SlideShare a Scribd company logo
1 of 154
Download to read offline
CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
XỬ TRÍ VÀ PHÒNG NGỪA HEN PHẾ QUẢN
CHỈNH SỬA NĂM 2014
© 2014 Chiến lược toàn cầu về hen phế quản
CHIẾ
N
LƯỢC TOÀN
CẦU
H
EN PHẾ QUẢN
CHIẾ
N
LƯỢC TOÀN
CẦU
H
EN PHẾ QUẢN
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
Người dịch: LÊ THỊ TUYẾT LAN
Chiến lược toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản
Báo cáo GINA có tại www.ginasthma.org.
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU
XỬ TRÍ VÀ PHÒNG NGỪA HEN PHẾ QUẢN
CHỈNH SỬA NĂM 2014
© 2014 Chiến lược toàn cầu về hen phế quản
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
3
Chiến lược Toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản 2014 (chỉnh sửa)
BAN GIÁM ĐỐC GINA*
J. Mark FitzGerald, MD, Chair
ỦY BAN KHOA HỌC GINA *
Helen K. Reddel, MBBS PhD, Chair Ken Ohta, MD PhD (to May 2012)
University of British
Columbia Vancouver, BC,
Canada
Woolcock Institute of Medical Research
Sydney, Australia
National Hospital Organization Tokyo
National
Hospital Tokyo,
Eric D. Bateman, MD
University of Cape Town Lung Institute
Neil Barnes, MD (to May 2013)
London Chest Hospital Soren Erik Pedersen, MD
Cape Town, South Africa. London, UK Kolding Hospital
Kolding, Denmark
Louis-Philippe Boulet, MD
Université Laval
Peter J Barnes, MD (to Dec 2012)
National Heart and Lung Institute Emilio Pizzichini, MD
Québec, QC, Canada London, UK Universidade Federal de Santa Catarina
Florianópolis, SC, Brazil
Alvaro A. Cruz, MD
Federal University of
Eric D. Bateman, MD
University of Cape Town Lung Institute Stanley J. Szefler, MD
Salvador, BA, Brazil Cape Town, South Africa. Children's Hospital Colorado
Aurora, CO, USA
Tari Haahtela, MD
Helsinki University Central Hospital
Allan Becker, MD
University of Manitoba Sally E Wenzel, MD (to May 2012)
Helsinki, Finland Winnipeg, MB, CANADA University of Pittsburgh
Pittsburgh, PA, USA
Mark L. Levy, MD
The University of Edinburgh
Elisabeth Bel, MD (to May 2013)
University of Amsterdam Brian Rowe, MD MSc (Consultant to
Edinburgh, UK Amsterdam, The Netherlands Science Committee)
University of Alberta
Paul O'Byrne, MD Johan C. de Jongste, MD PhD Edmonton, AL, Canada
McMaster University
Hamilton, ON, Canada
Erasmus University Medical Center
Rotterdam, The Netherlands TỔNG QUAN BÊN NGOÀI
Pierluigi Paggiaro, MD Jeffrey M. Drazen, MD Mary Ip, MBBS MD
University of Pisa Harvard Medical School University of Hong Kong Pokfulam
Pisa, Italy Boston, MA, USA Hong Kong, ROC
Soren Erik Pedersen, MD J. Mark FitzGerald, MD Alan Kaplan, MD
Kolding Hospital University of British Columbia Richmond Hill, ON, Canada
Kolding, Denmark Vancouver, BC, Canada
Huib Kerstjens, MD PhD
Manuel Soto-Quiroz, MD Hiromasa Inoue, MD University of Groningen
Hospital Nacional de Niños Kagoshima University Groningen, The Netherlands
San José, Costa Rica Kagoshima, Japan
Mike Thomas, MBBS PhD
Helen K. Reddel, MBBS PhD Robert F. Lemanske, Jr., MD University of Southampton
Woolcock Institute of Medical Research University of Wisconsin Southampton, UK
Sydney, Australia Madison, WI, USA
Thys van der Molen, MD
Gary W. Wong, MD Paul O'Byrne, MD University of Groningen
Chinese University of Hong Kong McMaster University Groningen, The Netherlands
Hong Kong, ROC Hamilton, ON, Canada
Monica Federico, MD
Children's Hospital Colorado
Aurora, CO, USA
* Mọi thông tin về các thành viên của Ban Giám đốc và Ủy ban khoa học GINA có thể tìm thấy tại www.ginasthma.com
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG GINA NGƯỜI ĐÓNG GÓP KHÁC
Eva Mantzouranis, MD William Kelly, PharmD
Richard Beasley, MBChB DSc University Hospital University of New Mexico
Medical Research Institute of New Heraklion, Crete, Greece Albuquerque, NM, USA
Zealand
Wellington, New Zealand Patrick Manning, MD Christine Jenkins, MD
St. James' Hospital The George Institute
Carlos Baena Cagnani, MD Dublin, Ireland Sydney, Australia
Catholic University of Córdoba
Cordoba, Argentina Yousser Mohammad, MD Stephen Lazarus, MD
Tishreen University School of Medicine University of California San Francisco
Yu-Zi Chen, MD Lattakia, Syria San Francisco, CA, USA
Children's Hospital of the Capital
Beijing, China Hugo E. Neffen, MD Gregory Moullec PhD
Clinica Alergia E Immunologie University of British Columbia
Maia Gotua, MD PhD Santa Fe, Argentina Vancouver, BC, Canada
Centre of Allergy & Immunology
Republic of Georgia Ewa Nizankowska-Mogilnicka, MD Marielle Pijnenburg, MD PhD
University School of Medicine Erasmus MC-Sophia Children's Hospital
Carlos Adrian Jiménez Krakow, Poland Rotterdam, The Netherlands
San Luis Potosí, México
Petr Pohunek, MD PhD Mohsen Sadatsafavi, MD PhD
Guy Joos, MD University Hospital Motol University of British Columbia
Ghent University Hospital Czech Republic Vancouver, BC, Canada
Ghent, Belgium
Gustavo Rodrigo, MD D. Robin Taylor, MD DSc
Aziz Koleilat, MD Hospital Central de las Fuerzas Wishaw General Hospital
Makassed Hospital Armadas, Montevideo, Uruguay Lanarkshire, UK
Beirut, Lebanon
Joaquin Sastre, MD PhD Johanna van Gaalen, MD
Le Thi Tuyet Lan, MD PhD Universidad Autonoma de Madrid Leiden University Medical Centre
University of Pharmacy and Medicine Madrid, Spain Leiden, The Netherlands
Ho Chi Minh City, Vietnam
Jorg D. Leuppi, MD PhD
Wan-Cheng Tan, MD
iCAPTURE Centre for Cardiovascular
HỖ TRỢ KHÁC
University
Hospital Basel,
Switzerland
and Pulmonary
Research Vancouver,
BC, Canada
Kate Chisnall
Marianne
Kirby
T.K. Lim, MD CHƯƠNG TRÌNH GINA
Beejal Viyas-Price
National University Hospital
Singapore Suzanne Hurd, PhD
Scientific Director
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
i
Lời nói đầu
Hen phế quản là một vấn đề y tế toàn cầu nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả mọi nhóm tuổi. Tỉ lệ người mắc
bệnh hen phế quản đang tăng lên tại nhiều quốc gia, nhất là ở trẻ em. Dù một số quốc gia đã giảm được số
nhập viện và tử vong, hen phế quản vẫn tạo một gánh nặng không thể chấp nhận được lên hệ thống chăm sóc
sức khỏe, và lên xã hội qua việc mất năng suất nơi làm việc và sự xáo trộn của gia đình, nhất là đối với hen
phế quản trẻ em.
Năm 1993, Viện Tim, Phổi, Huyết học Quốc gia Hoa Kỳ cộng tác với Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức một hội
thảo, từ đó soạn ra Báo cáo Hội thảo: Chiến lược Toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản.1
Báo cáo này
được nối tiếp bằng sự ra đời của Chiến lược Toàn cầu về Hen phế quản (GINA), một mạng lưới các cá nhân,
tổ chức, và viên chức y tế cộng đồng để phổ biến thông tin về chăm sóc bệnh nhân hen phế quản, và để cung
cấp cơ chế chuyển chứng cứ khoa học vào cải thiện chăm sóc hen phế quản. Hội đồng GINA sau đó được
sáng lập, là một nhóm các chuyên gia tận tụy chăm sóc hen phế quản từ nhiều quốc gia. Hội đồng làm việc với
Ủy ban Khoa học, Ban Giám đốc và Ủy ban Phổ biến và Áp dụng để thúc đẩy sự hợp tác quốc tế và phổ biến
thông tin về hen phế quản. Báo cáo GINA (‘Chiến lược Toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen’) đã được cập nhật
từ 2002, và các ấn phẩm dựa trên các báo cáo GINA được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Năm 2001, GINA khởi
xướng Ngày Hen Toàn cầu hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về gánh nặng của hen phế quản, và trở
thành một điểm tập trung các hoạt động tại chỗ và quốc gia để giáo dục gia đình và nhân viên y tế về các
phương pháp hiệu quả để xử trí và kiểm soát hen phế quản.
Dù có những nỗ lực này, dù có sẵn những liệu pháp hữu hiệu, các khảo sát quốc tế cho biết hiện có chứng cứ
về sự kiểm soát hen phế quản dưới mức tối ưu ở nhiều quốc gia. Thật rõ ràng rằng nếu những khuyến cáo
trong báo cáo này nhằm cải thiện sự chăm sóc người bệnh hen phế quản, thì mọi nỗ lực phải được tiến hành
để thúc đẩy các nhà lãnh đạo y tế bảo đảm sự sẵn có, và khả năng tiếp cận các loại thuốc, và phát triển các
phương tiện để áp dụng và đánh giá những chương trình điều trị hen phế quản có hiệu quả.
Vào năm 2012, có sự gia tăng hiểu biết về tính đa dạng của hen phế quản, việc nhận biết về các phổ của bệnh
đường dẫn khí mạn tính, việc công nhận các vấn đề chính như sự tuân thủ và hiểu biết y tế, và sự quan tâm
gia tăng về việc cá thể hóa chăm sóc hen phế quản. Ngoài ra, đã xuất hiện nền tảng chứng cứ mạnh mẽ về
các phương pháp hữu hiệu để áp dụng các hướng dẫn lâm sàng. Các vấn đề này có nghĩa rằng việc cung cấp
khung chăm sóc hen phế quản chính nó là không đầy đủ: khuyến cáo cần được tích hợp vào các phương
pháp liên quan cả về mặt lâm sàng lẫn tính khả thi để áp dụng vào thực hành lâm sàng vốn bận rộn. Nhằm
mục đích này, các khuyến cáo trong báo cáo GINA 2014 được trình bày một cách thân thiện với người dùng
với việc sử dụng rộng rãi các bảng và lưu đồ. Báo cáo cũng bao gồm hai chương mới, một về xử trí hen phế
quản ở trẻ em 0-5 tuổi (trước xuất bản riêng), và một về chủ đề quan trọng là chẩn đoán hội chứng chồng lắp
hen-COPD (ACOS); chương sau được cùng xuất bản với Chiến lược Toàn cầu Chẩn đoán, Xử trí và Phòng
ngừa COPD (GOLD). Để tiện dụng trong thực hành lâm sàng, các khuyến cáo thực hành lâm sàng có chứa
trong Báo cáo GINA chính, còn các phụ lục tài liệu hỗ trợ cơ bản có trực tuyến tại www.ginasthma.org.
Thật là một vinh hạnh cho chúng tôi được bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc xuất sắc của tất cả mọi người đã
góp phần vào sự thành công của chương trình GINA, và nhiều người đã tham gia vào đề án hiện tại này. Công
trình này đã nhận được sự tài trợ giáo dục không giới hạn của nhiều công ty khác nhau (được liệt kê cuối bản
báo cáo), cùng với thu nhập do GINA tạo ra từ việc bán các tài liệu dựa trên báo cáo này. Tuy nhiên, chỉ những
thành viên của Ủy ban GINA chịu trách nhiệm về những tuyên bố và những kết luận đưa ra trong ấn phẩm này.
Họ không nhận một khoản tiền công hoặc chi phí nào để tham dự những cuộc họp tổng quan khoa học hai năm
một lần, cũng như thời gian để làm tổng quan y văn và góp phần quan trọng vào việc viết báo cáo này.
Chúng tôi hy vọng rằng quí vị thấy báo cáo cập nhật này là một nguồn tài liệu hữu ích trong việc xử trí hen phế
quản và trong khi sử dụng nó, quí vị sẽ nhận biết được nhu cầu cá thể hóa sự chăm sóc dành cho từng người,
cho mọi người bệnh mà quí vị gặp.
J Mark FitzGerald, MD Helen K Reddel, MBBS PhD
Chủ tịch, Ban Giám đốc GINA Chủ tịch, Ủy ban Khoa học GINA
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
ii
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
iii
MỤC LỤC
Phương pháp.....................................................................................................................................................vi
TẬP 1. NGƯỜI LỚN, THIẾU NIÊN VÀ TRẺ EM 6 TUỔI VÀ LỚN HƠN.............................................................................1
Chương 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản ............................................................................. 1
Định nghĩa hen phế quản .......................................................................................................................... 2
Mô tả hen phế quản................................................................................................................................... 2
Chẩn đoán ban đầu ................................................................................................................................... 3
Chẩn đoán phân biệt ................................................................................................................................. 8
Chẩn đoán hen phế quản ở những nhóm dân số đặc biệt....................................................................... 9
Chương 2. Đánh giá hen phế quản ................................................................................................................ 13
Tổng quát................................................................................................................................................. 14
Đánh giá kiểm soát triệu chứng hen phế quản....................................................................................... 15
Đánh giá nguy cơ tương lai của kết cục xấu .......................................................................................... 19
Vai trò của chức năng phổi trong đánh giá kiểm soát hen phế quản..................................................... 19
Đánh giá độ nặng hen phế quản ............................................................................................................... 21
Chương 3. Điều trị hen phế quản để kiểm soát triệu chứng và hạn chế nguy cơ đến mức thấp nhất ......... 23
Phần A. Các nguyên tắc tổng quát của xử trí hen phế quản..................................................................... 24
Mục đích dài hạn của xử trí hen phế quản ............................................................................................. 24
Sự hợp tác giữa bệnh nhân – nhân viên y tế ........................................................................................... 25
Xử trí hen phế quản dựa trên kiểm soát................................................................................................. 26
Phần B. Thuốc và phương pháp đối với kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ.................................... 28
Thuốc hen phế quản................................................................................................................................ 29
Xem lại đáp ứng và điều chỉnh điều trị.................................................................................................... 35
Điều trị các yếu tố nguy cơ thay đổi được khác ..................................................................................... 38
Can thiệp không dùng thuốc ................................................................................................................... 39
Chỉ định chuyển đến chuyên gia tư vấn.................................................................................................. 41
Phần C. Giáo dục tự xử trí hen phế quản theo hướng dẫn và huấn luyện kỹ năng ................................. 42
Tổng quát................................................................................................................................................. 42
Huấn luyện kỹ năng sử dụng hiệu quả các ống hít ................................................................................ 42
Tuân thủ việc dùng thuốc và lời khuyên khác......................................................................................... 43
Thông tin về hen phế quản...................................................................................................................... 44
Huấn luyện tự xử trí hen phế quản theo hướng dẫn.............................................................................. 45
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
iv
Phần D. Xử trí hen phế quản với bệnh lý đi kèm và trong những nhóm dân số đặc biệt......................... 47
Xử trí bệnh lý đi kèm ............................................................................................................................... 47
Xử trí hen phế quản trong những nhóm dân số hoặc ở các cơ sở đặc biệt.......................................... 50
Chương 4. Xử trí hen phế quản trở nặng và đợt kịch phát............................................................................ 57
Tổng quát................................................................................................................................................. 59
Chẩn đoán đợt kịch phát ......................................................................................................................... 59
Tự xử trí đợt kịch phát với bản kế hoạch hành động hen phế quản...................................................... 60
Xử trí đợt kịch phát hen phế quản ở cơ sở chăm sóc ban đầu.............................................................. 63
Xử trí đợt kịch phát hen phế quản tại khoa cấp cứu .............................................................................. 66
Chương 5. Chẩn đoán hen phế quản, COPD và hội chứng chồng lắp hen-COPD (ACOS)........................ 73
Mục tiêu ................................................................................................................................................... 74
Cơ sở để chẩn đoán hen phế quản, COPD và ACOS ........................................................................... 74
Định nghĩa................................................................................................................................................ 75
Phương pháp từng bước để chẩn đoán bệnh nhân có triệu chứng hô hấp .......................................... 75
TẬP 2. TRẺ EM 5 TUỔI VÀ NHỎ HƠN................................................................................................................................ 83
Chương 6. Chẩn đoán và xử trí hen phế quản ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn .................................................. 83
Phần A. Chẩn đoán..................................................................................................................................... 84
Hen phế quản và khò khè ở trẻ nhỏ........................................................................................................ 84
Chẩn đoán lâm sàng hen phế quản .......................................................................................................... 85
Các test hỗ trợ chẩn đoán....................................................................................................................... 87
Chẩn đoán phân biệt ............................................................................................................................... 88
Phần B. Đánh giá và xử trí ......................................................................................................................... 90
Mục đích điều trị hen phế quản............................................................................................................... 90
Đánh giá hen phế quản ........................................................................................................................... 90
Thuốc kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ....................................................................................... 92
Xem lại đáp ứng và điều chỉnh điều trị.................................................................................................... 96
Chọn ống hít ............................................................................................................................................ 96
Giáo dục tự xử trí hen phế quản đối với người chăm sóc trẻ nhỏ ......................................................... 97
Phần C. Xử trí hen phế quản trở nặng và đợt kịch phát ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ............................... 98
Chẩn đoán đợt kịch phát ......................................................................................................................... 98
Xử trí ban đầu tại nhà đợt kịch phát hen phế quản ................................................................................ 99
Xử trí đợt kịch phát hen phế quản tại cơ sở chăm sóc ban đầu hoặc tại bệnh viện ............................. 99
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
v
Chương 7. Phòng ngừa ban đầu đối với hen phế quản................................................................................105
Yếu tố góp phần phát triển hen phế quản..............................................................................................106
Phòng ngừa hen phế quản ở trẻ em......................................................................................................106
Lời khuyên về phòng ngừa hen phế quản ban đầu...............................................................................108
TẬP 3. ÁP DỤNG VÀO THỰC HÀNH LÂM SÀNG ...........................................................................................................109
Chương 8. Áp dụng các phương pháp xử trí hen phế quản vào hệ thống y tế............................................109
Giới thiệu ................................................................................................................................................110
Điều chỉnh và áp dụng hướng dẫn thực hành lâm sàng hen phế quản................................................110
Rào cản và thuận lợi...............................................................................................................................112
Đánh giá qui trình áp dụng .....................................................................................................................112
GINA có thể hỗ trợ việc áp dụng như thế nào?.....................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................................... 113
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
vi
BẢNG
Bảng 1-1. Lưu đồ chẩn đoán trong thực hành lâm sàng – lần khám đầu tiên....................................................................4
Bảng 1-2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em 6 – 11 tuổi.........................................5
Bảng 1-3. Chẩn đoán phân biệt hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em 6 – 11 tuổi...........................................8
Bảng 1-4. Xác định chẩn đoán hen phế quản ở một bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát ................................... 10
Bảng 1-5. Cách hạ bậc điều trị với thuốc kiểm soát để giúp xác định chẩn đoán hen phế quản ................................... 11
Bảng 2-1. Đánh giá hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em (6 – 11 tuổi)..........................................................15
Bảng 2-2. Đánh giá kiểm soát hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em 6-11 tuổi của GINA .............................17
Bảng 2-3. Các câu hỏi chuyên biệt về đánh giá hen phế quản ở trẻ em 6 – 11 tuổi ........................................................ 18
Bảng 2-4. Kiểm tra bệnh nhân có kiểm soát triệu chứng kém và/hoặc đợt kịch phát dù đã điều trị............................... 22
Bảng 3-1. Chiến lược giao tiếp đối với nhân viên y tế.......................................................................................................25
Bảng 3-2. Chu kỳ xử trí hen phế quản dựa trên kiểm soát................................................................................................26
Bảng 3-3. Quyết định điều trị hen phế quản ở mức nhóm dân số chung so với mức từng bệnh nhân...........................27
Bảng 3-4. Các chọn lựa được khuyến cáo đối với điều trị kiểm soát ban đầu ở người lớn và thiếu niên ......................30
Bảng 3-5. Phương pháp điều trị theo bậc để kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ trong tương lai...........................31
Bảng 3-6. Liều corticosteroid dạng hít hàng ngày thấp, trung bình và cao.......................................................................32
Bảng 3-7. Chọn lựa hạ bậc điều trị khi hen phế quản đã được kiểm soát tốt...................................................................37
Bảng 3-8. Điều trị yếu tố nguy cơ thay đổi được để giảm đợt kịch phát...........................................................................38
Bảng 3-9. Can thiệp không dùng thuốc – Tóm tắt........................................................................................................... 39
Bảng 3-10. Chỉ định xem xét việc chuyển đến chuyên gia tư vấn, nơi có sẵn ...................................................................41
Bảng 3-11. Phương pháp bảo đảm sử dụng ống hít hiệu quả ............................................................................................42
Bảng 3-12. Tuân thủ dùng thuốc kém trong hen phế quản............................................................................................... 44
Bảng 3-13. Thông tin về hen phế quản.................................................................................................................................45
Bảng 3-14. Thăm khám và xử trí hen phế quản nặng....................................................................................................... 55
Bảng 4-1. Yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong liên quan đến hen phế quản........................................................................59
Bảng 4-2. Tự xử trí hen phế quản trở nặng ở người lớn và thiếu niên với bản kế hoạch hành động hen phế quản .... 61
Bảng 4-3. Xử trí đợt kịch phát hen phế quản ở cơ sở chăm sóc ban đầu...................................................................... 64
Bảng 4-4. Xử trí đợt kịch phát hen phế quản ở cơ sở chăm sóc cấp cứu, vd: khoa cấp cứu .........................................67
Bảng 4-5. Xử trí lúc xuất viện sau khi nhập viện hoặc nhập khoa cấp cứu do hen phế quản........................................ 72
Bảng 5-1. Định nghĩa hiện tại của hen phế quản và COPD, và mô tả lâm sàng ACOS................................................. 75
Bảng 5-2a. Tính chất thông thường của hen phế quản, COPD và ACOS........................................................................ 77
Bảng 5-2b. Tính chất ủng hộ hen phế quản hoặc COPD.................................................................................................. 77
Bảng 5-3. Hô hấp ký trong hen phế quản, COPD và ACOS........................................................................................... 78
Bảng 5-4. Tóm tắt các khám xét chuyên khoa có thể được sử dụng để phân biệt hen phế quản và COPD..................80
Bảng 5-5. Khám xét chuyên sâu đôi khi được sử dụng trong phân biệt hen phế quản và COPD ................................. 81
Bảng 6-1. Xác suất chẩn đoán hen phế quản hoặc đáp ứng với điều trị hen ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn......................85
Bảng 6-2. Tính chất gợi ý chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn .............................................................86
Bảng 6-3. Chẩn đoán phân biệt thường gặp của hen phế quản ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ..........................................89
Bảng 6-4. Đánh giá kiểm soát hen phế quản của GINA ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn .......................................................91
Bảng 6-5. Chiến lược từng bước để xử trí hen phế quản dài hạn ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn........................................ 95
Bảng 6-6. Liều hàng ngày thấp của corticosteroid dạng hít đối với trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn .........................................96
Bảng 6-7. Chọn ống hít đối với trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ................................................................................................... 97
