SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
Download to read offline
… không thể nào hiểu được vì sao quá khứ lại nhạt
nhòa trong sương mù dày đặc, tựa hồ màn sương giăng
trên những đầm lầy.
- Kazuo Ishiguro
Nhưng các chi tiết địa chí gây một hiệu ứng kỳ lạ lên
tôi: thay vì làm cho hình ảnh quá khứ trở nên gần gũi
và rõ ràng hơn, chúng lại tạo ra một cảm giác xé ruột
về những mối dây bị cắt đứt và về sự trống rỗng.
- Patrick Modiano
Ngày mai? Ngày mai nghĩa là thế nào?
- László Krasznahorkai
Sự cô tịch ngân vang.
- San Juan de la Cruz
MỤC LỤC
LỜI NHÀ XUẤT BẢN	 9
VÀI LƯU Ý TRƯỚC KHI VÀO SÁCH	 11
DẪN NHẬP	 15
HOÀNG TRIỀU CƯƠNG THỔ VÀ BẢN THIẾT KẾ HÀNH CHÁNH
DÀNH CHO “THỦ ĐÔ”	 25
KHOẢNG BẤT AN TRÊN ỐC ĐẢO YÊN BÌNH	 39
NHỮNG NGƯỜI TỰ DO CỦA XỨ SỞ	 53
CUỘC CUỐN GÓI THÁO CHẠY HAY MỘT VỤ TRỘM MÁY BAY?	 86
PHẨM CÁCH ĐÔ THỊ ĐƯỢC CỘNG THÊM TỪ MỘT CUỘC DI DÂN	 103
KHỞI ĐẦU CỦA MỘT THÀNH PHỐ ĐẠI HỌC	 114
ĐÀ LẠT TỪ ĐIỂM NHÌN CỦA MỘT THẾ HỆ XÂY DỰNG MỚI	 125
MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TÂN KỲ	 136
ĐÔ THỊ CAO NGUYÊN VỚI Ý HƯỚNG PHỤNG SỰ HÒA BÌNH	 150
MÙA TRỒNG CÂY	 176
CHUYỆN THÁC CAM LY - MỘT “TRANH CHẤP”
VỀ QUAN NIỆM THẨM MỸ	 183
ĐẤT VÀ NHÀ CỦA BÀ NHU Ở ĐÀ LẠT	 187
DU LỊCH, MƯA GIÓ VÀ THỞ THAN	 209
ÔNG CỰU THỊ TRƯỞNG VÀ SÓNG GIÓ SAU ĐẢO CHÁNH	 219
THÀNH PHỐ BIẾN HÌNH VÀ NGƯNG ĐỌNG	 228
LẠI BÀN CHUYỆN DỜI THỦ ĐÔ LÊN ĐÀ LẠT	 242
CHUYỆN VÉT HỒ XUÂN HƯƠNG	 249
MẬU THÂN, NHỮNG MẢNH RỜI KÝ ỨC	 256
BIỂU TƯỢNG QUYỀN LỰC VÀ MỤC TIÊU TẤN CÔNG	 264
NHỮNG DƯ CHẤN “HẬU MẬU THÂN”	 268
SỐNG CHẾT CÙNG VĂN KHỐ	 279
NHƯ MỘT KHÚC LINH CA	 297
PHỤ LỤC	 330
Phụ lục 1	 331
Phụ lục 2	 338
Phụ lục 3	 381
Phụ lục 4	 385
TÀI LIỆU THAM KHẢO	 397
LỜI CẢM ƠN	 399
MỤC TỪ TRA CỨU	 400
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Kính thưa quý bạn đọc,
Cuốn sách Đà Lạt, bên dưới sương mù của tác giả Nguyễn Vĩnh
Nguyên có thể xem như một dự án biên khảo độc lập về lịch sử văn
hóa đô thị Đà Lạt giai đoạn 1950-1975.
Trong hai năm, tác giả tiếp cận và xử lý một nguồn tài liệu gốc
khá lớn đã được giải mật, phục vụ nghiên cứu tại Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia II (TP.HCM), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia VI (Đà Lạt),
tham khảo các công trình địa chí địa phương Đà Lạt - Lâm Đồng và
nhiều sách báo xuất bản trong, ngoài nước,… nhằm tái hiện lại một
giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của thành phố Đà Lạt.
Thuật lại những biến động bên dưới các huyền thoại và sương mù
thời gian, định kiến, người viết đã làm bật lên một số giá trị quan
trọng của một đô thị có lịch sử nhân văn đặc biệt, rọi sáng một số góc
khuất đầy bất ngờ.
Tất cả không ngoài mục đích hiểu rõ hơn về ngày hôm qua, để có
thể cùng chung tay kiến tạo những giá trị phát triển bền vững cho đô
thị này trong tương lai.
Trước đó, tác giả cũng đã xuất bản hai tác phẩm về Đà Lạt: Với
Đà Lạt, ai cũng là lữ khách (Tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2015) và
Đà Lạt, một thời hương xa (Du khảo, Nhà xuất bản Trẻ, 2016). Cả hai
cuốn sách này đã được độc giả đón nhận tốt, tái bản nhiều lần. Hy
vọng công trình biên khảo Đà Lạt, bên dưới sương mù sẽ tiếp tục đáp
ứng những mong chờ của người đọc yêu Đà Lạt.
Thiết tưởng, đây còn là một công trình dày công và có ý nghĩa, ra
đời vào đúng dịp thành phố Đà Lạt kỷ niệm 125 năm hình thành và
phát triển (1893-2018).
Trên tinh thần khoa học, Nhà xuất bản Phụ Nữ tôn trọng những
nguồn tài liệu được trích dẫn kỹ lưỡng, cách tiếp cận, hướng nghiên
cứu và những lý giải riêng của tác giả, tuy nhiên, chúng tôi không
nhất thiết đồng tình về mọi vấn đề được đề cập trong cuốn sách này.
Có thể xem đây là một cuốn sách mở, gợi cảm hứng để những
nhà nghiên cứu sau này tiếp cận sâu hơn về các vấn đề lịch sử văn hóa
đô thị Đà Lạt nói riêng, các đô thị Việt Nam nói chung.
Chúng tôi cũng mong muốn quý độc giả đón nhận cuốn sách này
như một nguồn tham khảo, với tinh thần khoa học đó: cởi mở, phê
phán, khách quan.
Xin trân trọng giới thiệu!
			 NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ
VÀI LƯU Ý TRƯỚC KHI VÀO SÁCH
Trong cuốn sách này, ngữ liệu từ văn bản tài liệu gốc đóng một
vai trò quan trọng quyết định. Nhưng tài liệu gốc ở mỗi thời kỳ được
viết với một nguyên tắc ngữ pháp, phong cách khác nhau. Trên tinh
thần tôn trọng tính nguyên bản, tôi xin được phép giữ nguyên lối viết
(ngữ pháp, từ ngữ, phong cách) của từng văn bản trong những trích
dẫn trực tiếp. Điều này cũng giúp giữ lại không khí, bối cảnh ngôn
ngữ một thời.
Hình ảnh trong cuốn sách đa số khai thác từ Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia II (TP.HCM), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt) dưới
hình thức bản sao, tác giả có trả chi phí dịch vụ đọc, in, sao,… nhưng
vẫn xin được phép ghi “Ảnh: TTLTQG II”, “Ảnh: TTLTQG IV” để rõ
nơi chốn tra cứu, tiện cho người biên khảo, nghiên cứu hay có nhu
cầu tìm kiếm liên quan.
Một số chữ lặp lại nhiều, xin được phép viết tắt:
- Giáo sư: GS.;
- Kiến trúc sư: KTS.;
- Trung tâm Lưu trữ Quốc gia: TTLTQG.
Ở các trích dẫn nguồn tài liệu, từ “phông” xin được hiểu là một
khái niệm hệ thống hóa trong khoa học lưu trữ; dùng để chỉ một khối
tài liệu hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, phản ảnh quá trình
hình thành và phát triển của một quốc gia, một cơ quan hay một cá
nhân, gia đình, dòng họ, sự kiện. Trong một phông gồm có nhiều tập
hồ sơ, văn bản về những nhóm vấn đề khác nhau được phân loại lưu
trữ. Theo thiển ý, việc ghi chép thông tin về phông, số hồ sơ trong văn
bản có tính biên khảo như vậy là cần thiết, vì ngoài sự minh định, còn
giúp những nhà nghiên cứu, độc giả quan tâm về sau có thể dễ dàng
tiếp cận các tài liệu trong trường hợp có truy cầu.
Một số danh từ, như Đà Lạt hay Lang Bian, có nhiều cách viết
trong văn bản hành chánh, ví dụ: Dalat, Đalat, Đà Lạt, Langbian, Lang
Bian, Langbiang, Lang Biang; các địa danh xác lập theo văn cảnh từng
thời kỳ, ví dụ: Liên Khang, Liên Khàng hay Liên Khương,… trong
những trường hợp trích dẫn trực tiếp, tôi xin được giữ nguyên.
Một số hình ảnh tác giả được các nhà sưu tầm cung cấp và những
tài liệu ảnh không xác định được tác giả, xin đề chung nguồn ảnh là
“Tư liệu”, để chỉ tư liệu riêng sưu tầm được. Một số ít trường hợp ảnh
thuộc các kho ảnh tài liệu mở trên mạng, song nhất thời dù đã cố gắng
nhưng vẫn chưa tìm được manh mối liên hệ tác giả, cũng xin phép
được sử dụng với ghi chú rõ ràng.
Trải qua nhiều biến động lịch sử, những câu chuyện cần được kể
lại xác thực, đi cùng hình ảnh trực quan. Tác giả trân trọng sử dụng
những hình ảnh, văn bản theo tinh thần tài liệu cộng đồng, chia sẻ
những giá trị văn hóa, lịch sử chung về thành phố mà chúng ta yêu
mến. Rất mong được sự chấp thuận và hy vọng được tiếp nhận những
liên lạc kết nối cần thiết, nếu có sau khi sách ấn hành.
ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 15
DẪN NHẬP
“Đà Lạt, đó là một thành phố rất Tây trên quê hương Việt Nam
(…). Đà Lạt là một thành phố hòa bình trên một đất nước ngập tràn
máu lửa. Đà Lạt là một giấc mơ thần tiên trong một hiện thực sắt thép
địa ngục. Đà Lạt, căn hầm trú ẩn bằng bê-tông cốt sắt giữa một trận
địa đầy bom mìn và xác chết. Đà Lạt là một hòa bình riêng rẽ trong
một Việt Nam vang rền tiếng súng”.1
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, người từng đi qua thời sinh viên
ở Đại học Văn khoa - Viện Đại học Đà Lạt (khóa 1958-1961) đã gói
lại ký ức về một Đà-Lạt-riêng đầy tinh tế nhưng cũng thật phổ quát.
Quả thực, vào thời ấy - những năm cuối thập niên 1950, đầu thập
niên 1960 - cùng với những trang văn bay bổng và giàu chiêm nghiệm
của Phạm Công Thiện trong cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết học,
trích đoạn trên của Nguyễn Xuân Hoàng đã chia sẻ, gọi tên giùm cảm
nhận của nhiều người về một Đà-Lạt-ốc-đảo-riêng-tây-hoài-niệm.
Trong lịch sử chính trị của đô thị, đây là khoảng thời gian Đà Lạt
được chính quyền miền Nam ráo riết xác lập vị thế đặc khu văn hóa,
giáo dục, thành phố của tri thức. Như vậy, cùng những biến thiên lịch
sử, Đà Lạt đã trải qua những cuộc chuyển dời “chức năng” khá nhanh:
Từ khởi điểm là một đô thị nghỉ dưỡng của người Pháp từ thập niên
1. Ngô Tằng Giao biên soạn (2010). Đà Lạt, ngày tháng cũ. Phát hành tại Mỹ.
16 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
1910 đi dần đến ý đồ về một thủ phủ của Liên bang Đông Dương vào
thập niên 1940, sau đó, được Quốc trưởng Bảo Đại chọn làm thủ đô
hành chánh cho một quốc gia gọi là Hoàng triều cương thổ rồi vội vã
trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, một thành phố đại học
trong thời Đệ nhất Cộng hòa.
Cần nói thêm, tính từ Hoàng triều cương thổ, Đà Lạt đã là một nơi
biệt lập, một đô thành tự trị, hiểu nôm na là ai muốn đến tham quan,
