SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 20
Descargar para leer sin conexión
1
MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN
“ Vậy hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện
cho nhau, hầu cho anh em được lành bịnh:
người công bình lấy lòng sốt sắng cầu
nguyện, thật có linh nghiệm nhiều.”
Gia cơ 5 :16
CON NGƯỜI CHỈ VĨ ĐẠI KHI
CẦU NGUYỆN
Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội
nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế
kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng
Đức Tin trầm trọng lúc còn là một sinh
viên đại học.
Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho
tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh
đường cổ ở Paris. Đứng cuối Nhà Thờ,
anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ cầu
nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến
gần, chàng sinh viên mới nhận ra người
đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là
nhà bác học Ampère.
Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử
chỉ của nhà bác học. Và khi vừa đứng lên
ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã
theo gót ông về cho đến phòng làm việc
của ông.
Thấy chàng thanh niên đang đứng trước
cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học
liền lên tiếng hỏi: “Anh bạn trẻ, anh cần
gì đó? Tôi có thể giúp anh giải một bài
toán vật lý nào không?”
Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ:
“Thưa Thầy, con là một sinh viên khoa
văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin
phép Thầy cho con hỏi một vấn đề liên
quan đến Đức Tin!”
Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn:
“Anh lầm rồi, Đức Tin là môn yếu nhất
2
của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều
gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm?”
Chàng sinh viên liền hỏi: “Thưa Thầy, có
thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một
tín hữu cầu nguyện bình thường không?”
Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của
người sinh viên, và với đôi môi run rẩy
đầy cảm xúc, ông trả lời:
“Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng
ta cầu nguyện mà thôi!”
Suy gẫm :
Cầu nguyện là cách ngắn nhất để chúng
ta có thể giao tiếp với Thượng Đế, khi
chúng ta ở với Chúa thì chúng ta mới ở
đúng vị trí mà mỗi người cần có. Sự cầu
nguyện thường được ví như hơi thở thuộc
linh của cơ đốc nhân cần có như đôi khi
có nhiều cơ đốc nhân thở rất ít và ít khi
kinh nghiệm được quyền năng và sức
mạnh trong sự cầu nguyện.
Cầu nguyện cũng chính là đặc ân và
trách nhiệm của mỗi một Cơ-đốc-nhân
đầy dẫy Đức Thánh Linh. Đây là cách
Đức Chúa Trời thực hiện ý muốn của
Ngài ở trên đất nầy cũng như ở trên trời.
Vì vậy, chúng ta phải luôn cầu nguyện
với Chúa ở khắp mọi nơi bằng mọi cách
để cầu nguyện với Ngài.
Cầu nguyện, là dành giờ để ý thức Thiên
Chúa đang hiện diện trong và quanh đời
bạn. Nếu bạn muốn, hãy kể cho Chúa
nghe về tất cả mọi điều, mong ước,nỗi
buồn, hoặc bất cứ thứ gì…vì Chúa là
Đấng luôn lắng nghe bạn.
Ban Biên Tập
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA SỰ
CHỮA BỊNH BỞI ĐỨC
CHÚA TRỜI
Các giáo lý của Kinh
Thánh có đặt ra một số
nguyên tắc liên quan
đến sự chữa lành.
Chúng ta rất cần phải
hiểu biết các nguyên
tắc ấy, vì nếu hiểu cho
phải đường, thì nó sẽ
giúp ích nhiều cho đức
tin sáng suốt.
1) Tật bịnh và sự đau đớn rõ ràng là do
sự sa ngã và địa vị tội lỗi của loài người.
Nếu tật bịnh là một phần cấu tạo thiên
nhiên của loài người, thì chúng ta có thể
đối phó với tật bịnh toàn theo lập trường
và phương pháp thiên nhiên. Nhưng vì tật
bịnh là một phần sự rủa sả do tội lỗi, nên
thuốc linh nghiệm chữa tật bịnh phải ở
trong ơn Cứu chuộc lớn lao bởi Đức
Chúa Jesus Christ. Bịnh tật là kết quả do
sự sa ngã của A-đam, và là một bông trái
của tội lỗi; điều đó chắc không một ai
chối cãi được. Kinh Thánh chép rằng:
"Sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi
người như vậy, vì mọi người đều phạm
tội" (Rô 5:12b). Sự chết là phần lớn hơn,
thì bao gồm bịnh tật, là phần nhỏ hơn.
Trong sách Phục-truyền Luật-lệ Ký,
chúng ta thấy chép tật bịnh là một trong
những sự rủa sả mà Đức Chúa Trời sẽ
giáng xuống vì cớ tội lỗi của dân Y-sơ-ra-
ên. Lại nữa, tật bịnh có liên quan rõ rệt
với sự hành động của quỉ Sa-tan. Nó là đồ
dùng trực tiếp gây nên những sự đau đớn
3
của ông Gióp; và rõ ràng lắm, Đức Chúa
Jesus qui mọi tật bịnh của thời đại Ngài
cho quyền phép trực tiếp của quỉ Sa-tan.
Người đàn bà đau liệt kia đã bị "quỉ Sa-
tan... cầm buồc mười tám năm" (Lu
13:16). Chính là thế lực của ma quỉ đã
cầm giữ và chà nát thân thể và linh hồn
những người mà Đấng Christ đã buông
tha. Vì tật bịnh là hiệu quả do một sức
mạnh thiêng liêng, thì rõ ràng lắm, phải
đối phó với nó và chống trả nó bằng một
sức mạnh thiêng liêng cao siêu hơn, chớ
không phải bởi sự chữa chạy theo cách
thiên
nhiên.
Lại nữa, nếu ta giả định rằng bịnh tật là
một cách Đức Chúa Trời sửa phạt để đem
vào kỷ luật thì lại càng rõ ràng lắm, muốn
chữa lành tật bịnh, phải dùng các phương
pháp thiêng liêng, chớ không phải nhờ
những thuốc men vật chất của y khoa.
Thật là vừa tức cười, vừa luống công vô
ích, nếu cánh tay loài người dám toan
dùng sức lực hoặc tài khéo thiên nhiên
mà giằng bỏ cây gậy sửa phạt với tay của
Đức Chúa Cha. Chỉ có một cách tránh
khỏi roi đòn của Ngài, ấy là sự ăn năn mà
đem tâm thần đầu phục ý chỉ Ngài, lấy sự
khiêm nhường và đức tin mà tìm ơn tha
thứ cứu giúp của Ngài.
Như vậy, dầu xem xét bịnh tật theo quan
điểm nào, ta cũng thấy rõ ràng phải tìm
phương chữa bịnh trong một mình Đức
Chúa Trời và trong Tin Lành Cứu Chuộc.
2) Nếu bịnh tật là kết quả do sự sa ngã
của A-đam và Ê-va, thì chúng ta có thể
trông mong rằng sự Cứu chuộc sẽ gồm cả
phương pháp chữa bịnh tật; và lẽ tự
nhiên, chúng ta sẽ cố tìm trong Cựu ước,
là thời kỳ dự bị, những lời ngụ ý nói đến
một phương cứu chữa. Chúng ta không
phải thất vọng đâu. Suốt cả Cựu ước, ta
thấy có nguyên tắc nầy: Sự săn sóc và sự
sắm sẵn của Đức Chúa Trời bao gồm
những sự cần dùng về thân thể của dân
Ngài luôn với những sự cần dùng thiêng
liêng của họ.
Trong hết các luật lệ của Môi-se có tiên
liệu rõ rệt sự chữa bịnh bởi Đức Chúa
Trời. Bức tranh tiên tri mô tả Đấng Giải
Cứu hầu đến đã cho ta thấy Ngài vừa là
Thầy Thuốc Đại Tại, vừa là Vua vinh
hiển và Cứu Chúa từ ái.
Sự chữa lành A-bi-mê-léc, Mi-ri-am,
Gióp, Na-a-man và Ê-xê-chia; trường hợp
của người phung; truyện tích con rắn
bằng đồng; luật lệ ở Ma-ra; các ơn phước
cùng các sự rủa sả trên núi Ê-banh và núi
Ga-ri-xim; lời nặng nề quở trách A-sa;
Thi-thiên 103; sách Ê-sai đoạn 53, - đều
là những lời làm chứng rõ ràng và tỏ
tường, trong Cựu ước, rằng sự Cứu chuộc
thân thể là ý định của Đức Chúa Trời và
là đặc ân do Ngài ban cho.
3) Rồi tới chức vụ của chính mình Đức
Chúa Jesus Christ, là một điềm hệ trọng
làm tỏ rõ các nguyên tắc nầy. Trong cuộc
đời của Ngài trên mặt đất, chúng ta có sự
4
hiện thấy đầy đủ về đạo Tin Lành phải là
thế nào. Bởi lời nói và việc làm của Ngài,
chúng ta chắc có thể nhận định tất cả
phương lược cứu chuộc. Đời sống Ngài
làm chứng thế nào về sự chữa lành thân
thể? Kinh Thánh chép rằng: "Đức Chúa
Jesus... của lễ mọi thứ tật bịnh trong dân"
(Mat 4:23); lại rằng: "Ngài... cũng chữa
được hết thảy những người bịnh, vậy cho
được ứng nghiệm lời của Đấng tiên tri Ê-
sai đã nói rằng: Chính Ngài đã lấy tật
nguyền của chúng ta, và gánh bịnh hoạn
của chúng ta" (Mat 8:16-17).
Vả nếu chúng ta nhớ rằng đó không
phải là một việc xảy ra từng hồi
từng lúc, nhưng là một phần hệ
trọng trong chức vụ của Đức Chúa
Jesus; rằng Ngài cứ chữa lành tật
bịnh cho đến hết đời Ngài trên mặt đất;
rằng Ngài chữa bịnh trong mọi cơ hội và
trong rất nhiều trường hợp khác nhau;
rằng Ngài chữa bịnh mà không để ai nghi
ngờ ý chí kiên quyết của Ngài; rằng Ngài
phán tỏ tường với người phung rằng: "Ta
khứng" (Mat 8:3), và Ngài chỉ buồn rầu
khi người ta e ngại không dám hoàn toàn
tin cậy Ngài; nếu chúng ta nhận biết rằng
trong mọi sự đó, Ngài chỉ giãi bày mục
đích thật của ơn cứu chuộc lớn lao của
Ngài, chỉ chứng tỏ tâm tánh và sự yêu
thương không hề thay đổi của Ngài, chỉ
quả quyết rằng Ngài "hôm qua, ngày nay,
và cho đến đời đời không hề thay đổi"
(Hêb 13:8), -- thì chắc hẳn ta có thể đặt
đức tin của mình trên một nền tảng vững
bền như "Vầng Đá của các thời đại" (Ê-
sai 26:4).
4) Nhưng trung tâm của sự cứu chuộc là
thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ.
Chúng ta phải đến thập tự giá mà tìm
kiếm nguyên tắc cốt yếu của sự chữa bịnh
bởi Đức Chúa Trời, vì nó lập trên Tế lễ
đền tội của Đức Chúa Jesus Christ. Chắc
hẳn nguyên tắc nầy do nguyên tắc thứ
nhứt mà chúng ta đã nêu lên. Nếu tật bịnh
là kết quả do sự sa ngã của A-đam và Ê-
va, thì nó phải bị gồm trong công ơn đền
tội do Đấng Christ, vì công ơn nầy bao
trùm tất cả sự rủa sả.
Lại nữa, nguyên tắc cốt yếu nầy được nêu
lên rất rõ rệt trong đoạn 53 của sách tiên
tri Ê-sai, mà chúng ta đã xem xét. Trong
đoạn ấy có nói rằng Đấng Christ
"đã mang sự đau ốm của chúng
ta, đã gánh sự buồn bực của
chúng ta" (Ê-sai 53:4). Chữ
"mang" là cùng một chữ dùng để
chỉ về sự đền tội; và cũng là chữ dùng ở
đoạn khác (Lê-vi Ký 16:1-34) để mô tả
con dê được thả ra đồng vắng và cất đem
tội ác của dâng chúng đi; cũng là chữ
dùng trong chính đoạn ấy để luận về Ngài
"đã mang lấy tội lỗi nhiều người" (Ê-sai
53:12). Ngài đã mang tội lỗi của chúng ta
thể nào, thì cũng mang tật bịnh chúng ta
thể ấy.
Sứ đồ Phi-e-rơ cũng quà quyết rằng:
"Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể
Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ
đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công
bình; lại nhơn những lằn đòn của Ngài
mà anh em đã được lành bịnh" (IPhi
2:23). Trong chính thân thể Ngài, Đức
Chúa Jesus đã gánh vác mọi sự mà thân
thể ta đã chịu vì cớ tội lỗi; vậy, thân thể ta
được buông tha. "Lằn đòn" đau đớn độc
nhứt mà Ngài đã chịu – vì chữ "lằn đòn"
thuộc về số ít – đã bao gồm tất cả cả sự
đau đớn, khổ não của người đời cho nên
5
chúng ta không còn cần phải gánh chịu sự
đau đớn mà Ngài đã gánh chịu đầy đủ rồi.
Như vậy, sự chữa bịnh cho chúng ta trở
nên một quyền lợi lớn lao do ơn cứu
chuộc; ta chỉ cần đòi quyền lợi ấy như
một sản nghiệp do huyết Đấng Christ đổ
ra trên thập tự giá đã mua được
cho mình.
5) Nhưng còn có một cái gì cao
quí hơn thập tự giá nữa. Ấy là
sự sống lại của Đức Chúa Jesus
Christ. Trong sự sống lại ấy, Tin Lành về
sự Chữa Bịnh tìm được nguồn sự sống
sâu xa nhứt. Sự chết của Đấng Christ tiêu
diệt tội lỗi, là gốc rễ của tật bịnh. Nhưng
sự sống của Đức Chúa Jesus là nguồn sức
khỏe và sự sống cho thân thể chúng ta mà
Ngài đã cứu chuộc. Thân thể Đấng Christ
là nguồn hằng sống của tất cả sanh lực
của chúng ta. Đấng từ mô tả của Giô-sép
A-ri-ma-thê bước ra, có sự phục sanh tươi
mới trong thân thể, chính là Đầu của dân
Ngài để ban sự sống bất diệt cho họ.
Đấng Christ nhận lãnh quyền phép của sự
sống vô cùng tận không phải là vì một
mình Ngài mà thôi, nhưng cốt để Ngài
làm Sự Sống của chúng ta. Đức Chúa
Trời "đã bắt muôn vật phục dưới chơn
Đấng Christ, và ban cho Đấng Christ làm
đầu Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể của
Đấng Christ" (Êph 1:22, 23). Chúng ta là
chi thể của thân Ngài, của xác thịt Ngài
và của xương cốt Ngài" (Êph 5:30 – theo
nguyên văn).
Đấng đã sống lại và đã ngự lên trời là
Nguồn suối sức mạnh và sự sống của
chúng ta. Chúng ta ăn thịt Ngài và uống
huyết Ngài; Ngài ở trong chúng ta, và ta
ở trong Ngài. Ngài sống bởi Đức Chúa
Cha thể nào, thì kẻ ăn Ngài cũng sống bởi
Ngài thể ấy (xem Giăng 6:57). Đó là
nguyên tắc lớn lao sanh động và quí báu
hơn hết của sự chữa lành thân thể nhơn
danh Đức Chúa Jesus. Ấy là "sự sống của
Đức Chúa Jesus cũng được tỏ ra trong
xác thịt hay chết của chúng tôi"
(IICôr 4:11).
6) Do lẽ trên đây, ta thấy rằng
phải có cả một sự sống mới. Sự
chết và sự sống lại của Đức Chúa
Jesus đã đào một cái vực sâu vô cùng
giữa hiện tại và quá khứ của mỗi một
cuộc đời đã được Ngài cứu chuộc. "Vậy,
nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là
người dựng nên mới" (IICôr 5:17). Sự
chết của Đức Chúa Jesus đã giết bổn ngã
cũ của chúng ta. Đối với sự sống thân thể
chúng ta, thật quả có như vậy. Không
phải là khôi phục sức lực thiên nhiên cũ
đâu. Cũng không phải là làm nảy nở mọi
sự cấu tạo nên thân thể chúng ta có từ
trước. Nhưng chính là buông bỏ hết mọi
điều thuộc về sự sống cũ của chúng ta.
Cặp theo sự buông bỏ nầy, có thể có sự
suy xét sức lực thiên nhiên của chúng ta.
Ấy là một sức lực "thắng tật bịnh"
(nguyên văn là "từ sự yếu đuối mà trở
nên mạnh mẽ") (Hêb 11:34); sức lực nầy
không có một căn bản nào để bắt đầu nảy
nở. Cũng như muôn vật thọ tạo, và cũng
như sự sống lại, nó ra từ mồ mả và từ sự
thất bại của tất cả hi vọng cùng "phương
pháp" sẵn có từ trước.
Nguyên tắc nầy vô cùng quan hệ cho sự
thực tế từng trải ơn Đức Chúa Trời chữa
bịnh. Chúng ta phải thất vọng nếu cứ tìm
sự chữa lành trong sự sống thiên nhiên
cũ. Nhưng khi nào ta thôi tin cậy xác thịt,
6
và chỉ ngửa trông Đấng Christ và sự sống
siêu nhiên của Ngài ở trong mình để được
sức mạnh cho thân thể cũng như cho thần
lình, thì ta sẽ thấy rằng mình "làm được
mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho"
mình (Phil 4:13).
7) Do lẽ trên đây, chúng ta thấy rằng ơn
cứu chuộc thân thể mà Đấng
Christ ban cho mình chẳng
những chỉ là sự chữa bịnh,
nhưng còn là sự sống nữa.
Không phải là "ráp lại" sự
sống chúng ta trên nền tảng
cũ, rồi từ nay trở đi, để mặc nó chạy như
một cái máy theo chiều thiên nhiên;
nhưng là truyền cho ta một sự sống vào
sức mạnh mới mẻ. Như vậy, người khỏe
mạnh cũng như người đau yếu, đều có thể
hoàn toàn hưởng lấy sự sống và sức mạnh
nầy. Ấy chỉ là một sự sống cao quí hơn,
là đổi nước sự sống trần gian thành rượu
thiên thượng của Ngài (xem Giăng 2:1-
25).
Thế thì chúng ta cũng phải giữ vẹn sự
sống nầy bằng cách ở trong Đức Chúa
Jesus Christ luôn và nhận lãnh sự sống
nơi Ngài luôn. Không phải là một vật tích
trữ mãi mãi, nhưng là một sự nương cậy
luôn luôn, là "người bề trong cứ đổi mới
càng ngày càng hơn" (IICôr 4:16), là sức
mạnh chỉ truyền đến theo mực ta cần
dùng và chỉ còn lại đang khi ta ở trong
Ngài.
Sự sống dường ấy có một tánh chất rất
thiêng liêng. Nó truyền sự thánh khiết đặc
biệt vào mỗi một vẻ mặt, giọng nói, hành
động và cử chỉ của thân thể. Chúng ta
đang sống bởi sự sống của Đức Chúa
Trời, và ta phải sống như Ngài, sống cho
Ngài. Một thân thể được Đức Chúa Trời
bổ sự sống như vậy, thì thêm quyền phép
cho linh hồn và cho mọi công việc tín đồ
làm cho Chúa. Những lời nói ra bởi sức
mạnh của Đức Chúa Trời đó, những việc
làm bởi sự sống của Đức Chúa Trời đó,
sẽ có hiệu lực thực sự khiến người ta phải
cảm biết rằng thân thể cũng như thần
linh, đều chính là đền thờ của
Đức Thánh Linh.
8) Đức Thánh Linh là phần
quan trọng để truyền sự sống
mới mẻ nầy vào trong sự sống
chúng ta. Nếu không có chức vụ quí báu
của Đức Thánh Linh, thì công ơn cứu
chuộc của Đức Chúa Jesus không thể nào
hoàn thành được. Ngày nay Cứu Chúa
của tội nhơn và của bịnh nhơn không lấy
thân thể hữu hình mà gặp kẻ đau, kẻ què,
kẻ đui; nhưng Ngài gặp họ bởi Đức
Thánh Linh. Sự tiếp xúc vẫn có tất cả
quyền phép thể chất như xưa, vẫn có hiệu
quả trên thân thể đang đau đớn như xưa,
nhưng là một sự tiếp xúc thiêng liêng,
chớ không phải sự tiếp xúc vật chất.
Chúng ta phải cảm thấy được sự hiện
diện của Đức Chúa Jesus; phải nhờ Đức
Thánh Linh mà sự cần dùng của ta được
tiếp xúc với sự sống của Ngài. Bà Ma-ri
phải học biết điều đó ngày khi Đức Chúa
Jesus Christ sống lại, vì Ngài phán với bà
rằng: "Chớ rờ đến ta; vì ta chưa lên cùng
Cha!" (Giăng 20:17). Vậy, từ nay trở đi,
bà phải biết Ngài là Đấng ngự lên trời. Và
cũng theo cách đó, Sứ đồ Phao-lô nói
rằng: "Dẫu chúng tôi từng theo xác thịt
mà nhận biết Đấng Christ, song cũng
chẳng còn nhận biết Ngài cách ấy đâu"
(IICôr 5:16). ( Xem tiếp trang 10 )
7
GIỮ GÌN SỰ THÁNH KHIẾT
TRONG THẾ GIỚI PHÓNG TÚNG
VÀ TRỤY LẠC
Giữ gìn sự thánh
khiết và tôn trọng
của Đức Chúa Trời
trong một thế giới
sa đọa trụy lạc như
hiện nay thật không
hề dễ dàng chút
nào. Những hình
ảnh và tư tưởng xấu
xa cứ liên tục dội
bom vào những tâm trí non trẻ. Những ảo
tưởng về tự do luyến ái - lung linh hóa
bởi những hình ảnh tiệc tùng ăn chơi trác
táng càng kích động những tư tưởng này.
Cảm xúc tuôn trào như những đợt sóng
dâng lên với bao nhiêu mong đợi và rồi
lùi ra xa với những khước từ cay đắng,
khi mà tiệc tùng, tình dục và con người
không cách nào khỏa lấp thỏa mãn được
nỗi trống vắng trong lòng người
Dẫu tiên đoán được cô con gái Kylie sẽ
phải đối diện với những thách thức nào ở
trường trung học, tuy nhiên cặp vợ chồng
vẫn quyết định gửi cô bé xinh xắn, ngây
thơ với mái tóc dài tha thướt đến trường.
Chẳng dễ dàng gì để Kylie chuyển từ
phương thức học tại gia* sang học ở
trường công lập.
Chẳng lâu sau, cô bé trở về nhà với hàng
tá những câu chuyện về việc mình nhìn
thấy các vụ buôn bán ma túy trong hành
lang trường như thế nào hay tình cờ nghe
lỏm được về những ca quan hệ tình dục
trong phòng chứa dụng cụ học tập ra sao.
Cô bé chẳng thể nào hòa nhập nổi lối
sống này, và thật lòng em cũng chẳng
muốn hòa nhập. Cô bé cảm thấy vô cùng
cô độc và khó chịu. Học tại gia thì thoải
mái dễ dàng hơn bao nhiêu, nhưng bố mẹ
lại không cho phép.
Thay vào đó, họ khích lệ cô bé hãy dám
đưa ra quyết định – sống theo cảm xúc
hay sống bằng hành động.
Kylie quyết định chọn cách sống vượt lên
trên những cảm xúc thất thường hay thay
đổi và cư xử như một thiếu niên xứng
đáng của Đức Chúa Trời. Điều đó chẳng
hề dễ dàng gì. Những mối quan hệ bạn bè
cứ dần mất hút. Khi bọn trẻ biết cô bé sẽ
không bao giờ tham gia các buổi tiệc