Bảng 6-8. Đánh giá ban đầu đợt kịch phát hen phế quản cấp tính ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ....................................100
Bảng 6-9. Chỉ định chuyển viện lập tức đối với trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ......................................................................100
Bảng 6-10. Xử trí đợt kịch phát hen phế quản ban đầu ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn........................................................102
Bảng 7-1. Lời khuyên về phòng ngừa hen phế quản ban đầu ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ...........................................108
Bảng 8-1. Phương pháp áp dụng Chiến lược Toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản.....................................111
Bảng 8-2. Các yếu tố thiết yếu cần để áp dụng chiến lược có liên quan đến y tế........................................................ 111
Bảng 8-3. Ví dụ các rào cản đối với việc áp dụng các đề nghị dựa vào chứng cứ ........................................................112
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
vii
Phương pháp
ỦY BAN KHOA HỌC GINA
Ủy ban Khoa học GINA được thành lập năm 2002 để tổng quan các nghiên cứu đã công bố về xử trí và phòng
ngừa hen phế quản, để đánh giá tác động của các nghiên cứu này đối với những khuyến cáo trong các tài liệu của
GINA, và để cập nhật hàng năm các tài liệu này. Thành viên của Ủy ban là những chuyên gia hàng đầu đã được
công nhận trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng hen phế quản, có trình độ chuyên môn cao để góp phần vào
công việc của Ủy ban. Họ được mời để phục vụ trong một thời gian có giới hạn và tự nguyện. Ủy ban Khoa học
họp mỗi năm hai lần kết hợp với hội nghị quốc tế của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) và Hội Hô hấp Châu Âu (ERS)
để tổng quan tài liệu y học có liên quan đến hen phế quản. Tuyên bố về lợi ích của thành viên Ủy ban có tại trang
web GINA www.ginasthma.org.
QUI TRÌNH
Mỗi lần họp Ủy ban Khoa học GINA, một tìm kiếm PubMed được tiến hành với các vùng tìm kiếm được Ủy ban
xác lập: 1) asthma, all fields, all ages, only items with abstracts, clinical trial, human; và 2) asthma and meta-
analysis, all fields, all ages, only items with abstracts, human. Ấn phẩm từ 01 tháng 7 đến 30 tháng 12 được tổng
quan trong phiên họp ATS sau đó, và các ấn phẩm từ 01 tháng 01 đến 30 tháng 6 trong phiên họp ERS sau đó.
Cộng đồng hô hấp cũng được mời nộp cho Chủ tịch Ủy ban Khoa học GINA bất kỳ ấn phẩm đã bình duyệt nào
khác mà họ tin rằng nên được xem xét, miễn là tóm tắt và toàn văn bài báo được nộp bằng tiếng Anh (hoặc dịch
ra); tuy nhiên, do qui trình toàn diện đối với tổng quan tài liệu, các bài nộp về trường hợp đặc biệt này hiếm khi
đưa đến thay đổi lớn của báo cáo.
Mỗi bản tóm tắt xác định bằng tìm kiếm kể trên được giao cho ít nhất hai thành viên Ủy ban, nhưng tất cả các
thành viên đều nhận được một bản tóm tắt và có cơ hội góp ý. Các thành viên đánh giá bản tóm tắt hoặc, tùy theo
đánh giá của ông/bà ấy, toàn văn ấn phẩm và trả lời bốn câu hỏi về việc các dữ liệu khoa học có tác động đến các
khuyến cáo trong báo cáo GINA hay không, và nếu có, các thay đổi cụ thể nào nên được thực hiện. Danh sách
các tài liệu đã công bố được tổng quan bởi Ủy ban được đưa lên trang web GINA.
Trong các phiên họp của Ủy ban, mỗi tài liệu đã công bố được ít nhất một thành viên đánh giá về tác động có thể
có đến báo cáo GINA được thảo luận. Quyết định sửa đổi báo cáo hoặc các tài liệu tham khảo được tiến hành
theo sự đồng thuận của toàn thể Ủy ban, hoặc, nếu cần thiết, bằng bỏ phiếu công khai của toàn thể Ủy ban. Ủy
ban sẽ soạn thảo các khuyến cáo điều trị đã được ít nhất một cơ quan điều hành chấp thuận đối với hen phế
quản, nhưng các quyết định phải dựa vào chứng cứ đã bình duyệt có sẵn tốt nhất và không theo chỉ thị từ cơ
quan điều hành của chính phủ. Năm 2009, sau khi tiến hành hai tổng quan làm mẫu sử dụng hệ thống GRADE,2
GINA quyết định không chọn phương pháp này cho qui trình tổng quát, bởi vì các thách thức nguồn lực chính mà
nó đưa ra. Quyết định này cũng phản ánh rằng, duy nhất trong các khuyến cáo hen phế quản dựa trên chứng cứ,
và hầu hết các lĩnh vực điều trị khác, GINA tiến hành cập nhật các cơ sở chứng cứ hiện có hai lần trong năm cho
các khuyến cáo của nó. Đối với tất cả các báo cáo GINA trước đây, các mức chứng cứ được cho vào các khuyến
cáo xử trí ở nơi phù hợp. Mô tả về các tiêu chuẩn hiện tại được ghi ở Bảng A. Các cập nhật của Chiến lược Toàn
cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản thường được phát hành vào tháng 12 mỗi năm, dựa trên đánh giá các ấn
phẩm từ 01 tháng 7 của năm trước đến 30 tháng 6 của năm cập nhật được hoàn tất.
CHỈNH SỬA GINA 2014
Chỉnh sửa chính năm 2014 bắt đầu với một tổng quan rộng rãi các đặc điểm GINA then chốt liên quan đến định
nghĩa và chẩn đoán, đánh giá và xử trí hen phế quản, và xử trí hen phế quản cấp tính. Một số lượng lớn các
chuyên gia hen phế quản (thầy thuốc chăm sóc ban đầu, chuyên gia và các nhân viên y tế khác, và bao gồm
thành viên của tất cả các Ủy ban GINA) được yêu cầu cung cấp phản hồi về các đặc điểm này, về 1) chứng cứ, 2)
sự rõ ràng và 3) tính khả thi đối với việc áp dụng trong thực hành lâm sàng. Hơn 50 phản hồi đã được tiếp nhận.
Các phản hồi đã ủng hộ phương pháp do Ủy ban Khoa học sử dụng trong việc chỉnh sửa các lĩnh vực then chốt
của báo cáo, và khẳng định mạnh mẽ quyết định tái cấu trúc báo cáo nhằm tăng cường tính hữu dụng lâm sàng
.
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
Phương phápviii
của nó. Theo qui trình ban đầu này, nội dung và hình trong báo cáo được chỉnh sửa, và hình và bảng mới được
phác thảo, sau đó được xem lại bởi Ủy ban Khoa học theo cách mặt đối mặt và qua email.
Cũng như các bản chỉnh sửa xuất bản năm 2002 và 2006 trước đây, báo cáo GINA 2014 sơ thảo được bình duyệt
bên ngoài bởi một số lượng lớn các chuyên gia hen phế quản. Phản hồi được nhận từ 40 tổng quan bao gồm bảy
tổng quan bên ngoài và từ một số thầy thuốc chăm sóc ban đầu.
ĐIỀU GÌ MỚI TRONG GINA 2014?
Các điểm mới then chốt của Chiến lược Toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản 2014 là:
• Một định nghĩa ‘mới’ của hen phế quản, xác định tính chất đa dạng của nó và các thành phần cốt lõi của các
triệu chứng dao động và giới hạn luồng khí thở ra dao động.
• Nhấn mạnh về việc xác định chẩn đoán hen phế quản để làm giảm đến mức tối thiểu việc điều trị dưới mức
lẫn quá mức. Lời khuyên cụ thể được cho thêm vào về cách xác định chẩn đoán trong những nhóm dân số
đặc biệt bao gồm bệnh nhân đã từng điều trị.
• Các công cụ thiết thực để đánh giá kiểm soát triệu chứng lẫn các yếu tố nguy cơ đối với kết quả xấu (một
khái niệm được phê duyệt năm 2009).
• Một phương pháp toàn diện để xử trí hen phế quản, công nhận vai trò nền tảng của liệu pháp corticosteroid
dạng hít, nhưng cũng cung cấp một khung cho việc cá thể hóa chăm sóc bệnh nhân trên cơ sở đặc điểm
của bệnh nhân, các yếu tố nguy cơ thay đổi được, sự ưa thích của bệnh nhân, và các vấn đề thiết thực.
• Nhấn mạnh đến việc tăng cường tối đa lợi ích có thể thu được từ các loại thuốc có sẵn bằng cách đề cập
đến những vấn đề thường gặp như kỹ thuật hít thuốc không đúng và tuân thủ kém trước khi xem xét nâng
bậc điều trị.
• Một chuỗi chăm sóc liên tục đối với hen phế quản trở nặng, bắt đầu từ tự xử trí sớm với một bản kế hoạch
hành động hen, và nếu cần thông qua xử trí chăm sóc ban đầu và chăm sóc cấp cứu cho đến theo dõi.
• Các chiến lược đã cập nhật để cải biên và áp dụng hữu hiệu các khuyến cáo GINA đối với các hệ thống y tế
khác nhau, các liệu pháp có sẵn, tình trạng kinh tế - xã hội, hiểu biết y tế và dân tộc.
Báo cáo cũng bao gồm hai chương mới:
• Xử trí hen phế quản ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn, được xuất bản riêng lần đầu tiên vào năm 2009.3
Sự kết
hợp chương này, sau khi chỉnh sửa, có nghĩa là báo cáo đã bao gồm việc chẩn đoán và xử trí hen phế quản
ở tất cả các nhóm tuổi.
• Chương về chẩn đoán hội chứng chồng lắp hen-COPD; đó là đề án kết hợp của Ủy ban Khoa học GINA với
GOLD, và được xuất bản bởi cả hai nhóm.
Cũng có thay đổi lớn về cấu trúc và trình bày của báo cáo, với nhiều bảng và lưu đồ mới để truyền đạt những
thông tin then chốt về thực hành lâm sàng. Để tăng thêm sự hữu dụng của báo cáo, các phụ lục chứa thông tin cơ
bản chi tiết được đưa vào trang web GINA (www.ginasthma.org) để có thể tải về, thay vì được bao gồm trong
chính báo cáo.
THÁCH THỨC TƯƠNG LAI
Cho dù có những nỗ lực đáng ca ngợi để cải thiện chăm sóc hen phế quản trong hơn hai mươi năm qua, nhiều
bệnh nhân trên toàn cầu vẫn chưa hưởng lợi được từ các tiến bộ trong điều trị hen phế quản và thường thiếu thốn
ngay cả chăm sóc cơ bản. Nhiều nhóm dân số của thế giới sống ở vùng phương tiện y tế không đầy đủ và nguồn
lực tài chính ít ỏi. Ban Giám đốc GINA nhận biết rằng các hướng dẫn quốc tế ‘cố định’ và các qui trình khoa học
‘cứng nhắc’ sẽ không hữu hiệu ở nhiều nơi. Do đó, các khuyến cáo trong Báo cáo này phải được chỉnh sửa cho
phù hợp với thực tế địa phương và sự có sẵn của các nguồn lực chăm sóc y tế.
Ở mức cơ bản nhất, bệnh nhân ở nhiều vùng có thể không có được thậm chí corticosteroid dạng hít liều thấp, vốn
là viên đá tảng của chăm sóc bệnh nhân hen phế quản mọi mức độ nặng nhẹ. Rộng hơn, tiền thuốc vẫn chiếm
phần chính trong tổng chi phí xử trí hen phế quản, do đó giá thuốc hen phế quản tiếp tục là một vấn đề khẩn cấp
và một lĩnh vực đang phát triển cần quan tâm nghiên cứu.
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
Phương pháp ix
Thách thức đối với Ban Giám đốc GINA trong vài năm sắp tới là tiếp tục làm việc với nhân viên chăm sóc sức
khỏe ban đầu, viên chức y tế cộng đồng và các tổ chức hỗ trợ bệnh nhân để thiết kế, áp dụng và đánh giá các
chương trình chăm sóc hen phế quản nhằm đáp ứng được nhu cầu tại chỗ của các quốc gia khác nhau. Ban Giám
đốc nhận biết rằng đó là một nhiệm vụ khó khăn và, cùng với Ủy ban Phổ biến và Áp dụng, và Hội đồng GINA, đã
bổ sung hai chương trình cấp vùng, GINA Mesoamerica và GINA Mediterranean. Ban Giám đốc tiếp tục xem xét
các rào cản đối với việc áp dụng các khuyến cáo xử trí hen phế quản, nhất là ở cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu
và ở các nước đang phát triển, và để xem xét các phương pháp mới và cải tiến, vốn sẽ bảo đảm việc phân phối
chăm sóc hen phế quản tốt nhất có thể. GINA là một tổ chức thành viên của chương trình đề ra vào tháng 3 năm
2006 bởi Tổ chức Y tế Thế giới, Liên minh Toàn cầu chống Bệnh Hô hấp Mạn tính (GARD). Thông qua công việc
của Ban Giám đốc GINA và với sự cộng tác của GARD, tiến bộ đáng kể về chăm sóc tốt hơn cho tất cả bệnh nhân
hen phế quản sẽ phải đạt được trong những thập niên kế tiếp.
Bảng A. Mô tả mức độ chứng cứ được sử dụng trong báo cáo này
Loại
chứng cứ
Nguồn
chứng cứ
Định nghĩa
A Thử nghiệm ngẫu nhiên có
đối chứng (RCT) và phân
tích gộp. Nguồn dữ liệu dồi
dào.
Chứng cứ từ kết quả của các RCT hoặc phân tích gộp thiết kế tốt vốn
cung cấp một cách nhất quán các phát hiện trong nhóm dân số mà
khuyến cáo được thực hiện. Loại A đòi hỏi số lượng đáng kể các
nghiên cứu có số lượng đáng kể người tham gia.
B Thử nghiệm ngẫu nhiên có
đối chứng (RCT) và phân tích
gộp. Nguồn dữ liệu hạn chế.
Chứng cứ từ kết quả của các nghiên cứu can thiệp vốn bao gồm một
số lượng hạn chế bệnh nhân, phân tích post-hoc hoặc dưới nhóm
của các RCT, hoặc phân tích gộp của các RCT. Nói chung, Loại B
được dùng khi có ít thử nghiệm ngẫu nhiên, cỡ mẫu nhỏ, được tiến
hành trong nhóm dân số khác với nhóm dân số mục tiêu của khuyến
cáo, hoặc kết quả không nhất quán ở một mức độ nhất định.
C Thử nghiệm không ngẫu
nhiên. Nghiên cứu quan sát
Chứng cứ từ kết quả của các thử nghiệm không đối chứng hoặc
không ngẫu nhiên hoặc từ nghiên cứu quan sát.
D Nhận định đồng thuận của
nhóm.
Loại này chỉ được sử dụng trong những trường hợp mà việc cung
cấp một số hướng dẫn có vẻ có giá trị nhưng y văn lâm sàng đề
cập chủ đề này không đầy đủ để đưa vào loại chứng cứ khác. Đồng
thuận Nhóm đặt trên cơ sở kinh nghiệm lâm sàng hoặc kiến thức
vốn không đáp ứng các tiêu chuẩn kể trên.
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
Phương phápx
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
TẬP 1. NGƯỜI LỚN, THIẾU NIÊN VÀ
TRẺ EM 6 TUỔI VÀ LỚN HƠN
Chương 1.
Định nghĩa,
mô tả, và chẩn đoán
hen phế quản
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
2 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản
CÁC ĐIỂM CHÍNH
ĐỊNH NGHĨA HEN PHẾ QUẢN
Định nghĩa này được xác lập bởi sự đồng thuận, dựa trên việc xem xét các đặc điểm điển hình của hen và khác
biệt với các tình trạng hô hấp khác.
MÔ TẢ HEN PHẾ QUẢN
Hen là một bệnh hô hấp mạn tính thường gặp, ảnh hưởng đến 1-18% dân số ở những quốc gia khác nhau (Phụ
lục Chương 1). Đặc điểm của hen là các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và/hoặc ho thay đổi và giới hạn
luồng khí thở ra dao động. Các triệu chứng và cả giới hạn luồng khí dao động một cách điển hình theo thời gian
và về cường độ. Các thay đổi này thường bị kích phát bởi các yếu tố như vận động, phơi nhiễm với dị nguyên
hoặc các chất kích phát, thay đổi thời tiết hoặc nhiễm vi rút hô hấp.
Triệu chứng và giới hạn luồng khí có thể biến mất tự nhiên hoặc do thuốc, và có thể đôi lúc không hề xuất hiện
trong hàng tuần hoặc hàng tháng liền. Mặt khác, bệnh nhân có thể bị các đợt kịch phát hen đe dọa mạng sống và
tạo gánh nặng đáng kể lên bệnh nhân và cộng đồng (Phụ lục 1 Chương 1). Hen thường đi cùng với phản ứng quá
mức của đường thở với kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp và đi cùng với viêm mạn tính đường thở. Các đặc tính
này thường tồn tại, ngay cả khi các triệu chứng không còn hoặc chức năng phổi bình thường, nhưng có thể trở lại
bình thường khi điều trị.
Các kiểu hình hen phế quản
Hen là một bệnh lý đa dạng với các quá trình bệnh nền khác nhau. Các nhóm đặc điểm có thể nhận biết về dân số
học, về lâm sàng và/hoặc sinh lý bệnh thường được gọi là “kiểu hình hen”.4-6
Ở bệnh nhân hen nặng hơn, hiện có
một vài hướng dẫn điều trị theo kiểu hình. Tuy nhiên, hiện nay không tìm thấy một mối liên quan vững chắc giữa
các đặc điểm bệnh lý đặc hiệu và các kiểu lâm sàng hoặc đáp ứng điều trị đặc biệt.7
Cần nghiên cứu thêm để hiểu
được sự hữu ích về mặt lâm sàng của phân loại theo kiểu hình hen.
Hen là một bệnh lý đa dạng, thường có đặc điểm là viêm đường thở mạn tính. Hen được định nghĩa bởi sự hiện
diện của bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi
theo thời gian và về cường độ, cùng với sự giới hạn luồng khí thở ra dao động.
• Hen là một bệnh lý đa dạng, thường có đặc điểm là viêm đường thở. Hen được định nghĩa bởi sự hiện diện của
các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi từng thời điểm và về
cường độ, cùng với sự giới hạn luồng khí thở ra.
Các nhóm đặc điểm có thể nhận biết được về dân số học, về lâm sàng và/hoặc sinh lý bệnh học thường được gọi là “các
kiểu hình hen”. Tuy nhiên, chúng không tương ứng chặt chẽ với các tiến trình bệnh lý hoặc các đáp ứng điều trị cụ thể.
Chẩn đoán hen nên dựa vào sự hiện diện của các kiểu triệu chứng đặc hiệu và chứng cứ của giới hạn luồng khí
dao động. Điều này phải được ghi nhận bằng test giãn phế quản hoặc các test khác.
Hen thường kết hợp với gia tăng phản ứng và viêm đường thở, tuy nhiên các điều này không cần hoặc không đủ
để chẩn đoán hen.
Chứng cứ để chẩn đoán hen nên được ghi nhận trước khi bắt đầu điều trị nếu được, bởi vì thường khó xác định
chẩn đoán hơn sau khi đã điều trị với thuốc kiểm soát.
Các chiến lược bổ sung có thể cần đến để xác định chẩn đoán hen ở những đối tượng đặc biệt, bao gồm những
bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát, người lớn tuổi và người ở cơ sở thiếu nguồn lực.
•
•
•
•
•
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản 3
Có nhiều kiểu hình đã được nhận diện.4-6
Vài dạng thường gặp gồm có:
• Hen dị ứng: đây là kiểu hình hen dễ nhận biết nhất, thường khởi phát từ lúc trẻ và kèm theo bệnh sử hoặc
tiền sử gia đình có bệnh dị ứng như chàm, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thức ăn hay thuốc. Xét nghiệm đàm
được tạo ra của những bệnh nhân này trước khi điều trị thường phát hiện viêm đường thở có bạch cầu ái
toan. Người bệnh hen dạng này thường đáp ứng tốt với corticosteroid dạng hít (ICS).
• Hen không dị ứng: một số người lớn bị hen không kèm với dị ứng. Xét nghiệm đàm của những bệnh nhân
này có thể có bạch cầu trung tính, ái toan hoặc chỉ chứa một vài tế bào viêm. Bệnh nhân hen không dị ứng
thường đáp ứng với corticosteroid kém hơn.
• Hen khởi phát muộn: một số người lớn, nhất là phụ nữ, biểu hiện hen lần đầu tiên khi đã trưởng thành.
Những bệnh nhân này có khuynh hướng không dị ứng và thường đòi hỏi ICS liều cao hơn hoặc không đáp
ứng với corticosteroid.
• Hen có giới hạn luồng khí cố định: một số bệnh nhân hen mạn tính phát triển thành giới hạn luồng khí cố
định, có lẽ do thành đường thở bị tái cấu trúc.
• Hen béo phì: một số bệnh nhân béo phì bị hen có các triệu chứng hô hấp nổi bật và viêm nhẹ đường thở có
bạch cầu ái toan.
Xem thông tin thêm tại Phụ lục Chương 2 về các yếu tố thuận lợi cho việc phát sinh hen và tại Phụ lục Chương 3
về sinh lý bệnh và cơ chế tế bào của hen.
CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU
Chẩn đoán hen được trình bày trong Bảng 1-1 (trang 4) dựa trên việc nhận diện cả các triệu chứng hô hấp điển
hình như khò khè, hụt hơi (khó thở), nặng ngực hoặc ho, lẫn các giới hạn luồng khí thở ra dao động. Kiểu triệu
chứng là quan trọng, bởi vì các triệu chứng hô hấp có thể do các bệnh cấp tính hoặc mạn tính khác hen. Nếu
được, chứng cứ cho chẩn đoán hen (Bảng 1-2, trang 5) nên được ghi vào hồ sơ khi bệnh nhân đến lần đầu tiên,
bởi vì các đặc điểm điển hình của hen có thể cải thiện tự nhiên hoặc do điều trị, vì vậy, thường khó xác định chẩn
đoán hơn khi bệnh nhân đã bắt đầu được điều trị với thuốc kiểm soát.
Các kiểu triệu chứng hô hấp điển hình của hen
Các triệu chứng sau đây là điển hình của hen, và nếu có, làm tăng khả năng bệnh nhân bị hen:8
• Có nhiều hơn một triệu chứng (khò khè, khó thở, ho, nặng ngực), nhất là ở người lớn
• Triệu chứng thường trở nặng về đêm hoặc lúc sáng sớm
• Triệu chứng thay đổi theo thời gian và về cường độ
• Triệu chứng bị kích phát do nhiễm vi rút (cảm cúm), vận động, phơi nhiễm dị nguyên, thay đổi thời tiết, cười
hoặc gặp chất kích thích như khói xe, khói thuốc lá hoặc mùi nồng gắt.
Các tính chất sau đây làm giảm khả năng triệu chứng hô hấp là do hen:
• Chỉ ho mà không có các triệu chứng hô hấp khác (xem trang 9)
• Khạc đàm mạn tính
• Khó thở kèm theo choáng váng, chóng mặt hoặc tê ở ngoại biên (dị cảm)
• Đau ngực
• Khó thở sau khi vận động với tiếng hít vào lớn.
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
4 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản
Bảng 1-1. Lưu đồ chẩn đoán trong thực hành lâm sàng – lần khám đầu tiên
ICS: corticosteroid dạng hít; PEF: lưu lượng thở ra đỉnh (cao nhất trong ba lần đo). Khi đo PEF, hãy sử dụng cùng một
máy đo mỗi lần bởi vì trị số có thể thay đổi đến 20% giữa các máy đo khác nhau; SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn.
Hồi phục test giãn phế quản có thể mất trong đợt kịch phát nặng hoặc nhiễm vi rút. Nếu hồi phục sau test giãn phế quản
không có ở lần khám ban đầu, bước kế tiếp tùy thuộc vào sự có sẵn các test và mức khẩn cấp của nhu cầu điều trị. Xem
Bảng 1-4 về chẩn đoán hen ở bệnh nhân đã được điều trị với thuốc kiểm soát.
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản 5
Bảng 1-2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em 6-11 tuổi
Hen là một bệnh lý đa dạng, thường có đặc điểm viêm đường thở mạn tính. Hen được định nghĩa bởi bệnh sử có
các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, vốn thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng
với giới hạn luồng khí thở ra dao động.
ĐẶC ĐIỂM CHẨN ĐOÁN TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN
1. Bệnh sử các triệu chứng hô hấp có dao động
Khò khè, khó thở, nặng ngực và ho
Cách diễn tả có thể thay đổi giữa các nền
văn hóa và theo tuổi, vd: trẻ em có thể
được diễn tả là thở nặng
• Thường nhiều hơn một triệu chứng hô hấp
(ở người lớn, ho đơn độc hiếm khi do hen)
• Các triệu chứng xảy ra thay đổi theo thời gian và về cường độ
• Các triệu chứng thường nặng hơn về đêm hoặc lúc thức giấc
• Các triệu chứng thường bị kích phát bởi vận động, cười, dị nguyên,
khí lạnh
• Các triệu chứng thường xuất hiện hoặc trở nặng khi nhiễm vi rút
2. Giới hạn luồng khí thở ra dao động được xác định
Dao động quá mức chức năng phổi được
ghi nhận* (một hoặc nhiều hơn các test
dưới đây)
VÀ giới hạn luồng khí được ghi nhận*
Dao động càng lớn, hoặc nhiều lần dao động quá mức, chẩn đoán càng
đáng tin cậy
Ít nhất một lần trong qui trình chẩn đoán, khi FEV1 thấp, xác định rằng
FEV1/FVC giảm (bình thường >0,75-0,80 ở người lớn, >0,90 ở trẻ em)
Hồi phục sau test giãn phế quản dương tính*
(có khả năng dương tính nhiều hơn nếu
ngưng thuốc giãn phế quản trước khi làm
test: SABA ≥4 giờ, LABA ≥15 giờ)
Người lớn: tăng FEV1 >12% và >200 mL từ trị số cơ bản, 10-15 phút
sau 200-400 mcg albuterol hoặc tương đương (tin cậy hơn nếu tăng
>15% và >400 mL).
Trẻ em: tăng FEV1 >12% dự đoán
Dao động quá mức trong khi đo PEF hai
lần một ngày trong 2 tuần*
Người lớn: dao động trung bình PEF ban ngày hàng ngày >10%**
Trẻ em: dao động trung bình PEF ban ngày hàng ngày >13%**
Gia tăng đáng kể chức năng phổi sau 4
tuần điều trị kháng viêm
Người lớn: tăng FEV1 >12% và >200 mL (hoặc PEF†
>20%) từ trị số cơ
bản sau 4 tuần điều trị, ngoài lúc nhiễm trùng hô hấp
Test vận động dương tính* Người lớn: giảm FEV1 >10% và >200 mL từ trị số cơ bản
Trẻ em: giảm FEV1 >12% dự đoán, hoặc PEF >15%
Test kích thích phế quản dương tính
(thường chỉ thực hiện ở người lớn)
Giảm FEV1 từ trị số cơ bản ≥20% với liều methacholine chuẩn hóa hoặc
histamine, hoặc ≥15% với thông khí quá mức chuẩn hóa, nước muối ưu
trương hoặc mannitol
Chức năng phổi dao động quá mức giữa
những lần khám (ít tin cậy hơn)
Người lớn: dao động FEV1 >12% và >200 mL giữa những lần khám,
ngoài lúc nhiễm trùng hô hấp
Trẻ em: dao động FEV1 >12% hoặc >15% PEF†
giữa những lần
khám (có thể bao gồm nhiễm trùng hô hấp)
BD: thuốc giãn phế quản (SABA tác dụng ngắn hoặc LABA tác dụng nhanh); FEV1: thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu; LABA: đồng vận
beta2 tác dụng dài; PEF: lưu lượng thở ra đỉnh (cao nhất trong ba số đo); SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn. Xem Bảng 1-4 về chẩn đoán ở
bệnh nhân đã sử dụng thuốc kiểm soát hen.
* Các test này có thể được lặp lại trong lúc có triệu chứng hoặc sáng sớm.** Dao động PEF ban ngày hàng ngày được tính toán từ PEF đo hàng
ngày hai lần ([cao nhất trừ thấp nhất trong ngày] /trung bình của cao nhất và thấp nhất trong ngày), và tính trung bình của một tuần.
†
Đối với
PEF, sử dụng cùng một máy đo mỗi lần, bởi PEF có thể dao động đến 20% giữa các máy đo khác nhau. Sự hồi phục sau test giãn phế quản có
thể mất trong đợt kịch phát nặng hoặc nhiễm vi rút.
9
Nếu sự hồi phục sau test giãn phế quản không có lúc khám ban đầu, bước kế tiếp tùy thuộc
vào sự có sẵn của các test khác và mức khẩn cấp nhu cầu điều trị. Trong tình huống cấp cứu lâm sàng, điều trị hen có thể được bắt đầu và test
chẩn đoán được thu xếp trong vài tuần sau (Bảng 1-4, trang 10), nhưng các tình trạng khác có thể giống hen (Bảng 1-3) nên được xem xét, và
chẩn đoán hen được xác định càng sớm càng tốt.
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản6
1
Bệnh sử và tiền sử gia đình
Khởi phát các triệu chứng hô hấp lúc còn trẻ, bệnh sử viêm mũi dị ứng, chàm, hoặc tiền sử gia đình có hen, dị
ứng làm tăng khả năng các triệu chứng hô hấp là do hen. Tuy nhiên, các tính chất này không đặc hiệu cho hen và
không có trong tất cả các kiểu hình hen. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng hoặc viêm da dị ứng nên được hỏi một cách
chuyên biệt về các triệu chứng hô hấp.
Khám thực thể
Khám thực thể ở bệnh nhân hen thường là bình thường. Bất thường hay gặp nhất khi khám thực thể bệnh nhân
hen là ran rít khi nghe phổi, nhưng triệu chứng này có thể không có hoặc chỉ nghe được khi thở ra gắng sức. Ran
rít cũng có thể không có trong cơn suyễn nặng do luồng khí giảm quá nhiều (‘ngực im lặng’), nhưng vào những lúc
này, các triệu chứng thực thể khác của suy hô hấp thường hiện diện. Ran rít cũng có thể nghe được trong rối loạn
đường hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nhiễm trùng hô hấp, mềm khí quản hoặc do hít phải dị
vật. Ran nổ và ran rít thì hít vào không phải là đặc điểm của hen. Khám mũi có thể phát hiện các dấu hiệu viêm
mũi dị ứng hoặc polyp mũi.
Đo chức năng phổi để ghi nhận giới hạn luồng khí thở ra dao động
Đặc điểm của hen là giới hạn luồng khí thở ra dao động, nghĩa là chức năng thở ra của phổi dao động theo thời
gian và về cường độ ở mức độ cao hơn nhóm dân số khỏe mạnh. Trong hen, chức năng phổi có thể thay đổi từ
mức hoàn toàn bình thường đến mức nghẽn tắc trầm trọng trên cùng một bệnh nhân. Hen kiểm soát kém có dao
động lớn hơn về chức năng phổi so với hen được kiểm soát tốt.9
Đo chức năng phổi nên được tiến hành bởi kỹ thuật viên lành nghề với thiết bị bảo trì tốt và có định chuẩn đều
đặn.8,10
Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu (FEV ) đo bằng hô hấp kế đáng tin cậy hơn lưu lượng thở ra
đỉnh (PEF). Nếu sử dụng PEF, phải sử dụng cùng một máy mỗi lần, bởi vì số đo từ máy này sang máy khác có thể
khác nhau đến 20%.10
FEV1 giảm có thể thấy ở nhiều bệnh phổi khác (hoặc do kỹ thuật làm hô hấp ký kém), nhưng tỉ lệ FEV1/FVC giảm
cho thấy giới hạn luồng khí. Từ các nghiên cứu dân số11
tỉ lệ FEV1/FVC bình thường lớn hơn 0,75 đến 0,80 và
thường lớn hơn 0,90 ở trẻ em. Bất cứ trị số nào nhỏ hơn các trị số này đều gợi ý đến giới hạn luồng khí. Hiện nay
nhiều hô hấp kế có trị số dự đoán theo tuổi.
Trong thực hành lâm sàng, một khi nghẽn tắc được xác định, sự dao động trong giới hạn luồng khí thường được
đánh giá từ sự dao động FEV1 hoặc PEF. Từ ‘dao động’ chỉ sự cải thiện và/hoặc xấu đi các triệu chứng và chức
năng phổi. Dao động quá mức có thể được xác định trong ngày (thay đổi trong ngày), từ ngày này sang ngày
khác, từ lần khám này sang lần khám khác, hoặc theo mùa hoặc từ test giãn phế quản. Từ ‘hồi phục được’ thường
được áp dụng cho các cải thiện nhanh FEV1 (hoặc PEF), được đo trong vòng vài phút sau khi hít thuốc giãn phế
quản tác dụng nhanh, như salbutamol 200 – 400 mcg,12
hoặc cải thiện duy trì lâu hơn qua nhiều ngày hoặc nhiều
tuần sau khi điều trị với thuốc kiểm soát hen hữu hiệu như corticosteroid dạng hít.12
Ở bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp điển hình, thu thập bằng chứng về dao động quá mức của chức năng
phổi thì thở ra là một thành phần thiết yếu của chẩn đoán hen. Một số ví dụ cụ thể là:
• Tăng chức năng phổi sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản hoặc sau một đợt điều trị với thuốc kiểm soát.
• Giảm chức năng phổi sau khi vận động hoặc trong khi làm test kích thích phế quản.
