SlideShare una empresa de Scribd logo
1 de 44
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT GIA ĐỊNH TP. HỒ CHÍ MINH
KHỐI KINH TẾ
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DNTN
THANH NGỌC YẾN
BẰNG CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
GVHD: NGUYỄN THÙY VÂN
SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG
MSSV: 1431403082
LỚP: 08DHTN1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. VỀ Ý THỨC KỶ LUẬT VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC TRONG
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. VỀ MỨC ĐỘ AM HIỂU CHUYÊN MÔN (NẮM VẪN LÝ THUYẾT VÀ
TẬN DỤNG VÀO THỰC TẾ ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ)
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Tp. Hồ Chí Minh, ngày .… tháng …. năm 2018
NGƯỜI NHẬN XÉT
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. VỀ Ý THỨC KỶ LUẬT VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC TRONG
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
2. NỘI DUNG CHUYÊN MÔN
 XÁC ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
 KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3. VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
4. ĐÁNH GIÁ CHUNG
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Tp. Hồ Chí Minh, ngày .… tháng …. năm 2018
Giảng viên hướng dẫn
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức.........................................................................................................5
Bảng 1.1: Bảng phân bổ nhân sự của công ty qua các năm...............................................6
Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức lao động .......................................................................................7
Bảng 2.1. Phân tích cấu trúc tài sản của công ty qua các năm 2015, 2016 và 2017.......9
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn của công ty qua các năm 2015, 2016
và 2017. ..................................................................................................................................14
Bảng 2.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015, 2016 và
2017.........................................................................................................................................17
Bảng 2.4: Bảng phân tích tỷ số các khoản phải thu ..........................................................19
Bảng 2.5: Bảng phân tích các khoản phải trả.....................................................................21
Bảng 2.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán...............................................................22
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho..........................................24
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân....................................................26
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay vốn lưu động .........................................28
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu.............................30
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phân tích tỷ số đầu tư ..................................................................31
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn.................................32
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA) ................................34
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.......35
Bảng 2.15: Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DuPont........................35
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU........................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NGỌC YẾN ..........4
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................................4
1.2. Chức năng và nhiệm vụ ......................................................................................................4
1.2.1 Chức năng.........................................................................................................................4
1.2.2.Nhiệm vụ...........................................................................................................................5
1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty..................................................................................................5
1.3.1. Sơ đồ tổ chức ...................................................................................................................5
1.3.2 Chức năng & nhiệm vụ các phòng ban :...........................................................................6
1.4.Công tác quản trị nhân sự của công ty.................................................................................6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ
NHÂN THANH NGỌC YẾN ...................................................................................................8
2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến ...........8
2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán .......................................................................................19
2.2.1.1. Phân tích các khoản phải thu .....................................................................................19
2.2.1.2. Phân tích các khoản phải trả .......................................................................................21
2.2.1.3. Phân tích các hệ số khả năng thanh toán ....................................................................22
2.2.2. Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động ....................................................................24
2.2.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho.........................................................................................24
2.2.2.2. Kỳ thu tiền bình quân..................................................................................................26
2.2.4. Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư...............................................................30
2.2.5. Phân tích khả năng sinh lợi............................................................................................32
2.2.5.4. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DuPont ..........................................................35
2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến.....36
2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được................................................................................37
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế...................................................................................................38
3.1. Giải pháp nâng cao doanh thu và kiểm soát chi phí .........Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Tăng doanh thu ..............................................................Error! Bookmark not defined.
3.2. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ...................Error! Bookmark not defined.
3.3. Đầu tư vào tài sản cố định ................................................Error! Bookmark not defined.
3.4. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.......Error! Bookmark not defined.
3.5 Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu độngError! Bookmark not d
KẾT LUẬN..............................................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................Error! Bookmark not defined.
4
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
THANH NGỌC YẾN
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
- Doanh Nghiệp tư Nhân Thanh Ngọc Yến được thành lập vào ngày 26/01/2005 căn
cứ theo quyết định của Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP.HCM
- Tên Doanh Nghiệp : Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh ngọc yến
- Trụ sở chính : 106C/123 Lạc Long Quân , Phường 03 , Quận 11,Thành Phố Hồ
Chí Minh
- Điện thoại: ( 028 ) 39637297
- Fax : ( 028 ) 39637287
- Emai: tynpriority@yahoo.com
- Mã số thuế : 0307546014
- Vốn đầu tư là : 200.000.000 đồng ( từ năm 2009 đến nay )
Từ ngày thành lập đến nay, Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến chủ yếu hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất giấy ( trừ sản xuất bột giấy , tái chế phế thải giấy )-đây
là một ngành nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Trong thời
gian gần đây Doanh Nghiệp có chuyển hướng kinh doanh thêm một lỉnh vực in ấn
(mã ngành 1811) và dịch vụ liên quan đến in ấn (mã ngành 1812).
1.2. Chức năng và nhiệm vụ
1.2.1 Chức năng
Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực
sau :
- Sản xuất giấy cuồn thành phẩm đưa ra thị trường tiêu dùng . Thị trường chủ
yếu của Doanh Nghiệp là nội thành ( khu vực Miền Nam). Bao gồm việc
cung cấp sản phẩm cho những khu vực ngoại thành từ Bắc vào Nam cho
khách hàng có nhu cầu sử dụng.
- Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành doanh nghiệp đã và đang liên tục tạo
cơ hội cho nhân viên của mình học hỏi nhiều hơn bằng việc mở ra các lớp
đào tạo chuyên sâu cho công việc, luôn cập nhật những công nghệ máy móc
tiên tiến cho doanh nghiệp sản xuất .
- Từ ngày thành lập cho đến nay doanh nghiệp đã bán ra hàng loạt các dòng
sản phẩm có chất lượng cao được mọi khách hàng hài lòng và ưa chuộng.
5
Doanh nghiệp đã tạo dựng được uy tín, vị trí vững chắc của mình trong ngành
này với nhiều sản phẩm phù hợp với từng điều kiện khác nhau.
1.2.2.Nhiệm vụ
- Qui tắc sản xuất giấy đúng với qui định của Sở Tài Nguyên và Môi Trường và
đảm bảo tốt công tác phòng cháy chữa cháy theo qui định tại Nghị định PCCC.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong hợp đồng với các tổ chức và cá
nhân là khách hàng của Doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm khách hàng , mở rộng các mối quan hệ
để ký kết hợp đồng sản xuất và đưa các sản phẩm rộng rãi ra thị trường. Sử dụng
hiệu quả nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm cho người dân trong và ngoài khu
vực TPHCM. Tạo nguồn thu nhập cho Doanh nghiệp từ các hoạt động sản xuất
kinh doanh và các hợp đồng dài hạn. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cần phải thực
hiện các chỉ tiêu và mục đích đề ra, lợi nhuận các khoản nộp vào ngân sách nhà
nước.
1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty
1.3.1. Sơ đồ tổ chức
Bộ máy quản lý được phân bổ chặc chẽ trong từng khâu, ban ngành cụ thể, đứng
đầu là giám đốc điều hành có nhiệm vụ, tổ chức, quản lý chung toàn công ty và
các phòng ban trong công ty. Các phòng ban có trưởng phòng, phó trưởng phòng
giám sát công việc của từng phòng ban và quản đốc, phó quản đốc các khâu
trong qui trình sản xuất sản phẩm.
Sơ đồ bộ máy tổ chức cụ thể như sau :
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức
Nguồn: phòng nhân sự
GIÁM ĐỐC
Phòng kế
hoạch kinh
doanh
Phân xưởng sản
xuất
Phòng công
nghệ
Phòng kỹ
thuật
Phòng
nhân sự
Phòng kế
toán
6
1.3.2 Chức năng & nhiệm vụ các phòng ban :
 Phòng kế toán : Phụ trách thống kê, hoạch toán tổng hợp tất cả các số liệu
trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty. Có nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch tài chính, kiểm toán và thực hiện kế hoạch đề ra của công ty, báo cáo
quyết toán theo định kỳ qui định.
 Phòng nhân sự : Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp nhân sự trong công ty. Đồng
thời chịu trách nhiệm phân công lao động, tiền lương và đào tạo nguồn nhân
lực làm việc trong công ty, tham mưu cho giám đốc các kế hoạch về tiền
lương và tuyển dụng.
 Phòng kỹ thuật : Xây dựng và thực hiện các qui trình kỹ thuật, vận hành, bảo
trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất.
 Phòng kế hoạch kinh doanh : lên các bảng kế hoạch, dự án kinh doanh cho
doanh nghiệp , từ đó phân công và thực hiện các hoạt động kinh doanh cho
công ty.
Bảng thống kê số lượng nhân sự tại doanh nghiệp
1.4.Công tác quản trị nhân sự của công ty
Bảng 1.1: Bảng phân bổ nhân sự của công ty qua các năm.
Đơn vị: Người
Năm
Loại HĐ
2015 2016 2017
Hợp đồng dài hạn (HĐDH) 18 23 25
Hợp đồng ngắn hạn (HĐNH) 9 10 12
Tổng số 27 33 37
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
Chú thích:
- HĐDH: không xác định được thời điểm kết thúc lao động hoặc có thời hạn
lao động trên 36 tháng ( là những lao động công tác lâu năm tại công ty đã
qua quá trình thử việc)
- HĐNH: có thời hạn lao động dưới 12 tháng
7
Theo số liệu của bảng phân bổ trên, nhân lực của Công ty qua các năm qua có
sự thay đổi rõ rệt. Ví dụ như năm 2015 tổng số lao động của Công ty là 24 người thì
đến năm 2017 đã tăng lên 37 người, trong đó số lao động có HĐDH trong năm 2015
là 16 người và tăng lên 25 người vào năm 2017.
Số lao động của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm cho thấy tình
hình HĐKD của Công ty đạt hiệu quả tốt, có xu hướng mở rộng quy mô thị trường
trong tương lai, giải quyết một phần vấn đề về việc làm cho người lao động, và góp
phần đổi mới đất nước.
Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức lao động
Đơn vị: Người
STT Năm 2015 2016 2017
1 Lao động trực tiếp 11 15 18
2 Lao động gián tiếp 14 16 17
3 Lao động khác 2 2 2
4 Tổng 27 33 37
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự
Theo bảng 2.2: Cơ cấu tổ chức lao động: lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ tăng cao hơn
qua từng năm so với lao động gián tiếp vì hoạt động chủ yếu của Công ty là cung
cấp các sản phẩm và dịch vụ lĩnh vực công nghiệp. Lực lượng lao động gián tiếp của
Công ty có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đáng kể, cho thấy Công ty đang sử
dụng nguồn lao động có hiệu quả.
8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NGỌC YẾN
2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh
Ngọc Yến
Phân tích khái quát tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh
Ngọc Yến sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về tình hình tài chính trong giai đoạn
phân tích từ năm 2013 đến 2016 của Công ty.
Để phân tích khái quát tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân
Thanh Ngọc Yến, ngoài các số liệu thu thập được, tác giả căn cứ trên hai nguồn số
liệu cơ bản, đó là bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh các năm nêu trên
9
2.1.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán
2.1.1.1. Phân tích cấu trúc tài sản của công ty qua các năm 2015, 2016 và 2017
Bảng 2.1. Phân tích cấu trúc tài sản của công ty qua các năm 2015, 2016 và 2017.
Đvt : đồng
Chỉ tiêu
Mã
số
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016
Số tiền
Tỉ
trọng
Số tiền
Tỉ
trọng
Số tiền
Tỉ
trọng
(+/-) (%) (+/-) (%)
A B C E F G H I K L M N
TÀI SẢN
A.TÀI SẢN NGẮN
HẠN(100=110+120+130+
140+150)
100 6.815.987.543 98,19 7.106.867.789 98,43 7.957.130.367 99,13 + 290.880.246 +4,27 +850.262.578 +11,96
I.Tiền và các khoản
tương đương tiền
110 1.727.467.454 24,89 170.319.243 2,36 1.179.386.574 14,69 -1.557.148.211 -90,14 +1.009.067.331 + 592,46
II.Đầu tư tài chính ngắn
hạn
120
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
130 1.735.622.426 25,00 2.442.724.556 33,83 1.578.504.211 19,67 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38
1. Phải thu của khách hàng 131 1.735.601.863 25,00 2.442.703.993 33,83 1.578.483.648 19,66 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38
2. Trả trước cho người bán 132
3. Các khoản phải thu khác 138 20.563 20.563 20.563
4. Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi (*)
139
IV. Hàng tồn kho 140 3.331.424.087 47,99 4.474.112.668 61,97 5.192.396.105 64,69 +1.142.688.581 +34,30 +718.283.437 +16,05
1. Hàng tồn kho 141 3.331.424.087 47,99 4.474.112.668 61,97 5.192.396.105 64,69 +1.142.688.581 +34,30 +718.283.437 +16,05
2. Dự phòng giảm giá hàng
tồn kho (*)
149
10
V. Tài sản ngắn hạn khác 150 21.473.576 0,31 19.711.322 0,27 6.843.477 0,09 -1.762.254 -8,21 -12.867.845 -65,28
1. Thuế giá trị gia tăng
được khấu trừ
151
2. Thuế và các khoản khác
phải thu Nhà nước
152 4.966.289 0,07 0,00 -4.966.289 -100,00
3. Tài sản ngắn hạn khác 158 16.507.287 0,24 19.711.322 0,27 6.843.477 0,09 +3.204.035 +19,41 -12.867.845 -65,28
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
(200 = 210+220+230+240)
200 125.632.093 1,81 113.322.607 1,57 69.840.496 0,87 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37
I. Tài sản cố định 210 125.632.093 1,81 113.322.607 1,57 69.840.496 0,87 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37
1. Nguyên giá 211 333.562.612 4,81 366.502.612 5,08 366.502.612 4,57 +32.940.000 +9,88
2. Giá trị hao mòn luỹ kế
(*)
212 (207.930.519) -3,00 (253.180.005) -3,51 (296.662.116) -3,70 -45.249.486 +21,76 -43.482.111 +17,17
3.CP xây dựng cơ bản dở
dang
213
II. Bất động sản đầu tư 220
III. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
230
IV. Tài sản dài hạn khác 240
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
(250 = 100 + 200)
250 6.941.619.636 100 7.220.190.396 100 8.026.970.863 100 +278.570.760 +4,01 806.780.467 +11,17
(Nguồn : Bảng cân đối kế toán từ năm 2015-2017)
11
Căn cứ vào số liệu trong bảng phân tích trên ta thấy tổng quy mô tài sản của công
ty tăng qua các năm, cụ thể năm 2015 là khoảng hơn 7 tỷ đồng, năm 2016 là hơn 7,2
tỷ đồng, tăng khoảng 200 triệu đồng, tức tăng 4,01% so với năm 2015. Qua năm 2017,
tổng quy mô tài sản là hơn 8 tỷ đồng, tăng khoảng 800 triệu đồng, tức tăng 11,17% so
với năm 2016. Nguyên nhân làm tăng thêm giá trị tổng tài sản của Công ty chủ yếu
xuất phát từ bốn nguồn chính: thứ nhất là vay ngắn hạn (trong năm 2015 Công ty
vay thêm 1,54 tỷ đồng và tiếp tục vay thêm khoảng 783 triệu đồng trong năm 2016),
thứ hai là nợ người bán (khoảng 813 triệu đồng ở năm 2015 và khoảng 505 triệu đồng
ở năm 2016), thứ ba là tăng vốn chủ sở hữu và thứ tư là đóng góp của lợi nhuận sau
thuế từ hoạt động kinh doanh (khoảng 27 triệu đồng ở năm 2015 và khoảng 85 triệu
đồng ở năm 2016).
Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của tài sản ta đi sâu vào phân tích các
khoản mục:
Tài sản ngắn hạn: Giá trị của tài sản ngắn hạn năm 2015 là khoảng 6,8 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 98,19% trên tổng tài sản. Năm 2016, giá trị của tài sản ngắn
hạn là khoảng 7,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,43% trên tổng tài sản, nếu phân tích
theo chiều ngang thì ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2016 tăng gần 0,3 tỷ đồng, tức
tăng 4,27% so với năm 2015. Sang năm 2017, giá trị của tài sản ngắn hạn là
khoảng 9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,13% trên tổng tài sản, nếu so với năm 2016
thì giá trị tài sản ngắn hạn tăng 0,85 tỷ đồng, tức tăng 11,96%, điều này cho thấy
tỷ trọng của tài sản ngắn hạn qua các năm đều tăng so với trước, đây là một dấu
hiệu tốt cho thấy công ty đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc kinh
doanh của mình. Để thấy rõ sự biến động của tài sản ngắn hạn qua các năm ta sẽ
xem xét từng khoản mục cụ thể sau:
Đối với khoản mục tiền. Xét về quy mô chung thì tiền giảm mạnh từ 24,89%
năm 2015 xuống 2,36% năm 2016, tức giảm 22,53% về mặt kết cấu. Sang năm
2017 thì tiền lại tăng lên 14,69%, tức tăng 12,33%. Năm 2016 lượng tiền giảm do
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng hàng tồn kho và khoản phải thu của
khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, công ty chưa thu được tiền từ các đơn vị khác,
12
nghĩa là công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn và có một số vốn ứ đọng từ
hàng tồn kho. Qua năm 2017 lượng tiền tăng cao là do trong năm công ty đã mở
rộng thêm quy mô sản xuất, lượng tiền tăng thuận tiện cho việc thanh toán, chi
tiêu.
Đối với khoản mục các khoản phải thu. Các khoản phải thu năm 2016 tăng
hơn năm 2015 nhưng qua năm 2017 lại giảm. Trong năm 2015 các khoản phải thu
có giá trị hơn 1,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25% trên tổng tài sản, năm 2016 là 2,4
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,83% trên tổng tài sản, năm 2017 là hơn 1,5 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 19,67% trên tổng tài sản. Qua trên ta thấy giá trị các khoản phải
thu năm 2016 tăng so với năm 2015 là do công ty đang mở rộng quy mô hoạt động
nên các khoản tiền do khách hàng chiếm dụng cũng tăng lên, mặt khác do trong kỳ
chủ đầu tư chỉ cho tạm ứng một khoản tiền để công ty thi công công trình, vào cuối năm
mới căn cứ vào hồ sơ quyết toán để thanh toán cho công ty, và đồng thời nó còn thể
hiện giá trị bảo hành mà chủ đầu tư giữ lại của năm trước, khi nào công trình được kiểm
toán hoặc các cơ quan chức năng phê duyệt, đồng thời kết hợp với hết thời gian bảo
hành mới được thanh toán hết. Qua năm 2017 do thực hiện tốt công tác thu hồi nợ nên
các khoản phải thu giảm đáng kể.
Đối với khoản mục hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho năm 2015 là khoảng 3,3
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,99% trên tổng tài sản, năm 2016 là 4,5 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 61,67% trên tổng tài sản, năm 2017 vào khoảng 5,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
64,69% trên tổng tài sản. Nếu phân tích theo chiều ngang giá trị hàng tồn kho năm 2016
tăng 1,1 tỷ đồng so với năm 2015, tức tăng 34,3%, giá trị hàng tồn kho năm 2017 tăng
0,72 tỷ đồng, tăng 16,05% so với năm 2016. Ta thấy năm 2017 hàng tồn kho tăng chủ
yếu là do hàng hóa tại cửa hàng của công ty bán không hết, bán hàng không chạy.
Đối với khoản mục tài sản ngắn hạn khác. Tài sản ngắn hạn khác có sự biến
động , năm 2015 tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng 0,21% trên tổng tài sản. Năm
2016 chiếm tỷ trọng 0,37% trên tổng tài sản, sang năm 2017 chiếm tỷ trọng 0,09% trên
tổng tài sản. Giá trị tài sản ngắn hạn khác năm 2013 giảm 1,8 triệu đồng tương ứng
giảm 8,21% so với năm 2015 và qua năm 2016 giảm gần 1,8 tỷ đồng tương ứng giảm
13
65,28% so với năm 2017.
Tài sản dài hạn: Chủ yếu là tài sản cố định. Tài sản cố định giảm qua các năm.
Để hiểu rõ sự biến động này ta xét chỉ tiêu tỷ suất đầu tư để thấy rõ được tình hình đầu
tư theo chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và thể hiện năng lực sản xuất của
doanh nghiệp.
Ta có tình hình thực tế tại công ty như sau:
Tỷ suất đầu tư năm 2013:
Tỷ suất đầu tư =
125.632.093
*100 = 1,81%
6.941.619.636
Tỷ suất đầu tư năm 2015:
Tỷ suất đầu tư =
113.322.607
*100 = 1,57 %
7.220.190.396
Tỷ suất đầu tư năm 2016:
Tỷ suất đầu tư =
69.840.496
*100 = 0,87 %
8.026.970.863
Ta thấy tỷ suất đầu tư năm 2016 giảm 0,24% so với năm 2015. Năm 2017 giảm
0,7% so với năm 2016. Công ty đi vào hoạt động ổn định với công nghệ, trang thiết bị
được đầu tư cách đây 8 năm. Tài sản cố định giảm là do hao mòn tài sản cố định và
đang trong thời kỳ tích lũy để đổi mới. Như vậy công ty đang trong giai đoạn hợp lý
hóa và phân bổ lại cơ cấu tài sản cho phù hợp hơn với tình hình kinh doanh hiện nay
của công ty.
Tóm lại qua bảng phân tích trên ta thấy được rằng các khoản phải thu và hàng
tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu tài sản. Trong năm 2017, tài sản tăng lên là do
các khoản phải thu tăng và hàng tồn kho tăng đáng kể. Những tài sản có tính thanh
khoản cao như tiền về quy mô chung lại chiếm tỷ trọng thấp, tuy vậy khoản mục tiền
chiếm tỷ trọng thấp chưa hẳn là không tốt vì nó thể hiện công ty không có một lượng
vốn chết ở khoản mục này. Khoản mục phải thu tăng và các năm và chiếm tỷ trọng cao
trong tổng tài sản. Công ty tuy có biện pháp để thu hồi nợ từ các đơn vị còn đọng nợ
nhưng vẫn chưa đạt kết quả cao, vì vậy công ty cần đưa ra một số giải pháp khuyến
khích như thực hiện chính sách chiết khấu cho đơn vị trả nợ nhanh, đúng hẹn...từ đó sẽ
14
giúp công ty bớt lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng
cao, do đặc điểm tính chất hoạt động của ngành, như ta đã biết ngoài việc tư vấn xây
dựng công ty còn kinh doanh mua bán nguyên vật liệu xây dựng, giá nguyên vật liệu
biến động liên tục và có chiều hướng gia tăng nên đòi hỏi lúc nào công ty cũng phải có
một lượng nguyên vật liệu tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.1.1.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015, 2016 và 2017
