SlideShare a Scribd company logo
1 of 85
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM
KHOA DU LỊCH
LỚP 09DL1
---o0o---




TÀI LIỆU THUYẾT MINH
LIÊN TUYẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(LƯU HÀNH NỘI BỘ)




        SVTH:
          1. Dương Võ Trân Châu
          2. Trần Hồ Trúc Duy
          3. Nông Thị Diễm My
          4. Vũ Nguyễn Thanh Sơn
          5. Nguyễn Văn Thuyền




Tháng 3 năm 2011.
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.


LONG AN


    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH
Long An ngày nay có lịch sử hình thành và phát triển khá sớm so với nhiều vùng đất khác ở Nam bộ. Khi
Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược năm 1698, lúc bấy giờ Long An thuộc phủ
Gia Định, huyện Tân Bình. Năm 1832, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng đối với Long An là việc
thành lập phủ Tân An gồm hai huyện Thuận An và Phước Lộc. Trên địa bàn cơ sở này, hai tỉnh Tân An
và Chợ Lớn được thành lập từ sau khi thực dân Pháp xâm lược và đến năm 1957, hai tỉnh Tân An và Chợ
Lớn được sát nhập thành Long An như ngày nay.
Không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây mang phù sa bồi đắp cho
những vườn cây trái trĩu quả quanh năm, Long An còn có những cánh đồng lúa tốt tươi, bạt ngàn, hệ sinh thái động thực
vật đa dạng. Tất cả đã tạo nên một bức tranh làng quê Long An yên bình, mát dịu và trù phú.
         Thuyết minh về Sông Vàm Cỏ:
                      + Vàm: là nơi hội tụ các nhánh sông, thường là Ngả 3 sông.
                      + Về tên Vàm Cỏ: có nhiều cách giải thích về tên gọi này, trên đại thể có 2 cách giải thích như sau:
   •     “Trước kia, bờ đất ven Vàm có rất nhiều cỏ, dân chúng thấy vậy gọi là VÀM CỎ”.
   •     “theo tiếng Khmer: (hỏi Hướng dẫn) ...............................................................................................................
   .................................................................................................................................................................................
   .................................................................................................................................................................................
LỊCH SỬ
         Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy
ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ
sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc
biệt là quần thể Cụm di tích Bình Tả. Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo văn hoá Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ
1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm
chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp..
       Trong thời kỳ Pháp thuộc, dân chúng Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy
Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bốt của người Pháp.
         Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
   Cách TP.HCM 47km, Long An là của ngõ của đồng bằng sông Cửu Long.
        Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km.
        Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.
        Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
        Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
DÂN SỐ
   Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Long An là 1.436.914 người.
DIỆN TÍCH
   Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.493,87km².
DÂN TỘC
         Long An đông dân, chủ yếu là người Việt (kinh) và đồng bào gốc Khmer ở phía Tây.

                                                                                                                                                                                       2
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
TÔN GIÁO
      Long An có 4 tôn giáo đông người theo là đạo Phật, Kitô giáo, đạo Cao Đài, đạo Tin Lành..
LỄ HỘI
      Lễ Cầu Mưa
      Thời gian: 18/4 âm lịch.
      Địa điểm: tại một số vùng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh.
      Đặc điểm: Lễ cầu mưa có hai phần: phần lễ theo nghi thức lễ truyền thống và phần hội là các cuộc đua
      ghe trên sông rạch (Ghe đua bằng tre thon dài, chứa được 20 tay bơi), cũng có nơi làm lễ rước rồng.
             Sau khi đua ghe, dân chúng kéo về đình làng làm lễ cúng thần linh và tổ chức ăn uống vui
      chơi, hưởng lộc.
      => Nhìn chung, lễ hội chỉ mang tính chất địa phương, không có giá trị về du lịch.
TÀI NGUYÊN DU LỊCH
      + Di tích lịch sử cấp quốc gia
   1. Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức: đây là một quần thể kiến trúc cổ đầu TK 19 còn lại
      tương đối nguyên vẹn, được nhân dân địa phương và dòng họ Nguyễn Huỳnh thường xuyên tu tạo.
      Với lối kiến trúc mang đậm văn hóa cổ truyền, nơi đây còn lưu giữ những di vật quý từ hơn 200 năm
      trước như chiếu chỉ, sắc phong, khánh cổ, kiệu, ghế do Vua Xiêm tặng,...Là một điểm đến khá hấp
      dẫn.
   2. Chùa Tôn Thạnh: ngôi chùa cổ nhất ở LA, xây năm 1808 với nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật
      mang phong cách TK 19, đặc biệt là pho tương Bồ Tát Địa Tạng được đúc bằng đồng. Chùa từng là
      nơi Nguyễn Đình Chiểu sống ở những năm 1859 – 1861.
   3. Nhà Trăm Cột.(68 cột tròn, 12 cột vuông bằng gỗ và 40 cột gạch ở ngoài hiên).
   4. Di tích Vàm Nhựt Tảo
   5. Cụm di tích Bình Tả: cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả, thuộc huyện Đức Hòa.
      (Non nước Vn, tr.646)
   6. Chùa Phước Lâm:còn gọi là chùa Ông Miêng với hơn 40 pho tượng và nhiều bao lam, hoành phi, liễn
      đối được sơn son thiếp vàng rực rỡ, phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam bộ.
   7. Di tích lịch sử Bình Thành.(Xanh.tr36)
   8. Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hoà. (Xanh.tr39)
   9. Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong.(Xanh.tr40)
   10. Di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến. .(Xanh.tr38)
   11. KHU DU LỊCH SINH THÁI LÀNG NỔI TÂN LẬP : Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập thuộc xã
       Tân Lập, huyện Mộc Hóa, cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía Nam. Với diện tích 135
       ha và vùng đệm rộng 500 ha, được quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 100 tỷ đồng để xây dựng
       khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung.
       Dự kiến trong tương lai nơi đây sẽ hình thành 11 khu chức năng như: khu di trú động vật hoang dã,
       khu bảo tồn tự nhiên, trung tâm giáo dục môi trường, khu lâm viên, khu nhà nổi … Du khách đến
       tham quan sẽ được hòa mình vào thiên nhiên đặc thù của vùng sông nước Nam Bộ và những dịch vụ
       kỳ thú của làng nổi Tân Lập.
      + Di tích lịch sử cấp tỉnh: có khoảng 15




                                                                                                        3
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.



                                   CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH SINH THÁI
                Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười
                                    Làng nổi Tân Lập - chợ huyện Mộc Hóa.
                                                   (thời gian: 1 ngày)
Bao gồm:
- Tham quan hệ sinh thái rừng tràm tự nhiên và nhân tạo dọc theo Quốc lộ 62 thuộc các huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa.
- Đi tàu du lịch tham quan Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười (1.041 ha) - Rừng tràm
nguyên sinh - Vườn dược liệu tập trung - Phòng thí nghiệm và xưởng sản xuất dược liệu. Đoàn dùng cơm trưa. Nghĩ ngơi.
- Đi bằng xuồng hoặc theo các đường dẫn bộ tham quan khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập với hệ rừng tràm đặc dụng, những
đồng sen tự nhiên, những dãy lúa trời xanh biếc và nhiều loại động, thực vật phong phú tạo nên hệ sinh thái rất riêng biệt cho
cảnh quan Tháp Mười.
- Tham quan chợ huyện Mộc Hóa và cửa khẩu Bình Hiệp quý khách sẽ được tiếp cận, tìm hiểu về đời sống dân cư vùng biên giới
giáp với Vương quốc Campuchia. Đặc biệt ở nơi đây quý khách sẽ được thưởng thức các loại món ăn đặc trưng như: đá chanh
mật ong tự nhiên, sirô bụp giấm, cá lóc nướng trui cuốn lá sen, rau rừng, canh chua bông điên điển … mua sắm các loại thảo
dược, mật ong thiên nhiên …



                                            CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
                         Chùa Tôn Thạnh - Nhà Trăm Cột - Bảo Tàng tỉnh Long An
                                          Lăng mộ cụ Nguyễn Huỳnh Đức.
                                                   (thời gian: 1 ngày)
 Bao gồm:
- Tham quan di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Tôn Thạnh - một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, nơi nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình
Chiểu đã từng sống, dạy học và sáng tác bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nổi tiếng đã đi vào sử ca của nước ta.
- Tham quan di tích kiến trúc cấp quốc gia nhà Trăm Cột - ngôi nhà có kiến trúc cổ rất độc đáo với hơn 100 cột bằng gỗ quý như:
gõ, cẩm lai … Đoàn dùng cơm trưa với các món ăn đặc sản của vùng biển Cần Đước. Nghĩ ngơi.
- Quý khách tiếp tục chương trình tham quan Bảo tàng tỉnh Long An - nơi trưng bày các hiện vật - di chỉ khảo cổ học về nền văn
hóa Óc Eo.
- Viếng và tham quan khu lăng mộ cổ Nguyễn Huỳnh Đức - người đã có công với triều đình nhà Nguyễn và là nơi thờ tự của dòng
họ Nguyễn Huỳnh - tại đây quý khách được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc và những cổ vật quý cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ
XIX được công nhận là di tích quốc gia.



    ĐẶC SẢN (Xanh, tr.197)
    1. Gạo Nàng Thơm – Chợ Đào: Cần Đước là huyện trọng điểm lúa gạo, giống lúa Nàng Thơm được nhiều nơi
trong cả nước trồng. Nhưng thơm ngon nhất là Nàng Thơm Chợ Đào (xã Mỹ Lệ). Cơm gạo Nàng thơm ăn với cá bống
kèo ho tộ là đặc sản địa phương.
   2. Rượu đế Gò Đen
   3. Dưa hấu Long Trì
   4. Mắm còng
   5. Lạp xưởng Cần Giuộc


    DỊCH VỤ LƯU TRÚ
   Khách sạn Bông Sen
       Địa chỉ: 7 Võ Công Tồn, Tx. Tân An, Long An
                                                                                                                          4
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
        Điện thoại: 3821 322/ 3826 439 Fax: 3822 985
    Khách sạn Mộc Hóa
        Địa chỉ: 72 Trần Hưng Đạo, H. Mộc Hóa, Long An
        Điện thoại: 3841 239 Fax: 3841 238
    Khách sạn Du lịch Công Đoàn Long An
        Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Bình, Tx.Tân An, Long An
        Điện thoại: 3821 779 Fax: 3826 397


     NHÀ HÀNG
    Nhà hàng Bông Sen
            Địa chỉ: 7 Võ Công Tồn, Tp. Tân An, Long An
            Điện thoại: 382 1322
    Nhà hàng Thủy Tạ
            Địa chỉ: 51 đường 4, Tp. Tân An
            Điện thoại: 3521 888
    Nhà hàng Phương Tuyền
            Địa chỉ: 8 Võ Công Tồn, Tp. Tân An, Long An
            Điện thoại: 382 6634
    Nhà hàng Song Nguyên
            43E/1 Khu 5, Tx. Tân An
            Tel: (84-72) 385 0500
    Nhà hàng Thanh Thủy
            11A/25 Quốc lộ 1, phường 4, Tx. Tân An
            Tel: (84-72) 382 9473


     CÔNG TY LỮ HÀNH ĐỊA PHƯƠNG
    Cty Du lịch Long An
        Địa chỉ: 112 Cách Mạng Tháng Tám, Tx. Tân An
        Điện thoại: 3826 227/ 3826 425 Fax: 3822 985


     DỰ ÁN DU LỊCH
        Tỉnh đang từng bước kêu gọi đầu tư các dự án du lịch lớn, xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí để
phục vụ khách du lịch như: khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, khu dịch vụ giải trí Hồ Khánh Hậu … Bên cạnh đó,
tỉnh cũng phát triển làng nghề gắn với du lịch, kết hợp các tour du lịch để giới thiệu văn hóa của Long An với du khách
và bạn bè quốc tế.
        Dự án số
        - Tên danh mục công trình, dự án kêu gọi đầu tư: điểm du lịch đồn Rạch Cát.
        - Địa điểm: xã Long Hựu, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
        - Diện tích: 100 ha.
        - Nội dung kêu gọi xã hội hóa:

                                                                                                                 5
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
              + Nhà nước quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng.
              + Kêu gọi đầu tư vào các khu chức năng phục vụ tham quan du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ
              dưỡng, hội nghị, hội thảo, cắm trại, nuôi trồng bảo tồn sinh thái.
       - Tổng vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng.
       - Thời gian đầu tư: 50 năm.
       - Hình thức đầu tư: 100% vốn doanh nghiệp.
       - Chính sách ưu đãi đầu tư: theo quy định hiện hành.


HAPPY LAND:


    CHUYÊN ĐỀ:
        Cần Đước cũng được xem là một trong nhừng cái nôi của đờn ca tài tử, hiện ở đình Vạn Phước có thờ
linh vị của ông Nguyễn Quang Đại một nhạc quan triều đình nhà Nguyễn, trên đường xuôi Nam đã dừng
chân tại Cần Đước chỉnh lý, sáng tác các bài bản tổ của nhạc lễ, nhạc tài tử và truyền dạy cho nhiều thế hệ
học trò lưu truyền các đời sau như nhạc Giai, nhạc Láo nổi tiếng...thành ngữ phổ biến ở lục tỉnh nam kỳ
"Đờn nhứt xứ, võ vô địch" là để xưng tụng người Cần Đước xưa hào hoa và nghĩa hiệp.


Vàm Nhật Tảo:
       Nơi đây ngày 10/12/1861 người anh hùng xuất thân từ nghề chài lưới Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy
nghĩa quân đốt cháy chiến hạm Lorcha thuộc đoàn tàu Espérauce gây chấn động lớn vì đầu tiên nghĩa quân
Việt Nam đánh đắm tàu Pháp với trang thiết bị hiện đại.
        Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch (1838-1868) ở làng Bình Nhật-tỉnh Gia Định (nay là
xã Bình Đức -huyện Bến Lức - Long An ). Năm 1861 ông tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp, sau
khi đồn Chí Hòa thất thủ ông về Long An dưới sự lãnh đạo của Trương Định cùng nghĩa quân chống Pháp.
Khi 3 tỉnh miền Đông mất ông ra Bình Định nhận chức lãnh binh, đến năm 1867 ông về Hà Tiên giữ chức
thành thủ úy. Đêm 16/6/1868 ông chỉ huy đánh đồn Rạch Giá và làm chủ trận thế trong 5 ngày sau đó rút ra
Phú Quốc. Sau nhiều trận giao tranh ác liệt, nghĩa quân bị thiếu lương thực, ốm đau nên ông đã tự ra nộp
mình và bị giải về Sài Gòn, giặc nhiều lần dụ hàng nhưng ông khẳng khái nói “Khi nào nhổ hết cỏ nước Nam,
mới hết người Nam đánh Tây”.
       Ngày 27/10/1868 Pháp đã hành hình ông tại Rạch Giá. Nho sĩ Huỳnh Mẫn Đạt đã có bài thơ điếu:
                                     Hỏa hồng Nhựt tảo oanh thiên địa
                                 Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.


Nhà máy dệt Long An:
       Đây là một nhà máy dệt lớn nhất ở miền Nam, sản phẩm của nhà máy chủ yếu phục vụ cho nhu cầu
trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu hàng sang nước ngoài.
       Sản phẩm may sẵn của nhà máy cũng được ưa chuộng trên thị trường. Nguồn nguyên liệu của nhà máy
dựa vào cánh đồng bông ở đồng bằng Sông Cửu Long. Ở nước ta, cánh đồng bông lớn nhất là ở Phan Rang.
Nơi đây có viện nghiên cứu về kỹ thuật trồng bông ở Việt Nam.
       Nằm gần khu vực Cầu Voi cách Tp.Hồ Chí Minh (40km) là nhà máy Dệt khá lớn của tỉnh Long An,
được trang bị máy móc hiện đại, đặc biệt là dệt loại vải Katê Long An. Nhà máy dệt Long An được nhiều
người biết đến vì đây có đội bóng chuyền nữ đẳng cấp A1 toàn quốc.


                                                                                                      6
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Cầu Tân An:
        Cầu dài 406m, bắt qua sông Vàm Cỏ Tây, cũng bắt nguồn từ Campuchia, gặp sông Vàm Cỏ Đông ở
Cần Đước, (vịnh Gành Rái- cửa Soài Rạp) đổ ra biển đông. Nếu như chúng ta đi từ Tp.Hồ Chí Minh về thì
bên trái của cầu Tân An theo hướng sông Vàm Cỏ Tây đi ra hướng biển khoảng 10km gặp một địa danh có
tên gọi là Vàm Nhật Tảo nơi Nguyễn Trung Trực đã làm nên một chiến thắng vang dội vào năm 1861 là đốt
cháy tàu Hy Vọng của Pháp.
       Trên Vàm Nhật Tảo ngày 10-12-1861 người anh hùng xuất thân làm nghề chài lưới, Nguyễn Trung
Trực đã tổ chức một đám cưới diễn ra trên thuyền do chính ông làm chú rễ, trong đó ông tinh ý cho chiếc
thuyền của mình cập sát con tàu Lorcha thuộc đoàn tàu Espérance (Tàu hy vọng). Ông cùng cô dâu xin phép
được lên tàu mời thuyền trưởng món ăn đặc sản của Long An là “Mật ong và trứng gà”. Trong lúc thuyền
trưởng thưởng thức, ông chém đầu, cùng lúc quân lính của ông đã leo lên đốt cháy chiếc tàu gây chấn động
lớn cho thực dân pháp. (Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 tại làng Bình Nhựt,
huyện Cửu An, Phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, Long An). Năm 1861 tham
gia lực lượng kháng chiến chống Pháp, sau khi đồn Chí Hòa thất thủ, ông đứng đầu nhóm Pháp Tây An,
thường gọi là Quản Lịch, dưới sự chỉ huy của Trương Định. Khi ba tỉnh Miền Đông mất, ông ra Bình Định
nhận chức lãnh binh, giữa năm 1867 về lại Hà Tiên, giữ chức thành thủ úy. Đêm 16-06-1868 ông chỉ huy
đánh đồn Rạch Giá làm chủ trong 5 ngày, sau đó rút ra Phú Quốc. Tại đây nhiều trận giao chiến nghĩa quân
trongthế bị bao vây, lương thực cạn, bị đau ốm, đói khát, sức khoẻ kiệt quệ, ông tự ra nộp mình và tự giải về
Sài Gòn, giặc dụ ông hàng và ông đã khẳng khái nói “ Khi nào nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam
đánh Tây”.
      Ngày 27-10-1868 giặc đã hành hình ông tại Rạch Giá. Nhân dân đã lập đền thờ ông tại Rạch Giá, Phú
Quốc và quê hương ông. Đương thời nho sĩ Huỳnh Mẫn Đạt có làm thơ biếu ông:
                                    Hỏa hồng Nhựt tảo oanh thiên địa
                                   Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần.
Gò Đen
        Gò Đen thuộc xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thị tứ đầu tiên của huyện Bến Lức, nơi
nổi tiếng rượu đế. Ở hai bên đường của khu vực này có bày bán rất nhiều dựng trong những can nhựa. Có hai
giả thuyết nói đến Gò Đen.
         Giả thiết thứ nhất: Vùng này trước kia người ta nuôi vịt nhiều tối lại họ thường đốt đèn trên Gò để coi
vịt, thế thì người đi qua lại trên đường thấy có ánh sáng lấp lánh gọi đó là Gò Đêm hay còn gọi là Gò Đen.
       Giả thiết thứ hai: Nơi đây vốn nổi tiếng là rượu đế. Trước đây vào thời thuộc Pháp cấm nấu rượu đế,
không cho sản xuất ra loại rượu nếp nhưng nhân dân ta trốn lén lên Gò cao, nơi có những lùm cây rậm rạp, tối
tăm để mà nấu cho ra loại rượu rất ngon. Từ đó có tên rượu Gò Đen.




                                                                                                           7
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.


                                           TIỀN GIANG
        SÔNG CỬU LONG: Theo giả thuyết: sông này có tên là sông Cửu Long vì: Sông này bắt nguồn từ Tây
Tạng (cao hơn 5000m so với mực nước biển); trải qua Trung Quốc, Lào, Campuchia và đổ vào Nam Bộ. Sông
có tên khác là MêKông (dài 4220km) phiên âm từ tiếng Lào là Mè Khoỏng, nghĩa là “sông Mẹ”. Khi chảy qua
lãnh thổ Việt Nam theo 9 cửa (9 đầu rồng): trong đó chảy vào sông Tiền là 6 cửa (cửa Tiểu; Cửa Đại; Cửa Ba
Lai; Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên; Cửa Cung Hầu); sông Hậu 3 cửa (Cửa Định An, Trần Đề Và Bát Xát).
Nên gọi là Cửu Long. Đây là vùng đất được hình thành do sự bồi đắp của con sông Mê Kông và đây cũng là
vùng châu thổ lớn nhất nước.


    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH:
LỊCH SỬ:
       Ngay từ thế kỉ 18, phố chợ Mỹ Tho đã là nơi buôn bán nổi tiếng, ghe thuyền ở các ngả sông, biển đến
đậu đông đúc làm thành một đô hội rất phồn hoa huyên náo.
       Mỹ Tho là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang hình thành vào năm 1679. Ngày nay còn dấu vết một khu
thương mại cổ nằm trên đường Nguyễn Huỳnh Đức, thuộc phường 2 và phường 8. Hồi ấy gọi là Mỹ Tho đại
phố. Năm 1791, đại phố này được xây dựng lại.
      Đây là khu phố do chính người Việt người Hoa Minh Hương, cánh Dương Ngạn Địch lập nên. Mỹ
Tho Đại phố là một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ vào giữa thế kỷ 17 và Mỹ Tho Đại Phố,
Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố ngày nay ở Biên Hòa) và Hà Tiên.
        Vào 3 thế kỷ trước, Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh dẫn quân từ Nam Vinh (Phnôm
Pênh ngày nay) ghé qua cù lao Cây Sao và sau đó, trên đường về đất Đồng Nai, khi qua Rạch Gầm (sách cũ
gọi là Sầm Khê) thuộc huyện Kiến Đăng, đất Mỹ Tho xưa thì bị bạo bệnh, trút hơi thở cuối cùng. Tên Rạch
Gầm là do xưa kia cọp rất nhiều cọp thường hay kêu gầm nên một thời được gọi là Rạch Cọp Gầm, về sau
người ta bỏ tiếng cọp, còn gọi là Rạch Gầm. Đây là nơi nổi tiếng với những trận đánh ác liệt trong kháng
chiến chống Pháp thời nhà Nguyễn và chiến thắng của Tây Sơn đập tan đoàn quân xâm lược Xiêm thời chúa
Nguyễn.
        Ba sông chính chảy qua Tiền Giang: sông Tiền, Gò Công, Bảo Định đã bồi đắp phù sa, biến đất đai
vùng này trở nên phì nhiêu. Giữa sông Tiền lộng gió, nổi lên một hòn đảo nhỏ, có tên Cù Lao Thới Sơn, cây
ăn trái xum xuê. Là miệt vườn nổi tiếng của xứ sở cây trái Nam Bộ và sản vật trà mật ong thanh nhiệt thật
thơm ngon.
        Nằm ở đoạn sông Tiền, giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, chợ nổi Cái Bè sầm
uất từ lâu là điểm mưu sinh quen thuộc của người dân vùng sông nước Cửu Long. Hàng ngày có khoảng 400
thuyền lớn chở đầy hàng hoá neo hai bên bờ chờ thương lái. Trên sông, hàng trăm thuyền nhỏ xuôi ngược như
mắc cửi, buôn bán rộn ràng.


Diện tích: 2367 Km2
Dân số: Dân số 1.670.216 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009)
Dân tộc: Việt, Hoa, Khmer, ...
Tôn giáo: Nho, Phật, Công giáo, Tin lành, Hòa hảo, Cao đài,..


VỊ TRÍ:
       Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre và
tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp Biển Đông.

                                                                                                     8
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
        Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km.
Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả ĐBSCL, là địa bàn
trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một
tỉnh có nền kinh tế phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
       Khí hậu Tiền Giang có hai mùa rõ rệt , đó là mùa mưa và mùa khô . Nhiệt độ trung bình là 27 độ C ,
lượng mưa trung bình là 2300 mm/ năm
       Các sông chính là sông Tiền , sông Gò Công , sông Bảo Định và một mang lưới kênh đào thuận lợi
cho giao thông đường thủy . Từ Tiền Giang có thể đi TP. Hồ Chí Minh hoặc Phnôm Pênh bằng đường
sông .Đường bộ chính là quốc lộ 1A chạy xuyên qua cac tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long


TÀI NGUYÊN DU LỊCH:
        Là tỉnh có tiềm năng hàng đầu về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt.Thế
mạnh chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: Gò Thành (thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau công
nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ và đền chùa: lăng
Trương Định, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ, ...Các điểm du
lịch sinh thái như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng
Tháp Mười, biển Gò Công.
1. DI TÍCH Rạch Rầm – Xòai Mút
       Khu di tích được khánh thành năm 2005 để kỉ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút
20.1.1785 – 20.1.2005
      Khu di tích thuộc địa phận ấp Đông , xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang ,rộng gần 2 ha, hơn
một nửa diện tích để xây dựng các nhà trưng bày .
       Trận thủy chiến diễn ra trên sông Tiền ( sông Mỹ Tho ) nay thuộc địa phận bốn xã là Kim Sơn , Thới
Sơn , Song Thuận , Bình Đức của huyện Châu Thành cách Thành phố Mỹ Tho 7km
      Tại đây Nguyễn Huệ đã chỉ huy đội quân từ Quy Nhơn vào Mỹ Tho. Đêm 19 rạng 20.1.1785 đã nhấn
chìm hàng trăm chiến thuyền của giặc , tiêu diệt hàng van quân Xiêm và hàng ngàn tàn quân của Nguyễn
Anh.
        Để kỉ niệm chiến thắng vang dội đó , tại khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút đã xay dựng tượng đài
chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút . Tượng đài cao 8 m , nặng 20 tấn bằng đồng màu với ba nhân vật : ở giữa
là vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ tay đang vuốt gươm , bên trái là hình ảnh người nông dân Định Tường
chèo thuyền hỗ trợ chiến đấu còn bên phải là hình ảnh võ công Tây Sơn giương cung bắn vào kẻ thù
       Dưới chân nhóm tượng đái này là một loại hình kiến trúc dạng đền . Bên ngoài đền co dải phù điêu
bằng đồng màu nặng 6 tấn phác họa lên từ hình ảnh con người và chim lạc được cách điệu từ mặt trống đồng
       Cổng và tường rào của khu di tích có hình ảnh những chiến thuyền gợi cho ta có cảm giác mình đang
chứng kiến cảnh thủy chiến diễn ra nơi đây
        Tiếp theo du khach sẽ được tham quan nhà trưng bày số 1. Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật như
súng thần công là hiện vật phục chế còn các hiện vật khác là nguyên bản . Trong nhà trưng bày có dải tranh
ghép gốm màu với 1440 viên gạch ghép lại với nhau được nung ở nhiệt độ 1100OC . Dải tranh ghép cao
1.8m , với diện tích 57 m2 .Nội dung gồm 4 chương nói về quá trình khẩn hoang , lập ấp , trận thủy chiến ,
khúc khải hoàn. Ngoài ra còn có mang phù điêu với diện tích 13 m2 phác hoa lên từ hình ảnh chim muông và
cây trái của vùng quê sông nước Tiền Giang
       Ngoài ra ở đây còn có ngôi nhà cỏ Nam Bộ cất theo kiểu ba gian và hai chái . Ngôi nhà có diện tích
225 m2 , có 48 cây cột trong đó có 24 cây cột tròn và 24 cây cột vuông biểu tượng cho mẹ tròn con vuông . Ở
giữa nhà có bàn thờ tổ tiên , phía trước có bộ ghế trường kỉ làm cho ta liên tưởng đến phong tục ăn coi nồi
ngồi coi hướng . Ngày xưa những người lớn tuổi có thể ngồi ở đây uống trà và trò chuyện ; đặc biệt con dâu
và con gái không được lên nhà trên.

