Thi Pháp Thời Gian Trong Tiểu Thuyết TRĂM NĂM CÔ ĐƠN của G.G.Marqezt.docx
1. 1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 2
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 4
5. Cấu trúc của đề tài................................................................................................... 4
Chương 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
VỀ THI PHÁP HỌC VÀ THI PHÁP THỜI GIAN.................................................... 6
1.1. Thi pháp và Thi pháp học.................................................................................... 6
1.2. Thi pháp thời gian nghệ thuật ............................................................................. 7
Chương 2
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “TRĂM NĂM CÔ ĐƠN”
CỦA GABRIEL GACXIA MARQUEZT .................................................................. 9
2.1. Thời gian xoay vòng.......................................................................................... 9
2.1.1. Những cuộc tình loạn luân................................................................................ 9
2.1.2. Những thất bại, bế tắc trong cuộc sống của các nhân vật................................. 12
2.2. Thời gian đồng hiện .......................................................................................... 18
2.2.1. Nhân vật kỳ ảo .................................................................................................. 18
2.2.2. Thời gian tâm lí của nhân vật............................................................................ 21
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 25
2. 2
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Có thể nói, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là một trong những trào lưu có tầm
ảnh hưởng không nhỏ đối với nền văn học thế giới, xuất hiện vào khoảng những
năm 60 của thế kỉ XX ở khu vực Mĩ Latinh. Nó đã được nhiều nhà văn vận dụng
trong những sáng tác văn học của mình và có nhiều thành công rực rỡ. Trong số
đó, không thể không nhắc tới Gacxia Marquezt, tác giả của cuốn tiểu thuyết “Trăm
năm cô đơn” nổi tiếng thế giới.
“Trăm năm cô đơn” là câu chuyện kể về sự xuất hiện, hưng thịnh và diệt
vong của bảy thế hệ trong dòng họ Buênđya. Cuốn tiểu thuyết của nhà văn người
Colombia đã làm say mê bao thế hệ đọc giả, các nhà phê bình, nghiên cứu...Nhưng
nếu chỉ nội dung cốt truyện với một tư tưởng nhân văn sâu sắc không thôi thì chưa
đủ để có một sức hút như thế, mà có lẽ còn phải nói tới cách kể chuyện, cách dẫn
dắt của G. Marquezt, hay có thể nói đó là phải nhắc tới kết cấu bố cục câu chuyện
thông qua hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Trong “Trăm năm cô đơn”,
Marquezt đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật như liên tưởng, phóng đại, tượng
trưng...để xây dựng các tình tiết, hình tượng nhân vật. Trong số đó, hình tượng thời
gian có thể nói là một trong những phương thức nghệ thuật tiêu biểu hơn cả của
nhà văn trong việc xây dựng nội dung cốt truyện của toàn bộ tác phẩm. Nó góp
phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm. Bởi vì thông qua việc tìm hiểu
thời gian nghệ thuật trong “Trăm năm cô đơn” có thể là một phương thức hữu hiệu
để tiếp cận và hiểu sâu hơn bản chất của dòng văn chương hiện thực huyền ảo.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Thời gian nghệ thuật trong
tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của G. Marquezt” để nghiên cứu, tìm hiểu.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay, tác phẩm “Trăm năm cô đơn” nói chung, các vấn đề kết cấu
nghệ thuật trong tác phẩm nói riêng đã được nhiều nhà nghiên cứu bàn tới. Nhưng
với những hạn chế về nhiều mặt, hiện nay chúng tôi chỉ mới cập nhật và tiếp xúc
được với một số tài liệu như: Luận văn Thạc sĩ Thời gian và không gian huyền
thoại trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của Gabriel Garcia Marquezt của
Nguyễn Thị Hảo, bài viết Kết cấu và thời gian nghệ thuật của Nguyễn Trung Đức
in ở phần giới thiệu trong bản dịch tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của G.
Marquezt, bài viết Hư cấu lịch sử và huyền thoại trong tiểu thuyết của Gabriel
3. 3
Gacxia Marquezt của Phan Tuấn Anh đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
Trường Đại học Khoa học Huế...
Với Kết cấu và thời gian nghệ thuật, Nguyễn Trung Đức đã không còn giới
hạn mình trong tư cách là một dịch giả thuần túy mà còn cho thấy vai trò của một
nhà nghiên cứu. Bài viết của Nguyễn Trung Đức có thể xem như là một gợi ý mở
đầu và gợi cảm hứng cho những nhà nghiên cứu sau này. Trong bài viết của mình,
tác giả đã cho thấy trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” G. Marquezt đã xây dựng
thời gian nghệ thuật của mình theo phương thức thời gian đồng hiện: “...chúng ta
nhận thấy trong “Trăm năm cô đơn” là câu chuyện về dòng họ Buendya được viết
tỉ mỉ đến từng chi tiết theo phương thức thời gian đồng hiện với một kết cấu phức
tạp và chặt chẽ.” [1, tr. 9]. Ngoài ra, đọc bài viết của Nguyễn Trung Đức người
đọc còn có thể biết những loại thời gian thường xuất hiện trong tác phẩm đó là thời
gian tâm lý và thời gian biên niên sử. Và Nguyễn Trung Đức đánh giá tài năng của
G.Marquezt như sau: “Thời gian đa chiều, thời gian nghệ thuật trong “Trăm năm
cô đơn” là một thành tựu của Gacxia Marquezt.”[1, tr. 14].
Còn Phan Tuấn Anh trong bài báo khoa học của mình đã chỉ ra đặc điểm cơ
bản của thủ pháp xây dựng thời gian trong “Trăm năm cô đơn”. Theo tác giả, nghệ
thuật thời gian chủ yếu được nhà văn G. Marquezt sử dụng đó là thủ pháp xoay
vòng thời gian lịch sử: “Đó chính là thủ pháp xoay vòng thời gian lịch sử, phá bỏ
sự tuyến tính về mặt thời gian thực tại nhằm nhấn mạnh tình huốn hiện sinh của
con người trong thời gian, thứ tình huống không bao giờ thay đổi qua các thế hệ ở
Mỹ Latinh.” [4, tr. 8]. Không chỉ “Trăm năm cô đơn”, Phan Tuấn Anh còn nghiên
cứu nhiều tác phẩm khác của G. Marquezt và tác giả đã đi đến kết luận rằng: “Như
vậy, mọi chiều kích thời gian lịch sử trong tiểu thuyết cùa Marquezt đã được chia
trong thì hiện tại, được mang lại ý nghĩa trong mối quan hệ với hiện tại, thông qua
thủ pháp xoay vòng thời gian.” [4, tr. 9]. Như vậy, Phan Tuấn Anh khẳng định
rằng toàn bộ ý nghĩa trong các tác phẩm của Marquezt nói chung va “Trăm năm cô
đơn” nói riêng đều quy về cuộc sống hiện tại của con người.
Những công trình bàn về nghệ thuật thời gian trong tiểu thuyết “Trăm năm
cô đơn” như một số tài liệu chúng tôi trình bày ở trên khá nhiều. Tuy nhiên, gần
đây phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn Thị Hảo thông qua luận văn Thạc sĩ Thời
gian và không gian huyền thoại trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của Gabriel
Gacxia Marquezt. Luận văn đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa thời gian trần
thuật và thời gian được trần thuật dưới ánh sáng của lí thuyết Gennet. Những nội
4. 4
dung như: Trật tự, thời lưu, tần suất...được tác giả trình bày một cách rõ ràng
không chỉ lí thuyết mà còn với cả những dẫn chứng phong phú, sinh động được lấy
ra từ tác phẩm. Sau khi đã trình bày những kết quả nghiên cứu của mình ở chương
2 và chương 3, Nguyễn Thị Hảo đã kết luận về thời gian trong “Trăm năm cô đơn”
của G. Marquezt dưới góc độ nghệ thuật như sau: “...Đối diện với sự vô thủy, vô
chung của thời gian, người ta nhận ra vai trò, ý nghĩa của cuộc sống mình. Thời
gian một thế kỉ và bảy thế hệ chuyển động vòng tròn, chung một bản chất trì trệ
khắc sâu thêm vào nỗi cô đơn và kêu gọi tình đoàn kết.” [3, tr. 51]. Lời kết luận
cũa Nguyễn Thị Hảo đã cho thấy việc miêu tả sự đối lập giữa cái hữu hạn của cuộc
sống con người so với thời gian vô hạn đã làm nổi bật rõ nét sự cô đơn của các
nhân vật trong tiểu thuyết.