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn của công ty qua các năm
2015, 2016 và 2017.
Đvt: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
1. Nợ phải trả 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62
2. Vốn chủ sở hữu 4.270.787.733 4.356.243.537 4.429.263.474 +85.455.804 +2,0 +73.019.937 +1,68
3.Nguồn vốn tạm
thời
2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62
4. Nguồn vốn
thường xuyên
4.270.787.733 4.356.243.537 4.429.263.474 +85.455.804 +2,0 +73.019.937 +1,68
5. Tồng nguồn
vốn
6.941.619.636 7.220.190.396 8.026.970.863 +278.570.760 +4,01 +806.780.467 +11,17
6. Tỷ suất nợ (%)
= (1)/(5)
38,48 39,67 44,82 +1,19 +5,15
7.Tỷ suất tự tài
trợ(%) =(2)/(5)
61,52 60,33 55,18 -1,19 -5,15
8.Tỷ suất NVTX
( %) = (4)/(5)
61,52 60,33 55,18 -1,19 -5,15
9. Tỷ suất
NVTT(%) =
(3)/(5)
38,48 39,67 44,82 +1,19 +5,15
( Nguồn: Phòng kế toán)
Bảng phân tích trên cho thấy: quy mô tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ở năm
2016 là hơn 7,2 tỷ đồng tức tăng 4,01% so với năm 2015. Sang năm 2017 tổng nguồn
vốn là hơn 8 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2016. Nguyên nhân làm cho tổng vốn
năm 2016 tăng lên là do trong năm 2016 doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh kết cấu
nguồn vốn theo hướng tăng cường huy động vốn từ các khoản vay, đồng thời cũng
tăng cường huy động vốn từ chủ sở hữu, tuy nhiên mức tăng của vốn chủ sở hữu thấp
hơn mức tăng của nợ phải trả. Qua năm 2017 cũng tương tự, công ty tiếp tục huy động
vốn từ các khoản vay ngắn hạn làm cho tổng nguồn vốn tăng làm cho quy mô của
tổng nguồn vốn tăng.
15
Năm 2016 công ty đã có sự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ
trọng nợ phải trả và giảm dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu, cụ thể tỷ trọng vốn chủ sở hữu
của công ty năm 2015 là 61,52%, năm 2016 là 60,33%, năm 2017 là 55,18%. Điều
này cho thấy tính tự chủ về tài trợ giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ suất tự tài trợ của
công ty vẫn ở mức cao chứng tỏ công ty có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép
của chủ nợ. Công ty có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài.
Mặc dù vậy, công ty cũng đang có sự điều chỉnh tăng tỷ suất nợ nhằm thúc đẩy việc
nâng cao hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của công ty.
Phân tích tính tự chủ cho ta thấy được kế cấu của nguồn vốn, tình hình tăng
giảm của vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. Thế nhưng, bên cạnh đó mỗi
nguồn vốn lại có chi phí sử dụng vốn và thời gian sử dụng vốn khác nhau. Vì vậy,
trong phân tích tài chính thì phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ là một trong
những khâu quan trọng không thể bỏ qua. Có thể nhận định khái quát rằng: Trong
năm 2016 và năm 2017 tính ổn định về tài trợ vẫn ở mức cao, nhận định này được rút
ra từ việc đánh giá tỷ suất nguồn vốn thường xuyên. Cụ thể giá trị chỉ tiêu này của
doanh nghiệp là 60,33% năm 2016 và 55,18% năm 2017 ( tương ứng tỷ suất nguồn
vốn tạm thời là 39,67% năm 2016, còn năm 2017 là 44,82%). Điều này có nghĩa là,
phần lớn các hoạt động của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên
và một phần được tài trợ từ nguồn vốn tạm thời. Như vậy, mức độ rủi ro cũng như áp
lực thanh toán đối với doanh nghiệp không cao. Mặc dù vậy, việc lựa chọn một tỷ lệ
hợp lý giữa nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời sẽ giúp cho công ty giảm
bớt được chi phí sử dụng vốn. Ta thấy nguồn vốn thường xuyên của công ty chủ yếu
là nguồn vốn chủ sở hữu chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào kết quả hoạt
động, trong khi đó chi phí sử dụng vốn vay hoàn toàn độc lập với kết quả hoạt động.
Về nguyên tắc, sử dụng vốn chủ sở hữu có chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn vay. Vì
vậy công ty có thể huy động thêm nguồn vốn vay để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn
nhưng vẫn đảm bảo xây dựng một cấu trúc nguồn vốn hợp lý.
16
2.1.2 Phân tích khái quát bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm
2015, 2016 và 2017
Từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2015, 2016 và 2017 ta
lập bảng phân tích sau:
17
Bảng 2.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015, 2016 và 2017.
Đvt: Đồng
CHỈ TIÊU
Mã
số
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng
Số tiền Tỉ
trọng ( +/-) % ( +/-) %
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1
4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555
-2,56
2. Các khoản giảm trừ doanh
thu
2
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung
10
4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56
4. Giá vốn hàng bán 11 4.209.185.041 84,92 6.726.911.893 89,75 6.462.317.911 88,49 +2.517.726.852 +59,82 -264.593.982 -3,93
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 – 11)
20
747.243.471 15,08 767.962.602 10,25 840.652.029 11,51 +20.719.131 +2,77 +72.689.427 +9,47
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
21
660.639 0,01 975.064 0,01 3.180.007 0,04 +314.425 +47,59 +2.204.943 +226,13
7. Chi phí tài chính 22 97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56
− Trong đó: Chi phí lãi vay 23
97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56
8. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
24
578.190.651 11,67 657.104.453 8,77 592.824.627 8,12 +78.913.802 +13,65 -64.279.826 -9,78
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh (30 = 20 +
21 – 22 – 24)
30
72.239.042 1,46 -12.878.973 -0,17 -63.959.683 -0,88 -85.118.015 -117,83 -51.080.710 +396,62
10. Thu nhập khác 31 7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66
11. Chi phí khác 32
12. Lợi nhuận khác (40 = 31
- 32)
40
7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66
13. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (50 = 30+ 40)
50
79.685.727 1,61 115.701.072 1,54 97.617.317 1,34 +36.015.345 +45,20 -18.083.755 -15,63
14. Thuế thu nhập doanh
nghiệp
51
22.312.004 0,45 28.925.268 0,39 24.404.329 0,33 +6.613.264 +29,64 -4.520.939 -15,63
15. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp (60 = 50
– 51)
60
57.373.723 1,16 86.775.804 1,16 73.212.988 1,00 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63
(Nguồn : Phòng kế toán)
18
Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu qua 3
năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2015 chỉ đạt 4.956.428.512 đồng, năm 2016
đạt mức 7.494.874.495 đồng và năm 2017 đạt 7.302.969.940 đồng, điều này cho thấy
quy mô hoạt động kinh doanh có chiều hướng phát triển, mặc dù năm 2017 doanh thu
có giảm so với năm 2016 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân do công ty đẩy mạnh sản
xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
Doanh thu thuần của công ty năm 2016 tăng lên 2.538.445.983 đồng tương ứng
tăng 51,22% nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng lên 2.517.726.852 đồng tương ứng tăng
59,82% so với năm 2015. Qua năm 2015 doanh thu thuần giảm so với năm 2016
191.904.555 đồng tương ứng giảm 2,56%, giá vốn hàng bán cũng giảm 3,93%.Ta thấy
năm 2016 so với năm 2015, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với tốc
độ tăng của doanh thu (59,82% > 51,22%). Điều này là chưa tốt, cần phải xem xét lại
giá vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh hưởng. Nguyên nhân tăng là do giá cả một
số nguyên vật liệu xây dựng tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng.
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 đạt 767.962.602 đồng,
tăng so với năm 2015 là 20.719.131đồng, tương ứng tăng 2,77%. Qua năm 2017 chỉ
tiêu này đạt 840.652.029 đồng, tăng 72.689.427 đồng, tương úng tăng 9,47% so với
năm 2016. Nguyên nhân do trong năm 2016 và năm 2017 sản lượng tiêu thụ và cung
cấp dịch vụ gia tăng.Tuy nhiên quy mô lợi nhuận gộp còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng
doanh thu, kết quả công đạt chưa cao. Cụ thể, năm 2015 lợi nhuận gộp chiếm 15,08%,
năm 2016 là 10,25% và năm 2017 chiếm 11,51% trên tổng doanh thu.
Khi doanh thu tăng lên kéo theo các chi phí khác tăng lên là điều tất yếu, tuy
nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2015 chiếm 11,67%, năm 2016
chiếm 8,77% và năm 2017 chiếm 8,12% trong tổng doanh thu. Ta thấy tỷ trọng này
giảm qua các năm, nguyên nhân là do công ty đã tinh gọn lại bộ máy quản lý, giảm
nhân sự ở những nơi không cần thiết. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm
tỷ trọng nhỏ trong doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận.
19
Bên cạnh đó hoạt động khác của công ty cũng góp một phần làm tăng lợi nhuận
của công ty qua các năm. Cụ thể, năm 2015 lợi nhuận khác của công ty đạt 7.446.685
đồng, năm 2016 là 128.580.045 đồng và năm 2016 là 161.577.000 đồng.
Tóm lại, qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm ta thấy rằng hoạt động
kinh doanh của Công ty trong năm 2016 không đem lại kết quả, cụ thể bị thua lỗ
12.878.973 đồng và nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế ở năm 2016 vẫn tăng
hơn 29.402.081 đồng so với năm trước là nhờ sự đóng góp rất lớn từ nguồn lợi nhuận
khác với giá trị đóng góp thêm so với cuối năm 2015 là 121.133.360 đồng.Tương tự
qua năm 2017 hoạt động kinh doanh của Công ty cũng không khả quan mấy, vẫn bị
thua lỗ 63.959.683 đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng so với năm 2016 là nhờ có
sự đóng góp từ nguồn lợi nhuận khác với giá trị đóng góp thêm so với cuối năm 2016
là 32.996.995 đồng.
2.2. Phân tích các tỷ số tài chính
2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán
2.2.1.1. Phân tích các khoản phải thu
Từ các bảng cân đối kế toán qua 3 năm ta lập bảng phân tích sau:
Bảng 2.4: Bảng phân tích tỷ số các khoản phải thu
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
1) Tổng các
khoản phải
thu
1.735.622.426 2.442.724.556 1.578.504.211 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38
2) Tổng tài
sản ngắn hạn
6.815.987.543 7.106.867.789 7.957.130.367 +290.880.246 +4,27 +850.262.578 +11,96
3) Tổng các
khoản phải trả
2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62
Tỷ lệ (1)/(2) 0,25 0,34 0,20 +0,09 +34,98 -0,15 -42,28
Tỷ lệ (1)/(3) 0,65 0,85 0,44 +0,20 +31,25 -0,41 -48,56
(Nguồn: Phòng kế toán)
Khoản phải thu năm 2016 so với năm 2015 tăng 707.102.130 đồng tương ứng tăng
40,74%, khoản phải thu trong năm 2016 so với tài sản ngắn hạn tăng 34, 98%, so với
khoản phải trả tăng 31,25%. Điều này cho ta thấy trong năm 2016 công ty đã mở rộng
thêm thị trường và tìm kiếm thêm khách hàng, nhưng công ty cũng phải cố gắng trong
20
việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất. Năm 2017 tỷ lệ khoản phải thu
trên tài sản ngắn hạn và trên khoản phải trả đều giảm so với năm 2016. Do trong năm
2017 khoản phải thu giảm 864.220.345 đồng tương ứng tới 35,.38% so với năm 2016,
trong năm 2017 công tác bán hàng của công ty không đạt hiệu quả và công tác thu hồi
nợ tốt hơn.
Có hai chỉ tiêu để xem xét các khoản phải thu, đó là: Số vòng quay các khoản phải
thu và số ngày thu tiền.
- Số vòng quay các khoản phải thu:
+ Năm 2015:
Các khoản phải thu
bình quân =
718.331.515 +1.735.622.426
= 1.226.976.970,5 ( đồng)
2
Số vòng quay các
khoản phải thu =
4.956.428.512
= 4,04 ( vòng)
1.226.976.970,5
+ Năm 2016:
Các khoản phải thu
bình quân
=
1.735.622.426 +2.442.724.556
= 2.089.173.491( đồng)
2
Số vòng quay các
khoản phải thu
=
7.494.874.49
= 3,59 ( vòng)
2.089.173.491
+ Năm 2017:
Các khoản phải thu
bình quân
=
2.442.724.556 + 1.578.504.211
= 2.010.614.384 ( đồng)
2
Số vòng quay các
khoản phải thu =
7.302.969.940
= 3,63 ( vòng)
2.010.614.384
Số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm từ 4,04 vòng ở năm
2015 xuống 3,59 vòng ở năm 2016, qua năm 2017 là 3,63 vòng, hơi tăng so
với năm 2016, nhưng vẫn giảm so với năm 2015.
Điều này chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ trong năm 2016 tốt hơn hai năm
còn lại. Nhìn chung, số vòng quay của các năm ở mức trung bình và có lẽ công ty
đang mềm dẻo trong kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh và mở rộng thêm thị
21
trường. Tuy nhiên, nhà quản trị của Công ty cũng cần lưu ý và kiểm soát số vòng
quay ở mức hợp lý nhằm tránh nợ khó đòi mà vẫn mở rộng được thị trường. Nếu
như công ty không có ý định mở rộng thị trường, thì nhà quản trị phải xem xét lại
chiến lược bán hàng, cung cấp dịch vụ của công ty kể cả chất lượng sản phẩm và
dịch vụ mà công ty cung cấp nhằm tăng số vòng quay thu tiền lên.
Số ngày thu tiền năm 2013 = 360/4,04 = 89 ( ngày)
Số ngày thu tiền năm 2015 = 360/ 3,59 = 100 ( ngày)
Số ngày thu tiền năm 2016 = 360/3,63 = 99 ( ngày)
Do số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm, cho nên số ngày
thu tiền của các năm tăng lên. Tương tự như đã được đề cập ở trên tại phần số vòng
quay các khoản phải thu, số ngày thu tiền càng cao là càng không tốt. Do đó, nhà
quản trị của công ty đặc biệt lưu ý đến vấn đề này nhằm kiểm soát ở mức hợp lý tùy
thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình.
2.2.1.2. Phân tích các khoản phải trả
Bảng 2.5: Bảng phân tích các khoản phải trả
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
I. Nợ ngắn hạn 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62
1. Vay ngắn
hạn
1.540.000.000 2.322.993.124 3.052.910.268 +782.993.124 +50,84 +729.917.144 +31,42
2. Phải trả cho
người bán
1.079.296.076 505.094.644 466.112.961 -574.201.432 -53,20 -38.981.683 -7,72
3. Thuế và các
khoản phải nộp
Nhà nước
51.535.827 35.859.091 78.684.160 -15.676.736 -30,42 +42.825.069 +119,43
II. Nợ khác - - - - - - -
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua phân tích các khoản theo bảng trên ta thấy năm 2016 khoản phải trả tăng
193.114.956 đồng , tức tăng 7,23% so với năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng
vay ngắn hạn 782.993.124 đồng, tăng tương ứng 50,84%. Năm 2017 khoản phải trả
tăng 733.760.530 đồng, tương ứng tăng 25,62% so với năm 2016, nguyên nhân là do
trong năm 2017 công ty đã tăng khoản vay ngắn hạn 729.917.144 đồng, khoản thuế và
khoản nộp nhà nước cũng tăng 42.825.069 đồng. Như vậy, qua phân tích ta thấy các
22
khoản phải trả có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt động công ty ngày càng
mở rộng.
2.2.1.3. Phân tích các hệ số khả năng thanh toán
Bảng 2.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
So sánh
2016/2015
So sánh
2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát HTTTQ ( lần) 2,6 2,52 2,23 -0.08 -3.18 -0.29 -11.51
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành HTTHH ( lần) 2,55 2,48 2,21 -0,07 -2,76 -0,27 -10,87
Hệ số khả năng thanh toán nhanh HTTN ( lần) 1,30 0,92 0,77 -0,39 -29,54 -0,15 -16,40
Hệ số khả năng thanh toán tức thời HTTN ( lần) 0,65 0,06 0,33 -0,59 -90,81 +0,27 +451,23
Hệ số thanh toán lãi vay HTTLV ( lần) 1,82 1,93 1,31 +0,11 +6,04 -0,62 -32,12
(Nguồn: Phòng kế toán)
Vào thời điểm cuối năm 2015, hệ số thanh toán tổng quát bằng 2,6 lần có nghĩa
là một đồng nợ được bảo đảm bằng 2,6 đồng tài sản. Cuối năm 2016 thì hệ số này giảm
còn 2,52 lần là vì vào thời điểm cuối năm 2016 tài sản và khoản nợ phải trả đều tăng,
nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả là 6,74 % lớn hơn tốc độ tăng của tài sản là 3,86%
nên làm cho hệ số thanh toán tổng quát giảm 3,18% tức giảm 0,08 lần so với năm 2015.
Vào thời điểm cuối năm 2017 thì một đồng nợ được bảo đảm 2,23 đồng tài sản,
thấp hơn 2016 là do công ty đã huy động thêm từ bên ngoài là 733.760.530 đồng tăng
25,62%, trong khi tổng tài sản chỉ tăng 806.780.467 đồng, tương ứng với tỷ lệ 11,17%.
Qua đó, ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty là cao, điều này cho thấy
công ty có tìm lực tài chính vững mạnh để thanh toán các khoản nợ của mình. Mặc
dù vậy, nhà quản trị của công ty đã tăng dần khoản tổng nợ phải trả lên nhằm mục
đích tăng khả năng chiếm dụng vốn từ bên ngoài để thu lợi ích. Việc làm như thế là
tốt và trong điều kiện hiện nay, công ty cần nên tiếp tục tăng nợ phải trả lên đến mức
hợp lý và cân đối để thu nhiều lợi ích hơn từ đồng vốn vay. Tuy nhiên, nhà quản trị
cần nên kiểm soát hệ số này một cách thật kỹ lưỡng nhằm giữ nó ở mức hợp lý vì nếu
hệ số này < 1, thì công ty đang đứng trước ngưỡng phá sản.
Vào cuối năm 2015, cứ một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 2,55 đồng tài
sản ngắn hạn. Cuối năm 2016 thì hệ số này giảm còn 2,48, nguyên nhân là năm 2016 nợ
23
ngắn hạn tăng 193.114.956 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,74%, trong khi đó tài sản
ngắn hạn của công cũng tăng nhưng tỷ lệ là 4,47% và thấp hơn so với nợ ngắn hạn.
Năm 2017 thì hệ số này giảm cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo 12,21
đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là năm 2017 tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều
tăng nhưng tỷ lên tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn so với tài sản ngắn hạn là 13,66%.
Hệ số này giảm vào thời điểm cuối năm 2016 so với thời điểm cuối năm 2015,
và giảm vào thời điểm cuối năm 2017 so với thời điểm cuối năm 2016 điều này chứng
tỏ khả năng trả nợ của công ty đã giảm. Mặc dù vậy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
của Công ty là vẫn ở mức cao, điều này là tốt đối với Công ty trong việc trả các
khoản nợ ngắn hạn, nhưng nó cũng không tốt vì có nghĩa rằng Công ty đã đầu tư quá
nhiều vào ngắn hạn, việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không đạt hiệu
quả do có nhiều hàng tồn kho, có quá nhiều nợ phải đòi, v.v… Do đó, có thể góp phần
làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đôi khi hệ số khả năng thanh toán này không
phản ánh một cách chính xác khả năng thanh khoản: Có rất nhiều nợ nhưng lại là nợ
khó đòi, hàng tồn kho lại là hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng, v.v…Vì thế, nhà
quản trị cần nên kiểm tra lại các yếu tố này nhằm chính xác hóa hệ số này để có biện
pháp quản lý.
Về hệ số thanh toán nhanh thì vào cuối năm 2015, công ty có 1,30 đồng để sẵn
sàng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn, cuối năm 2016, thì công ty có 0,92 đồng để
sẵn sàng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số này giảm vì cuối năm 2016 trong
khi nợ ngắn hạn tăng 6,74% thì tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho lại giảm 24,45% điều
này làm cho hệ số thanh toán nhanh giảm. Vào năm 2017 thì hệ số thanh toán nhanh là
0,77 hệ số này lại thấp hơn so với năm 2016.
Qua tính toán trên ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty ở năm 2016 là
thấp, nguyên nhân là lượng tiền mặt so với nợ ngắn hạn thấp hơn rất nhiều. Cụ thể năm
2015 hệ số khả năng thanh toán tức thời bằng 0,65 lần đến năm 2016 hệ số này giảm
còn 0,06 lần và năm 2017 là 0,33 lần. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền
của công ty không tốt ở năm 2016 và có khuynh hướng tăng hơn ở năm 2017. Tuy vậy,
trong những năm tới công ty cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự
24
trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần
thiết để có thể nâng cao hệ số này lên đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán.
Với kết quả trên, hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua các năm nhìn chung là
cao. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn vay hiệu quả, đặc biệt ở năm 2017. Hệ
số này giảm xuống trong năm 2017 là do trong năm công ty tăng cường thêm khoản
vay ngắn hạn làm cho chi phí lãi vay tăng cao và do hoạt động kinh doanh của Công
ty không được tốt.
Khả năng thanh toán lãi vay cao, cơ sở tốt để ngân hàng, những người cho vay
vốn an tâm trong việc cho Công ty vay thêm vốn để mở rộng kinh doanh. Vì vậy trong
những năm tiếp theo công ty cần sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả hơn nhằm tăng lợi
nhuận.
2.2.2. Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động
2.2.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Giá vốn
hàng bán
4.209.185.041 6.726.911.893 6.462.317.911 +2.517.726.852 +59,82 -264.593.982 -3,93
Hàng tồn
kho bình
quân
3.350.730.375 3.902.768.378 4.833.254.387 +552.038.003 +16,48 +930.486.009 +23,84
Số vòng
quay hàng
tồn kho
1,26 1,72 1,34 +0,47 +37,21 -0,39 -22,43
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn chung, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty quá thấp và chưa được hai
vòng trong kỳ (năm) kinh doanh, trung bình trong 3 năm khoảng hơn 8 tháng một vòng.
Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng tồn kho
lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho:
Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày mộtvòng quay HTK = Số ngày trong kỳ
25
Số vòng quay HTK trong kỳ
Số ngày trong một năm thường là 360 ngày.
Để tính số ngày một vòng quay hàng tồn kho, ta có:
- Năm 2015:
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
=
360
= 286 ( ngày)
1,26
- Năm 2016:
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
=
360
= 209 ( ngày)
1,72
- Năm 2017:
Số ngày một vòng quay
hàng tồn kho
=
360
= 268 ( ngày)
1,34
Năm 2015 số vòng quay hàng tồn kho là 1,26 và bình quân là 286 ngày cho một
vòng quay. Đến năm 2016 thì số vòng quay đã tăng lên 1,72 vòng nguyên nhân là giá
vốn hàng bán năm 2016 tăng so với năm 2015 là 59,82%, trong khi đó hàng tồn kho
bình quân cũng tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn chỉ với 16,48%. Và dẫn đến số ngày một
vòng quay hàng tồn kho giảm so với 2015 là 77 ngày.
Đến năm 2017 thì số vòng quay giảm xuống còn 1,34 vòng và số ngày một vòng
quay hàng tồn kho tới 268 ngày tăng so với năm 2016 là 59 ngày.
Với kết quả trên, ta thấy số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là quá cao; điều
này chứng tỏ Công ty đang kinh doanh, bán hàng kém hiệu quả; hàng bán không chạy,
dẫn đến tăng lượng hàng tồn kho, dẫn đến tốn nhiều chi phí lưu kho, bảo quản,
v.v…Tuy là thế nhưng Công ty sẽ có hàng để đáp ứng thị trường nếu nhu cầu thị trường
tăng đột biến.
Qua đó, nhà quản trị của Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán
hàng để giảm bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm
tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo vừa đủ khi có sự tăng đột biến
của nhu cầu thị trường.
26
2.2.2.2. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được
thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu.
KTTBQ = Số dư BQ các khoản phải thu
Doanh thu bình quân một ngày
Các khoản phải thu: những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là hàng bán trả
chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng mà chưa thanh toán,
các khoản trả tiền trước cho khách hàng,...
Doanh thu bình quân 1 ngày =
Doanh thu thuần
360
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân
Năm
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Doanh thu
thuần
4.956.428.512 7.494.874.495 7.302.969.940
2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56
Số dư BQ
các khoản
phải thu 1.226.976.970,5 2.089.173.491 2.010.614.384 862.196.521 +70,27 -78.559.107 -3,76
Doanh thu
BQ một
ngày 13.767.856,98 20.819.095,82 202.86.027,61 7.051.239 +51,22 -533.068 -2,56
KTTBQ 89 100 99 +11 +12,60 -1 -1,23
Vòng quay
các khoản
phải thu
BQ 4,04 3,59 3,63 -0,45 -11,19 +0,044 +1,25
(Nguồn: Phòng kế toán)
Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được
thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Ta thấy kỳ thu tiền
bình quân của công ty tăng nhẹ ở năm 2016, 2017 so với năm 2015.
Trong năm 2015 Công ty phải mất gần 03 tháng (89 ngày) và tiếp tục tăng lên
gần 3,5 tháng (100 ngày) ở năm 2015 mới thu được vốn kinh doanh, năm 2017 thì chỉ
tiêu này không thay đổi nhiều. Nguyên nhân là do khoản phải thu bình quân đã tăng lên
27
vào năm 2016 so với năm 2015, doanh thu bình quân một ngày tăng nên dẫn đến hệ số
này tăng trong năm 2016, đến năm 2017 thì doanh thu bình quân một ngày giảm nhưng
không đáng kể nên kỳ thu tiền bình quân năm 2017 giảm nhẹ hơn so với năm 2016.
Qua đó, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, tình hình thu nợ của Công
ty trong năm 2015 là tốt hơn và tình hình này đang diễn biến theo chiều không có lợi
