SlideShare a Scribd company logo
1 of 78
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
Trần Thị Huyền Trang
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY
HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM
Trần Thị Huyền Trang
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học
Mã số :621410
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN THỊ HOÀNG OANH
Thành phố Hồ Chí Minh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỜI CÁM ƠN
Được sự đồng ý của nhà trường, sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn,
tôi đã hoàn thành luận văn này.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Phan Thị Hoàng
Oanh, người trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS.Trịnh Văn
Biều đã tận tình hướng dẫn và cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu để hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn cô Cao Thị Minh Huyền trường THPT Long
Trường, cô Vũ Thị Phương Thủy trường THPT Vũng Tàu, học sinh các lớp 10A5,
10A7 trường THPT Vũng Tàu, lớp 10A3, 10B2 trường THPT Long Trường, các
thầy cô tổ Hóa và các lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A6, 10CL, 10CS trường THPT
chuyên Lê Hồng Phong cùng các bạn lớp cao học K21, K22 đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong thời gian làm luận văn.
Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong
khoa và phòng Sau đại học đã tạo điều kiện tốt cho tôi học tập, làm việc và
nghiên cứu.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ, là những người sinh thành, dưỡng
dục tôi nên người.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian có hạn nên luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những lời góp ý chân
thành.
Thành phố Hồ Chí Minh, 01-09-2012
Người thực hiện luận văn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................................5
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.............................................................................................5
1.1.1. Sử dụng dạy học dự án ở các nước trên thế giới...................................................... 5
1.1.2. Sử dụng dạy học dự án ở Việt Nam .............................................................................. 5
1.2. Phương pháp dạy học .................................................................................................................10
1.2.1. Tổng quan về phương pháp dạy học...........................................................................10
1.2.2. Ba cấp độ của phương pháp dạy học........................................................................... 14
1.3. Dạy học dự án …………………………………………………………...…....15
1.3.1. Khái niệm dạy học dự án ………………………………………………...15
1.3.2. Mục tiêu và quan điểm của DHDA …………………………..…………..15
1.3.3. Đặc điểm và phương pháp của DHDA ………………………..…………16
1.3.4. Các loại dự án học tập ……………………………………………………20
1.3.5. Cấu trúc và cách tổ chức của quá trình DHDA ……………..……………21
1.3.6. Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong DHDA …………………….26
1.3.7. Một số kĩ năng cần hình thành cho HS trong DHDA ……………………30
1.3.8. Lợi ích và hạn chế của DHDA …………………………………………...33
1.4. Thực trạng việc sử dụng PPDHDA trong dạy học hóa học ở trường THPT….35
1.4.1. Mục đích điều tra ………………………………………………….……..35
1.4.2. Phương pháp điều tra ………………………………………………….…36
1.4.3. Kết quả điều tra ……………………………………………………….….38
Tóm tắt chương 1 ………………………………………………………………….46
CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG PPDH DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
LỚP 10 THPT ……………………………………………………………………..48
2.1. Tổng quan về chương trình hóa học lớp 10 nâng cao ……………………….. 48
2.1.1. Mục tiêu dạy học………………………………………………………… 48
2.1.2. Cấu trúc và nội dung……………………………………………………...49
2.2. Những định hướng khi tổ chức dạy học dự án môn hóa học lớp 10 THPT........51
2.2.1. Quan điểm lựa chọn nội dung DHDA........................................................................ 51
2.2.2. Nguyên tắc khi tổ chức dạy học dự án.......................................................................56
2.3. Các nội dung cần thực hiện cho một dự án.......................................................................64
2.3.1. Xác định mục tiêu của dự án.......................................................................................... 64
2.3.2. Đề cương dự án....................................................................................................................65
2.3.3. Triển khai dự án...................................................................................................................65
2.3.4. Soạn thảo công cụ đánh giá ............................................................................................ 67
2.4. Các bước tiến hành thực hiện dự án..................................................................................... 75
2.4.1. Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm ................................................................................... 75
2.4.2. Bước 2: Xây dựng đề cương dự án..............................................................................78
2.4.3. Bước 3: Thực hiện dự án.................................................................................................. 79
2.4.4. Bước 4: Thu thập và báo cáo kết quả......................................................................... 80
2.4.5. Bước 5: Đánh giá dự án....................................................................................................82
2.5. Thiết kế một số dự án dạy học................................................................................................82
2.5.1. Dự án 1 - Clo và vai trò của khí clo trong cuộc sống......................................... 82
2.5.2. Dự án 2 - Hiđro sunfua - Vấn đề rác thải.................................................................85
2.5.3. Dự án 3 - Nước sạch - Vấn đề sống còn của con người..................................... 87
2.5.4. Dự án 4 - Hợp chất chứa oxi của clo .......................................................................... 90
2.5.5. Dự án 5 - Bầu không khí trong lành dễ hay khó....................................................93
2.5.6. Dự án 6 - Nguồn gây ô nhiễm không khí ................................................................. 95
2.5.7. Dự án 7 - Ozon – Lá chắn của trái đất .......................................................................97
2.5.8. Dự án 8 - Hiệu ứng nhà kính, Hiện tượng nóng lên toàn cầu, Lỗ thủng
tầng ozon.............................................................................................................................. 99
2.5.9. Dự án 9 - Oxi,Ozon - Sức khỏe của con người....................................................103
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................................... 105
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...........................................................................107
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm................................................................................. 107
3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.........................................................................................107
3.3. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................................................108
3.3.1. Các bước thực hiện..........................................................................................................108
3.3.2. Xử lý số liệu ........................................................................................................................111
3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................................................ 113
3.4.1. Kết quả về phiếu thăm dò học sinh .......................................................................... 113
3.4.2. Kết quả về hoạt động chia nhóm và chọn dự án................................................. 120
3.4.3. Kết quả định tính về các sản phẩm dự án của học sinh....................................121
3.4.4. Kết quả hoạt động nhóm của học sinh.................................................................... 127
3.4.5. Kết quả quá trình học tập theo dự án của học sinh............................................129
3.5. Đánh giá quá trình thực nghiệm...........................................................................................139
3.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm........139
3.5.2. Những nhận xét rút ra từ quá trình thực nghiệm................................................. 140
Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................................... 142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................143
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................147
PHỤ LỤC
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT công nghệ thông tin
CSLL cơ sở lý luận
DH dạy học
DHDA dạy học dự án
ĐC đối chứng
ĐHSP Đại học Sư phạm
GV giáo viên
HS học sinh
LHP Lê Hồng Phong
LT Long Trường
PPDH phương pháp dạy học
THCS trung học cơ sở
THPT trung học phổ thông
TN thực nghiệm
TP thành phố
TT thực tiễn
VT Vũng Tàu
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các bước tiến hành dạy học theo dự án.................................................................. 22
Bảng 1.2. Danh sách các trường có GV thực hiện điều tra.................................................37
Bảng 1.3. Danh sách các trường có HS thực hiện điều tra................................................. 38
Bảng 1.4. Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học hóa học ở trường THPT.........38
Bảng 1.5. Mức độ hiểu biết về phương pháp DHDA của giáo viên...............................39
Bảng 1.6. Mức độ áp dụng PPDHDA trong dạy học hóa học...........................................39
Bảng 1.7. Những khó khăn khi áp dụng PPDHTDA vào dạy học hoá học.................39
Bảng 1.8. Đánh giá tiêu chí của một dự án hay .......................................................................40
Bảng 1.9. Kiểu bài lên lớp phù hợp với dạy học dự án ........................................................ 41
Bảng 1.10. Kinh nghiệm khi thực hiện dạy học dự án.......................................................... 41
Bảng 1.11. Thống kê hiệu quả làm việc của HS......................................................................42
Bảng 1.12. Thống kê lựa chọn nhiệm vụ của HS.................................................................... 42
Bảng 1.13. Thống kê việc áp dụng kiến thức của HS ...........................................................42
Bảng 1.14. Thống kê trình độ CNTT của HS ...........................................................................42
Bảng 2.1. Cấu trúc và nội dung chương trình hóa học lớp 10 nâng cao.......................49
Bảng 2.2. Các hình thức sản phẩm trong DHDA.................................................................... 54
Bảng 2.3. Những nội dung có thể dạy bằng PPDHDA.........................................................55
Bảng 2.4. Kế hoạch thực hiện một dự án....................................................................................65
Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm...........................................................................67
Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá bài trình chiếu...............................................................................68
Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá ấn phẩm của dự án......................................................................69
Bảng 2.8. Tiêu chí đánh giá các sản phẩm thật của dự án...................................................70
Bảng 2.9. Tiêu chí đánh giá trang web ....................................................................................... 70
Bảng 2.10. Tiêu chí đánh giá publisher...................................................................................... 71
Bảng 2.11. Bảng cho điểm publisher của học sinh.................................................................72
Bảng 2.12. Tiêu chí đánh giá sự hợp tác.....................................................................................73
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng.........................................................................107
Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm................................................................................................. 108
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 3.3. Kết quả chia nhóm và lựa chọn dự án của trường LHP ................................109
Bảng 3.4. Kết quả chia nhóm và lựa chọn dự án của trường LT................................... 109
Bảng 3.5. Kết quả chia nhóm và lựa chọn dự án của trường VT...................................110
Bảng 3.6. Kết quả phiếu thăm dò học sinh .............................................................................113
Bảng 3.7. Kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LHP..............................115
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LHP .........115
Bảng 3.9. Kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LT................................ 116
Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LT ..........116
Bảng 3.11. Kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường VT..............................117
Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường VT......... 117
Bảng 3.13. Nhận xét bài kiểm tra kiến thức đầu chương...................................................118
Bảng 3.14. Nhận xét kết quả khi giới thiệu về PPDHDA .................................................118
Bảng 3.15. Nhận xét kết quả khi HS bắt đầu tiếp cận với một dự án.......................... 119
Bảng 3.16. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A6 trường LHP..................................122
Bảng 3.17. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A1 trường LHP..................................123
Bảng 3.18. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A3 trường LT.................................... 124
Bảng 3.19. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A5 trường VT ....................................125
Bảng 3.20. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A6 trường LHP…………………127
Bảng 3.21. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A1 trường LHP…………………127
Bảng 3.22. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10CS trường LHP…………………127
Bảng 3.23. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A3 trường LT…………………..128
Bảng 3.24. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A5 trường VT…………………..128
Bảng 3.25. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN1-ĐC1. 129
Bảng 3.26. Tổng hợp bài kiểm cuối chương cặp TN1-ĐC1.............................................130
Bảng 3.27. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2 .131
Bảng 3.28. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2......................................131
Bảng 3.29. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN3-ĐC3 .132
Bảng 3.30. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN3-ĐC3......................................133
Bảng 3.31. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN4-ĐC4 .134
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 3.32. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN4-ĐC4......................................134
Bảng 3.33. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN5-ĐC5 .135
Bảng 3.34. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN5-ĐC5......................................136
Bảng 3.35. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra cuối chương......................137
Bảng 3.36. Đại lượng kiểm định t các cặp TN - ĐC............................................................138
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Các mối liên hệ của phương pháp dạy học............................................................11
Hình 1.2: Tóm tắt về phân loại phương pháp dạy học..........................................................14
Hình 1.3: Ba cấp độ của phương pháp dạy học .......................................................................14
Hình 1.4. Quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc của quá trình dạy học........... 26
Hình 1.5. Thành quả học tập của học sinh .................................................................................30
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LHP.............115
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra kiến đầu chương trường LT........................... 116
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường VT.................117
Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN1-ĐC1 ................130
Hình 3.5. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương cặp TN1-ĐC1 ...........................130
Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2 ............... 131
Hình 3.7. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2 ...........................132
Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN3-ĐC3 ...............133
Hình 3.9. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương của cặp TN3-ĐC3................... 133
Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN4-ĐC4.............134
Hình 3.11. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương của cặp TN4-ĐC4 ................ 135
Hình 3.12. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN5-ĐC5.............136
Hình 3.13. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương của cặp TN5-ĐC5 ................ 136
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến vào hội
nhập quốc tế. Yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực phải
được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác, khoa học công nghệ phát
triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ, thể hiện qua sự ra đời của nhiều lý
thuyết, thành tựu mới cũng như khả năng ứng dụng chúng vào thực tế cao, rộng và
nhanh. Bản thân đối tượng học tập cũng được tiếp nhận với nhiều nguồn thông tin
đa dạng phong phú; học sinh ngày nay linh hoạt, chủ động hơn, cho nên các em
cũng có những đòi hỏi cao hơn từ phía nhà trường. Giáo dục cần tập trung vào đào
tạo học sinh trở thành những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi
với sự phát triển không ngừng của xã hội. Chính vì vậy mà nước ta đang thực hiện