                                                                                                        9
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.


2. Trại Rắn Đồng Tâm
       Sau khi dùng điểm tâm sáng, anh Nguyễn Đình Lam ,hướng dẫn viên địa phương dã dẫn đoàn đến
tham quan trại rắn Đồng Tâm . Nơi đây cách Thành phố Mỹ Tho 12 km . Trại rắn thuộc địa phận xã Bình Đức
huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang khoảng 3 ha.
       Đây là trung tâm nuôi rắn lớn lấy nọc xuất khẩu , kết hợp trồng nhiều loại cây dược liệu và nghiên cứu
chữa bệnh rắn cắn cho nhân dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long . Bên cạnh đó , nơi đây còn là một khu
vườn thật đẹp – tổ ấm cho đủ các loại chim và động vật quý hiếm tại Nam Bộ ,
       Trước kia đây là căn cứ quân sự của Mĩ có tên là Đồng Tâm; ngày xưa người dân thường gọi nay là
vành đay trắng. Nơi nay có địa thế hiểm trở thường diễn ra những trận đánh cá liệt giữa lực lượng cách mạng
và Mỹ-Ngụy. Khu căn cứ rộng 15 hecta. sau năm 1975, được bàn giao về quân khu 9, một người có tên là
Huỳnh Văn Diệp tức trung tá Huỳnh Văn Diệp đã thành lập ra nơi nuôi rắn lớn nhất mi ền Nam.
       Trước đây khi “ ông Tư Được “ còn quản lý thì ông đã sưu tầm được rất nhiều loại rắn và trăn. Sau khi
ông mất thì người khác lên thay ông số rắn đã giảm dần. Hiện nay ở đây có khoảng 6 loài rắn như : hổ mang ,
hổ chúa , mái rầm , lục đầu dồ , rắn nước , rắn bông súng.
        Khi ta đi thấy rất nhiều loại rắn được nuôi ở nhiều môi trường khác nhau; chẳng hạn như tại một hốc
cây người ta làm một long sắt để thả một con rắn vào doing trong môi trường thiên nhiên này để rắn đẻ và ấp
trứng thành con; hoặc có những khu vực được tạo ra những giống sống hoang dã và trồng rất nhiều cây cối để
mà thả rắn vào sống trong môi trường thiên nhiên.
        Tới nay quý khách sẽ thấy được loài rắn độc nhất là rắn hổ chúa. Trước nay, rắn hổ chúa ở nay không
nhiều nhưng bay giờ thì rắn hổ chúa đã được nhân giống ra rất nhiều. Nọc độc của rắn hổ chú khi chạm vào
cơ thể chúng ta thì khoảng 2 phút sau cơ thể ta hoàn toàn bị tê liệt, rắn hổ chúa có rất nhiều biệt tài là bò dưới
nước hoặc leo lên cây.
        Ngoài rắn hổ chúa, còn có rắn hổ mang, hổ ngựa, hổ mèo, hổ đất. Để phân biệt rắn hổ chúa và hổ
mang; hổ mang có thân hình nhỏ và ngắn hơn hổ chúa và khi ngóc đầu lean nó có hình trăng tròn; còn hổ mèo
thì cũng ngóc đầu và phùng mang nhưng không có hình trăng tròn mà có 2 vòng tròn nên người ta thường gọi
rắn mắt kính. Nọc độc rắn hổ mang thì không bằng rắn hổ chúa. Vì vậy khi nộc độc rắn hổ mang chạm vào cơ
thể thì 10-15 phút thì nọc độc mới lam truyền làm tê liệt cơ thể. Ngoài ra khi bắt mồi không can tiếo xúc trực
tiếp mà có thể phun nọc độc xa 2 m.
       Ta thấy rắn đầu có hình tam giác và có khoan trắng và đen là bò cạp nia
       Còn loại có khoan vàng và đen gọi là bò cạp nông.
       Còn loại có màu xanh lục như lá cây đó là rắn lục. Có 2 Lọai chính là: rắn lục day khuôn và rắn lục
vời.
       Giá thịt rắn dao động từ 35 – 40 USD/ kg , thi trường tiêu thụ ở Châu Á chủ yếu là Đài Loan , Trung
Quốc , Hàn Quốc Trại rắn Đồng Tâm chủ yếu nuôi rắn lấy nọc không phải để tham quan.
       Với giá vé 10.000 đối với khách Việt Nam và 20.000 đối với khách nước ngoài , du khách sẽ được vào
tham quan trại rắn với các khu như :
        Khu nuôi rắn và trăn ở trong nhà gồm nhiều loài trăn và rắn khác nhau . Ở đây du khách co thể quấn
trăn lên mình va chụp ảnh lưu niệm
       Khu ngoài sân là khu nuôi rắn ở trong khoang bể nuôi bằng bê tông với rất nhiều loài rắn
      Khu phía sau la khu nuôi thú gồm nhiều loài như : công , khỉ , cá sấu , đà điểu . Đi vao đây du khách
có cảm giác như đi trong sở thú . Và đặc biệt hơn nữa tại đây còn co chu ba ba vang rất quý hiếm nặng
khoảng 30 kg chỉ còn hai con ở Việt Nam
      Khu nhà bảo tòan rắn là nơi trưng bày hầu như đầy đu các chủng loại rắn và được ngâm trong chất
phoocmon nên nhìn chúng sống động như vẫn còn sống

                                                                                                           10
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
          Tại đây du khách nên mua sắm vài sản phẩm từ rắn để làm quà cho người thân bởi hàng tốt và giá cả
hợp lý:
          Rượu rắn : 40.000đ/chai
          Cao trăn : 600.000đ/kg
          Cao rắn : 500.000đ/kg
          Cao khỉ : 300.000đ/kg
          Cobratax : 20.000đ/kg
          Rượu rắn lục : 100.000đ/chai
          Mật ong : 50.000đ/chai
          Mỡ trăn : 12.000đ/lọ
          Viên điều trị rắn cắn : 20.000đ/tuýp
          Bột rắn lục : 8000đ/lọ
          Bột rắn hổ : 70.000đ/lọ
          Bột cù lần : 80000đ/lo


3. Cù Lao Thới Sơn – Cồn Thới Sơn
        Nằm ở hạ lưu sông Tiền, Thới Sơn có diện tích khoảng 1.200 ha. Toàn xã Thới Sơn là một vùng
chuyên canh cây ăn trái, quanh năm được phù sa bồi đắp. Theo anh Huỳnh Văn Phương, Giám đốc Sở
Thương mại – Du lịch Tiền Giang, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Tiền Giang đã chủ trương phát triển du
lịch theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có tại địa phư
ơng. Công ty Du lịch Tiền Giang đầu tư năm tỷ đồng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các điểm du
lịch chính. Các hộ dân trong khu vực đã đóng góp mặt bằng, nhà cửa và hơn 100 chiếc đò với tổng trị giá hơn
20 tỷ đồng. Cách tổ chức du lịch theo mô hình này đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách, đồng thời huy động
được vốn và các tiềm lực khác trong dân. Phát triển du lịch ở cù lao Thới Sơn góp phần tạo thêm việc làm,
tăng thu nhập và nâng cao mức sống. Hiện nay, số hộ giàu, khá ở Thới Sơn chiếm tỷ lệ 78%, chỉ còn 2,7% số
hộ nghèo.
       Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ, đến mảnh đất này, người ta sẽ quên sự ồn ào, bí bức của
phố phường. Khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa
nước rậm rạp, giữa hàng thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình ngả bóng đón chào. Nếu muốn tản bộ, sẽ theo
những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê. Khách có thể ngồi trong những nhà
vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử. Đêm Thới Sơn thật huyền diệu với
đầy trăng, gió, sóng nước mênh mang. Khách có thể đi thuyền trên sông, ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi
đối ẩm trong tiếng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ.
        Những ngôi nhà của 6.000 người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ. Ðiểm du lịch của
nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây dựng với hàng cột gỗ căm xe;
mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên – Trừ – Mãn – Bình – Định – Chấp – Phá
– Nguy – Thành. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng
kỷ chạm trổ tinh vi, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng… Chung quanh nhà là vườn hoa cảnh
với nhiều cây bon-sai được trồng tỉa công phuD9ến Thới Sơn, khách được tham quan cách làm kẹo dừa bằng
phương pháp thủ công, mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương
trình du lịch sinh thái, người dân Thới Sơn còn giới thiệu với khách về văn hóa ẩm thực với các món ăn: cá
nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù…
       Năm 1995, Thới Sơn đón hơn 40.000 lượt khách, năm 1996 đón khoảng 80.000 lượt khách, năm 1997
đón 120.000 lượt và năm 2001 đón khoảng 200.000 lượt khách trong đó 65% là khách nước ngoài. Cô Lê
Trang, một người kinh doanh du lịch ở Thới Sơn cho biết, Thới Sơn thu hút được khách là nhờ chương trình,

                                                                                                     11
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
sản phẩm du lịch sinh thái ngày càng đa dạng, hoàn chỉnh và cách phục vụ chu đáo. Thới Sơn đang trở thành
điểm thu hút khách đến Tiền Giang.
        Theo kế hoạch, từ năm 2002 đến năm 2005, Công ty Du lịch Tiền Giang tiếp tục đầu tư năm tỷ đồng
để xây dựng cù lao Thới Sơn thành làng du lịch. Khách sẽ có dịp tham quan những làng nghề truyền thống với
các công cụ lao động, thô sơ, được phục chế. Bên cạnh, Thới Sơn mở rộng hơn nữa các điểm du lịch vệ tinh ở
các hộ dân; trồng cây ăn trái nhiều chủng loại, đủ cung cấp quanh năm cho du khách. Ðồng thời, vận động
nhân dân giữ lại các dụng cụ sinh hoạt bình dị, truyền thống như: bát sành, chén đá, đũa tre, đũa dừa, bình tích
đựng nước trong vỏ dừa… Thới Sơn là làng du lịch xanh đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long với vườn
cây, trời nước và tấm lòng hồn hậu, hiếu khách của người dân Nam Bộ.
        Từ bến phà 30-4, chúng tôi lại xuống thuyền đi thăm cồn Lân và ăn trái cây. Thuyền cập vào một bến
nhỏ, anh hướng dẫn viên đưa chúng tôi len lỏi qua những khu vườn mướt xanh với đủ loại cây: sapoche, nhãn,
chuối, sầu riêng… quả treo lủng lẳng.
        Khác với những ngôi nhà vườn nổi tiếng ở Huế, thường là nhà vườn văn hóa, vườn ở đây là vườn kinh
tế. Người dân Nam Bộ gắn bó cả đời mình với sông nước, vườn cây cũng vậy, nước sông theo các con rạch
nhỏ chảy vào từng khu vườn, từng gốc cây. Người ta trồng cây theo hàng như những ô trên bàn cờ, dưới các
hàng cây là hệ thống mương rạch rộng độ 5m, lan tỏa khắp vườn. Lúc triều lên nước sông chảy vào vườn
khiến du khách có cảm giác cá nhảy lên cả vườn cây. Lúc triều xuống, nước lại đổ ra sông, lòng mương chỉ
còn xâm xấp nước và một màu phù sa đỏ quánh. Cũng nhờ lớp phù sa này mà cây trái nơi đây quanh năm cho
trái ngọt.
        Chúng tôi được mời đến một khu vườn do công ty du lịch Tiền Giang bỏ vốn đầu tư nâng cấp. Nhiều
khách nước ngoài đang ngồi ăn trái cây ở đó. Mùa nào thức nấy nhưng thông thường chủ vườn sẽ mời khách
ăn 6 loại trái cây: thơm, chuối, thanh long, sapôchê, chôm chôm, nhãn. Khách ăn không hết, chủ vườn bỏ vào
trong túi, trao lại cho khách với lời cám ơn và câu chào: “see you again” rất ngọt ngào.
       Chúng tôi được mời ăn trưa trên một cù lao khác cách cồn Lân khoảng 20 phút đi thuyền, cồn Thới
Sơn. Nơi đây có một garden restaurant rất đẹp. Song cái hấp dẫn tôi nhất lại không ở kết cấu của cái nhà hàng
“thập nhị giác” này mà ở món cá tai tượng chiên xù và những bộ đồ bà ba trắng, đen của các cô phục vụ. Tiếp
viên của nhà hàng mặc đồng phục bà ba trắng, quần lụa đen nhẹ nhàng đi giữa các hàng ghế, lúc thêm chút
mắm, khi gắp ngọn rau nhút đặc sản vào bát du khách, lúc lại lúng liếng cười duyên khiến thực khách chưa ăn
đã thấy ngon.


5. Chùa Vĩnh Tràng
        Du khách đến Mỹ Tho mà không thăm chùa Vĩnh Tràng là một điều thiếu sót. Đây là ngôi chùa cổ
danh tiếng và là một công trình kiến trc tiu biểu ở Nam Bộ. Cha tọa lạc trn mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2
hecta, thuộc làng Mỹ Hóa, nay là x Mỹ Phong, bn con rạch Bảo Định hiền hịa nước ngọt quanh năm.
        Vào nửa đầu thế kỷ XIX, chùa vốn là một thảo am do ông Tri Huyện Bùi Công Đạt phát nguyện xây
cất để di dưỡng tinh thần sau khi về hưu. Ông thỉnh Hịa thượng Từ Lâm ở cha Bửu Lm về trụ trì. Sau khi ơng
Bi Cơng Đạt qua đời, Hịa thượng Huệ Đăng d vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự với tên Vĩnh Tràng,
hoàn thành vào mùa hè năm Canh Tuất (1850).
       Lúc đầu mang tên là Vĩnh Trường (sư muốn ngôi chùa mãi mãi trường tồn và vĩnh cửu theo thời gian)
nhưng do nhiều ngươì miền Nam đọc trại đi thành Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là hoà thượng Thích Thiện Đề.
Khi ngài viên tịch thì ngôi chùa hương khói lạnh tanh. Năm 1890, bổn đạo đến chùa Sắc Tứ Linh Thứu thỉnh
hòa thượng Quảng An-Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895, ngài đã tồ chức xây lại ngôi chùa. Chùa hư hỏng
nặng vì trận bão năm 1905. từ năm 1907->1911, này đã khuyến giáo tín đồ đóng góp công của đại trùng tu
ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng trong chùa. Hòa
thượng Chánh Hậu gốc người Minh Hương, sinh năm 1852 tại làng Điều Hòa tỉnh Định Tường cũ. Năm 1897,
ngài quy y thọ giới với hòa thượng Thích Minh Phước tại chùa Bửu Lâm. Ngài được cử làm thủ thượng tọa
chùa sắc tứ linh thou từ năm 1880, trụ trì chùa vĩnh tràng từ năm 1890 và đã thường xuyên mở các lớp gia
giáo để đào tạo tăng tài. Ngài viên tịch năm 1923. hòa thượng Tâm Liễu –An Lạc(tức Minh Đàng, thế danh
Lê Ngọc Xuyên) kế tục, cho xây cổng Tam Quan, mặt tiền chánh điện và nhà tổ.
                                                                                                         12
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
        Chùa trải qua bốn lần trùng tu: lần trùng tu thou 1 vào năm 1907, hòa thượng Chánh Hậu đã trùng tu
và tôn tạo lại mặt chùa. Mặt tiền chánh hậu được xây doing theo lối kiến trúc á, âu; lần trùng tu thứ 2 vào năm
1930; lần trùng tu thứ 3 là 1990; lần trùng tu thứ tư là 2004. hiện nay đang được trùng tu lần nữa.
        Trước cửa chùa có cổng tam quan rất tráng lệ do tốp người Huế thực hiện năm 1933 với sự tài trợ về
kinh phí của 2 ông Hùynh Trí Phú và Lý Văn Quang. Cổng giữa làm bằng sắt theo kiểu Pháp; 2 cổng bên làm
bằng xi măng vươn cao như 2 tòa lâu đài cổ, được ghép tòa những mảnh sành sứ tạo nên những bức tranh với
màu sắc hài hòa, minh họa sự tích nhà phật, truyện tích nhân gian và các đề tài Tứ Quý, Tứ Linh, hoa lá…
tầng lầu thượng của cổng Tam Quan có vòm cửa rộng, bên phải đặc tượng hòa thượng chánh hậu, bên trái đặt
tượng hòa thượng Minh Đàng. Cả 2 tượng này đều đắp bằng xi măng giống như tượng thật, do điêu khắc gia
Nguyễn Phi Hoanh thực hiện.
        Mặt tiền chùa vĩnh tràng trang trí theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc cả Á, lẫn Âu. Ơ nay có những
hoa văn theo thời phục hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt Ấn Độ, gạch men nhật bản…những câu ngữ
Hán viết theo lối thể chữ truyện cổ kính xen với chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-Tích. Từ xa trông vào du
khách có thể hình dung ngôi chùa như đền Ăngkor có năm tháp. Theo truyền tụng của nhân dân địa phương
thì hòa thượng Minh đàn và ông quỳnh trí phú từng du học sang xứ chùa tháp nên tiếp thu được cái trong kiến
thức ngôi chùa tên đó, kết hợp với kiến trúc phương tây.
        Tượng có nhiều tay nhiều mắt gọi là chuan đề bồ taut, vị này là hiện thân của quan thế âm bồ taut có
nhiều tay, nhiều mắt để cứu độ chúng sinh: nhiều mắt để thấy được nổi khổ của chúng sinh
       Trong chùa có chuông đồng một tấn do vua Tự Đức cho kinh phí đúc, chuông được làm sau năm giáp
dần
Ngày Giỗ Đình Vĩnh Tràng:
        18-1 Hòa Thượng Huệ Đăng
        17-3 Hòa Thượng Pháp Tràng
        1-5 Hòa Thượng Tú Long
        21-6 Hòa Thượng Minh Đàn
        30-7 Hòa Thượng Trà Chánh Hậu.
        Ngòai ra, các ngày giỗ ra còn các ngày: thượng quân (15-1), trung quân(15-7), hạ quân(15->10). Đặc
biệt ngày 15-4 Am Lịch còn có ngày lễ áng sanh của Phật Thích Ca.
       Ở chánh điện có các bao lam được chạm trổ công phu, trong đó có bộ phù điêu Bát Tiên cỡi thú do các
nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907 – 1908. Trên bàn thờ có nhiều pho tượng Phật như
A-di-đà, Thích-ca, La-hán và tượng các vị Bồ-tát. Hai bên bàn thờ là tượng chân dung Hịa thượng Chánh Hậu
và người kế pháp là Hịa thượng Minh Đàn. Các Hịa thượng Huệ Đăng, Chánh Hậu, Minh Đàn đều thuộc
Thiền phái Lâm Tế.
       Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh Tràng là bộ Tam Tôn (Di-đà, Quan Âm, Thế Chí) bằng đồng. Tiếc rằng
tượng Quan Âm đ bị thất lạc từ lu. Sau ny Hịa thượng Chánh Hậu phải thuê thợ làm tượng khác bằng gỗ thế
vào cho đủ bộ. Tượng Ngọc Hoàng cũng bằng đồng, to gần bằng người thật, cùng phong cách với tượng Già
Lam, Đạt-ma ở chùa Bửu Lâm. Khác với thông lệ xưa nay, Ngọc Hoàng ở đây không có Nam Tào, Bắc Đẩu
cầm sổ sinh tử đứng hầu hai bên. Thay vào chỗ đó là Ông Thiện và Ông Ác.
        Hai bên tường chánh điện là bàn thờ Thập điện Minh Vương. Đặc biệt ở đây có bộ Thập bát La-hán là
những tác phẩm chạm khắc gỗ độc đáo mà một số nghệ nhân ở Nam Bộ đ tạc vào năm 1907 theo sự chỉ đạo
của Hịa thượng Chánh Hậu. Bộ tượng này bằng danh mộc, mỗi tượng cao khoảng 0,80m, bề ngang 0,58m,
được đặt hai bên điện Phật gọi là sáu căn : mắt, tai, lưỡi, mũi, thân và ý; ở ba thời: qu khứ, hiện tại v vị lai. Cc
tượng La-hán này được tạo hình cn đối, sinh động, cỡi trên các con thú như trâu, bị, ngựa, lạc đà, hà mã , tê
giác v.v.
      Trong khuôn viên chùa Vĩnh Tràng có nhiều chậu cây cảnh, hòn non bộ được chăm sóc thường xuyên.
Dưới bóng cây, tháp Hòa thượng Chánh Hậu và gia đình được xây dựng bề thế có tường rào bao bọc.

                                                                                                             13
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
      Nhìn chung, vẻ đẹp của chùa Vĩnh Tràng tập trung ở nghệ thuật tạo hình. Có ý kiến cho rằng có thể
xem chùa Vĩnh Tràng là một bản tổng kết lịch sử mỹ thuật của đất Tiền Giang.
        Hiện chùa Vĩnh Tràng l2 nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật gio và trường Cơ bản Phật học
tỉnh Tiền Giang. Chùa được trở thành điểm du lịch và hành hương của tỉnh, thu hút du khách và Phật tử hàng
ngày. Tết Tân Dậu (1982) nhà thơ Xuân Thủy đến viếng chùa và viết tặng một bài thơ :
                                         Đức Phật giàu tình thương
                                         Nên chùa tên Vĩnh Tràng
                                           Nhà sư vốn yên nước
                                         Lòng như sông Tiền Giang


6. CHÙA SẮC TỨ LINH THỨU: xã Thạnh phú – huyện Châu thành – tỉnh Tiền giang
       Lúc đầu có tên là chùa Mục đồng, đến năm 1722 đặt tên là chùa Long tuyền. Năm 1785 Nguyễn Anh
trên đường chạy trốn đã chạy đến chùa Long tuyền, trốn trong chiếc chuông đồng to, nhờ đó mà thoát chết.
Năm 1841 vua Thiệu Trị mới đổi tên là chùa Linh thứu.


7. ĐỀN THỜ VÀ TƯỢNG ĐÀI TRƯƠNG ĐỊNH :
      Trương Định nhân dân còn gọi là Trương Công Định để tỏ lòng tôn kính. Ông sinh năm 1820 tại xã
Tư Cung, huyện Tịnh Sơn, tỉnh Quãng Ngãi là con quan Trương Cầm-Lãnh binh tỉnh Gia Định
       Trương Định thuở nhỏ tướng mạo khôi ngô, thông hiểu binh thư, võ nghệ. Đặc biệt là bắn rất tài. Thời
Triệu Trị 1844, ông theo cha vào Nam lấy vợ là con gái một hào phú huyện Tân Hoà (nay là Gò Công). khi
cha chết ông ở luôn bên quê vợ.
      Năm 1854, Trương Định xuất tiền của chiêu mộ dân nghèo, lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong
chức Quản Cơ.
        Khi giặc Pháp đánh thành Gia Định 2/1859, Trương Định đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình
chống giặc, ông thường đi tiên phong lập được nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là
phục kích giết chết tên Đại úy Barbe, trừng trị nhiều tên tay sai của giặc Pháp, trong đó có Bá hộ Huy ở Đồng
Sơn, tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hoà. Tháng 3/1862 quân Pháp
rút chạy khỏi Gò Công.
       Ngày 5/6/1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước Nhâm Tuất giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ
lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh Binh ở An Giang. Nhưng theo yêu cầu của nhân dân và
các nghĩa sĩ Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu ” Bình Tây Đại Nguyên Soái ”
do dân phong, tiếp tục lãnh đạo các cuộc chiến đấu chống giặc Pháp.
        Ngày 20/08/1864 do sự phản bội chủ Huỳnh Văn Tấn căn cứ Trương Định bị bao vây chặt. Trong
cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã dùng gươm
tự sát để bảo toàn thanh danh, khí tiết của người anh hùng – khi ấy ông 44 tuổi.
       Trương Định là hình ảnh tiêu biểu của nhân dân Gò Công, của nhân dân Nam Bộ bất khuất kiên quyết
chống giặc Pháp xâm lược nửa sau thế kỷ thứ 19.
      Khu di tích gồm lăng mộ và tượng đài Anh hùng dân tộc Trương Định toạ lạc trong nội ô Thành phố
Gò Công, tỉnh Tiền Giang.