cho Công ty (số ngày càng cao càng gây bất lợi cho Công ty). Ngoại trừ việc có ý định
mềm dẻo trong vấn đề kinh doanh để mở rộng thêm thị trường, Công ty cần xem xét
chính sách kinh doanh, bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ và cần có chiến
lược mới để thu hồi vốn nhằm tránh phải đối mặt với nhiều khoản nợ khó đòi.
2.2.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo
ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Để tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định, ta có:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
- Năm 2015:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
4.956.428.512
= 14,86
333.562.612
- Năm 2016:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
7.494.874.495
= 21,41
350.032.612
- Năm 2017:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
7.302.969.940
= 20
366.502.612
Trong năm 2015, một đồng nguyên giá tài sản cố định của Công ty đã tạo ra 14,86
đồng doanh thu. Tương tự như thế, một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 21,41
đồng doanh thu và 20 đồng doanh thu lần lượt ở các năm 2016 và 2017. Như vậy, nhìn
28
chung hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty là rất cao. Nếu so sánh hiệu suất sử
dụng tài sản cố định giữa các năm, ta thấy rằng hiệu suất ở năm 2016 và năm 2017
tương đương với nhau. Điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác, sử dụng tài sản cố
định của mình một cách hiệu quả và theo chiều hướng tốt.
2.2.2.4. Vòng quay vốn lưu động
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay vốn lưu động
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Doanh thu
thuần (đ)
4.956.428.512 7.494.874.495 7.302.969.940 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56
Tài sản lưu
động BQ (đ)
4.108.474.650 4.194.038.285 4.301.171.954 +85.563.635 +2,08 +107.133.669 +2,55
Số vòng quay
vốn lưu động
( vòng)
1,21 1,79 1,70 +0,58 +48,13 -0,09 -4,99
Số ngày một
vòng quay
( ngày)
298 201 212 -96,96 -32,49 +10,57 +5,25
(Nguồn: Phòng kế toán)
Năm 2016 số vòng quay vốn lưu động tăng so với năm 2015 là 0,58 vòng tương
ứng với tăng 48,13%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 51,22%, còn tài sản lưu
động BQ tăng với tỷ lệ thấp là 2,08%. Và điều này dẫn đến số ngày một vòng quay
giảm xuống từ 298 ngày còn 201 ngày. Trong năm 2017 thì số vòng quay vốn lưu động
giảm còn 0,09 vòng và số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng lên tới 212 ngày. Số
vòng quay của vốn lưu động nhìn chung là rất thấp, trung bình chưa được hai vòng
trong một năm và do đó hiệu quả đồng vốn đem lại là chưa cao. Mặc dù vậy, số vòng
quay đã tăng lên trong năm 2016 và năm 2017 so với năm 2015, đây là dấu hiệu tốt
trong việc khai thác vốn lưu động của Công ty. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng các
giải pháp để tăng số vòng quay này lên càng cao càng tốt nhằm phát huy hơn nữa hiệu
quả sử dụng vốn này.
29
2.2.2.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng vốn đầu tư vào doanh
nghiệp, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng
doanh thu.Ta có:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
- Năm 2015:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
4.956.428.512
= 0,86
5.734.533.945,5
- Năm 2016:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
7.494.874.495
= 1,06
7.080.905.016
- Năm 2017:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản =
7.302.969.940
= 0,96
7.623.580.630
Một đồng vốn đầu tư vào Công ty trong năm 2015, năm 2016 và năm 2017 lần
lượt tạo ra được 0,86 đồng và 1,06 đồng và 0,96 đồng doanh thu. Vì thế, hiệu suất sử
dụng toàn bộ tài sản của Công ty là quá thấp, cho nên hiệu quả đem lại cũng quá thấp,
đặc biệt ở năm 2015 và điều này cũng rất dễ dàng lý giải rằng sở dĩ hiệu suất như thế là
vì Công ty chỉ tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn mà như chúng ta đã biết đầu tư vào
tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng
tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ
sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để nâng cao hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, nhà quản trị Công ty cần tiến
hành hai việc chính sau: thứ nhất là tập trung khai thác nhiều hơn nữa tài sản ngắn hạn
(hiện đang chiếm một tỷ trong rất lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty) và thứ hai là
30
tăng đầu tư vào tài sản dài hạn đến mức hợp lý nhằm khai thác hơn nữa hiệu suất sử
dụng tài sản dài hạn như hiện nay (tài sản cố định).
2.2.4. Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
2.2.4.1. Phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu
Năm
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Nợ phải trả 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62
Vốn chủ sở
hữu
4.270.787.733 4.356.243.537 4.429.263.474 +85.455.804 +2,00 +73.019.937 +1,68
Tổng tài sản 6.941.619.636 7.220.190.396 8.026.970.863 +278.570.760 +4,01 +806.780.467 +11,17
HN ( lần) 0,38 0,40 0,45 +0,01 3,09 +0,05 +12,99
HVCSH ( lần) 0,62 0,60 0,55 -0,01 -1,93 -0,05 -8,54
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng được hình
thành từ nợ bên ngoài. Hệ số vốn chủ sở hữu đo lường sự đóng góp của vốn chủ sở hữu
trong tổng vốn hiện nay của doanh nghiệp. Năm 2015 thì trong một đồng vốn kinh
doanh có 0,38 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0,62 đồng được hình thành từ
vốn chủ sở hữu. Năm 2016 thì hệ số nợ tăng lên, trong một đồng vốn kinh doanh thì có
0,40 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0,60 đồng được hình thành từ vốn chủ sở
hữu. Nguyên nhân là do trong năm 2016 nợ phải trả của công ty tăng 7,23% trong khi
vốn chủ sở hữu tăng nhưng tỷ lệ tăng không bằng sự tăng của nợ phải trả chỉ tăng 2%.
Năm 2017 thì trong một đồng vốn kinh doanh có 0,45 đồng được hình thành từ nợ phải
trả và 0,55 đồng hình thành từ vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là do trong năm 2017 vốn
chủ sở hữu có tăng nhưng 1,68%, nợ phải trả tăng 25,62%, tổng tài sản tăng 11,17%,
điều này làm cho hệ sộ nợ tăng nên dẫn đến hệ số vốn chủ sở hữu giảm đi.
Qua đó ta thấy rằng, công ty có tính độc lập rất cao đối với các chủ nợ bên ngoài
và đồng thời công ty rất có khả năng đối với các khoản nợ của mình, điều này giúp các
chủ nợ bên ngoài rất yên tâm do các khoản nợ của họ được thanh toán một cách đúng
hạn. Tuy nhiên, phân tích trên cũng cho ta thấy rằng hiện tại hệ số nợ của công ty tăng
dần lên trong khi hệ số vốn chủ sở hữu giảm dần xuống. Để đảm bảo kết cấu nguồn vốn
31
tốt, nhà quản trị công ty cần nên xem xét và có biện pháp hợp lý và kịp thời nhằm cân
đối kết cấu nguồn vốn của công ty để đủ trả nợ và khai thác một cách hiệu quả đồng
vốn vay bên ngoài.
2.2.4.2. Phân tích tỷ suất đầu tư
Đây là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng
vốn kinh doanh thì dành bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu
tư vào tài sản cố định. Hai tỷ suất sau đây sẽ phản ánh việc bố trí cơ cấu tài sản của
doanh nghiệp.
Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phân tích tỷ số đầu tư
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Tài sản ngắn hạn 6.815.987.543 7.106.867.789 7.957.130.367 +290.880.246 +4,27 +850.262.578 +11,96
Tài sản dài hạn 125.632.093 113.322.607 69.840.496 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37
Tổng tài sản 6.941.619.636 7.220.190.396 8.026.970.863 +278.570.760 +4,01 +806.780.467 +11,17
Tỷ suất đầu tư vào
tài sản ngắn hạn
0,982 0,984 0,99 +0,002 +0,24 +0,01 +0,71
Tỷ suất đầu tư vào
tài sản dài hạn
0,018 0,016 0,01 - 0,002 -13,28 -0,01 -44,56
Cơ cấu tài sản của
doanh nghiệp
54,25 62,71 113,93 +8,46 +15,59 +51,22 +81,67
(Nguồn: Phòng kế toán)
Đây là các tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn
kinh doanh thì dành bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu tư
vào tài sản cố định.
Năm 2015 thì trong một đồng vốn kinh công ty đã dành 0,982 đồng hình thành tài
sản lưu động và chỉ có 0,018 đồng hình thành TSCĐ. Năm 2016 thì có 0,984 đồng hình
thành tài sản lưu động và cũng chỉ có 0,016 đồng đầu tư vào TSCĐ, đến năm 2017 thì
có 0,99 đồng hình thành tài sản lưu động và chỉ có 0,01đồng hình thành TSCĐ.
Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cho biết cứ một đồng đầu tư vào tài sản dài hạn
thì dành bao nhiêu đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
32
Trong năm 2015 trong một đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thì công ty đã dành
54,25 đồng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn, năm 2016 là 62,71 đồng được đầu tư vào tài
sản ngắn hạn và trong năm 2017 khi chỉ có một đồng được đầu tư vào tài sản dài thì lại
dành tới 113,93 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
Qua các kết quả trên, ta thấy Công ty dầu tư hầu hết vốn vào tài sản ngắn hạn và
chỉ một phần rất nhỏ vào tài sản dài hạn và đang tăng dần đầu tư vào tài sản ngắn hạn
và giảm bớt đầu tư vào tài sản dài hạn.
2.2.4.3. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
Tỷ suất này sẽ cung cấp thông tin cho biết số vốn chủ sở hửu của doanh nghiệp
dùng để trang bị tài sản cố định và các tài sản dài hạn là bao nhiêu.
Tỷ suất tự tài trợ tài sản Dài hạn =
Vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn
Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn
Năm
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Vốn chủ sở hữu 4.270.787.733 4.356.243.537 4.429.263.474 +85.455.804 +2,00 +73.019.937 +1,68
Tài sản dài hạn 125.632.093 113.322.607 69.840.496 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37
Tỷ suất tự tài
trợ tài sản dài
hạn
33,99 38,44 63,42 +4,45 +13,08 +24,98 +64,98
(Nguồn: Phòng kế toán)
Tỷ suất này cho biết số vốn chủ sở hữu của công ty dùng để trang bị tài sản cố
định và các tài sản dài hạn là bao nhiêu.Trong năm 2015 thì tỷ số này là 33,99 lần, năm
2015 là 38,44 lần còn năm 2017 là 63,42 lần . Điều này chứng tỏ công ty có khả năng
tài chính vững vàng và lành mạnh.
2.2.5. Phân tích khả năng sinh lợi
2.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay còn gọi là doanh lợi doanh thu phản
ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thuần (lợi nhuận
33
sau thuế). Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh
hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
DLDT =
Lợi nhuận sau thuế x 100%
Doanh thu thuần
Ta có doanh lợi doanh thu:
- Năm 2015:
Doanh lợi doanh thu =
57.373.723
x 100% = 1,16%
4.956.428.512
- Năm 2016:
Doanh lợi doanh thu =
86.775.804
x 100% = 1,16%
7.494.874.495
- Năm 2017:
Doanh lợi doanh thu =
73.212.988
x 100% = 1,0025%
7.302.969.940
Với kết quả đó, ta thấy rằng cứ một đồng doanh thu thuần ở năm 2015, năm 2016
và năm 2017 thì có lần lượt là 1,16% và 1,16% và 1,025% lợi nhuận sau thuế.
2.2.5.2. Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA)
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn
đầu tư vào doanh nghiệp.
34
ROA =
Lợi nhuận sau thuế * 100 %
Giá trị tài sản BQ
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA)
Năm
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Lợi nhuận sau
thuế (đ)
57.373.723 86.775.804 73.212.988 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63
Tổng tài sản BQ
(đ)
5.734.533.945,5 7.080.905.016 7.623.580.630 +1.346.371.070,5 +23,48 +542.675.614 +7,66
ROA (%) 1,00 1,23 0,96 +0,22 +22,49 -0,27 -21,64
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hệ số này đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Trong năm 2015, trong một đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì mang về 1,00% lợi nhuận
sau thuế. Năm 2016 thì trong một đồng tài sản mang về 1,23% đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2017 tổng tài sản của công ty có tăng nhưng lợi nhuận sau thuế mà công ty có
được giảm 15,63%. Năm 2017 ROA bằng 0,96%.
Tương tự như hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, ROA tăng lên ở năm 2016 so
với năm 2016 và giảm xuống ở năm 2017. Nhìn chung, mức sinh lợi mà tài sản mang
lại là cao.
2.2.5.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá
tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Nó được xác định như sau:
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
* 100%
Vốn chủ sở hữu BQ
35
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn
chủ sở hữu
Năm
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
(+/-) (%) (+/-) (%)
Lợi nhuận
sau thuế (đ)
57.373.723 86.775.804 73.212.988 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63
Vốn chủ sở
hữu BQ (đ)
4.257.230.871,5 4.313.515.635 4.392.753.505,5 +56.284.763,5 +1,32 +79.237.870,5 +1,84
ROE (%) 1,35 2,01 1,67 +0,66 +49,27 -0,35 -17,15
(Nguồn: Phòng kế toán)
Mức lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng lên ở năm 2016 (so với năm
2015) và giảm xuống ở năm 2017.
Năm 2015 trong một đồng vốn chủ sở hữu đem về cho công ty 1,35% lợi nhuận
sau thuế. Năm 2016 thì ROE là 2,10% cao hơn rất nhiều so với năm 2015 và năm 2017
ROE là 1,67%. Nguyên nhân là do năm 2016,2017 thì lợi nhuận sau thuế mà công ty
mang về tăng lên so với năm 2015.
2.2.5.4. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DuPont
ROE = DLTT x HSSDTS x
HSN
-
1
1
Bảng 2.15: Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DuPont.
Năm
Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Chênh lệch (%)
2016-2015 2017-2016
Doanh lợi doanh thu 1,16 1,16 1,0025 0 -13,58
HS sử dụng tài sản 0, 86 1,06 0,96 +22,46 -9,50
Đòn cân nợ 1,35 1,64 1,74 + 21,48 +6,4
ROA (%) 1,00 1,23 0,96 +22,49 -21.64
Tỷ suất lợi nhuận/ VCSH
(ROE)
1,35 2,01 1,67 +49,27 -17,15
(Nguồn: Phòng kế toán)
36
Nhìn chung tỷ số ROE tăng trong năm 2016 so với năm 2015, nhưng giảm vào
năm 2017 so với năm 2016.
Trong năm 2015, cứ trong 100 đồng VCSH tạo ra 1,35 đồng lợi nhuân sau thuế,
năm 2016 là 2,01 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2017 là 1,67 đồng.
Năm 2016 hiệu suất sử dụng đã tăng 22,46% so với năm 2015, chỉ tiêu DLDT
không đổi vào năm 2016 so với năm 2015, và đòn cân nợ cũng tăng 21,48%, là cho
ROE năm 2016 tăng so với năm 2015. Qua năm 2017, DLDT giảm 13,58% và hiệu
suất sử dụng tài sản giảm xuống 9,05%, nhưng đòn cân nợ tăng 8,54% so với năm
2016, và điều này làm cho ROE giảm 17,15%.
Như vậy qua quá trình phân tích, cho thấy các năm 2015, 2016 v à 2017 hiệu quả
sử dụng VCSH của công ty có chiều hướng tốt dần lên. Vì vậy công ty cần phát huy
hơn nữa , công ty cần phải nâng hiệu quả sử dụng VCSH bằng cách nâng hiệu suất sử
dụng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để hiệu quả sử dụng VCSH ngày càng
được cải thiện tốt hơn.
2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc
Yến
Qua kết quả phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến
từ năm 2015 đến năm 2017 như trên, chúng ta thấy Công ty đã đạt được một số thành
tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng đồng thời cũng còn tồn tại
những hạn chế. Thành tựu là những kết quả tốt mà Công ty đã gặt hái được thông qua
quá trình sản xuất kinh doanh và nó là kết quả kết tinh từ nhiều yếu tố khác nhau như
công tác tài chính, công tác quản lý, công tác sản xuất, công tác cung cấp dịch vụ,
v.v…. Tuy nhiên, cũng theo kết quả phân tích tài chính ở trên, chúng ta cũng thấy được
tình hình tài chính của công ty cũng còn hàm chứa những hạn chế làm kìm hãm quá
trình sản xuất kinh doanh dẫn tới kết quả đạt được thấp hơn khả năng thực tế. Nhằm
giúp chủ doanh nghiệp thấy được những gì mà Công ty đã đạt được trong ba năm qua
để có được động lực phát huy hơn nữa trong các năm tiếp theo và đồng thời cũng giúp
chủ doanh nghiệp thấy được những hạn chế còn tồn tại nhằm khắc phục để hoàn thiện
37
hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, em xin phân tích cụ thể về những thành
tựu và những hạn chế đó như sau:
2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được
Theo kết quả phân tích về tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc
Yến tại ở trên, các thành tựu quan trọng mà Công ty đã gặt hái được trong khoảng thời
gian từ 2015 đến 2017 là rất đáng khích lệ. Những thành tựu đạt được này như sau:
Thứ nhất, sự tăng lên của giá trị tổng tài sản của Công ty: Tổng giá trị tài sản của Công
ty tăng lên 21,4% vào cuối năm 2015, tăng thêm 278.570.760 đồng ở cuối năm 2016
và tiếp tục tăng lên thêm 806.780.467 đồng ở cuối năm 2017, nguyên nhân dẫn đến sự
gia tăng là do công ty tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, tăng khoản nợ ngắn hạn và sự
đóng góp thêm từ lợi nhuận sau thuế mà công ty mang lại.
Thứ hai, hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty
là rất cao, cụ thể: Một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 14,86 đồng năm 2015,
21,41 đồng năm 2016 và 20 đồng doanh thu năm 2017. Như vậy, nếu so sánh hiệu suất
sử dụng tài sản cố định giữa các năm, ta thấy rằng hiệu suất ở năm 2016 và năm 2017 là
tương đương với nhau và cao hơn so với năm 2015. Điều này chứng tỏ Công ty đang
khai thác, sử dụng tài sản cố định của mình một cách hiệu quả và theo chiều hướng tốt.
Thứ ba: Công ty có tình hình tài chính khá mạnh, điều này được chứng minh thông qua
khả năng trả các khoản nợ, kể cả thanh toán lãi vay và điều này được thể hiện như sau:.
Về khả năng thanh toán nhanh: Công ty có khả năng thanh toán nhanh cao ở năm
2015 với mức 1,3 lần và tương đối cao ở năm 2015 ở mức 0,92 lần và 0,77 lần ở năm
2017.
Thứ tư, khai thác tiềm năng từ vốn bên ngoài: Qua bảng cân đối kế toán các năm ( phụ
lục kèm theo), ta dễ dàng thấy rằng nợ phải trả (hay còn gọi là vốn vay bên ngoài) của
Công ty tăng nhẹ ở năm 2016 và năm tăng tương đối cao ở năm 2017 so với cuối năm
2015 điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác chiếm dụng vốn từ bên ngoài để thu lợi
nhuận trên đồng vốn vay.
Thứ sáu, sự tăng lên của doanh thu: Doanh thu thuần trung bình về bán hàng và cung
cấp dịch vụ của Công ty tăng lên theo các năm từ khoảng 4,8 tỷ đồng ở năm 2015 lên
38
trên 6,2 tỷ đồng ở năm 2016 và lên gần 7,4 tỷ đồng ở năm 2017. Điều này là minh
chứng rõ rằng nhất cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng
mang lại hiệu quả cao hơn.
Thứ bảy, sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế trung bình của Công ty
tăng dần theo các năm; khoảng lợi nhuận tăng thêm trong năm 2016 so với năm 2008 là
14.832.880,5 đồng, tăng thêm trong năm 2017 là 7.919.659,5 đồngdo với năm 2016.
Điều này cho ta thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mang
lại nhiều hiệu quả hơn.
Thứ tám, mức ROA và ROE đạt được tương đối cao:
ề tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA): Qua số liệu phân tích ở Chương 2, ta thấy tỷ suất
doanh lợi tài sản của Công ty là tương đối cao, cụ thể: Cứ một đồng vốn đầu tư vào
doanh nghiệp trong năm 2015, năm 2017 và năm 2017 lần lượt sinh lợi là 1% ; 1,23%
và 0,96%
Về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE): Mức lợi nhuận sau thế trên
vốn chủ sở hữu của Công ty là cao, tuy giảm xuống ở năm 2017 so với năm 2016. Cụ
thể cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, thì lợi nhuận sau thuế mà các chủ sở hữu nhận
được là 1,35%; 2,01% và 1,67% lần lượt ở các năm 2015; năm 2016 và năm 2017.
Cuối cùng, đó là góp phần vào việc an sinh xã hội. Với kết quả đạt được như đã được
phân tích ở trên, Công ty đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm ổn định cho cán bộ công
nhân viên, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên, người lao động, và
góp phần vào ngân sách Nhà nước.
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, kết quả phân tích tình hình tài chính
của Công ty cũng cho thấy một số tồn tại và hạn chế. Nhằm giúp hoàn thiện tình hình
tài chính của Công ty, em xin nêu lên các hạn chế đó, cụ thể như sau:
Thứ nhất, số vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền:
+ Số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm từ 4,04 vòng ở năm 2015
giảm xuống 3,59 vòng ở năm 2015 và 3,63 vòng ở năm 2017. Nhìn chung, số vòng
quay của các năm ở mức trung bình và có lẽ công ty đang mềm dẻo trong kinh doanh
39
nhằm tăng tính cạnh tranh và mở rộng thêm thị trường; tuy nhiên, nhà quản trị của
Công ty cũng cần lưu ý và kiểm sóat số vòng quay ở mức hợp lý nhằm tránh nợ khó đòi
mà vẫn mở rộng được thi trường. Nếu như Công ty không có ý định tăng tính cạnh
tranh hoặc mở rộng thị trường, thì nhà quản trị phải xem xét lại chiến lược bán hàng,
cung cấp dịch vụ của Công ty nhằm tăng số vòng quay thu tiền lên.
+ Số ngày thu tiền: Do số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm, cho
nên số ngày thu tiền của các năm cũng tăng lên. Số ngày thu tiền càng cao là càng
không tốt. Do đó, nhà quản trị của Công ty đặc biệt lưu ý đến vấn đề này nhằm kiểm
soát ở mức hợp lý tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình.
Thứ hai, vòng quay vốn lưu động: Vốn lưu động quay được1,21 vòng trong năm 2015,
tăng lên 1,79 vòng ở năm 2016 (so với cuối năm 2015) và giảm xuống còn 1,70 vòng ở
năm 2017 (so với năm 2016). Số vòng quay của vốn lưu động nhìn chung là rất thấp,
trung bình chưa được hai vòng trong một năm và do đó hiệu quả đồng vốn đem lại là
chưa cao. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng số vòng quay này lên
càng cao càng tốt nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn này.
Thứ ba, số vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay:
Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty quá thấp, chưa được hai vòng trong một kỳ
(năm) kinh doanh, trung bình trong 3 năm, thời gian của một vòng quay là khoảng hơn
8 tháng. Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng
tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Số ngày của một vòng quay hàng tồn: Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là quá
nhiều, cụ thể trong năm 2015 Công ty phải mất gần 09 tháng ( 286 ngày) mới thu được
vốn kinh doanh,và tăng lên gần 7 tháng (209 ngày) ở năm 2016, qua năm 2017 khoảng
thời gian này cũng cao tới gần 9 tháng (268 tháng). Điều này chứng tỏ Công ty đang
kinh doanh, bán hàng kém hiệu quả; hàng bán không chạy, dẫn đến tăng lượng hàng tồn
kho, dẫn đến tốn nhiều chi phí lưu kho, bảo quản, v.v… Qua đó, nhà quản trị của Công
ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng, giảm bớt số ngày của một
vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm tăng cường hoạt động sản xuất, kinh
doanh.
40
- Thứ tư, sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn :
+ Sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản, điều này được thể hiện ở chỗ là tài sản ngắn hạn
quá nhiều và đang trên đà tăng lên trong khi tài sản dài hạn lại quá ít và đang trên đà
giảm xuống trong giai đoạn phân tích, cụ thể: Cứ 01 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn,
Công ty đã đầu tư 54,25 đồng ở năm 2015, tăng lên 62,71 đồng ở năm 2016 và tăng lên
113.93 đồng ở năm 2017 vào tài sản ngắn hạn. Mà như chúng ta đã biết, đầu tư nhiều
vào tài sản dài hạn sẽ cho thấy mức độ quan trọng của tài sản trong tổng tài sản mà
doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất
kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp. Chính vì lý do này mà hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của
Công ty là quá thấp, cụ thể một đồng vốn đầu tư vào Công ty trong năm 2015, năm
2016 và năm 2017 lần lượt tạo ra được 0,86 đồng, 1,06 đồng và 0,96 đồng doanh thu.
+ Sự không cân xứng trong cơ cấu nguồn vốn: Điều này được thể hiện qua vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả của Công ty. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng quá lớn trong tổng
cộng nguồn vốn trong khi nợ phải trả chiếm một tỷ lệ thấp so với vốn chủ sở hữu, điều
này dẫn đến việc chưa phát huy được hiệu quả mang lại từ việc sử dụng vốn vay bên
ngoài.
Cuối cùng, đó là lợi nhuận sau thuế của Công ty: Qua kết quả phân tích, ta thấy rằng
với các mức lợi nhuận sau thuế mà Công ty đã đạt được là còn quá thấp, chưa xứng với
quy mô hiện tại của Công ty. Nhà quản trị Công ty cần nên xem lại vấn đề này nhằm
nâng cao mức lợi nhuận sau thuế.
41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NGỌC YẾN