• Dao động chức năng phổi vượt quá biên độ bình thường khi được lặp lại theo thời gian, ở những lần khám
riêng lẻ hoặc theo dõi tại nhà trong ít nhất 1 – 2 tuần.
Tiêu chuẩn đặc hiệu để chứng tỏ dao động quá mức của chức năng phổi ở thì thở ra được liệt kê trong Bảng 1-2
(trang 5). Giảm chức năng phổi lúc nhiễm trùng hô hấp, thường gặp ở hen, không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh
nhân bị hen, bởi vì nó cũng có thể gặp ở những cá nhân bình thường hoặc ở người COPD.
Xem thông tin thêm về các test chẩn đoán hen tại Phụ lục của Chương 4.
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản 7
Dao động luồng khí thở ra là bao nhiêu thì phù hợp với hen?
Có sự chồng lắp trong hồi phục do thuốc giãn phế quản và các cách đo của dao động khác giữa lúc mạnh khỏe và
bệnh.13
Ở bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp, sự dao động chức năng phổi càng lớn hoặc sự dao động quá
mức được nhận thấy càng nhiều lần, thì càng nhiều khả năng chẩn đoán là hen (Bảng 1-2, trang 5). Một cách tổng
quát, ở người lớn với các triệu chứng điển hình của hen, FEV1 tăng hoặc giảm >12% và >200 mL so với trị số cơ
bản hoặc (nếu không có hô hấp ký) PEF dao động ít nhất 20% được chấp nhận là phù hợp với hen.
Thay đổi PEF trong ngày được tính toán dựa trên số đo hai lần trong ngày là trung bình phần trăm biên độ trong
ngày, nghĩa là ([lớn nhất trong ngày – nhỏ nhất trong ngày]/trung bình của lớn nhất và nhỏ nhất trong ngày) x 100,
sau đó trị số trung bình của mỗi ngày được tính toán trong khoảng 1 đến 2 tuần. Giới hạn tin cậy 95% trên của sự
thay đổi trong ngày (trung bình phần trăm biên độ) từ số đo hai lần hàng ngày là 9% ở người lớn khỏe mạnh,14
và
12,3% ở trẻ em khỏe mạnh,15
do đó nói chung, thay đổi trong ngày >10% đối với người lớn và >13% đối với trẻ em
được xem như quá mức.
Nếu FEV1 trong giới hạn dự đoán bình thường khi bệnh nhân đang có các triệu chứng, điều này làm giảm xác
suất các triệu chứng này là do hen. Tuy nhiên, có những bệnh nhân có FEV1 trị số cơ bản >80% so với dự đoán
có thể có chức năng phổi tăng lên một cách đáng kể về mặt lâm sàng với thuốc giãn phế quản hoặc sau điều trị
với thuốc kiểm soát hen. Biên độ dự đoán bình thường (nhất là đối với PEF) có những giới hạn, do đó số đo tốt
nhất của chính bệnh nhân (‘tốt nhất của cá nhân’) được đề nghị xem là trị số ‘bình thường’ của họ.
Khi nào giới hạn luồng khí dao động có thể được ghi nhận?
Nếu được, chứng cứ của giới hạn luồng khí dao động nên được ghi nhận trước khi bắt đầu điều trị. Bởi vì sự dao
động này thường giảm khi chức năng phổi cải thiện nhờ điều trị; và ở một số bệnh nhân, giới hạn luồng khí có thể
cố định, tức là không hồi phục theo thời gian. Ngoài ra, bất kỳ sự cải thiện nào trong chức năng phổi với điều trị
cũng giúp xác định chẩn đoán hen. Hồi phục nhờ thuốc giãn phế quản có thể không có khi nhiễm vi rút hoặc nếu
bệnh nhân đã sử dụng đồng vận beta2 trong vài giờ trước đó.
Nếu không có hô hấp ký, hoặc giới hạn luồng khí dao động không được ghi nhận, quyết định về việc có tiếp tục khảo
sát hoặc điều trị với thuốc kiểm soát ngay lập tức tùy thuộc vào sự khẩn cấp của lâm sàng và có làm được các test
khác không. Bảng 1-4 (trang 10) mô tả cách xác định chẩn đoán hen ở một bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát.
Test khác
Test kích thích phế quản
Giới hạn luồng khí có thể không có vào lúc đánh giá ban đầu ở một số bệnh nhân. Do việc ghi nhận giới hạn luồng
khí dao động là một phần then chốt của việc chẩn đoán hen, một cách chọn lựa là cho bệnh nhân làm test kích
thích phế quản để đánh giá sự phản ứng quá mức đường thở. Điều này thường được thực hiện bằng
methacholine hít, nhưng histamine, vận động,16
tăng thông khí tự ý với CO2 bình thường hoặc mannitol hít cũng
được sử dụng. Các test này nhạy cảm một cách trung bình đối với chẩn đoán hen nhưng tính đặc hiệu thì hạn
chế;17,18
ví dụ như phản ứng quá mức đường thở đối với methacholine đã được mô tả ở những bệnh nhân viêm
mũi dị ứng,19
xơ nang,20
dị sản phế quản phổi21
và COPD.22
Điều này có nghĩa là một test âm tính ở bệnh nhân
không sử dụng ICS có thể loại trừ hen, nhưng một test dương tính không phải bao giờ cũng có nghĩa là bệnh
nhân bị hen – kiểu các triệu chứng (Bảng 1-2, trang 5) và các đặc điểm lâm sàng khác (Bảng 1-3, trang 8) phải
được xem xét đến.
Test dị ứng
Sự hiện diện của cơ địa dị ứng làm tăng khả năng bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp bị mắc bệnh hen dị ứng,
nhưng điều này không đặc thù cho hen cũng như không có trong tất cả các kiểu hình hen. Tình trạng dị ứng có thể
được xác định bằng test lẩy da hoặc bằng cách đo nồng độ immunoglobulin E đặc thù (slgE) trong huyết thanh. Test
lẩy da với các dị nguyên môi trường thường gặp thì đơn giản và thực hiện nhanh, khi được tiến hành bởi người có
kinh nghiệm với chiết xuất đúng tiêu chuẩn, không đắt tiền và có độ nhạy cao. Đo slgE không đáng tin cậy hơn là test
lẩy da và đắt tiền hơn nhiều, nhưng có thể được ưa thích hơn đối với những bệnh nhân không hợp tác, người có
bệnh da lan tỏa hoặc nếu bệnh sử nghi ngờ nguy cơ sốc phản vệ.23
Tuy nhiên, sự hiện diện của test lẩy da dương
tính hoặc slgE dương tính không có nghĩa là dị nguyên đó đang gây ra các triệu chứng – sự liên quan của phơi
nhiễm dị nguyên và sự liên hệ của nó đến các triệu chứng phải được xác định bởi bệnh sử người bệnh.
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
8 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản
Oxid nitric thở ra
Nồng độ của oxid nitric trong hơi thở ra (FENO) có thể đo lường được tại một vài trung tâm. FENO tăng lên trong
hen ái toan nhưng cũng tăng lên trong các tình trạng không hen (vd: viêm phế quản ái toan, cơ địa dị ứng và viêm
mũi dị ứng) và không được xác định là hữu ích trong việc chẩn đoán hen. FENO giảm xuống ở người hút thuốc lá
và trong lúc co thắt phế quản, và có thể tăng hoặc giảm trong lúc nhiễm vi rút đường hô hấp.24
Ở những bệnh nhân
(chủ yếu người không hút thuốc lá) có các triệu chứng hô hấp không đặc hiệu, FENO >50 phần tỷ (ppb) sẽ có đáp
ứng ngắn hạn tốt với ICS.25
Tuy nhiên, không có nghiên cứu dài hạn nào khảo sát sự an toàn của việc trì hoãn sử
dụng ICS ở bệnh nhân có FENO ban đầu thấp. Do đó, hiện nay FENO không thể được khuyến cáo đối với quyết
định có điều trị bệnh nhân có thể bị hen bằng ICS hay không.
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Chẩn đoán phân biệt ở một bệnh nhân nghi ngờ hen thay đổi theo tuổi (Bảng 1-3). Bất kỳ một chẩn đoán nào khác
trong bảng cũng được tìm thấy cùng với hen.
Bảng 1-3. Chẩn đoán phân biệt hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 đến 11 tuổi
Tuổi Tình trạng Triệu chứng
6–11
tuổi
Hội chứng ho đường hô hấp trên mạn tính
Dị vật hít phải
Giãn phế quản
Loạn động lông rung nguyên phát
Bệnh tim bẩm sinh
Dị sản phế quản phổi
Xơ nang
Hắt hơi, ngứa, nghẹt mũi, tằng hắng
Triệu chứng khởi phát đột ngột, ran rít một bên
Nhiễm trùng tái đi tái lại, ho có đàm
Nhiễm trùng tái đi tái lại, ho có đàm, viêm xoang
Âm thổi tim
Sinh non, triệu chứng từ lúc mới sinh
Ho và đàm rất nhiều, triệu chứng tiêu hóa
12–39
tuổi
Hội chứng ho đường hô hấp trên mạn tính
Rối loạn chức năng dây thanh
Tăng thông khí, rối loạn chức năng
thông khí
Giãn phế quản
Xơ nang
Bệnh tim bẩm sinh
Thiếu alpha1-antitrypsin
ả
Thở rít, ngứa, nghẹt mũi, tằng hắng
Khó thở, tiếng rít khi hít vào (stridor)
Chóng mặt, dị cảm da, thở dài
Ho có đàm, nhiễm trùng tái đi tái lại
Ho và đàm quá nhiều
Âm thổi tim
Khó thở, tiền sử gia đình có khí phế thũng sớm
Triệu chứng khởi phát đột ngột
40+
tuổi
Rối loạn chức năng dây thanh
Tăng thông khí, rối loạn chức năng
thông khí
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Giãn phế quản
Suy tim
Ho có liên quan đến thuốc
Bệnh nhu mô phổi
Thuyên tắc phổi
Nghẽn tắc đường thở trung tâm
Khó thở, tiếng rít khi hít vào (stridor)
Chóng mặt, dị cảm da, thở dài
Ho, đàm, khó thở khi gắng sức, hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm chất độc
Ho đàm, nhiễm trùng tái đi tái lại
Khó thở khi gắng sức, triệu chứng về đêm
Điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
Khó thở khi gắng sức, ho khan, ngón tay dùi trống
Khó thở khởi phát đột ngột, đau ngực
Khó thở, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản
* Xem thêm chi tiết tại Chương 5 (trang 73). Bất kỳ tình trạng nào nêu trên cũng có thể góp phần vào các triệu chứng hô hấp ở người bệnh đã
được xác định chẩn đoán hen.
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản 9
CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN Ở NHỮNG NHÓM DÂN SỐ ĐẶC BIỆT
Bệnh nhân chỉ có ho là triệu chứng duy nhất
Các chẩn đoán được xem xét là hen dạng ho, ho do thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), trào ngược dạ
dày – thực quản, hội chứng ho đường hô hấp trên mạn tính (thường được gọi là ‘chảy mũi sau’), viêm xoang mạn,
và rối loạn chức năng dây thanh.26
Bệnh nhân hen dạng ho bị ho mạn tính là chủ yếu nếu không phải là duy nhất, đi
cùng với phản ứng quá mức của đường thở. Thường gặp hơn ở trẻ em và thường nặng hơn về đêm; chức năng
phổi có thể bình thường. Đối với những bệnh nhân này, ghi nhận sự dao động của chức năng phổi (Bảng 1-2, trang
5) là quan trọng.27
Hen dạng ho phải được phân biệt với viêm phế quản ái toan, những bệnh nhân này bị ho và có
bạch cầu ái toan trong đàm nhưng hô hấp ký và phản ứng đường thở bình thường.27
Hen nghề nghiệp và hen nặng hơn khi làm việc
Hen mắc phải nơi làm việc thường bị bỏ sót. Hen có thể bị gây ra hoặc (thường gặp hơn) nặng hơn khi phơi nhiễm
dị nguyên hoặc các chất kích thích khác lúc làm việc, hoặc đôi lúc chỉ từ một lần ô nhiễm trầm trọng. Viêm mũi nghề
nghiệp có thể diễn ra trước khi bị hen đến một năm và chẩn đoán sớm là thiết yếu, bởi vì phơi nhiễm dai dẳng sẽ
gây ra hậu quả xấu hơn.28
Khoảng 5-20% các trường hợp mới của hen khởi phát khi trưởng thành có thể cho là do phơi nhiễm nghề nghiệp.28
Hen khởi phát khi trưởng thành đòi hỏi phải hỏi kỹ một cách hệ thống về tiền sử công việc và phơi nhiễm, bao gồm
cả thú vui.29
Hỏi bệnh nhân xem các triệu chứng của họ có cải thiện khi không làm việc hay không (cuối tuần hoặc
nghỉ lễ) là một câu hỏi tầm soát thiết yếu.30
Điều quan trọng là xác định chẩn đoán hen nghề nghiệp một cách khách
quan bởi vì điều này có thể dẫn đến việc bệnh nhân phải thay đổi nghề nghiệp, vốn có những tác động pháp lý và
kinh tế - xã hội. Thường cần phải chuyển đến bác sĩ chuyên khoa và việc theo dõi PEF thường xuyên lúc làm việc
và lúc không làm việc thường được dùng đến để xác định chẩn đoán. Xem thông tin thêm về hen nghề nghiệp tại
Chương 3 (trang 52) và trong các hướng dẫn cụ thể.28
Vận động viên
Chẩn đoán hen ở vận động viên nên được xác định bằng đo chức năng phổi, thường với test kích thích phế quản.16
Các tình trạng giống hen hoặc đi cùng với hen, như viêm mũi, rối loạn thanh quản (vd: rối loạn chức năng dây
thanh), rối loạn thông khí, các vấn đề của tim và tập luyện quá sức, phải được loại trừ.31
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai và phụ nữ dự định có thai nên được hỏi xem họ có bị hen hay không để có thể tư vấn thích hợp
về xử trí hen và các loại thuốc có thể sử dụng được (xem Chương 3: Điều trị hen ở nhóm dân số hoặc bối cảnh đặc
biệt, trang 51).32
Nếu cần xác định chẩn đoán một cách khách quan, không nên làm test kích thích phế quản hoặc
giảm bậc điều trị với thuốc kiểm soát cho đến khi sinh xong.
Người lớn tuổi
Hen thường bị chẩn đoán sót ở người lớn tuổi,33
do cảm nhận kém về giới hạn luồng khí; chấp nhận khó thở là
‘bình thường’ khi lớn tuổi; sức khỏe kém và do giảm hoạt động. Sự hiện diện của các bệnh lý đi kèm cũng làm
phức tạp thêm chẩn đoán. Triệu chứng khò khè, khó thở và ho, vốn trở nặng khi vận động hoặc về đêm, cũng có
thể gây ra bởi bệnh tim mạch hoặc suy tâm thất trái, vốn thường gặp ở nhóm tuổi này. Bệnh sử và thăm khám cẩn
thận, kết hợp với điện tâm đồ và X quang phổi sẽ hỗ trợ việc chẩn đoán.34
Đo natriuretic polypeptide não trong
huyết thanh (BNP) và đánh giá chức năng tim bằng siêu âm tim cũng hữu ích.35
Ở người lớn tuổi có tiền sử hút
thuốc lá hoặc phơi nhiễm chất đốt sinh khói, COPD và hội chứng chồng lắp hen-COPD (ACOS) nên được xem xét
(Chương 5, trang 73).
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
10 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản
Người hút thuốc lá và người từng hút thuốc lá
Hen và COPD có thể khó phân biệt trong thực hành lâm sàng, nhất là ở người lớn tuổi, người hút thuốc lá và
người từng hút thuốc lá, hai tình trạng này có thể chồng lắp (hội chứng chồng lắp hen-COPD – ACOS). Chiến
lược Toàn cầu Chẩn đoán, Điều trị và Phòng ngừa COPD (GOLD),36
định nghĩa COPD trên cơ sở các triệu chứng
hô hấp mạn tính, phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá và FEV1/FVC <0,7 sau thử thuốc giãn phế
quản. Sự hồi phục do thuốc giãn phế quản quan trọng về mặt lâm sàng (>12% và >200 mL) thường gặp ở COPD.
Khả năng khuếch tán thấp thường gặp hơn ở COPD so với ở hen. Bệnh sử và kiểu các triệu chứng cùng với hồ
sơ lưu có thế giúp phân biệt những bệnh nhân COPD với người bị hen lâu năm, vốn đã bị giới hạn luồng khí cố
định (xem Chương 5, trang 73). Khi không chắc chắn trong chẩn đoán, nên chuyển ngay tới chỗ thăm khám và
điều trị chuyên khoa, bởi vì bệnh nhân ACOS có diễn biến xấu hơn so với người chỉ mắc bệnh hen hoặc COPD
đơn thuần.38
Xác định chẩn đoán hen ở bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát
Nếu cơ sở của chẩn đoán hen ở một bệnh nhân không được ghi nhận, xác định với test khách quan nên được tiến
hành. Nhiều bệnh nhân (25-35%) được chẩn đoán hen ở cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu không được xác định
có hen.39-42
Qui trình xác định chẩn đoán ở những bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát tùy thuộc vào triệu chứng và
chức năng phổi của bệnh nhân (Bảng 1-4). Ở một số bệnh nhân, qui trình này bao gồm điều trị thử thuốc kiểm
soát liều thấp hơn hoặc liều cao hơn. Nếu chẩn đoán hen không được xác định, nên chuyển bệnh nhân đến
chuyên gia thăm khám và chẩn đoán.
Bảng 1-4. Xác định chẩn đoán hen phế quản ở một bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát
Tình trạng hiện tại Các bước để xác định chẩn đoán hen
Các triệu chứng hô hấp thay đổi
và giới hạn luồng khí dao động
Chẩn đoán hen được xác định. Hãy đánh giá mức độ kiểm soát hen (Bảng 2-2,
trang 17) và xem lại điều trị với thuốc kiểm soát (Bảng 3-5, trang 31).
Các triệu chứng hô hấp thay
đổi nhưng giới hạn luồng khí
không dao động
Lặp lại test giãn phế quản sau khi ngưng thuốc giãn phế quản (SABA: 4 giờ; LABA:
12+ giờ) hoặc lúc có triệu chứng. Nếu bình thường, hãy xem xét đến các chẩn đoán
khác (Bảng 1-3, trang 8).
Nếu FEV1 >70% dự đoán: xem xét đến thực hiện test kích thích phế quản. Nếu âm
tính, xem xét đến việc hạ bậc điều trị với thuốc kiểm soát (xem Bảng 1-5) và đánh
giá lại sau 2-4 tuần
Nếu FEV1 <70% dự đoán: xem xét đến việc tăng bậc điều trị với thuốc kiểm soát trong
3 tháng (Bảng 3-5), sau đó đánh giá lại các triệu chứng và chức năng phổi. Nếu không
đáp ứng, giữ lại điều trị cũ và chuyển bệnh nhân để chẩn đoán và nghiên cứu tiếp
Các triệu chứng hô hấp ít,
chức năng phổi bình thường
và giới hạn luồng khí không
dao động
Lặp lại test giãn phế quản sau khi ngưng thuốc giãn phế quản (SABA: 4 giờ; LABA:
12+ giờ) hoặc lúc có triệu chứng. Nếu bình thường, xem xét đến các chẩn đoán khác
(Bảng 1-3).
Xem xét đến việc hạ bậc điều trị với thuốc kiểm soát (xem Bảng 1-5):
• Nếu các triệu chứng xuất hiện và chức năng phổi suy giảm: hen được xác định.
Tăng bậc điều trị với thuốc kiểm soát đến liều hữu hiệu thấp nhất trước đó.
• Nếu triệu chứng hoặc chức năng phổi không thay đổi ở bậc thuốc kiểm soát
thấp nhất: xem xét ngưng thuốc kiểm soát và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân ít
nhất 12 tháng (Bảng 3-7).
Khó thở dai dẳng và giới hạn
luồng khí cố định
Xem xét tiếp tục điều trị với thuốc kiểm soát trong 3 tháng (Bảng 3-5, trang 31), sau đó
đánh giá lại các triệu chứng và chức năng phổi. Nếu không đáp ứng, giữ lại điều trị
trước đó và chuyển bệnh nhân để chẩn đoán và nghiên cứu. Hãy xem xét đến hội
chứng chồng lắp hen-COPD (Chương 5, trang 73).
LABA: đồng vận beta2 tác dụng dài; SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản 11
Bảng 1-5. Cách hạ bậc điều trị với thuốc kiểm soát để giúp xác định chẩn đoán hen phế quản
1. ĐÁNH GIÁ
• Ghi nhận tình trạng hiện tại của bệnh nhân bao gồm kiểm soát hen (Bảng 2-2, trang 17) và chức năng phổi. Nếu bệnh
nhân có các yếu tố nguy cơ đợt kịch phát hen (Bảng 2-2B), không được hạ bậc điều trị mà không theo dõi chặt chẽ.
• Chọn thời điểm thích hợp (vd: không nhiễm trùng hô hấp, không đi nghỉ xa, không mang thai).
• Cung cấp một bản kế hoạch hành động hen (Bảng 4-2, trang 61) để bệnh nhân biết cách nhận biết và đối phó
nếu các triệu chứng trở nặng. Bảo đảm họ có đủ thuốc để dùng lại liều cũ nếu hen trở nặng.
2. ĐIỀU CHỈNH
• Hướng dẫn bệnh nhân cách giảm liều ICS 25-50%, hoặc ngưng thuốc kiểm soát khác (vd: LABA, kháng
thụ thể leukotriene) nếu đã dùng (Bảng 3-7, trang 37)
• Hẹn khám lại trong 2 – 4 tuần.
3. XEM LẠI ĐÁP ỨNG
• Lặp lại đánh giá kiểm soát hen và đo chức năng phổi sau 2-4 tuần (Bảng 1-2, trang 5).
• Nếu các triệu chứng tăng và giới hạn luồng khí dao động được xác định sau khi hạ bậc điều trị, chẩn đoán hen
được xác định. Liều thuốc kiểm soát nên được giữ lại ở mức hữu hiệu thấp nhất trước đó.
• Nếu, sau khi hạ bậc đến điều trị với thuốc kiểm soát liều thấp, các triệu chứng không trở nặng và vẫn không có
chứng cứ của giới hạn luồng khí dao động, hãy xem xét việc ngừng điều trị với thuốc kiểm soát và lặp lại đánh
giá kiểm soát hen và đo chức năng phổi trong 2-3 tuần, nhưng phải theo dõi bệnh nhân trong ít nhất 12 tháng
COPD: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; LABA: đồng vận beta2 tác dụng dài; ICS: corticosteroid dạng hít.
Bệnh nhân béo phì
Trong khi hen thường gặp hơn ở người béo phì,43
các triệu chứng hô hấp đi cùng với béo phì có thể giống như hen.
Ở người béo phì có khó thở gắng sức, điều quan trọng là xác định chẩn đoán hen với việc đo lường khách quan
giới hạn luồng khí dao động. Một nghiên cứu phát hiện những bệnh nhân không béo phì cũng có thể bị chẩn đoán
hen quá mức như những bệnh nhân béo phì (khoảng 30% ở mỗi nhóm).39
Một nghiên cứu khác phát hiện cả chẩn
đoán sót lẫn chẩn đoán quá mức ở những bệnh nhân béo phì.44
Cơ sở thiếu nguồn lực
Ở các cơ sở thiếu nguồn lực, chẩn đoán các triệu chứng hô hấp bắt đầu bằng phương pháp dựa vào triệu chứng
hoặc hội chứng. Câu hỏi về quãng thời gian có triệu chứng và về sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, sụt cân, đau khi hít thở và
ho ra máu giúp phân biệt các bệnh nhiễm trùng hô hấp mạn tính như lao, HIV/AIDS và nhiễm ký sinh hoặc nấm
phổi với hen và COPD.45,46
Giới hạn luồng khí dao động có thể được xác định bằng lưu lượng đỉnh kế. Ở cơ sở
thiếu nguồn lực, ghi nhận các triệu chứng và lưu lượng thở ra đỉnh trước và sau khi điều trị thử với SABA và ICS
đều đặn khi cần, thường kèm với 1 tuần corticosteroid uống, giúp xác định chẩn đoán hen trước khi bắt đầu điều trị
dài hạn.47
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản12
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản
TẬP 1. NGƯỜI LỚN, THIẾU NIÊN VÀ
TRẺ EM 6 TUỔI VÀ LỚN HƠN
Chương 2.
Đánh giá
hen phế quản
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
14 2. Đánh giá hen phế quản
CÁC ĐIỂM CHÍNH
TỔNG QUÁT
Đối với từng bệnh nhân, đánh giá hen nên bao gồm đánh giá kiểm soát hen (cả kiểm soát triệu chứng và nguy cơ
tương lai của kết quả xấu), các vấn đề điều trị, đặc biệt là kỹ thuật hít thuốc và tuân thủ, và bất cứ bệnh lý đi kèm
nào vốn góp phần vào gánh nặng triệu chứng và làm giảm chất lượng cuộc sống (Bảng 2-1, trang 15). Chức năng
phổi, đặc biệt là thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu (FEV1), tính theo phần trăm của dự đoán, là một phần
quan trọng của đánh giá nguy cơ tương lai.
‘Kiểm soát hen’ có nghĩa gì?
Mức kiểm soát hen là mức độ mà các biểu hiện hen có thể được bệnh nhân quan sát, hoặc giảm xuống hoặc loại
bỏ nhờ điều trị.14,48
Nó được quyết định bởi sự tương tác giữa nền tảng gen của bệnh nhân, kết quả của các bệnh
tiềm ẩn, điều trị đang tiến hành, môi trường và các yếu tố tâm lý – xã hội.48
Kiểm soát hen có hai lĩnh vực: kiểm soát triệu chứng (trước đây gọi là ‘kiểm soát lâm sàng hiện tại’) và nguy cơ
tương lai của kết quả xấu (Bảng 2-2, trang 17). Bao giờ cũng nên được đánh giá cả hai. Chức năng phổi là phần
đánh giá quan trọng của nguy cơ tương lai; cần được đo lúc bắt đầu điều trị, sau điều trị 3-6 tháng (để xác định
kết quả tốt nhất của bệnh nhân) và định kỳ sau đó để đánh giá nguy cơ đang diễn tiến.
Cách mô tả kiểm soát hen của bệnh nhân
Kiểm soát hen nên được mô tả theo cả kiểm soát triệu chứng lẫn nguy cơ tương lai, ví dụ:
Cô X kiểm soát triệu chứng hen tốt, nhưng cô ấy có nguy cơ cao bị đợt kịch phát trong tương lai bởi vì cô ấy đã có
các đợt kịch phát nặng trong năm vừa qua.
Ông Y kiểm soát triệu chứng hen kém. Ông ấy cũng có thêm những yếu tố nguy cơ bị đợt kịch phát trong tương
lai, bao gồm chức năng phổi thấp, hiện hút thuốc lá và tuân thủ dùng thuốc kém.
Từ ‘kiểm soát hen’ có nghĩa gì đối với bệnh nhân?
Nhiều nghiên cứu mô tả sự bất tương xứng giữa đánh giá của bệnh nhân và của bác sĩ về mức độ kiểm soát hen
của bệnh nhân. Điều này không nhất thiết có nghĩa là bệnh nhân ‘đánh giá quá mức’ mức kiểm soát hen của họ
hoặc ‘đánh giá dưới mức’ độ nặng nhẹ, nhưng bệnh nhân hiểu và sử dụng từ ‘kiểm soát’ khác với bác sĩ, ví dụ
dựa vào việc các triệu chứng mất đi sau khi dùng thuốc nhanh ra sao.48,49
Nếu từ ‘kiểm soát hen’ được sử dụng
với bệnh nhân, ý nghĩa của nó bao giờ cũng nên được giải thích.
• Đánh giá hai lĩnh vực kiểm soát hen: kiểm soát triệu chứng (trước đây được gọi là ‘kiểm soát lâm sàng hiện tại’)
và nguy cơ tương lai của kết quả xấu, cũng như các vấn đề trong điều trị như kỹ thuật hít thuốc và tuân thủ, tác
dụng phụ và bệnh lý đi kèm.
Đánh giá kiểm soát triệu chứng từ các triệu chứng hen ban ngày ban đêm, việc sử dụng thuốc cắt cơn, và hạn chế hoạt động.
Kiểm soát triệu chứng kém là gánh nặng đối với bệnh nhân và là yếu tố nguy cơ đối với đợt kịch phát trong tương lai.
Đánh giá nguy cơ tương lai của bệnh nhân đối với đợt kịch phát, giới hạn luồng khí cố định và tác dụng phụ của
thuốc, ngay cả khi kiểm soát triệu chứng tốt. Yếu tố nguy cơ đã được xác định đối với đợt kịch phát, vốn độc lập
với kiểm soát triệu chứng bao gồm bệnh sử ≥1 đợt kịch phát trong năm vừa qua, tuân thủ kém, kỹ thuật hít thuốc
không đúng, chức năng phổi thấp, hút thuốc lá và tăng bạch cầu ái toan trong máu.
Khi đã chẩn đoán hen, chức năng phổi là chỉ số hữu ích nhất của nguy cơ tương lai. Chức năng phổi nên được
ghi nhận lúc chẩn đoán, 3-6 tháng sau khi bắt đầu điều trị và định kỳ sau đó. Sự bất tương xứng giữa triệu
chứng và chức năng phổi cần được khảo sát thêm.
Kiểm soát kém các triệu chứng và các đợt kịch phát có các yếu tố cấu thành khác nhau và cần các cách điều trị
khác nhau.
Mức độ nặng nhẹ của hen được đánh giá hồi cứu từ mức điều trị cần để kiểm soát triệu chứng và đợt kịch phát.
Điều quan trọng là phân biệt giữa hen nặng và hen không kiểm soát, nghĩa là do kỹ thuật hít thuốc không đúng
và/hoặc tuân thủ kém.
•
•
•
•
•
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
2. Đánh giá hen phế quản 15
Bảng 2-1. Đánh giá hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em 6-11 tuổi
1. Đánh giá kiểm soát hen = kiểm soát triệu chứng và nguy cơ tương lai của kết quả xấu
• Đánh giá kiểm soát triệu chứng trong 4 tuần vừa qua (Bảng 2-2A)
• Xác định các yếu tố nguy cơ khác đối với đợt kịch phát, giới hạn luồng khí cố định hoặc tác dụng phụ (Bảng 2-2B)
• Đo chức năng phổi lúc chẩn đoán hoặc lúc bắt đầu điều trị, sau khi điều trị với thuốc kiểm soát 3-6 tháng,
và định kỳ sau đó
2. Đánh giá các vấn đề điều trị
• Ghi nhận bậc điều trị hiện nay của bệnh nhân (Bảng 3-5, trang 31)
• Xem kỹ thuật hít thuốc, đánh giá sự tuân thủ và phản ứng phụ
• Kiểm tra xem bệnh nhân có bản kế hoạch hành động hen hay không
• Hỏi về thái độ và mục đích của bệnh nhân đối với hen và các thuốc hen
3. Đánh giá bệnh lý đi kèm
• Viêm mũi, viêm xoang mũi, trào ngược dạ dày – thực quản, béo phì, ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn, trầm cảm
và lo âu có thể góp phần vào triệu chứng, giảm chất lượng cuộc sống và đôi khi kiểm soát hen kém
ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG HEN PHẾ QUẢN
Các triệu chứng hen như khò khè, nặng ngực, khó thở và ho thay đổi một cách điển hình về tần số và cường độ,
và góp phần vào gánh nặng hen đối với bệnh nhân. Kiểm soát triệu chứng kém cũng chắc chắn đi cùng với việc
tăng nguy cơ bị đợt kịch phát hen.50-52
Hỏi trực tiếp là quan trọng, bởi vì tần số hoặc cường độ các triệu chứng mà bệnh nhân xem như không thể chấp
nhận được hoặc phiền toái, thay đổi tùy các khuyến cáo về mục tiêu điều trị hen, và thay đổi từ bệnh nhân này
sang bệnh nhân khác. Ví dụ, dù có chức năng phổi thấp, người có lối sống ít vận động không cảm thấy phiền toái
và do đó có vẻ như kiểm soát tốt triệu chứng.
Để đánh giá kiểm soát triệu chứng tốt (Bảng 2-2A), hãy hỏi về các điều sau đây trong bốn tuần vừa qua: tần số
triệu chứng hen (số ngày trong tuần), có đêm nào thức giấc hoặc hạn chế hoạt động vì hen không, và tần số dùng
thuốc cắt cơn. Nói chung, không tính đến thuốc cắt cơn sử dụng trước khi vận động, bởi vì điều này thường là
thông lệ.
Công cụ kiểm soát triệu chứng hen phế quản dành cho người lớn và thiếu niên
Công cụ tầm soát đơn giản: có thể được sử dụng tại cơ sở chăm sóc ban đầu để nhận diện nhanh những bệnh
nhân cần đánh giá chi tiết hơn. Ví dụ như công cụ ‘Ba câu hỏi của Hội Thầy thuốc Hoàng gia’ dựa trên sự đồng
thuận, vốn hỏi về khó ngủ, triệu chứng ban ngày và hạn chế hoạt động do hen trong tháng vừa qua. Test Hen 30
giây cũng bao gồm thời gian nghỉ việc/học do hen.54
Công cụ kiểm soát triệu chứng có phân loại: Ví dụ như công cụ kiểm soát triệu chứng GINA dựa trên đồng thuận
(Bảng 2-2A). Sự phân loại kiểm soát triệu chứng này có thể được sử dụng cùng với bộ đánh giá nguy cơ (Bảng 2-
2B), để hướng dẫn quyết định điều trị (Bảng 3-5, trang 31). Sự phân loại này tương ứng với đánh giá kiểm soát
hen theo điểm số.55,56
Công cụ ‘kiểm soát hen’ theo điểm số: Các công cụ này cung cấp điểm số và điểm cắt để phân biệt các mức độ
kiểm soát hen khác nhau, giúp cho sự đánh giá của bác sĩ có giá trị hơn. Có nhiều bản dịch. Các điểm số này hữu
ích để đánh giá tiến bộ của bệnh nhân; chúng thường được sử dụng trong nghiên cứu lâm sàng, nhưng có thể bị
hạn chế do bản quyền. Các công cụ kiểm soát theo điểm số hen nhạy cảm hơn với thay đổi trong kiểm soát triệu
chứng so với các công cụ có phân loại.55
Ví dụ như:
• Bản Câu hỏi Kiểm soát Hen (ACQ).57,58
Điểm số thay đổi từ 0 đến 6 (cao hơn là xấu hơn). Điểm 0,0 đến
0,75 được phân loại là hen kiểm soát tốt; 0,75 – 1,5 là ‘vùng xám’; và >1,5 là hen kiểm soát kém. Điểm
COPYRIGHTED
MATERIAL-DO
NOT
ALTER
OR
REPRODUCE
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt
Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt

More Related Content

What's hot

Cập nhật mới - GINA 2017
Cập nhật mới - GINA 2017Cập nhật mới - GINA 2017
Cập nhật mới - GINA 2017Nguyễn Hạnh
 
Ca lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDCa lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDHA VO THI
 
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HENĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HENSoM
 
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhChẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
HEN KHÓ TRỊ
HEN KHÓ TRỊHEN KHÓ TRỊ
HEN KHÓ TRỊSoM
 
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤP
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤPĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤP
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤPSoM
 
Điều Trị Kiểm Soát Hen - Tiến Sĩ Lê Khắc Bảo
Điều Trị Kiểm Soát Hen - Tiến Sĩ Lê Khắc BảoĐiều Trị Kiểm Soát Hen - Tiến Sĩ Lê Khắc Bảo
Điều Trị Kiểm Soát Hen - Tiến Sĩ Lê Khắc Bảoluantran92
 
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanCOPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanSoM
 
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhCa lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
XỬ TRÍ CƠN HEN QUẢ MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
XỬ TRÍ CƠN HEN QUẢ MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNGXỬ TRÍ CƠN HEN QUẢ MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
XỬ TRÍ CƠN HEN QUẢ MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNGSoM
 
Cập nhật copd 2018 (BYT -VN)
Cập nhật copd 2018 (BYT -VN)Cập nhật copd 2018 (BYT -VN)
Cập nhật copd 2018 (BYT -VN)VinhQuangPhmNgc
 
ĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENSoM
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HENTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HENSoM
 
Đợt cấp COPD: tiếp cận điều trị kháng sinh thích hợp ban đầu và chiến lược p...
Đợt cấp COPD:  tiếp cận điều trị kháng sinh thích hợp ban đầu và chiến lược p...Đợt cấp COPD:  tiếp cận điều trị kháng sinh thích hợp ban đầu và chiến lược p...
Đợt cấp COPD: tiếp cận điều trị kháng sinh thích hợp ban đầu và chiến lược p...SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnChẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 

What's hot (20)

Cập nhật mới - GINA 2017
Cập nhật mới - GINA 2017Cập nhật mới - GINA 2017
Cập nhật mới - GINA 2017
 
Ca lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPDCa lâm sàng COPD
Ca lâm sàng COPD
 
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HENĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN
ĐIỀU TRỊ KIỂM SOÁT HEN
 
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn địnhChẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
Chẩn đoán và điều trị bptnmt giai đoạn ổn định
 
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ emChẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
Chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở trẻ em
 
Đợt cấp copd nặng nhập viện
Đợt cấp copd nặng nhập viện Đợt cấp copd nặng nhập viện
Đợt cấp copd nặng nhập viện
 
HEN KHÓ TRỊ
HEN KHÓ TRỊHEN KHÓ TRỊ
HEN KHÓ TRỊ
 
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤP
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤPĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤP
ĐIỀU TRỊ COPD NGOÀI ĐỢT CẤP
 
Cập nhật GINA 2014
Cập nhật GINA 2014Cập nhật GINA 2014
Cập nhật GINA 2014
 
đIều trị hen
đIều trị henđIều trị hen
đIều trị hen
 
Điều Trị Kiểm Soát Hen - Tiến Sĩ Lê Khắc Bảo
Điều Trị Kiểm Soát Hen - Tiến Sĩ Lê Khắc BảoĐiều Trị Kiểm Soát Hen - Tiến Sĩ Lê Khắc Bảo
Điều Trị Kiểm Soát Hen - Tiến Sĩ Lê Khắc Bảo
 
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lanCOPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
COPD VÀ BỆNH ĐỒNG MẮC dr le thi tuyet lan
 
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhCa lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Ca lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
 
XỬ TRÍ CƠN HEN QUẢ MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
XỬ TRÍ CƠN HEN QUẢ MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNGXỬ TRÍ CƠN HEN QUẢ MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
XỬ TRÍ CƠN HEN QUẢ MỘT TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
 
Cập nhật copd 2018 (BYT -VN)
Cập nhật copd 2018 (BYT -VN)Cập nhật copd 2018 (BYT -VN)
Cập nhật copd 2018 (BYT -VN)
 
ĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HENĐIỀU TRỊ HEN
ĐIỀU TRỊ HEN
 
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HENTIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN HEN
 
Thuốc giãn phế quản kép trong điều trị copd
Thuốc giãn phế quản kép trong điều trị copdThuốc giãn phế quản kép trong điều trị copd
Thuốc giãn phế quản kép trong điều trị copd
 
Đợt cấp COPD: tiếp cận điều trị kháng sinh thích hợp ban đầu và chiến lược p...
Đợt cấp COPD:  tiếp cận điều trị kháng sinh thích hợp ban đầu và chiến lược p...Đợt cấp COPD:  tiếp cận điều trị kháng sinh thích hợp ban đầu và chiến lược p...
Đợt cấp COPD: tiếp cận điều trị kháng sinh thích hợp ban đầu và chiến lược p...
 
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớnChẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn
 

Viewers also liked

Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quảnMartin Dr
 
ĐIỀU TRỊ VIÊM P
ĐIỀU TRỊ VIÊM PĐIỀU TRỊ VIÊM P
ĐIỀU TRỊ VIÊM PSoM
 
HÌNH ẢNH HỌC X QUANG MỘT SỐ BỆNH PHỔI THƯỜNG GẶP
HÌNH ẢNH HỌC X QUANG MỘT SỐ BỆNH PHỔI THƯỜNG GẶPHÌNH ẢNH HỌC X QUANG MỘT SỐ BỆNH PHỔI THƯỜNG GẶP
HÌNH ẢNH HỌC X QUANG MỘT SỐ BỆNH PHỔI THƯỜNG GẶPSoM
 
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔISoM
 
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆNĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆNSoM
 
VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN - VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY DO VI KHUẨN ĐA KHÁNG
VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN - VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY DO VI KHUẨN ĐA KHÁNGVIÊM PHỔI BỆNH VIỆN - VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY DO VI KHUẨN ĐA KHÁNG
VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN - VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY DO VI KHUẨN ĐA KHÁNGSoM
 
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔICHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔISoM
 
Viêm Tiểu Phế Quản - PGS.TS. Phạm Thị Minh Hồng (BV Nhi Đồng 2)
Viêm Tiểu Phế Quản - PGS.TS. Phạm Thị Minh Hồng (BV Nhi Đồng 2)Viêm Tiểu Phế Quản - PGS.TS. Phạm Thị Minh Hồng (BV Nhi Đồng 2)
Viêm Tiểu Phế Quản - PGS.TS. Phạm Thị Minh Hồng (BV Nhi Đồng 2)Phiều Phơ Tơ Ráp
 

Viewers also liked (13)

Hen phế quản
Hen phế quảnHen phế quản
Hen phế quản
 
ĐIỀU TRỊ VIÊM P
ĐIỀU TRỊ VIÊM PĐIỀU TRỊ VIÊM P
ĐIỀU TRỊ VIÊM P
 
HÌNH ẢNH HỌC X QUANG MỘT SỐ BỆNH PHỔI THƯỜNG GẶP
HÌNH ẢNH HỌC X QUANG MỘT SỐ BỆNH PHỔI THƯỜNG GẶPHÌNH ẢNH HỌC X QUANG MỘT SỐ BỆNH PHỔI THƯỜNG GẶP
HÌNH ẢNH HỌC X QUANG MỘT SỐ BỆNH PHỔI THƯỜNG GẶP
 
Bg 11 viem k phoi
Bg 11 viem k phoiBg 11 viem k phoi
Bg 11 viem k phoi
 
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm phổi cộng đồng ở bệnh nhân n...
 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA HEN PHẾ QUẢN CÓ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI TRUNG...
 
