SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 27
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN MÔN
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
WEB: LUANVANTRUST.COM
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
***
TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁC CƠ QUAN
QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
Đề tài: TÍNH THỐNG NHẤT CỦA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sinh viên thực hiện: Phạm Thành Nhân
Lớp: KHQLNN K40B Kiên Giang
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN MÔN
ZALO/TELEGRAM 0917 193 864
WEB: LUANVANTRUST.COM
KIÊN GIANG - 2022
LIÊN HỆ TẢI BÀI KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN
WEBSITE: LUANVANTRUST.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MÃ: TIEULUAN 300
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3. Đối tượng
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của tiểu luận
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
1.1. Quyền lực của cơ quan quyền lực nhà nước
1.2. Quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước
CHƯƠNG II: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên tắc
2. Nguyên tắc tổ chức
2.1. Nguyên tắc lãnh đạo
2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
2.3 Nguyên tắc bình đẳng, công bằng
3.Nguyên tắc hoạt động
3.1. Nguyên tắc quyết định theo đa số
3.2. Nguyên tắc công khai
3.3. Nguyên tắc tranh luận
3.4. Sự tuân thủ quy trình, thủ tục
CHƯƠNG III: QUỐC HỘI CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CAO
NHẤT CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Vị trí, tính chất của Quốc hội
2. Chức năng nhiệm vụ của Quốc hội
CHƯƠNG IV: QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
4
Ở VIỆT NAM CÓ TÍNH THỐNG NHẤT
CHƯƠNG V: NHẬN XÉT CHUNG
KẾT LUẬN
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi con người khai sinh ra cho đến nay thì đã trải qua bốn kiểu nhà nước
các kiểu đó là: nhà nước đầu tiên là nhà nước chủ nô, thứ hai là nhà nước phong
kiến, thứ ba là nhà nước tư sản, thứ tư là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Dù ở kiểu nhà
nước nào con người cũng muốn hướng đến bình đẳng cho các tầng lớp trong xã hội
và nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước đang được các nước trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng hướng đến đây có thể xem là nhà nước tiến bộ nhất và
cuối cùng trong lịch sử. Vai trò của nhà nước ở bất kỳ một quốc gia nào cũng đều
rất to lớn. Phương thức và hiệu quả quản lý của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và
quyết định đối với sự phát triển về mọi mặt của quốc gia đó. Chính vì thế chúng ta
cần hiểu rõ về bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa để
từ đó đưa ra cách thức quản lý cũng như điều hành nhà nước tốt hơn.
Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ
quan nhà nước gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành
chính, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát. Cơ quan quyền lực nhà nước là bộ phận
hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí nhà
nước. Chủ thể quản lý nhà nước là các cá nhân hay tổ chức mang quyền lực nhà
nước, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Và có thể khẳng định rằng chủ thể quản lí nhà nước quan trọng nhất là cơ quan
quyền lực nhà nước. Để làm rõ nhận định trên, em chọn nghiên cứu đề tài: Tính
thớng nhất của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước Việt Nam hiện
nay.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Việt Nam đã lựa chọn cho mình con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và xây
dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã có quan
điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là: “Nhà nước của dân,
do dân, vì dân”. Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chú trọng vận dụng,
6
phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân. Do vậy, sự quản lý
của nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội lại càng ảnh hưởng mạnh mẽ đối
với sự phát triển và bộ mặt của đất nước. Vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước là
một vấn đề hết sức hệ trọng; luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú ý và đưa
ra trong các kỳ Đại hội Đảng. Mặc dù nhà nước ta đã phát huy vai trò của mình một
cách có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của đất nước, nhưng không phải không có
những hạn chế. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu tính thống nhất
của quyền lực nhà nước tìm ra những mặt tích cực cũng như hạn chế nhằm hoàn
thiện bộ máy nhà nước, khi quyền lực nhà nước được thống nhất thì việc phát triển
mọi mặt của đời sống xã hội mới được cải thiện, phát triển bền vững và tốt đẹp
hơn.
Đề tài nghiên cúu những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình tổ chức,
thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước nói chung, của cơ quan
quyền lực nhà nước nói riêng và tính thống nhất của cơ quan quyền lực nhà nước.
Các khái niệm, các phạm trù cơ bản, các yếu tố, các bộ phận cấu thành của hệ
thống quản lý nhà nước của cơ qaun quyền lực nhà nước; mối quan hệ giữa các yếu
tố, các bộ phận cấu thành hệ thống quản lý nhà nước; nguyên tắc, chức năng, nhiệm
vụ, hình thức, phương pháp quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước.
Trên cơ sở đó, đề tài còn nghiên cứu quá trình đổi mới, hoàn thiện về tổ chức và
hoạt động của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong quá trình quản lý nhà
nước để đi đến tính thống nhất chung.
3. Đối tượng
Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, đồng thời sử dụng những kiến thức cơ bản của nhiều môn khoa học khác
như Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Khoa học quản lý, Lý thuyết chung về quản
lý xã hội, ... để thực hiện nhiệm vụ của nó. Môn học quản lý nhà nước cửa cơ quan
quyền lực nhà nước góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, tổ chức và
7
hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng và đi đến tính thống nhất của
cơ quan quyền lực nhà nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Môn học quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước lấy chủ nghĩa
duy vật biện chửng và chù nghĩa duy vật lịch sử; phép biện chứng duy vật làm
phương pháp luận nghiên cứu. Điều dó có nghĩa là:
Thứ nhất, nghiên cứu về cơ quan quyền lực nhà nước (cơ cấu tổ chức và
chức năng) phải xuất phát từ đời sống xã hội và sự tác động trờ lại đối với đời sống
xã hội.
Thứ hai, khi nghiên cứu cần xem xét sự tồn tại, phát triển cùa cơ quan quyền
lực nhà nước và tính thống của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước
trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác của thượng tầng kiến trúc.
Thứ ba, chú trọng mối quan hệ thống nhất, tác động giữa cơ cấu tổ chức và
chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước.
Ngoài ra, một sổ khoa học cụ thể khác nằm trong hệ thống các kiến thức về
quản lý đòi hỏi việc nghiên cứu môn học phải có sự kết hợp khoa học những khái
quát lý luận trong quá trình nghiên cứu.
5. Kết cấu của tiểu luận
Bao gồm 3 phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận.
8
NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƯ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CƠ
QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
1.1. Quyền lực của cơ quan quyền lực nhà nước
Với tư cách là một phạm trù của khoa học chính trị, quyền lực đã được
nghiên cửu qua các thời kỳ. Từ cổ đại - trong tác phẩm “Chính trị Aten” của
Arixtổt - đển thời trung cổ bời các nhà thần học, các nhà phục hưng, các nhà không
tưởng, các nhà bách khoa đến các nhà chính trị hiện đại và các nhà bách khoa triết
học toàn thư Liên xô (cũ) vẫn chưa dưa ra được định nghĩa về quyền lực mang tính
thuyết phục cao. Tuy nhiên, ở góc độ chung nhất, nội hàm của khái niệm quyền lực
bao gồm:
Một là, quyền lực ra đời và tồn tại cùng với xã hội loài người. Sự tồn tại của
loài người, ngoài những hoạt động riêng biệt của từng cá thể người, con người còn
có hoạt động chung trong cộng đồng. Sự hoạt động chung giữa người với người tạo
ra quyền của người này đối với người khác. Hay nói một cách khác là quyền lực
chính là một loại quan hệ xã hội.
Hai là, quyền lực mang tính khách quan. Quyền lực tuy ra đời và tồn tại
cùng với hoạt động của xã hội loài người nhưng nó không phụ thuộc vào ý chí chủ
quan của con người mà đòi hỏi con người phải nhận thức và sử dụng đúng như
những gì nó có. Tính khách quan của quyền lực bắt nguồn từ bản chất xã hội của
con người mà suy đến cùng là tính quy định của sản xuất vật chất đổi với sự tồn tại
và phát triển của con người và loài người.
Ba là, quyền lực mang tính phổ biến. Song trong xã hội, mỗi người có nhiều
moi liên hệ giữa người với người mà mỗi quan hệ xã hội xác định một quan hệ
quyền lực tương ứng nên mỗi người tất phải tham gia nhiều quan hệ quyền lực khác
nhau. Từng quyền lực vừa tồn tại độc lập, vừa đan xen chồng chéo lên nhau tạo nên
9
một tổng hòa các quan hệ quyền lực theo yêu cầu của xã hội.
Bốn là, quyền lực là quan hệ giữa người chỉ huy và người thi hành. Bất cứ
hoạt động chung nào cũng phải cỏ người tổ chức chi huy và người phục tùng sự tổ
chức chi huy đó. Chỉ huy và phục tùng chỉ huy là cội nguồn, điểm xuẩt phát, là nội
dung trung tâm của mọi quyền lực. Vì vậy, Ph.Ănghen đã cho rằng quyền uy là ý
chí của người khác buộc ta phải tiếp thu, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền dề.
Từ đó, có thể hiểu: quyền lực là ý chí của người này được người khác thi
hành thể hiện mắi quan hệ giữa người chỉ huy với người chịu sự chi huy, giữa
người được giao quyền với người đã trao quyên; đó là quyên uy và thể lực đù để
quyết định việc điều hành người khác hoạt động theo ý chí của mình.
1.2. Quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với nhà nước, là quản lý công việc của nhà
nước (là sự quản lý cùa nhà nước đoi với xã hội và công dân). Nội hàm của quản lý
nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội
cùa mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử.
Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập
pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) và hoạt động tư pháp.
Trong hệ thống xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như:
đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội...
Trong sự quản lý đó thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt, thể hiện:
Thứ nhất, quản lý nhà nước là quản lý xã hội nhưng không phải bất cứ sự
quản lý xã hội nào cũng là quản lý nhà nước;
Thứ hai, chủ thể quản lý nhà nước là chủ thể duy nhất được quản lý toàn diện
xã hội;
Thứ ba, Nhà nước là chủ thể duy nhất được sử dụng quyền lực nhà nước
trong việc thực hiện chức năng quản lý của mình đôi với xã hội;
Thứ tư, Nhà nước là chù thể duy nhất sử dụng luật pháp là công cụ chủ yếu
để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình.
10
Có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính
quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động
của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời song xã hội do các cơ quan trong bộ
máy nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì
sự ổn định và phát triển của xã hội.
Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động cùa các chủ thể mang quyền
lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các
chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước.
Trong bộ máy của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội
được xác định là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyển lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.'”. Các quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp đều bắt nguồn từ cơ chế lập hiên của Quốc hội. Quốc
hội giữ quyền lập pháp và phân công các cơ quan khác (Chủ tịch nước, Chính phủ,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thực hiện quyền hành
pháp và tư pháp.
CHƯƠNG II
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CƠ
QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên tắc
Trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà
nước, các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa
học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật
làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà
nước.
Các nguyên tắc quản lý nhà nước nói chung và những nguyên tắc tổ chức và
quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng đã được quy định trong
hiến pháp, luật, văn bản dưới luật, trong đó những nguyên tắc được quy định trong
Hiến pháp được xem là nguyên tắc cơ bản nhất. Xét về mặt bản chất, các nguyên
11
tắc này có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, các nguyên tắc tổ chức và quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực
nhà nước mang tính chất khách quan bởi vì chúng được xây dựng, đúc kết từ thực
tế cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triển khách quan. Tuy nhiên, các
nguyên tắc trên cũng mang yếu tổ chủ quan bời vì chúng được xây dựng bời con
người mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan để xây dựng.
Thứ hai, các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao
nhưng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắn liền với quá trình phát triển
của xã hội, tích lũy kinh nghiêm, thành quả của khoa học về tổ chức và hoạt động
quản lý nhà nước.
Thứ ba, tính độc lập tương đối với chính trị. Hệ thống chính trị của nhà nước
Việt Nam được thực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Đảng, Mặt trận tổ
quốc,..), và bộ máy nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp). Vì vậy, ngoài tính đặc
thù trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước,
các nguyên tắc này còn đòi hỏi được xây dựng và thực hiện đủng đắn các quan
điểm chỉnh trị.
Thứ tư, mỗi nguyên tắc tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan
quyền lực nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của
quản lý nhà nước. Tuy nhiên, những nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền đề
cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác. Vì thế nên các nguyên tăc tổ chức
và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước luôn thê hiện tính
hệ thống, tính thống nhất và đây là một thuộc tính vốn có của chúng.
2. Nguyên tắc tổ chức
2.1. Nguyên tắc lãnh đạo
Thực tiễn lịch sử phát triển của đất nước ta đã chứng minh và khẳng định vai
trò lãnh đạo của Đảng. Hiến pháp của nước ta đã ghi nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên suốt chặng đường hơn 90 năm qua, Đảng thể hiện
12
tập trung ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của toàn dân tộc. Đường lối của Đảng là sự
thể hiện nhận thức của toàn xã hội về các quy luật khách quan của sự phát triển đất
nước. Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và Quốc hội, Hội đồng nhân dân