8. DI TÍCH BẾN ĐÒ PHÚ MỸ (Xanh, tr.49)
9. DI TÍCH CHIẾN LŨY PHÁO ĐÀI ( Xanh, tr.49)
10. DI TÍCH CÁCH MẠNG CHIẾN THẮNG ẤP BẮC (Xanh, tr.53)

                                                                                                      14
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.


Lễ hội: (Non nước Việt Nam, tr.672) + (Xanh, tr.168)
   1. HỘI VÀM LÁNG
   2. LỄ GIỖ TỨ KIỆT
   3. LỄ HỘI CHIẾN THẮNG ẤP BẮC
   4. LỄ GIỖ ANH HÙNG DÂN TỘC THỦ KHOA NGUYỄN HỮU HUÂN
   5. LỄ GIỖ ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH
   6. LỄ HỘI NAM KÌ KHỞI NGHĨA


ĐẶC SẢN:
   1. BÚN GỎI GIÀ MỸ THO (Xanh, tr.200)
   2. CA BỒNG DỪA (Xanh, tr.201)
   3. HỦ TIẾU MỸ THO: Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế… ở chỗ
       không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng
       khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người “bén mùi” kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn
       thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh
       đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký… cùng các lớp thợ nấu sau này. (Xem thêm Xanh, tr.201)
   4. MẮM CÒNG XỨ RẪY – SAM BIỂN GÒ CÔNG (Xanh, tr.202)
   5. NGỌT NGÀO HƯƠNG VỊ NẮM MỐI: Ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể nói "quê hương" của nấm mối là
       Bến Tre, kế đó là Mỹ Tho (Tiền Giang). Sau vài cơn mưa đầu mùa, từ các bụi tre, ổ mối, vườn dừa nơi có rễ cây
       mục, ẩm thấp, nấm nhú lên từng giề Ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể nói "quê hương" của nấm mối là Bến
       Tre, kế đó là Mỹ Tho (Tiền Giang). Sau vài cơn mưa đầu mùa, từ các bụi tre, ổ mối, vườn dừa nơi có rễ cây
       mục, ẩm thấp, nấm nhú lên từng giề.
   6. CÁ CƠM: Trong các buổi tiệc, giỗ ở miền quê Gò Công (Tiền Giang), ngoài những thức ăn thịt, cá ê hề, chủ
       nhà thường dọn kèm mỗi bàn vài ba thố mắm cá cơm chua cùng bún, rau sống.
   7. ỐC GẠO TÂN PHONG: Xã Tân Phong thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một cù lao do phù sa bồi đắp,
       nổi tiếng với đặc sản ốc gạo.
   8. BÁNH GIÁ CHỢ GIỒNG: Bánh giá là đặc sản của vùng Chợ Giồng, Gò Công Tây, Tiền Giang. Bánh mang vị
       béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu.
   9. Đặc sản mắm nha xứ Gò - Tiền Giang
        Mắm nha Gò Công dọn ăn kèm rau sống, dưa leo, thịt luộc xứ Gò Công lâu nay nổi tiếng gần xa với các món
ngon như bánh giá, mắm tôm chà, tôm chua, mắm còng… Nhưng mắm nha Gò Công là một món mới, có thể liệt vào
hàng độc. Mắm nha xuất phát từ ý tưởng của ông Cao Văn Hổ, chủ lò mắm tôm chà Kim Sa ở khóm 3, phường 2 thị xã
Gò Công. Gia đình ông Năm Hổ có nghề làm mắm gia truyền bằng những nguyên liệu từ các sản vật của biển. Nhưng
mắm nha là món mới thử nghiệm. Con nha đem về làm sạch, bóc tách mai, giữ gạch lại và đem muối ướp theo công
thức "bí mật" của gia đình (ông Năm Hổ nói công thức này chưa tiện công bố), đậy kín sau 3 tháng là ăn được.
         Mắm nha được trộn với tỏi ớt, chanh đường, khóm xắt nhuyễn ăn kèm với bún (hoặc cơm nóng), thịt heo luộc,
rau sống dưa leo, khế chua chuối chát thì… mắm ba khía hình như cũng phải kêu món này bằng "sư huynh"!. Nha là
loài giáp xác, hình dạng tựa con ba khía nhưng có thể xếp trong hàng trăm loài còng biển, sinh sống nhiều nhất ở vùng
duyên hải Gò Công. Theo lời những bậc kỳ lão, từ xưa đến nay người Gò Công biết con nha sống trong các hang hốc
ngoài rừng ngập mặn, nhưng tập tính cư trú như thế nào, ăn thức ăn gì thì… mọi người chịu thua bởi ban ngày đố thấy
một con nha nào ló mặt trước ánh nắng mặt trời. Muốn bắt nha, người Gò Công lựa những đêm tối trời, nước lớn ngập
bờ bãi mới bó đuốc lá dừa, xách thùng thiếc đi soi theo ven rừng, ao đầm và tha hồ lượm từng đám nha đang huơ càng
dày đặc trên các bờ đất cao.Hiện món mắm nha Gò Công chưa bán rộng rãi ngoài thị trường vì đang trong giai đoạn
"thăm dò ý kiến khách hàng". Tuy nhỏ con nhưng con nha nhiều thịt và ngọt hơn con ba khía miệt Cà Mau.



                                                                                                              15
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
    NHÀ HÀNG
Nhà hàng Trung Lương
Địa chỉ: ngã ba Trung Lương-Thành Phố Mỹ Tho-Tiền Giang.
ĐT: 073.855441-855754 Fax:856323.
        Đây là nhà hàng thuộc công ty du lịch Tiền Giang có diện tích khoảng 1.200ha xây dựng năm 1987
trên khu vườn xoài bên bờ Bảo Định Giang, ngay ngã ba Trung Lương và trong một khuôn viên rộng lớn,
ngoài 6-7 gian để phục vụ khách, mỗi gian có khoảng 100 khách (10 người/1bàn), còn có khung cảnh thiên
nhiên thoáng mát với những hàng hoa kiểng đẹp mắt.
        Bên cạnh, còn có một ao nuôi cá và vài con thú nhỏ rất ấn tượng làm ta cảm thấy gần thiên nhiên hơn
nữa. Tại đây khách đến quanh năm như là: Nhật, Đài Loan, Hồng Kông…và khách vãng lai như Pháp, Mỹ,
Đông Âu… nhà hàng còn có hệ thống thực đơn đa dạng khoảng 20 món, các món ăn là đặc sản Miền Tây
như: cá tai tượng chiên xù, gà xôi chiên phồng, rắn, rùa… hợp khẩu vị với nhiều thực khách, thêm vào đó là
cách trình bày đẹp mắt gây ấn tượng tốt với khách. Các món ăn tại nhà hàng
                                                 MENU
Điểm tâm sáng: hủ tiếu + nước: 24.000đ/phần
Cơm phần: 6 món ( gà, xôi, cá, tôm, lẩu, một món mặn, tráng miệng): 70.000đ/phần
Tôm giá 200.000->350.000đ/kg với các món nướng hấp gỏi tôm
Cá tai tượng giá 80.000đ với các món chiên, xào,hấp, chưng
Lương giá 150.000đ/kg với các món nướng, hầm xã, nấu cháo.


       1 Trung Lương Ngã ba Trung Lương, Tp.Mỹ Tho 073.855441
       2 Hướng Dương 81, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.873602
       3 Thới Sơn Xã Thới Sơn, huyện Châu Thành 073.877371
       4 Sông Tiền 01, Lãnh Binh Cẩn, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.874567
       5 Chương Dương 10, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.870875
       6 Cửu Long 28, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.872126
       7 Quê Hương 03, Lãnh Binh Cẩn, phường 1, Tp.Mỹ Tho 073.872008
       8 Ngọc Gia Trang 196A, đường Ấp Bắc, Tp. Mỹ Tho 073.872742
       9 Bách Tùng Viên 171B, đường Anh Giác, Tp. Mỹ Tho 073.876000
       10 Hồng Phúc 246/8, Ấp Bắc, phường 5, Tp.Mỹ Tho 073.876260
       11 Tạ Hiền 79A, Nguyễn Trung Trực, phường 3, Tp. Mỹ Tho 073.876299
       12 Xẻo Mây Khu 2, Thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè 073.923219
       13 Hương Bình xã Tân Thành, Gò Công Đông 073.946362


Nhà hàng Bách Tùng Viên
171B Anh Giác, phường 3, TP. Mỹ Tho
Tel:(84-73) 388 8989
Fax:(84-73) 388 3388



                                                                                                    16
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Nhà hàng Cái Bè
Khu 1B huyện Cái Bè
Tel:(84-73) 382 3714


Nhà hàng Chương Dương
10 đường 30/4, phường 1, TP. Mỹ Tho
Tel:(84-73) 388 2352


Nhà hàng Cửu Long
Đường 30/4, phường 1, TP. Mỹ Tho
Tel:(84-73) 387 0779


Nhà hàng Hương Quê
2 Bình Tạo, Bình Đức, huyện Châu Thành
Tel:(84-73) 387 4355


Nhà hàng Phương Dung
Huyện Gò Công Đông
Tel:(84-73) 384 6170


Nhà hàng Trại rắn Đồng Tâm
Bình Đức, huyện Châu Thành
Tel:(84-73) 385 3324


Nhà hàng Việt Hương
2E5 Đốc Binh Kiều, TP. Mỹ Tho
Tel:(84-73) 387 4541


    LƯU TRÚ
Khách sạn Rạng Đông
       Rạng Đông là khách sạn đẹp và sang trọng ở thành phố Mỹ Tho , có chất lượng các phòng rất tốt. Có
tổng cộng là 22 phòng được trang bị đầy đủ những trang thiết bị hiện đại.
Khách sạn Sông Tiền
        Khách sạn nằm trên mặt đường Trưng Trắn hướng ra sông tiền, đây là khách sạn có quy mô tương đối
lớn . Có tất cả 40 phòng nhưng được trang bị đầy đủ tiện nghi trang thiết bị hiện đại.
Khách sạn Yến Ngân
       Khách sạn nằm trên khu vưc sầm uất của chợ Cái Bè, ở đây bạn có thể ngắm chợ nổi Cái Bè tứ trên
cao xuống. Với nhiều loại hình vui chơi giải trí và phục vụ tận tình của đội ngũ nhân viên nơi đây.

                                                                                                  17
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Khách sạn Mỹ Tho 1
       Là một khách sạn có quy mô trung bình. Tất cả các phòng có đầy đủ tiện nghi trang thiết bị hiện đại.
Có các dịch vụ và đội ngũ tiếp tân phục vụ chu đáo cho du khách.
Khách sạn Hướng Dương
       Khách sạn Hướng Dương là một trong những khách sạn đẹp nhất và sang trọng trong Trung tâm của
thành phố Cần Thơ.
Khách sạn Công Đoàn Tiền Giang
      Khách sạn toạ lạc tại số 61, đường 30/04, nằm bên cạnh bờ sông Tiền hiền hoà, cảnh quan xinh đẹp
thơ mộng của bến đò du lịch Tân Long.
Khách sạn Chương Dương
       Tiền thân của Khách sạn Chương Dương là Nhà khách Tỉnh Ủy Tiền Giang . Sau hơn 3 năm ( 1996 _
1999 ) cải tạo nâng cấp và đầu tư mới , Nhà khách Tỉnh Ủy đã được đổi tên thành Khách sạn Chương Dương ,
phòng ngủ trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế , trang trí hài hòa thanh lịch , đầy đủ tiện nghi.


    HỆ THỐNG TUYẾN ĐIỂM THAM QUAN
      Tuyến TP.HCM – Tiền Giang (1 ngày): thăm Chùa Sắc Linh Tứ Thứu, Trại rắn Đồng Tâm, Chùa
Vĩnh Tràng, Cù lao Thới Sơn, chợ nổi Cái Bè, Cù lao Tân Phong)


    CHUYÊN ĐỀ:
                                        Ngã Ba Trung Lương:
       Sỡ dĩ có tên gọi như vậy bởi vì trước đây nơi này là Trung tâm di chuyển lương thực của đồng bằng
sông cửu long lên Tp.Hồ Chí Minh và một số nơi khác.
      Tại ngã ba Trung Lương: nếu đi thẳng là vào Thành Phố Mỹ Tho và rẽ phải đi theo quốc lộ 1A về
hướng các tỉnh miền Tây.


    Những Thông Tin Cần Thiết Cho Quý Khách Khi Đi Du lịch Tiền Giang
_ TP. HCM đi Mỹ Tho theo quốc lộ 1A , dài 71 km có thể đi về trong ngày bằng xe gắn máy dễ dàng
_ Khi tới ngã ba Trung Lương du khách nên ghé vào nhà hàng Trung Lương vì các quán khác tại khu vực này
thường đắt hơn và không ngon bằng
_ Mã điện thoại vùng là 073
_ Đường Trưng Trắc là con đường đầy màu sắc nhất của Thành phố
_ Bến đò du lịch ở đọan đường 30-4 do công ty độc quyền tổ chức các
chuyến tham quan không có thuyền tư nhân . Vé tàu đi lẻ là 40000 đồng
_ Phà Rạch Miễu để qua sông Tiền vào tỉnh Bến Tre . Ngay bến phà tỉnh Bến tre cũng có trạm bán vé đi tham
quan Cồn Phụng.


    Những điều cần biết khi du lịch Miền Tây
      Khi đến với du khách cần phải nắm bắt kỷ những thông tin và giá cả nơi đây nếu như khách đi riêng
mà không đi theo Tour của công ty du lịch.


                                                                                                     18
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
        Khi tham gia vào Tour Tiền Giang này ngoài việc tham quan sông nước miệt vườn, tham quan vườn
cây ăn trái, tham quan thắng cảnh đẹp…quý khách còn có thể mua sắm bất cứ thứ gì khách muốn; vì nơi đây
đồ ăn, hàng hóa rất rẻ nhưng nếu như khách muốn mua “đúng cách” (không bị lầm giá) thì hãy tham khảo ý
kiến các hướng dẫn viên.
      Trên chuyến đi với một chiếc máy ảnh du khách có thể chụp laị những khung cảnh đẹp ở nơi đây, mua
những đặc sản nơi đây về cho gia đình, bạn bè… đó cũng là những món quà đáng quý biết bao.
       Chẳng những thế trước khi đến với miền tây du khách phải tìm hiểu trước các Nhà Hàng-Khách Sạn
để du khách có thể nghĩ nghơi ở những nơi an toàn sạch sẽ không hại đến chính bản thân chúng ta.
       Không nên đi dạo một mình vào buổi tối, tránh nơi đông ngươì để đảm bảo sự an toàn của bạn.


    MUA SẮM TẠI TIỀN GIANG
   Mận: 8.000đ/kg
   Xoài thái: 20.000đ/kg
   Măng cụt: 25.000->40.000đ/kg
   Sầu riêng: 12.000->25.000đ/kg
   Ổi: 6.000đ/kg
   Trái vải: 20.000->35.000đ/kg
   Củ ấu: 10.000Đ
   Kẹo đậu phọng: 10.000đ/bịch
   Nem (loại nhỏ): 10.000đ/chục
   Nem(loại lớn)- đặc biệt: 12.000>20.000đ/chục
   Bánh phồng sữa(nhỏ): 10.000đ/chục
   Bánh phồng sữa(lớn): 15.000đ/chục
   Bánh ít than; 15.000đ
   Đồ mỹ nghệ bằng dừa: 10.000->70.000đ
   Rượu rắn lớn: 150.000đ
   Thạch dừa, mứt dừ, cốm, kẹo dừa: 15.000đ/bịch


LĂNG TỨ KIỆT
        Vừa qua, lăng Tứ Kiệt ở Cai Lậy (Tiền Giang) được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch
sử văn hóa cấp quốc gia. Đây là niềm vui lớn của nhân dân trong huyện đối với một di tích gắn liền với
truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm vào giữa thế kỷ XIX.
       Nằm ở trung tâm thị trấn Cai Lậy, với cổng nhìn ra đường 304, lăng Tứ Kiệt vừa được trùng tu, xây
dựng lại theo kiến trúc truyền thống chia làm hai khu vực rõ rệt: chính tẩm và nhà mộ. Chính tẩm được thiết
kế theo lối thờ phụng có bàn thờ, lư hương, đôi hạc, chính giữa có Bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá
cấp quốc gia và bài vị tạo nét nghiêm trang. Phía sau là nhà mộ có 4 ngôi mộ tượng trưng dán gạch tráng
men khá tươm tất. Khuôn viên quanh lăng được tôn tạo, bố trí thêm các loại kiểng quý từ các nơi khác mang
đến, lúc nào cũng cắt tỉa cẩn thận, tạo nên nét hài hoà với cảnh quang chung quanh. Du khách đến tham
quan chắc hẳn sẽ hài lòng với khung cảnh và càng thích thú hơn khi được nghe về lai lịch của lăng.
       Người thuyết minh sẽ đưa du khách trở về những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tứ
Kiệt hay Bốn ông là cách gọi tôn kính của nhân dân đối với 04 vị anh hùng lãnh đạo nhân dân chống Pháp
từ năm 1868 - 1870. Đó là các ông: Trần Công Thận quê xóm Vông, ấp Mỹ Phú, Long Khánh (Cai Lậy),
                                                                                                     19
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
Nguyễn Thanh Long quê xóm Cầu Ván, ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn (Cai Lậy), Ngô Tấn Đước quê Tân
Hội, Cai Lậy và Trương Văn Rộng quê Tân Lý Tây (Châu Thành, Tiền Giang). Sau khi giặc Pháp hạ thành
Mỹ Tho và chiếm toàn tỉnh Định Tường (1861), Bốn ông tham gia cuộc khởi nghĩa do Thiên Hộ Dương
khởi xướng và lãnh đạo, góp phần cùng nghĩa quân tạo nên những chiến thắng oai hùng. Căn cứ Đồng Tháp
Mười bị vỡ, Bốn ông liền về Cai Lậy chiêu mộ nghĩa quân tiếp tục phất cao cờ khởi nghĩa. Trong hàng loạt
những chiến công của nghĩa quân Tứ Kiệt, có 02 chiến công được xem là chói lọi nhất. Đó là cuộc tấn công
vào thành Mỹ Tho và thiêu hủy đồn Cai Lậy. Sau hai năm hoạt động gây cho giặc nhiều thiệt hại, cuộc khởi
nghĩa của Tứ Kiệt đành chịu sự thất bại trước sự bao vây và đàn áp tổng lực của quân đội viễn chinh Pháp.
Bốn ông cùng 150 nghĩa quân bị bắt. Bọn chúng đem vinh hoa phú quí ra dụ dỗ các ông trong nhiều ngày
không thành. Ngày 14/02/1871 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ), giặc đưa Bốn ông ra pháp
trường trảm huyết, bêu đầu ở chợ Cai Lậy nhằm uy hiếp tinh thần của dân chúng, sau đó dùi dập ở bến sông
cạnh chợ. Thân nhân gia đình chỉ mang thân mình các ông về quê nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét
vào chôn cất.
        Cảm kích 04 vị anh hùng, nhân dân Cai Lậy đã bí mật mang chôn thủ cấp của Bốn ông và đắp mộ,
hương khói trang nghiêm. Ở làng Mỹ Trang, ông Nhiêu học Đặng Văn Ngưu dựng trước nhà một ngôi miếu
thờ ngay khu đất giặc bêu đầu Bốn ông. Ngôi miếu lợp ngói âm dương và để che mắt chính quyền thực dân,
người ta gọi đó là chùa Ông (vì phía trước lập bàn thờ Quan Công tượng trưng cho trung nghĩa), còn phía
sau lập bài vị khắc 4 chữ Tứ vị thần hồn sơn son thiếp vàng rực rỡ (nên có người gọi là Miếu cô hồn). Mặc
dù vậy nhưng ai ai cũng biết đó là miếu thờ Tứ Kiệt. Trận bão năm Giáp Thìn (1904) làm ngôi miếu đổ sập.
Ông Nhiêu dời ngôi miếu về làng Thanh Sơn (trước thuộc xã Thanh Hòa nay là thị trấn Cai Lậy). Hiện ngôi
miếu tọa lạc tại khu phố 1 thị trấn Cai Lậy, cách lăng hơn trăm mét. Còn ngôi mộ nơi chôn 04 thủ cấp từ
năm 1871 vẫn đắp bằng đất, xung quanh có hàng rào bằng cau sơn vôi trắng. Gần đó có cây Còng cổ thụ tỏa
bóng mát tạo bầu không khí linh thiêng. Vào những năm 30 của thế kỷ trước, người ta đồn rằng: những đêm
thanh vắng ở khu mộ Bốn ông có tiếng quân reo, ngựa hí. Huyền thoại về Bốn ông được lan truyền khắp
vùng. Năm 1938, trong đội lính mã tà có ông Đội Lung vì cảm mộ tấm lòng trung nghĩa của Bốn ông nên
thuê thợ làm tấm bia đá đặt tại đầu mộ. Bia khắc dòng chữ "Đại Nam Mỹ Tho tỉnh, Thanh Hòa thôn, tứ vị
cựu quan chi mộ". Mãi đến năm 1954, quận trưởng Lê Văn Thai đồng ý cho nhân dân xây dựng lại ngôi
miếu và 04 ngôi mộ tượng trưng bằng xi măng song song và gần sát nhau, xung quanh có hàng rào sắt kiên
cố ngay trên nấm đất cũ. Khu vực này gọi là lăng Tứ Kiệt. Năm 1967, nhân dân Cai Lậy tiến hành trùng tu
ngôi miếu và khu mộ Bốn ông qui mô hơn trong có miếu thờ ngoài có nhà khách. Tại lăng có Ban Quí Tế lo
việc trùng tu cúng bái. Hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, nhân dân Cai Lậy tụ tập đông đúc về đây
tảo mộ và làm giỗ rất trang trọng, thành kính tưởng nhớ đến Bốn ông vì nước quên mình vì dân giết giặc,
nêu tấm gương sáng ngời cho hậu thế. Nghi thức tế lễ theo lối cổ truyền có sự cố vấn của chú Trương Ngọc
Tường nhà nghiên cứu về Nam bộ, quê ở Cai Lậy.
       Năm 1998, Sở Văn hóa Thông tin Tiền Giang kết hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy dành ra
một ngân khoản đáng kể để trùng tu toàn diện khu lăng mộ Tứ Kiệt, tương xứng với tầm vóc và khí phách
anh hùng của Bốn ông đúng như hai câu đối được chạm khắc tại cổng:
                                 Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm
                              Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn.
       Nhân kỷ niệm 128 năm ngày Bốn ông hy sinh, lăng được khánh thành. Từ đó đến nay, đông đảo
nhân dân ở khắp nơi đến viếng và thắp nhang tưởng niệm người đã khuất. Đến thăm lăng Tứ Kiệt, chắc chắn
du khách sẽ hiểu thêm tấm lòng của người dân địa phương với Bốn ông những người đã góp phần điểm tô
cho 04 chữ vàng Địa Linh Nhân Kiệt của Tiền Giang luôn ngời sáng.