Ngoài những tài liệu trên, chúng tôi còn tham khảo thêm những tài liệu sưu
tầm từ những nguồn như sách báo, các trang web điện tử...Những tài liệu đó đều
giúp ích cho việc định hướng, nghiên cứu đề tài của chúng tôi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là thủ pháp xây
dựng thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của G. Marquezt.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu, phân tích nhằm làm sáng tỏ
một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng thời gian của tác giả G. Marquezt trong tác
phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận-hệ thống: Nghiên cứu tác phẩm bằng hệ thống lí
thuyết của Thi pháp học. Vận dụng những những lí thuyết của Thi pháp học trong
việc phân tích các sự kiện nhằm làm rõ những đặc trưng về thời gian trong tác
phẩm.
Phương pháp so sánh: so sánh điểm giống và khác nhau giữa các nhân vật
như thái độ, tính cách, thế giới nội tâm… để từ đó làm nổi bật lên tính thời gian
nghệ thuật thông qua miêu tả sự tồn tại của các hình nhân vật của G.G.Marquez.
Phương pháp phân tích-tổng hợp: phân tích ngôn từ, lời văn, các mối
quan hệ, hành động của các nhân vật…Từ đó rút ra những luận cứ nhằm làm nổi
bật những thủ pháp cơ bản xây dựng thời gian nghệ thuật trong tác phẩm.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chúng tôi trình bày đề tài trong hai chương:
5. 5
Chương 1: Một số khái niệm chung về thi pháp học và thi pháp thời gian
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng thời gian trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn”
của tác giả G. Marquezt.
6. 6
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THI PHÁP HỌC
VÀ THI PHÁP THỜI GIAN
1.1. Thi pháp và thi pháp học
Cho đến nay, vấn đề thuật ngữ thi pháp và thi pháp học đã được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, về cách hiểu cũng như diễn đạt khái niệm này lại
có sự khác nhau tùy thuộc vào mỗi thời đại lịch sử, trường phái, khuynh hướng
cũng như quan niệm của mỗi tác giả. Vì vậy, muốn hiểu thi pháp học là gì không
thể không tìm hiểu cội nguồn của thuật ngữ thi pháp.
Thuật ngữ thi pháp đã có lai lịch từ thời cổ đại. Theo nhiều nhà nghiên cứu,
ở phương Tây, người thường được nhắc tới đầu tiên khi bàn đến thuật ngữ này phải
kể đến Aristote. Nhưng phạm vi ý nghĩa của chữ thi pháp được Aristote sử dụng
lúc đầu chỉ bó hẹp trong phạm vi bàn về phương pháp sáng tác thơ ca. Thuật ngữ
này vốn bắt nguồn từ chữ Peri poietiekes trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là nghệ thuật
làm thơ. Hy Lạp thời Aristote chủ yếu phát triển và sử dụng loại hình văn vần (thơ)
để sáng tác, diễn đạt các tác phẩm thuộc nhiều loại hình như tự sự, trữ tình,
kịch...Như vậy, ở phương Tây, chữ “thi” cũng bao hàm không chỉ là những bài thơ
mà còn cả những loại hình văn học khác hay có thể nói, nếu hiểu theo nghĩa rộng
thì thuật ngữ thi pháp mà Aristote sử dụng có nghĩa là phương pháp sáng tác văn
học. Toàn bộ những luận điểm của Aristote để bàn tới các phương thức sáng tác
thơ ca đều được tập trung trong tác phẩm Nghệ thuật thơ ca nổi tiếng của ông.
Ngược lại, ở phương Đông, người ta lại dùng chữ “văn” thay vì dùng chữ
“thi”. Trong quan niệm của người phương Đông, văn bao hàm cả thơ. Theo tác giả
Phạm Ngọc Hiền, thuật ngữ “thi học” mà người Trung Quốc dùng có dụng ý để
phân biệt giữa “văn học” nói chung và “văn chương” nói riêng: “Vì khái niệm
“văn” quá rộng nên khi bàn đến văn chương với tư cách là một nghệ thuật, các
nhà nghiên cứu Trung Quốc không dùng từ “văn học” mà dùng từ “Thi học”. Nếu
hiểu theo lối duy danh tiếng Hán thì “Thi pháp” là phương pháp/phép tắc làm
thơ.”[5, tr. 8].
Như vậy, thi pháp là thuật ngữ có nhiều cách hiểu và cho đến nay cũng chưa
có một sự nhất quán giữa các nhà nghiên cứu. Tác giả Phạm Ngọc Hiền cho rằng:
“Thi pháp là hệ thống nguyên tắc sáng tạo của một tác giả, một trường phái hay
7. 7
cả một thời đại văn chương, tức là những gì mà bất cứ nhà văn nào sáng tạo ra
cho mình, bât kể là có ý thức tự giác hay không” [5, tr. 9].
Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học, Thi pháp và Thi pháp học được các
tác giả khái quát một cách chung là: “...hệ thống các phương thức, phương tiện,
thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học”
[2, tr. 304].
Từ một vài ý kiến trên, có thể đưa ra một cách hiểu chung về Thi pháp học
như sau: Thi pháp học là môn khoa học nghiên cứu về tác phẩm văn học ở phương
diện hình thức nghệ thuật thông qua phân tích, tìm hiểu các phương tiện, phương
thức hoặc thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong sáng tác của mình.
1.2. Thi pháp thời gian nghệ thuật
Cùng với không gian, thời gian là một trong những hình thức tồn tại cơ bản
của thế giới. Mọi vật trong thế giới đều vận động theo một theo một trật tự tuyến
tính từ trước tới sau. Về cơ bản, thời gian chuyển động theo một chiều quá khứ đến
hiện tại và tương lai. Đó chính là thời gian khách quan thực tại nằm ngoài ý thức
của con người hay còn có thể gọi đó là thời gian vật lý.
Cũng như bao sinh vật khác, con người cũng là một hữu thể của thế giới và
sự tồn tại của con người về cơ bản cũng tuân theo một trật tự được đo bằng cái gọi
là thời gian. Tuy nhiên, vì là sinh vật cao cấp nhất nên con người không chỉ có ý
thức về những gì đang diễn ra hiện tại với bản thân mà còn có khả năng tái diễn,
hồi tưởng những sự việc trong quá khứ hay hoạch định những kế hoạch cho tương
lai. Tức là không chỉ nhận biết sự vận động của thời gian khách quan mà con người
còn chứa đựng trong ý thức của bản thân một loại thời gian khác đó là thời gian
tâm lý hay thời gian chủ quan. Loại thời gian này không chỉ là thời gian một chiều
từ quá khứ đến hiện tại và tương lai mà nó còn có thể quay ngược lại từ hiện tại về
quá khứ hay nhảy cóc từ quá khứ đến tương lai. Đây chính là cơ sở của thủ pháp
nghệ thuật xây dựng thời gian trong các tác phẩm văn học, đặc điệt là văn học hiện
đại, hậu hiện đại.
Chính từ đặc điểm trên, yếu tố thời gian qua ngòi bút của các nhà văn hiện
đại thường diễn tiến không theo một trật tự tuyến tính hay nó còn được gọi là thời
gian phi tuyến tính. Loại thời gian này thường được miêu tả thông qua những kỉ
niệm, hồi ức của nhân vật hay sự trần thuật của tác giả hay có thể nói, sự vận động
của thời gian trong tác phẩm văn học có thể được phát hiện thông qua phân tích
8. 8
các hình tượng nghệ thuật trong đó. Hay theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian
nghệ thuật được định nghĩa là: “...Hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể
hiện tính chỉnh thể của nó.” [2, tr. 323]. Cách định nghĩa này nhấn mạnh phương
diện hình thức, thủ pháp nghệ thuật miêu tả sự vận động cơ bản của các yếu tố
trong tác phẩm văn học như: hình tượng nhân vật, sư kiện, biến cố...mà nhà văn sử
dụng. Bởi vì bất kể một nhân vật hay một sự kiện, biến cố nào trong tác phẩm đều
được bắt đầu và kết thúc tại một thời điểm nhất định.
Như vậy, có thể hiểu thi pháp thời gian là phương thức, thủ pháp mà nhà văn
sử dụng để miêu tả sự vận động nội tại của các hình tượng nghệ thuật trong tác
phẩm.
