3. MỤC TIÊU HỌC TẬP
Khái niệm, bản chất của kế toán với các chức năng nhận biết, đo lường, ghi chép, và
cung cấp thông tin về các hoạt động của tổ chức kinh tế đó cho những người quan tâm.
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán, bao gồm những người bên trong doanh nghiệp và
những người bên ngoài doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính: Phương tiện cung cấp thông tin cho người dùng. Các yếu tố thuộc Báo
cáo tài chính bao gồm Tài sản, Công nợ, Vốn chủ sở hữu, Doanh thu, và Chi phí.
Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung và các giả định kế toán làm cơ sở cho
việc lập các báo cáo tài chính.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin kế toán
Nghề nghiệp kế toán và đạo đức nghề nghiệp kế toán
4. Kế toán là quá trình
Nhận biết
Đo lường, ghi chép và
Cung cấp thông tin
liên quan đến sự kiện kinh tế của một tổ chức cho các đối
tượng quan tâm
1.1 Khái niệm và chức năng của kế toán
5. Chức năng của kế toán
Nhận biết
Nhận biết, lựa chọn các sự
kiện kinh tế (nghiệp vụ)
Đo lường và ghi chép Cung cấp thông tin
Đo lường và ghi chép Lập báo cáo kế toán ; phân
tích và diễn giải cho người
sử dụng
6. 1.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
CÔNG
TY
Khách
hàng
Tổ chức
tín dụng
Nhà đầu
tư
Đối thủ
Cơ quan
thuế
Nhà
quản lý
DN
Cổ đông
Công
nhân
viên
7. 1.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
• Trong DN: các nhà quản trị, điều hành sử dụng thông tin kế toán cho
việc ra quyết định liên quan đến đơn vị
• Ngoài DN: bao gồm các cá nhân, tổ chức không thuộc bộ máy quản lý
điều hành (nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan chính phủ…)
8. Doanh nghiệp lập các báo cáo tài chính :
Báo cáo vốn
chủ sở hữu
Bảng cân
đối kế
toán
Báo cáo lưu
chuyển tiền
tệ
Báo cáo kết
quả kinh
doanh
1.3 Báo cáo tài chính- Phương tiện cung cấp thông tin
Thuyết minh
báo cáo tài
chính
9. Là báo cáo về tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh của đơn vị trong 1 thời kỳ.
1.3.1 Báo cáo kết quả kinh doanh
CHI
PHÍ
DOANH
THU
10. Là báo cáo về biến động và tình hình hiện có của vốn chủ sở
hữu của đơn vị trong 1 kì.
1.3.2 Báo cáo vốn chủ sở hữu
VCSH đầu kỳ
(+) VCSH góp bổ sung
(-) Rút vốn
(+/-) Kết quả kinh doanh
= VCSH cuối kỳ
11. Là báo cáo về tình hình Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ
sở hữu của đơn vị tại 1 thời điểm
1.3.3 Bảng cân đối kế toán
TÀI
SẢN
NỢ PHẢI TRẢ
NV CHỦ SỞ HỮU
12. Là báo cáo về các luồng tiền vào, ra khỏi đơn vị trong kỳ
và lượng tiền còn lại cuối kỳ
1.3.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
13. Giải trình chi tiết thông tin tài chính trên các báo cáo khác.
Bổ sung các thông tin tài chính, phi tài chính cần thiết cho
việc đọc, hiểu BCTC.
1.3.5 Thuyết minh báo cáo tài chính
14. 1.4 Chất lượng thông tin kế toán
Khách
quan và
trung
thực
Đầy đủ
Kịp thời
Dễ hiểu
và có thể
so sánh
được
15. 1.5 Các yếu tố trên báo cáo tài chính
• Khái niệm : Các nguồn lực mà đơn vị đang kiểm soát và có thể thu được lợi
ích trong tương lai
• Điều kiện ghi nhận:
• Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài
• Có giá trị xác định một cách đáng tin cậy
• Chắc chắn đem lại lợi ích trong tương lai
TÀI SẢN (ASSETS)
16. Phân loại tài sản
Tài sản ngắn hạn:
Tiền (Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển)
Đầu tư tài chính ngắn hạn ( chứng khoán ngắn hạn,…)
Hàng tồn kho (Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ, Hàng hóa, Thành phẩm, Hàng
mua đang đi đường, Hàng gửi bán, sản phầm dở dang)
Phải thu khách hàng, thuế VAT được khấu trừ, chi phí trả trước….