ĐỜN CA TÀI TỬ
                                    Cải cách hát ca theo tiếng bộ
                             Lương truyền tuồng tích sánh văn minh


                                                                                                   20
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
      Đờn ca tài tử là một sinh hoạt văn nghệ thuộc loại thính phòng (một nghệ thuật do một nhóm
nhỏ nghệ sĩ biểu diễn cho một nhóm nhỏ thính giả, không gian ấm cúng của một căn phòng trong
tư gia, chớ không phải trong một hội trường lớn, hay trên một sân khấu hoành tráng cho đông đảo
thính giả).
1. Về danh từ đờn ca tài tử
      Phần đông khi nhắc đến đờn Tài tử thì cho rằng lối nhạc đó không sâu sắc chuyên nghiệp mà
mang tính cách giản dị của dân gian hay “a ma tơ” (theo chữ Pháp “amateur” của những người
nghiệp dư. Thực ra “Tài tử” có nghĩa là người có tài (dập dìu tài tử giai nhân … Tài tử giai nhân tế ngộ
nan). Người đàn Tài tử không dùng nhạc Tài tử làm kế sinh nhai. Khi nào thích đàn thì họp nhau
tại nhà một người trong làng rồi cùng nhau đàn chơi, ai biết đàn ca cũng có thể tham gia được. Dầu
vậy mà trình độ nghệ thuật của đàn Tài tử không thấp. Ngược lại, họ thường tập luyện rất công
phu, phải theo thầy học từ chữ nhấn, chữ chuyền, rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp và tạo cho
mình một phong cách riêng. Muốn trở thành người đàn Tài tử đúng nghĩa phải trải qua thời gian
tập luyện khá công phu.
2. Sự thành hình nghệ thuật đờn ca tài tử
     Đến cuối thế kỷ 19, khi có phong trào Cần Vương, một số nghệ nhân, nghệ sĩ vào Nam lập
nghiệp, đem theo truyền thống đờn ca Huế như các cụ : Nguyễn Liêng Phong, Nguyễn Tòng Bá,
thường gọi là ông Tư Bá dạy đờn nguyệt (trong Nam gọi là đờn kìm), đờn tranh ; ông Phạm Đăng
Đàn, cư ngụ tại Vĩnh Long chuyên dạy đờn độc huyền (đờn bầu) ; cụ Trần Quang Thọ (nhạc công
cung đình Huế, ông cố nội của tôi) dạy đờn tỳ bà.
     Trong Nam có rất nhiều người học, không những người giai cấp thượng lưu, thầy thông, thầy
ký thích học và tấu đờn ca tài tử, mà những ngưởi nông dân chân lấm tay bùn sau những ngày lao
động ngoài đồng áng, hay người chèo thuyền trên sông, những chuyến đò ngang, đò dọc, đều thích
học và biểu diễn đờn kìm, đờn cò hay thổi sáo trúc. Tất cả những người học luyện đờn ca không
phải để mưu sống mà để thoả thích nhu cầu sinh hoạt văn nghệ, mình đờn cho mình nghe, cho bạn
bè, người thân, kẻ thích nghe, không lấy tiếng đờn làm kế sanh nhai, nên cách đờn đó được mang
danh là “đờn ca tài tử”. Vì vậy nên có thể nói đờn ca tài tử hình thành từ “ca Huế” một loại nhạc
truyền thống nghệ thuật” có thể nói là “bác học” lại mang nặng tính các “truyền thống dân gian”.
3. Những nhạc khí dùng trong truyền thống đờn ca tài tử
     Trước kia ở miền Trung thuộc loại “ngũ tuyệt”, gồm có 1 cây đờn kìm (đàn nguyệt), 1 cây đờn
tranh, 1 cây đờn tỳ bà 1 cây đờn tam hoặc cây đờn độc huyền, 1 cây đờn cò (đàn nhị)
      Theo truyền thống đờn ca tài tử, ít khi nhạc công độc tấu mà thường thìsong tấu, tam
tấu (kìm, tranh, cò). Đôi khi có ống sáo ngang hay ống tiêu thổi dọc. Từ khoảng năm 1930 có thêm
những cây đờn phương Tây, như violon, mandoline khoét phím, ghi-ta măng-đô, ghi-ta Hạ-uy-di,
ghi-ta Tây Ban Nha được nhạc công Việt sửa lại bằng cách khoét sâu khoảng giữa hai phím đờn
ghi-ta và gọi là “ghi ta pím lõm”, những nhạc khí nầy, nói rất “trung thực, chính xác” ngôn ngữ âm
nhạc truyền thống Việt Nam.
      Khác với truyền thống ca nhạc thính phòng, ca trù miền Bắc, ca Huế miền Trung trong đó
tiếng ca quan trọng hơn tiếng đờn. Trong đờn ca tài tử dàn đờn quan trọng hơn tiếng ca.
4. Một buổi đờn ca tài tử



                                                                                                  21
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
     Những bạn đồng điệu, thường gặp nhau và cùng hoà đờn ca tài tử. Ngày xưa, bắt đầu, bằng
những bản đờn, bài ca điệu Bắc, hơi Bắc, (thường là bài Lưu thủy trường, Phú lục chấn, hay ba bài
Bắc ngắn: Lưu Thủy đoản, Bình bán vắn, Kim Tiền) chuyển sang hơi Quảng (Khốc hoàng thiên,
Xang xự líu, Sương chiều, hay đờn Tây Thi Quảng) hơi Nhạc, hơi Hạ (Ngũ đối Hạ, Xàng Xê), rồi
chuyển qua điệu Nam, hơi Xuân, hơi Ai qua Đảo Ngũ cung). Và lúc chót bao giờ cũng qua đến hơi
Oán, Ai Oán, và Vọng cổ. Người nghe thường thích nghe những điệu buồn hơn những bài vui.
    Một buổi đờn ca tài tử không theo một chương trình sắp đặt trước. Anh em gặp nhau, cao
hứng muốn đờn bản gì thì tất cả đồng ý hoà với nhau.
5. Những nét đặc thù của nghệ thuật đờn ca tài tử
     1. Rao :
     Trước khi vào bản thuộc hơi nào, nhạc công đờn ca tài tử luôn có câu rao theo hơi đó. Câu Rao
theo truyền thống miền Nam khác hẳn với những bài Dạo của miền Trung, những bài này Dạo
khách, Dạo nam có một nét nhạc cố định, học trò học rồi mỗi lần trước khi vào bài thì đờn những
câu dạo theo Thầy dạy mà không thay đổi. Câu rao miền Nam phóng túng hơn nhiều. Mỗi người
thầy có một cách Rao, lúc đầu dạy học trò, thì học trò đờn theo thầy, nhưng khi học trò đến một
mức nghệ thuật tương đối khá cao, thầy cho phép học trò tạo những câu rao đặc biệt cho mình.
     2. Cách tô điểm chữ nhạc :
     Mỗi chữ nhạc đều phải được tô điểm bằng những thủ pháp đặc biệt cho mỗi cây đàn, nhưng
mỗi chữ đàn trong các hơi, có những cách tô điểm đặc thù, tức là bó buộc chứ không phải tuỳ hứng.
     3. Phát triển và vận hành giai điệu :
     Khi hoà đờn, người đờn ca tài tử không bao giờ lập lại y khuôn lòng bản mà thầy đã dạy cho.
Theo một quan điểm thẩm mỹ mà trong gia đình tôi thường truyền lại cho con cháu thì học chân
phương đờn hoa lá. Quan điểm này giúp cho người nghệ sĩ có phần sáng tạo trong khi biểu diễn để
cho nét nhạc thêm tươi, tiết tấu thêm sôi động. Mỗi nhạc công khi đờn giai điệu có cách sắp chữ,
sắp câu theo ý mình, miễn là đi sát theo lòng bản và giữ vững điệu và hơi. Người nghe theo dõi giai
điệu theo chiều ngang chứ không theo chiều dọc. Nếu có nhiều bè khác nhau thì người thính giả có
thể chọn lựa bè nào mình thích nghe để nghe, các bè phần nhiều đang xen với nhau rất nghệ thuật,
có nhạc công đờn lớn, có nhạc công ngưng đàn rồi chạy theo câu và khi nào đến cuối câu đều gặp
gỡ nhau rất ăn. Những âm thanh trong các bè không giống nhau, không bao giờ chõi nhau, tất cả
đều hoà chung trong một điệu thức, một hơi đàn.
     Sở dĩ trong khi hoà đờn các nhạc công đờn tài tử, mỗi người phát triển giai điệu theo một
cách, nhiều lúc chưa bao giờ hoà chung với nhau, nhưng khi nhập cuộc thì tiếng đờn rất ăn với
nhau, hoà hợp nhuần nhuyễn, là nhờ cách phát triển và vận hành giai điệu trong đờn ca tài tử tuân
theo những nguyên tắc của dịch lý, một triết lý sống trong xã hội người Việt nói riêng và người
vùng Đông Á nói chung.
      Theo quan điểm của dịch lý thì vạn vật đều thay đổi từng giây từng phút, các vật dụng hàng
ngày mỗi giây phút qua đều mòn đi một chút, trong con người chúng ta có hàng trăm hàng ngàn tế
bào chết đi và được sanh ra (biến dịch). Nhưng sự thay đổi đó không làm mất đi hình dạng của vật
dụng và vóc dáng của con người, nhờ có những yếu tố không bao giờ thay đổi (bất dịch). Có một sự
thay đổi khác nhứt thời khi gặp một đối tượng như lúc chúng ta gặp người bạn thân thì nét mặt
tươi cười, với người lạ thì nét mặt nghiêm trang, dè dặt (giao dịch).

                                                                                               22
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
     5. Bài bản :
     Những nghệ sĩ đờn ca tài tử đều biết có 20 bài mà phần đông thườg gọi là “ 20 bài tổ” cần phải
học, nhưng thực ra ít có ai thuộc hết 20 bài đó, khi gặp nhau hoà đờn cũng không đờn hết 20 bài,
nhưng phải biết tên các bài đó :
                    - 6 bài Bắc : Lưu Thủy Trường – Phú Lục Chấn – Tây Thi – Cổ Bản – Bình Bán
                    Chấn – Xuân Tình.
                    - 3 bài Nam : Nam Xuân – Nam Ai – Đảo Ngũ Cung (cũng có khi gọi là Nam
                    đảo).
                    - 4 bài Oán : Tứ Đại Oán – Giang Nam – Phụng Hoàng – Phụng Cầu.
                    - 7 bài Lớn (có khi gọi là 7 bài hơi nhạc hoặc 7 bài cò) : Xàng Xê – Ngũ Đối
                    Thượng – Ngũ Đối Hạ - Long Đăng – Long Ngâm – Tiểu Khúc – Vạn Giá
                    (những bài này thường được dùng trong nhạc lễ). Đờn tài tử chỉ dùng Xàng Xê
                    – Ngũ Đối Hạ (thường gọi là bài Hạ).
     Ngoài 20 bài kể trên, còn có rất nhiều bài bản khác được dùng như những bài Bắc nhỏ : Lưu
Bình Kim (Lưu Thủy đoản – Bình Bán vắn – Kim Tiền) – Khổng Minh toạ lầu – Mẫu tầm tử – Tam
pháp nhập môn – Thu hồ.
    Có những bản đờn hơi Quảng, thường dùng trong dàn nhạc tài tử : Ngũ điểm bài tạ – Khốc
Hoàng Thiên – Xang xừ líu – Sương chiều Tú Anh …
     Có những bản hơi Triều Châu : Trạng ngươn hành lộ – Mạnh Lệ Quân.
     Về hơi Ai Oán thì có những bài lớn : Văn Thiên Tường – Trường tương tư. Thường được đờn
theo phong cách tài tử, sau này có một số bài ngắn rất được phổ biến : Đoản khúc Lam Giang …
      Ngoài ra, Vọng cổ 32 nhịp là được thông dụng nhứt. Trong một chương trình hoà nhạc đờn ca
tài tử lúc nào cũng có bài Vọng cổ này.
Kết luận :
     Nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử dính liền với nếp sống của nhiều tầng lớp trong xã hội ngày xưa.
Rất nhiều nghệ sĩ tài tử là thợ hớt tóc, lái đò, công chức và một số bác sĩ, luật sư. Với thời lượng của
một buổi họp báo không cho phép tôi đi sâu vào chi tiết của những vấn đề được nêu ra, nhưng
chúng ta cũng thấy rằng nghệ thuật đờn ca tài tử rất phong phú, đa dạng, sâu sắc, tế nhị.
    Sau khi đã giới thiệu thành công các bộ môn nghệ thuật như Nhã nhạc Cung đình Huế,
Không gian Văn hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên, Nghệ thuật Ca Trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh,
chánh quyền Việt Nam đã có quyết định xây dựng một hồ sơ hoàn hảo và toàn diện về nghệ thuật
Đờn Ca Tài Tử.




                                                                                                  23
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.


                                              ĐỒNG THÁP
     LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Phía Bắc giáp tỉnh tỉnh Prây Veng Campuchia
Phía Nam giáp Vĩnh Long
Phía Tây giáp An Giang và Cần Thơ
Phía Đông giáp Long An và Tiền Giang.
        Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có
hai đô thị loại III là thành phố Cao Lãnh và Thành phố Sa Đéc. Theo quy hoạch, Thành phố Sa Đéc sẽ được nâng cấp
lên thành phố vào năm 2011.


DÂN SỐ
Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420 người.
DIỆN TÍCH
    Đồng Tháp có diện tích tự nhiên khoảng 3.376,4 km².
DÂN TỘC
    Chủ yếu là người Việt (kinh), Hoa và đồng bào gốc Khmer ở phía Tây.
TÔN GIÁO
        Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và Công giáo.
LỄ HỘI
LỄ HỘI GÒ THÁP – NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC
Đây là lễ hội lớn và quy mô nhất tỉnh Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần, vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ 10 năm
nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam bộ. (Xem thêm Xanh, tr.166)


LỄ GIỖ CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC
(Xanh, tr.167)


HỘI ĐÌNH TÂN PHÚ TRUNG(Xanh, tr.167)


     HỆ THỐNG ĐIỂM THAM QUAN
1. Khu Di Tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929)
        Tháng 8 năm 1975, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã cho xây lại ngôi mộ cụ khang trang, đẹp đẽ hơn. Trên vòm mộ
là hình một cánh sen úp xuống có chạm trổ 9 đầu rồng mang ý nghĩa tượng trưng cho con Rồng Cháu Tiên đồng thời
bao hàm ý nghĩa là cụ Nguyễn Sinh Sắc sẽ mãi mãi yên nghỉ trong sự che chở, kính trọng của người dân đồng bằng
sông cửu long ny. Bên cạnh ngôi mộ là tượng đài cách điệu hình búp sen như tượng trưng cho người con làng sen đã
sống thanh cao và trong sạch. Xung quanh chân tượng đài là hồ nước. Nếu để ý một chút quý khách sẽ thấy rằng hình
thể của hồ nước rất giống phần diện tích của tỉnh Đồng Tháp trên bản đồ. Trong khuôn viên khu mộ rộng 1hécta, còn có
nơi thờ bà Hoàng Thị Loan, người vợ yêu quý của cụ phó bảng và một ngôi nhà sàn được xây dựng theo đúng kích
thước ngôi nhà sàn nơi Bác Hồ đã sống và làm việc tại Hà Nội.
        + Vài Nét Về Khu Lưu Niệm Nguyễn Sinh Sắc


                                                                                                             24
DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.
       Khu lưu niện Nguyễn Sinh Sắc nằm cạnh chùa Hòa Long (tức Miễu Trời Xanh ngày xưa) cách trung tâm Thành
phố Cao Lãnh chừng một cây số rưỡi, tren đất qua bên phà Cao lãnh.
       Toàn khu lưu niệm rộng gần 4 hec ta, chia làm hai khu vực: khu vực mộ cụ phó bảng, khu vực Nhà Sàn – Ao
Cá Bác Hồ.
        Qua cổng, du khách gặp ngay nhà khách khang trang phía tay phải. Đây cũng là nơi làm việc của Ban giám Đốc
khu lưu niệm. Trong đó có phòng chiếu phim tài liệu phục vụ du khách.
         Theo lối đi tráng nhựa, một bên là hàng vú sữa, một bên là hàng dương thẳng tấp, chừng 100m rẽ về phía tay
trái đến cổng tam quan – cổng chính vào khu mộ phó bảng.
        Khu vực này hình chữ nhật, diện tích 1hecta. Bao bọc chung quanh là hàng rào xi-măng đơn giản, thanh mảnh
như những hoa văn trang hong vẻ đẹp của khuôn viên mà không làm khu mộ cách bức với vườn ruộng xanh tươi bên
ngoi. Khu mộ khởi công xây dựng ngày 22-8-197, khánh thành 13-2-1977.
        Những công trình chính là: Vòm mộ, hồ Sao, nhà Kiếng và nhà trưng bày.
                * Vòm Mộ :
        Quay về phía Đông, cao trên 10 thước, là một cánh hoa sen cách điệu có dáng dấp bàn tay xòe úp xuống, trên là
9 đầu rồng cách điệu đậm net dân gian. Vòm mộ tượng trưng cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp che
chở, ấp yêu ngôi mộ phó bảng…
       Ngôi mộ giữ vị trí cũ; đầu tiên là ngôi mộ đất. Sau đó nhân dân đổ núm xi măng. Năm 1954, trước khi tập kết
chuyển quân ra Bắc, các đơn vị bộ đội đã xây ngôi mộ bằng gạch, có trụ xi măng và lan can sắt bao chung quanh. Bia
mộ ghi : “cụ phó bảng Nguyễn Sinh Huy – Nhà chiến sĩ cách mạng –mất ngày 27-11 năm Kỷ Tỵ (1929). Quân dân
chánh Long Châu Sa lập”.
        Hiện nay, ngôi mộ được tôn cao lên và ốp đá hoa cương, núm mộ hình hộp chữ nhật (2m x 1m x 0.9m), màu
xám tro, yên vị trên vòm mộ bằng đá mài màu trắng, hình lục giác không đều mở rộng dần ra hai bên và phía trước.
       Phía trong vòm mộ là bệ thờ bằng đá mài. Bên trên có tượng chân dung cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, lư
hương đặt ở phía ngoài núm mộ.
                * Hồ Sao :
         Nằm giữa khu vực, hình ngôi sao năm cánh đường kính 30m. Ở giữa hồ sừng sững một đài sen trắng cách điệu
ốp lá Italy màu trắng xám, cao 6.5m tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, trong sáng của cụ phó bảng Nguyễn sinh sắc,
cũng là biểu tượng quê hương Kim Liên _ Đồng Tháp vươn thẳng giữa lịng tổ quốc Việt Nam.
                * Nhà Kiếng :
       Cách hồ sao 30m, phía tay phải (trong nhìn ra). Nhà kiếng hình chữ nhật thể hiện theo kiểu dáng nhà sàn. Ngịai
những mảnh tường thấp và coat ximăng tô đá rửa, các phòng đều lắp đặt kính 5 ly (nên gọi nhà Kiếng) .
        Nhà kiếng cũng là nhà khách trong những buổi tiếp tân đông người. Các phòng tại đây đều thoáng rộng, được
trưng bày màu xanh dịu mát. Các hình ảnh chủ yếu giới thiệu về quê hương, thời niên thiếu của Bác Hồ.
                * Nhà trưng bày: Phòng trưng bày về cụ Nguyễn Sinh Sắc:
        Đối diện nhà kiếng qua cột cờ giữa sân, gây thú vị cho du khách với lối kiến trúc hình bát giác vụt cao hẳn lên
so với dãy nhà hình hộp chữ nhật nối liền với nó.
         Nằm gọn trong hình bát giác (mỗi cạnh 5m), nền bằng đá rửa trắng lấm tấm hạt đen. Đai trưng bày màu vàng
sậm, viền nâu trên nền tường xanh lợt với 4 chỗ thông gió chia đều. Vách va nóc cách nhau một khoảng trống dễ nhận
ánh sáng mặt trời cũng như việc bố trí thêm đèn ne-ong. Ở đây du khách nhìn thấy ngay tiểu sử tóm tắt của cụ phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc lồng trong khung kính bằng gỗ giáng hương, chữ lộng màu trắng nổi lên trên nền nhung đỏ. Bản tiểu
sử đặt trên bệ gỗ tròn thay cho tấm bình phong chia làm hai lối ra vào.
Theo chiều kim đồng hồ, du khách lần lượt tham quan các hình ảnh, hiện vật về cuộc đời cụ phó bảng. Có thể nêu
6 chủ đề chính:
        Chủ đề 1: Quê Hương – Thời Niên Thiếu Thưở Hàn Vi
        Chủ đề 2: Đỗ Đạt – Làm Quan
        Chủ đề 3: Từ Quan – Vào Nam
        Chủ đề 4: Cao Lãnh V Những Năm Cuối Đời

                                                                                                                25
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl
Tài liệu thuyết minh dbscl

More Related Content

What's hot

Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLnbthoai
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhMan_Ebook
 
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt NamTổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Namsukiennong.vn
 
Powerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ LongPowerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ LongNhung Lê
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộHoàng Mai
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet namDuDu122
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThu Thu
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...Minh Chanh
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namLinh Le
 

What's hot (20)

Tieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCLTieuluan_ QTCL
Tieuluan_ QTCL
 
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đLuận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững, 9đ
 
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
Đề tài Nghiên cứu, phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Tràng An-Ninh...
 
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninhNghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh quảng ninh
 
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt NamTổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
Tổng quan thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAYLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang, HAY
 
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOTLuận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
Luận văn: Lễ hội của người Thái ở miền Tây Nghệ An, HOT
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Powerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ LongPowerpoint Vịnh Hạ Long
Powerpoint Vịnh Hạ Long
 
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đLuận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp, HOT, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAYLuận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
Luận văn: Khai thác tài nguyên du lịch nhân văn TP Hạ Long, HAY
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam
 
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ anThuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
Thuyết minh về khu di tích kim liên. du lịch nghệ an
 
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY! Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
Đề tài du lịch: Thiết kế Tour du lịch cho người cao tuổi, 9 ĐIỂM, HAY!
 
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM  TS. BÙI QUANG ...
NỀN TẢNG VĂN HÓA VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TS. BÙI QUANG ...
 
Cơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt namCơ sở văn hóa việt nam
Cơ sở văn hóa việt nam
 

Viewers also liked

Các câu đố vui trong đoàn
Các câu đố vui trong đoànCác câu đố vui trong đoàn
Các câu đố vui trong đoànTrần An
 
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợpTài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợpThanh Hải
 
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trườngGiáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trườngThành Nguyễn
 
10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XX
10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XX10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XX
10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XXKelsi Luist
 
Ho bieu chanh lac duong
Ho bieu chanh   lac duongHo bieu chanh   lac duong
Ho bieu chanh lac duongKelsi Luist
 
Xuồng 3 lá nét đặc trưng trên sông nước nam bộ
Xuồng 3 lá   nét đặc trưng trên sông nước nam bộXuồng 3 lá   nét đặc trưng trên sông nước nam bộ
Xuồng 3 lá nét đặc trưng trên sông nước nam bộKelsi Luist
 
Ho bieu chanh to hong vuong van
Ho bieu chanh   to hong vuong vanHo bieu chanh   to hong vuong van
Ho bieu chanh to hong vuong vanKelsi Luist
 
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh   nhon tinh am lanhHo bieu chanh   nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh nhon tinh am lanhKelsi Luist
 
Ca dao miền nam
Ca dao miền namCa dao miền nam
Ca dao miền namKelsi Luist
 
Ho bieu chanh ai lam duoc
Ho bieu chanh   ai lam duocHo bieu chanh   ai lam duoc
Ho bieu chanh ai lam duocKelsi Luist
 
Anh vũ nam việt điểu
Anh vũ   nam việt điểuAnh vũ   nam việt điểu
Anh vũ nam việt điểuKelsi Luist
 
Lịch sử các nhà ga vn
Lịch sử các nhà ga  vnLịch sử các nhà ga  vn
Lịch sử các nhà ga vnKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tan phong nu si
Ho bieu chanh   tan phong nu siHo bieu chanh   tan phong nu si
Ho bieu chanh tan phong nu siKelsi Luist
 
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn béNam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn béKelsi Luist
 
Ho bieu chanh o theo thoi
Ho bieu chanh   o theo thoiHo bieu chanh   o theo thoi
Ho bieu chanh o theo thoiKelsi Luist
 
Ghi nhan ve ho bieu chanh
Ghi nhan ve ho bieu chanhGhi nhan ve ho bieu chanh
Ghi nhan ve ho bieu chanhKelsi Luist
 
THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINE
THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINETHE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINE
THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINEKelsi Luist
 
Ho bieu chanh do nuong nuong bao oan
Ho bieu chanh   do nuong nuong bao oanHo bieu chanh   do nuong nuong bao oan
Ho bieu chanh do nuong nuong bao oanKelsi Luist
 
143 năm vương triều nguyễn
143 năm vương triều nguyễn143 năm vương triều nguyễn
143 năm vương triều nguyễnKelsi Luist
 
Ho bieu chanh mot doi tai sac
Ho bieu chanh   mot doi tai sacHo bieu chanh   mot doi tai sac
Ho bieu chanh mot doi tai sacKelsi Luist
 

Viewers also liked (20)

Các câu đố vui trong đoàn
Các câu đố vui trong đoànCác câu đố vui trong đoàn
Các câu đố vui trong đoàn
 
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợpTài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
Tài liệu thuyết minh xuyên Việt tổng hợp
 
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trườngGiáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường
Giáo dục môi trường tại các công viên hoặc vườn hoa gần trường
 
10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XX
10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XX10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XX
10 TÁC PHẨM QUAN TRỌNG NHẤT CỦA XÃ HỘI HỌC TRONG THẾ KỶ XX
 
Ho bieu chanh lac duong
Ho bieu chanh   lac duongHo bieu chanh   lac duong
Ho bieu chanh lac duong
 
Xuồng 3 lá nét đặc trưng trên sông nước nam bộ
Xuồng 3 lá   nét đặc trưng trên sông nước nam bộXuồng 3 lá   nét đặc trưng trên sông nước nam bộ
Xuồng 3 lá nét đặc trưng trên sông nước nam bộ
 
Ho bieu chanh to hong vuong van
Ho bieu chanh   to hong vuong vanHo bieu chanh   to hong vuong van
Ho bieu chanh to hong vuong van
 
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh   nhon tinh am lanhHo bieu chanh   nhon tinh am lanh
Ho bieu chanh nhon tinh am lanh
 
Ca dao miền nam
Ca dao miền namCa dao miền nam
Ca dao miền nam
 
Ho bieu chanh ai lam duoc
Ho bieu chanh   ai lam duocHo bieu chanh   ai lam duoc
Ho bieu chanh ai lam duoc
 
Anh vũ nam việt điểu
Anh vũ   nam việt điểuAnh vũ   nam việt điểu
Anh vũ nam việt điểu
 
Lịch sử các nhà ga vn
Lịch sử các nhà ga  vnLịch sử các nhà ga  vn
Lịch sử các nhà ga vn
 
Ho bieu chanh tan phong nu si
Ho bieu chanh   tan phong nu siHo bieu chanh   tan phong nu si
Ho bieu chanh tan phong nu si
 
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn béNam kỳ lục tỉnh đất nước và con người   lâm văn bé
Nam kỳ lục tỉnh đất nước và con người lâm văn bé
 
Ho bieu chanh o theo thoi
Ho bieu chanh   o theo thoiHo bieu chanh   o theo thoi
Ho bieu chanh o theo thoi
 
Ghi nhan ve ho bieu chanh
Ghi nhan ve ho bieu chanhGhi nhan ve ho bieu chanh
Ghi nhan ve ho bieu chanh
 
THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINE
THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINETHE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINE
THE FINE ART OF SMALL TALK by DEBRA FINE
 
Ho bieu chanh do nuong nuong bao oan
Ho bieu chanh   do nuong nuong bao oanHo bieu chanh   do nuong nuong bao oan
Ho bieu chanh do nuong nuong bao oan
 
143 năm vương triều nguyễn
143 năm vương triều nguyễn143 năm vương triều nguyễn
143 năm vương triều nguyễn
 
Ho bieu chanh mot doi tai sac
Ho bieu chanh   mot doi tai sacHo bieu chanh   mot doi tai sac
Ho bieu chanh mot doi tai sac
 

Similar to Tài liệu thuyết minh dbscl

Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17NgcHoa15
 
TOP 42 địa điểm du lịch đẹp ở Miền Tây Nam Bộ
TOP 42 địa điểm du lịch đẹp ở Miền Tây Nam BộTOP 42 địa điểm du lịch đẹp ở Miền Tây Nam Bộ
TOP 42 địa điểm du lịch đẹp ở Miền Tây Nam Bộnguyenthien .
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfLuanvan84
 
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toàn
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toànBài giới thiệu cầu ngói thanh toàn
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toànPhuong Nguyen
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộilongvanhien
 
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóađồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóajackjohn45
 
HNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docxHNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docxDngNgn12
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Cậu Ấm
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpMinhHuL2
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minhrenownboy
 
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docxBài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docxkhavyyyy22222
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namlimsea33
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnPham Long
 
Kinh nghiệm du lịch Nam Đàn Nghệ An
Kinh nghiệm du lịch Nam Đàn Nghệ AnKinh nghiệm du lịch Nam Đàn Nghệ An
Kinh nghiệm du lịch Nam Đàn Nghệ AnThời tiết hôm nay
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Chau Duong
 

Similar to Tài liệu thuyết minh dbscl (20)

Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
 
TOP 42 địa điểm du lịch đẹp ở Miền Tây Nam Bộ
TOP 42 địa điểm du lịch đẹp ở Miền Tây Nam BộTOP 42 địa điểm du lịch đẹp ở Miền Tây Nam Bộ
TOP 42 địa điểm du lịch đẹp ở Miền Tây Nam Bộ
 
bctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdfbctntlvn (19).pdf
bctntlvn (19).pdf
 
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận ĐạiLịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
Lịch Sử Chiến Lược Của Trang Đào Động Thời Cổ Đại Và Cận Đại
 
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toàn
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toànBài giới thiệu cầu ngói thanh toàn
Bài giới thiệu cầu ngói thanh toàn
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
 
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóađồNg nai di tích lịch sử văn hóa
đồNg nai di tích lịch sử văn hóa
 
HNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docxHNH p1 Nhàn+Ngân.docx
HNH p1 Nhàn+Ngân.docx
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
11 tc dl1 - 115074015 -vu tuyen minh
 
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docxBài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
Bài-thu-hoạch-CNXHKH.docx
 
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt namĐề Cương cơ sở văn hóa việt nam
Đề Cương cơ sở văn hóa việt nam
 
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vnKinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
Kinh lương - Vùng đất di sản - vanhien.vn
 
Kinh nghiệm du lịch Nam Đàn Nghệ An
Kinh nghiệm du lịch Nam Đàn Nghệ AnKinh nghiệm du lịch Nam Đàn Nghệ An
Kinh nghiệm du lịch Nam Đàn Nghệ An
 
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng TrịTài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
 
Xây dựng chương trình du lịch và định hướng giải pháp
Xây dựng chương trình du lịch và định hướng giải phápXây dựng chương trình du lịch và định hướng giải pháp
Xây dựng chương trình du lịch và định hướng giải pháp
 
DU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANHDU LỊCH XỨ THANH
DU LỊCH XỨ THANH
 
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
Danh gia tiem nang, thuc trang va dinh huong khai thac tai nguyen moi truong ...
 