cải cách toàn diện giáo dục phổ thông.
Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo
dục nói chung cũng như cải cách cấp trung học phổ thông nói riêng. Mục tiêu,
chương trình, nội dung dạy học mới đòi hỏi việc cải tiến PPDH và sử dụng những
PPDH mới. Trong một số năm gần đây, các trường THPT đã có những cố gắng
trong việc đổi mới PPDH và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích
cực của HS. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống, đặc biệt là thuyết
trình vẫn chiếm một vị trí chủ đạo trong các PPDH ở các trường THPT nói chung,
hạn chế việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
Tiến trình dạy học cần được thực hiện dựa trên hoạt động tích cực, chủ động
của học sinh với sự tổ chức và định hướng đúng đắn của giáo viên nhằm phát triển
tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi
dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh. Định
hướng đổi mới này cũng gắn liền với việc đa dạng hoá các hình thức học tập: dạy
học trong nhà trường và ngoài môi trường thực tế, học tập trong giờ học chính khoá
và học qua các hoạt động ngoại khoá… Như thế, các phương pháp dạy học tích cực,
hướng vào học sinh rất cần được áp dụng thường xuyên.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Một trong những phương hướng đổi mới PPDH Hóa học ở trường phổ thông
là nghiên cứu tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học
sinh, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp
lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả trong đó
kết quả là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được – hay nói cách khác đó
là kiểu tổ chức dạy học dự án (DHDA). Qua đó học sinh tự mình chiếm lĩnh kiến
thức, kĩ năng, phát huy năng lực giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác, sự chủ động,
linh hoạt và sáng tạo.
Vì thực tế đó, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài :
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học các kiến thức trong
chương trình Hóa học lớp 10 ban nâng cao nhằm nâng cao kết quả học tập, phát huy
tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời phát triển các kỹ năng sống (phân
tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho học sinh.
3. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học dự án.
Phân tích các nội dung kiến thức trong chương trình lớp 10 ban nâng cao.
Điều tra thực tế trong dạy và học theo dự án môn hóa học ở một số trường
THPT tại thành phố Hồ Chí Minh.
Thiết kế các dự án nhằm nâng cao kết quả học tập, phát huy tính sáng tạo,
tự lực, tích cực học tập, đồng thời phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp,
kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho học sinh.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm các dự án đã thiết kế tại một số trường
THPT trong và ngoại thành TP HCM để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài.
Từ đó, chỉnh sửa, bổ sung, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng linh hoạt mô hình
này vào thực tiễn.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu : quá trình dạy học hóa học lớp 10 THPT.
Đối tượng nghiên cứu : việc tổ chức dạy học dự án trong dạy học bộ
môn Hóa học lớp 10 nâng cao.
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung : tổ chức dạy học dự án các kiến thức trong chương trình
Hóa học lớp 10 ban nâng cao.
Thời gian nghiên cứu : từ tháng 07/2011 đến tháng 06/2012.
Địa bàn nghiên cứu : các trường THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
và các tỉnh lân cận.
Giả thuyết khoa học
Dựa trên cơ sở lí luận của dạy học dự án cũng như dựa trên việc phân tích
các nội dung kiến thức cần dạy, có thể tổ chức dạy học dự án các kiến thức môn hóa
học, qua đó, không những nâng cao kết quả học tập mà còn phát huy tính tích cực,
tự chủ và bồi dưỡng năng lực hợp tác cho người học.
Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc tài liệu, phân tích, khái quát và
tổng hợp kiến thức.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Trò chuyện, phỏng vấn, quan sát.
Phương pháp chuyên gia.
Điều tra bằng phiếu câu hỏi.
Nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
Thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp toán học.
Tính các tham số thống kê.
Xử lý số liệu điều tra.
Phương tiện nghiên cứu.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Máy ảnh.
Máy quay phim.
Bộ câu hỏi điều tra.
Phòng thí nghiệm.
Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Cung cấp những đề cương dự án được thiết kế dựa trên cơ sở kết quả thăm
dò ý kiến giáo viên.
Đề tài đề xuất hướng khắc phục khó khăn của việc vận dụng dạy học dự án
vào thực tiễn giáo dục Việt Nam (mâu thuẫn giữa đòi hỏi quỹ thời gian nhiều cho
việc triển khai dự án với quy định về thời lượng hạn chế dành cho việc học tập kiến
thức môn hóa học).
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để giáo viên
hóa học triển khai nội dung dạy học dự án.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG PPDH DỰ ÁN TRONG
DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 THPT
2.1. Tổng quan về chương trình hóa học lớp 10 nâng cao [11], [12],
[13]
Môn hóa học ở trường THPT ban nâng cao cung cấp cho học sinh hệ thống
kiến thức kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực có nâng cao về hóa học và
gắn với đời sống. Nói chung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất,
những ứng dụng và những tác hại của các chất trong đời sống, sản xuất và môi
trường. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối
toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên
quan đến hóa học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy
sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.
2.1.1. Mục tiêu dạy học
2.1.1.1. Nội dung kiến thức học sinh cần nắm vững
Hóa đại cương : Bao gồm hệ thống lý thuyết chủ đạo làm cơ sở để nghiên
cứu các chất hóa học cụ thể. Thí dụ như : cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, hệ
thống tuần hoàn và định luật tuần hoàn, phản ứng oxi hóa - khử, nhiệt của phản ứng,
tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học, …
Hóa vô cơ : Vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các đối tượng cụ thể như
các nhóm nguyên tố, những nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng
quan trọng gần gũi trong thực tế đời sống, sản xuất hóa học…
2.1.1.2. Những kĩ năng cơ bản cần rèn luyện
- Phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng khoa học.
- Rèn luyện các thao tác tư duy cần thiết trong học tập Hóa học (phân tích,
tổng hợp, sơ sánh, đối chiếu, khái quát hóa, trừu tượng hóa…..) và các hình thức tư
duy (phán đoán, suy lí quy nạp và diễn dịch….). Phát huy năng lực tư duy logic và
tư duy biện chứng.
- Xây dựng cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu và óc sáng tạo.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu đối với bộ môn.
2.1.1.3. Về thái độ
Tiếp tục hình thành và phát triển ở học sinh thái độ tích cực như :
Hứng thú học tập môn hóa học.
Có ý thức vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề có liên quan
trong cuộc sống.
Có niềm tin về khả năng nhận thức của con người, về vai trò của hóa học
trong đời sống và sản xuất.
Rèn luyện các đức tính, thói quen quý báu : kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính
xác, sạch sẽ …
2.1.2. Cấu trúc và nội dung
Bảng 2.1: Cấu trúc và nội dung chương trình hóa học lớp 10 nâng cao
CHỦ ĐỀ NỘI DUNG
1. Nguyên tử
1.1. Thành phần nguyên tử. Tính chất sóng – hạt của vật chất.
1.2. Hạt nhân nguyên tử (thành phần, điện tích, số khối, nguyên tử
khối, khối lượng...).
1.3. Nguyên tố hoá học. Đồng vị. Nguyên tử khối trung bình.
1.4. Sơ lược hoá học hạt nhân.
1.5. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử - Obitan nguyên tử.
1.6. Năng lượng của electron trong nguyên tử. Cấu hình electron trong
nguyên tử.
2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học
2.1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
2.2. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố
hoá học.
HÓA
2.3. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hoá học. Định luật
tuần hoàn.
HỌC
2.4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
ĐẠI
3. Liên kết hoá học
CƯƠNG 3.1. Khái niệm về liên kết hoá học. Độ dài liên kết. Năng lượng liên
kết. Momen lưỡng cực. Lực Van der Waals.
3.2. Một số loại liên kết hoá học: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị,
liên kết cho nhận, liên kết hidro. Phương pháp cặp electron. Độ
âm điện và liên kết hoá học.
3.3. Sự lai hoá các obitan nguyên tử và hình dạng của phân tử. Sự xen
phủ obitan tạo thành liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.4. Liên kết kim loại.
3.5. Mạng lưới tinh thể phân tử, nguyên tử, ion.
4. Phản ứng hoá học
4.1. Hoá trị và số oxi hoá của các nguyên tố trong phân tử.
4.2. Phản ứng oxi hoá - khử. Phân loại phản ứng oxi hoá - khử.
4.3. Phân loại phản ứng hoá học.
5. Lý thuyết về phản ứng hoá học
5.1. Khái niệm nhiệt trong hoá học.
5.2. Chiều và giới hạn tự diễn biến của các quá trình.
5.3. Cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng. Hằng số cân bằng Kc.
5.4. Tốc độ phản ứng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng.
6. Nhóm Halogen
6.1. Khái quát về nhóm halogen.
6.2. Clo. Các hợp chất có oxi và không có oxi của clo.
6.3. Các halogen khác: Flo, Brom, Iot. Một số hợp chất có oxi và
không có oxi của brom, iot.
7. Nhóm oxi
7.1. Khái quát về nhóm oxi.
HOÁ
7.2. Oxi - Ozon - Hiđro peoxit.
7.3. Lưu huỳnh.
HỌC VÔ 7.4. Các hợp chất của lưu huỳnh:
CƠ - Đihidro sunfua và muối sunfua.
- Lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit.
- Axit sunfuric và muối sunfat.
- Sơ lược một số axit có oxi khác của lưu huỳnh.
1. Một số thao tác cơ bản trong thực hành thí nghiệm hoá học. Bảng
tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn.
2. Phản ứng oxi hoá- khử.
THỰC 3. Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học.
HÀNH 4. Tính chất của halogen.
HÓA 5. Tính chất các hợp chất của halogen. Nhận biết ion Cl-
Br-
, I-
.
HỌC 6. Tính chất của oxi, lưu huỳnh.
7. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh.
− Ôn luyện tập và chữa bài tập.
1. Bài luyện tập 1, 2, 3, 4: Nguyên tử.
2. Bài luyện tập 5, 6 : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định
ÔN TẬP,
luật tuần hoàn.
3. Bài luyện tập 7, 8, 9, 10: Liên kết hoá học.
LUYỆN 4. Bài luyện tập 11, 12, 13, 14: Phản ứng oxi hoá- khử.
TẬP 5. Bài luyện tập 15, 16, 17, 18: Lý thuyết phản ứng hoá học
6. Bài luyện tập 24, 25, 26, 27, 28, 29: Nhóm Halogen.
7. Bài luyện tập 30, 31, 32, 33, 34, 35: Nhóm Oxi.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
2.2. Những định hướng khi tổ chức dạy học dự án môn hóa học lớp
10 THPT
Dựa trên cơ sở các đặc điểm của dạy học dự án và kết quả phiếu điều tra ý
kiến của GV và HS, chúng tôi đề xuất một số quan điểm lựa chọn nội dung và
nguyên tắc khi tổ chức DHDA để việc thiết kế và tiến hành DHDA được hiệu quả
hơn.
2.2.1. Quan điểm lựa chọn nội dung DHDA
2.2.1.1. Quan điểm 1 : Các dự án phải xuất phát từ một ý tưởng hay nội
dung kiến thức nằm trong chương trình học của HS
GV phải dựa vào nội dung chương trình học của HS, lựa chọn bài phù
hợp để thiết kế dự án.
Dự án phải tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các
chuẩn học tập của HS, để từ đó HS sẽ tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức của bài học
thông qua việc thực hiện dự án.
2.2.1.2. Quan điểm 2 : Nội dung của các bài thiết kế DHDA phải có liên hệ
thực tế với môi trường và xã hội, gắn với đời sống thực của học sinh
Dự án dùng trong dạy học phải mang tính thực tế, không mang tính lí
thuyết, giáo điều.
Dự án phải gắn với đời sống thực của HS. HS có thể thể hiện việc học của
mình trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham
khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổi thông tin thông
qua công nghệ hiện đại.
DHDA không thích hợp cho những bài mang tính chất lí thuyết. Tốt nhất
là lựa chọn những nội dung về chất, về sản xuất hoá học, về ứng dụng các chất và
vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ. Những bài về cấu tạo nguyên tử, liên
kết hoá học hay đại cương về kim loại … thì không thích hợp để DHDA vì những
kiến thức trong bài mang tính chất lí thuyết nhiều hơn thực tiễn, đồng thời cũng là
những kiến thức nền tảng bắt buộc HS phải nắm vững trước khi học những kiến
thức khác.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sẽ là tốt nhất nếu thông qua dự án mà HS nắm vững hơn và biết vận dụng
kiến thức nền tảng đã được học vào những hoàn cảnh cụ thể.
2.2.1.3. Quan điểm 3 : Nội dung của các bài thiết kế DHDA phải làm cho
học sinh quan tâm, khơi gợi được hứng thú tìm tòi, sáng tạo của các em
Tìm kiếm những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung
quanh có liên quan đến nội dung bài học.
Nhìn thấy những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt, như: khủng
hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, thiên tai…
Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các
phương pháp truyền thống.
Lựa chọn các nội dung thích hợp, chỉnh sửa cho phù hợp với mục tiêu dự
án.
2.2.1.4. Quan điểm 4 : Nội dung của các bài thiết kế DHDA phải vừa sức,
phù hợp với năng lực học sinh và không tạo áp lực nặng nề về thời gian của các
em.
Một dự án được coi là hiệu quả khi nó đạt được sự cân bằng giữa khả năng
thực hiện của HS với ý đồ thiết kế của GV, chỉ rõ những công việc HS cần làm.
Dự án thực hiện không đòi hỏi quá nhiều các kĩ thuật hay phương tiện phức
tạp, tốn kém nhiều chi phí của học sinh.
Thông thường, các dự án nên yêu cầu các em thực hiện một số công việc phù
hợp với khả năng và điều kiện của mình như :
Học thông qua việc phục vụ cộng đồng: Những dự án này thường gắn với
cộng đồng địa phương và cho phép học sinh áp dụng bài học trong lớp học vào tình
huống thực tế. Ví dụ như xử lý rác thải gây ô nhiễm, cải tạo nguồn nước sạch, bảo
vệ bầu không khí trong lành ...
Mô phỏng / đóng vai: Những dự án này được thiết kế nhằm cung cấp cho
học sinh một kinh nghiệm thực tế. Học sinh sẽ vào vai một người khác, sống trong
một tình huống mô phỏng tái tạo lại thời gian và không gian nhất định. Mô phỏng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và đóng vai là cách rất hữu hiệu để phản ánh lịch sử, mang lại nhiều hiệu quả hay
tạo được sự cảm nhận tốt.
Xây dựng và thiết kế: Những dự án này dựa trên nhu cầu thực tế hay có
thể được tạo nên bởi chuỗi sự kiện đáng tin cậy. Các dự án này đòi hỏi học sinh phải
xây dựng được mô hình thực sự hay lập kế hoạch đề xuất giải pháp cho các vấn đề
thực tế.
Giải quyết vấn đề: Có một số dự án yêu cầu học sinh đề xuất giải pháp
cho các vấn đề thực tế. Các dự án này có thể gồm các chuỗi sự kiện đáng tin cậy
hay những vấn đề đang tranh cãi trên thực tế. Có thể là những vấn đề của lớp học
hay trong nhà trường như sự nóng lên của trái đất, lỗ thủng tầng ozon ...
Hợp tác trực tuyến: Những dự án này là các nhiệm vụ giáo dục thực hiện
trực tuyến. Các dự án cung cấp kinh nghiệm học tập thực tế khi hợp tác trực tuyến
với các lớp khác, các chuyên gia hay cả cộng đồng.
Tra cứu web: Đây là các hoạt động yêu cầu định hướng trong đó một số
hay tất cả các thông tin mà người học sử dụng được lấy từ nguồn Internet. Các dự
án này được thiết kế nhắm đến việc lĩnh hội và tích hợp kiến thức.
2.2.1.5. Quan điểm 5 : Các sản phẩm của dự án có thể thực hiện được và
rõ ràng
GV lựa chọn những nội dung dự án có khả năng thiết kế thành sản phẩm có
thể trưng bày, giới thiệu dưới mọi hình thức khi dự án kết thúc.
Sản phẩm thể hiện được kết quả của cả một quá trình nỗ lực, hợp tác giữa các
thành viên trong nhóm để vượt qua thách thức mà dự án đặt ra.
Sản phẩm dự án là kết tinh của kiến thức bài học liên quan đến thực tế mà
các em tự chiếm lĩnh được và các kĩ năng mà các em đã hình thành thông qua quá
trình hoạt động thực hiện dự án.
Dưới đây là một số hình thức sản phẩm thường được sử dụng trong DHDA
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 2.2. Các hình thức sản phẩm trong DHDA
Sản phẩm Các ví dụ
Báo cáo Nghiên cứu lịch sử, khoa học, các bài báo, các gợi ý chính sách.
Thiết kế xây Bài mẫu, máy móc, triển lãm, mô hình.
dựng
Bài tiểu luận Những lá thư gửi đến biên tập viên, mục bạn đọc đối với tờ báo
địa phương hay ấn bản cộng đồng, bài phê bình sách và phim,
tác phẩm truyện.
Bản thiết kế Thiết kế nhà cửa, bản thiết kế tòa nhà, trường học, phương tiện
vận chuyển khác nhau.
Trình bàyNghệ Đồ gốm, điêu khắc, thơ ca, mỹ thuật, bảng quảng cáo, hoạt
thuật hình, bích họa, nghệ thuật cắt dán ảnh, hội họa, sọan nhạc, kịch
bản.
Ấn phẩm Hướng dẫn đường đi tự nhiên, tự dẫn đường thông qua lịch sử
cộng đồng, thông báo các dịch vụ công cộng, vở đóng tập, hình
về biểu đồ, tài liệu điều tra, sách tài chính, đào tạo, sản xuất
phim hoạt hình.
Đa phương tiện Kiosk thông tin, băng video, tập san ảnh, các trang trình diễn đa
phương tiện, sách số.
Bài trình diễn Các ví dụ
Bài thuyết trình Kiến nghị có sức thuyết phục, bài thuyết trình, tranh luận truyền
cảm, bài diễn thuyết có nhiều thông tin, phân tích nghiên cứu và
kết luận, bản tin trên đài.
Kỹ năng trình bày Các quá trình và việc xây dựng trong phòng thí nghiệm khoa
học, các kĩ năng thể thao cụ thể, dạy học và cố vấn cho các em
học sinh nhỏ hơn.
Trình bày nghệ Khiêu vũ nghệ thuật, kịch, thơ văn trào phúng, đặc trưng học
thuật và sáng tạo tập, kịch, tập kịch bản, các vở kịch trên đài.
Mô phỏng Mô phỏng phiên tòa, khơi dậy các sự kiện lịch sử, đóng vai.
Sau đây là những nội dung chúng ta có thể khai thác trong chương trình hoá
học THPT. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện của nhà trường và trình độ HS, GV có thể
xây dựng những dự án phù hợp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bảng 2.3. Những nội dung có thể dạy bằng PPDHDA
STT DỰ ÁN TIỂU DỰ ÁN
Lớp 10
Các nguyên tố phóng xạ.
Nguyên tử
1
Quang phổ.
Nhà máy điện hạt nhân – tương lai và thách thức.
Lịch sử bảng tuần hoàn.
Tầng ozon.
Ô nhiễm không khí
2
Oxi - ozon và sức khoẻ.
Các oxit của lưu huỳnh.
Nguồn gây ô nhiễm không khí.
Axit sunfuric
Vai trò của axit sunfuric.
3 Dây chuyền sản xuất axit sunfuric.
An toàn trong vận chuyển và sử dụng axit.
Lớp 11
Công dụng của phân bón hoá học.
Phân bón hoá học
1
Nguyên nhân đất bạc màu và chai cứng.
Phân bón hoá học.
Sử dụng phân bón hoá học cho cây trồng.
Phân đạm.
Nitơ và hợp chất
2
Axit nitric và muối nitrat.
Các oxit nitơ và ô nhiễm không khí.
Protein.
Rượu và các vấn đề xã
Ảnh hưởng của rượu bia đến sức khoẻ.
Văn hoá rượu Việt Nam.
3 hội
Dây chuyền sản xuất rượu.
Xăng etanol và vấn đề lương thực.
Dầu mỏ
Sản phẩm từ dầu mỏ.
4 Chiến tranh và dầu mỏ.
Bản đồ dầu mỏ thế giới.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Sự tràn dầu trên biển và hậu quả.
