SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 80
Descargar para leer sin conexión
AÁN PHAÅM CUÛA HOÄI MYÕ NGHEÄ & CHEÁ BIEÁN GOÃ TP. HOÀ CHÍ MINH (HAWA)77
Nhaø xuaát baûn Thoâng Taán
Sẵn sàng sau đại dịchTieâu ñieåm:
CÔNG TY TNHH TM & SX SAO NAM
Lô P4 đường D7, KCN Nam Tân Uyên, P. Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, T. Bình Dương
Điện thoại: 0274.3653601 - 0274.3653602 l Fax: 0274.3653600
Email: trangtransaonam@gmail.com l Website: saonamflooring.com
Sản phẩm xanh cho sức khỏe người tiêu dùng
Engineered flooring
Ván sàn gỗ công nghệ
4
tieángnoùingöôøilaømngheà
Ngànhgỗthuậntựnhiên
Điền Quang Hiệp
Chủ tịch Hội Chế biến gỗ Bình Dương - BIFA
không nhận thức được việc mình làm đang gây hại đến
môi trường. Cũng như không có hành động gieo trồng,
tái tạo lại màu xanh cho tự nhiên.
Nhưng, đó đã là chuyện của quá khứ.
Ngành gỗ hiện đại mang một hình dáng hoàn toàn
khác. Người làm nghề vừa khai thác, vừa nhập khẩu
nguyên liệu hợp pháp về để sản xuất ra vật dụng, phục
vụ đời sống con người. Với thế giới, khái niệm nguyên
liệu gỗ được xem là hợp pháp khi được trồng, khai thác,
quy hoạch đúng đắn. Nguồn gỗ này không những đã
được tính toán gieo trồng lại sao cho cân bằng với lượng
đã khai thác mà còn đến từ các chính sách phủ xanh đồi
trọc, chống hoang hóa đất đai... của các nước. Quan trọng
hơn, nếu không khai thác, gỗ mục, già cũng gây hại cho
tự nhiên, thải ngược CO2 ra môi trường trong quá trình
phân hủy. Nghĩa là ngành chế biến gỗ toàn cầu đang
phát triển dựa trên sự trân trọng tự nhiên, góp phần làm
cho tự nhiên giữ được màu xanh của sự sống. Nhìn theo
góc độ này sẽ lý giải được rất dễ dàng thành công mà
ngành có được.
Con người với tự nhiên là một khối thống nhất. Không
khó để liệt kê, những hành động xâm phạm và gây hại
cho tự nhiên, thường không mang lại thành quả tích cực.
X
uất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 11/2020 ước
đạt 1,1 tỷ USD. Việt Nam đang ghi nhận 5 tháng
liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ
đạt trên 1 tỷ USD/tháng. Nếu không có gì thay đổi, tháng
cuối cùng của năm 2020, kết quả cũng sẽ tương tự. Đà
tăng trưởng này, đủ để bù cho giai đoạn khủng hoảng
ngắn đầu năm do ảnh hưởng bởi COVID-19.
Hình dáng khác của ngành gỗ hiện đại
Nhìn lại bức tranh toàn cảnh của ngành năm 2020,
có thể thấy không những hoàn thành nhiệm vụ, ngành
chế biến gỗ còn vượt cả mục tiêu xuất khẩu Nhà nước
đề ra. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành
trên toàn thế giới, nhiều người cho rằng, ngành nội thất
nói chung và chế biến gỗ Việt Nam đang có quá nhiều
may mắn.
Có đúng là ngành đang gặp “vận đỏ” không?
Câu trả lời, chắc chắn không!
Nghề mộc khởi phát và tồn tại ở Việt Nam hàng nghìn
năm trước nhưng có lẽ chưa bao giờ thợ mộc được tôn
vinh. Những người làm nghề mộc ngày trước rất vô tư với
suy nghĩ biển bạc, rừng vàng. Họ chặt phá rừng vô tội vạ
để phục vụ nhu cầu của thị trường. Họ không nhìn thấy,
Như việc bơi xuôi dòng, sự phát triển của chế biến gỗ toàn cầu là
câu trả lời của tự nhiên dành cho ngành kinh tế phát triển từ nền
tảng giữ gìn và phát triển màu xanh cho trái đất.
5
tieángnoùingöôøilaømngheà
COVID-19 và thiên tai kéo dài suốt năm 2020, phần nào
chứa đựng câu trả lời từ tự nhiên gửi đến tham vọng của
con người trong việc khai thác quá đà và cản trở các quy
luật vận hành của tự nhiên, của đời sống. Như vậy, nếu
nói đến may mắn, thì đó là việc ngành gỗ thế giới đã may
mắn có được một chiến lược phát triển đúng đắn, thuận
tự nhiên và có trách nhiệm với xã hội. Chiến lược này tạo
điều kiện cho doanh nghiệp (DN) thụ hưởng được những
giá trị cốt lõi: khách hàng luôn đón nhận.
Phảiquyếtliệtthayđổitưduykinhdoanh
Thống kê tiêu dùng nội thất của thị trường toàn cầu
lên đến hơn 450 tỷ USD và đang tiếp tục tăng với tỉ lệ
tăng trưởng có thể lên đến hơn 7% mỗi năm. COVID-19
khiến đời sống hoàn toàn thay đổi, làm cho nhu cầu
nội thất tăng cao, càng hỗ trợ cho ngành gỗ phát triển.
Nhưng dịch bệnh ấy cũng mang đến lời cảnh báo về sự
thay đổi trong cơ chế kinh doanh của ngành. Đã qua cái
thời khách hàng online chỉ để mua nhu yếu phẩm, thời
trang hay bỉm sữa… Từ COVID-19, người dùng đã tiếp
cận và sẽ quen với mua sắm nội thất online. Việc chạy
đến showroom để thưởng thức không gian nội thất vẫn
sẽ còn nhưng không phải là chính yếu. Người dùng sẽ
cần những phương thức kinh doanh nội thất mới, những
thiết kế mới phù hợp với việc tháo lắp tại nhà, thuận tiện
trong giao nhận…
Người dùng cũng sẽ
khắt khe hơn với việc truy
xuất nguồn gốc nguyên
liệu, ưu ái hơn những DN
thực hiện các cam kết về
môi trường, có những
chính sách hỗ trợ sự phát
triển chung của xã hội…
Sự tiến bộ của công nghệ,
big data… sẽ cho phép
khách hàng truy xuất
được những thông tin
trên khi họ có nhu cầu.
Cho nên, tất cả những
thay đổi ấy là đơn đặt
hàng trước mắt, đòi hỏi
DN phải nhận thức và kịp
thời điều chỉnh để tránh bị đào thải trong cuộc chơi này.
Và, dù COVID-19 có qua đi thì những bất ổn của thế
giới này vẫn còn đó. Nếu mỗi chúng ta không nghĩ về tự
nhiên, về trách nhiệm xã hội khi thực hiện hay tiến hành
một quyết sách, một dự án hay tiêu dùng một sản phẩm
nào đó, chúng ta vẫn có thể nhận về những câu trả lời
không hay từ tự nhiên. Do vậy, song song với kinh doanh,
mỗi cá nhân, mỗi DN cũng cần nhìn lại, lắng nghe chính
mình để tìm thấy con đường phát triển bền vững, cũng
là góp phần vào sự bền vững cho ngành công nghiệp
giữ màu xanh này.
“Nếu nói đến may
mắn, thì đó là việc
ngành gỗ thế giới
đã may mắn có
được một chiến lược
phát triển đúng
đắn, thuận tự nhiên
và có trách nhiệm
với xã hội”
6
In 2.000 baûn, khoå 21x29,7 cm
taïi CTY TNHH MTV ITAXA
Ñòa chæ: 126 Nguyeãn Thò Minh Khai, Q.3, TP.HCM
Giaáy ÑKXB soá: 1276-2020/CXBIPH/05-16/ThT
Quyeát ñònh xuaát baûn soá: 128/QÑ-NXB
NXBTT caáp ngaøy 05 thaùng 6 naêm 2020
Soá ISBN: 978-604-9940-31-6
In xong vaø noäp löu chieåu quyù II naêm 2020
Ñoái taùc lieân keát: Hoäi Myõ ngheä vaø Cheá bieán goã TP.HCM
Ñòa chæ: 185 Lyù Chính Thaéng, Phöôøng 7, Quaän 3, TP.HCM
Chòu traùch nhieäm noäi dung - Giaùm ñoác Nguyeãn Theá Sôn
Chòu traùch nhieäm xuaát baûn - Toång bieân taäp: Leâ Thò Thu Höông
Bieân taäp: Phöông Lam Giang
Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán
Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Huyønh Vaên Haïnh, Nguyeãn Chaùnh Phöông,
Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng
Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït AÛnh bìa: Quyù Hoøa
Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Kim - Hoàng Anh
Mục lục
3016 52
70
33
38
Chiến lược nào để gia nhập
chuỗi cung ứng toàn cầu?
Nhận diện chuỗi cung ứng mới
Ngành gỗ vượt khó
Bảo vệ “vàng ròng”
của ngành chế biến gỗ
Thị trường xa xỉ lao đao
theo Covid-19
Đường đi của Thước Tầm
Tiếng nói của tối giản
5 hướng “thoát hiểm”
trước Covid-19
14
12
8
28
44
54
56
72
6
In 2.000 baûn, khoå 21x29,7 cm
taïi CTY TNHH MTV ITAXA
Ñòa chæ: 126 Nguyeãn Thò Minh Khai, Q.3, TP.HCM
Giaáy ÑKXB soá: ...................../CXBIPH/02-48/ThT
Quyeát ñònh xuaát baûn soá: 213/QÑ-NXB
NXBTT caáp ngaøy ...... thaùng 01 naêm 2021
Soá ISBN: ......................................
In xong vaø noäp löu chieåu quyù I naêm 2021
Ñoái taùc lieân keát: Hoäi Myõ ngheä vaø Cheá bieán goã TP.HCM
Ñòa chæ: Soá 5 Nguyeãn Quyù Caûnh, phöôøng An Phuù, quaän 2, TP.HCM
Chòu traùch nhieäm noäi dung: Giaùm ñoác Nguyeãn Theá Sôn
Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: Toång bieân taäp Leâ Thò Thu Höông
Bieân taäp: Phöông Lam Giang
Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán
Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Huyønh Vaên Haïnh, Nguyeãn Chaùnh Phöông,
	 Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng
Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït
Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Kim - Hoàng Anh
16 22 26
34
14
8
16
38
24
54
44
5646
42
Chiến lược đa phương cho ngành gỗ
trước mục tiêu lớn 2025
Ngành gỗ trước thách thức
của sân chơi trị giá 800 tỷ USD
Thị trường nội thất cao cấp toàn cầu:
Châu Âu lớn - Châu Á nhanh
Loay hoay với “102”
Bà Lê Hải Liễu - Chủ tịch HĐQT Công ty
CP Chế biến gỗ Đức Thành: Khó khăn là
lúc phải sẵn sàng
Tạo văn phòng thân thiện với
môi trường nhờ nội thất bền vững
Hoa Mai 2020 - 2021: Hứa hẹn
một cuộc đua ý tưởng sáng tạo
đầy hào hứng
Khi các thương hiệu nội thất
chọn phát triển bền vững
Hơn cả Sơn Phủ: từ màu đến bóng, với NC-PU
hoặc sơn nước, công nghệ phun sơn AIRMIX® luôn
thân thiện đồng hành cùng mọi thể loại sản phẩm:
mỗi lô hàng là một TUYỆT TÁC chinh phục thế giới.
Thẩm mỹ & chất lượng lớp phủ
Chi phí sản xuất: giảm thiểu thất thoát
Môi trường: giảm thiểu ô nhiễm
AIRMIX là một phát minh có cầu chứng
của SAMES KREMLIN (KREMLIN REXSON) - PHÁP
AIRMIX tối ưu hoá:
AIRMIX
CTY TNHH TM VƯỢT SÓNG
Số 79, đường 55A, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. HCM
ĐT: 028 3762 6534 – vuotsong2@gmail.com
8
tieâuñieåm
Ngànhgỗtrướctháchthức
của sânchơitrịgiá800tỷUSD
Minh Khuê
triệu USD. Nhưng 20 năm sau, con số đó đã là 12,5 tỷ
USD. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng,
hành trình 20 năm ấy có những biến cố lớn của suy thoái
kinh tế, dịch bệnh toàn cầu nhưng tỉ lệ tăng trưởng vẫn
được duy trì ở mức trung bình 10 - 11%. “Chứng tỏ thực
lực và khả năng phát triển bền vững của ngành”, Thứ
trưởng nhận xét.
Đồng quan điểm, trong vai trò người làm nghề, ông
Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
cũng cho biết chưa bao giờ trong lịch sử phát triển của
ngành, doanh nghiệp (DN) lại có nhiều đơn hàng từ các
đối tác nước ngoài như bây giờ. Cũng như chưa bao giờ
nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp từ rừng trồng, gỗ cao
su trong nước lại dồi dào và thuận lợi cho DN như vậy.
N
ăm 2020 chắc chắn cán mốc xuất khẩu 12,5
tỷ USD là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân
Cường tại Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến
và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021-2025”
diễn ra tại TP. Vinh, Nghệ An vào ngày 1/12 vừa qua. Con
số này khẳng định rằng chế biến gỗ là một trong những
ngành công nghiệp hiếm hoi của Việt Nam duy trì tăng
trưởng trong đại dịch COVID-19.
Cả hành trình tăng trưởng
Ngược về mốc năm 2000, thời điểm ngành chế biến
gỗ Việt Nam tập tễnh đặt những bước chân đầu tiên ra
thị trường thế giới, doanh số toàn ngành chỉ đạt 200
Đặt ra mục tiêu doanh số xuất khẩu 14 tỷ USD trong năm 2021, chế biến gỗ
Việt Nam đang thể hiện sự tự tin cũng như quyết tâm lớn trong việc cải thiện
những hạn chế đang còn tồn đọng.
9
tieâuñieåm
Hai thuận lợi lớn ấy là nền tảng của sự phát triển nhưng
theo ông Lập, điều khiến DN trong ngành tự hào hơn
hết là chưa bao giờ, ngành gỗ lại có sự cam kết mạnh
mẽ của tất cả cộng đồng DN để thúc đẩy một ngành
bền vững không chỉ về mặt kinh tế mà cả về khía cạnh
xã hội và môi trường.
Cụ thể, phần lớn các DN trong ngành đều tuân thủ
nghiêm túc những đòi hỏi về nguồn gốc xuất xứ nguyên
liệu hợp pháp. Lắng nghe những đòi hỏi từ thị trường,
DN mạnh dạn đầu tư, cải tiến quy trình và ứng dụng công
nghệ sản xuất mới, làm cho sản phẩm nội thất Việt Nam
có chất lượng vượt trội mà giá thành thì rất cạnh tranh.
Theo ông Lập, với tinh thần cầu thị, DN trong ngành đang
rất nỗ lực tìm kiếm cơ hội, mở rộng và đa dạng hóa thị
trường xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro, tránh tăng trưởng
đột biến ở một thị trường xuất khẩu và đa dạng trong
khâu bán hàng…
Đồng hành cùng DN, ngoài nhiệm vụ phát triển thị
trường, duy trì tăng trưởng bền vững… các Hiệp hội trong
ngành cũng đang đầu tư lớn để có thể hỗ trợ và trang bị
kỹ năng làm chủ công nghệ, khai thác thương mại điện
tử cho các DN. “Trên nền tảng lợi thế hiện có, chiến lược
và lượng đơn hàng vẫn tiếp tục đổ về, ngành gỗ Việt
Nam mạnh dạn đặt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu 14 tỷ
USD trong năm 2021”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường
khẳng định.
Cần thêm “gia vị”
Đón nhận những thông tin tích cực của ngành, Phó
Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao nỗ lực của các
DN trong việc chuyển đổi kịp thời thích ứng với những
nhu cầu mới của thị trường, nhanh nhạy và bản lĩnh trong
việc khắc phục những hạn chế của chuỗi cung ứng trong
diễn biến chung của dịch bệnh toàn cầu. Tuy nhiên, Phó
Thủ tướng cho rằng với nội lực hiện có, cùng với hàng
loạt chính sách đồng hành, chủ trương phát triển ngành
từ phía nhà nước, chế biến gỗ Việt Nam vẫn có thế phát
triển hơn hiện nay.
Theo Sippo Việt Nam, dự báo từ các tổ chức thế giới
đều cho rằng thị trường tiêu dùng nội thất toàn cầu sẽ
đạt quy mô khoảng 800 tỷ USD vào năm 2025. Vào thời
điểm đó, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu chạm mốc 20
tỷ USD. DN trong ngành đều thống nhất, nếu duy trì tốc
độ tăng trưởng hiện tại, mục tiêu trên hoàn toàn trong
tầm tay. Thế nhưng, so với tiềm lực thực có, giá trị của
quốc gia hiện đứng ở vị trí thứ năm trên bản đồ xuất khẩu
nội thất thế giới quá nhỏ bé so với miếng bánh tiêu dùng
nội thất toàn cầu. Và, con số chúng ta hướng tới, cũng
mới chỉ là giá trị sản xuất.
Để chạm đến giá trị tiêu dùng, sản phẩm nội thất
Việt cần được “nêm nếm” thêm các “gia vị” khác như giá
trị thương hiệu, giá trị thiết kế, giá trị phân phối… “Điều
cần thiết nhất hiện nay của DN ngành chế biến gỗ Việt
Nam không phải là duy trì đơn hàng mà phải phát triển
đội ngũ năng lực trình độ cao, hạn chế sản xuất thô, ứng
dụng công nghệ để phát triển năng lực cạnh tranh… Có
như vậy, chúng ta mới có thể tham gia các phân khúc
cao hơn trong chuỗi chế biến. Khi đó, giá trị mang về
cho quốc gia, cho DN mới thực sự hiệu quả”, Phó Thủ
tướng nhấn mạnh.
“Điều cần thiết nhất hiện nay không
phải là duy trì đơn hàng mà phải phát
triển đội ngũ năng lực trình độ cao, hạn
chế sản xuất thô, ứng dụng công nghệ
để cạnh tranh”
10
tieâuñieåm
Nhậnthứcsailầmvàhệlụy
chongànhgỗViệtkhihộinhập
Tô Xuân Phúc
Chuyên gia phân tích chính sách - Forest Trends
Một năm nhiều thăng trầm
Xuất khẩu mở rộng trong bối cảnh ngành liên tục
đối mặt với các điều tra tại thị trường xuất khẩu. Cụ thể,
mặt hàng gỗ dán của Việt Nam đang bị phía Hàn Quốc
và Hoa Kỳ điều tra về gian lận thương mại và lẩn tránh
thuế. Gần đây nhất, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa
Kỳ (USTR) ra quyết định khởi xướng điều tra về ngành
do các cáo buộc liên quan đến sử dụng và thương mại
gỗ bất hợp pháp.
Ngày 2/10/2020, USTR ra quyết định khởi xướng điều
tra về các đạo luật, chính sách và hoạt động của Việt Nam
liên quan tới nhập khẩu và sử dụng gỗ bất hợp pháp.
USTR cho rằng Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu với
một phần là gỗ được khai thác, buôn bán bất hợp pháp,
có nguồn gốc từ Campuchia, Cameroon và Cộng hòa
Dân chủ Congo. USTR đánh giá Việt Nam vi phạm quy
định của Công ước CITES khi nhập khẩu các loài gỗ nằm
trong danh mục cấm và sử dụng gỗ nhập khẩu bất hợp
pháp để sử dụng nội địa. USTR cũng cho rằng một phần
gỗ bất hợp pháp được sử dụng để sản xuất các mặt hàng
gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Theo USTR, những điều này
gây ra bất công, tạo sức ép hoặc gây cản trở tới thương
mại của Hoa Kỳ.
USTR cho phép các bên liên quan phản hồi về
quyết định khởi xướng điều tra chậm nhất vào ngày
12/11/2020. Cơ quan này cũng tổ chức điều trần trực
tuyến ngày 28/12/2020 để nghe ý kiến các bên liên quan.
Tham gia phiên điều trần phía Việt Nam là đại diện 5
hiệp hội gỗ và 4 công ty. USTR cũng cho phép các bên
tham gia điều trần bổ sung kiến nghị chậm nhất vào
ngày 6/1/2021, sau đó sẽ đưa ra phán quyết liệu các
mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ có bị
áp thuế hay không.
Hiểu sai và hệ lụy
Hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,3-1,5 triệu
m3
gỗ nhiệt đới. Nguồn gỗ này thường được coi là rủi ro
cao, hầu hết được nhập khẩu để phục vụ tiêu dùng nội
địa. Khởi xướng điều tra của USTR làm một số DN Việt
Nam rất ngạc nhiên bởi họ cho rằng gỗ nhập khẩu từ
nguồn rủi ro chỉ dùng nội địa và hoàn toàn không liên
N
ăm 2020 là một năm thăng trầm của ngành gỗ
Việt. Đà tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu của
năm 2019 tiếp tục lan sang quý I/2020. Tuy nhiên,
bắt đầu quý II, điều này chấm dứt. Do đại dịch COVID-19,
ngành chứng kiến sự đứt gãy hàng loạt của chuỗi cung,
cả trong khâu xuất khẩu đồ gỗ và nhập khẩu nguyên
liệu. Đơn hàng bị hủy bỏ, doanh nghiệp (DN) phải thu
hẹp quy mô, hoạt động tại các làng nghề - nơi cung đồ
gỗ cho thị trường nội địa, bị tê liệt. Rất may, sản xuất và
xuất khẩu đảo chiều bứt phá từ nửa cuối 2020. Dự đoán,
ngành sẽ đạt gần 12,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm
2020 - tăng gần 16% so với năm 2019. Đây là con số
không ai dám nghĩ đến vào nửa đầu 2020.
Thật sai lầm khi cho rằng quy định về tính hợp pháp của gỗ tiêu thụ nội địa
chẳng liên quan gì tới các quy định tại thị trường xuất khẩu. Cũng như, gỗ “đầy
đủ giấy tờ” thì chắc chắn đã là gỗ hợp pháp.
11
tieâuñieåm
quan tới các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Theo họ,
hà cớ gì mà USTR lại điều tra về một vấn đề chẳng liên
quan? Những “ngạc nhiên” này, thực chất, xuất phát từ
những nhận thức sai lầm.
Thứ nhất, cho rằng thị trường nội địa hoàn toàn
không liên quan tới thị trường xuất khẩu. Theo đó quy
định về tính hợp pháp của gỗ tiêu thụ nội địa chẳng liên
quan gì tới các quy định tại thị trường xuất khẩu. Họ
cho rằng, chỉ đồ gỗ xuất khẩu cần tuân thủ chặt chẽ các
yêu cầu về tính hợp pháp, bởi đây là những điều mà các
nước nhập khẩu yêu cầu. Tại thị trường nội địa, các quy
định về tính hợp pháp đối với đồ gỗ, đặc biệt là đối với
các mặt hàng được làm từ gỗ nguyên liệu nhập khẩu,
không cần phải quan tâm nhiều đến tính hợp pháp. Vài
DN thậm chí còn đưa ra các kiến nghị rằng đối với gỗ
nhập khẩu, chính sách càng thông thoáng càng tốt, bởi
điều này đem lại lợi ích
cho Việt Nam trong việc
tiếp cận với nguồn cung
gỗ nhập khẩu.
Tuy nhiên nhận thức
này hoàn toàn sai lầm.
Khi ký kết Hiệp định Đối
tác Tự nguyện (VPA) với
EU, Chính phủ Việt Nam
cam kết rằng các yêu cầu
về tính hợp pháp đối với
các sản phẩm gỗ tiêu thụ
nội địa tương đương với
các sản phẩm xuất khẩu.
Thực tế thì khởi xướng
điều tra của USTR về ngành gỗ Việt Nam cũng xuất phát
từ cáo buộc Việt Nam sử dụng gỗ bất hợp pháp tại thị
trường nội địa.
Thứ hai, những DN “ngạc nhiên” với khởi xướng của
USTR cho rằng gỗ nhập khẩu có “đầy đủ giấy tờ”, do các
cơ quan chức năng có thẩm quyền của quốc gia cung
gỗ cấp, có nghĩa đó là gỗ hợp pháp. Tuy nhiên, “đầy đủ
giấy tờ” chưa đủ để khẳng định gỗ là hợp pháp. Tại một
số quốc gia nơi hệ thống quản trị lâm nghiệp yếu, giấy
tờ minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ có thể có được
dựa trên các mối quan hệ quen biết hoặc/và thông qua
hối lộ. Điều này có nghĩa rằng gỗ “đầy đủ giấy tờ” chưa
chắc đã là gỗ hợp pháp. Khởi xướng điều tra của USTR
cũng dựa trên cáo buộc một phần gỗ nhập khẩu vào Việt
Nam là gỗ có giấy tờ giả.
Thứ ba, họ có quan điểm rằng gỗ nhập khẩu vào Việt
Nam giá càng rẻ càng tốt, bởi điều này đem lại lợi ích
cho người tiêu dùng nội địa và cho quốc gia. Tuy nhiên,
nguồn gỗ rẻ luôn đồng nghĩa với rủi ro. Ví dụ, khi mua gỗ
“Các cơ chế chính
sách phát triển thị
trường xuất khẩu
cần tính toán đến
yếu tố phát triển thị
trường nội địa theo
hướng hợp pháp và
bền vững”
12
tieâuñieåm
từ châu Phi, nhiều DN Việt Nam mua gỗ từ các công ty
Trung Quốc và từ các công ty bản địa với mức giá rẻ hơn,
chứ không mua từ các công ty của châu Âu hoạt động ở
đây với mức giá cao hơn. Tuy nhiên, gỗ mua từ các DN
Trung Quốc và công ty bản địa luôn rủi ro về pháp lý, trong
khi nguồn gỗ từ các công ty của châu Âu thường có giấy
phép rõ ràng, có thể truy xuất nguồn gốc, một số gỗ có
chứng chỉ bền vững. Trong khởi xướng điều tra, USTR cáo
buộc Việt Nam nhập khẩu gỗ bất hợp pháp với mức giá
rẻ để sản xuất các mặt hàng gỗ xuất khẩu vào Hoa Kỳ với
mức giá thấp. Theo USTR, điều này tạo ra sự cạnh tranh
không lành mạnh với các mặt hàng sử dụng gỗ hợp pháp
tiêu thụ tại Hoa Kỳ và làm tổn hại tới thương mại tại đây.
Thay đổi từ nhận thức
Như vậy, rõ ràng là “có lửa mới có khói”. Cách thức
nhìn nhận sai của DN đã mang đến rủi ro cho cả ngành.
Trong bối cảnh hội nhập sâu, muốn ngành phát triển
bền vững ngành gỗ, điều đầu tiên cần làm là thay đổi
nhận thức từ phía DN.
Thay đổi nhận thức cần bắt đầu bằng việc đẩy mạnh
truyền thông, nhằm tạo ra cách hiểu đúng về tính hợp
pháp của gỗ. Thị trường nội địa cần được coi là một bộ
phận quan trọng và không thể tách rời với hợp phần
xuất khẩu. Các cơ chế chính sách phát triển thị trường
xuất khẩu cần tính toán đến yếu tố phát triển thị trường
nội địa theo hướng hợp pháp và bền vững.
Trong tương lai, việc kiểm soát chặt chẽ gỗ nguyên
liệu nhập khẩu là gỗ nhiệt đới từ nguồn rủi ro cao, tiến
tới dần thay thế bằng gỗ nhập khẩu từ nguồn ít rủi ro
và gỗ rừng trồng trong nước có vai trò sống còn đối
với ngành gỗ. Điều này đòi hỏi ngành cần thực hiện
các chuyển đổi vĩ mô mang tính chiến lược càng sớm
càng tốt.
QUAÛNGCAÙO
W : portland.com.vn
E : info@portland.com.vnPortLand
động. Đứng trước nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng,
DN không chỉ đối mặt với việc thiếu hụt nhân lực công
nghệ, mà còn phải chuẩn bị các giải pháp giữ chân
nhân tài và ứng phó trước sự thay đổi nhanh chóng
của công nghệ mới.
DN chủ động tái cơ cấu kỹ năng
Trước tình trạng khan hiếm nhân lực ngành công
nghệ, nhiều DN cũng thể hiện tầm nhìn xa hơn trong
công tác tuyển dụng lẫn tận dụng phát triển nguồn
nhân lực sẵn có. Nghiên cứu của Navigos cho thấy, có
đến 62% DN chọn sẽ tái cơ cấu về kỹ năng cho đội
ngũ hiện tại và 56% chọn kết nối với trường đại học để
chuẩn bị bộ kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhân viên
trong tương lai.
Để chuẩn bị tốt cho nguồn nhân lực CNTT, DN sẽ tổ
chức đào tạo lại các nhân viên chủ chốt, đồng thời liên
kết với các trường đại học để triển khai những chương
trình đào tạo riêng dựa trên kế hoạch phát triển nguồn
nhân lực tiềm năng. Trong trường hợp ứng viên Việt
Nam không đạt được yêu cầu tuyển dụng, nhân lực
CNTT đến từ khu vực Đông Nam Á là nhóm tiềm năng
và cạnh tranh nhất. Ông Gaku Echizenya chia sẻ: “Nhân
lực thuộc khu vực Đông Nam Á là nhóm ứng viên thay
thế cạnh tranh nhất. Nguồn nhân lực CNTT đến từ châu
Âu và châu Mỹ mặc dù luôn được cho rằng có chuyên
môn cao và sở hữu nhiều kiến thức về công nghệ mới,
lại không được nhà tuyển dụng lựa chọn”.
Theo người đứng đầu Navigos, nhu cầu sử dụng
công nghệ cao đã được DN nhiều lĩnh vực ghi nhận,
tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho thị trường lao
Theo nghiên cứu của Navigos, trong 5 năm tới, DN đòi hỏi
đội ngũ nhân lực công nghệ phải có những kỹ năng như:
lấy trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm khi phát triển sản
phẩm, tư duy chuyển đổi số hóa và kỹ năng giải quyết các
vấn đề phức tạp. Trong tương lai, những nhân lực sở hữu các
kỹ năng quan trọng đó sẽ có cơ hội trở thành "ngôi sao sáng"
trong bất cứ môi trường DN nào.
67
COÂNGNGHEÄ
Quaûngcaùo
14
tieâuñieåm
Chiếnlược
đa phươngcho
ngànhgỗtrước
mụctiêulớn
2025
Nguyễn Xuân Cường
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
DN mới với mức vốn đầu tư bình quân 4 triệu USD/DN.
Đáng chú ý, trong số này, chỉ có 33 DN có vốn đầu tư
nước ngoài.
Cùng với việc phát triển DN địa phương, đội ngũ DN
hiện tại cũng đang nâng cao năng lực cạnh tranh. Hầu
hết DN đã thay đổi dây chuyền công nghệ, ứng dụng
công nghệ sản xuất mới, thân thiện, năng suất cao hơn.
Từ quốc gia sản xuất nội thất dựa trên nguyên liệu rừng
trồng nhập khẩu và gỗ rừng tự nhiên, nay hầu hết đã
chuyển sang chế biến từ nguyên liệu rừng trồng trong
nước. Đặc biệt là sản xuất ván nhân tạo (ván ghép thanh,
ván sợi, ván dán, ván dăm).
T
rong 10 tháng đầu năm 2020 giá trị xuất khẩu gỗ
và lâm sản ước đạt 10,46 tỷ USD, tăng 15% so với
cùng kỳ 2019, chiếm trên 30% giá trị xuất khẩu của
toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ nay
đến cuối năm, đơn hàng vẫn rất dồi dào, chắc chắn cán
mốc xuất khẩu 12,5 tỷ USD. Như vậy, chế biến gỗ là một
trong những ngành công nghiệp hiếm hoi duy trì tăng
trưởng trong đại dịch COVID-19.
Niềm vui từ nội lực
Con số tăng trưởng về giá trị xuất khẩu dù đáng
mừng nhưng không bằng việc năng suất lao động được
cải thiện đáng kể. Từ mốc khoảng 17.000 USD/người/
năm 2010, đến nay đã đạt khoảng 25.000 USD/người/
năm. Lao động được đào tạo, có tay nghề trong ngành
hiện chiếm khoảng 55-60%.
Thống kê từ Tổng cục Lâm Nghiệp cho thấy năm
2019 cả nước có 5.539 doanh nghiệp (DN), 340 làng
nghề sản xuất kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, tăng
23% so với năm 2018 và gấp 1,6 lần so với năm 2010.
Trong đó có 4.873 DN chế biến sản phẩm gỗ và lâm
sản. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2020, có thêm 1.730
Để công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản thực sự là ngành
mũi nhọn, xuất khẩu gỗ của Việt Nam phải tăng ở giá trị
thương mại. Năm 2021, ngành hướng đến mục tiêu chiếm
khoảng 11% thị phần thương mại đồ gỗ thế giới.
“Chế biến gỗ Việt Nam có thể
tăng trưởng tốt, phần lớn là
nhờ DN có nhiều thế mạnh cạnh
tranh, nhất là yếu tố con người”
15
tieâuñieåm
Thuận lợi từ thế giới
Thị trường thương mại đồ nội thất của thế giới lớn,
khoảng 450 tỷ USD giá trị thương mại/năm, trong đó
khoảng 150 tỷ USD giá trị thương mại của đồ nội thất
bằng gỗ. Trong khi đó xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam
mới chiếm khoảng trên 6% thị phần toàn cầu. Cơ hội mở
rộng, phát triển thị phần là rất lớn. Bên cạnh các thị trường
truyền thống có giá trị xuất khẩu cao như Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc… còn nhiều thị trường
tiềm năng như Canada, Nga, Ấn Độ, UEA…
Chế biến gỗ Việt Nam có thể tăng trưởng tốt, phần
lớn là nhờ DN có nhiều thế mạnh cạnh tranh, nhất là
yếu tố con người. Người Việt đặc biệt có khả năng sản
xuất đồ nội thất. Với lợi thế lớn về con người, nguyên
liệu… Việt Nam phát triển ngành công nghiệp sản xuất,
xuất khẩu gỗ thành ngành mũi nhọn, thành một trong
những nước đứng đầu về sản xuất, chế biến và xuất khẩu
gỗ, lâm sản có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc
tế là hoàn toàn có thể. Trước mắt, phải nâng thị phần
