SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 74
Luận văn
Quản lý rác thải trên địa
bàn Thành phố Hà Nội
Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I : Cơ sở lý luận quản lý rác thải
I. Khái niệm chung về quản lý môi trường
1.1. Khái niệm quản lý môi trường
1.2. Mục tiêu quản lý môi trường
1.3. Nội dung quản lý môi trường
II. Quản lý rác thải
2.1. Khái niệm rác thải
2.2. Phân loại rác thải
2.3. Khái niệm quản lý rác thải
2.4. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý rác thải
2.5. Các công cụ kinh tế sử dụng cho quản lý rác thải
III. Các mô hình quản lý rác thải
3.1. Mô hình PLRTN
3.2. Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng
IV. Đánh giá hiệu quả mô hình PLRTN
Tiểu kết chương I
Chương II : Hiện trạng rác thải đô thị thành phố Hà Nội
I. Giới thiệu chung về Hà Nội
1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
II. Nguồn gốc, khối lượng, thành phần rác thải Hà Nội
2.1. Nguồn gốc phát sinh
2.2. Khối lượng rác thải
2.3. Thành phần rác thải
III. Thực trạng quản lý rác thải Hà Nội
3.1. Cơ quan quản lý rác thải đô thị
3.2. Công tác thu gom
3.3. Công tác vận chuyển
3.4. Phí thu gom rác thải
3.5. Tình hình xử lý rác thải
3.6. Vấn đề xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Hà Nội
IV. Xử lý rác thải tại bãi Nam Sơn - Sóc Sơn bằng kỹ thuật chôn lấp
4.1. Tổng quan khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn
4.2. Khu chôn lấp hợp vệ sinh rác thải đô thị
4.3. Quy trình quản lý và vận hành bãi
4.4. Nhận xét về công tác xử lý rác thải bằng chôn lấp tại bãi Nam Sơn
Tiểu kết chương II
Chương III : Đánh giá về công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội
I.Đánh giá hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển rác thải
1.1. Chi phí tài chính của công tác thu gom và vận chuyển rác thải
1.2. Xác định số thu phí vệ sinh
1.3. Hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển rác thải
II.Đánh giá đầy đủ lợi ích xã hội và môi trường của công tác thu gom, vận
chuyển rác thải
2.1. Lợi ích thực đối với dân cư
2.2. Những lợi ích từ công tác quản lý rác thải
III. Vấn đề xử lý rác thải
Tiểu kết chương III
Chương IV : Các giải phápcho công tác quản lýrác thải trênđịabàn Hà Nội
I. Mục tiêu của chiến lược quản lý rác thải tại Hà Nội
II. Giải pháp về tổ chức quản lý rác thải
III. Giải pháp về công tác vận chuyển
IV. Giải pháp nhằm giảm lượng rác thải
4.1. Các công cụ kinh tế
4.2. Các công cụ pháp lý
4.3. Thu hồi, tái chế rác thải
4.4. Giải pháp giáo dục, tuyên truyền
VI. Giải pháp về phương pháp xử lý
Tiểu kết chương IV
Kết luận và kiến nghị
Tài liệutham khảo
Phụ lục
GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
1. MT&ĐT Môi trường và đô thị
2. ĐHKTQD Đại học kinh tế quốc dân
3. ĐTM Đánh giá tác động môi trường
4. URENCO Urban environment Công ty môi trường đô thị
enterprise
5. JICA The Japan Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
International
Cooperation Agency
6. NCKT Nghiên cứu khả thi
7. ODA Officical Nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài
Development
Assistant
8. OECD Organisation for Các nước công nghiệp phát triển
Economic
Cooperation and
Development
9. PPP Polluter Pays Người gây ô nhiễm phải trả tiền
Principle
10. BPP Buyer Pays Người hưởng lợi phải trả tiền
Principle
Lời mở đầu
Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như
khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân
dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát
triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần
ngày càng đa dạng và phức tạp. Tác động tiêu cực của rác thải nói chung và rác
thải có chứa các thành phần nguy hại nói riêng là rất rõ ràng nếu như loại rác
thải này không được quản lý và xử lý theo đúng kỹ thuật môi trường. Xử lý rác
thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Trong công tác quản lý rác thải đô thị nói chung, quản lý rác thải đô thị
Hà Nội nói riêng, vấn đề môi trường vẫn chưa được người dân nhìn nhận đánh
giá một cách đúng đắn. Mọi người dân vẫn được hưởng không khí trong lành,
được hưởng các các dịch vụ làm sạch môi trường như hoạt động thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải do mình thải ra môi trường mà không phải trả hoặc trả
một khoản tiền không tương xứng nên mọi người không có ý thức giữ gìn, coi
trọng và bảo vệ môi trường. Rác thải được thải ra ngày càng nhiều, rác được
vứt bừa bãi không đúng nơi quy định và việc xử lý rác thải vẫn chưa triệt để.
Công tác quản lý rác thải vẫn do Nhà nước chịu trách nhiệm và người dân
được hưởng những dịch vụ này vô điều kiện. Vấn đề rác thải và xử lý rác thải
trở thành một vấn đề bức xúc đối với nước ta nói chung và với thủ đô Hà Nội
nói riêng.
Xuất phát từ những vấn đề trên và từ chuyên ngành đào tạo của mình là
“Kinh tế và quản lý môi trường”, được sự giúp đỡ của các thầy cô và cán bộ
Cục quản lý chất thải - cải thiện môi trường, tôi chọn đề tài chuyên đề tốt
nghiệp :
“Quản lý rác thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội. ”
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu công tác quản lý rác thải tại Hà Nội
với những vấn đề môi trường xung quanh chúng ta và thực hành trong thực tế
những kiến thức mà mình đã được đào tạo trong trường học. Chuyên đề được
nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội.
Dựa trên các tư liệu, số liệu thống kê tiến hành nghiên cứu và thực hiện
chuyên đề bằng một số phương pháp sau :
- Phương pháp thu thập tài liệu.
- Phương pháp kế thừa các kết quả có sẵn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa thông tin.
- Phương pháp phân tích dự án đầu tư.
Từ đó đề tài nêu lên thực trạng của công tác quản lý rác thải trên địa
bàn, dự báo được lượng rác thải trong tương lai gần và đề xuất một số giải
pháp cho công tác quản lý. Chuyên đề đã hoàn thành với 4 chương :
- Chương I : Cơ sở lý luận quản lý rác thải.
- Chương II : Hiện trạng rác thải của thành phố Hà Nội.
- Chương III : Đánh giá về côngtác quản lý rác thải trênđịa bàn Hà Nội.
- Chương IV : Các giải pháp cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội.
Chương I
Những vấn đề lý luận chung
I. Khái niệm chung về quản lýmôi trường
1.1. Khái niệm quản lý môi trường
Sự quản lý môi trường là một tất yếu khách quan nhằm giữ gìn và bảo
vệ môi trường và cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
“Quản lý môi trường là bằng mọi biện pháp thích hợp tác động và điều
chỉnh các hoạt động của con người nhằm làm hài hoà các mối quan hệ giữa
phát triển và môi trường sao cho vừa thoả mãn nhu cầu của con người vừa đảm
bảo được chất lượng của môi trường và không quá khả năng chịu đựng của
hành tinh chúng ta”.
1.2. Mục tiêu quản lýmôi trường
Thực chất của quản lý môi trường là quản lý con người trong các hoạt
động phát triển và thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ
hội của hệ thống môi trường.
Mục tiêu chung, lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm
góp phần tạo lập sự phát triển bền vững.
1.3. Nội dung quản lýmôi trường
- Quản lý môi trường được tiến hành ở cả cấp vĩ mô (quản lý Nhà
nước) và cấp vi mô (doanh nghiệp, hộ gia đình) gồm các nội dung sau :
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi
trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi
trường, kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi
trường, sự cố môi trường.
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có
liên quan đến bảo vệ môi trường.
- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá
hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và
các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, xử
lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, giáo dục, tuyên
truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường.
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
II. Quản lý rác thải
2.1. Khái niệm rác thải
Chất thải là chất được loại ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của
con người hoặc các hoạt động khác. Dựa theo nguồn gốc hình thành chất thải
bao gồm : Chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải
sinh hoạt… Chất thải sinh hoạt thường được gọi là rác thải.
Rác thải sinh hoạt là các rác thải liên quan đến hoạt động của con
người ở các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các cửa hàng dịch vụ,
thương mại, du lịch…
2.2. Phân loại rác thải
Việc phân loại rác thải nhằm mục đích tuỳ theo yêu cầu mà quản lý tốt
hơn các chất thải. Tuy nhiên việc phân loại này chỉ có tính chất tương đối.
2.2.1. Phân loại theo bản chất nguồn hình thành chất thải có các loại :
- Rác thải thực phẩm bao gồm thức ăn thừa, rau quả… các loại chất
này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi
khó chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn thừa từ gia
đình, còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký
túc xá, chợ…
- Rác thải đường phố : là các rác thải có thành phần chủ yếu là lá cây,
que, củi, nilon, vỏ bao gói.
2.2.2. Phân loại theo thành phần hoá học và vật lý
Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được,
không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo…
2.3. Khái niệm quản lý rác thải
Cuộc sống của con người luôn tạo ra rác thải, từ các hoạt động ăn uống
hàng ngày cũng như trong các sinh hoạt bình thường sử dụng các vật dụng.
Khi dân số tăng cao, lượng rác thải ra cũng tăng lên ngày càng nhiều và gây ra
những tác động đến môi trường.
“Quản lý rác thải là làm sao để các chất có thể gây ô nhiễm môi trường
không lan truyền ra khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển”.
Việc quản lý chất thải phụ thuộc vào bản chất của quá trình sản xuất,
đặc trưng của chất thải, tính chất của các chất gây ô nhiễm nằm trong chất thải.
Quản lý chất thải với ý nghĩa quản lý các chất gây ô nhiễm được thực
hiện bởi sơ đồ sau :
Hình 1.1: Sơ đồ quản lý các chất gây ô nhiễm
Nguồn ô nhiễm
(SX và sinh
Đường truyền chất ô
nhiễm (sự lan truyền ô
Đối tượng bị ô
nhiễm
Cơ quan giám sát
môi trường
Cơ quan giám sát
tiếp xúc
Cơ quan ĐTM
Cơ quan ra
quyết định
2.4. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lýrác thải
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải :
Chính phủ
Bộ Khoa học, công
nghệ & môi
Sở GTCC
Bộ xây UBND thành
Sở Khoa học,
Công nghệ và Môi
Công ty Môi
trường đô thị
UBND các
cấp dưới
Rác thải
Nguồn: Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Hà Nội
2.5. Các công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý rác thải
Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích
trong hoạt động của tổ choc kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử
của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi
trường gồm:
* Thuế và phí môi trường.
* Giấy phép chất thải có thể mua bán được.
* Ký quỹ môi trường.
* Trợ cấp môi trường.
* Nhãn sinh thái.
Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác
động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự
giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn,
khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ
môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường
và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia.
2.6. Các phương pháp xử lý rác thải
Rác thải sinh hoạt tuỳ từng mục đích và điều kiện mà có các cách xử
lý khác nhau.
2.6.1. Phương pháp chế biến rác thải thành phân compost .
Chế biến rác thải thành phân compost là một quá trình ủ rác mà trong
đó các chất thối rữa chuyển hoá về mặt sinh học trong chất thải rắn biến chúng
thành phân hữu cơ gọi là compost. Quá trình này đòi hỏi đảm bảo vệ sinh tốt,
triệt để ngăn ngừa các sinh vật gây bệnh bằng cách sử dụng nhiệt phân huỷ
sinh học và chất kháng sinh do nấm tạo ra.
Các thành phần chất thải thích hợp để ủ bao gồm các chất thải hữu cơ
từ bếp, vườn tược, giấy loại, rác rưởi trên đường phố, rác thải ở các chợ, rác,
bùn cống, các chất thải hữu cơ từ công nghiệp thực phẩm, chất thải từ công
nghiệp gỗ và giấy, phân chuồng động vật nuôi. Việc ủ phân không được thuận
lợi nếu các thành phần này dưới 30% tổng số chất thải hoặc nếu độ ẩm lớn hơn
40%- 50%.
Sản phẩm thu được phục vụ cho nông lâm nghiệp, vừa có tác dụng cải
tạo đất tăng năng suất cây trồng mà không bị nhiễm hóa chất tồn dư trong quá
trình sinh trưởng. Tại Việt Nam nếu phát triển phương pháp này sẽ góp phần
giải quyết tình trạng thiếu phân bón do không đủ kinh phí nhập khẩu. Chi phí
sản xuất 8 – 10 USD/tấn, chu trình sản xuất dài khoảng 2 tháng và diện tích
xây dựng nhà máy khoảng 5 ha cho công suất 100.000 tấn/năm.
2.6.2. Phương pháp đốt
Đốt rác là “quá trình kỹ thuật sử dụng quá trình đốt bằng ngọn lửa có
điều khiển nhằm phân huỷ các chất thải bằng nhiệt”. Chất bã còn lại của quá
trình cháy và khí thải ra thường phải tiếp tục được xử lý. Nhiệt phát sinh trong
quá trình này được thu hồi và sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Công nghệ đốt rác có ưu điểm ít gây ra nguy cơ làm nước ngầm bị
nhiễm bẩn. Quá trình đốt rác làm giảm đáng kể khối lượng rác chôn lấp. Tuy
nhiên công nghệ đốt là quá trình cần phải có vốn đầu tư ban đầu cũng như chi
phí vận hành khá lớn, dễ vượt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các
nước đang phát triển. Do đó công nghệ đốt rác chủ yếu được chấp nhận ở các
nước công nghiệp hoá vì sẽ làm giảm bớt nhu cầu về mặt bằng đất đai. Đối với
các nước đang phát triển việc đốt rác chủ yếu được áp dụng với các chất thải y
tế và công nghiệp độc hại.
2.6.3. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh
Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát phân
huỷ chất thải trong đất bằng cách chôn nén chặt và phủ lấp bề mặt.
Chất thải rắn đọng lại trong chôn lấp bị tan rữa ra về mặt hoá học và sinh học
rồi tạo ra các chất rắn, lỏng, khí.
Chi phí để vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tương đối thấp so với
phương pháp đốt, do đó phương pháp xử lý rác bằng chôn lấp hợp vệ sinh
thường được áp dụng đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên việc vận
hành bãi chôn lấp phải được kiểm tra, xử lý thường xuyên độ nguy hại của rác
thải, khí và nước rác được tạo ra trong quá trình xử lý để tránh nguy hại cho
môi trường và con người.
2.6.4. Các công nghệ khác
Ngoài 3 công nghệ chủ yếu trên rác thải còn được xử lý bằng phương
pháp tạo khí ga, hóa rắn để làm vật liệu xây dựng, trung hòa, chưng cất.
III. Các mô hình quản lýrác thải
3.1. Mô hình phân loại rác tại nguồn
Sự khác biệt của mô hình này so với các mô hình khác là : phương
pháp thực hiện tránh phân loại nhầm lẫn, nơi đổ rác hay thu gom rác tại khu
dân cư và tính từng bước.
Rác thải hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội và môi
trường, phân loại rác thải tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí,
tạo thuận lợi cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường.
* Phân biệt hai loại rác: rác hữu cơ và rác vô cơ.
* Thùng rác hộ gia đình: mỗi gia đình cần trang bị thùng rác hai ngăn,
hoặc hai thùng rác riêng biệt để phân loại hai loại rác trên.
* Xe thu gom rác: xe thu gom rác cũng nên có hai ngăn tách biệt để
chứa hai loại rác hữu cơ, vô cơ.
* Nhà máy chế biến rác: rác sau khi được thu gom được vận chuyển
tới nhà máy chế biến rác thải.
3.2. Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng
Là mô hình trực tiếp tác động và có ảnh hưởng đến môi trường của
chính mình, những hoạt động do cộng đồng thực hiện có thể làm cho môi
trường trở nên trong lành, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội,
nhưng cũng có thể làm cho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân.
Trước tiên, cần thực hiện một số chương trình tuyên truyền, phổ biến
các mô hình bảo vệ môi trường, mô hình HTX quản lý môi trường dựa vào
cộng đồng với những gợi ý, quy định về áp dụng khuôn mẫu chung cho việc
xây dung mô hình HTX dựa vào cộng đồng. Sau đó, tiến hành xây dựng và
thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, xã viên HTX, kết
hợp với các chương trình thực tiễn xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho mọi người để có thể phát huy được quyền tự chủ của mình khi
tham gia bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên.
IV. Đánh giáhiệu quả mô hình PLRTN
Trước tiên, có thể thấy mô hình PLRTN đã đem lại những hiệu quả về
mặt môi trường, đó là việc giảm mùi tỏa ra từ hầm chứa rác do rác hữu cơ phân
hủy, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân
Thứ hai, mô hình đã đem lại những hiệu quả về kinh tế. Phí rác thải
bình thường mỗi người dân sẽ phải trả theo quy định của thành phố Hà Nội là
6000 đồng/người/quý. Nhưng hiện tại, do công tác phân loại rác thải được thực
hiện tốt, phí thu gom rác thải đã giảm xuống chỉ còn 4000 đồng/người/quý.
Nếu công tác phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là nếu mô hình được nhân rộng
trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội thì kinh phí này còn giảm xuống nữa.Đây
thực sự là một tín hiệu tốt cho công tác PLRTN, phần kinh phí thu gom được
giảm bớt đã góp phần động viên người dân tích cực tham gia vào công tác
PLRTN.
Thứ ba, nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường
được nâng cao rõ rệt thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham
gia trực tiếp vào quá trình phân loại rác thải sinh hoạt.
Một thành công khác là hoạt động PLRTN đã trở thành một tiêu chí để
xét bình gia đình văn hóa của các hộ dân.
Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ các hộ gia đình thực hiện chưa tốt vì
có sự thay đổi nhân khẩu, sử dụng các túi rác có màu sai quy định, phân loại
sai … một số túi đựng rác bị bục, rách.
Tiểu kết chương I
Sự phát sinh và loại bỏ chất thải đô thị đang trở thành vấn đề nan giảI ở
nhiều quốc gia trên thế giới. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là một tất
yếu của mọi nền kinh tế hướng tới một trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao
hơn, cùng với quá trình này là sự gia tăng không ngừng của chất thải đô thị.
Thực tế này cũng đã và đang xảy ra ở các đô thị lớn của Việt Nam mà điển
hình là Hà Nội. Vì thế, cần nghiên cứu những khía cạnh kinh tế liên quan tới
quá trình phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Quản lý chất thải là một vấn đề xã hội lớn đòi hỏi không những phải
thiết lập những khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho việc hoàn thiện các thể chế và
quy định của Chính phủ về quản lý chất thải, mà còn yêu cầu có sự tham gia
rộng rãi của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong nỗ lực tạo ra một môi
trường phát triển thịnh vượng và bền vững.
Chương II
Hiện trạng rác thải thành phố Hà Nội
I. Giới thiệuchung về Hà Nội
1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội
1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng có độ nghiêng 0,30
theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam ở vĩ độ 20,530
đến 21,230
vĩ tuyến Bắc, 105,440
đến 106,020
kinh Đông.Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm
2008, thành phố có diện tích 3.324,92km2
.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa : Gió đông nam
(mùa hè), gió đông bắc (mùa đông).Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là
sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5
tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,20
C. Từ tháng 11 tới
tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,20
C.
Về thủy văn,Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn
của miền Bắc. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163km, chiếm khoảng