tùng, chúng cũng chẳng muốn chia sẻ
điều gì với em nữa. Bao giờ cô bé cũng
cảm thấy hầu như chẳng có một ai thấu
hiểu nỗi lòng mình. Trở thành một kẻ bị
kỳ thị, bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống ở lứa
tuổi 14 thật chẳng dễ chịu chút nào. Mỗi
một ngày trở thành một cuộc đấu tranh
quyết liệt giữa lựa chọn sống theo cảm
xúc hoặc sống bằng hành động.
Mỗi ngày, cô bé dạo bước qua dãy hành
lang, tay luôn nắm chắc chiếc điện thoại
có phần mềm ứng dụng Kinh thánh để
luôn được tìm được những câu khích lệ
động viên giữa các giờ học.
Mỗi khi cảm thấy thiếu tự tin, cô bé nhớ
lại lời khuyên của mẹ là hãy tự hỏi chính
bản thân mình xem những hành vi, những
lối cư xử cô bé nhìn thấy ở các bạn học
có mang tính đời đời hay không. Nếu
không tồn tại đến đời đời thì việc đó chỉ
lãng phí thời gian. Đa số mọi điều Kylie
8
nhìn thấy và nghe thấy các bạn mình làm
đều chỉ là để giết thời gian.
Cô bé đang lựa chọn sự thánh khiết khi
bước ngang qua những kẻ lựa chọn lối
sống lãng phí thế tục vô nghĩa ở trường
mình.
Giữ gìn sự thánh khiết và tôn trọng của
Đức Chúa Trời trong một thế giới sa đọa
trụy lạc như hiện nay thật không hề dễ
dàng chút nào. Những hình ảnh và tư
tưởng xấu xa cứ liên tục dội bom vào
những tâm trí non trẻ. Những ảo tưởng về
tự do luyến ái - lung linh hóa bởi những
hình ảnh tiệc tùng ăn chơi trác táng càng
kích động những tư tưởng này. Cảm xúc
tuôn trào như những đợt sóng dâng lên
với bao nhiêu mong đợi và rồi lùi ra xa
với những khước từ cay đắng, khi mà tiệc
tùng, tình dục và con người không cách
nào khỏa lấp thỏa mãn được nỗi trống
vắng trong lòng người. Kylie quan sát
những đứa trẻ hút bồ đà giữa các giờ học,
và cảm thấy xót xa thương hại vì nhận ra
tụi nó đang sống trong một thế giới riêng
nhỏ hẹp biết bao nhiêu. Những đứa khác
tìm quên cuộc sống bằng cách lao vào
những mối quan hệ lúc nóng lúc lạnh liên
tục biến đổi, trong khi mấy đứa khác
đánh mất cuộc đời mình khi lao xuống
vực thẳm tử thần vì lạm dụng ma túy. Đó
là cuộc sống ở trường trung học.
Là Cơ Đốc Nhân, nếu những hành động
của chúng ta không góp thêm giá trị vào
nền kinh tế của vương quốc Chúa, thì
chúng ta không chỉ phí phạm thời gian
Chúa đã trao tặng mình, mà chúng ta còn
làm ô uế vương quốc Ngài.
Đất nước này vốn chỉ chăm lo đến nhu
cầu cảm xúc. Nếu cảm thấy thích, hãy
làm đi. Dần dần, chúng ta cho phép bản
thân mình có những hành vi đã từng bị
xem là phạm pháp trong quá khứ. Thế
giới phóng túng của chúng ta đang càng
lúc càng trở nên kinh khiếp tởm lợm.
Đời sống tin kính đòi hỏi những hành
động có chủ đích – chứ không phải sống
với những cảm xúc bồng bột nông nổi. Sự
thánh khiết phải vượt qua những lựa chọn
tình dục tuổi thiếu niên. Sự thánh khiết
nghĩa là lựa chọn bạn bè cách cẩn trọng.
Sự thánh khiết nghĩa là lựa chọn phương
thức giải trí cách khôn ngoan. Sự thánh
khiết nghĩa là sống chân thật. Sự thánh
khiết lựa chọn điều đúng đắn, ngay cả khi
điều đó là quyết định khó khăn.
Hãy cùng đối diện với thế giới phóng
túng này bằng những hành vi và lối cư xử
tin kính. Nhờ Đức Chúa Trời giúp sức,
chúng ta sẽ không sống để phục vụ những
cảm xúc của mình, mà sống để phục vụ
Ngài. Và khi làm những điều đó, chúng ta
sẽ bày tỏ sự sáng của Đức Chúa Trời –
cũng giống như bé gái 14 tuổi cô độc này
đang cố gắng thực hiện ở ngôi trường
trung học của mình.
*Học tại gia là phương pháp giáo dục trẻ
em tại gia đình, do bố mẹ hoặc các gia sư
giảng dạy vì ba lý do chính là môi trường
học tập, giáo dục về nội dung tôn giáo
hay đạo đức riêng, sự không hài lòng với
hệ thống giáo dục ở các trường công hay
dân lập. Phương thức giáo dục này được
xem là lựa chọn hợp pháp ở nhiều đất
nước như Mỹ, Anh, Pháp …
-Ctv Thảo Nguyên lược dịch-
9
Mục Vụ Đài Phát ThanhVới
Kế Hoạch Truyền Giảng Phúc
âm Cho 60% Dân Số Thế Giới
Tổ chức truyền thông toàn cầu Trans
World Radio (TWR) cho biết chỉ cần
chưa đến 2 năm, họ sẽ có thể truyền tải
những thông điệp Cơ Đốc đến gần 60%
dân số thế giới trong chính ngôn ngữ của
dân tộc đó. Mục vụ lên kế hoạch thực
hiện điều này bằng việc phối hợp tất cả
các kênh truyền thông như radio, internet
và công nghệ điện thoại thông minh.
Giám đốc Truyền thông và Dịch vụ Ralf
Stores trò chuyện với phóng viên
Christian Post về những gì TWR thực
hiện để động chạm đến các dân tộc ở
khắp thế giới trong chính ngôn ngữ của
tấm lòng họ.
Ralf Stores, Giám đốc Phát triển Truyền
thông và Dịch vụ phát biểu trong một dịp
gần đây.“Hãy tưởng tượng một cổng web
với hàng trăm mục vụ cùng tập trung tại
một địa điểm có chứa tất cả những văn
phẩm Cơ Đốc (trong định dạng âm thanh,
bài viết, hay video); Nhưng không chỉ có
các thông điệp của hàng trăm mục vụ, mà
mỗi thông điệp đều sẵn có trong mỗi
ngôn ngữ phổ thông của thế giới".
Ông Stores cho biết trong thời gian gần
đây, TWR đã trở thành mục vụ truyền
thông lớn nhất thế giới trong mảng truyền
thanh. Thông qua các trạm phát thanh
chính và phụ được đặt ở những khu vực
chiến lược của thế giới, mục vụ 60 tuổi
đời này chủ yếu phát thanh các chương
trình Cơ Đốc thông qua các trạm phát
thanh dạng sóng ngắn, sóng trung bình và
sóng AM.
“Chúng tôi có khả năng vươn đến 3.8
triệu thính giả. Đó là một trách nhiệm lớn
lao đến mức khó tưởng tượng nổi,” ông
chia sẻ, ”Bên cạnh đó, chúng tôi cũng
biên dịch, hiệu đính và chỉnh sửa thông
điệp cho phù hợp văn hóa ngôn ngữ mẹ
đẻ của mỗi thính giả với hơn 230 ngôn
ngữ trên hơn 160 quốc gia.”
Khái niệm một cổng web duy nhất với
các bản dịch ngôn ngữ khác nhau là sáng
kiến của ông Stores và được đặt tên là
TWR 360. Theo kế hoạch, một phiên bản
beta sẽ ra mắt vào tháng 6 với năm ngôn
ngữ kèm theo hướng dẫn sử dụng phiên
bản này.
Stores nói “Theo nghĩa đen, các thính giả
sẽ chuyển từ lắng nghe các chương trình
tiếng Nga trên đài phát thanh sang xem
một trang mạng được biên dịch hoàn toàn
lấy nguồn từ hàng trăm mục vụ đang hoạt
động.”
10
“Chúng tôi sẽ ra mắt phiên bản này trong
5 ngôn ngữ ban đầu là Anh, Tây Ban
Nha, Trung Quốc, Ả rập và Nga. Thông
qua 5 ngôn ngữ này, chúng tôi sẽ có thể
chạm đến 28% dân số thế giới
trong chính ngôn ngữ mẹ đẻ của
họ. Đến cuối của năm đầu tiên,
chúng tôi sẽ ra mắt thêm 12 ngôn
ngữ nữa.”
Ông nói thêm, ”Với 17 ngôn ngữ
hiện có, chúng tôi sẽ chạm đến
58% dân số thế giới trong chính
ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Gần đây,
chúng tôi phát thanh trong 230
ngôn ngữ và kế hoạch sẽ đưa tất
cả những ngôn ngữ đó lên mạng, bao
gồm cả một phiên bản cho điện thoại di
động và một ứng dụng.”
Ông Stores cho biết TWR cũng giống
như “các tổ chức của Billy Graham,
Charles Stanley, Chuck Swindoll” và bất
kỳ một mục sư, mục vụ hay Hội thánh
nào cũng muốn các thông điệp của mình
có mặt bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ
khác, đồng thời được truyền tải thông qua
hình thức phát thanh. Chúng tôi muốn
chinh phục được nhiều người và dẫn họ
từ chỗ nghi ngờ sang quyết định tiếp nhận
Chúa Jêus và sau đó trở thành môn đồ
Ngài. Điều này giúp mọi người được
khích lệ và động viên qua chính những
dạy dỗ trên nền tảng Kinh Thánh trong
chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để họ có
thể tăng trưởng trên con đường bước theo
Đấng Christ.”
-Ctv Thảo Nguyên dịch từ
christianpost.com
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA SỰ
CHỮA BỊNH BỞI ĐỨC
CHÚA TRỜI
( Tiếp theo trang 6 )
Cũng theo cách ấy, tại
thành Ca-bê-na-um, khi
Chúa phán về Bánh
Hằng Sống – tức là
nguồn chữa bịnh, – thì
Ngài thêm rằng: "Nếu
các ngươi thấy Con
người lên nơi Ngài vốn
ở khi trước thì thể nào?
Ấy là thần linh làm cho
sống, xác thịt chẳng ích
chi" (Giăng 6:62, 63). Đó là duyên cớ
làm cho nhiều người nhận thấy khó gặp
Đấng chữa lành bịnh. Họ không biết Đức
Thánh Linh, không biết Đức Chúa Trời
theo phương diện thiêng liêng.
Nếu không có bầu không khí hút lấy sức
nóng và ánh sáng mặt trời đến nơi chúng
ta và truyền nó khắp cả trái đất, thì mặt
trời ở trên các từng trời kia chẳng khác
chi một tinh cầu bằng nước đá lạnh lẽo và
lấp lánh. Cũng một thể ấy, sự sống và sự
yêu thương của Đấng Christ chỉ thấu đến
chúng ta bới Đức Thánh Linh, là Sự
Sáng, là Bầu Không Khí, là Đấng Trung
gian Thiên thượng đem và rải sự sống, sự
sáng, sự yêu thương và sự hiện diện của
Đấng Christ khắp tâm thân chúng ta.
Đức Thánh Linh là Đấng Cao cả làm cho
chúng ta sống, động và có. Chính là nhờ
Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Jesus đuổi
quỉ mặt đất nầy; và ngày nay, "nếu Thánh
Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jesus
sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em,
thì Đấng làm cho Đức Chúa Jesus Christ
11
sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ
Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà
khiến thân thể hay chết của anh em lại
sống" (Rô 8:11).
9) Cũng như mọi ơn phước do ơn cứu
chuộc của Đấng Christ, sự sống
mới nầy phải truyền đến chúng ta y
như ân điển nhưng không của Đức
Chúa Trời, -- không cần công việc
riêng, không cần phân biệt giá trị
từng người, và cũng không vị nể ai
hết.
Mọi sự do Đấng Christ truyền đến
thì phải truyền đến như là ân điển.
Không thể có công đức riêng nào
trộn lẫn với đức tin làm cho ta
được xưng công bình. Cũng một thể ấy,
sự chữa bịnh cho chúng ta phải hoàn toàn
do Đức Chúa Trời, hoặc không do ân điển
chút nào cả. Nếu Đấng Christ chữa lành,
thì Ngài phải chữa lành một mình mà
thôi. Nguyên tắc nầy phải giải quyết vấn
đề dùng "phương pháp thiên nhiên"
chung với đức tin để được chữa.
Sự thiên nhiên và sự thiêng liêng, vật trần
gian và vật thiên thượng, công việc loài
người và ân điển Đức Chúa Trời, không
thể nào trộn lẫn; ấy cũng như anh em
không thể nào cột con rùa chung với đầu
máy xe lửa. Hai loại ấy không thể làm
việc chung nhau. Các ân tứ của Tin Lành
là ân tứ của Vua Cao cả. Chính Đức Chúa
Trời có thể làm cho chúng ta những cộng
việc khó khăn hơn hết. Nhưng nếu chúng
ta tự mãn thì Ngài không chịu giúp ta làm
công việc dễ dàng hơn hết. Vậy, một bịnh
trạng tuyệt vọng mà ta giao phó cho Đức
Chúa Trời thì có nhiều hy vọng hơn là
một bịnh trạng mà ta tưởng mình còn có
thể làm gì. Chúng ta phải liều tin cậy Đức
Chúa Trời đến cực điểm.
Nếu chúng ta muốn được chữa lành bởi
những "phương pháp thiên nhiên", thì hãy
cố hưởng thụ tất cả kết quả tốt nhứt do tài
khéo, và sự kinh nghiệm của y khoa.
Nhưng nếu muốn được chữa lành
bởi Danh Đức Chúa Jesus, thì
phải nhờ ân điển mà thôi.
Cũng về phương diện nầy, chúng
ta phải suy luận rằng: nếu sự
chữa bịnh là một phần của Tin
Lành, một ân tứ của Đấng Christ,
thì nó phải có tánh cách không
tây vị, và sẽ ban cho bất cứ
người nào chịu nhận lấy. Ấy
không phải là một ân tứ đặc biệt
do sự tây vị và phân biệt người nầy với kẻ
khác, nhưn glà một gia tài lớn và chung
cho mọi người có đức tin và vâng lời đ.
Ấy đúng như câu: "Kẻ nào muốn, khá
nhận lấy nước sự sống cách nhưng
không" (Khải 22:17). Quả thật, mọi người
đến nhận lãnh ân tứ chữa bịnh phải theo
đúng những điều kiện đơn giản của đức
tin hay vâng lời Đức Chúa Trời; song
những điều kiện nầy không có tánh cách
tây vị, không vị nể ai, và hễ ai tin cậy,
vâng lời Đức Chúa Trời thì có thể giữ
trọn được.
10) Điều kiện đơn giản để được ơn phước
lớn lao nầy – cũng như để được mọi ơn
phước khác của Tin Lành, -- chính là tin
mà không thấy. Ân điển không có việc
làm và đức tin không có mắt thấy phải đi
đôi với nhau luôn luôn, vì là hai nguyên
tắc "sanh đôi" của Tin Lành. Mọi người
muốn nhận lãnh ân điển của Đức Chúa
Trời, thì Ngài chỉ đòi họ một điều, là phải
12
tin cậy Lời đơn giản của Ngài. Nhưng
phải là lòng tin cậy chơn thật. Phải tin cậy
mà không nghi ngờ chút nào. Nếu Lời
Đức Chúa Trời là chơn thật, thì nó phải
chơn thật hoàn toàn và tuyệt đối.
Một hột giống rất nhỏ có thể đâm rễ đầy
nhựa sống làm nứt nở những núi non và
nghình đá cao ngất, nhưng mầm sống của
nó phải còn nguyên vẹn. Chỉ rách nát một
chút xíu, cũng đủ làm cho mần sống phải
chết. Cũng một thể ấy, một chút
nghi ngờ đủ tiêu diệt hết hiệu lực
của đức tin; vậy nên đức tin phải
bắt đầu ở chỗ đức tin tiếp nhận
Lời Đức Chúa Trời một cách đơn
sơ. Đức tin mà cứ chờ đợi dấu lạ
và chừng cớ hiển nhiên, thì bao
giờ mạnh mẽ được. Cây nào thoạt
đầu đã nghiêng ngả, thì bao giờ
cũng cần có trụ đỡ. Quả thật, "đức tin"
dựa vào mắt thấy thì không phải là đức
tin. "Phước cho những kẻ chẳng từng
thấy mà đã tin vậy!" (Giăng 20:29).
Áp-ra-ham phải tin Đức Chúa Trời, phải
nhận lấy tên mới của đức tin, là "tổ phụ
của nhiều dân tộc" (Sáng 17:5), trước khi
có một dấu hiệu nào chứng tỏ Đức Chúa
Trời làm thành lời hứa. Vả, ông phải nhận
tên ấy nhằm một lúc mà mọi tình trạng
thiên nhiên trái ngược và "chế giễu" nó.
Nếu ta nhận thấy cách nói trong sách
Sáng-thế Ký, đoạn 17, thì thật là kỳ diệu.
Trước hết Đức Chúa Trời phán với ông
rằng "Ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều
dân tộc" (Sáng 17:4). Rồi không chịu đổi
lấy tên Áp-ra-ham để chứng tỏ đức tin
của mình; và trước mặt người đời chế
giễu và khinh bỉ mình, ông tuyên bố rằng
mình tin Đức Chúa Trời.
Rồi đối với lời phán thứ hai của Đức
Chúa Trời: "Ta đã đặt ngươi làm tổ phụ
của nhiều dân tộc" (Sáng 17:5 – nguyên
văn có chữ "đã"). Đức tin đã đổi kỳ tương
lai ra kỳ quá khứ, nên bây giờ Đức Chúa
Trời 'gọi những sự không có như có rồi"
(Rô 4:17b). Vậy, chúng ta phải tin và
nhận lấy sự sống hay chữa lành của Đức
Chúa Jesus cùng mọi ơn phước của Tin
Lành.
11) Chúng ta có buộc phải vâng
theo luật lệ chữa bịnh thân thể
chăng? Đối với ta, đó là một vấn
đề tùy ý lựa chọn: Ta muốn được
chữa bịnh cách nào: ta tin cậy
Đức Chúa Trời, hay là ngửa
trông loài người? Nhờ Đức Chúa
Trời chữa bịnh, đó há chẳng phải
là "luật lệ" và "pháp độ" (Xuất 15:25) cho
chúng ta sao? Há chẳng phải một sự vâng
lời đơn giản sao? Chữa lành những thân
thể mà Ngài đã cứu chuộc, há chẳng phải
là đặc quyền lớn lao của Đức Chúa Trời
sao? Nếu chúng ta chọn một phương pháp
nào ngoài phương pháp của Ngài, thì há
chẳng phải là láo xược sao? Tin Lành cứu
rỗi há chẳng phải là một mạng lịnh cũng
như một lời hứa sao? Con Tin Lành chữa
bịnh thì há có quyền lực ngang với Tin
Lành cứu rỗi sao?
Đức Chúa Trời há chẳng đã vui lòng ban
bố luật lệ chỉ định phương pháp đối phó
với tật bịnh tràn vào cõi đời mà Ngài
dựng nên sao? Chúng ta há có quyền can
thiệp vào lời hứa cao cả của Ngài về sự
bổ lại sức khỏe cho minh sao? Đức Chúa
Trời há chẳng đã trả giá rất lớn để cung
cấp một phương chữa lành thân thể của
con cái Ngài, và coi phương ấy như một
13
phần công ơn cứu chuộc của Ngài, sao?
Trong vấn đề nầy, Đức Chúa Trời há
chẳng "ghen tị" để binh vực danh dự và
quyền lợi của danh hiệu Con yêu dấu
Ngài sao?
Ngài há chẳng đòi làm Chủ của thân thể
con cái Ngài sao? Ngài há chẳng đòi cái
quyền chăm nom thân thể của họ sao?
Ngài há chẳng để lại cho chúng ta một
"đơn" quan trọng duy nhứt để chữa bịnh
sao? Há chẳng phải là Ngài không cho
phép dùng phương nào khác, và nếu ta
dùng phương nào khác thì chỉ có cơ làm
tổn hại cho mình?
Chắc hẳn những câu hỏi nầy tự
trả lời được. Chỉ còn một con
đường mở cho con cái Đức
Chúa Trời, là kẻ đã được Ngài
ban cho sự sáng để thấy lẽ thật
vinh hiển nầy: Lời Ngài là:
"Phải" và: "A-men!"
12) Thứ tự của các sách Đức Chúa Trời
đối xử với linh hồn và thân thể chúng ta
thì đã nhứt định theo những nguyên tắc
không dời đổi; và Kinh Thánh đã được
biên chép để bày tỏ rõ ràng những nguyên
tắc ấy cho người đi đường từ đất lên trời
hiểu biết. Đức Chúa Trời làm việc từ bên
trong ra bên ngoài, bắt đầu từ bổn tánh
thiêng liêng của ta, rồi để cho sự sống và
quyền phép Ngài tràn qua thân thể ta. Có
nhiều người đến xin Đức Chúa Trời chữa
bịnh cho mình, nhưng đời thiêng liêng
của họ mười phần thiếu sót và trái nghịch.
Trong trường hợp nầy, không phải Đức
Chúa Trời luôn luôn không chịu chữa
lành. Ngài bắt đầu hành động ở nơi đáy
linh hồn, và khi linh hồn đã sẵn sàng
nhận lấy sự sống của Ngài, thì Ngài có
thể bắt đầu chữa lành thân thể.
Có sự liên lạc chắt chẽ giữa tình trạng của
linh hồn và thân thể. Sứ đồ Giăng nói với
Gai-út rằng: "Tôi cầu nguyện cho anh
được thạnh vượng trong mọi sự, và được
khỏe mạnh phần xác anh cũng như đã
được thịnh vượng về phần linh hồn anh
vậy" (IIIGiăng 1:2). Một đám mây tội lỗi
rất nhỏ phủ trên linh hồn, ắt sẽ dủ một
bóng tối trên trí óc và thần kinh cùng một
áp lực trên cả thân thể. Một "hơi thở" xảo
quyệt của tội ác trong linh hồn sẽ làm cho
máu bị chất độc và hết thảy cơ
thể bị suy yếu. Trái lại, tinh thần
trong sạch, bình tĩnh, tin cậy sẽ
làm cho sự sống thân thể được
mạnh mẽ, và sẽ mở đường cho
sự sống của Chúa hoạt động đầy
đủ trong chúng ta.
Vì cớ đó, sự chữa bịnh thường
được thực hiện lần lần tùy theo
đời sống thiêng liêng lớn lên và đức tin
nắm lấy Đấng Christ chặt chẽ hơn.
Nguyên tắc của sự sống Đức Chúa Trời
cũng như nguyên tắc của sự sống thiên
nhiên, ấy là "trước hết có ngọn non, rồi
có bông lúa, sau rốt có những hột lúa mì
đầy đủ trong bông lúa." Nhiều người
muốn có bông lúa đầy đủ trong khi ngọn
còn non. Nếu có như vậy, thì bông lúa
nặng trĩu sẽ làm cho ngọn non phải gãy
gục. Chúng ta phải có sức mạnh sâu xa và
bình tĩnh, thì mới nhận được ơn phước
cao quí hơn. Có khi sự dự bị nầy đã hoàn
thành từ trước. Khi ấy, Đức Chúa Trời có
thể hành động rất mau chóng. Nhưng
trong mỗi một trường hợp, Ngài biết cách
ứng dụng thứ tự và phương pháp tốt nhứt
để làm nảy nở toàn thân con người. Đó là
14
mục đích cao cả cho mọi hành động của
Ngài trong chúng ta.
Nếu có sự hạn chế sự chữa bịnh, thì cũng
đã nhứt định theo một vào nguyên tắc;
chúng ta phải nhớ rằng trong sự chữa
lành thân thể hay chết, Đức Chúa Trời
không hứa ban cho sự sống bất diệt đâu.
Người ta thường hỏi rằng: "Nếu Đấng
Christ chữa lành luôn luôn, thì sao người
còn phải chết? Ấy vì đức tin chỉ có thể đi
tới hết cái mực lời hứa của Đức Chúa