làm ăn, sinh sống thì phải có giấy xin phép nhập nội. Sau khi Hoàng
triều cương thổ bị bãi bỏ thì cư dân ở các vùng miền đi lại với Đà Lạt
mới thực sự tự do. Tiếp đó, trong thời Đệ nhất Cộng hòa, Đà Lạt có
khoảng 30.000 dân, thắng cảnh được chăm chút, công trình tu bổ được
xây dựng, an ninh đảm bảo để phát triển những mục tiêu mới của một
thành phố giáo dục, học thuật. Tờ giai phẩm Tuyên Đà số Xuân Ất Mão
(1975) có đăng bài viết mở đầu của người chủ biên, ký giả Lê Hoàng,
khẳng định: “Đây là thời kỳ vàng son nhất của Đà Lạt”.
Như vậy, một đô thị nhỏ bé trên miền cao nguyên, mỗi thời kỳ
đã phải gánh vác một tham vọng. Đà Lạt một mặt cho ta cảm giác
yên tâm, nhưng mặt khác, là sản phẩm đầy bất an của những chặng
đường lịch sử nhá nhem, đan xen khá nhiều giới tuyến quyền lực. Một
nơi như vậy liệu có thực sự an bình như cách mà tư duy văn chương
cảm nghiệm - một “thành phố hòa bình”, một “căn hầm trú ẩn bằng
bê-tông cốt sắt giữa một trận địa đầy bom mìn”?
Cuộc giao tranh ngấm ngầm của các thế lực chính trị, khoảng
chồng chéo của những dự định lớn lao bên dưới đám sương mù tưởng
là “giấc mơ thần tiên” đã trở nên gay gắt từ thập niên 1940, khi người
Pháp biến Đà Lạt thành đầu não chính của SDECE (Le Service de
Documentation Extérieure et de Contre-Espionnage: Cơ quan Tình
báo bên ngoài nước Pháp1
) ở Đông Dương theo hình thức của miền
1. Cơ quan này hoạt động từ ngày 6-11-1944 đến ngày 2-4-1982 rồi được thay thế bằng
Tổng cục An ninh Đối ngoại.
ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 17
cao nguyên Simla - đầu não khu vực châu Á của tình báo Anh từ 1905.
Vụ ám sát viên Phó Thanh tra Mật thám Nam Đông Dương phụ trách
vùng Nam Tây Nguyên và Đà Lạt nổ ra vào năm 1951 của Đội Cảm
tử quân Phan Như Thạch kéo theo đó là vụ trả thù đẫm máu tại rừng
Cam Ly có thể xem như một sự kiện lớn đánh dấu cho thời kỳ bất ổn
âm ỉ, sẵn sàng bùng phát dưới thời Hoàng triều cương thổ; cũng là
tiếng chuông báo động về một giai đoạn lịch sử mới: Đà Lạt không thể
là một ốc đảo thanh bình như người ta vẫn tưởng.
[Những khách hàng quân đội Pháp trước Langbian Bar. Ảnh: Tư liệu]
Một vấn đề nữa cần lưu ý khi nhắc đến Hoàng triều cương thổ.
Hoàng triều cương thổ có thực sự là đẳng cấp sang cả kinh đô như
trong niềm tự hào (dù là thầm kín) của những thị dân Đà Lạt cựu
trào? Thực hư thế nào? Cách tổ chức cấu trúc chính quyền và những
dự phóng về một “xã hội thuộc sự kiểm soát của Hoàng triều” mà đứng
đầu là Quốc trưởng được thực hiện ra sao?... Hai tệp tài liệu hiếm hoi
ở phần Phụ lục 1 và 2 (Nghị định số 43-NĐ/HT/CT ngày 15-1-1953
18 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
ấn-định thể lệ bầu cử Hội-đồng Khu phố trong thành phố Đà Lạt và Kế
hoạch Hành động Xã hội cho khu vực miền núi phía Nam của Hoàng
triều cương thổ) mà người viết thu thập được từ các kho lưu trữ tại Sài
Gòn và Paris cùng những văn bản tổ chức hành chánh trong phông
Phủ Thủ hiến Trung Việt của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tại Đà
Lạt sẽ giúp phác họa những nét chính về tổ chức xã hội Đà Lạt và một
số vùng liên quan trong bức tranh Hoàng triều cương thổ. Một bức
tranh dù dang dở nhưng trong một nỗ lực phục dựng cặn kẽ và khách
quan nhất có thể ở thời điểm này. Tài liệu cũng cho thấy, dù trong
khoảng gần năm năm, từ 1950 đến 19551
, Hoàng triều cương thổ thể
hiện một tham vọng thật lớn lao qua việc tổ chức bộ máy chính quyền,
những nguyên tắc quy định nhập cư thật chặt chẽ và chế độ chính sách
cởi mở dành cho người bản địa (nói theo Dụ số 6 là thành phần “dân
cư tuy không phải nòi giống Việt Nam song vẫn truyền thống lệ thuộc
Hoàng triều”) nhưng chưa kịp tạo ra một dấu ấn nào đáng kể ngoài
việc xác lập cho Đà Lạt một khái niệm “thủ đô” có tính tự trị và nhen
nhóm ý tưởng về một “trung tâm đại học của Việt Nam”2
.
Điều ý nghĩa đặc biệt nhất về tiến trình lịch sử, đó là Hoàng triều
cương thổ đặt ra một kiểu phân kỳ đặc biệt cho đô thị Đà Lạt; khác
biệt so với các đô thị miền Nam. Lịch sử Đà Lạt trong tương quan với
các đô thị miền Nam sẽ được cộng thêm bốn năm của thời kỳ quốc
gia chuyển tiếp (thông thường vẫn được tính từ dấu mốc Hiệp định
Geneve, 1954). Đó là lý do khi khảo sát về xã hội, cuốn sách này chọn
điểm thời gian là 1950-1975 chứ không phải 1954-1975 như cách mà
trước đó, cuốn Đà Lạt, một thời hương xa (cùng tác giả) đã biên khảo
về đời sống văn hóa của đô thị này.
1. Năm 1955 chính thức kết thúc Hoàng triều cương thổ trên giấy tờ hành chánh, nhưng
thật sự, chuyến bay sang Pháp của Quốc trưởng Bảo Đại và cuộc trưng cầu dân ý mà Ngô
Đình Diệm tiến hành vào năm 1954 ngay tại trung tâm Đà Lạt đã chính thức đặt dấu chấm
hết cho Hoàng triều cương thổ trên thực tế.
2. Trích dẫn từ Dư địa chí Đà Lạt năm 1953, Tòa Thị chánh Đà Lạt ấn hành.
ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 19
[Đà Lạt năm 1960. Ảnh: Tư liệu]
Các bước chuyển tiếp trong lịch sử Đà Lạt luôn kéo theo những
câu chuyện đầy ly kỳ, vượt ngoài những tưởng tượng phong phú.
Cuộc “cuốn gói” của những nhân viên Ty Liên lạc Hàng không Quốc
gia (Société Impériale de Liaison Aérienne, viết tắt: SILA) sau sự ra đi
không trở lại của gia đình Quốc trưởng Bảo Đại và những nhân viên
cấp cao thuộc Văn phòng Quốc trưởng là sự kiện có tính biểu trưng
về một cái kết vụng về của một giải pháp chính trị. Câu chuyện xảy ra
lạ lùng đến khó tin ngay vào giữa thập niên 1950. Những phi công, kỹ
sư, chuyên viên hàng không Pháp bị mắc kẹt tại Đà Lạt phải tiến hành
một vụ “đánh cắp máy bay”, “một vụ lập mưu vơ vét công quỹ” trong
20 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
nhà băng (như ngôn từ điều tra của chính phủ mới), thực ra, đơn giản
chỉ là một cuộc tháo chạy đầy màu sắc trinh thám, làm đậm thêm
những hàng title giật gân trên các mặt báo tại Paris và Sài Gòn đương
thời (Xem bài: Cuộc cuốn gói tháo chạy hay một vụ trộm máy bay?).
Đà Lạt là vậy, đầy những chuyện khó ngờ, âm ỉ mà khốc liệt được
phủ đậy bên dưới mù sương. Nhưng chín năm của thời Đệ nhất Cộng
hòa trôi qua khá êm đềm cho những kế hoạch kiến tạo đô thị. Phải
kể đến mối quan hệ thân thiết giữa ông Thị trưởng Trần Văn Phước
với chính quyền họ Ngô, đã tạo nên rất nhiều công trình văn hóa
đánh dấu một giai đoạn đặc biệt của đô thị trong thời kỳ “người Việt
làm chủ”. Chuyện ông Thị trưởng Trần Văn Phước xây chợ, chuyện
bà Nhu - Trần Lệ Xuân “khát” đất và nhà Đà Lạt, chuyện chuyển đổi
chức năng đô thị khi mục tiêu về một thành phố tri thức được nhất
quán, ráo riết thực hiện, chấp nhận hy sinh khai thác du lịch kéo theo
những ì ạch về môi trường dịch vụ tham quan nghỉ dưỡng cho đến
tận 1975,… Chọn mục tiêu giáo dục, văn hóa thay vì du lịch là một
vấn đề lớn, được thể hiện một phần qua các câu chuyện cụ thể, mang
tính biểu trưng, mà khi xâu chuỗi, liên tưởng, hy vọng người đọc sẽ
có cái nhìn thấu đáo hơn để liên hệ thực tế bất cập về phương hướng
phát triển của Đà Lạt về sau.
Tính cách thị dân cũng là điều mà người viết muốn nhấn mạnh
thông qua các câu chuyện được chọn lọc kể lại. Cuộc nhập cư của
13 trại với đa phần hướng đạo là các linh mục đã tạo ra một kết nối
khá thú vị với văn hóa thành phố giai đoạn trước đó, khi người Pháp
xây dựng đô thị Đà Lạt mang dấu ấn Công giáo Tây phương (qua
trường dòng, tu viện, không gian kiến trúc,…). Những giá trị tính
cách thị dân được tạo ra trong sinh hoạt đôi khi từ những việc cụ
thể: vận động Mùa Trồng Cây, nghiêm cấm người nhập cư chặt phá
cây, ý định tản dân ra vùng ngoại thành, theo đó là kế hoạch mở rộng
ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 21
phạm vi thành phố để bảo đảm vùng lõi đô thị giữ được sự hài hòa
với tự nhiên. Các bài viết khởi đi từ những trang hồ sơ gốc khá khô
khan nhưng kết nối với các tài liệu điền dã, người viết cố gắng làm tái
hiện từng mảng màu sống động để khi bàn về tính cách người Đà Lạt,
chúng ta có luận cứ đánh giá, tránh sa vào lối mòn thêu dệt, dễ dãi
hoặc sáo rỗng khẩu hiệu.
[Đại sứ Tây Đức cùng gia đình tham quan Đà Lạt năm 1965. Ảnh: TTLTQG II]
Đà Lạt còn là những vùng giao tranh và mưu toan quyền lực.
Trong khoảng rối ren hậu đảo chánh 1963, những cuộc va chạm bên
dưới sương mù vẫn âm thầm mà khốc liệt. Trước đơn tố cáo của chính
vị Thị trưởng mới, ông Thị trưởng Trần Văn Phước đã phải tự minh
oan cho mình bằng sự liêm chính thực tế. Rồi những vụ bỏ bom vào
các Dinh, biểu tượng quyền lực, những báo cáo mật vụ, nhất là ngôn
từ có tính răn đe trong bài tham luận mà vị Tổng thống Đệ nhị Cộng
hòa đọc trước các sinh viên Viện Đại học Đà Lạt trong ngày kỷ niệm
10 năm thành lập viện này,… tất cả cho thấy một xã hội Đà Lạt nhiều
22 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
bất an hơn. Và người Đà Lạt dần chấp nhận một thực tế rằng thành
phố nơi họ sống thực sự không - và, chắc chắn không thể nào - là một
