SlideShare a Scribd company logo
1 of 58
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
NGUYỄN THỊ NHÀNG
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Hà Nội - 2019
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
NGUYỄN THỊ NHÀNG
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG)
LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60220315
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Đảng bộ huyện huyện Gia Lộc
(tỉnh Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến
năm 2015”là công trình nghiên cứu của tôi. Trong công trình nghiên cứu này,
tôi có tham khảo nội dung của nhiều công trình nghiên cứu khác và đã có chú
thích theo quy định.
Công trình này chưa từng được công bố trên bất cứ phương tiện nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung
nghiên cứu của đề tài này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2019
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Nhàng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc
thu thập và nghiên cứu tài liệu, song tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện từ phía cơ quan Sở nông nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Hải Dương; Phòng nông nghiệp huyện Gia Lộc và các
thầy cô giáo Khoa Lịch sử- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
(Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt là người hướng dẫn khoa học - PGS.TS.
Nguyễn Đình Lê. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất về sự quan
tâm, giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với vốn kiến thức còn hạn chế,
luận văn chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự
đóng góp của quý Thầy cô giáo, các cơ quan và bạn đọc để luận văn của tôi
được hoàn thiện hơn và có cơ sở để phát triển hướng nghiên cứu tiếp theo.
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2019
HỌC VIÊN
Nguyễn Thị Nhàng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu............................... 8
6. Đóng góp của luận văn................................................................................10
7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................10
Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN
GIA LỘC (TỈNH HẢI DƢƠNG) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾTỪ NĂM
2005 ĐẾN NĂM 2010....................................................................................11
1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ
huyện Gia Lộc.................................................................................................11
1.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ
huyện Gia Lộc .................................................................................................11
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Gia Lộc (2005-2010).........................32
1.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc (2005-2010)...................39
1.2.1. Về nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp .................................39
1.2.2. Về trồng trọt ..........................................................................................41
1.2.3. Về chăn nuôi..........................................................................................44
Tiểu kết Chương 1...........................................................................................46
Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC (TỈNH HẢI
DƢƠNG) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2010 ĐẾN
NĂM 2015.........................................................................................................................48
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ huyện huyện Gia Lộc (2010-
2015)................................................................................................................48
2.1.1. Bối cảnh và yêu cầu mới đặt ra ............................................................48
2.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ huyện.....................................................54
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc phát triển kinh tế nông nghiệp
(2010-2015).....................................................................................................60
2.2.1. Về nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp .................................60
2.2.2. Về trồng trọt ..........................................................................................60
2.2.3. Về chăn nuôi..........................................................................................64
Tiểu kết Chương 2...........................................................................................67
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM............................................68
3.1. Nhận xét ...................................................................................................68
3.1.1. Về ưu điểm.............................................................................................68
3.1.2. Về hạn chế.............................................................................................73
3.1.3. So sánh đặc điểm phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Gia Lộc với
những huyện khác trong tỉnh Hải Dương. ......................................................74
3.2. Một số kinh nghiệm .................................................................................76
3.1.1. Một số kinh nghiệm về nhận thức. ........................................................76
3.1.2. Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo thực tiễn .........................................77
Tiểu kết Chương 3...........................................................................................79
KẾT LUẬN....................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82
PHỤ LỤC.......................................................................................................98
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1- BCH: Ban Chấp hành
2- CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
3- HTXDVNN: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
4- GTSX: Giá trị sản xuất
5 - KT - XH : Kinh tế - Xã hội.
6- XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng nông nghiệp......44
qua các năm 2005 - 2010. ...............................................................................44
Bảng 1.2 Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm....................................45
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa qua các năm 2011 - 2015........62
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô qua các năm 2011 - 2015......62
Bảng 2.3. Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2011 - 2015 ..............65
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế nông nghiệp là một trong những bộ phận quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân.Để đảm bảo vững chắc lương thực quốc gia, cung cấp nguồn
nguyên liệu cho công nghiệp và tạo việc làm cho người dân thì tất yếu nước ta
cần phải phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Trong công cuộc đổi mới, Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã chủ trương: "Bố trí
lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện cho được
ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng
xuất khẩu. Các chương trình đó là sự cụ thể hóa nội dung chính của công
nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu"[23, tr. 459,460]. Đại hội VI đã
mở ra một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
(CNXH).
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bổ sung, phát triển từng bước hoàn thiện
đường lối đổi mới, lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu của thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) nhằm xây dựng nền kinh
tế của CNXH. Trong đó, CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn lại là một bộ
phận quan trọng của nước ta, đưa đất nước phát triển không ngừng.
Chính vì vậy, trong tiến trình đổi mới, nông nghiệp luôn luôn là ngành
kinh tế được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, góp phần lớn vào thực
hiện ba chương trình kinh tế do Đại hội VI đề ra và sự ổn định của đất nước.
Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), nông nghiệp Việt Nam có
bước phát triển nhảy vọt. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
khóa VII (06 - 1993) chủ trương tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn. Hội nghị nêu lên ba mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn
đến năm 2000: " Một là, giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực và thực
phẩm cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp, bảo vệ
2
tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Hai là, tăng thu nhập, cải thiện một
bước đời sống vật chất văn hóa của nhân dân, tăng thêm diện giàu, đủ ăn, xóa
đói giảm nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Ba là, xây dựng nông thôn
mới về mọi mặt. Hội nghị xác định những quan điểm chỉ đạo cụ thể như phát
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong
quá trình CNH - HĐH, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách kinh tế nhiều
thành phần trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo định hướng XHCN;
gắn với sản xuất thị trường, mở rộng sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường
tiêu thụ nông sản…"[16, tr. 60,61].
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII) đã nhanh chóng nhận được sự
hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân và góp phần quan trọng vào quá trình thúc
đẩy công cuộc đổi mới và chủ trương trên là một trong những vấn đề then
chốt trong nền kinh tế của nước ta.
Tuy nhiên, nền kinh tế nông nghiệp của nước ta hiện nay vẫn còn nghèo
nàn, lạc hậu, và còn gặp nhiều thách thức to lớn như: sự cạnh tranh quyết liệt
của hàng nông sản, các hàng rào phi thuế quan, sự bất đồng về giá cả không
có nguồn tiêu thụ. Đặc biệt, do không có nguồn tiêu thụ nên nhiều người nông
dân đã phải đổ bỏ đi rất nhiều loại rau, củ, quả…
Tại Hải Dương vào đầu năm 2018 su hào bị rớt giá, người nông dân phải
tự tay phá bỏ cả đồng rau. Trong khi đó, trong thị trường Việt Nam vẫn tồn tại
những loại rau, củ, quả của Trung Quốc kém chất lượng. Tất cả những điều
đó đã tạo khó khăn rất lớn đến nền kinh tế nông nghiệp của nước ta ngày càng
nghiêm trọng hơn…
Trong điều kiện khó khăn đó, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã vận dụng chủ
trương của Trung ương để chỉ đạo sát sao xây dựng kinh tế - xã hội các huyện
thị phát triển, trong đó có Gia Lộc, nơi có khá nhiều thành tích trong công
cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhất là trong lĩnh vực
nông nghiệp.
3
Gia Lộc là một huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh Hải Dương với tổng
diện tích tự nhiên toàn huyện 122,15 km² và dân số 152.989 người (năm
2006). Địa hình huyện Gia Lộc là đồng bằng, đất nông nghiệp chiếm tới 67%
diện tích. Đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp.
Gia Lộc là một trong những huyện có truyền thống hiếu học và là mảnh đất
địa linh nhân kiệt, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Đền Đươi
thờ Nguyên phi Thái hậu Ỷ Lan là một ngôi đền cổ được xây dựng từ thời nhà
Lý vào thế kỷ thứ XI và được mệnh danh là một trong những " danh lam Cổ
Tự", là khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia xếp hạng năm 1991; ngoài ra,
có Đền Quát thờ Yết Kiêu, một gia thần của Trần Hưng Đạo và ông đã có
công lớn trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, có biệt tài thủy chiến.
Huyện Gia Lộc có vị trí giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế, có
đường 17 chạy qua địa phận huyện và đường thủy trên sông Thái Bình, thuận
lợi cho trao đổi buôn bán được dễ dàng. Đặc biệt, nguồn tiêu thụ sản phẩm
được trao đổi buôn bán với huyện, tỉnh khác lân cận được thuận lợi. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc thì ngành nông nghiệp đã sản xuất ra
nhiều loại hàng hóa, đáp ứng yêu cầu thị trường đạt giá trị sản xuất ngày càng
cao. Các công trình xây dựng phục vụ cho sản xuất và dân sinh đã được đưa
vào sử dụng ngày càng nhiều. Gia Lộc không chỉ giàu truyền thống lịch sử,
văn hóa mà đã từng bước phát triển kinh tế, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu
tư trong và ngoài nước. Do vậy, đã động viên được mọi tầng lớp nhân dân
tham gia thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm
và xây dựng nông thôn mới.
Đảng bộ huyện Gia Lộc đã vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng Cộng
sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hải Dương với tinh thần thi đua lao động sản
xuất và sự cố gắng phấn đấu sản xuất trong những năm qua, mà huyện Gia
Lộc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm 2005 - 2015. Tuy
nhiên, những thành tựu đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn
4
có của huyện. Vì vậy, Đảng bộ huyện Gia Lộc cần phải tổng kết, rút ra những
bài học kinh nghiệm để có những chủ trương, lãnh đạo phù hợp với tình hình
mới nhằm để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Gia Lộc được giàu
mạnh, trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Từ những lý luận khoa học và thực tiễn trên, học viên đã chọn đề tài:
"Đảng bộ huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015"làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một trong những ngành kinh tế được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
nhất và hết sức thu hút từ thời xa xưa cho tới nay, đó là kinh tế nông nghiệp. Cho
tới hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp. Tuy
nhiên, mỗi nhà nghiên cứu sẽ có những kết quả khác nhau với nhiều góc độ tiếp
cận khác nhau. Có thể phân chia thành hai nhóm nghiên cứu sau:
Nhóm 1. Các công trình nghiên cứu, bài viết về kinh tế nông nghiệp,
nông nghiệp, có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau đây:
- PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ
đổi mới ( 1986 - 2002), Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003. Tác giả của cuốn sách
khẳng định sau 15 năm đổi mới, nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt
Nam đã đạt nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh, những thành tựu,
nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam cũng đã xuất hiện những vấn
đề nổi cộm, những khó khăn và những thách thức mới như vấn đề ruộng đất ở
nông thôn, vấn đề lao động, việc làm của nông dân, vấn đề thu nhập và đời
sống của nông dân, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị gia
tăng, vấn đề phương thức sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản hàng hóa
cho nông dân…. Những vấn đề đó cần được nghiên cứu và đưa ra giải pháp
phù hợp với tình hình hiện tại.
5
- Nguyễn Kế Tuấn, CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam con
đường và bước đi, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006. Theo tác giả thì
sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có sự chuyển biến vượt bậc,
đời sống xã hội ở nông thôn đã có những chuyển biến quan trọng trên con
đường hình thành và phát triển. Để tiếp tục quá trình đổi mới, bước đi của
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam phải từng bước giải quyết
những hệ lụy, nảy sinh trong quá trình CNH - HĐH như chất lượng, hiệu quả
tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế….
- PGS. TS Trương Thị Tiến, Đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp ở Việt
Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách bàn về quá trình đổi
mới cơ chế quản lý nông nghiệp, chuyển đổi mô hình quản lý HTX sang quản
lý hộ và HTX.
Nhóm 2. Các công trình nghiên cứu, bài viết về sự lãnh đạo của Đảng,
Đảng bộ các địa phương về kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp có thể kể đến:
- Lịch sử Đảng bộ huyện Gia Lộc (1930 - 2000).
- Vũ Thị Lương, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương lãnh đạo
kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010. Luận văn Thạc sĩ, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2014. Luận văn
tập trung nghiên cứu về sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Cẩm
Giàng. Qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá cả ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên
nhân đúc rút kinh nghiệm trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở những
giai đoạn tiếp theo.
- Hoàng Thị Ánh Nga, Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2005. Luận
văn Thạc sĩ, Đại học Quốc Gia. Hà Nội, 2006. Luận văn tập trung nghiên cứu
sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH nông
nghiệp, nông thôn nói chung; vấn đề phát triển nền kinh tế nông nghiệp chưa
được đề cập.
6
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Nguyễn Văn Vinh (2010), Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm
2005, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Những công trình trên đã nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và đều
khẳng định được những vai trò to lớn của kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong
nền kinh tế quốc dân. Và từ các nghiên cứu trên đã phản ánh được đường lối,
chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, sự lãnh đạo của Đảng
bộ địa phương, trong đó có Đảng bộ Hải Dương. Các công trình cũng đã nêu
lên những thành tựu, hạn chế của Đảng trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về Đảng bộ
huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ
2005 đến năm 2015. Vì vậy, với đề tài: Đảng bộ huyện Gia Lộc, tỉnh Hải
Dương lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015,
nhằm vẽ lên bức tranh hoàn mỹ hơn về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp
huyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ
đó, rút ra những bài học kinh nghiệp lịch sử nhằm phát huy những thành tựu và
khắc phục những hạn chế cho hiện tại và tương lai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc về phát
triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015; từ đó rút ra những kinh
nghiệm lịch sử góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia
Lộc, nhằm vận dụng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong hiện tại
và tương lai.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn cần phải giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Tập hợp và hệ thống lại các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
7
- Làm rõ những nhân tố, điều kiện tác động, chi phối sự lãnh đạo Đảng
bộ huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) trên lĩnh vực phát triển kinh tế nông
nghiệp từ 2005 - 2015.
- Làm rõ vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển của đất nước nói
chung và huyện Gia Lộc nói riêng.
- Trình bày một cách khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về chính
sách kinh tế nông nghiệp ở ba cấp độ: Đảng và Nhà nước; UBND tỉnh Hải
Dương và Đảng bộ huyện Gia Lộc về phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Làm rõ những chủ trương, chính sách và quá trình lãnh đạo phát triển
kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Gia Lộc từ năm 2005 - 2015.
- Đúc rút những kinh nghiệm lịch sử của Đảng bộ huyện Gia Lộc lãnh
đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015, có thể vận
dụng trong giai đoạn hiện tại và tương lai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc về phát triển kinh tế
nông nghiệp và hiệu quả của sự lãnh đạo đó từ năm 2005 - 2015.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Gia Lộc trong phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015.