Viêm phổi
Viêm phổiViêm phổi
Viêm phổi
 
VIÊM PHỔI
VIÊM PHỔIVIÊM PHỔI
VIÊM PHỔI
 
Giải đáp về bệnh Hen
Giải đáp về bệnh HenGiải đáp về bệnh Hen
Giải đáp về bệnh Hen
 
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆNĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG VÀ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN
 
VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN - VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY DO VI KHUẨN ĐA KHÁNG
VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN - VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY DO VI KHUẨN ĐA KHÁNGVIÊM PHỔI BỆNH VIỆN - VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY DO VI KHUẨN ĐA KHÁNG
VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN - VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY DO VI KHUẨN ĐA KHÁNG
 
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔICHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
CHẨN ĐOÁN VIÊM PHỔI
 
Viêm Tiểu Phế Quản - PGS.TS. Phạm Thị Minh Hồng (BV Nhi Đồng 2)
Viêm Tiểu Phế Quản - PGS.TS. Phạm Thị Minh Hồng (BV Nhi Đồng 2)Viêm Tiểu Phế Quản - PGS.TS. Phạm Thị Minh Hồng (BV Nhi Đồng 2)
Viêm Tiểu Phế Quản - PGS.TS. Phạm Thị Minh Hồng (BV Nhi Đồng 2)
 

Similar to Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt

Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Yhoccongdong.com
 
An toan sinh hoc trong xet nghiem lao
An toan sinh hoc trong xet nghiem laoAn toan sinh hoc trong xet nghiem lao
An toan sinh hoc trong xet nghiem laovisinhyhoc
 
Sphere conferences khai mạc hội nghị hằng năm vi
Sphere conferences khai mạc hội nghị hằng năm   viSphere conferences khai mạc hội nghị hằng năm   vi
Sphere conferences khai mạc hội nghị hằng năm viBao Tran
 
An toan thuc pham va cac benh lay truyen qua duong tieu hoa
An toan thuc pham va cac benh lay truyen qua duong tieu hoaAn toan thuc pham va cac benh lay truyen qua duong tieu hoa
An toan thuc pham va cac benh lay truyen qua duong tieu hoaNguyễn Suneo
 
Không khí sạch thành phố xanh báo cáo kết quả
Không khí sạch thành phố xanh báo cáo kết quảKhông khí sạch thành phố xanh báo cáo kết quả
Không khí sạch thành phố xanh báo cáo kết quảTuynLCh
 
Tạp chí Life Balance | No. 1 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No. 1 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No. 1 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No. 1 | OSHE MagazinePMC WEB
 
CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG GU RU
CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG GU RUCHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG GU RU
CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG GU RUSoM
 
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoiViet Nhung Nguyen
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Man_Ebook
 
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốcPhác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốcSỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học bệnh ung thư vú giai đoạn II, IIIA h...
Đề tài: Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học bệnh ung thư vú giai đoạn II, IIIA h...Đề tài: Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học bệnh ung thư vú giai đoạn II, IIIA h...
Đề tài: Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học bệnh ung thư vú giai đoạn II, IIIA h...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfHướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfSoM
 
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre em
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre emDanh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre em
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre emLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014HA VO THI
 
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tínhPhục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tínhYhoccongdong.com
 

Similar to Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt (20)

Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
Covid Reference 3 - Phiên bản Tiếng Việt
 
An toan sinh hoc trong xet nghiem lao
An toan sinh hoc trong xet nghiem laoAn toan sinh hoc trong xet nghiem lao
An toan sinh hoc trong xet nghiem lao
 
Sphere conferences khai mạc hội nghị hằng năm vi
Sphere conferences khai mạc hội nghị hằng năm   viSphere conferences khai mạc hội nghị hằng năm   vi
Sphere conferences khai mạc hội nghị hằng năm vi
 
An toan thuc pham va cac benh lay truyen qua duong tieu hoa
An toan thuc pham va cac benh lay truyen qua duong tieu hoaAn toan thuc pham va cac benh lay truyen qua duong tieu hoa
An toan thuc pham va cac benh lay truyen qua duong tieu hoa
 
19 phcn phoi_mantinh
19 phcn phoi_mantinh19 phcn phoi_mantinh
19 phcn phoi_mantinh
 
Không khí sạch thành phố xanh báo cáo kết quả
Không khí sạch thành phố xanh báo cáo kết quảKhông khí sạch thành phố xanh báo cáo kết quả
Không khí sạch thành phố xanh báo cáo kết quả
 
Tạp chí Life Balance | No. 1 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No. 1 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No. 1 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No. 1 | OSHE Magazine
 
CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG GU RU
CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG GU RUCHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG GU RU
CHĂM SÓC TRẺ BẰNG PHƯƠNG PHÁP CĂNG GU RU
 
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi
1. dinh huong chuyen nganh lao và benh phoi
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế hu...
 
Thực dưỡng đặc trị ung thư.pdf
Thực dưỡng đặc trị  ung thư.pdfThực dưỡng đặc trị  ung thư.pdf
Thực dưỡng đặc trị ung thư.pdf
 
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốcPhác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
Phác đồ hướng dẫn điều trị viêm phổi cộng đồng trong kỷ nguyên kháng thuốc
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
 
Đề tài: Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học bệnh ung thư vú giai đoạn II, IIIA h...
Đề tài: Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học bệnh ung thư vú giai đoạn II, IIIA h...Đề tài: Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học bệnh ung thư vú giai đoạn II, IIIA h...
Đề tài: Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học bệnh ung thư vú giai đoạn II, IIIA h...
 
Luận án: Mô bệnh học bệnh ung thư vú hạch nách dương tính
Luận án: Mô bệnh học bệnh ung thư vú hạch nách dương tínhLuận án: Mô bệnh học bệnh ung thư vú hạch nách dương tính
Luận án: Mô bệnh học bệnh ung thư vú hạch nách dương tính
 
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfHướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
 
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre em
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre emDanh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre em
Danh gia hieu qua cua singulair trong dieu tri du phong hen phe quan tre em
 
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
 
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tínhPhục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính
Phục hồi chức năng bệnh phổi mãn tính
 
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)Tài liệu hướng dẫn của WHO về  GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
Tài liệu hướng dẫn của WHO về GACP cho cây thuốc (Vietnamese version)
 

More from Bệnh Hô Hấp Mãn Tính

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễnLiệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễnHướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdPhục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdCác biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyếtSử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyếtBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phátĐiều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phátBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhChẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhBệnh Hô Hấp Mãn Tính
 

More from Bệnh Hô Hấp Mãn Tính (20)

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bộ y tế 2015
 
Ứng dụng tế bào gốc điều trị copd
Ứng dụng tế bào gốc điều trị copdỨng dụng tế bào gốc điều trị copd
Ứng dụng tế bào gốc điều trị copd
 
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễnLiệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
Liệu pháp bổ sung phòng ngừa hen suyễn
 
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễnHướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
Hướng dẫn kiểm soát dị ứng cho người hen suyễn
 
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãnMất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
Mất bù hô hấp ở bệnh nhân suy hô hấp mãn
 
Cá thể hóa điều trị copd
Cá thể hóa điều trị copdCá thể hóa điều trị copd
Cá thể hóa điều trị copd
 
Xử trí khi lên cơn hen suyễn
Xử trí khi lên cơn  hen suyễnXử trí khi lên cơn  hen suyễn
Xử trí khi lên cơn hen suyễn
 
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
Sổ tay dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản 2013
 
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copdPhục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân copd
 
Những điều cần biết về bệnh hen
Những điều cần biết về bệnh henNhững điều cần biết về bệnh hen
Những điều cần biết về bệnh hen
 
Ers ats copd guidelines
Ers ats copd guidelinesErs ats copd guidelines
Ers ats copd guidelines
 
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copdCác biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
Các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd
 
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
Tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị copd của ats 1995
 
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
Tạp chí lao và bệnh phổi số 17
 
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyếtSử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd   pgs ts đỗ quyết
Sử dụng kháng sinh trong đợt kịch phát copd pgs ts đỗ quyết
 
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phátĐiều trị giảm đợt cấp copd tái phát
Điều trị giảm đợt cấp copd tái phát
 
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
Cập nhật các khuyến cáo chủ yếu về viêm phổi năm 2015
 
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhChẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Chẩn đoán và xử trí đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
 
Cơn hen phế quản
Cơn hen  phế quảnCơn hen  phế quản
Cơn hen phế quản
 
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấpCấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
Cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp
 

Recently uploaded

lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydkPhongNguyn363945
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdfHongBiThi1
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydklý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
lý thuyết thực hành đông cầm máu lớp ydk
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bsSINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
SINH LÝ TẾ BÀO.doc rất hay nha các bạn bs
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm tụy cấp Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdfSGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
SGK cũ Cơ chế đẻ ngôi chỏm kiểu thế chẩm chậu trái trước.pdf
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ chuyển hóa hemoglobin 2006.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 