các cấp nói riêng là một nhu cầu cấp bách để bảo đảm đạt được mục đích xây dựng
một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là
vấn đề có tính nguyên tắc đã được Hiến pháp quy định. Trải qua quá trình hình
thành và phát triển của Nhà nước ta, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện chính trị
quan trọng hàng đầu bảo đảm cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoạt động đúng
theo đường lối, quan điểm của Đảng, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy sức mạnh tổng
hợp của hệ thống chính trị, giúp Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoàn thành mọi
nhiệm vụ của mình.
Nguyên tác này đòi hỏi một mặt tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
Quốc hội và Hội dồng nhân dân và mặt khác, phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mỗi
cơ quan này trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân và vì dân.
2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung trong tổ chức thực hiện quyền lực chính trị nói chung, quyền lực
nhà nước nói riêng là một dấu hiệu đặc trưng của các thổ chế chính trị. Tuy nhiên,
phụ thuộc vào chổ độ xã hội mà nội dung của tập trung có khác nhau. Trong chế độ
tư bản chủ nghĩa, tập trung của nhà nước mang tính chất quan liêu, chỉ thể hiện
quyền lợi của số ít người giai cấp thống trị, mà không tính đến quyền lợi của đại da
số nhân dân bị thống trị. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tập trung của Nhà nước
phải mang tính chất dân chủ thể hiện quyền lợi của đại đa số nhân dân.
Nguyên tắc tập trung dân chủ, về bản chất, thể hiện sự thống nhất biện chứng
giữa chế độ tập trung lợi ích của Nhà nước, sự trực thuộc phục tùng của các cơ
13
quan nhà nước cấp dưới đối với cơ quan nhà nước cấp trên và chế độ dân chủ tạo
điều kiện cho việc phát triển sáng tạo, chủ động và quyền tự quản của các cơ quan
nhà nước cấp dưới.
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nguyên tắc tập trung dân
chủ thể hiệở p nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung cao nhất là cách tổ chức và phân
công quyền lực giữa các cơ quan cấp cao của nhà nước, ở sự phân công giữa chính
quyền trung ương và địa phương, ở chế độ giao quyền tự chịu trách nhiệm về sản
xuất kinh doanh giữa cơ quan nhà nước với tổ chức kinh tế nhà nước.
Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động cùa
bộ máy nhà nước thường được thể hiện ở các mặt sau đây: các cơ quan nhà nước
được thành lập bằng bầu cử, bằng bổ nhiệm; trong hoạt động các cơ quan nhà nước
thực hiện chế độ bàn bạc tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm về phần việc được phân
công theo chế độ thủ trưởng; quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên buộc
các cơ quan nhà nước cấp dưới phải thi hành; khi ra quyết định, các cơ quan nhà
nước cấp trên phẩi tính đến lợi ích của các cơ quan nhà nước cấp dưới; trong phạm
vi quyền hạn của mình các cơ quan nhà nước được quyền quyết định, không có sự
can thiệp vào công việc thuộc phạm vi của các cơ quan nhà nước cấp dưới.
Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý, trình
độ dân trí, phù hợp với từng ngành, tùng cấp, từng loại cơ quan nhả nước. Trong
từng địa phương và ở mỗi thời điểm khác nhau, cần định ra liều lượng kết hợp giữa
chế độ tập trung và chế dộ dân chủ thích hợp, tạo nên sự thống nhất hai mặt của
nguyên tắc. Nếu như trước đây, dựa trên cơ sở sở hữu chung của Nhà nước, chúng
ta nhấn mạnh khía cạnh tập trung của nguyên tắc, thì ngày nay, trong điều kiện kinh
tế nhiều thành phần, thực hiện nguyên tắc này chúng ta cần thiết phải nhấn mạnh
khía cạnh dân chủ để có thể tính hết mọi lợi ích của các thành phần xã hội, kể cả lợi
ích của những người mà quan điểm của họ là thiểu sổ.
Trong mỗi loại cơ quan nhà nước, sự vận dụng những dấu hiệu trên của
14
nguyên tắc tập trung dân chủ phụ thuộc vào nhiệm vụ, chức năng của từng cơ quan
phải đảm nhiệm.
Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước có quyền quyết định những vẩn
đề có liên quan đến đời sống của nhân dân cả nước và đời sống của nhân dân từng
địa phương, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải do cơ quan nhân dân trực
tiếp bầu ra và phải hoạt động theo chế độ tập thể. Mỗi quyết định của Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp phải được các đại biểu bàn bạc dân chủ và quyết định
theo đa số. Tại các kỳ họp, nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước được tuân thủ. Từ việc xem xét,
thông qua luật, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quyết định về tồ
chức bộ máy nhà nước, về nhân sự cấp cao cho đến việc quyết định các công trình,
dự án quan trọng quốc gia, giám sát tối cao tại kỳ họp, chất vấn và trả lời chất vấn
đều được thực hiện đúng quy trình.
2.3 Nguyên tắc bình đẳng, công bằng
Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động
của các cơ quan quyền lực nhà nước. Theo Hiến pháp Việt Nam, Quốc hội và Hội
đồng nhân dân được nhân dân cả nước và nhân dân ở địa phương bầu ra dựa trên
bốn nguyên tắc là bầu cử phổ thông, bàu cử bình đẳng, bầu cử trực tiếp và bò phiếu
kín. Như vậy, nguyên tắc bình đẳng, công bằng là một trong bốn nguyên tắc cơ bản
trong tổ chức cơ quan Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Về hoạt động, theo tinh thần của nguyên tắc này, mọi chủ thể trong Quốc hội
và Hội đồng nhân dân có những điều kiện và khả năng làm việc như nhau. Mọi
thành viên đều bình đẳng với nhau. Sự bình đẳng được bảo đảm bởi thủ tục và nội
quy hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
3.Nguyên tắc hoạt động
3.1. Nguyên tắc quyết định theo đa số
Nguyên tắc quyết định theo đa số thể hiện trên hai phương diện:
Thứ nhất, số lượng đại biểu tối thiểu cần thiết có mặt tại phiên họp để bắt
15
đầu cuộc thảo luận và biểu quyết.
Thứ hai, quyết sách của Quốc hội và nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải
được đa số đại bĩểu đồng ý tán thành mới có giá trị.
Đây là những yêu cầu xuất phát từ tính chất đại diện của Quốc hội và Hội
đồng nhân dân: mỗi quyết định đều thể hiện ý chí cùa toàn dân tộc, bổi vậy phải
được đa số tán thành.
3.2. Nguyên tắc công khai
Quốc hội và Hội đồng nhân dân họp công khai là nguyên tắc được quy định
trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban
nhân dân. Giá trị của kỳ họp cũng thể hiện ở tính công khai, mình bạch. Nội quy kỳ
họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân có những quy định cho phép công chúng, các
phương tiện thông tin đại chúng, đại diện các cơ quan khác tham dự. Một số phiên
họp nhất định được truyền hình trực tiếp, các phiên họp đều dược ghi âm và được
lưu giữ, đưa lên mạng của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đặc biệt, với sự tham
gia của truyền hình, báo chí, hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân càng
trở nên minh bạch hơn. Nhờ có sự minh bạch, hoạt động giám sát thi hành pháp
luật của các cơ quan này thực sự mang lại lợi ích cho người dân.
3.3. Nguyên tắc tranh luận
Ý nghĩa của kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân còn thể hiện ở việc
nó hợp thức hóa các quyết sách thông qua tranh luận, đối thoại. Các phiên họp toàn
thể tại các kỳ họp là diễn đàn quan trọng nhất về chính sách và pháp luật ở nước ta.
Kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tạo điều kiện để các đại biểu của nhân
dân thảo luận và thông qua mọi lợi ích và quyết sách một cách cấn trọng và dân
chủ. Tranh luận ở kỳ họp cho phép mỗi bên thể hiện những luận chứng thuyết phục
nhất của mình và bảo vệ quan điểm của mình. Khi đã được thảo luận thấu đáo bởi
tất cả các bên, quyết định cuối cùng sẽ được đa số trong Quốc hộỉ, Hội đồng nhân
dân, những người đại diện cho cử tri cả nước và ở từng địa phương thông qua. Kỳ
họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân với các phiên thảo luận, chất vấn cũng là
16
nơi tập trung, phần nào phản ánh các luồng quan điểm đến từ bên ngoài (từ cử tri,
từ các tổ chức xã hội, báo chí...). Sự tranh luận chính là sự trao đổi, đối thoại từ
nhiều phía, nhiều góc độ.
3.4. Sự tuân thủ quy trình, thủ tục
Với số lượng thành viên lớn (đặc biệt là sổ lượng đại biểu Quốc hội), các cơ
quan quyền lực nhà nước không thể làm việc được nếu những thành viên tham gia
không tuân theo các thủ tục — những khuôn khổ để làm việc. Hơn nữa, là cơ quan
đại diện của nhân dân, Quốc hội và Hội đồng nhân dân chứa trong mình nhiều lợi
ích khác nhau trong xã hội, bởi vậy, có thể tiềm ẩn những khác biệt nhất định về lợi
ích cần phải được giải quyết trên cơ sở lợi ích chung của quốc gia, của địa phương.
Do đó, hơn mọi cơ quan nhà nước khác, cơ quan đại diện đòi hỏi tất cả các thành
viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục làm việc.
Mặt khác, quy trình, thủ tục nhằm đảm bảo cho tính chuyên nghiệp trong
hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. về mặt kỹ thuật, quá trình hoạch
định chính sách đòi hỏi phải có những bước đi tuần tự, từ sự kiện đển vấn đề và
cuối cùng là chính sách. Trong quá trình đó, tất yếu phải có những quy tắc điều
chỉnh từng công đoạn một và liên kết các công đoạn với nhau - phân tích chính
sách, xây dựng chính sách, thông qua chính sách và thực hiện chính sách. Đặc biệt,
quan trọng là cần nhận thức được điểm xuất phát cho mọi quy trình là phân tích
chính sách. Chính vì vậy, trong mỗi hoạt động của các cơ quan này đều có rất nhiều
quy trình, thủ tục phải tuân theo như quy trình lập pháp, quy trình ngân sách, quy
trinh giám sát, quy trình thủ tục bỏ phiếu, chất vấn...
CHƯƠNG III
QUỐC HỘI CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CAO NHẤT CỦA
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Vị trí, tính chất của Quốc hội
Trong bộ máy Nhà nước, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Theo
Hiến pháp 2013, ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tất cả quyền lực nhà
17
nước thuộc về nhân dân. Nhưng nhân dân không thể trực tiếp, thường xuyên sử
dụng quyền lực Nhà nước cho nên phải bầu ra các cơ quan đại biểu để thay mặt
mình sử dụng quyền lực Nhà nước. Vì vậy, các cơ quan này được gọi là cơ quan
quyền lực Nhà nước, ở nước ta, các cơ quan này bao gồm Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp.
Hiến pháp 2013 đã nêu rõ vị trí và tính chất của Quốc hội là cơ quan đại biểu
cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan
thọng nhất của đất nước thông qua Hiến pháp, các đạo luật, quyết định những chính
sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, tổ chức và
hoạt động của bộ máy Nhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm những chức danh cao
cấp nhất của bộ máy Nhà nước; giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan Nhà
nước.
Khác với Nghị viện tư sản, Quốc hội nước ta thực sự đại diện cho ý chí, lợi
ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là cơ
quan đại biểu của nhân dân theo kiểu công xã Pari mà C.Mác coi là một tập thể làm
việc "vừa lập pháp, vừa hành pháp". Đây là một tô chức chính quyền thể hiện rất rõ
tính chất đại diện và tính chất quần chúng. Các dại biểu Quốc hội là những công
nhân, nông dân, trí thức và những người lao động ưu tú thuộc các dân tộc trong cả
nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước quần chúng nhân
dân, họ có mối liên hệ chặt chẻ với quần chúng, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng. Do đó, quyết định mọi vấn đề được sát và hợp với quần chúng, đồng
thời cỏ điều kiện thuận lợi để vận động quần chúng thi hành tốt các quy định của
Nhà nước. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 nãm, việc tuyển cử cảc đại biểu Quốc hội
mới bảo đảm cho nhân dân có thể lựa chọn và bổ sung những đại diện mới vào cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất của mình. Mọi quyền lực Nhà nước tập trung
vào Quốc hội. Mọi công việc quan trọng của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa
toàn quốc đều do Quốc hội quyết định.
18
2. Chức năng nhiệm vụ của Quốc hội
Lập pháp là chức năng quan trọng nhất của Quốc hội với tư cách là cơ quan
duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp. Làm tốt nhiệm vụ này chẳng những bảo
đàm phát huy vai trò “quyền lực tối cao” cùa Quốc hội mà còn thực hiện tốt nguyên
tắc thống nhất quyền lực của bộ máy Nhà nước, đặc trưng cơ bản của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội xuất phát từ vị trí tính chất của cơ
quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Vì vậy, chỉ có Quốc hội mới có quyền định ra
các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội
cơ bàn nhất của xã hội ta. Các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước khác
ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật.
Ở một số nước tư bản có sự phân biệt Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập
pháp. Quốc hội lập hiến được bầu ra để làm hiến pháp, khi hiến pháp được ban
hành thì Quốc hội lập hiến giải thể. Còn Quốc hội lập pháp không có quyền làm
hiến pháp mà chỉ căn cứ vào hiến pháp để ra các đạo luật cần thiết nhằm thi hành
hiến pháp và các đạo luật bổ sung hiến pháp.
Ở nước ta, quyền lập hiến cũng như quyền lập pháp đều thuộc về Quốc hội.
Quốc hội giữ quyền làm hiến pháp thì cũng có quyền sửa đổi hiến pháp; Quốc hội
có quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đổi luật.
Điều 69 Hiến pháp năm 2013 qui định chỉ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền
hạn làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết định chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, quy
định các vấn đề quan trọng nhất về quyền lực Nhà nước và cách thức tổ chức quyền
lực Nhà nước, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa - xã hội, về cơ
cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, về quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân... Hiến pháp và Luật thể hiện đường lối cơ bản và
những chủ trương lớn của Đảng đã được Nhà nước thể chế hóa và có hiệu lực thi
hành trên toàn lãnh thổ nước ta. Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao sau Hiến
19
pháp. Các văn bản qui phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành phải
căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và không được trái với tinh
thần, nội dung cùa Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và
nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Hội đồng bầu cừ quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành
lập.
Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ
Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội;
Quốc hội quyết định những vấn đề cơ bản nhất và quan trong nhất của nhà
nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an
ninh. Theo Hiến pháp năm 2013 Quốc hội có quyền “quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước". Những vấn đề quan trọng của đất nước do Quốc hội
quyết định gồm có:
Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương. Quốc hội
đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy
Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Quốc hội quyết định những nguyên tắc
chủ yếu về tổ chức và hoạt dộng của bộ máy nhà nước về quan hệ xã hội và hoạt
động của công dân. Các cơ quan được tổ chức theo mô hình nào, hoạt động ra sao
đều do Quốc hội xem xét, lựa chọn, quyết định tại kỳ họp Quốc hội và được thể
hiện trong Hiến pháp và các văn bản luật tổ chức. Quy định tổ chức và hoạt động
của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,
Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ
quan khác do Quốc hội thành lập; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó
Chủ tịch nước, Chù tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban cùa Quốc hội, Thủ
20
tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trường Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước,
người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác
của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành
viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia; Bỏ phiếu tín
nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; Quyết định
thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của
Hiến pháp và luật; Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp
ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương
và danh hiệu vinh dự nhà nước;
Theo quy định cùa Hiến pháp 1980, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên
khác của Hội đồng Bộ trường đều do Quốc hội bầu ra và bãi miễn; đến Hiến pháp
1992 và tiếp tục ở Hiến pháp 2013 quy định về vấn đề này đã được thay đổi. Quốc
hội chỉ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thù tướng Chính phủ; còn các Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng và các thành viên khác cùa Chính phủ do Thủ tướng lựa chọn, đề nghị
trình Quốc hội xem xét. Nếu tán thành đề nghị đỏ của Thủ tưởng thỉ Quốc hội ra
nghị quyết phê chuẩn. Trên cơ sở nghị quyết của Quổc hội, Chủ tịch nước bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó Thủ tướng, Bộ trường và các thành viên
khác của Chính phù.
Về các vấn đề kinh tế - xã hội. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách,
nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Quyết định chính sách cơ
bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết
định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sảch trung ương và ngân
sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính
phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê
21
chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của cả nước do Chính phủ trình và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
quyết định chủ trương đầu tư dự án, công trình quan trọng quốc gia.
Từ năm 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, lấy đổi mới kinh tế làm
trọng tâm và Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong lĩnh
vực kinh tế đã mở rộng và khá cụ thể. Trong việc quyết định kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, Quốc hội đã đi sâu quyết định vấn đề quy hoạch, các
công trình quan trọng quốc gia, chính sách cụ thể liên quan đến đầu tư công. Quốc
hội ngày càng phát huy đầy đủ hơn vai trò của mình trong việc quyết định các vấn
đề quan trọng về tài chính, ngân sách nhà nước, được nhân dân, các ngành, các cấp
và cộng đồng quốc tế đánh giá cao, coi đây là một biểu hiện cụ thể của quyền lực
thực sự của Quốc hội, thể hiện sinh hoạt dân chủ, công khai, minh bạch của Nhà
nước trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Thực tế cho thấy, việc quyết định chính
sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã thể hiện vai trò của Quốc hội trong việc sử dụng
công cụ chính sách then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bào đảm ổn định vĩ
mô.
Các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại khác. Quyết định chính sách dân
tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; quyết định đại xá; quy định hàm, cấp trong
các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước
khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước; quyết
định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cẩp, các biện pháp
đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết định chính sách cơ
bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều điều ước quốc tế do Chủ tịch nước
trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc
gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước; quyết định việc trưng cầu ý dân.
22
CHƯƠNG IV
QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT
NAM CÓ TÍNH THỐNG NHẤT
Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
(bồ sung phát triền năm 2011), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (Hiến pháp năm 2013) đã bố sung một nguyên tắc mới về tố chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước ta. Đó là “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Đây vừa là quan điểm vừa là nguyên tắc chỉ
đạo công cuộc tiếp tục, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ
mới - Thời kỳ đây mạnh toàn diện công cuộc đối mới cả về kinh tế lẫn chính trị.
Quyền lực nhà nước thống nhất là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Cho đến nay, các khía cạnh của vấn đề quyền lực nhà nước là thống nhất như: Thế
nào là thống nhất quyền lực nhà nước? Quyền lực nhà nước thống nhất ở đâu? Ý
nghĩa của quyền lực nhà nước là thống nhất trong tố chức và hoạt động của bộ máy
nhà nước như thế nào? Các khía cạnh này chưa được nhận thức thống nhất. Có một
số người cho rằng, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng sự thống nhất đó tập
trung vào Quốc hội. Do vậy, Quốc hội được Hiến pháp xác nhận là cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất. Và với vị trí pháp lý đó, những người này cho rằng Quốc
hội là cơ quan có toàn quyền, là cơ quan cấp trên của các quyền hành pháp và tư
pháp. Một số khác lại cho ràng, trong nhà nước kiểu mới như nhà nước ta, giai cấp
công nhân và Nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của một Đảng, ngày càng thống
nhất về lợi ích, trong nội bộ không có sự phân chia thành phe phái đối lập như
trong nhà nước tư sản, nên thống nhất quyền lực nhà nước là yếu tố cơ bản, duy
nhất giữ vai trò quyết định trong tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà
không cần thiết phải phân công quyền lực nhà nước. Quan niệm này đề cao tính
thống nhất của quyền lực nhà nước, phủ nhận, xem thường hoặc hạ thấp vai trò cua
phân công, phân nhiệm rành mạch quyền lực nhà nước. Thực chất quan niệm này
23
cũng không khác gì quan điểm nói trên.
Theo nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì quyền lực nhà nước
thống nhất là ở Nhân dân. Quan niệm thống nhất quyền lực nhà nước là ở Nhân dân
thể hiện ở nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Trước đây,
Hiến pháp cũng quy định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân ” nhưng
được thực hiện bằng nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước (tập quyền). Do đó,
tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân nhưng lại tập trung vào Quốc hội,
như quan niệm nói trên. Với nhận thức rằng, Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà
nước, nhưng vì không thực hiện được quyền lực nhà nước một cách trực tiếp nên
đã trao toàn bộ quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội. Quốc hội được Hiến
pháp năm 1980 xác định là cơ quan có toàn quyền. Ngoài 15 nhiệm vụ và quyền
hạn quy định ở Điều 83, Hiến pháp 1980 còn quy định "Quốc hội có thể định cho
mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết” (Điều 83) đến Hiến
pháp năm 1992, Điều 84 quy định Quốc hội chỉ có 14 nhiệm vụ quyền hạn (không
còn là một Quốc hội toàn quyền như Hiến pháp năm 1980), nhưng Điều 6 Hiến
pháp lại quy định: "Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và
Hội đồng Nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyên vọng của Nhân
dân..”. Như vậy, Quốc hội vẫn là Quốc hội toàn quyền trong Hiến pháp năm 1992
bởi Nhân dân không thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực
tiếp mà chỉ bằng hình thức dân chủ đại diện. Nguyên tắc tập trung quyền lực nhà
nước của Nhân dân vào Quốc hội phù họp với điều kiện kinh tế kế hoạch hóa, tập
trung, quan liêu, bao cấp, với ưu điếm bảo đảm cho quyên lực nhà nước tập trung,
quyết định và thực thi quyền lực nhà nước nhanh chóng, thống nhất. Tuy nhiên,
nguyên tắc này trong điều kiện mới đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là thiếu sự phân
định phạm vi quyên lực nhà nước được Nhân dân giao quyền nên không đề cao
được trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, hạ thấp vai trò
dân chủ trực tiếp của Nhân dân, thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ
quan nhà nước. Hơn nữa, nguyên tắc này phủ nhận tính độc lập tương đối giữa các
24
quyền nên đã hạn chế tính năng động, hiệu quả và trách nhiệm của mỗi quyền.
Nhân dân và xã hội không có sơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của quyền lực
nhà nước. Do vậy, trong điều kiện dân chủ và pháp quyền XHCN, tập quyền không
phù hợp với việc phát huy đầy đủ vai trò của quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân, tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực nhà nước của Nhân dân từ phía các cơ
quan nhà nước.
Nhận rõ hạn chế cùa nguyên tắc tập quyền trong điều kiện mới, Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011), Hiến
pháp năm 2013 đã khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân được
Hiến pháp quan niệm Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, Nhân
dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho
Chính phú và cho cơ quan tư pháp như các Hiến pháp trước đây. Theo điều 70 Hiến
pháp năm 2013, Nhân dân chỉ trao cho Quốc hội ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ:
quyền hạn và nhiệm vụ về lập hiến, lập pháp; quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát
tối cao và quyền hạn và nhiệm vụ về quyết định các vấn đề quan trọng của đất
nước. Đồng thời điều 6 quy định Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không
những bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và các cơ
quan khác của nhà nước mà còn bằng dân chủ trực tiếp thông qua việc thực hiện
quyền biểu quyết khi nhà nước tô chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân
về Hiến pháp (điều 29 và điều 120)... Có như vậy, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân mới đúng, mới bảo đảm thực hiện đầy đủ, không hình
thức. Như vậy, thống nhất quyền lực nhà nước được hiểu là toàn bộ quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân, tập trung thống nhất ở Nhân dân chứ không phải tập trung
ở Quốc hội. Quan niệm đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Trước hết,
điều đó chí ra rằng quyền lực nhà nước dẫu là quyền lập pháp, hành pháp hay tư
pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là Nhân dân, đều do Nhân dân ủy
25
quyền, giao quyền. Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự
thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của nhà nước. Cả ba quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau
nhưng đều thống nhất với nhau ở mục tiêu chính trị chung là xây dựng một nhà
nước "đảm bảo và không ngừng phát huy quyên làm chủ về mọi mặt của Nhân dân,
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh "
như Điều 3 Hiến pháp mới đã quy định.
CHƯƠNG V. NHẬN XÉT CHUNG
Như đã nói ở trên, trong nhà nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất. Đó là
sự thống nhât về mục tiêu chính trị chung. Vì vậy, việc phân định quyền lực nhà
nước không chứa đựng và bao quát việc phân lập mục tiêu chính trị chung của
quyền lực nhà nước. Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau, mà "ràng buộc lẫn
nhau”, cả ba quyền đều phải phối hợp với nhau, phải hoạt động một cách nhịp
nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyền hạn mà Nhân dân giao cho
mỗi quyền được Hiến pháp - Đạo luật gốc của nhà nước và xã hội quy định. Mục
đích của việc phân công quyền lực nhà nước là để nhằm kiếm soát quyền lực nhà
nước, bảo đảm cho tính pháp quyền của nhà nước và phát huy dân chủ XHCN, chứ
không phái là để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lực nhà nước giữa các quyền. Thực
tiễn chỉ ra rằng sức mạnh và sự thịnh vượng của một quốc gia, cũng như khả năng
đối mặt với những khó khăn, thách thức phẩn lớn được quyết định bởi sự vững
mạnh của các thiết chế, cam kết của các nhánh quyền lực nhà nước với Nhân dân
về tính pháp quyền. Điều đó không kém phần quan trọng so với các yếu tố về tài
nguyên thiên nhiên, khí hậu hoặc vị trí địa lý của quốc gia. Những nước duy trì
được sự phát triển ổn định lâu dài về kinh tế - xã hội và chính trị chính là những
nước tuân theo tinh thần của pháp quyền. Ý nghĩa của sự phân công quyền lực nhà
nước là để phân định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà
26
nước, đê nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày
càng thực sự là quyền lực của Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng
thực sự là quyền lực của Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng được
đề cao. Nội dung và tinh thần của các quy định về việc phân công nhiệm vụ quyền
hạn cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu
nói trên và là cơ sở để tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước.
KẾT LUẬN
Quyền lực nhà nước là thống nhất như nói trên của Hiến pháp năm 2013 là
cách thức tổ chức quyền lực nhà nước đề cao trách nhiệm của nhà nước trước Nhân
dân, hạn chế sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ mà
Nhân dân đã ủy quyền. Đó cũng là cơ sở để không có chỗ cho các yếu tố cực đoan,
đối lập, thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ giừa các quyền, nhất là giữa quyền lập
pháp và quyền hành pháp. Đồng thời, đó cũng là điều kiện để hình thành cơ chế
kiểm soát, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các quyền từ
bên trong tố chức quyền lực nhà nước cũng như từ bên ngoài là Nhân dân.
Tóm lại, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung ở Nhân dân, chủ thế
tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước là quan niệm có ý nghĩa chỉ đạo tổ chức
quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của
dân, do dân và vì dân. Mọi biểu hiện xa rời quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về
Nhân dân theo Hiến pháp năm 2013 đều dẫn đến tổ chức quyền lực nhà nước kém
hiệu quả./.
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 2013.
2. Giáo trình Quản lý nhà nước của các cơ quan quyền lực nhà nước.
3. Giáo trình luật hiến pháp_khoa luật trường đại học quốc gia hà nội.
4. Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992.
5. Luật tổ chức quốc hội.