Más contenido relacionado

Similar a Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây Dựng.docx

Phân Tích Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Cổ Phần Xe Khách Thanh Long.doc
Phân Tích Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Cổ Phần Xe Khách Thanh Long.docPhân Tích Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Cổ Phần Xe Khách Thanh Long.doc
Phân Tích Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Cổ Phần Xe Khách Thanh Long.docmokoboo56
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...mokoboo56
 
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docx
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docxTổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docx
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docxNhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoạt động Marketing trực tuyến tại các Trung tâm Đào tạo tại Hà Nội – thực tr...
Hoạt động Marketing trực tuyến tại các Trung tâm Đào tạo tại Hà Nội – thực tr...Hoạt động Marketing trực tuyến tại các Trung tâm Đào tạo tại Hà Nội – thực tr...
Hoạt động Marketing trực tuyến tại các Trung tâm Đào tạo tại Hà Nội – thực tr...hieu anh
 

Similar a Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây Dựng.docx (16)

A0141
A0141A0141
A0141
 
Phân Tích Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Cổ Phần Xe Khách Thanh Long.doc
Phân Tích Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Cổ Phần Xe Khách Thanh Long.docPhân Tích Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Cổ Phần Xe Khách Thanh Long.doc
Phân Tích Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Của Công Ty Cổ Phần Xe Khách Thanh Long.doc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Công Tác Lập Kế Hoạch Dự Án Sản Phẩm Cao Su.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Công Tác Lập Kế Hoạch Dự Án Sản Phẩm Cao Su.Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Công Tác Lập Kế Hoạch Dự Án Sản Phẩm Cao Su.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Phân Tích Công Tác Lập Kế Hoạch Dự Án Sản Phẩm Cao Su.
 