Báo cáo của tổ chức toàn cầu về hen Gina - Gina report 2014_bản tiếng việt

  • 1. CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU XỬ TRÍ VÀ PHÒNG NGỪA HEN PHẾ QUẢN CHỈNH SỬA NĂM 2014 © 2014 Chiến lược toàn cầu về hen phế quản CHIẾ N LƯỢC TOÀN CẦU H EN PHẾ QUẢN CHIẾ N LƯỢC TOÀN CẦU H EN PHẾ QUẢN COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 2. Người dịch: LÊ THỊ TUYẾT LAN Chiến lược toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản Báo cáo GINA có tại www.ginasthma.org. COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 3. CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU XỬ TRÍ VÀ PHÒNG NGỪA HEN PHẾ QUẢN CHỈNH SỬA NĂM 2014 © 2014 Chiến lược toàn cầu về hen phế quản COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 5. 3 Chiến lược Toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản 2014 (chỉnh sửa) BAN GIÁM ĐỐC GINA* J. Mark FitzGerald, MD, Chair ỦY BAN KHOA HỌC GINA * Helen K. Reddel, MBBS PhD, Chair Ken Ohta, MD PhD (to May 2012) University of British Columbia Vancouver, BC, Canada Woolcock Institute of Medical Research Sydney, Australia National Hospital Organization Tokyo National Hospital Tokyo, Eric D. Bateman, MD University of Cape Town Lung Institute Neil Barnes, MD (to May 2013) London Chest Hospital Soren Erik Pedersen, MD Cape Town, South Africa. London, UK Kolding Hospital Kolding, Denmark Louis-Philippe Boulet, MD Université Laval Peter J Barnes, MD (to Dec 2012) National Heart and Lung Institute Emilio Pizzichini, MD Québec, QC, Canada London, UK Universidade Federal de Santa Catarina Florianópolis, SC, Brazil Alvaro A. Cruz, MD Federal University of Eric D. Bateman, MD University of Cape Town Lung Institute Stanley J. Szefler, MD Salvador, BA, Brazil Cape Town, South Africa. Children's Hospital Colorado Aurora, CO, USA Tari Haahtela, MD Helsinki University Central Hospital Allan Becker, MD University of Manitoba Sally E Wenzel, MD (to May 2012) Helsinki, Finland Winnipeg, MB, CANADA University of Pittsburgh Pittsburgh, PA, USA Mark L. Levy, MD The University of Edinburgh Elisabeth Bel, MD (to May 2013) University of Amsterdam Brian Rowe, MD MSc (Consultant to Edinburgh, UK Amsterdam, The Netherlands Science Committee) University of Alberta Paul O'Byrne, MD Johan C. de Jongste, MD PhD Edmonton, AL, Canada McMaster University Hamilton, ON, Canada Erasmus University Medical Center Rotterdam, The Netherlands TỔNG QUAN BÊN NGOÀI Pierluigi Paggiaro, MD Jeffrey M. Drazen, MD Mary Ip, MBBS MD University of Pisa Harvard Medical School University of Hong Kong Pokfulam Pisa, Italy Boston, MA, USA Hong Kong, ROC Soren Erik Pedersen, MD J. Mark FitzGerald, MD Alan Kaplan, MD Kolding Hospital University of British Columbia Richmond Hill, ON, Canada Kolding, Denmark Vancouver, BC, Canada Huib Kerstjens, MD PhD Manuel Soto-Quiroz, MD Hiromasa Inoue, MD University of Groningen Hospital Nacional de Niños Kagoshima University Groningen, The Netherlands San José, Costa Rica Kagoshima, Japan Mike Thomas, MBBS PhD Helen K. Reddel, MBBS PhD Robert F. Lemanske, Jr., MD University of Southampton Woolcock Institute of Medical Research University of Wisconsin Southampton, UK Sydney, Australia Madison, WI, USA Thys van der Molen, MD Gary W. Wong, MD Paul O'Byrne, MD University of Groningen Chinese University of Hong Kong McMaster University Groningen, The Netherlands Hong Kong, ROC Hamilton, ON, Canada Monica Federico, MD Children's Hospital Colorado Aurora, CO, USA * Mọi thông tin về các thành viên của Ban Giám đốc và Ủy ban khoa học GINA có thể tìm thấy tại www.ginasthma.com COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 7. THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG GINA NGƯỜI ĐÓNG GÓP KHÁC Eva Mantzouranis, MD William Kelly, PharmD Richard Beasley, MBChB DSc University Hospital University of New Mexico Medical Research Institute of New Heraklion, Crete, Greece Albuquerque, NM, USA Zealand Wellington, New Zealand Patrick Manning, MD Christine Jenkins, MD St. James' Hospital The George Institute Carlos Baena Cagnani, MD Dublin, Ireland Sydney, Australia Catholic University of Córdoba Cordoba, Argentina Yousser Mohammad, MD Stephen Lazarus, MD Tishreen University School of Medicine University of California San Francisco Yu-Zi Chen, MD Lattakia, Syria San Francisco, CA, USA Children's Hospital of the Capital Beijing, China Hugo E. Neffen, MD Gregory Moullec PhD Clinica Alergia E Immunologie University of British Columbia Maia Gotua, MD PhD Santa Fe, Argentina Vancouver, BC, Canada Centre of Allergy & Immunology Republic of Georgia Ewa Nizankowska-Mogilnicka, MD Marielle Pijnenburg, MD PhD University School of Medicine Erasmus MC-Sophia Children's Hospital Carlos Adrian Jiménez Krakow, Poland Rotterdam, The Netherlands San Luis Potosí, México Petr Pohunek, MD PhD Mohsen Sadatsafavi, MD PhD Guy Joos, MD University Hospital Motol University of British Columbia Ghent University Hospital Czech Republic Vancouver, BC, Canada Ghent, Belgium Gustavo Rodrigo, MD D. Robin Taylor, MD DSc Aziz Koleilat, MD Hospital Central de las Fuerzas Wishaw General Hospital Makassed Hospital Armadas, Montevideo, Uruguay Lanarkshire, UK Beirut, Lebanon Joaquin Sastre, MD PhD Johanna van Gaalen, MD Le Thi Tuyet Lan, MD PhD Universidad Autonoma de Madrid Leiden University Medical Centre University of Pharmacy and Medicine Madrid, Spain Leiden, The Netherlands Ho Chi Minh City, Vietnam Jorg D. Leuppi, MD PhD Wan-Cheng Tan, MD iCAPTURE Centre for Cardiovascular HỖ TRỢ KHÁC University Hospital Basel, Switzerland and Pulmonary Research Vancouver, BC, Canada Kate Chisnall Marianne Kirby T.K. Lim, MD CHƯƠNG TRÌNH GINA Beejal Viyas-Price National University Hospital Singapore Suzanne Hurd, PhD Scientific Director COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 9. i Lời nói đầu Hen phế quản là một vấn đề y tế toàn cầu nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả mọi nhóm tuổi. Tỉ lệ người mắc bệnh hen phế quản đang tăng lên tại nhiều quốc gia, nhất là ở trẻ em. Dù một số quốc gia đã giảm được số nhập viện và tử vong, hen phế quản vẫn tạo một gánh nặng không thể chấp nhận được lên hệ thống chăm sóc sức khỏe, và lên xã hội qua việc mất năng suất nơi làm việc và sự xáo trộn của gia đình, nhất là đối với hen phế quản trẻ em. Năm 1993, Viện Tim, Phổi, Huyết học Quốc gia Hoa Kỳ cộng tác với Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức một hội thảo, từ đó soạn ra Báo cáo Hội thảo: Chiến lược Toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản.1 Báo cáo này được nối tiếp bằng sự ra đời của Chiến lược Toàn cầu về Hen phế quản (GINA), một mạng lưới các cá nhân, tổ chức, và viên chức y tế cộng đồng để phổ biến thông tin về chăm sóc bệnh nhân hen phế quản, và để cung cấp cơ chế chuyển chứng cứ khoa học vào cải thiện chăm sóc hen phế quản. Hội đồng GINA sau đó được sáng lập, là một nhóm các chuyên gia tận tụy chăm sóc hen phế quản từ nhiều quốc gia. Hội đồng làm việc với Ủy ban Khoa học, Ban Giám đốc và Ủy ban Phổ biến và Áp dụng để thúc đẩy sự hợp tác quốc tế và phổ biến thông tin về hen phế quản. Báo cáo GINA (‘Chiến lược Toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen’) đã được cập nhật từ 2002, và các ấn phẩm dựa trên các báo cáo GINA được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Năm 2001, GINA khởi xướng Ngày Hen Toàn cầu hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về gánh nặng của hen phế quản, và trở thành một điểm tập trung các hoạt động tại chỗ và quốc gia để giáo dục gia đình và nhân viên y tế về các phương pháp hiệu quả để xử trí và kiểm soát hen phế quản. Dù có những nỗ lực này, dù có sẵn những liệu pháp hữu hiệu, các khảo sát quốc tế cho biết hiện có chứng cứ về sự kiểm soát hen phế quản dưới mức tối ưu ở nhiều quốc gia. Thật rõ ràng rằng nếu những khuyến cáo trong báo cáo này nhằm cải thiện sự chăm sóc người bệnh hen phế quản, thì mọi nỗ lực phải được tiến hành để thúc đẩy các nhà lãnh đạo y tế bảo đảm sự sẵn có, và khả năng tiếp cận các loại thuốc, và phát triển các phương tiện để áp dụng và đánh giá những chương trình điều trị hen phế quản có hiệu quả. Vào năm 2012, có sự gia tăng hiểu biết về tính đa dạng của hen phế quản, việc nhận biết về các phổ của bệnh đường dẫn khí mạn tính, việc công nhận các vấn đề chính như sự tuân thủ và hiểu biết y tế, và sự quan tâm gia tăng về việc cá thể hóa chăm sóc hen phế quản. Ngoài ra, đã xuất hiện nền tảng chứng cứ mạnh mẽ về các phương pháp hữu hiệu để áp dụng các hướng dẫn lâm sàng. Các vấn đề này có nghĩa rằng việc cung cấp khung chăm sóc hen phế quản chính nó là không đầy đủ: khuyến cáo cần được tích hợp vào các phương pháp liên quan cả về mặt lâm sàng lẫn tính khả thi để áp dụng vào thực hành lâm sàng vốn bận rộn. Nhằm mục đích này, các khuyến cáo trong báo cáo GINA 2014 được trình bày một cách thân thiện với người dùng với việc sử dụng rộng rãi các bảng và lưu đồ. Báo cáo cũng bao gồm hai chương mới, một về xử trí hen phế quản ở trẻ em 0-5 tuổi (trước xuất bản riêng), và một về chủ đề quan trọng là chẩn đoán hội chứng chồng lắp hen-COPD (ACOS); chương sau được cùng xuất bản với Chiến lược Toàn cầu Chẩn đoán, Xử trí và Phòng ngừa COPD (GOLD). Để tiện dụng trong thực hành lâm sàng, các khuyến cáo thực hành lâm sàng có chứa trong Báo cáo GINA chính, còn các phụ lục tài liệu hỗ trợ cơ bản có trực tuyến tại www.ginasthma.org. Thật là một vinh hạnh cho chúng tôi được bày tỏ lòng biết ơn đối với công việc xuất sắc của tất cả mọi người đã góp phần vào sự thành công của chương trình GINA, và nhiều người đã tham gia vào đề án hiện tại này. Công trình này đã nhận được sự tài trợ giáo dục không giới hạn của nhiều công ty khác nhau (được liệt kê cuối bản báo cáo), cùng với thu nhập do GINA tạo ra từ việc bán các tài liệu dựa trên báo cáo này. Tuy nhiên, chỉ những thành viên của Ủy ban GINA chịu trách nhiệm về những tuyên bố và những kết luận đưa ra trong ấn phẩm này. Họ không nhận một khoản tiền công hoặc chi phí nào để tham dự những cuộc họp tổng quan khoa học hai năm một lần, cũng như thời gian để làm tổng quan y văn và góp phần quan trọng vào việc viết báo cáo này. Chúng tôi hy vọng rằng quí vị thấy báo cáo cập nhật này là một nguồn tài liệu hữu ích trong việc xử trí hen phế quản và trong khi sử dụng nó, quí vị sẽ nhận biết được nhu cầu cá thể hóa sự chăm sóc dành cho từng người, cho mọi người bệnh mà quí vị gặp. J Mark FitzGerald, MD Helen K Reddel, MBBS PhD Chủ tịch, Ban Giám đốc GINA Chủ tịch, Ủy ban Khoa học GINA COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 11. iii MỤC LỤC Phương pháp.....................................................................................................................................................vi TẬP 1. NGƯỜI LỚN, THIẾU NIÊN VÀ TRẺ EM 6 TUỔI VÀ LỚN HƠN.............................................................................1 Chương 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản ............................................................................. 1 Định nghĩa hen phế quản .......................................................................................................................... 2 Mô tả hen phế quản................................................................................................................................... 2 Chẩn đoán ban đầu ................................................................................................................................... 3 Chẩn đoán phân biệt ................................................................................................................................. 8 Chẩn đoán hen phế quản ở những nhóm dân số đặc biệt....................................................................... 9 Chương 2. Đánh giá hen phế quản ................................................................................................................ 13 Tổng quát................................................................................................................................................. 14 Đánh giá kiểm soát triệu chứng hen phế quản....................................................................................... 15 Đánh giá nguy cơ tương lai của kết cục xấu .......................................................................................... 19 Vai trò của chức năng phổi trong đánh giá kiểm soát hen phế quản..................................................... 19 Đánh giá độ nặng hen phế quản ............................................................................................................... 21 Chương 3. Điều trị hen phế quản để kiểm soát triệu chứng và hạn chế nguy cơ đến mức thấp nhất ......... 23 Phần A. Các nguyên tắc tổng quát của xử trí hen phế quản..................................................................... 24 Mục đích dài hạn của xử trí hen phế quản ............................................................................................. 24 Sự hợp tác giữa bệnh nhân – nhân viên y tế ........................................................................................... 25 Xử trí hen phế quản dựa trên kiểm soát................................................................................................. 26 Phần B. Thuốc và phương pháp đối với kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ.................................... 28 Thuốc hen phế quản................................................................................................................................ 29 Xem lại đáp ứng và điều chỉnh điều trị.................................................................................................... 35 Điều trị các yếu tố nguy cơ thay đổi được khác ..................................................................................... 38 Can thiệp không dùng thuốc ................................................................................................................... 39 Chỉ định chuyển đến chuyên gia tư vấn.................................................................................................. 41 Phần C. Giáo dục tự xử trí hen phế quản theo hướng dẫn và huấn luyện kỹ năng ................................. 42 Tổng quát................................................................................................................................................. 42 Huấn luyện kỹ năng sử dụng hiệu quả các ống hít ................................................................................ 42 Tuân thủ việc dùng thuốc và lời khuyên khác......................................................................................... 43 Thông tin về hen phế quản...................................................................................................................... 44 Huấn luyện tự xử trí hen phế quản theo hướng dẫn.............................................................................. 45 COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 12. iv Phần D. Xử trí hen phế quản với bệnh lý đi kèm và trong những nhóm dân số đặc biệt......................... 47 Xử trí bệnh lý đi kèm ............................................................................................................................... 47 Xử trí hen phế quản trong những nhóm dân số hoặc ở các cơ sở đặc biệt.......................................... 50 Chương 4. Xử trí hen phế quản trở nặng và đợt kịch phát............................................................................ 57 Tổng quát................................................................................................................................................. 59 Chẩn đoán đợt kịch phát ......................................................................................................................... 59 Tự xử trí đợt kịch phát với bản kế hoạch hành động hen phế quản...................................................... 60 Xử trí đợt kịch phát hen phế quản ở cơ sở chăm sóc ban đầu.............................................................. 63 Xử trí đợt kịch phát hen phế quản tại khoa cấp cứu .............................................................................. 66 Chương 5. Chẩn đoán hen phế quản, COPD và hội chứng chồng lắp hen-COPD (ACOS)........................ 73 Mục tiêu ................................................................................................................................................... 74 Cơ sở để chẩn đoán hen phế quản, COPD và ACOS ........................................................................... 74 Định nghĩa................................................................................................................................................ 75 Phương pháp từng bước để chẩn đoán bệnh nhân có triệu chứng hô hấp .......................................... 75 TẬP 2. TRẺ EM 5 TUỔI VÀ NHỎ HƠN................................................................................................................................ 83 Chương 6. Chẩn đoán và xử trí hen phế quản ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn .................................................. 83 Phần A. Chẩn đoán..................................................................................................................................... 84 Hen phế quản và khò khè ở trẻ nhỏ........................................................................................................ 84 Chẩn đoán lâm sàng hen phế quản .......................................................................................................... 85 Các test hỗ trợ chẩn đoán....................................................................................................................... 87 Chẩn đoán phân biệt ............................................................................................................................... 88 Phần B. Đánh giá và xử trí ......................................................................................................................... 90 Mục đích điều trị hen phế quản............................................................................................................... 90 Đánh giá hen phế quản ........................................................................................................................... 90 Thuốc kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ....................................................................................... 92 Xem lại đáp ứng và điều chỉnh điều trị.................................................................................................... 96 Chọn ống hít ............................................................................................................................................ 96 Giáo dục tự xử trí hen phế quản đối với người chăm sóc trẻ nhỏ ......................................................... 97 Phần C. Xử trí hen phế quản trở nặng và đợt kịch phát ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ............................... 98 Chẩn đoán đợt kịch phát ......................................................................................................................... 98 Xử trí ban đầu tại nhà đợt kịch phát hen phế quản ................................................................................ 99 Xử trí đợt kịch phát hen phế quản tại cơ sở chăm sóc ban đầu hoặc tại bệnh viện ............................. 99 COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 13. v Chương 7. Phòng ngừa ban đầu đối với hen phế quản................................................................................105 Yếu tố góp phần phát triển hen phế quản..............................................................................................106 Phòng ngừa hen phế quản ở trẻ em......................................................................................................106 Lời khuyên về phòng ngừa hen phế quản ban đầu...............................................................................108 TẬP 3. ÁP DỤNG VÀO THỰC HÀNH LÂM SÀNG ...........................................................................................................109 Chương 8. Áp dụng các phương pháp xử trí hen phế quản vào hệ thống y tế............................................109 Giới thiệu ................................................................................................................................................110 Điều chỉnh và áp dụng hướng dẫn thực hành lâm sàng hen phế quản................................................110 Rào cản và thuận lợi...............................................................................................................................112 Đánh giá qui trình áp dụng .....................................................................................................................112 GINA có thể hỗ trợ việc áp dụng như thế nào?.....................................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................................... 113 COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 14. vi BẢNG Bảng 1-1. Lưu đồ chẩn đoán trong thực hành lâm sàng – lần khám đầu tiên....................................................................4 Bảng 1-2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em 6 – 11 tuổi.........................................5 Bảng 1-3. Chẩn đoán phân biệt hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em 6 – 11 tuổi...........................................8 Bảng 1-4. Xác định chẩn đoán hen phế quản ở một bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát ................................... 10 Bảng 1-5. Cách hạ bậc điều trị với thuốc kiểm soát để giúp xác định chẩn đoán hen phế quản ................................... 11 Bảng 2-1. Đánh giá hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em (6 – 11 tuổi)..........................................................15 Bảng 2-2. Đánh giá kiểm soát hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em 6-11 tuổi của GINA .............................17 Bảng 2-3. Các câu hỏi chuyên biệt về đánh giá hen phế quản ở trẻ em 6 – 11 tuổi ........................................................ 18 Bảng 2-4. Kiểm tra bệnh nhân có kiểm soát triệu chứng kém và/hoặc đợt kịch phát dù đã điều trị............................... 22 Bảng 3-1. Chiến lược giao tiếp đối với nhân viên y tế.......................................................................................................25 Bảng 3-2. Chu kỳ xử trí hen phế quản dựa trên kiểm soát................................................................................................26 Bảng 3-3. Quyết định điều trị hen phế quản ở mức nhóm dân số chung so với mức từng bệnh nhân...........................27 Bảng 3-4. Các chọn lựa được khuyến cáo đối với điều trị kiểm soát ban đầu ở người lớn và thiếu niên ......................30 Bảng 3-5. Phương pháp điều trị theo bậc để kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ trong tương lai...........................31 Bảng 3-6. Liều corticosteroid dạng hít hàng ngày thấp, trung bình và cao.......................................................................32 Bảng 3-7. Chọn lựa hạ bậc điều trị khi hen phế quản đã được kiểm soát tốt...................................................................37 Bảng 3-8. Điều trị yếu tố nguy cơ thay đổi được để giảm đợt kịch phát...........................................................................38 Bảng 3-9. Can thiệp không dùng thuốc – Tóm tắt........................................................................................................... 39 Bảng 3-10. Chỉ định xem xét việc chuyển đến chuyên gia tư vấn, nơi có sẵn ...................................................................41 Bảng 3-11. Phương pháp bảo đảm sử dụng ống hít hiệu quả ............................................................................................42 Bảng 3-12. Tuân thủ dùng thuốc kém trong hen phế quản............................................................................................... 44 Bảng 3-13. Thông tin về hen phế quản.................................................................................................................................45 Bảng 3-14. Thăm khám và xử trí hen phế quản nặng....................................................................................................... 55 Bảng 4-1. Yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong liên quan đến hen phế quản........................................................................59 Bảng 4-2. Tự xử trí hen phế quản trở nặng ở người lớn và thiếu niên với bản kế hoạch hành động hen phế quản .... 61 Bảng 4-3. Xử trí đợt kịch phát hen phế quản ở cơ sở chăm sóc ban đầu...................................................................... 64 Bảng 4-4. Xử trí đợt kịch phát hen phế quản ở cơ sở chăm sóc cấp cứu, vd: khoa cấp cứu .........................................67 Bảng 4-5. Xử trí lúc xuất viện sau khi nhập viện hoặc nhập khoa cấp cứu do hen phế quản........................................ 72 Bảng 5-1. Định nghĩa hiện tại của hen phế quản và COPD, và mô tả lâm sàng ACOS................................................. 75 Bảng 5-2a. Tính chất thông thường của hen phế quản, COPD và ACOS........................................................................ 77 Bảng 5-2b. Tính chất ủng hộ hen phế quản hoặc COPD.................................................................................................. 77 Bảng 5-3. Hô hấp ký trong hen phế quản, COPD và ACOS........................................................................................... 78 Bảng 5-4. Tóm tắt các khám xét chuyên khoa có thể được sử dụng để phân biệt hen phế quản và COPD..................80 Bảng 5-5. Khám xét chuyên sâu đôi khi được sử dụng trong phân biệt hen phế quản và COPD ................................. 81 Bảng 6-1. Xác suất chẩn đoán hen phế quản hoặc đáp ứng với điều trị hen ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn......................85 Bảng 6-2. Tính chất gợi ý chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn .............................................................86 Bảng 6-3. Chẩn đoán phân biệt thường gặp của hen phế quản ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ..........................................89 Bảng 6-4. Đánh giá kiểm soát hen phế quản của GINA ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn .......................................................91 Bảng 6-5. Chiến lược từng bước để xử trí hen phế quản dài hạn ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn........................................ 95 Bảng 6-6. Liều hàng ngày thấp của corticosteroid dạng hít đối với trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn .........................................96 Bảng 6-7. Chọn ống hít đối với trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ................................................................................................... 