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụphuongqtvpk1d
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhBee Bee
 
Chuyên đề 1 LÝ LUẬN VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. TS.CVCC. BÙI QUANG XUÂN
Chuyên đề 1 LÝ LUẬN VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. TS.CVCC. BÙI QUANG XUÂN Chuyên đề 1 LÝ LUẬN VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. TS.CVCC. BÙI QUANG XUÂN
Chuyên đề 1 LÝ LUẬN VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. TS.CVCC. BÙI QUANG XUÂN Bùi Quang Xuân
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Mônphuongqtvpk1d
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội chuxuantinh
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Hạnh Hoàng Minh
 
Ky thuat soan thao van ban
Ky thuat soan thao van banKy thuat soan thao van ban
Ky thuat soan thao van banlangthihuongdhnv
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU Bùi Quang Xuân
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...Minh Chanh
 
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNPHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNnataliej4
 

La actualidad más candente (20)

Luận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnhLuận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh
Luận văn: Tổ chức hoạt động của chính quyền thành phố thuộc tỉnh
 
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
Báo cáo thực tập: Thục trạng cải cách HÀNH CHÍNH, HAY, thực hiện và kết quả!
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụBáo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Bộ Nội vụ
 
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chínhTrắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
Trắc nghiệm và câu hỏi luật hành chính
 
Chuyên đề 1 LÝ LUẬN VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. TS.CVCC. BÙI QUANG XUÂN
Chuyên đề 1 LÝ LUẬN VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. TS.CVCC. BÙI QUANG XUÂN Chuyên đề 1 LÝ LUẬN VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. TS.CVCC. BÙI QUANG XUÂN
Chuyên đề 1 LÝ LUẬN VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC. TS.CVCC. BÙI QUANG XUÂN
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
 
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
Vai trò của Khoa học Công nghệ trong sự phát triển xã hội
 
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOTLuận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
Luận văn: Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội qua bản Hiến pháp, HOT
 
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
Quan điểm của Đảng ta về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà...
 