Trời, và không có một nơi nào Ngài hứa
rằng, trong thời kỳ Tân ước, chúng ta sẽ
không hề chết. Ngài hứa ban cho sự sống
đầy đủ, sự mạnh khỏe và sức lực đúng
với mực cần dùng của thân thể ta, và cho
tới khi ta làm xong chức vụ của đời mình.
Nhưng có tín đồ không vào Đất Hứa nầy
được vì cớ không tin và vì cớ thuộc về
dòng dõi cứng cổ. Quả thật, chúng ta có
sự sống phục sanh; nhưng không phải có
tất cả, mà chỉ có trái đầu mùa thôi. Luận
về sự sống bất diệt của chúng ta, Sứ đồ
Phao-lô luận ở IICôr 5:5 rằng: "Đấng đã
gây dựng chúng ta cho được sự ấy, ấy là
Đức Chúa Trời, đã ban của tin của Đức
Thánh Linh cho chúng ta."
Nghĩa như thế nầy: Của tin là một nắm
đất lấy trong đồng ruộng mà ta đã mua
thể nào thì cũngmột thể ấy, hiện nay Đức
Chúa Trời, bởi Đức Thánh Linh, ban cho
chúng ta sự sống mới trong thân thể, tức
là "một nắm" sự sống phục sanh. Nhưng
hãy nhớ rằng đó là một nắm (một chút),
còn sự đầy đủ thì phải chờ đến lúc Đức
Chúa Jesus Christ tái lâm. Nhưng chỉ một
nắm đó cũng quí giá hơn cả "đất ruộng"
của thế gian.
Sự hạn chế thứ hai có liên quan đến
chừng mực và trình độ mà ta có thể trông
mong nhận lãnh sự sống phục sanh nầy
trong tình trạng hiện tại của mình. Chúng
ta sẽ có đủ năng lực phi thường chăng?
Chúng ta có lời hứa ban đủ năng lực để
làm trọn ý chỉ Đức Chúa Trời và để hầu
việc Đấng Christ. Nhưng chúng ta sẽ
không có sức mạnh để tỏ ra mình mạnh
mẽ đây, hoặc để xài phí một cách dại dột,
hoặc để dùng vào việc ích kỷ và tội lỗi.
Ở trong giới hạn của chức vụ chúng ta do
Đức Chúa Trời chỉ định – và giới hạn nầy
có thể rất rộng rãi, vượt quá tất cả sức lực
thiên nhiên, -- chúng ta "làm được mọi sự
nhờ Đấng ban thêm sức cho" mình (Phil
4:13). Chúng ta cũng có thể chẳng sợ hãi
gì, cứ gánh chịu mọi công việc nặng
nhọc, mọi cách từ bỏ mình và mọi sự khó
khăn. Bất cứ Đấng Christ dắt dẫn và kêu
gọi mình đi đâu, chúng ta cũng có thể
chịu đựng mọi sự nguy hiểm, yếu đau,
điều kiện khí hậu, cùng mọi công việc đòi
hỏi nhiều sức lực và thì giờ. Chúng ta sẽ
được quyền phép của Ngài che chở, và sẽ
thấy rằng: "Đức Chúa Trời có quyền ban
cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu
cho anh em hằng có đủ điều cần dùng
trong mọi sự, lại còn có rời rộng nữa để
làm các thứ việc lành" (IICôr 9:8).
Nhưng nếu chúng ta rờ đến đất cấm, ra
khỏi vòng thiêng liêng của ý chỉ Ngài,
hoặc xài phí sức lực để thỏa mãn bổn ngã
và phạm tội, thì sự sống của chúng ta sẽ
mất sức mạnh chẳng khác chi cánh tay
của Sam-sôn, và sẽ tàn héo như dây dưa
của Giô-na. Phải, trong đời sống chúng ta
luôn luôn thật có như vậy. "Vì mọi vật
đều là từ Ngài, bởi Ngài và hướng về
Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời vô
cùng. A-men" (Rô 11:36).
15
CHỈ CHỜ CHẾT
Chúa Giê-xu chữa lành cho một người
Hồi giáo
Giới thiệu:
Lúc 34 tuổi,
Nasir Siddiki,
một doanh
nhân thành
công, đã tạo
được một triệu
đô đầu tiên của
mình, nhưng
tiền bạc của
ông không có
ý nghĩa gì khi phải nằm cách tuyệt vọng
trên giường bệnh. Ông được chẩn đoán là
một trường hợp bệnh zona xấu nhất chưa
từng được nhận vào Bệnh viện Toronto.
Hệ thống miễn dịch của ông đã ngừng
làm việc và các bác sĩ chỉ còn có cách
chờ ông qua đời. Đây là lời làm chứng
của ông về sự thăm viếng đặc biệt của
Chúa Giê-su và sự chữa lành lạ lùng mà
Ngài mang đến cho ông.
Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy trong một căn
phòng không có vi khuẩn trên tầng thứ
tám của bệnh viện, da của tôi nóng cháy
như có ai đó đã dội xăng vào mình tôi và
đốt. Tôi cảm thấy lửa đốt từ trong ra
ngoài.
Bác sĩ của tôi đến và nhìn tôi cách kinh
ngạc. “Các mụn nước (blister) phát triển
quá nhanh đến đổi tôi có thể nhìn thấy
chúng đang mọc lên", ông nói. "Cơ thể
của ông không chiến đấu chống lại."
Sáng hôm sau, chẳng những bị bệnh
zona, tôi còn bị thêm trái rạ từ đầu đến
chân. Tôi đã được đặt trong sự cô lập
nghiêm nhặt. Tối hôm đó nhiệt độ của tôi
đã tăng lên 107.6 độ, đủ nóng để có thể
khiến bộ não của tôi chin như trứng gà
chiên.
Mỗi ngày trôi qua, bệnh trạng của tôi tiếp
tục tệ hơn. Các giây thần kinh của tôi đã
trở nên nhạy cảm đến đổi 1 sợi tóc mà
đụng đến da tôi cũng làm cho cả thân thể
tôi nhức nhối lên. Đến cuối tuần, tôi đã
được liệt kê vào tình trạng nguy kịch.
HY VỌNG CUỐI CÙNG CỦA TÔI
Trong cuộc sống, tôi là người mạnh bạo,
tự tin, và thích mạo hiểm. Nhưng khi phải
đối mặt với cái chết, tôi rất kinh hãi. Tôi
không biết những gì đang chờ đợi tôi ở
phía bên kia. Tôi đã lớn lên là một người
Hồi giáo ở Luân-đôn, nưóc Anh, và tôi
hiểu rằng Allah không phải là một Đấng
chữa lành.
Hy vọng duy nhất của tôi là y khoa.
Cuối cùng tôi đã đến gần sự chết đến đổi
các bác sĩ không biết là tôi có thể nghe họ
đàm thoại khi họ xét nghiệm tôi. "Hệ
thống miễn dịch của ông ta kể như đã
ngưng hoạt động", một trong số họ cho
biết.
"Ông ấy đang sắp chết," người khác xác
nhận. “Hệ thống miễn dịch của ông ta
chắc bị bệnh SIĐA làm hư hại. "
Tôi không có bệnh SIĐA! Tôi muốn hét
lên, nhưng tôi không thể nói được lời nào.
16
Sau đó, sực nhớ, ông ta nói rằng tôi sắp
chết!
Các bác sĩ đã nói nhỏ với người bạn đồng
nghiệp tên Anita của tôi: "Trong một vài
giờ, ông ta sẽ chết", họ nói. "Nếu bởi
phép lạ, ông sống được, thì ông ta có thể
sẽ bị mù mắt bên phải của ông, điếc tai
bên phải, bị liệt bên phải của thân mình
và não của anh ta có thể bị hư hại nghiêm
trọng do cơn sốt cao.
Sau đó họ bỏ đi.
Họ để lại tôi ở đây để chờ chết! Tôi cảm
thấy giống như một người chết đuối đang
hụp lặn chìm xuống lần thứ ba. Thu thập
hết sức lực của tôi, tôi thì thầm một lời
cầu nguyện: "Chúa ôi, nếu Ngài thật sự
hiện hữu, xin đừng để cho con phải chết!"
Ở TRONG SỰ HIỆN DIỆN CỦA
NGÀI
Trong những giờ đen tối nhất của đêm đó,
tôi tỉnh dậy và thấy một người đàn ông ở
ngay chân giường của tôi. Những tia ánh
sáng rực rỡ phát ra từ Ngài, tôi chỉ có thể
thấy được hình dáng vòng ngoài của Ngài
mà thôi. Tôi không thể nhìn thấy khuôn
mặt của Ngài, vì quá sáng. Không cần ai
mách bảo, tôi biết đó là Chúa Giêsu.
Kinh Koran có đề cập đến Chúa Giêsu,
người Hồi giáo tin rằng Ngài có thật,
không phải là Con của Thiên Chúa,
nhưng là một người tốt và là một tiên tri.
Tôi biết người nầy không phải là
Môhamết. Tôi cũng biết đó không phải là
Đấng Allah. Chúa Giê-su đang ở trong
phòng tôi. Không có sự sợ hãi, chỉ có
bình an.
"Tại sao Ngài đến với một người Hồi
giáo trong khi mọi người khác đã để cho
tôi chết?" Tôi tự hỏi.
Không dùng lời nói, Ngài đã nói chuyện
với tôi. "Tôi Là Chúa của các Cơ-đốc-
nhân. Tôi Là Chúa của Ápraham, của Y-
sác và Gia-cốp. "
Đó là tất cả những gì Ngài nói. Ngài
không có đề cập đến căn bệnh của tôi.
Ngài cũng không đề cập đến cái chết sắp
xảy đến của tôi. Như cách Ngài xuất hiện,
đột nhiên Ngài biến đi.
Sáng hôm sau, hai bác sĩ cùng đến để xét
nghiệm tôi. “Các mụn nước đã ngừng
phát triển!" Họ thốt lên. "Chúng tôi
không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng vi-
rút bệnh zona đã đi vào thuyên giảm!"
Ngày hôm sau, thân thể vẫn còn đau nhức
và mang đầy những mụn nước, tôi được
xuất viện với một cặp xách có đủ loại
thuốc. "Đừng ra khỏi nhà", các bác sĩ
cảnh báo. "Sẽ còn rất nhiều tháng trước
khi các mụn nước sẽ ra đi, và khi đó, bạn
sẽ còn lại những đốm trắng trên da và
những vết sẹo. Cơn đau có thể kéo dài
trong nhiều năm."
Bước ra ngoài dưới ánh mặt trời buổi
sáng, tôi trông giống như một hổn hợp
giữa một người bị bệnh phong cùi và một
người bị bệnh chân voi. Khi mọi người
nhìn thấy tôi, họ tránh qua lề đường bên
kia. Tuy nhiên, tôi không bận tâm đến
chuyện đó, tôi chỉ suy nghĩ đến Chúa
17
Giêsu. Tôi không có chút nghi ngờ nào
trong tâm trí rằng Chúa Giêsu thật đã
hiện diện trong phòng của tôi và đã làm
cho vi-rút của bệnh zona dừng lại. Tôi
không biết Ngài đã làm những gì khác,
nhưng tôi nhận ra rằng, nơi nào có Ngài
hiện diện thì có các phép lạ đã xảy ra.
Việc đó khiến cho lòng tôi nóng cháy với
một câu hỏi: Chúa Giêsu có phải là Con
của Đức Chúa Trời không, hay là Ngài
chỉ là một tiên tri như tôi đã được dạy?
Ở nhà tối hôm đó, mặc dù dùng đủ loại
thuốc, cơn đau và ngứa ngáy nghiêm
trọng đến đổi tôi muốn lấy dây buộc tay
tôi lại. Dù vậy, tôi cũng có một giấc ngủ
không yên và đầu óc không ngừng tự hỏi
về Chúa Giêsu.
HỌC CÁCH SỐNG
Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm và mở
máy truyền hình. Mở hết kênh nầy đến
kênh kia, đột nhiên tôi dừng lại khi thấy
những lời sau đây trên màn hình: “Chúa
Giêsu Có Phải là Con Đức Chúa Trời?
Tôi chăm chú lắng nghe hai người đàn
ông đã dành toàn bộ chương trình thảo
luận về chủ đề này - họ đã trả lời tất cả
các thắc mắc của tôi. Trước khi chương
trình chấm dứt, một trong 2 người hướng
dẫn khán giả cầu nguyện. Cơ thể tôi đang
cháy bỏng với sự đau đớn nhưng tôi quỳ
xuống trên sàn phòng khách của tôi.
Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt của
tôi, tôi lặp lại lời cầu nguyện và mời
Chúa Giê-xu vào lòng mình.
Ngay lập tức, một cơn đói khát tinh thần
bộc phát trong tôi. Tôi muốn biết nhiều
hơn về Chúa Giêsu. Mặc dù bác sĩ của tôi
căn dặn phải ở trong nhà, ngày hôm sau
tôi đi ra ngoài và mua một quyển Kinh
Thánh. Trước tiên, tôi đọc những sách
của Mathiơ, Mác, Luca và Giăng. Vẫn
còn đói khát, tôi bắt đầu đọc từ Sáng-
Thế-Ký và đọc thông qua suốt Kinh
Thánh trong những đêm không ngủ của
tôi.
Trong khi đó, Anita mang đến cho tôi
những quyển sách và băng ghi âm về
những bài giảng giải thích về Tin lành.
Tôi ăn nuốt chúng và tiếp tục nghiên cứu
Lời Chúa. Sự hiểu biết của tôi và đức tin
bắt đầu phát triển. Tôi đi tìm cho được
một bức hình của tôi để xem tôi như thế
nào trước khi bị bệnh zona. Tôi cầu
nguyện và xin Chúa làm cho tôi trông
giống như trong hình đó một lần nữa.
Chúa Giêsu, Đấng chữa lành của tôi
Một tuần sau khi từ bệnh viện trở về, tôi
thức dậy và thấy trên chiếc gối của tôi
đầy những mãnh da phồng của các mụn
nước. Tôi thầm nghĩ, có lẽ mình đã cào
chúng trong khi ngủ. Tôi bò ra khỏi
giường và bước vào phòng tắm. Những gì
đã bắt đầu trên gối của tôi đã được hoàn
tất trong phòng tắm: tất cả các mãnh da
phồng đã rơi ra khỏi cơ thể của tôi!
Thay vì cơ thể mang đầy những đốm
trắng và vết sẹo, da của tôi chỉ đơn giản
là màu đỏ và nguyên vẹn. Nó từ từ được
lành, trở lại tình trạng như trước khi bị
bệnh zona. Khi nó đã lành, tôi chẳng
những trông giống như một con người,
18
tôi trở nên giống như tôi trước khi bị
bệnh, trừ những vết sẹo mà tôi vẫn còn
mang trên ngực của tôi.
Không có các dự đoán nghiêm trọng nào
của bác sĩ đã thành sự thật. Thị lực của
tôi vẫn là 20/20. Thính giác của tôi là
bình thường. Giọng nói của tôi không bị
hư hỏng. Tôi hoàn toàn không có tổn
thương nơi não.
Sự chữa bệnh của tôi là một phép lạ kỳ
diệu, nhanh chóng và trọn vẹn. Tôi không
bao giờ bị đau nhức kéo dài hoặc có bất
kỳ biến chứng nào. Tôi không chỉ đã bị
trường hợp xấu nhất của bệnh zona chưa
từng thấy ở Bệnh viện đa khoa Toronto,
tôi cũng đã có sự hồi phục thần kỳ nhất.
Chúa Giêsu, Chúa của các Cơ-đốc-nhân,
đã hiện ra cùng một người Hồi giáo tại
bệnh viện và đã chữa lành cho tôi. Nhưng
đó không phải là phép lạ vĩ đại nhất mà
Ngài đã thực hiện. Việc biến đổi xảy ra
trong lòng của tôi thậm chí còn ấn tượng
hơn so với những gì xảy đến trong cơ thể
của tôi.
Hình hiện nay
của Tiến sĩ
Nasir Saddiki
và vợ là Bà
Anita
Là một giáo
sư và một nhà truyền giáo, tiến sĩ Nasir
Siddiki cũng là Sáng lập viên của
Wisdom Ministries
(WisdomMinistries.org). Ông đang sống
tại Tulsa, Okhaloma với vợ là Bà Anita
và 2 con trai.
KHẢI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA
HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ
SỐNG VIỆT NAM MOSCOW
I. Khải tượng của Đức Chúa Trời
cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua
Mục sư ULEKMAN:
“ Hãy trang bị cho dân sự Ta lời
đức tin.
Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có.
Dạy họ cách sử dụng chúng.
Gửi họ vào chiến trường bách
chiến bách thắng cho Chúa”.
II. Khải tượng của Đức Chúa Trời
cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua
Mục sư Masula:
“ Mỗi khu vực ốp của người Việt
Nam tại Moscow có ít nhất 1 nhóm
tế bào.
Mỗi 1 thành viên Nhóm Tế Bào sẽ
là 1 trưởng nhóm tế bào.
Mỗi trưởng nhóm đào tạo ra 1
người trưởng nhóm khác ”.
III. Mục tiêu Hội Thánh “Lời Sự
Sống ” năm 2013:
1) 100 người trung tín đến Thờ
Phượng Chúa ngày Chúa Nhật
2) 25 Nhóm Tế Bào thường xuyên
hoạt động.
3) 3 buổi nhóm thờ phượng trong
tuần: tại Hội Thánh, khu chợ Sát-
đa, vốt, khu chợ vòm Cũ.
4 ) Đẩy mạnh truyền giáo và
hướng tới những thành phố có
đông người V.N sinh sống
5 ) Năm Thanh Niên
19
HỘI THÁNH TIN LÀNH
LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM
Nhằm tiện cho các con cái Chúa liên lạc
với Hội Thánh Chúa khi về Việt Nam
hoặc truyền giảng cho người thân mình ở
nhà. Chúng tôi xin gởi quý bạn đọc số
điện thoại liên lạc tại các tỉnh thành ở
Việt Nam.
Các tỉnh miền Nam:
Mục sư Huê : +84 163 458 5438
Các tỉnh Tây Nguyên và Ninh Bình
Anh Phiero: +84 167 626 2652.
Các tỉnh Nam trung bộ:
Mục sư Giô-suê: +84 97 579 1097
Các tỉnh Bắc Trung Bộ
Anh Mừng: +84 169 921 9530
Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình,
Nam Định, Hà Nam.
Mục Sư Dũng : +84 169 895 5461
Các tỉnh Đông bắc + khu vực Đông anh
HN và tỉnh Bắc Ninh
Mục sư Hoàng : +84 97 341 2984
Các tỉnh Tây Bắc
Mục Sư Bảo: +84 120 212 4411
Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Mục Sư Nghĩa : +84 97 354 3794
Khu vực Long Biên, Gia Lâm Hà Nội và
tỉnh Hưng Yên.
Anh Phê : +84 166 914 0245
Các quận huyện và các tỉnh thành còn
lại, có thể liên lạc với Anh Thiện +84 93
5369345.
LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN
Từ ngày 01/07 đến ngày 07/07
01. Châm ngôn 31, Cô-lô-se 4, 1Các vua 15-16
02. Thi-thiên 1, Ma-thi-ơ 1, 1Các vua 17-18
03. Thi-thiên 2, Ma-thi-ơ 2, 1Các vua 19-20
04. Thi-thiên 3, Ma-thi-ơ 3, 1Các vua 21-22
05. Thi-thiên 4, Ma-thi-ơ 4, 2Sử ký 20-21
06. Thi-thiên 5, Ma-thi-ơ 5, 2Các vua 1-2
07. Thi-thiên 6, Ma-thi-ơ 6, 2Các vua 3-4
LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH
Lịch sinh hoạt từ ngày 01/07 – 07/07
Ngày CHƯƠNG TRÌNH
01/07
02/07 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội
Thánh ( Từ 13.00-18.00 )
Ca đoàn (18h30-20h30)
03/07 NHÓM TẾ BÀO
04/07 NHÓM THANH NIÊN
05/07
06/07 TRUYỀN GIẢNG CÁC NƠI
07/07 13h30 : Thờ phượng với HT lớn
18h30: Hội Thánh Việt Nam
THÔNG CÔNG : Ban Biên Tập kêu gọi
các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về
ơn phước Chúa và về những gì Chúa
ban cho trong thời gian qua về địa chỉ
Email noisanmuagat@yahoo.com
Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc
Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội
Thánh.
Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành
đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời
làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi
trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa
sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.
20
GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU
Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự
thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn
đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn
tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ
đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện
với Chúa theo như hướng dẫn sau :
"Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con
là người có tội, xin Chúa tha tội cho
con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy
nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con.
Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết
đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi
chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu
cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm
hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm
Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con.
Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt
con trên con đường theo Chúa suốt
đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa
và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu.
A-men."
Bạn thân mến! Bạn đã làm một
quyết định thật đúng đắn, xin hoan
nghinh và chúc mừng bạn trở thành con
cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm
đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn
nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi
Kinh Thánh.
Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến
với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла
Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho
chúng tôi theo số 8905 534 4475 để
được hướng dẫn thêm.
HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ
SỐNG VIỆT NAM MOSCOW
Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a
Tel: 8905 534 4475.
Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi
bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5
bến, đến bến: 1-й Рижский переулок.
THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA
NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30
Thân mời mọi người đến với Hội
Thánh trong các buổi nhóm để cùng
nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ
niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh
hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng
do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui
mừng được đón tiếp quý vị.
Về nội san:
Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm
mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm
tin của các con cái Chúa trong Hội
Thánh, thông báo các tin tức trong Hội
Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu
cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp
cho con cái Chúa có một đời sống chiến
thắng và nhận được phước hạnh từ
Thiên Chúa.
LƯU HÀNH NỘI BỘ