97 Bảng 6-8. Đánh giá ban đầu đợt kịch phát hen phế quản cấp tính ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ....................................100 Bảng 6-9. Chỉ định chuyển viện lập tức đối với trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ......................................................................100 Bảng 6-10. Xử trí đợt kịch phát hen phế quản ban đầu ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn........................................................102 Bảng 7-1. Lời khuyên về phòng ngừa hen phế quản ban đầu ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn ...........................................108 Bảng 8-1. Phương pháp áp dụng Chiến lược Toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản.....................................111 Bảng 8-2. Các yếu tố thiết yếu cần để áp dụng chiến lược có liên quan đến y tế........................................................ 111 Bảng 8-3. Ví dụ các rào cản đối với việc áp dụng các đề nghị dựa vào chứng cứ ........................................................112 COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 15. vii Phương pháp ỦY BAN KHOA HỌC GINA Ủy ban Khoa học GINA được thành lập năm 2002 để tổng quan các nghiên cứu đã công bố về xử trí và phòng ngừa hen phế quản, để đánh giá tác động của các nghiên cứu này đối với những khuyến cáo trong các tài liệu của GINA, và để cập nhật hàng năm các tài liệu này. Thành viên của Ủy ban là những chuyên gia hàng đầu đã được công nhận trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng hen phế quản, có trình độ chuyên môn cao để góp phần vào công việc của Ủy ban. Họ được mời để phục vụ trong một thời gian có giới hạn và tự nguyện. Ủy ban Khoa học họp mỗi năm hai lần kết hợp với hội nghị quốc tế của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) và Hội Hô hấp Châu Âu (ERS) để tổng quan tài liệu y học có liên quan đến hen phế quản. Tuyên bố về lợi ích của thành viên Ủy ban có tại trang web GINA www.ginasthma.org. QUI TRÌNH Mỗi lần họp Ủy ban Khoa học GINA, một tìm kiếm PubMed được tiến hành với các vùng tìm kiếm được Ủy ban xác lập: 1) asthma, all fields, all ages, only items with abstracts, clinical trial, human; và 2) asthma and meta- analysis, all fields, all ages, only items with abstracts, human. Ấn phẩm từ 01 tháng 7 đến 30 tháng 12 được tổng quan trong phiên họp ATS sau đó, và các ấn phẩm từ 01 tháng 01 đến 30 tháng 6 trong phiên họp ERS sau đó. Cộng đồng hô hấp cũng được mời nộp cho Chủ tịch Ủy ban Khoa học GINA bất kỳ ấn phẩm đã bình duyệt nào khác mà họ tin rằng nên được xem xét, miễn là tóm tắt và toàn văn bài báo được nộp bằng tiếng Anh (hoặc dịch ra); tuy nhiên, do qui trình toàn diện đối với tổng quan tài liệu, các bài nộp về trường hợp đặc biệt này hiếm khi đưa đến thay đổi lớn của báo cáo. Mỗi bản tóm tắt xác định bằng tìm kiếm kể trên được giao cho ít nhất hai thành viên Ủy ban, nhưng tất cả các thành viên đều nhận được một bản tóm tắt và có cơ hội góp ý. Các thành viên đánh giá bản tóm tắt hoặc, tùy theo đánh giá của ông/bà ấy, toàn văn ấn phẩm và trả lời bốn câu hỏi về việc các dữ liệu khoa học có tác động đến các khuyến cáo trong báo cáo GINA hay không, và nếu có, các thay đổi cụ thể nào nên được thực hiện. Danh sách các tài liệu đã công bố được tổng quan bởi Ủy ban được đưa lên trang web GINA. Trong các phiên họp của Ủy ban, mỗi tài liệu đã công bố được ít nhất một thành viên đánh giá về tác động có thể có đến báo cáo GINA được thảo luận. Quyết định sửa đổi báo cáo hoặc các tài liệu tham khảo được tiến hành theo sự đồng thuận của toàn thể Ủy ban, hoặc, nếu cần thiết, bằng bỏ phiếu công khai của toàn thể Ủy ban. Ủy ban sẽ soạn thảo các khuyến cáo điều trị đã được ít nhất một cơ quan điều hành chấp thuận đối với hen phế quản, nhưng các quyết định phải dựa vào chứng cứ đã bình duyệt có sẵn tốt nhất và không theo chỉ thị từ cơ quan điều hành của chính phủ. Năm 2009, sau khi tiến hành hai tổng quan làm mẫu sử dụng hệ thống GRADE,2 GINA quyết định không chọn phương pháp này cho qui trình tổng quát, bởi vì các thách thức nguồn lực chính mà nó đưa ra. Quyết định này cũng phản ánh rằng, duy nhất trong các khuyến cáo hen phế quản dựa trên chứng cứ, và hầu hết các lĩnh vực điều trị khác, GINA tiến hành cập nhật các cơ sở chứng cứ hiện có hai lần trong năm cho các khuyến cáo của nó. Đối với tất cả các báo cáo GINA trước đây, các mức chứng cứ được cho vào các khuyến cáo xử trí ở nơi phù hợp. Mô tả về các tiêu chuẩn hiện tại được ghi ở Bảng A. Các cập nhật của Chiến lược Toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản thường được phát hành vào tháng 12 mỗi năm, dựa trên đánh giá các ấn phẩm từ 01 tháng 7 của năm trước đến 30 tháng 6 của năm cập nhật được hoàn tất. CHỈNH SỬA GINA 2014 Chỉnh sửa chính năm 2014 bắt đầu với một tổng quan rộng rãi các đặc điểm GINA then chốt liên quan đến định nghĩa và chẩn đoán, đánh giá và xử trí hen phế quản, và xử trí hen phế quản cấp tính. Một số lượng lớn các chuyên gia hen phế quản (thầy thuốc chăm sóc ban đầu, chuyên gia và các nhân viên y tế khác, và bao gồm thành viên của tất cả các Ủy ban GINA) được yêu cầu cung cấp phản hồi về các đặc điểm này, về 1) chứng cứ, 2) sự rõ ràng và 3) tính khả thi đối với việc áp dụng trong thực hành lâm sàng. Hơn 50 phản hồi đã được tiếp nhận. Các phản hồi đã ủng hộ phương pháp do Ủy ban Khoa học sử dụng trong việc chỉnh sửa các lĩnh vực then chốt của báo cáo, và khẳng định mạnh mẽ quyết định tái cấu trúc báo cáo nhằm tăng cường tính hữu dụng lâm sàng . COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 16. Phương phápviii của nó. Theo qui trình ban đầu này, nội dung và hình trong báo cáo được chỉnh sửa, và hình và bảng mới được phác thảo, sau đó được xem lại bởi Ủy ban Khoa học theo cách mặt đối mặt và qua email. Cũng như các bản chỉnh sửa xuất bản năm 2002 và 2006 trước đây, báo cáo GINA 2014 sơ thảo được bình duyệt bên ngoài bởi một số lượng lớn các chuyên gia hen phế quản. Phản hồi được nhận từ 40 tổng quan bao gồm bảy tổng quan bên ngoài và từ một số thầy thuốc chăm sóc ban đầu. ĐIỀU GÌ MỚI TRONG GINA 2014? Các điểm mới then chốt của Chiến lược Toàn cầu Xử trí và Phòng ngừa Hen phế quản 2014 là: • Một định nghĩa ‘mới’ của hen phế quản, xác định tính chất đa dạng của nó và các thành phần cốt lõi của các triệu chứng dao động và giới hạn luồng khí thở ra dao động. • Nhấn mạnh về việc xác định chẩn đoán hen phế quản để làm giảm đến mức tối thiểu việc điều trị dưới mức lẫn quá mức. Lời khuyên cụ thể được cho thêm vào về cách xác định chẩn đoán trong những nhóm dân số đặc biệt bao gồm bệnh nhân đã từng điều trị. • Các công cụ thiết thực để đánh giá kiểm soát triệu chứng lẫn các yếu tố nguy cơ đối với kết quả xấu (một khái niệm được phê duyệt năm 2009). • Một phương pháp toàn diện để xử trí hen phế quản, công nhận vai trò nền tảng của liệu pháp corticosteroid dạng hít, nhưng cũng cung cấp một khung cho việc cá thể hóa chăm sóc bệnh nhân trên cơ sở đặc điểm của bệnh nhân, các yếu tố nguy cơ thay đổi được, sự ưa thích của bệnh nhân, và các vấn đề thiết thực. • Nhấn mạnh đến việc tăng cường tối đa lợi ích có thể thu được từ các loại thuốc có sẵn bằng cách đề cập đến những vấn đề thường gặp như kỹ thuật hít thuốc không đúng và tuân thủ kém trước khi xem xét nâng bậc điều trị. • Một chuỗi chăm sóc liên tục đối với hen phế quản trở nặng, bắt đầu từ tự xử trí sớm với một bản kế hoạch hành động hen, và nếu cần thông qua xử trí chăm sóc ban đầu và chăm sóc cấp cứu cho đến theo dõi. • Các chiến lược đã cập nhật để cải biên và áp dụng hữu hiệu các khuyến cáo GINA đối với các hệ thống y tế khác nhau, các liệu pháp có sẵn, tình trạng kinh tế - xã hội, hiểu biết y tế và dân tộc. Báo cáo cũng bao gồm hai chương mới: • Xử trí hen phế quản ở trẻ em 5 tuổi và nhỏ hơn, được xuất bản riêng lần đầu tiên vào năm 2009.3 Sự kết hợp chương này, sau khi chỉnh sửa, có nghĩa là báo cáo đã bao gồm việc chẩn đoán và xử trí hen phế quản ở tất cả các nhóm tuổi. • Chương về chẩn đoán hội chứng chồng lắp hen-COPD; đó là đề án kết hợp của Ủy ban Khoa học GINA với GOLD, và được xuất bản bởi cả hai nhóm. Cũng có thay đổi lớn về cấu trúc và trình bày của báo cáo, với nhiều bảng và lưu đồ mới để truyền đạt những thông tin then chốt về thực hành lâm sàng. Để tăng thêm sự hữu dụng của báo cáo, các phụ lục chứa thông tin cơ bản chi tiết được đưa vào trang web GINA (www.ginasthma.org) để có thể tải về, thay vì được bao gồm trong chính báo cáo. THÁCH THỨC TƯƠNG LAI Cho dù có những nỗ lực đáng ca ngợi để cải thiện chăm sóc hen phế quản trong hơn hai mươi năm qua, nhiều bệnh nhân trên toàn cầu vẫn chưa hưởng lợi được từ các tiến bộ trong điều trị hen phế quản và thường thiếu thốn ngay cả chăm sóc cơ bản. Nhiều nhóm dân số của thế giới sống ở vùng phương tiện y tế không đầy đủ và nguồn lực tài chính ít ỏi. Ban Giám đốc GINA nhận biết rằng các hướng dẫn quốc tế ‘cố định’ và các qui trình khoa học ‘cứng nhắc’ sẽ không hữu hiệu ở nhiều nơi. Do đó, các khuyến cáo trong Báo cáo này phải được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế địa phương và sự có sẵn của các nguồn lực chăm sóc y tế. Ở mức cơ bản nhất, bệnh nhân ở nhiều vùng có thể không có được thậm chí corticosteroid dạng hít liều thấp, vốn là viên đá tảng của chăm sóc bệnh nhân hen phế quản mọi mức độ nặng nhẹ. Rộng hơn, tiền thuốc vẫn chiếm phần chính trong tổng chi phí xử trí hen phế quản, do đó giá thuốc hen phế quản tiếp tục là một vấn đề khẩn cấp và một lĩnh vực đang phát triển cần quan tâm nghiên cứu. COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 17. Phương pháp ix Thách thức đối với Ban Giám đốc GINA trong vài năm sắp tới là tiếp tục làm việc với nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu, viên chức y tế cộng đồng và các tổ chức hỗ trợ bệnh nhân để thiết kế, áp dụng và đánh giá các chương trình chăm sóc hen phế quản nhằm đáp ứng được nhu cầu tại chỗ của các quốc gia khác nhau. Ban Giám đốc nhận biết rằng đó là một nhiệm vụ khó khăn và, cùng với Ủy ban Phổ biến và Áp dụng, và Hội đồng GINA, đã bổ sung hai chương trình cấp vùng, GINA Mesoamerica và GINA Mediterranean. Ban Giám đốc tiếp tục xem xét các rào cản đối với việc áp dụng các khuyến cáo xử trí hen phế quản, nhất là ở cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và ở các nước đang phát triển, và để xem xét các phương pháp mới và cải tiến, vốn sẽ bảo đảm việc phân phối chăm sóc hen phế quản tốt nhất có thể. GINA là một tổ chức thành viên của chương trình đề ra vào tháng 3 năm 2006 bởi Tổ chức Y tế Thế giới, Liên minh Toàn cầu chống Bệnh Hô hấp Mạn tính (GARD). Thông qua công việc của Ban Giám đốc GINA và với sự cộng tác của GARD, tiến bộ đáng kể về chăm sóc tốt hơn cho tất cả bệnh nhân hen phế quản sẽ phải đạt được trong những thập niên kế tiếp. Bảng A. Mô tả mức độ chứng cứ được sử dụng trong báo cáo này Loại chứng cứ Nguồn chứng cứ Định nghĩa A Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) và phân tích gộp. Nguồn dữ liệu dồi dào. Chứng cứ từ kết quả của các RCT hoặc phân tích gộp thiết kế tốt vốn cung cấp một cách nhất quán các phát hiện trong nhóm dân số mà khuyến cáo được thực hiện. Loại A đòi hỏi số lượng đáng kể các nghiên cứu có số lượng đáng kể người tham gia. B Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) và phân tích gộp. Nguồn dữ liệu hạn chế. Chứng cứ từ kết quả của các nghiên cứu can thiệp vốn bao gồm một số lượng hạn chế bệnh nhân, phân tích post-hoc hoặc dưới nhóm của các RCT, hoặc phân tích gộp của các RCT. Nói chung, Loại B được dùng khi có ít thử nghiệm ngẫu nhiên, cỡ mẫu nhỏ, được tiến hành trong nhóm dân số khác với nhóm dân số mục tiêu của khuyến cáo, hoặc kết quả không nhất quán ở một mức độ nhất định. C Thử nghiệm không ngẫu nhiên. Nghiên cứu quan sát Chứng cứ từ kết quả của các thử nghiệm không đối chứng hoặc không ngẫu nhiên hoặc từ nghiên cứu quan sát. D Nhận định đồng thuận của nhóm. Loại này chỉ được sử dụng trong những trường hợp mà việc cung cấp một số hướng dẫn có vẻ có giá trị nhưng y văn lâm sàng đề cập chủ đề này không đầy đủ để đưa vào loại chứng cứ khác. Đồng thuận Nhóm đặt trên cơ sở kinh nghiệm lâm sàng hoặc kiến thức vốn không đáp ứng các tiêu chuẩn kể trên. COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 19. TẬP 1. NGƯỜI LỚN, THIẾU NIÊN VÀ TRẺ EM 6 TUỔI VÀ LỚN HƠN Chương 1. Định nghĩa, mô tả, và chẩn đoán hen phế quản COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 20. 2 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản CÁC ĐIỂM CHÍNH ĐỊNH NGHĨA HEN PHẾ QUẢN Định nghĩa này được xác lập bởi sự đồng thuận, dựa trên việc xem xét các đặc điểm điển hình của hen và khác biệt với các tình trạng hô hấp khác. MÔ TẢ HEN PHẾ QUẢN Hen là một bệnh hô hấp mạn tính thường gặp, ảnh hưởng đến 1-18% dân số ở những quốc gia khác nhau (Phụ lục Chương 1). Đặc điểm của hen là các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và/hoặc ho thay đổi và giới hạn luồng khí thở ra dao động. Các triệu chứng và cả giới hạn luồng khí dao động một cách điển hình theo thời gian và về cường độ. Các thay đổi này thường bị kích phát bởi các yếu tố như vận động, phơi nhiễm với dị nguyên hoặc các chất kích phát, thay đổi thời tiết hoặc nhiễm vi rút hô hấp. Triệu chứng và giới hạn luồng khí có thể biến mất tự nhiên hoặc do thuốc, và có thể đôi lúc không hề xuất hiện trong hàng tuần hoặc hàng tháng liền. Mặt khác, bệnh nhân có thể bị các đợt kịch phát hen đe dọa mạng sống và tạo gánh nặng đáng kể lên bệnh nhân và cộng đồng (Phụ lục 1 Chương 1). Hen thường đi cùng với phản ứng quá mức của đường thở với kích thích trực tiếp hoặc gián tiếp và đi cùng với viêm mạn tính đường thở. Các đặc tính này thường tồn tại, ngay cả khi các triệu chứng không còn hoặc chức năng phổi bình thường, nhưng có thể trở lại bình thường khi điều trị. Các kiểu hình hen phế quản Hen là một bệnh lý đa dạng với các quá trình bệnh nền khác nhau. Các nhóm đặc điểm có thể nhận biết về dân số học, về lâm sàng và/hoặc sinh lý bệnh thường được gọi là “kiểu hình hen”.4-6 Ở bệnh nhân hen nặng hơn, hiện có một vài hướng dẫn điều trị theo kiểu hình. Tuy nhiên, hiện nay không tìm thấy một mối liên quan vững chắc giữa các đặc điểm bệnh lý đặc hiệu và các kiểu lâm sàng hoặc đáp ứng điều trị đặc biệt.7 Cần nghiên cứu thêm để hiểu được sự hữu ích về mặt lâm sàng của phân loại theo kiểu hình hen. Hen là một bệnh lý đa dạng, thường có đặc điểm là viêm đường thở mạn tính. Hen được định nghĩa bởi sự hiện diện của bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với sự giới hạn luồng khí thở ra dao động. • Hen là một bệnh lý đa dạng, thường có đặc điểm là viêm đường thở. Hen được định nghĩa bởi sự hiện diện của các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi từng thời điểm và về cường độ, cùng với sự giới hạn luồng khí thở ra. Các nhóm đặc điểm có thể nhận biết được về dân số học, về lâm sàng và/hoặc sinh lý bệnh học thường được gọi là “các kiểu hình hen”. Tuy nhiên, chúng không tương ứng chặt chẽ với các tiến trình bệnh lý hoặc các đáp ứng điều trị cụ thể. Chẩn đoán hen nên dựa vào sự hiện diện của các kiểu triệu chứng đặc hiệu và chứng cứ của giới hạn luồng khí dao động. Điều này phải được ghi nhận bằng test giãn phế quản hoặc các test khác. Hen thường kết hợp với gia tăng phản ứng và viêm đường thở, tuy nhiên các điều này không cần hoặc không đủ để chẩn đoán hen. Chứng cứ để chẩn đoán hen nên được ghi nhận trước khi bắt đầu điều trị nếu được, bởi vì thường khó xác định chẩn đoán hơn sau khi đã điều trị với thuốc kiểm soát. Các chiến lược bổ sung có thể cần đến để xác định chẩn đoán hen ở những đối tượng đặc biệt, bao gồm những bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát, người lớn tuổi và người ở cơ sở thiếu nguồn lực. • • • • • COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 21. 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản 3 Có nhiều kiểu hình đã được nhận diện.4-6 Vài dạng thường gặp gồm có: • Hen dị ứng: đây là kiểu hình hen dễ nhận biết nhất, thường khởi phát từ lúc trẻ và kèm theo bệnh sử hoặc tiền sử gia đình có bệnh dị ứng như chàm, viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thức ăn hay thuốc. Xét nghiệm đàm được tạo ra của những bệnh nhân này trước khi điều trị thường phát hiện viêm đường thở có bạch cầu ái toan. Người bệnh hen dạng này thường đáp ứng tốt với corticosteroid dạng hít (ICS). • Hen không dị ứng: một số người lớn bị hen không kèm với dị ứng. Xét nghiệm đàm của những bệnh nhân này có thể có bạch cầu trung tính, ái toan hoặc chỉ chứa một vài tế bào viêm. Bệnh nhân hen không dị ứng thường đáp ứng với corticosteroid kém hơn. • Hen khởi phát muộn: một số người lớn, nhất là phụ nữ, biểu hiện hen lần đầu tiên khi đã trưởng thành. Những bệnh nhân này có khuynh hướng không dị ứng và thường đòi hỏi ICS liều cao hơn hoặc không đáp ứng với corticosteroid. • Hen có giới hạn luồng khí cố định: một số bệnh nhân hen mạn tính phát triển thành giới hạn luồng khí cố định, có lẽ do thành đường thở bị tái cấu trúc. • Hen béo phì: một số bệnh nhân béo phì bị hen có các triệu chứng hô hấp nổi bật và viêm nhẹ đường thở có bạch cầu ái toan. Xem thông tin thêm tại Phụ lục Chương 2 về các yếu tố thuận lợi cho việc phát sinh hen và tại Phụ lục Chương 3 về sinh lý bệnh và cơ chế tế bào của hen. CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU Chẩn đoán hen được trình bày trong Bảng 1-1 (trang 4) dựa trên việc nhận diện cả các triệu chứng hô hấp điển hình như khò khè, hụt hơi (khó thở), nặng ngực hoặc ho, lẫn các giới hạn luồng khí thở ra dao động. Kiểu triệu chứng là quan trọng, bởi vì các triệu chứng hô hấp có thể do các bệnh cấp tính hoặc mạn tính khác hen. Nếu được, chứng cứ cho chẩn đoán hen (Bảng 1-2, trang 5) nên được ghi vào hồ sơ khi bệnh nhân đến lần đầu tiên, bởi vì các đặc điểm điển hình của hen có thể cải thiện tự nhiên hoặc do điều trị, vì vậy, thường khó xác định chẩn đoán hơn khi bệnh nhân đã bắt đầu được điều trị với thuốc kiểm soát. Các kiểu triệu chứng hô hấp điển hình của hen Các triệu chứng sau đây là điển hình của hen, và nếu có, làm tăng khả năng bệnh nhân bị hen:8 • Có nhiều hơn một triệu chứng (khò khè, khó thở, ho, nặng ngực), nhất là ở người lớn • Triệu chứng thường trở nặng về đêm hoặc lúc sáng sớm • Triệu chứng thay đổi theo thời gian và về cường độ • Triệu chứng bị kích phát do nhiễm vi rút (cảm cúm), vận động, phơi nhiễm dị nguyên, thay đổi thời tiết, cười hoặc gặp chất kích thích như khói xe, khói thuốc lá hoặc mùi nồng gắt. Các tính chất sau đây làm giảm khả năng triệu chứng hô hấp là do hen: • Chỉ ho mà không có các triệu chứng hô hấp khác (xem trang 9) • Khạc đàm mạn tính • Khó thở kèm theo choáng váng, chóng mặt hoặc tê ở ngoại biên (dị cảm) • Đau ngực • Khó thở sau khi vận động với tiếng hít vào lớn. COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 22. 4 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản Bảng 1-1. Lưu đồ chẩn đoán trong thực hành lâm sàng – lần khám đầu tiên ICS: corticosteroid dạng hít; PEF: lưu lượng thở ra đỉnh (cao nhất trong ba lần đo). Khi đo PEF, hãy sử dụng cùng một máy đo mỗi lần bởi vì trị số có thể thay đổi đến 20% giữa các máy đo khác nhau; SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn. Hồi phục test giãn phế quản có thể mất trong đợt kịch phát nặng hoặc nhiễm vi rút. Nếu hồi phục sau test giãn phế quản không có ở lần khám ban đầu, bước kế tiếp tùy thuộc vào sự có sẵn các test và mức khẩn cấp của nhu cầu điều trị. Xem Bảng 1-4 về chẩn đoán hen ở bệnh nhân đã được điều trị với thuốc kiểm soát. COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 23. 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản 5 Bảng 1-2. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em 6-11 tuổi Hen là một bệnh lý đa dạng, thường có đặc điểm viêm đường thở mạn tính. Hen được định nghĩa bởi bệnh sử có các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, vốn thay đổi theo thời gian và về cường độ, cùng với giới hạn luồng khí thở ra dao động. ĐẶC ĐIỂM CHẨN ĐOÁN TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN 1. Bệnh sử các triệu chứng hô hấp có dao động Khò khè, khó thở, nặng ngực và ho Cách diễn tả có thể thay đổi giữa các nền văn hóa và theo tuổi, vd: trẻ em có thể được diễn tả là thở nặng • Thường nhiều hơn một triệu chứng hô hấp (ở người lớn, ho đơn độc hiếm khi do hen) • Các triệu chứng xảy ra thay đổi theo thời gian và về cường độ • Các triệu chứng thường nặng hơn về đêm hoặc lúc thức giấc • Các triệu chứng thường bị kích phát bởi vận động, cười, dị nguyên, khí lạnh • Các triệu chứng thường xuất hiện hoặc trở nặng khi nhiễm vi rút 2. Giới hạn luồng khí thở ra dao động được xác định Dao động quá mức chức năng phổi được ghi nhận* (một hoặc nhiều hơn các test dưới đây) VÀ giới hạn luồng khí được ghi nhận* Dao động càng lớn, hoặc nhiều lần dao động quá mức, chẩn đoán càng đáng tin cậy Ít nhất một lần trong qui trình chẩn đoán, khi FEV1 thấp, xác định rằng FEV1/FVC giảm (bình thường >0,75-0,80 ở người lớn, >0,90 ở trẻ em) Hồi phục sau test giãn phế quản dương tính* (có khả năng dương tính nhiều hơn nếu ngưng thuốc giãn phế quản trước khi làm test: SABA ≥4 giờ, LABA ≥15 giờ) Người lớn: tăng FEV1 >12% và >200 mL từ trị số cơ bản, 10-15 phút sau 200-400 mcg albuterol hoặc tương đương (tin cậy hơn nếu tăng >15% và >400 mL). Trẻ em: tăng FEV1 >12% dự đoán Dao động quá mức trong khi đo PEF hai lần một ngày trong 2 tuần* Người lớn: dao động trung bình PEF ban ngày hàng ngày >10%** Trẻ em: dao động trung bình PEF ban ngày hàng ngày >13%** Gia tăng đáng kể chức năng phổi sau 4 tuần điều trị kháng viêm Người lớn: tăng FEV1 >12% và >200 mL (hoặc PEF† >20%) từ trị số cơ bản sau 4 tuần điều trị, ngoài lúc nhiễm trùng hô hấp Test vận động dương tính* Người lớn: giảm FEV1 >10% và >200 mL từ trị số cơ bản Trẻ em: giảm FEV1 >12% dự đoán, hoặc PEF >15% Test kích thích phế quản dương tính (thường chỉ thực hiện ở người lớn) Giảm FEV1 từ trị số cơ bản ≥20% với liều methacholine chuẩn hóa hoặc histamine, hoặc ≥15% với thông khí quá mức chuẩn hóa, nước muối ưu trương hoặc mannitol Chức năng phổi dao động quá mức giữa những lần khám (ít tin cậy hơn) Người lớn: dao động FEV1 >12% và >200 mL giữa những lần khám, ngoài lúc nhiễm trùng hô hấp Trẻ em: dao động FEV1 >12% hoặc >15% PEF† giữa những lần khám (có thể bao gồm nhiễm trùng hô hấp) BD: thuốc giãn phế quản (SABA tác dụng ngắn hoặc LABA tác dụng nhanh); FEV1: thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu; LABA: đồng vận beta2 tác dụng dài; PEF: lưu lượng thở ra đỉnh (cao nhất trong ba số đo); SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn. Xem Bảng 1-4 về chẩn đoán ở bệnh nhân đã sử dụng thuốc kiểm soát hen. * Các test này có thể được lặp lại trong lúc có triệu chứng hoặc sáng sớm.** Dao động PEF ban ngày hàng ngày được tính toán từ PEF đo hàng ngày hai lần ([cao nhất trừ thấp nhất trong ngày] /trung bình của cao nhất và thấp nhất trong ngày), và tính trung bình của một tuần. † Đối với PEF, sử dụng cùng một máy đo mỗi lần, bởi PEF có thể dao động đến 20% giữa các máy đo khác nhau. Sự hồi phục sau test giãn phế quản có thể mất trong đợt kịch phát nặng hoặc nhiễm vi rút. 9 Nếu sự hồi phục sau test giãn phế quản không có lúc khám ban đầu, bước kế tiếp tùy thuộc vào sự có sẵn của các test khác và mức khẩn cấp nhu cầu điều trị. Trong tình huống cấp cứu lâm sàng, điều trị hen có thể được bắt đầu và test chẩn đoán được thu xếp trong vài tuần sau (Bảng 1-4, trang 10), nhưng các tình trạng khác có thể giống hen (Bảng 1-3) nên được xem xét, và chẩn đoán hen được xác định càng sớm càng tốt. COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 24. 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản6 1 Bệnh sử và tiền sử gia đình Khởi phát các triệu chứng hô hấp lúc còn trẻ, bệnh sử viêm mũi dị ứng, chàm, hoặc tiền sử gia đình có hen, dị ứng làm tăng khả năng các triệu chứng hô hấp là do hen. Tuy nhiên, các tính chất này không đặc hiệu cho hen và không có trong tất cả các kiểu hình hen. Bệnh nhân viêm mũi dị ứng hoặc viêm da dị ứng nên được hỏi một cách chuyên biệt về các triệu chứng hô hấp. Khám thực thể Khám thực thể ở bệnh nhân hen thường là bình thường. Bất thường hay gặp nhất khi khám thực thể bệnh nhân hen là ran rít khi nghe phổi, nhưng triệu chứng này có thể không có hoặc chỉ nghe được khi thở ra gắng sức. Ran rít cũng có thể không có trong cơn suyễn nặng do luồng khí giảm quá nhiều (‘ngực im lặng’), nhưng vào những lúc này, các triệu chứng thực thể khác của suy hô hấp thường hiện diện. Ran rít cũng có thể nghe được trong rối loạn đường hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), nhiễm trùng hô hấp, mềm khí quản hoặc do hít phải dị vật. Ran nổ và ran rít thì hít vào không phải là đặc điểm của hen. Khám mũi có thể phát hiện các dấu hiệu viêm mũi dị ứng hoặc polyp mũi. Đo chức năng phổi để ghi nhận giới hạn luồng khí thở ra dao động Đặc điểm của hen là giới hạn luồng khí thở ra dao động, nghĩa là chức năng thở ra của phổi dao động theo thời gian và về cường độ ở mức độ cao hơn nhóm dân số khỏe mạnh. Trong hen, chức năng phổi có thể thay đổi từ mức hoàn toàn bình thường đến mức nghẽn tắc trầm trọng trên cùng một bệnh nhân. Hen kiểm soát kém có dao động lớn hơn về chức năng phổi so với hen được kiểm soát tốt.9 Đo chức năng phổi nên được tiến hành bởi kỹ thuật viên lành nghề với thiết bị bảo trì tốt và có định chuẩn đều đặn.8,10 Thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu (FEV ) đo bằng hô hấp kế đáng tin cậy hơn lưu lượng thở ra đỉnh (PEF). Nếu sử dụng PEF, phải sử dụng cùng một máy mỗi lần, bởi vì số đo từ máy này sang máy khác có thể khác nhau đến 20%.10 FEV1 giảm có thể thấy ở nhiều bệnh phổi khác (hoặc do kỹ thuật làm hô hấp ký kém), nhưng tỉ lệ FEV1/FVC giảm cho thấy giới hạn luồng khí. Từ các nghiên cứu dân số11 tỉ lệ FEV1/FVC bình thường lớn hơn 0,75 đến 0,80 và thường lớn hơn 0,90 ở trẻ em. Bất cứ trị số nào nhỏ hơn các trị số này đều gợi ý đến giới hạn luồng khí. Hiện nay nhiều hô hấp kế có trị số dự đoán theo tuổi. Trong thực hành lâm sàng, một khi nghẽn tắc được xác định, sự dao động trong giới hạn luồng khí thường được đánh giá từ sự dao động FEV1 hoặc PEF. Từ ‘dao động’ chỉ sự cải thiện và/hoặc xấu đi các triệu chứng và chức năng phổi. Dao động quá mức có thể được xác định trong ngày (thay đổi trong ngày), từ ngày này sang ngày khác, từ lần khám này sang lần khám khác, hoặc theo mùa hoặc từ test giãn phế quản. Từ ‘hồi phục được’ thường được áp dụng cho các cải thiện nhanh FEV1 (hoặc PEF), được đo trong vòng vài phút sau khi hít thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh, như salbutamol 200 – 400 mcg,12 hoặc cải thiện duy trì lâu hơn qua nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi điều trị với thuốc kiểm soát hen hữu hiệu như corticosteroid dạng hít.12 Ở bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp điển hình, thu thập bằng chứng về dao động quá mức của chức năng phổi thì thở ra là một thành phần thiết yếu của chẩn đoán hen. Một số ví dụ cụ thể là: • Tăng chức năng phổi sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản hoặc sau một đợt điều trị với thuốc kiểm soát. • Giảm chức năng phổi sau khi vận động hoặc trong khi làm test kích thích phế quản. • Dao động chức năng phổi vượt quá biên độ bình thường khi được lặp lại theo thời gian, ở những lần khám riêng lẻ hoặc theo dõi tại nhà trong ít nhất 1 – 2 tuần. Tiêu chuẩn đặc hiệu để chứng tỏ dao động quá mức của chức năng phổi ở thì thở ra được liệt kê trong Bảng 1-2 (trang 5). Giảm chức năng phổi lúc nhiễm trùng hô hấp, thường gặp ở hen, không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh nhân bị hen, bởi vì nó cũng có thể gặp ở những cá nhân bình thường hoặc ở người COPD. Xem thông tin thêm về các test chẩn đoán hen tại Phụ lục của Chương 4. COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 25. 