thương mại đồ gỗ thế giới của Việt Nam từ 6% hiện nay
lên khoảng10% vào năm 2025, đạt 20 tỷ USD, trong đó
sản phẩm gỗ đạt 15,37 tỷ USD. Khi đó, giá trị thương
mại xuất khẩu gỗ của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 11%
thị phần thương mại đồ gỗ thế giới.
Hiện, các mặt hàng chủ lực của chế biến gỗ Việt Nam
bao gồm sản phẩm gỗ nội thất gia đình, văn phòng, sản
phẩm ngoại thất và lâm sản ngoài gỗ. Để duy trì và phát
triển doanh số, cần thúc đẩy tăng trưởng tại các thị trường
chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Với Hoa Kỳ, phấn đấu năm 2021 đạt trên 6 tỷ USD và năm
2025 đạt khoảng 8 tỷ USD. Với Nhật Bản, EU, Hàn Quốc
và Trung Quốc, mục tiêu tăng trưởng từ 10-12% trong
năm 2021 và duy trì mức bình quân 15%-20% trong giai
đoạn 2021-2025. Ngoài ra, cũng cần phát triển các thị
trường tiềm năng tại Mỹ La Tinh, Trung Á, Nga, Canada…
Phải nỗ lực hơn nữa
Song song với phát triển thị trường, rất cần nghiên
cứu phát triển thiết kế mẫu mã sản phẩm gỗ. Chiến lược
này được ngành đề ra khá lâu. Thời gian tới, Bộ sẽ đẩy
nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Triển lãm quốc tế tại
TP.HCM, có quy mô trên 60.000m2
và Khu Lâm nghiệp
Công nghệ cao ở Nghệ An. Đồng thời, trình Thủ tướng
thành lập ít nhất 2 khu lâm nghiệp công nghệ cao tại các
địa phương có tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu,
vật liệu phụ trợ, logistics, cảng biển, nguồn nhân lực...
Để thu hút đầu tư vào ngành, nhà nước cần có cơ
chế hỗ trợ DN mở rộng mặt bằng, nâng quy mô, công
suất, đổi mới công nghệ... Thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp
với các cơ quan ban ngành cho việc ưu tiên phát triển
hạ tầng; tập trung mở rộng và hình thành các khu, cụm
công nghiệp chế biến gỗ tập trung để cắt giảm chi phí,
thuận tiện trong sản xuất chế biến. Đồng thời tiếp tục
đầu tư, phát triển dịch vụ logistic ngành chế biến gỗ;
gắn kết quy hoạch khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ
với quy hoạch vùng nguyên liệu.
Cũng cần nhấn mạnh rằng nền tảng cơ bản và quan
trọng nhất của chế biến gỗ Việt Nam là con người. Do
vậy, xây dựng chương trình quốc gia về phát triển nguồn
nhân lực cho ngành chế biến gỗ Việt Nam là hết sức cần
thiết. Trong đó, chú trọng đào tạo kiến thức và kỹ năng,
tay nghề phù hợp với sản xuất sản phẩm gỗ, nâng cao
trình độ vận hành máy móc, thiết bị, nghiệp vụ quản
lý, điều hành sản xuất. Song song đó cần xây dựng
chính sách hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng,
trường nghề; có chính sách thu hút lao động,
học sinh, sinh viên tham gia các chương
trình đào tạo của ngành và phát triển thiết
kế, thương mại, nâng cấp hạ tầng, mở rộng
đào tạo. Chiến lược đa phương của
ngành chế biến gỗ chắc chắn sẽ
mang đến cơ hội tăng trưởng
thực sự cho ngành.
16
ñoáithoaïi
nghĩ, mục đích cuối cùng của việc duy trì sản xuất trong
dịch bệnh để giữ khách cũng là lợi nhuận. Mà mất lợi
nhuận thì chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra vào lúc khác.
Chẳng may, nhà máy có ca nhiễm, thì khủng hoảng tinh
thần, lòng tin còn nguy hại hơn. Do vậy, tôi chấp nhận
mất khách để giữ con người và niềm tin.
Phải thuyết phục anh em mới đồng tình nghỉ, vì đóng
cửa nhà máy lúc đó là trân trọng người lao lao động chứ
không phải vì lợi nhuận. Tôi nhớ, thời gian đó, chúng
tôi phải chu toàn cho hơn 1.400 lao động trong 2 tuần
bằng một khoản trợ cấp; rồi tặng thêm gạo, mì, nhu yếu
phẩm… và khuyên anh em đừng về quê. Rất mừng là
anh em cũng thuận lòng. Trong hành động này, chúng
tôi ghi nhận được rất nhiều câu chuyện cảm động. Như
việc những nhân viên có điều kiện nhường lại phần của
mình cho người khó khăn hơn.
Tất cả, tạo nên không khí yêu thương, đùm bọc nhau
trước thử thách. Chính thái độ trọng thị này đã vực dậy
tinh thần của mọi thành viên, và chúng tôi đã có những
giải pháp tuyệt vời từ cán bộ, công nhân viên.
Bà Lê Hải Liễu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến gỗ Đức Thành:
Khókhănlàlúcphảisẵnsàng
Quý Yên thực hiện
Tính đến hết tháng 11/2020, doanh
thu Đức Thành đã đạt 350 tỷ đồng.
Dự kiến đến hết năm 2020, con số này
hơn 400 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 18% so
với năm 2019, vượt kế hoạch đầu năm.
Nhưng bất ngờ hơn là thương hiệu
này đã nhận được rất nhiều đơn hàng
cho năm sau, với tổng giá trị khoảng
3,7 triệu USD, tăng 130% so với cùng
kỳ, ước đạt 25% kế hoạch cả năm
2021. Theo bà Lê Hải Liễu, thành công
này sẽ không thể đến nếu Đức Thành
nghĩ và hành động theo số đông.
* Cụm từ được dùng nhiều nhất trong năm 2020,
trên toàn thế giới, có lẽ là Covid-19. Với bà, cụm từ
ấy có ý nghĩa thế nào?
- Thú thật là ban đầu, khi nghe về Covid, tôi không có
khái niệm gì nhiều và tưởng nó đơn giản như một trào
lưu nào đó sẽ sớm kết thúc để cuối cùng cuộc sống vẫn
theo nhịp vốn có của nó nên không chuẩn bị để thích
ứng mà chỉ theo dõi. Không ngờ, càng ngày tin tức càng
không như ý và dịch bệnh đã kéo dài cả năm mà chưa
có hồi kết thúc.
Cơn đại dịch này gây khó cho nhân loại và thay đổi
nhiều thứ trong đời sống. Với doanh nghiệp (DN) sử
dụng hàng ngàn lao động, khi phải thực hiện các yêu cầu
của Chính phủ về giãn cách xã hội, đóng cửa mà không
có kế hoạch trước thực sự là vấn đề lớn. Thời điểm đó,
dịch bệnh chỉ mới hoành hành ở châu Á nên khách hàng
trong khu vực còn có thể hiểu được nhưng các nơi khác
thì không. Vì chưa biết tình trạng này có tiếp tục hay
không nên những cam kết với đối tác cũng khó rõ ràng.
Tôi nhớ, phải trình văn bản lên Chính phủ, giải thích cặn
kẽ với khách hàng nhiều lần họ mới thuận lòng.
Không chỉ khách phản ứng, chính những nhân viên của
Đức Thành cũng không đồng tình việc dừng sản xuất. Bởi
với họ, cơm áo thường nhật còn đáng lo hơn dịch bệnh.
Ai làm ngành gỗ cũng hiểu, dây chuyền sản xuất cũng
không thể đảm bảo giãn cách xã hội. Riêng việc quyết
định duy trì sản xuất hay dừng hẳn, đảm bảo giãn cách
đã khiến tôi đau đầu. Cân đong giữa được và mất, tôi
17
ñoáithoaïi
* Những giải pháp đối mặt với Covid-19 của Đức
Thành khiến người trong nghề cũng ngạc nhiên. Như
việc thay vì giảm sản xuất, bớt nhân công, chị lại tuyển
thêm người cũng như mua thêm nguyên liệu?
- Tôi luôn tin, khi mình đặt vấn đề đúng đắn sẽ giải
quyết được mọi việc. Đa số, người Việt đều vướng vào suy
nghĩ “tới đâu hay tới đó”. Cứ đợi mọi thứ diễn ra rồi mới
ứng phó, xử lý. Cả trong đời sống lẫn kinh doanh, chúng
ta đều không hề có kế hoạch nên thường bị động. Và vì
bị động nên dễ mất những thứ mình muốn. Thế là chấp
nhận đầu hàng hoàn cảnh. Với tôi, làm lãnh đạo điều hành
doanh nghiệp, quan trọng là nhìn ra nhiều bước tiếp theo
so với hiện tại. Phải giả định nhiều trường hợp và tính
toán từng giải pháp cho các tình huống có thể xảy ra.
Sự phát triển mà Đức
Thành có được, một phần
là vì chúng tôi không đi
theo quy luật chung. Tôi
thường nói với nhân viên
của mình, tại sao phải
giống người ta? Dù biết,
khó khăn là của chung tất
cả các ngành nhưng tôi
nghĩ, như các vật dụng
thiết yếu, nhu cầu thị
trường sẽ không thay đổi
nhưng trong khó khăn
sẽ có DN rời cuộc chơi.
Miếng bánh thị phần khi
đó sẽ có những khoảng
trống. DN nào sẵn sàng
thì sẽ nắm bắt được cơ
hội. Thời điểm đó, chắc chắn là rất ngắn và sẽ không chờ
đợi ai cả. Do vậy, phải đầu tư thêm cho năng lực, quyết
định đầu tư ngay từ lúc “đói kém” nhất.
Khó khăn cũng là thời điểm mà các nguồn cung hay
tuyển dụng dễ dãi với DN hơn. Ví dụ, khi tìm mua nguyên
liệu, chúng tôi đối thoại với đối tác trong tinh thần chia
sẻ, cùng nhau cứu ngành. Đức Thành tuân thủ đúng giá
thị trường nhưng chỉ là đặt cọc 30%, và vẫn gửi ở kho của
nhà cung cấp. Nhờ cách làm này, chúng tôi tích trữ được
nhiều gỗ hơn mà không tốn tiền thuê chỗ, cũng như đảm
bảo ngân sách. Cách làm này giúp chúng tôi giải quyết
được bài toán tích trữ nguyên liệu với chi phí hợp lý.
Với người lao động cũng vậy, vẫn là chuyện chia sẻ
thông tin đầy đủ với nhân viên và cùng nhau tìm giải
pháp. Chúng tôi đồng thuận với nhau giảm thời gian lao
động nhưng lại tăng lương từng giờ làm. Bằng cách này,
“Nhờ chuẩn bị tốt
ngay từ trong lúc
khó khăn nên sau
mỗi lần thị trường
khủng hoảng,
khách hàng càng
tín nhiệm Đức
Thành nhiều hơn,
gắn bó và trở thành
đối tác lâu năm”
Xưởng sản xuất
gỗ Đức Thành
Bà Lê Hải Liễu,
Chủ tịch HĐQT
18
ñoáithoaïi
chúng tôi đảm bảo năng suất lao động /giờ làm việc mà
quỹ lương cũng không ngoài tầm kiểm soát. Trong tất cả
các quyết định của mình, tôi luôn tự nhắc, phải đảm bảo
tinh thần “win - win”. Sao cho, mình có lợi thì khách hàng
cũng như những người làm việc cho mình đều phải có lợi.
* Khi đưa ra những quyết định ngược với xu hướng
như thế, chị có lo lắng?
- Người chủ DN khi tiên đoán rất cần phải có bản lĩnh.
Nếu tiên đoán sai, hoặc chỉ cần không đúng thời điểm,
DN chưa thành công thì đã phá sản rồi. Dù đã tiên liệu
rất nhiều tình huống, dù rất tự tin nhưng khi đó, tôi như
“ngồi trên lửa” với quyết định của mình. Không ai trong
chúng có thế biết trước chắc chắn về tương lai nên sự
tiên đoán phải dựa trên việc phối hợp của rất nhiều vấn
đề. Khi đưa ra một quyết định, tôi luôn tiếp tục theo dõi
tình hình để kịp thời nắm bắt và điều chỉnh, cũng như
tìm giải pháp khác thay thế.
Dù thế nào thì tôi vẫn luôn tin, bất cứ khủng hoảng hay
đại dịch cũng phải có điểm kết thúc. Như đồ thị parabol,
vào thời điểm hết suy thoái thì phải có điểm bứt lên. Vấn
đề là DN chuẩn bị thế nào cho thời điểm khách “khát”
hàng, vì dự trữ trước đó rồi cũng sẽ hết. Nhờ chuẩn bị tốt
ngay từ trong lúc khó khăn nên sau mỗi lần thị trường
khủng hoảng, khách hàng càng tín nhiệm Đức Thành
nhiều hơn, gắn bó và trở thành đối tác lâu năm.
Tôi nghĩ, không chỉ là câu chuyện của từng DN. Trong
bối cảnh thế giới còn rất nhiều biến động như hiện nay,
ngành chế biến gỗ Việt Nam rất cần chuẩn bị cho mình
tư thế sẵn sàng hậu khủng hoảng. Có như vậy, chúng ta
mới có thể gặt hái, và cải thiện vị thế của mình.
* Điều gì khiến chị có thể tự tin với những quyết
định ngược gió của mình? Tiềm lực tài chính hay sự
chuẩn bị chu toàn, tỉ mỉ của một người phụ nữ làm
kinh doanh?
- Tôi cũng như những người bình thường khác, cũng
lo sợ nhiều trước khó khăn. Nhưng khi không còn ai để
kêu cầu và phải đảm bảo đời sống cho hàng ngàn người
khác thì phải dựa vào chính mình. Tôi luôn nhắc mình, đầu
hàng thì chắc chắn sẽ thua còn tiếp tục đi thì sẽ tìm ra cách.
Nếu so với những doanh nhân trong ngành, đúng là
tôi có lợi thế của một người phụ nữ, nhìn vào gian bếp
để thấy rằng, những thứ nhỏ xinh như tấm thớt, cái rế, bộ
lót ly… là cần thiết hơn cả. Không dễ để sản xuất những
thứ tỉ mỉ ấy đâu. Chỉ riêng chủng loại sản phẩm cũng đã
lên đến mấy ngàn, chưa kể chi tiết nhỏ, phụ liệu đi kèm…
Chưa kể phải tính toán sát sao để có thể tận dụng nguyên
liệu tốt nhất. Nhưng bù lại, vì nhỏ, vì rẻ nên người dùng
rất dễ mua, dễ thay mới. Thế nên, dù khó sản xuất hơn
rất nhiều, so với việc làm ra tủ, giường bàn ghế thì tôi
cũng quyết định đi theo ngách này.
19
ñoáithoaïi
Ba mươi năm nhìn lại, vẫn thấy mình đã chọn đúng.
Đây là mảng có chi phí ít nhất, rủi ro thấp nhất mà hiệu
quả cao nhất. Trong các biến cố kinh tế suốt thời gian
qua, nhờ những món hàng nhỏ ấy mà dù có chịu ảnh
hưởng chung, Đức Thành cũng gượng lại dễ dàng hơn.
* Những thứ nhỏ, xinh của Đức thành không chỉ
chinh phục thị trường quốc tế mà còn làm được điều
rất nhiều DN chế biến gỗ trong nước không làm được,
là chinh phục người dùng trong nước. Đến bây giờ,
với người trong ngành, đó vẫn là “bí ẩn”…?
- Năm 2008, xuất khẩu vẫn chiếm 80% sản lượng của
Đức Thành. Nhưng, suy thoái kinh tế thời điểm đó buộc
tôi phải suy nghĩ lại. Thời điểm đó, vì là đơn vị gia công
nên nhà máy chúng tôi cũng không làm sẵn hàng để chờ
khách được mà phải sản xuất theo đơn đặt hàng. Để lao
động có việc làm, tôi quyết định thử sức ở thị trường nội
địa. Phép thử này cho tôi kinh nghiệm rất lớn, và nhận
ra sự hấp dẫn của thị trường nội địa, nơi người dùng dễ
đón nhận và cho phép DN có thể chủ động và tích trữ
hàng hoá để cung ứng cho người dùng.
Con đường vừa hẹp, vừa khó nhưng làm mãi thì quen.
Tôi chọn cách sống cực trước, sướng sau. Làm gì cũng
vậy, dụng công trước, nghiêm túc với công việc của mình
trước thì thành quả sẽ đến.
* Sản phẩm gỗ Việt Nam có thể vướng những khó
khăn từ việc bị gắn nhãn thao túng tiền tệ… chị đánh
giá thế nào về những thử thách mới của ngành?
- Tôi chưa nghiên cứu về vấn đề này chi tiết nhưng khó
khăn dễ thấy nhất là việc giá trị đồng USD có thể xuống
thấp hơn so với hiện tại. Tôi nghĩ, chúng ta cần chấp nhận
luật chơi khi gia nhập bất cứ sân chơi này. Dù lần này,
DN Việt Nam có thể thiệt hại nhưng suy cho cùng, người
được hưởng lợi sẽ là khách hàng của mình. Mà họ hưởng
lợi thì mình có lợi gián tiếp. Khách sẽ hào phóng hơn khi
đi mua hàng. Họ cũng sẽ hiểu được khó khăn của mình
và tìm ra tiếng nói chung. Trong kinh doanh, quan trọng
nhất không phải là các chính sách từ phía Nhà nước mà
là cách thức kết nối với nhau giữa các đối tác.
Đừng nghĩ khách hàng phương Tây họ không trọng
tình và lạnh lùng trong kinh doanh. Bản thân Đức Thành
trong những tình huống nhất định, đã từng chia sẻ với
khách, chấp nhận giảm lợi nhuận để chia sẻ rủi ro với
khách. Kết quả, bánh ít đi rồi bánh quy cũng lại. Khi mọi
thứ ổn định trở lại, hay như khi Đức Thành gặp khó khăn,
khách hàng cũng là người nâng chúng tôi dậy.
Trong kinh doanh, sợ thiệt lo hại về phần mình nhiều
quá sẽ rất khó gây dựng được quan hệ với đối tác. Tôi
quan niệm, những gì được cho đi từ trái tim sẽ nhận
được từ trái tim.
* Cảm ơn bà về những trao đổi này!
“Trong kinh doanh, sợ thiệt lo hại về
phần mình nhiều quá sẽ rất khó gây
dựng được quan hệ với đối tác. Tôi
quan niệm, những gì được cho đi từ
trái tim sẽ nhận được từ trái tim”
20
ñoáithoaïi
Nội lựccủadoanhnghiệp
là“namchâm”tạosứchút
Khoa Tư thực hiện
- Nhà mua hàng, hay hệ thống
phân phối, đại lý thu mua… có thể
xem là “cộng sự” đắc lực với một
DN sản xuất. Họ là kênh phân phối
quan trọng đưa sản phẩm ra thị
trường quốc tế. Khi tiếp cận với
nhà mua hàng, điều chúng tôi
quan tâm nhất luôn là tìm hiểu
về họ trước: Có phù hợp với DN
của mình? Họ cần và muốn bán
những sản phẩm nào? Đối tượng
khách hàng mà họ nhắm đến? Đặc
thù của thị trường mà nhà mua
hàng đó đang hoạt động? Đó là
những câu hỏi cơ bản nhưng giúp
DN xác định xem họ có phù hợp
với mình hay không, từ đó định hình mục tiêu, đưa ra
quyết định cho họ thấy được tiềm năng của DN, hứa
hẹn hợp tác gần gũi, giá cả, mẫu mã… Thông thường,
chúng ta nên đưa ra những gì họ cần hơn là những
gì chúng ta đang có. Nếu làm theo lối cũ là chào bán
những gì chúng ta có mà không chú ý đến nhu cầu
của họ thì vừa phí sức, vừa không đạt được mục tiêu
cần hướng đến.
H
ệ thống phân phối, nhà mua
hàng, đại lý thu mua… chính là
“bàn tay nối dài” của nhà sản xuất
trong việc đưa sản phẩm vào thị trường
và đến với người tiêu thụ, đóng vai trò
quan trọng như “tiền đồn” trong con
đường chinh phục thị trường của doanh
nghiệp (DN). Đặc thù của ngành chế biến
gỗ xuất khẩu Việt Nam càng cho thấy vai
trò quan trọng của lực lượng này. Nhưng
làm sao để “giữ sức khỏe” cho các “tiền
đồn” này và khai thác hiệu quả vai trò đó?
Với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu
sang các thị trường có yêu cầu khắt khe
như Mỹ, Nhật, ông Phạm Chân Quang,
Giám đốc Công ty Tân Thành Furniture
chia sẻ với Gỗ & Nội thất.
* Mỹ, Nhật là hai thị trường chủ lực của Tân Thành
Furniture trong nhiều năm qua. Đây cũng là hai thị
trường mà số lượng các nhà mua hàng, nhà phân phối
hoạt động mạnh nhất tại Việt Nam trong ngành gỗ
và nội thất. Từ kinh nghiệm của DN, ông đúc kết kinh
nghiệm gì về hai thị trường này?
Xây dựng uy tín cho
doanh nghiệp là điều
quan trọng nhất.
Nhà mua hàng luôn
tìm kiếm sự ổn định;
luôn ưu tiên tìm tới
những doanh nghiệp
uy tín, “chơi được”
Ông Phạm Chân Quang - Giám đốc Công ty Tân Thành Furniture:
Khi nội lực doanh nghiệp đủ vững, sẽ tạo ra sức hút với
các nhà mua hàng. Nội lực là tiềm lực sản xuất, năng lực
phát triển sản phẩm, năng lực quản lý và điều hành, máy
móc cơ sở hạ tầng, nhân lực…
21
ñoáithoaïi
* Đặc thù của thị trường có tạo nên đặc thù và sự
khác nhau của các nhà mua hàng? Làm cách nào để
nhà sản xuất có thể nắm bắt được điều đó?
- Thị trường luôn bị chi phối bởi xu hướng, thói quen
tiêu dùng và cả văn hóa đặc trưng. Ngay cả màu sắc trên
sản phẩm nội thất của mỗi thị trường cũng khác nhau. Ví
dụ, Nhật và Hàn Quốc rất gần gũi nhau về địa lý, nhiều
tương đồng về văn hóa nhưng trong xu hướng sử dụng
nội thất thì lại khá khác biệt. Người Nhật kỹ lưỡng, thích
cái gì truyền thống, tự nhiên từ chất liệu đến màu sắc.
Thị trường Hàn Quốc thì thích sự sáng sủa, bắt mắt. Nhà
mua hàng lẫn khách hàng nội thất từ Nhật luôn giữ vững
quan điểm về chất lượng, đã nhận mẫu thì không thay
đổi. Trong khi đó, nhà mua hàng Hàn Quốc lại khá chịu
lắng nghe, có thể chấp nhận thay đổi một chút về mẫu
mã, thiết kế, màu sắc từ tư vấn của nhà sản xuất, nhằm
đạt giá thành lý tưởng.
Trong khi đó, thị trường Mỹ không thay đổi nhiều về
xu hướng sử dụng nội thất, từ kiểu dáng đến vật liệu ít
có sự biến động. Cái mà thị trường này cần là màu sắc
và giá cả. Cũng một cái ghế, năm nay màu này, năm sau
màu khác, không thay đổi kiểu dáng. Giá cả nếu có thay
đổi thì cũng phải trong “khung” cho phép. Nắm bắt được
đặc thù của thị trường cũng sẽ giúp hiểu được tâm lý
chung của nhà mua hàng từ thị trường đó.
* Để tiếp cận sâu hơn với từng thị trường thông
qua các nhà mua hàng, DN cần làm gì để đạt hiệu
quả cao nhất?
- Theo tôi, xây dựng uy tín cho DN là điều quan trọng
nhất. Tâm lý chung của nhà mua hàng là tìm kiếm sự ổn
định. Họ luôn có nhiều phương án và nhiều nguồn hàng
nhưng sau khi làm việc với nhiều nhà máy khác nhau,
họ sẽ luôn ưu tiên tìm tới với DN uy tín, “chơi được”, tạo
cho họ sự yên tâm về chất lượng, giá cả, thời gian giao
hàng, hậu mãi…
Nghiên cứu thị trường là công việc mà bất cứ DN xuất
khẩu nào cũng phải làm. Công việc này nhằm hình dung,
nắm bắt xu hướng, nhu cầu đặc thù, văn hóa tiêu dùng
và tìm kiếm khách hàng. Tại Mỹ, các hội chợ như Hight
Point, Las Vegas luôn có rất nhiều nhà mua hàng tìm đến.
* Ngày càng nhiều các “Out Sourcing” tham gia
sâu hơn vào chuỗi phân phối của ngành gỗ, nội thất
Việt Nam. Theo ông, để khai thác hiệu quả kinh doanh
với nhóm này, DN nên tiếp cận ra sao?
- Tôi từng làm việc với nhiều nhóm Out Sourcing và
nhận thấy họ rất nhạy bén trong việc tìm kiếm các nhà
sản xuất uy tín. Với dữ liệu và kinh nghiệm của mình, họ
đủ khả năng tìm hiểu và nắm rất kỹ về tiềm lực, khả năng
sản xuất, năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm. Theo
tôi, khi nội lực DN đủ vững, sẽ tạo ra sức hút với các nhà
mua hàng. Nội lực ở đây là tiềm lực sản xuất, năng lực
phát triển sản phẩm, năng lực quản lý và điều hành, máy
móc cơ sở hạ tầng, nhân lực… Nếu họ thấy khả năng phát
triển sản phẩm từ một nhà máy, nhà sản xuất, họ sẽ chủ
động tiếp cận. Công việc của DN là thể hiện cho họ thấy
năng lực đó và giữ vững uy tín.
CÔNG TY KỸ NGHỆ GỖ LONG VIỆT
CHUYÊN GIA CÔNG DÁN PHỦ VENEER, MELAMINE, LAMINATE
CẮT TINH DÁN CẠNH-DÁN CẠNH CONG-DÁN PROFILE
CHUYÊN SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG FUNITURE
CHUYÊN SẢN XUẤT, CUNG ỨNG VÁN MDF, PLYWOOD, PB
Với hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP KN
gỗ Long Việt trở thành một trong những công ty hàng
đầu về lĩnh vực sản xuất veneer gỗ tự nhiên. Năm 2019
vừa qua chúng tôi đã đạt được sản lượng dán #5 triệu
m2. Trong năm 2020 này, công ty phấn đấu đạt mục tiêu
sản lượng phủ dán veneer:
 Phủ dán veneer 6.000.000 triệu m2.
 Phủ dán melamine, laminate 1.000.000 m2.
 Phủ dán pano profile 500.000 m2.
Các nguồn veneer chủ lực: White Oak, Red Oak, White Ash, Maple, Cherry, Walnut, Mahogany, Poplar, Tràm,
Xoài, Cao su, Xoan vườn…được nhập khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Newzealand, luôn có sẵn
tại kho với trữ lượng lớn tương đương 1.500.000 m2
. Sẵn sàng đáp ứng mọi đơn hàng.
Hệ thống máy lạng, máy sấy lưới hiện đại BabCock, Cremona của (Đức, Ý, Nhật). Với 8 máy lạng Slice và 1
máy lạng Rotary,sản lượng sản xuất tương đương 8 triệu m2
/năm, có độ dày từ 0.2 mm đến 2mm.
Tại phân xưởng Cắt may, được trang bị đầy đủ
máy móc hiện đại có công suất lớn với sản phẩm
đầu ra có đường mí rất nhỏ, khắc phục được các
yếu điểm của kĩ thuật dán veneer. Đặc biệt công
ty vừa lắp đặt và vận hành thành công dây
chuyền sản xuất chỉ cuộn với công suất 10.000
mét/ngày.
Công ty có 10 chuyền dán, trong đó có 1 chuyền
chuyên dán ván mẫu đảm bảo có thể giao mẫu cho
khách hàng trong một ngày. Công suất dán hiện nay
khoảng 18.000 m2
/ngày đáp ứng kịp thời cho mọi đơn
hàng.
Với hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP KN
gỗ Long Việt trở thành một trong những công ty hàng
đầu về lĩnh vực sản xuất veneer gỗ tự nhiên. Năm 2019
vừa qua chúng tôi đã đạt được sản lượng dán #5 triệu
m2
. Trong năm 2020 này, công ty phấn đấu đạt mục tiêu
sản lượng phủ dán veneer:
Phủ dán veneer 6.000.000 m2
.
Phủ dán melamine, laminate 1.000.000 m2
.
Phủ dán pano profile 500.000 m2
.
Các nguồn veneer chủ lực: White Oak, Red Oak, White Ash, Maple, Cherry, Walnut, Mahogany, Poplar, Tràm,
Xoài, Cao su, Xoan vườn…được nhập khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Newzealand, luôn có sẵn
tại kho với trữ lượng lớn tương đương 1.500.000 m2
. Sẵn sàng đáp ứng mọi đơn hàng.
Hệ thống máy lạng, máy sấy lưới hiện đại BabCock, Cremona của (Đức, Ý, Nhật). Với 8 máy lạng Slice và 1
máy lạng Rotary, sản lượng sản xuất tương đương 8 triệu m2
/năm, có độ dày từ 0.2 mm đến 2mm.
Tại phân xưởng Cắt may, được trang bị đầy đủ
máy móc hiện đại có công suất lớn với sản phẩm
đầu ra có đường mí rất nhỏ, khắc phục được các
yếu điểm của kĩ thuật dán veneer. Đặc biệt công
ty vừa lắp đặt và vận hành thành công dây
chuyền sản xuất chỉ cuộn với công suất 10.000
mét/ngày.
Công ty có 10 chuyền dán, trong đó có 1 chuyền
chuyên dán ván mẫu đảm bảo có thể giao mẫu cho
khách hàng trong một ngày. Công suất dán hiện nay
khoảng 18.000 m2
/ngày đáp ứng kịp thời cho mọi đơn
hàng.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn chuyên gia công
các chi tiết đặc biệt trong ngành gỗ như:
Pano cửa, mặt hộc kéo,mặt ghế, chân bàn,
mặt bàn, cánh cửa ép profile,… đáp ứng mọi
yêu cầu khắt khe về chất lượng.
Trong năm vừa qua lượng hàng phủ dán
pano tăng vượt trội nhờ đầu tư vào phát
triển máy móc và dây chuyền sản xuất sản
lượng tăng hơn 60.000m2.
Đặc biệt trong năm 2019, chúng tôi đã và đang phát triển Long Việt trở thành một công ty Funiture tự chủ về toàn
bộ dây chuyền gia công và nguyên vật liệu qua việc đầu tư : máy móc, chuyền sơn ,mở rộng diện tích sản xuất, đội
ngũ kỹ thuật có tay nghề cao, cùng một số chứng chỉ để đáp ứng thị trường nước ngoài như :TSCA, SMETA…
Chúng tôi sản xuất các mặt hàng nội thất gia đình, dự án nhà hàng, khách sạn, resort…trong và ngoài nước. Một số
khách hàng lớn đã và đang gắn bó với Funiture Long Việt ngay trong năm đầu tiên như The Living, Minh Dương,
Aliance, Fine Scandinavia, AXO, Investment,…
Với dây chuyền khép kín tự chủ từ nguyên vật liệu : MDF, PB, Gỗ, Veneer, Laminate, Melamine, PVC…Chúng tôi tự
tin rằng khi các bạn hợp tác với Long Việt bạn sẽ nhận được mức giá ưu đãi nhất với sản phẩm có chất lượng tốt
nhất.
Ngoài ra, chúng tôi có tham gia đầu tư 2
nhà máy chuyên sản xuất ván MDF, PB là
Công ty CP KN ván PB Long Việt tại Đồng
Nai và Công ty MDF Đăk Nông. Vì vậy
chúng tôi luôn luôn chủ động trong nguồn
ván, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm
các chi phí trung gian.
Chứng chỉ Carb
P2/TSCA Title VI
Địa chỉ: 455/9B Đường DT 743, KP Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp,
TX Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
ĐT: 0274 3740 300 -Fax: 0274 3778 449
Website: www.veneerlongviet.com Email: sales@veneerlongviet.com
- Ms.Huệ : 098 114 9016 - GĐ Kinh Doanh
Email: kimhue@veneerlong viet,com
- Mr.Liêm: 098 114 9021 - PP Kinh Doanh
Email: thanhliem@veneerlongviet.com
Chứng nhận hệ thống
QLCL ISO 9001:2015
Bên cạnh đó, chúng tôi còn chuyên gia công
các chi tiết đặc biệt trong ngành gỗ như:
Pano cửa, mặt hộc kéo,mặt ghế, chân bàn,
mặt bàn, cánh cửa ép profile,… đáp ứng mọi
yêu cầu khắt khe về chất lượng.
Trong năm vừa qua lượng hàng phủ dán
pano tăng vượt trội nhờ đầu tư vào phát
triển máy móc và dây chuyền sản xuất sản
lượng tăng hơn 60.000m2
.
Đặc biệt trong năm 2019, chúng tôi đã và đang phát triển Long Việt trở thành một công ty Furniture tự chủ về toàn
bộ dây chuyền gia công và nguyên vật liệu qua việc đầu tư: máy móc, chuyền sơn, mở rộng diện tích sản xuất, đội
ngũ kỹ thuật có tay nghề cao, cùng một số chứng chỉ để đáp ứng thị trường nước ngoài như :TSCA, SMETA…
Chúng tôi sản xuất các mặt hàng nội thất gia đình, dự án nhà hàng, khách sạn, resort…trong và ngoài nước. Một số
khách hàng lớn đã và đang gắn bó với Furniture Long Việt ngay trong năm đầu tiên như The Living, Minh Dương,
Aliance, Fine Scandinavia, AXO, Investment,…
Với dây chuyền khép kín tự chủ từ nguyên vật liệu: MDF, PB , Gỗ, Veneer, Laminate, Melamine, PVC…Chúng tôi tự
tin rằng khi các bạn hợp tác với Long Việt bạn sẽ nhận được mức giá ưu đãi nhất với sản phẩm có chất lượng tốt
nhất.
Ngoài ra, chúng tôi có tham gia đầu tư 2
nhà máy chuyên sản xuất ván MDF, PB là
Công ty CP KN ván PB Long Việt tại Đồng
Nai và Công ty MDF Đăk Nông. Vì vậy
chúng tôi luôn luôn chủ động trong nguồn
ván, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm
các chi phí trung gian.
Ch ứ ng ch ỉ Carb
P2/TSCA Title VI
Địa chỉ: 455/9B Đường DT 743, KP Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp,
TX Dĩ An, T ỉnh Bình Dương
ĐT: 0274 3740 300 -Fax: 0274 3778 449
Website: www.veneerlongviet.com Email: sales@veneerlongviet.com
- Ms.Huệ : 098 114 9016 - GĐ Kinh Doanh
Email: kimhue@veneerlong viet,com
- Mr.Liêm: 098 114 9021 - PP Kinh Doanh
Email: thanhliem@veneerlongviet.com
Ch ứ ng nh ận h ệ th ống
QLCL ISO 9001:2015
24
hoaïtñoänghoäi
75năm ngànhlâmnghiệpViệtNam
Nam Khuê
Thành tựu và trách nhiệm
Ấn tượng nhất, có thể kể đến triển lãm mang tên
Pavilion, ghi nhận thành tựu 75 năm lâm nghiệp Việt Nam.
Lần đầu tiên, một triển lãm của ngành được tổ chức kết
hợp cả hai hình thức offline và online. Với offline, đó là