Hidrocacbon thơm: benzen, ankylbenzen, naphtalen.
Hoá học hữu cơ
5
Hidrocacbon không no: Pheromon, terpen.
Hidrocacbon có nhóm chức: Este, Ancol, Andehit
thơm, Menton thơm.
Màu xanh lá.
Hoá học và màu sắc
Màu đỏ.
6 Màu cam – vàng.
Màu xanh dương – đen.
Màu tím.
Giấm ăn.
Sản xuất
7
Sữa chua.
Rượu.
Nến thơm.
Lớp 12
Bữa sáng quan trọng như thế nào?
Thực phẩm cho người béo phì.
Thực phẩm
1
Vitamin và sức khoẻ.
Thực phẩm và tuổi thọ.
Sữa chua.
Giấm.
Polime
Qui trình xử lí rác polime.
2 Sản xuất chai nhựa.
Đồ gia dụng.
Năng lượng
Chế tạo pin từ khoai tây.
3 Sản xuất thuốc tẩy từ nước biển.
Những nguồn năng lượng mới.
2.2.2. Nguyên tắc khi tổ chức dạy học dự án
Nguyên tắc 1 : Nội dung dự án phù hợp với mục tiêu dạy học và gắn liền
với thực tiễn cuộc sống
Các bài để thiết kế dự án phải nằm trong nội dung chương trình.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phải có liên hệ với thực tế, môi trường xã hội.
Làm cho học sinh quan tâm, khơi gợi được hứng thú của các em.
Phải vừa sức, phù hợp với năng lực học sinh và không tạo áp lực nặng nề
về thời gian của các em.
Các sản phẩm của dự án có thể thực hiện được và rõ ràng.
Các dự án thường tập trung ở các lĩnh vực như :
Các dự án liên quan đến các ứng dụng của nội dung học trong kĩ thuật và
đời sống (các sản phẩm kĩ thuật thông dụng như: động cơ, máy phát điện, thiết bị
điện gia dụng, các máy móc, công cụ lao động, các phương tiện thông tin liên lạc,
nghe nhìn..).
Các dự án có tính chất tạo mối quan hệ liên môn như sử dụng vật liệu
(hóa, lí, công nghệ), các phương tiện kĩ thuật dùng trong ngành y, sinh, môi
trường...
Các dự án có tầm vóc thời đại mang tính liên môn cao có thể thực hiện
chung với các môn học khác như: an toàn phóng xạ, chế ngự thiên tai, ngăn ngừa
thảm hoạ, xử lí môi trường...
Nguyên tắc 2 : Học sinh là trung tâm của quá trình học tập, chủ động lĩnh
hội tiếp thu tri thức và phát huy khả năng sáng tạo của mình
Trong cách học truyền thống, HS chỉ là người tiếp thu kiến thức một cách thụ
động. Tuy nhiên đối với PPDHDA, vai trò của HS có sự thay đổi rõ rệt. HS sẽ là
người chủ động trong mọi hoạt động của dự án. Để đảm bảo tốt nguyên tắc này, HS
cần phải thực hiện một số yêu cầu sau:
HS sẽ quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và các hoạt
động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó. Từ bỏ thói quen lười hoạt động,
lười suy nghĩ của mình.
HS giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kỹ năng của người
lớn thông qua làm việc theo nhóm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau
đó, rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của chính các
em.
Bám sát với mục tiêu dự án và các tiêu chí đánh giá mà GV đã thống nhất
đưa ra.
Tự tin, mạnh dạn thể hiện suy nghĩ và những ý tưởng sáng tạo của mình,
vượt qua những sự lo lắng, sợ sệt khi nghĩ mình nói sai. HS nên nhìn nhận vấn đề ở
nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.
Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có thể
trình bày, bảo vệ sản phẩm đó.
HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự
án.
Cuối cùng, bản thân học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên
những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức
trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó.
Nguyên tắc 3 : GV phải là người hướng dẫn và hỗ trợ cho quá trình tiến
hành dự án của HS
Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, là
chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong phương pháp DHDA,
GV là chỉ là người hướng dẫn (guide) và tham vấn (advise) chứ không phải là “cầm
tay chỉ việc” cho HS của mình. Để thực hiện nguyên tắc trên, GV cần tiến hành
những công việc sau :
Chuẩn bị và lên kế hoạch một cách chu đáo. Lựa chọn thời gian thích hợp
để tiến hành PPDHDA.
Lựa chọn nội dung để thiết kế dự án cho phù hợp. GV không dạy nội
dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới
các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung
học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội
dung cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh)…
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Xây dựng mục tiêu dự án rõ ràng, để HS lấy đó làm định hướng tiến hành
dự án.
Xây dựng bộ câu hỏi định hướng đầy đủ và logic.
Xây dựng được kế hoạch đánh giá hợp lý với các tiêu chí đánh giá cụ thể,
công bằng.
Chuẩn bị nguồn tài nguyên tư liệu để cung cấp cho HS.
Luôn giữ vai trò là người hướng dẫn, chủ động giải quyết các vấn đề khó
khăn mà HS gặp phải.
Luôn lắng nghe các ý kiến mới của HS, khuyến khích các em suy nghĩ
theo hướng mới, làm cái mới.
Không can thiệp và ép buộc học sinh thực hiện các công việc theo ý kiến
chủ quan của mình.
GV cần có sự tuyên truyền, thông báo rộng rãi đồng thời phải chuẩn bị
đầy đủ cơ sở vật chất, kinh phí cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ của HS và của đồng
nghiệp.
GV cần tôn trọng kế hoạch đã xây dựng và sự hợp tác giữa các cá nhân
HS nhằm tạo ra một cộng đồng trong đó trung tâm là việc học tập. GV cần tạo thuận
lợi cho sự trao đổi thường xuyên và cởi mở giữa các thành viên, cho sự tìm kiếm
thông tin từ các nguồn tài liệu. GV luôn phải tự mình trả lời các câu hỏi:
Hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin như thế nào?
Làm thế nào để giúp HS phân tích, so sánh và hiểu được thông tin thu
được?
Hướng dẫn HS lựa chọn thông tin như thế nào?
Làm thế nào giúp HS thiết lập mối liên hệ giữa các thông tin tìm được?
Giúp HS tổ chức sắp xếp các thông tin như thế nào?
Nguyên tắc 4 : Bộ câu hỏi định hướng bám sát nội dung bài học, kích
thích hứng thú cho HS và đáp ứng được mục tiêu của bài học
Bộ câu hỏi định hướng có vai trò rất quan trọng trong DHDA. Nó không chỉ
định hướng, khuyến khích học sinh học tập đúng đắn mà thông qua bộ câu hỏi định
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hướng, học sinh còn hứng thú hơn, dường như trở thành những người học tự định
hướng, giúp học sinh nhìn thấy mối liên hệ giữa kiến thức đang học với thế giới của
mình.
Một bộ câu hỏi định hướng bao gồm một câu hỏi khái quát, nhiều hơn một
câu hỏi bài học và các câu hỏi nội dung với các đặc điểm như sau:
• Câu hỏi khái quát là những câu hỏi mở, có phạm vi rộng gồm các đặc
điểm:
Nhắm đến những khái niệm lớn và lâu dài.
Có sức thu hút và có ý nghĩa.
Kích thích sự khám phá.
Đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao.
Có nhiều câu trả lời .
Thường có tính chất liên môn và giúp học sinh nhìn thấy mối liên quan
giữa các môn học với nhau.
Câu hỏi bài học cũng là những câu hỏi mở có các đặc điểm:
Liên hệ trực tiếp với dự án hoặc bài học cụ thể.
Dựa trên các mục tiêu học tập.
Đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao.
Giúp học sinh tự xây dựng câu trả lời và hiểu biết của bản thân từ thông tin
mà chính các em thu thập được.
Giúp cho việc trả lời câu hỏi khái quát.
Câu hỏi nội dung là những câu hỏi đóng có các đặc điểm:
Các câu trả lời “đúng” được xác định rõ ràng.
Trực tiếp hỗ trợ việc dạy và học các kiến thức cụ thể.
Thường có liên quan đến các định nghĩa hoặc yêu cầu nhớ lại thông tin
(như các câu hỏi kiểm tra thông thường).
Giúp trả lời các câu hỏi bài học.
Một số gợi ý khi xây dựng bộ câu hỏi định hướng [24]
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Không lo ngại về cách thức và ngôn ngữ câu hỏi, chú trọng vào cách tư duy
tập thể.
Suy nghĩ về các câu hỏi học sinh sẽ hỏi khi dạy và chú trọng vào việc làm
sao để cuốn hút học sinh.
Tìm xem điều gì làm cho HS ghi nhớ từ bài học này trong vòng năm năm
nữa.
GV có thể viết câu hỏi như một mệnh đề trước, sau đó phát triển thành câu
hỏi.
Nếu cần, trước hết hãy viết câu hỏi bằng ngôn ngữ “người lớn” để diễn đạt
được nội dung chính, sau đó viết lại bằng ngôn ngữ “học trò”.
Đảm bảo rằng câu hỏi khái quát và các câu hỏi bài học có nhiều hơn một
câu trả lời hiển nhiên “đúng” - nhằm phát triển kỹ năng tư duy mức cao.
Luôn hỏi lại khi học sinh hỏi.
Nguyên tắc 5 : Hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng, chính xác và công bằng
Tiêu chí đánh giá giữ một vai trò quan trọng trong dự án. Nó là thước đó cho
những nỗ lực của HS trong quá trình hình thành sản phẩm dự án. Một khí có được
tiêu chí đánh giá phù hợp, công bằng, HS mới nhận thức được những cố gắng của
mình sẽ được nhìn nhận xứng đáng, tích cực.
Các tiêu chí đánh giá phải đảm bảo những yêu cầu sau:
Nội dung đánh giá phù hợp với sản phẩm của dự án. Ví dụ : đánh giá về
bài trình chiếu, đánh giá publisher, đánh giá bài thuyết trình ...
Mức độ đánh giá phù hợp với năng lực và trình độ của HS.
Các tiêu chí đánh giá phải được thông qua và thống nhất của toàn thể HS
và GV để đảm bảo tính công bằng.
Nguyên tắc 6 : Tổ chức làm việc nhóm có hiệu quả
Để làm việc nhóm hiệu quả đầu tiên cần phải phân chia nhóm hợp lý.
Về cách chia nhóm:
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ngay từ khâu chia nhóm GV cũng nên để ý đến tính công bằng cho các
nhóm. Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có ưu và nhược điểm riêng.
Tùy theo điều kiện cụ thể mà GV áp dụng cách này hay cách khác cho phù hợp.
Cách 1: Căn cứ vào vị trí chỗ ngồi trong lớp.
Cách 2: Chia nhóm ngẫu nhiên theo danh sách lớp.
Cách 3: Chia nhóm bạn thân.
Cách 4: Chia nhóm thông qua điều tra về trình độ HS, tỉ lệ nam nữ, khả
năng sử dụng công nghệ thông tin, đảm bảo trong mỗi nhóm HS có HS khá, giỏi,
thành thạo vi tính và khai thác tốt thông tin trên mạng Internet.
Về tổ chức thực hiện hoạt động nhóm:
Sau khi chia nhóm, GV yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng có
nhiệm vụ điều hành nhóm trong suốt quá trình làm việc và một thư ký để ghi chép
lại những hoạt động và những ý kiến thống nhất của nhóm.
Những kĩ thuật cơ bản của làm việc nhóm mà GV cần rèn luyện cho HS
trong quá trình thực hiện dự án là:
Thiết lập mục tiêu hoạt động nhóm. Nhóm trưởng phải nêu ra được
mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm để mỗi thành viên trong nhóm nhận
thức được vai trò của mình đối với nhóm.
Thiết kế nhiệm vụ học tập nhóm.
Thiết kế nhóm học tập (bao gồm hình thành nhóm, các loại nhóm và
cấu trúc nhóm, xác định qui mô nhóm).
Thiết lập, duy trì, kiểm soát các mối quan hệ tương tác trong nhóm.
Tổ chức, hướng dẫn và quản lí, đánh giá hoạt động học theo nhóm.
Các thành viên trong nhóm phải chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong
công việc, cần tích cực lắng nghe và phên bình mang tính xây dựng.
Nguyên tắc 7 : Sử dụng đánh giá từng phần và đánh giá tổng thể trong lớp
học
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Các đánh giá thường xuyên diễn ra trước và trong khi triển khai bài dạy được
gọi là đánh giá từng phần. GV sử dụng thông tin từ các bảng đánh giá này để điều
chỉnh cách hướng dẫn và giúp cho HS luôn theo sát với dự án.
Bốn mục đích của đánh giá từng phần:
Tìm hiểu nhu cầu HS: Điều này quan trọng vì HS luôn đến với các đề tài
mới bằng sự đa dạng về trải nghiệm, khả năng và mối quan tâm. Đánh giá và hiểu rõ
kiến thức có sẵn của HS sẽ giúp cho GV thiết kế PP hướng dẫn để khắc phục các
nhận thức sai lệch, khai thác được những trải nghiệm có liên quan đến bài dạy.
Khuyến khích tự định hướng và hợp tác: điều này quan trọng vì một trong
những mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người có khả năng tự học và hợp tác
tốt với người khác. Các kĩ năng này đặc biệt được quan tâm trong thế kỉ 21. Đánh
giá các kĩ năng tự định hướng và hợp tác sẽ giúp người học lập kế hoạch và thực
hiện một cách có hiệu quả và tự giác việc học tập của mình.
Giám sát tiến độ: Khi tiến độ thực hiện của HS được liên kết với thời gian
biểu và phản hồi cụ thể, HS sẽ chủ động hơn trong quá trình học tập của mình. Kết
quả từ việc giám sát tiến độ sẽ giúp HS xác định rõ các điểm yếu và phát huy các
điểm mạnh của mình.
Kiểm tra mức độ hiểu biết và thúc đẩy khả năng nhận thức: Các biện
pháp đánh giá về mức độ hiểu biết sẽ giúp HS suy nghĩ về khả năng tư duy của
chính các em.
Đánh giá tổng thể: Là đánh giá được thực hiện vào cuối mỗi dự án, đánh giá
cuối cùng về sản phẩm hoặc hoạt động. GV có thể tìm thấy những điểm còn yếu để
trình bày kĩ hơn trong các bài dạy khác. HS có thể nhận ra những điều còn khó hiểu
để cố gắng tìm ra câu trả lời trong tương lai.
Đánh giá tổng thể bao gồm việc đánh giá:
Các tiêu chí cụ thể về nội dung
Các tiêu chí về các kĩ năng thiết yếu và kĩ năng tư duy bậc cao
Các tiêu chí cụ thể về chất lượng được thể hiện ở sản phẩm.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Với các công cụ đánh giá có thể dùng : Bảng kiểm mục, bảng tiêu chí, biểu
điểm, đặt câu hỏi, phản hồi nhanh, bảng biểu, đồ họa,…
Việc đánh giá tổng thể này có thể áp dụng cho mỗi cá nhân HS, các nhóm
HS hay toàn lớp học với các hình thức: HS tự đánh giá, HS trong nhóm đánh giá
lẫn nhau (đánh giá đồng đẳng), HS đánh giá các nhóm, GV đánh giá các nhóm và
đánh giá toàn lớp.
Nguyên tắc 8 : Công nghệ giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của
dự án
Mặc dù công nghệ không phải là vấn đề cốt yếu đối với phương pháp DHDA
nhưng nó có thể nâng cao kinh nghiệm học tập và đem lại cho học sinh cơ hội để
hòa nhập với thế giới bên ngoài, tìm thấy các nguồn tài nguyên và tạo ra sản phẩm.
GV cần bố trí một địa điểm thích hợp có đầy đủ các phương tiện để học sinh
trình bày sản phẩm của mình như : máy tính, máy chiếu ...
HS có thể phối hợp với thư viện của trường hoặc GV để mượn các thiết bị
như máy chụp ảnh, máy quay phim ... phục vụ cho các hoạt động của dự án.
Nguyên tắc 9 : Quản lí thời gian và tổ chức công việc khoa học, hợp lí
Lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành DHDA. Không nên để thời gian
thực hiện dự án gần với ngày thi học kì sẽ khiến học sinh lo ôn thi mà không tập
trung vào thực hiện dự án.
Phân bố thời gian thực hiện cho mỗi giai đoạn tiến hành dự án một cách hợp
lí. Phải có thời gian biểu rõ ràng và làm việc một cách khoa học để không mất nhiều
thời gian khi thực hiện một khối lượng công việc khá lớn.
GV có thể tận dụng những giờ giải lao của HS để trao đổi thông tin và giúp
các em giải quyết khó khăn trong suốt quá trình thực hiện dự án.
2.3. Các nội dung cần thực hiện cho một dự án
2.3.1. Xác định mục tiêu của dự án
Xuất phát từ nội dung học tập, giáo viên phải đưa ra được một chủ đề với
những gợi ý hấp dẫn, kích thích học sinh tham gia thực hiện. Chủ đề đưa ra phải gắn
với thực tiễn cuộc sống thực, học sinh có thể làm việc độc lập để hình thành
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
kiến thức và cho ra những kết quả thực tế, thông qua việc thực hiện dự án học sinh
hình thành kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
2.3.2. Đề cương dự án
Thiết kế ý tưởng dự án: Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải
giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học, dự án phải là vấn đề hướng đến
thế giới thực, phát sinh nhiều giả thuyết, cần sự nỗ lực giải quyết của nhiều người,
phù hợp với mục tiêu học tập và được xây dựng dựa trên những kiến thức và kinh
nghiệm sẵn có, thúc đẩy sự phát triển và khả năng nhận thức của học sinh. Khi thiết
kế ý tưởng dự án nên chú ý đến các chủ đề thực tế và các vấn đề mà học sinh thực
sự muốn tìm hiểu.
Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: Là một hệ thống những câu hỏi do giáo
viên đưa ra nhằm mục đích định hướng cho dạy học một nhóm kiến thức thuộc một
số bài học, bộ câu hỏi định hướng là sự thể hiện cụ thể và sinh động mục tiêu dạy
học: các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thái độ, . . . Cần suy nghĩ về các câu hỏi học
sinh sẽ hỏi khi triển khai dự án và chú trọng vào việc làm sao để cuốn hút học sinh,
câu hỏi tạo ra sự gợi mở, sự gợi mở này sẽ khiến cho hoạt động học tập trở nên khó
đoán trước, vốn là một đặc trưng cơ bản của việc học theo dự án.
2.3.3. Triển khai dự án
Tiến hành các công việc đã liệt kê trong kế hoạch thực hiện cho từng dự án
Mỗi dự án học tập bao gồm:
Bảng 2.4. Kế hoạch thực hiện một dự án
STT Nội dung Miêu tả
1 Thời gian dự án Miêu tả số giờ học cần thiết để hoàn thành dự án.
Thể hiện rõ những mục tiêu học tập mà HS cần phải
2 Mục tiêu dự án
đạt được trong quá trình thực hiện dự án, từ đó cho
phép GV xem xét khả năng của HS để tạo ra những
điều chỉnh cần thiết.
3
Bộ câu hỏi định Bộ câu hỏi định hướng giúp HS hiểu rõ bản chất
hướng vấn đề, hình dung ra dự án và tạo mối quan hệ giữa
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
HS và nội dung kiến thức.
Mỗi dự án đưa ra một vấn đề cần được giải quyết để
4
Bài tập dự án đưa đến một kết quả. Nhờ đó HS xác định được vai
dành cho HS trò của mình, nhiệm vụ của mình và sản phẩm phải
đạt được trong dự án.
5 Chi tiết dự án
Đưa ra những thông tin chung về dự án, bao gồm
những chi tiết giúp tạo ra các bước liên kết.
Yêu cầu tiên quyết
Bao gồm danh sách các kĩ năng tiên quyết được
6 cung cấp nhằm xem xét trước những kĩ năng mà HS
đối với HS
sẽ sử dụng trong dự án.
- Liệt kê những phần mềm cụ thể và xác định những
7
Công nghệ trong thông tin cần thiết trên Internet.
lớp học - Giúp HS chuẩn bị máy cho lớp học, cài đặt phần
mềm và tài liệu phù hợp.
8
Các trang web gợi Bao gồm những đường dẫn về website có liên quan
ý đến dự án.
Bao gồm sách giáo khoa, báo, tạp chí, băng hình,
các nguồn tài liệu mà HS sẽ phải tiếp cận thông qua
9 Tài liệu tham khảo các bài giảng… được dùng làm cơ sở giúp GV tập
hợp những tài liệu cần thiết khi GV chuẩn bị cho dự
án.
Nêu chi tiết hoạt động của dự án, bắt đầu bằng bài
Các bước thực
giảng mở đầu, những phương hướng đề xuất, trình
10 tự tạo nhóm và những phương hướng gợi ý để dẫn
hiện trong lớp học dắt HS trong suốt dự án. Bên cạnh đó còn có bảng
mô tả sản phẩm cuối cùng mà HS hướng tới.
Cách học dựa trên dự án yêu cầu phải có những kĩ
11 Ý kiến đánh giá thuật đánh giá xác thực và chi tiết. Cần cung cấp các
phương pháp đánh giá cùng với các quy chuẩn đánh
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
giá mẫu được cho phép đánh giá dễ dàng và hiệu
quả công việc của HS
2.3.4. Soạn thảo công cụ đánh giá
Trước khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, GV và HS cùng thống nhất xây
dựng các tiêu chí đánh giá. GV và HS sẽ sử dụng các tiêu chí này để đánh giá các
quá trình thực hiện cũng như sản phẩm cuối cùng trong suốt quá trình DH. GV phát
cho HS các bảng tiêu chí đánh giá trước khi HS thực hiện dự án để HS không sa đà
vào các kĩ năng công nghệ thông tin mà sao nhãng nội dung và mục tiêu cần phải
đạt của dự án.
Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sử dụng tự đánh giá, đánh giá
đồng đẳng để đánh giá quá trình học tập của HS và đánh giá tổng kết kết quả học
tập của HS.
Các bảng tiêu chí và các mẫu phiếu đánh giá cụ thể như sau:
Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm
(Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm)
Tiêu chí
2 điểm 1,5 điểm 1 điểm
0,5 điểm
Cần điều
Tốt khá Tạm được chỉnh
Tham gia đầy
Tham gia nhưng
Tham gia
nhưng thực
1. Sự Tham gia đầy đủ đủ, chăm chỉ,
thường lãng phí hiện những
tham và chăm chỉ làm làm việc trên lớp thời gian và ít công việc
gia việc trên lớp. hầu hết thời
khi làm việc. không liên
gian.
quan.
2. Sự
Lắng nghe cẩn Thường lắng Đôi khi không Không lắng
thận các ý kiến nghe cẩn thận lắng nghe các ý nghe ý kiến
lắng
của những người các ý kiến của kiến của những của những
nghe khác. người khác. người khác. người khác.
Đưa ra sự phản Đưa ra sự phản
Đưa ra sự phản
3. Sự hồi có tính xây Đưa ra sự phản
hồi chi tiết có hồi có tính xây
phản dựng nhưng lời hồi không có
tính xây dựng dựng khi cần
hồi chú thích chưa ích.
khi cần thiết. thiết.
thích hợp.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
4. Sự
Tôn trọng những Thường tôn Thường tôn Không tôn
thành viên khác trọng những trọng những trọng những
hợp tác và chia sẻ công thành viên khác thành viên khác thành viên
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
việc một cách và chia sẻ công và không chia khác và không
công bằng. việc một cách sẻ công việc chia sẻ công
công bằng. một cách công việc một cách
bằng. công bằng.
Thường hoàn
Không hoàn
Không hoàn
thành nhiệm vụ
thành công việc
5. Sự Hoàn thành thành nhiệm vụ được giao đúng
được giao đúng
sắp xếp công việc được được giao đúng thời gian và
thời gian, không
thời giao đúng thời làm đình trệ tiến thời gian và làm thường xuyên
gian gian.
triển công việc đình trệ công buộc nhóm
việc của nhóm. phải điều chỉnh
của nhóm.
hoặc thay đổi.
Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá bài trình chiếu
(Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm)
Tiêu
2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm
chí
Đảm bảo tính
Đảm bảo tính Đảm bảo tính Nội dung chưa
chính xác, hệ
chính xác, vận chính xác, việc chính xác,
thống, vận dụng
dụng được kiến vận dụng kiến không vận
1. Nội được kiến thức cơ thức cơ bản, thức cơ bản dụng được kiến
dung bản và khai thác
khai thác được chưa đầy đủ, thức cơ bản,
được từ nhiều
từ nhiều nguồn thông tin còn sơ thông tin còn
nguồn thông tin
thông tin. sài. sơ sài.
khác nhau.
- Các tranh ảnh sử - Các tranh ảnh - Nhiều tranh - Không có
dụng đúng mục
được sử dụng ảnh sử dụng tranh ảnh minh
đích và lựa chọn
đúng mục đích, không chính họa, font chữ
kĩ càng, font chữ,
2. font chữ khá rõ xác, có một số khó đọc.
màu chữ, cỡ chữ
Hình ràng. font chữ khó
hợp lí.
- Cấu trúc slide
thức - Các slide dễ đọc.
- Các slide dễ
hiểu, sắp xếp - Các slide dễ không rõ ràng,
hiểu, được sắp
hợp lí, không hiểu, không quá sắp xếp không
xếp hợp lí, làm
quá tải. tải. hợp lí.
nổi bật nội dung.
3. Sử
Khai thác được Không khai thác
dụng Khai thác được Dùng sai
công
nhiều tính năng
một số ít tính được các tính
chương trình
nghệ năng của năng của
của chương trình. và ứng dụng.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
thông chương trình. chương trình.
tin
4. Làm - Có bằng chứng - Có bằng chứng - Có bằng - Chưa có bằng
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
việc làm việc nhóm làm việc nhóm chứng làm việc chứng làm việc
nhóm chặt chẽ. chặt chẽ. theo nhóm. theo nhóm.
- Các thành viên - Phân công và - Có phân công - Phân công
phân công và chia chia sẻ công nhưng hiệu quả không rõ ràng
sẻ công việc rõ việc tương đối công việc chưa và chưa đạt
ràng. rõ ràng. cao. hiệu quả.
5. - Thuyết trình rõ - Giọng thuyết - Giọng thuyết - Giọng thuyết
Trình ràng, trình bày trình rõ ràng, trình hơi khó trình khó nghe,
bày sáng tạo. mạch lạc. nghe. khó hiểu.
bài - Trả lời tốt các - Trả lời khá tốt - Trả lời được - Không trả lời
thuyết câu hỏi khi thảo các câu hỏi khi các câu hỏi khi được các câu
trình luận. thảo luận. thảo luận. hỏi thảo luận.
Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá ấn phẩm của dự án
(Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm)
Tiêu
2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm
chí
- Thể hiện được - Thể hiện được
- Một số thông tin
- Không thể hiện
còn thiếu chính
nội dung kiến nội dung kiến được nội dung
xác.
thức cơ bản, thức cơ bản, kiến thức cơ
1. Nội thông tin chính thông tin chính bản, thông tin
dung xác, có chọn lọc. xác.
- Giữa tiêu đề với
thiếu chính xác.
- Đảm bảo thống - Đảm bảo thống - Giữa tiêu đè và
nội dung còn một
nhất giữa tiêu đề nhất giữa tiêu đề nọi dung không
số điểm không
với nội dung. với nội dung. thống nhất.
thống nhất.
- Các hình ảnh
- Các hình ảnh - Các hình ảnh - Không có hình
minh họa được sử
dụng đúng mục minh họa được sử minh họa không ảnh minh họa,
dụng đúng mục đúng chỗ, không rõ font chữ, cỡ chữ
đích, font chữ, cỡ
đích, font chữ, cỡ mục đích, font chữ, và màu chữ hợp
chữ và màu chữ
2. Hình chữ và màu chữ cỡ chữ, và màu chữ lí.
hợp lí.
thức
- Các trang được hợp lí. hợp lí.
- Các trang được - Các trang sắp xếp - Các trang
sắp xếp hợp lí,
sắp xếp hợp lí, số hợp lí, tuy nhiên có không hợp lí,
làm nổi bật nội
lượng các trang một số trang quá không rõ ràng,
dung, không quá
không quá tải. tải. quá tải.
tải.
- Có bằng chứng
- Có bằng chứng
- Có bằng chứng - Chưa có bằng
làm việc nhóm làm việc nhóm. chứng làm việc
làm việc nhóm
3. Làm chặt chẽ. nhóm.
khá chặt chẽ.
việc - Các thành viên - Các thành viên - Phân công và
- Phân công và
nhóm phân công và chia tham gia nhưng chia sẻ công
chia sẻ công việc
sẻ công việc rõ tương đối rõ ràng. hiệu quả công việc việc không rõ
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ràng. chưa cao. ràng và không
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đạt hiệu quả.
4. Sử
Khai thác được
dụng
Khai thác được Không khai thác Dùng sai
công một số ít tính
nhiều tính năng được các tính năng chương trình và
nghệ năng của chương
của chương trình. của chương trình. ứng dụng.
thông trình.
tin
- Thuyết trình rõ - Giọng thuyết
- Giọng thuyết
- Giọng thuyết
5. Giới ràng, trình bày trình rõ ràng, trình khó nghe,
trình hơi khó nghe.
thiệu sáng tạo. mạch lạc. khó hiểu.
- Trả lời được các
ấn - Trả lời tốt các - Trả lời khá tốt - Không trả lời
câu hỏi khi thảo
phẩm câu hỏi khi thảo các câu hỏi khi được các câu hỏi
luận.
luận. thảo luận. thảo luận.
Bảng 2.8. Tiêu chí đánh giá các sản phẩm thật của dự án
(Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm)
Tiêu chí 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm0,5 điểm
Chất lượng sản phẩm
Công dụng thực tế
Sử dụng vật liệu
Làm việc nhóm
Giới thiệu sản phẩm
Bảng 2.9. Tiêu chí đánh giá trang web
(Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm)
Tiêu
2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm
chí
Thông tin trên Thông tin trang Vài thông tin Thông tin trên
1. Nội trang web chính web chính xác, trang web chưa trang web không
dung xác, có nội dung nội dung tương chính xác, nội chíng xác, nội
phong phú. đối phong phú. dung phong phú. dung quá sơ sài.
- Các trang web - Các trang web - Các trang web - Màu chữ, khổ
dễ đọc, dễ nhìn, dễ đọc, màu dễ đọc, màu chữ, chữ, kiểu chữ
màu chữ, khổ chữ, khổ chữ, khổ chữ, kiểu chữ không hợp lí.
2.
chữ, kiểu chữ kiểu chữ tương tương đối hợp lí.
hợp lí. đối hợp lí.
Hình
- Âm thanh, - Âm thanh, hình - Âm thanh, hình
thức hình ảnh có chất - Âm thanh, ảnh có chất lượng ảnh có chất
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
lượng tốt, dung hình ảnh có chất nhưng dung lượng không tốt
lượng không lượng tốt và lượng lớn làm và làm chậm tốc
quá lớn, không không làm chậm chậm tốc độ độ chuyển tải
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
làm chậm tốc độ tốc độ chuyển chuyển tải của của trang.
chuyển tải của tải của trang. trang.
trang
3. Sử
Khai thác được Khai thác được Không khai thác
dụng
Dùng sai chương
công nhiều tính năng một số ít tính được các tính
trình và ứng
nghệ của chương năng của năng của chương
dụng.
thông trình. chương trình. trình.
tin
- Có bằng chứng - Có bằng chứng
- Có bằng chứng
- Chưa có bằng
làm việc theo
làm việc nhóm
làm việc nhóm nhóm. chứng làm việc
4. Làm chặt chẽ. nhóm.
chặt chẽ. - Các thành viên
việc - Các thành viên - Phân công và
- Phân công và tham gia nhưng
nhóm phân công và
chia sẻ công hiệu quả công chia sẻ công việc
chia sẻ công không rõ ràng và
việc khá rõ ràng. việc chưa cao.
việc rõ ràng. không hiệu quả.
- Thuyết trình rõ - Giọng thuyết
- Giọng thuyết
- Giọng thuyết
trình hơi khó
5. Giới ràng, trình bày trình rõ ràng, trình khó nghe,
nghe.
thiệu sáng tạo. mạch lạc. khó hiểu.
trang - Trả lời tốt các - Trả lời khá tốt - Trả lời được các - Không trả lời
web câu hỏi khi thảo các câu hỏi khi
câu hỏi khi thảo được các câu hỏi
luận. thảo luận. thảo luận.
luận.
Bảng 2.10. Tiêu chí đánh giá publisher
Tốt Khá Trung bình Kém
- Nội dung thể
- Nội dung thể - Hiểu nhưng
hiện được khả
hiện được khả chưa làm nổi
năng hiểu rõ bài
năng hiểu bài bật rõ, đôi khi
học.
- Hiểu rất ít
học. xa rời nội
- Trình bày được - Trình bày dung bài học. nội dung bài
những ứng dụng
được ví dụ - Có ví dụ học.
hay ví dụ cụ thể
minh họa thực tế minh - Không tìm
Nội dung về việc vận dụng trong thực tế, họa kiến thức thấy ví dụ hay
kiến thức bài học có vận dụng bài học nhưng ứng dụng.
trong các lĩnh
kiến thức còn ít, sơ sài. - Đơn điệu,
vực khác nhau
trong bài. - Thiếu tính nhằm chán.
của cuộc sống
- Thu hút sự lôi cuốn, hấp
một cách phong
quan tâm của dẫn người
phú và đa dạng.
người đọc. đọc.
- Tạo được sự
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
quan tâm, ý thức
bảo vệ rừng của
người đọc.
- Trình bày hợp
- Trình bày
- Trình bày
thiếu logic, - Trình bày
lí và hấp dẫn. nhiều chỗ lộn xộn.
- Các đề mục, khá logic. rườm rà, lộn - Các đề mục,
hình ảnh được bố - Các đề mục, xộn. hình ảnh
trí một cách hợp mẫu tin, hình - Các đề mục, chồng chéo,
lý, đẹp mắt, làm ảnh sắp xếp hình ảnh sắp che khuất
nổi bật được nội hợp lý, bổ xếp hợp lý, bổ nhau.
dung. sung cho nội sung cho nội - Phông chữ
Thiết kế và
dung. dung. và cỡ chữ
- Phông chữ và - Phông chữ - Phông chữ không phù
trình bày kích thước được và cỡ chữ dễ và cỡ chữ hợp khó đọc,
lựa chọn phù đọc. không phù một số đọc
hợp, cân đối. hợp, nhiều chỗ không được.
khó đọc.
Hình ảnh được
Ít hình ảnh
Không có
lựa chọn kỹ Hình ảnh được hoặc có rất ít
lưỡng, màu sắc lựa chọn phù hoặc hình ảnh hình ảnh.
Hình ảnh hài hòa, góp hợp và bổ không phù Hình ảnh hoàn
phần chuyển tải sung cho nội hợp với nội toàn không
nội dung và làm dung. dung. phù hợp với
nổi bật bản tin. nội dung.
Bảng 2.11. Bảng cho điểm publisher của học sinh
Đánh giá
Đánh giá
Thang của các
của giáo
điểm nhóm
viên
cùng lớp
Nội dung 60
- Nội dung có liên quan trực tiếp hoặc
15
gián tiếp đến kiến thức bài học.
- Đưa ra “sự lựa chọn” cho người đọc.
15
Thiết kế, trình bày 20
Tiêu đề đẹp mắt, nổi bật 5
Kiểu chữ, cỡ chữ đẹp, dễ đọc. 5
Bố trí hợp lý và kết cấu cân đối giữa các
10
tiêu đề, các thư mục, mẩu tin, hình ảnh…
Hình ảnh 20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Phù hợp và làm nổi bật nội dung 5
Rõ, đẹp 15
Ngôn ngữ 10
Không sai chính tả 5
Từ ngữ dễ hiểu, chọn lọc. Diễn đạt trôi
5
chảy, súc tích.
Tổng điểm 100
Xếp loại
Bảng 2.12. Tiêu chí đánh giá sự hợp tác
Tốt Khá Trung bình Kém
Tôi luôn đóng góp Tôi đóng góp Thỉnh thoảng Tôi quyết định
tích cực vào nhóm cho nhóm tôi cần sự không tham
bằng cách tham bằng cách khuyến khích gia. Tôi không
gia thảo luận. Tôi tham gia thảo để hòan thành hòan thành
chấp nhận và thực luận, hòan các công việc các công việc
Sự đóng thi tất cả những thành những được phân được giao, tôi
góp công việc được công việc công. Tôi cần ngăn cản việc
yêu cầu. Tôi giúp được phân trợ giúp trong đưa ra mục
nhóm đưa ra mục công, và giúp việc đưa ra và tiêu, và tôi cản
tiêu và hướng dẫn nhóm đưa ra đạt được các trở nhóm đạt
nhóm đạt mục và đạt được mục tiêu của được mục
tiêu. mục tiêu. chúng tôi. tiêu.
Tôi không
Tôi chia sẻ ý
Thỉnh thoảng
thích chia sẻ ý
Tôi chia sẻ nhiều kiến của mình,
tôi chia sẻ ý
ý kiến và đóng kiến của mình vì thế tôi
kiến khi được
góp thông tin khi được không đóng
khuyến khích,
Sự hợp thích hợp cho đề khuyến khích, góp vào các
và tôi cho
tác tài, và tôi khuyến và tôi cho cuộc thảo luận
phép hầu hết
khích nhữ ng thành phép tất cả các nhóm. Tôi
các thành viên
viên khác chia sẻ thành viên
khác trong thường ngắt
ý kiến của họ. chia sẻ. lời các bạn
nhóm chia sẻ. khác khi họ
đang chia sẻ.
Tôi giữ cân bằng
Tôi có thể Thỉnh thoảng, Tôi không
lắng nghe các tôi lắng nghe lắng nghe các
giữa nghe và nói.
Nghe tích bạn khác. các bạn khác. bạn khác.
Tôi luôn quan tâm
cực trong đến cảm giác và ý Tôi biểu lộ sự Thỉnh thoả ng, Thỉnh thoảng
nhóm
kiến của các bạn thông cảm với tôi có nghĩ đến tôi không
cảm giác và ý cảm giác và ý quan tâm đến
khác.
kiến của các kiến của các cảm giác và ý
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
bạn khác. bạn khác. kiến của các
bạn khác.
Tôi suy nghĩ
Tôi ngăn cản
đến việc
các thành viên
chúng tôi đang
Tôi yêu cầu nhóm Thỉnh thoảng trong nhóm
suy nghĩ xem làm việc với
tôi giúp nhóm nghĩ đến việc
nhau tốt ở
chúng tôi đang làm việc với chúng tôi đang
mức nào.
Siêu nhận làm việc với nhau nhau. làm việc với
Tôi tham gia
thức tốt ở mức nào. Tôi cố không nhau tốt ở
vào những
Tôi giúp nhóm làm cản trở mức nào.
thay đổi cần
làm việc với nhau những nổ lực Thỉnh thoảng
thiết để giúp
tốt hơn. của cả nhóm. tôi ngăn cản
nhóm làm việc
với nhau tốt chúng tôi bàn
về công việc.
hơn.
Thỉnh thoảng,
Tôi quyết định
không tham
Tôi làm việc tích Tôi đề xuất tôi đề xuất các gia giải quyết
cực với nhóm để các giải pháp giải pháp để
vấn đề hoặc
Giải giải quyết các vấn để giải quyết giải quyết vấn
đưa ra quyết
quyết vấn đề. vấn đề. đề.
định.
đề Tôi giúp nhóm Tôi giúp nhóm Thỉnh thoảng
Thỉnh thoảng
đưa ra các quyết đưa ra quyết tôi giúp nhóm
tôi gây khó
định đúng. định. đưa ra quyết
khăn cho
định.
nhóm.
Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm dùng để:
Tự đánh giá: cá nhân mỗi HS tự đánh giá khả năng hoạt động nhóm của
mình.
Đánh giá đồng đẳng: HS sử dụng phiếu đánh giá này trong suốt quá trình làm
dự án để đánh giá khả năng cộng tác, làm việc theo nhóm của các thành viên khác
trong nhóm và kể cả đánh giá khả năng làm việc nhóm của các thành viên trong lớp.
GV đánh giá hoạt động nhóm của các nhóm trong lớp.
Các bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án dùng để:
GV đánh giá bài thuyết trình trên Powerpoint, đánh giá ấn phẩm, đánh giá
trang web và đánh giá sản phẩm thật của dự án của các nhóm.
Nhóm HS này đánh giá các nhóm HS kia (đánh giá lẫn nhau hoặc đánh giá
đồng đẳng).
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ngoài ra còn có thể tính điểm cho mỗi nhóm và mỗi HS trong nhóm.
Cách tính điểm cho mỗi nhóm
Giả sử lớp chia ra thành 3 nhóm.
Điểm của nhóm A do GV đánh giá = (Điểm cho hoạt động nhóm của nhóm A
Điểm cho sản phẩm thật dự án của nhóm A)/2.
Điểm của nhóm A do các nhóm HS đánh giá = (Điểm do nhóm A tự đánh giá
Tổng điểm do 2 nhóm còn lại đánh giá nhóm A)/3.
Điểm của nhóm = (Điểm của nhóm do GV đánh giá) x 2 + Điểm của nhóm
do HS đánh giá)/3.
Tất cả các điểm số này được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Ví dụ: 6,3456
điểm thì được làm tròn thành 6,35 điểm. Riêng điểm của nhóm nếu phân phối điểm
đều cho tất cả các thành viên trong nhóm thì điểm này sẽ được làm tròn đến phần
nguyên. Ví dụ 5,3456 thì được làm tròn đến 6 điểm.
Cách tính điểm cho mỗi thành viên trong nhóm
Điểm của HS B trong đánh giá đồng đẳng = (Điểm do HS B tự đánh giá +
Tổng điểm do các HS còn lại trong nhóm đánh giá thành viên B)/ Số thành viên
trong nhóm.
Điểm này được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.
Điểm của HS B = (Điểm của HS B trong đánh giá đồng đẳng + Điểm của
nhóm)/2.
Điểm này được làm tròn đến phần nguyên. Ví dụ: 8,67 được làm tròn thành 9
Điểm của HS B được làm tròn đến phần nguyên sẽ được lấy làm điểm kiểm
tra 15 phút của HS B theo qui chế cho điểm hiện hành.
2.4. Các bước tiến hành khi thực hiện một dự án
2.4.1. Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
BUỔI THỨ NHẤT
Các công việc cần đạt được :
Kiểm tra sự hiểu biết của HS về PPDHDA và trình độ kiến thức của các em
bằng các phiếu điều tra.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Giới thiệu cho các em biết về PPDHDA.
Hướng dẫn các em học tập theo dự án.
Giới thiệu câu hỏi khái quát.
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Hiểu được thế nào là PPDHDA, một số đặc trưng, ưu điểm, khuyết điểm
cũng như các lợi ích mà phương pháp dạy học này mang lại.
Định hướng được câu trả lời cho câu hỏi khái quát của dự án.
Kỹ năng
Biết cách học tập theo PPDHDA.
Xác định được các công việc phải thực hiện khi học tập theo PPDHDA.
Thái độ
Thích thú, phấn khởi khi được học tập theo một phương pháp học tập mới.
CHUẨN BỊ
Bài trình chiếu giới thiệu về DHDA.
Các tài liệu hướng dẫn học sinh bao gồm: bảng hướng dẫn học tập theo
PPDHDA theo các bước, SGK Hóa học 10 nâng cao.
Một số trang web về dạy học dự án cho học sinh tham khảo…
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thực hiện các phiếu điều tra (20 phút)
Cho HS thực hiện các phiếu điều tra, bao gồm: phiếu thăm dò học sinh, phiếu điều
tra kiến thức cũ của học sinh.
2. Giới thiệu PPDHDA (25 phút)
Giới thiệu PPDHDA thông qua các hoạt động cùng HS.
Hướng dẫn các em học tập theo dự án (20 phút)
Dựa vào ví dụ về dạy học dự án đã nêu, cùng HS thảo luận các giai đoạn và
nhiệm vụ của HS trong từng giai đoạn của PPDHDA.
Giới thiệu câu hỏi khái quát. (20 phút)
Tiến hành học tập theo PPDHDA.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BUỔI THỨ HAI
Tóm tắt công việc
Tiến hành chia nhóm, đặt tên nhóm.
Thảo luận các dự án của từng nhóm đã nghĩ ra.
Chuyển tải đến học sinh các câu hỏi bài học.
Hướng dẫn HS lập hồ sơ học tập gồm kế hoạch dự án, các tiêu chí đánh
giá…
MỤC TIÊU
Kiến thức
Xác định được các bước học tập theo PPDHDA.
Định hướng trả lời được các câu hỏi bài học.
Kỹ năng
Biết cách phân công công việc và hợp tác làm việc giữa các thành viên
trong nhóm.
Xác định được cách lập một hồ sơ học tập, bao gồm kế hoạch dự án và
các phiếu đánh giá.
Đề xuất được dự án ở mức sơ lược nhất.
Thái độ
Thích thú đề xuất dự án của mình.
Phấn khởi khi được học tập theo một phương pháp học tập mới.
II. CHUẨN BỊ
Kết quả phiếu điều tra của học sinh.
Các tài liệu hướng dẫn học sinh: bảng hướng dẫn học tập theo PPDHDA theo
các bước, mẫu kế hoạch, các bản tiêu chí đánh giá (chưa được thống nhất).
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chia nhóm
Chia lớp thành các nhóm nhỏ với từ 7 tới 9 thành viên mỗi nhóm.
Dựa vào bảng điều tra của học sinh để có sự điều chỉnh khi cần thiết.
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc
Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc

More Related Content

Similar to Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc

ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Garment Space Blog0
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc (20)

Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...
Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...
Tối ưu hóa điều kiện chiết polyphenol từ lá vối (cleistocalyxoperculatus) và ...
 
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đLuận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
Luận văn: Hệ thống bài tập phần Cơ sở lý thuyết cấu tạo chất, 9đ
 
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng xã hội hóa ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng xã hội hóa ở trường t...Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng xã hội hóa ở trường t...
Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng xã hội hóa ở trường t...
 
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinhLuận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
Luận văn: Rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn hóa cho học sinh
 
Tăng cường quản lý dự án mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy Z115 - bộ quốc p...
Tăng cường quản lý dự án mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy Z115 - bộ quốc p...Tăng cường quản lý dự án mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy Z115 - bộ quốc p...
Tăng cường quản lý dự án mở rộng quy mô sản xuất của nhà máy Z115 - bộ quốc p...
 
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “TÍCH VÔ HƯỚNG CỦA HAI...
 
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
Lựa chọn văn bản thông tin sử dụng trong phần đọc hiểu của đề thi tuyển sinh ...
 
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt namNghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
Nghiên cứu quy trình sản xuất natto từ đậu nành việt nam
 
Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT theo định hướ...
Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT theo định hướ...Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT theo định hướ...
Phương pháp kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 11 THPT theo định hướ...
 
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
Liên Kết Giữa Hộ Nông Dân Với Doanh Nghiệp Trong Kinh Doanh Nông Nghiệp Trên ...
 
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông di động MobiFone ...
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông di động MobiFone ...Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông di động MobiFone ...
Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ viễn thông di động MobiFone ...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công Ty Fpt.docx
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công Ty Fpt.docxCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công Ty Fpt.docx
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Tại Công Ty Fpt.docx
 
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đLuận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
Luận văn: Tiến trình dạy học chương Các định luật bảo toàn, 9đ
 
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đLuận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
Luận văn: Thiết kế bộ thí nghiệm cơ học dùng cảm biến SONAR, 9đ
 
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
Luận văn: Tài liệu hỗ trợ việc dạy học phần hóa phi kim lớp 10
 
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
Thiet ke he_thong_tinh_huong_trong_day_hoc_hoa_hoc_lop_10_trung_hoc_pho_thong...
 
Luận Văn Phân Tích Tác Động Lan Tỏa Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt ...
Luận Văn Phân Tích Tác Động Lan Tỏa Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt ...Luận Văn Phân Tích Tác Động Lan Tỏa Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt ...
Luận Văn Phân Tích Tác Động Lan Tỏa Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Việt ...
 
Sử dụng phối hợp các phương tiện trongdạy học địa lí 11 THPT theo định hướng ...
Sử dụng phối hợp các phương tiện trongdạy học địa lí 11 THPT theo định hướng ...Sử dụng phối hợp các phương tiện trongdạy học địa lí 11 THPT theo định hướng ...
Sử dụng phối hợp các phương tiện trongdạy học địa lí 11 THPT theo định hướng ...
 
Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.doc
Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.docNâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.doc
Nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên tại Công ty Muôn Tài Lộc.doc
 
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu HọcKhóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
Khóa luận tốt nghiệp Thiết Kế Một Số Dự Án Học Tập Môn Khoa Học 4 Ở Tiểu Học
 

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
 
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docxCơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docxCơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.docCơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
 
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docxCơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
 
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docxCơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
 
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.docLUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
 
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
 
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.docNăng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
 
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docxCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
 
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.docQuản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
 
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
 
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
 
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
 
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
 
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.docChế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
 
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.docHoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
 
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.docGiải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 

Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học lớp 10 trung học phổ thông.doc