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản 7 Dao động luồng khí thở ra là bao nhiêu thì phù hợp với hen? Có sự chồng lắp trong hồi phục do thuốc giãn phế quản và các cách đo của dao động khác giữa lúc mạnh khỏe và bệnh.13 Ở bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp, sự dao động chức năng phổi càng lớn hoặc sự dao động quá mức được nhận thấy càng nhiều lần, thì càng nhiều khả năng chẩn đoán là hen (Bảng 1-2, trang 5). Một cách tổng quát, ở người lớn với các triệu chứng điển hình của hen, FEV1 tăng hoặc giảm >12% và >200 mL so với trị số cơ bản hoặc (nếu không có hô hấp ký) PEF dao động ít nhất 20% được chấp nhận là phù hợp với hen. Thay đổi PEF trong ngày được tính toán dựa trên số đo hai lần trong ngày là trung bình phần trăm biên độ trong ngày, nghĩa là ([lớn nhất trong ngày – nhỏ nhất trong ngày]/trung bình của lớn nhất và nhỏ nhất trong ngày) x 100, sau đó trị số trung bình của mỗi ngày được tính toán trong khoảng 1 đến 2 tuần. Giới hạn tin cậy 95% trên của sự thay đổi trong ngày (trung bình phần trăm biên độ) từ số đo hai lần hàng ngày là 9% ở người lớn khỏe mạnh,14 và 12,3% ở trẻ em khỏe mạnh,15 do đó nói chung, thay đổi trong ngày >10% đối với người lớn và >13% đối với trẻ em được xem như quá mức. Nếu FEV1 trong giới hạn dự đoán bình thường khi bệnh nhân đang có các triệu chứng, điều này làm giảm xác suất các triệu chứng này là do hen. Tuy nhiên, có những bệnh nhân có FEV1 trị số cơ bản >80% so với dự đoán có thể có chức năng phổi tăng lên một cách đáng kể về mặt lâm sàng với thuốc giãn phế quản hoặc sau điều trị với thuốc kiểm soát hen. Biên độ dự đoán bình thường (nhất là đối với PEF) có những giới hạn, do đó số đo tốt nhất của chính bệnh nhân (‘tốt nhất của cá nhân’) được đề nghị xem là trị số ‘bình thường’ của họ. Khi nào giới hạn luồng khí dao động có thể được ghi nhận? Nếu được, chứng cứ của giới hạn luồng khí dao động nên được ghi nhận trước khi bắt đầu điều trị. Bởi vì sự dao động này thường giảm khi chức năng phổi cải thiện nhờ điều trị; và ở một số bệnh nhân, giới hạn luồng khí có thể cố định, tức là không hồi phục theo thời gian. Ngoài ra, bất kỳ sự cải thiện nào trong chức năng phổi với điều trị cũng giúp xác định chẩn đoán hen. Hồi phục nhờ thuốc giãn phế quản có thể không có khi nhiễm vi rút hoặc nếu bệnh nhân đã sử dụng đồng vận beta2 trong vài giờ trước đó. Nếu không có hô hấp ký, hoặc giới hạn luồng khí dao động không được ghi nhận, quyết định về việc có tiếp tục khảo sát hoặc điều trị với thuốc kiểm soát ngay lập tức tùy thuộc vào sự khẩn cấp của lâm sàng và có làm được các test khác không. Bảng 1-4 (trang 10) mô tả cách xác định chẩn đoán hen ở một bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát. Test khác Test kích thích phế quản Giới hạn luồng khí có thể không có vào lúc đánh giá ban đầu ở một số bệnh nhân. Do việc ghi nhận giới hạn luồng khí dao động là một phần then chốt của việc chẩn đoán hen, một cách chọn lựa là cho bệnh nhân làm test kích thích phế quản để đánh giá sự phản ứng quá mức đường thở. Điều này thường được thực hiện bằng methacholine hít, nhưng histamine, vận động,16 tăng thông khí tự ý với CO2 bình thường hoặc mannitol hít cũng được sử dụng. Các test này nhạy cảm một cách trung bình đối với chẩn đoán hen nhưng tính đặc hiệu thì hạn chế;17,18 ví dụ như phản ứng quá mức đường thở đối với methacholine đã được mô tả ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng,19 xơ nang,20 dị sản phế quản phổi21 và COPD.22 Điều này có nghĩa là một test âm tính ở bệnh nhân không sử dụng ICS có thể loại trừ hen, nhưng một test dương tính không phải bao giờ cũng có nghĩa là bệnh nhân bị hen – kiểu các triệu chứng (Bảng 1-2, trang 5) và các đặc điểm lâm sàng khác (Bảng 1-3, trang 8) phải được xem xét đến. Test dị ứng Sự hiện diện của cơ địa dị ứng làm tăng khả năng bệnh nhân có các triệu chứng hô hấp bị mắc bệnh hen dị ứng, nhưng điều này không đặc thù cho hen cũng như không có trong tất cả các kiểu hình hen. Tình trạng dị ứng có thể được xác định bằng test lẩy da hoặc bằng cách đo nồng độ immunoglobulin E đặc thù (slgE) trong huyết thanh. Test lẩy da với các dị nguyên môi trường thường gặp thì đơn giản và thực hiện nhanh, khi được tiến hành bởi người có kinh nghiệm với chiết xuất đúng tiêu chuẩn, không đắt tiền và có độ nhạy cao. Đo slgE không đáng tin cậy hơn là test lẩy da và đắt tiền hơn nhiều, nhưng có thể được ưa thích hơn đối với những bệnh nhân không hợp tác, người có bệnh da lan tỏa hoặc nếu bệnh sử nghi ngờ nguy cơ sốc phản vệ.23 Tuy nhiên, sự hiện diện của test lẩy da dương tính hoặc slgE dương tính không có nghĩa là dị nguyên đó đang gây ra các triệu chứng – sự liên quan của phơi nhiễm dị nguyên và sự liên hệ của nó đến các triệu chứng phải được xác định bởi bệnh sử người bệnh. COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 26. 8 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản Oxid nitric thở ra Nồng độ của oxid nitric trong hơi thở ra (FENO) có thể đo lường được tại một vài trung tâm. FENO tăng lên trong hen ái toan nhưng cũng tăng lên trong các tình trạng không hen (vd: viêm phế quản ái toan, cơ địa dị ứng và viêm mũi dị ứng) và không được xác định là hữu ích trong việc chẩn đoán hen. FENO giảm xuống ở người hút thuốc lá và trong lúc co thắt phế quản, và có thể tăng hoặc giảm trong lúc nhiễm vi rút đường hô hấp.24 Ở những bệnh nhân (chủ yếu người không hút thuốc lá) có các triệu chứng hô hấp không đặc hiệu, FENO >50 phần tỷ (ppb) sẽ có đáp ứng ngắn hạn tốt với ICS.25 Tuy nhiên, không có nghiên cứu dài hạn nào khảo sát sự an toàn của việc trì hoãn sử dụng ICS ở bệnh nhân có FENO ban đầu thấp. Do đó, hiện nay FENO không thể được khuyến cáo đối với quyết định có điều trị bệnh nhân có thể bị hen bằng ICS hay không. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT Chẩn đoán phân biệt ở một bệnh nhân nghi ngờ hen thay đổi theo tuổi (Bảng 1-3). Bất kỳ một chẩn đoán nào khác trong bảng cũng được tìm thấy cùng với hen. Bảng 1-3. Chẩn đoán phân biệt hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 đến 11 tuổi Tuổi Tình trạng Triệu chứng 6–11 tuổi Hội chứng ho đường hô hấp trên mạn tính Dị vật hít phải Giãn phế quản Loạn động lông rung nguyên phát Bệnh tim bẩm sinh Dị sản phế quản phổi Xơ nang Hắt hơi, ngứa, nghẹt mũi, tằng hắng Triệu chứng khởi phát đột ngột, ran rít một bên Nhiễm trùng tái đi tái lại, ho có đàm Nhiễm trùng tái đi tái lại, ho có đàm, viêm xoang Âm thổi tim Sinh non, triệu chứng từ lúc mới sinh Ho và đàm rất nhiều, triệu chứng tiêu hóa 12–39 tuổi Hội chứng ho đường hô hấp trên mạn tính Rối loạn chức năng dây thanh Tăng thông khí, rối loạn chức năng thông khí Giãn phế quản Xơ nang Bệnh tim bẩm sinh Thiếu alpha1-antitrypsin ả Thở rít, ngứa, nghẹt mũi, tằng hắng Khó thở, tiếng rít khi hít vào (stridor) Chóng mặt, dị cảm da, thở dài Ho có đàm, nhiễm trùng tái đi tái lại Ho và đàm quá nhiều Âm thổi tim Khó thở, tiền sử gia đình có khí phế thũng sớm Triệu chứng khởi phát đột ngột 40+ tuổi Rối loạn chức năng dây thanh Tăng thông khí, rối loạn chức năng thông khí Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Giãn phế quản Suy tim Ho có liên quan đến thuốc Bệnh nhu mô phổi Thuyên tắc phổi Nghẽn tắc đường thở trung tâm Khó thở, tiếng rít khi hít vào (stridor) Chóng mặt, dị cảm da, thở dài Ho, đàm, khó thở khi gắng sức, hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm chất độc Ho đàm, nhiễm trùng tái đi tái lại Khó thở khi gắng sức, triệu chứng về đêm Điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) Khó thở khi gắng sức, ho khan, ngón tay dùi trống Khó thở khởi phát đột ngột, đau ngực Khó thở, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản * Xem thêm chi tiết tại Chương 5 (trang 73). Bất kỳ tình trạng nào nêu trên cũng có thể góp phần vào các triệu chứng hô hấp ở người bệnh đã được xác định chẩn đoán hen. COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 27. 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản 9 CHẨN ĐOÁN HEN PHẾ QUẢN Ở NHỮNG NHÓM DÂN SỐ ĐẶC BIỆT Bệnh nhân chỉ có ho là triệu chứng duy nhất Các chẩn đoán được xem xét là hen dạng ho, ho do thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng ho đường hô hấp trên mạn tính (thường được gọi là ‘chảy mũi sau’), viêm xoang mạn, và rối loạn chức năng dây thanh.26 Bệnh nhân hen dạng ho bị ho mạn tính là chủ yếu nếu không phải là duy nhất, đi cùng với phản ứng quá mức của đường thở. Thường gặp hơn ở trẻ em và thường nặng hơn về đêm; chức năng phổi có thể bình thường. Đối với những bệnh nhân này, ghi nhận sự dao động của chức năng phổi (Bảng 1-2, trang 5) là quan trọng.27 Hen dạng ho phải được phân biệt với viêm phế quản ái toan, những bệnh nhân này bị ho và có bạch cầu ái toan trong đàm nhưng hô hấp ký và phản ứng đường thở bình thường.27 Hen nghề nghiệp và hen nặng hơn khi làm việc Hen mắc phải nơi làm việc thường bị bỏ sót. Hen có thể bị gây ra hoặc (thường gặp hơn) nặng hơn khi phơi nhiễm dị nguyên hoặc các chất kích thích khác lúc làm việc, hoặc đôi lúc chỉ từ một lần ô nhiễm trầm trọng. Viêm mũi nghề nghiệp có thể diễn ra trước khi bị hen đến một năm và chẩn đoán sớm là thiết yếu, bởi vì phơi nhiễm dai dẳng sẽ gây ra hậu quả xấu hơn.28 Khoảng 5-20% các trường hợp mới của hen khởi phát khi trưởng thành có thể cho là do phơi nhiễm nghề nghiệp.28 Hen khởi phát khi trưởng thành đòi hỏi phải hỏi kỹ một cách hệ thống về tiền sử công việc và phơi nhiễm, bao gồm cả thú vui.29 Hỏi bệnh nhân xem các triệu chứng của họ có cải thiện khi không làm việc hay không (cuối tuần hoặc nghỉ lễ) là một câu hỏi tầm soát thiết yếu.30 Điều quan trọng là xác định chẩn đoán hen nghề nghiệp một cách khách quan bởi vì điều này có thể dẫn đến việc bệnh nhân phải thay đổi nghề nghiệp, vốn có những tác động pháp lý và kinh tế - xã hội. Thường cần phải chuyển đến bác sĩ chuyên khoa và việc theo dõi PEF thường xuyên lúc làm việc và lúc không làm việc thường được dùng đến để xác định chẩn đoán. Xem thông tin thêm về hen nghề nghiệp tại Chương 3 (trang 52) và trong các hướng dẫn cụ thể.28 Vận động viên Chẩn đoán hen ở vận động viên nên được xác định bằng đo chức năng phổi, thường với test kích thích phế quản.16 Các tình trạng giống hen hoặc đi cùng với hen, như viêm mũi, rối loạn thanh quản (vd: rối loạn chức năng dây thanh), rối loạn thông khí, các vấn đề của tim và tập luyện quá sức, phải được loại trừ.31 Phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai và phụ nữ dự định có thai nên được hỏi xem họ có bị hen hay không để có thể tư vấn thích hợp về xử trí hen và các loại thuốc có thể sử dụng được (xem Chương 3: Điều trị hen ở nhóm dân số hoặc bối cảnh đặc biệt, trang 51).32 Nếu cần xác định chẩn đoán một cách khách quan, không nên làm test kích thích phế quản hoặc giảm bậc điều trị với thuốc kiểm soát cho đến khi sinh xong. Người lớn tuổi Hen thường bị chẩn đoán sót ở người lớn tuổi,33 do cảm nhận kém về giới hạn luồng khí; chấp nhận khó thở là ‘bình thường’ khi lớn tuổi; sức khỏe kém và do giảm hoạt động. Sự hiện diện của các bệnh lý đi kèm cũng làm phức tạp thêm chẩn đoán. Triệu chứng khò khè, khó thở và ho, vốn trở nặng khi vận động hoặc về đêm, cũng có thể gây ra bởi bệnh tim mạch hoặc suy tâm thất trái, vốn thường gặp ở nhóm tuổi này. Bệnh sử và thăm khám cẩn thận, kết hợp với điện tâm đồ và X quang phổi sẽ hỗ trợ việc chẩn đoán.34 Đo natriuretic polypeptide não trong huyết thanh (BNP) và đánh giá chức năng tim bằng siêu âm tim cũng hữu ích.35 Ở người lớn tuổi có tiền sử hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm chất đốt sinh khói, COPD và hội chứng chồng lắp hen-COPD (ACOS) nên được xem xét (Chương 5, trang 73). COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 28. 10 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản Người hút thuốc lá và người từng hút thuốc lá Hen và COPD có thể khó phân biệt trong thực hành lâm sàng, nhất là ở người lớn tuổi, người hút thuốc lá và người từng hút thuốc lá, hai tình trạng này có thể chồng lắp (hội chứng chồng lắp hen-COPD – ACOS). Chiến lược Toàn cầu Chẩn đoán, Điều trị và Phòng ngừa COPD (GOLD),36 định nghĩa COPD trên cơ sở các triệu chứng hô hấp mạn tính, phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá và FEV1/FVC <0,7 sau thử thuốc giãn phế quản. Sự hồi phục do thuốc giãn phế quản quan trọng về mặt lâm sàng (>12% và >200 mL) thường gặp ở COPD. Khả năng khuếch tán thấp thường gặp hơn ở COPD so với ở hen. Bệnh sử và kiểu các triệu chứng cùng với hồ sơ lưu có thế giúp phân biệt những bệnh nhân COPD với người bị hen lâu năm, vốn đã bị giới hạn luồng khí cố định (xem Chương 5, trang 73). Khi không chắc chắn trong chẩn đoán, nên chuyển ngay tới chỗ thăm khám và điều trị chuyên khoa, bởi vì bệnh nhân ACOS có diễn biến xấu hơn so với người chỉ mắc bệnh hen hoặc COPD đơn thuần.38 Xác định chẩn đoán hen ở bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát Nếu cơ sở của chẩn đoán hen ở một bệnh nhân không được ghi nhận, xác định với test khách quan nên được tiến hành. Nhiều bệnh nhân (25-35%) được chẩn đoán hen ở cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu không được xác định có hen.39-42 Qui trình xác định chẩn đoán ở những bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát tùy thuộc vào triệu chứng và chức năng phổi của bệnh nhân (Bảng 1-4). Ở một số bệnh nhân, qui trình này bao gồm điều trị thử thuốc kiểm soát liều thấp hơn hoặc liều cao hơn. Nếu chẩn đoán hen không được xác định, nên chuyển bệnh nhân đến chuyên gia thăm khám và chẩn đoán. Bảng 1-4. Xác định chẩn đoán hen phế quản ở một bệnh nhân đã điều trị với thuốc kiểm soát Tình trạng hiện tại Các bước để xác định chẩn đoán hen Các triệu chứng hô hấp thay đổi và giới hạn luồng khí dao động Chẩn đoán hen được xác định. Hãy đánh giá mức độ kiểm soát hen (Bảng 2-2, trang 17) và xem lại điều trị với thuốc kiểm soát (Bảng 3-5, trang 31). Các triệu chứng hô hấp thay đổi nhưng giới hạn luồng khí không dao động Lặp lại test giãn phế quản sau khi ngưng thuốc giãn phế quản (SABA: 4 giờ; LABA: 12+ giờ) hoặc lúc có triệu chứng. Nếu bình thường, hãy xem xét đến các chẩn đoán khác (Bảng 1-3, trang 8). Nếu FEV1 >70% dự đoán: xem xét đến thực hiện test kích thích phế quản. Nếu âm tính, xem xét đến việc hạ bậc điều trị với thuốc kiểm soát (xem Bảng 1-5) và đánh giá lại sau 2-4 tuần Nếu FEV1 <70% dự đoán: xem xét đến việc tăng bậc điều trị với thuốc kiểm soát trong 3 tháng (Bảng 3-5), sau đó đánh giá lại các triệu chứng và chức năng phổi. Nếu không đáp ứng, giữ lại điều trị cũ và chuyển bệnh nhân để chẩn đoán và nghiên cứu tiếp Các triệu chứng hô hấp ít, chức năng phổi bình thường và giới hạn luồng khí không dao động Lặp lại test giãn phế quản sau khi ngưng thuốc giãn phế quản (SABA: 4 giờ; LABA: 12+ giờ) hoặc lúc có triệu chứng. Nếu bình thường, xem xét đến các chẩn đoán khác (Bảng 1-3). Xem xét đến việc hạ bậc điều trị với thuốc kiểm soát (xem Bảng 1-5): • Nếu các triệu chứng xuất hiện và chức năng phổi suy giảm: hen được xác định. Tăng bậc điều trị với thuốc kiểm soát đến liều hữu hiệu thấp nhất trước đó. • Nếu triệu chứng hoặc chức năng phổi không thay đổi ở bậc thuốc kiểm soát thấp nhất: xem xét ngưng thuốc kiểm soát và theo dõi chặt chẽ bệnh nhân ít nhất 12 tháng (Bảng 3-7). Khó thở dai dẳng và giới hạn luồng khí cố định Xem xét tiếp tục điều trị với thuốc kiểm soát trong 3 tháng (Bảng 3-5, trang 31), sau đó đánh giá lại các triệu chứng và chức năng phổi. Nếu không đáp ứng, giữ lại điều trị trước đó và chuyển bệnh nhân để chẩn đoán và nghiên cứu. Hãy xem xét đến hội chứng chồng lắp hen-COPD (Chương 5, trang 73). LABA: đồng vận beta2 tác dụng dài; SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 29. 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản 11 Bảng 1-5. Cách hạ bậc điều trị với thuốc kiểm soát để giúp xác định chẩn đoán hen phế quản 1. ĐÁNH GIÁ • Ghi nhận tình trạng hiện tại của bệnh nhân bao gồm kiểm soát hen (Bảng 2-2, trang 17) và chức năng phổi. Nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ đợt kịch phát hen (Bảng 2-2B), không được hạ bậc điều trị mà không theo dõi chặt chẽ. • Chọn thời điểm thích hợp (vd: không nhiễm trùng hô hấp, không đi nghỉ xa, không mang thai). • Cung cấp một bản kế hoạch hành động hen (Bảng 4-2, trang 61) để bệnh nhân biết cách nhận biết và đối phó nếu các triệu chứng trở nặng. Bảo đảm họ có đủ thuốc để dùng lại liều cũ nếu hen trở nặng. 2. ĐIỀU CHỈNH • Hướng dẫn bệnh nhân cách giảm liều ICS 25-50%, hoặc ngưng thuốc kiểm soát khác (vd: LABA, kháng thụ thể leukotriene) nếu đã dùng (Bảng 3-7, trang 37) • Hẹn khám lại trong 2 – 4 tuần. 3. XEM LẠI ĐÁP ỨNG • Lặp lại đánh giá kiểm soát hen và đo chức năng phổi sau 2-4 tuần (Bảng 1-2, trang 5). • Nếu các triệu chứng tăng và giới hạn luồng khí dao động được xác định sau khi hạ bậc điều trị, chẩn đoán hen được xác định. Liều thuốc kiểm soát nên được giữ lại ở mức hữu hiệu thấp nhất trước đó. • Nếu, sau khi hạ bậc đến điều trị với thuốc kiểm soát liều thấp, các triệu chứng không trở nặng và vẫn không có chứng cứ của giới hạn luồng khí dao động, hãy xem xét việc ngừng điều trị với thuốc kiểm soát và lặp lại đánh giá kiểm soát hen và đo chức năng phổi trong 2-3 tuần, nhưng phải theo dõi bệnh nhân trong ít nhất 12 tháng COPD: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; LABA: đồng vận beta2 tác dụng dài; ICS: corticosteroid dạng hít. Bệnh nhân béo phì Trong khi hen thường gặp hơn ở người béo phì,43 các triệu chứng hô hấp đi cùng với béo phì có thể giống như hen. Ở người béo phì có khó thở gắng sức, điều quan trọng là xác định chẩn đoán hen với việc đo lường khách quan giới hạn luồng khí dao động. Một nghiên cứu phát hiện những bệnh nhân không béo phì cũng có thể bị chẩn đoán hen quá mức như những bệnh nhân béo phì (khoảng 30% ở mỗi nhóm).39 Một nghiên cứu khác phát hiện cả chẩn đoán sót lẫn chẩn đoán quá mức ở những bệnh nhân béo phì.44 Cơ sở thiếu nguồn lực Ở các cơ sở thiếu nguồn lực, chẩn đoán các triệu chứng hô hấp bắt đầu bằng phương pháp dựa vào triệu chứng hoặc hội chứng. Câu hỏi về quãng thời gian có triệu chứng và về sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi, sụt cân, đau khi hít thở và ho ra máu giúp phân biệt các bệnh nhiễm trùng hô hấp mạn tính như lao, HIV/AIDS và nhiễm ký sinh hoặc nấm phổi với hen và COPD.45,46 Giới hạn luồng khí dao động có thể được xác định bằng lưu lượng đỉnh kế. Ở cơ sở thiếu nguồn lực, ghi nhận các triệu chứng và lưu lượng thở ra đỉnh trước và sau khi điều trị thử với SABA và ICS đều đặn khi cần, thường kèm với 1 tuần corticosteroid uống, giúp xác định chẩn đoán hen trước khi bắt đầu điều trị dài hạn.47 COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 30. 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản12 COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 31. 1. Định nghĩa, mô tả và chẩn đoán hen phế quản TẬP 1. NGƯỜI LỚN, THIẾU NIÊN VÀ TRẺ EM 6 TUỔI VÀ LỚN HƠN Chương 2. Đánh giá hen phế quản COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 32. 14 2. Đánh giá hen phế quản CÁC ĐIỂM CHÍNH TỔNG QUÁT Đối với từng bệnh nhân, đánh giá hen nên bao gồm đánh giá kiểm soát hen (cả kiểm soát triệu chứng và nguy cơ tương lai của kết quả xấu), các vấn đề điều trị, đặc biệt là kỹ thuật hít thuốc và tuân thủ, và bất cứ bệnh lý đi kèm nào vốn góp phần vào gánh nặng triệu chứng và làm giảm chất lượng cuộc sống (Bảng 2-1, trang 15). Chức năng phổi, đặc biệt là thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây đầu (FEV1), tính theo phần trăm của dự đoán, là một phần quan trọng của đánh giá nguy cơ tương lai. ‘Kiểm soát hen’ có nghĩa gì? Mức kiểm soát hen là mức độ mà các biểu hiện hen có thể được bệnh nhân quan sát, hoặc giảm xuống hoặc loại bỏ nhờ điều trị.14,48 Nó được quyết định bởi sự tương tác giữa nền tảng gen của bệnh nhân, kết quả của các bệnh tiềm ẩn, điều trị đang tiến hành, môi trường và các yếu tố tâm lý – xã hội.48 Kiểm soát hen có hai lĩnh vực: kiểm soát triệu chứng (trước đây gọi là ‘kiểm soát lâm sàng hiện tại’) và nguy cơ tương lai của kết quả xấu (Bảng 2-2, trang 17). Bao giờ cũng nên được đánh giá cả hai. Chức năng phổi là phần đánh giá quan trọng của nguy cơ tương lai; cần được đo lúc bắt đầu điều trị, sau điều trị 3-6 tháng (để xác định kết quả tốt nhất của bệnh nhân) và định kỳ sau đó để đánh giá nguy cơ đang diễn tiến. Cách mô tả kiểm soát hen của bệnh nhân Kiểm soát hen nên được mô tả theo cả kiểm soát triệu chứng lẫn nguy cơ tương lai, ví dụ: Cô X kiểm soát triệu chứng hen tốt, nhưng cô ấy có nguy cơ cao bị đợt kịch phát trong tương lai bởi vì cô ấy đã có các đợt kịch phát nặng trong năm vừa qua. Ông Y kiểm soát triệu chứng hen kém. Ông ấy cũng có thêm những yếu tố nguy cơ bị đợt kịch phát trong tương lai, bao gồm chức năng phổi thấp, hiện hút thuốc lá và tuân thủ dùng thuốc kém. Từ ‘kiểm soát hen’ có nghĩa gì đối với bệnh nhân? Nhiều nghiên cứu mô tả sự bất tương xứng giữa đánh giá của bệnh nhân và của bác sĩ về mức độ kiểm soát hen của bệnh nhân. Điều này không nhất thiết có nghĩa là bệnh nhân ‘đánh giá quá mức’ mức kiểm soát hen của họ hoặc ‘đánh giá dưới mức’ độ nặng nhẹ, nhưng bệnh nhân hiểu và sử dụng từ ‘kiểm soát’ khác với bác sĩ, ví dụ dựa vào việc các triệu chứng mất đi sau khi dùng thuốc nhanh ra sao.48,49 Nếu từ ‘kiểm soát hen’ được sử dụng với bệnh nhân, ý nghĩa của nó bao giờ cũng nên được giải thích. • Đánh giá hai lĩnh vực kiểm soát hen: kiểm soát triệu chứng (trước đây được gọi là ‘kiểm soát lâm sàng hiện tại’) và nguy cơ tương lai của kết quả xấu, cũng như các vấn đề trong điều trị như kỹ thuật hít thuốc và tuân thủ, tác dụng phụ và bệnh lý đi kèm. Đánh giá kiểm soát triệu chứng từ các triệu chứng hen ban ngày ban đêm, việc sử dụng thuốc cắt cơn, và hạn chế hoạt động. Kiểm soát triệu chứng kém là gánh nặng đối với bệnh nhân và là yếu tố nguy cơ đối với đợt kịch phát trong tương lai. Đánh giá nguy cơ tương lai của bệnh nhân đối với đợt kịch phát, giới hạn luồng khí cố định và tác dụng phụ của thuốc, ngay cả khi kiểm soát triệu chứng tốt. Yếu tố nguy cơ đã được xác định đối với đợt kịch phát, vốn độc lập với kiểm soát triệu chứng bao gồm bệnh sử ≥1 đợt kịch phát trong năm vừa qua, tuân thủ kém, kỹ thuật hít thuốc không đúng, chức năng phổi thấp, hút thuốc lá và tăng bạch cầu ái toan trong máu. Khi đã chẩn đoán hen, chức năng phổi là chỉ số hữu ích nhất của nguy cơ tương lai. Chức năng phổi nên được ghi nhận lúc chẩn đoán, 3-6 tháng sau khi bắt đầu điều trị và định kỳ sau đó. Sự bất tương xứng giữa triệu chứng và chức năng phổi cần được khảo sát thêm. Kiểm soát kém các triệu chứng và các đợt kịch phát có các yếu tố cấu thành khác nhau và cần các cách điều trị khác nhau. Mức độ nặng nhẹ của hen được đánh giá hồi cứu từ mức điều trị cần để kiểm soát triệu chứng và đợt kịch phát. Điều quan trọng là phân biệt giữa hen nặng và hen không kiểm soát, nghĩa là do kỹ thuật hít thuốc không đúng và/hoặc tuân thủ kém. • • • • • COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE
  • 33. 2. Đánh giá hen phế quản 15 Bảng 2-1. Đánh giá hen phế quản ở người lớn, thiếu niên và trẻ em 6-11 tuổi 1. Đánh giá kiểm soát hen = kiểm soát triệu chứng và nguy cơ tương lai của kết quả xấu • Đánh giá kiểm soát triệu chứng trong 4 tuần vừa qua (Bảng 2-2A) • Xác định các yếu tố nguy cơ khác đối với đợt kịch phát, giới hạn luồng khí cố định hoặc tác dụng phụ (Bảng 2-2B) • Đo chức năng phổi lúc chẩn đoán hoặc lúc bắt đầu điều trị, sau khi điều trị với thuốc kiểm soát 3-6 tháng, và định kỳ sau đó 2. Đánh giá các vấn đề điều trị • Ghi nhận bậc điều trị hiện nay của bệnh nhân (Bảng 3-5, trang 31) • Xem kỹ thuật hít thuốc, đánh giá sự tuân thủ và phản ứng phụ • Kiểm tra xem bệnh nhân có bản kế hoạch hành động hen hay không • Hỏi về thái độ và mục đích của bệnh nhân đối với hen và các thuốc hen 3. Đánh giá bệnh lý đi kèm • Viêm mũi, viêm xoang mũi, trào ngược dạ dày – thực quản, béo phì, ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn, trầm cảm và lo âu có thể góp phần vào triệu chứng, giảm chất lượng cuộc sống và đôi khi kiểm soát hen kém ĐÁNH GIÁ KIỂM SOÁT TRIỆU CHỨNG HEN PHẾ QUẢN Các triệu chứng hen như khò khè, nặng ngực, khó thở và ho thay đổi một cách điển hình về tần số và cường độ, và góp phần vào gánh nặng hen đối với bệnh nhân. Kiểm soát triệu chứng kém cũng chắc chắn đi cùng với việc tăng nguy cơ bị đợt kịch phát hen.50-52 Hỏi trực tiếp là quan trọng, bởi vì tần số hoặc cường độ các triệu chứng mà bệnh nhân xem như không thể chấp nhận được hoặc phiền toái, thay đổi tùy các khuyến cáo về mục tiêu điều trị hen, và thay đổi từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. Ví dụ, dù có chức năng phổi thấp, người có lối sống ít vận động không cảm thấy phiền toái và do đó có vẻ như kiểm soát tốt triệu chứng. Để đánh giá kiểm soát triệu chứng tốt (Bảng 2-2A), hãy hỏi về các điều sau đây trong bốn tuần vừa qua: tần số triệu chứng hen (số ngày trong tuần), có đêm nào thức giấc hoặc hạn chế hoạt động vì hen không, và tần số dùng thuốc cắt cơn. Nói chung, không tính đến thuốc cắt cơn sử dụng trước khi vận động, bởi vì điều này thường là thông lệ. Công cụ kiểm soát triệu chứng hen phế quản dành cho người lớn và thiếu niên Công cụ tầm soát đơn giản: có thể được sử dụng tại cơ sở chăm sóc ban đầu để nhận diện nhanh những bệnh nhân cần đánh giá chi tiết hơn. Ví dụ như công cụ ‘Ba câu hỏi của Hội Thầy thuốc Hoàng gia’ dựa trên sự đồng thuận, vốn hỏi về khó ngủ, triệu chứng ban ngày và hạn chế hoạt động do hen trong tháng vừa qua. Test Hen 30 giây cũng bao gồm thời gian nghỉ việc/học do hen.54 Công cụ kiểm soát triệu chứng có phân loại: Ví dụ như công cụ kiểm soát triệu chứng GINA dựa trên đồng thuận (Bảng 2-2A). Sự phân loại kiểm soát triệu chứng này có thể được sử dụng cùng với bộ đánh giá nguy cơ (Bảng 2- 2B), để hướng dẫn quyết định điều trị (Bảng 3-5, trang 31). Sự phân loại này tương ứng với đánh giá kiểm soát hen theo điểm số.55,56 Công cụ ‘kiểm soát hen’ theo điểm số: Các công cụ này cung cấp điểm số và điểm cắt để phân biệt các mức độ kiểm soát hen khác nhau, giúp cho sự đánh giá của bác sĩ có giá trị hơn. Có nhiều bản dịch. Các điểm số này hữu ích để đánh giá tiến bộ của bệnh nhân; chúng thường được sử dụng trong nghiên cứu lâm sàng, nhưng có thể bị hạn chế do bản quyền. Các công cụ kiểm soát theo điểm số hen nhạy cảm hơn với thay đổi trong kiểm soát triệu chứng so với các công cụ có phân loại.55 Ví dụ như: • Bản Câu hỏi Kiểm soát Hen (ACQ).57,58 Điểm số thay đổi từ 0 đến 6 (cao hơn là xấu hơn). Điểm 0,0 đến 0,75 được phân loại là hen kiểm soát tốt; 0,75 – 1,5 là ‘vùng xám’; và >1,5 là hen kiểm soát kém. Điểm COPYRIGHTED MATERIAL-DO NOT ALTER OR REPRODUCE