không gian trưng bày hơn 50 sản phẩm nội thất đặc sắc
được tuyển chọn từ doanh nghiệp (DN) hội viên các Hiệp
hội HAWA, BIFA, DOWA, FPA Bình Định… Khác với các triển
lãm thông thường, đại diện các thương hiệu uy tín trong
ngành hội tụ ở đây không đứng riêng lẻ mà kết hợp cùng
nhau để tạo nên không gian tổng hòa nhằm mang đến
khách tham quan cái nhìn cụ thể hơn về khả năng sáng tạo
cũng như sản xuất của DN Việt. Bên cạnh nội thất, những
sản phẩm chủ lực khác của lâm nghiệp như dược liệu, các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ… cũng có mặt, góp phần tô
điểm thêm cho sự sự phong phú và đa dạng của ngành.
Nếu trong không gian triển lãm truyền thống, các
sản phẩm nội thất tham gia chương trình kết hợp cùng
nhau thì ở online, trên nền tảng triển lãm trực tuyến
HOPE, công nghệ 3D lại giúp cho từng sản phẩm được
thể hiện vẻ đẹp hiện đại nhất. Truy cập nền tảng này,
khách tham quan có được cái nhìn trực quan và chi tiết
về sản phẩm mà không vướng rào cản địa lý. Đây cũng
là thử nghiệm để các đơn vị quản lý có thể hình dung
được cụ thể về công nghệ triển lãm, một ứng dụng
của tương lai, đang bắt đầu được sử dụng ở rất nhiều
quốc gia trên thế giới. Nhận xét về hai triển lãm này,
Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, ông rất ấn tượng bởi
sự thăng hoa trong các sản phẩm nội thất của ngành.
“Tôi tin việc kết hợp công nghệ vào sản xuất cũng như
công tác quảng bá, triển lãm sẽ là cách thức hữu hiệu
giúp ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển nhanh và
mạnh hơn nữa”, ông Tuấn nhận xét.
H
ội tụ người làm nghề trên khắp cả nước, Kỷ niệm
75 năm ngành lâm nghiệp Việt Nam là một tổng
hòa của nhiều sự kiện, từ triển lãm, đấu giá sản
phẩm, giao lưu, giải đấu golf đến hội nghị lớn để cùng
tìm ra giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu
lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021-2025.
Kỷ niệm 75 năm thành lập, ngành lâm
nghiệp Việt Nam đã có chuỗi hoạt động
khá ấn tượng diễn ra tại Nghệ An đầu
tháng 12/2020.
25
hoaïtñoänghoäi
Gieo niềm vui đến trẻ nhỏ
Ấn tượng với các sản phẩm nội thất tham gia Pavilion,
tại giải golf Viforest lần III, rất nhiều cá nhân, DN đã tham
gia nhiệt tình đấu giá khiến không gian sự kiện cực kỳ
sôi nổi. Nổi bật là đại diện Công ty Wood & Land đã
đấu giá trực tuyến thành công cho bộ sưu tập Bụi gồm
sofa, bàn và kệ sách với tổng trị giá 36 triệu đồng. Nhờ
sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các DN, buổi đấu giá đã
kết thúc trọn vẹn, với doanh thu lên đến hơn 100 triệu
đồng. Nguồn thu này sẽ đóng góp cho Quỹ Việt Nam
Xanh, một chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội của
DN ngành chế biến gỗ Việt Nam do Liên minh các Hiệp
hội Chế biến gỗ tại Việt Nam thực hiện.
Hòa chung với các tổ chức trong ngành, từ phía
HAWA, hơn 60 hội viên, doanh nhân đã có mặt tại Nghệ
An tham dự nhiều hoạt động của chương trình, ghé thăm
các địa danh nổi tiếng địa phương
như đảo chè Thanh Chương, đi
thuyền ngắm cảnh sông Giăng -
Con Cuông, thăm thác Khe Kèm
thuộc Vườn quốc gia Pù Mát và
giao lưu sinh hoạt văn hóa với
cộng đồng dân tộc Thái. Đồng
hành cùng đoàn, anh Mạnh Đức,
đại diện Công ty Kiến Phúc cho
biết, với anh, đây là khoản thời
gian nhiều ý nghĩa vì vừa được
tham quan, tìm hiểu thêm về văn
hóa bản làng, vừa có dịp giao lưu,
học hỏi từ các doanh nhân trong
cộng đồng chế biến gỗ. Đồng
thời, mở rộng các kết nối của
mình, tạo nền tảng cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, ấn
tượng nhất với đoàn là hoạt động của Quỹ Đồng Lòng.
Sau khi hoàn tất việc cứu trợ cho đồng bào miền
Trung bị thiệt hại do mưa lũ, Quỹ đã đến với Trường phổ
thông dân tộc nội trú THCS Con Cuông. Ngoài việc trao
tặng máy sấy quần áo, sách vở và học bổng cho các em
học sinh với tổng trị giá 57 triệu đồng, đoàn còn dành
thời gian giao lưu, chia sẻ, cổ vũ tinh thần sống lạc quan,
phấn đấu cho những bạn trẻ nơi này. Đón chân những
doanh nhân ngành gỗ, là sự nhiệt tình và tấm lòng của
hàng trăm em nhỏ. Bà Đỗ Thị Kim Loan, Công ty Sao
Nam nhận xét, hoạt động thiết thực và đầy yêu thương
này khiến bà thực sự ấn tượng. Bởi bước chân của Quỹ
Đồng Lòng không dừng ở việc mang đến vật chất mà
còn trao tăng niềm tin cho những em nhỏ đang chật vật
hàng ngày với đời sống.
26
chínhsaùchphaùpluaät
Loay hoayvới“102”
Lạc Lâm
2020, Việt Nam nhập tổng cộng gần 5 triệu m3
. Giá trị
nhập khẩu gỗ tròn mà doanh nghiệp (DN) Việt Nam
nhập về bình quân khoảng 1,2 tỉ USD/năm (450 triệu
USD với gỗ tròn và 750 triệu USD gỗ xẻ); trong đó 70%
lượng cung đến từ 5 thị trường lớn nhất là Mỹ, châu Phi,
EU, Chi Lê và New Zealand. Sự gia tăng về lượng nhập và
quốc gia nhập hằng năm đã kéo theo sự gia tăng về loài
gỗ nhập khẩu, trong đó đa dạng loài nhất là châu Phi.
Cả năm 2019, nước ta nhập 418 loài thì có đến 85 loài
hoàn toàn mới. Nhiều loại gỗ sử dụng danh pháp chung
cho loài (Sp hoặc Spp), thậm chí có nhiều loài hoàn toàn
không có tên tiếng Việt, gây rất nhiều khó khăn cho việc
kiểm soát và kê khai hồ sơ thông quan.
Theo TS. Tô Xuân Phúc, thống kê của Forest Trends và
các Hiệp hội cho thấy từ 2012 đến nay có khoảng trên
1.400 loài gỗ tròn, gỗ xẻ được nhập khẩu vào Việt Nam.
Tuy nhiên, trong số này có khoảng trên dưới 300 loài
không nằm trong danh mục mà Bộ NN&PTNT công bố
trong Quyết định 4832. Trong khi Nghị định VNTLAS nêu
rõ, nếu gỗ lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam đương
nhiên bị coi là loại gỗ rủi ro.
Việc xác định các loài gỗ nhập khẩu theo tên khoa học
thường gặp một số khó khăn như: lỗi chính tả, lỗi bỏ sót từ
hoặc viết sai tên khoa học. Những lỗi này, cộng với việc xác
định chính xác tên khoa học của loài gỗ trong thực tế gây
khó khăn cho DN trong giải trình, xác nhận hồ sơ lâm sản.
Ông Huỳnh Quang Thanh - Phó chủ tịch VIFOREST nêu
khúc mắc: “Đối chiếu với danh mục do Bộ NN&PTNT ban
hành, hiện có 322 dòng tên khoa học với tổng số 1.400
tên khoa học khác nhau cho các loài gỗ đã nhập khẩu về
Việt Nam. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện theo Quyết
T
ại hội thảo “Tăng cường kiểm soát rủi ro trong các
hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ”, Tổng cục
Lâm nghiệp cho biết trọng tâm của Nghị định 102
là “gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác
định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích
cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không rủi ro”. Để triển
khai nội dung này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (NN&PTNT) đã ban hành Quyết định 4832 công bố
danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam và danh
sách các vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam.
Còn nhiều vướng mắc
Đến nay, Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ (gọi
chung là gỗ) từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm
Ngày 1/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị
định số 102/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi
hành từ ngày 30/10/2020, quy định hệ thống
bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với xuất
- nhập khẩu; cũng như tiêu chí, thẩm quyền,
trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp
chế biến và xuất khẩu gỗ… Tuy nhiên, việc
doanh nghiệp gặp rất nhiều vướng mắc khi
thực hiện Nghị định này do cả hai cơ quan
Kiểm lâm và Hải quan còn nhiều vấn đề chưa
thống nhất từ Quyết định 4832 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Gỗ tròn hợp pháp từ vùng
địa lý tích cực được nhập
khẩu về Việt Nam tại
Công ty Tavico (Đồng Nai)
27
chínhsaùchphaùpluaät
định 4832 vẫn thường xảy ra trường hợp một số loại dù
đã được nhập trước đây nhưng lại không được công bố
trong quyết định này, dẫn tới ách tắc tại cửa khẩu”.
Đơn cử như trường hợp tại cảng Quy Nhơn cách đây
không lâu xảy ra tình trạng ùn ứ gỗ nhập khẩu khi hàng
loạt container gỗ “Eucalyptus saligna” (bạch đàn) được
nhập về nhưng trong danh mục chỉ có “Eucalyptus sp”.
Trong khi “saligna” là chi, “sp” là họ. Dẫn đến hàng ngàn
khối gỗ không thể thông quan do phía Kiểm lâm và Hải
quan không thống nhất với nhau về tên gọi. “Thường thì
kiểm lâm có chuyên môn lâm nghiệp rất dễ phân biệt
nhưng với hải quan thì không thể”, ông Thanh nhận xét.
Doanh nghiệp vẫn phải “nợ” khai báo
Về vùng địa lý tích cực, hiện Việt Nam chỉ công nhận
51 quốc gia và vũng lãnh thổ là vùng địa lý tích cực gồm
châu Á (10 quốc gia/vùng lãnh thổ), châu Mỹ (6), châu
Đại Dương (3), duy nhất Nam Phi là quốc gia châu Phi
nằm trong danh sách này. Nhưng hiện nay nhiều trường
hợp vướng mắc liên quan đến cùng địa lý tích cực với
các nhà nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ không nằm trong
số 51 vùng trên. Cụ thể, các DN nhập gỗ từ châu Phi (trừ
Nam Phi) hiện để trống không khai báo ở phần C. Mặc
dù gỗ vẫn được Hải quan cho thông quan nhưng nhà
nhập khẩu gỗ vẫn phải nợ các nội dung giải trình này.
Ông Thanh kiến nghị: “Ngành Kiểm lâm và Hải quan
nên phối hợp nhằm cập nhật kịp thời danh sách vùng địa
lý tích cực và danh mục loài gỗ, tổ chức đào tạo và hướng
dẫn cho nhân viên hai ngành để tạo điều kiện thuận lợi
cho DN và nhà nhập khẩu thực hiện thông quan hàng
hóa đúng quy định. Nếu vẫn còn tình trạng này, thiệt hại
trước hết là DN vì hàng hóa không được thông quan sẽ
phát sinh chi phí rất lớn”.
Theo ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Chế
biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) nhận định: “Giải quyết
vấn đề này, gốc rễ là giải quyết nguồn gốc gỗ. Nghị định
102 đã phân biệt vùng tích cực và không tích cực song
thực tế các số liệu báo cáo từ các tổ chức cho thấy hàng
năm Việt Nam vẫn nhập khẩu số lượng rất lớn gỗ từ
vùng địa lý không tích cực ở châu Phi là hơn 1,5 triệu m3/
năm, tương đương 30% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập
khẩu vào Việt Nam hằng năm. Tôi nghĩ đây là nguyên
nhân chủ yếu khiến Mỹ thông qua Phán quyết 301. Nếu
chúng ta còn chấp nhận nhập khẩu từ vùng không tích
cực, đồng nghĩa chúng ta chấp nhận rủi ro cho cả ngành.
Nghị định 102 nói nhiều về phân loại nhưng vẫn nhập
từ vùng không tích cực thì cũng không giải quyết được
vì phía Mỹ chỉ quan tâm gỗ nhập từ nguồn nào? Nghị
định 102 hay bất kỳ nghị định nào ra đời trong tương lai
cũng phải giải quyết gốc rễ này”.
Bà Lê Nguyễn Việt Hà - Phó trưởng
Phòng Giám quản hàng hóa xuất
nhập khẩu thương mại, Cục Giám
sát quản lý, Tổng cục Hải quan:
“Không chỉ doanh nghiệp, ngành
Hải quan cũng bối rối”
Hiện nay, việc thực thi Nghị định 102 còn một số
vướng mắc không chỉ đối với DN mà ngay cả
ngành Hải quan cũng bối rối vì nhiều điểm chưa có
cơ sở thực hiện. Đơn cử, hiện ngành Hải quan vẫn
chưa có danh sách các quốc gia đã ký kết Hiệp định
gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp
phép FLEGT để Hải quan có cơ sở triển khai thực
hiện khoản 2b, điều 7 của Nghị định 102.
Hay như ở mục C mẫu số 03 quy định chủ gỗ
phải kê khai một trong các tài liệu về nguồn gốc
khai thác hợp pháp và xuất trình kèm theo các tài
liệu kê khai cụ thể. Hiện nay chưa có thông tin
hướng dẫn các tài liệu này để Hải quan đối chiếu
kiểm tra. Chúng tôi đã kiến nghị với Bộ NN&PTNT
làm rõ một số nội dung của biểu mẫu này. Trong đó
phải cung cấp nguồn tra cứu chứng chỉ tự nguyện,
hoặc chứng chỉ quốc gia của nước xuất khẩu được
Việt Nam công nhận và cung cấp danh sách các
quốc gia được Việt Nam công nhận đáp ứng tiêu
chí của VNTLAS.
Tinh thần của Nghị định 102 là quản lý
theo nguyên tắc rủi ro. Với gỗ có rủi ro thấp, Bộ
NN&PTNT nên có những nguyên tắc quản lý mang
tính giảm dần, vừa đảm bảo nghiêm minh vừa tạo
thuận lợi cho DN.
28
chínhsaùchphaùpluaät
sự thông thoáng của hệ thống pháp luật trong nước
cùng với các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới
được Việt Nam ký kết như: CPTPP, EVFTA và mới đây
nhất là Hiệp định RCEP. Các Hiệp định Thương mại tự
do thế hệ mới có mức độ cam kết cao, toàn diện đang
nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, giúp doanh
nghiệp (DN) tiệm cận vị trí “mắt xích” quan trọng
trong các chuỗi giá trị sản phẩm hiện có với khách
hàng toàn cầu, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các
người mua hàng tiềm năng, thúc đẩy tăng xuất nhập
Tận dụng các hiệp định thương mại thế giới:
Đườngtắtchongành
chế biếngỗViệtNam
Cao Quốc Hưng
Thứ trưởng Bộ Công Thương
Từ sự thông thoáng của các hiệp định
Trong bối cảnh cạnh tranh, yêu cầu về đảm bảo nguồn
gốc gỗ hợp pháp tại nhiều thị trường xuất khẩu ngày càng
khắt khe, chế biến gỗ Việt Nam vẫn đang đáp ứng được
những đòi hỏi từ người tiêu dùng. Chỉ tính riêng mặt hàng
sản phẩm từ gỗ, trong 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu
đã đạt 7,46 tỷ USD, chiếm 76,28% tổng kim ngạch của cả
nước, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Một trong những nguyên nhân giúp tốc độ tăng
trưởng của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua là
Chế biến gỗ Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ là điểm sáng của
bức tranh xuất khẩu cả nước năm 2020 trong bối cảnh nước ta
và quốc tế đều gặp khó khăn. Nhưng, nếu biết tận dụng hơn
nữa chính sách từ những hiệp ước thương mại quốc tế, mức
độ phát triển của ngành sẽ còn cao hơn nữa.
29
chínhsaùchphaùpluaät
khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và nhiều quốc
gia và khu vực.
Ngoài việc tạo ra một môi trường kinh doanh cởi mở,
thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của các DN trong
lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư sản
xuất sản phẩm gỗ, Hiệp định Thương
mại tự do thế hệ mới còn giúp DN
hưởng ưu đãi mức thuế nhập khẩu
về 0% ngay hoặc trong 4 - 6 năm cho
ngành gỗ Việt Nam. Con số ấy giúp
nâng cao sức cạnh tranh của các sản
phẩm gỗ Việt Nam với sản phẩm từ
các nước xuất khẩu gỗ khác. Tuy nhiên,
cùng với cơ hội và thuận lợi, ngành
gỗ đã, đang và sẽ phải đối mặt với
những thách thức lớn trong thời gian
tới. Chiến tranh thương mại giữa các
cường quốc và chủ nghĩa bảo hộ là
ví dụ. Hay sự gia tăng cạnh tranh của các nước sản xuất
chính trên thế giới, cả về giá cả, mẫu mã, chất lượng.
Hoặc sự gia tăng đầu tư công nghệ tiên tiến để chế biến
gỗ xuất khẩu của các nước ASEAN…
Đến một chính sách tổng thể
Trên thực tế, năng lực cạnh tranh của DN chế biến,
xuất khẩu gỗ Việt Nam chưa thực sự mạnh và thiếu bền
vững. Nguyên nhân là do đầu tư dàn trải, quy mô nhỏ,
sử dụng nguồn vốn vay, tập trung vào gia công nên phụ
thuộc nhiều vào đơn đặt hàng, thiết kế cũng như mẫu
mã của khách hàng…Với hai thế mạnh lớn của ngành,
là nhân lực và nguyên liệu, thực sự chưa bền vững. Bởi,
lợi thế nhiều nhân công, lao động rẻ đang dần không
còn chiếm ưu thế như trước và nguồn nguyên liệu còn
phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi việc kiểm soát
nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp chưa được chặt chẽ.
Như vậy, dù rất phát triển nhưng thực tế, chế biến
gỗ cần có một chính sách tổng thể, đồng bộ để tạo sức
bật cho toàn ngành cũng như tránh những rủi ro có thể
làm suy yếu khả năng cạnh tranh của ngành. Trong đó,
công tác quan trọng để phát huy thế mạnh, tiềm năng
của ngành và tiếp tục duy trì đà
tăng trưởng trong những năm tới
đây, là chế biến gỗ cần phát triển
hơn công tác xúc tiến thương mại.
Thời gian qua, cơ bản công tác
mở cửa thị trường đối với ngành
gỗ đã được thực hiện tốt với việc
Việt Nam ký kết hàng loạt các
Hiệp định Thương mại tự do. Tuy
nhiên, lượng DN thực sự nghiên
cứu các hiệp định này để có thể
khai thác tối ưu hơn nữa các thị
trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc cũng như các thị trường mới nổi, tiềm
năng chưa nhiều.
DN càng hiểu rõ, càng nắm được quy tắc xuất xứ của
nước nhập khẩu sẽ càng vận dụng được tốt những chính
sách ưu đãi dành cho mình. Do vậy, DN cần tập trung
khai thác một số FTA vừa được ký giữa Việt Nam với
một số thị trường như FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế
Á - Âu, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - EU hoặc như
CPTPP. Bộ Công Thương đang đẩy mạnh tổ chức tuyên
truyền rộng rãi về ưu đãi FTA, hướng tận dụng và cách
tận dụng ưu đãi của hiệp ước này. Đồng thời, Bộ cũng
sẽ phối hợp với các cơ quan ban, ngành khác để tăng
cường tận dụng cơ hội từ các hiệp định kinh tế khác. Hy
vọng, nỗ lực của Bộ Công Thương có thể hỗ trợ hơn nữa
cho việc gia cố năng lực cạnh tranh cho DN Việt Nam nói
chung và ngành chế biến gỗ nói riêng.
Ngọc Quỳnh ghi
“Các Hiệp định Thương
mại tự do thế hệ mới
có mức độ cam kết cao,
toàn diện đang nâng
cao vị thế của Việt Nam
trên thế giới”
Nhu cầu của bạn cũng như khách hàng của bạn rất quan
trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi chú tâm lắng nghe và
nhanh chóng thấu hiểu. Đây là cách chúng tôi đạt được tiêu
chuẩn chất lượng cao, vượt xa yêu cầu. Hãy cùng nhau định
nghĩa lại chất lượng.
Your and your customers' needs are important to us. We
listen closely and understand quickly. This is how we
achieve our high standard of quality which often exceeds
requirements. Let us redefine quality together.
Chất lượng đáp ứng được mọi nhu cầu /
Quality tailored to your needs
Hệ thống bản lề /
Hinge systems
Hệ thống tay nâng /
Lift systems
Hệ thống ngăn kéo /
Runner & Box systems
32
chínhsaùchphaùpluaät
còn đòi hỏi nghiêm ngặt việc giám sát để tránh các rủi ro
về nguồn gốc, nhất là khi Hiệp định Đối tác tự nguyện về
thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm sản (VPA/
FLEGT) được thực thi. Chỉ khi nào sản xuất nội thất tự chủ
nguồn nguyên liệu, khi đó mới đảm bảo điều kiện phát
triển bền vững. Mục tiêu ấy chỉ đạt được, khi ngành sở
hữu những rừng trồng gỗ lớn.
Để có thể chế biến làm gỗ xẻ, gỗ thanh, ván ép và tạo
ra sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, thời gian trồng rừng gỗ
lớn cần kéo dài từ 12-15 năm. Nếu chỉ trồng 5-7 năm thì
gỗ chỉ có thể dùng làm nguyên liệu dăm, giấy xuất khẩu
trong khu vực với giá rẻ. Ghi nhận từ thực tế ở Quảng
Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế… cho thấy, giá trị lợi
nhuận 1 ha gỗ lớn, theo chứng chỉ quốc tế FSC cao hơn
ít nhất hai lần so với gỗ nhỏ. Tuy dài hơn về mặt thời gian
nhưng nếu so ra, chi phí đầu tư thấp hơn vì giai đoạn sau
chủ yếu là chi phí bảo vệ thay vì phải tái đầu tư giống,
công trồng, chăm sóc. Chưa kể, sau 5 năm, ở giai đoạn
tỉa thưa, lâm dân cũng sẽ phần nào thu hồi vốn.
Rõ ràng trồng rừng gỗ lớn và quản lý rừng bền vững
không chỉ mang lại lợi ích tích cực về mặt kinh tế cho
lâm dân, đảm bảo cung ứng nguyên liệu hợp pháp cho
chế biến gỗ xuất khẩu, mà còn góp phần bảo vệ môi
trường. Bởi, rừng gỗ lớn còn đóng vai trò quan trọng
trong việc phòng hộ thiên tai vì khả năng chống xói
mòn, chống sạt lở, rửa trôi đất cao hơn nhiều lần so
với rừng gỗ nhỏ.
Hiệuquảtừtrồngrừnggỗlớn
Tô Ngọc Ngời
Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor)
T
ăng trưởng hai con số liên tiếp nhiều năm, đà phát
triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu đòi hỏi nhu
cầu về nguyên liệu gỗ hợp pháp rất lớn. Hiện Việt
Nam đã chủ động được khoảng 80% nguồn nguyên liệu
từ rừng trồng trong nước và nhập khẩu. Tuy nhiên, với
gỗ rừng trồng trong nước, thực tế, chỉ có một phần được
sử dụng làm nguyên liệu cho chế biến nội thất xuất khẩu
vì tỷ lệ gỗ lớn, có chất lượng và có chứng chỉ chưa cao.
Nhiều cái lợi khi trồng rừng gỗ lớn
Dù vẫn có nguồn cung gỗ nhập khẩu từ trên 100 quốc
gia nhưng nguồn nguyên liệu này chắc chắn không thể
so với gỗ trong nước. Ngoài việc giá cao, nguồn cung này
Trồng rừng gỗ lớn tạo nguyên liệu
cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu và
bảo vệ môi trường, góp phần ứng phó
với biến đổi khí hậu. Ý tưởng trồng
mới 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới mà
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc đề xuất sẽ tác động lớn đến
phong trào trồng và phát triển rừng
gỗ lớn trong thời gian tới.
Ảnh: Khoa Huy
33
chínhsaùchphaùpluaät
Cần nhiều cơ chế
Tuy nhiên, để trồng rừng gỗ lớn đáp ứng các mục
tiêu cơ bản trên, ngành cũng phải đối mặt với rất nhiều
thách thức. Trong đó, giống cây là quan trọng nhất bởi
trồng rừng chu kỳ dài mà cây giống chất lượng không
tốt sẽ mang lại hiệu quả cuối chu kỳ không cao, gây lãng
phí cả thời gian và công trồng, chăm sóc. Loài cây cho
trồng rừng gỗ lớn tại Việt Nam hiện nay được khuyến
cáo chủ yếu là keo tai tượng, keo lá tràm, keo lai và bạch
đàn, nhưng hiện chưa đủ các mô hình giống tốt để áp
dụng vào sản xuất, thiếu giống thương phẩm để trồng
rừng và hệ thống giống còn thiếu về chủng loại, phân bổ
không đồng đều ở các vùng, đặc biệt là những loài cây
trồng trên các dạng lập địa vùng cao... Cây giống trôi nổi
trên thị trường chưa được giám sát về chất lượng cũng
là vấn nạn đáng ngại.
độ cơ giới hóa thấp. Do vậy, rất cần cơ chế, chính sách
ưu tiên thuê đất lâu dài, phát triển các vùng trồng rừng
tập trung, thâm canh, phát triển lâm nghiệp bền vững.
Đồng thời điều chỉnh nhằm tránh tình trạng lạm dụng
thu hồi đất lâm nghiệp để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế, xã hội nhưng bản chất dự án không đem lại lợi
ích cho xã hội, cho cộng đồng và làm cho diện tích rừng
ngày càng bị thu hẹp.
“Trồng rừng gỗ lớn và quản lý rừng bền
vững không chỉ mang lại lợi ích tích cực về
mặt kinh tế, đảm bảo cung ứng nguyên
liệu hợp pháp cho chế biến gỗ xuất khẩu,
mà còn góp phần bảo vệ môi trường”
Do vậy, ngành đang rất cần các mô hình giống tốt
kết hợp với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để
nhân rộng vào sản xuất. Cần có cơ chế, chính sách gắn kết
giữa nghiên cứu và sản xuất, đưa giống mới và các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khảo nghiệm giống
thích hợp cho từng vùng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác
chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kiểm soát các cơ sở nhân
giống, cung cấp giống trên thị trường.
Ngoài ra, hiện quỹ đất lâm nghiệp chủ yếu ở vùng cao,
điều kiện lập địa khó khăn, đất dốc, độ cao lớn, địa hình
chia cắt và phân tán nhỏ lẻ nên công tác quản lý phức
tạp, quy hoạch đất đai cũng gặp nhiều khó khăn, mức
Thực tế, trồng rừng gỗ lớn có chu kỳ kinh doanh dài,
rủi ro cao với thiên tai, sâu bệnh và biến động giá cả.
Thêm vào đó, lao động trực tiếp trồng rừng là người
dân tại các vùng sâu, vùng xa nên trình độ dân trí thấp,
việc tuyên truyền vận động khó khăn, công tác tổ chức
sản xuất chưa đồng bộ, chưa có tiếng nói chung để hợp
tác liên doanh, liên kết một cách chặt chẽ. Do vậy, cần
mở rộng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người
dân, hỗ trợ người dân tham gia nghề rừng, liên doanh
liên kết với doanh nghiệp trồng rừng kinh doanh gỗ lớn.
Rất mong nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển hạ
tầng, tạo điều kiện cho người dân cũng như cho công tác
khai thác cơ giới. Đồng thời, nghiên cứu ứng dụng công
nghệ thông tin để theo dõi, giám sát tài nguyên rừng,
quản lý nguồn gỗ hợp pháp, tạo động lực tăng năng
suất, chất lượng của các chủ rừng; nghiên cứu chính sách
bảo hiểm cây lâm nghiệp, chính sách về mua bán tín chỉ
carbon rừng trồng…
Nếu được tạo điều kiện, chắc chắn chiến lược trồng
rừng gỗ lớn sẽ là nền tảng vững chãi cho mục tiêu biến
Việt Nam trở thành trung tâm nội thất của thế giới.
34
chínhsaùchphaùpluaät
C
hiều 11/12, hội thảo trực tuyến chủ đề “Thực hành
thương mại gỗ có trách nhiệm, giải pháp từ cộng
đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam giúp lấp đầy
khoảng trống giữa nghị định VNTLAS và hiệp định VPA”
đã diễn với sự tham gia của các đại diện đến từ châu Âu,
Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam và đại diện các hiệp hội
chế biến gỗ trong nước như HAWA, BIFA, DOWA…
Những vướng mắc từ sự khác biệt
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ
tịch HAWA cho biết, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa
Việt Nam và EU về thực thi Lâm luật, Quản trị rừng, và
Thương mại lâm sản (viết tắt là VPA-FLEGT) có hiệu lực
từ ngày 1/6/2019. Từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam
đã tích cực cụ thể hóa nội dung của hiệp định bằng Nghị
định 102/CP về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt
Nam, gọi tắt là VNTLAS; đồng thời triển khai rộng khắp
trong các cơ quan nhà nước và cộng đồng DN ngành gỗ,
nội thất Việt Nam.
Tuy nhiên phía EU lại cho rằng VNTLAS chưa phản
ánh đầy đủ nội dung của VPA-FLEGT và đưa ra những
yêu cầu khắt khe hơn cho các sản phẩm gỗ xuất xứ từ
Việt Nam. Nguyên nhân là do VNTLAS và VPA-FLEGT vẫn
còn nhiều khác biệt. “Quan ngại lớn của EU tập trung vào
khâu kiểm soát gỗ nhập khẩu và hệ thống phân loại DN
từ phía Việt Nam có thể khiến cho gỗ bất hợp pháp lọt
vào chuỗi cung ứng”, ông Khanh nhận xét.
Đồng qua điểm, ông Rui Ludovino, đại diện phái
đoàn EU tại Việt Nam cũng cho biết các quy định liên
quan đến phạm vi áp dụng, nguồn gỗ, kiểm soát nhập
khẩu, phân loại DN, xác minh xuất khẩu, cấp phép FLEGT,
đánh giá độc lập... giữa VPA-FLEGT và VNTLAS có những
khác biệt nhất định. Ngoài ra cách xác định nguồn gốc
gỗ của VNTLAS cũng chưa phù hợp so với VPA-FLEGT.
“Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam suốt thời
gian VPA-FLEGT đi vào thực thi nhưng việc luật hóa các
nội dung của hiệp định và phổ biến đến cộng đồng
DN cần phải có giải pháp điều chỉnh để đảm bảo gỗ và
các sản phẩm từ gỗ được lưu thông giữa Việt Nam và
EU là gỗ hợp pháp, đảm bảo tính bền vững”, ông Rui
Ludovino nhận xét.
Hóa giải những vướng mắc
bằng công nghệ
Tham gia hội thảo, đại diện Uỷ ban Châu Âu, bà Dorte
Pardo Lopez, Tổng vụ môi trường, cho biết phụ lục VPA
có quy định đơn vị khai thác phải chịu trách nhiệm về
tính chính xác của thông tin và tính hợp pháp của tất cả
các nguồn gỗ, kể cả gỗ trong nước nhưng nhà nhập khẩu
phải tra xét kỹ lưỡng nguồn gốc trước khi mua. Nghĩa
là, đơn vị nhập khẩu, DN sử dụng nguyên liệu phải thu
thập thông tin đánh giá rủi ro về tính hợp pháp của gỗ
HAWA DDS:
Kếtnối
VNTLAS
vàVPA
Bình Nguyên
Đơn vị khai thác phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin
và tính hợp pháp của tất cả các nguồn gỗ, kể cả gỗ trong nước nhưng
nhà nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Không nhận thức
rõ trách nhiệm này, hoạt động xuất khẩu nội thất từ Việt Nam sang
châu Âu có thể gặp nhiều rào cản trong thời gian tới.
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77
Gỗ & Nội thất - VOL 77