9. 9
CHƯƠNG 2
THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT “TRĂM NĂM CÔ ĐƠN”
CỦA GABRIEL GACXIA MARQUEZT
2.1. Thời gian xoay vòng (vòng tròn)
Nếu thời gian khách quan được tính bằng lịch (ngày, tháng, năm...) và đồng
hồ (giờ, phút...) thì sự tồn tại của thời gian nghệ thuật lại được đo bằng ý thức và
cảm nhận của con người. Trong các tác phẩm văn học, thời gian ấy có thể là sự hồi
tưởng của nhân vật, sự trần thuật của tác giả hay chính cảm nhận của đọc giả. Trần
Đình Sử đã rất có lí khi cho rằng thời gian nghệ thuật trong một tác phẩm cụ thể là
biểu hiện sự cảm nhận về cuộc sống, thế giới gắn với một quan niểm nhất định nơi
mỗi người. Như vậy, khi phân tích tính nghệ thuật về thời gian trong một tác phẩm
văn học nào cũng chính là đang tìm hiểu quan niệm về thế giới, cuộc sống của một
nhà văn cụ thể.
Là một tác phẩm văn học, cụ thể là một tiểu thuyết, “Trăm năm cô đơn” với
những nhân vật, sự kiện tồn tại, vận động cũng có những thước đo thời gian của
riêng nó mà người đã xây dựng nên thước đo này chính là nhà văn G. Marquezt.
Đọc “Trăm năm cô đơn”, người đọc như được bước vào một thế giới mà ở đó
dường như thời gian là một mê cung bởi sự chuyển động có tính chất trùng lặp
giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Hay có thể nói đó là sự mờ hóa về mặt thời
gian giữa các thời thông qua các thế hệ trong dòng họ Buendia cũng như các sự
kiện, biến cố nơi làng Mancondo. Đây cũng là lí do mà các nhà nghiên cứu thường
gọi thời gian trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” là loại thời gian xoay vòng hay
thời gian vòng tròn. Có thể nhận ra sự chuyển động của loại thời gian này thông
qua các hình tượng nhân vật cũng như sự kiện, biến cố trong tác phẩm.
1.2.1. Những cuộc tình loạn luân
Vòng tròn là hình ảnh mà nhiều nhà nghiên cứu dùng khi bàn tới thời gian
nghệ thuật trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của nhà văn G. Marquezt. Trong
toán học, hình tròn được khái niệm là một tập hợp những điểm cách đều một điểm
gọi là tâm. Khi quan sát chuyển động của nó, chúng ta sẽ thấy các điểm trên cung
tròn như luôn trùng khít, chồng lên nhau. Các sự kiện, biến cố, hình tượng nhân vật
trong “Trăm năm cô đơn” qua ngòi bút của G. Marquezt đã được miêu tả giống
10. 10
như các điểm trên đường tròn lần lượt xảy ra theo sự chuyển động của bánh xe thời
gian.
Trước hết, những điểm trùng lặp của vòng quay thời gian là những vụ loạn
luân giữa các thế hệ trong gia đình Buendia. Những mối tình cùng huyết thống ấy
đã dẫn đến sự diệt vong của của dòng họ này. Cuộc hôn nhân cận huyết của hai cụ
tổ Hose Accadio Buendia và Ucsula là sự mở đầu cho cuộc tình loạn luân trong tac
phẩm. Hai người vốn là anh em họ với nhau và dĩ nhiên cuộc hôn nhân của họ
không được hai bên gia đình ủng hộ vì: “Các cụ sợ rằng hai con người khỏe mạnh
đó thuộc hai dòng họ hàng thế kỉ đã có tình thâm giao sẽ phải sống trong tủi hổ vì
sẽ sinh ra những con kì đà” [1, tr. 54].
Không phải tự nhiên mà các cụ phản đối chuyện này mà vì trước hai người
này đã từng xảy ra một chuyện tương tự. Đó là việc ông chú của Hose Accadio
Buendia kết hôn với bà cô của Ucsula và hậu quả của mối tình đó là sinh ra một
thằng con trai mang cái đuôi lợn: “Trước họ đã có tấm gương tày liếp. Bà cô cảu
Ucsula lấy ông chú của Hose Accadio Buendia, sinh ra một đứa con suốt đời mặc
quần rộng thùng thình và chết vì bệnh chảy máu sau khi đã sống một cuộc đời bốn
mươi hai tuổi luôn luôn là trai tân bởi vì y sinh ra và lớn lên với cái đuôi xoắn
hình chiếc mở nút chai ở cuối có một túm lông. Đó là một cái đuôi lợn mà y đã
không bao giờ để cho bất kì một người đàn bà nào nom thấy” [1, tr. 55]. Tuy
nhiên, trước những khát vọng sâu thẳm mãnh liệt và với sự tự quyết của mình,
Hose Accadio Buendia đã giải quyết mối lo âu và bận tâm của Ucsula bằng câu
nói: “Có đẻ ra lợn anh cũng cóc cần, miễn là biết nói” [1, tr. 55].
Cuộc tình loạn luân của Hose Accadio Buendia và Ucsula chưa dừng lại ở
đây mà sẽ được lặp lại ở người con gái và cháu của hai ông bà là Amaranta và
Aureliano. Họ là hai cô cháu, do từ bé Aureliano được Amaranta một tay chăm sóc
nên cậu đã coi Amaranta như là mẹ ruột của mình. Và cậu bắt đầu để ý đến cô
mình từ khi còn bé, ban đầu chỉ là sự tò mò khi nhìn thấy cô mình tắm, nhưng dần
dần khi đến tuổi trưởng thành, Aureliano đã bắt đầu có những ước muốn loạn luân
với cô ruột của mình: “Nhưng kể từ hôm có ý thức thích thú tấm thân ngà ngọc của
cô mình, thì động lực thúc đẩy cậu bỏ võng để chui vào mùng của cô không phải là
nỗi sợ bóng tối mà là sự thèm khát được cảm nhận hơi thở nồng ấm của Amaranta
vào lúc trời hửng sáng” [1, tr. 223].
Cũng có thời gian Aureliano đã cố gắng để vượt qua khỏi những dục vọng
ấy: “Cũng lúc ấy, Aureliano Hose vừa kết thúc việc học quân sự, nhận ra sự thực
11. 11
và bỏ nhà để vào doanh trại ngủ” [1, tr. 224]. Trong suốt thời gian đó, cậu thường
giải trí bằng cách: “Mỗi thứ bảy đến, cậu đều cùng với đám lính đến tiệm bác
Catarinô. Cậu giải buồn với những người đàn bà son phấn mà cứ da diết tưởng
tượng họ là Amaranta” [1, tr. 224]. Tới đây, cần quay trở lại người bác của
Aureliano một chút, đó là Hose Accadio, thuộc đời thứ hai của dòng họ Buendia.
Anh ta có một mối tình bất chính bên ngoài với một người đàn bà có tên là Pila
Tecnera. Có đêm khi đang làm tình với ả thì anh lại: “...và là nơi anh định nhớ lại
gương mặt thị thì anh lại hình dung ra gương mặt bà Ucsula; rồi anh hoang mang
mà nhận ra rằng mình đang làm một việc mà từ lâu hằng mong muốn nhưng chưa
bao giờ nghĩ rằng trên thực tế sẽ có thể được làm...”[1, tr. 64].
Ở đây, có thể thấy sự giống nhau giữa hai bác cháu đó là khi quan hệ tình
dục với những người đàn bà khác lại luôn nghĩ đó là mẹ hoặc dì ruột của mình.
Như vậy, có sự lặp lại một cách khá giống giữa hành động của Hose
Accadio (bác) và Aureliano (cháu) hoặc có thể nói đó là sự lặp lại hành động của
đời thứ hai và thứ ba. Đoạn miêu tả Aureliano mây mưa với những cô gái điếm mà
cứ tưởng là cô mình có lẽ sẽ khiến người đọc có cảm giác như được thấy lại nhân
vật Hose Accadio ở hành động quan hệ với Pila Tecnera mà ngỡ là mẹ mình.
Tuy nhiên, sau một thời gian cố gắng chống lại những ham muốn của mình,
Aureliano đến khi không thể chịu được đã quyết định tìm lại với cô mình.
Amamranta cũng vậy, dù cô biết rằng mối tình vụng trộm giữa mình với cháu ruột
là phi đạo đức và chính cô cũng tìm cách để chống lại nó, nhưng cuối cùng cô đã
yếu đuối và để cho ham muốn bản năng chiến thắng: “Sau gần hai tháng Aurêlianô
Hôsê trở về, có một buổi đêm về sáng, cô cảm thấy cậu vào phòng mình ngủ. Thế
là, đáng lẽ phải chạy trốn, phải gào toáng lên như cô đã dự định trước, thì cô lại
buông thả mình trong cảm giác nhẹ nhàng được nghỉ ngơi, được thỏa mãn” [1, tr.
231].