một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Sông Đà là ranh
giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành
phố, khu vực huyện Ba Vì.Ngoài hai con sông lớn kể trên, qua địa phận Hà
Nội còn nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông
Nhuệ, sông Công, sông Cà Lồ với chiều dài 1250 km. Độ cao địa hình trung
bình từ 6 - 9 m thấp hơn mực nước sông Hồng (mùa lũ lớn từ 12 - 13 m). Đây
là một trở ngại lớn cho việc tiêu thoát nước của Hà Nội.
Hà Nội có trên 100 ao, hồ, đầm trong đó nội thành có 16 hồ, tổng diện
tích 592 ha chiếm 17% diện tích nội thành. Các ao hồ này ngoài việc tạo cảnh
quan còn có tác dụng điều hoà khí hậu, nước mưa, nuôi thủy sản, tiếp nhận
một phần nước thải và có khả năng tự sạch nhất định.
Do sự phát triển đô thị quá mạnh mẽ trong hai thập niên 1990 và 2000,
phần lớn các sông hồ Hà Nội hiện nay đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm
trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày
phải tiếp nhận khoảng 150.000m3
. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng
125.000m3
một ngày. Đặc biệt, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này
đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành,
ngoàI vai trò tiêu thoát nước còn phảI nhận thêm một phần rác thải của người
dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần gây
nên tình trạng ô nhiễm này.
Nước ngầm tầng sâu Hà Nội khá phong phú và là nguồn nước sạch
chính cho sinh hoạt với khả năng khai thác 800.000 – 900.000 m3
/ngày đêm.
1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.2.1. Đất đai, dân số
Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành,
Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà
Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ
tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn,
tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000km2
và dân số
khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92km2
và
dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới.
1.2.2. Tổ chức hành chính
Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà nội hiện
có : 29 đơn vị hành chính cấp huyện : gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã.
577 đơn vị hành chính cấp xã : gồm 401 xã, 154 phường, 22 thị trấn
1.2.3. Tình hình kinh tế
Thành phố Hà Nội, thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Đồng thời
đây cũng là trung tâm giao lưu quốc tế, thường xuyên tổ chức các đại hội, hội
nghị trong nước và quốc tế. Hà Nội có nhiều truyền thống văn hóa và lâu đời,
nhiều di tích lịch sử và các nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài
nước. Sắp tới Hà Nội sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu
đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong
những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoàI nhiều nhất, với
1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn
phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất
công nghiệp. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân
cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần
300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất
công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu
hút gần 500.000 lao động, Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp
22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim
ngạch xuất khẩu của Hà Nội.
Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế Hà Nội trong những năm trở lại đây là
tương đối lớn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Tốc độ đô thị hóa của Hà Nội
phát triển rất mạnh mẽ tuy nhiên việc phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn chậm và
chưa theo kịp. Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều những bất cập như hệ
thống đường xá, giao thông và đặc biệt là công tác quản lý rác thải đô thị vẫn
còn chưa triệt để từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý.
II. Nguồn gốc, thành phần, khối lượng rác thải Hà Nội
2.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải
* Rác thải của khu dân cư : Đây là nguồn thải chính của rác thải
sinh hoạt. Hoạt động của con người hàng ngày luôn tạo ra một lượng rác thải
nhất định rất đa dạng, phức tạp. Nó bao gồm các thực phẩm thừa, túi, bao bì
các loại… Nguồn rác này luôn có xu hướng gia tăng và thay đổi về tỉ lệ các
thành phần.
* Rác thải của nhà hàng, khách sạn : Nguồn thải này bao gồm thức ăn
thừa, chai lọ, đồ hộp, giấy, vải vụn… Nguồn rác thải này thường được thu gom
bởi các xí nghiệp môi trường đô thị và một phần nhỏ được bán cho tư nhân
làm thức ăn chăn nuôi.
* Rác thải của các công sở, trường học, công trình công cộng : Nguồn
thải này không gây nhiều tác động xấu tới môi trường do thành phần của nó
không phức tạp lắm gồm giấy vụn, văn phòng phẩm … và được thu gom phần
lớn bởi các xí nghiệp môi trường đô thị.
* Rác thải từ các chợ : chiếm một lượng lớn rác thu gom. Rác thải này
có thành phần phức tạp, bao gồm rau quả, các loại bao bì, túi nilon, chai lọ…
và tác động mạnh tới môi trường xung quanh. Lượng rác này có hàm lượng
hữu cơ cao nên thường được sử dụng để ủ phân compost.
* Rác thải sinh hoạt từ các bệnh viện : bao gồm rác thải của cán bộ công
nhân viên bệnh viện, rác thải của người nhà bệnh nhân và rác thải từ bếp ăn.
Lượng rác này cũng được thu gom cùng rác thải sinh hoạt của thành phố.
2.2. Khối lượng rác thải
Tính trung bình lượng rác thải sinh hoạt theo đầu người dao động từ
0,4 - 0,6 m3
/người/ngày. Tỉ trọng rác thải trung bình theo tính toán của
URENCO là 0,416 tấn/m3
.
Bảng 2.1: Lượng rác thải đô thị của thành phố Hà Nội năm 2007.
TT Thành phần
Khối lượng
Tỉ lệ (%)
(tấn/ngày)
1
Rác sinh hoạt (kể cả rác
2.800 58,82%
chợ và rác đường phố)
2 Rác xây dựng 1.400 29,41%
3 Rác công nghiệp 462 9,7%
4 Rác bệnh viện 98 2,07%
Tổng 4760 100
Nguồn :Cục quản lý chất thải và bảo vệ môi trường năm 2008
1
BiÓu ®å 1: L-îng r¸c thµnh phè Hµ Néi
R¸c sinh ho¹t 1.368 499.32 58.82
2 R¸c c«ng nghiÖ 123 44.895 9.7
2%
29%
3 R¸c x©y dùng
4R¸c bÖnh
viÖn Tæng
10%
222 81.03
R¸c
29.41
sinh ho¹t
12 4.38 2.07
R¸c c«ng nghiÖp
1725 629.625 100
59%
R¸c x©y dùng
R¸c bÖnh viÖn
Nguồn: Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường năm 2008
Qua đó ta thấy lượng rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ rất lớn 58,82% trong
tổng lượng rác của thành phố. Hơn nữa đặc điểm nổi bật của loại rác này là
phát sinh trên diện rộng trên khắp mọi ngõ ngách của thành phố. Điều này đòi
hỏi chúng ta phải quản lý chặt chẽ lượng rác thải phát sinh từ khâu thu gom
đến vận chuyển và xử lý.
Dự báo rác thải để có một cách nhìn khái quát về lượng rác thải trong
tương lai, từ đó có những kế hoạch quản lý cho phù hợp. Khối lượng rác thải
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : tỉ lệ tăng dân số, mức tăng trưởng kinh tế,
trình độ khoa học kỹ thuật và vào dân trí môi trường… Dựa vào kết quả khảo
sát và nghiên cứu thực trạng rác thải phát sinh của thành phố, đồng thời kết
hợp với phương pháp dự báo ta có bảng sau :
Bảng 2.2 : Dự báo lượng rác thải trong tương lai
Năm 2010 2015 2020 2025
Khối lượng rác
2.619.483 3.559.455 5.018.750 7.142.533
sinh hoạt (m3
)
Nguồn : báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải rắn đô thị Hà Nội
2.3. Thành phần rác thải
Thành phần rác thải đô thị rất phức tạp, phụ thuộc vào trình độ phát
triển kinh tế, văn hoá và tập quán sinh hoạt của người dân đô thị. Việc thu thập
và tính toán thành phần rác thải có ý nghĩa rất lớn đối với việc đề xuất các biện
pháp xử lý rác thải, giúp người quản lý lựa chọn được các công nghệ thu gom,
vận chuyển và xử lý có hiệu quả.
Bảng 2.3 : Thành phần rác thải của thành phố Hà Nội
Số liệu Số liệu
TT Các thành phần cơ bản URENCO JICA Các giải pháp xử lý
(2004) % (2004) %
1
Chất hữu cơ (rau, quả, lá
50,27 47,51
Sản xuất phân vi
cây, thức ăn…) sinh
2 Giấy 2,72 7,28
Tái chế hoặc đốt
sinh nhiệt
3 Plastic, nilon, cao su, đồ da 0,71 7,47 Tái chế + đốt
4 Gỗ vụn, giẻ rách 6,27 1,92 Sản xuất phân
5 Xương, vỏ trai, ốc 1,06 0,96 Chôn lấp
6
Gạch, đá sỏi, bê tông, xỉ
7,43 4,41
Chôn lấp + chế biến
than, đất… phân vi sinh
7 Thuỷ tinh 0,31 0,77 Tái chế
8 Kim loại, vỏ hộp 1,02 0,38 Tái chế
9
Các tạp chất nhỏ khó phân
30,21 29,32
Chôn lấp + chế biến
loại vật liệu xây dựng
Độ PH trung bình : 6,5 – 7
Độ ẩm (RH) : 60 - 67%
Tỷ trọng : 0,38 - 0,416 tấn/m3
Nguồn : Báo cáo tóm tắt công tácquản lý chất thảiđô thị TP Hà Nội – 8/2005
Thành phần rác thải sẽ thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào tốc độ
tăng trưởng kinh tế, trình độ công nghệ, khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải,
nhu cầu của dân cư, tập quán sinh hoạt…Khi mức sống của dân cư được nâng
cao thì thành phần rác thải sẽ tăng tỉ lệ những rác thải có thể tái sinh, tái sử
dụng.
Để dự báo thành phần rác thải đô thị Hà Nội căn cứ trên những yếu tố:
- Phân tích các số liệu thống kê về chất thải rắn đô thị ở Việt Nam
trong những năm gần đây.
- Tham khảo các số liệu về chất thải rắn đô thị của các nước trong khu
vực có đặc điểm về tự nhiên, tập quán, … và ở giai đoạn phát triển kinh tế
tương tự như ở Việt Nam hiện nay.
- Dự báo khí hậu của Tổng cục khí tượng thuỷ văn.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá thủ đô.
- Mức sống của dân cư khu vực và xu hướng thị hiếu hàng hóa của
người tiêu dùng.
Bảng 2.4 : Dự báo thành phần rác thải trong tương lai của Hà Nội
TT Thành phần chất hữu cơ Tỉ lệ
Năm
2011-2020
1 Chất hữu cơ % 45
2 Giấy % 8,2
3 Chất dẻo, cao su % 7,8
4 Gỗ mục, giẻ rách % 5
5 Gạch vụn, sỏi đá % 5,8
6 Thuỷ tinh % 3,0
7 Xương, vỏ trai % 1,5
8 Kim loại, vỏ đồ hộp % 3,7
9 Tạp chất % 20,0
10 Độ PH % 6 - 7
11 Độ ẩm % 60
12 Tỷ trọng tấn/m3
0,4
Nguồn : báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải đô thị TP Hà Nội
Qua đó ta thấy thành phần chất hữu cơ giảm dần theo thời gian, còn
các thành phần có thể tái chế được như giấy, kim loại, chất dẻo, cao su lại có
xu hướng tăng lên theo thời gian. Đó là do khi đô thị càng phát triển, mức sống
của người dân được nâng lên thì thành phần chất hữu cơ sẽ giảm đi, mọi người
có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các thành phần mang tính chất công
nghiệp hiện đại hơn.
III. Thực trạng mô hình quản lý rác thải Hà Nội
3.1. Cơ quan quản lý rác thải đô thị
Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là
một trong những đô thị phát triển của cả nước. Hệ thống các cơ quan quản lý
Nhà nước về rác thải đô thị cũng tuân theo mô hình quản lý chung của cả
nước.
Theo mô hình ở phần trên ta thấy các công ty Môi trường đô thị là đơn
vị trực tiếp quản lý công tác quản lý rác thải đô thị. Công ty Môi trường đô thị
Hà Nội là đơn vị quản lý rác thải đô thị thành phố Hà Nội. Đây là một doanh
nghiệp công ích hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường.
Các đơn vị trực thuộc công ty bao gồm :
- 5 xí nghiệp môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom và vận
chuyển rác thác trên địa bàn các quận được phân công quản lý.
- 2 đoàn xe cơ giới, 1 đoàn xe chịu trách nhiệm tưới rửa đường và
bơm phân xí máy, 1 đoàn xe chịu trách nhiệm vận chuyển đất và chất thải xây
dựng.
- 1 xí nghiệp cơ khí dịch vụ có nhiệm vụ sửa chữa lớn, bảo dưỡng các
thiết bị vận tải và vệ sinh chuyên dùng.
- 1 xí nghiệp đốt rác bệnh viện.
- 1 xí nghiệp quản lý bãi chôn lấp Nam Sơn.
- 1 xí nghiệp chế biến chất thải thành phân compost: Cầu Diễn.
- 1 trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường.
3.2. Công tác thu gom rác thải
Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội tồn tại song song hai lực lượng
thu gom rác thải sinh hoạt.
- Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội và các xí nghiệp Môi trường Đô
thị các quận, huyện là các đơn vị được giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và
xử lý rác thải thành phố.
- Lực lượng tư nhân bao gồm các hợp tác xã, các tổ vận chuyển và
những người các thể tham gia một cách tự phát vào quá trình thu gom và vận
chuyển rác thải.
Hàng ngày các xí nghiệp Môi trường đô thị sẽ tiến hành thu gom rác ở
các nhà dân, các cơ quan xí nghiệp, trường học, nơi công cộng, rác thải sinh
hoạt bệnh viện theo quy định và theo các đơn hợp đồng với các đơn vị.
Công tác thu gom rác thải, vệ sinh do công nhân môi trường các xí
nghiệp thực hiện bằng xe đẩy tay tập trung tới vị trí quy định để cẩu đổ vào các
xe thùng cơ giới, xe container và chở tới bãi chôn lấp. Hàng ngày công nhân
thu gom vào giờ quy định (18h30’) sẽ tiến hành thu gom rác nhà dân, Nhân
dân đưa rác ra đổ vào các xe thu gom, hay đổ vào các điểm tập trung rác đã
quy định vào buổi tối. Rác thải của các chợ thường được thu gom vào buổi
sáng và tối. Rác được được công nhân thu gom chờ đến các chân điểm cẩu rác
theo các tuyến xe.
Tại các khu nhà cao tầng thường sử dụng các thùng chứa rác lớn các
dung tích từ 6 - 8 m3
để thu gom phế thải. Sau đó các loại xe chuyên dùng sẽ
vận chuyển các thùng này đến bãi chôn lấp Nam Sơn - Sóc Sơn.
Bên cạnh đó còn có một lượng lớn công nhân làm công tác nhặt rác
ngày trên các tuyến phố, trung bình cứ 2 người/km. Để đảm bảo duy trì vệ sinh
đường phố, hàng ngày công nhân phải đảm nhiệm việc nhặt rác do dân đổ trộm
ra đường. Do sự vô ý thức của người dân mà đã gây nên sự lãng phí
nhân công lớn. Vấn đề này có thể được giải quyết nếu như người dân có ý thức
hơn, đổ rác đúng nơi, đúng thời gian quy định.
Công ty Môi trường đô thị Hà Nội thu gom được khoảng 1300
tấn/ngày. Phần còn lại được thu gom bởi những người thu mua đồng nát nhằm
tái chế, còn lại số người dân tự đổ ra sông, mương, ao, hồ và được thu gom qua
các kỳ tổng vệ sinh.
Hình 2.1: Sơ đồ chung của quá trình thu gom.
Rác các hộ
gia đình
Rác đường
phố
Rác hợp
đồng
Rác bệnh
viện (sinh
hoạt)
Nguồn: URENCO
Xe đẩy tay
do công
nhân đi thu
gom đưa
đến điểm
tập kết rác
Tập
trung ra
điểm
cẩu quy
Ôtô vận
chuyển
rác
Bãi chôn
lấp rác
thành
phố
Công tác thu gom của lực lượng tư nhân bao gồm những người thu
mua phế liệu và những người nhặt rác, những người thu gom thức ăn thừa. Các
loại rác được thu gom bởi lực lượng này bao gồm các rác thải có khả năng tái
chế như chai lọ, thuỷ tinh, vỏ đồ hộp… Những lực lượng này đã góp một phần
quan trọng trong việc làm giảm rác thải đến khu xử lý, làm tăng lượng rác thải
được tái chế, tái sử dụng. Đây là hoạt động mang lại lợi ích cho cả người thu
gom và xã hội. Tuy nhiên những lực lượng này được hình thành một cách tự
phát và chưa có một quy định nào để quản lý chặt chẽ.
Theo điều tra của một số cơ quan trong nước và nước ngoài thì hiện
nay ở Hà Nội có khoảng 6000 người thu mua phế liệu và nhặt rác. Mỗi ngày
những người này thu gom được khoảng 180 - 268 tấn phế thải nghĩa là khoảng
15% - 22% tổng lượng rác phát sinh.
3.3. Công tác vận chuyển
Công tác vận chuyển là một khâu trong quá trình quản lý rác thải. Rác
thải sau khi thu gom phải được vận chuyển ngay đến nơi xử lý.
Công ty có 200 xe chuyên dùng để vận chuyển rác thải dung tích từ 6 -
8 m3
, các xe này đều có hệ thống thuỷ lực để nâng các xe gom rác đẩy tay hoặc
các thùng rác nhỏ và trong đó có khoảng 70 xe có bộ phận nén ép rác. Phần lớn
các xe đã qua sử dụng từ 8 - 10 năm. Các xe này được bàn giao cho các xí
nghiệp môi trường tự quản lý và sử dụng. Các xí nghiệp tuỳ theo địa bàn mình
quản lý mà bố trí các loại xe cho thích hợp.
Mục tiêu của công tác vận chuyển :
- Vận chuyển hết 100% lượng rác thu gom.
- Rác không bị chờ quá lâu, rác được chở đi ngay sau khi thu gom.
- Giảm tối đa chi phí vận chuyển.
- Mỹ quan đường phố.
Tuy nhiên có một vấn đề khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển
rác thải là việc tìm các điểm thu thập rác từ các xe gom lên xe chở rác. Do
phương tiện của ta còn lạc hậu nên trong quá trình cẩu rác thường có tiếng ồn
lớn của động cơ xe, các mùi khó chịu từ rác bốc ra và việc rơi vãi rác, chảy
nước rác ra đường trong quá trình nâng cẩu. Do đó người dân thường phản đối
việc đặt các điểm cẩu rác gần nhà họ. Điều này khiến cho việc lựa chọn các
điểm cẩu rác thường không tuân thủ các nguyên tắc đặt ra mà thường được tiến
hành ở bất cứ nơi nào có thể được thậm chí ngay tại các vườn hoa hoặc các
điểm nhạy cảm với môi trường.
Nhiều năm trước đây rác thải của thành phố hàng ngày được Công ty
Môi trường Đô thị thu gom và vận chuyển tới các bãi chôn lấp như Thuỵ
Phương, Tây Mỗ. Hiện nay do bãi chôn lấp Tây Mỗ đã đóng bãi nên rác của
thành phố Hà Nội sẽ vận chuyển lên bãi Nam Sơn.
Vận chuyển lên bãi Nam Sơn được chia làm 2 phương án :
* Phương án 1 : Toàn bộ chất thải được chuyển thẳng lên khu liên hiệp
xử lý chất thải rắn Nam Sơn.
Theo phương án này công ty xin được đầu tư thêm xe, lái, phụ xe cùng
với phương tiện hiện có của công ty đảm bảo đủ phương tiện vận chuyển. Tất
cả rác thu gom được đi thẳng từ nội thành đi Nam Sơn.
Tuyến vận chuyển : có 2 tuyến.
- Tuyến 1 : Nội thành - Cầu Thăng Long - Nam Sơn : 61km.
- Tuyến 2 : Nội thành - Cầu Chương Dương - Nam Sơn : 59 km.
* Phương án 2 : Vận chuyển qua bãi Tây Mỗ để chế biến thành phân
compost. Phương án này được tiến hành thực hiện từ giữa năm 2001. Tuy
nhiên lượng rác chuyển qua trạm Tây Mỗ chỉ chiếm khoảng 1% và chủ yếu là
lượng rác được thu gom từ các chợ.
- Từ nội thành đến Tây Mỗ : 23 km
- Tây Mỗ - Nam Sơn : 48 km.
Quá trình thu và vận chuyển được thực hiện theo từng chuyến, mỗi
chuyến thu gom và vận chuyển năng lực đạt khoảng 5 tấn/xe, trung bình được
10 tấn rác thải sinh hoạt. Tất cả các xe trong quá trình vận chuyển đều phải phủ
bạt để tránh làm rơi vãi trong quá trình vận chuyển và chỉ tháo bạt khi đổ rác
vào bãi thải.
3.4. Phí thu gom rác thải
Xí nghiệp sẽ thu phí vệ sinh bằng biên lai thu phí do cục thuế phát
hành với mức thuế quy định 1000đ/người/tháng. Thông thường việc thu phí
được tiến hành hàng tháng, song một số địa bàn, một số hộ có thời gian làm
việc bận rộn có thể tiến hành thu theo quý.
Tuy nhiên theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2005 việc thu phí chỉ đạt 74%
tổng số dân 1 tháng, trung bình chỉ thu được 70 – 75%. Nguyên nhân của việc
thất thu phí thì có nhiều nhưng có các nguyên nhân cơ bản sau :
Dân trên địa bàn được phân chia thành các loại KT1, KT2, KT3, KT4.
- KT1 là những người có hộ khẩu thường chú tại nơi ở thu được tỉ lệ
lớn nhất. Có một phần nhỏ người dân chây lì không chịu đóng phí vệ sinh.
- KT2 là những người chuyển khỏi địa bàn nhưng không chuyển hộ
khẩu nên trên sổ quản lý họ vẫn thuộc địa bàn nhưng thực tế họ không đóng
phí tại địa bàn đó.
- KT3 là những dân từ các tỉnh khác về làm thêm trên thành phố, có
cuộc sống, chỗ ở không ổn định cũng không thể thu phí được từ họ.
- KT4 là những người thuộc diện khó khăn, phải trợ cấp từ chính
quyền địa phương cũng không thu được phí.
Công tác thu phí hiện nay còn rất khó khăn chưa thể giải quyết. Công
ty chưa có những chức năng và quyền hạn cụ thể để buộc người dân phải đóng
phí mà chỉ có thể tuyên truyền vận động mọi người chấp hành.
Hiện nay, tổng số phí thu được có 77% nộp lên công ty để bù đắp cho
ngân sách Nhà nước, còn 23% để lại các xí nghiệp dùng vào các công việc sau :
- 4% chi cho các phường để sử dụng vào việc đôn đốc, kiểm tra,
tuyên truyền.
- 13% chi dùng cho cán bộ công nhân viên.
- 4% chi thù lao cho nhân viên thu phí.
- 2% cho chi phí quản lý như lương của 2 cán bộ quản lý, văn phòng
phẩm, chi phí kiểm tra.
3.5. Tình hình xử lý rác thải
3.5.1. Chôn lấp rác
Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển đến khu
chôn lấp. Phần lớn rác thải sinh hoạt hiện nay được xử lý bằng phương pháp