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM Trần Thị Huyền Trang SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM Trần Thị Huyền Trang SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hoá học Mã số :621410 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ HOÀNG OANH Thành phố Hồ Chí Minh
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỜI CÁM ƠN Được sự đồng ý của nhà trường, sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tôi đã hoàn thành luận văn này. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Phan Thị Hoàng Oanh, người trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS.Trịnh Văn Biều đã tận tình hướng dẫn và cho tôi nhiều kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn cô Cao Thị Minh Huyền trường THPT Long Trường, cô Vũ Thị Phương Thủy trường THPT Vũng Tàu, học sinh các lớp 10A5, 10A7 trường THPT Vũng Tàu, lớp 10A3, 10B2 trường THPT Long Trường, các thầy cô tổ Hóa và các lớp 10A1, 10A2, 10A3, 10A6, 10CL, 10CS trường THPT chuyên Lê Hồng Phong cùng các bạn lớp cao học K21, K22 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm luận văn. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong khoa và phòng Sau đại học đã tạo điều kiện tốt cho tôi học tập, làm việc và nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ, là những người sinh thành, dưỡng dục tôi nên người. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những lời góp ý chân thành. Thành phố Hồ Chí Minh, 01-09-2012 Người thực hiện luận văn
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI....................................5 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.............................................................................................5 1.1.1. Sử dụng dạy học dự án ở các nước trên thế giới...................................................... 5 1.1.2. Sử dụng dạy học dự án ở Việt Nam .............................................................................. 5 1.2. Phương pháp dạy học .................................................................................................................10 1.2.1. Tổng quan về phương pháp dạy học...........................................................................10 1.2.2. Ba cấp độ của phương pháp dạy học........................................................................... 14 1.3. Dạy học dự án …………………………………………………………...…....15 1.3.1. Khái niệm dạy học dự án ………………………………………………...15 1.3.2. Mục tiêu và quan điểm của DHDA …………………………..…………..15 1.3.3. Đặc điểm và phương pháp của DHDA ………………………..…………16 1.3.4. Các loại dự án học tập ……………………………………………………20 1.3.5. Cấu trúc và cách tổ chức của quá trình DHDA ……………..……………21 1.3.6. Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong DHDA …………………….26 1.3.7. Một số kĩ năng cần hình thành cho HS trong DHDA ……………………30 1.3.8. Lợi ích và hạn chế của DHDA …………………………………………...33 1.4. Thực trạng việc sử dụng PPDHDA trong dạy học hóa học ở trường THPT….35 1.4.1. Mục đích điều tra ………………………………………………….……..35 1.4.2. Phương pháp điều tra ………………………………………………….…36 1.4.3. Kết quả điều tra ……………………………………………………….….38 Tóm tắt chương 1 ………………………………………………………………….46 CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG PPDH DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 LỚP 10 THPT ……………………………………………………………………..48 2.1. Tổng quan về chương trình hóa học lớp 10 nâng cao ……………………….. 48 2.1.1. Mục tiêu dạy học………………………………………………………… 48 2.1.2. Cấu trúc và nội dung……………………………………………………...49 2.2. Những định hướng khi tổ chức dạy học dự án môn hóa học lớp 10 THPT........51 2.2.1. Quan điểm lựa chọn nội dung DHDA........................................................................ 51 2.2.2. Nguyên tắc khi tổ chức dạy học dự án.......................................................................56 2.3. Các nội dung cần thực hiện cho một dự án.......................................................................64 2.3.1. Xác định mục tiêu của dự án.......................................................................................... 64 2.3.2. Đề cương dự án....................................................................................................................65 2.3.3. Triển khai dự án...................................................................................................................65 2.3.4. Soạn thảo công cụ đánh giá ............................................................................................ 67 2.4. Các bước tiến hành thực hiện dự án..................................................................................... 75 2.4.1. Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm ................................................................................... 75 2.4.2. Bước 2: Xây dựng đề cương dự án..............................................................................78 2.4.3. Bước 3: Thực hiện dự án.................................................................................................. 79 2.4.4. Bước 4: Thu thập và báo cáo kết quả......................................................................... 80 2.4.5. Bước 5: Đánh giá dự án....................................................................................................82 2.5. Thiết kế một số dự án dạy học................................................................................................82 2.5.1. Dự án 1 - Clo và vai trò của khí clo trong cuộc sống......................................... 82 2.5.2. Dự án 2 - Hiđro sunfua - Vấn đề rác thải.................................................................85 2.5.3. Dự án 3 - Nước sạch - Vấn đề sống còn của con người..................................... 87 2.5.4. Dự án 4 - Hợp chất chứa oxi của clo .......................................................................... 90 2.5.5. Dự án 5 - Bầu không khí trong lành dễ hay khó....................................................93 2.5.6. Dự án 6 - Nguồn gây ô nhiễm không khí ................................................................. 95 2.5.7. Dự án 7 - Ozon – Lá chắn của trái đất .......................................................................97 2.5.8. Dự án 8 - Hiệu ứng nhà kính, Hiện tượng nóng lên toàn cầu, Lỗ thủng tầng ozon.............................................................................................................................. 99 2.5.9. Dự án 9 - Oxi,Ozon - Sức khỏe của con người....................................................103
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................................... 105 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM...........................................................................107 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm................................................................................. 107 3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm.........................................................................................107 3.3. Tiến hành thực nghiệm ............................................................................................................108 3.3.1. Các bước thực hiện..........................................................................................................108 3.3.2. Xử lý số liệu ........................................................................................................................111 3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................................................ 113 3.4.1. Kết quả về phiếu thăm dò học sinh .......................................................................... 113 3.4.2. Kết quả về hoạt động chia nhóm và chọn dự án................................................. 120 3.4.3. Kết quả định tính về các sản phẩm dự án của học sinh....................................121 3.4.4. Kết quả hoạt động nhóm của học sinh.................................................................... 127 3.4.5. Kết quả quá trình học tập theo dự án của học sinh............................................129 3.5. Đánh giá quá trình thực nghiệm...........................................................................................139 3.5.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm sư phạm........139 3.5.2. Những nhận xét rút ra từ quá trình thực nghiệm................................................. 140 Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................................... 142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................................143 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................147 PHỤ LỤC
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT công nghệ thông tin CSLL cơ sở lý luận DH dạy học DHDA dạy học dự án ĐC đối chứng ĐHSP Đại học Sư phạm GV giáo viên HS học sinh LHP Lê Hồng Phong LT Long Trường PPDH phương pháp dạy học THCS trung học cơ sở THPT trung học phổ thông TN thực nghiệm TP thành phố TT thực tiễn VT Vũng Tàu
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các bước tiến hành dạy học theo dự án.................................................................. 22 Bảng 1.2. Danh sách các trường có GV thực hiện điều tra.................................................37 Bảng 1.3. Danh sách các trường có HS thực hiện điều tra................................................. 38 Bảng 1.4. Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học hóa học ở trường THPT.........38 Bảng 1.5. Mức độ hiểu biết về phương pháp DHDA của giáo viên...............................39 Bảng 1.6. Mức độ áp dụng PPDHDA trong dạy học hóa học...........................................39 Bảng 1.7. Những khó khăn khi áp dụng PPDHTDA vào dạy học hoá học.................39 Bảng 1.8. Đánh giá tiêu chí của một dự án hay .......................................................................40 Bảng 1.9. Kiểu bài lên lớp phù hợp với dạy học dự án ........................................................ 41 Bảng 1.10. Kinh nghiệm khi thực hiện dạy học dự án.......................................................... 41 Bảng 1.11. Thống kê hiệu quả làm việc của HS......................................................................42 Bảng 1.12. Thống kê lựa chọn nhiệm vụ của HS.................................................................... 42 Bảng 1.13. Thống kê việc áp dụng kiến thức của HS ...........................................................42 Bảng 1.14. Thống kê trình độ CNTT của HS ...........................................................................42 Bảng 2.1. Cấu trúc và nội dung chương trình hóa học lớp 10 nâng cao.......................49 Bảng 2.2. Các hình thức sản phẩm trong DHDA.................................................................... 54 Bảng 2.3. Những nội dung có thể dạy bằng PPDHDA.........................................................55 Bảng 2.4. Kế hoạch thực hiện một dự án....................................................................................65 Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm...........................................................................67 Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá bài trình chiếu...............................................................................68 Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá ấn phẩm của dự án......................................................................69 Bảng 2.8. Tiêu chí đánh giá các sản phẩm thật của dự án...................................................70 Bảng 2.9. Tiêu chí đánh giá trang web ....................................................................................... 70 Bảng 2.10. Tiêu chí đánh giá publisher...................................................................................... 71 Bảng 2.11. Bảng cho điểm publisher của học sinh.................................................................72 Bảng 2.12. Tiêu chí đánh giá sự hợp tác.....................................................................................73 Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng.........................................................................107 Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm................................................................................................. 108
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 3.3. Kết quả chia nhóm và lựa chọn dự án của trường LHP ................................109 Bảng 3.4. Kết quả chia nhóm và lựa chọn dự án của trường LT................................... 109 Bảng 3.5. Kết quả chia nhóm và lựa chọn dự án của trường VT...................................110 Bảng 3.6. Kết quả phiếu thăm dò học sinh .............................................................................113 Bảng 3.7. Kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LHP..............................115 Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LHP .........115 Bảng 3.9. Kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LT................................ 116 Bảng 3.10. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LT ..........116 Bảng 3.11. Kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường VT..............................117 Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường VT......... 117 Bảng 3.13. Nhận xét bài kiểm tra kiến thức đầu chương...................................................118 Bảng 3.14. Nhận xét kết quả khi giới thiệu về PPDHDA .................................................118 Bảng 3.15. Nhận xét kết quả khi HS bắt đầu tiếp cận với một dự án.......................... 119 Bảng 3.16. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A6 trường LHP..................................122 Bảng 3.17. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A1 trường LHP..................................123 Bảng 3.18. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A3 trường LT.................................... 124 Bảng 3.19. Nhận xét sản phẩm dự án của lớp 10A5 trường VT ....................................125 Bảng 3.20. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A6 trường LHP…………………127 Bảng 3.21. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A1 trường LHP…………………127 Bảng 3.22. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10CS trường LHP…………………127 Bảng 3.23. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A3 trường LT…………………..128 Bảng 3.24. Kết quả hoạt động nhóm của lớp 10A5 trường VT…………………..128 Bảng 3.25. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN1-ĐC1. 129 Bảng 3.26. Tổng hợp bài kiểm cuối chương cặp TN1-ĐC1.............................................130 Bảng 3.27. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2 .131 Bảng 3.28. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2......................................131 Bảng 3.29. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN3-ĐC3 .132 Bảng 3.30. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN3-ĐC3......................................133 Bảng 3.31. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN4-ĐC4 .134
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 3.32. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN4-ĐC4......................................134 Bảng 3.33. Phân phối tần suất, tần số lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN5-ĐC5 .135 Bảng 3.34. Tổng hợp bài kiểm tra cuối chương cặp TN5-ĐC5......................................136 Bảng 3.35. Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra cuối chương......................137 Bảng 3.36. Đại lượng kiểm định t các cặp TN - ĐC............................................................138
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Các mối liên hệ của phương pháp dạy học............................................................11 Hình 1.2: Tóm tắt về phân loại phương pháp dạy học..........................................................14 Hình 1.3: Ba cấp độ của phương pháp dạy học .......................................................................14 Hình 1.4. Quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc của quá trình dạy học........... 26 Hình 1.5. Thành quả học tập của học sinh .................................................................................30 Hình 3.1. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường LHP.............115 Hình 3.2. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra kiến đầu chương trường LT........................... 116 Hình 3.3. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra kiến thức đầu chương trường VT.................117 Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN1-ĐC1 ................130 Hình 3.5. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương cặp TN1-ĐC1 ...........................130 Hình 3.6. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2 ............... 131 Hình 3.7. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương cặp TN2-ĐC2 ...........................132 Hình 3.8. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN3-ĐC3 ...............133 Hình 3.9. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương của cặp TN3-ĐC3................... 133 Hình 3.10. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN4-ĐC4.............134 Hình 3.11. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương của cặp TN4-ĐC4 ................ 135 Hình 3.12. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra cuối chương cặp TN5-ĐC5.............136 Hình 3.13. Biểu đồ kết quả bài kiểm tra cuối chương của cặp TN5-ĐC5 ................ 136
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tiến vào hội nhập quốc tế. Yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực phải được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Mặt khác, khoa học công nghệ phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ, thể hiện qua sự ra đời của nhiều lý thuyết, thành tựu mới cũng như khả năng ứng dụng chúng vào thực tế cao, rộng và nhanh. Bản thân đối tượng học tập cũng được tiếp nhận với nhiều nguồn thông tin đa dạng phong phú; học sinh ngày nay linh hoạt, chủ động hơn, cho nên các em cũng có những đòi hỏi cao hơn từ phía nhà trường. Giáo dục cần tập trung vào đào tạo học sinh trở thành những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi với sự phát triển không ngừng của xã hội. Chính vì vậy mà nước ta đang thực hiện cải cách toàn diện giáo dục phổ thông. Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp trung học phổ thông nói riêng. Mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học mới đòi hỏi việc cải tiến PPDH và sử dụng những PPDH mới. Trong một số năm gần đây, các trường THPT đã có những cố gắng trong việc đổi mới PPDH và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của HS. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống, đặc biệt là thuyết trình vẫn chiếm một vị trí chủ đạo trong các PPDH ở các trường THPT nói chung, hạn chế việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh. Tiến trình dạy học cần được thực hiện dựa trên hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và định hướng đúng đắn của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh. Định hướng đổi mới này cũng gắn liền với việc đa dạng hoá các hình thức học tập: dạy học trong nhà trường và ngoài môi trường thực tế, học tập trong giờ học chính khoá và học qua các hoạt động ngoại khoá… Như thế, các phương pháp dạy học tích cực, hướng vào học sinh rất cần được áp dụng thường xuyên.
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Một trong những phương hướng đổi mới PPDH Hóa học ở trường phổ thông là nghiên cứu tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ phức hợp gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả trong đó kết quả là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được – hay nói cách khác đó là kiểu tổ chức dạy học dự án (DHDA). Qua đó học sinh tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, phát huy năng lực giải quyết vấn đề, khả năng hợp tác, sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Vì thực tế đó, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài : SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học các kiến thức trong chương trình Hóa học lớp 10 ban nâng cao nhằm nâng cao kết quả học tập, phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho học sinh. 3. Nhiệm vụ của đề tài Nghiên cứu tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu. Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học dự án. Phân tích các nội dung kiến thức trong chương trình lớp 10 ban nâng cao. Điều tra thực tế trong dạy và học theo dự án môn hóa học ở một số trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh. Thiết kế các dự án nhằm nâng cao kết quả học tập, phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho học sinh. Tiến hành thực nghiệm sư phạm các dự án đã thiết kế tại một số trường THPT trong và ngoại thành TP HCM để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài. Từ đó, chỉnh sửa, bổ sung, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn.
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu : quá trình dạy học hóa học lớp 10 THPT. Đối tượng nghiên cứu : việc tổ chức dạy học dự án trong dạy học bộ môn Hóa học lớp 10 nâng cao. Phạm vi nghiên cứu Nội dung : tổ chức dạy học dự án các kiến thức trong chương trình Hóa học lớp 10 ban nâng cao. Thời gian nghiên cứu : từ tháng 07/2011 đến tháng 06/2012. Địa bàn nghiên cứu : các trường THPT trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Giả thuyết khoa học Dựa trên cơ sở lí luận của dạy học dự án cũng như dựa trên việc phân tích các nội dung kiến thức cần dạy, có thể tổ chức dạy học dự án các kiến thức môn hóa học, qua đó, không những nâng cao kết quả học tập mà còn phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực hợp tác cho người học. Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc tài liệu, phân tích, khái quát và tổng hợp kiến thức. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Trò chuyện, phỏng vấn, quan sát. Phương pháp chuyên gia. Điều tra bằng phiếu câu hỏi. Nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Thực nghiệm sư phạm. Phương pháp toán học. Tính các tham số thống kê. Xử lý số liệu điều tra. Phương tiện nghiên cứu.
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Máy ảnh. Máy quay phim. Bộ câu hỏi điều tra. Phòng thí nghiệm. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu Cung cấp những đề cương dự án được thiết kế dựa trên cơ sở kết quả thăm dò ý kiến giáo viên. Đề tài đề xuất hướng khắc phục khó khăn của việc vận dụng dạy học dự án vào thực tiễn giáo dục Việt Nam (mâu thuẫn giữa đòi hỏi quỹ thời gian nhiều cho việc triển khai dự án với quy định về thời lượng hạn chế dành cho việc học tập kiến thức môn hóa học). Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để giáo viên hóa học triển khai nội dung dạy học dự án.
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG PPDH DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 THPT 2.1. Tổng quan về chương trình hóa học lớp 10 nâng cao [11], [12], [13] Môn hóa học ở trường THPT ban nâng cao cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực có nâng cao về hóa học và gắn với đời sống. Nói chung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và những tác hại của các chất trong đời sống, sản xuất và môi trường. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hóa học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. 2.1.1. Mục tiêu dạy học 2.1.1.1. Nội dung kiến thức học sinh cần nắm vững Hóa đại cương : Bao gồm hệ thống lý thuyết chủ đạo làm cơ sở để nghiên cứu các chất hóa học cụ thể. Thí dụ như : cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, hệ thống tuần hoàn và định luật tuần hoàn, phản ứng oxi hóa - khử, nhiệt của phản ứng, tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học, … Hóa vô cơ : Vận dụng lý thuyết chủ đạo nghiên cứu các đối tượng cụ thể như các nhóm nguyên tố, những nguyên tố điển hình và các hợp chất có nhiều ứng dụng quan trọng gần gũi trong thực tế đời sống, sản xuất hóa học… 2.1.1.2. Những kĩ năng cơ bản cần rèn luyện - Phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng khoa học. - Rèn luyện các thao tác tư duy cần thiết trong học tập Hóa học (phân tích, tổng hợp, sơ sánh, đối chiếu, khái quát hóa, trừu tượng hóa…..) và các hình thức tư duy (phán đoán, suy lí quy nạp và diễn dịch….). Phát huy năng lực tư duy logic và tư duy biện chứng. - Xây dựng cho học sinh năng lực tự học, tự nghiên cứu và óc sáng tạo.