Tài sản dài hạn:
Tài sản cố định (Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,..)
Bất động sản đầu tư
Đầu tư dài hạn, chi phí trả trước…
1.5.1 Tài sản
17. 1.5.2 Nợ phải trả
Khái niệm: Nợ phải trả là các nghĩa vụ hiện tại của DN, phát sinh từ
các giao dịch trong quá khứ, DN phải thanh toán bằng các nguồn lực
của mình.
Giao dịch trong quá khứ: mua hàng hóa, dịch vụ chưa trả tiền, cam
kết bảo hành SP, phải trả người lao động…
Phân loại:
Nợ ngắn hạn: Vay ngắn hạn; phải trả người bán; các khoản thuế phải
nộp; phải trả người lao động; nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, doanh thu
nhận trước…
Nợ dài hạn: nhận ký quỹ dài hạn, khoản phải trả dài hạn khác
18. 1.5.3 Vốn chủ sở hữu
Khái niệm: là phần còn lại trong tổng Tài sản sau khi thanh toán
hết các khoản nợ phải trả.
Cấu trúc vốn chủ sở hữu:
Vốn góp
Lợi nhuận để lại
Vốn chủ sở hữu khác
19. 1.5.4 Doanh thu
Khái niệm: Doanh thu là tổng giá trị các khoản lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp phần
làm tăng vốn chủ sở hữu, không phải phần vốn đóng góp thêm của các chủ
sở hữu
Các loại doanh thu
Doanh thu bán hàng
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu tiền lãi, cổ tức, bản quyền
20. 1.5.5 Chi phí
Khái niệm: Sự giảm sút về lợi ích kinh tế trong kỳ dẫn tới việc giảm vốn chủ
sở hữu, dưới hình thức giảm tài sản, phát sinh các khoản nợ, và không
phải là khoản phân phối cho chủ sở hữu.
Chi phí lương công nhân viên
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí điện, nước, dịch vụ mua ngoài
Chi phí quảng cáo
Chi phí lãi vay ngân hàng
Chi phí vật liệu cho sản xuất sản phẩm
Chi phí bảo hiểm,…
23. CÁC CÔNG THỨC KẾ TOÁN
CÔNG THỨC KẾ TOÁN CĂN BẢN
TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
24. Tiền
Đầu tư TC ngắn hạn
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản cố định
Đầu tư TC dài hạn
BĐS đầu tư
Tài sản dài hạn khác
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Tài sản Nguồn hình thành TS
Nợ phải trả
Vốn chủ sở
hữu
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Phải trả n.bán
Phải trả CNV
Khách hàng ứng trước
Phải trả nhà nước
Nợ dài hạn
Vay dài hạn
Vốn góp CSH
Lợi nhuận CPP
Các quỹ chuyên dùng
25. CÁC CÔNG THỨC KẾ TOÁN
CÁC CÔNG THỨC KẾ TOÁN MỞ RỘNG:
TỔNG TS = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CSH – RÚT VỐN + DT – CF
VỐN CSH = TỔNG TS – NỢ PHẢI TRẢ
26. 1.6 Các giả định và nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung (GAAP)
“Nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung là các quy ước,
quy tắc và các thủ tục hoặc quy trình cần thực hiện để xác
định các phương pháp kế toán tại một thời điểm nhất định”
27. Giả định về thực thể kinh doanh
Các hoạt động của một thực thể kinh doanh được tách biệt
khỏi chủ sở hữu của thực thể đó.
Các hoạt động của thực thể kinh doanh tách biệt với thực
thể khác.
-> Doanh nghiệp phải lập BCTC riêng, phản ánh hoạt động
của doanh nghiệp.
28. Giả định hoạt động liên tục
Các DN được giả định là hoạt động liên tục vô thời hạn không bị giải thể trong
tương lai gần.
Do vậy:
Tài sản của DN phải được ghi nhận theo giá gốc,
Tài sản được phân loại thành ngắn hạn và dài hạn;
Công nợ được phân loại dài hạn và ngắn hạn.
Giả định này cũng chi phối đến việc ghi nhận một khoản chi tiêu thành chi phí kinh
doanh trong kỳ hay thành một phần tài sản của DN.