chôn lấp hợp vệ sinh. Phương pháp chôn lấp trước đây, bây giờ và trong tương
lai gần vẫn được coi là phương pháp chủ đạo. Bởi lẽ phương pháp này dễ vận
hành, chi phí vừa phải và phù hợp với điều kiện nước ta còn nghèo, các công
nghệ còn lạc hậu. Tuy nhiên với phương pháp này còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô
nhiễm đất. Hiện nay bãi rác Nam Sơn là bãi rác chính của thành phố Hà Nội,
được quy hoạch trở thành khu xử lý rác chính của thành phố Hà Nội. Phần sau
ta sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
3.5.2. Chế biến phân vi sinh
Xí nghiệp chế biến phế thải Cầu Diễn thuộc công ty Môi trường Đô thị
Hà Nội được thành lập từ 1996, có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ
xử lý rác làm phân vi sinh. Công nghệ của nhà máy xử lý rác làm phân vi sinh
theo phương pháp ủ đống tĩnh, thổi gió cưỡng bức với công suất thiết kế
30.000 m3
/năm và xử lý khoảng 15.000 m3
chất thải/năm, đạt 1% tổng lượng
chất thải đô thị phát sinh trong ngày, thu hồi được 7500 tấn phân phục vụ cho
cây trồng.
Lượng rác thải dùng để ủ phân là rác thu gom tại các chợ. Công nghệ
này được thực hiện qua các công đoạn ở trong nhà có mái che nên đảm bảo
không gây mùi. Công nghệ hầu như khôngphát sinh nước thải mà tận dụng
được nước rác ở trong các nhà chế biến đưa quay vòng bể ủ lên men để bổ
xung lượng ẩm. Công nghệ vừa giảm được diện tích chôn lấp vừa tiết kiệm
được một khoản tiền cho chi phí chôn lấp .
Tuy nhiên do chưa có sự phân loại tại nguồn nên nhà máy gặp nhiều
khó khăn trong khâu phân loại. Rác thải chưa được phân loại nên chất lượng
còn thấp và chi phí sản xuất là khá cao, khoảng 150.000 đ/ tấn.
3.5.3. Thiêu đốt rác
Thiêu đốt rác có chi phí cao nhất so với các phương án trên và hiện nay
chưa được sử dụng để xử lý rác thải sinh hoạt. Công nghệ này mới chỉ được áp
dụng đối với rác thải nguy hại bệnh viện.
3.6. Vấn đề xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Hà Nội
Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là chủ trương, định hướng
chiến lược lớn, lâu dài Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một trong những
giải pháp cơ bản để thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững đất nước.
Hiểu một cách đơn giản, xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường
là nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng và huy động các nguồn lực
trong xã hội cũng như ban hành các chính sách, cơ chế, các điều kiện thuận lợi
nhằm thực hiện các công tác bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng
chủ yếu là thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Khi hoạt động quản lý chất
thải được xã hội hóa sẽ đem lại nhiều lợi ích như:
- Nguồn lực về con người và vật chất được thu hút, công tác quản lý
chất thải sẽ có điều kiện phát triển, giảm bớt gánh nặng cho ngân
sách nhà nước; tham gia giải quyết những khâu còn bất cập trong
quản lý mà Nhà nước chưa có đủ điều kiện và khả năng làm tốt.
- Khi việc cung ứng dịch vụ hạ tầng cho quản lý chất thải được xã hội
hóa sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư xây dung, vận hành và khai thác,
hạn chế được thất thoát trong đầu tư xây dựng và cải thiện được
chất lượng dịch vụ …
- Tạo được sự năng động của xã hội trong quản lý chất thải, tăng
cường tính tự lực và tính chủ động của cộng đồng, cùng nhau giải
quyết các vấn đề môi trường xảy ra hàng ngày tại địa phương.
- Tạo cơ hội việc làm, giảm bớt thất nghiệp ở địa phương.
- Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp mà mọi người dân đều được hưởng
lợi, giảm thiểu các nguy cơ về tai biến lý, hóa, sinh do chất thải gây
ra.
Thực tế cho thấy, nhiều công việc không thể dựa hoàn toàn vào Nhà
nước mà phải huy động thêm lực lượng của cộng đồng tham gia mới đạt hiệu
quả cao.Việc xã hội hóa nhằm huy động cộng đồng dân cư tích cực tham gia
vào các hoạt động công ích, góp phần hạn chế các tệ nạn tham nhũng, quan
liêu. Mặt khác thông qua các hoạt động này giúp người dân thấy được vai trò
và trách nhiệm của mình đối với môi trường, qua đó tạo ra những chuyển biến
tích cực về thói quen và nếp sống thân thiện với môi trường.
IV. Xử lý rác thải tại bãi Nam Sơn – Sóc Sơn bằng kỹ thuật chôn lấp
4.1. Tổng quan khu liênhiệp xử lý chất thải Nam sơn
4.1.1. Các điều kiện tự nhiên của khu liên hiệp
Xã Nam Sơn là khu vực xây dựng khu liên hiệp có diện tích 100 ha,
cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 km về phía bắc. Phía bắc là các cụm dân cư
với ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp. Sông Công cách 2 km chảy qua phía
Đông có các con rạch nhỏ tự nhiên chảy qua.
Khu liên hợp nằm trong thung lũng đồi gò thấp, có độ cao từ +8,0 đến
+40,0 m so với mực nước biển. Các đồi gò và đất ở đây khô cằn.
Theo báo cáo khả thi của công ty Tư vấn và Cấp thoát nước và Môi
trường Việt Nam thì địa chất ở khu vực này được chia làm 4 loại. Trừ lớp đất
đầu tiên là nông nghiệp có độ dày 1 - 2 m, còn các lớp 2,3,4 là những lớp đất
sét pha và sét, có tính biến dạng nhỏ, hệ số thấm nhỏ, chiều dày tổng cộng các
lớp đất này là 8 - 13 m.
Các lớp đất từ trên xuống như sau :
- Lớp 1 : lớp thổ nhưỡng đất lấp bề dày 0,2 – 1 m.
- Lớp 2 : lớp sét xen kẹp sét pha bề dày 2,4 – 10,2 m.
- Lớp 3 : sét pha lẫn dăm sạn, bề day từ 3,5 – 10,4 m.
- Lớp 4 : đá phiến phong hoá, bề dày của lớp chưa xác định, chiều sâu
mặt lớp thay đổi từ 8,6 – 13,4 m.
Trữ lượng nước ngầm tại đây rất nhỏ vì tầng chứa nước mỏng và ở
sâu.
Khu liện hiệp xử lý rác Nam Sơn nằm trong vùng đồi thấp, phần lớn là
thung lũng, có hồ nhỏ và rạch nhỏ chảy qua để tiêu nước mưa và cấp nước
sông cho các hồ ao nhỏ. Về mùa khô hầu hết các hồ ao và lạch đều khô cạn.
Mực nước ngầm ở khu vực chân đồi là 2m và trên đồi là 7m. Mực nước mặt
mùa mưa +8m đến +11,5m.
4.1.2. Các hạng mục chính của khu liên hiệp hiện nay
- 5 ô chôn lấp số 1,2,3,4,5 trong đó ô 1,2,3 đã đầy và tiến hành đóng
bãi sơ bộ giai đoạn 1.
- Hệ thống cân điện tử 30 tấn.
- Trạm cấp nước sạch.
- 3 trạm xử lý nước rác : 1 trạm xử lý sẵn có bằng phương pháp sinh
học và 2 trạm xử lý khẩn cấp bằng phương pháp hoá học.
- Hệ thống 3 hồ điều hoà : kị khí, hiếu khí, tuỳ tiện.
- Đường ra vào bãi.
- Khu hành chính và phụ trợ.
- Khu xử lý chất thải công nghiệp hiện đang trong giai đoạn khởi công
xây dựng ban đầu.
Các hạng mục chính hiện nay chủ yếu là của khu chôn lấp.
4.1.3. Quy hoạch tổng thể khu liên hiệp Nam Sơn.
Tổng diện tích đất dành cho các ô chôn lấp rác là 53,49 ha, có dung
tích chứa rác khoảng 10,7 triệu m3
, thời gian vận hành sử dụng khu chôn lấp là
21 năm, bao gồm các hạng mục :
- Đường giao thông chính nối giữa 2 khu vực hành chính phía bắc và nam
sẽ được mở rộng trên cơ sở của đường đê có sẵn của 3 ô chôn lấp giai đoạn
1.
- Khu xử lý nước rác và hồ vi sinh có diệntích 4,1 ha nằm ở vị trí hồ Phú
Thịnh hiện có. Nước qua hồ đảm bảo vệ sinh môi trường xả vào suối Lai Sơn.
- Dải cây xanh 10m cách ly với bên ngoài của 2 khu công nghiệp và
khu sản xuất phân vi sinh và dải cây xanh 20m đối với khu chôn lấp.
- Đường vận chuyển rác thải vào khu xử lý chất độc hại công nghiệp
và khu compost sẽ tận dụng đường hiện đã xây dựng ở giai đoạn 1 và kéo dài
đến khu compost.
- Bố trí các khu chức năng và các công trình phụ trợ trong diện tích
83,4 ha bao gồm diện tích đất đã giao đợt 1 và đợt 2.
- Khu xử lý chất thải độc hại công nghiệp có diện tích 5,15 ha.
- Khu xử lý phân compost có diện tích 9,8 ha, công suất 685 – 700
tấn/ngày.
- Khu đốt rác đô thị được bố trí ở phía nam diện tích 5,9 ha.
- Ngoài đường vận chuyển phía đông bắc hiện nay dự kiến sẽ xây thêm tuyến
đường phía nam nối từ đường 35 vào khu liên hiệp rộng 11,25 m, dài 2,4 km.
* Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn sẽ được xây dựng theo 2
giai đoạn, 2 khu vực.
- Khu vực 1 (giai đoạn 1: 1998 – 2000) : diện tích xây dựng 14,388 ha,
cao độ từ 15 – 25 m. Xây dựng 3 ô chôn lấp để đầu năm 1999 đưa các ô
vào chôn lấp rác thải khi bãi Tây Mỗ đóng cửa. Đất xây dựng khu hành chính,
đường vào khu chôn lấp, đất nắn suối, đất mở rộng đường liên xã.
- Khu vực 2 ( giai đoạn 2 : 2000 – 2020) : có diện tích khoảng 74,32
ha gồm 8 ô chôn lấp cho giai đoạn 2, trạm xử lý nước rác (kể cả đê bao và
đường bao) nằm trong thung lũng giữa các đồi núi có cao độ từ +9 đến +11,
xây dựng khu chế biến phân compost và nhà máy xử lý rác công nghiệp.
Ngoài ra còn có 4,02 ha đất dùng xây dựng mương thoát nước mưa
xung quanh chân đê của khu liên hiệp.
4.2. Khu chôn lấp hợp vệ sinh rác thải đô thị
Trong quy hoạch tổng thể khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
giai đoạn 1, khu chôn lấp chất thải đô thị gồm 3 ô chôn lấp số 1, 2, 3 và giai
đoạn 2 gồm 8 ô chôn lấp. Hiện tại 3 ô chôn lấp của giai đoạn 1 đã đầy và đã
được tiến hành đóng bãi cục bộ giai đoạn 1 (ở cao trình +15m), ô chôn lấp số
4,5 đã xây dựng xong và hiện đang chôn lấp rác tại phần 4B (phần 4A đã đầy).
4.2.1. Trình tự sử dụng các ô chôn lấp rác xây dựng giai đoạn 1 ( đến năm 2017)
 Giai đoạn 1 :
Đổ rác vào lô 1 và lô 2,3 được sử dụng làm chức năng hồ sinh học để
tăng độ sạch nước trước khi xả ra ngoài sau khi đã qua hệ thống xử lý rác bằng
phương pháp sinh hoá.
 Giai đoạn 2 :
Rác được đổ tại lô 1 tới đỉnh đập ngăn lô ở cao độ +15m thì được tiến
hành đóng bãi cục bộ giai đoạn 1 và rác được chuyển sang đổ tại lô số 2, lô số
3 vẫn đảm nhiệm vai trò hồ sinh học.
 Giai đoạn 3 :
Rác đổ trong lô 2 tới cao độ +15m thì sử dụng diện tích mặt bằng cả 2
lô 1 và 2 để tiếp tục đổ rác. Đắp bờ bao ngăn rác theo từng đợt, mỗi đợt cao
2,5m. Cao độ cuối cùng của bờ bao ngăn rác là 20m.
Trình tự đổ rác ở giai đoạn này là sau khi nâng cao độ tại lô thứ nhất
thêm 2m thì bao phủ đất trên bề mặt rác để chuyển sang đổ rác vào lô bên cạnh
và tiếp tục luân chuyển. Khi mặt bằng 2 lô đạt tới cao độ +21m thì tổ chức
đóng bãi các lô 1 và 2 theo quy trình đóng bãi.
Giai đoạn này lô 3 vẫn sử dụng như một hồ sinh học.
 Giai đoạn 4 :
Đổ rác vào lô 3 từ cao độ +6m lên đến cao độ +21m. Hồ sinh học sử
dụng ở giai đoạn này là hồ Phú Thịnh hoặc một diện tích ô trũng trong tổng
mặt bằng khu liên hợp xử lý (giai đoạn này đã quản lý toàn bộ diện tích đất của
dự án là 130 ha).
4.2.2. Khu chôn lấp chất thải giai đoạn 2.
Các ô chôn lấp giai đoạn 2 (2001 - 2020) sẽ gồm 6 ô (số 4,5,6,7,8 và
9) sẽ được xây dựng mỗi đợt 2 ô và đổ rác đến cốt +15 (bao gồm cả 3 ô chôn
lấp giai đoạn 1). Sau khi cả 9 ô đạt đến cao trình +15 sẽ tiếp tục nâng dần từng
đợt 3m lên đến cốt đỉnh là +39m, theo mái dốc m =1/3. Với giải pháp trên tổng
lượng rác có khả năng tiếp nhận cho chôn lấp tại khu liên hiệp xử lý rác là
khoảng 9.587.292 m3
. Thời gian vận hành là 20 năm.
Bảng 2.5 : Trình tự và tiếnđộ chôn lấp rác ở giai đoạn 2:
Tên ô chôn lấp Thời gian vận hành
Ô 4 và 5 đến cốt 15m 2001 – 2003
Ô 6 và 7 đến cốt 15m 2004 – 2005
Ô 7 và 8 đến cốt 15m 2006 – 2007
Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 17m 2007 – 2009
Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 20m 2009 – 2011
Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 23m 2011 – 2014
Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 26m 2014 – 2017
Các ô giai đoạn 2 đến cốt 39m 2018 – 2020
Nguồn: URENCO
4.2.3. Hệ thống thu gom nước rác
Theo tính toán mỗi ô chôn lấp đang vận hành sẽ có lượng nước rác
phát sinh khoảng 400 – 500 m3
/ngày.
Nước rác từ các ô chôn lấp qua các trạm xử lý nước rác sẽ được xả vào
hồ để xử lý vi khuẩn.
Nước thải sinh hoạt sau khi đã xử lý qua bể tự hoại và nước rửa xe của
khu hành chính sẽ được thu gom vào bể chứa. Bể chứa đặt tại khu vực hành
chính có dung tích 10m3
. Nhiệm vụ của bể chứa : lưu giữ nước phục vụ bơm
tưới tăng độ ẩm rác cho các ô chôn lấp và khu chế biến phân vi sinh.
Hồ xử lý vi khuẩn xử lý giảm vi khuẩn Coli trong nước thải trước khi
thải ra suối.
Mương bao nước mưa thu gom nước mưa xung quanh khu liên hợp dẫn
xả vào hồ hoặc suối hiện trạng.
4.3. Quy trình quản lý và vận hành bãi
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình vận hành bãi
Ô tô chở Cân điện
rác tử
San phủ Đầm chặt
đất hoặc
Bơm nước Xử lý
rác nước rác
Trồng cây
xanh
Đổ rác
Rắc
Bokashi
Xả nước
thải đã xử lý
Đóng bãi
toàn bộ
San ủi
Phun dung
dịch EM
Đóng bãi cục
bộ
Lắp đặt hệ
thống thoát
Nguồn: URENCO
* Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường :
- Nước rác rỉ ra từ các ô chôn lấp được bơm vào hồ chứa, sau đó qua
trạm xử lý nước rác thải để xử lý. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải
loại B và được thải ra hệ thống thoát nước.
- Quá trình chôn lấp phát sinh một lượng khí ga sinh ra từ chất thải
chôn lấp, các khí thải này chủ yếu là Mêtan được phát tán ra ngoài nhờ hệ
thống ống thu và phát tán được đặt trên ô chôn lấp.
- Trong quá trình vận hành bãi chôn lấp, dung dịch EM và chế phẩm
Bokashi được phun thường xuyên để giảm thiểu mùi và làm tăng quá trình
phân huỷ của chất thải. Ngoài ra, các bãi chôn lấp còn tiến hành phun thuốc
diệt ruồi, muỗi đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Cây xanh được trồng xung quanh bãi tạo vành đai cách ly nhằm giữ
gìn vệ sinh môi trường, hạn chế mùi và các ảnh hưởng bất lợi từ bãi rác.
- Đất phủ bãi hàng ngày được phủ theo đúng quy trình vận hành bãi :
0,2 m trên một lớp rác dày 2m, ngoài ra còn có đóng bãi cục bộ và đóng bãi
cuối cùng bằng đất và có thể cả các lớp chống thấm nước mưa trên bề mặt.
4.3. Nhận xét về công tác xử lý rác bằng chôn lấp tại bãi Nam Sơn
Mặc dù khu liên hiệp được quy hoạch một cách tổng thể và có quy mô,
nhưng thực tế đối với khu chôn lấp chất thải sinh hoạt vẫn còn có nhiều vấn đề
bất cập.
- Rác được đổ kết hợp với việc phun dung dịch diệt ruồi muỗi và khử
mùi hàng ngày nhưng vẫn không đảm bảo được chất lượng cho môi trường
xung quanh. Trong khu vực bãi rác và khu vực nhà dân xung quanh vẫn bốc
lên những mùi xú uế, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí vẫn đang hàng
ngày tồn tại.
- Do chưa có thiết bị đầm nén chuyên dụng nên chưa đảm bảo được hệ
số nén yêu cầu 0,8 – 0,85, hậu quả là không khai thác được tối đa thể tích của
ô. Từ năm 2003, ô số 1, số 2 đã được chôn lấp đầy đến cốt 21m, ô chôn lấp số
3 đã đổ đến cốt 17m, ô số 4a 16m. Và cho đến nay năm 2009, rác thải đã được
chôn đầy 7/9 ô chôn lấp, với tổng trọng lượng khoảng 6,5 triệu tấn. Nếu vẫn
duy trì tốc độ chôn lấp như hiện nay (mỗi ngày trên 2000m3), đến năm 2011
toàn bộ 9 ô chôn lấp của bãi rác Nam Sơn sẽ không còn khả năng chứa rác.
- Về thu gom nước rác : Các ô chôn lấp chất thải được xử lý để chống
ô nhiễm nguồn nước ngầm và ô nhiễm đất bằng 1 lớp đất sét đầm chặt dày 50
cm, sau đó lót đáy chống thấm bằng 1 lớp vải địa kỹ thuật. Qua thời gian vận
hành cho thấy do dùng lớp đất lót đáy bãi và bảo vệ vải chống thấm nên khả
năng tiêu nước đến rãnh thu rất kém. Hơn nữa trong thời gian vận hành nước
rác phát sinh cũng chưa được bơm khỏi bãi kịp thời và thường xuyên nên gây
lầy bùn đáy bãi khi vận hành. Nước rác chảy dồn trên mặt đáy bãi đọng về các
chỗ trũng không được lọc nên mang theo nhiều cặn rác khi được bơm ra khỏi
bãi.
- Về xử lý nước rác : Công nghệ xử lý nước rác của Viện cơ học đề
xuất là phương pháp sinh học cưỡng bức đã được sở khoa học công nghệ và
môi trường Hà Nội phê duyệt. Tuy nhiên trong thời gian vận hành đến nay vẫn
chưa đạt chất lượng nước ra theo tiêu chuẩn môi trường loại B, nên chưa được
phép thải ra suối Lai Sơn và nguồn tiêu bên ngoài khu liên hiệp. Do vậy toàn
bộ lượng nước rác tồn đọng từ khi vận hành ô chôn lấp số 1 đến thời điểm
2/2001 vẫn phải lưu giữ trong ô chôn lấp số 3.
Tiểu kết chương II
Sau khi Hà Nội mở rộng, rác thải đã trở thành vấn đề bức xúc ở nhiều
quận, huyện. Ở khu vực phía tây, nhiều huyện còn chưa thu gom rác thải nông
thôn mà đổ thành bãi lộ thiên hoặc tận dụng ao, hồ làm nơi chứa rác. Rác thải
công nghiệp cũng có tỷ lệ thu gom, xử lý thấp. Rác y tế thu gom tốt, song công
nghệ xử lý nhiều nơi đã lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Vẫn còn tồn tại hàng loạt các hạn chế trong thu gom, vận chuyển chất
thải. Năng lực của các xí nghiệp môi trường đô thị về thiết bị, phương tiện thu
gom vẫn còn thiếu, tải trọng nhỏ, cũ, hỏng … chưa theo kịp yêu cầu thực
tế.Công tác xử lý, tiêu hủy, tái chế rác thải hiện cũng còn rất nhiều hạn chế –
chủ yếu dựa vào việc chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (chất thải ở đây hầu như
không được phân loại). Còn riêng nhà máy chế biến rác thải tại Cầu Diễn, mới
chỉ đạt sản lượng khoảng 7.000 tấn/năm, nghĩa là chỉ có khoảng 7% lượng rác
thải sinh hoạt được tái chế thành phân vi sinh.
Chương III
Đánh giá về công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội
I. Đánh giáhiệuquả tài chínhcủa công tác thu gom, vận chuyển rác
thải 1.1. Chi phí tài chínhcho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải
1.1.1. Hoạt động thu gom rác thải
Hoạt động thu gom rác thải của nước ta nói chung và của thủ đô Hà
Nội nói riêng chủ yếu vẫn dùng phương pháp thủ công, thu gom bằng các xe
đẩy tay do các công nhân vệ sinh thực hiện. Do được thực hiện bằng các biện
pháp thủ công nên chi phí về thời gian và nhân công rất lớn.
Theo thống kê số công nhân của Công ty môi trường đô thị Hà Nội
thực hiện công việc thu gom rác hàng ngày là 1961 người.
Chi phí dành cho hoạt động thu gom rác là :
C
TG
= C
CN
+ C
CC
+ C
QL
Trong đó :
CTG : Tổng chi phí cho công tác thu gom.
CCC : Chi phí cho công nhân thu gom.
CCC : Chi phí cho công cụ, dụng cụ thu gom.
CQL : Chi phí cho quản lý.
1. Chi phí cho công nhân thu gom
- Tiền lương và phụ cấp
Lương và phụ cấp cho công nhân tính trung bình là
700.000đ/người/tháng. Do đó chi phí lương công nhân cho 1 tháng là :
700.000 x 1961 = 13.727.000.000 (đ)
- Bồi dưỡng độc hại
Bồi dưỡng độc hại được tính theo định mức 3000đ/người/ngày.
Trung bình 1 tháng người lao động phải làm việc 26 ngày.
Chi phí này là : 1961 x 26 x 3000 = 152.958.000 (đ)
- Bảo hiểm tai nạn
Chi phí là : (14.000 x 1961)/ 12 = 2.287.833 (đ)
- Chi phí bảo hộ lao động
Chi phí bảo hộ lao động cho 1 người là 300.000 đ/người/năm
Chi phí là : (300.000 x 1961) / 12 = 49.025.000 (đ)
Vậy tổng chi phí cho người lao động thực hiện thu gom rác thải là :
CCN = 13.727.000.000 + 152.958.000 + 2.287.833 + 49.025.000
= 13.931.270.830 (đ)
2. Chi phí cho công cụ, dụng cụ
Ta có bảng tính cho chi phí công cụ, dụng cụ lao động trong 1 tháng
như sau :
Bảng 3.1 : Bảng giáthành và chi phí công cụ, dụng cụ
TT Chỉ tiêu Định mức
Đơn giá Thành tiền
(đ/cái) (đ)
1 Chổi dài 1,2m 2cái/người/tháng 3.000 11.766.000
2 Chổi 0,8m 1cái/người/tháng 2.000 3.922.000
3 Xẻng 1cái/người/6 tháng 6.000 1.961.000
4 Kẻng 1cái/2người/2năm 10.000 408.500
5 Cuốc 1cái/2người/2năm 6.000 245.125
6 Xe gom rác 1xe/2người/1,5năm 1.350.000 73.357.500
7
Chi phí sửa chữa
5.000.000
dụng cụ
8 Tổng 96.660.125
Nguồn : NCKT dự án khu liên hiệp Nam Sơn
Tổng (1+2) = 14.027.930.960 (đ)
3. Chi phí cho quản lý :
- Chi phí quản lý của phường cho công tác hành chính, tuyên truyền,
vận động (10%) là 1.402.793.096
- Chi phí quản lý công tác thu gom (5%) là : 701.396.548 (đ)
Tổng chi phí cho công tác quản lý là :
CQL = 1.402.793.096 + 701.396.548
= 2.104.189.644 (đ)
4. Tổng hợp chi phí cho công tác thu gom ta được :
= 16.132.120.610 (đ)
1.1.2. Tính toán giá thành và kinh phí vận chuyển
Căn cứ vào biên bản tính toán chi phí của tổ chuyên viên liên ngành,
giá thành và kinh phí vận chuyển rác cụ thể như sau :
Bảng 3.2 : Giáthành vận chuyển rác từ thành phố đi Nam Sơn.
TT Chỉ tiêu Xe chuyên dùng
1 Cự li tính cước vận chuyển 60,773 km
Cước phổ thông đường loại 1, hàng