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinhskype
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...nataliej4
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mangLâm Khôi
 
An Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn VersionAn Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn Versionforeman
 
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va CanadaPhan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canadaforeman
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán Điểm cao 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán Điểm cao 9 Điểm - ZALO 093 189 2701Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán Điểm cao 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán Điểm cao 9 Điểm - ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử nataliej4
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomforeman
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dongforeman
 
Tang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danTang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danforeman
 

La actualidad más candente (15)

Luật doanh nghiệp 2014 pdf
Luật doanh nghiệp 2014 pdfLuật doanh nghiệp 2014 pdf
Luật doanh nghiệp 2014 pdf
 
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó ChinhDự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
Dự áN đầU Tư TrạI ChăN NuôI Chó Chinh
 
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
Hội Thảo, Tập Huấn, Rút Kinh Nghiệm Dạy Học Theo Mô Hình Trường Học Mới Việt ...
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
quang tri mang
quang tri mangquang tri mang
quang tri mang
 
An Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn VersionAn Analysis Of Social Work...Vn Version
An Analysis Of Social Work...Vn Version
 
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va CanadaPhan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
Phan tich giao duc va thuc hanh CTXH tai VN va Canada
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán Điểm cao 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán Điểm cao 9 Điểm - ZALO 093 189 2701Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán Điểm cao 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán Điểm cao 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
 
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
Tiểu Luận Xây Dựng Chính Phủ Điện Tử
 
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhomKy nang ho tro - Dieu hanh nhom
Ky nang ho tro - Dieu hanh nhom
 
Phát trien cong dong
Phát trien cong dongPhát trien cong dong
Phát trien cong dong
 
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
Bài mẫu báo cáo thực tập Kế toán 9 Điểm - ZALO 093 189 2701
 
Tang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua danTang cuong su tham gia cua dan
Tang cuong su tham gia cua dan
 
Erd
ErdErd
Erd
 
Quy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung KhoanQuy Dau Tu Chung Khoan
Quy Dau Tu Chung Khoan
 

Similar a Gỗ & Nội thất - VOL 77

Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...nataliej4
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...nataliej4
 
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...nataliej4
 
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tếCâu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tếHan Nguyen
 
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 67 Tuần 4 Tháng 1 Năm 2009
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 67 Tuần 4 Tháng 1 Năm 2009Bản Tin BĐS Việt Nam Số 67 Tuần 4 Tháng 1 Năm 2009
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 67 Tuần 4 Tháng 1 Năm 2009internationalvr
 
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh BìnhBáo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bìnhnataliej4
 
Tien Trinh Xay Dung Mot Chien Dich Quang Cao
Tien Trinh Xay Dung Mot Chien Dich Quang CaoTien Trinh Xay Dung Mot Chien Dich Quang Cao
Tien Trinh Xay Dung Mot Chien Dich Quang CaoVietnam eBrand
 
VietRees_Newsletter_59_Tuan4_Thang11
VietRees_Newsletter_59_Tuan4_Thang11VietRees_Newsletter_59_Tuan4_Thang11
VietRees_Newsletter_59_Tuan4_Thang11internationalvr
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...nataliej4
 
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...nataliej4
 
Thuong Mai Dien Tu
Thuong Mai Dien TuThuong Mai Dien Tu
Thuong Mai Dien TuDuy Trung
 
Quan tri chien luoc
Quan tri chien luocQuan tri chien luoc
Quan tri chien luocduongle0
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoiforeman
 
5 Bai Hoc De Hut Khach
5 Bai Hoc De Hut Khach5 Bai Hoc De Hut Khach
5 Bai Hoc De Hut KhachVietnam eBrand
 
VietRees_Newsletter_49_Tuan3_Thang09
VietRees_Newsletter_49_Tuan3_Thang09VietRees_Newsletter_49_Tuan3_Thang09
VietRees_Newsletter_49_Tuan3_Thang09internationalvr
 
Ba tru cot phat trien nong thon
Ba tru cot phat trien nong thonBa tru cot phat trien nong thon
Ba tru cot phat trien nong thonforeman
 
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 68 Tuần 1 Tháng 2 Năm 2009
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 68 Tuần 1 Tháng 2 Năm 2009Bản Tin BĐS Việt Nam Số 68 Tuần 1 Tháng 2 Năm 2009
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 68 Tuần 1 Tháng 2 Năm 2009internationalvr
 
VietRees_Newsletter_61_Tuan2_Thang12
VietRees_Newsletter_61_Tuan2_Thang12VietRees_Newsletter_61_Tuan2_Thang12
VietRees_Newsletter_61_Tuan2_Thang12internationalvr
 

Similar a Gỗ & Nội thất - VOL 77 (20)

Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
Quản lý nhà nước về thị trường Viễn thông ở Việt Nam : Luận văn ThS. Kinh doa...
 