nơi chốn vô nhiễm với những xáo trộn chung của miền Nam. Gần
hai tuần giao tranh sấm rền vào Tết Mậu Thân là một sự đánh thức
đầy lạnh lùng với những ai còn nuôi ảo giác Đà Lạt là “giấc mơ thần
tiên trong một hiện thực sắt thép địa ngục”.
Người Đà Lạt bị bàng hoàng trong bom lửa. Nhưng cũng trong
khoảng sống chết là ranh giới mong manh đó, một lần nữa, tính cách
Đà Lạt được thể hiện thật tự nhiên. Người ta giúp nhau trú ẩn an
toàn không phân biệt giới tuyến (Mậu Thân, những mảnh rời ký ức)
và trong những ngày tháng loạn ly, đã có những người âm thầm lao
mình vào trong bom lửa, sống chết bảo vệ kho văn khố, tàng thư.
Những con người mà hôm nay, thậm chí ngành lưu trữ chưa một lần
nhắc tên (Sống chết cùng văn khố)…
Hai năm trôi qua, người viết cuốn sách này đã lật giở hàng ngàn
trang văn bản cùng hàng trăm tài liệu qua nhiều thời kỳ lịch sử Đà Lạt
để chỉ làm một cuộc ghi nhận cô đọng, giúp người đọc hình dung về
những gì chìm dưới sương mù. Có những văn bản bị cháy sém một
góc. Có những bó hồ sơ ẩm mốc, những chiếc đinh ghim vụn nát khi
có tay người chạm vào. Có những trang văn bản vương vết máu. Và có
những sự việc treo lơ lửng không rõ đầu đuôi. Quá nhiều thăng trầm
đi qua trên những trang sử liệu gốc. Và, có chứ, những vấn đề bất cập.
Có chứ, những chuyện chưa phải lúc thuận lợi để công bố. Cũng làm
sao tránh khỏi nhiều sự thật chưa đi đến một minh định tường tận để
trình bày… Người viết xin được đưa ra những gì có thể, mong được
độc giả chia sẻ. Và mong những việc nhỏ nhoi này sẽ gợi niềm cảm
hứng cho những cuộc kiếm tìm, khảo cứu về lịch sử đô thị Đà Lạt quy
mô hơn trong tương lai.
ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 23
Thành phố đã đi qua lắm thăng trầm và trong từng thời kỳ, ôm
vào mình rất nhiều khúc xạ định kiến. Mỗi phế tích là một câu chuyện
thời gian lắng đọng, tịch mịch. Nhưng sự tịch mịch có bề bí ẩn đó
luôn chất đầy những dư ba. Làm sao có thể ngờ được rằng, trên ngôi
nguyện đường cổ mà ngày nay người ta vẫn quen gọi với cái tên
Trường Franciscaines Missionnaires de Marie đã in dấu chân những
đan sĩ Benedict đầu tiên trên đất Việt Nam. Làm sao có thể hình dung
được cái không gian đang chìm vào lãng quên với cỏ dại và rêu phong
ấy là tác phẩm của những kiến trúc sư hàng đầu Đông Dương trong
thập niên 1940, và sau đó gắn liền với tên tuổi một kiến trúc sư tài ba
của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Bây giờ, chỉ còn là vùng
trời đầy thương nhớ trong giấc mơ những cựu nữ sinh…
[Một góc phố cũ của khu Hòa Bình trong ngày mưa. Ảnh: Tư liệu]
24 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
Bên dưới sương mù là những nỗ lực minh định.
Nhưng lắm khi bên dưới sương mù vẫn là sương mù, vô phương
giải ảo.
Có thể vì vậy mà thành phố nhỏ bé ấy, với cá nhân người viết,
luôn đầy quyến rũ.
Sau Đà Lạt, một thời hương xa, người viết quyển sách này, với
những cố gắng trong khả năng có hạn, hy vọng có thể hoàn thiện một
chuyến tri hành.
NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
Saigon, mùa Thu 2018
ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 25
HOÀNG TRIỀU CƯƠNG THỔ
VÀ BẢN THIẾT KẾ HÀNH CHÁNH
DÀNH CHO “THỦ ĐÔ”
Tuy ngắn ngủi, nhưng chế độ Hoàng triều cương thổ1
mang đến
cho xứ sở Đà Lạt sinh khí của giai đoạn chuyển tiếp đầy mới mẻ.
Đặt trong bối cảnh sau gần nửa thế kỷ, Đà Lạt dưới sự cai quản
mọi mặt của người Pháp, thì khi bước sang chế độ Hoàng triều cương
thổ, đây là đô thị đầu tiên mang hình thái đặc khu của người Việt. Với
những cư dân cựu trào ở thành phố này, thì Hoàng triều cương thổ
thổi vào tinh thần của họ một niềm hãnh diện mới mẻ của những
công dân thủ đô. Bởi đây là nơi đặt Văn phòng Quốc trưởng2
, nơi đưa
1. Hoàng triều cương thổ, chữ Hán: 皇朝疆土, tiếng Pháp: Domaine de la Couronne.
2. Văn phòng Quốc trưởng thành lập theo Sắc lệnh số 56-QT ngày 18-10-1949; gồm có Văn
phòng Nội điện và Võ phòng Nội điện, Văn phòng và Võ phòng. Văn phòng Quốc trưởng do
Đổng lý Văn phòng điều khiển. Đổng lý Văn phòng trực thuộc Đức Quốc trưởng và chỉ chịu
trách nhiệm với Đức Quốc trưởng. Trong Văn phòng Nội điện thì có: 1/ Phòng Nghi lễ và
Nội điện do Giám đốc Nghi lễ và Nội điện điều khiển; 2/ Phòng Bí thư do Bí thư trưởng điều
khiển. Võ phòng Nội điện do Chánh Võ phòng Nội điện điều khiển; chuyên trách vấn đề an
ninh, hộ giá Quốc trưởng, bảo an các biệt điện nơi Quốc trưởng ngự trú, chỉ huy và quản trị
đội Ngự lâm quân, có thể sử dụng công xa của đội Ngự lâm quân. Võ phòng chuyên trách
26 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN
ra nhiều sắc lệnh có hiệu lực với các vùng cao nguyên khác, từ Đồng
Nai Thượng, Darlac (Đăk Lăk), Kontum, Pleiku và cả những sơn khu
phía Bắc: Lai Châu (khu tự trị Thái), Lào Kay (Lào Cai, khu tự trị
Mèo), Hòa Bình (khu tự trị Mường), Phong Thổ (khu tự trị Thái), Sơn
La (khu tự trị Thái), Bắc Kạn (khu tự trị Thổ), Cao Bằng (khu tự trị
Thổ), Hà Giang (khu tự trị Mèo), Móng Cái (khu tự trị Nùng), Lạng
Sơn (khu tự trị Thổ), Hải Ninh (khu tự trị Nùng)1
.
Nhưng vì là một chế độ khá bị động về phương diện sức mạnh
quân sự và chính trị trước nước Pháp “bảo hộ” và còn khá non nớt
trước sự ảnh hưởng của Việt Minh, nên sự lủng củng ban đầu kéo dài
gần hai năm. Các lừng khừng trước tình thế bất ổn về quân sự và an
nghiên cứu về cách tổ chức quân đội, Ủy ban Quân sự Tối cao, Ủy ban Quân sự Thường
trực và các sứ mệnh quân sự; liên lạc với Bộ Quân lực, sở Thanh tra Quân lực và Tổng Tham
mưu Quân đội; sưu tầm các hồ sơ quân sự và soạn thảo quân pháp. Ngoài ra, Võ phòng còn
chuyên trách các vấn đề binh bị khác. Văn phòng thì được giao chuyên trách nghiên cứu:
chính trị và bang giao; hành chánh và văn hóa; pháp chánh, tài chánh và kinh tế; dân tộc cao
nguyên; tuyên truyền, báo chí, thông tin và xã hội cùng các vấn đề nội dịch. Ngoài ra, còn có
Phòng Nghi lễ và Nội điện chuyên trách lễ thức trong các dịp lễ, quản trị Nội điện, giám sát,
quản trị và tổ chức sử dụng nhà xe, máy bay Quốc trưởng. Một phòng Bí thư chuyên trách
để làm các công việc như: yết kiến Quốc trưởng, các cuộc kinh lý của Quốc trưởng và các
lễ đón tiếp thượng khách, tổ chức công việc văn thư riêng của Quốc trưởng, tiếp gửi, nhận
công văn của Văn phòng; phát mật tín hiệu; làm huy chương và ấn tín.
Việc quản trị các phòng giấy Văn phòng Quốc trưởng tại Sài Gòn và Hà Nội sẽ do các Đặc vụ
Ủy viên phụ trách theo chỉ thị của Đổng lý Văn phòng. Khi các Đặc vụ Ủy viên vắng mặt thì
có những Tham lý Văn phòng giúp việc tại phòng giấy đó thay thế, trông nom công việc. Các
Đặc vụ Ủy viên tại Sài Gòn và Hà Nội đảm trách liên lạc công việc tại văn phòng mình với Văn
phòng Quốc trưởng tại Đà Lạt. Vào năm 1950, Văn phòng Quốc trưởng có đặt một phòng giấy
tại Paris trong khi chờ thiết lập Phủ Cao ủy Việt Nam tại Pháp ít lâu sau đó.
Tất cả các hoạt động ở những phòng giấy Sài Gòn, Hà Nội, Paris đều do Nghị định của Đổng
lý Văn phòng ấn định.
Các chức vụ: Đổng lý Văn phòng, Giám đốc Nghi lễ và Nội điện, Bí thư trưởng, Chánh Võ
phòng Nội điện, Chánh Văn phòng, Chánh Võ phòng, các Giám đốc các phòng thuộc Văn
phòng, Tổng Thư ký phòng giấy Văn phòng tại Paris, các cố vấn và Đặc vụ Ủy viên đều do
Sắc lệnh của Quốc trưởng bổ nhiệm.
(Theo: Sắc lệnh 85-QT cải tổ Nội bộ Văn phòng Đức Quốc trưởng. Phông Phủ Thủ hiến Trung
Việt. Tài liệu số 655. TTLTQG IV, Đà Lạt.]
1. Theo Dụ số 6, ngày 15-4-1950 “đặt trực thuộc Quốc trưởng Bảo Đại các tỉnh và khu vực
dân cư tuy không phải nòi giống Việt Nam song vẫn truyền thống lệ thuộc Hoàng triều”.
ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 27
ninh cũng là một vấn đề lớn. Điều này dẫn đến bản thiết kế bộ máy tổ
chức riêng ở thủ phủ Hoàng triều cương thổ mãi đến năm 1952 mới
thực sự hoàn thiện1
.
Cách tổ chức bộ máy hành chánh thành phố đến thời điểm này
khá chặt chẽ. Thành phố được đặt dưới quyền quản trị của một vị
Thị trưởng, có một Hội đồng thành phố giúp việc. Người đảm nhận
vị trí Thị trưởng sẽ chủ tọa các nghị sự của Hội đồng và Hội đồng
quyết định bằng phương thức bỏ phiếu. Với những cuộc trưng cầu tín
nhiệm xảy ra trường hợp có số phiếu bầu ngang nhau, thì Thị trưởng
là người đưa ra quyết định2
.
1. Lấy theo mốc thời gian Bảo Đại ký Sắc lệnh số 35-QT/TD ngày 31 tháng Chạp năm 1952.
Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa. Tài liệu số 21332. TTLTQG II.
2. Thị trưởng giai đoạn này là Cao Minh Hiệu. Trước đó ít lâu, bác sĩ Trần Đình Quế giữ
chức Thị trưởng đã bị cách chức, vướng lao lý vì để xảy ra vụ người Pháp trả thù đẫm máu
sau cuộc ám sát viên Phó Thanh tra Mật thám Nam Đông Dương Victor Haasz tại số 17 Rue
des Roses (Đọc bài viết Khoảng bất an trên ốc đảo yên bình).
[Quốc trưởng Bảo Đại (thứ hai, từ trái sang) cùng những cố vấn, quan chức cấp cao thuộc Văn,
Võ phòng Quốc trưởng trong thời Hoàng triều cương thổ. Ảnh: Tư liệu]