2 bậc 3 588,9 đ/Tkm
3
Cước phổ thông đường loại 3, hàng
loại 3 928,2 đ/Tkm
Cước vận tải tính cho 1 tấn hàng: 43.525,3 đ/T
4 - 38 km đường loại 1 22.362,3 đ/T
- 23 km đường loại 3 21.163 đ/T
Các hệ số tính theo cước cơ bản
5 - Phương tiện có thiết bị tự đổ 6.528,8 đ/T
- Chở thiếu tải 4.352,5 đ/T
6 Các loại phụ phí: 13,500 đ/T
7 Trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi 2.037,2 đ/T
Tổng cộng 69.644 đ/T
Nguồn : NCKT dự án khu liên hiệp Nam Sơn
Theo như phần thực trạng ở trên ta đã trình bày, lượng rác thải thu gom
được năm 2000 là 534.938 tấn. Ta sẽ tính chi phí vận chuyển rác cho năm
2000.
Theo bảng 3.2 ở trên, đơn giá vận chuyển cho 1 tấn rác là 69.644 đ/tấn.
Do đó chi phí vận chuyển rác cho 1 tháng sẽ là :
CVC = (534938 x 69.644)/12
= 3.104.601.663 (đ)
1.1.3. Tổng hợp chi phí thu gom, vận chuyển rác thải
Do đó ta có tổng hợp chi phí cho công tác thu gom và vận chuyển rác
trong thành phố là :
C=CTG+CVC
= 16.132.1206.610 + 3.104.601.663
= 19.236.722.270 (đ)
1.2. Xác định số thu phí vệ sinh
Theo pháp lệnh phí và lệ phí của Nhà nước quy định, phí vệ sinh cho
dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tính theo đầu người là
1000đồng 1 tháng.
Theo như trình bày ở chương II, công tác thu phí chỉ đạt được 70 –
75% tổng số dân trên toàn thành phố. Ta giả sử tỉ lệ phí thu được trên địa bàn
là 75%. Với dân số Hà Nội tính cho năm 2000 là 2.930.600 người, ta có thể
tính được tổng số phí thu được trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau :
B = 2.930.600 x 1000 x 75%
= 2.197.950.000 (đ)
II. Đánh giáđầy đủ lợi íchxã hội và môi trường của công tác thu gom,
vận chuyển rác thải
2.1. Lợi íchthực đối với dân cư
Theo những phân tích tính toán trên có thể thấy lợi ích tài chính của
người dân thu được là dương. Nếu đứng trên quan điểm của người dân để phân
tích thì những chi phí Nhà nước bỏ ra cho hoạt động thu gom và vận chuyển
rác thải chính là những lợi ích người dân được hưởng, còn những khoản tiền
thu từ công tác phí là những chi phí dân cư bỏ ra cho việc thải rác ra môi
trường. Do đó với hoạt động thu gom và vận chuyển rác của Nhà nước, người
dân đã thu được lợi ích về mặt tài chính là 17.038.772.270 đồng 1 tháng.
Tuy nhiên những con số cụ thể ở trên nó chỉ thể hiện một phần những
lợi ích về mặt tài chính của công tác thu gom và vận chuyển rác mà người dân
được hưởng. Trong thực tế những chi phí Nhà nước phải bỏ ra không chỉ là
những chi phí cho công tác thu gom và vận chuyển mà còn bao gồm cả những
chi phí để xử lý rác chúng ta chưa tính ở đây. Do đó xét về mặt lợi ích tài
chính thì người dân còn được hưởng cả lợi ích từ chi phí bỏ ra của Nhà nước
để xử lý lượng rác thải tạo ra hàng ngày.
Ngoài những lợi ích về mặt tài chính, người dân còn được hưởng
những lợi ích lợi ích khác chúng ta không thể lượng hoá được bằng tiền. Đó là
những lợi ích về mặt môi trường và kinh tế.
Công tác quản lý rác thải nếu được làm tốt và thực hiện thường xuyên
người dân sẽ được hưởng một môi trường sống trong lành, sạch đẹp. Môi
trường trong sạch sẽ góp phần tạo cho cộng đồng một cuộc sống thoải mái và
khoẻ mạnh, tăng lượng ôxi và giảm nồng độ các khí độc hại do chính rác thải
gây ra, giảm các nguy cơ về bệnh tật.
Việc làm trong lành không khí còn đem lại những lợi ích về kinh tế.
Khi môi trường trong lành các hoạt động kinh tế cũng phát triển hơn. Ví dụ
như đối với hoạt động du lịch. Môi trường trong lành sẽ là một phần tác động
thu hút khách du lịch từ các nơi về thăm quan do đó các hoạt động kinh tế
trong ngành du lịch hay các ngành dịch vụ theo đó mà cũng tăng trưởng theo.
Mặc dù vậy, vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý rác thải vẫn
chưa được người dân đánh giá một cách đúng đắn, người dân không có ý thức
bảo vệ chính môi trường sống của mình. Trong một bộ phận dân cư còn có tâm
lý cho rằng việc Nhà nước phải tiến hành các hoạt động dịch vụ vệ sinh này là
đương nhiên và việc họ đóng phí vệ sinh rác thải thì họ có quyền đổ rác bừa
bãi để “tạo công ăn việc làm cho người lao động”. Chính vì vậy, lượng rác thải
vẫn hàng ngày được tăng lên không ngừng, rác được đổ không đúng quy định,
xả rác bừa bãi ra đường, thậm chí ngay cả khi công nhân thu gom rác vừa đi
qua họ đã đổ luôn rác ra đường….
2.2. Những lợi íchtừ công tác quản lýrác thải
Nhà nước bỏ chi phí để thực hiện các công tác quản lý rác thải nhằm
đạt được những lợi ích về môi trường, kinh tế, lợi ích về chính trị, xã hội.
Những lợi ích này có ý nghĩa to lớn đối với xã hội những khó có thể lượng hoá
được bằng tiền, bao gồm :
 Lợi ích môi trường
Công tác quản lý rác thải được tiến hành quản lý toàn diện từ cấp trung
ương xuống các cấp địa phương, từ các bộ ngành xuống cơ sở và được thực
hiện trên toàn thành phố. Quản lý rác thải luôn được củng cố và hoàn thiện hơn
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Công tác này sẽ góp phần giữ gìn và cải
thiện môi trường sống cho cộng đồng. Nếu như lượng rác thải không được thu
gom và vận chuyển đi hàng ngày mà vẫn để lưu lại trong thành phố thì do đặc
tính của rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, dễ phân huỷ đặc biệt
trong thời tiết nóng ẩm của nước ta sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, là nguồn lây lan các loại dịch bệnh. Việc thu gom và vận chuyển
rác thải ra khỏi thành phố sẽ góp phần làm tăng lượng ôxi và giảm được các
chất độc hại không có lợi cho sức khỏe cộng đồng, nâng cao sức khoẻ cộng
đồng, giảm được những chi phí về y tế. Ngoài ra công tác này cũng làm giảm
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước ngầm và nước mặt do nước
rỉ rác ngấm xuống.
 Lợi ích kinh tế
Giữa chỉ tiêu chất lượng môi trường và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi môi trường được quan tâm, bảo vệ thì nó
cũng là một động lực cho phát triển kinh tế. Ví dụ như với các ngành du lịch
môi trường trong sạch, tạo được ấn tượng tốt với du khách cùng với các cảnh
quan và các khu di tích đẹp sẽ thu hút các khách du lịch đến thăm. Cùng với
ngành du lịch các ngành kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch cũng phát triển
theo. Từ đó kéo theo việc tăng trưởng của nền kinh tế trong khu vực.
 Lợi ích chính trị, xã hội
Đặc biệt với Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm văn hóa, chính
trị, trung tâm giao lưu quốc tế nơi đón các đoàn khách quốc tế đến thăm, việc
làm tốt công tác quản lý rác thải sẽ tạo được ấn tượng tốt cho Việt Nam đối với
thế giới, góp phần đưa Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tham gia giao
lưu trên trường quốc tế.
Với công tác quản lý rác thải đã tạo ra được công ăn việc làm cho hàng
ngàn người lao động. Nhờ đó cũng giảm được một lượng lớn tỉ lệ lao động thất
nghiệp, tạo cho họ một cuộc sống ổn định, có thu nhập giảm được các tệ nạn
xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước.
Môi trường được giữ gìn trong lành sẽ góp phần nâng cao sức khoẻ cho
cộng động. Cộng đồng khoẻ mạnh sẽ làm giảm chi phí về khám chữa bệnh cho
xã hội, tăng thêm nguồn phúc lợi cho cộng đồng và với nguồn tài chính này
chúng ta có thể làm những việc hữu ích khác cho cộng đồng.
III. Vấn đề xử lý rác thải
Hiện nay việc xử lý rác thải của nước ta chủ yếu vẫn sử dụng phương
pháp chôn lấp. Đối với khu vực Hà Nội, việc xử lý chôn lấp rác thải được tiến
hành tại bãi rác Nam Sơn.
Như trên ta đã phân tích có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác
thải nhưng chúng ta vẫn chọn phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Phương pháp
chôn lấp hợp vệ sinh được lựa chọn bởi lẽ giá thành để xử lý rác thải là rẻ, phù
hợp với điều kiện của nước ta còn khó khăn.
Nhưng có phải giá thành để xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp là rẻ
như đã xác định không? (Theo như tính toán giá thành để xử lý 1 tấn rác thải
khoảng 20.000đ).
Bãi rác Nam Sơn được quy hoạch và xây dựng trở thành khu chôn lấp
chất thải hợp vệ sinh. Thực tế thì bãi rác đã thực sự đạt được tiêu chuẩn chưa
?
Theo như phần phân tích thực trạng ở trên, trong thực tế bãi chôn lấp
chất thải Nam Sơn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Tình trạng ô nhiễm
không khí do mùi phát ra từ rác đang phân huỷ và ô nhiễm nguồn nước ngầm,
ô nhiễm đất do nước rác chảy ra đang diễn ra hàng ngày. Những ô nhiễm này
sẽ do người dân xung quanh vùng phải gánh chịu. Đó là những ảnh hưởng về
sức khoẻ cộng đồng, tổn hại đến hoa màu xung quanh vùng, ảnh hưởng đến
nguồn nước mặt, nước ngầm… Nếu tình trạng ô nhiễm không được khắc phục,
ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng thì chi phí cho việc xử lý ô nhiễm sẽ
là rất lớn thậm chí có thể tiến tới vô cùng. Chi phí này chính là những chi phí
mà chúng ta chưa xét đến trong chi phí xử lý. Hoạt động xử lý rác thải đã tạo
nên một ngoại ứng tiêu cực mà sẽ do xã hội gánh chịu. Nếu những chi phí này
chúng ta không tính đến thì chính thế hệ sau sẽ phải gánh toàn bộ những hậu
quả sau này.
Mặt khác trong chi phí cho việc xử lý bằng chôn lấp chưa tính đến chi
phí cho việc sử dụng tài nguyên đất. Xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp cần
phải sử dụng quỹ đất rất lớn. Mặc dù trong hiện tại quỹ đất của Hà Nội còn
nhiều, nhưng chưa ai xác định được quỹ đất chưa sử dụng còn tồn tại trong bao
lâu nữa. Tốc độ đô thị hoá của Hà Nội là rất lớn, dân số ngày một tăng nhanh
trong khi đất đai không thể tăng lên, sinh sôi nảy nở. Vì thế trong tương lai
chắc chắn quỹ đất của Hà Nội sẽ trở nên khan hiếm. Khi đó chi phí cho việc xử
lý rác bằng chôn lấp chắc chắn sẽ không còn là rẻ nữa.
Để xử lý rác thải cần một sự tổng hợp nhiều kỹ thuật khác nhau. Khu liên
hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn hiện nay đang tiến hành quy hoạch và xây dựng
thành khu tập trung quản lý chất thải rắn với nhiều kỹ thuật khác nhau.
 Các kỹ thuật xử lý khác của khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
1.Khu xử lý chất thải công nghiệp
Đây là khu xử lý chất thải công nghiệp độc hại, công suất từ 30 – 50
tấn/ngày, liên doanh với Nhật từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý chất thải.
Có nhiều công nghệ để xử lý phù hợp từng loại chất thải như sau:
* Đối với chất thải lỏng, xử lý bằng phương pháp hoá rắn, chiếm tỉ lệ 37,8%.
* Đối với chất thải axit và kiềm xử lý bằng phương pháp trung hòa,
chiếm 5,6%.
* Chất thải dạng bùn chứa kim loại nặng xử lý bằng phương pháp tách
nước, chiếm 23,8%.
* Đối với chất thải có chứa dầu và chất dễ cháy được xử lý bằng đốt
chiếm 11%. Cặn tro sau xử lý trên (gọi là trung gian) sẽ được chôn lấp.
2.Khu chế biến phân compost
Nhà máy sản xuất phân Compost Cầu Diễn được xây dựng trên diện
tích 3 ha, theo công nghệ của Tây Ban Nha.Xí nghiệp hoạt động với công suất
70.000 tấn/năm, sản xuất khoảng 13.500 tấn phân vi sinh bằng công nghệ ủ kỵ
khí cưỡng bức. Nếu so sánh với tổng lượng rác thảI phát sinh thì số lượng rác
được chế biến thành phân Compost là quá thấp.
3.Nhà máy đốt rác thải vận hành máy phát điện
Điều tra cho thấy, mỗi năm trung bình Hà Nội thải ra khoảng 30.000
tấn chất thải công nghiệp nguy hại, trong khi đó chỉ có duy nhất một lò đốt rác
công nghiệp công suất nhỏ (4,8-5 tấn/ngày) tại khu liên hiệp xử lý chất thải rắn
Nam Sơn. Đây cũng là cơ sở xử lý chất thải công nghiệp độc hại bằng phương
pháp đốt duy nhất tại miền Bắc Việt Nam. Thế nên ngoài rác thải nguy hại của
cả Hà Nội, lò đốt này còn phải xử lý toàn bộ rác thải của cả khu kinh tế trọng
điểm phía Bắc.
Các công nghệ khác so với công nghệ chôn lấp rác có thể có chi phí
cao hơn nhưng bên cạnh đó nó đảm bảo nhiều mặt lợi ích cho môi trường và
đặc biệt là tiết kiệm được diện tích đất, giảm bớt các áp lực về đất đai. Trong
tương lai vấn đề đất đai sẽ trở thành một vấn đề cấp bách cho toàn xã hội khi
dân số ngày càng tăng lên, nhu cầu về sử dụng đất đai cũng ngày càng cao mà
quỹ đất không thể sinh sôi nảy nở theo dân số.
Tiểu kết chương III : Qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy khi
công tác quản lý rác thải được tiến hành cả người dân và Nhà nước đều được
hưởng lợi. Công tác quản lý rác thải đã tạo ra những tác động tốt về kinh tế, xã
hội và môi trường. Nếu tính tổng lợi ích cả về mặt xã hội và môi trường thì
chưa chắc hoạt động này đã lỗ.
Mặt khác đây là một hoạt động kinh tế phúc lợi, đứng trên góc độ
người quản lý người ta cho rằng chính những chi phí bỏ ra cho công tác quản
lý rác thải là lợi ích Nhà nước thu được, còn những khoản tiền do thu phí của
nhân dân lại chính là chi phí. Do đó lợi ích Nhà nước thu được từ công tác
quản lý rác thải là dương.
Chương IV
Các giải pháp cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội
I. Mục tiêu của chiến lược quản lý rác thải tại Hà Nội
Quản lý tốt rác thải tại Hà Nội là mục tiêu quan trọng của thành phố và
của nước ta hướng tới sự phát triển bền vững. Mục tiêu chung của chiến lược
quản lý rác thải thủ đô Hà Nội là : Từng bước hình thành và thực hiện hệ thống
quản lý rác thải tại thành phố trung tâm và các đô thị một cách đồng bộ, khoa
học, nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực công tác quản lý môi trường Thủ đô
nói chung, bảo vệ sức khoẻ trong lành, tạo nên sự phát triển hài hòa và bền
vững của Thủ đô.
Mục tiêucụ thể :
 Mục tiêu môi trường :
- Đảm bảo thu gom, xử lý 100% chất thải của thành phố vào năm 2020.
- Đảm bảo tỉ lệ xử lý : 70% chôn lấp, 10% tái chế, 5% đốt (rác bệnh
viện, rác công nghiệp), 15% sản xuất phân compost vào những năm sau năm
2010.
- Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường gây ô nhiễm
: nguồn nước, đất đai, không khí. Đảm bảo cảnh quan đô thị.
- Bảo vệ sức khẻo của nhân dân thành phố, nhân dân sống gần khu
vực xử lý, công nhân viên chức trực tiếp làm việc.
- Tận dụng thành phần chất hữu cơ trong chất thải để cải tạo đất.
 Mục tiêu xã hội :
- Nâng cao nhận thức của nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, xã hội
hóa công tác vệ sinh môi trường.
- Giảm tối đa công tác phục vụ cho chôn lấp.
- Tạo một phần công ăn việc làm cho xã hội.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia với Nhà nước các công
việc vệ sinh môi trường.
- Là cơ sở cho việc hoàn chỉnh pháp luật, quy tắc, quy chế cho việc
quản lý chất thải rắn.
 Mục tiêu về tài chính :
- Nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác thải.
- Giảm một phần cho Ngân sách .
- Tăng thu nhập cho người lao động tham gia việc thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải.
- Giảm dần sự phụ thuộc của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội vào
ngân sách Nhà nước.
- Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia vào công tác vệ sinh
môi trường.
II. Giải pháp về Tổ chức quản lý rác thải
Tổ chức quản lý rác thải là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Hiện nay công tác quản lý rác thải chủ yếu do Nhà nước đảm nhận. Do đó vấn
đề cần đặt ra là phải tạo ra sự cạnh tranh trong các hoạt động, làm thay đổi
nhận thức của mọi người rằng dịch vụ này không chỉ độc quyền của Nhà nước,
cần lôi kéo các thành phần kinh tế khác vào tham gia.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cho rằng công tác quản lý rác thải
phải được xã hội hoá sâu rộng và là một nội dung cơ bản không thể tách rời
trong việc quy hoạch xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý các đô thị và
khu công nghiệp ở Việt Nam. Khuyến khích và đa dạng hoá các thành phần
kinh tế cùng tham gia quản lý rác thải. Tất cả các khâu thu gom, vận chuyển,
tái chế, tái sử dụng và xử lý rác thải cần phải được quan tâm ở mọi cấp chính
quyền và phải được thực hiện trên cơ sở một khung pháp lý đồng bộ về Luật
pháp, tổ chức, kinh tế, tài chính…
Căn cứ vào đường lối chiến lược, chủ trương của thành phố và điều
kiện thực tế, việc xây dựng mô hình tổng thể quản lý chất thải rắn của thành
phố Hà Nội như sau :
* Doanh nghiệp Nhà nước : Đảm bảo các khâu có vai trò chủ đạo như
khâu thu gom, khâu vận chuyển và xử lý chất thải . Đặc biệt duy trì vệ sinh tại
các khu trung tâm, khu vực quan trọng và các tuyến phố chính sẽ do doanh
nghiệp Nhà nước đảm nhiệm.
* Các thành phần kinh tế khác : Để thực hiện chủ trương xã hội hoá
công tác vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối
tượng, Chính quyền thành phố cần khuyến khích các thành phần kinh tế khác
đảm nhận các khâu thu gom rác tại các khu vực ngõ xóm, khu vực ven đô và
một phần công tác vận chuyển.
Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là
trách nhiệm của toàn xã hội. Việc lôi cuốn các thành phần kinh tế khác vào
công tác quản lý rác thải sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối
tượng đặc biệt là giảm được gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm
nguồn tài chính cho công tác quản lý rác thải. Tuy nhiên, việc xã hội hoá này
còn có nhiều vấn đề khó khăn, bởi lẽ đây là lĩnh vực không thu được lợi nhuận
cao. Nhà nước cần có các biện pháp ưu đãi để các công ty tư nhân hoặc các
đơn vị khác tham gia vào lĩnh vực này. Trước mắt nên giao cho tư nhân tham
gia vào lĩnh vực thu gom và vận chuyển một phần rác dưới sự giám sát của cấp
cơ sở (phố, phường). Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài
nước tham gia dưới các hình thức liên doanh, BOT, 100% vốn nước ngoài để
đầu tư cho khâu xử lý rác thải mang tính công nghệ hiện đại.
Hiện nay Công ty Môi trường đô thị đã và đang xây dựng các dự án để
kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài nhằm đầu tư phát triển dưới
nhiều hình thức trong những năm tới. Trong đó tập trung vào triển khai dự án
xử lý rác thành phân vi sinh bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban
Nha, dự án xin cung cấp thiết bị khẩn cấp cho công tác vệ sinh môi trường ở
Hà Nội.
III. Giải pháp về công tác vận chuyển
ở nước ta trong hiện tại và tương lai, việc xử lý rác thải bằng phương
pháp chôn lấp vẫn là chủ yếu. Với mục tiêu đối đa hoá lợi ích công tác quản lý,
trước mắt cần có biện pháp giảm chi phí, cụ thể là giảm chi phí vận chuyển rác
thải.
Khu chôn lấp rác thải đô thị được quy hoạch tại bãi Nam Sơn Sóc Sơn.
Khu này ở vị trí khá xa so với trung tâm thành phố (khoảng 60 km) mà hiện tại
việc vận chuyển rác từ thường được vận chuyển thẳng tới bãi Nam Sơn bằng
các xe tải nhỏ có công suất từ 6 - 8 m3
. Việc sử dụng các xe tải nhỏ khiến chi
phí vận chuyển rác thải cao lên. Điều này có thể khắc phục được nếu chúng ta
sử dụng các loại xe to để chuyên chở rác lên bãi Nam Sơn. Do đó đòi hỏi phải
có các trạm trung chuyển để tập trung rác từ các nơi trong thành phố.
Trạm trung chuyển thường được đặt gần khu vực thu gom nơi mà các
xe thu gom có thể đổ rác của chúng xuống sau đó rác lại được chất lên những
xe tải lớn hơn để chuyển một cách kinh tế đến bãi rác ở nơi xa hơn.
Các trạm trung chuyển được dùng để tối đa hoá năng suất lao động của
đội ngũ thu gom và đội xe, giảm tối đa chi phí vận chuyển rác đến nơi xử lý.
Chúng có thể được dùng để củng cố thêm lượng rác thu gom từ các xe khác
nhau và chúng thường được bố trí sao cho thời gian đi và khoảng cách mà các
xe phải chạy bên ngoài vòng thu gom bình thường là nhỏ nhất. Các trạm trung
chuyển còn có thể được dùng để thực hiện một chức năng quan trọng là giảm
lượng rác thải đến bãi chôn lấp chung của thành phố và sử dụng lại các vật liệu
có khả năng thu hồi và tái chế, tạo điều kiện cho những người nhặt rác thực
hiện việc phân loại rác để tái sử dụng lại ngay tại các trạm này.
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhluanvantrust
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