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TN...
 
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
Khảo Sát Giá Trị Cảm Nhận Của Người Tiêu Dùng Tp Hồ Chí Minh Về Sản Phẩm Giày...
 
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tếCâu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
Câu hỏi và Bài tập chương 13+14: Tài chính quốc tế
 
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 67 Tuần 4 Tháng 1 Năm 2009
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 67 Tuần 4 Tháng 1 Năm 2009Bản Tin BĐS Việt Nam Số 67 Tuần 4 Tháng 1 Năm 2009
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 67 Tuần 4 Tháng 1 Năm 2009
 
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh BìnhBáo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
Báo cáo thực tập tại Bưu điện tỉnh Ninh Bình
 
Tien Trinh Xay Dung Mot Chien Dich Quang Cao
Tien Trinh Xay Dung Mot Chien Dich Quang CaoTien Trinh Xay Dung Mot Chien Dich Quang Cao
Tien Trinh Xay Dung Mot Chien Dich Quang Cao
 
VietRees_Newsletter_59_Tuan4_Thang11
VietRees_Newsletter_59_Tuan4_Thang11VietRees_Newsletter_59_Tuan4_Thang11
VietRees_Newsletter_59_Tuan4_Thang11
 
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
ĐỀ CƢƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH GIÁ...
 
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...
BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBIC...
 
HDJHJ
HDJHJHDJHJ
HDJHJ
 
Thuong Mai Dien Tu
Thuong Mai Dien TuThuong Mai Dien Tu
Thuong Mai Dien Tu
 
22 Dieu Ve Marketing
22 Dieu Ve Marketing22 Dieu Ve Marketing
22 Dieu Ve Marketing
 
Quan tri chien luoc
Quan tri chien luocQuan tri chien luoc
Quan tri chien luoc
 
An sinh xa hoi
An sinh xa hoiAn sinh xa hoi
An sinh xa hoi
 
5 Bai Hoc De Hut Khach
5 Bai Hoc De Hut Khach5 Bai Hoc De Hut Khach
5 Bai Hoc De Hut Khach
 
VietRees_Newsletter_49_Tuan3_Thang09
VietRees_Newsletter_49_Tuan3_Thang09VietRees_Newsletter_49_Tuan3_Thang09
VietRees_Newsletter_49_Tuan3_Thang09
 
Ba tru cot phat trien nong thon
Ba tru cot phat trien nong thonBa tru cot phat trien nong thon
Ba tru cot phat trien nong thon
 
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 68 Tuần 1 Tháng 2 Năm 2009
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 68 Tuần 1 Tháng 2 Năm 2009Bản Tin BĐS Việt Nam Số 68 Tuần 1 Tháng 2 Năm 2009
Bản Tin BĐS Việt Nam Số 68 Tuần 1 Tháng 2 Năm 2009
 
VietRees_Newsletter_61_Tuan2_Thang12
VietRees_Newsletter_61_Tuan2_Thang12VietRees_Newsletter_61_Tuan2_Thang12
VietRees_Newsletter_61_Tuan2_Thang12
 

Más de HAWA Viet Nam

[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023HAWA Viet Nam
 
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP [Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP HAWA Viet Nam
 
Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81HAWA Viet Nam
 
Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80HAWA Viet Nam
 
GỖ & NỘI THẤT VOL 79
GỖ & NỘI THẤT VOL 79 GỖ & NỘI THẤT VOL 79
GỖ & NỘI THẤT VOL 79 HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76HAWA Viet Nam
 
Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75HAWA Viet Nam
 
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19HAWA Viet Nam
 
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi thatBan tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi thatHAWA Viet Nam
 

Más de HAWA Viet Nam (20)

[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
[VIE]- BÁO CÁO TỔNG QUAN HAWAEXPO 2023
 
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP [Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
[Eng] HAWAEXPO 2023 - POST SHOW RECAP
 
Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90Go & Noi That - VOL 90
Go & Noi That - VOL 90
 
Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89Gỗ & Nội thất - Vol 89
Gỗ & Nội thất - Vol 89
 
Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88Gỗ & Nội thất - Vol 88
Gỗ & Nội thất - Vol 88
 
Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87Gỗ & Nội thất - VOL 87
Gỗ & Nội thất - VOL 87
 
Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86Gỗ & Nội thất - VOL 86
Gỗ & Nội thất - VOL 86
 
Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85Gỗ & Nội thất - VOL 85
Gỗ & Nội thất - VOL 85
 
Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84Gỗ & Nội thất VOL 84
Gỗ & Nội thất VOL 84
 
Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83Gỗ & Nội thất - Vol 83
Gỗ & Nội thất - Vol 83
 
Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82Gỗ & Nội thất - Vol 82
Gỗ & Nội thất - Vol 82
 
Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81Gỗ & Nội thất - VOL 81
Gỗ & Nội thất - VOL 81
 
Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80Go & Noi That Vol 80
Go & Noi That Vol 80
 
GỖ & NỘI THẤT VOL 79
GỖ & NỘI THẤT VOL 79 GỖ & NỘI THẤT VOL 79
GỖ & NỘI THẤT VOL 79
 
Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78Gỗ & Nội thất - Vol 78
Gỗ & Nội thất - Vol 78
 
Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76Gỗ & Nội thất - Vol 76
Gỗ & Nội thất - Vol 76
 
Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75Gỗ & Nội thất số 75
Gỗ & Nội thất số 75
 
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
Vol 74 - Ngành Gỗ hậu dịch Covid19
 
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi thatBan tin 73 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 73 HAWA - Go & Noi that
 
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi thatBan tin 72 HAWA - Go & Noi that
Ban tin 72 HAWA - Go & Noi that
 