Bài mẫu tiểu luận về du lịch, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch, HAYBài mẫu tiểu luận về du lịch, HAY
Bài mẫu tiểu luận về du lịch, HAY
 

More from Kelsi Luist

Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh   vi nghia vi tinhHo bieu chanh   vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh vi nghia vi tinhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh   thiet gia gia thietHo bieu chanh   thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh thiet gia gia thietKelsi Luist
 
Ho bieu chanh thay thong ngon
Ho bieu chanh   thay thong ngonHo bieu chanh   thay thong ngon
Ho bieu chanh thay thong ngonKelsi Luist
 
Ho bieu chanh thay chung trung so
Ho bieu chanh   thay chung trung soHo bieu chanh   thay chung trung so
Ho bieu chanh thay chung trung soKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tu hon
Ho bieu chanh   tu honHo bieu chanh   tu hon
Ho bieu chanh tu honKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tinh mong
Ho bieu chanh   tinh mongHo bieu chanh   tinh mong
Ho bieu chanh tinh mongKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tien bac bac tien
Ho bieu chanh   tien bac bac tienHo bieu chanh   tien bac bac tien
Ho bieu chanh tien bac bac tienKelsi Luist
 
Ho bieu chanh tai toi
Ho bieu chanh   tai toiHo bieu chanh   tai toi
Ho bieu chanh tai toiKelsi Luist
 
Ho bieu chanh song thac voi tinh
Ho bieu chanh   song thac voi tinhHo bieu chanh   song thac voi tinh
Ho bieu chanh song thac voi tinhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh ong cu
Ho bieu chanh   ong cuHo bieu chanh   ong cu
Ho bieu chanh ong cuKelsi Luist
 
Ho bieu chanh nguoi that chi
Ho bieu chanh   nguoi that chiHo bieu chanh   nguoi that chi
Ho bieu chanh nguoi that chiKelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1Kelsi Luist
 
Ho bieu chanh no tinh
Ho bieu chanh   no tinhHo bieu chanh   no tinh
Ho bieu chanh no tinhKelsi Luist
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhutHo bieu chanh   no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh no doi - quyen nhutKelsi Luist
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhiHo bieu chanh   no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh no doi - quyen nhiKelsi Luist
 
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh   nang ganh cang thuongHo bieu chanh   nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh nang ganh cang thuongKelsi Luist
 

More from Kelsi Luist (20)

Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh   vi nghia vi tinhHo bieu chanh   vi nghia vi tinh
Ho bieu chanh vi nghia vi tinh
 
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh   thiet gia gia thietHo bieu chanh   thiet gia gia thiet
Ho bieu chanh thiet gia gia thiet
 
Ho bieu chanh thay thong ngon
Ho bieu chanh   thay thong ngonHo bieu chanh   thay thong ngon
Ho bieu chanh thay thong ngon
 
Ho bieu chanh thay chung trung so
Ho bieu chanh   thay chung trung soHo bieu chanh   thay chung trung so
Ho bieu chanh thay chung trung so
 
Ho bieu chanh tu hon
Ho bieu chanh   tu honHo bieu chanh   tu hon
Ho bieu chanh tu hon
 
Ho bieu chanh tinh mong
Ho bieu chanh   tinh mongHo bieu chanh   tinh mong
Ho bieu chanh tinh mong
 
Ho bieu chanh tien bac bac tien
Ho bieu chanh   tien bac bac tienHo bieu chanh   tien bac bac tien
Ho bieu chanh tien bac bac tien
 
Ho bieu chanh tai toi
Ho bieu chanh   tai toiHo bieu chanh   tai toi
Ho bieu chanh tai toi
 
Ho bieu chanh song thac voi tinh
Ho bieu chanh   song thac voi tinhHo bieu chanh   song thac voi tinh
Ho bieu chanh song thac voi tinh
 
Ho bieu chanh ong cu
Ho bieu chanh   ong cuHo bieu chanh   ong cu
Ho bieu chanh ong cu
 
Ho bieu chanh nguoi that chi
Ho bieu chanh   nguoi that chiHo bieu chanh   nguoi that chi
Ho bieu chanh nguoi that chi
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 6
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 6
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 5
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 5
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 4
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 4
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 3
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 3
 
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1Ho bieu chanh   ngon co gio dua - quyen thu 1
Ho bieu chanh ngon co gio dua - quyen thu 1
 
Ho bieu chanh no tinh
Ho bieu chanh   no tinhHo bieu chanh   no tinh
Ho bieu chanh no tinh
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhutHo bieu chanh   no doi - quyen nhut
Ho bieu chanh no doi - quyen nhut
 
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh   no doi - quyen nhiHo bieu chanh   no doi - quyen nhi
Ho bieu chanh no doi - quyen nhi
 
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh   nang ganh cang thuongHo bieu chanh   nang ganh cang thuong
Ho bieu chanh nang ganh cang thuong
 