Khi chịu sự dày vò của lương tâm vì đã mang tội loạn luân, Amaranta đã
từng nhắc nhở Aureliano khi cậu ta hỏi cô rằng vì sao người ta không thể lấy cô
ruột của mình: “Không chỉ vì thế đâu, - Amaranta cố chống cự, - mà còn vì sẽ đẻ
ra những đứa con có đuôi lợn” [1, tr. 233]. Nhưng trước những lí lẽ của cô mình,
Aureiano đã trả lời rằng: “Dù có đẻ ra những con tê tê đi nữa cũng cam lòng” ”
[1, tr. 233].
Câu trả lời của Aureliano có lẽ sẽ gợi lại trong tâm trí đọc giả hình ảnh của
ông nội cậu, Hose Accadio Buendia khi ông cương quyết lấy Ucsula, em họ mình
12. 12
rằng dù có đẻ ra lợn cũng được. Nói cách khác, thời gian của quá khứ như đang tái
diễn trong hiện tại qua những điểm giống nhau giữa Hose Accadio và Aureliano,
Ucsula và Amaranta trong những cuộc tình loạn luân.
Khép lại câu chuyện là vụ loạn luân của hai đời cuối cùng trong dòng họ
Buendia là Aureliano và Amaranta Ucsula. Sau khi cụ tổ Ucsula qua đời, trong căn
nhà mà G. Marquezt miêu tả là không còn gì đổ nát hơn nữa đã trở thành nơi diễn
ra những cuộc truy hoan thác loạn, bệnh hoạn giữa hai dì cháu: “Trong một thời
gian ngắn bọn họ phá tan hoang nhà cửa hơn cả sự phá phách của lũ kiến đỏ: làm
gãy hết bàn, ghế, tủ ở phòng khách, làm rách bươm chiếc võng từng chịu đựng rất
tốt những cuộc ái ân buồn tẻ nơi trại lính của đại tá Aurêlianô Buênđya, xổ tung
ruột chăn, lấy bông lõi tung khắp sàn để làm nhau ngạt thở” [1, tr. 571].
Kết quả của những cuộc thác loạn giữa hai dì cháu đó là Amaranta Ucsula có
thai và sinh ra một đứa con trai mang đuôi lợn: “Chỉ đến khi lật sấp đứa hài nhi
xuống, mọi người mới nhận thấy nó còn có một cái gì đó khác hẳn với mọi người
đàn ông. Thế là họ cúi xuống nhìn cho kỹ. Ðó là một cái đuôi lợn” [1, tr. 580]. Đọc
tới đây, một lần nữa tác giả lại như đưa người đọc trở lại thời trước, thời kì trước
khi hai cụ tổ Hose Accadio Bundia và Ucsula bỏ làng cũ để đi lập làng Macondo.
Cái đuôi lợn như là sự ám ảnh về tội loạn luân mà các thế hệ của dòng họ Buendia
luôn phải gánh chịu qua nhiều thế hệ dù luôn tìm cách trốn tránh nó.
Cái đuôi lợn xuất hiện trong tiểu thuyết trước khi hai cụ tổ (anh em họ) lấy
nhau (ám chỉ thời cổ xưa) và nó lại xuất hiện như dấu hiệu cho dấu chấm hết sự tồn
tại của một dòng họ trong khoảng một trăm năm. Đó chính là sự quay vòng của
bánh xe thời gian khởi đi từ một điểm và lại như quay về chính điểm xuất phát của
nó. Hay nói như tác giả Nguyễn Trung Đức: “Rõ ràng trong thế giới cô đơn và
hoài nhớ ấy, những người trong dòng họ Buendia đã phạm tội loạn luân dù cho họ
cố ý chạy trốn tội loạn luân. Như vậy chúng ta thấy trong “Trăm năm cô đơn”,
loạn luân là đề tài đã mở và đóng lại một thiên truyện” [1, tr. 7].
1.2.2. Những bế tắc, thất bại trong cuộc sống của các nhân vật
Không chỉ những cuộc tình loạn luân mà sự thất bại, bế tắc trước số phận,
cuộc sống của các nhân vật trong tác phẩm cũng là một biểu hiện cho sự chuyển
động vòng tròn của thời gian. Có thể nhận ra điều này qua những nhân vật như: P.
Crespi, Amaranta, Meme, M. Babilonia, Aureliano, Hose Accadio...
13. 13
Cái chết không hề được báo trước, sự bất lực trước định mệnh là những
điểm chung đối với nhiều nhân vật trong “Trăm năm cô đơn”. Với Aureliano, cái
chết ập xuống trên anh như một sự định đoạt và điềm báo duy nhất đối với anh là
linh cảm của P. Tecnera: “Xét về mặt hình thức, Aureliano Hose là người cao to,
có nước da nâu hồng hào, là người trong nửa thế kỷ nay quân bài “ông cụ” đã
báo cho thị biết, và rằng cũng như tất cả những người đàn ông được các quân bài
báo trước cho thị thì Aurêlianô Hôsê đã đến với thị khi cậu đã bị tử thần đánh
dấu” [1, tr. 238]. Và P. Tecnera nhấn mạnh hơn nữa những lời mình nói: “Đêm nay
con chớ ra đường, - thị nói, - con hãy ở lại đây mà ngủ kẻo Cacmelita Montien cứ
nằng nặc đòi ta đưa cô ả vào phòng con đấy” [1, tr. 238].
Nhưng trước những lời cảnh báo của Pila Tecnera, Aureliano vẫn không
nghe và kết quả anh đã bị Đại úy A. Ricacdo bắn chết khi đi đến rạp hát: “Viên đại
uý ra lệnh bắn nhưng bọn lính không tuân lệnh. "Đó là một Buendia đấy", một
trong số họ nói với đại uý. Quá giận dữ, viên đại uý giằng lấy súng, chạy ra giữa
đường rồi nổ súng” [1, tr. 239]. Và cái chết của Aureliano càng tỏ ra huyền bí hơn
bởi lời giải thích của nhà văn: “Đó là viên đạn được hướng đạo bởi một sự giải
thích sai của những quân bài” [1, tr. 239]. Như vậy, cái chết của con trai Đại tá
Aureliano Buendia đã xảy ra một cách hoàn toàn bất ngờ. Những quân bài của P.
Tecnera phải chăng chính là tượng trưng cho số mệnh vốn luôn được an bài một
cách không thể giải thích được nơi mỗi người.
Dõi tiếp câu chuyện, tới Hose Accadio, đời thứ năm của dòng họ cô đơn
này, dường như số phận lại lặp lại. Là người được cụ Ucsula đặt rất nhiều hi vọng
và tình thương qua việc mong muốn cho cậu được ăn học để là Giáo Hoàng: “cụ
trang trọng hứa. "Và nếu như Thượng đế để ta sống, nó sẽ là Giáo hoàng” [1, tr.
286]. Thế nhưng, sau thời gian đi du học khoảng một năm, trở về Macondo, với
việc tìm thấy kho báu đã biến Hose Accadio trở thành một kẻ ăn chơi trác táng:
“Anh chàng thay các rèm cửa sổ và tấm trướng ở phòng ngủ bằng nhung mới, sai
lát gạch nền nhà tắm và ốp gạch men màu lên các bức tường. Chiếc tủ ở phòng ăn
chất đầy các loại quả ngọt, giăm bông và hoa quả ướp vang nho; căn nhà kho
chứa ngũ cốc bấy lâu nay bỏ không, nay lại được mở cửa để chứa các loại rượu
mà chính Hose Accadio lấy ở nhà ga xe lửa, đựng trong những chiếc hộp có ghi
tên anh ta”[1, tr. 526,527]. Những trò ăn chơi xa xỉ của Hose Accadio dường như
chính là sự lặp lại khuân mẫu của ông nội (Hose Accadio Buendia) và cha anh
(Aureliano Segundo).
14. 14
Và sau cùng, vào một buổi sáng tháng chín, Hose Accadio đã bị giết chết bởi
bốn đứa trẻ thường ngày vẫn vui đùa cùng anh: “Một buổi sáng tháng chín, sau khi
uống cà phê với Aurêlianô ở nhà bếp, Hôsê Accađiô đi tắm theo lệ thường và khi
anh ta sắp tắm xong, thì bốn đứa trẻ đã bị đuổi ra khỏi nhà bỗng ập vào theo lối
những lỗ hổng trên mái ngói” [1, tr. 531]. Bọn trẻ đã sát hại anh bằng cách:
“Không để cho Hôsê Accađíô có thời gian tự vệ, chúng mặc nguyên cả quần áo
nhảy vào bốn tắm, túm tóc và dìm đầu anh ta xuống nước, cho tới khi trên mặt
nước không còn nổi lên một chút bọt nào của hơi thở hấp hối nữa, tấm thân như cá
heo của Hôsê Accađiô bất động và tái nhợt nằm duỗi dài dưới đáy nước thơm” [1,
tr. 531]. Cái chết của Hose Accadio có lẽ sẽ gợi lên trong tâm trí người đọc sự liên
tưởng tới một cái chết của một nhân vật khác. Đó là Jojep K trong tác phẩm Vụ án
của nhà văn nổi tiếng Kafka. K bị kết án nhưng lại không biết rõ mình phạm tội gì
và anh bị xử tử bởi hai tên lạ mặt trong một đêm sau khoảng một năm bị tuyên án.