More Related Content

What's hot

Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Man_Ebook
 
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 nataliej4
 
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nội thất
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nội thấtNguyên lý thiết kế kiến trúc nội thất
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nội thấtDung Tien
 
Tieng_Viet_thuc_hanh.ppt
Tieng_Viet_thuc_hanh.pptTieng_Viet_thuc_hanh.ppt
Tieng_Viet_thuc_hanh.pptatcak11
 
Nguyên lý thiết kế khách sạn, Tạ Trường Xuân.pdf
Nguyên lý thiết kế khách sạn, Tạ Trường Xuân.pdfNguyên lý thiết kế khách sạn, Tạ Trường Xuân.pdf
Nguyên lý thiết kế khách sạn, Tạ Trường Xuân.pdfMan_Ebook
 
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đớiĐình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đớiluongthuykhe
 
Kien truc giai toa ket cau
Kien truc giai toa ket cauKien truc giai toa ket cau
Kien truc giai toa ket cauHi House
 
Kiến trúc Hiện đại mới (Neo-Modernism)
Kiến trúc Hiện đại mới (Neo-Modernism)Kiến trúc Hiện đại mới (Neo-Modernism)
Kiến trúc Hiện đại mới (Neo-Modernism)luongthuykhe
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 

What's hot (20)

Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
Tư tưởng do thái giáo trong kinh tanakh và ảnh hưởng của nó đến đường lối chí...
 
Luận văn: Bi cảm trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari, HAY
Luận văn: Bi cảm trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari, HAYLuận văn: Bi cảm trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari, HAY
Luận văn: Bi cảm trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari, HAY
 
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
Mối quan hệ văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ 1992 cho tới...
 
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868 VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
VĂN HỌC NHẬT BẢN TỪ KHỞI THỦY ĐẾN 1868
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Luận văn: Kiến trúc Deconstructions và ứng dụng ở Việt Nam, 9đ
Luận văn: Kiến trúc Deconstructions và ứng dụng ở Việt Nam, 9đLuận văn: Kiến trúc Deconstructions và ứng dụng ở Việt Nam, 9đ
Luận văn: Kiến trúc Deconstructions và ứng dụng ở Việt Nam, 9đ
 
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Vườn Chim Bạc Liêu | Dịch vụ l...
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Vườn Chim Bạc Liêu | Dịch vụ l...Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Vườn Chim Bạc Liêu | Dịch vụ l...
Thuyết minh dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái Vườn Chim Bạc Liêu | Dịch vụ l...
 
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nội thất
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nội thấtNguyên lý thiết kế kiến trúc nội thất
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nội thất
 
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOTĐề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
Đề tài: Hát then tại nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, HOT
 
Co so kien truc ii
Co so kien truc iiCo so kien truc ii
Co so kien truc ii
 
Tieng_Viet_thuc_hanh.ppt
Tieng_Viet_thuc_hanh.pptTieng_Viet_thuc_hanh.ppt
Tieng_Viet_thuc_hanh.ppt
 
Tài liệu cơ sở tạo hình kiến trúc nói chung
Tài liệu cơ sở tạo hình kiến trúc nói chungTài liệu cơ sở tạo hình kiến trúc nói chung
Tài liệu cơ sở tạo hình kiến trúc nói chung
 
Nguyên lý thiết kế khách sạn, Tạ Trường Xuân.pdf
Nguyên lý thiết kế khách sạn, Tạ Trường Xuân.pdfNguyên lý thiết kế khách sạn, Tạ Trường Xuân.pdf
Nguyên lý thiết kế khách sạn, Tạ Trường Xuân.pdf
 
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đớiĐình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
Đình làng Bắc Bộ Việt Nam - Kiến trúc Nhiệt đới
 
Kien truc giai toa ket cau
Kien truc giai toa ket cauKien truc giai toa ket cau
Kien truc giai toa ket cau
 