Más contenido relacionado

La actualidad más candente

Thanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monThanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monco_doc_nhan
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongco_doc_nhan
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoco_doc_nhan
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)co_doc_nhan
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTung Thanh
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docTung Thanh
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docco_doc_nhan
 
Gkpv kinh toi
Gkpv   kinh toiGkpv   kinh toi
Gkpv kinh toigremy2013
 
Cau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyenCau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyenco_doc_nhan
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duTung Thanh
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenco_doc_nhan
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietTung Thanh
 
Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)co_doc_nhan
 

La actualidad más candente (18)

Thanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap monThanh kinh nhap mon
Thanh kinh nhap mon
 
A4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuongA4 ngoi khen va tho phuong
A4 ngoi khen va tho phuong
 
B3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khaoB3 cuu uoc luot khao
B3 cuu uoc luot khao
 
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)Thanh kinh nhap mon(gian luot)
Thanh kinh nhap mon(gian luot)
 
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quangTc ba ngoi lm micae tran dinh quang
Tc ba ngoi lm micae tran dinh quang
 
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van docLich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
Lich su tin dieu ba ngoi dgm phaolo bui van doc
 
Tin lanh
Tin lanhTin lanh
Tin lanh
 
Quan binh doi song co doc
Quan binh doi song co docQuan binh doi song co doc
Quan binh doi song co doc
 
Gkpv kinh toi
Gkpv   kinh toiGkpv   kinh toi
Gkpv kinh toi
 
So 173
So 173So 173
So 173
 
Su diep tan uoc
Su diep tan uocSu diep tan uoc
Su diep tan uoc
 
Cau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyenCau hoi thuong xuyen
Cau hoi thuong xuyen
 
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong duMau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
Mau nhiem tc ba ngoi lm gierado tran cong du
 
B1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyenB1 quyen nang cua su cau nguyen
B1 quyen nang cua su cau nguyen
 
Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khietMau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
Mau nhiem ba ngoi&giao hoi lm anton nguyen duc khiet
 
Ephata 609
Ephata 609Ephata 609
Ephata 609
 
Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)Cuu uoc ( gian luot)
Cuu uoc ( gian luot)
 

Destacado

Howto fildelning
Howto fildelningHowto fildelning
Howto fildelningLinek_08
 
CIVITAS Leadership Survey #1 - Μάρτιος 2012
CIVITAS Leadership Survey #1 - Μάρτιος 2012CIVITAS Leadership Survey #1 - Μάρτιος 2012
CIVITAS Leadership Survey #1 - Μάρτιος 2012CIVITAS
 
Worming their way to quality phe
Worming their way to quality pheWorming their way to quality phe
Worming their way to quality pheFrank Cimatu
 
TEDx Athens 2011 Social Media Buzz Analysis
TEDx Athens 2011 Social Media Buzz AnalysisTEDx Athens 2011 Social Media Buzz Analysis
TEDx Athens 2011 Social Media Buzz AnalysisCIVITAS
 
Abc2 of present isea june 29 2012
Abc2 of present isea june 29 2012Abc2 of present isea june 29 2012
Abc2 of present isea june 29 2012Frank Cimatu
 
PENGUMUMAN CALON PEGAWAI NEGERI SIPIL LOLOS ADMINISTRASI KEMENTRIAN KEUANGAN
PENGUMUMAN CALON PEGAWAI NEGERI SIPIL LOLOS ADMINISTRASI KEMENTRIAN KEUANGAN PENGUMUMAN CALON PEGAWAI NEGERI SIPIL LOLOS ADMINISTRASI KEMENTRIAN KEUANGAN
PENGUMUMAN CALON PEGAWAI NEGERI SIPIL LOLOS ADMINISTRASI KEMENTRIAN KEUANGAN Wama Selopangrekso
 
Hiv 101 dr susan gregorio
Hiv 101 dr susan gregorioHiv 101 dr susan gregorio
Hiv 101 dr susan gregorioFrank Cimatu
 
Bamboo value chain
Bamboo value chainBamboo value chain
Bamboo value chainFrank Cimatu
 

Destacado (13)

Howto fildelning
Howto fildelningHowto fildelning
Howto fildelning
 
CIVITAS Leadership Survey #1 - Μάρτιος 2012
CIVITAS Leadership Survey #1 - Μάρτιος 2012CIVITAS Leadership Survey #1 - Μάρτιος 2012
CIVITAS Leadership Survey #1 - Μάρτιος 2012
 
Worming their way to quality phe
Worming their way to quality pheWorming their way to quality phe
Worming their way to quality phe
 
So 185
So 185So 185
So 185
 
So 119
So 119So 119
So 119
 
TEDx Athens 2011 Social Media Buzz Analysis
TEDx Athens 2011 Social Media Buzz AnalysisTEDx Athens 2011 Social Media Buzz Analysis
TEDx Athens 2011 Social Media Buzz Analysis
 