La actualidad más candente (20)

Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Hà Nội, HAY, 9đ
 
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Báo cáo thực tập ngành môi trường, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam ĐịnhLuận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
Luận văn: Giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Nam Định
 
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương KinhĐề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
Đề tài: Quản lý chất thải rắn tại phường Hưng Đạo - Dương Kinh
 
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
đáNh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ...
 
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóaLuận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
Luận văn: Quản lí chất thải rắn sinh hoạt theo hướng xã hội hóa
 
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOTĐề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
Đề tài: Quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng NgãiLuận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn:Quản lý Nhà nước về môi trường tại tỉnh Quảng Ngãi
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường ở TPHCM, HOT
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAYBài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về tài nguyên rừng, HAY
 
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệpLuận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
Luận văn: Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
Tiểu luận ô nhiễm môi trường - hậu quả và giải pháp - ZALO 093 189 2701
 
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Động lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hội
Động lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hộiĐộng lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hội
Động lực làm việc của công chức tại Sở Thương Binh và Xã hội
 
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
Luận văn : Thực trạng lao động, việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn.
 
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tạiTiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
Tiểu luận ô nhiễm môi trường nước tại Việt Nam hiện tại
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp huyện Phong Điền, Huế, HAY
 

Similar a BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM

phân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.docphân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.docXunPhm65
 
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...sividocz
 
Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4dinhnamasx
 
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Thị Trấn Núi Đối, Huyện K...
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Thị Trấn Núi Đối, Huyện K...Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Thị Trấn Núi Đối, Huyện K...
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Thị Trấn Núi Đối, Huyện K...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docsividocz
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt NamTình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Namkudos21
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...sividocz
 
KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...
KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...
KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...sividocz
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.docsividocz
 

Similar a BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM (20)

Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAYLuận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
Luận văn: Quản lý về môi trường tại quận Ngũ Hành Sơn, HAY
 
phân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.docphân loại rác huyện Cần Giờ.doc
phân loại rác huyện Cần Giờ.doc
 
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
Luận Văn Công Tác Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma T...
 
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ...
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ...Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ...
Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Thủ...
 
Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4Bao cao nhom 4
Bao cao nhom 4
 
Đề tài hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
Đề tài  hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAYĐề tài  hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
Đề tài hiệu quả thí điểm phân loại rác sinh hoạt, HAY
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.docQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Thị Trấn Núi Đối, Huyện K...
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Thị Trấn Núi Đối, Huyện K...Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Thị Trấn Núi Đối, Huyện K...
Luận Văn Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Thị Trấn Núi Đối, Huyện K...
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng...
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành Khoa học quản lý, HAY, 9 ĐIỂM
 
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt NamTình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
Tình hình tái chế tái sử dụng rác ở Việt Nam
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Hòa Vang- thành phố Đà Nẵng...
 
KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...
KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...
KINH NGHIỆM QUẢN LÍ CHẤT THẢI SINH HOẠT Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN (TẢI FREE ZALO ...
 
Bài thu hoạch môn học luật môi trường
Bài thu hoạch môn học luật môi trườngBài thu hoạch môn học luật môi trường
Bài thu hoạch môn học luật môi trường
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành...
 
Môi trường
Môi trường Môi trường
Môi trường
 
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.docQuản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
Quản Lý Nhà Nƣớc Về Môi Trƣờng Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.docLuận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.doc
 
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngQuản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Quản lý nhà nước về môi trường tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 

Más de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Más de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Último

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem Số Mệnh
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ haoBookoTime
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 

Último (20)

50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
Xem tử vi miễn phí trực tuyến cho kết quả chính xác cùng luậ...
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
1第一课:你好.pptx. Chinese lesson 1: Hello.Nỉ hao
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 