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần SonadeziLuận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
Luận Văn Phân Tích Và Dự Báo Tài Chính Công Ty Cổ Phần Sonadezi
 
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ Cao Trụ.docx
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ Cao Trụ.docxPhân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ Cao Trụ.docx
Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ Cao Trụ.docx
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Và Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Th...
 
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docx
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docxTổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docx
Tổ Chức Thực Hiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không.docx
 
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...
Đề tài luận văn 2024 Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tại Công...
 
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
Phân tích tình hình tài chính tổng ctcp bia rượu- nước giải khát hà nội giai ...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty thép Trường Phú.docx
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty thép Trường Phú.docxPhân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty thép Trường Phú.docx
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty thép Trường Phú.docx
 
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đBiện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Lâm Nghiệp Vân Đồn, 9đ
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
 
Hoạt động Marketing trực tuyến tại các Trung tâm Đào tạo tại Hà Nội – thực tr...
Hoạt động Marketing trực tuyến tại các Trung tâm Đào tạo tại Hà Nội – thực tr...Hoạt động Marketing trực tuyến tại các Trung tâm Đào tạo tại Hà Nội – thực tr...
Hoạt động Marketing trực tuyến tại các Trung tâm Đào tạo tại Hà Nội – thực tr...
 
Luận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.doc
Luận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.docLuận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.doc
Luận Văn Chuyên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hướng Ứng Dụng.doc
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
 
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chánh s...
 

Más de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864

Más de Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.docKế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Nông Lâm Nghiệp Kiên Giang.doc
 
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docxChuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
Chuyên đề thực tập công ty thương mại dịch vụ sản xuất Thép.docx
 
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docxBáo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
Báo cáo thực tập dự án kinh doanh bàn ghế gỗ mini.docx
 
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.docBáo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
Báo cáo Quản lý nhà nước về văn hóa ở thành phố kon tum, tỉnh kon tum.doc
 
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
Báo cáo kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty...
 
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
Thực trạng bạo hành trẻ nhà trẻ trong giờ ăn ở một số trường mầm non tư thục ...
 
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
Một số giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường cho công ty giày thượng đì...
 
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.docDự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
Dự án Xây dựng và phát triển quán Cafe JC.doc
 
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
Tiểu luận các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người đọc tp.hcm đối với b...
 
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.docKế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.docDự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
Dự án Cơ sở sản xuất và kinh doanh bánh tét Nét Việt.doc
 
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du  lịch của công ty du l...
Báo cáo xây dựng kế hoạch kinh doanh tour tham quan du lịch của công ty du l...
 
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
Các giải pháp Marketing mix nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Hoa...
 
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.docStudy on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
Study on English speaking skills of students at Au Viet Vocational School.doc
 
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
Public Private Partnerships as an instrument to development of Vietnam Advant...
 
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docxCurrent status of translation activities at sao nam viet company.docx
Current status of translation activities at sao nam viet company.docx
 
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
Kế hoạch kinh doanh Trung Tâm Sinh hoạt dã ngoại Thanh Thiếu Nhi TP đến năm 2...
 
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docxINTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
INTERNSHIP REPORT KE GO COMPANY LIMITED.docx
 
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
Chuyên đề xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại công ty inco...
 
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
Một số giải pháp phát triển chương trình du lịch biển đảo của công ty du lịch...
 

Último

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfXem Số Mệnh
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......thoa051989
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfXem Số Mệnh
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"LaiHoang6
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Xem Số Mệnh
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfXem Số Mệnh
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxlephuongvu2019
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hardBookoTime
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxxaxanhuxaxoi
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 

Último (20)

ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdfLinh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
Linh kiện điện tử - Điện tử số sáng tạo VN.pdf
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam........................KHTN 9....................................Viet Nam.......
.................KHTN 9....................................Viet Nam.......
 
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdfMạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
Mạch điện tử - Điện tử số sáng tạo VN-new.pdf
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
syllabus for the book "Tiếng Anh 6 i-Learn Smart World"
 
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
50 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
Lập lá số tử vi trọn đời có luận giải chi tiết, chính xác n...
 
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdfGieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
Gieo quẻ kinh dịch, xin xăm,Xin lộc thánh.pdf
 
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptxvat li 10  Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
vat li 10 Chuyen de bai 4 Xac dinh phuong huong.pptx
 
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
2第二课:汉语不太难.pptx. Chinese lesson 2: Chinese not that hard
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptxGame-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
Game-Plants-vs-Zombies để ôn tập môn kinh tế chính trị.pptx
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 