Đồ án tốt nghiệp: Thư viện tổng hợp, HAY
Đồ án tốt nghiệp: Thư viện tổng hợp, HAYĐồ án tốt nghiệp: Thư viện tổng hợp, HAY
Đồ án tốt nghiệp: Thư viện tổng hợp, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Kiến trúc Hiện đại mới (Neo-Modernism)
Kiến trúc Hiện đại mới (Neo-Modernism)Kiến trúc Hiện đại mới (Neo-Modernism)
Kiến trúc Hiện đại mới (Neo-Modernism)
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAYĐề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
Đề tài: Đời sống văn hóa của các hộ gia đình nông dân Khmer, HAY
 

Similar to Da lat ben duoi suong mu

Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamPham Long
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệm
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệmKhvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệm
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệmDam Nguyen
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...PinkHandmade
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngPham Long
 

Similar to Da lat ben duoi suong mu (20)

Ngàn năm áo mũ
Ngàn năm áo mũNgàn năm áo mũ
Ngàn năm áo mũ
 
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XXLuận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
 
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAYLuận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Sông Côn Mùa Lũ Của Nguyễn Mộng Giác Dƣới Góc Nhìn Liên Văn Bản.doc
Sông Côn Mùa Lũ Của Nguyễn Mộng Giác Dƣới Góc Nhìn Liên Văn Bản.docSông Côn Mùa Lũ Của Nguyễn Mộng Giác Dƣới Góc Nhìn Liên Văn Bản.doc
Sông Côn Mùa Lũ Của Nguyễn Mộng Giác Dƣới Góc Nhìn Liên Văn Bản.doc
 
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệm
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệmKhvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệm
Khvc tap luc iv mấy vần thơ lưu niệm
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
LUẬN ÁN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ ĐỀN VUA ĐINH, VUA LÊ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH VỚI ẤN ...
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 

More from Phan Book

CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdfCHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdfPhan Book
 
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdfTUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdfPhan Book
 
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfMOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfPhan Book
 
VAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdfVAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdfPhan Book
 
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdfBO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdfPhan Book
 
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdfDA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdfPhan Book
 
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdfGIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdfPhan Book
 
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdfTRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdfPhan Book
 
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdfAO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdfPhan Book
 
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdfTAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdfPhan Book
 
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen TuongHoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen TuongPhan Book
 
Chon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organicChon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organicPhan Book
 
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu leNhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu lePhan Book
 
Bui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan deBui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan dePhan Book
 
Bien su nuoc
Bien su nuocBien su nuoc
Bien su nuocPhan Book
 
Song lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chetSong lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chetPhan Book
 
Thuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lanThuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lanPhan Book
 

More from Phan Book (20)

CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdfCHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
CHUYEN NGHE CUA THUY DOC THU.pdf
 
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdfTUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
TUNG BUOC CHAN NO HOA - Doc thu.pdf
 
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdfMOT LUOC SU VAN VAT.pdf
MOT LUOC SU VAN VAT.pdf
 
VAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdfVAM MINH CAM DUA.pdf
VAM MINH CAM DUA.pdf
 
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdfBO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
BO SUU TAP CAT (DOC THU).pdf
 
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdfDA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
DA NANG NGAY THANG CU (DOC THU).pdf
 
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdfGIO NOI LEN (DOC THU).pdf
GIO NOI LEN (DOC THU).pdf
 
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdfTRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
TRIEU QUA DUA LUOI (DOC THU).pdf
 
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdfAO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
AO XUA DU NHAU DOC THU.pdf
 
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdfTAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
TAI SAO TA YEU DOC THU.pdf
 
Xom cau moi
Xom cau moiXom cau moi
Xom cau moi
 
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen TuongHoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
Hoi ky ve gia dinh Nguyen Tuong
 
Chon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organicChon suc khoe chon organic
Chon suc khoe chon organic
 
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu leNhung tuy but cuoi cung cua du tu le
Nhung tuy but cuoi cung cua du tu le
 
Bui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan deBui giang tuyen tap luan de
Bui giang tuyen tap luan de
 
Bien su nuoc
Bien su nuocBien su nuoc
Bien su nuoc
 
Song lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chetSong lam viec lam viec chet
Song lam viec lam viec chet
 
Thuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lanThuong nho hoang lan
Thuong nho hoang lan
 
Lua
LuaLua
Lua
 
Nha dien
Nha dienNha dien
Nha dien
 

Recently uploaded

Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaAnhDngBi4
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Xem Số Mệnh
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21nguyenthao2003bd
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 

Recently uploaded (20)

Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG GIẢI BÀI TẬP ÔN THI THPTQG MÔN SINH HỌC - H...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 phaThiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
Thiết kế hệ thống điều khiển chỉnh lưu tích cực 1 pha
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
Luận giải tử vi của 12 con giáp năm 2024 chi tiết và chính xác -...
 
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
đồ án thương mại quốc tế- hutech - KDQTK21
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 