Luận văn đã lấy mốc thời gian khởi đầu là 2005 vì đây là một trong
những năm khởi đầu cho tiến hành Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ
XXIII (2005 - 2010), với đề án số 01/ĐA- HU về "Quy hoạch vùng sản xuất
chuyên canh rau quả cho giá trị kinh tế cao". Ngoài ra, trong những năm đó
Đảng bộ huyện Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp bằng cách đổi
mới phát triển chăn nuôi một cách toàn diện. Và năm 2015 cũng là năm cuối
của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ XXIV (2010 - 2015)
của Đảng bộ huyện Gia Lộc, với đề án số 01/ ĐA - HU về "Mở rộng và nâng
8
cao hiệu quả vùng chuyên canh rau quả tập trung, vùng lúa chất lượng giai đoạn
2011- 2015".
- Nội dung:
+ Nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp, ngư
nghiệp, chăn nuôi…..
+ Nông nghiệp được hiểu theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật
chất mà con người dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng vật nuôi tạo ra sản
phẩm như lương thực, thực phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Luận văn tiếp
cận theo nghĩa hẹp và chỉ tập trung vào hai lĩnh vực là trồng trọt, chăn nuôi.
+ Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia
Lộc về phát triển kinh tế nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi.
Ngoài ra, để thấy được rõ hơn về quá trình phát triển nông nghiệp của huyện Gia
Lộc từ năm 2005 đến 2015, đề tài có đề cập ở một mức độ nhất định đến thời
gian trước năm 2005 trong phạm vi huyện Tứ Lộc.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp;
chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy Hải Dương, UBND tỉnh Hải Dương về phát
triển kinh tế nông nghiệp.
5.2. Nguồn tài liệu
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin và Hồ chí Minh về
xây dựng kinh tế nông nghiệp.
- Các văn kiện, nghị quyết,chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát
triển kinh tế nông nghiệp từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) đến
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) và các Hội nghị trung ương khóa
X,XI và các Nghị quyết Đại hội X, XI.
- Các tạp chí có liên quan có cơ sở nghiên cứu khoa học.
9
- Nguồn tư liệu chính của luận văn là các Nghị quyết Đại hội, Hội nghị
của tỉnh Hải Dương, huyện ủy Gia Lộc, các báo cáo tổng kết hàng năm của
UBND huyện Gia Lộc, Phòng Nông nghiệp huyện, Niên giám thống kê các
năm của huyện Gia Lộc từ năm 2005 đến năm 2015; các đề án huyện ủy Gia
Lộc về phát triển kinh tế nông nghiệp; các chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Hải
Dương về phát triển kinh tế nông nghiệp. Số liệu điều tra, khảo sát thực tế ở
một số địa phương trong huyện Gia Lộc.
5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu dựa trên các cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và
kinh tế nông nghiệp. Đề tài áp dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp
logic và kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như: điền dã; phân tích;
tổng hợp; diễn giải; so sánh; thống kê….., để làm rõ quá trình Đảng bộ huyện
Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến 2015.
Phương pháp lịch sử: được sử dụng để mô tả quá trình lãnh đạo của
Đảng bộ huyện Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ 2005 đến
năm 2015.
Phương pháp logic: được sử dụng để phân tích, đánh giá nêu ra những
kinh nghiệm cần thiết của Đảng bộ huyện Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế
nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015.
Phương pháp điền dã: để thâm nhập thực tế ở một số địa phương trên địa
bàn, nhằm khảo sát, sưu tầm, đối chiếu, tổng hợp tư liệu quá trình Đảng bộ
huyện Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến
2015; nhằm giúp cho việc phân tích được chính xác hơn.
Phương pháp so sánh: để so sánh với các xã khác trong vùng nhằm đánh
giá được các kết quả thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp khi có Đảng bộ
huyện lãnh đạo.
Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê các số liệu và hiệu quả
thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến 2015.
10
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Giá trị về mặt lý luận
- Hệ thống hóa những chủ trương, chính sách về nông nghiệp của Đảng;
Đảng bộ tỉnh Hải Dương và áp dụng vào địa phương một cách phù hợp với
tình hình thực tế.
- Luận văn đã nêu lên những ưu điểm và hạn chế của huyện Gia Lộc, tỉnh
Hải Dương trong chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến 2015.
6.2. Giá trị về mặt thực tiễn
Luận văn là nguồn tài liệu để các cấp địa phương có thể tham khảo, qua
đó phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong quá trình thực hiện lãnh đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn có thể góp phần vào việc tuyên truyền phổ biến để nhân dân
thấy được đường lối đúng đắn của Đảng bộ huyện Gia Lộc trong lĩnh vực
phát triển kinh tế nông nghiệp.
Từ những kinh nghiệm thực tiễn mà Đảng bộ huyện Gia Lộc, chỉ đạo
phát triển kinh tế nông nghiệp đạt được những thành tựu sẽ để lại những kinh
nghiệm quý báu cho quá trình phát triển nền nông nghiệp địa phương ở những
giai đoạn tiếp theo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục,
luận văn được bố cục làm 3 chương:
Chương 1:Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc
(tỉnhHải Dƣơng) về phát triển kinh tế nông nghiệptừ năm 2005 đến năm
2010
Chương 2: Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc (tỉnhHải Dƣơng) về
phát triển kinh tế nông nghiệptừ năm 2010 đến năm 2015
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm
11
Chương 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC
(TỈNH HẢI DƢƠNG) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Những yếu tố tác động và chủ trƣơng phát triển kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ huyện Gia Lộc.
1.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ huyện Gia Lộc
*Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Gia Lộc.
- Điều kiện tự nhiên.
+ Vị trí địa lý: Huyện Gia Lộc nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hải
Dương.. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Hải Dương 10km; phía Bắc giáp
thành phố Hải Dương, phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ, phía Nam giáp huyện
Ninh Giang, Thanh Miện, phía Tây giáp huyện Bình Giang, Thanh Miện.
Chiều dài của huyện là 15km, chiều ngang ở phía Bắc rộng 10km. Diện tích
tự nhiên toàn huyện là 122,15km2, dân số tính đến tháng 4 năm 2006 có
152.989 người.
+ Địa hình và đất đai:Địa hình đồng bằng, đất nông nghiệp chiếm67%
diện tích.
Đất đai Gia Lộc có gốc tíchsa bồi, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi
tụ tạo nên. Cốt đất cao, đất đai chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất cát pha rất thuận lợi
cho việc cấy lúa, gieo trồng rau màu và chăn nuôi. Do đất đai, khí hậu thuận
lợi nên tổ tiên của người dân Gia Lộc về đây khai phá biến vùng đất hoang sơ
thành ruộng đồng xây dựng nên xóm làng.
+ Khí hậu:GiaLộc nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, khí hậu
mang tính chất nhiệt đới, gió mùa, có 2 mùa tương đối rõ rệt: mùa nóng và
mùa lạnh: mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ
tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C; lượng mưa
12
trung bình năm từ 1.400-1.600mm. Trước đây, do điều kiện thuỷ lợi chưa
phát triển, phần lớn diện tích đất chỉ cấy lúa được một vụ, những năm thời tiết
mưa thuận gió hoà, có một số nơi cấy được hai vụ, nhưng rất vất vả phải tát
nước 2-3 bậc.
Mùa xuân nhiều mưa, mùa hè nhiều nắng, mùa thu lộng gió đông nam,
mùa đông rét nhiều, mức thủy triều cũng như các huyện, mỗi tháng 2 kỳ.
+ Sông ngòi:Gia Lộc có nhiều sông chảy qua. Phía Bắc huyện có sông
Kẻ Sặt là đường phân định địa giới tự nhiên giữa Gia Lộc và thành phố Hải
Dương… phía Tây và Tây Nam có sông Đĩnh Đào bắt nguồn từ cống Bá
Thuỷ chạy từ Tây Bắc xuống Tây Nam và Nam rồi đổ ra sông Thaí Bình dài
37km, đoạn chảy qua Gia Lộc dài khoảng 27km. Sông Đồng Tràng bắt nguồn
từ sông Cống Câu chảy ra Cống Cầu Xe (Tứ Kỳ).
Các con sông nói trên, tàu thuyền hàng trăm tấn có thể đi lại dễ dàng.
Bên cạnh những con sông lớn, Gia Lộc còn có nhiều sông ngòi, mương lạch
nhỏ thuận tiện cho việc tưới, tiêu, canh tác và sinh hoạt của nhân dân.
Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên của các dòng sông, trước đây về mùa
mưa lũ, thường có lụt lội làm thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu, ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống của nhân dân.
Trong huyện không có núi, có dòng sông từ Kênh Lỗ huyện Cẩm Giàng
chảy qua Tỉnh lỵ đến xã Cao Dương dài 24 dặm. Trong đó:
+ Đoạn sông từ Tỉnh lỵ đến Kênh Lỗ dài 15 dặm, rộng trên dưới 17
trượng, triều lên sâu 1 trượng 5 thước, triều xuống sâu 1 trượng.
+ Đoạn từ Tỉnh lỵ đến xã Cao Dương dài 9 dặm, rộng trên dưới 9
trượng, triều lên sâu 1 trượng, triều xuống sâu 5 thước.
Có dòng sông từ Bá Thuỷ qua xã An Thư đến xã Đồng Tái dài 28 dặm.
Trong đó:
+ Đoạn từ Bá Thuỷ về đến xã An Thư dài 25 dặm, rộng trên dưới 13
trượng, triều lên sâu 1 trượng 5 thước, triều xuống sâu 1 trượng.
13
+ Đoạn từ xã An Thư đến xã Đồng Tái dài 3 dặm rộng trên dưới 16
trượng, triều lên sâu 1 trượng 8 thước, triều xuống sâu 1 trượng 3 thước.
c- Điều kiện kinh tế, xã hội.
+ Quá trình hình thành:Trong tiến trình lịch sử, Gia Lộc là huyện có
nhiều lần thay đổi địa danh và địa giới. Quốc sử ghi rằng, Gia Lộc từ thời Lý
Trần có tên là huyện Trường Tân, thuộc lộ Hồng. Theo Đại Nam nhất thống
chí, đến thời Quang Thuận năm thứ 10 (1469), khi định lại bản đồ, đổi
Trường Tân thành Gia Phúc, thuộc phủ Hạ Hồng, nhưng cũng cần lưu ý rằng,
đời Lê Nhân Tông, niên hiệu Diên Ninh (1454-1459) đã có sự thay đổi địa
danh, nên một số di vật đương thời đã ghi tên huyện Gia Phúc. Đến thời
vua Quang Trung (1788-1792) vì tránh húy của cha ông (là Hồ Phi Phúc) mà
đổi thành Gia Lộc, địa danh này tồn tại cho đến nay.
"Năm 1800 toàn huyện có 9 tổng, 85 xã.Năm 1900 toàn huyện có 9 tổng,
78 xã, theo tài liệu kiểm kê dân số năm đó có 55.850 khẩu.Năm 1979, hợp
nhất với huyện Tứ Kỳ, thành huyện Tứ Lộc thuộc tỉnh Hải Hưng.Ngày 28
tháng 6 năm 1994, chuyển xã Nghĩa Hưng thành thị trấn Gia Lộc.
Từ ngày 27 tháng 1 năm 1996, hai huyện lại được tách ra và huyện Gia
Lộc được tái lập với chiều dài của huyện là 15km, chiều ngang ở phía Bắc
rộng 10km. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 122,15km2
, dân số tính đến
tháng 4 năm 2006 có 152.989 người.Ngày 19 tháng 3 năm 2006, các xã Tân
Hưng, Thạch Khôi được sáp nhập vào thành phố Hải Dương.Năm 2018, các
xã Liên Hồng và Gia Xuyên sẽ được sáp nhập vào thành phố Hải Dương" [32,
tr 6].
+ Đơn vị hành chính:Huyện có 1 thị trấn Gia Lộc và gồm 22 xã: Đoàn
Thượng, Đồng Quang, Đức Xương, Gia Hòa, Gia Khánh, Gia Lương, Gia
Tân, Gia Xuyên, Hoàng Diệu, Hồng Hưng, Lê Lợi, Liên Hồng, Nhật Tân,
Phạm Trấn, Phương Hưng, Quang Minh, Tân Tiến, Thống Kênh, Thống Nhất,
Toàn Thắng, Trùng Khánh, Yết Kiêu.
14
+ Hệ thống giao thông:"Gia Lộc có nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ
chạy qua. Đường 17A chạy từ Lục Ngạn (Bắc Giang) qua huyện Chí Linh,
Nam Sách, thành phố Hải Dương, huyện Gia Lộc về tới thị trấn Ninh Giang.
Đoạn qua huyện Gia Lộc dài khoảng 14km (chạy qua các xã Thạch Khôi, Gia
Xuyên, Gia Tân, Thị trấn Gia Lộc, xã Hoàng Diêu, Hồng Hưng). Đường 38
(trong kháng chiến chống Pháp là đường 192) được bắt đầu từ ngã 3 thị trấn
Gia Lộc đi qua thị trấn Thanh Miện sang tỉnh Hưng Yên, tỉnh Thái Bình.
Đoạn qua Gia Lộc dài 11km (chạy qua thị trấn Gia Lộc, các xã Phương Hưng,
Toàn Thắng, Đoàn Thượng, Đồng Quang, Đức Xương, Quang Minh). Đường
20 đi từ Kẻ Sặt huyện Bình Giang, qua Thanh Miện tới Ninh Giang, đoạn qua
3 xã Nhật Tân, Quang Minh, Đức Xương dài 8km. Đường 62 m nối quốc lộ
5A đến ngã ba Gia Lộc.Ngoài ba con đường chính nói trên, Gia Lộc còn một
số con đường khác như 39C, 39D, 191D" [32 tr 8].
Giao thông ở Gia Lộc là các tuyến đường liên xã được bê tông hoá và rải
nhựa. Rất thuận lợi cho việc giao thương và di chuyển.Có nhiều tuyến đường
quan trọng chạy qua như đường 5B mới nối Hải Phòng và Hà Nội (là đường
cao tốc chỉ dành cho xe Ô to).Đường Quốc lộ 38B nối Hải Dương với Ninh
Bình đi qua các xã Quang Minh, Đồng Quang, Đoàn Thượng, Toàn Thắng và
thị trấn Gia Lộc.Đường Quốc lộ 37 chạy từ cảng Diêm Điền (Thái Thụy, Thái
Bình) nối huyện Gia Lộc với khu đô thị phí tây Thành phố Hải Dương và nối
liền hai đường 5A (cũ) và 5B (mới) Hà Nội - Hải Phòng [32].
+ Nguồn lao động:Tính đến năm 2006 huyện Gia Lộc có 152.989 người.
Cung cấp nguồn lao động dồi dào nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông
nghiệp. Hơn nữa người dân Gia Lộc còn là những con người có đức tính cần
cù, chịu khó, sáng tạo trong sản xuất. Do vậy, không những phát triển về số
lượng mà còn đạt về chất lượng lao động [32].
+Bưu chính viễn thông: ngày càng được phát triển hiện đại, dịch vụ
chuyển phát nhanh đưa đến tận nơi người nhận và nhanh.
15
+ Điện năng: hệ thống mạng lưới điện huyện Gia Lộc tính đến nay đã
được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của
người dân.
+ Truyền thống lịch sử văn hóa: Cộng đồng người Gia Lộc, chủ yếu là
người Kinh. Trước năm 1945, Phật giáo, Thiên chúa giáo là những tôn giáo
chính thâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Phật giáo
thâm nhập vào Gia Lộc từ rất sớm, cách đây hàng nghìn năm, sau đó là Thiên
chúa giáo. Phần lớn nhân dân có tục thờ cúng tổ tiên và theo đạo Phật. Số
người theo Đạo Thiên chúa không nhiều, sống tập trung ở ba xứ là Ba Đông
(Đồng Quang), Phú Tảo (Thạch Khôi), Côi Hạ (Phạm Trấn) và các họ lẻ ở
Trần Nội, Trại Phú Thọ (Thạch Khôi), Hưng Long (Trùng Khánh), Thuỵ
Lương (Hoàng Diệu), Ty (Thống Nhất).
Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân Gia
Lộc luôn luôn đoàn kết, gắn bó bên nhau chống giặc ngoại xâm, chinh phục
thiên nhiên, vượt qua mọi khó khăn thử thách xây dựng quê hương.
Đời sống văn hoá tinh thần của người dân Gia Lộc khá phong phú. Các
gia đình sống đầm ấm trong cộng đồng làng xã.
Gia Lộc là nơi có nhiều đình, chùa, đến, miếu, nhà thờ có cảnh quan đẹp,
nhiều công trình kiến trúc độc đáo, to đẹp là nơi để nhân dân thờ cúng, đình
đám, hội hè. Cho đến nay, Gia Lộc đã có 22 công trình được Bộ Văn hoá -
Thông tin và UBND Tỉnh xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá và lịch sử cách
mạng là: Đến Quát (Yết Kiêu), khu di tích Nguyễn Chế Nghĩa, đình Phương
Điếm (thị trấn Gia Lộc), đình Đồng Bào, đền Vàng (Gia Xuyên), đình An
Tân, đình Lãng Xuyên, đình Phúc Tân (Gia Tân), chùa Dâu (Nhật Tân), đình
Liễu Tràng (Tân Hưng), đình Đồng Tái, đình Đồng Đội (Thống Kênh), đình
Quán Đào (Tân Tiến), đình Vo, Đền Đươi (Thống Nhất), đình Trình Xá (Gia
Lương), miếu Thượng Cốc, đình Cao Dương (Gia Khánh), chùa Hậu Bổng ,
đình Hậu Bổng (Quang Minh), đình Bùi Hạ (Lê Lợi), miếu Lai Cầu (Hoàng
16
Diệu), đình Phú Thọ (Thạch Khôi)… Đây là niềm vinh dự và tự hào của
người dân Gia Lộc [32, tr 10].
Các di tích lịch sử văn hoá của huyện, mặc dù đã trải qua hàng trăm
năm, bị thiên tai, giặc giã tàn phá, bị tiêu thổ trong kháng chiến chống Pháp,
hoặc do những nhận thức chưa đầy đủ trong việc giữ gìn, tôn tạo đã làm mất
đi nhiều di tích quý hiếm, nhưng những dấu ấn tốt đẹp vẫn được đọng lại, lưu
truyền trong ký ức của người dân nơi đây.
Đời sống văn hoá tinh thần của người dân Gia Lộc rất phong phú, đa
dạng như: Bơi chải (Yết Kiêu), múa rối nước (Lê Lợi), vật, đánh pháo đất
(Đức Xương), đánh thó (Phương Hưng, Thị trấn Gia Lộc), hát tuồng (Gia
Lương), hát đúm, hát ả đào, ca trù, hát chèo, các ca khúc cách mạng, nhiều
câu lạc bộ thơ của người cao tuổi… Các địa phương hàng năm đều tổ chức lễ
hội thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. ươc, sáng tạo, hiếu học,
Gia Lộc còn có truyền thống chống giặc ngoại xâm, có nhiều danh tướng tài
giỏi, tiêu biểu như danh tướng Yết Kiêu, Nguyễn Chế Nghĩa đã có công giúp
nhà Trần đánh thắng quân Nguyên Mông, Đỗ Quang trong những ngày đầu
chống thực dân Pháp…góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước đánh
thắng kẻ thù xâm lược.
Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, phong trào yêu nước của những
người cộng sản đã lan tới Gia Lộc, nhiều đồng chí xuất thân từ quê hương Gia
Lộc đã tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm như đồng chí Nguyễn Hới,
đồng chí Lê Thanh Nghị. Năm 1929, đồng chí Nguyễn Hới đã về tuyên
truyền, vận động và thành lập chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
đầu tiên ở Thượng Cốc (Gia Khánh). Đồng chí Nguyễn Hới và đồng chí Lê
Thanh Nghị đều trở thành những cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, các
đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của
Đảng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng quê hương, đất
nước. Đầu những năm 40, phong trào cách mạng phát triển khá mạnh, nhiều
17
thanh niên có trình độ văn hoá đã tiếp thu, giác ngộ đi theo Việt Minh, theo
Đảng vận động quần chúng đấu tranh giành chính quyền vào Tháng Tám năm
1945. Tháng 12- 1945 chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập, tiếp đó
đến tháng 6- 1946 phát triển thành Đảng bộ, đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục
tham gia xây dựng củng cố chính quyền và sự nghiệp đấu tranh giải phóng
quê hương, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội [32, tr11].
Trong sự nghiệp cách mạng to lớn của dân tộc, Đảng bộ và nhân dân Gia
Lộc đã có những đóng góp xứng đáng công sức và xương máu của mình.
Toàn huyện có 3.695 liệt sĩ (trong đó chống Pháp có 1.113, chống Mỹ có
2.285, bảo vệ Tổ quốc có 297 người); 1.841 thương binh (trong đó chống
Pháp có 397 người, chống Mỹ có 1.246 người, bảo vệ Tổ quốc có 198 người).
Toàn huyện đã được Nhà nước phong tặng, truy tặng 143 bà mẹ Việt Nam
anh hùng, tiêu biểu như mẹ Việt Nam anh hùng Trịnh Thị Nhài (Thạch Khôi)
có 3 con và 1 cháu nội là liệt sĩ, 4 bà mẹ có 3 con là liệt sĩ, 1 bà mẹ có chồng
và 2 con là liệt sĩ và có 10 bà mẹ có 2 con đều là liệt sĩ. Gia Lộc có 4 anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân (liệt sĩ Đặng Bá Hát xã Thống Kênh, đồng
chí Phạm Văn Cờ xã Thống Nhất, liệt sĩ Phạm Thanh Bình xã Trùng Khánh,
liệt sĩ Lê Gia Đỉnh xã Hoàng Diệu) và 3 anh hùng lao động (đồng chí Phạm
Văn Tươi, Đặng Quang Thuần, Vũ Văn Đính). Xã Toàn Thắng, xã Nhật Tân,
xã Tân Tiến, thị trấn Gia Lộc được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân. Xã Thạch Khôi được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời
kỳ đổi mới. Nhân dân và Đảng bộ huyện Gia Lộc được Nhà nước phong tặng
danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Đó là
niềm vinh dự và tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong huyện
[32, tr 11].
Những đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân Gia Lộc đã được Đảng
và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như huân chương, huy
18
chương trên nhiều lĩnh vực. Gia Lộc đã vinh dự được đón đồng chí Tổng bí
thư Lê Duẩn, Đỗ Mười, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Chủ tịch nước Lê
Đức Anh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tướng
Nguyễn Chí Thanh, phó thủ tướng - Phó chủ tịch HĐNN Lê Thanh Nghị, phó
chủ tịch HĐBT Tố Hữu, Phạm Hùng, thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế
Duyệt, uỷ viên Bộ chính trị Vũ Oanh, uỷ viên Bộ chính trị - Bộ trưởng Bộ
công an Trần Quốc Hoàn, phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, phó thủ tướng
Phạm Gia Khiêm, bộ trưởng Nguyễn Thị Bình… và nhiều đồng chí lãnh đạo
cao cấp khác về thăm.
Hiện nay, Gia Lộc có hàng trăm người có học hàm giáo sư, phó giáo sư,
học vị tiến sĩ, thạc sĩ, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc ưu tú,