Báo cáo Phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Vật Liệu Xây Dựng.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT GIA ĐỊNH TP. HỒ CHÍ MINH KHỐI KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DNTN THANH NGỌC YẾN BẰNG CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH GVHD: NGUYỄN THÙY VÂN SVTH: NGUYỄN THÁI HƯNG MSSV: 1431403082 LỚP: 08DHTN1
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1. VỀ Ý THỨC KỶ LUẬT VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2. VỀ MỨC ĐỘ AM HIỂU CHUYÊN MÔN (NẮM VẪN LÝ THUYẾT VÀ TẬN DỤNG VÀO THỰC TẾ ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ) …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Tp. Hồ Chí Minh, ngày .… tháng …. năm 2018 NGƯỜI NHẬN XÉT
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 1. VỀ Ý THỨC KỶ LUẬT VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI CÔNG VIỆC TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 2. NỘI DUNG CHUYÊN MÔN  XÁC ĐỊNH RÕ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………  KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… 3. VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 4. ĐÁNH GIÁ CHUNG ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Tp. Hồ Chí Minh, ngày .… tháng …. năm 2018 Giảng viên hướng dẫn
  • 4. DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức.........................................................................................................5 Bảng 1.1: Bảng phân bổ nhân sự của công ty qua các năm...............................................6 Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức lao động .......................................................................................7 Bảng 2.1. Phân tích cấu trúc tài sản của công ty qua các năm 2015, 2016 và 2017.......9 Bảng 2.2. Các chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn của công ty qua các năm 2015, 2016 và 2017. ..................................................................................................................................14 Bảng 2.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015, 2016 và 2017.........................................................................................................................................17 Bảng 2.4: Bảng phân tích tỷ số các khoản phải thu ..........................................................19 Bảng 2.5: Bảng phân tích các khoản phải trả.....................................................................21 Bảng 2.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán...............................................................22 Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho..........................................24 Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân....................................................26 Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay vốn lưu động .........................................28 Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu.............................30 Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phân tích tỷ số đầu tư ..................................................................31 Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn.................................32 Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA) ................................34 Bảng 2.14: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.......35 Bảng 2.15: Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DuPont........................35
  • 5. MỤC LỤC DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU........................................................................................1 LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NGỌC YẾN ..........4 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................................4 1.2. Chức năng và nhiệm vụ ......................................................................................................4 1.2.1 Chức năng.........................................................................................................................4 1.2.2.Nhiệm vụ...........................................................................................................................5 1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty..................................................................................................5 1.3.1. Sơ đồ tổ chức ...................................................................................................................5 1.3.2 Chức năng & nhiệm vụ các phòng ban :...........................................................................6 1.4.Công tác quản trị nhân sự của công ty.................................................................................6 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NGỌC YẾN ...................................................................................................8 2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến ...........8 2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán .......................................................................................19 2.2.1.1. Phân tích các khoản phải thu .....................................................................................19 2.2.1.2. Phân tích các khoản phải trả .......................................................................................21 2.2.1.3. Phân tích các hệ số khả năng thanh toán ....................................................................22 2.2.2. Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động ....................................................................24 2.2.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho.........................................................................................24 2.2.2.2. Kỳ thu tiền bình quân..................................................................................................26 2.2.4. Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư...............................................................30 2.2.5. Phân tích khả năng sinh lợi............................................................................................32 2.2.5.4. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DuPont ..........................................................35 2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến.....36 2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được................................................................................37 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế...................................................................................................38 3.1. Giải pháp nâng cao doanh thu và kiểm soát chi phí .........Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Tăng doanh thu ..............................................................Error! Bookmark not defined. 3.2. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ...................Error! Bookmark not defined. 3.3. Đầu tư vào tài sản cố định ................................................Error! Bookmark not defined. 3.4. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra.......Error! Bookmark not defined. 3.5 Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu độngError! Bookmark not d
  • 6. KẾT LUẬN..............................................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................Error! Bookmark not defined.
  • 7. 4 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NGỌC YẾN 1.1.Lịch sử hình thành và phát triển - Doanh Nghiệp tư Nhân Thanh Ngọc Yến được thành lập vào ngày 26/01/2005 căn cứ theo quyết định của Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP.HCM - Tên Doanh Nghiệp : Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh ngọc yến - Trụ sở chính : 106C/123 Lạc Long Quân , Phường 03 , Quận 11,Thành Phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: ( 028 ) 39637297 - Fax : ( 028 ) 39637287 - Emai: tynpriority@yahoo.com - Mã số thuế : 0307546014 - Vốn đầu tư là : 200.000.000 đồng ( từ năm 2009 đến nay ) Từ ngày thành lập đến nay, Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy ( trừ sản xuất bột giấy , tái chế phế thải giấy )-đây là một ngành nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Trong thời gian gần đây Doanh Nghiệp có chuyển hướng kinh doanh thêm một lỉnh vực in ấn (mã ngành 1811) và dịch vụ liên quan đến in ấn (mã ngành 1812). 1.2. Chức năng và nhiệm vụ 1.2.1 Chức năng Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực sau : - Sản xuất giấy cuồn thành phẩm đưa ra thị trường tiêu dùng . Thị trường chủ yếu của Doanh Nghiệp là nội thành ( khu vực Miền Nam). Bao gồm việc cung cấp sản phẩm cho những khu vực ngoại thành từ Bắc vào Nam cho khách hàng có nhu cầu sử dụng. - Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành doanh nghiệp đã và đang liên tục tạo cơ hội cho nhân viên của mình học hỏi nhiều hơn bằng việc mở ra các lớp đào tạo chuyên sâu cho công việc, luôn cập nhật những công nghệ máy móc tiên tiến cho doanh nghiệp sản xuất . - Từ ngày thành lập cho đến nay doanh nghiệp đã bán ra hàng loạt các dòng sản phẩm có chất lượng cao được mọi khách hàng hài lòng và ưa chuộng.
  • 8. 5 Doanh nghiệp đã tạo dựng được uy tín, vị trí vững chắc của mình trong ngành này với nhiều sản phẩm phù hợp với từng điều kiện khác nhau. 1.2.2.Nhiệm vụ - Qui tắc sản xuất giấy đúng với qui định của Sở Tài Nguyên và Môi Trường và đảm bảo tốt công tác phòng cháy chữa cháy theo qui định tại Nghị định PCCC. - Tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong hợp đồng với các tổ chức và cá nhân là khách hàng của Doanh nghiệp. - Doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm khách hàng , mở rộng các mối quan hệ để ký kết hợp đồng sản xuất và đưa các sản phẩm rộng rãi ra thị trường. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm cho người dân trong và ngoài khu vực TPHCM. Tạo nguồn thu nhập cho Doanh nghiệp từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hợp đồng dài hạn. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cần phải thực hiện các chỉ tiêu và mục đích đề ra, lợi nhuận các khoản nộp vào ngân sách nhà nước. 1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty 1.3.1. Sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý được phân bổ chặc chẽ trong từng khâu, ban ngành cụ thể, đứng đầu là giám đốc điều hành có nhiệm vụ, tổ chức, quản lý chung toàn công ty và các phòng ban trong công ty. Các phòng ban có trưởng phòng, phó trưởng phòng giám sát công việc của từng phòng ban và quản đốc, phó quản đốc các khâu trong qui trình sản xuất sản phẩm. Sơ đồ bộ máy tổ chức cụ thể như sau : Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức Nguồn: phòng nhân sự GIÁM ĐỐC Phòng kế hoạch kinh doanh Phân xưởng sản xuất Phòng công nghệ Phòng kỹ thuật Phòng nhân sự Phòng kế toán
  • 9. 6 1.3.2 Chức năng & nhiệm vụ các phòng ban :  Phòng kế toán : Phụ trách thống kê, hoạch toán tổng hợp tất cả các số liệu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty. Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính, kiểm toán và thực hiện kế hoạch đề ra của công ty, báo cáo quyết toán theo định kỳ qui định.  Phòng nhân sự : Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp nhân sự trong công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm phân công lao động, tiền lương và đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong công ty, tham mưu cho giám đốc các kế hoạch về tiền lương và tuyển dụng.  Phòng kỹ thuật : Xây dựng và thực hiện các qui trình kỹ thuật, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị phục vụ quá trình sản xuất.  Phòng kế hoạch kinh doanh : lên các bảng kế hoạch, dự án kinh doanh cho doanh nghiệp , từ đó phân công và thực hiện các hoạt động kinh doanh cho công ty. Bảng thống kê số lượng nhân sự tại doanh nghiệp 1.4.Công tác quản trị nhân sự của công ty Bảng 1.1: Bảng phân bổ nhân sự của công ty qua các năm. Đơn vị: Người Năm Loại HĐ 2015 2016 2017 Hợp đồng dài hạn (HĐDH) 18 23 25 Hợp đồng ngắn hạn (HĐNH) 9 10 12 Tổng số 27 33 37 Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Chú thích: - HĐDH: không xác định được thời điểm kết thúc lao động hoặc có thời hạn lao động trên 36 tháng ( là những lao động công tác lâu năm tại công ty đã qua quá trình thử việc) - HĐNH: có thời hạn lao động dưới 12 tháng
  • 10. 7 Theo số liệu của bảng phân bổ trên, nhân lực của Công ty qua các năm qua có sự thay đổi rõ rệt. Ví dụ như năm 2015 tổng số lao động của Công ty là 24 người thì đến năm 2017 đã tăng lên 37 người, trong đó số lao động có HĐDH trong năm 2015 là 16 người và tăng lên 25 người vào năm 2017. Số lao động của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm cho thấy tình hình HĐKD của Công ty đạt hiệu quả tốt, có xu hướng mở rộng quy mô thị trường trong tương lai, giải quyết một phần vấn đề về việc làm cho người lao động, và góp phần đổi mới đất nước. Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức lao động Đơn vị: Người STT Năm 2015 2016 2017 1 Lao động trực tiếp 11 15 18 2 Lao động gián tiếp 14 16 17 3 Lao động khác 2 2 2 4 Tổng 27 33 37 Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Theo bảng 2.2: Cơ cấu tổ chức lao động: lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ tăng cao hơn qua từng năm so với lao động gián tiếp vì hoạt động chủ yếu của Công ty là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ lĩnh vực công nghiệp. Lực lượng lao động gián tiếp của Công ty có xu hướng tăng nhẹ nhưng không đáng kể, cho thấy Công ty đang sử dụng nguồn lao động có hiệu quả.
  • 11. 8 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NGỌC YẾN 2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến Phân tích khái quát tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến sẽ cho thấy bức tranh tổng thể về tình hình tài chính trong giai đoạn phân tích từ năm 2013 đến 2016 của Công ty. Để phân tích khái quát tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến, ngoài các số liệu thu thập được, tác giả căn cứ trên hai nguồn số liệu cơ bản, đó là bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm nêu trên
  • 12. 9 2.1.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán 2.1.1.1. Phân tích cấu trúc tài sản của công ty qua các năm 2015, 2016 và 2017 Bảng 2.1. Phân tích cấu trúc tài sản của công ty qua các năm 2015, 2016 và 2017. Đvt : đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng (+/-) (%) (+/-) (%) A B C E F G H I K L M N TÀI SẢN A.TÀI SẢN NGẮN HẠN(100=110+120+130+ 140+150) 100 6.815.987.543 98,19 7.106.867.789 98,43 7.957.130.367 99,13 + 290.880.246 +4,27 +850.262.578 +11,96 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 1.727.467.454 24,89 170.319.243 2,36 1.179.386.574 14,69 -1.557.148.211 -90,14 +1.009.067.331 + 592,46 II.Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 1.735.622.426 25,00 2.442.724.556 33,83 1.578.504.211 19,67 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38 1. Phải thu của khách hàng 131 1.735.601.863 25,00 2.442.703.993 33,83 1.578.483.648 19,66 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38 2. Trả trước cho người bán 132 3. Các khoản phải thu khác 138 20.563 20.563 20.563 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 3.331.424.087 47,99 4.474.112.668 61,97 5.192.396.105 64,69 +1.142.688.581 +34,30 +718.283.437 +16,05 1. Hàng tồn kho 141 3.331.424.087 47,99 4.474.112.668 61,97 5.192.396.105 64,69 +1.142.688.581 +34,30 +718.283.437 +16,05 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149
  • 13. 10 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 21.473.576 0,31 19.711.322 0,27 6.843.477 0,09 -1.762.254 -8,21 -12.867.845 -65,28 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 151 2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 152 4.966.289 0,07 0,00 -4.966.289 -100,00 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 16.507.287 0,24 19.711.322 0,27 6.843.477 0,09 +3.204.035 +19,41 -12.867.845 -65,28 B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210+220+230+240) 200 125.632.093 1,81 113.322.607 1,57 69.840.496 0,87 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37 I. Tài sản cố định 210 125.632.093 1,81 113.322.607 1,57 69.840.496 0,87 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37 1. Nguyên giá 211 333.562.612 4,81 366.502.612 5,08 366.502.612 4,57 +32.940.000 +9,88 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 (207.930.519) -3,00 (253.180.005) -3,51 (296.662.116) -3,70 -45.249.486 +21,76 -43.482.111 +17,17 3.CP xây dựng cơ bản dở dang 213 II. Bất động sản đầu tư 220 III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 IV. Tài sản dài hạn khác 240 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200) 250 6.941.619.636 100 7.220.190.396 100 8.026.970.863 100 +278.570.760 +4,01 806.780.467 +11,17 (Nguồn : Bảng cân đối kế toán từ năm 2015-2017)
  • 14. 11 Căn cứ vào số liệu trong bảng phân tích trên ta thấy tổng quy mô tài sản của công ty tăng qua các năm, cụ thể năm 2015 là khoảng hơn 7 tỷ đồng, năm 2016 là hơn 7,2 tỷ đồng, tăng khoảng 200 triệu đồng, tức tăng 4,01% so với năm 2015. Qua năm 2017, tổng quy mô tài sản là hơn 8 tỷ đồng, tăng khoảng 800 triệu đồng, tức tăng 11,17% so với năm 2016. Nguyên nhân làm tăng thêm giá trị tổng tài sản của Công ty chủ yếu xuất phát từ bốn nguồn chính: thứ nhất là vay ngắn hạn (trong năm 2015 Công ty vay thêm 1,54 tỷ đồng và tiếp tục vay thêm khoảng 783 triệu đồng trong năm 2016), thứ hai là nợ người bán (khoảng 813 triệu đồng ở năm 2015 và khoảng 505 triệu đồng ở năm 2016), thứ ba là tăng vốn chủ sở hữu và thứ tư là đóng góp của lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh (khoảng 27 triệu đồng ở năm 2015 và khoảng 85 triệu đồng ở năm 2016). Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của tài sản ta đi sâu vào phân tích các khoản mục: Tài sản ngắn hạn: Giá trị của tài sản ngắn hạn năm 2015 là khoảng 6,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,19% trên tổng tài sản. Năm 2016, giá trị của tài sản ngắn hạn là khoảng 7,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,43% trên tổng tài sản, nếu phân tích theo chiều ngang thì ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2016 tăng gần 0,3 tỷ đồng, tức tăng 4,27% so với năm 2015. Sang năm 2017, giá trị của tài sản ngắn hạn là khoảng 9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,13% trên tổng tài sản, nếu so với năm 2016 thì giá trị tài sản ngắn hạn tăng 0,85 tỷ đồng, tức tăng 11,96%, điều này cho thấy tỷ trọng của tài sản ngắn hạn qua các năm đều tăng so với trước, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc kinh doanh của mình. Để thấy rõ sự biến động của tài sản ngắn hạn qua các năm ta sẽ xem xét từng khoản mục cụ thể sau: Đối với khoản mục tiền. Xét về quy mô chung thì tiền giảm mạnh từ 24,89% năm 2015 xuống 2,36% năm 2016, tức giảm 22,53% về mặt kết cấu. Sang năm 2017 thì tiền lại tăng lên 14,69%, tức tăng 12,33%. Năm 2016 lượng tiền giảm do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng hàng tồn kho và khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, công ty chưa thu được tiền từ các đơn vị khác,
  • 15. 12 nghĩa là công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn và có một số vốn ứ đọng từ hàng tồn kho. Qua năm 2017 lượng tiền tăng cao là do trong năm công ty đã mở rộng thêm quy mô sản xuất, lượng tiền tăng thuận tiện cho việc thanh toán, chi tiêu. Đối với khoản mục các khoản phải thu. Các khoản phải thu năm 2016 tăng hơn năm 2015 nhưng qua năm 2017 lại giảm. Trong năm 2015 các khoản phải thu có giá trị hơn 1,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25% trên tổng tài sản, năm 2016 là 2,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,83% trên tổng tài sản, năm 2017 là hơn 1,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19,67% trên tổng tài sản. Qua trên ta thấy giá trị các khoản phải thu năm 2016 tăng so với năm 2015 là do công ty đang mở rộng quy mô hoạt động nên các khoản tiền do khách hàng chiếm dụng cũng tăng lên, mặt khác do trong kỳ chủ đầu tư chỉ cho tạm ứng một khoản tiền để công ty thi công công trình, vào cuối năm mới căn cứ vào hồ sơ quyết toán để thanh toán cho công ty, và đồng thời nó còn thể hiện giá trị bảo hành mà chủ đầu tư giữ lại của năm trước, khi nào công trình được kiểm toán hoặc các cơ quan chức năng phê duyệt, đồng thời kết hợp với hết thời gian bảo hành mới được thanh toán hết. Qua năm 2017 do thực hiện tốt công tác thu hồi nợ nên các khoản phải thu giảm đáng kể. Đối với khoản mục hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho năm 2015 là khoảng 3,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,99% trên tổng tài sản, năm 2016 là 4,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,67% trên tổng tài sản, năm 2017 vào khoảng 5,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,69% trên tổng tài sản. Nếu phân tích theo chiều ngang giá trị hàng tồn kho năm 2016 tăng 1,1 tỷ đồng so với năm 2015, tức tăng 34,3%, giá trị hàng tồn kho năm 2017 tăng 0,72 tỷ đồng, tăng 16,05% so với năm 2016. Ta thấy năm 2017 hàng tồn kho tăng chủ yếu là do hàng hóa tại cửa hàng của công ty bán không hết, bán hàng không chạy. Đối với khoản mục tài sản ngắn hạn khác. Tài sản ngắn hạn khác có sự biến động , năm 2015 tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng 0,21% trên tổng tài sản. Năm 2016 chiếm tỷ trọng 0,37% trên tổng tài sản, sang năm 2017 chiếm tỷ trọng 0,09% trên tổng tài sản. Giá trị tài sản ngắn hạn khác năm 2013 giảm 1,8 triệu đồng tương ứng giảm 8,21% so với năm 2015 và qua năm 2016 giảm gần 1,8 tỷ đồng tương ứng giảm
  • 16. 13 65,28% so với năm 2017. Tài sản dài hạn: Chủ yếu là tài sản cố định. Tài sản cố định giảm qua các năm. Để hiểu rõ sự biến động này ta xét chỉ tiêu tỷ suất đầu tư để thấy rõ được tình hình đầu tư theo chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Ta có tình hình thực tế tại công ty như sau: Tỷ suất đầu tư năm 2013: Tỷ suất đầu tư = 125.632.093 *100 = 1,81% 6.941.619.636 Tỷ suất đầu tư năm 2015: Tỷ suất đầu tư = 113.322.607 *100 = 1,57 % 7.220.190.396 Tỷ suất đầu tư năm 2016: Tỷ suất đầu tư = 69.840.496 *100 = 0,87 % 8.026.970.863 Ta thấy tỷ suất đầu tư năm 2016 giảm 0,24% so với năm 2015. Năm 2017 giảm 0,7% so với năm 2016. Công ty đi vào hoạt động ổn định với công nghệ, trang thiết bị được đầu tư cách đây 8 năm. Tài sản cố định giảm là do hao mòn tài sản cố định và đang trong thời kỳ tích lũy để đổi mới. Như vậy công ty đang trong giai đoạn hợp lý hóa và phân bổ lại cơ cấu tài sản cho phù hợp hơn với tình hình kinh doanh hiện nay của công ty. Tóm lại qua bảng phân tích trên ta thấy được rằng các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu tài sản. Trong năm 2017, tài sản tăng lên là do các khoản phải thu tăng và hàng tồn kho tăng đáng kể. Những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền về quy mô chung lại chiếm tỷ trọng thấp, tuy vậy khoản mục tiền chiếm tỷ trọng thấp chưa hẳn là không tốt vì nó thể hiện công ty không có một lượng vốn chết ở khoản mục này. Khoản mục phải thu tăng và các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Công ty tuy có biện pháp để thu hồi nợ từ các đơn vị còn đọng nợ nhưng vẫn chưa đạt kết quả cao, vì vậy công ty cần đưa ra một số giải pháp khuyến khích như thực hiện chính sách chiết khấu cho đơn vị trả nợ nhanh, đúng hẹn...từ đó sẽ