BÀI MẪU Luận văn Quản lý rác thải, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. Luận văn Quản lý rác thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội Tải miễn phí kết bạn Zalo:0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
  • 2. MỤC LỤC Lời mở đầu Chương I : Cơ sở lý luận quản lý rác thải I. Khái niệm chung về quản lý môi trường 1.1. Khái niệm quản lý môi trường 1.2. Mục tiêu quản lý môi trường 1.3. Nội dung quản lý môi trường II. Quản lý rác thải 2.1. Khái niệm rác thải 2.2. Phân loại rác thải 2.3. Khái niệm quản lý rác thải 2.4. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý rác thải 2.5. Các công cụ kinh tế sử dụng cho quản lý rác thải III. Các mô hình quản lý rác thải 3.1. Mô hình PLRTN 3.2. Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng IV. Đánh giá hiệu quả mô hình PLRTN Tiểu kết chương I Chương II : Hiện trạng rác thải đô thị thành phố Hà Nội I. Giới thiệu chung về Hà Nội 1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội 1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội II. Nguồn gốc, khối lượng, thành phần rác thải Hà Nội 2.1. Nguồn gốc phát sinh 2.2. Khối lượng rác thải 2.3. Thành phần rác thải III. Thực trạng quản lý rác thải Hà Nội 3.1. Cơ quan quản lý rác thải đô thị 3.2. Công tác thu gom 3.3. Công tác vận chuyển 3.4. Phí thu gom rác thải 3.5. Tình hình xử lý rác thải 3.6. Vấn đề xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Hà Nội IV. Xử lý rác thải tại bãi Nam Sơn - Sóc Sơn bằng kỹ thuật chôn lấp 4.1. Tổng quan khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn
  • 3. 4.2. Khu chôn lấp hợp vệ sinh rác thải đô thị 4.3. Quy trình quản lý và vận hành bãi 4.4. Nhận xét về công tác xử lý rác thải bằng chôn lấp tại bãi Nam Sơn Tiểu kết chương II Chương III : Đánh giá về công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội I.Đánh giá hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển rác thải 1.1. Chi phí tài chính của công tác thu gom và vận chuyển rác thải 1.2. Xác định số thu phí vệ sinh 1.3. Hiệu quả tài chính của công tác thu gom, vận chuyển rác thải II.Đánh giá đầy đủ lợi ích xã hội và môi trường của công tác thu gom, vận chuyển rác thải 2.1. Lợi ích thực đối với dân cư 2.2. Những lợi ích từ công tác quản lý rác thải III. Vấn đề xử lý rác thải Tiểu kết chương III Chương IV : Các giải phápcho công tác quản lýrác thải trênđịabàn Hà Nội I. Mục tiêu của chiến lược quản lý rác thải tại Hà Nội II. Giải pháp về tổ chức quản lý rác thải III. Giải pháp về công tác vận chuyển IV. Giải pháp nhằm giảm lượng rác thải 4.1. Các công cụ kinh tế 4.2. Các công cụ pháp lý 4.3. Thu hồi, tái chế rác thải 4.4. Giải pháp giáo dục, tuyên truyền VI. Giải pháp về phương pháp xử lý Tiểu kết chương IV Kết luận và kiến nghị Tài liệutham khảo Phụ lục
  • 4. GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1. MT&ĐT Môi trường và đô thị 2. ĐHKTQD Đại học kinh tế quốc dân 3. ĐTM Đánh giá tác động môi trường 4. URENCO Urban environment Công ty môi trường đô thị enterprise 5. JICA The Japan Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản International Cooperation Agency 6. NCKT Nghiên cứu khả thi 7. ODA Officical Nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài Development Assistant 8. OECD Organisation for Các nước công nghiệp phát triển Economic Cooperation and Development 9. PPP Polluter Pays Người gây ô nhiễm phải trả tiền Principle 10. BPP Buyer Pays Người hưởng lợi phải trả tiền Principle
  • 5. Lời mở đầu Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được thải ra từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con người. Cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hóa ngày càng phát triển sâu rộng, rác thải cũng được tạo ra ngày càng nhiều với những thành phần ngày càng đa dạng và phức tạp. Tác động tiêu cực của rác thải nói chung và rác thải có chứa các thành phần nguy hại nói riêng là rất rõ ràng nếu như loại rác thải này không được quản lý và xử lý theo đúng kỹ thuật môi trường. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong công tác quản lý rác thải đô thị nói chung, quản lý rác thải đô thị Hà Nội nói riêng, vấn đề môi trường vẫn chưa được người dân nhìn nhận đánh giá một cách đúng đắn. Mọi người dân vẫn được hưởng không khí trong lành, được hưởng các các dịch vụ làm sạch môi trường như hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải do mình thải ra môi trường mà không phải trả hoặc trả một khoản tiền không tương xứng nên mọi người không có ý thức giữ gìn, coi trọng và bảo vệ môi trường. Rác thải được thải ra ngày càng nhiều, rác được vứt bừa bãi không đúng nơi quy định và việc xử lý rác thải vẫn chưa triệt để. Công tác quản lý rác thải vẫn do Nhà nước chịu trách nhiệm và người dân được hưởng những dịch vụ này vô điều kiện. Vấn đề rác thải và xử lý rác thải trở thành một vấn đề bức xúc đối với nước ta nói chung và với thủ đô Hà Nội nói riêng. Xuất phát từ những vấn đề trên và từ chuyên ngành đào tạo của mình là “Kinh tế và quản lý môi trường”, được sự giúp đỡ của các thầy cô và cán bộ Cục quản lý chất thải - cải thiện môi trường, tôi chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp : “Quản lý rác thải trên địa bàn Thành phố Hà Nội. ”
  • 6. Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu công tác quản lý rác thải tại Hà Nội với những vấn đề môi trường xung quanh chúng ta và thực hành trong thực tế những kiến thức mà mình đã được đào tạo trong trường học. Chuyên đề được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Hà Nội. Dựa trên các tư liệu, số liệu thống kê tiến hành nghiên cứu và thực hiện chuyên đề bằng một số phương pháp sau : - Phương pháp thu thập tài liệu. - Phương pháp kế thừa các kết quả có sẵn. - Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống hóa thông tin. - Phương pháp phân tích dự án đầu tư. Từ đó đề tài nêu lên thực trạng của công tác quản lý rác thải trên địa bàn, dự báo được lượng rác thải trong tương lai gần và đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý. Chuyên đề đã hoàn thành với 4 chương : - Chương I : Cơ sở lý luận quản lý rác thải. - Chương II : Hiện trạng rác thải của thành phố Hà Nội. - Chương III : Đánh giá về côngtác quản lý rác thải trênđịa bàn Hà Nội. - Chương IV : Các giải pháp cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội. Chương I Những vấn đề lý luận chung I. Khái niệm chung về quản lýmôi trường 1.1. Khái niệm quản lý môi trường Sự quản lý môi trường là một tất yếu khách quan nhằm giữ gìn và bảo vệ môi trường và cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
  • 7. “Quản lý môi trường là bằng mọi biện pháp thích hợp tác động và điều chỉnh các hoạt động của con người nhằm làm hài hoà các mối quan hệ giữa phát triển và môi trường sao cho vừa thoả mãn nhu cầu của con người vừa đảm bảo được chất lượng của môi trường và không quá khả năng chịu đựng của hành tinh chúng ta”. 1.2. Mục tiêu quản lýmôi trường Thực chất của quản lý môi trường là quản lý con người trong các hoạt động phát triển và thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của hệ thống môi trường. Mục tiêu chung, lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự phát triển bền vững. 1.3. Nội dung quản lýmôi trường - Quản lý môi trường được tiến hành ở cả cấp vĩ mô (quản lý Nhà nước) và cấp vi mô (doanh nghiệp, hộ gia đình) gồm các nội dung sau : - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. - Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường. - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. - Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. - Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • 8. - Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. - Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. II. Quản lý rác thải 2.1. Khái niệm rác thải Chất thải là chất được loại ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người hoặc các hoạt động khác. Dựa theo nguồn gốc hình thành chất thải bao gồm : Chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải sinh hoạt… Chất thải sinh hoạt thường được gọi là rác thải. Rác thải sinh hoạt là các rác thải liên quan đến hoạt động của con người ở các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các cửa hàng dịch vụ, thương mại, du lịch… 2.2. Phân loại rác thải Việc phân loại rác thải nhằm mục đích tuỳ theo yêu cầu mà quản lý tốt hơn các chất thải. Tuy nhiên việc phân loại này chỉ có tính chất tương đối. 2.2.1. Phân loại theo bản chất nguồn hình thành chất thải có các loại : - Rác thải thực phẩm bao gồm thức ăn thừa, rau quả… các loại chất này mang bản chất dễ bị phân huỷ sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn thừa từ gia đình, còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ…
  • 9. - Rác thải đường phố : là các rác thải có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói. 2.2.2. Phân loại theo thành phần hoá học và vật lý Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo… 2.3. Khái niệm quản lý rác thải Cuộc sống của con người luôn tạo ra rác thải, từ các hoạt động ăn uống hàng ngày cũng như trong các sinh hoạt bình thường sử dụng các vật dụng. Khi dân số tăng cao, lượng rác thải ra cũng tăng lên ngày càng nhiều và gây ra những tác động đến môi trường. “Quản lý rác thải là làm sao để các chất có thể gây ô nhiễm môi trường không lan truyền ra khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển”. Việc quản lý chất thải phụ thuộc vào bản chất của quá trình sản xuất, đặc trưng của chất thải, tính chất của các chất gây ô nhiễm nằm trong chất thải. Quản lý chất thải với ý nghĩa quản lý các chất gây ô nhiễm được thực hiện bởi sơ đồ sau :
  • 10. Hình 1.1: Sơ đồ quản lý các chất gây ô nhiễm Nguồn ô nhiễm (SX và sinh Đường truyền chất ô nhiễm (sự lan truyền ô Đối tượng bị ô nhiễm Cơ quan giám sát môi trường Cơ quan giám sát tiếp xúc Cơ quan ĐTM Cơ quan ra quyết định 2.4. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lýrác thải Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải : Chính phủ Bộ Khoa học, công nghệ & môi Sở GTCC Bộ xây UBND thành Sở Khoa học, Công nghệ và Môi Công ty Môi trường đô thị UBND các cấp dưới Rác thải Nguồn: Báo cáo công tác quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Hà Nội
  • 11. 2.5. Các công cụ kinh tế được sử dụng trong quản lý rác thải Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ choc kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm: * Thuế và phí môi trường. * Giấy phép chất thải có thể mua bán được. * Ký quỹ môi trường. * Trợ cấp môi trường. * Nhãn sinh thái. Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia. 2.6. Các phương pháp xử lý rác thải Rác thải sinh hoạt tuỳ từng mục đích và điều kiện mà có các cách xử lý khác nhau. 2.6.1. Phương pháp chế biến rác thải thành phân compost . Chế biến rác thải thành phân compost là một quá trình ủ rác mà trong đó các chất thối rữa chuyển hoá về mặt sinh học trong chất thải rắn biến chúng thành phân hữu cơ gọi là compost. Quá trình này đòi hỏi đảm bảo vệ sinh tốt, triệt để ngăn ngừa các sinh vật gây bệnh bằng cách sử dụng nhiệt phân huỷ sinh học và chất kháng sinh do nấm tạo ra.
  • 12. Các thành phần chất thải thích hợp để ủ bao gồm các chất thải hữu cơ từ bếp, vườn tược, giấy loại, rác rưởi trên đường phố, rác thải ở các chợ, rác, bùn cống, các chất thải hữu cơ từ công nghiệp thực phẩm, chất thải từ công nghiệp gỗ và giấy, phân chuồng động vật nuôi. Việc ủ phân không được thuận lợi nếu các thành phần này dưới 30% tổng số chất thải hoặc nếu độ ẩm lớn hơn 40%- 50%. Sản phẩm thu được phục vụ cho nông lâm nghiệp, vừa có tác dụng cải tạo đất tăng năng suất cây trồng mà không bị nhiễm hóa chất tồn dư trong quá trình sinh trưởng. Tại Việt Nam nếu phát triển phương pháp này sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu phân bón do không đủ kinh phí nhập khẩu. Chi phí sản xuất 8 – 10 USD/tấn, chu trình sản xuất dài khoảng 2 tháng và diện tích xây dựng nhà máy khoảng 5 ha cho công suất 100.000 tấn/năm. 2.6.2. Phương pháp đốt Đốt rác là “quá trình kỹ thuật sử dụng quá trình đốt bằng ngọn lửa có điều khiển nhằm phân huỷ các chất thải bằng nhiệt”. Chất bã còn lại của quá trình cháy và khí thải ra thường phải tiếp tục được xử lý. Nhiệt phát sinh trong quá trình này được thu hồi và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Công nghệ đốt rác có ưu điểm ít gây ra nguy cơ làm nước ngầm bị nhiễm bẩn. Quá trình đốt rác làm giảm đáng kể khối lượng rác chôn lấp. Tuy nhiên công nghệ đốt là quá trình cần phải có vốn đầu tư ban đầu cũng như chi phí vận hành khá lớn, dễ vượt quá khả năng của hầu hết các thành phố ở các nước đang phát triển. Do đó công nghệ đốt rác chủ yếu được chấp nhận ở các nước công nghiệp hoá vì sẽ làm giảm bớt nhu cầu về mặt bằng đất đai. Đối với các nước đang phát triển việc đốt rác chủ yếu được áp dụng với các chất thải y tế và công nghiệp độc hại. 2.6.3. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát phân huỷ chất thải trong đất bằng cách chôn nén chặt và phủ lấp bề mặt.
  • 13. Chất thải rắn đọng lại trong chôn lấp bị tan rữa ra về mặt hoá học và sinh học rồi tạo ra các chất rắn, lỏng, khí. Chi phí để vận hành bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tương đối thấp so với phương pháp đốt, do đó phương pháp xử lý rác bằng chôn lấp hợp vệ sinh thường được áp dụng đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên việc vận hành bãi chôn lấp phải được kiểm tra, xử lý thường xuyên độ nguy hại của rác thải, khí và nước rác được tạo ra trong quá trình xử lý để tránh nguy hại cho môi trường và con người. 2.6.4. Các công nghệ khác Ngoài 3 công nghệ chủ yếu trên rác thải còn được xử lý bằng phương pháp tạo khí ga, hóa rắn để làm vật liệu xây dựng, trung hòa, chưng cất. III. Các mô hình quản lýrác thải 3.1. Mô hình phân loại rác tại nguồn Sự khác biệt của mô hình này so với các mô hình khác là : phương pháp thực hiện tránh phân loại nhầm lẫn, nơi đổ rác hay thu gom rác tại khu dân cư và tính từng bước. Rác thải hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội và môi trường, phân loại rác thải tại nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường. * Phân biệt hai loại rác: rác hữu cơ và rác vô cơ. * Thùng rác hộ gia đình: mỗi gia đình cần trang bị thùng rác hai ngăn, hoặc hai thùng rác riêng biệt để phân loại hai loại rác trên. * Xe thu gom rác: xe thu gom rác cũng nên có hai ngăn tách biệt để chứa hai loại rác hữu cơ, vô cơ. * Nhà máy chế biến rác: rác sau khi được thu gom được vận chuyển tới nhà máy chế biến rác thải.
  • 14. 3.2. Mô hình quản lý dựa vào cộng đồng Là mô hình trực tiếp tác động và có ảnh hưởng đến môi trường của chính mình, những hoạt động do cộng đồng thực hiện có thể làm cho môi trường trở nên trong lành, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, nhưng cũng có thể làm cho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Trước tiên, cần thực hiện một số chương trình tuyên truyền, phổ biến các mô hình bảo vệ môi trường, mô hình HTX quản lý môi trường dựa vào cộng đồng với những gợi ý, quy định về áp dụng khuôn mẫu chung cho việc xây dung mô hình HTX dựa vào cộng đồng. Sau đó, tiến hành xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ, xã viên HTX, kết hợp với các chương trình thực tiễn xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người để có thể phát huy được quyền tự chủ của mình khi tham gia bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên. IV. Đánh giáhiệu quả mô hình PLRTN Trước tiên, có thể thấy mô hình PLRTN đã đem lại những hiệu quả về mặt môi trường, đó là việc giảm mùi tỏa ra từ hầm chứa rác do rác hữu cơ phân hủy, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân Thứ hai, mô hình đã đem lại những hiệu quả về kinh tế. Phí rác thải bình thường mỗi người dân sẽ phải trả theo quy định của thành phố Hà Nội là 6000 đồng/người/quý. Nhưng hiện tại, do công tác phân loại rác thải được thực hiện tốt, phí thu gom rác thải đã giảm xuống chỉ còn 4000 đồng/người/quý. Nếu công tác phân loại rác tốt hơn, đặc biệt là nếu mô hình được nhân rộng trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội thì kinh phí này còn giảm xuống nữa.Đây thực sự là một tín hiệu tốt cho công tác PLRTN, phần kinh phí thu gom được giảm bớt đã góp phần động viên người dân tích cực tham gia vào công tác PLRTN.
  • 15. Thứ ba, nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường được nâng cao rõ rệt thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân tham gia trực tiếp vào quá trình phân loại rác thải sinh hoạt. Một thành công khác là hoạt động PLRTN đã trở thành một tiêu chí để xét bình gia đình văn hóa của các hộ dân. Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhỏ các hộ gia đình thực hiện chưa tốt vì có sự thay đổi nhân khẩu, sử dụng các túi rác có màu sai quy định, phân loại sai … một số túi đựng rác bị bục, rách. Tiểu kết chương I Sự phát sinh và loại bỏ chất thải đô thị đang trở thành vấn đề nan giảI ở nhiều quốc gia trên thế giới. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là một tất yếu của mọi nền kinh tế hướng tới một trình độ phát triển kinh tế – xã hội cao hơn, cùng với quá trình này là sự gia tăng không ngừng của chất thải đô thị. Thực tế này cũng đã và đang xảy ra ở các đô thị lớn của Việt Nam mà điển hình là Hà Nội. Vì thế, cần nghiên cứu những khía cạnh kinh tế liên quan tới quá trình phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Quản lý chất thải là một vấn đề xã hội lớn đòi hỏi không những phải thiết lập những khuôn khổ pháp lý làm cơ sở cho việc hoàn thiện các thể chế và quy định của Chính phủ về quản lý chất thải, mà còn yêu cầu có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng và các tổ chức xã hội trong nỗ lực tạo ra một môi trường phát triển thịnh vượng và bền vững.
  • 16.
  • 17. Chương II Hiện trạng rác thải thành phố Hà Nội I. Giới thiệuchung về Hà Nội 1.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội 1.1.1. Vị trí địa lý Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng có độ nghiêng 0,30 theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ở vĩ độ 20,530 đến 21,230 vĩ tuyến Bắc, 105,440 đến 106,020 kinh Đông.Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92km2 . 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa : Gió đông nam (mùa hè), gió đông bắc (mùa đông).Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29,20 C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15,20 C. Về thủy văn,Hà Nội nằm cạnh sông Hồng và sông Đà, hai con sông lớn của miền Bắc. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố, khu vực huyện Ba Vì.Ngoài hai con sông lớn kể trên, qua địa phận Hà Nội còn nhiều con sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Nhuệ, sông Công, sông Cà Lồ với chiều dài 1250 km. Độ cao địa hình trung bình từ 6 - 9 m thấp hơn mực nước sông Hồng (mùa lũ lớn từ 12 - 13 m). Đây là một trở ngại lớn cho việc tiêu thoát nước của Hà Nội. Hà Nội có trên 100 ao, hồ, đầm trong đó nội thành có 16 hồ, tổng diện tích 592 ha chiếm 17% diện tích nội thành. Các ao hồ này ngoài việc tạo cảnh
  • 18. quan còn có tác dụng điều hoà khí hậu, nước mưa, nuôi thủy sản, tiếp nhận một phần nước thải và có khả năng tự sạch nhất định. Do sự phát triển đô thị quá mạnh mẽ trong hai thập niên 1990 và 2000, phần lớn các sông hồ Hà Nội hiện nay đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000m3 . Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000m3 một ngày. Đặc biệt, lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoàI vai trò tiêu thoát nước còn phảI nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần gây nên tình trạng ô nhiễm này. Nước ngầm tầng sâu Hà Nội khá phong phú và là nguồn nước sạch chính cho sinh hoạt với khả năng khai thác 800.000 – 900.000 m3 /ngày đêm. 1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 1.2.1. Đất đai, dân số Ngày 29 tháng 5 năm 2008, với gần 93% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000km2 và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92km2 và dân số 6.232.940 người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thế giới. 1.2.2. Tổ chức hành chính Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà nội hiện có : 29 đơn vị hành chính cấp huyện : gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã. 577 đơn vị hành chính cấp xã : gồm 401 xã, 154 phường, 22 thị trấn
  • 19. 1.2.3. Tình hình kinh tế Thành phố Hà Nội, thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Đồng thời đây cũng là trung tâm giao lưu quốc tế, thường xuyên tổ chức các đại hội, hội nghị trong nước và quốc tế. Hà Nội có nhiều truyền thống văn hóa và lâu đời, nhiều di tích lịch sử và các nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Sắp tới Hà Nội sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Năm 2007, GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu. Hà Nội là một trong những địa phương nhận được đầu tư trực tiếp từ nước ngoàI nhiều nhất, với 1.681,2 triệu USD và 290 dự án. Thành phố cũng là địa điểm của 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài, 14 khu công nghiệp cùng 1,6 vạn cơ sở sản xuất công nghiệp. Bên cạnh những công ty nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Hà Nội. Năm 2003, với gần 300.000 lao động, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 77% giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố. Ngoài ra, 15.500 hộ sản xuất công nghiệp cũng thu hút gần 500.000 lao động, Tổng cộng, các doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp 22% tổng đầu tư xã hội, hơn 20% GDP, 22% ngân sách thành phố và 10% kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội. Mặc dù tốc độ phát triển kinh tế Hà Nội trong những năm trở lại đây là tương đối lớn nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Tốc độ đô thị hóa của Hà Nội phát triển rất mạnh mẽ tuy nhiên việc phát triển cơ sở hạ tầng vẫn còn chậm và chưa theo kịp. Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều những bất cập như hệ thống đường xá, giao thông và đặc biệt là công tác quản lý rác thải đô thị vẫn còn chưa triệt để từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý. II. Nguồn gốc, thành phần, khối lượng rác thải Hà Nội 2.1. Nguồn gốc phát sinh rác thải
  • 20. * Rác thải của khu dân cư : Đây là nguồn thải chính của rác thải sinh hoạt. Hoạt động của con người hàng ngày luôn tạo ra một lượng rác thải nhất định rất đa dạng, phức tạp. Nó bao gồm các thực phẩm thừa, túi, bao bì các loại… Nguồn rác này luôn có xu hướng gia tăng và thay đổi về tỉ lệ các thành phần. * Rác thải của nhà hàng, khách sạn : Nguồn thải này bao gồm thức ăn thừa, chai lọ, đồ hộp, giấy, vải vụn… Nguồn rác thải này thường được thu gom bởi các xí nghiệp môi trường đô thị và một phần nhỏ được bán cho tư nhân làm thức ăn chăn nuôi. * Rác thải của các công sở, trường học, công trình công cộng : Nguồn thải này không gây nhiều tác động xấu tới môi trường do thành phần của nó không phức tạp lắm gồm giấy vụn, văn phòng phẩm … và được thu gom phần lớn bởi các xí nghiệp môi trường đô thị. * Rác thải từ các chợ : chiếm một lượng lớn rác thu gom. Rác thải này có thành phần phức tạp, bao gồm rau quả, các loại bao bì, túi nilon, chai lọ… và tác động mạnh tới môi trường xung quanh. Lượng rác này có hàm lượng hữu cơ cao nên thường được sử dụng để ủ phân compost. * Rác thải sinh hoạt từ các bệnh viện : bao gồm rác thải của cán bộ công nhân viên bệnh viện, rác thải của người nhà bệnh nhân và rác thải từ bếp ăn. Lượng rác này cũng được thu gom cùng rác thải sinh hoạt của thành phố. 2.2. Khối lượng rác thải Tính trung bình lượng rác thải sinh hoạt theo đầu người dao động từ 0,4 - 0,6 m3 /người/ngày. Tỉ trọng rác thải trung bình theo tính toán của URENCO là 0,416 tấn/m3 .
  • 21. Bảng 2.1: Lượng rác thải đô thị của thành phố Hà Nội năm 2007. TT Thành phần Khối lượng Tỉ lệ (%) (tấn/ngày) 1 Rác sinh hoạt (kể cả rác 2.800 58,82% chợ và rác đường phố) 2 Rác xây dựng 1.400 29,41% 3 Rác công nghiệp 462 9,7% 4 Rác bệnh viện 98 2,07% Tổng 4760 100 Nguồn :Cục quản lý chất thải và bảo vệ môi trường năm 2008 1 BiÓu ®å 1: L-îng r¸c thµnh phè Hµ Néi R¸c sinh ho¹t 1.368 499.32 58.82 2 R¸c c«ng nghiÖ 123 44.895 9.7 2% 29% 3 R¸c x©y dùng 4R¸c bÖnh viÖn Tæng 10% 222 81.03 R¸c 29.41 sinh ho¹t 12 4.38 2.07 R¸c c«ng nghiÖp 1725 629.625 100 59% R¸c x©y dùng R¸c bÖnh viÖn Nguồn: Cục quản lý chất thải và cải thiện môi trường năm 2008 Qua đó ta thấy lượng rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ rất lớn 58,82% trong tổng lượng rác của thành phố. Hơn nữa đặc điểm nổi bật của loại rác này là phát sinh trên diện rộng trên khắp mọi ngõ ngách của thành phố. Điều này đòi hỏi chúng ta phải quản lý chặt chẽ lượng rác thải phát sinh từ khâu thu gom đến vận chuyển và xử lý. Dự báo rác thải để có một cách nhìn khái quát về lượng rác thải trong tương lai, từ đó có những kế hoạch quản lý cho phù hợp. Khối lượng rác thải
  • 22. phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : tỉ lệ tăng dân số, mức tăng trưởng kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật và vào dân trí môi trường… Dựa vào kết quả khảo sát và nghiên cứu thực trạng rác thải phát sinh của thành phố, đồng thời kết hợp với phương pháp dự báo ta có bảng sau : Bảng 2.2 : Dự báo lượng rác thải trong tương lai Năm 2010 2015 2020 2025 Khối lượng rác 2.619.483 3.559.455 5.018.750 7.142.533 sinh hoạt (m3 ) Nguồn : báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải rắn đô thị Hà Nội 2.3. Thành phần rác thải Thành phần rác thải đô thị rất phức tạp, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá và tập quán sinh hoạt của người dân đô thị. Việc thu thập và tính toán thành phần rác thải có ý nghĩa rất lớn đối với việc đề xuất các biện pháp xử lý rác thải, giúp người quản lý lựa chọn được các công nghệ thu gom, vận chuyển và xử lý có hiệu quả.