nhiều sĩ quan cấp tướng, tá, nhiều người giữ cương vị chủ chốt, cấp cao trong
các cơ quan Đảng và Nhà nước ở các cấp.
Quá trình đấu tranh không ngừng nhằm khắc phục những khó khăn về
điều kiện thiên nhiên và chống sự áp bức, bóc lột của phong kiến, đế quốc đã
nuôi dưỡng người dân Gia Lộc lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu
dũng cảm, ý chí tự lực tự cường, đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao
động, tính năng động trong hoạt động thực tiễn và khát vọng về cuộc sống
độc lập tự do, hạnh phúc trên quê hương.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và thế mạnh về con người, từ khi có
Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, tiềm năng của huyện càng được phát huy, nhân dân
đoàn kết sát cánh bên nhau đấu tranh bảo vệ và xây dựng vững chắc quê
hương, góp phần cùng cả nước bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc và đi lên
chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, nhân dân và Đảng bộ
Gia Lộc đang ra sức phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mọi người sống có kỷ cương, trọng tình,
trọng nghĩa, đoàn kết, thuỷ chung cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thách
thức để đi lên.
19
* Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Gia Lộc trước
năm 2005
Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu tổ chức lãnh đạo có hiệu quả
đường lối đổi mới của Đảng, ngày 27tháng 01năm1996 Chính phủ đã ra nghị
định số 05/NĐ - CP "V/v chia tách huyện Tứ Lộc để tái lập 2 huyện Tứ Kỳ và
Gia Lộc"
Nhưng sau khi tái lập huyện, Đảng bộ và nhân dân Gia Lộc bắt tay vào
việc xây dựng huyện mới. Được sự nhất trí của Ban thường vụ tỉnh ủy Hải
Hưng, BCH Đảng bộ huyện quyết định triệu tập Đại hội Đảng bộ huyện Gia
Lộc lần thứ XXI (05/04/1996) tại nhà văn hóa trung tâm huyện.
Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ XXI có nhiệm vụ quan trọng
tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tứ Lộc lần
thứ V, đã xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển
kinh tế - xã hội của huyện nhiệm kỳ 5 năm (1996 - 2000 ) Tập trung huy động
mọi nguồn lực, tiếp tục đổi mới bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị, phát
triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp
và nông thôn, cải thiện nâng cao một bước chất lượng đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân; thực hiện xã hội công bằng, văn minh. [4,tr.146].
Đại hội đề ra nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể và giải pháp lớn đó là:
Thứ nhất về lương thực - thực phẩm: Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện
CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đại hội đã xác định phát triển nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu. Xây dựng huyện Gia Lộc thành vùng lúa cao
sản, năng suất chất lượng lúa cao.Phấn đấu Thâm canh dành năng suất lúa đạt
12-13 tấn/ ha. Mở rộng diện tích rau màu, phấn đấu giá trị sản xuất bình quân
1 ha canh tác trên 40 triệu đồng/ năm. Tích cực cải tạo vườn tạp thành vường
cây kinh tế, vườn cây dinh dưỡng… Khuyến khích trồng rau, cây cảnh. Tiếp
tục vườn đất trũng cấy lúa 1 vụ bấp bênh sang lập vườn cây, ao cá. Đẩy mạnh
20
chăn nuôi theo hướng công nghiệp "nạc hóa" đàn lợn, giảm đàn trâu, phát
triển đàn bò, phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm, mở rộng nuôi gà công
nghiệp.
Thứ hai về chế biến sản phẩm nông nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu:
Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hàng hóa gắn với chế biến nông
sản ngày càng tiến bộ và hiện đại. Đảm bảo ổn định lương thực, lấy hiệu quả
kinh tế cao là chính. Áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất rau sạch.
Thứ bavềxây dựng kết cấu hạ tầng:Đẩy mạnh phong trào quần chúng,
huy động mọi nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng với tổng vốn trên 140
tỷ đồng. Đẩy mạnh việc nhựa hóa, đá hóa, vật liệu cứng phần đường còn lại.
(Trong đó nhựa hóa, đá hóa 60 -70% đường huyện, 40-50% đường trục xã,
100% đường thôn, xóm bê tông, lát gạch nghiêng). Nâng cao hệ thống đường
điện, từng bước hạ giá điện sát giá nhà nước quy định. Xây dựng trạm bơm,
kiên cố hóa kênh mương nội đồng.Trường học nâng cấp đảm bảo 100% xã có
trường cao tầng. Nâng cấp trạm y tế, trạm xá theo hướng mái bằng kiên cố.[4,
Tr. 150]
Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, sự nỗ lực của tầng lớp nhân dân
trong huyện Gia Lộc, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế 5 năm 1996 -
2000 đã có những bước tiến vượt bậc, hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều đạt được
và đã mở đầu cho sự phát triển trong giai đoạn mới. Nhịp độ tăng tổng giá trị
sản xuất bình quân 5 năm đạt 9,85 %. Trong đó, sản xuất nông nghiệp tăng
bình quân 8,55%.
Về sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất tăng bình quân 8,55% trong đó
giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân 6,25%. Giá trị sản xuất canh
tác bình quân 1 ha canh tác. Năm 1996 đạt 31 triệu/ha; 1997 đạt 35 triệu/ha;
1998 đạt 42,7 triệu/ha; năm 1999 đạt 48,2 triệu/ha; năm 2000 đạt 49 triệu/ha.
Năng suất lúa tăng cao từ 10,4 tấn/ ha năm 1996 lên 12,49 tấn/ha (1999). Sản
lượng thóc năm cao nhất đạt 82,911 tấn (1999), tăng 5,6 % so với mục tiêu
21
Đại hội. Vụ đông tiếp tục được khẳng định là vụ sản xuất chính và được mở
rộng, đến năm 2000 chiếm 69% diện tích đất canh tác. Hệ số sử dụng đất là
2,7 lần. Diện tích cây ăn quảtăng, nhanh nhất là nhãn, vải, tăng từ 4 đến 6 lần
so với năm1995. Toàn huyện chuyển dịch gần 400 ha đất trũng cấy lúa bấp
bênh sang lập vườn cây, ao cá, hiệu quả kinh tế tăng từ 4 đến 8 lần so với
trước khi chuyển dịch. Nhiều hộ sản xuất tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi theo
kiểu trang trại nhỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao là xu hướng tích cực được
khuyến khích phát triển. Chăn nuôi tăng mạnh, xuất hiện mô hình nuôi lợn,
gia cầm theo hướng công nghiệp, bước đầu nuôi lợn hướng nạc, nuôi bò lai
sin ở một số hộ. Tổng đàn lợn tăng từ 60.000 con (1996), đến 73.654 con
(2000). Tổng đàn bò giảm từ 5084 (1996) xuống còn 4.861 con. Tổng đàn gia
cầm có sự tăng cao từ 553 nghìn con (1996) đến 740 nghìn con (2000).
Những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân trong huyện đạt được từ năm
1996 đến 2000 tuy chưa đạt được nhiều chỉ tiêu đặt ra nhưng đã có biến
chuyển tích cực.
Lương thực bình quân đầu người năm cao nhất đạt 508 kg/năm, tăng
15,4%. Năm 1996đạt 527 kg; năm 2000 đạt 566 kg. Do vậy, từ sản lượng
lương thực đến chăn nuôi đều có xu hướng tăng. Người dân huyện Gia Lộc
ngày càng được phổ biến, được tuyên truyền các phương pháp gieo trồng,
phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Chú trọng đưa giống cây, con có
năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đem lại giá trị ngày càng cao hơn.
Đối với quản lý đất đai:Công tác quản lý đất đai đã có sự chuyển biến rõ
rệt. Như toàn huyện đã hoàn thành việc phân định địa giới hành chính các xã,
thị trấn theo quyết định số 34/QĐ - CP của chính phủ.Việc quy hoạch, sử
dụng đất đai từng bước đi vào nền nếp và tập trung vào 2 nhiệm vụ chính là:
Công tác quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính cho đến
năm 1999, huyện cơ bản đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp cho nhân dân.[4, tr. 163]. Hơn nữa, đất đai cũng là một
22
trong những nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội,
là một trong những thành phần chủ yếu của môi trường sống, đồng thời là địa
bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh
quốc phòng. Ngay như trong hội nghị lần thứ bày BCH Trung ương khóa IX
của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định "Đất đai là tài nguyên quốc gia
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to
lớn của đất nước" [18,tr 61].
Đầu năm 1988, Quốc hội đã thông qua Luật đất đai, đã đánh dấu được
một bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhà nước đã giao
quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ xã viên. Nhưng ngay trong điều 5 của
luật đất đai đã nêu nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh
thu tô dưới mọi hình thức nhận được giao mà không sử dụng, sử dụng không
đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích
khác, làm hủy hoại đất đai.
Theo điều 24, người sử dụng đất có nghĩa vụ đưa diện tích đất được giao
vào sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch, không được bỏ hoang, bỏ
hóa; Thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng vụ, bồi bổ, cải tạo đất đai và
kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp.
Điều 28 đất sản xuất của nông dân cá thể quy định như các hộ nông dân
cá thể được Nhà nước giao đất ổn định, lâu dài để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp trên cơ sở đất đai đang sử dụng. Căn cứ vào khả năng đất đai, kế
hoạch sử dụng đất của địa phương và khả năng sử dụng đất của từng loại hộ,
Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành
chính tương đương quy định mức giao đất cho các loại hộ nông dân cá thể ở
địa phương trên cơ sở bình quân đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp theo từng
nhân khẩu ở mỗi địa phương.
Đặc biệt, ngay như Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, ngày 05/04/1988,
Bộ chính trị (khóa VI) đã ra nghị quyết 10 NQ/TW về việc đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp, giao quyền tự chủ sản xuất cho hộ nông dân, cho lưu
23
thông lương thực, giải phóng sức sản xuất, giải quyết thỏa đáng các mối quan
hệ sản xuất và lợi ích của nông dân. Và kinh tế nông nghiệp huyện Gia Lộc
ngày một phát triển hơn. Trong Đại hội VII (1991) đã nêu về cơ chết thị
trường đã được khẳng định và đi vào cuộc sống. Đặc biệt, sau Nghị quyết Hội
nghị Trung ương 5 khóa VII (1993) về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh
tế - xã hội nông thôn và Điều 42 Luật đất đai năm 1993 của Việt Nam quy
định: Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng sản xuất nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí
nghiệm về nông nghiệp. Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao
động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào các
việc như: Làm tăng giá trị sử dụng đất;Thâm canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả
sử dụng đất;Khai hoang, vỡ hoá, lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đất
cồn cát ven biển để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản và làm muối; Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ mầu mỡ của
đất;Sử dụng tiết kiệm đất. Tóm lại, luật đất đai năm 1993 có xu thế ngày càng
được mở rộng hơn và đa dạng hơn.
Chăn nuôi: Phát triển đàn bò theo hướng bò thịt, bò sữa. Nạc hóa đàn
lợn. Phát triển đàn gia cầm, đẩy mạnh nuôi gà công nghiệp. Ngành chăn nuôi
huyện Gia Lộc ngày càng được phát triển. Xây dựng các xí nghiệp công
nghiệp chế biến cho chế biến nông sản của tỉnh, chế biến nông sản xuất khẩu.
Nhìn chung Sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lộc tuy đạt được
những thành tích cao, nhiều năm đứng đầu toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chất lượng mặt hàng nông sản
chưa cao, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Ruộng đất phân tán, manh mún gây
khó khăn cho cơ giới hóa, thủy lợi hóa, sản xuất hàng hóa. Việc đưa các giống
cây, con mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất đại trà còn chậm,
mang tính tự phát. Và chưa có nhiều mô hình tốt, trình độ sản xuất còn lạc
24
hậu, yếu kém. Ruộng đất phân tán, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp chưa
được đáp ứng nên dẫn tới tình trạng phát triển chậm.
* Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng và Đảng bộ tỉnh
Hải Dương
Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng:
Kinh tế nông nghiệp luôn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân và trong đời sống KT - XH. Từ Đại hội VI - Đại hội của đổi mới, Đảng
đã đề ra những quan điểm, chủ trương quan trọng về đổi mới, trước hết là đổi
mới kinh tế; thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, nhấn mạnh vai trò hàng
đầu của nông nghiệp trong việc đáp ứng những yêu cầu cấp bách về lương
thực, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Phấn
đấu đưa nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá xã hội chủ
nghĩa. Đại hội chỉ rõ: “Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên,
trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải thật sự tập trung sức
người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về
lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”[14, tr. 20]. Đại
hội còn khẳng định, trong toàn bộ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không
được tách rời nông nghiệp với công nghiệp, không thể chỉ coi trọng nông
nghiệp hoặc công nghiệp. Nhưng ở mỗi giai đoạn, trong từng chặng đường, vị
trí của nông nghiệp và công nghiệp có khác nhau. Trong chặng đường hiện
nay phải tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa...
“Yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu sản xuất hàng
tiêu dùng, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp”[17,
Tr. 48] Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp và coi
đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp CNH - HĐH
nhằm đổi mới toàn diện, cũng như phát triển đất nước.
Trên cơ sở ngày càng nhận thức đúng đắn hơn vị trí, vai trò của nông
nghiệp, nông thôn và nông dân đối với sự nghiệp cách mạng, Đại hội VII của
25
Đảng đã tiếp tục bổ sung, khẳng định và làm rõ tầm quan trọng của vấn đề
này. Đại hội chỉ rõ: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp
chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội”[15, Tr.
63]. Có thể thấy, nét nổi bật của Đại hội VII là nhấn mạnh vị trí, vai trò của
nông nghiệp và kinh tế nông thôn; coi phát triển kinh tế nông thôn và xây
dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp
công nghiệp hoá đất nước, có ý nghĩa quyết định đối với ổn định tình hình
kinh tế - xã hội của đất nước.
Hội nghị Trung ương 5, khoá VII (tháng 6 - 1993) đã ra Nghị quyết về
“Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”, trong đó đã đánh
giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta qua những năm đổi mới; xác
định mục tiêu, quan điểm tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông
thôn; đề ra những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn giàu mạnh, văn minh theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII), lần đầu
tiên Đảng ta đã đưa ra khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
và kinh tế nông thôn, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng
đầu. Tuy nhiên, quan niệm thế nào là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn vẫn chưa được xác định rõ tại hội nghị này.
Hội nghị Trung ương 7, khóa VII, một lần nữa nhấn mạnh: phải quan
tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Điều đó vừa khẳng định nhiệm vụ cấp bách công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, vừa chỉ ra Đảng và các cơ quan Nhà nước
phải không ngừng tăng cường chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm
bảo về lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của
xã hội và xuất khẩu; cung cấp ngày càng lớn về nguyên liệu cho phát triển
công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân.
26
Trên cơ sở đánh giá kết quả 10 năm đổi mới, với những tiền đề đã đựơc
tạo ra, Đại hội VIII của Đảng tiếp tục phát triển nội dung công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm từng bước nâng cao đời sống nông
dân. Theo đó, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn và xây dựng nông thôn mới, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên
sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trong trước mắt và về lâu dài.
Gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với thực hiện dân
chủ hoá, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời
sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là:“Phát triển toàn diện
nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu
hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về
chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực trong xã hội đáp ứng được yêu cầu
của công nghiệp chế biến và của thị trường trong, ngoài nước.Thực hiện thuỷ
lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá. Phát triển công nghiệp chế
biến nông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên
liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị.Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại”[29, Tr. 87].
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Quốc hội và chính phủ đã
ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nông
nghiệp.
Luật hợp tác xã (21/02/1997) Nội dung chủ yếu trong Luật nói về
chuyển đổi các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trước đây sang Hợp tác xã
mới, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị khoá VIII về một số vấn đề phát triển
nông nghiệp và nông thôn đã cụ thể hoá về nội dung công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết đã khẳng định: Một là, coi trọng
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và xây
dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là
27
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình
hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh công nghiệp hoá với hiện đại hoá
đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn
sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ
và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước; gắn phát
triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp hoá với thực
hiện dân chủ hoá và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn; tạo ra sự
phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xoá đói giảm
nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, thực
hiện có kết quả mục tiêu phát triển dân số. Ba là, phát huy lợi thế của từng
vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển
nông nghiệp hàng hoá đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực
phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu. Bốn là, phát
triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà
nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác sản xuất dần trở thành nền
tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật.
Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác; các loại hình hợp tác xã
dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, từng bước xây dựng các hợp tác xã nông
nghiệp theo Luật Hợp tác xã; chú trọng liên kết kinh tế nhà nước với các
thành phần kinh tế khác. Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông
dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.
Trước yêu cầu phải rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, Đại hội IX của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển những
quan điểm cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
trong giai đoạn mới. Đại hội chỉ rõ: Chú trọng điện khí hoá ở nông thôn, phát
28
triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ
nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công
nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước.
Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị Trung ương 5, khoá IX, đã
ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Những quan điểm của Đảng về công nghiệp
hoá nông nghiệp, nông thôn được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 5
là sự kế thừa, phát triển những quan điểm đã được xác định trong các nghị
quyết của các Đại hội, các Hội nghị Trung ương và của Bộ Chính trị từ trước