Gỗ & Nội thất - VOL 77

  • 1. AÁN PHAÅM CUÛA HOÄI MYÕ NGHEÄ & CHEÁ BIEÁN GOÃ TP. HOÀ CHÍ MINH (HAWA)77 Nhaø xuaát baûn Thoâng Taán Sẵn sàng sau đại dịchTieâu ñieåm:
  • 2.
  • 3. CÔNG TY TNHH TM & SX SAO NAM Lô P4 đường D7, KCN Nam Tân Uyên, P. Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, T. Bình Dương Điện thoại: 0274.3653601 - 0274.3653602 l Fax: 0274.3653600 Email: trangtransaonam@gmail.com l Website: saonamflooring.com Sản phẩm xanh cho sức khỏe người tiêu dùng Engineered flooring Ván sàn gỗ công nghệ
  • 4. 4 tieángnoùingöôøilaømngheà Ngànhgỗthuậntựnhiên Điền Quang Hiệp Chủ tịch Hội Chế biến gỗ Bình Dương - BIFA không nhận thức được việc mình làm đang gây hại đến môi trường. Cũng như không có hành động gieo trồng, tái tạo lại màu xanh cho tự nhiên. Nhưng, đó đã là chuyện của quá khứ. Ngành gỗ hiện đại mang một hình dáng hoàn toàn khác. Người làm nghề vừa khai thác, vừa nhập khẩu nguyên liệu hợp pháp về để sản xuất ra vật dụng, phục vụ đời sống con người. Với thế giới, khái niệm nguyên liệu gỗ được xem là hợp pháp khi được trồng, khai thác, quy hoạch đúng đắn. Nguồn gỗ này không những đã được tính toán gieo trồng lại sao cho cân bằng với lượng đã khai thác mà còn đến từ các chính sách phủ xanh đồi trọc, chống hoang hóa đất đai... của các nước. Quan trọng hơn, nếu không khai thác, gỗ mục, già cũng gây hại cho tự nhiên, thải ngược CO2 ra môi trường trong quá trình phân hủy. Nghĩa là ngành chế biến gỗ toàn cầu đang phát triển dựa trên sự trân trọng tự nhiên, góp phần làm cho tự nhiên giữ được màu xanh của sự sống. Nhìn theo góc độ này sẽ lý giải được rất dễ dàng thành công mà ngành có được. Con người với tự nhiên là một khối thống nhất. Không khó để liệt kê, những hành động xâm phạm và gây hại cho tự nhiên, thường không mang lại thành quả tích cực. X uất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 11/2020 ước đạt 1,1 tỷ USD. Việt Nam đang ghi nhận 5 tháng liên tiếp, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 1 tỷ USD/tháng. Nếu không có gì thay đổi, tháng cuối cùng của năm 2020, kết quả cũng sẽ tương tự. Đà tăng trưởng này, đủ để bù cho giai đoạn khủng hoảng ngắn đầu năm do ảnh hưởng bởi COVID-19. Hình dáng khác của ngành gỗ hiện đại Nhìn lại bức tranh toàn cảnh của ngành năm 2020, có thể thấy không những hoàn thành nhiệm vụ, ngành chế biến gỗ còn vượt cả mục tiêu xuất khẩu Nhà nước đề ra. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục hoành hành trên toàn thế giới, nhiều người cho rằng, ngành nội thất nói chung và chế biến gỗ Việt Nam đang có quá nhiều may mắn. Có đúng là ngành đang gặp “vận đỏ” không? Câu trả lời, chắc chắn không! Nghề mộc khởi phát và tồn tại ở Việt Nam hàng nghìn năm trước nhưng có lẽ chưa bao giờ thợ mộc được tôn vinh. Những người làm nghề mộc ngày trước rất vô tư với suy nghĩ biển bạc, rừng vàng. Họ chặt phá rừng vô tội vạ để phục vụ nhu cầu của thị trường. Họ không nhìn thấy, Như việc bơi xuôi dòng, sự phát triển của chế biến gỗ toàn cầu là câu trả lời của tự nhiên dành cho ngành kinh tế phát triển từ nền tảng giữ gìn và phát triển màu xanh cho trái đất.
  • 5. 5 tieángnoùingöôøilaømngheà COVID-19 và thiên tai kéo dài suốt năm 2020, phần nào chứa đựng câu trả lời từ tự nhiên gửi đến tham vọng của con người trong việc khai thác quá đà và cản trở các quy luật vận hành của tự nhiên, của đời sống. Như vậy, nếu nói đến may mắn, thì đó là việc ngành gỗ thế giới đã may mắn có được một chiến lược phát triển đúng đắn, thuận tự nhiên và có trách nhiệm với xã hội. Chiến lược này tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) thụ hưởng được những giá trị cốt lõi: khách hàng luôn đón nhận. Phảiquyếtliệtthayđổitưduykinhdoanh Thống kê tiêu dùng nội thất của thị trường toàn cầu lên đến hơn 450 tỷ USD và đang tiếp tục tăng với tỉ lệ tăng trưởng có thể lên đến hơn 7% mỗi năm. COVID-19 khiến đời sống hoàn toàn thay đổi, làm cho nhu cầu nội thất tăng cao, càng hỗ trợ cho ngành gỗ phát triển. Nhưng dịch bệnh ấy cũng mang đến lời cảnh báo về sự thay đổi trong cơ chế kinh doanh của ngành. Đã qua cái thời khách hàng online chỉ để mua nhu yếu phẩm, thời trang hay bỉm sữa… Từ COVID-19, người dùng đã tiếp cận và sẽ quen với mua sắm nội thất online. Việc chạy đến showroom để thưởng thức không gian nội thất vẫn sẽ còn nhưng không phải là chính yếu. Người dùng sẽ cần những phương thức kinh doanh nội thất mới, những thiết kế mới phù hợp với việc tháo lắp tại nhà, thuận tiện trong giao nhận… Người dùng cũng sẽ khắt khe hơn với việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, ưu ái hơn những DN thực hiện các cam kết về môi trường, có những chính sách hỗ trợ sự phát triển chung của xã hội… Sự tiến bộ của công nghệ, big data… sẽ cho phép khách hàng truy xuất được những thông tin trên khi họ có nhu cầu. Cho nên, tất cả những thay đổi ấy là đơn đặt hàng trước mắt, đòi hỏi DN phải nhận thức và kịp thời điều chỉnh để tránh bị đào thải trong cuộc chơi này. Và, dù COVID-19 có qua đi thì những bất ổn của thế giới này vẫn còn đó. Nếu mỗi chúng ta không nghĩ về tự nhiên, về trách nhiệm xã hội khi thực hiện hay tiến hành một quyết sách, một dự án hay tiêu dùng một sản phẩm nào đó, chúng ta vẫn có thể nhận về những câu trả lời không hay từ tự nhiên. Do vậy, song song với kinh doanh, mỗi cá nhân, mỗi DN cũng cần nhìn lại, lắng nghe chính mình để tìm thấy con đường phát triển bền vững, cũng là góp phần vào sự bền vững cho ngành công nghiệp giữ màu xanh này. “Nếu nói đến may mắn, thì đó là việc ngành gỗ thế giới đã may mắn có được một chiến lược phát triển đúng đắn, thuận tự nhiên và có trách nhiệm với xã hội”
  • 6. 6 In 2.000 baûn, khoå 21x29,7 cm taïi CTY TNHH MTV ITAXA Ñòa chæ: 126 Nguyeãn Thò Minh Khai, Q.3, TP.HCM Giaáy ÑKXB soá: 1276-2020/CXBIPH/05-16/ThT Quyeát ñònh xuaát baûn soá: 128/QÑ-NXB NXBTT caáp ngaøy 05 thaùng 6 naêm 2020 Soá ISBN: 978-604-9940-31-6 In xong vaø noäp löu chieåu quyù II naêm 2020 Ñoái taùc lieân keát: Hoäi Myõ ngheä vaø Cheá bieán goã TP.HCM Ñòa chæ: 185 Lyù Chính Thaéng, Phöôøng 7, Quaän 3, TP.HCM Chòu traùch nhieäm noäi dung - Giaùm ñoác Nguyeãn Theá Sôn Chòu traùch nhieäm xuaát baûn - Toång bieân taäp: Leâ Thò Thu Höông Bieân taäp: Phöông Lam Giang Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Huyønh Vaên Haïnh, Nguyeãn Chaùnh Phöông, Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït AÛnh bìa: Quyù Hoøa Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Kim - Hoàng Anh Mục lục 3016 52 70 33 38 Chiến lược nào để gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu? Nhận diện chuỗi cung ứng mới Ngành gỗ vượt khó Bảo vệ “vàng ròng” của ngành chế biến gỗ Thị trường xa xỉ lao đao theo Covid-19 Đường đi của Thước Tầm Tiếng nói của tối giản 5 hướng “thoát hiểm” trước Covid-19 14 12 8 28 44 54 56 72 6 In 2.000 baûn, khoå 21x29,7 cm taïi CTY TNHH MTV ITAXA Ñòa chæ: 126 Nguyeãn Thò Minh Khai, Q.3, TP.HCM Giaáy ÑKXB soá: ...................../CXBIPH/02-48/ThT Quyeát ñònh xuaát baûn soá: 213/QÑ-NXB NXBTT caáp ngaøy ...... thaùng 01 naêm 2021 Soá ISBN: ...................................... In xong vaø noäp löu chieåu quyù I naêm 2021 Ñoái taùc lieân keát: Hoäi Myõ ngheä vaø Cheá bieán goã TP.HCM Ñòa chæ: Soá 5 Nguyeãn Quyù Caûnh, phöôøng An Phuù, quaän 2, TP.HCM Chòu traùch nhieäm noäi dung: Giaùm ñoác Nguyeãn Theá Sôn Chòu traùch nhieäm xuaát baûn: Toång bieân taäp Leâ Thò Thu Höông Bieân taäp: Phöông Lam Giang Chuû bieân: Traàn Vieät Tieán Bieân soaïn: Nguyeãn Quoác Khanh, Huyønh Vaên Haïnh, Nguyeãn Chaùnh Phöông, Phöông Quyeân, Phaïm Hoàng Thieát keá myõ thuaät: Ñoã Tieán Ñaït Phuï traùch taøi trôï - Söûa baûn in: Traàn Kim - Hoàng Anh 16 22 26 34 14 8 16 38 24 54 44 5646 42 Chiến lược đa phương cho ngành gỗ trước mục tiêu lớn 2025 Ngành gỗ trước thách thức của sân chơi trị giá 800 tỷ USD Thị trường nội thất cao cấp toàn cầu: Châu Âu lớn - Châu Á nhanh Loay hoay với “102” Bà Lê Hải Liễu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến gỗ Đức Thành: Khó khăn là lúc phải sẵn sàng Tạo văn phòng thân thiện với môi trường nhờ nội thất bền vững Hoa Mai 2020 - 2021: Hứa hẹn một cuộc đua ý tưởng sáng tạo đầy hào hứng Khi các thương hiệu nội thất chọn phát triển bền vững
  • 7. Hơn cả Sơn Phủ: từ màu đến bóng, với NC-PU hoặc sơn nước, công nghệ phun sơn AIRMIX® luôn thân thiện đồng hành cùng mọi thể loại sản phẩm: mỗi lô hàng là một TUYỆT TÁC chinh phục thế giới. Thẩm mỹ & chất lượng lớp phủ Chi phí sản xuất: giảm thiểu thất thoát Môi trường: giảm thiểu ô nhiễm AIRMIX là một phát minh có cầu chứng của SAMES KREMLIN (KREMLIN REXSON) - PHÁP AIRMIX tối ưu hoá: AIRMIX CTY TNHH TM VƯỢT SÓNG Số 79, đường 55A, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP. HCM ĐT: 028 3762 6534 – vuotsong2@gmail.com
  • 8. 8 tieâuñieåm Ngànhgỗtrướctháchthức của sânchơitrịgiá800tỷUSD Minh Khuê triệu USD. Nhưng 20 năm sau, con số đó đã là 12,5 tỷ USD. Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, hành trình 20 năm ấy có những biến cố lớn của suy thoái kinh tế, dịch bệnh toàn cầu nhưng tỉ lệ tăng trưởng vẫn được duy trì ở mức trung bình 10 - 11%. “Chứng tỏ thực lực và khả năng phát triển bền vững của ngành”, Thứ trưởng nhận xét. Đồng quan điểm, trong vai trò người làm nghề, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng cho biết chưa bao giờ trong lịch sử phát triển của ngành, doanh nghiệp (DN) lại có nhiều đơn hàng từ các đối tác nước ngoài như bây giờ. Cũng như chưa bao giờ nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp từ rừng trồng, gỗ cao su trong nước lại dồi dào và thuận lợi cho DN như vậy. N ăm 2020 chắc chắn cán mốc xuất khẩu 12,5 tỷ USD là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021-2025” diễn ra tại TP. Vinh, Nghệ An vào ngày 1/12 vừa qua. Con số này khẳng định rằng chế biến gỗ là một trong những ngành công nghiệp hiếm hoi của Việt Nam duy trì tăng trưởng trong đại dịch COVID-19. Cả hành trình tăng trưởng Ngược về mốc năm 2000, thời điểm ngành chế biến gỗ Việt Nam tập tễnh đặt những bước chân đầu tiên ra thị trường thế giới, doanh số toàn ngành chỉ đạt 200 Đặt ra mục tiêu doanh số xuất khẩu 14 tỷ USD trong năm 2021, chế biến gỗ Việt Nam đang thể hiện sự tự tin cũng như quyết tâm lớn trong việc cải thiện những hạn chế đang còn tồn đọng.
  • 9. 9 tieâuñieåm Hai thuận lợi lớn ấy là nền tảng của sự phát triển nhưng theo ông Lập, điều khiến DN trong ngành tự hào hơn hết là chưa bao giờ, ngành gỗ lại có sự cam kết mạnh mẽ của tất cả cộng đồng DN để thúc đẩy một ngành bền vững không chỉ về mặt kinh tế mà cả về khía cạnh xã hội và môi trường. Cụ thể, phần lớn các DN trong ngành đều tuân thủ nghiêm túc những đòi hỏi về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu hợp pháp. Lắng nghe những đòi hỏi từ thị trường, DN mạnh dạn đầu tư, cải tiến quy trình và ứng dụng công nghệ sản xuất mới, làm cho sản phẩm nội thất Việt Nam có chất lượng vượt trội mà giá thành thì rất cạnh tranh. Theo ông Lập, với tinh thần cầu thị, DN trong ngành đang rất nỗ lực tìm kiếm cơ hội, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm thiểu rủi ro, tránh tăng trưởng đột biến ở một thị trường xuất khẩu và đa dạng trong khâu bán hàng… Đồng hành cùng DN, ngoài nhiệm vụ phát triển thị trường, duy trì tăng trưởng bền vững… các Hiệp hội trong ngành cũng đang đầu tư lớn để có thể hỗ trợ và trang bị kỹ năng làm chủ công nghệ, khai thác thương mại điện tử cho các DN. “Trên nền tảng lợi thế hiện có, chiến lược và lượng đơn hàng vẫn tiếp tục đổ về, ngành gỗ Việt Nam mạnh dạn đặt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu 14 tỷ USD trong năm 2021”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định. Cần thêm “gia vị” Đón nhận những thông tin tích cực của ngành, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá cao nỗ lực của các DN trong việc chuyển đổi kịp thời thích ứng với những nhu cầu mới của thị trường, nhanh nhạy và bản lĩnh trong việc khắc phục những hạn chế của chuỗi cung ứng trong diễn biến chung của dịch bệnh toàn cầu. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng với nội lực hiện có, cùng với hàng loạt chính sách đồng hành, chủ trương phát triển ngành từ phía nhà nước, chế biến gỗ Việt Nam vẫn có thế phát triển hơn hiện nay. Theo Sippo Việt Nam, dự báo từ các tổ chức thế giới đều cho rằng thị trường tiêu dùng nội thất toàn cầu sẽ đạt quy mô khoảng 800 tỷ USD vào năm 2025. Vào thời điểm đó, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu chạm mốc 20 tỷ USD. DN trong ngành đều thống nhất, nếu duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại, mục tiêu trên hoàn toàn trong tầm tay. Thế nhưng, so với tiềm lực thực có, giá trị của quốc gia hiện đứng ở vị trí thứ năm trên bản đồ xuất khẩu nội thất thế giới quá nhỏ bé so với miếng bánh tiêu dùng nội thất toàn cầu. Và, con số chúng ta hướng tới, cũng mới chỉ là giá trị sản xuất. Để chạm đến giá trị tiêu dùng, sản phẩm nội thất Việt cần được “nêm nếm” thêm các “gia vị” khác như giá trị thương hiệu, giá trị thiết kế, giá trị phân phối… “Điều cần thiết nhất hiện nay của DN ngành chế biến gỗ Việt Nam không phải là duy trì đơn hàng mà phải phát triển đội ngũ năng lực trình độ cao, hạn chế sản xuất thô, ứng dụng công nghệ để phát triển năng lực cạnh tranh… Có như vậy, chúng ta mới có thể tham gia các phân khúc cao hơn trong chuỗi chế biến. Khi đó, giá trị mang về cho quốc gia, cho DN mới thực sự hiệu quả”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. “Điều cần thiết nhất hiện nay không phải là duy trì đơn hàng mà phải phát triển đội ngũ năng lực trình độ cao, hạn chế sản xuất thô, ứng dụng công nghệ để cạnh tranh”
  • 10. 10 tieâuñieåm Nhậnthứcsailầmvàhệlụy chongànhgỗViệtkhihộinhập Tô Xuân Phúc Chuyên gia phân tích chính sách - Forest Trends Một năm nhiều thăng trầm Xuất khẩu mở rộng trong bối cảnh ngành liên tục đối mặt với các điều tra tại thị trường xuất khẩu. Cụ thể, mặt hàng gỗ dán của Việt Nam đang bị phía Hàn Quốc và Hoa Kỳ điều tra về gian lận thương mại và lẩn tránh thuế. Gần đây nhất, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) ra quyết định khởi xướng điều tra về ngành do các cáo buộc liên quan đến sử dụng và thương mại gỗ bất hợp pháp. Ngày 2/10/2020, USTR ra quyết định khởi xướng điều tra về các đạo luật, chính sách và hoạt động của Việt Nam liên quan tới nhập khẩu và sử dụng gỗ bất hợp pháp. USTR cho rằng Việt Nam nhập khẩu gỗ nguyên liệu với một phần là gỗ được khai thác, buôn bán bất hợp pháp, có nguồn gốc từ Campuchia, Cameroon và Cộng hòa Dân chủ Congo. USTR đánh giá Việt Nam vi phạm quy định của Công ước CITES khi nhập khẩu các loài gỗ nằm trong danh mục cấm và sử dụng gỗ nhập khẩu bất hợp pháp để sử dụng nội địa. USTR cũng cho rằng một phần gỗ bất hợp pháp được sử dụng để sản xuất các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Theo USTR, những điều này gây ra bất công, tạo sức ép hoặc gây cản trở tới thương mại của Hoa Kỳ. USTR cho phép các bên liên quan phản hồi về quyết định khởi xướng điều tra chậm nhất vào ngày 12/11/2020. Cơ quan này cũng tổ chức điều trần trực tuyến ngày 28/12/2020 để nghe ý kiến các bên liên quan. Tham gia phiên điều trần phía Việt Nam là đại diện 5 hiệp hội gỗ và 4 công ty. USTR cũng cho phép các bên tham gia điều trần bổ sung kiến nghị chậm nhất vào ngày 6/1/2021, sau đó sẽ đưa ra phán quyết liệu các mặt hàng gỗ xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ có bị áp thuế hay không. Hiểu sai và hệ lụy Hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,3-1,5 triệu m3 gỗ nhiệt đới. Nguồn gỗ này thường được coi là rủi ro cao, hầu hết được nhập khẩu để phục vụ tiêu dùng nội địa. Khởi xướng điều tra của USTR làm một số DN Việt Nam rất ngạc nhiên bởi họ cho rằng gỗ nhập khẩu từ nguồn rủi ro chỉ dùng nội địa và hoàn toàn không liên N ăm 2020 là một năm thăng trầm của ngành gỗ Việt. Đà tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu của năm 2019 tiếp tục lan sang quý I/2020. Tuy nhiên, bắt đầu quý II, điều này chấm dứt. Do đại dịch COVID-19, ngành chứng kiến sự đứt gãy hàng loạt của chuỗi cung, cả trong khâu xuất khẩu đồ gỗ và nhập khẩu nguyên liệu. Đơn hàng bị hủy bỏ, doanh nghiệp (DN) phải thu hẹp quy mô, hoạt động tại các làng nghề - nơi cung đồ gỗ cho thị trường nội địa, bị tê liệt. Rất may, sản xuất và xuất khẩu đảo chiều bứt phá từ nửa cuối 2020. Dự đoán, ngành sẽ đạt gần 12,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2020 - tăng gần 16% so với năm 2019. Đây là con số không ai dám nghĩ đến vào nửa đầu 2020. Thật sai lầm khi cho rằng quy định về tính hợp pháp của gỗ tiêu thụ nội địa chẳng liên quan gì tới các quy định tại thị trường xuất khẩu. Cũng như, gỗ “đầy đủ giấy tờ” thì chắc chắn đã là gỗ hợp pháp.
  • 11. 11 tieâuñieåm quan tới các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Theo họ, hà cớ gì mà USTR lại điều tra về một vấn đề chẳng liên quan? Những “ngạc nhiên” này, thực chất, xuất phát từ những nhận thức sai lầm. Thứ nhất, cho rằng thị trường nội địa hoàn toàn không liên quan tới thị trường xuất khẩu. Theo đó quy định về tính hợp pháp của gỗ tiêu thụ nội địa chẳng liên quan gì tới các quy định tại thị trường xuất khẩu. Họ cho rằng, chỉ đồ gỗ xuất khẩu cần tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về tính hợp pháp, bởi đây là những điều mà các nước nhập khẩu yêu cầu. Tại thị trường nội địa, các quy định về tính hợp pháp đối với đồ gỗ, đặc biệt là đối với các mặt hàng được làm từ gỗ nguyên liệu nhập khẩu, không cần phải quan tâm nhiều đến tính hợp pháp. Vài DN thậm chí còn đưa ra các kiến nghị rằng đối với gỗ nhập khẩu, chính sách càng thông thoáng càng tốt, bởi điều này đem lại lợi ích cho Việt Nam trong việc tiếp cận với nguồn cung gỗ nhập khẩu. Tuy nhiên nhận thức này hoàn toàn sai lầm. Khi ký kết Hiệp định Đối tác Tự nguyện (VPA) với EU, Chính phủ Việt Nam cam kết rằng các yêu cầu về tính hợp pháp đối với các sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa tương đương với các sản phẩm xuất khẩu. Thực tế thì khởi xướng điều tra của USTR về ngành gỗ Việt Nam cũng xuất phát từ cáo buộc Việt Nam sử dụng gỗ bất hợp pháp tại thị trường nội địa. Thứ hai, những DN “ngạc nhiên” với khởi xướng của USTR cho rằng gỗ nhập khẩu có “đầy đủ giấy tờ”, do các cơ quan chức năng có thẩm quyền của quốc gia cung gỗ cấp, có nghĩa đó là gỗ hợp pháp. Tuy nhiên, “đầy đủ giấy tờ” chưa đủ để khẳng định gỗ là hợp pháp. Tại một số quốc gia nơi hệ thống quản trị lâm nghiệp yếu, giấy tờ minh chứng cho tính hợp pháp của gỗ có thể có được dựa trên các mối quan hệ quen biết hoặc/và thông qua hối lộ. Điều này có nghĩa rằng gỗ “đầy đủ giấy tờ” chưa chắc đã là gỗ hợp pháp. Khởi xướng điều tra của USTR cũng dựa trên cáo buộc một phần gỗ nhập khẩu vào Việt Nam là gỗ có giấy tờ giả. Thứ ba, họ có quan điểm rằng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam giá càng rẻ càng tốt, bởi điều này đem lại lợi ích cho người tiêu dùng nội địa và cho quốc gia. Tuy nhiên, nguồn gỗ rẻ luôn đồng nghĩa với rủi ro. Ví dụ, khi mua gỗ “Các cơ chế chính sách phát triển thị trường xuất khẩu cần tính toán đến yếu tố phát triển thị trường nội địa theo hướng hợp pháp và bền vững”
  • 12. 12 tieâuñieåm từ châu Phi, nhiều DN Việt Nam mua gỗ từ các công ty Trung Quốc và từ các công ty bản địa với mức giá rẻ hơn, chứ không mua từ các công ty của châu Âu hoạt động ở đây với mức giá cao hơn. Tuy nhiên, gỗ mua từ các DN Trung Quốc và công ty bản địa luôn rủi ro về pháp lý, trong khi nguồn gỗ từ các công ty của châu Âu thường có giấy phép rõ ràng, có thể truy xuất nguồn gốc, một số gỗ có chứng chỉ bền vững. Trong khởi xướng điều tra, USTR cáo buộc Việt Nam nhập khẩu gỗ bất hợp pháp với mức giá rẻ để sản xuất các mặt hàng gỗ xuất khẩu vào Hoa Kỳ với mức giá thấp. Theo USTR, điều này tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các mặt hàng sử dụng gỗ hợp pháp tiêu thụ tại Hoa Kỳ và làm tổn hại tới thương mại tại đây. Thay đổi từ nhận thức Như vậy, rõ ràng là “có lửa mới có khói”. Cách thức nhìn nhận sai của DN đã mang đến rủi ro cho cả ngành. Trong bối cảnh hội nhập sâu, muốn ngành phát triển bền vững ngành gỗ, điều đầu tiên cần làm là thay đổi nhận thức từ phía DN. Thay đổi nhận thức cần bắt đầu bằng việc đẩy mạnh truyền thông, nhằm tạo ra cách hiểu đúng về tính hợp pháp của gỗ. Thị trường nội địa cần được coi là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời với hợp phần xuất khẩu. Các cơ chế chính sách phát triển thị trường xuất khẩu cần tính toán đến yếu tố phát triển thị trường nội địa theo hướng hợp pháp và bền vững. Trong tương lai, việc kiểm soát chặt chẽ gỗ nguyên liệu nhập khẩu là gỗ nhiệt đới từ nguồn rủi ro cao, tiến tới dần thay thế bằng gỗ nhập khẩu từ nguồn ít rủi ro và gỗ rừng trồng trong nước có vai trò sống còn đối với ngành gỗ. Điều này đòi hỏi ngành cần thực hiện các chuyển đổi vĩ mô mang tính chiến lược càng sớm càng tốt. QUAÛNGCAÙO W : portland.com.vn E : info@portland.com.vnPortLand động. Đứng trước nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng, DN không chỉ đối mặt với việc thiếu hụt nhân lực công nghệ, mà còn phải chuẩn bị các giải pháp giữ chân nhân tài và ứng phó trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ mới. DN chủ động tái cơ cấu kỹ năng Trước tình trạng khan hiếm nhân lực ngành công nghệ, nhiều DN cũng thể hiện tầm nhìn xa hơn trong công tác tuyển dụng lẫn tận dụng phát triển nguồn nhân lực sẵn có. Nghiên cứu của Navigos cho thấy, có đến 62% DN chọn sẽ tái cơ cấu về kỹ năng cho đội ngũ hiện tại và 56% chọn kết nối với trường đại học để chuẩn bị bộ kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhân viên trong tương lai. Để chuẩn bị tốt cho nguồn nhân lực CNTT, DN sẽ tổ chức đào tạo lại các nhân viên chủ chốt, đồng thời liên kết với các trường đại học để triển khai những chương trình đào tạo riêng dựa trên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tiềm năng. Trong trường hợp ứng viên Việt Nam không đạt được yêu cầu tuyển dụng, nhân lực CNTT đến từ khu vực Đông Nam Á là nhóm tiềm năng và cạnh tranh nhất. Ông Gaku Echizenya chia sẻ: “Nhân lực thuộc khu vực Đông Nam Á là nhóm ứng viên thay thế cạnh tranh nhất. Nguồn nhân lực CNTT đến từ châu Âu và châu Mỹ mặc dù luôn được cho rằng có chuyên môn cao và sở hữu nhiều kiến thức về công nghệ mới, lại không được nhà tuyển dụng lựa chọn”. Theo người đứng đầu Navigos, nhu cầu sử dụng công nghệ cao đã được DN nhiều lĩnh vực ghi nhận, tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho thị trường lao Theo nghiên cứu của Navigos, trong 5 năm tới, DN đòi hỏi đội ngũ nhân lực công nghệ phải có những kỹ năng như: lấy trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm khi phát triển sản phẩm, tư duy chuyển đổi số hóa và kỹ năng giải quyết các vấn đề phức tạp. Trong tương lai, những nhân lực sở hữu các kỹ năng quan trọng đó sẽ có cơ hội trở thành "ngôi sao sáng" trong bất cứ môi trường DN nào. 67 COÂNGNGHEÄ Quaûngcaùo
  • 13.
  • 14. 14 tieâuñieåm Chiếnlược đa phươngcho ngànhgỗtrước mụctiêulớn 2025 Nguyễn Xuân Cường Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn DN mới với mức vốn đầu tư bình quân 4 triệu USD/DN. Đáng chú ý, trong số này, chỉ có 33 DN có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với việc phát triển DN địa phương, đội ngũ DN hiện tại cũng đang nâng cao năng lực cạnh tranh. Hầu hết DN đã thay đổi dây chuyền công nghệ, ứng dụng công nghệ sản xuất mới, thân thiện, năng suất cao hơn. Từ quốc gia sản xuất nội thất dựa trên nguyên liệu rừng trồng nhập khẩu và gỗ rừng tự nhiên, nay hầu hết đã chuyển sang chế biến từ nguyên liệu rừng trồng trong nước. Đặc biệt là sản xuất ván nhân tạo (ván ghép thanh, ván sợi, ván dán, ván dăm). T rong 10 tháng đầu năm 2020 giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ước đạt 10,46 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ 2019, chiếm trên 30% giá trị xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Từ nay đến cuối năm, đơn hàng vẫn rất dồi dào, chắc chắn cán mốc xuất khẩu 12,5 tỷ USD. Như vậy, chế biến gỗ là một trong những ngành công nghiệp hiếm hoi duy trì tăng trưởng trong đại dịch COVID-19. Niềm vui từ nội lực Con số tăng trưởng về giá trị xuất khẩu dù đáng mừng nhưng không bằng việc năng suất lao động được cải thiện đáng kể. Từ mốc khoảng 17.000 USD/người/ năm 2010, đến nay đã đạt khoảng 25.000 USD/người/ năm. Lao động được đào tạo, có tay nghề trong ngành hiện chiếm khoảng 55-60%. Thống kê từ Tổng cục Lâm Nghiệp cho thấy năm 2019 cả nước có 5.539 doanh nghiệp (DN), 340 làng nghề sản xuất kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, tăng 23% so với năm 2018 và gấp 1,6 lần so với năm 2010. Trong đó có 4.873 DN chế biến sản phẩm gỗ và lâm sản. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2020, có thêm 1.730 Để công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản thực sự là ngành mũi nhọn, xuất khẩu gỗ của Việt Nam phải tăng ở giá trị thương mại. Năm 2021, ngành hướng đến mục tiêu chiếm khoảng 11% thị phần thương mại đồ gỗ thế giới. “Chế biến gỗ Việt Nam có thể tăng trưởng tốt, phần lớn là nhờ DN có nhiều thế mạnh cạnh tranh, nhất là yếu tố con người”