Abc2 of present isea june 29 2012
Abc2 of present isea june 29 2012Abc2 of present isea june 29 2012
Abc2 of present isea june 29 2012
 
PENGUMUMAN CALON PEGAWAI NEGERI SIPIL LOLOS ADMINISTRASI KEMENTRIAN KEUANGAN
PENGUMUMAN CALON PEGAWAI NEGERI SIPIL LOLOS ADMINISTRASI KEMENTRIAN KEUANGAN PENGUMUMAN CALON PEGAWAI NEGERI SIPIL LOLOS ADMINISTRASI KEMENTRIAN KEUANGAN
PENGUMUMAN CALON PEGAWAI NEGERI SIPIL LOLOS ADMINISTRASI KEMENTRIAN KEUANGAN
 
So 174
So 174So 174
So 174
 
Impunity
ImpunityImpunity
Impunity
 
Hiv 101 dr susan gregorio
Hiv 101 dr susan gregorioHiv 101 dr susan gregorio
Hiv 101 dr susan gregorio
 
Bamboo roadmap
Bamboo roadmapBamboo roadmap
Bamboo roadmap
 
Bamboo value chain
Bamboo value chainBamboo value chain
Bamboo value chain
 

Similar a So 178

Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhco_doc_nhan
 
52 tìm-hiểu-sách-gióp
52 tìm-hiểu-sách-gióp52 tìm-hiểu-sách-gióp
52 tìm-hiểu-sách-giópChuoi Tieu
 
Tuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtTuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtthuyn15
 
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)hoanghaibang
 
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieOanh Huỳnh Thúy
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christco_doc_nhan
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honLong Do Hoang
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honco_doc_nhan
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótphanthitrucgiang82
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau denco_doc_nhan
 
ôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiCngTrn675453
 
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxBÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxTOAN Kieu Bao
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triLong Do Hoang
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien trico_doc_nhan
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangco_doc_nhan
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừnggxduchoa
 
Kinh đầu lễ_M. Phục sinh.ppt
Kinh đầu lễ_M. Phục sinh.pptKinh đầu lễ_M. Phục sinh.ppt
Kinh đầu lễ_M. Phục sinh.pptTrnQuangLc1
 

Similar a So 178 (20)

Hoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanhHoi dap kinh thanh
Hoi dap kinh thanh
 
52 tìm-hiểu-sách-gióp
52 tìm-hiểu-sách-gióp52 tìm-hiểu-sách-gióp
52 tìm-hiểu-sách-gióp
 
Be banh va chia se okok
Be banh va chia se okokBe banh va chia se okok
Be banh va chia se okok
 
Tuần cửu nhật
Tuần cửu nhậtTuần cửu nhật
Tuần cửu nhật
 
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
Cau Truyen Phuc Sinh (Pp Tminimizer)
 
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegieNhững bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
Những bí ẩn cuộc đời- Dale carnegie
 
E1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christE1 ket noi voi dang christ
E1 ket noi voi dang christ
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Nghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh honNghe thuat chinh phuc linh hon
Nghe thuat chinh phuc linh hon
 
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xótTông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
Tông sắc công bố năm thánh về lòng thương xót
 
Ephata 612
Ephata 612Ephata 612
Ephata 612
 
Su phuc hung hau den
Su phuc hung hau denSu phuc hung hau den
Su phuc hung hau den
 
ôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tộiôN tập các kinh xưng tội
ôN tập các kinh xưng tội
 
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docxBÁP TEM THÁNH LINH.docx
BÁP TEM THÁNH LINH.docx
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
 
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien triKe hoach cua dct qua cac loi tien tri
Ke hoach cua dct qua cac loi tien tri
 
Caichetcuachua
CaichetcuachuaCaichetcuachua
Caichetcuachua
 
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nangC4 truyen giang phuc am trong quyen nang
C4 truyen giang phuc am trong quyen nang
 
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin MừngTông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
Tông huấn Evangelii Gaudium - Niềm vui của Tin Mừng
 
Kinh đầu lễ_M. Phục sinh.ppt
Kinh đầu lễ_M. Phục sinh.pptKinh đầu lễ_M. Phục sinh.ppt
Kinh đầu lễ_M. Phục sinh.ppt
 

Más de HuynhHungDN (20)

So 183
So 183So 183
So 183
 
So 182
So 182So 182
So 182
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
So 181
So 181So 181
So 181
 