  • 17. 14 giúp công ty bớt lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao, do đặc điểm tính chất hoạt động của ngành, như ta đã biết ngoài việc tư vấn xây dựng công ty còn kinh doanh mua bán nguyên vật liệu xây dựng, giá nguyên vật liệu biến động liên tục và có chiều hướng gia tăng nên đòi hỏi lúc nào công ty cũng phải có một lượng nguyên vật liệu tồn kho để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 2.1.1.2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015, 2016 và 2017 Bảng 2.2. Các chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn của công ty qua các năm 2015, 2016 và 2017. Đvt: Đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) 1. Nợ phải trả 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62 2. Vốn chủ sở hữu 4.270.787.733 4.356.243.537 4.429.263.474 +85.455.804 +2,0 +73.019.937 +1,68 3.Nguồn vốn tạm thời 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62 4. Nguồn vốn thường xuyên 4.270.787.733 4.356.243.537 4.429.263.474 +85.455.804 +2,0 +73.019.937 +1,68 5. Tồng nguồn vốn 6.941.619.636 7.220.190.396 8.026.970.863 +278.570.760 +4,01 +806.780.467 +11,17 6. Tỷ suất nợ (%) = (1)/(5) 38,48 39,67 44,82 +1,19 +5,15 7.Tỷ suất tự tài trợ(%) =(2)/(5) 61,52 60,33 55,18 -1,19 -5,15 8.Tỷ suất NVTX ( %) = (4)/(5) 61,52 60,33 55,18 -1,19 -5,15 9. Tỷ suất NVTT(%) = (3)/(5) 38,48 39,67 44,82 +1,19 +5,15 ( Nguồn: Phòng kế toán) Bảng phân tích trên cho thấy: quy mô tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ở năm 2016 là hơn 7,2 tỷ đồng tức tăng 4,01% so với năm 2015. Sang năm 2017 tổng nguồn vốn là hơn 8 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2016. Nguyên nhân làm cho tổng vốn năm 2016 tăng lên là do trong năm 2016 doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh kết cấu nguồn vốn theo hướng tăng cường huy động vốn từ các khoản vay, đồng thời cũng tăng cường huy động vốn từ chủ sở hữu, tuy nhiên mức tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn mức tăng của nợ phải trả. Qua năm 2017 cũng tương tự, công ty tiếp tục huy động vốn từ các khoản vay ngắn hạn làm cho tổng nguồn vốn tăng làm cho quy mô của tổng nguồn vốn tăng.
  • 18. 15 Năm 2016 công ty đã có sự điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng nợ phải trả và giảm dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu, cụ thể tỷ trọng vốn chủ sở hữu của công ty năm 2015 là 61,52%, năm 2016 là 60,33%, năm 2017 là 55,18%. Điều này cho thấy tính tự chủ về tài trợ giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ suất tự tài trợ của công ty vẫn ở mức cao chứng tỏ công ty có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của chủ nợ. Công ty có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. Mặc dù vậy, công ty cũng đang có sự điều chỉnh tăng tỷ suất nợ nhằm thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả tài chính cũng như hiệu quả hoạt động của công ty. Phân tích tính tự chủ cho ta thấy được kế cấu của nguồn vốn, tình hình tăng giảm của vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. Thế nhưng, bên cạnh đó mỗi nguồn vốn lại có chi phí sử dụng vốn và thời gian sử dụng vốn khác nhau. Vì vậy, trong phân tích tài chính thì phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ là một trong những khâu quan trọng không thể bỏ qua. Có thể nhận định khái quát rằng: Trong năm 2016 và năm 2017 tính ổn định về tài trợ vẫn ở mức cao, nhận định này được rút ra từ việc đánh giá tỷ suất nguồn vốn thường xuyên. Cụ thể giá trị chỉ tiêu này của doanh nghiệp là 60,33% năm 2016 và 55,18% năm 2017 ( tương ứng tỷ suất nguồn vốn tạm thời là 39,67% năm 2016, còn năm 2017 là 44,82%). Điều này có nghĩa là, phần lớn các hoạt động của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên và một phần được tài trợ từ nguồn vốn tạm thời. Như vậy, mức độ rủi ro cũng như áp lực thanh toán đối với doanh nghiệp không cao. Mặc dù vậy, việc lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời sẽ giúp cho công ty giảm bớt được chi phí sử dụng vốn. Ta thấy nguồn vốn thường xuyên của công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữu chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào kết quả hoạt động, trong khi đó chi phí sử dụng vốn vay hoàn toàn độc lập với kết quả hoạt động. Về nguyên tắc, sử dụng vốn chủ sở hữu có chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn vay. Vì vậy công ty có thể huy động thêm nguồn vốn vay để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo xây dựng một cấu trúc nguồn vốn hợp lý.
  • 19. 16 2.1.2 Phân tích khái quát bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2015, 2016 và 2017 Từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 2015, 2016 và 2017 ta lập bảng phân tích sau:
  • 20. 17 Bảng 2.3: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015, 2016 và 2017. Đvt: Đồng CHỈ TIÊU Mã số Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng ( +/-) % ( +/-) % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung 10 4.956.428.512 100 7.494.874.495 100 7.302.969.940 100 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56 4. Giá vốn hàng bán 11 4.209.185.041 84,92 6.726.911.893 89,75 6.462.317.911 88,49 +2.517.726.852 +59,82 -264.593.982 -3,93 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 20 747.243.471 15,08 767.962.602 10,25 840.652.029 11,51 +20.719.131 +2,77 +72.689.427 +9,47 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 660.639 0,01 975.064 0,01 3.180.007 0,04 +314.425 +47,59 +2.204.943 +226,13 7. Chi phí tài chính 22 97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56 − Trong đó: Chi phí lãi vay 23 97.474.417 1,97 124.712.186 1,66 314.967.092 4,31 +27.237.769 +27,94 +190.254.906 +152,56 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 578.190.651 11,67 657.104.453 8,77 592.824.627 8,12 +78.913.802 +13,65 -64.279.826 -9,78 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 – 22 – 24) 30 72.239.042 1,46 -12.878.973 -0,17 -63.959.683 -0,88 -85.118.015 -117,83 -51.080.710 +396,62 10. Thu nhập khác 31 7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66 11. Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 7.446.685 0,15 128.580.045 1,72 161.577.000 2,21 +121.133.360 +1.626,67 +32.996.955 +25,66 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+ 40) 50 79.685.727 1,61 115.701.072 1,54 97.617.317 1,34 +36.015.345 +45,20 -18.083.755 -15,63 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp 51 22.312.004 0,45 28.925.268 0,39 24.404.329 0,33 +6.613.264 +29,64 -4.520.939 -15,63 15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51) 60 57.373.723 1,16 86.775.804 1,16 73.212.988 1,00 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63 (Nguồn : Phòng kế toán)
  • 21. 18 Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu qua 3 năm của công ty có nhiều thay đổi. Năm 2015 chỉ đạt 4.956.428.512 đồng, năm 2016 đạt mức 7.494.874.495 đồng và năm 2017 đạt 7.302.969.940 đồng, điều này cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh có chiều hướng phát triển, mặc dù năm 2017 doanh thu có giảm so với năm 2016 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân do công ty đẩy mạnh sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng. Doanh thu thuần của công ty năm 2016 tăng lên 2.538.445.983 đồng tương ứng tăng 51,22% nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng lên 2.517.726.852 đồng tương ứng tăng 59,82% so với năm 2015. Qua năm 2015 doanh thu thuần giảm so với năm 2016 191.904.555 đồng tương ứng giảm 2,56%, giá vốn hàng bán cũng giảm 3,93%.Ta thấy năm 2016 so với năm 2015, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (59,82% > 51,22%). Điều này là chưa tốt, cần phải xem xét lại giá vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh hưởng. Nguyên nhân tăng là do giá cả một số nguyên vật liệu xây dựng tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2016 đạt 767.962.602 đồng, tăng so với năm 2015 là 20.719.131đồng, tương ứng tăng 2,77%. Qua năm 2017 chỉ tiêu này đạt 840.652.029 đồng, tăng 72.689.427 đồng, tương úng tăng 9,47% so với năm 2016. Nguyên nhân do trong năm 2016 và năm 2017 sản lượng tiêu thụ và cung cấp dịch vụ gia tăng.Tuy nhiên quy mô lợi nhuận gộp còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng doanh thu, kết quả công đạt chưa cao. Cụ thể, năm 2015 lợi nhuận gộp chiếm 15,08%, năm 2016 là 10,25% và năm 2017 chiếm 11,51% trên tổng doanh thu. Khi doanh thu tăng lên kéo theo các chi phí khác tăng lên là điều tất yếu, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2015 chiếm 11,67%, năm 2016 chiếm 8,77% và năm 2017 chiếm 8,12% trong tổng doanh thu. Ta thấy tỷ trọng này giảm qua các năm, nguyên nhân là do công ty đã tinh gọn lại bộ máy quản lý, giảm nhân sự ở những nơi không cần thiết. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận.
  • 22. 19 Bên cạnh đó hoạt động khác của công ty cũng góp một phần làm tăng lợi nhuận của công ty qua các năm. Cụ thể, năm 2015 lợi nhuận khác của công ty đạt 7.446.685 đồng, năm 2016 là 128.580.045 đồng và năm 2016 là 161.577.000 đồng. Tóm lại, qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm 2016 không đem lại kết quả, cụ thể bị thua lỗ 12.878.973 đồng và nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sau thuế ở năm 2016 vẫn tăng hơn 29.402.081 đồng so với năm trước là nhờ sự đóng góp rất lớn từ nguồn lợi nhuận khác với giá trị đóng góp thêm so với cuối năm 2015 là 121.133.360 đồng.Tương tự qua năm 2017 hoạt động kinh doanh của Công ty cũng không khả quan mấy, vẫn bị thua lỗ 63.959.683 đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng so với năm 2016 là nhờ có sự đóng góp từ nguồn lợi nhuận khác với giá trị đóng góp thêm so với cuối năm 2016 là 32.996.995 đồng. 2.2. Phân tích các tỷ số tài chính 2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán 2.2.1.1. Phân tích các khoản phải thu Từ các bảng cân đối kế toán qua 3 năm ta lập bảng phân tích sau: Bảng 2.4: Bảng phân tích tỷ số các khoản phải thu Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) 1) Tổng các khoản phải thu 1.735.622.426 2.442.724.556 1.578.504.211 +707.102.130 +40,74 -864.220.345 -35,38 2) Tổng tài sản ngắn hạn 6.815.987.543 7.106.867.789 7.957.130.367 +290.880.246 +4,27 +850.262.578 +11,96 3) Tổng các khoản phải trả 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62 Tỷ lệ (1)/(2) 0,25 0,34 0,20 +0,09 +34,98 -0,15 -42,28 Tỷ lệ (1)/(3) 0,65 0,85 0,44 +0,20 +31,25 -0,41 -48,56 (Nguồn: Phòng kế toán) Khoản phải thu năm 2016 so với năm 2015 tăng 707.102.130 đồng tương ứng tăng 40,74%, khoản phải thu trong năm 2016 so với tài sản ngắn hạn tăng 34, 98%, so với khoản phải trả tăng 31,25%. Điều này cho ta thấy trong năm 2016 công ty đã mở rộng thêm thị trường và tìm kiếm thêm khách hàng, nhưng công ty cũng phải cố gắng trong
  • 23. 20 việc thu hồi nợ để nhanh chóng đưa vốn vào sản xuất. Năm 2017 tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn và trên khoản phải trả đều giảm so với năm 2016. Do trong năm 2017 khoản phải thu giảm 864.220.345 đồng tương ứng tới 35,.38% so với năm 2016, trong năm 2017 công tác bán hàng của công ty không đạt hiệu quả và công tác thu hồi nợ tốt hơn. Có hai chỉ tiêu để xem xét các khoản phải thu, đó là: Số vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền. - Số vòng quay các khoản phải thu: + Năm 2015: Các khoản phải thu bình quân = 718.331.515 +1.735.622.426 = 1.226.976.970,5 ( đồng) 2 Số vòng quay các khoản phải thu = 4.956.428.512 = 4,04 ( vòng) 1.226.976.970,5 + Năm 2016: Các khoản phải thu bình quân = 1.735.622.426 +2.442.724.556 = 2.089.173.491( đồng) 2 Số vòng quay các khoản phải thu = 7.494.874.49 = 3,59 ( vòng) 2.089.173.491 + Năm 2017: Các khoản phải thu bình quân = 2.442.724.556 + 1.578.504.211 = 2.010.614.384 ( đồng) 2 Số vòng quay các khoản phải thu = 7.302.969.940 = 3,63 ( vòng) 2.010.614.384 Số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm từ 4,04 vòng ở năm 2015 xuống 3,59 vòng ở năm 2016, qua năm 2017 là 3,63 vòng, hơi tăng so với năm 2016, nhưng vẫn giảm so với năm 2015. Điều này chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ trong năm 2016 tốt hơn hai năm còn lại. Nhìn chung, số vòng quay của các năm ở mức trung bình và có lẽ công ty đang mềm dẻo trong kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh và mở rộng thêm thị
  • 24. 21 trường. Tuy nhiên, nhà quản trị của Công ty cũng cần lưu ý và kiểm soát số vòng quay ở mức hợp lý nhằm tránh nợ khó đòi mà vẫn mở rộng được thị trường. Nếu như công ty không có ý định mở rộng thị trường, thì nhà quản trị phải xem xét lại chiến lược bán hàng, cung cấp dịch vụ của công ty kể cả chất lượng sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp nhằm tăng số vòng quay thu tiền lên. Số ngày thu tiền năm 2013 = 360/4,04 = 89 ( ngày) Số ngày thu tiền năm 2015 = 360/ 3,59 = 100 ( ngày) Số ngày thu tiền năm 2016 = 360/3,63 = 99 ( ngày) Do số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm, cho nên số ngày thu tiền của các năm tăng lên. Tương tự như đã được đề cập ở trên tại phần số vòng quay các khoản phải thu, số ngày thu tiền càng cao là càng không tốt. Do đó, nhà quản trị của công ty đặc biệt lưu ý đến vấn đề này nhằm kiểm soát ở mức hợp lý tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình. 2.2.1.2. Phân tích các khoản phải trả Bảng 2.5: Bảng phân tích các khoản phải trả Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) I. Nợ ngắn hạn 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62 1. Vay ngắn hạn 1.540.000.000 2.322.993.124 3.052.910.268 +782.993.124 +50,84 +729.917.144 +31,42 2. Phải trả cho người bán 1.079.296.076 505.094.644 466.112.961 -574.201.432 -53,20 -38.981.683 -7,72 3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 51.535.827 35.859.091 78.684.160 -15.676.736 -30,42 +42.825.069 +119,43 II. Nợ khác - - - - - - - (Nguồn: Phòng kế toán) Qua phân tích các khoản theo bảng trên ta thấy năm 2016 khoản phải trả tăng 193.114.956 đồng , tức tăng 7,23% so với năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn 782.993.124 đồng, tăng tương ứng 50,84%. Năm 2017 khoản phải trả tăng 733.760.530 đồng, tương ứng tăng 25,62% so với năm 2016, nguyên nhân là do trong năm 2017 công ty đã tăng khoản vay ngắn hạn 729.917.144 đồng, khoản thuế và khoản nộp nhà nước cũng tăng 42.825.069 đồng. Như vậy, qua phân tích ta thấy các
  • 25. 22 khoản phải trả có khuynh hướng tăng dần, chủ yếu là do hoạt động công ty ngày càng mở rộng. 2.2.1.3. Phân tích các hệ số khả năng thanh toán Bảng 2.6: Bảng phân tích khả năng thanh toán Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát HTTTQ ( lần) 2,6 2,52 2,23 -0.08 -3.18 -0.29 -11.51 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành HTTHH ( lần) 2,55 2,48 2,21 -0,07 -2,76 -0,27 -10,87 Hệ số khả năng thanh toán nhanh HTTN ( lần) 1,30 0,92 0,77 -0,39 -29,54 -0,15 -16,40 Hệ số khả năng thanh toán tức thời HTTN ( lần) 0,65 0,06 0,33 -0,59 -90,81 +0,27 +451,23 Hệ số thanh toán lãi vay HTTLV ( lần) 1,82 1,93 1,31 +0,11 +6,04 -0,62 -32,12 (Nguồn: Phòng kế toán) Vào thời điểm cuối năm 2015, hệ số thanh toán tổng quát bằng 2,6 lần có nghĩa là một đồng nợ được bảo đảm bằng 2,6 đồng tài sản. Cuối năm 2016 thì hệ số này giảm còn 2,52 lần là vì vào thời điểm cuối năm 2016 tài sản và khoản nợ phải trả đều tăng, nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả là 6,74 % lớn hơn tốc độ tăng của tài sản là 3,86% nên làm cho hệ số thanh toán tổng quát giảm 3,18% tức giảm 0,08 lần so với năm 2015. Vào thời điểm cuối năm 2017 thì một đồng nợ được bảo đảm 2,23 đồng tài sản, thấp hơn 2016 là do công ty đã huy động thêm từ bên ngoài là 733.760.530 đồng tăng 25,62%, trong khi tổng tài sản chỉ tăng 806.780.467 đồng, tương ứng với tỷ lệ 11,17%. Qua đó, ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của công ty là cao, điều này cho thấy công ty có tìm lực tài chính vững mạnh để thanh toán các khoản nợ của mình. Mặc dù vậy, nhà quản trị của công ty đã tăng dần khoản tổng nợ phải trả lên nhằm mục đích tăng khả năng chiếm dụng vốn từ bên ngoài để thu lợi ích. Việc làm như thế là tốt và trong điều kiện hiện nay, công ty cần nên tiếp tục tăng nợ phải trả lên đến mức hợp lý và cân đối để thu nhiều lợi ích hơn từ đồng vốn vay. Tuy nhiên, nhà quản trị cần nên kiểm soát hệ số này một cách thật kỹ lưỡng nhằm giữ nó ở mức hợp lý vì nếu hệ số này < 1, thì công ty đang đứng trước ngưỡng phá sản. Vào cuối năm 2015, cứ một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 2,55 đồng tài sản ngắn hạn. Cuối năm 2016 thì hệ số này giảm còn 2,48, nguyên nhân là năm 2016 nợ
  • 26. 23 ngắn hạn tăng 193.114.956 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 6,74%, trong khi đó tài sản ngắn hạn của công cũng tăng nhưng tỷ lệ là 4,47% và thấp hơn so với nợ ngắn hạn. Năm 2017 thì hệ số này giảm cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo 12,21 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là năm 2017 tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng tỷ lên tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn so với tài sản ngắn hạn là 13,66%. Hệ số này giảm vào thời điểm cuối năm 2016 so với thời điểm cuối năm 2015, và giảm vào thời điểm cuối năm 2017 so với thời điểm cuối năm 2016 điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty đã giảm. Mặc dù vậy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là vẫn ở mức cao, điều này là tốt đối với Công ty trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn, nhưng nó cũng không tốt vì có nghĩa rằng Công ty đã đầu tư quá nhiều vào ngắn hạn, việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không đạt hiệu quả do có nhiều hàng tồn kho, có quá nhiều nợ phải đòi, v.v… Do đó, có thể góp phần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đôi khi hệ số khả năng thanh toán này không phản ánh một cách chính xác khả năng thanh khoản: Có rất nhiều nợ nhưng lại là nợ khó đòi, hàng tồn kho lại là hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng, v.v…Vì thế, nhà quản trị cần nên kiểm tra lại các yếu tố này nhằm chính xác hóa hệ số này để có biện pháp quản lý. Về hệ số thanh toán nhanh thì vào cuối năm 2015, công ty có 1,30 đồng để sẵn sàng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn, cuối năm 2016, thì công ty có 0,92 đồng để sẵn sàng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số này giảm vì cuối năm 2016 trong khi nợ ngắn hạn tăng 6,74% thì tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho lại giảm 24,45% điều này làm cho hệ số thanh toán nhanh giảm. Vào năm 2017 thì hệ số thanh toán nhanh là 0,77 hệ số này lại thấp hơn so với năm 2016. Qua tính toán trên ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty ở năm 2016 là thấp, nguyên nhân là lượng tiền mặt so với nợ ngắn hạn thấp hơn rất nhiều. Cụ thể năm 2015 hệ số khả năng thanh toán tức thời bằng 0,65 lần đến năm 2016 hệ số này giảm còn 0,06 lần và năm 2017 là 0,33 lần. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của công ty không tốt ở năm 2016 và có khuynh hướng tăng hơn ở năm 2017. Tuy vậy, trong những năm tới công ty cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự
  • 27. 24 trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể nâng cao hệ số này lên đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán. Với kết quả trên, hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua các năm nhìn chung là cao. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn vay hiệu quả, đặc biệt ở năm 2017. Hệ số này giảm xuống trong năm 2017 là do trong năm công ty tăng cường thêm khoản vay ngắn hạn làm cho chi phí lãi vay tăng cao và do hoạt động kinh doanh của Công ty không được tốt. Khả năng thanh toán lãi vay cao, cơ sở tốt để ngân hàng, những người cho vay vốn an tâm trong việc cho Công ty vay thêm vốn để mở rộng kinh doanh. Vì vậy trong những năm tiếp theo công ty cần sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả hơn nhằm tăng lợi nhuận. 2.2.2. Phân tích các tỷ số về khả năng hoạt động 2.2.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Giá vốn hàng bán 4.209.185.041 6.726.911.893 6.462.317.911 +2.517.726.852 +59,82 -264.593.982 -3,93 Hàng tồn kho bình quân 3.350.730.375 3.902.768.378 4.833.254.387 +552.038.003 +16,48 +930.486.009 +23,84 Số vòng quay hàng tồn kho 1,26 1,72 1,34 +0,47 +37,21 -0,39 -22,43 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhìn chung, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty quá thấp và chưa được hai vòng trong kỳ (năm) kinh doanh, trung bình trong 3 năm khoảng hơn 8 tháng một vòng. Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày mộtvòng quay HTK = Số ngày trong kỳ
  • 28. 25 Số vòng quay HTK trong kỳ Số ngày trong một năm thường là 360 ngày. Để tính số ngày một vòng quay hàng tồn kho, ta có: - Năm 2015: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 = 286 ( ngày) 1,26 - Năm 2016: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 = 209 ( ngày) 1,72 - Năm 2017: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 = 268 ( ngày) 1,34 Năm 2015 số vòng quay hàng tồn kho là 1,26 và bình quân là 286 ngày cho một vòng quay. Đến năm 2016 thì số vòng quay đã tăng lên 1,72 vòng nguyên nhân là giá vốn hàng bán năm 2016 tăng so với năm 2015 là 59,82%, trong khi đó hàng tồn kho bình quân cũng tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn chỉ với 16,48%. Và dẫn đến số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm so với 2015 là 77 ngày. Đến năm 2017 thì số vòng quay giảm xuống còn 1,34 vòng và số ngày một vòng quay hàng tồn kho tới 268 ngày tăng so với năm 2016 là 59 ngày. Với kết quả trên, ta thấy số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là quá cao; điều này chứng tỏ Công ty đang kinh doanh, bán hàng kém hiệu quả; hàng bán không chạy, dẫn đến tăng lượng hàng tồn kho, dẫn đến tốn nhiều chi phí lưu kho, bảo quản, v.v…Tuy là thế nhưng Công ty sẽ có hàng để đáp ứng thị trường nếu nhu cầu thị trường tăng đột biến. Qua đó, nhà quản trị của Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng để giảm bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo vừa đủ khi có sự tăng đột biến của nhu cầu thị trường.
  • 29. 26 2.2.2.2. Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. KTTBQ = Số dư BQ các khoản phải thu Doanh thu bình quân một ngày Các khoản phải thu: những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền có thể là hàng bán trả chậm, hàng bán chịu hay bán mà chưa thu tiền, các khoản tạm ứng mà chưa thanh toán, các khoản trả tiền trước cho khách hàng,... Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu thuần 360 Bảng 2.8: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu thuần 4.956.428.512 7.494.874.495 7.302.969.940 2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56 Số dư BQ các khoản phải thu 1.226.976.970,5 2.089.173.491 2.010.614.384 862.196.521 +70,27 -78.559.107 -3,76 Doanh thu BQ một ngày 13.767.856,98 20.819.095,82 202.86.027,61 7.051.239 +51,22 -533.068 -2,56 KTTBQ 89 100 99 +11 +12,60 -1 -1,23 Vòng quay các khoản phải thu BQ 4,04 3,59 3,63 -0,45 -11,19 +0,044 +1,25 (Nguồn: Phòng kế toán) Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng nhẹ ở năm 2016, 2017 so với năm 2015. Trong năm 2015 Công ty phải mất gần 03 tháng (89 ngày) và tiếp tục tăng lên gần 3,5 tháng (100 ngày) ở năm 2015 mới thu được vốn kinh doanh, năm 2017 thì chỉ tiêu này không thay đổi nhiều. Nguyên nhân là do khoản phải thu bình quân đã tăng lên