  • 15. 15 tieâuñieåm Thuận lợi từ thế giới Thị trường thương mại đồ nội thất của thế giới lớn, khoảng 450 tỷ USD giá trị thương mại/năm, trong đó khoảng 150 tỷ USD giá trị thương mại của đồ nội thất bằng gỗ. Trong khi đó xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam mới chiếm khoảng trên 6% thị phần toàn cầu. Cơ hội mở rộng, phát triển thị phần là rất lớn. Bên cạnh các thị trường truyền thống có giá trị xuất khẩu cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc… còn nhiều thị trường tiềm năng như Canada, Nga, Ấn Độ, UEA… Chế biến gỗ Việt Nam có thể tăng trưởng tốt, phần lớn là nhờ DN có nhiều thế mạnh cạnh tranh, nhất là yếu tố con người. Người Việt đặc biệt có khả năng sản xuất đồ nội thất. Với lợi thế lớn về con người, nguyên liệu… Việt Nam phát triển ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu gỗ thành ngành mũi nhọn, thành một trong những nước đứng đầu về sản xuất, chế biến và xuất khẩu gỗ, lâm sản có thương hiệu uy tín trên thị trường quốc tế là hoàn toàn có thể. Trước mắt, phải nâng thị phần thương mại đồ gỗ thế giới của Việt Nam từ 6% hiện nay lên khoảng10% vào năm 2025, đạt 20 tỷ USD, trong đó sản phẩm gỗ đạt 15,37 tỷ USD. Khi đó, giá trị thương mại xuất khẩu gỗ của Việt Nam sẽ chiếm khoảng 11% thị phần thương mại đồ gỗ thế giới. Hiện, các mặt hàng chủ lực của chế biến gỗ Việt Nam bao gồm sản phẩm gỗ nội thất gia đình, văn phòng, sản phẩm ngoại thất và lâm sản ngoài gỗ. Để duy trì và phát triển doanh số, cần thúc đẩy tăng trưởng tại các thị trường chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc… Với Hoa Kỳ, phấn đấu năm 2021 đạt trên 6 tỷ USD và năm 2025 đạt khoảng 8 tỷ USD. Với Nhật Bản, EU, Hàn Quốc và Trung Quốc, mục tiêu tăng trưởng từ 10-12% trong năm 2021 và duy trì mức bình quân 15%-20% trong giai đoạn 2021-2025. Ngoài ra, cũng cần phát triển các thị trường tiềm năng tại Mỹ La Tinh, Trung Á, Nga, Canada… Phải nỗ lực hơn nữa Song song với phát triển thị trường, rất cần nghiên cứu phát triển thiết kế mẫu mã sản phẩm gỗ. Chiến lược này được ngành đề ra khá lâu. Thời gian tới, Bộ sẽ đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm Triển lãm quốc tế tại TP.HCM, có quy mô trên 60.000m2 và Khu Lâm nghiệp Công nghệ cao ở Nghệ An. Đồng thời, trình Thủ tướng thành lập ít nhất 2 khu lâm nghiệp công nghệ cao tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu, vật liệu phụ trợ, logistics, cảng biển, nguồn nhân lực... Để thu hút đầu tư vào ngành, nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ DN mở rộng mặt bằng, nâng quy mô, công suất, đổi mới công nghệ... Thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan ban ngành cho việc ưu tiên phát triển hạ tầng; tập trung mở rộng và hình thành các khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ tập trung để cắt giảm chi phí, thuận tiện trong sản xuất chế biến. Đồng thời tiếp tục đầu tư, phát triển dịch vụ logistic ngành chế biến gỗ; gắn kết quy hoạch khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ với quy hoạch vùng nguyên liệu. Cũng cần nhấn mạnh rằng nền tảng cơ bản và quan trọng nhất của chế biến gỗ Việt Nam là con người. Do vậy, xây dựng chương trình quốc gia về phát triển nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ Việt Nam là hết sức cần thiết. Trong đó, chú trọng đào tạo kiến thức và kỹ năng, tay nghề phù hợp với sản xuất sản phẩm gỗ, nâng cao trình độ vận hành máy móc, thiết bị, nghiệp vụ quản lý, điều hành sản xuất. Song song đó cần xây dựng chính sách hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng, trường nghề; có chính sách thu hút lao động, học sinh, sinh viên tham gia các chương trình đào tạo của ngành và phát triển thiết kế, thương mại, nâng cấp hạ tầng, mở rộng đào tạo. Chiến lược đa phương của ngành chế biến gỗ chắc chắn sẽ mang đến cơ hội tăng trưởng thực sự cho ngành.
  • 16. 16 ñoáithoaïi nghĩ, mục đích cuối cùng của việc duy trì sản xuất trong dịch bệnh để giữ khách cũng là lợi nhuận. Mà mất lợi nhuận thì chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra vào lúc khác. Chẳng may, nhà máy có ca nhiễm, thì khủng hoảng tinh thần, lòng tin còn nguy hại hơn. Do vậy, tôi chấp nhận mất khách để giữ con người và niềm tin. Phải thuyết phục anh em mới đồng tình nghỉ, vì đóng cửa nhà máy lúc đó là trân trọng người lao lao động chứ không phải vì lợi nhuận. Tôi nhớ, thời gian đó, chúng tôi phải chu toàn cho hơn 1.400 lao động trong 2 tuần bằng một khoản trợ cấp; rồi tặng thêm gạo, mì, nhu yếu phẩm… và khuyên anh em đừng về quê. Rất mừng là anh em cũng thuận lòng. Trong hành động này, chúng tôi ghi nhận được rất nhiều câu chuyện cảm động. Như việc những nhân viên có điều kiện nhường lại phần của mình cho người khó khăn hơn. Tất cả, tạo nên không khí yêu thương, đùm bọc nhau trước thử thách. Chính thái độ trọng thị này đã vực dậy tinh thần của mọi thành viên, và chúng tôi đã có những giải pháp tuyệt vời từ cán bộ, công nhân viên. Bà Lê Hải Liễu - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chế biến gỗ Đức Thành: Khókhănlàlúcphảisẵnsàng Quý Yên thực hiện Tính đến hết tháng 11/2020, doanh thu Đức Thành đã đạt 350 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm 2020, con số này hơn 400 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 18% so với năm 2019, vượt kế hoạch đầu năm. Nhưng bất ngờ hơn là thương hiệu này đã nhận được rất nhiều đơn hàng cho năm sau, với tổng giá trị khoảng 3,7 triệu USD, tăng 130% so với cùng kỳ, ước đạt 25% kế hoạch cả năm 2021. Theo bà Lê Hải Liễu, thành công này sẽ không thể đến nếu Đức Thành nghĩ và hành động theo số đông. * Cụm từ được dùng nhiều nhất trong năm 2020, trên toàn thế giới, có lẽ là Covid-19. Với bà, cụm từ ấy có ý nghĩa thế nào? - Thú thật là ban đầu, khi nghe về Covid, tôi không có khái niệm gì nhiều và tưởng nó đơn giản như một trào lưu nào đó sẽ sớm kết thúc để cuối cùng cuộc sống vẫn theo nhịp vốn có của nó nên không chuẩn bị để thích ứng mà chỉ theo dõi. Không ngờ, càng ngày tin tức càng không như ý và dịch bệnh đã kéo dài cả năm mà chưa có hồi kết thúc. Cơn đại dịch này gây khó cho nhân loại và thay đổi nhiều thứ trong đời sống. Với doanh nghiệp (DN) sử dụng hàng ngàn lao động, khi phải thực hiện các yêu cầu của Chính phủ về giãn cách xã hội, đóng cửa mà không có kế hoạch trước thực sự là vấn đề lớn. Thời điểm đó, dịch bệnh chỉ mới hoành hành ở châu Á nên khách hàng trong khu vực còn có thể hiểu được nhưng các nơi khác thì không. Vì chưa biết tình trạng này có tiếp tục hay không nên những cam kết với đối tác cũng khó rõ ràng. Tôi nhớ, phải trình văn bản lên Chính phủ, giải thích cặn kẽ với khách hàng nhiều lần họ mới thuận lòng. Không chỉ khách phản ứng, chính những nhân viên của Đức Thành cũng không đồng tình việc dừng sản xuất. Bởi với họ, cơm áo thường nhật còn đáng lo hơn dịch bệnh. Ai làm ngành gỗ cũng hiểu, dây chuyền sản xuất cũng không thể đảm bảo giãn cách xã hội. Riêng việc quyết định duy trì sản xuất hay dừng hẳn, đảm bảo giãn cách đã khiến tôi đau đầu. Cân đong giữa được và mất, tôi
  • 17. 17 ñoáithoaïi * Những giải pháp đối mặt với Covid-19 của Đức Thành khiến người trong nghề cũng ngạc nhiên. Như việc thay vì giảm sản xuất, bớt nhân công, chị lại tuyển thêm người cũng như mua thêm nguyên liệu? - Tôi luôn tin, khi mình đặt vấn đề đúng đắn sẽ giải quyết được mọi việc. Đa số, người Việt đều vướng vào suy nghĩ “tới đâu hay tới đó”. Cứ đợi mọi thứ diễn ra rồi mới ứng phó, xử lý. Cả trong đời sống lẫn kinh doanh, chúng ta đều không hề có kế hoạch nên thường bị động. Và vì bị động nên dễ mất những thứ mình muốn. Thế là chấp nhận đầu hàng hoàn cảnh. Với tôi, làm lãnh đạo điều hành doanh nghiệp, quan trọng là nhìn ra nhiều bước tiếp theo so với hiện tại. Phải giả định nhiều trường hợp và tính toán từng giải pháp cho các tình huống có thể xảy ra. Sự phát triển mà Đức Thành có được, một phần là vì chúng tôi không đi theo quy luật chung. Tôi thường nói với nhân viên của mình, tại sao phải giống người ta? Dù biết, khó khăn là của chung tất cả các ngành nhưng tôi nghĩ, như các vật dụng thiết yếu, nhu cầu thị trường sẽ không thay đổi nhưng trong khó khăn sẽ có DN rời cuộc chơi. Miếng bánh thị phần khi đó sẽ có những khoảng trống. DN nào sẵn sàng thì sẽ nắm bắt được cơ hội. Thời điểm đó, chắc chắn là rất ngắn và sẽ không chờ đợi ai cả. Do vậy, phải đầu tư thêm cho năng lực, quyết định đầu tư ngay từ lúc “đói kém” nhất. Khó khăn cũng là thời điểm mà các nguồn cung hay tuyển dụng dễ dãi với DN hơn. Ví dụ, khi tìm mua nguyên liệu, chúng tôi đối thoại với đối tác trong tinh thần chia sẻ, cùng nhau cứu ngành. Đức Thành tuân thủ đúng giá thị trường nhưng chỉ là đặt cọc 30%, và vẫn gửi ở kho của nhà cung cấp. Nhờ cách làm này, chúng tôi tích trữ được nhiều gỗ hơn mà không tốn tiền thuê chỗ, cũng như đảm bảo ngân sách. Cách làm này giúp chúng tôi giải quyết được bài toán tích trữ nguyên liệu với chi phí hợp lý. Với người lao động cũng vậy, vẫn là chuyện chia sẻ thông tin đầy đủ với nhân viên và cùng nhau tìm giải pháp. Chúng tôi đồng thuận với nhau giảm thời gian lao động nhưng lại tăng lương từng giờ làm. Bằng cách này, “Nhờ chuẩn bị tốt ngay từ trong lúc khó khăn nên sau mỗi lần thị trường khủng hoảng, khách hàng càng tín nhiệm Đức Thành nhiều hơn, gắn bó và trở thành đối tác lâu năm” Xưởng sản xuất gỗ Đức Thành Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT
  • 18. 18 ñoáithoaïi chúng tôi đảm bảo năng suất lao động /giờ làm việc mà quỹ lương cũng không ngoài tầm kiểm soát. Trong tất cả các quyết định của mình, tôi luôn tự nhắc, phải đảm bảo tinh thần “win - win”. Sao cho, mình có lợi thì khách hàng cũng như những người làm việc cho mình đều phải có lợi. * Khi đưa ra những quyết định ngược với xu hướng như thế, chị có lo lắng? - Người chủ DN khi tiên đoán rất cần phải có bản lĩnh. Nếu tiên đoán sai, hoặc chỉ cần không đúng thời điểm, DN chưa thành công thì đã phá sản rồi. Dù đã tiên liệu rất nhiều tình huống, dù rất tự tin nhưng khi đó, tôi như “ngồi trên lửa” với quyết định của mình. Không ai trong chúng có thế biết trước chắc chắn về tương lai nên sự tiên đoán phải dựa trên việc phối hợp của rất nhiều vấn đề. Khi đưa ra một quyết định, tôi luôn tiếp tục theo dõi tình hình để kịp thời nắm bắt và điều chỉnh, cũng như tìm giải pháp khác thay thế. Dù thế nào thì tôi vẫn luôn tin, bất cứ khủng hoảng hay đại dịch cũng phải có điểm kết thúc. Như đồ thị parabol, vào thời điểm hết suy thoái thì phải có điểm bứt lên. Vấn đề là DN chuẩn bị thế nào cho thời điểm khách “khát” hàng, vì dự trữ trước đó rồi cũng sẽ hết. Nhờ chuẩn bị tốt ngay từ trong lúc khó khăn nên sau mỗi lần thị trường khủng hoảng, khách hàng càng tín nhiệm Đức Thành nhiều hơn, gắn bó và trở thành đối tác lâu năm. Tôi nghĩ, không chỉ là câu chuyện của từng DN. Trong bối cảnh thế giới còn rất nhiều biến động như hiện nay, ngành chế biến gỗ Việt Nam rất cần chuẩn bị cho mình tư thế sẵn sàng hậu khủng hoảng. Có như vậy, chúng ta mới có thể gặt hái, và cải thiện vị thế của mình. * Điều gì khiến chị có thể tự tin với những quyết định ngược gió của mình? Tiềm lực tài chính hay sự chuẩn bị chu toàn, tỉ mỉ của một người phụ nữ làm kinh doanh? - Tôi cũng như những người bình thường khác, cũng lo sợ nhiều trước khó khăn. Nhưng khi không còn ai để kêu cầu và phải đảm bảo đời sống cho hàng ngàn người khác thì phải dựa vào chính mình. Tôi luôn nhắc mình, đầu hàng thì chắc chắn sẽ thua còn tiếp tục đi thì sẽ tìm ra cách. Nếu so với những doanh nhân trong ngành, đúng là tôi có lợi thế của một người phụ nữ, nhìn vào gian bếp để thấy rằng, những thứ nhỏ xinh như tấm thớt, cái rế, bộ lót ly… là cần thiết hơn cả. Không dễ để sản xuất những thứ tỉ mỉ ấy đâu. Chỉ riêng chủng loại sản phẩm cũng đã lên đến mấy ngàn, chưa kể chi tiết nhỏ, phụ liệu đi kèm… Chưa kể phải tính toán sát sao để có thể tận dụng nguyên liệu tốt nhất. Nhưng bù lại, vì nhỏ, vì rẻ nên người dùng rất dễ mua, dễ thay mới. Thế nên, dù khó sản xuất hơn rất nhiều, so với việc làm ra tủ, giường bàn ghế thì tôi cũng quyết định đi theo ngách này.
  • 19. 19 ñoáithoaïi Ba mươi năm nhìn lại, vẫn thấy mình đã chọn đúng. Đây là mảng có chi phí ít nhất, rủi ro thấp nhất mà hiệu quả cao nhất. Trong các biến cố kinh tế suốt thời gian qua, nhờ những món hàng nhỏ ấy mà dù có chịu ảnh hưởng chung, Đức Thành cũng gượng lại dễ dàng hơn. * Những thứ nhỏ, xinh của Đức thành không chỉ chinh phục thị trường quốc tế mà còn làm được điều rất nhiều DN chế biến gỗ trong nước không làm được, là chinh phục người dùng trong nước. Đến bây giờ, với người trong ngành, đó vẫn là “bí ẩn”…? - Năm 2008, xuất khẩu vẫn chiếm 80% sản lượng của Đức Thành. Nhưng, suy thoái kinh tế thời điểm đó buộc tôi phải suy nghĩ lại. Thời điểm đó, vì là đơn vị gia công nên nhà máy chúng tôi cũng không làm sẵn hàng để chờ khách được mà phải sản xuất theo đơn đặt hàng. Để lao động có việc làm, tôi quyết định thử sức ở thị trường nội địa. Phép thử này cho tôi kinh nghiệm rất lớn, và nhận ra sự hấp dẫn của thị trường nội địa, nơi người dùng dễ đón nhận và cho phép DN có thể chủ động và tích trữ hàng hoá để cung ứng cho người dùng. Con đường vừa hẹp, vừa khó nhưng làm mãi thì quen. Tôi chọn cách sống cực trước, sướng sau. Làm gì cũng vậy, dụng công trước, nghiêm túc với công việc của mình trước thì thành quả sẽ đến. * Sản phẩm gỗ Việt Nam có thể vướng những khó khăn từ việc bị gắn nhãn thao túng tiền tệ… chị đánh giá thế nào về những thử thách mới của ngành? - Tôi chưa nghiên cứu về vấn đề này chi tiết nhưng khó khăn dễ thấy nhất là việc giá trị đồng USD có thể xuống thấp hơn so với hiện tại. Tôi nghĩ, chúng ta cần chấp nhận luật chơi khi gia nhập bất cứ sân chơi này. Dù lần này, DN Việt Nam có thể thiệt hại nhưng suy cho cùng, người được hưởng lợi sẽ là khách hàng của mình. Mà họ hưởng lợi thì mình có lợi gián tiếp. Khách sẽ hào phóng hơn khi đi mua hàng. Họ cũng sẽ hiểu được khó khăn của mình và tìm ra tiếng nói chung. Trong kinh doanh, quan trọng nhất không phải là các chính sách từ phía Nhà nước mà là cách thức kết nối với nhau giữa các đối tác. Đừng nghĩ khách hàng phương Tây họ không trọng tình và lạnh lùng trong kinh doanh. Bản thân Đức Thành trong những tình huống nhất định, đã từng chia sẻ với khách, chấp nhận giảm lợi nhuận để chia sẻ rủi ro với khách. Kết quả, bánh ít đi rồi bánh quy cũng lại. Khi mọi thứ ổn định trở lại, hay như khi Đức Thành gặp khó khăn, khách hàng cũng là người nâng chúng tôi dậy. Trong kinh doanh, sợ thiệt lo hại về phần mình nhiều quá sẽ rất khó gây dựng được quan hệ với đối tác. Tôi quan niệm, những gì được cho đi từ trái tim sẽ nhận được từ trái tim. * Cảm ơn bà về những trao đổi này! “Trong kinh doanh, sợ thiệt lo hại về phần mình nhiều quá sẽ rất khó gây dựng được quan hệ với đối tác. Tôi quan niệm, những gì được cho đi từ trái tim sẽ nhận được từ trái tim”
  • 20. 20 ñoáithoaïi Nội lựccủadoanhnghiệp là“namchâm”tạosứchút Khoa Tư thực hiện - Nhà mua hàng, hay hệ thống phân phối, đại lý thu mua… có thể xem là “cộng sự” đắc lực với một DN sản xuất. Họ là kênh phân phối quan trọng đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế. Khi tiếp cận với nhà mua hàng, điều chúng tôi quan tâm nhất luôn là tìm hiểu về họ trước: Có phù hợp với DN của mình? Họ cần và muốn bán những sản phẩm nào? Đối tượng khách hàng mà họ nhắm đến? Đặc thù của thị trường mà nhà mua hàng đó đang hoạt động? Đó là những câu hỏi cơ bản nhưng giúp DN xác định xem họ có phù hợp với mình hay không, từ đó định hình mục tiêu, đưa ra quyết định cho họ thấy được tiềm năng của DN, hứa hẹn hợp tác gần gũi, giá cả, mẫu mã… Thông thường, chúng ta nên đưa ra những gì họ cần hơn là những gì chúng ta đang có. Nếu làm theo lối cũ là chào bán những gì chúng ta có mà không chú ý đến nhu cầu của họ thì vừa phí sức, vừa không đạt được mục tiêu cần hướng đến. H ệ thống phân phối, nhà mua hàng, đại lý thu mua… chính là “bàn tay nối dài” của nhà sản xuất trong việc đưa sản phẩm vào thị trường và đến với người tiêu thụ, đóng vai trò quan trọng như “tiền đồn” trong con đường chinh phục thị trường của doanh nghiệp (DN). Đặc thù của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam càng cho thấy vai trò quan trọng của lực lượng này. Nhưng làm sao để “giữ sức khỏe” cho các “tiền đồn” này và khai thác hiệu quả vai trò đó? Với kinh nghiệm nhiều năm xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu khắt khe như Mỹ, Nhật, ông Phạm Chân Quang, Giám đốc Công ty Tân Thành Furniture chia sẻ với Gỗ & Nội thất. * Mỹ, Nhật là hai thị trường chủ lực của Tân Thành Furniture trong nhiều năm qua. Đây cũng là hai thị trường mà số lượng các nhà mua hàng, nhà phân phối hoạt động mạnh nhất tại Việt Nam trong ngành gỗ và nội thất. Từ kinh nghiệm của DN, ông đúc kết kinh nghiệm gì về hai thị trường này? Xây dựng uy tín cho doanh nghiệp là điều quan trọng nhất. Nhà mua hàng luôn tìm kiếm sự ổn định; luôn ưu tiên tìm tới những doanh nghiệp uy tín, “chơi được” Ông Phạm Chân Quang - Giám đốc Công ty Tân Thành Furniture: Khi nội lực doanh nghiệp đủ vững, sẽ tạo ra sức hút với các nhà mua hàng. Nội lực là tiềm lực sản xuất, năng lực phát triển sản phẩm, năng lực quản lý và điều hành, máy móc cơ sở hạ tầng, nhân lực…
  • 21. 21 ñoáithoaïi * Đặc thù của thị trường có tạo nên đặc thù và sự khác nhau của các nhà mua hàng? Làm cách nào để nhà sản xuất có thể nắm bắt được điều đó? - Thị trường luôn bị chi phối bởi xu hướng, thói quen tiêu dùng và cả văn hóa đặc trưng. Ngay cả màu sắc trên sản phẩm nội thất của mỗi thị trường cũng khác nhau. Ví dụ, Nhật và Hàn Quốc rất gần gũi nhau về địa lý, nhiều tương đồng về văn hóa nhưng trong xu hướng sử dụng nội thất thì lại khá khác biệt. Người Nhật kỹ lưỡng, thích cái gì truyền thống, tự nhiên từ chất liệu đến màu sắc. Thị trường Hàn Quốc thì thích sự sáng sủa, bắt mắt. Nhà mua hàng lẫn khách hàng nội thất từ Nhật luôn giữ vững quan điểm về chất lượng, đã nhận mẫu thì không thay đổi. Trong khi đó, nhà mua hàng Hàn Quốc lại khá chịu lắng nghe, có thể chấp nhận thay đổi một chút về mẫu mã, thiết kế, màu sắc từ tư vấn của nhà sản xuất, nhằm đạt giá thành lý tưởng. Trong khi đó, thị trường Mỹ không thay đổi nhiều về xu hướng sử dụng nội thất, từ kiểu dáng đến vật liệu ít có sự biến động. Cái mà thị trường này cần là màu sắc và giá cả. Cũng một cái ghế, năm nay màu này, năm sau màu khác, không thay đổi kiểu dáng. Giá cả nếu có thay đổi thì cũng phải trong “khung” cho phép. Nắm bắt được đặc thù của thị trường cũng sẽ giúp hiểu được tâm lý chung của nhà mua hàng từ thị trường đó. * Để tiếp cận sâu hơn với từng thị trường thông qua các nhà mua hàng, DN cần làm gì để đạt hiệu quả cao nhất? - Theo tôi, xây dựng uy tín cho DN là điều quan trọng nhất. Tâm lý chung của nhà mua hàng là tìm kiếm sự ổn định. Họ luôn có nhiều phương án và nhiều nguồn hàng nhưng sau khi làm việc với nhiều nhà máy khác nhau, họ sẽ luôn ưu tiên tìm tới với DN uy tín, “chơi được”, tạo cho họ sự yên tâm về chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, hậu mãi… Nghiên cứu thị trường là công việc mà bất cứ DN xuất khẩu nào cũng phải làm. Công việc này nhằm hình dung, nắm bắt xu hướng, nhu cầu đặc thù, văn hóa tiêu dùng và tìm kiếm khách hàng. Tại Mỹ, các hội chợ như Hight Point, Las Vegas luôn có rất nhiều nhà mua hàng tìm đến. * Ngày càng nhiều các “Out Sourcing” tham gia sâu hơn vào chuỗi phân phối của ngành gỗ, nội thất Việt Nam. Theo ông, để khai thác hiệu quả kinh doanh với nhóm này, DN nên tiếp cận ra sao? - Tôi từng làm việc với nhiều nhóm Out Sourcing và nhận thấy họ rất nhạy bén trong việc tìm kiếm các nhà sản xuất uy tín. Với dữ liệu và kinh nghiệm của mình, họ đủ khả năng tìm hiểu và nắm rất kỹ về tiềm lực, khả năng sản xuất, năng lực thiết kế và phát triển sản phẩm. Theo tôi, khi nội lực DN đủ vững, sẽ tạo ra sức hút với các nhà mua hàng. Nội lực ở đây là tiềm lực sản xuất, năng lực phát triển sản phẩm, năng lực quản lý và điều hành, máy móc cơ sở hạ tầng, nhân lực… Nếu họ thấy khả năng phát triển sản phẩm từ một nhà máy, nhà sản xuất, họ sẽ chủ động tiếp cận. Công việc của DN là thể hiện cho họ thấy năng lực đó và giữ vững uy tín.
  • 22. CÔNG TY KỸ NGHỆ GỖ LONG VIỆT CHUYÊN GIA CÔNG DÁN PHỦ VENEER, MELAMINE, LAMINATE CẮT TINH DÁN CẠNH-DÁN CẠNH CONG-DÁN PROFILE CHUYÊN SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG FUNITURE CHUYÊN SẢN XUẤT, CUNG ỨNG VÁN MDF, PLYWOOD, PB Với hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP KN gỗ Long Việt trở thành một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực sản xuất veneer gỗ tự nhiên. Năm 2019 vừa qua chúng tôi đã đạt được sản lượng dán #5 triệu m2. Trong năm 2020 này, công ty phấn đấu đạt mục tiêu sản lượng phủ dán veneer:  Phủ dán veneer 6.000.000 triệu m2.  Phủ dán melamine, laminate 1.000.000 m2.  Phủ dán pano profile 500.000 m2. Các nguồn veneer chủ lực: White Oak, Red Oak, White Ash, Maple, Cherry, Walnut, Mahogany, Poplar, Tràm, Xoài, Cao su, Xoan vườn…được nhập khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Newzealand, luôn có sẵn tại kho với trữ lượng lớn tương đương 1.500.000 m2 . Sẵn sàng đáp ứng mọi đơn hàng. Hệ thống máy lạng, máy sấy lưới hiện đại BabCock, Cremona của (Đức, Ý, Nhật). Với 8 máy lạng Slice và 1 máy lạng Rotary,sản lượng sản xuất tương đương 8 triệu m2 /năm, có độ dày từ 0.2 mm đến 2mm. Tại phân xưởng Cắt may, được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại có công suất lớn với sản phẩm đầu ra có đường mí rất nhỏ, khắc phục được các yếu điểm của kĩ thuật dán veneer. Đặc biệt công ty vừa lắp đặt và vận hành thành công dây chuyền sản xuất chỉ cuộn với công suất 10.000 mét/ngày. Công ty có 10 chuyền dán, trong đó có 1 chuyền chuyên dán ván mẫu đảm bảo có thể giao mẫu cho khách hàng trong một ngày. Công suất dán hiện nay khoảng 18.000 m2 /ngày đáp ứng kịp thời cho mọi đơn hàng. Với hơn 16 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP KN gỗ Long Việt trở thành một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực sản xuất veneer gỗ tự nhiên. Năm 2019 vừa qua chúng tôi đã đạt được sản lượng dán #5 triệu m2 . Trong năm 2020 này, công ty phấn đấu đạt mục tiêu sản lượng phủ dán veneer: Phủ dán veneer 6.000.000 m2 . Phủ dán melamine, laminate 1.000.000 m2 . Phủ dán pano profile 500.000 m2 . Các nguồn veneer chủ lực: White Oak, Red Oak, White Ash, Maple, Cherry, Walnut, Mahogany, Poplar, Tràm, Xoài, Cao su, Xoan vườn…được nhập khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, Newzealand, luôn có sẵn tại kho với trữ lượng lớn tương đương 1.500.000 m2 . Sẵn sàng đáp ứng mọi đơn hàng. Hệ thống máy lạng, máy sấy lưới hiện đại BabCock, Cremona của (Đức, Ý, Nhật). Với 8 máy lạng Slice và 1 máy lạng Rotary, sản lượng sản xuất tương đương 8 triệu m2 /năm, có độ dày từ 0.2 mm đến 2mm. Tại phân xưởng Cắt may, được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại có công suất lớn với sản phẩm đầu ra có đường mí rất nhỏ, khắc phục được các yếu điểm của kĩ thuật dán veneer. Đặc biệt công ty vừa lắp đặt và vận hành thành công dây chuyền sản xuất chỉ cuộn với công suất 10.000 mét/ngày. Công ty có 10 chuyền dán, trong đó có 1 chuyền chuyên dán ván mẫu đảm bảo có thể giao mẫu cho khách hàng trong một ngày. Công suất dán hiện nay khoảng 18.000 m2 /ngày đáp ứng kịp thời cho mọi đơn hàng.
  • 23. Bên cạnh đó, chúng tôi còn chuyên gia công các chi tiết đặc biệt trong ngành gỗ như: Pano cửa, mặt hộc kéo,mặt ghế, chân bàn, mặt bàn, cánh cửa ép profile,… đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng. Trong năm vừa qua lượng hàng phủ dán pano tăng vượt trội nhờ đầu tư vào phát triển máy móc và dây chuyền sản xuất sản lượng tăng hơn 60.000m2. Đặc biệt trong năm 2019, chúng tôi đã và đang phát triển Long Việt trở thành một công ty Funiture tự chủ về toàn bộ dây chuyền gia công và nguyên vật liệu qua việc đầu tư : máy móc, chuyền sơn ,mở rộng diện tích sản xuất, đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao, cùng một số chứng chỉ để đáp ứng thị trường nước ngoài như :TSCA, SMETA… Chúng tôi sản xuất các mặt hàng nội thất gia đình, dự án nhà hàng, khách sạn, resort…trong và ngoài nước. Một số khách hàng lớn đã và đang gắn bó với Funiture Long Việt ngay trong năm đầu tiên như The Living, Minh Dương, Aliance, Fine Scandinavia, AXO, Investment,… Với dây chuyền khép kín tự chủ từ nguyên vật liệu : MDF, PB, Gỗ, Veneer, Laminate, Melamine, PVC…Chúng tôi tự tin rằng khi các bạn hợp tác với Long Việt bạn sẽ nhận được mức giá ưu đãi nhất với sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, chúng tôi có tham gia đầu tư 2 nhà máy chuyên sản xuất ván MDF, PB là Công ty CP KN ván PB Long Việt tại Đồng Nai và Công ty MDF Đăk Nông. Vì vậy chúng tôi luôn luôn chủ động trong nguồn ván, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm các chi phí trung gian. Chứng chỉ Carb P2/TSCA Title VI Địa chỉ: 455/9B Đường DT 743, KP Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, TX Dĩ An, Tỉnh Bình Dương ĐT: 0274 3740 300 -Fax: 0274 3778 449 Website: www.veneerlongviet.com Email: sales@veneerlongviet.com - Ms.Huệ : 098 114 9016 - GĐ Kinh Doanh Email: kimhue@veneerlong viet,com - Mr.Liêm: 098 114 9021 - PP Kinh Doanh Email: thanhliem@veneerlongviet.com Chứng nhận hệ thống QLCL ISO 9001:2015 Bên cạnh đó, chúng tôi còn chuyên gia công các chi tiết đặc biệt trong ngành gỗ như: Pano cửa, mặt hộc kéo,mặt ghế, chân bàn, mặt bàn, cánh cửa ép profile,… đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng. Trong năm vừa qua lượng hàng phủ dán pano tăng vượt trội nhờ đầu tư vào phát triển máy móc và dây chuyền sản xuất sản lượng tăng hơn 60.000m2 . Đặc biệt trong năm 2019, chúng tôi đã và đang phát triển Long Việt trở thành một công ty Furniture tự chủ về toàn bộ dây chuyền gia công và nguyên vật liệu qua việc đầu tư: máy móc, chuyền sơn, mở rộng diện tích sản xuất, đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao, cùng một số chứng chỉ để đáp ứng thị trường nước ngoài như :TSCA, SMETA… Chúng tôi sản xuất các mặt hàng nội thất gia đình, dự án nhà hàng, khách sạn, resort…trong và ngoài nước. Một số khách hàng lớn đã và đang gắn bó với Furniture Long Việt ngay trong năm đầu tiên như The Living, Minh Dương, Aliance, Fine Scandinavia, AXO, Investment,… Với dây chuyền khép kín tự chủ từ nguyên vật liệu: MDF, PB , Gỗ, Veneer, Laminate, Melamine, PVC…Chúng tôi tự tin rằng khi các bạn hợp tác với Long Việt bạn sẽ nhận được mức giá ưu đãi nhất với sản phẩm có chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, chúng tôi có tham gia đầu tư 2 nhà máy chuyên sản xuất ván MDF, PB là Công ty CP KN ván PB Long Việt tại Đồng Nai và Công ty MDF Đăk Nông. Vì vậy chúng tôi luôn luôn chủ động trong nguồn ván, rút ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm các chi phí trung gian. Ch ứ ng ch ỉ Carb P2/TSCA Title VI Địa chỉ: 455/9B Đường DT 743, KP Chiêu Liêu, P.Tân Đông Hiệp, TX Dĩ An, T ỉnh Bình Dương ĐT: 0274 3740 300 -Fax: 0274 3778 449 Website: www.veneerlongviet.com Email: sales@veneerlongviet.com - Ms.Huệ : 098 114 9016 - GĐ Kinh Doanh Email: kimhue@veneerlong viet,com - Mr.Liêm: 098 114 9021 - PP Kinh Doanh Email: thanhliem@veneerlongviet.com Ch ứ ng nh ận h ệ th ống QLCL ISO 9001:2015