So 180
So 180So 180
So 180
 
So 179
So 179So 179
So 179
 
So 177
So 177So 177
So 177
 
So 176
So 176So 176
So 176
 
So 175
So 175So 175
So 175
 
So 175
So 175So 175
So 175
 
So 175
So 175So 175
So 175
 
So 172
So 172So 172
So 172
 
So 171
So 171So 171
So 171
 
So 170
So 170So 170
So 170
 
So 169
So 169So 169
So 169
 
So 168
So 168So 168
So 168
 
So167
So167So167
So167
 
So166
So166So166
So166
 
So 165
So 165So 165
So 165
 
So 164
So 164So 164
So 164
 

So 178

  • 1. 1 MỖI TUẦN MỘT TRUYỆN “ Vậy hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bịnh: người công bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện, thật có linh nghiệm nhiều.” Gia cơ 5 :16 CON NGƯỜI CHỈ VĨ ĐẠI KHI CẦU NGUYỆN Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo Hội Pháp vào cuối thế kỷ 19 đã trải qua một cơn khủng hoảng Đức Tin trầm trọng lúc còn là một sinh viên đại học. Một hôm, để tìm một chút thanh thản cho tâm hồn, anh bước vào một ngôi thánh đường cổ ở Paris. Đứng cuối Nhà Thờ, anh nhìn thấy một bóng đen đang quỳ cầu nguyện cách sốt sắng ở dãy ghế đầu. Đến gần, chàng sinh viên mới nhận ra người đang cầu nguyện ấy không ai khác hơn là nhà bác học Ampère. Anh đứng lặng lẽ một lúc để theo dõi cử chỉ của nhà bác học. Và khi vừa đứng lên ra khỏi giáo đường, người sinh viên đã theo gót ông về cho đến phòng làm việc của ông. Thấy chàng thanh niên đang đứng trước cửa phòng với dáng vẻ rụt rè, nhà bác học liền lên tiếng hỏi: “Anh bạn trẻ, anh cần gì đó? Tôi có thể giúp anh giải một bài toán vật lý nào không?” Chàng thanh niên đáp một cách nhỏ nhẹ: “Thưa Thầy, con là một sinh viên khoa văn chương. Con dốt khoa học lắm, xin phép Thầy cho con hỏi một vấn đề liên quan đến Đức Tin!” Nhà bác học mỉm cười cách khiêm tốn: “Anh lầm rồi, Đức Tin là môn yếu nhất
  • 2. 2 của tôi. Nhưng nếu được giúp anh điều gì, tôi cũng cảm thấy hân hạnh lắm?” Chàng sinh viên liền hỏi: “Thưa Thầy, có thể vừa là một bác học vĩ đại, vừa là một tín hữu cầu nguyện bình thường không?” Nhà bác học ngỡ ngàng trước câu hỏi của người sinh viên, và với đôi môi run rẩy đầy cảm xúc, ông trả lời: “Con ơi, chúng ta chỉ vĩ đại khi chúng ta cầu nguyện mà thôi!” Suy gẫm : Cầu nguyện là cách ngắn nhất để chúng ta có thể giao tiếp với Thượng Đế, khi chúng ta ở với Chúa thì chúng ta mới ở đúng vị trí mà mỗi người cần có. Sự cầu nguyện thường được ví như hơi thở thuộc linh của cơ đốc nhân cần có như đôi khi có nhiều cơ đốc nhân thở rất ít và ít khi kinh nghiệm được quyền năng và sức mạnh trong sự cầu nguyện. Cầu nguyện cũng chính là đặc ân và trách nhiệm của mỗi một Cơ-đốc-nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh. Đây là cách Đức Chúa Trời thực hiện ý muốn của Ngài ở trên đất nầy cũng như ở trên trời. Vì vậy, chúng ta phải luôn cầu nguyện với Chúa ở khắp mọi nơi bằng mọi cách để cầu nguyện với Ngài. Cầu nguyện, là dành giờ để ý thức Thiên Chúa đang hiện diện trong và quanh đời bạn. Nếu bạn muốn, hãy kể cho Chúa nghe về tất cả mọi điều, mong ước,nỗi buồn, hoặc bất cứ thứ gì…vì Chúa là Đấng luôn lắng nghe bạn. Ban Biên Tập CÁC NGUYÊN TẮC CỦA SỰ CHỮA BỊNH BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI Các giáo lý của Kinh Thánh có đặt ra một số nguyên tắc liên quan đến sự chữa lành. Chúng ta rất cần phải hiểu biết các nguyên tắc ấy, vì nếu hiểu cho phải đường, thì nó sẽ giúp ích nhiều cho đức tin sáng suốt. 1) Tật bịnh và sự đau đớn rõ ràng là do sự sa ngã và địa vị tội lỗi của loài người. Nếu tật bịnh là một phần cấu tạo thiên nhiên của loài người, thì chúng ta có thể đối phó với tật bịnh toàn theo lập trường và phương pháp thiên nhiên. Nhưng vì tật bịnh là một phần sự rủa sả do tội lỗi, nên thuốc linh nghiệm chữa tật bịnh phải ở trong ơn Cứu chuộc lớn lao bởi Đức Chúa Jesus Christ. Bịnh tật là kết quả do sự sa ngã của A-đam, và là một bông trái của tội lỗi; điều đó chắc không một ai chối cãi được. Kinh Thánh chép rằng: "Sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người như vậy, vì mọi người đều phạm tội" (Rô 5:12b). Sự chết là phần lớn hơn, thì bao gồm bịnh tật, là phần nhỏ hơn. Trong sách Phục-truyền Luật-lệ Ký, chúng ta thấy chép tật bịnh là một trong những sự rủa sả mà Đức Chúa Trời sẽ giáng xuống vì cớ tội lỗi của dân Y-sơ-ra- ên. Lại nữa, tật bịnh có liên quan rõ rệt với sự hành động của quỉ Sa-tan. Nó là đồ dùng trực tiếp gây nên những sự đau đớn
  • 3. 3 của ông Gióp; và rõ ràng lắm, Đức Chúa Jesus qui mọi tật bịnh của thời đại Ngài cho quyền phép trực tiếp của quỉ Sa-tan. Người đàn bà đau liệt kia đã bị "quỉ Sa- tan... cầm buồc mười tám năm" (Lu 13:16). Chính là thế lực của ma quỉ đã cầm giữ và chà nát thân thể và linh hồn những người mà Đấng Christ đã buông tha. Vì tật bịnh là hiệu quả do một sức mạnh thiêng liêng, thì rõ ràng lắm, phải đối phó với nó và chống trả nó bằng một sức mạnh thiêng liêng cao siêu hơn, chớ không phải bởi sự chữa chạy theo cách thiên nhiên. Lại nữa, nếu ta giả định rằng bịnh tật là một cách Đức Chúa Trời sửa phạt để đem vào kỷ luật thì lại càng rõ ràng lắm, muốn chữa lành tật bịnh, phải dùng các phương pháp thiêng liêng, chớ không phải nhờ những thuốc men vật chất của y khoa. Thật là vừa tức cười, vừa luống công vô ích, nếu cánh tay loài người dám toan dùng sức lực hoặc tài khéo thiên nhiên mà giằng bỏ cây gậy sửa phạt với tay của Đức Chúa Cha. Chỉ có một cách tránh khỏi roi đòn của Ngài, ấy là sự ăn năn mà đem tâm thần đầu phục ý chỉ Ngài, lấy sự khiêm nhường và đức tin mà tìm ơn tha thứ cứu giúp của Ngài. Như vậy, dầu xem xét bịnh tật theo quan điểm nào, ta cũng thấy rõ ràng phải tìm phương chữa bịnh trong một mình Đức Chúa Trời và trong Tin Lành Cứu Chuộc. 2) Nếu bịnh tật là kết quả do sự sa ngã của A-đam và Ê-va, thì chúng ta có thể trông mong rằng sự Cứu chuộc sẽ gồm cả phương pháp chữa bịnh tật; và lẽ tự nhiên, chúng ta sẽ cố tìm trong Cựu ước, là thời kỳ dự bị, những lời ngụ ý nói đến một phương cứu chữa. Chúng ta không phải thất vọng đâu. Suốt cả Cựu ước, ta thấy có nguyên tắc nầy: Sự săn sóc và sự sắm sẵn của Đức Chúa Trời bao gồm những sự cần dùng về thân thể của dân Ngài luôn với những sự cần dùng thiêng liêng của họ. Trong hết các luật lệ của Môi-se có tiên liệu rõ rệt sự chữa bịnh bởi Đức Chúa Trời. Bức tranh tiên tri mô tả Đấng Giải Cứu hầu đến đã cho ta thấy Ngài vừa là Thầy Thuốc Đại Tại, vừa là Vua vinh hiển và Cứu Chúa từ ái. Sự chữa lành A-bi-mê-léc, Mi-ri-am, Gióp, Na-a-man và Ê-xê-chia; trường hợp của người phung; truyện tích con rắn bằng đồng; luật lệ ở Ma-ra; các ơn phước cùng các sự rủa sả trên núi Ê-banh và núi Ga-ri-xim; lời nặng nề quở trách A-sa; Thi-thiên 103; sách Ê-sai đoạn 53, - đều là những lời làm chứng rõ ràng và tỏ tường, trong Cựu ước, rằng sự Cứu chuộc thân thể là ý định của Đức Chúa Trời và là đặc ân do Ngài ban cho. 3) Rồi tới chức vụ của chính mình Đức Chúa Jesus Christ, là một điềm hệ trọng làm tỏ rõ các nguyên tắc nầy. Trong cuộc đời của Ngài trên mặt đất, chúng ta có sự
  • 4. 4 hiện thấy đầy đủ về đạo Tin Lành phải là thế nào. Bởi lời nói và việc làm của Ngài, chúng ta chắc có thể nhận định tất cả phương lược cứu chuộc. Đời sống Ngài làm chứng thế nào về sự chữa lành thân thể? Kinh Thánh chép rằng: "Đức Chúa Jesus... của lễ mọi thứ tật bịnh trong dân" (Mat 4:23); lại rằng: "Ngài... cũng chữa được hết thảy những người bịnh, vậy cho được ứng nghiệm lời của Đấng tiên tri Ê- sai đã nói rằng: Chính Ngài đã lấy tật nguyền của chúng ta, và gánh bịnh hoạn của chúng ta" (Mat 8:16-17). Vả nếu chúng ta nhớ rằng đó không phải là một việc xảy ra từng hồi từng lúc, nhưng là một phần hệ trọng trong chức vụ của Đức Chúa Jesus; rằng Ngài cứ chữa lành tật bịnh cho đến hết đời Ngài trên mặt đất; rằng Ngài chữa bịnh trong mọi cơ hội và trong rất nhiều trường hợp khác nhau; rằng Ngài chữa bịnh mà không để ai nghi ngờ ý chí kiên quyết của Ngài; rằng Ngài phán tỏ tường với người phung rằng: "Ta khứng" (Mat 8:3), và Ngài chỉ buồn rầu khi người ta e ngại không dám hoàn toàn tin cậy Ngài; nếu chúng ta nhận biết rằng trong mọi sự đó, Ngài chỉ giãi bày mục đích thật của ơn cứu chuộc lớn lao của Ngài, chỉ chứng tỏ tâm tánh và sự yêu thương không hề thay đổi của Ngài, chỉ quả quyết rằng Ngài "hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi" (Hêb 13:8), -- thì chắc hẳn ta có thể đặt đức tin của mình trên một nền tảng vững bền như "Vầng Đá của các thời đại" (Ê- sai 26:4). 4) Nhưng trung tâm của sự cứu chuộc là thập tự giá của Đức Chúa Jesus Christ. Chúng ta phải đến thập tự giá mà tìm kiếm nguyên tắc cốt yếu của sự chữa bịnh bởi Đức Chúa Trời, vì nó lập trên Tế lễ đền tội của Đức Chúa Jesus Christ. Chắc hẳn nguyên tắc nầy do nguyên tắc thứ nhứt mà chúng ta đã nêu lên. Nếu tật bịnh là kết quả do sự sa ngã của A-đam và Ê- va, thì nó phải bị gồm trong công ơn đền tội do Đấng Christ, vì công ơn nầy bao trùm tất cả sự rủa sả. Lại nữa, nguyên tắc cốt yếu nầy được nêu lên rất rõ rệt trong đoạn 53 của sách tiên tri Ê-sai, mà chúng ta đã xem xét. Trong đoạn ấy có nói rằng Đấng Christ "đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh sự buồn bực của chúng ta" (Ê-sai 53:4). Chữ "mang" là cùng một chữ dùng để chỉ về sự đền tội; và cũng là chữ dùng ở đoạn khác (Lê-vi Ký 16:1-34) để mô tả con dê được thả ra đồng vắng và cất đem tội ác của dâng chúng đi; cũng là chữ dùng trong chính đoạn ấy để luận về Ngài "đã mang lấy tội lỗi nhiều người" (Ê-sai 53:12). Ngài đã mang tội lỗi của chúng ta thể nào, thì cũng mang tật bịnh chúng ta thể ấy. Sứ đồ Phi-e-rơ cũng quà quyết rằng: "Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình; lại nhơn những lằn đòn của Ngài mà anh em đã được lành bịnh" (IPhi 2:23). Trong chính thân thể Ngài, Đức Chúa Jesus đã gánh vác mọi sự mà thân thể ta đã chịu vì cớ tội lỗi; vậy, thân thể ta được buông tha. "Lằn đòn" đau đớn độc nhứt mà Ngài đã chịu – vì chữ "lằn đòn" thuộc về số ít – đã bao gồm tất cả cả sự đau đớn, khổ não của người đời cho nên
  • 5. 5 chúng ta không còn cần phải gánh chịu sự đau đớn mà Ngài đã gánh chịu đầy đủ rồi. Như vậy, sự chữa bịnh cho chúng ta trở nên một quyền lợi lớn lao do ơn cứu chuộc; ta chỉ cần đòi quyền lợi ấy như một sản nghiệp do huyết Đấng Christ đổ ra trên thập tự giá đã mua được cho mình. 5) Nhưng còn có một cái gì cao quí hơn thập tự giá nữa. Ấy là sự sống lại của Đức Chúa Jesus Christ. Trong sự sống lại ấy, Tin Lành về sự Chữa Bịnh tìm được nguồn sự sống sâu xa nhứt. Sự chết của Đấng Christ tiêu diệt tội lỗi, là gốc rễ của tật bịnh. Nhưng sự sống của Đức Chúa Jesus là nguồn sức khỏe và sự sống cho thân thể chúng ta mà Ngài đã cứu chuộc. Thân thể Đấng Christ là nguồn hằng sống của tất cả sanh lực của chúng ta. Đấng từ mô tả của Giô-sép A-ri-ma-thê bước ra, có sự phục sanh tươi mới trong thân thể, chính là Đầu của dân Ngài để ban sự sống bất diệt cho họ. Đấng Christ nhận lãnh quyền phép của sự sống vô cùng tận không phải là vì một mình Ngài mà thôi, nhưng cốt để Ngài làm Sự Sống của chúng ta. Đức Chúa Trời "đã bắt muôn vật phục dưới chơn Đấng Christ, và ban cho Đấng Christ làm đầu Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể của Đấng Christ" (Êph 1:22, 23). Chúng ta là chi thể của thân Ngài, của xác thịt Ngài và của xương cốt Ngài" (Êph 5:30 – theo nguyên văn). Đấng đã sống lại và đã ngự lên trời là Nguồn suối sức mạnh và sự sống của chúng ta. Chúng ta ăn thịt Ngài và uống huyết Ngài; Ngài ở trong chúng ta, và ta ở trong Ngài. Ngài sống bởi Đức Chúa Cha thể nào, thì kẻ ăn Ngài cũng sống bởi Ngài thể ấy (xem Giăng 6:57). Đó là nguyên tắc lớn lao sanh động và quí báu hơn hết của sự chữa lành thân thể nhơn danh Đức Chúa Jesus. Ấy là "sự sống của Đức Chúa Jesus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi" (IICôr 4:11). 6) Do lẽ trên đây, ta thấy rằng phải có cả một sự sống mới. Sự chết và sự sống lại của Đức Chúa Jesus đã đào một cái vực sâu vô cùng giữa hiện tại và quá khứ của mỗi một cuộc đời đã được Ngài cứu chuộc. "Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới" (IICôr 5:17). Sự chết của Đức Chúa Jesus đã giết bổn ngã cũ của chúng ta. Đối với sự sống thân thể chúng ta, thật quả có như vậy. Không phải là khôi phục sức lực thiên nhiên cũ đâu. Cũng không phải là làm nảy nở mọi sự cấu tạo nên thân thể chúng ta có từ trước. Nhưng chính là buông bỏ hết mọi điều thuộc về sự sống cũ của chúng ta. Cặp theo sự buông bỏ nầy, có thể có sự suy xét sức lực thiên nhiên của chúng ta. Ấy là một sức lực "thắng tật bịnh" (nguyên văn là "từ sự yếu đuối mà trở nên mạnh mẽ") (Hêb 11:34); sức lực nầy không có một căn bản nào để bắt đầu nảy nở. Cũng như muôn vật thọ tạo, và cũng như sự sống lại, nó ra từ mồ mả và từ sự thất bại của tất cả hi vọng cùng "phương pháp" sẵn có từ trước. Nguyên tắc nầy vô cùng quan hệ cho sự thực tế từng trải ơn Đức Chúa Trời chữa bịnh. Chúng ta phải thất vọng nếu cứ tìm sự chữa lành trong sự sống thiên nhiên cũ. Nhưng khi nào ta thôi tin cậy xác thịt,
  • 6. 6 và chỉ ngửa trông Đấng Christ và sự sống siêu nhiên của Ngài ở trong mình để được sức mạnh cho thân thể cũng như cho thần lình, thì ta sẽ thấy rằng mình "làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho" mình (Phil 4:13). 7) Do lẽ trên đây, chúng ta thấy rằng ơn cứu chuộc thân thể mà Đấng Christ ban cho mình chẳng những chỉ là sự chữa bịnh, nhưng còn là sự sống nữa. Không phải là "ráp lại" sự sống chúng ta trên nền tảng cũ, rồi từ nay trở đi, để mặc nó chạy như một cái máy theo chiều thiên nhiên; nhưng là truyền cho ta một sự sống vào sức mạnh mới mẻ. Như vậy, người khỏe mạnh cũng như người đau yếu, đều có thể hoàn toàn hưởng lấy sự sống và sức mạnh nầy. Ấy chỉ là một sự sống cao quí hơn, là đổi nước sự sống trần gian thành rượu thiên thượng của Ngài (xem Giăng 2:1- 25). Thế thì chúng ta cũng phải giữ vẹn sự sống nầy bằng cách ở trong Đức Chúa Jesus Christ luôn và nhận lãnh sự sống nơi Ngài luôn. Không phải là một vật tích trữ mãi mãi, nhưng là một sự nương cậy luôn luôn, là "người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn" (IICôr 4:16), là sức mạnh chỉ truyền đến theo mực ta cần dùng và chỉ còn lại đang khi ta ở trong Ngài. Sự sống dường ấy có một tánh chất rất thiêng liêng. Nó truyền sự thánh khiết đặc biệt vào mỗi một vẻ mặt, giọng nói, hành động và cử chỉ của thân thể. Chúng ta đang sống bởi sự sống của Đức Chúa Trời, và ta phải sống như Ngài, sống cho Ngài. Một thân thể được Đức Chúa Trời bổ sự sống như vậy, thì thêm quyền phép cho linh hồn và cho mọi công việc tín đồ làm cho Chúa. Những lời nói ra bởi sức mạnh của Đức Chúa Trời đó, những việc làm bởi sự sống của Đức Chúa Trời đó, sẽ có hiệu lực thực sự khiến người ta phải cảm biết rằng thân thể cũng như thần linh, đều chính là đền thờ của Đức Thánh Linh. 8) Đức Thánh Linh là phần quan trọng để truyền sự sống mới mẻ nầy vào trong sự sống chúng ta. Nếu không có chức vụ quí báu của Đức Thánh Linh, thì công ơn cứu chuộc của Đức Chúa Jesus không thể nào hoàn thành được. Ngày nay Cứu Chúa của tội nhơn và của bịnh nhơn không lấy thân thể hữu hình mà gặp kẻ đau, kẻ què, kẻ đui; nhưng Ngài gặp họ bởi Đức Thánh Linh. Sự tiếp xúc vẫn có tất cả quyền phép thể chất như xưa, vẫn có hiệu quả trên thân thể đang đau đớn như xưa, nhưng là một sự tiếp xúc thiêng liêng, chớ không phải sự tiếp xúc vật chất. Chúng ta phải cảm thấy được sự hiện diện của Đức Chúa Jesus; phải nhờ Đức Thánh Linh mà sự cần dùng của ta được tiếp xúc với sự sống của Ngài. Bà Ma-ri phải học biết điều đó ngày khi Đức Chúa Jesus Christ sống lại, vì Ngài phán với bà rằng: "Chớ rờ đến ta; vì ta chưa lên cùng Cha!" (Giăng 20:17). Vậy, từ nay trở đi, bà phải biết Ngài là Đấng ngự lên trời. Và cũng theo cách đó, Sứ đồ Phao-lô nói rằng: "Dẫu chúng tôi từng theo xác thịt mà nhận biết Đấng Christ, song cũng chẳng còn nhận biết Ngài cách ấy đâu" (IICôr 5:16). ( Xem tiếp trang 10 )
  • 7. 7 GIỮ GÌN SỰ THÁNH KHIẾT TRONG THẾ GIỚI PHÓNG TÚNG VÀ TRỤY LẠC Giữ gìn sự thánh khiết và tôn trọng của Đức Chúa Trời trong một thế giới sa đọa trụy lạc như hiện nay thật không hề dễ dàng chút nào. Những hình ảnh và tư tưởng xấu xa cứ liên tục dội bom vào những tâm trí non trẻ. Những ảo tưởng về tự do luyến ái - lung linh hóa bởi những hình ảnh tiệc tùng ăn chơi trác táng càng kích động những tư tưởng này. Cảm xúc tuôn trào như những đợt sóng dâng lên với bao nhiêu mong đợi và rồi lùi ra xa với những khước từ cay đắng, khi mà tiệc tùng, tình dục và con người không cách nào khỏa lấp thỏa mãn được nỗi trống vắng trong lòng người Dẫu tiên đoán được cô con gái Kylie sẽ phải đối diện với những thách thức nào ở trường trung học, tuy nhiên cặp vợ chồng vẫn quyết định gửi cô bé xinh xắn, ngây thơ với mái tóc dài tha thướt đến trường. Chẳng dễ dàng gì để Kylie chuyển từ phương thức học tại gia* sang học ở trường công lập. Chẳng lâu sau, cô bé trở về nhà với hàng tá những câu chuyện về việc mình nhìn thấy các vụ buôn bán ma túy trong hành lang trường như thế nào hay tình cờ nghe lỏm được về những ca quan hệ tình dục trong phòng chứa dụng cụ học tập ra sao. Cô bé chẳng thể nào hòa nhập nổi lối sống này, và thật lòng em cũng chẳng muốn hòa nhập. Cô bé cảm thấy vô cùng cô độc và khó chịu. Học tại gia thì thoải mái dễ dàng hơn bao nhiêu, nhưng bố mẹ lại không cho phép. Thay vào đó, họ khích lệ cô bé hãy dám đưa ra quyết định – sống theo cảm xúc hay sống bằng hành động. Kylie quyết định chọn cách sống vượt lên trên những cảm xúc thất thường hay thay đổi và cư xử như một thiếu niên xứng đáng của Đức Chúa Trời. Điều đó chẳng hề dễ dàng gì. Những mối quan hệ bạn bè cứ dần mất hút. Khi bọn trẻ biết cô bé sẽ không bao giờ tham gia các buổi tiệc tùng, chúng cũng chẳng muốn chia sẻ điều gì với em nữa. Bao giờ cô bé cũng cảm thấy hầu như chẳng có một ai thấu hiểu nỗi lòng mình. Trở thành một kẻ bị kỳ thị, bị đẩy ra ngoài lề cuộc sống ở lứa tuổi 14 thật chẳng dễ chịu chút nào. Mỗi một ngày trở thành một cuộc đấu tranh quyết liệt giữa lựa chọn sống theo cảm xúc hoặc sống bằng hành động. Mỗi ngày, cô bé dạo bước qua dãy hành lang, tay luôn nắm chắc chiếc điện thoại có phần mềm ứng dụng Kinh thánh để luôn được tìm được những câu khích lệ động viên giữa các giờ học. Mỗi khi cảm thấy thiếu tự tin, cô bé nhớ lại lời khuyên của mẹ là hãy tự hỏi chính bản thân mình xem những hành vi, những lối cư xử cô bé nhìn thấy ở các bạn học có mang tính đời đời hay không. Nếu không tồn tại đến đời đời thì việc đó chỉ lãng phí thời gian. Đa số mọi điều Kylie