  • 23. Bảng 2.3 : Thành phần rác thải của thành phố Hà Nội Số liệu Số liệu TT Các thành phần cơ bản URENCO JICA Các giải pháp xử lý (2004) % (2004) % 1 Chất hữu cơ (rau, quả, lá 50,27 47,51 Sản xuất phân vi cây, thức ăn…) sinh 2 Giấy 2,72 7,28 Tái chế hoặc đốt sinh nhiệt 3 Plastic, nilon, cao su, đồ da 0,71 7,47 Tái chế + đốt 4 Gỗ vụn, giẻ rách 6,27 1,92 Sản xuất phân 5 Xương, vỏ trai, ốc 1,06 0,96 Chôn lấp 6 Gạch, đá sỏi, bê tông, xỉ 7,43 4,41 Chôn lấp + chế biến than, đất… phân vi sinh 7 Thuỷ tinh 0,31 0,77 Tái chế 8 Kim loại, vỏ hộp 1,02 0,38 Tái chế 9 Các tạp chất nhỏ khó phân 30,21 29,32 Chôn lấp + chế biến loại vật liệu xây dựng Độ PH trung bình : 6,5 – 7 Độ ẩm (RH) : 60 - 67% Tỷ trọng : 0,38 - 0,416 tấn/m3 Nguồn : Báo cáo tóm tắt công tácquản lý chất thảiđô thị TP Hà Nội – 8/2005 Thành phần rác thải sẽ thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, trình độ công nghệ, khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải, nhu cầu của dân cư, tập quán sinh hoạt…Khi mức sống của dân cư được nâng cao thì thành phần rác thải sẽ tăng tỉ lệ những rác thải có thể tái sinh, tái sử dụng. Để dự báo thành phần rác thải đô thị Hà Nội căn cứ trên những yếu tố:
  • 24. - Phân tích các số liệu thống kê về chất thải rắn đô thị ở Việt Nam trong những năm gần đây. - Tham khảo các số liệu về chất thải rắn đô thị của các nước trong khu vực có đặc điểm về tự nhiên, tập quán, … và ở giai đoạn phát triển kinh tế tương tự như ở Việt Nam hiện nay. - Dự báo khí hậu của Tổng cục khí tượng thuỷ văn. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá thủ đô. - Mức sống của dân cư khu vực và xu hướng thị hiếu hàng hóa của người tiêu dùng. Bảng 2.4 : Dự báo thành phần rác thải trong tương lai của Hà Nội TT Thành phần chất hữu cơ Tỉ lệ Năm 2011-2020 1 Chất hữu cơ % 45 2 Giấy % 8,2 3 Chất dẻo, cao su % 7,8 4 Gỗ mục, giẻ rách % 5 5 Gạch vụn, sỏi đá % 5,8 6 Thuỷ tinh % 3,0 7 Xương, vỏ trai % 1,5 8 Kim loại, vỏ đồ hộp % 3,7 9 Tạp chất % 20,0 10 Độ PH % 6 - 7 11 Độ ẩm % 60 12 Tỷ trọng tấn/m3 0,4 Nguồn : báo cáo tóm tắt công tác quản lý chất thải đô thị TP Hà Nội Qua đó ta thấy thành phần chất hữu cơ giảm dần theo thời gian, còn các thành phần có thể tái chế được như giấy, kim loại, chất dẻo, cao su lại có
  • 25. xu hướng tăng lên theo thời gian. Đó là do khi đô thị càng phát triển, mức sống của người dân được nâng lên thì thành phần chất hữu cơ sẽ giảm đi, mọi người có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các thành phần mang tính chất công nghiệp hiện đại hơn. III. Thực trạng mô hình quản lý rác thải Hà Nội 3.1. Cơ quan quản lý rác thải đô thị Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một trong những đô thị phát triển của cả nước. Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về rác thải đô thị cũng tuân theo mô hình quản lý chung của cả nước. Theo mô hình ở phần trên ta thấy các công ty Môi trường đô thị là đơn vị trực tiếp quản lý công tác quản lý rác thải đô thị. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội là đơn vị quản lý rác thải đô thị thành phố Hà Nội. Đây là một doanh nghiệp công ích hoạt động trong lĩnh vực vệ sinh môi trường. Các đơn vị trực thuộc công ty bao gồm : - 5 xí nghiệp môi trường đô thị chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác thác trên địa bàn các quận được phân công quản lý. - 2 đoàn xe cơ giới, 1 đoàn xe chịu trách nhiệm tưới rửa đường và bơm phân xí máy, 1 đoàn xe chịu trách nhiệm vận chuyển đất và chất thải xây dựng. - 1 xí nghiệp cơ khí dịch vụ có nhiệm vụ sửa chữa lớn, bảo dưỡng các thiết bị vận tải và vệ sinh chuyên dùng. - 1 xí nghiệp đốt rác bệnh viện. - 1 xí nghiệp quản lý bãi chôn lấp Nam Sơn. - 1 xí nghiệp chế biến chất thải thành phân compost: Cầu Diễn. - 1 trung tâm tư vấn kỹ thuật môi trường.
  • 26. 3.2. Công tác thu gom rác thải Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội tồn tại song song hai lực lượng thu gom rác thải sinh hoạt. - Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội và các xí nghiệp Môi trường Đô thị các quận, huyện là các đơn vị được giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải thành phố. - Lực lượng tư nhân bao gồm các hợp tác xã, các tổ vận chuyển và những người các thể tham gia một cách tự phát vào quá trình thu gom và vận chuyển rác thải. Hàng ngày các xí nghiệp Môi trường đô thị sẽ tiến hành thu gom rác ở các nhà dân, các cơ quan xí nghiệp, trường học, nơi công cộng, rác thải sinh hoạt bệnh viện theo quy định và theo các đơn hợp đồng với các đơn vị. Công tác thu gom rác thải, vệ sinh do công nhân môi trường các xí nghiệp thực hiện bằng xe đẩy tay tập trung tới vị trí quy định để cẩu đổ vào các xe thùng cơ giới, xe container và chở tới bãi chôn lấp. Hàng ngày công nhân thu gom vào giờ quy định (18h30’) sẽ tiến hành thu gom rác nhà dân, Nhân dân đưa rác ra đổ vào các xe thu gom, hay đổ vào các điểm tập trung rác đã quy định vào buổi tối. Rác thải của các chợ thường được thu gom vào buổi sáng và tối. Rác được được công nhân thu gom chờ đến các chân điểm cẩu rác theo các tuyến xe. Tại các khu nhà cao tầng thường sử dụng các thùng chứa rác lớn các dung tích từ 6 - 8 m3 để thu gom phế thải. Sau đó các loại xe chuyên dùng sẽ vận chuyển các thùng này đến bãi chôn lấp Nam Sơn - Sóc Sơn. Bên cạnh đó còn có một lượng lớn công nhân làm công tác nhặt rác ngày trên các tuyến phố, trung bình cứ 2 người/km. Để đảm bảo duy trì vệ sinh đường phố, hàng ngày công nhân phải đảm nhiệm việc nhặt rác do dân đổ trộm ra đường. Do sự vô ý thức của người dân mà đã gây nên sự lãng phí
  • 27. nhân công lớn. Vấn đề này có thể được giải quyết nếu như người dân có ý thức hơn, đổ rác đúng nơi, đúng thời gian quy định. Công ty Môi trường đô thị Hà Nội thu gom được khoảng 1300 tấn/ngày. Phần còn lại được thu gom bởi những người thu mua đồng nát nhằm tái chế, còn lại số người dân tự đổ ra sông, mương, ao, hồ và được thu gom qua các kỳ tổng vệ sinh. Hình 2.1: Sơ đồ chung của quá trình thu gom. Rác các hộ gia đình Rác đường phố Rác hợp đồng Rác bệnh viện (sinh hoạt) Nguồn: URENCO Xe đẩy tay do công nhân đi thu gom đưa đến điểm tập kết rác Tập trung ra điểm cẩu quy Ôtô vận chuyển rác Bãi chôn lấp rác thành phố Công tác thu gom của lực lượng tư nhân bao gồm những người thu mua phế liệu và những người nhặt rác, những người thu gom thức ăn thừa. Các loại rác được thu gom bởi lực lượng này bao gồm các rác thải có khả năng tái chế như chai lọ, thuỷ tinh, vỏ đồ hộp… Những lực lượng này đã góp một phần quan trọng trong việc làm giảm rác thải đến khu xử lý, làm tăng lượng rác thải được tái chế, tái sử dụng. Đây là hoạt động mang lại lợi ích cho cả người thu gom và xã hội. Tuy nhiên những lực lượng này được hình thành một cách tự phát và chưa có một quy định nào để quản lý chặt chẽ.
  • 28. Theo điều tra của một số cơ quan trong nước và nước ngoài thì hiện nay ở Hà Nội có khoảng 6000 người thu mua phế liệu và nhặt rác. Mỗi ngày những người này thu gom được khoảng 180 - 268 tấn phế thải nghĩa là khoảng 15% - 22% tổng lượng rác phát sinh. 3.3. Công tác vận chuyển Công tác vận chuyển là một khâu trong quá trình quản lý rác thải. Rác thải sau khi thu gom phải được vận chuyển ngay đến nơi xử lý. Công ty có 200 xe chuyên dùng để vận chuyển rác thải dung tích từ 6 - 8 m3 , các xe này đều có hệ thống thuỷ lực để nâng các xe gom rác đẩy tay hoặc các thùng rác nhỏ và trong đó có khoảng 70 xe có bộ phận nén ép rác. Phần lớn các xe đã qua sử dụng từ 8 - 10 năm. Các xe này được bàn giao cho các xí nghiệp môi trường tự quản lý và sử dụng. Các xí nghiệp tuỳ theo địa bàn mình quản lý mà bố trí các loại xe cho thích hợp. Mục tiêu của công tác vận chuyển : - Vận chuyển hết 100% lượng rác thu gom. - Rác không bị chờ quá lâu, rác được chở đi ngay sau khi thu gom. - Giảm tối đa chi phí vận chuyển. - Mỹ quan đường phố. Tuy nhiên có một vấn đề khó khăn cho công tác thu gom, vận chuyển rác thải là việc tìm các điểm thu thập rác từ các xe gom lên xe chở rác. Do phương tiện của ta còn lạc hậu nên trong quá trình cẩu rác thường có tiếng ồn lớn của động cơ xe, các mùi khó chịu từ rác bốc ra và việc rơi vãi rác, chảy nước rác ra đường trong quá trình nâng cẩu. Do đó người dân thường phản đối việc đặt các điểm cẩu rác gần nhà họ. Điều này khiến cho việc lựa chọn các điểm cẩu rác thường không tuân thủ các nguyên tắc đặt ra mà thường được tiến hành ở bất cứ nơi nào có thể được thậm chí ngay tại các vườn hoa hoặc các điểm nhạy cảm với môi trường.
  • 29. Nhiều năm trước đây rác thải của thành phố hàng ngày được Công ty Môi trường Đô thị thu gom và vận chuyển tới các bãi chôn lấp như Thuỵ Phương, Tây Mỗ. Hiện nay do bãi chôn lấp Tây Mỗ đã đóng bãi nên rác của thành phố Hà Nội sẽ vận chuyển lên bãi Nam Sơn. Vận chuyển lên bãi Nam Sơn được chia làm 2 phương án : * Phương án 1 : Toàn bộ chất thải được chuyển thẳng lên khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn. Theo phương án này công ty xin được đầu tư thêm xe, lái, phụ xe cùng với phương tiện hiện có của công ty đảm bảo đủ phương tiện vận chuyển. Tất cả rác thu gom được đi thẳng từ nội thành đi Nam Sơn. Tuyến vận chuyển : có 2 tuyến. - Tuyến 1 : Nội thành - Cầu Thăng Long - Nam Sơn : 61km. - Tuyến 2 : Nội thành - Cầu Chương Dương - Nam Sơn : 59 km. * Phương án 2 : Vận chuyển qua bãi Tây Mỗ để chế biến thành phân compost. Phương án này được tiến hành thực hiện từ giữa năm 2001. Tuy nhiên lượng rác chuyển qua trạm Tây Mỗ chỉ chiếm khoảng 1% và chủ yếu là lượng rác được thu gom từ các chợ. - Từ nội thành đến Tây Mỗ : 23 km - Tây Mỗ - Nam Sơn : 48 km. Quá trình thu và vận chuyển được thực hiện theo từng chuyến, mỗi chuyến thu gom và vận chuyển năng lực đạt khoảng 5 tấn/xe, trung bình được 10 tấn rác thải sinh hoạt. Tất cả các xe trong quá trình vận chuyển đều phải phủ bạt để tránh làm rơi vãi trong quá trình vận chuyển và chỉ tháo bạt khi đổ rác vào bãi thải. 3.4. Phí thu gom rác thải Xí nghiệp sẽ thu phí vệ sinh bằng biên lai thu phí do cục thuế phát hành với mức thuế quy định 1000đ/người/tháng. Thông thường việc thu phí
  • 30. được tiến hành hàng tháng, song một số địa bàn, một số hộ có thời gian làm việc bận rộn có thể tiến hành thu theo quý. Tuy nhiên theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2005 việc thu phí chỉ đạt 74% tổng số dân 1 tháng, trung bình chỉ thu được 70 – 75%. Nguyên nhân của việc thất thu phí thì có nhiều nhưng có các nguyên nhân cơ bản sau : Dân trên địa bàn được phân chia thành các loại KT1, KT2, KT3, KT4. - KT1 là những người có hộ khẩu thường chú tại nơi ở thu được tỉ lệ lớn nhất. Có một phần nhỏ người dân chây lì không chịu đóng phí vệ sinh. - KT2 là những người chuyển khỏi địa bàn nhưng không chuyển hộ khẩu nên trên sổ quản lý họ vẫn thuộc địa bàn nhưng thực tế họ không đóng phí tại địa bàn đó. - KT3 là những dân từ các tỉnh khác về làm thêm trên thành phố, có cuộc sống, chỗ ở không ổn định cũng không thể thu phí được từ họ. - KT4 là những người thuộc diện khó khăn, phải trợ cấp từ chính quyền địa phương cũng không thu được phí. Công tác thu phí hiện nay còn rất khó khăn chưa thể giải quyết. Công ty chưa có những chức năng và quyền hạn cụ thể để buộc người dân phải đóng phí mà chỉ có thể tuyên truyền vận động mọi người chấp hành. Hiện nay, tổng số phí thu được có 77% nộp lên công ty để bù đắp cho ngân sách Nhà nước, còn 23% để lại các xí nghiệp dùng vào các công việc sau : - 4% chi cho các phường để sử dụng vào việc đôn đốc, kiểm tra, tuyên truyền. - 13% chi dùng cho cán bộ công nhân viên. - 4% chi thù lao cho nhân viên thu phí. - 2% cho chi phí quản lý như lương của 2 cán bộ quản lý, văn phòng phẩm, chi phí kiểm tra.
  • 31. 3.5. Tình hình xử lý rác thải 3.5.1. Chôn lấp rác Rác thải sinh hoạt sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển đến khu chôn lấp. Phần lớn rác thải sinh hoạt hiện nay được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Phương pháp chôn lấp trước đây, bây giờ và trong tương lai gần vẫn được coi là phương pháp chủ đạo. Bởi lẽ phương pháp này dễ vận hành, chi phí vừa phải và phù hợp với điều kiện nước ta còn nghèo, các công nghệ còn lạc hậu. Tuy nhiên với phương pháp này còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất. Hiện nay bãi rác Nam Sơn là bãi rác chính của thành phố Hà Nội, được quy hoạch trở thành khu xử lý rác chính của thành phố Hà Nội. Phần sau ta sẽ nói rõ hơn về vấn đề này. 3.5.2. Chế biến phân vi sinh Xí nghiệp chế biến phế thải Cầu Diễn thuộc công ty Môi trường Đô thị Hà Nội được thành lập từ 1996, có nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý rác làm phân vi sinh. Công nghệ của nhà máy xử lý rác làm phân vi sinh theo phương pháp ủ đống tĩnh, thổi gió cưỡng bức với công suất thiết kế 30.000 m3 /năm và xử lý khoảng 15.000 m3 chất thải/năm, đạt 1% tổng lượng chất thải đô thị phát sinh trong ngày, thu hồi được 7500 tấn phân phục vụ cho cây trồng. Lượng rác thải dùng để ủ phân là rác thu gom tại các chợ. Công nghệ này được thực hiện qua các công đoạn ở trong nhà có mái che nên đảm bảo không gây mùi. Công nghệ hầu như khôngphát sinh nước thải mà tận dụng được nước rác ở trong các nhà chế biến đưa quay vòng bể ủ lên men để bổ xung lượng ẩm. Công nghệ vừa giảm được diện tích chôn lấp vừa tiết kiệm được một khoản tiền cho chi phí chôn lấp .
  • 32. Tuy nhiên do chưa có sự phân loại tại nguồn nên nhà máy gặp nhiều khó khăn trong khâu phân loại. Rác thải chưa được phân loại nên chất lượng còn thấp và chi phí sản xuất là khá cao, khoảng 150.000 đ/ tấn. 3.5.3. Thiêu đốt rác Thiêu đốt rác có chi phí cao nhất so với các phương án trên và hiện nay chưa được sử dụng để xử lý rác thải sinh hoạt. Công nghệ này mới chỉ được áp dụng đối với rác thải nguy hại bệnh viện. 3.6. Vấn đề xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải ở Hà Nội Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là chủ trương, định hướng chiến lược lớn, lâu dài Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng là một trong những giải pháp cơ bản để thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Hiểu một cách đơn giản, xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường là nâng cao nhận thức về môi trường của cộng đồng và huy động các nguồn lực trong xã hội cũng như ban hành các chính sách, cơ chế, các điều kiện thuận lợi nhằm thực hiện các công tác bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng chủ yếu là thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Khi hoạt động quản lý chất thải được xã hội hóa sẽ đem lại nhiều lợi ích như: - Nguồn lực về con người và vật chất được thu hút, công tác quản lý chất thải sẽ có điều kiện phát triển, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước; tham gia giải quyết những khâu còn bất cập trong quản lý mà Nhà nước chưa có đủ điều kiện và khả năng làm tốt. - Khi việc cung ứng dịch vụ hạ tầng cho quản lý chất thải được xã hội hóa sẽ nâng cao hiệu quả đầu tư xây dung, vận hành và khai thác, hạn chế được thất thoát trong đầu tư xây dựng và cải thiện được chất lượng dịch vụ …
  • 33. - Tạo được sự năng động của xã hội trong quản lý chất thải, tăng cường tính tự lực và tính chủ động của cộng đồng, cùng nhau giải quyết các vấn đề môi trường xảy ra hàng ngày tại địa phương. - Tạo cơ hội việc làm, giảm bớt thất nghiệp ở địa phương. - Tạo môi trường xanh, sạch, đẹp mà mọi người dân đều được hưởng lợi, giảm thiểu các nguy cơ về tai biến lý, hóa, sinh do chất thải gây ra. Thực tế cho thấy, nhiều công việc không thể dựa hoàn toàn vào Nhà nước mà phải huy động thêm lực lượng của cộng đồng tham gia mới đạt hiệu quả cao.Việc xã hội hóa nhằm huy động cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, góp phần hạn chế các tệ nạn tham nhũng, quan liêu. Mặt khác thông qua các hoạt động này giúp người dân thấy được vai trò và trách nhiệm của mình đối với môi trường, qua đó tạo ra những chuyển biến tích cực về thói quen và nếp sống thân thiện với môi trường. IV. Xử lý rác thải tại bãi Nam Sơn – Sóc Sơn bằng kỹ thuật chôn lấp 4.1. Tổng quan khu liênhiệp xử lý chất thải Nam sơn 4.1.1. Các điều kiện tự nhiên của khu liên hiệp Xã Nam Sơn là khu vực xây dựng khu liên hiệp có diện tích 100 ha, cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 km về phía bắc. Phía bắc là các cụm dân cư với ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp. Sông Công cách 2 km chảy qua phía Đông có các con rạch nhỏ tự nhiên chảy qua. Khu liên hợp nằm trong thung lũng đồi gò thấp, có độ cao từ +8,0 đến +40,0 m so với mực nước biển. Các đồi gò và đất ở đây khô cằn. Theo báo cáo khả thi của công ty Tư vấn và Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam thì địa chất ở khu vực này được chia làm 4 loại. Trừ lớp đất đầu tiên là nông nghiệp có độ dày 1 - 2 m, còn các lớp 2,3,4 là những lớp đất
  • 34. sét pha và sét, có tính biến dạng nhỏ, hệ số thấm nhỏ, chiều dày tổng cộng các lớp đất này là 8 - 13 m. Các lớp đất từ trên xuống như sau : - Lớp 1 : lớp thổ nhưỡng đất lấp bề dày 0,2 – 1 m. - Lớp 2 : lớp sét xen kẹp sét pha bề dày 2,4 – 10,2 m. - Lớp 3 : sét pha lẫn dăm sạn, bề day từ 3,5 – 10,4 m. - Lớp 4 : đá phiến phong hoá, bề dày của lớp chưa xác định, chiều sâu mặt lớp thay đổi từ 8,6 – 13,4 m. Trữ lượng nước ngầm tại đây rất nhỏ vì tầng chứa nước mỏng và ở sâu. Khu liện hiệp xử lý rác Nam Sơn nằm trong vùng đồi thấp, phần lớn là thung lũng, có hồ nhỏ và rạch nhỏ chảy qua để tiêu nước mưa và cấp nước sông cho các hồ ao nhỏ. Về mùa khô hầu hết các hồ ao và lạch đều khô cạn. Mực nước ngầm ở khu vực chân đồi là 2m và trên đồi là 7m. Mực nước mặt mùa mưa +8m đến +11,5m. 4.1.2. Các hạng mục chính của khu liên hiệp hiện nay - 5 ô chôn lấp số 1,2,3,4,5 trong đó ô 1,2,3 đã đầy và tiến hành đóng bãi sơ bộ giai đoạn 1. - Hệ thống cân điện tử 30 tấn. - Trạm cấp nước sạch. - 3 trạm xử lý nước rác : 1 trạm xử lý sẵn có bằng phương pháp sinh học và 2 trạm xử lý khẩn cấp bằng phương pháp hoá học. - Hệ thống 3 hồ điều hoà : kị khí, hiếu khí, tuỳ tiện. - Đường ra vào bãi. - Khu hành chính và phụ trợ. - Khu xử lý chất thải công nghiệp hiện đang trong giai đoạn khởi công xây dựng ban đầu.
  • 35. Các hạng mục chính hiện nay chủ yếu là của khu chôn lấp. 4.1.3. Quy hoạch tổng thể khu liên hiệp Nam Sơn. Tổng diện tích đất dành cho các ô chôn lấp rác là 53,49 ha, có dung tích chứa rác khoảng 10,7 triệu m3 , thời gian vận hành sử dụng khu chôn lấp là 21 năm, bao gồm các hạng mục : - Đường giao thông chính nối giữa 2 khu vực hành chính phía bắc và nam sẽ được mở rộng trên cơ sở của đường đê có sẵn của 3 ô chôn lấp giai đoạn 1. - Khu xử lý nước rác và hồ vi sinh có diệntích 4,1 ha nằm ở vị trí hồ Phú Thịnh hiện có. Nước qua hồ đảm bảo vệ sinh môi trường xả vào suối Lai Sơn. - Dải cây xanh 10m cách ly với bên ngoài của 2 khu công nghiệp và khu sản xuất phân vi sinh và dải cây xanh 20m đối với khu chôn lấp. - Đường vận chuyển rác thải vào khu xử lý chất độc hại công nghiệp và khu compost sẽ tận dụng đường hiện đã xây dựng ở giai đoạn 1 và kéo dài đến khu compost. - Bố trí các khu chức năng và các công trình phụ trợ trong diện tích 83,4 ha bao gồm diện tích đất đã giao đợt 1 và đợt 2. - Khu xử lý chất thải độc hại công nghiệp có diện tích 5,15 ha. - Khu xử lý phân compost có diện tích 9,8 ha, công suất 685 – 700 tấn/ngày. - Khu đốt rác đô thị được bố trí ở phía nam diện tích 5,9 ha. - Ngoài đường vận chuyển phía đông bắc hiện nay dự kiến sẽ xây thêm tuyến đường phía nam nối từ đường 35 vào khu liên hiệp rộng 11,25 m, dài 2,4 km. * Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn sẽ được xây dựng theo 2 giai đoạn, 2 khu vực.
  • 36. - Khu vực 1 (giai đoạn 1: 1998 – 2000) : diện tích xây dựng 14,388 ha, cao độ từ 15 – 25 m. Xây dựng 3 ô chôn lấp để đầu năm 1999 đưa các ô vào chôn lấp rác thải khi bãi Tây Mỗ đóng cửa. Đất xây dựng khu hành chính, đường vào khu chôn lấp, đất nắn suối, đất mở rộng đường liên xã. - Khu vực 2 ( giai đoạn 2 : 2000 – 2020) : có diện tích khoảng 74,32 ha gồm 8 ô chôn lấp cho giai đoạn 2, trạm xử lý nước rác (kể cả đê bao và đường bao) nằm trong thung lũng giữa các đồi núi có cao độ từ +9 đến +11, xây dựng khu chế biến phân compost và nhà máy xử lý rác công nghiệp. Ngoài ra còn có 4,02 ha đất dùng xây dựng mương thoát nước mưa xung quanh chân đê của khu liên hiệp. 4.2. Khu chôn lấp hợp vệ sinh rác thải đô thị Trong quy hoạch tổng thể khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn giai đoạn 1, khu chôn lấp chất thải đô thị gồm 3 ô chôn lấp số 1, 2, 3 và giai đoạn 2 gồm 8 ô chôn lấp. Hiện tại 3 ô chôn lấp của giai đoạn 1 đã đầy và đã được tiến hành đóng bãi cục bộ giai đoạn 1 (ở cao trình +15m), ô chôn lấp số 4,5 đã xây dựng xong và hiện đang chôn lấp rác tại phần 4B (phần 4A đã đầy). 4.2.1. Trình tự sử dụng các ô chôn lấp rác xây dựng giai đoạn 1 ( đến năm 2017)  Giai đoạn 1 : Đổ rác vào lô 1 và lô 2,3 được sử dụng làm chức năng hồ sinh học để tăng độ sạch nước trước khi xả ra ngoài sau khi đã qua hệ thống xử lý rác bằng phương pháp sinh hoá.  Giai đoạn 2 : Rác được đổ tại lô 1 tới đỉnh đập ngăn lô ở cao độ +15m thì được tiến hành đóng bãi cục bộ giai đoạn 1 và rác được chuyển sang đổ tại lô số 2, lô số 3 vẫn đảm nhiệm vai trò hồ sinh học.  Giai đoạn 3 :
  • 37. Rác đổ trong lô 2 tới cao độ +15m thì sử dụng diện tích mặt bằng cả 2 lô 1 và 2 để tiếp tục đổ rác. Đắp bờ bao ngăn rác theo từng đợt, mỗi đợt cao 2,5m. Cao độ cuối cùng của bờ bao ngăn rác là 20m. Trình tự đổ rác ở giai đoạn này là sau khi nâng cao độ tại lô thứ nhất thêm 2m thì bao phủ đất trên bề mặt rác để chuyển sang đổ rác vào lô bên cạnh và tiếp tục luân chuyển. Khi mặt bằng 2 lô đạt tới cao độ +21m thì tổ chức đóng bãi các lô 1 và 2 theo quy trình đóng bãi. Giai đoạn này lô 3 vẫn sử dụng như một hồ sinh học.  Giai đoạn 4 : Đổ rác vào lô 3 từ cao độ +6m lên đến cao độ +21m. Hồ sinh học sử dụng ở giai đoạn này là hồ Phú Thịnh hoặc một diện tích ô trũng trong tổng mặt bằng khu liên hợp xử lý (giai đoạn này đã quản lý toàn bộ diện tích đất của dự án là 130 ha). 4.2.2. Khu chôn lấp chất thải giai đoạn 2. Các ô chôn lấp giai đoạn 2 (2001 - 2020) sẽ gồm 6 ô (số 4,5,6,7,8 và 9) sẽ được xây dựng mỗi đợt 2 ô và đổ rác đến cốt +15 (bao gồm cả 3 ô chôn lấp giai đoạn 1). Sau khi cả 9 ô đạt đến cao trình +15 sẽ tiếp tục nâng dần từng đợt 3m lên đến cốt đỉnh là +39m, theo mái dốc m =1/3. Với giải pháp trên tổng lượng rác có khả năng tiếp nhận cho chôn lấp tại khu liên hiệp xử lý rác là khoảng 9.587.292 m3 . Thời gian vận hành là 20 năm. Bảng 2.5 : Trình tự và tiếnđộ chôn lấp rác ở giai đoạn 2: Tên ô chôn lấp Thời gian vận hành Ô 4 và 5 đến cốt 15m 2001 – 2003 Ô 6 và 7 đến cốt 15m 2004 – 2005 Ô 7 và 8 đến cốt 15m 2006 – 2007 Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 17m 2007 – 2009
  • 38. Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 20m 2009 – 2011 Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 23m 2011 – 2014 Các ô giai đoạn 1 và 2 đến cốt 26m 2014 – 2017 Các ô giai đoạn 2 đến cốt 39m 2018 – 2020 Nguồn: URENCO
  • 39. 4.2.3. Hệ thống thu gom nước rác Theo tính toán mỗi ô chôn lấp đang vận hành sẽ có lượng nước rác phát sinh khoảng 400 – 500 m3 /ngày. Nước rác từ các ô chôn lấp qua các trạm xử lý nước rác sẽ được xả vào hồ để xử lý vi khuẩn. Nước thải sinh hoạt sau khi đã xử lý qua bể tự hoại và nước rửa xe của khu hành chính sẽ được thu gom vào bể chứa. Bể chứa đặt tại khu vực hành chính có dung tích 10m3 . Nhiệm vụ của bể chứa : lưu giữ nước phục vụ bơm tưới tăng độ ẩm rác cho các ô chôn lấp và khu chế biến phân vi sinh. Hồ xử lý vi khuẩn xử lý giảm vi khuẩn Coli trong nước thải trước khi thải ra suối. Mương bao nước mưa thu gom nước mưa xung quanh khu liên hợp dẫn xả vào hồ hoặc suối hiện trạng. 4.3. Quy trình quản lý và vận hành bãi Hình 2.2: Sơ đồ quy trình vận hành bãi Ô tô chở Cân điện rác tử San phủ Đầm chặt đất hoặc Bơm nước Xử lý rác nước rác Trồng cây xanh Đổ rác Rắc Bokashi Xả nước thải đã xử lý Đóng bãi toàn bộ San ủi Phun dung dịch EM Đóng bãi cục bộ Lắp đặt hệ thống thoát Nguồn: URENCO
  • 40. * Các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường : - Nước rác rỉ ra từ các ô chôn lấp được bơm vào hồ chứa, sau đó qua trạm xử lý nước rác thải để xử lý. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải loại B và được thải ra hệ thống thoát nước. - Quá trình chôn lấp phát sinh một lượng khí ga sinh ra từ chất thải chôn lấp, các khí thải này chủ yếu là Mêtan được phát tán ra ngoài nhờ hệ thống ống thu và phát tán được đặt trên ô chôn lấp. - Trong quá trình vận hành bãi chôn lấp, dung dịch EM và chế phẩm Bokashi được phun thường xuyên để giảm thiểu mùi và làm tăng quá trình phân huỷ của chất thải. Ngoài ra, các bãi chôn lấp còn tiến hành phun thuốc diệt ruồi, muỗi đảm bảo vệ sinh môi trường. - Cây xanh được trồng xung quanh bãi tạo vành đai cách ly nhằm giữ gìn vệ sinh môi trường, hạn chế mùi và các ảnh hưởng bất lợi từ bãi rác. - Đất phủ bãi hàng ngày được phủ theo đúng quy trình vận hành bãi : 0,2 m trên một lớp rác dày 2m, ngoài ra còn có đóng bãi cục bộ và đóng bãi cuối cùng bằng đất và có thể cả các lớp chống thấm nước mưa trên bề mặt. 4.3. Nhận xét về công tác xử lý rác bằng chôn lấp tại bãi Nam Sơn Mặc dù khu liên hiệp được quy hoạch một cách tổng thể và có quy mô, nhưng thực tế đối với khu chôn lấp chất thải sinh hoạt vẫn còn có nhiều vấn đề bất cập. - Rác được đổ kết hợp với việc phun dung dịch diệt ruồi muỗi và khử mùi hàng ngày nhưng vẫn không đảm bảo được chất lượng cho môi trường xung quanh. Trong khu vực bãi rác và khu vực nhà dân xung quanh vẫn bốc lên những mùi xú uế, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí vẫn đang hàng ngày tồn tại. - Do chưa có thiết bị đầm nén chuyên dụng nên chưa đảm bảo được hệ số nén yêu cầu 0,8 – 0,85, hậu quả là không khai thác được tối đa thể tích của ô. Từ năm 2003, ô số 1, số 2 đã được chôn lấp đầy đến cốt 21m, ô chôn lấp số