  • 24. 24 hoaïtñoänghoäi 75năm ngànhlâmnghiệpViệtNam Nam Khuê Thành tựu và trách nhiệm Ấn tượng nhất, có thể kể đến triển lãm mang tên Pavilion, ghi nhận thành tựu 75 năm lâm nghiệp Việt Nam. Lần đầu tiên, một triển lãm của ngành được tổ chức kết hợp cả hai hình thức offline và online. Với offline, đó là không gian trưng bày hơn 50 sản phẩm nội thất đặc sắc được tuyển chọn từ doanh nghiệp (DN) hội viên các Hiệp hội HAWA, BIFA, DOWA, FPA Bình Định… Khác với các triển lãm thông thường, đại diện các thương hiệu uy tín trong ngành hội tụ ở đây không đứng riêng lẻ mà kết hợp cùng nhau để tạo nên không gian tổng hòa nhằm mang đến khách tham quan cái nhìn cụ thể hơn về khả năng sáng tạo cũng như sản xuất của DN Việt. Bên cạnh nội thất, những sản phẩm chủ lực khác của lâm nghiệp như dược liệu, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ… cũng có mặt, góp phần tô điểm thêm cho sự sự phong phú và đa dạng của ngành. Nếu trong không gian triển lãm truyền thống, các sản phẩm nội thất tham gia chương trình kết hợp cùng nhau thì ở online, trên nền tảng triển lãm trực tuyến HOPE, công nghệ 3D lại giúp cho từng sản phẩm được thể hiện vẻ đẹp hiện đại nhất. Truy cập nền tảng này, khách tham quan có được cái nhìn trực quan và chi tiết về sản phẩm mà không vướng rào cản địa lý. Đây cũng là thử nghiệm để các đơn vị quản lý có thể hình dung được cụ thể về công nghệ triển lãm, một ứng dụng của tương lai, đang bắt đầu được sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Nhận xét về hai triển lãm này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, ông rất ấn tượng bởi sự thăng hoa trong các sản phẩm nội thất của ngành. “Tôi tin việc kết hợp công nghệ vào sản xuất cũng như công tác quảng bá, triển lãm sẽ là cách thức hữu hiệu giúp ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn nữa”, ông Tuấn nhận xét. H ội tụ người làm nghề trên khắp cả nước, Kỷ niệm 75 năm ngành lâm nghiệp Việt Nam là một tổng hòa của nhiều sự kiện, từ triển lãm, đấu giá sản phẩm, giao lưu, giải đấu golf đến hội nghị lớn để cùng tìm ra giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021-2025. Kỷ niệm 75 năm thành lập, ngành lâm nghiệp Việt Nam đã có chuỗi hoạt động khá ấn tượng diễn ra tại Nghệ An đầu tháng 12/2020.
  • 25. 25 hoaïtñoänghoäi Gieo niềm vui đến trẻ nhỏ Ấn tượng với các sản phẩm nội thất tham gia Pavilion, tại giải golf Viforest lần III, rất nhiều cá nhân, DN đã tham gia nhiệt tình đấu giá khiến không gian sự kiện cực kỳ sôi nổi. Nổi bật là đại diện Công ty Wood & Land đã đấu giá trực tuyến thành công cho bộ sưu tập Bụi gồm sofa, bàn và kệ sách với tổng trị giá 36 triệu đồng. Nhờ sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các DN, buổi đấu giá đã kết thúc trọn vẹn, với doanh thu lên đến hơn 100 triệu đồng. Nguồn thu này sẽ đóng góp cho Quỹ Việt Nam Xanh, một chương trình thể hiện trách nhiệm xã hội của DN ngành chế biến gỗ Việt Nam do Liên minh các Hiệp hội Chế biến gỗ tại Việt Nam thực hiện. Hòa chung với các tổ chức trong ngành, từ phía HAWA, hơn 60 hội viên, doanh nhân đã có mặt tại Nghệ An tham dự nhiều hoạt động của chương trình, ghé thăm các địa danh nổi tiếng địa phương như đảo chè Thanh Chương, đi thuyền ngắm cảnh sông Giăng - Con Cuông, thăm thác Khe Kèm thuộc Vườn quốc gia Pù Mát và giao lưu sinh hoạt văn hóa với cộng đồng dân tộc Thái. Đồng hành cùng đoàn, anh Mạnh Đức, đại diện Công ty Kiến Phúc cho biết, với anh, đây là khoản thời gian nhiều ý nghĩa vì vừa được tham quan, tìm hiểu thêm về văn hóa bản làng, vừa có dịp giao lưu, học hỏi từ các doanh nhân trong cộng đồng chế biến gỗ. Đồng thời, mở rộng các kết nối của mình, tạo nền tảng cho việc kinh doanh. Tuy nhiên, ấn tượng nhất với đoàn là hoạt động của Quỹ Đồng Lòng. Sau khi hoàn tất việc cứu trợ cho đồng bào miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ, Quỹ đã đến với Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Con Cuông. Ngoài việc trao tặng máy sấy quần áo, sách vở và học bổng cho các em học sinh với tổng trị giá 57 triệu đồng, đoàn còn dành thời gian giao lưu, chia sẻ, cổ vũ tinh thần sống lạc quan, phấn đấu cho những bạn trẻ nơi này. Đón chân những doanh nhân ngành gỗ, là sự nhiệt tình và tấm lòng của hàng trăm em nhỏ. Bà Đỗ Thị Kim Loan, Công ty Sao Nam nhận xét, hoạt động thiết thực và đầy yêu thương này khiến bà thực sự ấn tượng. Bởi bước chân của Quỹ Đồng Lòng không dừng ở việc mang đến vật chất mà còn trao tăng niềm tin cho những em nhỏ đang chật vật hàng ngày với đời sống.
  • 26. 26 chínhsaùchphaùpluaät Loay hoayvới“102” Lạc Lâm 2020, Việt Nam nhập tổng cộng gần 5 triệu m3 . Giá trị nhập khẩu gỗ tròn mà doanh nghiệp (DN) Việt Nam nhập về bình quân khoảng 1,2 tỉ USD/năm (450 triệu USD với gỗ tròn và 750 triệu USD gỗ xẻ); trong đó 70% lượng cung đến từ 5 thị trường lớn nhất là Mỹ, châu Phi, EU, Chi Lê và New Zealand. Sự gia tăng về lượng nhập và quốc gia nhập hằng năm đã kéo theo sự gia tăng về loài gỗ nhập khẩu, trong đó đa dạng loài nhất là châu Phi. Cả năm 2019, nước ta nhập 418 loài thì có đến 85 loài hoàn toàn mới. Nhiều loại gỗ sử dụng danh pháp chung cho loài (Sp hoặc Spp), thậm chí có nhiều loài hoàn toàn không có tên tiếng Việt, gây rất nhiều khó khăn cho việc kiểm soát và kê khai hồ sơ thông quan. Theo TS. Tô Xuân Phúc, thống kê của Forest Trends và các Hiệp hội cho thấy từ 2012 đến nay có khoảng trên 1.400 loài gỗ tròn, gỗ xẻ được nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong số này có khoảng trên dưới 300 loài không nằm trong danh mục mà Bộ NN&PTNT công bố trong Quyết định 4832. Trong khi Nghị định VNTLAS nêu rõ, nếu gỗ lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam đương nhiên bị coi là loại gỗ rủi ro. Việc xác định các loài gỗ nhập khẩu theo tên khoa học thường gặp một số khó khăn như: lỗi chính tả, lỗi bỏ sót từ hoặc viết sai tên khoa học. Những lỗi này, cộng với việc xác định chính xác tên khoa học của loài gỗ trong thực tế gây khó khăn cho DN trong giải trình, xác nhận hồ sơ lâm sản. Ông Huỳnh Quang Thanh - Phó chủ tịch VIFOREST nêu khúc mắc: “Đối chiếu với danh mục do Bộ NN&PTNT ban hành, hiện có 322 dòng tên khoa học với tổng số 1.400 tên khoa học khác nhau cho các loài gỗ đã nhập khẩu về Việt Nam. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện theo Quyết T ại hội thảo “Tăng cường kiểm soát rủi ro trong các hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng gỗ”, Tổng cục Lâm nghiệp cho biết trọng tâm của Nghị định 102 là “gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không rủi ro”. Để triển khai nội dung này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Quyết định 4832 công bố danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu vào Việt Nam và danh sách các vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam. Còn nhiều vướng mắc Đến nay, Việt Nam nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ (gọi chung là gỗ) từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm Ngày 1/9/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 30/10/2020, quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam đối với xuất - nhập khẩu; cũng như tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ… Tuy nhiên, việc doanh nghiệp gặp rất nhiều vướng mắc khi thực hiện Nghị định này do cả hai cơ quan Kiểm lâm và Hải quan còn nhiều vấn đề chưa thống nhất từ Quyết định 4832 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Gỗ tròn hợp pháp từ vùng địa lý tích cực được nhập khẩu về Việt Nam tại Công ty Tavico (Đồng Nai)
  • 27. 27 chínhsaùchphaùpluaät định 4832 vẫn thường xảy ra trường hợp một số loại dù đã được nhập trước đây nhưng lại không được công bố trong quyết định này, dẫn tới ách tắc tại cửa khẩu”. Đơn cử như trường hợp tại cảng Quy Nhơn cách đây không lâu xảy ra tình trạng ùn ứ gỗ nhập khẩu khi hàng loạt container gỗ “Eucalyptus saligna” (bạch đàn) được nhập về nhưng trong danh mục chỉ có “Eucalyptus sp”. Trong khi “saligna” là chi, “sp” là họ. Dẫn đến hàng ngàn khối gỗ không thể thông quan do phía Kiểm lâm và Hải quan không thống nhất với nhau về tên gọi. “Thường thì kiểm lâm có chuyên môn lâm nghiệp rất dễ phân biệt nhưng với hải quan thì không thể”, ông Thanh nhận xét. Doanh nghiệp vẫn phải “nợ” khai báo Về vùng địa lý tích cực, hiện Việt Nam chỉ công nhận 51 quốc gia và vũng lãnh thổ là vùng địa lý tích cực gồm châu Á (10 quốc gia/vùng lãnh thổ), châu Mỹ (6), châu Đại Dương (3), duy nhất Nam Phi là quốc gia châu Phi nằm trong danh sách này. Nhưng hiện nay nhiều trường hợp vướng mắc liên quan đến cùng địa lý tích cực với các nhà nhập khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ không nằm trong số 51 vùng trên. Cụ thể, các DN nhập gỗ từ châu Phi (trừ Nam Phi) hiện để trống không khai báo ở phần C. Mặc dù gỗ vẫn được Hải quan cho thông quan nhưng nhà nhập khẩu gỗ vẫn phải nợ các nội dung giải trình này. Ông Thanh kiến nghị: “Ngành Kiểm lâm và Hải quan nên phối hợp nhằm cập nhật kịp thời danh sách vùng địa lý tích cực và danh mục loài gỗ, tổ chức đào tạo và hướng dẫn cho nhân viên hai ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho DN và nhà nhập khẩu thực hiện thông quan hàng hóa đúng quy định. Nếu vẫn còn tình trạng này, thiệt hại trước hết là DN vì hàng hóa không được thông quan sẽ phát sinh chi phí rất lớn”. Theo ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) nhận định: “Giải quyết vấn đề này, gốc rễ là giải quyết nguồn gốc gỗ. Nghị định 102 đã phân biệt vùng tích cực và không tích cực song thực tế các số liệu báo cáo từ các tổ chức cho thấy hàng năm Việt Nam vẫn nhập khẩu số lượng rất lớn gỗ từ vùng địa lý không tích cực ở châu Phi là hơn 1,5 triệu m3/ năm, tương đương 30% tổng lượng gỗ nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam hằng năm. Tôi nghĩ đây là nguyên nhân chủ yếu khiến Mỹ thông qua Phán quyết 301. Nếu chúng ta còn chấp nhận nhập khẩu từ vùng không tích cực, đồng nghĩa chúng ta chấp nhận rủi ro cho cả ngành. Nghị định 102 nói nhiều về phân loại nhưng vẫn nhập từ vùng không tích cực thì cũng không giải quyết được vì phía Mỹ chỉ quan tâm gỗ nhập từ nguồn nào? Nghị định 102 hay bất kỳ nghị định nào ra đời trong tương lai cũng phải giải quyết gốc rễ này”. Bà Lê Nguyễn Việt Hà - Phó trưởng Phòng Giám quản hàng hóa xuất nhập khẩu thương mại, Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan: “Không chỉ doanh nghiệp, ngành Hải quan cũng bối rối” Hiện nay, việc thực thi Nghị định 102 còn một số vướng mắc không chỉ đối với DN mà ngay cả ngành Hải quan cũng bối rối vì nhiều điểm chưa có cơ sở thực hiện. Đơn cử, hiện ngành Hải quan vẫn chưa có danh sách các quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT để Hải quan có cơ sở triển khai thực hiện khoản 2b, điều 7 của Nghị định 102. Hay như ở mục C mẫu số 03 quy định chủ gỗ phải kê khai một trong các tài liệu về nguồn gốc khai thác hợp pháp và xuất trình kèm theo các tài liệu kê khai cụ thể. Hiện nay chưa có thông tin hướng dẫn các tài liệu này để Hải quan đối chiếu kiểm tra. Chúng tôi đã kiến nghị với Bộ NN&PTNT làm rõ một số nội dung của biểu mẫu này. Trong đó phải cung cấp nguồn tra cứu chứng chỉ tự nguyện, hoặc chứng chỉ quốc gia của nước xuất khẩu được Việt Nam công nhận và cung cấp danh sách các quốc gia được Việt Nam công nhận đáp ứng tiêu chí của VNTLAS. Tinh thần của Nghị định 102 là quản lý theo nguyên tắc rủi ro. Với gỗ có rủi ro thấp, Bộ NN&PTNT nên có những nguyên tắc quản lý mang tính giảm dần, vừa đảm bảo nghiêm minh vừa tạo thuận lợi cho DN.
  • 28. 28 chínhsaùchphaùpluaät sự thông thoáng của hệ thống pháp luật trong nước cùng với các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới được Việt Nam ký kết như: CPTPP, EVFTA và mới đây nhất là Hiệp định RCEP. Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao, toàn diện đang nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới, giúp doanh nghiệp (DN) tiệm cận vị trí “mắt xích” quan trọng trong các chuỗi giá trị sản phẩm hiện có với khách hàng toàn cầu, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực đến các người mua hàng tiềm năng, thúc đẩy tăng xuất nhập Tận dụng các hiệp định thương mại thế giới: Đườngtắtchongành chế biếngỗViệtNam Cao Quốc Hưng Thứ trưởng Bộ Công Thương Từ sự thông thoáng của các hiệp định Trong bối cảnh cạnh tranh, yêu cầu về đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp tại nhiều thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe, chế biến gỗ Việt Nam vẫn đang đáp ứng được những đòi hỏi từ người tiêu dùng. Chỉ tính riêng mặt hàng sản phẩm từ gỗ, trong 10 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu đã đạt 7,46 tỷ USD, chiếm 76,28% tổng kim ngạch của cả nước, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2019. Một trong những nguyên nhân giúp tốc độ tăng trưởng của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian qua là Chế biến gỗ Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ là điểm sáng của bức tranh xuất khẩu cả nước năm 2020 trong bối cảnh nước ta và quốc tế đều gặp khó khăn. Nhưng, nếu biết tận dụng hơn nữa chính sách từ những hiệp ước thương mại quốc tế, mức độ phát triển của ngành sẽ còn cao hơn nữa.
  • 29. 29 chínhsaùchphaùpluaät khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa Việt Nam và nhiều quốc gia và khu vực. Ngoài việc tạo ra một môi trường kinh doanh cởi mở, thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của các DN trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư sản xuất sản phẩm gỗ, Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới còn giúp DN hưởng ưu đãi mức thuế nhập khẩu về 0% ngay hoặc trong 4 - 6 năm cho ngành gỗ Việt Nam. Con số ấy giúp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm gỗ Việt Nam với sản phẩm từ các nước xuất khẩu gỗ khác. Tuy nhiên, cùng với cơ hội và thuận lợi, ngành gỗ đã, đang và sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn trong thời gian tới. Chiến tranh thương mại giữa các cường quốc và chủ nghĩa bảo hộ là ví dụ. Hay sự gia tăng cạnh tranh của các nước sản xuất chính trên thế giới, cả về giá cả, mẫu mã, chất lượng. Hoặc sự gia tăng đầu tư công nghệ tiên tiến để chế biến gỗ xuất khẩu của các nước ASEAN… Đến một chính sách tổng thể Trên thực tế, năng lực cạnh tranh của DN chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam chưa thực sự mạnh và thiếu bền vững. Nguyên nhân là do đầu tư dàn trải, quy mô nhỏ, sử dụng nguồn vốn vay, tập trung vào gia công nên phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng, thiết kế cũng như mẫu mã của khách hàng…Với hai thế mạnh lớn của ngành, là nhân lực và nguyên liệu, thực sự chưa bền vững. Bởi, lợi thế nhiều nhân công, lao động rẻ đang dần không còn chiếm ưu thế như trước và nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, trong khi việc kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập khẩu hợp pháp chưa được chặt chẽ. Như vậy, dù rất phát triển nhưng thực tế, chế biến gỗ cần có một chính sách tổng thể, đồng bộ để tạo sức bật cho toàn ngành cũng như tránh những rủi ro có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của ngành. Trong đó, công tác quan trọng để phát huy thế mạnh, tiềm năng của ngành và tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong những năm tới đây, là chế biến gỗ cần phát triển hơn công tác xúc tiến thương mại. Thời gian qua, cơ bản công tác mở cửa thị trường đối với ngành gỗ đã được thực hiện tốt với việc Việt Nam ký kết hàng loạt các Hiệp định Thương mại tự do. Tuy nhiên, lượng DN thực sự nghiên cứu các hiệp định này để có thể khai thác tối ưu hơn nữa các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các thị trường mới nổi, tiềm năng chưa nhiều. DN càng hiểu rõ, càng nắm được quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu sẽ càng vận dụng được tốt những chính sách ưu đãi dành cho mình. Do vậy, DN cần tập trung khai thác một số FTA vừa được ký giữa Việt Nam với một số thị trường như FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu, Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - EU hoặc như CPTPP. Bộ Công Thương đang đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ưu đãi FTA, hướng tận dụng và cách tận dụng ưu đãi của hiệp ước này. Đồng thời, Bộ cũng sẽ phối hợp với các cơ quan ban, ngành khác để tăng cường tận dụng cơ hội từ các hiệp định kinh tế khác. Hy vọng, nỗ lực của Bộ Công Thương có thể hỗ trợ hơn nữa cho việc gia cố năng lực cạnh tranh cho DN Việt Nam nói chung và ngành chế biến gỗ nói riêng. Ngọc Quỳnh ghi “Các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới có mức độ cam kết cao, toàn diện đang nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới”
  • 30. Nhu cầu của bạn cũng như khách hàng của bạn rất quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi chú tâm lắng nghe và nhanh chóng thấu hiểu. Đây là cách chúng tôi đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao, vượt xa yêu cầu. Hãy cùng nhau định nghĩa lại chất lượng. Your and your customers' needs are important to us. We listen closely and understand quickly. This is how we achieve our high standard of quality which often exceeds requirements. Let us redefine quality together. Chất lượng đáp ứng được mọi nhu cầu / Quality tailored to your needs Hệ thống bản lề / Hinge systems Hệ thống tay nâng / Lift systems Hệ thống ngăn kéo / Runner & Box systems
  • 31.
  • 32. 32 chínhsaùchphaùpluaät còn đòi hỏi nghiêm ngặt việc giám sát để tránh các rủi ro về nguồn gốc, nhất là khi Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi Lâm luật, Quản trị và Thương mại Lâm sản (VPA/ FLEGT) được thực thi. Chỉ khi nào sản xuất nội thất tự chủ nguồn nguyên liệu, khi đó mới đảm bảo điều kiện phát triển bền vững. Mục tiêu ấy chỉ đạt được, khi ngành sở hữu những rừng trồng gỗ lớn. Để có thể chế biến làm gỗ xẻ, gỗ thanh, ván ép và tạo ra sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu, thời gian trồng rừng gỗ lớn cần kéo dài từ 12-15 năm. Nếu chỉ trồng 5-7 năm thì gỗ chỉ có thể dùng làm nguyên liệu dăm, giấy xuất khẩu trong khu vực với giá rẻ. Ghi nhận từ thực tế ở Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế… cho thấy, giá trị lợi nhuận 1 ha gỗ lớn, theo chứng chỉ quốc tế FSC cao hơn ít nhất hai lần so với gỗ nhỏ. Tuy dài hơn về mặt thời gian nhưng nếu so ra, chi phí đầu tư thấp hơn vì giai đoạn sau chủ yếu là chi phí bảo vệ thay vì phải tái đầu tư giống, công trồng, chăm sóc. Chưa kể, sau 5 năm, ở giai đoạn tỉa thưa, lâm dân cũng sẽ phần nào thu hồi vốn. Rõ ràng trồng rừng gỗ lớn và quản lý rừng bền vững không chỉ mang lại lợi ích tích cực về mặt kinh tế cho lâm dân, đảm bảo cung ứng nguyên liệu hợp pháp cho chế biến gỗ xuất khẩu, mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Bởi, rừng gỗ lớn còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ thiên tai vì khả năng chống xói mòn, chống sạt lở, rửa trôi đất cao hơn nhiều lần so với rừng gỗ nhỏ. Hiệuquảtừtrồngrừnggỗlớn Tô Ngọc Ngời Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor) T ăng trưởng hai con số liên tiếp nhiều năm, đà phát triển của ngành chế biến gỗ xuất khẩu đòi hỏi nhu cầu về nguyên liệu gỗ hợp pháp rất lớn. Hiện Việt Nam đã chủ động được khoảng 80% nguồn nguyên liệu từ rừng trồng trong nước và nhập khẩu. Tuy nhiên, với gỗ rừng trồng trong nước, thực tế, chỉ có một phần được sử dụng làm nguyên liệu cho chế biến nội thất xuất khẩu vì tỷ lệ gỗ lớn, có chất lượng và có chứng chỉ chưa cao. Nhiều cái lợi khi trồng rừng gỗ lớn Dù vẫn có nguồn cung gỗ nhập khẩu từ trên 100 quốc gia nhưng nguồn nguyên liệu này chắc chắn không thể so với gỗ trong nước. Ngoài việc giá cao, nguồn cung này Trồng rừng gỗ lớn tạo nguyên liệu cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu và bảo vệ môi trường, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Ý tưởng trồng mới 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề xuất sẽ tác động lớn đến phong trào trồng và phát triển rừng gỗ lớn trong thời gian tới. Ảnh: Khoa Huy
  • 33. 33 chínhsaùchphaùpluaät Cần nhiều cơ chế Tuy nhiên, để trồng rừng gỗ lớn đáp ứng các mục tiêu cơ bản trên, ngành cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Trong đó, giống cây là quan trọng nhất bởi trồng rừng chu kỳ dài mà cây giống chất lượng không tốt sẽ mang lại hiệu quả cuối chu kỳ không cao, gây lãng phí cả thời gian và công trồng, chăm sóc. Loài cây cho trồng rừng gỗ lớn tại Việt Nam hiện nay được khuyến cáo chủ yếu là keo tai tượng, keo lá tràm, keo lai và bạch đàn, nhưng hiện chưa đủ các mô hình giống tốt để áp dụng vào sản xuất, thiếu giống thương phẩm để trồng rừng và hệ thống giống còn thiếu về chủng loại, phân bổ không đồng đều ở các vùng, đặc biệt là những loài cây trồng trên các dạng lập địa vùng cao... Cây giống trôi nổi trên thị trường chưa được giám sát về chất lượng cũng là vấn nạn đáng ngại. độ cơ giới hóa thấp. Do vậy, rất cần cơ chế, chính sách ưu tiên thuê đất lâu dài, phát triển các vùng trồng rừng tập trung, thâm canh, phát triển lâm nghiệp bền vững. Đồng thời điều chỉnh nhằm tránh tình trạng lạm dụng thu hồi đất lâm nghiệp để thực hiện các dự án phát triển kinh tế, xã hội nhưng bản chất dự án không đem lại lợi ích cho xã hội, cho cộng đồng và làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. “Trồng rừng gỗ lớn và quản lý rừng bền vững không chỉ mang lại lợi ích tích cực về mặt kinh tế, đảm bảo cung ứng nguyên liệu hợp pháp cho chế biến gỗ xuất khẩu, mà còn góp phần bảo vệ môi trường” Do vậy, ngành đang rất cần các mô hình giống tốt kết hợp với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để nhân rộng vào sản xuất. Cần có cơ chế, chính sách gắn kết giữa nghiên cứu và sản xuất, đưa giống mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khảo nghiệm giống thích hợp cho từng vùng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kiểm soát các cơ sở nhân giống, cung cấp giống trên thị trường. Ngoài ra, hiện quỹ đất lâm nghiệp chủ yếu ở vùng cao, điều kiện lập địa khó khăn, đất dốc, độ cao lớn, địa hình chia cắt và phân tán nhỏ lẻ nên công tác quản lý phức tạp, quy hoạch đất đai cũng gặp nhiều khó khăn, mức Thực tế, trồng rừng gỗ lớn có chu kỳ kinh doanh dài, rủi ro cao với thiên tai, sâu bệnh và biến động giá cả. Thêm vào đó, lao động trực tiếp trồng rừng là người dân tại các vùng sâu, vùng xa nên trình độ dân trí thấp, việc tuyên truyền vận động khó khăn, công tác tổ chức sản xuất chưa đồng bộ, chưa có tiếng nói chung để hợp tác liên doanh, liên kết một cách chặt chẽ. Do vậy, cần mở rộng tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, hỗ trợ người dân tham gia nghề rừng, liên doanh liên kết với doanh nghiệp trồng rừng kinh doanh gỗ lớn. Rất mong nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, tạo điều kiện cho người dân cũng như cho công tác khai thác cơ giới. Đồng thời, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi, giám sát tài nguyên rừng, quản lý nguồn gỗ hợp pháp, tạo động lực tăng năng suất, chất lượng của các chủ rừng; nghiên cứu chính sách bảo hiểm cây lâm nghiệp, chính sách về mua bán tín chỉ carbon rừng trồng… Nếu được tạo điều kiện, chắc chắn chiến lược trồng rừng gỗ lớn sẽ là nền tảng vững chãi cho mục tiêu biến Việt Nam trở thành trung tâm nội thất của thế giới.
  • 34. 34 chínhsaùchphaùpluaät C hiều 11/12, hội thảo trực tuyến chủ đề “Thực hành thương mại gỗ có trách nhiệm, giải pháp từ cộng đồng doanh nghiệp (DN) Việt Nam giúp lấp đầy khoảng trống giữa nghị định VNTLAS và hiệp định VPA” đã diễn với sự tham gia của các đại diện đến từ châu Âu, Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam và đại diện các hiệp hội chế biến gỗ trong nước như HAWA, BIFA, DOWA… Những vướng mắc từ sự khác biệt Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA cho biết, Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi Lâm luật, Quản trị rừng, và Thương mại lâm sản (viết tắt là VPA-FLEGT) có hiệu lực từ ngày 1/6/2019. Từ đó đến nay, Chính phủ Việt Nam đã tích cực cụ thể hóa nội dung của hiệp định bằng Nghị định 102/CP về Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam, gọi tắt là VNTLAS; đồng thời triển khai rộng khắp trong các cơ quan nhà nước và cộng đồng DN ngành gỗ, nội thất Việt Nam. Tuy nhiên phía EU lại cho rằng VNTLAS chưa phản ánh đầy đủ nội dung của VPA-FLEGT và đưa ra những yêu cầu khắt khe hơn cho các sản phẩm gỗ xuất xứ từ Việt Nam. Nguyên nhân là do VNTLAS và VPA-FLEGT vẫn còn nhiều khác biệt. “Quan ngại lớn của EU tập trung vào khâu kiểm soát gỗ nhập khẩu và hệ thống phân loại DN từ phía Việt Nam có thể khiến cho gỗ bất hợp pháp lọt vào chuỗi cung ứng”, ông Khanh nhận xét. Đồng qua điểm, ông Rui Ludovino, đại diện phái đoàn EU tại Việt Nam cũng cho biết các quy định liên quan đến phạm vi áp dụng, nguồn gỗ, kiểm soát nhập khẩu, phân loại DN, xác minh xuất khẩu, cấp phép FLEGT, đánh giá độc lập... giữa VPA-FLEGT và VNTLAS có những khác biệt nhất định. Ngoài ra cách xác định nguồn gốc gỗ của VNTLAS cũng chưa phù hợp so với VPA-FLEGT. “Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam suốt thời gian VPA-FLEGT đi vào thực thi nhưng việc luật hóa các nội dung của hiệp định và phổ biến đến cộng đồng DN cần phải có giải pháp điều chỉnh để đảm bảo gỗ và các sản phẩm từ gỗ được lưu thông giữa Việt Nam và EU là gỗ hợp pháp, đảm bảo tính bền vững”, ông Rui Ludovino nhận xét. Hóa giải những vướng mắc bằng công nghệ Tham gia hội thảo, đại diện Uỷ ban Châu Âu, bà Dorte Pardo Lopez, Tổng vụ môi trường, cho biết phụ lục VPA có quy định đơn vị khai thác phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và tính hợp pháp của tất cả các nguồn gỗ, kể cả gỗ trong nước nhưng nhà nhập khẩu phải tra xét kỹ lưỡng nguồn gốc trước khi mua. Nghĩa là, đơn vị nhập khẩu, DN sử dụng nguyên liệu phải thu thập thông tin đánh giá rủi ro về tính hợp pháp của gỗ HAWA DDS: Kếtnối VNTLAS vàVPA Bình Nguyên Đơn vị khai thác phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin và tính hợp pháp của tất cả các nguồn gỗ, kể cả gỗ trong nước nhưng nhà nhập khẩu phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Không nhận thức rõ trách nhiệm này, hoạt động xuất khẩu nội thất từ Việt Nam sang châu Âu có thể gặp nhiều rào cản trong thời gian tới.