  • 8. 8 nhìn thấy và nghe thấy các bạn mình làm đều chỉ là để giết thời gian. Cô bé đang lựa chọn sự thánh khiết khi bước ngang qua những kẻ lựa chọn lối sống lãng phí thế tục vô nghĩa ở trường mình. Giữ gìn sự thánh khiết và tôn trọng của Đức Chúa Trời trong một thế giới sa đọa trụy lạc như hiện nay thật không hề dễ dàng chút nào. Những hình ảnh và tư tưởng xấu xa cứ liên tục dội bom vào những tâm trí non trẻ. Những ảo tưởng về tự do luyến ái - lung linh hóa bởi những hình ảnh tiệc tùng ăn chơi trác táng càng kích động những tư tưởng này. Cảm xúc tuôn trào như những đợt sóng dâng lên với bao nhiêu mong đợi và rồi lùi ra xa với những khước từ cay đắng, khi mà tiệc tùng, tình dục và con người không cách nào khỏa lấp thỏa mãn được nỗi trống vắng trong lòng người. Kylie quan sát những đứa trẻ hút bồ đà giữa các giờ học, và cảm thấy xót xa thương hại vì nhận ra tụi nó đang sống trong một thế giới riêng nhỏ hẹp biết bao nhiêu. Những đứa khác tìm quên cuộc sống bằng cách lao vào những mối quan hệ lúc nóng lúc lạnh liên tục biến đổi, trong khi mấy đứa khác đánh mất cuộc đời mình khi lao xuống vực thẳm tử thần vì lạm dụng ma túy. Đó là cuộc sống ở trường trung học. Là Cơ Đốc Nhân, nếu những hành động của chúng ta không góp thêm giá trị vào nền kinh tế của vương quốc Chúa, thì chúng ta không chỉ phí phạm thời gian Chúa đã trao tặng mình, mà chúng ta còn làm ô uế vương quốc Ngài. Đất nước này vốn chỉ chăm lo đến nhu cầu cảm xúc. Nếu cảm thấy thích, hãy làm đi. Dần dần, chúng ta cho phép bản thân mình có những hành vi đã từng bị xem là phạm pháp trong quá khứ. Thế giới phóng túng của chúng ta đang càng lúc càng trở nên kinh khiếp tởm lợm. Đời sống tin kính đòi hỏi những hành động có chủ đích – chứ không phải sống với những cảm xúc bồng bột nông nổi. Sự thánh khiết phải vượt qua những lựa chọn tình dục tuổi thiếu niên. Sự thánh khiết nghĩa là lựa chọn bạn bè cách cẩn trọng. Sự thánh khiết nghĩa là lựa chọn phương thức giải trí cách khôn ngoan. Sự thánh khiết nghĩa là sống chân thật. Sự thánh khiết lựa chọn điều đúng đắn, ngay cả khi điều đó là quyết định khó khăn. Hãy cùng đối diện với thế giới phóng túng này bằng những hành vi và lối cư xử tin kính. Nhờ Đức Chúa Trời giúp sức, chúng ta sẽ không sống để phục vụ những cảm xúc của mình, mà sống để phục vụ Ngài. Và khi làm những điều đó, chúng ta sẽ bày tỏ sự sáng của Đức Chúa Trời – cũng giống như bé gái 14 tuổi cô độc này đang cố gắng thực hiện ở ngôi trường trung học của mình. *Học tại gia là phương pháp giáo dục trẻ em tại gia đình, do bố mẹ hoặc các gia sư giảng dạy vì ba lý do chính là môi trường học tập, giáo dục về nội dung tôn giáo hay đạo đức riêng, sự không hài lòng với hệ thống giáo dục ở các trường công hay dân lập. Phương thức giáo dục này được xem là lựa chọn hợp pháp ở nhiều đất nước như Mỹ, Anh, Pháp … -Ctv Thảo Nguyên lược dịch-
  • 9. 9 Mục Vụ Đài Phát ThanhVới Kế Hoạch Truyền Giảng Phúc âm Cho 60% Dân Số Thế Giới Tổ chức truyền thông toàn cầu Trans World Radio (TWR) cho biết chỉ cần chưa đến 2 năm, họ sẽ có thể truyền tải những thông điệp Cơ Đốc đến gần 60% dân số thế giới trong chính ngôn ngữ của dân tộc đó. Mục vụ lên kế hoạch thực hiện điều này bằng việc phối hợp tất cả các kênh truyền thông như radio, internet và công nghệ điện thoại thông minh. Giám đốc Truyền thông và Dịch vụ Ralf Stores trò chuyện với phóng viên Christian Post về những gì TWR thực hiện để động chạm đến các dân tộc ở khắp thế giới trong chính ngôn ngữ của tấm lòng họ. Ralf Stores, Giám đốc Phát triển Truyền thông và Dịch vụ phát biểu trong một dịp gần đây.“Hãy tưởng tượng một cổng web với hàng trăm mục vụ cùng tập trung tại một địa điểm có chứa tất cả những văn phẩm Cơ Đốc (trong định dạng âm thanh, bài viết, hay video); Nhưng không chỉ có các thông điệp của hàng trăm mục vụ, mà mỗi thông điệp đều sẵn có trong mỗi ngôn ngữ phổ thông của thế giới". Ông Stores cho biết trong thời gian gần đây, TWR đã trở thành mục vụ truyền thông lớn nhất thế giới trong mảng truyền thanh. Thông qua các trạm phát thanh chính và phụ được đặt ở những khu vực chiến lược của thế giới, mục vụ 60 tuổi đời này chủ yếu phát thanh các chương trình Cơ Đốc thông qua các trạm phát thanh dạng sóng ngắn, sóng trung bình và sóng AM. “Chúng tôi có khả năng vươn đến 3.8 triệu thính giả. Đó là một trách nhiệm lớn lao đến mức khó tưởng tượng nổi,” ông chia sẻ, ”Bên cạnh đó, chúng tôi cũng biên dịch, hiệu đính và chỉnh sửa thông điệp cho phù hợp văn hóa ngôn ngữ mẹ đẻ của mỗi thính giả với hơn 230 ngôn ngữ trên hơn 160 quốc gia.” Khái niệm một cổng web duy nhất với các bản dịch ngôn ngữ khác nhau là sáng kiến của ông Stores và được đặt tên là TWR 360. Theo kế hoạch, một phiên bản beta sẽ ra mắt vào tháng 6 với năm ngôn ngữ kèm theo hướng dẫn sử dụng phiên bản này. Stores nói “Theo nghĩa đen, các thính giả sẽ chuyển từ lắng nghe các chương trình tiếng Nga trên đài phát thanh sang xem một trang mạng được biên dịch hoàn toàn lấy nguồn từ hàng trăm mục vụ đang hoạt động.”
  • 10. 10 “Chúng tôi sẽ ra mắt phiên bản này trong 5 ngôn ngữ ban đầu là Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ả rập và Nga. Thông qua 5 ngôn ngữ này, chúng tôi sẽ có thể chạm đến 28% dân số thế giới trong chính ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Đến cuối của năm đầu tiên, chúng tôi sẽ ra mắt thêm 12 ngôn ngữ nữa.” Ông nói thêm, ”Với 17 ngôn ngữ hiện có, chúng tôi sẽ chạm đến 58% dân số thế giới trong chính ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Gần đây, chúng tôi phát thanh trong 230 ngôn ngữ và kế hoạch sẽ đưa tất cả những ngôn ngữ đó lên mạng, bao gồm cả một phiên bản cho điện thoại di động và một ứng dụng.” Ông Stores cho biết TWR cũng giống như “các tổ chức của Billy Graham, Charles Stanley, Chuck Swindoll” và bất kỳ một mục sư, mục vụ hay Hội thánh nào cũng muốn các thông điệp của mình có mặt bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, đồng thời được truyền tải thông qua hình thức phát thanh. Chúng tôi muốn chinh phục được nhiều người và dẫn họ từ chỗ nghi ngờ sang quyết định tiếp nhận Chúa Jêus và sau đó trở thành môn đồ Ngài. Điều này giúp mọi người được khích lệ và động viên qua chính những dạy dỗ trên nền tảng Kinh Thánh trong chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để họ có thể tăng trưởng trên con đường bước theo Đấng Christ.” -Ctv Thảo Nguyên dịch từ christianpost.com CÁC NGUYÊN TẮC CỦA SỰ CHỮA BỊNH BỞI ĐỨC CHÚA TRỜI ( Tiếp theo trang 6 ) Cũng theo cách ấy, tại thành Ca-bê-na-um, khi Chúa phán về Bánh Hằng Sống – tức là nguồn chữa bịnh, – thì Ngài thêm rằng: "Nếu các ngươi thấy Con người lên nơi Ngài vốn ở khi trước thì thể nào? Ấy là thần linh làm cho sống, xác thịt chẳng ích chi" (Giăng 6:62, 63). Đó là duyên cớ làm cho nhiều người nhận thấy khó gặp Đấng chữa lành bịnh. Họ không biết Đức Thánh Linh, không biết Đức Chúa Trời theo phương diện thiêng liêng. Nếu không có bầu không khí hút lấy sức nóng và ánh sáng mặt trời đến nơi chúng ta và truyền nó khắp cả trái đất, thì mặt trời ở trên các từng trời kia chẳng khác chi một tinh cầu bằng nước đá lạnh lẽo và lấp lánh. Cũng một thể ấy, sự sống và sự yêu thương của Đấng Christ chỉ thấu đến chúng ta bới Đức Thánh Linh, là Sự Sáng, là Bầu Không Khí, là Đấng Trung gian Thiên thượng đem và rải sự sống, sự sáng, sự yêu thương và sự hiện diện của Đấng Christ khắp tâm thân chúng ta. Đức Thánh Linh là Đấng Cao cả làm cho chúng ta sống, động và có. Chính là nhờ Đức Thánh Linh mà Đức Chúa Jesus đuổi quỉ mặt đất nầy; và ngày nay, "nếu Thánh Linh của Đấng làm cho Đức Chúa Jesus sống lại từ trong kẻ chết ở trong anh em, thì Đấng làm cho Đức Chúa Jesus Christ
  • 11. 11 sống lại từ trong kẻ chết cũng sẽ nhờ Thánh Linh Ngài ở trong anh em mà khiến thân thể hay chết của anh em lại sống" (Rô 8:11). 9) Cũng như mọi ơn phước do ơn cứu chuộc của Đấng Christ, sự sống mới nầy phải truyền đến chúng ta y như ân điển nhưng không của Đức Chúa Trời, -- không cần công việc riêng, không cần phân biệt giá trị từng người, và cũng không vị nể ai hết. Mọi sự do Đấng Christ truyền đến thì phải truyền đến như là ân điển. Không thể có công đức riêng nào trộn lẫn với đức tin làm cho ta được xưng công bình. Cũng một thể ấy, sự chữa bịnh cho chúng ta phải hoàn toàn do Đức Chúa Trời, hoặc không do ân điển chút nào cả. Nếu Đấng Christ chữa lành, thì Ngài phải chữa lành một mình mà thôi. Nguyên tắc nầy phải giải quyết vấn đề dùng "phương pháp thiên nhiên" chung với đức tin để được chữa. Sự thiên nhiên và sự thiêng liêng, vật trần gian và vật thiên thượng, công việc loài người và ân điển Đức Chúa Trời, không thể nào trộn lẫn; ấy cũng như anh em không thể nào cột con rùa chung với đầu máy xe lửa. Hai loại ấy không thể làm việc chung nhau. Các ân tứ của Tin Lành là ân tứ của Vua Cao cả. Chính Đức Chúa Trời có thể làm cho chúng ta những cộng việc khó khăn hơn hết. Nhưng nếu chúng ta tự mãn thì Ngài không chịu giúp ta làm công việc dễ dàng hơn hết. Vậy, một bịnh trạng tuyệt vọng mà ta giao phó cho Đức Chúa Trời thì có nhiều hy vọng hơn là một bịnh trạng mà ta tưởng mình còn có thể làm gì. Chúng ta phải liều tin cậy Đức Chúa Trời đến cực điểm. Nếu chúng ta muốn được chữa lành bởi những "phương pháp thiên nhiên", thì hãy cố hưởng thụ tất cả kết quả tốt nhứt do tài khéo, và sự kinh nghiệm của y khoa. Nhưng nếu muốn được chữa lành bởi Danh Đức Chúa Jesus, thì phải nhờ ân điển mà thôi. Cũng về phương diện nầy, chúng ta phải suy luận rằng: nếu sự chữa bịnh là một phần của Tin Lành, một ân tứ của Đấng Christ, thì nó phải có tánh cách không tây vị, và sẽ ban cho bất cứ người nào chịu nhận lấy. Ấy không phải là một ân tứ đặc biệt do sự tây vị và phân biệt người nầy với kẻ khác, nhưn glà một gia tài lớn và chung cho mọi người có đức tin và vâng lời đ. Ấy đúng như câu: "Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không" (Khải 22:17). Quả thật, mọi người đến nhận lãnh ân tứ chữa bịnh phải theo đúng những điều kiện đơn giản của đức tin hay vâng lời Đức Chúa Trời; song những điều kiện nầy không có tánh cách tây vị, không vị nể ai, và hễ ai tin cậy, vâng lời Đức Chúa Trời thì có thể giữ trọn được. 10) Điều kiện đơn giản để được ơn phước lớn lao nầy – cũng như để được mọi ơn phước khác của Tin Lành, -- chính là tin mà không thấy. Ân điển không có việc làm và đức tin không có mắt thấy phải đi đôi với nhau luôn luôn, vì là hai nguyên tắc "sanh đôi" của Tin Lành. Mọi người muốn nhận lãnh ân điển của Đức Chúa Trời, thì Ngài chỉ đòi họ một điều, là phải
  • 12. 12 tin cậy Lời đơn giản của Ngài. Nhưng phải là lòng tin cậy chơn thật. Phải tin cậy mà không nghi ngờ chút nào. Nếu Lời Đức Chúa Trời là chơn thật, thì nó phải chơn thật hoàn toàn và tuyệt đối. Một hột giống rất nhỏ có thể đâm rễ đầy nhựa sống làm nứt nở những núi non và nghình đá cao ngất, nhưng mầm sống của nó phải còn nguyên vẹn. Chỉ rách nát một chút xíu, cũng đủ làm cho mần sống phải chết. Cũng một thể ấy, một chút nghi ngờ đủ tiêu diệt hết hiệu lực của đức tin; vậy nên đức tin phải bắt đầu ở chỗ đức tin tiếp nhận Lời Đức Chúa Trời một cách đơn sơ. Đức tin mà cứ chờ đợi dấu lạ và chừng cớ hiển nhiên, thì bao giờ mạnh mẽ được. Cây nào thoạt đầu đã nghiêng ngả, thì bao giờ cũng cần có trụ đỡ. Quả thật, "đức tin" dựa vào mắt thấy thì không phải là đức tin. "Phước cho những kẻ chẳng từng thấy mà đã tin vậy!" (Giăng 20:29). Áp-ra-ham phải tin Đức Chúa Trời, phải nhận lấy tên mới của đức tin, là "tổ phụ của nhiều dân tộc" (Sáng 17:5), trước khi có một dấu hiệu nào chứng tỏ Đức Chúa Trời làm thành lời hứa. Vả, ông phải nhận tên ấy nhằm một lúc mà mọi tình trạng thiên nhiên trái ngược và "chế giễu" nó. Nếu ta nhận thấy cách nói trong sách Sáng-thế Ký, đoạn 17, thì thật là kỳ diệu. Trước hết Đức Chúa Trời phán với ông rằng "Ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc" (Sáng 17:4). Rồi không chịu đổi lấy tên Áp-ra-ham để chứng tỏ đức tin của mình; và trước mặt người đời chế giễu và khinh bỉ mình, ông tuyên bố rằng mình tin Đức Chúa Trời. Rồi đối với lời phán thứ hai của Đức Chúa Trời: "Ta đã đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc" (Sáng 17:5 – nguyên văn có chữ "đã"). Đức tin đã đổi kỳ tương lai ra kỳ quá khứ, nên bây giờ Đức Chúa Trời 'gọi những sự không có như có rồi" (Rô 4:17b). Vậy, chúng ta phải tin và nhận lấy sự sống hay chữa lành của Đức Chúa Jesus cùng mọi ơn phước của Tin Lành. 11) Chúng ta có buộc phải vâng theo luật lệ chữa bịnh thân thể chăng? Đối với ta, đó là một vấn đề tùy ý lựa chọn: Ta muốn được chữa bịnh cách nào: ta tin cậy Đức Chúa Trời, hay là ngửa trông loài người? Nhờ Đức Chúa Trời chữa bịnh, đó há chẳng phải là "luật lệ" và "pháp độ" (Xuất 15:25) cho chúng ta sao? Há chẳng phải một sự vâng lời đơn giản sao? Chữa lành những thân thể mà Ngài đã cứu chuộc, há chẳng phải là đặc quyền lớn lao của Đức Chúa Trời sao? Nếu chúng ta chọn một phương pháp nào ngoài phương pháp của Ngài, thì há chẳng phải là láo xược sao? Tin Lành cứu rỗi há chẳng phải là một mạng lịnh cũng như một lời hứa sao? Con Tin Lành chữa bịnh thì há có quyền lực ngang với Tin Lành cứu rỗi sao? Đức Chúa Trời há chẳng đã vui lòng ban bố luật lệ chỉ định phương pháp đối phó với tật bịnh tràn vào cõi đời mà Ngài dựng nên sao? Chúng ta há có quyền can thiệp vào lời hứa cao cả của Ngài về sự bổ lại sức khỏe cho minh sao? Đức Chúa Trời há chẳng đã trả giá rất lớn để cung cấp một phương chữa lành thân thể của con cái Ngài, và coi phương ấy như một
  • 13. 13 phần công ơn cứu chuộc của Ngài, sao? Trong vấn đề nầy, Đức Chúa Trời há chẳng "ghen tị" để binh vực danh dự và quyền lợi của danh hiệu Con yêu dấu Ngài sao? Ngài há chẳng đòi làm Chủ của thân thể con cái Ngài sao? Ngài há chẳng đòi cái quyền chăm nom thân thể của họ sao? Ngài há chẳng để lại cho chúng ta một "đơn" quan trọng duy nhứt để chữa bịnh sao? Há chẳng phải là Ngài không cho phép dùng phương nào khác, và nếu ta dùng phương nào khác thì chỉ có cơ làm tổn hại cho mình? Chắc hẳn những câu hỏi nầy tự trả lời được. Chỉ còn một con đường mở cho con cái Đức Chúa Trời, là kẻ đã được Ngài ban cho sự sáng để thấy lẽ thật vinh hiển nầy: Lời Ngài là: "Phải" và: "A-men!" 12) Thứ tự của các sách Đức Chúa Trời đối xử với linh hồn và thân thể chúng ta thì đã nhứt định theo những nguyên tắc không dời đổi; và Kinh Thánh đã được biên chép để bày tỏ rõ ràng những nguyên tắc ấy cho người đi đường từ đất lên trời hiểu biết. Đức Chúa Trời làm việc từ bên trong ra bên ngoài, bắt đầu từ bổn tánh thiêng liêng của ta, rồi để cho sự sống và quyền phép Ngài tràn qua thân thể ta. Có nhiều người đến xin Đức Chúa Trời chữa bịnh cho mình, nhưng đời thiêng liêng của họ mười phần thiếu sót và trái nghịch. Trong trường hợp nầy, không phải Đức Chúa Trời luôn luôn không chịu chữa lành. Ngài bắt đầu hành động ở nơi đáy linh hồn, và khi linh hồn đã sẵn sàng nhận lấy sự sống của Ngài, thì Ngài có thể bắt đầu chữa lành thân thể. Có sự liên lạc chắt chẽ giữa tình trạng của linh hồn và thân thể. Sứ đồ Giăng nói với Gai-út rằng: "Tôi cầu nguyện cho anh được thạnh vượng trong mọi sự, và được khỏe mạnh phần xác anh cũng như đã được thịnh vượng về phần linh hồn anh vậy" (IIIGiăng 1:2). Một đám mây tội lỗi rất nhỏ phủ trên linh hồn, ắt sẽ dủ một bóng tối trên trí óc và thần kinh cùng một áp lực trên cả thân thể. Một "hơi thở" xảo quyệt của tội ác trong linh hồn sẽ làm cho máu bị chất độc và hết thảy cơ thể bị suy yếu. Trái lại, tinh thần trong sạch, bình tĩnh, tin cậy sẽ làm cho sự sống thân thể được mạnh mẽ, và sẽ mở đường cho sự sống của Chúa hoạt động đầy đủ trong chúng ta. Vì cớ đó, sự chữa bịnh thường được thực hiện lần lần tùy theo đời sống thiêng liêng lớn lên và đức tin nắm lấy Đấng Christ chặt chẽ hơn. Nguyên tắc của sự sống Đức Chúa Trời cũng như nguyên tắc của sự sống thiên nhiên, ấy là "trước hết có ngọn non, rồi có bông lúa, sau rốt có những hột lúa mì đầy đủ trong bông lúa." Nhiều người muốn có bông lúa đầy đủ trong khi ngọn còn non. Nếu có như vậy, thì bông lúa nặng trĩu sẽ làm cho ngọn non phải gãy gục. Chúng ta phải có sức mạnh sâu xa và bình tĩnh, thì mới nhận được ơn phước cao quí hơn. Có khi sự dự bị nầy đã hoàn thành từ trước. Khi ấy, Đức Chúa Trời có thể hành động rất mau chóng. Nhưng trong mỗi một trường hợp, Ngài biết cách ứng dụng thứ tự và phương pháp tốt nhứt để làm nảy nở toàn thân con người. Đó là