tới nay. Nghị quyết đã xác định những quan điểm, chủ trương, phương hướng,
nhiệm vụ và các giải pháp lớn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn trong những năm tiếp theo. Đặc biệt, lần đầu tiên, Đảng ta
ra nghị quyết chuyên đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn và đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của kinh tế tập thể, kinh tế
hợp tác, hợp tác xã, kinh tế tư nhân và với sự phát triển của văn hoá, xã hội.
Điều đó thể hiện bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng về vị trí, vai
trò quan trọng của khu vực kinh tế này đối với sự phát triển của nền kinh tế -
xã hội.
Sau Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX, Hội nghị Trung ương 7, khoá IX
đã ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Hội nghị đề ra
những quan điểm cơ bản về đổi mới chế độ sử dụng đất đai với từng loại đất
cụ thể, như đối với đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp,… Đồng
thời, phân định nhiệm vụ, quyền hạn quản lý đất đai của Nhà nước; xác định
các chính sách giao đất, thuê đất sản xuất, tạo điều kiện về đất đai để thúc đẩy
nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát triển.
Tiếp đến, Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX (năm 2004) xác định chủ
trương “Chú trọng xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ
29
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi
trường”[18, Tr. 198], đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung
chuyên canh, thâm canh, có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, gắn với chế biến và tiêu
thụ sản phẩm.
Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X của Đảng đã
khẳng định phát triển nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn bước đi đúng đắn
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời chủ trương
đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn,
giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân [19, Tr.
29]. Cụ thể là:
Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng có khả năng cạnh tranh
cao. Thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
và kinh tế nông thôn. Phát triển trồng trọt và chăn nuôi các cây, con đem lại
giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng
hoá tập trung; xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao với phương thức
sản xuất hiện đại, gắn với sơ chế và chế biến chất lượng cao. Nhanh chóng
chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển hệ thống khuyến nông để hỗ trợ
nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp tiếp thu kỹ thuật mới. Đẩy mạnh
phát triển công nghiệp và ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, khôi phục và phát
triển làng nghề.
Song song với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện
đại gắn với hàng hoá thị trường, cần tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo
hướng hiện đại, công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà nước kết hợp với nhân
dân sẽ ưu tiên nhiều hơn cho đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn; củng cố và
xây dựng mới nhiều hệ thống thuỷ lợi, hồ đập, đê kè ven sông, ven biển, hệ
thống cảnh báo, chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; phát triển giao
30
thông nông thôn, bảo đảm hầu hết các xã có đường ô tô tới khu trung tâm;
phát triển, mở rộng mạng lưới điện sản xuất và tiêu dùng, quan tâm cung cấp
nước sạch cho sinh hoạt và giải quyết tốt việc bảo vệ môi trường sinh thái bảo
đảm cho nông thôn phát triển theo hướng bền vững.
Những quan điểm chỉ đạo của Đảng góp phần cho sự phát triển kinh tế
nông nghiệp mà còn không ngừng cải thiện đời sống nông dân. Toàn xã hội
tiếp tục đầu tư cao hơn cho các chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là các
vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm giải quyết tốt việc làm cho nông
dân bằng nhiều hình thức như: lao động tại chỗ, lao động ngoài khu vực nông
thôn, kể cả ở nước ngoài. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế ở nông
thôn, xây dựng các khu dân cư văn minh, tiến bộ. Đẩy mạnh cuộc vận động
xây dựng các làng văn hoá, bài trừ tệ nạn xã hội và hủ tục. Coi trọng việc xây
dựng quy hoạch nông thôn theo hướng hiện đại kết hợp phát huy bảo tồn
truyền thống văn hoá, sinh thái của dân tộc. Tất cả với quyết tâm xây dựng
một lớp nông dân mới có đời sống ấm no, có kiến thức và kinh nghiệm sản
xuất hiện đại, có nếp sống văn hoá mới.
Chủ trương Đảng bộ tỉnh Hải Dương:
Từ tháng 01 năm 1997, tỉnh Hải Hưng lại được tách ra thành hai tỉnh Hải
Dương và Hưng Yên. Từ đây, Tỉnh lỵ tỉnh Hải Dương đã bước sang một trang
sử mới. Một trang sử đầy thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn
trước mắt. Và cũng chính cùng trong năm 1997, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Hải Dương lần thứ XII đã chính thức được khai mạc. Một trong những nội
dung quan trọng trong Đại hội đó là Đại hội đã đề ra những mục tiêu, nhiệm
vụ, phương hướng và giải pháp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp một
cách toàn diện. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn
toàn diện và vững chắc nhằm khai thác mọi nguồn lực và tiềm năng để ổn
định và nâng cao đời sống người lao động. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản
phẩm mũi nhọn có khối lượng lớn và lợi thế sản xuất là rau quả, thịt lơn và
31
lúa gạo. Tăng cường chỉ đạo, tập trung đầu tư xây dựng các vùng sản xuất
hàng hóa mũi nhọn phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Đẩy
mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, đưa
giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Bố trí cơ cấu mùa
vụ hợp lý để mở rộng khả năng tăng vụ và khai thác hết tiềm năng, năng suất
cây trồng. Coi việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản phẩm. Thực
hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa việc xây dựng cơ sở chế biến với quy hoạch tổ
chức vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phù hợp trên cơ sở thị trường tiêu
thụ đã được định hướng.
Trong báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII trình Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (16/12/2005). "Sau 20 năm đổi mới, với sự
nỗ lực phấn đấu cao, Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta đã đạt được những thành
tựu to lớn. Kinh tế liên tục phát triển với tốc cao, tổng sản phẩm trong tỉnh
(GDP) năm 2005 gấp gần 5 lần so với năm 1985, giá trị nông nghiệp tăng lên
gấp 3 lần, giá trị sản xuất nông nghiệp gấp trên 1,5 lần. GDP liên tục tăng
trưởng cao, bình quân 10,8 %/năm, năm 2005 gấp 1,7 lần so với năm
2000".[66,Tr 10]
Tốc độ tăng trường giá trị nông, lâm, thủy sản (2005) bình quân 4,5 -5
%/năm, trong đó trồng trọt tăng 4,8%, tỷ trọng chăn nuôi tăng nhanh.
Trồng trọt: Vụ đông tiếp tục được mở rộng diện tích và đạt giá trị ngày
càng lớn. Diện tích lúa còn 67.254 ha, giảm gần 7000 ha. Năng suất lúa đạt
120 tạ/ha/năm. Sản lượng lương thực bình quân đầu người 477 kg/năm. Từng
bước hình thành và nhân rộng một số mô hình sản xuất trang trại, vùng sản
xuất nông sản tập trung có giá trị cao từ 70 - 100 triệu đồng/ha. Mở rộng diện
tích trồng rau màu, chuyển đổi mạnh diên tích cấy lúa hiệu quả thấp sang
trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản cho giá trị kinh tế cao hơn.
32
Chăn nuôi phát triển khá giá trị sản xuất tăng bình quân 10 %/ năm,
trong đó chăn nuôi tăng 9 %/ năm. Hình thành một số mô hình chăn nuôi theo
quy mô công nghiệp, bán công nghiệp.
Thực hiện tốt công tác quản lý đê điều, phòng chống bão lụt, chương
trình trồng và bảo vệ rừng.
Cơ cấu kinh tế nông thôn từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Kết cấu hạ tầng được xây
dựng ngày càng đồng bộ, nhất là đường giao thông, hệ thống thủy lợi, giống
cây trồng, vật tư nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm… ngày càng
được cải thiện rõ rệt. Đã cơ giới hóa 70% khâu làm đất, 99 % khâu xay sát,
95 % khâu tuốt lúa, 50 % khâu vận tải, 80% khâu tưới tiêu.
Đại hội đã xác định mục tiêu cho giai đoạn 2005 - 2010 là"Đoàn kết, đổi
mới, tận dụng mọi cơ hội và chủ động tạo ra cơ hội mới, huy động và sử dụng
hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH - HĐH và
đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung cả nước"[66, Tr
130].
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Gia Lộc (2005-2010)
* Bối cảnh và yêu cầu đặt ra
Bối cảnh: Trong quá trình đất nước đang hòa chung với không khí hội
nhập kinh tế quốc tế đã góp phần phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội,
trong đó phát triển kinh tế đã góp phần đẩy nhanh tăng trưởng nông nghiệp,
cải thiện đời sống nông thôn. Sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng với
tốc độ ổn định, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản liên tục gia tăng. Cơ
cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn tiếp tục có sự chuyển dịch tích
cực, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời tạo thêm việc làm, bảo đảm đời
sống của nông dân và giữ vững ổn định xã hội.
33
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, huyện Gia Lộc chưa thực sự tập trung vào
phát triển kinh tế, bộ máy Đảng Bộ huyện chưa được ổn định. Huyện Gia Lộc
là một huyện được tách ra từ huyên Tứ Lộc. Ngày 27/01/1996 Chính phủ đã
ra Nghị định số 05/NĐ - CP " V/v chia tách huyện Tứ Lộc để tái lập2 huyện
Tứ Kỳ và Gia Lộc".
Ngày 16/02/1996 Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Hưng ra Quyết định số
31/QĐ - TU "V/v thành lập Đảng bộ và chỉ định BCH Đảng bộ huyện Gia
Lộc". Chính vì thay đổi đó đã khiến cho nhân dân luôn rơi vào tình cảnh
hoang mang, lo lắng bởi thay đổi bất ổn định. Chia tách thành hai huyện khác
nhau sẽ khiến cho Đảng bộ huyện bước đầu sẽ yếu kém kinh nghiệm. Hiệu
quả kinh tế sẽ không cao [4. Tr 141]. Chính vì sự chia tách đó cũng là một
trong những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong
ngành nông nghiệp. Bởi lẽ, chia tách thành hai huyện khác nhau và thành lập
Đảng bộ khác nhau, sẽ dẫn tới các bộ máy trong Đảng bộ huyện non yếu,
thiếu kinh nghiệm. Dẫn tới hiệu quả phát triển kinh tế sẽ không cao. Đặc biệt,
ngành nông nghiệp lại là một trong những ngành cung cấp nguồn lương thực
chính cho nhân dân, là nguồn duy trì sự sống của con người.
Yêu cầu đặt ra: Chính từ sự chia rẽ đó và thành lập Đảng bộ huyện mới
non yếu thiếu kinhnghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cho sự phát triển ở giai
đoạn đầu hình thành. Và trước năm 2005 huyện thực hiện nhiều kế hoạch
nhằm phát triển vàthu được nhiều thắng lợi trên các mặt kinh tế nhưng vẫn
còn manh mún, phát triển kinh tế không được như ý. Đồng thời vớiđó còn
nhiều tồn tại những khó khăn trong nông nghiệp như diện tích đất ngày càng
thu hẹp do xây dựng quá nhiều các công ty, tập đoàn. Từ đó, đặt ra những yêu
câu cấp thiết để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện là tập trung giao
quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người dân; có những chính sách, chủ
trương cụ thể, phù hợp cho từng vùng, từng xã trong huyện.
34
* Chủ trương của Đảng bộ huyện
Trên cơ sở quán triệt và vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng, của
Đảng bộ tỉnh Hải Dương, căn cứ vào bối cảnh và yêu cầu thực tế của địa
phương. Đảng bộ huyện Gia Lộc đã chủ động trong việc hoạch định chủ
trương, đường lối cụ thể cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Gia Lộc.
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Đại hội Đảng bộ
huyện Gia Lộc lần thứ XXIII đã được diễn ra. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện
lần thứ XXIII diễn ra trong thời điểm công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo tiếp
tục đạt được những thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực. Với tinh thần trách
nhiệm cao trước Đảng bộ và nhân dân trên chặng đường phát triển mới, Đại hội
XXIII Đảng bộ huyện có nhiệm vụ đánh giá những ưu, khuyết điểm trong công
tác lãnh đạo nhiệm kỳ qua, từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp cho nhiệm kỳ tới.
Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc đề ra nhiệm vụ phát triển nông nghiệp
bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; tăng cường ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản; khai
thác có hiệu quả các tiềm năng trong nông nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường. Tiếp tục xác định sản xuất nông nghiệp vẫn là
ngành đóng vai trò quan trọng. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết Trung ương 7 (khoá X) của Đảng về nông nghiêp, nông dân, nông thôn.
Đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá tập trung. Tập trung chỉ đạo qui hoạch và mở rộng các vùng gieo
cấy lúa lai, lúa chất lượng. Phấn đấu diện tích gieo trồng đạt 14.050 ha, trong
đó diện tích cấy lúa cả năm là 8.100 ha. Tỷ lệ diện tích sản xuất lúa chất lượng
cao, lúa lai hàng năm đạt trên 60%, năng suất lúa đạt 135,2 tạ/ha/năm [5,Tr.
21].
Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là những vùng sản
xuất hàng hoá tập trung. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh
35
mương và phát triển thuỷ lợi, nâng cao năng lực tưới tiêu, hoàn thiện hệ thống
tổ chức quản lý thuỷ lợi, chú trọng nâng cao hiệu suất sử dụng các công trình
thuỷ lợi. Thực hiện quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo tiêu
chí nông thôn mới. Xây dựng mới trạm bơm tiêu tại xã Đoàn Thượng và đầu
tư, nâng cấp tuyến kênh Thạch Khôi - Đoàn Thượng.Khuyến khích phát triển
các ngành nghề dịch vụ nông nghiệp, nhất là chế biến nông sản - thực phẩm.
Đổi mới hoạt động các HTX dịch vụ nông nghiệp, khuyến khích phát triển
HTX chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
kinh tế trang trại; nâng cao năng lực quản lý đối với cán bộ HTX.
Huy động sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân, từng bước xây
dựng huyện Gia Lộc ngày càng phát triển, góp phần xứng đáng vào sự phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 5 năm tiếp theo ( 2006 - 2010 ). Toàn thể
nhân dân huyện Gia Lộc luôn luôn phát huy truyền thống đoàn kết, năng động,
sáng tạo, trong nhiệm kỳ vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn tác động đến sản
xuất và đời sống của nhân dân, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao, Đảng bộ và
nhân dân trong huyện tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nông nghiệp nông thôn và giành được thành tích trên các lĩnh vực: Kinh tế
duy trì mức tăng trưởng khá; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân
dân không ngừng được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn
định; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng được tăng
cường.
Về mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế nông nghiệp được Đại hội nêu ra:
"Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12%/năm trở lên. Trong đó: Giá trị sản
xuất nông nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 3%; công nghiệp -tiểu thủ công
nghiệp- xây dựng 25,4%, dịch vụ 16%. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch
tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng
; cơ cấu kinh tế nông thôn. Nông nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp -tiểu thủ công
nghiệp- xây dựng , dịch vụ: năm 2010 là 33,7% – 33,7% – 32,6%). Một số chỉ
36
tiêu bình quân đầu người/năm, như: Lương thực bình quân năm 2010 là
486kg/người. Giá trị sản xuất bình quân năm 2010 (ước): 12,8 triệu. Giá trị sản
xuất bình quân 1 ha đất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 54,4 triệu đồng. Hệ số sử
dụng đất năm 2010 ước 2,9 lần [5, Tr. 1].
Những mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đề ra đã thúc đẩy phát triểnkinh tế đạt
tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, góp phần
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Và
những nhiệm vụ Đại hội đề ra gần như đã đạt và thậm chí vượt chỉ tiêu tuy
nhiên một số lĩnh vực vẫn còn giảm nhưng giảm mức độ nhẹ.
Kết quả đạt được là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%/năm.
Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 1,7%/năm; công
nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng tăng 25,8%/năm, dịch vụ tăng
15,6%/năm . Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng ; cơ cấu kinh tế nông thôn.
Nông nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng , dịch
vụ: năm 2005 là 48,3% – 22,5% – 29, 2%, đến năm 2010 ước đạt: 35,8% –
34,6% – 29,6% . Một số chỉ tiêu bình quân đầu người/năm đạt cao, như: Lương
thực bình quân năm 2010 (ước): 530kg/người, đạt 109% . Giá trị sản xuất bình
quân năm 2010 (ước): 13 triệu đồng/người, tăng 5,8 triệu đồng so với năm 2005.
Giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 54,4 triệu
đồng (giá cố định); 127,3 triệu đồng (giá hiện hành), đạt 98,9% (mục tiêu Đại
hội là 54,8 triệu đồng). Hệ số sử dụng đất năm 2010 ước đạt 3,0 lần [8].
Tiếp tục sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất
hàng hóa tập trung gắn với thị trường.Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc còn nhấn
mạnh xác định sản xuất nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong phát
triển kinh tế, Đảng bộ huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh
phát triển nông nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung gắn
với thị trường, tiếp tục xây dựng nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển
37
toàn diện. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản (giá cố định) ước năm 2010 đạt
592.803 triệu đồng, tăng bình quân 1,7%/năm (mục tiên Đại hội tăng 3%). Cơ
cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành
trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.Tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng từ
29,9% (năm 2005) lên 41,6% (năm 2010); ngành trồng trọt giảm từ 65,7%
(năm 2005) xuống còn 55,6% (năm 2010). Giá trị sản xuất ngành trồng trọt
(giá cố định) năm 2010 ước đạt 357.632 triệu đồng, giảm bình quân
0,4%/năm (mục tiêu tăng 1,2%). Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 ước đạt
17.162 ha, đạt 104% (mục tiêu 16.450 ha). Tổng sản lượng lương thực năm
2010 đạt 71.441 tấn, đạt 105% (mục tiêu 67.875 tấn). [5, Tr. 2]
Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện đã đề ra đề án 01/ ĐA - HU về " Quy
hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau quả cho giá trị kinh tế cao" được BCH
Đảng bộ huyện khóa XXIII duyệt và ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2006. Đã
chỉ đạo xây dựng và hỗ trợ đầu tư kinh phí cho các xã xây dựng các vùng lúa
chất lượng cao, vùng chuyên canh rau quả tập trung; đưa các giống cây, con có
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.Diện tích lúa năm
2010 là 10.159 ha, giảm 773 ha so với năm 2005 nhưng luôn giữ được năng suất
tương đối cao, bình quân 1 vụ đạt 64,1tạ/ha (mục tiêu 67,6 tạ/ha). Năm 2010,
diện tích gieo cấy giống lúa lai, lúa chất lượng chiếm 60% tổng diện tích gieo
cấy, tăng 28% so với năm 2005. Đã có 53 vùng rau quả tập trung với tổng diện
tích 571,16 ha, trong đó, có 5 vùng với quy mô từ 10 ha trở lên tại 5 xã với tổng
diện tích là 73,07 ha. Giá trị sản xuất bình quân 01 ha cây rau màu so với năm
2005 đạt cao: vụ đông 65,3 triệu đồng (giá hiện hành) tăng 32,1 triệu đồng; vụ
xuân đạt 64,5 triệu đồng (giá hiện hành) tăng 29,3 triệu đồng; vụ hè, hè thu đạt
62,1 triệu đồng (giá hiện hành) tăng 25,6 triệu đồng"[5, Tr. 2].
Đã có một số cánh đồng đạt giá trị sản xuất trên 200 triệu đồng/ ha (giá
hiện hành) ở xã Gia Xuyên, Đoàn Thượng, Thống Kênh, Hoàng Diệu, Lê Lợi,
Nhật Tân...
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf
ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf

More Related Content

Similar to ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf

Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninhluanvantrust
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfHanaTiti
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...nataliej4
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdfĐẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdfHanaTiti
 
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà NộiXây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nộianh hieu
 

Similar to ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf (20)

Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Luận văn: Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp bền vững tại Hà Nội, HAY
 
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng NinhĐề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
Đề tài: Chính sách xóa đói giảm nghèo tại xã Đông Triều, Quảng Ninh
 
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệpLuận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
Luận án: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo phát triển nông nghiệp
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng NinhThực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
 
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdfPhát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
Phát triển làng nghề ở huyện Thạch Thất thành phố Hà Nội.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
 
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam   luận văn...
Mô hình phát triển kinh tế của singapore và hàm ý đối với việt nam luận văn...
 
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh HóaLuận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
Luận văn: Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa
 
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa VangLuận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
Luận văn: Chính sách xây dựng nông thôn mới ở huyện Hòa Vang
 
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà NẵngLuận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
Luận văn: Phát triển văn hoá cơ sở tại quận Hải Châu, TP Đà Nẵng
 
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdfĐẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội.pdf
 
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
Đẩy mạnh xuất khẩu hạt điều tỉnh bình phước giai đoạn 2014 2017_Nhận làm luận...
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
 
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
Luận án: Thông tin về giáo dục và đào tạo trên báo in ở Việt Nam - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải DươngĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Nam Sách, Hải Dương
 
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà NộiXây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
 
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAYLuận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
Luận án: Phát triển giao thông nông thôn vùng ĐB sông Hồng, HAY
 
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông HồngLuận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
Luận án: Vốn đầu tư để phát triển giao thông nông thôn ĐB sông Hồng
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfHanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfHanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfHanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfHanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfHanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfHanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfHanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfHanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfHanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfHanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiTruongThiDiemQuynhQP
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 

Recently uploaded (20)

Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mạiNhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
Nhóm 10-Xác suất và thống kê toán-đại học thương mại
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 

ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THỊ NHÀNG ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------ NGUYỄN THỊ NHÀNG ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC(TỈNH HẢI DƢƠNG) LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60220315 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đình Lê Hà Nội - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ “Đảng bộ huyện huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015”là công trình nghiên cứu của tôi. Trong công trình nghiên cứu này, tôi có tham khảo nội dung của nhiều công trình nghiên cứu khác và đã có chú thích theo quy định. Công trình này chưa từng được công bố trên bất cứ phương tiện nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung nghiên cứu của đề tài này. Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Nhàng
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và nghiên cứu tài liệu, song tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện từ phía cơ quan Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương; Phòng nông nghiệp huyện Gia Lộc và các thầy cô giáo Khoa Lịch sử- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt là người hướng dẫn khoa học - PGS.TS. Nguyễn Đình Lê. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất về sự quan tâm, giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng với vốn kiến thức còn hạn chế, luận văn chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy cô giáo, các cơ quan và bạn đọc để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn và có cơ sở để phát triển hướng nghiên cứu tiếp theo. Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Nhàng
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 7 5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu............................... 8 6. Đóng góp của luận văn................................................................................10 7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................10 Chƣơng 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC (TỈNH HẢI DƢƠNG) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾTỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010....................................................................................11 1.1. Những yếu tố tác động và chủ trương phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Gia Lộc.................................................................................................11 1.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ huyện Gia Lộc .................................................................................................11 1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Gia Lộc (2005-2010).........................32 1.2. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc (2005-2010)...................39 1.2.1. Về nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp .................................39 1.2.2. Về trồng trọt ..........................................................................................41 1.2.3. Về chăn nuôi..........................................................................................44 Tiểu kết Chương 1...........................................................................................46 Chương 2. SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC (TỈNH HẢI DƢƠNG) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015.........................................................................................................................48 2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ huyện huyện Gia Lộc (2010- 2015)................................................................................................................48
  • 6. 2.1.1. Bối cảnh và yêu cầu mới đặt ra ............................................................48 2.1.2. Chủ trương mới của Đảng bộ huyện.....................................................54 2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc phát triển kinh tế nông nghiệp (2010-2015).....................................................................................................60 2.2.1. Về nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp .................................60 2.2.2. Về trồng trọt ..........................................................................................60 2.2.3. Về chăn nuôi..........................................................................................64 Tiểu kết Chương 2...........................................................................................67 Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM............................................68 3.1. Nhận xét ...................................................................................................68 3.1.1. Về ưu điểm.............................................................................................68 3.1.2. Về hạn chế.............................................................................................73 3.1.3. So sánh đặc điểm phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Gia Lộc với những huyện khác trong tỉnh Hải Dương. ......................................................74 3.2. Một số kinh nghiệm .................................................................................76 3.1.1. Một số kinh nghiệm về nhận thức. ........................................................76 3.1.2. Một số kinh nghiệm trong chỉ đạo thực tiễn .........................................77 Tiểu kết Chương 3...........................................................................................79 KẾT LUẬN....................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82 PHỤ LỤC.......................................................................................................98
  • 7. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 1- BCH: Ban Chấp hành 2- CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 3- HTXDVNN: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 4- GTSX: Giá trị sản xuất 5 - KT - XH : Kinh tế - Xã hội. 6- XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng nông nghiệp......44 qua các năm 2005 - 2010. ...............................................................................44 Bảng 1.2 Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm....................................45 Bảng 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa qua các năm 2011 - 2015........62 Bảng 2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô qua các năm 2011 - 2015......62 Bảng 2.3. Số lượng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 2011 - 2015 ..............65
  • 9. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế nông nghiệp là một trong những bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Để đảm bảo vững chắc lương thực quốc gia, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và tạo việc làm cho người dân thì tất yếu nước ta cần phải phát triển nền kinh tế nông nghiệp. Trong công cuộc đổi mới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã chủ trương: "Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư, tập trung thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Các chương trình đó là sự cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu"[23, tr. 459,460]. Đại hội VI đã mở ra một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Đảng Cộng sản Việt Nam luôn bổ sung, phát triển từng bước hoàn thiện đường lối đổi mới, lãnh đạo đất nước thực hiện mục tiêu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH) nhằm xây dựng nền kinh tế của CNXH. Trong đó, CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn lại là một bộ phận quan trọng của nước ta, đưa đất nước phát triển không ngừng. Chính vì vậy, trong tiến trình đổi mới, nông nghiệp luôn luôn là ngành kinh tế được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng, góp phần lớn vào thực hiện ba chương trình kinh tế do Đại hội VI đề ra và sự ổn định của đất nước. Từ sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988), nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VII (06 - 1993) chủ trương tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Hội nghị nêu lên ba mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2000: " Một là, giải quyết vững chắc nhu cầu lương thực và thực phẩm cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho công nghiệp, bảo vệ
  • 10. 2 tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Hai là, tăng thu nhập, cải thiện một bước đời sống vật chất văn hóa của nhân dân, tăng thêm diện giàu, đủ ăn, xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Ba là, xây dựng nông thôn mới về mọi mặt. Hội nghị xác định những quan điểm chỉ đạo cụ thể như phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình CNH - HĐH, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo định hướng XHCN; gắn với sản xuất thị trường, mở rộng sản xuất đi đôi với mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản…"[16, tr. 60,61]. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VII) đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân và góp phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy công cuộc đổi mới và chủ trương trên là một trong những vấn đề then chốt trong nền kinh tế của nước ta. Tuy nhiên, nền kinh tế nông nghiệp của nước ta hiện nay vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu, và còn gặp nhiều thách thức to lớn như: sự cạnh tranh quyết liệt của hàng nông sản, các hàng rào phi thuế quan, sự bất đồng về giá cả không có nguồn tiêu thụ. Đặc biệt, do không có nguồn tiêu thụ nên nhiều người nông dân đã phải đổ bỏ đi rất nhiều loại rau, củ, quả… Tại Hải Dương vào đầu năm 2018 su hào bị rớt giá, người nông dân phải tự tay phá bỏ cả đồng rau. Trong khi đó, trong thị trường Việt Nam vẫn tồn tại những loại rau, củ, quả của Trung Quốc kém chất lượng. Tất cả những điều đó đã tạo khó khăn rất lớn đến nền kinh tế nông nghiệp của nước ta ngày càng nghiêm trọng hơn… Trong điều kiện khó khăn đó, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã vận dụng chủ trương của Trung ương để chỉ đạo sát sao xây dựng kinh tế - xã hội các huyện thị phát triển, trong đó có Gia Lộc, nơi có khá nhiều thành tích trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
  • 11. 3 Gia Lộc là một huyện nằm ở phía tây nam của tỉnh Hải Dương với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 122,15 km² và dân số 152.989 người (năm 2006). Địa hình huyện Gia Lộc là đồng bằng, đất nông nghiệp chiếm tới 67% diện tích. Đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Gia Lộc là một trong những huyện có truyền thống hiếu học và là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Đền Đươi thờ Nguyên phi Thái hậu Ỷ Lan là một ngôi đền cổ được xây dựng từ thời nhà Lý vào thế kỷ thứ XI và được mệnh danh là một trong những " danh lam Cổ Tự", là khu di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia xếp hạng năm 1991; ngoài ra, có Đền Quát thờ Yết Kiêu, một gia thần của Trần Hưng Đạo và ông đã có công lớn trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước, có biệt tài thủy chiến. Huyện Gia Lộc có vị trí giao thông thuận lợi cho phát triển kinh tế, có đường 17 chạy qua địa phận huyện và đường thủy trên sông Thái Bình, thuận lợi cho trao đổi buôn bán được dễ dàng. Đặc biệt, nguồn tiêu thụ sản phẩm được trao đổi buôn bán với huyện, tỉnh khác lân cận được thuận lợi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc thì ngành nông nghiệp đã sản xuất ra nhiều loại hàng hóa, đáp ứng yêu cầu thị trường đạt giá trị sản xuất ngày càng cao. Các công trình xây dựng phục vụ cho sản xuất và dân sinh đã được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều. Gia Lộc không chỉ giàu truyền thống lịch sử, văn hóa mà đã từng bước phát triển kinh tế, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Do vậy, đã động viên được mọi tầng lớp nhân dân tham gia thi đua lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới. Đảng bộ huyện Gia Lộc đã vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hải Dương với tinh thần thi đua lao động sản xuất và sự cố gắng phấn đấu sản xuất trong những năm qua, mà huyện Gia Lộc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm 2005 - 2015. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn
  • 12. 4 có của huyện. Vì vậy, Đảng bộ huyện Gia Lộc cần phải tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm để có những chủ trương, lãnh đạo phù hợp với tình hình mới nhằm để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Gia Lộc được giàu mạnh, trở thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Từ những lý luận khoa học và thực tiễn trên, học viên đã chọn đề tài: "Đảng bộ huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015"làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Một trong những ngành kinh tế được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất và hết sức thu hút từ thời xa xưa cho tới nay, đó là kinh tế nông nghiệp. Cho tới hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, mỗi nhà nghiên cứu sẽ có những kết quả khác nhau với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Có thể phân chia thành hai nhóm nghiên cứu sau: Nhóm 1. Các công trình nghiên cứu, bài viết về kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp, có thể kể đến những công trình nghiên cứu sau đây: - PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới ( 1986 - 2002), Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003. Tác giả của cuốn sách khẳng định sau 15 năm đổi mới, nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh, những thành tựu, nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam cũng đã xuất hiện những vấn đề nổi cộm, những khó khăn và những thách thức mới như vấn đề ruộng đất ở nông thôn, vấn đề lao động, việc làm của nông dân, vấn đề thu nhập và đời sống của nông dân, khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị gia tăng, vấn đề phương thức sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản hàng hóa cho nông dân…. Những vấn đề đó cần được nghiên cứu và đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình hiện tại.
  • 13. 5 - Nguyễn Kế Tuấn, CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006. Theo tác giả thì sau hơn 20 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có sự chuyển biến vượt bậc, đời sống xã hội ở nông thôn đã có những chuyển biến quan trọng trên con đường hình thành và phát triển. Để tiếp tục quá trình đổi mới, bước đi của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam phải từng bước giải quyết những hệ lụy, nảy sinh trong quá trình CNH - HĐH như chất lượng, hiệu quả tăng trưởng kinh tế nông nghiệp thấp, năng lực cạnh tranh quốc tế…. - PGS. TS Trương Thị Tiến, Đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách bàn về quá trình đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, chuyển đổi mô hình quản lý HTX sang quản lý hộ và HTX. Nhóm 2. Các công trình nghiên cứu, bài viết về sự lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ các địa phương về kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp có thể kể đến: - Lịch sử Đảng bộ huyện Gia Lộc (1930 - 2000). - Vũ Thị Lương, Đảng bộ huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2014. Luận văn tập trung nghiên cứu về sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Cẩm Giàng. Qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá cả ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân đúc rút kinh nghiệm trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở những giai đoạn tiếp theo. - Hoàng Thị Ánh Nga, Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở tỉnh Hải Dương từ năm 1997 đến năm 2005. Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc Gia. Hà Nội, 2006. Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn nói chung; vấn đề phát triển nền kinh tế nông nghiệp chưa được đề cập.
  • 14. 6 Luận án Tiến sĩ Lịch sử Nguyễn Văn Vinh (2010), Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1986 đến năm 2005, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Những công trình trên đã nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và đều khẳng định được những vai trò to lớn của kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế quốc dân. Và từ các nghiên cứu trên đã phản ánh được đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp, sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, trong đó có Đảng bộ Hải Dương. Các công trình cũng đã nêu lên những thành tựu, hạn chế của Đảng trong lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về Đảng bộ huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ 2005 đến năm 2015. Vì vậy, với đề tài: Đảng bộ huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015, nhằm vẽ lên bức tranh hoàn mỹ hơn về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệp lịch sử nhằm phát huy những thành tựu và khắc phục những hạn chế cho hiện tại và tương lai. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc về phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015; từ đó rút ra những kinh nghiệm lịch sử góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc, nhằm vận dụng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong hiện tại và tương lai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, luận văn cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tập hợp và hệ thống lại các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
  • 15. 7 - Làm rõ những nhân tố, điều kiện tác động, chi phối sự lãnh đạo Đảng bộ huyện Gia Lộc (tỉnh Hải Dương) trên lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp từ 2005 - 2015. - Làm rõ vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển của đất nước nói chung và huyện Gia Lộc nói riêng. - Trình bày một cách khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách kinh tế nông nghiệp ở ba cấp độ: Đảng và Nhà nước; UBND tỉnh Hải Dương và Đảng bộ huyện Gia Lộc về phát triển kinh tế nông nghiệp. - Làm rõ những chủ trương, chính sách và quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Gia Lộc từ năm 2005 - 2015. - Đúc rút những kinh nghiệm lịch sử của Đảng bộ huyện Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015, có thể vận dụng trong giai đoạn hiện tại và tương lai. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc về phát triển kinh tế nông nghiệp và hiệu quả của sự lãnh đạo đó từ năm 2005 - 2015. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc trong phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015. Luận văn đã lấy mốc thời gian khởi đầu là 2005 vì đây là một trong những năm khởi đầu cho tiến hành Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ XXIII (2005 - 2010), với đề án số 01/ĐA- HU về "Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau quả cho giá trị kinh tế cao". Ngoài ra, trong những năm đó Đảng bộ huyện Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp bằng cách đổi mới phát triển chăn nuôi một cách toàn diện. Và năm 2015 cũng là năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ XXIV (2010 - 2015) của Đảng bộ huyện Gia Lộc, với đề án số 01/ ĐA - HU về "Mở rộng và nâng
  • 16. 8 cao hiệu quả vùng chuyên canh rau quả tập trung, vùng lúa chất lượng giai đoạn 2011- 2015". - Nội dung: + Nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi….. + Nông nghiệp được hiểu theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng vật nuôi tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Luận văn tiếp cận theo nghĩa hẹp và chỉ tập trung vào hai lĩnh vực là trồng trọt, chăn nuôi. + Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc về phát triển kinh tế nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, để thấy được rõ hơn về quá trình phát triển nông nghiệp của huyện Gia Lộc từ năm 2005 đến 2015, đề tài có đề cập ở một mức độ nhất định đến thời gian trước năm 2005 trong phạm vi huyện Tứ Lộc. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp; chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy Hải Dương, UBND tỉnh Hải Dương về phát triển kinh tế nông nghiệp. 5.2. Nguồn tài liệu - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê nin và Hồ chí Minh về xây dựng kinh tế nông nghiệp. - Các văn kiện, nghị quyết,chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế nông nghiệp từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) và các Hội nghị trung ương khóa X,XI và các Nghị quyết Đại hội X, XI. - Các tạp chí có liên quan có cơ sở nghiên cứu khoa học.
  • 17. 9 - Nguồn tư liệu chính của luận văn là các Nghị quyết Đại hội, Hội nghị của tỉnh Hải Dương, huyện ủy Gia Lộc, các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND huyện Gia Lộc, Phòng Nông nghiệp huyện, Niên giám thống kê các năm của huyện Gia Lộc từ năm 2005 đến năm 2015; các đề án huyện ủy Gia Lộc về phát triển kinh tế nông nghiệp; các chỉ thị của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về phát triển kinh tế nông nghiệp. Số liệu điều tra, khảo sát thực tế ở một số địa phương trong huyện Gia Lộc. 5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn nghiên cứu dựa trên các cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế và kinh tế nông nghiệp. Đề tài áp dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như: điền dã; phân tích; tổng hợp; diễn giải; so sánh; thống kê….., để làm rõ quá trình Đảng bộ huyện Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến 2015. Phương pháp lịch sử: được sử dụng để mô tả quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ 2005 đến năm 2015. Phương pháp logic: được sử dụng để phân tích, đánh giá nêu ra những kinh nghiệm cần thiết của Đảng bộ huyện Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến năm 2015. Phương pháp điền dã: để thâm nhập thực tế ở một số địa phương trên địa bàn, nhằm khảo sát, sưu tầm, đối chiếu, tổng hợp tư liệu quá trình Đảng bộ huyện Gia Lộc lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến 2015; nhằm giúp cho việc phân tích được chính xác hơn. Phương pháp so sánh: để so sánh với các xã khác trong vùng nhằm đánh giá được các kết quả thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp khi có Đảng bộ huyện lãnh đạo. Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê các số liệu và hiệu quả thực hiện phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến 2015.
  • 18. 10 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Giá trị về mặt lý luận - Hệ thống hóa những chủ trương, chính sách về nông nghiệp của Đảng; Đảng bộ tỉnh Hải Dương và áp dụng vào địa phương một cách phù hợp với tình hình thực tế. - Luận văn đã nêu lên những ưu điểm và hạn chế của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trong chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp từ năm 2005 đến 2015. 6.2. Giá trị về mặt thực tiễn Luận văn là nguồn tài liệu để các cấp địa phương có thể tham khảo, qua đó phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong quá trình thực hiện lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Luận văn có thể góp phần vào việc tuyên truyền phổ biến để nhân dân thấy được đường lối đúng đắn của Đảng bộ huyện Gia Lộc trong lĩnh vực phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ những kinh nghiệm thực tiễn mà Đảng bộ huyện Gia Lộc, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp đạt được những thành tựu sẽ để lại những kinh nghiệm quý báu cho quá trình phát triển nền nông nghiệp địa phương ở những giai đoạn tiếp theo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được bố cục làm 3 chương: Chương 1:Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc (tỉnhHải Dƣơng) về phát triển kinh tế nông nghiệptừ năm 2005 đến năm 2010 Chương 2: Sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Gia Lộc (tỉnhHải Dƣơng) về phát triển kinh tế nông nghiệptừ năm 2010 đến năm 2015 Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm
  • 19. 11 Chương 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN GIA LỘC (TỈNH HẢI DƢƠNG) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2010 1.1. Những yếu tố tác động và chủ trƣơng phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Gia Lộc. 1.1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ huyện Gia Lộc *Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện Gia Lộc. - Điều kiện tự nhiên. + Vị trí địa lý: Huyện Gia Lộc nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hải Dương.. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Hải Dương 10km; phía Bắc giáp thành phố Hải Dương, phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ, phía Nam giáp huyện Ninh Giang, Thanh Miện, phía Tây giáp huyện Bình Giang, Thanh Miện. Chiều dài của huyện là 15km, chiều ngang ở phía Bắc rộng 10km. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 122,15km2, dân số tính đến tháng 4 năm 2006 có 152.989 người. + Địa hình và đất đai:Địa hình đồng bằng, đất nông nghiệp chiếm67% diện tích. Đất đai Gia Lộc có gốc tíchsa bồi, do sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ tạo nên. Cốt đất cao, đất đai chủ yếu là đất thịt nhẹ, đất cát pha rất thuận lợi cho việc cấy lúa, gieo trồng rau màu và chăn nuôi. Do đất đai, khí hậu thuận lợi nên tổ tiên của người dân Gia Lộc về đây khai phá biến vùng đất hoang sơ thành ruộng đồng xây dựng nên xóm làng. + Khí hậu:GiaLộc nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, khí hậu mang tính chất nhiệt đới, gió mùa, có 2 mùa tương đối rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh: mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C; lượng mưa
  • 20. 12 trung bình năm từ 1.400-1.600mm. Trước đây, do điều kiện thuỷ lợi chưa phát triển, phần lớn diện tích đất chỉ cấy lúa được một vụ, những năm thời tiết mưa thuận gió hoà, có một số nơi cấy được hai vụ, nhưng rất vất vả phải tát nước 2-3 bậc. Mùa xuân nhiều mưa, mùa hè nhiều nắng, mùa thu lộng gió đông nam, mùa đông rét nhiều, mức thủy triều cũng như các huyện, mỗi tháng 2 kỳ. + Sông ngòi:Gia Lộc có nhiều sông chảy qua. Phía Bắc huyện có sông Kẻ Sặt là đường phân định địa giới tự nhiên giữa Gia Lộc và thành phố Hải Dương… phía Tây và Tây Nam có sông Đĩnh Đào bắt nguồn từ cống Bá Thuỷ chạy từ Tây Bắc xuống Tây Nam và Nam rồi đổ ra sông Thaí Bình dài 37km, đoạn chảy qua Gia Lộc dài khoảng 27km. Sông Đồng Tràng bắt nguồn từ sông Cống Câu chảy ra Cống Cầu Xe (Tứ Kỳ). Các con sông nói trên, tàu thuyền hàng trăm tấn có thể đi lại dễ dàng. Bên cạnh những con sông lớn, Gia Lộc còn có nhiều sông ngòi, mương lạch nhỏ thuận tiện cho việc tưới, tiêu, canh tác và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên của các dòng sông, trước đây về mùa mưa lũ, thường có lụt lội làm thiệt hại nhiều tài sản, hoa màu, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trong huyện không có núi, có dòng sông từ Kênh Lỗ huyện Cẩm Giàng chảy qua Tỉnh lỵ đến xã Cao Dương dài 24 dặm. Trong đó: + Đoạn sông từ Tỉnh lỵ đến Kênh Lỗ dài 15 dặm, rộng trên dưới 17 trượng, triều lên sâu 1 trượng 5 thước, triều xuống sâu 1 trượng. + Đoạn từ Tỉnh lỵ đến xã Cao Dương dài 9 dặm, rộng trên dưới 9 trượng, triều lên sâu 1 trượng, triều xuống sâu 5 thước. Có dòng sông từ Bá Thuỷ qua xã An Thư đến xã Đồng Tái dài 28 dặm. Trong đó: + Đoạn từ Bá Thuỷ về đến xã An Thư dài 25 dặm, rộng trên dưới 13 trượng, triều lên sâu 1 trượng 5 thước, triều xuống sâu 1 trượng.
  • 21. 13 + Đoạn từ xã An Thư đến xã Đồng Tái dài 3 dặm rộng trên dưới 16 trượng, triều lên sâu 1 trượng 8 thước, triều xuống sâu 1 trượng 3 thước. c- Điều kiện kinh tế, xã hội. + Quá trình hình thành:Trong tiến trình lịch sử, Gia Lộc là huyện có nhiều lần thay đổi địa danh và địa giới. Quốc sử ghi rằng, Gia Lộc từ thời Lý Trần có tên là huyện Trường Tân, thuộc lộ Hồng. Theo Đại Nam nhất thống chí, đến thời Quang Thuận năm thứ 10 (1469), khi định lại bản đồ, đổi Trường Tân thành Gia Phúc, thuộc phủ Hạ Hồng, nhưng cũng cần lưu ý rằng, đời Lê Nhân Tông, niên hiệu Diên Ninh (1454-1459) đã có sự thay đổi địa danh, nên một số di vật đương thời đã ghi tên huyện Gia Phúc. Đến thời vua Quang Trung (1788-1792) vì tránh húy của cha ông (là Hồ Phi Phúc) mà đổi thành Gia Lộc, địa danh này tồn tại cho đến nay. "Năm 1800 toàn huyện có 9 tổng, 85 xã.Năm 1900 toàn huyện có 9 tổng, 78 xã, theo tài liệu kiểm kê dân số năm đó có 55.850 khẩu.Năm 1979, hợp nhất với huyện Tứ Kỳ, thành huyện Tứ Lộc thuộc tỉnh Hải Hưng.Ngày 28 tháng 6 năm 1994, chuyển xã Nghĩa Hưng thành thị trấn Gia Lộc. Từ ngày 27 tháng 1 năm 1996, hai huyện lại được tách ra và huyện Gia Lộc được tái lập với chiều dài của huyện là 15km, chiều ngang ở phía Bắc rộng 10km. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 122,15km2 , dân số tính đến tháng 4 năm 2006 có 152.989 người.Ngày 19 tháng 3 năm 2006, các xã Tân Hưng, Thạch Khôi được sáp nhập vào thành phố Hải Dương.Năm 2018, các xã Liên Hồng và Gia Xuyên sẽ được sáp nhập vào thành phố Hải Dương" [32, tr 6]. + Đơn vị hành chính:Huyện có 1 thị trấn Gia Lộc và gồm 22 xã: Đoàn Thượng, Đồng Quang, Đức Xương, Gia Hòa, Gia Khánh, Gia Lương, Gia Tân, Gia Xuyên, Hoàng Diệu, Hồng Hưng, Lê Lợi, Liên Hồng, Nhật Tân, Phạm Trấn, Phương Hưng, Quang Minh, Tân Tiến, Thống Kênh, Thống Nhất, Toàn Thắng, Trùng Khánh, Yết Kiêu.
  • 22. 14 + Hệ thống giao thông:"Gia Lộc có nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua. Đường 17A chạy từ Lục Ngạn (Bắc Giang) qua huyện Chí Linh, Nam Sách, thành phố Hải Dương, huyện Gia Lộc về tới thị trấn Ninh Giang. Đoạn qua huyện Gia Lộc dài khoảng 14km (chạy qua các xã Thạch Khôi, Gia Xuyên, Gia Tân, Thị trấn Gia Lộc, xã Hoàng Diêu, Hồng Hưng). Đường 38 (trong kháng chiến chống Pháp là đường 192) được bắt đầu từ ngã 3 thị trấn Gia Lộc đi qua thị trấn Thanh Miện sang tỉnh Hưng Yên, tỉnh Thái Bình. Đoạn qua Gia Lộc dài 11km (chạy qua thị trấn Gia Lộc, các xã Phương Hưng, Toàn Thắng, Đoàn Thượng, Đồng Quang, Đức Xương, Quang Minh). Đường 20 đi từ Kẻ Sặt huyện Bình Giang, qua Thanh Miện tới Ninh Giang, đoạn qua 3 xã Nhật Tân, Quang Minh, Đức Xương dài 8km. Đường 62 m nối quốc lộ 5A đến ngã ba Gia Lộc.Ngoài ba con đường chính nói trên, Gia Lộc còn một số con đường khác như 39C, 39D, 191D" [32 tr 8]. Giao thông ở Gia Lộc là các tuyến đường liên xã được bê tông hoá và rải nhựa. Rất thuận lợi cho việc giao thương và di chuyển.Có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua như đường 5B mới nối Hải Phòng và Hà Nội (là đường cao tốc chỉ dành cho xe Ô to).Đường Quốc lộ 38B nối Hải Dương với Ninh Bình đi qua các xã Quang Minh, Đồng Quang, Đoàn Thượng, Toàn Thắng và thị trấn Gia Lộc.Đường Quốc lộ 37 chạy từ cảng Diêm Điền (Thái Thụy, Thái Bình) nối huyện Gia Lộc với khu đô thị phí tây Thành phố Hải Dương và nối liền hai đường 5A (cũ) và 5B (mới) Hà Nội - Hải Phòng [32]. + Nguồn lao động:Tính đến năm 2006 huyện Gia Lộc có 152.989 người. Cung cấp nguồn lao động dồi dào nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Hơn nữa người dân Gia Lộc còn là những con người có đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong sản xuất. Do vậy, không những phát triển về số lượng mà còn đạt về chất lượng lao động [32]. +Bưu chính viễn thông: ngày càng được phát triển hiện đại, dịch vụ chuyển phát nhanh đưa đến tận nơi người nhận và nhanh.
  • 23. 15 + Điện năng: hệ thống mạng lưới điện huyện Gia Lộc tính đến nay đã được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. + Truyền thống lịch sử văn hóa: Cộng đồng người Gia Lộc, chủ yếu là người Kinh. Trước năm 1945, Phật giáo, Thiên chúa giáo là những tôn giáo chính thâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân nơi đây. Phật giáo thâm nhập vào Gia Lộc từ rất sớm, cách đây hàng nghìn năm, sau đó là Thiên chúa giáo. Phần lớn nhân dân có tục thờ cúng tổ tiên và theo đạo Phật. Số người theo Đạo Thiên chúa không nhiều, sống tập trung ở ba xứ là Ba Đông (Đồng Quang), Phú Tảo (Thạch Khôi), Côi Hạ (Phạm Trấn) và các họ lẻ ở Trần Nội, Trại Phú Thọ (Thạch Khôi), Hưng Long (Trùng Khánh), Thuỵ Lương (Hoàng Diệu), Ty (Thống Nhất). Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, người dân Gia Lộc luôn luôn đoàn kết, gắn bó bên nhau chống giặc ngoại xâm, chinh phục thiên nhiên, vượt qua mọi khó khăn thử thách xây dựng quê hương. Đời sống văn hoá tinh thần của người dân Gia Lộc khá phong phú. Các gia đình sống đầm ấm trong cộng đồng làng xã. Gia Lộc là nơi có nhiều đình, chùa, đến, miếu, nhà thờ có cảnh quan đẹp, nhiều công trình kiến trúc độc đáo, to đẹp là nơi để nhân dân thờ cúng, đình đám, hội hè. Cho đến nay, Gia Lộc đã có 22 công trình được Bộ Văn hoá - Thông tin và UBND Tỉnh xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá và lịch sử cách mạng là: Đến Quát (Yết Kiêu), khu di tích Nguyễn Chế Nghĩa, đình Phương Điếm (thị trấn Gia Lộc), đình Đồng Bào, đền Vàng (Gia Xuyên), đình An Tân, đình Lãng Xuyên, đình Phúc Tân (Gia Tân), chùa Dâu (Nhật Tân), đình Liễu Tràng (Tân Hưng), đình Đồng Tái, đình Đồng Đội (Thống Kênh), đình Quán Đào (Tân Tiến), đình Vo, Đền Đươi (Thống Nhất), đình Trình Xá (Gia Lương), miếu Thượng Cốc, đình Cao Dương (Gia Khánh), chùa Hậu Bổng , đình Hậu Bổng (Quang Minh), đình Bùi Hạ (Lê Lợi), miếu Lai Cầu (Hoàng
  • 24. 16 Diệu), đình Phú Thọ (Thạch Khôi)… Đây là niềm vinh dự và tự hào của người dân Gia Lộc [32, tr 10]. Các di tích lịch sử văn hoá của huyện, mặc dù đã trải qua hàng trăm năm, bị thiên tai, giặc giã tàn phá, bị tiêu thổ trong kháng chiến chống Pháp, hoặc do những nhận thức chưa đầy đủ trong việc giữ gìn, tôn tạo đã làm mất đi nhiều di tích quý hiếm, nhưng những dấu ấn tốt đẹp vẫn được đọng lại, lưu truyền trong ký ức của người dân nơi đây. Đời sống văn hoá tinh thần của người dân Gia Lộc rất phong phú, đa dạng như: Bơi chải (Yết Kiêu), múa rối nước (Lê Lợi), vật, đánh pháo đất (Đức Xương), đánh thó (Phương Hưng, Thị trấn Gia Lộc), hát tuồng (Gia Lương), hát đúm, hát ả đào, ca trù, hát chèo, các ca khúc cách mạng, nhiều câu lạc bộ thơ của người cao tuổi… Các địa phương hàng năm đều tổ chức lễ hội thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. ươc, sáng tạo, hiếu học, Gia Lộc còn có truyền thống chống giặc ngoại xâm, có nhiều danh tướng tài giỏi, tiêu biểu như danh tướng Yết Kiêu, Nguyễn Chế Nghĩa đã có công giúp nhà Trần đánh thắng quân Nguyên Mông, Đỗ Quang trong những ngày đầu chống thực dân Pháp…góp phần quan trọng cùng nhân dân cả nước đánh thắng kẻ thù xâm lược. Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, phong trào yêu nước của những người cộng sản đã lan tới Gia Lộc, nhiều đồng chí xuất thân từ quê hương Gia Lộc đã tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm như đồng chí Nguyễn Hới, đồng chí Lê Thanh Nghị. Năm 1929, đồng chí Nguyễn Hới đã về tuyên truyền, vận động và thành lập chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đầu tiên ở Thượng Cốc (Gia Khánh). Đồng chí Nguyễn Hới và đồng chí Lê Thanh Nghị đều trở thành những cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước, các đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước. Đầu những năm 40, phong trào cách mạng phát triển khá mạnh, nhiều
  • 25. 17 thanh niên có trình độ văn hoá đã tiếp thu, giác ngộ đi theo Việt Minh, theo Đảng vận động quần chúng đấu tranh giành chính quyền vào Tháng Tám năm 1945. Tháng 12- 1945 chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập, tiếp đó đến tháng 6- 1946 phát triển thành Đảng bộ, đã lãnh đạo nhân dân tiếp tục tham gia xây dựng củng cố chính quyền và sự nghiệp đấu tranh giải phóng quê hương, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội [32, tr11]. Trong sự nghiệp cách mạng to lớn của dân tộc, Đảng bộ và nhân dân Gia Lộc đã có những đóng góp xứng đáng công sức và xương máu của mình. Toàn huyện có 3.695 liệt sĩ (trong đó chống Pháp có 1.113, chống Mỹ có 2.285, bảo vệ Tổ quốc có 297 người); 1.841 thương binh (trong đó chống Pháp có 397 người, chống Mỹ có 1.246 người, bảo vệ Tổ quốc có 198 người). Toàn huyện đã được Nhà nước phong tặng, truy tặng 143 bà mẹ Việt Nam anh hùng, tiêu biểu như mẹ Việt Nam anh hùng Trịnh Thị Nhài (Thạch Khôi) có 3 con và 1 cháu nội là liệt sĩ, 4 bà mẹ có 3 con là liệt sĩ, 1 bà mẹ có chồng và 2 con là liệt sĩ và có 10 bà mẹ có 2 con đều là liệt sĩ. Gia Lộc có 4 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (liệt sĩ Đặng Bá Hát xã Thống Kênh, đồng chí Phạm Văn Cờ xã Thống Nhất, liệt sĩ Phạm Thanh Bình xã Trùng Khánh, liệt sĩ Lê Gia Đỉnh xã Hoàng Diệu) và 3 anh hùng lao động (đồng chí Phạm Văn Tươi, Đặng Quang Thuần, Vũ Văn Đính). Xã Toàn Thắng, xã Nhật Tân, xã Tân Tiến, thị trấn Gia Lộc được phong tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Xã Thạch Khôi được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Nhân dân và Đảng bộ huyện Gia Lộc được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ chống Mỹ, cứu nước. Đó là niềm vinh dự và tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong huyện [32, tr 11]. Những đóng góp to lớn của Đảng bộ và nhân dân Gia Lộc đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như huân chương, huy
  • 26. 18 chương trên nhiều lĩnh vực. Gia Lộc đã vinh dự được đón đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn, Đỗ Mười, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại tướng Nguyễn Chí Thanh, phó thủ tướng - Phó chủ tịch HĐNN Lê Thanh Nghị, phó chủ tịch HĐBT Tố Hữu, Phạm Hùng, thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt, uỷ viên Bộ chính trị Vũ Oanh, uỷ viên Bộ chính trị - Bộ trưởng Bộ công an Trần Quốc Hoàn, phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, bộ trưởng Nguyễn Thị Bình… và nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp khác về thăm. Hiện nay, Gia Lộc có hàng trăm người có học hàm giáo sư, phó giáo sư, học vị tiến sĩ, thạc sĩ, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc ưu tú, nhiều sĩ quan cấp tướng, tá, nhiều người giữ cương vị chủ chốt, cấp cao trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ở các cấp. Quá trình đấu tranh không ngừng nhằm khắc phục những khó khăn về điều kiện thiên nhiên và chống sự áp bức, bóc lột của phong kiến, đế quốc đã nuôi dưỡng người dân Gia Lộc lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần chiến đấu dũng cảm, ý chí tự lực tự cường, đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động, tính năng động trong hoạt động thực tiễn và khát vọng về cuộc sống độc lập tự do, hạnh phúc trên quê hương. Với lợi thế về điều kiện tự nhiên và thế mạnh về con người, từ khi có Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, tiềm năng của huyện càng được phát huy, nhân dân đoàn kết sát cánh bên nhau đấu tranh bảo vệ và xây dựng vững chắc quê hương, góp phần cùng cả nước bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, nhân dân và Đảng bộ Gia Lộc đang ra sức phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mọi người sống có kỷ cương, trọng tình, trọng nghĩa, đoàn kết, thuỷ chung cùng nhau vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đi lên.
  • 27. 19 * Thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Gia Lộc trước năm 2005 Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu tổ chức lãnh đạo có hiệu quả đường lối đổi mới của Đảng, ngày 27tháng 01năm1996 Chính phủ đã ra nghị định số 05/NĐ - CP "V/v chia tách huyện Tứ Lộc để tái lập 2 huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc" Nhưng sau khi tái lập huyện, Đảng bộ và nhân dân Gia Lộc bắt tay vào việc xây dựng huyện mới. Được sự nhất trí của Ban thường vụ tỉnh ủy Hải Hưng, BCH Đảng bộ huyện quyết định triệu tập Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ XXI (05/04/1996) tại nhà văn hóa trung tâm huyện. Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ XXI có nhiệm vụ quan trọng tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tứ Lộc lần thứ V, đã xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhiệm kỳ 5 năm (1996 - 2000 ) Tập trung huy động mọi nguồn lực, tiếp tục đổi mới bảo đảm ổn định vững chắc về chính trị, phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn, cải thiện nâng cao một bước chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; thực hiện xã hội công bằng, văn minh. [4,tr.146]. Đại hội đề ra nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể và giải pháp lớn đó là: Thứ nhất về lương thực - thực phẩm: Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đại hội đã xác định phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Xây dựng huyện Gia Lộc thành vùng lúa cao sản, năng suất chất lượng lúa cao.Phấn đấu Thâm canh dành năng suất lúa đạt 12-13 tấn/ ha. Mở rộng diện tích rau màu, phấn đấu giá trị sản xuất bình quân 1 ha canh tác trên 40 triệu đồng/ năm. Tích cực cải tạo vườn tạp thành vường cây kinh tế, vườn cây dinh dưỡng… Khuyến khích trồng rau, cây cảnh. Tiếp tục vườn đất trũng cấy lúa 1 vụ bấp bênh sang lập vườn cây, ao cá. Đẩy mạnh
  • 28. 20 chăn nuôi theo hướng công nghiệp "nạc hóa" đàn lợn, giảm đàn trâu, phát triển đàn bò, phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm, mở rộng nuôi gà công nghiệp. Thứ hai về chế biến sản phẩm nông nghiệp và sản xuất hàng xuất khẩu: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hàng hóa gắn với chế biến nông sản ngày càng tiến bộ và hiện đại. Đảm bảo ổn định lương thực, lấy hiệu quả kinh tế cao là chính. Áp dụng công nghệ sạch trong sản xuất rau sạch. Thứ bavềxây dựng kết cấu hạ tầng:Đẩy mạnh phong trào quần chúng, huy động mọi nguồn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng với tổng vốn trên 140 tỷ đồng. Đẩy mạnh việc nhựa hóa, đá hóa, vật liệu cứng phần đường còn lại. (Trong đó nhựa hóa, đá hóa 60 -70% đường huyện, 40-50% đường trục xã, 100% đường thôn, xóm bê tông, lát gạch nghiêng). Nâng cao hệ thống đường điện, từng bước hạ giá điện sát giá nhà nước quy định. Xây dựng trạm bơm, kiên cố hóa kênh mương nội đồng.Trường học nâng cấp đảm bảo 100% xã có trường cao tầng. Nâng cấp trạm y tế, trạm xá theo hướng mái bằng kiên cố.[4, Tr. 150] Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện, sự nỗ lực của tầng lớp nhân dân trong huyện Gia Lộc, nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế 5 năm 1996 - 2000 đã có những bước tiến vượt bậc, hầu hết tất cả các chỉ tiêu đều đạt được và đã mở đầu cho sự phát triển trong giai đoạn mới. Nhịp độ tăng tổng giá trị sản xuất bình quân 5 năm đạt 9,85 %. Trong đó, sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 8,55%. Về sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất tăng bình quân 8,55% trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng bình quân 6,25%. Giá trị sản xuất canh tác bình quân 1 ha canh tác. Năm 1996 đạt 31 triệu/ha; 1997 đạt 35 triệu/ha; 1998 đạt 42,7 triệu/ha; năm 1999 đạt 48,2 triệu/ha; năm 2000 đạt 49 triệu/ha. Năng suất lúa tăng cao từ 10,4 tấn/ ha năm 1996 lên 12,49 tấn/ha (1999). Sản lượng thóc năm cao nhất đạt 82,911 tấn (1999), tăng 5,6 % so với mục tiêu
  • 29. 21 Đại hội. Vụ đông tiếp tục được khẳng định là vụ sản xuất chính và được mở rộng, đến năm 2000 chiếm 69% diện tích đất canh tác. Hệ số sử dụng đất là 2,7 lần. Diện tích cây ăn quảtăng, nhanh nhất là nhãn, vải, tăng từ 4 đến 6 lần so với năm1995. Toàn huyện chuyển dịch gần 400 ha đất trũng cấy lúa bấp bênh sang lập vườn cây, ao cá, hiệu quả kinh tế tăng từ 4 đến 8 lần so với trước khi chuyển dịch. Nhiều hộ sản xuất tổng hợp trồng trọt, chăn nuôi theo kiểu trang trại nhỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao là xu hướng tích cực được khuyến khích phát triển. Chăn nuôi tăng mạnh, xuất hiện mô hình nuôi lợn, gia cầm theo hướng công nghiệp, bước đầu nuôi lợn hướng nạc, nuôi bò lai sin ở một số hộ. Tổng đàn lợn tăng từ 60.000 con (1996), đến 73.654 con (2000). Tổng đàn bò giảm từ 5084 (1996) xuống còn 4.861 con. Tổng đàn gia cầm có sự tăng cao từ 553 nghìn con (1996) đến 740 nghìn con (2000). Những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân trong huyện đạt được từ năm 1996 đến 2000 tuy chưa đạt được nhiều chỉ tiêu đặt ra nhưng đã có biến chuyển tích cực. Lương thực bình quân đầu người năm cao nhất đạt 508 kg/năm, tăng 15,4%. Năm 1996đạt 527 kg; năm 2000 đạt 566 kg. Do vậy, từ sản lượng lương thực đến chăn nuôi đều có xu hướng tăng. Người dân huyện Gia Lộc ngày càng được phổ biến, được tuyên truyền các phương pháp gieo trồng, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Chú trọng đưa giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đem lại giá trị ngày càng cao hơn. Đối với quản lý đất đai:Công tác quản lý đất đai đã có sự chuyển biến rõ rệt. Như toàn huyện đã hoàn thành việc phân định địa giới hành chính các xã, thị trấn theo quyết định số 34/QĐ - CP của chính phủ.Việc quy hoạch, sử dụng đất đai từng bước đi vào nền nếp và tập trung vào 2 nhiệm vụ chính là: Công tác quy hoạch và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính cho đến năm 1999, huyện cơ bản đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhân dân.[4, tr. 163]. Hơn nữa, đất đai cũng là một
  • 30. 22 trong những nguồn lực quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những thành phần chủ yếu của môi trường sống, đồng thời là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Ngay như trong hội nghị lần thứ bày BCH Trung ương khóa IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định "Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước" [18,tr 61]. Đầu năm 1988, Quốc hội đã thông qua Luật đất đai, đã đánh dấu được một bước ngoặt mới cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ xã viên. Nhưng ngay trong điều 5 của luật đất đai đã nêu nghiêm cấm việc mua, bán, lấn, chiếm đất đai, phát canh thu tô dưới mọi hình thức nhận được giao mà không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, tự tiện sử dụng đất nông nghiệp, đất có rừng vào mục đích khác, làm hủy hoại đất đai. Theo điều 24, người sử dụng đất có nghĩa vụ đưa diện tích đất được giao vào sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch, không được bỏ hoang, bỏ hóa; Thực hiện các biện pháp thâm canh, tăng vụ, bồi bổ, cải tạo đất đai và kết hợp nông nghiệp, lâm nghiệp. Điều 28 đất sản xuất của nông dân cá thể quy định như các hộ nông dân cá thể được Nhà nước giao đất ổn định, lâu dài để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên cơ sở đất đai đang sử dụng. Căn cứ vào khả năng đất đai, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và khả năng sử dụng đất của từng loại hộ, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương quy định mức giao đất cho các loại hộ nông dân cá thể ở địa phương trên cơ sở bình quân đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp theo từng nhân khẩu ở mỗi địa phương. Đặc biệt, ngay như Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, ngày 05/04/1988, Bộ chính trị (khóa VI) đã ra nghị quyết 10 NQ/TW về việc đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, giao quyền tự chủ sản xuất cho hộ nông dân, cho lưu
  • 31. 23 thông lương thực, giải phóng sức sản xuất, giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ sản xuất và lợi ích của nông dân. Và kinh tế nông nghiệp huyện Gia Lộc ngày một phát triển hơn. Trong Đại hội VII (1991) đã nêu về cơ chết thị trường đã được khẳng định và đi vào cuộc sống. Đặc biệt, sau Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VII (1993) về việc tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và Điều 42 Luật đất đai năm 1993 của Việt Nam quy định: Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp. Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật vào các việc như: Làm tăng giá trị sử dụng đất;Thâm canh, tăng vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất;Khai hoang, vỡ hoá, lấn biển, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đất cồn cát ven biển để mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối; Bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ mầu mỡ của đất;Sử dụng tiết kiệm đất. Tóm lại, luật đất đai năm 1993 có xu thế ngày càng được mở rộng hơn và đa dạng hơn. Chăn nuôi: Phát triển đàn bò theo hướng bò thịt, bò sữa. Nạc hóa đàn lợn. Phát triển đàn gia cầm, đẩy mạnh nuôi gà công nghiệp. Ngành chăn nuôi huyện Gia Lộc ngày càng được phát triển. Xây dựng các xí nghiệp công nghiệp chế biến cho chế biến nông sản của tỉnh, chế biến nông sản xuất khẩu. Nhìn chung Sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Lộc tuy đạt được những thành tích cao, nhiều năm đứng đầu toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chất lượng mặt hàng nông sản chưa cao, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Ruộng đất phân tán, manh mún gây khó khăn cho cơ giới hóa, thủy lợi hóa, sản xuất hàng hóa. Việc đưa các giống cây, con mới có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất đại trà còn chậm, mang tính tự phát. Và chưa có nhiều mô hình tốt, trình độ sản xuất còn lạc