Tài liệu thuyết minh dbscl

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP.HCM KHOA DU LỊCH LỚP 09DL1 ---o0o--- TÀI LIỆU THUYẾT MINH LIÊN TUYẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (LƯU HÀNH NỘI BỘ) SVTH: 1. Dương Võ Trân Châu 2. Trần Hồ Trúc Duy 3. Nông Thị Diễm My 4. Vũ Nguyễn Thanh Sơn 5. Nguyễn Văn Thuyền Tháng 3 năm 2011.
  • 2. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. LONG AN  LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH Long An ngày nay có lịch sử hình thành và phát triển khá sớm so với nhiều vùng đất khác ở Nam bộ. Khi Nguyễn Hữu Cảnh tuân lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược năm 1698, lúc bấy giờ Long An thuộc phủ Gia Định, huyện Tân Bình. Năm 1832, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng đối với Long An là việc thành lập phủ Tân An gồm hai huyện Thuận An và Phước Lộc. Trên địa bàn cơ sở này, hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn được thành lập từ sau khi thực dân Pháp xâm lược và đến năm 1957, hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn được sát nhập thành Long An như ngày nay. Không chỉ được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây mang phù sa bồi đắp cho những vườn cây trái trĩu quả quanh năm, Long An còn có những cánh đồng lúa tốt tươi, bạt ngàn, hệ sinh thái động thực vật đa dạng. Tất cả đã tạo nên một bức tranh làng quê Long An yên bình, mát dịu và trù phú. Thuyết minh về Sông Vàm Cỏ: + Vàm: là nơi hội tụ các nhánh sông, thường là Ngả 3 sông. + Về tên Vàm Cỏ: có nhiều cách giải thích về tên gọi này, trên đại thể có 2 cách giải thích như sau: • “Trước kia, bờ đất ven Vàm có rất nhiều cỏ, dân chúng thấy vậy gọi là VÀM CỎ”. • “theo tiếng Khmer: (hỏi Hướng dẫn) ............................................................................................................... ................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................. LỊCH SỬ Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh này các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể Cụm di tích Bình Tả. Đây là quần thể di tích văn hoá Óc Eo văn hoá Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hoá và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp.. Trong thời kỳ Pháp thuộc, dân chúng Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bốt của người Pháp. Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Cách TP.HCM 47km, Long An là của ngõ của đồng bằng sông Cửu Long.  Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km.  Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.  Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.  Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh. DÂN SỐ Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số Long An là 1.436.914 người. DIỆN TÍCH Long An có diện tích tự nhiên khoảng 4.493,87km². DÂN TỘC Long An đông dân, chủ yếu là người Việt (kinh) và đồng bào gốc Khmer ở phía Tây. 2
  • 3. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. TÔN GIÁO Long An có 4 tôn giáo đông người theo là đạo Phật, Kitô giáo, đạo Cao Đài, đạo Tin Lành.. LỄ HỘI Lễ Cầu Mưa Thời gian: 18/4 âm lịch. Địa điểm: tại một số vùng sản xuất nông nghiệp ở tỉnh. Đặc điểm: Lễ cầu mưa có hai phần: phần lễ theo nghi thức lễ truyền thống và phần hội là các cuộc đua ghe trên sông rạch (Ghe đua bằng tre thon dài, chứa được 20 tay bơi), cũng có nơi làm lễ rước rồng. Sau khi đua ghe, dân chúng kéo về đình làng làm lễ cúng thần linh và tổ chức ăn uống vui chơi, hưởng lộc. => Nhìn chung, lễ hội chỉ mang tính chất địa phương, không có giá trị về du lịch. TÀI NGUYÊN DU LỊCH + Di tích lịch sử cấp quốc gia 1. Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức: đây là một quần thể kiến trúc cổ đầu TK 19 còn lại tương đối nguyên vẹn, được nhân dân địa phương và dòng họ Nguyễn Huỳnh thường xuyên tu tạo. Với lối kiến trúc mang đậm văn hóa cổ truyền, nơi đây còn lưu giữ những di vật quý từ hơn 200 năm trước như chiếu chỉ, sắc phong, khánh cổ, kiệu, ghế do Vua Xiêm tặng,...Là một điểm đến khá hấp dẫn. 2. Chùa Tôn Thạnh: ngôi chùa cổ nhất ở LA, xây năm 1808 với nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật mang phong cách TK 19, đặc biệt là pho tương Bồ Tát Địa Tạng được đúc bằng đồng. Chùa từng là nơi Nguyễn Đình Chiểu sống ở những năm 1859 – 1861. 3. Nhà Trăm Cột.(68 cột tròn, 12 cột vuông bằng gỗ và 40 cột gạch ở ngoài hiên). 4. Di tích Vàm Nhựt Tảo 5. Cụm di tích Bình Tả: cụm di tích kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Bình Tả, thuộc huyện Đức Hòa. (Non nước Vn, tr.646) 6. Chùa Phước Lâm:còn gọi là chùa Ông Miêng với hơn 40 pho tượng và nhiều bao lam, hoành phi, liễn đối được sơn son thiếp vàng rực rỡ, phong cách nghệ thuật mang đậm nét văn hóa Phật giáo Nam bộ. 7. Di tích lịch sử Bình Thành.(Xanh.tr36) 8. Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hoà. (Xanh.tr39) 9. Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong.(Xanh.tr40) 10. Di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến. .(Xanh.tr38) 11. KHU DU LỊCH SINH THÁI LÀNG NỔI TÂN LẬP : Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập thuộc xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, cách biên giới Campuchia khoảng 15 km về phía Nam. Với diện tích 135 ha và vùng đệm rộng 500 ha, được quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 100 tỷ đồng để xây dựng khu du lịch đặc trưng của Long An nói riêng và cả vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười nói chung. Dự kiến trong tương lai nơi đây sẽ hình thành 11 khu chức năng như: khu di trú động vật hoang dã, khu bảo tồn tự nhiên, trung tâm giáo dục môi trường, khu lâm viên, khu nhà nổi … Du khách đến tham quan sẽ được hòa mình vào thiên nhiên đặc thù của vùng sông nước Nam Bộ và những dịch vụ kỳ thú của làng nổi Tân Lập. + Di tích lịch sử cấp tỉnh: có khoảng 15 3
  • 4. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH SINH THÁI Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười Làng nổi Tân Lập - chợ huyện Mộc Hóa. (thời gian: 1 ngày) Bao gồm: - Tham quan hệ sinh thái rừng tràm tự nhiên và nhân tạo dọc theo Quốc lộ 62 thuộc các huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa. - Đi tàu du lịch tham quan Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười (1.041 ha) - Rừng tràm nguyên sinh - Vườn dược liệu tập trung - Phòng thí nghiệm và xưởng sản xuất dược liệu. Đoàn dùng cơm trưa. Nghĩ ngơi. - Đi bằng xuồng hoặc theo các đường dẫn bộ tham quan khu du lịch sinh thái Làng nổi Tân Lập với hệ rừng tràm đặc dụng, những đồng sen tự nhiên, những dãy lúa trời xanh biếc và nhiều loại động, thực vật phong phú tạo nên hệ sinh thái rất riêng biệt cho cảnh quan Tháp Mười. - Tham quan chợ huyện Mộc Hóa và cửa khẩu Bình Hiệp quý khách sẽ được tiếp cận, tìm hiểu về đời sống dân cư vùng biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. Đặc biệt ở nơi đây quý khách sẽ được thưởng thức các loại món ăn đặc trưng như: đá chanh mật ong tự nhiên, sirô bụp giấm, cá lóc nướng trui cuốn lá sen, rau rừng, canh chua bông điên điển … mua sắm các loại thảo dược, mật ong thiên nhiên … CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH Chùa Tôn Thạnh - Nhà Trăm Cột - Bảo Tàng tỉnh Long An Lăng mộ cụ Nguyễn Huỳnh Đức. (thời gian: 1 ngày) Bao gồm: - Tham quan di tích lịch sử cấp quốc gia chùa Tôn Thạnh - một ngôi chùa có kiến trúc đẹp, nơi nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu đã từng sống, dạy học và sáng tác bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nổi tiếng đã đi vào sử ca của nước ta. - Tham quan di tích kiến trúc cấp quốc gia nhà Trăm Cột - ngôi nhà có kiến trúc cổ rất độc đáo với hơn 100 cột bằng gỗ quý như: gõ, cẩm lai … Đoàn dùng cơm trưa với các món ăn đặc sản của vùng biển Cần Đước. Nghĩ ngơi. - Quý khách tiếp tục chương trình tham quan Bảo tàng tỉnh Long An - nơi trưng bày các hiện vật - di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa Óc Eo. - Viếng và tham quan khu lăng mộ cổ Nguyễn Huỳnh Đức - người đã có công với triều đình nhà Nguyễn và là nơi thờ tự của dòng họ Nguyễn Huỳnh - tại đây quý khách được chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc và những cổ vật quý cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX được công nhận là di tích quốc gia.  ĐẶC SẢN (Xanh, tr.197) 1. Gạo Nàng Thơm – Chợ Đào: Cần Đước là huyện trọng điểm lúa gạo, giống lúa Nàng Thơm được nhiều nơi trong cả nước trồng. Nhưng thơm ngon nhất là Nàng Thơm Chợ Đào (xã Mỹ Lệ). Cơm gạo Nàng thơm ăn với cá bống kèo ho tộ là đặc sản địa phương. 2. Rượu đế Gò Đen 3. Dưa hấu Long Trì 4. Mắm còng 5. Lạp xưởng Cần Giuộc  DỊCH VỤ LƯU TRÚ Khách sạn Bông Sen Địa chỉ: 7 Võ Công Tồn, Tx. Tân An, Long An 4
  • 5. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Điện thoại: 3821 322/ 3826 439 Fax: 3822 985 Khách sạn Mộc Hóa Địa chỉ: 72 Trần Hưng Đạo, H. Mộc Hóa, Long An Điện thoại: 3841 239 Fax: 3841 238 Khách sạn Du lịch Công Đoàn Long An Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Bình, Tx.Tân An, Long An Điện thoại: 3821 779 Fax: 3826 397  NHÀ HÀNG Nhà hàng Bông Sen Địa chỉ: 7 Võ Công Tồn, Tp. Tân An, Long An Điện thoại: 382 1322 Nhà hàng Thủy Tạ Địa chỉ: 51 đường 4, Tp. Tân An Điện thoại: 3521 888 Nhà hàng Phương Tuyền Địa chỉ: 8 Võ Công Tồn, Tp. Tân An, Long An Điện thoại: 382 6634 Nhà hàng Song Nguyên 43E/1 Khu 5, Tx. Tân An Tel: (84-72) 385 0500 Nhà hàng Thanh Thủy 11A/25 Quốc lộ 1, phường 4, Tx. Tân An Tel: (84-72) 382 9473  CÔNG TY LỮ HÀNH ĐỊA PHƯƠNG Cty Du lịch Long An Địa chỉ: 112 Cách Mạng Tháng Tám, Tx. Tân An Điện thoại: 3826 227/ 3826 425 Fax: 3822 985  DỰ ÁN DU LỊCH Tỉnh đang từng bước kêu gọi đầu tư các dự án du lịch lớn, xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi giải trí để phục vụ khách du lịch như: khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập, khu dịch vụ giải trí Hồ Khánh Hậu … Bên cạnh đó, tỉnh cũng phát triển làng nghề gắn với du lịch, kết hợp các tour du lịch để giới thiệu văn hóa của Long An với du khách và bạn bè quốc tế. Dự án số - Tên danh mục công trình, dự án kêu gọi đầu tư: điểm du lịch đồn Rạch Cát. - Địa điểm: xã Long Hựu, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. - Diện tích: 100 ha. - Nội dung kêu gọi xã hội hóa: 5
  • 6. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. + Nhà nước quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng. + Kêu gọi đầu tư vào các khu chức năng phục vụ tham quan du lịch, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, cắm trại, nuôi trồng bảo tồn sinh thái. - Tổng vốn đầu tư dự kiến: 250 tỷ đồng. - Thời gian đầu tư: 50 năm. - Hình thức đầu tư: 100% vốn doanh nghiệp. - Chính sách ưu đãi đầu tư: theo quy định hiện hành. HAPPY LAND:  CHUYÊN ĐỀ: Cần Đước cũng được xem là một trong nhừng cái nôi của đờn ca tài tử, hiện ở đình Vạn Phước có thờ linh vị của ông Nguyễn Quang Đại một nhạc quan triều đình nhà Nguyễn, trên đường xuôi Nam đã dừng chân tại Cần Đước chỉnh lý, sáng tác các bài bản tổ của nhạc lễ, nhạc tài tử và truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò lưu truyền các đời sau như nhạc Giai, nhạc Láo nổi tiếng...thành ngữ phổ biến ở lục tỉnh nam kỳ "Đờn nhứt xứ, võ vô địch" là để xưng tụng người Cần Đước xưa hào hoa và nghĩa hiệp. Vàm Nhật Tảo: Nơi đây ngày 10/12/1861 người anh hùng xuất thân từ nghề chài lưới Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy nghĩa quân đốt cháy chiến hạm Lorcha thuộc đoàn tàu Espérauce gây chấn động lớn vì đầu tiên nghĩa quân Việt Nam đánh đắm tàu Pháp với trang thiết bị hiện đại. Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch (1838-1868) ở làng Bình Nhật-tỉnh Gia Định (nay là xã Bình Đức -huyện Bến Lức - Long An ). Năm 1861 ông tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp, sau khi đồn Chí Hòa thất thủ ông về Long An dưới sự lãnh đạo của Trương Định cùng nghĩa quân chống Pháp. Khi 3 tỉnh miền Đông mất ông ra Bình Định nhận chức lãnh binh, đến năm 1867 ông về Hà Tiên giữ chức thành thủ úy. Đêm 16/6/1868 ông chỉ huy đánh đồn Rạch Giá và làm chủ trận thế trong 5 ngày sau đó rút ra Phú Quốc. Sau nhiều trận giao tranh ác liệt, nghĩa quân bị thiếu lương thực, ốm đau nên ông đã tự ra nộp mình và bị giải về Sài Gòn, giặc nhiều lần dụ hàng nhưng ông khẳng khái nói “Khi nào nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây”. Ngày 27/10/1868 Pháp đã hành hình ông tại Rạch Giá. Nho sĩ Huỳnh Mẫn Đạt đã có bài thơ điếu: Hỏa hồng Nhựt tảo oanh thiên địa Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần. Nhà máy dệt Long An: Đây là một nhà máy dệt lớn nhất ở miền Nam, sản phẩm của nhà máy chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu hàng sang nước ngoài. Sản phẩm may sẵn của nhà máy cũng được ưa chuộng trên thị trường. Nguồn nguyên liệu của nhà máy dựa vào cánh đồng bông ở đồng bằng Sông Cửu Long. Ở nước ta, cánh đồng bông lớn nhất là ở Phan Rang. Nơi đây có viện nghiên cứu về kỹ thuật trồng bông ở Việt Nam. Nằm gần khu vực Cầu Voi cách Tp.Hồ Chí Minh (40km) là nhà máy Dệt khá lớn của tỉnh Long An, được trang bị máy móc hiện đại, đặc biệt là dệt loại vải Katê Long An. Nhà máy dệt Long An được nhiều người biết đến vì đây có đội bóng chuyền nữ đẳng cấp A1 toàn quốc. 6
  • 7. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Cầu Tân An: Cầu dài 406m, bắt qua sông Vàm Cỏ Tây, cũng bắt nguồn từ Campuchia, gặp sông Vàm Cỏ Đông ở Cần Đước, (vịnh Gành Rái- cửa Soài Rạp) đổ ra biển đông. Nếu như chúng ta đi từ Tp.Hồ Chí Minh về thì bên trái của cầu Tân An theo hướng sông Vàm Cỏ Tây đi ra hướng biển khoảng 10km gặp một địa danh có tên gọi là Vàm Nhật Tảo nơi Nguyễn Trung Trực đã làm nên một chiến thắng vang dội vào năm 1861 là đốt cháy tàu Hy Vọng của Pháp. Trên Vàm Nhật Tảo ngày 10-12-1861 người anh hùng xuất thân làm nghề chài lưới, Nguyễn Trung Trực đã tổ chức một đám cưới diễn ra trên thuyền do chính ông làm chú rễ, trong đó ông tinh ý cho chiếc thuyền của mình cập sát con tàu Lorcha thuộc đoàn tàu Espérance (Tàu hy vọng). Ông cùng cô dâu xin phép được lên tàu mời thuyền trưởng món ăn đặc sản của Long An là “Mật ong và trứng gà”. Trong lúc thuyền trưởng thưởng thức, ông chém đầu, cùng lúc quân lính của ông đã leo lên đốt cháy chiếc tàu gây chấn động lớn cho thực dân pháp. (Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 tại làng Bình Nhựt, huyện Cửu An, Phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là xã Bình Đức, huyện Bến Lức, Long An). Năm 1861 tham gia lực lượng kháng chiến chống Pháp, sau khi đồn Chí Hòa thất thủ, ông đứng đầu nhóm Pháp Tây An, thường gọi là Quản Lịch, dưới sự chỉ huy của Trương Định. Khi ba tỉnh Miền Đông mất, ông ra Bình Định nhận chức lãnh binh, giữa năm 1867 về lại Hà Tiên, giữ chức thành thủ úy. Đêm 16-06-1868 ông chỉ huy đánh đồn Rạch Giá làm chủ trong 5 ngày, sau đó rút ra Phú Quốc. Tại đây nhiều trận giao chiến nghĩa quân trongthế bị bao vây, lương thực cạn, bị đau ốm, đói khát, sức khoẻ kiệt quệ, ông tự ra nộp mình và tự giải về Sài Gòn, giặc dụ ông hàng và ông đã khẳng khái nói “ Khi nào nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây”. Ngày 27-10-1868 giặc đã hành hình ông tại Rạch Giá. Nhân dân đã lập đền thờ ông tại Rạch Giá, Phú Quốc và quê hương ông. Đương thời nho sĩ Huỳnh Mẫn Đạt có làm thơ biếu ông: Hỏa hồng Nhựt tảo oanh thiên địa Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần. Gò Đen Gò Đen thuộc xã Phước Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Thị tứ đầu tiên của huyện Bến Lức, nơi nổi tiếng rượu đế. Ở hai bên đường của khu vực này có bày bán rất nhiều dựng trong những can nhựa. Có hai giả thuyết nói đến Gò Đen. Giả thiết thứ nhất: Vùng này trước kia người ta nuôi vịt nhiều tối lại họ thường đốt đèn trên Gò để coi vịt, thế thì người đi qua lại trên đường thấy có ánh sáng lấp lánh gọi đó là Gò Đêm hay còn gọi là Gò Đen. Giả thiết thứ hai: Nơi đây vốn nổi tiếng là rượu đế. Trước đây vào thời thuộc Pháp cấm nấu rượu đế, không cho sản xuất ra loại rượu nếp nhưng nhân dân ta trốn lén lên Gò cao, nơi có những lùm cây rậm rạp, tối tăm để mà nấu cho ra loại rượu rất ngon. Từ đó có tên rượu Gò Đen. 7
  • 8. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. TIỀN GIANG SÔNG CỬU LONG: Theo giả thuyết: sông này có tên là sông Cửu Long vì: Sông này bắt nguồn từ Tây Tạng (cao hơn 5000m so với mực nước biển); trải qua Trung Quốc, Lào, Campuchia và đổ vào Nam Bộ. Sông có tên khác là MêKông (dài 4220km) phiên âm từ tiếng Lào là Mè Khoỏng, nghĩa là “sông Mẹ”. Khi chảy qua lãnh thổ Việt Nam theo 9 cửa (9 đầu rồng): trong đó chảy vào sông Tiền là 6 cửa (cửa Tiểu; Cửa Đại; Cửa Ba Lai; Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên; Cửa Cung Hầu); sông Hậu 3 cửa (Cửa Định An, Trần Đề Và Bát Xát). Nên gọi là Cửu Long. Đây là vùng đất được hình thành do sự bồi đắp của con sông Mê Kông và đây cũng là vùng châu thổ lớn nhất nước.  LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH: LỊCH SỬ: Ngay từ thế kỉ 18, phố chợ Mỹ Tho đã là nơi buôn bán nổi tiếng, ghe thuyền ở các ngả sông, biển đến đậu đông đúc làm thành một đô hội rất phồn hoa huyên náo. Mỹ Tho là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang hình thành vào năm 1679. Ngày nay còn dấu vết một khu thương mại cổ nằm trên đường Nguyễn Huỳnh Đức, thuộc phường 2 và phường 8. Hồi ấy gọi là Mỹ Tho đại phố. Năm 1791, đại phố này được xây dựng lại. Đây là khu phố do chính người Việt người Hoa Minh Hương, cánh Dương Ngạn Địch lập nên. Mỹ Tho Đại phố là một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ vào giữa thế kỷ 17 và Mỹ Tho Đại Phố, Nông Nại Đại Phố (Cù Lao Phố ngày nay ở Biên Hòa) và Hà Tiên. Vào 3 thế kỷ trước, Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh dẫn quân từ Nam Vinh (Phnôm Pênh ngày nay) ghé qua cù lao Cây Sao và sau đó, trên đường về đất Đồng Nai, khi qua Rạch Gầm (sách cũ gọi là Sầm Khê) thuộc huyện Kiến Đăng, đất Mỹ Tho xưa thì bị bạo bệnh, trút hơi thở cuối cùng. Tên Rạch Gầm là do xưa kia cọp rất nhiều cọp thường hay kêu gầm nên một thời được gọi là Rạch Cọp Gầm, về sau người ta bỏ tiếng cọp, còn gọi là Rạch Gầm. Đây là nơi nổi tiếng với những trận đánh ác liệt trong kháng chiến chống Pháp thời nhà Nguyễn và chiến thắng của Tây Sơn đập tan đoàn quân xâm lược Xiêm thời chúa Nguyễn. Ba sông chính chảy qua Tiền Giang: sông Tiền, Gò Công, Bảo Định đã bồi đắp phù sa, biến đất đai vùng này trở nên phì nhiêu. Giữa sông Tiền lộng gió, nổi lên một hòn đảo nhỏ, có tên Cù Lao Thới Sơn, cây ăn trái xum xuê. Là miệt vườn nổi tiếng của xứ sở cây trái Nam Bộ và sản vật trà mật ong thanh nhiệt thật thơm ngon. Nằm ở đoạn sông Tiền, giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, chợ nổi Cái Bè sầm uất từ lâu là điểm mưu sinh quen thuộc của người dân vùng sông nước Cửu Long. Hàng ngày có khoảng 400 thuyền lớn chở đầy hàng hoá neo hai bên bờ chờ thương lái. Trên sông, hàng trăm thuyền nhỏ xuôi ngược như mắc cửi, buôn bán rộn ràng. Diện tích: 2367 Km2 Dân số: Dân số 1.670.216 người (điều tra dân số ngày 01/04/2009) Dân tộc: Việt, Hoa, Khmer, ... Tôn giáo: Nho, Phật, Công giáo, Tin lành, Hòa hảo, Cao đài,.. VỊ TRÍ: Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Long An, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long, phía đông giáp Biển Đông. 8
  • 9. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa chính trị của cả ĐBSCL, là địa bàn trung chuyển hết sức quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một tỉnh có nền kinh tế phát hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Khí hậu Tiền Giang có hai mùa rõ rệt , đó là mùa mưa và mùa khô . Nhiệt độ trung bình là 27 độ C , lượng mưa trung bình là 2300 mm/ năm Các sông chính là sông Tiền , sông Gò Công , sông Bảo Định và một mang lưới kênh đào thuận lợi cho giao thông đường thủy . Từ Tiền Giang có thể đi TP. Hồ Chí Minh hoặc Phnôm Pênh bằng đường sông .Đường bộ chính là quốc lộ 1A chạy xuyên qua cac tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long TÀI NGUYÊN DU LỊCH: Là tỉnh có tiềm năng hàng đầu về du lịch. Hàng năm, lượng du khách đến đạt hơn 331.500 lượt.Thế mạnh chủ yếu nhờ vào các di tích văn hóa lịch sử và sinh thái như: Gò Thành (thế kỷ 1 đến thế kỷ 6 sau công nguyên); di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, di tích Ấp Bắc, lũy Pháo Đài; nhiều lăng mộ và đền chùa: lăng Trương Định, lăng Hoàng Gia, lăng Tứ Kiệt, chùa Vĩnh Tràng, chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ, ...Các điểm du lịch sinh thái như: vườn cây ăn quả ở cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp, Trại rắn Đồng Tâm, khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Gò Công. 1. DI TÍCH Rạch Rầm – Xòai Mút Khu di tích được khánh thành năm 2005 để kỉ niệm 220 năm chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút 20.1.1785 – 20.1.2005 Khu di tích thuộc địa phận ấp Đông , xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang ,rộng gần 2 ha, hơn một nửa diện tích để xây dựng các nhà trưng bày . Trận thủy chiến diễn ra trên sông Tiền ( sông Mỹ Tho ) nay thuộc địa phận bốn xã là Kim Sơn , Thới Sơn , Song Thuận , Bình Đức của huyện Châu Thành cách Thành phố Mỹ Tho 7km Tại đây Nguyễn Huệ đã chỉ huy đội quân từ Quy Nhơn vào Mỹ Tho. Đêm 19 rạng 20.1.1785 đã nhấn chìm hàng trăm chiến thuyền của giặc , tiêu diệt hàng van quân Xiêm và hàng ngàn tàn quân của Nguyễn Anh. Để kỉ niệm chiến thắng vang dội đó , tại khu di tích Rạch Gầm – Xoài Mút đã xay dựng tượng đài chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút . Tượng đài cao 8 m , nặng 20 tấn bằng đồng màu với ba nhân vật : ở giữa là vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ tay đang vuốt gươm , bên trái là hình ảnh người nông dân Định Tường chèo thuyền hỗ trợ chiến đấu còn bên phải là hình ảnh võ công Tây Sơn giương cung bắn vào kẻ thù Dưới chân nhóm tượng đái này là một loại hình kiến trúc dạng đền . Bên ngoài đền co dải phù điêu bằng đồng màu nặng 6 tấn phác họa lên từ hình ảnh con người và chim lạc được cách điệu từ mặt trống đồng Cổng và tường rào của khu di tích có hình ảnh những chiến thuyền gợi cho ta có cảm giác mình đang chứng kiến cảnh thủy chiến diễn ra nơi đây Tiếp theo du khach sẽ được tham quan nhà trưng bày số 1. Ở đây trưng bày rất nhiều hiện vật như súng thần công là hiện vật phục chế còn các hiện vật khác là nguyên bản . Trong nhà trưng bày có dải tranh ghép gốm màu với 1440 viên gạch ghép lại với nhau được nung ở nhiệt độ 1100OC . Dải tranh ghép cao 1.8m , với diện tích 57 m2 .Nội dung gồm 4 chương nói về quá trình khẩn hoang , lập ấp , trận thủy chiến , khúc khải hoàn. Ngoài ra còn có mang phù điêu với diện tích 13 m2 phác hoa lên từ hình ảnh chim muông và cây trái của vùng quê sông nước Tiền Giang Ngoài ra ở đây còn có ngôi nhà cỏ Nam Bộ cất theo kiểu ba gian và hai chái . Ngôi nhà có diện tích 225 m2 , có 48 cây cột trong đó có 24 cây cột tròn và 24 cây cột vuông biểu tượng cho mẹ tròn con vuông . Ở giữa nhà có bàn thờ tổ tiên , phía trước có bộ ghế trường kỉ làm cho ta liên tưởng đến phong tục ăn coi nồi ngồi coi hướng . Ngày xưa những người lớn tuổi có thể ngồi ở đây uống trà và trò chuyện ; đặc biệt con dâu và con gái không được lên nhà trên. 9