  • 14. 14 mục đích cao cả cho mọi hành động của Ngài trong chúng ta. Nếu có sự hạn chế sự chữa bịnh, thì cũng đã nhứt định theo một vào nguyên tắc; chúng ta phải nhớ rằng trong sự chữa lành thân thể hay chết, Đức Chúa Trời không hứa ban cho sự sống bất diệt đâu. Người ta thường hỏi rằng: "Nếu Đấng Christ chữa lành luôn luôn, thì sao người còn phải chết? Ấy vì đức tin chỉ có thể đi tới hết cái mực lời hứa của Đức Chúa Trời, và không có một nơi nào Ngài hứa rằng, trong thời kỳ Tân ước, chúng ta sẽ không hề chết. Ngài hứa ban cho sự sống đầy đủ, sự mạnh khỏe và sức lực đúng với mực cần dùng của thân thể ta, và cho tới khi ta làm xong chức vụ của đời mình. Nhưng có tín đồ không vào Đất Hứa nầy được vì cớ không tin và vì cớ thuộc về dòng dõi cứng cổ. Quả thật, chúng ta có sự sống phục sanh; nhưng không phải có tất cả, mà chỉ có trái đầu mùa thôi. Luận về sự sống bất diệt của chúng ta, Sứ đồ Phao-lô luận ở IICôr 5:5 rằng: "Đấng đã gây dựng chúng ta cho được sự ấy, ấy là Đức Chúa Trời, đã ban của tin của Đức Thánh Linh cho chúng ta." Nghĩa như thế nầy: Của tin là một nắm đất lấy trong đồng ruộng mà ta đã mua thể nào thì cũngmột thể ấy, hiện nay Đức Chúa Trời, bởi Đức Thánh Linh, ban cho chúng ta sự sống mới trong thân thể, tức là "một nắm" sự sống phục sanh. Nhưng hãy nhớ rằng đó là một nắm (một chút), còn sự đầy đủ thì phải chờ đến lúc Đức Chúa Jesus Christ tái lâm. Nhưng chỉ một nắm đó cũng quí giá hơn cả "đất ruộng" của thế gian. Sự hạn chế thứ hai có liên quan đến chừng mực và trình độ mà ta có thể trông mong nhận lãnh sự sống phục sanh nầy trong tình trạng hiện tại của mình. Chúng ta sẽ có đủ năng lực phi thường chăng? Chúng ta có lời hứa ban đủ năng lực để làm trọn ý chỉ Đức Chúa Trời và để hầu việc Đấng Christ. Nhưng chúng ta sẽ không có sức mạnh để tỏ ra mình mạnh mẽ đây, hoặc để xài phí một cách dại dột, hoặc để dùng vào việc ích kỷ và tội lỗi. Ở trong giới hạn của chức vụ chúng ta do Đức Chúa Trời chỉ định – và giới hạn nầy có thể rất rộng rãi, vượt quá tất cả sức lực thiên nhiên, -- chúng ta "làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho" mình (Phil 4:13). Chúng ta cũng có thể chẳng sợ hãi gì, cứ gánh chịu mọi công việc nặng nhọc, mọi cách từ bỏ mình và mọi sự khó khăn. Bất cứ Đấng Christ dắt dẫn và kêu gọi mình đi đâu, chúng ta cũng có thể chịu đựng mọi sự nguy hiểm, yếu đau, điều kiện khí hậu, cùng mọi công việc đòi hỏi nhiều sức lực và thì giờ. Chúng ta sẽ được quyền phép của Ngài che chở, và sẽ thấy rằng: "Đức Chúa Trời có quyền ban cho anh em đủ mọi thứ ơn đầy dẫy, hầu cho anh em hằng có đủ điều cần dùng trong mọi sự, lại còn có rời rộng nữa để làm các thứ việc lành" (IICôr 9:8). Nhưng nếu chúng ta rờ đến đất cấm, ra khỏi vòng thiêng liêng của ý chỉ Ngài, hoặc xài phí sức lực để thỏa mãn bổn ngã và phạm tội, thì sự sống của chúng ta sẽ mất sức mạnh chẳng khác chi cánh tay của Sam-sôn, và sẽ tàn héo như dây dưa của Giô-na. Phải, trong đời sống chúng ta luôn luôn thật có như vậy. "Vì mọi vật đều là từ Ngài, bởi Ngài và hướng về Ngài. Vinh hiển cho Ngài đời đời vô cùng. A-men" (Rô 11:36).
  • 15. 15 CHỈ CHỜ CHẾT Chúa Giê-xu chữa lành cho một người Hồi giáo Giới thiệu: Lúc 34 tuổi, Nasir Siddiki, một doanh nhân thành công, đã tạo được một triệu đô đầu tiên của mình, nhưng tiền bạc của ông không có ý nghĩa gì khi phải nằm cách tuyệt vọng trên giường bệnh. Ông được chẩn đoán là một trường hợp bệnh zona xấu nhất chưa từng được nhận vào Bệnh viện Toronto. Hệ thống miễn dịch của ông đã ngừng làm việc và các bác sĩ chỉ còn có cách chờ ông qua đời. Đây là lời làm chứng của ông về sự thăm viếng đặc biệt của Chúa Giê-su và sự chữa lành lạ lùng mà Ngài mang đến cho ông. Sáng hôm sau tôi tỉnh dậy trong một căn phòng không có vi khuẩn trên tầng thứ tám của bệnh viện, da của tôi nóng cháy như có ai đó đã dội xăng vào mình tôi và đốt. Tôi cảm thấy lửa đốt từ trong ra ngoài. Bác sĩ của tôi đến và nhìn tôi cách kinh ngạc. “Các mụn nước (blister) phát triển quá nhanh đến đổi tôi có thể nhìn thấy chúng đang mọc lên", ông nói. "Cơ thể của ông không chiến đấu chống lại." Sáng hôm sau, chẳng những bị bệnh zona, tôi còn bị thêm trái rạ từ đầu đến chân. Tôi đã được đặt trong sự cô lập nghiêm nhặt. Tối hôm đó nhiệt độ của tôi đã tăng lên 107.6 độ, đủ nóng để có thể khiến bộ não của tôi chin như trứng gà chiên. Mỗi ngày trôi qua, bệnh trạng của tôi tiếp tục tệ hơn. Các giây thần kinh của tôi đã trở nên nhạy cảm đến đổi 1 sợi tóc mà đụng đến da tôi cũng làm cho cả thân thể tôi nhức nhối lên. Đến cuối tuần, tôi đã được liệt kê vào tình trạng nguy kịch. HY VỌNG CUỐI CÙNG CỦA TÔI Trong cuộc sống, tôi là người mạnh bạo, tự tin, và thích mạo hiểm. Nhưng khi phải đối mặt với cái chết, tôi rất kinh hãi. Tôi không biết những gì đang chờ đợi tôi ở phía bên kia. Tôi đã lớn lên là một người Hồi giáo ở Luân-đôn, nưóc Anh, và tôi hiểu rằng Allah không phải là một Đấng chữa lành. Hy vọng duy nhất của tôi là y khoa. Cuối cùng tôi đã đến gần sự chết đến đổi các bác sĩ không biết là tôi có thể nghe họ đàm thoại khi họ xét nghiệm tôi. "Hệ thống miễn dịch của ông ta kể như đã ngưng hoạt động", một trong số họ cho biết. "Ông ấy đang sắp chết," người khác xác nhận. “Hệ thống miễn dịch của ông ta chắc bị bệnh SIĐA làm hư hại. " Tôi không có bệnh SIĐA! Tôi muốn hét lên, nhưng tôi không thể nói được lời nào.
  • 16. 16 Sau đó, sực nhớ, ông ta nói rằng tôi sắp chết! Các bác sĩ đã nói nhỏ với người bạn đồng nghiệp tên Anita của tôi: "Trong một vài giờ, ông ta sẽ chết", họ nói. "Nếu bởi phép lạ, ông sống được, thì ông ta có thể sẽ bị mù mắt bên phải của ông, điếc tai bên phải, bị liệt bên phải của thân mình và não của anh ta có thể bị hư hại nghiêm trọng do cơn sốt cao. Sau đó họ bỏ đi. Họ để lại tôi ở đây để chờ chết! Tôi cảm thấy giống như một người chết đuối đang hụp lặn chìm xuống lần thứ ba. Thu thập hết sức lực của tôi, tôi thì thầm một lời cầu nguyện: "Chúa ôi, nếu Ngài thật sự hiện hữu, xin đừng để cho con phải chết!" Ở TRONG SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGÀI Trong những giờ đen tối nhất của đêm đó, tôi tỉnh dậy và thấy một người đàn ông ở ngay chân giường của tôi. Những tia ánh sáng rực rỡ phát ra từ Ngài, tôi chỉ có thể thấy được hình dáng vòng ngoài của Ngài mà thôi. Tôi không thể nhìn thấy khuôn mặt của Ngài, vì quá sáng. Không cần ai mách bảo, tôi biết đó là Chúa Giêsu. Kinh Koran có đề cập đến Chúa Giêsu, người Hồi giáo tin rằng Ngài có thật, không phải là Con của Thiên Chúa, nhưng là một người tốt và là một tiên tri. Tôi biết người nầy không phải là Môhamết. Tôi cũng biết đó không phải là Đấng Allah. Chúa Giê-su đang ở trong phòng tôi. Không có sự sợ hãi, chỉ có bình an. "Tại sao Ngài đến với một người Hồi giáo trong khi mọi người khác đã để cho tôi chết?" Tôi tự hỏi. Không dùng lời nói, Ngài đã nói chuyện với tôi. "Tôi Là Chúa của các Cơ-đốc- nhân. Tôi Là Chúa của Ápraham, của Y- sác và Gia-cốp. " Đó là tất cả những gì Ngài nói. Ngài không có đề cập đến căn bệnh của tôi. Ngài cũng không đề cập đến cái chết sắp xảy đến của tôi. Như cách Ngài xuất hiện, đột nhiên Ngài biến đi. Sáng hôm sau, hai bác sĩ cùng đến để xét nghiệm tôi. “Các mụn nước đã ngừng phát triển!" Họ thốt lên. "Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng vi- rút bệnh zona đã đi vào thuyên giảm!" Ngày hôm sau, thân thể vẫn còn đau nhức và mang đầy những mụn nước, tôi được xuất viện với một cặp xách có đủ loại thuốc. "Đừng ra khỏi nhà", các bác sĩ cảnh báo. "Sẽ còn rất nhiều tháng trước khi các mụn nước sẽ ra đi, và khi đó, bạn sẽ còn lại những đốm trắng trên da và những vết sẹo. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều năm." Bước ra ngoài dưới ánh mặt trời buổi sáng, tôi trông giống như một hổn hợp giữa một người bị bệnh phong cùi và một người bị bệnh chân voi. Khi mọi người nhìn thấy tôi, họ tránh qua lề đường bên kia. Tuy nhiên, tôi không bận tâm đến chuyện đó, tôi chỉ suy nghĩ đến Chúa
  • 17. 17 Giêsu. Tôi không có chút nghi ngờ nào trong tâm trí rằng Chúa Giêsu thật đã hiện diện trong phòng của tôi và đã làm cho vi-rút của bệnh zona dừng lại. Tôi không biết Ngài đã làm những gì khác, nhưng tôi nhận ra rằng, nơi nào có Ngài hiện diện thì có các phép lạ đã xảy ra. Việc đó khiến cho lòng tôi nóng cháy với một câu hỏi: Chúa Giêsu có phải là Con của Đức Chúa Trời không, hay là Ngài chỉ là một tiên tri như tôi đã được dạy? Ở nhà tối hôm đó, mặc dù dùng đủ loại thuốc, cơn đau và ngứa ngáy nghiêm trọng đến đổi tôi muốn lấy dây buộc tay tôi lại. Dù vậy, tôi cũng có một giấc ngủ không yên và đầu óc không ngừng tự hỏi về Chúa Giêsu. HỌC CÁCH SỐNG Sáng hôm sau, tôi thức dậy sớm và mở máy truyền hình. Mở hết kênh nầy đến kênh kia, đột nhiên tôi dừng lại khi thấy những lời sau đây trên màn hình: “Chúa Giêsu Có Phải là Con Đức Chúa Trời? Tôi chăm chú lắng nghe hai người đàn ông đã dành toàn bộ chương trình thảo luận về chủ đề này - họ đã trả lời tất cả các thắc mắc của tôi. Trước khi chương trình chấm dứt, một trong 2 người hướng dẫn khán giả cầu nguyện. Cơ thể tôi đang cháy bỏng với sự đau đớn nhưng tôi quỳ xuống trên sàn phòng khách của tôi. Nước mắt chảy dài trên khuôn mặt của tôi, tôi lặp lại lời cầu nguyện và mời Chúa Giê-xu vào lòng mình. Ngay lập tức, một cơn đói khát tinh thần bộc phát trong tôi. Tôi muốn biết nhiều hơn về Chúa Giêsu. Mặc dù bác sĩ của tôi căn dặn phải ở trong nhà, ngày hôm sau tôi đi ra ngoài và mua một quyển Kinh Thánh. Trước tiên, tôi đọc những sách của Mathiơ, Mác, Luca và Giăng. Vẫn còn đói khát, tôi bắt đầu đọc từ Sáng- Thế-Ký và đọc thông qua suốt Kinh Thánh trong những đêm không ngủ của tôi. Trong khi đó, Anita mang đến cho tôi những quyển sách và băng ghi âm về những bài giảng giải thích về Tin lành. Tôi ăn nuốt chúng và tiếp tục nghiên cứu Lời Chúa. Sự hiểu biết của tôi và đức tin bắt đầu phát triển. Tôi đi tìm cho được một bức hình của tôi để xem tôi như thế nào trước khi bị bệnh zona. Tôi cầu nguyện và xin Chúa làm cho tôi trông giống như trong hình đó một lần nữa. Chúa Giêsu, Đấng chữa lành của tôi Một tuần sau khi từ bệnh viện trở về, tôi thức dậy và thấy trên chiếc gối của tôi đầy những mãnh da phồng của các mụn nước. Tôi thầm nghĩ, có lẽ mình đã cào chúng trong khi ngủ. Tôi bò ra khỏi giường và bước vào phòng tắm. Những gì đã bắt đầu trên gối của tôi đã được hoàn tất trong phòng tắm: tất cả các mãnh da phồng đã rơi ra khỏi cơ thể của tôi! Thay vì cơ thể mang đầy những đốm trắng và vết sẹo, da của tôi chỉ đơn giản là màu đỏ và nguyên vẹn. Nó từ từ được lành, trở lại tình trạng như trước khi bị bệnh zona. Khi nó đã lành, tôi chẳng những trông giống như một con người,
  • 18. 18 tôi trở nên giống như tôi trước khi bị bệnh, trừ những vết sẹo mà tôi vẫn còn mang trên ngực của tôi. Không có các dự đoán nghiêm trọng nào của bác sĩ đã thành sự thật. Thị lực của tôi vẫn là 20/20. Thính giác của tôi là bình thường. Giọng nói của tôi không bị hư hỏng. Tôi hoàn toàn không có tổn thương nơi não. Sự chữa bệnh của tôi là một phép lạ kỳ diệu, nhanh chóng và trọn vẹn. Tôi không bao giờ bị đau nhức kéo dài hoặc có bất kỳ biến chứng nào. Tôi không chỉ đã bị trường hợp xấu nhất của bệnh zona chưa từng thấy ở Bệnh viện đa khoa Toronto, tôi cũng đã có sự hồi phục thần kỳ nhất. Chúa Giêsu, Chúa của các Cơ-đốc-nhân, đã hiện ra cùng một người Hồi giáo tại bệnh viện và đã chữa lành cho tôi. Nhưng đó không phải là phép lạ vĩ đại nhất mà Ngài đã thực hiện. Việc biến đổi xảy ra trong lòng của tôi thậm chí còn ấn tượng hơn so với những gì xảy đến trong cơ thể của tôi. Hình hiện nay của Tiến sĩ Nasir Saddiki và vợ là Bà Anita Là một giáo sư và một nhà truyền giáo, tiến sĩ Nasir Siddiki cũng là Sáng lập viên của Wisdom Ministries (WisdomMinistries.org). Ông đang sống tại Tulsa, Okhaloma với vợ là Bà Anita và 2 con trai. KHẢI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW I. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư ULEKMAN: “ Hãy trang bị cho dân sự Ta lời đức tin. Chỉ cho họ vũ khí thuộc linh họ có. Dạy họ cách sử dụng chúng. Gửi họ vào chiến trường bách chiến bách thắng cho Chúa”. II. Khải tượng của Đức Chúa Trời cho Hội Thánh “Lời Sự Sống ” qua Mục sư Masula: “ Mỗi khu vực ốp của người Việt Nam tại Moscow có ít nhất 1 nhóm tế bào. Mỗi 1 thành viên Nhóm Tế Bào sẽ là 1 trưởng nhóm tế bào. Mỗi trưởng nhóm đào tạo ra 1 người trưởng nhóm khác ”. III. Mục tiêu Hội Thánh “Lời Sự Sống ” năm 2013: 1) 100 người trung tín đến Thờ Phượng Chúa ngày Chúa Nhật 2) 25 Nhóm Tế Bào thường xuyên hoạt động. 3) 3 buổi nhóm thờ phượng trong tuần: tại Hội Thánh, khu chợ Sát- đa, vốt, khu chợ vòm Cũ. 4 ) Đẩy mạnh truyền giáo và hướng tới những thành phố có đông người V.N sinh sống 5 ) Năm Thanh Niên
  • 19. 19 HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG TẠI VIỆT NAM Nhằm tiện cho các con cái Chúa liên lạc với Hội Thánh Chúa khi về Việt Nam hoặc truyền giảng cho người thân mình ở nhà. Chúng tôi xin gởi quý bạn đọc số điện thoại liên lạc tại các tỉnh thành ở Việt Nam. Các tỉnh miền Nam: Mục sư Huê : +84 163 458 5438 Các tỉnh Tây Nguyên và Ninh Bình Anh Phiero: +84 167 626 2652. Các tỉnh Nam trung bộ: Mục sư Giô-suê: +84 97 579 1097 Các tỉnh Bắc Trung Bộ Anh Mừng: +84 169 921 9530 Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam. Mục Sư Dũng : +84 169 895 5461 Các tỉnh Đông bắc + khu vực Đông anh HN và tỉnh Bắc Ninh Mục sư Hoàng : +84 97 341 2984 Các tỉnh Tây Bắc Mục Sư Bảo: +84 120 212 4411 Các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Mục Sư Nghĩa : +84 97 354 3794 Khu vực Long Biên, Gia Lâm Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Anh Phê : +84 166 914 0245 Các quận huyện và các tỉnh thành còn lại, có thể liên lạc với Anh Thiện +84 93 5369345. LỊCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG TUẦN Từ ngày 01/07 đến ngày 07/07 01. Châm ngôn 31, Cô-lô-se 4, 1Các vua 15-16 02. Thi-thiên 1, Ma-thi-ơ 1, 1Các vua 17-18 03. Thi-thiên 2, Ma-thi-ơ 2, 1Các vua 19-20 04. Thi-thiên 3, Ma-thi-ơ 3, 1Các vua 21-22 05. Thi-thiên 4, Ma-thi-ơ 4, 2Sử ký 20-21 06. Thi-thiên 5, Ma-thi-ơ 5, 2Các vua 1-2 07. Thi-thiên 6, Ma-thi-ơ 6, 2Các vua 3-4 LỊCH SINH HOẠT CỦA HỘI THÁNH Lịch sinh hoạt từ ngày 01/07 – 07/07 Ngày CHƯƠNG TRÌNH 01/07 02/07 Cầu nguyện kiêng ăn tại Hội Thánh ( Từ 13.00-18.00 ) Ca đoàn (18h30-20h30) 03/07 NHÓM TẾ BÀO 04/07 NHÓM THANH NIÊN 05/07 06/07 TRUYỀN GIẢNG CÁC NƠI 07/07 13h30 : Thờ phượng với HT lớn 18h30: Hội Thánh Việt Nam THÔNG CÔNG : Ban Biên Tập kêu gọi các bạn gởi bài viết, lời làm chứng về ơn phước Chúa và về những gì Chúa ban cho trong thời gian qua về địa chỉ Email noisanmuagat@yahoo.com Hoặc liên hệ với anh Huỳnh Trần Ngọc Hùng SĐT: 8968 898 5238 tại Hội Thánh. Chúng tôi gởi lời cảm ơn chân thành đến quý con cái Chúa đã gởi bài viết, lời làm chứng, lời cảm tạ về cho chúng tôi trong thời gian vừa qua. Nguyện Chúa sẽ ban ơn và thêm sức trên quý vị luôn.
  • 20. 20 GỞI CÁC BẠN THÂN HỮU Nếu các bạn đọc tờ nội san này có sự thôi thúc muốn tin nhận Chúa, hoặc bạn đã nghe ai đó làm chứng và lòng muốn tiếp nhận Chúa Jêsus làm Chúa làm chủ đời sống bạn. Mời các bạn cầu nguyện với Chúa theo như hướng dẫn sau : "Kính Lạy Chúa Giê-Xu, con biết con là người có tội, xin Chúa tha tội cho con. Con tin cậy Chúa là Đấng duy nhất có quyền cứu rỗi linh hồn con. Con cảm ơn Chúa vì Ngài đã chịu chết đền tội cho con, Ngài cũng đã từ cõi chết sống lại để ban sự sống vĩnh cửu cho con. Giờ đây con xin rộng mở tâm hồn và đời sống tiếp nhận Ngài làm Chúa Cứu Thế và Chúa của đời con. Xin Chúa đổi mới lòng con và dìu dắt con trên con đường theo Chúa suốt đời con. Con thành kính tạ ơn Chúa và cầu xin nhân danh Chúa Giê-Xu. A-men." Bạn thân mến! Bạn đã làm một quyết định thật đúng đắn, xin hoan nghinh và chúc mừng bạn trở thành con cái Chúa. Mời bạn hãy mạnh dạn tìm đến Hội Thánh Tin Lành gần nơi bạn nhất để nhận sự giúp đỡ về học hỏi Kinh Thánh. Nếu bạn ở Moscow thì mời bạn hãy đến với chúng tôi theo Địa chỉ : Yл. Павла Корчагина, дом 2a hoặc gọi điện cho chúng tôi theo số 8905 534 4475 để được hướng dẫn thêm. HỘI THÁNH TIN LÀNH LỜI SỰ SỐNG VIỆT NAM MOSCOW Địa chỉ :Yл.Павла Корчагина, дом 2a Tel: 8905 534 4475. Cách đi : Lên khỏi Метро Рижская, đi bộ 50m đến bến Avtôbuýt số714, đi 5 bến, đến bến: 1-й Рижский переулок. THỜ PHƯỢNG CHÚA VÀO CHÚA NHẬT HẰNG TUẦN : 18:30 – 21:30 Thân mời mọi người đến với Hội Thánh trong các buổi nhóm để cùng nhau ca ngợi tôn vinh Chúa, chia sẻ niềm tin, trò chuyện tâm tình, sinh hoạt thờ phượng Chúa, nghe lời giảng do các Mục sư đầy ơn chia sẻ. Rất vui mừng được đón tiếp quý vị. Về nội san: Nội san MÙA GẶT phát hành nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu chia sẻ niềm tin của các con cái Chúa trong Hội Thánh, thông báo các tin tức trong Hội Thánh, bày tỏ Tình Yêu, cung ứng nhu cầu thông công lẫn nhau, nhằm giúp cho con cái Chúa có một đời sống chiến thắng và nhận được phước hạnh từ Thiên Chúa. LƯU HÀNH NỘI BỘ