Như vậy, cái chết của Aureliano, Hose Accadio và J. K có điểm giống nhau
ở chỗ bị thần chết thăm viếng một cách bất ngờ không báo trước. Bốn đứa trẻ đã
từng có thời gian thân thiết với Hose Accadio lại cũng chính là thủ phạm gây ra cái
chết của anh ám chỉ sự nghi ngờ và sẵn sàng sát hại lẫn nhau ngay cả với những
người thân trong thời hậu hiện đại. Hay nói như tác giả Phan Tuấn Anh: “Thời đại
mà con người trước khi chết không hề bị tuyên án như tinh thần của Kafka, không
biết lí do, và vĩnh viễn không một ai trong dòng thời gian miên viễn có hể biết
được lí do mà mình bị giết, một ám dụ về thời đại khủng bố ngày nay” [4, tr. 14].
Thời gian miên viễn mà Phan Tuấn Anh nói tới ở đây phải chăng rất thích
hợp khi liên hệ đến dòng thời gian xoay tròn trong “Trăm năm cô đơn” xoay
quanh số phận bi thảm được kết thúc bằng cái chết của các thế hệ trong dòng họ
Buendia. Bên cạnh cái chết của các thế hệ, qua ngòi bút của mình, G. Marquezt
còn cho thấy sự luân chuyển của bánh xe thời gian đối với cuộc sống của các nhân
vật trong những sinh hoạt hằng ngày, tính tình, thói quen. Sự thất bại trong ái tình
của những nhân vật như: P. Crespi, M. Babilonia là những hình tượng tiêu biểu
cho vấn đề này.
Xuất hiện từ những đời đầu tiên của gia đình cụ tổ Hose Accadio Buendia,
P. Crespi đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của cả Amaranta và Rebeca nhờ
lắp ráp và chỉnh sửa đàn Piano: “Rebeca và Amaranta giữ nhiệm vụ hầu bàn, đều
có cảm tình trước cử chỉ nhẹ nhàng khoan thai của con người thanh tao ấy trong
15. 15
lúc đôi bàn tay da mái xanh không đeo nhẫn của anh sử dụng thìa ma trên bàn ăn”
[1, tr. 109].
Thế nhưng P. Crespi lại đem lòng yêu Rebeca và chỉ coi Amaranta là một
người bạn. Điều này đã dấy lên trong lòng Amaranta một sự tị nạnh vô cùng to lớn.
Nhất là khi cô biết được quyết định của cha mẹ mình: “Bị nhiệt tình của vợ thuyết
phục, Hôsê Accadio Buendia đặt một diều kiện: Rebeca, vốn là người thích hợp, sẽ
lấy P. Crespi” [1, tr. 122]. Và cũng từ đây, mối bi kịch của mối tình tay ba bắt đầu:
“Amaranta giả vờ tuân theo quyết định của cha mẹ và dần dần cũng khỏi sốt
nhưng lòng vẫn nhủ rằng Rêbêca muốn lấy được Piêtrô Crêspi thì phải bước qua
xác chết của mình” [1, tr. 122].
Không những chỉ có ý nghỉ, Amaranta đã quyết tâm ngăn cản đám cưới cảu
Rebeca bằng mọi việc từ lời đe dọa: “Đừng vội mừng nhé. Dù cho người ta mang
em đến tận gầm trời cuối đất em sẽ tìm được cách để ngăn cản chị lấy chồng, như
vậy thì em phải giết chị thôi” [1, tr. 129]. Cho đến những hành động phá hoại như
giả viết thư báo cho P. Crespi rằng mẹ anh mất khiến anh bị đình đám cưới với
Rebeca: “Người duy nhất không hạnh phúc trong đám cưới linh đình kéo dài tới
sáng sớm ngày thứ hai là Rebeca Buendia. Ngày vui của cô đã không thành. Theo
sự thỏa thuận của Ucsula, hôn lễ của cô cũng sẽ được tổ chức cùng ngày với hôn
lễ của Aureliano, nhưng ngày thứ sáu P. Crespi đã nhận được lá thư báo tin mẹ
anh sắp chết” [1, tr. 139].
Đỉnh điểm của sự ghen tị với hạnh phúc của Rebeca là quyết định đầu độc
cô trước ngày cưới của Amaranta. Cách mà Amaranta nghĩ tới đó là bỏ nha phiến
hòa trong cà phê: “Nhưng với nỗi lạnh lùng đáng sợ cô đã quyết định ngày đầu độc
Rêbêca sẽ là ngày thứ sáu gần kề ngày cưới và cách thức đầu độc sẽ là một giọt
nha phiến hoà trong cà phê” [1, tr. 146]. Tuy nhiên, do sự nhầm lẫn vô tình, người
đã chết không phải la Rebeca mà lại là Remediot-người đẹp, chị dâu của cô: “Chỉ
còn một tuần nữa thì đến ngày cưới bỗng nhiên vào lúc nửa đêm Remediot thức
dậy miệng nôn trôn tháo, người ướt sũng những thứ từ trong bụng thải ra còn
nóng hôi hổi, và sau ba ngày thì chết vì nhiễm độc bởi chính thứ máu mình và
trong bụng mang cái bào thai sinh đôi” [1, tr. 147].
Như thế, một lần nữa đám cưới của Rebeca với P. Crespi lại phải hoãn lại.
Lúc này, cả Rebeca và P. Crespi đều cảm nhận sự đau khổ của mình còn Amaranta
thì phải suốt đời sống trong sự dằn vặt của lương tâm. Sau đó, khi biết tin Rebeca
sẽ thành hôn với chính anh mình là Hose Accadio, P. Crespi đã hết sức tuyệt vọng
16. 16
và đi đến cùng đường số phận của mình với việc tự sát: “Ngày mồng hai tháng
mười một, ngày lễ của tất cả các vong linh, em trai anh mở cửa hàng và bắt gặp
tất cả các ngọn đèn đều thắp sáng, tất cả các hộp nhạc đều mở, tất cả đồng hồ đều
dừng lại ở một giờ vô tận, và trong quang cảnh ngổn ngang ấy cậu thấy Piêtrô
Crêspi ngồi bên bàn viết ở nhà trong với bàn tay các ngón đều bị dao cắt ngâm
trong chậu cánh kiến” [1, tr. 178].
Như vậy, trong tấn thảm kịch ái tình này, người đã phải tuyệt vọng đến mức
tự sát là P. Crespi nhưng có lẽ nạn nhân phải chịu đựng sự dày vò, tra tấn trong
tâm hồn mình ghê gớm nhất đó lại là Amaranta. Chỉ vì sự ích kỉ, nhỏ nhen và lòng
kiêu hãnh, cô đã dồn những người thân của mình và chính mình vào hố sâu của
vực thẳm cuộc sống. Cái chết của P. Crespi không chỉ cho thấy sự tuyệt vọng vì
không có được những mong ước hạnh phúc của bản thân mà còn là một ám dụ về
sự bất lực trước số phận của con người.
Vòng xoay thời gian chưa dừng lại mà theo chu kì đến một lúc nào đó, số
phận của những thế hệ trước dường như lại được lặp lại nơi những thế hệ sau. Nhà
văn G. Marquezt sẽ cho người đọc thấy được điều này khi dòng chảy của câu
chuyện trôi tới Meme và M. Babilonia, thế hệ thứ năm trong dòng họ Buendia.
M. Babilonia và Renata Remediot (Meme) tình cờ quen nhau do một lần
Meme đi chơi chung với P. Brao: “Chỉ nhờ có một buổi chiều cùng với P. Brao đi
tìm ôtô để dạo chơi quanh các đồng chuối mà Meme quen biết anh một cách ngẫu
nhiên” [1, tr. 410]. Và tình cảm của Meme đối với M. Babilonia ngày càng sâu
đậm: “Ðêm ấy cô hiểu rằng mình sẽ chẳng có lấy một phút thanh thản nếu như
chưa chứng tỏ cho M. Babilonia sự trống trải của tâm hồn mình và thế là suốt tuần
cô cứ quẩn quanh vơ vẩn trong nỗi khát khao ấy” [1, tr. 410].