  • 10. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. 2. Trại Rắn Đồng Tâm Sau khi dùng điểm tâm sáng, anh Nguyễn Đình Lam ,hướng dẫn viên địa phương dã dẫn đoàn đến tham quan trại rắn Đồng Tâm . Nơi đây cách Thành phố Mỹ Tho 12 km . Trại rắn thuộc địa phận xã Bình Đức huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang khoảng 3 ha. Đây là trung tâm nuôi rắn lớn lấy nọc xuất khẩu , kết hợp trồng nhiều loại cây dược liệu và nghiên cứu chữa bệnh rắn cắn cho nhân dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long . Bên cạnh đó , nơi đây còn là một khu vườn thật đẹp – tổ ấm cho đủ các loại chim và động vật quý hiếm tại Nam Bộ , Trước kia đây là căn cứ quân sự của Mĩ có tên là Đồng Tâm; ngày xưa người dân thường gọi nay là vành đay trắng. Nơi nay có địa thế hiểm trở thường diễn ra những trận đánh cá liệt giữa lực lượng cách mạng và Mỹ-Ngụy. Khu căn cứ rộng 15 hecta. sau năm 1975, được bàn giao về quân khu 9, một người có tên là Huỳnh Văn Diệp tức trung tá Huỳnh Văn Diệp đã thành lập ra nơi nuôi rắn lớn nhất mi ền Nam. Trước đây khi “ ông Tư Được “ còn quản lý thì ông đã sưu tầm được rất nhiều loại rắn và trăn. Sau khi ông mất thì người khác lên thay ông số rắn đã giảm dần. Hiện nay ở đây có khoảng 6 loài rắn như : hổ mang , hổ chúa , mái rầm , lục đầu dồ , rắn nước , rắn bông súng. Khi ta đi thấy rất nhiều loại rắn được nuôi ở nhiều môi trường khác nhau; chẳng hạn như tại một hốc cây người ta làm một long sắt để thả một con rắn vào doing trong môi trường thiên nhiên này để rắn đẻ và ấp trứng thành con; hoặc có những khu vực được tạo ra những giống sống hoang dã và trồng rất nhiều cây cối để mà thả rắn vào sống trong môi trường thiên nhiên. Tới nay quý khách sẽ thấy được loài rắn độc nhất là rắn hổ chúa. Trước nay, rắn hổ chúa ở nay không nhiều nhưng bay giờ thì rắn hổ chúa đã được nhân giống ra rất nhiều. Nọc độc của rắn hổ chú khi chạm vào cơ thể chúng ta thì khoảng 2 phút sau cơ thể ta hoàn toàn bị tê liệt, rắn hổ chúa có rất nhiều biệt tài là bò dưới nước hoặc leo lên cây. Ngoài rắn hổ chúa, còn có rắn hổ mang, hổ ngựa, hổ mèo, hổ đất. Để phân biệt rắn hổ chúa và hổ mang; hổ mang có thân hình nhỏ và ngắn hơn hổ chúa và khi ngóc đầu lean nó có hình trăng tròn; còn hổ mèo thì cũng ngóc đầu và phùng mang nhưng không có hình trăng tròn mà có 2 vòng tròn nên người ta thường gọi rắn mắt kính. Nọc độc rắn hổ mang thì không bằng rắn hổ chúa. Vì vậy khi nộc độc rắn hổ mang chạm vào cơ thể thì 10-15 phút thì nọc độc mới lam truyền làm tê liệt cơ thể. Ngoài ra khi bắt mồi không can tiếo xúc trực tiếp mà có thể phun nọc độc xa 2 m. Ta thấy rắn đầu có hình tam giác và có khoan trắng và đen là bò cạp nia Còn loại có khoan vàng và đen gọi là bò cạp nông. Còn loại có màu xanh lục như lá cây đó là rắn lục. Có 2 Lọai chính là: rắn lục day khuôn và rắn lục vời. Giá thịt rắn dao động từ 35 – 40 USD/ kg , thi trường tiêu thụ ở Châu Á chủ yếu là Đài Loan , Trung Quốc , Hàn Quốc Trại rắn Đồng Tâm chủ yếu nuôi rắn lấy nọc không phải để tham quan. Với giá vé 10.000 đối với khách Việt Nam và 20.000 đối với khách nước ngoài , du khách sẽ được vào tham quan trại rắn với các khu như : Khu nuôi rắn và trăn ở trong nhà gồm nhiều loài trăn và rắn khác nhau . Ở đây du khách co thể quấn trăn lên mình va chụp ảnh lưu niệm Khu ngoài sân là khu nuôi rắn ở trong khoang bể nuôi bằng bê tông với rất nhiều loài rắn Khu phía sau la khu nuôi thú gồm nhiều loài như : công , khỉ , cá sấu , đà điểu . Đi vao đây du khách có cảm giác như đi trong sở thú . Và đặc biệt hơn nữa tại đây còn co chu ba ba vang rất quý hiếm nặng khoảng 30 kg chỉ còn hai con ở Việt Nam Khu nhà bảo tòan rắn là nơi trưng bày hầu như đầy đu các chủng loại rắn và được ngâm trong chất phoocmon nên nhìn chúng sống động như vẫn còn sống 10
  • 11. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Tại đây du khách nên mua sắm vài sản phẩm từ rắn để làm quà cho người thân bởi hàng tốt và giá cả hợp lý: Rượu rắn : 40.000đ/chai Cao trăn : 600.000đ/kg Cao rắn : 500.000đ/kg Cao khỉ : 300.000đ/kg Cobratax : 20.000đ/kg Rượu rắn lục : 100.000đ/chai Mật ong : 50.000đ/chai Mỡ trăn : 12.000đ/lọ Viên điều trị rắn cắn : 20.000đ/tuýp Bột rắn lục : 8000đ/lọ Bột rắn hổ : 70.000đ/lọ Bột cù lần : 80000đ/lo 3. Cù Lao Thới Sơn – Cồn Thới Sơn Nằm ở hạ lưu sông Tiền, Thới Sơn có diện tích khoảng 1.200 ha. Toàn xã Thới Sơn là một vùng chuyên canh cây ăn trái, quanh năm được phù sa bồi đắp. Theo anh Huỳnh Văn Phương, Giám đốc Sở Thương mại – Du lịch Tiền Giang, từ những năm 90 của thế kỷ trước, Tiền Giang đã chủ trương phát triển du lịch theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” để khai thác hiệu quả tiềm năng sẵn có tại địa phư ơng. Công ty Du lịch Tiền Giang đầu tư năm tỷ đồng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng ở các điểm du lịch chính. Các hộ dân trong khu vực đã đóng góp mặt bằng, nhà cửa và hơn 100 chiếc đò với tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng. Cách tổ chức du lịch theo mô hình này đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách, đồng thời huy động được vốn và các tiềm lực khác trong dân. Phát triển du lịch ở cù lao Thới Sơn góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống. Hiện nay, số hộ giàu, khá ở Thới Sơn chiếm tỷ lệ 78%, chỉ còn 2,7% số hộ nghèo. Sự hấp dẫn, quyến rũ của Thới Sơn ở chỗ, đến mảnh đất này, người ta sẽ quên sự ồn ào, bí bức của phố phường. Khách đến Thới Sơn, xuống đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước rậm rạp, giữa hàng thủy liễu ven sông luôn nghiêng mình ngả bóng đón chào. Nếu muốn tản bộ, sẽ theo những con đường đá uốn lượn, băng qua những vườn cây trái xum xuê. Khách có thể ngồi trong những nhà vườn nhấm nháp tách trà mật ong thơm ngọt và lắng nghe đàn ca tài tử. Đêm Thới Sơn thật huyền diệu với đầy trăng, gió, sóng nước mênh mang. Khách có thể đi thuyền trên sông, ngắm trăng lên, hoặc cùng bạn ngồi đối ẩm trong tiếng ca mượt mà, sâu lắng của thôn nữ. Những ngôi nhà của 6.000 người dân Thới Sơn vẫn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ. Ðiểm du lịch của nhà ông Tám Cho là một tiêu biểu về kiểu nhà xưa. Ngôi nhà của ông được xây dựng với hàng cột gỗ căm xe; mỗi mái nhà có chín cây đòn tay bố trí theo thuật phong thủy: Kiên – Trừ – Mãn – Bình – Định – Chấp – Phá – Nguy – Thành. Trong nhà, cách bài trí cũng theo phong cách cổ với chiếc tủ thờ cẩn xà cừ lóng lánh, tràng kỷ chạm trổ tinh vi, cùng với đôi liễn chạm câu đối sơn son thếp vàng… Chung quanh nhà là vườn hoa cảnh với nhiều cây bon-sai được trồng tỉa công phuD9ến Thới Sơn, khách được tham quan cách làm kẹo dừa bằng phương pháp thủ công, mua những đồ mỹ nghệ, đồ dùng sinh hoạt gia đình làm từ cây dừa. Bên cạnh chương trình du lịch sinh thái, người dân Thới Sơn còn giới thiệu với khách về văn hóa ẩm thực với các món ăn: cá nướng, lẩu cá kèo, cá lóc hấp bầu, cá tai tượng chiên xù… Năm 1995, Thới Sơn đón hơn 40.000 lượt khách, năm 1996 đón khoảng 80.000 lượt khách, năm 1997 đón 120.000 lượt và năm 2001 đón khoảng 200.000 lượt khách trong đó 65% là khách nước ngoài. Cô Lê Trang, một người kinh doanh du lịch ở Thới Sơn cho biết, Thới Sơn thu hút được khách là nhờ chương trình, 11
  • 12. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. sản phẩm du lịch sinh thái ngày càng đa dạng, hoàn chỉnh và cách phục vụ chu đáo. Thới Sơn đang trở thành điểm thu hút khách đến Tiền Giang. Theo kế hoạch, từ năm 2002 đến năm 2005, Công ty Du lịch Tiền Giang tiếp tục đầu tư năm tỷ đồng để xây dựng cù lao Thới Sơn thành làng du lịch. Khách sẽ có dịp tham quan những làng nghề truyền thống với các công cụ lao động, thô sơ, được phục chế. Bên cạnh, Thới Sơn mở rộng hơn nữa các điểm du lịch vệ tinh ở các hộ dân; trồng cây ăn trái nhiều chủng loại, đủ cung cấp quanh năm cho du khách. Ðồng thời, vận động nhân dân giữ lại các dụng cụ sinh hoạt bình dị, truyền thống như: bát sành, chén đá, đũa tre, đũa dừa, bình tích đựng nước trong vỏ dừa… Thới Sơn là làng du lịch xanh đặc trưng của vùng sông nước Cửu Long với vườn cây, trời nước và tấm lòng hồn hậu, hiếu khách của người dân Nam Bộ. Từ bến phà 30-4, chúng tôi lại xuống thuyền đi thăm cồn Lân và ăn trái cây. Thuyền cập vào một bến nhỏ, anh hướng dẫn viên đưa chúng tôi len lỏi qua những khu vườn mướt xanh với đủ loại cây: sapoche, nhãn, chuối, sầu riêng… quả treo lủng lẳng. Khác với những ngôi nhà vườn nổi tiếng ở Huế, thường là nhà vườn văn hóa, vườn ở đây là vườn kinh tế. Người dân Nam Bộ gắn bó cả đời mình với sông nước, vườn cây cũng vậy, nước sông theo các con rạch nhỏ chảy vào từng khu vườn, từng gốc cây. Người ta trồng cây theo hàng như những ô trên bàn cờ, dưới các hàng cây là hệ thống mương rạch rộng độ 5m, lan tỏa khắp vườn. Lúc triều lên nước sông chảy vào vườn khiến du khách có cảm giác cá nhảy lên cả vườn cây. Lúc triều xuống, nước lại đổ ra sông, lòng mương chỉ còn xâm xấp nước và một màu phù sa đỏ quánh. Cũng nhờ lớp phù sa này mà cây trái nơi đây quanh năm cho trái ngọt. Chúng tôi được mời đến một khu vườn do công ty du lịch Tiền Giang bỏ vốn đầu tư nâng cấp. Nhiều khách nước ngoài đang ngồi ăn trái cây ở đó. Mùa nào thức nấy nhưng thông thường chủ vườn sẽ mời khách ăn 6 loại trái cây: thơm, chuối, thanh long, sapôchê, chôm chôm, nhãn. Khách ăn không hết, chủ vườn bỏ vào trong túi, trao lại cho khách với lời cám ơn và câu chào: “see you again” rất ngọt ngào. Chúng tôi được mời ăn trưa trên một cù lao khác cách cồn Lân khoảng 20 phút đi thuyền, cồn Thới Sơn. Nơi đây có một garden restaurant rất đẹp. Song cái hấp dẫn tôi nhất lại không ở kết cấu của cái nhà hàng “thập nhị giác” này mà ở món cá tai tượng chiên xù và những bộ đồ bà ba trắng, đen của các cô phục vụ. Tiếp viên của nhà hàng mặc đồng phục bà ba trắng, quần lụa đen nhẹ nhàng đi giữa các hàng ghế, lúc thêm chút mắm, khi gắp ngọn rau nhút đặc sản vào bát du khách, lúc lại lúng liếng cười duyên khiến thực khách chưa ăn đã thấy ngon. 5. Chùa Vĩnh Tràng Du khách đến Mỹ Tho mà không thăm chùa Vĩnh Tràng là một điều thiếu sót. Đây là ngôi chùa cổ danh tiếng và là một công trình kiến trc tiu biểu ở Nam Bộ. Cha tọa lạc trn mảnh vườn cây ăn trái rộng gần 2 hecta, thuộc làng Mỹ Hóa, nay là x Mỹ Phong, bn con rạch Bảo Định hiền hịa nước ngọt quanh năm. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, chùa vốn là một thảo am do ông Tri Huyện Bùi Công Đạt phát nguyện xây cất để di dưỡng tinh thần sau khi về hưu. Ông thỉnh Hịa thượng Từ Lâm ở cha Bửu Lm về trụ trì. Sau khi ơng Bi Cơng Đạt qua đời, Hịa thượng Huệ Đăng d vận động tín đồ xây dựng thành ngôi đại tự với tên Vĩnh Tràng, hoàn thành vào mùa hè năm Canh Tuất (1850). Lúc đầu mang tên là Vĩnh Trường (sư muốn ngôi chùa mãi mãi trường tồn và vĩnh cửu theo thời gian) nhưng do nhiều ngươì miền Nam đọc trại đi thành Vĩnh Tràng. Kế vị trụ trì là hoà thượng Thích Thiện Đề. Khi ngài viên tịch thì ngôi chùa hương khói lạnh tanh. Năm 1890, bổn đạo đến chùa Sắc Tứ Linh Thứu thỉnh hòa thượng Quảng An-Chánh Hậu về trụ trì. Năm 1895, ngài đã tồ chức xây lại ngôi chùa. Chùa hư hỏng nặng vì trận bão năm 1905. từ năm 1907->1911, này đã khuyến giáo tín đồ đóng góp công của đại trùng tu ngôi chùa và mời điêu khắc gia Tài Công Nguyên đảm nhận phần trang trí và tạc các tượng trong chùa. Hòa thượng Chánh Hậu gốc người Minh Hương, sinh năm 1852 tại làng Điều Hòa tỉnh Định Tường cũ. Năm 1897, ngài quy y thọ giới với hòa thượng Thích Minh Phước tại chùa Bửu Lâm. Ngài được cử làm thủ thượng tọa chùa sắc tứ linh thou từ năm 1880, trụ trì chùa vĩnh tràng từ năm 1890 và đã thường xuyên mở các lớp gia giáo để đào tạo tăng tài. Ngài viên tịch năm 1923. hòa thượng Tâm Liễu –An Lạc(tức Minh Đàng, thế danh Lê Ngọc Xuyên) kế tục, cho xây cổng Tam Quan, mặt tiền chánh điện và nhà tổ. 12
  • 13. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Chùa trải qua bốn lần trùng tu: lần trùng tu thou 1 vào năm 1907, hòa thượng Chánh Hậu đã trùng tu và tôn tạo lại mặt chùa. Mặt tiền chánh hậu được xây doing theo lối kiến trúc á, âu; lần trùng tu thứ 2 vào năm 1930; lần trùng tu thứ 3 là 1990; lần trùng tu thứ tư là 2004. hiện nay đang được trùng tu lần nữa. Trước cửa chùa có cổng tam quan rất tráng lệ do tốp người Huế thực hiện năm 1933 với sự tài trợ về kinh phí của 2 ông Hùynh Trí Phú và Lý Văn Quang. Cổng giữa làm bằng sắt theo kiểu Pháp; 2 cổng bên làm bằng xi măng vươn cao như 2 tòa lâu đài cổ, được ghép tòa những mảnh sành sứ tạo nên những bức tranh với màu sắc hài hòa, minh họa sự tích nhà phật, truyện tích nhân gian và các đề tài Tứ Quý, Tứ Linh, hoa lá… tầng lầu thượng của cổng Tam Quan có vòm cửa rộng, bên phải đặc tượng hòa thượng chánh hậu, bên trái đặt tượng hòa thượng Minh Đàng. Cả 2 tượng này đều đắp bằng xi măng giống như tượng thật, do điêu khắc gia Nguyễn Phi Hoanh thực hiện. Mặt tiền chùa vĩnh tràng trang trí theo kiểu kết hợp đặc điểm kiến trúc cả Á, lẫn Âu. Ơ nay có những hoa văn theo thời phục hưng, vòm cửa theo kiểu La Mã, bông sắt Ấn Độ, gạch men nhật bản…những câu ngữ Hán viết theo lối thể chữ truyện cổ kính xen với chữ quốc ngữ viết theo lối chữ Gô-Tích. Từ xa trông vào du khách có thể hình dung ngôi chùa như đền Ăngkor có năm tháp. Theo truyền tụng của nhân dân địa phương thì hòa thượng Minh đàn và ông quỳnh trí phú từng du học sang xứ chùa tháp nên tiếp thu được cái trong kiến thức ngôi chùa tên đó, kết hợp với kiến trúc phương tây. Tượng có nhiều tay nhiều mắt gọi là chuan đề bồ taut, vị này là hiện thân của quan thế âm bồ taut có nhiều tay, nhiều mắt để cứu độ chúng sinh: nhiều mắt để thấy được nổi khổ của chúng sinh Trong chùa có chuông đồng một tấn do vua Tự Đức cho kinh phí đúc, chuông được làm sau năm giáp dần Ngày Giỗ Đình Vĩnh Tràng: 18-1 Hòa Thượng Huệ Đăng 17-3 Hòa Thượng Pháp Tràng 1-5 Hòa Thượng Tú Long 21-6 Hòa Thượng Minh Đàn 30-7 Hòa Thượng Trà Chánh Hậu. Ngòai ra, các ngày giỗ ra còn các ngày: thượng quân (15-1), trung quân(15-7), hạ quân(15->10). Đặc biệt ngày 15-4 Am Lịch còn có ngày lễ áng sanh của Phật Thích Ca. Ở chánh điện có các bao lam được chạm trổ công phu, trong đó có bộ phù điêu Bát Tiên cỡi thú do các nghệ nhân tại địa phương thực hiện vào khoảng năm 1907 – 1908. Trên bàn thờ có nhiều pho tượng Phật như A-di-đà, Thích-ca, La-hán và tượng các vị Bồ-tát. Hai bên bàn thờ là tượng chân dung Hịa thượng Chánh Hậu và người kế pháp là Hịa thượng Minh Đàn. Các Hịa thượng Huệ Đăng, Chánh Hậu, Minh Đàn đều thuộc Thiền phái Lâm Tế. Bộ tượng cổ nhất ở chùa Vĩnh Tràng là bộ Tam Tôn (Di-đà, Quan Âm, Thế Chí) bằng đồng. Tiếc rằng tượng Quan Âm đ bị thất lạc từ lu. Sau ny Hịa thượng Chánh Hậu phải thuê thợ làm tượng khác bằng gỗ thế vào cho đủ bộ. Tượng Ngọc Hoàng cũng bằng đồng, to gần bằng người thật, cùng phong cách với tượng Già Lam, Đạt-ma ở chùa Bửu Lâm. Khác với thông lệ xưa nay, Ngọc Hoàng ở đây không có Nam Tào, Bắc Đẩu cầm sổ sinh tử đứng hầu hai bên. Thay vào chỗ đó là Ông Thiện và Ông Ác. Hai bên tường chánh điện là bàn thờ Thập điện Minh Vương. Đặc biệt ở đây có bộ Thập bát La-hán là những tác phẩm chạm khắc gỗ độc đáo mà một số nghệ nhân ở Nam Bộ đ tạc vào năm 1907 theo sự chỉ đạo của Hịa thượng Chánh Hậu. Bộ tượng này bằng danh mộc, mỗi tượng cao khoảng 0,80m, bề ngang 0,58m, được đặt hai bên điện Phật gọi là sáu căn : mắt, tai, lưỡi, mũi, thân và ý; ở ba thời: qu khứ, hiện tại v vị lai. Cc tượng La-hán này được tạo hình cn đối, sinh động, cỡi trên các con thú như trâu, bị, ngựa, lạc đà, hà mã , tê giác v.v. Trong khuôn viên chùa Vĩnh Tràng có nhiều chậu cây cảnh, hòn non bộ được chăm sóc thường xuyên. Dưới bóng cây, tháp Hòa thượng Chánh Hậu và gia đình được xây dựng bề thế có tường rào bao bọc. 13
  • 14. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Nhìn chung, vẻ đẹp của chùa Vĩnh Tràng tập trung ở nghệ thuật tạo hình. Có ý kiến cho rằng có thể xem chùa Vĩnh Tràng là một bản tổng kết lịch sử mỹ thuật của đất Tiền Giang. Hiện chùa Vĩnh Tràng l2 nơi đặt văn phòng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật gio và trường Cơ bản Phật học tỉnh Tiền Giang. Chùa được trở thành điểm du lịch và hành hương của tỉnh, thu hút du khách và Phật tử hàng ngày. Tết Tân Dậu (1982) nhà thơ Xuân Thủy đến viếng chùa và viết tặng một bài thơ : Đức Phật giàu tình thương Nên chùa tên Vĩnh Tràng Nhà sư vốn yên nước Lòng như sông Tiền Giang 6. CHÙA SẮC TỨ LINH THỨU: xã Thạnh phú – huyện Châu thành – tỉnh Tiền giang Lúc đầu có tên là chùa Mục đồng, đến năm 1722 đặt tên là chùa Long tuyền. Năm 1785 Nguyễn Anh trên đường chạy trốn đã chạy đến chùa Long tuyền, trốn trong chiếc chuông đồng to, nhờ đó mà thoát chết. Năm 1841 vua Thiệu Trị mới đổi tên là chùa Linh thứu. 7. ĐỀN THỜ VÀ TƯỢNG ĐÀI TRƯƠNG ĐỊNH : Trương Định nhân dân còn gọi là Trương Công Định để tỏ lòng tôn kính. Ông sinh năm 1820 tại xã Tư Cung, huyện Tịnh Sơn, tỉnh Quãng Ngãi là con quan Trương Cầm-Lãnh binh tỉnh Gia Định Trương Định thuở nhỏ tướng mạo khôi ngô, thông hiểu binh thư, võ nghệ. Đặc biệt là bắn rất tài. Thời Triệu Trị 1844, ông theo cha vào Nam lấy vợ là con gái một hào phú huyện Tân Hoà (nay là Gò Công). khi cha chết ông ở luôn bên quê vợ. Năm 1854, Trương Định xuất tiền của chiêu mộ dân nghèo, lập đồn điền Gia Thuận. Ông được phong chức Quản Cơ. Khi giặc Pháp đánh thành Gia Định 2/1859, Trương Định đưa cơ binh gia nhập đội quân của triều đình chống giặc, ông thường đi tiên phong lập được nhiều chiến công. Một trong những chiến công nổi tiếng là phục kích giết chết tên Đại úy Barbe, trừng trị nhiều tên tay sai của giặc Pháp, trong đó có Bá hộ Huy ở Đồng Sơn, tiến công các đồn giặc ở Gia Thạch, Rạch Gầm và nhiều lần đánh đồn Kỳ Hoà. Tháng 3/1862 quân Pháp rút chạy khỏi Gò Công. Ngày 5/6/1862, triều đình nhà Nguyễn ký hoà ước Nhâm Tuất giao 3 tỉnh miền Đông cho Pháp, hạ lệnh cho Trương Định bãi binh và đi nhận chức Lãnh Binh ở An Giang. Nhưng theo yêu cầu của nhân dân và các nghĩa sĩ Trương Định đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu ” Bình Tây Đại Nguyên Soái ” do dân phong, tiếp tục lãnh đạo các cuộc chiến đấu chống giặc Pháp. Ngày 20/08/1864 do sự phản bội chủ Huỳnh Văn Tấn căn cứ Trương Định bị bao vây chặt. Trong cuộc chiến đấu không cân sức, Trương Định bị trọng thương. Không để rơi vào tay giặc, ông đã dùng gươm tự sát để bảo toàn thanh danh, khí tiết của người anh hùng – khi ấy ông 44 tuổi. Trương Định là hình ảnh tiêu biểu của nhân dân Gò Công, của nhân dân Nam Bộ bất khuất kiên quyết chống giặc Pháp xâm lược nửa sau thế kỷ thứ 19. Khu di tích gồm lăng mộ và tượng đài Anh hùng dân tộc Trương Định toạ lạc trong nội ô Thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang. 8. DI TÍCH BẾN ĐÒ PHÚ MỸ (Xanh, tr.49) 9. DI TÍCH CHIẾN LŨY PHÁO ĐÀI ( Xanh, tr.49) 10. DI TÍCH CÁCH MẠNG CHIẾN THẮNG ẤP BẮC (Xanh, tr.53) 14
  • 15. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Lễ hội: (Non nước Việt Nam, tr.672) + (Xanh, tr.168) 1. HỘI VÀM LÁNG 2. LỄ GIỖ TỨ KIỆT 3. LỄ HỘI CHIẾN THẮNG ẤP BẮC 4. LỄ GIỖ ANH HÙNG DÂN TỘC THỦ KHOA NGUYỄN HỮU HUÂN 5. LỄ GIỖ ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH 6. LỄ HỘI NAM KÌ KHỞI NGHĨA ĐẶC SẢN: 1. BÚN GỎI GIÀ MỸ THO (Xanh, tr.200) 2. CA BỒNG DỪA (Xanh, tr.201) 3. HỦ TIẾU MỸ THO: Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, phở Bắc, bún bò Huế… ở chỗ không ăn với xà lách, giấm, rau ghém, mà dùng giá sống, chanh, ớt, nước tương. Ðiều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người “bén mùi” kể từ thập niên sáu mươi nhờ sự hoàn thiện từ khâu chọn hột gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trứ danh đất Mỹ Tho như: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký… cùng các lớp thợ nấu sau này. (Xem thêm Xanh, tr.201) 4. MẮM CÒNG XỨ RẪY – SAM BIỂN GÒ CÔNG (Xanh, tr.202) 5. NGỌT NGÀO HƯƠNG VỊ NẮM MỐI: Ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể nói "quê hương" của nấm mối là Bến Tre, kế đó là Mỹ Tho (Tiền Giang). Sau vài cơn mưa đầu mùa, từ các bụi tre, ổ mối, vườn dừa nơi có rễ cây mục, ẩm thấp, nấm nhú lên từng giề Ở đồng bằng sông Cửu Long, có thể nói "quê hương" của nấm mối là Bến Tre, kế đó là Mỹ Tho (Tiền Giang). Sau vài cơn mưa đầu mùa, từ các bụi tre, ổ mối, vườn dừa nơi có rễ cây mục, ẩm thấp, nấm nhú lên từng giề. 6. CÁ CƠM: Trong các buổi tiệc, giỗ ở miền quê Gò Công (Tiền Giang), ngoài những thức ăn thịt, cá ê hề, chủ nhà thường dọn kèm mỗi bàn vài ba thố mắm cá cơm chua cùng bún, rau sống. 7. ỐC GẠO TÂN PHONG: Xã Tân Phong thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là một cù lao do phù sa bồi đắp, nổi tiếng với đặc sản ốc gạo. 8. BÁNH GIÁ CHỢ GIỒNG: Bánh giá là đặc sản của vùng Chợ Giồng, Gò Công Tây, Tiền Giang. Bánh mang vị béo của bột gạo hòa lẫn vị ngọt của tôm, giá sống, ăn cùng mắm ớt tỏi thật khoái khẩu. 9. Đặc sản mắm nha xứ Gò - Tiền Giang Mắm nha Gò Công dọn ăn kèm rau sống, dưa leo, thịt luộc xứ Gò Công lâu nay nổi tiếng gần xa với các món ngon như bánh giá, mắm tôm chà, tôm chua, mắm còng… Nhưng mắm nha Gò Công là một món mới, có thể liệt vào hàng độc. Mắm nha xuất phát từ ý tưởng của ông Cao Văn Hổ, chủ lò mắm tôm chà Kim Sa ở khóm 3, phường 2 thị xã Gò Công. Gia đình ông Năm Hổ có nghề làm mắm gia truyền bằng những nguyên liệu từ các sản vật của biển. Nhưng mắm nha là món mới thử nghiệm. Con nha đem về làm sạch, bóc tách mai, giữ gạch lại và đem muối ướp theo công thức "bí mật" của gia đình (ông Năm Hổ nói công thức này chưa tiện công bố), đậy kín sau 3 tháng là ăn được. Mắm nha được trộn với tỏi ớt, chanh đường, khóm xắt nhuyễn ăn kèm với bún (hoặc cơm nóng), thịt heo luộc, rau sống dưa leo, khế chua chuối chát thì… mắm ba khía hình như cũng phải kêu món này bằng "sư huynh"!. Nha là loài giáp xác, hình dạng tựa con ba khía nhưng có thể xếp trong hàng trăm loài còng biển, sinh sống nhiều nhất ở vùng duyên hải Gò Công. Theo lời những bậc kỳ lão, từ xưa đến nay người Gò Công biết con nha sống trong các hang hốc ngoài rừng ngập mặn, nhưng tập tính cư trú như thế nào, ăn thức ăn gì thì… mọi người chịu thua bởi ban ngày đố thấy một con nha nào ló mặt trước ánh nắng mặt trời. Muốn bắt nha, người Gò Công lựa những đêm tối trời, nước lớn ngập bờ bãi mới bó đuốc lá dừa, xách thùng thiếc đi soi theo ven rừng, ao đầm và tha hồ lượm từng đám nha đang huơ càng dày đặc trên các bờ đất cao.Hiện món mắm nha Gò Công chưa bán rộng rãi ngoài thị trường vì đang trong giai đoạn "thăm dò ý kiến khách hàng". Tuy nhỏ con nhưng con nha nhiều thịt và ngọt hơn con ba khía miệt Cà Mau. 15
  • 16. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN.  NHÀ HÀNG Nhà hàng Trung Lương Địa chỉ: ngã ba Trung Lương-Thành Phố Mỹ Tho-Tiền Giang. ĐT: 073.855441-855754 Fax:856323. Đây là nhà hàng thuộc công ty du lịch Tiền Giang có diện tích khoảng 1.200ha xây dựng năm 1987 trên khu vườn xoài bên bờ Bảo Định Giang, ngay ngã ba Trung Lương và trong một khuôn viên rộng lớn, ngoài 6-7 gian để phục vụ khách, mỗi gian có khoảng 100 khách (10 người/1bàn), còn có khung cảnh thiên nhiên thoáng mát với những hàng hoa kiểng đẹp mắt. Bên cạnh, còn có một ao nuôi cá và vài con thú nhỏ rất ấn tượng làm ta cảm thấy gần thiên nhiên hơn nữa. Tại đây khách đến quanh năm như là: Nhật, Đài Loan, Hồng Kông…và khách vãng lai như Pháp, Mỹ, Đông Âu… nhà hàng còn có hệ thống thực đơn đa dạng khoảng 20 món, các món ăn là đặc sản Miền Tây như: cá tai tượng chiên xù, gà xôi chiên phồng, rắn, rùa… hợp khẩu vị với nhiều thực khách, thêm vào đó là cách trình bày đẹp mắt gây ấn tượng tốt với khách. Các món ăn tại nhà hàng MENU Điểm tâm sáng: hủ tiếu + nước: 24.000đ/phần Cơm phần: 6 món ( gà, xôi, cá, tôm, lẩu, một món mặn, tráng miệng): 70.000đ/phần Tôm giá 200.000->350.000đ/kg với các món nướng hấp gỏi tôm Cá tai tượng giá 80.000đ với các món chiên, xào,hấp, chưng Lương giá 150.000đ/kg với các món nướng, hầm xã, nấu cháo. 1 Trung Lương Ngã ba Trung Lương, Tp.Mỹ Tho 073.855441 2 Hướng Dương 81, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.873602 3 Thới Sơn Xã Thới Sơn, huyện Châu Thành 073.877371 4 Sông Tiền 01, Lãnh Binh Cẩn, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.874567 5 Chương Dương 10, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.870875 6 Cửu Long 28, đường 30/4, phường 1, Tp. Mỹ Tho 073.872126 7 Quê Hương 03, Lãnh Binh Cẩn, phường 1, Tp.Mỹ Tho 073.872008 8 Ngọc Gia Trang 196A, đường Ấp Bắc, Tp. Mỹ Tho 073.872742 9 Bách Tùng Viên 171B, đường Anh Giác, Tp. Mỹ Tho 073.876000 10 Hồng Phúc 246/8, Ấp Bắc, phường 5, Tp.Mỹ Tho 073.876260 11 Tạ Hiền 79A, Nguyễn Trung Trực, phường 3, Tp. Mỹ Tho 073.876299 12 Xẻo Mây Khu 2, Thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè 073.923219 13 Hương Bình xã Tân Thành, Gò Công Đông 073.946362 Nhà hàng Bách Tùng Viên 171B Anh Giác, phường 3, TP. Mỹ Tho Tel:(84-73) 388 8989 Fax:(84-73) 388 3388 16
  • 17. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Nhà hàng Cái Bè Khu 1B huyện Cái Bè Tel:(84-73) 382 3714 Nhà hàng Chương Dương 10 đường 30/4, phường 1, TP. Mỹ Tho Tel:(84-73) 388 2352 Nhà hàng Cửu Long Đường 30/4, phường 1, TP. Mỹ Tho Tel:(84-73) 387 0779 Nhà hàng Hương Quê 2 Bình Tạo, Bình Đức, huyện Châu Thành Tel:(84-73) 387 4355 Nhà hàng Phương Dung Huyện Gò Công Đông Tel:(84-73) 384 6170 Nhà hàng Trại rắn Đồng Tâm Bình Đức, huyện Châu Thành Tel:(84-73) 385 3324 Nhà hàng Việt Hương 2E5 Đốc Binh Kiều, TP. Mỹ Tho Tel:(84-73) 387 4541  LƯU TRÚ Khách sạn Rạng Đông Rạng Đông là khách sạn đẹp và sang trọng ở thành phố Mỹ Tho , có chất lượng các phòng rất tốt. Có tổng cộng là 22 phòng được trang bị đầy đủ những trang thiết bị hiện đại. Khách sạn Sông Tiền Khách sạn nằm trên mặt đường Trưng Trắn hướng ra sông tiền, đây là khách sạn có quy mô tương đối lớn . Có tất cả 40 phòng nhưng được trang bị đầy đủ tiện nghi trang thiết bị hiện đại. Khách sạn Yến Ngân Khách sạn nằm trên khu vưc sầm uất của chợ Cái Bè, ở đây bạn có thể ngắm chợ nổi Cái Bè tứ trên cao xuống. Với nhiều loại hình vui chơi giải trí và phục vụ tận tình của đội ngũ nhân viên nơi đây. 17