Da lat ben duoi suong mu

  • 1.
  • 2.
  • 3. … không thể nào hiểu được vì sao quá khứ lại nhạt nhòa trong sương mù dày đặc, tựa hồ màn sương giăng trên những đầm lầy. - Kazuo Ishiguro Nhưng các chi tiết địa chí gây một hiệu ứng kỳ lạ lên tôi: thay vì làm cho hình ảnh quá khứ trở nên gần gũi và rõ ràng hơn, chúng lại tạo ra một cảm giác xé ruột về những mối dây bị cắt đứt và về sự trống rỗng. - Patrick Modiano Ngày mai? Ngày mai nghĩa là thế nào? - László Krasznahorkai Sự cô tịch ngân vang. - San Juan de la Cruz
  • 4. MỤC LỤC LỜI NHÀ XUẤT BẢN 9 VÀI LƯU Ý TRƯỚC KHI VÀO SÁCH 11 DẪN NHẬP 15 HOÀNG TRIỀU CƯƠNG THỔ VÀ BẢN THIẾT KẾ HÀNH CHÁNH DÀNH CHO “THỦ ĐÔ” 25 KHOẢNG BẤT AN TRÊN ỐC ĐẢO YÊN BÌNH 39 NHỮNG NGƯỜI TỰ DO CỦA XỨ SỞ 53 CUỘC CUỐN GÓI THÁO CHẠY HAY MỘT VỤ TRỘM MÁY BAY? 86 PHẨM CÁCH ĐÔ THỊ ĐƯỢC CỘNG THÊM TỪ MỘT CUỘC DI DÂN 103 KHỞI ĐẦU CỦA MỘT THÀNH PHỐ ĐẠI HỌC 114 ĐÀ LẠT TỪ ĐIỂM NHÌN CỦA MỘT THẾ HỆ XÂY DỰNG MỚI 125 MỘT CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC TÂN KỲ 136 ĐÔ THỊ CAO NGUYÊN VỚI Ý HƯỚNG PHỤNG SỰ HÒA BÌNH 150 MÙA TRỒNG CÂY 176 CHUYỆN THÁC CAM LY - MỘT “TRANH CHẤP” VỀ QUAN NIỆM THẨM MỸ 183
  • 5. ĐẤT VÀ NHÀ CỦA BÀ NHU Ở ĐÀ LẠT 187 DU LỊCH, MƯA GIÓ VÀ THỞ THAN 209 ÔNG CỰU THỊ TRƯỞNG VÀ SÓNG GIÓ SAU ĐẢO CHÁNH 219 THÀNH PHỐ BIẾN HÌNH VÀ NGƯNG ĐỌNG 228 LẠI BÀN CHUYỆN DỜI THỦ ĐÔ LÊN ĐÀ LẠT 242 CHUYỆN VÉT HỒ XUÂN HƯƠNG 249 MẬU THÂN, NHỮNG MẢNH RỜI KÝ ỨC 256 BIỂU TƯỢNG QUYỀN LỰC VÀ MỤC TIÊU TẤN CÔNG 264 NHỮNG DƯ CHẤN “HẬU MẬU THÂN” 268 SỐNG CHẾT CÙNG VĂN KHỐ 279 NHƯ MỘT KHÚC LINH CA 297 PHỤ LỤC 330 Phụ lục 1 331 Phụ lục 2 338 Phụ lục 3 381 Phụ lục 4 385 TÀI LIỆU THAM KHẢO 397 LỜI CẢM ƠN 399 MỤC TỪ TRA CỨU 400
  • 6. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Kính thưa quý bạn đọc, Cuốn sách Đà Lạt, bên dưới sương mù của tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên có thể xem như một dự án biên khảo độc lập về lịch sử văn hóa đô thị Đà Lạt giai đoạn 1950-1975. Trong hai năm, tác giả tiếp cận và xử lý một nguồn tài liệu gốc khá lớn đã được giải mật, phục vụ nghiên cứu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (TP.HCM), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia VI (Đà Lạt), tham khảo các công trình địa chí địa phương Đà Lạt - Lâm Đồng và nhiều sách báo xuất bản trong, ngoài nước,… nhằm tái hiện lại một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của thành phố Đà Lạt. Thuật lại những biến động bên dưới các huyền thoại và sương mù thời gian, định kiến, người viết đã làm bật lên một số giá trị quan trọng của một đô thị có lịch sử nhân văn đặc biệt, rọi sáng một số góc khuất đầy bất ngờ. Tất cả không ngoài mục đích hiểu rõ hơn về ngày hôm qua, để có thể cùng chung tay kiến tạo những giá trị phát triển bền vững cho đô thị này trong tương lai. Trước đó, tác giả cũng đã xuất bản hai tác phẩm về Đà Lạt: Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách (Tản văn, Nhà xuất bản Trẻ, 2015) và
  • 7. Đà Lạt, một thời hương xa (Du khảo, Nhà xuất bản Trẻ, 2016). Cả hai cuốn sách này đã được độc giả đón nhận tốt, tái bản nhiều lần. Hy vọng công trình biên khảo Đà Lạt, bên dưới sương mù sẽ tiếp tục đáp ứng những mong chờ của người đọc yêu Đà Lạt. Thiết tưởng, đây còn là một công trình dày công và có ý nghĩa, ra đời vào đúng dịp thành phố Đà Lạt kỷ niệm 125 năm hình thành và phát triển (1893-2018). Trên tinh thần khoa học, Nhà xuất bản Phụ Nữ tôn trọng những nguồn tài liệu được trích dẫn kỹ lưỡng, cách tiếp cận, hướng nghiên cứu và những lý giải riêng của tác giả, tuy nhiên, chúng tôi không nhất thiết đồng tình về mọi vấn đề được đề cập trong cuốn sách này. Có thể xem đây là một cuốn sách mở, gợi cảm hứng để những nhà nghiên cứu sau này tiếp cận sâu hơn về các vấn đề lịch sử văn hóa đô thị Đà Lạt nói riêng, các đô thị Việt Nam nói chung. Chúng tôi cũng mong muốn quý độc giả đón nhận cuốn sách này như một nguồn tham khảo, với tinh thần khoa học đó: cởi mở, phê phán, khách quan. Xin trân trọng giới thiệu! NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ
  • 8. VÀI LƯU Ý TRƯỚC KHI VÀO SÁCH Trong cuốn sách này, ngữ liệu từ văn bản tài liệu gốc đóng một vai trò quan trọng quyết định. Nhưng tài liệu gốc ở mỗi thời kỳ được viết với một nguyên tắc ngữ pháp, phong cách khác nhau. Trên tinh thần tôn trọng tính nguyên bản, tôi xin được phép giữ nguyên lối viết (ngữ pháp, từ ngữ, phong cách) của từng văn bản trong những trích dẫn trực tiếp. Điều này cũng giúp giữ lại không khí, bối cảnh ngôn ngữ một thời. Hình ảnh trong cuốn sách đa số khai thác từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (TP.HCM), Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt) dưới hình thức bản sao, tác giả có trả chi phí dịch vụ đọc, in, sao,… nhưng vẫn xin được phép ghi “Ảnh: TTLTQG II”, “Ảnh: TTLTQG IV” để rõ nơi chốn tra cứu, tiện cho người biên khảo, nghiên cứu hay có nhu cầu tìm kiếm liên quan. Một số chữ lặp lại nhiều, xin được phép viết tắt: - Giáo sư: GS.; - Kiến trúc sư: KTS.; - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia: TTLTQG.
  • 9. Ở các trích dẫn nguồn tài liệu, từ “phông” xin được hiểu là một khái niệm hệ thống hóa trong khoa học lưu trữ; dùng để chỉ một khối tài liệu hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh, phản ảnh quá trình hình thành và phát triển của một quốc gia, một cơ quan hay một cá nhân, gia đình, dòng họ, sự kiện. Trong một phông gồm có nhiều tập hồ sơ, văn bản về những nhóm vấn đề khác nhau được phân loại lưu trữ. Theo thiển ý, việc ghi chép thông tin về phông, số hồ sơ trong văn bản có tính biên khảo như vậy là cần thiết, vì ngoài sự minh định, còn giúp những nhà nghiên cứu, độc giả quan tâm về sau có thể dễ dàng tiếp cận các tài liệu trong trường hợp có truy cầu. Một số danh từ, như Đà Lạt hay Lang Bian, có nhiều cách viết trong văn bản hành chánh, ví dụ: Dalat, Đalat, Đà Lạt, Langbian, Lang Bian, Langbiang, Lang Biang; các địa danh xác lập theo văn cảnh từng thời kỳ, ví dụ: Liên Khang, Liên Khàng hay Liên Khương,… trong những trường hợp trích dẫn trực tiếp, tôi xin được giữ nguyên. Một số hình ảnh tác giả được các nhà sưu tầm cung cấp và những tài liệu ảnh không xác định được tác giả, xin đề chung nguồn ảnh là “Tư liệu”, để chỉ tư liệu riêng sưu tầm được. Một số ít trường hợp ảnh thuộc các kho ảnh tài liệu mở trên mạng, song nhất thời dù đã cố gắng nhưng vẫn chưa tìm được manh mối liên hệ tác giả, cũng xin phép được sử dụng với ghi chú rõ ràng. Trải qua nhiều biến động lịch sử, những câu chuyện cần được kể lại xác thực, đi cùng hình ảnh trực quan. Tác giả trân trọng sử dụng những hình ảnh, văn bản theo tinh thần tài liệu cộng đồng, chia sẻ những giá trị văn hóa, lịch sử chung về thành phố mà chúng ta yêu mến. Rất mong được sự chấp thuận và hy vọng được tiếp nhận những liên lạc kết nối cần thiết, nếu có sau khi sách ấn hành.
  • 10.
  • 11. ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 15 DẪN NHẬP “Đà Lạt, đó là một thành phố rất Tây trên quê hương Việt Nam (…). Đà Lạt là một thành phố hòa bình trên một đất nước ngập tràn máu lửa. Đà Lạt là một giấc mơ thần tiên trong một hiện thực sắt thép địa ngục. Đà Lạt, căn hầm trú ẩn bằng bê-tông cốt sắt giữa một trận địa đầy bom mìn và xác chết. Đà Lạt là một hòa bình riêng rẽ trong một Việt Nam vang rền tiếng súng”.1 Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, người từng đi qua thời sinh viên ở Đại học Văn khoa - Viện Đại học Đà Lạt (khóa 1958-1961) đã gói lại ký ức về một Đà-Lạt-riêng đầy tinh tế nhưng cũng thật phổ quát. Quả thực, vào thời ấy - những năm cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960 - cùng với những trang văn bay bổng và giàu chiêm nghiệm của Phạm Công Thiện trong cuốn Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, trích đoạn trên của Nguyễn Xuân Hoàng đã chia sẻ, gọi tên giùm cảm nhận của nhiều người về một Đà-Lạt-ốc-đảo-riêng-tây-hoài-niệm. Trong lịch sử chính trị của đô thị, đây là khoảng thời gian Đà Lạt được chính quyền miền Nam ráo riết xác lập vị thế đặc khu văn hóa, giáo dục, thành phố của tri thức. Như vậy, cùng những biến thiên lịch sử, Đà Lạt đã trải qua những cuộc chuyển dời “chức năng” khá nhanh: Từ khởi điểm là một đô thị nghỉ dưỡng của người Pháp từ thập niên 1. Ngô Tằng Giao biên soạn (2010). Đà Lạt, ngày tháng cũ. Phát hành tại Mỹ.