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAYTổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
Tổ chức và hoạt động của văn phòng UBND cấp huyện, HAY
 
Kỹ năng soạn thảo VB
Kỹ năng soạn thảo VBKỹ năng soạn thảo VB
Kỹ năng soạn thảo VB
 
Ky thuat soan thao van ban
Ky thuat soan thao van banKy thuat soan thao van ban
Ky thuat soan thao van ban
 
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyềnLuận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
Luận văn: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước pháp quyền
 
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOTLuận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
Luận văn: Luật La Mã trong xây dựng chế định vật quyền, HOT
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU
TS. BÙI QUANG XUÂN - CHUYÊN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CÔNG VU
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường tại TP Cà Mau
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường tại TP Cà MauLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường tại TP Cà Mau
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường tại TP Cà Mau
 
Luận văn: Thực hiện pháp luật tiếp công dân của UBND cấp xã
Luận văn: Thực hiện pháp luật tiếp công dân của UBND cấp xãLuận văn: Thực hiện pháp luật tiếp công dân của UBND cấp xã
Luận văn: Thực hiện pháp luật tiếp công dân của UBND cấp xã
 
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luậtLuận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật
Luận văn: Bảo đảm quyền tố cáo của công dân theo pháp luật
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
 
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢNPHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
PHÂN TÍCH CÁC HÌNH THỨC CHÍNH THỂ NHÀ NƯỚC CƠ BẢN
 

Similar a BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM

Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.docLuận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.docsividocz
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...phamhieu56
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Kien Thuc
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...phamhieu56
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docxBùi Quang Xuân
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar a BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM (20)

TẢI FREE - Tiểu luận về quản lý nhà nước.docx
TẢI FREE - Tiểu luận về quản lý nhà nước.docxTẢI FREE - Tiểu luận về quản lý nhà nước.docx
TẢI FREE - Tiểu luận về quản lý nhà nước.docx
 
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
Tiểu Luận Môn Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật Hình Thức Chính Thể, Hình Thức Cấ...
 
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vnHoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
Hoàn thiện cơ chế pháp lý nd kiểm soát qlnn ở vn
 
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOTLuận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
Luận văn: Cơ chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước, HOT
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nướcĐề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
Đề tài: Cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước
 
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
Nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện thời - Gửi miễn...
 
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
Luận án: Vấn đề nhà nước pháp quyền trong tư tưởng John Locke và ý nghĩa hiện...
 
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt NamMối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền Việt Nam
 
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAYCơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt NamLuận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
Luận án: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam
 
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAYLuận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
Luận án: Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở, HAY
 
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAYĐề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Cơ chế pháp lý thực hiện dân chủ cơ sở ở Việt Nam, HAY
 
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.docLuận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Tư tưởng tam quyền phân lập trong triết học khai sáng.doc
 
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC (Chương trình chuyên viên)_1029...
 
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú YênLuận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
Luận văn: Dân chủ trực tiếp ở cơ sở huyện Phú Hoà, Phú Yên
 
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
Hội thảo Khoa học: Tổ chức Bộ máy Nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 (5-2014)
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
 
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo xây dựng Nhà nước, HAY - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
Luận án: Ảnh hưởng của tư tưởng trị quốc Nho giáo đối với việc xây dựng Nhà n...
 

Más de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Más de Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Último

BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfHngNguyn271079
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayLcTh15
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx7E26NguynThThyLinh
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfMinhDuy925559
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?tbftth
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaKhiNguynCngtyTNHH
 

Último (20)

BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
BỘ ĐỀ CHÍNH THỨC + TÁCH ĐỀ + ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN TOÁN CÁC TỈNH NĂM...
 
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
GIÁO ÁN KẾ HOẠCH BÀI DẠY CÔNG NGHỆ 8 KẾT NỐI TRI THỨC - CẢ NĂM THEO CÔNG VĂN ...
 
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdfGIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
GIẢI-ĐỀ-CƯƠNG-NHẬP-MÔN-KHOA-HỌC-XÃ-HỘI-VÀ-NHÂN-VĂN-KHIÊM-BK69.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hayGiáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
Giáo trình xã hội học Thể dục Thể thao hay
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH I-LEARN SMART START LỚP 3, 4 NĂM HỌC 2023-...
 
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docxNỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
NỘI DUNG HỌC THI ôn thi môn LỊCH SỬ ĐẢNG.docx
 
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdfSlide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
Slide Quá trình và thiết bị truyền khối.pdf
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
Có nên đo áp lực tĩnh mạch trung tâm để hướng dẫn việc xử trí dịch truyền ?
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
ĐỀ CƯƠNG + TEST ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 TIẾNG ANH 11 - GLOBAL SUCCESS (THEO CHUẨN MI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
GIÁO TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS VÀ THI VÀO 10 THPT CHUYÊN MÔN TIẾNG A...
 
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách KhoaTài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
Tài liệu kỹ thuật điều hòa Panasonic - Điện lạnh Bách Khoa
 