  • 30. 27 vào năm 2016 so với năm 2015, doanh thu bình quân một ngày tăng nên dẫn đến hệ số này tăng trong năm 2016, đến năm 2017 thì doanh thu bình quân một ngày giảm nhưng không đáng kể nên kỳ thu tiền bình quân năm 2017 giảm nhẹ hơn so với năm 2016. Qua đó, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, tình hình thu nợ của Công ty trong năm 2015 là tốt hơn và tình hình này đang diễn biến theo chiều không có lợi cho Công ty (số ngày càng cao càng gây bất lợi cho Công ty). Ngoại trừ việc có ý định mềm dẻo trong vấn đề kinh doanh để mở rộng thêm thị trường, Công ty cần xem xét chính sách kinh doanh, bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ và cần có chiến lược mới để thu hồi vốn nhằm tránh phải đối mặt với nhiều khoản nợ khó đòi. 2.2.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Để tính hiệu suất sử dụng tài sản cố định, ta có: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân - Năm 2015: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 4.956.428.512 = 14,86 333.562.612 - Năm 2016: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 7.494.874.495 = 21,41 350.032.612 - Năm 2017: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = 7.302.969.940 = 20 366.502.612 Trong năm 2015, một đồng nguyên giá tài sản cố định của Công ty đã tạo ra 14,86 đồng doanh thu. Tương tự như thế, một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 21,41 đồng doanh thu và 20 đồng doanh thu lần lượt ở các năm 2016 và 2017. Như vậy, nhìn
  • 31. 28 chung hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty là rất cao. Nếu so sánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định giữa các năm, ta thấy rằng hiệu suất ở năm 2016 và năm 2017 tương đương với nhau. Điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác, sử dụng tài sản cố định của mình một cách hiệu quả và theo chiều hướng tốt. 2.2.2.4. Vòng quay vốn lưu động Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay vốn lưu động Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu thuần (đ) 4.956.428.512 7.494.874.495 7.302.969.940 +2.538.445.983 +51,22 -191.904.555 -2,56 Tài sản lưu động BQ (đ) 4.108.474.650 4.194.038.285 4.301.171.954 +85.563.635 +2,08 +107.133.669 +2,55 Số vòng quay vốn lưu động ( vòng) 1,21 1,79 1,70 +0,58 +48,13 -0,09 -4,99 Số ngày một vòng quay ( ngày) 298 201 212 -96,96 -32,49 +10,57 +5,25 (Nguồn: Phòng kế toán) Năm 2016 số vòng quay vốn lưu động tăng so với năm 2015 là 0,58 vòng tương ứng với tăng 48,13%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 51,22%, còn tài sản lưu động BQ tăng với tỷ lệ thấp là 2,08%. Và điều này dẫn đến số ngày một vòng quay giảm xuống từ 298 ngày còn 201 ngày. Trong năm 2017 thì số vòng quay vốn lưu động giảm còn 0,09 vòng và số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng lên tới 212 ngày. Số vòng quay của vốn lưu động nhìn chung là rất thấp, trung bình chưa được hai vòng trong một năm và do đó hiệu quả đồng vốn đem lại là chưa cao. Mặc dù vậy, số vòng quay đã tăng lên trong năm 2016 và năm 2017 so với năm 2015, đây là dấu hiệu tốt trong việc khai thác vốn lưu động của Công ty. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng số vòng quay này lên càng cao càng tốt nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn này.
  • 32. 29 2.2.2.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản đo lường một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp, tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.Ta có: Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân - Năm 2015: Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = 4.956.428.512 = 0,86 5.734.533.945,5 - Năm 2016: Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = 7.494.874.495 = 1,06 7.080.905.016 - Năm 2017: Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = 7.302.969.940 = 0,96 7.623.580.630 Một đồng vốn đầu tư vào Công ty trong năm 2015, năm 2016 và năm 2017 lần lượt tạo ra được 0,86 đồng và 1,06 đồng và 0,96 đồng doanh thu. Vì thế, hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty là quá thấp, cho nên hiệu quả đem lại cũng quá thấp, đặc biệt ở năm 2015 và điều này cũng rất dễ dàng lý giải rằng sở dĩ hiệu suất như thế là vì Công ty chỉ tập trung đầu tư vào tài sản ngắn hạn mà như chúng ta đã biết đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, nhà quản trị Công ty cần tiến hành hai việc chính sau: thứ nhất là tập trung khai thác nhiều hơn nữa tài sản ngắn hạn (hiện đang chiếm một tỷ trong rất lớn trong cơ cấu tài sản của Công ty) và thứ hai là
  • 33. 30 tăng đầu tư vào tài sản dài hạn đến mức hợp lý nhằm khai thác hơn nữa hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn như hiện nay (tài sản cố định). 2.2.4. Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư 2.2.4.1. Phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu Bảng 2.10: Các chỉ tiêu phân tích hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Nợ phải trả 2.670.831.903 2.863.946.859 3.597.707.389 +193.114.956 +7,23 +733.760.530 +25,62 Vốn chủ sở hữu 4.270.787.733 4.356.243.537 4.429.263.474 +85.455.804 +2,00 +73.019.937 +1,68 Tổng tài sản 6.941.619.636 7.220.190.396 8.026.970.863 +278.570.760 +4,01 +806.780.467 +11,17 HN ( lần) 0,38 0,40 0,45 +0,01 3,09 +0,05 +12,99 HVCSH ( lần) 0,62 0,60 0,55 -0,01 -1,93 -0,05 -8,54 (Nguồn: Phòng kế toán) Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng được hình thành từ nợ bên ngoài. Hệ số vốn chủ sở hữu đo lường sự đóng góp của vốn chủ sở hữu trong tổng vốn hiện nay của doanh nghiệp. Năm 2015 thì trong một đồng vốn kinh doanh có 0,38 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0,62 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Năm 2016 thì hệ số nợ tăng lên, trong một đồng vốn kinh doanh thì có 0,40 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0,60 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là do trong năm 2016 nợ phải trả của công ty tăng 7,23% trong khi vốn chủ sở hữu tăng nhưng tỷ lệ tăng không bằng sự tăng của nợ phải trả chỉ tăng 2%. Năm 2017 thì trong một đồng vốn kinh doanh có 0,45 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0,55 đồng hình thành từ vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là do trong năm 2017 vốn chủ sở hữu có tăng nhưng 1,68%, nợ phải trả tăng 25,62%, tổng tài sản tăng 11,17%, điều này làm cho hệ sộ nợ tăng nên dẫn đến hệ số vốn chủ sở hữu giảm đi. Qua đó ta thấy rằng, công ty có tính độc lập rất cao đối với các chủ nợ bên ngoài và đồng thời công ty rất có khả năng đối với các khoản nợ của mình, điều này giúp các chủ nợ bên ngoài rất yên tâm do các khoản nợ của họ được thanh toán một cách đúng hạn. Tuy nhiên, phân tích trên cũng cho ta thấy rằng hiện tại hệ số nợ của công ty tăng dần lên trong khi hệ số vốn chủ sở hữu giảm dần xuống. Để đảm bảo kết cấu nguồn vốn
  • 34. 31 tốt, nhà quản trị công ty cần nên xem xét và có biện pháp hợp lý và kịp thời nhằm cân đối kết cấu nguồn vốn của công ty để đủ trả nợ và khai thác một cách hiệu quả đồng vốn vay bên ngoài. 2.2.4.2. Phân tích tỷ suất đầu tư Đây là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định. Hai tỷ suất sau đây sẽ phản ánh việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Bảng 2.11: Các chỉ tiêu phân tích tỷ số đầu tư Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Tài sản ngắn hạn 6.815.987.543 7.106.867.789 7.957.130.367 +290.880.246 +4,27 +850.262.578 +11,96 Tài sản dài hạn 125.632.093 113.322.607 69.840.496 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37 Tổng tài sản 6.941.619.636 7.220.190.396 8.026.970.863 +278.570.760 +4,01 +806.780.467 +11,17 Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0,982 0,984 0,99 +0,002 +0,24 +0,01 +0,71 Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn 0,018 0,016 0,01 - 0,002 -13,28 -0,01 -44,56 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp 54,25 62,71 113,93 +8,46 +15,59 +51,22 +81,67 (Nguồn: Phòng kế toán) Đây là các tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành bao nhiêu để hình thành tài sản lưu động, còn bao nhiêu để đầu tư vào tài sản cố định. Năm 2015 thì trong một đồng vốn kinh công ty đã dành 0,982 đồng hình thành tài sản lưu động và chỉ có 0,018 đồng hình thành TSCĐ. Năm 2016 thì có 0,984 đồng hình thành tài sản lưu động và cũng chỉ có 0,016 đồng đầu tư vào TSCĐ, đến năm 2017 thì có 0,99 đồng hình thành tài sản lưu động và chỉ có 0,01đồng hình thành TSCĐ. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cho biết cứ một đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thì dành bao nhiêu đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
  • 35. 32 Trong năm 2015 trong một đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thì công ty đã dành 54,25 đồng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn, năm 2016 là 62,71 đồng được đầu tư vào tài sản ngắn hạn và trong năm 2017 khi chỉ có một đồng được đầu tư vào tài sản dài thì lại dành tới 113,93 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Qua các kết quả trên, ta thấy Công ty dầu tư hầu hết vốn vào tài sản ngắn hạn và chỉ một phần rất nhỏ vào tài sản dài hạn và đang tăng dần đầu tư vào tài sản ngắn hạn và giảm bớt đầu tư vào tài sản dài hạn. 2.2.4.3. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất này sẽ cung cấp thông tin cho biết số vốn chủ sở hửu của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản cố định và các tài sản dài hạn là bao nhiêu. Tỷ suất tự tài trợ tài sản Dài hạn = Vốn chủ sở hữu Tài sản dài hạn Bảng 2.12: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Vốn chủ sở hữu 4.270.787.733 4.356.243.537 4.429.263.474 +85.455.804 +2,00 +73.019.937 +1,68 Tài sản dài hạn 125.632.093 113.322.607 69.840.496 -12.309.486 -9,80 -43.482.111 -38,37 Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn 33,99 38,44 63,42 +4,45 +13,08 +24,98 +64,98 (Nguồn: Phòng kế toán) Tỷ suất này cho biết số vốn chủ sở hữu của công ty dùng để trang bị tài sản cố định và các tài sản dài hạn là bao nhiêu.Trong năm 2015 thì tỷ số này là 33,99 lần, năm 2015 là 38,44 lần còn năm 2017 là 63,42 lần . Điều này chứng tỏ công ty có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. 2.2.5. Phân tích khả năng sinh lợi 2.2.5.1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay còn gọi là doanh lợi doanh thu phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận thuần (lợi nhuận
  • 36. 33 sau thuế). Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. DLDT = Lợi nhuận sau thuế x 100% Doanh thu thuần Ta có doanh lợi doanh thu: - Năm 2015: Doanh lợi doanh thu = 57.373.723 x 100% = 1,16% 4.956.428.512 - Năm 2016: Doanh lợi doanh thu = 86.775.804 x 100% = 1,16% 7.494.874.495 - Năm 2017: Doanh lợi doanh thu = 73.212.988 x 100% = 1,0025% 7.302.969.940 Với kết quả đó, ta thấy rằng cứ một đồng doanh thu thuần ở năm 2015, năm 2016 và năm 2017 thì có lần lượt là 1,16% và 1,16% và 1,025% lợi nhuận sau thuế. 2.2.5.2. Tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA) Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
  • 37. 34 ROA = Lợi nhuận sau thuế * 100 % Giá trị tài sản BQ Bảng 2.13: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA) Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Lợi nhuận sau thuế (đ) 57.373.723 86.775.804 73.212.988 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63 Tổng tài sản BQ (đ) 5.734.533.945,5 7.080.905.016 7.623.580.630 +1.346.371.070,5 +23,48 +542.675.614 +7,66 ROA (%) 1,00 1,23 0,96 +0,22 +22,49 -0,27 -21,64 (Nguồn: Phòng kế toán) Hệ số này đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Trong năm 2015, trong một đồng tài sản mà công ty bỏ ra thì mang về 1,00% lợi nhuận sau thuế. Năm 2016 thì trong một đồng tài sản mang về 1,23% đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2017 tổng tài sản của công ty có tăng nhưng lợi nhuận sau thuế mà công ty có được giảm 15,63%. Năm 2017 ROA bằng 0,96%. Tương tự như hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản, ROA tăng lên ở năm 2016 so với năm 2016 và giảm xuống ở năm 2017. Nhìn chung, mức sinh lợi mà tài sản mang lại là cao. 2.2.5.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) Từ trước đến nay, tiêu chuẩn phổ biến nhất mà người ta thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các doanh nghiệp là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nó được xác định như sau: ROE = Lợi nhuận sau thuế * 100% Vốn chủ sở hữu BQ
  • 38. 35 Bảng 2.14: Các chỉ tiêu phân tích tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 (+/-) (%) (+/-) (%) Lợi nhuận sau thuế (đ) 57.373.723 86.775.804 73.212.988 +29.402.081 +51,25 -13.562.816 -15,63 Vốn chủ sở hữu BQ (đ) 4.257.230.871,5 4.313.515.635 4.392.753.505,5 +56.284.763,5 +1,32 +79.237.870,5 +1,84 ROE (%) 1,35 2,01 1,67 +0,66 +49,27 -0,35 -17,15 (Nguồn: Phòng kế toán) Mức lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu tăng lên ở năm 2016 (so với năm 2015) và giảm xuống ở năm 2017. Năm 2015 trong một đồng vốn chủ sở hữu đem về cho công ty 1,35% lợi nhuận sau thuế. Năm 2016 thì ROE là 2,10% cao hơn rất nhiều so với năm 2015 và năm 2017 ROE là 1,67%. Nguyên nhân là do năm 2016,2017 thì lợi nhuận sau thuế mà công ty mang về tăng lên so với năm 2015. 2.2.5.4. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DuPont ROE = DLTT x HSSDTS x HSN - 1 1 Bảng 2.15: Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DuPont. Năm Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch (%) 2016-2015 2017-2016 Doanh lợi doanh thu 1,16 1,16 1,0025 0 -13,58 HS sử dụng tài sản 0, 86 1,06 0,96 +22,46 -9,50 Đòn cân nợ 1,35 1,64 1,74 + 21,48 +6,4 ROA (%) 1,00 1,23 0,96 +22,49 -21.64 Tỷ suất lợi nhuận/ VCSH (ROE) 1,35 2,01 1,67 +49,27 -17,15 (Nguồn: Phòng kế toán)
  • 39. 36 Nhìn chung tỷ số ROE tăng trong năm 2016 so với năm 2015, nhưng giảm vào năm 2017 so với năm 2016. Trong năm 2015, cứ trong 100 đồng VCSH tạo ra 1,35 đồng lợi nhuân sau thuế, năm 2016 là 2,01 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2017 là 1,67 đồng. Năm 2016 hiệu suất sử dụng đã tăng 22,46% so với năm 2015, chỉ tiêu DLDT không đổi vào năm 2016 so với năm 2015, và đòn cân nợ cũng tăng 21,48%, là cho ROE năm 2016 tăng so với năm 2015. Qua năm 2017, DLDT giảm 13,58% và hiệu suất sử dụng tài sản giảm xuống 9,05%, nhưng đòn cân nợ tăng 8,54% so với năm 2016, và điều này làm cho ROE giảm 17,15%. Như vậy qua quá trình phân tích, cho thấy các năm 2015, 2016 v à 2017 hiệu quả sử dụng VCSH của công ty có chiều hướng tốt dần lên. Vì vậy công ty cần phát huy hơn nữa , công ty cần phải nâng hiệu quả sử dụng VCSH bằng cách nâng hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để hiệu quả sử dụng VCSH ngày càng được cải thiện tốt hơn. 2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính tại Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến Qua kết quả phân tích tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến từ năm 2015 đến năm 2017 như trên, chúng ta thấy Công ty đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng đồng thời cũng còn tồn tại những hạn chế. Thành tựu là những kết quả tốt mà Công ty đã gặt hái được thông qua quá trình sản xuất kinh doanh và nó là kết quả kết tinh từ nhiều yếu tố khác nhau như công tác tài chính, công tác quản lý, công tác sản xuất, công tác cung cấp dịch vụ, v.v…. Tuy nhiên, cũng theo kết quả phân tích tài chính ở trên, chúng ta cũng thấy được tình hình tài chính của công ty cũng còn hàm chứa những hạn chế làm kìm hãm quá trình sản xuất kinh doanh dẫn tới kết quả đạt được thấp hơn khả năng thực tế. Nhằm giúp chủ doanh nghiệp thấy được những gì mà Công ty đã đạt được trong ba năm qua để có được động lực phát huy hơn nữa trong các năm tiếp theo và đồng thời cũng giúp chủ doanh nghiệp thấy được những hạn chế còn tồn tại nhằm khắc phục để hoàn thiện
  • 40. 37 hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, em xin phân tích cụ thể về những thành tựu và những hạn chế đó như sau: 2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được Theo kết quả phân tích về tình hình tài chính của Doanh Nghiệp Tư Nhân Thanh Ngọc Yến tại ở trên, các thành tựu quan trọng mà Công ty đã gặt hái được trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2017 là rất đáng khích lệ. Những thành tựu đạt được này như sau: Thứ nhất, sự tăng lên của giá trị tổng tài sản của Công ty: Tổng giá trị tài sản của Công ty tăng lên 21,4% vào cuối năm 2015, tăng thêm 278.570.760 đồng ở cuối năm 2016 và tiếp tục tăng lên thêm 806.780.467 đồng ở cuối năm 2017, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng là do công ty tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, tăng khoản nợ ngắn hạn và sự đóng góp thêm từ lợi nhuận sau thuế mà công ty mang lại. Thứ hai, hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty là rất cao, cụ thể: Một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 14,86 đồng năm 2015, 21,41 đồng năm 2016 và 20 đồng doanh thu năm 2017. Như vậy, nếu so sánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định giữa các năm, ta thấy rằng hiệu suất ở năm 2016 và năm 2017 là tương đương với nhau và cao hơn so với năm 2015. Điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác, sử dụng tài sản cố định của mình một cách hiệu quả và theo chiều hướng tốt. Thứ ba: Công ty có tình hình tài chính khá mạnh, điều này được chứng minh thông qua khả năng trả các khoản nợ, kể cả thanh toán lãi vay và điều này được thể hiện như sau:. Về khả năng thanh toán nhanh: Công ty có khả năng thanh toán nhanh cao ở năm 2015 với mức 1,3 lần và tương đối cao ở năm 2015 ở mức 0,92 lần và 0,77 lần ở năm 2017. Thứ tư, khai thác tiềm năng từ vốn bên ngoài: Qua bảng cân đối kế toán các năm ( phụ lục kèm theo), ta dễ dàng thấy rằng nợ phải trả (hay còn gọi là vốn vay bên ngoài) của Công ty tăng nhẹ ở năm 2016 và năm tăng tương đối cao ở năm 2017 so với cuối năm 2015 điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác chiếm dụng vốn từ bên ngoài để thu lợi nhuận trên đồng vốn vay. Thứ sáu, sự tăng lên của doanh thu: Doanh thu thuần trung bình về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên theo các năm từ khoảng 4,8 tỷ đồng ở năm 2015 lên
  • 41. 38 trên 6,2 tỷ đồng ở năm 2016 và lên gần 7,4 tỷ đồng ở năm 2017. Điều này là minh chứng rõ rằng nhất cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mang lại hiệu quả cao hơn. Thứ bảy, sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế trung bình của Công ty tăng dần theo các năm; khoảng lợi nhuận tăng thêm trong năm 2016 so với năm 2008 là 14.832.880,5 đồng, tăng thêm trong năm 2017 là 7.919.659,5 đồngdo với năm 2016. Điều này cho ta thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mang lại nhiều hiệu quả hơn. Thứ tám, mức ROA và ROE đạt được tương đối cao: ề tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA): Qua số liệu phân tích ở Chương 2, ta thấy tỷ suất doanh lợi tài sản của Công ty là tương đối cao, cụ thể: Cứ một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp trong năm 2015, năm 2017 và năm 2017 lần lượt sinh lợi là 1% ; 1,23% và 0,96% Về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE): Mức lợi nhuận sau thế trên vốn chủ sở hữu của Công ty là cao, tuy giảm xuống ở năm 2017 so với năm 2016. Cụ thể cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, thì lợi nhuận sau thuế mà các chủ sở hữu nhận được là 1,35%; 2,01% và 1,67% lần lượt ở các năm 2015; năm 2016 và năm 2017. Cuối cùng, đó là góp phần vào việc an sinh xã hội. Với kết quả đạt được như đã được phân tích ở trên, Công ty đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên, người lao động, và góp phần vào ngân sách Nhà nước. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, kết quả phân tích tình hình tài chính của Công ty cũng cho thấy một số tồn tại và hạn chế. Nhằm giúp hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty, em xin nêu lên các hạn chế đó, cụ thể như sau: Thứ nhất, số vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền: + Số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm từ 4,04 vòng ở năm 2015 giảm xuống 3,59 vòng ở năm 2015 và 3,63 vòng ở năm 2017. Nhìn chung, số vòng quay của các năm ở mức trung bình và có lẽ công ty đang mềm dẻo trong kinh doanh
  • 42. 39 nhằm tăng tính cạnh tranh và mở rộng thêm thị trường; tuy nhiên, nhà quản trị của Công ty cũng cần lưu ý và kiểm sóat số vòng quay ở mức hợp lý nhằm tránh nợ khó đòi mà vẫn mở rộng được thi trường. Nếu như Công ty không có ý định tăng tính cạnh tranh hoặc mở rộng thị trường, thì nhà quản trị phải xem xét lại chiến lược bán hàng, cung cấp dịch vụ của Công ty nhằm tăng số vòng quay thu tiền lên. + Số ngày thu tiền: Do số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm, cho nên số ngày thu tiền của các năm cũng tăng lên. Số ngày thu tiền càng cao là càng không tốt. Do đó, nhà quản trị của Công ty đặc biệt lưu ý đến vấn đề này nhằm kiểm soát ở mức hợp lý tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình. Thứ hai, vòng quay vốn lưu động: Vốn lưu động quay được1,21 vòng trong năm 2015, tăng lên 1,79 vòng ở năm 2016 (so với cuối năm 2015) và giảm xuống còn 1,70 vòng ở năm 2017 (so với năm 2016). Số vòng quay của vốn lưu động nhìn chung là rất thấp, trung bình chưa được hai vòng trong một năm và do đó hiệu quả đồng vốn đem lại là chưa cao. Nhà quản trị Công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng số vòng quay này lên càng cao càng tốt nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn này. Thứ ba, số vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay: Số vòng quay hàng tồn kho của Công ty quá thấp, chưa được hai vòng trong một kỳ (năm) kinh doanh, trung bình trong 3 năm, thời gian của một vòng quay là khoảng hơn 8 tháng. Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Số ngày của một vòng quay hàng tồn: Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là quá nhiều, cụ thể trong năm 2015 Công ty phải mất gần 09 tháng ( 286 ngày) mới thu được vốn kinh doanh,và tăng lên gần 7 tháng (209 ngày) ở năm 2016, qua năm 2017 khoảng thời gian này cũng cao tới gần 9 tháng (268 tháng). Điều này chứng tỏ Công ty đang kinh doanh, bán hàng kém hiệu quả; hàng bán không chạy, dẫn đến tăng lượng hàng tồn kho, dẫn đến tốn nhiều chi phí lưu kho, bảo quản, v.v… Qua đó, nhà quản trị của Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng, giảm bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh.
  • 43. 40 - Thứ tư, sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn : + Sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản, điều này được thể hiện ở chỗ là tài sản ngắn hạn quá nhiều và đang trên đà tăng lên trong khi tài sản dài hạn lại quá ít và đang trên đà giảm xuống trong giai đoạn phân tích, cụ thể: Cứ 01 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn, Công ty đã đầu tư 54,25 đồng ở năm 2015, tăng lên 62,71 đồng ở năm 2016 và tăng lên 113.93 đồng ở năm 2017 vào tài sản ngắn hạn. Mà như chúng ta đã biết, đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn sẽ cho thấy mức độ quan trọng của tài sản trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì lý do này mà hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty là quá thấp, cụ thể một đồng vốn đầu tư vào Công ty trong năm 2015, năm 2016 và năm 2017 lần lượt tạo ra được 0,86 đồng, 1,06 đồng và 0,96 đồng doanh thu. + Sự không cân xứng trong cơ cấu nguồn vốn: Điều này được thể hiện qua vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của Công ty. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng quá lớn trong tổng cộng nguồn vốn trong khi nợ phải trả chiếm một tỷ lệ thấp so với vốn chủ sở hữu, điều này dẫn đến việc chưa phát huy được hiệu quả mang lại từ việc sử dụng vốn vay bên ngoài. Cuối cùng, đó là lợi nhuận sau thuế của Công ty: Qua kết quả phân tích, ta thấy rằng với các mức lợi nhuận sau thuế mà Công ty đã đạt được là còn quá thấp, chưa xứng với quy mô hiện tại của Công ty. Nhà quản trị Công ty cần nên xem lại vấn đề này nhằm nâng cao mức lợi nhuận sau thuế.
  • 44. 41 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THANH NGỌC YẾN