  • 12. 16 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN 1910 đi dần đến ý đồ về một thủ phủ của Liên bang Đông Dương vào thập niên 1940, sau đó, được Quốc trưởng Bảo Đại chọn làm thủ đô hành chánh cho một quốc gia gọi là Hoàng triều cương thổ rồi vội vã trở thành một trung tâm văn hóa, giáo dục, một thành phố đại học trong thời Đệ nhất Cộng hòa. Cần nói thêm, tính từ Hoàng triều cương thổ, Đà Lạt đã là một nơi biệt lập, một đô thành tự trị, hiểu nôm na là ai muốn đến tham quan, làm ăn, sinh sống thì phải có giấy xin phép nhập nội. Sau khi Hoàng triều cương thổ bị bãi bỏ thì cư dân ở các vùng miền đi lại với Đà Lạt mới thực sự tự do. Tiếp đó, trong thời Đệ nhất Cộng hòa, Đà Lạt có khoảng 30.000 dân, thắng cảnh được chăm chút, công trình tu bổ được xây dựng, an ninh đảm bảo để phát triển những mục tiêu mới của một thành phố giáo dục, học thuật. Tờ giai phẩm Tuyên Đà số Xuân Ất Mão (1975) có đăng bài viết mở đầu của người chủ biên, ký giả Lê Hoàng, khẳng định: “Đây là thời kỳ vàng son nhất của Đà Lạt”. Như vậy, một đô thị nhỏ bé trên miền cao nguyên, mỗi thời kỳ đã phải gánh vác một tham vọng. Đà Lạt một mặt cho ta cảm giác yên tâm, nhưng mặt khác, là sản phẩm đầy bất an của những chặng đường lịch sử nhá nhem, đan xen khá nhiều giới tuyến quyền lực. Một nơi như vậy liệu có thực sự an bình như cách mà tư duy văn chương cảm nghiệm - một “thành phố hòa bình”, một “căn hầm trú ẩn bằng bê-tông cốt sắt giữa một trận địa đầy bom mìn”? Cuộc giao tranh ngấm ngầm của các thế lực chính trị, khoảng chồng chéo của những dự định lớn lao bên dưới đám sương mù tưởng là “giấc mơ thần tiên” đã trở nên gay gắt từ thập niên 1940, khi người Pháp biến Đà Lạt thành đầu não chính của SDECE (Le Service de Documentation Extérieure et de Contre-Espionnage: Cơ quan Tình báo bên ngoài nước Pháp1 ) ở Đông Dương theo hình thức của miền 1. Cơ quan này hoạt động từ ngày 6-11-1944 đến ngày 2-4-1982 rồi được thay thế bằng Tổng cục An ninh Đối ngoại.
  • 13. ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 17 cao nguyên Simla - đầu não khu vực châu Á của tình báo Anh từ 1905. Vụ ám sát viên Phó Thanh tra Mật thám Nam Đông Dương phụ trách vùng Nam Tây Nguyên và Đà Lạt nổ ra vào năm 1951 của Đội Cảm tử quân Phan Như Thạch kéo theo đó là vụ trả thù đẫm máu tại rừng Cam Ly có thể xem như một sự kiện lớn đánh dấu cho thời kỳ bất ổn âm ỉ, sẵn sàng bùng phát dưới thời Hoàng triều cương thổ; cũng là tiếng chuông báo động về một giai đoạn lịch sử mới: Đà Lạt không thể là một ốc đảo thanh bình như người ta vẫn tưởng. [Những khách hàng quân đội Pháp trước Langbian Bar. Ảnh: Tư liệu] Một vấn đề nữa cần lưu ý khi nhắc đến Hoàng triều cương thổ. Hoàng triều cương thổ có thực sự là đẳng cấp sang cả kinh đô như trong niềm tự hào (dù là thầm kín) của những thị dân Đà Lạt cựu trào? Thực hư thế nào? Cách tổ chức cấu trúc chính quyền và những dự phóng về một “xã hội thuộc sự kiểm soát của Hoàng triều” mà đứng đầu là Quốc trưởng được thực hiện ra sao?... Hai tệp tài liệu hiếm hoi ở phần Phụ lục 1 và 2 (Nghị định số 43-NĐ/HT/CT ngày 15-1-1953
  • 14. 18 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN ấn-định thể lệ bầu cử Hội-đồng Khu phố trong thành phố Đà Lạt và Kế hoạch Hành động Xã hội cho khu vực miền núi phía Nam của Hoàng triều cương thổ) mà người viết thu thập được từ các kho lưu trữ tại Sài Gòn và Paris cùng những văn bản tổ chức hành chánh trong phông Phủ Thủ hiến Trung Việt của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tại Đà Lạt sẽ giúp phác họa những nét chính về tổ chức xã hội Đà Lạt và một số vùng liên quan trong bức tranh Hoàng triều cương thổ. Một bức tranh dù dang dở nhưng trong một nỗ lực phục dựng cặn kẽ và khách quan nhất có thể ở thời điểm này. Tài liệu cũng cho thấy, dù trong khoảng gần năm năm, từ 1950 đến 19551 , Hoàng triều cương thổ thể hiện một tham vọng thật lớn lao qua việc tổ chức bộ máy chính quyền, những nguyên tắc quy định nhập cư thật chặt chẽ và chế độ chính sách cởi mở dành cho người bản địa (nói theo Dụ số 6 là thành phần “dân cư tuy không phải nòi giống Việt Nam song vẫn truyền thống lệ thuộc Hoàng triều”) nhưng chưa kịp tạo ra một dấu ấn nào đáng kể ngoài việc xác lập cho Đà Lạt một khái niệm “thủ đô” có tính tự trị và nhen nhóm ý tưởng về một “trung tâm đại học của Việt Nam”2 . Điều ý nghĩa đặc biệt nhất về tiến trình lịch sử, đó là Hoàng triều cương thổ đặt ra một kiểu phân kỳ đặc biệt cho đô thị Đà Lạt; khác biệt so với các đô thị miền Nam. Lịch sử Đà Lạt trong tương quan với các đô thị miền Nam sẽ được cộng thêm bốn năm của thời kỳ quốc gia chuyển tiếp (thông thường vẫn được tính từ dấu mốc Hiệp định Geneve, 1954). Đó là lý do khi khảo sát về xã hội, cuốn sách này chọn điểm thời gian là 1950-1975 chứ không phải 1954-1975 như cách mà trước đó, cuốn Đà Lạt, một thời hương xa (cùng tác giả) đã biên khảo về đời sống văn hóa của đô thị này. 1. Năm 1955 chính thức kết thúc Hoàng triều cương thổ trên giấy tờ hành chánh, nhưng thật sự, chuyến bay sang Pháp của Quốc trưởng Bảo Đại và cuộc trưng cầu dân ý mà Ngô Đình Diệm tiến hành vào năm 1954 ngay tại trung tâm Đà Lạt đã chính thức đặt dấu chấm hết cho Hoàng triều cương thổ trên thực tế. 2. Trích dẫn từ Dư địa chí Đà Lạt năm 1953, Tòa Thị chánh Đà Lạt ấn hành.
  • 15. ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 19 [Đà Lạt năm 1960. Ảnh: Tư liệu] Các bước chuyển tiếp trong lịch sử Đà Lạt luôn kéo theo những câu chuyện đầy ly kỳ, vượt ngoài những tưởng tượng phong phú. Cuộc “cuốn gói” của những nhân viên Ty Liên lạc Hàng không Quốc gia (Société Impériale de Liaison Aérienne, viết tắt: SILA) sau sự ra đi không trở lại của gia đình Quốc trưởng Bảo Đại và những nhân viên cấp cao thuộc Văn phòng Quốc trưởng là sự kiện có tính biểu trưng về một cái kết vụng về của một giải pháp chính trị. Câu chuyện xảy ra lạ lùng đến khó tin ngay vào giữa thập niên 1950. Những phi công, kỹ sư, chuyên viên hàng không Pháp bị mắc kẹt tại Đà Lạt phải tiến hành một vụ “đánh cắp máy bay”, “một vụ lập mưu vơ vét công quỹ” trong
  • 16. 20 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN nhà băng (như ngôn từ điều tra của chính phủ mới), thực ra, đơn giản chỉ là một cuộc tháo chạy đầy màu sắc trinh thám, làm đậm thêm những hàng title giật gân trên các mặt báo tại Paris và Sài Gòn đương thời (Xem bài: Cuộc cuốn gói tháo chạy hay một vụ trộm máy bay?). Đà Lạt là vậy, đầy những chuyện khó ngờ, âm ỉ mà khốc liệt được phủ đậy bên dưới mù sương. Nhưng chín năm của thời Đệ nhất Cộng hòa trôi qua khá êm đềm cho những kế hoạch kiến tạo đô thị. Phải kể đến mối quan hệ thân thiết giữa ông Thị trưởng Trần Văn Phước với chính quyền họ Ngô, đã tạo nên rất nhiều công trình văn hóa đánh dấu một giai đoạn đặc biệt của đô thị trong thời kỳ “người Việt làm chủ”. Chuyện ông Thị trưởng Trần Văn Phước xây chợ, chuyện bà Nhu - Trần Lệ Xuân “khát” đất và nhà Đà Lạt, chuyện chuyển đổi chức năng đô thị khi mục tiêu về một thành phố tri thức được nhất quán, ráo riết thực hiện, chấp nhận hy sinh khai thác du lịch kéo theo những ì ạch về môi trường dịch vụ tham quan nghỉ dưỡng cho đến tận 1975,… Chọn mục tiêu giáo dục, văn hóa thay vì du lịch là một vấn đề lớn, được thể hiện một phần qua các câu chuyện cụ thể, mang tính biểu trưng, mà khi xâu chuỗi, liên tưởng, hy vọng người đọc sẽ có cái nhìn thấu đáo hơn để liên hệ thực tế bất cập về phương hướng phát triển của Đà Lạt về sau. Tính cách thị dân cũng là điều mà người viết muốn nhấn mạnh thông qua các câu chuyện được chọn lọc kể lại. Cuộc nhập cư của 13 trại với đa phần hướng đạo là các linh mục đã tạo ra một kết nối khá thú vị với văn hóa thành phố giai đoạn trước đó, khi người Pháp xây dựng đô thị Đà Lạt mang dấu ấn Công giáo Tây phương (qua trường dòng, tu viện, không gian kiến trúc,…). Những giá trị tính cách thị dân được tạo ra trong sinh hoạt đôi khi từ những việc cụ thể: vận động Mùa Trồng Cây, nghiêm cấm người nhập cư chặt phá cây, ý định tản dân ra vùng ngoại thành, theo đó là kế hoạch mở rộng
  • 17. ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 21 phạm vi thành phố để bảo đảm vùng lõi đô thị giữ được sự hài hòa với tự nhiên. Các bài viết khởi đi từ những trang hồ sơ gốc khá khô khan nhưng kết nối với các tài liệu điền dã, người viết cố gắng làm tái hiện từng mảng màu sống động để khi bàn về tính cách người Đà Lạt, chúng ta có luận cứ đánh giá, tránh sa vào lối mòn thêu dệt, dễ dãi hoặc sáo rỗng khẩu hiệu. [Đại sứ Tây Đức cùng gia đình tham quan Đà Lạt năm 1965. Ảnh: TTLTQG II] Đà Lạt còn là những vùng giao tranh và mưu toan quyền lực. Trong khoảng rối ren hậu đảo chánh 1963, những cuộc va chạm bên dưới sương mù vẫn âm thầm mà khốc liệt. Trước đơn tố cáo của chính vị Thị trưởng mới, ông Thị trưởng Trần Văn Phước đã phải tự minh oan cho mình bằng sự liêm chính thực tế. Rồi những vụ bỏ bom vào các Dinh, biểu tượng quyền lực, những báo cáo mật vụ, nhất là ngôn từ có tính răn đe trong bài tham luận mà vị Tổng thống Đệ nhị Cộng hòa đọc trước các sinh viên Viện Đại học Đà Lạt trong ngày kỷ niệm 10 năm thành lập viện này,… tất cả cho thấy một xã hội Đà Lạt nhiều