  • 41. 3 đã đổ đến cốt 17m, ô số 4a 16m. Và cho đến nay năm 2009, rác thải đã được chôn đầy 7/9 ô chôn lấp, với tổng trọng lượng khoảng 6,5 triệu tấn. Nếu vẫn duy trì tốc độ chôn lấp như hiện nay (mỗi ngày trên 2000m3), đến năm 2011 toàn bộ 9 ô chôn lấp của bãi rác Nam Sơn sẽ không còn khả năng chứa rác. - Về thu gom nước rác : Các ô chôn lấp chất thải được xử lý để chống ô nhiễm nguồn nước ngầm và ô nhiễm đất bằng 1 lớp đất sét đầm chặt dày 50 cm, sau đó lót đáy chống thấm bằng 1 lớp vải địa kỹ thuật. Qua thời gian vận hành cho thấy do dùng lớp đất lót đáy bãi và bảo vệ vải chống thấm nên khả năng tiêu nước đến rãnh thu rất kém. Hơn nữa trong thời gian vận hành nước rác phát sinh cũng chưa được bơm khỏi bãi kịp thời và thường xuyên nên gây lầy bùn đáy bãi khi vận hành. Nước rác chảy dồn trên mặt đáy bãi đọng về các chỗ trũng không được lọc nên mang theo nhiều cặn rác khi được bơm ra khỏi bãi. - Về xử lý nước rác : Công nghệ xử lý nước rác của Viện cơ học đề xuất là phương pháp sinh học cưỡng bức đã được sở khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội phê duyệt. Tuy nhiên trong thời gian vận hành đến nay vẫn chưa đạt chất lượng nước ra theo tiêu chuẩn môi trường loại B, nên chưa được phép thải ra suối Lai Sơn và nguồn tiêu bên ngoài khu liên hiệp. Do vậy toàn bộ lượng nước rác tồn đọng từ khi vận hành ô chôn lấp số 1 đến thời điểm 2/2001 vẫn phải lưu giữ trong ô chôn lấp số 3. Tiểu kết chương II Sau khi Hà Nội mở rộng, rác thải đã trở thành vấn đề bức xúc ở nhiều quận, huyện. Ở khu vực phía tây, nhiều huyện còn chưa thu gom rác thải nông thôn mà đổ thành bãi lộ thiên hoặc tận dụng ao, hồ làm nơi chứa rác. Rác thải công nghiệp cũng có tỷ lệ thu gom, xử lý thấp. Rác y tế thu gom tốt, song công nghệ xử lý nhiều nơi đã lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu.
  • 42. Vẫn còn tồn tại hàng loạt các hạn chế trong thu gom, vận chuyển chất thải. Năng lực của các xí nghiệp môi trường đô thị về thiết bị, phương tiện thu gom vẫn còn thiếu, tải trọng nhỏ, cũ, hỏng … chưa theo kịp yêu cầu thực tế.Công tác xử lý, tiêu hủy, tái chế rác thải hiện cũng còn rất nhiều hạn chế – chủ yếu dựa vào việc chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (chất thải ở đây hầu như không được phân loại). Còn riêng nhà máy chế biến rác thải tại Cầu Diễn, mới chỉ đạt sản lượng khoảng 7.000 tấn/năm, nghĩa là chỉ có khoảng 7% lượng rác thải sinh hoạt được tái chế thành phân vi sinh.
  • 43. Chương III Đánh giá về công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội I. Đánh giáhiệuquả tài chínhcủa công tác thu gom, vận chuyển rác thải 1.1. Chi phí tài chínhcho hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải 1.1.1. Hoạt động thu gom rác thải Hoạt động thu gom rác thải của nước ta nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng chủ yếu vẫn dùng phương pháp thủ công, thu gom bằng các xe đẩy tay do các công nhân vệ sinh thực hiện. Do được thực hiện bằng các biện pháp thủ công nên chi phí về thời gian và nhân công rất lớn. Theo thống kê số công nhân của Công ty môi trường đô thị Hà Nội thực hiện công việc thu gom rác hàng ngày là 1961 người. Chi phí dành cho hoạt động thu gom rác là : C TG = C CN + C CC + C QL Trong đó : CTG : Tổng chi phí cho công tác thu gom. CCC : Chi phí cho công nhân thu gom. CCC : Chi phí cho công cụ, dụng cụ thu gom. CQL : Chi phí cho quản lý. 1. Chi phí cho công nhân thu gom - Tiền lương và phụ cấp Lương và phụ cấp cho công nhân tính trung bình là 700.000đ/người/tháng. Do đó chi phí lương công nhân cho 1 tháng là : 700.000 x 1961 = 13.727.000.000 (đ) - Bồi dưỡng độc hại
  • 44. Bồi dưỡng độc hại được tính theo định mức 3000đ/người/ngày. Trung bình 1 tháng người lao động phải làm việc 26 ngày. Chi phí này là : 1961 x 26 x 3000 = 152.958.000 (đ) - Bảo hiểm tai nạn Chi phí là : (14.000 x 1961)/ 12 = 2.287.833 (đ) - Chi phí bảo hộ lao động Chi phí bảo hộ lao động cho 1 người là 300.000 đ/người/năm Chi phí là : (300.000 x 1961) / 12 = 49.025.000 (đ) Vậy tổng chi phí cho người lao động thực hiện thu gom rác thải là : CCN = 13.727.000.000 + 152.958.000 + 2.287.833 + 49.025.000 = 13.931.270.830 (đ) 2. Chi phí cho công cụ, dụng cụ Ta có bảng tính cho chi phí công cụ, dụng cụ lao động trong 1 tháng như sau :
  • 45. Bảng 3.1 : Bảng giáthành và chi phí công cụ, dụng cụ TT Chỉ tiêu Định mức Đơn giá Thành tiền (đ/cái) (đ) 1 Chổi dài 1,2m 2cái/người/tháng 3.000 11.766.000 2 Chổi 0,8m 1cái/người/tháng 2.000 3.922.000 3 Xẻng 1cái/người/6 tháng 6.000 1.961.000 4 Kẻng 1cái/2người/2năm 10.000 408.500 5 Cuốc 1cái/2người/2năm 6.000 245.125 6 Xe gom rác 1xe/2người/1,5năm 1.350.000 73.357.500 7 Chi phí sửa chữa 5.000.000 dụng cụ 8 Tổng 96.660.125 Nguồn : NCKT dự án khu liên hiệp Nam Sơn Tổng (1+2) = 14.027.930.960 (đ) 3. Chi phí cho quản lý : - Chi phí quản lý của phường cho công tác hành chính, tuyên truyền, vận động (10%) là 1.402.793.096 - Chi phí quản lý công tác thu gom (5%) là : 701.396.548 (đ) Tổng chi phí cho công tác quản lý là : CQL = 1.402.793.096 + 701.396.548 = 2.104.189.644 (đ) 4. Tổng hợp chi phí cho công tác thu gom ta được : = 16.132.120.610 (đ)
  • 46. 1.1.2. Tính toán giá thành và kinh phí vận chuyển Căn cứ vào biên bản tính toán chi phí của tổ chuyên viên liên ngành, giá thành và kinh phí vận chuyển rác cụ thể như sau : Bảng 3.2 : Giáthành vận chuyển rác từ thành phố đi Nam Sơn. TT Chỉ tiêu Xe chuyên dùng 1 Cự li tính cước vận chuyển 60,773 km Cước phổ thông đường loại 1, hàng 2 bậc 3 588,9 đ/Tkm 3 Cước phổ thông đường loại 3, hàng loại 3 928,2 đ/Tkm Cước vận tải tính cho 1 tấn hàng: 43.525,3 đ/T 4 - 38 km đường loại 1 22.362,3 đ/T - 23 km đường loại 3 21.163 đ/T Các hệ số tính theo cước cơ bản 5 - Phương tiện có thiết bị tự đổ 6.528,8 đ/T - Chở thiếu tải 4.352,5 đ/T 6 Các loại phụ phí: 13,500 đ/T 7 Trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi 2.037,2 đ/T Tổng cộng 69.644 đ/T Nguồn : NCKT dự án khu liên hiệp Nam Sơn Theo như phần thực trạng ở trên ta đã trình bày, lượng rác thải thu gom được năm 2000 là 534.938 tấn. Ta sẽ tính chi phí vận chuyển rác cho năm 2000. Theo bảng 3.2 ở trên, đơn giá vận chuyển cho 1 tấn rác là 69.644 đ/tấn. Do đó chi phí vận chuyển rác cho 1 tháng sẽ là : CVC = (534938 x 69.644)/12 = 3.104.601.663 (đ)
  • 47. 1.1.3. Tổng hợp chi phí thu gom, vận chuyển rác thải Do đó ta có tổng hợp chi phí cho công tác thu gom và vận chuyển rác trong thành phố là : C=CTG+CVC = 16.132.1206.610 + 3.104.601.663 = 19.236.722.270 (đ) 1.2. Xác định số thu phí vệ sinh Theo pháp lệnh phí và lệ phí của Nhà nước quy định, phí vệ sinh cho dịch vụ thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt tính theo đầu người là 1000đồng 1 tháng. Theo như trình bày ở chương II, công tác thu phí chỉ đạt được 70 – 75% tổng số dân trên toàn thành phố. Ta giả sử tỉ lệ phí thu được trên địa bàn là 75%. Với dân số Hà Nội tính cho năm 2000 là 2.930.600 người, ta có thể tính được tổng số phí thu được trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau : B = 2.930.600 x 1000 x 75% = 2.197.950.000 (đ) II. Đánh giáđầy đủ lợi íchxã hội và môi trường của công tác thu gom, vận chuyển rác thải 2.1. Lợi íchthực đối với dân cư Theo những phân tích tính toán trên có thể thấy lợi ích tài chính của người dân thu được là dương. Nếu đứng trên quan điểm của người dân để phân tích thì những chi phí Nhà nước bỏ ra cho hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải chính là những lợi ích người dân được hưởng, còn những khoản tiền thu từ công tác phí là những chi phí dân cư bỏ ra cho việc thải rác ra môi trường. Do đó với hoạt động thu gom và vận chuyển rác của Nhà nước, người dân đã thu được lợi ích về mặt tài chính là 17.038.772.270 đồng 1 tháng.
  • 48. Tuy nhiên những con số cụ thể ở trên nó chỉ thể hiện một phần những lợi ích về mặt tài chính của công tác thu gom và vận chuyển rác mà người dân được hưởng. Trong thực tế những chi phí Nhà nước phải bỏ ra không chỉ là những chi phí cho công tác thu gom và vận chuyển mà còn bao gồm cả những chi phí để xử lý rác chúng ta chưa tính ở đây. Do đó xét về mặt lợi ích tài chính thì người dân còn được hưởng cả lợi ích từ chi phí bỏ ra của Nhà nước để xử lý lượng rác thải tạo ra hàng ngày. Ngoài những lợi ích về mặt tài chính, người dân còn được hưởng những lợi ích lợi ích khác chúng ta không thể lượng hoá được bằng tiền. Đó là những lợi ích về mặt môi trường và kinh tế. Công tác quản lý rác thải nếu được làm tốt và thực hiện thường xuyên người dân sẽ được hưởng một môi trường sống trong lành, sạch đẹp. Môi trường trong sạch sẽ góp phần tạo cho cộng đồng một cuộc sống thoải mái và khoẻ mạnh, tăng lượng ôxi và giảm nồng độ các khí độc hại do chính rác thải gây ra, giảm các nguy cơ về bệnh tật. Việc làm trong lành không khí còn đem lại những lợi ích về kinh tế. Khi môi trường trong lành các hoạt động kinh tế cũng phát triển hơn. Ví dụ như đối với hoạt động du lịch. Môi trường trong lành sẽ là một phần tác động thu hút khách du lịch từ các nơi về thăm quan do đó các hoạt động kinh tế trong ngành du lịch hay các ngành dịch vụ theo đó mà cũng tăng trưởng theo. Mặc dù vậy, vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý rác thải vẫn chưa được người dân đánh giá một cách đúng đắn, người dân không có ý thức bảo vệ chính môi trường sống của mình. Trong một bộ phận dân cư còn có tâm lý cho rằng việc Nhà nước phải tiến hành các hoạt động dịch vụ vệ sinh này là đương nhiên và việc họ đóng phí vệ sinh rác thải thì họ có quyền đổ rác bừa bãi để “tạo công ăn việc làm cho người lao động”. Chính vì vậy, lượng rác thải vẫn hàng ngày được tăng lên không ngừng, rác được đổ không đúng quy định, xả rác bừa bãi ra đường, thậm chí ngay cả khi công nhân thu gom rác vừa đi qua họ đã đổ luôn rác ra đường….
  • 49. 2.2. Những lợi íchtừ công tác quản lýrác thải Nhà nước bỏ chi phí để thực hiện các công tác quản lý rác thải nhằm đạt được những lợi ích về môi trường, kinh tế, lợi ích về chính trị, xã hội. Những lợi ích này có ý nghĩa to lớn đối với xã hội những khó có thể lượng hoá được bằng tiền, bao gồm :  Lợi ích môi trường Công tác quản lý rác thải được tiến hành quản lý toàn diện từ cấp trung ương xuống các cấp địa phương, từ các bộ ngành xuống cơ sở và được thực hiện trên toàn thành phố. Quản lý rác thải luôn được củng cố và hoàn thiện hơn nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Công tác này sẽ góp phần giữ gìn và cải thiện môi trường sống cho cộng đồng. Nếu như lượng rác thải không được thu gom và vận chuyển đi hàng ngày mà vẫn để lưu lại trong thành phố thì do đặc tính của rác thải sinh hoạt có thành phần hữu cơ cao, dễ phân huỷ đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm của nước ta sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, là nguồn lây lan các loại dịch bệnh. Việc thu gom và vận chuyển rác thải ra khỏi thành phố sẽ góp phần làm tăng lượng ôxi và giảm được các chất độc hại không có lợi cho sức khỏe cộng đồng, nâng cao sức khoẻ cộng đồng, giảm được những chi phí về y tế. Ngoài ra công tác này cũng làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước ngầm và nước mặt do nước rỉ rác ngấm xuống.  Lợi ích kinh tế Giữa chỉ tiêu chất lượng môi trường và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi môi trường được quan tâm, bảo vệ thì nó cũng là một động lực cho phát triển kinh tế. Ví dụ như với các ngành du lịch môi trường trong sạch, tạo được ấn tượng tốt với du khách cùng với các cảnh quan và các khu di tích đẹp sẽ thu hút các khách du lịch đến thăm. Cùng với
  • 50. ngành du lịch các ngành kinh doanh dịch vụ phục vụ du lịch cũng phát triển theo. Từ đó kéo theo việc tăng trưởng của nền kinh tế trong khu vực.  Lợi ích chính trị, xã hội Đặc biệt với Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm văn hóa, chính trị, trung tâm giao lưu quốc tế nơi đón các đoàn khách quốc tế đến thăm, việc làm tốt công tác quản lý rác thải sẽ tạo được ấn tượng tốt cho Việt Nam đối với thế giới, góp phần đưa Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng tham gia giao lưu trên trường quốc tế. Với công tác quản lý rác thải đã tạo ra được công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động. Nhờ đó cũng giảm được một lượng lớn tỉ lệ lao động thất nghiệp, tạo cho họ một cuộc sống ổn định, có thu nhập giảm được các tệ nạn xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước. Môi trường được giữ gìn trong lành sẽ góp phần nâng cao sức khoẻ cho cộng động. Cộng đồng khoẻ mạnh sẽ làm giảm chi phí về khám chữa bệnh cho xã hội, tăng thêm nguồn phúc lợi cho cộng đồng và với nguồn tài chính này chúng ta có thể làm những việc hữu ích khác cho cộng đồng. III. Vấn đề xử lý rác thải Hiện nay việc xử lý rác thải của nước ta chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp chôn lấp. Đối với khu vực Hà Nội, việc xử lý chôn lấp rác thải được tiến hành tại bãi rác Nam Sơn. Như trên ta đã phân tích có nhiều phương pháp khác nhau để xử lý rác thải nhưng chúng ta vẫn chọn phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh được lựa chọn bởi lẽ giá thành để xử lý rác thải là rẻ, phù hợp với điều kiện của nước ta còn khó khăn. Nhưng có phải giá thành để xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp là rẻ như đã xác định không? (Theo như tính toán giá thành để xử lý 1 tấn rác thải khoảng 20.000đ).
  • 51. Bãi rác Nam Sơn được quy hoạch và xây dựng trở thành khu chôn lấp chất thải hợp vệ sinh. Thực tế thì bãi rác đã thực sự đạt được tiêu chuẩn chưa ? Theo như phần phân tích thực trạng ở trên, trong thực tế bãi chôn lấp chất thải Nam Sơn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Tình trạng ô nhiễm không khí do mùi phát ra từ rác đang phân huỷ và ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm đất do nước rác chảy ra đang diễn ra hàng ngày. Những ô nhiễm này sẽ do người dân xung quanh vùng phải gánh chịu. Đó là những ảnh hưởng về sức khoẻ cộng đồng, tổn hại đến hoa màu xung quanh vùng, ảnh hưởng đến nguồn nước mặt, nước ngầm… Nếu tình trạng ô nhiễm không được khắc phục, ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng thì chi phí cho việc xử lý ô nhiễm sẽ là rất lớn thậm chí có thể tiến tới vô cùng. Chi phí này chính là những chi phí mà chúng ta chưa xét đến trong chi phí xử lý. Hoạt động xử lý rác thải đã tạo nên một ngoại ứng tiêu cực mà sẽ do xã hội gánh chịu. Nếu những chi phí này chúng ta không tính đến thì chính thế hệ sau sẽ phải gánh toàn bộ những hậu quả sau này. Mặt khác trong chi phí cho việc xử lý bằng chôn lấp chưa tính đến chi phí cho việc sử dụng tài nguyên đất. Xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp cần phải sử dụng quỹ đất rất lớn. Mặc dù trong hiện tại quỹ đất của Hà Nội còn nhiều, nhưng chưa ai xác định được quỹ đất chưa sử dụng còn tồn tại trong bao lâu nữa. Tốc độ đô thị hoá của Hà Nội là rất lớn, dân số ngày một tăng nhanh trong khi đất đai không thể tăng lên, sinh sôi nảy nở. Vì thế trong tương lai chắc chắn quỹ đất của Hà Nội sẽ trở nên khan hiếm. Khi đó chi phí cho việc xử lý rác bằng chôn lấp chắc chắn sẽ không còn là rẻ nữa. Để xử lý rác thải cần một sự tổng hợp nhiều kỹ thuật khác nhau. Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn hiện nay đang tiến hành quy hoạch và xây dựng thành khu tập trung quản lý chất thải rắn với nhiều kỹ thuật khác nhau.  Các kỹ thuật xử lý khác của khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn
  • 52. 1.Khu xử lý chất thải công nghiệp Đây là khu xử lý chất thải công nghiệp độc hại, công suất từ 30 – 50 tấn/ngày, liên doanh với Nhật từ khâu thu gom, vận chuyển đến xử lý chất thải. Có nhiều công nghệ để xử lý phù hợp từng loại chất thải như sau: * Đối với chất thải lỏng, xử lý bằng phương pháp hoá rắn, chiếm tỉ lệ 37,8%. * Đối với chất thải axit và kiềm xử lý bằng phương pháp trung hòa, chiếm 5,6%. * Chất thải dạng bùn chứa kim loại nặng xử lý bằng phương pháp tách nước, chiếm 23,8%. * Đối với chất thải có chứa dầu và chất dễ cháy được xử lý bằng đốt chiếm 11%. Cặn tro sau xử lý trên (gọi là trung gian) sẽ được chôn lấp. 2.Khu chế biến phân compost Nhà máy sản xuất phân Compost Cầu Diễn được xây dựng trên diện tích 3 ha, theo công nghệ của Tây Ban Nha.Xí nghiệp hoạt động với công suất 70.000 tấn/năm, sản xuất khoảng 13.500 tấn phân vi sinh bằng công nghệ ủ kỵ khí cưỡng bức. Nếu so sánh với tổng lượng rác thảI phát sinh thì số lượng rác được chế biến thành phân Compost là quá thấp. 3.Nhà máy đốt rác thải vận hành máy phát điện Điều tra cho thấy, mỗi năm trung bình Hà Nội thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải công nghiệp nguy hại, trong khi đó chỉ có duy nhất một lò đốt rác công nghiệp công suất nhỏ (4,8-5 tấn/ngày) tại khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Nam Sơn. Đây cũng là cơ sở xử lý chất thải công nghiệp độc hại bằng phương pháp đốt duy nhất tại miền Bắc Việt Nam. Thế nên ngoài rác thải nguy hại của cả Hà Nội, lò đốt này còn phải xử lý toàn bộ rác thải của cả khu kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các công nghệ khác so với công nghệ chôn lấp rác có thể có chi phí cao hơn nhưng bên cạnh đó nó đảm bảo nhiều mặt lợi ích cho môi trường và
  • 53. đặc biệt là tiết kiệm được diện tích đất, giảm bớt các áp lực về đất đai. Trong tương lai vấn đề đất đai sẽ trở thành một vấn đề cấp bách cho toàn xã hội khi dân số ngày càng tăng lên, nhu cầu về sử dụng đất đai cũng ngày càng cao mà quỹ đất không thể sinh sôi nảy nở theo dân số. Tiểu kết chương III : Qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy khi công tác quản lý rác thải được tiến hành cả người dân và Nhà nước đều được hưởng lợi. Công tác quản lý rác thải đã tạo ra những tác động tốt về kinh tế, xã hội và môi trường. Nếu tính tổng lợi ích cả về mặt xã hội và môi trường thì chưa chắc hoạt động này đã lỗ. Mặt khác đây là một hoạt động kinh tế phúc lợi, đứng trên góc độ người quản lý người ta cho rằng chính những chi phí bỏ ra cho công tác quản lý rác thải là lợi ích Nhà nước thu được, còn những khoản tiền do thu phí của nhân dân lại chính là chi phí. Do đó lợi ích Nhà nước thu được từ công tác quản lý rác thải là dương.
  • 54. Chương IV Các giải pháp cho công tác quản lý rác thải trên địa bàn Hà Nội I. Mục tiêu của chiến lược quản lý rác thải tại Hà Nội Quản lý tốt rác thải tại Hà Nội là mục tiêu quan trọng của thành phố và của nước ta hướng tới sự phát triển bền vững. Mục tiêu chung của chiến lược quản lý rác thải thủ đô Hà Nội là : Từng bước hình thành và thực hiện hệ thống quản lý rác thải tại thành phố trung tâm và các đô thị một cách đồng bộ, khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực công tác quản lý môi trường Thủ đô nói chung, bảo vệ sức khoẻ trong lành, tạo nên sự phát triển hài hòa và bền vững của Thủ đô. Mục tiêucụ thể :  Mục tiêu môi trường : - Đảm bảo thu gom, xử lý 100% chất thải của thành phố vào năm 2020. - Đảm bảo tỉ lệ xử lý : 70% chôn lấp, 10% tái chế, 5% đốt (rác bệnh viện, rác công nghiệp), 15% sản xuất phân compost vào những năm sau năm 2010. - Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường gây ô nhiễm : nguồn nước, đất đai, không khí. Đảm bảo cảnh quan đô thị. - Bảo vệ sức khẻo của nhân dân thành phố, nhân dân sống gần khu vực xử lý, công nhân viên chức trực tiếp làm việc. - Tận dụng thành phần chất hữu cơ trong chất thải để cải tạo đất.  Mục tiêu xã hội : - Nâng cao nhận thức của nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường. - Giảm tối đa công tác phục vụ cho chôn lấp. - Tạo một phần công ăn việc làm cho xã hội.
  • 55. - Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia với Nhà nước các công việc vệ sinh môi trường. - Là cơ sở cho việc hoàn chỉnh pháp luật, quy tắc, quy chế cho việc quản lý chất thải rắn.  Mục tiêu về tài chính : - Nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác thải. - Giảm một phần cho Ngân sách . - Tăng thu nhập cho người lao động tham gia việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. - Giảm dần sự phụ thuộc của Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội vào ngân sách Nhà nước. - Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia vào công tác vệ sinh môi trường. II. Giải pháp về Tổ chức quản lý rác thải Tổ chức quản lý rác thải là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. Hiện nay công tác quản lý rác thải chủ yếu do Nhà nước đảm nhận. Do đó vấn đề cần đặt ra là phải tạo ra sự cạnh tranh trong các hoạt động, làm thay đổi nhận thức của mọi người rằng dịch vụ này không chỉ độc quyền của Nhà nước, cần lôi kéo các thành phần kinh tế khác vào tham gia. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta cho rằng công tác quản lý rác thải phải được xã hội hoá sâu rộng và là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong việc quy hoạch xây dựng kế hoạch phát triển và quản lý các đô thị và khu công nghiệp ở Việt Nam. Khuyến khích và đa dạng hoá các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý rác thải. Tất cả các khâu thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng và xử lý rác thải cần phải được quan tâm ở mọi cấp chính quyền và phải được thực hiện trên cơ sở một khung pháp lý đồng bộ về Luật pháp, tổ chức, kinh tế, tài chính…
  • 56. Căn cứ vào đường lối chiến lược, chủ trương của thành phố và điều kiện thực tế, việc xây dựng mô hình tổng thể quản lý chất thải rắn của thành phố Hà Nội như sau : * Doanh nghiệp Nhà nước : Đảm bảo các khâu có vai trò chủ đạo như khâu thu gom, khâu vận chuyển và xử lý chất thải . Đặc biệt duy trì vệ sinh tại các khu trung tâm, khu vực quan trọng và các tuyến phố chính sẽ do doanh nghiệp Nhà nước đảm nhiệm. * Các thành phần kinh tế khác : Để thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác vệ sinh môi trường, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng, Chính quyền thành phố cần khuyến khích các thành phần kinh tế khác đảm nhận các khâu thu gom rác tại các khu vực ngõ xóm, khu vực ven đô và một phần công tác vận chuyển. Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc lôi cuốn các thành phần kinh tế khác vào công tác quản lý rác thải sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng đặc biệt là giảm được gánh nặng ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm nguồn tài chính cho công tác quản lý rác thải. Tuy nhiên, việc xã hội hoá này còn có nhiều vấn đề khó khăn, bởi lẽ đây là lĩnh vực không thu được lợi nhuận cao. Nhà nước cần có các biện pháp ưu đãi để các công ty tư nhân hoặc các đơn vị khác tham gia vào lĩnh vực này. Trước mắt nên giao cho tư nhân tham gia vào lĩnh vực thu gom và vận chuyển một phần rác dưới sự giám sát của cấp cơ sở (phố, phường). Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia dưới các hình thức liên doanh, BOT, 100% vốn nước ngoài để đầu tư cho khâu xử lý rác thải mang tính công nghệ hiện đại. Hiện nay Công ty Môi trường đô thị đã và đang xây dựng các dự án để kêu gọi các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài nhằm đầu tư phát triển dưới nhiều hình thức trong những năm tới. Trong đó tập trung vào triển khai dự án xử lý rác thành phân vi sinh bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban
  • 57. Nha, dự án xin cung cấp thiết bị khẩn cấp cho công tác vệ sinh môi trường ở Hà Nội. III. Giải pháp về công tác vận chuyển ở nước ta trong hiện tại và tương lai, việc xử lý rác thải bằng phương pháp chôn lấp vẫn là chủ yếu. Với mục tiêu đối đa hoá lợi ích công tác quản lý, trước mắt cần có biện pháp giảm chi phí, cụ thể là giảm chi phí vận chuyển rác thải. Khu chôn lấp rác thải đô thị được quy hoạch tại bãi Nam Sơn Sóc Sơn. Khu này ở vị trí khá xa so với trung tâm thành phố (khoảng 60 km) mà hiện tại việc vận chuyển rác từ thường được vận chuyển thẳng tới bãi Nam Sơn bằng các xe tải nhỏ có công suất từ 6 - 8 m3 . Việc sử dụng các xe tải nhỏ khiến chi phí vận chuyển rác thải cao lên. Điều này có thể khắc phục được nếu chúng ta sử dụng các loại xe to để chuyên chở rác lên bãi Nam Sơn. Do đó đòi hỏi phải có các trạm trung chuyển để tập trung rác từ các nơi trong thành phố. Trạm trung chuyển thường được đặt gần khu vực thu gom nơi mà các xe thu gom có thể đổ rác của chúng xuống sau đó rác lại được chất lên những xe tải lớn hơn để chuyển một cách kinh tế đến bãi rác ở nơi xa hơn. Các trạm trung chuyển được dùng để tối đa hoá năng suất lao động của đội ngũ thu gom và đội xe, giảm tối đa chi phí vận chuyển rác đến nơi xử lý. Chúng có thể được dùng để củng cố thêm lượng rác thu gom từ các xe khác nhau và chúng thường được bố trí sao cho thời gian đi và khoảng cách mà các xe phải chạy bên ngoài vòng thu gom bình thường là nhỏ nhất. Các trạm trung chuyển còn có thể được dùng để thực hiện một chức năng quan trọng là giảm lượng rác thải đến bãi chôn lấp chung của thành phố và sử dụng lại các vật liệu có khả năng thu hồi và tái chế, tạo điều kiện cho những người nhặt rác thực hiện việc phân loại rác để tái sử dụng lại ngay tại các trạm này.