Để làm nổi bật hơn sự cảm nhận về tình cảm đối với M. Babilonia của
Meme, tác giả G. Marquezt đã đưa vào câu chuyện một chi tiết kì lạ. Đó là sự xuất
hiện của loài bướm vàng: “Ðó là thời kỳ cô bắt đầu nhận ra những con bướm vàng
báo hiệu sự có mặt của M. Babilonia” [1, tr. 413]. Qủa là kì lạ nếu không muốn
nói là hoang đường khi sự xuất hiện của M. Babilonia trong đời Meme lại đi kèm
với lũ bướm vàng. Tuy nhiên nếu để ý kĩ, sẽ thấy việc đưa những chi tiết hoang
đường này vào câu chuyện lại là một sự hợp lí và độc đáo của tác giả. Bướm và
hao thường tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Nếu bướm là hình ảnh cho người con
trai thì người con gái chính là hoa. Hoa thu hút bướm bởi chính hương sắc của
mình. Đây có lẽ là lí do vì sao chỉ mình Meme mới hiểu được ý nghĩa sự xuất hiện
17. 17
của những con bướm vàng. Cứ mỗi khi thấy bướm vàng là cô có thể đoán ngay
rằng M. Babilonia sắp đến với mình và đều đúng như vậy: “Nhưng khi M.
Babilonia bắt đầu theo đuổi cô giống như một bóng ma mà chỉ một mình cô nhận
ra giữa đám đông, thì cô hiểu rằng những con bướm vàng này có mối liên hệ mật
thiết với anh. M. Babilonia luôn luôn có mặt ở giữa đám đông trong các buổi hoà
nhạc, trong rạp phim, trong lễ mixa và cô chẳng cần phải nhìn thấy anh mới phát
hiện ra anh vì những con bướm vàng đã chỉ chỗ anh đứng” [1, tr. 413]. Hình ảnh
bướm vàng phải chăng chính là biểu tượng cho tình yêu giữa M. Babilonia và
Meme.
Tình yêu của Meme và M. Babilonia có lẽ sẽ đẹp biết bao nếu không gặp
phải sự ngăn cản của mẹ cô, Phecnanda. Bà quyết tâm ngăn chặn mối tình này.
Nhất là sau khi bắt gặp cô và M. Babilonia lén lút hẹn hò trong đêm tại rạp chiếu
phim, bà đã ngăn cấm không cho M. Babilonia tới nhà nữa và giam Meme trong
phòng. Tuy nhiên, hằng đêm M. Babilonia vẫn tìm cách lén lút tìm gặp Meme qua
việc trèo lên mái nhà. Vì tưởng rằng nhà mình có trộm nên Phecnanda đã nhờ ngài
thị trưởng cho lính canh nhà. Chính cái đêm ấy, M. Babilonia đã bị chết do bị trúng
đạn của lính canh khi đang tìm cách vào phòng tắm của Meme: “Ngay đêm ấy, lính
gác đã bắn trúng M.Babilonia khi anh lật ngói để chui vào nhà tắm nơi Mêmê
đang đợi anh” [1, tr. 419].
Sau khi M. Babilonia chết, vì quá đau khổ Meme đã trở thành một cô gái bị
bệnh trầm cảm nặng. Bằng chứng rõ nhất cho điều này la khi cùng ngồi trên xe lửa
với Phecnanda đi đến tu viện, cô không còn cảm nhận và tha thiêt với những cảnh
vật thiên nhiên tươi đẹp quanh mình nữa. Ngoài ra, cô bỏ ăn uống và sau cùng cô
chết trong tu viện: “Cô vẫn nghĩ tới M. Babilonia, tới mùi dầu mỡ và những con
bướm vàng hoá thân, nghĩ tới anh trong suốt cả cuộc đời cô, một cuộc đời với
những tên luôn luôn bị thay đổi và không hề hé răng nói lấy một lời cho đến buổi
sáng sớm một mùa thu cô chết già trong một bệnh viện ở Cracôvia” [1, tr. 425].
Cái chết của cả hai nhân vật M. Babilonia và Meme là biểu hiện rõ nhất của
tấn thảm kịch tình yêu. Chỉ vì sự bảo thủ của mình, Phecnanda đã đẩy con mình
vào sự tuyệt vọng tột độ mà có lẽ nếu so ra, sự đau khổ của Meme còn lớn hơn M.
Babilonia rất nhiều. Bởi vì M. Babilonia bị bắn và chết ngay nhưng còn Meme
phải âm thầm chịu đựng những nỗi đau tinh thần và mất mát không sao bù đắp
được. Đây cũng chính là nét tương đồng giữa Meme với Rebeca, M. Babilonia với
18. 18
P.Crespi, Phecnanda với Amaranta hay đó chính là sự xoay vòng của dòng chảy
thời gian giữa hai thế hệ thứ hai và thứ năm của dong họ Buendia này.
Qua một vài phân tích, có thể thấy rằng biểu hiện của thời gian xoay vòng
được bộc lộ ở cuộc sống, tính cách cũng như số phận của các thế hệ trong dòng họ
Buendia. Nó có thể là vòng xoay của sự ám ảnh và chạy trốn tội loạn luân, như
giữa các thế hệ thứ nhất, thứ hai và thứ ba (Aureliano và Amaranta), thứ sáu và thứ
bảy (Aureliano Babilonia với Ucsula Amaranta), cũng có thể là những số phận bất
hạnh, nghiệt ngã do thất bại trong tình yêu (như P. Crespi với Rebeca, M.
Babilonia với Meme)...
1.3. Thời gian đồng hiện
Trong “Trăm năm cô đơn”, không chỉ có thời gian chuyển động vòng tròn
mà có có cả thời gian đan xen giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Loại thời gian
này được gọi là thời gian đồng hiện. Nghĩa là cùng một lúc có thể xuất hiện hai hay
nhiều loại thời gian khác nhau đối trong quan hệ với không gian và nhân vật. Vậy
thời gian đồng hiện được biểu hiện ra sao trong tác phẩm?
1.3.1. Nhân vật kỳ ảo
Bên cạnh những nhân vật con người, trong “Trăm năm cô đơn” còn có sự
xuất hiện của những hồn ma. Những hồn ma góp này tạo cho tác phẩm một cảm
giác huyền bí. Những hồn ma vốn là những hữu thể bất tử nên thế giới mà chúng
tồn tại cũng đem lại cho người đọc cảm giác thời gian vĩnh viễn. Hồn ma của
những nhân vật như: cụ Menkyadet, các thế hệ đi trước trong dòng họ Buendia là
sự biểu hiện rõ nét nhất cho sự vĩnh cửu của thời gian trong tác phẩm.
Nhân vật có lẽ không thể bó qua khi nhắc tới thế giới huyền ảo đó là
Menkyadet. Trong tác phẩm, ông xuất hiện ngay từ những ngày đầu mới lập lạng
Macondo và đã có một tình bạn tuyệt vời với cụ tổ Hose Accadio Buendia. Tuy
nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn đi lại với Hose Accadio Buendia, Menkyadet đã
chết: “Người digan ngạc nhiên nhìn ông, trước khi tàng hình vào một vũng nước
hắc ín đặc sánh và nóng hổi, từ đó vọng lên câu trả lời: "Menkyađêt đã chết rồi” ”
[1, tr. 51,52]. Tác giả đã cố ý để cho Menkyadet chết sớm như vậy là vì đó sẽ là
những bí mật về số phận của dòng họ Buendia sẽ chỉ được khai mở ở đời thứ sáu
của dòng họ (Aureliano Babilonia). Cũng chính từ đây, các thế hệ trong dòng họ
Buendia sẽ bắt đầu cuộc hành trình đi tìm cái bí mật của số phận mình thông qua
19. 19
một thứ mà trước khi chết Menkyadet đã để lại đó là tấm da thuộc với những dòng
chữ khó hiểu.
Dõi tiếp câu chuyện, người đọc sẽ gặp thấy sự xuất hiện trở lại của
Menkyadet khi ông nói chuyện với những thế hệ sau của dòng họ Buendia dưới
dạng một hồn ma, một người vô hình. Ngay từ khi còn sống, những dự cảm của
Menkyadet về sự biến mất khỏi mặt đất của làng Macondo đã được ông nghĩ tới:
“Có một đêm cụ tưởng rằng mình đã bắt gặp được một lời tiên tri về tương lai của
làng Macônđô. Nó có thể sẽ là một thành phố sáng rực rỡ, với những toà nhà pha
lê đồ sộ, là nơi sẽ không còn một dấu tích nào của dòng dõi nhà Buênđya” [1, tr.