  • 18. 22 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN bất an hơn. Và người Đà Lạt dần chấp nhận một thực tế rằng thành phố nơi họ sống thực sự không - và, chắc chắn không thể nào - là một nơi chốn vô nhiễm với những xáo trộn chung của miền Nam. Gần hai tuần giao tranh sấm rền vào Tết Mậu Thân là một sự đánh thức đầy lạnh lùng với những ai còn nuôi ảo giác Đà Lạt là “giấc mơ thần tiên trong một hiện thực sắt thép địa ngục”. Người Đà Lạt bị bàng hoàng trong bom lửa. Nhưng cũng trong khoảng sống chết là ranh giới mong manh đó, một lần nữa, tính cách Đà Lạt được thể hiện thật tự nhiên. Người ta giúp nhau trú ẩn an toàn không phân biệt giới tuyến (Mậu Thân, những mảnh rời ký ức) và trong những ngày tháng loạn ly, đã có những người âm thầm lao mình vào trong bom lửa, sống chết bảo vệ kho văn khố, tàng thư. Những con người mà hôm nay, thậm chí ngành lưu trữ chưa một lần nhắc tên (Sống chết cùng văn khố)… Hai năm trôi qua, người viết cuốn sách này đã lật giở hàng ngàn trang văn bản cùng hàng trăm tài liệu qua nhiều thời kỳ lịch sử Đà Lạt để chỉ làm một cuộc ghi nhận cô đọng, giúp người đọc hình dung về những gì chìm dưới sương mù. Có những văn bản bị cháy sém một góc. Có những bó hồ sơ ẩm mốc, những chiếc đinh ghim vụn nát khi có tay người chạm vào. Có những trang văn bản vương vết máu. Và có những sự việc treo lơ lửng không rõ đầu đuôi. Quá nhiều thăng trầm đi qua trên những trang sử liệu gốc. Và, có chứ, những vấn đề bất cập. Có chứ, những chuyện chưa phải lúc thuận lợi để công bố. Cũng làm sao tránh khỏi nhiều sự thật chưa đi đến một minh định tường tận để trình bày… Người viết xin được đưa ra những gì có thể, mong được độc giả chia sẻ. Và mong những việc nhỏ nhoi này sẽ gợi niềm cảm hứng cho những cuộc kiếm tìm, khảo cứu về lịch sử đô thị Đà Lạt quy mô hơn trong tương lai.
  • 19. ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 23 Thành phố đã đi qua lắm thăng trầm và trong từng thời kỳ, ôm vào mình rất nhiều khúc xạ định kiến. Mỗi phế tích là một câu chuyện thời gian lắng đọng, tịch mịch. Nhưng sự tịch mịch có bề bí ẩn đó luôn chất đầy những dư ba. Làm sao có thể ngờ được rằng, trên ngôi nguyện đường cổ mà ngày nay người ta vẫn quen gọi với cái tên Trường Franciscaines Missionnaires de Marie đã in dấu chân những đan sĩ Benedict đầu tiên trên đất Việt Nam. Làm sao có thể hình dung được cái không gian đang chìm vào lãng quên với cỏ dại và rêu phong ấy là tác phẩm của những kiến trúc sư hàng đầu Đông Dương trong thập niên 1940, và sau đó gắn liền với tên tuổi một kiến trúc sư tài ba của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Bây giờ, chỉ còn là vùng trời đầy thương nhớ trong giấc mơ những cựu nữ sinh… [Một góc phố cũ của khu Hòa Bình trong ngày mưa. Ảnh: Tư liệu]
  • 20. 24 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN Bên dưới sương mù là những nỗ lực minh định. Nhưng lắm khi bên dưới sương mù vẫn là sương mù, vô phương giải ảo. Có thể vì vậy mà thành phố nhỏ bé ấy, với cá nhân người viết, luôn đầy quyến rũ. Sau Đà Lạt, một thời hương xa, người viết quyển sách này, với những cố gắng trong khả năng có hạn, hy vọng có thể hoàn thiện một chuyến tri hành. NGUYỄN VĨNH NGUYÊN Saigon, mùa Thu 2018
  • 21. ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 25 HOÀNG TRIỀU CƯƠNG THỔ VÀ BẢN THIẾT KẾ HÀNH CHÁNH DÀNH CHO “THỦ ĐÔ” Tuy ngắn ngủi, nhưng chế độ Hoàng triều cương thổ1 mang đến cho xứ sở Đà Lạt sinh khí của giai đoạn chuyển tiếp đầy mới mẻ. Đặt trong bối cảnh sau gần nửa thế kỷ, Đà Lạt dưới sự cai quản mọi mặt của người Pháp, thì khi bước sang chế độ Hoàng triều cương thổ, đây là đô thị đầu tiên mang hình thái đặc khu của người Việt. Với những cư dân cựu trào ở thành phố này, thì Hoàng triều cương thổ thổi vào tinh thần của họ một niềm hãnh diện mới mẻ của những công dân thủ đô. Bởi đây là nơi đặt Văn phòng Quốc trưởng2 , nơi đưa 1. Hoàng triều cương thổ, chữ Hán: 皇朝疆土, tiếng Pháp: Domaine de la Couronne. 2. Văn phòng Quốc trưởng thành lập theo Sắc lệnh số 56-QT ngày 18-10-1949; gồm có Văn phòng Nội điện và Võ phòng Nội điện, Văn phòng và Võ phòng. Văn phòng Quốc trưởng do Đổng lý Văn phòng điều khiển. Đổng lý Văn phòng trực thuộc Đức Quốc trưởng và chỉ chịu trách nhiệm với Đức Quốc trưởng. Trong Văn phòng Nội điện thì có: 1/ Phòng Nghi lễ và Nội điện do Giám đốc Nghi lễ và Nội điện điều khiển; 2/ Phòng Bí thư do Bí thư trưởng điều khiển. Võ phòng Nội điện do Chánh Võ phòng Nội điện điều khiển; chuyên trách vấn đề an ninh, hộ giá Quốc trưởng, bảo an các biệt điện nơi Quốc trưởng ngự trú, chỉ huy và quản trị đội Ngự lâm quân, có thể sử dụng công xa của đội Ngự lâm quân. Võ phòng chuyên trách
  • 22. 26 - NGUYỄN VĨNH NGUYÊN ra nhiều sắc lệnh có hiệu lực với các vùng cao nguyên khác, từ Đồng Nai Thượng, Darlac (Đăk Lăk), Kontum, Pleiku và cả những sơn khu phía Bắc: Lai Châu (khu tự trị Thái), Lào Kay (Lào Cai, khu tự trị Mèo), Hòa Bình (khu tự trị Mường), Phong Thổ (khu tự trị Thái), Sơn La (khu tự trị Thái), Bắc Kạn (khu tự trị Thổ), Cao Bằng (khu tự trị Thổ), Hà Giang (khu tự trị Mèo), Móng Cái (khu tự trị Nùng), Lạng Sơn (khu tự trị Thổ), Hải Ninh (khu tự trị Nùng)1 . Nhưng vì là một chế độ khá bị động về phương diện sức mạnh quân sự và chính trị trước nước Pháp “bảo hộ” và còn khá non nớt trước sự ảnh hưởng của Việt Minh, nên sự lủng củng ban đầu kéo dài gần hai năm. Các lừng khừng trước tình thế bất ổn về quân sự và an nghiên cứu về cách tổ chức quân đội, Ủy ban Quân sự Tối cao, Ủy ban Quân sự Thường trực và các sứ mệnh quân sự; liên lạc với Bộ Quân lực, sở Thanh tra Quân lực và Tổng Tham mưu Quân đội; sưu tầm các hồ sơ quân sự và soạn thảo quân pháp. Ngoài ra, Võ phòng còn chuyên trách các vấn đề binh bị khác. Văn phòng thì được giao chuyên trách nghiên cứu: chính trị và bang giao; hành chánh và văn hóa; pháp chánh, tài chánh và kinh tế; dân tộc cao nguyên; tuyên truyền, báo chí, thông tin và xã hội cùng các vấn đề nội dịch. Ngoài ra, còn có Phòng Nghi lễ và Nội điện chuyên trách lễ thức trong các dịp lễ, quản trị Nội điện, giám sát, quản trị và tổ chức sử dụng nhà xe, máy bay Quốc trưởng. Một phòng Bí thư chuyên trách để làm các công việc như: yết kiến Quốc trưởng, các cuộc kinh lý của Quốc trưởng và các lễ đón tiếp thượng khách, tổ chức công việc văn thư riêng của Quốc trưởng, tiếp gửi, nhận công văn của Văn phòng; phát mật tín hiệu; làm huy chương và ấn tín. Việc quản trị các phòng giấy Văn phòng Quốc trưởng tại Sài Gòn và Hà Nội sẽ do các Đặc vụ Ủy viên phụ trách theo chỉ thị của Đổng lý Văn phòng. Khi các Đặc vụ Ủy viên vắng mặt thì có những Tham lý Văn phòng giúp việc tại phòng giấy đó thay thế, trông nom công việc. Các Đặc vụ Ủy viên tại Sài Gòn và Hà Nội đảm trách liên lạc công việc tại văn phòng mình với Văn phòng Quốc trưởng tại Đà Lạt. Vào năm 1950, Văn phòng Quốc trưởng có đặt một phòng giấy tại Paris trong khi chờ thiết lập Phủ Cao ủy Việt Nam tại Pháp ít lâu sau đó. Tất cả các hoạt động ở những phòng giấy Sài Gòn, Hà Nội, Paris đều do Nghị định của Đổng lý Văn phòng ấn định. Các chức vụ: Đổng lý Văn phòng, Giám đốc Nghi lễ và Nội điện, Bí thư trưởng, Chánh Võ phòng Nội điện, Chánh Văn phòng, Chánh Võ phòng, các Giám đốc các phòng thuộc Văn phòng, Tổng Thư ký phòng giấy Văn phòng tại Paris, các cố vấn và Đặc vụ Ủy viên đều do Sắc lệnh của Quốc trưởng bổ nhiệm. (Theo: Sắc lệnh 85-QT cải tổ Nội bộ Văn phòng Đức Quốc trưởng. Phông Phủ Thủ hiến Trung Việt. Tài liệu số 655. TTLTQG IV, Đà Lạt.] 1. Theo Dụ số 6, ngày 15-4-1950 “đặt trực thuộc Quốc trưởng Bảo Đại các tỉnh và khu vực dân cư tuy không phải nòi giống Việt Nam song vẫn truyền thống lệ thuộc Hoàng triều”.
  • 23. ĐÀ LẠT, BÊN DƯỚI SƯƠNG MÙ - 27 ninh cũng là một vấn đề lớn. Điều này dẫn đến bản thiết kế bộ máy tổ chức riêng ở thủ phủ Hoàng triều cương thổ mãi đến năm 1952 mới thực sự hoàn thiện1 . Cách tổ chức bộ máy hành chánh thành phố đến thời điểm này khá chặt chẽ. Thành phố được đặt dưới quyền quản trị của một vị Thị trưởng, có một Hội đồng thành phố giúp việc. Người đảm nhận vị trí Thị trưởng sẽ chủ tọa các nghị sự của Hội đồng và Hội đồng quyết định bằng phương thức bỏ phiếu. Với những cuộc trưng cầu tín nhiệm xảy ra trường hợp có số phiếu bầu ngang nhau, thì Thị trưởng là người đưa ra quyết định2 . 1. Lấy theo mốc thời gian Bảo Đại ký Sắc lệnh số 35-QT/TD ngày 31 tháng Chạp năm 1952. Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa. Tài liệu số 21332. TTLTQG II. 2. Thị trưởng giai đoạn này là Cao Minh Hiệu. Trước đó ít lâu, bác sĩ Trần Đình Quế giữ chức Thị trưởng đã bị cách chức, vướng lao lý vì để xảy ra vụ người Pháp trả thù đẫm máu sau cuộc ám sát viên Phó Thanh tra Mật thám Nam Đông Dương Victor Haasz tại số 17 Rue des Roses (Đọc bài viết Khoảng bất an trên ốc đảo yên bình). [Quốc trưởng Bảo Đại (thứ hai, từ trái sang) cùng những cố vấn, quan chức cấp cao thuộc Văn, Võ phòng Quốc trưởng trong thời Hoàng triều cương thổ. Ảnh: Tư liệu]