BÀI MẪU tiểu luận môn quản lý nhà nước, HAY, 9 ĐIỂM

  • 1. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN MÔN ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 WEB: LUANVANTRUST.COM HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT *** TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CÁC CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC Đề tài: TÍNH THỐNG NHẤT CỦA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Sinh viên thực hiện: Phạm Thành Nhân Lớp: KHQLNN K40B Kiên Giang
  • 2. DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN MÔN ZALO/TELEGRAM 0917 193 864 WEB: LUANVANTRUST.COM KIÊN GIANG - 2022 LIÊN HỆ TẢI BÀI KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN WEBSITE: LUANVANTRUST.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MÃ: TIEULUAN 300
  • 3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3. Đối tượng 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Kết cấu của tiểu luận NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 1.1. Quyền lực của cơ quan quyền lực nhà nước 1.2. Quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước CHƯƠNG II: NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên tắc 2. Nguyên tắc tổ chức 2.1. Nguyên tắc lãnh đạo 2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ 2.3 Nguyên tắc bình đẳng, công bằng 3.Nguyên tắc hoạt động 3.1. Nguyên tắc quyết định theo đa số 3.2. Nguyên tắc công khai 3.3. Nguyên tắc tranh luận 3.4. Sự tuân thủ quy trình, thủ tục CHƯƠNG III: QUỐC HỘI CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CAO NHẤT CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Vị trí, tính chất của Quốc hội 2. Chức năng nhiệm vụ của Quốc hội CHƯƠNG IV: QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
  • 4. 4 Ở VIỆT NAM CÓ TÍNH THỐNG NHẤT CHƯƠNG V: NHẬN XÉT CHUNG KẾT LUẬN
  • 5. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ khi con người khai sinh ra cho đến nay thì đã trải qua bốn kiểu nhà nước các kiểu đó là: nhà nước đầu tiên là nhà nước chủ nô, thứ hai là nhà nước phong kiến, thứ ba là nhà nước tư sản, thứ tư là nhà nước xã hội chủ nghĩa. Dù ở kiểu nhà nước nào con người cũng muốn hướng đến bình đẳng cho các tầng lớp trong xã hội và nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước đang được các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hướng đến đây có thể xem là nhà nước tiến bộ nhất và cuối cùng trong lịch sử. Vai trò của nhà nước ở bất kỳ một quốc gia nào cũng đều rất to lớn. Phương thức và hiệu quả quản lý của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đối với sự phát triển về mọi mặt của quốc gia đó. Chính vì thế chúng ta cần hiểu rõ về bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa để từ đó đưa ra cách thức quản lý cũng như điều hành nhà nước tốt hơn. Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát. Cơ quan quyền lực nhà nước là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí nhà nước. Chủ thể quản lý nhà nước là các cá nhân hay tổ chức mang quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Và có thể khẳng định rằng chủ thể quản lí nhà nước quan trọng nhất là cơ quan quyền lực nhà nước. Để làm rõ nhận định trên, em chọn nghiên cứu đề tài: Tính thớng nhất của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Việt Nam đã lựa chọn cho mình con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội và xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ lâu đã có quan điểm rõ ràng và đúng đắn về nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là: “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”. Từ khi đổi mới đất nước, Đảng ta lại càng chú trọng vận dụng,
  • 6. 6 phát triển, cụ thể hoá vấn đề nhà nước của dân, do dân, vì dân. Do vậy, sự quản lý của nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội lại càng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát triển và bộ mặt của đất nước. Vấn đề nâng cao vai trò của nhà nước là một vấn đề hết sức hệ trọng; luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, chú ý và đưa ra trong các kỳ Đại hội Đảng. Mặc dù nhà nước ta đã phát huy vai trò của mình một cách có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực của đất nước, nhưng không phải không có những hạn chế. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu tính thống nhất của quyền lực nhà nước tìm ra những mặt tích cực cũng như hạn chế nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, khi quyền lực nhà nước được thống nhất thì việc phát triển mọi mặt của đời sống xã hội mới được cải thiện, phát triển bền vững và tốt đẹp hơn. Đề tài nghiên cúu những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình tổ chức, thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước nói chung, của cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng và tính thống nhất của cơ quan quyền lực nhà nước. Các khái niệm, các phạm trù cơ bản, các yếu tố, các bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý nhà nước của cơ qaun quyền lực nhà nước; mối quan hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành hệ thống quản lý nhà nước; nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ, hình thức, phương pháp quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước. Trên cơ sở đó, đề tài còn nghiên cứu quá trình đổi mới, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước để đi đến tính thống nhất chung. 3. Đối tượng Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng những kiến thức cơ bản của nhiều môn khoa học khác như Lý luận về Nhà nước và pháp luật, Khoa học quản lý, Lý thuyết chung về quản lý xã hội, ... để thực hiện nhiệm vụ của nó. Môn học quản lý nhà nước cửa cơ quan quyền lực nhà nước góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, tổ chức và
  • 7. 7 hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng và đi đến tính thống nhất của cơ quan quyền lực nhà nước. 4. Phương pháp nghiên cứu Môn học quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước lấy chủ nghĩa duy vật biện chửng và chù nghĩa duy vật lịch sử; phép biện chứng duy vật làm phương pháp luận nghiên cứu. Điều dó có nghĩa là: Thứ nhất, nghiên cứu về cơ quan quyền lực nhà nước (cơ cấu tổ chức và chức năng) phải xuất phát từ đời sống xã hội và sự tác động trờ lại đối với đời sống xã hội. Thứ hai, khi nghiên cứu cần xem xét sự tồn tại, phát triển cùa cơ quan quyền lực nhà nước và tính thống của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước trong mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác của thượng tầng kiến trúc. Thứ ba, chú trọng mối quan hệ thống nhất, tác động giữa cơ cấu tổ chức và chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước. Ngoài ra, một sổ khoa học cụ thể khác nằm trong hệ thống các kiến thức về quản lý đòi hỏi việc nghiên cứu môn học phải có sự kết hợp khoa học những khái quát lý luận trong quá trình nghiên cứu. 5. Kết cấu của tiểu luận Bao gồm 3 phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận.
  • 8. 8 NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƯ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 1.1. Quyền lực của cơ quan quyền lực nhà nước Với tư cách là một phạm trù của khoa học chính trị, quyền lực đã được nghiên cửu qua các thời kỳ. Từ cổ đại - trong tác phẩm “Chính trị Aten” của Arixtổt - đển thời trung cổ bời các nhà thần học, các nhà phục hưng, các nhà không tưởng, các nhà bách khoa đến các nhà chính trị hiện đại và các nhà bách khoa triết học toàn thư Liên xô (cũ) vẫn chưa dưa ra được định nghĩa về quyền lực mang tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, ở góc độ chung nhất, nội hàm của khái niệm quyền lực bao gồm: Một là, quyền lực ra đời và tồn tại cùng với xã hội loài người. Sự tồn tại của loài người, ngoài những hoạt động riêng biệt của từng cá thể người, con người còn có hoạt động chung trong cộng đồng. Sự hoạt động chung giữa người với người tạo ra quyền của người này đối với người khác. Hay nói một cách khác là quyền lực chính là một loại quan hệ xã hội. Hai là, quyền lực mang tính khách quan. Quyền lực tuy ra đời và tồn tại cùng với hoạt động của xã hội loài người nhưng nó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người mà đòi hỏi con người phải nhận thức và sử dụng đúng như những gì nó có. Tính khách quan của quyền lực bắt nguồn từ bản chất xã hội của con người mà suy đến cùng là tính quy định của sản xuất vật chất đổi với sự tồn tại và phát triển của con người và loài người. Ba là, quyền lực mang tính phổ biến. Song trong xã hội, mỗi người có nhiều moi liên hệ giữa người với người mà mỗi quan hệ xã hội xác định một quan hệ quyền lực tương ứng nên mỗi người tất phải tham gia nhiều quan hệ quyền lực khác nhau. Từng quyền lực vừa tồn tại độc lập, vừa đan xen chồng chéo lên nhau tạo nên
  • 9. 9 một tổng hòa các quan hệ quyền lực theo yêu cầu của xã hội. Bốn là, quyền lực là quan hệ giữa người chỉ huy và người thi hành. Bất cứ hoạt động chung nào cũng phải cỏ người tổ chức chi huy và người phục tùng sự tổ chức chi huy đó. Chỉ huy và phục tùng chỉ huy là cội nguồn, điểm xuẩt phát, là nội dung trung tâm của mọi quyền lực. Vì vậy, Ph.Ănghen đã cho rằng quyền uy là ý chí của người khác buộc ta phải tiếp thu, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền dề. Từ đó, có thể hiểu: quyền lực là ý chí của người này được người khác thi hành thể hiện mắi quan hệ giữa người chỉ huy với người chịu sự chi huy, giữa người được giao quyền với người đã trao quyên; đó là quyên uy và thể lực đù để quyết định việc điều hành người khác hoạt động theo ý chí của mình. 1.2. Quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với nhà nước, là quản lý công việc của nhà nước (là sự quản lý cùa nhà nước đoi với xã hội và công dân). Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội cùa mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Ngày nay, quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) và hoạt động tư pháp. Trong hệ thống xã hội, tồn tại rất nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội... Trong sự quản lý đó thì quản lý nhà nước có những điểm khác biệt, thể hiện: Thứ nhất, quản lý nhà nước là quản lý xã hội nhưng không phải bất cứ sự quản lý xã hội nào cũng là quản lý nhà nước; Thứ hai, chủ thể quản lý nhà nước là chủ thể duy nhất được quản lý toàn diện xã hội; Thứ ba, Nhà nước là chủ thể duy nhất được sử dụng quyền lực nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý của mình đôi với xã hội; Thứ tư, Nhà nước là chù thể duy nhất sử dụng luật pháp là công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình.
  • 10. 10 Có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời song xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thoả mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Nói cách khác, quản lý nhà nước là sự tác động cùa các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Trong bộ máy của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội được xác định là “cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyển lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.'”. Các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều bắt nguồn từ cơ chế lập hiên của Quốc hội. Quốc hội giữ quyền lập pháp và phân công các cơ quan khác (Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thực hiện quyền hành pháp và tư pháp. CHƯƠNG II NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm, đặc điểm của nguyên tắc Trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước, các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước. Các nguyên tắc quản lý nhà nước nói chung và những nguyên tắc tổ chức và quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước nói riêng đã được quy định trong hiến pháp, luật, văn bản dưới luật, trong đó những nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp được xem là nguyên tắc cơ bản nhất. Xét về mặt bản chất, các nguyên
  • 11. 11 tắc này có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, các nguyên tắc tổ chức và quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước mang tính chất khách quan bởi vì chúng được xây dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triển khách quan. Tuy nhiên, các nguyên tắc trên cũng mang yếu tổ chủ quan bời vì chúng được xây dựng bời con người mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan để xây dựng. Thứ hai, các nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có tính ổn định cao nhưng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, tích lũy kinh nghiêm, thành quả của khoa học về tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước. Thứ ba, tính độc lập tương đối với chính trị. Hệ thống chính trị của nhà nước Việt Nam được thực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Đảng, Mặt trận tổ quốc,..), và bộ máy nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp). Vì vậy, ngoài tính đặc thù trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước, các nguyên tắc này còn đòi hỏi được xây dựng và thực hiện đủng đắn các quan điểm chỉnh trị. Thứ tư, mỗi nguyên tắc tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước có nội dung riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lý nhà nước. Tuy nhiên, những nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác. Vì thế nên các nguyên tăc tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước của cơ quan quyền lực nhà nước luôn thê hiện tính hệ thống, tính thống nhất và đây là một thuộc tính vốn có của chúng. 2. Nguyên tắc tổ chức 2.1. Nguyên tắc lãnh đạo Thực tiễn lịch sử phát triển của đất nước ta đã chứng minh và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Hiến pháp của nước ta đã ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên suốt chặng đường hơn 90 năm qua, Đảng thể hiện