  • 32. 24 hậu, yếu kém. Ruộng đất phân tán, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp chưa được đáp ứng nên dẫn tới tình trạng phát triển chậm. * Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hải Dương Chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng: Kinh tế nông nghiệp luôn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống KT - XH. Từ Đại hội VI - Đại hội của đổi mới, Đảng đã đề ra những quan điểm, chủ trương quan trọng về đổi mới, trước hết là đổi mới kinh tế; thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, nhấn mạnh vai trò hàng đầu của nông nghiệp trong việc đáp ứng những yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Phấn đấu đưa nông nghiệp trở thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá xã hội chủ nghĩa. Đại hội chỉ rõ: “Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm 1986-1990, phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”[14, tr. 20]. Đại hội còn khẳng định, trong toàn bộ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không được tách rời nông nghiệp với công nghiệp, không thể chỉ coi trọng nông nghiệp hoặc công nghiệp. Nhưng ở mỗi giai đoạn, trong từng chặng đường, vị trí của nông nghiệp và công nghiệp có khác nhau. Trong chặng đường hiện nay phải tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa... “Yêu cầu cấp bách về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu sản xuất hàng tiêu dùng, về hàng xuất khẩu quyết định vị trí hàng đầu của nông nghiệp”[17, Tr. 48] Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp và coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp CNH - HĐH nhằm đổi mới toàn diện, cũng như phát triển đất nước. Trên cơ sở ngày càng nhận thức đúng đắn hơn vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn và nông dân đối với sự nghiệp cách mạng, Đại hội VII của
  • 33. 25 Đảng đã tiếp tục bổ sung, khẳng định và làm rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Đại hội chỉ rõ: “Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội”[15, Tr. 63]. Có thể thấy, nét nổi bật của Đại hội VII là nhấn mạnh vị trí, vai trò của nông nghiệp và kinh tế nông thôn; coi phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, có ý nghĩa quyết định đối với ổn định tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Hội nghị Trung ương 5, khoá VII (tháng 6 - 1993) đã ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn”, trong đó đã đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta qua những năm đổi mới; xác định mục tiêu, quan điểm tiếp tục đổi mới và phát triển nông nghiệp, nông thôn; đề ra những phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn giàu mạnh, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khoá VII), lần đầu tiên Đảng ta đã đưa ra khái niệm công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, quan niệm thế nào là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa được xác định rõ tại hội nghị này. Hội nghị Trung ương 7, khóa VII, một lần nữa nhấn mạnh: phải quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Điều đó vừa khẳng định nhiệm vụ cấp bách công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nước ta, vừa chỉ ra Đảng và các cơ quan Nhà nước phải không ngừng tăng cường chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo về lương thực, thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội và xuất khẩu; cung cấp ngày càng lớn về nguyên liệu cho phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân.
  • 34. 26 Trên cơ sở đánh giá kết quả 10 năm đổi mới, với những tiền đề đã đựơc tạo ra, Đại hội VIII của Đảng tiếp tục phát triển nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm từng bước nâng cao đời sống nông dân. Theo đó, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trong trước mắt và về lâu dài. Gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn với thực hiện dân chủ hoá, tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng nông thôn mới. Cụ thể là:“Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, có sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực trong xã hội đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp chế biến và của thị trường trong, ngoài nước.Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với công nghệ ngày càng cao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị.Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại”[29, Tr. 87]. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, Quốc hội và chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp. Luật hợp tác xã (21/02/1997) Nội dung chủ yếu trong Luật nói về chuyển đổi các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trước đây sang Hợp tác xã mới, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị khoá VIII về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn đã cụ thể hoá về nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết đã khẳng định: Một là, coi trọng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đưa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là
  • 35. 27 nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh công nghiệp hoá với hiện đại hoá đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. Hai là, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; gắn công nghiệp hoá với thực hiện dân chủ hoá và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn; tạo ra sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, thực hiện có kết quả mục tiêu phát triển dân số. Ba là, phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất khẩu. Bốn là, phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác sản xuất dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật. Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp tác; các loại hình hợp tác xã dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, từng bước xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã; chú trọng liên kết kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác. Tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân và những người có khả năng đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Trước yêu cầu phải rút ngắn thời gian tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đại hội IX của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn mới. Đại hội chỉ rõ: Chú trọng điện khí hoá ở nông thôn, phát
  • 36. 28 triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch vụ; liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ trên từng địa bàn và trong cả nước. Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị Trung ương 5, khoá IX, đã ra Nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010”. Những quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn được khẳng định trong Nghị quyết Trung ương 5 là sự kế thừa, phát triển những quan điểm đã được xác định trong các nghị quyết của các Đại hội, các Hội nghị Trung ương và của Bộ Chính trị từ trước tới nay. Nghị quyết đã xác định những quan điểm, chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp lớn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong những năm tiếp theo. Đặc biệt, lần đầu tiên, Đảng ta ra nghị quyết chuyên đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hợp tác xã, kinh tế tư nhân và với sự phát triển của văn hoá, xã hội. Điều đó thể hiện bước phát triển mới trong nhận thức của Đảng về vị trí, vai trò quan trọng của khu vực kinh tế này đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Sau Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX, Hội nghị Trung ương 7, khoá IX đã ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Hội nghị đề ra những quan điểm cơ bản về đổi mới chế độ sử dụng đất đai với từng loại đất cụ thể, như đối với đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp,… Đồng thời, phân định nhiệm vụ, quyền hạn quản lý đất đai của Nhà nước; xác định các chính sách giao đất, thuê đất sản xuất, tạo điều kiện về đất đai để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn tiếp tục phát triển. Tiếp đến, Nghị quyết Trung ương 9, khoá IX (năm 2004) xác định chủ trương “Chú trọng xây dựng các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ phục vụ
  • 37. 29 công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường”[18, Tr. 198], đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh, thâm canh, có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX, Đại hội X của Đảng đã khẳng định phát triển nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn bước đi đúng đắn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân [19, Tr. 29]. Cụ thể là: Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng có khả năng cạnh tranh cao. Thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Phát triển trồng trọt và chăn nuôi các cây, con đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung; xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao với phương thức sản xuất hiện đại, gắn với sơ chế và chế biến chất lượng cao. Nhanh chóng chuyển giao khoa học, công nghệ, phát triển hệ thống khuyến nông để hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp tiếp thu kỹ thuật mới. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn, khôi phục và phát triển làng nghề. Song song với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại gắn với hàng hoá thị trường, cần tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, công bằng, dân chủ, văn minh. Nhà nước kết hợp với nhân dân sẽ ưu tiên nhiều hơn cho đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn; củng cố và xây dựng mới nhiều hệ thống thuỷ lợi, hồ đập, đê kè ven sông, ven biển, hệ thống cảnh báo, chủ động phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; phát triển giao
  • 38. 30 thông nông thôn, bảo đảm hầu hết các xã có đường ô tô tới khu trung tâm; phát triển, mở rộng mạng lưới điện sản xuất và tiêu dùng, quan tâm cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và giải quyết tốt việc bảo vệ môi trường sinh thái bảo đảm cho nông thôn phát triển theo hướng bền vững. Những quan điểm chỉ đạo của Đảng góp phần cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp mà còn không ngừng cải thiện đời sống nông dân. Toàn xã hội tiếp tục đầu tư cao hơn cho các chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Quan tâm giải quyết tốt việc làm cho nông dân bằng nhiều hình thức như: lao động tại chỗ, lao động ngoài khu vực nông thôn, kể cả ở nước ngoài. Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, văn hoá, y tế ở nông thôn, xây dựng các khu dân cư văn minh, tiến bộ. Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng các làng văn hoá, bài trừ tệ nạn xã hội và hủ tục. Coi trọng việc xây dựng quy hoạch nông thôn theo hướng hiện đại kết hợp phát huy bảo tồn truyền thống văn hoá, sinh thái của dân tộc. Tất cả với quyết tâm xây dựng một lớp nông dân mới có đời sống ấm no, có kiến thức và kinh nghiệm sản xuất hiện đại, có nếp sống văn hoá mới. Chủ trương Đảng bộ tỉnh Hải Dương: Từ tháng 01 năm 1997, tỉnh Hải Hưng lại được tách ra thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Từ đây, Tỉnh lỵ tỉnh Hải Dương đã bước sang một trang sử mới. Một trang sử đầy thuận lợi nhưng cũng không ít những khó khăn trước mắt. Và cũng chính cùng trong năm 1997, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XII đã chính thức được khai mạc. Một trong những nội dung quan trọng trong Đại hội đó là Đại hội đã đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng và giải pháp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp một cách toàn diện. Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn toàn diện và vững chắc nhằm khai thác mọi nguồn lực và tiềm năng để ổn định và nâng cao đời sống người lao động. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản phẩm mũi nhọn có khối lượng lớn và lợi thế sản xuất là rau quả, thịt lơn và
  • 39. 31 lúa gạo. Tăng cường chỉ đạo, tập trung đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa mũi nhọn phù hợp với tiềm năng và lợi thế của địa phương. Đẩy mạnh việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, đưa giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý để mở rộng khả năng tăng vụ và khai thác hết tiềm năng, năng suất cây trồng. Coi việc phát triển công nghiệp chế biến nông sản phẩm. Thực hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa việc xây dựng cơ sở chế biến với quy hoạch tổ chức vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phù hợp trên cơ sở thị trường tiêu thụ đã được định hướng. Trong báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (16/12/2005). "Sau 20 năm đổi mới, với sự nỗ lực phấn đấu cao, Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Kinh tế liên tục phát triển với tốc cao, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2005 gấp gần 5 lần so với năm 1985, giá trị nông nghiệp tăng lên gấp 3 lần, giá trị sản xuất nông nghiệp gấp trên 1,5 lần. GDP liên tục tăng trưởng cao, bình quân 10,8 %/năm, năm 2005 gấp 1,7 lần so với năm 2000".[66,Tr 10] Tốc độ tăng trường giá trị nông, lâm, thủy sản (2005) bình quân 4,5 -5 %/năm, trong đó trồng trọt tăng 4,8%, tỷ trọng chăn nuôi tăng nhanh. Trồng trọt: Vụ đông tiếp tục được mở rộng diện tích và đạt giá trị ngày càng lớn. Diện tích lúa còn 67.254 ha, giảm gần 7000 ha. Năng suất lúa đạt 120 tạ/ha/năm. Sản lượng lương thực bình quân đầu người 477 kg/năm. Từng bước hình thành và nhân rộng một số mô hình sản xuất trang trại, vùng sản xuất nông sản tập trung có giá trị cao từ 70 - 100 triệu đồng/ha. Mở rộng diện tích trồng rau màu, chuyển đổi mạnh diên tích cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản cho giá trị kinh tế cao hơn.
  • 40. 32 Chăn nuôi phát triển khá giá trị sản xuất tăng bình quân 10 %/ năm, trong đó chăn nuôi tăng 9 %/ năm. Hình thành một số mô hình chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, bán công nghiệp. Thực hiện tốt công tác quản lý đê điều, phòng chống bão lụt, chương trình trồng và bảo vệ rừng. Cơ cấu kinh tế nông thôn từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Kết cấu hạ tầng được xây dựng ngày càng đồng bộ, nhất là đường giao thông, hệ thống thủy lợi, giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm… ngày càng được cải thiện rõ rệt. Đã cơ giới hóa 70% khâu làm đất, 99 % khâu xay sát, 95 % khâu tuốt lúa, 50 % khâu vận tải, 80% khâu tưới tiêu. Đại hội đã xác định mục tiêu cho giai đoạn 2005 - 2010 là"Đoàn kết, đổi mới, tận dụng mọi cơ hội và chủ động tạo ra cơ hội mới, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển nhanh, bền vững, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH - HĐH và đạt mức tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân chung cả nước"[66, Tr 130]. 1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ huyện Gia Lộc (2005-2010) * Bối cảnh và yêu cầu đặt ra Bối cảnh: Trong quá trình đất nước đang hòa chung với không khí hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần phát triển mọi mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó phát triển kinh tế đã góp phần đẩy nhanh tăng trưởng nông nghiệp, cải thiện đời sống nông thôn. Sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trưởng với tốc độ ổn định, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản liên tục gia tăng. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời tạo thêm việc làm, bảo đảm đời sống của nông dân và giữ vững ổn định xã hội.
  • 41. 33 Tuy nhiên, ở giai đoạn này, huyện Gia Lộc chưa thực sự tập trung vào phát triển kinh tế, bộ máy Đảng Bộ huyện chưa được ổn định. Huyện Gia Lộc là một huyện được tách ra từ huyên Tứ Lộc. Ngày 27/01/1996 Chính phủ đã ra Nghị định số 05/NĐ - CP " V/v chia tách huyện Tứ Lộc để tái lập2 huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc". Ngày 16/02/1996 Ban thường vụ Tỉnh ủy Hải Hưng ra Quyết định số 31/QĐ - TU "V/v thành lập Đảng bộ và chỉ định BCH Đảng bộ huyện Gia Lộc". Chính vì thay đổi đó đã khiến cho nhân dân luôn rơi vào tình cảnh hoang mang, lo lắng bởi thay đổi bất ổn định. Chia tách thành hai huyện khác nhau sẽ khiến cho Đảng bộ huyện bước đầu sẽ yếu kém kinh nghiệm. Hiệu quả kinh tế sẽ không cao [4. Tr 141]. Chính vì sự chia tách đó cũng là một trong những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển kinh tế, đặc biệt trong ngành nông nghiệp. Bởi lẽ, chia tách thành hai huyện khác nhau và thành lập Đảng bộ khác nhau, sẽ dẫn tới các bộ máy trong Đảng bộ huyện non yếu, thiếu kinh nghiệm. Dẫn tới hiệu quả phát triển kinh tế sẽ không cao. Đặc biệt, ngành nông nghiệp lại là một trong những ngành cung cấp nguồn lương thực chính cho nhân dân, là nguồn duy trì sự sống của con người. Yêu cầu đặt ra: Chính từ sự chia rẽ đó và thành lập Đảng bộ huyện mới non yếu thiếu kinhnghiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cho sự phát triển ở giai đoạn đầu hình thành. Và trước năm 2005 huyện thực hiện nhiều kế hoạch nhằm phát triển vàthu được nhiều thắng lợi trên các mặt kinh tế nhưng vẫn còn manh mún, phát triển kinh tế không được như ý. Đồng thời vớiđó còn nhiều tồn tại những khó khăn trong nông nghiệp như diện tích đất ngày càng thu hẹp do xây dựng quá nhiều các công ty, tập đoàn. Từ đó, đặt ra những yêu câu cấp thiết để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện là tập trung giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người dân; có những chính sách, chủ trương cụ thể, phù hợp cho từng vùng, từng xã trong huyện.
  • 42. 34 * Chủ trương của Đảng bộ huyện Trên cơ sở quán triệt và vận dụng quan điểm, chủ trương của Đảng, của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, căn cứ vào bối cảnh và yêu cầu thực tế của địa phương. Đảng bộ huyện Gia Lộc đã chủ động trong việc hoạch định chủ trương, đường lối cụ thể cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Gia Lộc. Thực hiện sự chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh ủy, Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc lần thứ XXIII đã được diễn ra. Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII diễn ra trong thời điểm công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo tiếp tục đạt được những thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực. Với tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng bộ và nhân dân trên chặng đường phát triển mới, Đại hội XXIII Đảng bộ huyện có nhiệm vụ đánh giá những ưu, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo nhiệm kỳ qua, từ đó đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm kỳ tới. Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc đề ra nhiệm vụ phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản; khai thác có hiệu quả các tiềm năng trong nông nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Tiếp tục xác định sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành đóng vai trò quan trọng. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) của Đảng về nông nghiêp, nông dân, nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung. Tập trung chỉ đạo qui hoạch và mở rộng các vùng gieo cấy lúa lai, lúa chất lượng. Phấn đấu diện tích gieo trồng đạt 14.050 ha, trong đó diện tích cấy lúa cả năm là 8.100 ha. Tỷ lệ diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, lúa lai hàng năm đạt trên 60%, năng suất lúa đạt 135,2 tạ/ha/năm [5,Tr. 21]. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là những vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh
  • 43. 35 mương và phát triển thuỷ lợi, nâng cao năng lực tưới tiêu, hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi, chú trọng nâng cao hiệu suất sử dụng các công trình thuỷ lợi. Thực hiện quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Xây dựng mới trạm bơm tiêu tại xã Đoàn Thượng và đầu tư, nâng cấp tuyến kênh Thạch Khôi - Đoàn Thượng.Khuyến khích phát triển các ngành nghề dịch vụ nông nghiệp, nhất là chế biến nông sản - thực phẩm. Đổi mới hoạt động các HTX dịch vụ nông nghiệp, khuyến khích phát triển HTX chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại; nâng cao năng lực quản lý đối với cán bộ HTX. Huy động sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân, từng bước xây dựng huyện Gia Lộc ngày càng phát triển, góp phần xứng đáng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 5 năm tiếp theo ( 2006 - 2010 ). Toàn thể nhân dân huyện Gia Lộc luôn luôn phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, trong nhiệm kỳ vừa qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn tác động đến sản xuất và đời sống của nhân dân, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao, Đảng bộ và nhân dân trong huyện tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và giành được thành tích trên các lĩnh vực: Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng được tăng cường. Về mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế nông nghiệp được Đại hội nêu ra: "Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12%/năm trở lên. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 3%; công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng 25,4%, dịch vụ 16%. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng ; cơ cấu kinh tế nông thôn. Nông nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng , dịch vụ: năm 2010 là 33,7% – 33,7% – 32,6%). Một số chỉ
  • 44. 36 tiêu bình quân đầu người/năm, như: Lương thực bình quân năm 2010 là 486kg/người. Giá trị sản xuất bình quân năm 2010 (ước): 12,8 triệu. Giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 54,4 triệu đồng. Hệ số sử dụng đất năm 2010 ước 2,9 lần [5, Tr. 1]. Những mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đề ra đã thúc đẩy phát triểnkinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Và những nhiệm vụ Đại hội đề ra gần như đã đạt và thậm chí vượt chỉ tiêu tuy nhiên một số lĩnh vực vẫn còn giảm nhưng giảm mức độ nhẹ. Kết quả đạt được là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12%/năm. Trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 1,7%/năm; công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng tăng 25,8%/năm, dịch vụ tăng 15,6%/năm . Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng ; cơ cấu kinh tế nông thôn. Nông nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp- xây dựng , dịch vụ: năm 2005 là 48,3% – 22,5% – 29, 2%, đến năm 2010 ước đạt: 35,8% – 34,6% – 29,6% . Một số chỉ tiêu bình quân đầu người/năm đạt cao, như: Lương thực bình quân năm 2010 (ước): 530kg/người, đạt 109% . Giá trị sản xuất bình quân năm 2010 (ước): 13 triệu đồng/người, tăng 5,8 triệu đồng so với năm 2005. Giá trị sản xuất bình quân 1 ha đất nông nghiệp năm 2010 ước đạt 54,4 triệu đồng (giá cố định); 127,3 triệu đồng (giá hiện hành), đạt 98,9% (mục tiêu Đại hội là 54,8 triệu đồng). Hệ số sử dụng đất năm 2010 ước đạt 3,0 lần [8]. Tiếp tục sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trường.Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lộc còn nhấn mạnh xác định sản xuất nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, Đảng bộ huyện đã tập trung huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với thị trường, tiếp tục xây dựng nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển
  • 45. 37 toàn diện. Giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản (giá cố định) ước năm 2010 đạt 592.803 triệu đồng, tăng bình quân 1,7%/năm (mục tiên Đại hội tăng 3%). Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.Tỷ trọng ngành chăn nuôi, tăng từ 29,9% (năm 2005) lên 41,6% (năm 2010); ngành trồng trọt giảm từ 65,7% (năm 2005) xuống còn 55,6% (năm 2010). Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá cố định) năm 2010 ước đạt 357.632 triệu đồng, giảm bình quân 0,4%/năm (mục tiêu tăng 1,2%). Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 ước đạt 17.162 ha, đạt 104% (mục tiêu 16.450 ha). Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 71.441 tấn, đạt 105% (mục tiêu 67.875 tấn). [5, Tr. 2] Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện đã đề ra đề án 01/ ĐA - HU về " Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau quả cho giá trị kinh tế cao" được BCH Đảng bộ huyện khóa XXIII duyệt và ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2006. Đã chỉ đạo xây dựng và hỗ trợ đầu tư kinh phí cho các xã xây dựng các vùng lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh rau quả tập trung; đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất.Diện tích lúa năm 2010 là 10.159 ha, giảm 773 ha so với năm 2005 nhưng luôn giữ được năng suất tương đối cao, bình quân 1 vụ đạt 64,1tạ/ha (mục tiêu 67,6 tạ/ha). Năm 2010, diện tích gieo cấy giống lúa lai, lúa chất lượng chiếm 60% tổng diện tích gieo cấy, tăng 28% so với năm 2005. Đã có 53 vùng rau quả tập trung với tổng diện tích 571,16 ha, trong đó, có 5 vùng với quy mô từ 10 ha trở lên tại 5 xã với tổng diện tích là 73,07 ha. Giá trị sản xuất bình quân 01 ha cây rau màu so với năm 2005 đạt cao: vụ đông 65,3 triệu đồng (giá hiện hành) tăng 32,1 triệu đồng; vụ xuân đạt 64,5 triệu đồng (giá hiện hành) tăng 29,3 triệu đồng; vụ hè, hè thu đạt 62,1 triệu đồng (giá hiện hành) tăng 25,6 triệu đồng"[5, Tr. 2]. Đã có một số cánh đồng đạt giá trị sản xuất trên 200 triệu đồng/ ha (giá hiện hành) ở xã Gia Xuyên, Đoàn Thượng, Thống Kênh, Hoàng Diệu, Lê Lợi, Nhật Tân...