). Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh. Tiếng Anh 4. Ackerman, C. E., MA. (2021, February 5). What is Gratitude and Why Is It So Important? PositivePsychology. https://positivepsychology.com/gratitude-appreciation/#definition- gratitude 5. American Psychological Association (n.d.). Gratitude. In APA Dictionary of Psychology. APA. Retrieved July 1, 2021, from https://dictionary.apa.org/gratitude 6. American Psychological Association (n.d.). Happiness. In APA Dictionary of Psychology. APA. Retrieved July 1, 2021, from https://dictionary.apa.org/happiness 7. American Psychological Association (n.d.). Quality. In APA Dictionary of Psychology. APA. Retrieved July 3, 2021, from https://dictionary.apa.org/quality 8. Aschaiek, S. (2018, October 5). Understanding the link between morality and happiness. University of Toronto. https://www.utm.utoronto.ca/main-news/understanding-link- between-morality-and-happiness 9. Harvard Health Publishing (2011, November 22). Giving thanks can make you happier. Harvard. https://www.health.harvard.edu/healthbeat/giving-thanks-can-make-you-happier 10. IvyPanda. (2019, October 8). Happiness and Morality. Retrieved from https://ivypanda.com/essays/happiness-and-morality/ 11. McCullough, M. E., Kilpatrick, S. D., Emmons, R. A., & Larson, D. B. (2001). Is gratitude a moral affect?. Psychological bulletin, 127(2), 249–266. https://doi.org/10.1037/0033- 2909.127.2.249 11. Morality (n.d.). In Oxford Learner’s Dictionaries. Retrieved July 3, 2021, from https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/american_english/morality 12. Quality (n.d.). In Collins. Retrieved July 3, 2021, from https://www.collinsdictionary.com/dictionary/english/quality 13. Seong, J. (n.d.). Maslow’s Hierarchy of Needs [Illustration]. https://www.verywellmind.com/what-is-maslows-hierarchy-of-needs-4136760 14. Smit, H. & Timmons, M. (2011, 12). The moral significance of gratitude in Kant's ethics. The Southern Journal of Philosophy, 49(4). doi:10.1111/j.2041-6962.2011.00077.x
  • 23. 15. Stanford - Center for the Study of Language and Information (2002). The Definition of Morality. In Stanford Encyclopedia of Philosophy. https://plato.stanford.edu/entries/morality-definition/ 16. Stanford - Center for the Study of Language and Information (2015). Gratitude. In Stanford Encyclopedia of Philosophy. https://plato.stanford.edu/entries/gratitude/#GraVir 17. The World Counts (n.d.). Different definitions of happiness. Retrieved July 1, 2021, from https://www.theworldcounts.com/happiness/the-definition-of-happiness-in-psychology