  • 12. 12 tập trung ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của toàn dân tộc. Đường lối của Đảng là sự thể hiện nhận thức của toàn xã hội về các quy luật khách quan của sự phát triển đất nước. Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp nói riêng là một nhu cầu cấp bách để bảo đảm đạt được mục đích xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp là vấn đề có tính nguyên tắc đã được Hiến pháp quy định. Trải qua quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước ta, sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện chính trị quan trọng hàng đầu bảo đảm cho Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoạt động đúng theo đường lối, quan điểm của Đảng, thể hiện bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, giúp Quốc hội và Hội đồng nhân dân hoàn thành mọi nhiệm vụ của mình. Nguyên tác này đòi hỏi một mặt tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội và Hội dồng nhân dân và mặt khác, phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mỗi cơ quan này trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. 2.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ Tập trung trong tổ chức thực hiện quyền lực chính trị nói chung, quyền lực nhà nước nói riêng là một dấu hiệu đặc trưng của các thổ chế chính trị. Tuy nhiên, phụ thuộc vào chổ độ xã hội mà nội dung của tập trung có khác nhau. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, tập trung của nhà nước mang tính chất quan liêu, chỉ thể hiện quyền lợi của số ít người giai cấp thống trị, mà không tính đến quyền lợi của đại da số nhân dân bị thống trị. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tập trung của Nhà nước phải mang tính chất dân chủ thể hiện quyền lợi của đại đa số nhân dân. Nguyên tắc tập trung dân chủ, về bản chất, thể hiện sự thống nhất biện chứng giữa chế độ tập trung lợi ích của Nhà nước, sự trực thuộc phục tùng của các cơ
  • 13. 13 quan nhà nước cấp dưới đối với cơ quan nhà nước cấp trên và chế độ dân chủ tạo điều kiện cho việc phát triển sáng tạo, chủ động và quyền tự quản của các cơ quan nhà nước cấp dưới. Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiệở p nhiều lĩnh vực, nhưng tập trung cao nhất là cách tổ chức và phân công quyền lực giữa các cơ quan cấp cao của nhà nước, ở sự phân công giữa chính quyền trung ương và địa phương, ở chế độ giao quyền tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh giữa cơ quan nhà nước với tổ chức kinh tế nhà nước. Nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động cùa bộ máy nhà nước thường được thể hiện ở các mặt sau đây: các cơ quan nhà nước được thành lập bằng bầu cử, bằng bổ nhiệm; trong hoạt động các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ bàn bạc tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm về phần việc được phân công theo chế độ thủ trưởng; quyết định của các cơ quan nhà nước cấp trên buộc các cơ quan nhà nước cấp dưới phải thi hành; khi ra quyết định, các cơ quan nhà nước cấp trên phẩi tính đến lợi ích của các cơ quan nhà nước cấp dưới; trong phạm vi quyền hạn của mình các cơ quan nhà nước được quyền quyết định, không có sự can thiệp vào công việc thuộc phạm vi của các cơ quan nhà nước cấp dưới. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý, trình độ dân trí, phù hợp với từng ngành, tùng cấp, từng loại cơ quan nhả nước. Trong từng địa phương và ở mỗi thời điểm khác nhau, cần định ra liều lượng kết hợp giữa chế độ tập trung và chế dộ dân chủ thích hợp, tạo nên sự thống nhất hai mặt của nguyên tắc. Nếu như trước đây, dựa trên cơ sở sở hữu chung của Nhà nước, chúng ta nhấn mạnh khía cạnh tập trung của nguyên tắc, thì ngày nay, trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần, thực hiện nguyên tắc này chúng ta cần thiết phải nhấn mạnh khía cạnh dân chủ để có thể tính hết mọi lợi ích của các thành phần xã hội, kể cả lợi ích của những người mà quan điểm của họ là thiểu sổ. Trong mỗi loại cơ quan nhà nước, sự vận dụng những dấu hiệu trên của
  • 14. 14 nguyên tắc tập trung dân chủ phụ thuộc vào nhiệm vụ, chức năng của từng cơ quan phải đảm nhiệm. Với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước có quyền quyết định những vẩn đề có liên quan đến đời sống của nhân dân cả nước và đời sống của nhân dân từng địa phương, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải do cơ quan nhân dân trực tiếp bầu ra và phải hoạt động theo chế độ tập thể. Mỗi quyết định của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp phải được các đại biểu bàn bạc dân chủ và quyết định theo đa số. Tại các kỳ họp, nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước được tuân thủ. Từ việc xem xét, thông qua luật, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quyết định về tồ chức bộ máy nhà nước, về nhân sự cấp cao cho đến việc quyết định các công trình, dự án quan trọng quốc gia, giám sát tối cao tại kỳ họp, chất vấn và trả lời chất vấn đều được thực hiện đúng quy trình. 2.3 Nguyên tắc bình đẳng, công bằng Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước. Theo Hiến pháp Việt Nam, Quốc hội và Hội đồng nhân dân được nhân dân cả nước và nhân dân ở địa phương bầu ra dựa trên bốn nguyên tắc là bầu cử phổ thông, bàu cử bình đẳng, bầu cử trực tiếp và bò phiếu kín. Như vậy, nguyên tắc bình đẳng, công bằng là một trong bốn nguyên tắc cơ bản trong tổ chức cơ quan Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Về hoạt động, theo tinh thần của nguyên tắc này, mọi chủ thể trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân có những điều kiện và khả năng làm việc như nhau. Mọi thành viên đều bình đẳng với nhau. Sự bình đẳng được bảo đảm bởi thủ tục và nội quy hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. 3.Nguyên tắc hoạt động 3.1. Nguyên tắc quyết định theo đa số Nguyên tắc quyết định theo đa số thể hiện trên hai phương diện: Thứ nhất, số lượng đại biểu tối thiểu cần thiết có mặt tại phiên họp để bắt
  • 15. 15 đầu cuộc thảo luận và biểu quyết. Thứ hai, quyết sách của Quốc hội và nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được đa số đại bĩểu đồng ý tán thành mới có giá trị. Đây là những yêu cầu xuất phát từ tính chất đại diện của Quốc hội và Hội đồng nhân dân: mỗi quyết định đều thể hiện ý chí cùa toàn dân tộc, bổi vậy phải được đa số tán thành. 3.2. Nguyên tắc công khai Quốc hội và Hội đồng nhân dân họp công khai là nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội. Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Giá trị của kỳ họp cũng thể hiện ở tính công khai, mình bạch. Nội quy kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân có những quy định cho phép công chúng, các phương tiện thông tin đại chúng, đại diện các cơ quan khác tham dự. Một số phiên họp nhất định được truyền hình trực tiếp, các phiên họp đều dược ghi âm và được lưu giữ, đưa lên mạng của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Đặc biệt, với sự tham gia của truyền hình, báo chí, hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân càng trở nên minh bạch hơn. Nhờ có sự minh bạch, hoạt động giám sát thi hành pháp luật của các cơ quan này thực sự mang lại lợi ích cho người dân. 3.3. Nguyên tắc tranh luận Ý nghĩa của kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân còn thể hiện ở việc nó hợp thức hóa các quyết sách thông qua tranh luận, đối thoại. Các phiên họp toàn thể tại các kỳ họp là diễn đàn quan trọng nhất về chính sách và pháp luật ở nước ta. Kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tạo điều kiện để các đại biểu của nhân dân thảo luận và thông qua mọi lợi ích và quyết sách một cách cấn trọng và dân chủ. Tranh luận ở kỳ họp cho phép mỗi bên thể hiện những luận chứng thuyết phục nhất của mình và bảo vệ quan điểm của mình. Khi đã được thảo luận thấu đáo bởi tất cả các bên, quyết định cuối cùng sẽ được đa số trong Quốc hộỉ, Hội đồng nhân dân, những người đại diện cho cử tri cả nước và ở từng địa phương thông qua. Kỳ họp của Quốc hội và Hội đồng nhân dân với các phiên thảo luận, chất vấn cũng là
  • 16. 16 nơi tập trung, phần nào phản ánh các luồng quan điểm đến từ bên ngoài (từ cử tri, từ các tổ chức xã hội, báo chí...). Sự tranh luận chính là sự trao đổi, đối thoại từ nhiều phía, nhiều góc độ. 3.4. Sự tuân thủ quy trình, thủ tục Với số lượng thành viên lớn (đặc biệt là sổ lượng đại biểu Quốc hội), các cơ quan quyền lực nhà nước không thể làm việc được nếu những thành viên tham gia không tuân theo các thủ tục — những khuôn khổ để làm việc. Hơn nữa, là cơ quan đại diện của nhân dân, Quốc hội và Hội đồng nhân dân chứa trong mình nhiều lợi ích khác nhau trong xã hội, bởi vậy, có thể tiềm ẩn những khác biệt nhất định về lợi ích cần phải được giải quyết trên cơ sở lợi ích chung của quốc gia, của địa phương. Do đó, hơn mọi cơ quan nhà nước khác, cơ quan đại diện đòi hỏi tất cả các thành viên phải tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục làm việc. Mặt khác, quy trình, thủ tục nhằm đảm bảo cho tính chuyên nghiệp trong hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. về mặt kỹ thuật, quá trình hoạch định chính sách đòi hỏi phải có những bước đi tuần tự, từ sự kiện đển vấn đề và cuối cùng là chính sách. Trong quá trình đó, tất yếu phải có những quy tắc điều chỉnh từng công đoạn một và liên kết các công đoạn với nhau - phân tích chính sách, xây dựng chính sách, thông qua chính sách và thực hiện chính sách. Đặc biệt, quan trọng là cần nhận thức được điểm xuất phát cho mọi quy trình là phân tích chính sách. Chính vì vậy, trong mỗi hoạt động của các cơ quan này đều có rất nhiều quy trình, thủ tục phải tuân theo như quy trình lập pháp, quy trình ngân sách, quy trinh giám sát, quy trình thủ tục bỏ phiếu, chất vấn... CHƯƠNG III QUỐC HỘI CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC CAO NHẤT CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1. Vị trí, tính chất của Quốc hội Trong bộ máy Nhà nước, Quốc hội chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Theo Hiến pháp 2013, ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tất cả quyền lực nhà
  • 17. 17 nước thuộc về nhân dân. Nhưng nhân dân không thể trực tiếp, thường xuyên sử dụng quyền lực Nhà nước cho nên phải bầu ra các cơ quan đại biểu để thay mặt mình sử dụng quyền lực Nhà nước. Vì vậy, các cơ quan này được gọi là cơ quan quyền lực Nhà nước, ở nước ta, các cơ quan này bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Hiến pháp 2013 đã nêu rõ vị trí và tính chất của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan thọng nhất của đất nước thông qua Hiến pháp, các đạo luật, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm những chức danh cao cấp nhất của bộ máy Nhà nước; giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Khác với Nghị viện tư sản, Quốc hội nước ta thực sự đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là cơ quan đại biểu của nhân dân theo kiểu công xã Pari mà C.Mác coi là một tập thể làm việc "vừa lập pháp, vừa hành pháp". Đây là một tô chức chính quyền thể hiện rất rõ tính chất đại diện và tính chất quần chúng. Các dại biểu Quốc hội là những công nhân, nông dân, trí thức và những người lao động ưu tú thuộc các dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước quần chúng nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẻ với quần chúng, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. Do đó, quyết định mọi vấn đề được sát và hợp với quần chúng, đồng thời cỏ điều kiện thuận lợi để vận động quần chúng thi hành tốt các quy định của Nhà nước. Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 nãm, việc tuyển cử cảc đại biểu Quốc hội mới bảo đảm cho nhân dân có thể lựa chọn và bổ sung những đại diện mới vào cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của mình. Mọi quyền lực Nhà nước tập trung vào Quốc hội. Mọi công việc quan trọng của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc đều do Quốc hội quyết định.
  • 18. 18 2. Chức năng nhiệm vụ của Quốc hội Lập pháp là chức năng quan trọng nhất của Quốc hội với tư cách là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp. Làm tốt nhiệm vụ này chẳng những bảo đàm phát huy vai trò “quyền lực tối cao” cùa Quốc hội mà còn thực hiện tốt nguyên tắc thống nhất quyền lực của bộ máy Nhà nước, đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội xuất phát từ vị trí tính chất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Vì vậy, chỉ có Quốc hội mới có quyền định ra các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bàn nhất của xã hội ta. Các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước khác ban hành không được trái với tinh thần và nội dung của Hiến pháp và luật. Ở một số nước tư bản có sự phân biệt Quốc hội lập hiến và Quốc hội lập pháp. Quốc hội lập hiến được bầu ra để làm hiến pháp, khi hiến pháp được ban hành thì Quốc hội lập hiến giải thể. Còn Quốc hội lập pháp không có quyền làm hiến pháp mà chỉ căn cứ vào hiến pháp để ra các đạo luật cần thiết nhằm thi hành hiến pháp và các đạo luật bổ sung hiến pháp. Ở nước ta, quyền lập hiến cũng như quyền lập pháp đều thuộc về Quốc hội. Quốc hội giữ quyền làm hiến pháp thì cũng có quyền sửa đổi hiến pháp; Quốc hội có quyền làm luật thì cũng có quyền sửa đổi luật. Điều 69 Hiến pháp năm 2013 qui định chỉ Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, quy định các vấn đề quan trọng nhất về quyền lực Nhà nước và cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa - xã hội, về cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, về quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... Hiến pháp và Luật thể hiện đường lối cơ bản và những chủ trương lớn của Đảng đã được Nhà nước thể chế hóa và có hiệu lực thi hành trên toàn lãnh thổ nước ta. Luật là văn bản có hiệu lực pháp lý cao sau Hiến