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phát hiện và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu đối với bộ môn. 2.1.1.3. Về thái độ Tiếp tục hình thành và phát triển ở học sinh thái độ tích cực như : Hứng thú học tập môn hóa học. Có ý thức vận dụng kiến thức hóa học để giải quyết các vấn đề có liên quan trong cuộc sống. Có niềm tin về khả năng nhận thức của con người, về vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất. Rèn luyện các đức tính, thói quen quý báu : kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, sạch sẽ … 2.1.2. Cấu trúc và nội dung Bảng 2.1: Cấu trúc và nội dung chương trình hóa học lớp 10 nâng cao CHỦ ĐỀ NỘI DUNG 1. Nguyên tử 1.1. Thành phần nguyên tử. Tính chất sóng – hạt của vật chất. 1.2. Hạt nhân nguyên tử (thành phần, điện tích, số khối, nguyên tử khối, khối lượng...). 1.3. Nguyên tố hoá học. Đồng vị. Nguyên tử khối trung bình. 1.4. Sơ lược hoá học hạt nhân. 1.5. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử - Obitan nguyên tử. 1.6. Năng lượng của electron trong nguyên tử. Cấu hình electron trong nguyên tử. 2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học 2.1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. 2.2. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố hoá học. HÓA 2.3. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố hoá học. Định luật tuần hoàn. HỌC 2.4. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. ĐẠI 3. Liên kết hoá học CƯƠNG 3.1. Khái niệm về liên kết hoá học. Độ dài liên kết. Năng lượng liên kết. Momen lưỡng cực. Lực Van der Waals. 3.2. Một số loại liên kết hoá học: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, liên kết cho nhận, liên kết hidro. Phương pháp cặp electron. Độ âm điện và liên kết hoá học. 3.3. Sự lai hoá các obitan nguyên tử và hình dạng của phân tử. Sự xen phủ obitan tạo thành liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba.
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.4. Liên kết kim loại. 3.5. Mạng lưới tinh thể phân tử, nguyên tử, ion. 4. Phản ứng hoá học 4.1. Hoá trị và số oxi hoá của các nguyên tố trong phân tử. 4.2. Phản ứng oxi hoá - khử. Phân loại phản ứng oxi hoá - khử. 4.3. Phân loại phản ứng hoá học. 5. Lý thuyết về phản ứng hoá học 5.1. Khái niệm nhiệt trong hoá học. 5.2. Chiều và giới hạn tự diễn biến của các quá trình. 5.3. Cân bằng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng. Hằng số cân bằng Kc. 5.4. Tốc độ phản ứng hoá học và các yếu tố ảnh hưởng. 6. Nhóm Halogen 6.1. Khái quát về nhóm halogen. 6.2. Clo. Các hợp chất có oxi và không có oxi của clo. 6.3. Các halogen khác: Flo, Brom, Iot. Một số hợp chất có oxi và không có oxi của brom, iot. 7. Nhóm oxi 7.1. Khái quát về nhóm oxi. HOÁ 7.2. Oxi - Ozon - Hiđro peoxit. 7.3. Lưu huỳnh. HỌC VÔ 7.4. Các hợp chất của lưu huỳnh: CƠ - Đihidro sunfua và muối sunfua. - Lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit. - Axit sunfuric và muối sunfat. - Sơ lược một số axit có oxi khác của lưu huỳnh. 1. Một số thao tác cơ bản trong thực hành thí nghiệm hoá học. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn. 2. Phản ứng oxi hoá- khử. THỰC 3. Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học. HÀNH 4. Tính chất của halogen. HÓA 5. Tính chất các hợp chất của halogen. Nhận biết ion Cl- Br- , I- . HỌC 6. Tính chất của oxi, lưu huỳnh. 7. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh. − Ôn luyện tập và chữa bài tập. 1. Bài luyện tập 1, 2, 3, 4: Nguyên tử. 2. Bài luyện tập 5, 6 : Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định ÔN TẬP, luật tuần hoàn. 3. Bài luyện tập 7, 8, 9, 10: Liên kết hoá học. LUYỆN 4. Bài luyện tập 11, 12, 13, 14: Phản ứng oxi hoá- khử. TẬP 5. Bài luyện tập 15, 16, 17, 18: Lý thuyết phản ứng hoá học 6. Bài luyện tập 24, 25, 26, 27, 28, 29: Nhóm Halogen. 7. Bài luyện tập 30, 31, 32, 33, 34, 35: Nhóm Oxi.
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 2.2. Những định hướng khi tổ chức dạy học dự án môn hóa học lớp 10 THPT Dựa trên cơ sở các đặc điểm của dạy học dự án và kết quả phiếu điều tra ý kiến của GV và HS, chúng tôi đề xuất một số quan điểm lựa chọn nội dung và nguyên tắc khi tổ chức DHDA để việc thiết kế và tiến hành DHDA được hiệu quả hơn. 2.2.1. Quan điểm lựa chọn nội dung DHDA 2.2.1.1. Quan điểm 1 : Các dự án phải xuất phát từ một ý tưởng hay nội dung kiến thức nằm trong chương trình học của HS GV phải dựa vào nội dung chương trình học của HS, lựa chọn bài phù hợp để thiết kế dự án. Dự án phải tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn học tập của HS, để từ đó HS sẽ tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức của bài học thông qua việc thực hiện dự án. 2.2.1.2. Quan điểm 2 : Nội dung của các bài thiết kế DHDA phải có liên hệ thực tế với môi trường và xã hội, gắn với đời sống thực của học sinh Dự án dùng trong dạy học phải mang tính thực tế, không mang tính lí thuyết, giáo điều. Dự án phải gắn với đời sống thực của HS. HS có thể thể hiện việc học của mình trước những đối tượng thực tế, liên hệ với các nguồn lực cộng đồng, tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, hoặc trao đổi thông tin thông qua công nghệ hiện đại. DHDA không thích hợp cho những bài mang tính chất lí thuyết. Tốt nhất là lựa chọn những nội dung về chất, về sản xuất hoá học, về ứng dụng các chất và vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ. Những bài về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học hay đại cương về kim loại … thì không thích hợp để DHDA vì những kiến thức trong bài mang tính chất lí thuyết nhiều hơn thực tiễn, đồng thời cũng là những kiến thức nền tảng bắt buộc HS phải nắm vững trước khi học những kiến thức khác.
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sẽ là tốt nhất nếu thông qua dự án mà HS nắm vững hơn và biết vận dụng kiến thức nền tảng đã được học vào những hoàn cảnh cụ thể. 2.2.1.3. Quan điểm 3 : Nội dung của các bài thiết kế DHDA phải làm cho học sinh quan tâm, khơi gợi được hứng thú tìm tòi, sáng tạo của các em Tìm kiếm những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài học. Nhìn thấy những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt, như: khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, thiên tai… Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống. Lựa chọn các nội dung thích hợp, chỉnh sửa cho phù hợp với mục tiêu dự án. 2.2.1.4. Quan điểm 4 : Nội dung của các bài thiết kế DHDA phải vừa sức, phù hợp với năng lực học sinh và không tạo áp lực nặng nề về thời gian của các em. Một dự án được coi là hiệu quả khi nó đạt được sự cân bằng giữa khả năng thực hiện của HS với ý đồ thiết kế của GV, chỉ rõ những công việc HS cần làm. Dự án thực hiện không đòi hỏi quá nhiều các kĩ thuật hay phương tiện phức tạp, tốn kém nhiều chi phí của học sinh. Thông thường, các dự án nên yêu cầu các em thực hiện một số công việc phù hợp với khả năng và điều kiện của mình như : Học thông qua việc phục vụ cộng đồng: Những dự án này thường gắn với cộng đồng địa phương và cho phép học sinh áp dụng bài học trong lớp học vào tình huống thực tế. Ví dụ như xử lý rác thải gây ô nhiễm, cải tạo nguồn nước sạch, bảo vệ bầu không khí trong lành ... Mô phỏng / đóng vai: Những dự án này được thiết kế nhằm cung cấp cho học sinh một kinh nghiệm thực tế. Học sinh sẽ vào vai một người khác, sống trong một tình huống mô phỏng tái tạo lại thời gian và không gian nhất định. Mô phỏng
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và đóng vai là cách rất hữu hiệu để phản ánh lịch sử, mang lại nhiều hiệu quả hay tạo được sự cảm nhận tốt. Xây dựng và thiết kế: Những dự án này dựa trên nhu cầu thực tế hay có thể được tạo nên bởi chuỗi sự kiện đáng tin cậy. Các dự án này đòi hỏi học sinh phải xây dựng được mô hình thực sự hay lập kế hoạch đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tế. Giải quyết vấn đề: Có một số dự án yêu cầu học sinh đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tế. Các dự án này có thể gồm các chuỗi sự kiện đáng tin cậy hay những vấn đề đang tranh cãi trên thực tế. Có thể là những vấn đề của lớp học hay trong nhà trường như sự nóng lên của trái đất, lỗ thủng tầng ozon ... Hợp tác trực tuyến: Những dự án này là các nhiệm vụ giáo dục thực hiện trực tuyến. Các dự án cung cấp kinh nghiệm học tập thực tế khi hợp tác trực tuyến với các lớp khác, các chuyên gia hay cả cộng đồng. Tra cứu web: Đây là các hoạt động yêu cầu định hướng trong đó một số hay tất cả các thông tin mà người học sử dụng được lấy từ nguồn Internet. Các dự án này được thiết kế nhắm đến việc lĩnh hội và tích hợp kiến thức. 2.2.1.5. Quan điểm 5 : Các sản phẩm của dự án có thể thực hiện được và rõ ràng GV lựa chọn những nội dung dự án có khả năng thiết kế thành sản phẩm có thể trưng bày, giới thiệu dưới mọi hình thức khi dự án kết thúc. Sản phẩm thể hiện được kết quả của cả một quá trình nỗ lực, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để vượt qua thách thức mà dự án đặt ra. Sản phẩm dự án là kết tinh của kiến thức bài học liên quan đến thực tế mà các em tự chiếm lĩnh được và các kĩ năng mà các em đã hình thành thông qua quá trình hoạt động thực hiện dự án. Dưới đây là một số hình thức sản phẩm thường được sử dụng trong DHDA
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 2.2. Các hình thức sản phẩm trong DHDA Sản phẩm Các ví dụ Báo cáo Nghiên cứu lịch sử, khoa học, các bài báo, các gợi ý chính sách. Thiết kế xây Bài mẫu, máy móc, triển lãm, mô hình. dựng Bài tiểu luận Những lá thư gửi đến biên tập viên, mục bạn đọc đối với tờ báo địa phương hay ấn bản cộng đồng, bài phê bình sách và phim, tác phẩm truyện. Bản thiết kế Thiết kế nhà cửa, bản thiết kế tòa nhà, trường học, phương tiện vận chuyển khác nhau. Trình bàyNghệ Đồ gốm, điêu khắc, thơ ca, mỹ thuật, bảng quảng cáo, hoạt thuật hình, bích họa, nghệ thuật cắt dán ảnh, hội họa, sọan nhạc, kịch bản. Ấn phẩm Hướng dẫn đường đi tự nhiên, tự dẫn đường thông qua lịch sử cộng đồng, thông báo các dịch vụ công cộng, vở đóng tập, hình về biểu đồ, tài liệu điều tra, sách tài chính, đào tạo, sản xuất phim hoạt hình. Đa phương tiện Kiosk thông tin, băng video, tập san ảnh, các trang trình diễn đa phương tiện, sách số. Bài trình diễn Các ví dụ Bài thuyết trình Kiến nghị có sức thuyết phục, bài thuyết trình, tranh luận truyền cảm, bài diễn thuyết có nhiều thông tin, phân tích nghiên cứu và kết luận, bản tin trên đài. Kỹ năng trình bày Các quá trình và việc xây dựng trong phòng thí nghiệm khoa học, các kĩ năng thể thao cụ thể, dạy học và cố vấn cho các em học sinh nhỏ hơn. Trình bày nghệ Khiêu vũ nghệ thuật, kịch, thơ văn trào phúng, đặc trưng học thuật và sáng tạo tập, kịch, tập kịch bản, các vở kịch trên đài. Mô phỏng Mô phỏng phiên tòa, khơi dậy các sự kiện lịch sử, đóng vai. Sau đây là những nội dung chúng ta có thể khai thác trong chương trình hoá học THPT. Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện của nhà trường và trình độ HS, GV có thể xây dựng những dự án phù hợp.
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bảng 2.3. Những nội dung có thể dạy bằng PPDHDA STT DỰ ÁN TIỂU DỰ ÁN Lớp 10 Các nguyên tố phóng xạ. Nguyên tử 1 Quang phổ. Nhà máy điện hạt nhân – tương lai và thách thức. Lịch sử bảng tuần hoàn. Tầng ozon. Ô nhiễm không khí 2 Oxi - ozon và sức khoẻ. Các oxit của lưu huỳnh. Nguồn gây ô nhiễm không khí. Axit sunfuric Vai trò của axit sunfuric. 3 Dây chuyền sản xuất axit sunfuric. An toàn trong vận chuyển và sử dụng axit. Lớp 11 Công dụng của phân bón hoá học. Phân bón hoá học 1 Nguyên nhân đất bạc màu và chai cứng. Phân bón hoá học. Sử dụng phân bón hoá học cho cây trồng. Phân đạm. Nitơ và hợp chất 2 Axit nitric và muối nitrat. Các oxit nitơ và ô nhiễm không khí. Protein. Rượu và các vấn đề xã Ảnh hưởng của rượu bia đến sức khoẻ. Văn hoá rượu Việt Nam. 3 hội Dây chuyền sản xuất rượu. Xăng etanol và vấn đề lương thực. Dầu mỏ Sản phẩm từ dầu mỏ. 4 Chiến tranh và dầu mỏ. Bản đồ dầu mỏ thế giới.
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Sự tràn dầu trên biển và hậu quả. Hidrocacbon thơm: benzen, ankylbenzen, naphtalen. Hoá học hữu cơ 5 Hidrocacbon không no: Pheromon, terpen. Hidrocacbon có nhóm chức: Este, Ancol, Andehit thơm, Menton thơm. Màu xanh lá. Hoá học và màu sắc Màu đỏ. 6 Màu cam – vàng. Màu xanh dương – đen. Màu tím. Giấm ăn. Sản xuất 7 Sữa chua. Rượu. Nến thơm. Lớp 12 Bữa sáng quan trọng như thế nào? Thực phẩm cho người béo phì. Thực phẩm 1 Vitamin và sức khoẻ. Thực phẩm và tuổi thọ. Sữa chua. Giấm. Polime Qui trình xử lí rác polime. 2 Sản xuất chai nhựa. Đồ gia dụng. Năng lượng Chế tạo pin từ khoai tây. 3 Sản xuất thuốc tẩy từ nước biển. Những nguồn năng lượng mới. 2.2.2. Nguyên tắc khi tổ chức dạy học dự án Nguyên tắc 1 : Nội dung dự án phù hợp với mục tiêu dạy học và gắn liền với thực tiễn cuộc sống Các bài để thiết kế dự án phải nằm trong nội dung chương trình.
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phải có liên hệ với thực tế, môi trường xã hội. Làm cho học sinh quan tâm, khơi gợi được hứng thú của các em. Phải vừa sức, phù hợp với năng lực học sinh và không tạo áp lực nặng nề về thời gian của các em. Các sản phẩm của dự án có thể thực hiện được và rõ ràng. Các dự án thường tập trung ở các lĩnh vực như : Các dự án liên quan đến các ứng dụng của nội dung học trong kĩ thuật và đời sống (các sản phẩm kĩ thuật thông dụng như: động cơ, máy phát điện, thiết bị điện gia dụng, các máy móc, công cụ lao động, các phương tiện thông tin liên lạc, nghe nhìn..). Các dự án có tính chất tạo mối quan hệ liên môn như sử dụng vật liệu (hóa, lí, công nghệ), các phương tiện kĩ thuật dùng trong ngành y, sinh, môi trường... Các dự án có tầm vóc thời đại mang tính liên môn cao có thể thực hiện chung với các môn học khác như: an toàn phóng xạ, chế ngự thiên tai, ngăn ngừa thảm hoạ, xử lí môi trường... Nguyên tắc 2 : Học sinh là trung tâm của quá trình học tập, chủ động lĩnh hội tiếp thu tri thức và phát huy khả năng sáng tạo của mình Trong cách học truyền thống, HS chỉ là người tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Tuy nhiên đối với PPDHDA, vai trò của HS có sự thay đổi rõ rệt. HS sẽ là người chủ động trong mọi hoạt động của dự án. Để đảm bảo tốt nguyên tắc này, HS cần phải thực hiện một số yêu cầu sau: HS sẽ quyết định cách tiếp cận vấn đề cũng như phương pháp và các hoạt động cần phải tiến hành để giải quyết vấn đề đó. Từ bỏ thói quen lười hoạt động, lười suy nghĩ của mình. HS giải quyết các vấn đề của cuộc sống thực bằng các kỹ năng của người lớn thông qua làm việc theo nhóm.
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ quá trình làm việc của chính các em. Bám sát với mục tiêu dự án và các tiêu chí đánh giá mà GV đã thống nhất đưa ra. Tự tin, mạnh dạn thể hiện suy nghĩ và những ý tưởng sáng tạo của mình, vượt qua những sự lo lắng, sợ sệt khi nghĩ mình nói sai. HS nên nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Học sinh hoàn thành việc học với các sản phẩm cụ thể (dự án) và có thể trình bày, bảo vệ sản phẩm đó. HS cũng là người trình bày kiến thức mới mà họ đã tích lũy thông qua dự án. Cuối cùng, bản thân học sinh là người đánh giá và được đánh giá dựa trên những gì đã thu thập được, dựa trên tính khúc chiết, tính hợp lý trong cách thức trình bày của các em theo những tiêu chí đã xây dựng trước đó. Nguyên tắc 3 : GV phải là người hướng dẫn và hỗ trợ cho quá trình tiến hành dự án của HS Khác với phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên đóng vai trò trung tâm, là chuyên gia và nhiệm vụ chính là truyền đạt kiến thức, trong phương pháp DHDA, GV là chỉ là người hướng dẫn (guide) và tham vấn (advise) chứ không phải là “cầm tay chỉ việc” cho HS của mình. Để thực hiện nguyên tắc trên, GV cần tiến hành những công việc sau : Chuẩn bị và lên kế hoạch một cách chu đáo. Lựa chọn thời gian thích hợp để tiến hành PPDHDA. Lựa chọn nội dung để thiết kế dự án cho phù hợp. GV không dạy nội dung cần học theo cách truyền thống mà từ nội dung nhìn ra sự liên quan của nó tới các vấn đề của cuộc sống, hình thành ý tưởng về một dự án liên quan đến nội dung học, tạo vai trò cho học sinh trong dự án, làm cho vai trò của học sinh gắn với nội dung cần học (thiết kế các bài tập cho học sinh)…
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Xây dựng mục tiêu dự án rõ ràng, để HS lấy đó làm định hướng tiến hành dự án. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng đầy đủ và logic. Xây dựng được kế hoạch đánh giá hợp lý với các tiêu chí đánh giá cụ thể, công bằng. Chuẩn bị nguồn tài nguyên tư liệu để cung cấp cho HS. Luôn giữ vai trò là người hướng dẫn, chủ động giải quyết các vấn đề khó khăn mà HS gặp phải. Luôn lắng nghe các ý kiến mới của HS, khuyến khích các em suy nghĩ theo hướng mới, làm cái mới. Không can thiệp và ép buộc học sinh thực hiện các công việc theo ý kiến chủ quan của mình. GV cần có sự tuyên truyền, thông báo rộng rãi đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, kinh phí cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ của HS và của đồng nghiệp. GV cần tôn trọng kế hoạch đã xây dựng và sự hợp tác giữa các cá nhân HS nhằm tạo ra một cộng đồng trong đó trung tâm là việc học tập. GV cần tạo thuận lợi cho sự trao đổi thường xuyên và cởi mở giữa các thành viên, cho sự tìm kiếm thông tin từ các nguồn tài liệu. GV luôn phải tự mình trả lời các câu hỏi: Hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin như thế nào? Làm thế nào để giúp HS phân tích, so sánh và hiểu được thông tin thu được? Hướng dẫn HS lựa chọn thông tin như thế nào? Làm thế nào giúp HS thiết lập mối liên hệ giữa các thông tin tìm được? Giúp HS tổ chức sắp xếp các thông tin như thế nào? Nguyên tắc 4 : Bộ câu hỏi định hướng bám sát nội dung bài học, kích thích hứng thú cho HS và đáp ứng được mục tiêu của bài học Bộ câu hỏi định hướng có vai trò rất quan trọng trong DHDA. Nó không chỉ định hướng, khuyến khích học sinh học tập đúng đắn mà thông qua bộ câu hỏi định
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hướng, học sinh còn hứng thú hơn, dường như trở thành những người học tự định hướng, giúp học sinh nhìn thấy mối liên hệ giữa kiến thức đang học với thế giới của mình. Một bộ câu hỏi định hướng bao gồm một câu hỏi khái quát, nhiều hơn một câu hỏi bài học và các câu hỏi nội dung với các đặc điểm như sau: • Câu hỏi khái quát là những câu hỏi mở, có phạm vi rộng gồm các đặc điểm: Nhắm đến những khái niệm lớn và lâu dài. Có sức thu hút và có ý nghĩa. Kích thích sự khám phá. Đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao. Có nhiều câu trả lời . Thường có tính chất liên môn và giúp học sinh nhìn thấy mối liên quan giữa các môn học với nhau. Câu hỏi bài học cũng là những câu hỏi mở có các đặc điểm: Liên hệ trực tiếp với dự án hoặc bài học cụ thể. Dựa trên các mục tiêu học tập. Đòi hỏi các kỹ năng tư duy bậc cao. Giúp học sinh tự xây dựng câu trả lời và hiểu biết của bản thân từ thông tin mà chính các em thu thập được. Giúp cho việc trả lời câu hỏi khái quát. Câu hỏi nội dung là những câu hỏi đóng có các đặc điểm: Các câu trả lời “đúng” được xác định rõ ràng. Trực tiếp hỗ trợ việc dạy và học các kiến thức cụ thể. Thường có liên quan đến các định nghĩa hoặc yêu cầu nhớ lại thông tin (như các câu hỏi kiểm tra thông thường). Giúp trả lời các câu hỏi bài học. Một số gợi ý khi xây dựng bộ câu hỏi định hướng [24]
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Không lo ngại về cách thức và ngôn ngữ câu hỏi, chú trọng vào cách tư duy tập thể. Suy nghĩ về các câu hỏi học sinh sẽ hỏi khi dạy và chú trọng vào việc làm sao để cuốn hút học sinh. Tìm xem điều gì làm cho HS ghi nhớ từ bài học này trong vòng năm năm nữa. GV có thể viết câu hỏi như một mệnh đề trước, sau đó phát triển thành câu hỏi. Nếu cần, trước hết hãy viết câu hỏi bằng ngôn ngữ “người lớn” để diễn đạt được nội dung chính, sau đó viết lại bằng ngôn ngữ “học trò”. Đảm bảo rằng câu hỏi khái quát và các câu hỏi bài học có nhiều hơn một câu trả lời hiển nhiên “đúng” - nhằm phát triển kỹ năng tư duy mức cao. Luôn hỏi lại khi học sinh hỏi. Nguyên tắc 5 : Hệ thống tiêu chí đánh giá rõ ràng, chính xác và công bằng Tiêu chí đánh giá giữ một vai trò quan trọng trong dự án. Nó là thước đó cho những nỗ lực của HS trong quá trình hình thành sản phẩm dự án. Một khí có được tiêu chí đánh giá phù hợp, công bằng, HS mới nhận thức được những cố gắng của mình sẽ được nhìn nhận xứng đáng, tích cực. Các tiêu chí đánh giá phải đảm bảo những yêu cầu sau: Nội dung đánh giá phù hợp với sản phẩm của dự án. Ví dụ : đánh giá về bài trình chiếu, đánh giá publisher, đánh giá bài thuyết trình ... Mức độ đánh giá phù hợp với năng lực và trình độ của HS. Các tiêu chí đánh giá phải được thông qua và thống nhất của toàn thể HS và GV để đảm bảo tính công bằng. Nguyên tắc 6 : Tổ chức làm việc nhóm có hiệu quả Để làm việc nhóm hiệu quả đầu tiên cần phải phân chia nhóm hợp lý. Về cách chia nhóm:
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ngay từ khâu chia nhóm GV cũng nên để ý đến tính công bằng cho các nhóm. Có nhiều cách chia nhóm khác nhau, mỗi cách có ưu và nhược điểm riêng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà GV áp dụng cách này hay cách khác cho phù hợp. Cách 1: Căn cứ vào vị trí chỗ ngồi trong lớp. Cách 2: Chia nhóm ngẫu nhiên theo danh sách lớp. Cách 3: Chia nhóm bạn thân. Cách 4: Chia nhóm thông qua điều tra về trình độ HS, tỉ lệ nam nữ, khả năng sử dụng công nghệ thông tin, đảm bảo trong mỗi nhóm HS có HS khá, giỏi, thành thạo vi tính và khai thác tốt thông tin trên mạng Internet. Về tổ chức thực hiện hoạt động nhóm: Sau khi chia nhóm, GV yêu cầu mỗi nhóm tự bầu ra một nhóm trưởng có nhiệm vụ điều hành nhóm trong suốt quá trình làm việc và một thư ký để ghi chép lại những hoạt động và những ý kiến thống nhất của nhóm. Những kĩ thuật cơ bản của làm việc nhóm mà GV cần rèn luyện cho HS trong quá trình thực hiện dự án là: Thiết lập mục tiêu hoạt động nhóm. Nhóm trưởng phải nêu ra được mục tiêu, nhiệm vụ của nhóm để mỗi thành viên trong nhóm nhận thức được vai trò của mình đối với nhóm. Thiết kế nhiệm vụ học tập nhóm. Thiết kế nhóm học tập (bao gồm hình thành nhóm, các loại nhóm và cấu trúc nhóm, xác định qui mô nhóm). Thiết lập, duy trì, kiểm soát các mối quan hệ tương tác trong nhóm. Tổ chức, hướng dẫn và quản lí, đánh giá hoạt động học theo nhóm. Các thành viên trong nhóm phải chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, cần tích cực lắng nghe và phên bình mang tính xây dựng. Nguyên tắc 7 : Sử dụng đánh giá từng phần và đánh giá tổng thể trong lớp học
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Các đánh giá thường xuyên diễn ra trước và trong khi triển khai bài dạy được gọi là đánh giá từng phần. GV sử dụng thông tin từ các bảng đánh giá này để điều chỉnh cách hướng dẫn và giúp cho HS luôn theo sát với dự án. Bốn mục đích của đánh giá từng phần: Tìm hiểu nhu cầu HS: Điều này quan trọng vì HS luôn đến với các đề tài mới bằng sự đa dạng về trải nghiệm, khả năng và mối quan tâm. Đánh giá và hiểu rõ kiến thức có sẵn của HS sẽ giúp cho GV thiết kế PP hướng dẫn để khắc phục các nhận thức sai lệch, khai thác được những trải nghiệm có liên quan đến bài dạy. Khuyến khích tự định hướng và hợp tác: điều này quan trọng vì một trong những mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người có khả năng tự học và hợp tác tốt với người khác. Các kĩ năng này đặc biệt được quan tâm trong thế kỉ 21. Đánh giá các kĩ năng tự định hướng và hợp tác sẽ giúp người học lập kế hoạch và thực hiện một cách có hiệu quả và tự giác việc học tập của mình. Giám sát tiến độ: Khi tiến độ thực hiện của HS được liên kết với thời gian biểu và phản hồi cụ thể, HS sẽ chủ động hơn trong quá trình học tập của mình. Kết quả từ việc giám sát tiến độ sẽ giúp HS xác định rõ các điểm yếu và phát huy các điểm mạnh của mình. Kiểm tra mức độ hiểu biết và thúc đẩy khả năng nhận thức: Các biện pháp đánh giá về mức độ hiểu biết sẽ giúp HS suy nghĩ về khả năng tư duy của chính các em. Đánh giá tổng thể: Là đánh giá được thực hiện vào cuối mỗi dự án, đánh giá cuối cùng về sản phẩm hoặc hoạt động. GV có thể tìm thấy những điểm còn yếu để trình bày kĩ hơn trong các bài dạy khác. HS có thể nhận ra những điều còn khó hiểu để cố gắng tìm ra câu trả lời trong tương lai. Đánh giá tổng thể bao gồm việc đánh giá: Các tiêu chí cụ thể về nội dung Các tiêu chí về các kĩ năng thiết yếu và kĩ năng tư duy bậc cao Các tiêu chí cụ thể về chất lượng được thể hiện ở sản phẩm.