100].
Những điều tiên tri của Menkyadet về số phận của dòng họ Buendia được
viết trên tấm da thuộc bởi một thứ văn chương mà những thế hệ đầu tiên đã tốn
nhiều công sức để tìm cách giải mã nó nhưng bất thành. Chính những người như
Accadio Segundo, Aureliano Babilonia trong những lúc tìm cách giải mã tấm da
thuộc đã tiếp xúc và trao đổi với Menkyadet. Và chính việc tiếp xúc có tính cách
huyền bí ấy đã tạo nên cho người đọc cảm giác bất tử về thời gian.
Accadio Segundo kể từ khi biết tới tấm da thuộc bí ẩn đã không ngừng chú
tâm vào việc giải mã nó. Thậm chí ông tự giam mình trong căn phòng mà trước
đây menkyadet từng sống và làm việc để nghiên cứu tấm da thuộc: “Trái lại, trong
căn phòng của Menkyadet, được bảo vệ bởi ánh sáng siêu tự nhiên, bởi tiếng mưa
rơi rằm rì và bởi cảm giác mình là người không thể bị nhìn thấy, Hose Accadio
Segundo đã được sống trong sự nghỉ ngơi mà ông không có nổi trong quãng đời
trước đây với một nỗi sợ hãi lởn vởn đây đó trong ông, đó là nỗi sợ bị người ta
chôn sống mình” [1, tr. 447]. Căn phòng nơi Menkyadet từng sống trong những
ngày cuối đời cũng được kỳ ảo hóa bởi những chi tiết bất thường do tác giả tưởng
tượng. Việc Hose Accadio Segundo cảm thấy có được bình an và được ánh sáng
siêu nhiên bảo vệ gợi lên một thế giới thần thiêng và huyền bí. Nó dường như càng
làm nổi bật hơn thuộc tính cảu tấm da thuộc cũng như sự tồn tại bất tử của
Menkadet.
Sau khi Hose Accadio Segundo và Aureliano Buendia chêt, tới lượt cậu bé
Aureliano Babilonia bắt đầu tò mò tìm hiểu tấm da thuộc: “Trong suốt một thời
gian dài Aureliano không ra khỏi phòng của Menkyadet. Chú học thuộc lòng các
truyện cổ hoang đường trong cuốn sách đã rách rời, các bản tóm tắt những công
trình nghiên cứu của Hecman, một người bại liệt, các chỉ dẫn về khoa quỉ thẩn
20. 20
học, các điểm mấu chất của loại đá giả kim, và cuốn Những lời sấm truyền... của
Nôstrađam...” [1, tr. 504].
Chính lúc này, menkyadet lại xuất hiện và nói chuyện với Aureliano: “Trước
đây Ucsula tin rằng Aurêlianô Sêgunđô thường nói một mình trong khi ngồi học ở
trong phòng, bây giờ Santa Saphia đê la Piêđat cũng nghĩ như vậy. Thực ra,
Aurêlianô nói chuyện với Menkyađêt. Sau cái chết của hai anh em sinh đôi kia, vào
một buổi trưa oi ả, qua sự phản chiếu của cánh cửa sổ, Aurêlianô nhìn thấy ông
già tang thương với cái mũ cánh quạ, như đó là sự hiện hình cụ thể của một ký ức
đã hình thành trong đầu óc chú từ rất lâu trước khi chú ra đời” [1, tr. 505]. Đọc tới
đây, người đọc sẽ cảm thấy như được quay trở về với những thế hệ đầu tiên của
dòng họ. Hình ảnh cụ Menkyadet hiện về với Aureliano giống hệt với hình ảnh của
cụ lúc còn sống. Đó là cụ xuất hiện với vẻ âu sầu, tang thương của một ông già với
mũ cánh quạ. Điều này tạo nên sự phá vỡ rào cản giữa quá khứ và hiện tại.
Trong những lần nói chuyện với Aureliano, cụ không chỉ dạy chú học tiếng
Phạn mà còn hướng dẫn chú địa chỉ mua sách ngữ pháp để có thể học và dịch
những điều cụ viết trên tấm da thuộc cho tới khi cậu có tiến bộ trong việc học tiếng
Phạn. Tuy nhiên, đây cũng là những lần sau cùng cụ trở lại căn phòng của mình để
gặp những người còn sống trong dòng họ Buendia: “Menkyađêt hé cho Aurêlianô
biết rằng mình chẳng còn nhiều dịp trở lại căn phòng này” [1, tr. 505]. Đây chính
là điềm báo cho dấu chấm hết của bảy thế hệ cô đơn này. Và cụ Menkyadet biết
mình đã hoàn tất sứ mạng của mình nên cụ đã ra đi thanh thản hoàn toàn để vào cõi
vĩnh hằng: “Nhưng Menkyađêt bình tâm đi đến cái chết vĩnh hằng, bởi vì
Aurêlianô có thời gian để học tiếng Phạn trong những năm tháng trước khi các
tấm da thuộc kia tròn trăm tuổi và người ta có thể đọc được chúng” [1, tr. 505].
Sau cùng, khi chứng kiến cảnh đàn kiến tha đứa con của mình đi, Aureliano
đã hiểu được hết bí mật của dòng họ mình được cụ Menkyadet viết trên tấm da
thuộc: “Không cựa quậy được không phải vì nỗi sợ hãi kinh hoàng khiến anh ngồi
yên mà vì trong phút giây kỳ ảo đó những khoá mã chính xác của cụ Menkyađêt đã
hiện ra trước mắt anh và thứ văn tự viết trên những tấm da thuộc kia đã được sắp
đặt một cách chính xác trong thời gian và không gian của những con người: Người
đầu tiên của dòng họ bị trói vào một gốc cây và kiến đang ăn người cuối cùng của
dòng họ” [1, tr. 584].
Khi đã hiểu được số phận chung của dòng họ mình, Aureliano đã lần lượt
giải mã được số phận của từng người trong gia tộc mình từ những thế hệ đầu tiên
21. 21
cho đến chính bản thân anh. Anh đã hiểu bài nhã ca là lời tiên tri về cái chết của
Accadio (thế hệ thứ ba), lời tiên đoán về sự ra đời của người đẹp Remediot (thế hệ
thứ tư), việc giải mã chưa hoàn thành của Accadio Segundo (thế hệ thứ tư), cuộc
tình thất bại của Meme (thế hệ thứ năm) và cuối cùng chính nguồn gốc của anh.
Aureliano lúc ấy mới ngỡ ngàng phát hiện ra mình và người đã từng có những mối
quan hệ bất chính trong ái tình lại chính là dì ruột của mình.
Đến đây, tấm da thuộc như một tấm gương phản chiếu lại quá khứ, hiện tại
và báo trước tương lai của từng thế hệ trong dòng họ Buendia mà người đọc có thể
thấy được qua việc hiểu ra bí ẩn của nó nơi Aureliano Babilonia. Do vậy G.
Marquezt đã bình luận rằng: “Ẩn ý cuối cùng của cụ mà Aurêlianô bắt đầu nhận ra
khi anh thôi không để cho tình yêu của Amaranta Ucsula làm cho lú lẫn, nằm ở
ngay chỗ Menkyađêt không sắp đặt các sự kiện theo thứ tự thời gian mà tập trung
cả một thế kỷ những chuyện hàng ngày lại, làm cho chúng cùng tồn tại trong một
lúc” [1, tr. 585].
Như vậy, qua việc để cho Menkyadet chết đi sống lại và xuất hiện với các
thế hệ sau dưới dạng bóng ma cho thấy ý đồ của tác giả G. Marquezt là muốn để
cho nhân vật này tồn tại từ đầu cho tới khi dòng họ Buendia bị tuyệt diệt. Theo
dòng chảy thời gian, chúng ta có thể thấy tấm da thuộc mà Menkyadet sử dụng
tiếng Phạn để viết ra quả thực là một cai gì đó không thể hiểu nổi đối với những
thế hệ đầu nhưng nó được lần lượt khám phá qua các thế hệ sau. Qua đây cho thấy
Menkyadet không chỉ là ẩn dụ cho bí mật định mệnh của gia tộc cô đơn này mà
ông còn là hiện thân của thời gian bất tử, là chiếc cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và
tương lai. Hay có thể khẳng định rằng sự đồng hiện của thời gian giữa các thời
điểm từ quá khứ tơi tương lai đều được phản ánh qua nhân vật Menkyadet.