  • 19. 19 pháp. Các văn bản qui phạm pháp luật khác do các cơ quan nhà nước ban hành phải căn cứ vào Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và không được trái với tinh thần, nội dung cùa Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng bầu cừ quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập. Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; Quốc hội quyết định những vấn đề cơ bản nhất và quan trong nhất của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh. Theo Hiến pháp năm 2013 Quốc hội có quyền “quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước". Những vấn đề quan trọng của đất nước do Quốc hội quyết định gồm có: Về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước ở trung ương. Quốc hội đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và phát triển bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Quốc hội quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt dộng của bộ máy nhà nước về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Các cơ quan được tổ chức theo mô hình nào, hoạt động ra sao đều do Quốc hội xem xét, lựa chọn, quyết định tại kỳ họp Quốc hội và được thể hiện trong Hiến pháp và các văn bản luật tổ chức. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chù tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, ủy viên ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban cùa Quốc hội, Thủ
  • 20. 20 tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trường Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốc gia; Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật; Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước; Theo quy định cùa Hiến pháp 1980, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Bộ trường đều do Quốc hội bầu ra và bãi miễn; đến Hiến pháp 1992 và tiếp tục ở Hiến pháp 2013 quy định về vấn đề này đã được thay đổi. Quốc hội chỉ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thù tướng Chính phủ; còn các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác cùa Chính phủ do Thủ tướng lựa chọn, đề nghị trình Quốc hội xem xét. Nếu tán thành đề nghị đỏ của Thủ tưởng thỉ Quốc hội ra nghị quyết phê chuẩn. Trên cơ sở nghị quyết của Quổc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó Thủ tướng, Bộ trường và các thành viên khác của Chính phù. Về các vấn đề kinh tế - xã hội. Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sảch trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê
  • 21. 21 chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do Chính phủ trình và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyết định chủ trương đầu tư dự án, công trình quan trọng quốc gia. Từ năm 1986, đất nước bước vào công cuộc đổi mới, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm và Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong lĩnh vực kinh tế đã mở rộng và khá cụ thể. Trong việc quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Quốc hội đã đi sâu quyết định vấn đề quy hoạch, các công trình quan trọng quốc gia, chính sách cụ thể liên quan đến đầu tư công. Quốc hội ngày càng phát huy đầy đủ hơn vai trò của mình trong việc quyết định các vấn đề quan trọng về tài chính, ngân sách nhà nước, được nhân dân, các ngành, các cấp và cộng đồng quốc tế đánh giá cao, coi đây là một biểu hiện cụ thể của quyền lực thực sự của Quốc hội, thể hiện sinh hoạt dân chủ, công khai, minh bạch của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Thực tế cho thấy, việc quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đã thể hiện vai trò của Quốc hội trong việc sử dụng công cụ chính sách then chốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bào đảm ổn định vĩ mô. Các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại khác. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước; quyết định đại xá; quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp Nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự Nhà nước; quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cẩp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia; quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước; quyết định việc trưng cầu ý dân.
  • 22. 22 CHƯƠNG IV QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM CÓ TÍNH THỐNG NHẤT Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bồ sung phát triền năm 2011), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013) đã bố sung một nguyên tắc mới về tố chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. Đó là “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Đây vừa là quan điểm vừa là nguyên tắc chỉ đạo công cuộc tiếp tục, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta trong thời kỳ mới - Thời kỳ đây mạnh toàn diện công cuộc đối mới cả về kinh tế lẫn chính trị. Quyền lực nhà nước thống nhất là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sâu sắc. Cho đến nay, các khía cạnh của vấn đề quyền lực nhà nước là thống nhất như: Thế nào là thống nhất quyền lực nhà nước? Quyền lực nhà nước thống nhất ở đâu? Ý nghĩa của quyền lực nhà nước là thống nhất trong tố chức và hoạt động của bộ máy nhà nước như thế nào? Các khía cạnh này chưa được nhận thức thống nhất. Có một số người cho rằng, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng sự thống nhất đó tập trung vào Quốc hội. Do vậy, Quốc hội được Hiến pháp xác nhận là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Và với vị trí pháp lý đó, những người này cho rằng Quốc hội là cơ quan có toàn quyền, là cơ quan cấp trên của các quyền hành pháp và tư pháp. Một số khác lại cho ràng, trong nhà nước kiểu mới như nhà nước ta, giai cấp công nhân và Nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của một Đảng, ngày càng thống nhất về lợi ích, trong nội bộ không có sự phân chia thành phe phái đối lập như trong nhà nước tư sản, nên thống nhất quyền lực nhà nước là yếu tố cơ bản, duy nhất giữ vai trò quyết định trong tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà không cần thiết phải phân công quyền lực nhà nước. Quan niệm này đề cao tính thống nhất của quyền lực nhà nước, phủ nhận, xem thường hoặc hạ thấp vai trò cua phân công, phân nhiệm rành mạch quyền lực nhà nước. Thực chất quan niệm này
  • 23. 23 cũng không khác gì quan điểm nói trên. Theo nội dung và tinh thần của Hiến pháp năm 2013 thì quyền lực nhà nước thống nhất là ở Nhân dân. Quan niệm thống nhất quyền lực nhà nước là ở Nhân dân thể hiện ở nguyên tắc “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Trước đây, Hiến pháp cũng quy định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân ” nhưng được thực hiện bằng nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước (tập quyền). Do đó, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân nhưng lại tập trung vào Quốc hội, như quan niệm nói trên. Với nhận thức rằng, Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, nhưng vì không thực hiện được quyền lực nhà nước một cách trực tiếp nên đã trao toàn bộ quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội. Quốc hội được Hiến pháp năm 1980 xác định là cơ quan có toàn quyền. Ngoài 15 nhiệm vụ và quyền hạn quy định ở Điều 83, Hiến pháp 1980 còn quy định "Quốc hội có thể định cho mình những nhiệm vụ và quyền hạn khác khi xét thấy cần thiết” (Điều 83) đến Hiến pháp năm 1992, Điều 84 quy định Quốc hội chỉ có 14 nhiệm vụ quyền hạn (không còn là một Quốc hội toàn quyền như Hiến pháp năm 1980), nhưng Điều 6 Hiến pháp lại quy định: "Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng Nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyên vọng của Nhân dân..”. Như vậy, Quốc hội vẫn là Quốc hội toàn quyền trong Hiến pháp năm 1992 bởi Nhân dân không thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp mà chỉ bằng hình thức dân chủ đại diện. Nguyên tắc tập trung quyền lực nhà nước của Nhân dân vào Quốc hội phù họp với điều kiện kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, với ưu điếm bảo đảm cho quyên lực nhà nước tập trung, quyết định và thực thi quyền lực nhà nước nhanh chóng, thống nhất. Tuy nhiên, nguyên tắc này trong điều kiện mới đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là thiếu sự phân định phạm vi quyên lực nhà nước được Nhân dân giao quyền nên không đề cao được trách nhiệm của các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, hạ thấp vai trò dân chủ trực tiếp của Nhân dân, thiếu sự kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, nguyên tắc này phủ nhận tính độc lập tương đối giữa các
  • 24. 24 quyền nên đã hạn chế tính năng động, hiệu quả và trách nhiệm của mỗi quyền. Nhân dân và xã hội không có sơ sở để đánh giá chất lượng hoạt động của quyền lực nhà nước. Do vậy, trong điều kiện dân chủ và pháp quyền XHCN, tập quyền không phù hợp với việc phát huy đầy đủ vai trò của quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tiềm ẩn nguy cơ lạm dụng quyền lực nhà nước của Nhân dân từ phía các cơ quan nhà nước. Nhận rõ hạn chế cùa nguyên tắc tập quyền trong điều kiện mới, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (bổ sung và phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Điều 2). Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân được Hiến pháp quan niệm Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, Nhân dân thông qua quyền lập hiến giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, cho Chính phú và cho cơ quan tư pháp như các Hiến pháp trước đây. Theo điều 70 Hiến pháp năm 2013, Nhân dân chỉ trao cho Quốc hội ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ: quyền hạn và nhiệm vụ về lập hiến, lập pháp; quyền hạn và nhiệm vụ về giám sát tối cao và quyền hạn và nhiệm vụ về quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời điều 6 quy định Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không những bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng Nhân dân và các cơ quan khác của nhà nước mà còn bằng dân chủ trực tiếp thông qua việc thực hiện quyền biểu quyết khi nhà nước tô chức trưng cầu ý dân, trong đó có trưng cầu ý dân về Hiến pháp (điều 29 và điều 120)... Có như vậy, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mới đúng, mới bảo đảm thực hiện đầy đủ, không hình thức. Như vậy, thống nhất quyền lực nhà nước được hiểu là toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, tập trung thống nhất ở Nhân dân chứ không phải tập trung ở Quốc hội. Quan niệm đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. Trước hết, điều đó chí ra rằng quyền lực nhà nước dẫu là quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là Nhân dân, đều do Nhân dân ủy
  • 25. 25 quyền, giao quyền. Do vậy, nói quyền lực nhà nước là thống nhất trước tiên là sự thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của nhà nước. Cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất với nhau ở mục tiêu chính trị chung là xây dựng một nhà nước "đảm bảo và không ngừng phát huy quyên làm chủ về mọi mặt của Nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh " như Điều 3 Hiến pháp mới đã quy định. CHƯƠNG V. NHẬN XÉT CHUNG Như đã nói ở trên, trong nhà nước ta quyền lực nhà nước là thống nhất. Đó là sự thống nhât về mục tiêu chính trị chung. Vì vậy, việc phân định quyền lực nhà nước không chứa đựng và bao quát việc phân lập mục tiêu chính trị chung của quyền lực nhà nước. Do vậy, mặc dù có sự phân định ba quyền nhưng cả ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp không hoàn toàn tách biệt nhau, mà "ràng buộc lẫn nhau”, cả ba quyền đều phải phối hợp với nhau, phải hoạt động một cách nhịp nhàng trên cơ sở làm đúng, làm đủ nhiệm vụ và quyền hạn mà Nhân dân giao cho mỗi quyền được Hiến pháp - Đạo luật gốc của nhà nước và xã hội quy định. Mục đích của việc phân công quyền lực nhà nước là để nhằm kiếm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm cho tính pháp quyền của nhà nước và phát huy dân chủ XHCN, chứ không phái là để thỏa hiệp hay chia rẽ quyền lực nhà nước giữa các quyền. Thực tiễn chỉ ra rằng sức mạnh và sự thịnh vượng của một quốc gia, cũng như khả năng đối mặt với những khó khăn, thách thức phẩn lớn được quyết định bởi sự vững mạnh của các thiết chế, cam kết của các nhánh quyền lực nhà nước với Nhân dân về tính pháp quyền. Điều đó không kém phần quan trọng so với các yếu tố về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu hoặc vị trí địa lý của quốc gia. Những nước duy trì được sự phát triển ổn định lâu dài về kinh tế - xã hội và chính trị chính là những nước tuân theo tinh thần của pháp quyền. Ý nghĩa của sự phân công quyền lực nhà nước là để phân định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà
  • 26. 26 nước, đê nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, quyền lực nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng thực sự là quyền lực của Nhân dân, tính pháp quyền của nhà nước ngày càng được đề cao. Nội dung và tinh thần của các quy định về việc phân công nhiệm vụ quyền hạn cho Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân nhìn chung đáp ứng các yêu cầu nói trên và là cơ sở để tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước. KẾT LUẬN Quyền lực nhà nước là thống nhất như nói trên của Hiến pháp năm 2013 là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước đề cao trách nhiệm của nhà nước trước Nhân dân, hạn chế sự dựa dẫm, ỷ lại trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ mà Nhân dân đã ủy quyền. Đó cũng là cơ sở để không có chỗ cho các yếu tố cực đoan, đối lập, thiếu trách nhiệm trong mối quan hệ giừa các quyền, nhất là giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp. Đồng thời, đó cũng là điều kiện để hình thành cơ chế kiểm soát, nhận xét, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của các quyền từ bên trong tố chức quyền lực nhà nước cũng như từ bên ngoài là Nhân dân. Tóm lại, quyền lực nhà nước là thống nhất và tập trung ở Nhân dân, chủ thế tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước là quan niệm có ý nghĩa chỉ đạo tổ chức quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Mọi biểu hiện xa rời quan điểm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân theo Hiến pháp năm 2013 đều dẫn đến tổ chức quyền lực nhà nước kém hiệu quả./.
  • 27. 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp năm 2013. 2. Giáo trình Quản lý nhà nước của các cơ quan quyền lực nhà nước. 3. Giáo trình luật hiến pháp_khoa luật trường đại học quốc gia hà nội. 4. Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992. 5. Luật tổ chức quốc hội.