29. Giả định thước đo tiền tệ
Ghi chép và báo cáo kế toán phải sử dụng thước đo tiền tệ
Khi lập BCTC, đơn vị tiền tệ tại nơi BCTC được lập được sử dụng.
Giả định này còn quy định, kế toán chỉ ghi nhận các đối tượng có
thể quy đổi thành tiền, những đối tượng không thể quy đổi thành
tiền thì không ghi sổ kế toán
30. Giả định kỳ kế toán
Kỳ kế toán (time period assumption)
Kế toán cần thiết và được phép chia thời gian hoạt động của
đơn vị thành những khoảng thời gian bằng nhau (kỳ kế toán).
Báo cáo kế toán được lập để phản ánh hoạt động và kết quả
hoạt động sau mỗi kỳ kế toán.
31. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
•Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài
sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ
kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế
thu hoặc chi tiền.
32. Nguyên tắc giá phí
•Tài sản được hình thành phải được tính theo giá phí (giá gốc) tại thời
điểm doanh nghiệp nhận tài sản đó.
•Do vậy, giá phí là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực mà DN bỏ ra
để có được tài sản. Và giá phí của tài sản được chuyển hóa vào giá trị
tài sản mới được hình thành.
33. Nguyên tắc khách quan
•Số liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan và có thể
kiểm tra được, thông tin kế toán không bị ảnh hưởng bởi bất kì các
quan điểm hoặc ý muốn chủ quan của đối tượng nào.
•Các ghi chép và báo cáo của kế toán cần phản ánh đúng thực tế
kết quả kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị.
34. Nguyên tắc phù hợp
Nguyên tắc này được xây dựng từ hai giả định là hoạt
động liên tục và kỳ kế toán
Chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu ở kỳ nào cũng phải
phù hợp với doanh thu được ghi nhận của kỳ đó và
ngược lại.
35. Nguyên tắc nhất quán
Đảm bảo tính so sánh được của thông tin kế toán
Sử dụng nhất quán các thủ tục kế toán, các quy trình kế
toán từ giai đoạn KT này sang giai đoạn KT khác.
Việc thay đổi một chính sách kế toán là được phép
nhưng phải được công khai trên các báo cáo tài chính
36. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Doanh thu phải được xác định bằng giá trị lợi ích kinh tế đơn vị
nhận hoặc sẽ được nhận khi bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Thông thường doanh thu được ghi nhận khi có sự chuyển giao sở
hữu hàng hóa cho khách hàng, dịch vụ hoàn thành và lợi ích kinh
tế được hưởng được coi là tương đối chắc chắn.
37. Nguyên tắc thận trọng
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, nhưng
chi phí được ghi nhận ngay khi có khả năng một khoản thiệt hại sẽ
xảy ra.
Khi ghi nhận chi phí liên quan đến tài sản và công nợ phải trả, kế
toán viên sẽ lựa chọn ghi thấp nhất cho tài sản và cao nhất cho
công nợ
38. Nguyên tắc trọng yếu
Ghi chép và trình bày tách biệt một nghiệp vụ hoặc một đối tượng
nếu chúng là trọng yếu.
Một nghiệp vụ hoặc một khoản mục được coi là trọng yếu nếu
chúng đủ quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người
sử dụng thông tin.
39. Nguyên tắc công khai
Dữ liệu về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn
vị kế toán phải được công khai đầy đủ cho người sử dụng .
40. 1.7 Nghề nghiệp kế toán và Đạo đức nghề nghiệp
Nghề nghiệp kế toán
Kế toán công
chứng
• Cung cấp các
dịch vụ về kiểm
toán, Thuế, Tư
vấn quản lý
Kế toán tư
nhân
• Nhân viên
làm việc
trong doanh
nghiệp với
tư cách là
một người
lao động
Kế toán nhà
nước
• Làm việc
trong cơ
quan nhà
nước với
nhiệm vụ
thu thập và
xử lý thông
tin liên quan
đến bộ máy
nhà nước
Kế toán pháp
lý
• Sử dụng
các kỹ năng
kế
toán,kiểm
toán và điều
tra để tiến
hành điều
tra trộm cắp
và gian lận.
41. Nghề nghiệp kế toán và Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp kế toán
Tính chính trực
Tính khách quan
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng
Tính bảo mật
Tư cách nghề nghiệp