1.3.2. Thời gian tâm lí của nhân vật
Sự hồi tưởng quá khứ nơi các nhân vật cũng là sự thể hiện cho tính đồng
hiện của thời gian. Cụ Ucsula, khi đã tới tuổi gần đất xa trời cũng đã bắt đầu có
những sự nhầm lẫn giữa hiện tại và quá khứ. Cụ thường hay nhầm lẫn sự giống
nhau giữa các thế hệ con cháu như giữa Hose Accadio (đời thứ năm) với Hose
Accadio buendia con trai cụ (đời thứ hai) và Aureliano babilonia (đời thứ sáu) với
ngài đại tá Aureliano Buendia (đời thứ hai): “Cụ chìm sâu trong trạng thái nhầm
lẫn hết sức kì quắc đến mức cụ tin rằng chú bé Aurêlianô này là con trai mình,
ngài đại tá ấy, vào lúc chàng được cha dẫn đi xem nước đá và anh chàng Hôsê
22. 22
Accađiô đang theo học chuyên đề để trở thành Giáo hoàng ấy là đứa con trai đầu
lòng của cụ, kẻ đã bỏ nhà để đi theo bọn digan” [1, tr. 466,467].
Việc sống ngay trong hiện tại nhưng lại nghĩ rằng mình đang ở những thế kỉ
xa xưa của dòng họ cũng là biểu hiện cho sự đánh mất ý thức thời gian của Ucsula:
“Quả thế thật, kể từ năm thứ ba của trận mưa lụt này đã có cái gì đó không bình
thường xảy ra trong tâm trí cụ, bởi vì cụ đã dần dần đánh mất ý niệm về thực tại
đang sống, và nhầm lẫn thời đang sống với các thời kì xa xưa của cuộc đời mình,
cho đến lúc cụ khóc lóc thảm thiết ba ngày liền cho cái chết của Pêtrônila Igoaran,
bà cố nội của cụ, từng được chôn cất gần một thế kỉ nay” [1, tr. 466].
Có lần, Ucsula do luôn bị nhầm giữa các thời điểm nên đã làm cho cả nhà bị
một phen hoảng hồn: “ "Cháy!", có một lần Ucsula hét lên khủng khiếp khiến cả
nhà được một phen hoảng hồn, nhưng đó là cụ đang nói về đám cháy ở một trại
ngựa bốn mươi năm về trước” [1, tr. 486]. Và tác giả đã bình luận về sự đánh mất
ý niệm thực tại thời gian của cụ: “Cứ như vậy, Ucsula lẫn lộn giữa quá khứ và hiện
tại, cho đến trước lúc chết tuy hai hoặc ba lần những tia chớp minh mẫn xuất hiện
ở cụ, nhưng những lúc đó cũng chẳng ai biết chắc chắn rằng cụ nói về điều mình
đang cảm nhận hay là nói về điều mình đang nhớ lại” [1, tr. 486].
Với sự nhầm lẫn giữa hiện tại và quá khứ, Ucsula đã thể hiện thật rõ nét tính
đồng hiện của thời gian. Giữa quá khứ và hiện tại như không có sự ngăn cách. Tất
cả đều chỉ là những mối quan hệ với hiện tại qua cảm nghĩ của Ucsula mà thôi.
Nhưng chính sự nhầm lẫn ấy đã tô đậm thêm bản chất cô đơn nơi con người. Cũng
vậy, một nhân vật khác cũng thể hiện cho tính đồng thời của các thời điểm đó là
Pila tecnera. Đây là người đàn bà đã có mặt ngay từ những ngày đầu tiên của dòng
họ Buendia và bà mất chỉ trước khi Macondo bị quét khỏi mặt đất không bao lâu.
Với sự chứng kiến bằng con mắt thể lí cộng thêm những cảm tưởng trong tâm hồn,
đến cuối đời dường như Pila Tecnera cũng đã bộc lọ nhựng suy nghĩ của mình về
dòng họ cô đơn mà bà đã biết từ những thế hệ đầu tiên: “Không có điều bí mật nào
trong trái tim của người trong dòng họ Buênđya mà bà lão không hiểu được, bởi vì
một thế kỷ ảo mộng và kinh nghiệm đã dạy cho bà lão biết lịch sử của gia đình
giống như một chuỗi dài những điều lặp đi lặp lại không tránh khỏi, như một chiếc
đĩa quay có thể cứ quay mãi, quay mãi đến vô tận, nếu không có sự hao mòn dần
dà vô phương cứu chữa của chiếc trục” [1, tr. 558].
Qua những hồi tưởng, cảm nghĩ của những nhân vật như cụ Ucsula, Pila
Tecnera, thời gian như không còn phân định rõ ràng giữa quá khứ, hiện tại và
23. 23
tương lai nữa. Bởi vì quá khứ xuất hiện trong hiện tại và tương lai thì đã tới qua
những điểm giống nhau giữa các thế hệ trong dòng họ Buendia. Nét giống nhau
này tạo ra cảm giác cái cô đơn và hoài nhớ dường như là một cái gen được di
truyền trong mỗi người.
24. 24
KẾT LUẬN
Tính xoay vòng và đồng hiện là những phương thức nghệ thuật xây dựng
thời gian trong tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của G. Marquezt. Nó được thể hiện
qua những nét giống nhau giữa các thành viên trong gia đình qua các thế hệ của
dòng họ Buendia. Sự biểu hiện đó còn được thấy qua tâm lí hồi tưởng của nhân
vật, của những hồn ma...
Thời gian như một vòng tròn xoay quanh sự tồn tại của cả dòng họ Buendia
cũng như cuộc đời của mỗi thành viên trong đó. Trăm khoảng một trăm năm tồn
tại cảu mình, dòng họ cô đơn này đã sản sinh ra những thế hệ mà hình như đời sau
là sự họa lại của đời trước những nét giống nhau về số phận, định mệnh của mình.
Số phận ấy có thể là những cái chết đến bất thình lình không thể giải thích được
như Aureliano, Hose Accadio, cũng có khi là những cái chết do tuyệt vọng trong
tình cảm như P. Crespi, M. Babilonia...hay đó là những kẻ mang trong mình cái
bản chất thích ăn chơi như Hose Accadio, Aureliano Segundo...
Không chỉ như một vòng tròn mà các thời điểm quá khứ, hiện tại và tương
lai còn xuất hiện một cách đồng thời trong tác phẩm. Biểu hiện của nó là sự tồn tại
gần như bất tử của những người đã chết như Menkyadet, cụ tổ Hose Accadio
Buendia, nó cũng à sự nhầm lẫn dẫn đến mất ý niệm về thực tại thời gian nơi
Ucsula. Nhưng rõ ràng hơn cả đó là tấm da thuộc biết nói thông qua sự giải mã của
Aureliano Babilonia. Sự tồn tại của những hình tượng nhân vật này tạo nên một
cảm giác mờ hóa về thời gian, khiến cho hiện tại, quá khứ và tương lai như trùng
khít lên nhau.
Thông qua tìm hiểu thủ pháp xây dựng thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
“Trăm năm cô đơn” của G. Marquezt không chỉ thấy được tài năng của tác giả mà
còn có thể nghiệm ra những ý nghĩa triết lí nhân sinh mà nhà văn muốn gửi gắm.
Với những điểm lặp lại từ ngoại hình đến tính cách của các nhân vật, G. Marquezt
muốn nhấn mạnh đến bản chất chất cô đơn và kêu gọi sự đoàn kết nơi con người:
“Đối diện với sự vô thủy, vô chung của thời gian, người ta nhận ra vai trò, ý nghĩa
của cuộc sống mình. Thời gian một thế kỉ và bảy thế hệ chuyển động vòng tròn,
chung một bản chất tri trệ khắc sâu thêm vào nỗi cô đơn và kêu gọi tình đoàn kết”
[3, tr. 51].
25. 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G. Marquezt (2011), “Trăm năm cô đơn”, Nguyễn Trung Đức, Phạm Đình Lợi
dịch, Nxb. Văn học.
2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2011), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục Việt Nam.
3. Nguyễn Thị Hảo (2010), Thời gian và không gian huyền thoại trong tiểu thuyết
“Trăm năm cô đơn” của Gabriel Gacxia Marquezt, Luận văn Thạc sĩ, chuyên
ngành Văn học nước ngoài.
4. Phan Tuấn Anh (2014), Hư cấu lịch sử và huyền thoại tiểu thuyết trong tiểu
thuyết của G. Marquetz, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học
Khoa học Huế, tập 1, số 2.
5. Phạm ngọc hiền (2014), Thi pháp học, Nxb. Văn học.