  • 32. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Với các công cụ đánh giá có thể dùng : Bảng kiểm mục, bảng tiêu chí, biểu điểm, đặt câu hỏi, phản hồi nhanh, bảng biểu, đồ họa,… Việc đánh giá tổng thể này có thể áp dụng cho mỗi cá nhân HS, các nhóm HS hay toàn lớp học với các hình thức: HS tự đánh giá, HS trong nhóm đánh giá lẫn nhau (đánh giá đồng đẳng), HS đánh giá các nhóm, GV đánh giá các nhóm và đánh giá toàn lớp. Nguyên tắc 8 : Công nghệ giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của dự án Mặc dù công nghệ không phải là vấn đề cốt yếu đối với phương pháp DHDA nhưng nó có thể nâng cao kinh nghiệm học tập và đem lại cho học sinh cơ hội để hòa nhập với thế giới bên ngoài, tìm thấy các nguồn tài nguyên và tạo ra sản phẩm. GV cần bố trí một địa điểm thích hợp có đầy đủ các phương tiện để học sinh trình bày sản phẩm của mình như : máy tính, máy chiếu ... HS có thể phối hợp với thư viện của trường hoặc GV để mượn các thiết bị như máy chụp ảnh, máy quay phim ... phục vụ cho các hoạt động của dự án. Nguyên tắc 9 : Quản lí thời gian và tổ chức công việc khoa học, hợp lí Lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành DHDA. Không nên để thời gian thực hiện dự án gần với ngày thi học kì sẽ khiến học sinh lo ôn thi mà không tập trung vào thực hiện dự án. Phân bố thời gian thực hiện cho mỗi giai đoạn tiến hành dự án một cách hợp lí. Phải có thời gian biểu rõ ràng và làm việc một cách khoa học để không mất nhiều thời gian khi thực hiện một khối lượng công việc khá lớn. GV có thể tận dụng những giờ giải lao của HS để trao đổi thông tin và giúp các em giải quyết khó khăn trong suốt quá trình thực hiện dự án. 2.3. Các nội dung cần thực hiện cho một dự án 2.3.1. Xác định mục tiêu của dự án Xuất phát từ nội dung học tập, giáo viên phải đưa ra được một chủ đề với những gợi ý hấp dẫn, kích thích học sinh tham gia thực hiện. Chủ đề đưa ra phải gắn với thực tiễn cuộc sống thực, học sinh có thể làm việc độc lập để hình thành
  • 33. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 kiến thức và cho ra những kết quả thực tế, thông qua việc thực hiện dự án học sinh hình thành kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. 2.3.2. Đề cương dự án Thiết kế ý tưởng dự án: Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết bằng các kiến thức theo nội dung bài học, dự án phải là vấn đề hướng đến thế giới thực, phát sinh nhiều giả thuyết, cần sự nỗ lực giải quyết của nhiều người, phù hợp với mục tiêu học tập và được xây dựng dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, thúc đẩy sự phát triển và khả năng nhận thức của học sinh. Khi thiết kế ý tưởng dự án nên chú ý đến các chủ đề thực tế và các vấn đề mà học sinh thực sự muốn tìm hiểu. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng: Là một hệ thống những câu hỏi do giáo viên đưa ra nhằm mục đích định hướng cho dạy học một nhóm kiến thức thuộc một số bài học, bộ câu hỏi định hướng là sự thể hiện cụ thể và sinh động mục tiêu dạy học: các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng thái độ, . . . Cần suy nghĩ về các câu hỏi học sinh sẽ hỏi khi triển khai dự án và chú trọng vào việc làm sao để cuốn hút học sinh, câu hỏi tạo ra sự gợi mở, sự gợi mở này sẽ khiến cho hoạt động học tập trở nên khó đoán trước, vốn là một đặc trưng cơ bản của việc học theo dự án. 2.3.3. Triển khai dự án Tiến hành các công việc đã liệt kê trong kế hoạch thực hiện cho từng dự án Mỗi dự án học tập bao gồm: Bảng 2.4. Kế hoạch thực hiện một dự án STT Nội dung Miêu tả 1 Thời gian dự án Miêu tả số giờ học cần thiết để hoàn thành dự án. Thể hiện rõ những mục tiêu học tập mà HS cần phải 2 Mục tiêu dự án đạt được trong quá trình thực hiện dự án, từ đó cho phép GV xem xét khả năng của HS để tạo ra những điều chỉnh cần thiết. 3 Bộ câu hỏi định Bộ câu hỏi định hướng giúp HS hiểu rõ bản chất hướng vấn đề, hình dung ra dự án và tạo mối quan hệ giữa
  • 34. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 HS và nội dung kiến thức. Mỗi dự án đưa ra một vấn đề cần được giải quyết để 4 Bài tập dự án đưa đến một kết quả. Nhờ đó HS xác định được vai dành cho HS trò của mình, nhiệm vụ của mình và sản phẩm phải đạt được trong dự án. 5 Chi tiết dự án Đưa ra những thông tin chung về dự án, bao gồm những chi tiết giúp tạo ra các bước liên kết. Yêu cầu tiên quyết Bao gồm danh sách các kĩ năng tiên quyết được 6 cung cấp nhằm xem xét trước những kĩ năng mà HS đối với HS sẽ sử dụng trong dự án. - Liệt kê những phần mềm cụ thể và xác định những 7 Công nghệ trong thông tin cần thiết trên Internet. lớp học - Giúp HS chuẩn bị máy cho lớp học, cài đặt phần mềm và tài liệu phù hợp. 8 Các trang web gợi Bao gồm những đường dẫn về website có liên quan ý đến dự án. Bao gồm sách giáo khoa, báo, tạp chí, băng hình, các nguồn tài liệu mà HS sẽ phải tiếp cận thông qua 9 Tài liệu tham khảo các bài giảng… được dùng làm cơ sở giúp GV tập hợp những tài liệu cần thiết khi GV chuẩn bị cho dự án. Nêu chi tiết hoạt động của dự án, bắt đầu bằng bài Các bước thực giảng mở đầu, những phương hướng đề xuất, trình 10 tự tạo nhóm và những phương hướng gợi ý để dẫn hiện trong lớp học dắt HS trong suốt dự án. Bên cạnh đó còn có bảng mô tả sản phẩm cuối cùng mà HS hướng tới. Cách học dựa trên dự án yêu cầu phải có những kĩ 11 Ý kiến đánh giá thuật đánh giá xác thực và chi tiết. Cần cung cấp các phương pháp đánh giá cùng với các quy chuẩn đánh
  • 35. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 giá mẫu được cho phép đánh giá dễ dàng và hiệu quả công việc của HS 2.3.4. Soạn thảo công cụ đánh giá Trước khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, GV và HS cùng thống nhất xây dựng các tiêu chí đánh giá. GV và HS sẽ sử dụng các tiêu chí này để đánh giá các quá trình thực hiện cũng như sản phẩm cuối cùng trong suốt quá trình DH. GV phát cho HS các bảng tiêu chí đánh giá trước khi HS thực hiện dự án để HS không sa đà vào các kĩ năng công nghệ thông tin mà sao nhãng nội dung và mục tiêu cần phải đạt của dự án. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sử dụng tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng để đánh giá quá trình học tập của HS và đánh giá tổng kết kết quả học tập của HS. Các bảng tiêu chí và các mẫu phiếu đánh giá cụ thể như sau: Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm (Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm) Tiêu chí 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm Cần điều Tốt khá Tạm được chỉnh Tham gia đầy Tham gia nhưng Tham gia nhưng thực 1. Sự Tham gia đầy đủ đủ, chăm chỉ, thường lãng phí hiện những tham và chăm chỉ làm làm việc trên lớp thời gian và ít công việc gia việc trên lớp. hầu hết thời khi làm việc. không liên gian. quan. 2. Sự Lắng nghe cẩn Thường lắng Đôi khi không Không lắng thận các ý kiến nghe cẩn thận lắng nghe các ý nghe ý kiến lắng của những người các ý kiến của kiến của những của những nghe khác. người khác. người khác. người khác. Đưa ra sự phản Đưa ra sự phản Đưa ra sự phản 3. Sự hồi có tính xây Đưa ra sự phản hồi chi tiết có hồi có tính xây phản dựng nhưng lời hồi không có tính xây dựng dựng khi cần hồi chú thích chưa ích. khi cần thiết. thiết. thích hợp.
  • 36. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 4. Sự Tôn trọng những Thường tôn Thường tôn Không tôn thành viên khác trọng những trọng những trọng những hợp tác và chia sẻ công thành viên khác thành viên khác thành viên
  • 37. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 việc một cách và chia sẻ công và không chia khác và không công bằng. việc một cách sẻ công việc chia sẻ công công bằng. một cách công việc một cách bằng. công bằng. Thường hoàn Không hoàn Không hoàn thành nhiệm vụ thành công việc 5. Sự Hoàn thành thành nhiệm vụ được giao đúng được giao đúng sắp xếp công việc được được giao đúng thời gian và thời gian, không thời giao đúng thời làm đình trệ tiến thời gian và làm thường xuyên gian gian. triển công việc đình trệ công buộc nhóm việc của nhóm. phải điều chỉnh của nhóm. hoặc thay đổi. Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá bài trình chiếu (Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm) Tiêu 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm chí Đảm bảo tính Đảm bảo tính Đảm bảo tính Nội dung chưa chính xác, hệ chính xác, vận chính xác, việc chính xác, thống, vận dụng dụng được kiến vận dụng kiến không vận 1. Nội được kiến thức cơ thức cơ bản, thức cơ bản dụng được kiến dung bản và khai thác khai thác được chưa đầy đủ, thức cơ bản, được từ nhiều từ nhiều nguồn thông tin còn sơ thông tin còn nguồn thông tin thông tin. sài. sơ sài. khác nhau. - Các tranh ảnh sử - Các tranh ảnh - Nhiều tranh - Không có dụng đúng mục được sử dụng ảnh sử dụng tranh ảnh minh đích và lựa chọn đúng mục đích, không chính họa, font chữ kĩ càng, font chữ, 2. font chữ khá rõ xác, có một số khó đọc. màu chữ, cỡ chữ Hình ràng. font chữ khó hợp lí. - Cấu trúc slide thức - Các slide dễ đọc. - Các slide dễ hiểu, sắp xếp - Các slide dễ không rõ ràng, hiểu, được sắp hợp lí, không hiểu, không quá sắp xếp không xếp hợp lí, làm quá tải. tải. hợp lí. nổi bật nội dung. 3. Sử Khai thác được Không khai thác dụng Khai thác được Dùng sai công nhiều tính năng một số ít tính được các tính chương trình nghệ năng của năng của của chương trình. và ứng dụng.
  • 38. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 thông chương trình. chương trình. tin 4. Làm - Có bằng chứng - Có bằng chứng - Có bằng - Chưa có bằng
  • 39. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 việc làm việc nhóm làm việc nhóm chứng làm việc chứng làm việc nhóm chặt chẽ. chặt chẽ. theo nhóm. theo nhóm. - Các thành viên - Phân công và - Có phân công - Phân công phân công và chia chia sẻ công nhưng hiệu quả không rõ ràng sẻ công việc rõ việc tương đối công việc chưa và chưa đạt ràng. rõ ràng. cao. hiệu quả. 5. - Thuyết trình rõ - Giọng thuyết - Giọng thuyết - Giọng thuyết Trình ràng, trình bày trình rõ ràng, trình hơi khó trình khó nghe, bày sáng tạo. mạch lạc. nghe. khó hiểu. bài - Trả lời tốt các - Trả lời khá tốt - Trả lời được - Không trả lời thuyết câu hỏi khi thảo các câu hỏi khi các câu hỏi khi được các câu trình luận. thảo luận. thảo luận. hỏi thảo luận. Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá ấn phẩm của dự án (Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm) Tiêu 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm chí - Thể hiện được - Thể hiện được - Một số thông tin - Không thể hiện còn thiếu chính nội dung kiến nội dung kiến được nội dung xác. thức cơ bản, thức cơ bản, kiến thức cơ 1. Nội thông tin chính thông tin chính bản, thông tin dung xác, có chọn lọc. xác. - Giữa tiêu đề với thiếu chính xác. - Đảm bảo thống - Đảm bảo thống - Giữa tiêu đè và nội dung còn một nhất giữa tiêu đề nhất giữa tiêu đề nọi dung không số điểm không với nội dung. với nội dung. thống nhất. thống nhất. - Các hình ảnh - Các hình ảnh - Các hình ảnh - Không có hình minh họa được sử dụng đúng mục minh họa được sử minh họa không ảnh minh họa, dụng đúng mục đúng chỗ, không rõ font chữ, cỡ chữ đích, font chữ, cỡ đích, font chữ, cỡ mục đích, font chữ, và màu chữ hợp chữ và màu chữ 2. Hình chữ và màu chữ cỡ chữ, và màu chữ lí. hợp lí. thức - Các trang được hợp lí. hợp lí. - Các trang được - Các trang sắp xếp - Các trang sắp xếp hợp lí, sắp xếp hợp lí, số hợp lí, tuy nhiên có không hợp lí, làm nổi bật nội lượng các trang một số trang quá không rõ ràng, dung, không quá không quá tải. tải. quá tải. tải. - Có bằng chứng - Có bằng chứng - Có bằng chứng - Chưa có bằng làm việc nhóm làm việc nhóm. chứng làm việc làm việc nhóm 3. Làm chặt chẽ. nhóm. khá chặt chẽ. việc - Các thành viên - Các thành viên - Phân công và - Phân công và nhóm phân công và chia tham gia nhưng chia sẻ công chia sẻ công việc sẻ công việc rõ tương đối rõ ràng. hiệu quả công việc việc không rõ
  • 40. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ràng. chưa cao. ràng và không
  • 41. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đạt hiệu quả. 4. Sử Khai thác được dụng Khai thác được Không khai thác Dùng sai công một số ít tính nhiều tính năng được các tính năng chương trình và nghệ năng của chương của chương trình. của chương trình. ứng dụng. thông trình. tin - Thuyết trình rõ - Giọng thuyết - Giọng thuyết - Giọng thuyết 5. Giới ràng, trình bày trình rõ ràng, trình khó nghe, trình hơi khó nghe. thiệu sáng tạo. mạch lạc. khó hiểu. - Trả lời được các ấn - Trả lời tốt các - Trả lời khá tốt - Không trả lời câu hỏi khi thảo phẩm câu hỏi khi thảo các câu hỏi khi được các câu hỏi luận. luận. thảo luận. thảo luận. Bảng 2.8. Tiêu chí đánh giá các sản phẩm thật của dự án (Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm) Tiêu chí 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm0,5 điểm Chất lượng sản phẩm Công dụng thực tế Sử dụng vật liệu Làm việc nhóm Giới thiệu sản phẩm Bảng 2.9. Tiêu chí đánh giá trang web (Mỗi tiêu chí tối đa là 2 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm) Tiêu 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm chí Thông tin trên Thông tin trang Vài thông tin Thông tin trên 1. Nội trang web chính web chính xác, trang web chưa trang web không dung xác, có nội dung nội dung tương chính xác, nội chíng xác, nội phong phú. đối phong phú. dung phong phú. dung quá sơ sài. - Các trang web - Các trang web - Các trang web - Màu chữ, khổ dễ đọc, dễ nhìn, dễ đọc, màu dễ đọc, màu chữ, chữ, kiểu chữ màu chữ, khổ chữ, khổ chữ, khổ chữ, kiểu chữ không hợp lí. 2. chữ, kiểu chữ kiểu chữ tương tương đối hợp lí. hợp lí. đối hợp lí. Hình - Âm thanh, - Âm thanh, hình - Âm thanh, hình thức hình ảnh có chất - Âm thanh, ảnh có chất lượng ảnh có chất
  • 42. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 lượng tốt, dung hình ảnh có chất nhưng dung lượng không tốt lượng không lượng tốt và lượng lớn làm và làm chậm tốc quá lớn, không không làm chậm chậm tốc độ độ chuyển tải
  • 43. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 làm chậm tốc độ tốc độ chuyển chuyển tải của của trang. chuyển tải của tải của trang. trang. trang 3. Sử Khai thác được Khai thác được Không khai thác dụng Dùng sai chương công nhiều tính năng một số ít tính được các tính trình và ứng nghệ của chương năng của năng của chương dụng. thông trình. chương trình. trình. tin - Có bằng chứng - Có bằng chứng - Có bằng chứng - Chưa có bằng làm việc theo làm việc nhóm làm việc nhóm nhóm. chứng làm việc 4. Làm chặt chẽ. nhóm. chặt chẽ. - Các thành viên việc - Các thành viên - Phân công và - Phân công và tham gia nhưng nhóm phân công và chia sẻ công hiệu quả công chia sẻ công việc chia sẻ công không rõ ràng và việc khá rõ ràng. việc chưa cao. việc rõ ràng. không hiệu quả. - Thuyết trình rõ - Giọng thuyết - Giọng thuyết - Giọng thuyết trình hơi khó 5. Giới ràng, trình bày trình rõ ràng, trình khó nghe, nghe. thiệu sáng tạo. mạch lạc. khó hiểu. trang - Trả lời tốt các - Trả lời khá tốt - Trả lời được các - Không trả lời web câu hỏi khi thảo các câu hỏi khi câu hỏi khi thảo được các câu hỏi luận. thảo luận. thảo luận. luận. Bảng 2.10. Tiêu chí đánh giá publisher Tốt Khá Trung bình Kém - Nội dung thể - Nội dung thể - Hiểu nhưng hiện được khả hiện được khả chưa làm nổi năng hiểu rõ bài năng hiểu bài bật rõ, đôi khi học. - Hiểu rất ít học. xa rời nội - Trình bày được - Trình bày dung bài học. nội dung bài những ứng dụng được ví dụ - Có ví dụ học. hay ví dụ cụ thể minh họa thực tế minh - Không tìm Nội dung về việc vận dụng trong thực tế, họa kiến thức thấy ví dụ hay kiến thức bài học có vận dụng bài học nhưng ứng dụng. trong các lĩnh kiến thức còn ít, sơ sài. - Đơn điệu, vực khác nhau trong bài. - Thiếu tính nhằm chán. của cuộc sống - Thu hút sự lôi cuốn, hấp một cách phong quan tâm của dẫn người phú và đa dạng. người đọc. đọc. - Tạo được sự
  • 44. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 quan tâm, ý thức bảo vệ rừng của người đọc. - Trình bày hợp - Trình bày - Trình bày thiếu logic, - Trình bày lí và hấp dẫn. nhiều chỗ lộn xộn. - Các đề mục, khá logic. rườm rà, lộn - Các đề mục, hình ảnh được bố - Các đề mục, xộn. hình ảnh trí một cách hợp mẫu tin, hình - Các đề mục, chồng chéo, lý, đẹp mắt, làm ảnh sắp xếp hình ảnh sắp che khuất nổi bật được nội hợp lý, bổ xếp hợp lý, bổ nhau. dung. sung cho nội sung cho nội - Phông chữ Thiết kế và dung. dung. và cỡ chữ - Phông chữ và - Phông chữ - Phông chữ không phù trình bày kích thước được và cỡ chữ dễ và cỡ chữ hợp khó đọc, lựa chọn phù đọc. không phù một số đọc hợp, cân đối. hợp, nhiều chỗ không được. khó đọc. Hình ảnh được Ít hình ảnh Không có lựa chọn kỹ Hình ảnh được hoặc có rất ít lưỡng, màu sắc lựa chọn phù hoặc hình ảnh hình ảnh. Hình ảnh hài hòa, góp hợp và bổ không phù Hình ảnh hoàn phần chuyển tải sung cho nội hợp với nội toàn không nội dung và làm dung. dung. phù hợp với nổi bật bản tin. nội dung. Bảng 2.11. Bảng cho điểm publisher của học sinh Đánh giá Đánh giá Thang của các của giáo điểm nhóm viên cùng lớp Nội dung 60 - Nội dung có liên quan trực tiếp hoặc 15 gián tiếp đến kiến thức bài học. - Đưa ra “sự lựa chọn” cho người đọc. 15 Thiết kế, trình bày 20 Tiêu đề đẹp mắt, nổi bật 5 Kiểu chữ, cỡ chữ đẹp, dễ đọc. 5 Bố trí hợp lý và kết cấu cân đối giữa các 10 tiêu đề, các thư mục, mẩu tin, hình ảnh… Hình ảnh 20
  • 45. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Phù hợp và làm nổi bật nội dung 5 Rõ, đẹp 15 Ngôn ngữ 10 Không sai chính tả 5 Từ ngữ dễ hiểu, chọn lọc. Diễn đạt trôi 5 chảy, súc tích. Tổng điểm 100 Xếp loại Bảng 2.12. Tiêu chí đánh giá sự hợp tác Tốt Khá Trung bình Kém Tôi luôn đóng góp Tôi đóng góp Thỉnh thoảng Tôi quyết định tích cực vào nhóm cho nhóm tôi cần sự không tham bằng cách tham bằng cách khuyến khích gia. Tôi không gia thảo luận. Tôi tham gia thảo để hòan thành hòan thành chấp nhận và thực luận, hòan các công việc các công việc Sự đóng thi tất cả những thành những được phân được giao, tôi góp công việc được công việc công. Tôi cần ngăn cản việc yêu cầu. Tôi giúp được phân trợ giúp trong đưa ra mục nhóm đưa ra mục công, và giúp việc đưa ra và tiêu, và tôi cản tiêu và hướng dẫn nhóm đưa ra đạt được các trở nhóm đạt nhóm đạt mục và đạt được mục tiêu của được mục tiêu. mục tiêu. chúng tôi. tiêu. Tôi không Tôi chia sẻ ý Thỉnh thoảng thích chia sẻ ý Tôi chia sẻ nhiều kiến của mình, tôi chia sẻ ý ý kiến và đóng kiến của mình vì thế tôi kiến khi được góp thông tin khi được không đóng khuyến khích, Sự hợp thích hợp cho đề khuyến khích, góp vào các và tôi cho tác tài, và tôi khuyến và tôi cho cuộc thảo luận phép hầu hết khích nhữ ng thành phép tất cả các nhóm. Tôi các thành viên viên khác chia sẻ thành viên khác trong thường ngắt ý kiến của họ. chia sẻ. lời các bạn nhóm chia sẻ. khác khi họ đang chia sẻ. Tôi giữ cân bằng Tôi có thể Thỉnh thoảng, Tôi không lắng nghe các tôi lắng nghe lắng nghe các giữa nghe và nói. Nghe tích bạn khác. các bạn khác. bạn khác. Tôi luôn quan tâm cực trong đến cảm giác và ý Tôi biểu lộ sự Thỉnh thoả ng, Thỉnh thoảng nhóm kiến của các bạn thông cảm với tôi có nghĩ đến tôi không cảm giác và ý cảm giác và ý quan tâm đến khác. kiến của các kiến của các cảm giác và ý
  • 46. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 bạn khác. bạn khác. kiến của các bạn khác. Tôi suy nghĩ Tôi ngăn cản đến việc các thành viên chúng tôi đang Tôi yêu cầu nhóm Thỉnh thoảng trong nhóm suy nghĩ xem làm việc với tôi giúp nhóm nghĩ đến việc nhau tốt ở chúng tôi đang làm việc với chúng tôi đang mức nào. Siêu nhận làm việc với nhau nhau. làm việc với Tôi tham gia thức tốt ở mức nào. Tôi cố không nhau tốt ở vào những Tôi giúp nhóm làm cản trở mức nào. thay đổi cần làm việc với nhau những nổ lực Thỉnh thoảng thiết để giúp tốt hơn. của cả nhóm. tôi ngăn cản nhóm làm việc với nhau tốt chúng tôi bàn về công việc. hơn. Thỉnh thoảng, Tôi quyết định không tham Tôi làm việc tích Tôi đề xuất tôi đề xuất các gia giải quyết cực với nhóm để các giải pháp giải pháp để vấn đề hoặc Giải giải quyết các vấn để giải quyết giải quyết vấn đưa ra quyết quyết vấn đề. vấn đề. đề. định. đề Tôi giúp nhóm Tôi giúp nhóm Thỉnh thoảng Thỉnh thoảng đưa ra các quyết đưa ra quyết tôi giúp nhóm tôi gây khó định đúng. định. đưa ra quyết khăn cho định. nhóm. Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm dùng để: Tự đánh giá: cá nhân mỗi HS tự đánh giá khả năng hoạt động nhóm của mình. Đánh giá đồng đẳng: HS sử dụng phiếu đánh giá này trong suốt quá trình làm dự án để đánh giá khả năng cộng tác, làm việc theo nhóm của các thành viên khác trong nhóm và kể cả đánh giá khả năng làm việc nhóm của các thành viên trong lớp. GV đánh giá hoạt động nhóm của các nhóm trong lớp. Các bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án dùng để: GV đánh giá bài thuyết trình trên Powerpoint, đánh giá ấn phẩm, đánh giá trang web và đánh giá sản phẩm thật của dự án của các nhóm. Nhóm HS này đánh giá các nhóm HS kia (đánh giá lẫn nhau hoặc đánh giá đồng đẳng).
  • 47. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ngoài ra còn có thể tính điểm cho mỗi nhóm và mỗi HS trong nhóm. Cách tính điểm cho mỗi nhóm Giả sử lớp chia ra thành 3 nhóm. Điểm của nhóm A do GV đánh giá = (Điểm cho hoạt động nhóm của nhóm A Điểm cho sản phẩm thật dự án của nhóm A)/2. Điểm của nhóm A do các nhóm HS đánh giá = (Điểm do nhóm A tự đánh giá Tổng điểm do 2 nhóm còn lại đánh giá nhóm A)/3. Điểm của nhóm = (Điểm của nhóm do GV đánh giá) x 2 + Điểm của nhóm do HS đánh giá)/3. Tất cả các điểm số này được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Ví dụ: 6,3456 điểm thì được làm tròn thành 6,35 điểm. Riêng điểm của nhóm nếu phân phối điểm đều cho tất cả các thành viên trong nhóm thì điểm này sẽ được làm tròn đến phần nguyên. Ví dụ 5,3456 thì được làm tròn đến 6 điểm. Cách tính điểm cho mỗi thành viên trong nhóm Điểm của HS B trong đánh giá đồng đẳng = (Điểm do HS B tự đánh giá + Tổng điểm do các HS còn lại trong nhóm đánh giá thành viên B)/ Số thành viên trong nhóm. Điểm này được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Điểm của HS B = (Điểm của HS B trong đánh giá đồng đẳng + Điểm của nhóm)/2. Điểm này được làm tròn đến phần nguyên. Ví dụ: 8,67 được làm tròn thành 9 Điểm của HS B được làm tròn đến phần nguyên sẽ được lấy làm điểm kiểm tra 15 phút của HS B theo qui chế cho điểm hiện hành. 2.4. Các bước tiến hành khi thực hiện một dự án 2.4.1. Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm BUỔI THỨ NHẤT Các công việc cần đạt được : Kiểm tra sự hiểu biết của HS về PPDHDA và trình độ kiến thức của các em bằng các phiếu điều tra.
  • 48. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Giới thiệu cho các em biết về PPDHDA. Hướng dẫn các em học tập theo dự án. Giới thiệu câu hỏi khái quát. I. MỤC TIÊU Kiến thức Hiểu được thế nào là PPDHDA, một số đặc trưng, ưu điểm, khuyết điểm cũng như các lợi ích mà phương pháp dạy học này mang lại. Định hướng được câu trả lời cho câu hỏi khái quát của dự án. Kỹ năng Biết cách học tập theo PPDHDA. Xác định được các công việc phải thực hiện khi học tập theo PPDHDA. Thái độ Thích thú, phấn khởi khi được học tập theo một phương pháp học tập mới. CHUẨN BỊ Bài trình chiếu giới thiệu về DHDA. Các tài liệu hướng dẫn học sinh bao gồm: bảng hướng dẫn học tập theo PPDHDA theo các bước, SGK Hóa học 10 nâng cao. Một số trang web về dạy học dự án cho học sinh tham khảo… TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Thực hiện các phiếu điều tra (20 phút) Cho HS thực hiện các phiếu điều tra, bao gồm: phiếu thăm dò học sinh, phiếu điều tra kiến thức cũ của học sinh. 2. Giới thiệu PPDHDA (25 phút) Giới thiệu PPDHDA thông qua các hoạt động cùng HS. Hướng dẫn các em học tập theo dự án (20 phút) Dựa vào ví dụ về dạy học dự án đã nêu, cùng HS thảo luận các giai đoạn và nhiệm vụ của HS trong từng giai đoạn của PPDHDA. Giới thiệu câu hỏi khái quát. (20 phút) Tiến hành học tập theo PPDHDA.
  • 49. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BUỔI THỨ HAI Tóm tắt công việc Tiến hành chia nhóm, đặt tên nhóm. Thảo luận các dự án của từng nhóm đã nghĩ ra. Chuyển tải đến học sinh các câu hỏi bài học. Hướng dẫn HS lập hồ sơ học tập gồm kế hoạch dự án, các tiêu chí đánh giá… MỤC TIÊU Kiến thức Xác định được các bước học tập theo PPDHDA. Định hướng trả lời được các câu hỏi bài học. Kỹ năng Biết cách phân công công việc và hợp tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm. Xác định được cách lập một hồ sơ học tập, bao gồm kế hoạch dự án và các phiếu đánh giá. Đề xuất được dự án ở mức sơ lược nhất. Thái độ Thích thú đề xuất dự án của mình. Phấn khởi khi được học tập theo một phương pháp học tập mới. II. CHUẨN BỊ Kết quả phiếu điều tra của học sinh. Các tài liệu hướng dẫn học sinh: bảng hướng dẫn học tập theo PPDHDA theo các bước, mẫu kế hoạch, các bản tiêu chí đánh giá (chưa được thống nhất). TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Chia nhóm Chia lớp thành các nhóm nhỏ với từ 7 tới 9 thành viên mỗi nhóm. Dựa vào bảng điều tra của học sinh để có sự điều chỉnh khi cần thiết.