  • 18. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Khách sạn Mỹ Tho 1 Là một khách sạn có quy mô trung bình. Tất cả các phòng có đầy đủ tiện nghi trang thiết bị hiện đại. Có các dịch vụ và đội ngũ tiếp tân phục vụ chu đáo cho du khách. Khách sạn Hướng Dương Khách sạn Hướng Dương là một trong những khách sạn đẹp nhất và sang trọng trong Trung tâm của thành phố Cần Thơ. Khách sạn Công Đoàn Tiền Giang Khách sạn toạ lạc tại số 61, đường 30/04, nằm bên cạnh bờ sông Tiền hiền hoà, cảnh quan xinh đẹp thơ mộng của bến đò du lịch Tân Long. Khách sạn Chương Dương Tiền thân của Khách sạn Chương Dương là Nhà khách Tỉnh Ủy Tiền Giang . Sau hơn 3 năm ( 1996 _ 1999 ) cải tạo nâng cấp và đầu tư mới , Nhà khách Tỉnh Ủy đã được đổi tên thành Khách sạn Chương Dương , phòng ngủ trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế , trang trí hài hòa thanh lịch , đầy đủ tiện nghi.  HỆ THỐNG TUYẾN ĐIỂM THAM QUAN Tuyến TP.HCM – Tiền Giang (1 ngày): thăm Chùa Sắc Linh Tứ Thứu, Trại rắn Đồng Tâm, Chùa Vĩnh Tràng, Cù lao Thới Sơn, chợ nổi Cái Bè, Cù lao Tân Phong)  CHUYÊN ĐỀ: Ngã Ba Trung Lương: Sỡ dĩ có tên gọi như vậy bởi vì trước đây nơi này là Trung tâm di chuyển lương thực của đồng bằng sông cửu long lên Tp.Hồ Chí Minh và một số nơi khác. Tại ngã ba Trung Lương: nếu đi thẳng là vào Thành Phố Mỹ Tho và rẽ phải đi theo quốc lộ 1A về hướng các tỉnh miền Tây.  Những Thông Tin Cần Thiết Cho Quý Khách Khi Đi Du lịch Tiền Giang _ TP. HCM đi Mỹ Tho theo quốc lộ 1A , dài 71 km có thể đi về trong ngày bằng xe gắn máy dễ dàng _ Khi tới ngã ba Trung Lương du khách nên ghé vào nhà hàng Trung Lương vì các quán khác tại khu vực này thường đắt hơn và không ngon bằng _ Mã điện thoại vùng là 073 _ Đường Trưng Trắc là con đường đầy màu sắc nhất của Thành phố _ Bến đò du lịch ở đọan đường 30-4 do công ty độc quyền tổ chức các chuyến tham quan không có thuyền tư nhân . Vé tàu đi lẻ là 40000 đồng _ Phà Rạch Miễu để qua sông Tiền vào tỉnh Bến Tre . Ngay bến phà tỉnh Bến tre cũng có trạm bán vé đi tham quan Cồn Phụng.  Những điều cần biết khi du lịch Miền Tây Khi đến với du khách cần phải nắm bắt kỷ những thông tin và giá cả nơi đây nếu như khách đi riêng mà không đi theo Tour của công ty du lịch. 18
  • 19. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Khi tham gia vào Tour Tiền Giang này ngoài việc tham quan sông nước miệt vườn, tham quan vườn cây ăn trái, tham quan thắng cảnh đẹp…quý khách còn có thể mua sắm bất cứ thứ gì khách muốn; vì nơi đây đồ ăn, hàng hóa rất rẻ nhưng nếu như khách muốn mua “đúng cách” (không bị lầm giá) thì hãy tham khảo ý kiến các hướng dẫn viên. Trên chuyến đi với một chiếc máy ảnh du khách có thể chụp laị những khung cảnh đẹp ở nơi đây, mua những đặc sản nơi đây về cho gia đình, bạn bè… đó cũng là những món quà đáng quý biết bao. Chẳng những thế trước khi đến với miền tây du khách phải tìm hiểu trước các Nhà Hàng-Khách Sạn để du khách có thể nghĩ nghơi ở những nơi an toàn sạch sẽ không hại đến chính bản thân chúng ta. Không nên đi dạo một mình vào buổi tối, tránh nơi đông ngươì để đảm bảo sự an toàn của bạn.  MUA SẮM TẠI TIỀN GIANG Mận: 8.000đ/kg Xoài thái: 20.000đ/kg Măng cụt: 25.000->40.000đ/kg Sầu riêng: 12.000->25.000đ/kg Ổi: 6.000đ/kg Trái vải: 20.000->35.000đ/kg Củ ấu: 10.000Đ Kẹo đậu phọng: 10.000đ/bịch Nem (loại nhỏ): 10.000đ/chục Nem(loại lớn)- đặc biệt: 12.000>20.000đ/chục Bánh phồng sữa(nhỏ): 10.000đ/chục Bánh phồng sữa(lớn): 15.000đ/chục Bánh ít than; 15.000đ Đồ mỹ nghệ bằng dừa: 10.000->70.000đ Rượu rắn lớn: 150.000đ Thạch dừa, mứt dừ, cốm, kẹo dừa: 15.000đ/bịch LĂNG TỨ KIỆT Vừa qua, lăng Tứ Kiệt ở Cai Lậy (Tiền Giang) được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đây là niềm vui lớn của nhân dân trong huyện đối với một di tích gắn liền với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm vào giữa thế kỷ XIX. Nằm ở trung tâm thị trấn Cai Lậy, với cổng nhìn ra đường 304, lăng Tứ Kiệt vừa được trùng tu, xây dựng lại theo kiến trúc truyền thống chia làm hai khu vực rõ rệt: chính tẩm và nhà mộ. Chính tẩm được thiết kế theo lối thờ phụng có bàn thờ, lư hương, đôi hạc, chính giữa có Bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia và bài vị tạo nét nghiêm trang. Phía sau là nhà mộ có 4 ngôi mộ tượng trưng dán gạch tráng men khá tươm tất. Khuôn viên quanh lăng được tôn tạo, bố trí thêm các loại kiểng quý từ các nơi khác mang đến, lúc nào cũng cắt tỉa cẩn thận, tạo nên nét hài hoà với cảnh quang chung quanh. Du khách đến tham quan chắc hẳn sẽ hài lòng với khung cảnh và càng thích thú hơn khi được nghe về lai lịch của lăng. Người thuyết minh sẽ đưa du khách trở về những năm đầu khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tứ Kiệt hay Bốn ông là cách gọi tôn kính của nhân dân đối với 04 vị anh hùng lãnh đạo nhân dân chống Pháp từ năm 1868 - 1870. Đó là các ông: Trần Công Thận quê xóm Vông, ấp Mỹ Phú, Long Khánh (Cai Lậy), 19
  • 20. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Nguyễn Thanh Long quê xóm Cầu Ván, ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn (Cai Lậy), Ngô Tấn Đước quê Tân Hội, Cai Lậy và Trương Văn Rộng quê Tân Lý Tây (Châu Thành, Tiền Giang). Sau khi giặc Pháp hạ thành Mỹ Tho và chiếm toàn tỉnh Định Tường (1861), Bốn ông tham gia cuộc khởi nghĩa do Thiên Hộ Dương khởi xướng và lãnh đạo, góp phần cùng nghĩa quân tạo nên những chiến thắng oai hùng. Căn cứ Đồng Tháp Mười bị vỡ, Bốn ông liền về Cai Lậy chiêu mộ nghĩa quân tiếp tục phất cao cờ khởi nghĩa. Trong hàng loạt những chiến công của nghĩa quân Tứ Kiệt, có 02 chiến công được xem là chói lọi nhất. Đó là cuộc tấn công vào thành Mỹ Tho và thiêu hủy đồn Cai Lậy. Sau hai năm hoạt động gây cho giặc nhiều thiệt hại, cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt đành chịu sự thất bại trước sự bao vây và đàn áp tổng lực của quân đội viễn chinh Pháp. Bốn ông cùng 150 nghĩa quân bị bắt. Bọn chúng đem vinh hoa phú quí ra dụ dỗ các ông trong nhiều ngày không thành. Ngày 14/02/1871 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ), giặc đưa Bốn ông ra pháp trường trảm huyết, bêu đầu ở chợ Cai Lậy nhằm uy hiếp tinh thần của dân chúng, sau đó dùi dập ở bến sông cạnh chợ. Thân nhân gia đình chỉ mang thân mình các ông về quê nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét vào chôn cất. Cảm kích 04 vị anh hùng, nhân dân Cai Lậy đã bí mật mang chôn thủ cấp của Bốn ông và đắp mộ, hương khói trang nghiêm. Ở làng Mỹ Trang, ông Nhiêu học Đặng Văn Ngưu dựng trước nhà một ngôi miếu thờ ngay khu đất giặc bêu đầu Bốn ông. Ngôi miếu lợp ngói âm dương và để che mắt chính quyền thực dân, người ta gọi đó là chùa Ông (vì phía trước lập bàn thờ Quan Công tượng trưng cho trung nghĩa), còn phía sau lập bài vị khắc 4 chữ Tứ vị thần hồn sơn son thiếp vàng rực rỡ (nên có người gọi là Miếu cô hồn). Mặc dù vậy nhưng ai ai cũng biết đó là miếu thờ Tứ Kiệt. Trận bão năm Giáp Thìn (1904) làm ngôi miếu đổ sập. Ông Nhiêu dời ngôi miếu về làng Thanh Sơn (trước thuộc xã Thanh Hòa nay là thị trấn Cai Lậy). Hiện ngôi miếu tọa lạc tại khu phố 1 thị trấn Cai Lậy, cách lăng hơn trăm mét. Còn ngôi mộ nơi chôn 04 thủ cấp từ năm 1871 vẫn đắp bằng đất, xung quanh có hàng rào bằng cau sơn vôi trắng. Gần đó có cây Còng cổ thụ tỏa bóng mát tạo bầu không khí linh thiêng. Vào những năm 30 của thế kỷ trước, người ta đồn rằng: những đêm thanh vắng ở khu mộ Bốn ông có tiếng quân reo, ngựa hí. Huyền thoại về Bốn ông được lan truyền khắp vùng. Năm 1938, trong đội lính mã tà có ông Đội Lung vì cảm mộ tấm lòng trung nghĩa của Bốn ông nên thuê thợ làm tấm bia đá đặt tại đầu mộ. Bia khắc dòng chữ "Đại Nam Mỹ Tho tỉnh, Thanh Hòa thôn, tứ vị cựu quan chi mộ". Mãi đến năm 1954, quận trưởng Lê Văn Thai đồng ý cho nhân dân xây dựng lại ngôi miếu và 04 ngôi mộ tượng trưng bằng xi măng song song và gần sát nhau, xung quanh có hàng rào sắt kiên cố ngay trên nấm đất cũ. Khu vực này gọi là lăng Tứ Kiệt. Năm 1967, nhân dân Cai Lậy tiến hành trùng tu ngôi miếu và khu mộ Bốn ông qui mô hơn trong có miếu thờ ngoài có nhà khách. Tại lăng có Ban Quí Tế lo việc trùng tu cúng bái. Hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, nhân dân Cai Lậy tụ tập đông đúc về đây tảo mộ và làm giỗ rất trang trọng, thành kính tưởng nhớ đến Bốn ông vì nước quên mình vì dân giết giặc, nêu tấm gương sáng ngời cho hậu thế. Nghi thức tế lễ theo lối cổ truyền có sự cố vấn của chú Trương Ngọc Tường nhà nghiên cứu về Nam bộ, quê ở Cai Lậy. Năm 1998, Sở Văn hóa Thông tin Tiền Giang kết hợp với Ủy ban nhân dân huyện Cai Lậy dành ra một ngân khoản đáng kể để trùng tu toàn diện khu lăng mộ Tứ Kiệt, tương xứng với tầm vóc và khí phách anh hùng của Bốn ông đúng như hai câu đối được chạm khắc tại cổng: Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn. Nhân kỷ niệm 128 năm ngày Bốn ông hy sinh, lăng được khánh thành. Từ đó đến nay, đông đảo nhân dân ở khắp nơi đến viếng và thắp nhang tưởng niệm người đã khuất. Đến thăm lăng Tứ Kiệt, chắc chắn du khách sẽ hiểu thêm tấm lòng của người dân địa phương với Bốn ông những người đã góp phần điểm tô cho 04 chữ vàng Địa Linh Nhân Kiệt của Tiền Giang luôn ngời sáng. ĐỜN CA TÀI TỬ Cải cách hát ca theo tiếng bộ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh 20
  • 21. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Đờn ca tài tử là một sinh hoạt văn nghệ thuộc loại thính phòng (một nghệ thuật do một nhóm nhỏ nghệ sĩ biểu diễn cho một nhóm nhỏ thính giả, không gian ấm cúng của một căn phòng trong tư gia, chớ không phải trong một hội trường lớn, hay trên một sân khấu hoành tráng cho đông đảo thính giả). 1. Về danh từ đờn ca tài tử Phần đông khi nhắc đến đờn Tài tử thì cho rằng lối nhạc đó không sâu sắc chuyên nghiệp mà mang tính cách giản dị của dân gian hay “a ma tơ” (theo chữ Pháp “amateur” của những người nghiệp dư. Thực ra “Tài tử” có nghĩa là người có tài (dập dìu tài tử giai nhân … Tài tử giai nhân tế ngộ nan). Người đàn Tài tử không dùng nhạc Tài tử làm kế sinh nhai. Khi nào thích đàn thì họp nhau tại nhà một người trong làng rồi cùng nhau đàn chơi, ai biết đàn ca cũng có thể tham gia được. Dầu vậy mà trình độ nghệ thuật của đàn Tài tử không thấp. Ngược lại, họ thường tập luyện rất công phu, phải theo thầy học từ chữ nhấn, chữ chuyền, rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp và tạo cho mình một phong cách riêng. Muốn trở thành người đàn Tài tử đúng nghĩa phải trải qua thời gian tập luyện khá công phu. 2. Sự thành hình nghệ thuật đờn ca tài tử Đến cuối thế kỷ 19, khi có phong trào Cần Vương, một số nghệ nhân, nghệ sĩ vào Nam lập nghiệp, đem theo truyền thống đờn ca Huế như các cụ : Nguyễn Liêng Phong, Nguyễn Tòng Bá, thường gọi là ông Tư Bá dạy đờn nguyệt (trong Nam gọi là đờn kìm), đờn tranh ; ông Phạm Đăng Đàn, cư ngụ tại Vĩnh Long chuyên dạy đờn độc huyền (đờn bầu) ; cụ Trần Quang Thọ (nhạc công cung đình Huế, ông cố nội của tôi) dạy đờn tỳ bà. Trong Nam có rất nhiều người học, không những người giai cấp thượng lưu, thầy thông, thầy ký thích học và tấu đờn ca tài tử, mà những ngưởi nông dân chân lấm tay bùn sau những ngày lao động ngoài đồng áng, hay người chèo thuyền trên sông, những chuyến đò ngang, đò dọc, đều thích học và biểu diễn đờn kìm, đờn cò hay thổi sáo trúc. Tất cả những người học luyện đờn ca không phải để mưu sống mà để thoả thích nhu cầu sinh hoạt văn nghệ, mình đờn cho mình nghe, cho bạn bè, người thân, kẻ thích nghe, không lấy tiếng đờn làm kế sanh nhai, nên cách đờn đó được mang danh là “đờn ca tài tử”. Vì vậy nên có thể nói đờn ca tài tử hình thành từ “ca Huế” một loại nhạc truyền thống nghệ thuật” có thể nói là “bác học” lại mang nặng tính các “truyền thống dân gian”. 3. Những nhạc khí dùng trong truyền thống đờn ca tài tử Trước kia ở miền Trung thuộc loại “ngũ tuyệt”, gồm có 1 cây đờn kìm (đàn nguyệt), 1 cây đờn tranh, 1 cây đờn tỳ bà 1 cây đờn tam hoặc cây đờn độc huyền, 1 cây đờn cò (đàn nhị) Theo truyền thống đờn ca tài tử, ít khi nhạc công độc tấu mà thường thìsong tấu, tam tấu (kìm, tranh, cò). Đôi khi có ống sáo ngang hay ống tiêu thổi dọc. Từ khoảng năm 1930 có thêm những cây đờn phương Tây, như violon, mandoline khoét phím, ghi-ta măng-đô, ghi-ta Hạ-uy-di, ghi-ta Tây Ban Nha được nhạc công Việt sửa lại bằng cách khoét sâu khoảng giữa hai phím đờn ghi-ta và gọi là “ghi ta pím lõm”, những nhạc khí nầy, nói rất “trung thực, chính xác” ngôn ngữ âm nhạc truyền thống Việt Nam. Khác với truyền thống ca nhạc thính phòng, ca trù miền Bắc, ca Huế miền Trung trong đó tiếng ca quan trọng hơn tiếng đờn. Trong đờn ca tài tử dàn đờn quan trọng hơn tiếng ca. 4. Một buổi đờn ca tài tử 21
  • 22. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Những bạn đồng điệu, thường gặp nhau và cùng hoà đờn ca tài tử. Ngày xưa, bắt đầu, bằng những bản đờn, bài ca điệu Bắc, hơi Bắc, (thường là bài Lưu thủy trường, Phú lục chấn, hay ba bài Bắc ngắn: Lưu Thủy đoản, Bình bán vắn, Kim Tiền) chuyển sang hơi Quảng (Khốc hoàng thiên, Xang xự líu, Sương chiều, hay đờn Tây Thi Quảng) hơi Nhạc, hơi Hạ (Ngũ đối Hạ, Xàng Xê), rồi chuyển qua điệu Nam, hơi Xuân, hơi Ai qua Đảo Ngũ cung). Và lúc chót bao giờ cũng qua đến hơi Oán, Ai Oán, và Vọng cổ. Người nghe thường thích nghe những điệu buồn hơn những bài vui. Một buổi đờn ca tài tử không theo một chương trình sắp đặt trước. Anh em gặp nhau, cao hứng muốn đờn bản gì thì tất cả đồng ý hoà với nhau. 5. Những nét đặc thù của nghệ thuật đờn ca tài tử 1. Rao : Trước khi vào bản thuộc hơi nào, nhạc công đờn ca tài tử luôn có câu rao theo hơi đó. Câu Rao theo truyền thống miền Nam khác hẳn với những bài Dạo của miền Trung, những bài này Dạo khách, Dạo nam có một nét nhạc cố định, học trò học rồi mỗi lần trước khi vào bài thì đờn những câu dạo theo Thầy dạy mà không thay đổi. Câu rao miền Nam phóng túng hơn nhiều. Mỗi người thầy có một cách Rao, lúc đầu dạy học trò, thì học trò đờn theo thầy, nhưng khi học trò đến một mức nghệ thuật tương đối khá cao, thầy cho phép học trò tạo những câu rao đặc biệt cho mình. 2. Cách tô điểm chữ nhạc : Mỗi chữ nhạc đều phải được tô điểm bằng những thủ pháp đặc biệt cho mỗi cây đàn, nhưng mỗi chữ đàn trong các hơi, có những cách tô điểm đặc thù, tức là bó buộc chứ không phải tuỳ hứng. 3. Phát triển và vận hành giai điệu : Khi hoà đờn, người đờn ca tài tử không bao giờ lập lại y khuôn lòng bản mà thầy đã dạy cho. Theo một quan điểm thẩm mỹ mà trong gia đình tôi thường truyền lại cho con cháu thì học chân phương đờn hoa lá. Quan điểm này giúp cho người nghệ sĩ có phần sáng tạo trong khi biểu diễn để cho nét nhạc thêm tươi, tiết tấu thêm sôi động. Mỗi nhạc công khi đờn giai điệu có cách sắp chữ, sắp câu theo ý mình, miễn là đi sát theo lòng bản và giữ vững điệu và hơi. Người nghe theo dõi giai điệu theo chiều ngang chứ không theo chiều dọc. Nếu có nhiều bè khác nhau thì người thính giả có thể chọn lựa bè nào mình thích nghe để nghe, các bè phần nhiều đang xen với nhau rất nghệ thuật, có nhạc công đờn lớn, có nhạc công ngưng đàn rồi chạy theo câu và khi nào đến cuối câu đều gặp gỡ nhau rất ăn. Những âm thanh trong các bè không giống nhau, không bao giờ chõi nhau, tất cả đều hoà chung trong một điệu thức, một hơi đàn. Sở dĩ trong khi hoà đờn các nhạc công đờn tài tử, mỗi người phát triển giai điệu theo một cách, nhiều lúc chưa bao giờ hoà chung với nhau, nhưng khi nhập cuộc thì tiếng đờn rất ăn với nhau, hoà hợp nhuần nhuyễn, là nhờ cách phát triển và vận hành giai điệu trong đờn ca tài tử tuân theo những nguyên tắc của dịch lý, một triết lý sống trong xã hội người Việt nói riêng và người vùng Đông Á nói chung. Theo quan điểm của dịch lý thì vạn vật đều thay đổi từng giây từng phút, các vật dụng hàng ngày mỗi giây phút qua đều mòn đi một chút, trong con người chúng ta có hàng trăm hàng ngàn tế bào chết đi và được sanh ra (biến dịch). Nhưng sự thay đổi đó không làm mất đi hình dạng của vật dụng và vóc dáng của con người, nhờ có những yếu tố không bao giờ thay đổi (bất dịch). Có một sự thay đổi khác nhứt thời khi gặp một đối tượng như lúc chúng ta gặp người bạn thân thì nét mặt tươi cười, với người lạ thì nét mặt nghiêm trang, dè dặt (giao dịch). 22
  • 23. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. 5. Bài bản : Những nghệ sĩ đờn ca tài tử đều biết có 20 bài mà phần đông thườg gọi là “ 20 bài tổ” cần phải học, nhưng thực ra ít có ai thuộc hết 20 bài đó, khi gặp nhau hoà đờn cũng không đờn hết 20 bài, nhưng phải biết tên các bài đó : - 6 bài Bắc : Lưu Thủy Trường – Phú Lục Chấn – Tây Thi – Cổ Bản – Bình Bán Chấn – Xuân Tình. - 3 bài Nam : Nam Xuân – Nam Ai – Đảo Ngũ Cung (cũng có khi gọi là Nam đảo). - 4 bài Oán : Tứ Đại Oán – Giang Nam – Phụng Hoàng – Phụng Cầu. - 7 bài Lớn (có khi gọi là 7 bài hơi nhạc hoặc 7 bài cò) : Xàng Xê – Ngũ Đối Thượng – Ngũ Đối Hạ - Long Đăng – Long Ngâm – Tiểu Khúc – Vạn Giá (những bài này thường được dùng trong nhạc lễ). Đờn tài tử chỉ dùng Xàng Xê – Ngũ Đối Hạ (thường gọi là bài Hạ). Ngoài 20 bài kể trên, còn có rất nhiều bài bản khác được dùng như những bài Bắc nhỏ : Lưu Bình Kim (Lưu Thủy đoản – Bình Bán vắn – Kim Tiền) – Khổng Minh toạ lầu – Mẫu tầm tử – Tam pháp nhập môn – Thu hồ. Có những bản đờn hơi Quảng, thường dùng trong dàn nhạc tài tử : Ngũ điểm bài tạ – Khốc Hoàng Thiên – Xang xừ líu – Sương chiều Tú Anh … Có những bản hơi Triều Châu : Trạng ngươn hành lộ – Mạnh Lệ Quân. Về hơi Ai Oán thì có những bài lớn : Văn Thiên Tường – Trường tương tư. Thường được đờn theo phong cách tài tử, sau này có một số bài ngắn rất được phổ biến : Đoản khúc Lam Giang … Ngoài ra, Vọng cổ 32 nhịp là được thông dụng nhứt. Trong một chương trình hoà nhạc đờn ca tài tử lúc nào cũng có bài Vọng cổ này. Kết luận : Nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử dính liền với nếp sống của nhiều tầng lớp trong xã hội ngày xưa. Rất nhiều nghệ sĩ tài tử là thợ hớt tóc, lái đò, công chức và một số bác sĩ, luật sư. Với thời lượng của một buổi họp báo không cho phép tôi đi sâu vào chi tiết của những vấn đề được nêu ra, nhưng chúng ta cũng thấy rằng nghệ thuật đờn ca tài tử rất phong phú, đa dạng, sâu sắc, tế nhị. Sau khi đã giới thiệu thành công các bộ môn nghệ thuật như Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian Văn hoá Cồng Chiêng Tây Nguyên, Nghệ thuật Ca Trù, Dân ca Quan họ Bắc Ninh, chánh quyền Việt Nam đã có quyết định xây dựng một hồ sơ hoàn hảo và toàn diện về nghệ thuật Đờn Ca Tài Tử. 23
  • 24. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. ĐỒNG THÁP  LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – TỔNG QUAN DU LỊCH VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Phía Bắc giáp tỉnh tỉnh Prây Veng Campuchia Phía Nam giáp Vĩnh Long Phía Tây giáp An Giang và Cần Thơ Phía Đông giáp Long An và Tiền Giang. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp hiện nay là thành phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km. Đồng Tháp có hai đô thị loại III là thành phố Cao Lãnh và Thành phố Sa Đéc. Theo quy hoạch, Thành phố Sa Đéc sẽ được nâng cấp lên thành phố vào năm 2011. DÂN SỐ Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Đồng Tháp là 1.665.420 người. DIỆN TÍCH Đồng Tháp có diện tích tự nhiên khoảng 3.376,4 km². DÂN TỘC Chủ yếu là người Việt (kinh), Hoa và đồng bào gốc Khmer ở phía Tây. TÔN GIÁO Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Phật giáo và Công giáo. LỄ HỘI LỄ HỘI GÒ THÁP – NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC Đây là lễ hội lớn và quy mô nhất tỉnh Đồng Tháp, tổ chức mỗi năm 2 lần, vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Từ 10 năm nay lễ hội Gò Tháp đã trở thành một lễ hội tầm cỡ ở các tỉnh Nam bộ. (Xem thêm Xanh, tr.166) LỄ GIỖ CỤ PHÓ BẢNG NGUYỄN SINH SẮC (Xanh, tr.167) HỘI ĐÌNH TÂN PHÚ TRUNG(Xanh, tr.167)  HỆ THỐNG ĐIỂM THAM QUAN 1. Khu Di Tích Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862-1929) Tháng 8 năm 1975, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã cho xây lại ngôi mộ cụ khang trang, đẹp đẽ hơn. Trên vòm mộ là hình một cánh sen úp xuống có chạm trổ 9 đầu rồng mang ý nghĩa tượng trưng cho con Rồng Cháu Tiên đồng thời bao hàm ý nghĩa là cụ Nguyễn Sinh Sắc sẽ mãi mãi yên nghỉ trong sự che chở, kính trọng của người dân đồng bằng sông cửu long ny. Bên cạnh ngôi mộ là tượng đài cách điệu hình búp sen như tượng trưng cho người con làng sen đã sống thanh cao và trong sạch. Xung quanh chân tượng đài là hồ nước. Nếu để ý một chút quý khách sẽ thấy rằng hình thể của hồ nước rất giống phần diện tích của tỉnh Đồng Tháp trên bản đồ. Trong khuôn viên khu mộ rộng 1hécta, còn có nơi thờ bà Hoàng Thị Loan, người vợ yêu quý của cụ phó bảng và một ngôi nhà sàn được xây dựng theo đúng kích thước ngôi nhà sàn nơi Bác Hồ đã sống và làm việc tại Hà Nội. + Vài Nét Về Khu Lưu Niệm Nguyễn Sinh Sắc 24
  • 25. DƯƠNG VÕ TRÂN CHÂU – TRẦN HỒ TRÚC DUY – NÔNG THỊ DIỄM MY – VŨ NGUYỄN THANH SƠN – NGUYỄN VĂN THUYỀN. Khu lưu niện Nguyễn Sinh Sắc nằm cạnh chùa Hòa Long (tức Miễu Trời Xanh ngày xưa) cách trung tâm Thành phố Cao Lãnh chừng một cây số rưỡi, tren đất qua bên phà Cao lãnh. Toàn khu lưu niệm rộng gần 4 hec ta, chia làm hai khu vực: khu vực mộ cụ phó bảng, khu vực Nhà Sàn – Ao Cá Bác Hồ. Qua cổng, du khách gặp ngay nhà khách khang trang phía tay phải. Đây cũng là nơi làm việc của Ban giám Đốc khu lưu niệm. Trong đó có phòng chiếu phim tài liệu phục vụ du khách. Theo lối đi tráng nhựa, một bên là hàng vú sữa, một bên là hàng dương thẳng tấp, chừng 100m rẽ về phía tay trái đến cổng tam quan – cổng chính vào khu mộ phó bảng. Khu vực này hình chữ nhật, diện tích 1hecta. Bao bọc chung quanh là hàng rào xi-măng đơn giản, thanh mảnh như những hoa văn trang hong vẻ đẹp của khuôn viên mà không làm khu mộ cách bức với vườn ruộng xanh tươi bên ngoi. Khu mộ khởi công xây dựng ngày 22-8-197, khánh thành 13-2-1977. Những công trình chính là: Vòm mộ, hồ Sao, nhà Kiếng và nhà trưng bày. * Vòm Mộ : Quay về phía Đông, cao trên 10 thước, là một cánh hoa sen cách điệu có dáng dấp bàn tay xòe úp xuống, trên là 9 đầu rồng cách điệu đậm net dân gian. Vòm mộ tượng trưng cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, Đồng Tháp che chở, ấp yêu ngôi mộ phó bảng… Ngôi mộ giữ vị trí cũ; đầu tiên là ngôi mộ đất. Sau đó nhân dân đổ núm xi măng. Năm 1954, trước khi tập kết chuyển quân ra Bắc, các đơn vị bộ đội đã xây ngôi mộ bằng gạch, có trụ xi măng và lan can sắt bao chung quanh. Bia mộ ghi : “cụ phó bảng Nguyễn Sinh Huy – Nhà chiến sĩ cách mạng –mất ngày 27-11 năm Kỷ Tỵ (1929). Quân dân chánh Long Châu Sa lập”. Hiện nay, ngôi mộ được tôn cao lên và ốp đá hoa cương, núm mộ hình hộp chữ nhật (2m x 1m x 0.9m), màu xám tro, yên vị trên vòm mộ bằng đá mài màu trắng, hình lục giác không đều mở rộng dần ra hai bên và phía trước. Phía trong vòm mộ là bệ thờ bằng đá mài. Bên trên có tượng chân dung cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, lư hương đặt ở phía ngoài núm mộ. * Hồ Sao : Nằm giữa khu vực, hình ngôi sao năm cánh đường kính 30m. Ở giữa hồ sừng sững một đài sen trắng cách điệu ốp lá Italy màu trắng xám, cao 6.5m tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch, trong sáng của cụ phó bảng Nguyễn sinh sắc, cũng là biểu tượng quê hương Kim Liên _ Đồng Tháp vươn thẳng giữa lịng tổ quốc Việt Nam. * Nhà Kiếng : Cách hồ sao 30m, phía tay phải (trong nhìn ra). Nhà kiếng hình chữ nhật thể hiện theo kiểu dáng nhà sàn. Ngịai những mảnh tường thấp và coat ximăng tô đá rửa, các phòng đều lắp đặt kính 5 ly (nên gọi nhà Kiếng) . Nhà kiếng cũng là nhà khách trong những buổi tiếp tân đông người. Các phòng tại đây đều thoáng rộng, được trưng bày màu xanh dịu mát. Các hình ảnh chủ yếu giới thiệu về quê hương, thời niên thiếu của Bác Hồ. * Nhà trưng bày: Phòng trưng bày về cụ Nguyễn Sinh Sắc: Đối diện nhà kiếng qua cột cờ giữa sân, gây thú vị cho du khách với lối kiến trúc hình bát giác vụt cao hẳn lên so với dãy nhà hình hộp chữ nhật nối liền với nó. Nằm gọn trong hình bát giác (mỗi cạnh 5m), nền bằng đá rửa trắng lấm tấm hạt đen. Đai trưng bày màu vàng sậm, viền nâu trên nền tường xanh lợt với 4 chỗ thông gió chia đều. Vách va nóc cách nhau một khoảng trống dễ nhận ánh sáng mặt trời cũng như việc bố trí thêm đèn ne-ong. Ở đây du khách nhìn thấy ngay tiểu sử tóm tắt của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lồng trong khung kính bằng gỗ giáng hương, chữ lộng màu trắng nổi lên trên nền nhung đỏ. Bản tiểu sử đặt trên bệ gỗ tròn thay cho tấm bình phong chia làm hai lối ra vào. Theo chiều kim đồng hồ, du khách lần lượt tham quan các hình ảnh, hiện vật về cuộc đời cụ phó bảng. Có thể nêu 6 chủ đề chính: Chủ đề 1: Quê Hương – Thời Niên Thiếu Thưở Hàn Vi Chủ đề 2: Đỗ Đạt – Làm Quan Chủ đề 3: Từ Quan – Vào Nam Chủ đề 4: Cao Lãnh V Những Năm Cuối Đời 25